title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
VN-Index mất hơn 5 điểm, thanh khoản sụt giảm
NDO -Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 17/6, thị trường giao dịch giằng co dưới mốc tham chiếu, nhiềucổ phiếu lớn(BID, GAS, FPT, MSN...)  giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực lênVN-Index, kéo chỉ số này giảm 5,14 điểm khi kết phiên, xuống mức 1.274,77 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườngsụt giảm mạnh so phiên cuối tuần trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.025,66 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 25.432,88 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng trên 3 sàn hơn 794 tỷ đồng, tập trung vào các mã HPG (147 tỷ đồng), FPT (122 tỷ đồng), VHM (101 tỷ đồng), HDB (95 tỷ đồng), VNM (92 tỷ đồng)...Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm HSG (119 tỷ đồng), SAB (90 tỷ đồng), NKG (45 tỷ đồng), EVF (41 tỷ đồng), CTR (36 tỷ đồng)...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng giảm mạnh so phiên trước, đạt hơn 20.192,45 tỷ đồng; khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 738 tỷ đồng riêng trên sàn này.Các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 2,52 điểm gồm: HPG, HVN, GVR, HSG, SSB, MBB, EVF, POW, VHM, VPB.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 5,58 điểm của VN-Index gồm: BID, GAS, FPT, MSN, VCB, TCB, MWG, HDB, VIB, BCM.Phiên này, cổ phiếungành vật liệu xây dựngtăng mạnh nhất với mức tăng 1,56% chủ yếu đến từ các mã HPG (+1,2%), HSG (+6,79%), NKG (+4,28%), VSC (+1.14%)...; tiếp sau là cổ phiếu ngành vận tải-kho bãi với mức tăng 1,02% và cổ phiếu ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí với mức tăng 0,78%...Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành sản phẩm cao-su giảm mạnh nhất với mức giảm 1,92%, chủ yếu đến từ mã DRC (-2,63%) và CSM (-1,88%)...; theo sau là cổ phiếungành công nghệ-thông tinvới mức giảm 1,41% và ngành bán buôn với mức giảm 1,12%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì sắc đỏ gần suốt thời gian giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa giảm 8,43 điểm (-0,40%), về mức 2.119,75 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 886,71 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 23.343,64 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 173 mã tăng giá, 68 mã đứng giá và 243 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 243,16 điểm, giảm 0,81 điểm (-0,33%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 73,06 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.557,40 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 91 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 96 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 2,31 điểm (-0,43%) và về mức 538,22 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 45,60 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.195,16 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 10 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 98,09 điểm, tăng 0,04 điểm (+0,04%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 52,05 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 975,40 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 118 mã tăng giá, 93 mã đứng giá và 161 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 5,14 điểm (-0,40%), về mức 1.274,77 điểm. Thanh khoản đạt hơn 900,55 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.990,08 tỷ đồng. Toàn sàn có 169 mã tăng, 60 mã đứng giá và 275 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 6,76 điểm (-0,51%) và dừng tại mức 1.309,70 điểm. Thanh khoản đạt hơn 303,23 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 9.458,71 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 8 mã tăng, 2 mã đi ngang và 20 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HSG (hơn 43,64 triệu đơn vị), HPG (hơn 34,37 triệu đơn vị), VPB (hơn 26,71 triệu đơn vị), SHB (hơn 22,36 triệu đơn vị), HCM (hơn 18,12 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là PNC (+6,96%), NVT (+6,90%), DTL (+6,88%), HSG (+6,79%), SMC (+6,76%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là THG (-10,31%), EVG (-6,88%), PMG (-6,76%), QCG (-6,74%), TCR (-6,60%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 222.963 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 29.229,39 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-mat-hon-5-diem-thanh-khoan-sut-giam-post814735.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "thanh khoản", "chứng khoán", "cổ phiếu", "phiên giao dịch" ] }
Giá vàng ngày 29/5: Vàng miếng SJC tiếp tục tăng, tiến sát 91 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(29/5) tăng nhẹ lên 2.356 USD/ounce trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát để có thêm manh mối về thời điểm Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất. Trong nước, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng, giao dịch ở mức 90,9 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn ít biến động, giao dịch quanh 76,6 triệu đồng/lượng.
Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 29/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 88,9 triệu đồng/lượng mua vào và 90,5 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 500.000 đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,6 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 88,9-90,9 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới khoảng 17-18 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ 30 phút ngày 29/5.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 75,05 triệu đồng/lượng, bán ra 76,6 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,55 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,6 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Tại thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 29/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng nhẹ 3,9 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.356,81 USD/ounce.Các nhà đầu tư đang tập trung chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, cụ thể là Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào cuối tuần này để biết rõ hơn về thời điểm FED bắt đầu tiến hành xoay trục chính sách tiền tệ.Bart Melek, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities cho biết, sự mơ hồ trong chính sách tiền tệ của FED có thể khiến vàng khó “cất cánh” và những diễn biến trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu. Tuy nhiên, vị chuyên gia vẫn tiếp tục duy trì sự lạc quan về vàng.Trong báo cáo triển vọng thị trường vàng được công bố vào tuần trước, các nhà phân tích hàng hóa tại Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) nhận định, mặc dù vàng đang duy trì các mức giá quanh ngưỡng kháng cự 2.400 USD/ounce, nhưng đà phục hồi trên thị trường kim loại quý chưa kết thúc.Ngân hàng Thụy Sĩ cho biết, họ kỳ vọng giá vàng sẽ lên tới 2.500 USD/ounce vào tháng 9 và đạt 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay; tăng so dự báo trước đó lần lượt là 2.400 USD và 2.500 USD/ounce.Đồng thời, UBS cũng đưa ra dự báo 12 tháng, dự đoán giá vàng sẽ tăng lên 2.700 USD/ounce vào tháng 6/2025.Ngân hàng Julius Baer mới đây cũng đã nâng mục tiêugiá vàngtrong khoảng 3-12 tháng tới lần lượt lên 2.450 USD và 2.550 USD/ounce khi các ngân hàng Trung ương vẫn chưa dừng bổ sung kim loại quý này vào kho tích trữ, mặt khác, nhu cầu sở hữu vàng từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng ở châu Á cũng đang tiếp tục tăng.Sáng nay, Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên mức 104,72 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ xuống 4,566%; chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, Dow Jones giảm nhưng Nasdaq thì tiếp tục neo cao, vượt đỉnh 17.000 điểm; giá dầu tăng mạnh lên 84,14 USD/thùng đối với dầu Brent và 80,12 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-295-vang-mieng-sjc-tiep-tuc-tang-tien-sat-91-trieu-dongluong-post811641.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 29/5", "vàng nhẫn SJC 9999", "giá vàng tăng", "vàng miếng SJC 91 triệu đồng" ] }
Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm, có 81.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng có tới 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cao hơn nhiều so với số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường chủ yếu do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, “khát” vốn, thiếu kinh phí đầu tư và khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và hội nghị trực tuyến chính phủ với địa phương, trong đó chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương xem xét, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thuế, phí, lệ phí như đã thực hiện trong năm 2023 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ chohoạt động sản xuất, kinh doanh.Mới đây, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng 10% VAT đến hết năm 2024; gia hạnthuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí và giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong năm 2023,...Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tiếp tục giảm 2% VAT trong sáu tháng cuối năm sẽ khiến ngân sách nhà nước dự kiến giảm thu khoảng 24.000 tỷ đồng, cả năm 2024 dự kiến giảm thu hơn 47.000 tỷ đồng.Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tiếp tục giảm 2% VAT trong sáu tháng cuối năm sẽ khiến ngân sách nhà nước dự kiến giảm thu khoảng 24.000 tỷ đồng, cả năm 2024 dự kiến giảm thu hơn 47.000 tỷ đồng.Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thời gian qua cho thấy, đây là chính sách mang lại hiệu quả nhất trong các gói hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 và nhận được sự đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao của toàn xã hội. Việc giảm 2% VAT đến hết năm 2024 cũng kích thích tăng tiêu dùng trong nước, giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, bảo đảm tính cạnh tranh và sự phục hồi của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.Từ đó các doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, mở rộng quy mô sản xuất để duy trì việc làm cho người lao động, cũng như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi nền kinh tế.Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí là rất cần thiết. Bên cạnh việc duy trì chính sách tài khóa khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, Chính phủ và Quốc hội cần tiếp tục có thêm nhiều chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, miễn, giảm các loại thuế phí và thúc đẩy tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.Các chính sách ban hành cần có hướng dẫn cụ thể, nhằm khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo trong thực thi và triển khai theo hướng đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả. Chính sách mới phải tác động lan tỏa đến nền kinh tế, thực chất và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tương tự như chính sách giảm 2% VAT, từ đó củng cố niềm tin thị trường và tạo thêm không gian phát triển mới cho doanh nghiệp.Với các chính sách hỗ trợ được thực hiện đồng bộ, mang lại hiệu quả thực chất, chắc chắn sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp thích ứng, chủ động xây dựng chiến lược phát triển và ngày càng lớn mạnh, trở thành trụ cột của nền kinh tế đất nước.
https://nhandan.vn/trien-khai-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-post809037.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Nghị quyết số 44/NQ-CP", "Bộ Tài chính", "Giảm thuế", "Tổng cục Thống kê", "chính sách hỗ trợ doanh nghiệp", "“khát” vốn" ] }
Bình quân mỗi tháng có gần 20 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
NDO -Bình quân một tháng có 19,8 nghìndoanh nghiệp thành lập mớivà quay trở lại hoạt động; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 1,2%. Tính chung cả vốn tăng thêm của doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 1 triệu 268,1 nghìn tỷ đồng.
Số liệuTổng cục Thống kêcông bố ngày 29/5 cho thấy, tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có 64,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 601,2 nghìn tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký 426,4 nghìn lao động, tăng 4,5% về số doanh nghiệp, tăng 5,7% về vốn đăng ký và tăng 5% về số lao động so cùng kỳ.Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 1,2%. Nếu tính cả 666,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 18.567 doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm tháng đầu năm đạt hơn 1.268,1 nghìn tỷ đồng, giảm 9%.Sốdoanh nghiệp quay lại hoạt độngtăng nhẹ 3,3%, tương ứng với gần 34,1 nghìn doanh nghiệp tái gia nhập thị trường để đón cơ hội kinh doanh mới. Như vậy từ đầu năm đến nay, cả nước có 98,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại thị trường, tăng 4,1%. Bình quân một tháng có 19,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ ghi nhận có số lượng doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhất và cũng có mức tăng cao nhất so cùng kỳ; tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; nông, lâm nghiệp và thủy sản.Tin liên quanDoanh nghiệp thành lập mới tăng 6,9% trong quý I/2024Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 66,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,7% so cùng kỳ.Đáng lưu ý, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể đã giảm 8,8% so cùng kỳ, chỉ còn 23,3 nghìn doanh nghiệp có kế hoạch rời bỏ thị trường. Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể vẫn tăng 8,4%, tương ứng với gần 8.000 doanh nghiệp.Như vậy từ đầu năm đến nay, cả nước có có 97.299 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,5% so cùng kỳ. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.Trong số những doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và rời khỏi thị trường, phần lớn lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 67,9%). Các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể chủ yếu có quy mô nhỏ dưới 10 tỷ đồng, phần lớn doanh nghiệp giải thể có quy mô nhỏ và thời gian hoạt động ngắn dưới 5 năm.
https://nhandan.vn/binh-quan-moi-thang-co-gan-20-nghin-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-va-quay-lai-hoat-dong-post811658.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "doanh nghiệp", "Tổng cục Thống kê", "Doanh nghiệp mới thành lập", "Doanh nghiệp quay lại hoạt động" ] }
Trung Quốc liên tục tăng dự trữ vàng trong 18 tháng
NDO -Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng liên tục trong 18 tháng qua, đạt mức cao kỷ lục trong lịch sửdự trữ vàngcủa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cục Quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc mới công bố số liệu về quy mô dự trữ ngoại hối đến cuối tháng 4/2024 cho thấy, dự trữ vàng của nước này đạt 72,8 triệu ounce, tăng 60.000 ounce so tháng 3/2024.Đây là tháng thứ 18 liên tiếp, quy mô dự trữ vàng của Trung Quốc tăng thêm, tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối chính thức của Trung Quốc đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử.Mặt khác, tính đến cuối tháng 4/2024, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 3.200,8 tỷ USD, giảm 44,8 tỷ USD, tương đương 1,38% so cuối tháng 3/2024.Tin liên quanTrung Quốc bổ sung vàng vào kho dự trữ tháng thứ 17 liên tiếpCục Quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc đánh giá, tháng 4/2024, do ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố như chuyển đổi tỷ giá hối đoái và biến đổi giá tài sản, quy mô dự trữ ngoại hối đã giảm. Với nền tảng kinh tế ổn định, nền kinh tếTrung Quốccó nhiều lợi thế và tiềm năng lớn, thuận lợi cho việc duy trì quy mô dự trữ ngoại hối cơ bản ổn định.Theo số liệu mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới, tính đến cuối quý 1 năm nay, dự trữ vàng chính thức của Trung Quốc đạt 2.262 tấn, tăng 27 tấn so cuối quý trước. Vàng hiện chiếm 4,6% dự trữ ngoại hối chính thức của Trung Quốc và đã đạt mức cao nhất trong lịch sử.
https://nhandan.vn/trung-quoc-lien-tuc-tang-du-tru-vang-trong-18-thang-post808692.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Trung Quốc", "dự trữ vàng", "giá vàng", "tăng dự trữ vàng" ] }
Ba thành viên trúng thầu 3.400 lượng vàng
NDO -Theo kết quả tổng hợp đấu thầu bán vàng miếng ngày 8/5 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã có ba thành viên trúng thầu 34 lô (3.400 lượng vàng).
Cụ thể, theo thông báo kết quả tổng hợpđấu thầu vàng miếngngày 8/5 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng số thành viên trúng thầu là ba thành viên; tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô (3.400 lượng vàng). Giá trúng thầu cao nhất 86.050.000 đồng/lượng; giá trúng thầu thấp nhất 86.050.000 đồng/lượng.Như vậy, khối lượng vàng trúng thầu hôm nay bằng khối lượng vàng trúng thầu ngày 23/4, nâng tổng khối lượng vàng trúng thầu kể từ đầu đợt mở thầu đến nay là 6.800 lượng vàng, trong tổng số 16.800 lượng vàng được đấu thầu bán.Tin liên quan2 thành viên trúng thầu 3.400 lượng vàngCũng theothông báo mời thầutrước đó (ngày 7/5) của Ngân hàng Nhà nước, khối lượng đấu thầu tối thiểu để một thành viên được phép đặt thầu đã giảm xuống 7 lô (tương đương 700 lượng), thay vì 14 lô như những lần trước. Khối lượng đấu thầu tối đa không thay đổi, vẫn là 20 lô (tương đương 2.000 lượng).Cùng với đó, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc đợt đấu thầu này tăng mạnh lên 85,3 triệu đồng/lượng. Mức giá này cao hơn 2,4 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần thứ 4 và cao hơn 4,6 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần 1.Ngoài ra, các quy định khác về đấu thầu vàng không đổi. Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến được đấu thầu là 16.800 lượng vàng miếng SJC. Đơn vị tham gia được yêu cầu đặt cọc 10%. Bước giá dự thầu 10.000 đồng/lượng, bước khối lượng dự thầu là 1 lô (100 lượng).
https://nhandan.vn/ba-thanh-vien-trung-thau-3400-luong-vang-post808396.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "đấu thầu vàng", "vàng miếng SJC", "tăng cung vàng" ] }
Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm thu hút 400 đơn vị tham dự
NDO -Ngày 15/5, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2024 (HCMC FOODEX 2024) chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn-SECC, quận 7.
Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, dự kiến thu hút 18.000 lượt khách đến làm việc và tham quan.Diễn ra từ ngày 15 đến 18/5, với chủ đề “Kết nối giá trị cùng phát triển”, HCMC FOODEX 2024 thu hút 400 doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế tham gia, trưng bày khoảng 500 gian hàng trên diện tích 8.000m2.Tin liên quanKhai mạc Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP Hồ Chí MinhHCMC FOODEX 2024 giới thiệu tổng thể sự phát triển năng động của ngành công nghiệp chế biếnlương thực thực phẩmThành phố Hồ Chí Minh, quảng bá các sản phẩm có chất lượng và doanh nghiệp có thương hiệu uy tín trong ngành lương thực thực phẩm.Theo đó, các doanh nghiệp trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm dạng thô, sơ chế (nông sản, thủy hải sản, gia vị…); nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm được chế biến sâu; nhóm sản phẩm đồ uống; nhóm nguyên phụ liệu dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm; nhóm máy móc thiết bị sản xuất, đóng gói, bảo quản; nhóm sản phẩm tự nhiên-xanh-bền vững…Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2024.Ngoài ra, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin mới nhất về xu hướng sản xuất, tiêu dùng và định hướng thị trường xuất khẩu tiềm năng, một chuỗi sự kiện các hội thảo, tọa đàm, hoạt động B2B kết nối giao thương, cuộc thi nấu ăn, trình diễn ẩm thực… sẽ được diễn ra.Cụ thể, hội thảo chuyên đề “Hội nghị tập huấn chất lượng bao bì chứa đựng thực phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm thị trường nội địa và xuất khẩu”; cuộc thi nấu ăn chủ đề “Hồn Việt trong ẩm thực đương đại”; chương trình “Viet Nam - India B2B Matching”; hội thảo “Bứt phá tăng trưởng thị trường xuất khẩu toàn cầu cùng Amazon”; chương trình kết nối doanh nghiệp với nhà phân phối hiện đại; hoạt động B2B kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với các nhà mua hàng trong nước và quốc tế…Ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, HCMC FOODEX 2024 là chương trình được đầu tư nghiêm túc, khẳng định là sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế uy tín, tiêu biểu và được thiết kế tổ chức thường niên hằng năm tạiThành phố Hồ Chí Minh.Ban tổ chức cam kết không ngừng nghiên cứu đổi mới các nội dung hoạt động hỗ trợ trong khuôn khổ triển lãm như các hoạt động hội thảo, tọa đàm chuyên đề, hoạt động kết nối giao thương, trình diễn, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc và công nghệ sản xuất mới.Qua đó, nhằm thu hút đông đảo khách tham quan, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp tham gia, phấn đấu đưa HCMC FOODEX trở thành điểm đến lý tưởng cho các địa phương, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành lương thực thực phẩm; tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy ngành lương thực thực phẩm phát triển nhanh và bền vững.Các doanh nghiệp lương thực thực phẩm trưng bày sản phẩm tại triển lãm.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng, ngành lương thực thực phẩm hiện chiếm 14-15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu ưu tiên phát triển của thành phố.Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm giai đoạn 2020-2030 với các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ sản xuất cho ngành lương thực, thực phẩm.Đồng thời, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025.Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia khảo sát thị trường, các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.Thành phố xem đây là một trong những chương trình đột phá để thành phố tập trung hỗ trợ doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh và quay trở lại tăng trưởng trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/trien-lam-quoc-te-nganh-luong-thuc-thuc-pham-thu-hut-400-don-vi-tham-du-post809423.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "HCMC FOODEX 2024", "Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh", "Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh", "ngành lương thực thực phẩm", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền hỗ trợ nông dân phát triển
NDO -Mới đây, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữaBáo Nông thôn ngày nay/Dân Việtvà Hội Nông dân thành phố Hà Nội nhằm tăng cường, đẩy mạnh thông tin, truyền thông các hoạt động của Hội Nông dân Hà Nội nhằm hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt diễn ra không lâu sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 về đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của HộiNông dân Việt Namđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và cán bộ, hội viên nông dân thành phố Hà Nội đang ra sức thi đua, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam (nhiệm kỳ 2023- 2028) và Nghị quyết Đại hội X Hội Nông dân thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2023-2028).Phát biểu tại hội nghị ký kết, bà Phạm Hải Hoa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội cho biết: Nghị quyết Đại hội X Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đề ra 16 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu quan trọng đầu tiên của Đại hội là về công tác tuyên truyền; trong đó phấn đấu đặt ra mục tiêu có trên 100% cán bộ Hội (tương đương gần 9.000 cán bộ Hội Nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội) và trên 20% hội viên nông dân (tương đương 95.000 hội viên) sẽ tiếp cận và thường xuyên đọc Báo điện tử Dân Việt, Báo Nông thôn Ngày nay và các cổng thông tin điện tử của thành phố.Tại hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng hoa chúc mừng Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay Nguyễn Văn Hoài nhận nhiệm vụ mới.Đây là chỉ tiêu quan trọng mà các đại biểu Đại hội X Hội Nông dân thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2023-2028 đã biểu quyết thống nhất phấn đấu thực hiện. Việc ký kết chương trình phối hợp giữa hai bên nhằm cụ thể hóa chỉ tiêu quan trọng này.Phát biểu khai mạc hội nghị, nhà báo Nguyễn Văn Hoài, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt khẳng định, đây là Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để chúng ta cùng triển khai những nhiệm vụ, chỉ tiêu vì sự phát triển của phong trào nông dân, giai cấp nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.Theo nhà báo Nguyễn Văn Hoài, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt những năm qua đã có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân, tổ chức các sự kiện liên quan đến lĩnh vực "tam nông" và công tác từ thiện. Các hoạt động này, cơ bản được Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các Ban, đơn vị Trung ương Hội và Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đánh giá cao.Tin liên quanNâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn mớiĐể phục vụ tốt hơn công tác tuyên truyền đến bạn đọc, cán bộ và hội viên nông dân, từ 1/7/2024, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt sẽ tiếp tục cải tiến về hình thức, nội dung, trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân trên cả nước nói chung và Hội Nông dân thành phố Hà Nội nói riêng, từ đó cán bộ, hội viên nông dân có thể xem tờ báo như cẩm nang, người bạn đồng hành trong công việc, sản xuất nông nghiệp hằng ngày.
https://nhandan.vn/day-manh-thong-tin-tuyen-truyen-ho-tro-nong-dan-phat-trien-post814140.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "ký kết", "hỗ trợ nông dân", "Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt", "Hội nông dân" ] }
Giá vàng ngày 18/5: Giá vàng trong nước đồng loạt tăng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 18/5) tăng mạnh giao dịch ở mức 2414,4 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch 90,4 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 77,2 triệu đồng/lượng.
Cùng với đà tăng của thế giới, giá vàng trong nước cũng được điều chỉnh tăng trong phiên hôm nay.Tại thời điểm 10 giờ ngày 18/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,7 triệu đồng/lượng mua vào và 89,9 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.Giávàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,7-90,4 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 400.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,7 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 18/5.Giávàng nhẫn SJC9999 tăng nhẹ so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 75,6 triệu đồng/lượng, bán ra 77,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 77,3 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên trước đó.Tính đến 10 giờ ngày 18/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng mạnh so kết phiên hôm trước ở mức 2.414,4 USD/ounce.Giá vàng thế giới tiếp đà tăng trong phiên giao dịch cuối của tuần này, ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 18/5. (Ảnh: kitco.com)Trong một báo cáo mới đây, các chuyên gia Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) dự báo, vàng sẽ tiếp tục tăng nhờ được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng địa chính trị và nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường mới nổi. WGC kỳ vọng vàng sẽ tăng 8% so cùng kỳ năm ngoái trong năm 2024.Giám đốc điều hành Julia Khandoshko của Công ty môi giới Mind Money cho rằng, nhu cầu vàng từ các ngân hàng trung ương nhằm đa dạng hóa dự trữ ngoại hối sẽ là yếu tố giữ đà tăng dài hạn của kim loại quý này.Hoạt động mua vàng kỷ lục của ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, đã thúc đẩy nhu cầu vàng trong quý đầu tiên của năm 2024.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-185-gia-vang-trong-nuoc-dong-loat-tang-post809973.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 18/5", "giá vàng miếng", "vàng nhẫn SJC", "vàng thế giới" ] }
Giá vàng ngày 23/5 đồng loạt giảm, vàng miếng SJC "bốc hơi" 1,1 triệu đồng/lượng
NDO -Chịu áp lực bán mạnh sau khi lập đỉnh mới,giá vàng thế giới hôm nay(23/5) giảm xuống 2.375,1 USD/ounce. Trong nước, giá vàng đồng loạt giảm mạnh trước phiên đấu thầu thứ 9. Vàng miếng SJC giao dịch ở mức 89,8 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76,8 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, sáng 23/5, ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, tổng khối lượng dự kiến đấu thầu 16.800 lượng. Tỷ lệ đặt cọc 10%. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 88,9 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng so phiên ngày 21/5 (88,6 triệu đồng/lượng). Khối lượng 1 lô là 100 lượng.Tại lần đấu thầu này, ngân hàng Nhà nước cho biết, khối lượng đấu thầu tối thiểu là 5 lô, tương đương 500 lượng. Ngoài ra, khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên được phép đặt thầu là 40 lô (4.000 lượng).Trước giờ đấu thầu sáng nay, giá vàng các thương hiệu trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh. Đáng chú ý, vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" 1,1 triệu đồng lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 9 giờ 30 phút ngày 23/5.Cụ thể, tính đến 9 giờ 30 phút ngày 23/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 88 triệu đồng/lượng mua vào và 89,8 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 900.000 đồng và 700.000 đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,8 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,8-89,8 triệu đồng/lượng, giảm 1,1 triệu đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999dịch mua vào 75,2 triệu đồng/lượng, bán ra 76,8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75,15 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,8 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 550.000 đồng và 700.000 đồng so kết phiên trước đó.Tại thời điểm 9 giờ 30 phút sáng 23/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giảm 45,7 USD so kết phiên trước đó xuống mức 2.375,1 USD/ounce.Giá vàng thế giới đang chịu áp lực bán mạnh khi giảm xuống dưới mốc hỗ trợ quan trọng 2.400 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 23/5. (Ảnh: kitco.com)Mặc dù chính sách tiền tệ của Mỹ đã trở thành yếu tố thứ yếu trên thị trường vàng, nhưng lạm phát dai dẳng có thể tạo ra một số áp lực bán.Trong những ngày gần đây, các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho biết, mặc dù họ chưa sẵn sàng cắt giảm lãi suất vì lạm phát vẫn tăng cao nhưng cũng không tìm cách tăng lãi suất. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp FOMC cho thấy, một đợt tăng lãi suất khác không phải là không có khả năng xảy ra.Về trung hạn, nhiều chuyên gia lạc quan rằng,giá vàngsẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng hầu hết các nhà phân tích đều không chắc chắn về thời điểm kim loại quý sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce. Theo các chuyên gia, động lực có thể đưa vàng lên mốc này là khi FED bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.Sáng nay, Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên mức 104,92 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4,429%; chứng khoán Mỹ điều chỉnh giảm sau khi đã vượt ngưỡng 40.000 điểm kỷ lục; giá dầu tiếp tục giảm 81,23 USD/thùng đối với dầu Brent và 76,87 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-235-dong-loat-giam-vang-mieng-sjc-boc-hoi-11-trieu-dongluong-post810714.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 23/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn 9999", "giá vàng đồng loạt giảm", "thế giới mất mốc 2.400 USD/ounce" ] }
Giảm dần áp lực tỷ giá
Áp lực từ đồng USD đã vơi đi phần nào nhưng chưa đủ làm hạ nhiệt “sức nóng” của tỷ giá trong nước. Theo ý kiến của các chuyên gia, để ổn định tỷ giá, cơ quan quản lý cần triển khai nhiều biện pháp linh hoạt can thiệp thị trường như tiếp tục sử dụng kênh tín phiếu, nâng lãi suất OMO,…
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo sức mạnh của đồng USD với rổ 6 tiền tệ đã giảm về còn 104,95 điểm, mức thấp nhất trong một tháng trở lại đây. Trong khi đó, tỷ giá tham khảo giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) áp dụng cho ngày 16/5 ở mức 23.400-25.450 đồng/USD (mua-bán).Tỷ giá tăng, nhiều doanh nghiệp lao đaoTheo thông báo từ giữa tháng 4, đây cũng là mức giá mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm để chuyển trạng thái ngoại tệ về 0.Có thể thấy, biến động tỷ giá thời gian qua tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ðáng chú ý, liên tục trong hơn nửa tháng trở lại đây, tỷ giá đồng Việt Nam/USD bán ra tại các ngân hàng lớn đều ở mức “kịch trần”. Tính chung trong bốn tháng đầu năm, cùng với xu hướng chung trên thế giới, tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng đã tăng khoảng 4,39% so với đầu năm.Diễn biến của tỷ giá đã có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh quý I/2024 của một số doanh nghiệp có khoản vay lớn bằng USD, khi các doanh nghiệp này đã bị “đội” thêm hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng chi phí. Nhiều đơn vị báo lỗ đậm ngay quý I do đánh giá chênh lệch lãi/lỗ tỷ giá, đáng kể nhất ghi nhận tại một số doanh nghiệp thuộc ngành điện.Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với khoản lỗ lên tới 652 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 621 tỷ đồng. EVNGENCO3 ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá giảm từ 183 tỷ đồng xuống 22 tỷ đồng khiến doanh thu tài chính giảm từ 251 tỷ xuống 91 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ chênh lệch tỷ giá tăng mạnh từ 1,3 tỷ đồng lên 636 tỷ đồng khiến chi phí tài chính nhảy vọt từ 586 tỷ đồng lên 1.243 tỷ đồng. Về nợ vay, doanh nghiệp này vẫn còn 34.500 tỷ đồng nợ, bao gồm 5.360 tỷ đồng vay ngắn hạn và 29.187 tỷ đồng vay dài hạn.Tại Ðại hội đồng cổ đông thường niên vừa tổ chức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát Trần Ðình Long nhìn nhận, doanh nghiệp này cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố tỷ giá. Theo đó, Tập đoàn có tỷ trọng nguyên liệu đến từ nguồn nhập khẩu khá lớn, trong khi thị trường tiêu thụ chính lại là nội địa. Mặt khác, doanh nghiệp vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất định trong cơ cấu nợ vay, phải trả lãi và nợ gốc bằng USD hằng kỳ. Tại báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, Hòa Phát lỗ chênh lệch tỷ giá ròng hơn 90 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 lãi 68 tỷ đồng.Trong khi đó, với ngành hàng không, nhiều loại chi phí như thuê sân đỗ, đường băng, hay thuê tàu bay, mua nhiên liệu, lương phi công,... đều tính bằng USD. Do vậy, theo chia sẻ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Ðặng Ngọc Hòa, Vietnam Airlines rất mong muốn tỷ giá ổn định bởi lẽ, cứ 1% thay đổi tỷ giá, hãng sẽ mất 300 tỷ đồng. Nếu biến động 5%, chi phí một năm tăng lên 1.500 tỷ đồng.Linh hoạt giải pháp để ổn địnhBáo cáo vĩ mô tiền tệ được thực hiện bởi WiResearch (WiGroup) cho thấy, tính đến ngày 3/5, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do và thị trường ngân hàng đã có tín hiệu hạ nhiệt sau động thái bán USD giao ngay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia WiGroup, với việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bán khoảng 500 - 700 triệu USD, tỷ giá tăng mạnh chỉ là vấn đề lo ngại tạm thời và dự kiến sẽ hạ nhiệt trong quý II/2024.Như vậy, với sự can thiệp chủ động, linh hoạt và kịp thời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau khi trải qua một tháng 4 khá căng thẳng, tỷ giá hiện duy trì trạng thái khá ổn định. Tính đến ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.240 đồng, giảm 29 đồng so với phiên ngày 15/5. Trong khi đó, giá mua-bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 20-30 đồng so với phiên trước đó.Kỳ vọng đồng Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi từ quý III, song tại Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Ngân hàng UOB (Singapore), nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của UOB vẫn nhận định, đồng USD có thể tiếp tục mạnh, ít nhất trong quý II, và các đồng tiền châu Á, trong đó có đồng Việt Nam tiếp tục yếu trong quý II/2024.Ðồng thời, UOB duy trì kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất hai lần, mỗi lần 25 điểm phần trăm trong năm 2024. Ðối với sự phục hồi của đồng Việt Nam, UOB kỳ vọng đồng Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản vững chắc và sự phục hồi của đồng CNY. Dự báo, đồng Việt Nam/USD trong quý II khoảng 25.600 đồng, giảm xuống 25.100 đồng vào quý III, xuống 24.800 đồng vào quý IV/2024.Dù tỷ giá được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt sau giai đoạn tăng nóng, song nhiều chuyên gia kinh tế cũng lưu ý doanh nghiệp cần tính đến các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng như việc cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng vay ngoại tệ.Theo Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) Phạm Thị Ngọc Thủy, trong bối cảnh tỷ giá biến động, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái để kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp mình, giảm dần việc chỉ sử dụng đồng USD. Về lâu dài, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, sử dụng những công cụ tài chính phái sinh như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP), bảo đảm cho các hoạt động xuất nhập khẩu được kế hoạch hóa một cách khoa học…Ðối với chính sách tỷ giá, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ðào Minh Tú cũng khẳng định: Quan điểm xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là hạn chế những biến động quá mức của đồng Việt Nam, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt để hỗ trợ hấp thu các cú sốc từ bên ngoài, hướng đến ổn định tâm lý, hỗ trợ cho kinh tế vĩ mô, nhất là tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại. Hiện nay, về chính sách tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt hai mục tiêu là ổn định chứ không cố định tỷ giá và bảo đảm trạng thái ngoại tệ bằng 0 chứ không phải âm.Chia sẻ thêm về định hướng chính sách trong thời gian tới, Vụ trưởng Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Phạm Chí Quang cho hay, điều hành tỷ giá ổn định không có nghĩa là cố định mà linh hoạt. “Ðặc biệt trong bối cảnh những yếu tố tác động bên ngoài khó lường, lạm phát ở Mỹ khiến FED chưa có động thái rõ ràng về việc có giảm lãi suất hay không, một số nước như Indonesia vừa tăng lãi suất điều hành,… Tất cả những yếu tố trên đều được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát sao”, ông Quang nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/giam-dan-ap-luc-ty-gia-post810158.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Tỷ giá", "Đồng USD", "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "Tỷ giá VND/USD", "Chênh lệch tỷ giá", "EVNGENCO3", "Ngân hàng UOB", "Giảm lãi suất", "Biến động tỷ giá", "Lãi suất OMO", "Vay ngoại tệ" ] }
Gần 2.000ha lúa đông xuân tại Quảng Bình đổ rạp do mưa dông và gió mạnh
NDO -Sáng 4/5, đại diện lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Quảng Bình cho biết, những trận mưa dông kèm gió mạnh xảy ra trong 2 ngày qua làm gần 2.000 ha lúa vụ đông xuân bị ngã đổ, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Trước đó, sau đợt nắng nóng kỷ lục, từ tối 2/5, tại các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã xuất hiện trận mưa lớn kéo dài 1 - 2 giờ đồng hồ. Đây được xem là cơn mưa “vàng” giúp giải nhiệt và cứu sống nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả thoát khỏi khô hạn.Tuy nhiên, sau đó có thêm các trận mưa dông kèm gió mạnh, có những thời điểm và có nơi đến mức gần như mưa bão đã làm lúa đông xuân sắp chín, nặng bông bị quật ngã.Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Quảng Bình Hồ Khắc Minh, qua kiểm tra đồng ruộng kết hợp với thông tin từ các địa phương cho thấy, diện tích lúa bị ngã đổ toàn tỉnh gần 2.000ha. Nếu trời tiếp tục mưa, trong khi người dân chưa thể khắc phục được diện tích bị đổ ngã thì chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất lúa khi thu hoạch.Tại các địa phương có nhiều diện tích lúa đang đến kỳ thu hoạch ngã rạp, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp chính quyền cơ sở kiểm tra một sốcánh đồng lúa, khuyến cáo người dân khẩn trương thu hoạch diện tích lúa bị đổ nếu lúa đã chín để hạn chế thiệt hại do lúa có khả năng nảy mầm.Đối với những diện tích lúa còn xanh thì tháo, rút hết nước, dựng lúa dậy theo từng khóm ở các khu vực ngập nước để hạn chế ngập úng, hư hỏng.Nhiều nông dân ở huyện Quảng Ninh lo lắng khi chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là thu hoạch lúa bằng máy liên hợp nhưng giờ lúa bị đổ rạp nên không cắt máy được, nông dân phải còng lưng gặt từng khóm lúa hoặc phải thuê nhân công với chi phí tăng cao hơn.Theo dự báo, trong những ngày tới, tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Tỉnh đề nghị các địa phương chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết như: sấm sét, gió giật mạnh… để hạn chế thiệt hại trong đời sống và sản xuất nông nghiệp.Theo một chuyên gia nông nghiệp ở Quảng Bình, hiện tượng lúa chuẩn bị thu hoạch thì bị mưa dông, gió lốc gây thiệt hại luôn xảy ra trong vụ đông xuân-vụ lúa chính ở địa phương hằng năm. Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh phải tính toán một cách khoa học giúp nông dân có bộ giống ngắn ngày, bảo đảm năng suất và chất lượng để chủ động thâm canh, tránh tình trạng thời gian thu hoạch lúa dài ngày như hiện nay để rồi luôn rơi vào cảnh “lúa chín, trời mưa”.
https://nhandan.vn/gan-2000ha-lua-dong-xuan-tai-quang-binh-do-rap-do-mua-dong-va-gio-manh-post807803.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Quảng Bình", "mưa lớn kèm dông lốc", "mưa dông", "lúa đông xuân", "ngã đổ" ] }
Triển khai hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí các cơ chế chính sách đặc thù
NDO -Về một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ triển khai hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực các cơ chế chính sách đặc thù cho các dự án giao thông, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024 tạiKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XVsáng 20/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kinh tế-xã hội nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực.Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, giải ngân vốn đầu tư công và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh là những thành tựu nổi bật, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế. So với báo cáo tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, một số chỉ tiêu đạt kết quả tích cực hơn như: thu ngân sách nhà nước, xuất siêu, thu hút và giải ngân vốn FDI…Năm 2024, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, GDP Quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong Quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/4/2024 đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn 1,81% cùng kỳ năm 2023, đã đẩy lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng. Vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,1 tỷ USD, tăng 73,2%; vốn FDI thực hiện đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4%...Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cậpBên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2024 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức. Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP Quý I/2024 dù cải thiện nhưng chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Các cực tăng trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò liên kết và thúc đẩy các vùng, đồng thời, cũng chịu tác động từ sự suy giảm chung của kinh tế trong nước và thế giới.Tổng cầu trong nước yếu, chậm hồi phục trong bối cảnh áp lực lạm phát có dấu hiệu tăng; cầu tiêu dùng tăng 5,3% thấp hơn kỳ vọng, cầu đầu tư tư nhân tăng thấp 4,2%; giá vé máy bay tăng cao tác động tiêu cực đối với tăng trưởng du lịch nội địa; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện; hầu như toàn bộ khâu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics, bảo hiểm vận tải đều do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận.Bên cạnh đó, thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế; tín dụng xanh cho phát triển bền vững còn gặp nhiều thách thức.Tỷ giá tăng cao ngoài dự báo kể từ đầu năm, thậm chí có thời điểm đã vượt 25 nghìn đồng/USD, dự báo tiếp tục chịu áp lực tăng trong thời gian tới;quản lý thị trường vàngcòn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.Cũng theo ông Vũ Hồng Thanh, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự ánnhà ở xã hội, xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội; tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra; doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.Quang cảnh phiên họp sáng 20/5. (Ảnh: LINH KHOA)Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối. Giá đất nền có dấu hiệu tăng trở lại ở các thành phố lớn, thậm chí tăng giá cao cục bộ do đầu cơ gây ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở của người dân, người lao động, tiềm ẩn nhiều hệ lụy.Do đó, có ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá và có giải pháp ổn định tình hình, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua, xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Ngoài ra, cải cách thủ tục hành chính còn một số tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn xảy ra ở các cấp hành chính. Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được xử lý dứt điểm, kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc vẫn diễn ra…Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngKhắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệmVề một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.Đồng thời, có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động; thúc đẩy chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ; triển khai nhanh, hiệu quả Quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng, dầu, không để tái diễn tình trạng thiếu điện.Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thực sự chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; duy trì ổn định thanh khoản và giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh, tiếp tục có giải pháp hạ lãi suất cho vay.Các đại biểu dự phiên họp sáng 20/5. (Ảnh: LINH KHOA)Cùng với đó, tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản cùng với các có giải pháp để ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư; điều hành chi bám sát dự toán, tiết kiệm, hiệu quả, dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, cải cách tiền lương, an sinh xã hội; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước, bội chi, nợ công; tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.Chính phủ cũng cần có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; rà soát và có giải pháp hiệu quả để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư. Giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là di dời đường điện cao thế, tình trạng thiếu hụt đất đắp, cát san nền. Triển khai hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực các cơ chế chính sách đặc thù cho các dự án giao thông, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia.Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, người dân; đẩy mạnh phân cấp phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát; tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính. Thực hành tiết kiệm, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.Đặc biệt, cần có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế; tháo gỡ vướng mắc để triển khai hiệu quả chính sách nhà ở xã hội; tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, dạy nghề, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tình trạng sạt lở, xâm ngập mặn, nước biển dâng, tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường tại các đô thị lớn; tình hình an ninh nguồn nước, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long…
https://nhandan.vn/trien-khai-hieu-qua-chong-that-thoat-lang-phi-cac-co-che-chinh-sach-dac-thu-post810209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "tình hình kinh tế-xã hội", "chống thất thoát", "cơ chế đặc thù", "quản lý thị trường vàng", "nhà ở xã hội", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "Ủy ban Kinh tế" ] }
Hà Nội lắp trạm cân tự động tại nhiều tuyến đường trọng điểm
NDO -UBND TP Hà Nội vừa cho phép nghiên cứu lập dự án xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị cân kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách thành phố theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội.
Theo đó, trên cơ sở thống nhất của liên ngành, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất lắp đặt trạm cân tự động tại đường Võ Văn Kiệt, huyện Đông Anh (đầu cầu tầng hai bờ bắc cầu Thăng Long) theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, kiểm soát tải trọng xe trên tuyến đường Vành đai 3 và cầu Thăng Long.Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch của Thủ đô kết nối với các tỉnh phía bắc thông qua Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18, Quốc lộ 5B, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Trên tuyến đường này, thời gian qua, nhiều xe tải trọng lớn hoạt động thường xuyên (bao gồm cả xe quá khổ, quá tải) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chịu lực của công trình.Lực lượng chức năng cũng xác định một số vị trí trọng điểm còn lại cần được ưu tiên lắp đặt ngay tại các tuyến đường gồm: đường Tây Tựu (đường 70), đường Lĩnh Nam, Quốc lộ 3, Quốc lộ 2, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 32, Quốc lộ 6, đường đi Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Quốc lộ 1A, đường 429, đường Hồ Chí Minh… Đây là những nơi thường xuyên có xe chở quá tải hoạt động, dẫn đến tình trạng xuống cấp, hư hỏng móng, kết cấu mặt đường và làm giảm tuổi thọ công trình, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
https://nhandan.vn/post-615386.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Hà Nội lắp trạm cân tự động", "tại nhiều tuyến đường trọng điểm" ] }
Diễn đàn “Khuyến nông @ nông nghiệp”
Ngày 6/10, tại tỉnh Bắc Giang, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức diễn đàn “Khuyến nông @ nông nghiệp” với chủ đề “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụngnông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa giá trị và liên kết chuỗi để phát triển kinh tế VAC hiệu quả, bền vững”.
Phát biểu khai mạc, ông Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn là quá trình sản xuất theo chu kỳ khép kín thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý. Các sản phẩm, phế phụ phẩm được tái chế làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp đa mục tiêu, đa giá trị.Toàn quốc đã có nhiều mô hình tuần hoàn hiệu quả như mô hình vườn-ao-chuồng (VAC); chăn nuôi gia súc kết hợp nuôi giun quế; chăn nuôi an toàn sinh học 4F gồm trồng trọt-thực phẩm-chăn nuôi-phân bón; mô hình vòng tuần hoàn xanh; mô hình trồng chuối xuất khẩu kết hợp nuôi bò và sản xuất phân bón hữu cơ; trồng rau an toàn kết hợp chăn nuôi thủy sản...Tỉnh Bắc Giang cũng có nhiều mô hình hiệu quả, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Người sản xuất đặc biệt quan tâmxử lý các phế phụ phẩmtrong trồng trọt, chất thải trong chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, khí sinh học, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giáo dục trải nghiệm.Song thực tế số lượng mô hình chưa xứng với tiềm năng của mỗi địa phương; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản phẩm thô; ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch chưa có nhiều dịch vụ phục vụ du khách. Việc tích tụ ruộng đất tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung gặp nhiều khó khăn, bất cập.Thảo luận tại diễn đàn, ông Đỗ Xuân Bình, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang cho rằng, mỗi chủ thể sản xuất cần bám sát chủ trương, định hướng phát triển sản xuất của Trung ương, địa phương để trồng trọt, chăn nuôi phù hợp, có lợi nhuận; đi trước, đón đầu áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sản xuất tuần hoàn tùy theo quy mô; sản xuất an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Hằng năm, Hội phối hợp tổ chức cuộc thi “Vườn đẹp-Trang trại kiểu mẫu” nhằm tạo sân chơi cho hội viên, nông dân…Tại diễn đàn các đại biểu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm hay trong thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn, một số đại biểu tiếp tục đưa ra câu hỏi liên quan đến giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn quy mô hộ gia đình; chính sách tích tụ ruộng đất, vay vốn, thu hút lao động trẻ có trình độ về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp…Trước đó, các đại biểu tham quan mô hình phát triển nông nghiệp thông minh gắn với du lịch trải nghiệm tại Hợp tác xã Rau sạch Yên Dũng và mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong chăn nuôi gắn với liên kết tiêu thụ tại hộ gia đình ông Hoàng Đình Quê ở xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
https://nhandan.vn/post-776290.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "kinh tế tuần hoàn nông nghiệp", "Khuyến nông", "Bắc Giang", "Hội Làm vườn Việt Nam" ] }
Nỗ lực vượt mọi khó khăn, sớm hoàn thành các công trình thuộc Dự án Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối
NDO -Chiều 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát, kiểm tra các công trình thuộc Dự ánĐường dây (ĐZ) 500kV mạch 3Quảng Trạch-Phố Nối trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thị sát công trình Trạm biến áp (TBA) 500kV Thanh Hóa ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh, đây là công trình ĐZ 500kV có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung ứng điện cho các vùng miền của đất nước, do đó các đơn vị phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm”; chủ đầu tư phải bố trí đủ và kịp thời các nguồn vốn; khi đã bắt tay vào làm, phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước, do đó nếu hệ thống chính trị địa phương không vào cuộc thì không biết đến bao giờ xong.Sau khi có mặt bằng thì phải khẩn trương triển khai đồng loạt thi công móng, cọc; phải dồn lực lượng vào công trình, huy động cả lực lượng tại chỗ tham gia thi công.Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo về tiến độ xây dựng Trạm biến áp 500kV Thanh Hoá (Ảnh: Trần Hải).Thủ tướng yêu cầu phải chú ý khi thi công các khoảng néo, chú ý các công việc liên quan giải phóng mặt bằng đất rừng; quá trình thi công tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân địa phương, do đó phải bám dân vì sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, sau này những công trình lớn thì cũng phải triển khai theo hướng này, phải rút kinh nghiệm từ công trình này.Thủ tướng đánh giá cao tiến độ triển khai xây dựng TBA 500kV Thanh Hóa, cho rằng đây là minh chứng sinh động của việc “biến không thành có, biến không thể thành có thể, biến khó thành dễ”.Thủ tướng cho rằng với những linh kiện, thiết bị nhập khẩu thì chủ đầu tư cũng cần phải sang tận nơi sản xuất, cảng xuất hàng để đốc thúc tiến độ. Thủ tướng cũng cho rằng cần đưa thêm lực lượng đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vào hỗ trợ công trình.Thủ tướng nêu rõ, qua công trình này, nhân dân sẽ càng hiểu và ấn tượng tốt đẹp hơn với hình ảnh cán bộ, công nhân ngành Điện, ngành Xây dựng ngày đêm lao động hăng say trên công trình.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà động viên các đơn vị thi công Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa. (Ảnh: Trần Hải)Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng cảm ơn đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân các đơn vị của ngành điện trên khắp mọi miền đất nước đã về hỗ trợ công trình, mong 28/6 hoàn thành công trình.Do đó Thủ tướng mong các đơn vị làm việc với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi". Thủ tướng đã trao tận tay đội ngũ kỹ sư, công nhân các sản phẩm OCOP, trái cây. Đây là các đặc sản địa phương mà nhân dân địa phương quyên góp, ủng hộ, động viên các đơn vị thi công trong những ngày nắng nóng này.Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm, thăm hỏi, động viên các đơn vị tham gia thi công công trình trên địa bàn tỉnh dịp này.Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa đang được khẩn trương thi công. (Ảnh: Trần Hải)Ân cần thăm hỏi đội ngũ cán bộ, công nhân ngành Điện đang tăng cường cho công trình, Thủ tướng mong các đơn vị nỗ lực vượt mọi khó khăn, tranh thủ thi công "3 ca, 4 kíp", nỗ lực đưa công trình về đích đúng tiến độ.Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát công trường thi công kéo dây thuộc vị trí 117 Dự án Đường dây 500kV Nhà máy nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa. (Ảnh: Trần Hải)Tiếp đó,Thủ tướng Phạm Minh Chínhđã đến thị sát vị trí cột VT117 (trong cụm bao gồm 7 cột đỡ và 2 cột néo, 8 khoảng cột) thuộc Dự án ĐZ 500kV Nam Định I - Thanh Hóa; kiểm tra tình hình thi công kéo dây khoảng néo 109-117 tại xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.Tại công trình, chứng kiến các đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện việc kéo dây, Thủ tướng biểu dương tinh thần lao động hăng say quên mình của đội ngũ cán bộ, công nhân đã và đang vượt mọi khó khăn trong tiết trời nắng gắt, thể hiện đúng tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", làm "3 ca, 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thực hiện tinh thần "cột không đợi móng, dây không đợi cột", các hạng mục phải đồng bộ, không để hạng mục này phải chờ hạng mục kia.Thủ tướng biểu dương các đoàn thể, lực lượng thanh niên, phụ nữ địa phương đang hỗ trợ tích cực các vị thi công. Thủ tướng nêu bài học kinh nghiệm hay rút ra từ công trình này là việc huy động sức mạnh tổng lực, trong đó có huy động sự giúp đỡ của các địa phương. Đó còn là công tác giải phóng mặt bằng được người dân đồng tình ủng hộ. Đó là nhờ chúng ta đã làm tốt công tác dân vận, vận động quần chúng nhân dân. Muốn vậy thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc tích cực.Thủ tướng nêu lại truyền thống hào hùng của cha ông chúng ta "chân trần ý chí thép" trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, do đó chúng ta cần phát huy truyền thống tốt đẹp này để áp dụng vào thi công nhanh, sớm hoàn thành công trình với chất lượng tốt nhất.Chuẩn bị sứ cách điện để lắp đặt trên đường dây. (Ảnh:Trần Hải)Thủ tướng lưu ý khi thi công, nhất là đối với các hạng mục trên cao cần phải tuyệt đối bảo đảm an toàn lao động; chú ý giữ gìn sức khỏe người lao động trong lúc cao điểm nắng nóng gay gắt. Thủ tướng một lần nữa nhắc lại vai trò quan trọng của lực lượng tại chỗ như đoàn thanh niên, phụ nữ để hỗ trợ thi công.Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực bảo đảm cung ứng điện trong bối cảnh nhu cầu tăng cao đột biến dịp nắng nóng này; nhấn mạnh các đơn vị cần sẵn sàng tâm thế để chuẩn bị làm tiếp các công trình lưới điện trọng điểm tiếp theo.Theo Thủ tướng, kinh nghiệm làm công trình thì phải sát sao mọi công đoạn, phân công trách nhiệm rõ ràng, nhận thức rõ mọi khó khăn, thách thức, đề ra các giải pháp phù hợp; trong đó điều quan trọng đánh giá hiệu quả công việc là sản phẩm cụ thể.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà động viên các cán bộ, công nhân trên công trường. (Ảnh: Trần Hải)Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên lãnh đạo EVN, EVNNPT, cán bộ các đơn vị trên công trường. (Ảnh: Trần Hải)
https://nhandan.vn/no-luc-vuot-moi-kho-khan-som-hoan-thanh-cac-cong-trinh-thuoc-du-an-duong-day-500kv-mach-3-quang-trach-pho-noi-post815646.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "đường dây 500kv mạch 3", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Thủ tướng" ] }
Bắc Kạn đối thoại với doanh nghiệp
NDO -Ngày 12/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị công bố kết quả khảo sát và xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, huyện, thành phố (DDCI) năm 2023 và đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư năm 2024.
Theo kết quả khảo sát và xếp hạng của tỉnhBắc Kạnthì 8 huyện, thành phố đều cóchỉ số DDCIđạt từ mức khá trở lên. Trong đó, dẫn đầu là các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới và Na Rì; thấp nhất là các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Ba Bể.Đối với các sở, ngành, dẫn đầu là các đơn vị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ. Các đơn vị thấp nhất là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Đối với các cơ quan ngành dọc Trung ương trên địa bàn, dẫn đầu là Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn; thấp nhất là Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn.Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, để kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị đã tiếp nhận 7 văn bản của các doanh nghiệp với 23 kiến nghị, đề xuất. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chuyển các kiến nghị, đề xuất đến các sở, ngành, địa phương có liên quan để giải quyết, trả lời và đối thoại với doanh nghiệp tại hội nghị này.Trong phầnđối thoạivới doanh nghiệp, nhiều ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư đã được nêu ra. Các nội dung được phản ánh nhiều tập trung vào các vấn đề: cần có chính sách ưu đãi trong việc xây dựng các công trình phụ trợ và đường giao thông phục vụ khai thác khoáng sản; hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề; tăng cường quảng bá, giới thiệu du lịch của tỉnh bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài; cần hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết dứt điểm đất chồng lấn khiến dự án của doanh nghiệp không thể triển khai được; hỗ trợ doanh nghiệp bình ổn giá thị trường; giới thiệu vùng phù hợp để phát triển nguyên liệu; việc cung cấp điện sản xuất trong khu công nghiệp không ổn định; xem xét tăng hạn mức chovay vốn ưu đãiđối với các hợp tác xã; tình trạng nhiều đoàn kiểm tra liên tục vẫn diễn ra gây bức xúc, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã…Doanh nghiệp nêu kiến nghị tại hội nghị. (Ảnh: TUẤN SƠN)Các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, địa phương giải đáp cụ thể.Trong thời gian tới, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp, Bắc Kạn sẽ quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính; quyết liệt xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, giải phóng mặt bằng; tăng cường gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp các cấp từ tỉnh đến cơ sở để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.Tỉnh cũng chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp.Tin liên quanBắc Kạn thu hút đầu tư từ Nhật BảnKết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình nhấn mạnh, DDCI là động lực cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TUẤN SƠN)Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tiếp thu những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp,hợp tác xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các sở, ngành, địa phương phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong công tác thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.Các đơn vị khẩn trương giải quyết thấu đáo các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã. Tập trung cải thiện chỉ số DDCI; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đểthu hút đầu tư; đẩy mạnh chuyển đổi số để phục vụ tốt hơn cộng đồng doanh nghiệp và người dân.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường để nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
https://nhandan.vn/bac-kan-doi-thoai-voi-doanh-nghiep-post813987.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Đối thoại", "doanh nghiệp", "hợp tác xã", "tháo gỡ khó khăn", "thu hút đầu tư", "phát triển" ] }
Khởi động dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị tại Phú Yên
NDO -Chiều 9/5, tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ caoPhú Yên(huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), Công ty cổ phần Tập đoàn Tín Thành tổ chức Lễ động thổ dự án “Khu Liên hiệp nông nghiệp công nghệ cao Tín Thành - Sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị”.
