title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
NDO -Ngày 4/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạchtỉnh Ninh Bìnhthời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với định hướng bảo đảm thống nhất, phù hợp Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch thể hiện rõ mục tiêu phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, động lực để đưa tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết,Quy hoạch tỉnh Ninh Bìnhthời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Chính phủ phê duyệt có tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang vững chắc cho sự phát triển bền vững của tỉnh.Đặc biệt, trong quy hoạch tỉnh Ninh Bình có những điểm nhấn quan trọng, tầm nhìn dài hạn nhằm phát huy cao nhất giá trị vùng đất và con người Ninh Bình, góp phần cùng với quy hoạch vùng để tăng giá trị, cũng như khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô của Việt Nam. Quy hoạch còn thể hiện rõ tầm nhìn ở cấp khu vực và quốc gia, mang ý nghĩa quốc tế.Mục tiêu đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ. (Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình)Theo đó, với mục tiêu đến năm 2030, Ninh Bình là tỉnh phát triển khá, một cực tăng trưởng ở phía nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô-tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo.Đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á-Thái Bình Dương; một trung tâm hàng đầu đất nước về công nghiệp cơ khí giao thông hiện đại; một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh phía nam Vùng đồng bằng sông Hồng.Ninh Bình sẽ trở thành địabàn vững chắc về quốc phòng, an ninh; là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới; có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản sở hữu danh hiệu UNESCO; là một trong những địa phương đi đầu đưa phát thải khí nhà kính về mức “0” của Việt Nam, tiêu biểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.Đây cũng sẽ là địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh, chính trị ổn định, kinh tế thịnh vượng, xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.Ninh Bình đặt mục tiêu là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới; có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản sở hữu danh hiệu UNESCO. (Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình)Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết, để thực hiện Quy hoạch tỉnh một cách bài bản và tốt nhất, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức hội nghị công bố quy hoạch rộng rãi. Sau khi công bố quy hoạch, tỉnh sẽ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh để bảo đảm sự triển khai đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành; kế hoạch phải xác định rõ nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành, có lộ trình, thời gian thực hiện cụ thể gắn với từng sản phẩm cụ thể, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.Cùng với đó, để Quy hoạch tỉnh thật sự trở thành một động lực phát triển, tỉnh sẽ sớm cụ thể hóa các quy hoạch có tính chất chuyên ngành tập trung đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư các nguồn lực để thực hiện quy hoạch; nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp từng giai đoạn, thời kỳ phát triển để huy động hiệu quả các nguồn lực nhằm cụ thể hóa thực hiện, xây dựng thành công tỉnh Ninh Bình ngày một giàu đẹp, đáng sống, ông Phạm Quang Ngọc cho hay.
https://nhandan.vn/post-798689.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Sở Du lịch Ninh Bình", "Ninh Bình", "Thành phố trực thuộc Trung ương", "Đồng bằng sông Hồng", "Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030" ] }
Dòng tiền đầu tư đến thị trường nông sản gia tăng đột biến
NDO -Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, 28/3, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàngnông sản. Trong đó, giá ngô bật tăng 3,57% sau 4 phiên liên tiếp suy yếu và ghi nhận mức đóng cửa cao nhất kể từ giữa tháng 2.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy,thị trường hàng hóanguyên liệu thế giới ngày hôm qua (29/3) đón nhận lực mua tích cực. Chỉ số MXV-Index tăng 0,95% lên 2.238 điểm, cao nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 6.100 tỷ đồng, tăng 21,6%.Đáng chú ý, dòng tiền đổ về nhóm nông sản tăng đột biến 210%, chiếm 36% tổng giá trị giao dịch toàn Sở.Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nông sản. Trong đó, giá ngô bật tăng 3,57% sau 4 phiên liên tiếp suy yếu và ghi nhận mức đóng cửa cao nhất kể từ giữa tháng 2.Các số liệu về tình hình mùa vụ Mỹ được USDA phát hành vào tối hôm qua chính là nguyên nhân thúc đẩy giá.Cụ thể, theo Báo cáo Triển vọng gieo trồng năm 2024, Mỹ dự định trồng hơn 90 triệu mẫu ngô, thu hẹp đáng kể so với mức 94,64 triệu mẫu năm ngoái. Con số này cũng thấp hơn nhiều 91,78 triệu mẫu trong dự đoán của thị trường và 91 triệu mẫu mà USDA đưa ra trước đó. Yếu tố bất ngờ này đã ngay lập tức đẩy giá ngô tăng cao sau thời điểm USDA công bố báo cáo.Kể từ giữa năm 2023 đến nay, giá ngô đã liên tục lao dốc do sức ép từ nguồn cung toàn cầu, và khiến cho lợi nhuận sản xuất tại Mỹ thấp hơn nhiều so với ba năm qua. Điều này làm giảm động lực sản xuất của nông dân và kéo theo triển vọng mùa vụ của Mỹ không đạt kỳ vọng của thị trường.Bên cạnh đó, USDA cũng công bố số liệu tồn kho ngô Mỹ tính đến ngày 1/3 ở mức 8,35 triệu giạ, thấp hơn so với mức 8,43 mà giới phân tích dự đoán trước báo cáo. Mức chênh lệch này đến từ việc hoạt động xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn quý I năm nay đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể.Cả hai báo cáo tối qua đều phản ánh tình hình nguồn cung sẵn có và triển vọng mùa vụ sắp tới của Mỹ thu hẹp. Đây chính là nguyên nhân khiến giá ngô ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2023.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng ngày 28/3 giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu về cảng nước ta giảm nhẹ. Tại cảng Cái Lân, ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao tháng 4 ở mức 6.400 đồng/kg. Đối với kỳ hạn giao tháng 5, giá chào bán dao động ở mức 6.200 - 6.350 đồng/kg. Trong khi đó, giá chào bán ngô nhập khẩu tại cảng Vũng Tàu ghi nhận thấp hơn 50 đồng/kg so với giá giao dịch tại cảng Cái Lân.
https://nhandan.vn/dong-tien-dau-tu-den-thi-truong-nong-san-gia-tang-dot-bien-post802160.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá ngô", "nông sản" ] }
Hơn 200 doanh nghiệp của 3 nước tham gia hội chợ tại Quảng Trị
NDO -Tối 6/6, Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Trịphối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội chợ Thương mại và du lịch - Nhịp cầu Xuyên Á-Quảng Trị năm 2024 tại Trung tâm Dịch vụ-Hội nghị tỉnh ở đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà. Hơn 200 doanh nghiệp của ba nước tham gia hội chợ.
Khai mạc hội chợ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cho biết, Hội chợ Thương mại và du lịch - Nhịp cầu Xuyên Á-Quảng Trị năm 2024 là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng của Quảng Trị và khu vực Bắc Trung Bộ, được tổ chức phù hợp với định hướng phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, là cơ hội tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp thị mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Trị.Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và đại diện Bộ Công thương thăm gian hàng các doanh nghiệp đến từ Thái Lan.Đây cũng là dịp để các tỉnh, thành phố của Việt Nam; các tỉnh, thành phố trên hành lang kinh tế đông tây (EWEC), khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) giới thiệu những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; các tiềm năng, lợi thế, các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Tân, hội chợ năm nay có quy mô gần 400 gian hàng của gần 214 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…; nổi bật có sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ Lào, Thái Lan.Hàng hóa tại hội chợ tập trung vào các ngành hàng có thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu nông, lâm, hải sản, thực phẩm chế biến; thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ; làng nghề; may mặc, thời trang; văn phòng phẩm; đồ dùng gia đình, đồ chơi trẻ em; dịch vụ du lịch, bất động sản, tài chính, ngân hàng…Du khách đến với hội chợ.Sau lễ khai mạc hội chợ, sẽ diễn ra các hoạt động chính: Chương trình kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp sản phẩm khu vực bắc trung bộ với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại; các hoạt động trưng bày, giới thiệu và mua bán các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh; ký kết hợp đồng kinh tế, biên bản ghi nhớ hợp tác, đầu tư; các hoạt động và giao thương giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng; giới thiệu tour du lịch về Quảng Trị; chương trình ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật hàng đêm.Hội chợ diễn ra từ ngày 6 đến 12/6.
https://nhandan.vn/hon-200-doanh-nghiep-cua-3-nuoc-tham-gia-hoi-cho-tai-quang-tri-post813051.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Nhịp cầu Xuyên Á", "Quảng Trị", "doanh nghiệp 3 nước", "Việt Nam", "Lào", "Thái Lan", "Hội chợ Thương mại và du lịch" ] }
Khơi thông dòng chảy chính sách pháp luật
Theo Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2023 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, hoạt động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương nỗ lực rất cao tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số "điểm nghẽn" pháp lý khiến nhiều doanh nghiệp phát sinh chi phí, giảm năng lực cạnh tranh.Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ nhận diện, sớm "khơi thông" dòng chảy chính sách pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn mới.Rào cản pháp lýTheo VCCI, trong năm 2023, các cơ quan trung ương đã ban hành 16 luật, 98 nghị định, 33 quyết định, 510 thông tư; trong đó có một số chính sách lớn như Luật Ðất đai, Luật Nhà ở, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt,… nhận được sự quan tâm, hưởng ứng rất lớn từ người dân và doanh nghiệp.Bên cạnh đó, gần 100 vướng mắc, bất cập từ phản ánh của doanh nghiệp về các quy định gây tác động đến hoạt động đầu tư, kinh doanh được VCCI gửi tới các cơ quan hữu quan, phần lớn những kiến nghị này đều nhận được phản hồi, ghi nhận và đã có kế hoạch rà soát, sửa đổi nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong các vấn đề về thủ tục hành chính, chi phí,... Ðặc biệt, tư duy soạn thảo chính sách cũng như trong quá trình thực thi của các cơ quan quản lý đã cải thiện rất nhiều, tạo thuận lợi hơn cho các chủ thể kinh doanh.Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong việc ban hành quy chuẩn xây dựng về phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra hàng vận chuyển quá cảnh, trần chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết với ngân hàng,... đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để hoặc chưa có sự thống nhất về quan điểm giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh đã được triển khai rất quyết liệt, nhưng gần đây không còn mạnh mẽ như giai đoạn trước.Có một nghịch lý, khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành, các quy định, điều kiện kinh doanh bất hợp lý lại xuất hiện thêm hoặc được lồng ghép dưới dạng giấy phép con trong các quy chuẩn kỹ thuật hay thể hiện dưới hình thức chứng chỉ đang tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Do đó, với sự vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước phải tháo gỡ "điểm nghẽn" này, đồng thời thay đổi tư duy cải cách theo hướng tạo lập thể chế minh bạch, cải cách thực chất, quyết liệt, nhằm đưa ra những chính sách phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp chia sẻ, thủ tục hành chính về đầu tư ở Việt Nam rất nhiêu khê, rắc rối. Ðể đáp ứng được quy định về đầu tư, đòi hỏi phải có đủ tận hơn 30 con dấu, khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, thủ tục pháp lý cần được tinh gọn một cách triệt để, có những quy định tư pháp rõ ràng về trách nhiệm trong giải quyết các thủ tục hành chính và phải có sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền thì công tác cải cách mới thật sự hiệu quả.Cắt giảm thực chất, hiệu quảThực tế nhiều năm qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp khắc phục những bất cập về chính sách, thông qua các hoạt động rà soát, sửa đổi các quy định gây vướng. Báo cáo về cải cách thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ cho thấy, từ năm 2021 đến 2023, đã có 2.770 quy định tại 224 văn bản quy phạm pháp luật trên tổng số 15.801 quy định kinh doanh được cập nhật, công khai trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa.Song theo đánh giá của các chuyên gia, những hoạt động này chỉ mang tính chất giải quyết tình huống, sửa chữa một vài khiếm khuyết ở "phần ngọn" mà chưa xem xét tổng thể từ "gốc rễ" của vấn đề trong hệ thống văn bản pháp luật. Số lượng các điều kiện kinh doanh cắt bỏ rất ít hoặc chỉ cắt bỏ những điều kiện kinh doanh ít ý nghĩa, chưa thật sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, số lượng các quy định được coi là cắt giảm, đơn giản hóa chủ yếu tổng hợp theo báo cáo hành chính, chưa có đánh giá về chất lượng cải cách. Vì vậy, trên thực tế chi phí tuân thủ của doanh nghiệp có giảm nhưng chưa nhiều.TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, từ năm 2019, nhất là từ năm 2020 đến nay, vấn đề cải cách môi trường kinh doanh và cắt giảm điều kiện kinh doanh có xu hướng chững lại. Các điều kiện kinh doanh vẫn còn chung chung, thiếu rõ ràng, tạo ra nhiều rào cản, làm hạn chế về quyền tự do kinh doanh, ẩn chứa rủi ro và tạo thêm gánh nặng chi phí tuân thủ với doanh nghiệp.Kết quả rà soát năm 2023 của CIEM cho thấy, còn một số vấn đề bất cập khi việc thu gọn ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chưa thực chất, chưa đúng tinh thần cải cách. Có những điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không có ý nghĩa và hiệu quả về quản lý nhà nước vẫn đang tồn tại; một số bất cập kéo dài trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Thí dụ, bất cập trong quy định về phòng cháy, chữa cháy được doanh nghiệp phản ánh từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn đang nằm ở bước dự thảo hướng dẫn do đặt ra yêu cầu quá chặt chẽ và đòi hỏi nhận được sự đồng thuận của 100% bộ, ngành.Ðể cải thiện môi trường kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, TS Nguyễn Minh Thảo kiến nghị các bộ, ngành cần nỗ lực rà soát, quyết liệt cải cách nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Việc cải cách phải chi tiết, cụ thể, minh bạch, dễ hiểu, dễ xác định và có sự thống nhất trong triển khai cũng như với các đạo luật hiện hành. Bên cạnh đó, trước khi sửa đổi, cải cách, cần tăng cường tham vấn, lấy ý kiến doanh nghiệp nhằm bảo đảm điều kiện kinh doanh phải cụ thể, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và khả thi. Ðối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp thực tiễn hoặc can thiệp sâu vào hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp thì kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy mới tạo thêm niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp, tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh và khơi thông các "điểm nghẽn" trong dòng chảy chính sách pháp luật cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/khoi-thong-dong-chay-chinh-sach-phap-luat-post810497.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Luật Ðất đai", "Thủ tục hành chính", "VCCI", "Doanh nghiệp", "Đầu tư" ] }
Xu hướng kinh doanh taxi bằng xe điện
NDO -Ngày 24/5, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm với chủ đề "Xu hướngsử dụng xe điệnkinh doanh taxi tại Việt Nam". Tại tọa đàm, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp vận tải đã đề xuất Chính phủ một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích cụ thể, rõ ràng cho cả doanh nghiệp và người dùng xe điện.
Trên cơ sở đó, sẽ thúc đẩy chuyển đổi và tăng số lượng xe bán ra, giảm giá bán xe điện và giúp giảm cước taxi điện cũng như rút ngắn thời gian hoàn vốn của doanh nghiệp.Lợi ích lâu dàiTheo Giám đốc Công ty Én Vàng Nguyễn Văn Định, vận tải là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thói quen sang sử dụng năng lượng sạch. Trước hết, cần tăng cường truyền thông đến người dân về lợi ích bảo vệ môi trường của ô-tô điện và các dòng xe xanh. Cùng đó, cần những chính sách trợ giá từ Chính phủ giống như chính sách miễn phí trước bạ cho xe điện hiện tại. Ở châu Âu và Trung Quốc, có những khoản hỗ trợ cụ thể bằng tiền cho các doanh nghiệp taxi điện.Vận tải là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi thói quen sang sử dụng năng lượng sạch.Ông Nguyễn Quốc Bách, đại diện hãng taxi Bách Đại Dũng cho biết, khi tính toán kỹ, tỷ trọng nhiên liệu điện trên giá cước thấp hơn nhiều so với xe xăng và chi phí bảo dưỡng cũng thấp hơn. Vì vậy, chi phí đầu tư ban đầu của xe điện cao hơn nhưng về lâu dài sẽ có lợi hơn. Hãng đặt mục tiêu sau từ 2-3 năm sẽ hoàn vốn.Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải quốc tế Sơn Nam Hồ Quang Hiếu, đại diện hãng taxi MaiLove tại Nghệ An cho biết, giá cước taxi điện của hãng ngang xe xăng cỡ nhỏ như Hyundai Grand i10 (13.500 đồng/km đối với 25 km đầu tiên) để thu hút khách hàng và giúp người dân tiếp cận taxi điện nhanh hơn. Sau giai đoạn đầu, xe điện cho thấy hiệu quả kinh doanh rõ rệt về chi phí nhiên liệu, giảm hư hỏng và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.Sau giai đoạn đầu, xe điện cho thấy hiệu quả kinh doanh rõ rệt về chi phí nhiên liệu, giảm hư hỏng và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.Giá điện cũng là yếu tố các doanh nghiệp vận tải quan tâm, cần bảo đảm giá điện ổn định ở hiện tại và trong tương lai, cũng như có chính sách ưu đãi về giá điện cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe điện. Chính sách ưu đãi lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn để chuyển đổi sang xe điện cũng rất cần thiết.Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, theo lộ trình của Chính phủ, từ sau năm 2030, tại các đô thị, 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh. “Việc chuyển đổi sang phát triển giao thông điện đòi hỏi lộ trình chiến lược dài hạn, gồm các mục tiêu cụ thể, cột mốc quan trọng cũng như chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng xe điện trên quy mô lớn”, ông Hoàng Anh nói.Theo ông Phan Thanh Uy, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam, với một doanh nghiệp vận tải, để tối ưu cho hoạt động vận tải có rất nhiều yếu tố, phương tiện là một trong số đó. Vì thế, chi phí đầu tư phương tiện cũng cần hợp lý, tính toán sao cho sau 5-7 năm có thể thu hồi vốn.Tin liên quanThách thức vận tải công cộng xanhĐể lựa chọn phương tiện, ông Uy lưu ý doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến chi phí bảo dưỡng phương tiện, hiện nay, chi phí xe điện thấp hơn xe xăng do xe điện không cần phải thay dầu động cơ, dầu máy. Tuy nhiên, các nhà sản xuất xe điện cũng cần lưu ý đến chất lượng xe, khi vận hành phải bền bỉ với tuổi thọ càng dài càng tốt, càng hấp dẫn; nguồn phụ tùng thay thế cho phương tiện sao cho phổ biến với giá thành hợp lý mới có thể thu hút doanh nghiệp lựa chọn.Có chính sách tạo “đòn bẩy”Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh GSM, chủ sở hữu hãng taxi Xanh SM, đối với ô-tô điện, càng chạy nhiều sẽ càng tiết kiệm, do đó, không thể nói giá xe điện cao thì khả năng hoàn vốn lâu hơn.Dẫn chứng 33 đơn vị hợp tác với Xanh SM đều hoàn vốn nhanh hơn so với xe xăng, thậm chí, đã có đơn vị sử dụng xe điện hạ giá cước xuống 10.000 đồng/km, đây là mức giá cước chưa đơn vị taxi xăng nào có, ông Thanh nhìn nhận nếu không có doanh thu, không có lợi nhuận, các đơn vị sao có thể hạ giá cước ở mức này. Đối với giá xe, ông Thanh cho rằng cần phải so sánh giữa các mẫu xe cùng phân khúc và so sánh giá xe lăn bánh chứ không phải giá bán mới có đánh giá hợp lý nhất.Nhấn mạnh cần có những chính sách tạo đòn bẩy thu hút doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện xanh, ông Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô-tô (Đại học Bách khoa Hà Nội) bày tỏ quan điểm, Chính phủ cần có những chính sách về giá, vốn; phát triển trạm sạc và thúc đẩy để có thêm nhiều đối tác tham gia xây dựng trạm sạc để tạo “đòn bẩy” mạnh hơn thu hút doanh nghiệp tham gia chuyển đổi phương tiện Xanh.Chính phủ cần có những chính sách về giá, vốn; phát triển trạm sạc và thúc đẩy xây dựng trạm sạc tạo “đòn bẩy” thu hút doanh nghiệp tham gia chuyển đổi phương tiện xanh.Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam Phan Thanh Uy cũng nêu kiến nghị, cần có cơ chế hỗ trợ về mặt tư vấn chính sách, giúp các doanh nghiệp taxi điện có thêm tiền khi chuyển đổi. Hiệp hội thông qua kênh chính thống đã có kiến nghị để doanh nghiệp vận tải có niềm tin hơn khi chuyển đổi sang sử dụng ô-tô điện. Về sau này, các doanh nghiệp vận tải đều có hạn ngạch phát thải khí nhà kính, nhưng văn bản quy định hạn ngạch thế nào, đơn vị nào kiểm định, cấp tín chỉ carbon,… thì chưa rõ.Khi có hạn ngạch, các đơn vị taxi, vận tải bằng xe xăng dầu nếu vượt quá hạn ngạch sẽ phải bỏ tiền ra mua tín chỉ carbon. Đơn vị nào sử dụng 100% xe điện, chắc chắn sẽ được thêm tiền, nội bộ không hết hạn ngạch có thể bán ra ngoài, tiến đến thị trường trao đổi tín chỉ carbon, doanh nghiệp nào chuyển đổi taxi điện sau này sẽ được bù trừ, nhận tiền.Tin liên quanXanh SM đạt hơn 50 triệu lượt khách hàng, đứng thứ 2 thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt NamVề phía đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh, Bộ Giao thông vận tải đã sửa quy chuẩn trạm dừng nghỉ đường bộ phải có trạm sạc điện. Trong thời gian tới, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ nghiên cứu, tiếp tục sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu bố trí vị trí trụ sạc xe điện tại các bến xe khách, bến xe hàng hoặc các hệ thống dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.Ngoài đề xuất xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích chuyển đổi phương tiện giao thông đường bộ, đặc biệt là xe taxi, xe buýt, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ xây dựng tiêu chí xanh đối với các hệ thống dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như bến xe khách, bến xe hàng hoặc trạm dừng nghỉ; phối hợp thí điểm lắp đặt các trạm sạc tại các hệ thống dịch vụ này.
https://nhandan.vn/xu-huong-kinh-doanh-taxi-bang-xe-dien-post811030.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Doanh nghiệp vận tải", "Xe điện", "Giá cước", "Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam", "kinh doanh taxi", "chính sách đòn bẩy cho xe điện", "Chuyển đổi xanh" ] }
Giá cà-phê Robusta hồi phục
NDO -Trong phiên giao dịch hôm qua, giá cà-phê Robusta tăng 1,65%, lên trên 4.060 USD/tấn, trong khi cà-phê Arabica nghỉ Lễ Juneteenth. Lo ngại sản lượng cà-phê ở mức thấp trong niên vụ 2024-2025 vẫn là yếu tố nâng đỡ giá.
Mưa quay lại vùng trồngcà-phêchính nhưng không thể khắc phục hoàn toàn thiệt hại do khô hạn hồi đầu năm. Giới phân tích lo ngại, sản lượng cà-phê vụ tới ở nước ta sẽ ở mức thấp trong nhiều năm.Giá đường trắngtăng 1,26% lên mức 553,5 USD/tấn trong bối cảnh hoạt động sản xuất đường tại Ấn Độ có thể gặp khó khăn. Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới, có thể chỉ nhận được lượng mưa tháng 6 thấp hơn bình thường do gió mùa tiến triển chậm. Lượng mưa thấp có thể hạn chế sự phát triển của các cánh đồng mía đường, kéo theo lượng đường sản xuất ở mức thấp.Giá cao-sutăng 0,55% so với tham chiếu khi thị trường xuất hiện thông tin dự báo nguồn cung cao-su năm 2024 tiếp tục thấp hơn so với nhu cầu. Ngoài ra, Hiệp hội các nước sản xuất cao-su tự nhiên (ANRPC) đã điều chỉnh dự báo nhu cầu cao-su năm 2024 lên mức 3,1%, trong khi nguồn cung được điều chỉnh giảm xuống mức tăng 1,1%.Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường tương đối trầm lắng trong phiên giao dịch ngày 19/6, khi phần lớn các mặt hàng liên thông với Sở Giao dịch tại Mỹ đóng cửa nghỉ Lễ Juneteenth.Theo đó, nhóm nông sản và một số các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp ngừng giao dịch. Trong khi đó, thị trường năng lượng và kim loại đóng cửa phiên sớm. Lực mua chiếm ưu thế ở các mặt hàng còn giao dịch đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,25% lên 2303 điểm.
https://nhandan.vn/gia-ca-phe-robusta-hoi-phuc-post815208.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "giá cà-phê", "cà-phê Robusta", "giá đường", "giá cao-su" ] }
Vietnam Airlines tăng tần suất bay đêm, "hạ nhiệt" giá vé máy bay
Phục vụ nhu cầu du lịch dịpnghỉ lễ30/4, 1/5 và cao điểm hè, Hãng hàng không Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn như vé phổ thông tiết kiệm (từ 1,724 triệu đồng/chặng hoặc 1,929 triệu đồng/chặng, đã bao gồm thuế, lệ phí) cho hành trình giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hay vé phổ thông tiết kiệm trên các đường bay giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn...
Hãng cũng khai thác tăng cường hơn 2.000 chuyến bay vào các khung giờ giờ muộn sau 21 giờ hằng ngày trên các đường bay giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn... để thêm lựa chọn cho hành khách trong bối cảnh tải cung ứng giảm do ảnh hưởng của việc triệu hồi động cơ.Đồng thời, để góp phầnkích cầu du lịchnội địa, Vietnam Airlines đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi trong dịp này. Hành khách mua vé cả hành trình bay hạng phổ thông linh hoạt hoặc phổ thông tiêu chuẩn được giảm giá 20% khi mua vé hạng phổ thông linh hoạt, phổ thông tiêu chuẩn trong lần tiếp theo; giảm 10% giá vé cho nhóm từ 4 khách trở lên và giảm 15% giá vé cho nhóm từ 8 khách trở lên; mua sớm giá tốt với mức giảm 5% giá vé trên các hành trình nội địa khi mua sớm trước 30 ngày so ngày khởi hành.Tin liên quanThích ứng khi giá vé máy bay tăngNgoài ra, hãng đưa ra nhiều ưu đãi hạng Thương gia từ 1,909 triệu đồng/chiều (đã bao gồm thuế, phí) cho một số chặng bay nội địa có khung giờ khởi hành trước/vào 6 giờ và từ/sau 21 giờ hằng ngày. Các chương trình này có thể có điều kiện kèm theo về thời gian khởi hành và chặng bay.Hiện tại,Vietnam Airlinesghi nhận hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (27-28/4), chỉ số lấp đầy của nhiều đường bay du lịch đã đạt 70-90% như Hà Nội-Huế, Chu Lai, Quy Nhơn, Đồng Hới, Nha Trang; Thành phố Hồ Chí Minh-Phú Quốc, Tuy Hòa, Đồng Hới, Đà Lạt, Vân Đồn...Các chuyến bay từ Hà Nội đến Đà Nẵng, Phú Quốc đã được lấp đầy hơn một nửa và dự báo tiếp tục tăng mạnh trong tuần gần nghỉ lễ.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-tang-tan-suat-bay-dem-ha-nhiet-gia-ve-may-bay-post805413.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Vietnam Airlines", "giá vé máy bay hạ nhiệt", "tăng tần suất bay", "vé máy bay tăng", "VNA", "nghỉ lễ" ] }
Thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hóa
NDO -Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hóa trong ngày hôm qua (14/5). Tuy nhiên, lực bán có phần chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index tiếp tục suy yếu 0,38% xuống 2.291 điểm.
Đáng chú ý, giá trị giao dịch toàn Sở tăng mạnh 21,5%, đạt gần 8.400 tỷ đồng, cao nhất trong 3 tuần trở lại đây. Trong đó, dòng tiền đầu tư tập trung chủ yếu ở nhóm nông sản và kim loại, chiếm đến 85% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.Giá ngô quay đầu giảm mạnh từ mức đỉnh năm 2024Đóng cửa ngày 14/5,giá ngôquay đầu giảm mạnh sau khi chạm mốc cao nhất kể từ đầu năm nay. Thị trường biến động liên tục sau các báo cáo quan trọng trong 2 tuần qua. Bên cạnh áp lực chốt lời của giới đầu tư, triển vọng sản lượng cao hơn tại Brazil là yếu tố đã góp phần gây sức ép lên giá.Trong báo cáo tháng 5, Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của chính phủ Brazil (CONAB) đã nâng dự báo sản lượng ngô niên vụ 2023-2024 lên mức 111,64 triệu tấn, cao hơn so mức 110,96 triệu tấn trong ước tính tháng trước. Mặc dù cơ quan này cắt giảm dự báo năng suất niên vụ 2023-2024 xuống còn 5,42 tấn/ha, tuy nhiên, sản lượng ngô của Brazil vẫn tăng do diện tích gieo trồng được nâng lên 1,3% so báo cáo trước. Nguồn cung cao hơn từ Brazil là yếu tố đã góp phần thúc đẩy lực bán đối với ngô.Bên cạnh đó, báo cáo Tiến độ mùa vụ (Crop Progress) ngày hôm qua của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, tính đến ngày 12/5, nông dân nước này đã trồng 49% diện tích ngô dự kiến, ngang với kỳ vọng của thị trường, tăng mạnh 13% trong tuần qua. Điều này cho thấy nông dân Mỹ đã đẩy mạnh gieo trồng và thị trường đang kỳ vọng khoảng cách so với các niên vụ trước sẽ dần thu hẹp trong những tuần tới.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua (14/5), giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu về cảng nước ta điều chỉnh tăng nhẹ. Cụ thể, giá chào bán ngô kỳ hạn giao quý III năm nay tại cảng Cái Lân dao động quanh mức 6.500-6.550 đồng/kg. Trong khi đó, giá chào bán tại cảng Vũng Tàu ghi nhận thấp hơn khoảng 50 đồng/kg.Áp lực vĩ mô kéo giá dầu suy yếuKết thúc ngày giao dịch 14/5,giá dầusuy yếu trở lại chủ yếu do áp lực vĩ mô, khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát sản xuất tháng 4. Ngoài ra, sự hoài nghi về mức độ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng của các quốc gia thuộcTổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+)cũng tạo sức ép cho giá. Đóng cửa, giá dầu WTI giảm 1,39% xuống 78,02 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,18% xuống 82,38 USD/thùng.Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 4 tăng 0,5% so tháng trước, cao hơn so dự báo tăng 0,3%, sau khi điều chỉnh giảm 0,1% trong tháng 3. PPI lõi không bao gồm thực phẩm và năng lượng của Mỹ trong tháng trước cũng cao hơn dự báo với mức tăng 0,5%.Lạm phát đầu vào tăng trở lại đe dọa tới khả năng cắt giảm lãi suất củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Lãi suất cao duy trì lâu hơn trong nền kinh tế sẽ tạo ra rủi ro tăng trưởng, ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, kéo theo áp lực bán trên thị trường dầu trong phiên hôm qua.Về mặt cung cầu, thông tin quan trọng nhất là báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 5 của OPEC cho thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm 2024 không đổi so với quan điểm tháng trước, với mức tăng 2,25 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 104,46 triệu thùng/ngày.Tổng sản lượng dầu của 12 nước OPEC trong tháng 4 đạt 26,575 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ 48.000 thùng/ngày so với tháng 3 với mức giảm đến từ các quốc gia như Nigeria và Iraq. Tuy nhiên, sản lượng của nhóm OPEC gồm 9 thành viên chịu giới hạn hạn ngạch trong tháng trước đạt 21,375 triệu thùng/ngày, vẫn đang cao hơn khoảng 200.000 thùng/ngày so với mức mục tiêu đề ra. Điều này đặt ra hoài nghi về mức độ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng của nhóm OPEC, từ đó tiếp tục thúc đẩy giá dầu giảm trong phiên.Theo Bloomberg, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kazakhstan, Iraq, Kuwait và Algeria là các quốc gia thậm chí còn có tiềm năng tăng sản lượng vào năm tới. UAE cho biết họ có khả năng bơm 4,85 triệu thùng mỗi ngày, cao hơn nhiều so với mức hạn ngạch 3,5 triệu thùng/ngày được giao. Trong khi đó, Iraq cũng cho biết họ có thể đưa ra thị trường tới 5,5 triệu thùng dầu mỗi ngày.Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, báo cáo từ Viện dầu khí Mỹ (API) cho thấy, tồn kho dầu thương mại Mỹ giảm hơn 3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10/5 so với dự báo chỉ giảm 0,5 triệu thùng. Trong khi tồn kho xăng giảm 1,3 triệu thùng, trái với dự báo tăng, đã làm hạn chế đà giảm của giá dầu trong phiên sáng.
https://nhandan.vn/thi-truong-hang-hoa-nguyen-lieu-dien-bien-phan-hoa-post809394.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "thị trường hàng hóa", "giá ngô", "giá dầu", "OPEC+", "FED" ] }
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số
NDO -Được triển khai từ năm 2021, Dự án Nâng cao quyền năng kinh tế củaphụ nữở Việt Nam” (AWEEV) đã bước đầu có được những kết quả nhất định, giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin phát triển kinh tế và khẳng định được vị thế của mình trong gia đình và xã hội.
Hiệu quả từ mô hình sinh kế nuôi dêGia đình chị Trương Thị Nhầu (tại xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) là một trong những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của địa phương. Tháng 8 năm 2022, trận lũ bất ngờ ập đến cuốn theo tài sản có giá trị nhất của gia đình là hai con trâu đang đến kỳ sinh nở khiến cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ đã khó ngày càng khó khăn.Năm 2023, chị Nhầu được giới thiệu tham gia nhóm sinh kế nuôi dê, nằm trong dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam” (Dự án AWEEV) do Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam triển khai.Chị Nhầu chia sẻ: “Khi tham gia nhóm, gia đình em được hỗ trợ vay ngay 5 triệu đồng không tính lãi để mua hai con dê giống về chăn nuôi. Đây là số tiền không nhỏ đối với gia đình em thời điểm đó. Không chỉ được hỗ trợ vốn các chị em trong nhóm sinh kế còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi và chăm sóc cho dê khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Đến nay mới gần 9 tháng đàn dê nhà em đã sinh nở được thêm 5 con. Với giá dê hiện tại khoảng 125.000 đồng/kg từ nay đến cuối năm sau khi trả hết nợ chắc cũng có thêm được một khoản khá khá để trang trải trong gia đình”.Nhờ chịu khó chăm sóc, đàn dê nhà chị Nhầu sinh sôi phát triển rất nhanh.Ngoài chị Nhầu, trong nhómsinh kếdê thôn Hồng Sơn đã có nhiều thành viên khác được vay vốn. Dự án của tổ chức CARE hỗ trợ 40 triệu đồng, mỗi chị em được vay tối đa 5 triệu đồng, vay quay vòng. Các hộ được vay trong thời hạn 18 tháng, chia làm hai lần trả gốc để dành cho các chị em khác vay. Số dê giống mua về đều sinh trưởng rất tốt và tăng đàn nhanh.Chị Đặng Xà Trắm, Trưởng nhóm sinh kế nuôi dê thôn Hồng Sơn cho biết: Nhóm sinh kế nuôi dê của thôn hiện có 16 hộ tham gia. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình kinh tế của các hội viên khác, nhiều chị em muốn tham gia vào nhóm. Chị em không chỉ được hỗ trợ vốn vay ưu đãi mà còn được hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế.Nâng cao vị thế cho phụ nữ dân tộc thiểu sốĐánh giá về hiệu quả của dự án, bà Nguyễn Thị Quyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quang Bình (Hà Giang), cho biết, huyện có 6/15 xã nằm trong vùng dự án của CARE. Đây đều là những xã khó khăn, có những thôn, bản còn chưa có điện lưới. Sau khi dự án của CARE triển khai đã tác động rất lớn đến việc phát triển phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, nhất là góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 15,08%; đến cuối 2023 giảm còn 9,24%. Tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2022 là 11,32%, nay còn 7,83%.Theo bà Quyên, dự án của Tổ chức CARE đã tác động đến mọi mặt của người phụ nữ, hỗ trợ chị em tư liệu sản xuất như máy thái chuối, bếp tiết kiệm củi, xây dựng các điểm trường để các bà mẹ bớt thời gian việc nhà, bớt thời gian chăm con để có thời gian làm kinh tế gia đình, thời gian chăm lo cho bản thân.Nhận thức của cộng đồng, của người đàn ông đối với người phụ nữ đã thay đổi rõ rệt. Từ những việc trước đây mặc định dành cho phụ nữ thì hiện nay đã có sự chia sẻ của các ông chồng. Hiện trong 6 xã có 32 nhóm sinh kế, tín dụng tiết kiệm tự quản với 732 thành viên, đã cho 147 chị vay, với số tiền tiết kiệm hằng năm lên đến gần 1 tỷ đồng. Tác động từ dự án còn giúp chị em có những ý tưởng kinh doanh mới chỉ ấp ủ trong đầu thì CARE và các đối tác của CARE hình thành nên các kế hoạch xây dựng. Nhiều chị đã thành công từ ý tưởng khởi nghiệp này.Đại diện Dự án phát triển tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam làm việc với nhóm sinh kế ở xã Tiên Yên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.Chia sẻ về việc hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ vùng cao, ông Nguyễn Đức Thành, Quản lý các dự án phát triển tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam cho biết: Dự án “Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số” (AWEEV) được triển khai trong giai đoạn 2021-2025, hướng đến hỗ trợ 2.635 phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số ở 6 xã của tỉnh Hà Giang và 3 xã của tỉnh Lai Châu với tổng kinh phí thực hiện trên 4,5 triệu đô la Canada.Riêng tại Hà Giang, dự án đã được triển khai tại 6 xã, thị trấn của huyện Quang Bình với mục tiêu cải thiện đời sống kinh tế cho phụ nữ nông thôn nghèo, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.Tính đến cuối tháng 5/2023, dự án đã hỗ trợ được 6 tổ nhóm với sự tham gia của 150 phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện mô hình sinh kế nuôi gà, lợn, dê và trồng lạc.Hiện nay, các mô hình sinh kế do dự án tài trợ vẫn đang được triển khai và phát triển tốt, góp phần cải thiện thu nhập, kinh tế hộ gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số.
https://nhandan.vn/nang-cao-vi-the-cho-phu-nu-vung-dan-toc-thieu-so-post807241.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "AWEEV", "Thôn Hồng Sơn", "Dê", "Sinh kế", "Quang Bình", "Hà Giang" ] }
Ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với khỉ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc
NDO -Ngày 6/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung đã hội đàm với Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quanTrung QuốcTriệu Tăng Liên nhân dịp chuyến thăm của Đoàn công tác Tổng cục Hải quan, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sang Việt Nam và làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại buổi hội đàm, lãnh đạo hai cơ quan đã thống nhất cao về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại và mở cửa thị trường đối vớicác mặt hàng nông lâm thủy sảncủa hai nước, trong đó nhấn mạnh: Trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tổng cục Hải quan Trung Quốc không ngừng được tăng cường và đi vào thực chất, đặc biệt, trong giai đoạn diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, hai bên đã phối hợp chặt chẽ, xử lý linh hoạt để bảo đảm thương mại các mặt hàng nông lâm thủy sản giữa hai nước không bị đứt gãy.Ngoài ra, hai bên đã linh hoạt áp dụng các biện pháp đánh giá trực tuyến, ký nghị định thư gián tiếp... để mở cửa thị trường đối với các sản phẩm như: thạch đen, tổ yến, sầu riêng, thanh long...Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung phát biểu tại hội đàm.Năm 2023, kim ngạch thương mại các mặt hàng nông lâm thủy sản giữa hai nước đạt 15,53 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 12,1 tỷ USD (tăng 16,4% so với năm 2022), nhập khẩu đạt 3,4 tỷ USD (giảm 9,7% so với năm 2022). Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa hai nước đạt 6,2 tỷ USD (tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ước đạt 4,6 tỷ USD (tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu ước đạt 1,6 USD (tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2023).Đến thời điểm hiện tại, hai bên đã ký 21 thỏa thuận ghi nhớ/Nghị định thư về xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản giữa hai nước, thể hiện sự hợp tác chặt chẽ và nỗ lực của hai bên. Hiện, đã có nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó bao gồm: 12 mặt hàng rau quả (dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít); tổ yến, bột cá và một số sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; mặt hàng sữa và thủy sản các loại.Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan Trung Quốc Triệu Tăng Liên phát biểu tại hội đàm.Tại hội đàm, hai lãnh đạo cùng thống nhất thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản và mở cửa thị trường trong thời gian tới, theo đó hai bên sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên thực hiện xuất khẩu thí điểm, hai Bên sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký 2 văn kiện này. Hai bên sẽ phối hợp để hoàn thiện Nghị định thư về xuất khẩu cá sấu, tổ yến thô, gia cầm và thủy sản khai thác của Việt Nam sang Trung Quốc.Phía Trung Quốc sẽ giao các cơ quan kỹ thuật xem xét và sớm xử lý hồ sơ đăng ký xuất khẩu nông thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại các mặt hàng nông lâm thủy sản.Hai bên đã thống nhất cao về phương án để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với cá tầm của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam. Theo đó, phía Trung Quốc sẽ hỗ trợ phía phía Việt Nam tăng cường năng lực để giám định loài cá tầm.Tin liên quanNâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung QuốcKết thúc hội đàm, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung và Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan Trung Quốc Triệu Tăng Liên đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với khỉ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và chứng kiến ký tắt kết thúc đàm phán Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc.
https://nhandan.vn/ky-nghi-dinh-thu-ve-yeu-cau-kiem-dich-doi-voi-khi-xuat-khau-tu-viet-nam-sang-trung-quoc-post813009.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Nghị định thư", "kiểm dịch", "xuất khẩu khỉ", "Việt Nam-Trung Quốc" ] }
Bí quyết làm giàu tại "vựa vải thiều" Trung Quốc
NDO -Với hơn 2.000 năm lịch sử trồng cây vải thiều, thành phố Mậu Danh - vùng trồng vải thiều lớn nhất của Trung Quốc, đã biến loại cây nông nghiệp truyền thống thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm giàu cho người dân địa phương.
Là thành phố ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Mậu Danh là một trong những vùng trồng vải thiều lớn nhất của Trung Quốc, với lịch sử hơn 2.000 năm.Trồng vải đã là một ngành nông nghiệp quan trọng trong thời kỳ phong kiến, đến thời Đường, quả vải Mậu Danh đã trở thành vật phẩm tiến vua. Không chỉ chủng loại phong phú với hơn 40 loại vải, Mậu Danh còn là nơi bảo tồn nhiều cây vải cổ thụ có tuổi đời lên tới hàng trăm, nghìn năm.Cổng vào Cống viên - vườn vải cổ thụ tiến vua nghìn năm tuổi.Từ kinh nghiệm trồng vải được tích lũy qua bao đời, cộng với chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triểnngành vải thiềucủa chính quyền địa phương, cũng như ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong sản sản xuất của người nông dân, doanh nghiệp, Mậu Danh đã đưa quả vải từ một loại “trái cây đặc sản” trở thành một “ngành sản xuất lớn”.Du khách chiêm ngưỡng cây vải cổ thụ nghìn năm tuổi.Cụ thể, năm 2023, diện tích trồng của Mậu Danh là 1.426.900 mẫu (1 mẫu Trung Quốc bằng 0,066ha), chiếm 1/2 diện tích trồng vải của tỉnh Quảng Đông, 1/4 diện tích trồng vải của Trung Quốc và 1/5 diện tích trồng vải của thế giới, sản lượng đạt 620.900 tấn. 85% người dân thành phố Mậu Danh tham gia vào chuỗi ngành vải, tạo ra giá trị 12 tỷ nhân dân tệ. Năm 2023, quả vải Mậu Danh được xuất khẩu sang 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng 3.733 tấn, tăng 53,4% so cùng kỳ năm trước.Người dân Mậu Danh thu hoạch vải thiều tại vườn.Những năm gần đây, ngànhvải thiềuở Mậu Danh phát triển theo hướng sản xuất thương mại, trong đó tập trung vào xây dựng thương hiệu và ứng dụng khoa học-kỹ thuật.Khi mà diện tích trồng vải chuyển từ ưu tiên mở rộng quy mô sang tập trung cho chất lượng, hơn 80% vải thiều ở Mậu Danh là vải thiều chất lượng cao, từ đó hình thành những chủng loại vải thương hiệu quốc gia để được bảo vệ và khai thác giá trị chỉ dẫn địa lý.Cây vải thiều cổ thụ có tên "24 gánh" có tuổi đời 1.300 năm tuổi ở Mậu Danh.Hiện nay, việc trồng vải ở Mậu Danh đã triển khai ứng dụng khoa học-kỹ thuật để hình thành vườn trồng vải kỹ thuật số, giúp tiết kiệm sức lao động, giảm tiêu hao lãng phí vật tư nông nghiệp, khi sử dụng các thiết bị giám sát số thông minh “công nghệ 5G+IoT” để thu thập thông tin thực về lượng mưa, độ ẩm, sâu hại, từ đó giúp người nông dân điều chỉnh tăng giảm nước tưới, phân bón.Trải nghiệm vẽ tranh trong vườn vải.Trung tâm Big Data ngành vải thiều Mậu Danh có thể gửi những số liệu liên quan tới số thuê bao di động của hơn 300.000 người trồng vải. Ngoài ra, hơn 300 điểm sơ chế, bảo quản vải tươi đã được thành lập trong toàn thành phố để bảo đảm quả vải được xử lý ngay trong 3 giờ sau khi hái, bằng công nghệ làm lạnh giữ độ tươi, tỷ lệ quả vải hư hỏng sau 20 ngày bảo quản chỉ là 0.2%.Nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu khai thác giá trị gia tăng từ quả vải khi nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chế biến sâu như nước ép vải, rượu vải, kem vải, nước yến vải, cà phê vải...Các sản phẩm chế biến sâu như nước ép vải, rượu vải, kem vải, nước yến vải, cà phê vải...Ngoài ra, thương mại điện tử cũng giúp quả vải Mậu Danh mở rộng thị trường, chuỗi cung ứng, tăng giá trị bán hàng. Phương thức giới thiệu và bán hàng trực tuyến cũng đã giúp giá bán cao hơn 30% so với kiểu bán hàng truyền thống, đồng thời tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng từ sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển vải tươi đi khắp nơi, kể cả từng đơn hàng nhỏ lẻ.Năm 2023, doanh thu thương mại điện tử vải thiều Mậu Danh đạt 2,34 tỷ nhân dân tệ.Thưởng thức cà phê và kem từ vải thiều.Hiện nay, Mậu Danh đang bước vào mùa thu hoạch vải, tuy nhiên do thời tiết bất thường, như mưa nhiều ngay trước thời điểm thu hoạch, đã khiến loại vải chín sớm bị nứt vỏ, làm giảm sản lượng. Trong khi đó, loại vải chín muộn có giá trị cao hơn lại trổ ít hoa do thời tiết bất lợi tại thời điểm đơm bông kết nụ, đã khiến sản lượng vải Mậu Danh sụt giảm khoảng 60%, khiến giá vải năm nay ở Trung Quốc tăng so với năm ngoái.Vải thiều Mậu Danh năm nay đạt sản lượng thấp do yếu tố thời tiết.Trên thế giới, cứ 5 cây vải thì có 1 cây được trồng ở Mậu Danh, cây vải từ một cây nông nghiệp truyền thống ở địa phương đã không chỉ trở thành ngành kinh tế đem lại thu nhập ổn định, bền vững cho người nông dân, mà còn là nguồn lực để phát triển du lịch ở Mậu Danh.Video: Khám phá vườn vải cổ thụ tiến vua nghìn năm tuổi ở Trung Quốc.Hiện nay, thành phố này còn bảo tồn rất nhiều cây vải cổ thụ, trong đó có hơn 350 cây vải trên nghìn năm tuổi, hơn 1.000 cây hơn 500 năm tuổi, 19.400 cây vải hơn 100 tuổi, được phân bố ở nhiều vườn vải cổ, hay các điểm được quy hoạch xây dựng thành khu du lịch như: Công viên - vườn vải cổ thụ tiến vua, Khu du lịch văn hóa vải Đại Đường, Bảo tàng vải Mậu Danh... Những địa điểm này mỗi năm thu hút 2 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch.Du khách đi dạo trong dưới bóng cây vải thiều nghìn năm tuổi.Để cây vải phát triển bền vững và đem lại lợi ích kinh tế ổn định hơn cho người trồng và doanh nghiệp, ngành vải Mậu Danh xác định hoàn thiện hơn nữa chuỗi ngành nghề, nhất là khâu bảo quản giữ lạnh, lai tạo các giống vải mới với chất lượng cao hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh phát triển mô hình văn hóa gắn với du lịch vùng trồng vải.
https://nhandan.vn/bi-quyet-lam-giau-tai-vua-vai-thieu-trung-quoc-post811150.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Trung Quốc", "vải thiều", "Mậu Danh", "làm giàu", "Quảng Đông" ] }
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 21%
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạchxuất khẩu nông lâm thủy sảnđạt 24,14 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản ước đạt 6,53 tỷ USD, tăng 64,5%. Riêng tháng 5/2024, giá trị nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt 5,06 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 5 tháng qua, hầu hết các nhóm hàng nông lâm thủy sản đều tăng. Cụ thể, nông sản 13,11 tỷ USD, tăng 27,7%; lâm sản 6,58 tỷ USD, tăng 22,7%; thủy sản 3,5 tỷ USD, tăng 3,6%; chăn nuôi 199 triệu USD, tăng 5,6%. Kim ngạch hầu hết các mặt hàng chủ lực xuất khẩu đều cao hơn cùng kỳ năm 2023 như: Gỗ và sản phẩm gỗ 6,14 tỷ USD (tăng 23,6%); cà-phê 2,9 tỷ USD (tăng 44,1%); gạo 2,65 tỷ USD (tăng 38,2%); điều 1,55 tỷ USD (tăng 19,3%); rau quả 2,59 tỷ USD (tăng 28,1%); tôm 1,3 tỷ USD (tăng 7,5%). Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường đều tăng như châu Á tăng 17,5%; châu Mỹ tăng 23,1%; châu Âu tăng 39,4%; châu Phi tăng 26,1% và châu Ðại Dương tăng 24,8%. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất với mức tăng trưởng lần lượt là 23,9%; 8,6% và 6,6%.Về nhập khẩu,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôncho biết, giá trị nông lâm thủy sản nhập khẩu 5 tháng là 17,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện trong nước các mặt hàng rau củ quả có nguồn cung dồi dào, tương đối ổn định, nhiều loại nông sản đang vào vụ thu hoạch. Bộ chỉ đạo các đơn vị nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhãn, xoài, sầu riêng… đồng thời hướng dẫn các địa phương điều tiết kế hoạch sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Bộ hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp phát triển thị trường nông sản; đàm phán xử lý rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu.
https://nhandan.vn/xuat-khau-nong-lam-thuy-san-tang-21-post811776.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "xuất khẩu", "thuỷ sản", "nông lâm thủy sản" ] }
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam
NDO -Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 22 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2023. Tính đến 15/5/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt gần 175 triệu USD, giảm 14% so cùng kỳ năm 2023.
Hiện, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩucá tralớn nhất của Việt Nam. Nguyên nhân là nhờ giá cả hợp lý, chất lượng thịt thơm ngon khiến người tiêu dùng Trung Quốc dễ lựa chọn. Tại các cửa hàng bán lẻ ở Trung Quốc, giá cá tra ghi nhận rẻ hơn so với các loại cá nước ngọt được sản xuất trong nước như cá chép. Giá cá thịt trắng khác tạiTrung Quốccũng tăng cao, điển hình là cá rô phi do sản lượng giảm.Tin liên quanNâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung QuốcVASEP cũng cho biết, 5 doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhất cá tra sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay bao gồm: Công ty CP thủy sản Trường Giang, Công ty CP Nam Việt, Công ty TNHH Đại Thành, Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty CP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI.Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 5/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt 76 triệu USD, tăng 13% so cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 15/5/2024, lũy kế xuất khẩu cá tra đạt 656 triệu USD, tăng 3% so cùng kỳ năm 2023.
https://nhandan.vn/trung-quoc-la-thi-truong-nhap-khau-ca-tra-lon-nhat-cua-viet-nam-post812623.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "xuất khẩu thủy sản", "cá tra", "thị trường Trung Quốc", "VASEP" ] }
Giá kim loại quý tăng mạnh sau báo cáo lạm phát Mỹ
NDO -Khép lại ngày giao dịch 15/5, nhờ sự hỗ trợ kép từ cả yếu tố vĩ mô và cung cầu, giá các mặt hàng kim loại thi nhau chinh phục các mức đỉnh mới. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt tăng mạnh sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát yếu hơn dự kiến, củng cố cho kỳ vọng hạ lãi suất.
Chốt ngày,giá bạcthiết lập mức đỉnh cao nhất 11 năm sau khi bật tăng 3,58%. Đây cũng là phiên ghi nhận mức tăng mạnh nhất của giá bạc trong hơn 1 tháng. Giá bạch kim tăng 2,44% lên 1.070,1 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng 1 năm trở lại đây.Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ tăng 0,3% so tháng trước, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so dự báo. So cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 4 của Mỹ tăng 3,4%, phù hợp dự báo và hạ nhiệt từ mức tăng 3,5% của tháng 3, cho thấylạm pháttại Mỹ có dấu hiệu suy yếu trở lại sau khi tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.Kết hợp với dữ liệu lao động yếu được công bố gần đây, việc lạm phát Mỹ giảm trở lại càng củng cố cho kỳ vọngCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)hạ lãi suất. Đồng USD giảm mạnh sau khi số liệu được công bố, chỉ số Dollar Index kết phiên giảm 0,64% về 104,35 điểm, mức thấp nhất một tháng. Áp lực lãi suất suy giảm trong khi chi phí đầu tư trở nên rẻ hơn đã thúc đẩy nhà đầu tư phân bổ dòng tiền sang thị trường kim loại quý.Đối với kim loại cơ bản,giá đồngCOMEX tăng 0,6%, vững vàng neo ở vùng giá cao nhất hai năm do sự hỗ trợ từ đồng USD giảm giá kết hợp với rủi ro nguồn cung gián đoạn. Đáng chú ý, đã có thời điểm giá đồng tăng lên mức đỉnh cao nhất lịch sử. Tuy vậy, hoạt động bán chốt lời của nhà đầu tư đã khiến giá đồng thu hẹp đà tăng về cuối phiên.Theo Bloomberg đưa tin, tài xế tại các công ty vận tải thuộc Liên đoàn Lực lượng Phương Bắc (CTFN) của Chile, nhà cung cấp đồng lớn nhất thế giới, đang tổ chức các cuộc biểu tình vô thời hạn ở Santiago và khu vực miền bắc giàu khoáng sản. Các cuộc biểu tình đã chặn một phần đường cao tốc, điều này có thể gây gián đoạn tới việc vận chuyển và xuất khẩu đồng.Ở chiều ngược lại, giá quặng sắt tiếp tục giảm về 113,64 USD/tấn, mức thấp nhất 3 tuần, do lo ngại nhu cầu yếu tại Trung Quốc khi mùa tiêu thụ cao điểm dần kết thúc. Các chuyên gia trong ngành cho biết nhu cầu thép tại Trung Quốc đã có dấu hiệu suy giảm vào tháng 5 và nhu cầu nguyên liệu thô cũng chậm lại.Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua (15/5), 20 trên tổng số 31 mặt hàng nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV đồng loạt tăng giá, kéo chỉ số MXV-Index hồi phục 0,78% sau 2 ngày suy yếu liên tiếp trước đó, lên 2.309 điểm, cao nhất kể từ cuối tháng 4. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 7.500 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/gia-kim-loai-quy-tang-manh-sau-bao-cao-lam-phat-my-post809551.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "kim loại", "giá bạc", "giá đồng", "lạm phát Mỹ", "FED" ] }
Áp lực bán gia tăng về cuối phiên, VN-Index giảm nhẹ
NDO -Phiên giao dịch ngày 6/6, thị trường bật tăng mạnh, vượt mốc 1.290 ngay từ đầu phiên. Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng trên diện rộng đã khiến các chỉ số chính dần hạ thấp độ cao và rung lắc ở cuối phiên. Chốt phiên,VN-Indexgiảm 0,79 điểm xuống mức 1.283,56 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm so phiên trước, đạt hơn 19.775,44 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 12 mã tăng, 8 mã đứng giá và 10 mã giảm.Trong đó, STB tăng cao nhất khi tăng 3,72% lên 30.700 đồng/cổ phiếu, tiếp đến SHB tăng 2,60% lên 11.850 đồng/cổ phiếu, BCM tăng 1,57%, TPB tăng 1,39%, TCB tăng 1,05%.Các mã: BID, CTG, HPG, MBB, PLX, VCB, VJC tăng nhẹ.8 mã: ACB, HDB, MSN, SSB, SSI, VIB, VPB, VRE dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, VNM giảm 1,9% xuống 67.200 đồng/cổ phiếu, BVH giảm 1,59%, POW giảm 1,45%, VIC giảm 1,13%, GVR giảm 1%.Các mã còn lại: FPT, GAS, MWG, SAB, VHM giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu ngân hànggiao dịch tích cực hơn cả khi đóng cửa tăng. Ngoài các mã ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại, EIB dừng ở tham chiếu, LPB tăng 1,36%, MSB tăng 0,68%, OCB giảm 0,97%.Nhómcổ phiếu thépchốt phiên trong sắc xanh chiếm ưu thế với HPG tăng 0,17%, HSG tăng 1,51%, NKG tăng 0,78%, SMC tăng 0,71%, VCA tăng 1,06% cùng DTL dừng ở tham chiếu. Ngược lại, HMC giảm 0,41%, TLH giảm 0,87%.Trong khi đó, nhómcổ phiếu chứng khoánđóng cửa nghiêng về sắc đỏ, trong đó AGR giảm 0,7%, BSI giảm 1,35%, CTS giảm 1%, FTS giảm 0,21%, HCM giảm 1,54%, VCI giảm 0,92%, VIX giảm 0,28%, VND giảm 0,83%. Ngược lại, TVS tiếp tục tăng trần lên 24.800 đồng cổ phiếu, ORS tăng 0,93%, TVB tăng 0,11%, VDS tăng 0,4%, APG và SSI dừng ở tham chiếu.Nhóm cổ phiếu bất động sản bị sắc đỏ lấn át. Trong đó, các mã giảm mạnh như: CCL giảm 2,27%, LEC giảm 5,79%, LGL giảm 2,67%, NLG giảm 3,08%, QCG giảm 1,95%. Các mã: CKG, DIG, DRH, DXS, HDC, HQC, KDH, NTL, SCR, SZC, TCH, TDC, TIP, VIP giảm từ 1,16-1,92%.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì sắc xanh gần như suốt phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 1,99 điểm (+0,09%), lên mức 2.118,61 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 853,73 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.514,73 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 180 mã tăng giá, 91 mã đứng giá và 209 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,18 điểm, giảm 0,31 điểm (-0,13%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 63,32 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.330,20 tỷ đồng. Toàn sàn có 76 mã tăng, 62 mã đứng giá và 98 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,87 điểm (-0,16%) và xuống mức 540,72 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 36,27 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 1.032,42 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 8 mã tăng, 2 mã đi ngang và 20 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 98,32 điểm, tăng 0,86 điểm (+0,88%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 62,40 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.280,94 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 151, mã tăng, 100 mã đi ngang và 126 mã giảm giá.* Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,79 điểm (-0,06%) và xuống mức 1.283,56 điểm. Thanh khoản đạt hơn 892,96 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.238,12 tỷ đồng. Toàn sàn có 200 mã tăng, 80 mã đứng giá và 224 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 2,62 điểm (+0,20%) và lên mức 1.302,28 điểm. Thanh khoản đạt hơn 305,58 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 9.186,51 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 12 mã tăng, 8 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là SHB (hơn 69,36 triệu đơn vị), STB (hơn 31,37 triệu đơn vị), HPG (hơn 20,82 triệu đơn vị), VPB (hơn 16,61 triệu đơn vị), HSG (hơn 15,95 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là TNC (6,95%), TVS (6,90%), HNG (6,87%), APH (6,86%), PMG (6,84%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là SC5 (-6,90%), LEC (-5,79%), VAF (-4,85%), SKG (-4,49%), PNC HVN (-4,12%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 245.778 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 31.957,86 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/ap-luc-ban-gia-tang-ve-cuoi-phien-vn-index-giam-nhe-post812990.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu thép" ] }
[Inforgaphic] Thị trường tiếp tục tích lũy trong vùng 1.250-1.300 điểm
NDO -VN-Indextrong phiên giao dịch ngày 19/6 tăng nhẹ 0,29 điểm (+0,02%), đóng cửa ở mức 1.279,79 điểm, quanh đường giá trung bình 20 phiên với thanh khoản tiếp tục suy giảm, mức độ phân hóa mạnh. HNX kết phiên tại mốc 243,57 điểm (-0,86 điểm, tương ứng -0,35%).
