title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
Thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà và các nông sản chủ lực của Hải Dương
NDO -Nhằm tuyên truyền, quảng bá,giới thiệu sản phẩm vải thiều Thanh Hàvà các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương đến với du khách trong nước và quốc tế tham quan, du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 13/6, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Hội nghị giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm vải thiều Thanh Hà và các nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương năm 2024 do 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh phối hợp tổ chức.
Phát biểu khai mạc, ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương khẳng định, Hải Dương là tỉnh đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và là địa phương có tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp với sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú, chất lượng với sản lượng cao. Đặc biệt, sản phẩm vải thiều Thanh Hà thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài nước và được sản xuất theo tiêu chuẩn Gap, tiêu chuẩn xuất khẩu, đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và được dán tem truy xuất nguồn gốc, đang được Trung ương xem xét phê duyệt làsản phẩm OCOP5 sao; quả vải thiều Thanh Hà được bình chọn, vinh danh là “Tinh hoa đặc sản ba miền”, top 10 sản phẩm uy tín chất lượng.Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương phát biểu khai mạc.Những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đầu tư sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời rất quan tâm đến công tác quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản của Hải Dương trong đó có vải thiều Thanh Hà. Đến nay, nông sản của tỉnh Hải Dương đã chinh phục không chỉ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, nhất là các thị trường cao cấp.Riêng quả vải thiều Thanh Hà đã xuất khẩu thành công sang hầu hết các các thị trường cao cấp, khó tính trên thế giới như Nhật, Mỹ, Anh, Australia, Canada, New Zealand, Thái Lan và một số nước thuộc EU... Đối với thị trường trong nước, nông sản của Hải Dương đã được đưa vào hệ thống siêu thị như: VinMark, Sài Gòn Mark, Fivimark, Coop Mark, GO...Các đại biểu tham dự hội nghị.Theo ông Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, để việc kết nối thành công, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khi tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương cần quan tâm đến việc dán tem truy suất nguồn gốc các sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ; trong thời gian tới sẽ có nhiều sản phẩm của Hải Dương và Quảng Ninh được các cơ quan của 2 địa phương tổ chức liên kết, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu thụ và xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng.Việc tăng cường quảng bá, kết nối sản phẩm vải thiều Thanh Hà và các nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương tại Quảng Ninh là ưu tiên hàng đầu, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Ninh, với dân số đông gần 1,5 triệu người và hằng năm có lượng du khách đến thăm quan du lịch rất lớn, chính vì thế, đây là thị trường mà các nông sản của Hải Dương đã và đang hướng đến. Tiêu thụ tại thị trường Quảng Ninh sẽ đáp ứng được cả 2 yếu tố là tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại chỗ.Sản phẩm vải thiều Thanh Hà luôn được thị trường trong nước và nước ngoài đón nhận.Hiện nay, Hải Dương có hơn 8.850ha vải thiều và các diện tích trồng vải cơ bản đều được sản xuất theo quy trình an toàn, quy trình VietGAP, trong đó có trên 500ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hơn 100ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Bình quân sản lượng hàng năm đạt khoảng 60.000 tấn. Thời gian có thể cung ứng sản phẩm quả vải thiều tươi ra ngoài thị trường là từ tháng 5 đến hết tháng 6. Ngoài ra, sản phẩm vải thiều sấy khô có thể cung ứng quanh năm.Bên cạnh đó, ngoài diện tích trồng vải thiều Thanh Hà, Hải Dương còn có hơn 82.400ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó hơn 62.000ha là đất trồng cây hàng năm, còn lại là đất trồng cây lâu năm.
https://nhandan.vn/thuc-day-ket-noi-tieu-thu-san-pham-vai-thieu-thanh-ha-va-cac-nong-san-chu-luc-cua-hai-duong-post814081.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Quảng Ninh", "vải thiều Thanh Hà", "nông sản" ] }
Thêm 10 đội xung kích hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối
Ngày 31/5, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung ( EVNCPC ) tiếp tục điều thêm 10 Đội xung kích với 180 cán bộ, kỹ sư, công nhân tăng cường cho các đơn vị thi công đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Ông Lê Hữu Danh - Phó Tổng giám đốc EVNCPC cho biết: Cách đây 2 ngày, EVNCPC đã cử hơn 200 kỹ sư, công nhân điện, lái xe cẩu tải tăng cường cho các đơn vị thuộcTập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) đang thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.Chuẩn bị máy móc cho việc thi công ở những địa bàn khó khăn.Tuy nhiên, do nhu cầu công việc thực tế tiến độ tại hiện trường còn rất nhiều hạng mục, phần việc, thời gian lại không nhiều theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là phải hoàn thành và đóng điện dự án trước ngày 30/6. Vì vậy, EVNCPC tiếp tục điều thêm 180 cán bộ, kỹ sư, công nhân hỗ trợ xây dựng dự án trọng điểm quốc gia, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ.Phương tiện thi công được chuyển lên xe trước giờ xuất phát.Như vậy, tính cả hai đợt huy động, EVNCPC cử 24 Đội xung kích với 389 người có sức khỏe tốt, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm thi công từ 13 Công ty điện lực và Công ty Dịch vụ Điện lực Miền Trung hỗ trợ Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia thực hiện dự ánđường dây 500kVmạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối trong giai đoạn nước rút.Công nhân Điện lực Phú Yên chuẩn bị vật tư.Được biết, dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519 km, đi qua 211 xã, phường, của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh. Tổng mức đầu tư của dự án lên tới 22.000 tỷ đồng.Lãnh đạo Điện lực Quảng Ngãi tặng quà đội xung kích trước giờ xuất phát.Dự án này không chỉ tăng cường năng lực truyền tải điện giữa miền Trung và miền Bắc từ 2.200 MW lên 5.000 MW, mà còn đảm bảo cung cấp điện ổn định cho miền Bắc, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
https://nhandan.vn/them-10-doi-xung-kich-ho-tro-thi-cong-duong-day-500kv-mach-3-quang-trach-pho-noi-post812108.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "EVNCPC", "đường dây 500 kv", "mạch 3", "Quảng Trạch-Phố Nối", "xung kích", "hỗ trợ thi công" ] }
Phú Yên tập trung phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, nhiều diện tích lúa, mía, sắn… ở Phú Yên được sử dụng máy móc hiện đại từ các khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng cơ giới hóa vào khâu gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, chưa đồng bộ, nhất là khâu bảo quản, sơ chế sản phẩm sau thu hoạch chưa cao...
Hằng năm, cứ qua 23 tháng mười âm lịch là người dân Phú Yên bắt tay vào sản xuất vụ đông xuân. Nếu như trước đây, nông dân với con trâu, cây cày ì ạch cày xới từng luống đất một cách nặng nề, thì nay hàng nghìn chiếc máy cày chạy băng băng trên khắp cánh đồng. Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ, việc làm đất hoàn toàn bằng máy giúp đất tơi hơn, bằng phẳng hơn, bảo đảm chất lượng sản xuất lúa ngay từ khâu xuống giống.Tăng hiệu quả sản xuấtHợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa có 950 ha đất trồng lúa, trong đó gần 800 ha diện tích lúa hai vụ. Nếu như trước đây, nông dân phải mất rất nhiều thời gian để cày, xới đất, cắt lúa, gánh vác về… thì hiện nay, mọi công đoạn đều được cơ giới hóa. Toàn hợp tác xã có 75 máy cày; 55 máy gặt đập liên hợp bảo đảm phục vụ 100% trong khâu làm đất, thu hoạch cho nông dân.“Khoảng ba năm nay, hợp tác xã đã thuê thiết bị bay không người lái để gieo sạ, rải phân và phun thuốc bảo vệ thực vật… Đến nay, những thiết bị này được nông dân sử dụng rộng rãi trên địa bàn xã. Xã viên rất phấn khởi khi có nhiều máy móc hiện đại hỗ trợ sản xuất. Việc áp dụng cơ giới hóa đã giúp bảo vệ sức khỏe, đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận 30-40%”. Ông Nguyễn Văn Nhân, xã viên hợp tác xã chia sẻ.Theo Phòng Nông nghiệp huyện Phú Hòa, hiện khâu làm đất trong sản xuất ba loại cây trồng chính như lúa, sắn, mía đều áp dụng 100% cơ giới hóa. Tỷ lệ diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp 98%.Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết, trong sản xuất nông nghiệp, về trồng trọt, Phú Yên có 6 cây trồng chính: lúa, bắp, mía, sắn, rau các loại và hoa cây cảnh. Chủ lực là cây lúa nước 2 vụ khoảng 24.562 ha, tập trung tại các huyện đồng bằng Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, Tuy An; và 23.000 ha mía, được trồng tại ba huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh…Những năm qua, tỉnh Phú Yên đã xây dựng nhiều dự án, mô hình và đưa vào áp dụng cơ giới hóa, tưới nước tiên tiến, tiết kiệm cho nông dân. Đáng chú ý là các mô hình: máy làm đất đa năng; máy phun 3 trong 1, xới đất, phát cỏ; công cụ gieo hạt cho cây trồng cạn; máy cuốn rơm cho cây lúa; máy tuốt hạt đậu phộng (lạc); tưới nhỏ giọt quấn gốc cho cây ăn quả, tưới nhỏ giọt theo hàng cho cây công nghiệp; tưới nước cho cây mía bằng biện pháp tưới phun mưa…Đến năm 2023, toàn tỉnh Phú Yên đã sử dụng 224.505 máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ từ 50-90%, tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng tưới nước tiên tiến, tiết kiệm đạt 37,82%, tương đương hơn 54.000 ha.Việc tích cực đầu tư, hỗ trợ, ứng dụng cơ giới hóa, tưới nước tiên tiến, tiết kiệm vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Phú Yên như lúa, mía và sắn đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng và giảm bớt sức lao động của nông dân.Tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóaÔng Trương Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên cho biết, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới hiện nay.Nông dân Phú Yên tham quan gian trưng bày các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.Những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh tích cực đầu tư, hỗ trợ, chỉ đạo các đơn vị và các địa phương tăng cường nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trên những cây trồng chủ lực. Bước đầu, tỷ lệ cơ giới hóa đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng, nâng cao đời sống, giải phóng sức lao động của người dân.Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, mức độ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp, chưa đồng bộ và phát triển toàn diện. Các mô hình tập trung chủ yếu ở khâu làm đất, vận chuyển và thu hoạch ở một số cây trồng chính như lúa, ngô và lạc. Các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cây công nghiệp như: mía, sắn, cà-phê và các khâu sấy, xay xát chế biến lúa gạo có mức độ cơ giới hóa còn rất thấp.Trình độ của người dân trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học-kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất chưa đồng đều, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, thói quen, phần lớn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng máy nên trong quá trình vận hành còn gặp nhiều khó khăn.Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên cho biết, tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 14/3/2023 thực hiện Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung được cơ giới hóa.Các giải pháp tỉnh Phú Yên về cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 là: Xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, trong đó tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp; xây dựng các mô hình, dự án nhằm khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh; triển khai hiệu quả Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; xây dựng các mô hình thí điểm liên kết theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông sản chủ lực…
https://nhandan.vn/phu-yen-co-gioi-hoa-nong-nghiep-post789114.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Cơ giới hóa", "Kế hoạch số 60/KH-UBND", "Quyết định 858/QĐ-TTg", "cơ giới hóa nông nghiệp", "sản xuất nông nghiệp", "Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "Nghị định số 98/2018/NĐ-CP" ] }
Nhiều dư địa tăng trưởng từ kinh tế sáng tạo
NDO -Việt Nam có những cơ hội quan trọng cho phát triển kinh tế sáng tạo nhờ chuyển đổi số, sự phục hồi và vươn lên mạnh mẽ của ngành du lịch, thị trường trong nước có quy mô tương đối lớn, nền kinh tế hội nhập sâu rộng...
Ngày 26/4, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu Phát triểnkinh tế sáng tạo: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam.Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình cải cáchkinh tế vĩ mô/tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ.Phát biểu khai mạc, Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh sau gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu sâu rộng trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng.Tin liên quanGia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệpĐể hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, việc duy trìtăng trưởngkinh tế ở mức cao là điều kiện tiên quyết.Tuy nhiên, nền kinh tế đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn khi mô hình tăng trưởng truyền thống dựa trên gia tăng vốn, lao động phổ thông, đất đai, tài nguyên thiên nhiên đã chạm ngưỡng giới hạn. Trong bối cảnh đó, cần không ngừng đổi mới cả về tư duy, cách làm và mô hình để sáng tạo ra những không gian mới cho tăng trưởng kinh tế.Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh, khi đặt trọng tâm vào khai thác ý tưởng, sức sáng tạo của con người và bảo vệ tài sản trí tuệ thì kinh tế sáng tạo cho thấy tiềm năng vô cùng lớn, thậm chí là không giới hạn. Phát triển của công nghệ mới không làm mất đi tiềm năng sáng tạo và phải có cách tiếp cận toàn diện hơn để chính những công nghệ đó giúp nâng bước sáng tạo của con người.Theo thống kê của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), quy mô thị trường toàn cầu cho hàng hóa sáng tạo đã tăng trung bình 2,28%/năm trong giai đoạn 2011-2020 và tăng lên 16,56% vào năm 2021. Tổng xuất khẩu dịch vụ sáng tạo toàn cầu đã tăng trung bình 8,14%/năm trong giai đoạn 2011-2020.Việt Nam bước đầu đã có nỗ lực tiếp cận các ngành công nghiệp và dịch vụ sáng tạo cũng như có khung chính sách liên quan. Một số chính sách, quy định đã được hoàn thiện và đáp ứng rất tốt yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế sáng tạo.Đơn cử như các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được hoàn thiện phù hợp với các cam kết quốc tế và các thông lệ quốc tế tốt nhất, qua đó giúp tạo động lực và sự yên tâm cho các chủ thể phát huy sức sáng tạo và tài sản trí tuệ trong nền kinh tế sáng tạo.Trong Báo cáo trình bày tại hội thảo, Nhóm nghiên cứu của CIEM đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam.Các điểm mạnh để phát triển kinh tế sáng tạo bao gồm di sản văn hóa phong phú và đa dạng; dân số trẻ, năng động và thành thạocông nghệ; những thay đổi chính sách tích cực đối với các mô hình kinh tế mới.Tuy nhiên, những hạn chế cố hữu về nguồn vốn, đặc biệt là trong các lĩnh vực sáng tạo truyền thống; việc thiếu nhiều kỹ năng liên quan đến kinh tế sáng tạo ở không ít nhóm chủ thể sáng tạo; những bất cập về kết cấu hạ tầng “cứng” và “mềm” là những điểm yếu trong quá trình phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam.Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể là tập trung hoàn thiện khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng kinh tế sáng tạo gắn với tạo không gian, động lực và sự yên tâm cho các chủ thể sáng tạo; tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ số; tiếp tục phát triển thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm sáng tạo của Việt Nam…
https://nhandan.vn/nhieu-du-dia-tang-truong-tu-kinh-te-sang-tao-post806732.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "kinh tế sáng tạo", "tăng trưởng", "du lịch", "công nghệ", "phát triển kinh tế" ] }
Quý I/2024, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế 539 tỷ đồng, tăng 212%
Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về sự thiếu hụt tàu bay, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.
Theo báo cáo, quý I/2024, doanh thu vận chuyển hàng không của Vietjet đạt 17.765 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 520 tỷ đồng, tăng lần lượt 38% và 209% so với cùng kỳ năm 2023.Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 17.792 tỷ đồng và 539 tỷ đồng, tăng 38% và 212% so với cùng kỳ 2023.Trong ba tháng đầu năm, Vietjet đã khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển được hơn 6,3 triệu lượt hành khách. Các chuyến bay của hãng đạt hệ số sử dụng ghế bình quân cao 87%, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,6%.Tiếp tục chiến lược tập trung mở rộng mạng bay quốc tế, vận tải hành khách quốc tế trong quý I/2024 của Vietjet tăng trưởng hơn 53% và 61% về số lượng chuyến bay và lượt khách so với cùng kỳ 2023.Trong quý I/2024, Vietjet mở mới 15 đường bay quốc tế và quốc nội, nâng tổng số đường bay lên 140. Hãng liên tiếp công bố và khai trương các đường bay quốc tế mới gồm Phú Quốc-Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Thành phố Hồ Chí Minh-Thành Đô, Tây An (Trung Quốc), Thành phố Hồ Chí Minh-Vientiane (Lào), và các đường bay từ Hà Nội đến Hiroshima (Nhật Bản), Sydney, Melbourne (Australia).Những kết quả trên khẳng định Vietjet đã vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không trong việc thiếu hụt tàu bay, duy trì đà phát triển của năm 2023, tiếp tục tiên phong mở mới nhiều đường bay quốc tế, tạo sức bật mạnh mẽ cho hoạt động khai thác trong cả năm 2024.Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 85,828 nghìn tỷ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu 1,9 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp trong quý I/2024 là 1.770 tỷ đồng.Không chỉ kết nối Việt Nam với thế giới qua các mạng đường bay, Vietjet tiên phong kết nối với thế giới qua các dự án đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tầm cỡ thế giới.. Vietjet đặt mục tiêu vận chuyển 27,4 triệu lượt hành khách trong năm 2024.Vietjet cũng đặc biệt quan tâm tới các mục tiêu ESG, Net Zero – giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Hiện tại, đội tàu bay hiện đại của hãng có khả năng tiết kiệm từ 15% - 20% nhiên liệu, cấu hình được tối ưu giúp chuyên chở được nhiều khách hơn và có thể giảm phát thải trên mỗi hành khách so với các hãng khác tới 25% - 30%. Mỗi vé máy bay bán ra được hãng trích 5.000 đồng vào quỹ Fly Green để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, nghiên cứu phát triển các công nghệ xanh…Theo đà tăng trưởng từ đầu năm, Vietjet đã đặt ra nhiều mục tiêu lớn để hướng tới những kết quả cao trong các quý tiếp theo và trong cả năm 2024. Bên cạnh việc giữ vững thị trường nội địa, Vietjet đặt mục tiêu mở rộng hơn nữa mạng bay quốc tế mới, dự kiến khai thác 142.000 chuyến bay, vận chuyển 27,4 triệu lượt hành khách trong năm 2024.
https://nhandan.vn/quy-i2024-vietjet-dat-loi-nhuan-sau-thue-539-ty-dong-tang-212-post806994.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [] }
Doosan Vina bàn giao 2 cẩu bờ cho cảng Chu Lai
Chiều 17/5, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnhQuảng Ngãi, cho biết, Công ty vừa bàn giao 2 cẩu bờ chạy ray RMQC cho cảng biển quốc tế Chu Lai (Quảng Nam).
2 cẩu bờ này thuộc dự án Chu Lai Port, đượcDoosan Vinaký kết với Công ty trách nhiệm hữu hạnCảng biển quốc tế Chu Laivào cuối tháng 12/2022, nhằm nâng cao công suất bốc dỡ cho cảng Chu Lai, rút ngắn thời gian làm hàng, mang lại hiệu quả trong quá trình lưu thông, vận tải hàng hóa tại khu vực bãi cảng, từ đó gia tăng tần suất khai thác tàu và chất lượng dịch vụ cho cảng Chu Lai.Mỗi cẩu trục có chiều cao 57,5m, dài 98m, rộng 27m, tầm với ra biển 40m, tầm với trong bờ 16m, có thể bốc dỡ container có trọng tải hơn 40 tấn, phù hợp với các tàu hàng 50.000 DWT.Đây là lần đầu tiên cẩu trục được sản xuất, lắp dựng và bàn giao ngay tại công trường thay vì được hoàn thiện tại Doosan Vina, sau đó vận chuyển đến cảng khách hàng như các dự án trước.Nghi thức bàn giao 2 cẩu bờ cho Cảng Chu Lai.Theo lãnh đạo Doosan Vina, mặc dù gặp một số bất cập về việc vận chuyển nguyên vật liệu và điều kiện làm việc, sinh hoạt tại công trường nhưng với năng lực, kinh nghiệm và tinh thần đoàn kết của đội ngũ người lao động Doosan Vina cùng với sự hỗ trợ tích cực củaCảng Chu Lai, mọi khó khăn đều được khắc phục kịp thời, hiệu quả.Sự thành công của dự án minh chứng cho năng lực thích nghi với mọi hoàn cảnh, điều kiện của người người lao động Doosan Vina, luôn linh hoạt tìm ra giải pháp phù hợp và đưa dự án về đích đúng tiến độ.Theo ông Bùi Minh Trực, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn giao nhận-vận chuyển quốc tế Trường Hải, việc Doosan Vina đồng ý thực hiện 2 cẩu bờ ngay tại cảng Chu Lai đã giúp Công ty tiết kiệm khá nhiều chi phí, đồng thời học hỏi được rất nhiều điều quý báu về phong cách làm việc chuyên nghiệp từ Doosan Vina. Ấn tượng nhất là chính sách kiểm soát chất lượng và kiểm soát tiến độ dự án từng ngày, từng giờ của Doosan Vina trong suốt quá trình thực hiện dự án.Việc đưa 2 cẩu trục vào vận hành thương mại ngay trong tháng 5/2024 giúp năng suất xếp dỡ của cảng Chu Lai tăng gấp 3 đến 4 lần so với trước đây.“Việc đưa vào vận hành 2 cẩu bờ là một bước rất quan trọng về tiến độ và năng suất xếp dỡ của cảng Chu Lai tăng gấp 3 đến 4 lần so với trước đây. Với định hướng phát triển thành một cảng chuyên dụng container lớn tại miền trung, hy vọng rằng thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục hợp tác với Doosan Vina và Thaco Industries đầu tư nhiều thiết bị hơn nữa để nâng cao năng suất xếp dỡ”, ông Bùi Minh Trực chia sẻ.Được biết, hiện Doosan Vina đang đẩy mạnh chế tạo và hoàn thiện 9 cẩu RTGC thuộc dự án Saudi Global Port để xuất đến cảng Dammam vào tháng 6/2024 và tiếp tục chế tạo 24 cẩu trục (6 RMQC và 18 RTGC) của dự án BMCTPL cung ứng cho khách hàng PSA Mumbai (Ấn Độ).Tính đến thời điểm này, Doosan Vina đã và đang sản xuất 132cẩu trụccho các khách hàng quốc tế và trong nước.Một số cảng tiêu biểu mà Doosan Vina cung ứng cẩu trục đang hoạt động có thể kể đến như: PSA (Singapore), Samarinda (Indonesia), JNPT và BMCT (Ấn Độ) và tại Việt Nam gồm: Tân Cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng, cảng Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, cảng Gemalink, cảng Nam Đình Vũ và cảng Chu Lai.
https://nhandan.vn/doosan-vina-ban-giao-2-cau-bo-cho-cang-chu-lai-post809840.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Quảng Ngãi", "Chu Lai", "cẩu trục", "Doosan Vina", "cảng chuyên dụng", "xếp dỡ hàng hóa" ] }
Giá vàng ngày 13/6: Vàng miếng đi ngang phiên thứ 5 liên tiếp
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 13/6) giao dịch ở mức 2.312,3 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục đứng yên ở mức 76,980 đồng/lượng; vàng nhẫn 74,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC tiếp tục duy trì sự ổn định với giá bán ra đồng loạt 76,98 triệu đồng/lượng, không thay đổi so giá bán trong mấy ngày gần đây.Tại thời điểm 11 giờ ngày 13/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 74,980 triệu đồng/lượng mua vào và 76,980 triệu đồng/lượng bán ra, giữ nguyên so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 11 giờ ngày 13/6.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 74,980-76,980 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới khoảng 5,78 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999không biến động so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 72,8 triệu đồng/lượng, bán ra 74,4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 72,9 triệu đồng/lượng và bán ra mức 74,6 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước.Tính đến 11 giờ ngày 13/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đứng ở mức 2.312,3 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 13/6. (Ảnh: kitco.com)Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã giữ nguyên lãi suất khi kết thúc cuộc họp vào ngày 12/6, trong khi các nhà hoạch định chính sách cho biết, họ dự kiến chỉ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay trong bối cảnh lạm phát vẫn xa mức mục tiêu.Ông Jeffrey Christian, đối tác quản lý của CPM Group, cho biết FED không hạ cũng không tăng lãi suất, do đó các nhà đầu tư chuyển sang các tài sản ít rủi ro hơn, trong đó có vàng.Theo bà Ewa Manthey, Nhà chiến lược hàng hóa tại ING, vàng đang phải đối mặt với những "cơn gió ngược" mới từ đồng USD mạnh hơn và nhu cầu yếu hơn của Trung Quốc. Nhưng kim loại màu vàng sẽ tiếp tục tăng sau khi FED bắt đầu cắt giảm lãi suất.Nói về triển vọng tương lai của vàng, bà Manthey cho biết, ING dự kiến, ​​giá vàng sẽ giảm nhẹ trong thời gian còn lại của quý II.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-136-vang-mieng-di-ngang-phien-thu-5-lien-tiep-post814091.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 13/6 vàng", "miếng SJC", "vàng nhẫn 9999", "vàng miếng", "vàng nhẫn" ] }
Người tiêu dùng Thủ đô thỏa sức mua sắm tại phiên chợ nông sản vùng miền 2024
NDO -Vừa khai mạc ngày 13/6, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, phiên chợ nông sản vùng miền 2024 thu hút khá đông khách hàng đến tham quan mua sắm.
Với quy mô trên 70 gian hàng, phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền sẽ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, trái cây chất lượng cao của các hợp tác xã, doanh nghiệp, Hội nông dân đến từ 21 tỉnh, thành phố. Theo đó, khách tham quan sẽ được mua sắm, trải nghiệm nhiều loại trái cây như: sầu riêng, thanh long, bơ, mận...Trạm sầu yêu thương hút khách tham quan mua sắmNổi bật tại Phiên chợ là chương trình "Kết nối nông sản-Trạm sầuyêu thương" được triển khai dưới sự tư vấn chiến lược của các công ty là Công ty cổ phần tư vấn Công nghệ Enviva, Công ty cổ phần Dukruco và Công ty cổ phần FiveF đã thu hút đông đảo khách hàng tham quan, mua sắm loại đặc sản sầu riêng.Bà Nguyễn Thị Xuyến - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ Enviva - cho biết, việc thực hiện ý tưởng chương trình "Kết nối nông sản-Trạm sầu yêu thương" nằm trong khuôn khổ hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, đặc sản của các địa phương gắn với mùa vụ từng vùng theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa các hợp tác xã, doanh nghiệp với siêu thị, cửa hàng thực phẩm tại các thành phố lớn trong cả nước. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu, tôn vinh sản phẩm nông sản, đặc sản vùng miền, sản phẩm chủ lực của các địa phương, từ đó góp phần tác động tích cực đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, đặc sản theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững, áp dụng công nghệ cao.Quá trình sơ chế, bảo quản, tách múi/chế biến/đóng gói sầu riêng được thực hiện trong điều kiện bảo quản trong điều kiện an toàn thực phẩm, kho mát để quả sầu không bị chín ép làm giảm chất lượng.Chương trình “Kết nối nông sản-Trạm sầu yêu thương” là chương trình thúc đẩy tiêu dùng nông sản sầu riêng tại thị trường nội địa đã tham gia vào chương trình với các hình thức như bán hàng livestream nhằm quảng bá sầu riêng tươi và các sản phẩm chế biến từ sầu riêng.Việc thúc đẩy tiêu thụ sầu riêng trong nước giúp nhà vườn yên tâm phát triển sản xuất, người dùng được thưởng thức các trái sầu riêng chất lượng với giá thành hợp lý. Điều này giúp thị trường nông sản sầu riêng phát triển bền vững. Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa giúp giảm rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu.“Chương trình “Kết nối nông sản-Trạm sầu yêu thương” đã ứng dụng công nghệ nghiên cứu và xây dựng hệ sinh thái sản phẩm chế biến từ sâu riêng chia thành 4 loại sản phẩm chính: trái sầu riêng tươi, đồ ăn nhẹ, món tráng miệng và đồ uống. Từ chiến lược này chương trình đã chính thức tham gia vào thị trường chế biến các sản phẩm từ sầu riêng có thị phần trong các danh mục khách món tráng miệng, đồ ăn nhẹ và đồ uống có giá trị hơn 275 tỷ USD hằng năm chỉ riêng ở thị trường châu Á”, bà Nguyễn Thị Xuyến cho hay.Ứng dụng khoa học, công nghệ vào chế biến sâu nâng cao giá trị nông sảnVới vai trò tư vấn của chương trình "Kết nối nông sản-Trạm sầu yêu thương", Công ty Five F có hệ thống kho lạnh và xưởng chế biến cấp chứng nhận hệ thống quản lý ATTP-ISO22000:2018. Quá trình sơ chế, bảo quản, tách múi/chế biến/đóng gói sầu riêng được thực hiện trong điều kiện bảo quản trong điều kiện an toàn thực phẩm, kho mát để quả sầu không bị chín ép làm giảm chất lượng.Đại diện công ty Five F cho biết: Một số dòng sản phẩm cao cấp được cấp đông bằng công nghệ lạnh nhanh IQF-làm cho sầu riêng cấp đông giữ nguyên được chất lượng giống như ăn tươi.Quy trình giám sát và tư vấn quản lý chất lượng sản phẩm của sầu riêng bao gồm nhiều bước từ trồng trọt, thu hoạch, bảo quản đến tiêu thụ.Hệ thống kho lạnh và xưởng chế biến cấp chứng nhận hệ thống quản lý ATTP - ISO22000: 2018.Việc Five F áp dụng những chiến lược này sẽ giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả sản xuất sầu riêng, đáp ứng nhu cầu thị trường và gia tăng giá trị sản phẩm Sầu riêng đòi hỏi một chiến lược toàn diện bao gồm nhiều yếu tố từ sản xuất, tiếp thị, phân phối đến dịch vụ khách hàng.Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần vào chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tươi có giá trị kinh tế cao và chất lượng tốt, Dakruco đã triển khai thực hiện Dự án nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại Chi nhánh Nông trường Cư Bao với quy mô 157ha, chuyên canh trồng cây ăn quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP như: Sầu riêng, chuối, dứa...Sản phẩm nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao này của Dakruco đã có mặt trên thị trường Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc... và được khách hàng đánh giá cao.Nhận thấy rõ được tiềm năng thị trường, những lợi thế vốn có về đất đai, kinh nghiệm, đối tác, thị trường... đồng thời để hướng đến nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, kết hợp nông nghiệp và du lịch, Dakruco đang xúc tiến các thủ tục để tiếp tục triển khai đầu tư Dự án Nông nghiệp theo hướng ứng dụng Công nghệ cao tại CưMgar với quy mô khoảng 500ha, với mục tiêu hình thành trang trại chuyên canh sầu riêng lớn nhất của cả nước và khu vực.Ấn nút khai mạc phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền 2024.Chia sẻ tại buổi lễ khai mạc phiên chợ, ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, cho biết: Đến với Phiên chợ, khách tham quan sẽ được mua sắm, trải nghiệm các loại trái cây nhiệt đới chất lượng cao theo mùa vụ từng vùng như: Nho Hạ Đen; sầu riêng, bơ, mãng cầu Đắk Nông; mận Mộc Châu; dưa lưới Tuyên Quang; mận Tam Hoa, xoài Úc Bắc Hà, dứa Bản Lầu - Lào Cai, Thanh long ruột đỏ Vĩnh Phúc.Tin liên quanTăng cường quản lý, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu ở Đắk Lắk“Hiện nay, chúng ta đã xuất khẩu rất nhiều sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, nhưng để tạo ra nền tảng thị trường ổn định, bền vững, bên cạnh thị trường xuất khẩu, việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng cần được chú trọng. Để người dân các tỉnh phía bắc cũng được trải nghiệm và sử dụng trái sầu riêng. Tại Phiên chợ lần này, chúng tôi muốn hướng tới giới thiệu tập trung nhóm sản phẩm sầu riêng. Trong đó, cùng với sầu riêng tươi, các sản phẩm sầu riêng đông lạnh và các sản phẩm giá trị gia tăng từ sầu riêng như bánh bao hay bánh Trung thu nhân sầu riêng cũng được giới thiệu tại Phiên chợ”, ông Nguyễn Minh Tiến chia sẻ.
https://nhandan.vn/nguoi-tieu-dung-thu-do-thoa-suc-mua-sam-tai-phien-cho-nong-san-vung-mien-2024-post814181.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Dakruco", "Sầu riêng", "Sầu", "Úc Bắc Hà", "Phiên chợ", "Mận", "Nông sản" ] }
Cầu nối giúp doanh nghiệp Canada thâm nhập thị trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo TTXVN, mạng edc.ca của Cơ quan phát triển xuất khẩu Canada (EDC) đăng bài phân tích về những cơ hội thương mại rộng mở cho các công tyCanadakhi đầu tư vào Việt Nam.
Bài viết cho biết, Việt Nam được đánh giá sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm mới của châu Á, với cơ hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô nhanh chóng. Để giúp các nhà xuất khẩu và đầu tư Canada tận dụng tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến thăm của phái đoàn thương mại Canada tới Việt Nam, EDC đã thông báo việc mở văn phòng đại diện mới tại Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa thu tới.Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành EDC Mairead Lavery nhận xét, Việt Nam sẽ mang lại cho các nhà xuất khẩu Canada lợi thế về mặt địa lý để thâm nhập cácthị trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dươngmột cách dễ dàng, đồng thời cũng mang lại cho các công ty lợi thế cạnh tranh về chi phí trong kinh doanh. Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam trở nên hấp dẫn với các công ty xuất khẩu.Theo Công ty nghiên cứu tài sản toàn cầu New World Wealth, Việt Nam có thể chứng kiến mức tăng trưởng đột biến về tài sản trong thập kỷ tới. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050 và điều này tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực mà Canada có thế mạnh như công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, sản xuất tiên tiến và cơ sở hạ tầng.Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng nhận định, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã giúp nước này trở thành một trung tâm đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Canada. Là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN và là thành viên chủ chốt của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đang mang lại triển vọng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu và đầu tư Canada. Văn phòng đại diện EDC mới tại Việt Nam sẽ là nguồn lực có giá trị đối với các công ty Canada đang tìm cách vươn sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
https://nhandan.vn/cau-noi-giup-doanh-nghiep-canada-tham-nhap-thi-truong-an-do-duong-thai-binh-duong-post802855.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Canada", "thị trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", "doanh nghiệp" ] }
Thống nhất thuật ngữ trong khởi nghiệp sáng tạo
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách định hướng cho đổi mới sáng tạo vàkhởi nghiệp sáng tạonhư: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, Kết luận số 69-KL/TW ngày 11/1/2024 của Bộ Chính trị, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội...
Đó là động lực để tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đến nay, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh tháikhởi nghiệp sáng tạoquốc gia đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dựa trên nền tảng, thành tựu khoa học, công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã có đầy đủ các thành phần quan trọng.Tuy nhiên, thực tiễn triển khai có một số vướng mắc cần được giải quyết kịp thời nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong huy động các nguồn lực cho phát triển bền vững hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo nói riêng và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia nói chung. Đó là hiện có hơn 30 tên gọi khác nhau và được sử dụng không thống nhất khi đề cập đến các tổ chức liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính. Mỗi tên gọi lại gắn với các cơ chế, chính sách khác nhau, thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện khác nhau.Lấy thí dụ, để chỉ đối tượng của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, hiện có nhiều tên gọi như: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cũng xuất hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức thúc đẩy kinh doanh; trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia; trung tâm đổi mới sáng tạo…Nhiều nhà quản lý cho biết, việc dùng nhiều khái niệm cho một đối tượng như nêu trên là do chưa thống nhất nội hàm về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Hậu quả là trong thực thi hoạt động chuyên môn và trong công tác quản lý nhà nước đã có các ứng xử chưa phù hợp, gây thiệt thòi cho các đối tượng của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo đúng nghĩa.Mới đây, một cán bộ quản lý khoa học cho biết, khi triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có hỗ trợ miễn thuế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, cơ quan thuế chưa thể xác định được các tổ chức này vì chưa có quy định về điều kiện, tiêu chí, cơ quan có thẩm quyền công nhận các tổ chức đó.Theo các chuyên gia, nhà quản lý, mặc dù có sự giao thoa, nhưng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo là khác nhau. Đổi mới sáng tạo được hiểu là quá trình chuyển đổi từ tri thức, công nghệ thành sản phẩm cụ thể, là sự bước tiếp của hoạt động khoa học, công nghệ để đi vào thị trường. Đối tượng chính để thực hiện đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp, doanh nhân. Còn khởi nghiệp sáng tạo có hoạt động chính là gọi vốn để đầu tư, tạo ra mô hình, sản phẩm mới, doanh nghiệp mới.Do đó, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ cần sớm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thống nhất khái niệm, nội hàm về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, từ đó, quản lý nhà nước thống nhất đối với các đối tượng liên quan.
https://nhandan.vn/thong-nhat-thuat-ngu-trong-khoi-nghiep-sang-tao-post809949.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Kết luận số 69-KL/TW", "Nghị quyết số 81/2023/QH15", "Nghị quyết số 52-NQ/TW", "Khởi nghiệp", "khởi nghiệp sáng tạo" ] }
Đà Nẵng: Thông xe kỹ thuật tuyến đường vành đai 1.500 tỷ đồng
NDO -Sáng 13/5, Ủy ban nhân dân thành phốĐà Nẵngtổ chức lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường vành đai phía tây đoạn từ Quốc lộ 14 đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1).
Dự án Tuyến đường vành đai phía tây thành phố Đà Nẵng đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh nằm trong định hướng chiến lược về phát triển hạ tầng giao thông đô thị của thành phố Đà Nẵng.Bên cạnh tuyến đường vành đai phía nam đang triển khai, việc đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía tây đi qua các xã Hòa Ninh, Hòa Phong, Hòa Khương (huyện Hòa Vang) nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị, kết nối mạng lưới giao thông thành phố Đà Nẵng với giao thông khu vực các tỉnh miền trung-Tây Nguyên, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía tây thành phố Đà Nẵng và khu vực miền trung-Tây Nguyên.Thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường vành đai phía tây thành phố, sáng 13/5.Tuyến đường vành đai phía tây thành phố Đà Nẵng là dự án nhóm B, công trình cấp II với tổng chiều dài 19km, có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, có điểm đầu giao Quốc lộ 14B (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) và điểm cuối đến đường Hồ Chí Minh đoạn xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang).Đường thiết kế với 4 làn xe rộng 15m, vỉa hè mỗi bên 5,5m, dải phân cách rộng 15m dự phòng cho việc mở rộng làn xe sau này.Dự án này khởi công vào tháng 10/2018, dự kiến hoàn thành cuối năm 2020.Tuy nhiên, vì nhiều lý do như phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa sát với thực tế phải điều chỉnh; ảnh hưởng của dịch Covid-19; năng lực nhà thầu yếu dẫn đến việc dự án trễ hẹn về đích hơn 3 năm.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết, tuyến đường vành đai này đi qua 5 xã của huyện Hòa Vang, với khối lượng hộ dân phải thực hiện giải tỏa di dời là rất lớn 1.607 hộ và 1.176 mồ mả phải di dời. Diện tích đất thu hồi là 97ha. Tiến độ thi công công trình phải tiến hành song song với tiến độ giải phóng mặt bằng.Bên cạnh đó, tuyến đường vành đai này có nhiều đoạn đi qua địa hình đồi núi phức tạp, khối lượng đất đào đắp rất lớn; địa chất thay đổi, sạt lở ta-luy qua các đợt mưa lớn kéo dài… là những thử thách không nhỏ trong quá trình thi công công trình này.Tuyến đường vành đai phía tây khớp nối với hệ thống đường giao thông nội thị Đà Nẵng và đường giao thông khu vực các tỉnh miền trung, Tây Nguyên.Theo ông Chinh,tuyến đường vành đaihoàn thành giúp khớp nối hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai bao quanh thành phố. Đồng thời, kết nối mạng lưới giao thông thành phố với giao thông khu vực các tỉnh miền trung-Tây Nguyên thông qua các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, đường Hồ Chí Minh và hệ thống đường trục ngang của thành phố Đà Nẵng.“Cùng với Cảng Liên Chiểu, tuyến đường đã mở ra những động lực mới phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía tây thành phố và làm thay đổi đáng kể bộ mặt giao thông huyện Hòa Vang”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhấn mạnh.Ngay sau lễ thông xe kỹ thuật, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị, chủ đầu tư khẩn trương rà soát tổng thể toàn bộ dự án đề hoàn thiện các hạng mục còn lại của công trình, quan trọng nhất là hạng mục gia cố, ổn định mái taluy nền đường, hạng mục tổ chức giao thông;Sớm tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình đúng quy định để đưa vào vận hành, khai thác thuận lợi, an toàn. Đặc biệt cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng bảo đảm an toàn giao thông trên toàn tuyến.
https://nhandan.vn/da-nang-thong-xe-ky-thuat-tuyen-duong-vanh-dai-1500-ty-dong-post809068.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Đường vành đai trễ hẹn", "dự án 1.500 tỷ cán đích", "thông xe kỹ thuật", "Đà Nẵng", "Lê Trung Chinh", "ĐƯỜNG BỘ" ] }
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024
NDO -Tối 25/4, tạiBảo tàng Hà Nội, Sở Công thương Hà Nội khai mạc hội chợ “Hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024)”. Đây là hoạt động kỷ niệm 49 nămNgày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 nămNgày Quốc tế Lao động(1/5/1886 - 1/5/2024).
Với quy mô 100 gian hàng, hội chợ thu hút sự tham gia của các Hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng lưu niệmthủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân, thợ giỏi, ngành thủ công mỹ nghệ và sản phẩmOCOP.Các sản phẩm làng nghề trưng bày tại hội chợ năm nay đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt.Một số mặt hàng có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tập trung vào các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát…Ngoài ra, còn có các sản phẩm chế biến, nông sản và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.Các đại biểu cắt băng khai mạc hội chợ.Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết,hội chợ Hàng lưu niệm Thủ đônăm 2024 được tổ chức nhằm hỗ trợ cho các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân trưng bày và giới thiệu, quảng bá sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ đậm đà bản sắc văn hóa của các làng nghề truyền thống Hà Nội.Bên cạnh đó, hội chợ còn là cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất các mặt hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố tham gia các hoạt động kết nối giao thương; Đẩy mạnh liên kết hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu có chất lượng cao, hình thành chuỗi sản xuất – tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa nông thôn bền vững.Hội chợ diễn ra đến hết ngày 28/4.Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành gốm sứ được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ.Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
https://nhandan.vn/khai-mac-hoi-cho-hang-luu-niem-thu-do-nam-2024-post806552.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Sở Công thương Hà Nội", "thủ công mỹ nghệ", "làng nghề", "hội chợ", "mây tre đan", "gốm sứ" ] }
Tiếp thu góp ý của doanh nghiệp để tham mưu đề xuất sửa đổi Nghị định 24
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các đơn vị tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý xác đáng của doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng tham mưu đề xuất sửa đổi Nghị định 24.
Ngày 21/6, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với các tổ chức kinh doanh mua, bán vàng miếng nhằm quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý thị trường, thảo luận các biện pháp cũng như đề xuất, kiến nghị để tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định thị trường vàng.Sau ba tuần bán vàng theo hình thức mới tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), hiện giá vàng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới khoảng 4 triệu đồng/ lượng, thu hẹp đáng kể so với mức gần 20 triệu đồng thời gian trước.Tại cuộc họp, các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp đều đánh giá các biện pháp can thiệp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước đã mang lại hiệu quả, thu hẹp được chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của các cơ quan chức năng.Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp cũng thừa nhận, nếu Ngân hàng Nhà nước không can thiệp thị trường vàng, để giá chênh cao sẽ tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế, mất cân đối cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá và vĩ mô.Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn DOJI cho biết, trước đây rất nhiều lần khi giá vàng biến động, Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp sẵn sàng can thiệp. Nhưng lần này chúng tôi thấy rằng đây là những biện pháp rất rõ ràng, rất quyết liệt. Chúng tôi theo dõi vấn đề này và thấy hoàn toàn tin tưởng và nhìn thấy rằng những biện pháp của Ngân hàng Nhà nước là rất quyết liệt, đi đúng vấn đề.Tại cuộc họp, có ý kiến cho rằng diễn biến thị trường thời gian qua có dấu hiệu của việc thuê xếp hàng, thao túng, lũng đoạn thị trường. Các đơn vị tham gia bán vàng miếng SJC đều khẳng định sẽ tiếp tục cải tiến quy trình, công nghệ để tạo sự thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vàng thực, loại bỏ việc đầu cơ. Tuy nhiên, cũng cần truyền thông để người dân nhận thức rõ, tránh hiệu ứng tâm lý khi mua vàng.Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thời gian tới, Vietcombank tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, và tiếp tục tối ưu quy trình cung ứng vàng, bán vàng cho người dân. Trong đó sẽ tiếp tục đưa việc bán vàng lên app, thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng đảm bảo minh bạch và tiện lợi.Cũng tại cuộc họp, có ý kiến cho rằng diễn biến thị trường vàng thế giới biến động khó lường, người dân cần thận trọng, tránh hiệu ứng tâm lý khi mua vàng để hạn chế rủi ro.Theo quy định Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về thị trường vàng. Việc điều hành thị trường vàng, cần căn cứ vào diễn biến bối cảnh trong nước, quốc tế, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, diễn biến kinh tế vĩ mô để quyết định thời điểm, mức độ, liều lượng can thiệp thị trường vàng phù hợp.Thống đốc yêu cầu các đơn vị tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý xác đáng của doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng tham mưu đề xuất sửa đổi Nghị định 24.Ngân hàng Nhà nước khẳng định có đủ quyết tâm, nguồn lực, công cụ để thực hiện các giải pháp phù hợp trước mắt và lâu dài để thị trường vàng phát triển ổn định theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước.
https://nhandan.vn/tiep-thu-gop-y-cua-doanh-nghiep-de-tham-muu-de-xuat-sua-doi-nghi-dinh-24-post815647.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "quản lý thị trường vàng", "nghị định 24", "vàng sjc" ] }
Tập huấn về tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024
Ngày 23/5, Ủy ban nhân dân thành phốĐà Nẵngtổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến và tập huấn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hai hình thức trực tiếp điểm cầu chính là trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố và và trực tuyến tại 64 điểm cầu tại các quận, huyện, xã phường, với sự tham dự của hơn 4000 cán bộ chủ chốt toàn thành phố.