Cùng dự, có lãnh đạo các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; lãnh đạo địa phương các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, các nhà khoa học, các chuyên gia.Đại diện Công ty Tập đoàn Tín Thành cho biết, dự kiến với mức đầu tư toàn bộ cho việc trồng và chế biến là 65 triệu USD phục vụ 100% cho dự án 1.000ha Cao Lương tại Phú Yên để sản xuất thùng nhiên liệu thông minh.Riêng nhà máy chế biến thuộc dự án “Khu Liên hiệpnông nghiệp công nghệ caoTín Thành - Sản xuất giống và chế biến cao lương ngọt theo chuỗi giá trị dự kiến sẽ khánh thành đi vào hoạt động trong quý 4/2025.Tin liên quanPhú Yên nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệpTập đoàn Tín Thành là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, với hơn 30 nhà máy cung cấp điện, hơi công nghiệp cho các đối tác lớn, có uy tín tại Việt Nam và hiện đang tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp khép kín theo dạng công, nông nghiệp chuỗi giá trị gia tăng.Hơn 5 năm qua, Tập đoàn Tín Thành đã du nhập và thuần hóa hơn 50 loại giống cao lương về Việt Nam từ Mỹ và Ấn Độ, trồng thử nghiệm và thực nghiệm thành công trên nhiều vùng miền, nhiều loại hình đất khác nhau tại các tỉnh: An Giang, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh, Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, v.v.Cụ thể, cây cao lương ngọt (Sweet sorghum) và cao lương sinh khối (Biomass sorghum) là một loại cây trồng ngắn ngày (95-115 ngày/vụ), gieo hạt 1 lần cho thu hoạch 3 vụ/năm, thích hợp vùng nhiệt đới.Qua nhiều năm trồng thử nghiệm, thực nghiệm và thuần giống, cây cao lương cho sản lượng sinh khối rất lớn trong thời gian ngắn, là loại cây sử dụng rất hiệu quả dinh dưỡng trong đất, có thể chịu được hạn, lượng nước cần thiết để cây sinh trưởng tốt chỉ bằng 1/5 cây ngô và 1/10 so cây mía.Hơn nữa, cây cao lương còn có lợi thế có thể tạo ra nhiều sản phẩm sau thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các bộ phận trên cây từ thân, lá, hạt… đều được sử dụng để tạo ra các sản phẩm hữu ích mang lại giá trị kinh tế cao như sản xuất dịch syrup, bioethanol nhiên liệu, alcohol thực phẩm (96% cồn), xơ bã sau khi ép lấy dịch chế biến đường lỏng (syrup) sẽ được dùng làm nhiên liệu đốt biomass cho các nhà máy nhiệt điện sinh khối.Việc phát triển bền vững cây cao lương theo chuỗi giá trị vừa góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm giá trị từ việc chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là tạo ra một lượng sinh khối lớn để làm nhiên liệu tái tạo như viên nén sinh khối xuất khẩu hay phát điện sinh khối sạch, qua đó tăng nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, đồng thời là giải pháp hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ngành năng lượng của Việt Nam. Hơn nữa sẽ tiết kiệm được hàng triệu USD dùng để nhập khẩu các sản phẩm này phục vụ cho ngành sản xuất thực phẩm trong nước.
https://nhandan.vn/khoi-dong-du-an-nong-nghiep-cong-nghe-cao-san-xuat-giong-va-che-bien-cao-luong-ngot-theo-chuoi-gia-tri-tai-phu-yen-post808616.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "nông nghiệp công nghệ cao", "sản xuất giống", "chế biến cao lương ngọt", "Phú Yên" ] }
Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công các dự án trọng điểm tại Nghệ An
NDO -Chiều 15/5, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đã đến thăm và đốc thúcgiải ngân vốn đầu tư côngmột số dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An.
Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến thăm Dự án Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (giai đoạn 2). Đây là dự án nhóm A, là công trình trọng điểm, có tính cấp thiết và hiệu quả thiết thực đến nhân dân trong tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.Dự án có tổng diện tích sàn xây dựng là 75.000m2 cùng khối nhà chính quy mô 1.005 giường bệnh tiêu chuẩn quốc tế. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.259 tỷ đồng; sử dụng vốn ngân sách trung ương (1.000 tỷ đồng) và ngân sách tỉnh (259 tỷ đồng).Năm 2023, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã giải ngân vốn đầu tư công cho hạng mục xây dựng Bệnh viện giai đoạn 2 trước thời hạn, đạt 100%. Công trình Khối nhà chính đã thi công phần khung bê tông cốt thép đạt 100% khối lượng công việc; phần xây, trát đạt 80% khối lượng công việc; các hạng mục điện, nước đạt 60% khối lượng công việc.Hiện tại, công trường có 12 nhà thầu xây lắp thiết bị phối hợp hoàn thiện. Song song với đó, các thiết bị hoàn thiện cũng sẽ sớm được đưa về công trình và triển khai lắp đặt vào tháng 9/2024. Dự kiến cuối năm 2024, dự án sẽ hoàn thành cơ bản các hạng mục, đầu năm 2025 bàn giao đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu điều trị ung thư cho khu vực Bắc Trung Bộ.Việc sớm đưa công trình vào sử dụng đóng vai trò quan trọng với lĩnh vực y tế tỉnhNghệ Annói riêng và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung. Đây sẽ là bệnh viện có quy mô lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ, góp phần triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045: “Phát triển y tế thành phố Vinh trở thành hạt nhân của Trung tâm y tế chuyên sâu khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó phát triển một số bệnh viện thành bệnh viện hạng đặc biệt, tuyến cuối”.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thăm và đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công một số dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An.Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đến thăm Dự án đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An). Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt là hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các cấp, ngành tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa trong công tác giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao cho nhà thầu thi công; đánh giá cao việc đến nay các đơn vị đã hoàn thành khối lượng lớn công việc.Bộ trưởng yêu cầu nhà thầu huy động tối đa nhân lực, vật tư, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại, bảo đảm chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật sớm đưa vào khai thác tạo kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và của vùng.Dự án đường ven biển dài 78,9km được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010. Dự án được đầu tư xây dựng với 3 phân đoạn: Đoạn từ Km0+00 - Km7+00 đã xây dựng hoàn thành vào năm 2010 theo quy mô đường cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 11m; tổng chiều dài 64,47km. Đoạn thứ hai từ Km76+00 đến Km83+500 được triển khai xây dựng vào năm 2020 và đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng với quy mô đường cấp III đồng bằng, bề rộng mặt đường rộng 11m.Phần thứ ba đang triển khai từ tháng 2/2022 là đoạn Km7+00 - Km76+00 với quy mô đường cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 11m, tổng chiều dài 64,47km.Toàn dự án có 8 cầu, trong đó có 5 cầu lớn là: cầu Hoàng Mai 11 nhịp dầm Super T, dài 514m; cầu Lạch Quèn 15 nhịp (3 nhịp đúc hẫng và 12 nhịp dầm Super T), dài 642m; cầu Cửa Thơi 20 nhịp (3 nhịp đúc hẫng và 17 nhịp dầm Super T), dài 887m; cầu Lạch Vạn 17 nhịp 03 nhịp đúc hẫng và 14 nhịp dầm Super T), dài 755m; cầu Nghi Quang 10 nhịp dầm Super T, dài 410m và 3 cầu nhỏ là cầu Tân Long, cầu Kênh Nhà Lê, cầu Nghi Tân.Phần thứ ba của dự án đang triển khai có tổng mức đầu tư 4,651 tỷ đồng (trong đó: xây lắp 3.202 tỷ đồng, mặt bằng 933,6 tỷ đồng; dự phòng và chi phí khác: 514,7 tỷ đồng)Năm 2024, phần thứ ba của dự án được bố trí 832 tỷ đồng (668 tỷ đồng xây lắp và 164 tỷ đồng mặt bằng…). Lũy kế giải ngân của dự án đạt 2.891 tỷ đồng đạt 77%. Trong đó từ đầu năm 2024 giải ngân đến nay đã giải ngân được 290/832 tỷ đồng, đạt 35%.Dự kiến, các nhà thầu sẽ thi công hoàn thành nền đường trước ngày 30/8/2024; thi công hoàn thành móng, mặt đường các đoạn không xử lý đất yếu (54,8km) trước ngày 30/10/2024; thi công xong móng, mặt đường, hệ thống an toàn giao thông các đoạn xử lý đất yếu (1,2km) trước ngày 31/12/2024.Về phần cầu, các cầu Tân Long, kênh Nhà Lê, Lạch Vạn, Nghi Quang đã cơ bản hoàn thành. Cầu Hoàng Mai dự kiến hoàn thành tháng 6/2024. Các cầu Lạch Quèn, Cửa Thơi, Nghi Tân dự kiến hoàn thành tháng 11/2024.
https://nhandan.vn/don-doc-giai-ngan-von-dau-tu-cong-cac-du-an-trong-diem-tai-nghe-an-post809479.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng", "giải ngân vốn đầu tư công", "đầu tư công", "dự án trọng điểm", "Nghệ An", "Bệnh viện Ung bướu Nghệ An", "Dự án đường ven biển Nghi Sơn-Cửa Lò" ] }
Rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội
Trong năm 2023, ngànhbảo hiểm xã hộiViệt Nam sẽ tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóathủ tục hành chính. Từ đó, bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Bảo hiểm xã hội Việt Namđã ban hành Quyết định số 271/QĐ-BHXH về Kế hoạch kiểm soátthủ tục hành chínhcủa ngành năm 2024. Mục đích của Kế hoạch trong năm tập trung vào 4 nội dung chính.Tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính (trừ trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở); bảo đảm việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính đồng bộ, thống nhất.Trước hết là triển khai có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm soátthủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính theo các chương trình, chiến lược, kế hoạch, đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và ngànhbảo hiểm xã hội Việt Namban hành. Từ đó, nhằm bảo đảm hoàn thành hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ công tác, đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.Cùng với đó, tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính (trừ trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở); bảo đảm việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính đồng bộ, thống nhất.Tiếp đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời và chính xác trong giải quyết thủ tục hành chính.Thêm vào đó, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục những tồn tại trong thực thi nhiệm vụ; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội.Kế hoạch cũng yêu cầu nêu cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là bảo hiểm xã hội tỉnh) trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, dành nguồn lực để triển khai có hiệu quả Kế hoạch này.Các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát - cải cách - rà soát - đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm triển khai đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp.Xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội tỉnh và mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.Các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ được kịp thời công bố, công khai; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội tỉnh. Đồng thời, niêm yết công khai tại bộ phận một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, bảo hiểm xã hội cấp huyện và trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện (nếu có).Mọi phản ánh, kiến nghị liên quan đến quy định hành chính, hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cá nhân, tập thể đều được tiếp nhận và xử lý theo đúng quy trình, quy định.Kế hoạch tập trung vào 9 nội dung nhiệm vụ trọng tâm.Một là, xây dựng Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội các tỉnh. Trong đó, tiếp tục tập trung số hóa, gắn việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa giữa các bộ, ngành, địa phương thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu với Kho quản lý dữ liệu cá nhân, tổ chức trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cùng với đó, xây dựng, hoàn thiện, cập nhật Danh mục thành phần hồ sơ thực hiện số hóa theo Thông tư số 01/2023/TT-VPCP; Danh mục mã kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Danh mục mã loại giấy tờ theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.Hai là, rà soát và thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.Cụ thể như, rà soát, chuẩn hóa tờ khai, biểu mẫu; tái cấu trúc quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến ngành bảo hiểm xã hội đang cung cấp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm, đồng thời ưu tiên xây dựng, tích hợp, cung cấp các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông cung cấp ở mức độ toàn trình đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.Trong đó, rà soát, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tăng cường các tiện ích, đa dạng hóa các hình thức đóng, sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, nộp tiền đóng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ hơn 68%.Ba là, công bố, công khai thủ tục hành chính và cập nhật thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.Rà soát, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tăng cường các tiện ích, đa dạng hóa các hình thức đóng, sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, nộp tiền đóng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Số người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt tỷ lệ hơn 68%.Bốn là, tiếp nhận, chuyển xử lý, cập nhật, theo dõi kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của tổ chức, cá nhânNăm là, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.Sáu là, công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác kiểm soát thủ tục hành chính.Bảy là, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính. Cụ thể là tiếp tục nâng cao Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành bảo hiểm xã hội đáp ứng yêu cầu về quy trình, quy định nghiệp vụ của ngành; đồng bộ 100% trạng thái hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành bảo hiểm xã hội với Cổng dịch vụ công quốc gia; Tiếp tục tích hợp dịch vụ công trên Ứng dụng VssID; Kết nối dữ liệu, công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ từ Cổng dịch vụ công quốc gia đến Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt NamTám là, công tác truyền thông chú trọng tuyên truyền về các hoạt động cải cách thủ tục hành chính của ngành, đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số; tăng cường hiệu quả truyền thông đa phương tiện và mạng xã hội. Song hành với đó là triển khai đo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ ngành bảo hiểm xã hội năm 2024.Chín là, báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính.Trước đó, trong năm 2023, với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ", ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ.Cụ thể là: cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành được tiếp nhận, giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính, trừ trường hợp thủ tục hành chính phải kiểm tra, thẩm định tại cơ sở.Ngành cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.Việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện qua tài khoản cá nhân… tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí giao dịch cho các cá nhân, tổ chức. Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng 3% so với năm 2022. Con số này vượt 4% chỉ tiêu giao tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
https://nhandan.vn/post-798916.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "thủ tục hành chính", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "dịch vụ công", "cải cách hành chính" ] }
Đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ xuất, nhập khẩu
Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn. Nhờ đó, khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh trở thành nơi trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Với lợi thế tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và chín cửa khẩu phụ, cùng với hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận tiện nối liền các trung tâm kinh tế lớn trong nước...Nỗ lực xây dựng “cảng nổi” nơi biên cươngVào những ngày cuối tháng 5, đến với Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) và cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng), hình ảnh những đoàn xe chở hàng hóa ùn ứ kéo dài, xếp dọc hai bên đường vào cửa khẩu đã giảm hẳn. Chi Cục trưởng Hải quan Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Hà Thị Kim Dung cho biết: Trước đây, mỗi khi vào vụ thu hoạch nông sản như: dưa hấu, thanh long... là thường hay xảy ra hàng ùn ứ tại cửa khẩu, nhưng giờ đây đã được giải quyết cơ bản.Mới đây tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Lễ công bố mở chính thức đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089; lối thông quan Tân Thanh (Việt Nam)-Pò Chài (Trung Quốc), khu vực mốc 1090-1091; lối thông quan Cốc Nam (Việt Nam)-Lũng Nghịu (Trung Quốc), khu vực mốc 1104-1105, thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).Đây là sự kiện kinh tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, thương mại, nâng cao năng lực và hiệu suất thông quan qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của thương nhân hai nước Việt Nam-Trung Quốc. Việc mở chính thức đường chuyên dụng, các lối thông quan nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc).Ngoài ra, việc mở chính thức lối thông quan sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu và xuất, nhập cảnh, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong thông quan hàng hóa và hoạt động xuất, nhập cảnh. Bên cạnh đó, sẽ tạo thuận lợi tối đa cho hành khách xuất, nhập cảnh, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu, kinh doanh bến, bãi tại khu vực cửa khẩu.Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn Hoàng Khánh Duy cho biết: Từ năm 2021 đến nay, tỉnh bố trí hơn 6.800 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo hướng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho các công trình, dự án có sức lan tỏa và góp phần nâng cao hiệu quả phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Trong đó, phần lớn nguồn vốn đầu tư để triển khai hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu. Điển hình là tập trung đầu tư xây dựng công trình tòa nhà Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và tuyến đường chuyên dụng xuất, nhập khẩu hàng hóa qua mốc 1119-1120 tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh; nâng cấp, cải tạo đường xuất, nhập khẩu Cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình); nâng cấp Nhà kiểm soát liên hợp Cốc Nam (huyện Văn Lãng); cải tạo nâng cấp tuyến đường Hữu Nghị-Bảo Lâm... Những dự án này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng kịp thời, góp phần quan trọng trong việc phát huy hiệu quả khu kinh tế cửa khẩu, nhất là tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước qua địa bàn tỉnh.Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn tập trung kêu gọi, thu hút, huy động các nguồn vốn xã hội từ các tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư triển khai các dự án trong Khu kinh tế cửa khẩu. Cụ thể từ năm 2016-2023, tổng nguồn vốn xã hội đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu là hơn 60.000 tỷ đồng, riêng năm 2023 huy động 11.574 tỷ đồng đầu tư 12 dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu như: khu trung chuyển hàng hóa, khu phi thuế quan và khu chế xuất 1...Xây dựng cửa khẩu hiện đại, năng động, xanhVới diện tích 394 km2, Khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn được xác định là vùng kinh tế động lực chủ đạo của tỉnh nói riêng và vùng đông bắc nói chung. Trong giai đoạn năm 2016-2025, Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh được Chính phủ lựa chọn là một trong các Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước. Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Đình Đại cho biết: Từ năm 2016 đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu thu hút 154 dự án, trong đó có 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 87 triệu USD và 138 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.Các dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở, trung tâm thương mại... Nhìn chung, các dự án phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại dịch vụ, tạo sự sôi động, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới. Hiện nay, tỉnh tiếp tục chuẩn bị các điều kiện thu hút đầu tư đối với một số dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm phục vụ kết nối dịch vụ logistics trên địa bàn như: Thu hút đầu tư 3 cảng cạn (nằm trong Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050); tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án thuộc quy hoạch khu chế xuất, khu phi thuế quan…Năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn triển khai xây dựng đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh áp dụng hình thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu mới dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quy trình thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa; mở rộng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và khu vực mốc 1088/2-1089 từ 4 làn xe lên 8 làn xe; đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng bến bãi trong khu vực cửa khẩu.Các mặt hàng lựa chọn thực hiện thông quan theo mô hình cửa khẩu thông minh: Trước mắt lựa chọn mặt hàng hoa quả, linh kiện điện tử xuất khẩu của Việt Nam, các nước ASEAN và mặt hàng linh kiện điện tử xuất khẩu của Trung Quốc. Về mô hình quản lý, vận hành khai thác cửa khẩu sẽ xây dựng một Trung tâm chỉ huy điều hành tại các cửa khẩu. Về lộ trình thực hiện, đề án được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ quý II/2024 đến hết quý II/2026 (giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng); giai đoạn 2 từ quý III/2026 đến hết quý III/2029 (giai đoạn thực hiện thí điểm); dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án là 7.968 tỷ đồng…Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ Tiến Thiệu khẳng định: Việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh là phù hợp chủ trương, định hướng của Chính phủ cũng như của tỉnh Lạng Sơn, phù hợp mục tiêu chương trình chuyển đổi số quốc gia và của tỉnh, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa giữa hai bên tiến hành nhanh chóng, không tiếp xúc, không bị gián đoạn, nâng cao hiệu suất thông quan và giải quyết được vấn đề ùn tắc hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhất là trong thời gian cao điểm, giảm chi phí cho doanh nghiệp, thương nhân. Mô hình cửa khẩu thông minh cũng góp phần tăng năng lực, hiệu suất thông quan, nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh, thu hút các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.Từ đó, Lạng Sơn đặt mục tiêu đến năm 2025, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành “cửa khẩu kiểu mẫu”, Cửa khẩu Tân Thanh đóng vai trò là “Trung tâm thương mại nông nghiệp”, là khu kinh tế, thương mại, dịch vụ và du lịch quan trọng của tỉnh. Tuyến liên vận đường sắt quốc tế ga Đồng Đăng sẽ trở thành tuyến vận tải đường dài có tính cạnh tranh cao dựa trên dịch vụ logistics và dịch vụ hỗ trợ thông minh, hiện đại, tương xứng với sự phát triển của dịch vụ đường sắt các nước ASEAN. Hiện, tỉnh đang xây dựng cơ chế thu hút, huy động khoảng 14.000 tỷ đồng nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu, phấn đấu đến năm 2030, phát triển khu kinh tế cửa khẩu thành Trung tâm kinh tế cửa khẩu hiện đại, năng động, xanh.
https://nhandan.vn/dau-tu-xay-dung-ha-tang-phuc-vu-xuat-nhap-khau-post814030.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Lạng Sơn", "xuất nhập khẩu", "Đồng Đăng-Lạng Sơn", "khu kinh tế", "thông quan", "thương mại", "logistics", "cửa khẩu thông minh" ] }
Hợp tác phát triển nhân lực ngành hàng không vũ trụ tại Việt Nam
NDO -Ngày 7/6,Tập đoàn Airbuscùng Trường Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội (USTH) đã tổ chức kỷ niệm dấu mốc quan trọng trong quan hệ đối tác song phương phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng các chuyên gia đẳng cấp thế giới trong tương lai cho ngành hàng không vũ trụ Việt Nam.
Đến nay, khoảng 100 sinh viên thuộc ba chuyên ngành đã tốt nghiệp chương trình cử nhân.Sau biên bản ghi nhớ (MOU) được ký năm 2016 dưới sự chứng kiến của đại diệnChính phủ Pháp và Việt Nam, Airbusđã tích cực hỗ trợ thành lập Khoa Hàng không tại USTH, phát triển các chương trình giáo dục lâu dài, bền vững gồm bằng cử nhân (hợp tác với Bricks by Aerospace Valley) và bằng thạc sĩ Quản trị vận tải hàng không (hợp tác với Trường Hàng không dân dụng quốc gia Pháp - ENAC), hai tổ chức giáo dục danh tiếng ở châu Âu.Bà Alessandra Erre, Giám đốc Hợp tác quốc tế của Airbus phát biểu.Bà Alessandra Erre, Giám đốc Hợp tác quốc tế của Airbus, cho biết: “Sự hợp tác này không chỉ củng cố mối quan hệ trong cộng đồng ngành hàng không vũ trụ mà còn thúc đẩy những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục. Cùng với các đối tác, chúng tôi đã thể hiện sức mạnh của tinh thần đồng đội và sự đổi mới, thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực hàng không. Quan hệ đối tác giữa Airbus với USTH là một trong số các thỏa thuận mà Tập đoàn thiết lập tại Việt Nam, nhấn mạnh cam kết duy trì vai trò quan trọng của Airbus trong quá trình phát triển hệ sinh thái hàng không vũ trụ của Việt Nam”.Tin liên quanViệt Nam là thị trường trọng điểm của AirbusHiện nay, Việt Nam được coi là thị trường trọng điểm của Airbus tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các hãng hàng không trong nước đang khai thác hơn 200 máy bay Airbus và 107 chiếc đang chờ giao.Trong lĩnh vực công nghiệp, Tập đoàn Airbus đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam như Artus (Meggitt) Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp thiết bị cơ điện cho dòng máy bay A320, A330 và A350.Ngoài ra còn có Nikkiso Việt Nam tại Hà Nội sản xuất các cấu trúc bằng composite cho máy bay A320 Sharklet và các linh kiện cho máy bay A330neo và A350.Các chương trình phát triển máy bay của Airbus đã tạo việc làm cho 550 lao động có tay nghề cao của Việt Nam và con số này dự kiến sẽ sẽ tăng lên 1.200 người từ nay đến năm 2030.Airbus có quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Việt Nam và cam kết hỗ trợ sự phát triển của ngành hàng không trong nước. Tập đoàn đặt mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong hành trình vươn tầm trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ toàn cầu.
https://nhandan.vn/hop-tac-phat-trien-nhan-luc-nganh-hang-khong-vu-tru-tai-viet-nam-post813251.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "USTH", "Hàng không vũ trụ", "Tập đoàn Airbus", "Hợp tác song phương", "nhân lực hàng không", "Việt Nam" ] }
Hải quan ASEAN tăng cường hợp tác ngoài khu vực
NDO -Hội nghịTổng cục trưởngHải quan ASEAN lần thứ 33 là sự kiện thường niên và quan trọng nhất trong cơ chế hợp tác Hải quan ASEAN, vừa bế mạc tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Trên cương vị Chủ tịch Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33, Hải quan Việt Nam đang tích cực thúc đẩy, giữ vai trò kết nối các nước thành viên để tiếp tục triển khai và hoàn thành các kế hoạch, chương trình đã được thông qua tại hội nghị.
Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn các đại biểu dự hội nghị về một số sáng kiến hợp tác, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan ASEAN với một số đối tác quan trọng.Bà Sahoko Shiga, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan Nhật Bản): Tăng cường triển khai hải quan thông minhHải quanNhật Bản đã áp dụng một thiết bị gọi là kính thông minh để kiểm tra hàng hóa nghi ngờ. Công chức kiểm tra sẽ chia sẻ thông tin và hình ảnh liên tục 24/7 với trụ sở hải quan cách xa hàng trăm km để nhận chỉ thị và hướng dẫn kiểm tra hàng hóa.Bà Sahoko Shiga, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan Nhật Bản).Sáng kiến Hải quan Thông minh được Hải quan Nhật Bản giới thiệu từ năm 2020, gồm cả kế hoạch trung hạn và dài hạn và Hải quan Nhật Bản đang hiện thực hóa sáng kiến này.Đến nay, bối cảnh đã thay đổi đáng kể do đại dịch Covid-19, do sự chuyển đổi hạ tầng, cả trong và ngoài nước. Thí dụ như các bạn có thể thấy sự gia tăng về thương mại điện tử qua biên giới, và khối lượng nhập khẩu gia tăng; các hiệp định thương mại cũng gia tăng...Những thay đổi đó tác động tới thương mại quốc tế và ngành tiếp vận logistics. Các bạn cũng có thể thấy xu hướng gia tăng mạnh mẽ của chuyển đổi số, tác động tới cả nền kinh tế, xã hội và khu vực tư nhân, bên cạnh đó các yếu tố an ninh nổi lên cần được xử lý.Hải quan Nhật Bản đã cập nhật các biện pháp để đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của môi trường như kết hợp Kế hoạch Hành động 2024 vào Sáng kiến Hải quan Thông minh. Hải quan Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện Hải quan thông minh trên cơ sở đánh giá sự thay đổi của bối cảnh, kịp thời xây dựng lại các biện pháp thực thi kịp thời.Về kế hoạch tương lai của Sáng kiến Hải quan Thông minh, Hải quan Nhật Bản sẽ sử dụng hệ thống máy soi sử dụng công nghệ AI tự động nhận diện hình ảnh và xác định danh mục hàng hóa; chú trọng vào phân tích dữ liệu lớn với AI để xác định dễ dàng hơn các doanh nghiệp có nghi ngờ để thực hiện kiểm tra sau thông quan tại chỗ; hoặc áp dụng AI trong xác định hành khách rủi ro cao.Hải quan Nhật Bản cũng thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và ngoài nước để tăng độ tinh vi và hiệu quả của các hoạt động hải quan.Ông Micheal Cymbalista, Tham tán của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia tại Khu vực Mê Kông: Thúc đẩy chương trình doanh nghiệp ưu tiênTôi rất hân hạnh thay mặt Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giớiAustralia(ABF) chia sẻ về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên, được biết đến là Chương trình Doanh nghiệp tin cậy (ATT) của ABF.Ông Micheal Cymbalista, Tham tán của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia tại Khu vực Mê Kông.Chúng tôi hiện có hơn 1000 ATT và đây là một chương trình rất thành công, được ABF xây dựng trên cơ sở Khung Tiêu chuẩn bảo đảm an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại của WCO (WCO SAFE) và cũng bổ sung thêm một số tiêu chí liên quan đến tuân thủ.Chương trình mở ra đối với tất cả các đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi dây chuyền cung ứng quốc tế. Để được công nhận là một ATT, doanh nghiệp sẽ được thẩm định, phê duyệt bởi các công chức được đào tạo hơn 18 tháng.Do đó, trong quá trình thẩm định và phê duyệt, chúng tôi xem xét tất cả các tiêu chuẩn của WCO SAFE, chúng tôi cũng xem xét các yếu tố tuân thủ pháp luật, chất lượng thông tin, khía cạnh an ninh, về hỗ trợ tài chính, chương trình an ninh nhân viên của doanh nghiệp bên cạnh tiêu chí tuân thủ pháp luật thương mại và luật hải quan. Và chúng tôi cũng sẵn sàng hợp tác và trao đổi thông tin quốc tế vì an ninh an toàn của cả dây chuyền cung ứng quốc tế.Về kế hoạch trong tương lai, phù hợp với WCO SAFE chúng tôi dự kiến tăng cường một số tiêu chí, xem xét tăng cường trao đổi dữ liệu, tăng cường áp dụng công nghệ vào chương trình, kế thừa tiêu chí tuân thủ quy trình Hải quan xanh cũng rất quan trọng.Liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ được công nhận là ATT, những quy định về ATT ban đầu được quy định tại Luật Hải quan. Nhưng bản thân Luật Hải quan không có quy định cụ thể về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chúng tôi dựa vào quy định của Luật Thuế, theo đó các doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 triệu đô-la Australia thì được coi là Doanh nghiệp nhỏ.Một nửa doanh nghiệp được công nhận là ATT là doanh nghiệp nhỏ. Một điều quan trọng là chúng tôi phân biệt doanh nghiệp lớn và nhỏ đều dựa trên quy định của WCO SAFE tuy nhiên chúng tôi cũng dựa vào quy định của pháp luật thuế; tuy nhiên ATT là chương trình áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhỏ hay lớn; chương trình nhằm vào các doanh nghiệp trong dây chuyền cung ứng quốc tế.Tôi chia sẻ thêm thông tin về việc thẩm định một doanh nghiệp ATT, một trong các trụ cột của ATT là an ninh, trong đó các yếu tố liên quan tới an ninh thông tin như thông tin đó được lưu giữ không, vì yếu tố an ninh có thể bị phá vỡ bởi các yếu tố đơn lẻ; các doanh nghiệp có đáp ứng tiêu chuẩn của ngành không…Trong hệ thống ATT chúng tôi có các doanh nghiệp không đạt được tiêu chí an ninh. Một yếu tố quan ngại lớn là an ninh nhân sự, tức là một doanh nghiệp nào đó có thể vi phạm trong dây chuyền cung ứng quốc tế.Chúng tôi xem xét các yếu tố an ninh thực thể đối với các doanh nghiệp tiềm năng của ATT; chúng tôi đánh giá các yếu tố an ninh mềm đang gia tăng; như hôm nay chúng ta đã thấy tại phiên tham vấn rằng tất cả nước thành viên ASEAN đều quan tâm tới yếu tố an ninh mềm và các doanh nghiệp nhìn nhận rằng yếu tố an ninh mềm là tiêu chí để giúp doanh nghiệp tồn tại; cuối cùng là dây chuyền cung ứng quốc tế, yếu tố an ninh đặt ra đối với doanh nghiệp cụ thể nhìn từ khía cạnh bảo đảm an ninh dây chuyền cung ứng quốc tế.Hợp tác giữa ABF và Hải quan Việt Nam được tăng cường, chúng tôi nhìn nhận Việt Nam là một đối tác chiến lược toàn diện, chúng ta có nền tảng là quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước. Cao ủy AFB Michael Outram đã thăm Hải quan Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, đã làm việc với Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thảo luận về các hoạt động hợp tác, ký kết một văn kiện hợp tác cấp MOU về trao đổi thông tin và hợp tác chống buôn lậu. ABF rất hân hạnh hợp tác với Hải quan Việt Nam để đạt được kết quả tốt đẹp như thế.ABF cũng đã đã nhận thấy tầm quan trọng của quan hệ hợp tác với Hải quan Việt Nam nên gần đây đã cử đại diện với chức danh Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Australia và đầu mối này đã có nhiều nỗ lực phối hợp Hải quan Việt Nam triển khai các hoạt động hợp tác.Hội nghị lần thứ 33 này được tổ chức rất thành công, các đoàn đại biểu Hải quan ASEAN, ABF cũng được mời đến tham dự với tư cách là đối tác đối thoại. Hải quan Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, không chỉ là nội dung mà còn các hoạt động bên lề Hội nghị.
https://nhandan.vn/hai-quan-asean-tang-cuong-hop-tac-ngoai-khu-vuc-post813455.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Hải quan Nhật Bản", "Hải quan Việt Nam", "hải quan thông minh", "doanh nghiệp ưu tiên", "công nghệ AI", "Hải quan ASEAN", "Hải quan và Bảo vệ Biên giới Australia" ] }
Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ tổ chức vào Tết Đoan Ngọ
NDO -Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ được tổ chức vào đúng dịp Tết Đoan Ngọ năm nay. Đây là lần đầu tiên Lễ hội trái cây quy mô cấp vùng được tổ chức tại Tiền Giang.
Tiền Giang và các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về sản xuất lúa-gạo, trái cây, rau màu và thủy sản của cả nước, với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú. Lễ hội lần này nhằm khẳng định giá trị thương hiệu các loại trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang, vùng đồng bằng Sông Cửu Long và ngành hàng trái cây cả nước; tạo không gian và cơ hội để thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị bền vững cho ngành hàng nông nghiệp chủ lực Việt Nam.Đây là dịp đẩy mạnh quảng bá, tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại hiệu quả trái cây và các sản phẩm được chế biến từ trái cây Việt Nam tại thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội củatỉnh Tiền Giangnói riêng và vùng đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước nói chung.Lễ hội dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến 12/6/2024, tại Quảng trường Hùng Vương, ấp Long Hòa B, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.Với chủ đề “Cảm xúc miền nhiệt đới”, nhiều sự kiện ấn tượng sẽ được diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội như: Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội với chương trình nghệ thuật ca nhạc cảnh, kết hợp trình diễn giữa đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp và đông đảo quần chúng nhân dân, mang thông điệp về đặc trưng “văn minh miệt vườn” sông nước Cửu Long; Tôn vinh và khen thưởng các mô hình canh tác bền vững, doanh nghiệp chế biến, thương mại tiêu biểu.Nhiều hoạt động với sự tham gia của cộng đồng sẽ được bố trí tại Lễ hội như: Không gian vườn ẩm thực; Cuộc thi món ngon từ các loại trái cây; Liên hoan nghệ thuật xếp đặt mô hình từ trái cây kết hợp chương trình mời khách tham quan dùng trái cây miễn phí theo khung giờ quy định; Chạy bộ phong trào với trang phục và thiết kế tạo hình trái cây; Đêm hội tuổi trẻ hoá trang tạo hình nhân vật từ trái cây đặc sắc,… mang đến không khí tưng bừng và phấn khởi đối với bà con nhân dân trong dịp Tết Đoan Ngọ năm nay.Chương trình giao thương, xúc tiến thương mại, chuyển giao khoa học kỹ thuật tại Lễ hội sẽ được diễn ra với chuỗi sự kiện xuyên suốt: Không gian trưng bày, quảng bá và thương mại trái cây, các sản phẩm từ trái cây, sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành kết hợp trưng bày trái cây và sản phẩm OCOP của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bản tỉnh Tiền Giang; Không gian đổi mới sáng tạo giới thiệu các mô hình/ý tưởng và kết quả nghiên cứu ứng dụng đối với ngành hàng trái cây; Giới thiệu giải pháp công nghệ, kỹ thuật hướng đến chuyển đổi xanh, tuần hoàn; Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long-Tiền Giang năm 2024; Tuần hàng trái cây đặc sản tại một số hệ thống phân phối hiện đại trong cả nước.Ban tổ chức kỳ vọng thông qua sự kiện Lễ hội nhằm khẳng định và quảng bá thương hiệu trái cây đặc sản Tiền Giang, vùng đồng bằng Sông Cửu Long và ngành hàng trái cây cả nước.Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 đặc biệt chú trọng đến các nội dung chuyên sâu, tập trung thảo luận và định hướng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng trái cây trong thời gian tới. Chuỗi hoạt động hội thảo, hội nghị chuyên đề sẽ được tổ chức bao gồm: Hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực và kỹ năng quảng bá trái cây, sản phẩm trái cây trên sàn thương mại điện tử, kết hợp hoạt động livestream bán hàng”; Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối thông tin thị trường; Hội thảo “Xây dựng mô hình chuỗi sầu riêng bền vững tại thị trường quốc tế”; Hội thảo “Chuyên gia và nhà vườn”; Hội thảo “Chia sẻ khoa học dinh dưỡng từ trái cây Việt, giới thiệu các loại hình nghệ thuật ẩm thực, bánh ngọt và pha chế từ trái cây”; Hội nghị “Xúc tiến và quảng bá du lịch nông thôn miệt vườn Tiền Giang, công bố bản đồ du lịch số “Khám phá vườn trái cây nhiệt đới".Tin liên quanLễ hội trái cây Long Khánh diễn ra từ ngày 15 đến 23/6Trong khuôn khổ Lễ hội, Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Tiền Giang và Câu lạc bộ ngành hàng Sầu riêng Việt Nam sẽ chính thức ra mắt.
https://nhandan.vn/le-hoi-trai-cay-tien-giang-nam-2024-se-to-chuc-vao-tet-doan-ngo-post809398.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "lễ hội trái cây", "Tiền Giang", "đồng bằng sông Cửu Long" ] }
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ ký Hợp đồng cấp tín dụng Dự án thành phần 3 Cảng hàng không quốc tế Long Thành
NDO -Chiều 1/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng tài trợ Dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phát biểu ý kiến tại lễ ký,Thủ tướng Phạm Minh Chínhbày tỏ vui mừng về tiến độ triển khai nhanh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và những nỗ lực đang triển khai ngay giai đoạn 2 của Dự án. "Chứng minh nếu chúng ta quyết tâm, nỗ lực lớn, tất cả vì lợi ích chung thì không gì không thể, không gì là không làm được."Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá chiến lược để phát triển và hiện đại hóa đất nước. Cụ thể, tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó hạ tầng giao thông (hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không…) là trụ cột quan trọng, tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế. Dự án này thể hiện tinh thần đi lên từ nội lực, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi lễTheo Thủ tướng, Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải, là công trình cấp đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như với sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam và kinh tế-xã hội đất nước ta trong những năm tới. Đây sẽ là Cảng hàng không quốc tế thông minh và trở thành đô thị sân bay.Theo đó, cùng với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (mở rộng), Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tạo thành một cụm Cảng hàng không quốc tế hiện đại, có quy mô và sức chứa lớn, năng lực khai thác đồng bộ, chất lượng, trở thành trung tâm trung chuyển hàng không, logistics với tầm cỡ hàng đầu khu vực và quốc tế. Chúng ta cần liên kết hệ thống 3 cụm Cảng hàng không quốc tế lớn này. Phát triển kinh tế hàng không ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chúng ta có đủ năng lực, điều kiện để phát triển hệ thống này trong thời gian tới? Vấn đề là có tìm ra cơ chế, chính sách hợp lý, quyết tâm làm hay không? Phải quyết tâm với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là dự án quan trọng đặc biệt cấp Quốc gia, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam với quy mô đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.Cảng hàng không quốc tế Long Thành dự kiến sẽ đóng góp vào quy mô GDP Việt Nam năm 2030 khoảng 0,98%, tạo ra 200.000 việc làm và có ý nghĩa lan tỏa tới tổng thể kinh tế-xã hội Việt Nam.Thủ tướng nêu rõ, tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ sân bay Long Thành là hơn 16 tỷ USD, chia thành 3 giai đoạn. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 5,4 tỷ USD, trong đó dự án thành phần 3 có nhu cầu vay vốn tính đến ngày 13/12/2023 là 1,8 tỷ USD (33%). Trên cơ sở được Chủ đầu tư ACV chỉ định là Ngân hàng đầu mối thu xếp vốn cho Dự án thành phần 3 thuộc giai đoạn 1 của Dự án xây dựngCảng hàng không quốc tế Long Thành, Vietcombank đã cùng các ngân hàng hợp vốn là Vietinbank, BIDV triển khai thẩm định, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chủ trương cho vay bằng ngoại tệ trung dài hạn đối với Dự án với tổng giá trị tài trợ rất lớn là 1,8 tỷ USD (Trong đó, Vietcombank tham gia tài trợ 1 tỷ USD, Vietinbank 450 triệu USD và BIDV 350 triệu USD)."Kết quả này thể hiện một bước phát triển bứt phá của các ngân hàng thương mại trong nước về thu xếp vốn ngoại tệ cho khách hàng, cụ thể: đây là dự án có tổng số tiền tài trợ và đặc biệt là bằng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay bởi các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể là bởi các ngân hàng thương mại Nhà nước" - Thủ tướng nói.Kết quả này thể hiện một bước phát triển bứt phá của các ngân hàng thương mại trong nước về thu xếp vốn ngoại tệ cho khách hàng, cụ thể: đây là dự án có tổng số tiền tài trợ và đặc biệt là bằng ngoại tệ lớn nhất từ trước đến nay bởi các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể là bởi các ngân hàng thương mại Nhà nước.Thủ tướng Phạm Minh ChínhĐây cũng là dự án đầu tiên được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn vốn vay USD trung dài hạn từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, với các điều kiện cạnh tranh hơn so với phương án vay vốn trực tiếp từ các định chế tài chính quốc tế. Ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững, khoản tài trợ 1,8 tỷ USD cho một dự án lớn như Cảng hàng không quốc tế Long Thành là minh chứng rõ nét cho vị thế và sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc thu xếp vốn cho các dự án phức tạp và quy mô lớn; đồng thời, tạo tiền lệ mới tích cực giúp khuyến khích, phát huy sự chủ động của các nhà đầu tư trong nước không phải phụ thuộc quá nhiều nguồn vốn vay nước ngoài trong thời gian tới.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương nỗ lực tích cực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ngân hàng Vietcombank (Ngân hàng đầu mối thu xếp vốn), Vietinbank, BIDV cùng sự theo dõi, phối hợp chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã nhanh chóng giúp thu xếp được số tiền tài trợ lớn 1,8 tỷ USD để hỗ trợ kịp thời cho chủ đầu tư ACV thực hiện ký kết các hợp đồng thi công với nhà thầu, đáp ứng tiến độ triển khai Dự án theo yêu cầu, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, “ngủ quên trên chiến thắng”. Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các đồng chí tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy hơn nữa quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “đã nói là làm”, “làm đi đôi với nói”, “nói đi đôi với làm”, "vượt nắng, thắng mưa", làm "3 ca, 4 kíp" để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng hoàn thành các công trình, hạng mục của Dự án, đáp ứng và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
https://nhandan.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-le-ky-hop-dong-cap-tin-dung-du-an-thanh-phan-3-cang-hang-khong-quoc-te-long-thanh-post812239.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "HÀNG KHÔNG", "Thủ tướng", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Cảng hàng không quốc tế Long Thành", "sân bay Long Thành" ] }
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái là Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
Ngày 29/5, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 463/QÐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia vềkinh tế tập thể(Ban Chỉ đạo).
Theo đó,Phó Thủ tướng Lê Minh Kháilà Trưởng ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng ban Thường trực; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân là Phó Trưởng ban.Ủy viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Ðầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giao thông vận tải, Công thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Ðào tạo,…Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng và giải pháp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã,…Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo cùng Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện; sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong việc thực hiện phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
https://nhandan.vn/pho-thu-tuong-le-minh-khai-la-truong-ban-chi-dao-quoc-gia-ve-kinh-te-tap-the-post811777.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Quyết định số 463/QÐ-TTg", "Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể", "kinh tế tập thể" ] }
Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay, dịch vụ logistics (giao, nhận, vận tải hàng hóa, xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, đóng gói, khai báo thủ tục hải quan...) vẫn còn là “điểm nghẽn”. Để tạo bước đột phá trong giao thương hàng hóa nông sản với Trung Quốc, việc hoàn thiện hạ tầng hệ thống logistics cần được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Bài 2: Hiện đại hóa hệ thống logisticsNgay từ đầu tháng 2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 13/CĐ-TTg về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp cấp thiết và trung-dài hạn giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian vận chuyển các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc.Thế mạnh chưa được khai thácÔng Vi Công Tường - Phó Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn cho biết: Lạng Sơn có thế mạnh, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics nhờ vị thế “cầu nối” quan trọng trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng. Với vị trí địa lý thuận lợi khi có hơn 231 km đường biên giới với Trung Quốc, hệ thống cửa khẩu đa dạng, gồm hai cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng; một cửa khẩu chính (Chi Ma) và 9 cửa khẩu phụ (Nà Nưa, Bình Nghi, Na Hình, Tân Thanh, Cốc Nam, Pò Nhùng, Co Sâu, Nà Căng, Bản Chắt) cùng các cặp chợ biên giới, đã tạo điều kiện cho tỉnh Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, xuất nhập khẩu hàng hóa quan trọng của Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN và ngược lại.Tuy nhiên, thực trạng dịch vụ logistics ở Lạng Sơn hiện nay còn yếu, chưa phát huy được thế mạnh của địa phương. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hầu hết đều tự làm tất cả các công đoạn, như: đóng gói, lưu kho bãi, vận chuyển, lưu thông…, chứ không phối hợp với một doanh nghiệp chuyên nghiệp về logistics để thực hiện. Do đó giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Cũng phải nhìn nhận một thực tế là trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp kinh doanh chuỗi hoạt động logistics bài bản mà hầu hết chỉ tham gia một số công đoạn trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Doanh nghiệp logistics nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh gặp nhiều rào cản khi thiếu kỹ năng số, thiếu kiến thức công nghệ thông tin hiện đại, còn tâm lý e ngại về tính an toàn, khả năng bảo mật thông tin nên chưa khai thác hết tiềm năng của các ứng dụng công nghệ thông tin giúp kết nối các bên liên quan trong chuỗi (cảng, cửa khẩu, hãng vận tải, công ty giao nhận, kho bãi…) để chia sẻ dữ liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động.Mặt khác, hoạt động vận tải đa phương thức trong tỉnh cũng chưa phát triển mạnh, chủ yếu tập trung vào vận tải đường bộ, vì vậy có nguy cơ ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ trong dịp cao điểm, lễ, Tết hoặc do tác động của dịch bệnh… Trong khi đó, tuyến đường sắt liên vận quốc tế chưa phát huy được lợi thế; hạ tầng ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu.Tại Lào Cai, một trong những địa phương có nhiều hoạt động giao thương nông sản với Trung Quốc. Nếu như năm 2015 nhập siêu qua cửa khẩu Lào Cai là gần 300 triệu USD thì đến năm 2023 xuất siêu đạt mức hơn 360 triệu USD.Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng chưa hình thành được những trung tâm logistics liên hoàn, bảo đảm các điều kiện trong chuỗi sản xuất và lưu thông. Một số công trình hạ tầng lớn, hiện đại, có sức lan tỏa phục vụ phát triển logistics như: Cảng hàng không Sa Pa; đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm kết nối Lào Cai với Hà Khẩu; cảng cạn… chưa được đầu tư hoàn chỉnh, làm giảm khả năng kết nối, vận chuyển, giảm năng lực cung ứng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và năng lực kết nối logistics giữa Lào Cai với Trung Quốc.Đầu tư đồng bộ dịch vụ logisticsÔng Nguyễn Hồng Cương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương cho biết: Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh dịch vụ bến bãi, hậu cần logistics tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Trong những năm gần đây, công ty đã và đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, công ty kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn và các sở, ngành mở thêm làn được ra, vào trong khu cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; nghiên cứu, xem xét thực hiện quy trình hải quan nhằm tiện lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bến bãi; tăng cường hội đàm với Trung Quốc để thống nhất thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa giữa hai bên...Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn khẳng định: Lạng Sơn sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ logistics nâng cao hiệu quả hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn. Trước mắt sẽ tập trung thu hút đầu tư hoàn thiện hạ tầng logistics bằng việc rà soát các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải; nâng cấp các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra biên giới, đường ra các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh để kết nối giao thương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, đặc biệt là tuyến cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng-Bằng Tường.Thu hút đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cửa khẩu, tập trung vào các cặp cửa khẩu trọng điểm, đang được phía Trung Quốc quan tâm đầu tư như cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Cốc Nam-Lũng Nghịu, cửa khẩu Bình Nghi - Bình Nhi Quan.Tại tỉnh Lào Cai, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cũng cho biết, năm 2024 và những năm tiếp theo, xu hướng triển khai đẩy mạnh đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông (đặc biệt là giao thông đường sắt) nhằm kết nối liên quốc gia, liên vùng, kết nối đến hệ thống các cửa khẩu, biên giới sẽ là chủ đạo.Lào Cai đã đề xuất thực hiện quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao 1.435 mm Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và xây dựng đường sắt khổ lồng kết nối ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc). Ngoài ra Lào Cai và Hải Phòng cũng đang tích cực phối hợp, nghiên cứu phương án cho phép xe chuyên dụng được chở hàng hóa thủy sản, hải sản chạy liên tục toàn tuyến Hải Phòng-Lào Cai-Côn Minh mà không cần chuyển tải sang các phương tiện khác tại cửa khẩu.Việc hiện đại hóa quy trình và thủ tục tại cửa khẩu theo nội dung được đề cập trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc nhằm đẩy mạnh và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc cũng được chú trọng. Tỉnh tập trung đẩy nhanh hình thành trung tâm logistics cho hàng nông sản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế…Dự án xây dựng “Cửa khẩu thông minh” Trung Quốc-Việt Nam hiện tiến triển thuận lợi. Dự kiến cuối tháng 6, phía Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ hoàn tất hạng mục san lấp mặt bằng đối với đường thông quan chuyên dụng cửa khẩu Hữu Nghị Quan-Hữu Nghị. Tới tháng 9 sơ bộ hình thành hệ thống thông quan thông minh. Mục tiêu đến tháng 12 hoàn tất xây dựng hạ tầng kiểm hóa, khu vực làm việc đồng bộ và tuyến đường chuyên dụng vận tải xe không người lái. Dự kiến cuối năm 2024 thực hiện thí điểm vận tải không người lái tại khu vực địa phận Trung Quốc. Theo phía Quảng Tây, cửa khẩu thông minh sẽ góp phần giảm quy trình, chi phí và nhân lực thông quan, từ đó giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.(Nguồn: Chi nhánh Nam Ninh của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc)(*) Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 15/5/2024.
https://nhandan.vn/nang-cap-con-duong-xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-post809532.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [] }
“Tân binh” Airbus A320neo chuẩn bị gia nhập đội bay Vietnam Airlines
NDO -Đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách,Vietnam Airlinessẽ nhận thêm 3 máy bay Airbus A320neo trong năm 2024. Trong đó, hãng dự kiến tiếp nhận chiếc đầu tiên vào đầu tháng 7, giai đoạn cao điểm nhất của mùa du lịch hè năm nay.