Trong phiên có 187 cổ phiếu giảm giá, 141 cổ phiếu tăng giá, 49 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 93 cổ phiếu giảm giá, 82 cổ phiếu tăng giá và 65 cổ phiếu tham chiếu.Trong ngắn hạn VN-Index tiếp tục tích lũy trong vùng 1.250 điểm - 1.300 điểm. Điểm cân bằng là vùng giá quanh 1.280 điểm, giá trung bình 20 phiên của VN-Index.
https://nhandan.vn/inforgaphic-thi-truong-tiep-tuc-tich-luy-trong-vung-1250-1300-diem-post815153.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "chứng khoán", "VN-Index", "HNX-Index" ] }
Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc: Bản sắc-Sinh thái-Liên kết-Hạnh phúc
NDO -Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc thời kỳ 2021-2030 nhấn mạnh việc giữ chân nguồn nhân lực, phát triển du lịch và nông nghiệp dựa trên giá trị bản sắc của các cộng đồng bản địa; phát triển vùng trên cơ sở bảo đảm sinh thái bền vững; tập trung phát triển hạ tầng kết nối vùng; phát triển kinh tế phải đi kèm với tiến bộ, công bằng xã hội.
Dự kiến sáng 24/5, Chính phủ tổ chức Hội nghị Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc; đồng thời công bố quy hoạch Vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước thềm hội nghị,Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũngđã có những chia sẻ chung quanh những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá đề ra trong quy hoạch để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển vùng giai đoạn tới.Theo Bộ trưởng, bản quy hoạch vùng có ý nghĩa quan trọng, với tư duy mới, tầm nhìn mới, có sự bứt phá hướng đến việc chủ động kiến tạo để phát triển; tập trung xác định và giải quyết các vấn đề lớn, có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; mạnh dạn tái cơ cấu kinh tế, tổ chức lại không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững.Nội dung của Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thể hiện qua 8 chữ:Bản sắc-Sinh thái-Liên kết-Hạnh phúc.Phát triển du lịch dựa trên giá trị bản sắc của các cộng đồng bản địaBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, vùng trung du và miền núi phía bắc là địa bàn có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng, là dân tộc “đa số” thay vì quan niệm dân tộc thiểu số thông thường; nhiều di tích lịch sử, văn hóa có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, tạo ra động lực mới cho sự phát triển vùng.Theo đó,Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắcnhấn mạnh công tác giữ gìn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa các dân tộc hướng tới xây dựng hệ thống đô thị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nhấn mạnh việc giữ chân nguồn nhân lực, phát triển du lịch và nông nghiệp dựa trên giá trị bản sắc của các cộng đồng bản địa.Triển khai rộng rãi các loại hình dịch vụ môi trường rừng mớiHiện nay, tăng trưởng xanh là xu hướng tiếp cận mới trong phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà tăng trưởng xanh còn hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, đồng thời góp phần quan trọng vào thực hiện chống biến đổi khí hậu.“Việt Nam nói chung và vùng trung du và miền núi phía bắc nói riêng đang được đánh giá có rất nhiều tiềm năng về phát triển các lĩnh vực kinh tế xanh, gắn với rừng và dịch vụ môi trường rừng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.Để hướng tới hình mẫu phát triển xanh của cả nước, quy hoạch đã đề ra các nội dung gồm:Thứ nhất, phát triển vùng trên cơ sở bảo đảm sinh thái bền vững. Theo Bộ trưởng, vùng trung du và miền núi phía bắc đóng vai trò trọng yếu là “phên dậu”, cửa ngõ phía bắc của quốc gia, có vai trò quyết định đối với an ninh nguồn nước và môi trường sinh thái, là nơi bảo vệ đa dạng sinh học và rừng đầu nguồn của cả vùng Bắc Bộ.Do đó, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng, khoáng sản, đất và nước cần được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là trung tâm trong các quyết định phát triển vùng.Thứ hai,đề xuất hình thành các hành lang phát triển sinh thái liên tỉnh, liên vùng thông qua kết nối những khu vực sinh thái trọng điểm và rừng phòng hộ bằng những hành lang xanh; cải thiện chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ quanh khu vực rừng đặc dụng và các khu bảo tồn nhằm tăng đa dạng sinh học.Đồng thời, triển khai rộng rãi các loại hình dịch vụ môi trường rừng mới như: dịch vụ hấp thụ carbon (tham gia thị trường tín chỉ carbon), dịch vụ hệ sinh thái rừng và du lịch sinh thái rừng; coi đây là tiềm năng, lợi thế lớn cần khai thác hiệu quả.Vùng trung du và miền núi phía bắc được đánh giá có nhiều tiềm năng về phát triển các lĩnh vực kinh tế xanh, gắn với rừng và dịch vụ môi trường rừng.Tập trung phát triển hạ tầng kết nối vùngVề liên kết vùng, Bộ trưởng cho biết, liên kết phát triển vùng được xem là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển của các địa phương trong vùng.Liên kết vùng nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, lợi thế nhờ quy mô của cả vùng, nhất là lợi thế về kinh tế lâm nghiệp, giúp giải quyết những vấn đề phát triển chung của vùng, nhất là trong bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bão, lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với các vùng trong cả nước.Nội dung về liên kết vùng trong bản quy hoạch vùng tập trung vào phát triển hạ tầng kết nối vùng. Trong đó, ưu tiên các kết nối kết nối vùng với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và quốc tế; các kết nối Đông-Tây; kết nối quốc tế qua Lào; kết nối về phía biển, các sân bay, cảng và các cửa khẩu quan trọng, với việc ưu tiên nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Hữu Nghị; đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn-Hà Nội, Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.Đồng thời, liên kết để phát triển theo 5 hành lang kinh tế (Lào Cai-Yên Bái-Phú Thọ - Hà Nội; Lạng Sơn-Bắc Giang-Hà Nội; Điện Biên-Sơn La-Hòa Bình-Hà Nội; Hà Giang-Tuyên Quang-Phú Thọ-Hà Nội; Cao Bằng-Bắc Kạn-Thái Nguyên-Hà Nội), và khu vực động lực tại vành đai Bắc Giang-Thái Nguyên-Phú Thọ gắn với vùng Thủ đô.Quy hoạch cũng tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng và liên kết vùng đủ mạnh; tăng cường vai trò của các địa phương trong Hội đồng điều phối vùng, bảo đảm liên kết vùng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các địa phương.Có thể kể đến một số vấn đề then chốt như: điều tiết, cân bằng lợi ích giữa các địa phương như xử lý các xung đột về lợi ích, đặc biệt là trong phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; điều hòa lợi ích của quốc gia và lợi ích của từng địa phương và khuyến khích liên kết tự nguyện giữa các địa phương thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và chính sách tạo thuận lợi, khuyến khích địa phương liên kết.Ngoài ra, quy hoạch nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực, tăng cường phối hợp và liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực; chia sẻ, liên kết trong phát triển khoa học và công nghệ hướng vào giải quyết những vấn đề công nghệ đặt ra trong phát triển vùng; hình thành và tăng cường liên kết mạng lưới các trung tâm ứng dụng công nghệ cao.Cùng với đó là liên kết các địa phương trong khai thác tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và kinh tế cửa khẩu; tích cực xử lý các vấn đề mang tính chất vùng như môi trường, sinh thái, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, an ninh nguồn nước, an ninh rừng.Phát triển kinh tế đi kèm với tiến bộ, công bằng xã hộiQuy hoạch xác định phát triển kinh tế phải đi kèm với tiến bộ, công bằng xã hội, bản quy hoạch đã đề ra các định hướng nhằm giải quyết nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh biên giới, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là y tế, giáo dục đào tạo.Qua đó, nâng cao sự hài lòng của nhân dân về cuộc sống, trong đó có các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân; lấy sự hạnh phúc của người dân làm thước đo về sự thành công của định hướng phát triển.
https://nhandan.vn/quy-hoach-vung-trung-du-va-mien-nui-phia-bac-ban-sac-sinh-thai-lien-ket-hanh-phuc-post810740.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "vùng trung du và miền núi phía bắc", "quy hoạch vùng", "Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng", "liên kết vùng", "phát triển du lịch", "dịch vụ môi trường rừng", "kết nối vùng" ] }
Bảo hiểm Agribank chi trả gần 6.000 tỷ đồng cho khách hàng vay vốn gặp rủi ro
Năm 2023, hơn 11.000 khách hàng đã được Bảo hiểmAgribank chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền bồi thường tương ứng là 509 tỷ đồng. Lũy kết từ năm 2007 đến 2023 số tiền bồi thường lên đến gần 6.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công” do Bảo hiểm Agribank tổ chức tối 31/5 tại Hà Nội, ông Phạm Đức Ấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) khẳng định: Con số gần 6.000 tỷ Bảo hiểm Agribank đã chi trả cho người vay vốn đã cho thấy vai trò vô cùng to lớn của Bảo hiểm Agribank.“Nếu không có bảo hiểm thì sẽ có hàng nghìn tỷ đồng rơi vào nợ xấu và nếu chúng ta phải xử lý tài sản của người dân nghèo thì sẽ làm người nông dân khó khăn thêm. Nếu có bảo hiểm chúng ta bớt đi nợ xấu, người dân có thêm một lá chắn tài chính đểbảo vệ, bảo đảm hỗ trợ về mặt tài chính khi gặp rủi ro. Đây là một việc làm hết sức nhân văn”, ông Phạm Đức Ấn nhấn mạnh.Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Phạm Đức Ấn phát biểu tại buổi lễ.Theo Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Phạm Đức Ấn, thời gian qua hợp tác giữa Agribank và Bảo hiểm Agribank đã phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái Agribank, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Agibank trên thị trường.Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bảo hiểm Agribank cũng cho hay: Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, năm 2023 tiếp tục là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng bởi nhiều biến động chính trị thế giới, lạm phát vẫn ở mức tăng cao.Đặc biệt, năm 2023, thị trường bảo hiểm hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng niềm tin từ khách hàng; Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ 1/1/2023 nhưng cơ quan nhà nước chưa ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn Luật,… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của thị trường bảo hiểm nói chung và kênh Bancassurance của Agribank nói riêng.Trước những khó khăn đó, Agribank và Bảo hiểm Agribank đã thực hiện các giải pháp đồng bộ và thống nhất để phát triển hoạt động kinh doanh kênh Bancassurance như: đào tạo đại lý viên, cải tiến quy trình bồi thường, các hội nghị tọa đàm về công tác phát triển sản phẩm dịch vụ giữa Lãnh đạo các chi nhánh Agribank và Bảo hiểm Agribank, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới (bảo an tài khoản, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm số).Bên cạnh đó, Agribank vàBảo hiểm Agribankcùng nỗ lực thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền để các cấp chính quyền và người dân có hiểu biết đúng đắn về sản phẩm bảo hiểm và hoạt động của kênh Bancassurance. Việc kiên định phát triển mô hình kênh phân phối cùng các hoạt động thích ứng kịp thời với nền kinh tế mới, đã giúp kênh Bancassurance từng bước vượt qua thách thức và đạt dược những kết quả đáng tự hào.Điểm sáng nổi bật của năm 2023 chính là sự kiện Agribank và Bảo hiểm Agribank ký kết thành công thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm cụ thể hóa chương trình hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái Agribank, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích cho khách hàng, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Agibank trên thị trường.Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bảo hiểm Agribank Nguyễn Tiến Hải phát biểu.Để triển khai thỏa thuận hợp tác toàn diện, Hai bên đã ký Hợp đồng tổng đại lý tập chung thống nhất quy trình hợp tác phát triển kênh Bancassurance từ Trung ương đến Chi nhánh nhằm bảo vệ dòng vốn tín dụng, bảo vệ tệp khách hàng của Agribank, giảm thiểu nợ xấu phát sinh, tăng quyền lợi phúc lợi cho cán bộ Agribank thông qua chương trình thi đua, giải thưởng, tăng nguồn thu cho Agribank. Qua đó phát huy tốt nhất tiềm năng và thế mạnh của hệ sinh thái Ngân hàng - Bảo hiểm.Bên cạnh đó, Bảo hiểm Agribank đã phối hợp với các Ban chuyên môn tại Trụ sở chính và Chi nhánh Agribank phát động chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công" nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Agribank. Để đạt được kết quả cao trong chương trình thi đua, các chi nhánh của Agribank đã phối hợp Bảo hểm Agribank nỗ lực triển khai khai thác các sản phẩm bảo hiểm gắn với hoạt động tín dụng, xác định phát triển sản phẩm dịch vụ bảo hiểm là nhiệm vụ quan trọng, hình thành thói quen bán chéo sản phẩm cho cán bộ trong hoạt động của Ngân hàng.Bảo hiểm Agribank cũng tiếp tục triển khai các chương trình thi đua ngắn hạn, gắn với từng sản phẩm mũi nhọn như: Thi đua khai thác sản phẩm bảo hiểm bảo an tài khoản, bảo an tín dụng và bảo an chủ thẻ, chương trình thúc đẩy thi đua Quý III. Đồng thời, triển khai các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng tham gia bảo hiểm qua kênh Bancassurance.Đến nay, Bảo hiểm Agribank đang cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến gần 03 triệu khách hàng là cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ của Agribank. Trong đó riêng sản phẩm Bảo an tín dụng có gần 2 triệu khách hàng tham gia, tương ứng tỷ lệ khách hàng hộ sản xuất và cá nhân tham gia bảo hiểm đạt 59,9%, tỷ lệ dư nợ được bảo hiểm đạt 18,2%.Năm 2023, hơn 11.000 khách hàng đã được Bảo hiểm Agribank chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền bồi thường tương ứng là 509 tỷ đồng. Lũy kết từ năm 2007-2023 số tiền bồi thường lên đến gần 6.000 tỷ đồng.Tuy nhiên, dù đã đạt được những kết quả tích cực song trên thực tế tỷ lệ khai thác tiềm năng kênh Bancassurance hiện vẫn còn ở mức thấp với dư nợ hộ sản xuất và cá nhân được bảo hiểm chỉ đạt 18,2%, dư nợ doanh nghiệp được bảo hiểm đạt 18%. Do vậy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bảo hiểm Agribank Nguyễn Tiến Hải cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Văn phòng đại diện cùng sự hỗ trợ, chia sẻ hợp tác của các ban, trung tâm tại Trụ sở chính và các chi nhánh trong hệ thống Agribank để thúc đẩy kênh Bancassurance tương xứng với tầm vóc và vị thế của Agribank, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Agribank và Bảo hiểm Agribank.Trao giải Chi nhánh loại II và Hội sở xuất sắc.Tại hội nghị, Bảo hiểm Agribank đã trao thưởng, vinh danh cho các tổng đại lý với cơ cấu giải thưởng gồm 10 nhóm giải được chia theo 3 khu vực thi đua. Đặc biệt Hội nghị đã trao giải toàn diện cho các tổng đại lý: Agribank Sơn La, Thanh Hóa, Tây Ninh là những đơn vị xuất sắc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh để ra.
https://nhandan.vn/bao-hiem-agribank-chi-tra-gan-6000-ty-dong-cho-khach-hang-vay-von-gap-rui-ro-post812221.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Agribank", "Bảo hiểm Agribank", "tín dụng", "chi trả quyền lợi", "bảo vệ nguồn vốn", "xử lý rủi ro" ] }
Cân nhắc việc tăng thu ngân sách bằng điều chỉnh thuế giá trị gia tăng
NDO -Đồng tình với việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để phù hợp với những thay đổi trong tình hình mới, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc sửa đổi luật lần này không nên đặt mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước, thay vào đó có thể nghiên cứu thuế tài sản và thuế bảo vệ môi trường để tăng thu.
Thu thuế giá trị gia tăng rất hiệu quảChiều 24/6, thảo luận tại phiên họp củaQuốc hộivề dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) bày tỏ đồng tình với việc sửa đổi luật để phù hợp với những thay đổi trong tình hình mới.Góp ý vào nội dung dự thảo, đại biểu cho rằng, việc sửa đổi luật lần này không nên đặt mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước. Lý do theo đại biểu, thống kê cho thấy, việc thu thuế giá trị tăng (VAT) luôn chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi tỷ lệ huy động từ thuế VAT của nước ta thuộc nhóm cao so với các nước trong khu vực.“Chỉ số đánh giá mức độ huy động thuế là năng suất thu và hiệu suất thu thuế VAT ở Việt Nam đều cao, thể hiện việc thu thuế giá trị gia tăng rất hiệu quả”, đại biểu Cường nhấn mạnh.Theo đại biểu, thuế VAT áp dụng đối với người tiêu dùng, không phải đối với người sản xuất. Tuy nhiên, khi giá hàng hóa tăng lên, mức tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm, từ đó ảnh hưởng đến người sản xuất, dẫn đến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực sản xuất.Tin liên quanĐề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế VATĐại biểu nêu rõ, để phục hồi kinh tế, trong 2 năm qua, chúng ta đã phải giảm thuế mới kích thích được sản xuất. Do đó, đại biểu đề nghị không nên tăng thu ngân sách bằng việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng. Thay vào đó, có thể nghiên cứu thuế tài sản và thuế bảo vệ môi trường để tăng thu ngân sách.Theo đại biểu Cường, thuế tài sản là một sắc thuế có khả năng huy động rất lớn cho ngân sách, đồng thời có vai trò điều tiết rất lớn đến việc chiếm hữu các tài sản.Đặc biệt là chúng ta vừa thông qua Luật Đất đai, giá đất được định giá thị trường, nếu chúng ta không có sớm thuế này có thể sẽ đẩy tình trạng đầu cơ về tài sản lên và sẽ là một vấn đề hậu quả.Về thuế bảo vệ môi trường, đại biểu cho rằng đây cũng là một sắc thuế cần phải sớm ban hành để điều tiết những hành vi gây ô nhiễm và xâm hại môi trường, đồng thời khuyến khích xu hướng chuyển đổi xanh.Đại biểu Trần Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Đánh giá cao ban soạn thảo đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định công phu, theo lộ trình cải cách thuế quốc gia, tuy nhiên, đại biểu Trần Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị cân nhắc bổ sung một số nhóm đối tượng chịu thuế như dự thảo luật.Theo đại biểu Tuấn, hiện nay chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tức đang thực hiện chính sách tài khóa mở rộng theo hướng tiếp tục giảm thuế (giảm thuế 2% cho đến cuối năm 2024).Theo đại biểu, trong thời gian tới, cần tiếp tục có những biện pháp để kích cầu tiêu dùng và sản xuất đến cuối năm 2025 để bảo đảm duy trì tốt tốc độ tăng trưởng.Đại biểu phân tích, việc sửa đổi luật đưa mức chịu thuế từ 0% lên 5% như dự thảo luật đối với một số mặt hàng là đầu vào của sản xuất, như vậy các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng này sẽ giảm sức cạnh tranh, gây áp lực lạm phát các mặt hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.Do đó, việc thiết kế 2 chính sách này rất dễ gây xung đột chính sách khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhưng lại đưa đối tượng mới chịu thuế, từ đó sẽ làm giảm chính sách tài khóa mở rộng đang thực hiện.Tin liên quanNhất trí trình Quốc hội quyết định tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024Vì vậy, đại biểu Tuấn cho rằng, cần thiết kế chính sách theo lộ trình, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp cần tính toán lại chính sách thuế hợp lý, có thể đưa vào mức chịu thuế 0% thay vì 5% như dự thảo luật để doanh nghiệp được khấu trừ thuế, nhưng sản phẩm lương thực thực phẩm đầu ra không bị áp lực tăng giá, mà vẫn thực thi chính sách tài khóa mở rộng tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn.Ngoài ra, đại biểu cho rằng, trong dự thảo luật chưa thiết kế lộ trình áp dụng như thế nào. Hơn nữa, từ nay đến cuối năm 2025 chúng ta cần tiếp tục thực hiện những chính sách tài khóa mở rộng, trong đó chính sách tài khóa còn dư địa rất nhiều.Do đó, cần thiết kế theo hướng giao Chính phủ đưa vào đối tượng chịu thuế đúng với lộ trình cải cách thuế nhưng cần có thời gian thực hiện phù hợp với điều kiện tình hình thực tế.Cần thiết rà soát, sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuếĐại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Cũng bày tỏ nhất trí về sự cần thiết sửa đổi luật để giải quyết các bất cập trong thực tiễn cuộc sống và đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường đang phát triển, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, về đối tượng chịu thuế liệt kê như Điều 5 dự thảo luật gồm 26 mục là rất cụ thể, bảo đảm việc triển khai thực hiện. Trong đó, bổ sung quy định một số trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phải chịu thuế.Về vấn đề này, đại biểu đề nghị cân nhắc vì hiện nay ở một số cửa khẩu, hằng ngày có từ 4-5 triệu đơn hàng qua biên giới nước ta được miễn thuế do giá trị mỗi loại hàng hoá cógiá trị nhỏ. Nếu tính thuế thì mỗi gói hàng không đáng bao nhiêu tiền mà lại phải tốn nhân sự quản lý thu, chậm trễ thời gian.Tin liên quanĐề xuất thu thuế VAT tất cả hàng nhập khẩu qua sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok...Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh khác, đại biểu nêu thực tế hiện nhiều nước trên thế giới đã bỏ quy định miễn thuế hàng hoá nhập khẩu có giá trị nhỏ để tạo bình đẳng cho hàng hóa sản xuất trong nước. Từ những phân tích trên, đại biểu đề nghị cần có cân nhắc về vấn đề này cho phù hợp thực tế.Liên quan đến điều kiện khấu trừ áp thuế suất 0%, đại biểu đồng ý việc bổ sung các quy định chặt chẽ hơn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của luật để trục lợi, gây thất thoát ngân sách nhà nước.Do đó, đại biểu đề nghị xác định kỹ các trường hợp đặc thù để quy định vào luật, không nên giao Chính phủ quy định các vấn đề đã rõ.Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Cũng bàn về đối tượng không chịu thuế, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) cho biết, Điều 5 dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến đối tượng không chịu thuế và nhiều nội dung sửa đổi nhằm bảo đảm nhất quán các thuật ngữ, khái niệm quy định tại các luật chuyên ngành như Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản, Luật Các tổ chức tín dụng,...Theo đại biểu, việc rà soát, sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế theo hướng loại bỏ hoặc bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ so với quy định hiện hành để phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết.Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp không phải nộp thuế VAT đầu ra nhưng được khấu trừ thuế VAT đầu vào thì hiện còn một số trường hợp khác như trường hợp các tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hợp tác xã...Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ hơn cơ sở pháp lý và đánh giá tác động đối với việc xác định các trường hợp đã được quy định tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP mà không được tiếp tục cho phép khấu trừ thuế VAT đầu vào và đầu ra không phải tính thuế VAT như dự thảo luật xác định.Bảo đảm linh hoạt, hiệu quả trong quá trình điều hành công cụ thuếBộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thuế VAT có phạm vi điều tiết rất rộng và đánh vào hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ nên sẽ liên quan đến lợi ích của nhiều nhà sản xuất, kinh doanh.Vì vậy, quy định trong dự thảo cần làm thế nào để bảo đảm cho sản xuất, thương mại phát triển, từ đó quy định thống nhất theo đúng chiến lược cải cách hệ thống thuế, nên ban soạn thảo đã nghiên cứu hết sức chặt chẽ và đánh giá tác động của từng vấn đề liên quan đến chính sách thuế VAT, bao quát được các nguồn thu, phù hợp với thông lệ quốc tế.Bộ trưởng cho biết, theo chiến lược đến năm 2030 phải huy động vào ngân sách 16-17% GDP, trong đó thuế và phí là 14-15% GDP, tỷ lệ thu nội địa phải đạt được 86- 87%.Qua ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu và đánh giá lại tác động của từng gói chính sách và những vấn đề đang còn tranh luận để đến kỳ họp sau bảo đảm thống nhất khi ban hành.Về ý kiến đại biểu nêu liên quan quy định giao Chính phủ quy định hàng hóa, dịch vụ hộ gia đình, cá nhân không chịu thuế VAT, Bộ trưởng cho biết, quy định trong luật phải bảo đảm phù hợp với xu thế của thế giới và thuế thật sự là công cụ để bảo vệ nền kinh tế và phải thích ứng với quá trình lãnh đạo, điều hành và quản lý nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế vĩ mô. Do vậy, việc phân cấp cho Chính phủ là hết sức quan trọng và bảo đảm sự linh hoạt và hiệu quả trong quá trình điều hành.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngVề thuế đối với cổ vật, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, cổ vật do nhà nước nhập khẩu không chịu thuế, nhưng tổ chức, cá nhân nhập về để kinh doanh thì phải chịu thuế.Đối với việc áp thuế suất 5% hay quy định không chịu thuế với mặt hàngphân bón, Bộ trưởng cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ đánh giá lại tác động để trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay.Theo Bộ trưởng, hiện nay sản lượng phân bón sản xuất trong nước là 73,3%, còn nhập khẩu là 26,7%, tức là khoảng 4 triệu tấn/năm. Do đó, quy định chịu thuế 5% như Chính phủ đề nghị trong dự thảo bảo đảm không mất bình đẳng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.Tin liên quanThuế VAT cho phân bón: Cần cân nhắc phương án tối ưuNgoài ra, áp thuế 5% với phân bón để doanh nghiệp được hoàn thuế sẽ tạo nguồn lực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm và phát triển một cách bền vững. Như vậy, điều này cũng có thể có tác động đến cung-cầu nữa, bởi nếu nguồn cung tăng lên thì giá sẽ hạ, nguồn cung thấp thì giá sẽ cao.Về chính sách tài khóa mở rộng, Bộ trưởng cho rằng, hết năm nay nên hoàn thành chính sách tài khóa mở rộng để tập trung vào thắt chặt, bởi xu thế của thế giới hiện nay là tập trung để nâng cao sức mạnh của tài chính công, bảo đảm trang trải cho xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề an sinh xã hội và các vấn đề khác.“Muốn thúc đẩy kinh tế phát triển thì thuế suất phải tăng lên”, Bộ trưởng Tài chính nêu rõ.
https://nhandan.vn/can-nhac-viec-tang-thu-ngan-sach-bang-dieu-chinh-thue-gia-tri-gia-tang-post815873.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "VAT", "Tài khóa", "Thuế tài sản", "Dự thảo Luật", "Thu thuế", "Khấu trừ", "Sắc thuế", "Quốc hội", "thuế giá trị gia tăng", "tăng thu ngân sách" ] }
Đào tạo cán bộ để thực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam-Hàn Quốc
Bảo hiểm xã hội Việt Namđã khai giảng khóa học tiếng Hàn dành cho cán bộ của cơ quan này nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ thực hiệnHiệp định song phương giữa Việt Nam-Hàn Quốcvềbảo hiểm xã hội.
Chiều ngày 14/5, Phó Tổng Giám đốcBảo hiểm xã hội Việt NamĐào Việt Ánh chủ trì lễ khai giảng khóa học tiếng Hàn đầu tiên cho cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Chương trình do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp Phòng Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam tổ chức, qua đó nhằm hỗ trợ cơ quan này thực hiện nhiệm vụ thực hiệnHiệp định về bảo hiểm xã hộigiữa Việt Nam-Hàn Quốc .Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốcvề bảo hiểm xã hội là hiệp định song phương đầu tiên về lĩnh vực này được triển khai thực hiện tại nước ta, và cũng là Hiệp định đầu tiên về bảo hiểm xã hội của Việt Nam với một quốc gia khác.Phát biểu lễ khai giảng, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội đã ký tháng 12/2021 và có hiệu lực từ tháng 1/2024. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan thực hiện Hiệp định tại Kế hoạch thực hiện Hiệp định của Chính phủ kèm Quyết định số 436/QĐ-TTg. Với vai trò là cơ quan đầu mối thực hiện Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang thực hiện nhiều hoạt động đào tạo, hướng dẫn triển khai nội dung Hiệp định…Từ năm 2021 đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực phối hợp với Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc thảo luận, ký Thỏa thuận thực hiện và các mẫu biểu thực hiện Hiệp định cũng như phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tuyên truyền về Hiệp định. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thực hiện Hiệp định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện Hiệp định có vai trò, vị trí rất quan trọng.Các đại biểu tại lễ khai giảng khóa học tiếng Hàn dành cho cán bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. (Ảnh: VSS)Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực vận động, phối hợp với các đối tác Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Hiệp định. Tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã phê duyệt chương trình đào tạo nâng cao năng lực thực hiện Hiệp định cho cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2024-2026.Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh mong muốn, chương trình khai giảng hôm nay sẽ đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Văn phòng đại diện Phòng Giáo dục Hàn Quốc tại Việt Nam. Khóa học này sẽ là tiền đề để hai cơ quan tiếp tục phối hợp tổ chức các khóa học tiếng Hàn tiếp theo nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội.Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốcvề bảo hiểm xã hội là hiệp định song phương đầu tiên về lĩnh vực này được triển khai thực hiện tại nước ta, và cũng là Hiệp định đầu tiên về bảo hiểm xã hội của Việt Nam với một quốc gia khác.Các quy định, nguyên tắc đã được Chính phủ hai nước ký kết trong Hiệp định liên quan tới chế độ hưu trí và tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội của Việt Nam và Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc; cam kết đối xử bình đẳng giữa người lao động Việt Nam và người lao động Hàn Quốc khi làm việc trên lãnh thổ của nước kia như đối với công dân nước sở tại trong việc xác định các điều kiện đóng, hưởng, chi trả các quyền lợi bảo hiểm xã hội.Theo đó, Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho lao động hai nước khi di chuyển đến làm việc trên lãnh thổ của mỗi bên, bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động của hai nước.Với quy định về tránh đóng song trùng bảo hiểm xã hội, lao động đã được đóng bảo hiểm xã hội tại đơn vị ở Việt Nam sẽ không cần phải đóng tại Hàn Quốc và ngược lại. Đồng thời, người lao động hai nước sẽ được tính cộng gộp thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam và Hàn Quốc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí.Thông qua ký kết Thỏa thuận hành chính diễn ra ngày 8/12/2023, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hai bên đã chính thức giao đầu mối thực hiện Hiệp định cho hai cơ quan là Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc.Với quy định về tránh đóng song trùng bảo hiểm xã hội, lao động đã được đóng bảo hiểm xã hội tại đơn vị ở Việt Nam sẽ không cần phải đóng tại Hàn Quốc và ngược lại. Đồng thời, người lao động hai nước sẽ được tính cộng gộp thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở cả Việt Nam và Hàn Quốc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí.Vào tháng 1/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc (NPS) đã ký kết trực tuyến Thỏa thuận thực hiện Hiệp định bảo hiểm xã hội giữa hai bên. Đây cũng là một trong những bước cuối cùng để có thể bắt đầu triển khai Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam-Hàn Quốc, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động hai quốc gia, góp phần xây dựng chung nền an sinh xã hội công bằng và bền vững.Trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã cụ thể hóa các quy định, nguyên tắc đã được Chính phủ hai nước ký kết trong Hiệp định liên quan tới chế độ hưu trí và tử tuất.Cụ thể là: Ban hành Công văn số 862/BHXH-TST ngày 29/3/2024 gửi bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việchướng dẫn một số nội dungthực hiện Hiệp định về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc; tổ chức lớp dạy tiếng Hàn Quốc cho cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Hiệp định với thời gian dự kiến từ ngày14/5- 22/8/2024...Phát biểu tại lễ khai giảng, ông Won Kwang Seog - Giám đốc Văn phòng đại diện Phòng Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam - chia sẻ, là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục của Hàn Quốc tại Việt Nam, bên cạnh nhiệm vụ chính là chi viện đào tạo các trường học tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên Văn phòng tổ chức một lớp đào tạo tiếng Hàn Quốc cho một cơ quan chính phủ tại Việt Nam.Theo ông Won Kwang Seog, hiện Hàn Quốc đang có khoảng 9.000 doanh nghiệp và 200.000 công dân nước này đang sống tại Việt Nam, có liên quan đến việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cùng với hoạt động đào tạo tiếng Hàn Quốc, chương trình cũng sẽ có các hoạt động giới thiệu văn hóa Hàn Quốc. “Tôi hy vọng thông qua đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ của hai nước. Mong rằng các học viên sẽ có được nhiều thành quả hữu ích từ khóa học”, Giám đốc Văn phòng đại diện Phòng Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ.Hiện Hàn Quốc đang có khoảng 9.000 doanh nghiệp và 200.000 công dân nước này đang sống tại Việt Nam, có liên quan đến việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Các học viên lớp học hôm nay là thành viên tổ công tác, tổ giúp việc thực hiện Hiệp định (thành lập theo Quyết định số 1070/QĐ-BHXH ngày 20/7/2023) và công chức-viên chức các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội liên quan đến Hiệp định. Mục đích của khóa học nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng sử dụng tiếng Hàn trong quá trình thực hiện Hiệp định.Hàn Quốc là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam trong thời gian gần đây. Tính đến thời điểm 1/6/2023, có gần 49 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trường này với mức thu nhập bình quân từ 1.500-2.000 USD/tháng.
https://nhandan.vn/dao-tao-can-bo-de-thuc-hien-hiep-dinh-ve-bao-hiem-xa-hoi-giua-viet-nam-han-quoc-post809300.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội", "Việt Nam-Hàn Quốc", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "lao động đi làm việc tại Hàn Quóc", "Hiệp định về bảo hiểm xã hội" ] }
Hạn chế "lọt lưới" các dự án FDI chất lượng thấp
NDO -Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC) vừa đề xuất 2 bộ tiêu chí về thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án FDI và giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đây là bộ tiêu chí đầy đủ về đánh giá hiệu quả FDI, làm căn cứ cho việc giám sát, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng FDI trong cả nước.Báo Nhân Dânphỏng vấn Tiến sĩ Ngô Công Thành, Phó Chủ tịch Viện ISC về vấn đề này.
Bộ tiêu chí đầy đủ đánh giá hiệu quả FDIPhóng viên:Thưa ông, vì sao ISC nghiên cứu đề xuất 2 bộ tiêu chí về thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự ánđầu tư nước ngoài(FDI) và giám sát, đánh giá hiệu quả FDI trên địa bàn tỉnh tại thời điểm này?Tiến sĩ Ngô Công Thành:Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các điều khoản quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn dự ánFDInhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương chủ động xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, các tiêu chí quy định về lựa chọn dự án FDI phân tán ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên khi áp dụng vào thực tế có thể dẫn đến sai sót, lọt lưới các dự án không mong muốn.Các báo cáo về FDI hiện nay chủ yếu đánh giá FDI dựa trên các chỉ tiêu kết quả thu hút và sử dụng FDI cũng như đóng góp của khu vực FDI cho nền kinh tế nhưng chưa có bộ tiêu chí đầy đủ đánh giáhiệu quả FDIthống nhất ở các cấp, các ngành, các địa phương làm căn cứ cho việc giám sát, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng FDI trên phạm vi quốc gia cũng như trong từng địa phương.Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các địa phương, ISC với sự hỗ trợ tài chính của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) đã nghiên cứu xây dựng hai bộ tiêu chí về FDI nêu trên, nhằm hỗ trợ lãnh đạo và chính quyền cấp tỉnh trong việc thẩm định lựa chọn dự án FDI và giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả FDI trên địa bàn.Phóng viên:Các bộ tiêu chí này sẽ được ứng dụng trong thực tế như thế nào, thưa ông?Tiến sĩ Ngô Công Thành:Khi nghiên cứu xây dựng 2 bộ tiêu chí, các chuyên gia ISC đã xác định rõ đối tượng chính cần phục vụ là Thường trực tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; Lãnh đạo các cơ quan chức năng của tỉnh có liên quan trực tiếp đến quản lý đầu tư nước ngoài như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh.Đây là các đối tượng thường xuyên thay đổi do luân chuyển, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, khó có thể nắm bắt được đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến FDI.Cơ sở chính trị và pháp lý để xác định các tiêu chí là Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW; các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư, đất đai, tài chính, bảo vệ môi trường, khoa học-công nghệ, an ninh quốc phòng, quy hoạch, thống kê…ISC không đề xuất bất cứ tiêu chí nào ngoài quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến FDI.Tiến sĩ Ngô Công ThànhBộ tiêu chí thẩm định Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án FDI sẽ hỗ trợ Thường trực tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng cấp tỉnh thực thi dễ dàng hơn nhiệm vụ rà soát, xử lý lựa chọn dự án đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định và trả lời nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả FDI trên địa bàn cấp tỉnh cung cấp công cụ hữu hiệu để Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh giám sát, đánh giá đúng vị trí, vai trò và đóng góp của khu vực FDI đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cũng như kết quả đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong việc hợp tác đầu tư với nước ngoài.Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và triển khai dự án đầu tư tại Việt Nam cũng có thể sử dụng các tiêu chí này để chuẩn bị hồ sơ trình cấp có thẩm quyền đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án của mình và chuẩn bị văn bản báo cáo các cơ quan chức năng tình hình thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định.Định lượng để xếp hạng các địa phương trong thu hút FDIPhóng viên:Bộ Kế hoạch và Đầu tưđã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Liệu có sự mâu thuẫn giữa các tiêu chí do ISC đề xuất với Bộ tiêu chí mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành?Tiến sĩ Ngô Công Thành:ISC không phải là cơ quan quản lý nhà nước nên Bộ tiêu chí mà ISC công bố không mang tính chất văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản chỉ đạo điều hành mà chỉ là tài liệu tham khảo trong quá trình quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài của Thường vụ Tỉnh ủy/Thành ủy và Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và lãnh đạo các cơ quan chức năng của tỉnh.Mục đích nghiên cứu Bộ tiêu chí này là cung cấp công cụ phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm để nhận diện các bất cập, hạn chế của dòng vốn FDI vào địa phương. Trên cơ sở đó có chính sách, giải pháp xử lý kịp thời, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững của từng địa phương và cả nước.Mục đích trước mắt là phục vụ công tác sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị khóa XII ở từng địa phương và trong cả nước.Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả FDI trên địa bàn tỉnh gồm 36 tiêu chí, chia thành 7 nhóm. Bao gồm nhóm tiêu chí về thu hút FDI; tiêu chí về sử dụng FDI; hiệu quả kinh tế của khu vực FDI; hiệu quả xã hội của khu vực FDI; bảo vệ môi trường; tiêu chí về công nghệ và quản lý; bảo đảm an ninh.Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí, chúng tôi đã trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia có liên quan ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bảo đảm các tiêu chí do ISC đề xuất không mâu thuẫn với Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo.Ngoài ra, do tính chất đối tượng sử dụng, chúng tôi cũng đề xuất bổ sung một số tiêu chí mà Nghị quyết số 50-NQ/TW yêu cầu liên quan đến phát triển tổ chức đảng và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Phóng viên:Nhóm nghiên cứu đánh giá thế nào về tính khả thi của các Bộ tiêu chí này, thưa ông?Tiến sĩ Ngô Công Thành:Các tiêu chí được xác định trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, xuất phát từ nhu cầu thực tế, kết hợp với tham vấn chuyên gia.Để xây dựng hai bộ tiêu chí nói trên, ISC đã tổ chức đoàn công tác đến làm việc với các cơ quan chức năng các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh và xin ý kiến góp ý của nhiều tỉnh, thành phố khác. ISC cũng đã tổ chức 3 hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh xin ý kiến chuyên gia các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước.Các tiêu chí ISC đưa ra có tính khả thi cao, dễ thực hiện, có thể định lượng để xếp hạng các địa phương khi đánh giá hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.Theo ý kiến của đại diện các cơ quan chức năng ở các tỉnh, tài liệu hướng dẫn áp dụng hai bộ tiêu chí về FDI do ISC nghiên cứu đề xuất là tài liệu tham khảo hết sức hữu ích đối với cơ quan Tỉnh ủy/ Thành ủy và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài tại địa phương. Đây cũng là tài liệu có giá trị trong việc hỗ trợ các cơ quan chức năng cấp tỉnh khi thực thi nhiệm vụ.Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
https://nhandan.vn/han-che-lot-luoi-cac-du-an-fdi-chat-luong-thap-post811793.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "FDI", "bộ lọc FDI", "\"lọt lưới\"", "dự án FDI chất lượng thấp", "thu hút FDI", "đầu tư nước ngoài", "tăng trưởng", "dự án đầu tư", "công nghệ cao" ] }
Góp phần bảo đảm sự tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính
NDO -Đại hội đại biểu nhiệm kỳ VII (2024-2029) của Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng Hiệp hội trở thành tổ chức nghề nghiệp tin cậy-chuyên nghiệp-phát triển.
Ngày 24/5, tại Hà Nội,Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam(VAA) tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994-2024) và Đại hội đại biểu nhiệm kỳ VII (2024-2029).Phát biểu ý kiến khai mạc, Chủ tịch VAA Đặng Văn Thanh nhấn mạnh: Trong chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, VAA đã đóng góp tích cực vào phát triển nghề nghiệp kế toán,kiểm toáncủa Việt Nam cũng như trong khu vực và thế giới; đồng thời hỗ trợ tích cực, có hiệu quả vào quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường, góp phần bảo đảm sự tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính.Hội viên của VAA - những người làm kế toán, kiểm toán trong cả nước cùng dành mọi tâm, trí phấn đấu xây dựng Hiệp hội trở thành một tổ chức nghề nghiệp Tin cậy-chuyên nghiệp-phát triển, có vị thế xứng đáng trong nền kinh tế-xã hội, xứng đáng với sự tin cậy của Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.Báo cáo tại Đại hội cho biết, đến nay, VAA đã xây dựng và ban hành mới Quy chế Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Quy chế Tài chính hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Hiệp hội, đưa dần công tác đào tạo vào nề nếp, tập trung một đầu mối tạo nên sức mạnh cho VAA.Hiệp hội hiện có hơn 10.000 hội viên, sinh hoạt trong 27 tổ chức thành viên, liên tục triển khai nhiều hoạt động để phát triển và nâng cao năng lực cho Hội viên đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi mới của nghề nghiệp.Cụ thể, VAA đã thực hiện 22 công trình, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, công bố hàng trăm bài báo khoa học; tham gia xây dựng chính sách, tổ chức các hoạt động tư vấn khoa học, phản biện xã hội; tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn, các khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghề nghiệp, huấn luyện, cập nhật kiến thức; tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.Đáng lưu ý, VAA đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của hội viên thông qua việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục và chủ động kiểm soát đạo đức nghề nghiệp, kiểm soát chất lượng dịch vụ hành nghềkế toán, kiểm toán.Từ những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ VI, trong nhiệm kỳ VII, VAA xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả tổ chức và hoạt động của Hiệp hội; nâng cao chất lượng và giá trị nghề nghiệp kế toán và kiểm toán, phát triển năng lực hội viên; kiện toàn và phát triển Hiệp hội mang tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế mở cửa và hội nhập, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kế toán-kiểm toán Việt Nam đến năm 2030.Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam xác định 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể tập trung trong nhiệm kỳ này. Đó là các mặt công tác, thực hiện chức năng tập hợp hội viên; phát triển năng lực hội viên; xây dựng và phát triển tổ chức Câu lạc bộ Kế toán trưởng và Chi hội Kế toán hành nghề; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá và vinh danh nghề nghiệp; duy trì và tăng cường các hoạt động phối hợp và quan hệ hợp tác với các cơ quan các tổ chức nghề nghiệp; tăng cường hoạt động của Ban Kiểm tra đối với các hoạt động của Hiệp hội và các tổ chức hội thành viên.Bên cạnh đó, VAA cũng tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình và hoạt động có tầm ảnh hưởng; thúc đẩy đạo đức và chuyên nghiệp trong nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; tạo ra môi trường và cơ hội để phát triển năng lực của các hội viên; thúc đẩy các hoạt động và chính sách hỗ trợ phát triển kế toán và kiểm toán theo hướng bền vững và đáp ứng yêu cầu của kinh tế và xã hội...
https://nhandan.vn/gop-phan-bao-dam-su-tin-cay-cua-thong-tin-kinh-te-tai-chinh-post811022.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "kế toán", "kiểm toán", "Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam", "VAA" ] }
Đối thoại giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, hợp tác xã
NDO -Ngày 30/5, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức hội nghị "Đối thoạigiữa doanh nghiệp, hợp tác xã và chính quyền thành phố" năm 2024.
Tại đây, nhiều doanh nghiệp nêu những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh như: thiếu lao động được đào tạo có tay nghề, khó vay vốn các lĩnh vực ưu đãi về nông nghệp, nông thôn, khoa học công nghệ. Doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc về thủ tục đất đai, thuế trong mở rộng sản xuất kinh doanh. Các hợp tác xã khó khăn trong việc tìm đầu mối tiêu thụ trực tiếp, không qua trung gian giúp tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh,…Những ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan giải đáp, trả lời theo thẩm quyền.Tại buổi đối thoại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phốCần ThơTrần Việt Trường nhấn mạnh, thời gian tới, Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính với mục tiêu nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục, rút ngắn thời gian và chi phí phục vụ người dân, doanh nghiệp, gắn với công tác chuyển đổi số.Quang cảnh buổi đối thoại.Các sở, ban, ngành khẩn trương rà soát, trả lời và giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm các kiến nghị từ phía doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành các chính sách mới, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không cần thiết nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh.Những vấn đề mà các doanh nghiệp, hợp tác xã đã đặt ra tại buổi đối thoại, các cấp, ngành có liên quan phải có văn bản trả lời các doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, ý kiến góp ý từ cộng đồng doanh nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết nhanh chóng cho doanh nghiệp.Các hiệp hội doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, chủ động hơn trong việc tư vấn, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
https://nhandan.vn/doi-thoai-giai-quyet-kho-khan-cua-doanh-nghiep-hop-tac-xa-post811870.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "hợp tác xã thành phố Cần Thơ", "Đối thoại", "doanh nghiệp", "thành phố Cần Thơ" ] }
Mở cơ hội đẩy nhanh thương mại hàng hóa và chống buôn lậu giữa Việt Nam và Australia
NDO -Việt Nam và Australia có nhiều điểm tương đồng trong quan hệ hợp tác chống buôn lậu, chống ma túy, hay nhu cầu đẩy nhanh tốc độ thương mại hàng hóa. Đồng thời, hai bên cũng có nhiều cơ hội để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các vấn đề này thông qua quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Đây là chia sẻ của ông Michael Outram - Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia (ABF) bên lềhội đàm song phươnggiữa Hải quan Việt Nam và ABF được tổ chức ngày 7/5 tại Hà Nội.Trả lời phỏng vấn báo chí, người đứng đầu ABF đã có những đánh giá về mối quan hệ hợp tác với Hải quan Việt Nam, cũng như những định hướng sắp tới để thúc đẩy hợp tác song phương.Tin liên quanViệt Nam và Australia tăng cường hợp tác tối ưu hóa thuận lợi thương mại và kiểm soát hải quanPhóng viên: Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ hợp tác giữa Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia và Hải quan Việt Nam hiện nay?Ông Michael Outram:Tôi rất vui được có mặt tại Hà Nội cùng các đồng nghiệp có buổi làm việc với Hải quan Việt Nam hôm nay. Tôi cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan đang rất tốt. Cùng với việc quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, lãnh đạo hai nước đã ký kết quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương, trong đó có việc thúc đẩy thương mại hàng hóa và di chuyển của người dân hai nước.Qua buổi làm việc hôm nay, tôi nhận thấy hai bên có nhiều điểm tương đồng, liên quan đến các vấn đề như chống buôn lậu, chống ma túy…, hay nhu cầu đẩy nhanh tốc độ thương mại hàng hóa giữa hai nước. Do đó, có nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai bên và qua buổi làm việc này, tôi mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan trong những năm tới.Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia, ông Michael Outram tại hội đàm song phương với Tổng cục Hải quan Việt Nam. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Phóng viên: Theo ông, điểm mạnh chính trong mối quan hệ giữa Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia và Hải quan Việt Nam là gì và những điểm mạnh này đã góp phần đạt được mục tiêu chung như thế nào?Ông Michael Outram:Đầu tiên, hai cơ quan đều tập trung vào yêu cầu tạo thuận lợi thương mại. Hai bên đều nhận thức rằng một mục đích cơ bản của hải quan biên giới là phục vụ hoạt động kinh tế và an ninh kinh tế, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế củahai nước.Có rất nhiều hoạt động thương mại hàng hóa và di chuyển người dân giữa hai nước. Hai bên ý thức được điều đó, và chúng ta đồng thời cũng ý thức rằng đằng sau các hoạt động thương mại hợp pháp và kim ngạch thương mại đó là hàng hóa bất hợp pháp buôn lậu, vận chuyển trái phép.Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia Michael Outram và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn ký kế hoạch hợp tác điều tra sau hội đàm giữa hai bên, Hà Nội, ngày 7/5/2024. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Hai bên cũng có cách tiếp cận tương đồng trong việc ứng phó với những vấn đề trên, thông qua việc sử dụng thông tin, dữ liệu, xác định trọng điểm, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ và phát triển đội ngũ lãnh đạo.Hai bên có rất nhiều điểm tương đồng, và đây chính là điểm mạnh của mối quan hệhợp tácnày, trong đó hai bên chia sẻ cách tiếp cận vấn đề tương tự nhau.Phóng viên: Trong thời gian tới, ông có mong muốn gì về mối quan hệ hợp tác giữa Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia và Hải quan Việt Nam, đồng thời ông có kế hoạch gì để củng cố và làm sâu sắc thêm mối quan hệ này?Ông Michael Outram:Hôm nay, hai bên đã thống nhất sẽ chính thức hóa cơ chế họp song phương cấp cao giữa người kế nhiệm tôi và người đứng đầu Hải quan Việt Nam trong tương lai. Giữa các cuộc họp song phương như vậy sẽ có các kế hoạch hành động, kế hoạch công tác.Điều này có nghĩa hai bên cam kết sẽ phối hợp cùng nhau trong các vấn đề như xác định trọng điểm, chia sẻ thông tin, xây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển năng lực.Ngoài ra, bên cạnh hợp tác song phương, hai bên cũng sẽ tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ đa phương trong Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hay ASEAN, trong đó Australia là một Đối tác đối thoại.Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
https://nhandan.vn/mo-co-hoi-day-nhanh-thuong-mai-hang-hoa-va-chong-buon-lau-giua-viet-nam-va-australia-post808305.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Hải quan Việt Nam", "WCO", "Hội đàm", "Quan hệ hợp tác", "Tổng cục Hải quan", "Australia" ] }
Giá đậu tương giảm 6 ngày liên tiếp
NDO -Kết thúc ngày 3/6,giá đậu tươngđóng cửa phiên thứ 6 liên tiếp trong sắc đỏ với mức giảm 1,7%. Kỳ vọng của thị trường vào vụ đậu tương của Argentina sắp được thu hoạch là nguyên nhân chính tạo sức ép tới giá.
Tại Argentina, Sở giao dịch ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) vẫn duy trì dự báo sản lượng đậu tương năm nay của nước này ở mức 50,5 triệu tấn. Hơn nữa, cơ quan thời tiết quốc gia nước này cho biết, lượng mưa giảm dưới mức trung bình tại khu vực phía tây của Argentina trong ba tháng tới sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch đậu tương. Điều này đã phần nào xoa dịu lo ngại của thị trường về mùa vụ tại Brazil đang bị ảnh hưởng do lũ lụt ở một số khu vực vài tuần qua.Ngoài ra, theo báo cáo Export Inspections tối qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, quốc gia này đã xuất khẩu 348.644 tấn đậu tương niên vụ 2023-2024 trong tuần từ 24-30/5, cao hơn so mức 221.997 tấn được ghi nhận trong tuần trước đó. Trong giai đoạn xuất khẩu cao điểm của Brazil, việc khối lượng giao hàng tăng 2 tuần liên tiếp đã phản ánh nhu cầu quốc tế đối với đậu tương Mỹ đang dần được cải thiện và phần nào thu hẹp đà giảm của giá.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong hôm qua (3/6), giá chàokhô đậu tươngNam Mỹ về cảng nước ta điều chỉnh giảm nhẹ. Tại cảng Cái Lân, khô đậu kỳ hạn giao quý III năm nay dao động trong mức 6.500-6.550 đồng/kg. Trong khi đó, đối với kỳ hạn giao hàng quý IV, khô đậu tương Nam Mỹ được chào bán quanh mức giá 6.600-6.750 đồng/kg. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào bán ghi nhận thấp hơn 50-100 đồng so với cảng Cái Lân.Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (3/6), sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới. Lực bán có phần áp đảo, kéo chỉ sốMXV-Indexsuy yếu 0,64% xuống 2.300 điểm, thấp nhất trong gần 3 tuần trở lại đây, đồng thời nối dài chuỗi giảm sang ngày thứ 4 liên tiếp.
https://nhandan.vn/gia-dau-tuong-giam-6-ngay-lien-tiep-post812586.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "giá đậu tương", "khô đậu tương", "MXV-Index" ] }
Nhất trí cao với chủ trương xây dựng cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành
NDO -Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, chiều 25/5, các đại biểu đã tiến hành thảo luận tại tổ về Chủ trương đầu tư xây dựng dự án cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Hầu hết, các đại biểu đều bày tỏ sự nhất trí cao với chủ trương của Chính Phủ.
