title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
VN-Index mất hơn 5 điểm, thanh khoản sụt giảm
NDO -Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 17/6, thị trường giao dịch giằng co dưới mốc tham chiếu, nhiềucổ phiếu lớn(BID, GAS, FPT, MSN...)  giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực lênVN-Index, kéo chỉ số này giảm 5,14 điểm khi kết phiên, xuống mức 1.274,77 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườngsụt giảm mạnh so phiên cuối tuần trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.025,66 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 25.432,88 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng trên 3 sàn hơn 794 tỷ đồng, tập trung vào các mã HPG (147 tỷ đồng), FPT (122 tỷ đồng), VHM (101 tỷ đồng), HDB (95 tỷ đồng), VNM (92 tỷ đồng)...Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm HSG (119 tỷ đồng), SAB (90 tỷ đồng), NKG (45 tỷ đồng), EVF (41 tỷ đồng), CTR (36 tỷ đồng)...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng giảm mạnh so phiên trước, đạt hơn 20.192,45 tỷ đồng; khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 738 tỷ đồng riêng trên sàn này.Các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 2,52 điểm gồm: HPG, HVN, GVR, HSG, SSB, MBB, EVF, POW, VHM, VPB.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 5,58 điểm của VN-Index gồm: BID, GAS, FPT, MSN, VCB, TCB, MWG, HDB, VIB, BCM.Phiên này, cổ phiếungành vật liệu xây dựngtăng mạnh nhất với mức tăng 1,56% chủ yếu đến từ các mã HPG (+1,2%), HSG (+6,79%), NKG (+4,28%), VSC (+1.14%)...; tiếp sau là cổ phiếu ngành vận tải-kho bãi với mức tăng 1,02% và cổ phiếu ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí với mức tăng 0,78%...Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành sản phẩm cao-su giảm mạnh nhất với mức giảm 1,92%, chủ yếu đến từ mã DRC (-2,63%) và CSM (-1,88%)...; theo sau là cổ phiếungành công nghệ-thông tinvới mức giảm 1,41% và ngành bán buôn với mức giảm 1,12%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì sắc đỏ gần suốt thời gian giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa giảm 8,43 điểm (-0,40%), về mức 2.119,75 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 886,71 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 23.343,64 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 173 mã tăng giá, 68 mã đứng giá và 243 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 243,16 điểm, giảm 0,81 điểm (-0,33%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 73,06 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.557,40 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 91 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 96 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 2,31 điểm (-0,43%) và về mức 538,22 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 45,60 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.195,16 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 10 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 98,09 điểm, tăng 0,04 điểm (+0,04%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 52,05 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 975,40 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 118 mã tăng giá, 93 mã đứng giá và 161 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 5,14 điểm (-0,40%), về mức 1.274,77 điểm. Thanh khoản đạt hơn 900,55 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.990,08 tỷ đồng. Toàn sàn có 169 mã tăng, 60 mã đứng giá và 275 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 6,76 điểm (-0,51%) và dừng tại mức 1.309,70 điểm. Thanh khoản đạt hơn 303,23 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 9.458,71 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 8 mã tăng, 2 mã đi ngang và 20 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HSG (hơn 43,64 triệu đơn vị), HPG (hơn 34,37 triệu đơn vị), VPB (hơn 26,71 triệu đơn vị), SHB (hơn 22,36 triệu đơn vị), HCM (hơn 18,12 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là PNC (+6,96%), NVT (+6,90%), DTL (+6,88%), HSG (+6,79%), SMC (+6,76%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là THG (-10,31%), EVG (-6,88%), PMG (-6,76%), QCG (-6,74%), TCR (-6,60%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 222.963 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 29.229,39 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-mat-hon-5-diem-thanh-khoan-sut-giam-post814735.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "thanh khoản", "chứng khoán", "cổ phiếu", "phiên giao dịch" ] }
Giá vàng ngày 29/5: Vàng miếng SJC tiếp tục tăng, tiến sát 91 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(29/5) tăng nhẹ lên 2.356 USD/ounce trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát để có thêm manh mối về thời điểm Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất. Trong nước, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng, giao dịch ở mức 90,9 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn ít biến động, giao dịch quanh 76,6 triệu đồng/lượng.
Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 29/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 88,9 triệu đồng/lượng mua vào và 90,5 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 500.000 đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,6 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 88,9-90,9 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới khoảng 17-18 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ 30 phút ngày 29/5.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 75,05 triệu đồng/lượng, bán ra 76,6 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,55 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,6 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Tại thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 29/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng nhẹ 3,9 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.356,81 USD/ounce.Các nhà đầu tư đang tập trung chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, cụ thể là Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào cuối tuần này để biết rõ hơn về thời điểm FED bắt đầu tiến hành xoay trục chính sách tiền tệ.Bart Melek, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities cho biết, sự mơ hồ trong chính sách tiền tệ của FED có thể khiến vàng khó “cất cánh” và những diễn biến trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu. Tuy nhiên, vị chuyên gia vẫn tiếp tục duy trì sự lạc quan về vàng.Trong báo cáo triển vọng thị trường vàng được công bố vào tuần trước, các nhà phân tích hàng hóa tại Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) nhận định, mặc dù vàng đang duy trì các mức giá quanh ngưỡng kháng cự 2.400 USD/ounce, nhưng đà phục hồi trên thị trường kim loại quý chưa kết thúc.Ngân hàng Thụy Sĩ cho biết, họ kỳ vọng giá vàng sẽ lên tới 2.500 USD/ounce vào tháng 9 và đạt 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay; tăng so dự báo trước đó lần lượt là 2.400 USD và 2.500 USD/ounce.Đồng thời, UBS cũng đưa ra dự báo 12 tháng, dự đoán giá vàng sẽ tăng lên 2.700 USD/ounce vào tháng 6/2025.Ngân hàng Julius Baer mới đây cũng đã nâng mục tiêugiá vàngtrong khoảng 3-12 tháng tới lần lượt lên 2.450 USD và 2.550 USD/ounce khi các ngân hàng Trung ương vẫn chưa dừng bổ sung kim loại quý này vào kho tích trữ, mặt khác, nhu cầu sở hữu vàng từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng ở châu Á cũng đang tiếp tục tăng.Sáng nay, Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên mức 104,72 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ xuống 4,566%; chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, Dow Jones giảm nhưng Nasdaq thì tiếp tục neo cao, vượt đỉnh 17.000 điểm; giá dầu tăng mạnh lên 84,14 USD/thùng đối với dầu Brent và 80,12 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-295-vang-mieng-sjc-tiep-tuc-tang-tien-sat-91-trieu-dongluong-post811641.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 29/5", "vàng nhẫn SJC 9999", "giá vàng tăng", "vàng miếng SJC 91 triệu đồng" ] }
Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm, có 81.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng có tới 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn nhiều so với số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường chủ yếu do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, “khát” vốn, thiếu kinh phí đầu tư và khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và hội nghị trực tuyến chính phủ với địa phương, trong đó chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương xem xét, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thuế, phí, lệ phí như đã thực hiện trong năm 2023 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ chohoạt động sản xuất, kinh doanh.Mới đây, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng 10% VAT đến hết năm 2024; gia hạnthuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí và giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong năm 2023,...Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tiếp tục giảm 2% VAT trong sáu tháng cuối năm sẽ khiến ngân sách nhà nước dự kiến giảm thu khoảng 24.000 tỷ đồng, cả năm 2024 dự kiến giảm thu hơn 47.000 tỷ đồng.Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tiếp tục giảm 2% VAT trong sáu tháng cuối năm sẽ khiến ngân sách nhà nước dự kiến giảm thu khoảng 24.000 tỷ đồng, cả năm 2024 dự kiến giảm thu hơn 47.000 tỷ đồng.Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thời gian qua cho thấy, đây là chính sách mang lại hiệu quả nhất trong các gói hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 và nhận được sự đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao của toàn xã hội. Việc giảm 2% VAT đến hết năm 2024 cũng kích thích tăng tiêu dùng trong nước, giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, bảo đảm tính cạnh tranh và sự phục hồi của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.Từ đó các doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, mở rộng quy mô sản xuất để duy trì việc làm cho người lao động, cũng như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi nền kinh tế.Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí là rất cần thiết. Bên cạnh việc duy trì chính sách tài khóa khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, Chính phủ và Quốc hội cần tiếp tục có thêm nhiều chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, miễn, giảm các loại thuế phí và thúc đẩy tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.Các chính sách ban hành cần có hướng dẫn cụ thể, nhằm khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo trong thực thi và triển khai theo hướng đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả. Chính sách mới phải tác động lan tỏa đến nền kinh tế, thực chất và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tương tự như chính sách giảm 2% VAT, từ đó củng cố niềm tin thị trường và tạo thêm không gian phát triển mới cho doanh nghiệp.Với các chính sách hỗ trợ được thực hiện đồng bộ, mang lại hiệu quả thực chất, chắc chắn sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp thích ứng, chủ động xây dựng chiến lược phát triển và ngày càng lớn mạnh, trở thành trụ cột của nền kinh tế đất nước.
https://nhandan.vn/trien-khai-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-post809037.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Nghị quyết số 44/NQ-CP", "Bộ Tài chính", "Giảm thuế", "Tổng cục Thống kê", "chính sách hỗ trợ doanh nghiệp", "“khát” vốn" ] }
Bình quân mỗi tháng có gần 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
NDO -Bình quân một tháng có 19,8 nghìndoanh nghiệp thành lập mớivà quay trở lại hoạt động; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 1,2%. Tính chung cả vốn tăng thêm của doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 1 triệu 268,1 nghìn tỷ đồng.
Số liệuTổng cục Thống kêcông bố ngày 29/5 cho thấy, tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 64,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 601,2 nghìn tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký 426,4 nghìn lao động, tăng 4,5% về số doanh nghiệp, tăng 5,7% về vốn đăng ký và tăng 5% về số lao động so cùng kỳ.Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 1,2%. Nếu tính cả 666,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 18.567 doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm tháng đầu năm đạt hơn 1.268,1 nghìn tỷ đồng, giảm 9%.Sốdoanh nghiệp quay lại hoạt độngtăng nhẹ 3,3%, tương ứng với gần 34,1 nghìn doanh nghiệp tái gia nhập thị trường để đón cơ hội kinh doanh mới. Như vậy từ đầu năm đến nay, cả nước có 98,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại thị trường, tăng 4,1%. Bình quân một tháng có 19,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ ghi nhận có số lượng doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhất và cũng có mức tăng cao nhất so cùng kỳ; tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; nông, lâm nghiệp và thủy sản.Tin liên quanDoanh nghiệp thành lập mới tăng 6,9% trong quý I/2024Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 66,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,7% so cùng kỳ.Đáng lưu ý, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể đã giảm 8,8% so cùng kỳ, chỉ còn 23,3 nghìn doanh nghiệp có kế hoạch rời bỏ thị trường. Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể vẫn tăng 8,4%, tương ứng với gần 8.000 doanh nghiệp.Như vậy từ đầu năm đến nay, cả nước có có 97.299 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,5% so cùng kỳ. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.Trong số những doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và rời khỏi thị trường, phần lớn lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 67,9%). Các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể chủ yếu có quy mô nhỏ dưới 10 tỷ đồng, phần lớn doanh nghiệp giải thể có quy mô nhỏ và thời gian hoạt động ngắn dưới 5 năm.
https://nhandan.vn/binh-quan-moi-thang-co-gan-20-nghin-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-va-quay-lai-hoat-dong-post811658.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "doanh nghiệp", "Tổng cục Thống kê", "Doanh nghiệp mới thành lập", "Doanh nghiệp quay lại hoạt động" ] }
Trung Quốc liên tục tăng dự trữ vàng trong 18 tháng
NDO -Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng liên tục trong 18 tháng qua, đạt mức cao kỷ lục trong lịch sửdự trữ vàngcủa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cục Quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc mới công bố số liệu về quy mô dự trữ ngoại hối đến cuối tháng 4/2024 cho thấy, dự trữ vàng của nước này đạt 72,8 triệu ounce, tăng 60.000 ounce so tháng 3/2024.Đây là tháng thứ 18 liên tiếp, quy mô dự trữ vàng của Trung Quốc tăng thêm, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chính thức của Trung Quốc đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử.Mặt khác, tính đến cuối tháng 4/2024, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 3.200,8 tỷ USD, giảm 44,8 tỷ USD, tương đương 1,38% so cuối tháng 3/2024.Tin liên quanTrung Quốc bổ sung vàng vào kho dự trữ tháng thứ 17 liên tiếpCục Quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc đánh giá, tháng 4/2024, do ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố như chuyển đổi tỷ giá hối đoái và biến đổi giá tài sản, quy mô dự trữ ngoại hối đã giảm. Với nền tảng kinh tế ổn định, nền kinh tếTrung Quốccó nhiều lợi thế và tiềm năng lớn, thuận lợi cho việc duy trì quy mô dự trữ ngoại hối cơ bản ổn định.Theo số liệu mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới, tính đến cuối quý 1 năm nay, dự trữ vàng chính thức của Trung Quốc đạt 2.262 tấn, tăng 27 tấn so cuối quý trước. Vàng hiện chiếm 4,6% dự trữ ngoại hối chính thức của Trung Quốc và đã đạt mức cao nhất trong lịch sử.
https://nhandan.vn/trung-quoc-lien-tuc-tang-du-tru-vang-trong-18-thang-post808692.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Trung Quốc", "dự trữ vàng", "giá vàng", "tăng dự trữ vàng" ] }
Ba thành viên trúng thầu 3.400 lượng vàng
NDO -Theo kết quả tổng hợp đấu thầu bán vàng miếng ngày 8/5 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã có ba thành viên trúng thầu 34 lô (3.400 lượng vàng).
Cụ thể, theo thông báo kết quả tổng hợpđấu thầu vàng miếngngày 8/5 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng số thành viên trúng thầu là ba thành viên; tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô (3.400 lượng vàng). Giá trúng thầu cao nhất 86.050.000 đồng/lượng; giá trúng thầu thấp nhất 86.050.000 đồng/lượng.Như vậy, khối lượng vàng trúng thầu hôm nay bằng khối lượng vàng trúng thầu ngày 23/4, nâng tổng khối lượng vàng trúng thầu kể từ đầu đợt mở thầu đến nay là 6.800 lượng vàng, trong tổng số 16.800 lượng vàng được đấu thầu bán.Tin liên quan2 thành viên trúng thầu 3.400 lượng vàngCũng theothông báo mời thầutrước đó (ngày 7/5) của Ngân hàng Nhà nước, khối lượng đấu thầu tối thiểu để một thành viên được phép đặt thầu đã giảm xuống 7 lô (tương đương 700 lượng), thay vì 14 lô như những lần trước. Khối lượng đấu thầu tối đa không thay đổi, vẫn là 20 lô (tương đương 2.000 lượng).Cùng với đó, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc đợt đấu thầu này tăng mạnh lên 85,3 triệu đồng/lượng. Mức giá này cao hơn 2,4 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần thứ 4 và cao hơn 4,6 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 1.Ngoài ra, các quy định khác về đấu thầu vàng không đổi. Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến được đấu thầu là 16.800 lượng vàng miếng SJC. Đơn vị tham gia được yêu cầu đặt cọc 10%. Bước giá dự thầu 10.000 đồng/lượng, bước khối lượng dự thầu là 1 lô (100 lượng).
https://nhandan.vn/ba-thanh-vien-trung-thau-3400-luong-vang-post808396.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "đấu thầu vàng", "vàng miếng SJC", "tăng cung vàng" ] }
Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm thu hút 400 đơn vị tham dự
NDO -Ngày 15/5, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2024 (HCMC FOODEX 2024) chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn-SECC, quận 7.
Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, dự kiến thu hút 18.000 lượt khách đến làm việc và tham quan.Diễn ra từ ngày 15 đến 18/5, với chủ đề “Kết nối giá trị cùng phát triển”, HCMC FOODEX 2024 thu hút 400 doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế tham gia, trưng bày khoảng 500 gian hàng trên diện tích 8.000m2.Tin liên quanKhai mạc Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP Hồ Chí MinhHCMC FOODEX 2024 giới thiệu tổng thể sự phát triển năng động của ngành công nghiệp chế biếnlương thực thực phẩmThành phố Hồ Chí Minh, quảng bá các sản phẩm có chất lượng và doanh nghiệp có thương hiệu uy tín trong ngành lương thực thực phẩm.Theo đó, các doanh nghiệp trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm dạng thô, sơ chế (nông sản, thủy hải sản, gia vị…); nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm được chế biến sâu; nhóm sản phẩm đồ uống; nhóm nguyên phụ liệu dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm; nhóm máy móc thiết bị sản xuất, đóng gói, bảo quản; nhóm sản phẩm tự nhiên-xanh-bền vững…Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2024.Ngoài ra, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin mới nhất về xu hướng sản xuất, tiêu dùng và định hướng thị trường xuất khẩu tiềm năng, một chuỗi sự kiện các hội thảo, tọa đàm, hoạt động B2B kết nối giao thương, cuộc thi nấu ăn, trình diễn ẩm thực… sẽ được diễn ra.Cụ thể, hội thảo chuyên đề “Hội nghị tập huấn chất lượng bao bì chứa đựng thực phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm thị trường nội địa và xuất khẩu”; cuộc thi nấu ăn chủ đề “Hồn Việt trong ẩm thực đương đại”; chương trình “Viet Nam - India B2B Matching”; hội thảo “Bứt phá tăng trưởng thị trường xuất khẩu toàn cầu cùng Amazon”; chương trình kết nối doanh nghiệp với nhà phân phối hiện đại; hoạt động B2B kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với các nhà mua hàng trong nước và quốc tế…Ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, HCMC FOODEX 2024 là chương trình được đầu tư nghiêm túc, khẳng định là sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế uy tín, tiêu biểu và được thiết kế tổ chức thường niên hằng năm tạiThành phố Hồ Chí Minh.Ban tổ chức cam kết không ngừng nghiên cứu đổi mới các nội dung hoạt động hỗ trợ trong khuôn khổ triển lãm như các hoạt động hội thảo, tọa đàm chuyên đề, hoạt động kết nối giao thương, trình diễn, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc và công nghệ sản xuất mới.Qua đó, nhằm thu hút đông đảo khách tham quan, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp tham gia, phấn đấu đưa HCMC FOODEX trở thành điểm đến lý tưởng cho các địa phương, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành lương thực thực phẩm; tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy ngành lương thực thực phẩm phát triển nhanh và bền vững.Các doanh nghiệp lương thực thực phẩm trưng bày sản phẩm tại triển lãm.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng, ngành lương thực thực phẩm hiện chiếm 14-15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu ưu tiên phát triển của thành phố.Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm giai đoạn 2020-2030 với các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ sản xuất cho ngành lương thực, thực phẩm.Đồng thời, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025.Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia khảo sát thị trường, các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.Thành phố xem đây là một trong những chương trình đột phá để thành phố tập trung hỗ trợ doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh và quay trở lại tăng trưởng trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/trien-lam-quoc-te-nganh-luong-thuc-thuc-pham-thu-hut-400-don-vi-tham-du-post809423.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "HCMC FOODEX 2024", "Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh", "Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh", "ngành lương thực thực phẩm", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền hỗ trợ nông dân phát triển
NDO -Mới đây, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữaBáo Nông thôn ngày nay/Dân Việtvà Hội Nông dân thành phố Hà Nội nhằm tăng cường, đẩy mạnh thông tin, truyền thông các hoạt động của Hội Nông dân Hà Nội nhằm hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt diễn ra không lâu sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của HộiNông dân Việt Namđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và cán bộ, hội viên nông dân thành phố Hà Nội đang ra sức thi đua, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2023- 2028) và Nghị quyết Đại hội X Hội Nông dân thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2023-2028).Phát biểu tại hội nghị ký kết, bà Phạm Hải Hoa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội cho biết: Nghị quyết Đại hội X Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đề ra 16 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu quan trọng đầu tiên của Đại hội là về công tác tuyên truyền; trong đó phấn đấu đặt ra mục tiêu có trên 100% cán bộ Hội (tương đương gần 9.000 cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội) và trên 20% hội viên nông dân (tương đương 95.000 hội viên) sẽ tiếp cận và thường xuyên đọc Báo điện tử Dân Việt, Báo Nông thôn Ngày nay và các cổng thông tin điện tử của thành phố.Tại hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng hoa chúc mừng Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay Nguyễn Văn Hoài nhận nhiệm vụ mới.Đây là chỉ tiêu quan trọng mà các đại biểu Đại hội X Hội Nông dân thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2023-2028 đã biểu quyết thống nhất phấn đấu thực hiện. Việc ký kết chương trình phối hợp giữa hai bên nhằm cụ thể hóa chỉ tiêu quan trọng này.Phát biểu khai mạc hội nghị, nhà báo Nguyễn Văn Hoài, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt khẳng định, đây là Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để chúng ta cùng triển khai những nhiệm vụ, chỉ tiêu vì sự phát triển của phong trào nông dân, giai cấp nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.Theo nhà báo Nguyễn Văn Hoài, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt những năm qua đã có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân, tổ chức các sự kiện liên quan đến lĩnh vực "tam nông" và công tác từ thiện. Các hoạt động này, cơ bản được Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các Ban, đơn vị Trung ương Hội và Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đánh giá cao.Tin liên quanNâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn mớiĐể phục vụ tốt hơn công tác tuyên truyền đến bạn đọc, cán bộ và hội viên nông dân, từ 1/7/2024, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt sẽ tiếp tục cải tiến về hình thức, nội dung, trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân trên cả nước nói chung và Hội Nông dân thành phố Hà Nội nói riêng, từ đó cán bộ, hội viên nông dân có thể xem tờ báo như cẩm nang, người bạn đồng hành trong công việc, sản xuất nông nghiệp hằng ngày.
https://nhandan.vn/day-manh-thong-tin-tuyen-truyen-ho-tro-nong-dan-phat-trien-post814140.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "ký kết", "hỗ trợ nông dân", "Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt", "Hội nông dân" ] }
Giá vàng ngày 18/5: Giá vàng trong nước đồng loạt tăng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 18/5) tăng mạnh giao dịch ở mức 2414,4 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch 90,4 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 77,2 triệu đồng/lượng.
Cùng với đà tăng của thế giới, giá vàng trong nước cũng được điều chỉnh tăng trong phiên hôm nay.Tại thời điểm 10 giờ ngày 18/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,7 triệu đồng/lượng mua vào và 89,9 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.Giávàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,7-90,4 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 400.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,7 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 18/5.Giávàng nhẫn SJC9999 tăng nhẹ so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 75,6 triệu đồng/lượng, bán ra 77,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 77,3 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên trước đó.Tính đến 10 giờ ngày 18/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng mạnh so kết phiên hôm trước ở mức 2.414,4 USD/ounce.Giá vàng thế giới tiếp đà tăng trong phiên giao dịch cuối của tuần này, ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 18/5. (Ảnh: kitco.com)Trong một báo cáo mới đây, các chuyên gia Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) dự báo, vàng sẽ tiếp tục tăng nhờ được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng địa chính trị và nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường mới nổi. WGC kỳ vọng vàng sẽ tăng 8% so cùng kỳ năm ngoái trong năm 2024.Giám đốc điều hành Julia Khandoshko của Công ty môi giới Mind Money cho rằng, nhu cầu vàng từ các ngân hàng trung ương nhằm đa dạng hóa dự trữ ngoại hối sẽ là yếu tố giữ đà tăng dài hạn của kim loại quý này.Hoạt động mua vàng kỷ lục của ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, đã thúc đẩy nhu cầu vàng trong quý đầu tiên của năm 2024.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-185-gia-vang-trong-nuoc-dong-loat-tang-post809973.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 18/5", "giá vàng miếng", "vàng nhẫn SJC", "vàng thế giới" ] }
Giá vàng ngày 23/5 đồng loạt giảm, vàng miếng SJC "bốc hơi" 1,1 triệu đồng/lượng
NDO -Chịu áp lực bán mạnh sau khi lập đỉnh mới,giá vàng thế giới hôm nay(23/5) giảm xuống 2.375,1 USD/ounce. Trong nước, giá vàng đồng loạt giảm mạnh trước phiên đấu thầu thứ 9. Vàng miếng SJC giao dịch ở mức 89,8 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76,8 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, sáng 23/5, ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, tổng khối lượng dự kiến đấu thầu 16.800 lượng. Tỷ lệ đặt cọc 10%. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 88,9 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng so phiên ngày 21/5 (88,6 triệu đồng/lượng). Khối lượng 1 lô là 100 lượng.Tại lần đấu thầu này, ngân hàng Nhà nước cho biết, khối lượng đấu thầu tối thiểu là 5 lô, tương đương 500 lượng. Ngoài ra, khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên được phép đặt thầu là 40 lô (4.000 lượng).Trước giờ đấu thầu sáng nay, giá vàng các thương hiệu trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh. Đáng chú ý, vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" 1,1 triệu đồng lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 9 giờ 30 phút ngày 23/5.Cụ thể, tính đến 9 giờ 30 phút ngày 23/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 88 triệu đồng/lượng mua vào và 89,8 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 900.000 đồng và 700.000 đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,8 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,8-89,8 triệu đồng/lượng, giảm 1,1 triệu đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999dịch mua vào 75,2 triệu đồng/lượng, bán ra 76,8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75,15 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,8 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 550.000 đồng và 700.000 đồng so kết phiên trước đó.Tại thời điểm 9 giờ 30 phút sáng 23/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giảm 45,7 USD so kết phiên trước đó xuống mức 2.375,1 USD/ounce.Giá vàng thế giới đang chịu áp lực bán mạnh khi giảm xuống dưới mốc hỗ trợ quan trọng 2.400 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 23/5. (Ảnh: kitco.com)Mặc dù chính sách tiền tệ của Mỹ đã trở thành yếu tố thứ yếu trên thị trường vàng, nhưng lạm phát dai dẳng có thể tạo ra một số áp lực bán.Trong những ngày gần đây, các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho biết, mặc dù họ chưa sẵn sàng cắt giảm lãi suất vì lạm phát vẫn tăng cao nhưng cũng không tìm cách tăng lãi suất. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp FOMC cho thấy, một đợt tăng lãi suất khác không phải là không có khả năng xảy ra.Về trung hạn, nhiều chuyên gia lạc quan rằng,giá vàngsẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng hầu hết các nhà phân tích đều không chắc chắn về thời điểm kim loại quý sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce. Theo các chuyên gia, động lực có thể đưa vàng lên mốc này là khi FED bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.Sáng nay, Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên mức 104,92 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4,429%; chứng khoán Mỹ điều chỉnh giảm sau khi đã vượt ngưỡng 40.000 điểm kỷ lục; giá dầu tiếp tục giảm 81,23 USD/thùng đối với dầu Brent và 76,87 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-235-dong-loat-giam-vang-mieng-sjc-boc-hoi-11-trieu-dongluong-post810714.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 23/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn 9999", "giá vàng đồng loạt giảm", "thế giới mất mốc 2.400 USD/ounce" ] }
Giảm dần áp lực tỷ giá
Áp lực từ đồng USD đã vơi đi phần nào nhưng chưa đủ làm hạ nhiệt “sức nóng” của tỷ giá trong nước. Theo ý kiến của các chuyên gia, để ổn định tỷ giá, cơ quan quản lý cần triển khai nhiều biện pháp linh hoạt can thiệp thị trường như tiếp tục sử dụng kênh tín phiếu, nâng lãi suất OMO,…
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo sức mạnh của đồng USD với rổ 6 tiền tệ đã giảm về còn 104,95 điểm, mức thấp nhất trong một tháng trở lại đây. Trong khi đó, tỷ giá tham khảo giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) áp dụng cho ngày 16/5 ở mức 23.400-25.450 đồng/USD (mua-bán).Tỷ giá tăng, nhiều doanh nghiệp lao đaoTheo thông báo từ giữa tháng 4, đây cũng là mức giá mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm để chuyển trạng thái ngoại tệ về 0.Có thể thấy, biến động tỷ giá thời gian qua tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ðáng chú ý, liên tục trong hơn nửa tháng trở lại đây, tỷ giá đồng Việt Nam/USD bán ra tại các ngân hàng lớn đều ở mức “kịch trần”. Tính chung trong bốn tháng đầu năm, cùng với xu hướng chung trên thế giới, tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng đã tăng khoảng 4,39% so với đầu năm.Diễn biến của tỷ giá đã có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh quý I/2024 của một số doanh nghiệp có khoản vay lớn bằng USD, khi các doanh nghiệp này đã bị “đội” thêm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng chi phí. Nhiều đơn vị báo lỗ đậm ngay quý I do đánh giá chênh lệch lãi/lỗ tỷ giá, đáng kể nhất ghi nhận tại một số doanh nghiệp thuộc ngành điện.Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với khoản lỗ lên tới 652 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 621 tỷ đồng. EVNGENCO3 ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá giảm từ 183 tỷ đồng xuống 22 tỷ đồng khiến doanh thu tài chính giảm từ 251 tỷ xuống 91 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ chênh lệch tỷ giá tăng mạnh từ 1,3 tỷ đồng lên 636 tỷ đồng khiến chi phí tài chính nhảy vọt từ 586 tỷ đồng lên 1.243 tỷ đồng. Về nợ vay, doanh nghiệp này vẫn còn 34.500 tỷ đồng nợ, bao gồm 5.360 tỷ đồng vay ngắn hạn và 29.187 tỷ đồng vay dài hạn.Tại Ðại hội đồng cổ đông thường niên vừa tổ chức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát Trần Ðình Long nhìn nhận, doanh nghiệp này cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố tỷ giá. Theo đó, Tập đoàn có tỷ trọng nguyên liệu đến từ nguồn nhập khẩu khá lớn, trong khi thị trường tiêu thụ chính lại là nội địa. Mặt khác, doanh nghiệp vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất định trong cơ cấu nợ vay, phải trả lãi và nợ gốc bằng USD hằng kỳ. Tại báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, Hòa Phát lỗ chênh lệch tỷ giá ròng hơn 90 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 lãi 68 tỷ đồng.Trong khi đó, với ngành hàng không, nhiều loại chi phí như thuê sân đỗ, đường băng, hay thuê tàu bay, mua nhiên liệu, lương phi công,... đều tính bằng USD. Do vậy, theo chia sẻ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Ðặng Ngọc Hòa, Vietnam Airlines rất mong muốn tỷ giá ổn định bởi lẽ, cứ 1% thay đổi tỷ giá, hãng sẽ mất 300 tỷ đồng. Nếu biến động 5%, chi phí một năm tăng lên 1.500 tỷ đồng.Linh hoạt giải pháp để ổn địnhBáo cáo vĩ mô tiền tệ được thực hiện bởi WiResearch (WiGroup) cho thấy, tính đến ngày 3/5, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do và thị trường ngân hàng đã có tín hiệu hạ nhiệt sau động thái bán USD giao ngay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia WiGroup, với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bán khoảng 500 - 700 triệu USD, tỷ giá tăng mạnh chỉ là vấn đề lo ngại tạm thời và dự kiến sẽ hạ nhiệt trong quý II/2024.Như vậy, với sự can thiệp chủ động, linh hoạt và kịp thời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau khi trải qua một tháng 4 khá căng thẳng, tỷ giá hiện duy trì trạng thái khá ổn định. Tính đến ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.240 đồng, giảm 29 đồng so với phiên ngày 15/5. Trong khi đó, giá mua-bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 20-30 đồng so với phiên trước đó.Kỳ vọng đồng Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ quý III, song tại Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Ngân hàng UOB (Singapore), nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB vẫn nhận định, đồng USD có thể tiếp tục mạnh, ít nhất trong quý II, và các đồng tiền châu Á, trong đó có đồng Việt Nam tiếp tục yếu trong quý II/2024.Ðồng thời, UOB duy trì kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất hai lần, mỗi lần 25 điểm phần trăm trong năm 2024. Ðối với sự phục hồi của đồng Việt Nam, UOB kỳ vọng đồng Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản vững chắc và sự phục hồi của đồng CNY. Dự báo, đồng Việt Nam/USD trong quý II khoảng 25.600 đồng, giảm xuống 25.100 đồng vào quý III, xuống 24.800 đồng vào quý IV/2024.Dù tỷ giá được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt sau giai đoạn tăng nóng, song nhiều chuyên gia kinh tế cũng lưu ý doanh nghiệp cần tính đến các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng như việc cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng vay ngoại tệ.Theo Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) Phạm Thị Ngọc Thủy, trong bối cảnh tỷ giá biến động, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái để kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp mình, giảm dần việc chỉ sử dụng đồng USD. Về lâu dài, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, sử dụng những công cụ tài chính phái sinh như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP), bảo đảm cho các hoạt động xuất nhập khẩu được kế hoạch hóa một cách khoa học…Ðối với chính sách tỷ giá, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ðào Minh Tú cũng khẳng định: Quan điểm xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là hạn chế những biến động quá mức của đồng Việt Nam, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt để hỗ trợ hấp thu các cú sốc từ bên ngoài, hướng đến ổn định tâm lý, hỗ trợ cho kinh tế vĩ mô, nhất là tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại. Hiện nay, về chính sách tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt hai mục tiêu là ổn định chứ không cố định tỷ giá và bảo đảm trạng thái ngoại tệ bằng 0 chứ không phải âm.Chia sẻ thêm về định hướng chính sách trong thời gian tới, Vụ trưởng Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Phạm Chí Quang cho hay, điều hành tỷ giá ổn định không có nghĩa là cố định mà linh hoạt. “Ðặc biệt trong bối cảnh những yếu tố tác động bên ngoài khó lường, lạm phát ở Mỹ khiến FED chưa có động thái rõ ràng về việc có giảm lãi suất hay không, một số nước như Indonesia vừa tăng lãi suất điều hành,… Tất cả những yếu tố trên đều được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát sao”, ông Quang nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/giam-dan-ap-luc-ty-gia-post810158.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Tỷ giá", "Đồng USD", "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "Tỷ giá VND/USD", "Chênh lệch tỷ giá", "EVNGENCO3", "Ngân hàng UOB", "Giảm lãi suất", "Biến động tỷ giá", "Lãi suất OMO", "Vay ngoại tệ" ] }
Gần 2.000ha lúa đông xuân tại Quảng Bình đổ rạp do mưa dông và gió mạnh
NDO -Sáng 4/5, đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Quảng Bình cho biết, những trận mưa dông kèm gió mạnh xảy ra trong 2 ngày qua làm gần 2.000 ha lúa vụ đông xuân bị ngã đổ, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Trước đó, sau đợt nắng nóng kỷ lục, từ tối 2/5, tại các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã xuất hiện trận mưa lớn kéo dài 1 - 2 giờ đồng hồ. Đây được xem là cơn mưa “vàng” giúp giải nhiệt và cứu sống nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả thoát khỏi khô hạn.Tuy nhiên, sau đó có thêm các trận mưa dông kèm gió mạnh, có những thời điểm và có nơi đến mức gần như mưa bão đã làm lúa đông xuân sắp chín, nặng bông bị quật ngã.Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Quảng Bình Hồ Khắc Minh, qua kiểm tra đồng ruộng kết hợp với thông tin từ các địa phương cho thấy, diện tích lúa bị ngã đổ toàn tỉnh gần 2.000ha. Nếu trời tiếp tục mưa, trong khi người dân chưa thể khắc phục được diện tích bị đổ ngã thì chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất lúa khi thu hoạch.Tại các địa phương có nhiều diện tích lúa đang đến kỳ thu hoạch ngã rạp, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp chính quyền cơ sở kiểm tra một sốcánh đồng lúa, khuyến cáo người dân khẩn trương thu hoạch diện tích lúa bị đổ nếu lúa đã chín để hạn chế thiệt hại do lúa có khả năng nảy mầm.Đối với những diện tích lúa còn xanh thì tháo, rút hết nước, dựng lúa dậy theo từng khóm ở các khu vực ngập nước để hạn chế ngập úng, hư hỏng.Nhiều nông dân ở huyện Quảng Ninh lo lắng khi chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là thu hoạch lúa bằng máy liên hợp nhưng giờ lúa bị đổ rạp nên không cắt máy được, nông dân phải còng lưng gặt từng khóm lúa hoặc phải thuê nhân công với chi phí tăng cao hơn.Theo dự báo, trong những ngày tới, tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Tỉnh đề nghị các địa phương chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết như: sấm sét, gió giật mạnh… để hạn chế thiệt hại trong đời sống và sản xuất nông nghiệp.Theo một chuyên gia nông nghiệp ở Quảng Bình, hiện tượng lúa chuẩn bị thu hoạch thì bị mưa dông, gió lốc gây thiệt hại luôn xảy ra trong vụ đông xuân-vụ lúa chính ở địa phương hằng năm. Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh phải tính toán một cách khoa học giúp nông dân có bộ giống ngắn ngày, bảo đảm năng suất và chất lượng để chủ động thâm canh, tránh tình trạng thời gian thu hoạch lúa dài ngày như hiện nay để rồi luôn rơi vào cảnh “lúa chín, trời mưa”.
https://nhandan.vn/gan-2000ha-lua-dong-xuan-tai-quang-binh-do-rap-do-mua-dong-va-gio-manh-post807803.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Quảng Bình", "mưa lớn kèm dông lốc", "mưa dông", "lúa đông xuân", "ngã đổ" ] }
Triển khai hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí các cơ chế chính sách đặc thù
NDO -Về một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ triển khai hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực các cơ chế chính sách đặc thù cho các dự án giao thông, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024 tạiKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XVsáng 20/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kinh tế-xã hội nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực.Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, giải ngân vốn đầu tư công và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh là những thành tựu nổi bật, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế. So với báo cáo tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, một số chỉ tiêu đạt kết quả tích cực hơn như: thu ngân sách nhà nước, xuất siêu, thu hút và giải ngân vốn FDI…Năm 2024, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, GDP Quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong Quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/4/2024 đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn 1,81% cùng kỳ năm 2023, đã đẩy lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng. Vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,1 tỷ USD, tăng 73,2%; vốn FDI thực hiện đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4%...Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cậpBên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2024 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức. Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP Quý I/2024 dù cải thiện nhưng chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Các cực tăng trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò liên kết và thúc đẩy các vùng, đồng thời, cũng chịu tác động từ sự suy giảm chung của kinh tế trong nước và thế giới.Tổng cầu trong nước yếu, chậm hồi phục trong bối cảnh áp lực lạm phát có dấu hiệu tăng; cầu tiêu dùng tăng 5,3% thấp hơn kỳ vọng, cầu đầu tư tư nhân tăng thấp 4,2%; giá vé máy bay tăng cao tác động tiêu cực đối với tăng trưởng du lịch nội địa; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện; hầu như toàn bộ khâu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics, bảo hiểm vận tải đều do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận.Bên cạnh đó, thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế; tín dụng xanh cho phát triển bền vững còn gặp nhiều thách thức.Tỷ giá tăng cao ngoài dự báo kể từ đầu năm, thậm chí có thời điểm đã vượt 25 nghìn đồng/USD, dự báo tiếp tục chịu áp lực tăng trong thời gian tới;quản lý thị trường vàngcòn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.Cũng theo ông Vũ Hồng Thanh, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự ánnhà ở xã hội, xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội; tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra; doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.Quang cảnh phiên họp sáng 20/5. (Ảnh: LINH KHOA)Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối. Giá đất nền có dấu hiệu tăng trở lại ở các thành phố lớn, thậm chí tăng giá cao cục bộ do đầu cơ gây ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở của người dân, người lao động, tiềm ẩn nhiều hệ lụy.Do đó, có ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá và có giải pháp ổn định tình hình, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua, xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Ngoài ra, cải cách thủ tục hành chính còn một số tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn xảy ra ở các cấp hành chính. Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được xử lý dứt điểm, kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc vẫn diễn ra…Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngKhắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệmVề một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.Đồng thời, có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động; thúc đẩy chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ; triển khai nhanh, hiệu quả Quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng, dầu, không để tái diễn tình trạng thiếu điện.Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thực sự chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; duy trì ổn định thanh khoản và giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh, tiếp tục có giải pháp hạ lãi suất cho vay.Các đại biểu dự phiên họp sáng 20/5. (Ảnh: LINH KHOA)Cùng với đó, tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản cùng với các có giải pháp để ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư; điều hành chi bám sát dự toán, tiết kiệm, hiệu quả, dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, cải cách tiền lương, an sinh xã hội; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước, bội chi, nợ công; tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.Chính phủ cũng cần có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; rà soát và có giải pháp hiệu quả để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư. Giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là di dời đường điện cao thế, tình trạng thiếu hụt đất đắp, cát san nền. Triển khai hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực các cơ chế chính sách đặc thù cho các dự án giao thông, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, người dân; đẩy mạnh phân cấp phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát; tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính. Thực hành tiết kiệm, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.Đặc biệt, cần có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế; tháo gỡ vướng mắc để triển khai hiệu quả chính sách nhà ở xã hội; tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, dạy nghề, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tình trạng sạt lở, xâm ngập mặn, nước biển dâng, tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường tại các đô thị lớn; tình hình an ninh nguồn nước, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long…
https://nhandan.vn/trien-khai-hieu-qua-chong-that-thoat-lang-phi-cac-co-che-chinh-sach-dac-thu-post810209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "tình hình kinh tế-xã hội", "chống thất thoát", "cơ chế đặc thù", "quản lý thị trường vàng", "nhà ở xã hội", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "Ủy ban Kinh tế" ] }
Hà Nội lắp trạm cân tự động tại nhiều tuyến đường trọng điểm
NDO -UBND TP Hà Nội vừa cho phép nghiên cứu lập dự án xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị cân kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách thành phố theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội.
Theo đó, trên cơ sở thống nhất của liên ngành, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất lắp đặt trạm cân tự động tại đường Võ Văn Kiệt, huyện Đông Anh (đầu cầu tầng hai bờ bắc cầu Thăng Long) theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, kiểm soát tải trọng xe trên tuyến đường Vành đai 3 và cầu Thăng Long.Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch của Thủ đô kết nối với các tỉnh phía bắc thông qua Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18, Quốc lộ 5B, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Trên tuyến đường này, thời gian qua, nhiều xe tải trọng lớn hoạt động thường xuyên (bao gồm cả xe quá khổ, quá tải) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chịu lực của công trình.Lực lượng chức năng cũng xác định một số vị trí trọng điểm còn lại cần được ưu tiên lắp đặt ngay tại các tuyến đường gồm: đường Tây Tựu (đường 70), đường Lĩnh Nam, Quốc lộ 3, Quốc lộ 2, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 32, Quốc lộ 6, đường đi Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Quốc lộ 1A, đường 429, đường Hồ Chí Minh… Đây là những nơi thường xuyên có xe chở quá tải hoạt động, dẫn đến tình trạng xuống cấp, hư hỏng móng, kết cấu mặt đường và làm giảm tuổi thọ công trình, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
https://nhandan.vn/post-615386.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Hà Nội lắp trạm cân tự động", "tại nhiều tuyến đường trọng điểm" ] }
Diễn đàn “Khuyến nông @ nông nghiệp”
Ngày 6/10, tại tỉnh Bắc Giang, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức diễn đàn “Khuyến nông @ nông nghiệp” với chủ đề “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụngnông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa giá trị và liên kết chuỗi để phát triển kinh tế VAC hiệu quả, bền vững”.