Các máy bay Airbus A320neo sẽ đóng góp gần 40.000 chỗ trong dịp cao điểm hè và 299.000 ghế trong nửa cuối năm 2024. Vietnam Airlines dự kiến sẽ khai thác Airbus A320neo trên các đường bay nội địa như Hà Nội-Đà Lạt, Hà Nội-Phú Quốc, Thành phố Hồ Chí Minh-Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh-Chu Lai…Nhận thêm máy bay là một trong những giải pháp quan trọng giúp Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách dịp cao điểm hè. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh ngành hàng không đang thiếu máy bay do ảnh hưởng từ việc nhà sản xuất triệu hồi động cơ trên toàn cầu.Các máy bay Airbus A320neo của Vietnam Airlines có 182 chỗ, với 2 khoang thương gia và phổ thông. Máy bay được trang bị động cơ thế hệ mới, giúp tiết kiệm hơn 16% tiêu hao nhiên liệu, giảm 75% tiếng ồn và giảm được khoảng 50% khí thải độc hại so với các dòng động cơ thế hệ trước. Airbus A320neo được trang bị các tiện nghi tương tự máy bay Airbus A321neo của Vietnam Airlines như hệ thống giải trí không dây IFE, kích thước, độ rộng, độ ngả ghế,… giúp hành khách có những hành trình thoải mái và thư giãn nhất.Hiện nay, để bảo đảm tải cung ứng và mang đến mức giá vé máy bay hấp dẫn cho hành khách dịp hè, Vietnam Airlines đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ trên toàn hệ thống.Tổ bay Vietnam Airlines.Cụ thể, hãng tăng cường khai thác gần 1 triệu ghế (tương ứng hơn 4.500 chuyến bay) trên các đường bay nội địa vào khung giờ muộn từ sau 21 giờ hằng ngày. Vietnam Airlines đã mở bán gần 300 nghìn vé máy bay giá hấp dẫn với chương trình “Bay giờ đêm, thêm giá tốt” dành cho khách mua vé bay trên các chuyến sáng sớm hoặc tối muộn.Tin liên quanCần một “nhạc trưởng” trong mối liên kết hàng không-du lịchHãng cũng chủ động tối ưu hóa lịch bay, quy trình phục vụ mặt đất để giảm thời gian quay đầu, qua đó tăng giờ khai thác bình quân, tăng số chuyến khai thác trên mỗi máy bay.Vietnam Airlines sẽ tiếp nhận thêm các máy bay thân rộng Boeing 787-10 trong thời gian tới. Đây là một trong những loại máy bay lớn nhất trong gia đình máy bay Boeing 787, đồng thời cũng là loại máy bay chở khách lớn nhất của hàng không Việt Nam hiện nay.
https://nhandan.vn/tan-binh-airbus-a320neo-chuan-bi-gia-nhap-doi-bay-vietnam-airlines-post814064.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Airbus A320neo", "Vietnam Airlines", "Airbus A321NEO", "Boeing 787-10", "Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam" ] }
Không báo cáo tình hình tài chính, Camimex và Đầu tư Apax Holdings bị phạt hơn 200 triệu đồng
NDO -Hai doanh nghiệp là CTCP Camimex và CTCP Đầu tư Apax Holdings vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chínhvới tổng số tiền phạt 205 triệu đồng do các vi phạm về phương tiện công bố thông tin; không công bố,công bố thông tinsai hạn các tài liệu: báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hànhtrái phiếu, tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu…
Theo đó, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 16/5, ban hành Quyết định số 214/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Camimexvới mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty không công bố thông tin định kỳ đối với các tài liệu: Tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022;Cùng với đó, Công ty công bố thông tin định kỳ không đúng thời hạn đối với tài liệu: Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022.Công ty cổ phần Camimex (địa chỉ trụ sở chính tại số 333, đường Cao Thắng, phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau), tiền thân là Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau được thành lập năm 1977.Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo quản các sản phẩm từ thủy sản; xuất khẩu thủy sản, nông sản thực phẩm. Camimex cung cấp nhiều loại sản phẩm thủy sản, trong đó sản phẩm chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm chì…Trước đó, ngày 13/5,Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdingsbị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 211/QĐ-XPHC xử phạt hành chính với số tiền phạt 20 triệu đồng do không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện công bố thông tin. Cụ thể: trang thông tin điện tử của Công ty (https://apaxholdings.com.vn/) hiện nay không còn hoạt động;Tiếp đó, Công ty bị phạt tiền 92,5 triệu đồng không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính quý I/2023, Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán; Báo cáo tài chính quý II/2023; Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 đã được soát xét; Báo cáo tài chính quý III/2023; Báo cáo tài chính quý IV/2023; Báo cáo tài chính quý I/2024; Báo cáo định kỳ Tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2022; Báo cáo định kỳ Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Báo cáo thường niên năm 2022; Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2023;Cùng với đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính riêng quý IV/2021; Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021; Báo cáo tài chính riêng quý IV/2022; Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022; Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính quý IV/2021 so cùng kỳ năm 2021 (riêng và hợp nhất); Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 số 01/2022/NQ-ĐHĐCĐ ngày 16/3/2022; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 số 01/2022/NQ-ĐHĐCĐ ngày 16/3/2022; Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính quý 2 năm 2022 so cùng kỳ năm 2021 (riêng và hợp nhất); Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính quý III/2022 so cùng kỳ năm 2021 (riêng và hợp nhất); Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý IV/2022 (riêng và hợp nhất).Tổng số tiền phạt Công ty phải nộp là 112,5 triệu đồng.Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (địa chỉ tại tầng 4, tòa tháp A, tòa nhà Sky City Tower, số 88 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), tiền thân là Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam Benchmark được thành lập vào ngày 19/3/2012 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng.Đầu tư Apax Holdings cung cấp các dịch vụ giáo dục đào tạo thông qua các đơn vị thành viên trực thuộc: Công ty cổ phần Anh Ngữ Apax, Công ty cổ phần Phát triển Giáo dục IGarten và CTCP trường liên cấp Firbank Australia.
https://nhandan.vn/khong-bao-cao-tinh-hinh-tai-chinh-camimex-va-dau-tu-apax-holdings-bi-phat-hon-200-trieu-dong-post809775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "báo cáo tài chính", "Camimex", "Đầu tư Apax Holdings", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng
3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.
Theo kết quả tổng hợp phiên tổ chức đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có 2 thành viên trúng thầu trong phiên đấu thầu hôm qua. Tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô tương đương 3.400 lượng vàng. Giá trúng thầu cao nhất là 81.330.000 đồng/lượng; giá trúng thầu thấp nhất là 81.320.000 đồng/lượng.34 lô vàng trúng thầu, giá vàng đi xuốngTrước đó, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng khối lượng đưa ra đấu thầu ngày 23/4 là 16.800 lượng; khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng; loại vàng miếng bán là vàng miếng SJC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sản xuất; tỷ lệ đặt cọc là 10%; giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 80,7 triệu đồng/lượng; khối lượng tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là khối lượng đặt thầu dự kiến của mỗi thành viên.Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 14 lô (tương đương 1.400 lượng); khối lượng tối đa được phép đặt thầu là 20 lô (tương đương 2.000 lượng). Bước giá dự thầu là 10.000 đồng/lượng. Bước khối lượng dự thầu là 1 lô (100 lượng). Mỗi thành viên dự thầu chỉ được đăng ký một mức giá tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá sàn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.Trong phiên ngày 23/4 có sự tham gia dự thầu của 11 đơn vị, bao gồm bảy ngân hàng thương mại và bốn doanh nghiệp là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc đá quý (DOJI), Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý. Kết quả phiên đấu thầu cho thấy, chỉ có hai thành viên trúng thầu (là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Công ty SJC) với khối lượng trúng thầu chỉ bằng 1/5 lượng vàng miếng SJC mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mang ra đấu thầu bán.Ghi nhận trên thị trường, sau phiên đấu thầu vàng miếng sáng 23/4, giá vàng trong nước và thế giới đều giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC về quanh mốc 79,70-82,82 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Đến 15 giờ cùng ngày, DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 79,70-82,2 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 1,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 1,25 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm trước. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 80,5-82,82 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 500 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở mức 80,55-82,45 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 600 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 950 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. Cùng thời điểm trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới giao ngay hạ xuống còn 2.306 USD/ao-xơ. Quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 68,1 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và phí liên quan).Cần giải pháp căn cơ, lâu dàiNhìn nhận chung về kết quả đấu thầu, giới chuyên môn đánh giá, số lượng thành viên cũng như khối lượng vàng trúng thầu thấp trong phiên ngày 23/4 là điều bình thường. Bởi, hiện tại giá vàng thế giới đang biến động mạnh, các doanh nghiệp sẽ thận trọng hơn khi đấu thầu mua vàng. Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng chia sẻ, lý do ngân hàng không tham gia đấu thầu vàng lần này là bởi biên lợi nhuận thấp.Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đánh giá: “11 đơn vị tham gia nhưng chỉ có hai doanh nghiệp trúng thầu với tổng khối lượng 3.400 lượng vàng. Thực tế, nhu cầu thị trường trong nước mang yếu tố tâm lý nhiều hơn. Bên cạnh yếu tố giá, việc tham gia đấu thầu phải mua tối thiểu 1.400 lượng vàng SJC cũng khiến cho doanh nghiệp cân nhắc thận trọng. Bởi giá vàng thế giới hai ngày gần đây đi xuống cho thấy mua vào lúc này không thuận lợi”.11 đơn vị tham gia nhưng chỉ có hai doanh nghiệp trúng thầu với tổng khối lượng 3.400 lượng vàng. Thực tế, nhu cầu thị trường trong nước mang yếu tố tâm lý nhiều hơn. Bên cạnh yếu tố giá, việc tham gia đấu thầu phải mua tối thiểu 1.400 lượng vàng SJC cũng khiến cho doanh nghiệp cân nhắc thận trọng. Bởi giá vàng thế giới hai ngày gần đây đi xuống cho thấy mua vào lúc này không thuận lợi.Ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt NamĐồng quan điểm, chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Hai phiên gần đây, giá vàng thế giới có xu hướng đảo chiều khiến không chỉ doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng mà kể cả người dân mua tích trữ cũng thận trọng. “Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một sự ổn định, thị trường ổn định và tâm lý ổn định để họ có thể đưa ra một mức giá phù hợp khi quyết định mua vàng. Do đó, sau phiên ngày 23/4, cơ quan quản lý có thể đấu thầu thêm nhiều phiên nữa phù hợp với diễn biến của thị trường”, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.Cũng theo ông Nguyễn Trí Hiếu, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đẩy một khối lượng vàng vào thị trường sẽ làm giảm nhiệt “cơn sốt” hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Mấu chốt vấn đề cần sớm sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, cần xóa độc quyền vàng miếng SJC cũng như giao lại việc nhập khẩu cho các nhà kinh doanh vàng, thay vì Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc này. Mặt khác, giá vàng trong nước còn chịu tác động từ giá vàng thế giới, do đó nếu chỉ đấu thầu vàng là không đủ để bình ổn thị trường này.Cùng chung nhận định, chuyên gia kinh tế-PGS, TS Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị cần sửa đổi Nghị định 24 một cách toàn diện, cẩn trọng và xem xét tính phù hợp để quyết định sửa đổi như thế nào; cần tăng cường sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với những doanh nghiệp, cửa hàng được phép kinh doanh vàng. Đáng lưu ý, ông Thịnh đề xuất một giải pháp quan trọng là việc xuất hóa đơn điện tử và có kết nối với cơ quan thuế đối với hoạt động mua bán vàng. Từ đó, thị trường vàng sẽ công khai minh bạch, rõ ràng hơn, giúp đầu tư, quản lý vàng trở nên dễ dàng hơn đối với thị trường và nền kinh tế.
https://nhandan.vn/tang-cung-de-ha-nhiet-gia-vang-post806183.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Vàng miếng SJC", "Vàng miếng", "hạ nhiệt giá vàng", "đấu thầu mua vàng", "Nghị định 24" ] }
Công an thành phố Hà Nội khánh thành 2 trụ sở Công an xã
Công trình trụ sở Công an xã Thạch Đà và xã Tam Đồng khánh thành, đưa vào sử dụng giải quyết những khó khăn về nơi làm việc cũng như việc sinh hoạt, học tập cho cán bộ chiến sĩ công an xã, đáp ứng sự mong đợi của toàn thể chiến sĩ công an xã cũng như nhân dân địa phương. Từ đó, tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ làm tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Ngày 5/10,Công an thành phố Hà Nộitổ chức khánh thành trụ sở Công an xã Thạch Đà và xã Tam Đồng (huyện Mê Linh) do Công an thành phố làm chủ đầu tư.Đây là 2 trụ sở đầu tiên trên địa bàn huyện Mê Minh hoàn thành đầu tư xây dựng, được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng nằm trong Dự án xây dựng trụ sở Công an xã trên địa bàn thành phố của Công an thành phố.Lễ cắt băng khánh thành trụ sở công an xã Thạch Đà.Công trình thể hiệnsự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, nhất làcấp ủy, chính quyền địa phương đối với lực lượng công an nói chung, chủ trương xây dựng công an xã chính quy nói riêng.2trụ sở Công an xã được xây dựng theo phương án biên chế đến năm 2025 là 20 cán bộ, chiến sĩ, với 3 tầng, 17 phòng làm việc và phòng chuyên môn.Tổng diện tích xây dựng sàn là 640 m2/1200m2. Ngoài ra, còn có các hạng mục phụ trợ như nhà để xe, cổng, tường rào, sân bê-tông… với tổng mức đầu tư hàng tỷ đồng. Sau 7 tháng thi công, công trình đã hoàn thành và đi vào sử dụng.Sau khi đưa vào hoạt động các công trình thiết thực này sẽ góp phần tăng thêm tính chính quy, tinh nhuệ là điều kiện quan trọng để xây dựng công an xã điển hình kiểu mẫu, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.Cán bộ, chiến sĩ công an vui mừng được làm việc trong trụ sở mới, khang trang, hiện đại.Phát biểu tại lễ khánh thành, Đại tá Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội chúc mừng chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ Công an 2xã có trụ sở làm việc mới khang trang, hiện đại; biểu dương lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩphòng Hậu cần Công an thành phố, Công an huyện Mê Linh đã phối hợp hoàn thành nhiệm vụ được giao.Đồng thời nhấn mạnh, việc xây dựng và bàn giao trụ sở làm việc Công an xã Thạch Đà và xã Tam Đồng là minh chứng điển hình cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ của các cấp lãnh đạo đối với lực lượng Công an nói chung, chủ trương xây dựng Công an xã chính quy nói riêng.Đồng chí Phạm Thanh Hùng đề nghịPhòng Hậu cần Công an thành phố phối hợp huyện Mê Linh đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các xã còn lại, để lực lượng Công an xã chính quy ổn định, yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Thay mặt cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Mê Linh, Đại tá Lê Ngọc Ly, Trưởng Công an huyện Mê Linh khẳng định, có trụ sở mới sẽ tăng thêm tính chính quy, tinh nhuệ là điều kiện quan trọng để xây dựng công an xã điển hình kiểu mẫu; và cam kết khi tiếp nhận trụ sở mới, cán bộ chiến sĩ sẽ vận hành và bảo quản tốt trang thiết bị được giao.
https://nhandan.vn/cong-an-thanh-pho-ha-noi-khanh-thanh-2-tru-so-cong-an-xa-post776089.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Công an thành phố Hà Nội", "trụ sở Công an xã" ] }
Đầu tư An Đông và Đầu tư phát triển Phú Châu bị phạt 185 triệu đồng do không công bố thông tin liên quan trái phiếu
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết địnhxử phạt hành chínhsố tiền 185 triệu đồng đối với 2 doanh nghiệp là CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông và CTCP Đầu tư phát triển Phú Châu do không công bố,công bố thông tinsai hạn nhiều tài liệu: báo cáo tài chính; tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu…; tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành trái phiếu…; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu…
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 28/3, ban hành Quyết định số 113/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do có hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính bán niên 2023, Báo cáo tài chính năm 2020, Báo cáo tài chính năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện bán niên 2023, Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020, Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023, Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2020, Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022;Cùng với đó, Công ty gửi nội dung công bố thông tin định kỳ không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính bán niên 2021, Báo cáo tài chính bán niên 2022, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021, Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2021.Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (địa chỉ trụ sở chính tại 18 An Dương Vương, phường 9, quận 5, TP Hồ Chí Minh) thành lập năm 2007; hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê...Trước đó, ngày 27/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ban hành Quyết định số 112/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Châu, với mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Châu không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022;Cùng với đó, Công ty gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội không đúng thời hạn đối với Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022.Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Châu (địa chỉ trụ sở chính tại 66 Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP Hồ Chí Minh) thành lập năm 2011, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.Năm 2014, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên hơn 578 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê...
https://nhandan.vn/post-802329.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Đầu tư An Đông", "Đầu tư phát triển Phú Châu", "phạt hành chính", "công bố thông tin", "trái phiếu", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Lo ngại về triển vọng mùa vụ, giá lúa mì tiếp tục tăng mạnh
NDO -Giá lúa mì tiếp tục tăng mạnh 1,27% trước những lo ngại về triển vọng mùa vụ do tình trạng sương giá tại Nga, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Trái ngược với diễn biến các mặt hàng trong nhóm nông sản,giá lúa mìtiếp tục đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng mạnh 1,27%. Đà tăng của giá được củng cố bởi những lo ngại về tình trạng sương giá tại Nga, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới.Hãng tư vấn IKAR dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2024-2025 của nước này giảm 2,5 triệu tấn, xuống 83,5 triệu tấn. Đứng trước những rủi ro về triển vọng mùa vụ năm nay, IKAR dự kiến lượng lúa mì xuất khẩu trong niên vụ 2024-2025 từ Nga đạt 45 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so số liệu trước đó.Trong khi đó, tình hình lúa mì vụ đông của Mỹ cũng được đánh giá kém tích cực hơn do ảnh hưởng của các cơn mưa rất lớn tại đồng bằng phía nam. Theo báo cáo Tiến độ mùa vụ của USDA, tỷ lệ lúa mì vụ đông của Mỹ đạt chất lượng tốt/tuyệt vời là 49%, giảm 1% so tuần trước đó và thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường.Nguồn cung nhập khẩu thắt chặt, trong khi giá thế giới tăng nhanh những ngày gần đây cũng đã khiến giá chào bán nội địa liên tục điều chỉnh tăng. Ghi nhận trong sáng hôm qua 21/5, giá giao dịch lúa mì tại miền bắc dao động trong khoảng 6.800-6.850 đồng/kg đối với các tháng giao hàng kỳ hạn quý III năm nay.
https://nhandan.vn/lo-ngai-ve-trien-vong-mua-vu-gia-lua-mi-tiep-tuc-tang-manh-post810515.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "giá lúa mì tăng mạnh", "sản lượng lúa mì", "lúa mì xuất khẩu", "nông sản" ] }
Kiến nghị sửa đổi một số quy định của dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ
NDO -Các chuyên gia, doanh nghiệp thuộcHiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam (VATA)vừa có một số kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi một số quy định trong 2 dự thảoLuật Đường bộvàLuật Trật tự an toàn giao thông đường bộđang được trình Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV cho phù hợp thực tiễn, góp phần giảm bớt thủ tục hành chính.
Việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung phù hợp thực tiễn, ứng dụng khoa học, công nghệ mới, nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ,…“Siết” phương tiện siêu trường, siêu trọngĐối với dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, tại Điều 52 “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe quá khổ, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ”, VATA kiến nghị bổ sung điểm c, điểm d vào khoản 3 như sau:“c) Xe quá khổ giới hạn vận chuyển một (01) hoặc nhiều đơn nguyên hàng bao gồm kiện hàng còn nguyên kẹp chì, niêm phong theo quy định, hoặc cấu kiện xây dựng hoặc, phương tiện, thiết bị, máy móc nguyên chiếc, hàng không thể tháo rời hoặc chia nhỏ, hàng siêu trường, siêu trọng”.“d) Xe quá tải trọng, xe bánh xích không vận chuyển hàng hóa trên đường bộ”.VATA cũng kiến nghị bỏ và sửa cụm từ: “... gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông nơi có tuyến đường mà phương tiện đi qua…” trong khoản 7 của điều này, do mỗi ngày có hàng trăm giấy phép lưu hành được các Sở Giao thông vận tải, Khu Quản lý đường bộ và Cục Đường bộ Việt Nam cấp. “Nếu mỗi giấy phép phải có 1 bản thông báo gửi Cục Cảnh sát giao thông và 1 bản thông báo gửi cơ quan Cảnh sát giao thông địa bàn, sẽ làm tăng thủ tục hành chính, chậm thời gian triển khai vận chuyển của doanh nghiệp vận tải. Mặt khác, các cơ quan Cảnh sát giao thông phải tăng biên chế để làm nhiệm vụ nhận, xem xét từng bản thông báo cấp giấy phép lưu hành ở cả 2 cấp,...”, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch VATA nêu bất cập.Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.Tại Điều 53 “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng”, VATA cũng đề nghị sửa đổi bổ sung khoản 2, viết lại như sau: “2. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải phù hợp và đáp ứng vận chuyển loại hàng, kích thước, khối lượng của hàng và phải có giấy phép lưu hành xe do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.”. Khoản 3 đề nghị bỏ cụm từ: “... tự hành có gắn động cơ,…”, trong Luật không nên quy định chi tiết là “… rơ-moóc kiểu mô đun tự hành có gắn động cơ...”.Tin liên quanĐề xuất luật hóa việc thu phí vào nội đô với ô-tô cá nhânNgoài ra, khoản 5 của Điều 53 cũng cần bỏ quy định “... gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông nơi có đoạn đường mà phương tiện đi qua…” với lý do tương tự khoản 7 của Điều 52.Với khoản 1 của Điều 54 “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe cứu hộ giao thông đường bộ”, VATA kiến nghị bổ sung cụm từ: “…, chưa đủ điều kiện tham gia giao thông”; viết lại như sau: “1. Xe cứu hộ giao thông đường bộ là xe ô-tô chuyên dùng có trang bị dụng cụ, thiết bị dùng để cứu hộ, hỗ trợ di chuyển hoặc chuyên chở các phương tiện giao thông bị hư hỏng, sự cố, chưa đủ điều kiện tham gia giao thông”.“Phương tiện ô-tô thành phẩm được nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước, chưa có biển kiểm soát, chưa đăng kiểm, chưa đủ điều kiện tham gia giao thông, nên buộc phải có phương tiện khác chuyên chở”, ông Nguyễn Văn Quyền chỉ ra.Làm rõ nội hàm, khái niệm vận tải khách công cộngTrong dự thảo Luật Đường bộ, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp vận tải trực thuộc VATA cũng đề nghị bổ sung khái niệm, quy định về “vận tải hành khách công cộng” với nội dung xác định rõ nội hàm của vận tải hành khách công cộng bằng xe ô-tô, gồm xe buýt, xe taxi dưới 9 chỗ ngồi vận chuyển khách nội thị và trung chuyển khách đi và đến bến xe khách.Loại hình vận tải vận tải khách bằng xe taxi có kích thước nhỏ gọn, đây là loại xe ô-tô con chở người đến 8 chỗ, phù hợp thông lệ quốc tế, hoạt động chủ yếu tại các vùng đô thị. Dự thảo quy định taxi sử dụng xe đến 9 chỗ (cả lái xe), sẽ càng làm gia tăng mâu thuẫn giữa taxi với xe lợi dụng danh nghĩa xe hợp đồng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều xe chở người từ 9 chỗ trở lên có kích thước tương đương với xe chở người 16 chỗ, như loại xe dán chữ “Limousin”,...Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch VATA.“Trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và dự thảo Luật Đường bộ chỉ có quy định về chính sách ưu tiên vận tải hành khách công cộng. Ngoài vận tải hành khách bằng xe buýt được gọi là vận tải hành khách công cộng, chưa rõ đối tượng, phương tiện vận tải hành khách nào, được gọi là vận tải hành khách công cộng và được hưởng chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng. Người dân hiện ưa chuộng sử dụng loại hình xe buýt và xe taxi di chuyển trong nội thị, nhằm giảm thiểu phương tiện cá nhân tham gia giao thông, giảm thiểu phát thải và ô nhiễm môi trường”, các chuyên gia của VATA phân tích.Tại Khoản 5, Điều 56, VATA cũng đề nghị làm rõ quy định về việc quyết định giá cước vận tải để vận tải hành khách, hàng hóa trên đường bộ để phân định rõ giữa hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động kinh doanh dịch vụ phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải bằng xe ô-tô. Tại Khoản 7, Điều 56, đề nghị sửa đổi, thay thế cụm từ “cố định” bằng cụm từ “xác định”, viết lại như sau: “7. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô-tô chở người trên 09 chỗ (bao gồm cả lái xe) để vận tải hành khách, có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình xác định”.Theo nhận định của đại diện các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh vận tải có thể điều chỉnh lịch trình, tần suất chạy xe theo nhu cầu đi lại của hành khách và điều chỉnh hành trình phù hợp với hiện trạng tổ chức giao thông và kết cấu của hạ tầng đường bộ (do có thay đổi), nếu dùng từ “cố định” như dự thảo có thể hiểu là không được thay đổi, sẽ gây khó khăn, bất lợi cho các đơn vị vận tải.Tin liên quan“Quản” xe hợp đồng theo cách nào?Trong Khoản 9, Điều 56 có nội dung: “9. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô-tô chở người đến 9 chỗ (bao gồm cả lái xe)…”, đề nghị bổ sung sửa đổi, thay thế cụm từ “đến 9 chỗ” bằng “đến 8 chỗ”, viết lại như sau: “9. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô-tô chở người đến 8 chỗ ngồi bao gồm cả người lái để thực hiện vận tải theo yêu cầu của hành khách, thực hiện nhiều chuyến đi trong ngày, phương thức tính tiền cước chuyến đi do hành khách lựa chọn theo một trong các phương thức sau đây:…”.Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều xe chở người từ 9 chỗ trở lên có kích thước tương đương với xe chở người 16 chỗ, như loại xe dán chữ “Limousin".Trên thực tế, loại hình vận tải vận tải hành khách bằng xe taxi có kích thước nhỏ gọn, đây là loại xe ô-tô con chở người đến 8 chỗ, phù hợp thông lệ quốc tế, hoạt động chủ yếu tại các vùng đô thị. Dự thảo quy định taxi sử dụng xe đến 9 chỗ (cả lái xe), sẽ càng làm gia tăng mâu thuẫn giữa taxi với xe lợi dụng danh nghĩa xe hợp đồng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều xe chở người từ 9 chỗ trở lên có kích thước tương đương với xe chở người 16 chỗ, như loại xe dán chữ “Limousin”,...Tại Khoản 13, Điều 56 có nội dung: “Đơn vị kinh doanh vận tải phải có bộ phận quản lý an toàn. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ phải bảo đảm công tác quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải bằng xe ô-tô”.Theo đánh giá của các chuyên gia VATA, dự thảo này không phù hợp thực tiễn và đáp ứng các loại hình vận tải, bao gồm vận tải kinh doanh và vận tải nội bộ. Thực tế, hộ kinh doanh phần lớn chỉ có 1 đến 2 xe, nhiều trường hợp chủ hộ (chủ xe) cũng chính là lái xe, nếu yêu cầu phải có bộ phận quản lý an toàn giao thông là bất hợp lý.Do đó, VATA kiến nghị nghiên cứu bổ sung sửa đổi khoản 13 theo hướng đơn vị vận tải có quy mô đến mức nào thì phải có bộ phận quản lý an toàn giao thông. Đồng thời quy định rõ, người lái xe phải kiểm tra phương tiện có đầy đủ điều kiện an toàn mới điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ,...
https://nhandan.vn/kien-nghi-sua-doi-mot-so-quy-dinh-cua-du-thao-luat-duong-bo-va-luat-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo-post812190.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Luật Đường bộ", "Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ", "Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam", "VATA" ] }
Các chỉ tiêu sản xuất của PVN vượt kế hoạch từ 3,5- 35,7%
NDO -Trong tháng 5, giá dầu đảo chiều giảm khoảng 9% so trung bình tháng 4, kéo theo giá các sản phẩm xăng dầu giảm từ 7-11%, biên lợi nhuận lọc dầu giảm mạnh, ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023; huy động khí cho điện giảm, không đạt như kỳ vọng,… đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Tuy nhiên, với phương châm quản trị biến động xuyên suốt, nỗ lực cao trong điều hành, đơn vị đạt tăng trưởng cao ở tất cả các chỉ tiêu tài chính.Ngày 12/6,PVNcho biết, trong tháng 5, các chỉ tiêu sản xuất của đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 6,1-35,5% như: khai thác dầu thô đạt 0,813 triệu tấn, vượt 14,9%; khai thác khí đạt 608 triệu m3, vượt 35,5%; sản xuất đạm đạt 163 nghìn tấn, vượt 6,1%; sản xuất điện đạt 3,16 tỷ kWh, vượt 7,3%; sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 531 nghìn tấn, vượt 17,5% kế hoạch.Tin liên quanPVN sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mớiNổi bật, sản lượng điện của Tập đoàn tháng 5 và 5 tháng vượt cao so kế hoạch. Ngày 18/5,Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1đã đạt mốc sản lượng 10 tỷ kWh, đây là mốc sản lượng ấn tượng với một nhà máy mới đi vào vận hành thương mại gần 2 năm; Tập đoàn và PV Power đã làm việc với các bộ, ban, ngành liên quan, địa phương, qua đó các khó khăn, vướng mắc của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 do PV Power làm chủ đầu tư đã cơ bản được tháo gỡ, thúc đẩy triển khai dự án theo tiến độ đề ra; sản lượng trung bình tháng 5 của của Lô 09-1 của Vietsovpetro đạt 8.069 tấn/ngày, tăng 146,9 tấn/ngày so tháng 4, trong đó có 21 ngày mức khai thác đạt mốc trên 8.000 tấn/ngày;Nhà máy lọc dầu Dung Quấtđã đi vào vận hành an toàn sau bảo dưỡng với công suất cao 114%.Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành ổn định, an toàn sau bảo dưỡng.Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 3,5-35,7%, như:khai thác dầu thôđạt 4,19 triệu tấn, vượt 19,5% (khai thác dầu thô trong nước đạt 3,44 triệu tấn, vượt 20%; khai thác dầu thô ở nước ngoài đạt 0,748 triệu tấn, vượt 17,6% kế hoạch); khai thác khác khí đạt 2,91 tỷ m3, vượt 35,7% (tuy nhiên chỉ bằng 94% so khả năng khai thác khí của PVN do huy động khí không như kỳ vọng); sản xuất đạm đạt 797 nghìn tấn, vượt 6,7%, tăng 10,7% so cùng kỳ; sản xuất điện đạt 12,98 tỷ kWh vượt 3,5%, tăng 28,3% so cùng kỳ; sản xuất xăng dầu (không bao gồm NSRP) đạt 2,32 triệu tấn, vượt 21,6% (nếu tính cả sản lượng từ NSRP đạt 5,83 triệu tấn, vượt 19,1%, tăng 5,3% so cùng kỳ 2023; sản xuất NPK đạt 149 nghìn tấn, vượt 16% kế hoạch, tăng 10,5% so cùng kỳ.Tin liên quanPVN nộp ngân sách hơn 42 nghìn tỷ đồngNhờ thực hiện hiệu quả công tác quản trị biến động nên mặc dù giá các sản phẩm chủ lực của PVN giảm mạnh, đặc biệt biên lợi nhuận hóa dầu giảm 19,8% so cùng kỳ năm 2023 nhưng các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức từ 34-92% kế hoạch 5 tháng và tăng trưởng cao so cùng kỳ năm 2023.Tổng doanh thu toàn Tập đoàn 5 tháng qua ước đạt 392,7 nghìn tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch, tăng 15% so cùng kỳ năm 2023; nộp ngân sách ước đạt 55,4 nghìn tỷ đồng, vượt 46% kế hoạch, tăng 2% so cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 22,1 nghìn tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch, tăng 6% so cùng kỳ 2023.Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 cán mốc sản lượng 10 tỷ kWh điện sau 2 năm vận hành thương mại.Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Lê Mạnh Hùng, bên cạnh những thành quả đạt được, những tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của Tập đoàn, do vậy, cần tăng cường quản trị rủi ro, có các giải pháp, kịch bản ứng phó với các biến động vĩ mô, thị trường, bảo đảm hiệu quả hoạt động. Đồng thời, tiếp tục tập trung cập nhật, thúc đẩy hoàn thiện thể chế liên quan đến hoạt động của PVN; cập nhật chiến lược, kế hoạch phát triển của các đơn vị trong Tập đoàn phù hợp cơ chế, chính sách và tình hình mới; cập nhật danh mục đầu tư, thúc đẩy công tác đầu tư; tìm giải pháp nâng cao sản lượng, quyết liệt giữ vững sản lượng khai thác theo chỉ đạo của Chính phủ; tập trung xử lý các tồn đọng ở các đơn vị/dự án khó khăn, tích cực thu hồi công nợ;…Chung quan điểm, Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn yêu cầu tiếp tục bám sát kế hoạch quản trị của Tập đoàn để xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai nhiệm vụ tháng 6 và 6 tháng cuối năm; xây dựng các kịch bản cụ thể ứng với các kịch bản về tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô năm 2024 của Chính phủ; tiếp tục làm việc với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện thể chế, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với hoạt động của Tập đoàn; rà soát, xây dựng các chương trình hành động triển khai thực hiện Kết luận 76, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị và các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của PVN.“Để bảo đảm các mục tiêu sản lượng khai thác và các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch, Tập đoàn và các đơn vị thành viên cần theo sát diễn biến thị trường, kiểm soát chặt chẽ tồn kho xăng dầu trong bối cảnh giá dầu có xu hướng giảm; cân đối nguồn khí khai thác trong nước và nhập khẩu LNG phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường; gia tăng hiệu quả liên kết chuỗi trong toàn Tập đoàn; tối ưu công tác vận hành, bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy, bảo đảm khai thác sản xuất ổn định trong những tháng cuối năm; tập trung nguồn lực triển khai các dự án trọng điểm,…”, ông Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/cac-chi-tieu-san-xuat-cua-pvn-vuot-ke-hoach-tu-35-357-post814005.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "PVN", "Tập đoàn Dầu khí Việt Nam", "chỉ tiêu sản xuất", "khai thác dầu", "19 tập đoàn-tổng công ty" ] }
Món quà thiết thực dành tặng Điện Biên
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tập đoàn TH trao tặng những căn nhà, những món quà thấm đượm nghĩa tình và tích cực triển khai đầu tư tại Điện Biên để đánh thức tiềm năng, hỗ trợ bà con sinh kế, nâng cao đời sống. Những việc làm thiện nguyện thiết thực chung tay lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái”, chăm lo, tri ân đồng bào các dân tộc từng đóng góp sức người, sức của, chiến đấu hy sinh, làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Tấm lòng thơm thảoSau gần 40 năm đổi mới, đời sống đồng bào các dân tộc ởĐiện Biênngày càng được nâng cao, tuy nhiên so với mặt bằng phát triển chung của cả nước vẫn còn nhiều khó khăn. Với tấm lòng thơm thảo “của ít lòng nhiều” góp sức xóa nhà tạm, nhà dột nát, Tập đoàn TH thông qua Quỹ Vì tầm vóc Việt đã và đang đầu tư xây dựng hơn 300 nhà tình nghĩa tại huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo trị giá gần 16 tỷ đồng. Nghĩa cử cao đẹp khích lệ, tiếp sức cho bà con ý chí tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo.Đồng hành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, TH dự kiến trao 10 nhà tình nghĩa cho cựu chiến binh ở Nghệ An đã tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ.Hưởng ứng chương trình “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Tập đoàn TH và Quỹ Vì tầm vóc Việt ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo tại Điện Biên.Được Tập đoàn TH tài trợ xây dựng điểm trường Thẩm Pung khang trang tại xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, việc dạy và học của thầy trò bớt gian khó, học sinh thêm yêu trường mến lớp. Trong năm nay, Tập đoàn TH cùng Ngân hàng TMCP Bắc Á xây 1 trường học trị giá 7 tỷ đồng và trao 10 nhà vệ sinh trường học tại Điện Biên, góp phần tạo môi trường học tập tốt, chắp cánh cho ước mơ của thế hệ trẻ bay cao, bay xa. Cùng với đó, hàng trăm suất quà tặng, hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách, học sinh, phụ nữ lan tỏa tinh thần nhân ái, sẻ chia vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.Đây là những hoạt động thiết thực mà Tập đoàn TH triển khai hỗ trợ người dân tỉnh Điện Biên. Được biết, là doanh nghiệp hàng đầu chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, sản xuất sữa tươi sạch và đồ uống, Tập đoàn TH đã và đang tiếp tục triển khai nhiều dự án trồng cây lâm nghiệp, thảo dược… phát triển kinh tế dưới tán rừng ở nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Điện Biên. Vừa bước chân đầu tư trên mảnh đất mới, Tập đoàn TH đã đồng hành cùng chính quyền địa phương hỗ trợ người dân trên mọi mặt của đời sống.Quỹ Vì tầm vóc Việt, Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao 200 suất quà tặng mẹ liệt sĩ, gia đình chính sách, nữ đảng viên cao tuổi và nhân chứng lịch sử tại 4 xã thuộc tỉnh Điện Biên.Đánh thức tiềm năng vùng đất khóTheo Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Nguyễn Phi Sông, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định phát triển nhanh, bền vững gắn với tăng trưởng xanh, đầu tư trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có thế mạnh với nông-lâm nghiệp là nền tảng, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến sau thu hoạch, ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh chú trọng tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, lựa chọn nhà đầu tư đủ tâm và tầm, đồng hành, tạo điều kiện tối đa.Với mục tiêu trở thành thủ phủ của Tây Bắc về trồng cây mắc ca, Điện Biên hiện có 13 dự án được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng quy mô 61.223 ha. Cho biết Tập đoàn TH vừa ký kết biên bản ghi nhớ với UBND huyện Tuần Giáo vềhợp tác phát triển vùng lõi mắc cagiai đoạn I, Chủ tịch UBND huyện Lê Xuân Cảnh khẳng định, huyện đất rộng, có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên chọn mắc-ca là cây trồng chủ lực và xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến sâu, xuất khẩu. Các thủ tục về hỗ trợ công khai hoang, trình UBND tỉnh giao, cho thuê đất vùng lõi dự án theo quy định của pháp luật được huyện tích cực triển khai theo nội dung ký kết, xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể hàng quý.Hợp tác với một tập đoàn đầu tư uy tín, cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường trong 50 năm là điều kiện thuận lợi để Tuần Giáo phấn đấu trở thành huyện trọng điểm trồng mắc-ca, góp phần tạo sinh kế, giảm nghèo nhanh và bền vững. Quan điểm của huyện là làm phổ rộng, ngoài vùng lõi doanh nghiệp tự trồng còn thúc đẩy vùng liên kết để người dân trồng trên đất của mình, năm 2023 đạt gần 1.000ha.Nắm bắt tâm lý người dân muốn trồng cây nhanh cho thu hoạch, lãnh đạo huyện trực tiếp tới tất cả các xã tuyên truyền, vận động hàng chục nghìn hộ dân bằng video trình chiếu, trả lời thắc mắc để bà con thấu hiểu trồng cây ngắn ngày “ráo mồ hôi là hết tiền”, trồng cây lâu năm chăm sóc vất vả hơn, sau 3 năm mới cho thu hoạch nhưng mang lại giá trị kinh tế cao. Những băn khoăn lo lắng về “đầu vào” và “đầu ra” của người dân đều được đả thông, giải thích cụ thể: Nhà nước hỗ trợ phân bón, cây giống, TH hướng dẫn kỹ thuật trồng và thu mua, khi cây chưa cho quả thì trồng xen ngô, đậu tương… để “lấy ngắn nuôi dài”. Hiệu ứng của việc vận động, thông tin tới người dân một cách sâu rộng, bài bản, bà con hăng hái ủng hộ chủ trương.Tin liên quanBộ trưởng Nông nghiệp tỉnh Kaluga (Nga) thăm trang trại của Tập đoàn THKhí thế vào cuộc khẩn trương, quyết liệt. Cán bộ Tập đoàn TH, các phòng, ban của huyện, cán bộ khuyến nông xã, tổ trưởng tổ hợp tác “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn các hộ trồng theo đúng quy trình kỹ thuật. Cùng với 156 nhóm zalo kết nối từ huyện đến các bản, nhóm bản để tuyên truyền, hướng dẫn và đôn đốc người dân trồng, chăm sóc, bảo vệ cây, lãnh đạo huyện họp trực tuyến với các hộ dân kiểm tra, nhắc nhở tưới cây bảo đảm yêu cầu.Xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo có 48 hộ, năm 2023 trồng 193ha mắc-ca. Bà Đặng Thị Ngọt ở bản Minh Thắng hồ hởi cho biết, trồng 520 gốc mắc-ca, cán bộ đến tận nhà hướng dẫn tỉ mỉ về quy cách trồng, khoảng cách giữa các cây, đào hố, bón phân..., thường xuyên thăm hỏi, động viên nên yên tâm, tin tưởng.Chị Lò Thị Sim ở bản Cang bộc bạch: “Trước đây dân bản trồng lúa, sắn chỉ được mấy triệu đồng/ha một năm. Nay bà con chuyển đổi trồng mắc-ca, chăm sóc theo đúng kỹ thuật, mọi thắc mắc hỏi ở trên nhóm zalo đều được giải đáp nhiệt tình, cây mắc-ca lên xanh tốt”. Khởi sắc bước đầu củng cố niềm tin, chị còn tích cực động viên các hộ chung quanh tham gia trồng, chia sẻ kinh nghiệm để cùng làm giàu ngay trên quê hương.Đánh giá cao sự vào cuộc của của chính quyền địa phương, nhất là vai trò của người đứng đầu, Anh hùng Lao động Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH nhấn mạnh, Dự án Trồng thâm canh cây mắc ca tại huyện Tuần Giáo mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng tỷ lệ che phủ rừng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. Đó cũng là món quà ý nghĩa thiết thực Tập đoàn dành tặng bà con Điện Biên, góp phần đánh thức tiềm năng vùng đất khó.
https://nhandan.vn/mon-qua-thiet-thuc-danh-tang-dien-bien-post805926.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Điện Biên", "Tập đoàn TH", "nhà tình nghĩa", "trồng mắc ca", "Quỹ Vì tầm vóc Việt" ] }
Quảng Nam thông qua 9 nghị quyết quan trọng
Ngày 23/4, Hội đồng nhân dân tỉnhQuảng Nam(khóa X) tổ chức kỳ họp lần thứ 22 để thảo luận, biểu quyết thông qua 9 nghị quyết vềphát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tại kỳ họp lần này,Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Namđã xem xét, cho ý kiến các vấn đề thuộc những nhóm lĩnh vực về tài chính, ngân sách; đầu tư công; nông nghiệp; y tế và nhiều lĩnh vực quan trọng khác.Đặc biệt, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã thảo luận, biểu quyết thông qua 9 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.Trong đó, có nhiều nghị quyết được đông đảo cử tri quan tâm như: Quy định nội dung và mức hỗ trợ để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025; Quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế nhưng không phải là đối tượng khám chữa bệnh theo yêu cầu; Quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù và một số chính sách hỗ trợ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao tỉnh Quảng Nam.Tin liên quanQuảng Nam thảo luận, quyết định một số nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninhCác nghị quyết về: Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Điều chỉnh chủ trương đầu tư 4 dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa phương... sau khi được thông qua tại kỳ họp này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi trong việc triển khai thi công các dự án và đẩy nhanh tiến độgiải ngân vốn đầu tư côngtrên địa bàn tỉnh.Ngoài ra, tại kỳ họp này, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã bầu đồng chí Trần Nam Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Tam Kỳ giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Trần Xuân Vinh cho rằng, các nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong kỳ họp này có vai trò quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để việc triển khai thực hiện hiện các cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư bảo đảm theo đúng quy định, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian đến.“Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời hướng dẫn, triển khai các nghị quyết đã được tỉnh thông qua, để các quyết sách sớm đi vào cuộc sống; đồng thời tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra”, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Trần Xuân Vinh lưu ý.Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Xuân Vinh đề nghị các ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tăng cường các hoạt động giám sát, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đồng thời đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành.
https://nhandan.vn/quang-nam-thong-qua-9-nghi-quyet-quan-trong-post806112.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "Quảng Nam", "nghị quyết", "kinh tế-xã hội", "quốc phòng", "an ninh", "Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân" ] }
Đo lường đóng góp của các động lực tăng trưởng mới trong GDP
NDO -Các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến từ việc chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và tập trung vào các ngành công nghiệp mới mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như chip bán dẫn.
Tại phiên thảo luận ở Tổ trong chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết nền kinh tế đang phục hồi tích cực nhưng cũng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.Để thúc đẩytăng trưởngtrong những tháng còn lại của năm 2024, Bộ trưởng nhấn mạnh đến yêu cầu cần tập trung vào đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới, bên cạnh phát huy các động lực tăng trưởng truyền thống gồm đầu tư,xuất khẩu, tiêu dùng.Các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến từ việc chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… Trong đó cần tập trung vào các ngành công nghiệp mới mà Việt Nam có điều kiện tham gia sâu hơn, ví dụ nhưchip bán dẫn.Tổng cục Thống kê trong cuộc họp báo gần đây đã đề cập đến những đánh giá sơ bộ về sự đóng góp của các động lực tăng trưởng mới trong GDP. Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Hệ thống Tài khoản quốc gia cho biết các động lực tăng trưởng mới đã có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng các ngành kinh tế đất nước.Đối với lĩnh vực nông nghiệp, cuối năm 2023, Việt Nam đã có nguồn thu 51,5 triệu USD (hơn 1.200 tỷ đồng) từ bán tín chỉ carbon. Khoản chi trả này được Ngân hàng Thế giới chuyển cho Việt Nam do giảm được 10,3 triệu tấn phát thải carbon.Như vậy, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được tiền bántín chỉ carbonrừng. Nguồn tiền thu được một phần tiền chi cho các hoạt động liên quan đến phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng.Hiện, cả nước có 23 địa phương có sẵn dịch vụ lưu trữ carbon có thể đem trao đổi. Tuy nhiên, mới chỉ có 6 địa phương được cấp mua bán tín chỉ carbon. Thị trường mua bán tín chỉ carbon trong thời gian tới được đánh giá là rất tiềm năng.Trong lĩnh vực năng lượng, ngành điện cũng ghi nhận sự đóng góp của điện gió, điện mặt trời vào lưới điện quốc gia, hướng đến mục tiêu phát triển năng lượng xanh. Tính đến cuối năm 2023, năng lượng tái tạo chiếm khoảng 14,3% tổng lượng điện sản xuất. Tính riêng quý I/2023, năng lượng tái tạo chiếm 17,4%, sang quý I/2024, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện sản xuất tăng lên 18,3%.Đáng lưu ý trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, ngành công nghiệp mới nổi là chip bán dẫn cũng đã có đóng góp nhất định vào tăng trưởng chung của ngành và được dự báo đang ở trong giai đoạn đón làn sóng đầu tư nước ngoài lần thứ 4 vào Việt Nam.Hiện Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp mới nổi, sản xuất chip bán dẫn. Đơn cử như Chương trình phát triển nhân tài công nghệ năm học 2023-2024 do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp Tổ hợp Samsung Việt Nam tổ chức; sự kiện hợp tác với Siemen EDA phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam; Chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng….
https://nhandan.vn/do-luong-dong-gop-cua-cac-dong-luc-tang-truong-moi-trong-gdp-post811003.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:13", "tags": [ "chip bán dẫn", "động lực tăng trưởng", "kinh tế xanh", "năng lượng tái tạo", "tín chỉ carbon" ] }
Hồ Dầu Tiếng tiếp cứu nước ngọt cho Nam Bộ những ngày hạn hán
NDO -Những ngày này,hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ lợi lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng nước ngọt lên đến 1,5 tỷ mét khối vẫn ngày đêm “xuôi dòng” tiếp cứu nguồn nước ngọt cho các tỉnh miền nam, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp ở: Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An.
Hạn hánvàxâm nhập mặnđang ở mức báo động. Các địa phương ở Nam Bộ như giải toả “cơn khát” khi tiếp cận nguồn nước từ thượng nguồn hồ Dầu Tiếng, qua đó giúp nhân dân ổn định hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày.Đẩy nước qua nội đồnggiải tỏa “cơn khát”cho Long AnChỉ vào cống xả chảy qua kênh tiêu Phước Hội-Bến Đình, ông Trần Quang Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác thủy lợi miền nam cho hay, ngay sau khi tỉnh Long An công bố thiên tai hạn mặn khẩn cấp, cấp độ 4 độ rủi ro rất lớn, Công ty đã xả khoảng 7 triệu mét khối nước ngọt từ hồ Dầu Tiếng về tỉnh Long An để tưới tiêu và tạo nguồn đẩy mặn, giữ ngọt trên sông Vàm Cỏ Đông. Nước ngọt về, bà con phấn khởi hơn, phần nào yên tâm, nhất là ổn định sản xuất và duy trì nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt…Hệ thống cống xả của hồ Dầu Tiếng qua các kênh tiêu dẫn vào nội đồng phục vụ sản xuất và sinh hoạt.Ghi nhận tại các cống xả, công nhân kỹ thuật liên tục vận hành hệ thống máy bơm để đưa nước qua các kênh mương, nhất là vào lúc hạn hán gần như lên đến đỉnh điểm.Ông Hùng cho biết thêm, hiện mực nước hồ Dầu Tiếng ở cao trình 20,03m, thấp hơn năm 2023 là 0,78m và cao hơn trung bình nhiều năm là 0,14m. Tuy nhiên mực nước hồ cũng xuống trung bình từ 6-7cm/ngày. Đáng lo ngại, tình hình thời tiết hạn hán nắng nóng kéo dài không có mưa rất bất lợi, càng làm xu hướng triều cường và xâm nhập mặn vào sâu nên phải cần một nguồn nước lớn để pha loãng trong khi mực nước hồ thì ngày càng xuống thấp và cạn kiệt.Tin liên quanNam Bộ và Nam Trung Bộ nỗ lực ứng phó hạn mặnTrước tình hình biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, đơn vị hồ Dầu Tiếng đã phối hợp các hồ chứa ở thượng nguồn Sông Bé để nắm bắt thông tin vận hành xả nước để chủ động chuyển nước từ hồ Phước Hòa về hồ Dầu Tiếng với tổng lượng nước dự kiến chuyển từ hồ Phước Hòa về hồ Dầu Tiếng trong mùa cạn năm 2024 khoảng 600 triệu mét khối để phục vụ đa mục tiêu về đời sống dân sinh, đặc biệt là ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.Hệ thống cống xả trên hồ Dầu Tiếng.Theo Ban lãnh đạo Hồ Dầu Tiếng, để xử lý vấn đề xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông nói chung và đẩy pha loãng mặn tại trạm bơm Hòa Phú cung cấp cho Nhà máy nước Tân Hiệp (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng như tỉnh Tây Ninh và Long An, từ đầu mùa cạn đến nay, ngoài lượng nước đã xả duy trì dòng chảy sau đập khoảng 300 triệu mét khối, hồ Dầu Tiếng đã xả tràn 8 đợt để đẩy, pha loãng mặn khoảng 55 triệu mét khối.Ông Trần Quang Hùng nhận định, nếu khu vực miền Đông Nam Bộ không có trận mưa nào từ này đến giữa tháng 5, thì mực nước trên sông Sài Gòn sẽ là thời kỳ kiệt nhất trong năm, đồng nghĩa với việc mực nước sông sẽ xuống rất thấp, là điều kiện thuận lợi để nước biển mang theo độ mặn lấn sâu vào cửa sông. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc độ mặn luôn vượt ngưỡng cho phép tại trạm bơm Hòa Phú ngay cả trong kỳ triều kém.Để xử lý vấn đề xâm nhập mặn nêu trên, từ nay đến hết 15/5, ngoài lượng nước phải xả duy trì dòng chảy sau đập thường xuyên, liên tục, Công ty sẽ tăng cường xả nước cắt đỉnh mặn với nhu cầu nước khoảng 90 triệu mét khối.Phát triển chiến lược đa mục tiêuÔng Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Tây Ninh chia sẻ, hồ Dầu Tiếng không chỉ cung cấp nước cho hoạt động sản xuất của tỉnh Tây Ninh mà còn các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An. Bên cạnh đó, Dầu Tiếng cũng cung cấp nước cho đô thị, các khu công nghiệp của tỉnh. Nguồn nước thủy lợi từ hồ cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho hầu hết diện tích của tỉnh Tây Ninh còn giúp tăng vụ sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ đặc sản giúp bà con nông dân sản xuất, nuôi trồng vô cùng thuận lợi…Hệ thống điện mặt trời trên mặt hồ đã và đang phát huy hiệu quả qua đó cung cấp điện sạch cho sản xuất, công nghiệp.Ông Xuân đánh giá, hồ Dầu Tiếng đã và đang góp phần thực hiện chiến lược đa mục tiêu cho địa phương. Hiện trong hồ Dầu Tiếng có 27 nghìn héc-ta mặt nước, trong đó có gần một nửa diện tích bán ngập. Đây là tài sản rất quý vì ngoài việc trữ nước, hồ có thể thực hiện nhiều mục tiêu sản xuất và phát triển kinh tế khác.Trong đó thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã nhắm đến các mục tiêu, như phát triển hệ thống điện mặt trời ở trên mặt hồ. Hệ thống đã và đang phát huy hiệu quả rất tốt như cung cấp điện sạch cho sản xuất, công nghiệp. Nguồn năng lượng sạch này rất phù hợp việc giảm phát thải CO2 theo cam kết với Chính phủ và các tổ chức quốc tế.Bên cạnh đó, vị trí của hồ rất phù hợp khai thác tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái với không gian đẹp cùng diện tích rừng rất lớn và cây xanh bao quanh. Ngoài ra, hồ còn có thể phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản một cách tự nhiên và tạo ra sản phẩm có giá trị cao.Nguồn năng lượng dồi dào từ các dự án điện mặt trời nằm trên hồ Dầu Tiếng rất phù hợp với xu hướng chung về giảm phát thải khí CO2.Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác thủy lợi miền nam chia sẻ, để quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng nguồn nước hồ Dầu Tiếng phục vụ các nhu cầu, công ty đã phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo đảman ninh nguồn nước, thành lập tổ kiểm tra độc lập kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt động diễn ra trong hồ; lấy mẫu phân tích chất lượng nước định kỳ hàng tháng, hàng quý tại các điểm giao nhận nước, các nhánh suối chảy về hồ và trên kênh chính.Ban Giám đốc thường xuyên kiểm tra kỹ thuật hệ thống cống xả.Ngoài ra, Công ty còn triển khai thực hiện nhiệm vụ “Kiểm soát chất lượng nước hồ Dầu Tiếng phục vụ khai thác đa mục tiêu và ứng dụng công nghệ WebGIS quản lý cơ sở dữ liệu về nguồn nước lưu vực Dầu Tiếng”. Phối hợp đơn vị chuyên môn khảo sát, đánh giá nguyên nhân hiện tượng tảo lam làm cho nước hồ có biểu hiện màu xanh, xảy ra vào thời kỳ giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa để đưa ra các giải pháp khắc phục để bảo đảm môi trường chất lượng nước hồ Dầu Tiếng; phối hợp Viện Kỹ thuật Biển thực hiện Nhiệm vụ: “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp năm 2023”…
https://nhandan.vn/ho-dau-tieng-tiep-cuu-nuoc-ngot-cho-nam-bo-nhung-ngay-han-han-post806811.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "hồ Dầu Tiếng", "hạn hán", "xâm nhập mặn", "an ninh nguồn nước" ] }
Vietjet giảm 50% hàng nghìn vé khứ hồi Việt Nam-Ấn Độ
Hãng hàng không Vietjetđã dành tặng hành khách ưu đãi hấp dẫn, giảm đến 50% giá vé khứ hồi trên các chuyến bay thẳng Việt Nam-Ấn Độ.
Theo đó, từ nay đến ngày 27/5/2024, hãng Vietjet mở bán hàng nghìn vé Business, SkyBoss, Deluxe, Eco giảm giá 50% cho các chuyến bay thẳng giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với New Delhi, Mumbai, Kochi, Ahmedabad, với thời gian bay linh hoạt từ nay đến ngày 30/9/2024 tại website www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air.Cùng trong mùa hè rực rỡ này, từ nay đến ngày 25/5/2024, hành khách có cơ hội mua hàng miễn thuế đến từ các thương hiệu nước hoa, đồ uống cao cấp, trang sức, mỹ phẩm uy tín quốc tế với ưu đãi giảm giá tới 50% tại gian hàng online https://www.dutyfree.vietjet.com/ của Vietjet và nhận hàng ngay trên chuyến bay giữa Ấn Độ và Việt Nam.Ấn Độ.Tin liên quanVietjet đạt doanh thu gần 54 nghìn tỷ đồng từ vận tải hàng khôngVietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và sở hữu chứng nhận An toàn Khai thác IOSA. Hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam được xếp hạng 7 sao - cao nhất thế giới về an toàn hàng không bởi tổ chức uy tín AirlineRatings, top 50 hãng hàng không tốt nhất toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính trong hai năm 2018, 2019 của AirFinance Journal, liên tục nhận giải hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất trao bởi các tổ chức uy tín như Skytrax, CAPA, AirlineRatings...
https://nhandan.vn/vietjet-giam-50-hang-nghin-ve-khu-hoi-viet-nam-an-do-post810468.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "An toàn Khai thác IOSA", "Eco", "Vietjet Air", "Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế", "khuyến mãi" ] }
Tồn kho tăng kéo giá dầu giảm về mức thấp nhất trong 7 tuần qua
NDO -Kết thúc ngày giao dịch đầu tháng 5, giá dầu thế giới ghi nhận phiên giảm giá lớn nhất trong ngày kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, do tồn kho tại Mỹ bất ngờ tăng mạnh và nguồn cung dồi dào tại một số quốc gia thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bất chấp cam kết cắt giảm sản lượng.