Thay đổi tư duy, khó ở đâu tháo gỡ ở đóPhát biểu về chủ trương đầu tư đầu tư xây dựng cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết việc đầu tư các tuyến cao tốc trước đây chưa làm nhiều do chưa thu xếp được vốn. Nhưng nay, chúng ta đang làm cao tốc từ Cao Bằng đến mũi Cà Mau.Trong quá trình thực hiện, Thủ tướng nhấn mạnh định hướng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng, tháo gỡ khó khăn dần và phải có cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến tách phần giải phóng mặt bằng.Trước những khó khăn trong thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, Thủ tướng cho rằng, điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy. Nếu trước vướng mặt bằng thì nay ta tách hẳn phần giải phóng mặt bằng sang một bên.“Cứ có giải phóng mặt bằng xong, nỗ lực làm 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm xuyên lễ, xuyên Tết, chỉ bàn làm, không bàn lùi", Thủ tướng nhấn mạnh.Cũng theo Thủ tướng, cần tập trung nhất vào thể chế, chỉ cần tư tưởng thông, thay đổi suy nghĩ, khó ở đâu tháo gỡ ở đó là tốt nhất.Thủ tướng cũng mong Quốc hội ủng hộ việc thực hiệncao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thànhvì đây là con đường chiến lược giúp "tiến đến Tây Nguyên nhanh nhất". Trong triển khai dự án, Thủ tướng lưu ý công tác đấu thầu tránh tình trạng "quân xanh, quân đỏ" và hợp thức hóa sai phạm.Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc.Dự án được đồng bào chờ đợiChia sẻ tại tổ, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Đây là dự án đồng bào Đông Nam Bộ, Tây Nguyên chờ đợi. Bộ Giao thông vận tải rất mừng khi được Chính phủ, Quốc hội quan tâm dành 50% kinh phí tổng mức đầu tư và 50% để kêu gọi doanh nghiệp. Nếu dự án thành thực hiện, đây sẽ là tuyến đường đẹp, chắc có hiệu quả lớn trong phát triển kinh tế xã hội kết nối Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh”.Dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn 25 nghìn tỷ đồng trong đó Nhà nước đầu tư 12.770 tỷ đồng, còn lại là nhà đầu tư trúng thầu sẽ bỏ 12.770 tỷ đồng. Vì đây là con số rất lớn nên rất nhiều đại biểu quan tâm về tính khả thi.Trước những băn khoăn này, Bộ trưởng khẳng định có thể yên tâm về việc thu hút đầu tư vì nhiều yếu tố. Trước hết, đây là dự án có thời gian thu phí không quá dài - chỉ khoảng 18 năm, đã bảo đảm lãi suất ngân hàng, tỷ suất đầu tư và tương đồng với 3 dự án PPP (đối tác công tư) trêntrục bắc-nam phía đôngđã hoàn thành và sắp tới sẽ thu phí.Trước đây, khi không có phần vốn nhà nước tham gia, các dự án BOT có thời gian thu phí dài khoảng 30 năm, dự án nào thật tốt thì trên 25 năm. Còn với dự án này, thời gian thu phí khoảng 18 năm nên nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên về BOT rất thích.Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng tại phiên họp tổ. (Ảnh: DUY LINH)Một điểm khác, Bộ trưởng cho biết với cơ chế nhà nước tham gia, nhà nước về cơ bản không có rủi ro. Khi Quốc hội chính thức phê duyệt Luật đường bộ, cho phép thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, đồng nghĩa với dự án này, cả Nhà nước và nhà đầu tư cùng thu phí.“Chúng ta hoàn toàn có thể ưu tiên cho nhà đầu tư thu trước, Nhà nước thu sau nên rủi ro tài chính với doanh nghiệp là gần như không có”, Bộ trưởng khẳng định và tiết lộ trên thực tế đã có nhà đầu tư quan tâm, đề xuất đối với dự án này.Phối hợp rất chặt chẽ với các địa phươngTrả lời thắc mắc về việc cử tri lo ngại khu dân cư địa phương có thể bị chia rẽ, ngăn cách sinh hoạt của người dân khi làm cao tốc, Bộ trưởng khẳng định: “Khi xây dựng cao tốc, Bộ luôn thực hiện đầy đủ, lấy ý kiến kỹ càng xuống tận phường xã, tổ dân phố”.Sở dĩ, trước đây có một số tuyến phải bổ sung đường gom, đường dân sinh vì trong thời gian dịch, khi lấy ý kiến cộng đồng về dự án, nhiều khi địa phương không quan tâm, bản thân người dân cũng không để ý mà phụ thuộc vào bên tư vấn, thiết kế, khảo sát.Khi phê duyệt xong, bắt đầu triển khai thực hiện, người dân mới thấy bất tiện và xảy ra tình trạng một số địa phương muốn bổ sung đường gom, đường dân sinh, cầu vượt, có nơi muốn bổ sung tới 50%.Rút kinh nghiệm từ các dự án trước, ở dự án này, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp rất chặt với địa phương, bản thân chính quyền địa phương từ cấp xã huyện phải vào cuộc, khu vực nào làm đường gom, dân sinh đều được xử lý.Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Về những lo ngại có hai dự án BOT song hành cao tốc Chơn Thành-Gia Nghĩa có thể bị ảnh hưởng, Bộ trưởng Thắng cho biết trong tờ trình, chính phủ đã nêu cụ thể.Thực tế, khi triển khai các dự án cao tốc bắc-nam phía đông, rất nhiều dự án BOT trước đây bị ảnh hưởng do bị chia sẻ lưu lượng.Về biện pháp tổng thể, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tham mưu Chính phủ để trình Bộ Chính trị về Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông. Hiện Bộ đã hoàn tất các nội dung trong ngày hôm qua để trình Ban cán sự đảng Chính phủ. Khi thông qua sẽ sau đó trình Bộ chính trị và đưa ra tại kỳ họp thứ 7 để Quốc hội quyết định.Trả lời ý kiến của đại biểu về trạm dừng nghỉ, Bộ trưởng Giao thông vận tải cho biết: “Trước đây, khi triển khai cao tốc bắc-nam giai đoạn 1, chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều trong xây dựng cao tốc, đồng thời chưa quyết định xã hội hoá hay nhà nước đầu tư trạm dừng nghỉ. Đến cuối giai đoạn 2022, ngay khi nhìn thấy vấn đề, Bộ Giao thông vận tải làm rất nhanh, xây dựng khung pháp lý đi theo hướng xã hội hóa”.Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, Dự kiến, toàn bộ khu vực cao tốc bắc-nam phía đông sẽ có 36 trạm dừng nghỉ. (Ảnh: DUY LINH)Đến nay, Bộ này đã quy hoạch mạng lưới trạm, ban hành quy chuẩn quốc gia về đường cao tốc trong đó có trạm dừng nghỉ và thông tư quy định đầy đủ trạm gồm những gì, đặc biệt dành diện tích xây dựng trạm sạc ở trạm dừng nghỉ tương đương với thế giới.“Nước ngoài có gì, châu Âu, Mỹ, Trung Quốc có gì, chúng ta có đầy đủ. Tôi đã chỉ đạo rất kỹ vấn đề này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.Dự kiến, toàn bộ khu vực cao tốc bắc-nam phía đông sẽ có 36 trạm dừng nghỉ. Từ nay đến cuối 2025, toàn bộ các tuyến cao tốc, khi đi vào khánh thành và cả những trạm dừng nghỉ của tuyến cao tốc giai đoạn 1 sẽ hoàn thành đầy đủ đồng bộ trạm dừng nghỉ. Với các tuyến mới, khi đã có quy chuẩn, pháp lý đầy đủ, việc xây dựng trạm dừng nghỉ sẽ rất đơn giản.Thông tin thêm, Bộ trưởng cho biết: “Trước mắt, các dự án xây dựng trạm dừng nghỉ nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Khi đấu thầu thử, có trạm thu hút 40 đơn vị tham gia. Có một trạm định giá khởi điểm khoảng 120 tỷ đồng nhưng đấu thầu lên hơn 200 tỷ đồng. Đó cũng sẽ là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước”.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/nhat-tri-cao-voi-chu-truong-xay-dung-cao-toc-gia-nghia-chon-thanh-post811151.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Cao tốc bắc-nam", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Bộ Giao thông vận tải" ] }
Không để phát sinh thêm ổ dịch tả lợn châu Phi
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến nay, cả nước có 196 ổ dịchbệnh tả lợn châu Phi, thuộc 59 huyện của 18 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 10.544 con, số lợn chết và tiêu hủy là 10.612 con. Bệnh dịch đang có diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh phía bắc như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tập trung nguồn lực kịp thời hỗ trợ, bố trí kinh phí cho chính quyền cấp xã xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; đồng thời, tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh. Hiện đã có vắc-xin phòngbệnh dịch tả lợn châu Phi,song để tiêm phòng loại bệnh này cần có sự giám sát chặt chẽ.Do đó, các địa phương tổ chức tiêm phòng theo chỉ đạo của Bộ tại Công văn số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 về việc sử dụng vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Cùng với chống dịch, các địa phương cần chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thủy sản để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân…
https://nhandan.vn/khong-de-phat-sinh-them-o-dich-ta-lon-chau-phi-post814045.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [] }
Sẽ áp dụng định danh điện tử người bán hàng online để chống thất thu thuế
NDO -Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong việc thực hiện áp dụng định danh điện tử cho người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử để tăng cường hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế đối với lĩnh vực này.
Tiếp tục phiênchất vấntại Kỳ họp thứ 7, chiều 4/6, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan phát triểnthương mại điện tử, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí…Nhiều băn khoăn về lĩnh vực thương mại điện tửĐặt câu hỏi cho tư lệnh ngành Công thương, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho biết thương mại điện tử đang thúc đẩy nền kinh tế số của đất nước. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động thương mại điện tử bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và lợi dụng cả thương mại điện tử để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động, nhất là đối với các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt, hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội hiện nay rất phức tạp.Đại biểu đề nghị Bộ trưởng thông tin về những giải pháp Bộ Công thương dự kiến triển khai để hạn chế và ngăn chặn hoạt động và hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này nhằm hướng tới phát triển thương mại điện tử lành mạnh và bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng.Đồng thời, đại biểu cũng đặt vấn đề về việc triển khai thu thuế đối với lĩnh vực thương mại điện tử trên mạng xã hội sẽ được thực hiện ra sao trong thời gian tới.Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công thương. (Ảnh: LINH NGUYÊN)Có chung mối quan tâm, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) chất vấn về việc bảo đảm an toàn thông tin cá nhân của người tiêu dùng, cũng như giải pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm dữ liệu cá nhân và gian lận thương mại khi tiến hành thanh toán trực tuyến.Đối với việc Bộ Công Thương hiện công khai danh sách các website bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên cổng thông tin hoạt động thương mại điện tử, đại biểu Mai Khanh (đoàn Ninh Bình) đặt vấn đề liệu việc công khai này có vô tình tiếp tay cho hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không và Bộ đang thực hiện cơ chế nào để xác minh thông tin trước khi công khai.Tăng cường kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ để tránh hàng giả nhập qua môi trường điện tửTrả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận phản ánh của đại biểu về tình trạnghàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượngthông qua thương mại điện tử thâm nhập vào thị trường, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước.Trước thực trạng này, Bộ Công Thương đã thường xuyên khuyến nghị với người sản xuất ở trong nước cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập ngoại; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.Bên cạnh đó, Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định hướng dẫn triển khai Đề án chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử và triển khai cơ chế trực tuyến 24/7 để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng cả nước.“Riêng trong năm 2023, cổng này đã gỡ bỏ hơn 18 nghìn sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành”, Bộ trưởng thông tin.Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: LINH NGUYÊN)Cùng với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ, ngành chức năng tham mưu với Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử. Theo đó, cố gắng tách bạch giữa hàng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán nước ngoài qua kênh này.Đồng thời, tăng cường kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng nhập qua môi trường điện tử.“Ngoài ra, Bộ Công thương cũng tham mưu Chính phủ xem xét bãi bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ để tránh tình trạng nhập khẩu qua thương mại điện tử, cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế như hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói, dẫn quy định hiện hành không áp thuế giá trị gia tăng hay thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có giá trị dưới một triệu đồng.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngCòn thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tửCũng theo Bộ trưởng Công thương, thời gian vừa qua, thương mại điện tử đã giao dịch với một lượng rất lớn, với doanh số lên tới gần 21 tỷ USD. Việc nộp thuế trong lĩnh vực này của năm 2023 theo thống kê gần 100 nghìn tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm 2022. Tuy nhiên, không thể phủ nhận còn thất thu thuế trong lĩnh vực này.“Qua theo dõi, có 4 sàn lớn mà nước ngoài đang khai thác ở Việt Nam mỗi một tháng nhập khẩu khoảng trên dưới 1 tỷ USD hàng hóa. Điều đó đồng nghĩa sẽ có một lượng thuế bị thất thoát ở chỗ này nếu như quy định hiện hành không được điều chỉnh”, ông Nguyễn Hồng Diên nói.Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì quản lý trong lĩnh vực thuế. Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với ngành thuế và Bộ Tài chính chia sẻ dữ liệu của hơn 900 website và gần 300 ứng dụng, sàn giao dịch thương mại điện tử để thực hiện việc rà soát và tăng cường quản lý thuế trong thương mại điện tử.“Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử, chia sẻ liên thông với các bộ, ngành liên quan để phục vụ công tác quản lý thuế và hải quan”, tư lệnh ngành Công thương nhấn mạnh.Cùng với đó, khẩn trương hoàn thành kết nối hệ thống giữa cơ quan chức năng của Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế để trao đổi dữ liệu các website ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng và website ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong tháng 6/2024.Đồng thời, tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong việc thực hiện áp dụng định danh điện tử cho người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử để tăng cường hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế; tích cực phối hợp với Tổng cục Thuế thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động thương mại điện tử mà không kê khai nộp thuế.Quang cảnh phiên chất vấn chiều 4/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có quy định về lĩnh vực thương mại điện tửLiên quan chất vấn của đại biểu về an toàn dữ liệu cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, có tình trạng lộ lọt, mua bán, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng, tuy không phổ biến.Thời gian qua, Bộ Công Thương đã nhận diện rõ vấn đề này và đã nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định 55 để hướng dẫn thi hành luật.Trong đó, có bổ sung một nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng như: Phải xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh của người tiêu dùng. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay và hy vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên.Thời gian tới để khắc phục thực trạng này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng, đặc biệt là Bộ Công an trong việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm các quy định của pháp luật toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử.Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông về các quy định mới của pháp luật về Nghị định hướng dẫn; yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin và yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng.Cũng theo ông Nguyễn Hồng Diên, thương mại điện tử là mô hình kinh doanh hiện đại và tiện lợi nhưng do đặc thù của môi trường mạng nên để tăng cường quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã công khai danh sách các website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.Bộ đã thực hiện một quy trình tiếp nhận và công khai thông tin rất chặt chẽ theo một số yêu cầu: chỉ công khai những website có trên 5 ý kiến phản ánh kèm theo thông tin đầy đủ về người phản ánh; yêu cầu các website bị phản ánh phải giải trình, sau khi xác minh rõ nội dung phản ánh mới công khai danh sách có dấu hiệu vi phạm trên cổng. Như vậy, hạn chế tối đa việc đối thủ lợi dụng để nói xấu nhau.“Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp như vận hành và nâng cấp cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử, đẩy mạnh xử lý khiếu nại của người tiêu dùng trực tuyến. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm giảm thiểu tối đa các hành vi không lành mạnh trong môi trường thương mại điện tử”, Bộ trưởng Công thương nhấn mạnh.Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; thông tin hướng dẫn người tiêu dùng nâng cao kỹ năng giao dịch trên môi trường thương mại điện tử; tăng cường truyền thông cho xã hội, đặc biệt là người tiêu dùng phải là người tiêu dùng thông thái để tránh được những hiện tượng lừa đảo trên thương mại điện tử.
https://nhandan.vn/se-ap-dung-dinh-danh-dien-tu-nguoi-ban-hang-online-de-chong-that-thu-thue-post812679.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "thương mại điện tử", "an toàn dữ liệu cá nhân", "kiểm soát nguồn gốc xuất xứ", "chất vấn", "Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "chống thất thu thuế" ] }
Điện Biên quyết liệt giải ngân đầu tư công
Dù đã nỗ lực triển khai nhiều công trình, dự án song điểm lại kết quả giải ngân đầu tư công trong 5 tháng đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên thẳng thắn thừa nhận: Chưa đạt yêu cầu; còn quá nhiều danh mục dự án đã được ghi kế hoạch vốn năm 2024 vẫn chưa thể giải ngân.
Thực trạng nêu trên đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết, đòi hỏi cả hệ thống chính trị trong tỉnh Ðiện Biên phải nỗ lực, quyết tâm cao và hành động quyết liệt mới có thể thực hiện được mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch vốn năm 2024 như yêu cầu Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.Tỷ lệ giải ngân thấp “báo động”Ðề cập kết quả giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Ðiện Biên, từ đầu năm đến ngày 30/5, ông Nguyễn Phi Sông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Ðiện Biên, cho biết: Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao vốn đầu tư công năm 2024 là 4.070 tỷ 513 triệu đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện phân bổ chi tiết 4.065 tỷ 254 triệu đồng (đạt 99,87% so với tổng kế hoạch Thủ tướng giao).Tuy nhiên, đến cuối tháng 5/2024, toàn tỉnh mới giải ngân được 722,483 tỷ đồng (đạt 17,75% kế hoạch giao); trong đó, vốn ngân sách địa phương giải ngân đạt 21,36%; vốn ngân sách trung ương giải ngân đạt 11,71%; vốn thực hiện của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giảm nghèo bền vững; nông thôn mới) giải ngân đạt 20,66%. Riêng vốn kéo dài năm 2023 sang năm 2024 (bao gồm cả phần vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia được phép kéo dài từ năm 2021, 2022 sang năm 2024) giải ngân đạt 17,21% so với tổng kế hoạch.Cùng với khẳng định kết quả thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công của tỉnh đạt 17,75% là rất thấp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Phi Sông còn cho biết thêm, so với cùng kỳ năm 2023 thì tỷ lệ giải ngân của tỉnh Ðiện Biên trong 5 tháng vừa qua thấp hơn hẳn 2,36%. Ðáng lo ngại là con số 11/40 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân mà chưa có báo cáo khó khăn, vướng mắc; 71 danh mục dự án đã được ghi kế hoạch vốn năm 2024 chưa thực hiện giải ngân.Ðiều đáng nói, trước thời điểm Ðiện Biên đánh giá tiến độ giải ngân đầu tư công của địa phương vừa qua, Bộ Tài chính đã có báo cáo đánh giá đến ngày 30/4/2024 Ðiện Biên có 105 dự án vốn đầu tư công có tỷ lệ giải ngân thấp nhất cả nước, với tổng vốn chưa giải ngân là 343 tỷ đồng.Thực tế này đã và đang đặt thêm nhiều trách nhiệm, áp lực giải ngân vô cùng lớn đối với các cấp, các ngành trong tỉnh Ðiện Biên. Như phân tích của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên Lê Thành Ðô thì đó chính là áp lực về thời gian từ nay đến cuối năm không nhiều (chỉ còn 2 quý) trong khi phần vốn kế hoạch giao trong năm chưa giải ngân còn tới 77,79%. Tính trung bình trong mỗi quý, Ðiện Biên phải giải ngân khoảng 1.583 tỷ đồng; còn nếu tính tháng thì bình quân mỗi tháng phải giải ngân 527 tỷ đồng. “Ðể giải ngân được hết số vốn đó thì nỗ lực trong từng tháng, từng quý phải gấp 3 lần so tốc độ giải ngân 5 tháng vừa qua”, đồng chí Lê Thành Ðô nhấn mạnh.Làm rõ nguyên nhân gắn với trách nhiệm người đứng đầuTại hội nghị đôn đốc giải ngân đầu tư công do Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên vừa tổ chức, ông Nguyễn Phi Sông đã báo cáo nhóm các nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân đầu tư công có cả yếu tố khách quan, chủ quan nhưng nhóm các nguyên nhân chủ quan là cơ bản. Ðó là sự thiếu quyết liệt của một số chủ đầu tư; sự phối hợp giữa chủ đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương có dự án đầu tư trên địa bàn có nơi chưa nhịp nhàng, hiệu quả, nhất là trong việc hoàn thiện các thủ tục hồ sơ dự án, phối hợp giải phóng mặt bằng; có hiện tượng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm.Ðơn cử là thực trạng vướng mắc trong giải phóng mặt bằng tại địa bàn thành phố Ðiện Biên Phủ và huyện Ðiện Biên để phục vụ thi công 2 dự án, gồm: Ðường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục Quốc lộ 279, Quốc lộ 12 và dự án quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm. Hiện tại, tiến độ hai dự án trọng điểm này rất chậm.Cũng trên địa bàn thành phố Ðiện Biên Phủ hiện có dự án Xây dựng trụ sở làm việc kết hợp với trung tâm sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình tỉnh hiện đã gần đến hạn hoàn thành nhưng vẫn chưa có mặt bằng thi công các hạng mục chính.Dự án có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021-2024, đến nay mới thu hồi 3.200 m2 trong khi diện tích còn lại chưa thể thu hồi 3.800 m2 đất. Do vậy, chủ đầu tư chưa có mặt bằng để thi công các hạng mục chính, như: Trụ sở làm việc; trung tâm sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình…Ông Nguyễn Quốc Quân, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (chủ đầu tư dự án)Nhất trí với nhận diện gọi tên các nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân đầu tư công mà Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Phi Sông đề cập, đồng chí Lê Thành Ðô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên còn thẳng thắn chỉ rõ việc chậm giải ngân đầu tư công có phần trách nhiệm từ sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của một số sở, ngành, địa phương thiếu quyết liệt, sâu sát; vai trò người đứng đầu chưa được phát huy tối đa; công tác lập kế hoạch của một số đơn vị, chủ đầu tư còn yếu; năng lực của một số chủ đầu tư hạn chế dẫn đến chậm hoàn thiện hồ sơ, chất lượng hồ sơ dự án không bảo đảm phải sửa nhiều lần...Tỉnh giao Sở Kế hoạch và Ðầu tư nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024. Ðồng chí Lê Thành Ðô cũng đồng thời trao quyền cho sở này nếu thấy cần thiết thì thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công.Với Sở Nội vụ, đồng chí Lê Thành Ðô giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào nội dung cam kết của các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 làm cơ sở xem xét tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cơ quan, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.Nhấn mạnh mục tiêu, quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công giao năm 2024 đạt hơn 95% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công do Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên ban hành, đồng chí Lê Thành Ðô yêu cầu các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố đã được giao nhiệm vụ chủ đầu tư phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ.Cụ thể: Rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện của từng chương trình, dự án theo từng nguồn vốn cụ thể đến thời điểm hiện tại, trên cơ sở đó lập kế hoạch giải ngân chi tiết và cam kết trách nhiệm người đứng đầu, chủ đầu tư. Khẩn trương rà soát, tính toán lộ trình kế hoạch giải ngân cụ thể cho từng dự án đã được Trung ương cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn từ các năm trước sang năm 2024; khẩn trương quyết toán các dự án đã hoàn thành năm 2022, 2023; rà soát kế hoạch vốn năm 2022, 2023, 2024 chưa giải ngân hết, không còn nhiệm vụ chi để tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn để bố trí cho các dự án đã được phê duyệt còn thiếu vốn để triển khai, bảo đảm hoàn thành mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định.Riêng với số vốn 560 tỷ đồng (vốn dự phòng ngân sách trung ương) vừa được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung để thực hiện hai dự án, gồm: Cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia và dự án bảo tồn, tôn tạo Trung tâm tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ kết hợp cải tạo lại hệ thống cây xanh tại các điểm di tích thì đồng chí Lê Thành Ðô yêu cầu phải khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, thi công bảo đảm hoàn thành giải ngân hết 560 tỷ đồng trước ngày 31/12/2024.
https://nhandan.vn/dien-bien-quyet-liet-giai-ngan-dau-tu-cong-post814996.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Điện Biên", "giải ngân vốn đầu tư công", "áp lực giải ngân", "vốn ngân sách", "Chương trình mục tiêu quốc gia", "giải phóng mặt bằng", "nguyên nhân chậm trễ" ] }
Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm
NDO -Sáng 14/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo. Phiên họp được truyền trực tuyến tới 44 địa phương có các công trình giao thông trọng điểm đi qua.
Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp,Thủ tướng Phạm Minh Chínhnhấn mạnh, Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định mục tiêu cụ thể, quan trọng: đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000km đường cao tốc; đến năm 2030 hoàn thành 5.000 km đường cao tốc. Chỉ tiêu này có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn vì giao thông nói chung, đường cao tốc, sân bay, bến cảng đi đến đâu tạo không gian phát triển mới, tạo khu đô thị, dịch vụ mới, giá trị đất đai tăng lên, giảm chi phí logistics, tạo cạnh tranh tốt cho hàng hoá trong nước, khu vực và thế giới.Chính phủ nhiệm kỳ này phải thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo các công trình trọng điểm ngành giao thông để thể hóa các đường lối, mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trên thực tế, Ban Chỉ đạo đã và đang hoạt động theo đúng ý nghĩa, nghiêm túc, hiệu quả; hàng tháng dành thời gian để họp bàn giải quyết, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, quốc gia các tồn đọng, vướng mắc trong quá trình triển khai. Trên thực tế, sau mỗi phiên họp, chúng ta đã từng bước giải quyết các công việc có hiệu quả, ngày càng có kinh nghiệm hơn.Quang cảnh Phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo. (Ảnh: Trần Hải)Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tích cực tham dự đầy đủ các phiên họp vì đây là công việc quan trọng. Thủ tướng biểu dương một số tỉnh, thành phố vào cuộc tích cực: Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã trực tiếp vào giải quyết công việc. Ở đâu, cả hệ thống chính trị vào cuộc thì kết quả đạt được ở đó rất rõ rệt, các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ; ở đâu lơ là thì ở đó còn vướng mắc.Thủ tướng nêu rõ, đến thời điểm này, các dự án, công trình trọng điểm đạt các kết quả rất đáng mừng, ví dụ nhưCảng hàng không quốc tế Long Thànhđã lên hình hài rất rõ; vừa qua, chúng ta đã huy động nguồn vốn 2 tỷ USD trong nước cho dự án này; các vấn đề về vốn, mặt bằng, vật liệu đã được giải quyết, vấn đề bây giờ là tập trung thi công "3 ca, 4 kíp". Các dự án như Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sân Nhất, mở rộng Nhà ga T2 Nội Bài… được triển khai tích cực. Một số địa phương được nhắc nhở về công tác giải phóng mặt bằng đã có chuyển biến tích cực.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao các địa phương đã triển khai công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án tuyến cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, một số địa phương còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng; rồi vấn đề cung ứng vật liệu xây dựng, như ở tuyến cao tốc Cần Thơ-Bạc Liêu vẫn còn thông tin thiếu vật liệu xây dựng, trong khi nguồn không thiếu; tuyến cao tốc đông-tây (Sóc Trăng-Cần Thơ-Hậu Giang-An Giang); một số nơi đã sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp thì phải đánh giá khách quan, trung thực xem có bị nhiễm mặn không? Các cơ quan truyền thông phải thông tin đúng bản chất, không “tô hồng” cũng như “bôi đen”.Chúng ta cần kiểm điểm xem các địa phương còn khó khăn, vướng mắc ở đâu? Sau mỗi phiên họp phải giải quyết được các vấn đề để thúc đẩy các dự án tốt hơn với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", tất cả vì sự phát triển, hùng cường, thịnh vượng của đất nước, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết; xử lý nghiêm các trường hợp chạy thầu, thông thầu, bán thầu; phải tiếp tục kiểm tra, xử lý các tiêu cực trong việc mua bán nguyên vật liệu, nhất là cát sỏi ở đồng bằng sông Cửu Long; bên cạnh thúc đẩy tiến độ thì phải kiên quyết xử lý các tiêu cực.Các nhà thầu, địa phương thiếu nguyên vật liệu thì phải chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ giải quyết, không trông chờ, ỷ lại. Chúng ta phải bảo đảm chất lượng, vệ sinh môi trường, chú trọng cảnh quan, không gian của các dự án khi hoàn thành; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng công trình, tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.Thủ tướng yêu cầu phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thí dụ như việc thi công Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối được triển khai rất tốt, điều này chứng minh sức mạnh của dân tộc, cả hệ thống chính trị, sức mạnh của các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước.Thủ tướng nhấn mạnh, với tinh thần kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024) làm nên huyền thoại “Chân trần, ý chí thép”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, vậy trong hoàn cảnh hiện nay thuận lợi hơn nhiều thì chúng ta cũng phải thực hiện các nhiệm vụ thật tốt. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu phải thẳng thắn chỉ rõ các khó khăn, vướng mắc, đề ra giải pháp, nêu rõ trách nhiệm từng bên, Trung ương phải làm gì? Địa phương phải làm gì? Thủ tướng nêu rõ, từ nay đến hết 2025, phải hoàn thành 1.000km cao tốc để hoàn thành mục tiêu 3.000km như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.Chúng ta đã đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống đường cao tốc trong 5 năm gần đây bằng 20 năm qua, do đó 5 năm tới phải đẩy tốc độ này lên cao hơn nữa. Công việc rất nhiều, đòi hỏi phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt. Thủ tướng cho biết sẽ phát động phong trào thi đua hoàn thành mục tiêu 3.000km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025...Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo. (Ảnh: Trần Hải)Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã tổ chức 11 phiên họp; Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo đã ban hành 5 Quyết định kiện toàn thành viên và bổ sung các dự án vào danh mục dự án thuộc Ban Chỉ đạo, nâng tổng số lên 40 dự án/92 dự án thành phần (DATP) trên 3 lĩnh vực là đường bộ, đường sắt và hàng không, các dự án đi qua địa phận của 48 tỉnh, thành phố.Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tại các phiên họp, các chuyến công tác, kiểm tra hiện trường để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành địa phương triển khai các dự án. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã hoàn thành 674km/02 dự án/12 DATP thuộc danh mục dự án Ban Chỉ đạo, nâng tổng số đường bộ cao tốc khoảng 2.000km, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương có dự án đi qua, tạo sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, làm tiền đề hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3.000km đường bộ cao tốc.Về tình hình thực hiện các dự án, Bộ Giao thông vận tải cũng cho biết: về công tác lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Thành phố Hồ Chí Minh đã rà soát, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài. Bộ giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnhBình Phướcđã trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án Gia Nghĩa-Chơn Thành và đã giải trình các ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu Quốc hội để Quốc hội thông qua trong tháng 6/2024.Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo (Ảnh: Trần Hải).Về công tác lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: các tỉnh Sơn La, Thái Bình, Ninh Bình, Lâm Đồng, Bình Dương và Bộ Giao thông vận tải đang triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu, Ninh Bình-Hải Phòng, Tân Phú-Bảo Lộc, Bảo Lộc-Liên Khương, Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, Dầu Giây-Tân Phú. Trong đó, đã trình Hội đồng thẩm định liên ngành 3 dự án; tuy nhiên, việc thẩm định dự án Dầu Giây-Tân Phú và Tân Phú-Bảo Lộc còn chậm. Tỉnh Sơn La, Lâm Đồng chậm trong triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Hòa Bình-Mộc Châu, Bảo Lộc-Liên Khương.Phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo được truyền trực tuyến tới 44 tỉnh, thành phố có các dự án giao thông trọng điểm đi qua. (Ảnh: Trần Hải)Về công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo và tại Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28/5/2024, các địa phương đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tích cực triển khai để bàn giao mặt bằng thi công; tuy nhiên, diện tích còn lại là phần đất ở nên việc triển khai còn khó khăn, vướng mắc, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là các địa phương: Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hưng Yên, Kiên Giang. Các chủ đầu tư, các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực triển khai di dời đường điện cao thế; tuy nhiên, tiến độ triển khai tại một số dự án còn chậm, có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.Về vật liệu xây dựng: các dự án khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ: nguồn cung cấp vật liệu đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thi công. Các dự án khu vực phía Nam: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì đoàn công tác, làm việc với các địa phương và giao nhiệm vụ cho Bộ giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án trong khu vực. Bộ giao thông vận tải đã báo cáo phương án tổng thể nhu cầu vật liệu san lấp và dự kiến phương án điều phối; hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Bộ giao thông vận tải để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án phân bổ và điều phối nguồn vật liệu cho từng dự án, đáp ứng tiến độ thi công.Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải báo cáo tại Phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)Về công tác triển khai thi công: Bộ giao thông vận tải đang quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tích cực triển khai dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Chơn Thành-Đức Hòa, tiến độ cơ bản bám sát kế hoạch; riêng dự án Cần Thơ-Cà Mau, Biên Hòa-Vũng Tàu, đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận tiến độ còn chậm so với kế hoạch, trong thời gian tới khi mặt bằng và vật liệu xây dựng được tháo gỡ, các chủ đầu tư, nhà thầu sẽ tăng tốc để bù tiến độ bị chậm.Tiến độ triển khai thi công tại các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hưng Yên, Long An, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Hà Giang, Đồng Tháp bám sát yêu cầu; các tỉnh còn lại tiến độ chưa đạt yêu cầu do các vướng mắc về mặt bằng thi công cũng như nguồn vật liệu đắp.Về Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành: DATP 1: trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đang triển khai đáp ứng tiến độ; các trụ sở còn lại đang phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán làm cơ sở triển khai thi công; DATP 2 và DATP 3: đang triển khai đáp ứng tiến độ đề ra; DATP 4: đang tích cực triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.Đại diện các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị tham dự Phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)Dự án nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang triển khai thi công bám sát tiến độ đề ra.Dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành: các gói thầu đang triển khai bám sát tiến độ, còn gói thầu J3-1 chưa chọn được nhà thầu thi công do vướng mắc liên quan điều kiện ràng buộc nhà thầu của Hiệp định vay, có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ.Dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội đang tiến hành chạy thử và hoàn thiện các thủ tục liên quan, dự kiến sẽ khai thác thương mại vào tháng 7/2024. Dự án đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên tiếp tục chạy thử để phục vụ việc đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống, dự kiến sẽ khai thác thương mại vào quý IV/2024. Tỉnh Hòa Bình và Tiền Giang chậm trong triển khai lập thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu để thi công dự án Hòa Bình-Mộc Châu và Cao Lãnh-An Hữu…Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sau 11 phiên họp của Ban Chỉ đạo, đến nay, chúng ta đã hoàn thành 2 dự án/12 dự án thành phần (cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025 và Tuyên Quang-Phú Thọ) với tổng chiều dài 674km đi qua 15 tỉnh thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên hơn 2.000km; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo không gian phát triển mới, giảm chi phí logistics, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng nhấn mạnh, công trình giao thông đi đến đâu, người dân và địa phương hưởng lợi đến đó, do đó, khó mấy cũng phải làm với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm".Thủ tướng chỉ đạo, về công tác giải phóng mặt bằng, các địa phương huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Dân vận, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần đối thoại, đến thăm người dân để bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân, bảo đảm người dân di dời đến nơi ở mới có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.Về vướng mắc vật liệu xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng yêu cầu trong 5 ngày tới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải tổ chức hội nghị với các địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án; các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu cũng phải chủ động tìm nguồn cung ứng cát.Về thủ tục đầu tư các tuyến đường BOT, phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nhanh chóng giải quyết việc này. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho chủ đầu tư, nhà thầu. Các bộ, ngành phải chủ động xử lý theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu vượt thẩm quyền thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu quán triệt tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả”; trong mọi trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, trở ngại, chủ đầu tư, các nhà thầu, các lực lượng tham gia dự án cần đồng tâm, hiệp lực, quyết tâm cao nhất, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm để vượt qua mọi thách thức, đưa công trình về đích đúng kế hoạch.Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và các địa phương cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng công trình, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; tránh xảy ra việc thông thầu, mua thầu, bán thầu. Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Nội vụ rà soát công việc, tổ chức phát động Phong trào thi đua 500 ngày đêm phấn đấu hoàn thành mục tiêu 3.000km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội lần thứ XIV của Đảng.Đề cập các nhiệm vụ cụ thể thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bình Phước chủ động làm việc với các các cơ quan của Quốc hội để kịp thời giải trình, bổ sung phù hợp, bảo đảm Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án Gia Nghĩa-Chơn Thành tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Dầu Giây-Tân Phú, phê duyệt trong tháng 6/2024; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan hướng dẫn, làm việc, theo dõi, đôn đốc các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định, phấn đấu khởi công trong năm 2024 đối với các dự án đã được phê duyệt.Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung hướng dẫn giải quyết, thúc đẩy các dự án PPP; khẩn trương tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Ninh Bình-Hải Phòng đầu tư theo phương thức PPP và có ý kiến theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài trong tháng 6/2024; tiếp tục hướng dẫn, phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng, Bộ giao thông vận tải để sớm hoàn thành báo cáo thẩm định dự án Dầu Giây-Tân Phú, Tân Phú-Bảo Lộc, phê duyệt trong tháng 6/2024.Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Sơn La, Thái Bình, Ninh Bình, Lâm Đồng, Bình Dương đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án Hòa Bình-Mộc Châu, Ninh Bình-Hải Phòng (đoạn đầu tư công qua Ninh Bình và đoạn Nam Định-Thái Bình theo phương thức PPP), Tân Phú-Bảo Lộc, Bảo Lộc-Liên Khương, Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành; phấn đấu khởi công trong năm 2024; riêng dự án Cao Lãnh-An Hữu đoạn qua tỉnh Tiền Giang khởi công vào tháng 7/2024 và cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình khởi công vào tháng 9/2024.Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Tiền Giang đẩy nhanh các thủ tục đầu tư để sớm khởi công các dự án Hòa Bình-Mộc Châu, Cao Lãnh-An Hữu, DATP3 Vành đai 4 Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để sớm trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài; Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội căn cứ trên kết quả làm việc với Bộ Tài chính để chủ động triển khai các công việc, nhằm sớm hoàn thành các thủ tục giải ngân vốn ODA cho các dự án đường sắt đô thị.Thủ tướng cũng chỉ đạo Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành. Đối với các dự án đang thi công xây dựng và các nội dung liên quan, Bộ Giao thông vận tải chủ động chủ trì, thúc đẩy; tiếp tục chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thí điểm sử dụng cát biển, bảo đảm chất lượng công trình và không ảnh hưởng môi trường, cây trồng, thủy sản. Khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Bộ Giao thông vận tải xử lý dứt điểm vấn đề vật liệu xây dựng; Bộ Xây dựng khẩn trương triển khai các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong việc hoàn thiện hệ thống định mức và hướng dẫn các địa phương xác định giá vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ khai thác theo cơ chế đặc thù, hoàn thành trong tháng 6/2024.Bộ Tài chính tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan vốn ODA, sửa các Nghị định liên quan vấn đề này. Bộ Công thương, EVN chủ trì hướng dẫn, đẩy nhanh thủ tục liên quan để di dời các đường điện cao thế, đáp ứng tiến độ thi công các dự án. Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty hoàn thành tiến độ bố trí vốn, triển khai các dự án mở rộng, cải tạo sân bay Tuy Hoà, Cà Mau, Vinh…Các địa phương phải nỗ lực làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; về vật liệu xây dựng, Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp các bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết dứt điểm vấn đề này; các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre ưu tiên toàn bộ trữ lượng các mỏ trên địa bàn hiện nay để cấp cho các dự án trọng điểm. Ban quản lý dự án, nhà thầu nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc "3 ca, 4 kíp", làm xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, "chỉ bàn làm, không bàn lùi", bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình...
https://nhandan.vn/quyet-tam-cao-no-luc-lon-day-nhanh-tien-do-hoan-thanh-cac-cong-trinh-giao-thong-trong-diem-post814242.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Cảng hàng không quốc tế Long Thành", "công trình giao thông trọng điểm", "tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông" ] }
Tập trung cao độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu
NDO -Chiều 28/5, quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã chủ trì hội nghị tổng kết phong trào “30 ngày, đêm” thực hiện công tác bồi thườnggiải phóng mặt bằngcác dự án trọng điểm quốc gia và dự án của tỉnh. Trong đó, trọng tâm là dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, với nhiều vướng mắc gặp phải thời gian qua.
Trong “30 ngày, đêm” thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 3 dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh Đồng Nai, gồm: Đườngcao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu; đường ven sông Đồng Nai từ đường Hà Huy Giáp đến đường Trần Quốc Toản và đường Trục trung tâm thành phố Biên Hòa, đã tạo được chuyển biến rõ nét ở các khâu.Riêng dự án trọng điểm quốc gia cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1 đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai 34,2km với diện tích cần thu hồi hơn 137ha đất được chia làm hai dự án thành phần.Dự án ảnh hưởng khoảng 1.744 hộ, trong đó có 1.557 hộ phải tái định cư. Đến thời điểm hiện nay đã công khai và phê duyệt phương án bồi thường thành phần 1 là 652/975 trường hợp, đạt 66,68%; thành phần 2 là 1.316/1.803 trường hợp, đạt 72,3%.Dù ngành chức năng liên quan đã nỗ lực, làm việc xuyên đợt lễ 30/4, 1/5 và các ngày thứ bảy, chủ nhật, nhưng do nhiều vướng mắc về xác nhận nguồn gốc đất, dẫn đến việc bứt phá tiến độ so với yêu cầu đề ra chưa thực hiện được.Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam cho rằng, việc thực hiện kế hoạch cao điểm 30 ngày, đêm giải phóng mặt bằng đã tạo sự chuyển biến về tiến độ các dự án.Đặc biệt, tại phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, qua kiểm tra rà soát hồ sơ xác nhận nguồn gốc nhà, đất đã phát hiện 112 hồ sơ bồi thường có dấu hiệu chỉnh sửa hồ sơ, thay đổi chủ sở hữu tài sản, giả mạo chữ ký, tẩy xóa, viết lại giấy mua bán tay, điều chỉnh thời gian sở hữu đất, tài sản nhằm hưởng lợi chính sách.Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam cho rằng, qua 30 ngày, đêm thực hiện kế hoạch đã tạo chuyển biến rõ nét, nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn về công tác bồi thường để thực hiện các dự án trọng điểm đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện.Điển hình cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn được đánh giá gặp nhiều vướng mắc nhất của tỉnh Đồng Nai đã được Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa chỉ đạo bố trí nhân lực của các phòng ban phối hợp với cấp ủy, chính quyền phường Tam Phước, Phước Tân giao ban công việc hàng ngày để kịp thời tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ.Lãnh đạo thành phố Biên Hòa kiểm tra tiến độ, tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn phường Phước Tân ngày 27/5.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức nhấn mạnh, mặc dù có nhiều nỗ lực, cố gắng, tiến độ các dự án có chuyển biến nhiều hơn trước. Song, thẳng thắn nhìn nhận chưa đạt được kế hoạch cao điểm “30 ngày, đêm” đề ra.Đối với dấu hiệu 112 hồ sơ bồi thường có dấu hiệu chỉnh sửa hồ sơ, nhằm hưởng lợi chính sách tại phường Phước Tân của dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đồng chí Võ Tấn Đức yêu cầu lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa nhanh chóng xác minh, làm rõ. Nếu xác định sai phạm phải xử lý nghiêm minh, tuyệt đối không để xảy ra việc trục lợi chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước.Về nhiệm vụ trong thời gian tới, người đứng đầu chính quyền tỉnh Đồng Nai đã phát động các sở, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện thêm “30 ngày, đêm” cao điểm giải phóng bằng 3 dự án trọng điểm trên theo tinh thần 3 ca, 4 kíp, làm thêm kể cả thứ bảy và chủ nhật, quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng toàn bộ 3 dự án nêu trên.Trong đó, hạ quyết tâm trước ngày 30/6/2024 dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu phải bàn giao 80% mặt bằng đối với địa bàn thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành bàn giao 90% mặt bằng. Phần diện tích còn lại, cưỡng chế những trường hợp cố tình dây dưa trong tháng 7/2024.
https://nhandan.vn/tap-trung-cao-do-giai-phong-mat-bang-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-post811543.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu", "giải phóng mặt bằng cao tốc", "Đồng Nai" ] }
Boeing bổ nhiệm Chủ tịch mới cho khu vực Đông Nam Á
Tập đoàn Hàng không vũ trụ Boeingthông báo bổ nhiệm bà Penny Burtt giữ vị trí Chủ tịch, phụ trách các hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á từ ngày 3/7 tới đây.
Bà Burtt sẽ làm việc tại trụ sở Boeing ở Singapore, giám sát các chiến lược và hoạt động của Boeing khi tập đoàn ngày càng mở rộng sự hiện diện của mình tại khu vực này. Đồng thời, bà cũng đảm nhận các vị trí Tổng giám đốc Boeing Singapore Pte. Ltd. và Tổng giám đốc của PT. Boeing Indonesia.Bà Burtt phát biểu: “Tôi rất vinh dự khi được gia nhập Boeing và trở thành lãnh đạo cho các hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, một khu vực năng động mà tôi dành phần lớn thời gian để phát triển sự nghiệp của mình. Tại 10 quốc gia với dân số gần 700 triệu người trong khu vực, tôi mong muốn mở rộng sự hiện diện của Boeing tại thị trường trọng yếu này”.Tin liên quanBoeing mở rộng hợp tác đào tạo, phát triển công nghiệp hàng không với Việt NamTrước khi gia nhập Boeing, bà Burtt lãnh đạo mảng Chính sách công và Quan hệ chính phủ cho khu vực Đông Nam Á tại Stripe, một công ty cơ sở hạ tầng tài chính. Trước đó, bà từng là Tổng Giám đốc của Asialink, một trung tâm hàng đầu của Australia chuyên nghiên cứu về châu Á, giữ vị trí lãnh đạo tại Visa và McKinsey & Company cho khu vực châu Á.Ngoài ra, bà Burtt từng là một nhà ngoại giao và làm việc tại các quốc gia Singapore, Indonesia và Malaysia. Hiện tại, bà là thành viên quản trị Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN.Ông Brendan Nelson AO, Chủ tịch Boeing toàn cầu chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi bà Burtt gia nhập đội ngũ Boeing. Bà là người mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ năng ngoại giao và kinh doanh được tích lũy trong hơn 25 năm làm việc ở các lĩnh vực công và tư trong khu vực”.Boeing đã hợp tác với các bên liên quan tại Đông Nam Á trong hơn 75 năm qua nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực hàng không vũ trụ và quốc phòng tại khu vực này.Hiện Boeing có văn phòng tại Singapore, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Đông Nam Á là một trong những thị trường máy bay thương mại phát triển nhanh nhất thế giới, cùng với đó là nhu cầu quốc phòng của khu vực cũng đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ.Tin liên quanVietjet và Boeing chốt kế hoạch giao tàu bay Boeing 737 MAXLà tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới, Boeing phát triển, sản xuất và bảo trì máy bay thương mại, các sản phẩm quốc phòng và hệ thống hàng không vũ trụ tại hơn 150 quốc gia.Với tư cách là một nhà xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ, tập đoàn tận dụng nguồn nhân tài từ các nhà cung cấp toàn cầu để tăng cường cơ hội kinh tế, tính bền vững và tác động đến cộng đồng.
https://nhandan.vn/boeing-bo-nhiem-chu-tich-moi-cho-khu-vuc-dong-nam-a-post815135.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Boeing" ] }
Hai doanh nghiệp bị phạt 170 triệu đồng vì không báo cáo tài chính
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 7/5, đã ra các quyết địnhxử phạt hành chính2 doanh nghiệp là CTCP Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục và CTCP Năng lượng Bắc Phương, tổng mức tiền phạt 170 triệu đồng, do các vi phạm: khôngcông bố thông tincác tài liệu: tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu; báo cáo tài chính; tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu…
Theo đó,Công ty cổ phần Tập đoàn Hạ tầng Giáo dụcbị xử phạt hành chính theo Quyết định số 196/QĐ-XPVPHC, số tiền 92,5 triệu đồng do không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu:Báo cáo tài chính năm 2022; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2022; Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023; Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023; Tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023.Công ty cổ phần Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục (địa chỉ trụ sở chính tại số 12 ngách 1 ngõ 111 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2007; hoạt động chính trong lĩnh vực kiến trúc và tư vấn kỹ thuật liên quan…Cùng vi phạm không công bố thông tin phải công bố theo quy định,Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Phươngbị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính theo Quyết định số 194/QĐ-XPHC, số tiền 77,5 triệu đồng.Cụ thể, Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Phương không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên năm 2021;Cùng với đó, Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Phương gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: công bố thông tin về việc hoàn tất mua lại trái phiếu trước hạn đối với mã trái phiếu NLBPH2034001 (Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn 4 lần tương ứng với 4 đợt mua lại trái phiếu trước hạn), Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022.Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Phương (địa chỉ trụ sở chính tại ấp Cái Cùng, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) thành lập năm 2018; hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện, truyền tải và phân phối điện…
https://nhandan.vn/post-808317.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "doanh nghiệp", "phạt hành chính", "báo cáo tài chính", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Cơ hội “tỷ đô” cho ngành công nghiệp bán dẫn
Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều tiềm năng và lợi thế, thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận cơ hội và phát triển một cách hiệu quả.
Tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đang rộng mở với nhiều sự kiện chưa từng có đã và đang diễn ra sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững với ba trụ cột mới, gồm công nghệ, đổi mới sáng tạo và đầu tư. Nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa doanh nghiệp hai nước trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam và trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ.Những dự án “mở đường”Cụ thể, Trung tâm Ðổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đã ký kết biên bản ghi nhớ với ba đối tác lớn gồm Synopsys, Tập đoàn Cadence Design Systems và Ðại học bang Arizona. Trong đó, hợp tác của NIC với Synopsys và Ðại học bang Arizona thuộc lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, trong khi hợp tác với Tập đoàn Cadence Design Systems liên quan đến việc thúc đẩy năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam.Synopsys không phải đối tác xa lạ với Việt Nam vì doanh nghiệp này đã chính thức tham gia vào thị trường vi mạch Việt Nam qua việc mua lại một phần của eSilicon Corporation năm 2020. Theo biên bản ký kết với NIC ngày 18/9/2023, Synopsys sẽ hỗ trợ NIC thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế chip.Synopsys nổi tiếng với các giải pháp phần mềm thiết kế bán dẫn, IP và bảo mật phần mềm. Việc hợp tác thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế vi mạch tại Việt Nam có thể nhận được những lợi ích từ công nghệ thiết kế tầm cỡ thế giới của Synopsys bằng cách đào tạo các nhà thiết kế chip tương lai của NIC theo những xu hướng mới nhất và có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành bán dẫn Việt Nam.Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Ðổi mới sáng tạo quốc gia (NIC )Cùng ngày, Synopsys và Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng ký kết biên bản ghi nhớ về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam. Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông hiện là đơn vị chủ trì tham mưu xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn 2035. Vì vậy, chương trình hợp tác của Synopsys với hai đối tác mới nằm trong kế hoạch mở rộng nghiên cứu đầu tư của doanh nghiệp này tại Việt Nam, đồng thời cũng nhằm hỗ trợ chiến lược của Chính phủ Việt Nam với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch và thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp.Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cũng ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Intel về việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao với nội dung hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống giáo dục bền vững bằng cách mở rộng khả năng sẵn sàng kỹ thuật số và tiếp cận các giải pháp lớp học thông minh cho cán bộ quản lý trường học, giáo viên và học sinh.Về phía các doanh nghiệp tư nhân có thế mạnh trong lĩnh vực này, Công ty cổ phần Bán dẫn FPT (FPT Semiconductor) đã ký kết và trao đổi biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Silvaco để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và phát triển kinh doanh ở lĩnh vực này.Theo đó, hai bên cam kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho các công ty bán dẫn tại Hoa Kỳ, đồng thời hợp tác để thành lập Trung tâm đào tạo bán dẫn Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực theo chương trình của Chính phủ. Về lâu dài, Silvaco trở thành nhà đầu tư chiến lược của FPT Semiconductor, còn FPT Semiconductor cũng là đại diện và nhà phân phối độc quyền phần mềm của Silvaco trong lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam.Cấp bách phát triển nguồn nhân lựcKhông chỉ có Hoa Kỳ, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Những dự án được khởi động từ 2-3 năm trước, đến nay đã cung cấp những lô hàng đầu tiên ra thị trường thế giới. Ðơn cử, ngày 11/10/2023, Tập đoàn Amkor (Hàn Quốc) đã khánh thành Nhà máy Amkor Technology Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đến năm 2035 đạt 1,6 tỷ USD.Ðây là một trong những nhà máy tiên tiến nhất của Tập đoàn Amkor đi vào hoạt động, khởi đầu cho xu hướng thu hút đầu tư mới của tỉnh Bắc Ninh trong lĩnh vực công nghệ cao và tạo thuận lợi cho việc hình thành, phát triển hệ sinh thái bán dẫn ở Việt Nam.Tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam diễn ra mới đây, bà Linda Tan, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Ðông Nam Á (SEMI SEA) nhận định ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều tiềm năng và lợi thế, thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Hàn Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ. Thông tin tại hội nghị cho biết thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng hai con số trong những năm tới và đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Trong dòng chảy đó, Việt Nam có nhiều dư địa để tham gia vào các hoạt động của chuỗi giá trị, thu hút đầu tư, phát triển hệ sinh thái bền vững.Nắm bắt cơ hội mới, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Ðầu tư khẩn trương xây dựng Ðề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030. Qua sơ bộ nghiên cứu, Bộ đề xuất ba trụ cột chính nhằm đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn. Trụ cột đầu tiên mang tính lâu dài là đào tạo đại học cho nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ giỏi với sự hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học. Trụ cột thứ hai là đào tạo kỹ thuật viên và trụ cột thứ ba là thu hút nhân tài làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn.Thứ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Trần Quốc PhươngTheo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Việt Nam đang đón đầu để cố gắng vươn lên, dẫn trước trong ngành công nghiệp đang chiếm ưu thế này. Công nghiệp chip bán dẫn là ngành hết sức mới ở Việt Nam, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đón nhận các cơ hội và phát triển một cách hiệu quả, trong đó đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề mang tính chất nền tảng.Về nguyên tắc, việc nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ không tự động thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư nhưng chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội và xung lực mới cho sự hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia. Ðể nắm bắt cơ hội, Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để có thể đáp ứng nhanh yêu cầu của đối tác. Hiện nay, thị trường chip toàn cầu đang thiếu hụt, do đó, nếu không nắm bắt cơ hội đón dòng đầu tư tại thời điểm này sẽ lỡ nhịp vì có thể tình hình sẽ chuyển biến rất nhanh.Tiến sĩ Nguyễn Ðình CungNguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
https://nhandan.vn/co-hoi-ty-do-cho-nganh-cong-nghiep-ban-dan-post778898.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Ngành công nghiệp bán dẫn", "Việt Nam", "Lĩnh vực mới", "Ðối tác chiến lược", "Ðổi mới sáng tạo", "Lĩnh vực công nghệ cao", "Đào tạo nguồn nhân lực", "Hợp tác phát triển" ] }
Phạt gần 200 triệu đồng một doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động và báo cáo
NDO -Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh-CTCP vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chínhvới tổng số tiền 190 triệu đồng do các vi phạm:công bố thông tinsai hạn về tình hình tài chính; không bảo đảm tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành.
Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 17/6, ban hành Quyết định số 664/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh-CTCP, số tiền phạt 65 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu:Giải trình lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Báo cáo tài chính công ty mẹ kiểm toán năm 2022 chênh lệch 10% trở lên so với báo cáo cùng kỳ năm trước, Giải trình lợi nhuận sau thuế Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 chênh lệch 10% lợi nhuận sau thuế chuyển từ lãi sang lỗ so với báo cáo cùng kỳ năm trước, Giải trình lợi nhuận sau thuế Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2023 chênh lệch 5% trở lên lợi nhuận sau thuế chuyển từ lãi sang lỗ so với trước khi soát xét, Giải trình lợi nhuận sau thuế Báo cáo tài chính công ty mẹ bán niên soát xét năm 2023 chênh lệch 10% trở lên so với báo cáo cùng kỳ năm trước.Cùng với đó, Công ty bị phạt tiền 125 triệu đồng do không bảo đảm tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành theo quy định.Tổng mức phạt tiền đối với Công ty là 190 triệu đồng.Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh-CTCP (địa chỉ trụ sở chính tại số 2, đường Vũ Quang, phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) tiền thân là Công ty Khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan Hà Tĩnh, thành lập năm 1996.Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là: khai thác, chế biến kinh doanh các loại khoáng sản, chủ yếu là quặng Titan; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi, san lấp mặt bằng; chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm…Vốn điều lệ hiện tại của Công ty hơn 1.100 tỷ đồng.Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh-CTCP có ba đơn vị hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, là Công ty cổ phần Chăn nuôi MITRACO, Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc, Công ty cổ phần phát triển nông lâm.Năm 2015, cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là MTA.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 1.346 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 30,7 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của của Công ty đạt hơn 1.315 tỷ đồng (giảm nhẹ so năm 2022), lỗ sau thuế tăng lên hơn 43,8 tỷ đồng (tăng 30% so năm 2022).Quý I/2024, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 329,4 tỷ đồng (tăng 16% so mức 276,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước), lỗ sau thuế gần 5,2 tỷ đồng (giảm 83% so mức lỗ 30,7 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023).
https://nhandan.vn/phat-gan-200-trieu-dong-mot-doanh-nghiep-vi-pham-trong-hoat-dong-va-bao-cao-post815027.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "phạt hành chính" ] }
VN-Index duy trì sắc xanh, khối ngoại mua ròng trở lại
NDO -Phiên giao dịch ngày 3/5, thị trường diễn biến giằng co trên mốc tham chiếu; cuối phiên,lực cầuxuất hiện trở lại, cổ phiếu nhiều nhóm ngành phục hồi, nhiều cổ phiếu lớn tăng tốt như TCB, VCB, HVN, MSN, HDB... tác động tích cực giúpVN-Indextăng 4,67 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.221,03 điểm.