Phát biểu khai mạc, ông Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn là quá trình sản xuất theo chu kỳ khép kín thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý. Các sản phẩm, phế phụ phẩm được tái chế làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp đa mục tiêu, đa giá trị.Toàn quốc đã có nhiều mô hình tuần hoàn hiệu quả như mô hình vườn-ao-chuồng (VAC); chăn nuôi gia súc kết hợp nuôi giun quế; chăn nuôi an toàn sinh học 4F gồm trồng trọt-thực phẩm-chăn nuôi-phân bón; mô hình vòng tuần hoàn xanh; mô hình trồng chuối xuất khẩu kết hợp nuôi bò và sản xuất phân bón hữu cơ; trồng rau an toàn kết hợp chăn nuôi thủy sản...Tỉnh Bắc Giang cũng có nhiều mô hình hiệu quả, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Người sản xuất đặc biệt quan tâmxử lý các phế phụ phẩmtrong trồng trọt, chất thải trong chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, khí sinh học, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giáo dục trải nghiệm.Song thực tế số lượng mô hình chưa xứng với tiềm năng của mỗi địa phương; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản phẩm thô; ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch chưa có nhiều dịch vụ phục vụ du khách. Việc tích tụ ruộng đất tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung gặp nhiều khó khăn, bất cập.Thảo luận tại diễn đàn, ông Đỗ Xuân Bình, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang cho rằng, mỗi chủ thể sản xuất cần bám sát chủ trương, định hướng phát triển sản xuất của Trung ương, địa phương để trồng trọt, chăn nuôi phù hợp, có lợi nhuận; đi trước, đón đầu áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sản xuất tuần hoàn tùy theo quy mô; sản xuất an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Hằng năm, Hội phối hợp tổ chức cuộc thi “Vườn đẹp-Trang trại kiểu mẫu” nhằm tạo sân chơi cho hội viên, nông dân…Tại diễn đàn các đại biểu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm hay trong thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn, một số đại biểu tiếp tục đưa ra câu hỏi liên quan đến giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn quy mô hộ gia đình; chính sách tích tụ ruộng đất, vay vốn, thu hút lao động trẻ có trình độ về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp…Trước đó, các đại biểu tham quan mô hình phát triển nông nghiệp thông minh gắn với du lịch trải nghiệm tại Hợp tác xã Rau sạch Yên Dũng và mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong chăn nuôi gắn với liên kết tiêu thụ tại hộ gia đình ông Hoàng Đình Quê ở xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
https://nhandan.vn/post-776290.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "kinh tế tuần hoàn nông nghiệp", "Khuyến nông", "Bắc Giang", "Hội Làm vườn Việt Nam" ] }
Nỗ lực vượt mọi khó khăn, sớm hoàn thành các công trình thuộc Dự án Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối
NDO -Chiều 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát, kiểm tra các công trình thuộc Dự ánĐường dây (ĐZ) 500kV mạch 3Quảng Trạch-Phố Nối trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thị sát công trình Trạm biến áp (TBA) 500kV Thanh Hóa ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh, đây là công trình ĐZ 500kV có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung ứng điện cho các vùng miền của đất nước, do đó các đơn vị phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm”; chủ đầu tư phải bố trí đủ và kịp thời các nguồn vốn; khi đã bắt tay vào làm, phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước, do đó nếu hệ thống chính trị địa phương không vào cuộc thì không biết đến bao giờ xong.Sau khi có mặt bằng thì phải khẩn trương triển khai đồng loạt thi công móng, cọc; phải dồn lực lượng vào công trình, huy động cả lực lượng tại chỗ tham gia thi công.Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo về tiến độ xây dựng Trạm biến áp 500kV Thanh Hoá (Ảnh: Trần Hải).Thủ tướng yêu cầu phải chú ý khi thi công các khoảng néo, chú ý các công việc liên quan giải phóng mặt bằng đất rừng; quá trình thi công tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân địa phương, do đó phải bám dân vì sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, sau này những công trình lớn thì cũng phải triển khai theo hướng này, phải rút kinh nghiệm từ công trình này.Thủ tướng đánh giá cao tiến độ triển khai xây dựng TBA 500kV Thanh Hóa, cho rằng đây là minh chứng sinh động của việc “biến không thành có, biến không thể thành có thể, biến khó thành dễ”.Thủ tướng cho rằng với những linh kiện, thiết bị nhập khẩu thì chủ đầu tư cũng cần phải sang tận nơi sản xuất, cảng xuất hàng để đốc thúc tiến độ. Thủ tướng cũng cho rằng cần đưa thêm lực lượng đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vào hỗ trợ công trình.Thủ tướng nêu rõ, qua công trình này, nhân dân sẽ càng hiểu và ấn tượng tốt đẹp hơn với hình ảnh cán bộ, công nhân ngành Điện, ngành Xây dựng ngày đêm lao động hăng say trên công trình.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà động viên các đơn vị thi công Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa. (Ảnh: Trần Hải)Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng cảm ơn đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân các đơn vị của ngành điện trên khắp mọi miền đất nước đã về hỗ trợ công trình, mong 28/6 hoàn thành công trình.Do đó Thủ tướng mong các đơn vị làm việc với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi". Thủ tướng đã trao tận tay đội ngũ kỹ sư, công nhân các sản phẩm OCOP, trái cây. Đây là các đặc sản địa phương mà nhân dân địa phương quyên góp, ủng hộ, động viên các đơn vị thi công trong những ngày nắng nóng này.Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm, thăm hỏi, động viên các đơn vị tham gia thi công công trình trên địa bàn tỉnh dịp này.Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa đang được khẩn trương thi công. (Ảnh: Trần Hải)Ân cần thăm hỏi đội ngũ cán bộ, công nhân ngành Điện đang tăng cường cho công trình, Thủ tướng mong các đơn vị nỗ lực vượt mọi khó khăn, tranh thủ thi công "3 ca, 4 kíp", nỗ lực đưa công trình về đích đúng tiến độ.Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường thi công kéo dây thuộc vị trí 117 Dự án Đường dây 500kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa. (Ảnh: Trần Hải)Tiếp đó,Thủ tướng Phạm Minh Chínhđã đến thị sát vị trí cột VT117 (trong cụm bao gồm 7 cột đỡ và 2 cột néo, 8 khoảng cột) thuộc Dự án ĐZ 500kV Nam Định I - Thanh Hóa; kiểm tra tình hình thi công kéo dây khoảng néo 109-117 tại xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.Tại công trình, chứng kiến các đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện việc kéo dây, Thủ tướng biểu dương tinh thần lao động hăng say quên mình của đội ngũ cán bộ, công nhân đã và đang vượt mọi khó khăn trong tiết trời nắng gắt, thể hiện đúng tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", làm "3 ca, 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thực hiện tinh thần "cột không đợi móng, dây không đợi cột", các hạng mục phải đồng bộ, không để hạng mục này phải chờ hạng mục kia.Thủ tướng biểu dương các đoàn thể, lực lượng thanh niên, phụ nữ địa phương đang hỗ trợ tích cực các vị thi công. Thủ tướng nêu bài học kinh nghiệm hay rút ra từ công trình này là việc huy động sức mạnh tổng lực, trong đó có huy động sự giúp đỡ của các địa phương. Đó còn là công tác giải phóng mặt bằng được người dân đồng tình ủng hộ. Đó là nhờ chúng ta đã làm tốt công tác dân vận, vận động quần chúng nhân dân. Muốn vậy thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc tích cực.Thủ tướng nêu lại truyền thống hào hùng của cha ông chúng ta "chân trần ý chí thép" trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, do đó chúng ta cần phát huy truyền thống tốt đẹp này để áp dụng vào thi công nhanh, sớm hoàn thành công trình với chất lượng tốt nhất.Chuẩn bị sứ cách điện để lắp đặt trên đường dây. (Ảnh:Trần Hải)Thủ tướng lưu ý khi thi công, nhất là đối với các hạng mục trên cao cần phải tuyệt đối bảo đảm an toàn lao động; chú ý giữ gìn sức khỏe người lao động trong lúc cao điểm nắng nóng gay gắt. Thủ tướng một lần nữa nhắc lại vai trò quan trọng của lực lượng tại chỗ như đoàn thanh niên, phụ nữ để hỗ trợ thi công.Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực bảo đảm cung ứng điện trong bối cảnh nhu cầu tăng cao đột biến dịp nắng nóng này; nhấn mạnh các đơn vị cần sẵn sàng tâm thế để chuẩn bị làm tiếp các công trình lưới điện trọng điểm tiếp theo.Theo Thủ tướng, kinh nghiệm làm công trình thì phải sát sao mọi công đoạn, phân công trách nhiệm rõ ràng, nhận thức rõ mọi khó khăn, thách thức, đề ra các giải pháp phù hợp; trong đó điều quan trọng đánh giá hiệu quả công việc là sản phẩm cụ thể.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà động viên các cán bộ, công nhân trên công trường. (Ảnh: Trần Hải)Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên lãnh đạo EVN, EVNNPT, cán bộ các đơn vị trên công trường. (Ảnh: Trần Hải)
https://nhandan.vn/no-luc-vuot-moi-kho-khan-som-hoan-thanh-cac-cong-trinh-thuoc-du-an-duong-day-500kv-mach-3-quang-trach-pho-noi-post815646.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "đường dây 500kv mạch 3", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Thủ tướng" ] }
Bắc Kạn đối thoại với doanh nghiệp
NDO -Ngày 12/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị công bố kết quả khảo sát và xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, huyện, thành phố (DDCI) năm 2023 và đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư năm 2024.
Theo kết quả khảo sát và xếp hạng của tỉnhBắc Kạnthì 8 huyện, thành phố đều cóchỉ số DDCIđạt từ mức khá trở lên. Trong đó, dẫn đầu là các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới và Na Rì; thấp nhất là các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Ba Bể.Đối với các sở, ngành, dẫn đầu là các đơn vị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ. Các đơn vị thấp nhất là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Đối với các cơ quan ngành dọc Trung ương trên địa bàn, dẫn đầu là Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn; thấp nhất là Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn.Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, để kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị đã tiếp nhận 7 văn bản của các doanh nghiệp với 23 kiến nghị, đề xuất. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chuyển các kiến nghị, đề xuất đến các sở, ngành, địa phương có liên quan để giải quyết, trả lời và đối thoại với doanh nghiệp tại hội nghị này.Trong phầnđối thoạivới doanh nghiệp, nhiều ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư đã được nêu ra. Các nội dung được phản ánh nhiều tập trung vào các vấn đề: cần có chính sách ưu đãi trong việc xây dựng các công trình phụ trợ và đường giao thông phục vụ khai thác khoáng sản; hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề; tăng cường quảng bá, giới thiệu du lịch của tỉnh bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài; cần hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết dứt điểm đất chồng lấn khiến dự án của doanh nghiệp không thể triển khai được; hỗ trợ doanh nghiệp bình ổn giá thị trường; giới thiệu vùng phù hợp để phát triển nguyên liệu; việc cung cấp điện sản xuất trong khu công nghiệp không ổn định; xem xét tăng hạn mức chovay vốn ưu đãiđối với các hợp tác xã; tình trạng nhiều đoàn kiểm tra liên tục vẫn diễn ra gây bức xúc, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã…Doanh nghiệp nêu kiến nghị tại hội nghị. (Ảnh: TUẤN SƠN)Các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, địa phương giải đáp cụ thể.Trong thời gian tới, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp, Bắc Kạn sẽ quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính; quyết liệt xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, giải phóng mặt bằng; tăng cường gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp các cấp từ tỉnh đến cơ sở để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.Tỉnh cũng chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp.Tin liên quanBắc Kạn thu hút đầu tư từ Nhật BảnKết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình nhấn mạnh, DDCI là động lực cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TUẤN SƠN)Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tiếp thu những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp,hợp tác xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các sở, ngành, địa phương phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong công tác thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.Các đơn vị khẩn trương giải quyết thấu đáo các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã. Tập trung cải thiện chỉ số DDCI; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đểthu hút đầu tư; đẩy mạnh chuyển đổi số để phục vụ tốt hơn cộng đồng doanh nghiệp và người dân.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường để nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
https://nhandan.vn/bac-kan-doi-thoai-voi-doanh-nghiep-post813987.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Đối thoại", "doanh nghiệp", "hợp tác xã", "tháo gỡ khó khăn", "thu hút đầu tư", "phát triển" ] }
Khởi động dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị tại Phú Yên
NDO -Chiều 9/5, tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ caoPhú Yên(huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), Công ty cổ phần Tập đoàn Tín Thành tổ chức Lễ động thổ dự án “Khu Liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao Tín Thành - Sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị”.
Cùng dự, có lãnh đạo các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; lãnh đạo địa phương các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, các nhà khoa học, các chuyên gia.Đại diện Công ty Tập đoàn Tín Thành cho biết, dự kiến với mức đầu tư toàn bộ cho việc trồng và chế biến là 65 triệu USD phục vụ 100% cho dự án 1.000ha Cao Lương tại Phú Yên để sản xuất thùng nhiên liệu thông minh.Riêng nhà máy chế biến thuộc dự án “Khu Liên hiệpnông nghiệp công nghệ caoTín Thành - Sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị dự kiến sẽ khánh thành đi vào hoạt động trong quý 4/2025.Tin liên quanPhú Yên nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệpTập đoàn Tín Thành là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, với hơn 30 nhà máy cung cấp điện, hơi công nghiệp cho các đối tác lớn, có uy tín tại Việt Nam và hiện đang tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp khép kín theo dạng công, nông nghiệp chuỗi giá trị gia tăng.Hơn 5 năm qua, Tập đoàn Tín Thành đã du nhập và thuần hóa hơn 50 loại giống cao lương về Việt Nam từ Mỹ và Ấn Độ, trồng thử nghiệm và thực nghiệm thành công trên nhiều vùng miền, nhiều loại hình đất khác nhau tại các tỉnh: An Giang, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh, Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, v.v.Cụ thể, cây cao lương ngọt (Sweet sorghum) và cao lương sinh khối (Biomass sorghum) là một loại cây trồng ngắn ngày (95-115 ngày/vụ), gieo hạt 1 lần cho thu hoạch 3 vụ/năm, thích hợp vùng nhiệt đới.Qua nhiều năm trồng thử nghiệm, thực nghiệm và thuần giống, cây cao lương cho sản lượng sinh khối rất lớn trong thời gian ngắn, là loại cây sử dụng rất hiệu quả dinh dưỡng trong đất, có thể chịu được hạn, lượng nước cần thiết để cây sinh trưởng tốt chỉ bằng 1/5 cây ngô và 1/10 so cây mía.Hơn nữa, cây cao lương còn có lợi thế có thể tạo ra nhiều sản phẩm sau thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các bộ phận trên cây từ thân, lá, hạt… đều được sử dụng để tạo ra các sản phẩm hữu ích mang lại giá trị kinh tế cao như sản xuất dịch syrup, bioethanol nhiên liệu, alcohol thực phẩm (96% cồn), xơ bã sau khi ép lấy dịch chế biến đường lỏng (syrup) sẽ được dùng làm nhiên liệu đốt biomass cho các nhà máy nhiệt điện sinh khối.Việc phát triển bền vững cây cao lương theo chuỗi giá trị vừa góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm giá trị từ việc chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là tạo ra một lượng sinh khối lớn để làm nhiên liệu tái tạo như viên nén sinh khối xuất khẩu hay phát điện sinh khối sạch, qua đó tăng nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, đồng thời là giải pháp hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ngành năng lượng của Việt Nam. Hơn nữa sẽ tiết kiệm được hàng triệu USD dùng để nhập khẩu các sản phẩm này phục vụ cho ngành sản xuất thực phẩm trong nước.
https://nhandan.vn/khoi-dong-du-an-nong-nghiep-cong-nghe-cao-san-xuat-giong-va-che-bien-cao-luong-ngot-theo-chuoi-gia-tri-tai-phu-yen-post808616.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "nông nghiệp công nghệ cao", "sản xuất giống", "chế biến cao lương ngọt", "Phú Yên" ] }
Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm tại Nghệ An
NDO -Chiều 15/5, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đã đến thăm và đốc thúcgiải ngân vốn đầu tư côngmột số dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An.
Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến thăm Dự án Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (giai đoạn 2). Đây là dự án nhóm A, là công trình trọng điểm, có tính cấp thiết và hiệu quả thiết thực đến nhân dân trong tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.Dự án có tổng diện tích sàn xây dựng là 75.000m2 cùng khối nhà chính quy mô 1.005 giường bệnh tiêu chuẩn quốc tế. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.259 tỷ đồng; sử dụng vốn ngân sách trung ương (1.000 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh (259 tỷ đồng).Năm 2023, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã giải ngân vốn đầu tư công cho hạng mục xây dựng Bệnh viện giai đoạn 2 trước thời hạn, đạt 100%. Công trình Khối nhà chính đã thi công phần khung bê tông cốt thép đạt 100% khối lượng công việc; phần xây, trát đạt 80% khối lượng công việc; các hạng mục điện, nước đạt 60% khối lượng công việc.Hiện tại, công trường có 12 nhà thầu xây lắp thiết bị phối hợp hoàn thiện. Song song với đó, các thiết bị hoàn thiện cũng sẽ sớm được đưa về công trình và triển khai lắp đặt vào tháng 9/2024. Dự kiến cuối năm 2024, dự án sẽ hoàn thành cơ bản các hạng mục, đầu năm 2025 bàn giao đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu điều trị ung thư cho khu vực Bắc Trung Bộ.Việc sớm đưa công trình vào sử dụng đóng vai trò quan trọng với lĩnh vực y tế tỉnhNghệ Annói riêng và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung. Đây sẽ là bệnh viện có quy mô lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, góp phần triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045: “Phát triển y tế thành phố Vinh trở thành hạt nhân của Trung tâm y tế chuyên sâu khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó phát triển một số bệnh viện thành bệnh viện hạng đặc biệt, tuyến cuối”.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thăm và đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công một số dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An.Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đến thăm Dự án đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An). Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt là hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các cấp, ngành tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa trong công tác giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao cho nhà thầu thi công; đánh giá cao việc đến nay các đơn vị đã hoàn thành khối lượng lớn công việc.Bộ trưởng yêu cầu nhà thầu huy động tối đa nhân lực, vật tư, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại, bảo đảm chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật sớm đưa vào khai thác tạo kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và của vùng.Dự án đường ven biển dài 78,9km được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010. Dự án được đầu tư xây dựng với 3 phân đoạn: Đoạn từ Km0+00 - Km7+00 đã xây dựng hoàn thành vào năm 2010 theo quy mô đường cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 11m; tổng chiều dài 64,47km. Đoạn thứ hai từ Km76+00 đến Km83+500 được triển khai xây dựng vào năm 2020 và đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng với quy mô đường cấp III đồng bằng, bề rộng mặt đường rộng 11m.Phần thứ ba đang triển khai từ tháng 2/2022 là đoạn Km7+00 - Km76+00 với quy mô đường cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 11m, tổng chiều dài 64,47km.Toàn dự án có 8 cầu, trong đó có 5 cầu lớn là: cầu Hoàng Mai 11 nhịp dầm Super T, dài 514m; cầu Lạch Quèn 15 nhịp (3 nhịp đúc hẫng và 12 nhịp dầm Super T), dài 642m; cầu Cửa Thơi 20 nhịp (3 nhịp đúc hẫng và 17 nhịp dầm Super T), dài 887m; cầu Lạch Vạn 17 nhịp 03 nhịp đúc hẫng và 14 nhịp dầm Super T), dài 755m; cầu Nghi Quang 10 nhịp dầm Super T, dài 410m và 3 cầu nhỏ là cầu Tân Long, cầu Kênh Nhà Lê, cầu Nghi Tân.Phần thứ ba của dự án đang triển khai có tổng mức đầu tư 4,651 tỷ đồng (trong đó: xây lắp 3.202 tỷ đồng, mặt bằng 933,6 tỷ đồng; dự phòng và chi phí khác: 514,7 tỷ đồng)Năm 2024, phần thứ ba của dự án được bố trí 832 tỷ đồng (668 tỷ đồng xây lắp và 164 tỷ đồng mặt bằng…). Lũy kế giải ngân của dự án đạt 2.891 tỷ đồng đạt 77%. Trong đó từ đầu năm 2024 giải ngân đến nay đã giải ngân được 290/832 tỷ đồng, đạt 35%.Dự kiến, các nhà thầu sẽ thi công hoàn thành nền đường trước ngày 30/8/2024; thi công hoàn thành móng, mặt đường các đoạn không xử lý đất yếu (54,8km) trước ngày 30/10/2024; thi công xong móng, mặt đường, hệ thống an toàn giao thông các đoạn xử lý đất yếu (1,2km) trước ngày 31/12/2024.Về phần cầu, các cầu Tân Long, kênh Nhà Lê, Lạch Vạn, Nghi Quang đã cơ bản hoàn thành. Cầu Hoàng Mai dự kiến hoàn thành tháng 6/2024. Các cầu Lạch Quèn, Cửa Thơi, Nghi Tân dự kiến hoàn thành tháng 11/2024.
