title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
Nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu ngân sách
NDO -Ngày 3/6, tại thành phố Lạng Sơn, Tổng cục Thuế tổ chức hội thảo với chủ đề “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh nông sản nhập khẩu khu vực miền bắc”.
Dự hội thảo có lãnh đạo một số đơn vị thuộcTổng cục Thuế; lãnh đạo các cục thuế các tỉnh: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội.Theo báo cáo, trong 2 năm 2022-2023, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy, hải sản, thực phẩm, các chế phẩm từ nông sản của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh trị giá 33,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 4,7% tổngkim ngạch nhập khẩucủa Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chính trong giai đoạn 2022-2023 là ngô, lúa mì, hạt điều, sắn, đậu tương, thịt trâu, bò…Trong giai đoạn 2022-2023 có tổng cộng 8.776 mã số thuế có phát sinh hoạt động nhập khẩu nông, lâm, thủy, hải sản, thực phẩm, các chế phẩm từ nông sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất kinh doanh; số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hóa dịch vụ bán ra nội địa là 37.340 tỷ đồng; tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 41.757 tỷ đồng.Qua phân tích tổng quan số liệu của các doanh nghiệp phát sinh nhập khẩu nông sản trong năm 2022-2023 cho thấy: có tình trạng các doanh nghiệp phát sinh trị giá nhập khẩu nông sản lớn hơn doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra, thậm chí nhiều doanh nghiệp không kê khai doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra.Các doanh nghiệp này thường có doanh số bán ra lớn ngay trong năm đầu tiên ra kinh doanh nhưng thường đăng ký phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng, đến khi cơ quan thuế đề nghị thực hiện chuyển đổi theo phương pháp khấu trừ thì chỉ hoạt động cầm chừng, xin nghỉ kinh doanh có thời hạn hoặc xin đóng mã số thuế, sau đó sẽ tiếp tục thành lập doanh nghiệp mới để đăng ký kê khai theo phương pháp trực tiếp…Cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), dành luồng ưu tiên xuất khẩu vải thiều qua cửa khẩu.Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanhnông sản nhập khẩu. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách đối với hoạt động kinh doanh nông sản nhập khẩu trong thời gian tới.Trong đó, trọng tâm là xây dựng công cụ hỗ trợ cơ quan thuế các cấp đối chiếu dữ liệu mà người nộp thuế thực tế nhập khẩu phát sinh tại cơ quan hải quan và dữ liệu người nộp thuế kê khai trên tờ khai thuế giá trị gia tăng; thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhập khẩu có rủi ro cao về thuế...Tiếp tục theo dõi tình trạng hoạt động, phân tích tình hình kê khai của các doanh nghiệp trong danh sách người đại diện có từ 2 doanh nghiệp trở lên mà tất cả doanh nghiệp đều đang hoạt động bình thường để có giải pháp quản lý thuế đối với nhóm doanh nghiệp này.
https://nhandan.vn/nang-cao-hieu-qua-quan-ly-thue-chong-that-thu-ngan-sach-post812447.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Lạng Sơn", "Quản lý thuế", "Chông thất thu thuế", "Nông sản nhập khẩu" ] }
Không báo cáo tài chính, Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ bị phạt hơn 90 triệu đồng
NDO -Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chính, mức phạt 92,5 triệu đồng, do không công bố,công bố thông tinsai hạn nhiều tài liệu: báo cáo tài chính, tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp…
Theo đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 20/5, ban hành Quyết định số 223/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ, số tiền phạt 92,5 triệu đồng do hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ không công bố thông tin đối với tài liệu: Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022.Cùng với đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, Báo cáo tài chính năm 2021, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021, Báo cáo tài chính 6 tháng 2023.Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ (địa chỉ trụ sở chính tại 65 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2020; hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê…Về tình hình kinh doanh, năm 2023, Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ báo lỗ hơn, 143 tỷ đồng. Trước đó, Công ty báo lỗ hơn 123 tỷ đồng trong năm 2022; còn năm 2021 báo lỗ hơn 42 tỷ đồng.Tính đến cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 1.170 tỷ đồng, giảm gần 11% so với đầu năm.
https://nhandan.vn/khong-bao-cao-tai-chinh-dau-tu-va-bat-dong-san-dien-vi-bi-phat-hon-90-trieu-dong-post810835.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "báo cáo tài chính", "Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ", "phạt hành chính", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Giá xăng dầu ngày 23/5: Xăng tăng, dầu diesel giảm
NDO -Giá xăngtăng, dầu diesel (trừ mazut) giảm, trong khi dầu hỏa giữ nguyên giá bán, từ 15 giờ hôm nay, 23/5. Đây là thông tin điều hành giá xăng dầu theo định kỳ vừa được Liên bộ Công thương-Tài chính công bố.
Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:Xăng E5RON92: không cao hơn 22.277 đồng/lít (tăng 162 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 936 đồng/lít;Xăng RON95-III: không cao hơn 23.213 đồng/lít (tăng 78 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 19.837 đồng/lít (giảm 36 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu hỏa: không cao hơn 19.902 đồng/lít (giảm 6 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.513 đồng/kg (tăng 95 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).Liên Bộ Công thương-Tài chính tại kỳ điều hành này quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu nêu trên.Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mốikinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ đối với mặt hàng giảm giá, không sớm hơn 15 giờ ngày hôm nay, 23/5, đối với mặt hàng tăng giá.
https://nhandan.vn/gia-xang-dau-ngay-235-xang-tang-dau-diesel-giam-post810754.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "giá xăng", "giá xăng dầu" ] }
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới,Thủ tướng Phạm Minh Chínhnêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Trưa 23/4, trong khuôn khổDiễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vàThủ tướng Lào Sonexay Siphandone, đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.Dự Tọa đàm có Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Công thương Lào, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư củaASEANvà các đối tác.Mở đầu tọa đàm, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho rằng, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới; diễn ra trong mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các chủ thể, trong đó có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, khối tư nhân với Chính phủ các nước và giữa các nước với nhau. Qua đó, tận dụng tối đa lợi ích, đồng thời hạn chế, khắc phục tối đa những thách thức do công nghệ số mang lại.Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu tại toạ đàm.Thủ tướng Sonexay Siphandone cho biết, là nước Chủ tịch ASEAN 2024, Lào đang thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số. Lào cũng thúc đẩy xây dựng các khung chính sách, thúc đẩy chuyển đổi số trong ASEAN, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế số trong ASEAN, tận dụng tối đa lợi ích công nghệ số mang lại, biến ASEAN thành chủ thể có tính cạnh tranh cao, ứng phó hiệu quả với các thách thức.Tại tọa đàm, lãnh đạo các doanh nghiệp ASEAN, lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác thảo luận sôi nổi về cơ hội, thách thức trong hợp tác kinh tế số của ASEAN; giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN và đối tác trong phát triển kinh tế số; khuyến nghị hình thành hệ sinh thái kinh tế số ASEAN; yêu cầu đặt ra trong phát triển thương mại điện tử ở ASEAN hiện nay; thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn ở khu vực ASEAN.Cùng với đó, các đại biểu cũng thảo luận về việc ứng dụngtrí tuệ nhân tạo (Al)trong quản trị doanh nghiệp và đề xuất hợp tác với các nước ASEAN; chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin; hợp tác xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao; cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao…Doanh thu kinh tế số năm 2023 của ASEAN ước đạt 100 tỷ USD, tăng 8 lần so với năm 2016; dự báo đạt trên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Hiệp định khung ASEAN về Kinh tế số (DEFA) sẽ hoàn tất vào cuối năm 2025, nhiều khả năng là hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới.Doanh thu kinh tế số năm 2023 của ASEAN ước đạt 100 tỷ USD, tăng 8 lần so với năm 2016; dự báo đạt trên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Hiệp định khung ASEAN về Kinh tế số (DEFA) sẽ hoàn tất vào cuối năm 2025, nhiều khả năng là hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới.Chủ tịch Google khu vực châu Á-Thái Bình Dương Scott Beaumont cho rằng, ASEAN là khu vực đang phát triển mạnh, minh chứng sống động cho hội nhập và liên kết.Googlevinh dự đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số tại ASEAN. Cùng với phát triển các nền tảng, ứng dụng trên môi trường số, tại Việt Nam, Google đang hợp tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, nhất là nhân lực trong lĩnh vực AI, cung cấp tài nguyên, xây dựng các