Thanh khoảntoàn thị trường tăng nhẹ so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 742,25 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 18.785,19 tỷ đồng.Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng tăng đáng kể so phiên trước, đạt hơn 15.166,21 tỷ đồng;khối ngoạiquay lại mua ròng hơn 500 tỷ đồng, tập trung vào các mã MWG, PDR, VRE, VCB, MSN...Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu VN-30 tiếp tục là những mã duy trì sắc xanh cho chỉ số VN-Index; trong đó, có 7 mã tăng tốt là HDB tăng 3,38%, TCB tăng 2,88%, VRE tăng 2,86%, MSN tăng 2,65%, VJC tăng 2,02%, ACB tăng 1,85%, HPG tăng 1,06%.Trong 10 cổ phiếu thanh khoản lớn nhất thị trường thì 8 mã thuộc nhóm VN30; hôm nay, thanh khoản trong rổ này cao, đạt gần 7.239 tỷ đồng, tăng 33% so phiên hôm qua và ở mức cao nhất 5 phiên.Ở chiều ngược lại, GVR, FPT và LPB là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 1 điểm của chỉ số.Xét về nhóm ngành, phục hồi mạnh nhất là ngành vận tải-kho bãi với mức tăng 1,96%, chủ yếu từ các mã HVN (+6,94%) và VJC (+2,02%). Tiếp đó là ngành vật liệu xây dựng (+1,08%) và ngành sản xuất hàng gia dụng (+1,00%)...Ở chiều ngược lại, ngành tài chính khác có mức giảm mạnh nhất thị trường với (-1,05%), chủ yếu từ mã IPA (-1,43%), OGC (-0,34%) và TVC (-1,12%).* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì đà tăng điểm suốt thời gian giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa tăng 9,46 điểm (+0,48%), lên mức 1.999,51 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 601,32 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 18.138,73 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 190 mã tăng giá, 93 mã đứng giá và 165 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 228,22 điểm, tăng 0,73 điểm (+0,32%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 68,04 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.401,41 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 92 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 75 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 2,49 điểm (+0,51%) và lên mức 490,71 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 37,28 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 929,61 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 16 mã tăng giá, 9 mã đứng giá và 5 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 89,78 điểm, tăng 0,08 điểm (+0,09%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 30,79 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 356,48 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 225 mã tăng giá, 107 mã đứng giá và 100 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 4,67 điểm (+0,38%), lên mức 1.221,03 điểm. Thanh khoản đạt hơn 643,42 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.027,30 tỷ đồng. Toàn sàn có 223 mã tăng, 80 mã đứng giá và 200 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 8,41 điểm (+0,67%) và lên mức 1.255,62 điểm. Thanh khoản đạt hơn 221,41 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 7.771,05 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 16 mã tăng, 2 mã đi ngang và 12 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là MWG (hơn 29,61 triệu đơn vị), SHB (hơn 21,21 triệu đơn vị), NVL (hơn 18,72 triệu đơn vị), HPG (hơn 16,71 triệu đơn vị), VIX (hơn 14,41 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là HVN (+6,94%), DXV (+6,91%), HU1 (+6,91%), PTC (+6,85%), VFG (+6,72%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là QBS (-6,94%), GTA (-6,84%), PMG (-6,81%), TDM (-6,50%), FUEIP100 (-5,89%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 195.181 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 24.408,89 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-duy-tri-sac-xanh-khoi-ngoai-mua-rong-tro-lai-post807712.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "VN-Index", "khối ngoại mua ròng", "phiên giao dịch", "cổ phiếu lớn", "chứng khoán", "thanh khoản", "HNX-Index" ] }
Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để ngành Tài chính Việt Nam và Lào hợp tác chặt chẽ, hiệu quả
NDO -Sáng 30/5, tại Trụ sở Chính phủ,Phó Thủ tướng Lê Minh Kháitiếp Bộ trưởng Tài chính Lào Santiphab Phomvihane cùng Đoàn công tác sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chúc Đoàn có một chuyến công tác thành công, góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Tài chính và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nướcViệt Nam-Lào, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.Chúc mừng, đánh giá cao các kết quả thành tựu quan trọng, toàn diện mà Đảng và Chính phủ Lào đã đạt được trong thời gian qua, Phó Thủ tướng tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự vào cuộc của nhân dân, đất nước Lào sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội lần thứ IX giai đoạn 2021-2025, phát triển toàn diện, ngày càng có vị thế trong khu vực và trên thế giới.Phó Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào. Thời gian qua, hai bên đã phối hợp chặt chẽ để triển khai các thỏa thuận cấp cao, kết quả Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào do hai Thủ tướng Chính phủ đồng chủ trì, kết quả các cuộc gặp, trao đổi, làm việc của lãnh đạo cấp cao.Phó Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Bộ Tài chính Lào vàBộ Tài chính Việt Nam; giúp ngành tài chính hai nước thực hiện tốt nhiệm vụ tài chính-ngân sách; tích cực phối hợp trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề hai bên quan tâm, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ công chức của mỗi nước. Phó Thủ tướng mong hai bên tiếp tục hợp tác thực hiện các thỏa thuận hợp tác cấp cao chung của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, cũng như các tuyên bố cấp cao, thỏa thuận giữa hai Bộ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội hai nước; nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để hai ngành tài chính phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.Cho biết, trong nhiệm kỳ phụ trách của mình, đã xử lý nhiều nội dung hợp tác giữa hai bên, trong đó có lĩnh vực về tài chính, Phó Thủ tướng mong muốn với tư cách là người đứng đầu Bộ Tài chính Lào, Bộ trưởng Santiphab Phomvihane quan tâm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác ngày càng phát huy hiệu quả, đóng góp thiết thực vào mối quan hệ hợp tác toàn diện, hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt hai nước.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng Bộ trưởng Tài chính Lào Santiphab Phomvihane.Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho ý kiến về các đề nghị của phía Lào liên quan đến các hoạt động hợp tác kinh tế.Bày tỏ vui mừng được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dành thời gian đón tiếp, Bộ trưởng Tài chính Lào Santiphab Phomvihane đã thông báo về kết quả chuyến thăm Việt Nam lần này. Trong đó, hai bên đã thực hiện được 80% kế hoạch trong thỏa thuận hợp tác, đem lại kết quả cao.Ông cũng chia sẻ những đánh giá của mình về chiến lược phát triển của Việt Nam và những kết quả tích cực trong tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. Bộ trưởng Santiphab Phomvihane cho biết, hai bên sẽ tiếp tục thực hiện các thỏa thuận hợp tác cấp cao chung, cũng như thỏa thuận giữa hai Bộ, tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị lâu đời Việt Nam-Lào.
https://nhandan.vn/tiep-tuc-ho-tro-tao-dieu-kien-de-nganh-tai-chinh-viet-nam-va-lao-hop-tac-chat-che-hieu-qua-post811836.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Việt Nam-Lào", "Phó Thủ tướng Lê Minh Khái", "tài chính", "Bộ trưởng Tài chính Lào" ] }
PVN phát hiện hai mỏ dầu khí mới
NDO -Với những nỗ lực cố gắng của tập thể người lao động dầu khí nói chung, người lao động Liên doanh Vietsovpetro và Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) nói riêng, trong 4 tháng đầu năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có 2 phát hiện quan trọng tại giếng R79, mỏ Rồng thuộc Lô 09-1 và giếng BA-1X, mỏ Bunga Aster, Lô PM3 CAA.
Lãnh đạo PVN cho biết, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (E&P) vẫn luôn là một trong những lĩnh vực cốt lõi, đóng góp lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch và chiến lược phát triển củaPVN. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, PVN đã tập trung đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí cùng nhiều giải pháp kỹ thuật trong điều kiện cho phép nhằm chặn đà suy giảm sản lượng tự nhiên, cũng như bảo đảm mục tiêu gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí.Với những nỗ lực cố gắng của tập thể người lao động dầu khí nói chung, người lao động Vietsovpetro, PVEP nói riêng, trong 4 tháng đầu năm, Tập đoàn đã có 2 phát hiện quan trọng tại giếng R79, mỏ Rồng thuộc Lô 09-1 và giếng BA-1X, mỏ Bunga Aster, Lô PM3 CAA.Hình ảnh thử vỉa đối tượng móng tại giếng khoan R-79.Tại giếng R79, người điều hànhVietsovpetrođã tiến hành thử vỉa đối tượng móng và đã nhận được dòng dầu tự phun với lưu lượng đạt gần 6.300 thùng/ngày. Theo kết quả đánh giá sơ bộ, dự kiến gia tăng tiềm năng dầu khí tại chỗ đạt khoảng 16,5 triệu thùng dầu và ước tính trữ lượng tăng thêm từ giếng khoan R-79 khoảng 4,6 triệu thùng.Tại giếng BA-1X, kết quả tính toán sơ bộ tài nguyên dầu tại chỗ khoảng 84 triệu thùng (tăng gần gấp đôi dự báo ban đầu) dự kiến gia tăng trữ lượng cho toàn bộ vỉa là khoảng 20,2 triệu thùng. Đặc biệt, giếng BA-1X đã được đưa vào khai thác từ ngày 5/5/2024 với lưu lượng khai thác ban đầu khoảng 2.100 thùng/ngày.Trong thời gian tới nhà điều hành Lô PM3 CAA sẽ tiếp tục thẩm lượng phát hiện dầu Bunga Aster để có thêm đánh giá chắc chắn về tiềm năng trữ lượng dầu của đối tượng để thể phát triển mở rộng, tận thu tối đa tài nguyên dầu tại mỏ, góp phần gia tăng trữ lượng thu hồi dầu, khí cho Lô PM3 CAA, mang lại hiệu quả kinh tế cho hai nước chủ nhà Việt Nam và Malaysia cũng như các nhà đầu tư.Hình ảnh hoạt động thực địa tại Lô PM3 CAA.Thành công của những phát hiện trên vào thời điểm này mở ra những hướng đi quan trọng trong công tác thăm dò khai thác, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của PVN; đặc biệt là công tác tận thăm dò tại các lô hợp đồng đã và đang khai thác vẫn còn có cơ hội, tiềm năng.Với việc tận dụng tối ưu hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện hữu có thể dễ dàng, nhanh chóng được đưa vào khai thác, tận thu những nguồn tài nguyên quý giá. Giếng BA-1X thành công và được đưa vào khai thác ngay, tương tự giếng khoan Bunga Lavatera-1 năm 2023 cũng là một bài học để các nhà thầu tại các lô, mỏ khác có thể học tập, thay đổi, tận dụng nguồn lực, tối ưu phát triển và khai thác trong thời gian sớm nhất.Những kết quả này đã góp phần vào hoàn thành kế hoạch gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác năm 2024 của PVN nói chung, các đơn vị thành viên Vietsovpetro,PVEPnói riêng.Lãnh đạo PVN, các ban chuyên môn, đơn vị thành viên chúc mừng thành công từ 2 phát hiện mới.Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Lê Mạnh Hùng, trong những năm qua, lĩnh vực E&P phải đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức từ việc suy giảm sản lượng tự nhiên, không có nhiều các phát hiện mới. Trong bối cảnh khó khăn đó, Tập đoàn kiên định, nỗ lực, đồng bộ triển khai các giải pháp gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác qua từng năm.Với những kết quả đạt được từ 2 phát hiện mới này, Tập đoàn, các đơn vị, nhà điều hành, các cán bộ, kỹ sư lĩnh vực E&P đã thực hiện tốt phương châm hành động của năm 2024 là “làm mới động lực cũ, bổ sung động lực mới” để phát triển PVN.Trong thời gian tới, PVN và các đơn vị, nhà điều hành trong lĩnh vực E&P tiếp tục tối ưu phương thức quản trị mới, triển khai đổi mới sáng tạo trên những khu vực truyền thống, cố gắng tìm ra các mỏ mới, phát triển khai thác duy trì sản lượng dầu khí. “Việc tiếp tục có những phát hiện mới sẽ tạo thêm động lực phát triển cho khối E&P giữ vững mục tiêu của năm 2024 và các năm tiếp theo, tạo điều kiện phát triển theo đúng chiến lược của Tập đoàn, đóng góp quan trọng cho bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển kinh tế đất nước” - ông Lê Mạnh Hùng khẳng định.
https://nhandan.vn/pvn-phat-hien-hai-mo-dau-khi-moi-post808150.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Tập đoàn Dầu khí Việt Nam", "phát hiện 2 mỏ dầu khí mới" ] }
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm tiếp giá bán vàng về mức 75,98 triệu đồng/lượng
NDO -Giá bán vàngmiếng SJC trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 6/6 tiếp tục giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so ngày trước đó, hiện còn 75,98 triệu đồng/ lượng.
Theo thông báo giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 6/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Căn cứ phương án bán vàng miếng SJC trực tiếp cho 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) và Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt, giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 6/6 như sau: Giá bán vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 75.980.000 đồng/lượng (Bảy mươi lăm triệu chín trăm tám mươi nghìn đồng/lượng).Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình thu hẹp và kiểm soát chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới ở mức phù hợp.Như vậy, mứcgiá vàngmà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bán ra hôm nay (6/6) thấp hơn 1 triệu đồng/lượng so hôm trước, và thấp hơn 3 triệu đồng/lượng so với hôm đầu tiên mở bán (3/6).Trên thị trường trong nước, đến 10 giờ cùng ngày, Công ty SJC niêm yết giá vàng mua vào là 74,98 triệu đồng/lượng; giá bán ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng giá bán ra so cuối phiên 5/5. Chênh lệch giá bán vàng đang cao hơn giá mua là 2 triệu đồng/lượng.Tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên công bố giá bán vàng miếng ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng so hôm trước và thấp hơn 3 triệu đồng/lượng so ngày đầu mở bán. Ngay sau đó, BIDV, VietinBank và Agribank đều đã công bố giá bán vàng miếng ngày 6/6 ở mốc dưới 77 triệu đồng/lượng.Cùng thời điểmgiá vàng thế giớigiao ngay diễn biến tăng mạnh. Trên sàn Kitco, giá vàng đang được niêm yết ở mức 2.370 USD/ounce, tăng 40 USD/ounce so mở phiên 5/5. Quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 72,67 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán ra khoảng 4 triệu đồng/lượng.
https://nhandan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-giam-tiep-gia-ban-vang-ve-muc-7598-trieu-dongluong-post812941.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "giá vàng", "thị trường vàng", "vàng miếng SJC" ] }
Giá vàng ngày 5/6: Vàng miếng SJC “bốc hơi” thêm 1 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(5/6) tăng lên mức 2.336,9 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC tiếp tục được điều chỉnh xuống 77,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giảm xuống 74,9 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, sáng 5/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phê duyệt, giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 5/6 là 76,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng so phiên ngày hôm qua và giảm 2 triệu đồng so ngày đầu thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại và Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC).Những ngày qua,giá vàng SJCđã giảm liên tiếp. So mức đỉnh 92,5 triệu đồng/lượng (giá bán) thiết lập ngày 10/5, giá vàng đã giảm 14,52 triệu đồng mỗi lượng, tương đương mức giảm 14,6%, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện theo lộ trình thu hẹp chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 11 giờ ngày 5/6.Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 5/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 76,88 triệu đồng/lượng mua vào và 77,98 triệu đồng/lượng bán ra, giảm lần lượt 800.000 đồng và 1 triệu đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra rút ngắn xuống 1,1 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJC niêm yết mua vào-bán ra ở mức 76,48-77,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 1,5 triệu đồng/lượng.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống 6-7 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giảm 200.000 đồng, giao dịch mua vào 73,3 triệu đồng/lượng, bán ra 74,9 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,2 triệu đồng/lượng và bán ra mức 74,9 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng so kết phiên trước đó.Tính đến 11 giờ ngày 5/6 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới tăng 10,6 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.336,9 USD/ounce.Giá vàng thế giới sáng nay tăng trong bối cảnh đồng USD yếu đi và lợi suất trái phiếu giảm. Hiện, các nhà đầu tư đang theo dõi báo cáo việc làm khu vực tư nhân của ADP dự kiến sẽ được công bố trong ngày hôm nay 5/6 và dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp công bố ngày 7/6 để biết thêm về sức khỏe của thị trường lao động Mỹ để có thêm manh mối về việc liệu FED có phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hay không.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 5/6. (Ảnh: kitco.com)Chuyên gia phân tích cấp cao Jim Wyckoff của Kitco Metals cho biết, dữ liệu việc làm yếu hơn có thể thúc đẩy vàng phục hồi trong ngắn hạn. Ngược lại, nếu số liệu mạnh hơn dự báo sẽ gây áp lực lên kim loại quý vì kịch bản này có thể khiến FED gặp khó khăn hơn trong việc thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ.Mặc dù trong ngắn hạn, vàng vẫn đang chịu một số áp lực, nhưng chuyên gia phân tích thị trường cấp cao khu vực châu Á Thái Bình Dương Kelvin Wong của OANDA vẫn tỏ ra lạc quan với kim loại quý này sau đợt phục hồi vào đầu tuần nhờ được kích hoạt bởi dữ liệu kinh tế yếu kém. Theo đó, báo cáo mới nhất cho thấy, hoạt động sản xuất của Mỹ chậm lại tháng thứ 2 liên tiếp và chi tiêu xây dựng bất ngờ ghi nhận tháng giảm thứ 2 liên tiếp.Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, kim loại quý vẫn đang được hỗ trợ bởi nhu cầu mua tích trữ mạnh mẽ từ các ngân hàng Trung ương.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 104,21 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,341%; chứng khoán Mỹ tăng điểm; giá dầu tiếp đà giảm xuống 77,53 USD/thùng đối với dầu Brent và 73,22 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-56-vang-mieng-sjc-boc-hoi-them-1-trieu-dongluong-post812776.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 5/6", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn 9999", "vàng miếng SJC giảm mạnh", "thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới" ] }
Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường, VN-Index vẫn giảm hơn 19 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 24/5, mặc dù dòng tiền chảy mạnh vào thị trường nhưng áp lực bán gia tăng trên diện rộng ở phiên chiều khiến thị trường tràn ngập sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu trụ cột VN30 đóng cửa có đến 25 mã giảm, trong đó: BCM, FPT, SSI, VJC, VRE, MSN, TPB… lao dốc khiến các chỉ số chính giảm sâu. Chốt phiên,VN-Indexgiảm 19,10 điểm xuống mức 1.261,93 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng vọt so phiên trước, đạt hơn 32.412,23 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 4 mã tăng, 1 mã đứng giá và 25 mã giảm.Trong đó, ACB tăng 2,81% lên 29.250 đồng/cổ phiếu, GVR tăng 2,54% lên 34.250 đồng/cổ phiếu, PLX tăng 1,74%, STB tăng nhẹ cùng BVH dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, BCM giảm sâu nhất khi để mất 4,21% xuống 61.500 đồng/cổ phiếu, tiếp đến FPT giảm 4,07% xuống 131.900 đồng/cổ phiếu, SSI giảm 3,95% xuống 35.250 đồng/cổ phiếu, VJC giảm 3,05%, VRE giảm 3,04%, MSN giảm 3,03%, TPB giảm 3,01%, VPB giảm 2,7%, SAB giảm 2,52%, MWG giảm 2,42%, CTG giảm 2,26%, HPG giảm 2,03%, HDB giảm 2,02%, VHM giảm 1,85%, POW giảm 1,73%, SHB giảm 1,70%, MBB giảm 1,54%, VNM giảm 1,49%, VIC giảm 1,32%, GAS giảm 1,13%, VIB giảm 1,12%.Các mã còn lại: BID, SSB, TCB, VCB giảm nhẹ chưa đến 1%.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu chứng khoángiao dịch tiêu cực nhất khi chỉ còn duy nhất TVB tăng 3,81%, còn lại đều lao dốc. Ngoài SSI đã kể trên, AGR giảm 4,38%, APG giảm 3,13%, BSI giảm 4,67%, CTS giảm 4,11%, FTS giảm 3,4%, HCM giảm 5,06%, ORS giảm 4,13%, TVS giảm 3,56%, VCI giảm 4,1%, VDS giảm 4,76%, VIX giảm 3,8%, VND giảm 2,67%.Nhómcổ phiếu thépchỉ có POM tăng trần lên 3.900 đồng/cổ phiếu, DTL dừng ở tham chiếu, còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Bên cạnh HPG đã kể trên, HMC giảm 1,67%, HSG giảm 3,58%, NKG tăng 3,13%, SMC giảm 3,61%, TLH giảm 3,11%, VCA giảm 0,1%.Nhómcổ phiếu ngân hàngchốt phiên với đa số các mã giảm. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB giảm 3,24%, LPB tăng 0,86%, MSB giảm 0,35%, OCB giảm 0,34%.Nhóm cổ phiếubất động sảnbị bán tháo với hàng loạt mã lao dốc. Trong đó, FIR giảm sàn, CCL giảm 3,61%, CRE giảm 3,42%, DIG giảm 4,79%, DRH giảm 4,75%, DXG giảm 4,02%, HDC giảm 5,79%, HDG giảm 4,14%, HPX giảm 4,7%, HTN giảm 4,35%, ITC giảm 4,15%, KDH giảm 3,65%, LHG giảm 3,9%, NLG giảm 4,36%, NTL giảm 5,86%, SGR giảm 4,44%, TIP giảm 4,02%,… Ngược lại, ITA vẫn tăng trần lên 5.590 đồng/cổ phiếu, FDC tăng 5,07%, LEC tăng 4,35%.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay giảm mạnh ở phiên chiều, VNXALL-Index đóng cửa giảm 39,26 điểm (-1,86%), xuống mức 2.074,88 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 1,342 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 36.518,37 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 92 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 342 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 241,72 điểm, giảm 5,19 điểm (-2,10%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 146,39 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 3.048,32 tỷ đồng. Toàn sàn có 51 mã tăng, 56 mã đứng giá và 139 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 18,02 điểm (-3,26%) và xuống mức 534,13 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 98,08 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 2.574,98 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 1 mã tăng, 1 mã đi ngang và 28 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index giảm điểm, đóng cửa tại mức 94,40 điểm, giảm 0,77 điểm (-0,81%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 111,33 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.605,91 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 166, mã tăng, 129 mã đi ngang và 183 mã giảm giá.* Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 19,10 điểm (-1,49%) và xuống mức 1.261,93 điểm. Thanh khoản đạt hơn 1,366 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 35.493,72 tỷ đồng. Toàn sàn có 93 mã tăng, 43 mã đứng giá và 364 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 21,30 điểm (-1,63%) và xuống mức 1.283,46 điểm. Thanh khoản đạt hơn 427,38 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 14.549,03 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 4 mã tăng, 1 mã đứng giá và 25 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là SHB (hơn 39,08 triệu đơn vị), MBB (hơn 36,35 triệu đơn vị), VIX (hơn 34,73 triệu đơn vị), ACB (hơn 33,84 triệu đơn vị), NVL (hơn 33,03 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là GTA (6,96%), PLP (6,91%), PET (6,91%), TNC (6,91%), ITA (6,88%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là LEC (-6,92%), TMT (-6,84%), TCR (-6,79%), QBS (-6,67%), COM (-6,43%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 333.890 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 43.002,58 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/dong-tien-chay-manh-vao-thi-truong-vn-index-van-giam-hon-19-diem-post811014.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu chứng khoán", "VN30" ] }
Khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư ở Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29, ngày 25/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tiếp Thống đốc tỉnh Gunma, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Idemitsu và Tổng Giám đốc Công ty MOECO.
Tại cuộc tiếp Thống đốc tỉnh Gunma Yamamoto Ichita, Phó Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác địa phương được xác định là một trong những trụ cột quan trọng trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diệnViệt Nam-Nhật Bản.Phó Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực và sáng kiến của chính quyền tỉnh Gunma trong thúc đẩyhợp tácvới Việt Nam thời gian qua; đề nghị tiếp tục quan tâm thúc đẩy các doanh nghiệp của tỉnh đầu tư hơn nữa vào Việt Nam trong các lĩnh vực tỉnh có thế mạnh như chế biến chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch...; triển khai hợp tác với các địa phương Việt Nam, trong đó có tỉnh Hà Nam; tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng tiếp nhận thực tập sinh vàlao động Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng gần 15.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại tỉnh.Thống đốc Yamamoto Ichita cho biết, tỉnh Gunma là địa phương có tỷ lệ người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc lớn nhất trong các địa phương tại Nhật Bản, đánh giá cao đóng góp của cộng đồng người Việt Nam vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gunma và thúc đẩy quan hệ hợp tác Gunma-Việt Nam.Thống đốc Yamamoto khẳng định sẽ tích cực thúc đẩy triển khai các cam kết, thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác giữa tỉnh Gunma với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam; cho biết đầu tư của các doanh nghiệp tỉnh Gunma vào Việt Nam hiện đạt hơn 8 tỷ yên (khoảng 60 triệu USD) và Thống đốc sẽ dẫn đầu đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam trong năm nay để thúc đẩy hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp tỉnh Gunma trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số.Tại cuộc tiếp Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Idemitsu Sakai Noriaki, Phó Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của tập đoàn trong việc triển khai hoạt động đầu tư, hợp tác tại Việt Nam những năm qua, đặc biệt trong vai trò bên góp vốn của dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP). Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Idemitsu tiếp tục tăng cường, mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực mà Tập đoàn có thế mạnh như chuyển đổi năng lượng; thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.Phó Tổng Giám đốc Sakai Noriaki cho biết, Việt Nam là nơi đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Idemitsu trên toàn thế giới với bảy lĩnh vực; khẳng định Tập đoàn sẽ mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các bên liên quan trong thúc đẩy dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động hiệu quả, ổn định, mang lại lợi ích hài hòa cho các bên.Tại cuộc tiếp Tổng Giám đốc Công ty MOECO Harada Hidenori, Phó Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Công ty MOECO và các đối tác liên doanh trong việc triển khai hoạt động đầu tư, hợp tác tại Việt Nam thời gian qua, trong đó có chuỗi dự án điện-khí Lô B, dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III. Phó Thủ tướng đánh giá cao những định hướng lớn trong đầu tư của công ty tại Việt Nam nhằm đóng góp vào việc cung cấp năng lượng ổn định, phát thải ròng bằng 0, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hợp tác lao động; đề nghị MOECO mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cho tương xứng tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ của MOECO; tăng cường hợp tác, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.Tổng Giám đốc Harada Hidenori bày tỏ vui mừng với việc MOECO được tham gia các dự án năng lượng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam như chuỗi dự án điện-khí Lô B - Ô Môn, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III; khẳng định MOECO sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các bộ, ngành liên quan để sớm triển khai các dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
https://nhandan.vn/khuyen-khich-doanh-nghiep-nhat-ban-mo-rong-dau-tu-o-viet-nam-post811174.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Gunma Yamamoto Ichita", "Tập đoàn Idemitsu", "Tập đoàn Idemitsu Sakai Noriaki", "MOECO", "Sakai Noriaki", "Phó Thủ tướng Lê Minh Khái", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }
Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống
NDO -Chiều 15/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm về “Tiết kiệm điện- Từ chính sách đến cuộc sống” nhằm hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả điện năng; việc lan tỏa các chương trình tiết kiệm điện năng vào thực tiễn đời sống xã hội; các giải pháp sử dụng hiệu quả, bền vững, tiết kiệm nguồn năng lượng điện...
Tham dự Tọa đàm là các khách mời: ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốcTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng VụTiết kiệm năng lượngvà Phát triển bền vững, Bộ Công thương; ông Nguyễn Viết Sơn - Phó Giám đốc Sở Công thương Vĩnh Phúc; TS. Trần Đình Thiên, Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; ông Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh; ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam.Thách thức lớn cho công tác tiết kiệm điệnÔng Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN chia sẻ, 4 tháng đầu năm, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ và biến động khắc nghiệt của thời tiết, nắng nóng kéo dài, EVN đã bảo đảm đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân.Theo số liệu thống kê, trong tháng 4, điện thương phẩm toàn quốc đạt 26,8 tỷ kWh và sản lượng này tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023. Nhìn lại cả 4 tháng đầu năm, điện thương phẩm đạt 96,2 tỷ kWh điện, tăng 12,4% so với 2023. Nhìn lại cả năm 2023, điện thương phẩm toàn quốc tăng 4,26%. Như vậy, riêng 4 tháng đầu năm 2024, điện thương phẩm tăng xấp xỉ khoảng 3 lần so với 2023 và đây cũng là tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây.Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Võ Quang Lâm.Nhìn lại từng thành phần điện đã sử dụng, trong 14,12%, điện cho công nghiệp tăng 10,91%, điện cho thương mại-dịch vụ tăng 18,95%, điện cho sinh hoạt tăng 18,54%, cao gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của cả nước trong thời gian vừa qua.Nhìn kỹ hơn vào từng khu vực, riêng tại Hà Nội, điện cho thương mại-dịch vụ tăng trưởng 33,26%, điện cho sinh hoạt khu vực Hà Nội tăng 29,27%, tức là tăng xấp xỉ hơn 30% với 2 thành phần thương mại và dịch vụ.Còn tại miền bắc, tiếp tục duy trì tăng trưởng điện thương phẩm cho sản xuất công nghiệp (tăng trưởng 13,02% - là mức rất cao trong 4 tháng vừa qua) với công suất và sản lượng trong quá khứ. Vào 13 giờ 30 ngày 27/4/2024, công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia đã đạt 47.670 MW, tăng trưởng 13,2% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn công suất cực đại năm 2023 là 1.929 MW, con số kỷ lục trong toàn bộ quá trình 70 năm của ngành điện lực Việt Nam.Về sản lượng, ngày 26/4/2024, sản lượng điện toàn quốc đạt 994 triệu kWh, tăng 14,3% so với 2023 và tăng 7,6% so với ngày cao nhất của 2023. Tính theo giá trị tuyệt đối thì số lượng này tăng 70 triệu kWh trong 1 ngày của ngày 26/4.Tuy nhiên, những kỷ lục này đều xảy ra vào những ngày nghỉ lễ. Đó là thời kỳ bắt đầu mùa nắng nóng ở miền bắc và cũng là mùa nắng nóng ở miền trung. Chúng tôi dự báo trong năm 2024, vào những tháng sắp tới, hệ thống điện của chúng ta có thể có những kỷ lục mới về công suất, sản lượng. Đây là những thách thức rất lớn mà EVN và các đơn vị thành viên cũng như các đơn vị khác trong hệ thống điện của chúng ta phải cố gắng nỗ lực để bảo đảm điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong những tháng cao điểm nắng nóng sắp tới.Về tiết kiệm điện, nước ta là quốc gia có tỷ lệ sử dụng năng lượng chưa hiệu quả bằng một số nước khác. Ví dụ, so sánh theo hệ số quy đổi, để có 1.000 USD chúng ta cần 376 tấn dầu quy đổi, trong khi trung bình trên thế giới chỉ vào khoảng 170 tấn dầu quy đổi, với các nước trong OECD thì con số này khoảng 104 tấn dầu quy đổi, với Singapore là 99 tấn dầu quy đổi, Nhật Bản là 90 tấn dầu quy đổi.Như vậy, để có 1.000 USD, chúng ta đang tiêu thụ năng lượng gấp khoảng 2-3 lần các quốc gia khác. Đây là thách thức rất lớn để chúng ta phải làm tốt hơn công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm điện trong thời gian.TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế phát biểu tại Toạ đàm.Còn theo TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế đánh giá, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 đã cho thấy nhận thức, hành động quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Ông Thiên nhận thấy có một số đặc điểm nổi bật trong Chỉ thị này. Chỉ thị không chỉ phát động phong trào thi đua mà còn như một chương trình hành động quốc gia. Đó là điều khác biệt bởi nếu là phong trào thì nhiều khi chỉ mang tính cổ động, khuyến khích. Trong Chỉ thị, chúng ta thấy có 2 cách tiếp cận, vừa là một chương trình hành động quyết liệt nhưng cũng có sự khuyến khích, phát động phong trào. Chỉ thị đã đặt rõ các mục tiêu như, như trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ; giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025… Đây là cách tiếp cận mục tiêu rất rõ ràng buộc ta phải có cam kết thực sự, cam kết chính trị, tức là phải hành động.Theo ông Thiên, điều đầu tiên để sử dụng điện hiệu quả là sản lượng phải đủ, nếu thiếu điện thì không thể nào hiệu quả được. Không phải vì thiếu mà chúng ta mới cần tiết kiệm, mà điều quan trọng là nguồn cung về điện phải ổn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực hơn. Vừa rồi, chúng ta tăng sản lượng điện, đây là một trong những cách tiếp cận quan trọng bậc nhất để tăng hiệu quả sử dụng điện. Trong lĩnh vực điện, chúng ta cảm nhận được cách triển khai của Chính phủ là toàn tuyến, toàn diện, toàn cấp, toàn ngành, từ Trung ương đến các địa phương. Chính phủ ra Chỉ thị rồi giao việc cho các bộ, đặc biệt là Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Mọi nhiệm vụ, giải pháp cũng rất rõ. Địa phương có những cách làm khuyến khích, đưa phong trào thi đua xuống đến doanh nghiệp, người dân...Tới đây, chúng ta đương đầu với nhu cầu tăng cao không phải chỉ do thời tiết. Quy hoạch Điện VIII như là một cách xử lý vấn đề này, đang được triển khai ráo riết và hành động của Chính phủ cũng mang tính đốc thúc cao như Thủ tướng đi khảo sát ở Cần Thơ, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn... Nếu không đốc thúc thì nguy cơ vỡ trận nguồn cung.Thứ hai, vấn đề điện năng lượng tái tạo đang được triển khai rất tích cực trong những năm vừa qua, nhưng vẫn có một số vướng mắc. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của Chính phủ, trực tiếp là EVN rất tích cực để đương đầu với những câu chuyện đó. Tới đây, chúng ta sẽ phải làm nhiều việc khác như phân phối nguồn điện. Nhưng phần gắn với khía cạnh phong trào có lẽ phải bàn sâu hơn nữa, Chính phủ phải chủ động để làm sao ý thức tiết kiệm điện như nét văn hóa. Cần nâng cao ý thức, giáo dục công dân coi điện là tài nguyên quý giá của con người. Thời gian qua, truyền thông đã làm mạnh, Chính phủ đã chỉ đạo, tới đây sẽ phải làm tốt hơn nữa.Nỗ lực thực hiện tiết kiệm điệnÔng Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) chia sẻ, vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhất là tiết kiệm điện, đã được Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công thương quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện thành công tác thường xuyên trong giai đoạn vừa qua.Đối với năm 2024, nhận định đây là năm chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tình hình El Nino còn diễn ra phức tạp cũng như nhu cầu về sử dụng điện được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh do đà phục hồi kinh tế và phục hồi sản xuất, nhất là các ngành hàng chế biến xuất khẩu trong năm nay.Từ cuối năm 2023, lãnh đạo Bộ Công thương đã ban hành những văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam cũng như 63 UBND tỉnh, thành phố trên toàn quốc thực hiện nghiêm và mạnh mẽ các giải pháp về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ.Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công thương.Trong đầu năm 2024, ngày 1/3, lãnh đạo Bộ Công Thương tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 20/2023 và Kế hoạch thực hiện năm 2024. Bộ cũng đã phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên ngành về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trong năm 2024 và giao cho cơ quan đầu mối là Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững triển khai thực hiện từ rất sớm, ngay trong quý I và cố gắng sẽ hoàn thành vào quý II, đầu quý III năm nay để bảo đảm việc hướng dẫn, giám sát cũng như xử lý các vấn đề tồn đọng về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, kịp thời tổ chức thực hiện cũng như hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trọng điểm, cơ sở sử dụng năng lượng, sử dụng điện trọng điểm, thực hiện có hiệu quả các giải pháp tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.Ông Trịnh Quốc Vũ đánh giá, công tác tuyên truyền về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng là một trong những công việc mà chúng tôi thực hiện thường xuyên, liên tục. Cụ thể, để thực hiện được Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã xây dựng bộ nhận diện của chương trình tiết kiệm điện và khẩu hiệu của chương trình là "Tiết kiệm điện thành thói quen", đây là khẩu hiệu dễ nhớ, dễ thực hiện.Bộ cũng ban hành các sổ tay hướng dẫn và các hướng dẫn trên môi trường internet ở trang tietkiemnangluong.com.vn, trang thông tin điện tử chính thức của chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cũng như gửi bản mẫu thiết kế cho tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương để có thể kịp thời phổ biến, hướng dẫn đến các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng xã hội trên địa bàn toàn quốc.Ông Hà Đăng Sơn, Chuyên gia năng lượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh.Chuyên gia năng lượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn chia sẻ, chúng ta thấy rõ ràng, câu chuyện đầu tiên trong tiết kiệm điện liên quan đến nhận thức, bởi thói quen của chúng ta được xây dựng qua quá trình lâu dài chứ không phải thông qua những phong trào mang tính chất ngắn hạn. Đấy cũng là lý do tại sao Chính phủ, Bộ Công thương liên tục đưa ra những yêu cầu, chỉ thị, hướng dẫn trong câu chuyện tạo ra thói quen, nhận thức mới của người tiêu dùng từ các hộ gia đình tới các doanh nghiệp. Gần đây chúng ta thấy rất rõ những động thái của quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, các cam kết liên quan đến Net Zero. Ít nhiều điều đó cũng phản ánh đây là câu chuyện của toàn thế giới chứ không phải của riêng Việt Nam. Toàn thế giới phải chung tay thay đổi thói quen tiêu dùng, thay đổi việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Trước mắt tiết kiệm, sử dụng năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn trước rồi, sau đó dùng các tài nguyên sẵn có như điện mặt trời, các dạng năng lượng tự dùng trước khi sử dụng từ nguồn, từ lưới.Chúng ta thấy, các hệ thống khu dân cư của các nước phát triển rất ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tại chỗ, ví dụ năng lượng từ rác… Ở Việt Nam vấn đề đó đang khá chậm. Quay lại câu hỏi phải chăng những chi phí tiết kiệm đang quá thấp làm cho người dân không cảm thấy cần phải làm điều đó. Như vừa rồi chúng ta thấy, Nghị định 100 của Chính phủ về cấm rượu bia, xử phạt rất nặng. Trong câu chuyện này, người dân tuân thủ và dần thói quen, hành động của người dân khác hẳn. Phải chăng tiết kiệm điện, tiết kiệm tài nguyên cũng phải có những chế tài nặng như thế thay vì hiện nay các quy định đa phần vẫn mang tính chất khuyến khích, giáo dục.Cũng cần nhắc lại, những hoạt động liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, liên quan đến tiết kiệm điện của chúng ta có từ rất lâu, hơn 20 năm. Phải chăng nhận thức của cộng đồng chúng ta đã đủ chín để bắt đầu đưa ra những hành động mạnh mẽ hơn, mang tính chất bắt buộc hơn chứ không phải câu chuyện không muốn thì thôi? Một số chuyên gia ở đây đã nói, giá năng lượng của chúng ta ít nhiều đang được trợ giá. Trên báo đài cũng có các ý kiến là thu nhập của chúng ta thế này, tại sao chúng ta phải trả giá thế kia, đắt quá. Nhưng thực ra chúng ta quên một điểm là giá năng lượng thế giới hiện nay về bản chất không khác gì nhau. Chúng ta đều mua những nhiên liệu đấy, đều sản với mức giá nếu đấu thầu thì ở Việt Nam và thế giới không khác gì nhau. Vừa rồi điện mặt trời, điện gió chi phí cũng như thế, giá cũng như vậy, chỉ có điều chúng ta không nhìn thấy giá nhiên liệu. Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn chẳng hạn, nhập khẩu dầu, khí phải bằng giá quốc tế. Việc mua sắm cho các nhà máy đó cũng là giá quốc tế nên chẳng có lý do gì giá năng lượng của chúng ta lại rẻ hơn thế giới. Có chăng chỉ có hai ba dạng năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời) vì nguồn nguyên liệu của chúng ta rẻ hơn còn nhiệt điện than ngày xưa do than chúng ta tự khai thác được thì có thể cung cấp cho EVN rẻ hơn. Nhưng bây giờ, ngay cả TKV cũng yêu cầu giá than bán cho EVN phải phản ánh được giá thị trường. Giá của chúng ta hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.Chính phủ và Bộ Công thương cũng đang trong tiến trình cố gắng cải cách giá theo các cơ chế khác nhau để làm sao bám dần vào thị trường, tránh những việc như vừa rồi, EVN phải báo lỗ, mà lỗ ở đây không phải lỗi của EVN khi chúng ta phải mua nhiên liệu đầu vào rất cao nhưng bán ra với giá đã được cố định và giữ nguyên trong rất nhiều năm, không hề có điều chỉnh trượt giá so với giá năng lượng thế giới.Liên quan câu chuyện các chế tài, chúng ta có luật, nghị định, thông tư, một loạt quy định… nhưng kinh nghiệm của tôi khi đi làm việc với các địa phương, có sự khác biệt trong triển khai các quy định này.Có những địa phương quan tâm, thực sự thúc đẩy thì việc tiết kiệm điện đạt hiệu quả rất cao, nhưng có nhiều địa phương, do nhiều vấn đề an sinh xã hội, mong muốn thu hút đầu tư… tạo những điều kiện rất ưu đãi cho nhà đầu tư.Trong trường hợp này có thể những doanh nghiệp đầu tư vào sử dụng năng lượng một cách không hiệu quả, dùng những công nghệ không phải mới nhất, dẫn đến lãng phí năng lượng lớn. Đây là một thực tế chúng ta phải nhìn nhận. Trong thời gian tới tôi mong được nhìn thấy những tín hiệu, động thái điều chỉnh.Cuối cùng, hiện nay chúng ta chưa có mạng lưới tiết kiệm năng lượng đủ mạnh. Trước đây, khoảng 2015-2016, các mạng lưới về tiết kiệm năng lượng khá mạnh ở các địa phương nhưng sau đó do nhiều lý do, các đầu mối về tiết kiệm năng lượng bị giải thể, sáp nhập. Do đó chức năng không chỉ là tiết kiệm năng lượng mà còn nhiều nhiệm vụ khác, các hoạt động liên quan đến tiết kiệm năng lượng hiệu quả không được quan tâm đúng mức. Đây là điểm tôi thấy rất đáng tiếc.Vừa rồi, có tin vui là Bộ Công thương đã thúc đẩy và có sự ra đời mạng lưới tiết kiệm điện Việt Nam, bắt đầu trong năm 2023-2024. Đã thấy có rất nhiều hoạt động, tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh. Hy vọng trong thời gian tới Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các đơn vị liên quan cũng sẽ thúc đẩy để làm sao mạng lưới tiết kiệm năng lượng của chúng ta lại quay lại được như cách đây gần 10 năm.Phó Trưởng phòng thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam Trần Anh Tuấn chia sẻ, Với tư cách là doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, công ty chúng tôi cũng triển khai các giải pháp thực hành tiết kiệm điện nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn sản xuất, như là tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên trong công ty tắt các thiết bị điện trong công ty khi không sử dụng cũng như ở gia đình; duy tu, cải tạo các thiết bị nâng cao hiệu quả sử dụng điện, khuyến khích và đưa ra các ý tưởng tiết kiệm điện tại từng bộ phận sản xuất trong công ty. Đơn vị cũng đang tiến hành thay thế toàn bộ đèn chiếu sáng trong công ty thành các đèn led tiết kiệm điện; tiến hành cải tạo hệ thống điều hòa trong phân xưởng, lắp đặt bộ tắt điện tự động để bật tắt trong các khung giờ có nhân viên sử dụng và không sử dụng; rà soát tối ưu hóa việc sử dụng khí nén cho sản xuất. Công ty đang nỗ lực phấn đấu tiến tới Net Zero vào năm 2030.
https://nhandan.vn/tiet-kiem-dien-tu-chinh-sach-den-cuoc-song-post809487.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Tiết kiệm điện", "EVN", "sử dụng điện" ] }
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ nguyên giá bán vàng miếng 75,98 triệu đồng/lượng
NDO -Ngân hàng Nhà nước Việt Namcông bố giá bán vàng miếng ngày 10/6 cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC là 75,98 triệu đồng/lượng, bằng mức giá công bố cuối tuần trước.
Ngày 10/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, căn cứ phương án bánvàng miếng SJCtrực tiếp cho 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn ( SJC) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt, giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 10/6/2024 như sau:Giá bán vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 75.980.000 đồng/lượng (Bảy mươi lăm triệu chín trăm tám mươi nghìn đồng/lượng)Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình thu hẹp và kiểm soátchênh lệchgiữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới ở mức phù hợp.Tin liên quanNgân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các Bộ phối hợp quản lý thị trường vàng
https://nhandan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-giu-nguyen-gia-ban-vang-mieng-7598-trieu-dongluong-post813603.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "vàng miếng SJC", "giá vàng", "thị trường vàng", "chênh lệch" ] }
Tăng cường thanh tra, giám sát thị trường vàng, xử lý nghiêm các sai phạm
Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan về công tác quản lý thị trường vàng.
Tại cuộc họp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã báo cáo về diễn biến thị trường vàng trong nước và thế giới; công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng;đấu thầu cung cấp vàng miếngcho thị trường; việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đối với công tác điều hành giá vàng miếng…Các đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã trao đổi về diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng trong nước, nhất là giá vàng miếng SJC; phân tích nguyên nhân giá vàng miếng SJC trong nước chênh lệch cao so với giá vàng thế giới; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường vàng; sử dụng hóa đơn điện tử trong mua bán vàng; phòng chống buôn lậu vàng,... qua đó đề xuất các giải pháp để quản lý thị trường vàng trước mắt và lâu dài.Các ý kiến cho rằng, vàng không phải mặt hàng nhà nước bình ổn giá. Nhà nước không can thiệp, bảo hộ giá, kiểm soát giá vàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ độc quyền sản xuất vàng miếng chứ không độc quyền kinh doanh vàng miếng. Tuy nhiên, vàng miếng là loại sản phẩm đặc biệt, vừa có tính chất hàng hóa, vừa có tính chất tiền tệ. Nhu cầu mua bán, trao đổi vàng miếng của người dân là chính đáng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm can thiệp, bình ổn thị trường, “tạo sân chơi bình đẳng” để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đầu cơ, lũng đoạn thị trường vàng… Vấn đề cấp bách hiện nay là triển khai các giải pháp đồng bộ cả về tăng cung, tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm để giá vàng miếng SJC “đỡ nhảy múa”, hoặc biên độ nhảy múa “ít hơn”.Đại diện các bộ ngành, doanh nghiệp cũng đề xuất các giải pháp để tăng cung vàng miếng, “hạ nhiệt thị trường” trong đó có vấn đề giá chào sàn phù hợp để tổ chức thành công các phiên đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân… Về căn cơ, lâu dài, cần phải sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC; chuyển sang quản lý vàng miếng là vàng chất lượng 9999; còn vàng trang sức thì coi là hàng hóa bình thường.Về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thanh tra, kiểm tra thị trường vàng, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã chỉ đạo và đề xuất thành lậpĐoàn thanh tra liên ngànhvới thành phần tham gia của Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính. Hiện các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tiến hành khảo sát thực tế để bảo đảm việc thanh tra hiệu quả; dự kiến ngày 15/5 hoàn thành khảo sát; sau đó sẽ báo cáo Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; dự kiến trong tuần tới sẽ ra quyết định thanh tra.Tinh thần là thanh tra kỹ lưỡng, chặt chẽ theo đúng quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP; kiên quyết làm rõ và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến đầu cơ, làm giá…; phải thanh tra mới đánh giá được toàn diện thực trạng, nguyên nhân, qua đó mới đề xuất được giải pháp tối ưu để quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới. Đại diện các bộ ngành, Thành phố Hồ Chí Minh cũng cam kết sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý thị trường vàng, tăng cường kiểm tra, giám sát, chủ động đấu tranh xử lý nghiêm các vi phạm đầu cơ, thao túng thị trường vàng; tăng cường công tác truyền thông về quản lý thị trường vàng…Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao ý kiến phát biểu của đại diện các bộ, ngành, Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty SJC,… yêu cầu các bộ ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, căn cứ vào các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các quy định của pháp luật triển khai ngay các biện pháp để giải quyết bất cập của thị trường vàng hiện nay; bảo đảm thị trường vàng vận hành ổn định với giá vàng miếng ở mức hợp lý.Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp, thu thập thêm thông tin, số liệu để đánh giá đầy đủ về cung-cầu; tình hình hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng,… để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.Về việc tiến hànhthanh tra, kiểm tra thị trường vàngvà hoạt động kinh doanh vàng, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương cử các cán bộ có năng lực, am hiểu thực tế tham gia Đoàn thanh tra liên ngành; yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra; đề nghị các cơ quan, bộ ngành, địa phương qua thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng nếu phát hiện vi phạm chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan Công an xử lý theo quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/bo-cong-an-thanh-tra-chinh-phu-tham-gia-doan-thanh-tra-lien-nganh-cong-bo-quyet-dinh-thanh-tra-thi-truong-vang-trong-tuan-nay-post809288.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Giá vàng", "Thanh tra Chính phủ", "Đoàn thanh tra liên ngành", "Thanh tra thị trường vàng" ] }
Việt Nam liên tiếp 25 năm là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây (Trung Quốc)
NDO -Với lợi thế tiếp giáp biên giới, gần gũi về cả địa lý lẫn văn hóa, con người, khu tự trị dân tộc ChoangQuảng Tây, Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ hữu nghị lâu đời và giao lưu, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với Việt Nam trong nhiều năm qua.
Đây là nhận định của ông Lam Thiên Lập, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tại buổi họp báo chuyên đề của Văn phòng Báo chí Quốc vụ việnTrung Quốctổ chức ngày 12/6.Người đứng đầu chính quyền Quảng Tây cho biết, cùng với việc không ngừng đi sâu hợp tác rộng mở giữa hai nước, Việt Nam liên tiếp 25 năm làđối tác thương mại lớn nhấtcủa Quảng Tây, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 253,95 tỷ nhân dân tệ, tăng 29,2%; 5 tháng đầu năm 2024 đạt 120,82 tỷ nhân dân tệ, tăng 36,8% so cùng kỳ năm ngoái.Tin liên quanThúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với Quảng Tây, Trung QuốcÔng Lam Thiên Lập nhấn mạnh, định vị mới về việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, mang lại cho Quảng Tây những sứ mệnh và nhiệm vụ lịch sử, cũng như nhiều cơ hội mới để phát triển và mở cửa.Cụ thể, Quảng Tây sẽ tăng cường kết nối với Việt Nam về cả đường sắt, đường bộ: tuyến đường sắt cao tốc từ Nam Ninh đến Sùng Tả đã hoàn thành và thông xe năm 2022, đoạn từ Sùng Tả đến Bằng Tường giáp với Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ; tuyến đường sắt từ Phòng Thành Cảng đến Đông Hưng đã thông xe năm 2023; Quảng Tây quy hoạch 13 tuyến đường bộ cao tốc kết nối với Việt Nam, trong đó đã hoàn thành 7 tuyến; đang thi công 6 tuyến.Quảng Tây còn đi sâu hợp tác ngành nghề xuyên biên giới với Việt Nam, góp phần thúc đẩy xây dựng chuỗi ngành nghề, chuỗi cung ứng giữa hai nước, thu hút và tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp giáp biên giới, giáp cảng biển ở Bằng Tường, Đông Hưng; xây dựng các cửa khẩu thông minh và tuyến đường logictics giữa hai bên nhằm khai thác tốt lợi thế bổ sung, cùng có lợi.Về hợp tác giữa các địa phương hai nước, ông Lam Thiên Lập cho biết, Quảng Tây và 4 tỉnh biên giới Việt Nam đã tổ chức thành công 9 cuộc gặp đầu xuân giữa các Bí thư Tỉnh ủy/Khu ủy, từng bước thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm về quản trị địa phương. Ngoài ra, nhiều hoạt động hợp tác, giao lưu nhân văn, du lịch, thể thao, thanh niên được tổ chức thường xuyên, góp phần vào củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
https://nhandan.vn/viet-nam-lien-tiep-25-nam-la-doi-tac-thuong-mai-lon-nhat-cua-quang-tay-trung-quoc-post814067.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Trung Quốc", "Quảng Tây", "đối tác thương mại lớn nhất", "hợp tác Việt Nam-Trung Quốc", "Việt Nam", "Hợp tác kinh tế" ] }
[Infographic] Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022
NDO -Ngày 11/4,Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) đãcông bốBáo cáo thường niên "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh" (PCI) 2022. Đây là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Chỉ số PCI do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Chỉ số PCI do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI cùng hợp tác thực hiện.Được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên, Chỉ số PCI chính là "tập hợp tiếng nói" của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.Cho tới lần cập nhật phương pháp luận gần nhất vào năm 2017, chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần, bao quát những lĩnh vực chính của điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố có liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệpVới lần điều chỉnh phương pháp luận gần nhất vào năm 2021, có 141 chỉ tiêu được sử dụng để xây dựng chỉ số PCI.Một thay đổi lớn của báo cáo PCI 2022 là lần đầu tiên VCCI, USAID cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bốchỉ số Xanh cấp tỉnh(PGI).Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.
https://nhandan.vn/chi-so-nang-luc-canh-tranh-cap-tinh-pci-2022-post747297.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "VCCI", "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh", "PCI 2022" ] }
Linh hoạt điều chuyển vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư công
NDO -Theo ước tính, các bộ, ngành, địa phương có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tốt có thể thiếu hơn 100 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công vào thời điểm cuối năm, trong khi một số nơi không “tiêu hết” vốn được giao theo kế hoạch. Do đó, công tác điều chuyển vốn trở nên rất quan trọng.