Hội nghị được phát trực tiếp trên Fanpage của Cổng Thông tin điện tử thành phố để các tổ chức, cá nhân và nhân dân theo dõi, tiếp thu và nghiên cứu. Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Đây là một trong những hoạt động triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 5/3/2024.Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành kế hoạch triển khai Luật đất đai năm 2024, trong đó xác định 04 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và chỉ đạo các Sở ngành khẩn trương tổ chức thực hiện. Đồng thời, chú trọng công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biếnLuật Đất đai năm 2024đến toàn thể nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân: Cần sớm đưa Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.Đại biểu dự Hội nghị được phổ biến những điểm mới của Luật đất đai 2024; Thảo luận, trao đổi về những điểm mới cần lưu ý khi áp dụng trên thực tiễn; Giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về đất đai đến toàn thể nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và nhân dân về quy định mới trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ đất đai, tạo sự chuyển biến tích cực và đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, đúng pháp luật, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý, hiệu quả.
https://nhandan.vn/tap-huan-ve-tuyen-truyen-pho-bien-luat-dat-dai-nam-2024-post810788.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Luật Đất đai", "Đà Nẵng", "tập huấn", "những điểm mới của Luật đất đai", "hội nghị trực tuyến" ] }
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát lệnh khởi công Dự án mở rộng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Chiều 19/5, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024),Thủ tướng Phạm Minh Chínhdự Lễ khởi công Gói thầu thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình mở rộng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tếNội Bài. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hiện là 1 trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn nhất, là cửa ngõ Thủ đô, nơi đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế, nguyên thủ quốc gia, là đầu mối giao thương quan trọng của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống mạng cảng hàng không toàn quốc, thuộc công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.Nhà ga hành khách quốc tế T2 gồm 4 tầng có diện tích mặt bằng khoảng 139.000 m², với tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng (nguồn vốn vay ODA). Năm 2018, nhà ga đã khai thác mãn tải và bắt đầu quá tải khi sản lượng hành khách thông qua năm 2019 đã đạt 11,4 triệu hành khách, vượt công suất thiết kế Nhà ga T2 theo tính toán ban đầu khai thác 10 triệu hành khách vào năm 2020.Nhằm bảo đảm năng lực khai thác, chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách và theo dự kiến đã được xác định từ giai đoạn 1 tại Quyết định số 2499/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2009 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Dự án giai đoạn 1: Nhà ga hành khách T2 được xây dựng đáp ứng công suất 10 triệu hành khách/năm và có khả năng mở rộng trong tương lai với tổng công suất 15 triệu hành khách/năm.ACV đã báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và triển khai các bước, đến nay công tác chuẩn bị của Dự án, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu thi công đã hoàn thành và đủ điều kiện để khởi công theo quy định của pháp luật.Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự lễ khởi công.Dự án “Mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài” được nghiên cứu xây dựng trong phạm vi phần đất có diện tích khoảng 412.203m2 (bao gồm phần diện tích hiện hữu và phần mở rộng), với mục tiêu nâng công suất khai thác từ 10 triệu hành khách/năm lên 15 triệu hành khách/năm.Công trình gồm 2 phần: Phần 1- Thi công mở rộng nhà ga và các công trình phụ trợ gồm thi công mở rộng cánh Tây, cánh Đông và khu vực trung tâm; thi công từ kết cấu đến hoàn thiện kiến trúc, cơ điện và lắp đặt công trình, bổ sung hệ thống cầu ống lồng. Phần 2- Thi công cải tạo và chuyển đổi công năng bên trong nhà ga hiện hữu từ tầng 1 đến tầng 4 nhằm nâng cao năng lực khai thác của dây chuyền hàng không.Tổng mức đầu tư dự án là 4.996 tỷ đồng; trong đó gói thầu chính thi công xây lắp có giá trị 4.600 tỷ đồng thực hiện hoàn toàn bằng nguồn vốn của ACV. Công trình mở rộng được xây dựng mở rộng thêm 61.100 m2 sàn và cải tạo chuyển đổi công năng 18.730 m2 sàn, nâng tổng diện tích sàn nhà ga hành khách lên 200.100 m2 sàn; mở rộng 2 đảo check-in lên 6 đảo check-in; mở rộng 2 băng tải trả hành lý lên 8 băng tải; bổ sung hệ thống lưu trữ hành lý check-in đến sớm và quá cảnh; mở rộng 24 quầy check-in truyền thống lên tổng số 120 quầy; mở rộng 24 quầy check-in tự động và từ 24 kiosk check-in lên 34 kiosk check-in; mở rộng từ 15 cầu ống lồng bao gồm 11 code C và 4 code E lên 29 cầu ống lồng cùng công trình phụ trợ…Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo thực hiện nghi thức khởi công dự án.Theo hợp đồng gói thầu hoàn thành toàn bộ công việc là 660 ngày (đến tháng 2/2026), tuy nhiên, ACV cam kết tập trung mọi nguồn lực để triển khai gói thầu bảo đảm an toàn, chất lượng và đặc biệt là vượt tiến độ trước ngày 31/12/2025 để đủ điều kiện đăng ký công trình khánh thành đưa vào khai thác chào mừng Đại hội lần thứ XIV của Đảng.Cùng với dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang được liên danh các nhà thầu tăng tốc đẩy nhanh tiến độ, công trình mở rộng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoàn thành sẽ cải thiện tình trạng quá tải tại các sân bay lớn trong nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của ngành hàng không, góp phần phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng logistics ngày càng hiện đại, đồng bộ.Chủ tịch Hội đồng quản trị ACV Lại Xuân Thanh phát biểu tại lễ khởi công.Tại buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) Đào Ngọc Thanh, đại diện Liên danh nhà thầu Việt Bắc (Vinaconex, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai) là đơn vị được lựa chọn thi công gói thầu này, cho biết: đây là gói thầu khó, phức tạp, yêu cầu rất cao về năng lực tổ chức điều hành, thi công, lắp đặt kết nối với các hệ thống hiện hữu của Nhà ga T2. Đây là gói thầu được triển khai thực hiện trong điều kiện vẫn phải bảo đảm hoạt động vận hành bình thường, ổn định của Nhà ga T2 hiện hữu. Vì vậy, nhà thầu thi công phải có phương án tổ chức, quản lý điều hành khoa học, hạn chế tối đa xung đột trong quá trình thi công để không ảnh hưởng hoạt động khai thác của nhà ga. Do đó, Liên danh sẽ tập trung nhân lực, thiết bị và áp dụng triệt để hệ thống quản trị chuyên nghiệp, nỗ lực vượt qua mọi thách thức, hoàn thành dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, an ninh và an toàn lao động trong quá trình thi công dự án.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại lễ khởi công.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hôm nay, trong không khí hào hùng của tháng 5 lịch sử - đất nước ta vừa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chúng ta rất vui mừng có mặt tại đây để chứng kiến Lễ khởi công Dự án Mở rộng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.Thủ tướng nêu rõ, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong 3 đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đất nước chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển rất mạnh mẽ. Trong những năm qua chúng ta đã tập trung nhiều nguồn lực của Nhà nước và nhà đầu tư, nhất là vốn xã hội hóa cho phát triển hạ tầng giao thông; đã triển khai được nhiều dự án giao thông quan trọng, trong đó nhiều dự án về cảng hàng không, sân bay đã được khởi công xây dựng Sân bay Long Thành, Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất…; khánh thành Sân bay Điện Biên và Phú Bài, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng, mở rộng các sân bay như Sân bay Cà Mau, Sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận)… Mở ra sân bay đến đâu mở ra không gian phát triển mới, phát triển du lịch, văn hoá…Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe báo cáo về dự án mở rộng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.Trước yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập nhiều sân bay ở nước ta đã trở nên quá tải cả trên bầu trời và dưới mặt đất, nhất là Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài. Cần có giải pháp, kế hoạch đầu tư bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng khai thác, an toàn bay cho hiện tại và cả tương lai. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là cảng hàng không có sản lượng hành khách lớn thứ hai cả nước và có sản lượng hàng hóa lớn nhất cả nước, là Cảng hàng không phục vụ các chuyến bay chuyên cơ, ưu tiên cao nhất cả nước. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội và đất nước, là cửa ngõ Thủ đô, nơi đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế và nguyên thủ quốc gia, là đầu mối giao thương quan trọng của cả nước và là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.Thủ tướng nêu rõ, theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có công suất 60 triệu hành khách/năm; đến năm 2050 là 100 triệu hành khách/năm và nghiên cứu đầu tư Cảng hàng không thứ hai vùng Thủ đô. Nhà ga hành khách quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với công suất 10 triệu hành khách/năm được đưa vào khai thác năm 2015, tuy nhiên đến năm 2018, nhà ga đã bắt đầu quá tải, vượt công suất thiết kế theo tính toán ban đầu khai thác 10 triệu hành khách vào năm 2020. Do đó, việc mở rộng nhà ga T2 trong giai đoạn hiện nay để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết.Để tiến đến lễ khởi công hôm nay, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thành phố Hà Nội, nhất là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành liên quan và đặc biệt là ACV đã chủ động, tích cực phối hợp cùng tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn, nhất là các thủ tục về đất đai, đầu tư, vốn và hoàn thành các thủ tục theo quy định để khởi công Dự án quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt này đối với sự phát triển đất nước cũng như Thủ đô.Trong thời điểm hiện nay, ACV đồng thời đang triển khai xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và xây dựng Nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhưng ACV đã tập trung huy động nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty (với tổng mức đầu tư gần 5 nghìn tỷ đồng) để triển khai dự án mở rộng Nhà ga T2, đã có nhiều nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ trong công tác thiết kế kỹ thuật, đấu thầu thi công và đủ điều kiện khởi công theo quy định của pháp luật.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà động viên kỹ sư, công nhân tham gia thi công dự án.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương ACV, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nỗ lực vượt bậc trong thay đổi tư duy, cách làm, có tiến bộ rõ rệt 2 năm nay trong triển khai các công trình trọng điểm của đất nước.Thủ tướng nêu rõ, Dự án mở rộng Nhà ga T2 hoàn thành sẽ giúp nâng công suất thiết kế của của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên 30 triệu hành khách/năm và có khả năng khai thác lên đến 40 triệu hành khách/năm, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách và tính cạnh tranh của quốc gia. Việc mở rộng Nhà ga hành khách T2, với tính chất công việc đa dạng và phức tạp đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, công tác mở rộng thi công phải đồng bộ. Bên cạnh đó, công trình lại thi công trong điều kiện phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hoạt động khai thác thường xuyên tại nhà ga hiện hữu.Thủ tướng khẳng định, Lễ khởi công Dự án này là sự kiện quan trọng, là kết quả minh chứng cụ thể, rõ nét nhất cho sự nỗ lực hết mình của Chủ đầu tư, sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu, để hoàn thành, đưa nhà ga vào khai thác đúng tiến độ, bảo đảm an toàn, chất lượng lượng còn rất nhiều việc phải làm, nhiệm vụ còn rất nặng nề và đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục có sự chỉ đạo sát sao Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện dự án để bảo bảo đảm việc thi công đúng tiến độ, chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy định hiện hành trong xây dựng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Các đơn vị tư vấn giám sát phải làm hết trách nhiệm, tăng cường giám sát, kiểm tra, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, không để công trình đội vốn.Các nhà thầu thi công với trách nhiệm cao nhất, thực hiện nghiêm quy định pháp luật về xây dựng, huy động đủ máy móc, thiết bị, nhân lực để thi công công trình bảo đảm chất lượng, tiến độ, kỹ mỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn; nghiêm cấm việc sử dụng nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn, chất lượng, hoặc thi công không đủ nguyên vật liệu theo yêu cầu, thiết kế đã đề ra... Chủ đầu tư, tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm nếu các nhà thầu thi công có sai phạm làm ảnh hưởng chất lượng, tiến độ công trình. Tinh thần là tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất vào khâu thi công, "vượt nắng, thắng mưa", làm việc "3 ca, 4 kíp", làm xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày lễ, ngày Tết, "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "chỉ bàn làm, không bàn lùi".Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm An ninh cụm cảng Nội Bài.Các nhà thầu đã cam kết rồi thì phải thực hiện, làm phải có hiệu quả bằng sản phẩm cụ thể, đúng chất lượng, đúng quy định, quy trình, đúng tiến độ, không lãng phí, tiêu cực; quá trình thi công phải khoa học, an toàn; đặc biệt không để xảy ra tiêu cực. Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo sát sao các ban ngành, huyện Sóc Sơn tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư, các nhà thầu thi công và các đơn vị hoàn thành Dự án đạt hiệu quả cao nhất. Thủ tướng yêu cầu chậm nhất đến ngày 31/12/2025 phải hoàn thành công trình.ACV dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sự quản lý của Bộ Giao thông vận tải phải hoàn thiện tổng thể quy hoạch sân bay Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, đầu tư phân kỳ nhưng hiện đại, tổng thể, theo xu thế sân bay thông minh, sân bay xanh.Với tinh thần đó, Thủ tướng tuyên bố khởi công Dự án Mở rộng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức khởi công dự án; tặng quà động viên đội ngũ kỹ sư, công nhân tham gia thi công dự án.* Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Trung tâm Điều hành và Trung tâm An ninh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
https://nhandan.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-va-phat-lenh-khoi-cong-du-an-mo-rong-nha-ga-hanh-khach-t2-cang-hang-khong-quoc-te-noi-bai-post810118.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Nhà ga hành khách T2", "Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài", "Nội Bài" ] }
Nhộn nhịp Thành phố mới Bình Dương
Trong sắc nắng vàng tươi của những ngày đầu năm mới 2024, chúng tôi có dịp dạo quanh thành phố mới Bình Dương, là hạt nhân của thành phố thông minh Bình Dương và Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương trên đường phát triển. Chứng kiến những công trình làm nên sự đổi thay trên quê hương Bình Dương, góp phần thúc đẩy lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đô thị của tỉnh phát triển theo hướng thông minh, đổi mới sáng tạo, thì mới hiểu vì sao thành phố thông minh Bình Dương được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới ICF vinh danh là Cộng đồng thông minh tiêu biểu thế giới năm 2023.
Sôi động những dự án có tầmĐón năm mới 2024, cũng là dịp kỷ niệm 27 năm Ngày tái lập tỉnh Bình Dương (01/01/1997-01/01/2024), thành phố mới Bình Dương rất nhộn nhịp với nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng thương mại dịch vụ, bất động sản, khoa học công nghệ... đang được triển khai, khánh thành và đi vào hoạt động. Tại cửa ngõ thành phố mới Bình Dương, Trung tâm mua sắm SORA Gardens SC do Công ty TNHH Becamex Tokyu (Liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu của Nhật Bản và Tổng công ty Becamex IDC) đầu tư đã đi vào hoạt động.Thuộc tổ hợp dự án có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, Trung tâm thương mại SORA Gardens SC là công trình quan trọng trong khu đô thị hứa hẹn trở thành tâm điểm thu hút cư dân đến sinh sống và làm việc. Với tổng diện tích cho thuê gần 15.000m2 và không gian đỗ xe lên đến 2.500 phương tiện, ngoài sự góp mặt của nhiều tiện ích từ các thương hiệu lớn, còn có các cửa hàng đồ gia dụng, hệ thống cửa hàng giày chính hãng đa thương hiệu, các cửa hàng thương hiệu Nhật Bản, Trung tâm mua sắm SORA Gardens SC còn có khu vui chơi, khu ẩm thực với nhiều thương hiệu được yêu thích. Tại Trung tâm mua sắm SORA Gardens SC, năm 2023 Công ty TNHH Aeon Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) cũng khai trương siêu thị Aeon Bình Dương New City tại thành phố mới Bình Dương. Tọa lạc tại tầng trệt của Trung tâm mua sắm SORA Gardens SC, Aeon Bình Dương New City bao gồm siêu thị, khu ẩm thực tự chọn và cửa hàng chuyên doanh chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp...Đáng chú ý, tại sự kiện “Gặp gỡ Singapore 2023” diễn ra cuối năm 2023 do Bộ Ngoại giao phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm trở thành Đối tác chiến lược giữa Việt Nam-Singapore, tỉnh Bình Dương đã công bố dự án của nhà đầu tư CapitaLand đến từ Singapore đầu tư 560 triệu USD vào thành phố mới Bình Dương. Dự án này đã đưa Singapore là quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ ba vào tỉnh Bình Dương với 294 dự án có tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD.Ấn tượng tại thành phố mới Bình Dương, Tập đoàn Warburg Pincus (Hoa Kỳ) đang phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC triển khai dự án Trung tâm thương mại điện tử xuyên biên giới. Dự án có quy mô 75 ha tại thành phố mới Bình Dương gồm các khu nhà xưởng công nghệ cao, kho hàng không nối dài, kho thương mại điện tử xuyên biên giới, kho ngoại quan, trung tâm dữ liệu, văn phòng… Tin tưởng dự án sẽ nâng tầm vị thế của Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung, đại diện nhà đầu tư chia sẻ, đây là dự án lớn mang tính chiến lược, mục đích nhằm xây dựng hệ sinh thái tích hợp chuỗi cung ứng, tạo điểm nhấn để thu hút đầu tư, phát triển Thành phố thông minh Bình Dương trong thời gian tới.Tại thành phố mới Bình Dương, Trường đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) do Tổng công ty Becamex IDC xây dựng đang phát huy hiệu quả trong đào tạo nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế, góp phần đóng góp tích cực cho sự phát triển của toàn tỉnh Bình Dương. Hơn 10 năm đi vào hoạt động, cùng việc đào tạo ra những sinh viên ưu tú, vừa có trình độ chuyên môn giỏi, EIU từng bước khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm nghiên cứu khoa học - ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong khu vực. Phục vụ công tác giảng dạy, Trường đại học Quốc tế Miền Đông đã hợp tác với Công ty ARIS Japan (Nhật Bản) thành lập Trung tâm An ninh mạng (Cyber Security Center). Đây là Trung tâm An ninh mạng do trường hợp tác với mục tiêu cùng phát triển, hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập dành cho Khoa công nghệ thông tin.Khơi nguồn cho khoa học công nghệ, dịch vụ thương mại phát triểnTại thành phố mới Bình Dương, hạ tầng về công nghệ thông tin, viễn thông là điểm sáng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Với việc xây dựng Trung tâm dữ liệu (Data Center) quy mô lớn và hệ thống internet cáp quang rộng khắp thông qua đơn vị trực thuộc Tổng công ty Becamex IDC là Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (VNTT), hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông tại Thành phố mới Bình Dương đã đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu của doanh nghiệp, người dân.Hiện NTT Việt Nam (thuộc Tập đoàn NTT East của Nhật Bản) và VNTT đã hợp tác trong lĩnh vực viễn thông và ICT, như cung cấp dịch vụ Wi-Fi trên nền tảng điện toán đám mây hỗ trợ cho các doanh nghiệp, xây dựng thiết bị đường cáp quang và cung cấp dịch vụ đường truyền cáp quang, cung cấp các giải pháp ICT dựa trên kinh nghiệm và năng lực thực tế của NTT East tại Nhật Bản, xây dựng và vận hành Trung tâm dữ liệu (Data center) tại Bình Dương…Nổi bật, thuộc Chương trình đột phá của tỉnh Bình Dương, Trung tâm thương mại thế giới thành phố mới Bình Dương (WTC BDNC) đã đi vào hoạt động. Được giao Becamex IDC thực hiện, WTC BDNC là khu phức hợp rộng bảy ha phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, văn hóa, hoạt động cộng đồng, gồm: Khu trung tâm thương mại, sự kiện với thiết kế quy mô cao tầng có tổng diện tích trên 45.000 m2; khu thể thao đa năng với sức chứa trên 4.000 chỗ; tổ hợp khu cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm hội nghị - triển lãm; khu nhà ga trung tâm thuộc tuyến Metro Bình Dương - Suối Tiên…Đặc biệt, việc đưa vào hoạt động Trung tâm Thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương là một kênh hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; thúc đẩy phát triển, thu hút các hoạt động kinh doanh MICE (du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tìm kiếm thị trường, gặp gỡ đối tác và phát triển kinh doanh); thu hút các hội nghị, hội thảo, triển lãm trong và ngoài nước đến tỉnh Bình Dương...Ông Giang Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV WTC Bình Dương, là doanh nghiệp đầu tư và quản lý WTC BDNC, cho biết, với chiến lược phát triển Thành phố thông minh, tỉnh Bình Dương cùng Tổng công ty Becamex IDC đã định hình Bình Dương trở thành điểm đến giao thương và kết nối. Tổng công ty Becamex IDC sẽ cùng các trung tâm trong cộng đồng Trung tâm Thương mại thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng kết hợp với các doanh nghiệp để tạo ra các cơ hội kinh doanh tại Bình Dương, Việt Nam cũng như ngược lại với các thành phố có các Trung tâm Thương mại thế giới trong khu vực.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cho biết, để phát triển kinh tế cân bằng, tỉnh Bình Dương luôn chú trọng đến hạ tầng thương mại và dịch vụ. Việc thu hút các dự án đầu tư phát triển hạ tầng thương mại dịch vụ, đặc biệt việc phát triển Trung tâm Thương mại thế giới thành phố mới Bình Dương đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển hệ sinh thái dịch vụ mới gắn liền chặt chẽ với chiến lược phát triển thành phố thông minh của tỉnh.Là trung tâm kết nối giao thương trong và ngoài nước, thông qua mạng lưới kết nối toàn cầu, Trung tâm Thương mại thế giới thành phố mới Bình Dương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bước chân vào thị trường Bình Dương và Việt Nam; đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp Bình Dương và Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp công nghệ bước ra thế giới và kết nối chuỗi cung ứng chất lượng cao toàn cầu.
https://nhandan.vn/post-793446.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [] }
Giá dầu hạ nhiệt khi rủi ro địa chính trị giảm bớt
NDO -Giá dầu thế giới cũng hạ nhiệt trở lại trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn của Israel ở Cairo làm dịu bớt lo ngại về một cuộc xung đột ở Trung Đông.
Ngoài ra, sau hàng loạt dữ liệu cho thấy tình hình lạm phát còn tiềm ẩn, các nhà đầu tư hướng tới cuộc họp lãi suất củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)vào rạng sáng 2/5 với sự thận trọng, vì kịch bản lãi suất cao có thể được duy trì lâu hơn dự kiến. Điều này sẽ ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng và nhu cầu tiêu thụ dầu thô.Chốt phiên,giá dầuWTI giảm 1,45% xuống 82,63 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,14% xuống 87,20 USD/thùng.Thị trường quyền chọn lãi suất đang cho thấy, các nhà đầu tư đánh giá rằng FED thậm chí có thể tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong năm nay và năm tới khi lạm phát ở Mỹ và thị trường lao động vẫn kiên cường.Ở một kịch bản có xác suất cao khác, FED có thể chỉ hạ lãi suất một lần duy nhất, hoặc giữ nguyên trong năm nay. Điều này có thể gây ra rủi ro tăng trưởng, ảnh hưởng tới triển vọng tiêu thụ dầu trong tương lai.Ngoài ra, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) báo cáo lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc giảm 3,5% so cùng kỳ năm ngoái trong 3 tháng đầu năm, đứt chuỗi tăng kéo dài kể từ tháng 8 năm ngoái, làm dấy lên nghi ngại về tình hình phục hồi kinh tế của quốc gia có nhu cầu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới. Điều này cũng tạo áp lực cho giá dầu trong phiên.Trái lại,giá khí tự nhiêntăng vọt hơn 5% lên mức cao nhất 12 tuần do nguồn cung có xu hướng thu hẹp. Cụ thể, sản lượng khí đốt tại 48 bang của Mỹ giảm khoảng 3,1 tỷ feet khối xuống mức trung bình 97,7 tỷ feet khối mỗi ngày trong tháng 4 so hồi tháng 3. Nguyên nhân là do việc giá thấp đã làm giảm động lực khai thác khí tại Mỹ.
https://nhandan.vn/gia-dau-ha-nhiet-khi-rui-ro-dia-chinh-tri-giam-bot-post807237.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "giá dầu", "giá khí tự nhiên", "FED", "lãi suất" ] }
Giá đồng thiết lập kỷ lục mới, bạc vững vùng đỉnh 11 năm
NDO -Nhóm kim loại mở rộng đà tăng trong suốt gần 2 tuần trở lại đây. Kết thúc ngày 20/5, ngoại trừ bạch kim, tất cả 10 mặt hàng còn lại đều tăng giá.
Đối với kim loại quý,giá bạcnối dài đà tăng sang phiên thứ năm liên tiếp, với mức tăng 3,73% lên 32,42 USD/ounce, vững vàng neo ở vùng đỉnh 11 năm. Ngay từ đầu phiên giao dịch hôm qua, giá bạc đã bật tăng mạnh nhờ phát huy tốt vai trò trú ẩn an toàn khi bất ổn địa chính trị gia tăng tại Trung Đông. Kim loại quý luôn được coi là hàng rào trú ẩn mỗi khi nền kinh tế có biến động. Do vậy, lo ngại bất ổn địa chính trị gia tăng đã thúc đẩy nhu cầu tích trữ kim loại quý, hỗ trợ giá bạc tiếp tục tăng mạnh.Bên cạnh đó, áp lực vĩ mô suy yếu vẫn đang là môi trường đầu tư có lợi cho bạc. Dữ liệu lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến trong tháng 4, kết hợp với thị trường lao động yếu đi đang làm tăng kỳ vọngCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, dự kiến diễn ra vào tháng 9.Đối với kim loại cơ bản,giá đồngCOMEX tiếp tục thiết lập mức cao kỷ lục mới, với mức tăng 0,57%. Giá quặng sắt cũng tăng 0,93% lên mức 118,48 USD/tấn. Cả hai mặt hàng tiếp tục được hưởng lợi nhờ tâm lý lạc quan của thị trường sau khi Trung Quốc công bố gói hỗ trợ bất động sản mới.Gói hỗ trợ được công bố hôm thứ Sáu tuần trước bao gồm một khoản trị giá 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương 42 tỷ USD), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ tài trợ các khoản vay cho các công ty nhà nước chịu trách nhiệm mua số lượng nhà ở đã hoàn thiện nhưng chưa bán được. Ngoài ra, từ tuần trước, Chính phủ nước này cũng đã khởi động kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ với tổng trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 137 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế.Trên thị trường nội địa, ngày 19/5 vừa qua, giá thép xây dựng được điều chỉnh giảm trở lại sau hai lần tăng giá trước đó. Cụ thể, trong khi giá thép D10 CB300 ở miền bắc giữ nguyên mức giá khoảng 14,44 triệu đồng /tấn thì giá thép cuộn CB240 bất ngờ giảm mạnh 150.000 VNĐ/tấn xuống còn khoảng 14,09 triệu đồng/tấn.Nhìn chung, mặc dù tình hình kinh tế trong nước ghi nhận những điểm sáng, nhưng có xu hướng tăng trưởng nhu cầu thép chưa thực sự rõ nét. Sản lượng thép thành phẩm các loại sản xuất trong tháng 3 đạt mức thấp nhất nếu tính theo giai đoạn cùng kỳ trong 4 năm trở lại đây. Tương tự, sản lượng bán hàng thép thành phẩm trong tháng 3 chỉ nhỉnh hơn so với cùng kỳ năm 2023, nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2022, 2021 và trước đó.Bên cạnh đó, chuẩn bị bước sang quý III khi mùa mưa kéo dài, đồng thời cũng là mùa thấp điểm của ngành xây dựng, tiêu thụ thép cũng hạn chế hơn. Bức tranh tiêu thụ chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt đã gây áp lực lên giá thép trong nước.
https://nhandan.vn/gia-dong-thiet-lap-ky-luc-moi-bac-vung-vung-dinh-11-nam-post810361.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "kim loại", "giá bạc", "giá đồng", "FED", "lãi suất" ] }
Giá kim loại đảo chiều tăng sau dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ
NDO -Chốt phiên hôm qua (18/6), sự suy yếu của đồng USD đã khiến dòng tiền đầu tư dịch chuyển mạnh sangthị trường kim loại, giúp hầu hết các mặt hàng trong nhóm tăng giá.
Đối với kim loại quý, giá bạc phục hồi 0,59% lên 29,56 USD/ounce. Giá bạch kim cũng tăng 0,65% lên 9.899,85 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp. 2 mặt hàng này đều trải qua phiên biến động khá mạnh.Cụ thể, trong phiên sáng, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt chìm trong sắc đỏ do sức ép từ yếu tố vĩ mô. Kể từ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố chỉ cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay, thị trường càng tỏ ra thận trọng hơn về hướng đi của FED. Tâm lý này đã kìm hãm dòng tiền chảy vào nhóm kim loại quý, mặt hàng nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ.Tuy nhiên, tới phiên tối, giá 2 mặt hàng đảo chiều tăng trở lại sau khi Mỹ công bố dữ liệu kinh tế tiêu cực. Theo báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 5, doanh số bán lẻ của Mỹ chỉ tăng 0,1% so tháng trước, thấp hơn so dự báo tăng 0,3%. Trong khi đó, doanh số bán lẻ của tháng 4 cũng bị điều chỉnh xuống mức -0,2%, từ mức 0% trong báo cáo trước.Dữ liệu yếu kém này phản ánh chi tiêu tiêu dùng của người dân Mỹ đã chậm lại trong tháng 5, đồng thời gây sức ép lên đồng USD. Sau báo cáo, đồng USD đã lao dốc mạnh, kéo chỉ số Dollar Index giảm từ 105,5 điểm xuống còn 105,1 điểm. Giá bạc và giá bạch kim cũng tăng ngay sau đó, giúp cả hai mặt hàng kết phiên trong sắc xanh.Đối với kim loại cơ bản, đồng USD suy yếu cũng giúp hầu hết các mặt hàng tăng giá. Đáng chú ý, giá đồng COMEX phục hồi từ mức đáy 2 tháng nhờ tăng 0,97%, chốt phiên tại mức 9.899,85 USD/tấn. Giá quặng sắt cũng tăng trở lại, đóng cửa tại mức 106,27 USD/tấn sau khi tăng 0,88%.Bên cạnh đó, giá hai mặt hàng này còn được hưởng lợi nhờ kỳ vọng tiêu thụ sẽ cải thiện, sau khi các chuyên gia dự báo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản.Cụ thể, trong báo cáo mới đây, các nhà kinh tế của Goldman Sachs dự báo rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh ban hành các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản còn yếu kém, bao gồm việc nới lỏng hơn nữa các hạn chế mua nhà ở các thành phố hạng nhất và giảm lãi suất thế chấp, cùng với nhiều biện pháp khác.
https://nhandan.vn/gia-kim-loai-dao-chieu-tang-sau-du-lieu-kinh-te-yeu-cua-my-post815037.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá kim loại", "giá bạch kim", "đồng USD suy yếu", "giá kim loại tăng" ] }
[Infographic] VN-Index tiếp nối đà phục hồi sau khi vượt lên trên vùng kháng cự mạnh 1.250 điểm
NDO -VN-Indextiếp tục có diễn biến rung lắc trong phiên hôm qua, 27/5, sau khi vượt lên kháng cự mạnh 1.250 điểm. Kết phiên, VN-Index tăng 5,75 điểm lên mức 1.267,68 điểm. HNX-Index tăng 1,11 điểm lên mức 242,83 điểm. Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 25.473,55 tỷ đồng được giao dịch, giảm 17,20% so với phiên trước, trên mức trung bình.
Khối ngoại sau giai đoạn bán ròng mạnh liên tiếp đã mua ròng nhẹ trở lại với giá trị 69,83 tỷ đồng trên sàn HoSE; bán ròng trên HNX với giá trị 0,5 tỷ đồng.Trong ngắn hạn, VN-Index sau khi vượt lên trên vùng kháng cự mạnh 1.250 điểm đang phục hồi tốt khi kiểm tra lại vùng dưới của kênh giá 1.250-1.300 điểm.Nếu giữ được vùng hỗ trợ 1.250 điểm, VN-Index vẫn có thể duy trì kỳ vọng phục hồi trở lại hướng tới vùng 1.282-1.287 điểm.
https://nhandan.vn/infographic-vn-index-tiep-noi-da-phuc-hoi-sau-khi-vuot-len-tren-vung-khang-cu-manh-1250-diem-post811405.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "chứng khoán" ] }
Thực hiện tốt Quy hoạch, phát triển Lạng Sơn nhanh, bền vững, trở thành trung tâm kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư
Chiều 21/4, tại thành phố Lạng Sơn,Thủ tướng Phạm Minh Chínhdự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, một số địa phương trong vùng, đại diện các nhà đầu tư, đối tác…
Ngày 19/3/2024, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 236/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Quy hoạch tỉnh được phê duyệt là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, đóng vai trò như một bản thiết kế toàn diện, tổng quan, xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển dài hạn cho từng ngành, lĩnh vực và hình thành khung định hướng phát triển kinh tế-xã hội dài hạn giúp tỉnh Lạng Sơn nhận diện rõ tiềm năng, thế mạnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đảm bảo phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, cụ thể hóa khát vọng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn.Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước; Quy hoạch tổng thể quốc gia; Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía bắc.Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự hội nghị.Quy hoạch xác địnhphát triển Lạng Sơnnhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả cải cách thể chế, tăng cường hội nhập quốc tế, liên kết vùng, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bắt kịp trình độ chuyển đổi số của cả nước và tận dụng thành công các cơ hội phát triển từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển dựa trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế vị trí cửa ngõ quốc tế kết nối với thị trường Trung Quốc.Xác định giá trị văn hóa, con người là yếu tố nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị. Xác định bảo vệ môi trường, sinh thái là điều kiện nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững kinh tế-xã hội.Mục tiêu phát triển đến năm 2030: xây dựng Lạng Sơn trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía bắc, là “cầu nối” ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu; có xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm; phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người trong nhóm 5 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du và miền núi phía bắc.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại hội nghị.Tầm nhìn đến năm 2050: Lạng Sơn có nền kinh tế hiện đại, năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống số; có quan hệ hợp tác tích cực với các địa phương của Trung Quốc và các địa phương trong vùng, các tỉnh lân cận, Lạng Sơn trở thành vùng đất Xanh hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng sạch, nông nghiệp, công nghiệp và du lịch….Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao Quyết định số 236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh cho lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn.Trước sự chứng kiến củaThủ tướng Phạm Minh Chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã trao các Chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Thủ tướng cũng đã chứng kiến lễ trao kinh phí của các doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn xoá nhà tạm, nhà dột nát. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh, trong đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn SOVICO đã trao tặng kinh phí xóa 300 căn nhà tạm, nhà dột nát, với tổng trị giá 15 tỷ đồng.Đến thời điểm này, tỉnh Lạng Sơn đã huy động được sự hỗ trợ, ủng hộ trong Phong trào thi đua “xóa nhà tạm, nhà dột nát” đến năm 2025 trên địa bàn là 3.210 căn nhà với tổng trị giá 160,5 tỷ đồng.Tập đoàn SOVICO đã trao tặng Lạng Sơn kinh phí xóa 300 căn nhà tạm, nhà dột nát, với tổng trị giá 15 tỷ đồng.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần bám sát 3 nội dung quan trọng trong công tác quy hoạch: bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bám sát tình hình thực tiễn của địa phương, khu vực, thế giới, nhất là tiềm năng, thế mạnh của địa phương; bám sát nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Chú trọng 3 yếu tố quan trọng về tư tưởng chủ đạo trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch: luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu, nguồn lực, động lực cho sự phát triển; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần; xác định nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ doanh nghiệp và nhân dân, làm mới các động lực tăng trưởng cũ, bổ sung các động lực tăng trưởng mới; phù hợp xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng, đất nước, thế giới.Thủ tướng lưu ý tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ của công tác quy hoạch: tìm ra và thúc đẩy phát triển tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh (khai thác hiệu quả, thu hút nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững); phát hiện và chỉ rõ những mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức… để hóa giải, khắc phục; xây dựng danh mục các dự án (có các cơ chế, chính sách, ưu tiên); cách huy động nguồn lực thực hiện; tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên theo dõi, giám sát, quảng bá để người dân hiểu và làm theo quy hoạch, bổ sung việc phát triển không gian.Thủ tướng nêu rõ, Lạng Sơn có thể chú trọng khai thác kinh tế cửa khẩu để phát triển nhanh nhất; các cặp cửa khẩu của Lạng Sơn kết nối với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng thuận lợi.Thủ tướng cũng lưu ý giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình. Do đó cần khai thác tối đa tiềm năng này. Lưu ý tỉnh về một số tồn tại, hạn chế của tỉnh, Thủ tướng yêu cầu Lạng Sơn cần làm tốt hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng; quyết đoán một số chủ trương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân; phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới; tiếp cận giáo dục, y tế bình đẳng cho cả vùng sâu, vùng xa. Thủ tướng mong các nhà đầu tư đến với Lạng Sơn với tất cả tấm lòng, trái tim, thấu hiểu những khó khăn của tỉnh; hiểu bản Quy hoạch tỉnh lựa chọn kỹ lĩnh vực đầu tư.Thủ tướng đánh giá, Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; tin tưởng Quy hoạch này sẽ mở ra cơ hội mới, giá trị cho Lạng Sơn.Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ tổng quát của Lạng Sơn, đó là: cần không ngừng tăng cường, củng cố, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác chặt chẽ, bền vững, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, giữa nhân dân, dân tộc Việt Nam và Trung Quốc; làm tốt việc này cũng là nguồn lực để thực hiện Quy hoạch; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, hữu nghị, thực hiện Thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước; tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh ở khu vực biên giới; phát huy tính kết nối về giao thông, không gian phát triển kinh tế giữa Lạng Sơn với các tỉnh trong vùng, Lạng Sơn với cả nước, giữa Việt Nam, ASEAN với Trung Quốc bảo đảm hiệu quả, phát triển ngày càng gắn kết chặt chẽ.Quang cảnh hội nghị.Thủ tướng lưu ý, trong triển khai quy hoạch, tỉnh Lạng Sơn cần 5 bảo đảm: bảo đảm tính tuân thủ của quy hoạch; bảo đảm tính đồng bộ của quy hoạch; bảo đảm tính liên kết của quy hoạch; bảo đảm tính linh hoạt của quy hoạch; bảo đảm tính mở rộng của quy hoạch. Thủ tướng cho biết, với những biến động diễn ra trong quá trình triển khai, tỉnh phải bổ sung kịp thời.Thủ tướng chỉ đạo Lạng Sơn cần chú trọng, tập trung thực hiện các trọng tâm: đổi mới và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch; đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông suốt; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản trị tốt, thông minh; phát triển du lịch trở thành một động lực tăng trưởng, ngành kinh tế mũi nhọn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp, nâng cao đạo đức xã hội, ý thức pháp luật, xây dựng văn hóa và con người Lạng Sơn; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển.Đề cập các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, tỉnh phải khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch; bảo đảm tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phải luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác hiệu quả các tiềm năng; xác định các dự án ưu tiên để có cơ chế huy động nguồn lực; lưu ý 2 dự án mang tính kết nối là Dự án đường sắt cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội kết nối với Hải Phòng và Dự án xây dựng cửa khẩu thông minh; tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trên nền tảng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; chú trọng phát triển văn hóa, con người; chú trọng quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cấp phép cho nhà đầu tư, giải phóng mặt bằng…, giảm thiểu chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, nâng cao các chỉ số đánh giá về môi trường đầu tư.Thủ tướng lưu ý phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm".Thủ tướng lưu ý phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm". Các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với Lạng Sơn để thực hiện tốt Quy hoạch; cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đoàn kết, đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.Ngoài ra, các cơ quan trung ương có vai trò giám sát, phối hợp thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn; thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp; phối hợp, hỗ trợ hiệu quả với Lạng Sơn, cùng địa phương, cùng cả vùng phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện Quy hoạch, phát huy sức mạnh, kết hợp nội lực với ngoại lực.Thủ tướng trân trọng cảm ơn và hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã chọn Lạng Sơn; mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã hứa, đã cam kết thì phải thực hiện hiệu quả, có sản phẩm, "cân, đong, đo, đếm" được; thực hiện đúng quy định của luật pháp; chống tiêu cực, tham nhũng trong quá trình đầu tưThủ tướng bày tỏ vui mừng trong Hội nghị này, tỉnh Lạng Sơn cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm chung tay ủng hộ và cam kết hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo; cùng cả nước phấn đấu đến năm 2025 hướng tới xóa nhà dột nát cho 100% hộ nghèo. Đây là chương trình có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, với tinh thần “Ai có công góp công, ai có của góp của, ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều”.Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với các nhà tài trợ chương trình Xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp quán triệt tinh thần “3 cùng”: “cùng lắng nghe, thấu hiểu”; “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”; “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển”; xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững; tiên phong trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, chuyển đổi xanh, số, chuyển giao công nghệ, tiên phong trong quản trị thông minh, hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đóng góp ý kiến tham vấn cho chính quyền xây dựng thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… Thủ tướng cũng mong các nhà tài trợ nước ngoài cùng cải cách thủ tục hành chính, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, phát triển doanh nghiệp ngày càng bền vững, hiệu quả.Thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên và trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu của là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành của Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với vào cuộc của tỉnh Lạng Sơn, sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp, Lạng Sơn sẽ có bước phát triển mới, nhanh và bền vững sau hội nghị này, trong đó có việc hưởng ứng và thực hiện thành công Phong tràothi đua “Xóa nhà dột, nhà tạm”.
https://nhandan.vn/thuc-hien-tot-quy-hoach-phat-trien-lang-son-nhanh-ben-vung-tro-thanh-trung-tam-ket-noi-kinh-te-thuong-mai-dau-tu-post805737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Lạng Sơn", "Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030", "Phong trào thi đua Xóa nhà dột nhà tạm", "Thủ tướng Phạm Minh Chính" ] }
VietinBank lên kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2024-2029
Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024-2029.
Đại hội đã xem xét và thống nhất thông qua các nội dung quan trọng: Báo cáo của HĐQT và Ban Kiểm soát tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2019-2024 và định hướng hoạt động nhiệm kỳ 2024-2029; Báo cáo của HĐQT, Báo cáo của Ban Điều hành, Báo cáo của Ban Kiểm soát về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023 và định hướng phát triển năm 2024; Thông qua Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023; Thông qua việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập kiểm toán/soát xét báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ năm 2025; Thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2023; Thông qua mức thù lao đối với HĐQT và BKS năm 2024;Tin liên quanVietinBank tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 190%Thông qua việc niêm yết các trái phiếu phát hành ra công chúng năm 2024 của VietinBank trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sau khi kết thúc các đợt chào bán; Thông qua việc bổ sung hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán vào hoạt động của VietinBank; Ủy quyền phê duyệt ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính VietinBank; Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT VietinBank, Quy chế tổ chức và hoạt động của BKS VietinBank; Thông qua phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; Bầu thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2029…An toàn - Hiệu quả - Bền vữngTrong nhiệm kỳ, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng tích cực. Tổng tài sản đến hết năm 2023 đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, gấp 1,75 lần năm 2018, tăng trưởng bình quân ở mức 12%/năm. Quy mô tín dụng đạt 1,48 triệu tỷ đồng, gấp 1,66 lần so năm 2018, tăng trưởng bình quân 11,4%/năm. Nguồn vốn huy động đạt gần 1,53 triệu tỷ đồng, gấp 1,75 lần so năm 2018, tăng trưởng bình quân 12%/năm.Các tỷ lệ an toàn thanh khoản tuân thủ đúng quy định và tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức 2%, tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Bên cạnh hoạt động truyền thống, VietinBank tập trung phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Tổng thu thuần dịch vụ tăng trưởng mạnh, đạt 8,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, gấp 2,5 lần so năm 2018; thu ngoài lãi đạt gần 19 nghìn tỷ đồng, gấp 2,75 lần năm 2018, chiếm tỷ trọng 26,9% trên tổng thu nhập hoạt động.VietinBank cũng nằm trong top các ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao trong giai đoạn 2019-2024. Tỷ suất sinh lời ROA, ROE năm 2023 lần lượt đạt 1,3% và 17,1%, cao gấp đôi mức ghi nhận trong năm 2018.VietinBank luôn đi đầu trong việc thực hiện các chính sách, định hướng, chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng đã ban hành các gói cho vay ưu đãi lãi suất, chương trình cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên với mức lãi suất cho vay hợp lý đối với đối tượng khách hàng tốt, có hoạt động tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh hiệu quả trong các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên khuyến khích, tỷ trọng tín dụng cho các lĩnh vực này chiếm khoảng 40% tổng danh mục tín dụng.Cơ cấu khách hàng tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, bán lẻ; đồng thời tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu về phục vụ khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI.VietinBank là ngân hàng đi đầu trong việc nỗ lực giảm lãi suất huy động, đồng thời tiết giảm chi phí hoạt động, tạo điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay.Giai đoạn 2019-2024, VietinBank thực hiện thành công Phương án cơ cấu lại giai đoạn 2018-2020 và tiếp tục xây dựng Phương án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025; đồng thời được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt Chiến lược phát triển VietinBank giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.VietinBank không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự các cấp, kiện toàn mô hình tổ chức và quản trị mạng lưới, thúc đẩy mạnh mẽ nâng cao năng suất lao động; thực thi và lan tỏa mạnh mẽ văn hóa doanh nghiệp.Ngoài ra, VietinBank chú trọng nâng cao công tác quản trị rủi ro nhằm bảo đảm sự tuân thủ, an toàn của hệ thống; Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ, quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro và vận dụng hiệu quả Nghị quyết 42 trong công tác xử lý nợ xấu.Cùng với hoạt động kinh doanh, VietinBank tiếp tục đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Trong giai đoạn năm 2019-2024, VietinBank đã và đang thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa với nguồn kinh phí trên 1.887 tỷ đồng.Chủ tịch HĐQT VietinBank Trần Minh Bình phát biểu tại Đại hội.Đại diện ngân hàng cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, HĐQT và toàn thể Ban Lãnh đạo VietinBank đã nỗ lực, quyết tâm, không ngừng đổi mới tư duy, hành động; kịp thời xử lý mọi khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng; tận dụng mọi cơ hội kinh doanh; hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và cổ đông tin tưởng giao phó; phát triển VietinBank theo đúng định hướng chiến lược và các mục tiêu đã đặt ra; tiếp tục khẳng định, nâng cao vị thế và uy tín của VietinBank trên thị trường trong nước và quốc tế.Hành trình mới kiến tạo những giá trị mớiGiai đoạn 2024-2029, VietinBank sẽ tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đúng lộ trình, bám sát tầm nhìn dài hạn, triết lý hoạt động và hệ giá trị cốt lõi của VietinBank, chiến lược 5 năm đã được Ngân hàng Nhà nước và HĐQT VietinBank phê duyệt, khai thác tối đa sức mạnh nội tại, tận dụng cơ hội kinh doanh trong trung hạn.VietinBank chú trọng 4 trụ cột tăng trưởng trong trung dài hạn là: Tăng trưởng xuất sắc hoạt động kinh doanh truyền thống; Triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số; Khai thác tiềm năng hệ sinh thái VietinBank và các đơn vị nhận vốn để gia tăng và củng cố nội lực; tích hợp ESG để định hình tương lai bền vững; đồng thời, Ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện năng suất lao động.Mục tiêu và định hướng phát triển đến 2029 của VietinBank gắn với mục tiêu trở thành Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam.Đối với năm 2024, dự báo kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dự kiến sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trên cơ những kết quả đã đạt được năm 2023, VietinBank đã xác định các chủ điểm trọng tâm trong năm 2024, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp điều hành, thúc đẩy kinh doanh bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, cũng như diễn biến thị trường nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trong giai đoạn mới.Bám sát các mục tiêu trong Kế hoạchchuyển đổi sốngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, VietinBank đã triển khai chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2024-2028 của VietinBank mang tên “Project X01” với 108 sáng kiến gắn liền với chiến lược kinh doanh trung dài hạn với kỳ vọng tạo năng lực cạnh tranh vượt trội cho Ngân hàng và mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng và nhân viên của VietinBank.Các chỉ tiêu tài chính năm 2024 của VietinBank dự kiến như sau: Tổng tài sản tăng trưởng từ 8%-10%; Dư nợ tín dụng thực hiện theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và định hướng chính sách điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; Nguồn vốn huy động tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các chỉ số an toàn thanh khoản; Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng <1,8%; Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ theo phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tỷ lệ chi trả cổ tức và cơ cấu chi trả cổ tức (tiền mặt, cổ phiếu) thực hiện theo phê duyệt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật; Các tỷ lệ an toàn hoạt động tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.VietinBank luôn lấy An toàn - Hiệu quả - Bền vững là mục tiêu phát triển trong mọi thời kỳ, trên cơ sở thực hành tốt 3 triết lý hoạt động: Khách hàng là trung tâm; Phát triển con người là then chốt; Đổi mới sáng tạo là đột phá.Về công tác nhân sự, với sự nhất trí cao, ĐHĐCĐ VietinBank đã thông qua nhân sự trúng cử HĐQT VietinBank nhiệm kỳ 2024-2029 vàThành viên Ban Kiểm soát VietinBank nhiệm kỳ 2024-2029.* Theo công bố Báo cáo Tài chính Quý I/2024, VietinBank đã đạt được kết quả tích cực về quy mô và hiệu quả hoạt động. Tổng tài sản hợp nhất tăng 2,2% so đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 2,8% so đầu năm, phù hợp với diễn biến chung toàn Ngành và nền kinh tế. Tiền gửi của khách hàng tăng 1,2% so đầu năm phù hợp định hướng cân đối vốn, đáp ứng thanh khoản và tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động của VietinBank. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,3%,tỷ lệ bao phủ nợ xấucho vay là 151%.
https://nhandan.vn/vietinbank-len-ke-hoach-kinh-doanh-giai-doan-2024-2029-post806927.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "VietinBank", "nợ xấu", "kinh doanh", "an sinh xã hội", "kế hoạch kinh doanh", "Đại hội đồng cổ đông", "tỷ lệ bao phủ nợ xấu" ] }
Lào Cai đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông
Thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050... hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh thời gian qua đã được đầu tư xây dựng, phát triển vượt bậc, vừa tạo tiền đề phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh-quốc phòng, đồng thời mở ra hành lang kinh tế đầy triển vọng nối Lào Cai với các tỉnh, thành phố trong nước và khu vực...
Đánh giá về tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cho rằng: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh hội tụ đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy và tương lai là đường hàng không. Trong thời gian qua, ngành giao thông vận tải đã góp phần quan trọng trong việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, liên kết cả nước và quốc tế đã góp phần xây dựng Lào Cai trở thành cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam (Trung Quốc)...Trục xương sống đường cao tốc Nội Bài-Lào CaiĐồng chí Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lào Cai cho rằng: Điểm nhấn đầu tiên trong hệ thống giao thông vận tải của Lào Cai là tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai. Từ khi đưa vào khai thác năm 2014 đến nay, tuyến đường đã tạo đà dịch chuyển và góp phần thay đổi diện mạo kinh tế-xã hội, là đòn bẩy tăng trưởng GDP cho các tỉnh khu vực Tây Bắc. Đây chính là trục xương sống để Lào Cai xây dựng các tuyến đường kết nối với các khu công nghiệp thương mại, các trung tâm du lịch của các địa phương trong tỉnh. Điển hình như công trình đường nối cao tốc Nội Bài-Lào Cai đến thị xã Sa Pa nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và yêu cầu phát triển của Khu du lịch quốc gia Sa Pa với điểm nhấn là công trình cầu Móng Sến - cầu cạn có trụ cao nhất Việt Nam được hoàn thành vào tháng 9/2023 đã rút ngắn thời gian di chuyển giữa thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa; công trình Nút giao Phố Lu kết nối tỉnh lộ 152 với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, kết nối các huyện phía đông, phía tây Lào Cai và huyện Sín Mần của tỉnh Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai...Về kết nối hạ tầng giao thông biên giới, Lào Cai cũng đang tập trung triển khai hai dự án quan trọng là cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam)-Bá Sái (Trung Quốc) và kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc). Việc xây dựng công trình cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) góp phần phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai trở thành trung tâm giao thương của Việt Nam và phía tây nam Trung Quốc, là cầu nối quan trọng của Lào Cai trong một vành đai kinh tế đầy triển vọng... Việc kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) để nâng cấp hạ tầng đường sắt cho tương đồng về khổ đường ray của hai nước, từ đó giúp tăng nhanh thời gian lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm chi phí vận tải đường sắt. Dự án có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam)-Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng, là cầu nối về thông thương kinh tế, giao lưu thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc và của hai nước với các nước ASEAN, châu Âu và Trung Đông, giúp khơi thông điểm nghẽn về hạ tầng tại khu vực biên giới, tạo tiền đề mở rộng, nâng cao năng lực vận tải tuyến đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai-Côn Minh.Một điểm nhấn nổi bật khác là dự án Cảng hàng không Sa Pa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 21/10/2021 với quy mô giai đoạn một là cảng hàng không cấp 4C và sân bay quân sự cấp II đạt công suất 1,5 triệu hành khách/năm, giai đoạn hai đạt công suất ba triệu hành khách/năm, địa điểm xây dựng tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên. Tổng mức đầu tư giai đoạn một khoảng 4.183 tỷ đồng. Hiện dự án này đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn một và đang được tỉnh Lào Cai tích cực kêu gọi đầu tư...Chung tay tháo gỡ khó khănLào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có điều kiện địa hình, địa chất khu vực chia cắt mạnh, đồi núi cao, vực sâu, thời tiết phức tạp, lại thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai như mưa đá, lũ quét, sạt lở đất…, cho nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông cần nguồn lực rất lớn, trong khi đó điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Đời sống nhân dân ở vùng cao còn khó khăn, nguồn lực dành cho phát triển hạ tầng giao thông còn hạn chế. Thu hút đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa cũng không phải dễ...Trong bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục có diễn biến phức tạp, lạm phát toàn cầu tăng cao, biến động giá nguyên vật liệu… đã làm cho nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn trong huy động nguồn lực, cũng như vướng mắc trong việc khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng; trong thẩm định giá thiết bị đưa vào công trình và chậm giải phóng mặt bằng… đã ảnh hưởng tiến độ triển khai các dự án. Các công trình kết nối qua biên giới còn phụ thuộc vào tiến độ triển khai phía Trung Quốc; các dự án đường cao tốc, đường sắt phụ thuộc vào tiến độ triển khai từ Trung ương... Thêm vào đó, các dự án giao thông còn nhiều khó khăn đặc thù. Đơn cử như Dự án Cầu Phú Thịnh nối Quốc lộ 4E với khu đô thị Vạn Hòa, thành phố Lào Cai có tổng mức đầu tư là 450 tỷ đồng. Dự án được khởi công ngày 12/9/2022, đến nay, nhà thầu đã cơ bản hoàn thành phần cầu và vòm thép, tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp khó khăn. Trước hết là tình trạng không có đất để đắp. Đồng chí Chu Đức Hải, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Lào Cai cho biết: Theo hồ sơ thiết kế, mỏ đất của dự án tại Km5+100 đường Võ Nguyên Giáp (bên trái tuyến) gần đầu cầu Giang Đông thuộc tổ 15, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai. Tuy nhiên việc cấp phép khai thác mỏ đất hoặc lấy đất từ dự án khác vận chuyển về để đắp rất khó khăn, chưa có hướng dẫn cụ thể, hiện còn thiếu khoảng 25.000 m3. Mặt khác, đây là cây cầu thiết kế theo phương án kiến trúc, nhiều kết cấu mới chưa có định hình, ván khuôn đà giáo phải chế tạo mới, nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công; đặc biệt là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Cơ khí Thăng Long Đặng Trung Hiếu, đơn vị trực tiếp thi công cầu Phú Thịnh cho biết: Tại xã Vạn Hòa, các hộ dân đều đã nhận tiền bồi thường, nhận đất tái định cư và đang triển khai xây dựng nhà cửa, nhưng vị trí tái định cư hiện nay chưa hoàn thiện hệ thống điện, nước sinh hoạt, do vậy không đủ cơ sở để yêu cầu các hộ di chuyển bàn giao mặt bằng. Hay tại vị trí thuộc phường Bắc Cường, còn một số hộ chưa nghiệm thu được bản đồ địa chính do khác biệt giữa ranh giới quy hoạch và ranh giới thu hồi để thực hiện dự án, phải lấy ý kiến các hộ dân trước khi trình duyệt nghiệm thu...Theo đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, để khắc phục những khó khăn, đồng thời phát huy lợi thế kết nối giao thông, tỉnh Lào Cai đã xác định những nhóm giải pháp cụ thể như: tích cực làm việc với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như: đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đoạn Yên Bái-Lào Cai theo quy mô bốn làn xe; đường sắt khổ lồng kết nối ga Lào Cai (Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); hoàn thiện quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; cầu biên giới tại xã Bản Vược... Tỉnh sẽ tiếp tục kiến nghị với Trung ương hỗ trợ thu hút, kêu gọi đầu tư dự án Cảng hàng không Sa Pa... Tỉnh tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu của Đề án Phát triển, nâng cao chất lượng các đô thị và giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025. Tỉnh đôn đốc các địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình nâng cấp đường đến trung tâm các xã, thôn, bản có tiềm năng phát triển du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, làng nghề truyền thống và các sản phẩm hàng hóa...; đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Các ngành, địa phương trong tỉnh tập trung phối hợp tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng tại từng dự án cụ thể để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nói riêng và gia tăng sức hút đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung...■
https://nhandan.vn/lao-cai-dau-tu-nang-cap-ket-cau-ha-tang-giao-thong-post815762.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Ga Hà Khẩu Bắc", "Sín Mần", "Cầu Móng Sến", "Lào Cai", "Cầu Phú Thịnh", "Hạ tầng giao thông", "Phố Lu", "Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030" ] }
Gia tăng độ bao phủ thẻ tín dụng nội địa
Theo đánh giá củaNgân hàng Nhà nướcViệt Nam, dù số lượngthẻ tín dụng nội địacòn thấp nhưng sự tăng trưởng mạnh về số lượng, giá trị giao dịch là điểm sáng đáng ghi nhận trong năm vừa qua. Đây cũng là lĩnh vực có tiềm năng lớn để các tổ chức tín dụng khai thác, đẩy mạnh phát hành thẻ.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến tháng 3/2024 đạt hơn 904,7 nghìn thẻ (tăng 18,37% so với cùng kỳ năm 2023). Giao dịch thẻ tín dụng nội địa trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,3 triệu giao dịch với giá trị 10 nghìn tỷ đồng (tăng 75,43% về số lượng và 89,85% về giá trị).Phó Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Lê Anh Dũng cho biết, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, thu nhập của người dân ngày càng tăng, xu hướng thương mại điện tử, hoạt động kinh tế số thịnh hành,... là những lý do khiến thị trường thẻ tín dụng nội địa có rất nhiều tiềm năng phát triển. “Với hơn 900 nghìn thẻ tín dụng nội địa trong khi quy mô dân số 100 triệu người thì đây là tiềm năng lớn để các tổ chức tín dụng có thể khai thác, đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa trong thời gian tới”, ông Dũng khẳng định.Số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến tháng 3/2024 đạt hơn 904,7 nghìn thẻ (tăng 18,37% so với cùng kỳ năm 2023). Giao dịch thẻ tín dụng nội địa trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,3 triệu giao dịch với giá trị 10 nghìn tỷ đồng (tăng 75,43% về số lượng và 89,85% về giá trị).Sản phẩm thẻ tín dụng nội địa còn nhiều tính năng, tiện ích, ưu đãi hấp dẫn không thua kém thẻ tín dụng quốc tế.Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) Nguyễn Quang Minh, thẻ tín dụng nội địa có đầy đủ tính năng như chi tiêu trước trả tiền sau, thời gian miễn lãi dài từ 45 đến 55 ngày, cũng như tuân thủ tiêu chuẩn an toàn, bảo mật theo chuẩn EMV của quốc tế; không chỉ thanh toán rộng rãi ở các điểm chấp nhận thanh toán trong nước, thanh toán trực tuyến (online) mà còn sử dụng thanh toán/ rút tiền ở một số quốc gia.“Thẻ tín dụng nội địa còn là phương thức hiệu quả giúp người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng và công ty tài chính, đặc biệt trong trường hợp khách hàng phát sinh nhu cầu tài chính đột xuất thì không phải tìm đến hình thức cho vay tín dụng đen với lãi suất cao”, ông Nguyễn Quang Minh nhìn nhận.Mặt khác, khi so sánh với thẻ tín dụng quốc tế, biểu phí và lãi suất thẻ tín dụng nội địa đơn giản và thấp hơn rất nhiều. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trung bình mỗi năm Master Card và Visa thu từ một ngân hàng Việt Nam khoảng 270 loại phí, trong khi số loại phí của thẻ tín dụng nội địa thấp hơn nhiều.Bên cạnh đó, phí duy trì thường niên của thẻ tín dụng quốc tế dao động từ 299 nghìn đến 2 triệu đồng cho nhóm thẻ phổ thông, có thể hàng chục triệu đồng cho nhóm thẻ ưu tiên; trong khi phí thường niên của thẻ tín dụng nội địa thường dao động từ 150-300 nghìn đồng cho các hạng thẻ khác nhau.Tuy nhiên, số lượng thẻ tín dụng nội địa hiện nay còn quá thấp, chỉ bằng 8% thẻ tín dụng quốc tế và 0,6% thẻ toàn thị trường. Doanh số thanh toán hiện nay mới chỉ đạt từ 0,5-0,9% doanh số thanh toán thẻ toàn thị trường. Doanh số này vẫn rất thấp so với tiềm năng của thẻ tín dụng nội địa.Dù có dư địa rất lớn để phát triển, song trên thực tế, số lượng thẻ tín dụng nội địa còn rất thấp. Giám đốc Trung tâm thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) Nguyễn Tấn Pháp đánh giá, việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa tại thị trường Việt Nam đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Đơn cử, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần tham gia phát triển thẻ tín dụng nội địa rất hạn chế, việc truyền thông, quảng bá, chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng chưa được chú trọng.Do vậy, người dân vẫn chưa tiếp cận được sản phẩm và những ưu điểm của sản phẩm, dẫn đến số lượng phát hành còn thấp so với thẻ tín dụng quốc tế. Cùng với đó, thẻ tín dụng nội địa khó cạnh tranh với thẻ tín dụng quốc tế về phạm vi sử dụng, tính năng quốc tế cũng như các ưu đãi hấp dẫn từ tổ chức thẻ quốc tế. Chưa kể, do thói quen người tiêu dùng có tâm lý ưa chuộng các sản phẩm thẻ quốc tế hơn vì tính phổ biến và số đông.Đồng quan điểm nêu trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Ngọc Đức (Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường đại học Đại Nam) cho hay, nguyên nhân chính khiến thẻ tín dụng nội địa chưa hấp dẫn là do các yếu tố về tâm lý người tiêu dùng, chi phí cơ hội và chi phí tài chính của các tổ chức phát hành... Hiện nay, số loại thẻ tín dụng nội địa phát hành tại các ngân hàng thương mại chỉ chiếm một phần sáu đến một phần mười so với số loại thẻ tín dụng quốc tế được phát hành. Mức phí và lãi suất không phải là rào cản với thẻ tín dụng nội địa, bởi giá và phí của thẻ tín dụng nội địa ít và thấp hơn so với thẻ tín dụng quốc tế.Từ góc độ tiếp cận như vậy, ông Đặng Ngọc Đức đề xuất, việc nghiên cứu và lựa chọn các giải pháp thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam cần được các ngân hàng thương mại xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Điều quan trọng và cần được coi là chiến lược trong dài hạn là phải củng cố và nâng cao uy tín của mỗi ngân hàng thương mại để thẻ phát hành ra có thể sẽ được chấp nhận thanh toán ngoài Việt Nam, trở thành thẻ quốc tế. Đồng thời, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng về tổ chức, giám sát và hỗ trợ phát triển thẻ tín dụng nội địa mang tính quyết định.Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng nêu rõ, trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thẻ tín dụng nội địa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả Nghị định số 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn Nghị định mới tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ phát triển thẻ tín dụng nội địa; đồng thời, triển khai tốt các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn, phòng ngừa gian lận, lừa đảo, tăng lòng tin của người dùng khi sử dụng các phương tiện điện tử.“Các tổ chức tín dụng cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hiện đại, tiện ích, an toàn, mở rộng hạ tầng, mạng lưới chấp nhận thanh toán; phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan đẩy mạnh truyền thông nhằm tiếp cận và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, thanh toán chính thống, góp phần phổ cập tài chính toàn diện và hạn chế tín dụng đen”, ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/gia-tang-do-bao-phu-the-tin-dung-noi-dia-post813550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "thẻ tín dụng nội địa", "Ngân hàng Nhà nước" ] }
[Ảnh] Vải thiều Lục Ngạn, sản phẩm OCOP nổi tiếng của Bắc Giang
NDO -Nhắc đến đặc sản Bắc Giang, vải thiều Lục Ngạn là cái tên không thể bỏ qua. Có nhiều địa phương trồng vải thiều, nhưng ít nơi nào có thứ vải thơm ngon, với vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ như ở Bắc Giang. Khi đến mùa, vải thiều Lục Ngạn luôn được tiêu thụ với số lượng lớn đến mọi tỉnh thành và đặc biệt xuất khẩu đi các nước.