https://nhandan.vn/don-doc-giai-ngan-von-dau-tu-cong-cac-du-an-trong-diem-tai-nghe-an-post809479.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng", "giải ngân vốn đầu tư công", "đầu tư công", "dự án trọng điểm", "Nghệ An", "Bệnh viện Ung bướu Nghệ An", "Dự án đường ven biển Nghi Sơn-Cửa Lò" ] }
Rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội
Trong năm 2023, ngànhbảo hiểm xã hộiViệt Nam sẽ tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóathủ tục hành chính. Từ đó, bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Bảo hiểm xã hội Việt Namđã ban hành Quyết định số 271/QĐ-BHXH về Kế hoạch kiểm soátthủ tục hành chínhcủa ngành năm 2024. Mục đích của Kế hoạch trong năm tập trung vào 4 nội dung chính.Tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính (trừ trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở); bảo đảm việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính đồng bộ, thống nhất.Trước hết là triển khai có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm soátthủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính theo các chương trình, chiến lược, kế hoạch, đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và ngànhbảo hiểm xã hội Việt Namban hành. Từ đó, nhằm bảo đảm hoàn thành hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ công tác, đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.Cùng với đó, tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính (trừ trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở); bảo đảm việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính đồng bộ, thống nhất.Tiếp đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời và chính xác trong giải quyết thủ tục hành chính.Thêm vào đó, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục những tồn tại trong thực thi nhiệm vụ; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội.Kế hoạch cũng yêu cầu nêu cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là bảo hiểm xã hội tỉnh) trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, dành nguồn lực để triển khai có hiệu quả Kế hoạch này.Các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát - cải cách - rà soát - đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp.Xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội tỉnh và mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.Các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ được kịp thời công bố, công khai; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội tỉnh. Đồng thời, niêm yết công khai tại bộ phận một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, bảo hiểm xã hội cấp huyện và trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện (nếu có).Mọi phản ánh, kiến nghị liên quan đến quy định hành chính, hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cá nhân, tập thể đều được tiếp nhận và xử lý theo đúng quy trình, quy định.Kế hoạch tập trung vào 9 nội dung nhiệm vụ trọng tâm.Một là, xây dựng Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội các tỉnh. Trong đó, tiếp tục tập trung số hóa, gắn việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa giữa các bộ, ngành, địa phương thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu với Kho quản lý dữ liệu cá nhân, tổ chức trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cùng với đó, xây dựng, hoàn thiện, cập nhật Danh mục thành phần hồ sơ thực hiện số hóa theo Thông tư số 01/2023/TT-VPCP; Danh mục mã kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Danh mục mã loại giấy tờ theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Hai là, rà soát và thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.Cụ thể như, rà soát, chuẩn hóa tờ khai, biểu mẫu; tái cấu trúc quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến ngành bảo hiểm xã hội đang cung cấp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm, đồng thời ưu tiên xây dựng, tích hợp, cung cấp các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông cung cấp ở mức độ toàn trình đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.Trong đó, rà soát, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tăng cường các tiện ích, đa dạng hóa các hình thức đóng, sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, nộp tiền đóng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ hơn 68%.Ba là, công bố, công khai thủ tục hành chính và cập nhật thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.Rà soát, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tăng cường các tiện ích, đa dạng hóa các hình thức đóng, sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, nộp tiền đóng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ hơn 68%.Bốn là, tiếp nhận, chuyển xử lý, cập nhật, theo dõi kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của tổ chức, cá nhânNăm là, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.Sáu là, công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác kiểm soát thủ tục hành chính.Bảy là, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính. Cụ thể là tiếp tục nâng cao Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành bảo hiểm xã hội đáp ứng yêu cầu về quy trình, quy định nghiệp vụ của ngành; đồng bộ 100% trạng thái hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành bảo hiểm xã hội với Cổng dịch vụ công quốc gia; Tiếp tục tích hợp dịch vụ công trên Ứng dụng VssID; Kết nối dữ liệu, công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ từ Cổng dịch vụ công quốc gia đến Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt NamTám là, công tác truyền thông chú trọng tuyên truyền về các hoạt động cải cách thủ tục hành chính của ngành, đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số; tăng cường hiệu quả truyền thông đa phương tiện và mạng xã hội. Song hành với đó là triển khai đo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ ngành bảo hiểm xã hội năm 2024.Chín là, báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính.Trước đó, trong năm 2023, với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ", ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ.Cụ thể là: cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính, trừ trường hợp thủ tục hành chính phải kiểm tra, thẩm định tại cơ sở.Ngành cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.Việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện qua tài khoản cá nhân… tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí giao dịch cho các cá nhân, tổ chức. Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng 3% so với năm 2022. Con số này vượt 4% chỉ tiêu giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
https://nhandan.vn/post-798916.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "thủ tục hành chính", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "dịch vụ công", "cải cách hành chính" ] }
Đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ xuất, nhập khẩu
Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn. Nhờ đó, khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh trở thành nơi trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Với lợi thế tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và chín cửa khẩu phụ, cùng với hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận tiện nối liền các trung tâm kinh tế lớn trong nước...Nỗ lực xây dựng “cảng nổi” nơi biên cươngVào những ngày cuối tháng 5, đến với Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) và cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng), hình ảnh những đoàn xe chở hàng hóa ùn ứ kéo dài, xếp dọc hai bên đường vào cửa khẩu đã giảm hẳn. Chi Cục trưởng Hải quan Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Hà Thị Kim Dung cho biết: Trước đây, mỗi khi vào vụ thu hoạch nông sản như: dưa hấu, thanh long... là thường hay xảy ra hàng ùn ứ tại cửa khẩu, nhưng giờ đây đã được giải quyết cơ bản.Mới đây tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Lễ công bố mở chính thức đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089; lối thông quan Tân Thanh (Việt Nam)-Pò Chài (Trung Quốc), khu vực mốc 1090-1091; lối thông quan Cốc Nam (Việt Nam)-Lũng Nghịu (Trung Quốc), khu vực mốc 1104-1105, thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).Đây là sự kiện kinh tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, thương mại, nâng cao năng lực và hiệu suất thông quan qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của thương nhân hai nước Việt Nam-Trung Quốc. Việc mở chính thức đường chuyên dụng, các lối thông quan nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc).Ngoài ra, việc mở chính thức lối thông quan sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu và xuất, nhập cảnh, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong thông quan hàng hóa và hoạt động xuất, nhập cảnh. Bên cạnh đó, sẽ tạo thuận lợi tối đa cho hành khách xuất, nhập cảnh, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu, kinh doanh bến, bãi tại khu vực cửa khẩu.Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn Hoàng Khánh Duy cho biết: Từ năm 2021 đến nay, tỉnh bố trí hơn 6.800 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo hướng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho các công trình, dự án có sức lan tỏa và góp phần nâng cao hiệu quả phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Trong đó, phần lớn nguồn vốn đầu tư để triển khai hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu. Điển hình là tập trung đầu tư xây dựng công trình tòa nhà Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và tuyến đường chuyên dụng xuất, nhập khẩu hàng hóa qua mốc 1119-1120 tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh; nâng cấp, cải tạo đường xuất, nhập khẩu Cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình); nâng cấp Nhà kiểm soát liên hợp Cốc Nam (huyện Văn Lãng); cải tạo nâng cấp tuyến đường Hữu Nghị-Bảo Lâm... Những dự án này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng kịp thời, góp phần quan trọng trong việc phát huy hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu, nhất là tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước qua địa bàn tỉnh.Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn tập trung kêu gọi, thu hút, huy động các nguồn vốn xã hội từ các tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư triển khai các dự án trong Khu kinh tế cửa khẩu. Cụ thể từ năm 2016-2023, tổng nguồn vốn xã hội đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu là hơn 60.000 tỷ đồng, riêng năm 2023 huy động 11.574 tỷ đồng đầu tư 12 dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu như: khu trung chuyển hàng hóa, khu phi thuế quan và khu chế xuất 1...Xây dựng cửa khẩu hiện đại, năng động, xanhVới diện tích 394 km2, Khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn được xác định là vùng kinh tế động lực chủ đạo của tỉnh nói riêng và vùng đông bắc nói chung. Trong giai đoạn năm 2016-2025, Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh được Chính phủ lựa chọn là một trong các Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước. Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Đình Đại cho biết: Từ năm 2016 đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu thu hút 154 dự án, trong đó có 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 87 triệu USD và 138 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.Các dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở, trung tâm thương mại... Nhìn chung, các dự án phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại dịch vụ, tạo sự sôi động, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới. Hiện nay, tỉnh tiếp tục chuẩn bị các điều kiện thu hút đầu tư đối với một số dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm phục vụ kết nối dịch vụ logistics trên địa bàn như: Thu hút đầu tư 3 cảng cạn (nằm trong Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050); tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án thuộc quy hoạch khu chế xuất, khu phi thuế quan…Năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn triển khai xây dựng đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh áp dụng hình thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu mới dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quy trình thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa; mở rộng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và khu vực mốc 1088/2-1089 từ 4 làn xe lên 8 làn xe; đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng bến bãi trong khu vực cửa khẩu.Các mặt hàng lựa chọn thực hiện thông quan theo mô hình cửa khẩu thông minh: Trước mắt lựa chọn mặt hàng hoa quả, linh kiện điện tử xuất khẩu của Việt Nam, các nước ASEAN và mặt hàng linh kiện điện tử xuất khẩu của Trung Quốc. Về mô hình quản lý, vận hành khai thác cửa khẩu sẽ xây dựng một Trung tâm chỉ huy điều hành tại các cửa khẩu. Về lộ trình thực hiện, đề án được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ quý II/2024 đến hết quý II/2026 (giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng); giai đoạn 2 từ quý III/2026 đến hết quý III/2029 (giai đoạn thực hiện thí điểm); dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án là 7.968 tỷ đồng…Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ Tiến Thiệu khẳng định: Việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh là phù hợp chủ trương, định hướng của Chính phủ cũng như của tỉnh Lạng Sơn, phù hợp mục tiêu chương trình chuyển đổi số quốc gia và của tỉnh, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa giữa hai bên tiến hành nhanh chóng, không tiếp xúc, không bị gián đoạn, nâng cao hiệu suất thông quan và giải quyết được vấn đề ùn tắc hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhất là trong thời gian cao điểm, giảm chi phí cho doanh nghiệp, thương nhân. Mô hình cửa khẩu thông minh cũng góp phần tăng năng lực, hiệu suất thông quan, nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh, thu hút các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.Từ đó, Lạng Sơn đặt mục tiêu đến năm 2025, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành “cửa khẩu kiểu mẫu”, Cửa khẩu Tân Thanh đóng vai trò là “Trung tâm thương mại nông nghiệp”, là khu kinh tế, thương mại, dịch vụ và du lịch quan trọng của tỉnh. Tuyến liên vận đường sắt quốc tế ga Đồng Đăng sẽ trở thành tuyến vận tải đường dài có tính cạnh tranh cao dựa trên dịch vụ logistics và dịch vụ hỗ trợ thông minh, hiện đại, tương xứng với sự phát triển của dịch vụ đường sắt các nước ASEAN. Hiện, tỉnh đang xây dựng cơ chế thu hút, huy động khoảng 14.000 tỷ đồng nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu, phấn đấu đến năm 2030, phát triển khu kinh tế cửa khẩu thành Trung tâm kinh tế cửa khẩu hiện đại, năng động, xanh.
https://nhandan.vn/dau-tu-xay-dung-ha-tang-phuc-vu-xuat-nhap-khau-post814030.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Lạng Sơn", "xuất nhập khẩu", "Đồng Đăng-Lạng Sơn", "khu kinh tế", "thông quan", "thương mại", "logistics", "cửa khẩu thông minh" ] }
Hợp tác phát triển nhân lực ngành hàng không vũ trụ tại Việt Nam
NDO -Ngày 7/6,Tập đoàn Airbuscùng Trường Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội (USTH) đã tổ chức kỷ niệm dấu mốc quan trọng trong quan hệ đối tác song phương phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng các chuyên gia đẳng cấp thế giới trong tương lai cho ngành hàng không vũ trụ Việt Nam.