Giải ngân quý I cao hơn cùng kỳThứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2024 được giao thấp hơn khoảng 100 nghìn tỷ đồng so với năm 2023 vì đã kết thúc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.Tuy nhiên, tốc độgiải ngânquý I/2024 đạt kết quả tích cực hơn khi khối lượng giải ngân đạt hơn 80 nghìn tỷ đồng, bằng 13,7% kế hoạch năm, cao hơn cả về số tương đối và tuyệt đối so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giải ngân đạt hơn 10% kế hoạch).“Kết quả này cho thấy các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra đã phát huy hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa rất lớn trong thúc đẩy giải ngân vốnđầu tư công”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.Phân tích bài học thành công trong giải ngân vốn đầu tư công đầu năm 2024, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Chính phủ đã có rất nhiều cải cách, đổi mới trong thể chế và đặc biệt là có những cơ chế mới, cơ chế đặc thù, trình các cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội ban hành trong thời gian qua áp dụng cho các dự án quy mô lớn, dự án quan trọng.Công tác chỉ đạo điều hành được Chính phủ áp dụng và triển khai hết sức quyết liệt cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thời gian gần đây. Đến nay, Chính phủ đã thành lập 26 Tổ công tác đôn đốc giải ngân đầu tư công do các đồng chí bộ trưởng, thành viên Chính phủ làm tổ trưởng để đi đôn đốc tất cả các giải pháp trong đó có đầu tư công.Quan trọng nhất là các bộ, ngành, địa phương đã tự giác, quyết liệt trong việc tổ chức triển khai thi công các công trình. Do đó, hầu như tất cả những trở ngại thông thường đối với các công trường thi công đều có những giải pháp để vượt qua, thúc đẩy tiến độ thi công nhanh nhất, tốt nhất và đạt khối lượng cao nhất, từ đó tăng được khối lượng vốn giải ngân.Bên cạnh đó, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan từ Trung ương đến địa phương trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong thực tế đã giúp quá trình đầu tư công không bị đứt quãng.Năm 2024, kế hoạch đầu tư vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương là hơn 663 nghìn tỷ đồng, bao gồm hơn 231 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước là 211.458 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20.000 tỷ đồng) và hơn 432 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.Nếu tính chung cả kế hoạch vốn các năm trước được cho phép kéo dài sang là 25.948,7 tỷ đồng thì tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 lên đến 732.155,15 tỷ đồng.Về vốn giải ngân, Bộ Tài chính cho biết ước thanh toán tính đến cuối tháng 4/2024 là gần 116 nghìn tỷ đồng, đạt 17,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 giải ngân 15,65%).Trong đó, vốn trong nước là gần 115 nghìn tỷ đồng (đạt 17,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), vốn nước ngoài là hơn 1.309 tỷ đồng (đạt 6,55% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những quý còn lại của năm 2024, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nói trên với mức độ cao hơn, hiệu quả hơn để có thể phấn đấu mục tiêu giải ngân hơn 95% kế hoạch vốn đầu tư công.Xử lý vướng mắc các dự án lớnBên cạnh đó, thực tiễn giải ngân vốn đầu tư công cũng đang đòi hỏi cần bổ sung thêm các giải pháp xử lý tình huống phát sinh đối với các dự án, đặc biệt là các dự án lớn.Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong quá trình thực hiện các dự án này không tránh khỏi những tình huống phát sinh từ khâugiải phóng mặt bằng, va chạm trong các bước thủ tục đền bù cho người dân… Chỉ cần vướng một vài hộ gia đình là có thể ảnh hưởng đến tiến độ của cả một dự án; hoặc trong quá trình khảo sát thăm dò, thiết kế dự án phát sinh những yếu tố mà mà khi phê duyệt dự án chưa có được các thông số.Tất cả các tình huống phát sinh như vậy cần phải làm nhanh để dự án không bị đình trệ, bị ngắt quãng, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Trong thực tế, các tình huống phát sinh là khó lường, do đó các ban quản lý dự án phải nhạy bén, linh hoạt trong xử lý các tình huống mới có thể bảo đảm được tiến độ.Hiện nay Quốc hội đã có đoàn giám sát tối cao về tình hình triển khai các dự án quan trọng của quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm những dự án quy mô rất lớn, có tác động lan tỏa đến đời sốngkinh tế-xã hội.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu tiếp tục duy trì tốc độ giải ngân tốt, dự báo đến cuối năm có thể thiếu hơn 100 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch cho các dự án thuộc bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng về dự báo khối lượng vốn giải ngân thực tế năm 2024 và 2025 có thể thiếu hụt so với tổng hạn mức của kế hoạch đầu tư công trung hạn.Trong tình hình đó, cần điều chỉnh hài hòa kế hoạch đầu tư công, chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để giải ngân hết vốn kế hoạch được giao cho cả năm, không để đọng vốn.“Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải từ sớm từ xa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng chủ trương rà soát kế hoạch 2024 ngay từ bây giờ để phát hiện sớm những nơi thừa vốn để ghi nhận tổng hợp lại. Khi có bộ, ngành, địa phương thiếu thì sẵn sàng khoản vốn dư để điều chuyển đến chỗ đó để giải ngân. Đây là câu chuyện điều hành kế hoạch và năm nay sẽ là năm điều chỉnh kế hoạch rất nhiều lần để bảo đảm tiền được chuyển đi chuyển lại thật điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
https://nhandan.vn/linh-hoat-dieu-chuyen-von-nang-cao-hieu-qua-dau-tu-cong-post809230.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Giải ngân", "Vốn đầu tư", "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "Vốn nước ngoài", "Vốn ngân sách", "điều chuyển vốn", "dự án trọng điểm" ] }
Giá vàng ngày 7/5: Vàng SJC tăng mạnh lên 87,5 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 7/5) giao dịch ở mức 2.323 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC thiết lập mức cao kỷ lục, giao dịch 87,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 75,2 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 14 giờ ngày 7/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 85,3 triệu đồng/lượng mua vào và 86,8 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 1 triệu đồng (mua vào), tăng 1 triệu đồng (bán ra) so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 14 giờ ngày 7/5.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 85,3-87,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng (mua vào) so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng trên 15 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999tăng so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 73,5 triệu đồng/lượng, bán ra 75,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,2 triệu đồng/lượng, tăng 150 nghìn đồng (mua vào), tăng 100 nghìn đồng (bán ra) so kết phiên trước đó.Tính đến 14 giờ (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giảm nhẹ 3,7 USD so kết phiên hôm trước xuống mức 2.319,4 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 7/5. (Ảnh: kitco.com)Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Kitco, ông George Milling-Stanley, Giám đốc chiến lược vàng tại State Street Global Advisors nói rằng, vàng vẫn được hỗ trợ tốt bởi nhu cầu của các ngân hàng trung ương và tình trạng bất ổn địa chính trị đang diễn ra; có khả năng sẽ thiết lập thêm nhiều mức giá kỷ lục mới trong năm nay.Hiện, Chỉ số USD Index (DXY) tăng nhẹ lên mức 105,21 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,478%; chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ hy vọng lãi suất; giá dầu tăng nhẹ lên 83,35 USD/thùng đối với dầu Brent và 78,52 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-75-vang-sjc-tang-manh-len-875-trieu-dongluong-post808267.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 7/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn", "vàng thế giới" ] }
Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
NDO -Chiều 1/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm địnhquy hoạch tỉnhchủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tham dự hội nghị có đại diện các Bộ, ngành là thành viên Hội đồng thẩm định; các chuyên gia với tư cách là ủy viên phản biện, đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về phía tỉnh Đồng Nai có các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Tấn Đức, lãnh đạo các sở, ngành củatỉnh Đồng Nai.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập trong bối cảnh chuyển từ quy định cũ sang thực hiện theo Luật Quy hoạch mới nên gặp nhiều khó khăn.Tuy vậy, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, sát sao quá trình hoàn thiện, với sự nỗ lực của đơn vị tư vấn cùng các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh, đặc biệt là sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan. Đến nay, dự thảo Quy hoạch đã được hoàn thiện trình Hội đồng thẩm định.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại hội nghị.Quy hoạch tỉnh là định hướng phát triển toàn diện quan trọng của tỉnh, là cơ sở để điều hành thống nhất, đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh đến năm 2030. Quy hoạch tỉnh cũng sẽ là kim chỉ nam để tỉnh Đồng Nai xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.Với ý nghĩa quan trọng như vậy, các cấp, các ngành của tỉnh đã nghiên cứu xây dựng, tham gia kỹ lưỡng, báo cáo Hội đồng Quy hoạch ở cấp tỉnh, thông qua Ban Chỉ đạo công tác lập Quy hoạch ở tỉnh, thông qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và tổ chức Hội thảo khoa học để lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp cho Quy hoạch tỉnh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ để bảo đảm tính liên kết vùng theo Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị.“Xuyên suốt quá trình chỉ đạo lập Quy hoạch, Đồng Nai xác định lấy người dân làm trung tâm, phát triển có chọn lọc, thu hút các ngành công nghệ cao, hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tỉnh cũng xác định những dư địa mới cần được đánh thức và khai thác hiệu quả như Quy hoạch tuyến sông Đồng Nai, quy hoạch vùng phụ cận sân bay Biên Hòa và sân bay Long Thành là vùng động lực mới cho phát triển đột phá của tỉnh”, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh nêu rõ.Quang cảnh hội nghị.Tham gia ý kiến tại hội nghị, các đại biểu đề nghị hồ sơ Quy hoạch tỉnh cần làm rõ vai trò của tỉnh Đồng Nai trong việc làm cầu nối giữa vùng Đông Nam Bộ và các vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như vai trò, vị trí của tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.TS Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cơ cấu kinh tế của Đồng Nai hiện nay bị lệch về đầu tư nước ngoài khá lớn, doanh nghiệp trong nước còn ít, mối liên kết giữa hai khu vực này còn mỏng. Do vậy, cần phân tích sâu để tìm ra những thay đổi trong cơ cấu kinh tế thời gian tới đây.Về quan điểm phát triển, TS Cao Viết Sinh đề nghị Quy hoạch tỉnh cần bám sát Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến điểm nhấn và tư duy phát triển.TS Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư góp ý kiến vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai.Các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến đối với kịch bản phát triển, mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh. Theo đó, việc phân bổ không gian và nguồn lực cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực cần cụ thể hơn và cần gắn với tiềm lực, tiềm năng, thách thức cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.Các chuyên gia, nhà khoa học đề nghị bổ sung thêm nội dung về hạ tầng số, quy hoạch không gian ngầm, rà soát lại các hệ thống bản đồ, sơ đồ bảo đảm theo đúng quy chuẩn, quy định…Phát biểu tiếp thu, giải trình các ý kiến, đồng chí Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cảm ơn những ý kiến góp ý thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, thành viên Hội đồng thẩm định đối với Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức phát biểu tiếp thu, giải trình các ý kiến.Đồng chí nhấn mạnh, các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, đại diện các bộ, ngành là cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp thu, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy hoạch, làm sao để đồ án quy hoạch thống nhất.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn nhận thức rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học luôn ủng hộ, mong muốn Đồng Nai thông qua được Quy hoạch, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế để bứt phá hơn nữa, phát triển hơn nữa trong giai đoạn 2021-2030, tạo tiền đề đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước.Đồng chí Võ Tấn Đức khẳng định, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ đạo để đưa Đồng Nai sớm cất cánh, trở thành tỉnh phát triển của cả nước và của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Sau khi thảo luận, cho ý kiến, Hội đồng thẩm định đã tiến hành biểu quyết bằng phiếu đánh giá thông qua quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kết quả 100% đồng ý (với điều kiện có chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện).Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh phát biểu kết luận.Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định, chuyên gia phản biện, các đại biểu tại hội nghị.Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh trên cơ sở báo cáo nêu trên, và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh và báo cáo tiếp thu, giải trình; hoàn thiện dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch theo quy định tại Điều 57 Luật Quy hoạch trên cơ sở hồ sơ quy hoạch được hoàn thiện; gửi hồ sơ Quy hoạch tỉnh đã được hoàn thiện đến cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tiến hành rà soát theo quy định của pháp luật hiện hành.
https://nhandan.vn/post-794886.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [] }
Sàn giao dịch Stockholm bị phạt gần 10 triệu USD vì vi phạm giao dịch nội gián
Ngày 19/6, Cơ quan giám sát tài chính Thụy Điển (FSA) cho biết đã phạtsàn giao dịchchứng khoán Stockholm gần 10 triệu USD vì đã không phát hiện và báo cáo những trường hợp nghi giao dịch nội gián.
Cuộc điều tra của FSA tập trung vào 4 sự kiện công ty lớn năm 2021 và 2022, liên quan công ty bán lẻ thực phẩm ICA, công ty Lundin Energy, nhà sản xuất thuốc lá Match Thụy Điển và nhà sản xuất sản phẩm an toàn xe cộ Haldex.Theo FSA, điều tra cho thấy đã có những thiếu sót đáng kể trong việc giám sát của Nasdaq Stockholm đối với các giao dịch để có thể ngăn chặn, xác định và báo cáo cácgiao dịch nội gián.Ngoài ra, Nasdaq Stockholm cũng bị phát hiện đã hai lần khởi xướng giao dịch các công cụ tài chính vi phạm khuôn khổ pháp lý vào năm 2022 và 2023.Tuy nhiên, FSA cho biết các sai phạm của Nasdaq Stockholm không đủ nghiêm trọng để phải thu hồi giấy phép của sàn giao dịch. Thay vào đó, FSA quyết định áp dụng phạt hành chính 100 triệu kronor (10 triệu USD).Tổng giám đốc FSA Daniel Barr nhấn mạnh sàn giao dịch cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để bảo đảm tính toàn vẹn của thị trường tài chính cũng như niềm tin của nhà đầu tư.
https://nhandan.vn/san-giao-dich-stockholm-bi-phat-gan-10-trieu-usd-vi-vi-pham-giao-dich-noi-gian-post815136.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Sàn giao dịch", "Stockholm", "vi phạm giao dịch nội gián", "chứng khoán" ] }
Việt Nam là điểm đến nhiều tiềm năng của doanh nghiệp Canada
Với mong muốn cụ thể hóa các dự án đầu tư củadoanh nghiệp Canadatại Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Canada phối hợp các ban, ngành hữu quan nước sở tại tổ chức sự kiện đối thoại doanh nghiệp tại Toronto. Sự kiện thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Canada có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, cũng như những doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại thị trường năng động này của châu Á.
Việt Nam được phía Canada đánh giá là điểm đến nhiều tiềm năng, phù hợp với các lĩnh vực mà Chính phủ Canada ưu tiên như y tế, công nghệ, hàng không, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp và thực phẩm chế biến. Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Canada chia sẻ, các chuyên gia, diễn giả tham gia sự kiện đều đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam là thị trường tốt, có nhiều cơ hội và an toàn để đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, các chuyên gia nhận định, thị trường Việt Nam có sự hỗ trợ rất tốt từ các cấp chính quyền, có lợi thế ổn định về chính trị và ít rủi ro về tài chính.Phó Chủ tịch Quỹ châu Á-Thái Bình Dương Canada Christine Nakamura nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ASEAN. Chính phủ Việt Nam triển khai nhiều chính sách nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Canada đang rất quan tâm tớithị trường Việt Nam.Giám đốc khu vực Ontario của Cơ quan Phát triển xuất khẩu Canada (EDC) Saina Fan khẳng định, Việt Nam là một trong những thị trường mà EDC không thể bỏ lỡ. Với tư cách là cơ quan chuyên ngành phát triển xuất khẩu, EDC có đầy đủ công cụ để hỗ trợ các doanh nghiệp Canada xuất khẩu sang Việt Nam, một trong những thị trường chiến lược quan trọng và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của EDC tại ASEAN.Một số doanh nghiệp Canada chia sẻ kinh nghiệm đầu tư tại Việt Nam. Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực Bắc Mỹ của Công ty thực phẩm chế biến Global Appetite cho biết, trong năm tháng qua, công ty đã triển khai một khối lượng công việc rất lớn kể từ sau chuyến đi Việt Nam lần đầu tiên vào năm ngoái. Chủ tịch Công ty Kuus hoạt động trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật khẳng định mong muốn muốn đầu tư sang Việt Nam trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/viet-nam-la-diem-den-nhieu-tiem-nang-cua-doanh-nghiep-canada-post813885.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "doanh nghiệp Canada", "điểm đến", "đầu tư", "kinh tế", "Việt Nam" ] }
Mở cơ hội cho mặt hàng gia vị và hương liệu Việt Nam vươn ra thế giới
NDO -Ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị và hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung gia vị và hương liệu quan trọng cho thị trường thế giới.
Những năm qua, sản xuất và xuất khẩu gia vị, hương liệu nói chung có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam.Thông tin này được ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương nhấn mạnh tại Hội nghị Giao thương trực tuyến sản phẩm gia vị và hương liệu Việt Nam năm 2021 do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức chiều 8/9.Theo ông Lê Hoàng Tài, với lợi thế địa lý trải dài trên nhiều vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, Việt Nam có sự đa dạng sinh học để tạo ra được những sản phẩm nông sản gồm các loại gia vị và hương liệu có những hương vị cũng như chất lượng rất đặc trưng, khác biệt với những sản phẩm cùng loại trên thế giới.Thông qua đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ kỹ thuật, các đối tác nhập khẩu, các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ cũng như người dân nhiều khu vực trên thế giới đã có cái nhìn khác đối với quá trình hiện đại hóa và đổi mới của ngành gia vị và hương liệu của Việt Nam.Do đó, hoạt động này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp trong ngành gia vị và hương liệu đi qua thời kỳ khó khăn và phát triển bền vững theo hướng giảm dần các sản phẩm thô, tăng cường các sản phẩm chế biến chuyên sâu có giá trị gia tăng cao hơn.Ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh, trong số các loại gia vị của Việt Nam, hạt tiêu đã rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu và nhiều loại gia vị, hương liệu khác của thế giới đang tăng trong khi một số nguồn cung giảm lượng xuất khẩu do những bất cập gây ra từ dịch Covid-19, chi phí logistics tăng vọt.Trên thế giới, EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất về gia vị, tiếp theo là Bắc Mỹ, Đông Á, một số nước Nam Á, Trung Đông... Trong EU, Đức là nước tiêu thụ hàng đầu gia vị và thảo mộc, tiếp theo là Anh.Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị và hương liệu của Việt Nam đang ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của các đối tác nước ngoài, có khả năng cung ứng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt và an toàn cho nhiều nhà nhập khẩu hàng đầu và các kênh phân phối cao cấp tại nhiều khu vực trên thế giới.Tuy nhiên, để có ưu thế cạnh tranh trên thị trường gia vị và hương liệu trên thế giới, sau khi Việt Nam kiểm soát ổn thỏa tình hình dịch Covid-19, ông Lê Hoàng Tài cho rằng các địa phương và doanh nghiệp cần có kế hoạch khôi phục sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ chế biến, phát triển đa dạng loại hình sản phẩm, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã tham gia gần đây để thúc đẩy xuất khẩu.Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Trọng Kim, Bí thư thứ nhất, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia cho hay Saudi Arabia tiêu thụ rất nhiều loại gia vị khác nhau, hầu hết là nhập khẩu từ nước ngoài; trong đó, có Việt Nam.Thói quen mua sắm nhiều và thường xuyên của người Saudi Arabia là một điểm thuận lợi cho các nước xuất khẩu hàng hóa vào thị trường bao gồm cả Việt Nam.Các loại thảo mộc, gia vị như quế, hồi, đinh hương, nhục đậu khấu, hạt tiêu và nhiều loại khác được thêm vào tất cả các món ăn. Các sản phẩm khác bao gồm gia vị muối, tiêu, hỗn hợp gia vị, ớt bột, nghệ, gừng...Để đáp ứng sự thay đổi của thế hệ trẻ về thị hiếu và sở thích, các nhà sản xuất gia vị đang cung cấp nhiều loại sản phẩm gia vị khác nhau nên Saudi Arabia có nhu cầu lớn về các loại thảo mộc hữu cơ tốt cho sức khỏe, gia vị, nước sốt đậu nành, nước sốt ớt … như một hương liệu bổ sung cho các món ăn.Khách tham quan tìm hiểu về sản phẩm tương ớt của Việt Nam trưng bày tại Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống Quốc tế lần thứ 46 (Foodex Japan 2021), tại Nhật Bản. (Ảnh: TTXVN)Cùng với đó, một số thương hiệu quốc tế, khu vực và địa phương có sẵn trên thị trường thảo mộc, gia vị và gia vị của Saudi Arabia cung cấp nhiều loại sản phẩm đa dạng, có sự cạnh tranh gay gắt giữa những nhà cung cấp hàng đầu và mỗi nhà cung cấp đều tung ra các sản phẩm sáng tạo và khác biệt.Nhu cầu về thực phẩm hữu cơ và gia vị hữu cơ ở Saudi Arabia cũng rất lớn. Hơn nữa, một số ít gia vị hữu cơ là ớt, gừng và nghệ… đang được các nhà sản xuất kết hợp các công nghệ mới nhất như xử lý hơi nước để duy trì chất lượng, an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn hữu cơ cho các loại thảo mộc, gia vị và gia vị. Xu hướng này giúp các nhà sản xuất duy trì môi trường cạnh tranh trên thị trường.Các kênh phân phối chính của thảo mộc, gia vị và gia vị là đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ điện tử và các kênh khác. Vật liệu đóng gói chính cho các loại thảo mộc, gia vị và gia vị ở Saudi Arabia là thủy tinh, bao bì linh hoạt, giấy và bìa, nhựa cứng và các loại khác. Các thùng đóng gói có nhiều loại khác nhau như lọ, chai, túi/gói, bồn, hộp, túi và ống.Theo quan sát, lĩnh vực thảo mộc hữu cơ, gia vị, nước sốt và gia vị ở Saudi Arabia tăng trưởng nhanh do dân số tăng, sức mua và tiêu dùng nhiều hơn cùng với xu hướng mới trong việc sử dụng vật liệu đóng gói, phân phối và xây dựng thương hiệu.Các loại gia vị hữu cơ như ớt cay, vani, gừng, quế và tiêu đen chiếm thị phần chính trong thị trường thảo mộc, gia vị và gia vị cùng với các biến thể khác của các sản phẩm có sẵn. Đặc biệt, Saudi Arabia có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm nước chấm, nước xốt và gia vị cao cấp trong những năm tới.Đáng lưu ý, thuế nhập khẩu tại Saudi Arabia áp dụng thùy theo từng chủng loại hàng hóa từ 1-12%; thuế VAT tăng từ 5% lên 15% áp dựng từ 1/7/2020.Sau 1 năm thực hiện, người dân đã quen dần với việc tăng thuế và sức mua tăng trở lại, tiềm năng thị trường lớn.Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Saudi Arabia năm 2020 đạt 460 triệu USD. Riêng 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Saudi Arabia đạt 225 triệu USD. Các loại gia vị, hạt tiêu đến từ Việt Nam có kim ngạch khoảng 10 triệu USD/năm.Tại hội nghị, ông Trần Trọng Kim cũng đưa ra một số lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường này như sản phẩm thực phẩm, đồ ăn, thức uống phải có chứng nhận của Tổng cục Dược phẩm và Thực phẩm SFDA.Ngoài ra, việc xác minh doanh nghiệp tại là phải mất phí và mất thời gian, nên các giao dịch thương mại, thanh toán đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo hình thức thư tín dụng (LC) không hủy ngang, có đặt cọc để bảo đảm.Mặt khác, không giao dịch với đối tác môi giới mà yêu cầu công ty Việt Nam chuyển trước phí môi giới, phí luật sư, phí chấp thuận hợp đồng bởi đây là những hoạt động các đối tượng lừa đảo hay sử dụng để chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp.Ông Trần Trọng Kim cho biết thêm, người Trung Đông có thói quen mắt thấy tay sờ, nhìn hàng tận mắt nên doanh nghiệp nên gửi mẫu cho khách trước. Đồng thời gửi cho Thương vụ để trưng bày tại phòng giới thiệu hàng xuất khẩu của Việt Nam, và tại các sự kiện Ngoại giao kinh tế phối hợp giữa Thương vụ với các Phòng thương mại và Công nghiệp địa phương.Hơn nữa, hàng Việt Nam chưa có thương hiệu riêng, khi xuất khẩu đều đóng gói theo tên nhà nhập khẩu, thương hiệu của nhà phân phối. Vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình để tăng vị thế, uy tín của doanh nghiệp.Đặc biệt, cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Saudi Arabia SFDA ban hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra, thanh tra, giám sát và khuyến cáo người dân loại bỏ những sản phẩm có hại cho sức khỏe cộng đồng.Điều này cho thấy SFDA không chỉ ra quy định mà còn thực thi rất nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, theo đó cơ quan này đã ban hành quy định về hạn mức thuốc kháng sinh cho phép đối với tất cả các loại thực phẩm, quả tươi, rau củ, gia vị.Vì vậy, doanh nghiệp lưu ý có thể liên hệ với thương vụ hoặc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) để được hỗ trợ nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc trong quá trình giao dịch.
https://nhandan.vn/mo-co-hoi-cho-mat-hang-gia-vi-va-huong-lieu-viet-nam-vuon-ra-the-gioi-post663910.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "xuất khẩu gia vị", "xúc tiến thương mại gia vị Việt Nam", "Cục Xúc tiến thương mại", "hương liẹu Viẹt Nam" ] }
Nữ tỷ phú làng rau sạch đẩy mạnh liên kết chuỗi và chuyển giao công nghệ trồng rau hữu cơ
NDO -Thành công từ việc trồng rau hữu cơ trong nhà kính, bà Đặng Thị Cuối đã không ngừng truyền dạy và chuyển giao công nghệ cho các nông trại, góp phần phát triển mô hình rau sạch chuẩn hữu cơ.
Xuất ngoại học trồng rauBà Đặng Thị Cuối (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) từng có thời gian sang Đài Loan (Trung Quốc) làm công việc chăm sóc rau cho các nông trại. Lần đầu tiên tận mắt chứng kiến quy trình trồngrau hữu cơtheo phương pháp hiện đại, bà Cuối bắt đầu những bài học “vỡ lòng” về rau hữu cơ. Qua quá trình học hỏi và làm việc, bà Cuối nhận thấy rau được trồng bằng phương pháp hữu cơ có giá trị và hiệu quả cao gấp nhiều lần rau bình thường.Nhận thấy quê mình đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, năm 2017, bà Cuối trở về xây dựng trang trại rau hữu cơ đầu tiên tại vùng bãi sông Hồng. Sau 4 tháng tỉ mỉ chăm sóc, lứa rau đầu tiên được thu hoạch nhưng không bán được vì rau “quá tươi”, người dân sợ phun thuốc. Vợ chồng bà tìm cách tặng rau cho mọi người. Nhiều người thấy ngon tìm đến tận vườn để mua. Chứng kiến tâm huyết của người trồng với vườn rau, họ càng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm.Khởi nghiệp từ 3 sào đất, đến nay trang trại hữu cơ của bà Cuối có tổng diện tích hơn 5,4ha gồm 80 nhà màng với phương châm “mùa nào thức ấy”.Khởi nghiệp từ 3 sào đất, đến nay trang trại hữu cơ của bà Cuối có tổng diện tích hơn 5,4ha gồm 80 nhà màng với phương châm “mùa nào thức ấy”. Sản lượng bình quân đạt từ 70-80 tấn/năm, giá bán buôn 20-30 nghìn đồng/kg. Mỗi tháng, trang trại bà Cuối xuất ra thị trường 7-8 tấn rau các loại, thu về 200 triệu đồng, hiệu quả gấp 3 lần trồng rau bình thường. Rau nhà bà được trồng theo phương pháp “5 không” với dây chuyền hiện đại.Đất trước khi gieo được cải tạo, đánh tơi rồi dùng ga để khò cho sạch, chống mọi sâu bệnh. Nước tưới cũng bảo đảm sạch sẽ như dùng cho người. Sau khi gieo hạt sẽ tiến hành đóng cửa nhà kính, chỉ điều tiết nước bên ngoài. Phương pháp này vừa tiết kiệm công sức lại cho năng suất cao, rút ngắn thời gian thu hoạch, 1 sào năng suất từ 5 tạ - 1 tấn, nếu nhiệt độ trên 30 độ thì chỉ 15-18 ngày là thu hoạch.Hiện bà Cuối đang cung cấp rau cho 16 trường mẫu giáo của huyện Đan Phượng và là nguồn cung cho nhiều doanh trại quân đội, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội… Đến nay, trang trại của bà Cuối đã có 17 sản phẩm rau được thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.Nỗ lực đẩy mạnh liên kết chuỗi và chuyển giao công nghệBà Cuối sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với mong muốn mô hình rau hữu cơ được áp dụng rộng rãi. Không chỉ làm giàu cho bản thân, bà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, truyền dạy cho họ kinh nghiệm quý báu từ nghề trồng rau. Trang trại của bà là địa chỉ đỏ cho những ai muốn đi lên và làm giàu từ rau hữu cơ, đồng thời cũng là nơi học tập, trải nghiệm, thực hành của nhiều sinh viên ngành nông nghiệp.Chuyển giao công nghệ đang là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu của bà Cuối.Chuyển giao công nghệ đang là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu của bà Cuối. Theo bà, các HTX hiện nay muốn làm nông nghiệp hữu cơ thành công cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất của rau hữu cơ, tuyệt đối không pha trộn với cách làm cũ. Muốn làm nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, nghĩa là không có kiến thức thì không thể trồng được rau hữu cơ. Điều này đòi hỏi nông dân phải thay đổi tư duy và thoát ly hẳn với cách làm truyền thống, mạnh dạn đầu tư tiến tới liên kết chuỗi để đáp ứng xu thế và nhu cầu của thị trường.Khó khăn của bà Cuối trong việc chuyển giao là người học còn quen với cách làm cũ, nên chỉ cần lơ là thì họ sẽ đi sai phương pháp. Để khắc phục, bà Cuối luôn phải trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, tận tụy theo dõi, kèm cặp, nhắc nhở để học viên làm đúng quy trình, áp dụng đúng kỹ thuật mà nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi. Các học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp giấy chứng nhận và giúp đỡ trực tiếp về cây giống, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để mở trang trại. Rau sản xuất ra trong 3 tháng đầu sẽ được bà Cuối hỗ trợ bao tiêu.Muốn làm nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, nghĩa là không có kiến thức thì không thể trồng được rau hữu cơ.Đến nay, bà Cuối đã tiến hành chuyển giao công nghệ cho 32 mô hình tại miền bắc, 6 mô hình tại miền nam. Các mô hình sau khi áp dụng đều đạt kết quả tốt, góp phần nhân rộng phương pháp trồng rau hữu cơ một cách hiệu quả. Không chỉ thành công chuyển giao trong nước, tháng 7/2023 bà Cuối còn tự hào đem mô hình của mình “xuất ngoại” sang nước bạn Lào theo lời mời của Chủ tịch nước Lào với số vốn đầu tư lên tới 40 tỷ đồng.Đề cập đến thành công từ liên kết chuỗi trong sản xuất hữu cơ, bà Cuối nhấn mạnh: “Để liên kết chuỗi hoạt động hiệu quả, quan trọng nhất phải bảo đảm được chất lượng sản phẩm sạch đạt “chuẩn hữu cơ”. Vì chỉ cần phát hiện trong rau có sự xuất hiện của phân bón vô cơ sẽ gây ra hiệu ứng “domino” làm tê liệt cả chuỗi. Do vậy, từ nhà sản xuất, hợp tác xã cho đến các bên cung cấp ra thị trường cần phối hợp chặt chẽ và thống nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường và gia tăng hợp tác bền vững, tạo tiền đề hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái công nghệ cao”.Mong muốn sản phẩm rau hữu cơ của Việt Nam có thể đến tay người tiêu dùng nước ngoài, bà Cuối ấp ủ ý định đưa thương hiệu rau sạch “Cuối Quý” vươn ra thị trường quốc tế. Dù đạt chất lượng tốt nhưng số lượng nguồn cung chưa bảo đảm đang là vấn đề HTX “rau Cuối Quý” cần giải quyết. Trong tương lai, bà Cuối dự định mở rộng mô hình và diện tích trồng rau để bảo đảm nguồn cung xuất khẩu, đưa sản phẩm rau hữu cơ Việt góp mặt trên các kệ hàng của nhiều quốc gia, chinh phục các thị trường khó tính.Tin liên quanĐam mê trồng rau sạch hữu cơNông nghiệp hữu cơ công nghệ cao nói chung và nông nghiệp sinh thái hữu cơ nói riêng đang là xu hướng bền vững của nhiều quốc gia. Thành công từ mô hình của bà Đặng Thị Cuối là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của thay đổi tư duy sản xuất trong bối cảnh hiện nay. Cần sự vào cuộc và quan tâm hơn nữa từ phía chính quyền và các bộ ngành cũng như thay đổi từ người nông dân để sản xuất hữu cơ thực sự trở thành thế mạnh của nông nghiệp Việt trong tương lai.
https://nhandan.vn/nu-ty-phu-lang-rau-sach-day-manh-lien-ket-chuoi-va-chuyen-giao-cong-nghe-trong-rau-huu-co-post810078.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Đặng Thị Cuối", "Trồng rau", "Hữu cơ", "Đan Phượng", "Chuyển giao công nghệ", "rau hữu cơ" ] }
Tuần qua, VSDC hủy nhiều mã chứng khoán do đáo hạn
NDO -Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) vừa có thông báo đến các nhà đầu tư về việc hủy nhiều mã giao dịch chứng khoán của các công ty do đáo hạn.
Từ ngày 17/5, mã chứng khoán TD1724415 sẽ hết hiệu lực lưu hànhTổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo về việc hủy đăng ký trái phiếu của tổ chức đăng ký như sau:Tên chứng khoán: Trái phiếu Chính phủ đấu thầu đợt 69/2017Mã chứng khoán: TD1724415Mã ISIN: VNTD17244151Mệnh giá: 100.000 đồngLãi suất: 5,4%/nămNgày phát hành: 18/5/2017Ngày đáo hạn: 18/5/2024Số lượng hủy đăng ký: 52.500.000 Trái phiếuGiá trị hủy đăng ký: 5.250.000.000.000 đồngLý do hủy: Trái phiếu đáo hạnNgày hiệu lực hủy đăng ký: 17/5/2024Ngày hiệu lực hủy đăng ký: 17/5/2024VSDC không thực hiện việc lưu ký, thanh toán giao dịch và chuyển nhượng trái phiếu nêu trên kể từ ngày 15/5/2024.Kể từ ngày 17/5/2024, Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu số 56/2017/GCNTP-VSD ngày 18/5/2017 và Giấy chứng nhận đăng ký trái phiếu số 56/2017/GCNTP-VSD-2 ngày 1/6/2017 do VSDC cấp và mã trái phiếu TD1724415 (mã ISIN: VNTD17244151) sẽ hết hiệu lực.Từ ngày 2/5, mã chứng khoán VPI12102 của Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest sẽ hết hiệu lực lưu hànhTổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo về việc hủy đăng ký trái phiếu của tổ chức đăng ký như sau:Tên chứng khoán: Trái phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (VPIB2124002)Mã chứng khoán: VPI12102Mã ISIN: VN0VPI121021Mệnh giá: 100.000.000 đồngLãi suất: Cố định 10,3%/năm.Ngày phát hành: 15/4/2021Ngày đáo hạn: 15/4/2024Số lượng hủy đăng ký: 1.789 Trái phiếuGiá trị hủy đăng ký: 178.900.000.000 đồngLý do hủy: Trái phiếu đến thời gian đáo hạnNgày hiệu lực hủy đăng ký: 2/5/2024- Ngày hiệu lực hủy đăng ký: 2/5/2024Kể từ ngày 2/5/2024, mã chứng khoán VPI12102, mã ISIN VN0VPI121021 do VSDC cấp sẽ hết hiệu lực lưu hành và VSDC không thực hiện cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ cho trái phiếu VPI12102.VSDC sẽ thực hiện rút toàn bộ trái phiếu VPI12102 đã lưu ký tại ngày hiệu lực hủy đăng ký. Đề nghị các Thành viên lưu ký thực hiện hạch toán rút trái phiếu VPI12102 lưu ký tương ứng trên tài khoản của nhà đầu tư tại ngày 2/5/2024 và thông báo cho các nhà đầu tư liên quan biết.Mã chứng khoán CSTB2322 của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI sẽ hết hiệu lực từ ngày 7/5Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo về việc hủy đăng ký chứng quyền của Quý Công ty như sau:Tên tổ chức đăng ký: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSITrụ sở chính: 72 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí MinhTên chứng khoán: Chứng quyền STB/9M/SSI/C/EU/Cash-14Mã chứng khoán: CSTB2322Mã ISIN: VN0CSTB23224Loại chứng quyền: MuaNgày hiệu lực hủy đăng ký: 7/5/2024Lý do hủy đăng ký: Hủy niêm yết do đáo hạnSố lượng chứng quyền hủy đăng ký: 70.000.000 Chứng quyềnKể từ ngày 7/5/2024, Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền số 142/2023/GCNCW-VSDC do VSDC cấp lần đầu ngày 16/8/2023, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 14/12/2023 và mã chứng quyền CSTB2322, mã ISIN VN0CSTB23224 sẽ hết hiệu lực.Hủy mã CHPG2326 Công ty Cổ phần Chứng khoán SSITổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo về việc hủy đăng ký chứng quyền của Quý Công ty như sau:Tên tổ chức đăng ký: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSITrụ sở chính: 72 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí MinhTên chứng khoán: Chứng quyền HPG/9M/SSI/C/EU/Cash-14Mã chứng khoán: CHPG2326Mã ISIN: VN0CHPG23265Loại chứng quyền: MuaNgày hiệu lực hủy đăng ký: 07/5/2024Lý do hủy đăng ký: Hủy niêm yết do đáo hạnSố lượng chứng quyền hủy đăng ký: 30.000.000 Chứng quyềnKể từ ngày 7/5/2024, Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền số 137/2023/GCNCW-VSDC do VSDC cấp lần đầu ngày 16/08/2023, mã chứng quyền CHPG2326, mã ISIN VN0CHPG23265 sẽ hết hiệu lực.Mã chứng khoán ACB12105ACB12105 hết hiệu lực từ ngày 22/4Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo về việc hủy đăng ký trái phiếu của tổ chức đăng ký như sau:Tên chứng khoán: Trái phiếu ACB (ACBH2124001)Mã chứng khoán: ACB12105Mã ISIN: VN0ACB121051Mệnh giá: 1.000.000.000 đồngLãi suất: 4,0%/năm.Ngày phát hành: 22/4/2021Ngày đáo hạn: 22/4/2024Số lượng hủy đăng ký: 1.000 Trái phiếuGiá trị hủy đăng ký: 1.000.000.000.000 đồngLý do hủy: Trái phiếu đến thời gian đáo hạnNgày hiệu lực hủy đăng ký: 22/4/2024- Ngày hiệu lực hủy đăng ký: 22/4/2024Kể từ ngày 22/4/2024, mã chứng khoán ACB12105, mã ISIN VN0ACB121051 do VSDC cấp sẽ hết hiệu lực lưu hành và VSDC không thực hiện cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ cho trái phiếu ACB12105.VSDC thông báo để các Thành viên biết và thực hiện.Công ty cổ phần Vinhomes được cấp mã VHM12403Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 128/2024/GCNTPRL-VSDC ngày 25/4/2024 cho trái phiếu của Công ty cổ phần Vinhomes như sau:Tên tổ chức phát hành: Công ty cổ phần VinhomesTrụ sở chính: Tòa nhà văn phòng Symphony, đường Chu Huy Mân, khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà NộiĐiện thoại: 024 39749350Fax: 024 39749351Đã đăng ký trái phiếu và được cấp mã tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam kể từ ngày 25/4/2024Vốn điều lệ: 43.543.674.880.000 đồngTên chứng khoán: Trái phiếu VHMB2426003Mã chứng khoán: VHM12403Mã ISIN: VN0VHM124037Mệnh giá: 100.000.000 đồngLoại chứng khoán: Trái phiếu doanh nghiệpSố lượng chứng khoán đăng ký: 20.000 Trái phiếuGiá trị chứng khoán đăng ký: 2.000.000.000.000 đồngHình thức đăng ký: Ghi sổBắt đầu từ ngày 26/4/2024, VSDC nhận lưu ký số Trái phiếu đăng ký trên.* Công ty cổ phần Vinhomes đăng ký giao dịch trái phiếu VHM12403 tại SGDCK Hà Nội. Việc giao dịch trái phiếu được thực hiện theo quyết định của SGDCK Hà Nội.
https://nhandan.vn/tuan-qua-vsdc-huy-nhieu-ma-chung-khoan-do-dao-han-post806910.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam", "VSDC", "Hủy mã chứng khoán", "đáo hạn", "trái phiếu" ] }
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 4
Ngày 28-6, tại Hà Nội, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 4 (2019-2024).
Tại đại hội, các đại biểu đã nghe Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 3 và phương hướng nhiệm kỳ 4, với một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới: Hỗ trợ các doanh nghiệp, trang trại hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, giới thiệu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hội viên. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2019-2024 sản xuất, kinh doanh của các hội viên tăng khoảng 10%/năm trên các tiêu chí như tổng đàn, doanh thu và lợi nhuận. Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế.Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa 4 gồm 57 người, tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội.
https://nhandan.vn/hiep-hoi-chan-nuoi-gia-cam-viet-nam-to-chuc-dai-hoi-nhiem-ky-4-post363147.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [] }
[Interactive] HNX tháng 4/2024: Thị trường vào nhịp điều chỉnh
Tháng 4/2024, các thị trường củaHNXvào nhịp điều chỉnh khi ghi nhận biến động đi ngang bám sát giá trị trung bình 12 tháng qua.
Tổng giá trị giao dịch của thị trường cổ phiếu Niêm yết tại HNX trong tháng 4 đạt mức trên 39,4 nghìn tỷ đồng, cao hơn trung bình 12 tháng gần nhất (38 nghìn tỷ đồng). Chỉ số HNX-Index đóng cửa tháng 4 đạt 226,82 điểm, giảm 15,76 điểm (-6,50%) so với cuối tháng 3/2024, và thấp hơn gần 6 điểm so với trung bình 12 tháng gần nhất (232,76 điểm).Trên thị trường UPCoM, Chỉ số UpCOM-index đóng cửa tháng đạt 88,76 điểm, giảm 2,81 điểm (-3,07%) so với cuốitháng 3/2024. Tổng giá trị giao dịch cả tháng trên thị trường đạt mức trên 13.000 tỷ đồng giảm hơn 1.700 tỷ đồng (-11,59%) so với tháng 3/2023.Lãi suất phát hành Trái phiếu chính phủ tháng 4 giữ tiếp xu hướng tăng, mức tăng khoảng 0,06-0,14 điểm %/năm so với cuối tháng 3/2024 tại các kỳ hạn 5 năm (+0,06 đến +0,14 điểm %); 10 năm (+0,08 đến + 0,12 điểm %) và 15 năm (+0,06 đến + 0,12 điểm %). Tháng 4/2023 cũng đã đấu thầu được các Trái phiếu kỳ hạn 20 Năm và 30 Năm với lãi suất trúng thầu lần lượt là 2,80% và 3,00%. Tỷ trọng giao dịch Repo trong tháng đạt 48,37%.Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận tổng giá trị giao dịch giảm khi chỉ ghi nhận tổng giá trị giao dịch tháng đạt trên 68.000 tỷ đồng giảm gần 25% so với tháng 3/2024. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 3.600 tỷ đồng giảm 17,02%.Thị trường Chứng khoán phái sinh ghi nhận thanh khoản đi ngang khi tổng giá trị giao dịch theo danh nghĩa đạt trên 637 nghìn tỷ đồng giảm nhẹ 0,45% so với tháng 3/2024 (gần 640 nghìn tỷ đồng). Khối lượng hợp đồng mở (OI) tại ngày cuối tháng đạt 46.863 hợp đồng, giảm 5,49% so với tháng trước.
https://nhandan.vn/interactive-hnx-thang-42024-thi-truong-vao-nhip-dieu-chinh-post808384.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "chứng khoán", "HNX" ] }
Đã có 15.762 cửa hàng xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng xăng dầu, tính đến ngày 28/3/2024, toàn quốc đã có 15.762 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng, đạt khoảng 98,9% tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Song, vẫn còn khoảng hơn 100 cửa hàng vẫn chưa thực hiện, chiếm 1,1%.
Ngày 29/3, tại họp báo quý I/2024 do Bộ Tài chính tổ chức, ông Mai Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài Chính) cho biết, tính đến ngày 28/3/2024, toàn quốc đã có 15.762 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng, đạt khoảng 98,9% tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Còn khoảng trên 100 cửa hàng chưa thực hiện, chiếm 1,1%. Tính trong cả nước, hiện đã có 59/63 địa phương đạt tiến độ trên 90%, 40 địa phương hoàn thành 100% tiến độ. Theo báo cáo của các Cục Thuế, phấn đấu đến 31/3/2024 về cơ bản các cửa hàng xăng dầu trên cả nước sẽ thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.Ông Mai Sơn - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế tại buổi họp báo. Ảnh:NGUYỄN HÙNGTheo ông Mai Sơn, thời gian qua, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính phân công nhiệm vụ chi tiết cho các đơn vị; trong đó, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện các giải pháp tại địa phương phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng ban hành công văn gửi các Bộ, ngành liên quan đề nghị quan tâm chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn, các đơn vị thuộc và trực thuộc tại trung ương và địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan thuế tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.Tổng cục Thuế cũng ban hành 08 công văn chỉ đạo Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy triển khai phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Bên cạnh đó, thực hiện ngay việc tham mưu Ủy ban nhân dân chỉ đạo các cơ quan ban ngành tại địa phương chủ động phối hợp cơ quan thuế quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, yêu cầu các đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn cũng cho biết, tại từng địa phương, cơ quan thuế chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân chỉ đạo và chủ động phối hợp chặt chẽ các sở, ngành liên quan thực hiện các giải pháp như đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền (phát thanh, truyền hình, mạng xã hội chính thống,...) đến người nộp thuế quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ và lợi ích của việc phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa. Ngoài ra, tổ chức hội nghị trao đổi, làm việc với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, doanh nghiệp cung cấp giải pháp để chia sẻ kinh nghiệm đã triển khai thành công và thảo luận giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn, chứng từ.Đặc biệt, ông Mai Sơn cho biết thêm, ngành thuế thành lập các đoàn công tác liên ngành làm việc trực tiếp với các đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu, nắm bắt thực trạng, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện gắn với từng địa bàn, doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu./.Toàn cảnh buổi họp báo ngày 29/3 tại trụ sở Bộ Tài chính. Ảnh:NGUYỄN HÙNG
https://nhandan.vn/post-802271.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [] }
Cổ phiếu dầu khí vẫn khởi sắc, VN-Index tiếp tục tăng
NDO -Phiên giao dịch ngày 8/5, áp lực bán chốt lời gia tăng mạnh khiến thị trường giảm sâu ngay từ khi mở cửa. Về cuối phiên, một số cổ phiếu lớn hồi phục cùng nhóm dầu khí và nhóm chứng khoán vẫn giữ được sắc xanh đã giúp VN-Index đảo chiều tăng ở cuối phiên. Chốt phiên,VN-Indextăng 1,83 điểm lên mức 1.250,46 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng mạnh so với phiên trước, đạt hơn 19.238,93 tỷ đồng.Trong phiên hôm nay, nhóm trụ cột VN30 đóng cửa có 12 mã tăng, 1 mã đứng giá và 17 mã giảm giá.Trong đó, PLX tăng 3,36% lên 40.000 đồng/cổ phiếu, SHB tăng 2,15% lên 11.900 đồng/cổ phiếu, SAB tăng 2,08%, HPG tăng 1,82%, MSN tăng 1,54%, GAS tăng 1,44%.Các mã: GVR, POW, SSI, TCB, VCB, VIC tăng nhẹ cùng TPB dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, VPB giảm 1,33%, STB giảm 1,24%, VJC giảm 1,01%.Các mã còn lại: ACB, BCM, BID, BVH, CTG, FPT, HDB, MBB, MWG, SSB, VHM, VIB, VNM, VRE giảm nhẹ từ 0,15-0,88%.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu chứng khoángiao dịch tích cực hơn cả khi đóng cửa trong sắc xanh chiếm đa số với: AGR tăng 1,62%, APG tăng 2,36%, CTS tăng 2,24%, FTS tăng 1,53%, HCM tăng 1,08%, SSI tăng 0,28%, TVB tăng 1,23%, VCI tăng 1,04%, VDS tăng 1,81%, BSI và VIX dừng ở tham chiếu. Ngược lại, ORS giảm 1,01%, TVS giảm 1,65%, VND giảm 0,24%.Nhóm cổ phiếu thép giao dịch phân hóa và đa số biến động nhẹ. Cụ thể: HPG tăng 1,82%, HSG tăng 0,73%, NKG tăng 0,85%, TLH tăng 0,82%, POM dừng ở tham chiếu. Ngược lại, DTL giảm 0,71%, HMC giảm 0,42%, SMC giảm 0,41%, VCA giảm 0,43%.Ngược lại, nhómcổ phiếu ngân hàngbị sắc đỏ chiếm ưu thế. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB tăng 1,41%, LPB giảm 0,49%, MSB dừng ở tham chiếu, OCB giảm 0,35%.Nhóm cổ phiếu bất động sản chốt phiên nghiêng về sắc đỏ, trong đó NVL giảm sàn xuống còn 13.600 đồng/cổ phiếu, FIR giảm 2,46%, SIP giảm 2,05%, SJS giảm 2,22%, VRC giảm 3,18%, PDR giảm 1,63%, LDG giảm 1,48%, HQC giảm 1,54%, CKG giảm 1,99%...Đáng chú ý nhóm dầu khí tiếp tục khởi sắc. Bên cạnh các mã: GAS, PLX đã kể trên, PVD tăng 3,44%, PVB tăng trần, PVC tăng 4,86%, PVS tăng 5,39%.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay đảo chiều tăng điểm ở cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 2,38 điểm (+0,12%), lên mức 2.049,95 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 987,57 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 24.781,60 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 224 mã tăng giá, 86 mã đứng giá và 179 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 234,52 điểm, tăng 1,56 điểm (+0,67%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 100,31 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.261,63 tỷ đồng. Toàn sàn có 110 mã tăng, 57 mã đứng giá và 78 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 4,95 điểm (+0,98%) và lên mức 510,49 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 77,44 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 2.005,34 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 14 mã tăng, 4 mã đứng giá và 12 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 91,57 điểm, tăng 0,47 điểm (+0,52%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 55,49 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 695,13 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 167 mã tăng, 77 mã đi ngang và 112 mã giảm giá.* Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 1,83 điểm (+0,15%) và lên mức 1.250,46 điểm. Thanh khoản đạt hơn 980,13 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.257,64 tỷ đồng. Toàn sàn có 204 mã tăng, 68 mã đứng giá và 233 mã giảm giá.Chỉ số VN30 dừng ở tham chiếu và vẫn ở mức 1.284,85 điểm. Thanh khoản đạt hơn 327,27 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 9.744,69 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 12 mã tăng, 1 mã đứng giá và 17 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là NVL (hơn 70,28 triệu đơn vị), SHB (hơn 59,79 triệu đơn vị), HPG (hơn 34,28 triệu đơn vị), DIG (hơn 28,54 triệu đơn vị), VIX (hơn 22,96 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là STK (6,97%), MSH (6,96%), ST8 (6,93%), CMG (6,91%), DPG (6,90%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là HAS (-6,99%), NVL (-6,85%), TCR (-6,54%), SVD (-5,93%), TDP (-3,93%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 263.816 hợp đồng được giao dịch, giá trị 33.496,89 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/co-phieu-dau-khi-van-khoi-sac-vn-index-tiep-tuc-tang-post808406.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu thép" ] }
Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung
NDO -Chốt phiên hôm qua, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 6 trong bối cảnh rủi ro địa chính trị bên cạnh áp lực nguồn cung. Kết phiên, giá dầu WTI tăng 2,4% lên 80,33 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,97% lên 84,25 USD/thùng.
Đà tăng của giá dầu được hỗ trợ khi xung đột tại chảo lửaTrung Đôngvẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, bất chấp nỗ lực hòa giải quốc tế. Mới đây nhất, phát ngôn viên quân đội Israel, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari cho biết, hỏa lực xuyên biên giới tăng cường từ phong trào Hezbollah của Lebanon vào Israel có thể gây ra sự leo thang nghiêm trọng và phía Israel sẵn sàng đưa ra các biện pháp đáp trả.Trong khi đó, ông Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA, tổ chức chính cung cấp viện trợ nhân đạo choGazanói rằng, các hoạt động quân sự của Israel vẫn tiếp tục diễn ra, bất chấp thông báo của quân đội nước này về việc tạm dừng chiến thuật trong các hoạt động quân sự vào hôm Chủ nhật vừa rồi.Áp lực nguồn cung cũng đã khiếngiá dầubật tăng mạnh mẽ khi Đan Mạch đang xem xét các biện pháp để ngăn chặn “đội tàu chở dầu bóng tối” vận chuyển dầu của Nga qua Biển Baltic. Nga vận chuyển khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển, tương đương 1,5% nguồn cung toàn cầu, qua eo biển Đan Mạch, cửa ngõ vào Biển Baltic, vì vậy bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn nguồn cung đều có thể khiến giá dầu tăng cao.Bên cạnh đó, theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Rystad Energy, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm sản lượng sẽ khiến tăng trưởng nguồn cung dầu toàn cầu chậm lại không chỉ trong năm nay mà còn kéo dài sang 2025. Cụ thể, Rystad cho biết tổng tăng trưởng nguồn cung dầu dự kiến hiện chỉ đạt gần 80.000 thùng/ngày cho năm 2024, giảm mạnh so với ước tính tăng 900.000 thùng/ngày trước đó, đánh dấu năm đầu tiên kể từ 2020 tăng trưởng nguồn cung dầu thế giới gần như bằng 0.
https://nhandan.vn/gia-dau-bat-tang-do-chi-phoi-boi-ap-luc-nguon-cung-post814871.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "giá dầu", "OPEC+", "sản lượng", "Gaza", "Trung Đông" ] }
Lực cung gia tăng, VN-Index tăng nhẹ
NDO -Phiên giao dịch ngày 4/6, áp lực bán gia tăng cuối phiên khiến thị trường thu hẹp đà tăng, cổ phiếu nhiều nhóm ngành quay đầu giảm cùng sự suy yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn...VN-Indexchốt phiên chỉ tăng nhẹ 3,52 điểm, lên mức 1.283,52 điểm.
Thanh khoảntoàn thị trường giảm so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.099,79 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26.711,76 tỷ đồng. Dòng tiền vẫn tập trung chủ yếu vào cổ phiếu nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản.Nhà đầu tư nước ngoàigiảm bán ròng trên 3 sàn, chỉ còn hơn 199,86 tỷ đồng, tập trung vào các mã MWG (86 tỷ đồng), VND (70 tỷ đồng), VHM (57 tỷ đồng)...Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm FPT (100 tỷ đồng), HSG (64 tỷ đồng), HPG (47 tỷ đồng), NKG (44 tỷ đồng), POW (38 tỷ đồng)...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng giảm đáng kể so phiên trước, đạt hơn 20.167,43 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn biến động trong biên độ hẹp; trong đó POW và SAB tăng hơn 2%, các mã TCB, BVH, VNM, BID, STB, VIC, GAS, FPT, GVR, HPG tăng hơn 1%. Chiều ngược lại, VRE, MWG, SHB, VPB, BCM, ACB giảm không quá 0,8%.Các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 4,38 điểm gồm: FPT, VCB, SAB, HPG, BID, TCB, POW, CTG, HVN, GAS.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm 1,48 điểm của VN-Index gồm: ACB, VPB, BCM, HAG, DGC, MBB, EIB, VRE, KDH SHB.Phiên này, dòng tiền vẫn chảy vào nhóm cổ phiếu thép, với các mã lớn tăng mạnh như HSG tăng 3,58%, NKG tăng 2,62%, HPG tăng 1,03%...Cùng với đó, nhóm cổ phiếu vận tải-kho bãi cũng diễn biến tích cực, VSC tăng 1,61%, GMD tăng 1,44%, VTP tăng 2,89%, HVN tăng 1,55%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay thêm phiên tăng điểm, VNXALL-Index đóng cửa tăng 2,25 điểm (+0,11%), lên mức 2.119,71 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 930,59 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 24.339,12 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 192 mã tăng giá, 87 mã đứng giá và 208 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,32 điểm, giảm 0,40 điểm (-0,16%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 86,35 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.686,11 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 87 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 97 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,74 điểm (-0,14%) và về mức 541,76 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 44,88 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.189,68 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 8 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 97,00 điểm, tăng 0,07 điểm (+0,07%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 77,60 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.288,71 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 175 mã tăng giá, 96 mã đứng giá và 108 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 3,52 điểm (+0,28%), lên mức 1.283,52 điểm. Thanh khoản đạt hơn 935,84 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.736,94 tỷ đồng. Toàn sàn có 202 mã tăng, 74 mã đứng giá và 224 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 3,21 điểm (+0,25%) và lên mức 1.300,99 điểm. Thanh khoản đạt hơn 273,46 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.935,57 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 16 mã tăng, 3 mã đi ngang và 11 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HPG (hơn 39,65 triệu đơn vị), POW (hơn 35,93 triệu đơn vị), HSG (hơn 31,58 triệu đơn vị), HAG (hơn 21,60 triệu đơn vị), STB (hơn 20,23 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là SAV (+6,92%), HVH (+6,89%), BMC (+6,85%), CKG (+6,83%), TMT (+6,81%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là HAS (-6,85%), FUCVREIT (-6,55%), SBA (-6,47%), FDC (-6,16%), TNC (-5,78%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 205.803 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 26.675,78 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-812642.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "thành khoản", "khối ngoại", "cổ phiếu", "chứng khoán", "Phiên giao dịch" ] }
Giúp người dân vùng biên giới phía bắc Tây Nguyên làm kinh tế
Những năm qua, các huyện vùng biên giới ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân. Chính sách hỗ trợ tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp đã giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ðây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp các địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.
Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum nằm tại vị trí Ngã ba Ðông Dương, giáp hai nước bạn Lào và Campuchia; huyện Ðức Cơ ở phía tây của tỉnh Gia Lai, giáp nước bạn Campuchia, là hai huyện biên giới vùng xa của các tỉnh phía bắc Tây Nguyên. Mặc dù điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, nhưng nhiều năm qua, chính quyền địa phương tập trung thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc dành cho đồng bào miền núi, biên giới. Nhiều đề án, dự án, chương trình thực hiện hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao.Người dân biên giới làm kinh tếTham gia vào Tiểu dự án chăn nuôi bò cái sinh sản thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2023 chị Y Xê ở xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, được hỗ trợ một con bò cái sinh sản. Chị cho biết, chị được cán bộ tận tình hỗ trợ tập huấn kỹ thuật xây dựng chuồng trại, chăm sóc phòng trị bệnh, hướng dẫn kiến thức chăn nuôi… “Hiện nay, bò của tôi đang phát triển rất tốt. Tôi cố gắng chăm sóc để bò sớm đẻ ra bê để bán, có tiền nộp lại tiền hỗ trợ cho Nhà nước. Tôi cũng có thêm thu nhập để thoát nghèo”, chị Y Xê tâm sự.Thôn Làng Bua, xã Ia Pnôn, huyện Ðức Cơ có hơn 500 hộ dân, với 280 hội viên nông dân. Ở vùng biên giới này, mỗi hộ dân sở hữu từ 2 đến 4 ha vườn điều, cà-phê. Ðể hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vững hơn, huyện Ðức Cơ đưa chương trình hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về xã biên giới. Làng Bua có 15 hộ đủ điều kiện tham gia, được ngành nông nghiệp huyện Ðức Cơ hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu trừ bệnh, kỹ thuật chăm sóc tỉa cành cây cà-phê, điều.Siu H’Pép, Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Làng Bua trồng hơn 1 ha điều. Những năm trước, Siu H’Pép thu hoạch hơn 1 tấn điều, thu được 25 triệu đồng. Ba năm qua liên tục mất mùa, gia đình Siu H’Pép khó khăn. Nhờ chương trình này, Siu H’Pép nhận được hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu cùng kỹ thuật chăm sóc vườn trồng. Siu H’Pép cho biết: Giống cà-phê do Nhà nước hỗ trợ trồng hiệu quả hơn, sử dụng yên tâm hơn. Các loại phân, thuốc trừ sâu phù hợp, đúng loại nên hiệu quả với cây trồng. Bà con chưa mạnh dạn nhận trồng thì mình làm trước cho bà con theo.Gia đình chị Rô Châm Phơng ở xã Ia Nan, huyện Ðức Cơ có hơn 4 ha điều, cao su và cà-phê. Ðược huyện, xã hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu từ năm 2023 đến nay, vườn cây của chị Rô Châm Phơng cho thu nhập khá hơn.Cựu chiến binh Sa Văn Ðoàn, thôn Cao Sơn, xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) chăm sóc bò sinh sản được hỗ trợ.Đưa chính sách nông nghiệp về vùng biên giớiTỉnh Kon Tum có 4 huyện biên giới giáp Lào và Campuchia. Tỉnh Gia Lai có 90 km đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia trải dài trên địa bàn bảy xã thuộc ba huyện Ðức Cơ, Chư Prông và Ia Grai.Những vùng biên giới như huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai đều là nơi có cửa khẩu quốc tế giáp với các nước bạn Lào, Campuchia. Ðược Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nên giao thông thuận lợi, các chính sách, nguồn vốn kịp thời đến với nhân dân vùng biên giới. Các chương trình mục tiêu quốc gia lớn thực hiện hiệu quả từ cơ sở giúp vùng biên giới thay da đổi thịt.Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum hiện triển khai một số mô hình kinh tế hỗ trợ người dân, thí dụ như các dự án về hỗ trợ chăn nuôi bò cái sinh sản thuộc nguồn vốn các Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa bàn các xã Sa Loong, Ðăk Xú, Ðăk Dục, Ðăk Nông. Các mô hình này góp phần tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo.Là hộ khó khăn trên địa bàn huyện, chị Bùi Thị Thu (dân tộc Mường), trú tại thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi cho biết, năm 2023, gia đình chị được hỗ trợ bò cái sinh sản. Sau một thời gian chăm sóc, bò mẹ đã đẻ ra bê. Nhờ được hỗ trợ bò, chị có thêm phân bón để chăm sóc vườn cây, tăng gia sản xuất. Ðồng chí Bùi Văn Hiến, Bí thư kiêm Trưởng thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi cho biết, năm 2024, thôn có 143 hộ, 583 nhân khẩu trong đó có 6 hộ nghèo, cận nghèo. Các hộ nghèo được hỗ trợ bò sinh sản, tập huấn chăn nuôi và phát triển thành đàn. Chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ để người dân chăn nuôi hiệu quả hơn.Huyện Ðức Cơ có chiều dài đường biên giới 35 km, trải dài trên địa bàn 3 xã Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn. Từ ba chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Các dự án liên kết lĩnh vực nông nghiệp, phát triển sản xuất cộng đồng được huyện Ðức Cơ tập trung ưu tiên cho người dân vùng biên giới.Năm 2023, ngành nông nghiệp huyện Ðức Cơ triển khai dự án phát triển vùng chuyên canh sầu riêng, điều và gắn với tiêu thụ sản phẩm. Chị Rơ Mah An, Chi hội trưởng nông dân thôn Làng Ba, xã Ia Pnôn cho biết, thôn đã thành lập nhóm chăm sóc cây điều với 25 thành viên. Cả nhóm cùng chia sẻ kỹ thuật chăm sóc, dùng phân bón, kinh nghiệm chữa bệnh cho cây điều; thu thập ý kiến của người dân để chính quyền địa phương nắm bắt, giải quyết kịp thời.Ðồng chí Trần Xuân Nghiên, Chủ tịch xã Ia Nan, huyện Ðức Cơ cho biết: Xã họp dân, điều tra, khảo sát xem dân cần gì, cái gì phù hợp thiết thực nhất cho bà con. Vận động, giải thích và hướng dẫn từng việc nhỏ để bà con thay đổi nếp nghĩ cách làm, nhận thức hơn trước nên làm ăn kinh tế tốt hơn.Các chính sách, chương trình của Nhà nước, của tỉnh đưa về các vùng sâu, vùng xa vùng biên giới là đòn bẩy giúp kinh tế-xã hội nơi đây phát triển tốt hơn. Tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và các tệ nạn xã hội giảm dần. Cơ sở hạ tầng được cải thiện đã phát huy hiệu quả giúp ổn định đời sống của nhân dân.Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi Y Lan cho biết, việc triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới có nhiều thuận lợi nhưng để giúp nhân dân vùng biên giới phát triển vững hơn, các bộ, ngành, Trung ương, các địa phương cần quan tâm giải quyết những bất cập về cơ chế thực hiện; định mức hỗ trợ thấp không đủ nguồn lực để đầu tư phát triển bền vững; khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất của nhân dân còn nhiều hạn chế. Cần có giải pháp khắc phục hạn hán, quan tâm đầu tư hệ thống tưới nước phù hợp giúp vùng biên giới; tăng cường hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật, chăm sóc cây trồng như điều, cà-phê, cao su… chuyên canh mang hiệu quả kinh tế cao.
https://nhandan.vn/giup-nguoi-dan-vung-bien-gioi-phia-bac-tay-nguyen-lam-kinh-te-post810156.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Tây Nguyên", "Gia Lai", "Kon Tum", "vùng biên giới", "hỗ trợ kinh tế", "đồng bào dân tộc thiểu số", "chương trình Mục tiêu quốc gia", "xóa đói giảm nghèo" ] }
Giá ca-cao giảm mạnh do nhu cầu đi xuống
NDO -Kết phiên giao dịch ngày 17/6,giá ca-caohợp đồng tháng 9 giảm mạnh 5,7%, xuống còn 9.151 USD/tấn. Trong tháng 5, lượng ca-cao xay của Bờ Biển Ngà, quốc gia xuất khẩu ca-cao lớn nhất thế giới, đã giảm 30% so cùng kỳ năm trước do nhu cầu yếu đi.