Vào vụ thu hoạch vải thiều từ đầu tháng 6 cuối tháng 7, Lục Ngạn lại nhộn nhịp cảnh người dân buôn bán. chở những thúng vải đầy ắp đi qua những đồi vải trải dài điểm màu đỏ vàng.Những vườn vải thiều Lục Ngạn chín đỏ sẽ được thương lái hẹn ngày đến lấy hàng hoặc người nông dân tự thu hái, chuyển bằng xe máy tới điểm cân vải tại các chợ đầu mối.Tháng 4/2023, Tổ chức Kỷ lục châu Á (lần 5/2023) xác lập đề cử của VietKings, vải thiều Lục Ngạn đã lọt danh sách đặc sản Việt Nam đạt kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí giá trị ẩm thực châu Á.Mọi nẻo đường Lục Ngạn đâu đâu cũng thấy cảnh người dân thồ vải đi bán.Người dân Lục Ngạn mỗi năm thu hoạch hàng trăm nghìn tấn vải thiều. Vụ thu hoạch diễn ra trong một tháng, thường hái từ sáng sớm và vận chuyển đến giữa trưa để kịp sơ chế và đóng gói. Vải thiều sau khi thu hoạch tập trung chủ yếu tại Phố Kim và thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn để đưa đi mọi miền.Mùa vải Lục Ngạn đang độ chín. Những ngày này dọc quốc lộ 31 chạy qua trung tâm thị trấn Chũ và nhiều xã của huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ngập trong sắc đỏ vải thiều. Dọc quốc lộ 31, người dân nô nức chuyển vải thiều đi bán từ sáng tinh mơ đến chiều muộn.Đến đất Lục Ngạn (Bắc Giang), cách Hà Nội hơn 60km về phía đông bắc, du khách sẽ thấy một màu đỏ tươi của vải thiều trên khắp các nẻo đường.Mùa vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2023 với tổng sản lượng tiêu thụ được hơn 170 nghìn tấn vải thiều đạt khoảng 96%, dự kiến tổng doanh thu các dịch vụ phụ trợ tương đương với năm 2022.Tỉnh Bắc Giang cũng khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và giám sát sản phẩm OCOP đồng bộ và thống nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, giám sát, thúc đẩy kết nối cung, cầu.Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bắc GiangVải thiều trước khi chuyển đi xuất khẩu được lựa chọn kỹ càng, qua khâu làm lạnh rồi đóng thùng xốpVải thiều Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) to hơn và có hương vị đặc trưng, khác hẳn vải thiều ở những vùng đất khác. Khi chín, quả có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng.Chủ động qua việc quảng bá, giới thiệu và livestream bán vải thiều, ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang đánh giá, Tiktok là một kênh mạng xã hội bán vải thiều rất hiệu quả. Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ phối hợp cùng với Tiktok đào tạo một số người làm du lịch, người bán hàng… để họ trở thành Tiktoker bán hàng trên mạng xã hội này.Đặc biệt, vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia…Cùng với đó, tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm vải thiều Lục Ngạn của Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Lục Ngạn) đạt 5 sao cấp quốc gia.
https://nhandan.vn/anh-vai-thieu-luc-ngan-san-pham-ocop-noi-tieng-cua-bac-giang-post776963.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "Lục Ngạn", "vải thiều", "vải thiều Lục Ngạn", "Bắc Giang", "sản phẩm OCOP", "chương trình OCOP" ] }
Chính sách tạo bứt phá, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Những kết quả bước đầu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo đã góp phần khẳng định những định hướng chiến lược đúng đắn và các biện pháp phù hợp của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, nguồn lực quan trọng nhất hỗ trợ các tổ chức đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo chính là hành lang pháp lý thuận lợi, cơ chế, chính sách ưu đãi, nguồn lực tài chính phù hợp…
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh đánh giá, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tính đến tháng 3/2023, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm đạt 427 triệu USD. Theo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố mới đây, Việt Nam có sự cải thiện thứ hạng, từ vị trí 48 lên 46 trên 132 quốc gia, vùng lãnh thổ.Hiện nay, có 20 địa phương đã và đang xây dựng Đề án hình thành Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 60 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; 39 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết của HĐND quy định cơ chế tài chính cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp; Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lọt tốp 200 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.Những con số trên cho thấy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, còn thiếu những chính sách để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo như quỹ tài trợ vốn, chính sách khuyến khích cá nhân đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, khuyến khích các chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo trong trường học.Điều này đặt ra thách thức cho các công ty khởi nghiệp trong việc bảo đảm nguồn vốn, thu hút và giữ chân nhân tài, cũng như tuân thủ các quy định phức tạp. Bên cạnh đó, các chính sách còn dàn trải, chưa tập trung sâu vào từng ngành, nghề, lĩnh vực; còn hạn chế trong việc xây dựng tổ chức ươm tạo, huấn luyện, tư vấn khởi nghiệp; thiếu kết nối giữa các viện, trường đại học với ý tưởng khởi nghiệp. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm khởi nghiệp vẫn còn thiếu.Đáng chú ý, hiện nay các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp hạn chế về vốn, cơ sở vật chất, kỹ năng quản trị, điều hành doanh nghiệp, xúc tiến, quảng bá hay khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính cần thiết; hoạt động đào tạo, tập huấn cho nhân lực của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn mang tính hình thức. Các hoạt động đào tạo chưa được tổ chức thường xuyên.Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhìn nhận doanh nghiệp Việt Nam đổi mới sáng tạo ít hơn so với kỳ vọng, nhất là ít đổi mới sáng tạo sản phẩm, quy trình. Nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp thường khó tiếp cận vì thủ tục hành chính; cơ chế quản lý không theo kịp phát triển của đổi mới sáng tạo và trở thành rào cản.Kiến nghị về chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua phổ biến công nghệ, ông Nguyễn Mai Dương cho rằng, cần củng cố khung pháp lý, tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp. Việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo công cụ thúc đẩy đổi mới và ứng dụng công nghệ cũng là một vấn đề cần quan tâm.Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) Đỗ Tiến Thịnh chia sẻ, việc chưa có quy định về mô hình hoạt động và cơ chế tự chủ đặc thù cho loại hình trung tâm đổi mới sáng tạo dẫn tới sự khó khăn, vướng mắc trong hình thành bộ máy, cấu trúc quản trị, khó thu hút và giữ chân nhân tài, tiếp nhận các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế. Việc thiếu vắng các quy định về quản lý và cơ chế ưu đãi đặc thù cũng gây khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị sự nghiệp công lập khác trong sử dụng, khai thác tài sản công.Trên cơ sở đó, ông Đỗ Tiến Thịnh cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần thiết phải sớm có cơ chế, chính sách chung, có trọng điểm về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo theo thông lệ quốc tế, nhất là các chính sách chấp nhận mức rủi ro cao, hình thành các trung tâm về đổi mới sáng tạo, cơ chế chia sẻ và dùng chung hạ tầng nghiên cứu và phát triển.Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Trần Trí Dũng, cố vấn khởi nghiệp Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ chia sẻ, cần thúc đẩy các đơn vị trung gian, hiện nay đã có các vườn ươm, chương trình tăng tốc, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường đại học, nhưng có một thực tế là năng lực của các tổ chức này còn nhiều mặt cần bồi dưỡng.Theo các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới sáng tạo sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chưa từng có, do đó cần có hành lang pháp lý đặc thù và cơ chế liên ngành để có giải pháp ứng xử phù hợp. Khởi nghiệp sáng tạo tạo ra mô hình, sản phẩm mới, doanh nghiệp mới. Do đó, cần có khung khổ pháp lý cho khởi nghiệp sáng tạo, hoạt động đổi mới sáng tạo, cũng như cần có các trung tâm để gắn kết khởi nghiệp sáng tạo với doanh nghiệp cũng như với các nhân tố khác của hệ sinh thái.Hiện nay, có nhiều khái niệm được sử dụng cho các đối tượng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo dẫn đến sự thiếu thống nhất. Hơn nữa, các tổ chức mới chỉ được quy định về thành lập chứ chưa có quy định về quản lý hoạt động và các chính sách ưu đãi. Điều này đặt ra sự cần thiết phải có quy định chung nhằm xác định, thống nhất chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo; đồng thời, cần bổ sung các quy định về việc theo dõi, đánh giá, xác nhận để các tổ chức được hưởng các ưu đãi phù hợp.
https://nhandan.vn/post-803398.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:38", "tags": [ "khởi nghiệp", "đổi mới sáng tạo", "khó khăn và thách thức", "chính sách ưu đã" ] }
Nét mới tại Triển lãm quốc tế VIETBUILD
Với chủ đề: “Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Kiến trúc - Xây dựng & Vật liệu xây dựng”, Triển lãm quốc tế VIETBUILD Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 27-11 đến 1-12, tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia (số 1 Đỗ Đức Dục, Hà Nội), với số lượng doanh nghiệp (DN) tham gia đông đảo và phong phú các chủng loại hàng hóa.
Theo Ban tổ chức, Triển lãm quốc tế VIETBUILD Hà Nội thu hút sự tham gia của gần 1.600 gian hàng với sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến của hơn 450 DN, trong đó có 286 DN trong nước, 107 DN liên doanh, 63 DN, các tập đoàn nước ngoài đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga, Australia, Thụy Điển, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Italia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái-lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.Trong số các DN tham gia triển lãm lần này, DN khối ngành trang trí nội - ngoại thất, kiến trúc chiếm số lượng lớn nhất với 137 DN, tiếp đến là ngành xây dựng - vật liệu xây dựng với 106 DN, ngành bất động sản, thiết bị điện, cửa và phụ kiện cửa 98 DN. Ngoài ra còn có khoảng 115 DN trưng bày các sản phẩm thiết bị cầm tay, hệ thống máy năng lượng mặt trời và máy móc phụ trợ.Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) cho biết, hiện đang có những dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản trầm lắng trở lại. Tuy nhiên, mảng vật liệu xây dựng vẫn có điểm sáng do nhu cầu thị trường về nhà ở, đầu tư bất động Việt Nam tiếp tục tăng. “So với các triển lãm khác tổ chức trong năm, triển lãm lần này thu hút nhiều DN với số lượng gian hàng lớn, đặc biệt là các DN trong nước. Điều này cho thấy các DN trong nước đã quan tâm hơn đến triển lãm”, Chủ tịch VnREA nhận định.Cũng theo ông Nam, hầu hết các sản phẩm trưng bày đã được các DN tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư với các sản phẩm có mẫu mã mới, tính năng và chất lượng được nâng cao. Triển lãm sẽ giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mới của ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và trang trí nội - ngoại thất như bất động sản, hệ thống cho ngôi nhà thông minh, hệ thống máy năng lượng mặt trời, máy lọc nước - làm sạch không khí, phụ kiện ngành xây dựng...Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra các hội thảo chuyên ngành với đề tài thiết thực và phong phú, nhằm khuyến khích các DN nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm mới, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng và nhà ở đô thị theo hướng phát triển xanh, bền vững. Đặc biệt, sẽ có các hội nghị khách hàng nhằm tạo thành nhịp cầu để doanh nghiệp, công chúng gặp gỡ, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cùng chương trình giao lưu, gặp gỡ giữa các sở, ban, ngành, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cùng nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tham gia triển lãm…Theo Ban Tổ chức, đến nay đã có 22 tổ chức, hiệp hội DN và cơ quan quản lý trong và ngoài nước đăng ký tham gia. Với các hoạt động phong phú, Ban tổ chức kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng hành cùng sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam với nhiều phân khúc đa dạng.
https://nhandan.vn/net-moi-tai-trien-lam-quoc-te-vietbuild-post378100.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [] }
Áp lực vĩ mô kéo giá kim loại đồng loạt suy yếu
NDO -Cùng xu hướng giảm khá mạnh, sắc đỏ cũng gần như áp đảo bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đều quay đầu bởi sức ép vĩ mô. Chốt phiên, giá bạc để mất 3,59% xuống 26,39 USD/ounce. Giá bạch kim đóng cửa tại mức 948,2 USD/ounce sau khi giảm 1,38%.
Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất tiếp tục bị đẩy lùi sau khi Bộ Lao động Mỹ báo cáo chi phí việc làm tăng vượt dự kiến do tiền lương và phúc lợi tăng. Cụ thể, chỉ số chi phí việc làm (ECI), thước đo chi phí lao động đã tăng 1,2% trong quý I/2024 sau khi tăng 0,9% trong quý IV/2023. Con số này cao hơn 0,2 điểm phần trăm so dự báo.Việc chỉ số này tăng cao tiếp tục làm giảm đi kỳ vọng FED hạ lãi suất. Đồng USD cũng tăng trở lại với chỉ số Dollar Index tăng 0,61% lên 106,22 điểm, gây áp lực chogiá kim loạiquý.Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX để mất 2,39% về 10.063 USD/tấn, đứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp. Giá đồng gặp áp lực bán ngay từ phiên sáng sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế tiêu cực gây ảnh hưởng đến triển vọng tiêu thụ. Cụ thể, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất của Trung Quốc đạt 50,4 điểm trong tháng 4, giảm từ mức 50,8 điểm của tháng 3, cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc chậm lại.Ở chiều ngược lại, nhôm LME và niken LME lại là điểm sáng của nhóm khi tăng lần lượt 0,06% và 0,47%. Cả hai mặt hàng đều được hỗ trợ do lo ngại nguồn cung thu hẹp hơn.Theo kết quả cuộc khảo sát của Reuters, thặng dư thị trường nhôm dự kiến giảm xuống 135.000 tấn trong năm nay, giảm từ mức 300.000 được dự báo hồi tháng 1. Trong khi đó, thị trường niken toàn cầu dự kiến dư thừa 151.500 tấn vào năm 2024, giảm so mức 240.500 tấn được dự báo trước đó.
https://nhandan.vn/ap-luc-vi-mo-keo-gia-kim-loai-dong-loat-suy-yeu-post807329.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "giá bạc", "giá bạch kim", "thông tin hàng hóa", "giá kim loại" ] }
Kinh tế phục hồi tích cực hơn
Xu hướng phục hồi rõ nét của nền kinh tế đang mở ra kỳ vọng tốc độ tăng trưởng sẽ tăng dần từ quý II, để đến cuối năm, tăng trưởng có thể đạt mức cao theo kịch bản đề ra tạiNghị quyết số 01/NQ-CPcủa Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Điểm đáng lưu ý là kinh tế Việt Nam đangduy trì đà phát triển tích cựcở ba lĩnh vực chính là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp ổn định, sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 tăng cao so với cùng kỳ năm trước.Yếu tố thuận lợi thì đã rõ nhưng tình hình thế giới đầy bất ổn, liên tục biến động phức tạp, khó lường, nằm ngoài dự báo của các nước và tổ chức nghiên cứu quốc tế đang tạo sức ép lớn lên công tác điều hành vĩ mô.Các giải pháp, chính sách điều hành trong thời gian này đòi hỏi phải mang tính chủ động, kịp thời ứng phó với biến động của môi trường kinh tế vĩ mô bên ngoài, vừa phải thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh hiệu quả với các nước để không bị lạc hậu trong các xu thế lớn toàn cầu.Theo nhận định của các cơ quan điều hành, nền kinh tế Việt Nam mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ từ đầu năm đến nay, nhưng hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn.Tin liên quanGDP bình quân đầu người Việt Nam sẽ đạt 4.500 USD cuối năm 2024Đó là các động lực tăng trưởng dù đã chuyển biến tích cực hơn nhưng khó tạo được bước đột phá cho tăng trưởng năm 2024; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn đối mặt với nhiều thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro; dư địa điều hành lạm phát cả năm không còn nhiều vì chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đã tăng 4,03% so với cùng kỳ và có nhiều yếu tố tác động lên lạm phát rất khó dự báo.Bên cạnh đó, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đã phát triển bền vững hơn nhưng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu, xử lý ngân hàng yếu kém, tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản...Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh, tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, phát triển đô thị... vẫn là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội đất nước.Trong bối cảnh đó, để đạt kết quả tăng trưởng cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2024, các giải pháp điều hành từ nay đến cuối năm cần đặt trọng tâm vào mục tiêu tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cũng như sự phát triển của các ngành mới; thúc đẩy và làm mới các động lực tăng trưởng; theo dõi sát diễn biến lạm phát, làm tốt công tác phân tích, dự báo để kịp thời tham mưu với Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều hành, quản lý giá cả, bảo đảm kiểm soát lạm phát cả năm.Chặng đường phía trước còn gặp nhiều khó khăn nhưng điều quan trọng là bức tranh kinh tế đang sáng dần.
https://nhandan.vn/kinh-te-phuc-hoi-tich-cuc-hon-post815758.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "kinh tế phục hồi", "kinh tế Việt Nam", "Nghị quyết số 01/NQ-CP", "tăng trưởng kinh tế" ] }
Tạo đầu ra ổn định cho nông sản
Vừa sau Tết Nguyên đán chưa lâu, nông dân miền tây Nam Bộ đã lâm vào cảnh lao đao khi điệp khúc "được mùa rớt giá" tái diễn. Hàng chục nghìn héc-ta cam sành ở tỉnh Vĩnh Long đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng giá liên tục giảm sâu, thương lái vắng bóng, ế hàng dội chợ khiến nông dân trước nguy cơ thua lỗ nặng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, toàn tỉnh có hơn 17.000ha trồng cam sành, vượt 30% diện tích so với quy hoạch được phê duyệt. Phần lớn là do nông dân tự chuyển đổi từ đất trồng lúa rồi lên liếp, đắp mô để trồng cam sành với mật độ rất dày. Giá cam sành tại nhà vườn Vĩnh Long hiện dao động ở mức từ 3.000-6.000 đồng/kg. Có thời điểm giá cam sành cao nhất lên tới 35.000 đồng/kg khiến phong trào bỏ lúa trồng cam diễn ra ồ ạt ở nhiều địa phương trong tỉnh Vĩnh Long.Ðể hỗ trợ người trồng cam, nhiều tổ chức, cá nhân đã kêu gọi "giải cứu cam sành". Bằng nhiều kênh, nhiều cách khác nhau, từ nhỏ lẻ đến quy mô, từ cá nhân đến các tổ chức chính quyền, đoàn thể đã kết nối tiêu thụ cho người trồng cam, các hợp tác xã thu mua cam với các trung tâm thương mại, siêu thị, mua cam để tặng bệnh nhân nghèo ở bệnh viện.Không chỉ cam sành, thời gian qua, nông dân nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã "xé rào" khi tự chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây ăn trái khác như: xoài Ðài Loan (xoài Ba Màu), xoài keo, mít Thái, thanh long… không tuân thủ quy hoạch. Hiện nay, diện tích xoài Ðài Loan và xoài keo ở miền tây lên đến khoảng 30.000ha, sản lượng hơn 300.000 tấn/năm. Các tỉnh có diện tích trồng xoài lớn như: Ðồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ… Loại trái cây này chủ yếu được các thương lái trong nước thu mua rồi xuất bán sang Trung Quốc với giá cả tăng giảm thất thường.Chỉ phát triển trong vài năm gần đây, diện tích trồng mít Thái siêu sớm ở đồng bằng sông Cửu Long cũng vượt ngưỡng 30.000ha. Dẫn đầu là tỉnh Tiền Giang với hơn 13.000ha, kế đến là Hậu Giang khoảng 7.000ha, tỉnh Ðồng Tháp khoảng 2.700ha… Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, việc phát triển "nóng" cây mít Thái sẽ khiến người trồng chịu nhiều hệ lụy, bởi đầu ra của trái mít Thái 90% là tại thị trường Trung Quốc.Câu chuyện "giải cứu" nông sản không phải mới diễn ra lần đầu ở miền tây Nam Bộ và chắc chắn cũng không phải là lần cuối. Bởi đầu ra cho nông sản là một vấn đề lớn của nền nông nghiệp Việt Nam thời gian qua, khi tư duy và quan điểm sản xuất của nhà nông chưa thấm nhuần quy luật thị trường.Câu chuyện "giải cứu" nông sản không phải mới diễn ra lần đầu ở miền tây Nam Bộ và chắc chắn cũng không phải là lần cuối. Bởi đầu ra cho nông sản là một vấn đề lớn của nền nông nghiệp Việt Nam thời gian qua, khi tư duy và quan điểm sản xuất của nhà nông chưa thấm nhuần quy luật thị trường. Ðó là hậu quả của tình trạng mạnh ai nấy làm. Nông dân hễ thấy ai nuôi con gì, trồng gì đó mà bán được giá thì làm theo, không cần biết thị trường yêu cầu thế nào. Thương lái thì thu gom nông sản theo nhu cầu của vựa đầu nậu ở các chợ đầu mối hoặc các công ty.Không có thì kể như thương lái vắng bóng, nông dân không bán được. Các đơn vị liên quan thì chờ dân kêu mới lo tìm cách "giải cứu". Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế chứ không giải quyết được gốc lõi của vấn đề đối với nông sản Việt.Không một nông dân nào muốn trồng cây trái ra để chờ được "giải cứu". Nhưng trong tình thế hiện nay, nông dân chỉ biết sản xuất theo kiểu người sau làm theo người đi trước và trông chờ vào cái lợi ngay trước mắt. Ðây không phải chỉ là lỗi của nông dân. Cơ quan quản lý nhà nước, nhất là ngành nông nghiệp phát triển nông thôn, chính quyền các cấp của các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có phần trách nhiệm khi để tình trạng chuyển đổi cây trồng không tuân thủ quy hoạch. Vì thế cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước ở địa phương, cơ sở, kiên quyết ngăn chặn từ đầu đối với những diện tích chuyển đổi trái quy hoạch, xử lý nghiêm theo quy định.Bên cạnh đó, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản với sự tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn và nông dân với vai trò kết nối và giám sát của Nhà nước. Từ việc doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của thị trường xuất khẩu sẽ đặt hàng nông dân sản xuất theo "địa chỉ" sẽ hạn chế được tình trạng "cung" vượt "cầu" và sẽ không còn tình thế phải "giải cứu" trong tương lai.
https://nhandan.vn/tao-dau-ra-on-dinh-cho-nong-san-post740181.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "đầu ra cho nông sản", "tây Nam Bộ", "đồng bằng sông Cửu Long" ] }
Giá dầu xuống mức thấp nhất 4 tháng trở lại đây
NDO -Đóng cửa ngày 3/6,giá dầuđánh mất 3 USD/thùng xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng trở lại đây, do các nhà đầu tư lo ngại quyết định sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) có thể dẫn đến nguồn cung cao hơn vào cuối năm mặc dù tăng trưởng nhu cầu đã chậm lại.
Chốt ngày, dầu WTI giảm về mức 74,22 USD/thùng, dầu Brent giảm còn 78,36 USD/thùng.Cụ thể, trong cuộc họp trực tuyến củaOPEC+vào Chủ nhật tuần vừa qua, OPEC+ đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm sản lượng 3,66 triệu thùng/ngày thêm 1 năm cho đến cuối năm 2025 và kéo dài mức cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày thêm 3 tháng cho đến cuối tháng 9/2024.OPEC+ sẽ dần dần loại bỏ việc cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong suốt 1 năm từ tháng 10/2024 đến tháng 9/2025, sớm hơn dự kiến của một số nhà quan sát, khiến thị trường lo ngại nguồn cung sẽ dư thừa vào cuối năm trong khi nhu cầu có xu hướng chững lại.Ngân hàng Goldman Sachs cho biết, cuộc họp của OPEC+ mang đến tín hiệu giảm giá bất chấp việc gia hạncắt giảm sản lượng, vì một số quốc gia đã báo hiệu việc ngừng dần các đợt cắt giảm tự nguyện bổ sung.Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng dầu thô củaOPECvẫn ổn định trong khi các thành viên chủ chốt Iraq và UAE tiếp tục sản xuất vượt mức hạn ngạch. Cụ thể, OPEC đã sản xuất trung bình 26,96 triệu thùng/ngày vào tháng 5, nhiều hơn khoảng 60.000 thùng so tháng 4.Trong đó, Iraq đã bơm 4,24 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 5, nhiều hơn một chút so với tháng trước và cao hơn khoảng 290.000 thùng so với mục tiêu quy định. UAE, quốc gia mong muốn triển khai năng lực sản xuất mới, đã bơm 3,13 triệu thùng/ngày vào tháng trước, cao hơn khoảng 218.000 thùng so với mục tiêu.Ngoài ra, các áp lực vĩ mô cũng đang có xu hướng làm giảm kỳ vọng tiêu thụ dầu mỏ và đè nặng lên giá, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ. Theo Viện Quản lý Cung ứng Hoa Kỳ (ISM), chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất của nước này trong tháng 5 đạt mức 48,7 điểm, tháng thu hẹp thứ hai liên tiếp. Số liệu công bố trái ngược với dự báo tăng lên mức 49,8 điểm từ 49,2 điểm trong tháng 4.
https://nhandan.vn/gia-dau-xuong-muc-thap-nhat-4-thang-tro-lai-day-post812588.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "giá dầu", "OPEC", "OPEC+", "cắt giảm sản lượng" ] }
Tổng kiểm kê tài sản công từ ngày 1/1/2025
NDO -Thủ tướng Chính phủvừa có Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Theo Đề án đã được phê duyệt, phạm vi tổngkiểm kê tài sản côngtại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước, gồm:Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tài sản thuộc danh mục bí mật nhà nước), gồm: Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (bao gồm cả quyền sử dụng đất xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp); xe ô tô; tài sản cố định đặc thù; tài sản cố định khác.Tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý (không bao gồm tài sản do Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, nguyên vật liệu,... để đầu tư xây dựng), gồm:Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải); tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch; tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; tài sản kết cấu hạ tầng thương mại là chợ; tài sản kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp; tài sản kết cấu hạ tầng khu kinh tế; tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao; tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghệ thông tin tập trung; tài sản kết cấu hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu là đê điều; tài sản kết cấu hạ tầng cảng cá; tài sản kết cấu hạ tầng thuộc thiết chế văn hóa, thiết chế thể thao ở cơ sở (cấp xã, cấp thôn), làng văn hoá; tài sản kết cấu hạ tầng kỹ thuật là không gian xây dựng ngầm đô thị.Đối tượng thực hiện kiểm kêQuyết định nêu rõ, đối với tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì đối tượng thực hiện kiểm kê gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) đang quản lý, sử dụng tài sản công.Đối với tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý: Đối tượng (cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và đối tượng khác) đang quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.Thời điểm kiểm kê (thời điểm chốt số liệu kiểm kê): 0 giờ ngày 1/1/2025.Nguyên tắc kiểm kêQuyết định nêu rõ nguyên tắc kiểm kê tài sản. Cụ thể, tài sản thuộc phạm vi kiểm kê do các đối tượng thực hiện kiểm kê nêu trên đang trực tiếp quản lý/tạm quản lý đều phải thực hiện kiểm kê, trừ các tài sản sau đây: tài sản mà tại thời điểm kiểm kê đang trong quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm, chưa hoàn thành đưa vào sử dụng; tài sản hình thành sau thời điểm kiểm kê; tài sản đang được sử dụng để tham gia vào các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; tài sản đang trong thời gian sử dụng để liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới (trừ trường hợp pháp nhân mới là đơn vị sự nghiệp); tài sản đã giao cho doanh nghiệp quản lý và tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp tài sản là một hệ thống, trong đó có một phần đã giao cho doanh nghiệp quản lý và tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà không tách riêng được phần này thì thực hiện kiểm kê đối với cả hệ thống.Quyết định yêu cầu việc kiểm kê được dựa trên việc kiểm đếm thực tế tài sản tại thời điểm kiểm kê; so sánh, đối chiếu với số liệu theo dõi, hạch toán trên sổ kế toán.Đối với tài sản đang được theo dõi, hạch toán trên sổ kế toán nhưng tại thời điểm kiểm kê thực tế không còn tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang theo dõi, hạch toán tài sản có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý tài sản phát hiện thiếu theo quy định của pháp luật có liên quan; không tổng hợp giá trị của các tài sản này vào giá trị tài sản kiểm kê.Đến ngày 31/3/2025 hoàn thành việc tổng kiểm kêMục tiêu tổng quát của Đề án nhằm nắm được thực trạng của tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý về các mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng,... làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; phục vụ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; phục vụ công tác báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công, cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước, báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.Mục tiêu đến ngày 31/12/2024 hoàn thành công tác chuẩn bị phục vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.Đến ngày 31/3/2025 hoàn thành việc tổng kiểm kê.Đến ngày 1/7/2025 hoàn thành việc tổng hợp kết quả kiểm kê, xây dựng báo cáo tổng hợp về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước.
https://nhandan.vn/post-798290.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Kiểm kê tài sản công", "Tài sản công", "Quản lý tài sản công" ] }
Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam lập kỷ lục trong tháng 4
NDO -Khối lượng giao dịch hàng hóa tại Việt Nam trong tháng 4/2024 lập kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Giá trị giao dịch trung bình đạt gần 7.000 tỷ đồng/ngày.
Giao dịch 4 tháng đầu năm tăng trưởng 21,5%Theo số liệu từ Sở Giao dịchHàng hóaViệt Nam thôn), khối lượng giao dịch hàng hóa trong tháng 4/2024 tăng 18,4% so tháng 3/2024 và tăng 65% so tháng 4/2023. Khối lượng giao dịch lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 tại MXV tăng trưởng 21,5% so cùng kỳ năm ngoái.Chỉ số MXV-Index đóng cửa tháng 4 tăng 2,6% lên mức 2.297 điểm. Giá trị giao dịch trung bình đạt 6.983 tỷ đồng/ngày. Trong đó, ngày 19/4 ghi nhận giá trị giao dịch lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay, đạt gần 11.000 tỷ đồng.Mặc dù chỉ số chung không thay đổi nhiều, nhưng tháng 4 đã chứng kiến những biến động rất lớn đối với giá nhiều loại hàng hóa nguyên liệu quan trọng. Giá cà phê Robusta trên Sở ICE tăng 21,9% lên mức kỷ lục 4.241 USD/tấn. Giá ca cao có thời điểm đạt 11.878 USD/tấn, tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo thô trên Sở Chicago cũng tăng 15,5% lên 371 USD/tấn.Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc MXV, cho biết: “Trong tháng 4, biến động trong phiên của giá hàng hóa rất lớn, nên hoạt động giao dịch diễn ra rất sôi động. Có những thời điểm, số lệnh chờ khớp tại thị trường Việt Nam tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Nhưng hoạt động giao dịch liên thông với thế giới vẫn diễn ra thông suốt, ổn định, không gặp bất kỳ sự cố nào”.Đậu tương đang dẫn đầu xu thế giao dịchTrong tháng 4,đậu tươnglà mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam, chiếm 5,5% tổng khối lượng giao dịch. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp, đậu tương soán ngôi dầu thô WTI và dầu thô WTI micro để trở thành mặt hàng thu hút nhà đầu tư nhất. Đây là điều tương đối bất ngờ, khi giá đậu tương trên Sở Chicago hầu như chỉ đi ngang trong tháng 4 vừa qua.“Các nhà đầu tư có thể giao dịch cả 2 chiều mua và bán trên thị trường hàng hóa. Vì thế, khi giá đậu tương đi ngang với các khoảng dễ xác định, nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua và bán liên tục. Lợi nhuận mang lại từ kiểu giao dịch này có thể còn lớn hơn so với việc nắm giữ vị thế theo các xu hướng trung và dài hạn”, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh chia sẻ thêm.Lần đầu tiên kể từ năm 2022, hai mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam không phải các mặt hàng trong nhóm năng lượng. Xếp sau đậu tương, mặt hàng bạch kim liên thông với Sở NYMEX chiếm tỷ trọng 3,8% và đứng thứ 2 trong danh sách các mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trong tháng 4.Cũng giống đậu tương, giá bạch kim không thay đổi nhiều khi kết thúc tháng 4, nhưng diễn biến giao dịch có sự rung lắc và biến động mạnh. Vào ngày 12/4, giá bạch kim đã vượt mức 1.000 USD/ounce, vùng giá cao nhất từ tháng 9 năm ngoái.MXV và CME Group đồng tổ chức hội thảo quốc tế thường niênVới sự tăng trưởng đột phá trong giai đoạn đầu năm 2024, các đối tác quốc tế, đặc biệt là các Sở Giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới đang dành nhiều sự quan tâm, chú ý đối với thị trường Việt Nam.Vào ngày 16/5/2024 tới đây, MXV và Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group) sẽ đồng tổ chức hội thảo quốc tế “Triển vọng kinh tế thế giới và tác động tới thị trường hàng hóa 2024”. Đây là sự kiện thường niên do hai Sở Giao dịch tổ chức, nhằm cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường hàng hóa thế giới đến với các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Việt Nam. Sự kiện sẽ được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu tới từ MXV và CME Group; các thành viên thị trường; các hiệp hội ngành nghề; hàng trăm doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia trực tiếp và trực tuyến.Với những đánh giá, phân tích, dự báo của các chuyên gia, doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ có những góc nhìn đa chiều, đồng thời nắm được bức tranh toàn cảnh về thị trường giao dịch hàng hóa trên thế giới cũng như những tiềm năng của thị trường kim loại để có thêm công cụ bảo hiểm giá và mở rộng danh mục đầu tư.“Sự chuyên nghiệp, tâm huyết mà các đối tác quốc tế dành cho sự kiện, cùng sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư là minh chứng cho thấy thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đang có những bước phát triển đáng được ghi nhận”, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh khẳng định.
https://nhandan.vn/giao-dich-hang-hoa-tai-viet-nam-lap-ky-luc-trong-thang-4-post808403.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giao dịch hàng hóa", "MXV", "giao dịch hàng hóa lập kỷ lục" ] }
Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang EU
NDO -Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn và quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như sự cạnh tranh tại thị trường này ngày càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải thích ứng hiệu quả.
4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Âu đạt 2,55 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang châu Âu chiếm 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.Tín hiệu tăng trưởngTheo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),xuất khẩu tômViệt Nam sang thị trường EU sau 2 tháng giảm sâu đã phục hồi tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024. EU là thị trường nhập khẩu chính ghi nhận tăng trưởng tốt nhất trong tháng 4 năm nay, đạt 38 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm sang EU đạt 119 triệu USD, gần tương đương cùng kỳ năm ngoái.Giá trị xuất khẩu sang các thị trường đơn lẻ chính trong khối đều tăng trưởng 2 con số. Xuất khẩu sang Đức, Hà Lan và Bỉ tăng lần lượt 29%, 37% và 39%; xuất khẩu sang Đan Mạch tăng mạnh 88%. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là khoảng 7% trong những năm tới, EU là thị trường tiêu thụ tôm mang lại nhiều cơ hội. Do đó, các doanh nghiệp cần đổi mới và đa dạng sản phẩm để duy trì khả năng cạnh tranh tại thị trường này.Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là khoảng 7% trong những năm tới, EU là thị trường tiêu thụ tôm mang lại nhiều cơ hội. Do đó, các doanh nghiệp cần đổi mới và đa dạng sản phẩm để duy trì khả năng cạnh tranh tại thị trường này.Về mặt hàng rau quả, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, EU hiện là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất thế giới, nhưng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn quá thấp.Theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trị giá nhập khẩu hàng rau quả của EU trong năm 2023 đạt 136,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,22% tổng trị giá nhập khẩu. Tháng 1/2024, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của EU đạt 11,9 tỷ USD, tăng 11,41% so với tháng 1/2023. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,16% tổng trị giá nhập khẩu.Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU đạt 72,1 triệu USD, đạt 24,3% kim ngạch 2023. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng xuất khẩu rau quả vàothị trường EUvẫn còn rất lớn.Theo số liệu thống kê của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trị giá nhập khẩu hàng rau quả của EU trong năm 2023 đạt 136,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,22% tổng trị giá nhập khẩu. Tháng 1/2024, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của EU đạt 11,9 tỷ USD, tăng 11,41% so với tháng 1/2023. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,16% tổng trị giá nhập khẩu.Đối với mặt hàng cà-phê, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, theo thống kê từ Liên đoàn Cà-phê châu Âu, EU có mức tiêu thụ cà-phê bình quân đầu người cao nhất thế giới. Quy mô thị trường cà-phê châu Âu dự tính đạt 47,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo sẽ đạt 58,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng bình quân 3,96% trong giai đoạn 2024-2029.Quý I/2024, xuất khẩu cà-phê Việt Nam sang EU đạt 778,9 triệu USD, đạt 18,8% kim ngạch năm 2023, với khối lượng 241,9 nghìn tấn, đạt 13,4% lượng năm 2023. Trong quý I/2024, trị giáxuất khẩu cà-phêsang hầu hết các thị trường truyền thống tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu cà-phê sang các thị trường Italia và Tây Ban Nha tăng lần lượt từ 9% và 4,94% trong quý I/2023 lên 10,18% và 7,81% trong quý I/2024.Nâng chất lượng để tăng kim ngạchBà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia thị trường tôm (VASEP) nhận định: Trên thị trường EU, tôm Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với tôm Ecuador. Ecuador có lợi thế tôm giá rẻ, đáp ứng xu thế người tiêu dùng EU, lại có chi phí vận chuyển thấp hơn. Ecuador hiện vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường EU. Thị trường EU đòi hỏi tôm nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn ASC; bên cung ứng có giải pháp giảm phát thải (nuôi, chế biến);truy xuất nguồn gốctận gốc (thành phần thức ăn tôm, tôm bố mẹ...); phúc lợi động vật (tôm bố mẹ không cắt mắt khi sinh sản nhân tạo, nuôi mật độ vừa phải).Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào EU cần có chiến lược tiếp cận thị trường bài bản hơn, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tiếp thị hình ảnh sản phẩm của mình. Hiện, các thị trường như Đức, Hà Lan, Bỉ... đang có xu hướng chuyển đổi sang các dạng sản phẩm tôm tiện lợi hơn, sản phẩm tôm giá trị gia tăng. Còn các thị trường Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Pháp..., giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc xác định động lực thị trường nên các sản phẩm tôm chân trắng có giá phải chăng sẽ được ưa chuộng nhiều hơn.Doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào EU cần có chiến lược tiếp cận thị trường bài bản hơn, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tiếp thị hình ảnh sản phẩm của mình. Hiện, các thị trường như Đức, Hà Lan, Bỉ... đang có xu hướng chuyển đổi sang các dạng sản phẩm tôm tiện lợi hơn, sản phẩm tôm giá trị gia tăng. Còn các thị trường Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Pháp..., giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc xác định động lực thị trường nên các sản phẩm tôm chân trắng có giá phải chăng sẽ được ưa chuộng nhiều hơn.Chuyên gia thị trường tôm (VASEP) Phùng Thị Kim ThuTrong khi đó, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng nhận định, nhiều thách thức đang đặt ra đối với ngành hàng rau quả khi EU là thị trường đòi hỏi chất lượng khắt khe hàng đầu thế giới. Người tiêu dùng EU chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm không tồn dưthuốc bảo vệ thực vật.Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật bảo quản nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn thì mới có cơ hội tăng thị phần tại thị trường EU. Mặt khác, khi xuất khẩu được vào thị trường này, các sản phẩm rau quả Việt Nam cũng sẽ có thêm lợi thế vì dễ dàng xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác nhờ tiêu chí chất lượng, an toàn.Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật bảo quản nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn thì mới có cơ hội tăng thị phần tại thị trường EU. Mặt khác, khi xuất khẩu được vào thị trường này, các sản phẩm rau quả Việt Nam cũng sẽ có thêm lợi thế vì dễ dàng xuất khẩu được sang nhiều thị trường khác nhờ tiêu chí chất lượng, an toàn.Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên
https://nhandan.vn/day-manh-xuat-khau-nong-san-sang-eu-post811223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "xuất khẩu nông sản", "xuất khẩu tôm", "xuất khẩu trái cây", "truy xuất nguồn gốc", "thị trường EU" ] }
VN-Index quay đầu giảm gần 13 điểm, khối ngoại vẫn bán ròng
NDO -Phiên giao dịch ngày 23/4, áp lực bán tăng vọt trong phiên chiều kéo thị trường chìm trong sắc đỏ, hàng loạt cổ phiếu lớn lao dốc... Tuy vậy,dòng tiền bắt đáycũng tăng mạnh, giúpVN-Indexthu hẹp đà giảm, còn 12,82 điểm, về mức 1.177,40 điểm.
Thanh khoảntoàn thị trường tăng nhẹ so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 879,71 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 19.156,31 tỷ đồng.Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng tăng đáng kể so phiên trước, đạt hơn 15.590,73 tỷ đồng;nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng khoảng 290 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, DIG, MSN, VND, SHB...Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa, TCB tăng 2,10%, VPB tăng 0,55%, LPB tăng 0,99%, STB tăng 0,54%, EIB tăng 0,87%, MSB tăng 0,37%, NAB tăng 0,92%... Chiều ngược lại, CTG giảm 2,48%, SHB giảm 2,67%, MBB giảm 2,65%, BID giảm 1,40%, TPB giảm 1,43%, OCB giảm 1,82%...Nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch tiêu cực, SSI giảm 1,71%, VND giảm 2,48%, VCI giảm 3,60%, HCM giảm 0,57%, VIX giảm 3,50%, BSI giảm 3,80%, CTS giảm 5,52%, AGR giảm 6,84%...Nhómcổ phiếu bất động sảnchìm trong sắc đỏ, VHM giảm 3,02%, VIC giảm 2,38%, BCM giảm 4,17%, VRE giảm 2,23%, NVL giảm 2,68%, KBC giảm 3,09%, DXG giảm 3,13%, TCH giảm 4,28%, HHV giảm 3,54%, CII giảm 2,5%, ITA giảm 2,19%, QCG giảm 6,91%... Trái lại, VPI tăng 0,88%, KOS tăng 0,13%, SJS tăng 0,90%, IJC tăng 1,11%...Ở nhóm cổ phiếu sản xuất cũng có diễn biến tiêu cực, GVR giảm 3,83%, MSN giảm 3,29%, GEX giảm 3,23%, HSG giảm 3,47%, ACG giảm 4,06%, NKG giảm 6,78%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay quay đầu giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch chiều, VNXALL-Index đóng cửa giảm 15,42 điểm (-0,80%), về mức 1.917,55 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 739,51 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 17.895,41 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 98 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 282 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 222,63 điểm, giảm 2,68 điểm (-1,19%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 73,76 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.389,84 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 58 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 109 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 9,66 điểm (-2,01%) và xuống mức 471,55 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 48,92 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.083,13 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 3 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 25 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 87,51 điểm, giảm 0,51 điểm (-0,58%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 27,64 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 277,62 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 133 mã tăng giá, 72 mã đứng giá và 130 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 12,82 điểm (-1,08%), về mức 1.177,40 điểm. Thanh khoản đạt hơn 778,31 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.488,85 tỷ đồng. Toàn sàn có 117 mã tăng, 57 mã đứng giá và 360 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 6,27 điểm (-0,52%) và xuống mức 1.200,37 điểm. Thanh khoản đạt hơn 273,50 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.182,43 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 6 mã tăng, 0 mã đi ngang và 24 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là MBB (hơn 31,99 triệu đơn vị), SHB (hơn 31,26 triệu đơn vị), DIG (hơn 22,76 triệu đơn vị), VIX (hơn 20,89 triệu đơn vị), STB (hơn 18,40 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là HRC (+6,95%), DXV (+6,90%), PMG (+6,72%), ST8 (+5,61%), VSI (+5,57%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là FUESSV50 (-6,99%), SCD (-6,95%), LGL (-6,94%), QCG (-6,91%), PSH (-6,87%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 305.776 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 36.814,68 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-806106.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "VN-Index", "Phiên giao dịch", "HNX-Index", "thanh khoản", "cổ phiếu", "chứng khoán", "khối ngoại" ] }
Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh hoạt động hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
NDO -Ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến về Quỹ tín dụng nhân dân năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, trong thời gian qua, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo cùng các đơn vị Vụ, Cục, chi nhánh tiến hành Đề án tái cơ cấu trong suốt giai đoạn gần 10 năm qua. Đến thời điểm này, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục được củng cố, chấn chỉnh.Báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy: đến thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản đạt của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đạt 183.826,8 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cuối năm 2022; Tiền gửi khách hàng là 163.067,1 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cuối năm 2022; Tổngdư nợcho vay là 133.449,1 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối năm 2022; Vốn chủ sở hữu 12.755,6 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối năm 2022; Tỷ lệ nợ xấu: 0,69%...Qua công tác thanh tra, kiểm tra Quỹ tín dụng nhân dân đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vi phạm, tồn tại của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn. Công tác xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém đạt được nhiều kết quả tích cực. Hầu hết các quỹ đã và đang triển khai một cách tích cực Đề án tái cơ cấu. Bên cạnh đó, sự phối hợp trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố với các Sở, ban, ngành, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được tăng cường…Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, năm 2023, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng, nhưng hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân đạt kết quả tích cực, không có Quỹ nào rơi vào tình trạng kiểm soát như những năm trước; nhiều Quỹ được chấn chỉnh, từng bước phát triển, về cơ bản thực hiện tốt các quy định Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã, các quy định của ngành Ngân hàng. “Dù không chủ quan nhưng ở góc độ hệ thống, Quỹ tín dụng nhân dân đạt được nhiều kết quả rất tích cực, từng bước củng cố, phát triển ổn định”, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước ghi nhận.Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng thẳng thắn nhìn nhận: công tác quản lý hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Công tác xử lý pháp nhân của các Quỹ tín dụng nhân dân là công việc phức tạp, chưa có tiền lệ nên quá trình xử lý cần nhiều thời gian hơn dự kiến; nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân tại một số địa phương chậm được xử lý… Từ thực tế trên, Phó Thống đốc cũng đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị chia sẻ thẳng thắn những tồn tại, đồng thời đưa ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc để tiếp tục thực hiện củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã chỉ ra những tồn tại của hệ thốngQuỹ tín dụng nhân dâncũng như đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, những tồn tại, khó khăn đến từ các nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Về chủ quan: công tác kiểm soát của các Quỹ tín dụng nhân dân chưa chặt chẽ; trình độ cán bộ hạn chế, ý thức tuân thủ cán bộ chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, sai sót trong quá trình tác nghiệp. Về khách quan: cơ chế chính sách còn thiếu, chưa phù hợp trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân; khó khăn trong quá trình kiểm tra Quỹ tín dụng nhân dân,...Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tổng hợp những vi phạm, tồn tại, hạn chế thường gặp của các Quỹ tín dụng nhân dân, gửi Quỹ tín dụng nhân dân để rút kinh nghiệm, tránh lặp lại trong hoạt động. Đây cũng là cơ sở để xem xét trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát trong quản trị, điều hành Quỹ tín dụng nhân dân, áp dụng biện pháp xử lý cao hơn đối với Quỹ tín dụng nhân dân được thanh tra, kiểm tra những năm tiếp theo vẫn vi phạm các nội dung đã được cảnh báo.Đại diện Ngân hàng Hợp tác xã cũng kiến nghị được tiếp cận các thông tin kịp thời từ Ngân hàng Nhà nước, các văn bản cảnh báo chấn chỉnh của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
https://nhandan.vn/tiep-tuc-cung-co-chan-chinh-hoat-dong-he-thong-quy-tin-dung-nhan-dan-post803867.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Quỹ tín dụng nhân dân", "Ngân hàng Nhà nước", "Ngân hàng Hợp tác xã", "Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam" ] }
VinFast đạt kỷ lục hơn 27 nghìn đơn đặt xe VF 3 sau 66 giờ mở bán
NDO -Ngày 16/5,VinFastcông bố đã có 27.649 đơn đăng ký mua xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở nhậnđặt cọc sớm, đạt kỷ lục chưa từng có trên thị trường ô-tô.