Chốt phiên, giá dầu WTI giảm 3,58% xuống 79 USD/thùng. Dầu Brent giảm 3,35% xuống 83,44 USD/thùng. Như vậy,giá dầuthế giới đã hạ nhiệt về mốc thấp nhất trong 7 tuần qua.Báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng mạnh hơn 7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/4, mức tăng cao hơn so con số gần 5 triệu thùng được API công bố rạng sáng cùng ngày. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng nhẹ 344.000 thùng, trái ngược với dự báo giảm. Điều này cho thấy năng lực tiêu thụ tại Mỹ có dấu hiệu chững lại sau giai đoạn giá xăng dầu tăng cao, từ đó gây áp lực bán mạnh lên thị trường dầu thô trong phiên hôm qua.Ngoài ra, theo khảo sát của Bloomberg,OPECđã bơm 26,81 triệu thùng/ngày trong tháng 4, chỉ ít hơn khoảng 50.000 thùng/ngày so tháng trước. Bất chấp tuyên bố hạn chế nguồn cung, Iraq và UAE vẫn sản xuất trên mức hạn ngạch. Mức độ cắt giảm sản lượng hiện vẫn chưa bảo đảm cam kết đặt ra, cũng góp phần thúc đẩy lực bán trên thị trường.Cụ thể, sản lượng của Iraq tăng nhẹ, đạt mức 4,22 triệu thùng/ngày, cao hơn mục tiêu được thiết lập khoảng 220.000 thùng/ngày. Sản lượng của Libya, thành viên không chịu chính sách hạn ngạch cũng đã tăng 60.000 thùng/ngày lên 1,19 triệu thùng/ngày khi nước này khôi phục hoạt động sản xuất sau các cuộc biểu tình.Về yếu tố vĩ mô, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) công bố chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Mỹ trong tháng trước đạt mức 49,2 điểm, phản ánh sự thu hẹp hoạt động của các nhà máy, trái ngược với dự đoán mở rộng với mức 50 điểm. Điều này cho thấy một số áp lực nhất định trong hoạt động sản xuất của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, góp phần tạo sức ép lên giá dầu.Rạng sáng nay, cuộc họp lãi suất củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)quyết định giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang ở ngưỡng 5,25-5,5% lần thứ 6 liên tiếp, đồng thời có nguy cơ đẩy lùi thời điểm cắt giảm lãi suất trong năm nay. Điều này cũng gây ra nhiều lo ngại về tăng trưởng kinh tế và triển vọng nhu cầu dầu mỏ.Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, đà giảm giá sâu của nhiều mặt hàng nguyên liệu thế giới đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 1,84% xuống còn 2.254,78 điểm. Như vậy, chỉ số MXV-Index liên tục suy yếu sau khi đạt mức đỉnh 9 tháng, hiện đã trở về mức thấp nhất 1 tháng qua chỉ sau 3 phiên giảm liên tiếp.Năng lượng là nhóm chịu tác động ‘bán tháo’ mạnh nhất trên thị trường trong phiên hôm qua, với toàn bộ 5 mặt hàng đồng loạt giảm giá. Trong đó, giá dầu giảm sâu về mức thấp nhất 7 tuần. Ngoài ra, giá ca-cao thuộc nhóm nguyên liệu công nghiệp cũng bất ngờ lao dốc hơn 10%, sau đà phục hồi hơn 3% trước đó. Đây cũng chính là hai nhóm biến động mạnh nhất trong ngày hôm qua.Sự sôi động của thị trường vẫn đang được duy trì, với giá trị giao dịch đạt gần 4.800 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/ton-kho-tang-keo-gia-dau-giam-ve-muc-thap-nhat-trong-7-tuan-qua-post807418.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "giá dầu", "tồn kho dầu", "OPEC", "FED", "lãi suất" ] }
Cần một “nhạc trưởng” trong mối liên kết hàng không-du lịch
Trong bối cảnh xu thế vé máy bay tăng cao, ngành hàng không-du lịch đã đưa ra nhiều giải pháp liên kết đồng thời kiến nghị các chính sách, chương trình hợp tác ngắn hạn và lâu dài trên cơ sở chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý, đơn vị, các doanh nghiệp của hai ngành mặc dù đã có sự phối hợp với nhau nhưng chưa thật sự bài bản, dài hạn. Để việc liên kết giữa các doanh nghiệp hàng không và du lịch đạt hiệu quả bền vững, rất cần một “nhạc trưởng” điều phối, dẫn dắt.Bay nội địa khó có lãiPhát biểu tại hội thảo: “Hàng không-du lịch “bắt tay” liên kết phát triển bền vững” do Báo Nhân Dân tổ chức chiều 12/6, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải đánh giá, từ sau thời điểm hoạt động bình thường trở lại (tháng 3/2022), với những giải pháp và sự hỗ trợ tích cực của cơ quan quản lý, các hãng hàng không Việt Nam đã nỗ lực để phục hồi khai thác. Tuy nhiên, những khó khăn nội tạichưa giải quyết hết vẫn là rào cản lớn khiến các hãng chưa thể trở lại như thời điểm trước khi xảy ra đại dịch. Cùng với đó, từ cuối năm 2023, tác động từ chi phí đầu vào gia tăng và biến động quy mô đội tàu bay là nguyên nhân chính gây ra những áp lực lên giá vé máy bay nội địa vào những giai đoạn cao điểm.Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng kết quả về tổng thể khai thác thị trường hàng không vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về sản lượng hành khách vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển hàng không quốc tế. Điều này thật sự là kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy giao thương kết nối cũng như đưa du khách quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn. Qua hội thảo, Bộ trưởng mong muốn các đại biểu phân tích, nhận diện đầy đủ hơn khó khăn, thách thức, cơ hội và đưa ra các giải pháp hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý, cũng như các doanh nghiệp hàng không-du lịch-lữ hành, nhằm nâng cao hiệu quả kết nối, cùng đồng hành, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài.Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà, ngành hàng không-du lịch vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển. Trong giai đoạn khó khăn về thiếu hụt máy bay hiện tại, muốn tăng tải chỉ còn cách bay sáng sớm và đêm muộn. “Tuy nhiên, trong hai tháng vừa qua, Vietnam Airlines triển khai tăng tải nhiều chuyến bay đêm nhằm giảm giá vé, nhưng khi đủ tải phải hủy 10% chuyến do không có khách bay vào khung giờ đêm. Điều này cho thấy nhu cầu thị trường khách chưa sẵn sàng bay khung giờ này bởi khách lo ngại mất thêm chi phí phòng, chưa rõ điểm đến có thuận tiện cho mọi người đi lại không nên không hào hứng, do đó hãng phải hủy nhiều chuyến bay đêm”, ông Hà nêu thực tế.Từ đó, vị CEO Vietnam Airlines đề nghị các doanh nghiệp du lịch có chính sách giảm giá đêm đầu tiên cho hành khách bay đêm. Hàng không và du lịch cần “bắt tay” nhau thực chất và rõ ràng hơn để thu hút, phát động tạo thị trường mới, thói quen mới, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng này.Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) Hoàng Nhân Chính cũng đồng tình với nhận định trên và cho rằng, chính sách về thời gian nhận, trả phòng của các khách sạn hiện tại đang áp dụng theo khung cứng mà chưa có sự linh hoạt về thời gian. Trong khi đó, việc nhận và trả phòng linh hoạt là một định hình mới trong ngành khách sạn mà các doanh nghiệp du lịch cũng cần phải thay đổi theo xu thế.“Giá vé máy bay tăng cao không chỉ làm tổn hại cho ngành hàng không và du lịch, mà còn tác động đến các ngành kinh tế khác, đặc biệt là sinh kế của người dân địa phương. Khi giá vé bay trong nước chỉ thấp hơn chút ít so với giá vé bay đi một số nước trong khu vực, nhiều gia đình sẽ lựa chọn đi du lịch nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc du lịch nội địa bị bóp nghẹt, không phát triển được”, ông Chính nhận xét.Theo Tổng Giám đốc Bamboo Airways Lương Hoài Nam, giá vé chỉ “hạ nhiệt” khi số lượng máy bay tăng lên. Con số đáng lo ngại là hiện nay, đội máy bay nước ta chỉ còn 160 chiếc so với hơn 230 chiếc trước dịch Covid-19. Lượng máy bay đang hoạt động trên thế giới không thiếu, chỉ cần trả giá cao là thuê được ngay. Tuy nhiên, với mặt bằng chi phí hiện nay, áp dụng cơ chế giá trần đã duy trì từ thời bao cấp, bay nội địa để có lãi là không khả thi. Do đó, cần phải tạo động lực cho các hãng hàng không triển khai thuê, mua máy bay.Các đại biểu phát biểu, thảo luận tại buổi hội thảo. (Ảnh sơn tùng)Cơ chế nào “sâu rễ, bền gốc”?Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel bản chất hàng không là vận tải công cộng, là ngành vận chuyển tốt nhất, có hàm lượng chất xám cao nhất nên giá vé cao là đương nhiên. Khi hàng không khó khăn, những tác động tiêu cực không chỉ ở lĩnh vực du lịch mà còn ảnh hưởng vận chuyển công cộng. Giá vé bay tăng cao hiện nay không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, bình quân giá vé bay trên thế giới tăng 17-25%, giá vé máy bay ở Việt Nam không cao hơn thế giới, không phải tăng đột biến.“Xét các yếu tố giảm giá vé của hàng không cho thấy đã đến lúc cần sự vào cuộc của Chính phủ. Chính phủ có Ban Chỉ đạo quốc gia về du lịch, cần ngồi lại với các hãng hàng không, cùng nghiên cứu tìm cơ chế, chính sách thực sự giúp hàng không giảm chi phí. Hàng không có chi phí rất lớn, công nghệ cao những phần lõi chúng ta không có, toàn bộ các khâu từ check-in (vào) đến check-out (ra) đều phải trả tiền, như vậy có khác gì bay gia công, phụ thuộc hầu hết vào biến động của thị trường”, ông Kỳ bày tỏ.Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cho rằng, nếu không có sự bắt tay của 2 bên, thị trường sẽ tự dịch chuyển và làm thay đổi thói quen, hành vi của khách hàng, các tuyến du lịch đường bay sẽ bị ảnh hưởng. Hàng không-du lịch cần phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng đường bay mới trên cơ sở có phân tích kỹ nhu cầu của thị trường và cùng cam kết xúc tiến, kinh doanh lâu dài nhằm bảo đảm hiệu quả khai thác du lịch hai chiều.Bà Lương Thị Hoàng Lan, Giám đốc kinh doanh Khối Du lịch nghỉ dưỡng (Tập đoàn Sun Group) cho biết, giá vé máy bay trong nước tăng cao khiến xu hướng đi du lịch của du khách thay đổi, không chỉ lượng khách nội địa đi du lịch bằng máy bay suy giảm, mà nhiều người đã lựa chọn đi du lịch nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc,… vì chi phí vé máy bay rẻ hơn.Phía Tập đoàn Sun Group kiến nghị địa phương-du lịch-hàng không có sự phối hợp, liên kết thực chất để xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn hạn và lâu dài trên cơ sở chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên. Không chỉ hàng không và du lịch có chính sách giá tốt, các địa phương/điểm đến cũng cần đưa ra ưu đãi giá hợp lý (về nghỉ dưỡng, vận chuyển, nhà hàng,…) để có chương trình, combo sản phẩm nghỉ dưỡng chất lượng với mức giá hợp lý, bao gồm cả vé máy bay, phòng khách sạn và tour du lịch,… giúp các bên cùng có lợi, ổn định về lượng khách và đạt hiệu quả cao nhất.“Tuy nhiên, thực tế chưa có chương trình, sản phẩm nào đạt như mong muốn. Đây cũng là minh chứng về sự thiếu liên kết chặt chẽ giữa địa phương-du lịch-hàng không, không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của các điểm đến trong nước, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả các bên và gián tiếp hạn chế khả năng tăng tốc phát triển của ngành du lịch Việt Nam và sự tăng trưởng của nền kinh tế”, bà Lan đánh giá.Nhằm giảm mặt bằng giá vé, hỗ trợ việc kích thích du lịch, đại diện các hãng hàng không, ngành du lịch kiến nghị Chính phủ tiếp tục các chương trình hỗ trợ các hãng bay như: giảm thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay, thuế nhập khẩu nhiên liệu bay; phí hạ cất cánh; giảm lãi suất vay ngân hàng; có các chính sách hỗ trợ về phát triển đội bay; chính sách quản lý giờ cất, hạ cánh, giảm 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh và điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa; bỏ quy định về giá trần; địa phương có sân bay có cơ chế, chính sách bù lỗ cho ngành hàng không,...Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân nhấn mạnh, du lịch và hàng không giống như “đôi cánh” cùng góp phần phát triển kinh tế. Hiện nay, việc hợp tác giữa hàng không và du lịch hầu hết ở quy mô nhỏ, chưa có cơ chế phối hợp, hợp tác ở quy mô lớn để thực hiện điều phối việc hợp tác, liên kết. Vấn đề hợp tác giữa hai ngành hàng không-du lịch rất cần có bàn tay 1 “nhạc trưởng” điều phối, không chỉ dừng ở mức độ cùng quảng bá, đưa ra các gói khuyến mại mà cần xây dựng kế hoạch tổng thể, quy mô cấp quốc gia và phân kỳ để có tác động dài lâu. Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện cơ quan, đơn vị tại hội thảo sẽ được tiếp thu đầy đủ và kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền, nhằm giúp 2 ngành liên kết hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.Tại hội thảo, Hãng hàng không Vietnam Airlines và thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác kích cầu du lịch nội địa, tăng cường liên kết, thu hút du khách. Vietnam Airlines đã xây dựng cơ chế hợp tác với ngành du lịch địa phương nhằm tạo ra sản phẩm hướng tới khách du lịch nội địa ngay trong cao điểm hè này. Theo thỏa thuận, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 1 triệu chỗ bay đêm, khởi hành sau 21 giờ và trước 6 giờ hằng ngày trên nhiều đường bay nội địa, với mức giá khuyến mại hấp dẫn. Từ nay đến cuối năm, Vietnam Airlines và các địa phương hợp tác phát động chương trình kích cầu du lịch, hãng triển khai thêm sản phẩm bay giờ sáng sớm và tối muộn với mức giảm lên đến 30% giá vé so với mức giá các chuyến bay vào giờ thông thường.
https://nhandan.vn/can-mot-nhac-truong-trong-moi-lien-ket-hang-khong-du-lich-post814034.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [] }
HSBC: Không kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có động thái tăng lãi suất
NDO -Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC vừa có báo cáo mới liên quan tới lãi suất, tỷ giá tại Việt Nam. Theo đó, HSBC nhận định tăng lãi suất trong khi tăng trưởng tín dụng còn yếu có thể không tốt cho những tăng trưởng kinh tế mới “chớm nở”, và đây cũng không phải "liều thuốc tiên" để hỗ trợ cho đồng nội tệ.
TheoHSBC, trong bối cảnháp lực lên VNĐgần đây đang gia tăng, đã có những băn khoăn liệu điều này có thúc giục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất. “Mặc dù cũng có rủi ro nhưng chúng tôi không cho rằng khả năng này sẽ xảy ra. Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ vượt trần 4,5% trong quý II/2024 nhưng cũng chỉ trong thời gian rất ngắn, trước khi có thể giảm xuống dưới 4% so với cùng kỳ năm trước trong quý III/2024”, các chuyên gia của ngân hàng này phân tích.Ngoài ra, tănglãi suấttrong khi tăng trưởng tín dụng còn yếu có thể không tốt cho những tăng trưởng kinh tế mới “chớm nở”, và đây cũng không phải "liều thuốc tiên" để hỗ trợ cho đồng nội tệ. Vì vậy, các chuyên gia HSBC không kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có động thái như vậy.Tin liên quanNgân hàng Nhà nước yêu cầu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suấtBên cạnh đó, các chuyên gia HSBC nhìn nhận, lạm phát dường như đã trở thành một vấn đề sát sườn. Lạm phát toàn phần tăng 0,1% so tháng trước, đẩy lạm phát của năm so cùng kỳ lên 4,4%, tương đương với dự báo của thị trường (HSBC: 4,4%; BBG: 4,4%). Đây là lần đầu tiên trong hơn một năm rưỡi,lạm pháttăng đến gần mức trần 4,5% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.“Cũng giống như những lần trước, yếu tố thúc đẩy chính vẫn là giá dầu cao hơn và lạm phát thực phẩm tăng. Yếu tố giá dầu một lần nữa nhắc chúng ta về mức độ dễ bị ảnh hưởng của Việt Nam đối với những biến động trên thị trường hàng hóa thế giới, trong khi đó, yếu tố liên quan đến lạm phát thực phẩm cho thấy ngay cả với một nước xuất khẩu lương thực như Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ chi phí thực phẩm cao”, các chuyên gia HSBC cho hay.
https://nhandan.vn/hsbc-khong-ky-vong-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-co-dong-thai-tang-lai-suat-post808756.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "lãi suất", "tỷ giá", "HSBC", "lạm phát" ] }
Giá vàng ngày 4/6: Vàng miếng SJC tiếp đà giảm, vàng nhẫn ổn định
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(4/6) tăng lên 2.344,5 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm xuống 78,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn ổn định, giao dịch ở mức 75,1 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 15 giờ ngày 4/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 77,68 triệu đồng/lượng mua vào và 78,98 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 180.000 đồng (mua vào) và giảm 520.000 đồng (bán ra) so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra rút ngắn xuống 1,3 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJC niêm yết mua vào-bán ra ở mức 77,48-78,98 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 500.000 đồng và 1 triệu đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 1,5 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 15 giờ ngày 4/6.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống 7-8 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 ổn định, giao dịch mua vào 73,5 triệu đồng/lượng, bán ra 75,1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,1 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Theo thông báo sáng 4/6 của Ngân hàng Nhà nước, giá bán vàng miếng trực tiếp của cơ quan này ngày 4/6/2024 cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank) và Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 77.980.000 đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so mức giá công bố ngày 3/6 (78,98 triệu đồng/lượng).Các chuyên gia cho biết, sự biến động củagiá vàng SJCkhông phải luôn luôn mà chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước can thiệp kịp thời nhằm ổn định thị trường vàng. Vì vậy, người mua nên cân nhắc lựa chọn lúc mua và bán để tránh thiệt thòi, rủi ro.Tính đến 10 giờ ngày 4/6 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới tăng 17,8 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.344,5 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 4/6. (Ảnh: kitco.com)Giá vàng thế giới tăng vào đầu tuần khi báo cáo mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ chậm lại tháng thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, chỉ số quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất đã giảm xuống 48,7% trong tháng 5, so mức 49,2% của tháng 4, thấp hơn so mức dự báo của giới chuyên gia. Dữ liệu kinh tế ảm đạm làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất vào năm nay.Hiện thị trường đang dự báo khoảng 56% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.Tuần này, bên cạnh dữ liệu việc làm, thị trường sẽ chờ đợi quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ngân hàng này gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào ngày 6/6. Quyết định cắt giảm này đưa đến kỳ vọng rằng FED có thể sẽ tiếp nối ECB bắt đầu chu kỳ nới lỏng vào 19/9 tới.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 104,08 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ lên 4,407%; chứng khoán Mỹ diễn biến tích cực khi các cổ phiếu lớn đồng loạt tăng điểm; giá dầu giảm mạnh 3% xuống 77,83 USD/thùng đối với dầu Brent và 73,68 USD/thùng đối với dầu WTI.Chủ đề: Các giải pháp quản lý thị trường vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-46-vang-mieng-sjc-tiep-da-giam-vang-nhan-on-dinh-post812607.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 4/6", "vàng miếng SJC", "giá vàng miếng SJC", "vàng miếng SJC giảm" ] }
VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm, khối ngoại vẫn bán ròng
NDO -Phiên giao dịch ngày 23/4, áp lực bán tăng vọt trong phiên chiều kéo thị trường chìm trong sắc đỏ, hàng loạt cổ phiếu lớn lao dốc... Tuy vậy,dòng tiền bắt đáycũng tăng mạnh, giúpVN-Indexthu hẹp đà giảm, còn 12,82 điểm, về mức 1.177,40 điểm.
Thanh khoảntoàn thị trường tăng nhẹ so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 879,71 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 19.156,31 tỷ đồng.Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng tăng đáng kể so phiên trước, đạt hơn 15.590,73 tỷ đồng;nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng khoảng 290 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, DIG, MSN, VND, SHB...Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa, TCB tăng 2,10%, VPB tăng 0,55%, LPB tăng 0,99%, STB tăng 0,54%, EIB tăng 0,87%, MSB tăng 0,37%, NAB tăng 0,92%... Chiều ngược lại, CTG giảm 2,48%, SHB giảm 2,67%, MBB giảm 2,65%, BID giảm 1,40%, TPB giảm 1,43%, OCB giảm 1,82%...Nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch tiêu cực, SSI giảm 1,71%, VND giảm 2,48%, VCI giảm 3,60%, HCM giảm 0,57%, VIX giảm 3,50%, BSI giảm 3,80%, CTS giảm 5,52%, AGR giảm 6,84%...Nhómcổ phiếu bất động sảnchìm trong sắc đỏ, VHM giảm 3,02%, VIC giảm 2,38%, BCM giảm 4,17%, VRE giảm 2,23%, NVL giảm 2,68%, KBC giảm 3,09%, DXG giảm 3,13%, TCH giảm 4,28%, HHV giảm 3,54%, CII giảm 2,5%, ITA giảm 2,19%, QCG giảm 6,91%... Trái lại, VPI tăng 0,88%, KOS tăng 0,13%, SJS tăng 0,90%, IJC tăng 1,11%...Ở nhóm cổ phiếu sản xuất cũng có diễn biến tiêu cực, GVR giảm 3,83%, MSN giảm 3,29%, GEX giảm 3,23%, HSG giảm 3,47%, ACG giảm 4,06%, NKG giảm 6,78%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay quay đầu giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch chiều, VNXALL-Index đóng cửa giảm 15,42 điểm (-0,80%), về mức 1.917,55 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 739,51 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 17.895,41 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 98 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 282 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 222,63 điểm, giảm 2,68 điểm (-1,19%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 73,76 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.389,84 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 58 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 109 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 9,66 điểm (-2,01%) và xuống mức 471,55 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 48,92 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.083,13 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 3 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 25 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 87,51 điểm, giảm 0,51 điểm (-0,58%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 27,64 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 277,62 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 133 mã tăng giá, 72 mã đứng giá và 130 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 12,82 điểm (-1,08%), về mức 1.177,40 điểm. Thanh khoản đạt hơn 778,31 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.488,85 tỷ đồng. Toàn sàn có 117 mã tăng, 57 mã đứng giá và 360 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 6,27 điểm (-0,52%) và xuống mức 1.200,37 điểm. Thanh khoản đạt hơn 273,50 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.182,43 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 6 mã tăng, 0 mã đi ngang và 24 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là MBB (hơn 31,99 triệu đơn vị), SHB (hơn 31,26 triệu đơn vị), DIG (hơn 22,76 triệu đơn vị), VIX (hơn 20,89 triệu đơn vị), STB (hơn 18,40 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là HRC (+6,95%), DXV (+6,90%), PMG (+6,72%), ST8 (+5,61%), VSI (+5,57%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là FUESSV50 (-6,99%), SCD (-6,95%), LGL (-6,94%), QCG (-6,91%), PSH (-6,87%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 305.776 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 36.814,68 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-quay-dau-giam-gan-13-diem-khoi-ngoai-van-ban-rong-post806106.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "VN-Index", "Phiên giao dịch", "HNX-Index", "thanh khoản", "cổ phiếu", "chứng khoán", "khối ngoại" ] }
Đơn hàng dần quay trở lại, xuất khẩu đồ gỗ khởi sắc
NDO -Thị trường xuất khẩu đồ gỗ đang “ấm” dần khi doanh nghiệp đang có được các đơn hàng mới, sau một năm gặp nhiều khó khăn cả về đơn hàng và thị trường.
Vượt qua khó khăn từ việc suy giảm đơn hàng, từ cuối năm 2023, Công ty CP Chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn liên tục nhận được các đơn hàng với lượng đơn hàng trả đến hết năm 2025.Chỉ tính riêng năm 2023, doanh nghiệp đãsản xuất và xuất khẩuđược hơn 1.000 container mặt hàng gỗ nội thất sang thị trường Mỹ, Canada. Tình hình khả quan giai đoạn cuối năm đã giúp doanh nghiệp đạt doanh thu năm 2023 vượt hơn năm 2022.Để có được kết quả này, bên cạnh nhu cầu dần quay trở lại, Công ty CP Chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn đã tích cực đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chế biến gỗ. Đồng thời mở rộng, chuẩn bị vận hành thêm nhà xưởng sản xuất mặt hàng sofa để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.Theo các doanh nghiệp đồ gỗ, đẩy mạnh chế biến sâu là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp có được các đơn hàng khi nhu cầu thị trường tăng trở lại.Tình hình khả quan của Công ty CP Chế biến gỗ xuất khẩu Khải Hoàn cũng là bức tranh chung của doanh nghiệp ngành gỗ trong những tháng đầu năm nay.Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 3/2024 và tăng 19,4% so với tháng 4/2023. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,84 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023.Chia sẻ về lợi thế của doanh nghiệp gỗ Việt Nam, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế từ nguồn lao động tay nghề cao, nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, gỗ nhập khẩu hợp pháp, có khả năng sản xuất ra các sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc.Mặt khác, các mẫu mã thiết kế sản phẩm của Việt Nam cũng đang ngày càng đa dạng, đáp đáp ứng tốt nhu cầu của thế giới.Ông Giafar Safaverdi, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ IKEA Việt Nam, Quản lý Khu vực Cung ứng Đông Nam Á, Tập đoàn IKEA (một trong những tập đoàn xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới) chia sẻ thêm, Việt Nam được đánh giá là một thị trường cung ứng gỗ quan trọng cho các nhà cung cấp của IKEA.Nơi đây cung cấp một lượng lớn gỗ keo (gỗ Acacia) - loại gỗ sẫm màu có nguồn gốc được chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý rừng (FSC), phù hợp với các sản phẩm bàn ghế ngoài trời của IKEA.Trong thời gian sắp tới, IKEA sẽ nghiên cứu thu mua gỗ cao su với nhiều ứng dụng trong việc sản xuất đồ nội thất. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ đang đứng trước cơ hội bứt phá trong năm 2024 khi lạm phát ở Mỹ - thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam bớt gay gắt hơn.Mặt khác, hàng tồn kho ở thị trường Mỹ đã giảm xuống mức thấp và nhà nhập khẩu sẽ quay trở lại đặt hàng trong năm 2024.Năm 2024, thị trường có dấu hiệu phục hồi nhẹ, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều hơn.Trong nước, lãi suất cho vay đang ổn định, doanh nghiệp cũng đã có một năm tích lũy kinh nghiệm trong quản trị dòng tiền, nên khó khăn đã giảm bớt.Chủ động nắm bắt cơ hộiCơ hội là có, song khó khăn với doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vẫn chưa hết. TS Lê Quốc Phương, Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại phân tích, do doanh nghiệp đồ gỗ hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ còn thấp, nguồn lực tài chính hạn chế nên chưa đủ để đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh.Chưa kể, ngành gỗ còn tồn tại một số hạn chế nội tại như cơ cấu sản phẩm vẫn nghiêng về các sản phẩm có giá trị thấp như xuất khẩu dăm gỗ đứng thứ nhất thế giới. Cònnhững mặt hàng có giá trị xuất khẩu caohơn như gỗ ván, nội ngoại thất tỷ trọng còn thấp, hiệu quả sử dụng gỗ còn lãng phí so với thế giới.Bên cạnh đó, những khó khăn bên ngoài như xung đột địa chính trị vẫn diễn biến phức tạp khiến chi phí logistics gia tăng; các quy định về phòng, chống suy thoái rừng sẽ được châu Âu áp dụng từ cuối năm 2024; các loại thuế về carbon sẽ đến nhanh hơn; thị trường Mỹ áp quy định về chống bán phá giá, điều tra tủ bếp…Đây là những thách thức mà doanh nghiệp ngành gỗ, nội thất phải đối mặt và cần kịp thời nắm bắt thông tin để có các giải pháp ứng phó.Liên kết là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm gỗ xuất khẩu.Trong bối cảnh đó, TS Lê Quốc Phương cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cần nỗ lực đa dạng hoá thị trường bằng cách tập trung xúc tiến thương mại vào các thị trường tiềm năng mà chưa khai thác được nhiều như Trung Đông, châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu.Bên cạnh đó, hình thành các trung tâm triển lãm lớn đối với đồ gỗ để quảng cáo thương hiệu ngành gỗ Việt Nam. Khi có thương hiệu toàn ngành, thương hiệu doanh nghiệp thì khách hàng sẽ tìm tới.Ông Giafar Safaverdi chia sẻ thêm, lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam chính là các khung khổ hội nhập đang mang lại cơ hội xuất khẩu đồ gỗ với mức thuế thấp.Do đó, các nhà sản xuất cần tập trung vào việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu các chính sách hỗ trợ thương mại, cũng như cập nhật xu hướng tiêu dùng và sở thích của khách hàng toàn cầu.Hơn nữa, việc xây dựng mạng lưới phân phối mạnh mẽ và tập trung vào phát triển các hoạt động kinh doanh bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác hết tiềm năng từ các FTA.Về phía các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với khách hàng nước ngoài, sản xuất những mẫu mã mới mang thương hiệu riêng để chiếm lĩnh thị trường mục tiêu.Nhiều thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Campuchia, Singapore, Lào, Indonesia, Philippines… được doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khai thác đang đạt mức tăng trưởng khá tốt.Ông Ngô Sỹ Hoài khuyến cáo, điều rất quan trọng là các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuần Việt cũng như các doanh nghiệp FDI phải có sự liên kết chặt chẽ hơn, nhiều hơn và có sự tương tác nhiều hơn. Bởi lâu nay đang có tình trạng các doanh nghiệp “mạnh ai người nấy làm”, thâm nhập vào các thị trường bên ngoài với tư cách là từng công ty, từng doanh nhân cá thể chứ không phải là với tư cách một ngành hàng, một quốc gia. Cho nên đôi khi chúng ta chịu thua thiệt, bị ép giá, không có đủ năng lực để có thể thực hiện được các đơn hàng lớn.Do đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần phải có sự liên kết nhiều hơn và thậm chí cần phải bắt tay với nhau để tổ chức lại chuỗi cung ứng tốt hơn, giảm giá bán và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ.
https://nhandan.vn/don-hang-dan-quay-tro-lai-xuat-khau-do-go-khoi-sac-post809495.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "xuất khẩu gỗ", "logistic", "chuỗi liên kết" ] }
Petrovietnam - Thành công từ quản trị biến động
Năm 2023 là năm thứ 4 liên tiếp công tác “Quản trị biến động” của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đạt được kết quả ấn tượng; là yếu tố quan trọng, tác động toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Petrovietnam đã triển khai thành công các giải pháp ứng phó trước các biến động từ dịch bệnh, địa chính trị-kinh tế, thị trường. Đây chính là động lực, niềm tin để Petrovietnam tiếp tục phát triển ổn định, bền vững và vươn xa.
Vượt thách thức, đạt những kết quả ấn tượngMột doanh nghiệp muốn phát triển, trường tồn, sau khi sinh ra, trưởng thành phải liên tục cải tiến, đổi mới; tái cấu trúc theo chu kỳ, thậm chí tái tạo và tái lập. Petrovietnam cũng vậy, ra đời từ Đoàn thăm dò dầu lửa 36 ngày 27/11/1961, đến nay đã gần 63 năm, trong thời gian ấy, Petrovietnam đã phát triển và trưởng thành, có đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Nhìn lại giai đoạn những năm 2016-2019, có thể nói Petrovietnam ở dưới đáy của một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử, khủng hoảng từ khó khăn nội tại, khủng hoảng niềm tin, từ thị trường, sản lượng khai thác suy giảm… Cùng với đó, nhiều dự án, đặc biệt là những dự án điện lâm vào bế tắc, nhiều đơn vị liên tục khó khăn, thua lỗ, tưởng chừng không có lối thoát. Năm 2017, Petrovietnam đã từng báo cáo Thủ tướng Chính phủ bức tranh tài chính, trong đó dự báo đến năm 2019 sẽ bị mất cân đối dòng tiền, lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn.Để vượt qua khó khăn, khủng hoảng đó, đồng thời chống chịu với thách thức mới, biến “nguy” thành “cơ”; từ năm 2020 đến nay, nhiều giải pháp đã được Petrovietnam triển khai đồng bộ, quyết liệt, xuyên suốt. Trong đó, nổi bật là vai trò của “Quản trị biến động” đã mang lại hiệu quả rất lớn, đóng góp quan trọng giúp Petrovietnam vượt khó ngoạn mục, đạt những kết quả vô cùng ấn tượng.Điểm lại các năm 2020, 2021, 2022 và nhìn lại năm 2023 vừa qua có thể thấy rõ điều này.Năm 2020, thiên tai, dịch bệnh, thảm họa, xung đột bao trùm nhiều nơi, là một năm không thể nào quên trong lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo.Đối với Petrovietnam, có thể khẳng định năm 2020 là năm khó khăn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển, đối mặt với một cuộc “khủng hoảng kép” của dịch bệnh Covid-19 và suy giảm giá dầu chưa từng có trong lịch sử giao dịch dầu khí (thời điểm ngày 20/4/2020, lần đầu tiên trong lịch sử dầu khí thế giới, giá dầu WTI âm 37,6 USD/thùng).Thông qua các buổi giao ban với lãnh đạo các đơn vị thành viên, công tác “Quản trị biến động” đã được quán triệt triển khai hiệu quả, đồng bộ trong toàn Tập đoàn.Trước tình hình đó, Petrovietnam đã khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Gói giải pháp ứng phó tác động kép “đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu”, đồng thời đưa ra phương thức quản trị mới là “Quản trị biến động” với phương châm hành động của năm là “Quản trị biến động, Tối ưu giá trị, Đẩy mạnh tiêu thụ, Nỗ lực vượt khó, Nắm bắt cơ hội, An toàn về đích”.Với kinh nghiệm đã được tích lũy, bản lĩnh vững vàng, phương châm hành động đúng đắn tập trung vào 5 nhóm giải pháp tổng thể về quản trị, tài chính, đầu tư, thị trường và cơ chế chính sách; Đồng thời, nhận diện những cơ hội, tối đa lợi thế cùng với nâng cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thế mạnh, Petrovietnam đã vượt qua tác động kép, ổn định và phát triển. Năm 2020, Petrovietnam là một trong số ít công ty dầu khí trên thế giới vượt qua khủng hoảng và đạt lợi nhuận dương với gần 20 nghìn tỷ đồng.Đến năm 2021, tình hình đại dịch Covid-19 lan rộng, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu và ở nước ta, tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và Petrovietnam không nằm ngoài những tác động đó, đặc biệt là việc tiêu thụ các sản phẩm chủ lực như: Xăng dầu, khí tự nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm… đều rất khó khăn.Từ bài học kinh nghiệm, kế thừa kết quả ứng phó hiệu quả với “tác động kép” trong năm 2020; với phương châm hành động của năm 2021 là “Quản trị biến động, Tối đa giá trị, Mở rộng thị trường, Tận dụng cơ hội, Liên kết đầu tư, Phục hồi tăng trưởng”, Petrovietnam tiếp tục vững vàng vượt qua sóng gió, hoàn thành toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt mục tiêu phục hồi và tăng trưởng so với trước đại dịch Covid-19.Năm 2022 tiếp tục là một năm đầy khó khăn của kinh tế toàn cầu với nhiều biến động, thách thức chưa từng có tiền lệ do chịu sự khủng hoảng đa tầng từ xung đột địa chính trị tại một số khu vực, đến hậu quả của dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu; đầu tư, thương mại toàn cầu giảm sút; đứt gãy chuỗi cung ứng, dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng rõ nét.Để vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội thị trường, Petrovietnam đề ra phương châm hành động “Quản trị biến động, Đón đầu xu hướng, Kết nối nguồn lực, Phát huy công nghệ, Thúc đẩy đầu tư, Phát triển bền vững” làm mục tiêu phấn đấu hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ/chỉ tiêu được giao. Kết quả, năm 2022, Petrovietnam thiết lập rất nhiều những kỷ lục tăng trưởng mới từ trước đến nay.Năm 2023 vừa qua, tiếp tục được đánh giá là một năm có nhiều khó khăn hơn dự kiến đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với ngành Dầu khí nói riêng, các điều kiện sản xuất kinh doanh suy giảm mạnh so với cả trong giai đoạn đại dịch Covid-19.Bên cạnh những khó khăn chung giống như cộng đồng doanh nghiệp cả nước, Petrovietnam còn phải chịu tác động bất lợi bởi 3 yếu tố gắn với đặc thù hoạt động của Tập đoàn. Đó là: Căng thẳng địa chính trị đều xảy ra tại các trung tâm năng lượng thế giới và Biển Đông diễn biến phức tạp; Tốc độ dịch chuyển năng lượng nhanh, biến động lớn về cung - cầu và giá các sản phẩm năng lượng suy giảm mạnh so với năm 2022 (giá dầu thô giảm 17-38%, giá phân bón giảm 25-30%; biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm 24-26% so với năm 2022); Huy động khí tự nhiên, điện thấp hơn so với năng lực sản xuất của Tập đoàn.Trước những biến động của thị trường, Petrovietnam vẫn bảo đảm cung ứng các sản phẩm thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.Bám sát phương châm hành động là “Quản trị biến động - Mở rộng quy mô - Tăng tốc chuyển đổi số - Dịch chuyển mô hình - Nâng cao năng suất - Tái tạo kinh doanh”, Tập đoàn và các đơn vị thành viên triển khai công việc và nhiệm vụ trong năm 2023 một cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả và chất lượng, đạt được những kết quả ấn tượng, với 9 dấu ấn nổi bật:Một là: Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của Tập đoàn tạo tiền đề cho chiến lược phát triển ổn định, bền vững: (i) Đề án điều chỉnh và thay thế Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 về Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 đã hoàn thành. (ii) Luật Dầu khí năm 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 và Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ban hành ngày 1/7/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí là khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ để thúc đẩy và phát triển hoạt động dầu khí. (iii) Đề án cơ cấu lại PVN giai đoạn đến hết năm 2025, kế hoạch sản xuất-kinh doanh đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (iv) Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Liên chính phủ hoạt động của Vietsovpetro (VSP) và Russvietpetro (RVP) đã được 2 Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga phê duyệt.Hai là: Đổi mới công tác quản trị: (i) Hoạch định kế hoạch quản trị với mục tiêu cao, áp lực lớn để thu hút tập trung nguồn lực cùng 6 nhóm giải pháp triển khai tạo động lực tăng trưởng; (ii) Tối ưu quản trị, ứng dụng công nghệ để nâng cao công suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất chủ yếu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2023 Chính phủ giao từ 2-33%; có 6 chỉ tiêu sản xuất tăng trưởng cao so với năm 2022 (Điện tăng 31%; Sản xuất xăng dầu tăng 7,3%; Kinh doanh xăng dầu tăng 11,2%; Đạm hạt đục tăng 2,8%; NPK Cà Mau tăng 24,1%; Polypropylen tăng 12,2%). Tối đa hiệu quả và tối ưu chi phí, tiết kiệm toàn Tập đoàn năm 2023 đạt 3.072 tỷ đồng, vượt 37% so với kế hoạch.Ba là: Vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội lập nhiều kỷ lục trong hoạt động sản xuất, kinh doanh- Lập kỷ lục mới về Tổng doanh thu toàn PVN sau 62 năm Truyền thống ngành dầu khí, đạt 943 nghìn tỷ đồng cao hơn 11,8 nghìn tỷ đồng so với kỷ lục năm 2022 đã thiết lập.- Kỷ lục về sản xuất xăng dầu, đạm hạt đục.- Kỷ lục về kinh doanh: PVOil với 5,21 triệu m3 kinh doanh xăng dầu; PVGas với gần 2,5 triệu tấn kinh doanh LPG.Bốn là: Góp phần quan trọng ổn định kinh tế-xã hội của đất nước- Tổng doanh thu toàn Tập đoàn tương đương 9,2% GDP cả nước; tổng nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn chiếm tỷ trọng 9,0% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023.- Trong mọi tình huống PVN luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng; cân đối vĩ mô và tham gia bình ổn thị trường; cung cấp nhiên liệu cho an ninh Quốc phòng: đáp ứng trên 75% nhu cầu xăng dầu cả nước, đáp ứng trên 73% nhu cầu phân bón cả nước, trên 75% thị phần LPG cả nước và 20% thị phần nội địa trong kinh doanh xăng dầu.- Toàn Tập đoàn dành 750 tỷ đồng thực hiện an sinh xã hội trên mọi miền Tổ quốc.Năm là: Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, hiệu suất các nhà máy tạo vị thế vững chắc cho chuyển dịch mô hình kinh doanh- Mở rộng quy mô trong nước, đẩy mạnh hoạt động quốc tế, tạo động lực mới, góp phần quan trọng hình thành hệ thống cơ sở, nền tảng mở rộng quy mô, gia tăng giá trị và tầm ảnh hưởng Petrovietnam trên thị trường thế giới; đặc biệt chủ động nắm bắt cơ hội trong xu hướng chuyển dịch năng lượng để phát triển các sản phẩm mới từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh.- Hoạt động tại các nhà máy liên tục, an toàn, ổn định, tối ưu công suất, hiệu suất: các nhà máy lọc dầu công suất trung bình 105-112%; các nhà máy đạm công suất 114-115%; các nhà máy điện của Tập đoàn luôn sẵn sàng cung cấp với độ khả dụng cao%.Sáu là: Công tác quản trị đầu tư tiếp tục chuyển biến, đạt kết quả tích cực- Giá trị thực hiện đầu tư tăng 24% so với năm 2022. Hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm: Dự án Thái Bình 2 được hồi sinh đưa vào hoạt động; vận hành Kho cảng LNG 1 triệu tấn/năm Thị Vải; Ký kết các hợp đồng EPC dự án phát triển mỏ thuộc Chuỗi dự án khí-điện Lô B sau quá trình chuẩn bị nhiều năm. Hoàn thành đưa vào khai thác sớm 04 mỏ/công trình dầu khí.- Ghi nhận dấu mốc quan trọng có 2 phát hiện dầu khí mới trong một năm kể từ năm 2018 đến nay.Bảy là: Công tác chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị, từng bước hình thành nền tảng số đồng bộ- PVN đã hoàn thành số hóa toàn bộ các văn bản và thường xuyên cập nhật trên các ứng dụng AI và tích hợp hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).- Xây dựng cơ sở dữ liệu datawarehouse và kết nối các hệ thống ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin; xây dựng các nhà máy thông minh; nâng cao trải nghiệm khách hàng; gia tăng sức cạnh tranh và đạt được những lợi ích thiết thực.Tám là: Đổi mới sáng tạo, bổ sung các động lực tăng trưởng mới- Phát triển chuỗi liên kết giá trị trong hệ sinh thái Petrovietnam góp phần tích cực cho các đơn vị thành viên cùng nhau nghiên cứu các giải pháp nhằm tối đa nguồn lực, đổi mới sáng tạo để phát triển các sản phẩm mới. Trong đó nổi bật: BSR đã nghiên cứu, sản xuất và xuất bán thành công 3 sản phẩm mới: BOPP, RFCC Naphtha, MixC4 và tối đa chỉ số RON để tăng sản lượng xăng Mogas 95; PVChem phát triển các sản phẩm hóa chất, hóa dầu có giá trị cao, thân thiện với môi trường như sản xuất PP Filler Masterbatch/ Compound từ bột PP. Với tổng số 17 sáng kiến cấp Tập đoàn, 471 sáng kiến cấp cơ sở áp dụng vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại giá trị trên 1.246 tỷ đồng.- Tập trung đánh giá, nghiên cứu xu hướng chuyển dịch sang năng lượng xanh. Trong đó hướng tới điện gió ngoài khơi để phát triển lĩnh vực công nghiệp năng lượng của Petrovietnam. PTSC đã cụ thể hóa chủ trương phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo, hợp tác với Công ty Sembcorp Utilities Ltd (SCU) đầu tư xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam; và tích cực mở rộng cơ hội hợp tác, xây dựng chuỗi cung ứng trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi nói riêng và năng lượng tái tạo ngoài khơi nói chung tại Đài Loan tiến tới mở rộng ra các nước trong khu vực.Chín là: Tái tạo văn hóa Petrovietnam, nâng cao giá trị thương hiệu- Hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dầu khí "Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình" được thấm sâu trong đời sống doanh nghiệp.- Giá trị thương hiệu Petrovietnam năm 2023 đạt gần 1,4 tỷ USD (tăng gấp 3 lần so với năm 2019) với chỉ số sức mạnh thương hiệu ở mức AA-. Năm thứ 4 liên tiếp PVN góp mặt trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Năm thứ 15 liên tiếp Petrovietnam góp mặt trong Top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.- Năm thứ năm liên tiếp Petrovietnam được tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings đánh xếp hạng tín nhiệm độc lập ở mức BB+, phản ánh chính xác về tình hình kinh doanh và tài chính vững mạnh của Petrovietnam với mức độ liên kết cao trong các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.“Quản trị biến động” trở thành văn hóa phát huy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp của PetrovietnamCó thể nói, Tập đoàn đã nhạy bén, sớm nhận diện về đặc điểm của thế giới với biến động, bất định, phức tạp và khó dự đoán, diễn biến rất nhanh. Trong khi đó, đặc thù hoạt động của Petrovietnam với quy mô rất lớn nên chịu tác động rất lớn từ thị trường, kinh tế vĩ mô, nếu không quản trị tốt biến động thì không cách nào có thể đạt được thắng lợi một cách toàn diện vì “được chỗ này/lĩnh vực này nhưng cũng rất dễ bị mất ở chỗ khác; được lúc này nhưng có thể cũng sẽ mất hết thành quả rất nhanh khi gặp thị trường đảo chiều, biến động xấu”.Petrovietnam tăng trưởng từ trong gian khó.Thực tế từ tác động của đại dịch Covid-19, đến những biến động địa chính trị, kinh tế, thị trường chưa từng có, sự xuất hiện của các xu hướng mới… biến động nhanh, khó lường đã cho thấy, bao trùm 4 năm qua là một thế giới đầy rủi ro, bất định. Như đã phân tích trên, muốn có được thành công, thì “Quản trị biến động” đóng vai trò quyết định. Đây là một phương thức mới trong quản trị, quản lý, đóng vai trò trọng yếu và đã trở thành văn hóa trong quản trị doanh nghiệp của Petrovietnam, quyết định toàn diện đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là động lực, đồng thời là bài học kinh nghiệm, phương thức quan trọng để Petrovietnam phát triển ổn định, bền vững và vươn xa.Trong những năm qua, công tác quản trị của Petrovietnam có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả, tiếp cận theo hướng hiện đại, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực mang tính tích hợp cao với mục tiêu bảo đảm hệ thống vận hành doanh nghiệp một cách đồng bộ, toàn diện từ khâu hoạch định chiến lược, mô hình tổ chức, hệ thống tài chính đến quản trị nhân sự, nguồn lực, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường, hướng tới phát triển bền vững.Việc chủ động “Quản trị biến động” đã giúp Tập đoàn dự báo, đề ra giải pháp cho các tình huống, luôn giữ sự bình tĩnh để ứng phó, thích nghi, xây dựng những kịch bản, tình huống xấu nhất có thể gặp phải.Qua đó, giúp Tập đoàn đứng vững, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất những thiệt hại từ biến động tiêu cực của tình hình vĩ mô, thị trường; đồng thời tận dụng được các cơ hội mới xuất hiện để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.“Quản trị biến động” còn giúp Petrovietnam khẳng định và làm tốt hơn nữa vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, bảo bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong tình hình thiếu hụt xăng dầu (2022); đóng góp vào việc khắc phục tình trạng thiếu điện cho sản xuất và đời sống trong mùa khô năm 2023.Năm 2024 được đánh giá là năm có nhiều khó khăn ở nhiều phương diện, đó là địa chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp có thể bùng phát bất cứ lúc nào, kinh tế toàn cầu khó khăn, nợ công cao, tác động đến chi phí chu kỳ kinh tế toàn cầu, các vấn đề thị trường dịch vụ, năng lượng…Tuy nhiên, Petrovietnam cũng có những thuận lợi trong năm qua nhờ đẩy mạnh mở rộng quy mô hoạt động và hạ tầng kinh doanh; các quan hệ ngoại giao giúp mở rộng thị trường; các thể chế, chính sách từng bước được tháo gỡ.Với truyền thống hơn sáu thập kỷ trưởng thành và phát triển; năm 2024, Petrovietnam phấn đấu đặt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng từ 3-6,5% với doanh thu đạt trên 970 nghìn tỷ đồng; thúc đẩy đầu tư, tạo động lực tăng trưởng cho phát triển dài hạn.Với phương châm “Quản trị biến động, Bổ sung động lực mới, Làm mới động lực cũ, Tạo nguồn năng lượng mới, Vươn tới những đỉnh cao”, lãnh đạo Tập đoàn yêu cầu các đơn vị trong toàn Tập đoàn tập trung vào một số nhóm giải pháp, thúc đẩy động lực về văn hóa trên tinh thần kế thừa đà phát triển những năm qua với tinh thần “Một đội ngũ - Một mục tiêu”, tái tạo văn hóa và nâng tầm văn hóa về tăng trưởng, đoàn kết thống nhất, tuân thủ pháp luật, sự phối kết hợp giữa các đơn vị…Cùng với đó, tạo động lực về thể chế trở thành động lực phát triển của Tập đoàn. Muốn làm được điều đó cần cụ thể hóa trong từng lĩnh vực về quản trị doanh nghiệp theo phương châm làm mới động lực cũ để dịch chuyển mô hình kinh doanh. Tiếp tục khai thác động lực về việc mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, hiệu suất, mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế dựa trên các quan hệ song phương, đa phương; quản trị đầu tư, danh mục đầu tư các dự án đầu tư, tối ưu các loại chi phí, cuối cùng tập trung hoàn thiện đề án tái cấu trúc đồng bộ với mô hình và hệ thống quản trị của Tập đoàn.Có thể thấy, “Quản trị biến động” nói riêng và phương châm chỉ đạo của Tập đoàn nói chung là sáng tạo mới trong quản trị, cho thấy sự đúng hướng, quyết đoán, kịp thời trước thời cuộc. Đó không phải là khẩu hiệu mà đã đi vào thực tiễn và minh chứng bằng những kết quả đầy ấn tượng của Petrovietnam trong thời gian qua, nhận được sự ghi nhận, đánh giá cao, lấy lại được niềm tin của Đảng, Nhà nước và xã hội cũng như sự đồng tình, ủng hộ trong hệ sinh thái Petrovietnam.Thời gian tới, với mục tiêu trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia, giữ vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh năng lượng và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước những khó khăn bất định, những bài học kinh nghiệm và quyết sách đúng đắn thời gian qua sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo động lực cho Petrovietnam hướng tới nỗ lực, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ to lớn hơn và thực hiện thành công chiến lược phát triển, lập nhiều thành tựu mới, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường.
https://nhandan.vn/petrovietnam-thanh-cong-tu-quan-tri-bien-dong-post805542.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Petrovietnam", "PVN", "quản trị biến động" ] }
Vietnam Airlines khởi động chiến dịch “vạn dặm nâng niu”
Ngày 27/5,hãng hàng không Vietnam Airlineskhởi động chiến dịch “Vạn dặm nâng niu” với tôn chỉ trải nghiệm dịch vụ của hành khách là ưu tiên hàng đầu. Từng điểm chạm dịch vụ của hành khách luôn được những “cánh sen vàng” Vietnam Airlines tận tâm chăm sóc để tạo nên cảm xúc thật trọn vẹn.