Trong khi đó, đa phần các thông tin cơ bản trên thị trường vẫn cho thấy nguồn cung đang thiếu hụt. Các nhà xuất khẩu ca-cao ước tính, đến 16/6, lượng ca-cao cập cảng tại Bờ Biển Ngà chỉ ở mức 1,562 tấn, giảm 27,9% so cùng kỳ năm 2023. Thông tin Bờ Biển Ngà dừng bán và xuất khẩu ca-cao trong tháng 6 để hỗ trợ hoạt động nội địa càng khiến lo ngại thiếu hụt nguồn cung trở nên trầm trọng hơn.Giá cà-phêtăng lần lượt 1,3% với Arabica và 1,2% với Robusta trước doanh số bán hàng chậm chạp của Brazil. Safras & Mercado cho biết, tính đến ngày 11/6, Brazil đã thu hoạch 37% mùa vụ nhưng mới bán được 22% sản lượng cà-phê tiềm năng của năm 2024, chậm hơn mức 26% của cùng kỳ năm ngoái và mức 32% của trung bình 5 năm gần nhất.Hơn thế, mưa diễn ra tại các vùng trồng cà-phê chính của Việt Nam, giúp nguồn cung vụ 2024-2025 tạm thời không đi theo hướng tiêu cực. Tuy nhiên, sản lượng vụ mới dự kiến vẫn giảm so vụ hiện tại và là mức thấp nhiều năm do không thể cải thiện hoàn toàn ảnh hưởng từ khô hạn đầu năm.Giá đường thôgiảm 2,3% so tham chiếu do sức ép từ lượng đường thặng dư trên toàn cầu. Công ty thương mại và dịch vụ chuỗi cung ứng Czarnikow (CZ) cho biết, thị trường đường toàn cầu có thể thặng dư 5,5 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025 khi sản lượng tăng tại các quốc gia sản xuất chính.Theo số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/6, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa. Các mặt hàng trong nhóm năng lượng tăng giá trong khi nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và kim loại đồng loạt giảm đã khiến chỉ số MXV-Index suy yếu 0,54% xuống 2.283 điểm, nối dài chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp.
https://nhandan.vn/gia-ca-cao-giam-manh-do-nhu-cau-di-xuong-post814844.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "thị trường hàng hóa", "giá ca-cao", "giá cà-phê", "giá đường" ] }
Tạo đột phá từ cửa khẩu số ở Lạng Sơn
Từ cuối tháng 2/2022 đến nay,tỉnh Lạng Sơnchính thức vận hành nền tảng cửa khẩu số, ở tất cả các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, đại lý hải quan, doanh nghiệp thực hiện xuất, nhập khẩu qua biên giới.
Hiện 100% các xe hàng khai báo và xử lý thông tin trực tuyến trên nền tảng cửa khẩu số khi thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) và cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng).Hiệu quả từ cửa khẩu sốLạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 9 cửa khẩu phụ, có hệ thống giao thông quan trọng kết nối trong nước và quốc tế, thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện cho phát triển xuất, nhập khẩu của cả nước qua địa bàn và đầu cầu quan trọng kết nối khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN và Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Với những lợi thế đó, trong những năm qua, tỉnh đã phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu. Đặc biệt từ năm 2022, tỉnh đã chính thức vận hành nền tảng số cửa khẩu tạo bước đột phá trong hoạt động xuất, nhập khẩu qua biên giới.Đến nay, tỉnh đã triển khai đầu tư lắp đặt 11 barie tự động và 11 cân điện tử tại tất cả các Cổng B1, B2, B0 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; lắp đặt 16 cân điện tử tại cửa khẩu phụ Tân Thanh, Chi Ma... Theo đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải khai báo 100% trên cửa khẩu số khi thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu phụ Tân Thanh.Hiện nay, nền tảng cửa khẩu số của tỉnh đã kết nối với nền tảng cơ sở dữ liệu hải quan của Tổng cục Hải quan và cơ sở dữ liệu đăng kiểm của Bộ Giao thông Vận tải.Công chức hải quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cao Lộc (Lạng Sơn) kiểm tra theo dõi hàng hóa thông quan qua nền tảng cửa khẩu số.Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Trọng Hùng cho biết: Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ra Nghị quyết số 49/NQ/TU, ngày 28/9/2021 về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tỉnh triển khai 5 trụ cột chính là: chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số.Sau hai năm triển khai, đến nay Lạng Sơn đã tạo ra một nền tảng cửa khẩu số sử dụng công nghệ hiện đại như: AI, Bigdata, Cloud và bảo đảm về an toàn thông tin giúp doanh nghiệp, các lực lượng chức năng thực hiện các hoạt động trên một nền tảng số duy nhất để giảm thời gian cho doanh nghiệp thông quan, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công khai, minh bạch.Hiện nay, nền tảng cửa khẩu số của tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, có 2.092 tài khoản đăng ký sử dụng (trước đây chỉ có 1.800 tài khoản sử dụng); 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến.Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) Hà Thị Kim Dung chia sẻ: Nền tảng cửa khẩu số đi vào hoạt động đã giảm bớt được rất nhiều thời gian, thủ tục, công sức, cũng như khối lượng công việc của công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng và đặc biệt là các doanh nghiệp làm việc tại các cửa khẩu.Nếu như trước đây, mỗi ngày có hàng nghìn lượt doanh nghiệp, thương nhân, lái xe phải đến cửa khẩu để kê khai thủ tục hàng hóa xuất, nhập khẩu. Trung bình doanh nghiệp phải khai báo 5 loại giấy tờ cho mỗi xe, thời gian làm giấy tờ lâu và phải “chạy đi, chạy lại” nhiều nơi. Các cơ quan chức năng căn cứ tờ khai tiến hành nhập vào phần mềm riêng để phục vụ thống kê và việc nhập dữ liệu chậm dẫn tới hay bị ùn tắc tại các cổng. Khi áp dụng nền tảng cửa khẩu số, doanh nghiệp chỉ cần khai thông tin một lần và các cơ quan chức năng sử dụng các thông tin này để xử lý, giám sát, thống kê.Giờ đây, doanh nghiệp, thương nhân, lái xe không cần đến tận nơi để kê khai xuất nhập khẩu, bởi trên ứng dụng cửa khẩu số đã có sẵn tính năng này.Doanh nghiệp chỉ mất khoảng từ 2 đến 5 phút là có thể hoàn thành việc khai báo thông tin về hàng hóa, việc theo dõi hàng hóa, phương tiện đang ở đâu và đã được xử lý ra sao sẽ trở nên dễ dàng hơn.Dù còn phát sinh vướng mắc, song hầu hết doanh nghiệp đều đồng tình áp dụng nền tảng cửa khẩu số.Ông Nguyễn Hồng Cương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương phấn khởi nói: “Nền tảng cửa khẩu số trên điện thoại hoạt động khá tiện lợi, các doanh nghiệp đều kê khai dễ dàng, doanh nghiệp chỉ phải kê khai thông tin một lần và kê khai không cố định thời gian nên rất thuận tiện, hoạt động của cửa khẩu cũng được công khai, minh bạch".Xây dựng cửa khẩu hiện đạiViệc xây dựng cửa khẩu số đã đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và lực lượng chức năng làm việc tại khu vực cửa khẩu. Phó Cục trưởng Cục hải quan Lạng Sơn Vi Công Tường nhận định: Nền tảng cửa khẩu số đi vào hoạt động đã giảm bớt được rất nhiều thời gian, công sức, cũng như khối lượng công việc của công chức, viên chức, của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng và đặc biệt là các doanh nghiệp làm việc tại các cửa khẩu.Trước đây, doanh nghiệp phải khai báo 5 loại giấy tờ cho mỗi xe, thời gian làm giấy tờ lâu và phải di chuyển xa. Các cơ quan chức năng căn cứ tờ khai tiến hành nhập vào phần mềm riêng để phục vụ thống kê và việc nhập dữ liệu chậm dẫn tới hay bị ùn tắc tại các cổng.Khi áp dụng Nền tảng cửa khẩu số, doanh nghiệp chỉ cần khai thông tin một lần và các cơ quan chức năng sử dụng các thông tin này để xử lý, giám sát, thống kê. Với khoảng 700.000 lượt xe ra, vào cửa khẩu mỗi năm, chúng ta sẽ thấy nền tảng cửa khẩu số đã đem lại lợi ích to lớn khi giảm thiểu tối đa được công việc cũng như chi phí thời gian, tiền bạc so với trước đây.Tuy nhiên, do nền tảng cửa khẩu số mới đi vào hoạt động nên còn gặp một số khó khăn như: Chưa có sự kết nối liên thông giữa nền tảng cửa khẩu số với nền tảng cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành Trung ương và các Sở, ban ngành của tỉnh. Cần đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị, phần mềm cho các cơ quan có liên quan.Cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cao Lộc (Lạng Sơn), theo dõi, giám sát xe chở hàng xuất, nhập khẩu qua biên giới.Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh khẳng định:Nền tảng cửa khẩu số Lạng Sơnlà dự án đầu tiên trên cả nước về chuyển đổi số cho khu vực cửa khẩu, cho nên trong quá trình thực hiện không hề có hình mẫu, quy định, hướng dẫn nào có thể tham chiếu, học hỏi được. Song bằng sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo tỉnh cũng như sự vào cuộc một cách nghiêm túc của các cơ quan nhà nước, nền tảng cửa khẩu số đã được khẩn trương thực hiện. Điều đó thể hiện rõ nét hình ảnh một chính quyền “kiến tạo, hành động, vì nhân dân”.Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục rà soát, tối ưu các chức năng bổ sung của nền tảng cửa khẩu số; Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trên nhóm zalo để hướng dẫn sử dụng và tiếp nhận các thông tin, phản ảnh của doanh nghiệp trong việc sử dụng nền tảng cửa khẩu số, tổng hợp tất cả các kiến nghị, vướng mắc, phát sinh trong quá trình sử dụng nền tảng cửa khẩu số của doanh nghiệp.Ghi nhận những nỗ lực đó, năm 2022 tỉnh được nhận giải thưởng Viet Solutions 2022 cho bài toán chuyển đổi số xuất sắc cho địa phương với Nền tảng cửa khẩu số; là 1 trong 7 cơ quan, đơn vị trong toàn quốc đạt giải thưởng “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc” với nền tảng cửa khẩu số trong năm 2022 và Nền tảng trợ lý ảo giải pháp tự động trả lời về thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp...
https://nhandan.vn/tao-dot-pha-tu-cua-khau-so-o-lang-son-post814941.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Lạng Sơn", "Cửa khẩu số", "Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị", "Cửa khẩu Tân Thanh", "nhập khẩu", "xuất nhập khẩu" ] }
Ninh Bình cần chú trọng khai thác lợi thế di sản, liên kết vùng, đổi mới sáng tạo để phát triển nhanh và bền vững
NDO -Sáng 28/5, tại thành phố Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bốQuy hoạch tỉnh Ninh Bìnhthời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học, hiệp hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Ngày 4/3/2024, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Quy hoạch tỉnh Ninh Bình bảo đảm thống nhất, phù hợp Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưngđô thị di sảnthiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, cực tăng trưởng khu vực các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, hình mẫu kết hợp hài hòa giữa phục dựng, bảo tồn di sản và tăng trưởng xanh, hướng vào chất lượng phát triển, giữ vững địa bàn vững chắc về quốc phòng và an ninh. Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững, với mô hình phát triển “xanh”, lấy du lịch và công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn, lấy công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại và các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực, lấy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá, lấy nông nghiệp làm trụ đỡ. Định hình cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả gắn với những sản phẩm chủ lực, đặc sắc, thương hiệu, có năng lực cạnh tranh cao dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế di sản, kinh tế sáng tạo, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị.Tập trung phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh. Huy động tối đa mọi nguồn lực; kết nối nguồn lực địa phương với nguồn lực vùng, quốc gia và quốc tế, nguồn lực nhà nước và nguồn lực xã hội. Phát huy tốt nhất mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương, nhất là về khoảng cách địa lý với các đô thị lớn (Hà Nội và Hải Phòng), vị trí cửa ngõ phía nam của khu vực miền bắc, mắt xích trọng yếu kết nối vùng đồng bằng sông Hồng với vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Bắc.Quy hoạch đề ra mục tiêu, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, động lực để đưa tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững. Đến năm 2030 là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô-tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội văn minh, nhân dân hạnh phúc.Đến năm 2035: trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á-Thái Bình Dương; một trung tâm hàng đầu đất nước về công nghiệp cơ khí giao thông hiện đại; một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh phía nam vùng đồng bằng sông Hồng.Đến năm 2050: là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới; có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản sở hữu danh hiệu UNESCO; là một trong những địa phương đi đầu đưa phát thải khí nhà kính về mức “0” của Việt Nam, tiêu biểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu…Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng và tặng hoa; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Ninh Bình.Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh , hôm nay, tại Ninh Bình - vùng đất Cố đô ngàn năm lịch sử, “địa linh nhân kiệt”, gắn liền với nhiều danh thắng nổi tiếng mang tầm dân tộc và nhân loại; là nơi bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc; chứng nhân của một giai đoạn lịch sử hào hùng thể hiện bản lĩnh, khí phách Đại Cồ Việt, Thủ tướng rất vui mừng về dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng gửi tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình; các vị đại biểu, các vị khách quốc tế, cùng toàn thể đồng bào, đồng chí lời chào trân trọng, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất! Thủ tướng bày tỏ sự ấn tượng với khát vọng, ý chí, quyết tâm của Đảng bộ chính quyền, quân và dân tỉnh Ninh Bình trong triển khai Quy hoạch tỉnh.Thủ tướng nhấn mạnh, quy hoạch phải phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh bền vững; chỉ ra những mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế, đề ra các giải pháp hóa giải khắc phục; quy hoạch phải đi trước một bước, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, dẫn dắt, định hướng cho phát triển; cho biết, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII tới nay, công tác quy hoạch đã được tập trung đầu tư, đẩy mạnh thực hiện, có nhiều bước tiến; công tác lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thành phố trong vùng được đẩy nhanh tiến độ (đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt 110/111 quy hoạch)Thủ tướng nêu rõ, tiềm năng phát triển thì lớn, nhưng cơ chế, chính sách hạn hẹp; chưa biết cách phát huy lợi thế này; chưa huy động được nguồn lực hợp tác công tư để phát huy thế mạnh. Theo Thủ tướng, cần phát huy tối đa sức mạnh của nhân dân, doanh nghiệp. Quy hoạch là tổng thể nhưng thực hiện phải thực hiện từng bước, chọn cái gì làm trước, cái gì làm sau; xác định trọng tâm, trọng điểm vì nguồn lực có hạn; làm việc nào phải dứt việc đó, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn; không được dàn trải, lãng phí nguồn lực.Thủ tướng nêu rõ, trong quá trình phát triển đất nước, trong công tác quy hoạch, phải chú trọng, luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần; xác định nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ doanh nghiệp và nhân dân, cần có tư duy đổi mới, sát với Quy hoạch đã chỉ ra; muốn giải phóng nguồn lực trong người dân thì chúng ta phải giải phóng chính mình, giải phóng cơ chế, chính sách, người làm công vụ… Thủ tướng gợi mở Ninh Bình cần hình thành một đoàn nghệ thuật biểu diễn những tiết mục nghệ thuật đậm đà bản sắc; phát triển du lịch, dịch vụ phù hợp xu thế của thế giới; lưu ý, những gì thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh thì phải mạnh dạn quyết ngay, mạnh dạn đổi mới tư duy theo thẩm quyền, dám chịu trách nhiệm.Thủ tướng lưu ý, công tác quy hoạch phải bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xu thế của thế giới, bám sát nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Lấy thí dụ về rừng Cúc Phương, Thủ tướng yêu cầu tỉnh phải bảo vệ, chăm sóc, phát huy giá trị của rừng; xây dựng kế hoạch thực hiện danh mục các dự án, chương trình cụ thể, xây dựng các cơ chế, chính sách để kêu gọi, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại; chuyển tư duy đầu tư nhà nước sang tư duy đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, bảo đảm công khai, minh bạch; huy động mọi nguồn lực thực hiện (Nhà nước, xã hội, hợp tác công tư, FDI…); tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; thường xuyên theo dõi, giám sát; không cầu toàn, không nóng vội, làm việc gì dứt việc nấy; công khai quy hoạch, để nhân dân nắm bắt, giám sát và thực hiện theo quy hoạch.Đại diện doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh.Đánh giá về nhiều tiềm năng, lợi thế của Ninh Bình, Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng sông Hồng, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng-an ninh; là cửa ngõ phía nam của khu vực miền bắc, mắt xích trọng yếu giao thoa giữa 3 vùng (vùng đồng bằng sông Hồng - vùng rừng núi Tây Bắc qua Hòa Bình và vùng duyên hải Bắc Trung Bộ qua Thanh Hóa). Là vùng đất địa linh nhân kiệt, văn hiến, văn minh, văn hóa, có nhiều giá trị văn hóa-lịch sử-sinh thái tự nhiên độc đáo, đặc sắc riêng có: có Cố đô Hoa Lư với di sản lịch sử-văn hóa đồ sộ, đặc sắc, phong phú, chứa đựng những giá trị độc đáo; là một trong 8 tỉnh, thành phố có di sản thế giới và là địa phương duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á sở hữu Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên - Quần thể danh thắng Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương... Ninh Bình là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Vua Lê Đại Hành, danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu, Quốc sư Nguyễn Minh Không, Trạng Bồng Vũ Duy Thanh, Anh hùng Lương Văn Tụy, sử gia Ninh Tốn,... Thủ tướng cho rằng chúng ta cần quốc tế giá trị văn hóa bản sắc dân tộc độc đáo; dân tộc hóa tinh hoa văn hóa nhân loại. Thủ tướng nêu bật, tỉnh là một trong 3 trung tâm công nghiệp cơ khí ô-tô lớn, hiện đại của đất nước; 1 trung tâm chế biến rau quả hàng đầu Việt Nam. Dịch vụ phát triển mạnh mẽ, với du lịch trở thành điểm sáng, nhiều năm liền.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Ninh Bình đạt được thời gian qua, đóng góp tích cực vào thành công chung của đất nước.Nhấn mạnh những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, bất cập của Ninh Bình, Thủ tướng yêu cầu tỉnh phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, không được cứng nhắc. Phải huy động trí tuệ, sức mạnh của con người Ninh Bình cho sự phát triển. Theo Thủ tướng, cơ sở pháp lý đã có, tiềm năng, định hướng phát triển đã được xác định, giải pháp đã rõ, vấn đề còn lại mang tính quyết định đó là tư duy, tính năng động, sáng tạo, quyết tâm chính trị và trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Ninh Bình.Với tinh thần đó, Thủ tướng lưu ý tỉnh cần thực hiện “Một trọng tâm” là: Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thực hiện quy hoạch; đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. “2 quyết tâm” gồm: Quyết tâm đầu tư phát triển yếu tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nâng cao dân trí, trí tuệ, nhân tài, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển. Quyết tâm trở thành điểm kết nối 3 vùng bằng kinh tế, bằng giao thông, các hạ tầng văn hóa, giáo dục, các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất. “3 động lực”: phát triển hạ tầng chiến lược gồm y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao; Động lực phát triển công nghiệp, dịch vụ, trong dịch vụ phải xác định phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, kinh tế di sản, phát triển công nghiệp ô-tô là dẫn dắt; Động lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khuyến khích tinh thần lập nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển. “5 bảo đảm” trong triển khai quy hoạch: Bảo đảm tính tuân thủ; Bảo đảm tính đồng bộ; Bảo đảm tính liên kết; Bảo đảm tính ổn định, kế thừa, phát triển; Bảo đảm tính linh hoạt, mở rộng của quy hoạch.Quang cảnh Hội nghị.Về các giải pháp, Thủ tướng lưu ý Ninh Bình khẩn trương ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch, phát huy tính tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hoá hào hùng Cố đô Hoa Lư; dựa vào công nghiệp, dịch vụ để bứt phá; phát huy tối đa nguồn lực bên trong, coi trọng nguồn lực bên ngoài. Xây dựng giá trị thương hiệu di sản; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, đào tạo; khẩn trương xây dựng thành phố Hoa Lư thành thành phố di sản; tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa, giải trí, chuyển đổi số; xây dựng chuyển đổi số, chuyển đổi cơ chế thu phí, lệ phí sang giá để phù hợp; nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp tác công tư để khai thác giá trị di sản Cố đô, rừng Cúc Phương; xây dựng đoàn nghệ thuật mang tính đặc sắc của Ninh Bình; phát triển hạ tầng gắn với liên kết vùng với tinh thần chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh.Đối với các doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị cần phát huy sứ mệnh cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn, nhận thức và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và phát triển; xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác; theo đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh; tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, số, chuyển giao công nghệ, tiên phong trong quản trị thông minh, hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tham gia vào công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động.Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng các bộ, ngành, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Bình và các địa phương: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải ra sản phẩm, có kết quả thực chất, cân-đong-đo-đếm và lượng hóa được; góp phần củng cố niềm tin, tạo khí thế mới, động lực mới cho phát triển.Thủ tướng khẳng định, việc triển khai thực hiện quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng, dài hạn thuận lợi và khó khăn. Song Thủ tướng tin tưởng rằng, với truyền thống lịch sử-văn hóa, ý chí, khát vọng và lòng tự hào vùng đất Cố đô, cùng với tinh thần đoàn kết, với không ít năng động, sáng tạo của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình, với thành tựu đạt được và tiếp nối đà phát triển những năm qua, với sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tỉnh, sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương, sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đặc biệt là sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân, tỉnh Ninh Bình sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy mới, động lực mới theo Quy hoạch tỉnh đã công bố; tin tưởng Ninh Bình sẽ tiếp tục phát triển vươn lên mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản (Cố đô) thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo trên thế giới.
https://nhandan.vn/ninh-binh-can-chu-trong-khai-thac-loi-the-di-san-lien-ket-vung-doi-moi-sang-tao-de-phat-trien-nhanh-va-ben-vung-post811494.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Ninh Bình", "di sản", "liên kết vùng", "đổi mới sáng tạo", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Quy hoạch tỉnh" ] }
Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
NDO -Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng,kiểm soát lạm phátvà ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Nghị quyết nêu rõ, để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDPđạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao (6-6,5%)Chính phủ đặt mục tiêu tiếp tục ưu tiênthúc đẩy tăng trưởnggắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều hành hài hòa, hiệu quả, cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao (6-6,5%), kiểm soát tốc độ tăng CPI đạt cận dưới chỉ tiêu Quốc hội giao (4-4,5%).Điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả và các chính sách khác; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.Kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội.Tháo gỡ ngay những điểm nghẽn, khó khăn,vướng mắc, nhất là về pháp lý cho sản xuất kinh doanhPhương châm của Chính phủ là phải bản lĩnh, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhưng cũng không bi quan, lo sợ. Theo dõi sát tình hình, phân tích, dự báo, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả theo tinh thần chủ động "tấn công, phòng ngự" từ sớm, từ xa, ngay từ nơi xuất phát, từ cơ sở.Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; bảo đảm linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành, không điều hành giật cục; phối hợp đồng bộ các chính sách, phù hợp với tình hình thị trường; kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra theo tinh thần "không cầu toàn, không nóng vội", "tập trung, có trọng tâm, trọng điểm", "làm việc nào dứt điểm việc đấy", "không bàn lùi, chỉ bàn làm".Tháo gỡ ngay những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc, nhất là về pháp lý cho sản xuất kinh doanh; các cấp, ngành, địa phương cần nêu cao tinh thần quyết tâm cải cách, đổi mới, xác định khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người dân cũng là khó khăn, vướng mắc của mình để chủ động, tích cực tập trung tháo gỡ, giải quyết theo thẩm quyền, không trông chờ ỷ lại, không đùn đẩy, né tránh và kịp thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền.Tin liên quanCác nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởngTập trung hoàn thiện thể chế, pháp luậtChính phủ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương trong tháng 6/2024 hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Giá, Luật các tổ chức tín dụng...; rà soát các văn bản pháp luật, nhất là Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các Luật thuế, Luật Dược… và các văn bản hướng dẫn, xác định các vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật, gửi Bộ Tư pháp trong tháng 7/2024 để tổng hợp; xử lý theo thẩm quyền những vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra tại các Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2024 quyết định thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, một số Bộ trưởng, Trưởng ngành là thành viên để chỉ đạo các bộ, cơ quan khẩn trương xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật.Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương nghiên cứu, đề xuất Chính phủ để báo cáo Quốc hội về việc sửa đổi Luật Đầu tư công tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung chocác lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các động lực tăng trưởng kinh tếChính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm khác là tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hìnhkinh tế vĩ môvà mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra sát, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần làm việc ngay với các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước để tiếp tục chỉ đạo tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, nhất là cho nhà ở xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn…Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sảnBộ Xây dựng theo dõi sát tình hình, tăng cường phối hợp các cơ quan, địa phương liên quan, chủ động có giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý hiệu quả các vấn đề đặt ra đối với thị trường bất động sản; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp, nhất là khó khăn, vướng mắc về pháp lý, quy hoạch, các dự án có khả năng thanh khoản tốt… tạo chuyển biến rõ nét trong 6 tháng cuối năm 2024.Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các địa phương rà soát, đánh giá kỹ, toàn diện nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng và khẩn trương có giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân, nhất là các vấn đề liên quan đến đối tượng vay vốn, lãi suất, quy trình, thủ tục cho vay, việc hoàn thiện pháp lý dự án của chủ đầu tư với chính quyền địa phương...Tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thờihạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đấtBộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định trong tháng 6/2024 để tiếp tục thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất; rà soát các khó khăn, vướng mắc và có giải pháp xử lý hiệu quả các vấn đề đặt ra đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp; chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ, hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất; trong tháng 7/2024 trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xử lý số cắt giảm 5% dự toán chi thường xuyên được giao đầu năm của các Bộ, cơ quan, địa phương.Tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc vềhoàn thuế giá trị gia tăng, phòng cháy, chữa cháy, truy xuất nguồn gốcChính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi số, mỗi bộ, cơ quan, địa phương phải xây dựng đề án chuyển đổi số để kết nối và thực hiện hiệu quả Đề án 06, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; trong đó, tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng cháy, chữa cháy, truy xuất nguồn gốc…Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thật sự cấp bách, chi đi công tác nước ngoài, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, mua sắm ô tô...; kiên quyết cắt giảm các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến hết ngày 30/6/2024 chưa phân bổ theo đúng Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5/6/2024.Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư côngMột nhiệm vụ trọng tâm nữa mà Chính phủ sẽ triển khai là thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư. Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và các lĩnh vực mới nổi như chíp, bán dẫn, AI...).Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của năm Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ. Phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn ODA theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao; trong tháng 7/2024, trình Chính phủ ban hành ngay Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 20/2023/NĐ-CP và Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến phê duyệt, triển khai thực hiện các dự án ODA, vay ưu đãi nước ngoài, không để ách tắc, chậm trễ.Chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống ngành kinh tế xanh, quy định pháp lý về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn; nghiên cứu, đề xuất các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chip, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh..., báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2024.Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương lập phương án tổng thể nhu cầu về vật liệu san lấp cho các dự án; phương án bảo đảm và điều phối nguồn vật liệu cho từng dự án theo tiến độ cụ thể; đánh giá kỹ lưỡng khả năng cung ứng của cát sông để nghiên cứu đề xuất việc mở rộng thí điểm sử dụng cát biển bù đắp phần thiếu hụt từ cát sông, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA đã ký kết; tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới.Thông tin kịp thời cho doanh nghiệp về việc điều chỉnh các chính sách, quy định của các nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản chủ lực như: gạo, cà-phê...; chủ động phương án xử lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục, cung cấp hồ sơ, thông tin đáp ứng các quy định mới của nước đối tác.Đẩy mạnh thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước, các chương trình bình ổn thị trường, xúc tiến nông sản, mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đưa hàng Việt về nông thôn... Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; kịp thời điều tra, xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định.Chủ trì, phối hợp Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, trong đó quyết tâm phấn đấu hoàn thành dự án 500KV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối trong tháng 6/2024.Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp các cơ quan đẩy mạnhngoại giao kinh tế, hợp tác về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, tăng cường vận động, thu hút FDI, ODA thế hệ mới, tài chính xanh thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, tạo đột phá cho hợp tác kinh tế đối với hạ tầng chiến lược.Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tiếp tục đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước cho đầu tư phát triển.Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là về các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, các dự án đường bộ cao tốc, hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng hàng không, góp phần mở rộng, khai thác các không gian phát triển mới, giảm chi phí logistics.Chú trọng phát triển thị trường trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng trên địa bàn, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử.Khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết.Tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếuChính phủ giao các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ; đẩy mạnh sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, tận dụng, khai thác tốt các Hiệp định thương mại tự do đã ký để thúc đẩy xuất khẩu nông sản.Bộ Công thương chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu; phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG trong tháng 6/2024; bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống.Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án điều tiết, bảo đảm đủ nước cho sinh hoạt, cân đối nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện. Tổ chức thực hiện hiệu quả phòng, chống cháy rừng với phương châm "bốn tại chỗ".Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tốt mùa du lịch hè 2024; phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tăng cường công tác quản lý giá dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống trên địa bàn.Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để tham gia sâu vào quá trình xây dựng, vận hành đường sắt tốc độ cao bắc-nam; kịp thời có giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp doanh nghiệp hàng không duy trì đường bay, số máy bay thương mại, hạn chế ảnh hưởng đến giá vé, việc di chuyển của người dân và phát triển du lịch trong nước; tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài theo đúng thời hạn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình về việc xử lý các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại SBIC.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt trong tháng 6/2024, xây dựng phương án xử lý đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam. Ủy ban Quản lý vốn khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý đối với: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Nhà máy thép Việt-Trung, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Nhà máy Gang thép Thái Nguyên; tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam.Bộ Y tế khẩn trương có phương án xử lý đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, không để chậm trễ hơn nữa, kịp thời báo cáo, đề xuất đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp kiểm soát lạm phátChính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; bám sát diễn biến thị trường để điều hành lượng tiền cung ứng, tín dụng, lãi suất, tỷ giá đồng bộ, hài hòa, linh hoạt, hợp lý, hiệu quả theo mục tiêu chung, bảo đảm cung ứng đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể.Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý, nhất là điện, học phí, giá dịch vụ khám, chữa bệnh… khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm.Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra các yếu tố hình thành giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá...; thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, thực hiện tốt công tác lưu thông, phân phối hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến nhất là trong thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao, đặc biệt đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ vận tải...; trong đó phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.Ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương thường xuyên theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả để có giải pháp kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đề ra.Chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội,môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dânCác Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai kịp thời cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả để thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của cấp có thẩm quyền.Bộ Y tế làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; phòng chống đuối nước, nhất là ở trẻ em.Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 và chú ý kiểm soát giá các loại sách giáo khoa, đồ dùng học tập…Các Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc xây dựng kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tích cực, hiệu quả.Tin liên quanĐẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự antoàn xã hội, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tếBộ Quốc phòng thực hiện tốt công tác dự báo, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.Bộ Công an chỉ đạo bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm hình sự, ma túy; đẩy nhanh tiến độ công tác điều tra các vụ án do Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.Bộ Ngoại giao chuẩn bị tốt các Chương trình hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tiếp tục củng cố vững chắc cục diện đối ngoại thuận lợi cho bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước; nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển; vận động, chuẩn bị tốt các nội dung để Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung chỉ đạo; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan báo chí làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách, bảo đảm kịp thời, phản ánh khách quan, trung thực diễn biến, tình hình và công tác lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, theo tinh thần "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", "lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực", góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin, truyền cảm hứng, tạo khí thế mới, động lực mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
https://nhandan.vn/chinh-phu-trien-khai-cac-nhiem-vu-giai-phap-trong-tam-thuc-day-tang-truong-kiem-soat-lam-phat-on-dinh-kinh-te-vi-mo-post815019.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "thúc đẩy tăng trưởng", "kiểm soát lạm phát", "ổn định kinh tế vĩ mô", "chính sách tài khóa", "ngoại giao kinh tế" ] }
Thêm nhiều giải pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế
Theo đánh giá, trong quý II năm 2024 nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cơ bản đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ trên các lĩnh vực. Cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Các kết quả nổi bật được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu trong bức tranh kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tỷ giá được điều hành linh hoạt, kịp thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động có biện pháp can thiệp, bảo đảm cân đối hài hòa với điều hành lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.Đưa vốn “chảy” vào nền kinh tếBộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thu ngân sách nhà nước trong 4 tháng qua ước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài sôi động, nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu đã thể hiện mong muốn hợp tác đầu tư vào các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo,… của Việt Nam. Cùng với đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%; khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ và tăng cao hơn cùng kỳ năm 2019 (trước dịch Covid-19). Đáng lưu ý, giải ngân đầu tư công 4 tháng đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn mức 15,65% của cùng kỳ năm 2023, có tác dụng đưa lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng và phát triển. Diễn biến tích cực khác là hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục được cải thiện.Trong xu hướng phục hồi chung của các ngành kinh tế, Tổng cục Thống kê nhấn mạnh đến sự phục hồi mạnh mẽ của động lực tăng trưởng xuất khẩu. Cơ quan này cho biết tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21,6 tỷ USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu dẫn đầu và chiếm hơn 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Dự báo xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2024, tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất.Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trong Báo cáo cập nhật tháng 4/2024 cũng cho rằng nền kinh tế đang có một số tín hiệu phục hồi vào đầu năm 2024. Cụ thể, xuất khẩu đang phục hồi, trong khi tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. “Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi trong hai năm tới, dựa trên dự báo tăng trưởng nhẹ và nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc”, bà Dorsati Madani nói.Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ: Cần thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua nghiên cứu về mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa và bền vững; giải quyết các điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến thị trường và thay đổi chính sách của các đối tác để đề xuất các giải pháp phù hợp, phát triển đa dạng các thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới,…Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpTại Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc hôm 13/5, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm đã lưu ý đến tình trạng khó khăn hiện nay của cộng đồng doanh nghiệp. Ủy ban Kinh tế nhận định tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế.Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, nhiệm vụ khác của cả năm 2024, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện một số trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô. Cụ thể là tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thật sự chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; bảo đảm hệ thống tài chính ngân hàng an toàn, lành mạnh nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Đồng thời chú trọng tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng, tập trung cho sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách thuế, phí, lệ phí… hỗ trợ doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh.Tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai tích cực các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.Các giải pháp quan trọng khác cũng được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, như tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai, minh bạch lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp, phù hợp yêu cầu sử dụng vốn tín dụng. Đồng thời, tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng, đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến,...Cùng với giải pháp tiếp tục bơm vốn vào nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp ■
https://nhandan.vn/them-nhieu-giai-phap-ho-tro-phuc-hoi-kinh-te-post810885.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Kinh tế vĩ mô", "Chỉ thị số 14/CT-TTg", "Ngân hàng Thế giới", "Ủy ban Kinh tế", "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "Khu vực chế tạo", "Đầu tư tư nhân", "phục hồi kinh tế" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới.
Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển cho thấy, những năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên.Những bước đột phá mạnh mẽGiai đoạn sau ngày giải phóng (1976-1985), Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với những khó khăn từ hai cuộc chiến tranh để lại, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung cho nên GRDP của thành phố chỉ đạt trung bình 2,7%/năm. Nhưng ở giai đoạn sau đó, nền kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh chóng, giai đoạn 1991-1995, GRDP đạt trung bình 12,62%/năm. Ðây là giai đoạn khẳng định vai trò đột phá, đầu tàu kinh tế của thành phố.Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, trung tâm dịch vụ chất lượng cao của cả nước. Giai đoạn 1996-2010, nền kinh tế-xã hội thành phố tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khá cao, đưa thành phố trở thành một trong số rất ít địa phương trên cả nước đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian dài.Trong giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều sâu (2011-2020), tăng trưởng kinh tế thành phố đạt bình quân 6,86%/năm, vượt mức tăng trưởng chung của cả nước (5,96%) và cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam (6,31%). Năm 2020, quy mô kinh tế của thành phố tăng gấp 2,7 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2,39 lần so với năm 2010. Kinh tế thành phố tiếp tục đổi mới mô hình, cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.Sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên. Những thành quả phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế thời gian qua, đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước; khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể, thể hiện quyết tâm cao để phát triển cho chính thành phố và xứng với kỳ vọng của cả nước. Thành phố cũng nhận thức được những bất cập, hạn chế cần tháo gỡ, giải quyết như: sự năng động, sáng tạo, vai trò đầu tàu, động lực, dẫn dắt đối với vùng và cả nước có chiều hướng suy giảm, kinh tế tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển chậm và thiếu đồng bộ; nhiều vấn đề về kinh tế-xã hội như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, y tế, giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót.Khẳng định vị thế đầu tàuTheo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 31 chỉ rõ tầm nhìn và mục tiêu xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố với phương châm “Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước, cả nước vì Thành phố Hồ Chí Minh”. Các mục tiêu cụ thể cũng được đề ra như: đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Ðông Nam Á.Tăng trưởng bình quân của thành phố đạt khoảng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP. Ðến năm 2045 thành phố sẽ phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao;…Thời gian qua, thành phố đang tiếp tục cơ cấu lại tổng thể kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao. Quy hoạch, chuyển đổi mô hình các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; lựa chọn các sản phẩm và công đoạn có giá trị gia tăng cao tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.Thành phố đang dần hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ để trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại; hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế; sớm xây dựng thành công trung tâm tài chính quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai gần.Năm 2023, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn song Thành phố Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 5,85 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2022.Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư Thành phố Hồ Chí MinhỦy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2024 thành phố tiếp tục tập trung nâng cao tỷ trọng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có giá trị gia tăng cao, bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, có hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với khu vực kinh tế tư nhân và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố. Hiện nay, thành phố đang hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực mới cho thu hút và sử dụng FDI vào các khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao.Nhấn mạnh về công tác xây dựng đô thị, hạ tầng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, nhiều năm gần đây, thành phố đang tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị; kết hợp đồng bộ giữa cải tạo, chỉnh trang đô thị với phát triển đô thị mới; tổ chức lại đời sống dân cư nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua quá trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị; thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo nhà ở ven kênh rạch, chung cư cũ; sử dụng có hiệu quả quỹ đất sau di dời để ưu tiên xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.Với vị thế trung tâm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thành phố đã chủ động thúc đẩy liên kết vùng, phát huy vai trò nòng cốt, đầu tàu trong liên kết phát triển nhằm thực hiện các đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực, không gian phát triển mới cho vùng Ðông Nam Bộ, Ðồng bằng sông Cửu Long và các khu vực, địa phương trong cả nước.Cùng với đó, thành phố tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng công suất bốc dỡ và kho chứa cảng biển, đón đầu các chuỗi cung ứng; hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực. Thành phố đề ra nhiều chương trình phát triển mạnh mẽ văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng con người thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với Thành phố mang tên Bác Hồ. Ðặc biệt, với việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023, thành phố sẽ tận dụng tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-khang-dinh-vi-the-trung-tam-kinh-te-lon-cua-ca-nuoc-post806598.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Đầu tàu kinh tế", "Cơ sở hạ tầng", "Logistics", "Quy hoạch đô thị", "Hợp tác vùng", "Hạ tầng giao thông", "Chăm sóc sức khỏe" ] }
Cổ phiếu chứng khoán bị bán mạnh, VN-Index vẫn tăng hơn 6 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 2/5, sau kỳ nghỉ lễ dài, thị trường giằng co, rung lắc trong suốt phiên sáng do nhóm cổ phiếu bluechip phân hóa. Về cuối phiên, lực cầu bất ngờ gia tăng mạnh, trong đó nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như: POW, SAB, FPT, BCM bứt phá cùng các mã lớn khác như HDB, PLX, VHM, ACB, MBB chuyển mầu sang sắc xanh đã giúp các chỉ số chính tăng mạnh về cuối phiên. Chốt phiên,VN-Indextăng 6,84 điểm lên mức 1.216,36 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 12.553,49 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm trụ cột VN30 đóng cửa có 19 mã tăng, 2 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.Trong đó, POW tăng tốt nhất khi tăng 5,71% lên 11.100 đồng/cổ phiếu, tiếp đến SAB tăng 4,04% lên 56.500 đồng/cổ phiếu, FPT tăng 3,33%, BCM tăng 3,05%, SHB tăng 2,18%, BVH tăng 1,65%, VIB tăng 1,42%, VRE tăng 1,34%, MWG tăng 1,28%, MSN tăng 1,19%.Các mã: ACB, GAS, HDB, MBB, PLX, TCB, VCB, VHM, VNM tăng nhẹ.2 mã: BID, GVR dừng ở tham chiếu.Ngược lại, STB giảm 2,13% xuống 27.600 đồng/cổ phiếu, SSI giảm 1,42%, TPB giảm 1,4%, CTG giảm 1,37%, VPB giảm 1,35%.Các mã còn lại: HPG, SSB, VIC, VJC giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu chứng khoángiao dịch tiêu cực nhất khi chỉ còn duy nhất TVS đóng cửa tăng 2,13%, FTS dừng ở tham chiếu, còn lại đều giảm. Bên cạnh SSI đã kể trên, AGR giảm 2,50%, APG giảm 1,12%, BSI giảm 1,17%, CTS giảm 1,69%, HCM giảm 2,59%, ORS giảm 0,7%, TVB giảm 0,13%, VCI giảm 1,38%, VDS giảm 1,09%, VIX giảm 0,59%, VND giảm 1,69%.Nhómcổ phiếu ngân hànggiao dịch phân hóa. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại như: EIB giảm 1,11%, LPB giảm 1,91%, MSB và OCB dừng ở tham chiếu.Tương tự, nhóm cổ phiếu thép cũng phân hóa, trong khi VCA tăng 4,97%, NKG tăng 3,65%, HSG tăng 2,06%, TLH tăng 0,14% thì DTL giảm 1,48%, HMC giảm 2,12%, HPG giảm 0,18%, POM giảm 3,62%, SMC giảm 2,07%.Nhóm cổ phiếubất động sảncó nhiều mã tăng khá như: HPX tăng 2,15%, ITA tăng 2,02%, NBB tăng 3,82%, NLG tăng 3,56%, QCG tăng 5,92%, SIP tăng 2,96%, SZL tăng 2,72%. Ngược lại, DIG giảm 3,42%, LEC giảm 4,56%, LGL giảm 4,67%, NVT giảm 4,49%, TDH giảm 2,28%,…* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay bật tăng mạnh về cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 10,08 điểm (+0,51%), lên mức 1.990,05 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 516,78 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 14.301,85 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 216 mã tăng giá, 83 mã đứng giá và 160 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 227,49 điểm, tăng 0,67 điểm (+0,30%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 47,12 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 971,59 tỷ đồng. Toàn sàn có 82 mã tăng, 74 mã đứng giá và 87 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 2,29 điểm (+0,47%) và lên mức 488,22 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 31,99 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 813,73 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 7 mã tăng, 8 mã đứng giá và 15 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 89,70 điểm, tăng 0,94 điểm (+1,06%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 19,42 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 299,36 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 144 mã tăng, 81 mã đi ngang và 104 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 6,84 điểm (+0,57%) và lên mức 1.216,36 điểm. Thanh khoản đạt hơn 568,52 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 14.323,12 tỷ đồng. Toàn sàn có 268 mã tăng, 75 mã đứng giá và 194 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 6,71 điểm (+0,54%) và ở mức 1.247,21 điểm. Thanh khoản đạt hơn 178,45 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 6.070,77 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 19 mã tăng, 2 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là DIG (hơn 34,45 triệu đơn vị), SHB (hơn 31,40 triệu đơn vị), MWG (hơn 21,95 triệu đơn vị), NVL (hơn 15,40 triệu đơn vị), TCH (hơn 13,42 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là HID (6,96%), ABR (6,92%), DXV (6,92%), AGG (6,91%), BTP (6,81%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là SCD (-6,77%), QNP (-6,53%), TDW (-5,72%), LBM (-5,45%), TCO (-5,08%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 211.218 hợp đồng được giao dịch, giá trị 26.123,76 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/co-phieu-chung-khoan-bi-ban-manh-vn-index-van-tang-hon-6-diem-post807472.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu thép", "cổ phiếu chứng khoán" ] }
Thái Bình tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kV
NDO -Mốc thời gian chạy thử đường dây 500kV Nam Định 1-Phố Nối đã cận kề, hiện nay, các địa phương ở tỉnh Thái Bình đang chạy đua với thời gian, kịp thời đưa ra các giải pháp cụ thể, quyết liệt bảo đảm tiến độ dự án đặc biệt quan trọng này.
Dự án đường dây 500kV Nam Định 1-Phố Nối (đoạn đi qua địa phận tỉnh Thái Bình) có chiều dài khoảng 38,34 km với 107 vị trí cột, đi qua địa bàn 22 xã của 4 huyện (Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà và Quỳnh Phụ). Diện tích đất móng cột là 10,16ha đã giải phóng mặt bằng được 9,86ha; diện tích đất hành lang khoảng 1,98ha (của 82 hộ có đất ở, nhà ở với 13 khoảng néo).Bà Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư thông tin nhanh: Tất cả 34/34 vị trí móng cột đi qua địa bàn đãbàn giao mặt bằngcho nhà thầu thi công. Huyện đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất cho 5/5 xã.Thời tiết mưa nắng thất thường, nhưng không chùn bước người lao động trên công trường xây dựng đường dây 500kV tại Thái Bình.Đối với phần hành lang an toàn lưới điện liên quan đến đất ở của 43 hộ dân, huyện đã họp công khai phương án giá, các hộ đã đồng ý với đơn giá. Hiện nay, huyện Vũ Thư đang phê duyệt phương án và chi trả tiền. Đối với phần nhà, tài sản, vật kiến trúc xây dựng trên đất nông nghiệp (không phải đất ở), chính quyền địa phương đang vận động các hộ dân nhận tiền.Đối với huyện Quỳnh Phụ, đang khẩn trương ra quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án đối với các hộ đã đồng thuận để tiến hành chi trả tiền và phá dỡ nhà cửa, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công xong trước ngày 12/6/2024.Còn tại huyện Hưng Hà đang thành lập tổ vận động các hộ không đồng thuận với phương án dự thảo công khai. Trường hợp các hộ vẫn không đồng ý cho đơn vị thi công kéo dây thì sẽ đề nghị tỉnhThái Bìnhđồng ý để huyện lập, phê duyệt kế hoạch bảo vệ thi công kéo dây và tiến hành thực hiện song song với việc tiếp tục giải quyết công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định.Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tích cực hỗ trợ các thầu thi công như bảo đảm cung cấp vật liệu tại chỗ, nhân công tại chỗ, máy thi công tại chỗ; đồng thời tổ chức thi công các công việc đơn giản như đào, đúc móng mà các doanh nghiệp, nhân lực tại địa phương có thể thực hiện được.Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tặng quà động viên cán bộ, kỹ sư trên công trường thi công.Theo Sở Công thương tỉnh Thái Bình, đến ngày 10/6, các nhà thầu đang thi công 107/107 vị trí (38 vị trí móng cọc và 69 vị trí móng bản), trong đó đúc móng xong 107 vị trí, đang vận chuyển cột vào móng 15 vị trí; đã dựng cột xong 54 vị trí và đang dựng cột ở 38 vị trí.Điều kiện thời tiết những ngày qua có mưa lớn, nhưng không ảnh hưởng đến tiến độ đề ra. Tại công trường, các lực lượng thi công bắt đầu làm việc từ 7 giờ đến 11 giờ trưa, buổi chiều làm từ 14 giờ đến 18 giờ.
https://nhandan.vn/thai-binh-thao-go-vuong-mac-day-nhanh-tien-do-du-an-duong-day-500kv-post813773.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "đường dây 500kV", "tỉnh Thái Bình", "hành lang an toàn lưới điện", "giải phóng mặt bằng" ] }
Nỗ lực “làm mới” hợp tác xã nông nghiệp
Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Hợp tác xã hiện hành với nhiều điểm mới giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Tại Đà Nẵng, các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đã hoạt động có hiệu quả, góp phần phát huy vai trò kinh tế hộ, song quá trình phát triển cũng gặp nhiều khó khăn...
Thực tế hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã trong hơn 10 năm qua cho thấy cần sớm hoàn thiện hơn chính sách giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững.Cú huých để các hợp tác xã vươn mìnhMùa gặt năm nay, trên những cánh đồng lúa hữu cơ thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), hàng chục máy gặt đập liên hợp chạy phăng phăng cắt, đóng lúa vào bao. Số lúa này được tiêu thụ, vận chuyển đến hệ thống nhà xưởng gồm: lò sấy thóc, máy xay xát, máy đóng gói, hút chân không,... để cho ra sản phẩm gạo hữu cơ OCOP 3 sao. Đây là những dịch vụ mới từ khi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 của Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang), một hợp tác xã sản xuất lúa giống truyền thống của Đà Nẵng đang vươn mình phát triển.Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 Ngô Văn Sinh chia sẻ, thành lập từ năm 1977, giai đoạn đầu hợp tác xã chưa mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế hộ. Cho đến khi thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, Hòa Tiến 1 có nhiều bước đột phá. Từ nguồn lực của các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, những năm qua, hợp tác xã lập kế hoạch, hướng dẫn cho thành viên ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc 481 ha lúa cho năng suất cao, hình thành 12 ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP; liên kết các đơn vị sản xuất 75 ha lúa giống Hà Phát 3, thiết lập đầu mối tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Đến nay, hợp tác xã hoạt động với quy mô sáu thôn gồm 1.385 hộ thành viên; tổng doanh thu năm 2023 đạt hơn 4 tỷ đồng, lãi sau thuế 80 triệu đồng, đạt mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. “Hiện tại hợp tác xã đóng vai trò là “bà đỡ” giúp thành viên nắm bắt và hưởng lợi từ cơ chế, đổi mới chính sách của Nhà nước để phát triển kinh tế tốt hơn”, ông Sinh nói và cho rằng, hợp tác xã kiểu mới mang lại lợi ích, giá trị kinh tế nhiều hơn, bền vững hơn cho thành viên và cộng đồng.Bên cạnh mục tiêu kinh tế, các HTXNN trên địa bàn thành phố hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 coi trọng hoàn thiện bộ máy quản lý hợp tác xã và bộ máy điều hành hoạt động hợp tác xã. Điển hình là Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Tiêu thụ rau an toàn Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), một trong năm hợp tác xã của Đà Nẵng tham gia thí điểm Đề án của Chính phủ về nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả. Ông Bùi Dũng, nguyên Giám đốc Hợp tác xã Túy Loan cho biết, hợp tác xã từng bước xác định các chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị, giám đốc, kiểm soát viên, kế toán,...; đồng thời, quán triệt quy định góp vốn của thành viên hợp tác xã.Ngoài việc là “cây gậy” thúc đẩy các hợp tác xã chuyển đổi theo luật định, Luật Hợp tác xã năm 2012 còn là “củ cà rốt” khuyến khích sự ra đời và phát triển của các HTXNN kiểu mới. Tính đến tháng 4/2024, Đà Nẵng có 154 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trong đó 66 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 88 hợp tác xã phi nông nghiệp, thu hút 9.552 thành viên và giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Nổi bật trong đó là sự ra đời của các hợp tác xã du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Nhờ được khai thác và quản lý thông qua hợp tác xã, các mô hình du lịch nông nghiệp này đã tăng tính hợp tác, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư, qua đó giữ được nét độc đáo của văn hóa từng vùng quê.Thu hoạch lúa vụ đông xuân tại xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng).Động lực mới từ nguồn nhân lực trẻThực tiễn phát triển của các HTXNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua cho thấy, bên cạnh những thành công bước đầu, năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành hoạt động của một số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ trẻ kế cận để thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý đã lớn tuổi. “Tre già, măng mọc” là lẽ thường, nhưng đối với các HTXNN là điều không dễ. Theo Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1 Ngô Văn Sinh, đặc thù của HTXNN chủ yếu là các dịch vụ làm nông, cho nên người trẻ thường không mặn mà, đồng thời mức lương cũng chưa đáp ứng nhu cầu của họ. “Phần lớn nhân sự ở đây cũng đã lớn tuổi, nhưng mới có một cán bộ trẻ. Để cán bộ trẻ về HTXNN làm việc, thì tốt nhất là hợp tác xã tuyển người địa phương có tâm huyết với nghề nông”, ông Sinh chia sẻ.Một trong những vấn đề quan trọng được thành phố quan tâm đẩy mạnh lúc này là đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ, hoàn thiện bộ máy quản lý các HTXNN theo hướng tinh gọn và trẻ hóa. Quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Đà Nẵng và Liên minh Hợp tác xã thành phố đã có sự vào cuộc mạnh mẽ, tổ chức thực hiện yêu cầu, mục tiêu Nghị quyết đề ra bằng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi. Theo đó, triển khai thực hiện Nghị quyết 72/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về Quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Hòa Vang, giai đoạn 2022-2025, Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang đã hỗ trợ đưa bốn lao động trẻ phân về ba HTXNN trên địa bàn huyện đảm nhiệm các chức danh quản lý và điều hành, với mức hỗ trợ lương hằng tháng gấp 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng, hỗ trợ công tác phí 500 nghìn đồng/người/tháng và chi phí tham gia các khóa bồi dưỡng.Bên cạnh củng cố nhân lực trẻ cho các hợp tác xã đang hoạt động, Liên minh Hợp tác xã thành phố cũng hỗ trợ, tư vấn cho các sáng lập viên trẻ thành lập hợp tác xã. Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã thành phố Đà Nẵng Trần Văn Hiền cho biết, thời gian gần đây, phong trào khởi nghiệp từ hợp tác xã trên địa bàn thành phố của một số thanh niên phát triển tương đối mạnh mẽ. Các HTXNN giờ đây không chỉ có mỗi nông dân, mà còn có nhiều tân cử nhân tham gia quản lý, điều hành hoạt động. “Trong một tuần, chúng tôi đã tiếp bảy nhóm sáng lập viên nhờ tư vấn để thành lập hợp tác xã. Nhiều người trẻ khi ra trường thay vì đi làm cho các doanh nghiệp, hay mở công ty để khởi nghiệp, đã cùng nhau thành lập hợp tác xã để khởi nghiệp. Quy định phải có ít nhất bảy thành viên để thành lập hợp tác xã, và sắp tới là tối thiểu năm thành viên theo Luật Hợp tác xã năm 2023 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập, thu hút cộng đồng tham gia hợp tác xã”, ông Hiền chia sẻ.Tại Hội nghị kỷ niệm Ngày Hợp tác xã Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường đánh giá trong thời gian qua, các hợp tác xã trên địa bàn thành phố có nhiều sự đổi mới tích cực, cơ bản phát huy được nhân tố trẻ năng động và sáng tạo, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Đồng chí đề nghị Liên minh Hợp tác xã thành phố chủ động đánh giá hiệu quả và đề xuất các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã ngay khi triển khai Luật Hợp tác xã năm 2023 nhằm thổi “làn gió mới” vào hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn.
https://nhandan.vn/no-luc-lam-moi-hop-tac-xa-nong-nghiep-post812541.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "hợp tác xã nông nghiệp", "Luật Hợp tác xã năm 2023", "phát triển kinh tế nông nghiệp" ] }
Giá ca-cao, cà-phê trở lại xu hướng tăng vọt
NDO -Sau 2 phiên giảm, giá ca-cao tăng mạnh gần 5,5%, dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường hàng hóa. Giá được hỗ trợ bởi triển vọng nguồn cung kém tích cực tại các vùng sản xuất lớn.