nguồn dữ liệu lớn…Đại diện Google cho rằng tiềm năng kinh tế số của ASEAN có thể phát triển tăng gấp đôi hiện nay, muốn vậy, ASEAN cần đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, xây dựng các trung tâm dữ liệu, nhất là dữ liệu quốc gia. Cùng với đó, các nước ASEAN cần bảo đảm môi trường pháp lý đủ mạnh, bảo đảm cho các nhà đầu tư đạt được các mục tiêu đề ra…Ông Đinh Việt Phương, Tổng giám đốc Vietjet Air cho biết, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của việc ứng dụng AI, hãng hàng không Vietjet Air đã triển khai rất nhiều giải pháp trên nền tảng AI giúp thay đổi hoạt động của ngành hàng không. Hiện nay, Vietjet đã đầu tư Trung tâm công nghệ Galaxy Innovation Hub, triển khai các dự án nghiên cứu khoa học hàng không tại Học viện Công nghệ Hàng không Vietjet, tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu đổi mới sáng tạo với các đối tác quốc tế như Airbus, Boeing, Google, Amazon…; qua đó, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc tế, không chỉ là điểm đến của cả khu vực ASEAN mà còn kết nối ASEAN với thế giới.Ông Đinh Việt Phương đề xuất tăng cường hợp tác đa phương và tạo ra môi trường chia sẻ các nguồn lực và công nghệ giữa các Chính phủ và các doanh nghiệp; phát triển các khu vườn ươm công nghệ, nghiên cứu phát triển, nhất là về AI… để xây dựng một khu vực ASEAN tiên phong về công nghệ.Cùng với đó, có giải pháp bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu trong cộng đồng doanh nghiệp ASEAN. Vietjet Air mong muốn Chính phủ các nước mở rộng cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong thị trường chung ASEAN cởi mở, phát triển bền vững.Ông Takeo Nakajima, Trưởng Đại diện Tổ chức xúc tiến đầu tư và thương mại Nhật Bản tại Hà Nội điểm lại quá trình hợp tác, đầu tư tại Việt Nam và ASEAN; cho rằng để thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, các nước cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách; xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng số có chất lượng cao, chống lại được các thảm họa thiên nhiên và có tốc độ truyền dữ liệu cao; xây dựng các phòng thí nghiệm, các khu thử nghiệm, trung tâm thông tin; có chính sách hỗ trợ mua máy móc công nghệ cao; cần có sự hợp tác giữa giới học thuật, nghiên cứu với các doanh nghiệp; bảo vệ bản quyền các sản phẩm; đầu tư phát triển các doanh nghiệp đủ lớn để tiếp nhận các dự án đầu tư lớn từ bên ngoài…Ông Brian D. McFeeters, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) tái khẳng định cam kết hợp tác của các tập đoàn, doanh nghiệp Hoa Kỳ với Việt Nam trong các lĩnh vực, trong đó có chuyển đổi số. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ luôn sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác dựa trên nhu cầu của phía Việt Nam và chắc chắn sẽ thúc đẩy hợp tác đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực này.Phát biểu ý kiến tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nhiều ý kiến phát biểu với sự hiểu biết sâu sắc, tâm huyết, xây dựng, sát thực tiễn, thể hiện rõ sự quan tâm, mong muốn về thúc đẩy tương lai kinh tế số của ASEAN.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại toạ đàm.Theo Thủ tướng, trong thế giới ngày nay, cùng với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, là những động lực tăng trưởng mới cho phát triển nhanh, bền vững, vì tương lai thịnh vượng của ASEAN, khu vực và toàn cầu.Với Kế hoạch tổng thể số ASEAN 2025, ASEAN đã thống nhất cách tiếp cận tổng thể, chiến lược để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện - coi đây là một động lực then chốt để phát triểnkinh tế bao trùm và bền vững.Sự phát triển kinh tế số của ASEAN được thúc đẩy bởi 5 yếu tố thuận lợi: (i) Vị trí địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng; (ii) Thị trường tiêu dùng lớn, cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng; (iii) Tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh; (iv) Mạng lưới liên kết, hợp tác kinh tế rộng rãi; (v) Hệ sinh thái kinh tế số ASEAN đang phát triển mạnh mẽ.Thủ tướng cho biết, Việt Nam xác định rõ, chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một định hướng phát triển chiến lược đến năm 2030; với quan điểm xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số là: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và là nguồn lực quan trọng của chuyển đổi số. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về chuyển đổi số như: tốc độ tăng trưởng kinh tế số đạt bình quân 20%/năm; hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trên 80% người dân sử dụng dịch vụ Internet...Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ASEAN và các đối tác tăng cường hợp tác, đồng hành và hỗ trợ thúc đẩy 03 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế số, gồm: phát triển ngành công nghệ thông tin, truyền thông; thúc đẩy số hóa các ngành, lĩnh vực gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực quản trị số, phát triển dữ liệu số.Thủ tướng Phạm Minh ChínhThủ tướng nêu rõ, Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ASEAN và các đối tác tăng cường hợp tác, đồng hành và hỗ trợ thúc đẩy 03 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế số, gồm: phát triển ngành công nghệ thông tin, truyền thông; thúc đẩy số hóa các ngành, lĩnh vực gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực quản trị số, phát triển dữ liệu số.Thủ tướng nhấn mạnh: Tại tọa đàm này, chúng ta có niềm tin sâu sắc vào tiềm năng, thế mạnh của ASEAN; sự quyết tâm, đồng lòng của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân; sự hợp tác, gắn kết chặt chẽ của các đối tác khu vực, quốc tế về một Cộng đồng ASEAN số hóa trong tương lai không xa.Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu:Một là, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng trong chuyển đổi số, kinh tế số trên nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bảo đảm minh bạch, an toàn, bao trùm, bền vững, để mọi người dân, doanh nghiệp, cộng đồng đều tham gia và thụ hưởng thành quả.Hai là, thúc đẩy mạnh mẽ tự lực, tự cường, tự chủ của ASEAN trong chuyển đổi số. Trên cơ sở các yếu tố đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng nước, khẩn trương hoàn tất Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả.Ba là, thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện trong phát triển kinh tế số của ASEAN. Thực hiện theo lộ trình và có bước đi đồng bộ, phù hợp với năng lực của từng quốc gia; đồng thời chú trọng giải quyết những vấn đề chung, mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến toàn dân như sức ép chuyển dịch cơ cấu lao động, an ninh mạng, tội phạm mạng, mặt trái của trí tuệ nhân tạo (AI)…; không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình số hóa.Trên cơ sở khẳng định việc phát triển hệ sinh thái kinh tế số ASEAN vững mạnh mang lại lợi ích cho toàn cầu, Thủ tướng đề nghị các đối tác của ASEAN tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ, đồng hành cùng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển đổi số, nhất là 3 lĩnh vực.Một là, tăng cường hợp tác về chuyển đổi số để góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ số hóa gắn với ứng dụngkhoa học công nghệtrong các ngành, lĩnh vực để tạo ra động lực tăng trưởng mới.Hai là, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ về nguồn lực tài chính, tri thức, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, xây dựng thể chế số để ASEAN và Việt Nam tham gia sâu hơn vào các khuôn khổ, cơ chế, các chuỗi cung ứng về chuyển đổi số trong khu vực và trên thế giới.Ba là, chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định chung về chuyển đổi số trên phạm vi toàn cầu; tăng cường hợp tác nâng cao năng lực quản trị số, bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và an toàn dữ liệu.Các đại biểu tham dự toạ đàm.Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong quá trình phát triển của ASEAN. Thủ tướng nhấn mạnh: chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ, mà còn là sự thay đổi sâu sắc mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện."Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, cộng đồng doanh nghiệp của ASEAN và các nước đối tác sẽ nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, nỗ lực gắn kết, tự lực, tự cường, tự chủ, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nhanh, bền vững, bao trùm của từng quốc gia thành viên ASEAN, khu vực và thế giới".
https://nhandan.vn/cong-dong-doanh-nghiep-asean-gan-ket-tu-cuong-va-ben-vung-nam-bat-thoi-co-trong-thoi-dai-so-post806104.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Toạ đàm", "kinh tế số", "doanh nghiệp ASEAN", "thời đại số", "cơ hội" ] }