Đặc biệt, 100% đơn hàng đều không được hoàn hủy hoặc chuyển nhượng, khẳng định sức hút của “mẫu xe quốc dân” tại Việt Nam.Bên cạnh doanh số kỷ lục, VF 3 cũng trở thành từ khóa đứng đầu các bảng xếp hạng xu hướng và là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội kể từ khi VinFast công bố nhận cọc.Sức hút của VF 3 đến từ mức giá đặc biệt chỉ 235 triệu đồng (thuê pin) và 315 triệu đồng (kèm pin) áp dụng cho các khách hàng đăng ký từ 6 giờ ngày 13 đến hết ngày 15/5.Đây là mức giá lý tưởng, tạo điều kiện cho đông đảo người dân sở hữu ô-tô với kinh phí ban đầu rất hợp lý. Cụ thể, khách hàng chỉ cần đối ứng từ 50-70 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ được hỗ trợ vay và trả góp với tổng gốc và lãi hàng tháng chỉ hơn 2 triệu đồng trong vòng 8 năm. Trường hợp khách hàng thanh toán toàn bộ, chi phí mua VF 3 cũng chỉ bằng một nửa so với mẫu ô-tô xăng đang có giá thấp nhất trên thị trường hiện tại.Bên cạnh sức hút về giá, doanh số kỷ lục của VinFast VF 3 cũng đến từ sự đột phá trong phương thức bán hàng. Lần đầu tiên tại Việt Nam, sản phẩm ô-tô được giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, VinID cũng như chốt đơn thông qua 9 phiên livestream do 15 người có ảnh hưởng với cộng đồng (KOLs) phối hợp thực hiện.Cuộc cách mạng trong phương thức bán hàng đã đưa VF 3 trở thành mẫu xe đầu tiên đạt được lượng đơn đặt hàng trực tuyến vượt 50% tổng số đơn hàng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của mô hình kinh doanh O2O (Online-2-Offline) cũng như vai trò tiên phong của VinFast tại thị trường ô tô Việt Nam.Đáp lại tình cảm và sự ủng hộ nồng nhiệt của khách hàng, bà Dương Thị Thu Trang - Tổng giám đốc VinFast thị trường Việt Nam cho biết: “Kết quả 27.649 đơn đăng ký mua xe chỉ sau 66 giờ là minh chứng cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ và tin tưởng của người dân với thương hiệu ô-tô Việt. VinFast vô cùng biết ơn tình cảm và sự yêu thương của khách hàng với dòng sản phẩm VF 3 nói riêng và thương hiệu VinFast nói chung. Hy vọng tất cả chúng ta có thể thể hiện được sự Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam”.Tương tự các mẫu ô-tô điện khác của VinFast, VF 3 cũng được áp dụng chính sách bảo hành chính hãng tốt bậc nhất thị trường, với thời hạn 7 năm hoặc 160.000 km cho xe (tùy điều kiện nào đến trước), và 8 năm không giới hạn km cho pin.Dự kiến, những chiếc VinFast VF 3 đầu tiên sẽ được bàn giao cho khách hàng từ tháng 8/2024 và sẽ có tối thiểu 20.000 xe được bàn giao trong năm nay.
https://nhandan.vn/vinfast-dat-ky-luc-hon-27-nghin-don-dat-xe-vf-3-sau-66-gio-mo-ban-post809598.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "VinFast", "VF 3", "đặt cọc", "xe điện" ] }
Tiêu thụ yếu kéo giá dầu sụt giảm
NDO -Đóng cửa ngày 29/5, giá dầu thế giới suy yếu trở lại khi các dấu hiệu về tiêu thụ vẫn chưa cho thấy sự bùng nổ, trong khi nguồn cung tương đối bảo đảm. Dầu WTI chốt phiên giảm 0,75% xuống 79,23 USD/thùng. Dầu Brent giảm 0,74% xuống 83,6 USD/thùng.
Những lo ngại về nhu cầu xăng của Mỹ đã giữ giá xăng tương lai gần mức thấp nhất trong hai tháng gần đây, trong khi tỷ suất lọc dầu cũng đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2, bất chấp mùa tiêu thụ cao điểm đến gần.Trong khi đó, mặc dù lo ngại về việcTổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+)sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm quý III trong cuộc họp vào ngày 2/6 tuần này, song thực tế chứng minh nguồn cung của một số quốc gia trong nhóm ít tuân theo thỏa thuận.Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết, nước này đã xuất khẩu khoảng 102,38 triệu thùng dầu thô trong tháng 4, chỉ giảm nhẹ hơn 3 triệu thùng so tháng 3, bất chấp việc tuyên bố sẽ bù đắp sự thiếu tuân thủ hạn ngạch trong các tháng đầu năm bằng cách cắt giảm nguồn cung mạnh mẽ. Điều này đã gây áp lực tớigiá dầu.Dữ liệu từ Khu công nghiệp dầu mỏ Fujairah và theo dõi tàu cho thấy, tổngtồn khotăng 4,4% lên 20,363 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 27/5 sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng, phản ánh nhu cầu chậm lại. Dự trữ các sản phẩm chưng cất nặng cũng tăng 9,5% lên 10,116 triệu thùng trong tuần gần nhất, mức cao nhất trong 5 tuần qua.Ở một diễn biến khác, giá khí tự nhiên giảm trên 3% xuống mức thấp nhất trong 1 tuần rưỡi do dự báo thời tiết mát mẻ hơn ở Mỹ sẽ làm giảm nhu cầu khí thiên nhiên từ các nhà cung cấp điện. Maxar Technologies cho biết hôm thứ Tư rằng, dự báo thời tiết cho phần lớn vùng đông bắc đến miền trung nước Mỹ sẽ mát hơn trong thời gian từ ngày 8 đến ngày 12/6. Trong khi đó, dự báo đồng thuận cho rằng tồn kho khí tự nhiên hằng tuần Mỹ sẽ tăng +74 tỷ feet khối trong tuần trước cũng gây áp lực cho giá trong phiên.
https://nhandan.vn/tieu-thu-yeu-keo-gia-dau-sut-giam-post811803.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "giá dầu", "dầu WTI", "dầu Brent", "OPEC+", "tồn kho" ] }
Nhất trí trình Quốc hội quyết định tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024
NDO -Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định tiếp tụcgiảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT)đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế VAT 10%, theo Tờ trình số 300 ngày 8/6/2024 của Chính phủ.
Sáng 13/6, tiếp tục chương trìnhPhiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (báo cáo Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyếtKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV).Đề xuất giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024Tờ trình của Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cho phép giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.Thời gian thực hiện chính sách là trong 6 tháng cuối năm 2024 (từ 1/7/2024 đến 31/12/2024). Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2024 tương đương khoảng 24 nghìn tỷ đồng (khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng).Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Trong 6 tháng đầu năm 2024, dự kiến số thu giảm khoảng 23,488 nghìn tỷ đồng. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm thì dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47,488 nghìn tỷ đồng.Việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng nhằm kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban thống nhất với đề xuất tiếp tục cho phép áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng với hình thức và phạm vi như tờ trình của Chính phủ.Đồng thời, giao Chính phủ tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm bảo đảm nhiệm vụ thu và khả năng cân đối ngân sách trong phạm vi bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội thông qua.Bố trí thảo luận tại tổ về nội dung giảm 2% thuế suất thuế VATCho ý kiến thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Quốc hội đã biểu quyết thông qua điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, và đã thống nhất bổ sung nội dung này vào chương trình Kỳ họp thứ 7, cho nên cơ sở pháp lý để trình Quốc hội tại kỳ họp đã có đầy đủ.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)Về việc sắp xếp nội dung này trong chương trình như thế nào, có bố trí thảo luận hay không, ông Tùng nêu rõ đây không phải lần đầu Quốc hội thảo luận nội dung về việc giảm thuế giá trị gia tăng, nếu quyết lần này nữa thì sẽ là lần thứ 3 kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế.Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng nên bố trí khoảng 20 phút để Quốc hội nghe cơ quan trình và cơ quan thẩm tra trình bày tóm tắt các báo cáo cho chính thống, nhưng không cần bố trí thảo luận, bởi Quốc hội đã từng xem xét vấn đề này và đây cũng là tiếp thu ý kiến đề nghị của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội vừa qua.Dự thảo Nghị quyết chung kỳ họp sẽ được gửi để đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến trực tiếp, sau đó cần thiết thì tiếp thu, giải trình trong Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Nghị quyết chung của kỳ họp.Về sự cần thiết gia hạn áp dụng chính sách giảm thuế, trong báo cáo thẩm tra sơ bộ hiện đang có 2 luồng quan điểm, một luồng đồng ý và một luồng không đồng ý. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách cần thể hiện rõ chính kiến, quan điểm.Phó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Thanh cũng cho rằng nếu vẫn có 2 luồng ý kiến thì cần nêu rõ phương án nào được đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách lựa chọn để định hướng cho các đại biểu khi xem xét, biểu quyết thông qua.Bà Thanh nêu rõ, thực tế hiện nay, nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi, còn rất nhiều khó khăn. Việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng sẽ tạo động lực cho các đối tượng tiêu dùng chi tiêu, đồng thời vẫn duy trì được xu hướng phục hồi. Từ đó, khối doanh nghiệp và các đối tượng nộp thuế có thêm động lực để phát triển sản xuất, góp phần tăng thu thuế của những năm tới.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đối với việc giảm thuế giá trị gia tăng thì Bộ Chính trị cũng đồng ý về mặt chủ trương và đã có văn bản đồng ý.Về cách làm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ có tờ trình tóm tắt, ngắn gọn, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng có báo cáo thẩm tra tóm tắt gửi các đoàn đại biểu Quốc hội. Theo đó, sẽ không đọc tờ trình, báo cáo thẩm tra tại hội trường mà Tổng Thư ký Quốc hội sẽ có văn bản đề nghị đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ. Sau đó sẽ tổng hợp ý kiến, đưa vào Nghị quyết chung kỳ họp.Chủ tịch Quốc hội đề nghị bố trí thảo luận nội dung này trong phiên thảo tại tổ về luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) chiều 17/6.Phát biểu kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng theo Tờ trình số 300 ngày 8/6/2024 của Chính phủ; đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của cơ quan thẩm tra để báo cáo bổ sung hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, tăng tính thuyết phục của việc giảm thuế trình Quốc hội xem xét quyết định.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết thúc nội dung thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm không trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền Quốc hội trong kỳ họp không đúng quy định phải điều chỉnh chương trình kỳ họp, bởi như vậy các cơ quan Quốc hội có rất ít thời gian để nghiên cứu thẩm tra. Đối với các vấn đề quan trọng, cần thiết, phải chủ động nêu ý kiến hoặc kịp thời gửi hồ sơ tờ trình sang Quốc hội, các cơ quan Quốc hội đúng thời gian.Cạnh đó, Chính phủ cũng cần rút kinh nghiệm trong việc dự báo tình hình phản ứng chính sách, không để xảy ra tình trạng một chính sách nhưng nhiều lần trình Quốc hội cho phép áp dụng, cho phép gia hạn áp dụng như giảm thuế giá trị gia tăng như thời gian qua.Đồng thời, tổ chức thực hiện chính sách bảo đảm mục tiêu đề ra, không để xảy ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chịu trách nhiệm điều hành thực hiện nhiệm vụ thu không làm ảnh hưởng đến dự toán thu và bội chi ngân sách nhà nước năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm nguồn thu cho các nhiệm vụ chi đã được dự toán và nhu cầu cấp bách phát sinh.Thực hiện đúng tiến độ sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, các chiến lược cải cách thuế, trong đó có thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt, lưu ý quan điểm sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế tính theo nguyên tắc thị trường và các thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, định hướng, và thực hiện tăng thuế theo lộ trình.Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết gửi Quốc hội và các cơ quan thẩm tra. Ủy ban Tài chính, Ngân sách thẩm tra chính thức trình Quốc hội xem xét và thảo luận tại tổ trong một thời gian thích hợp do Văn phòng Quốc hội bố trí để xem xét, quyết định đưa thành một mục trong Nghị quyết chung của kỳ họp.
https://nhandan.vn/nhat-tri-trinh-quoc-hoi-quyet-dinh-tiep-tuc-giam-2-thue-vat-den-het-nam-2024-post814086.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "giảm thuế giá trị gia tăng", "giảm thuế 2%", "phiên họp 34", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV" ] }
Masan High-Tech Materials lan tỏa giá trị bền vững tới cộng đồng
Cuộc sống của hàng trăm gia đình đã thay đổi tích cực nhờ Quỹ vốn vay phục hồi kinh tế do Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được triển khai từ năm 2013.
Hiệu quả từ nguồn vốn vay lãi suất ưu đãiĐến xóm 8 xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nhắc đến gia đình anh Nguyễn Văn Trưởng ai cũng biết. Đây là gia đình trẻ dám thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn triển khai mô hình nuôi ngựa bán chăn thả, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.Gia đình anh Trưởng có 6 nhân khẩu, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Với suy nghĩ trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả bấp bênh nên năm 2022, vợ chồng anh Trưởng chuyển hướng sang chăn nuôi.Từ đồng vốn tiết kiệm trong những năm qua cộng với khoản vay từ Quỹ Vốn vay Phục hồi kinh tế của Masan High-Tech Materials, anh Trưởng đã mạnh dạn đầu tư mua ngựa để phát triển kinh tế. Từ 4 con ngựa ban đầu, năm 2023 gia đình anh đã mua thêm 2 con, nâng tổng đàn lên 6 con để thực hiện mô hình nuôi ngựa bán chăn thả. Theo anh Trưởng, ngựa là con vật dễ nuôi, dễ thích nghi, ít bệnh tật, giá cả và đầu ra ổn định.Hiệu quả ban đầu từ mô hình này đang mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế của gia đình anh Trưởng cũng như một số hộ khác tại xã Tân Linh. Hội Nông dân xã Tân Linh cũng vận động bà con nông dân trực tiếp đến thăm quan, học tập kinh nghiệm từ gia đình anh Trưởng để nhân rộng mô hình. Anh Trưởng chia sẻ: “Ngoài sự cần cù, may mắn của bản thân thì việc được vay vốn đúng thời điểm với lãi suất ưu đãi đã giúp kinh tế gia đình tôi thay đổi rất nhiều”.Ngoài gia đình anh Trưởng, cuộc sống của hàng trăm gia đình khác tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cũng thay đổi tích cực kể từ khi được tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi.Quỹ Vốn vay Phục hồi kinh tế ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã Hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được Masan High-Tech Materials triển khai từ năm 2013, với chủ trương “không trao con cá mà trao cần câu”, thúc đẩy đa dạng các mô hình sinh kế, tạo điều kiện cho các hộ dân thoát nghèo. Đến nay, tổng nguồn vốn lũy kế đã giải ngân lên tới hơn 16 tỷ. 456 hộ dân tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế, 100% số hộ trả lãi đúng hạn, không có nợ xấu.Nhiều hộ dân tại huyện Đại Từ đã sử dụng hiệu quả vốn vay từ Quỹ Vốn vay Phục hồi kinh tế của Masan High-Tech MaterialsCác hộ vay vốn chủ yếu đầu tư vào sản xuất, cải tạo chè; chăn nuôi gia súc, gia cầm; kinh doanh dịch vụ buôn bán ... Qua khảo sát hàng năm, cơ bản các hộ đã phát huy được hiệu quả vốn vay, một số hộ còn tạo được việc làm cho từ 3-5 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng.Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Khi Masan High-Tech Materials xây dựng chương trình này tức là Công ty đã đặt mình vào vị trí người dân. Đây là chương trình tín dụng rất nhân văn bởi vì đa phần người dân vay vốn từ Quỹ này là những đối tượng chưa với tới nguồn vốn của Ngân hàng CSXH bởi nguồn vốn này rất hạn chế. Đặc biệt Quỹ vốn vay còn tạo nên làn sóng mới về xã hội hóa các nguồn lực bên ngoài đối với hoạt động của Ngân hàng CSXH để giúp người dân vùng Dự án cũng như các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn phát triển kinh tế”.Trách nhiệm xã hội song hành với phát triển bền vữngÔng Craig Bradshaw - Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials cho biết: “Mục tiêu các chương trình cộng đồng của chúng tôi là xây dựng hạ tầng thuận lợi và đảm bảo cho người dân địa phương có đời sống sinh kế tốt hơn”.Ông Craig Bradshaw - Tổng Giám đốc Masan High-Tech MaterialsNăm 2023, Công ty tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng, trong đó bao gồm các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động hỗ trợ người dân và địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số tiền Công ty đầu tư cho các hoạt động này vào khoảng 6,8 tỷ đồng. Gần 4.500 hộ gia đình trên địa bàn huyện Đại Từ được hưởng lợi, trong đó có trên 600 hộ gia đình dân tộc thiểu số và 270 hộ gia đình dễ bị tổn thương.Masan High-Tech Materials cũng được đánh giá là một trong số các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2023, Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí và nộp vào ngân sách Nhà nước 1.414 tỷ đồng. Công ty được ghi nhận là doanh nghiệp Việt Nam có đóng góp thuế cao nhất cho tỉnh Thái Nguyên trong năm 2023, góp phần quan trọng giúp Thái Nguyên đạt số thu ngân sách 20.196 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra. Đây cũng là số thu ngân sách cao nhất của tỉnh Thái Nguyên từ trước đến nay.Năm 2023, Masan High-Tech Materials lần thứ 6 liên tiếp được vinh danh “Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ và thành quả của Công ty trong nhiều năm qua khi triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững, gắn kết mục tiêu tăng trưởng kinh doanh với lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng.
https://nhandan.vn/masan-high-tech-materials-lan-toa-gia-tri-ben-vung-toi-cong-dong-post806880.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [] }
Tăng cường kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng xác định cơ sở dữ liệu chính là một trong những yếu tố then chốt góp phần chuyển đổi số thành công. Cùng với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm thông suốt, an toàn.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong giai đoạn hiện nay, dữ liệu được coi là yếu tố sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Ngân hàng là ngành có nhiều dữ liệu nhất, do đó việc khai thác hiệu quả dữ liệu sẽ tạo thêm nhiều giá trị cho ngành ngân hàng nói riêng và các ngành, các hoạt động của nền kinh tế nói chung.Hoàn thiện hệ thống thanh toánThực tế những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng công tác chỉnh sửa, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt và thúc đẩy phát triển tiện ích thanh toán điện tử. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành chiến lược thúc đẩy hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2030; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, trình Quốc hội Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi vào tháng 1/2024 và đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang khẩn trương rà soát để ban hành các thông tư hướng dẫn đối với những quy định mới theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi và theo Nghị định 52, đồng thời bảo đảm tương thích theo những quy định khác của pháp luật. Song song với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm thông suốt, an toàn.Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến nay, hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã xử lý bình quân hơn 830 nghìn tỷ đồng/ngày. Hệ thống thanh toán bán lẻ xử lý bình quân từ 20-25 triệu giao dịch/ngày. Số lượng giao dịch thanh toán qua kênh internet và mobile bình quân giai đoạn 2021-2023 lần lượt tăng trưởng ở mức 52% và 103,3%.Tăng trưởng về số lượng và giá trị thanh toán qua phương thức mã QR đạt hơn 170%. “Hiện đã có hơn 87,08% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 182 triệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân và hơn 147 triệu thẻ ngân hàng đang hoạt động. Những kết quả trên cho thấy việc chuyển đổi số ngành ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận.Bảo đảm khai thác dữ liệu an toàn, hiệu quảNhững kết quả bước đầu trên lộ trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng phần nào cũng cho thấy sự tiên phong đi đầu của hệ thống trong việc tạo lập dữ liệu. Trong giai đoạn tiếp theo của lộ trình, sẽ là thúc đẩy các tổ chức tín dụng chuyển đổi số gắn với việc khai thác dữ liệu hiệu quả và triển khai dữ liệu dân cư, căn cước công dân (CCCD), định danh và xác thực điện tử.Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng, ngày 15/5 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (có hiệu lực từ ngày 1/7), thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng, ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thi hành nghị định này, trong đó, có thông tư về thẻ có nhiều điểm mới, thí dụ liên quan đến câu chuyện về thẻ eKYC (phương pháp định danh xác thực khách hàng điện tử) mà nhiều người lo ngại.“Chúng ta không ngăn cấm ai. Tuy nhiên, có thẻ CCCD gắn chíp, ngân hàng xác thực được thì được mở thẻ eKYC, còn nếu không có thì ra quầy giao dịch. Giống như chúng ta đi lên đường cao tốc, nếu có thẻ thu phí không dừng thì được đi vào làn không dừng, nếu thanh toán tiền mặt thì phải chịu chậm hơn một chút. Trên thực tế, Bộ Công an công bố là hầu hết công dân đủ điều kiện đã được cấp thẻ CCCD gắn chíp rồi cho nên không có lý do gì ngân hàng không bổ sung quy định này”, ông Phạm Tiến Dũng khẳng định.Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết thêm, từ ngày 1/7, để ngăn chặn nguy cơ lừa đảo, các ngân hàng áp dụng chính sách giao dịch hơn 10 triệu đồng thì phải xác thực khuôn mặt của người giao dịch trùng khớp với khuôn mặt của chủ tài khoản đã được kiểm tra với cơ sở dữ liệu từ CCCD gắn chíp do Bộ Công an cấp. Trường hợp này để tránh việc thuê mượn tài khoản cũng như người dân kiểm tra, rà soát lại thông tin tài khoản.Đại diện lãnh đạo Bộ Công an cũng cho hay: Với việc cấp 86 triệu thẻ CCCD gắn chíp, thu nhận hơn 75,16 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt hơn 53,88 triệu tài khoản, đã có 8 tiện ích của người dân với 29,4 triệu lượt người truy cập ứng dụng VNeID. Sắp tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục công bố và đưa vào khai thác 14 tính năng mới trên VNeID, trong đó có nhiều tính năng liên kết với ngành ngân hàng, tiến tới đưa tài khoản định danh điện tử VNeID trở thành phương thức duy nhất để thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia.Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai việc ứng dụng dữ liệu dân cư, đối với ngành ngân hàng, cũng bộc lộ một số khó khăn cần tháo gỡ. Đó là, việc bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống trong triển khai các dịch vụ hoàn toàn trên môi trường điện tử là một thách thức không nhỏ khi hạ tầng còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa dự báo, xây dựng các phương án bảo vệ hệ thống, dữ liệu trước nguy cơ tấn công ngày càng gia tăng như thời gian vừa qua đối với các hệ thống lớn (chứng khoán, dầu khí,...).Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông,... trong việc giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, bảo vệ dữ liệu khách hàng, người dân, doanh nghiệp,...Do đó, Bộ Công an cũng đề nghị ngành Ngân hàng cần khẩn trương chỉ đạo các đơn vị hoàn thành số hóa, làm sạch dữ liệu với hơn 170 triệu dữ liệu tài khoản ngân hàng và ví điện tử (mới làm sạch được khoảng 5,5 triệu/170 triệu), phục vụ xác thực, kết nối, khai thác với dữ liệu “gốc” là dữ liệu về dân cư, căn cước, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp thúc đẩy kinh tế số, thanh toán không dùng tiền mặt... gắn với dữ liệu viễn thông, thuế, thương mại điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số được tạo lập thống nhất giữa các bộ, ngành phục vụ người dân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế.Cùng với đó, về hạ tầng, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin là vấn đề quan trọng, nhất là trong bối cảnh các hệ thống lớn liên tục bị tấn công, rủi ro về tài chính là vấn đề rất nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế tại các quốc gia.Đáng chú ý, thời gian tới ngành Ngân hàng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong việc triển khai cho vay tín chấp qua chấm điểm tín dụng công dân. Cũng theo số liệu từ Bộ Công an, hiện nay mới chỉ có 2 đơn vị tổ chức tín dụng, tài chính áp dụng kết hợp giải ngân 550 trường hợp với vay tín chấp khoảng 2,5 tỷ đồng. Con số này chưa thật sự tương xứng bởi nhu cầu vay trong dân là rất lớn. Do đó cần phải làm tốt vấn đề này nhằm góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen.
https://nhandan.vn/tang-cuong-ket-noi-chia-se-co-so-du-lieu-post814661.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Nghị định số 52/2024/NĐ-CP", "VNeID", "Nghị định số 101/2012/NĐ-CP", "EKYC", "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" ] }
Giá vàng ngày 24/4: Vàng miếng SJC tăng mạnh bất chấp thế giới giảm
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(24/4) tiếp đà giảm xuống 2.319 USD/ounce sau khi tăng “không biết mệt mỏi” thêm khoảng 22% chỉ trong 2 tháng qua. Trong nước, vàng miếng SJC tăng trở lại sau phiên đấu thầu, giao dịch ở mức 83,8 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 74,9 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm, 9 giờ 30 phút ngày 24/4, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 81,5 triệu đồng/lượng mua vào và 83,5 triệu đồng/lượng bán ra, tăng lần lượt 1,5 triệu đồng và 1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 81,8-83,8 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 800.000 đồng và 500.000 đồng so kết phiên giao dịch hôm qua. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới hiện rút ngắn xuống còn khoảng 11-12 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999hiện giao dịch mua vào 73,1 triệu đồng/lượng, bán ra 74,9 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73 triệu đồng/lượng và bán ra mức 74,7 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Hôm qua (23/4), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm. Kết quả, có 2 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô tương đương 3.400 lượng vàng. Giá trúng thầu cao nhất là 81.330.000 đồng/lượng; giá trúng thầu thấp nhất là 81.320.000 đồng/lượng.Tính đến 9 giờ 30 phút ngày 24/4 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới giảm 14,53 USD so kết phiên hôm trước xuống mức 2.319,05 USD/ounce.Giá vàng thế giới tiếp đà giảm khi chịu áp lực bán chốt lời lo ngại căng thẳng leo thang tại Trung Đông giảm bớt.Hiện thị trường đang chờ đợi các dữ liệu quan trọng của Mỹ để có thêm thông tin về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong thời gian tới.Fawad Razaqzada, chuyên gia phân tích thị trường của City Index nhận định, nhiều nhà đầu tư đã bỏ lỡ đợt phục hồi lớn của vàng vừa qua và sẽ tìm cách tham gia vào thị trường từ những đợt giảm giá như thế này.Chiến lược gia thị trường Colin Cieszynski của SIA Wealth Management lưu ý rằng, rủi ro địa chính trị trên toàn thế giới vẫn còn rất lớn và có thể kích hoạt các đợt tăng giá của vàng trên thị trường bất kỳ thời điểm nào.Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội quý I của Mỹ được công bố vào cuối tuần này cũng như báo cáo số liệu về Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 3, thước đo lạm phát ưa thích của FED. Nếu dữ liệu kinh tế mạnh hơn, sẽ càng củng cổ kế hoạch giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn của FED. Kịch bản đó sẽ bất lợi cho kim loại quý.Các chuyên gia dự báo, Chỉ số PCE sẽ tăng lên 2,6%, so mức 2,5% của tháng trước; Chỉ số PCE cốt lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động) dự kiến ​​sẽ giảm nhẹ xuống mức 2,7% hằng năm trong tháng 3, từ mức 2,8% trong tháng 2.Theo phân tích kỹ thuật, đợt giảm giá này là một đợt điều chỉnh sau khi vàng đã tăng khoảng 22% chỉ trong 2 tháng qua. Đây là đợt điều chỉnh trong xu hướng đi lên dài hạn của vàng.Hiện giá vàng chưa xuống dưới mốc 2.300 USD/ounce nên nhiều khả năng giá kim loại quý sẽ sớm tăng trở lại nhờ lực cầu bắt đáy cho xu hướng tăng dài hạn.Sáng nay, Chỉ số USD-Index giảm xuống mức 105,64 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ lên 4,623%; chứng khoán Mỹ tiếp tục phục hồi tốt sau khi có những phiên giảm liên tiếp từ mức đỉnh; giá dầu phục hồi lên mức 88,38 USD/thùng đối với dầu Brent và 83,3 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-244-vang-mieng-sjc-tang-manh-bat-chap-the-gioi-giam-post806211.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 24/4", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn", "vàng SJC tăng giá", "đầu thầu vàng miếng SJC" ] }
Yêu cầu báo cáo về các giao dịch vàng lớn, đáng ngờ
NDO -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị được phép kinh doanh vàng miếng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán rà soát các giao dịch đáng ngờ, gửi báo cáo đánh giá rủi ro rửa tiền về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 15/7.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền,Ngân hàng Nhà nước Việt Namyêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức kinh doanh, mua bán vàng miếng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022, Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền, Quyết định số 11/2023/QĐ-TTg ngày 27/4/2023 Thủ tướng Chính phủ quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại văn bản số 10064/NHNN-TTGSNH ngày 28/12/2023.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng yêu cầu các đơn vị nói trên nghiêm túc chấp hành việc báo cáo giao dịch có giá trị lớn theo quy định tại Điều 25; báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và thực hiện báo cáo bổ sung (nếu có) theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền; kịp thời báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch đáng ngờ.Các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh vàng, các trung gian thanh toán phải rà soát, cập nhật và nộp bổ sung báo cáo đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, báo cáo kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật, thông tin cán bộ đầu mối về phòng, chống rửa tiền (nếu có thay đổi)... cho Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền và hướng dẫn tại Thông tư số 09/2023/TT-NHNN trước ngày 15/7.
https://nhandan.vn/yeu-cau-bao-cao-ve-cac-giao-dich-vang-lon-dang-ngo-post814132.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "giao dịch vàng", "phòng chống rửa tiền", "giao dịch đáng ngờ", "đánh giá rủi ro" ] }
Nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức, đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm
NDO -Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Phiên họp được truyền trực tuyến tới trụ sở Ủy ban nhân dân 45 tỉnh, thành phố có dự án đi qua.Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang tích cực thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, đem lại kết quả tích cực, niềm vui cho nhân dân, mở ra các không gian phát triển mới, tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa, giảm chi phí logistics.Tại phiên họp thứ 10, chúng ta đã kiểm điểm, đánh giá, tháo gỡ một số khó khăn, bất cập liên quan thể chế, cơ chế, chính sách, quy định mà còn vướng mắc. Tại Thông báo ngày 10/4, chúng ta có 53 nhiệm vụ giao các địa phương, trong đó có 15 nhiệm vụ có thời gian; Thủ tướng Chính phủ có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đôn đốc triển khai các công trình. Từ phiên họp trước đến nay, chúng ta đã khánh thành các dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo, thông xe kỹ thuật Diễn Châu-Bãi Vọt… là những sản phẩm cụ thể, "cân, đong, đo, đếm" được, được nhân dân đón nhận hồ hởi, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội các địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ công tác liên ngành tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp ở khu vực Tây Nam Bộ, hướng dẫn các địa phương trong giải phóng mặt bằng… Vừa qua, các bộ, ngành, địa phương, nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công đã nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, hạn chế, bất cập để triển khai các dự án với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết, "chỉ bàn làm, không bàn lùi"… Nhờ vậy, liên quan chúng ta đạt được hết sức tích cực.Thủ tướng bày tỏ vui mừng việc Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh đã tích cực vào cuộc, đôn đốc trên các công trường, nhất là thời gian gần đây bắt đầu nắng nóng, thi công trong điều kiện khó khăn. Nhờ đó, các công việc đang được triển khai đúng tiến độ. Bộ Giao thông vận tải với vai trò là cơ quan thường trực đã có nhiều nỗ lực, phân công các lãnh đạo Bộ đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án; cùng các địa phương đánh giá lại cái được, chưa được, khó khăn để tháo gỡ, lập tiến độ di dời bàn giao mặt bằng các công trình kỹ thuật ở các địa phương, bảo đảm kỹ mỹ thuật các dự án; các địa phương cũng tích cực tìm hiểu tình hình để triển khai nhanh; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào cuộc tích cực; các dự án trước đây thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước phụ trách làm với tốc độ chậm thì nay được triển khai nhanh như các dự án nhà ga, cảng hàng không.Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Thủ tướng mong muốn các công trình phải được đẩy nhanh tiến độ nhưng phải bảo đảm chất lượng, yêu cầu kỹ-mỹ thuật; cho rằng, vấn đề hiện nay là giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật nếu được thực hiện tốt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thi công, bảo đảm, thậm chí vượt tiến độ đề ra. Vấn đề khó khăn nữa là thiếu nguyên vật liệu, do đó phải chỉ rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp; một vấn đề nữa là vốn cho thi công.Theo Thủ tướng, nếu thúc đẩy triển khai nhanh các công trình trọng điểm thì sẽ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, khu công nghiệp mới…, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân.Thủ tướng đề nghị rút kinh nghiệm triển khai nhanh Cảng hàng không Điện Biên, cần áp dụng vào triển khai mở rộng, cải tạo cảng hàng không Cà Mau; đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tìm phương án sớm nhất có thể để cải thiện điều kiện giao thông đi đến Cà Mau, tạo thuận lợi cho nhân dân; quá trình làm cần thực hiện với tất cả tình cảm, trái tim, không sợ sai nếu không có tiêu cực.Bộ Giao thông vận tải, các Ban quản lý dự án, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải dành thời gian đi đôn đốc, kiểm tra, giám sát, không để các khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; kiểm tra những cái quy định không còn phù hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, từ đó sẽ có mọi nguồn lực, tạo thành sức mạnh của cả đất nước, dân tộc.Thủ tướng nhấn mạnh, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là điển hình của việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, “biến không thể thành có thể”. Do đó cần giáo dục tinh thần yêu nước cho các chủ thể liên quan tham gia đầu tư các công trình trọng điểm.Thủ tướng đề nghị tại phiên họp này cần thẳng thắng thảo luận xem xét có thiếu vốn không, mặt bằng vướng ở đâu, nguyên vật liệu có thiếu không, vì sao. Dự án đường sắt đang triển khai như thế nào. Việc tháo gỡ các nút thắt này đến đâu. Mỗi phiên họp của Ban Chỉ đạo thì phải đặt ra mục tiêu giải quyết được vấn đề gì với tinh thần làm đến đâu dứt điểm đến đó. Phải phát huy tinh thần Chiến thắng 30/4 và Chiến thắng Điện Biên Phủ trong đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm.* Theo Bộ Giao thông vận tải, về tình hình triển khai các dự án trọng điểm: đối với công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã tích cực triển khai và bàn giao mặt bằng để thi công, tuy nhiên, việc triển khai tại một số địa phương vẫn còn chưa đạt so với yêu cầu, công tác giải phóng mặt bằng tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận còn chậm.Phiên họp được truyền trực tuyến tới trụ sở 45 ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có các dự án trọng điểm đi qua.Việc di dời các đường điện cao thế còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt đối với các đoạn tuyến phải xử lý nền đất yếu và dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 (đường dây 220-500kV còn 50/143 vị trí, trong đó có 12/50 vị trí qua khu vực đất yếu; đường dây 110kV còn 42/94 vị trí, trong đó có 10/42 vị trí qua khu vực đất yếu).Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với các cơ quan thuộc Quốc hội để thẩm tra điều chỉnh Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa tại dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.Về vật liệu xây dựng thông thường: Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025: với các dự án thành phần từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa: các mỏ vật liệu cơ bản đã đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu vật liệu của các dự án thành phần, chỉ còn 2 mỏ cát tại tỉnh Quảng Ngãi đang được các nhà thầu làm thủ tục đăng ký khối lượng khai thác và một số mỏ (1/17 mỏ cát và 7/55 mỏ đất) đã được chấp thuận bản đăng ký khối lượng khai thác nhưng chưa khai thác được do chưa thực hiện xong thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là các mỏ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Chí Thạnh-Vân Phong.Với dự án thành phần đoạn Cần Thơ-Cà Mau: các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã xác định nguồn cung và cấp Bản xác nhận khối lượng khai thác 16/19 triệu m3; còn thiếu 2,98 triệu m3(tỉnh An Giang 1 triệu m3; tỉnh Vĩnh Long 1,98 triệu m3); đủ điều kiện để khai thác 12,4 triệu m3(tỉnh Đồng Tháp 6,85 triệu m3; tỉnh An Giang 5,55 triệu m3) nhưng công suất khai thác của các mỏ chưa đáp ứng tiến độ thi công; chưa đủ điều kiện khai thác 3,6 triệu m3(tỉnh An Giang 0,417 triệu m3; tỉnh Vĩnh Long 3 triệu; tỉnh Đồng Tháp: 0,147 triệu m3).Về khai thác cát biển, đến nay, nhà thầu đã hoàn tất các thủ tục khảo sát, lập hồ sơ đăng ký khu vực và khối lượng khai thác; hồ sơ cam kết kết bảo vệ môi trường, phương án khai thác trình Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 2746/BTNMT-KSVN ngày 2/5/2024 giao diện tích, khu vực khai thác cát biển phục vụ dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Ngày 7/5/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về chủ trương cấp Bản xác nhận khối lượng khai thác cho Nhà thầu (2 khu vực mỏ) và dự thảo văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để giao khu vực biển cho nhà thầu khai thác (do khu vực biển khai thác không thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương). Dự kiến, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng sẽ cấp Bản xác nhận khối lượng khai thác trước ngày 15/5/2024 và sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển, nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (thuế, phí), sẽ khai thác trong tháng 5/2024.Về nguồn vật liệu đắp cho dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Biên Hòa-Vũng Tàu: Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan để rà soát tổng thể khả năng khai thác, cung ứng để cân đối, điều hòa. Tỉnh Bắc Ninh còn khó khăn trong xác định nguồn vật liệu cho dự án thành phần 2.3 Vành đai 4 Hà Nội. Về nguồn vật liệu cho các dự án khác cơ bản đáp ứng yêu cầu.Công tác triển khai thi công: tỉnh Lạng Sơn đã khởi công dự án Hữu Nghị-Chi Lăng vào ngày 21/4/2024. Bộ Giao thông vận tải đã thông xe dự án Diễn Châu-Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) và đưa vào khai thác dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo vào ngày 28/4/2024, cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu.Bộ Giao thông vận tải đang quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tận dụng thời tiết thuận lợi, tích cực triển khai dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Chơn Thành-Đức Hòa, tiến độ cơ bản bám sát kế hoạch; riêng dự án Cần Thơ-Cà Mau, Biên Hòa-Vũng Tàu, đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận chậm so với kế hoạch do thiếu nguồn vật liệu đắp và chưa đủ mặt bằng thi công.Quang cảnh phiên họp.Tiến độ triển khai thi công tại các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hưng Yên, Long An, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Hà Giang, Đồng Tháp bám sát yêu cầu; các tỉnh còn lại tiến độ chưa đạt yêu cầu do các vướng mắc về mặt bằng thi công cũng như nguồn vật liệu đắp.Tỉnh Bắc Ninh còn 1 gói thầu thuộc dự án Vành đai 4 Hà Nội chưa lựa chọn xong nhà thầu. Tỉnh Hòa Bình, Tiền Giang chậm trong tổ chức triển khai lập thiết kế kỹ thuật, dự toán, lựa chọn nhà thầu dự án Hòa Bình-Mộc Châu, Cao Lãnh-An Hữu.Đối với Dự ánCảng Hàng không Quốc tế Long Thành:Dự án thành phần 1: trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đang triển khai đáp ứng tiến độ; các trụ sở còn lại đang trong quá trình lập dự án, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán làm cơ sở triển khai thi công.Dự án thành phần 2: phần xây dựng đáp ứng tiến độ; đang triển khai lựa chọn gói thầu thiết bị chuyên ngành quản lý bay;Dự án thành phần 3: gói thầu nhà ga hành khách đang thi công phần bê tông cốt thép bảo đảm tiến độ yêu cầu và phấn đấu đến tháng 9/2024 chuyển sang lắp dựng kết cấu thép mái; các gói thầu đường cất hạ cánh, tuyến giao thông kết nối đang triển khai đáp ứng tiến độ đề ra;Dự án thành phần 4 đang triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư. Dự án nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang triển khai thi công bám sát tiến độ đề ra; Dự án Bến Lức-Long Thành thi công đạt 79% giá trị hợp đồng, còn gói thầu J3-1 chưa chọn được nhà thầu do vướng mắc liên quan đến điều kiện ràng buộc nhà thầu của Hiệp định vay.Tại phiên họp, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố đều dành nhiều thời gian đề cập vấn đề tăng cường bảo đảm các nguồn nguyên vật liệu đào đắp nền các dự án. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ưu tiên cân đối nguồn cát do dự án đường Vành đai 3 Thành phố.Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… phát biểu bày tỏ nỗ lực bố trí đủ nguồn cát, giải quyết nhanh các thủ tục cấp phép khai thác mỏ cát… Tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực bảo đảm nguồn cát, cố gắng đưa thêm một số mỏ cát vào khai thác, thậm chí điều chuyển bớt 200 nghìn m3cát của các dự án trong địa bàn tỉnh để ưu tiên cho các công trình giao thông trọng điểm; đang phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học để đánh giá lại trữ lượng để công suất khai thác mỏ cát. Tỉnh Sóc Trăng cũng cơ bản đáp ứng nhu cầu cát cho các dự án theo kế hoạch được giao.Các tỉnh, thành phố cũng dành nhiều thời gian thảo luận vấn đề giải phóng mặt bằng trên địa bàn, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ công tác này. Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo đưa một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn vào danh mục của Ban Chỉ đạo để tiến độ được đẩy nhanh trong thời gian tới…Phát biểu ý kiến kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là, đến năm 2025, phải hoàn thành 3.000km và đến 2030 hoàn thành 5.000km đường cao tốc. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chúng ta hoàn thành được 1.000km, đây là nỗ lực và là kinh nghiệm quý cho giai đoạn tới; các bộ, ngành, địa phương, các nhà thầu cũng lớn mạnh hơn.Đề cập nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, các địa phương liên quan cần tập trung làm tốt, khẩn trương công tác giải phóng mặt bằng vì việc này quyết định tiến độ của các dự án; đề nghị địa phương nào chưa làm xong giải phóng mặt bằng cho các dự án cao tốc thì phải quyết liệt làm xong trong quý 2 này; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất để làm.Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đoàn công tác làm việc với các tỉnh, thành phố để trong tháng 5 giải quyết tất cả các thủ tục liên quan các mỏ nguyên vật liệu phục vụ san lấp; đi xuống địa phương còn đang vướng mắc giải phóng mặt bằng để tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân; các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang phải tích cực vào cuộc về vấn đề này.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân 45 tỉnh, thành phố có dự án đi qua rà soát lại các thủ tục; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ giải quyết các thủ tục liên quan, nhất là đường cao tốc từ Gia Nghĩa-Chơn Thành, Bảo Lộc-Liên Khương… Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng cùng làm việc với các địa phương để giải quyết thủ tục. Đối với đường cao tốc Nam Định đi Thái Bình, Hải Phòng, cần phối hợp chặt chẽ Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm dứt điểm.Các thủ tục liên quan dự án đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình cũng phải giải quyết; các thủ tục dự án Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, các tỉnh liên quan phải cố gắng giải quyết dứt điểm. Các vốn vay của các đối tác nước ngoài, Bộ Tài chính phải tháo gỡ thủ tục vốn vay của các đối tác nước ngoài một cách đơn giản nhất.Lưu ý về tiến độ các dự án, Thủ tướng yêu cầu các Ban Quản lý dự án, các tỉnh phải bảo đảm vấn đề này, không được để kéo dài, ít nhất phấn đấu bảo đảm đúng tiến độ đề ra, thậm chí phải phấn đấu vượt từ 3-6 tháng so tiến độ; tăng cường giám sát, kiểm tra, nhất là các nhà thầu tư vấn thiết kế phải bám sát công trường; rà soát lại các thủ tục, bảo đảm không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; bảo đảm an toàn, kỹ mỹ thuật công trình, vệ sinh môi trường, hoàn nguyên môi trường những nơi bị ảnh hưởng bởi thi công.Vấn đề liên quan đến người dân, Thủ tướng yêu cầu các chủ thể liên quan phải quan tâm thực sự, vì mục tiêu của Đảng, Nhà nước là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn cho người dân; do đó phải làm với tinh thần “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”. Các nhà thầu đã cam kết phải làm, đã thực hiện phải có kết quả, cái gì chưa đúng phải điều chỉnh ngay.Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành nếu vướng gì phải lập ngay tổ công tác xuống làm việc với các địa phương để giải quyết ngay, tránh tình trạng “giấy tờ qua lại” mất thời gian; các địa phương phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo; tích cực chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, di dời các công trình kỹ thuật.Liên quan công tác lựa chọn các nhà thầu trong nước và nước ngoài, Thủ tướng yêu cầu phải làm minh bạch, đúng luật pháp; mong các bộ, ngành, địa phương phát huy tinh thần chủ động, tích cực, kịp thời vì nước, vì dân của các nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát, kêu gọi sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp. Các địa phương nỗ lực nhiều thì sẽ hưởng lợi từ dự án sớm đi vào hoạt động.Về các đề xuất, Thủ tướng cơ bản đồng tình và yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ tiếp thu, phân công các bộ, ngành xử lý trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư. Thủ tướng kêu gọi tinh thần làm việc “3 ca, 4 kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để đẩy nhanh tiến độ; tích cực, khẩn trương di dời các công trình kỹ thuật như Đường dây 500kV giao chéo đường cao tốc, nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho thi công đường cao tốc.Thủ tướng giao Bộ Công an bảo đảm an ninh trật tự phục vụ thi công; đề nghị từ nay đến các dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 80 năm Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) phải tổ chức các phong trào thi đua ở các công trình, nhất là hoàn thành một số công trình trọng điểm để chào mừng các sự kiện này.Thủ tướng đặc biệt lưu ý phải bảo đảm an toàn trong thi công, an toàn tính mạng cho người lao động trên công trường cũng như nhân dân chung quanh các dự án.
https://nhandan.vn/post-808401.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "công trình giao thông trọng điểm", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "ngành giao thông vận tải" ] }
Thiếu hụt đất đắp, chưa “thông” mặt bằng
NDO -Dự án đầu tư xây dựng đường bộcao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn sau hơn một năm triển khai thi công vẫn đang “đánh vật” với những vướng mắc về đền bù,chưa “thông” mặt bằngvà thiếu hụt nguồn vật liệu đất đắp nền đường, gây khó khăn đối với các nhà thầu trong việc tổ chức thi công đồng loạt trên tuyến.