Đến nay, khoảng 100 sinh viên thuộc ba chuyên ngành đã tốt nghiệp chương trình cử nhân.Sau biên bản ghi nhớ (MOU) được ký năm 2016 dưới sự chứng kiến của đại diệnChính phủ Pháp và Việt Nam, Airbusđã tích cực hỗ trợ thành lập Khoa Hàng không tại USTH, phát triển các chương trình giáo dục lâu dài, bền vững gồm bằng cử nhân (hợp tác với Bricks by Aerospace Valley) và bằng thạc sĩ Quản trị vận tải hàng không (hợp tác với Trường Hàng không dân dụng quốc gia Pháp - ENAC), hai tổ chức giáo dục danh tiếng ở châu Âu.Bà Alessandra Erre, Giám đốc Hợp tác quốc tế của Airbus phát biểu.Bà Alessandra Erre, Giám đốc Hợp tác quốc tế của Airbus, cho biết: “Sự hợp tác này không chỉ củng cố mối quan hệ trong cộng đồng ngành hàng không vũ trụ mà còn thúc đẩy những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Cùng với các đối tác, chúng tôi đã thể hiện sức mạnh của tinh thần đồng đội và sự đổi mới, thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực hàng không. Quan hệ đối tác giữa Airbus với USTH là một trong số các thỏa thuận mà Tập đoàn thiết lập tại Việt Nam, nhấn mạnh cam kết duy trì vai trò quan trọng của Airbus trong quá trình phát triển hệ sinh thái hàng không vũ trụ của Việt Nam”.Tin liên quanViệt Nam là thị trường trọng điểm của AirbusHiện nay, Việt Nam được coi là thị trường trọng điểm của Airbus tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các hãng hàng không trong nước đang khai thác hơn 200 máy bay Airbus và 107 chiếc đang chờ giao.Trong lĩnh vực công nghiệp, Tập đoàn Airbus đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam như Artus (Meggitt) Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp thiết bị cơ điện cho dòng máy bay A320, A330 và A350.Ngoài ra còn có Nikkiso Việt Nam tại Hà Nội sản xuất các cấu trúc bằng composite cho máy bay A320 Sharklet và các linh kiện cho máy bay A330neo và A350.Các chương trình phát triển máy bay của Airbus đã tạo việc làm cho 550 lao động có tay nghề cao của Việt Nam và con số này dự kiến sẽ sẽ tăng lên 1.200 người từ nay đến năm 2030.Airbus có quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Việt Nam và cam kết hỗ trợ sự phát triển của ngành hàng không trong nước. Tập đoàn đặt mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong hành trình vươn tầm trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ toàn cầu.
https://nhandan.vn/hop-tac-phat-trien-nhan-luc-nganh-hang-khong-vu-tru-tai-viet-nam-post813251.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "USTH", "Hàng không vũ trụ", "Tập đoàn Airbus", "Hợp tác song phương", "nhân lực hàng không", "Việt Nam" ] }
Hải quan ASEAN tăng cường hợp tác ngoài khu vực
NDO -Hội nghịTổng cục trưởngHải quan ASEAN lần thứ 33 là sự kiện thường niên và quan trọng nhất trong cơ chế hợp tác Hải quan ASEAN, vừa bế mạc tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Trên cương vị Chủ tịch Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33, Hải quan Việt Nam đang tích cực thúc đẩy, giữ vai trò kết nối các nước thành viên để tiếp tục triển khai và hoàn thành các kế hoạch, chương trình đã được thông qua tại hội nghị.
Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn các đại biểu dự hội nghị về một số sáng kiến hợp tác, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan ASEAN với một số đối tác quan trọng.Bà Sahoko Shiga, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan Nhật Bản): Tăng cường triển khai hải quan thông minhHải quanNhật Bản đã áp dụng một thiết bị gọi là kính thông minh để kiểm tra hàng hóa nghi ngờ. Công chức kiểm tra sẽ chia sẻ thông tin và hình ảnh liên tục 24/7 với trụ sở hải quan cách xa hàng trăm km để nhận chỉ thị và hướng dẫn kiểm tra hàng hóa.Bà Sahoko Shiga, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan Nhật Bản).Sáng kiến Hải quan Thông minh được Hải quan Nhật Bản giới thiệu từ năm 2020, gồm cả kế hoạch trung hạn và dài hạn và Hải quan Nhật Bản đang hiện thực hóa sáng kiến này.Đến nay, bối cảnh đã thay đổi đáng kể do đại dịch Covid-19, do sự chuyển đổi hạ tầng, cả trong và ngoài nước. Thí dụ như các bạn có thể thấy sự gia tăng về thương mại điện tử qua biên giới, và khối lượng nhập khẩu gia tăng; các hiệp định thương mại cũng gia tăng...Những thay đổi đó tác động tới thương mại quốc tế và ngành tiếp vận logistics. Các bạn cũng có thể thấy xu hướng gia tăng mạnh mẽ của chuyển đổi số, tác động tới cả nền kinh tế, xã hội và khu vực tư nhân, bên cạnh đó các yếu tố an ninh nổi lên cần được xử lý.Hải quan Nhật Bản đã cập nhật các biện pháp để đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của môi trường như kết hợp Kế hoạch Hành động 2024 vào Sáng kiến Hải quan Thông minh. Hải quan Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện Hải quan thông minh trên cơ sở đánh giá sự thay đổi của bối cảnh, kịp thời xây dựng lại các biện pháp thực thi kịp thời.Về kế hoạch tương lai của Sáng kiến Hải quan Thông minh, Hải quan Nhật Bản sẽ sử dụng hệ thống máy soi sử dụng công nghệ AI tự động nhận diện hình ảnh và xác định danh mục hàng hóa; chú trọng vào phân tích dữ liệu lớn với AI để xác định dễ dàng hơn các doanh nghiệp có nghi ngờ để thực hiện kiểm tra sau thông quan tại chỗ; hoặc áp dụng AI trong xác định hành khách rủi ro cao.Hải quan Nhật Bản cũng thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và ngoài nước để tăng độ tinh vi và hiệu quả của các hoạt động hải quan.Ông Micheal Cymbalista, Tham tán của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia tại Khu vực Mê Kông: Thúc đẩy chương trình doanh nghiệp ưu tiênTôi rất hân hạnh thay mặt Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giớiAustralia(ABF) chia sẻ về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên, được biết đến là Chương trình Doanh nghiệp tin cậy (ATT) của ABF.Ông Micheal Cymbalista, Tham tán của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia tại Khu vực Mê Kông.Chúng tôi hiện có hơn 1000 ATT và đây là một chương trình rất thành công, được ABF xây dựng trên cơ sở Khung Tiêu chuẩn bảo đảm an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại của WCO (WCO SAFE) và cũng bổ sung thêm một số tiêu chí liên quan đến tuân thủ.Chương trình mở ra đối với tất cả các đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi dây chuyền cung ứng quốc tế. Để được công nhận là một ATT, doanh nghiệp sẽ được thẩm định, phê duyệt bởi các công chức được đào tạo hơn 18 tháng.Do đó, trong quá trình thẩm định và phê duyệt, chúng tôi xem xét tất cả các tiêu chuẩn của WCO SAFE, chúng tôi cũng xem xét các yếu tố tuân thủ pháp luật, chất lượng thông tin, khía cạnh an ninh, về hỗ trợ tài chính, chương trình an ninh nhân viên của doanh nghiệp bên cạnh tiêu chí tuân thủ pháp luật thương mại và luật hải quan. Và chúng tôi cũng sẵn sàng hợp tác và trao đổi thông tin quốc tế vì an ninh an toàn của cả dây chuyền cung ứng quốc tế.Về kế hoạch trong tương lai, phù hợp với WCO SAFE chúng tôi dự kiến tăng cường một số tiêu chí, xem xét tăng cường trao đổi dữ liệu, tăng cường áp dụng công nghệ vào chương trình, kế thừa tiêu chí tuân thủ quy trình Hải quan xanh cũng rất quan trọng.Liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ được công nhận là ATT, những quy định về ATT ban đầu được quy định tại Luật Hải quan. Nhưng bản thân Luật Hải quan không có quy định cụ thể về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chúng tôi dựa vào quy định của Luật Thuế, theo đó các doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 triệu đô-la Australia thì được coi là Doanh nghiệp nhỏ.Một nửa doanh nghiệp được công nhận là ATT là doanh nghiệp nhỏ. Một điều quan trọng là chúng tôi phân biệt doanh nghiệp lớn và nhỏ đều dựa trên quy định của WCO SAFE tuy nhiên chúng tôi cũng dựa vào quy định của pháp luật thuế; tuy nhiên ATT là chương trình áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhỏ hay lớn; chương trình nhằm vào các doanh nghiệp trong dây chuyền cung ứng quốc tế.Tôi chia sẻ thêm thông tin về việc thẩm định một doanh nghiệp ATT, một trong các trụ cột của ATT là an ninh, trong đó các yếu tố liên quan tới an ninh thông tin như thông tin đó được lưu giữ không, vì yếu tố an ninh có thể bị phá vỡ bởi các yếu tố đơn lẻ; các doanh nghiệp có đáp ứng tiêu chuẩn của ngành không…Trong hệ thống ATT chúng tôi có các doanh nghiệp không đạt được tiêu chí an ninh. Một yếu tố quan ngại lớn là an ninh nhân sự, tức là một doanh nghiệp nào đó có thể vi phạm trong dây chuyền cung ứng quốc tế.Chúng tôi xem xét các yếu tố an ninh thực thể đối với các doanh nghiệp tiềm năng của ATT; chúng tôi đánh giá các yếu tố an ninh mềm đang gia tăng; như hôm nay chúng ta đã thấy tại phiên tham vấn rằng tất cả nước thành viên ASEAN đều quan tâm tới yếu tố an ninh mềm và các doanh nghiệp nhìn nhận rằng yếu tố an ninh mềm là tiêu chí để giúp doanh nghiệp tồn tại; cuối cùng là dây chuyền cung ứng quốc tế, yếu tố an ninh đặt ra đối với doanh nghiệp cụ thể nhìn từ khía cạnh bảo đảm an ninh dây chuyền cung ứng quốc tế.Hợp tác giữa ABF và Hải quan Việt Nam được tăng cường, chúng tôi nhìn nhận Việt Nam là một đối tác chiến lược toàn diện, chúng ta có nền tảng là quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước. Cao ủy AFB Michael Outram đã thăm Hải quan Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, đã làm việc với Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thảo luận về các hoạt động hợp tác, ký kết một văn kiện hợp tác cấp MOU về trao đổi thông tin và hợp tác chống buôn lậu. ABF rất hân hạnh hợp tác với Hải quan Việt Nam để đạt được kết quả tốt đẹp như thế.ABF cũng đã đã nhận thấy tầm quan trọng của quan hệ hợp tác với Hải quan Việt Nam nên gần đây đã cử đại diện với chức danh Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Australia và đầu mối này đã có nhiều nỗ lực phối hợp Hải quan Việt Nam triển khai các hoạt động hợp tác.Hội nghị lần thứ 33 này được tổ chức rất thành công, các đoàn đại biểu Hải quan ASEAN, ABF cũng được mời đến tham dự với tư cách là đối tác đối thoại. Hải quan Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, không chỉ là nội dung mà còn các hoạt động bên lề Hội nghị.
https://nhandan.vn/hai-quan-asean-tang-cuong-hop-tac-ngoai-khu-vuc-post813455.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Hải quan Nhật Bản", "Hải quan Việt Nam", "hải quan thông minh", "doanh nghiệp ưu tiên", "công nghệ AI", "Hải quan ASEAN", "Hải quan và Bảo vệ Biên giới Australia" ] }
Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ tổ chức vào Tết Đoan Ngọ
NDO -Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ được tổ chức vào đúng dịp Tết Đoan Ngọ năm nay. Đây là lần đầu tiên Lễ hội trái cây quy mô cấp vùng được tổ chức tại Tiền Giang.
Tiền Giang và các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về sản xuất lúa-gạo, trái cây, rau màu và thủy sản của cả nước, với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú. Lễ hội lần này nhằm khẳng định giá trị thương hiệu các loại trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang, vùng đồng bằng Sông Cửu Long và ngành hàng trái cây cả nước; tạo không gian và cơ hội để thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị bền vững cho ngành hàng nông nghiệp chủ lực Việt Nam.Đây là dịp đẩy mạnh quảng bá, tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại hiệu quả trái cây và các sản phẩm được chế biến từ trái cây Việt Nam tại thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội củatỉnh Tiền Giangnói riêng và vùng đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước nói chung.Lễ hội dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến 12/6/2024, tại Quảng trường Hùng Vương, ấp Long Hòa B, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.Với chủ đề “Cảm xúc miền nhiệt đới”, nhiều sự kiện ấn tượng sẽ được diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội như: Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội với chương trình nghệ thuật ca nhạc cảnh, kết hợp trình diễn giữa đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp và đông đảo quần chúng nhân dân, mang thông điệp về đặc trưng “văn minh miệt vườn” sông nước Cửu Long; Tôn vinh và khen thưởng các mô hình canh tác bền vững, doanh nghiệp chế biến, thương mại tiêu biểu.Nhiều hoạt động với sự tham gia của cộng đồng sẽ được bố trí tại Lễ hội như: Không gian vườn ẩm thực; Cuộc thi món ngon từ các loại trái cây; Liên hoan nghệ thuật xếp đặt mô hình từ trái cây kết hợp chương trình mời khách tham quan dùng trái cây miễn phí theo khung giờ quy định; Chạy bộ phong trào với trang phục và thiết kế tạo hình trái cây; Đêm hội tuổi trẻ hoá trang tạo hình nhân vật từ trái cây đặc sắc,… mang đến không khí tưng bừng và phấn khởi đối với bà con nhân dân trong dịp Tết Đoan Ngọ năm nay.Chương trình giao thương, xúc tiến thương mại, chuyển giao khoa học kỹ thuật tại Lễ hội sẽ được diễn ra với chuỗi sự kiện xuyên suốt: Không gian trưng bày, quảng bá và thương mại trái cây, các sản phẩm từ trái cây, sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành kết hợp trưng bày trái cây và sản phẩm OCOP của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bản tỉnh Tiền Giang; Không gian đổi mới sáng tạo giới thiệu các mô hình/ý tưởng và kết quả nghiên cứu ứng dụng đối với ngành hàng trái cây; Giới thiệu giải pháp công nghệ, kỹ thuật hướng đến chuyển đổi xanh, tuần hoàn; Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long-Tiền Giang năm 2024; Tuần hàng trái cây đặc sản tại một số hệ thống phân phối hiện đại trong cả nước.Ban tổ chức kỳ vọng thông qua sự kiện Lễ hội nhằm khẳng định và quảng bá thương hiệu trái cây đặc sản Tiền Giang, vùng đồng bằng Sông Cửu Long và ngành hàng trái cây cả nước.Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 đặc biệt chú trọng đến các nội dung chuyên sâu, tập trung thảo luận và định hướng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng trái cây trong thời gian tới. Chuỗi hoạt động hội thảo, hội nghị chuyên đề sẽ được tổ chức bao gồm: Hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực và kỹ năng quảng bá trái cây, sản phẩm trái cây trên sàn thương mại điện tử, kết hợp hoạt động livestream bán hàng”; Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối thông tin thị trường; Hội thảo “Xây dựng mô hình chuỗi sầu riêng bền vững tại thị trường quốc tế”; Hội thảo “Chuyên gia và nhà vườn”; Hội thảo “Chia sẻ khoa học dinh dưỡng từ trái cây Việt, giới thiệu các loại hình nghệ thuật ẩm thực, bánh ngọt và pha chế từ trái cây”; Hội nghị “Xúc tiến và quảng bá du lịch nông thôn miệt vườn Tiền Giang, công bố bản đồ du lịch số “Khám phá vườn trái cây nhiệt đới".Tin liên quanLễ hội trái cây Long Khánh diễn ra từ ngày 15 đến 23/6Trong khuôn khổ Lễ hội, Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Tiền Giang và Câu lạc bộ ngành hàng Sầu riêng Việt Nam sẽ chính thức ra mắt.