Một nghiên cứu hàng không đã chỉ ra 55% người được khảo sát nhạy cảm hơn về cảm xúc khi đi máy bay. Thực tế, một số hành khách thừa nhận di chuyển đường hàng không căng thẳng hơn cả đi làm. Các hành khách cảm thấy trải nghiệm trước, trong và sau chuyến bay thường đi kèm với những lo lắng như phải đến sân bay đúng giờ, quy trình làm thủ tục phức tạp hay chuyến bay trễ giờ khởi hành. Không chỉ là đi và đến, hành khách mong muốn có những trải nghiệm mang lại sự thoải mái và cảm xúc dễ chịu trong suốt hành trình bay.Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, chia sẻ: “Thấu hiểu vấn đề này, Hãng hàng không Quốc gia khẳng định thông điệp ‘Vạn dặm nâng niu’ với cam kết: Vietnam Airlines không ngừng nỗ lực vượt qua giới hạn và vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng để mang đến dịch vụ xuất sắc cả trước, trong và sau mỗi chuyến bay.Chúng tôi mong muốn khách hàng luôn cảm thấy được chào đón, trân trọng và thoải mái nhất, từ đó tạo ra sự kết nối sâu sắc, trọn vẹn về mặt cảm xúc với hành khách. Điều đó được thực thi qua chất lượng dịch vụ vượt trội, và đặc biệt là yếu tố con người chuyên nghiệp, chu đáo, tận tâm của Vietnam Airlines".Tin liên quanTầm nhìn chiến lược giúp các hãng hàng không phát triển thành côngTừ nhiều năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là hãng hàng không quốc tế hàng đầu về chất lượng dịch vụ. Vietnam Airlines được tổ chức phân tích dữ liệu hàng không APEX vinh danh là “Hãng hàng không quốc tế 5 sao” dựa trên phản hồi của hành khách đối với 1 triệu chuyến bay của gần 600 hãng hàng không trên toàn cầu. Qua đó, Vietnam Airlines xếp hạng cùng các hãng hàng không lớn trên thế giới như ANA, Virgin Atlantic, Lufthansa, Korean Air…Hiện nay, dịch vụ vượt trội của Vietnam Airlines được thể hiện qua các ưu thế về đội máy bay; chỉ số đúng giờ; dịch vụ mặt đất, trên không; bản sắc văn hóa Việt Nam và yếu tố con người.Được triển khai từ cuối năm 2021, chương trình đã đào tạo thay đổi nhận thức, tư duy dịch vụ trên toàn hệ thống của hãng, từ cấp lãnh đạo cấp cao đến nhân viên tuyến trước.Được triển khai từ cuối năm 2021, chương trình đã đào tạo thay đổi nhận thức, tư duy dịch vụ trên toàn hệ thống của hãng, từ cấp lãnh đạo cấp cao đến nhân viên tuyến trước. Đồng thời, chương trình ban hành bộ ngôn ngữ dịch vụ chung và cung cấp các công cụ, phương pháp tiên tiến nhất hiện nay để khuyến khích cán bộ nhân viên sáng tạo, cải tiến dịch vụ không ngừng.Qua đó, toàn thể nhân viên Vietnam Airlines trong quá trình phục vụ hành khách luôn tâm niệm 5 giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp; Nhiệt huyết; Thân thiện; Chủ động bày tỏ sự quan tâm, có hành động thúc đẩy cảm xúc và Bản sắc văn hóa Việt Nam. Mỗi nhân viên tự hào là một “cánh sen vàng” ấm áp nâng niu trải nghiệm của hành khách cũng như phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam.Mỗi nhân viên Vietnam Airlines là một cầu nối mà khách hàng tương tác trong suốt hành trình, trực tiếp tạo ra trải nghiệm và cảm xúc của hành khách. Với sự ân cần, nhiệt tình, chu đáo, nhân viên Vietnam Airlines luôn nhận được sự yêu mến của khách hàng trên khắp thế giới, minh chứng qua thư khen, chỉ số hài lòng hành khách tăng trưởng ấn tượng theo từng năm. Đội ngũ phi công, tiếp viên của hãng từng được vinh danh bởi World Travel Awards với giải thưởng “Hãng hàng không hàng đầu châu Á về dịch vụ phi hành đoàn”.Bên cạnh đó, Vietnam Airlines sở hữu đội máy bay hiện đại bao gồm Boeing 787 Dreamliner, Airbus A350 và A321neo, mang đến cho hành khách trải nghiệm bay rộng rãi và thoải mái. Dịch vụ trên không tiện nghi với danh mục giải trí đa dạng, món ăn hấp dẫn và phong cách mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Hãng cũng liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ mặt đất, như ứng dụng công nghệ số vào các khâu thủ tục hay đa dạng hóa dịch vụ cho các khách hàng đặc biệt. Các chuyến bay của Vietnam Airlines tự hào thuộc top 5 đúng giờ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Trong tương lai, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình văn hóa dịch vụ nâng tầm, đặt ưu tiên trải nghiệm dịch vụ của khách hàng lên hàng đầu bên cạnh nguyên tắc “An toàn là số 1”. Đây là cơ sở quan trọng để Vietnam Airlines bứt phá mạnh mẽ tiến tới mục tiêu trở thành hãng hàng không 5 sao hàng đầu châu Á.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-khoi-dong-chien-dich-van-dam-nang-niu-post811331.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Vietnam Airlines", "ANA", "Văn hóa Việt Nam", "Đặng Anh Tuấn", "khởi động chiến dịch Vạn dặm nâng niu", "hãng hàng không 5 sao", "bản sắc văn hóa Việt" ] }
Đưa mận hậu và nông sản an toàn Sơn La về Thủ đô
NDO -NDĐT - Ngày 22-5, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Hà Nội), Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La đã khai mạc. Chương trình nhằm quảng bá, xây dựng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mận hậu và nông sản an toàn của tỉnh Sơn La trên địa bàn Thủ đô, kéo dài đến ngày 26-5.
Tuần lễ thu hút sự tham gia của 20 doanh nghiệp, hợp tác xã, với quy mô khoảng 35 gian hàng, chia thành các nhóm: nhóm sản phẩm quả tươi như xoài, ổi, bưởi da xanh, chuối,… nhóm rau củ quả và nhóm thực phẩm đã qua chế biến.Ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La kiêm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh cho biết: Sản phẩm mận hậu Sơn La là loại quả sạch, bảo đảm tiêu chuẩn quả an toàn, vùng sản xuất nằm trong quy hoạch vùng sản xuất quả an toàn tỉnh Sơn La.Chất lượng trái mận hậu Sơn La được đánh giá cao, có đặc trưng riêng về mẫu mã và hương vị. Ngoài sản phẩm quả tươi, mận hậu còn được chế biến thành nhiều sản phẩm như: Mứt mận, rượu mận, mận sấy dẻo, siro… đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.Tính đến tháng 5-2019, sản phẩm quả mận hậu trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục đạt được kết quả tích cực: diện tích mận cho thu hoạch đạt 8.715 ha; sản lượng mận dự kiến đạt 50.747 tấn.Năm 2018, diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La đạt hơn 58.800 ha, tăng 149,2% so năm 2015; đạt sản lượng hơn 218 nghìn tấn, tăng 115,3% so với năm 2015. Năm nay, tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng vùng nguyên liệu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh kết nối thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại; phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu nông sản hơn 150 triệu USD, tăng 30% so năm 2018,...Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La ngay ngày đầu khai mạc đã được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô, các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu nông sản ủng hộ nhiệt tình. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Sơn La tiếp thu được nhiều thông tin về nhu cầu của thị trường Thủ đô để điều chỉnh sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, hướng tới đáp ứng đầy đủ hơn yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, thời vụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.Cũng theo ông Vũ Đức Thuận, trong Tuần lễ xoài và nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội diễn ra từ ngày 17 đến 21-5 tại siêu thị Big C Thăng Long, bà con nông dân đã bán được 30 tấn xoài, 20 tấn nhãn, 20 tấn chanh leo và các sản phẩm khác, thu về 3,5 - 4 tỷ đồng. Hy vọng tại Tuần lễ mận và nông sản diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp này, sẽ tiếp tục quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận sản phẩm mận và các nông sản an toàn khác của tỉnh Sơn La, bảo đảm tiêu chuẩn chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobalGAP, Organic.Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội đánh giá, những năm gần đây, tỉnh Sơn La rất quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm an toàn cũng như đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm của địa phương trên thị trường nội địa và xuất khẩu.Địa bàn Thủ đô Hà Nội, với sức mua rất lớn, gồm hơn 10 triệu dân và hệ thống thương mại, bán lẻ hiện đại, rất mong muốn được đón nhận các sản phẩm an toàn của tỉnh Sơn La để đưa vào phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con nhân dân.Đánh giá cao sự vào cuộc của tỉnh Sơn La để có các vùng trồng, nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường trong nước và xuất khẩu, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, Sở Công thương Hà Nội sẽ luôn đồng hành với các sở, ban, ngành của Sơn La để có sự gắn kết, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất đưa hàng hóa vào các kênh phân phối trên địa bàn Thành phố.
https://nhandan.vn/dua-man-hau-va-nong-san-an-toan-son-la-ve-thu-do-post359403.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [] }
Lập Hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi dự án sân bay Sa Pa
Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 400/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành, thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự ánđầu tư xây dựngCảng hàng không Sa Pa (Lào Cai) theo phương thức đối tác công-tư (PPP).
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; các thành viên Hội đồng gồm lãnh đạo các bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Quốc phòng, Công an và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng.Quyết định nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng; trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên, cơ quan thường trực Hội đồng, thực hiện tương ứng theo quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức PPP. Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ hoạt động của Hội đồng, tự giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ.
https://nhandan.vn/lap-hoi-dong-tham-dinh-bao-cao-tien-kha-thi-du-an-san-bay-sa-pa-post808829.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Nghị định số 35/2021/NĐ-CP", "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "Hội đồng", "Hướng dẫn thi hành", "Quyền hạn", "Tư pháp", "Giao thông vận tải", "Con dấu", "Giải thể", "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" ] }
Vi phạm trong giao dịch và báo cáo, 2 nhà đầu tư bị phạt hơn 160 triệu đồng
NDO -Ngày 31/5, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, vừa ra các quyết định xửphạt hành chính2 nhà đầu tư là ông Nguyễn Hải Châu và Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Danh Khôi Sài Gòn, tổng mức phạt tiền hơn 160 triệu đồng do các vi phạm: giao dịch ngoài khoảng thời gian Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin; không công bố thông tin đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 31/5, ban hành Quyết định số 617/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối vớiông Nguyễn Hải Châu(địa chỉ tại P10A nhà 8, TT KTQD, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội), số tiền phạt 75.375.000 đồng do vi phạm giao dịch ngoài khoảng thời gian Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin.Trước đó, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố thông tin ông Nguyễn Hải Châu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán: EVS) đăng ký mua 1.200.000 cổ phiếu EVS từ ngày 8/11/2022 đến ngày 30/11/2022.Tuy nhiên, ngày 7/11/2022, ông Nguyễn Hải Châu đã thực hiện mua 1.005.000 cổ phiếu EVS (tương ứng với 10.050.000.000 đồng theo mệnh giá cổ phiếu EVS).Cùng việc bị phạt tiền, ông Nguyễn Hải Châu còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 tháng theo quy định.Trước đó, ngày 30/5, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ban hành Quyết định số 234/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Đầu tư bất động sản Danh Khôi Sài Gòn, mức phạt tiền 85 triệu đồng do có hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Danh Khôi Sài Gòn không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu:Báo cáo tài chính năm 2020; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021; Báo cáo tài chính bán niên 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020.Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Danh Khôi Sài Gòn (địa chỉ trụ sở chính tại số 3 Trần Nhật Duật, phường Tân Định, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2013; hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất…
https://nhandan.vn/post-812147.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Vi phạm", "giao dịch", "báo cáo", "nhà đầu tư", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
VN-Index giảm nhẹ, khối ngoại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng
NDO -Phiên giao dịch ngày 21/5, lực cầu bắt đáy cuối phiên kéo thị trường đảo chiều bật tăng, cổ phiếu nhiều nhóm ngành cùng các mã lớn như FPT, BID, CTG, GAS, BCM... hồi phục tăng mạnh, giúpVN-Indexđóng cửa chỉ còn giảm 0,44 điểm, dừng tại mức 1.277,14 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.228,60 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 28.434,70 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng trên 3 sàn hơn 1.030 tỷ đồng, tập trung vào các mã VEA, KBC, VHM, VNM, VCB...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 21.670,26 tỷ đồng.Phiên hôm nay, các cổ phiếu trụ cột như BID, CTG, VPB, HPG hồi phục tốt trong khi FPT tăng mạnh 2,26%. Các mã VNM, VCB, MSN cũng hồi phục tích cực.Nhómcổ phiếu chứng khoáncũng có diễn biến tích cực, VCI tăng 1,20%, FTS tăng 1,42%, APG tăng 0,69%, BSI tăng 1,38%, AGR tăng 0,50%, CTS tăng 3,18%...Nhómcổ phiếu ngân hàngtác động tiêu cực lên thị trường khi TCB, VCB, EIB, ACB, HDB, LPB, MSB, TPB, OCB... chìm trong sắc đỏ. Chiều ngược lại, BID, CTG, MBB đóng góp tích cực vào đà hồi phục của thị trường.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay chìm trong sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch, VNXALL-Index chốt phiên giảm 0,86 điểm (-0,04%), dừng tại mức 2.109,58 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 973,56 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 25.209,96 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 197 mã tăng giá, 89 mã đứng giá và 208 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 243,29 điểm, tăng 0,72 điểm (+0,30%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 113,90 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.333,86 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 83 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 100 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 2,59 điểm (+0,49%) và lên mức 536,21 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 69,16 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.816,08 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 13 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 94,45 điểm, tăng 0,92 điểm (+0,98%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 142,54 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.106,99 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 183 mã tăng giá, 74 mã đứng giá và 122 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,44 điểm (-0,03%), dừng tại mức 1.277,14 điểm. Thanh khoản đạt hơn 972,16 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.993,85 tỷ đồng. Toàn sàn có 207 mã tăng, 66 mã đứng giá và 236 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 3,93 điểm (-0,30%) và xuống mức 1.308,62 điểm. Thanh khoản đạt hơn 275,02 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.845,67 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 11 mã tăng, 3 mã đi ngang và 16 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là SHB (hơn 36,86 triệu đơn vị), VPB (hơn 24,05 triệu đơn vị), HPG (hơn 20,86 triệu đơn vị), VIX (hơn 20,78 triệu đơn vị), HAG (hơn 19,93 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là TDW (+6,99%), NAF (+6,98%), PAC (+6,98%), CCL (+6,98%), HPX (+6,96%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là REE (-12,30%), HAS (-6,35%), VCA (-5,76%), SPM (-5,56%), CCI (-5,21%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 176.754 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 23.065,20 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-giam-nhe-khoi-ngoai-ban-rong-hon-1000-ty-dong-post810432.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "thanh khoản", "chứng khoán", "cổ phiếu", "khối ngoại", "phiên giao dịch" ] }
Năm 2023, hơn 6.200 gian hàng bán hàng online vi phạm bị khóa, gỡ bỏ
NDO -Trong năm 2023, Bộ Công thương đã yêu cầu các sàn, các websitethương mại điện tửtiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm; lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.
Trên đây là số liệu liên quan công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, được đề cập tại báo cáo củaBộ Công thươnggửi đến các đại biểu Quốc hội trước phiênchất vấnvà trả lời chất vấnKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Chuyển cơ quan Công an xử lý nhiều vụ việcBáo cáo nêu rõ, năm 2023, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng 25% so với năm 2022, được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong những năm tới.Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên là một trong 4 tư lệnh ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…Để phát triển hoạt động thương mại điện tử lành mạnh, bền vững, Bộ Công thương đã chú trọng triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ. Theo đó, bên cạnh công tác hoàn thiện pháp luật và tiếp nhận, xử lý khiếu nại từ người tiêu dùng, Bộ thường xuyên theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm thông qua bán hàng online, livestream.Năm 2023, Bộ Công thương đã yêu cầu các sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng rà soát, xử lý hàng trăm website/ứng dụng vi phạm mỗi năm, chuyển cơ quan Công an xử lý nhiều vụ việc, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại quy mô lớn cho người dân.Nhiều vụ việc bán hàng giả/hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội nổi cộm, đã bị triệt phá, báo cáo nêu.Điển hình như: Ansan Cosmetics - TP Hồ Chí Minh (thu giữ 7.678 đơn vị sản phẩm); TS Việt Nam - Hà Nội (thu giữ 14 nghìn sản phẩm với với tổng trị giá ước tính trên 11 tỷ đồng); Menshop79 - Hà Nội (2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton…, giá trị hơn 20 tỷ đồng); 145 Hoàng Diệu - Lào Cai (thu giữ 237 mặt hàng với 158.014 sản phẩm); chuyển cơ quan điều tra vụ việc Mailystyle ở Hà Đông, Hà Nội (thu giữ hơn 126 nghìn sản phẩm không hóa đơn, chứng từ trị giá trên 20 tỷ đồng)...Thủ đoạn lừa đảo, giả mạo bán hàng trên mạng ngày càng tinh viBên cạnh kết quả đạt được, báo cáo cũng đề cập những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử như tình trạnghàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp.Thương mại điện tử đang ngày càng có tác động lớn, đặc biệt đối với nhóm đối tượng trẻ, người cao tuổi, người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa... trong đó đã phát sinh một số hệ lụy tiêu cực như vấn đề lừa đảo trên không gian mạng, “nghiện mua hàng”.Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử còn một số tồn tại, hạn chế. (Ảnh minh họa)Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế được báo cáo chỉ ra là quy định về trách nhiệm và chế tài đối với hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái còn thiếu và chưa đủ mạnh; bán hàng trên môi trường mạng phát triển quá nhanh trên địa bàn rộng (cả nước), với số lượng giao dịch rất lớn trong khi nguồn nhân lực để giám sát, xử lý còn mỏng.Cùng với đó, các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo bán hàng trên không gian mạng ngày càng tinh vi, trong khi một bộ phận người tiêu dùng mới tham gia mua hàng online, dễ bị lôi kéo do các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ mua hàng giá rẻ.Bán hàng online có thể phải xác thực danh tínhĐể khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Bộ Công thương cho biết thời gian tới sẽ khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, trong đó tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến thương mại điện tử như: bổ sung các khái niệm mới phù hợp với quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2023 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi năm 2023; phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong hoạt động thương mại điện tử.Bộ cũng sẽ nghiên cứu bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng; xác định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử như logistics, ISP, dịch vụ tiếp thị liên kết…Ngoài ra, chính sách quản lý mạng xã hội có hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và quy định quản lý đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam cũng sẽ được xem xét bổ sung.Bên cạnh các giải pháp nêu trên, báo cáo cũng đề cập việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng; tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng cẩn trọng, nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm, thông tin người bán hàng trong giao dịch trên mạng; hướng dẫn, khuyến khích người tiêu dùng kỹ năng kiểm tra, đánh giá thương hiệu, chất lượng sản phẩm, uy tín nhà cung cấp trên không gian mạng, phát hiện, phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ.Cùng với đó, tích cực chủ động rà soát các website/ứng dụng thương mại điện tử trong việc tuân thủ pháp luật; chủ động phát hiện, xử lý các trường hợp buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng;Bộ Công thương cũng sẽ tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương để khai thác thông tin phục vụ cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng để phát hiện, xử lý triệt để các đường dây, cơ sở, cá nhân vi phạm.
https://nhandan.vn/nam-2023-hon-6200-gian-hang-ban-hang-online-vi-pham-bi-khoa-go-bo-post812397.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "thương mại điện tử", "bán hàng online", "gian hàng vi phạm", "Bộ Công thương", "chất vấn", "Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV" ] }
Tập đoàn Đèo Cả: Kiên định chiến lược tăng trưởng tập trung, đi trong “vòng tròn” năng lực
Ngày 26/4/2024, tại Đà Nẵng, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả tổ chức “Hội nghị Đèo Cả và đối tác chiến lược”, với sự tham dự của các đối tác là nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ và các đơn vị đào tạo.
Đèo Cả đang làm những việc gì?Tập đoàn Đèo Cả là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Đèo Cả kiên định theo đuổi chiến lược tăng trưởng tập trung, đi trong “vòng tròn” năng lực với các hoạt động chính là đầu tư, Tổng thầu thi công xây lắp và quản lý vận hành các công trình hạ tầng giao thông.Tập đoàn Đèo Cả đã đầu tư, thi công hoàn thành nhiều dự án theo phương thức đối tác công-tư (PPP) với mức đầu tư các dự án gần 60 nghìn tỷ đồng. Đèo Cả là đơn vị đang quản lý vận hành 6 hầm đường bộ và hơn 400km đường cao tốc và quốc lộ, doanh thu năm 2023 đến từ hoạt động quản lý vận hành đạt 345 tỷ đồng.Đối với hoạt động thi công, hiện Đèo Cả đang tổ chức thi công 20 gói thầu xây lắp tại các dự án đầu tư công như đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Chí Thạnh-Vân Phong, Khánh Hòa-Buôn Mê Thuột, Hà Giang-Tuyên Quang, Vành đại 3 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn nút giao Tân Vạn, sân bay Long Thành… với tổng giá trị xây lắp hơn 30 nghìn tỷ đồng.Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả phát biểu tại hội nghị.Trong bối cảnh dư địa phát triển ngành giao thông Việt Nam rất lớn, Đèo Cả tăng cường kết nối nhà đầu tư, nhà thầu, đồng hành xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ liên quan đến hạ tầng giao thông.Đến năm 2030, Tập đoàn dự kiến đầu tư khoảng 400km đường cao tốc, đường vành đai với tổng mức đầu tư hơn 94 nghìn tỷ đồng. Về mảng thi công xây lắp, dự kiến giai đoạn 2024-2026, với vai trò tổng thầu thi công, Đèo Cả sẽ đảm nhận khối lượng thi công xây lắp khoảng 31.000 tỷ đồng.Về mảng vận hành, dự kiến giá trị O&M đến năm 2026 khoảng 574 tỷ đồng/năm và đến năm 2030 khoảng 957 tỷ đồng/năm.Theo quy hoạch đường sắt của Chính phủ, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đầu tư 9 tuyến đường sắt với chiều dài 2.363km, giá trị khoảng 815 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, dự kiến đầu tư 600km tuyến metro tại 2 trung tâm kinh tế là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị khoảng 50 tỷ USD.Để đón đầu khối lượng công việc lớn trong thời gian tới, Tập đoàn Đèo Cả chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tăng cường công tác an ninh, kiểm soát để tối ưu hiệu quả hoạt động, kết nối hợp tác để cộng lực nhiều doanh cùng tham gia thực hiện nhiều dự án.Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả, khẳng định: “Kế hoạch hoạt động của Tập đoàn Đèo Cả đã được hoạch định qua các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để duy trì “nhịp sống” của tổ chức và sự kết nối công việc nhằm tiếp tục chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển. Đối với đối tác và cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi xây dựng mối quan hệ chân thành, thân tình, chia sẻ cùng hiểu biết mới bắt đầu công việc. Đối với khối cơ quan nhà nước và các cơ quan khác, chúng tôi sẽ chứng minh năng lực thông qua kết quả công việc”.Các đại biểu nghe thuyết trình mô hình quản lý tổng thầu của Đèo Cả.Chiến lược kết nốiVới tinh thần “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, Tập đoàn Đèo Cả đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các đối tác, hợp lực để chủ động đảm nhận khối lượng công việc lớn tại các công trình giao thông trọng điểm quốc gia.Các doanh nghiệp đối tác sở hữu cổ phần của Đèo Cả để trở thành cổ đông, đồng thời là đối tác chiến lược của Tập đoàn để cùng tham gia đầu tư, thi công, quản lý vận hành các công trình giao thông, đồng thời, được hưởng cổ tức hằng năm.Tập đoàn Đèo Cả sẽ đồng hành, hỗ trợ các đối tác trong đào tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ, mô hình quản trị dự án, đầu tư thiết bị thi công-vật tư và hỗ trợ khi gặp khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện dự án.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, ông Nguyễn Bá Khương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng công trình 568 (đơn vị liên danh với Đèo Cả tham gia dự án đường cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh, Hữu Nghị-Chi Lăng vừa khởi công) cho biết, quá trình hợp tác, Đèo Cả không những hỗ trợ nhiều mặt mà còn chỉ ra những điểm cần cải thiện, để từ đó đơn vị điều chỉnh và phát triển hơn. Hiện nay, Công ty 568 đang thực hiện các dự án với giá trị 7.000-8.000 tỷ đồng triển khai trong 2 năm tới. Công ty cam kết sẽ đồng hành có trách nhiệm nhất với các dự án mình tham gia.Còn ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vinaconex cũng đánh giá, Tập đoàn Đèo Cả nhận định công việc chính xác, có những bước đi đột phá. Vinaconex tin rằng Đèo Cả sẽ có những bước tiến vượt bậc và hy vọng thời gian tới hai bên tiếp tục duy trì quan hệ phối hợp để ngành giao thông phát triển hơn nữa, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.Ông Dương Ngọc Quang, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội cũng bày tỏ, Đèo Cả với tinh thần kiên định, quyết liệt thực hiện dự án BOT giao thông đã trở thành hình mẫu thực tiễn rất sinh động. Đặc thù các dự án hạ tầng giao thông là tổng mức đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài nên rất cần sự kiên định. Ở Tập đoàn Đèo Cả có 2 điểm khác biệt nổi bật là Chiến lược kết nối và mô hình PPP++ để chia sẻ được trách nhiệm và lợi ích với tất cả nhà đầu tư tham gia.Để bảo đảm nguồn lực tài chính triển khai các dự án trong giai đoạn tới, Tập đoàn Đèo Cả đã ký các Thỏa thuận cấp tín dụng với các Quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng như Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng, Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Vietinbank,… thu xếp hạn mức hơn 33 nghìn tỷ đồng (trong đó hạn mức tín dụng trung và dài hạn 20 nghìn tỷ đồng và hạn mức tín dụng ngắn hạn 13 nghìn tỷ đồng).Ông Dương Ngọc Quang, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội phát biểu tại hội nghị.Đối với hợp tác đầu tư, Đèo Cả phân cấp nhà đầu tư kèm theo các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Nhà đầu tư “kiên định” tham gia ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, được trực tiếp tham gia đầu tư vào dự án và được hưởng các quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định, được ưu tiên lựa chọn phạm vi thi công, đăng ký khối lượng thi công phù hợp với phạm vi tham gia và năng lực.Nhà đầu tư “bắc cầu” tham gia từ giai đoạn đấu thầu dự án, góp vốn thông qua nhà đầu tư dẫn đầu, được ủy thác đầu tư thông qua hợp đồng BCC với Tập đoàn Đèo Cả, hưởng các quyền lợi theo thỏa thuận, nhận khối lượng tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư vào dự án nhưng có giới hạn.Nhà đầu tư “tiềm năng” tham gia từ giai đoạn thực hiện dự án, góp kinh phí theo cơ chế quản lý dự án với vai trò là nhà thầu, được xem xét tham gia đầu tư vào các dự án trong tương lai, được giao khối lượng thi công phù hợp với năng lực nhưng giới hạn đầu tư nhỏ hơn nhóm nhà đầu tư “bắc cầu”.Tập đoàn Đèo Cả thực hiện các dự án theo mô hình PPP++. Theo đó, các nhà đầu tư, đồng thời có trách nhiệm và quyền lợi với vai trò nhà thầu xây dựng dự án.
https://nhandan.vn/tap-doan-deo-ca-kien-dinh-chien-luoc-tang-truong-tap-trung-di-trong-vong-tron-nang-luc-post806779.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [] }
Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp
Những năm qua, tác động của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một trong những giải pháp nhằm góp phần giảm mức độ thiệt hại trong sản xuất.
Bài 1: Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩmTrên thực tế, nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân trong cả nước đã áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với diện tích hàng triệu héc-ta mang lại hiệu quả cao. Việc áp dụng mô hình này giúp tiết kiệm nước, giảm chi phí sản xuất, công lao động, phân bón, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản... và tăng thu nhập cho nhân dân.Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tùy theo loại cây và địa phương áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, nhưng nhìn chung công nghệ này đã giúp tăng năng suất cây trồng từ 10 đến 50%; giảm chi phí công lao động từ 10 đến 90%.Xanh hóa vùng đất “khát”Nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Ninh Thuận được ví như “tiểu sa mạc” do khí hậu nắng nóng quanh năm, lượng mưa ít. Với 23 hồ chứa nước, dung tích hơn 300 triệu mét khối vào mùa khô lượng nước ở các hồ giảm xuống còn 50% cho nên ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp.Để bảo đảm nguồn nước tưới cho sản xuất, nông dân nơi đây đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, từ đó biến những vùng đất cát hoang hóa thành những cánh đồng trồng măng tây, rau an toàn... xanh tốt, mang lại thu nhập cao.Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận Đặng Kim Cương chia sẻ: “Hiện nay, nông dân trên địa bàn đang áp dụng hai cách là tưới phun mưa và nhỏ giọt. Hệ thống tưới lắp đặt khá đơn giản gồm: Máy bơm, bồn nước, đường ống chôn ngầm và lắp van điều tiết tại vườn. Cách làm này tiết giảm từ 20 đến 40% lượng nước trong mỗi lần tưới; trong đó, một số loại cây trồng cạn, cây lâu năm có giá trị kinh tế cao có thể tiết kiệm được 60 đến 70% lượng nước so với phương pháp tưới tràn truyền thống. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giảm được 30% công lao động, tăng năng suất cây trồng từ 15 đến 20%/vụ và tăng thu nhập từ 15 đến 20%/vụ”.Mặc dù gần nguồn nước sông Cái nhưng phần lớn diện tích vườn cây ăn quả của đồng bào dân tộc Ra Glai ở các thôn Bạc Rây 1, Bạc Rây 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) chủ yếu trên đồi, núi cao nên việc cung cấp nước tưới cho cây trồng trước đây không dễ dàng. Nhờ áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm, hàng trăm héc-ta sầu riêng, bưởi da xanh của nhân dân trong xã hiện nay vẫn xanh tốt dù đang trong mùa khô.Nông dân Po Po Bi, dân tộc Ra Glai, thôn Bạc Rây 1 phấn khởi cho biết: “Cách đây ba năm, mô hình tưới tiết kiệm bằng béc phun mưa vẫn còn khá xa lạ với chúng tôi. Trước đây, người dân chủ yếu bơm nước để tưới tràn cho từng gốc cây nên nguồn nước tưới thiếu trước hụt sau và tốn nhiều chi phí. Năm 2020, được Nhà nước hỗ trợ và từ nguồn vốn tự có hơn 30 triệu đồng, gia đình lắp đặt hệ thống tưới phun mưa. Đến nay, hơn một héc-ta trồng bưởi da xanh đang phát triển xanh tốt và cho những lứa quả đầu tiên”. Những ngày đầu tháng 5, khí hậu tại Ninh Thuận rất nóng nhưng khoảng 190 ha trồng nho tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải vẫn xanh mướt, trĩu quả. Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thái An Nguyễn Khắc Phòng chia sẻ: “Mặc dù nước ở ao Bàu Tró đã cạn nhưng khu vực chuyên trồng nho tại thôn Thái An vẫn phát triển xanh tươi nhờ bà con nông dân áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm rất hiệu quả”.Thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) có diện tích đất nông nghiệp khoảng 215 ha nhưng phần lớn là đất cát bạc màu. Trong điều kiện khắc nghiệt đó, đồng bào dân tộc Chăm nơi đây đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm để biến những vùng đất cằn cỗi thành những cánh đồng xanh tốt quanh năm.Theo người dân nơi đây, nếu tưới theo cách truyền thống, nước tưới bị thất thoát nhiều gây lãng phí và làm xói mòn đất, tăng chi phí. Đáng chú ý, vào mùa khô hạn, nguồn nước khan hiếm cho nên ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.Ông Từ Công Toán, xã An Hải chia sẻ: “Khi được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hướng dẫn, gia đình tôi đầu tư 25 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tầm thấp cho 7.000m2 đất trồng cây măng tây, hành, rau cải, lạc và dưa hấu mang lại hiệu quả rõ rệt. Khi tưới tự động, lượng nước được điều tiết phù hợp cho nên tiêu tốn nước rất ít và không bị thất thoát như cách tưới truyền thống”.Tưới nước phun sương cho vườn xoài cát Hòa Lộc ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang).Giảm chi phí sản xuấtThời gian qua, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp đã tạo sự chuyển biến, hiệu ứng tích cực và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức, hành động của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Ngày càng nhiều hộ nông dân mạnh dạn, chủ động đầu tư, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, ước tính có hàng trăm nghìn hộ gia đình áp dụng công nghệ này vào sản xuất.Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tưới hiện đại giúp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với hạn hán. Bên cạnh đó, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp sạch, thông minh để nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Đến nay, trên địa bàn cả nước đã có hàng trăm doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này...Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh cho biết: “Đến nay, trên địa bàn cả nước có 1,84 triệu héc-ta cây trồng áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, chiếm hơn 16% diện tích. Trong đó, khu vực miền núi phía bắc 106.000 ha, Đồng bằng sông Hồng 231.000 ha, Trung Bộ 275.000 ha, Tây Nguyên 146.000 ha, Đông Nam Bộ 199.000 ha và Đồng bằng sông Cửu Long 883.000 ha.Ở những vùng bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn hán, xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, tưới tiết kiệm nước ngày càng được người dân quan tâm, áp dụng rộng rãi. Theo thống kê, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước có thể giảm mức độ thiếu nước, mức độ thiệt hại, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp từ 5 đến 80%, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường do giảm lượng phân bón từ 5 đến 40%.Thực tế này cho thấy, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đã và đang chứng tỏ là một giải pháp căn cơ để chủ động thích ứng, ứng phó hiệu quả với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu”.Mới đây, Viện Khoa học thủy lợi miền nam đã thực nghiệm mô hình tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân trên cây sầu riêng tại hộ ông Ngô Tấn Trung, ấp Hòa Thinh, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) với diện tích 2 ha. Điểm mới của mô hình này là hệ thống kết nối công nghệ thông tin, giúp nông dân có thể dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp với độ ẩm của vườn.Ngoài ra, mô hình còn kết nối với hệ thống dự báo thời tiết trong bán kính 50 đến 100 km, giúp nông dân nhận biết sớm các biến đổi của thời tiết. Theo Tiến sĩ Trần Thái Hùng, Viện Khoa học thủy lợi miền nam, kết quả thực nghiệm mô hình bước đầu cho kết quả tốt về mức nước tưới và lượng phân bón cho cây trồng.Phần mềm ứng dụng điều khiển trên điện thoại giúp nông dân kiểm soát độ ẩm và thời tiết để có thể lên kế hoạch điều khiển tưới trong tương lai. Sau thời gian ứng dụng mô hình, ông Ngô Tấn Trung chia sẻ: “Gia đình tôi thấy triển khai sản xuất theo mô hình này rất hiệu quả. Hệ thống tưới tự động giúp tiết kiệm thời gian và công lao động so với tưới thủ công.Mặt khác, hệ thống dựa vào các cảm biến độ ẩm trong vườn cung cấp thông tin qua điện thoại để có dữ liệu để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, giúp tiết kiệm nước khoảng 50% so với cách truyền thống, tưới nhỏ giọt thấm sâu không lãng phí nước. Đáng chú ý, hệ thống còn có thể theo dõi tình hình thời tiết tại vườn và khu vực chung quanh để chủ động tưới tiêu và phòng ngừa sâu hại”(Còn nữa)
https://nhandan.vn/ung-dung-cong-nghe-tuoi-tiet-kiem-nuoc-trong-nong-nghiep-post811583.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "nông nghiệp xanh", "nông nghiệp 4.0", "công nghệ cao", "hạn hán" ] }
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh: Người nộp thuế cần theo dõi nghĩa vụ thuế trên ứng dụng eTax-mobile
Trong buổi họp báo thường kỳ Quý II/2024 của Bộ Tài chính, đại diện Tổng cục Thuế đã giải đáp các vấn đề về cách quản lýthuế thu nhập cá nhânđể tránh bị nợ thuế, nợ thuế như nào sẽ bị cấm xuất cảnh.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, hiện đang có khoảng 1 triệu người sử dụng ứng dụng eTax-mobile để quản lý các thông tin về tình trạng nộp thuế của bản thân. Người nộp thuế chỉ cần cài đặt ứng dụng eTax-mobile trên điện thoại thông minh là có thể kiểm soát được thông tin liên quan đến quyết toán thuế phải nộp theo từng năm, đặc biệt là thông tin về nghĩa vụ thuế của từng cá nhân trong 3 năm vừa qua.Nếu cá nhân nào có từ hai nguồn thu nhập trở lên, cần cài eTax-mobile để nắm được thông tin, chủ động quyết toán thuế. Trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ sử dụng mã định danh là mã số thuế, người nộp thuế cần vào eTax-mobile để cập nhật thay đổi thông tin.Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh phát biểu tại họp báo thường kỳ Quý II/2024 của Bộ Tài chính. Ảnh: mof.gov.vnÔng Minh cho biết thêm đối với những trường hợp nợ thuế bị cấm xuất cảnh thường rơi vào người đại diện pháp luật của pháp nhân có nợ thuế. Nội dung này đã được quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về quản lý thuế nhằm bảo đảm thu hồi được nợ thuế, chống chây ì nợ thuế. Đặc biệt, các cá nhân có kế hoạch định cư ở nước ngoài sẽ thuộc đối tượng hoãn xuất cảnh nếu đang trong tình trạng nợ thuế, người nước ngoài có khoản nợ thuế cũng thuộc đối tượng hoãn xuất cảnh.Theo quy định của Luật Quản lý thuế, ngành thuế thường xuyên đôn đốc các đối tượng nộp thuế qua các tin nhắn hoặc chuyển giấy nhắc nợ thuế đến nơi đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp người nộp thuế chuyển địa điểm và không đăng ký thông tin sẽ không nhận được thông tin nhắc nợ.“Tuy nhiên, chúng tôi cũng có nhiều biện pháp nhằm dung hòa các đối tượng nợ thuế và cân nhắc từng hồ sơ của người nộp thuế. Trong trường hợp không còn biện pháp thu hồi nợ thuế thì cơ quan thuế mới gửi yêu cầu hoãn xuất cảnh sang cơ quan xuất nhập cảnh. Và những trường hợp trong diện hoãn xuất cảnh đều được thông tin đến người nộp thuế trước khi thực hiện” - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẳng định.
https://nhandan.vn/pho-tong-cuc-truong-tong-cuc-thue-dang-ngoc-minh-nguoi-nop-thue-can-theo-doi-nghia-vu-thue-tren-ung-dung-etax-mobile-post815407.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "thuế", "eTaxmobile", "thuế thu nhập cá nhân" ] }
Bài 2: Duy trì "ngọn lửa" cải cách
Tại Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 10/10/2023 đã đề ra nhiệm vụ quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và bình đẳng. Trong đó, xác định việc bãi bỏ các rào cản, quy định, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của đất nước.
Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia, dường như vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" khi "ngọn lửa" cải cách ở Trung ương luôn hừng hực, nhưng tại một vài bộ, ngành, địa phương vẫn còn "hờ hững".Thực tế, tuy việc cắt giảm là có, nhưng quá trình cải cách bị đánh giá còn chậm, nặng tính hình thức; tình trạng "cài cắm" điều kiện kinh doanh trong các thông tư do cấp bộ ban hành vẫn còn chưa thật sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.Tháo gỡ những "nút thắt"Môi trường kinh doanh ở nước ta dù được đánh giá liên tục cải thiện với thái độ và trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương đang ngày một tăng lên, nhưng theo phản ánh của không ít doanh nghiệp, vẫn còn đó những "nút thắt" đang tạo ra điểm nghẽn trong quá trình cải thiện môi trường kinh doanh.Theo đó, tình trạng phiền hà, nhũng nhiễu vẫn phổ biến với một số lĩnh vực thủ tục hành chính khiến thời gian xử lý kéo dài; việc tiếp cận nguồn lực vốn vay ưu đãi, tìm kiếm khách hàng, thị trường chưa thuận lợi.Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, có 57,1% số doanh nghiệp cho biết, khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp đang gặp phải là vấn đề tiếp cận tín dụng, đây là con số cao nhất từ trước tới nay; 14,5% số doanh nghiệp phản ánh những biến động về chính sách, pháp luật cũng đang cản trở doanh nghiệp phát triển, làm gián đoạn kế hoạch triển khai các dự án,...Ðiều này cho thấy, dù Chính phủ rất quyết liệt chỉ đạo, nỗ lực trong điều hành để cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, nhưng đâu đó ở địa phương, cấp sở, ngành, huyện, thị cũng đang còn nhiều vấn đề hạn chế với việc giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân. Thậm chí có hiện tượng né tránh trách nhiệm, đùn đẩy hoặc làm với tinh thần trách nhiệm không cao.Chủ tịch HÐQT Tổng công ty CP Hợp Lực Nguyễn Văn Ðệ chia sẻ, trong quy trình lấy ý kiến tại nhiều địa phương với các tờ trình, kế hoạch, đề án, dự án,... chưa thật sự phù hợp. Có những tờ trình về phương án giá đất, nhưng máy móc xin ý kiến của cả những sở, ngành lĩnh vực quản lý không liên quan đến giá đất như: Nội vụ, Ngoại vụ, Giáo dục và Ðào tạo, Thông tin và Truyền thông, Quân sự. Những cơ quan này thường không có bộ phận có chuyên môn để tham mưu nội dung liên quan cho nên việc xin ý kiến là điều không cần thiết, dẫn tới tình trạng đa số văn bản trả lời đều đồng ý cho xong việc.Vì vậy, nên sửa đổi quy chế làm việc ở các địa phương và phải đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền hơn nữa. Với các vấn đề mang tính chuyên ngành, chuyên biệt, chỉ cần xin ý kiến các sở, ngành mà lĩnh vực quản lý trực tiếp liên quan đến nội dung cần xin ý kiến; tránh hình thức, lãng phí thời gian, kéo dài thủ tục, từ đó dễ xảy ra nguy cơ lợi dụng trách nhiệm tập thể nhằm trốn tránh trách nhiệm của người đứng đầu, không quyết liệt, không dám nghĩ, dám làm trong chỉ đạo, điều hành.Phản ánh nêu trên đang rất sát với khảo sát của PCI năm 2023 khi chỉ số "tính năng động tiên phong của bộ máy chính quyền địa phương" có dấu hiệu giảm sút so với các năm trước, giảm từ 6,84 điểm (năm 2022) xuống còn 6,77 điểm (năm 2023).Chỉ 82,1% số doanh nghiệp cho biết "UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân", giảm 3,9% so với năm 2022; 57,6% số doanh nghiệp cho biết "chính quyền địa phương có thái độ tích cực với khu vực tư nhân", giảm 6% so với năm 2022.Bên cạnh đó, có tới 20% số doanh nghiệp được hỏi cho biết, "trì hoãn thực hiện, xin ý kiến chỉ đạo, không làm gì" là phản ứng của địa phương khi có điểm chưa rõ ràng trong chính sách, văn bản của Trung ương. Ðáng lưu ý, 51,5% số doanh nghiệp đồng ý với nhận định "các sở, ngành không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh, thành phố", tăng 1,1% so với năm 2022.Ngoài những vướng mắc về thủ tục hành chính, theo chia sẻ của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, vẫn còn tồn tại tình trạng trùng lặp nội dung thanh tra, kiểm tra với tần suất khá thường xuyên.Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Ðình Hòe cho biết, tuy gánh nặng thanh tra, kiểm tra có giảm, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp trong ngành thủy sản phản ánh tình trạng phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm. Ðôi lúc, cùng một nội dung, lĩnh vực nhưng lại có nhiều đơn vị thanh tra, kiểm tra khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực hải quan, thuế, môi trường,... dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khảo sát PCI năm 2023 cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết nội dung thanh tra, kiểm tra bị trùng lặp cũng đã tăng từ 6,7% năm 2022 lên 8,5% năm 2023. Vì vậy, để khắc phục triệt để tình trạng nêu trên, các cơ quan thanh tra phải tăng cường phối hợp, phát hiện chồng chéo, trùng lặp ngay từ khâu xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm toán hằng năm, bảo đảm một nội dung hoạt động của doanh nghiệp chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra.Kỳ vọng tạo đột pháCó thể khẳng định, việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính một cách hiệu quả, thực chất tại các bộ, ngành, địa phương nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay. Ðây được xem là một giải pháp căn cơ và quan trọng nhất để mang đến "sự yên tâm" cho các doanh nghiệp. Song thực tế, quá trình cải cách có dấu hiệu chậm lại, chưa được như Chính phủ chỉ đạo và doanh nghiệp kỳ vọng.Cộng đồng doanh nghiệp rất mong muốn Nhà nước nhanh chóng hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến; nhất là có cơ chế ngăn ngừa, xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, cản trở, tham nhũng, tiêu cực, chây ỳ trong xử lý hành chính, cũng như trong quá trình đưa chính sách tới gần với thực tiễn. Bởi suy cho cùng, một chính sách tốt nếu không được tổ chức thực thi tốt, mang lại hiệu quả thực chất thì cũng không có nhiều ý nghĩa.Nhấn mạnh vai trò cải cách thể chế chính là chìa khóa quan trọng và vô cùng cấp thiết với nền kinh tế hiện nay, theo Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công, để một nền kinh tế mang tính cạnh tranh, trước tiên phải có một khuôn khổ pháp luật cạnh tranh phù hợp. Trong đó, cần rà soát những điều kiện kinh doanh, các quy định pháp luật bất hợp lý cản trở cạnh tranh hoặc làm méo mó sự cạnh tranh của nền kinh tế. Có một thực trạng, tuy doanh nghiệp luôn than khó, nhưng có lúc, có nơi, việc giải quyết các khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp chỉ là lời hứa. Nhiều địa phương thực hiện cải cách vì sức ép chứ không thực tâm; chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và chủ thể, mục tiêu, động lực; chưa lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả thực hiện.Do đó, Chủ tịch VCCI kỳ vọng, Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng. Ðây sẽ là những nhiệm vụ quan trọng nhằm sốc lại tinh thần, không khí cải cách ở nhiều bộ, ngành và địa phương. Khi đó, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương trong phạm vi thẩm quyền phải chủ động hơn và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Ngoài ra, cũng cần minh bạch hơn nữa về quy trình xây dựng thông tư, nghị định, nên có sự tham vấn ý kiến và quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp nhằm tiếp thu những ý kiến đóng góp, phản hồi về chính sách, kịp thời nhận diện những vướng mắc, rào cản của môi trường kinh doanh, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp, tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.Thổi được "ngọn lửa" cải cách đã khó, nhưng để "giữ lửa" cho cuộc cải cách đó còn khó hơn nếu không có sự hỗ trợ, tinh thần năng động, tiên phong của chính quyền các cấp. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường quản lý, điều tiết thị trường bằng các giải pháp thị trường, không bằng mệnh lệnh hành chính hoặc thay đổi thể chế, luật pháp theo lối "giật cục", khó đoán định.Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần sự ổn định, nhất quán và tin cậy trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Bên cạnh đó, phải gắn trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, kiên quyết xử lý kỷ luật các cá nhân, tập thể gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp.Có như vậy mới tạo ra những đột phá chiến lược cho phát triển môi trường kinh doanh giai đoạn tới với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, từ đó, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.-----------------------------(*) Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 20/6/2024.
https://nhandan.vn/bai-2-duy-tri-ngon-lua-cai-cach-post815428.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Môi trường kinh doanh", "Nhũng nhiễu", "Cải cách", "Tạo đột phá" ] }
Việt Nam-điểm đến an toàn, sẵn sàng hội nhập và chia sẻ kinh nghiệm về an toàn hàng không
NDO -Trong các ngày từ 19 đến 21/9 tới đây, theo kế hoạch, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) sẽ tổ chứcHội nghị An toàn và khai thác hàng không thế giới 2023tại Hà Nội. Trước thềm hội nghị quan trọng này, Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã chia sẻ với báo chí một số vấn đề liên quan việc bảo đảm an toàn hàng không tại Việt Nam.
Theo nhận định của Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, việc được lựa chọn là nơi tổ chức Hội nghị toàn cầu về An toàn và Khai thác đã thể hiện hình ảnh một Việt Nam luôn là điểm đến an toàn, sẵn sàng hội nhập, đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề an toàn hàng không trong phạm vi toàn cầu.Phóng viên:Thưa ông Đinh Việt Thắng, về lĩnh vực hàng không trên thế giới, Việt Nam có được coi là quốc gia có chuẩn mực cao về an toàn hàng không?Ông Đinh Việt Thắng:Từ năm 1997 đến nay, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã bảo đảm tuyệt đối về an toàn bay. Việc duy trì được an toàn hàng không trong thời gian dài như vậy là một thành quả rất đáng được ghi nhận không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi quốc tế. Có thể nói, nhiều nước trên thế giới, kể cả một số nước phát triển cũng chưa được thành tựu này.Đầu năm 2019, Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ (FAA) đã trao chứng chỉ công nhận năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT 1) cho Cục Hàng không Việt Nam. Đây là mức cao nhất trong hệ thống đánh giá đối với các quốc gia có năng lực an toàn hàng không đáp ứng các Tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), điều kiện bắt buộc để các hãng hàng không của Việt Nam được phép mở đường bay đến Hoa Kỳ. Quan trọng hơn, đó còn là sự công nhận của quốc tế về an toàn hàng không, khẳng định Việt Nam đã hội nhập thành công, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế, khẳng định vị thế, uy tín không chỉ của ngành Hàng không Việt Nam, của Bộ Giao thông vận tải mà của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.Hàng không Việt Nam đã duy trì gần 30 năm liên tục không xảy ra tai nạn hàng không trong vận tải hàng không thương mại. Theo bảng xếp hạng của AirlineRatings.com (Australia), Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là một trong 20 hãng hàng không an toàn tốt nhất thế giới năm 2023, còn Vietjet Air là một trong 25 hãng hàng không giá rẻ an toàn nhất năm 2023. Cả Vietnam Airlines và Vietjet Air đều được đánh giá an toàn 7 sao, là mức cao nhất trong bảng xếp hạng. Các hãng hàng không khai thác quốc tế như Bamboo Airways, Pacific Airlines cũng đạt được các chứng nhận an toàn khai thác (IOSA) của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế (IATA).Như vậy, có thể đánh giá, Việt Nam đã hoàn toàn hội nhập và đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của thế giới về an toàn hàng không. Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để bảo đảm đáp ứng liên tục các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn hàng không.Phóng viên:Có phải vì lý do đó mà IATA lựa chọn Việt Nam là nước chủ nhà và Vietnam Airlines là hãng hàng không chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị An toàn và khai thác thế giới năm 2023?Ông Đinh Việt Thắng:Việc Việt Nam được IATA lựa chọn là nơi tổ chức Hội nghị toàn cầu về An toàn và Khai thác đã thể hiện hình ảnh một Việt Nam luôn là điểm đến an toàn, sẵn sàng hội nhập, đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề an toàn hàng không trong phạm vi toàn cầu. Vietnam Airlines được chọn là hãng hàng không chủ nhà đăng cai sự kiện an toàn hàng không hàng đầu và uy tín của thế giới cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nổi bật cũng như hội nhập quốc tế hoàn toàn của ngành hàng không Việt Nam, khẳng định chính sách, thể chế, chiến lược, giải pháp xây dựng, phát triển ngành hàng không cũng như việc thiết lập và triển khai chương trình an toàn quốc gia, hệ thống quản lý an toàn đã được thực hiện liên tục, đồng bộ và có hiệu quả cao.Tin liên quanNâng cao năng lực bảo đảm an toàn, an ninh hàng khôngVietnam Airlines gia nhập IATA từ năm 2007 và luôn là một trong những đơn vị có chỉ số an toàn hàng không hàng đầu của Việt Nam. Mang sứ mệnh của hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines luôn tiên phong trong bảo đảm an toàn hàng không, thiết lập và triển khai hệ thống quản lý an toàn, áp dụng công nghệ mới. Năm 2015, Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương cùng lúc tiếp nhận và khai thác an toàn 2 loại tàu bay hiện đại nhất thế giới là Airbus A350 và Boeing 787-9 Dreamliner; duy trì chứng chỉ an toàn khai thác IOSA lần thứ 10 liên tục vào tháng 7/2022.Vietnam Airlines được chọn là hãng hàng không chủ nhà đăng cai sự kiện an toàn hàng không hàng đầu và uy tín của thế giới cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nổi bật cũng như hội nhập quốc tế hoàn toàn của ngành hàng không Việt Nam, khẳng định chính sách, thể chế, chiến lược, giải pháp xây dựng, phát triển ngành hàng không cũng như việc thiết lập và triển khai chương trình an toàn quốc gia, hệ thống quản lý an toàn đã được thực hiện liên tục, đồng bộ và có hiệu quả cao".ÔngĐinh Việt Thắng,Cục trưởng Hàng không Việt NamCá nhân tôi luôn theo sát các hoạt động bảo đảm an toàn của Vietnam Airlines và biểu lộ đồng tình cao khi IATA lựa chọn Vietnam Airlines là hãng hàng không chủ nhà đăng cai hội nghị quan trọng này.Phóng viên:Ông vừa nhận định, nhiều nước trên thế giới, kể cả một số nước phát triển cũng chưa đạt thành tựu về an toàn của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Làm thế nào để Việt Nam đạt được thành tựu đó, thưa ông?Ông Đinh Việt Thắng:Thành quả này là kết quả của những chủ trương đồng bộ, đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước cũng như quá trình nỗ lực không mệt mỏi của Bộ Giao thông vận tải và ngành hàng không trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách; xây dựng, triển khai hệ thống quản lý an toàn. Từ năm 1997, Đảng và Chính phủ đã đề ra chủ trương, định hướng thúc đẩy chuyển giao công nghệ, lựa chọn, sử dụng tàu bay, trang bị hiện đại, thế hệ mới có độ tin cậy bảo đảm an toàn cao.Tin liên quan“Đối với ngành quan trọng như hàng không, văn hóa an toàn là ưu tiên hàng đầu”Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về an toàn hàng không như Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định, Thông tư về an toàn hàng không. Việt Nam cũng từng bước thiết lập và triển khai hệ thống quản lý an toàn mới để nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát của nhà chức trách hàng không cũng như khả năng bảo đảm an toàn hàng không của các đơn vị trong ngành. Nhà chức trách hàng không Việt Nam sẽ tiếp cận nhiều giải pháp giám sát bảo đảm an toàn hàng không như giám sát an toàn liên tục, giám sát an toàn dựa trên rủi ro phù hợp với các phương pháp, mô hình tiên tiến trên thế giới.Phóng viên:Ông đánh giá như thế nào về hệ thống quản lý an toàn của ngành hàng không cũng như các hãng?Ông Đinh Việt Thắng:Triển khai hệ thống quản lý an toàn hiệu quả, hiệu lực, xây dựng văn hóa an toàn hàng không là mục tiêu quan trọng của ngành hàng không Việt Nam. Hệ thống an toàn của các hãng hàng không phải bao gồm các nội dung chính như chính sách và mục tiêu an toàn, quản lý rủi ro, chia sẻ và bảo vệ dữ liệu an toàn hàng không,... Cục cũng đã phê chuẩn chương trình hệ thống quản lý an toàn của nhà cung cấp dịch vụ hàng không như các hãng, cảng hàng không và nhà cung cấp dịch vụ điều hành bay từ năm 2011.Các đơn vị trong ngành hàng không đã cơ bản thiết lập và triển khai hệ thống quản lý an toàn. Hệ thống này gồm 3 mức: quản lý rủi ro an toàn bị động (reactive - giảm thiểu hậu quả các sự cố an toàn và các mối nguy), chủ động (proactive - nhận diện các rủi ro an toàn trước khi sự cố an toàn có thể xảy ra) và dự báo (predictive - dự báo được các rủi ro tương lai dựa trên quá trình thu thập, phân tích dữ liệu trong quá khứ). Các đơn vị trong ngành đang tiếp cận đến mức chủ động về quản lý rủi ro và Cục sẽ tiếp tục thúc đẩy để đạt đến năng lực cao nhất của hệ thống là dự báo được rủi ro.Phóng viên:Trong bối cảnh ngành hàng không tăng trưởng mạnh mẽ, điều kiện tiên quyết giúp ngành phát triển bền vững là tiếp tục nâng cao hơn nữa mức độ an toàn trong mỗi chuyến bay. Theo ông, đâu là giải pháp quan trọng nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ mang tính sống còn với ngành và với hãng này?Ông Đinh Việt Thắng:An toàn hàng không được xác định là nhiệm vụ hàng đầu và cũng là nhiệm vụ sống còn. Bảo đảm an toàn hàng không đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, đồng bộ, trong đó xây dựng, hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển là 3 nội dung quan trọng cần được chú trọng và ưu tiên thực hiện.Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, bao gồm tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện Luật Hàng không dân dụng trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực hiện, thường xuyên sửa đổi, cập nhật bổ sung các quy định về đảm bảo an toàn hàng không để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế, thông lệ quốc tế và thực tiễn quản lý của Việt Nam nhằm nâng cao công tác đảm bảo an toàn cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi, thực hiện; xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ chương trình an toàn hàng không quốc gia (SSP), hệ thống quản lý an toàn (SMS) đối với các tổ chức hàng không, nâng cao năng lực giám sát an toàn đạt tiêu chuẩn của nhà chức trách hàng không.Về bảo đảm nguồn nhân lực, bao gồm nguồn lực giám sát viên an toàn của nhà chức trách hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế; duy trì nguồn nhân lực nhân viên hàng không hoạt động trong các hãng hàng không, các tổ chức bảo dưỡng, tổ chức huấn luyện và các đơn vị trong ngành hàng không. Cơ quan quản lý cần xây dựng cơ chế khuyến khích nâng cao năng lực huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực hàng không của các tổ chức huấn luyện trong nước nhằm tự chủ, chủ động được các nguồn lực bảo đảm an toàn.Tin liên quanTăng cường an toàn cho vận tải hàng khôngVề phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm quy hoạch, xây dựng sân bay để tránh tình trạng sân bay quá tải; quy hoạch và thực hiện các giải pháp, ứng dụng công nghệ mới để tối ưu quản lý vùng trời tránh tình trạng tắc nghẽn không lưu và tối ưu hoạt động bay,…Phóng viên:Xin trân trọng cảm ơn ông!
https://nhandan.vn/viet-nam-diem-den-an-toan-san-sang-hoi-nhap-va-chia-se-kinh-nghiem-ve-an-toan-hang-khong-post770105.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Đinh Việt Thắng", "Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế", "IOSA", "Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam", "Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế", "Luật Hàng", "Hội nghị An toàn", "CAT 1", "Vietnam airlines", "Hàng không" ] }
Vietjet khai trương đường bay Melbourne-Hà Nội
Chuyến bay đầu tiên từ Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) củaHãng hàng không Vietjetđã hạ cánh xuống Melbourne (Australia) ngày 4/6. Đường bay Melbourne-Hà Nội là đường bay thứ 6 của Vietjet kết nối hai nước Việt Nam và Australia.