Đến ngày 30/5, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đã bàn giao toàn bộ 27,7km (đạt 100%), tuy nhiên, Quảng Ngãi mới bàn giao 58,54km trên tổng số 60,3km (đạt 97,1%).Phấn đấu bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 6Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện tại, trên địa bàn các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành vẫn còn một số vị trí bị vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường điện trung, hạ thế, đường dây viễn thông,…) vẫn chưa được di dời nên chưa bàn giao được mặt bằng cho nhà thầu thi công.Bên cạnh đó, vẫn còn 69 hộ với tổng số 4,736ha chưa thống nhất nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng, trong đó xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa có 38 hộ, với 3,33ha ở tại 53 thửa đất và 82 ngôi nhà; huyện Nghĩa Hành gồm 18 hộ với 0,67ha; thị xã Đức Phổ 13 hộ dân, tổng số 0,736ha.Theo đánh giá của Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải), chủ đầu tư dự án, đến nay, mặc dù các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 86,24/88km (đạt 98%), nhưng do mặt bằng bàn giao theo kiểu “xôi đỗ”, “da báo”, nên nhà thầu chỉ tiếp cận thi công được 82,91km (đạt 94,2%).Đặc biệt, một số vị trí đường găng tiến độ như đoạn Km0+450 - Km1+850; Km2+400 - Km2+700; vị trí mố M1, trụ T1 cầu vượt tỉnh lộ 624; vị trí mố M2 cầu K9+823 (gói thầu XL1); cầu vượt nút giao QL24, cầu Eo Gió, cầu Sông Quán (gói XL2), cụ thể, còn 116 hộ đã nhận tiền nhưng chưa tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng, trong đó huyện Tư Nghĩa 16 hộ, huyện Nghĩa Hành 38 hộ, huyện Mộ Đức 9 hộ và thị xã Đức Phổ 53 hộ. Các hộ này chủ yếu đang chờ xây dựng hoàn thiện nhà ở trong khu tái định cư nên chưa bàn giao mặt bằng.Khẳng định phía tỉnhQuảng Ngãithời gian qua đã hết sức quyết liệt trong việc tổ chức rà soát và đốc thúc các đơn vị chức năng triển khai đẩy nhanh thực hiện giải phóng mặt bằng, Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 Lê Thắng cho biết, chính quyền các huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành vẫn đang tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ dân; xây dựng kế hoạch cưỡng chế và thực hiện cưỡng chế một số hộ; đẩy nhanh việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến nhằm tạo mặt bằng sạch thông tuyến giúp nhà thầu triển khai công tác thi công đồng bộ, liên tục.Tin liên quanThi công "thần tốc" trên công trường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài NhơnĐể đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban Quản lý dự án 2 kiến nghị Bộ Giao thông vận tải làm việc với tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định tiếp tục hỗ trợ chủ đầu tư, nhà thầu giải quyết vướng mắc mặt bằng tại các vị trí “xôi đỗ” thuộc phạm vi đã bàn giao nhưng chưa tiếp cận thi công, để nhà thầu có thể triển khai đồng bộ. “Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã cam kết tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng vào cuối tháng 6/2024 để bàn giao toàn bộ cho nhà thầu triển khai thi công”, ông Thắng nói.Theo đánh giá của chủ đầu tư, nhu cầu đất đắp cho dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn khoảng 11,25 triệu m3.Về nguồn vật liệu tại dự án, theo đánh giá của chủ đầu tư, nhu cầu đất đắp cho dự án khoảng 11,25 triệu m3 (gói thầu XL1 khoảng 5,7 triệu m3; gói XL2 khoảng 2,82 triệu m3; gói XL3 khoảng 2,73 triệu m3). Thời điểm hiện nay, dự án đã được cấp giấy phép khai thác/bản xác nhận cho 10 mỏ đất, tổng trữ lượng khoảng 9,73 triệu m3 (6 mỏ đất đang khai thác gồm: Mễ Sơn, Núi Thị 1, Núi Thị 2, Truông Ổi, Bren và Đồi Dốc Cao; 4 mỏ chưa khai thác là Đồi Dốc Cộ, Núi Cấm Ông Thi, Núi Đá Kè và Núi Thị 4 đang thực hiện giải phóng mặt bằng mỏ, dự kiến khai thác đầu tháng 6 với tổng trữ lượng khoảng 3,74 triệu m3).Tại tỉnhBình Định, sau khi điều phối, nhu cầu của dự án khoảng 4,1 triệu m3, dự kiến sử dụng từ 2 mỏ có tổng trữ lượng khoảng 3,86 triệu m3, hiện đã khai thác 2/2 mỏ với trữ lượng 3,86 triệu m3. Để đáp ứng nhu cầu vật liệu có xu hướng thiếu hụt, bù đắp kịp thời cho các đơn vị thi công đồng loạt, sau khi rà soát, Ban Quản lý dự án 2 tiếp tục đề xuất bổ sung một số mỏ thương mại gồm: mỏ đất Núi Bé (xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa) và mỏ đất tại Cụm công nghiệp Hành Minh phục vụ thi công gói thầu XL1. Riêng nguồn cát đắp nền đường, các nhà thầu tại dự án đã được chấp thuận bản đăng ký khối lượng khai thác và bảo đảm đủ trữ lượng để thi công.Thay thế ngay thầu phụ yếuDự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc bắc-nam, đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có tổng chiều dài 88km, đi qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi (60,3km) và tỉnh Bình Định (27,7km), với tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp gần 14.500 tỷ đồng. Trên tuyến có 3 hầm xuyên núi, gồm: hầm 1 dài 610m, hầm 2 dài 698m và hầm 3 dài 3.200m cùng 77 cầu, 586 cống, 81 hầm chui dân sinh, trong đó lớn nhất là cầu bắc qua sông Vệ có chiều dài 610m. Đây là dự án có tổng mức đầu tư và quy mô lớn nhất trong 12 dự án thành phần đường cao tốc bắc-nam.Sau gần 1,5 năm triển khai, tại 3 gói thầu xây lắp của dự án, các nhà thầu đã huy động 42 mũi thi công (22 mũi làm đường; 14 mũi làm cầu và 6 mũi thi công hầm) với gần 1.600 máy móc, thiết bị và gần 4.000 người lao động (trong đó có 560 kỹ sư). Lũy kế sản lượng đến nay đạt 3.883/14.498 tỷ đồng, đạt khoảng 27% giá trị hợp đồng.Tập đoàn Đèo Cả đã nghiên cứu, cải tiến phương pháp thi công hầm “Hệ Đèo Cả”, sử dụng 6 mũi thi công, tăng tốc tiến độ đào hầm.“Bằng kinh nghiệm đúc rút qua nhiều lần triển khai thi công các dự án hầm xuyên núi lớn và làm chủ công nghệ, Tập đoàn Đèo Cả đã nghiên cứu cải tiến phương pháp thi công hầm “Hệ Đèo Cả” (6 mũi thi công hầm thay vì 4 mũi), sử dụng tuần hoàn nước thi công (tiết kiệm 95% lượng nước thi công hầm). Nhờ đó, tiến độ đào hầm được thúc đẩy đáng kể.Tin liên quanQuảng Ngãi nỗ lực an cư cho người dân trong vùng dự án cao tốc Quảng Ngãi-Hoài NhơnHiện tại, nhà thầu đã hoàn thành đắp nền đường và triển khai thi công mẻ cấp phối đá dăm tại gói thầu XL1 và XL3. Riêng hạng mục 2 hầm đường bộ số 1 và 2 là nút thắt của dự án, đơn vị thi công đã đào thông và tiến hành hoàn thiện đồng thời hệ thống thoát nước trong hầm, ống thông gió…Với hầm số 3, đến nay, nhà thầu đã khoan thi công hầm cánh phải 959 m/3,2km (đạt 30%), hầm cánh trái 892m/3,2km (đạt 27,9%)”, ông Bùi Nhật Hiển, Giám đốc điều hành dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn cho biết.Ban Quản lý dự án 2 đề nghị nhà thầu tăng cường máy móc, nhân lực,… tăng tốc các mũi thi công phần đường.Đánh giá thời tiết khu vực Quảng Ngãi và Bình Định hiện nay rất thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công bù lại sản lượng bị chậm trong mùa mưa, tuy nhiên, ông Lê Thắng, Giám đốc Ban Quản lý dự án 2 vẫn bày tỏ lo ngại khi các đoạn đã bàn giao mặt bằng còn nhiều vị trí “xôi đỗ” khiến việc tổ chức thi công đồng bộ (nhất là gói thầu XL1 thuộc các huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành; gói thầu XL2 thuộc thị xã Đức Phổ) sẽ bị cản trở.Mặt khác, đa số các mũi thi công phần đường đều đang bị chậm tiến độ do năng lực thi công của nhà thầu phụ yếu, chưa tập trung huy động tối đa nguồn lực, giải quyết các thủ tục liên quan đến mỏ vật liệu xây dựng mặc dù đã được địa phương hỗ trợ. “Ban Quản lý dự án 2 đã yêu cầu nhà thầu chính tiến hành rà soát và có biện pháp cắt giảm, điều chỉnh khối lượng đối với các mũi thi công chậm tiến độ, thay thế nhà thầu phụ không đáp ứng được công việc nhằm đẩy nhanh tiến độ công trình,” ông Thắng khẳng định.Trên cơ sở đó, Ban Quản lý dự án 2 đề nghị Liên danh nhà thầu tập trung, đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục mỏ vật liệu, bãi thải, khẩn trương huy động và tăng cường máy móc, thiết bị, nhân vật lực,… để triển khai thi công các hạng mục đã có mặt bằng, đặc biệt là các mũi thi công phần đường.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cùng lãnh đạo tỉnh thị sát hiện trường dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kiểm tra thực tế hiện trường tại dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn.Về vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhấn mạnh tinh thần phải vào cuộc quyết liệt, tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị để thực hiện. “Khó thì tìm cách tháo gỡ, tham vấn ý kiến với ngành chuyên môn để giải quyết dứt điểm, rốt ráo, dứt khoát đến ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng đường cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn như Thủ tướng đã chỉ đạo. Đây là trách nhiệm chính trị, uy tín của tỉnh với Trung ương", bà Vân quyết liệt.
https://nhandan.vn/mat-bang-chua-thong-do-thieu-hut-dat-dap-post811847.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "XL1", "XL2", "Cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn", "XL3", "Ban Quản lý dự án 2", "Bộ Giao thông vận tải", "ông Lê Thắng", "vướng mắc mặt bằng", "thiếu nguồn vật liệu" ] }
Khởi hành đưa mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op
NDO -Sáng 19/5, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi hành đưa quảmận hậu Sơn Lavào hệ thống phân phối củaSài Gòn Co.op. Đây là một trong những nội dung nằm trong khuôn khổ các hoạt động quảng bá, tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La.
Tỉnh Sơn La có 12.400ha mận hậu, nhãn hiệu "Mận Sơn La" đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 2021, với một số sản phẩm chất lượng cao, như: Mận Pu Nhi, huyện Sông Mã; mận Ruby, huyện Mộc Châu và mận Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.Năm 2023, mận hậu Ruby Sơn La được đưa lên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Mận hậu Sơn La đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, được trồng theo quy trình VietGAP, sử dụng phân bón hữu cơ, không có mầm bệnh, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được chiếu xạ chống ký sinh trùng, có chứng chỉ an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền và có nguồn gốc xuất xứ.Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm quả tươi, sản phẩmmận Sơn Lacòn được các doanh nghiệp thu mua và chế biến thành các sản phẩm khác như: mứt mận, mận hậu sấy dẻo, sấy khô, siro mận hậu...Hiện, tỉnh Sơn La có có 12.400ha mận hậu trồng tại các huyện, thành phố.Trong những năm qua, với sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chủ động của doanh nghiệp và sự nỗ lực của các hộ dân cùng nhiều giải pháp tích cực, hoạt động sản xuất nông sản tỉnh Sơn La đạt được nhiều kết quả nổi bật, có thêm những bước tiến mới.Sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của các đối tác chế biến, xuất khẩu và người tiêu dùng trong, ngoài nước. Năm 2023, giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La ước đạt 177,6 triệu USD, tăng 8,8% so với năm 2022.Tin liên quanSaigon Co.op nhận đơn hàng Sài Gòn và giao hàng tận tâm bão miền trungMục tiêu đặt ra cho năm 2024 xuất khẩu đạt 186 triệu USD, tăng 5,2% so với năm 2023. Các sản phẩm nông sản đã tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống phân phối lớn trong nước; 17 sản phẩm nông sảntỉnh Sơn Laxuất khẩu sang thị trường 21 nước.Tổng sản lượng nông sản của tỉnh Sơn La dự ước năm 2024 khoảng 2,5 triệu tấn, trong đó sản phẩm trái cây dự kiến trên 391.000 tấn, bắt đầu thu hoạch tập trung từ tháng 4/2024.Dự kiến sản lượng mận hậu của tỉnh Sơn La trong năm 2024 ước đạt 78.200 tấn.Ông Võ Trần Ngọc, Giám đốc kinh doanh Saigon Co.op, cho biết: Với phương châm "Siêu thị Việt, do người Việt xây dựng, vì người Việt phục vụ", tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối của Saigon Co.op luôn đạt hơn 90%. Chúng tôi luôn ủng hộ và sẵn sàng hợp tác với các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo cơ hội quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh.Saigon Co.op dự kiến tiêu thụ 100 tấn mận hậu Sơn La được thu hoạch từ huyện Mộc Châu, Yên Châu có mặt trên quầy kệ của hệ thống Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Finelife… với giá ưu đãi tốt nhất trên thị trường kết hợp với các hoạt động dùng thử và trưng bày sản phẩm tại 130 siêu thị Co.opmart và Co.opXtra.Hiện Saigon Co.op đang phục vụ 1 triệu lượt khách/ngày với hơn 4 triệu khách hàng thành viên thân thiết và sở hữu hơn 800 điểm bán bao gồm siêu thị Co.opmart cùng với các thương hiệu khác trong hệ sinh thái bán lẻ như Co.opXtra, Co.opFood, Co.op Smile, Cheers 24h, SC Vivo City, Sense City, SenseMarket... phủ kín tất cả các phân khúc thị trường, hiện diện tại 43/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.Saigon Co.op luôn tiên phong trong vai trò công tác bình ổn giá cả thị trường; là nơi chắp cánh cho thương hiệu Việt bay cao, là cầu nối mang hàng Việt chất lượng cao, các sản phẩm OCOP, các sản vật địa phương đến với người tiêu dùng cả nước.Tin liên quanĐưa mận hậu và nông sản an toàn Sơn La về Thủ đôTheo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, tổng sản lượng trái cây đã thu hoạch trong quý I/2024 ước đạt 22.837 tấn sản phẩm. Trong đó, sản lượng dâu tây niên vụ 2023 - 2024 ước đạt 7.308 tấn, chuối dự kiến đạt 62.000 tấn, xoài dự kiến đạt trên 77.700 tấn, nhãn dự kiến đạt 81.000 tấn và sản lượng mận hậu ước đạt 78.200 tấn.Lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Sài Gòn Co.op mang ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh Sơn La với Saigon Co.op, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, xúc tiến đưa sản phẩm mận hậu của tỉnh Sơn La ngày càng được đông đảo khách hàng biết đến với nhiều kênh tiêu thụ, nâng cao thương hiệu và giá trị của quả mận hậu…
https://nhandan.vn/post-810032.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Sơn La", "mận hậu", "Mộc Châu", "mận hậu Sơn La", "Sài Gòn Co.op" ] }
Cam kết bứt tốc tiến độ các công trình trọng điểm ở Đồng Nai
NDO -Chiều 13/6, các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì buổi làm việc để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cácdự án trọng điểm quốc giavà của tỉnh triển khai trên địa bàn.
Tổng nguồn vốn bố trí các dự án trọng điểm củatỉnh Đồng Nainăm 2024 là hơn 5.098 tỷ đồng, chiếm 40% số vốn phân bổ chi tiết cho các dự án của tỉnh. Kết quả giải ngân đến giữa tháng 5 của các dự án trọng điểm mới đạt hơn 11% kế hoạch.Theo đánh giá, tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn chậm. Tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án chưa có chuyển biến, trừ dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.Về kế hoạch 30 ngày, đêm cao điểm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm từ ngày 26/4 đến ngày 26/5. Qua đánh giá kết quả, mặc dù có nhiều nổ lực, cố gắng, tiến độ có chuyển biến nhiều hơn trước nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra.Trên cơ sở tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định tiếp tục thực hiện thêm 30 ngày, đêm đến 30/6/2024. Các sở, ngành, địa phương làm việc trên tinh thần 3 ca, 4 kíp, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật, hạ quyết tâm bứt tốc hoàn thành giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho biết, địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 sân bay Long Thành và hai tuyến giao thông kết nối T1, T2.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho biết, đến thời điểm này giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành và đường kết nối T1, T2 đã được địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao cho đơn vị thi công.Đối với các công trình chậm tiến độ nguyên nhân chính do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Do đó, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan tập trung xử lý dứt điểm mặt bằng, xây dựng đường găng công việc.Riêng dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, thành phố Biên Hòa bàn giao ít nhất 80%; huyện Long Thành bàn giao trên 90% trước 30/6/2024. Trong đó, ưu tiên đoạn từ nút giao cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đến giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải hoàn thành bàn giao 100% cho đơn vị thi công.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Hồ Thanh Sơn đề nghị tăng cường công tác vận động quần chúng, tạo sự đồng thuận trong triển khai các dự án.Kết luận hội nghị, Phó Bí Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Hồ Thanh Sơn đánh giá, qua thực hiện kế hoạch 30 ngày, đêm cao điểm giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, cả hệ thống chính trị thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, đã có sự chuyển biến về tiến độ so với trước đó.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai lưu ý các sở, ngành, địa phương xác định người nhường đất, di dời để thực hiện các dự án là người có công. Do đó, phải tính toán, bảo đảm cuộc sống nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.Ngoài ra, thời gian tới, bắt buộc xây dựng các khu tái định cư trước khi thực hiện thu hồi đất thực hiện các dự án và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện các dự án, chấp hành giá đền bù, hỗ trợ theo quy định.
https://nhandan.vn/cam-ket-but-toc-tien-do-cac-cong-trinh-trong-diem-o-dong-nai-post814142.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Tiến độ dự án trọng điểm ở Đồng Nai", "Đồng Nai", "dự án trọng điểm quốc gia" ] }
Kiểm toán nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ
NDO -Những đánh giá, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi các nhiệm vụ về điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả điều hành, cải cách chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.
Bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệNgành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới để bắt kịp sự phát triển chung của thế giới. Song hành với sự nỗ lực của ngành ngân hàng,Kiểm toán Nhà nướcđã đưa ra những tư vấn có giá trị và kịp thời giúp Ngân hàng Nhà nước điều hành hoạt động một cách có hiệu quả, thực chất, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước.Qua kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra các kiến nghị thiết thực, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, công tác điều hànhchính sách tiền tệvà hoạt động ngân hàng, nâng cao hoạt động của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.Thông qua các cuộc kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra những nhóm kiến nghị chủ yếu về xử lý tài chính; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách; chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụngtài chính công, tài sản công tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị trực thuộc.Những kiến nghị này góp phần giúp Ngân hàng Nhà nước kịp thời chấn chỉnh hoạt động, rút ra các bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện được tốt hơn, bảo đảm đúng quy định và phù hợp với sự phát triển, tiến bộ.Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán các nội dung liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, gồm công tác điều hành chính sách tiền tệ, cung ứng tiền mặt, điều hành tỷ giá, công tác thanh toán, quản lý dự trữ ngoại hối, công tác xử lý nợ tồn đọng...Trên cơ sở đó, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, công tác điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị được kiểm toán.Đồng thời, đưa ra những kiến nghị giúp sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách, cách làm, giải pháp; phát hiện, cảnh báo những lỗ hổng chính sách, những hậu quả có thể xảy ra; bảo đảm cho Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị được kiểm toán tuân thủ đúng pháp luật, chế độ quản lý tài chính, kế toán, hoàn thành nhiệm vụ được giao và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.Kiểm toán Nhà nước cũng thực hiện kiểm toán đối với công tác thanh tra, giám sát, cấp phép, xử lý ngân hàng yếu kém và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn vớixử lý nợ xấu.Trên cơ sở các nhận định, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục chú trọng tập trung nguồn lực thanh tra vào các đối tượng, lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro cao, dễ phát sinh tiêu cực và sai phạm nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các rủi ro, sai phạm của tổ chức tín dụng, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng;Cũng từ kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung tăng cường và đổi mới công tác giám sát, đặc biệt là giám sát vi mô; giám sát, cảnh báo sớm rủi ro đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, các tổ chức tín dụng có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, hoạt động yếu kém, nguy cơ gây mất ổn định, an toàn hệ thống. Cùng với đó, việc triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước đã đạt được một số kết quả tích cực.Sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm, niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào hệ thống các tổ chức tín dụng được củng cố.Cung cấp thêm căn cứ tính toán giảm chi phí, lãi suấtVới vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ của quốc gia, chịu trách nhiệm xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm ổn định giá trị của đồng tiền; thực hiện cung tiền cho nền kinh tế, kiểm soátlãi suấtvà là người cho vay cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước có vai trò và vị trí vô cùng đặc biệt trong nền kinh tế của đất nước.Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước cần bảo đảm tính độc lập, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tính độc lập cao đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm giải trình càng cao.Do đó, bên cạnh việc thiết lập và hoạt động hiệu quả của kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài đóng một vai trò quan trọng trong trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Nhà nước, chứng nhận tính chính xác của báo cáo tài chính và tính hiệu quả của các cơ chế kiểm soát nội bộ.Đánh giá về vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong hoàn thiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông qua công tác kiểm toán hằng năm, Kiểm toán Nhà nước đã giúp Chính phủ, Quốc hội có cái nhìn toàn diện về công tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhất là hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ, biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.Những đánh giá, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi các nhiệm vụ về điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả điều hành, cải cách chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.Hiện nay, trong công tác kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, việc xem xét bối cảnh kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều kiện, tâm lý thị trường là hết sức cần thiết để có những đánh giá khách quan về điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thời gian gần đây Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước có tác dụng giúp các tổ chức tín dụng xác định được các chi phí vận hành nội bộ đã hợp lý chưa, từ đó cung cấp thêm cơ sở, căn cứ để các tổ chức tín dụng tính toán giảm chi phí, lãi suất cho vay một cách phù hợp.
https://nhandan.vn/kiem-toan-nha-nuoc-gop-phan-nang-cao-hieu-qua-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-post808849.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Kiểm toán Nhà nước", "Ngân hàng Nhà nước", "lãi suất", "chính sách tiền tệ", "tài chính công", "nợ xấu", "lạm phát" ] }
Siêu thị, trung tâm thương mại hướng đến giảm rác thải nhựa
NDO -Ngày 26/4, Sở Công thương thành phốĐà Nẵngtổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến lộ trình và kế hoạch thực hiện các hoạt động truyền thông giảm nhựa (túi ni-lông) dùng một lần tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
Phó Giám đốc Sở Công thương thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Trừ cho biết: "Ngày 20/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 33 vềgiảm thiểu rác thải nhựa, lộ trình đến năm 2025, các cửa hàng, chợ, siêu thị cả nước không sử dụng đồ nhựa 1 lần. Trong khuôn khổ dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương" ở Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) đã thực hiện nghiên cứu khảo sát thực tế tại một số siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng vàPhú Yênnhằm xây dựng lộ trình kế hoạch thực hiện giảm thiểu và hướng đến không dùng túi ni-lông sử dụng 1 lần.Hội nghị hôm nay, tôi mong rằng đại diện các đơn vị, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị cũng có những ý kiến đề xuất đóng góp trong lộ trình của các chuyên gia để cùng nhau thực hiện hiệu quả".Theo đó, qua khảo sát sử dụng túi ni-lông tại 10 đơn vị ở Đà Nẵng và Phú Yên, với 120 khách hàng, cho thấy, mỗi ngày Đà Nẵng có khoảng 5.000-8.000 khách hàng đến siêu thị mua sắm; Phú Yên có khoảng2000-4000.Tùy vào quy mô của siêu thị mà trung bình số lượng túi ni-lông sẽ sử dụng từ 2kg/ngày-khoảng 100kg/ngày. Giá túi ni-lông từ 30-40 nghìn đồng/kg; đây là lý do túi vẫn còn được sử dụng do giá thành còn rẻ, siêu thị sẵn sàng chi ra để làm hài lòng khách hàng. Tất cả các đơn vị khảo sát đều sử dụng túi ni-lông được chứng nhận là thân thiện môi trường, làm khách hàng và siêu thị “yên tâm” khi sử dụng.Toàn cảnh hội thảo.Trung bình mỗi khách hàng mua sắm tại siêu thị phát miễn phí từ 2,48 đến 2,92 túi/lần/khách; tỷ lệ khách hàng tái sử dụng túi đạt 78,2% nhưng hầu hết được sử dụng cho đựng rác thải sinh hoạt.Từ khảo sát khách hàng cho thấy: Sự tiện lợi của túi ni-lông dùng 1 lần đã ăn sâu vào nếp sống và không thể thiếu của mỗi người dân; Thói quen này được thúc đẩy bởi việc cấp túi ni-lông miễn phí của siêu thị; Hầu hết khách hàng đều hiểu biết về tác hại của túi ni-lông ở mức độ khác nhau...Còn đối với nhân viên siêu thị, các nhân viên đã có sự quan tâm và nhận thức cơ bản về túi ni-lông; mới có 13,9% nhân viên thường xuyên nhắc nhở khách hàng về sử dụng túi ni-lông dùng nhiều lần, còn lại 86,1% chưa quan tâm; các siêu thị đều đã có chiến dịch tuyên truyền giảm thiểu sử dụng túi ni-lông...Chợ Hàn tham gia mô hình thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa.Theo đó, các đơn vị đã đưa ra lộ trình và kế hoạch thực hiện các hoạt động truyền thông giảm nhựa tại Đà Nẵng và Phú Yên. Lộ trình nhằm đạt 3 mục tiêu: Thực hiện kế hoạch hành động giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị và trung tâm thương mại; giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nhà bán lẻ; giảm thiểu tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.Theo đó, có ba giai đoạn triển khai. Từ 2024-2025: giai đoạn hạn chế: tự nguyện giảm túi ni-lông ở 2 đối tượng là người tiêu dùng và siêu thị. Từ 2025-2026: đồng loạt thực hiện tính phí, nhằm mục đích thay đổi hành vi, người tiêu dùng phải trả phí túi đựng hàng của mình. Giai đoạn 2026-2030: sẽ thực hiện không bán và cung cấp túi ni-lông sử dụng 1 lần.Ông Nguyễn Thành Huy, đại diện WWF, chia sẻ: Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến và cam kết của chính các đơn vị, địa phương, các siêu thị, trung tâm thương mại để làm động lực thực hiện và xây dựng mô hình thí điểm hiệu quả, cũng như nhân rộng trong thời gian tới.Sau khi hoàn thành kế hoạch, các hoạt động sẽ được thực hiện ở Đà Nẵng và Phú Yên
https://nhandan.vn/sieu-thi-trung-tam-thuong-mai-huong-den-giam-rac-thai-nhua-post806689.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Đà Nẵng", "Phú Yên", "Giảm nhựa", "cam kết", "túi ni-lông", "siêu thị" ] }
Khởi công Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn
Sáng 14/6, Công ty cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP JSC) đã tổ chức Lễ khởi công dự án VSIP Lạng Sơn trên diện tích 600ha tại xã Hồ Sơn và Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Đây là khu công nghiệp lớn nhấttỉnh Lạng Sơn, được kỳ vọng mở ra cơ hội bứt phá trong phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, tạo việc làm cho lao động.Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6.361 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư hơn 954 tỷ đồng. Dự án có quy mô gần 600ha; trong đó, giai đoạn 1 có quy mô sử dụng đất khoảng 200ha, giai đoạn 2 với quy mô sử dụng đất khoảng 250ha và giai đoạn 3 với quy mô sử dụng đất khoảng 149,76ha. Dự án do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore là nhà đầu tư.Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và nhà đầu tư dự lễ khởi công.Dự kiến, đến quý III/2025, giai đoạn 1 dự án đi vào hoạt động; giai đoạn 2 hoàn thành vào tháng 9/2026; giai đoạn 3 hoàn thành vào tháng 9/2027. Sau khi hoàn thành cả 3 giai đoạn, đi vào hoạt động, dự kiến khu công nghiệp này sẽ tạo việc làm cho khoảng 40 nghìn lao động.Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh: Việc triển khai, hoàn thành đầu tư hạ tầng đưa khu công nghiệp đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư, đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, tăng thu cho ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.Trong thời gian tới: Các sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án.Các đại biểu tham quan mô hình Dự án VSIP Lạng Sơn.Đề nghị nhà đầu tư, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, bảo vệ kết cấu hạ tầng khu vực dự án; phối hợp tốt với các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án.Sự thành công của dự án sẽ là tiền đề quan trọng để từng bước tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng khu công nghiệp theo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
https://nhandan.vn/khoi-cong-khu-cong-nghiep-vsip-lang-son-post814317.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "VSIP", "khu công nghiệp", "Lạng Sơn", "Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn" ] }
Tập đoàn Hyosung đầu tư hơn 2,2 tỷ USD vào Đồng Nai
NDO -Tiếp tục các hoạt động xúc tiến đầu tư tại quốc gia có doanh nghiệp đầu tư vào Đồng Nai số vốn lớn nhất đến thời điểm này với gần 7,3 tỷ USD, ngày 27/4, Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tạiHàn Quốc.
Trước đó, Đoàn đến làm việc với Tập đoàn Hyosung tại trụ sở chính tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Đây là doanh nghiệp có số vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh Đồng Nai tính đến thời điểm này với hơn 2,2 tỷ USD.Tập đoàn Hyosung được thành lập năm 1966 tại Hàn Quốc. Sau gần 60 năm xây dựng phát triển đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, như: Dệt may, hóa chất, vật liệu công nghiệp, công nghiệp nặng, công nghệ thông tin. Doanh thu ước tính năm 2023 đạt 20 tỷ USD.Tin liên quanDoanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Đồng Nai gần 7,3 tỷ USDTừ năm 2007, Tập đoàn Hyosung đã đầu tư vào tỉnh Đồng Nai và mở rộng đến nay với 4 nhà máy chuyên sản xuất các loại sợi vải mành, spandex, nylon và động cơ điện. Các nhà máy của Tập đoàn Hyosung có tổng vốn đầu tư trên 2,2 tỷ USD với 7.000 công nhân viên, doanh thu hàng năm ở mức hơn 2,5 tỷ USD.Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tiếp tục khẳng định địa phương cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp Hàn Quốcnói riêng, trong đó có Tập đoàn Hyosung đầu tư kinh doanh tại tỉnh.Các thành viên Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai cùng lãnh đạo chủ chốt Tập đoàn Hyosung.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, sự thành công của Hyosung góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn và nâng cao hình ảnh của Đồng Nai với các doanh nghiệp Hàn Quốc,. Cùng với đó, đây là cầu nối giúp Đồng Nai tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài khác, nhất là các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc đầu tư vào tỉnh. Việc hợp tác còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam.Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, sẽ nghiên cứu các chính sách để hỗ trợ Hyosung trong các vấn đề vướng mắc liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sản xuất điện thân thiện với môi trường, thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.Trong chương trình xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, sáng 27/4, Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai đã đến làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ cùng các cán bộ Đại sứ quán đã tiếp và làm việc với đoàn.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh tặng tranh lưu niệm cho Đại sứ Vũ Hồ.Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã trao đổi về tình hình quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Đồng Nai với các đối tác Hàn Quốc, đồng thời bày tỏ mong muốn thời gian tới tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc trong kết nối và tăng cường hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực giữa tỉnh Đồng Nai và các đối tác Hàn Quốc. Qua đó, góp phần phát triển mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.Ủy ban nhân dân tỉnhĐồng Naicho biết, đến nay tổng số vốn các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đăng ký đầu tư vào Đồng Nai gần 7,3 tỷ USD. Hàn Quốc đang dẫn đầu trong 46 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào tỉnh Đồng Nai.Lĩnh vực các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư nhiều tại Đồng Nai, gồm: Sản xuất giày dép; xơ, sợi dệt; dệt may; sản phẩm gỗ; điện tử. Gần đây, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Đồng Nai thông qua góp vốn, chuyển nhượng lại cổ phần của doanh nghiệp làm chủ dự án.Một số đoàn của doanh nghiệp Hàn Quốc đã đến tỉnh Đồng Nai tìm hiểu môi trường đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, hạ tầng kỹ thuật.
https://nhandan.vn/tap-doan-hyosung-dau-tu-hon-22-ty-usd-vao-dong-nai-post806909.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Tập đoàn Hyosung", "Hàn Quốc", "Đồng Nai", "giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" ] }
Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc
NDO -Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trườnghàng hóathế giới vừa đóng cửa tuần giao dịch biến động rất mạnh. 19 trên tổng số 31 mặt hàng sụt giảm, trong đó, nhiều mặt hàng đồng loạt lao dốc kéo chỉ số MXV-Index chốt tuần (29/4-3/5) giảm sâu 2,95% xuống 2.265 điểm. Tuy nhiên, nhờ tính chất giao dịch hai chiều, dòng tiền đầu tư đến thị trường vẫn được duy trì ổn định. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 5.700 tỷ đồng mỗi ngày.
Dầu thô ghi nhận tuần giảm giá mạnh nhất từ đầu nămKết thúc tuần giao dịch 29/4-3/5,giá dầughi nhận tuần giảm giá mạnh nhất kể từ cuối tháng 1 do sức ép vĩ mô và một số tín hiệu cải thiện về nguồn cung. Trong đó, dầu WTI ghi nhận chuỗi giảm 5 ngày liên tiếp. Chốt tuần, giá dầu WTI giảm 6,85% xuống 78,11 USD/thùng. Dầu Brent giảm 5,95% xuống 82,96 USD/tuần.Phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị do xung đột giữa Israel-Hamas trong tuần trước có xu hướng giảm dần. Nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ được hạn chế, kéo giá dầu giảm ngay từ những phiên đầu tuần.Về yếu tố cung cầu, tín hiệu cải thiện trong sản lượng của một số nước sản xuất lớn đã làm gia tăng áp lực lên giá dầu.Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô tại các mỏ khai thác của Mỹ đã tăng 578.000 thùng/ngày trong tháng 2 lên 13,15 triệu thùng/ngày, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2021.EIA cũng cho thấy thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng mạnh hơn 7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/4. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng nhẹ 344.000 thùng, trái ngược với dự báo giảm. Điều này cho thấy sự dồi dào tương đối của nguồn cung tại Mỹ so với nhu cầu, làm gia tăng sức ép đến giá dầu.Ngoài ra, theo khảo sát của Bloomberg, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã bơm 26,81 triệu thùng/ngày trong tháng 4, chỉ ít hơn khoảng 50.000 thùng/ngày so với tháng trước. Bất chấp tuyên bố hạn chế nguồn cung, Iraq và UAE vẫn sản xuất trên mức hạn ngạch. Mức độ giảm sản lượng vẫn chưa bảo đảm cam kết đặt ra, góp phần thúc đẩy lực bán trên thị trường.Sức ép đối với giá dầu trong tuần qua còn đến từ yếu tố vĩ mô khi dữ liệu công bố hôm thứ 6 cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm hơn dự kiến ​​trong tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp tăng trở lại mốc 3,9% hồi tháng 2. Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại đã ảnh hưởng tới việc đánh giá triển vọng tiêu thụ dầu mỏ trong tương lai.Ở một diễn biến khác, giá khí tự nhiên tăng vọt trên 11% do nguồn cung Mỹ suy giảm và tiêu thụ cải thiện. Nhu cầu khí chảy đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã tăng lên trong bối cảnh nhà máy của Freeport LNG ở Texas hoạt động trở lại.Giá ca-cao, cà-phê đồng loạt lao dốcGiá ca-caodẫn dắt xu hướng toàn thị trường khi chốt tuần lao dốc 23,12%, về lại mức thấp nhất trong hơn 1 tháng. Giá giảm chủ yếu đến từ hoạt động thanh lý vị thế mua của các quỹ. Bên cạnh đó, giá ca-cao quá cao đang khiến một số công ty thương mại và nhà máy sản xuất sô-cô-la hoãn việc mua ca-cao vụ mới. Nhu cầu đi xuống tạo thêm sức ép lên giá. Ngoài ra, tại Nigeria, quốc gia sản xuất ca-cao lớn thứ năm thế giới, xuất khẩu ca-cao trong tháng 3 tăng 19% so cùng kỳ, lên 22.199 tấn.Dù vậy thông tin cơ bản trên thị trường chủ yếu vẫn duy trì những hỗ trợ nhất định với giá, đặc biệt là phiên cuối tuần. Ủy ban Ca-cao Ghana đang đàm phán với các thương nhân ca-cao để hoãn giao ít nhất 150.000 đến 250.000 tấn ca-cao cho đến mùa vụ tới do thiếu hụt nguồn cung.Tại Bờ Biển Ngà, tính từ đầu vụ 23/24 (tháng 10/2023) đến ngày 28/4/2024, lượng ca cao được vận chuyển đến các cảng của quốc gia này chỉ ở mức 1,35 triệu tấn, giảm mạnh 29% so với cùng kỳ vụ trước.Theo sau ca-cao, giá cà-phê thế giới cũng ghi nhận sụt giảm rất mạnh trong tuần vừa qua. Cụ thể, giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng. Tín hiệu xuất khẩu tích cực tại các quốc gia sản xuất chính làm gia tăng sức ép lên giá. Số liệu cập nhật mới nhất cho thấy, xuất khẩu cà-phê từ Brazil tiếp tục được đẩy mạnh trong tháng 4. Thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Những nhà xuất khẩu cà-phê Brazil (CECAFE), tính đến 30/4, quốc gia Nam Mỹ đã xuất đi khoảng 4,6 triệu bao cà-phê, với 3,5 triệu bao Arabica dạng hạt, tăng 27% so cùng kỳ tháng trước.Tại Honduras, xuất khẩu cà-phê đạt 762.231 bao, đã tăng 2,3% trong tháng 4 so cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, xuất khẩu cà-phê của Costa Rica trong tháng 4 đạt 138.323 bao, đã tăng 18% so một năm trước.Bên cạnh đó, sự cải thiện của tồn kho cũng góp phần gây sức ép lên giá. Tính đến hết phiên 3/5, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE US ở mức 689.178 bao, tăng 32.521 bao so tuần trước và lên mức cao nhất trong 1 năm.Giá Robusta thậm chí lao dốc 14,7% đứt chuỗi tăng 9 tuần liên tiếp. Mưa xuất hiện tại vùng sản xuất chính của Việt Nam giúp hạ nền nhiệt chung và giải tỏa áp lực thiếu nước tại các vườn cà phê đang trong giai đoạn phát triển cho vụ mùa 2024-2025. Cùng với đó hoạt động thu hoạch cà-phê tại Brazil đưa đến kỳ vọng nguồn cung thị trường được bổ sung.Cơ quan Cung ứng mùa vụ thuộc chính phủ Brazil dự báo sản lượng vụ mới đạt 17,33 triệu bao, tăng 7,2% so với vụ 2023-2024. Điều kiện thời tiết thuận lợi tại vùng sản xuất chính được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiến độ thu hoạch cà-phê, tạo động lực giúp nông dân đẩy mạnh bán hàng và duy trì lượng xuất khẩu kỷ lục thời gian qua.Trên thị trường nội địa, giá thu mua cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ rơi mạnh về mức 100.000 đồng/kg, giảm đến 34.000 đồng/kg chỉ trong vòng 1 tuần.
https://nhandan.vn/dut-chuoi-tang-gia-nhieu-hang-hoa-nguyen-lieu-lao-doc-post808057.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "nguyên liệu công nghiệp", "ca cao" ] }
Tìm giải pháp xuất khẩu sầu riêng bền vững
NDO -Ngày 10/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Bảo vệ thực vật tổ chức “Hội nghị sản xuất vàxuất khẩu sầu riêngbền vững”.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp, với sự tham gia của khoảng 200 khách mời đến từ các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của các tỉnh, thành phố có vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng, các Hiệp hội ngành nghề liên quan, đại diện các vùng trồng, cơ sở đóng gói và các đơn vịxuất khẩu.Đặc biệt, tham dự hội nghị còn có đại diện một số tỉnh có vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đã từng bị thông báo vi phạm quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm..So với các quốc gia sản xuất sầu riêng khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia…., Việt Nam có lợi thế sản lượng dồi dào, cho thu hoạch quanh năm.Năm 2023, Việt Nam có khoảng 110.000ha diện tích trồng sầu riêng, sản lượng khoảng 1 triệu 200 nghìn tấn (gấp hơn 2 lần cả về diện tích và sản lượng so với năm 2018). Trong đó, xuất khẩu trên 600 nghìn tấn và thu về khoảng 2,2 tỷ USD.Năm 2024, diện tích trồng sầu riêng tăng lên khoảng 150.000ha, sản lượng dự kiến sẽ đạt 1,5 triệu tấn. Với Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, Việt Nam còn có thêm lợi thế khi xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc với thời gian vận chuyển nhanh hơn nên giá thành cạnh tranh hơn so với một số nước khác. Đây là những yếu tố giúp cho sầu riêng Việt Nam tạo được bước tiến lớn tại thị trường 1,4 tỷ dân này chỉ sau chưa đầy 2 năm gia nhập.Toàn cảnh "Hội nghị sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững", tại Thành phố Hồ Chí Minh.Đến nay, cả nước đã có 708mã số vùng trồngvà 168 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng tươi được cấp. Các mã số này tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng). Thị trường nhập khẩu chủ yếu sầu riêng của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc.Trong bối cảnh mặt hàng sầu riêng của Việt Nam có giá trị xuất khẩu ngày càng tăng, yêu cầu đặt ra là phải duy trì phát triển ngành sầu riêng bền vững và nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng này trên thị trường quốc tế, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc bảo đảm đủ sản lượng cung ứng, vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm là yếu tố then chốt. Các trường hợp vi phạm không tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh khi xuất khẩu và gian lận trong xuất khẩu sầu riêng, thậm chí thu hái cả sầu riêng xanh để xuất khẩu sang Trung Quốc, không chỉ thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của sầu riêng Việt Nam.Tin liên quanLiên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng thiếu chặt chẽ và nhiều bất cậpTại Hội nghị, các đại biểu cùng nhau đánh giá toàn diện thực trạng tổ chức sản xuất để phát triển ngành sầu riêng, cũng như công tác quản lý mã số, duy trì điều kiện của các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng. Từ đó, chỉ ra những tồn tại và hạn chế cần khắc phục. Đồng thời, giải pháp nhằm hướng đến sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững.
https://nhandan.vn/tim-giai-phap-xuat-khau-sau-rieng-ben-vung-post808798.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Xuất khẩu sầu riêng", "cấp mã số vùng trồng", "thị trường Trung Quốc", "các quốc gia sản xuất sầu riêng" ] }
Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động tiêu cực, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, nhờ sự tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), giúp thị trường được mở rộng, đa dạng hóa và dần trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Dự báo còn nhiều khó khăn, song Việt Nam vẫn có thể kéo đà phục hồi xuất khẩu trong năm 2024 nhờ tận dụng tốt cơ hội từ các FTA như một động lực tăng trưởng mới.
Bên cạnh sự tiếp sức của Nhà nước về cải cách thể chế, chính sách, các doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản, chủ động đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực thi cam kết trong các FTA.Nhận diện cơ hội và thách thứcTheo Trung tâm WTO và hội nhập (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI), Việt Nam đã tham gia, đàm phán 19 FTA, trong đó có 16 FTA có hiệu lực thực thi với hơn 60 đối tác toàn cầu,... Việc thực thi các FTA là cơ sở, nền tảng đưa nước ta trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt hơn 681 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,67 tỷ USD và nhập khẩu đạt hơn 326 tỷ USD, xuất siêu 28,3 tỷ USD. Riêng bốn tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD (tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước), trong đó xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 115,24 tỷ USD, ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD (tăng 740 triệu USD so cùng kỳ năm trước).Xuất khẩu thuận lợi, xuất siêu duy trì đà tăng mạnh từ năm 2023 đã tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định tỷ giá, điều hành lãi suất, sản xuất công nghiệp, và kỳ vọng của nền kinh tế. Kết quả nêu trên là minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc tham gia các FTA và chỉ đạo kịp thời của Chính phủ trong khai thác hiệu quả các FTA, hướng tới đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả. Điều này cũng giúp năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp cải thiện rõ rệt, tăng tính bền vững trong phát triển, định hình khả năng tham gia các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.Những cơ hội mà các FTA mang lại rất lớn, song Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) Ngô Sỹ Hoài lưu ý, các doanh nghiệp cần phải nhận diện rủi ro và thách thức để thúc đẩy thực thi hiệu quả các FTA. Chúng ta nói nhiều tới tăng trưởng xuất khẩu mà ít nói tới chất lượng của tăng trưởng, chất lượng của xuất khẩu. Hiện nay, các chi phí đầu vào đều tăng lên, kể cả chi phí nhân công nhưng giá không tương xứng. Hầu hết doanh nghiệp ngành gỗ đều sản xuất theo mẫu mã đặt hàng của nước ngoài, bị ép giá rất nhiều.Chế biến cà-rốt xuất khẩu tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. (Ảnh ĐỨC KHÁNH)“Như vậy, phần làm thì nhiều nhưng giá trị ít, về lâu dài, cách làm này không bền vững. Ngoài ra, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ mới tham gia vào thị trường thế giới với tư cách là các doanh nghiệp, doanh nhân cá thể, chưa phải tư cách ngành hàng quốc gia. Vì vậy, không tạo được sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, khiến sức cạnh tranh trên thị trường thế giới còn thấp”, ông Hoài chia sẻ.Nâng cao khả năng thích ứngNăm 2024, khu vực và thế giới vẫn đối diện nhiều rủi ro, biến động khó lường, nhiều thị trường ngày càng đề cao tiêu chuẩn hàng hóa và phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, việc chuyển đổi sản xuất “từ nâu sang xanh” trở thành yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh yếu tố giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, thì xanh hóa và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh đặc biệt quan trọng được các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản yêu cầu các nhà cung cấp. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tồn tại phải vượt qua bài toán “xanh hóa” trong hoạt động sản xuất với nhiều tiêu chí xử lý đạt tiêu chuẩn, sản xuất tiết kiệm năng lượng, có giải pháp tái chế chất thải. Chưa kể, xu hướng bảo hộ thương mại cũng đang phổ biến hơn khi các nước dựng lên các rào cản thương mại khắt khe nhằm giảm hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nước.Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế Trịnh Minh Anh đánh giá, việc thực thi hiệu quả các FTA sẽ mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng. Việt Nam cần có chiến lược bài bản, chủ động đổi mới mạnh mẽ từ chính tư duy và hành động. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đúng trình tự thủ tục, hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết hiệu quả các tranh chấp nếu có.Cùng với đó, cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực thi các FTA trên cơ sở phát huy cao nhất nội lực; thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với những chiến lược bài bản, tinh thần tích cực, chủ động, đổi mới mạnh mẽ cả tư duy và hành động, chắc chắn sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt những ưu đãi mà các FTA mang lại cho giai đoạn tăng trưởng mới.Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (thuộc VCCI) khẳng định, việc đàm phán thành công và tham gia vào các FTA đã chứng tỏ sự trưởng thành của nền ngoại giao và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Song đây mới chỉ là bệ phóng tốt để phát triển kinh tế, “trái ngọt” từ các cơ hội này vẫn chờ những doanh nghiệp có đủ năng lực, sự chủ động để tham gia tích cực, sâu hơn vào “sân chơi” kinh tế quốc tế.
https://nhandan.vn/tan-dung-tot-co-hoi-tu-cac-fta-post811169.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "FTA", "thực thi cam kết FTA", "cơ hội từ FTA", "tham gia các FTA", "chuỗi cung ứng" ] }
Khối đầu tư dân doanh đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức
NDO -Lấy dẫn chứng số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường năm 2023 tăng ở mức cao, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, Khối đầu tư dân doanh đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và chịu áp lực từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, ban hành các chính sách hỗ trợ nhằm tiếp sức cho khu vực này.
Đại biểu Quốc hội lo lắng vì số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trườngTại phiên thảo luận tại Tổ, đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) bày tỏ lo ngại trước tình trạng nhiều doanh nghiệp rút khỏi thị trường.Theo đại biểu, báo cáo của Chính Phủ nêu rõ, trong năm 2023, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt 217,7 nghìn doanh nghiệp, 159,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 7,2% so với năm 2022) và 58,4 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Số doanh gia nhập thị trường cao hơn số rút lui khỏi thị trường (172,6 nghìn doanh nghiệp), cho thấy nền kinh tế từng bước được cải thiện.Mặc dù vậy, đại biểu cũng dẫn báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình kinh tế-xã hội năm 2023. Báo cáo cho thấy, trong năm 2023,số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạnlà 89,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 20,7% so với năm 2022; 65,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9%; 18 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,1%. Bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.Đại biểu Nguyễn Duy Minh. (Ảnh: Quốc hội)Căn cứ vào số liệu trên, đại biểu cho rằng nhận định trên chưa đầy đủ, chưa nói hết được những khó khăn của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn hàng, thị trường, tuyển dụng lao động, đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận vốn...Cùng băn khoăn về tỷ lệ doanh nghiệp dừng hoạt động, đại biểu Phạm Hùng Thái (Đoàn tỉnh Tây Ninh) nhắc lại thông tin về việc trong 4 tháng đầu năm 2024, có 81.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại nhưng có đến 86.400 doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể, cho thấy số doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động lại cao hơn số doanh nghiệp khôi phục và đăng ký mới.Đại biểu Phạm Hùng Thái phát biểu.Bình quân trong 4 tháng đầu năm 2024, mỗi tháng có đến 21.600 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Ông Hùng cho rằng, đây là tín hiệu rất đáng quan tâm, do đó đề nghị Chính phủ chú trọng, đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết.Trong khi đó, đại biểu Trần Chí Cường (Đoàn TP Đà Nẵng) đề nghị cần phân tích nhóm doanh nghiệp rút khỏi thị trường tập trung ở lĩnh vực nào, ngành nghề nào? Nguyên nhân vì sao việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp không đạt được như kỳ vọng?Cần có chính sách cho khối dân doanh và kích cầu thị trường nội địaCũng quan tâm tới “sức khỏe” của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp thuộc khối đầu tư dân doanh, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định: Đây là khối có vai trò rất quan trọng khi chiếm tỷ trọng cao trong đầu tư phát triển.“Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khối đầu tư dân doanh chiếm tới 68-70% tổng vốn đầu tư xã hội”, ông Ngân dẫn chứng, đồng thời đưa ra thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp tại khu vực này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, áp lực “cả bên trong và bên ngoài”.Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội cần ban hành các chính sách miễn giảm, gia hạn thuế phí, tiền thuê đất; xem xét cơ cấu nợ, gia hạn nợ để “tiếp sức” cho khu vực dân doanh này.Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, khối đầu tư dân doanh đang chịu nhiều thách thức lớn.Ở góc độ vĩ mô, đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách, giải pháp hỗ trợ để nền kinh tế vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng để đạt được mục tiêu cả năm đề ra; trong đó nhấn mạnh đến 3 động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng.Khẳng định, đầu tư tư nhân có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn vào tổng cầu, kích thích nền kinh tế phát triển, đại biểu Trần Anh Tuấn (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) bày tỏ ý kiến: Cần phải mạnh mẽ kích cầu sản xuất trong nước, trước hết là thông qua chính sách tài khóa để kích thích, mở rộng sản xuất; đồng thời dành nguồn lực chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả từ các chính sách khác để khơi thông nguồn lực đầu tư.Đồng quan điểm với đại biểu Trần Anh Tuấn, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, cầu trong nước suy giảm rất rõ, thể hiện ở chỉ tiêu số doanh nghiệp tham gia vào thị trường thấp hơn so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, báo hiệu cầu tăng trưởng sản xuất sẽ gặp khó khăn. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh do VCCI công bố mới đây, số doanh nghiệp kỳ vọng sẽ mở rộng quy mô sản xuất chỉ đạt 27%, thấp nhất trong nhiều năm nay.Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến tại cuộc họp Tổ sáng 23/5.Một điểm khác cần chú ý là cầu tiêu dùng,tăng trưởng hàng hóa tiêu dùngtrong nước chỉ có 5,3%; suy giảm rất mạnh trong khi thị trường trong nước rất quan trọng. Đại biểu đề nghị cần có giải pháp để kích cầu trong nước, các chính sách tài khóa như giảm thuế VAT, giãn hoãn các khoản đóng tiền quỹ đất... để khơi thông các hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra tin tưởng nhiều hơn vào việc mở rộng quy mô sản xuất.
https://nhandan.vn/khoi-dau-tu-dan-doanh-dang-doi-mat-nhieu-kho-khan-thach-thuc-post810744.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường", "Khối doanh nghiệp đầu tư dân doanh", "Đại biểu Quốc hội" ] }
Cổ phiếu lớn lao dốc, VN-Index mất hơn 10 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 22/5, áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, nhiều cổ phiếu lớn như VPB, VIC, CTG, HPG, TCB, MSN, VCB, GVR... lao dốc, kéoVN-Index giảm10,23 điểm khi chốt phiên, xuống mức 1.266,91 điểm.