https://nhandan.vn/le-hoi-trai-cay-tien-giang-nam-2024-se-to-chuc-vao-tet-doan-ngo-post809398.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "lễ hội trái cây", "Tiền Giang", "đồng bằng sông Cửu Long" ] }
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ ký Hợp đồng cấp tín dụng Dự án thành phần 3 Cảng hàng không quốc tế Long Thành
NDO -Chiều 1/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng tài trợ Dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phát biểu ý kiến tại lễ ký,Thủ tướng Phạm Minh Chínhbày tỏ vui mừng về tiến độ triển khai nhanh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và những nỗ lực đang triển khai ngay giai đoạn 2 của Dự án. "Chứng minh nếu chúng ta quyết tâm, nỗ lực lớn, tất cả vì lợi ích chung thì không gì không thể, không gì là không làm được."Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá chiến lược để phát triển và hiện đại hóa đất nước. Cụ thể, tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó hạ tầng giao thông (hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không…) là trụ cột quan trọng, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế. Dự án này thể hiện tinh thần đi lên từ nội lực, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi lễTheo Thủ tướng, Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải, là công trình cấp đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như với sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam và kinh tế-xã hội đất nước ta trong những năm tới. Đây sẽ là Cảng hàng không quốc tế thông minh và trở thành đô thị sân bay.Theo đó, cùng với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (mở rộng), Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo thành một cụm Cảng hàng không quốc tế hiện đại, có quy mô và sức chứa lớn, năng lực khai thác đồng bộ, chất lượng, trở thành trung tâm trung chuyển hàng không, logistics với tầm cỡ hàng đầu khu vực và quốc tế. Chúng ta cần liên kết hệ thống 3 cụm Cảng hàng không quốc tế lớn này. Phát triển kinh tế hàng không ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chúng ta có đủ năng lực, điều kiện để phát triển hệ thống này trong thời gian tới? Vấn đề là có tìm ra cơ chế, chính sách hợp lý, quyết tâm làm hay không? Phải quyết tâm với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là dự án quan trọng đặc biệt cấp Quốc gia, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam với quy mô đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến sẽ đóng góp vào quy mô GDP Việt Nam năm 2030 khoảng 0,98%, tạo ra 200.000 việc làm và có ý nghĩa lan tỏa tới tổng thể kinh tế-xã hội Việt Nam.Thủ tướng nêu rõ, tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ sân bay Long Thành là hơn 16 tỷ USD, chia thành 3 giai đoạn. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 5,4 tỷ USD, trong đó dự án thành phần 3 có nhu cầu vay vốn tính đến ngày 13/12/2023 là 1,8 tỷ USD (33%). Trên cơ sở được Chủ đầu tư ACV chỉ định là Ngân hàng đầu mối thu xếp vốn cho Dự án thành phần 3 thuộc giai đoạn 1 của Dự án xây dựngCảng hàng không quốc tế Long Thành, Vietcombank đã cùng các ngân hàng hợp vốn là Vietinbank, BIDV triển khai thẩm định, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chủ trương cho vay bằng ngoại tệ trung dài hạn đối với Dự án với tổng giá trị tài trợ rất lớn là 1,8 tỷ USD (Trong đó, Vietcombank tham gia tài trợ 1 tỷ USD, Vietinbank 450 triệu USD và BIDV 350 triệu USD)."Kết quả này thể hiện một bước phát triển bứt phá của các ngân hàng thương mại trong nước về thu xếp vốn ngoại tệ cho khách hàng, cụ thể: đây là dự án có tổng số tiền tài trợ và đặc biệt là bằng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay bởi các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể là bởi các ngân hàng thương mại Nhà nước" - Thủ tướng nói.Kết quả này thể hiện một bước phát triển bứt phá của các ngân hàng thương mại trong nước về thu xếp vốn ngoại tệ cho khách hàng, cụ thể: đây là dự án có tổng số tiền tài trợ và đặc biệt là bằng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay bởi các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể là bởi các ngân hàng thương mại Nhà nước.Thủ tướng Phạm Minh ChínhĐây cũng là dự án đầu tiên được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn vốn vay USD trung dài hạn từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, với các điều kiện cạnh tranh hơn so với phương án vay vốn trực tiếp từ các định chế tài chính quốc tế. Ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững, khoản tài trợ 1,8 tỷ USD cho một dự án lớn như Cảng hàng không quốc tế Long Thành là minh chứng rõ nét cho vị thế và sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc thu xếp vốn cho các dự án phức tạp và quy mô lớn; đồng thời, tạo tiền lệ mới tích cực giúp khuyến khích, phát huy sự chủ động của các nhà đầu tư trong nước không phải phụ thuộc quá nhiều nguồn vốn vay nước ngoài trong thời gian tới.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương nỗ lực tích cực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng đầu mối thu xếp vốn), Vietinbank, BIDV cùng sự theo dõi, phối hợp chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã nhanh chóng giúp thu xếp được số tiền tài trợ lớn 1,8 tỷ USD để hỗ trợ kịp thời cho chủ đầu tư ACV thực hiện ký kết các hợp đồng thi công với nhà thầu, đáp ứng tiến độ triển khai Dự án theo yêu cầu, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, “ngủ quên trên chiến thắng”. Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các đồng chí tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy hơn nữa quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “đã nói là làm”, “làm đi đôi với nói”, “nói đi đôi với làm”, "vượt nắng, thắng mưa", làm "3 ca, 4 kíp" để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng hoàn thành các công trình, hạng mục của Dự án, đáp ứng và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
https://nhandan.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-le-ky-hop-dong-cap-tin-dung-du-an-thanh-phan-3-cang-hang-khong-quoc-te-long-thanh-post812239.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "HÀNG KHÔNG", "Thủ tướng", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Cảng hàng không quốc tế Long Thành", "sân bay Long Thành" ] }
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái là Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
Ngày 29/5, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 463/QÐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia vềkinh tế tập thể(Ban Chỉ đạo).
Theo đó,Phó Thủ tướng Lê Minh Kháilà Trưởng ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng ban Thường trực; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân là Phó Trưởng ban.Ủy viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Ðầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giao thông vận tải, Công thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Ðào tạo,…Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng và giải pháp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã,…Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo cùng Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện; sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong việc thực hiện phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
https://nhandan.vn/pho-thu-tuong-le-minh-khai-la-truong-ban-chi-dao-quoc-gia-ve-kinh-te-tap-the-post811777.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Quyết định số 463/QÐ-TTg", "Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể", "kinh tế tập thể" ] }
Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay, dịch vụ logistics (giao, nhận, vận tải hàng hóa, xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, đóng gói, khai báo thủ tục hải quan...) vẫn còn là “điểm nghẽn”. Để tạo bước đột phá trong giao thương hàng hóa nông sản với Trung Quốc, việc hoàn thiện hạ tầng hệ thống logistics cần được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Bài 2: Hiện đại hóa hệ thống logisticsNgay từ đầu tháng 2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 13/CĐ-TTg về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp cấp thiết và trung-dài hạn giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian vận chuyển các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc.Thế mạnh chưa được khai thácÔng Vi Công Tường - Phó Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn cho biết: Lạng Sơn có thế mạnh, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics nhờ vị thế “cầu nối” quan trọng trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng. Với vị trí địa lý thuận lợi khi có hơn 231 km đường biên giới với Trung Quốc, hệ thống cửa khẩu đa dạng, gồm hai cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng; một cửa khẩu chính (Chi Ma) và 9 cửa khẩu phụ (Nà Nưa, Bình Nghi, Na Hình, Tân Thanh, Cốc Nam, Pò Nhùng, Co Sâu, Nà Căng, Bản Chắt) cùng các cặp chợ biên giới, đã tạo điều kiện cho tỉnh Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng của Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN và ngược lại.Tuy nhiên, thực trạng dịch vụ logistics ở Lạng Sơn hiện nay còn yếu, chưa phát huy được thế mạnh của địa phương. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hầu hết đều tự làm tất cả các công đoạn, như: đóng gói, lưu kho bãi, vận chuyển, lưu thông…, chứ không phối hợp với một doanh nghiệp chuyên nghiệp về logistics để thực hiện. Do đó giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Cũng phải nhìn nhận một thực tế là trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp kinh doanh chuỗi hoạt động logistics bài bản mà hầu hết chỉ tham gia một số công đoạn trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Doanh nghiệp logistics nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh gặp nhiều rào cản khi thiếu kỹ năng số, thiếu kiến thức công nghệ thông tin hiện đại, còn tâm lý e ngại về tính an toàn, khả năng bảo mật thông tin nên chưa khai thác hết tiềm năng của các ứng dụng công nghệ thông tin giúp kết nối các bên liên quan trong chuỗi (cảng, cửa khẩu, hãng vận tải, công ty giao nhận, kho bãi…) để chia sẻ dữ liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động.Mặt khác, hoạt động vận tải đa phương thức trong tỉnh cũng chưa phát triển mạnh, chủ yếu tập trung vào vận tải đường bộ, vì vậy có nguy cơ ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ trong dịp cao điểm, lễ, Tết hoặc do tác động của dịch bệnh… Trong khi đó, tuyến đường sắt liên vận quốc tế chưa phát huy được lợi thế; hạ tầng ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu.Tại Lào Cai, một trong những địa phương có nhiều hoạt động giao thương nông sản với Trung Quốc. Nếu như năm 2015 nhập siêu qua cửa khẩu Lào Cai là gần 300 triệu USD thì đến năm 2023 xuất siêu đạt mức hơn 360 triệu USD.Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng chưa hình thành được những trung tâm logistics liên hoàn, bảo đảm các điều kiện trong chuỗi sản xuất và lưu thông. Một số công trình hạ tầng lớn, hiện đại, có sức lan tỏa phục vụ phát triển logistics như: Cảng hàng không Sa Pa; đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm kết nối Lào Cai với Hà Khẩu; cảng cạn… chưa được đầu tư hoàn chỉnh, làm giảm khả năng kết nối, vận chuyển, giảm năng lực cung ứng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và năng lực kết nối logistics giữa Lào Cai với Trung Quốc.Đầu tư đồng bộ dịch vụ logisticsÔng Nguyễn Hồng Cương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương cho biết: Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh dịch vụ bến bãi, hậu cần logistics tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Trong những năm gần đây, công ty đã và đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, công ty kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn và các sở, ngành mở thêm làn được ra, vào trong khu cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; nghiên cứu, xem xét thực hiện quy trình hải quan nhằm tiện lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bến bãi; tăng cường hội đàm với Trung Quốc để thống nhất thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa giữa hai bên...Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn khẳng định: Lạng Sơn sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ logistics nâng cao hiệu quả hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn. Trước mắt sẽ tập trung thu hút đầu tư hoàn thiện hạ tầng logistics bằng việc rà soát các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải; nâng cấp các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra biên giới, đường ra các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh để kết nối giao thương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là tuyến cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng-Bằng Tường.Thu hút đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cửa khẩu, tập trung vào các cặp cửa khẩu trọng điểm, đang được phía Trung Quốc quan tâm đầu tư như cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Cốc Nam-Lũng Nghịu, cửa khẩu Bình Nghi - Bình Nhi Quan.Tại tỉnh Lào Cai, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cũng cho biết, năm 2024 và những năm tiếp theo, xu hướng triển khai đẩy mạnh đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông (đặc biệt là giao thông đường sắt) nhằm kết nối liên quốc gia, liên vùng, kết nối đến hệ thống các cửa khẩu, biên giới sẽ là chủ đạo.Lào Cai đã đề xuất thực hiện quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao 1.435 mm Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và xây dựng đường sắt khổ lồng kết nối ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc). Ngoài ra Lào Cai và Hải Phòng cũng đang tích cực phối hợp, nghiên cứu phương án cho phép xe chuyên dụng được chở hàng hóa thủy sản, hải sản chạy liên tục toàn tuyến Hải Phòng-Lào Cai-Côn Minh mà không cần chuyển tải sang các phương tiện khác tại cửa khẩu.Việc hiện đại hóa quy trình và thủ tục tại cửa khẩu theo nội dung được đề cập trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc nhằm đẩy mạnh và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc cũng được chú trọng. Tỉnh tập trung đẩy nhanh hình thành trung tâm logistics cho hàng nông sản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế…Dự án xây dựng “Cửa khẩu thông minh” Trung Quốc-Việt Nam hiện tiến triển thuận lợi. Dự kiến cuối tháng 6, phía Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ hoàn tất hạng mục san lấp mặt bằng đối với đường thông quan chuyên dụng cửa khẩu Hữu Nghị Quan-Hữu Nghị. Tới tháng 9 sơ bộ hình thành hệ thống thông quan thông minh. Mục tiêu đến tháng 12 hoàn tất xây dựng hạ tầng kiểm hóa, khu vực làm việc đồng bộ và tuyến đường chuyên dụng vận tải xe không người lái. Dự kiến cuối năm 2024 thực hiện thí điểm vận tải không người lái tại khu vực địa phận Trung Quốc. Theo phía Quảng Tây, cửa khẩu thông minh sẽ góp phần giảm quy trình, chi phí và nhân lực thông quan, từ đó giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.(Nguồn: Chi nhánh Nam Ninh của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc)(*) Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 15/5/2024.
https://nhandan.vn/nang-cap-con-duong-xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-post809532.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [] }
“Tân binh” Airbus A320neo chuẩn bị gia nhập đội bay Vietnam Airlines
NDO -Đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách,Vietnam Airlinessẽ nhận thêm 3 máy bay Airbus A320neo trong năm 2024. Trong đó, hãng dự kiến tiếp nhận chiếc đầu tiên vào đầu tháng 7, giai đoạn cao điểm nhất của mùa du lịch hè năm nay.
Các máy bay Airbus A320neo sẽ đóng góp gần 40.000 chỗ trong dịp cao điểm hè và 299.000 ghế trong nửa cuối năm 2024. Vietnam Airlines dự kiến sẽ khai thác Airbus A320neo trên các đường bay nội địa như Hà Nội-Đà Lạt, Hà Nội-Phú Quốc, Thành phố Hồ Chí Minh-Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh-Chu Lai…Nhận thêm máy bay là một trong những giải pháp quan trọng giúp Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách dịp cao điểm hè. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh ngành hàng không đang thiếu máy bay do ảnh hưởng từ việc nhà sản xuất triệu hồi động cơ trên toàn cầu.Các máy bay Airbus A320neo của Vietnam Airlines có 182 chỗ, với 2 khoang thương gia và phổ thông. Máy bay được trang bị động cơ thế hệ mới, giúp tiết kiệm hơn 16% tiêu hao nhiên liệu, giảm 75% tiếng ồn và giảm được khoảng 50% khí thải độc hại so với các dòng động cơ thế hệ trước. Airbus A320neo được trang bị các tiện nghi tương tự máy bay Airbus A321neo của Vietnam Airlines như hệ thống giải trí không dây IFE, kích thước, độ rộng, độ ngả ghế,… giúp hành khách có những hành trình thoải mái và thư giãn nhất.Hiện nay, để bảo đảm tải cung ứng và mang đến mức giá vé máy bay hấp dẫn cho hành khách dịp hè, Vietnam Airlines đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ trên toàn hệ thống.Tổ bay Vietnam Airlines.Cụ thể, hãng tăng cường khai thác gần 1 triệu ghế (tương ứng hơn 4.500 chuyến bay) trên các đường bay nội địa vào khung giờ muộn từ sau 21 giờ hằng ngày. Vietnam Airlines đã mở bán gần 300 nghìn vé máy bay giá hấp dẫn với chương trình “Bay giờ đêm, thêm giá tốt” dành cho khách mua vé bay trên các chuyến sáng sớm hoặc tối muộn.Tin liên quanCần một “nhạc trưởng” trong mối liên kết hàng không-du lịchHãng cũng chủ động tối ưu hóa lịch bay, quy trình phục vụ mặt đất để giảm thời gian quay đầu, qua đó tăng giờ khai thác bình quân, tăng số chuyến khai thác trên mỗi máy bay.Vietnam Airlines sẽ tiếp nhận thêm các máy bay thân rộng Boeing 787-10 trong thời gian tới. Đây là một trong những loại máy bay lớn nhất trong gia đình máy bay Boeing 787, đồng thời cũng là loại máy bay chở khách lớn nhất của hàng không Việt Nam hiện nay.