Chuyến bay khai trương này nhận được sự chào đón nồng nhiệt của bà Natalie Hutchins, Nghị sĩ bang Victoria, Bộ trưởng Việc làm và Công nghiệp; Bộ trưởng Phụ nữ, Bộ trưởng Hiệp ước và Các dân tộc đầu tiên của bang Victoria; ông Nghiêm Xuân Hòa, Phó Đại sứ Việt Nam tại Australia; ông Jim Parashos, Giám đốc Hàng không sân bay Melbourne; bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hàng không Vietjet; bà Nguyễn Thị Thúy Bình, Phó Tổng giám đốc Vietjet cùng đông đảo người dân và du khách.Với hai chuyến khứ hồi vào thứ 3 và thứ 7 hằng tuần, khai thác bằng tàu bay hiện đại thân rộng A330, Vietjet tiếp tục tạo thuận lợi hơn bao giờ hết cho người dân Australia đến với Thủ đô Hà Nội và ngược lại.Tin liên quanNgắm tuyết giữa mùa hè tại Australia cùng VietjetĐặc biệt, Vietjet mang tới hạng vé Thương gia (Business) đẳng cấp với khu vực làm thủ tục riêng, lối đi riêng, phòng chờ thương gia cùng đại tiệc ẩm thực xanh, thực dưỡng, các món ăn nóng, tươi ngon phục vụ suốt chuyến bay, hành lý ký gửi lên đến 60kg cộng thêm bộ dụng cụ chơi golf, khoang bay riêng, ghế nằm phẳng 180 độ…Phó Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình.Từ nay đến ngày 14/6, giá vé hạng thương gia được hãng khuyến mãi, giảm giá tới 50% khi nhập mã SBJUNE50. Trong khi đó, hành khách chọn mua vé Eco khứ hồi với giá từ 0 đồng từ nay đến hết ngày 10/6/2024 trên các đường bay giữa Việt Nam và Australia sẽ được tặng thêm 20kg hành lý ký gửi và suất ăn nóng miễn phí.Tất cả hành khách bay cùng Vietjet còn được tặng bảo hiểm du lịch SkyCare miễn phí, chi trả các quyền lợi từ bồi hoàn chi phí sức khỏe, y tế phát sinh do tai nạn, ốm đau, đến các vấn đề liên quan tới chuyến bay (như trễ chuyến bay, trễ hành lý, thất lạc hành lý và giấy tờ tùy thân), và các dịch vụ hỗ trợ y tế-du lịch toàn cầu 24/7.Ngoài ra, hành khách bay cùng Vietjet mùa hè này còn có cơ hội tích điểm, đổi quà cùng chương trình khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy và tham gia quay số trúng thưởng.Ông Jim Parashos, Giám đốc Hàng không sân bay Melbourne.Phó Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình chia sẻ: “Kể từ chuyến bay đầu tiên của Vietjet đến với Australia tháng 4/2023, chúng tôi đã không ngừng mở rộng mạng bay kết nối 5 thành phố lớn nhất Australia là Melbourne, Sydney, Brisbane, Perth, Adelaide với Thành phố Hồ Chí Minh.Đường bay Melbourne-Hà Nội khai trương hôm nay cùng với đường bay Sydney-Hà Nội khai trương ngày 8/6/2024 tới là minh chứng cho cam kết phát triển, tiếp tục mở rộng mạng bay, cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng giữa Australia và Việt Nam, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, du khách”.Ông Jim Parashos, Giám đốc Hàng không Sân bay Melbourne cho biết, sự tăng trưởng của lượng khách đến Việt Nam là một trong những điểm sáng sau đại dịch: “Sự phát triển mạnh mẽ của các đường bay giữa Việt Nam và Australia nói chung, bang Victoria và sân bay Melbourne nói riêng đã mang tới cho hành khách thêm nhiều lựa chọn di chuyển với chi phí hợp lý, giúp các nhà xuất khẩu mở rộng thị trường.Phó Chủ tịch HĐQT Vietjet Nguyễn Thanh Hà (thứ 2 từ trái sang) gửi lời cảm ơn của Vietjet tới Bà Natalie Hutchins - Nghị sĩ Bang Victoria, Bộ trưởng Bộ Việc làm và Công Nghiệp, Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, Bộ trưởng Bộ Hiệp ước và Các Dân tộc Đầu tiên của Bang Victoria (thứ 3 từ trái sang).Đường bay Melbourne-Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh của Vietjet mang tới thêm nhiều lựa chọn bay thuận tiện đến Việt Nam và cả các quốc gia khác cùng mạng bay của Vietjet… Việt Nam hiện nằm trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất tại sân bay Melbourne và trong nhóm 10 điểm đến của du khách Australia…”Đường bay Melbourne-Hà Nội được tin tưởng sẽ góp phần thu hút đầu tư, phát triển nhu cầu du lịch, du học, thăm thân, làm việc tại Victoria để bang Victoria đạt được các mục tiêu vềtăng trưởng du lịch, khôi phục hoạt động bằng với mức trước đại dịch vào năm 2025, cũng như đạt được mức chi tiêu du lịch dự kiến là 53 tỷ USD và tổng số lượt khách du lịch là 111,8 triệu vào năm 2028.Vietjet hiện có tổng cộng 58 chuyến bay mỗi tuần kết nối hai nước Australia-Việt Nam.
https://nhandan.vn/vietjet-khai-truong-duong-bay-melbourne-ha-noi-post812659.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Đường bay Melbourne", "Sân bay Melbourne", "Vietjet Air", "Australia", "tăng trưởng du lịch" ] }
[INTERACTIVE] HNX tháng 5/2024: Các thị trường cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng
NDO -Tháng 5 /2024, các thị trường cổ phiếu củaSở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, khi các chỉ số của thị trường ghi nhận mức đóng cửa cao và mức vốn hóa đạt giá trị kỷ lục trong vòng 13 tháng qua.
Trên thị trườngNiêm yết,đóng phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5/2024, chỉ số HNX-Index đạt 243,09 điểm, tăng 16,27 điểm (+7,17% so với phiên đóng cửa tháng 4/2024), đây là mức điểm cao thứ 3 trong vòng 13 tháng qua. Giá trị vốn hóa trên thị trường đạt hơn 326 nghìn tỷ đồng cao nhất trong vòng 13 tháng cho thấy nhà đầu tư đang tập trung hơn vào những mã có giá trị vốn hóa lớn. Thanh khoản tháng 5 toàn thị trường cũng tăng trở lại khi tổng giá trị giao dịch đạt hơn 43 nghìn tỷ đồng tăng 10,37% so với tháng 4.Trên thị trườngUPCoM,chỉ số UpCOM-Index đóng cửa tháng lên mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua, đạt 95,88 điểm tăng 7,12 điểm (+8,02% so với cuối tháng 4/2024). Giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt gần 1.400 tỷ đồng cũng là mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua. Tổng giá trị giao dịch cả tháng trên thị trường đạt mức hơn 29.000 tỷ đồng tăng 123,97% so với tháng 4/2024.Lãi suất trúng thầuTrái phiếu chính phủtháng 5 vẫn giữ xu hướng tăng với mức tăng từ 0,03 đến 0,19 điểm %/năm so với cuối tháng 4/2024. Cụ thể, mức tăng tại các kỳ hạn như sau: 5 năm (+0,16 đến +0,19 điểm %); 10 năm (+0,10 đến +0,16 điểm %); 15 năm (+0,08 đến +0,15 điểm %); 20 năm (+0,03 đến +0,06 điểm %); 30 năm (+0,03 đến +0,10 điểm %). Tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 24.000 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch Repo đạt hơn 85.800 tỷ đồng chiếm 37,63% tổng giá trị giao dịch.Thị trườngTrái phiếu doanh nghiệp riêng lẻghi nhận tổng giá trị giao dịch tháng đạt hơn 97.500 tỷ đồng tăng 42,65% so với tháng 4/2024. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt hơn 4.400 tỷ đồng tăng 23,20% so với tháng trước.Thị trườngChứng khoánphái sinhghi nhận thanh khoản đi ngang khi tổng giá trị giao dịch theo danh nghĩa đạt hơn 632 nghìn tỷ đồng giảm nhẹ 0,70% so với tháng 4/2024. Khối lượng hợp đồng mở (OI) tại ngày cuối tháng đạt hơn 57.200 hợp đồng, tăng 22,21% so với tháng trước.
https://nhandan.vn/post-813339.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "HNX Index", "Phái sinh", "Trái phiếu", "Interactive", "HNX" ] }
Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú bị phạt hơn 90 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết địnhxử phạt hành chínhCông ty TNHH Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng, do khôngcông bố thông tin, công bố thông tin sai hạn các tài liệu: báo cáo tài chính tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu…; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu…
Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 14/5, ban hành Quyết định số 212/QĐ-XPHC xử phạt hành đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú với số tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Trước đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện 6 tháng năm 2023;Cùng với đó, Công ty gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 6 tháng năm 2022; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 6 tháng năm 2022; Báo cáo tài chính 6 tháng năm 2022; Báo cáo tài chính 6 tháng năm 2023.Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú (địa chỉ trụ sở chính tại tầng L11, tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) chính thức hoạt động năm 2005, lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.Về tình hình kinh doanh, năm 2022, Công ty lỗ sau thuế hơn 40,4 tỷ đồng.Năm 2023, lỗ sau thuế của Công ty tăng gấp đôi năm trước, lên hơn 88,3 tỷ đồngTỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ -5% (năm 2022) xuống -12% (năm 2023). Vốn chủ sở hữu của Công ty giảm từ 799,4 tỷ đồng (năm 2022) xuống còn 712,9 tỷ đồng năm 2023.
https://nhandan.vn/post-809464.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Đầu tư và kinh doanh", "Địa ốc Mỹ Phú", "phạt hành chính", "vi phạm", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Vi phạm công bố thông tin, ba doanh nghiệp bị phạt hơn 260 triệu đồng
NDO -Ba doanh nghiệp là CTCP Thuận Đức, CTCP Thủy sản Việt Úc và Anh ngữ CTCP APAX vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chínhvới tổng số tiền phạt 262,5 triệu đồng do các vi phạm: không công bố,công bố thông tinkhông đúng thời hạn các tài liệu: tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu; tình hình quản trị công ty; báo cáo tài chính; báo cáo hợp nhất; nghị quyết hội đồng quản trị...
Theo đó, ngày 23/4, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 173/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Thuận Đức với mức tiền phạt là 77,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật đối với Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên năm 2023.Công ty cổ phần Thuận Đức (địa chỉ trụ sở chính tại thôn Bằng Ngang, thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam) thành lập năm 2007. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ polypropylene, nổi bật là hạt nhựa tái chế và bao bì PP.Trước đó, ngày 19/4, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số171 /QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Thủy sản Việt Úc, số tiền 92,5 triệu đồng do Công ty không công bố Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên năm 2022 và 2023, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022 và 2023, Báo cáo thường niên năm 2022, Thông báo về tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022 và 2023;Cùng với đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn đối với: Báo cáo tài chính của công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất quý I, II, III, IV/2023, báo cáo tài chính bán niên năm 2023 đã được soát xét của công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023, báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, Báo cáo tài chính của công ty mẹ và hợp nhất quý I, II, III, IV/2022, Báo cáo tài chính soát xét bán niên của công ty mẹ và hợp nhất năm 2022, Nghị quyết Hội đồng quản trị ngày 31/7/2023 về ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.Công ty cổ phần Thủy sản Việt Úc (địa chỉ trụ sở chính tại Km1595 Quốc lộ 1A, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) thành lập năm 2001, là công ty tôm giống hàng đầu Việt Nam, có mạng lưới sản xuất ở các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Nghệ An, Bến Tre và Cà Mau.Trước đó nữa, ngày 16/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 156/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Anh ngữ APAX, với mức phạt tiền 92,5 triệu đồng cùng với vi phạm không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty cổ phần Anh ngữ APAX không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính 6 tháng năm 2021, Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022, Báo cáo tài chính năm 2022, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2022, Báo cáo tài chính 6 tháng năm 2023, Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện 6 tháng năm 2023, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu 6 tháng năm 2023, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 6 tháng năm 2023;Cùng với đó, Công ty gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 6 tháng năm 2021, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 6 tháng năm 2021.Công ty cổ phần Anh ngữ APAX (địa chỉ trụ sở chính tại tầng 2, tòa nhà 25T1 N05, khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2012, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư vào giáo dục-đào tạo ứng dụng công nghệ cao.
https://nhandan.vn/vi-pham-cong-bo-thong-tin-ba-doanh-nghiep-bi-phat-hon-260-trieu-dong-post806155.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Vi phạm", "công bố thông tin", "doanh nghiệp", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Thành phố Thanh Hóa xây dựng các công trình trọng điểm
NDO -Sáng 19/5, thành phốThanh Hóakhởi công các công trình trọng điểm có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, hiện đại, sớm thuộc nhóm thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.
Thời gian qua thành phố Thanh Hóa được tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị nhưng thực tiễn đòi hỏi cần nguồn lực lớn để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Nhiệm kỳ này, thành phố Thanh Hóa là một trong 4 địa phương được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng một số cơ chế, chính sách đặc thù, tạo thêm nguồn lực cho thành phố đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm.Tin liên quanNhững băn khoăn chung quanh việc dừng thi công công trình ở thành phố Thanh HóaTheo đó, thành phố Thanh Hóa huy động hơn 1.650 tỷ đồng để mở rộng trục đại lộ Lê Lợi, đoạn từ Ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống, xây dựng Cầu vượt đường sắt trên đại lộ đông-tây, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố đi Cảng hàng không Thọ Xuân, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.Một góc khu phố thuộc khu đô thị mới ở thành phố Thanh Hóa.Thêm nữa, thiết chế văn hóa, thể thao ở thành phố Thanh Hóa tiếp tục được bố trí hơn 424 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An và đầu tư xây dựng Cung Văn hóa thiếu nhi, Trung tâm thể dục thể thao.Qua đó phát huy tối đa giá trị văn hóa của công viên, hoàn thiện thiết chế giáo dục ngoài nhà trường, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, vui chơi, giải trí.Các công trình có ý nghĩa đặc biệt, tiêu biểu, đặc sắc về kiến trúc cảnh quan, mang đặc trưng Thanh Hóa và đại diện các nhà thầu cam kết huy động mọi nguồn lực thi công, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhấn mạnh: Các phòng, ban của thành phố, chính quyền các phường cần làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, bàn giao mặt bằng sạch cho các đơn vị thi công; cùng các ngành, đơn vị liên quan chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, ưu tiên bố trí kế hoạch vốn cho các dự án, đảm bảo tiến độ thực hiện.Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, giám sát cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định về đầu tư xây dựng, tổ chức thi công bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại lễ khởi công các dự án.Các dự án triển khai, thi công trong khu vực nội thành sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân nên càng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, nhất là dự án mở rộng trục đại lộ Lê Lợi vừa thi công, vừa sử dụng phải bảo đảm an toàn giao thông cho người, phương tiện lưu thông trên tuyến.Được biết, các công trình trọng điểm nêu trên tiếp tục thực hiện Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tạo đà phát triển đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa, tăng khả năng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
https://nhandan.vn/thanh-pho-thanh-hoa-xay-dung-cac-cong-trinh-trong-diem-post810096.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Thanh Hóa", "khởi công", "công trình trọng điểm", "tái định cư", "bàn giao mặt bằng" ] }
Nâng cao hiệu quả hoạt động ngành hóa chất
Trong quý I/2024, các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, doanh thu củaTập đoàn Hóa chất Việt Nam(Vinachem) đều tăng ở mức hai con số, đồng thời Tập đoàn đã chủ động nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.
Hoàn thành các chỉ tiêuTổng Giám đốc Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem Vũ Việt Tiến cho biết, trong ba tháng đầu năm 2024, sản xuất DAP của đơn vị đạt hơn 55.800 tấn, bằng 112% kế hoạch; doanh thu đạt hơn 702 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch; lợi nhuận đạt 34,86 tỷ đồng, bằng 158% kế hoạch và giảm lỗ hơn 241,19 tỷ đồng so với cùng kỳ. Kết quả sản xuất, kinh doanh có lãi do thị trường tiêu thụ thuận lợi, sản lượng tiêu thụ và giá bán tốt, giá nguyên vật liệu thấp, định mức tiêu hao nguyên vật liệu ổn định. Trong quý II, đơn vị phấn đấu sản xuất hơn 54.000 tấn DAP; giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu đạt hơn 680 tỷ đồng,...“Do tác động của phương án tái cơ cấu, kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2024 dự tính giảm khoảng 25 tỷ đồng lãi vay vốn cố định/tháng. Đây là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh quý I và quý II/2024. Ngoài ra, việc chủ động mua sắm hai loại nguyên liệu chính phục vụ sản xuất là amoniac (NH3) và lưu huỳnh đã giúp công ty xác định được giá thành sản xuất cũng như giá bán sản phẩm DAP từng tháng” - ông Vũ Việt Tiến nhấn mạnh.Bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp vẫn phải đối diện với những khó khăn khi Trung Quốc thay đổi chính sách xuất khẩu sản phẩm DAP từ tháng 3 vừa qua, khiến tình hình tiêu thụ khó hơn trước. Mặt khác, quặng Apatit là một trong ba nguyên liệu chính đầu vào của đơn vị nhưng số lượng và chất lượng quặng được cung cấp chưa ổn định. Nếu vấn đề này không sớm được khắc phục, chắc chắn gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, thậm chí có thể làm giảm hiệu quả hoạt động lên tới hàng chục tỷ đồng trong ba tháng tới.Liên quan tới vấn đề này, Tổng Giám đốc Vũ Việt Tiến khẳng định: Đơn vị sẽ lựa chọn phương thức sản xuất tối ưu trong từng giai đoạn nhằm bảo đảm an toàn, thực hiện định mức thấp hơn cũng như tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế để hoàn thành kế hoạch. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì, củng cố, mở rộng hệ thống kênh phân phối trong và ngoài nước; tăng mức độ nhận diện thương hiệu tại các thị trường đang triển khai, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa đến các vùng lân cận, kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, các chính sách bán hàng, hỗ trợ bán hàng nhằm nâng cao giá trị thương hiệu DAP Lào Cai,…Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình Nguyễn Viết Hiến cho biết thêm, giá trị sản xuất của đơn vị trong quý I/2024 đạt 1.212 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch; sản xuất Urê hơn 125.000 tấn, đạt 107% kế hoạch; tổng doanh thu đạt 1.248 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch, bằng 26% kế hoạch năm. Quý II/2024, đơn vị phấn đấu sản xuất urê đạt hơn 130.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.472 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.249 tỷ đồng,... Để hoàn thành mục tiêu đề ra, bên cạnh nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, Nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong việc sớm sửa đổi Luật Thuế số 71/2014/QH13 đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%, đồng thời mong muốn ngành than cung cấp đủ số lượng nguyên liệu đăng ký,...Kịp thời các giải pháp ứng phóTình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, trong khi thị trường trong nước còn yếu, phục hồi chậm. Quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm phân bón chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tiếp tục làm tăng chi phí, tăng giá vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Cùng với đó, tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn cung các loại than cho sản xuất phân bón với mức giá còn cao trong khi giá than thế giới đã giảm 10% so với đầu năm, giảm 40% so với cùng kỳ cũng gây bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Đồng thời, những tháng đầu năm, sản xuất quặng apatit tuyển gặp nhiều khó khăn do bãi thải của một số khai trường đã hết sức chứa, thiếu nguyên liệu sản xuất,...Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem Nguyễn Phú Cường cho rằng, với sự nỗ lực vượt khó của tập thể người lao động toàn hệ thống đã giúp đơn vị hoàn thành các mục tiêu đề ra. Quý I/2024, Tập đoàn đã sản xuất 906.000 tấn phân bón các loại; 877.000 lốp ô-tô; hơn 1,164 triệu lốp xe máy; 81.000 tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm hóa chất phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. Một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ như: đạm urê tăng 56%, DAP tăng 30%, quặng apatit tăng 12%, NPK tăng 30%, phân lân chế biến tăng 21%, ắc-quy tăng 20%,... Giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt 13.000 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch năm, tăng 14%; doanh thu đạt 14.294 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch năm, tăng 11%; lợi nhuận đạt 560 tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 474 tỷ đồng, bằng 26% so với cùng kỳ; thu nhập bình quân 13,3 triệu đồng/người/tháng.Chủ tịch Vinachem Nguyễn Phú Cường khẳng định: Thời gian tới, Tập đoàn sẽ tập trung điều hành để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị thành viên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị cùng nhóm ngành sản xuất phân bón, cao su, hóa chất,...; đồng thời, triển khai đồng bộ, hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng sản xuất trong nước giữa tập đoàn với các đơn vị trong nước cũng như giữa các doanh nghiệp thuộc tập đoàn với nhau.Các đơn vị trong tập đoàn phấn đấu đạt tỷ lệ mua bán nội bộ không thấp hơn 50% tổng lượng mua các vật tư cùng loại của đơn vị năm 2024, đồng thời, cần nắm bắt chặt chẽ diễn biến của thị trường để chủ động cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp, liên kết chặt chẽ với hệ thống phân phối trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn bị phương án sản phẩm mới,...“Các doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực và giải pháp tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Từ đó bố trí các nguồn lực hợp lý, hiệu quả, nâng cao công tác quản trị, hạn chế ảnh hưởng khi có biến động lớn về giá cả vật tư đầu vào, lãi suất, tỷ giá,... qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp” - ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-nganh-hoa-chat-post809346.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "DAP", "19 tập đoàn-tổng công ty", "Vinachem" ] }
VN-Index vượt mốc 1.240 điểm phiên đầu tuần
NDO -Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 6/5, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường trong phiên chiều giúp cổ phiếu các nhóm ngành chứng khoán, bất động sản, sản xuất... tràn ngập sắc xanh, nhiều mã vốn hóa lớn như GVR, BID, CTG, VJC, MWG, HPG... tăng mạnh. Chốt phiên,VN-Indextăng 20,55 điểm, lên mức 1.241,58 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường tăng đáng kể so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 974,96 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 23.146,68 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàimua ròng khoảng 260 tỷ đồng tập trung tại các mã MWG, DIG, PDR, VND, IDC, PVS...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng tăng khá so phiên trước, đạt hơn 16.048,40 tỷ đồng.Phiên hôm nay, các cổ phiếu GVR tăng 6,12%, BID tăng 2,64%, CTG tăng 2,47%, VJC tăng 6,98%, MWG tăng 4,67%, HPG tăng 2,27%... là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 7 điểm tăng.Chiều ngược lại, các mã DHG, HDB, GMD... là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 0,3 điểm của chỉ số.Cổ phiếu ngành chứng khoánlà ngành có đà tăng mạnh nhất (+4,15%) chủ yếu đến từ các mã BVS, FTS, CTS, HCM, AGR, BSI… Tiếp đó là ngành sản xuất nhựa-hóa chất (+3,90% ) và ngành vận tải-kho bãi (+3,63%). Một sốcổ phiếu bất động sản, bất động sản khu công nghiệp như tăng mạnh như TCH, GVR, NTL…Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe giảm mạnh nhất thị trường (-1,42%) chủ yếu đến từ mã DHG (-3,96%), DBD (-0,19%), TRA (-0,37%)....* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay tăng điểm mạnh, VNXALL-Index đóng cửa tăng 34,47 điểm (+1,72%), lên mức 2.033,98 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 836,81 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 1.897,42 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 350 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 78 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 232,29 điểm, tăng 4,07 điểm (+1,78%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 86,06 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.897,42 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 139 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 51 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 13,47 điểm (+2,68%) và lên mức 503,88 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 60,34 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.509,41 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 26 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 2 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 90,55 điểm, tăng 0,77 điểm (+0,86%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 45,07 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 754,39 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 186 mã tăng giá, 63 mã đứng giá và 90 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 20,55 điểm (+1,68%), lên mức 1.241,58 điểm. Thanh khoản đạt hơn 843,83 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 20.494,87 tỷ đồng. Toàn sàn có 390 mã tăng, 0 mã đứng giá và 2 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 19,00 điểm (+1,51%) và lên mức 1.274,62 điểm. Thanh khoản đạt hơn 291,34 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 9.026,57 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 28 mã tăng, 0 mã đi ngang và 2 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là VIX (hơn 28,66 triệu đơn vị), SHB (hơn 27,18 triệu đơn vị), HPG (hơn 27,10 triệu đơn vị), DIG (hơn 21,56 triệu đơn vị), NVL (hơn 17,99 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là NTL (+6,99%), VJC (+6,98%), FTS (+6,97%), RDP (+6,91%), LEC (+6,90%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là TDP (-6,59%), HRC (-5,88%), HAS (-5,83%), CLL (-4,39%), STG (-4,26%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 210.970 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 26.676,63 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-vuot-moc-1240-diem-phien-dau-tuan-post808081.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "Phiên giao dịch", "thanh khoản", "khối ngoại", "cổ phiếu" ] }
Các thành viên của thị trường bất động sản đã sẵn sàng “tái” nhập cuộc
NDO -Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố báo cáothị trường bất động sảnquý I/2024. Diễn biến trên thị trường cho thấy, các thành viên thị trường, nhà đầu tư, chủ đầu tư, môi giới, ngân hàng thương mại… đều đã sẵn sàng “tái” nhập cuộc.
Tính từ đầu năm 2023 đến hết quý I/2024 đã có 3.305 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động. 20-30% môi giới bất động sản rời thị trường trong thời gian trước đã quyết định trở lại. 30-40% môi giới bất động sản còn lại sẵn sàng trở lại thị trường trong quý II, khi các tín hiệu phục hồi rõ nét hơn.Trong khi đó, 60-70% môi giới bất động sản đang phải làm thêm nghề khác để kiếm sống trong giai đoạn thị trường khó khăn, đã chuẩn bị tâm thế dành toàn thời gian cho mảng bất động sản.Về phía chủ đầu tư, có tới 70% chủ đầu tư có sản phẩm đủ điều kiện mở bán đã sẵn sàng đưa sản phẩm ra thị trường. Riêng các chủ đầu dự ánbất động sản nghỉ dưỡngvẫn chưa sẵn sàng trở lại do phân khúc này còn nhiều khó khăn.Về phía các ngân hàng thương mại, động thái giảm lãi suất trong thời gian qua đã đưa lãi suất cho vay mua nhà giảm tới mức thấp kỷ lục, bình quân 5-6%/năm trong thời gian ưu đãi. Tuy nhiên, lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn neo ở mức cao, từ 9-12%. Điều này khiến nhiều người có nhu cầu vay để mua nhà còn e ngại.Về phía các sàn giao dịch, 70-80% các sàn giao dịch đã sẵn sàng tham gia thị trường. Tuy nhiên, các sàn giao dịch đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt môi giới bất động sản, đặc biệt là các môi giới có kiến thức, kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề.Các nhà đầu tư, khách hàng sau một thời gian khá dài giữ thái độ cẩn trọng đã bắt đầu quan tâm trở lại. Song, thay vì quyết định xuống tiền ngay khi vừa tiếp cận, các khách hàng, nhà đầu tư sẵn sàng dành nhiều thời gian, chi phí hơn để kiểm tra pháp lý và khảo sát thực địa thật kỹ trước khi quyết định. Điều này cũng phần nào khiến thời gian trung bình để có một giao dịch thành công của môi giới bất động sản kéo dài hơn trước đây.Qua khảo sát cho thấy, 70% khách hàng, nhà đầu tư đã sẵn sàng “xuống tiền” mua bất động sản trong năm 2024 nếu tìm được sản phẩm phù hợp. Đất nền, nhà thấp tầng là hai phân khúc nhận được sự quan tâm nhiều nhất.Nhìn chung, Hội Môi giới bất động sản đánh giá, đã rõ nét hơn về sự phục hồi của thị trường trong quý đầu năm, tuy nhiên, sự phục hồi này có sự phân hóa giữa các phân khúc và khu vực. Bất động sản nhà ở đi đầu trong tiến trình phục hồi.Bất động sản công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Bất động sản thương mại có cải thiện. Riêng phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn. Phân khúc nhà ở xã hội cũng khá buồn khi tình trạng vừa thiếu, vừa ế chưa được khắc phục.Khu vực miền bắc đang cho thấy tín hiệu khả quan hơn so với miền trung và miền nam. Các địa phương như: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ là những điểm sáng của thị trường.
https://nhandan.vn/cac-thanh-vien-cua-thi-truong-bat-dong-san-da-san-sang-tai-nhap-cuoc-post804895.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Hội Môi giới Bất động sản", "thị trường bất động sản", "báo cáo bất động sản quý I/2024" ] }
Hơn 6.000 kỹ sư, công nhân thi công đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành
NDO -Ngày 22/6, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đơn vị chủ đầu tư giai đoạn 1 Dự án xây dựngCảng hàng không quốc tế Long Thành(sân bay Long Thành) cho biết, trên đại công trường đang có hơn 6.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân tập trung thi công đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm của trọng điểm quốc gia này.
Thời gian qua,ACVđã phối hợp các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công lập kế hoạch tiến độ thi công tổng thể của toàn bộ dự án và tiến độ chi tiết của các gói thầu chính.Các gói thầu đang thi công trên công trường đến nay đều được kiểm tra, giám sát nghiệm thu theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, bảo đảm chất lượng và tiến độ yêu cầu.Tin liên quan[Ảnh] Sân bay Long Thành sau gần 3 năm rưỡi xây dựngĐến nay, dự án về cơ bản đã đáp ứng tiến độ đề ra, hình thành đại công trường nhộn nhịp, không khí thi đua lao động sôi nổi, thi công liên tục ngày đêm với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ.Trên đại công trường có hơn 6.000 người cùng hàng nghìn thiết bị, máy móc được huy động để triển khai thi công xây dựng đồng loạt 3 công trình lớn củasân bay Long Thành, gồm: nhà ga hành khách thuộc gói thầu 5.10; đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay thuộc gói thầu 4.6 và hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và tuyến số 2 thuộc gói thầu 6.12.Nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã thành hình.Đối với hạng mục Nhà ga hành khách được xem là trái tim của dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1, liên danh các nhà thầu thi công đã huy động trên công trường gần 3.300 nhân lực và hơn 1.100 trang thiết bị thi công bảo đảm tiến độ.Sau hơn 9 tháng tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp”, hiện Nhà ga hành khách đã hoàn thành toàn bộ phần bê-tông cốt thép cột, dầm sàn tầng 1; bê-tông cốt thép dầm sàn tầng 2 đạt 76% và đang tiến hành bê-tông cốt thép dầm sàn tầng 3.Tiến độ thi công đang vượt tiến độ phần thô 20 ngày và vượt tiến độ tổng thể gói thầu 10 ngày so với hợp đồng.Dự kiến, cuối tháng 6 sẽ hoàn thành 100% dầm sàn tầng 2 và cuối tháng 7 sẽ hoàn thành 100% dầm sàn tầng 3. Đồng thời, gia công kết cấu thép mái đang được triển khai để bắt đầu lắp dựng từ tháng 8/2024, vượt tiến độ khoảng 1 tháng so với kế hoạch đã phê duyệt.Ngoài ra, ACV đã và đang phối hợp nhà thầu kiểm tra các nhà máy, tiến hành đặt hàng thiết bị lắp đặt trong nhà ga để kịp tiến độ thi công trong thời gian tới.Đường cất hạ cánh sân bay Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành, khai thác kỹ thuật trước ngày 30/4/2025.Về công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, liên danh nhà thầu thi công 50 mũi, bám sát tiến độ đề ra, quyết tâm thi công hoàn thành và khai thác kỹ thuật đường cất hạ cánh trước ngày 30/4/2025 để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước, vượt 3 tháng so tiến độ trong hợp đồng.Các hạng mục thi công của gói thầu đến nay đều được kiểm tra, giám sát nghiệm thu theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, bảo đảm chất lượng và tiến độ yêu cầu.Trong khi đó, hệ thống tuyến giao thông kết nối tuyến số 1 và tuyến số 2, đến thời điểm này, liên danh nhà thầu thực hiện được 37% giá trị gói thầu. Dự kiến, hoàn thành công tác đắp nền đường trước tháng 12/2024, cấp phối đá dăm hoàn thành trong tháng 3/2025 để tiến tới hoàn thành công tác bê-tông nhựa trong tháng 11/2025.Công nhân tập trung thi công hạng mục để đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành.Khó khăn hiện nay là phần vật liệu khan hiếm do nhiều dự án trọng điểm cùng thực hiện, đặc biệt sân bay Long Thành giai đoạn 1 có quy mô lớn, nhiều loại vật tư vật liệu, thiết bị nhập ngoại khối lượng lớn cần phải đặt hàng sớm để bảo đảm tiến độ; đồng thời, việc các gói thầu lớn cũng triển khai làm tăng cạnh tranh về nguồn nhân lực. Mặt khác, thời tiết cực đoan ở Đồng Nai mùa khô thì lốc xoáy và nóng, mùa mưa thì mưa lớn và liên tục, làm gián đoạn thi công.Để khắc phục các khó khăn trên, ACV đã yêu cầu các nhà thầu thi công tìm kiếm thêm các nguồn vật liệu thay thế kịp thời, đáp ứng tiến độ như cam kết, đặt hàng và tập kết, dự trữ trước vật tư xây dựng. Bên cạnh đó, yêu cầu các nhà thầu tranh thủ đẩy nhanh công tác thi công vào những thời điểm thời tiết thuận lợi và để tăng nguồn lực cho nhà thầu, ACV đã đẩy nhanh tiến độ thanh toán bám sát tiến độ thi công tại hiện trường.
https://nhandan.vn/hon-6000-ky-su-cong-nhan-thi-cong-day-nhanh-tien-do-san-bay-long-thanh-post815613.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Đồng Nai", "Cảng hàng không quốc tế Long Thành", "sân bay Long Thành", "tiến độ" ] }
Thái Nguyên thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
NDO -Là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn với sản lượng hàng hóa xuất khẩu luôn đứng thứ tư cả nước, thời gian vừa qua, tỉnh Thái Nguyên và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp; đồng thời sản xuất sản phẩm mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, duy trì và tìm kiếm thị trường nên giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnhThái Nguyêntừ đầu năm đến nay tăng cao.
Từ đầu năm 2024 đến nay đã trải qua nhiều đợt nắng nóng, sản lượngtiêu thụ điệntrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tăng cao, có thời điểm tăng hơn 10%, nhưng Công ty Điện lực Thái Nguyên xác định cần cấp điện ổn định để duy trì sản xuất công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và bảo đảm việc làm cho người lao động.Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên Trần Văn Tuấn cho biết: Điện phục vụ sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ 75% tổng sản lượng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao, thời gian vừa qua ngành điện đã đầu tư hàng chục trạm biến áp 220KV và 110KV ở các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, chúng tôi thường xuyên triển khai các giải pháp kỹ thuật để cung ứng điện ổn định cho sản xuất, vận động các doanh nghiệp sản xuất thép sản xuất vào giờ thấp điểm.Tin liên quanThái Nguyên tiếp tục là điểm sáng thu hút vốn FDIĐáp ứng nhu cầu về nhân lực khi sản xuất công nghiệp phục hồi, từ đầu năm đến nay tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hàng chục phiên kết nối cung-cầu lao động, giao dịch việc làm. Qua đó, so với cùng kỳ năm 2023, lao động làm trong khu vực công nghiệp tăng gần 2,5% để đáp ứng nhu cầu sản xuất.Là doanh nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, Tập đoàn Samsung thường xuyên nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm mới. Điển hình là những ngày đầu năm 2024 Samsung cho ra mắt dòng sản phẩm Galaxy S24, góp phần rất quan trọng tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu cả tỉnh đạt 6,3 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ.Đến hết năm 2024, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG tuyển dụng thêm 2000 công nhân để mở rộng sản xuất.Cùng với các doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đang nỗ lực sản xuất hàng xuất khẩu. Điển hình là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG với hơn 18 nghìn công nhân làm việc tại 18 nhà máy, cơ sở sản xuất, từ đầu năm 2024 đến nay liên tục mở rộng sản xuất.Tại Nhà máy may TNG Việt Thái đã nâng từ 16 dây chuyền may với hơn 700 công nhân lên 22 dây chuyền với hơn 1.000 công nhân và từ nay đến cuối năm sẽ lắp đặt thêm 10 dây chuyền may và tuyển dụng thêm hơn 700 công dân.Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Nguyễn Văn Thời chia sẻ: Do uy tín chất lượng sản phẩm may mặc mang thương hiệu TNG, đến nay chúng tôi đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm 2024. Thời gian tới chúng tôi sẽ rà soát, sắp xếp lại mặt bằng để lắp đặt thêm các dây chuyền may và tuyển dụng khoảng 2.000 lao động nhằm mở rộng sản xuất.Với nỗ lực chung của tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp, chỉ sốsản xuất công nghiệptrên địa bàn Thái Nguyên từ đầu năm đến nay tăng hơn 7% và chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 22,7% so với cùng kỳ.Cùng với việc khôi phục và phát triển sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực duy trì và mở rộng thị trường để tăng cường xuất khẩu hàng hóa. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm nay của tỉnh đạt 13,1 tỷ USD, tăng 18,7% so cùng kỳ.
https://nhandan.vn/thai-nguyen-thuc-day-xuat-khau-hang-hoa-post812195.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Thái Nguyên", "xuất khẩu hàng hóa", "tiêu thụ điện", "sản xuất công nghiệp" ] }
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường vàng
NDO -Ngày 7/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố giữ nguyên giá bán vàng miếng SJC trực tiếp tại mức 75,98 triệu đồng/lượng. Đồng thời, cơ quan này khẳng định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hiện nay đang lan truyền thông tin thất thiệt về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiếu vàng để bán. Tại nhiều điểm bán vàng, có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phối hợp cơ quan công an để xác minh và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng thị trường. Đồng thời với việc duy trì cung ứng vàng miếng SJC để đáp ứng các nhu cầu chính đáng và hợp pháp của người dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng sẽ chủ động triển khai các giải pháp để đấu tranh mạnh mẽ với hiện tượng đầu cơ, gom hàng”, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh.Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho biết: Việc thanh tra để làm rõ các sai phạm nếu có của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vàng cũng đang được khẩn trương, quyết liệt triển khai, đặc biệt là ở 2 địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp. Người dân cần đề cao cảnh giác, tránh bị tác động, lợi dụng bởi các đối tượng có dụng ý xấu.Tin liên quanThận trọng giao dịch trước biến động của giá vàng thế giớiTrước đó, sáng 7/6, Ngân hàng Nhà nước Việt cho biết: Căn cứ phương án bán vàng miếng SJC trực tiếp cho 04 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn ( SJC) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt,giá bán vàngmiếng trực tiếp ngày 7/6/2024 như sau: Giá bán vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 75.980.000 đồng/ lượng (bảy mươi lăm triệu chín trăm tám mươi nghìn đồng/ lượng).Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình thu hẹp và kiểm soát chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới ở mức phù hợp.Hoạt động giao dịch tại Vietcombank.Cũng theo đại diện lãnh đạo của các ngân hàng thương mại Nhà nước, dự kiến từ tuần sau, các ngân hàng sẽ mở rộng thêm điểm tham gia cung ứng vàng để giãn bớt số lượng người tập trung quá đông tại các điểm như hiện nay.Riêng vớiVietcombank, đại diện ngân hàng này cho biết ngay từ ngày hôm nay (7/6), nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách hàng, Vietcombank thông báo mở thêm 4 điểm bán vàng miếng SJC cho người dân, nâng tổng số điểm bán vàng miếng SJC của ngân hàng lên 10 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Cụ thể như sau:- Tại Hà Nội:1. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Sở Giao dịch: số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình.2. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Hà Nội: số 11B Cát Linh, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa.3. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Ba Đình: số 72 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.4. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thành Công: số 01 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.5. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Chương Dương: số 564 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên.- Tại Thành phố Hồ Chí Minh:1. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh: số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1.2. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Nam Sài Gòn: số 23 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7.3. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thủ Đức: số 50A Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức.4. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Kỳ Đồng: số 13-13 Bis Kỳ Đồng, phường 9, quận 3.5. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Tân Bình: số 108 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.Thời gian giao dịch: từ 9 giờ - 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 - 16 giờ hằng ngày.Đại diện lãnh đạo phía ngân hàng cũng cho biết: Cùng với việc gia tăng thêm các điểm bán vàng miếng SJC cho khách hàng, Vietcombank liên tục tối ưu quy trình, đa dạng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng khi đến giao dịch, góp phần thực hiện thành công giải pháp của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng với mục tiêu sớm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá quốc tế ở mức phù hợp và bền vững.Chủ đề: Các giải pháp quản lý thị trường vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-co-du-nguon-luc-va-quyet-tam-de-binh-on-thi-truong-vang-post813189.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "thị trường vàng", "giá vàng", "vàng miếng SJC", "Vietcombank" ] }
28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5
NDO -Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 28 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, các ngày trong tuần từ 6 đến 10/5.
* CTCP Chứng khoán Thành Công (HOSE: TCI) trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 200:29 (người sở hữu 200 CP được hưởng 29 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/5/2024.* Ngày 23/5/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Miền Trung (HNX: SEB) trả cổ tức đợt 4/2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/5/2024.* Ngày 23/5/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Điện Miền Trung (HNX: SEB) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HNX: EID) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/5/2024.* Ngày 22/5/2024, CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Viễn thông (UPCoM: QCC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/5/2024.* Ngày 13/6/2024, CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (UPCoM: PTG) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 5.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/5/2024.* CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 55:10, giá 10.000 đồng/CP (1 CP là 1 quyền, 55 quyền được mua 10 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (UPCoM: HLS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Tân Cảng Quy Nhơn (UPCoM: QSP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* Ngày 24/5/2024, CTCP Cấp nước Hải Phòng (UPCoM: HPW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 850 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* Ngày 27/5/2024, CTCP Đường sắt Hà Hải (UPCoM: HHR) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.450 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* Ngày 5/8/2024, CTCP Dược Vật tư Y tế Hải Dương (UPCoM: DHD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* CTCP Dược Vật tư Y tế Hải Dương (UPCoM: DHD) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:37 (người sở hữu 100 CP được nhận 37 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp (UPCoM: NAC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1,200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* Ngày 24/5/2024, CTCP Dịch vụ Ô-tô Hàng Xanh (HOSE: HAX) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* CTCP Dịch vụ Ô-tô Hàng Xanh (HOSE: HAX) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15 (người sở hữu 100 CP được nhận 15 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* Ngày 23/5/2024, CTCP Thực phẩm Nông Sản xuất khẩu Sài Gòn (UPCoM: AGX) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/5/2024.* Ngày 29/5/2024, CTCP Thủy sản Cà Mau (UPCoM: CAT) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 9/5/2024.* Ngày 7/6/2024, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (HOSE: HTG) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 9/5/2024.* Ngày 15/5/2024, CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (HNX: TJC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 900 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 9/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Nước sạch Bắc Ninh (UPCoM: BNW) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 280 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 8/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Container Miền Trung (HNX: VSM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 8/5/2024.* Ngày 24/5/2024, CTCP Vận tải và Chế biến Than Đông Bắc (UPCoM: VDB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 5.336 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 8/5/2024.* Ngày 22/5/2024, CTCP Cơ điện Uông Bí - Vinacomin (UPCoM: UEM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 8/5/2024.* Ngày 20/5/2024, CTCP Phát triển Điện Trà Vinh (UPCoM: DTV) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn (HNX: PSC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/5/2024.* Ngày 17/5/2024, CTCP Sách và Thiết bị Trường học Quảng Ninh (HNX: QST) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/5/2024.* Ngày 11/6/2024, CTCP Nước sạch Bắc Giang (UPCoM: BGW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 548 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/5/2024.
https://nhandan.vn/28-doanh-nghiep-chot-tra-co-tuc-tuan-tu-ngay-6-den-105-post807811.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Giá dầu giảm 3 ngày liên tiếp
NDO -Kết thúc ngày 22/5,giá dầugiảm ngày thứ ba liên tiếp do nhu cầu có dấu hiệu suy yếu và sức ép vĩ mô đồng thời gây áp lực.
Giá dầu WTIgiảm 1,39% xuống còn 77,57 USD/thùng.Dầu Brentgiảm 1,18% xuống 81,90 USD/thùng. Như vậy, giá dầu thế giới hiện đã về mức thấp nhất trong 1 tuần qua.Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA),tồn kho dầuthô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 17/5 ghi nhận mức tăng 1,82 triệu thùng, trái ngược với dự báo của thị trường và thấp hơn một chút so với mức công bố tăng 2,48 triệu thùng của Viện dầu khí Mỹ API. Tuy nhiên, tồn kho xăng giảm gần 1 triệu thùng/ngày.Bất chấp xuất khẩu và tỷ lệ lọc dầu cao hơn cùng với sản lượng ổn định, tồn kho dầu thô vẫn tăng khi số liệu điều chỉnh của EIA, theo dõi lượng dầu thô chưa được tính toán, đã tăng lên 1,4 triệu thùng vào tuần trước, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11.Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ tuần trước đã giảm 676.000 thùng/ngày, với khối lượng từ Mexico chạm mức thấp kỷ lục 184.000 thùng/ngày. Các dữ liệu cho thấy thị trường bắt đầu tiêu thụ nhiều xăng hơn khi đang dần bước vào mùa tiêu thụ cao điểm. Tuy nhiên, tồn kho dầu vẫn cao và nhập khẩu suy giảm phản ánh nhu cầu này vẫn còn khá hạn chế, từ đó gây áp lực cho giá dầu trong phiên.Thị trường dầu thô vật chất đang ghi nhận một số tín hiệu suy yếu. Chênh lệch giá giữa hợp đồng tháng đầu tiên của Brent so với hợp đồng tháng thứ hai, được gọi là trạng thái bù hoãn bán, đang gần mức thấp nhất kể từ tháng Giêng đầu năm.Mặt khác, về yếu tố vĩ mô, biên bản cuộc họp lãi suất tháng 5 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) được công bố vào rạng sáng nay cũng đã góp phần gây sức ép cho giá dầu.
https://nhandan.vn/gia-dau-giam-3-ngay-lien-tiep-post810708.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "giá dầu", "dầu WTI", "dầu Brent", "tồn kho dầu" ] }
Chuyển đổi số - Động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng
NDO -Chiều 28/5, tại thành phố Hải Phòng đã khai mạc diễn đàn Logistics vùng lần thứ 5 với chủ đề “Chuyển đổi số - Động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2024”
Diễn đàn do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thành phố Hải Phòng, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA) phối hợp tổ chức.Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự của nhiều chuyên gia đến từ Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công thương, các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương trong khu vực và đông đảo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, logistics làngành dịch vụcó vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam.Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu tại diễn đàn.Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ “Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại hình dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục-đào tạo, viễn thông và công nghệ thông tin, logistics và vận tải phân phối”.Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, ngành dịch vụ logistics được coi là xương sống của chuỗi cung ứng, do đó yêu cầu về chuyển đổi số trong ngành cũng không nằm ngoài xu thế chung của toàn bộ nền kinh tế...Đặc biệt, chuyển đổi số càng trở nên quan trọng trong hoạt động logistics của vùng đồng bằng sông Hồng-cửa ngõ phía bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc-thị trường rộng lớn nhất thế giới và là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế.Hoạt động logistics tại khu vực cảng biển Hải Phòng phát triển mạnh mẽ.Đồng thời, vùng đồng bằng sông Hồng có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ với đầy đủ 5 phương thức vận tải với ba tuyến hành lang kinh tế đi qua… được kỳ vọng là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.Tại diễn đàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho rằng, lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, nhưng quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.Chủ tịch Phạm Tấn Công tin tưởng, thông qua diễn đàn, nhiều giải pháp cụ thể để đẩy nhanh chuyển đổi số trong khối doanh nghiệp logicstics sớm thành công và hiện thực hóa các Nghị quyết của Đảng về lĩnh vực chuyển đổi số…Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ, với những lợi thế, tiềm năng vị trí địa lý, cùng quyết tâm mạnh mẽ, thành phố Hải Phòng đang nỗ lực trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và quốc tế.Tại diễn đàn, lãnh đạo các bộ, ngành, chuyên gia kinh tế quốc tế và Việt Nam cùng với các quỹ đầu tư, tập đoàn, doanh nghiệp đã đưa ra những đánh giá độc lập, đa chiều về định hướng phát triển logistics của vùng đồng bằng sông Hồng cũng như thành phố Hải Phòng.Đồng thời, các ý kiến cũng nhận diện những điểm nghẽn trong chuyển đổi số logistics; xu hướng chuyển đổi số logistics từ các bài học quốc tế; đề xuất giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ logistics Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng trong mối tương quan với bối cảnh phát triển của khu vực và thế giới.
https://nhandan.vn/chuyen-doi-so-dong-luc-thuc-day-tang-truong-vung-dong-bang-song-hong-hai-phong-post811561.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Hải Phòng", "Vùng Đồng bằng sông Hồng", "logistics", "Ban Kinh tế trung ương", "VCCI", "Diễn đàn doanh nghiệp" ] }
Giá hàng hóa nguyên liệu biến động trái chiều
NDO -Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết,thị trường hàng hóanguyên liệu thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 16/5. Với khoảng 60% số mặt hàng tăng giá, chỉ số MXV-Index nhích nhẹ 0,03% lên 2.310,37 điểm.