Thanh khoảntoàn thị trường tăng mạnh so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.480,10 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 33.463,38 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng mạnh trên 3 sàn hơn 1.660 tỷ đồng, tập trung vào các mã ABB, VHM, VIC, HPG, FPT... Chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh các mã NLG, HCM, DBC, PDR, NVL...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng tăng mạnh so phiên trước, đạt hơn 24.299,94 tỷ đồng.Phiên hôm nay, áp lực bán của khối ngoại đã đẩy nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc, về mức độ ảnh hưởng, VPB, VIC, CTG và HPG là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 3,45 điểm của chỉ số.Ở chiều ngược lại, FPT, HVN, LPB và PDR là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 1,48 điểm tăng.Cổ phiếu ngành nông-lâm-ngư có giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 2,57%, chủ yếu đến từ mã HAG (-4,70%) và HNG (-1,14%)... Tiếp theo là ngành thiết bị điện (-2,04%) và vật liệu xây dựng (-1,32%).Chiều ngược lại, ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hồi phục mạnh nhất với mức tăng 3,70%, chủ yếu đến từ các mã TV2 (+5,06%) và KPF (+1,47%)...Nhómcổ phiếu ngân hàngcũng diễn biến tiêu cực với nhiều mã giảm mạnh như VPB (-2,66%), CTG (-1,93%), TCB (-1,69%), VCB (-0,44%), MBB (-1,69%)…* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch chiều, VNXALL-Index đóng cửa giảm 16,32 điểm (-0,77%), xuống mức 2.093,26 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 1.144,41 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 29.446,70 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 179 mã tăng giá, 79 mã đứng giá và 228 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 245,15 điểm, tăng 1,86 điểm (+0,76%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 138,76 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.760,40 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 88 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 80 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 8,15 điểm (+1,52%) và lên mức 544,36 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 89,08 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 2.250,14 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 18 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 94,70 điểm, tăng 0,25 điểm (+0,26%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 202,25 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.653,41 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 193 mã tăng giá, 82 mã đứng giá và 110 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 10,23 điểm (-0,80%), xuống mức 1.266,91 điểm. Thanh khoản đạt hơn 1.139,09 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 28.049,57 tỷ đồng. Toàn sàn có 173 mã tăng, 50 mã đứng giá và 291 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 17,16 điểm (-1,31%) và xuống mức 1.291,46 điểm. Thanh khoản đạt hơn 365,61 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 11.461,32 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 5 mã tăng, 1 mã đi ngang và 24 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HPG (hơn 39,78 triệu đơn vị), SHB (hơn 38,63 triệu đơn vị), HAG (hơn 36,52 triệu đơn vị), VIX (hơn 28,46 triệu đơn vị), DIG (hơn 24,60 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là FIR (+6,99%), SFG (+6,98%), HAS (+6,90%), PAC (+6,90%), LSS (+6,87%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là VPB (-7,58%), TNC (-6,99%), CIG (-6,84%), S4A (-6,59%), SFC (-6,14%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 233.872 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 30.388,79 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/co-phieu-lon-lao-doc-vn-index-mat-hon-10-diem-post810571.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Cổ phiếu", "VN-Index", "HNX-Index", "chứng khoán", "thanh khoản", "khối ngoại", "áp lực bán", "phiên giao dịch" ] }
Giá vàng ngày 17/5: Giá vàng SJC về dưới 90 triệu sau đấu thầu
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 17/5) giao dịch ở mức 2.379,3 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC giảm nhẹ so phiên hôm qua, giao dịch 89,9 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 76,8 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, hôm qua, phiên đấu thầu vàng miếng đã thành công. Tính tổng 4 phiên đấu thầu thành công, nhà điều hành đã tung ra thị trường 27.200 lượng vàng miếng SJC. Kết quả phiên đấu thầu đã tác động đến thị trường.Tại thời điểm 10 giờ ngày 17/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 87,4 triệu đồng/lượng mua vào và 89,5 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 100.000 đồng/lượng (mua vào) so với chốt phiên liền trước. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,1 triệu đồng/lượng.Giá vàng DOJI tại Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,4 triệu đồng/lượng mua vào và 89,5 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 100.000 đồng/lượng (mua vào), giảm 200.000 đồng/lượng (bán ra) so với chốt phiên liền trước. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,1 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 17/5.Giávàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,4-89,9 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng cả hai chiều so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,5 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC9999 tăng so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 75,2 triệu đồng/lượng, bán ra 76,8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75,1 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,9 triệu đồng/lượng, giảm 250.000 đồng/lượng (mua vào), tăng 200.000 đồng/lượng (bán ra) so kết phiên trước đó.Tính đến 10 giờ ngày 17/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng mạnh so kết phiên hôm trước ở mức 2.388,5 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 17/5. (Ảnh: kitco.com)Theo chuyên gia phân tích cấp cao Jim Wyckoff của Kitco Metals, vàng quay đầu do chịu áp lực chốt lời thông thường sau mức tăng gần đây. Bên cạnh đó, sự phục hồi của chỉ số US Dollar Index cũng tăng thêm áp lực cho vàng.Đồng USD đã tăng 0,2% sau khi chạm mức thấp nhất trong nhiều tháng trong phiên trước đó dù dữ liệu công bố mới nhất cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 tăng ít hơn dự kiến.Chủ tịch FED chi nhánh New York John Williams cho rằng, những tin tức tích cực xung quanh việc lạm phát hạ nhiệt là không đủ để Ngân hàng Trung ương Mỹ đưa ra quyết định sớm cắt giảm lãi suất.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-175-gia-vang-sjc-ve-duoi-90-trieu-sau-dau-thau-post809801.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 17/5", "giá vàng miếng", "vàng nhẫn SJC", "vàng thế giới", "đấu thầu vàng" ] }
[Ảnh] Dự án nhiệt điện trọng điểm quốc gia chậm tiến độ
NDO -Là công trình trọng điểm quốc gia, dự ánnhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch3, 4 được xây dựng tại tỉnh Đồng Nai đang chậm tiến độ so kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính được xác định do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng giữa chủ đầu tư và đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 được xây dựng tại Khu công nghiệp Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, do Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư.Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, công suất 1.624MW. Đây là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam.Theo kế hoạch, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 sẽ phát điện thử nghiệm vào tháng 5/2024, vận hành thương mại vào tháng 11 năm nay. Tuy nhiên, đến nay do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khiến nhà máy chậm tiến độ khoảng 6 tháng.Trong khi đó, theo kế hoạch đề ra, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 phát điện thử nghiệm tháng 11/2024 và thương mại vào tháng 5/2025.Việc nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 chậm tiến độ sẽ kéo theo nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 chậm tiến độ.Tính đến hết tháng 4/2024, Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đạt khoảng 85% tổng khối lượng.Theo chủ đầu tư dự án, hiện nay vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Thời gian qua, chủ đầu tư nhiều lần kiến nghị các ngành chức năng nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ kịp thời.Cuối năm 2023, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh thị sát dự án và yêu cầu các ngành chức năng địa phương phối hợp chủ đầu tư nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng trên tinh thần thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.Liên quan dự án nhiệt điện trọng điểm quốc gia này, tháng 3/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan bàn giao, cho thuê đất và hạ tầng trong tháng 4/2024 để xây dựng nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 bảo đảm an toàn, tiến độ hoàn thành.Cùng với đó, khẩn trương xử lý các khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, bổ sung kế hoạch sử dụng đất, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công các dự án lưới điện bảo đảm giải tỏa toàn bộ công suất khi các nhà máy điện đi vào vận hành thương mại theo kế hoạch.Cán bộ, kỹ sư trao đổi công việc trên công trường thi công dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.Công nhân đội nắng thi công dự án.Thi công một hạng mục nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3.Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 chậm đưa vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến việc cung ứng điện cho đất nước.
https://nhandan.vn/anh-du-an-nhiet-dien-trong-diem-quoc-gia-cham-tien-do-post808534.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Nhiệt điện Nhơn Trạch", "chậm tiến độ", "giải phóng mặt bằng", "nhà máy nhiệt điện" ] }
HNX chấp thuận gần 21 triệu cổ phiếu Đầu tư và Phát triển Xây dựng giao dịch trên UPCoM
NDO -Ngày 8/5, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc chính thức đưa gần 21 triệu cổ phiếu ING của CTCP Đầu tư và Phát triển Xây dựng giao dịch trên thị trườngUPCoMtại HNX vào ngày 15/5 tới; giá tham chiếu trongngày giao dịchđầu tiên là 9 nghìn đồng/cổ phiếu.
Theo đó, CTCP Đầu tư và Phát triển Xây dựng, mã chứng khoán: ING (địa chỉ tại số 201 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), thành lập năm 2005, tiền thân là Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng (INVESCO) - Doanh nghiệp nhà nước hạng I, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - Bộ Xây dựng.Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng kinh doanh nhà, công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch; thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp; cung cấp lắp đặt, sữa chữa bảo trì trang thiết bị các công trình cấp thoát nước... với vốn điều lệ hiện tại hơn 208 tỷ đồng.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, Công ty lỗ sau thuế gần 286 triệu đồng.Năm 2023, lỗ sau thuế của Công ty tăng lên 14 tỷ đồng.Ngày 15/5 tới, gần 21 triệu cổ phiếu ING sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HXN với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 9 nghìn đồng/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch (mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu) hơn 208 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/hnx-chap-thuan-gan-21-trieu-co-phieu-dau-tu-va-phat-trien-xay-dung-giao-dich-tren-upcom-post808446.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "HNX", "cổ phiếu", "Đầu tư và Phát triển Xây dựng", "giao dịch", "UPCoM", "ING", "giá tham chiếu" ] }
Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương
NDO -Chiều 9/5, Sở Công thương Hải Dương phối hợp Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và huyện Thanh Hà tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụvải thiều Thanh Hàvà nông sản của tỉnh Hải Dương với hệ thống thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà và tại 18 điểm cầu tại các nước và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc)... và một số doanh nghiệp nhập khẩu tại nước ngoài.Hội nghị góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm vải thiều của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường trong nước và quốc tế; liên kết với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống Tham tán thương mại; Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; trên các Sàn thương mại điện tử lớn có uy tín trong và ngoài nước.Qua đó tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ; liên kết, hợp tác, đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu "Vải thiều Thanh Hà -Hải Dương" trên thị trường trong nước và quốc tế.Đại diện thương vụ Việt Nam tại thành phố Houston (Mỹ) tham gia thảo luận tại hội nghị về các giải pháp tiêu thụ vải thiều và hàng nông sản.Vải thiều là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương. Trong những năm qua, cây vải luôn có một vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương; là một trong 8 loại nông sản chủ lực của tỉnh; được sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; chăm sóc theo quy trình Viet GAP, Global GAP; đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và xuất khẩu…Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 8.850ha vải; gồm 2.700ha vải sớm và 6.100ha vải thiều chính vụ. Trong đó, riêng huyện Thanh Hà có hơn 3.285ha vải thiều và 1.950ha vải sớm..Khu vực trồng vải thiều xuất khẩu ở huyện Thanh Hà.Về quy trình sản xuất, Hải Dương hiện có 52 vùng đã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.Trong đó có 41 vùng theo tiêu chuẩn VietGAP (huyện Thanh Hà có 37 vùng, thành phố Chí Linh có 2 vùng, huyện Ninh Giang có 2 vùng) với tổng diện tích là 500ha.11 vùng GlobalGAP (huyện Thanh Hà có 10 vùng, thành phố Chí Linh có 1 vùng) với tổng diện tích là 110ha.Sản phẩm tại các vùng này đáp ứng đủ điều kiện để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường cao cấp. Các vùng sản xuất còn lại cơ bản đều được sản xuất theo quy trình an toàn.Hải Dương hiện có 198 mã số vùng trồng, tương ứng 1.124,85ha. Trong đó: Thanh Hà có 167 mã, tương ứng 720,85ha; Chí Linh có 25 mã, tương ứng 384ha; Ninh Giang có 6 mã, tương ứng 20ha.Toàn tỉnh đã có 21 mã cơ sở đóng gói vải xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở Thanh Hà, trong đó có 2 mã xuất Nhật Bản, 1 mã xuất Mỹ, 2 mã xuất Úc, 2 mã xuất NewZeland, 1 mã xuất Thái Lan và 13 mã xuất Trung Quốc.
https://nhandan.vn/xuc-tien-tieu-thu-vai-thieu-thanh-ha-va-nong-san-hai-duong-post808527.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Vải thiều Thanh Hà", "nông sản Hải Dương", "xúc tiến thương mại" ] }
Kích cầu tiêu dùng nội địa: Giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
NDO -Các địa phương, doanh nghiệp đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng ở thị trường nội địa nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng thị trường nội địa được duy trìNăm nay, trong bối cảnh sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép triển khai chương trình khuyến mại tập trung "Shopping Season" kéo dài từ ngày 15/6 đến 15/9. Các doanh nghiệp sẽ tổ chức nhiều hoạt động khuyến mại với mức giảm giá hấp dẫn, có thể lên đến 100% giá trị hàng hóa.“Do thời gian kéo dài, chương trình sẽ có những điểm nhấn để hoạt động khuyến mại đi vào thực chất, từng bước xây dựng thương hiệu mua sắm cho Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, Sở Công thương sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan, như phối hợp Sở Du lịch tổ chức lễ hội sông nước. Cũng trong đợt này, Sở Công thương đẩy mạnh tuyên truyền cho đề án không dùng tiền mặt, qua đó giúp người dân có thêm phương tiện, điều kiện thanh toán phù hợp, an toàn”, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.Chương trình khuyến mại tập trung "Shopping Season" là một trong những chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa nổi bật được các địa phương triển khai trong thời gian qua. Theo Tổng cục Thống kê, thị trường nội địa tiếp tục là điểm sáng của kinh tế vĩ mô thời gian qua khiduy trì tăng trưởngrất ổn định.Cụ thể, tháng 7 là tháng cao điểm của mùa du lịch hè nên hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ sôi động, doanh thu tăng, đặc biệt là du lịch. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt 512,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.529,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 15,7%). Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2022 tăng 11,7%).Như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục duy trì ở mức 2 con số, cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường nội địa nước ta.Theo Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương, sức mua của thị trường nội địa trong 7 tháng qua đã phục hồi tương đối mạnh mẽ, là điểm sáng tích cực trong bối cảnh nhiều lĩnh vực khác gặp khó khăn. Thị trường nội địa là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, nên việc duy trì đà tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa là yếu tố quan trọng đóng góp cho GDP.Tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp kích cầu tiêu dùngDù duy trì mức tăng tương đối cao và ổn định, tuy nhiên, nếu tính theo giá hiện hành, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2023 đạt quy mô cao hơn nhưng tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.Kỳ vọng lớn từ các chương trình kích cầu nội địa.Bên cạnh đó, con số này vẫn chưa bằng thời gian trước đại dịch Covid-19. Chưa kể, nhu cầu và sức mua của người dân nhìn chung vẫn còn yếu, chưa đạt được bằng mức trước thời điểm dịch Covid-19, chưa kích thích sản xuất, đầu tư và tiêu dùng.Trong bối cảnh chi tiêu Chính phủ, tổng mức đầu tư công không còn được duy trì ở mức cao, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, tồn kho tăng, nhiềudoanh nghiệp xuất khẩuvẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng... thì ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa được coi là giải pháp quan trọng để bù đắp cho tăng trưởng từ nay đến cuối năm.Để đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, từ đầu tháng 7, thuế giá trị gia tăng (VAT) được giảm từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội đối với nhiều mặt hàng.Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, đây là động thái tốt giúp kích thích chi tiêu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Bởi giảm thuế VAT sẽ giúp giảm chi phí trực tiếp cho người mua hàng.Do đó, việc được giảm thuế sẽ kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ quay vòng vốn tốt hơn. Việc được giảm 2% thuế VAT đối với nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị… cũng giúp chi phí đầu vào sản xuất giảm, doanh nghiệp có dư địa giảm giá sản phẩm, chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Có thể khẳng định chính sách này cũng giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, “liều thuốc” trên vẫn chưa đủ mà cần tăng thêm “liều” bằng nhiều giải pháp tăng sức mua cho thị trường như triển khai chính sách kích tổng cầu nội địa thông qua công cụ từ nhà nước và cả doanh nghiệp.Đơn cử, tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ thuộcSaigon Co.op, nhằm kích cầu mua sắm trong mùa tựu trường sắp tới, hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) gồm Co.opmart, Co.opXtra… cũng sẽ thực hiện giảm giá từ 20-30% cho các sản phẩm dụng cụ học tập, quần áo, cặp sách…Hoặc tại thành phố Hà Nội tổ chức các chương trình khuyến mại kéo dài hơn, giảm giá sâu hơn. Vào những tháng thấp điểm tiêu dùng như tháng 5, tháng 7 và tháng 11 có các chương trình khuyến mại riêng đểkích cầu thị trường. Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay, Sở Công thương Hà Nội đã nhận được 21.000 chương trình khuyến mại của 4.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia.Ngoài ra, vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 101 của Quốc hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành 6 tháng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12.Theo đó, giảm thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ như: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại…Việc giảm thuế VAT được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ chính sách này chính là người tiêu dùng.Năm 2022, thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43 đã gián tiếp kích cầu tiêu dùng nội địa tăng cao. Khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 19,8% so với năm trước, thu thuế giá trị gia tăng nội địa không giảm mà tăng 10% so với cùng kỳ.Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng 9%. Với sự vào cuộc của Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp, có thể kỳ vọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sẽ được duy trì tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới, góp phần tăng trưởng kinh tế cả nước.
https://nhandan.vn/kich-cau-tieu-dung-noi-dia-giai-phap-quan-trong-thuc-day-tang-truong-kinh-te-post766956.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "kích cầu", "tiêu dùng", "nội địa" ] }
Đề xuất giao Chính phủ quy định về điều kiện, thời điểm thu phí đường cao tốc
NDO -Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung khoản 3 Điều 50 dự thảo Luật Đường bộ theo hướng giao Chính phủ quy định về điều kiện, thời điểm thực hiện việc thu phí sử dụng đường cao tốc.
Sáng 11/6, tiếp tục chương trìnhPhiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảoLuật Đường bộ.Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn quản lý, sử dụng đất tại các đô thị hiện hữu, Thường trực Ủy ban đề nghị bổ sung theo hướng quy định: đối với một số đô thị có yếu tố đặc thù ngoài quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 thì tỷ lệ đất dành cho giao thông sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Về phí sử dụng đường cao tốc, theo báo cáo của Ban soạn thảo, tại khoản 2 Điều 85 dự thảo Luật Đường bộ quy định“Các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 của Luật này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2024”.Theo đó, quy định này sẽ có hiệu lực sớm nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý để triển khai công tác thu phí như: đầu tư xây dựng hạ tầng trạm thu phí (phê duyệt dự án, điều chỉnh dự án, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị, công nghệ thu phí); xây dựng mức thu phí, cơ chế quản lý phí sử dụng đường bộ... Sau khi đã bảo đảm các điều kiện về hạ tầng, nguồn lực sẽ thực hiện việc thu phí sử dụng đường cao tốc.Mặt khác, đây là một chính sách mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trong khi một số dự án đường cao tốc đã đưa vào khai thác và đang xây dựng chưa được bố trí vốn cho các hạng mục thu phí do chưa có quy định thu. Vì vậy, cần phải tổng hợp, thống kê đối với tính chất và nhu cầu của từng dự án để chuyển tiếp phù hợp, khả thi, trong đó có cân nhắc đến các yếu tố hiện trạng dự án, yêu cầu về trang thiết bị thu phí, việc bố trí vốn, thời gian lựa chọn nhà thầu/nhà đầu tư lắp đặt trang thiết bị và vận hành thu phí.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo một số nội dung lớn về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. (Ảnh: DUY LINH)Để bảo đảm các yêu cầu nêu trên và tránh việc hiểu ngày 1/10/2024 sẽ thu phí sử dụng đường cao tốc, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung khoản 3 Điều 50, cụ thể: “Chính phủ quy định về điều kiện, thời điểm thực hiện việc thu phí sử dụng đường cao tốc”.Dự kiến nội dung này được quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đường bộ theo hướng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp đầu tư, quản lý, khai thác được thu phí và triển khai thu phí theo hình thức điện tử không dừng phải đáp ứng một số điều kiện.Cụ thể là: công trình đường bộ cao tốc đã được nghiệm thu hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật về xây dựng; hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hạ tầng trạm thu phí, hệ thống phần mềm, thiết bị bảo đảm công tác vận hành, phục vụ việc thu phí theo hình thức điện tử không dừng; hoàn thành công tác lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí theo quy định; có quy định về mức thu, chế độ quản lý thu phí sử dụng đường cao tốc...Ngoài ra, để bảo đảm phù hợp với thẩm quyền đầu tư, quản lý đường cao tốc, thống nhất với pháp luật về phí và lệ phí, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Ban soạn thảo đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho chỉnh lý khoản 1 Điều 84 dự thảo Luật để bổ sung nội dung giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với các tuyến đường cao tốc do địa phương đầu tư.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu ý kiến. (Ảnh: DUY LINH)Góp ý kiến vào dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, nội dung quy định về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế và với xu thế phát triển trong tương lai của đô thị.Theo ông Tùng, quy định này kế thừa từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tuy nhiên đây là quy định dành cho đô thị xây dựng mới, không áp dụng cho đô thị hiện hữu.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng đây là khác biệt rất cơ bản, dự thảo Luật đang quy định áp dụng chung cho các đô thị chứ không có sự phân biệt, từ đó đặt ra vấn đề về tính khả thi của quy định.“Thực tế hiện nay tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đất dành cho giao thông tính trên đất xây dựng đô thị mới chỉ đạt 13-15%, nếu chúng ta áp dụng ngay quy định tại dự thảo Luật thì các thành phố nói trên đều không đạt quy định về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ (dự thảo Luật quy định quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ tại đô thị loại đặc biệt từ 18 đến 26%)”, ông Tùng nói.Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Phát biểu thảo luận tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định, dự thảo đã có sự phân định cơ bản phạm vi điều chỉnh giữa Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, bám sát các ý kiến của đại biểu Quốc hội, tiếp thu tối đa, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.“Dù còn một ý kiến cũng phải giải trình thấu đáo để đạt sự đồng thuận cao của Quốc hội”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu.
https://nhandan.vn/de-xuat-giao-chinh-phu-quy-dinh-ve-dieu-kien-thoi-diem-thu-phi-duong-cao-toc-post813777.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Luật Đường bộ", "hạ tầng đường bộ", "phí sử dụng đường cao tốc", "phiên họp 34", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội" ] }
Việc công nhận quy chế thị trường cho Việt Nam lẽ ra cần thực hiện sớm hơn
NDO -Theo kế hoạch, quyết định chính thức về nền kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ được Hoa Kỳ công bố tháng 7/2024. Căn cứ vào những tiêu chí mà Hoa Kỳ đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng, Trường đại học Kinh tế quốc dân trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Những tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế Việt NamPhóng viên:Hiện có nhiều ý kiến khác nhau trước việcHoa Kỳ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam, quan điểm của ông thế nào?.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng:Tôi cho rằng việc Hoa Kỳ quyết định chính thức công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam là phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và nỗ lực của gần 40 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sangnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Xét theo tất cả các tiêu chí mà phía Hoa Kỳ đưa ra để xác định một nền kinh tế thị trường thì có thể khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã vận hành theo kinh tế thị trường và việc công nhận quy chế này đáng lẽ cần được Hoa Kỳ tiến hành sớm hơn theo đề xuất của Việt Nam trước đây.Phóng viên:Ông có thể nói cụ thể hơn về các tiêu chí của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đã đạt được?Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng:Theo Đạo luật thuế quan Hoa kỳ năm 1930 và các lần sửa đổi, trạng thái kinh tế phi thị trường chủ yếu áp dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa với 6 tiêu chí: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; mức độ thương lượng tiền lương giữa người chủ và lao động; mức độ tự do đối với đầu tư của doanh nghiệpđầu tư nước ngoài; mức độ sở hữu hoặc phương pháp sản xuất của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước; mức độ kiểm soát của Chính phủ đối với mạng lưới phân phối, giá cả và sản lượng; các yếu tố thích hợp khác do cơ quan quyền lực Hoa Kỳ cân nhắc xem xét.Nếu xem xét theo các tiêu chí này, tính từ thời điểm Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa kỳ có hiệu lực từ năm 2001, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.Đồng tiền Việt Nam (VND) có thể chuyển đổi sang đồng tiền của các nước, nhất là các đồng tiền tự do chuyển đổi toàn cầu như đô la Mỹ (USD) và euro châu Âu. Đồng tiền Việt Nam (VND) được duy trì tỷ giá phù hợp với tỷ giá thị trường.Theo khảo sát của nhà chức trách tiền tệ Hoa Kỳ, Việt Nam không có hành vi thao túng tiền tệ. Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ. Điều này là sự minh chứng khách quan về bản chất đồng tiền Việt Nam phù hợp với giao dịch thị trường.Bên cạnh đó, Việt Nam đã quyết liệt xử lý các tiêu cực trênthị trường trái phiếu, làm tăng tính minh bạch của thị trường trái phiếu, loai bỏ tình trạng thao túng thị trường và đã có các quy định phòng, chống rửa tiền.Về tiền lương lao động, Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu vùng để bảo vệ người lao động cũng như các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Hơn nữa, việc cải cách tiền lương và mức lương mới được nâng lên từ ngày 1/7/2024 góp phần điều chỉnh thị trường lao động phù hợp với trình độ phát triển kinh tế từ nước thu nhập trung bình thấp (năm 2010) đến nước có thu nhập trung bình cao (năm 2030).Vai trò tổ chức công đoàn trong thương lượng được phát huy theo các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), làm tăng tính minh bạch và hoàn thiện thị trường lao động.Về đất đai, Việt Nam đã sửa Luật Đất đai theo cơ chế thị trường, bảo đảm giá đất sát thị trường và bản chất thị trường của sở hữu toàn dân về đất đai được minh bạch hóa.Ngay cả các doanh nghiệp nhà nước cũng đang vận hành theo nguyên tắc thị trường, tiếp cận bình đẳng nguồn lực với doanh nghiệp tư nhân và tư nhân được hợp tác chiến lược với Nhà nước trong mô hình hợp tác công tư.Kinh tế tư nhân Việt Nam được khuyến khích phát triển. Sự vận hành của doanh nghiệp nhà nước được minh bạch hóa, tham nhũng được đấu tranh quyết liệt làm tăng tính minh bạch và công bằng của thị trường.Về mạng lưới phân phối, giá cả và sản lượng hàng hóa đều hầu như do thị trường điều tiết cả về xăng dầu và thuốc chữa bệnh.Tiềm năng tươi đẹp của tương lai hợp tác giữa hai nướcPhóng viên:Còn tiêu chí về mức độ tự do đối với đầu tư của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam đã thực hiện ra sao, thưa ông?Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng:Việt Nam bảo đảm sự tự do cao nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong gần 40 năm thu hút vốn FDI, Việt Nam thu hút khoảng 450 tỷ USD vốn đăng ký và 230 tỷ USD vốn thực hiện.Năm 2020, Việt Nam trở thành một trong 20 quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới và dòng vốn FDI vào Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Sau khi có Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 10/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, quy mô FDI vào Việt Nam còn tiếp tục tăng lên, khẳng định sự tự do đối với đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng cải thiện.Việt Nam còn cam kết thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, càng khẳng định sự minh bạch và tự do ngày càng cao của môi trường đầu tư với sự hỗ trợ cao nhất có thể.Phóng viên:Đến nay, hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Việc Hoa Kỳ công nhận quy chế thị trường cho Việt Nam sẽ có lợi ích như thế nào, thưa ông?Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng:Với nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp Việt Nam không bị cáo buộc bán phá giá và bán hàng trợ cấp nên sẽ tăng xuất khẩu, và doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu vào thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam cũng sẽ thu hút mạnh FDI từ Hoa Kỳ.Quy mô xuất nhập khẩu và đầu tư sẽ đạt kỷ lục mới. Những lĩnh vực hợp tác mới có điều kiện mở rộng phạm vi và hầu như không còn rào cản truyền thống.Các lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng công bằng, chuyển đổi xanh, phát triển công nghiệp bán dẫn, chuyển dịch cơ cấu năng lượng, phát triển các lĩnh vực khoa học công nghệ cao, đào tạo nhân lực chất lượng cao và nhiều lĩnh vực có triển vọng khác sẽ được phát triển trên nền tảng đối tác thương mại bình đẳng hoàn toàn và thực chất.Đó là tiềm năng tươi đẹp của tương lai hợp tác giữa hai nước.Đến nay đã có 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Australia, Nhật Bản... Việt Nam cũng đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với hơn 60 đối tác, trải rộng khắp các châu lục.Việc Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
https://nhandan.vn/viec-cong-nhan-quy-che-thi-truong-cho-viet-nam-le-ra-can-thuc-hien-som-hon-post813478.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Việt Nam", "quy chế thị trường", "kinh tế thị trường", "đầu tư", "thương mại", "chuyển đổi xanh", "công nghiệp bán dẫn" ] }
Hơn 400 “ông lớn” trong ngành thép khu vực châu Á hội tụ tại Đà Nẵng
NDO -Diễn ra từ ngày 13-15/5 tại Cung Hội Nghị Quốc Tế AriyanaĐà Nẵng, Hội nghị và Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024 (2024 SEAISI Conference & Exhibition) quy tụ hơn 400 “ông lớn” trong ngành thép khu vực châu Á cùng nhiều đại biểu là chuyên gia đầu ngành, các hiệp hội liên quan tham dự.
Đây là sự kiện lớn nhất khu vực trongngành thép, kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội giao thương, học hỏi và phát triển cho các bên tham gia, đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của ngành thép và kinh tế khu vực.Với chủ đề “Surviving and Thriving in the Decarbonized World” – “Tồn tại và Phát triển trong Kỷ nguyên Trung hòa Carbon”, hội nghị diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hội thảo chuyên đề giới thiệu các công nghệ sản xuất thép mới nhất và đưa ra những dự báo về nhu cầu sử dụng thép trên thế giới trong thời gian tới.Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nghiêm Xuân Đa, Hội nghị là cơ hội tuyệt vời để chúng ta trao đổi về chính sách, phát triển công nghệ và thảo luận những thách thức cũng như cơ hội để tiến tới ngành thép xanh.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường trao tặng quà lưu niệm cho đại diện các nước tham gia Hội nghị. (Ảnh: ANH ĐÀO)Theo Tiến sĩ Edwin Basson, Tổng Giám đốc Hiệp hội Thép thế giới: Sản xuất thép toàn cầu đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 1950. Ngành thép chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi 4 xu hướng lớn bùng nổ đặc biệt sau đại dịch Covid-19, mang đến những thay đổi to lớn: tiến bộ công nghệ, biến đổi kinh tế-xã hội, địa chính trị và đặc biệt là biến đổi khí hậu; để thích ứng, cần thiết trải qua các giai đoạn cải cách và dự kiến đến năm 2050 sẽ đạt được nền kinh tế tuần hoàn dựa trên ngành thép xanh.Theo các chuyên gia, từ năm 2015, ngành công nghiệp thép Việt Nam đã phát triển và trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại ASEAN về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép thành phẩm và xếp thứ 12 trên thế giới về sản xuất thép thô vào năm 2023, với sản lượng đạt 20 triệu tấn.Tuy nhiên, ngành thép vẫn là một ngành có phát thải khí nhà kính lớn và tác động tới môi trường - chịu trách nhiệm cho 7% tổng lượng phát thải quốc gia và khoảng 46% các quá trình công nghiệp.Hội nghị và Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Cung Hội Nghị Quốc Tế Ariyana Đà Nẵng. (Ảnh ANH ĐÀO)Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị, các cấp của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương quan tâm đến việc tạo điều kiện cho Hiệp hội Thép Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp sản xuất thép đủ điều kiện thực hiện chuyển đổi xanh, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tạiHội nghị Thượng đỉnhvề biến đổi khí hậu - COP26.“Các chuyên gia và tổ chức quốc tế quan tâm và hỗ trợ ngành thép Việt Nam nên cùng chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, nguồn nhân lực và các giải pháp quản lý để xây dựng, phát triển và triển khai lộ trình trung hòa carbon”, ông Cường nhấn mạnh.Trong khuôn khổ Hội nghị còn có khu triển lãm, bao gồm các hãng thép khu vực Đông Nam Á cũng như những hãng nổi tiếng của các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất thép phát triển như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…
https://nhandan.vn/hon-400-ong-lon-trong-nganh-thep-khu-vuc-chau-a-hoi-tu-tai-da-nang-post809214.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Ngành Thép Việt Nam", "Triển lãm thép khu vực châu Á", "Đà Nẵng", "Phát thải khí", "Môi trường", "chuyển đổi xanh" ] }
Giá dầu phục hồi sau 5 ngày giảm liên tiếp
NDO -Đóng cửa ngày 5/6, giá dầu phục hồi trở lại sau 5 ngày giảm liên tiếp. MXV cho biết, yếu tố vĩ mô tạm thời lấn át lo ngại về cung cầu, là nguyên nhân chính thúc đẩy đà tăng của giá. Chốt ngày, giá dầu tăng 1,12% lên 74,07 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,15% lên 78,41 USD/thùng.
Báo Cáo Nhân Dụng Quốc Gia ADP cho biết, thay đổi việc làm phi nông của Mỹ trong tháng 5 đạt mức 152.000 việc làm, giảm mạnh từ mức điều chỉnh giảm 188.000 việc làm trong tháng trước, cũng như thấp hơn so mức dự báo 173.000 việc làm mới của giới phân tích.Số liệu trên phản ánh tín hiệu thu hẹp trên thị trường lao động Mỹ, làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bước vào giai đoạn cắt giảm lãi suất trong thời gian tới nhằm tránh nền kinh tế “hạ cánh cứng”.Giá dầuđã được hỗ trợ đáng kể sau dữ liệu này.Theo công cụ theo dõi lãi suất FedWatch của CME, các nhà giao dịch hiện nhận thấy gần 69% khả năng lãi suất sẽ giảm vào tháng 9, tăng đáng kể so con số 50% trong tuần trước.Ngoài ra, dữ liệu từ Viện quản lý cung ứng (ISM) Mỹ cho thấy, chỉ số quản lý mua hàng phi sản xuất của nước này trong tháng 5 ghi nhận 53,8 điểm, cao hơn dự báo thị trường và cho thấy hoạt động mở rộng trở lại sau khi thu hẹp trong tháng 5. PMI hỗn hợp của S&P Global cũng cao hơn dự báo, đạt 54,5 điểm, bất chấp lo ngại hoạt động kinh tế của Mỹ đang có xu hướng gặp áp lực. Điều này đã làm gia tăng sự lạc quan trên thị trường dầu thô.Về yếu tố cung cầu, báo cáo của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất tăng lần lượt 2,1 triệu thùng và 3,19 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 31/5, phản ánh nhu cầu tiếp tục chững lại. Tuy nhiên, tồn kho dầu thô thương mại tăng 1,23 triệu thùng, thấp hơn so công bố tăng 4 triệu thùng của API trong phiên sáng, đã hạn chế áp lực cho giá.Ngoài ra, với xu hướng liên tục hạ nhiệt của giá dầu về mức thấp nhất gần 4 tháng, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm hôm thứ ba cho biết Mỹ có thể đẩy nhanh tốc độ bổ sung cho Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của nước này. Thông tin trên cũng đã hỗ trợ giá dầu phục hồi.Theo Sở Giao dịchHàng hóaViệt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua 5/6. Sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, tuy nhiên lực mua có phần chiếm ưu thế hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt ngày nhích nhẹ 0,07% lên 2.273 điểm, đứt chuỗi giảm 5 ngày liên tiếp trước đó.
https://nhandan.vn/gia-dau-phuc-hoi-sau-5-ngay-giam-lien-tiep-post812921.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "MXV", "giá dầu hồi phục" ] }
Việt Nam là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines
NDO -Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, từ ngày 1/1 đến 23/5,gạo Việt Namxuất khẩu sang Philippines đạt 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu củaPhilippines.
5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu gạo củaPhilippinesđạt gần 2 triệu tấn, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2023. Từ đầu năm đến nay, Cục Thực vật (Bộ Nông nghiệp Philippines) đã cấp 4.066 giấy phép thông quan nhập khẩu gạo cho các doanh nghiệp nhập khẩu.Việt Nam vẫn là đối tácxuất khẩu gạolớn nhất của Philippines. Đứng thứ hai là Thái Lan xuất khẩu sang Philippines đạt 300.227,24 tấn, tiếp theo là Pakistan đạt 144.834,50 tấn, Myanmar đạt 65.080 tấn. Phần còn lại nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Italia và Tây Ban Nha.Năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 3,6 triệu tấn, giảm 5,9% so với mức kỷ lục năm 2022 là 3,82 triệu tấn. Năm 2024, dự tính tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt khoảng 4 triệu tấn.Theo thông tin của một số doanh nghiệp, thị trường Philippines khá ưa chuộng các loại gạo ĐT8 và 5451 của Việt Nam do mềm cơm.Hiện nay,gạo Việt Namthống lĩnh tại khu vực Metro Manila, khu vực các tỉnh phía nam do ngon cơm và giá cả phù hợp.
https://nhandan.vn/viet-nam-la-doi-tac-xuat-khau-gao-lon-nhat-cua-philippines-post812620.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "xuất khẩu gạo", "thị trường Philippines", "gạo Việt Nam" ] }
Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index giảm 3 ngày liên tiếp
NDO -Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), với 3 ngày giảm liên tiếp vào cuối tuần, chỉ sốhàng hóaMXV-Index đóng cửa tuần với mức giảm 1,3% xuống còn 2.315 điểm. Trong đó, với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt giảm mạnh, nhóm nông sản đóng vai trò dẫn dắt xu hướng thị trường, chỉ số MXV-Index Nông sản giảm 3,18% xuống 1.437 điểm.
Giá ngô ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong 3 nămKết thúc tuần giao dịch 27 - 31/5, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều để sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô và khô đậu tương đều giảm mạnh, lần lượt giảm 4% và 5,6%. Giá ngô trên Sở Chicago đóng cửa tuần ở mức 175,88 USD/tấn và giá khô đậu tương đóng cửa đạt 402,01 USD/tấn, đều là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5. Các mặt hàng còn lại trong nhóm nông sản như đậu tương, lúa mì, gạo thô cũng đều giảm mạnh.MXV cho biết, những tín hiệu tích cực xoay quanh triển vọng nguồn cung tại các nước cung ứng lớn đã khiến lực bán áp đảo đối với ngô trong tuần giao dịch vừa qua.Sở giao dịch ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) ước tính tiến độ thu hoạch ngô tại Argentina đạt 28,2% diện tích tính đến ngày 23/5. Hơn thế, các vùng nông nghiệp trọng điểm sẽ đón nhận đợt không khí lạnh khô, thậm chí xuất hiện sương giá cục bộ trong tuần tới. Đây là điều kiện lý tưởng giúp kiểm soát sự lây lan của rầy nâu và phần nào xoa dịu mối lo ngại về nguồn cung trên thị trường.Trong khi đó, tiến độ trồng ngô Mỹ tính đến ngày 26/5 đã đạt 83% diện tích, tăng 13 điểm phần trăm so với tuần trước, theo báo cáo Crop Progress của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đồng thời, lượng ngô nảy mầm cũng tăng gần 20 điểm phần trăm so với tuần trước, lên mức 58%. Thời tiết khô ráo tại khu vực Midwest đã tạo cơ hội giúp nông dân đẩy nhanh tốc độ gieo trồng.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong cuối tuần trước (31/5), giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu về Việt Nam điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại cảng Cái Lân, giá ngô kỳ hạn giao quý III năm nay được chào bán trong khoảng 6.500-6.700 đồng/kg; và ở mức 6.700 đồng/kg đối với kỳ hạn giao các tháng quý IV. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào bán ghi nhận thấp hơn 100 đồng/kg so với cảng Cái Lân.Thị trường lúa mì chịu sức ép bởi nhịp điều chỉnh giảm trong ba ngày cuối tuần. Bên cạnh động thái chốt lời sau kỳ nghỉ lễ, triển vọng nguồn cung tại các nước châu Âu đón nhận những tín hiệu tích cực đã gây áp lực đến giá.Cụ thể, Ủy ban châu Âu (EC) duy trì dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2024-2025 của EU ở mức 120,2 triệu tấn. Tuy nhiên, tồn kho lúa mì cuối niên vụ 2024-2025 dự kiến tăng lên 13,5 triệu tấn, từ mức 12,2 triệu tấn được ghi nhận vào tháng trước đó. Điều này đã phần nào giảm bớt áp lực lên nguồn cung toàn cầu.Còn tại Trung Quốc, LESG nâng dự báo sản lượng lúa mì vụ đông của nước này lên mức 139,9 triệu tấn. Trong hai tuần tới, các khu vực gieo trồng chính vẫn nằm trong khung thời tiết ấm áp và khô ráo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch. Nếu con số trên được xác thực, đây sẽ là mức sản lượng cao kỷ lục nhờ việc mở rộng diện tích gieo trồng và thời tiết thuận lợi.Giá cà-phê nối dài đà hồi phụcGiá cà-phêtiếp đà phục hồi. Trong đó giá Robusta tăng mạnh 5,86% và giá Arabica tăng thêm 1,88% so với tham chiếu. Cảnh báo sương giá tại Brazil kết hợp cùng lo ngại thu hẹp nguồn cung tại các quốc gia sản xuất chính tiếp tục hỗ trợ giá.Viện Khí tượng Quốc gia (Inmet) cảnh báo nguy cơ băng giá tiềm ẩn ở Campinas, Macro Metropolitana và Vale do Paraíba Paulista và Nam/Tây Nam của Minas, lan tới các thành phố như Campos do Jordão (SP) và Extrema (MG). Sương giá xảy ra không chỉ làm trì hoãn hoạt động thu hoạch cà-phê vụ 2024-2025 tại Brazil, thậm chí gây thiệt hại sản lượng trong các năm tiếp theo nếu cây cà-phê chết khô.Trong báo cáo kết quả khảo sát mùa vụ 2024 lần thứ 2, Cơ quan Cung ứng mùa vụ thuộc chính phủ Brazil CONAB hạ dự báo sản lượng cà-phê Robusta của quốc này 600.000 bao, xuống còn 16,7 triệu bao trong báo cáo mới nhất.Cùng với đó, StoneX ước tính sản lượng cà-phê của Việt Nam có thể chỉ đạt 24 triệu bao, là mức thấp nhất trong 4 năm qua. Giới phân tích cho biết, biến đổi khí hậu khiến nguồn cung giảm tại Việt Nam.Trên thị trường nội địa, mặc dù điều chỉnh giảm vào cuối tuần trước với mức giảm tương đối mạnh 3.500-4.000 đồng/kg, đưa giá thu mua cà-phê trong nước về mức 119.000-120.000 đồng/kg; tuy nhiên so với tuần trước đó, giá cà-phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ vẫn tăng khoảng 5.000 đồng/kg.Giá đường giảm thêm 0,6%, neo ở vùng giá thấp nhất trong hơn 1 năm qua. Nguồn cung mở rộng tại Brazil tiếp tục là sức ép chính lên giá. Theo báo cáo của Unica, sản lượng đường của Brazil trong nửa cuối tháng 4 tăng 84% so cùng kỳ năm ngoái, lên 1,84 triệu tấn. Còn tính trong vụ 2024-2025 sản lượng đường đã tăng 65,9% so cùng kỳ vụ trước, đạt 2,55 triệu tấn. Ngoài ra, các cơn mưa gió mùa đổ bộ vào bờ biển cực nam của Ấn Độ sớm hơn hai ngày so với dự kiến, giúp củng cố triển vọng thu hoạch đường bội thu.
https://nhandan.vn/chi-so-gia-hang-hoa-mxv-index-giam-3-ngay-lien-tiep-post812408.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "lúa mì", "cà-phê" ] }
Giá dầu giảm nhẹ bất chấp sức nóng tại khu vực Trung Đông
NDO -Tính tới 1 giờ 30 phút sáng 20/6, giá dầu WTI giảm khoảng 0,12% xuống mức 81,47 USD/thùng. Trong khi đó, dầu Brent giảm 0,3% xuống 85,07 USD/thùng.
Giá dầugiảm nhẹ sau báo cáo trái ngược kỳ vọng của thị trường từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cũng như dữ liệu nhập khẩu thất vọng của Nhật Bản trong bối cảnh các thông tin nguồn cung được cải thiện.Cụ thể, theo số liệu được API công bố sáng ngày 19/6,tồn khodầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 14/6 tăng 2,246 triệu thùng, trái ngược so dự báo giảm 2,2 triệu thùng của thị trường, điều này đã gây ra sức ép lên giá.Áp lực nguồn cung được giảm bớt khi nguy cơ đình công của các công nhân dịch vụ dầu mỏ của Na Uy, quốc gia khai thác khoảng hơn 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, đã được xoa dịu. Các công đoàn cho biết họ đã bước đầu đạt được những bước tiến trong việc đàm phán các vấn đề về tiền lương cho người lao động.Thêm vào đó, công suất lọc sơ cấp ngoại tuyến trong tháng 6 của Nga đã được điều chỉnh tăng 114% so kế hoạch trước đó, lên mức 4,1 triệu tấn. Các nhà máy cắt giảm công suất lọc dầu đồng nghĩa với việc nguồn cung cho hoạt động xuất khẩu dồi dào hơn. Theo ước tính, khối lượng dầu xuất khẩu từ các cảng phía tây của Nga trong tháng 6 có thể vượt kế hoạch khi chạm mức 2 triệu thùng/ngày.Trong khi đó, dữ liệu sơ bộ từ Bộ Tài chính cho thấy Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ tư thế giới, đã nhập khẩu khoảng 2,17 triệu thùng dầu mỗi ngày vào tháng 5/2024, thấp hơn 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Tuy vậy,xung độtcó nguy cơ lan rộng tại khu vực Trung Đông tiếp tục làm gia tăng mối lo nguồn cung gián đoạn trên thị trường dầu mỏ. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo tướng Ori Gordin, người đứng đầu Bộ Tư lệnh miền bắc Israel, và lãnh đạo Tổng cục Tham mưu Oded Basiuk đã họp đánh giá tình hình khu vực biên giới Israel-Lebanon, và cho biết các tướng lĩnh đã duyệt "kế hoạch tác chiến cho cuộc tấn công tại Lebanon".
https://nhandan.vn/gia-dau-giam-nhe-bat-chap-suc-nong-tai-khu-vuc-trung-dong-post815211.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "giá dầu", "tồn kho", "nguồn cung", "xung đột Trung Đông" ] }
Ra mắt phiên bản ngân hàng số OCB OMNI thế hệ mới
OCBđạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp ba lần so chuẩn ngành khi ra mắt phiên bản ngân hàng số OCB OMNI tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay.
Ngày 15/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới cùng sự kết hợp với Backbase.Theo đó, phiên bản thế hệ mới của OCB đặt ra một tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực ngân hàng số các tính năng đáp ứng nhu cầu tối ưu của người tiêu dùng Việt Nam về tốc độ và sự tiện lợi.Cụ thể, OCB OMNI 4.0 sở hữu tính năng thanh toán QR một chạm, ứng dụng cho phép giao dịch liền mạch tại hàng nghìn điểm dịch vụ khác nhau, từ thương mại điện tử đến du lịch, ứng dụng cũng sở hữu các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, tiện dụng, như mở và quản lý tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, dịch vụ thẻ, tiền gửi, vay cùng nhiều tính năng ưu việt khác.Tin liên quanMở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàngĐặc biệt, OCB OMNI 4.0 mang lại những lợi ích tiên tiến, đơn cử, mã giới thiệu có thưởng, tất cả đều được hỗ trợ bởi các biện pháp an toàn tuyệt đối. Phiên bản lần này được sử dụng công nghệ bảo mật FIDO, bảo mật đa lớp để ký cho từng giao dịch, được đánh giá an toàn nhất hiện nay.Kết hợp với việc OCB đã chuẩn bị sẵn sàng bổ sung xác thực sinh trắc học từ ngày 1/7/2024 nhằm hướng tới mục tiêu bảo mật, bảo đảm tính an toàn, bảo vệ thông tin tài chính của người dùng một cách tối ưu.Ngoài ra, phiên bản ngân hàng số này tích hợp các công nghệ hiện đại như: khách hàng có thể sử dụng ứng dụng gợi ý trực quan khi chỉ cần thao tác trong hai click, hoặc chủ động tách lệnh giá trị lớn để chuyển tiền nhanh và phân loại giao dịch để quản lý chi tiêu và nhiều tiện ích khác.Được biết, với sự phối hợp chặt chẽ từ đối tác phát triển SmartOSC, dự án này đã đi vào hoạt động chỉ trong sáu tháng, đưa OCB trở thành ngân hàng dẫn đầu trong cuộc đuachuyển đổi sốhiện nay.Trong lần triển khai đầu tiên của ứng dụng, OCB đã chuyển đổi hơn 7.000 người dùng nội bộ sang nền tảng mới, nhận được phản hồi rất tích cực về tính: mượt, nhanh, tốc độ và an toàn.Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Hồng Hải, Quyền Tổng Giám đốc OCB chia sẻ: “Việc đẩy nhanh quá trình triển khai phiên bản mới OCB OMNI được đánh giá là giúp tiết kiệm thời gian tới 40%. Ngoài ra, dự án này còn được phân phối với chi phí thấp hơn hai lần so tiêu chuẩn ngành. Tạo nền tảng sẵn sàng mạnh mẽ để OCB thực hiện hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong thời gian ngắn, chúng tôi rất tự hào khi trở thành ngân hàng tiên phong đón đầu chiến lược chuyển đổi số trong ngành.Chiến lược sắp tới, OCB sẽ thể hiện mạnh mẽ hơn nữa khả năng xây dựng các hành trình độc đáo và tùy chỉnh trên nền tảng để cho phép thâm nhập đa kênh kịp thời và nhanh chóng”.Theo ông Riddhi Dutta, Phó Chủ tịch châu Á, Backbase, sự quyết đoán của đội ngũ quản lý OCB trong việc nhanh chóng ra mắt ngân hàng số thế hệ mới trong 6 tháng với Nền tảng ngân hàng tương tác Backbase đã giúp OCB vượt lên dẫn trước nhiều ngân hàng cùng ngành trong việc thực hiện cam kết đặt khách hàng lên hàng đầu và ưu tiên chuyển đổi số.Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2023, ngân hàng số OCB OMNI đã tăng 61% lượng giao dịch so năm 2022, và tăng 25 lần so năm 2018, tỷ lệ giao dịch trên OCB OMNI chiếm đến 95% tổng giao dịch, số dư tiết kiệm online tăng 55% so năm 2022. Số dư CASA năm 2023 cũng có sự tăng trưởng cao với mức tăng 44% so năm 2022.
https://nhandan.vn/ra-mat-phien-ban-ngan-hang-so-ocb-omni-the-he-moi-post809422.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)", "OCB OMNI thế hệ mới", "OCB OMNI", "ngân hàng số", "TP Hồ Chí Minh" ] }
35 triệu cổ phiếu Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn chào sàn UPCoM ngày 25/6
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo, đã chấp thuận đưa 35 triệu cổ phiếu TSA của CTCP Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn vàogiao dịchtrên thị trườngUPCoMtừ ngày 25/6 tới; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.600 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn (địa chỉ tại khu công nghiệp Châu Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), mã chứng khoán: TSA, đi vào hoạt động năm 2002; là một trong số những doanh nghiệp hàng đầu cả nước trong lĩnh vực xây lắp công trình điện và sản xuất cột điện, cọc bê-tông ly tâm dự ứng lực; vốn điều lệ hiện là 350 tỷ đồng.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 469,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3,1 tỷ đồng.Năm 2023, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 369,2 tỷ đồng (giảm 100 tỷ đồng so năm2022), nhưng lợi nhuận sau thuế đạt hơn 10 tỷ đồng (tăng hơn 3 lần so năm 2022).Quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty đạt gần 70 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 1,9 tỷ đồng.Ngày 25/6 tới, 35 triệu cổ phiếu TSA của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu 10.600 đồng/cổ phiếu; giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch (theo mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu) là 350 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/35-trieu-co-phieu-dau-tu-va-xay-lap-truong-son-chao-san-upcom-ngay-256-post814562.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "cổ phiếu", "Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn", "UPCoM", "ngày 25/6", "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội" ] }
Việt Nam và Australia tăng cường hợp tác tối ưu hóa thuận lợi thương mại và kiểm soát hải quan
NDO -Bên cạnh việc tối ưu hóa thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam và Australia, với vai trò là các cơ quan tuyến đầu quốc gia,Hải quan Việt Namvà Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia (ABF) sẽ lấy công tác kiểm soát làm trọng tâm hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh, an toàn quốc gia.
Ngày 7/5, tại trụ sở Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn và Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia, ông Michael Outram đã có buổi hội đàm song phương và ký kế hoạch hợp tác điều tra trong khuôn khổ hợp tác song phương.Hội đàm được tổ chức nhằm rà soát, đánh giá các hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan trong thời gian vừa qua và định hướng kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.Thời gian qua, hai bên ghi nhận sự hợp tác tích cực và chặt chẽ trên cơ sở chương trình hợp tác được ký kết giữa hai cơ quan vào năm 2017, theo đó nhiều chương trình, hoạt động thiết thực đã được hai cơ quan triển khai.Hội đàm là buổi gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa hai lãnh đạo cấp cao nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam và ABF để cùng nhau nhìn nhận, đánh giá những hoạt động hợp tác trong thời gian qua, cũng như thảo luận cụ thể về các định hướng hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.Ngày 7/3 vừa qua,Việt Namvà Australia tuyên bố nâng cấp quan hệ ngoại lên Đối tác chiến lược toàn diện, đưa Australia trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 7 của Việt Nam.Trong những năm qua, Việt Nam và Australia đã ghi nhận những kết quả nổi bật về tăng trưởng thương mại song phương. Đặc biệt, kim ngạch thương mại hai chiềuViệt Nam-Australiatrong những năm gần đây ghi nhận gần 15 tỷ USD, đưa Australia trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam.Đây là kết quả thể hiện sự nỗ lực của hai cơ quan thực thi pháp luật về hải quan trong công tác bảo đảm tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp của các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng quốc tế, đồng thời phải thực thi kiểm soát hiệu quả dòng luân chuyển hàng hóa qua biên giới, bảo đảm tuân thủ thương mại và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm hải quan.Tại hội đàm, hai bên thống nhất bên cạnh việc tối ưu hóa thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp của hai quốc gia, với vai trò là các cơ quan tuyến đầu quốc gia, hai bên sẽ lấy công tác kiểm soát làm trọng tâm hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh, an toàn quốc gia.Đánh giá cao sự hợp tác tốt đẹp và chặt chẽ giữa hai cơ quan, ABF đã cử đại diện của mình tại Đại sứ quán Australia tại Việt Nam nhằm góp phần phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác sâu sắc giữa hai cơ quan.Lãnh đạo Hải quan Việt Nam và Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Cũng trong lĩnh vực hợp tác về kiểm soát, chống vận chuyển trái phép hàng hóa vi phạm và hàng hóa cấm, Tổng cục Hải quan ghi nhận những hỗ trợ thiết thực của ABF trong khuôn khổ Chương trình Kiểm soát container và sự tham gia, triển khai tích cực trong khuôn khổ Chiến dịch Con rồng Mekong mà Hải quan Việt Nam là thành viên đồng sáng kiến của chiến dịch.Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam cũng đề nghị sự hỗ trợ của ABF trong công tác nâng cao năng lực của các giáo viên, huấn luyện viên chó nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam.Kết thúc hội đàm, hai bên thống nhất sẽ thường kỳ tổ chức hội đàm cấp cao 2 năm/lần nhằm nhìn nhận, đánh giá và trao đổi về các định hướng hợp tác giữa hai bên, từ đó thúc đẩy quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai cơ quan.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn và Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia Michael Outram ký kế hoạch hợp tác điều tra. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Nhân dịp này, Tổng cục Hải quan và ABF đã ký kế hoạch hợp tác điều tra giữa hai cơ quan nhằm thúc đẩy hợp tác, trao đổi thông tin nghiệp vụ trong công tác đấu tranh với các vi phạm trong lĩnh vực hải quan, như buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại, trong đó tập trung vào ma túy, thuốc lá, hàng có kiểm soát,…Kế hoạch hợp tác điều tra chung sẽ là căn cứ tiền đề để hai bên hợp tác và trao đổi thông tin tình báo, hỗ trợ điều tra, xác minh thông tin liên quan đến các vi phạm hải quan, tăng cường hợp tác trong công tác kiểm soát chống buôn lậu.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-australia-tang-cuong-hop-tac-toi-uu-hoa-thuan-loi-thuong-mai-va-kiem-soat-hai-quan-post808294.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "ABF", "Hải quan Việt Nam", "Chiến dịch Con rồng Mekong", "Tổng cục Hải quan", "Hội đàm", "Việt Nam-Australia" ] }
Chủ động phòng chống, hạn chế thiệt hại do châu chấu tre gây ra
Từ giữa tháng 4 đến nay,châu chấu tre lưng vàngđã xuất hiện và gây hại nghiêm trọng cho cây trồng nông, lâm nghiệp tại 11 tỉnh, đây là loài sinh vật có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hại lớn, khó kiểm soát. Để hạn chế thiệt hại do châu chấu tre lưng vàng gây ra, các địa phương không được chủ quan, lơ là, cần chủ động các biện pháp phòng tránh.