Bờ Biển Ngà và Ghana đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguồn cung nặng nề nhất trong lịch sử. Sản lượngca-caogiảm năm thứ ba liên tiếp khi các khu vực gieo trồng trọng điểm đối diện với tình trạng dịch bệnh do mưa lớn kéo dài. Ủy ban Ca-cao Ghana đang đàm phán với các thương nhân ca-cao lớn để hoãn giao ít nhất 150.000 tấn đến 250.000 tấn ca-cao cho đến mùa vụ sau do thiếu hạt.Ngoài ra, tính từ đầu vụ 2023-2024 (tháng 10/2023) đến ngày 21/4/2024, lượng ca-cao được vận chuyển đến các cảng tại Bờ Biển Ngà chỉ ở mức 1,33 triệu tấn, giảm mạnh 30% so cùng kỳ vụ trước. Thiếu hụt nguồn cung ra thị trường trong khi nhu cầu vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định đã tạo đà thúc đẩy giá tăng.Bên cạnh đó, sản lượng nghiền ca-cao quý I ở Bắc Mỹ tăng 9,3% so quý trước và 3,7% so cùng kỳ lên 113.683 tấn.Trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, Citigroup Inc. dự báo ​​giá ca-cao sẽ tiếp tục tăng lên tới 12.500 USD trong vài tháng tới. Đồng thời Andurand đã dự báo hợp đồng tương lai của ca-cao sẽ phá vỡ mức 20.000 USD trong năm nay.Thị trườngcà-phêhồi phục mạnh sau ngày suy yếu trước đó.Giá Robustatăng 3,62%, tiếp tục duy trì ở vùng đỉnh 30 năm. Khô nắng kéo dài tại vùng trồng cà-phê chính, đẩy triển vọng nguồn cung cà-phê vụ 24/25 của Việt Nam ngày càng trở nên thu hẹp. Kết hợp cùng lượng cà-phê vụ hiện tại còn thấp, càng khiến nông dân quyết định giữ hàng. Điều này góp phần làm tình trạng thiếu hụt nguồn cung trở nên trầm trọng hơn.Cùng với đó, hoạt động xuất khẩu cà-phê của Việt Nam đã chững lại, phản ánh tác động từ tình trạng găm cà-phê trước đó của nông dân nước ta. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cà-phê trong 15 ngày đầu tháng 4 giảm 3,8% so cùng kỳ năm trước, về mức 80.781 tấn.Ngoài ra, cơ quan nhà nước Uganda cho biết, xuất khẩu cà-phê trong tháng 3 của quốc gia này đã giảm 32% so cùng kỳ năm trước, xuống mức 329.686 bao. Mùa vụ kém khả quan là nguyên nhân chính dẫn đến mức sụt giảm trên.Hơn thế, sự ảnh hưởng từ các đợt nắng nóng đỉnh điểm tại Brazil vào cuối năm 2023 đang khiến thị trường xuất hiện mối lo năng suất cà-phê Robusta đang thu hoạch thấp hơn những gì đã kỳ vọng trước đó. Jonas Ferrarasso, nhà cà-phê học của Brazil cho biết, sản lượng thu hoạch Robusta có thể thấp hơn một chút so với ước tính của hầu hết các thương nhân. Đồng thời, nhà phân tích Judith Ganes dự đoán lượng cà-phê Robusta của Brazil có thể giảm 5-10%.Trên thị trường nội địa, giácà-phê nhân xôtại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục tăng phi mã. Tính đến sáng 24/4, giá thu mua cà-phê trong nước đã tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 128.500-129.300 đồng/kg. Trước lo ngại nguồn cung toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng, giá cà-phê trong nước hoàn toàn có khả năng hướng đến mức lịch sử mới tại 150.000 đồng/kg.
https://nhandan.vn/gia-ca-cao-ca-phe-tro-lai-xu-huong-tang-vot-post806388.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "ca-cao", "cà-phê", "giá Robusta", "cà-phê nhân xô" ] }
Thành phố Bà Rịa nhận Huân chương Lao động hạng nhất
NDO -Tối 24/5, thành phố Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã Bà Rịa, nay là thành phố Bà Rịa và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất.
Năm 1994, thị xã Bà Rịa được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Châu Thành. Từ tháng 5/2012, Trung tâm hành chính-chính trị tỉnh chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa; tháng 8/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 43/NQ-CP nâng cấp thị xã Bà Rịa lên thành phố Bà Rịa.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Trần Văn Tuấn, Bí thư Thành ủy Bà Rịa cho biết, suốt 30 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã phát huy truyền thống đoàn kết, kế thừa những kinh nghiệm, lợi thế của huyện Châu Thành, từng bước đạt được những thành tựu quan trọng trongxây dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.Theo đó, thành phố Bà Rịa đã đầu tư ngân sách cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị hiện hữu, cụ thể như: Ngầm hoá hệ thống lưới điện trung hạ thế, cáp viễn thông tại một số tuyến đường nội thị của thành phố; cải tạo, chỉnh trang đô thị dọc Sông Dinh, Rạch Thủ Lựu...Đông đảo người dân tới dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập thành phố Bà Rịa.Sau 30 năm, quy mô kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Lĩnh vực Thương mại-dịch vụ được tập trung đầu tư theo hướng văn minh, đa tiện ích, phục vụ đời sống nhân dân.Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả nổi bật. Công tác cải cách hành chính được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, công tác an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, quốc phòng, an ninh được bảo đảm...Dấu ấn nổi bật, ấn tượng và đầy sức thuyết phục của thành phố đó là, thực hiện hiệu quả việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian đô thị. Chính những quyết sách đúng đắn mang tính đột phá, dám nghĩ, dám làm đã giúp thành phố nhanh chóng thay đổi diện mạo đô thị với tốc độ rất nhanh và trên phạm vi rộng.Thành phố Bà Rịa phấn đấu đạt cơ bản các tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2025. Tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực phát triển thương mại-dịch vụ; chú trọng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.Tại lễ kỷ niệm, thành phố Bà Rịa vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ba-ria-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat-post811072.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "Bà Rịa", "Huân chương lao động hạng nhất", "cải tạo", "nâng cấp cơ sở hạ tầng" ] }
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường, VN-Index vượt mốc 1.265 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 16/5, sau phiên tăng điểm mạnh hôm qua, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường giúp sắc xanh lan tỏa khắp bảng điện tử. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bứt phá với hàng loạt mã tăng tốt như: TCB, HDB, CTG, TPB, MBB, SHB, STB, BID, VIB… đã giúp các chỉ số chính bay cao. Chốt phiên,VN-Indextăng 14,39 điểm lên mức 1.268,78 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng so phiên trước, đạt hơn 20.691,36 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 24 mã tăng, 2 mã đứng giá và 4 mã giảm.Trong đó, TCB tăng 3,74% lên 49.900 đồng/cổ phiếu, HDB tăng 2,98% lên 24.200 đồng/cổ phiếu, CTG tăng 2,63%, TPB tăng 2,23%, MBB tăng 2,18%, SHB tăng 2,16%, STB tăng 2,16%, BID tăng 2,06%, VIB tăng 2,06%, ACB tăng 1,99%, VPB tăng 1,84%, VCB tăng 1,76%, SSB tăng 1,61%, POW tăng 1,36%, VRE tăng 1,34%, HPG tăng 1,28%.Các mã: BVH, FPT, GAS, MSN, SSI, VIC, VJC, VNM tăng nhẹ.2 mã: PLX, VHM dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, MWG giảm 1,48% xuống 59.900 đồng/cổ phiếu, 3 mã: BCM, GVR, SAB giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực nhất thị trường khi đua nhau khởi sắc. Bên cạnh các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB tăng 0,85%, LPB tăng trần lên 22.000 đồng/cổ phiếu, MSB tăng 1,77%, OCB tăng 4,69%.Nhómcổ phiếu thépngoại trừ TLH giảm 0,66%, SMC dừng ở tham chiếu, còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh. Bên cạnh HPG đã kể trên, DTL tăng 3,05%, HMC tăng 0,43%, HSG tăng 1,42%, NKG tăng 0,2%, VCA tăng 2,22%.Nhómcổ phiếu chứng khoánchỉ còn APG giảm 0,67%, TVS giảm 0,62%, còn lại đều tăng. Cụ thể, AGR tăng 0,25%, BSI tăng 0,52%, CTS tăng 0,24%, FTS tăng 1,88%, HCM tăng 1,03%, ORS tăng 0,33%, SSI tăng 0,42%, TVB tăng 0,73%, VCI tăng 0,41%, VDS tăng 0,25%, VIX tăng 1,68%, VND tăng 0,24%.Nhóm cổ phiếu bất động sản có một số mã tăng khá như: CKG tăng 2,13%, NLG tăng 3,77%, NVT tăng 5,38%, SIP tăng 4,47%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì đà tăng điểm mạnh suốt phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 26,86 điểm (+1,30%), lên mức 2.093,31 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 886,54 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.947,24 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 248 mã tăng giá, 90 mã đứng giá và 147 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 240,02 điểm, tăng 1,24 điểm (+0,52%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 99,74 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.148,30 tỷ đồng. Toàn sàn có 113 mã tăng, 57 mã đứng giá và 73 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 5,75 điểm (+1,10%) và lên mức 530,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 72,28 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 1.893,81 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 18 mã tăng, 3 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 92,70 điểm, tăng 0,60 điểm (+0,65%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 55,71 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 837,32 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 184 mã tăng, 78 mã đi ngang và 121 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 14,39 điểm (+1,15%) và lên mức 1.268,78 điểm. Thanh khoản đạt hơn 882,81 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.577,49 tỷ đồng. Toàn sàn có 300 mã tăng, 80 mã đứng giá và 129 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 18,30 điểm (+1,42%) và ở mức 1.308,27 điểm. Thanh khoản đạt hơn 316,27 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 10.059,13 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 24 mã tăng, 2 mã đi ngang và 4 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là SHB (hơn 36,79 triệu đơn vị), MBB (hơn 31,43 triệu đơn vị), ACB (hơn 30,20 triệu đơn vị), HPG (hơn 27,40 triệu đơn vị), VIX (hơn 27,14 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là TV2 (6,95%), CIG (6,84%), LPB (6,80%), SAM (6,29%), SSC (5,78%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là ABR (-17,75%), NAV (-10,57%), TNC (-7,00%), DXV (-6,95%), SRC (-6,92%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 223.647 hợp đồng được giao dịch, giá trị 29.189,02 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-809613.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:16", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu thép" ] }
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới
NDO -Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 9/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũdoanh nhân Việt Namtrong thời kỳ mới.
Mục đích của Chương trình là tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và chính sách đã được đề ra trong Nghị quyết số 41-NQ/TW; thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW; tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp.Đồng thời xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các bộ, ngành, địa phương) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 41-NQ/TW.Hình thành và phát triển nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnhMục tiêu từ nay đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, trong đó hình thành và phát triển nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát huy vai trò mở đường dẫn dắt các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70%GDPcả nước, khoảng 32 - 38% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98 - 99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới tăng 10% mỗi năm. Đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.Đến năm 2045, phấn đấu một số doanh nhân làm chủ các tập đoàn có khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới hình thành một số chuỗi giá trị của Việt Nam trong các ngành ưu tiên, có thế mạnh của đất nước.Hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong khu vực và quốc tế.7 nhiệm vụ trọng tâmĐể đạt được các chỉ tiêu cụ thể nêu trên, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp cần:1- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước;2- Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, cống hiến;3- Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới;4- Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;5- Tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức;6- Phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp;7- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.
https://nhandan.vn/den-nam-2030-viet-nam-co-it-nhat-10-doanh-nhan-lot-vao-danh-sach-ty-phu-usd-the-gioi-post808629.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Nghị quyết số 66/NQ-CP", "Chính phủ", "Nghị quyết số 41-NQ/TW", "doanh nhân" ] }
Theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa thị trường thế giới, trong nước để đề ra những giải pháp, kịch bản phù hợp
NDO -Ngày 12/6, tại Trụ sở Chính phủ,Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành 6 tháng đầu năm, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
Báo cáo của Bộ Tài chính – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cho thấy, bình quân 5 tháng đầu năm nay,CPItăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Trong mức tăng này, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,7% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,54 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,87%, tác động làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,49%, làm CPI chung tăng 1,03 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,6%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm. Ngược lại, chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông 5 tháng đầu năm 2024 giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian.Báo cáo nêu rõ, để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô như bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện, tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm tiếp tục gặp áp lực, thách thức trước những biến động giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất của đồng đô la neo cao, lạm phát tuy có giảm trong giai đoạn đầu nhưng vào thời điểm này đã đi theo chiều ngang. Một số quốc gia xảy ra xung đột vũ trang, căng thẳng chính trị… làm đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa. Ở trong nước, lạm phát được kiểm soát tốt, phục vụ cho ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm cung cầu hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu. Lạm phát nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép (4,5%).Phó Thủ tướng tin tưởng và kỳ vọng, nếu từ nay đến cuối năm không có những biến động lớn, đột xuất, bất ngờ xảy ra ảnh hưởng lớn đến việc điều hành thì chúng ta sẽ kiểm soát tốt lạm phát. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa thị trường thế giới và trong nước để đề ra những giải pháp và kịch bản phù hợp, kịp thời, tinh thần phải kiểm soát được trong mức giới hạn Quốc hội cho phép là 4,5%; bảo đảm thông suốt việc cung ứng và lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo thẩm quyền cho phù hợp, trong đó nêu rõ mức độ, thời điểm tăng giá và phải phối hợp với Tổng cục Thống kê các cơ quan có liên quan đánh giá tác động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, ba ngành Y tế (liên quan đến dịch vụ khám, chữa bệnh), Giáo dục (liên quan tới học phí giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và Điện lực có báo cáo đề xuất lộ trình để Ban Chỉ đạo tham mưu Thủ tướng Chính phủ.Phó Thủ tướng đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm kịch bản điều hành giá, đề xuất tăng giá hàng hóa, dịch vụ phải nêu rõ thời điểm và lộ trình và mức độ, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá; nhấn mạnh, các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải đảm bảo, thực hiện nghiêm. Làm tốt công tác này sẽ hỗ trợ tốt cho công tác kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh tâm lý kỳ vọng là rất lớn khi tăng lương vào thời điểm 1/7 tới, Phó Thủ tướng đề nghị làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình niêm yết thực hiện các chính sách, quy định về giá, trong đó kiểm tra yếu tố hình thành giá, không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý, "thành thói quen", làm mất đi ý nghĩa của việc tăng lương. Phải kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đặc biệt là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, niêm yết giá tại các chợ truyền thống…Đồng thời, cần chú trọng công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Bộ Tài chính phối hợp, đôn đốc theo sát tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn quy định chi tiết thi hành Luật Giá. Bộ Thông tin và Truyền thông chú trọng công tác truyền thông, tạo sự đồng thuận trong xã hội, để người dân hiểu, chia sẻ và nhận thức cho đúng.Cái gì chúng ta kiểm soát được thì kiểm soát chặt, cái gì thị trường quyết định thì phải theo sát để có những cơ chế phù hợp, thí dụ như xăng dầu hiện nay là phải bình ổn", nêu rõ điều này, một lần nữa Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải đặc biệt lưu ý về công tác quản lý, điều hành giá trong tháng 7 (thời điểm tăng lương) để vừa thực hiện được chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra. Bộ Tài chính kiểm tra tình hình giá cả tại các trung tâm lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để có hướng xử lý nhanh khi có diễn biến liên quan đến lạm phát.
https://nhandan.vn/theo-doi-sat-dien-bien-gia-ca-hang-hoa-thi-truong-the-gioi-trong-nuoc-de-de-ra-nhung-giai-phap-kich-ban-phu-hop-post813991.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Phó Thủ tướng Lê Minh Khái", "chỉ số giá tiêu dùng", "CPI", "Ban Chỉ đạo điều hành giá", "ổn định giá cả", "điều hành giá", "kiểm soát lạm phát" ] }
Trà Vinh tập trung xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp
NDO -Chiều 6/5, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dântỉnh Trà Vinhvề tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn; về tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới, kinh tế nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ thực hiện đến năm 2025.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghe lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh thông tin tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong những tháng đầu năm 2024.Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP quý I của tỉnh đạt 13,93%; trong đó, khu vực I tăng 2,75%, khu vực II tăng 44,9%, khu vực III tăng 3,24%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng hơn 2,7%...Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, Trà Vinh có 9/9 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 85/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 44 xã đạt chuẩnnông thôn mớinâng cao.Toàn tỉnh có 94,7% hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, nông thôn mới; 639/640 ấp văn hóa, nông thôn mới. Qua rà soát, tỉnh đã xây dựng cơ bản đạt 6/8 nội dung quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.Về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từ năm 2021 đến nay có 7.954ha đất trồng lúa chuyển sang các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản. Trong đó, chuyển sang trồng ngô 583ha, lạc 236ha, rau màu các loại 1.629ha, trồng cỏ 434ha, trồng cây ăn trái 2.136ha.Diện tích nuôi tôm thâm canh mật độ cao tiếp tục được nhân rộng ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và thị xã Duyên Hải, năng suất bình quân từ 50-70 tấn/ha.Tiếp tục duy trì nuôi tôm sinh thái kết hợp trồng rừng với diện tích 5.750ha và mô hình lúa - thủy sản 5.600ha tập trung ở các huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải.Nông dân xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh thu hoạch tôm sú.Đến quý I/2024, trên địa bàn tỉnh có 123 hợp tác xã nông nghiệp và 1 liên hiệp hợp tác xã lúa gạo đang hoạt động, thu hút 28.567 thành viên, vốn điều lệ hơn 114 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 600 lao động.Tuy vậy, Trà Vinh hiện có rất ít nhà máy chế biến nông sản, thủy sản; giá cả vật tư đầu vào tăng cao, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; biến đổi khí hậu ảnh hưởng đáng kể đến tình hình thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.Cùng với đó, công tác tổ chức lại sản xuất, thực hiện liên kết, xây dựng chuỗi giá trị cho một số loại nông, thủy sản chủ lực... chưa đạt được như mong muốn.Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Trà Vinh.Đồng thời đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và tập trung thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững...
https://nhandan.vn/tra-vinh-tap-trung-xay-dung-nong-thon-moi-gan-voi-tai-co-cau-nganh-nong-nghiep-post808099.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Bộ trưởng Lê Minh Hoan", "nông thôn mới", "Trà Vinh", "nông nghiệp" ] }
VN-Index quay đầu giảm gần 2 điểm, khối ngoại bán mạnh
NDO -Phiên giao dịch ngày 9/5, thị trường giao dịch giằng co,áp lực bángia tăng cuối phiên, cácmã trụ cộtsuy yếu khiến chỉ sốVN-Indexquay đầu chốt phiên trong sắc đỏ, giảm 1,82 điểm, về mức 1.248,64 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường giảm so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 914,34 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 22.409,44 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàiphiên này tiếp tục bán ròng mạnh, hơn 1.747,64 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, DGC, VHC, TCB, HDB...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 16.497,08 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30-Index chốt phiên giảm 0,26%, với các mã lớn nhất giảm là VCB (-0,54%), BID (-0,6%), HPG (-0,81%), GAS (-1,68%), FPT (-0,53%). Chiều ngược lại, các mã lớn nhất tăng là VHM (-0,12%), CTG (+0,92%), TCB (+0,52%), VPB (+1,08%)...Các mã tác động tiêu cực lên VN-Index là GAS, VCB, VNM, BID...Ở chiều ngược lại, các mã tác động tích cực lên thị trường là BCM, HVN, CTG, VPB…Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thuộc các nhóm nguyên vật liệu,dầu khí, vận tải, điện, logistics như VNS, PSH, TNI, VOS... tăng kịch sàn; cùng với đó, các mã tăng mạnh còn có HVN (+5,6%), PGV (+3,9%), PVP (+3,6%), VTP (+3,3%), PVT (+3%), TV2 (+2,9%), SFI (+2,7%)…* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay quay đầu đảo chiều giảm điểm lúc gần chốt phiên giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa giảm 5,51 điểm (-0,27%), dừng tại mức 2.044,44 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 760,05 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 20.594,54 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 174 mã tăng giá, 92 mã đứng giá và 212 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 234,58 điểm, tăng 0,06 điểm (+0,03%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 86,64 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.700,59 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 76 mã tăng giá, 65 mã đứng giá và 89 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 0,34 điểm (-0,07%) và dừng tại mức 510,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 49,85 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.286,94 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 9 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 17 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 91,91 điểm, tăng 0,34 điểm (+0,37%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 56,15 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 697,75 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 157 mã tăng giá, 88 mã đứng giá và 115 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 1,82 điểm (-0,15%), về mức 1.248,64 điểm. Thanh khoản đạt hơn 771,55 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 20.011,10 tỷ đồng. Toàn sàn có 201 mã tăng, 67 mã đứng giá và 241 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 3,38 điểm (-0,26%) và xuống mức 1.281,47 điểm. Thanh khoản đạt hơn 248,06 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.238,94 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 13 mã tăng, 1 mã đi ngang và 16 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là NVL (hơn 24,73 triệu đơn vị), SHB (hơn 24,16 triệu đơn vị), HPG (hơn 19,42 triệu đơn vị), VIX (hơn 17,25 triệu đơn vị), MBB (hơn 15,64 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là TCR (+7,00%), CMG (+6,95%), VNS (+6,95%), PSH (+6,84%), TDW (+6,81%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là HAX (-14,80%), TNC (-6,93%), MDG (-6,25%), TPC (-6,19%), VAF (-5,80%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 238.400 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 30.394,49 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-quay-dau-giam-gan-2-diem-khoi-ngoai-ban-manh-post808542.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "thanh khoản", "cổ phiếu", "chứng khoán", "khối ngoại", "phiên giao dịch" ] }
Giá vàng ngày 3/6: Vàng miếng SJC tiếp tục giảm thêm 2 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(3/6) tiếp tục giảm xuống 2.326 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC tiếp tục “lao dốc” xuống 81 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giảm xuống 75,2 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 12 giờ 30 phút ngày 3/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 78,95 triệu đồng/lượng mua vào và 80,75 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 2 triệu đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 1,8 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 79-81 triệu đồng/lượng, giảm 2 triệu đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra lên tới 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 12 giờ 30 phút ngày 3/6.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống khoảng 9-10 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giảm 600.000 đồng, giao dịch mua vào 73,6 triệu đồng/lượng, bán ra 75,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,7 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,4 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng so kết phiên trước đó.Theo thông báo cập nhật ngày 2/6, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank) cùng Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) sẽ tham gia mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bán trực tiếp tới người dân.Ngân hàng Nhà nước cho biết,giá bán vàng miếng trực tiếpcủa ngân hàng này ngày 3/6 là 78.980.000 đồng/lượng. Theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện theo lộ trình thu hẹp chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới.Biểu đồ giá vàng 30 ngày gần nhất. (Ảnh: SJC Hà Nội)Những ngày gần đây, thị trường trong nước đang chứng kiến những phiên “lao dốc” liên tiếp của giá vàng. Nếu so mức đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng (bán ra) ngày 10/5 vừa qua, giá vàng miếng SJC đã giảm 11,4 triệu đồng.Người mua vàng SJC ở mức giá đỉnh này nếu bán ra ở thời điểm hiện tại đã lỗ hơn 13 triệu đồng/lượng.Tính đến 11 giờ ngày 3/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giảm 4,6 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.321,45 USD/ounce.Tuần qua,giá vàngthế giới giảm do liên tiếp chịu áp lực bởi các dữ liệu kinh tế mạnh và quan điểm “cứng rắn” từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).Theo các chuyên gia, giá vàng tuần này sẽ có nhiều biến động khi thị trường đón nhận nhiều thông tin quan trọng như báo cáo chỉ số quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và bảng lương phi nông nghiệp tháng 5. Bên cạnh đó, Quyết định về lãi suất của các ngân hàng Trung ương trong tuần này có khả năng sẽ khiến thị trường tính toán lại thời gian nới lỏng lãi suất của FED.Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex cho biết, tuần này ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Canada có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất. “Giá vàng có vẻ đã sẵn sàng tăng cao hơn và việc di chuyển lên trên mức 2.372 USD/ounce là chỉ báo cho việc giá kim loại quý chinh phục lại mốc 2.400 USD”, ông Marc Chandler nhận định.Sean Lusk, đồng Giám đốc phòng ngừa rủi ro thương mại tại Walsh Trading nhận định rằng, lãi suất trong ngắn hạn có thể đã đạt đỉnh, gây áp lực lên đồng USD và có thể khiến giá vàng tăng trở lại.Theo Kitco News, tuần này, đa số các chuyên gia và đội ngũ nhà đầu tư nhỏ lẻ bày tỏ lạc quan về triển vọng ngắn hạn của kim loại quý, chỉ ít người trong số họ giữ quan điểm trung lập hoặc giảm giá.Cụ thể, 6 chuyên gia Phố Wall-Wall Street (tương đương 60%) cho rằng, giá vàng sẽ tăng cao hơn trong tuần này. 2 nhà phân tích (20%,) dự đoán giá sẽ giảm và 2 nhà đầu tư còn lại cho rằng kim loại quý sẽ đi ngang trong ngắn hạn.128 nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Phố Chính-Main Street (tương đương 58%) kỳ vọng giá vàng sẽ tăng. 53 người được hỏi (24%) dự báo giá sẽ thấp hơn, 41 nhà đầu tư còn lại (18%) nghiêng về quan điểm trung lập.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ổn định ở mức 104,64 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ xuống 4,490%; chứng khoán Mỹ tăng điểm sau báo cáo lạm phát; giá dầu tiếp đà giảm xuống 80,86 USD/thùng đối với dầu Brent và 76,8 USD/thùng đối với dầu WTI.Chủ đề: Các giải pháp quản lý thị trường vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-36-vang-mieng-sjc-tiep-tuc-giam-them-2-trieu-dongluong-post812439.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 3/6", "vàng miếng SJC giảm", "vàng miếng SJC giảm liên tiếp", "giá vàng miếng SJC" ] }
VN-Index giảm 9 điểm, khối ngoại bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng
NDO -Phiên giao dịch ngày 29/5, lực cung gia tăng áp đảolực cầulúc cuối phiên đã khiến chỉ số VN-Index không thể giữ được sắc xanh, tiếp tục lao dốc với hàng loạt các cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ… Chốt phiên,VN-Indexgiảm 9,09 điểm, xuống mức 1.272,64 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườngtăng đáng kể so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.258,89 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 28.647,21 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán rònghơn 1.600 tỷ đồng, tập trung vào các mã CTG (325 tỷ đồng), HPG (232 tỷ đồng), VND (188 tỷ đồng), SSI (102 tỷ đồng), VNM (100 tỷ đồng)…Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm FPT (170 tỷ đồng), TCH (43 tỷ đồng), POW(41 tỷ đồng), TCB (34 tỷ đồng), PVT (26 tỷ đồng)…Trên sàn HoSE, giá trị giao dịch khớp lệnh phiên này cũng tăng mạnh so phiên trước, đạt hơn 22.957,60 tỷ đồng.Phiên hôm nay, các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn, 2,46 điểm gồm HVN, LPB, EIB, GAS, VND, BCG, DXS, DHG, NLG, TCH.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 6,52 điểm của VN-Index gồm VCB, HPG, CTG, BID, GVR, VIC, VHM, HDB, FPT, MBB.Nhómcổ phiếu VN30chìm trong sắc đỏ (-1,21%) với 27/30 mã giảm, 1 mã đứng giá là VPB và 2 mã tăng là GAS (0,37%) và POW (0,80%).Phiên này, cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 1,58%, chủ yếu đến từ các cổ phiếu HPG (-1,89%), VGC (-1,77%), HSG (-0,91%) và NKG (-1,2%)... Tiếp đến là cổ phiếu ngành khai khoáng (-1,57%) và cổ phiếu ngành bảo hiểm (-1,4%)...Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành sản xuất thiết bị, máy móc phục hồi mạnh nhất với mức tăng 2,07%, chủ yếu đến từ các mã NHH (+6,93%) và SHE (+9,91%)…* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay duy trì sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch và giảm điểm mạnh lúc cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa giảm 15,11 điểm (-0,72%), về mức 2.092,91 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 1.062,76 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 25.854,44 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 190 mã tăng giá, 76 mã đứng giá và 215 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,15 điểm, giảm 1,43 điểm (-0,58%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 99,47 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.881,93 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 88 mã tăng giá, 50 mã đứng giá và 95 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 4,78 điểm (-0,88%) và xuống mức 538,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 49,70 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.336 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 7 mã tăng giá, 5 mã đứng giá và 18 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 95,92 điểm, tăng 0,30 điểm (+0,31%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 86,96 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.334,94 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 171 mã tăng giá, 104 mã đứng giá và 112 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 9,09 điểm (-0,71%) và xuống mức 1.272,64 điểm. Thanh khoản đạt hơn 1.072,46 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.430,34 tỷ đồng. Toàn sàn có 182 mã tăng, 61 mã đứng giá và 260 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 15,73 điểm (-1,21%) và xuống mức 1.284,02 điểm. Thanh khoản đạt hơn 292,28 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 9.270,29 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 2 mã tăng, 1 mã đi ngang và 27 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là EIB (hơn 33,13 triệu đơn vị), POW (hơn 28,08 triệu đơn vị), BCG (hơn 27,55 triệu đơn vị), SHB (hơn 24,38 triệu đơn vị), VND (hơn 22,95 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là TCD (6,99%), VIP (6,99%), SGR (6,98%), CCL (6,97), CMV (6,96%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là VND (-10,78%), DTT (-6,94%), TTE (-6,61%), CSV (-4,49%), HAX (-4,38%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 201.223 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 25.719,35 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-giam-hon-9-diem-khoi-ngoai-ban-rong-hon-1600-ty-dong-post811684.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "VN-Index", "khối ngoại", "bán ròng HNX-Index", "thanh khoản", "phiên giao dịch", "cổ phiếu" ] }
Tiêu thụ điện trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tăng tới 37,2%
NDO -Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5, EVN đã bảo đảmcung cấp điệnan toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, các nhà máy điện cùng toàn bộ hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã vận hành an toàn, ổn định. Một số ít sự cố nhỏ xảy ra trên hệ thống điện đã được các lực lượng ứng trực xử lý kịp thời, bảo đảm duy trì cung cấp điện liên tục cho các khách hàng. Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua cũng ghi nhận không xảy ra tai nạn lao động về điện, không có hiện tượng cháy nổ điện.Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia cho biết, trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các chủ đầu tư nguồn phát điện (trong đó bao gồm cả điện mặt trời mái nhà) về cơ bản đã thực hiện đúng theo các mệnh lệnh điều độ, từ đó đã góp phần đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, không gây sự cố và ảnh hưởng cung cấp điện.Để bảo đảm cung cấp điện trong kỳ nghỉ lễ, ngay từ đầu tháng 4, EVN và các đơn vị đã chủ động xây dựng phương án chi tiết bảo đảm cung cấp điện an toàn, phòng chống cháy nổ. Đồng thời, EVN và các đơn vị đã tổ chức phân công, ứng trực 24/24 giờ để sẵn sàng xử lý các tình huống sự cố hệ thống điện, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực và phương tiện, vật tư thiết bị để xử lý sự cố.Theo quy luật hằng năm trước đây, mứctiêu thụ điệnvào các kỳ nghỉ lễ, Tết thường giảm mạnh so các ngày trước lễ với mức thấp hơn khoảng 25%-30%; tuy nhiên đối với dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, số liệu thống kê cho thấy, tiêu thụ điện bình quân trong kỳ nghỉ lễ chỉ giảm khoảng 8% so ngày thường trước lễ, đồng thời tăng rất cao so cùng kỳ nghỉ lễ năm 2023.Cụ thể như sau: trung bình ngày trong cả kỳ nghỉ lễ, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện quốc gia ở mức khoảng 40.459MW, sản lượng tiêu thụ điện ở mức khoảng 860,5 triệu kW giờ/ngày. Như vậy, nếu so cùng kỳ nghỉ lễ năm 2023 thì sản lượng điện bình quân ngày trong cả dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay tăng tới 37,2%; đồng thời công suất tiêu thụ cực đại toàn hệ thống trong dịp lễ cũng tăng tới 30,6%. Thậm chí ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (27/4) còn ghi nhận công suất tiêu thụ điện toàn quốc lập đỉnh mới với con số 47.670 MW do diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở cả 3 miền.Thời gian tới đây, tình hình nắng nóng sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, số ngày nắng nóng gay gắt được dự báo kéo dài so với trung bình hằng năm. Đối với khu vực miền bắc, do đây mới chỉ là đợt nóng gay gắt đầu tiên diễn ra nên tiêu thụ điện miền bắc mặc dù tăng cao so trước đó nhưng vẫn chưa tới mức đỉnh đã từng được ghi nhận trong quá khứ. Như vậy, tiêu thụ điện ở miền bắc được dự báo còn tiếp tục tăng lên trong những đợt nóng sắp tới của mùa hè năm nay. Bên cạnh đó, nếu nắng nóng diễn ra ở cả 3 miền cũng sẽ làm tiêu thụ điện của toàn quốc cũng sẽ tăng mạnh, gây nhiều áp lực đối với việc vận hành và cung cấp điện trong giai đoạn cuối mùa khô.Như đã thông tin trước đó, để chủ động trong việc bảo đảm cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền bắc trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024, EVN đã và đang thực hiện các nhóm giải pháp về vận hành hệ thống điện, đầu tư xây dựng và tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải.Để chung tay góp phần bảo đảm cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng năm 2024 đã và đang có xu thế bất lợi về thời tiết, EVN rất mong nhận được sự chia sẻ và hành động tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm tối (từ 19 giờ đến 23 giờ). Trong đó, đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, chỉ bật điều hòa khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26-27 độ trở lên; đồng thời chú ý không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm. Việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm điện cũng giảm thiểu nguy cơ sự cố về điện và hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao.
https://nhandan.vn/tieu-thu-dien-trong-ky-nghi-le-304-va-15-nam-nay-tang-toi-372-post807435.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Tiêu thụ điện", "nghỉ lễ 30/4 và 1/5", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam" ] }
Giá vé máy bay tác động mạnh đến ngành du lịch
NDO -Theo lãnh đạo nhiều địa phương, việc giávé máy baytăng cao đã làm giảm lượng khách du lịch nội địa đi bằng đường hàng không, giảm doanh thu ngành du lịch…
Ông Trần Văn Linh, Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Du lịchtỉnh Kiên Giangcho biết, giá vé máy bay tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến Phú Quốc mà còn các địa phương khác. Trong đó, Phú Quốc có giá vé máy bay tăng cao nhất. Năm 2023, có 11 đường bay kết nối đến Phú Quốc thì nay chỉ còn 3 đường bay đến Phú Quốc là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.Đặc biệt, lượng khách hàng không giảm nhiều. Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày dịp 30/4-1/5 vừa qua, lượng khách nội địa của tỉnh Kiên Giang giảm 36%. Tuy nhiên, nhờ lượng khách bằng đường bộ và du khách quốc tế tăng nên tính chung 4 tháng đầu năm, lượng khách đến tỉnh Kiên Giang tăng gần 20%. Tỉnh đã kỳ vọng rất cao về khách du lịch nội địa nhưng 4 tháng đầu năm nay, lượng khách đến Phú Quốc chỉ tăng nhẹ hơn 7%.Tương tự, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnhQuảng Namcũng cho biết, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng khách du lịch đi bằng đường hàng không đến Quảng Nam giảm.Những năm trước dịch, cách 1 tháng thì hầu như các cơ sở lưu trú lấp đầy 80-90% nhưng dịp lễ 30/4 vừa qua, cách 10 ngày, các cơ sở vẫn còn khó khăn.Chính vì vậy, các cơ sở bắt đầu tăng các gói kích cầu đối với khách nội địa vùng đi bằng tàu lửa, ô-tô, tăng khách nội vùng để có thể lấp đầy khoảng trống của khách hàng không.Theo ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng thành viên Lữ hành SaigonTourist, giá vé máy bay hiện chiếm khoảng 50% tổng giá một tour du lịch.Thí dụ, giá tour đi từ Thành phố Hồ Chí Minh ra một số tỉnh phía bắc như Hà Nội-Ninh Bình-Hạ Long-Sa Pa kéo dài 5 ngày 4 đêm, giá bình quân 12 triệu đồng. Trong đó, giá vé máy bay chiếm khoảng 6-6,5 triệu đồng.Đó là vé phổ thông tiêu chuẩn linh hoạt hoặc phổ thông tiêu chuẩn. Dĩ nhiên, có những lúc cần bay giờ đẹp, ngày đẹp thì giá vé phải lên đến khoảng 8 triệu đồng; hoặc bay tối khuya sẽ thấp hơn khoảng 4-5 triệu, nhưng bình quân 6 triệu, chiếm 50% tour miền bắc.Theo ông Yên, từ đầu năm đến nay, giá vé máy bay đã tăng khoảng 20%, theo đó, giá tour du lịch tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, giá tour lúc này 12 triệu đồng thì năm ngoái khoảng 11 triệu đồng. Chính việc tăng giá vé máy bay đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch.Ngành du lịch vượt khóÔng Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel Corp cho rằng, ngành hàng không và du lịch là 2 cánh của 1 chiếc máy bay, tác động hữu cơ, kết nối chặt chẽ với nhau.Thời gian qua, có nhiều thông tin sai lệch, sau đó biến thành quy chụp dẫn đến nhiều người hiểu nhầm rằng, ngành hàng không đang cố tình bán vé giá cao để hưởng lợi 1 mình, không quan tâm đến các đơn vị khác, nhất là ngành du lịch.Đặc biệt, nhiều dẫn chứng các đường bay trong nước đắt hơn bay nước ngoài. Tuy nhiên, đây chỉ là một vài trường hợp cá biệt nhờ chương trình khuyến mãi, không phải phổ biến.Báo cáo xu hướng toàn cầu (Global Trend Report) do FCM Consulting (công ty cung cấp dịch vụ lữ hành đa quốc gia) cung cấp cũng chỉ ra rằng, thời điểm cuối năm 2023, giá vé máy bay quốc tế hạng phổ thông đã tăng 17- 25% so với năm 2019.Theo ông Kỳ, chưa bao giờ giá vé máy bay từ Việt Nam đi Mỹ lại đắt như hiện nay. Vé hạng thương gia trước đây chỉ 3.000-4.000 USD, giờ phải 9.000-11.000 USD. Hạng vé phổ thông cũng tăng từ 750-900 USD lên từ 1.700-2.100 USD tùy từng thời điểm.Do vậy, các địa phương muốn kích cầu du lịch có thể khuyến khích, xem xét hỗ trợ các hãng hàng không khi mở đường bay tới địa phương.Các hãng hàng không cũng nên hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành thông qua việc giảm tiền cọc series booking, chia thành nhiều đợt thanh toán, cho phép trả gối đầu... Đồng thời, giữa các điểm đến, dịch vụ tại chỗ, lữ hành... nên ngồi lại cùng nhau; ngành hàng không cũng liên kết với nhau, hỗ trợ nhau trên cơ sở có chính sách hỗ trợ chung cho tất cả các hãng hàng không, từ phía Chính phủ.Ông Nguyễn Hữu Y Yên cũng cho rằng, giá vé máy bay nội địa tăng, song giá tour nội địa của Việt Nam hiện không cao hơn giá tour nước ngoài như nhiều người nói.Chẳng hạn, với chuẩn 4 sao, giá tour đi ở miền bắc là 12-15 triệu đồng; miền trung từ 8-10 triệu đồng; thì tour đi Thái Lan 12 triệu đồng còn tour Thái Lan 5-6 triệu đồng, tour 0 đồng không tính; tour Hàn Quốc trên 20 triệu đồng, tour Nhật trên 30 triệu đồng...Để kích thích ngành du lịch trong nước trong bối cảnh giá vé máy bay tăng, các công ty lữ hành, hàng không, điểm đến, khách sạn, nhà hàng có thể ngồi lại với nhau để tìm giải pháp không tăng giá giá tour hoặc tăng từ 3-5%.Chẳng hạn, có thể tư vấn cho du khách thay vì bay vào khung giờ đẹp có thể chuyển sang bay tối. Khách du lịch sẽ bị mất điểm tham quan, nhưng khách có thể ở thêm 1 đêm. Vậy các điểm đến, đặc biệt tại các địa phương Phú Quốc, Cam Ranh, Hạ Long... những nơi có nguồn condotel nhiều, có thể ngồi lại với nhau, làm các combo giá tốt hơn...", ông Yên đề xuất.Tại Quảng Nam, để thúc đẩy ngành du lịch phát triển trong bối cảnh giá vé máy bay tăng cao, địa phương này đã đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thu hút khách đi bằng đường bộ. Hệ thống chính quyền tỉnh đã làm việc nhiều với các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ... để tăng cường xây dựng thêm gói dịch vụ thu hút khách du lịch bằng đường bộ thay vì chỉ ngồi chờ hạ nhiệt giá vé máy bay.Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam đã tập trung vào các gói kích cầu kích chất lượng, đa dạng sản phẩm, tăng chương trình phục vụ du khách. Thêm đó là, quảng bá nội vùng cho khách đi bằng ô-tô từ Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, hay Tây Nguyên xuống… để lấp đầy khoảng trống của khách hàng không.Nhờ vậy, 4 tháng đầu năm 2024, khách đến Quảng Nam tăng chứ không giảm, đạt 2,5 triệu khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó khách quốc tế đạt 1,5 triệu (tăng 7%), khách nội địa là 1 triệu (tăng 10%).
https://nhandan.vn/post-809849.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "đường hàng không", "Giá vé máy bay", "ngành du lịch", "du khách" ] }
PVN vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp
NDO -Việc triển khai thành công hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) góp phần giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tối ưu hoá công tác quản trị tài chính. Các dữ liệu được cập nhật kịp thời, cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về tình hình hoạt động của các đơn vị trong Tập đoàn, giúp hỗ trợ tối đa Ban Lãnh đạo PVN trong việc đưa ra các quyết định.
Ngày 5/5, đại diện lãnh đạo PVN cho biết, PVN đã công bố vận hành chính thức hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN - Giai đoạn 1, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình chuyển đổi số củangành dầu khíViệt Nam.Nhận thức được ý nghĩa chiến lược, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là công cụ để thực hiện đổi mới, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh, những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại, PVN đã xác định công tác chuyển đổi số của Tập đoàn là việc bắt buộc phải thực hiện.Trong đó, sáng kiến số về triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP - Giai đoạn 1 là sáng kiến số trọng điểm, là một trong các sáng kiến số cốt lõi, đóng vai trò quan trọng hàng đầu của PVN. Tuy có tính chất phức tạp cao, nhưng với quyết tâm hoàn thành sứ mệnh số hóa PVN, các đơn vị, phòng ban thuộc Tổ triển khai của Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với nhà thầu NGS (Công ty cổ phần Thiết bị và truyền thông NGS) đưa hệ thống đi vào vận hành với 6 phân hệ nghiệp vụ gồm: Kế toán tài chính; Kế toán quản trị và Ngân quỹ/Dòng tiền; Lập kế hoạch ngân sách và dự báo; Quản lý danh mục đầu tư; Hợp nhất báo cáo tài chính; Báo cáo quản trị.Lãnh đạo PVN và các đơn vị đối tác thực hiện nghi thức chính thức vận hành hệ thống ERP.Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các bên, ngày 31/3/2022,PVNđã đưa vào vận hành phân hệ đầu tiên: Phân hệ Kế toán tài chính. Ngày 20/11/2022 đã vận hành Phân hệ hợp nhất báo cáo tài chính Công ty mẹ. Ngày 8/3/2024, vận hành Phân hệ hợp nhất báo cáo tài chính Tập đoàn. Các Phân hệ còn lại đã hoàn thiện các công việc xây dựng hệ thống, chuyển đổi dữ liệu, đào tạo người sử dụng cuối. Toàn bộ hệ thống sẵn sàng đưa vào vận hành chính thức ngày 31/3/2024.Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị và truyền thông NGS Phạm Thế Trường, đây là thành quả rất tự hào, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của PVN trong kỷ nguyên số. Lãnh đạo NGS cam kết sẽ đồng hành cùng PVN trong suốt quá trình sử dụng hệ thống ERP, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, giúp đơn vị khai thác tối đa hiệu quả hệ thống và đạt được mục tiêu phát triển mà PVN đã đề ra.Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn phát biểu tại buổi lễ.Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn khẳng định: Việc triển khai thành công hệ thống ERP góp phần giúp Tập đoàn nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tối ưu hóa công tác quản trị tài chính. Các dữ liệu được cập nhật kịp thời, cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về tình hình hoạt động của các đơn vị trong Tập đoàn, giúp hỗ trợ tối đa Ban Lãnh đạo Tập đoàn trong việc đưa ra các quyết định.“Trong thời gian tới, với mục tiêu bảo đảm hệ thống được vận hành an toàn, ổn định, dữ liệu của hệ thống được “Đúng, Đủ, Sống, Sạch”, Văn phòng Tập đoàn cùng các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên, các đối tác tiếp tục nâng cao văn hóa trong thời kỳ chuyển đổi số, tập trung rà soát, cập nhật và hoàn thiện toàn bộ quy trình vận hành hệ thống theo quy định của pháp luật.Đồng thời, tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ, điểm yếu kỹ thuật, lỗ hổng bảo mật, triển khai ngay các biện pháp xử lý, khắc phục tồn tại, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hệ thống. Bên cạnh đó, tiếp thu các ý kiến người dùng, nghiên cứu để cải tiến, nâng cấp hệ thống nhằm giúp PVN có thể sử dụng và khai thác tối đa giá trị hệ thống mang lại,…” - ông Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/pvn-van-hanh-he-thong-quan-tri-nguon-luc-doanh-nghiep-post807958.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "PVN", "Tập đoàn Dầu khí Việt Nam", "quản trị nguồn lực doanh nghiệp" ] }
Phát huy thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung
NDO -Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng ngày càng được nâng cao. Hội đồng Vùng đã hoàn thành được 12/23 nhiệm vụ được giao.
Ngày 19/5, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung (Hội đồng Vùng) tổ chức công bố Quyết định 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, tiến hành phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng Vùng.Đồng chủ trì phiên họp, có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng Vùng; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu.Cùng tham dự có Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo Thành ủy, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân 14 tỉnh, thành phốvùngBắc Trung Bộ và duyên hải miền trung (từ Thanh Hóa vào Bình Thuận); các chuyên gia, nhà khoa học.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng Vùng.Đi đầu cả nước về kinh tế biểnVùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung gồm 3 tiểu vùng: Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); Trung Trung Bộ (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận); cùng 2 hành lang kinh tế Bắc-Nam và Đông-Tây.Theo Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đến năm 2050Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trunglà vùng phát triển nhanh, bền vững, đi đầu cả nước về kinh tế biển; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, xanh, thông minh; hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, có kiến trúc tiêu biểu, giàu bản sắc, xanh, văn minh, hiện đại, thông minh, có khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.Đến năm 2050, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung phát triển được ít nhất 2 đô thị và một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn, ngang tầm khu vực châu Á tại các khu kinh tế ven biển hiện đại; phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, xanh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hài hòa; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử, hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi quy hoạch vùng bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính, vùng biển, ven bờ của thành phố Đà Nẵng và 13 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu Tư Nguyễn Duy Đông trình bày một số nội dung chủ yếu của Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Ưu tiên nhóm chính sách phát triển vùngPhát biểu khai mạc phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng Vùng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, thành viên Hội đồng Vùng, đại diện các bộ, ngành cùng các đại biểu cho ý kiến góp ý vào báo cáo sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ; lưu ý những nhóm giải pháp phát triển của quy hoạch; các vấn đề khó khăn, thách thức chủ yếu và kiến nghị phương hướng tháo gỡ, khắc phục…“Chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng bộ; triển khai bài bản, khoa học; xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời hạn, mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả thực chất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong Vùng, để sự phát triển của Vùng tạo động lực, sức lan tỏa mạnh mẽ phát triển các vùng lân cận và cả nước”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các địa phương lựa chọn những dự án kết nối tiểu vùng, nội vùng, liên vùng cần ưu tiên đầu tư.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùngBắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng ngày càng được nâng cao.Nhiều điểm nghẽn đối với phát triển dần được khơi thông; tiềm năng, lợi thế của vùng và từng địa phương trong vùng được phát huy. Tư duy về liên kết vùng dần được đổi mới, đã hình thành cơ chế điều phối vùng.Về cơ bản, kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ từng bước phát triển ổn định theo định hướng bền vững hơn; chất lượng cơ sở hạ tầng trong vùng từng bước được cải thiện; thể chế và bộ máy điều phối vùng đã được hoàn thiện...Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí DũngCác đề án, nhiệm vụ đã và đang triển khai hiệu quả, đóng góp chung vào sự phát triển của vùng như: Khởi công các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, có tính liên kết vùng; ban hành và triển khai nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá cần thiết cho vùng và một số địa phương trọng điểm; hoàn thành công tác quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Hội đồng Vùng đã hoàn thành được 12/23 nhiệm vụ được giao; các bộ, ngành, địa phương đang khẩn trương triển khai 11 nhiệm vụ còn lại.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về cơ bản, kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ từng bước phát triển ổn định theo định hướng bền vững hơn; chất lượng cơ sở hạ tầng trong vùng từng bước được cải thiện; thể chế và bộ máy điều phối vùng đã được hoàn thiện. Việc hoàn thiện Quy hoạch vùng và Quy hoạch tỉnh làm nền tảng, định hướng cho thu hút đầu tư trong thời gian tới…Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tư duy về liên kết vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung dần được đổi mới, đã hình thành cơ chế điều phối vùng.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ rõ một số khó khăn hiện nay trong việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp quy mô lớn, phát triển các ngành kinh tế biển, xử lý các vấn đề có tính liên vùng như: Giao thông kết nối, xử lý môi trường, cứu hộ, cứu nạn; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực cho phát triển, các hoạt động liên kết, điều phối vùng cần được quan tâm hơn nữa.Tăng trưởng kinh tế của vùng còn thấp so mục tiêu đặt ra. Kinh tế biển chưa có tính đột phá. Hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có nhiều chuyển biến, chưa phát huy được ở mức cao nhất lợi thế của các hạ tầng kinh tế khác như sân bay, cảng biển. Tăng trưởng du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, thiếu sản phẩm du lịch đặc sắc.Thể chế liên kết vùng chưa đủ tính pháp lý để bảo đảm hiệu lực thực thi. Nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế, huy động nguồn lực các địa phương trong vùng còn thấp. Hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin kết nối chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực chưa được huy động và sử dụng hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Thu nhập của người dân trong vùng còn thấp, còn nhiều khó khăn.Tăng cường các dự án kết nối vùng, tạo động lực phát triểnThứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy nêu kiến nghị tại phiên họp.Thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cho rằng, Quy hoạch vùng đã được xây dựng hết sức khoa học, công phu, kỹ lưỡng, trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của vùng; đồng thời, kiến nghị nhiều vấn đề.Nhằm hiện thực hóa mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đề nghị nghiên cứu, cho phép các địa phương trong vùng được phát hành "trái phiếu chính quyền địa phương" để đề xuất với Chính phủ, bộ, ngành Trung ương huy động vốn trái phiếu đầu tư các dự án trọng điểm của Vùng. Đồng thời, phân cấp cho các địa phương chủ động thực hiện các dự án liên vùng kết nối.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung, về phương án phát triển kinh tế biển, cần bổ sung thêm các cơ chế, chính sách để phù hợp với tinh thần của quy hoạch quốc gia; tạo sự liên kết, phát huy tối đa cơ chế, chính sách đặc thù cho Vùng.“Việc áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cần có sự tập trung cho từng tiểu vùng. Ngoài ra, khi bố trí nguồn lực cho các địa phương nên dựa trên lợi ích chung của vùng và chọn tiểu vùng ưu tiên đầu tư”, ông Trung nói.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương phát biểu ý kiến tại hội nghị.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và các cơ chế, chính sách liên kết với nước bạn Lào; cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ như, lãi suất đầu tư kinh tế biển, liên kết phát triển du lịch, thành lập quỹ xúc tiến du lịch.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tiếp thu, đánh giá cao những ý kiến đóng góp của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trong vùng; đồng thời, cũng đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan.Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá hoạt động phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương trong vùng ngày càng nhuần nhuyễn, hiệu quả hơn và cho rằng, phiên họp của Hội đồng bước đầu đưa ra tiêu chí, cơ sở, lộ trình triển khai kế hoạch với những dự án có ý nghĩa, giá trị liên địa phương, kết nối, tạo ra động lực phát triển chung, nguồn nhân lực chung cho cả vùng.Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng kiến nghị rà soát, xem xét mở rộng phạm vi áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của một số địa phương trong vùng ra toàn vùng.Theo Phó Thủ tướng, tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đã được thúc đẩy, thu đủ chi, an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh…Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đang dần trở thành một khu vực phát triển khá năng động, một đầu cầu quan trọng của cả nước trong hợp tác và hội nhập quốc tế; một số địa phương trong Vùng đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành các cực tăng trưởng, hướng tới là trung tâm của vùng và các tiểu vùng.Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đang dần trở thành một khu vực phát triển khá năng độngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà“Đã thể hiện tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận mới trong quá trình triển khai Nghị quyết 26 và tổ chức hoạt động của Hội đồng Vùng. Đáng chú ý là đã thành lập và hoàn thiện quy chế, tổ chức làm việc của Hội đồng Vùng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ còn lại của Hội đồng Vùng như: Đề xuất những công trình, dự án kết nối, lan tỏa ; cơ chế tổ chức, vận hành của các tiểu vùng; cơ sở dữ liệu thông tin của vùng.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu kết luận tại hội nghị.Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo đề xuất lập Quỹ phát triển của vùng và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu, nhằm hoàn thiện báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng Vùng; đề xuất cấp thẩm quyền những giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện hiệu quả chủ trương về liên kết, kết nối, phát triển vùng.Phó Thủ tướng còn gợi mở những vấn đề đặt ra đối với vị trí pháp lý, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ của Hội đồng Vùng với Chính phủ, các bộ, ngành trong đề xuất, quyết định đầu tư và bố trí nguồn lực cho các dự án có tính kết nối, lan toả nội vùng, liên vùng; mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của cơ quan tư vấn cho Hội đồng Vùng, tổ điều phối tiểu vùng;…
https://nhandan.vn/phat-huy-the-manh-cua-vung-bac-trung-bo-va-duyen-hai-mien-trung-post810127.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung", "Hội đồng điều phối vùng", "Thừa Thiên Huế", "Quy hoạch vùng", "Phó Thủ tướng", "Trần Hồng Hà" ] }
Không công bố tình hình tài chính, Signo Land bị phạt hơn 90 triệu đồng
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xửphạt hành chínhCTCP Signo Land với mức phạt 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin,công bố thông tinsai hạn nhiều tài liệu: báo cáo tài chính; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu; kết quả chào bán trái phiếu...