Sự phân hóa trong diễn biến giá các mặt hàng khá rõ ràng trong phiên hôm qua. Trong khi lực bán chiếm ưu thế đối với nhóm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu công nghiệp, thì nhóm năng lượng và kim loại lại ghi nhận nhiều mặt hàng tiếp đà phục hồi. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 6.400 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền đầu tư của thị trường tập trung nhiều nhất ở hai nhómnông sảnvà kim loại, chiếm gần 80%.Giá ngô giảm phiên thứ 3 liên tiếpGiá ngô tiếp tục hạ nhiệt sau khi đạt mức cao nhất trong 4 tháng qua. Đóng cửa phiên giao dịch 16/5, mặt hàng này suy yếu hơn 1%, kéo dài đà giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp. Doanh số bán hàng kém khả quan của Mỹ là yếu tố đã thúc đẩy lực bán trên thị trường vào hôm qua.Trong báo cáo Xuất khẩu hàng tuần (Export Sales), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết doanh số bán ngô niên vụ 2023/24 của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 9/5 đạt 742.000 tấn, giảm 16,5% so tuần trước. Con số này cũng nằm dưới khoảng dự đoán của thị trường.Ngoài ra, Mỹ cũng chỉ giao được 952.000 tấn ngô, giảm 22,6% so với báo cáo trước đó, phản ánh hoạt động xuất khẩu chậm chạp. Những số liệu trên đến từ việc nguồn cung giá rẻ từ Nam Mỹ đang trở nên cạnh tranh hơn so với Mỹ và từ đó tạo áp lực bán lên thị trường ngô CBOT.Ở một diễn biến khác, mặc dù tăng khá mạnh khi mở cửa, tuy nhiên, giá lúa mì đã quay đầu suy yếu trước triển vọng tích cực về nguồn cung tại Mỹ.Trong ngày thứ hai của chuyến khảo sát ba ngày hàng năm tới Kansas, bang sản xuất lúa mì vụ đông hàng đầu của Mỹ, các nhà nghiên cứu đã ước tính năng suất lúa mì đông đỏ cứng (HRW) tại khu vực Tây Nam có sự vượt trội so với năm ngoái và cao hơn so với mức trung bình 5 năm của Hội đồng Chất lượng Lúa mì Mỹ ước tính. Nguồn cung được kỳ vọng có sự gia tăng, đã tạo sức ép cho giá lúa mì trong phiên.Trên thị trường nội địa, giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu đến các cảng của nước ta đều quay đầu giảm theo xu hướng thế giới, với mức giảm khoảng 50.000 đồng/tấn. Hiện tại, giá ngô tháng 6 cập cảng Cái Lân và Vũng Tàu dao động trong khoảng 6.700 – 6.900 VNĐ/kg.Áp lực vĩ mô giải tỏa, kim loại quý vững sắc xanhKhác với thị trường nông sản, diễn biến tăng giá có phần chiếm ưu thế trên thị trường kim loại . Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim nối dài đà tăng khi kỳ vọng hạ lãi suất đang được củng cố. Chốt ngày, giá bạc tăng 0,49% lên 29,8 USD/ounce, duy trì ở mức đỉnh cao nhất 11 năm và đánh dấu phiên tăng giá thứ ba liên tiếp. Giá bạch kim cũng kéo dài đà tăng sang phiên thứ sáu liên tiếp, đóng cửa tại mức 1.071,3 USD/ounce nhờ tăng 0,11%.Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 11/5, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đã tăng lên 222.000 đơn, cao hơn 3.000 đơn so với dự báo, cho thấy thị trường lao động Mỹ đang chịu áp lực. Bên cạnh đó, sản lượng công nghiệp và sản lượng sản xuất của Mỹ cũng giảm mạnh trong tháng 4.Loạt dữ liệu này tiếp tục phản ánh bức tranh bi quan hơn của nền kinh tế Mỹ, đồng thời, càng củng cố cho kịch bản hạ lãi suất. Theo CME FedWatch, những người tham gia thị trường đang định giá khoảng 68% khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9, cao hơn so với khoảng 50% của tuần trước. Áp lực lãi suất suy yếu tiếp tục là yếu tố hỗ trợ tâm lý thị trường và kéo dòng tiền chảy mạnh vào nhóm kim loại quý.Đối với kim loại cơ bản, giá đồng LME tăng mạnh hơn 2% do bức tranh vĩ mô cải thiện và rủi ro thiếu hụt nguồn cung vẫn tiềm ẩn, trong khi triển vọng tiêu thụ ngày càng trở nên lạc quan. Macquarie cho biết nhu cầu đồng từ lĩnh vực trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tăng thêm khoảng 200.000 tấn mỗi năm vào năm 2030.Cùng chung xu hướng, giá quặng sắt phục hồi 2,49% lên 116,47 USD/tấn do kỳ vọng tiêu thụ cải thiện trong khi tồn kho thép giảm tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc.Công ty Freight Investor Services cho biết giai đoạn từ nửa cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 là giai đoạn Trung Quốc tiêu thụ nhiều sắt thép nhất trong năm, hỗ trợ cho giá sắt thép tăng trong giai đoạn này.Ngoài ra, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel, tổng lượng tồn kho của 5 sản phẩm thép chính tại Trung Quốc đã giảm xuống 18,13 triệu tấn tính đến tuần kết thúc ngày 16/5, giảm gần 4% so với tuần trước đó và là mức thấp nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây.
https://nhandan.vn/gia-hang-hoa-nguyen-lieu-bien-dong-trai-chieu-post809783.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "hàng hóa nguyên liệu", "MXV" ] }
Bài 1: Ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất
Hiện nay, nhiều vùng, địa phương trên cả nước có điều kiện đất đai, khí hậu để phát triển cây công nghiệp chủ lực như: Cà-phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu và dừa. Những năm qua, các loại cây công nghiệp chủ lực giúp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Giai đoạn vừa qua, phát triển cây công nghiệp chủ lực đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu các sản phẩm của cây công nghiệp chủ lực đã và đang góp phần khẳng định vị thế, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay cả nước có hơn 2,3 triệu héc-ta trồng cây công nghiệp chủ lực. Trong đó, diện tích cây cà-phê là 715.000 ha, chè 123.000 ha, hồ tiêu 112.000 ha, cao su 910.000 ha...Nâng cao thu nhập cho nông dânNhững ngày này, ở vùng trọng điểm trồng cà-phê như các huyện: Cư Kuin, Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc... (Đắk Lắk), nông dân đang tất bật để tìm nguồn nước bơm tưới cà-phê. Theo người dân địa phương, những mùa khô hạn trước đây chỉ tưới khoảng bốn đợt là đến mùa mưa. Còn mùa khô năm nay, họ đã tưới bốn đợt nhưng vẫn chưa có mưa, khả năng phải tưới thêm một đến hai đợt nữa khiến chi phí đầu tư tăng lên. Mặc dù vậy, gần đây giá tăng cao kỷ lục khiến người trồng cà-phê hết sức phấn khởi. Ông Nguyễn Ngọc Anh ở xã Cư Dlie M’nông, huyện Cư M’gar cho biết: “Với giá hiện nay hơn 120 triệu đồng/tấn cà-phê nhân, người trồng trúng lớn, vừa giúp nâng cao đời sống, vừa có nguồn vốn đầu tư để phát triển cà-phê bền vững”. Anh Y Niêng Niê ở buôn Yông, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc chia sẻ: “Gia đình tôi trồng được 1,5 ha cà-phê. Những năm trước, giá cà-phê xuống thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi tham gia các cuộc họp buôn, xã và các lớp tập huấn của Hội Nông dân, tôi được cán bộ tuyên truyền cà-phê là cây trồng chủ lực của tỉnh, so với các loại cây trồng khác thì thu nhập từ loại cây này vẫn ổn định nhất. Vì vậy, gia đình không chặt bỏ cà-phê chuyển sang trồng các loại cây khác. Trong niên vụ 2022-2023, gia đình tôi thu được 5 tấn cà-phê nhân. Với giá bán hơn 120.000 đồng/kg, gia đình tôi có nguồn thu nhập cao”.Thay vì phải mua trụ gỗ để trồng hồ tiêu theo phương pháp truyền thống, gia đình chị Lê Thị Khuyên, thôn 2, xã Thuận Hà, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã lựa chọn cây bóng mát để làm trụ trồng tiêu. Đến nay, hơn 4 ha hồ tiêu của gia đình đang phát triển tốt, không xuất hiện nấm bệnh hại. Bên cạnh đó, chị Khuyên dùng phân bón vi sinh, các chế phẩm sinh học bón cho cây nhằm hướng đến sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường. Chị Lê Thị Khuyên cho biết: “Canh tác hồ tiêu theo hướng sinh thái, bền vững rất thân thiện với môi trường, năng suất luôn ổn định, giá bán cao hơn sản xuất truyền thống. Việc trồng hồ tiêu theo hướng bền vững chỉ tốn công chăm sóc thời gian đầu, còn khi trụ sống đã lên cao thì dây tiêu phát triển rất tốt. Cây tiêu được cây sống làm trụ che bóng đã giảm chi phí tưới nước, cho năng suất cao... Ngay từ đợt thu hoạch vụ đầu tiên, trung bình mỗi trụ cho thu khoảng 8 kg tiêu”.Mở rộng sản xuất theo hướng an toànThái Nguyên có lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, nông dân có kỹ thuật trồng, chế biến, cho nên đến nay địa phương này có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước với hơn 22.000 ha; sản phẩm chè có thương hiệu, được mệnh danh “đệ nhất danh trà”, được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại nguồn thu lớn cho người dân.Tân Linh là một trong những xã có diện tích trồng chè lớn nhất ở huyện Đại Từ, nhưng những năm trước đây, giá trị kinh tế mang lại chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã đóng gói, quảng bá. Với chủ trương tạo sinh kế cho người dân vùng dự án khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo đã mời chuyên gia, cán bộ khuyến nông lấy mẫu đất phân tích và tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, chế biến chè cho nhân dân và tư vấn thành lập Hợp tác xã Trà Nhật Thức. Giám đốc Hợp tác xã Trà Nhật Thức Đào Thị Thức cho biết: “Được sự hỗ trợ nhiều mặt, nhất là xây dựng thương hiệu, các thành viên tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc, chế biến nên đến nay chúng tôi đã xây dựng được thương hiệu trà Nhật Thức với ba sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, doanh thu mỗi năm tăng 15%. Đến năm 2023, doanh thu hơn hai tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 25 công nhân, thu mua chè nguyên liệu của 100 hộ liên kết trên địa bàn và hiện nay đang sản xuất chè theo hướng hữu cơ”.Tại tổ hợp tác trồng chè xóm Khu 3, xã Tân Linh, có gần 30 hộ trồng chè, từ khi được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học..., năng suất tăng hơn 20%, trong đó chè được sản xuất theo quy trình sạch giá trị tăng lên từ 20 đến 25% so với trồng chè truyền thống, mỗi héc-ta chè mang lại thu nhập khoảng 250 triệu đồng/năm.Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông Phạm Tuấn Anh cho biết: “Hết năm 2023, diện tích hồ tiêu toàn tỉnh là 33.789 ha, sản lượng đạt 70.685 tấn, tăng 28.458 tấn so với năm 2018. Diện tích hồ tiêu tập trung nhiều nhất là ở các huyện: Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk Mil. Hiện nay, việc sản xuất hồ tiêu sạch theo hướng bền vững đã và đang được thực hiện ở hầu hết các địa phương trồng trọng điểm. Địa bàn tỉnh Đắk Nông đang dần hình thành các hình thức liên kết giữa người dân và doanh nghiệp từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế và chế biến hồ tiêu, áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, hữu cơ, sạch... Các hộ liên kết được hỗ trợ kỹ thuật, thu mua sản phẩm tiêu hữu cơ cao hơn phương pháp truyền thống 1,5 lần.Ngày 26/1/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, gồm các cây: Cà-phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, diện tích cây công nghiệp chủ lực cả nước đạt khoảng 2,1 đến 2,3 triệu héc-ta; giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sáu cây công nghiệp chủ lực đạt khoảng 14 đến 16 tỷ USD (không tính kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ từ cây cao su).Trong thời gian qua, việc ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất cà-phê được đánh giá là thành công của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk trên các lĩnh vực từ khâu giống, tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và cả thị trường. Đối với giống, gần như 100% diện tích tái canh đã sử dụng giống mới, giống nuôi cấy mô... Đối với sản xuất, các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đã chủ động áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giảm 20 đến 30% lượng nước tưới, giảm vật tư đầu vào khoảng hơn 15%, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, từ đó tăng năng suất lên đến 25%. Đồng thời, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cá nhân sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng công nghệ cảm biến để theo dõi về tình hình tưới nước, chế độ dinh dưỡng của cây… Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương: “Hiệu quả ứng dụng khoa học-công nghệ mang lại trong sản xuất cà-phê là rất lớn, giúp cho ngành hàng cà-phê phát triển bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải và nâng cao hiệu quả kinh tế”.Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Song (Đắk Nông) Lê Hoàng Vinh cho biết: Địa bàn có đất đai màu mỡ, tầng đất canh tác dày, khí hậu tương đối thuận lợi là điều kiện cho sự phát triển cây hồ tiêu. Hết năm 2023, toàn huyện có 14.051 ha trồng hồ tiêu, trong đó diện tích kinh doanh 13.304 ha. Đến nay toàn huyện đã có 2.332 ha trồng hồ tiêu đạt chứng nhận VietGAP, hữu cơ quốc tế... Toàn huyện có tám chuỗi liên kết hồ tiêu với sự tham gia của bảy doanh nghiệp, một số hợp tác xã và hộ gia đình. Các sản phẩm liên kết đều áp dụng các tiêu chuẩn và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn. Ngoài ra, Đắk Song đã xây dựng hai vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây hồ tiêu với diện tích 1.549,4 ha. Theo đánh giá sản xuất theo chuỗi cho thấy được sự ổn định đầu ra sản phẩm, chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến. Hơn nữa các nông sản tham gia liên kết chuỗi có chứng nhận sản phẩm an toàn, được canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật, giá thành thu mua cao hơn. Bên cạnh đó, việc các đơn vị sản xuất, sơ chế, chế biến tham gia mô hình chuỗi sản xuất đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và thực hiện tốt việc kiểm soát an toàn thực phẩm.(Còn nữa)
https://nhandan.vn/bai-1-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-vao-san-xuat-post807776.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "giá trị cây công nghiệp chủ lực", "cây công nghiệp chủ lực", "Cà-phê", "cao su", "chè", "điều", "hồ tiêu và dừa" ] }
Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan
NDO -Khóa họp lần thứ 11 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Kazakhstan đã diễn ra trong không khí cởi mở, xây dựng và hữu nghị. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, tăng cường trao đổi đoàn các cấp để củng cố và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.
Ngày 17/5, tại Astana (Kazakhstan), Bộ trưởng Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại và Hội nhập Kazakhstan Arman Shakkaliyev đồng chủ trì Khóa họp lần thứ 11 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Kazakhstan về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật. Đây là sự kiện quan trọng và là cơ hội để hai bên trao đổi về các lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong thời gian tới, thể hiện quyết tâm tăng cường thúc đẩyhợp tác song phươngtrên lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước.Tại Phiên họp, hai bên đã cùng rà soát công tác triển khai các thỏa thuận đạt được tại Biên bản Khóa họp lần thứ 10 cũng như Kế hoạch hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Kazakhstan giai đoạn 2023-2025 được ký nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Kemelevich Tokayev vào tháng 8/2023.Thương mại song phương tăng trưởng vượt bậcKể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (VNEAEU FTA) có hiệu lực từ tháng 10/2016, thương mại song phương giữa Việt Nam và Kazakhstan đã có bước phát triển tích cực với tăng trưởng kim ngạch thương mại trung bình lên tới 28%/năm giai đoạn 2017-2021.Bộ trưởng Arman Shakkaliyev cho biết, theo thống kê của Kazakhstan, kể từ khi VNEAEU FTA đi vào hiệu lực, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã tăng gần 5 lần (từ mức 205,9 triệu USD năm 2015, lên gần 980 triệu USD năm 2023). Xuất khẩu của Kazakhstan sang Việt Nam năm 2023 tăng 43,7% so cùng kỳ năm trước và đạt 180,2 triệu USD; xuất khẩu của Việt Nam sang Kazakhstan tăng 98,3% và đạt 799 triệu USD. Kazakhstan là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong Liên minh kinh tế Á-Âu. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Kazakhstan tại ASEAN.Tin liên quanMở rộng quan hệ hợp tác, phát triển với Kazakhstan và vùng Trung ÁTuy nhiên, hai Bộ trưởng đều cho rằng, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của hai nước và đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động cũng như những diễn biến phức tạp của xung đột địa chính trị.Giữa hai nước cũng đang có những điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác, nhất là khuôn khổ pháp lý thông thoáng hơn do VNEAEU FTA mang lại. Kazakhstan là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập khu vực Trung Á và châu Âu. Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Kazakhstan thông qua Việt Nam có thể thâm nhập ASEAN và xa hơn nữa đến khu vực thị trường rộng lớn mà Việt Nam có quan hệ FTA.Theo Bộ trưởng Arman Shakkaliyev, Ủy ban liên Chính phủ giữa hai nước là cơ chế hết sức quan trọng cho sự phát triển hợp tác song phương. Hai bên đã cùng nhau xây dựng được mối quan hệ tin cậy để bảo đảm hiệu quả các hoạt động của Uỷ ban, giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đồng thời thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư song phương.Ủy ban liên Chính phủ là cơ chế hết sức quan trọng cho sự phát triển hợp tác Việt Nam-Kazakhstan.Phía Kazakhstan đặc biệt quan tâm tới hợp tác nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics. Bộ trưởng Arman Shakkaliyev cho rằng nông nghiệp là ngành chiến lược của cả hai nền kinh tế. Kazakhstan nhận thấy tiềm năng đáng kể để tăng cường hợp tác, nhất là khi xét tới tính bổ trợ cho nhau giữa hai nền nông nghiệp.Do đó, hai bên cần tiếp tục mở cửa thị trường cho nhau đối với các sản phẩm theo VNEAEU FTA. Hai bên cũng cần thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, nhất là trong lĩnh vực hàng không; tăng khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách; phát triển cơ sở hạ tầng logistics; cùng xây dựng các giải pháp bảo đảm vận chuyển hàng hóa đường sắt và đường biển giữa Kazakhstan và Việt Nam được thông suốt.Về hợp tác đầu tư, hiện Kazakhstan có 6 dự án đầu tư vào Việt Nam. Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tiến hành nghiên cứu, xem xét khả năng đầu tư tại Kazakhstan trong lĩnh vực vận tải, thiết bị điện gia dụng, du lịch,... Do đó, hai bên cho rằng cần đưa hợp tác đầu tư trở thành động lực để phát triển quan hệ kinh tế-thương mại song phương.Bộ trưởng Arman Shakkaliyev nhấn mạnh Kazakhstan là quốc giadẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoàitại Trung Á, chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư trong khu vực. Kazakhstan hoan nghênh và sẵn sàng hỗ trợ điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các dự án hợp tác đầu tư, trong đó có Mareven Food, Sovico, Vietjet, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).Vượt ra khỏi lĩnh vực hợp tác truyền thốngBên cạnh các lĩnh vực truyền thống, hai bên cũng đã trao đổi tích cực những định hướng mới trong hợp tác. Nhiều nội dung hợp tác mới phù hợp với xu thế quốc tế đã được hai bên đưa ra trao đổi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu như kinh tế số, chuyển đổi số,... Việc mở rộng không gian hợp tác giữa hai nước sẽ vừa thúc đẩy quy mô kinh tế của mỗi nước, đồng thời góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên.Về định hướng hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất ngay sau Khoá họp Uỷ ban liên Chính phủ, hai bên sẽ đẩy mạnh chia sẻ thông tin và tham vấn chính sách ở tất cả các cấp độ, từ cấp kỹ thuật, cấp lãnh đạo Bộ, tới cấp lãnh đạo Chính phủ.Hai bên cùng tìm kiếm các giải pháp để góp phần cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước và nâng quy mô kim ngạch thương mại song phương tương xứng với quan hệ chính trị ngoại giao đang hết sức tốt đẹp giữa hai nước.Các Bộ, ngành, địa phương mỗi bên cần triển khai thực hiện hiệu quả các thoả thuận cấp cao giữa hai nước trong chuyến thăm của Tổng thống Kazakhstan tới Việt Nam tháng 8/2023 vừa qua, trong đó có Kế hoạch hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Kazakhstan giai đoạn 2023-2025, đồng thời triển khai hiệu quả Biên bản khóa họp Ủy ban liên Chính phủ lần thứ 11 giữa hai nước.Bên cạnh đó, hai bên cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được giao lưu, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tận dụng hiệu quả VNEAEU FTA; hỗ trợ để doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu cơ hội thương mại và đầu tư tận dụng những thuận lợi, ưu đãi mà Hiệp định mang lại.Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên cùng nghiên cứu, đề xuất hợp tác trong các lĩnh vực mà một bên có lợi thế và bên kia có nhu cầu; xem xét khả năng hợp tác để cùng phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, nhất là vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, khai thác, chế biến, chế tạo, hóa chất, năng lượng, hóa dầu;... hợp tác phát triển một số ngành mang tính đột phá, phù hợp với xu thế quốc tế như công nghệ xanh, sử dụng năng lượng mới, các lĩnh vực kinh tế số với hàm lượng công nghệ cao, thương mại điện tử.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Arman Shakkaliyev ký Biên bản Khóa họp lần thứ 11 của Ủy ban liên Chính phủ.Đặc biệt, hai nước cần phối hợp để hình thành các thiết chế mới như Hội đồng Kinh doanh Kazakhstan tại Việt Nam cũng như Đại diện thương mại Việt Nam tại Kazakhstan để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tối đa các khuôn khổ hợp tác hiện có. Ngay sau khóa họp, phía Việt Nam sẽ tổ chức cuộc làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp có tiềm năng lợi thế trong các lĩnh vực mà Kazakhstan mong muốn thu hút đầu tư, hợp tác kinh doanh; từ đó, sớm tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tới khảo sát thực tế tình hình và môi trường đầu tư của Kazakhstan.Kết thúc Phiên toàn thể, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, tăng cường trao đổi đoàn các cấp để củng cố và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Arman Shakkaliyev đã ký Biên bản Khóa họp lần thứ 11 của Uỷ ban liên Chính phủ.* Trước đó, chiều 16/5, Tọa đàm hợp tác thương mại-đầu tư Việt Nam-Kazakhstan đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo của các doanh nghiệp Việt Nam cùng các doanh nghiệp hàng đầu Kazakhstan. Tại sự kiện, các cơ quan và doanh nghiệp hai nước đã có cơ hội gặp gỡ, trao đổi về các cơ hội hợp tác kinh doanh-đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước, tận dụng kết quả các cam kết ưu đãi của VNEAEU FTA.
https://nhandan.vn/thuc-day-hop-tac-kinh-te-thuong-mai-giua-viet-nam-va-kazakhstan-post809896.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Arman Shakkaliyev", "Chính phủ nước Cộng hòa", "Kazakhstan", "Nguyễn Hồng Diên", "Khóa họp", "Kemelevich Tokayev", "Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart", "Liên minh Kinh tế Á", "Kim ngạch thương mại", "Công Thương Việt Nam" ] }
Cần đẩy mạnh phân cấp, bỏ xin-cho, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm
NDO -Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, bỏ cơ chế xin - cho, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm, bởi nếu không đẩy nhanh các cải cách, thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư.
Sáng 23/5, trong phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội,Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũngcho biết, quý I vừa qua, mặc dù không đạt được một số chỉ tiêu nhưng Việt Nam vẫn được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.Mới đây nhất, trong báo cáo Cập nhật triển vọng kinh tế thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao nhất cho đến năm 2029.“Chúng ta không tô hồng kết quả nhưng cũng không nên bi quan, nên tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.Bên cạnh một số điểm sáng như ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho các địa phương, đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm quốc gia, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, giải quyết những ách tắc khó khăn của nền kinh tế..., Bộ trưởng cho rằng cũng cần nhìn nhận một số hạn chế.Cụ thể, doanh nghiệp còn còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa phục hồi như kỳ vọng, thị trường vàng có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng giá máy bay tăng cao gây ảnh hưởng đến thị trường du lịch...Về nguyên nhân của những hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn chung của thế giới. Ngoài ra, nền kinh tế nước ta có độ mở rất lớn, phụ thuộc vào xuất khẩu và thương mại, do đó dễ bị ảnh hưởng khi kinh tế bên ngoài biến chuyển.“Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang chuyển đổi, đang cơ cấu lại nên cũng có những khó khăn từ nội tại và có độ trễ, không thể ngày một và ngày hai thay đổi được”, Bộ trưởng nêu.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta không tô hồng kết quả nhưng cũng không nên bi quan, nên tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp nào đến cuối năm.Đề cập một số giải pháp và nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh cần tập trung vào những giải pháp trong ngắn hạn và có tính đến dài hạn; tập trung vào đẩy mạnh 3 động lực: đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu cũng như đẩy mạnh các động lực mới: chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…“Chúng ta cũng phải tập trung vào các ngành công nghiệp mới mà ta có điều kiện tham gia sâu hơn, ví dụ nhưchip bán dẫn”, Bộ trưởng cho hay.Thêm vào đó, cần đẩy mạnh đào tạo nguồn lực, đẩy nhanh các dự án đầu tư công quan trọng; cải thiện thể chế, giải quyết các ách tắc, vướng mắc hiện nay; bổ sung và điều chỉnh đồng bộ một số luật cần thiết; tạo điều kiện để cán bộ dám nghĩ dám làm.Ngoài thể chế, một vấn đề nữa được Bộ trưởng đề cập là phải cải cách thêm nữa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư mạnh hơn; phải xem xét thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực thế nào, môi trường đầu tư kinh doanh thế nào, các thủ tục đầu tư xây dựng thế nào…Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh cần đẩy mạnh phân cấp, bỏ xin - cho,khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm. “Nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì các nhà đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư”, Bộ trưởng lưu ý.Về cơ chế, chính sách cho các địa phương, theo Bộ trưởng, có lẽ cần báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương, báo cáo Quốc hội và Chính phủ đánh giá lại các cơ chế chính sách đặc thù cho một số địa phương đã ban hành và áp dụng. Nếu chính sách đó đúng, trúng và hiệu quả thì nên nhân rộng cho các địa phương khác.Ngoài ra, Bộ trưởng cho rằng cần tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, giúp khơi thông nguồn lực. “Không cần mới ở đâu cả, chúng ta chỉ cần giải quyết nhanh cho các dự án đang bị tắc, khơi thông được là đã thúc đẩy rất nhiều cho nền kinh tế, tạo niềm tin và nguồn lực mới”, Bộ trưởng nêu rõ.
https://nhandan.vn/can-day-manh-phan-cap-bo-xin-cho-khuyen-khich-can-bo-dam-nghi-dam-lam-post810763.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "đẩy mạnh phân cấp", "bỏ cơ chế xin-cho", "khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm", "Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng", "thảo luận tổ", "kỳ họp thứ 7", "kinh tế-xã hội", "Quốc hội khóa XV" ] }
Lan tỏa giá trị chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng
NDO -Ngày 25/4, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hà Nội), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đánh giá cao ý nghĩa và kết quả mà cuộc thi đã đạt được. Phó Thống đốc cho rằng, cuộc thi thành công đã có tác động lớn tới toàn ngành Ngân hàng, lan toả hiệu quả trên nhiều góc độ.“Bên cạnh những giải thưởng được trao tại buổi lễ, giải thưởng lớn nhất của cuộc thi chính là sự lan tỏa sâu rộng trong toàn ngành ngân hàng với sự tham gia đông đảo của các cán bộ nhân viên trong và ngoài ngành”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng biểu dương vai trò đầu mối tổ chức cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, sự phối hợp tích cực của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, sự tham gia nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngành. Đặc biệt,Hiệp hội Ngân hàng Việt Namtrong những năm vừa qua không chỉ làm tốt vai trò bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các tổ chức hội viên, mà còn góp phần vào tiếng nói chung của ngành.Đồng thời, Phó Thống đốc Đào Minh Tú bày tỏ mong muốn thông qua thành công của cuộc thi, “Bộ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng” sẽ tiếp tục được nhân rộng, lan tỏa bằng các hình thức khác nhau, góp phần nâng cao đạo đức của cán bộ ngân hàng nói riêng, củng cố niềm tin, uy tín của ngành ngân hàng nói chung.Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại buổi lễ.Tại buổi lễ tổng kết và trao giải, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định, Cuộc thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc ứng xử do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của UB Group (hội viên Hiệp hội), sự phối hợp của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức bài bản, quy mô, đem lại cho các thí sinh những trải nghiệm bổ ích và thú vị, cùng cơ hội học hỏi, rèn luyện, trau dồi, nâng cao ý thức nghề nghiệp.“Việc ứng dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử vào công việc hằng ngày cũng như trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi cán bộ ngân hàng; giúp các cán bộ ngành ngân hàng hoàn thiện bản thân, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy, góp phần tạo dựng môi trường làm việc đoàn kết, lành mạnh, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng”, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.Theo ban tổ chức, cuộc thi cũng nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và cũng đánh dấu mốc 5 năm phát động triển khai Bộ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng.Cuộc thi nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng các nội dung của “Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết trong cán bộ, công nhân viên chức, lao động ngành Ngân hàng về những phẩm chất đạo đức cần thiết, văn hóa ứng xử của cán bộ ngân hàng trong nội bộ và với đối tác, khách hàng, từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong khi thi hành công vụ và xây dựng hình ảnh đẹp của ngành ngân hàng đối với xã hội.Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tổng kết cuộc thi.Cuộc thi còn là cơ hội để sinh viên tại các trường đại học, học viện, cao đẳng trên cả nước được tiếp cận thực tế ngành ngân hàng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến qua 3 tuần thi. Tuần thứ nhất từ ngày 18-24/3/2024; Tuần thứ hai từ ngày 25-31/3/2024; Tuần thứ 3 từ ngày 3-10/4/2024. Qua 3 tuần thi, hệ thống của Ban Tổ chức đã nhận tổng số 224.851 bài thi. Trong đó có 203.206 bài dự thi từ khối cán bộ nhân viên ngành Ngân hàng và 21.645 bài dự thi đến từ khối sinh viên và ngoài ngành. Đã có tổng số 1.425 bài thi của cán bộ trong Ngành và 229 bài thi của sinh viên và ngoài ngành đạt điểm tuyệt đối (190/190).Tại buổi lễ, ban tổ chức cũng đã công bố và trao các giải thưởng chung cuộc dành cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất và các tập thể tham gia tích cực nhất.Theo đó, có 11 giải cá nhân dành cho khối thí sinh ngành ngân hàng, 11 giải cá nhân dành cho khối thí sinh là sinh viên các trường đại học, 10 giải tập thể dành cho Tổ chức hội viên “Tham gia tích cực nhất”, 3 giải dành cho các trường đại học và cao đẳng “Tham gia tích cực nhất”, 4 giải dành cho đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước “Tham gia tích cực nhất”.
https://nhandan.vn/lan-toa-gia-tri-chuan-muc-dao-duc-nghe-nghiep-va-quy-tac-ung-xu-cua-can-bo-ngan-hang-post806439.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam", "đạo đức nghề nghiệp", "quy tắc ứng xử", "giảm thiểu rủi ro" ] }
[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy tiến độ triển khai dự án Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối
NDO -Sáng 28/1, tại thành phố Thanh Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện cácdự án Đường dây 500kVmạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Chín địa phương có dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch-Phố Nối đi qua gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến thúc đẩy Dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch-Phố Nối.Tổng giám đốc Tập đoàn EVN Nguyễn Anh Tuấn phát biểu.Đại diễn lãnh đạo các bộ, ban ngành tham dự hội nghị.Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An báo cáo Thủ tướng tại hội nghị.Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến đến tám tỉnh, thành phố.Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị.Đại diện lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá tham dự hội nghị.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn phát biểu.Trưởng ban Quản lý vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh phát biểu.Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu.Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận hội nghị thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối.Đại diện lãnh đạo Tập đoàn EVN và các đơn vị thành viên tham dự hội nghị.
https://nhandan.vn/post-794172.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [] }
Lịch chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 29/4 đến 3/5
NDO -Danh sách các doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, các ngày trong tuần từ 29/4 đến 3/5, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM.
* Ngày 15/5/2024, CTCP MEINFA (UPCoM: MEF) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 4.500 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Kim khí Hà Nội - VNSTEEL (UPCoM: HMG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/5/2024.* Ngày 10/6/2024, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (HOSE: MIG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/5/2024.* Ngày 17/5/2024, CTCP Thủy điện - Điện Lực 3 (HOSE: DRL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/5/2024.* Ngày 20/5/2024, CTCP VinaPrint (UPCoM: VPR) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 3/5/2024.* Ngày 14/5/2024, CTCP Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh (UPCoM: FHS) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 3/5/2024.
https://nhandan.vn/post-807078.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Lịch chốt", "trả cổ tức", "cổ đông", "doanh nghiệp" ] }
Ninh Thuận hướng đến phát triển năng lượng xanh, hydro xanh và khu công nghiệp trung hòa carbon
Ngày 27/4, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, hydro xanh và khu công nghiệp trung hòa carbon”, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển xứng tầm là trung tâm năng lượng tái tạo của quốc gia trong tương lai.
Hội thảo là một trong các sự kiện bên lề chào mừng Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thu hút hơn 200 nhà khoa học, chuyên gia vềnăng lượng tái tạotrong nước và nước ngoài tham gia.Ninh Thuận là một trong những địa phương có nhiềm tiềm năng lợi thế về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo. Theo các quy hoạch được lập thì điện gió trên đất liền tiềm năng phát triển đến năm 2030 hơn 1.429MW; điện gió ven biển tiềm năng khoảng 4.380MW; điện gió ngoài khơi tiềm năng phát triển 21.000MW; điện mặt trời tiềm năng phát triển khoảng 8.448MW; điện khí LNG tiềm năng phát triển 6.000 MW, đến năm 2030 phát triển 1.500MW; thủy điện tích năng tiềm năng phát triển 7.000MW, đến năm 2030 phát triển 2.400MW; điện mặt trời mái nhà tiềm năng phát triển hơn 149MW, đến năm 2030 phát triển 21MW.Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại hội thảo.Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Ninh Thuận đặt ra mục tiêu đến năm 2025, là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Tỉnh đã và đang tập trung phát triển đồng bộ sản xuất điện, hạ tầng truyền tải điện, phụ tải điện và các ngành phụ trợ,... bảo đảm các điều kiện về nguồn lực và kỳ vọng thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, rất mong muốn hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy các lĩnh vực tăng trưởng xanh trong thời gian tới”.Đại biểu thảo luận, phân tích, cùng chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm triển khai, tiêu chuẩn quốc tế về dự án hydro xanh và khu công nghiệp trung hòa carbon.Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, cùng chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm triển khai, tiêu chuẩn quốc tế về dự án hydro xanh và khu công nghiệp trung hòa carbon, kinh nghiệm quốc tế hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0; giải pháp kỹ thuật và tài chính cho bất động sản công nghiệp, sản xuất hydrogen xanh từ thủy điện tích năng quy mô nhỏ và điện mặt trời, đánh giá lựa chọn công nghệ và thiết bị sản xuất hydro/amoniac xanh… và một số giải pháp để nghiên cứu, dự kiến phát triển các dự án sản xuất hydro xanh; khu công nghiệp trung hòa carbon sẽ đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận, nhằm gia tăng giá trị, vai trò của ngành năng lượng sạch trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của tỉnh, góp phần đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và vì một tương lai bền vững cho hiện tại và tương lai.Các đại biểu tham quan mô hình Tổ hợp dự án năng lượng xanh Ninh Thuận do Tập đoàn Trung Nam Group đề xuất trưng bày tại hội thảo.Tin liên quanTây Ninh cần phát huy kinh tế xanh, kinh tế số, năng lượng tái tạoCác đại biểu cũng thẳng thắn phản biện, tỉnh Ninh Thuận có lợi thế phát triển điện gió, điện mặt trời và thủy điện tích năng, sẽ là địa điểm lý tưởng để phát triển hydro xanh, khu công nghiệp trung hòa carbon. Tuy nhiên, thực hiện vấn đề này, đòi hỏi thời gian dài và nguồn vốn đầu tư rất lớn, nên rất cần chính quyền hỗ trợ cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế đất, thuế hydro/amoniac… để thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư.
https://nhandan.vn/ninh-thuan-huong-den-phat-trien-nang-luong-xanh-hydro-xanh-va-khu-cong-nghiep-trung-hoa-carbon-post806930.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Hydro xanh", "Khu công nghiệp trung hòa", "Tập đoàn Trung Nam group", "Ninh Thuận", "Năng lượng tái tạo", "Năng lượng sạch" ] }
900 gian hàng tham gia Triển lãm Vietbuild
NDO -Ngày 9/5, tại Đà Nẵng,Triển lãm Quốc tế VietbuildĐà Nẵng 2024: Xây dựng-Vật liệu xây dựng-Bất động sản-Trang trí nội, ngoại thất đã được khai mạc.
Triển lãm có quy mô gần 900 gian hàng từ nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tại đây, các đơn vị trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm mới, dịch vụ mới của ngành xây dựng với những tính năng sáng tạo, thân thiện với môi trường, sản phẩm xanh, sản phẩm tái tạo, sản phẩm an toàn...Trong khuôn khổ triển lãm, cũng sẽ diễn ra hội thảo, gặp gỡ, hợp tác đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại giữa các Hiệp hội, các cơ quan quản lý ngành xây dựng trong nước và quốc tế; các diễn đàn doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm công nghệ; các giải pháp đẩy mạnh sự đột phá trong ngành xây dựng để phát triển kinh tế trong năm 2024.Vietbuild là dịp các nhà doanh nghiệp giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm mới và những thành tựu mới trong quá trình phát triển và hội nhập đến với nhân dân thành phốĐà Nẵngvà bạn bè quốc tế, các đối tác đầu tư trong và ngoài nước.Đồng thời, biểu dương sự năng động và sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững và hội nhập thành công của thành phố Đà Nẵng.Vietbuild Đà Nẵng 2024 diễn ra từ nay đến hết ngày 13/5.
https://nhandan.vn/900-gian-hang-tham-gia-trien-lam-vietbuild-post808529.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Triển lãm Vietbuild", "xây dựng", "vật liệu xây dựng", "bất động sản" ] }
Cổ phiếu ngành điện khởi sắc, VN-Index tăng hơn 4 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 18/6, sau 2 phiên giảm liên tiếp, sắc xanh lan tỏa khắp bảng điện tử đã giúp thị trường phục hồi ngay từ khi mở cửa. Tuy nhiên, sự thận trọng của dòng tiền đã khiến các chỉ số chính không thể bứt phá. Điểm nhấn phiên này là các cổ phiếu ngành điện khởi sắc, trong đó POW, HNA và TTE tăng trần. Chốt phiên,VN-Indextăng 4,73 điểm lên mức 1.279,50 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm so phiên trước, đạt hơn 17.485,30 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 656 tỷ đồng. Ở chiều bán, các mã bị bán mạnh như: FPT (hơn 301 tỷ đồng), VPB (105 tỷ đồng), DGC (83 tỷ đồng). Ngược lại, ở chiều mua, DBC được mua ròng cao nhất (48 tỷ đồng), tiếp đến HSG (47 tỷ), CTR (37 tỷ đồng)…Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu VN30 đóng cửa có 14 mã tăng, 8 mã đứng giá và 8 mã giảm.Trong đó, POW bất ngờ tăng trần từ sớm lên 14.900 đồng/cổ phiếu, PLX tăng 2,76% lên 41.000 đồng/cổ phiếu, BVH tăng 2,48%, GVR tăng 1,8%, SSB tăng 1,34%, BCM tăng 1,13%.Các mã: GAS, HDB, MWG, SSI, STB, TCB, TPB, VIC tăng nhẹ.8 mã dừng ở tham chiếu gồm: ACB, BID, MBB, MSN, SAB, VCB, VHM, VIB.Ở chiều ngược lại, CTG giảm 1,22%. Các mã còn lại: FPT, HPG, SHB, VJC, VNM, VPB, VRE giảm nhẹ chưa đến 1%.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu thépđóng cửa tăng, trong đó DTL tăng trần lên 15.750 đồng/cổ phiếu, HMC tăng 1,64%, SMC tăng 0,67%, TLH tăng 0,37%, cùng HSG dừng ở tham chiếu. Ngược lại, HPG giảm 0,17%, NKG giảm 0,75%.Nhóm cổ phiếu chứng khoán chốt phiên nghiêng về sắc xanh, với: APG tăng 0,38%, BSI tăng 0,35%, CTS tăng 0,70%, ORS tăng 0,71%, SSI tăng 0,56%, TVB tăng 0,69%, TVS tăng 2,08%, cùng FTS và VIX dừng ở tham chiếu. Ngược lại, AGR giảm 1,42%, HCM giảm 0,53%, VCI giảm 0,1%, VDS giảm 0,2%, VND giảm 1,71%.Nhómcổ phiếu ngân hànggiao dịch phân hóa. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB giảm 1,07%, LPB giảm 0,37%, MSB giảm 1,35%, OCB dừng ở tham chiếu.Nhóm cổ phiếu bất động sản có nhiều mã bứt phá tăng mạnh, như: CCL, NTL, NVT, QCG, TEG tăng trần. Các mã tăng khá phải kể đến: PTL tăng 2,56%, SIP tăng 2,35%, TCH tăng 2,67%.Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngành điện khởi sắc. Bên cạnh POW đã kể trên, HNA và TTE tăng kịch trần, KHP tăng 3,94%, PGV tăng 3,49%, REE tăng 3,08%, GEG tăng 2,5%, VPD tăng 2,49%, PPC tăng 2,28%, SHP tăng 2%, NT2 tăng 1,56%.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì đà tăng điểm suốt phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 4,45 điểm (+0,21%), lên mức 2.124,27 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 777,91 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.678,04 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 261 mã tăng giá, 91 mã đứng giá và 134 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,43 điểm, tăng 1,27 điểm (+0,52%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 51,93 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.091,02 tỷ đồng. Toàn sàn có 106 mã tăng, 68 mã đứng giá và 71 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 3,68 điểm (+0,68%) và lên mức 541,90 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 31,26 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 863,97 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 22 mã tăng, 5 mã đứng giá và 3 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 98,31 điểm, tăng 0,22 điểm (+0,23%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 58,43 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.207,11 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 171 mã tăng, 78 mã đi ngang và 122 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 4,73 điểm (+0,37%) và lên mức 1.279,50 điểm. Thanh khoản đạt hơn 805,16 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.503,33 tỷ đồng. Toàn sàn có 269 mã tăng, 72 mã đứng giá và 151 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 0,19 điểm (+0,01%) và ở mức 1.309,89 điểm. Thanh khoản đạt hơn 294,41 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 10.006,59 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 14 mã tăng, 8 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là POW (hơn 36,62 triệu đơn vị), VPB (hơn 35,29 triệu đơn vị), GEX (hơn 21,35 triệu đơn vị), VND (hơn 17,35 triệu đơn vị), HPG (hơn 16,53 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là HNA (7,00%), TNH (7,00%), DGC (7,00%), ITD (6,98%), NTL (6,97%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là SC5 (-6,85%), HU1 (-6,39%), DBT (-4,32%), HTN (-4,23%), DXV (-4,17%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 228.583 hợp đồng được giao dịch, giá trị 30.059,01 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-814942.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu thép", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu ngành điện" ] }
Viettel kỷ niệm 35 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
NDO -Ngày 31/5, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập (1/6/1989-1/6/2024). Tại buổi lễ, Viettel được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất theo Quyết định số 439/QĐ-CTN ngày 21/5/2024.
Từ một công ty nhỏ bé chuyên làm thuê, xây lắp công trình viễn thông cột cao, với một dãy nhà cấp 4, một chiếc xe u-oát và 10 con người, sau 35 năm, Viettel đã trở thành công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam, một tập đoàn kinh tế quan trọng của đất nước với giá trị thương hiệu gần 9 tỷ USD, thương hiệu đứng số 1 ở Đông Nam Á, thứ 15 trên bảng xếp hạng 150 nhà mạng có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu.Trải qua 35 năm kinh doanh,Viettelđã phát triển lĩnh vực kinh doanh ở 4 trụ cột chiến lược: Viễn thông trong nước và viễn thông nước ngoài, Giải pháp công nghệ thông tin, Công nghiệp-công nghệ cao, Logistics-thương mại điện tử và Khác. Lũy kế trong 35 năm qua, tổng doanh thu hợp nhất của Viettel đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 540 nghìn tỷ đồng. Viettel luôn là doanh nghiệp hàng đầu trong đóng góp cho ngân sách nhà nước, lũy kế đến nay đạt hơn 433 nghìn tỷ đồng.Tại buổi lễ kỷ niệm 35 năm thành lập, Tập đoàn Viettel vinh dự được nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Theo đó, sau 17 năm bền bỉ theo đuổi lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, Viettel đã nghiên cứu làm chủ và sản xuất hơn 60 dòng sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị kỹ thuật cho Quân đội, đảm bảo tính bảo mật, tự chủ, góp phần giúp nhiều quân binh chủng tiến thẳng lên hiện đại, góp phần nâng cao tiềm lực quân sự quốc phòng quốc gia. Thành tích đặc biệt của Viettel còn được ghi nhận ở lĩnh vựcan ninh mạng.Cụ thể, Viettel cùng Bộ Tư lệnh 86 và các cơ quan chức năng đầu tư nguồn lực, nghiên cứu xây dựng và đưa vào các giải pháp, công cụ để góp phần kiểm soát chủ quyền của Việt Nam trên không gian mạng. Viettel tìm ra hơn 400 lỗ hổng bảo mật zero-day (lỗ hổng chưa từng được công bố), chiến thắng ở cuộc thi khai thác lỗ hổng bảo mật lớn nhất thế giới Pwn2Own, ngăn chặn trung bình hơn 50.000 cuộc tấn công mỗi năm của hacker toàn cầu vào hệ thống. Đội ngũ an ninh mạng Viettel đã góp phần đưa Việt Nam vào top 30 thế giới các nước có khả năng làm chủ trên 95% các sản phẩm an toàn, an ninh mạng. Đây chính là nền tảng để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam, cơ sở để trí tuệ Việt vươn ra thế giới.Ở các lĩnh vực trọng tâm, trong hành trình 35 năm, Viettel đã tạo nên được nhiều dấu ấn. Viettel đã xây dựng nền tảng hạ tầng viễn thông lớn và hiện đại với hệ thống đường trục cáp quang đủ quấn 9 vòng quanh trái đất, hạ tầng kết nối vạn vật, hạ tầng mạng 5G và các trung tâm dữ liệu sẵn sàng cho phát triển trí tuệ nhân tạo. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, Viettel tạo ra hệ thống sản phẩm đột phá, xây dựng nhiều nền tảng ứng dụng giải pháp trong lĩnh vực tài chính, y tế, giáo dục, giao thông, logistics, các trung tâm điều hành đô thị thông minh, đóng góp tích cực vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.Đặc biệt, doanh thu từ hoạt động đầu tư nước ngoài đạt hơn 3 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trưởng cao 7 năm liên tiếp, gấp 5 lần trung bình ngành trên thế giới, đem lại nguồn thu ngoại tệ hàng năm chuyển về Việt Nam lên tới 500 triệu USD. Từ vị trí đến sau, Viettel vươn lên dẫn đầu ở 7/10 thị trường, ở cả 3 châu lục Á, Phi, Mỹ La-tinh.Tại sự kiện, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn - Thiếu tướng Tào Đức Thắng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan Bộ, ban, ngành, thế hệ các lãnh đạo Tập đoàn qua các thời kỳ, các đối tác trong và ngoài nước, đến hơn 110 triệu khách hàng trên toàn cầu và những người thân của cán bộ, nhân viên Viettel đã luôn ủng hộ và tiếp thêm năng lượng để Viettel có được thành tích như ngày hôm nay.Thiếu tướng Tào Đức Thắng khẳng định: “Chặng đường 35 năm của Viettel nằm trọn vẹn trong dòng chảy lịch sử gần 40 năm đất nước đổi mới. Viettel tự hào là nhân tố tích cực đóng góp cho sự phát triển của ngành và của đất nước. Việt Nam, trong đó có Viettel, đang song hành với thế giới trên con tàu cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là cơ hội không xuất hiện lại lần thứ 2 và Viettel cần nắm bắt để vẫn nuôi dưỡng những khát vọng lớn, mục tiêu cao, gợi mở những cánh cửa mới lớn hơn cho ngày mai. Chúng tôi xin hứa sẽ quyết tâm, nỗ lực tiếp tục dựng xây Viettel, song hành cùng đất nước người dân, góp phần cùng Chính phủ phát triển mạnh mẽ khoa học,công nghệ, đổi mới sáng tạo, trở thành một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao toàn cầu, tiên phong, chủ lực trong hai cuộc chuyển đổi lớn của thời đại là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.”
https://nhandan.vn/viettel-ky-niem-35-nam-ngay-truyen-thong-va-don-nhan-huan-chuong-bao-ve-to-quoc-hang-nhat-post812150.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Tập đoàn Viettel", "Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhất", "Cách mạng công nghiệp 4.0" ] }
Việt Nam-Cuba hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp
Nhận lời mời của Hội Tiểu nông Cuba, từ ngày 8 đến 14/6, Đoàn đại biểu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam dẫn đầu thăm, làm việc tại Cuba.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, đoàn đã hội kiến đồng chí Roberto Morales Ojeda, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Cuba; hội đàm với đồng chí Félix Duarte Ortega, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Tiểu nôngCuba; gặp và trao đổi với đồng chí Ramón Osmani Aguilar Betancourt, Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp và Thực phẩm Quốc hội Cuba.Đoàn đã dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công viên mang tên Người ở thủ đô La Habana, dâng hoa tại Đài Tưởng niệm Anh hùng dân tộc Cuba Jose Marti và thăm một số hợp tác xã tại tỉnh Pinar del Rio và Artemisa. Nhân dịp này, Hội Nông dân Việt Nam và Hội Tiểu nông Cuba đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2025-2030. Chuyến thăm cũng là dịp để Hội Nông dân Việt Nam và Hội Tiểu nông Cuba chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu cơ hội tăng cường hợp tác trong công tác Hội và phong trào nông dân góp phần xây dựng và phát triển đất nước.Tại các buổi làm việc, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diệnViệt Nam-Cubado Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Fidel Castro dày công vun đắp. Đồng chí Lương Quốc Đoàn khẳng định, với vai trò là một tổ chức chính trị-xã hội củagiai cấp nông dân Việt Namdo Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Hội Nông dân Việt Nam vinh dự được góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Cuba thông qua các hoạt động hợp tác với Hội Tiểu nông Cuba.Các đồng chí lãnh đạo Cuba chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước; đánh giá những đổi mới trong chính sách đã mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho nông nghiệp, nông dân, nông thốn Việt Nam; mong muốn hai hội nông dân sẽ góp phần tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và Cuba trong lĩnh vực sản xuất lương thực, đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam vào Cuba.
https://nhandan.vn/viet-nam-cuba-hop-tac-trong-linh-vuc-nong-nghiep-post814542.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:14", "tags": [ "Đài tưởng niệm Anh", "Hội Nông dân Việt Nam", "Việt Nam-Cuba", "Đảng Cộng sản Cuba", "La Habana", "Hợp tác Việt Nam-Cuba" ] }
Hải sản Na Uy có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam
NDO -Hải sản Na Uy, đặc biệt làcá hồingày càng phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho thấy tiềm năng vô cùng mạnh mẽ của mặt hàng này tại thị trường Việt Nam.
Theo Hội đồngHải sản Na Uy, trong giai đoạn từ 2020 đến 2023, Việt Nam là thị trường đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị nhập khẩu hải sản từ Na Uy cao nhất Đông Nam Á, đạt 113%, vượt qua Thái Lan 103% và gấp đến 4 lần trung bình tăng trưởng của toàn bộ khu vực là 30%.Tính riêng từ đầu năm 2024, Na Uy đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng tại thị trường Việt Nam. Với mức tăng trưởng ấn tượng 21% về số lượng và 28% về giá trị, đạt tổng cộng 21.328 tấn hải sản, trị giá 0,86 tỷ NOK (80 triệu USD), Việt Nam đã nổi lên như một thị trường quan trọng đối với hải sản Na Uy.Hiện Na Uy đang đối mặt với thị trường toàn cầu đầy thách thức trong những tháng đầu năm 2024 với sự sụt giảm 15% về số lượng và giá trị không gia tăng. Những con số ấn tượng này nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam với tư cách là đối tác chiến lược trong việc duy trì và mở rộng xuất khẩu hải sản của Na Uy.Nhằm tích cực hiện thực hóa cam kết tăng cường quan hệ đối tác với các đơn vị bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, giới thiệu tới người tiêu dùng Việt Nam về chất lượng tuyệt vời và tính phát triển bền vững của hải sản Na Uy, mới đây Hội đồng Hải sản Na Uy và WinCommerce đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác, cấp phép chính thức sử dụng nhãn hiệu "Seafood from Norway" (Hải sản từ Na Uy) trên tất cả bao bì sản phẩm hải sản nhập khẩu từ Na Uy tại hệ thống các siêu thị WinMart toàn quốc.Việt Nam là thị trường đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị nhập khẩu hải sản từ Na Uy cao nhất Đông Nam Á.Thỏa thuận này cũng sẽ tăng cường việc phân phối hải sản Na Uy trong mạng lưới bán lẻ rộng khắp của chuỗi siêu thị WinMart, bảo đảm người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều hơn tới nguồn hải sản chất lượng cao, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và bền vững thông qua nhãn hiệu “Seafood from Norway”.Ngày 5/6, tại nhà hàng iSushi Vũ Phạm Hàm (Quận Cầu Giấy, Hà Nội), Hội đồng Hải sản Na Uy sẽ phối hợp cùng Tập đoàn Golden Gate tổ chức sự kiện Ngày hội Hải sản Na Uy. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng với quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ẩm thực giữa Na Uy và Việt Nam, nêu bật giá trị hàng đầu thế giới của hải sản Na Uy, đặc biệt là cá hồi Na Uy trứ danh. Đây là lần thứ hai, Ngày hội Hải sản Na Uy lần thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam.Tin liên quanMưa lũ làm thiệt hại hơn 5 tấn cá hồi ở Sa PaHội đồng Hải sản Na Uy cam kết sẽ tăng cường hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam, nhằm nâng cao hơn nữa sự nhận thức và tiêu thụ hải sản Na Uy bền vững, chất lượng cao. Sự nỗ lực này nhằm hướng đến củng cố mối quan hệ và thúc đẩy tăng trưởng chung cho cả hai quốc gia, nổi bật vai trò then chốt của thị trường Việt Nam đối với sự thành công lớn hơn của ngành xuất khẩu hải sản Na Uy trong tương lai gần.
https://nhandan.vn/hai-san-na-uy-co-nhieu-tiem-nang-tai-thi-truong-viet-nam-post812832.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Na Uy", "Hải sản", "Nhãn hiệu", "Truy xuất", "cá hồi Na Uy" ] }
Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Trung Quốc hiện là một trong ba thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng lượng nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc hằng năm là khoảng 260 tỷ USD, thì Việt Nam mới chiếm thị phần chưa đến 5%. Đầu tư logistics, nâng cấp “con đường”xuất khẩu nông sảnsang Trung Quốc trên cơ sở chuyển đổi hiệu quả từ tiểu ngạch sang chính ngạch chính là giải pháp khơi thông xuất khẩu, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường.