Châu chấu tre lưng vàng thuộc nhóm châu chấu đàn, khi trưởng thành chúng có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn và di cư đi tìm nguồn thức ăn và nơi đẻ trứng, gây hại nghiêm trọng cho các loại cây trồng. Những năm gần đây,châu chấu tre lưng vàngđã gây hại cho cây trồng nông, lâm nghiệp ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam.Tính đến giữa tháng 6, châu chấu tre đã phát sinh và gây hại tại 11 trong số 16 tỉnh trung du và miền núi phía bắc với diện tích nhiễm 1.031 ha. Trong đó, Cao Bằng nhiễm 773 ha, Bắc Kạn 63 ha, Nghệ An 50 ha, Lạng Sơn 38,5 ha, Phú Thọ 38,2 ha, Tuyên Quang 21 ha, Thanh Hóa 20 ha, Sơn La 10 ha, Hòa Bình 7 ha...Tại Cao Bằng, châu chấu non đã phân tán ra diện rộng trên cây vầu, ngô, lúa, thuốc lá, cỏ dại. Các diện tích có châu chấu phân bố ở các huyện như Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng...Ở nước ta, châu chấu tre lưng vàng được ghi nhận xuất hiện và gây hại lần đầu trên rừng tre, luồng vào năm 2008 tại bốn tỉnh trung du miền núi phía bắc (Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ); các năm tiếp theo từ 2009-2015, châu chấu tre lưng vàng tiếp tục phát sinh, gây hại cục bộ chủ yếu trên cây lâm nghiệp như tre, trúc, luồng, vầu,… tại các huyện miền núi thuộc các tỉnh: Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ, Bắc Kạn và Cao Bằng.Từ năm 2016-2018, châu chấu tre lưng vàng đã bùng phát gây hại trên diện tích gần 4.000 ha mỗi năm trên cây trồng lâm nghiệp như tre, trúc, luồng, vầu và một số cây nông nghiệp như lúa nương, ngô.Đến năm 2019, châu chấu tre lưng vàng tiếp tục phát sinh và gây hại nhưng diện tích giảm còn 1.773 ha.Từ năm 2020-2023, châu chấu tre lưng vàng chỉ phát sinh trên diện tích 300-1.000 ha.Hiện nay, phần lớn châu chấu non chưa có cánh cho nên việc phòng trừ sẽ thuận lợi và hiệu quả, trong khoảng 10 ngày tới châu chấu non hóa trưởng thành có cánh sẽ bay thành đàn, di chuyển nhanh rất khó phòng trừ. Nếu không phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời nhiều cây trồng có nguy cơ bị gây hại nghiêm trọng.Trưởng phòng Bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) Bùi Xuân Phong cho biết, khu vực xuất hiện châu chấu chủ yếu trên rừng tre, nứa, luồng, mét, cỏ dại có địa hình đồi núi cao, dốc, cách xa nguồn nước, rừng rậm nhiều tầng tán, do đó việc phát hiện, theo dõi hướng di chuyển, tổ chức phun thuốc bảo vệ thực vật gặp khó khăn, mới chỉ tập trung phun tại khu vực rừng có bãi tán thấp, bìa rừng, lối mòn.Nhiều diện tích châu chấu trên bãi cỏ dại không có chủ sở hữu cho nên người dân không phun trừ, từ đó châu chấu phát tán gây hại. Thêm nữa, do máy phun thuốc không thể phun tầm cao tới các tán rừng hơn 8m, khu vực lan tỏa thuốc của vòi phun còn hạn chế (3-5m), vì thế nhiều diện tích không phun được; thời điểm phun thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả trong ngày hạn chế, chỉ phun khi châu chấu ít hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Một số đơn vị cấp xã đã huy động lực lượng phun thuốc nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện còn lúng túng.Để chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu tre gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, xã và các cơ quan, đơn vị chuyên môn điều tra phát hiện sớm các ổ châu chấu trên địa bàn và tổ chức phun trừ ngay khi châu chấu còn non; theo dõi chặt chẽ tình hình châu chấu tre (thời gian phát sinh, phạm vi gây hại, hướng di chuyển, các điểm châu chấu co cụm,...), chủ động tổ chức phòng trừ, không để bùng phát trên diện rộng. Các địa phương, nhất là các huyện, xã nơi châu chấu tre thường xuyên xuất hiện, cần chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, dự trù nguồn ngân sách, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về vật tư, nhân lực, sẵn sàng cho công tác phòng trừ châu chấu tre.Cơ quan truyền thông địa phương phối hợp các cơ quan chuyên môn để thông tin tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng và người dân kiểm tra sự xuất hiện của châu chấu tre và chủ động thực hiện các biện pháp xử lý châu chấu kịp thời, hiệu quả, tránh tình trạng phun thuốc hóa học tràn lan gây lãng phí thuốc và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đồn biên phòng các khu vực giáp biên giới phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện trong công tác trao đổi thông tin về tình hình châu chấu tre tại các vùng giáp biên. Cùng với đó, tổ chức tập huấn về cách nhận biết và kỹ thuật phòng trừ châu chấu tre lưng vàng cho các hộ nông dân.Đối với các địa phương chưa phát hiện có châu chấu tre lưng vàng cần tăng cường tổ chức điều tra, theo dõi, dự báo khả năng phát triển của châu chấu tre lưng vàng để chủ động phương án phòng chống, kịp thời ngăn chặn phát sinh gây hại trên diện rộng.
https://nhandan.vn/chu-dong-phong-chong-han-che-thiet-hai-do-chau-chau-tre-gay-ra-post815583.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "châu chấu tre", "thiệt hại do châu chấu tre" ] }
Norfund cấp khoản vay chuyển đổi trị giá 30 triệu USD cho SeABank
NDO -The Norwegian Investment Fund for developing countries (Norfund) - quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Chính phủ Na Uy quyết định đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, Hose: SSB) 30 triệu USD dưới dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của SeABank trong vòng 4 năm nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại Việt Nam.
Norfund là một Quỹ đầu tư của Chính phủ Na Uy có định hướng hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và bền vững tại các nước đang phát triển. Sứ mệnh của quỹ là tạo việc làm và cải thiện cuộc sống bằng cách đầu tư vào các doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển bền vững. Norfund được tài trợ hoàn toàn bởi ngân sách Hỗ trợ Phát triển Quốc tế của Chính phủ Na Uy. Đây là công cụ quan trọng nhất của Chính phủ để củng cố khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển và để giảm nghèo.Theo Phó Chủ tịch HĐQT SeABank Lê Thu Thủy, hoạt động hợp tác giữa SeABank và Norfund có chung mục tiêu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính củadoanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân của SeABank nói riêng. Đồng thời khoản vay này cũng hỗ trợ tối đa cho chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng trong thời gian tới.Trong khi đó, bà Fay Chetnakarnkul - Giám đốc khu vực châu Á, Norfund chia sẻ: Tài chính toàn diện là nhiệm vụ cốt lõi của Norfund, và mục tiêu này phù hợp với cam kết mạnh mẽ của SeABank trong việc tài trợ và hỗ trợ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. “Mối quan hệ đối tác giữa Norfund và SeABank sẽ tập trung xúc tiến đối với những đối tượng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng và chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam”, bà Fay Chetnakarnkul nhấn mạnh.Thông qua sự hợp tác giữa Norfund vàSeABanksẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói chung, và khách hàng doanh nghiệp của SeABank nói riêng, có thêm nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn để hỗ trợ nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân đang ngày một tăng lên.Trước đó, SeABank liên tục được các tổ chức tài chính quốc tế uy tín nhưIFC, DFC… với tổng số vốn lên tới gần 600 triệu USD nhằm hỗ trợ các chiến lược phát triển bền vững và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp nữ chủ, đồng thời đẩy mạnh áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất về quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.Với nguồn vốn này cộng với năng lực nội sinh, SeABank đã cung cấp nhiều giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu việc sử dụng nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dophụ nữ làm chủ. Bên cạnh đó, SeABank cũng tập trung giải ngân cho các dự án tín dụng xanh, chống biến đổi khí hậu, cho vay khách hàng cá nhân mua nhà tại các dự án có chứng chỉ công trình xanh, qua đó mang lại tác động tích cực đến kinh tế-xã hội và môi trường.Việc tiếp tục nhận nguồn vốn đầu tư từ Norfund cũng đã cho thấy các tổ chức tín dụng quốc tế ngày càng tin tưởng vào uy tín, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của SeABank, qua đó góp phần quan trọng để hỗ trợ cho các khách hàng của Ngân hàng nâng cao năng lực, tập trung phát huy các lĩnh vực kinh doanh trọng điểm.
https://nhandan.vn/norfund-cap-khoan-vay-chuyen-doi-tri-gia-30-trieu-usd-cho-seabank-post815218.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "nguồn vốn", "tài trợ thương mại", "doanh nghiệp nhỏ và vừa", "SeABank", "tài chính toàn diện" ] }
Hà Nội yêu cầu sớm làm rõ trách nhiệm các cơ quan chậm định giá đất, tiền thuê đất
Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nộivừa yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo công tác định giá đất; khẩn trương rà soát, tham mưu thành phố xem xét, quyết định giá đất cụ thể và không gây khó khăn, chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân thành phố vừa ban hành văn bản số 3473/UBND-TNMT chỉ đạo các đơn vị về việc thực hiện Công điện số 965/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiệnquản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất.Thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo công tác định giá đất, khẩn trương rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn bảo đảm trình tự, thủ tục, đúng quy định pháp luật và không gây khó khăn, chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư.Thanh tra thành phố khẩn trương hoàn thành kết luận thanh tra trách nhiệm của các cơ quan trong việc chậm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét chỉ đạo trước ngày 30/11/2023.Các sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ, chủ động rà soát, phối hợp chặt chẽ trong công tác thẩm định giá đất để đẩy nhanh tiến độ định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo công tác định giá đất, quyết định giá đất theo nội dung đã được thành phố ủy quyền..Ủy ban nhân dân thành phố cũng yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tiếp tục siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành; kịp thời khắc phục, xử lý tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong xử lý công việc; bảo đảm giải quyết nhanh, đúng thời hạn các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.Giao đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính kiểm tra chuyên đề công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu) tại các quận, huyện, thị xã.
https://nhandan.vn/ha-noi-yeu-cau-som-lam-ro-trach-nhiem-cac-co-quan-cham-dinh-gia-dat-tien-thue-dat-post779183.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Hà Nội", "định giá đất", "trách nhiệm", "chậm định giá" ] }
Giá vàng ngày 15/5: Giá vàng SJC lại tăng sau phiên đấu thầu
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 15/5) giao dịch ở mức 2.356,9 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch 89,8 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 76,6 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, hôm nay, giá vàng quay đầu tăng mạnh sau 2 ngày giảm giá.Tại thời điểm 9 giờ 30 phút ngày 15/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,3 triệu đồng/lượng mua vào và 88,8 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 800.000 đồng/lượng (mua vào), tăng 300.000 đồng/lượng (bán ra) so với chốt phiên liền trước. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,5 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 9 giờ 30 phút ngày 15/5.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,3-89,8 triệu đồng/lượng, tăng 1,3 triệu đồng/lượng (mua vào), tăng 800.000 đồng/lượng (bán ra) so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,5 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 16 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC9999 tăng nhẹ so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 74,9 triệu đồng/lượng, bán ra 76,6 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,8 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,6 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên hôm qua.Giá vàng thế giới tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay. Thời điểm 9 giờ 30 phút ngày 15/5 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.356,9 USD/ounce.Giá vàng trên thị trường thế giới tăng trở lại sau khi Mỹ công bố chỉ số giá sản xuất PPI trong tháng 4 cao hơn so với kỳ vọng.Trong bài phát biểu tại Amsterdam, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho biết, lạm phát vẫn đang cao và FED sẽ phải mất nhiều thời gian hơn nữa trong cuộc chiến này. Ông cho biết, FED sẽ duy trì chính sách tiền tệ hạn chế cho đến khi lạm phát giảm đến mức mục tiêu 2%. Bình luận của ông Powell không gây biến động nhiều cho thị trường vàng.Chuyên gia phân tích Edward Meir của Marex cho rằng, việc Chủ tịch FED Jerome Powell không ra tín hiệu về việc tăng lãi suất cũng là một điều tích cực đối với vàng và có thể giúp kim loại quý này tăng thêm trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-155-gia-vang-sjc-phuc-hoi-sau-phien-dau-thau-post809373.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 15/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn", "vàng thế giới", "đấu thầu vàng" ] }
2 thành viên trúng thầu 3.400 lượng vàng
NDO -Theo kết quả tổng hợp đấu thầu bán vàng miếng ngày 23/4 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã có 2 thành viên trúng thầu 34 lô (3.400 lượng vàng).
Căn cứ Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước, Căn cứ Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan, Căn cứ kết quảđấu thầu vàng miếngcủa Ngân hàng Nhà nước ngày 23/4/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo kết quả tổng hợp đấu thầu vàng miếng ngày 23/4/2024 như sau:Tổng số thành viên trúng thầu: 2 thành viên. Tổng khối lượng trúng thầu: 34 lô (3.400 lượng vàng).Giá trúng thầucao nhất: 81.330.000 đồng/lượng. Giá trúng thầu thấp nhất: 81.320.000 đồng/lượng.
https://nhandan.vn/2-thanh-vien-trung-thau-3400-luong-vang-post806085.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:39", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "đấu thầu vàng", "vàng miếng SJC" ] }
Mở nút thắt thực hiện Luật Đấu thầu 2023
NDO -Ngày 31/5, tại Đà Nẵng, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Cục Quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Luật Đấu thầu2023 - Kỳ vọng và Thách thức đối với lĩnh vực xây dựng”. Tham dự Hội thảo có hơn 200 chuyên gia, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Sau phiên khai mạc, Hội thảo “Luật Đấu thầu 2023 - Kỳ vọng và Thách thức đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng” tiếp tục với 2 phiên thảo luận chuyên đề. Đại biểu dự Hội thảo đã cùng nhau phân tích, mổ xẻ, chỉ rõ những tồn tại vướng mắc trong quá trình áp dụng đấu thầu qua mạng và những thách thức cần tiên liệu trong quá trình thi hành Luật Đấu thầu 2023.Trình bày tham luận tại Hội thảo, ThS Nguyễn Ngọc Hoàng, Chuyên viên Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các luồng nghiệp vụ mới trong quá trình lựa chọn nhà thầu qua mạng bao gồm: Tổ chuyên gia lập E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT trên hệ thống; Phê duyệt hồ sơ, kết quả trên hệ thống; Chào giá trực tuyến; Bảo lãnh điện tử; Mua sắm trực tuyến.Các đại biểu đều thống nhất nhận định: Đấu thầu là một định chế kinh tế-pháp lý phổ biến trên toàn thế giới. Hoạt động lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu để thực hiện hiệu quả các dự án phát triển kinh tế-xã hội thông qua sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dự thầu về chất lượng, hiệu quả và tiến độ.Ở Việt Nam, hoạt động đấu thầu được luật hóa lần đầu tiên trong chương VI Luật Xây dựng 2003. Tiếp đó Luật Đấu thầu 2013 được ban hành để điều chỉnh hoạt động đấu thầu đáp ứng các đòi hỏi của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế. Qua 10 năm thực hiện, Luật Đấu thầu 2013 bộc lộ khá nhiều bất cập dẫn đến việc Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu 2023, có hiệu lực ngày 1/1/2024.Luật Đấu thầu 2023 có rất nhiều điểm mới và được kỳ vọng sẽ mở được nhiều nút thắt cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa pháp luật và thi hành pháp luật vẫn có những khoảng cách mà các chuyên gia pháp luật, kinh tế gọi là những sự cắt khúc. Luật Đấu thầu năm 2023 cũng có thể có những khúc cắt mà chỉ có thể nhận ra từ hoạt động thi hành. Mặc dù mới có hiệu lực được hơn ba tháng song do tính chất đặc biệt của nó, Luật Đấu thầu 2023 đã được áp dụng khá nhiều trong việc triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình xây dựng.TS Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam phát biểu dẫn đề Hội thảo.Ông Nguyễn Phú Vinh, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Thực tiễn áp dụng đấu thầu qua mạng thời gian qua tại EVN có cả thuận lợi và khó khăn. Trước hết là bảo đảm được tính công khai, minh bạch của quá trình đấu thầu. Ở góc độ chủ đầu tư và bên mời thầu, khi áp dụng đấu thầu qua mạng, toàn bộ thông tin đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, giải quyết kiến nghị và các thông tin liên quan khác… đều được EVN và các đơn vị thành viên của EVN công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả nhà thầu tham gia.Nhiều ý kiến cho rằng, với đấu thầu truyền thống, vẫn còn tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”, chủ đầu tư không công khai đầy đủ thông tin khi phát hành hồ sơ mời thầu… thì khi áp dụng đấu thầu qua mạng, trong khoảng 5 năm trở lại đây, tính minh bạch được thể hiện rõ khi thông tin gói thầu được công khai qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.Tuy nhiên, việc đấu thầu hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, khó khăn, như cơ chế để chủ đầu tư có thể tiếp cận thông tin dữ liệu nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn hạn chế; Hồ sơ mời thầu theo webform của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chưa giải quyết được các tiêu chí đánh giá có tính đặc thù của gói thầu nhằm lựa chọn được các nhà thầu có năng lực kinh nghiệm chuyên sâu, với yêu cầu kỹ thuật cao; Cơ chế phân quyền tài khoản trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cần linh hoạt hơn để phù hợp với công tác đấu thầu tại các đơn vị có quy mô quản lý lớn, nhiều đơn vị trực thuộc.Tin liên quanÝ kiến khác nhau về việc áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nướcTrao đổi về nội dung Các hành vi bị cấm trong Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 và khả năng ngăn chặn tiêu cực trong đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng, ông Lê Văn Cao, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật FDVN cho rằng vẫn còn hành vi thông thầu, gian lận, cản trở, không bảo đảm công bằng, minh bạch, chuyển nhượng thầu…Tình trạng dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để thực hiện hành vi thông thầu hoặc tình trạng thực hiện hành vi cản trở, can thiệp trong hoạt động đấu thầu và chuyển nhượng thầu, bán thầu trái quy định pháp luật và các hành bị bị cấm thầu khác vẫn còn diễn ra khá phổ biến.Trong khi đó, quy định pháp luật liên quan đấu thầu khi chưa cụ thể hóa các hành vi cấm thầu một cách rõ ràng, chưa có chế tài xử phạt phù hợp nhằm răn đe đối với các đối tượng thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu. Cơ chế, kiểm sát, giám sát về hoạt động còn khá lỏng lẻo cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bên tiến hành các hành thông thầu, cản trở thầu, chuyển nhượng, mua bán và các hành vi nhằm hạn chế tính chất cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu.Với Luật Đấu thầu 2023, các hành vi bị cấm trong Điều 16 thể hiện nỗ lực lớn của cơ quan lập pháp trong việc ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng và triệt tiêu chúng ở mức tối đa có thể nhằm bảo đảm môi trường công bằng cho các nhà đầu tư, nhà thầu trong việc triển khai các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Những quy định này ở khía cạnh khác sẽ thúc đẩy một hệ thống quản lý, điều hành kinh tế hiệu quả, trong sạch.Bế mạc Hội thảo, GS, TS Lê Hồng Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Viện trưởng Viện Pháp luật và Kinh tế ASEAN khẳng định: "Ban Tổ chức quyết tâm đóng góp để xây dựng hệ thống Luật Đấu thầu một cách tốt nhất. Đấu thầu là hiện tượng kinh tế pháp lý, giúp phát triển thông qua tránh được những lãng phí, tiêu cực. Những tham luận, ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo là những luận cứ khoa học có giá trị, sẽ được tổng hợp, đánh giá và chuyển tới Chính phủ, Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, sửa đổi, gỡ những nút thắt trong hoạt động đấu thầu, góp phần đưa Luật Đấu thầu 2023 đi vào cuộc sống.
https://nhandan.vn/mo-nut-that-thuc-hien-luat-dau-thau-2023-post812140.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Luật Đấu thầu", "lĩnh vực xây dựng", "Đà Nẵng", "hội thảo" ] }
Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư dự án logistics hơn 35 triệu USD vào Đồng Nai
NDO -Ngày 30/4, tại Tập đoàn Jeil E&C, thủ đô Seoul (Hàn Quốc), lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho tập đoàn này vàokhu công nghiệp công nghệ cao Long Thành. Đây là hoạt động cuối cùng trong chuyến xúc tiến đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc của tỉnh Đồng Nai do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu.
Dự án Logistics Khu Công nghệ cao Long Thành được Tập đoàn Jeil E&C đầu tư tại Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với tổng vốn đầu tư 35,4 triệu USD, diện tích đất gần 4,1ha. Đây là dự án được Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận đăng ký ngày 25/4/2024.Việc đầu tư dự án tại Đồng Nai của Tập đoàn Jeil E&C hứa hẹn tương lai phát triển mạnh mẽ của nhu cầu kho vận, phục vụ cho lĩnh vực giao hàng chặng cuối, phân phối bán lẻ, đặc biệt là thương mại điện tử của Đồng Nai, nhất là khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động vào năm 2026.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng bày tỏ cám ơn sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo Tập đoàn Jeil E&C đối với Đoàn công tác của tỉnh Đồng Nai; đồng thời, mong tập đoàn sẽ không ngừng nỗ lực, đổi mới để tạo nên những không gian sống, làm việc chất lượng và đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Chính quyền tỉnh Đồng Nai luôn cầu thị, lắng nghe, xem khó khăn của nhà đầu tư cũng chính là vướng mắc của mình, từ đó có trách nhiệm kịp thời tháo gỡ những khó khăn.Trên cơ sở quan hệ giữaViệt Nam-Hàn Quốcđã được nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện, việc hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước sẽ còn tiếp tục được nâng tầm và phát triển hiệu quả hơn nữa, minh chứng rõ nét nhất là sự đầu tư hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên.Đoàn công tác tỉnh Đồng Nai và lãnh đạo Tập đoàn Jeil E&C.Tập đoàn Jeil E&C được thành lập từ năm 1978, là một trong những công ty xây dựng hàng đầu tại Hàn Quốc về lĩnh vực xây dựng bất động sản.Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay tổng số vốn các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đăng ký đầu tư vào Đồng Nai gần 7,3 tỷ USD. Hàn Quốc đang dẫn đầu trong 46 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào tỉnh Đồng Nai.Lĩnh vực các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư nhiều tại Đồng Nai, gồm: Sản xuất giày dép; xơ, sợi dệt; dệt may; sản phẩm gỗ; điện tử. Gần đây, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Đồng Nai thông qua góp vốn, chuyển nhượng lại cổ phần của doanh nghiệp làm chủ dự án.Một số đoàn của doanh nghiệp Hàn Quốc đã đến tỉnh Đồng Nai tìm hiểu môi trường đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, hạ tầng kỹ thuật.
https://nhandan.vn/doanh-nghiep-han-quoc-dau-tu-du-an-logistics-hon-35-trieu-usd-vao-dong-nai-post807212.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Khu công nghệ cao Long Thành", "Tập đoàn Jeil E&C", "trao giấy chứng nhận đầu tư", "thu hút đầu tư vào tỉnh Đồng Nai" ] }
[Ảnh] Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn
NDO -Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụcông nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Cùng dự Hội nghị, có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, các đồng chí: Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc; Thứ trưởng Quốc phòng Phạm Hoài Nam; Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.Đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành tham dự Hội nghị.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045".Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn diễn ra tại Hà Nội, chiều 24/4.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị.Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Quốc gia Intel tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân phát biểu tại Hội nghị.Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng phát biểu tại Hội nghị.Giám đốc điều hành Google Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn tại địa phương.Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam là một trong số ít nước có 20 năm làm công nghiệp bán dẫn, có những nền tảng bước đầu.Thứ trưởng Tài chính Lê Tấn Cận góp ý hoàn thiện Đề án.
https://nhandan.vn/anh-thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-chu-tri-hoi-nghi-phat-trien-nguon-nhan-luc-phuc-vu-cong-nghiep-ban-dan-post806340.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "công nghiệp bán dẫn", "Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính", "vi mạch bán dẫn", "khoa học", "công nghệ" ] }
Xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
TheoCục Thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi cơ bản được kiểm soát khá tốt. Các bệnh dịch thông thường trên gia súc, gia cầm được phát hiện, xử lý kịp thời, đã có nhiều loại vaccine sản xuất trong nước để phòng những bệnh này.
Phó Cục trưởng Thú y Phan Quang Minh chia sẻ, có được kết quả khả quan nêu trên là do Cục Thú y đã chủ động phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. Bên cạnh đó, tính đến nay, cả nước có hơn 2.200 cơ sở, vùng chăn nuôi tại 59 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn dịch bệnh, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.Bên cạnh những mặt làm được, việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên phạm vi cả nước đang phải đối mặt nhiều thách thức: Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ đan xen với các cơ sở chăn nuôi tập trung còn phổ biến. Hạ tầng trong các vùng quy hoạch chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi, giết mổ tập trung còn thiếu, chưa đồng bộ. Các cơ sở chăn nuôi chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, kiểm soát, xử lý môi trường trong chăn nuôi. Chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm, chưa chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ thú y theo quy định, chưa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về thú y của một số tổ chức, cá nhân chưa cao, chưa tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, biện pháp phòng bệnh bằng vaccine.Nhiều trại chăn nuôi còn nằm ngoài vùng quy hoạch, gần khu dân cư. Công tác tiêm phòng vaccine cho chăn nuôi nông hộ gặp khó khăn. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi ở một số nơi còn thấp. Lực lượng thú y cơ sở mỏng. Nhận thức của một số người chăn nuôi còn hạn chế, có tư tưởng chủ quan và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thị trường tiêu thụ chỉ phục vụ trong nước là chủ yếu, thị trường xuất khẩu chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về giao thông, địa lý.Tin liên quanPhát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóaPhần lớn các cơ sở chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ, sơ chế chưa thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Quá trình phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chưa gắn với công nghiệp chế biến toàn diện, chưa hình thành được nhiều chuỗi sản xuất khép kín bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu có yêu cầu khắt khe. Chưa xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh trên diện rộng. Mặt khác, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp đã tạo điều kiện để vi-rút gây bệnh lưu hành rộng rãi…Theo các chuyên gia, để khắc phục những bất cập nêu trên, cần thực hiện ngay một số giải pháp như: Các tỉnh, thành phố cần kịp thời có chủ trương, chiến lược, đầu tư đúng mức để xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, nâng giá trị của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nền nông nghiệp; bố trí các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh...Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, để đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới, nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, hệ thống thú y và các địa phương cần tăng cường quản lý chặt chẽ về thuốc, vaccine, hoạt động giết mổ và phòng, chống dịch bệnh để tạo ra "lá chắn thép" cho đàn vật nuôi với tinh thần nắm chắc thực tế, sâu sát với địa bàn. Cùng với đó, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn sẽ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi.
https://nhandan.vn/xay-dung-co-so-vung-chan-nuoi-an-toan-dich-benh-post805990.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "vùng chăn nuôi", "ngành chăn nuôi", "an toàn dịch bệnh", "Cục Thú y" ] }
Khởi động chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2024
NDO -Ngày 28/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi trẻ phối hợp Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) tổ chức họp báo công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2024.
Năm nay, Chương trình "Ngày không tiền mặt - 16/6” năm 2024 do Báo Tuổi trẻ phát động chính thức bước sang năm thứ 6 với chủ đề “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, bảo mật”.Qua 5 năm triển khai “Ngày không tiền mặt”, chương trình này đã truyền tải, lan tỏa thông điệp, giá trị tích cực của thanh toán không tiền mặt, góp phần định hình và củng cố thói quen, hành vi sử dụng các phương thức, phương tiện thanh toán không tiền mặt an toàn, tiện lợi, góp phần tạo nên chuyển biến rõ nét về hoạt động thanh toánkhông dùng tiền mặtcủa người dân, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.Tại buổi họp báo, Ban tổ chức công bố nội dung, các hoạt động Ngày không tiền mặt 2024, công bố Tháng khuyến mãi tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày khuyến mãi tập trung toàn quốc Cashless Day 16.6…Bên cạnh các hoạt động như lễ hội ngày không tiền mặt, sự kiện năm nay có nhiều điểm mới với chương trình giao lưu, tư vấn kỹ năng tài chính an toàn (tư vấn cho học sinh-sinh viên các kỹ năng về quản lý chi tiêu, kiểm soát tiền, đầu tư tài chính, các mini game thử thách quản lý tài chính); ngoài ra còn có minigame hiến kế giao dịch an toàn; hoạt động chạy bộ…Với chủ đề “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, bảo mật” với quy mô khoảng hơn 300 khách mời đến từ Trung ương và địa phương..., hội thảo tập trung thảo luận và tìm giải pháp: Nhằm nâng cao hơn nữa khả năng bảo mật, an toàn của hệ thống, đảm bảo an toàn trong thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng và các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số nói chung; Nâng cao nhận thức, bảo vệ tốt hơn cho người dân khi tham gia thanh toán không dùng tiền mặt cũng như các giao dịch ngân hàng trên nền tảng số..Ban tổ chức công bố các hoạt động Ngày không tiền mặt năm 2024.Tại họp báo công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt 2024, các lãnh đạo tham dự còn trình bày những kết quả trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thời gian qua, vai trò của truyền thông, giáo dục tài chính trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số ngân hàng; định hướng thời gian tới.Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩythanh toán không dùng tiền mặt, toàn ngành ngân hàng tập trung nỗ lực lớn cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện; tăng cường ứng dụng các công nghệ mới, đổi mới mô hình kinh doanh, hoạt động hợp tác để sáng tạo và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, bảo mật, tiện ích, đem lại nhiều giá trị gia tăng và trải nghiệm vượt trội cho khách hàng, góp phần tăng tốc đi tới một xã hội không tiền mặt.Hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt như Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử liên tục được quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng tiện ích, nâng cao năng lực xử lý, phục vụ tốt nhu cầu của các thành viên hệ thống và qua đó đáp ứng tốt nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng. Nhiều phương thức, dịch vụ thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, giá dịch vụ hợp lý, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, doanh nghiệp đã được ngành ngân hàng cung ứng ra thị trường.Theo Vụ Thanh toán, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cụ thể: Số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet và Mobile bình quân giai đoạn 2021-2023 lần lượt tăng trưởng ở mức 52% và 103,3%; tăng trưởng về số lượng và giá trị thanh toán qua phương thức QR Code đạt hơn 170%;Đến hết 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và có 87,08% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán; Về mở tài khoản qua phương thức eKYC, 40 ngân hàng báo cáo đã triển khai chính thức với gần 35 triệu tài khoản thanh toán mở bằng eKYC đang hoạt động…Số liệu 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 cho thấy, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt có mức tăng trưởng khá: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 57,11% về số lượng và 39,49% về giá trị; qua kênh Internet tăng 47,48% về số lượng và 30,20% về giá trị; qua kênh điện thoại di động đạt tăng 59,26% về số lượng và 35,91% về giá trị.Giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 14,15% về số lượng và giảm 7,84% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy xu hướng dịch chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.Góp phần vào sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt không thể không nói đến vai trò của truyền thông, giáo dục tài chính.Tại họp báo, bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, các chương trình truyền thông giáo dục tài chính mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện thời gian qua đã có sự lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, được đông đảo các tầng lớp công chúng đánh giá cao vì tính thiết thực, độ hấp dẫn và sự sáng tạo.“Thông qua các chương trình truyền thông này, nhận thức và thói quen của người dân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã thay đổi rõ nét, nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.” - bà Lê Thị Thúy Sen cho biết thêm.
https://nhandan.vn/khoi-dong-chuoi-su-kien-ngay-khong-tien-mat-nam-2024-post811558.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Ngày không tiền mặt", "thanh toán không dùng tiền mặt", "Ngân hàng Nhà nước" ] }
Đoàn giám sát của Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại Sóc Trăng
NDO -Chiều 7/6, đồng chí Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, dẫn đầu đoàn giám sát củaBan Kinh tế Trung ươnglàm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng về tình hình huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Các đồng chí: Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Văn Lâu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các hội, đoàn thể và Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng làm việc với đoàn.Qua 9 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư đã giúp cho 377.727 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Sóc Trăng được vay vốn với doanh số cho vay 8.808 tỷ đồng, bình quân 978,7 tỷ đồng/năm.Đến hết tháng 5/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 4.637 tỷ đồng, tăng 2.389 tỷ đồng, tương đương tăng 2,06 lần so với năm 2014.Số lượng khách hàng Ngân hàng Chính sách xã hội đang theo dõi và quản lý là 152.367 hộ, chiếm 45,86% số hộ dân của tỉnh được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Nợ quá hạn và nợ khoanh 329 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,09% trên tổng dư nợ.Tin liên quanĐoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương thăm, chúc tết tại Hà GiangNguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi trong 9 năm qua đã giúp cho 85.059 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 36.801 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; 260.027 lao động được tạo việc làm; 1.016 lao động được đi làm việc ở nước ngoài.Cùng với đó, xây mới, sửa chữa 145.505 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; xây dựng 30.228 nhà ở hộ nghèo và 168 căn nhà được xây mới, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.Buổi giám sát của Ban Kinh tế Trung ương tại tỉnh Sóc Trăng.Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Sóc Trăng trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”. Qua đó, tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách.Cấp ủy, chính quyền các cấp ở Sóc Trăng đã thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.Kết quả giám sát cũng chỉ ra những hạn chế của tỉnh như việc bố trí nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội còn hạn chế. Hộ gia đình có mức sống trung bình làm nghề nông nghiệp ở Sóc Trăng rất lớn nhưng chưa có chính sách tín dụng ưu đãi cho nhóm đối tượng này, trong khi nhóm đối tượng này còn khó tiếp cận tín dụng thương mại, dẫn đến kết quả giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của địa phương chưa thực sự bền vững.Tại một số địa phương trong tỉnh Sóc Trăng, nhiều xã trước đây thuộc vùng khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới chuyển thành xã khu vực I nên không được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với vùng khó khăn, dẫn đến người dân sinh sống trên địa bàn không tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, việc làm, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.Đoàn giám sát của Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của tỉnh Sóc Trăng để chuyển đến Trung ương xem xét, sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương trong thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư.
https://nhandan.vn/doan-giam-sat-cua-ban-kinh-te-trung-uong-lam-viec-tai-soc-trang-post756584.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Kết luận số 06-KL/TW", "Nghị định số 100/2015/NĐ-CP", "Đỗ Ngọc An", "Ban Kinh Tế Trung ương", "tỉnh Sóc Trăng", "Chỉ thị số 40-CT/TW", "tín dụng", "Ban Bí thư" ] }
Vi phạm giao dịch và báo cáo, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bị phạt gần 200 triệu đồng
NDO -CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết địnhxử phạt hành chính190 triệu đồng do vi phạm quy định vềgiao dịchvới cổ đông, người quản lý doanh nghiệp…;công bố thông tinsai hạn về tình hình tài chính.
Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 10/6, ban hành Quyết định số 649/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, số tiền phạt 65 triệu đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đối với các tài liệu:Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán; Báo cáo thường niên năm 2022; Thông báo thay đổi thành viên Hội đồng quản trị; Giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau soát xét đối với Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên năm 2022 được soát xét; Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất Quý 4 năm 2022);Cùng với đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bị phạt tiền 125 triệu đồng do vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này.Trước đó, Công ty thực hiện giao dịch với người quản lý doanh nghiệp của Công ty, cụ thể: Công ty ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 31/3/2020 với ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị để nhận chuyển nhượng bất động sản từ ông Lê Viết Hải với giá trị 120 tỷ đồng) khi chưa được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị Công ty thông qua.Tổng mức phạt tiền đối với Công ty là 190 triệu đồng.Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (địa chỉ tại số 235 đường Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 1987; có vốn điều lệ hiện hơn 2.740 tỷ đồng.Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực: xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; san lấp mặt bằng; tư vấn xây dựng; sản xuất mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất; dịch vụ sửa chữa nhà và trang trí nội thất; kinh doanh bất động sản và phát triển khu công nghiệp.Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là nhà thầu chính dự án Vietinbank Tower (Hà Nội) và dự án Saigon Centre (TP Hồ Chí Minh…Về tình hình kinh doanh, năm 2023, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 7.537 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.115 tỷ đồng.Quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 1.650 tỷ đồng (giảm nhẹ so 1.194 tỷ đồng cùng kỳ năm trước), lãi sau thuế hơn 56,5 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ sau thuế hơn 444,9 tỷ đồng).
https://nhandan.vn/vi-pham-giao-dich-va-bao-cao-ctcp-tap-doan-xay-dung-hoa-binh-bi-phat-gan-200-trieu-dong-post814092.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Vi phạm", "giao dịch", "báo cáo", "Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong lĩnh vực bán dẫn
NDO -Ngày 23/6, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Công ty ARM và Công ty Marvell tại Thung lũng Silicon về hợp tác thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Thông tin tại các cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đã xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngànhcông nghiệp bán dẫnđến năm 2030 và Đề án Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Đề án xác định mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được 50 nghìn kỹ sư bán dẫn, trong đó có 15 nghìn kỹ sư thiết kế.Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo hết sức quyết liệt để tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế để thu hút, hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, trong đó có ARM và Marvell.Tiếp ông Will Abby, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc kinh doanh của ARM, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị ARM nghiên cứu, sớm có kế hoạch hợp tác đầu tư tại Việt Nam; hợp tác với Việt Nam trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; kết nối các đối tác của ARM tại châu Á và trên thế giới để đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, ARM sớm mở văn phòng đại diện, trung tâm R&D tại NIC Hòa Lạc nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, hợp tác nghiên cứu và giới thiệu công nghệ mới.Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị ARM phối hợp NIC để hỗ trợ 30 trường đại học hàng đầu Việt Nam trong đào tạo thiết kế chip, tổ chức khóa đào tạo giảng viên để đào tạo cho các giảng viên; hỗ trợ bản quyền phần mềm của ARM để phục vụ đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam.Quang cảnh buổi làm việc giữa đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đại diện Công ty ARM.Bộ trưởng cũng đề nghị ARM phối hợp với NIC phát triển Phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung phục vụ đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế chip; hỗ trợ cho các startup của Việt Nam phát triển thiết kế chip sử dụng công nghệ, sở hữu trí tuệ của ARM; ARM giới thiệu các công ty thiết kế vi mạch trên thế giới đến mở rộng hoạt động tại Việt Nam với nguồn nhân lực tài năng dồi dào.Làm việc với đại diện Marvell, gồm ông Mitch Gaynor, Phó Chủ tịch Điều hành, Giám đốc Hành chính; ông Will Chu, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Tổng giám đốc, Bộ phận Điện toán và Lưu trữ Tùy chỉnh; ông Son Hong Ho, Phó chủ tịch cấp cao, Điện toán tùy chỉnh và lưu trữ; ông Đàm Quang Lê, Giám đốc Marvell Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn Marvell mở rộng đầu tư, nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam để biến Việt Nam thành cứ điểm quan trọng hàng đầu của Tập đoàn Marvell, đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam.Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị Marvell nghiên cứu mở văn phòng đại diện, trung tâm R&D tại NIC Hòa Lạc nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, hợp tác nghiên cứu, và giới thiệu công nghệ mới. Hà Nội có nguồn nhân lực dồi dào từ các trường đại học hàng đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học FPT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường đại học Phenikaa.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và các thành viên trong đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công ty Marvell.Bộ trưởng cũng mong muốn Marvell hỗ trợ, phối hợp với NIC phát triển Phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung phục vụ đào tạo, ươm tạo trong lĩnh vực thiết kế chip; phối hợp với NIC triển khai và mở rộng chương trình học bổng Marvell Excellence Scholarship tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy các chương trình thực tập tại Marvell Việt Nam và Marvell tại các khu vực khác cho sinh viên Việt Nam.* Cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng có cuộc làm việc với ông Kareen Ghanem, Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công, Tập đoànGoogle.Bộ trưởng đánh đánh giá cao Google đã hợp tác chặt chẽ với NIC để triển khai các Chương trình đào tạo nhân tài số và Chương trình ươm tạo doanh nghiệp trong thời gian qua, nhấn mạnh các chương trình hết sức có ý nghĩa và được cộng đồng các cơ sở đào tạo và sinh viên Việt Nam quan tâm và nhiệt liệt hưởng ứng, tham gia.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và ông Kareen Ghanem, Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công, Tập đoàn Google.Bộ trưởng cho biết Việt Nam có nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, riêng trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ AI, Việt Nam xếp trong nhóm 20 công ty hàng đầu thế giới về AI, nhiều kỹ sư AI gốc Việt đang làm việc tại Google AI.Bộ trưởng cảm ơn Google đã tiếp tục hỗ trợ bổ sung nền tảng điện toán đám mây (cloud) và các công cụ để phục vụ hỗ trợ ươm tạo, đào tạo và xây dựng chương trình ươm tạo startups trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để triển khai ngay trong năm 2024.Với vai trò là Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ triển khai các hoạt động hợp tác với Google, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho Google hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.Bộ trưởng đề nghị Google tiếp tục nâng tầm quan hệ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Google lên hợp tác chiến lược toàn diện, thông qua thúc đẩy các dự án đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam và hợp tác với NIC. Ngoài việc Google cung cấp nền tảng điện toán đám mây và công cụ đào tạo, ươm tạo về trí tuệ nhân tạo, đề nghị Google cùng đứng tên với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và NIC để xây dựng và phát Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển về AI của Google và NIC tại cơ sở của NIC tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc; phát triển các không gian phát triển sản phẩm kỹ thuật số và nội dung số tại các cơ sở của NIC.Bộ trưởng mong muốn Google tục phối hợp với NIC triển khai các chương trình Phát triển nhân tài số (GCC) và Ươm tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (GFS) hiệu quả tại Việt Nam; mở rộng các chương trình của Google nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế số và hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam.* Trước đó, ngày 22/6, tại San Francisco (Hoa Kỳ), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Silicon Valley.Tại buổi làm việc, đại diện Mạng lưới báo cáo tổng kết hoạt động Mạng lưới trong một năm bao gồm: các dự án triển khai VINSV-NIC; khó khăn, đề xuất; kế hoạch giai đoạn tới. Ngoài ra, các thành viên Mạng lưới cũng giới thiệu về xu thế AI tại Silicon Valley và các hoạt động đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực AI.Dự buổi làm việc có đại diện Thường trực Mạng lưới tại San Francisco; các kỹ sư công nghệ AI đang làm việc tại Thung lũng Silicon, cùng hơn 20 thành viên, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực AI và bán dẫn tại Hoa Kỳ.Các thành viên của Mạng lưới đã trao đổi, thảo luận một cách rất thẳng thắng, tâm huyết về triển khai các hoạt động của Mạng lưới, cũng như hiến kế cho Việt Nam phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, AI...Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ghi nhận những nỗ lực phối hợp, kết nối của Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Thung lũng Slicon trong thời gian qua, đặc biệt sự tham gia của các thành viên Mạng lưới trong các chương trình, đề án lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) như: Đề án Phát triển Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 định hướng đến năm 2050; Đề án Trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng AI; Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam...Đây là những Đề án lớn, quan trọng cho Việt Nam, sẽ tạo ra hàng chục nghìn các kỹ sư công nghệ, kỹ sư AI phục vụ cho nhu cầu tương lai. “Sự tham gia đóng góp của các bạn cùng sự triển khai mạnh mẽ, quyết liệt của Bộ, của Chính phủ chắc chắn sẽ tạo ra những kết quả cụ thể, thực tiễn, có ích cho Việt Nam trong dài hạn. Tôi đề nghị các thành viên Mạng lưới tiếp tục tham gia tích cực, chủ động phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), đặc biệt trong giai đoạn triển khai”, Bộ trưởng chia sẻ.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ghi nhận, đánh giá cao sự tham gia của các thành viên Mạng lưới trong các chương trình, đề án lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).Đối với các hoạt động, dự án đang triển khai tại Trung tâm như về đào tạo bán dẫn, đào tạo AI..., Bộ trưởng đề nghị các thành viên Mạng lưới đẩy mạnh kết nối với các chuyên gia hàng đầu thế giới, các Viện/Trường có khả năng hợp tác, cung cấp, chuyển giao các chương trình đào tạo và các đơn vị, tổ chức có các nguồn lực phù hợp có thể hỗ trợ Việt Nam thực hiện các hoạt động này.Cho biết Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đang đưa vào vận hành cơ sở hoạt động tại Hòa Lạc (gần 20.000m2) với nhiều cơ chế ưu đãi đặc biệt dành cho các đối tác hoạt động tại Trung tâm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các thành viên Mạng lưới phối hợp Trung tâm kết nối các đối tác công nghệ lớn của Mỹ, quan tâm đến thị trường Việt Nam, có thể thiết lập các đơn vị nghiên cứu, văn phòng, phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất tại NIC Hòa Lạc.Bộ trưởng cũng đề nghị Mạng lưới tiếp tục kết nối để mở rộng sự tham gia của các thành viên mới, không chỉ giới hạn trong nhóm các anh chị em đã quen biết, đã có kết nối mà cần mở rộng các chuyên gia, trí thức người Việt và quốc tế quan tâm và muốn tìm hiểu về thị trường, các cơ hội đầu tư, hợp tác về đổi mới sáng tạo, công nghệ tại Việt Nam, trên cơ sở mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước.
https://nhandan.vn/thuc-day-hop-tac-viet-nam-hoa-ky-trong-linh-vuc-ban-dan-post815921.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng", "công nghiệp bán dẫn", "Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC)", "Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam", "Thung lũng Silicon" ] }
[Ảnh] “Vượt nắng, thắng mưa” trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3
NDO -Vượt qua thời tiết nắng nóng khắc nghiệt hay mưa dông bất chợt, cán bộ, công nhân trên các công trường thi công đường dây 500kV mạch 3 vẫn đang miệt mài lao động với tinh thần khẩn trương, bảo đảm an toàn, nỗ lực để đưa dự án về đích vào dịp cuối tháng 6 tới theochỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ.
Tin liên quanNỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, đưa Dự án đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đúng tiến độDự ánđường dây 500kV mạch 3từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) là dự án trọng điểm, quy mô lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm cung ứng điện cho miền bắc.Với tính chất cấp bách của dự án,Thủ tướng Chính phủđã chỉ đạo quyết liệt và yêu cầu dự án phải hoàn thành vào cuối tháng 6/2024.Dự án gồm 4 dự án thành phần: Quảng Trạch-Quỳnh Lưu, Quỳnh Lưu-Thanh Hóa, Thanh Hóa-Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 và Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1-Phố Nối.Không khí lao động khẩn trương trên đại công trườngđường dây 500kV mạch 3.Hiện nay, dự án đang triển khai dựng cột, kéo dây với đặc thù phải thường xuyên làm việc trên cao trong điều kiện thời tiết mưa, nắng bất thường.Tiến độ thi công vẫn đang được bảo đảm theo kế hoạch.Các nhà thầu, đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, máy móc thi công, gấp rút hoàn thiện các hạng mục để dự án đạt tiến độ đề ra.Công nhân kiểm tra dây cáp trước khi thi công kéo dây.Nguyên vật liệu được chuyển đến công trường.Thi công kéo dây tại vị trí cột đi qua địa phận xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.Thi công kéo dây trên cao tại vị trí cột trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Công nhân đang gia cố cột trước khi thi công kéo dây tại xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.Các công nhân kỹ thuật cheo leo trên độ cao hàng chục mét.Dự án đang bước vào giai đoạn nước rút, bảo đảm đến ngày 20/6 sẽ hoàn thành việc kéo dây và hoàn thành đóng điện trước ngày 30/6 theo tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao.Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã huy động khoảng 2.500 cán bộ, công nhân viên có tay nghề cao từ các đơn vị trực thuộc trên cả nước tham gia hỗ trợ thi công dựng cột, kéo dây cho dự án.Lực lượng xung kích gồm các đoàn viên thanh niên tỉnh Nghệ An tham gia hỗ trợ công tác thi công dự án.Các đoàn viên thanh niên xã Kim Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tham gia công tác cảnh giới công trường và phân luồng giao thông qua vị trí thi công trên địa bàn.Đại diện các cơ quan, đoàn thể thường xuyên tới thăm, tặng quà, động viên cán bộ, công nhân trên các công trường thi công đường dây 500kV mạch 3.Hệ thống điện lưới mới, quan trọng của quốc gia đang dần hình thành.
https://nhandan.vn/anh-vuot-nang-thang-mua-tren-dai-cong-truong-duong-day-500kv-mach-3-post813457.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [] }
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch đô thị sân bay Long Thành
NDO -Chiều 10/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, đã ban hành quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Ý tưởng chung quy hoạch đô thịsân bay Long Thànhvà vùng phụ cận. Trước đó, tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch thi tuyển với giải Nhất trị giá 2 tỷ đồng.