Theo đó, Công ty cổ phần Signo Land bị xử phạt hành chính theo Quyết định số 162/QĐ-XPHC của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mức phạt 92,5 triệu đồng do hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty cổ phần Signo Land không công bố định kỳ với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Báo cáo định kỳ năm 2022 và bán niên năm 2023 về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện;Cùng với đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về Báo cáo tài chính năm 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021 và bán niên năm 2022; Báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên năm 2023; kết quả chào bán trái phiếu mã SNLCH2123001; việc hoàn tất mua lại trái phiếu mã SNLCH2123001 trước hạn.Công ty cổ phần Signo Land (địa chỉ tại tầng 24 tháp B, tòa nhà 173 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội), tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Bất động sản 216, thành lập năm 2015, vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng và tăng lên 60 tỷ đồng năm 2019; hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.Về tình hình hoạt động kinh doanh, Signo Land lỗ sau thuế gần 167 tỷ đồng trong năm 2023; trước đó, năm 2022, công ty lỗ gần 163 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/khong-cong-bo-tinh-hinh-tai-chinh-signo-land-bi-phat-hon-90-trieu-dong-post805954.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "công bố thông tin", "báo cáo tài chính", "Signo Land", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới
Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạchxuất khẩu gạođạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn, trong đó, nhóm gạo chất lượng cao khoảng 3,2 triệu tấn; nhóm gạo thơm, đặc sản 2,5 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình 1,15 triệu tấn; nhóm nếp 0,75 triệu tấn.Tín hiệu tích cực từ các thị trường mớiTham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore Cao Xuân Thắng cho biết, ba tháng đầu năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên trở thành quốc giaxuất khẩu gạolớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023.Điểm đáng chú ý là bên cạnh mặt hàng thế mạnh truyền thống của Việt Nam là gạo tẻ trắng, hai nhóm hàng khác là gạo nếp và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ cũng vươn lên chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại Singapore, lần lượt đạt 80,08% và 73,33%. Đây là nhân tố chính đưa Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ trở thành quốc gia chiếm thị phần gạo lớn nhất tại Singapore với 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ 6,96% và cao hơn Thái Lan 8,28%.Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hết quý I/2024, Singapore là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 8 của Việt Nam. Trong bối cảnh các thị trường truyền thống lớn của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Malaysia... đang nỗ lực tăng sản lượng sản xuất trong nước để giảm nhập khẩu từ các quốc gia khác, thì nỗ lực đa dạng chủng loại gạo vào Singapore là một tín hiệu đáng mừng trong khâu mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.Ngoài các quốc gia mới trong khu vực châu Á, thì châu Âu cũng là thị trường đang được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn tập trung khai thác.Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc Nông Đức Lai cho biết: Hai năm qua, do tác động của hiện tượng El Nino, cộng với tốc độ đô thị hóa sâu rộng khiến diện tích trồng lúa giảm nên sản lượng lúa của Trung Quốc cũng giảm rõ rệt. Về nhu cầu tiêu thụ, dự báo giai đoạn 2022- 2031, tiêu thụ gạo của Trung Quốc duy trì tăng trưởng liên tục.Về thương mại gạo, trước đây Trung Quốc xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu nhưng từ sau năm 2001, mức nhập khẩu gạo luôn ghi nhận cao hơn xuất khẩu. Năm 2024, Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an ninh lương thực và dự kiến sẽ tăng nhập khẩu gạo từ các quốc gia để bù đắp thiếu hụt lượng gạo trong nước, trong đó có xu hướng tăng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Hiện, nhu cầu tiêu thụ gạo của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 150 triệu tấn/năm.Nhiều năm qua, Trung Quốc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Ấn Độ, cho nên nếu trong năm 2024, Ấn Độ tiếp tục duy trì lệnh hạn chế xuất khẩu thì sẽ thêm cơ hội cho Việt Nam tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường này.Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc thì gạo thơm, gạo cao cấp đang ngày càng được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh quảng bá để tăng thị phần. Tính riêng ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc đạt 81.648 tấn, trị giá 48.186.036 USD.Ngoài các quốc gia mới trong khu vực châu Á, thì châu Âu cũng là thị trường đang được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn tập trung khai thác. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết: Tổng sản lượng gạo xuất khẩu năm 2023 của công ty tăng 135% so với năm 2022, trong đó xuất khẩu vào châu Âu đạt 20.000 tấn, tăng 125%. Sự tăng trưởng này nằm trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty bên cạnh các thị trường truyền thống. Đồng thời cũng là nhờ chất lượng hạt gạo liên tục được giữ vững và nâng cao khi Lộc Trời là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam và thế giới đạt chứng nhận canh tác lúa gạo bền vững SRP 100 lần thứ 4 liên tục từ năm 2020 đến nay.Đa dạng hoạt động xúc tiến thương mạiTheo Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Nguyễn Anh Sơn, hiện công tác phát triển thị trường xuất khẩu gạo chưa được hỗ trợ tương xứng với tiềm năng ngành hàng. Năm 2023, Bộ Công thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam mới tổ chức được hai chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường Hồng Công (Trung Quốc), ít hơn rất nhiều so với tần suất các ngành hàng khác. Do vậy, tần suất và quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, hiệu quả kỳ vọng từ các thương nhân, trong khi đây là công tác quan trọng, cần tiếp tục được đẩy mạnh, triển khai đều đặn, để kịp thời hỗ trợ thương nhân đáp ứng tốt tín hiệu thị trường, mở rộng thị phần tại các khu vực tiềm năng.Để khắc phục tình trạng này, từ đầu năm 2024, Bộ Công thương đã phối hợp các ngành chức năng tích cực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại gạo giữa Việt Nam với các đối tác. Cụ thể, đàm phán, trao đổi song phương với Indonesia, Malaysia về việc xem xét tiến tới ký bản ghi nhớ thương mại gạo, tạo môi trường ổn định, bền vững về thương mại gạo cho doanh nghiệp hai nước.Với thị trường Philippines, Bộ trưởng Công thương và Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines đã ký bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo. Trong giai đoạn 2024-2028, trừ trường hợp thiên tai, mất mùa, Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho Philippines số lượng hằng năm lên tới 1,5-2,0 triệu tấn gạo trắng, đồng thời thống nhất triển khai một số biện pháp trao đổi thông tin, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại gạo hai nước."Đối với các thị trường mới, Bộ Công thương đã ký với Bộ Công nghiệp nhẹ, Lương thực và Nông nghiệp Mông Cổ về bản ghi nhớ thương mại gạo giữa Việt Nam và Mông Cổ. Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp 30.000 tấn gạo nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Mông Cổ trong thời gian tới. Riêng thị trường tiềm năng Trung Quốc, Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hoàn thiện hồ sơ đăng ký dữ liệu cơ sở chế biến xuất khẩu, tránh gián đoạn hoạt động xuất khẩu gạo", ông Sơn nhấn mạnh.Bên cạnh đó, việc tập trung khai thác các thị trường ngách cũng là một trong những giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal thông tin, Việt Nam đã trao cho phía Senegal dự thảo bản ghi nhớ về thương mại gạo và đang chờ phía Senegal phản hồi. Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đạt 12.392 tấn, kim ngạch 5,35 triệu USD, tăng 215% so với năm 2022. Trong ba tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang Senegal 619 tấn gạo, kim ngạch đạt 440.380 USD.Theo Trung tâm thống kê của Senegal, năm 2023, quốc gia Tây Phi này nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo, kim ngạch hơn 500 triệu USD. Ngoài phục vụ thị trường trong nước hơn 18 triệu dân, Senegal còn nhập khẩu gạo để tái xuất sang các nước láng giềng. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác tốt hơn nữa thị trường có mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người cao nhất Tây Phi này, khoảng 117 kg/người/năm.Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nguồn cung gạo toàn cầu được dự báo sẽ không còn dồi dào khi nguồn cung chính chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu là Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước, chỉ còn 132 triệu tấn. Sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023-2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam có thể đáp ứng được nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023, đồng thời vẫn bảo đảm an ninh lương thực.(Nguồn:Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương)
https://nhandan.vn/khai-thac-thi-truong-xuat-khau-gao-moi-post807552.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Tham tán thương mại", "Kim ngạch", "Gạo", "thị trường", "xuất khẩu" ] }
Chứng khoán HVS Việt Nam bị phạt hơn 200 triệu đồng
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừaxử phạt hành chínhCông ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam với mức phạt tiền 210 triệu đồng do các vi phạm: thay đổi địa chỉ trụ sở chính khi chưa được chấp thuận; khôngbáo cáophương án khắc phục về việc không đáp ứng duy trì điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 22/5, ban hành Quyết định số 582/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam, do có hành vi thay đổi địa chỉ trụ sở chính khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; số tiền phạt 125 triệu đồng.Cùng với đó, Chứng khoán HVS Việt Nam tiếp tục bị phạt 85 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty không báo cáo phương án khắc phục được Hội đồng quản trị công ty thông qua về việc không đáp ứng việc duy trì điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.Tổng số tiền Công ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam phải nộp phạt là 210 triệu đồng.Công ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam (địa chỉ trụ sở chính tại số 31, đường số 9, khu dân cư Nam Long, tổ 7B, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Hùng Vương, thành lập năm 2008.Công ty hoạt động với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đa dạng: môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; tư vấn tài chính doanh nghiệp... Vốn điều lệ hiện hơn 50 tỷ đồng.Về tình hình kinh doanh, năm 2022, doanh thu từ kinh doanh chứng khoán của Công ty đạt gần 588 triệu đồng, lỗ sau thuế gần 82 triệu đồng.Năm 2023, Công ty đạt doanh thu từ kinh doanh chứng khoán hơn 796 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 292 triệu đồng.
https://nhandan.vn/chung-khoan-hvs-viet-nam-bi-phat-hon-200-trieu-dong-post810618.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Chứng khoán HVS Việt Nam", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "báo cáo", "công bố thông tin" ] }
Tuần từ 20 đến 24/5, có 45 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông
NDO -Danh sách 45 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 20 đến 24/5.
* Ngày 12/6/2024, CTCP Lilama 10 (HOSE: L10) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 25/6/2024, CTCP Nhựa-Bao bì Vinh (HNX: VBC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Công trình Giao thông Sài Gòn (UPCoM: GTS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Sông Lam (UPCoM: BSL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (UPCoM: MCM) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP In Tổng hợp Bình Dương (UPCoM: IBD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (UPCoM: SEP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.720 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Môi trường Đô thị Quảng Nam (UPCoM: QNU) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 386 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 13/6/2024, CTCP Bia Hà Nội-Nam Định (UPCoM: BBM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Miền Trung (HOSE: SMB) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Dược Medipharco (UPCoM: MTP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Logistics Cảng Đà Nẵng (UPCoM: DNL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Xuất nhập khẩu Hàng không (HNX: ARM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 14/6/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội (HNX: PJC) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Bao bì Tân Tiến (UPCoM: TTP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 35.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 31/5/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (HOSE: VPB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 26/6/2024, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (HOSE: TIX) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 26/6/2024, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (HOSE: TIX) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 1.250 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Pin Hà Nội (HNX: PHN) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Pin Hà Nội (HNX: PHN) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 3.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 6/6/2024, CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (HNX: TMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Thông Quảng Ninh (UPCoM: TQN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.523 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Quảng Ngãi (UPCoM: BSQ) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 28/6/2024, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến (UPCoM: VGG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 2/7/2024, CTCP Địa chính Hà Nội (UPCoM: DCH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Logistics Portserco (HNX: PRC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Công trình Đô thị Nam Định (UPCoM: UMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 586 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Môi trường và Công trình Đô thị Tỉnh Thái Bình (UPCoM: MTB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Than Cao Sơn - TKV (UPCoM: CST) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Harec Đầu tư và Thương mại (UPCoM: HRB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 3.050 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 6/6/2024, Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1 - CTCP (UPCoM: FIC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP VIWACO (UPCoM: VAV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Dược Hà Tĩnh (UPCoM: HDP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Công nghiệp Ô-tô - Vinacomin (UPCoM: VMA) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 5/6/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Xây dựng và Phát triển Cơ sở hạ tầng (UPCoM: CID) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 653 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 7/6/2024, CTCP Sách Giáo dục tại Thành phố Đà Nẵng (HNX: DAE) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* CTCP Cơ Điện lạnh (HOSE: REE) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15 (người sở hữu 100 CP được nhận 15 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 4/6/2024, CTCP Khoáng sản Bình Định (HOSE: BMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.150 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/5/2024.* CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (HOSE: TCD) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:8 (người sở hữu 100 CP được nhận 8 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/5/2024.* Ngày 29/5/2024, CTCP Kho vận Tân Cảng (UPCoM: TCW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Xây lắp và Dịch vụ Sông Đà (UPCoM: XLV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/5/2024.
https://nhandan.vn/post-810055.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Chủ động kiểm soát lạm phát
Dự báo từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát vẫn thường trực nhưng nếu không có những biến động lớn, bất ngờ xảy ra ảnh hưởng lớn đến việc điều hành thì mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% là khả thi.
Trong bối cảnh tâm lý kỳ vọng rất lớn khi tăng lương từ ngày 1/7 tới, vấn đề kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều hành.Lạm phát 5 tháng đã gần tiệm cận mục tiêuBáo cáo của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá cho biết công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm tiếp tục gặp áp lực, thách thức trước những biến động giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất của USD neo cao, lạm phát tuy có giảm trong giai đoạn đầu nhưng vào thời điểm này đã đi theo chiều ngang. Một số quốc gia xảy ra xung đột vũ trang, căng thẳng chính trị... làm đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa.Trong bối cảnh đó, để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình điều chỉnh giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô như bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện; tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.Nhờ đó, lạm phát được kiểm soát tốt, phục vụ cho ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm cung cầu hàng hóa, nhất là những mặt hàng thiết yếu. Bình quân 5 tháng đầu năm, CPI tăng 4,03% so cùng kỳ năm 2023; trong đó, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, một nhóm hàng có chỉ số giá giảm.Tuy nhiên từ tháng 4/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lưu ý đến những yếu tố rủi ro trong nhiệm vụ giữ ổn định kinh tế vĩ mô và nhấn mạnh áp lực lạm phát, tỷ giá là vấn đề cần quan tâm trong công tác điều hành những tháng còn lại của năm. Vì tốc độ tăng CPI bình quân bốn tháng đã tăng 3,93% so cùng kỳ, gần cận dưới mục tiêu Quốc hội đề ra (mục tiêu kiểm soát lạm phát Quốc hội giao là 4,0-4,5%). Đáng chú ý, tỷ giá dự báo tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh do sức ép từ thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp, tác động đến lạm phát trong nước.Dự báo 3 kịch bản lạm phátCác chuyên gia kinh tế, tổ chức nghiên cứu cũng đều quan tâm đến những tín hiệu mới này. Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nhiều yếu tố cho thấy lạm phát vẫn có áp lực gia tăng trong thời gian tới, khi trong rổ hàng hóa tính lạm phát có những yếu tố khó kiểm soát.“Chúng ta có thể kiểm soát bằng việc không tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, nhưng giá các mặt hàng liên quan đến thực phẩm, giao thông hay những yếu tố liên quan đến các chi phí đẩy như tỷ giá, lãi suất nếu nhích lên sẽ ảnh hưởng đến chi phí đẩy của doanh nghiệp và cuối cùng nó có thể ảnh hưởng đến giá hàng hóa”, TS Nguyễn Quốc Việt nói.TS Nguyễn Quốc Việt nhấn mạnh: Giải pháp đặt ra trong bối cảnh này là cần kiểm soát, bình ổn biến động của giá tài sản, nhất là tỷ giá Việt Nam với đồng USD và giá vàng. Bên cạnh đó, cần cố gắng kết hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ một cách hợp lý.Theo Ban Chỉ đạo điều hành giá, một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2024 đến từ việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá thị trường, tính đúng, tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá.Trong đó, việc điều chỉnh giá điện theo kiến nghị từ đầu năm của Bộ Công thương để bảo đảm phản ánh biến động các chi phí đầu vào của giá điện. Dự báo, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh trong thời gian tới cũng sẽ gây áp lực lên lạm phát.Đáng lưu ý, việc thực hiện cải cách tiền lương của khu vực công theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 21/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp từ ngày 1/7/2024 có thể làm gia tăng kỳ vọng lạm phát kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên.Bên cạnh đó, vẫn có dư địa cho công tác kiểm soát lạm phát, đó là tình trạng lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2024 giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh “nhập khẩu lạm phát”; sản xuất nông nghiệp trong nước được kỳ vọng tiếp tục diễn biến thuận lợi sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là nhân tố quan trọng giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá.Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu, Bộ Tài chính cập nhật ba kịch bản điều hành giá năm 2024: Kịch bản 1, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,72%; kịch bản 2, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,03%: kịch bản 3, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%. Mức dự báo này khá tương đồng với ba kịch bản lạm phát được Tổng cục Thống kê xây dựng với các mức tăng CPI năm 2024 lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%.
https://nhandan.vn/chu-dong-kiem-soat-lam-phat-post814662.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Nghị quyết số 27/NQ-TW", "Chỉ số giá tiêu dùng", "Lạm phát", "VEPR", "CPI" ] }
Cần hơn 174.500 tỷ đồng đầu tư hệ thống giao thông kết nối đường cao tốc
Ngày 8/5, Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ đã báo cáo lãnh đạo Chính phủ về nhu cầu vốn đầu tư hệ thốnggiao thôngkết nối các tuyến đường cao tốc.
Theo kết quả rà soát, tổng hợp, có 134 kiến nghị đầu tư của địa phương, tổng nhu cầu vốn 174.543 tỷ đồng; trong đó, có 53 kiến nghị liên quan đến nút giao, nhu cầu hơn 33.000 tỷ đồng; 81 kiến nghị liên quan đến tuyến kết nối, nhu cầu hơn 141.500 tỷ đồng.Về nhu cầu vốn đầu tư hoàn thiện các tuyến kết nối, có khoảng 16.554 tỷ đồng đã được bố trí, cần bố trí bổ sung khoảng 124.960 tỷ đồng (ngân sách trung ương 31.734 tỷ đồng, ngân sách địa phương 93.226 tỷ đồng).Trong điều kiện nguồn vốn nhà nước còn khó khăn, việc cân đối hơn 174.500 tỷ đồng ngân sách để đầu tư hoàn thiện các nút giao, tuyến kết nối là khó khả thi.Bộ Giao thông vận tảikiến nghị lãnh đạo Chính phủ, đối với các nút giao, tuyến kết nối có nhu cầu cấp thiết, cần sớm bố trí để đầu tư ngay trong giai đoạn 2021-2025, giao Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cân đối khoảng 4.352 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương hằng năm, nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025,...
https://nhandan.vn/can-hon-174500-ty-dong-dau-tu-he-thong-giao-thong-ket-noi-duong-cao-toc-post808491.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [] }
Nâng cao năng lực cạnh tranh tạo môi trường phát triển logistics
NDO -Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, ngành dịch vụlogistics Việt Namsẽ có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
Logistics có vai trò quan trọng tạo ra giá trị gia tăngNăm 2023 là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, do vậy chịu tác động mạnh từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là chính sách lãi suất, tỷ giá. Các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều thách thức.Tuy nhiên, kết quảxuất nhập khẩucủa Việt Nam trong năm 2023 đã thể hiện sự quyết liệt, kịp thời, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương để hài hòa các mục tiêu trước mắt và lâu dài, cùng với việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, quyết đoán của cộng đồng doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nhằm từng bước phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.Phát biểu tại hội thảo ‘‘Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Logistics và Thương mại điện tử bền vững’’ và Lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023”, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết: Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2023 đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28,3 tỷ USD.Theo ông Hải, logistics có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quá trình từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối đến tiêu dùng, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp ngày càng lớn đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, ngành dịch vụ logistics Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.“Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics”, ông Hải cho biết.Chuyển đổi số góp phần quan trọng trong phát triển logisticsTheo Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, cùng với tiến trình hội nhập, sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư cũng như việc thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, ngành logistics Việt Nam cũng đạt được một số kết quả nhất định. Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) năm 2023 đạt 3,3 điểm, đứng thứ 43/154 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 trong các nước ASEAN, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ khá cao, đạt 14-16%/năm với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.“Để đạt được kết quả này, không thể không kể đến vai trò của thương mại điện tử-là một ngành có tác động tương hỗ với ngành dịch vụ logistics, góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam”, ông Trần Thanh Hải đánh giá.Đồng thời ông cũng cho biết, Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ người dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất Đông Nam Á (khoảng 43,9 triệu người), do vậy dịch vụ logistics đáp ứng cho nhu cầu ngành thương mại điện tử luôn là cần thiết. Hơn hết, xu hướng chuyển đổi số, thay đổi hành vi mua sắm và các yếu tố tác động khác đang đưa thương mại điện tử thành lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua.Logistics có vai trò quan trọng đối với toàn bộ quá trình từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối đến tiêu dùng, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp ngày càng lớn đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước.Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, là một trong những ngành then chốt, logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng, đặc biệt trong “chuyển đổi số”, để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ thúc đẩy các ngành nghề khác.Việc ứng dụng công nghệ trong logistics và thương mại điện tử sẽ tối ưu hiệu quả hoạt động của hai ngành này, từ đó góp phần giảm chi phí logistics và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung.“Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng, giảm phát thải carbon, xả thải bao bì gây ô nhiễm môi trường nhờ tối ưu lộ trình vận chuyển, cũng như quản trị tốt việc giao hàng dựa trên các ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo", ông Trần Thanh Hải nêu.Theo ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viettel, nhiều công nghệ hiện đại đang được thế giới triển khai trong lĩnh vực logistics nhằm tối ưu hóa vận hành và bảo vệ môi trường.Trên cơ sở 5.000 xe ô-tô vận chuyển hiện có và hướng tới phát triển thêm 15.000 xe trong 5 năm tới, đồng thời hợp tác với vận tải đường sắt, vận tải đường biển…, năng lực logistics của Viettel đang ngày càng nâng cao.Đồng thời, Viettel hướng tới chuyển phát 20 triệu đơn/ngày, gắn với phát triển bền vững thông qua trang bị xe tải điện năng lượng mặt trời, ứng dụng công nghệ trong giám sát, vận hành kho thông minh…Ông Đinh Hoài Nam, Trưởng bộ phận phát triển kinh doanh Tập đoàn SLP Việt Nam (cung cấp hạ tầng logistics), cho biết, dù hiện diện ở quốc gia nào SLP đều có chính sách phát triển bền vững với các tiêu chí cụ thể. Như khi mua bán và sáp nhập doanh nghiệp kho bãi, logistics tại Việt Nam, SLP đưa thêm các tiêu chí thẩm định bảo đảm các yếu tố môi trường và xã hội, yêu cầu bên bán cung cấp báo cáo về tác động môi trường. Hay khi xây dựng hạ tầng phục vụ logistics, các nhà thầu thực hiện các tiêu chí môi trường, tiêu chuẩn xanh, năng lượng mặt trời áp mái để cung cấp cho khách thuê…Tin liên quanGỡ khó cho phát triển dịch vụ logistics tại các địa phươngMột trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ là “Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng nhằm đạt chất lượng dịch vụ logistics cao hơn”. Bên cạnh đó, theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, logistics là 1 trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.
https://nhandan.vn/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-tao-moi-truong-phat-trien-logistics-post809669.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Logistic", "Xuất nhập khẩu", "Thương mại điện tử", "logistics Việt Nam", "năng lực cạnh tranh", "môi trường phát triển" ] }
Bộ trưởng Tô Lâm chủ trì họp về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ
Ngày 1/8, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an chủ trì họp bàn về các nội dung trong dự thảoLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộvà Luật Đường bộ với Bộ Giao thông vận tải.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương, ghi nhận sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải trong tiếp thu, chỉnh lý nhằm hoàn thiện 2 dự thảo luật thời gian qua.Đồng thời, đồng chí đề nghị các đơn vị chức năng 2 Bộ tiếp thu ý kiến, tiếp tục rà soát kỹ nội dung 2 dự thảo luật, bảo đảm tiếp thu đầy đủ ý kiến thẩm tra mở rộng của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 24, chỉnh sửa, hoàn thiện 2 dự thảo luật trên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới; bảo đảm tính thống nhất, không chồng chéo của 2 dự thảo luật, mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn.Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)* Sáng 1/8, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệmTổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Namchủ trì Hội nghị giao ban Tổng cục Chính trị đánh giá kết quả công tác đảng, công tác chính trị tháng 7, triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm tháng 8/2023.Đại tướng Lương Cường ghi nhận, đánh giá cao các cơ quan, đơn vị đã chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.Về nhiệm vụ công tác tháng 8, đồng chí yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong Tổng cục chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chặt chẽ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, trọng tâm là:Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9…; tập trung cụ thể hóa chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư đối với cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, chiến sĩ-quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm và tinh thần “7 dám”.Các cơ quan, đơn vị tiến hành chặt chẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ, trọng tâm là sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...
https://nhandan.vn/bo-truong-to-lam-chu-tri-hop-ve-du-thao-luat-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo-va-luat-duong-bo-post765278.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Lương Cường", "Dự thảo luật", "Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam", "Tô Lâm", "Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ", "Luật Đường bộ" ] }
Giá vàng ngày 18/6: Vàng miếng, vàng nhẫn đứng yên; thế giới nhích nhẹ
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(18/6) nhích nhẹ lên 2.324 USD/ounce trong bối cảnh thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới. Trong nước, giá vàng đứng yên, vàng miếng SJC giao dịch ở mức 76,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 74,9 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm, 11 giờ ngày 18/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 75,3 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 1,68 triệu đồng/lượng.Giá vàng miếng SJCkéo dài chuỗi ngày đi ngang thứ 13 liên tiếp, niêm yết mua vào-bán ra ở mức 74,98-76,98 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 11 giờ ngày 18/6.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống khoảng 5-6 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 đứng yên so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 73,3 triệu đồng/lượng, bán ra 74,9 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,3 triệu đồng/lượng và bán ra mức 74,9 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Tính đến 11 giờ ngày 17/6 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới nhích nhẹ 1,2 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.324 USD/ounce.Giá vàng thế giới tăng nhẹ khi những dữ liệu công bố tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu suy yếu, làm tăng kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất trong tương lai.Dù tăng không đáng kể nhưng các chuyên gia cho rằng, việc giới đầu tư vẫn kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 9 là một động lực quan trọng để hỗ trợ giá vàng.Theo công cụ theo dõi lãi suất FedWatch của CME group, thị trường đang dự đoán có 67% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 18/6. (Ảnh: kitco.com)Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao Jim Wyckoff của Kitco Metals dự báo, giá vàng có thể sẽ đi ngang trong khoảng từ 2.300-2.400 USD/ounce cho đến khi tìm thấy chất xúc tác cơ bản quan trọng tiếp theo. Theo Jim Wyckoff, những chất xúc tác này sẽ không xuất hiện cho đến tháng 7 tới.Tuần này, các dữ liệu doanh về số bán lẻ của Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hằng tuần và chỉ số của các nhà quản lý mua hàng sẽ cung cấp thêm thông tin về đường hướng lãi suất của FED.Sáng nay, Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên 105,39 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4,270%; chứng khoán Mỹ lập kỷ lục mới khi thị trường kỳ vọng FED sẽ giảm lãi suất vào tháng 9 tới; giá dầu tăng mạnh lên mức 84,12 USD/thùng đối với dầu Brent và 79,61 USD/thùng đối với dầu WTI.Chủ đề: Các giải pháp quản lý thị trường vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-186-vang-mieng-vang-nhan-dung-yen-the-gioi-nhich-nhe-post814899.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn" ] }
Xây dựng văn hóa kinh doanh nhằm phát triển bền vững
Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cho đến nay, mục tiêu: “xây dựng văn hóa kinh doanh thành hệ điều tiết phát triển kinh tế-xã hội” tiếp tục được đặt ra trong bối cảnh đất nước vừa trải qua những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nhân, doanh nghiệpNghị quyết 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2014 đã xác định: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ “xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, văn hóa kinh doanh” trong công cuộc xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.Nhiều hoạt động với mục tiêu trên đã được triển khai từ T.Ư đến địa phương nhằm phát huy nhân tố văn hóa trong phát triển kinh tế, tạo ra những bước phát triển mới, bền vững, như Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” đã tạo được làn sóng lan tỏa rộng rãi, thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia và đăng ký “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”. Đây là danh hiệu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành với 5 nhóm tiêu chí, 40 chỉ số đánh giá đo lường.Tại diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ hai năm 2022 với chủ đề “Chấn hưng văn hóa - nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững” vừa tổ chức tại Hà Nội, các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt Nam đã thảo luận, làm rõ nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công cuộc chấn hưng văn hóa để phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, xây dựng môi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh. Từ đó đề xuất với Chính phủ, bộ, ngành các kiến nghị về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp nước ta đang ngày càng lớn mạnh, tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình hỗ trợ vì cộng đồng, đất nước, xây dựng mối quan hệ gắn bó với các tầng lớp trong xã hội, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.Để văn hóa là sức mạnh nội tạiCác giá trị văn hóa giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để xác định đúng triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, nâng tầm trong các hoạt động quản lý, quản trị, điều hành, trong ứng xử với nhân viên, đối tác, khách hàng, từ đó tạo dựng được sự tin cậy, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Đó chính là chìa khóa và sự bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte cho rằng, văn hóa kinh doanh là một hệ tư tưởng, hệ nguyên tắc mà ở đó nó đi qua năm tháng theo chuỗi các giá trị, đây là niềm tin mang tính khác biệt của con người trong doanh nghiệp. Giá trị được xây bằng chữ tín của họ với các đối tác. Công nghệ thông tin có thể thay thế một lực lượng lao động không hề nhỏ, nhưng nó không thể thay thế được văn hóa mà ở đó giá trị niềm tin, chữ tín và khát vọng phát triển là trường tồn.Nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố nội tại của doanh nghiệp và tác động tới chính doanh nghiệp. Nhưng với yếu tố văn hóa kinh doanh thì nó tác động ra cả ngoài xã hội mà điều đầu tiên là việc xây dựng bình đẳng quyền lợi được làm việc, cống hiến và phát triển của mọi lao động trong doanh nghiệp. Đó chính là những yếu tố kiến tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh. Bà Hà Thu Thanh nhấn mạnh, khi doanh nghiệp thực thi trách nhiệm xã hội, chia sẻ nguồn lực của họ với xã hội thì họ đang kiến tạo những giá trị phát triển bền vững.Việt Nam cần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cần phát huy sức mạnh nội sinh văn hóa để hình thành và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam, xây dựng những doanh nghiệp Việt lớn mạnh, không chỉ đủ sức cạnh tranh trên sân nhà mà còn vươn tầm khu vực và thế giới, mỗi doanh nghiệp cần trở thành những đại sứ quảng bá giá trị văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, lan tỏa “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam. Kiến trúc sư Lê Viết Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam gợi mở, doanh nhân Việt Nam cần biết nuôi dưỡng lòng nhân ái, vị tha và đức hy sinh thì mới tạo nên sự khác biệt lớn. Văn hóa kinh doanh Việt Nam cần đặt trên nền tảng đạo đức của doanh nhân, đạo đức của từng công dân Việt Nam và đạo đức đó cần được xây dựng dựa trên lòng yêu nước, thương dân. Việc nuôi dưỡng các đức tính tốt đẹp nói trên nhất định sẽ mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia và tin rằng đây là một sự thịnh vượng rất vững bền.Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng mong rằng, cộng đồng doanh nghiệp sẽ có nhận thức toàn diện hơn về vai trò của chấn hưng văn hóa với phát triển kinh tế bền vững, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh.
https://nhandan.vn/xay-dung-van-hoa-kinh-doanh-nham-phat-trien-ben-vung-post729586.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [] }
Bình Phước chú trọng phát triển cụm công nghiệp
Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã tập trung đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, phát triển cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vàokhu vực nông thôn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận chuyên đề phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn nhanh và bền vững.
Việc thành lập các cụm công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, tạo thuận lợi trong quản lý, kiểm soát về môi trường.Để doanh nghiệp "lạc nghiệp"Theo thống kê, tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của tỉnhBình Phướcđạt gần 425.000 ha, trong đó cây cao su và điều đứng đầu cả nước. Cụ thể, cây cao su chiếm diện tích gần 245.000 ha (chiếm 26% diện tích cả nước); cây điều có diện tích gần 152.000 ha (chiếm 50,6% diện tích cả nước); cà-phê gần 14.000 ha (chiếm 1,97% diện tích cả nước) và cây hồ tiêu hơn 13.600 ha (chiếm 10,7% diện tích cả nước). Những năm gần đây, sản xuất, chế biến ngành điều của tỉnh được chú trọng, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức liên kết phù hợp với điều kiện sản xuất và nhu cầu của nông dân.Ðơn cử, chuỗi điều hữu cơ có hơn 3.000 ha trong tổng số hơn 152.000 ha; chuỗi liên kết sản xuất điều có 15 hợp tác xã với diện tích gần 4.900 ha; chuỗi hợp tác vùng nguyên liệu với 8 doanh nghiệp tham gia đăng ký chỉ dẫn địa lý liên kết,... Mặt khác, Bình Phước được mệnh danh là "công xưởng" chế biến hạt điều của thế giới với 1.416 cơ sở, chiếm số lượng cơ sở chế biến hạt điều nhiều nhất cả nước, với 33 doanh nghiệp quy mô vừa, 115 doanh nghiệp nhỏ và 1.254 doanh nghiệp siêu nhỏ.Bình Phước được mệnh danh là "công xưởng" chế biến hạt điều của thế giới với 1.416 cơ sở, chiếm số lượng cơ sở chế biến hạt điều nhiều nhất cả nước, với 33 doanh nghiệp quy mô vừa, 115 doanh nghiệp nhỏ và 1.254 doanh nghiệp siêu nhỏ.Chế biến hạt điều chính là ngành công nghiệp chủ lực, thế mạnh của tỉnh; mỗi năm đóng góp khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2023, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hạt điều của tỉnh đạt hơn 1,18 tỷ USD.Tuy được mệnh danh là "công xưởng" chế biến hạt điều, nhưng đến nay, các doanh nghiệp chế biến hạt điều và một số loại sản phẩm từ nông nghiệp đang hoạt động tự phát; chưa đưa vào một hệ thống sản xuất như khu công nghiệp, cụm công nghiệp để quản lý về quy trình cũng như phát thải ra môi trường.Từ thực tế đó, theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường, phát triển các khu, cụm công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển công nghiệp, nhất là phát huy các lợi thế của tỉnh về nguồn lực đất đai và vị trí trong khu vực kinh tế trọng điểm Ðông Nam Bộ, tạo động lực thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Bình Phước cũng gắn phát triển các khu, cụm công nghiệp với chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, các hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, tạo lợi thế so sánh để thu hút các dự án đầu tư có quy mô và chất lượng, góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới.Bình Phước đã quy hoạch tầm nhìn đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 1.828 ha đất cụm công nghiệp, chủ yếu phân bổ ở các huyện có điều kiện kinh tế khó khăn, như thị xã Phước Long (100 ha), thị xã Bình Long (210 ha), huyện Bù Gia Mập (135 ha), huyện Lộc Ninh (210 ha), Bù Ðốp (130 ha), Hớn Quản (220 ha), Ðồng Phú (341 ha), Bù Ðăng (147 ha)... Bình Phước ưu tiên triển khai các dự án cụm công nghiệp một cách khả thi, hiệu quả; tránh tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai và chỉ tiêu đất công nghiệp."Tỉnh xác định phát triển cụm công nghiệp vững chắc, phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương; mỗi địa phương cấp huyện không quá ba cụm công nghiệp; chú trọng phát triển một số cụm công nghiệp chuyên ngành. Các khu, cụm công nghiệp đã được cấp phép và đầu tư hạ tầng sẽ được tỉnh tập trung ưu tiên giải phóng mặt bằng, hạn chế tối đa nguy cơ thiếu quỹ đất sạch do các diện tích cũ đã lấp đầy nhưng khu, cụm công nghiệp mới chưa triển khai thu hút đầu tư. Ðồng thời, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với vùng kinh tế trọng điểm phía nam và khu vực Tây Nguyên", Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.Nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ tầngTheo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Tuệ Hiền, với phương châm "Thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh", chính quyền tỉnh đang nỗ lực rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính và áp dụng cơ chế một cửa liên thông, một đầu mối tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục tại trung tâm hành chính công. Cùng với đó, tỉnh cũng đẩy mạnh xây dựng "chính quyền điện tử" với phương châm hành động: "2 nhanh; 3 tốt" (nhanh giải phóng mặt bằng, nhanh thực hiện thủ tục đầu tư; chính sách tốt, hạ tầng tốt, tình cảm tốt) và cam kết "luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp". Nhờ đó, thời gian giải quyết thủ tục hành chính được rút ngắn chỉ bằng 1/3 thời gian quy định, đây là một trong những lợi thế thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 12/15 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, diện tích cho thuê đất là 3.565 ha, thu hút được 410 dự án FDI với tổng số vốn là 4.244,58 triệu USD. Theo quyết định quy hoạch Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh có 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.828 ha. Bình Phước đã thành lập chín cụm công nghiệp với diện tích 452 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 75%. Hà Mỵ là một trong những cụm công nghiệp thành lập sớm nhất của tỉnh (năm 2011) nằm sát đường ÐT 714 (xã Tân Lập, huyện Ðồng Phú), tuyến huyết mạch nối Bình Phước với Bình Dương do Công ty cổ phần Hà Mỵ làm chủ đầu tư. Cụm công nghiệp được xây dựng trên diện tích 10 ha, tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động đã lấp đầy diện tích.Tân Tiến 1 và Tân Tiến 2 (xã Tân Tiến, huyện Ðồng Phú) là một trong những cụm công nghiệp được xây dựng nhanh nhất tỉnh Bình Phước do Công ty cổ phần đầu tư-bất động sản Thành Phương làm chủ đầu tư. Ðây là hai cụm công nghiệp có tổng quy mô hơn 113 ha, với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng nằm trong hành lang công nghiệp của tỉnh. Nhờ được đầu tư đồng bộ hạ tầng, cụm công nghiệp đã thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đến đầu tư các ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh, như: Sản xuất sản phẩm phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc; sản xuất thuốc chữa bệnh, nguyên liệu thuốc kháng sinh; vật liệu xây dựng, hóa chất, hàng tiêu dùng, may mặc…Theo lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư-bất động sản Thành Phương, hai cụm công nghiệp Tân Tiến 1 và Tân Tiến 2 khởi công ngay sau đại dịch Covid-19 cho nên gặp không ít khó khăn. Ðơn vị đã tập trung nguồn lực để triển khai xây dựng và hoàn thiện dự án, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, tuân thủ các quy định pháp luật, đồng hành với các nhà đầu tư, hỗ trợ các vấn đề về pháp lý và đơn vị đang tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình xây dựng, vận hành và sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên, một số vị trí tỉnh quy hoạch cụm công nghiệp và nhà đầu tư đang triển khai thực hiện các bước thì vướng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ cho nên phải dừng. Do đó, tỉnh Bình Phước cần thêm nhiều chính sách thu hút nhà đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; đồng thời, kiến nghị các bộ, ngành khoanh vùng quy hoạch khoáng sản phù hợp với quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh để không bị chồng chéo trong quy hoạch.
https://nhandan.vn/binh-phuoc-chu-trong-phat-trien-cum-cong-nghiep-post810503.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Bình Phước", "phát triển công nghiệp", "xây dựng hạ tầng" ] }
Giá vàng ngày 13/5: Vàng SJC quay đầu giảm mạnh
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 13/5) giao dịch ở mức 2.356,3 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch 89,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 76,6 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 7/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 85,5 triệu đồng/lượng mua vào và 87,5 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 500 nghìn đồng (mua vào). Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2 triệu đồng/lượng.Giávàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 86,5-89,5 triệu đồng/lượng, giảm 2,3 triệu đồng (mua vào), giảm 1,8 triệu đồng (bán ra). Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ 30 phút ngày 13/5.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 18 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC9999 giao dịch mua vào 74,9 triệu đồng/lượng, bán ra 76,6 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,9 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,7 triệu đồng/lượng, chưa đổi so với chốt phiên hôm trước.Thời điểm 10 giờ 30 phút sáng nay, ngày 13/5, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.356,3 USD/ounce, giảm nhẹ so kết phiên hôm trước.Cuộc khảo sát vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia vẫn đang thể hiện sự lạc quan mới về kim loại quý, trong khi chỉ có một nửa số nhà giao dịch bán lẻ tin rằng giá vàng có thể tăng giá vào tuần tới.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 13/5. (Ảnh: kitco.com)Trong số 17 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia Khảo sát vàng của Kitco News, 10 chuyên gia, tương đương 59%, dự đoán giá vàng tăng cao hơn vào tuần tới, trong khi chỉ có 2 nhà phân tích, chiếm 12%, dự đoán giá sẽ giảm. Năm chuyên gia, tương đương 29% trong tổng số, nhận thấy vàng có xu hướng đi ngang.Trong khi đó, 195 phiếu bầu đã được bỏ trong cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco, trong đó các nhà đầu tư ở Main Street bi quan hơn đáng kể. 97 nhà giao dịch bán lẻ, chính xác là 50%, dự đoán vàng sẽ tăng vào tuần tới. 42 người, tương đương 21%, dự đoán giá sẽ thấp hơn, trong khi 56 người được hỏi, chiếm 29%, kỳ vọng kim loại quý sẽ giao dịch đi ngang trong tuần tới.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-135-vang-sjc-quay-dau-giam-manh-post809065.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 13/5", "giá vàng miếng", "vàng nhẫn SJC", "vàng thế giới" ] }
30 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ 3 đến 7/6
NDO -Các ngày trong tuần từ 3 đến 7/6, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 30 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông.
* Ngày 20/6/2024, CTCP Hóa- Dược phẩm Mekophar (UPCoM: MKP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 27/6/2024, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (HOSE: PGI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 21/6/2024, CTCP Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 1/7/2024, CTCP Chợ Lạng Sơn (UPCoM: DKC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Địa chất mỏ - TKV (UPCoM: MGC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Môi trường Đô thị Tỉnh Lào Cai (UPCoM: MLC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Cảng Quảng Ninh (UPCoM: CQN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Nam Dược (UPCoM: NDC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 21/6/2024, CTCP Tư vấn Đầu tư mỏ và Công Nghiệp - Vinacomin (UPCoM: TVM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco (HOSE: VIP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 5/8/2024, CTCP Cấp nước Chợ Lớn (HOSE: CLW) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 21/5/2024, CTCP Cấp nước Thủ Đức (HOSE: TDW) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 1.400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Gạch ngói Đồng Nai (UPCoM: GND) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 10/7/2024, CTCP Bến xe Hà Nội (UPCoM: HNB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 650 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Điện cơ Hải Phòng (HNX: DHP) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Everpia (HOSE: EVE) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Hà Nội (UPCoM: BSH) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Thủy điện Nước Trong (HNX: NTH) trả cổ tức đợt 4/2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 5/6/2024.* Ngày 21/6/2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex - CTCP (HNX: PLC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 5/6/2024.* CTCP Chứng khoán Thiên Việt (HOSE: TVS) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:10 (người sở hữu 100 CP được nhận 10 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Sông Ba (HOSE: SBA) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (HOSE: HUB) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Vinafco (UPCoM: VFC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 18/6/2024, CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD8 (UPCoM: HD8) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 19/6/2024, Tổng công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 19/6/2024, Tổng công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 26/6/2024, CTCP Mạ kẽm công nghiệp Vingal - Vnsteel (UPCoM: VGL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Nước và Môi trường Việt Nam (UPCoM: VWS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Nước và Môi trường Việt Nam (UPCoM: VWS) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.
https://nhandan.vn/post-812336.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Phụ nữ Hậu Giang khởi nghiệp, lan tỏa khát vọng làm giàu
NDO -Ngày 18/6, Hội Liên hiệp Phụ nữtỉnh Hậu Giangtổ chức Lễ khai mạc Ngày hội “Phụ nữ khởi nghiệp Sống xanh” và vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp của Phụ nữ tỉnh Hậu Giang năm 2024.
Đây là năm thứ tư Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tổ chức Ngày hội “Phụ nữ khởi nghiệp sống xanh” và Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp để tìm kiếm, hỗ trợ chị em phụ nữ có ý tưởng, dự án khởi nghiệp.Ngày hộiPhụ nữ khởi nghiệpnăm nay có nhiều đổi mới về quy mô, nội dung, cách thức thực hiện, lồng ghép tổ chức tọa đàm “Tư vấn, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp bền vững vì môi trường xanh và thích ứng với nền kinh tế số”.Tin liên quanThành phố Hồ Chí Minh trao vốn cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệpQua đây, Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp giúp nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về công tácchuyển đổi số, về sự cần thiết và tính cấp thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động khởi nghiệp.Cùng với đó, ngày hội khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ phát triển dự án, ý tưởng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, các sản phẩm thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.Tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ Hậu Giang.Các hoạt động thiết thực tại ngày hội là diễn đàn hấp dẫn, bổ ích cho hội viên phụ nữ, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ có nhu cầu khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.Qua đó, các hoạt động mở ra những cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành; giúp hội viên, phụ nữ được tiếp cận thị trường để giao lưu, kết nối, giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng theo hướng xanh, sạch, an toàn.Đây cũng cơ hội để lan tỏa khát vọng khởi nghiệp, làm giàu trong các tầng lớp phụ nữ và là dịp các chủ thể phụ nữ khởi nghiệp giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cũng như quảng bá, giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ đến đông đảo người dân.Đối với cuộc thi Khởi nghiệp của Phụ nữ tỉnh Hậu Giang năm 2024 có chủ đề “Dự án khởi nghiệp xanh” được phát động vào ngày 20/10/2023 với 174 bài dự thi. Ban Giám khảo đã chọn ra 15 ý tưởng/dự án để lan tỏa mạnh mẽ trên các kênh thông tin, báo chí và bước vào vòng chung kết (diễn ra ngày 18/6/2024).Đây là dịp để các cấp hội truyền cảm hứng khởi nghiệp, kỹ năng kinh doanh cho phụ nữ, phát hiện, bồi dưỡng phụ nữ khởi nghiệp, tạo động lực thúc đẩy phong trào phụ nữ khởi nghiệp và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đến chị em hội viên, phụ nữ.Trao hạn mức tín dụng cho các ý tưởng/dự án vào vòng chung kết.Trong khuôn khổ cuộc thi khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp, vận động Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trao hạn mức tín dụng cho 15 ý tưởng/dự án vào vòng chung kết (mỗi ý tưởng/dự án nhận hạn mức tín dụng 100 triệu đồng).Ngoài ra, Ban Công tác phía nam (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) vận động hỗ trợ 5 xe bánh mì khởi nghiệp trị giá 75 triệu đồng cho 5 hội viên phụ nữ ở huyện Long Mỹ (mỗi xe trị giá 15 triệu đồng).Dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang ra mắt mô hình “Phụ nữ ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng xanh”. Qua đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ khởi nghiệp, người tiêu dùng theo hướng xanh, sạch, an toàn, sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, các sản phẩm thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
https://nhandan.vn/phu-nu-hau-giang-khoi-nghiep-lan-toa-khat-vong-lam-giau-post814896.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "phụ nữ khởi nghiệp", "Hội Liên hiệp Phụ nữ", "khởi nghiệp xanh", "Hậu Giang" ] }
Thêm 8,5 triệu cổ phiếu một doanh nghiệp lên sàn UPCoM ngày 15/5
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 15/5 tới, sẽ chính thức đưa 8,5 triệu cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương vào giao dịch trênthị trường UPCoMtại HNX với giá tham chiếu trong ngàygiao dịchđầu tiên là 11.700 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương, mã chứng khoán: SCD (địa chỉ tại 606 Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), tiền thân là nhà máy Usine Belgique, được xây dựng vào năm 1952 trực thuộc tập đoàn BGI của Pháp.Năm 2004, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Chương Dương hiện đang sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm nước giải khát có gas, rượu nhẹ, nước tinh khiết. Sản phẩm thế mạnh của công ty là mặt hàng nước sá xị (chiếm trên 74% doanh thu) rất được ưa chuộng tại miền nam.Về tình hình sản xuất, kinh doanh, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 169 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 48,6 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty hơn 126 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 119 tỷ đồng.Quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 56,8 tỷ đồng, lỗ sau thuế gần 17 tỷ đồng.Ngày 15/5 tới, 8,5 triệu cổ phiếu SCD sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HXN với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.700 đồng/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch (mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu) là 85 tỷ đồng.Trước đó, HNX cũng thông báo chính thức đưa gần21 triệu cổ phiếu INGcủa Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX vào ngày 15/5 tới; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 9 nghìn đồng/cổ phiếu.
https://nhandan.vn/them-85-trieu-co-phieu-mot-doanh-nghiep-len-san-upcom-ngay-155-post808682.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "cổ phiếu", "doanh nghiệp", "sàn UPCoM", "ngày 15/5", "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội", "Nước giải khát Chương Dương" ] }
“Vượt nắng thắng mưa” trên các công trình trọng điểm ở thành phố mang tên Bác
NDO -Các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh luôn được giữ nhịp, đẩy nhanh tiến độ và tăng tốc để sớm chạm đích đúng vào dịp 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, 30/4/2025. Đây là những công trình giao thông, chỉnh trangcải tạo đô thịở thành phố mang tên Bác với mục tiêu chung góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tạo bộ mặt đô thị khang trang hơn, nâng cao chất lượng sống của hàng triệu hộ dân, qua đó liên kết vùng Đông Nam Bộ để phát triển bền vững.
Dốc sức thi công 63km tuyến kênh dài nhất thành phốDự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên khởi công tháng 2/2023, đi qua 7 quận, huyện gồm: Quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách Trung ương 4.000 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố 4.200 tỷ đồng).Chiều dài hai bên tuyến kênh là 63,4km, được xem là dự án cải tạo và chỉnh trang đô thị dọc kênh có quy mô dài nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án còn giúp tăng cường năng lực giao thông cho trục bắc nam, kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn.Dự án sẽ chỉnh trang đô thị, xây dựng bờ kè kênh, nạo vét kênh, cải tạo cảnh quan dọc tuyến; xây dựng đường giao thông hai bên bờ tuyến kênh dài 63km, bề rộng từ 7-12m…Chính vì tầm quan trọng này, chủ đầu tư và nhà thầu cần tăng cường nhân lực để triển khai thi công các hạng mục công trình theo tiến độ đã đề ra. Công tác thi công chia làm nhiều ca kíp, kể cả thời tiết nắng nóng công trường vẫn “giữ nhịp” thường xuyên.Các địa phương có dự án đi qua nỗ lực vận động bà con nhân dân ủng hộ dự án, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Các sở, ngành hỗ trợ thủ tục, di dời hạ tầng điện…, phấn đấu hoàn thành công trình vào đúng dịp chào mừng Lễ kỷ niệm 50 Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, 30/4/2025.Công nhân thi công đóng cọc, gia cố kè Dự án cải tạo và chỉnh trang đô thị dọc kênh có quy mô dài nhất Thành phố Hồ Chí MinhKỹ sư Nguyễn Đức Hùng, Chỉ huy trưởng một gói thầu ở khu vực đầu tuyến, quận Bình Tân dù đến giờ ăn trưa vẫn không rời công trường, nhắc nhở anh em công nhân tuân thủ kỷ luật an toàn lao động. Đội thi công do anh phụ trách gồm 60 người, làm xuyên suốt để kịp hoàn thành khối lượng đóng cọc, gia cố bờ kè. Anh Hùng cho hay, nhà thầu đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành 2,3km kè vào tháng 7 năm nay.Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng đô thị), chủ đầu tư, cho biết, hiện nay 10/10 gói thầu đã được triển khai thi công đồng loạt trên toàn tuyến. Tổng khối lượng thực hiện chung đạt khoảng 36%. Về công tác giải ngân, trong hai năm 2022 và 2023, dự án đã giải ngân hơn 3.600 tỷ đồng; dự kiến năm 2024 giải ngân 2.300 tỷ đồng.Thành phố phấn đấu hoàn thành công trình đúng dịp chào mừng kỷ niệm 50 Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, 30/4/2025.Trong năm 2024, các nhà thầu sẽ tập trung thi công hoàn thành các hạng mục xây lắp, cùng với đó là hệ thống thoát nước, công trình nền hạ đường giao thông, nền hạ của công viên và hệ thống chiếu sáng toàn tuyến…Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi ghi nhận sự nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu trong thời gian qua để đạt được kết quả như hiện nay, đồng thời đề nghị chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch kỹ lưỡng, nhịp nhàng, làm sao công trình phải hoàn thành đúng dịp 30/4/2025.Đồng chí đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có dự án đi qua không để tình trạng tái lấn chiếm, những khó khăn phát sinh thì tính toán bồi thường cho người dân hợp tình, hợp lý.Dự án Vành đai 3: Nhộn nhịp trên công trường ngày lễÔng Thái Văn Hưng (quê Nghệ An) cùng tốp thợ đang lắp dàn khung sắt trên dàn bê-tông của cầu cạn thuộc Dự án Vành đai 3, mũi thi công thuộc gói thầu Xây lắp 3, thành phố Thủ Đức. Tốp thợ này gồm 80 người, chia làm 3 ca làm việc, và làm xuyên suốt không nghỉ lễ.Ông Hưng quệt mồ hôi lăn dài dưới cái nắng gay gắt những ngày cuối tháng 4 cho hay: “Gần một năm nay, tôi theo anh em ở quê vào đây làm gần như không nghỉ ngày lễ, dịp lễ 30/4 và 1/5 này cũng vậy. Nhận thấy đây là công trình trọng điểm nên tôi động viên anh em công nhân cố gắng làm việc. Mỗi người choàng gánh một chút nên dù mệt cũng thấy vui”.Gói thầu Xây lắp 3, tại mũi thi công phía đông, thành phố Thủ Đức thuộc Dự án Vành đai 3 đang đẩy nhanh tiến độGhi nhận thực tế trên công trường, gói thầu Xây lắp 3 cũng là một trong số các gói thầu tại mũi thi công phía đông, thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh có khối lượng thực hiện đạt cao.Trong đó, khối lượng chung đạt gần 20%. Về tiến độ giải phóng mặt bằng, hiện thành phố Thủ Đức đã bàn giao thực hiện gói thầu Xây lắp 3 đạt tỷ lệ 93% nên là điều kiện thuận lợi để nhà thầu xúc tiến triển khai xây dựng nhanh các hạng mục cầu và đường.Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là dự án vành đai có tính kết nối liên vùng duy nhất đến thời điểm này ở khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Hệ thống đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài khoảng 76,34km; trong đó, đoạn đi qua Thành phố dài 47,5km. Chính quyền Thành phố đặt mục tiêu hoàn thành phần đường cao tốc vào tháng 4/2025, hoàn thành toàn tuyến vào năm 2026.Công nhân làm xuyên lễ tại Dự án Vành đai 3.Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Ban Chỉ huy dự án Thành phần 2-Dự án Vành đai 3, tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã bàn giao khoảng 98% diện tích toàn dự án cho chủ đầu tư triển khai toàn bộ các gói thầu xây lắp, cơ bản đáp ứng yêu cầu theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 105/NĐ-CP.Lãnh đạo Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đánh giá Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu, hoàn thành xuất sắc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Vành đai 3 so với ba địa phương còn lại. Thành phố Hồ Chí Minh có 1.679 trường hợp ảnh hưởng, thu hồi đất thực hiện Dự án Vành đai 3 với 410ha.Tranh thủ mặt bằng trống, kỹ sư và công nhân tăng tốc thi công cầu và đường thuộc mũi thi công thành phố Thủ Đức.Từ kết quả thực hiện công tác bồi thường Dự án Vành đai 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã mạnh dạn kiến nghị và được Quốc hội chấp thuận đưa vào Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở pháp lý để triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án có thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố.Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất: Gấp rút để về đíchVới mục tiêu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình đưaNhà gahành khách T3 Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất vào khai thác trước 2 tháng đúng ngày 30/4/2025 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước, lãnh đạo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) yêu cầu Ban Quản lý dự án cùng các liên danh nhà thầu huy động mọi nguồn lực máy móc, con người, nguyên vật liệu.Tinh thần của Thủ tướng Chính phủ "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp" làm việc ngày đêm cả thứ 7, chủ nhật đang được lan tỏa trên công trường để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, bảo đảm an, ninh an toàn với chất lượng và hiệu quả cao nhất.Dự án Nhà ga hành khách T3 Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đạt khoảng 82% khối lượng, vẫn luôn tinh thần "vượt nắng, thắng mưa"“Hiện tại, dự án đã hoàn thành hơn 81% khối lượng thi công phần thô của dự án, công tác thi công các hạng mục công trình đang được kiểm soát và thực hiện đúng với kế hoạch tiến độ đã đề ra. Chúng tôi thực hiện trên tinh thần công trình đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và trên hết chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công cùng cam kết sẽ thực hiện đúng với kế hoạch tiến độ đã cam kết”, ông Vũ Thế Phiệt -Tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết.Tại lễ phát động thi đua mới đây, Ban Quản lý dự án Nhà ga hành khách T3 đưa ra cam kết các hạng mục thi công như: Các đơn vị sẽ hoàn thành kết cấu phần thô nhà ga vào 30/4/2024; hoàn thành kết cấu phần thô nhà xe và trung tâm dịch vụ phi hàng không vào 15/6/2024; lắp đặt thiết bị thang máy thang cuốn, soi chiếu an ninh, băng chuyền hành lý, cầu ống dẫn khách từ 29/5/2024 đến 20/4/2025...Công trình Nhà ga hành khách T3-Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất là dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng khi tăng công suất khai thác của Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất lên gần gấp đôi để góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông Thành phố Hồ Chí Minh.Công nhân nỗ lực thực hiện cam kết thi đua, làm xuyên lễ trên công trường Nhà ga T3Dự án Nhà ga hành khách T3 Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có công suất khai thác 20 triệu hành khách/năm với quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500m2 và hạng mục nhà để xe cao tầng kết hợp dịch vụ.Với quy mô 90 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy làm thủ tục hành lý tự động và 42 quầy làm thủ tục check in tự động, áp dụng công nghệ mới nhất kết hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để triển khai làm thủ tục; 27 cửa ra tàu bay; 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách. Đặc biệt, nhà ga T3 được thiết kế với 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu riêng biệt phục vụ khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên…
https://nhandan.vn/vuot-nang-thang-mua-tren-cac-cong-trinh-trong-diem-o-thanh-pho-mang-ten-bac-post807213.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên", "Dự án Vành đai 3", "Nhà ga hành khách T3 Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất", "Tinh thần vượt nắng thắng mưa", "Ban Giao thông", "Ban Đô thị", "ACV" ] }