Bài 1: Tập trung xuất khẩu chính ngạchThời gian qua, mặc dùxuất khẩuqua biên giới đã có những đóng góp nhất định trong việc đưa nông, lâm, thủy sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, nhưng hình thức này ngày càng bộc lộ nhiều yếu điểm như: ùn tắc hàng hóa, chậm thông quan khi có thay đổi về chính sách tại khu vực cửa khẩu... Chuyển đổi xuất khẩu sang chính ngạch sẽ giải quyết căn bản các hạn chế này; đồng thời là lực đẩy nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường Trung Quốc.Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 12,172 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 17% so với năm 2022. Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 19,06 tỷ USD thì thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2023.Đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trườngÔng Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Bảo vệ thực vật cho biết: Cục đã hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc; và đang đẩy nhanh quá trình mở cửa thị trường cho mặt hàng quả dừa tươi. Vừa qua, Cục đã đề nghị Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố thông báo và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; rà soát, kiểm tra, đánh giá thực địa và tổng hợp danh sách các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi (quả có vỏ xanh, dừa gọt vỏ) và cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh (quả sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn và cơm sầu riêng không có vỏ) có đủ hồ sơ, trang thiết bị máy móc đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.Thủy sản là một trong những mặt hàng còn rất nhiều dư địa tại Trung Quốc nếu công tác mở cửa thị trường thành công. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đã cấp phép xuất khẩu cho 805 cơ sở chế biến thủy sản; 128 loài/loại sản phẩm và 48 loài thủy sản của Việt Nam. Đối với thủy sản sống, có 62 cơ sở của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, gồm các cơ sở xuất khẩu tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua và tôm hùm.Tính đến hết tháng 3, Việt Nam đã xuất khẩu 1.517 lô hàng thủy sản sống sang Trung Quốc, hiện chưa có lô hàng nào bị cảnh báo về tồn dư hóa chất và kháng sinh. Đối với thủy sản sống, hiện Trung Quốc đang yêu cầu quản lý theo chuỗi sản xuất, từ khâu nuôi trồng/khai thác đến thu hoạch/thu gom, vận chuyển, bao gói và xuất khẩu tiêu thụ. Đặc biệt hiện nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đang đề nghị góp ý cho dự thảo nghị định thư đối với thủy sản sống của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Theo đó, Trung Quốc yêu cầu các đối tượng tham gia phải có mã số, vùng nuôi phải được kiểm soát và có khả năng truy xuất nguồn gốc... Trung Quốc cũng yêu cầu các cơ sở bao gói phải thực hiện đăng ký và phải nằm trong danh sách được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.Chuẩn hóa chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của Trung Quốc chính là giải pháp quan trọng nhất để xuất khẩu chính ngạch đạt hiệu quả cao cũng như mở cửa được cho nhiều mặt hàng khác vào thị trường này thời gian tới.Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc NguyênĐiều này một mặt sẽ thúc đẩy tiến trình xuất khẩu chính ngạch thủy sản sống sang thị trường Trung Quốc, mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức. Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, hoạt động thẩm định cấp giấy chứng nhận xuất khẩu thủy sản sống sang Trung Quốc đang gặp một số vướng mắc. Cụ thể, các lô hàng thủy sản sống xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu biên mậu, do đó doanh nghiệp lưu trữ bằng chứng xuất khẩu không đầy đủ. Việc thẩm tra xuất xứ nguyên liệu tại vùng nuôi cần thống nhất về tần suất, tỷ lệ lô hàng được thẩm tra/số lô hàng xuất khẩu.Tuy nhiên hệ thống thông tin, dữ liệu về các cơ sở nuôi/vùng nuôi lại chưa được lập và cập nhật trong cả nước... Do đó, muốn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tới đây của thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi liên kết, đồng thời cập nhật chương trình quản lý chất lượng theo thực tế đăng ký với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường. Từ đó, Cục xem xét phương án xác định lô hàng thủy sản sống được hình thành từ quá trình thu hoạch/thu mua để thuận lợi cho xuất khẩu.Chuẩn hóa chất lượng và đổi mới xúc tiến thương mạiTổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng: Chuẩn hóa chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của Trung Quốc chính là giải pháp quan trọng nhất để xuất khẩu chính ngạch đạt hiệu quả cao cũng như mở cửa được cho nhiều mặt hàng khác vào thị trường này thời gian tới. Riêng mặt hàng xuất khẩu chủ lực và trọng tâm của ngành rau quả là sầu riêng thì việc giữ ổn định chất lượng và giám sát chất lượng trở nên vô cùng quan trọng, nhất là trong điều kiện sầu riêng Việt Nam phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với sầu riêng đến từ các quốc gia Thái Lan, Malaysia, Myanmar tại thị trường Trung Quốc.Đối với xuất khẩu tôm-mặt hàng chủ lực ngành thủy sản, bà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia thị trường tôm (VASEP) thông tin: Tính tới 15/3/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 104 triệu USD, tăng 113% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng mạnh. Các sản phẩm tôm chế biến chủ yếu của Việt Nam được ưa chuộng ở Trung Quốc là há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng, tôm thẻ thịt duỗi tẩm bột chiên đông lạnh, tôm thẻ xiên que đông lạnh…Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc chuẩn hóa chất lượng các mặt hàng này. Vì mới đây, Trung Quốc đã cảnh báo và tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với tôm nhập khẩu từ Ecuador-quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc. Cụ thể, đầu năm 2024, tôm Ecuador bị “soi” tại thị trường này sau khi có thông tin sản phẩm bán trên nền tảng thương mại có chứa chất bảo quản vượt mức cho phép.Bên cạnh quản lý tốt chất lượng hàng xuất khẩu, chúng ta cũng cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) Nguyễn Hữu Quân cho biết: Trong bối cảnh nguồn ngân sách dành cho công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, Việt Nam nên xây dựng phương án có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào một số ngành hàng/nhóm mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa sang các nhóm hàng khác cùng loại. Thí dụ, cân nhắc tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng hình ảnh đối với trái sầu riêng và măng cụt thông qua tổ chức tuần hàng nông sản tại các khu vực tập trung đông người (như phố đi bộ); biên tập cẩm nang giới thiệu lịch sử, văn hóa, ẩm thực về sầu riêng, măng cụt nhằm tạo thương hiệu hàng Việt Nam; xem xét có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trái cây Việt Nam chủ động xây dựng kênh phân phối tại thị trường Trung Quốc.“Chúng tôi cũng khuyến nghị các địa phương Việt Nam nên tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ hàng nông sản đặc thù địa phương tại các khu vực thị trường nằm sâu trong nội địa Trung Quốc nhằm thúc đẩy chuyển dịch xuất khẩu theo hình thức thương mại chính quy. Ngoài ra, cần xây dựng các video ngắn quảng bá về thương hiệu, hình ảnh nông sản Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Tiktok, Wechat, Weibo... để tìm kiếm lượng khách hàng lớn và đa dạng”- ông Nguyễn Hữu Quân nhấn mạnh.Hiện Việt Nam có 14 mặt hàng được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), quý I/2024 là lần đầu tiên trong quý I các năm, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam vượt 1 tỷ USD, đạt 1,23 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp quan trọng từ thị trường Trung Quốc khi giữ vị trí dẫn đầu về trị giá xuất khẩu, đạt 759,4 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đã đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2023.(Còn nữa)
https://nhandan.vn/nang-cap-con-duong-xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-post809352.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "xuất khẩu nông sản", "thị trường Trung Quốc", "mở cửa thị trường", "thị trường", "xuất khẩu", "Trung Quốc", "tiểu ngạch", "chính ngạch" ] }
Tăng cường hợp tác chống khai thác IUU hiệu quả
NDO -Ngày 23/4, tạiĐà Nẵng, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG) phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU).
Hội thảo diễn ra từ nay đến 25/4, với sự tham gia của hơn 70 đại biểu, là các chuyên gia quốc tế và khu vực trong lĩnh vực thực thi pháp luật thủy sản, đến từ 12 quốc gia: Hoa Kỳ, Australia, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Vương Quốc Anh, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.Cùng nhau giải quyết các thách thứcHội thảo sẽ trao đổi, chia sẻ cập nhật về xu hướng toàn cầu trong đấu tranhchống IUU, thách thức về nghề cá trong khu vực, sáng kiến tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin, tổng quan về Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương và các công cụ về theo dõi, kiểm soát và giám sát tàu cá (MCS)... Các chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ về kinh nghiệm xử lý vi phạm IUU trong nước và quốc tế thông qua các bài tập tình huống giả định.Đây còn là cơ hội tốt để các bên gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ thông tin về tình hình thực thi pháp luật trên biển cũng như tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác, cùng nhauđấu tranh chống IUU hiệu quả.Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở cũng như một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng, độc lập và kiên cường. Hội thảo này là một minh chứng cho thấy mối quan hệ Hợp tác Chiến lược toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ cùng nhau giải quyết các thách thức theo cách có tác động lâu dài đối với hai dân tộc.Hội thảo diễn ra từ nay đến 25/4.Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Dương Văn Cường cho biết: Chúng ta đã hiểu rằng khai thác IUU là mối nguy, thách thức lớn nhất đe dọa phát triển của ngành thủy sản và là mối quan tâm chung của các Quốc gia có biển.Việt Nam đang nỗ lực và cao điểm để chống khai thác IUU, gần đây nhất là chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị 32 cũng như Kế hoạch số 52 của Chính phủ về triển khai Chỉ thị 32.Ông Dương Văn Cường nói: "Hội thảo lần này có ý nghĩa rất quan trọng, những thông tin diễn biến mới về chống khai thác IUU cũng như kinh nghiệm được chia sẻ sẽ được lực lượng thực thi pháp luật có liên quan của Việt Nam như kiểm ngư, cảnh sát biển, biên phòng tiếp nhận. Qua đó, giúp cho chúng ta tổ chức chống khai thác IUU, cũng như tổ chức công tác thực thi pháp luật trên biển tốt hơn".Việt Nam xác định rõ phát triển nghề cá bền vững là căn cốt để giải quyết vấn đề khai thác IUUThay mặt thành phố Đà Nẵng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thông tin, hằng năm sản lượng khai thác được xác định từ IUU lên đến 20 triệu tấn.Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của ngư dân, đặc biệt là cộng đồng ngư dân ven biển, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và làm tăng thêm tình trạng mất an ninh lương thực ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu."Với nhận thức trên, Việt Nam chúng tôi xác định rõphát triển nghề cá bền vữnglà căn cốt để giải quyết vấn đề khai thác IUU, do vậy trong thời gian qua đối với ngành Thủy sản, chúng tôi đã xây dựng và đang triển khai thực hiện đồng bộ chiến lược, các đề án phát triển trong các lĩnh vực khai thác, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng xây dựng và phát triển ngành thủy sản bền vững, có trách nhiệm", ông Trần Chí Cường nhấn mạnh.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường phát biểu tại Hội thảo.Đến nay, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật. Trước hết là đạt được sự thống nhất nhận thức cao và hành động quyết liệt trong tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp và đạt sự đồng thuận của toàn xã hội đối với thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định về chống khai thác IUU.Việc chống khai thác IUU rất cần sự chung tay và nỗ lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ giữa các lực lượng thực thi pháp luật trong khu vực.Thứ hai đã xây dựng được khung pháp lý toàn diện đầy đủ về quản lý nghề cá có trách nhiệm và chống khai thác IUU theo chuẩn mực quốc tế về trách nhiệm của quốc gia ven biển, quốc gia treo cờ, quốc gia có cảng.Công tác quản lý tàu cá đã chuyển biến một cách rõ rệt: Xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về tàu cá; trên 97,65% (28.797/29489) tàu cá hoạt động vùng khơi đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS.Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản đã được thực hiện và kiểm soát theo chuỗi từ khâu kiểm soát sản lượng qua cảng đến cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến.Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ trung ương đến địa phương và các lực lượng thực thi pháp luật. Các tàu vi phạm vùng biển nước ngoài từ năm 2015 đến nay đã giảm rõ rệt.Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản đã được thực hiện và kiểm soát theo chuỗi.Việc chống khai thác IUU rất cần sự chung tay và nỗ lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ giữa các lực lượng thực thi pháp luật trong khu vực.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng hy vọng, đây sẽ là diễn đàn để tăng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên trong khu vực, tạo nền tảng kết nối mạng lưới với các chuyên gia cũng như các cơ quan thực thi pháp luật thủy sản trong khu vực cũng như quốc tế. Đây cũng là cơ hội tốt để các lực lượng thực thi pháp luật chống khai thác IUU cùng nhau chia sẻ về những thách thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất chống khai thác IUU, đặc biệt là tăng cường hợp tác song phương trong thực thi pháp luật thủy sản.
https://nhandan.vn/tang-cuong-hop-tac-chong-khai-thac-iuu-hieu-qua-post806077.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Đà Nẵng", "Cục Kiểm Ngư", "chống IUU", "thực thi pháp luật thủy sản", "tăng cường hợp tác", "ngành thủy sản bền vững", "có trách nhiệm" ] }
Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2024 bằng 43% so với dự toán
Tổng cục Thuếcho biết, tổng thu Ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt ước đạt 640.298 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so cùng kỳ năm 2023.
Tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý thuếĐánh giá về tình hình thực hiện nhiệm thu Ngân sách Nhà nước do cơ quan thuế quản lý cho thấy tổng thu Ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt ước đạt 640.298 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 21.236 tỷ đồng, bằng 46,2% so với dự toán, bằng 100,6% so cùng kỳ năm 2023; thu nội địa ước đạt 619.063 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 11% so cùng kỳ; thu thuế, phí nội địa ước đạt 478.433 tỷ đồng, bằng khoảng 44% so với dự toán, tăng 7% so cùng kỳ năm 2023.So với mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2023 có 13/20 khoản thu, sắc thuế đạt khá (trên 40%); 12/20 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng so cùng kỳVề tổng thể có 25/63 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán đạt khá (trên 40%); 26/63 địa phương đạt từ 30% - 40%; còn lại 12/63 địa phương đạt thấp (dưới 30% dự toán).Đối với kết quả thực hiện các chức năngquản lý thuế, 4 tháng đầu năm 2024 toàn ngành Thuế đã thực hiện 10.501 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 15,8% kế hoạch năm 2024 và bằng 86% so cùng kỳ; kiểm tra được 98.330 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế bằng 76,4% so cùng kỳ năm 2023.Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 9.956 tỷ đồng, bằng 57,7% so cùng kỳ. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 1.704 tỷ đồng, bằng 56,8% số tăng thu qua thanh tra kiểm tra.Về công tác thu nợ tiền thuế, tổng số tiền thu nợ thuế của toàn ngành lũy kế tính đến cuối tháng 4/2024 ước thu được 32.068 tỷ đồng.Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, tính đến cuối tháng 4/2024, toàn quốc có 926.225 doanh nghiệp đang kinh doanh, tăng 30.118 doanh nghiệp (tương ứng 3,4%) so với thời điểm cuối năm 2023.Riêng về hoàn thuế giá trị gia tăng, đến cuối tháng 4/2024, cơ quan thuế đã ban hành 5.580 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền thuế hoàn là 39.440 tỷ đồng; bằng 23,1% so với dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2024; bằng 105% so cùng kỳ năm 2023.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuếTổng cục Thuế cũng cho biết công tác vận hành, xử lý hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định 24/7, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, và xử lý cấp mã hóa đơn điện tử, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh.Tính từ khi triển khai đến hết 21/4/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,48 tỷ hóa đơn, trong đó: 2,08 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,4 tỷ hóa đơn không mã.Tính từ khi triển khai đến hết 21/4/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,48 tỷ hóa đơn.Về triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đã có 53.424 cơ sở kinh doanh đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là hơn 328,6 triệu hóa đơn.Thực hiện triển khai xuất hóa đơn theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đến nay, toàn quốc đã có 15.935 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, đạt trên 100% tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu.Bên cạnh đó, công tác triển khai dịch vụ đăng ký, nộp thuế điện tử qua ứng dụng Etax Mobile, kết quả có 963.217 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng, số giao dịch qua ngân hàng thương mại là 1.490.079 giao dịch với tổng số tiền đã nộp thành công 3.505,5 tỷ đồng.Về công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử, đến nay đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký và được cấp mã số thuế qua Cổng thông tin điện tử, tăng 9 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký mới so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm thu được khoảng 3.900 tỷ đồng.Toàn ngành nỗ lực, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thuếĐể triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, tại Hội nghị giao ban Tổng cục Thuế đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác thuế tháng 4, kế hoạch triển khai nhiệm vụ và chương trình công tác thuế tháng 5 năm 2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành đề nghị các đơn vị trong toàn ngành Thuế nỗ lực, tập trung triển khai một số nhóm nhiệm vụ cơ bản sau:Một là,tiếp tục theo dõi sát sao và đánh giá đúng tình hình kinh tế trong nước và thế giới năm 2024; phân tích, nhận định những tác động từ những chính sách tài khóa tiền tệ mà các nước thực hiện đến sức khỏe doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước để nhận diện sớm những rủi ro, kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ có kịch bản, giải pháp chủ động trong điều hành thu Ngân sách Nhà nước năm 2024.Hai là,tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế, thực hiện tốt các gói hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp, tạo nguồn thu bền vững cho Ngân sách Nhà nước. Chủ động rà soát, đánh giá, tham mưu Chính phủ xây dựng các gói hỗ trợ năm 2024, bao gồm: Nghị định về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024; Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.Hội nghị giao ban Tổng cục Thuế đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác thuế tháng 4, kế hoạch triển khai nhiệm vụ và chương trình công tác thuế tháng 5 năm 2024Ba là,tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền bảo đảm trọng tâm, trọng điểm theo Kế hoạch thông tin tuyên truyền ngành Thuế năm 2024. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, giúp người nộp thuế dễ dàng tiếp cận, nắm bắt, hiểu và tuân thủ các chính sách thuế.Bốn là,thực hiện phân loại các khoản nợ thuế chính xác để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp, đúng quy định. Tăng cường, thực hiện nghiêm, đẩy đủ các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu nợ thuế, công khai thông tin theo đúng quy định, đẩy mạnh áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các Bộ ngành liên quan trong việc thu hồi nợ đọng thuế.Năm là,tập trung triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2024 của cơ quan Tổng cục Thuế; Xây dựng và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo các chuyên đề chống thất thu trong các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế.Sáu là,đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế. Đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ hoàn thuế theo đúng quy định. Tổ chức kiểm tra sau hoàn thuế kết hợp với thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế.Bảy là,tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn, kiểm soát rủi ro, phòng chống gian lận về hóa đơn điện tử, tập trung triển khai ứng dụng tự động cảnh báo xuất khống hóa đơn điện tử theo hệ số K, … nâng cao hiệu quả quản lý thuế.Tám là,triển khai tốt công tác tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ và chuẩn bị các công việc để tổ chức kỳ thi tuyển công chức Tổng cục Thuế năm 2024 theo Kế hoạch được phê duyệtChín là,tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuế để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế số...; nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp, tạo môi trường để thu hút đầu tư kinh doanh nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước đồng thời tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
https://nhandan.vn/thu-ngan-sach-4-thang-dau-nam-2024-bang-43-so-voi-du-toan-post808309.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Tổng cục Thuế", "chính sách thuế" ] }
Nhiều tiềm năng hợp tác giữa tỉnh Ninh Bình và Pháp
NDO -Ngày 15/5, tại buổi làm việc với Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình, do đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn, lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp vùng thủ đô Ile-de-France (CCI Paris Ile-de-France) cho rằng hai bên có nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số và chống biến đổi khí hậu.
Từ 15 đến 17/5, Đoàn công tác của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình do đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn, đã thăm và làm việc tại Pháp. Tham dự các hoạt động của Đoàn công tác Ninh Bình, có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Mai Văn Tuất giới thiệu tiềm năng, lợi thế và những định hướng thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình. Theo đó, với niềm tự hào là vùng đất Cố đô, là nơi có Quần thể Danh thắng Tràng An - Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới duy nhất của khu vực Đông Nam Á, Ninh Bình đã và đang thực hiện nhất quán, hiệu quả định hướng phát triển kinh tế “Xanh và Bền vững”, lấy bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa-lịch sử cùng truyền thống tốt đẹp của con người vùng đất cố đô làm nguồn lực và động lực phát triển.Có vị trí chiến lược cùng những chính sách mở, nhiều ưu đãi cạnh tranh và bản sắc riêng,Ninh Bìnhlà điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Với mục tiêu phát triển bền vững, Ninh Bình ưu tiên dự án có chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.Ninh Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Pháp nói riêng tìm hiểu thông tin, nắm bắt các cơ hội đầu tư an toàn, hiệu quả tại Ninh Bình.Đánh giá cao khả năng thúc đẩy các sáng kiến đổi mới và hoạt động kinh doanh giữa các khách hàng lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ của CCI Paris Ile-de-France, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Mai Văn Tuất mong muốn thời gian tới Ninh Bình sẽ có cơ hội tăng cường hợp tác phát triển với các doanh nghiệp của Pháp trong các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, logistics...Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình mong muốn Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Paris quan tâm hỗ trợ đào tạo nhân lực; bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch…, qua đó giúp Ninh Bình có bước phát triển mới về hợp tác kinh tế và đầu tư với cácnhà đầu tư Pháp.Ông Pierre Mongrué nhận định: Việt Nam là một thị trường với nhiều tiềm năng và có những thế mạnh nổi trội để các doanh nghiệp Pháp thực hiện mong muốn đa dạng hóa thị trường và các mặt hàng tại khu vực châu Á.Ông Pierre Mongrué, Phó Tổng Giám đốc CCI Paris Ile-de-France, cho biết Pháp là một thị trường khó tính với nhiều quy định khắt khe về mặt pháp lý, cùng với nhiều tiêu chuẩn ở mức độ cao, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính sự khó khăn này vừa là thách thức, cũng là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn hợp tác đầu tư và thương mại tại Pháp.Pháp là cửa ngõ để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, có thể kiểm chứng được chất lượng sản phẩm của mình và có được chứng nhận chất lượng cao nhất cho phép các mặt hàng này có thể thâm nhập sâu hơn nữa vào các thị trường khác của châu Âu. Như vậy, thị trường của Liên minh châu Âu là một thị trường có rất nhiều tiềm năng cùng dân số lên tới hơn 400 triệu dân.Không chỉ Pháp mà rất nhiều thị trường khác tại Liên minh châu Âu được biết tới là những thị trường khó tính với sự bảo hộ rất lớn dành cho lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, các cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu thì sẽ không có quá nhiều rào cản, vì giữa hai bên đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA).Ông Pierre Mongrué đánh giá cao hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, đã cho phép tạo ra những điều kiện và những hành lang pháp lý thuận lợi giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm thấy cơ hội xuất khẩu sang thị trường châu Âu.Phó Tổng Giám đốc CCI Paris Ile-de-France nhấn mạnh: Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã nhìn thấy sự hiệu quả của EVFTA. Điều này được thể hiện rõ qua các con số biểu thị sự tăng trưởng và những trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu. Chúng ta có thể nhìn thấy những nội dung hợp tác thương mại có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ là trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn có cả trong công nghiệp, dịch vụ và đầu tư.Bên cạnh lĩnh vực chuyển đổi số, nông nghiệp và văn hóa-ẩm thực, hai bên có thể xem xét các khả năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, tranh thủ tận dụng sự ưu đãi từ thiên nhiên dành cho tỉnh Ninh Bình. Tại Pháp, có nhiều doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực truyền thông, chuyển đổi số, chuyển đổi sinh thái, có thể giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Ninh Bình phát triển bền vững và hiện đại để thu hút nhiều du khách, nhưng vẫn đảm bảo công tác bảo tồn, tính nguyên trạng của các di tích và tự nhiên.Đánh giá kết quả trao đổi, chia sẻ về những vấn đề hợp tác mà hai bên có thế mạnh, ông Pierre Mongrué nhận định: Đối với những lĩnh vực hợp tác do lãnh đạo Ninh Bình đề xuất như công nghiệp, du lịch, chuyển đổi số, thích ứng và chống lại biến đổi khí hậu, đều là những lĩnh vực tiềm năng vì Pháp có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh để xúc tiến các dự án hợp tác đầu tư.Tại buổi làm việc với Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Mai Văn Tuất nhấn mạnh, Ninh Bình đang tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm đẩy mạnh hợp tác đầu tư, huy động các nguồn lực nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần quảng bá đất và người Ninh Bình đến với bạn bè quốc tế.Với mục tiêu phát triển bền vững, thời gian tới, Ninh Bình mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trong việc quảng bá, giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các địa phương của Pháp đến hợp tác đầu tư, triển khai các chương trình, dự án tại tỉnh Ninh Bình.Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đánh giá cao sự chủ động, tích cực của tỉnh Ninh Bình trong xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu. Đại sứ Đinh Toàn Thắng cho rằng, với rất nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh và sự quyết tâm chính trị của tỉnh trong mời gọi, thu hút đầu tư nước ngoài, Ninh Bình sẽ là địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp.Trong chuyến thăm và làm việc tại Pháp và một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình đã nhận được sự đánh giá cao của đại diện chính quyền, lãnh đạo các tổ chức và thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đối tác, nhà đầu tư các nước sở tại, qua đó góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của Ninh Bình đến với bạn bè các nước.
https://nhandan.vn/nhieu-tiem-nang-hop-tac-giua-tinh-ninh-binh-va-phap-post809539.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Ninh Bình", "Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Mai Văn Tuất", "Pierre Mongrué", "EVFTA" ] }
Đồng Nai đang xử lý hơn 1.100ha đất lấn chiếm, tranh chấp
NDO -Ngày 26/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông trường, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ giai đoạn 2019-2023 tại Ủy ban nhân dân tỉnh. Toàn tỉnh Đồng Nai đang xử lý hơn 1.100ha đất nông, lâm trường bị lấn chiếm và tranh chấp.
Đại diệnỦy ban nhân dân tỉnh Đồng Naicho biết, trên địa bàn có 12 công ty nông, lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý, sử dụng đất với tổng diện tích khoảng 238.000 ha đất. Trong đó, hơn 163.000 ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Tính từ giai đoạn 2019-2023, ngành chức năng đã thực hiện lập phương án sử dụng đất; cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; rà soát để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý đất đang có tranh chấp, bị lấn chiếm. Đến nay, có 2 đơn vị hoàn thành việc lập phương án sử dụng đất, 5 đơn vị đã trình thẩm định; 10 đơn vị hoàn thành việc cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất.Vướng mắc hiện nay trong công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm trường hiện nay là hơn 1.100 ha đất tranh chấp, lấn chiếm. Ngoài ra, hơn 6.600 ha đất chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai báo cáo tại buổi giám sát.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, tỉnh có diện tích rừng và đất nông lâm trường lớn. Hiện nay, mô hình các nông lâm trường đã và đang bộc lộ những hạn chế đặc biệt trong quản lý, sử dụng đất.Để khắc phục những hạn chế, thời gian tới các sở, ngành, địa phương và chủ đất cần có các biện pháp hữu hiệu hơn để tăng cường công tácquản lý đất đai; hoàn thiện phương án sử dụng đất, thực hiện cắm mốc, làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết các vụ tranh chấp, lấn chiếm đất đai.Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường đề nghị phân loại để giải quyết dứt điểm các vướng mắc.Phát biểu tại buổi giám sát, ông Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Trưởng đoàn giám sát đánh giá, dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, sử dụng đất nhưng chưa phê duyệt được phương án quản lý sử dụng đất nông, lâm trường; diện tích đất chưa cấp giấy chứng nhận, tranh chấp còn nhiều.Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị liên quan rà soát, phân loại từng vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ. Đối với nội dung nào chủ đất, người dân kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết thì các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nhanh chóng xử lý theo đúng quy định pháp luật.Riêng với những vấn đề vướng mắc do cơ chế chính sách thì kiến nghị rõ ràng, cụ thể quy định cần bổ sung, điều chỉnh. Qua đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai sẽ tổng hợp, kiến nghị các bộ, ngành và Quốc hội.Trước đó, ngày 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông trường, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ giai đoạn 2019-2023 trên địa bàn huyện Xuân Lộc và Tổng Công ty cao-su Đồng Nai.
https://nhandan.vn/dong-nai-dang-xu-ly-hon-11000-ha-dat-lan-chiem-tranh-chap-post806680.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Vi phạm đất đai ở Đồng Nai", "Đồng Nai", "xử lý vi phạm đất đai" ] }
[Infographic] Cơ hội để VN-Index phục hồi sớm vẫn còn nếu đà rơi của thị trường dừng lại
NDO -Hôm qua, 23/4, thị trường tiếp tục giảm sau nỗ lực hồi phục kỹ thuật, chốt phiênVN-Indexgiảm 12,82 điểm (-1,08%) và đóng cửa ở 1.177,40 điểm. HNX-Index giảm 2,67 điểm (-1,19%) về mức 222,63 điểm. Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch trở lại tiêu cực với áp lực điều chỉnh gia tăng khi có 469 mã giảm giá (18 mã giảm sàn), 175 mã tăng giá (8 mã tăng trần) và 109 mã giữ giá tham chiếu.
Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 18.845,31 tỷ đồng, tăng 7,96% so với phiên trước, dưới mức trung bình.Khối ngoại vẫn duy trì xu hướng bán ròng trên HoSE với giá trị 294,41 tỷ đồng trong phiên hôm qua; tập trung nhiều ở các mã ngân hàng, bất động sản như SHB, HDB, VHM... mua ròng trên HNX với giá trị 21,34 tỷ đồng.Về góc nhìn trung hạn, VN-Index đã trở lại kênh tích lũy rộng 1.150-1.250 điểm và xu hướng vẫn là vận động tích lũy. Quá trình tích lũy có thể kéo dài hơn bởi thị trường sẽ cần nhiều thời gian vận động chặt chẽ lại.Thị trường vẫn đang trong nhịp giảm ngắn hạn và có thể giảm thêm để tiệm cận ngưỡng hỗ trợ trung hạn 1.150 điểm của kênh tích lũy rộng 1.150 điểm - 1.250 điểm. Tuy nhiên cơ hội để VN-Index phục hồi sớm vẫn còn để hình thành mô hình đáy W nhỏ, nếu đà rơi của thị trường dừng lại trong phiên hôm nay.
https://nhandan.vn/infographic-co-hoi-de-vn-index-phuc-hoi-som-van-con-neu-da-roi-cua-thi-truong-dung-lai-post806158.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "chứng khoán", "VN-Index", "HNX-Index" ] }
Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng ở địa phương phức tạp nhất
Nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu theo tinh thần phong trào 30 ngày đêm tập trung giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phát động, ngày 2/5, Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân.
Đây là địa bàn được đánh giá phức tạp nhất về giải phóng mặt bằng, trong số tất cả các xã, phường, thị trấn dự án trọng điểm quốc gia đi qua địa bàn tỉnhĐồng Nai.Dự áncao tốc Biên Hòa-Vũng Tàuđi qua địa bàn phường Phước Tân hơn 3,5km, cần thu hồi tổng diện tích hơn 38ha đất.Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã hoàn thành xác nhận nguồn gốc đất 507 thửa, đạt tỷ lệ hơn 68%; niêm yết 294 trường hợp. Còn lại 376 hồ sơ thửa đất chưa niêm yết và 3 hộ chưa thể tiến hành kiểm kê.Những ngày qua, ngoài bộ phận chuyên môn của phường Phước Tân, các phòng ban của thành phố Biên Hòa được tăng cường đã làm việc ngày đêm tập trung thẩm tra hồ sơ. Hiện, đã có 21 hồ sơ xét tái định cư và chỗ ở.Tin liên quanThanh tra cán bộ đùn đẩy, né trách nhiệm thực hiện giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa-Vũng TàuHiện nay, địa phương gặp khó khăn liên quan đến quá trình áp giá đền bù, xác nhận vị trí đất và xử lý những căn nhà xây dựng trên đất nông nghiệp.Trước những vướng mắc này, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa yêu cầu đơn vị liên quan rà soát quy định, sớm áp giá thực hiện bồi thường, bố trí tái định cư cho người dân.Quang cảnh buổi làm việc tại phường Phước Tân. Đây là địa phương được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn của tỉnh Đồng Nai có dự án đi qua.Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam nhấn mạnh, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu là dự án trọng điểm quốc gia, do đó, công tácgiải phóng mặt bằngphải được tập trung đẩy nhanh hơn nữa trong những ngày tới mới có thể đạt mục tiêu đề ra, góp phần hoàn thành cam kết của tỉnh Đồng Nai với Chính phủ.Người đứng đầu Đảng bộ thành phố Biên Hòa đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên các phòng, ban, đơn vị liên quan đã làm việc xuyên đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5; trong đó, có ngày làm việc tới 12 giờ đêm.Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, Bí thư Thành ủy Biên Hòa yêu cầu, các phòng, ban liên quan thành phố phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với Ủy ban nhân dân phường Phước Tân, các đơn vị liên quan của tỉnh Đồng Nai trong lập, thẩm tra các hồ sơ còn vướng mắc và lên phương án cuốn chiếu hồ sơ mặt bằng làm tới đâu thì bàn giao tới đó.Nhà ở dày đặc khu vực dự án đi qua thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa.Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1, có chiều dài gần 54km qua hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu; trong đó, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Riêng thành phố Biên Hòa, dự án đi qua khoảng 6km thuộc phường Tam Phước, Phước Tân và 28km của các xã, thị trấn thuộc huyện Long Thành.Để thực hiện dự án, tỉnh Đồng Nai phải thu hồi diện tích đất gần 290ha thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành với hơn 3.400 hộ dân bị ảnh hưởng; hơn 2.400 hộ dân thuộc diện phải bố trí tái định cư.Theo kế hoạch ban đầu, việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12/2023.Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện thu hồi, bồi thường, tái định cư gặp nhiều vướng mắc, khiến tiến độ dự án đang chậm so với yêu cầu đề ra.
https://nhandan.vn/du-an-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-thao-go-vuong-mac-ve-mat-bang-o-dia-phuong-phuc-tap-nhat-post807451.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu", "Đồng Nai", "phường Phước Tân", "giải phóng mặt bằng" ] }
Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Halal
NDO -Ngày 24/4, tạiHà Nội, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal thế giới.
Tham dự buổi lễ có ông Hà Minh Hiệp, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; ông Bùi Hà Nam, Vụ trưởng Vụ Trung Đông - châu Phi, Bộ Ngoại giao; Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato Tan Yang Thai; đại diện các bộ, ngành ở Trung ương, cơ quan ngoại giao, các tổ chức, doanh nghiệp…Với quyết tâm xây dựng và phát triển ngành Halal của Chính phủ, đặc biệt là sự vào cuộc rất hiệu quả của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và công nghệ, Ban Tôn giáo Chính phủ cùng nhiều bộ, ngành, cơ quan khác, Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đạt chuẩn Halal cũng như thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam.Ông Trần Quốc Dũng - Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp phát biểu tại Lễ công bố.Phát biểu tại lễ công bố, ông Trần Quốc Dũng - Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp khẳng định: “Khi được giao nhiệm vụ nghiên cứu thành lập một Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia, QUACERT coi đây là một trọng trách lớn mà Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giao phó”.Việc thành lập tổ chức chứng nhận Halal quốc gia là một quá trình nghiên cứu lâu dài, kỹ lưỡng... "Trong quá trình xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia chúng tôi đã nghiên cứu nhiều mô hình khác nhau, lắng nghe ý kiến của chuyên gia, dự nhiều hội thảo, diễn đàn, tham quan, học hỏi thực tế từ cơ quan quản lý Hồi giáo, cơ quan phát triển Halal, tổ chức tiêu chuẩn hóa, phòng thử nghiệm Halal nước ngoài để đề ra mô hình phù hợp với thực tế của Việt Nam” - ông Dũng chia sẻ.Vụ trưởng vụ Trung Đông và châu Phi, Bộ Ngoại giao Bùi Hà Nam khẳng định: “Trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến việc mở rộng thị trường Halal, việc thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ góp phần thống nhất việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng nhận Halal mà còn tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm chi phí để thâm nhập hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.”Cũng theo ông Nam, trong thời gian tới, vụ Trung Đông - Châu Phi, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) trong việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế để huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam toàn diện, bài bản, chuyên nghiệp hơn, trong đó chú trọng tìm kiếm, kết nối hợp tác giữa Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia và các đối tác có uy tín về chứng nhận Halal trên thế giới.Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato Tan Yang Thai phát biểu tại lễ công bố.Khẳng định việc thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia là kịp thời để Việt Nam thực hiện hóa mục tiêu tiếp cận thị trường Halal, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato Tan Yang Thai tin tưởng rằng: “Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu các sản phẩm được chứng nhận Halal, thâm nhập vào thị trường Hồi giáo hơn 1,9 tỷ dân theo đạo Hồi trên khắp thế giới với giá trị xuất khẩu ước tính đạt 5 nghìn tỷ USD vào năm 2030.”Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia có chức năng quản lý nhà nước về chứng nhận Halal tại Việt Nam, có nhiệm vụ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn Halal, qua đó bảo đảm niềm tin của người tiêu dùng về tính an toàn và được phép của sản phẩm. Đồng thời, Trung tâm có vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn và nâng cao năng lực về ngành Halal, triển khai hợp tác trong nước và quốc tế liên quan đếnlĩnh vực Halal…
https://nhandan.vn/ho-tro-doanh-nghiep-day-manh-xuat-khau-san-pham-halal-post806334.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Trung tâm chứng nhận Halal", "thành lập", "thị trường halal", "xuất khẩu", "sản phẩm halal" ] }
Giá vàng ngày 3/5: Vàng miếng SJC tăng lên 85,5 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(3/5) giảm xuống 2.301 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng cao "chót vót" ở mức 85,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giảm xuống 74,8 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, theo thông báo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, hôm nay (3/5) sẽ diễn ra phiên đấu thầu vàng miếng. Dự kiến 16.800 lượng vàng miếng SJC sẽ được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm là 82,9 triệu đồng/lượng. Một thành viên được phép đặt thầu tối thiểu 14 lô, tương đương 1.400 lượng; tối đa 20 lô (tương đương 2.000 lượng).Tại thời điểm, 11 giờ ngày 3/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 82,8 triệu đồng/lượng mua vào và 85 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 11 giờ ngày 3/5.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 83,3-85,5 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 300.000 đồng và 400.000 đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,3 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 14-15 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999giảm 400.000 đồng/lượng, giao dịch mua vào 73,1 triệu đồng/lượng, bán ra 74,8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,1 triệu đồng/lượng và bán ra mức 74,85 triệu đồng/lượng, lần lượt giảm 300.000 đồng và 350.000 đồng so kết phiên trước đó.Tính đến 10 giờ ngày 3/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giảm17,1 USD so kết phiên hôm trước xuống mức 2.301,9 USD/ounce.Tại cuộc họp chính sách tiền tệ vừa kết thúc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức 5,25-5,5%. Dù giữ quan điểm sẽ tiến hành xoay trục chính sách tiền tệ trong năm nay, nhưng FED cũng cho hay rằng, dữ liệu lạm phát đáng thất vọng gần đây có thể khiến FED phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất.Chủ tịch Jerome Powell khẳng định, dù còn nhiều “trì trệ” trong việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% nhưng việc tăng lãi suất thêm là khó xảy ra.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 3/5. (Ảnh: kitco.com)Các nhà đầu tư hiện chuyển sự chú ý sang Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp dự kiến được công bố vào thứ sáu để có thêm thông tin về khả năng phục hồi của thị trường lao động và lộ trình lãi suất trong tương lai của FED. Ngoài ra, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hằng tuần và dữ liệu đơn đặt hàng nhà máy tháng 3 cũng đã được công bố hôm nay.Về tầm nhìn trung và dài hạn, theo phân tích của các chiến lược gia UBS,giá vàngcó thể đạt 2.500 USD/ounce vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025. Trong khi đó, Ngân hàng Citigroup dự đoán giá vàng có khả năng tăng lên 3.000 USD/ounce trong vòng 6-18 tháng tới, Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng giá kim loại quý sẽ đạt 2.700 USD vào cuối năm nay.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 105,25 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động quanh 4,577%; chứng khoán Mỹ tăng mạnh “ngóng” báo cáo việc làm; giá dầu giảm xuống 83,95 USD/thùng đối với dầu Brent và 79,22 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-35-vang-mieng-sjc-tang-len-855-trieu-dongluong-post807632.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 3/5", "vàng miếng SJC", "đấu thầu vàng miếng", "vàng nhẫn giảm", "vàng miếng tăng" ] }
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng
NDO -Ngày 14/5, Bộ trưởng Tài chính đã có công điện về tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu,kinh doanh trái phép vàng.
Công điện nêu rõ, Chính phủ đã có Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 5/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 về việc tăng cường biện pháp quản lýthị trường vàng; tuy nhiên thời gian vừa qua thị trường vàng vẫn diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế và liên tục có nhiều biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính và tâm lý xã hội.Để đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng, Bộ trưởng Tài chính yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung sau:Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan hải quan các cấp chủ động, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, biên phòng, quản lý thị trường; đẩy mạnh kiểm tra, điều tra, tổ chức đấu tranh kịp thời ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên bộ, trên biển và các địa điểm khác thuộc địa bàn hoạt động hải quan, trong đó tập trung đấu tranh đối với các chuyên án buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng vàng, ngoại tệ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới.Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Thuế chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh kiểm tra việc chấp hành quy định áp dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, cửa hàng, địa điểm kinh doanh vàng; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quản lý thị trường kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định đối với các vi phạm về thuế, hóa đơn; chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan công an xử lý vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.Công điện cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ Bộ Tài chính đã giao tại công văn số 4579/BTC-VP ngày 4/5/2024 về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, nhằm góp phần quản lý tốt hoạt động xuất, nhập khẩu và kinh doanh vàng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo về Bộ Tài chính để có ý kiến chỉ đạo.
https://nhandan.vn/bo-tai-chinh-yeu-cau-tang-cuong-cac-bien-phap-quan-ly-giam-sat-dau-tranh-phong-chong-buon-lau-kinh-doanh-trai-phep-vang-post809324.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "giá vàng", "thị trường vàng", "Bộ Tài chính" ] }
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
NDO -Tiếp tục chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Đoàn cán bộtỉnh Đồng Naido đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai dẫn đầu đã làm việc với Hội đồng tỉnh Fukuoka và chính quyền thành phố Oita.
Sáng 23/4, tại tỉnh Fukuoka, thay mặt Hội đồng tỉnh, ông Kohara Katsuji, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Fukuoka đã chào mừng Đoàn công táctỉnh Đồng Naiđến thăm và làm việc tại địa phương.Chủ tịch Hội đồng tỉnh Fukuoka cho rằng, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khi đi vào hoạt động sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, trong đó có các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Hội đồng tỉnh Fukuoka đã thành lập Liên minh Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản tỉnh Fukuoka với 80 thành viên Hội đồng Nghị viện tỉnh Fukuoka đã tham gia liên minh này.Thay mặt Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh bày tỏ cảm ơn ông Kohara Katsuji và Hội đồng tỉnh Fukuoka đã dành thời gian tiếp, làm việc với đoàn và bày tỏ nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với vùng đất, con người, văn hóa Nhật Bản, trong đó có tỉnh Fukuoka. Đồng thời cho rằng, trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản, tỉnh Đồng Nai mong muốn thời gian tới phát triển quan hệ với các đối tác Nhật Bản, trong đó có tỉnh Fukuoka về hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa.Các thành viên Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai và đại diện Hội đồng tỉnh Fukuoka.Cũng tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã giới thiệu một số nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Đồng Nai. Theo đó, Đồng Nai địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế với các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Đến thời điểm hiện tại Đồng Nai có 32 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất của Việt Nam. Đồng Nai cũng là địa phương có 2 sân bay quy mô rất lớn đang được xây dựng là Cảng hàng không quốc tế Long Thành và sân bay Biên Hòa đã được quy hoạch thành sân bay lưỡng dụng.Hiện nay, Đồng Nai đã có quan hệ hợp tác với 7 đối tác từ Nhật Bản và hơn 270 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Đồng Nai. Tỉnh Đồng Nai đã thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản với nhiều hoạt động thiết thực, góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam-Nhật Bản.Chính quyền thành phố Oita tiếp và làm việc với Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai.Trước đó, chiều 22/4, Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai đã đến làm việc với thành phố Oita, Nhật Bản. Ông Adachi Shinya, Thị trưởng thành phố Oita vui mừng chào đón đoàn tới thăm, làm việc với địa phương và cho biết Oita là thành phố công nghiệp, lưu lượng hàng hóa cao nhất vùng Kyushu. Hiện, có 700 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại đô thị này. Các lĩnh vực về du lịch, ẩm thực, văn hóa cũng phát triển, hy vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác giữa Đồng Nai với Oita thời gian tới.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mong muốn, qua buổi làm việc sẽ đẩy mạnh và mở rộng hợp tác với thành phố Oita cũng như các đối tác của Nhật Bản, nhằm tạo được sự kết nối, giao lưu văn hóa; tăng cường hiệu quả hợp tác về kinh tế, đầu tư, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Đồng Nai và các đối tác Nhật Bản ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mỗi bên.
https://nhandan.vn/thuc-day-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-nhat-ban-post806086.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Việt Nam - Nhật Bản", "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", "xúc tiến đầu tư", "Nhật Bản", "Đồng Nai" ] }
Hợp tác chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho sân bay Long Thành
NDO -Chiều 27/5, tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) và Trường cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với mục tiêu chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai và Thứ trưởng Lao động-Thương binh và xã hội Lê Tấn Dũng đến dự.Sân bay Long Thành đang được tăng tốc thi công để hoàn thành, đưa vào khai thác giai đoạn 1 dự kiến năm 2026. Với công suất thiết kế 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, trong đó, giai đoạn 1 là 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa.Tin liên quanCấp bách đào tạo nhân lực vận hành sân bay Long ThànhTheo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Long Thành giai đoạn 1 cần khoảng 14.000 lao động với trình độ học vấn và tay nghề khác nhau từ phổ thông đến đại học, trên đại học.Thời gian qua, ACV, SAGS đã xác định, để đáp ứng cho công tác khai thác khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động cần phải có công tác chuẩn bị nguồn lực lớn, với đội ngũ nhân lực có tay nghề cao, trang thiết bị hàng không hiện đại.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng tại buổi lễ.Bên cạnh đội ngũ nguồn nhân lực hiện có, ACV, SAGS đã tìm kiếm các đơn vị, cơ sở đào tạo có năng lực và kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Nai nhằm phát triển thêm nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu khi sân bay Long Thành vận hành.Theo bản ký kết, ACV, SAGS và Trường cao đẳng công nghệ Lilama 2 sẽ hợp tác chiến lược các lĩnh vực phục vụ tại sân bay Long Thành, gồm:Đào tạo nguồn nhân lựcngành hàng không; gia công, sản xuất vật tư, linh kiện phụ tùng để phục vụ công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, trang thiết bị hàng không; xây dựng khu phức hợp với các công năng, phục vụ cho đào tạo, bảo dưỡng sửa chữa, khu vực làm việc cho cán bộ, chuyên gia công tác tại sân bay Long Thành trong thời gian tới.Hiệu trưởng Trường cao đẳng quốc tế Lilama 2 Nguyễn Khánh Cường phát biểu tại lễ ký kết.Việc ký kết hợp tác chiến lược giữa các bên khẳng định sự quyết tâm của ngành hàng không trong việc cam kết thực hiện mục tiêu đưa sân bay Long Thành vào khai thác đúng tiến độ vào năm 2026.Bên cạnh đó, còn thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với địa phương, tạo công ăn, việc làm, thu nhập ổn định cho người dân tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là con em những gia gia đình nằm trong diện di dời để nhường đất xây dựng sân bay Long Thành.
https://nhandan.vn/hop-tac-chien-luoc-dao-tao-nguon-nhan-luc-cho-san-bay-long-thanh-post811349.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Sân bay Long Thành", "Trường cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2", "ACV", "đào tạo nhân lực", "Đồng Nai" ] }
Thông tin kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện là không chính xác
NDO -Vừa qua, có một số thông tin “cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện”, đây là thông tin không chính xác.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Công thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ngay từ cuối năm 2023 và đầu năm 2024, EVN đã xây dựng các kịch bản cung ứng điện, thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả; vì vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, việccung ứng điệnđã được bảo đảm tốt, EVN không có kế hoạch và không thực hiện tiết giảm nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.Vừa qua, có một số thông tin “cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện”, đây là thông tin không chính xác.Trong tháng 6 và các tháng tiếp theo của năm 2024, Tập đoàn đã cập nhật tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện và đã xây dựng các phương án, kịch bản điều hành hệ thống điện để bảo đảm điện cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân trong mọi tình huống.
https://nhandan.vn/thong-tin-keu-goi-mot-so-doanh-nghiep-o-phia-bac-tu-nguyen-giam-30-muc-su-dung-dien-la-khong-chinh-xac-post810592.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "sử dụng điện", "kêu gọi doanh nghiệp" ] }
Dịp nghỉ lễ từ 26/4 và 1/5: Tân Sơn Nhất có 740 chuyến bay ngày cao điểm
NDO -Với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đón bình quân 120.000 hành khách mỗi ngày. Trong đó, hai ngàycao điểmnhất sẽ rơi vào ngày hôm nay (26/4) và 1/5, dự kiến có khoảng 125.000 hành khách với 740 chuyến bay cất hạ cánh mỗi ngày.
Để bảo đảm hoạt động trong dịp lễ, Cảng thực hiện tăng cường kiểm tra, giám sát đối với người và phương tiện ra/vào các cổng kiểm soát; rà soát hệ thống camera tại khu vực các đảo thủ tục, băng chuyền hành lý tại nhà ga quốc tế, quốc nội. Bên cạnh đó, Cảng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất nhằm bảo đảm an toàn và sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra có thể gây uy hiếp an toàn bay.Cảng vụ Hàng không miền nam, Cảng hàng không quốc tếTân Sơn Nhấtphối hợp điều tiết, hướng dẫn phân luồng linh hoạt để kịp thời giải tỏa khách tại sân bay, không để xảy ra tình trạng ùn ứ gây mất trật tự an toàn giao thông; duy trì hoạt động bãi đậu xe tạm tại khu đất tiếp giáp đường vào ga quốc tế.Trong cao điểm dịp nghỉ lễ, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ bố trí lực lượng gồm: Đoàn viên Đoàn thanh niên Cảng Tân Sơn Nhất và Đoàn thanh niên Học viện hàng không Việt Nam tham gia hỗ trợ hành khách tại khu vực khu vực an ninh soi chiếu, khu vực sảnh công cộng nhà ga quốc nội trong khung giờ cao điểm từ 5 giờ đến 9 giờ.Trước đó, Sở Giao thông vận tảiThành phố Hồ Chí Minhlưu ý sân bay Tân Sơn Nhất là 1 trong 6 khu vực “nóng” có thể xảy ra tình hình ùn tắc giao thông. Cụ thể:Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất: Giao lộ Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn (đang triển khai dự án giao thông trọng điểm đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa với kinh phí 4.800 tỷ đồng), vòng xoay Lăng Cha Cả, Trường Sơn - ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất, Phạm Văn Đồng (đoạn từ đường Trường Sơn đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn), đường Cộng Hòa, Trường Chinh..Khu vực bến xe miền Tây: Khu vực cổng ra/vào bến xe miền Tây trên đường Kinh Dương Vương, vòng xoay An Lạc, Quốc lộ 1, đường Võ Trần Chí, đường dẫn cao tốc Bình Thuận - Chợ Đệm...Khu vực bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh): Ngã 5 Đài Liệt Sĩ, giao lộ Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh, cầu Bình Triệu, khu vực ngã tư Hàng Xanh.Khu vực bến xe miền Đông mới (thành phố Thủ Đức): Khu vực cổng ra/vào bến xe Miền Đông mới trên tuyến Quốc lộ 1, Công viên Văn hóa Suối Tiên, ngã ba Tân Vạn.Khu vực cửa ngõ phía tây và tây nam thành phố: Quốc lộ 50, Quốc lộ 1, đường dẫn cao tốc Bình Thuận - Chợ Đệm, Võ Trần Chí, Trần Văn Giàu, khu vực bến phà Bình Khánh kết nối với huyện Cần Giờ.Khu vực cửa ngõ phía Đông: Nút giao An Phú đang triển khai dự án giao thông trọng điểm, vòng xoay Mỹ Thủy, cầu Phú Mỹ, phà Cát Lái.
https://nhandan.vn/dip-nghi-le-tu-264-va-15-tan-son-nhat-co-740-chuyen-bay-ngay-cao-diem-post806611.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất", "Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh", "ùn tắc giao thông", "chuyến bay", "lễ 30/4 và 1/5", "Cảng vụ Hàng không miền Nam" ] }
Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Triển lãm quốc tế giấy và bao bì
NDO -Ngày 8/5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo (tỉnh Bình Dương), Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam -VPPE 2024 do Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Hiệp hội Bao bì Việt Nam phối hợp các đơn vị tổ chức đã chính thức được khai mạc.
Diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/5, Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024 được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp ngành giấy, bao bì trong và ngoài nước; tạo nền tảng thiết thực để các doanh nghiệp tham gia quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng và đối tác tiềm năng, từ đó mở rộng vàphát triển thị trường mới.Triển lãm cũng là cơ hội hữu ích để khách tham quan tìm hiểu và cập nhật các máy móc, thiết bị tiên tiến, các xu hướng công nghệ mới nhất, các giải pháp chuyên ngành tối ưu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) và các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại triển lãm.Với quy mô 250 gian hàng, Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024 có lĩnh vực trưng bày đa dạng gồm giấy và bột giấy, các loại bao bì, máy móc, thiết bị, công nghệ, hóa chất, vật tư, vật liệu ngành giấy, ngành bao bì của gần 500 thương hiệu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Italy…Song song với hoạt động trưng bày, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024 còn diễn ra chuỗi hoạt động phong phú gồm: Hội nghị thường niên doanh nghiệp bao bì Việt Nam 2024 nhằm giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn bao bì Việt Nam, vai trò của bao bì mềm đơn vật liệu trong chuỗi bao bì bền vững, phát triển nguồn nhân lực tài năng cho chính mình.Gian hàng trưng bày thiết bị máy móc phục vụ ngành giấy và bao bì.Bên cạnh đó còn có các Hội thảo kỹ thuật ngành công nghiệp giấy; Hội thảo công nghiệp bao bì Việt Nam - Xu hướng mới giới thiệu về các giải pháp bao bì bền vững, công nghệ thông minh và hiệu quả; Hội thảo doanh nghiệp bao bì Việt Nam - Chuyển đổi số giới thiệu về các giải pháp quản trị nguồn lực ERP; Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp bao bì và trong ngành in ấn bao bì…Ngoài ra, còn có lễ trao giải Giải thưởng bao bì Việt Nam 2024 nhằm biểu dương các bao bì xuất sắc, khuyến khích ý tưởng sáng tạo bao bì hữu dụng, thân thiện với môi trường, góp phần đề cao, tôn vinh vai trò của công nghiệp bao bì trong nền kinh tế Việt Nam.Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đánh giá cao việc các đơn vị phối hợp tổ chức Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam - VPPE 2024, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng và đối tác tiềm năng, các công nghệ hiện đại và tiên tiến của thế giới, cũng như thu hút đầu tư, các dự án hỗ trợ để đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh, giúp hàng hóa Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng cao.Đồng thời, triển lãm cũng là dịp giúp các doanh nghiệp trao đổi, nắm bắt thông tin, thị trường cũng như các quy định nhằm đáp ứng quy tắc của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, qua đó giúp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần thúc đẩy ngành giấy và bao bì Việt Nam phát triển theo xu hướng xanh và bền vững…
https://nhandan.vn/nhieu-doanh-nghiep-trong-va-ngoai-nuoc-tham-gia-trien-lam-quoc-te-giay-va-bao-bi-post808386.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:15", "tags": [ "tỉnh Bình Dương", "Triển lãm quốc tế", "giấy và bao bì" ] }