https://nhandan.vn/tan-binh-airbus-a320neo-chuan-bi-gia-nhap-doi-bay-vietnam-airlines-post814064.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Airbus A320neo", "Vietnam Airlines", "Airbus A321NEO", "Boeing 787-10", "Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam" ] }
Không báo cáo tình hình tài chính, Camimex và Đầu tư Apax Holdings bị phạt hơn 200 triệu đồng
NDO -Hai doanh nghiệp là CTCP Camimex và CTCP Đầu tư Apax Holdings vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chínhvới tổng số tiền phạt 205 triệu đồng do các vi phạm về phương tiện công bố thông tin; không công bố,công bố thông tinsai hạn các tài liệu: báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hànhtrái phiếu, tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu…
Theo đó, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 16/5, ban hành Quyết định số 214/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Camimexvới mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty không công bố thông tin định kỳ đối với các tài liệu: Tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022;Cùng với đó, Công ty công bố thông tin định kỳ không đúng thời hạn đối với tài liệu: Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022.Công ty cổ phần Camimex (địa chỉ trụ sở chính tại số 333, đường Cao Thắng, phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau), tiền thân là Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau được thành lập năm 1977.Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo quản các sản phẩm từ thủy sản; xuất khẩu thủy sản, nông sản thực phẩm. Camimex cung cấp nhiều loại sản phẩm thủy sản, trong đó sản phẩm chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm chì…Trước đó, ngày 13/5,Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdingsbị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 211/QĐ-XPHC xử phạt hành chính với số tiền phạt 20 triệu đồng do không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện công bố thông tin. Cụ thể: trang thông tin điện tử của Công ty (https://apaxholdings.com.vn/) hiện nay không còn hoạt động;Tiếp đó, Công ty bị phạt tiền 92,5 triệu đồng không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính quý I/2023, Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán; Báo cáo tài chính quý II/2023; Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 đã được soát xét; Báo cáo tài chính quý III/2023; Báo cáo tài chính quý IV/2023; Báo cáo tài chính quý I/2024; Báo cáo định kỳ Tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2022; Báo cáo định kỳ Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Báo cáo thường niên năm 2022; Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2023;Cùng với đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính riêng quý IV/2021; Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021; Báo cáo tài chính riêng quý IV/2022; Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022; Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính quý IV/2021 so cùng kỳ năm 2021 (riêng và hợp nhất); Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 số 01/2022/NQ-ĐHĐCĐ ngày 16/3/2022; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 số 01/2022/NQ-ĐHĐCĐ ngày 16/3/2022; Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính quý 2 năm 2022 so cùng kỳ năm 2021 (riêng và hợp nhất); Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính quý III/2022 so cùng kỳ năm 2021 (riêng và hợp nhất); Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý IV/2022 (riêng và hợp nhất).Tổng số tiền phạt Công ty phải nộp là 112,5 triệu đồng.Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (địa chỉ tại tầng 4, tòa tháp A, tòa nhà Sky City Tower, số 88 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), tiền thân là Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam Benchmark được thành lập vào ngày 19/3/2012 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng.Đầu tư Apax Holdings cung cấp các dịch vụ giáo dục đào tạo thông qua các đơn vị thành viên trực thuộc: Công ty cổ phần Anh Ngữ Apax, Công ty cổ phần Phát triển Giáo dục IGarten và CTCP trường liên cấp Firbank Australia.
https://nhandan.vn/khong-bao-cao-tinh-hinh-tai-chinh-camimex-va-dau-tu-apax-holdings-bi-phat-hon-200-trieu-dong-post809775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "báo cáo tài chính", "Camimex", "Đầu tư Apax Holdings", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng
3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.
Theo kết quả tổng hợp phiên tổ chức đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có 2 thành viên trúng thầu trong phiên đấu thầu hôm qua. Tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô tương đương 3.400 lượng vàng. Giá trúng thầu cao nhất là 81.330.000 đồng/lượng; giá trúng thầu thấp nhất là 81.320.000 đồng/lượng.34 lô vàng trúng thầu, giá vàng đi xuốngTrước đó, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng khối lượng đưa ra đấu thầu ngày 23/4 là 16.800 lượng; khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng; loại vàng miếng bán là vàng miếng SJC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sản xuất; tỷ lệ đặt cọc là 10%; giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 80,7 triệu đồng/lượng; khối lượng tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là khối lượng đặt thầu dự kiến của mỗi thành viên.Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 14 lô (tương đương 1.400 lượng); khối lượng tối đa được phép đặt thầu là 20 lô (tương đương 2.000 lượng). Bước giá dự thầu là 10.000 đồng/lượng. Bước khối lượng dự thầu là 1 lô (100 lượng). Mỗi thành viên dự thầu chỉ được đăng ký một mức giá tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá sàn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.Trong phiên ngày 23/4 có sự tham gia dự thầu của 11 đơn vị, bao gồm bảy ngân hàng thương mại và bốn doanh nghiệp là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc đá quý (DOJI), Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý. Kết quả phiên đấu thầu cho thấy, chỉ có hai thành viên trúng thầu (là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Công ty SJC) với khối lượng trúng thầu chỉ bằng 1/5 lượng vàng miếng SJC mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mang ra đấu thầu bán.Ghi nhận trên thị trường, sau phiên đấu thầu vàng miếng sáng 23/4, giá vàng trong nước và thế giới đều giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC về quanh mốc 79,70-82,82 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Đến 15 giờ cùng ngày, DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 79,70-82,2 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 1,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 1,25 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm trước. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 80,5-82,82 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 500 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở mức 80,55-82,45 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 600 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 950 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. Cùng thời điểm trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới giao ngay hạ xuống còn 2.306 USD/ao-xơ. Quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 68,1 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và phí liên quan).Cần giải pháp căn cơ, lâu dàiNhìn nhận chung về kết quả đấu thầu, giới chuyên môn đánh giá, số lượng thành viên cũng như khối lượng vàng trúng thầu thấp trong phiên ngày 23/4 là điều bình thường. Bởi, hiện tại giá vàng thế giới đang biến động mạnh, các doanh nghiệp sẽ thận trọng hơn khi đấu thầu mua vàng. Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng chia sẻ, lý do ngân hàng không tham gia đấu thầu vàng lần này là bởi biên lợi nhuận thấp.Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đánh giá: “11 đơn vị tham gia nhưng chỉ có hai doanh nghiệp trúng thầu với tổng khối lượng 3.400 lượng vàng. Thực tế, nhu cầu thị trường trong nước mang yếu tố tâm lý nhiều hơn. Bên cạnh yếu tố giá, việc tham gia đấu thầu phải mua tối thiểu 1.400 lượng vàng SJC cũng khiến cho doanh nghiệp cân nhắc thận trọng. Bởi giá vàng thế giới hai ngày gần đây đi xuống cho thấy mua vào lúc này không thuận lợi”.11 đơn vị tham gia nhưng chỉ có hai doanh nghiệp trúng thầu với tổng khối lượng 3.400 lượng vàng. Thực tế, nhu cầu thị trường trong nước mang yếu tố tâm lý nhiều hơn. Bên cạnh yếu tố giá, việc tham gia đấu thầu phải mua tối thiểu 1.400 lượng vàng SJC cũng khiến cho doanh nghiệp cân nhắc thận trọng. Bởi giá vàng thế giới hai ngày gần đây đi xuống cho thấy mua vào lúc này không thuận lợi.Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt NamĐồng quan điểm, chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Hai phiên gần đây, giá vàng thế giới có xu hướng đảo chiều khiến không chỉ doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng mà kể cả người dân mua tích trữ cũng thận trọng. “Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một sự ổn định, thị trường ổn định và tâm lý ổn định để họ có thể đưa ra một mức giá phù hợp khi quyết định mua vàng. Do đó, sau phiên ngày 23/4, cơ quan quản lý có thể đấu thầu thêm nhiều phiên nữa phù hợp với diễn biến của thị trường”, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.Cũng theo ông Nguyễn Trí Hiếu, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đẩy một khối lượng vàng vào thị trường sẽ làm giảm nhiệt “cơn sốt” hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Mấu chốt vấn đề cần sớm sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, cần xóa độc quyền vàng miếng SJC cũng như giao lại việc nhập khẩu cho các nhà kinh doanh vàng, thay vì Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc này. Mặt khác, giá vàng trong nước còn chịu tác động từ giá vàng thế giới, do đó nếu chỉ đấu thầu vàng là không đủ để bình ổn thị trường này.Cùng chung nhận định, chuyên gia kinh tế-PGS, TS Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị cần sửa đổi Nghị định 24 một cách toàn diện, cẩn trọng và xem xét tính phù hợp để quyết định sửa đổi như thế nào; cần tăng cường sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với những doanh nghiệp, cửa hàng được phép kinh doanh vàng. Đáng lưu ý, ông Thịnh đề xuất một giải pháp quan trọng là việc xuất hóa đơn điện tử và có kết nối với cơ quan thuế đối với hoạt động mua bán vàng. Từ đó, thị trường vàng sẽ công khai minh bạch, rõ ràng hơn, giúp đầu tư, quản lý vàng trở nên dễ dàng hơn đối với thị trường và nền kinh tế.
https://nhandan.vn/tang-cung-de-ha-nhiet-gia-vang-post806183.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Vàng miếng SJC", "Vàng miếng", "hạ nhiệt giá vàng", "đấu thầu mua vàng", "Nghị định 24" ] }
Công an thành phố Hà Nội khánh thành 2 trụ sở Công an xã
Công trình trụ sở Công an xã Thạch Đà và xã Tam Đồng khánh thành, đưa vào sử dụng giải quyết những khó khăn về nơi làm việc cũng như việc sinh hoạt, học tập cho cán bộ chiến sĩ công an xã, đáp ứng sự mong đợi của toàn thể chiến sĩ công an xã cũng như nhân dân địa phương. Từ đó, tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ làm tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Ngày 5/10,Công an thành phố Hà Nộitổ chức khánh thành trụ sở Công an xã Thạch Đà và xã Tam Đồng (huyện Mê Linh) do Công an thành phố làm chủ đầu tư.Đây là 2 trụ sở đầu tiên trên địa bàn huyện Mê Minh hoàn thành đầu tư xây dựng, được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng nằm trong Dự án xây dựng trụ sở Công an xã trên địa bàn thành phố của Công an thành phố.Lễ cắt băng khánh thành trụ sở công an xã Thạch Đà.Công trình thể hiệnsự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, nhất làcấp ủy, chính quyền địa phương đối với lực lượng công an nói chung, chủ trương xây dựng công an xã chính quy nói riêng.2trụ sở Công an xã được xây dựng theo phương án biên chế đến năm 2025 là 20 cán bộ, chiến sĩ, với 3 tầng, 17 phòng làm việc và phòng chuyên môn.Tổng diện tích xây dựng sàn là 640 m2/1200m2. Ngoài ra, còn có các hạng mục phụ trợ như nhà để xe, cổng, tường rào, sân bê-tông… với tổng mức đầu tư hàng tỷ đồng. Sau 7 tháng thi công, công trình đã hoàn thành và đi vào sử dụng.Sau khi đưa vào hoạt động các công trình thiết thực này sẽ góp phần tăng thêm tính chính quy, tinh nhuệ là điều kiện quan trọng để xây dựng công an xã điển hình kiểu mẫu, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.Cán bộ, chiến sĩ công an vui mừng được làm việc trong trụ sở mới, khang trang, hiện đại.Phát biểu tại lễ khánh thành, Đại tá Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội chúc mừng chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ Công an 2xã có trụ sở làm việc mới khang trang, hiện đại; biểu dương lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩphòng Hậu cần Công an thành phố, Công an huyện Mê Linh đã phối hợp hoàn thành nhiệm vụ được giao.Đồng thời nhấn mạnh, việc xây dựng và bàn giao trụ sở làm việc Công an xã Thạch Đà và xã Tam Đồng là minh chứng điển hình cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ của các cấp lãnh đạo đối với lực lượng Công an nói chung, chủ trương xây dựng Công an xã chính quy nói riêng.Đồng chí Phạm Thanh Hùng đề nghịPhòng Hậu cần Công an thành phố phối hợp huyện Mê Linh đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các xã còn lại, để lực lượng Công an xã chính quy ổn định, yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Thay mặt cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Mê Linh, Đại tá Lê Ngọc Ly, Trưởng Công an huyện Mê Linh khẳng định, có trụ sở mới sẽ tăng thêm tính chính quy, tinh nhuệ là điều kiện quan trọng để xây dựng công an xã điển hình kiểu mẫu; và cam kết khi tiếp nhận trụ sở mới, cán bộ chiến sĩ sẽ vận hành và bảo quản tốt trang thiết bị được giao.
https://nhandan.vn/cong-an-thanh-pho-ha-noi-khanh-thanh-2-tru-so-cong-an-xa-post776089.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Công an thành phố Hà Nội", "trụ sở Công an xã" ] }
Đầu tư An Đông và Đầu tư phát triển Phú Châu bị phạt 185 triệu đồng do không công bố thông tin liên quan trái phiếu
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết địnhxử phạt hành chínhsố tiền 185 triệu đồng đối với 2 doanh nghiệp là CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông và CTCP Đầu tư phát triển Phú Châu do không công bố,công bố thông tinsai hạn nhiều tài liệu: báo cáo tài chính; tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu…; tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành trái phiếu…; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu…
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 28/3, ban hành Quyết định số 113/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do có hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính bán niên 2023, Báo cáo tài chính năm 2020, Báo cáo tài chính năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện bán niên 2023, Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020, Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023, Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2020, Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022;Cùng với đó, Công ty gửi nội dung công bố thông tin định kỳ không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính bán niên 2021, Báo cáo tài chính bán niên 2022, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021, Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2021.Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (địa chỉ trụ sở chính tại 18 An Dương Vương, phường 9, quận 5, TP Hồ Chí Minh) thành lập năm 2007; hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê...Trước đó, ngày 27/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ban hành Quyết định số 112/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Châu, với mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Châu không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022;Cùng với đó, Công ty gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội không đúng thời hạn đối với Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022.Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Châu (địa chỉ trụ sở chính tại 66 Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP Hồ Chí Minh) thành lập năm 2011, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.Năm 2014, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên hơn 578 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê...
https://nhandan.vn/post-802329.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Đầu tư An Đông", "Đầu tư phát triển Phú Châu", "phạt hành chính", "công bố thông tin", "trái phiếu", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Lo ngại về triển vọng mùa vụ, giá lúa mì tiếp tục tăng mạnh
NDO -Giá lúa mì tiếp tục tăng mạnh 1,27% trước những lo ngại về triển vọng mùa vụ do tình trạng sương giá tại Nga, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Trái ngược với diễn biến các mặt hàng trong nhóm nông sản,giá lúa mìtiếp tục đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng mạnh 1,27%. Đà tăng của giá được củng cố bởi những lo ngại về tình trạng sương giá tại Nga, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới.Hãng tư vấn IKAR dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2024-2025 của nước này giảm 2,5 triệu tấn, xuống 83,5 triệu tấn. Đứng trước những rủi ro về triển vọng mùa vụ năm nay, IKAR dự kiến lượng lúa mì xuất khẩu trong niên vụ 2024-2025 từ Nga đạt 45 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so số liệu trước đó.Trong khi đó, tình hình lúa mì vụ đông của Mỹ cũng được đánh giá kém tích cực hơn do ảnh hưởng của các cơn mưa rất lớn tại đồng bằng phía nam. Theo báo cáo Tiến độ mùa vụ của USDA, tỷ lệ lúa mì vụ đông của Mỹ đạt chất lượng tốt/tuyệt vời là 49%, giảm 1% so tuần trước đó và thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường.Nguồn cung nhập khẩu thắt chặt, trong khi giá thế giới tăng nhanh những ngày gần đây cũng đã khiến giá chào bán nội địa liên tục điều chỉnh tăng. Ghi nhận trong sáng hôm qua 21/5, giá giao dịch lúa mì tại miền bắc dao động trong khoảng 6.800-6.850 đồng/kg đối với các tháng giao hàng kỳ hạn quý III năm nay.
https://nhandan.vn/lo-ngai-ve-trien-vong-mua-vu-gia-lua-mi-tiep-tuc-tang-manh-post810515.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "giá lúa mì tăng mạnh", "sản lượng lúa mì", "lúa mì xuất khẩu", "nông sản" ] }
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card