Theo quyết định, Hội đồng thi tuyển Ý tưởng chung quy hoạch đô thị sân bay Long Thành và vùng phụ cận do quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức làm Chủ tịch; Phó Chủ tịch là Kiến trúc sư Khương Văn Mười, nguyên Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam.Thành viên của Hội đồng gồm nhiều tên tuổi hàng đầu của giới kiến trúc sư nước ta và có uy tín quốc tế như: Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam; Nguyễn Thu Phong, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam; Ngô Viết Nam Sơn, Thành viên Hội Quy hoạch Hoa Kỳ (APA), Thành viên Hội Văn hóa cảnh quan kiến trúc Á Châu (ACLA); Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng Khoa Quy hoạch, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh,...Hội đồng có nhiệm vụ giúp đơn vị tổ chức đánh giá, xếp hạng các phương án thi tuyển, chọn ra phương án tối ưu nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt.Tin liên quanHợp tác chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho sân bay Long ThànhTrước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch cuộc thi tuyển Ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành và vùng phụ cận.Đối tượng tham dự là các công ty, tổ chức hoặc liên danh hành nghề thiết kế quy hoạch, kiến trúc, tư vấn có uy tín, năng lực tại Việt Nam và nước ngoài. Điều kiện là các đơn vị chuyên nghiệp có đầy đủ chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phù hợp theo quy định, bảo đảm năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn và uy tín quốc tế.Đặc biệt, khuyến khích đơn vị dự thi có cả 2 chuyên môn là tư vấn chiến lược vàquy hoạch đô thị, có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự.Kinh phí cuộc thi khoảng 7 đến 8 tỷ đồng, trong đó đơn vị đoạt giải nhất được trao 2 tỷ đồng, giải nhì 1 tỷ đồng và giải ba trị giá 500 triệu đồng. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch là ranh giới địa lý hành chính huyện Long Thành hiện tại và các vùng phụ cận thuộc sân bay Long Thành với khoảng 57.000ha.Một góc thị trấn Long Thành, huyện Long Thành hiện nay.Liên quan đến quy hoạch đô thị sân bay Long Thành, trao đổi riêng với phóng viên Báo Nhân Dân, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ: Quy hoạch đô thị sân bay là một nhiệm vụ khó khăn, vì chưa có tiền lệ ở Việt Nam, cho dù đây đã là một định hướng mới đang phát triển mạnh và khá thành công tại nhiều nước như: Hoa Kỳ, Singapore, Hà Lan... kể từ đầu thế kỷ 21.Cho đến nay, quy hoạch sân bay và quy hoạch đô thị tại các tỉnh, thành phố tại Việt Nam vẫn còn đang được thực hiện tách riêng. Cụ thể, cơ quan giao thông vận tải nhận trách nhiệm chính trong việc phê duyệt quy hoạch nằm trong ranh giới các sân bay, chứ không quan tâm nhiều đến quy hoạch đô thị chung quanh sân bay.Việc quy hoạch đô thị chung quanh các sân bay được chuyển về địa phương thực hiện, để sau đó thụ động kết nối với sân bay dựa theo “hiện trạng” quy hoạch sân bay đã được phê duyệt. Đây là cách làm quy hoạch không những lạc hậu, mà còn tác hại lớn về lâu dài.Ngược lại, việc quy hoạch đô thị chung quanh các sân bay được chuyển về địa phương thực hiện, để sau đó thụ động kết nối với sân bay dựa theo “hiện trạng” quy hoạch sân bay đã được phê duyệt. Đây là cách làm quy hoạch không những lạc hậu, mà còn tác hại lớn về lâu dài.Để phát triển quy hoạch đô thị sân bay tại Việt Nam nói chung và tại Long Thành nói riêng, điều khó khăn nhất hiện nay không phải là vấn đề quy hoạch thiết kế xây dựng và kỹ thuật mà là sự sẵn sàng đổi mới tư duy và ý chí quyết tâm thay đổi cơ chế cũ để phối hợp hiệu quả quy hoạch, quản lý sân bay gắn kết song hành với quy hoạch và quản lý các khu đô thị chung quanh.Điều này, để tăng tính hiệu quả và tính khả thi của tổng thể đô thị sân bay, trong tương quan liên kết và hợp tác công tư-trong nước và nước ngoài trong nền kinh tế thị trường, hợp tác giữa hoạt động trong sân bay, hoạt động kinh tế xã hội của các khu đô thị chung quanh sân bay.
https://nhandan.vn/thi-tuyen-y-tuong-quy-hoach-do-thi-san-bay-long-thanh-post813622.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Sân bay Long Thành", "quy hoạch đô thị", "ý tưởng quy hoạch đô thị", "thi tuyển" ] }
Cần giải pháp căn cơ, lâu dài trong quản lý thị trường vàng
NDO -Các chuyên gia kinh tế kiến nghị, cần có giải pháp dài hạn như sửa đổi Nghị định số 24/2012/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định số 24) cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Theo các chuyên gia kinh tế, phương án Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bánvàng miếng SJCtrực tiếp cho 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) để bán vàng miếng SJC trực tiếp tới người dân sẽ mang lại kết quảgiảm giá chênhtheo mục tiêu. Tuy nhiên, vẫn cần có giải pháp dài hạn như sửa đổi Nghị định số 24/2012/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định số 24) cho phù hợp với tình hình hiện nay.Linh hoạt biện pháp can thiệpTrong bối cảnh kinh tế thế giới biến động, vàng là câu chuyện của quốc tế, không chỉ riêng Việt Nam. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều giải pháp.“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có kế thừa cách làm năm 2013 thông qua tổ chức đấu thầu vàng miếng để tăng cung ra thị trường. Tuy nhiên, qua 9 phiên đấu thầu chênh lệch giá không giảm như kỳ vọng”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.Tin liên quanChênh lệch giá vàng sẽ được kéo giảm về mức phù hợpTheo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giai đoạn này có nhiều khác biệt so với năm 2013. Do đó, cơ quan này đã điều chỉnh và triển khai biện pháp can thiệp mới là từ ngày 3/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty Vàng bạc đá quý (SJC) để các đơn vị này bán vàng cho người dân. Qua một tuần triển khai, bước đầu đã đạt được là chênh lệch giá bán vàng miếng SJC vàgiá vàngthế giới đã được thu hẹp, chỉ còn khoảng hơn 6 triệu đồng/lượng.Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Quang Dũng cũng cho biết, việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa qua là có cơ sở pháp lý (Nghị định 50/2014 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Nghị định 16/2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư 06/2013 hướng dẫn hoạt động mua,bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2014/TT-NHNN ngày 10/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước...).“Nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá vàng sức hấp dẫn còn rất lớn; nhu cầu dự trữ vàng trong dân lớn. Do đó, cần nghiên cứu khai thác nguồn lực vàng vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tình trạng đô-la hóa, vàng hóa vẫn tồn tại trong nền kinh tế, việc xử lý cần thời gian”, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng cho hay.Theo Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu Nghị định 24, mục tiêu chống vàng hóa nền kinh tế, không để vàng hóa tác động đến điều hành chính sách tiền tệ, đến tỷ giá, ngoại hối, cán cân thanh toán; không để giá vàng chênh lệch cao so với giá thế giới; không để vàng ảnh hưởng đến chính sách kinh tế, không tác động tâm lý xã hội; nghiên cứu từng bước đưa nguồn lực vàng trong dân vào sản xuất - kinh doanh.Đề xuất đánh thuế đối với giao dịch vàngCũng theo các chuyên gia kinh tế, hơn 12 năm qua, Nghị định 24 đã đóng góp quan trọng như thay đổi tập quán của người dân không sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi, thậm chí là không còn là phương tiện cất giữ tài sản, đẩy lùi vàng hoá trong nền kinh tế,… Tuy nhiên, đến thời điểm này, Nghị định 24 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và cần phải có giải pháp thay thế phù hợp hơn với bối cảnh mới.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi.Theo đề xuất của chuyên gia kinh tế, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần sớm kiến nghị Bộ Tài chính xây dựng các chính sách thuế đối với vàng.“Việc áp dụng các chính sách thuế đối với thị trường vàng trong nước sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu vàng của một số bộ phận nhà đầu tư và thị trường, đặc biệt đối với những đối tượng mua vàng với mục đích đầu cơ, tích trữ, thao túng giá vàng; giải pháp trên có thể ảnh hưởng tâm lý của người tiêu dùng, khiến họ chuyển sang các kênh đầu tư khác, từ đó giúp kiểm soát giá vàng. Bên cạnh đó việc áp dụng thuế sẽ bảo đảm công bằng trong hoạt động kinh doanh vàng và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Hiện nay các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản,…. cũng đang áp dụng thuế thu nhập cá nhân, do đó mua bán vàng cũng nên áp dụng chính sách thuế phù hợp”, bà Mùi nêu ý kiến.Chung quan điểm, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường cho rằng, giữa việc nhập khẩu vàng vào làm vàng nguyên liệu cho việc chế biến trang sức và nhập khẩu vào làm vàng miếng trao đổi thì hai mục tiêu này khác nhau nhưng dù thế nào thì cũng phải thu thuế.Còn theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, công cụ hữu hiệu nhất là thuế, nếu không khuyến khích thì thuế cao, còn không thì giảm xuống. Việc chống buôn lậu đôi khi dùng các biện pháp hành chính không hiệu quả bằng thuế.Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường.“Thuế là một công cụ điều tiết quan trọng của bất cứ nhà nước nào. Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế như là công cụ để điều tiết không chỉ là thu nhập mà còn điều tiết hành vi của người tiêu dùng. Tôi nghĩ là Bộ Tài chính, cơ quan thuế chắc chắn sẽ nghiên cứu để sao cho khi một sắc thuế, thuế suất đưa ra đúng người, đúng việc đúng các hoạt động trong nền kinh tế”, Tiến sĩ Trương Văn Phước cũng chia sẻ thêm quan điểm liên quan vấn đề áp dụng chính sách thuế phù hợp đối với hoạt động mua bán vàng.Người dân cần thận trọng khi mua vàngBên cạnh giải pháp về thuế nêu trên, gần đây, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra những cảnh báo để người dânthận trọng khi mua vàng. Theo Tiến sĩ Trương Văn Phước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bán vàng cho 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC và giá vàng đã xuống. Người dân tập trung mua vàng rất lớn.“Nhưng thị trường cũng đang có nhiều biến động. Lúc này, người dân cần hết sức thận trọng vì chỉ một động thái Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngừng mua vàng cho dự trữ của họ thì giá vàng mỗi đêm giảm xuống từ 80 đến 100 USD, cũng như nhiều biến số kinh tế của Mỹ và châu Âu,… Do đó, người dân cần thận trọng, dĩ nhiên tài sản là quyền của công dân, pháp luật không cấm mua bán nhưng nên thận trọng”, Tiến sĩ Trương Văn Phước khuyến cáo.Tại một cuộc họp trao đổi về chính sách quản lý thị trường vàng và bàn sửa đổi Nghị định số 24 giữa các chuyên gia kinh tế với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Ngoài ra, Tiến sĩ Trương Văn Phước cũng đề xuất thêm về hướng tiếp cận chính sách. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên giữ lấy quyền kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng; còn việc chế biến gia công có thể trao lại cho doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng có điều kiện.“Như vậy chúng ta sẽ chứng kiến sự điều tiết của thị trường vàng theo quy luật cung cầu và giá cả chắc chắn sẽ không có sự chênh lệch như thời gian vừa qua. Dần dần người dân sẽ rời xa vàng vật chất”, ông Trương Văn Phước chia sẻ.Cũng theo ông Phước, việc cung ứng vàng ra thị trường, kéo giá vàng xuống là nỗ lực củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ. Bên cạnh vàng, Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn phải cân đối nhiều mặt hàng khác rất thiết yếu cho đời sống của người dân. “Nếu một hôm không cầm thỏi vàng thì chắc chắn chúng ta vẫn sống. Nhưng nếu một hôm chúng ta không có xăng dầu, không có phân bón, gạo, nhu yếu phẩm thì sẽ thế nào…”, Tiến sĩ Phước cho hay.Vì vậy, cũng có ý kiến từ một số chuyên gia kinh tế cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải sớm chấm dứt hình thức can thiệp bán vàng này. Bởi để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thì sẽ phải nhập khẩu vàng và tiêu tốn nguồn lực ngoại tệ, ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối nhà nước.“Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, nhập khẩu suýt soát đạt 400 tỷ USD/năm, làm sao chỉ dành riêng cho vàng được khi mà còn nhiều mặt hàng thiết yếu khác trong nền kinh tế. Vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thăm dò chính sách thành công, giờ là lúc cần phải có một khuôn khổ pháp lý mới để thay thế, ổn định thị trường này và xem vàng chỉ là mặt hàng thông thường để có giải pháp ứng xử cho phù hợp. Theo đó, trả lại cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các chức năng căn bản đó là điều hành chính sách tiền tệ, cung ứng tiền cho nền kinh tế”, một chuyên gia kinh tế nhận định.
https://nhandan.vn/can-giai-phap-can-co-lau-dai-trong-quan-ly-thi-truong-vang-post813595.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "thị trường vàng", "giá vàng", "vàng miếng SJC", "Nghị định 24", "giải pháp căn cơ", "quản lý thị trường vàng" ] }
Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng
Sáng 8/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số dự sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Cùng dự có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Tiếp nối thành công năm 2023, sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024 nhằm lan tỏa những kết quả tích cực của ngành ngân hàng trong chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, cũng như đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Chủ đề năm nay là “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” - có sự tiếp nối với chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số” của Ngày Chuyển đổi số ngân hàng năm 2023.Xác định đẩy mạnh chuyển đổi số là một chủ trương lớn, là hướng đi tất yếu để bảo đảm thích ứng với bối cảnh mới, ngày 11/5/2021, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với quan điểm lấy người dân làm trung tâm và tiện ích, thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ là thước đo hiệu quả chuyển đổi số. Ngày 11/5 hằng năm được lấy làm Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng. Việc ban hành Quyết định số 810/QĐ-NHNN có thể xem là cột mốc quan trọng giúp xác định rõ định hướng, kế hoạch triển khai của ngành ngân hàng trong xu thế chuyển đổi số.Từ năm 2020-2022, Ngân hàng Nhà nước xếp thứ hạng cao trong các Bộ, ngành về chỉ số kiến tạo thể chế chuyển đổi số. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số ngành ngân hàng luôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát triển. Nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền,...), nhiều ngân hàng Việt Nam có tỷ lệ trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và hoạt động ngân hàng số trong 3 tháng đầu năm 2024 so cùng kỳ năm 2023 tiếp tục đạt được những chuyển biến tích cực. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 48,81% và 25,73%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 58,70% và 33,12%.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại sự kiện.Phát biểu ý kiến tại sự kiện, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Tăng trưởng về số lượng giao dịch thanh toán qua di động (Mobile) và mã QR bình quân qua các năm từ 2017-2023 đạt trên 100%/năm. Hạ tầng công nghệ ngân hàng thường xuyên được đầu tư nâng cấp, phát triển, bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 nghìn tỷ VNĐ/ngày (tương đương 40 tỷ USD), hệ thống chuyển mạch tài chính & bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày. Các công nghệ số mới, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được ứng dụng mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân, doanh nghiệp…Chính phủ đã lựa chọn chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số-Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững".Thủ tướng Phạm Minh ChínhPhát biểu ý kiến tại sự kiện,Thủ tướng Phạm Minh Chínhnhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng, khẳng định nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, của ngành ngân hàng trong tiến trình đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, hướng đến Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công dân số.Theo Thủ tướng, chuyển đổi số đang “đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”; cho biết, Chính phủ đã lựa chọn chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số-Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững".Trọng tâm đặt ra là đẩy mạnh phát triển kinh tế số, trong đó ngành ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, có tác động hằng ngày đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, mọi mặt hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định và kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số và công dân số.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện.Thủ tướng bày tỏ thống nhất cao với chủ đề của Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn cho Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024 là "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số", phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng, Chính phủ và mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2024.Qua theo dõi và chỉ đạo, Thủ tướng rất vui mừng với việc lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức cao và chỉ đạo quyết liệt công tác chuyển đổi số nhằm chuyển đổi hầu hết các hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ tín dụng sang môi trường số, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của ngành ngân hàng và các tổ chức tín dụng; sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, đóng góp chung vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.Thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều tồn tại, hạn chế, Thủ tướng mong các ngành ngân hàng quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa ngành phát triển lên một tầm cao mới. Ngành ngân hàng phải tiên phong trong chuyển đổi số, mang lại lợi ích chung cho quốc gia, các bộ, ngành, bản thân ngân hàng và người dân.Về quan điểm chuyển đổi số ngành ngân hàng, Thủ tướng nêu rõ, xác định mục tiêu cho chuyển đổi số năm 2024 và các năm tiếp theo của ngành ngân hàng là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp tiếp cận thuận lợi, tốt nhất các doanh nghiệp của ngân hàng; góp phần tiết giảm chi phí, về thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp và cho chính bản thân ngân hàng; giám sát góp phần đắc lực, hiệu quả kiểm soát rủi ro, đẩy lùi, ngăn chặn tiêu cực của ngành ngân hàng, nhất là sách nhiễu người dân.Các đại biểu tham dự sự kiện.Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu: quán triệt, bám sát và hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, chuyển đổi số ngành ngân hàng nói riêng thực chất, hiệu quả, góp phần giữ ổn định thị trường tiền tệ, tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô.Nắm bắt cơ hội, thách thức từ tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để định hướng các hoạt động của chuyển đổi số ngành ngân hàng. Chuyển đổi số ngành ngân hàng phải gắn với kinh tế số, xã hội số, công dân số và kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn góp phần nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. Quá trình này cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Việt Nam.Chuyển đổi số ngành ngân hàng phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo, kết hợp với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là những yếu tố then chốt để phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam có bước phát triển nhanh, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh để bắt cùng, tiến kịp và vượt lên khu vực, thế giới.Chuyển đổi số ngành ngân hàng một cách tổng thể, toàn diện, ưu tiên chất lượng hơn số lượng; nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử và bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin. Chuyển đổi số số ngành ngân hàng phải đồng bộ, chặt chẽ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành.Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng phải quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn trong triển khai chuyển đổi số ngành ngân hàng, gắn với chuyển đổi số quốc gia một cách bền vững, hiệu quả.Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là “5 đẩy mạnh”: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy phát triển, mở rộng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tuân thủ chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo nền tảng quan trọng cho phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, nền kinh tế số. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, rửa tiền. Đẩy mạnh phát triển nhân lực số ngành ngân hàng, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán, bảo vệ dữ liệu cá nhân, áp dụng tiêu chuẩn bảo mật mới, bảo đảm thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và chi phí hợp lý cho người dân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp.Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan, tìm hiểu các tiện ích của Ngân hàng Agribank.Thủ tướng yêu cầu chú trọng 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:Một là,xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn và bối cảnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, trong đó: Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Tổ chức tín dụng 2024 đã được Quốc hội thông qua; Sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng và Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt; Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành để xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định tại Luật Căn cước, Luật Giao dịch điện tử... và các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng số.Hai là,phát triển hạ tầng số trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với xu hướng phát triển, trong đó: tiếp tục đầu tư, nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng thông tin tín dụng bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán đa dạng, ngày càng tăng nhanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế (ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc…); Thúc đẩy tích hợp, kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương để người dân, doanh nghiệp được cung ứng và trải nghiệm các dịch vụ một cách liền mạch, xuyên suốt (từ tiếp nhận, đăng ký, sử dụng dịch vụ cho đến thanh toán…).Ba là,đẩy mạnh phát triển các hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng để tăng tính cạnh tranh, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản trị và hoạt động của các tổ chức tín dụng; Tăng cường ứng dụng công nghệ vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; Liên tục nâng cấp, phát triển hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của tổ chức tín dụngBốn là,phát triển dữ liệu số, tập trung kết hợp với Đề án 06 tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số: Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai hiệu quả ứng dụng dữ liệu dân cư, chú trọng khai thác thông tin căn cước công dân gắn chip và tài khoản VNeID để định danh, xác thực thông tin khách hàng và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách an toàn, tiện lợi; Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan triển khai liên thông dữ liệu, cung cấp ngày càng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế; Tổ chức tốt công tác quản trị, bảo mật dữ liệu khách hàng; ứng dụng và khai thác hiệu quả dữ liệu dựa trên các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn…) để phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp.Năm là,ưu tiên phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi của ngành ngân hàng: Có chính sách thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu về công tác chuyển đổi số ngành ngân hàng; Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh học hỏi nghiên cứu kinh nghiệm từ các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong chuyển đổi số để vận dụng một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam.Sáu là,đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh, an toàn: Tăng cường việc phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông… trong công tác phòng, chống tội phạm và bảo đảm an ninh, an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi cung ứng dịch vụ trên môi trường số; Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát; phân tích dữ liệu để bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, cũng như phòng chống tội phạm, rửa tiền do hiện nay xu hướng gia tăng tội phạm công nghệ cao với nhiều thủ đoạn mới và ngày càng tinh vi.Chú trọng công tác tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đến người dân, doanh nghiệp, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả, để người dân tích cực tham gia với tinh thần “Dân biết-Dân hiểu-Dân tin-Dân theo-Dân làm”.* Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo một số các bộ, ngành tham dự và tham quan, chứng kiến các sản phẩm, công nghệ chuyển đổi số ngành ngân hàng.
https://nhandan.vn/mo-rong-ket-noi-va-phat-trien-he-sinh-thai-so-nganh-ngan-hang-post808382.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024", "ngành Ngân hàng" ] }
Thao túng thị trường chứng khoán, 4 cá nhân bị phạt 6 tỷ đồng
NDO -Bốn nhà đầu tư cá nhân là ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên và ông Trần Minh Hoàng vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chính6 tỷ đồng do đã dùng nhiều tài khoản để giao dịch cổ phiếu PSH dẫn đến hành vithao túng thị trườngchứng khoán.
Theo đó, căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 27/5/2024, ban hành Quyết định số 593/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cá nhân do có hành vi thao túng thị trường chứng khoán, cụ thể:Ông Mai Hữu Phúc (địa chỉ thường trú: 37/7 Nguyễn Ngọc Lộc, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh) bị phạt 1,5 tỷ đồng;Bà Võ Như Thảo (địa chỉ thường trú: Phú Bình, Mái Dầm, Châu Thành, Hậu Giang; nơi ở hiện tại: số 197, khu vực Yên Trung, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Cần Thơ) bị phạt 1,5 tỷ đồng;Bà Đỗ Thủy Tiên (địa chỉ thường trú: 278 ấp G2, xã Thạch An, huyện Vĩnh Thạch, Thành phố Cần Thơ) bị phạt 1,5 tỷ đồng;Ông Trần Minh Hoàng (địa chỉ thường trú: 37/206 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; địa chỉ liên hệ: 206 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) bị phạt 1,5 tỷ đồng.Trước đó, trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2021 đến ngày 27/5/2022, 4 cá nhân trên đã sử dụng 26 tài khoản đứng tên 15 nhà đầu tư để liên tục mua bán cổ phiếu PSH.Nhóm 26 tài khoản tham gia 135/140 phiên giao dịch trong khoảng thời gian từ 1/2/2021 đến 25/8/2021; đặt 12.860 lệnh mua với tổng khối lượng là 91.506.800 cổ phiếu, chiếm 64,5% so toàn thị trường, khối lượng khớp mua là 66.953.000 cổ phiếu, chiếm 67,2% so toàn thị trường; đã đặt 7.587 lệnh bán với tổng khối lượng là 109.736.100 cổ phiếu, chiếm 60,4% so toàn thị trường, khối lượng khớp bán là 74.760.900 cổ phiếu, chiếm 75,1% so toàn thị trường.Trong đó, 97/134 phiên có tỷ trọng đặt mua chiếm trên 70%, 98/134 phiên có tỷ trọng khớp mua chiếm trên 70%; 87/135 phiên có tỷ trọng đặt bán chiếm trên 70%, 108/133 phiên có tỷ trọng khớp bán chiếm trên 70%.Tham gia 81/186 phiên giao dịch trong khoảng thời gian từ 26/8/2021 đến 27/5/2022, các tài khoản này có xu hướng bán ra với khối lượng bán ròng là 15.269.400 cổ phiếu; đặt 1.584 lệnh mua với tổng khối lượng là 14.625.200 cổ phiếu, chiếm 3,1% so toàn thị trường, khối lượng khớp mua là 9.568.000 cổ phiếu, chiếm 3,9% so toàn thị trường; đã đặt 1.090 lệnh bán với tổng khối lượng là 37.162.200 cổ phiếu, chiếm 7,5% so toàn thị trường, khối lượng khớp bán là 24.837.400 cổ phiếu, chiếm 10,1% so toàn thị trường.Khớp nội nhóm trong 157/371 phiên giao dịch (trong đó 133/157 phiên trong khoảng thời gian từ 1/2/2021 đến 25/8/2021) với tổng khối lượng khớp là 55.279.600 cổ phiếu, giá trị khớp đối ứng đạt 1.310.263.205.000 đồng. 102/157 phiên có tỷ trọng khớp chéo chiếm trên 50%.Trên hệ thống giao dịch thỏa thuận, nhóm 26 tài khoản thực hiện giao dịch thỏa thuận nội nhóm với khối lượng là 5.607.300 cổ phiếu PSH, tổng giá trị khớp nội nhóm là 91.118.625.000 đồng.Như vậy, từ ngày 1/2/2021 đến ngày 27/5/2022, ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên và ông Trần Minh Hoàng đã sử dụng 26 tài khoản nêu trên để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PSH giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu PSH), vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán.Kết quả kiểm tra, kết quả tính toán khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm của ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên và ông Trần Minh Hoàng cho thấy không có khoản thu trái pháp luật.Cùng với đó, căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngày 27/5/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 594/QĐ-UBCK, áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 4 cá nhân nêu trên, cụ thể:Ba cá nhân gồm ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo và bà Đỗ Thủy Tiên bị cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 27/5/2024; cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 27/5/2024;Ông Trần Minh Hoàng bị cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 3 năm, kể từ ngày 27/5/2024; cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 3 năm, kể từ ngày 27/5/2024.
https://nhandan.vn/thao-tung-thi-truong-chung-khoan-4-ca-nhan-bi-phat-6-ty-dong-post811707.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Thao túng thị trường", "chứng khoán", "nhà đầu tư cá nhân", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Việt Nam và Bulgaria tăng cường hợp tác sâu rộng, bổ trợ hai nền kinh tế
NDO -Chiều 11/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov đến chào xã giao.
Tại buổi tiếp,Thủ tướng Phạm Minh Chínhchúc mừng ông Pavlin Todorov nhận nhiệm vụ Đại sứ Bulgaria tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp có bề dày lịch sử gần 75 năm giữa hai nước; cảm ơn Bulgaria đã luôn ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước; đã đào tạo cho Việt Nam nhiều chuyên gia và nhiều người trong số họ đã giữ các cương vị cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam.Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ chính trị giữa hai nước thời gian qua, nhất là trao đổi đoàn cấp cao trên các kênh Đảng, Nhà nước và giao lưu nhân dân, được thể hiện qua chuyến thăm Bulgaria của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tháng 10/2023 và chuyến thăm Việt Nam mới đây của Chủ tịch Quốc hội Bulgaria tháng 1/2024..., góp phần tăng cường tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ Đại sứ của ông Pavlin Todorov, năm 2025, Việt Nam-Bulgaria sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2025), đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ lên kế hoạch những hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm sự kiện quan trọng này. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao việc hai nước phối hợp tốt và ủng hộ hiệu quả lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bulgaria và cá nhân Đại sứ ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với EU, thúc đẩy các nước thành viên EU còn lại sớm phê chuẩn EVIPA, ủng hộ EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU với hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam.Về hợp tác kinh tế-thương mại, vui mừng nhận thấy kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng đều hàng năm và đặc biệt từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Tuy vậy, Thủ tướng Chính phủ cho rằng quy mô hợp tác thương mại, đầu tư còn nhỏ so với tiềm năng, Thủ tướng Chính phủ mong muốn hai bên tăng cường hợp tác hơn nữa, nhất là trong những lĩnh vực hai bên có thế mạnh bổ trợ như kinh tế xanh, số và tuần hoàn, nông nghiệp.Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên kết nối hợp tác; đề nghị hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có như sớm họp Ủy ban liên Chính phủ và có thể xem xét mở ra các cơ chế hợp tác mới phù hợp.Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ mong muốn hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực truyền thống và có thế mạnh như giáo dục-đào tạo, quốc phòng, an ninh, văn hóa, du lịch…; đề nghị Bulgaria tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Bulgaria ngày càng hội nhập với sở tại để làm cầu nối và đóng góp thiết thực cho quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc.Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển lời hỏi thăm và lời mời thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Tổng thống Bulgaria.Toàn cảnh buổi tiếp.Về phần mình, Đại sứ Pavlin Todorov cảm ơn Thủ tướng CP PMC đã dành thời gian tiếp ông; bày tỏ vui mừng được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Việt Nam và sẽ nỗ lực thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, nhất là tăng cường trao đổi đoàn các cấp nhằm tăng cường tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư hai nước.Đại sứ Bulgaria cũng đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; nhất trí đánh giá quan hệ 2 nước đang phát triển rất tốt đẹp; đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Bulgaria; khẳng định Bulgaria coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quan hệ với EU.Đại sứ Pavlin Todorov khẳng định, sẽ phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan của Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; phát huy truyền thống hợp tác hữu nghị được Lãnh đạo cấp cao hai nước dày công vun đắp. Trước mắt, 2 bên sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao 2 nước. Tin tưởng thời gian tới quan hệ Việt Nam-Bulgaria sẽ nâng lên tầm cao mới.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-bulgaria-tang-cuong-hop-tac-sau-rong-bo-tro-hai-nen-kinh-te-post804266.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Việt Nam và Bulgaria", "Nền kinh tế", "hợp tác" ] }
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Hiroshima
NDO -Hãng hàng không Vietjetvừa tổ chức khai trương đường bay thẳng Hà Nội-Hiroshima, đường bay thứ 8 của Vietjet giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản và là đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Hiroshima.
Bà Vũ Chi Mai, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka (Nhật Bản), ông Yuzaki Hidehiko, Thống đốc tỉnh Hiroshima, đại diện Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, lãnh đạo sân bay quốc tế Hiroshima, Vietjet cùng người dân, du khách đã dự lễ khai trương và chúc mừng đường bay mới của Vietjet. Hành khách trên chuyến bay khai trương còn nhận được những phần quà lưu niệm xinh xắn từ Vietjet và sân bay Hiroshima.Các đại biểu thực hiện nghi thức Kagami biraki khai trương đường bay đầu tiên giữa Hiroshima và Hà Nội.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thống đốc tỉnh Hiroshima, ông Yuzaki Hidehiko chúc mừng Vietjet: “Tôi rất vui mừng khi chứng kiến đường bay Hiroshima-Hà Nội khai trương hôm nay, hiện thực hóa việc công bố đường bay nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính đến tham dự sự kiện G7 tại Hiroshima vào năm trước. Tỉnh Hiroshima có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam với nhiều doanh nghiệp lớn mở rộng hoạt động đến Việt Nam và cộng đồng người Việt sinh sống tại tỉnh. Chúng tôi kỳ vọng đường bay mới sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu văn hóa, kinh tế, du lịch”.Tổng Giám đốc sân bay quốc tế Hiroshima, ông Yasuhiro Nakamura chia sẻ: “Đường bay Hiroshima-Hà Nội của Vietjet có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sân bay Hiroshima khi là đường bay quốc tế đầu tiên được mở mới kể từ sau đại dịch. Chúc mừng Vietjet và mong rằng hãng sẽ tiếp tục có thêm nhiều đường bay nữa đến với Hiroshima, mở rộng kết nối với vùng Tây Nam Nhật Bản. Sân bay Hiroshima cùng các bên sẽ tiếp tục hỗ trợ để nâng tần suất bay khi nhu cầu đi lại phát triển”.Tin liên quanQuý I/2024, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế 539 tỷ đồng, tăng 212%Cảm ơn sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các đối tác Nhật Bản, Phó Tổng Giám đốc Vietjet Nguyễn Đức Thịnh cho biết: “Vietjet hiện đang phục vụ 116 chuyến bay mỗi tuần giữa các thành phố của Việt Nam với các đô thị, điểm đến hàng đầu của Nhật Bản là Tokyo, Osaka, Fukuoka, Nagoya và hôm nay là Hiroshima. Vietjet cam kết sẽ tiếp tục mở rộng mạng bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, mang tới thêm nhiều cơ hội di chuyển thuận lợi với chi phí tiết kiệm cho người dân, du khách hai nước nói riêng và khu vực nói chung”.Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Vietjet cảm ơn sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các đối tác Nhật Bản.Với 2 chuyến khứ hồi mỗi tuần vào các ngày thứ 5 và chủ nhật, người dân và du khách sẽ di chuyển dễ dàng giữa Hà Nội và Hiroshima với thời gian bay mỗi chặng khoảng hơn 4 giờ.Hiroshima nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, nơi có hai di sản thế giới được UNESCO công nhận là Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima và Đền Itsukushima bí ẩn với cổng Torii trên biển Seto, cùng nhiều địa danh nổi tiếng,… Trong khi đó, Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, nổi tiếng thế giới với ẩm thực phong phú, đậm đà bản sắc.Người dân và du khách còn dễ dàng nối chuyến từ Hà Nội, Hiroshima tới khắp các điểm đến tại Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương với mạng bay rộng khắp của Vietjet.Đại diện các cơ quan chúc mừng đường bay mới của Vietjet.Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet dẫn đầu cuộc cách mạng trong ngành hàng không Việt Nam, khu vực và thế giới. Với khả năng quản lý chi phí, khai thác, vận hành vượt trội, Vietjet mang tới cơ hội bay với chi phí tiết kiệm, linh hoạt, cung cấp đa dạng dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và sở hữu chứng nhận An toàn Khai thác IOSA. Hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam được xếp hạng 7 sao - cao nhất thế giới về an toàn hàng không bởi tổ chức uy tín AirlineRatings, top 50 hãng hàng không tốt nhất toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính trong hai năm 2018, 2019 của AirFinance Journal, liên tục nhận giải hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất trao bởi các tổ chức uy tín như Skytrax, CAPA, AirlineRatings...
https://nhandan.vn/vietjet-khai-truong-duong-bay-ha-noi-hiroshima-post808978.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Sân bay Hiroshima", "Sân bay quốc tế Hiroshima", "Hiroshima", "Vũ Chi Mai", "Vietjet Air", "Fukuoka", "Nguyễn Đức Thịnh" ] }
Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay
NDO -Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so cùng kỳ năm 2023. Tình hình xuất khẩu cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý III/2024, kéo theo xu hướng giá xuất khẩu sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so giá hiện tại.
Quý I/2024, sản phẩm phile đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực của xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường, chiếm 80% tỷ trọng. Riêng cá tra chế biến, kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm nay đạt 9 triệu USD, tăng 16% so cùng kỳ, chiếm 2% tỷ trọng.Ngoài các thị trường lớn củacá tra Việt Namnhư Trung Quốc, Mỹ, EU thì Thái Lan, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Đức là những thị trường nhỏ có tiềm năng.Thái Lan là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, đồng thời liên tục đứng đầu khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam do những điểm chung trong khẩu vị của người châu Á. Tháng 1/2024, Việt Nam tiếp tục đứng đầu về nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) cho Thái Lan với hơn 3.000 tấn, bỏ xa các quốc gia khác trong cuộc đua xuất khẩu cá thịt trắng vào Thái Lan.Với thị trường UAE, dư địa xuất khẩu cá tra là vẫn còn khi 90% lượng thực phẩm tiêu thụ của thị trường này đến từ việc nhập khẩu. Mức tiêu thụthủy sảnbình quân đầu người của UAE là 28,6kg/năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu.Ngoài ra, một trong những thị trường được khuyến cáo nên chú trọng sản phẩm có giá cạnh tranh để tăngkim ngạch xuất khẩutrong năm 2024 là thị trường Đức. Năm 2023, Đức tiêu thụ 38 triệu USD cá tra Việt Nam, tăng 31% so với năm 2022. Đức chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm phile đông lạnh với giá trị gần 37 triệu USD, tăng 34% so năm 2022, chiếm 97% tỷ trọng.Về nguồn nguyên liệu, VASEP cho biết, do tình hình xuất khẩu khó khăn từ năm 2023 nên cả người nuôi và doanh nghiệp nuôi cá đều điều chỉnh sản lượng nuôi giảm; cộng thêm thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến nuôi cá nên khả năng cao nguyên liệu cá tra từ nay đến cuối năm không dồi dào. Do đó, doanh nghiệp nên điều chỉnh sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, bảo đảm cung cầu hợp lý cho các mùa vụ tới; Thông tin đến khách hàng xu hướng nguyên liệu có thể thiếu vào giai đoạn cuối năm để định giá bán tăng dần đồng thời lưu ý những hợp đồng dài hạn.
https://nhandan.vn/gia-xuat-khau-ca-tra-du-bao-tang-khoang-10-trong-nua-cuoi-nam-nay-post808269.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "xuất khẩu cá tra", "thị trường Mỹ", "nguồn nguyên liệu", "cá tra chế biến" ] }
Những tín hiệu tích cực về nguồn cung khiến giá lúa mì quay đầu giảm mạnh
NDO -Với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt ghi nhận mức giảm trên 1%, nhómnông sảndẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường trong ngày hôm qua. Trong đó, vào hồi đầu tuần này, giá lúa mì quay đầu giảm mạnh sau khi đạt mức cao nhất trong 9 tháng trở lại đây.
Thị trường đang tập trung vào tình hình phát triểnlúa mìvụ đông ở các nước sản xuất lớn phía bắc bán cầu. Những thay đổi về thời tiết là nguyên nhân chính dẫn tới những biến động mạnh mẽ của giá lúa mì trong vài tuần qua.Reuters dẫn lại nguồn tin địa phương cho biết, mưa lớn xuất hiện ở các khu vực bị khô hạn ở phía nam của Nga đã xoa dịu bớt những lo ngại về thiệt hại đối với lúa mì. Trước đó vài ngày, một trong những vùng sản xuất ngũ cốc hàng đầu của Nga, Voronezh, đã báo cáo về tình trạng khẩn cấp vì sương giá đang ảnh hưởng tới cây trồng, Bộ nông nghiệp nước này cho biết, mưa xuất hiện ở thời điểm này có ý nghĩa quan trọng không chỉ với triển vọng năng suất mùa vụ mà còn ảnh hưởng tới tâm lý thị trường sau khi giá đã vừa trải qua một đợt tăng mạnh. Thông tin trên cùng với áp lực chốt lời đã khiến củng cố lực bán đối với lúa mì.Ngoài ra, Trung Quốc mới đây đã lần đầu tiên phê duyệt tính an toàn của lúa mì biến đổi gen. Quyết định này của quốc gia tiêu thụ lúa mì hàng đầu thế giới được đưa ra nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu, bảo đảm an ninh lương thực nội địa. Thông tin này cũng đã gây sức ép lên giá lúa mì Mỹ trên Sở Chicago.Ngô dẫn đầu đà giảm của nhóm nông sản trong phiên hôm qua. Bên cạnh áp lực từ diễn biến của giá lúa mì,giá ngôcũng chịu áp lực do tâm lý chốt lời của thị trường trước Báo cáo Cung-cầu được Bộ nông nghiệp Mỹ phát hành vào 23 giờ đêm thứ Sáu tuần này (10/5).Triển vọng mùa vụ ngô của Mỹ là số liệu được quan tâm nhất trong báo cáo này. Giới phân tích dự đoán tồn kho ngô Mỹ cuối niên vụ 2024-2025 sẽ cao hơn so với niên vụ hiện tại, với kỳ vọng lạc quan về năng suất cây trồng.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua (8/5), giá chào bán ngô Nam Mỹ về cảng Việt Nam được điều chỉnh tăng nhẹ. Tại cảng Cái Lân, ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao quý III năm nay dao động quanh mức giá 6.500-6.700 đồng/kg. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào bán ghi nhận thấp hơn khoảng 50-100 đồng/kg so với cảng Cái Lân.Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua 8/5, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và kim loại.Trong khi đó, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp. Chốt ngày, lực bán áp đảo kéo chỉ số MXV-Index đảo chiều suy yếu 0,55% xuống 2.288 điểm, đứt chuỗi hồi phục 3 ngày liên tiếp trước đó. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng ghi nhận sụt giảm nhẹ, đạt gần 4.700 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/nhung-tin-hieu-tich-cuc-ve-nguon-cung-khien-gia-lua-mi-quay-dau-giam-manh-post808506.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "nông sản", "giá lúa mì", "giá ngô" ] }
Trong tháng 5, thêm 286 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch chứng khoán
NDO -Ngày 6/6, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) cho biết, trong tháng 5, đã có thêm 286 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán.
Cụ thể: Trong tháng 5/2024, VSDC đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 286nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (24 tổ chức và 262 cá nhân).Ngoài ra, VSDC đã chấp thuận thay đổi thông tin cho 70 nhà đầu tư nước ngoài (15 tổ chức và 55 cá nhân), hủy mã số giao dịch chứng khoán cho 22 nhà đầu tư nước ngoài (20 tổ chức và 2 cá nhân).Như vậy, số lượng mã số giao dịch chứng khoán hiện tại là 47.627 mã (5.896 tổ chức và 41.731 cá nhân).
https://nhandan.vn/trong-thang-5-them-286-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-duoc-cap-ma-giao-dich-chung-khoan-post812946.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "VSDC", "nhà đầu tư nước ngoài", "mã số giao dịch chứng khoán" ] }
Tránh bị "bắt lỗi" trong kinh doanh xăng dầu
NDO -Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu đã có sự điều chỉnh, bổ sung một số nội dung mới như về công thức và cơ chế xăng dầu, quỹ bình ổn giá xăng dầu, hệ thống kinh doanh xăng dầu... Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến với mong muốn Nghị định sớm được ban hành và đi vào thực tiễn.
Ngày 14/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Bộ Công thương tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về kinh doanhxăng dầuvới sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành; các chuyên gia và doanh nghiệp liên quan.Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết, Bộ Công thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu để thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.Tin liên quanSửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu - Cần hướng đến thị trườngNội dung được sửa đổi, bổ sung tập trung về nguyên tắc điều hành, thời gian điều chỉnh giá xăng dầu; giá bán xăng dầu tối đa;quỹ bình ổngiá xăng dầu; hệ thống kinh doanh xăng dầu; tỷ lệ sở hữu vật chất kinh doanh; điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh (kinh nghiệm, năng lực thực hiện tổng nguồn xăng dầu, kho chứa);… Qua đó, ghi nhận và tổng hợp các ý kiến, phản biện từ cộng đồng xã hội đối với những văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng và tác động to lớn tới đời sống người dân và nền kinh tế.Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Phan Văn Chinh, để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, Bộ Công thương đã và đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu xây dựng Nghị định mới thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu trước đây và dự kiến trình Chính phủ trong quý II năm 2024.Cũng theo ông Phan Văn Chinh, dựa trên nguyên tắc, bảo đảm hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; gắn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu tiêu thụ nội địa; giảm sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp và xây dựng môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.Đồng thời, kế thừa những quy định của cơ chế kinh doanh xăng dầu hiện hành và bổ sung mới các quy định phù hợp với tình hình thực tiễn kinh doanh xăng dầu nên dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu lần này đã có sự điều chỉnh, bổ sung một số nội dung mới như về công thức và cơ chế xăng dầu, quỹ bình ổn giá xăng dầu, hệ thống kinh doanh xăng dầu, các điều kiện kinh doanh như kho chứa xăng dầu, kết nối dữ liệu, kinh nghiệm tham gia thị trường xăng dầu và bổ sung quy định về năng lực thực hiện tổng nguồn xăng dầu của thương nhân đầu mối mới tham gia thị trường xăng dầu cùng các điều kiện khác...Đại diện tiếng nói của doanh nghiệp, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Đoan Việt Trần Thụy Thùy Trâm khẳng định: Cần phải đưa “định mức kinh doanh” hay còn gọi là “chiết khấu” vào dự thảo Nghị định mới và phân rõ định mức ở các khâu như đầu mối, thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu. Hiện nay, có thể thấy rõ, định mức kinh doanh nằm ở cơ sở tính giá từ phía đầu mối nhưng về đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lại không có phần này. Trong khi đây là doanh nghiệp trực tiếp đưa sản phẩm thiết yếu tới tay người tiêu dùng. Mặc dù là quy mô bán lẻ, nhưng các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng chịu đủ tất cả các chi phí như doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối.Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) Trịnh Quang Khanh chia sẻ tại hội thảo.Do vậy cần quy định, chiết khấu tối thiểu ở khâu doanh nghiệp bán lẻ là 5,6% để đạt điểm hòa vốn và có lợi nhuận từ 6-7%. Chi phí này tách rõ, rạch ròi 3 khâu; trong đó, chi phí cho doanh nghiệp bán lẻ từ 6-7% và không thấp hơn 5%.Tương tự, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Nai Văn Tấn Phụng cho rằng, trong nhiều năm qua, đã có nhiều bất cập về thể chế pháp luật và cơ chế quản lý, thậm chí đã có thời điểm khan hiếm xăng dầu đến mức độ khủng hoảng, gây nhiều hậu quả tiêu cực. Đó là các thiệt hại cho nền kinh tế,an ninh xăng dầucủa đất nước không được bảo đảm, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không được tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi để cùng cạnh tranh bình đẳng, cùng tồn tại và phát triển bền vững trên thương trường nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của xã hội và người tiêu dùng.Tin liên quanTiếp tục lấy ý kiến liên quan Nghị định về xăng dầuDo đó, việc sửa đổi các văn bản pháp luật không còn phù hợp để ban hành các quy định và khung pháp luật mới cho hoạt động kinh doanh xăng dầu là cần thiết. Hơn bao giờ hết, cộng đồng doanh nghiệp cũng như cả xã hội và người tiêu dùng đều trông đợi và hy vọng các đổi mới căn bản có tính đột phát từ Nghị định mới đang được Bộ Công thương soạn thảo để trình Chính phủ ban hành,…Chia sẻ ý kiến tại hội thảo, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) Trịnh Quang Khanh nhấn mạnh, cần lược bớt những quy định chung chung trong dự thảo nghị định nếu không khi thực hiện, doanh nghiệp rất dễ bị bắt lỗi. Dẫn 3 quy định liên quan đến xăng dầu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ra văn bản bãi bỏ nhưng dự thảo vẫn đưa vào, ông Khanh cho rằng, cần bỏ các quy định khác liên quan đến việc buộc doanh nghiệp phải xây dựng kho chứa 2.000m3. Bởi, quy định hiện nay cho doanh nghiệp được phép thuê kho nhưng tại sao lại quy định trong dự thảo buộc doanh nghiệp phải tự xây dựng kho,…Nêu quan điểm tại hội thảo, Vụ trưởng Thị trường trong nước Phan Văn Chinh khẳng định: Mọi văn bản pháp lý phải xuất phát từ thực tiễn. Cơ quan soạn thảo mong muốn nghe được ý kiến đa chiều, thậm chí trái chiều để xây dựng nghị định tốt nhất. Mục tiêu dự thảo muốn giảm bớt đa mục tiêu trong quản lý, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, hài hòa lợi ích của các bên...
https://nhandan.vn/tranh-bi-bat-loi-trong-kinh-doanh-xang-dau-post809297.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "dự thảo nghị định xăng dầu", "kinh doanh xăng dầu", "xăng dầu", "an ninh xăng dầu", "điều chỉnh giá xăng dầu" ] }
Quy hoạch TP Hồ Chí Minh: Làm rõ đột phá, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng
NDO -Cho rằng việc luận chứng để chọn kịch bản tăng trưởng 8,5-9,0% cho giai đoạn 2021-2030 là thách thức rất lớn đối với TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị cần làm rõ những đột phá và giải pháp cụ thể để Quy hoạch bảo đảm tính khả thi.
Quang cảnh Hội nghị thẩm định Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Sáng 12/6, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm địnhQuy hoạch TP Hồ Chí Minhthời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Đây là bản quy hoạch địa phương cuối cùng trong cả nước được thẩm định, mang ý nghĩa chiến lược, quan trọng với thành phố lớn nhất, đầu tàu kinh tế của cả nước.Tham dự hội nghị có đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; đại diện các bộ, ngành là thành viên Hội đồng thẩm định; các chuyên gia với tư cách là ủy viên phản biện; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành của TP Hồ Chí Minh.Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết,TP Hồ Chí Minhlà đô thị đặc biệt của cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.Thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số 9,2 triệu người chiếm khoảng 9% dân số cả nước, nhưng đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách cả nước; GRDP của thành phố chiếm khoảng 54% GRDP của vùng Đông Nam Bộ.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc hội nghị.Tuy nhiên, trong thời gian qua thành phố đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tiềm năng, thế mạnh, năng lực đột phá, sáng tạo của thành phố chưa được khai thác hiệu quả. Vai trò đầu tàu, động lực dẫn dắt của thành phố đang có chiều hướng chững lại.Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của thành phố chậm đổi mới; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP thấp hơn trung bình cả nước, có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.Chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động thấp; tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần (từ 25% năm 2015 xuống 22,06% năm 2022); cơ cấu nội ngành công nghiệp lạc hậu, dựa chủ yếu vào các ngành thâm hụt lao động như điện tử (28%), da giầy (25%). Dịch vụ chủ yếu dựa vào thương mại, vận tải (44%); các ngành dịch vụ cao cấp mang tính chiến lược như: tài chính, y tế, giáo dục, du lịch… chưa đóng vai trò chủ đạo.Những thách thức khác được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề cập là tổ chức không gian phát triển còn nhiều bất cập; quỹ đất phát triển công nghiệp ít, không gian phát triển các khu công nghiệp chưa phù hợp, dẫn tới việc thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp còn gặp khó khăn; kết cấu hạ tầng đô thị bị quá tải so với sự gia tăng nhanh của dân số; công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị còn nhiều hạn chế...Quang cảnh hội nghị.Để giúp TP Hồ Chí Minh hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch có chất lượng cao nhất, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học và các đại biểu tập trung cho ý kiến về xác định vị thế, vai trò của thành phố đối với vùng, quốc gia cũng như các “điểm nghẽn” phát triển và tiềm năng, lợi thế, cơ hội của Thành phố trong kỳ quy hoạch."Liệu nội dung Quy hoạch đã đủ mạnh, tương xứng với mục tiêu phát triển đầy tham vọng và những vấn đề, thách thức rất lớn mà TP Hồ Chí Minh phải đối mặt và vượt qua trong thời gian tới hay chưa? Những vấn đề trọng tâm, các khâu đột phá trong thời gian tới là gì?", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gợi mở.Cho rằng việc luận chứng để chọn kịch bản tăng trưởng 8,5-9,0%, trong đó giai đoạn 2026-2030 là 9,5-10% cũng là thách thức rất lớn đối với TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng đề nghị cần làm rõ những đột phá và giải pháp cụ thể để quy hoạch bảo đảm tính khả thi (trong khi tỷ trọng cơ cấu khu vực công nghiệp và xây dựng rất khiêm tốn, đến năm 2030, chỉ chiếm 26,3-27,3%, tăng không đáng kể so với năm 2020 là 25%).Về phương án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý việc phát triển, sử dụng hiệu quả không gian ngầm, hạ tầng giao thông để giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông trong đô thị; phát triển hạ tầng số; giải quyết các vấn đề về ngập úng, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, bụi mịn khi TP Hồ Chí Minh đang thuộc nhóm các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh, thành phố xác định công tác quy hoạch có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho sự phát triển của thành phố mà còn đối với phát triển vùng và đất nước.Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi thông tin về quá trình chỉ đạo lập Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Với nhận thức như vậy, thời gian qua lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã tập trung đôn đốc triển khai công tác lập Quy hoạch, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, bước đầu đã có kết quả tương đối tốt.Điều này thể hiện ở dự thảo Báo cáo quy hoạch cơ bản bám sát, bảo đảm phù hợp về mặt định hướng trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cũng như các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội.Theo đó, định hướng phát triển của TP Hồ Chí Minh được tập trung ở 5 nội dung gồm:kinh tế xanh; đô thị sáng tạo; hạ tầng thông minh; xã hội văn minh; môi trường bền vững.Tại Hội nghị, Hội đồng thẩm định đã nghe cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định báo cáo tóm tắt tổng hợp ý kiến của các thành viên, ủy viên phản biện của Hội đồng thẩm định về quy hoạch; nghe ý kiến phản biện của các chuyên gia về quy hoạch, kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch và nghe ý kiến của đại diện một số Bộ, ngành về hồ sơ Quy hoạch TP Hồ Chí Minh.Sau khi thảo luận, cho ý kiến, Hội đồng thẩm định đã tiến hành biểu quyết bằng phiếu đánh giá thông qua quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kết quả 100% đồng ý (với điều kiện có chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện).TP Hồ Chí Minh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng9%/nămtrong giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng14.700 - 15.400USD.Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng27%,khu vực nông, lâm, thủy sản dưới0,5%.Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên60%.Tầm nhìn đến năm 2050, TP Hồ Chí Minh là thành phố toàn cầu hấp dẫn và bền vững; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc; người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của vùng TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước.
https://nhandan.vn/quy-hoach-tp-ho-chi-minh-lam-ro-dot-pha-giai-phap-de-dat-muc-tieu-tang-truong-post813916.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Quy hoạch TP Hồ Chí Minh", "TP Hồ Chí Minh", "thẩm định quy hoạch", "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng" ] }
Phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên
NDO -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Văn bản số 4932/NHNN-TT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua theo dõi, nắm bắt tình hình thực tế cùng phản ánh từ Bộ Công an cho thấy, thời gian qua trên địa bàn một số tỉnh, thành phố có xuất hiện tình trạng các đối tượng tội phạm dụ dỗ học sinh, sinh viên mởtài khoản thanh toán, sau đó chuyển lại cho các đối tượng này sử dụng.Các đối tượng tội phạm lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên đã được cấp Căn cước công dân mở tài khoản thanh toán và trả công cho người mở. Đối tượng cung cấp cho học sinh điện thoại sẵn sim đểđăng ký mở tài khoảnthanh toán và dịch vụ Internet Banking, SMS Banking. Sau đó, các đối tượng yêu cầu học sinh trả lại điện thoại, cung cấp thông tin trên, mật khẩu đăng nhập, mật khẩu xác thực (OTP)… các đối tượng này cũng thu thập dữ liệu sinh trắc học (khuôn mặt) của các học sinh (Face ID) để phục vụ xác minh danh tính của khách hàng khi có yêu cầu.Các tài khoản này sau đó thường được lợi dụng vào các mục đích vi phạm pháp luật như rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tài trợ khủng bố…Văn bản số 4932 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu rõ, các hành vi bị cấm được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính Phủ: Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán; Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh); Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024, có hiệu lực từ 1/7/2024, thay thế cho Nghị định 101/2012/NĐ-CP, trong đó có bổ sung quy định về hành vi bị cấm tại khoản 3,5 Điều 8 gồm: Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán…;Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử; điểm h khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) quy định chủ tài khoản thanh toán không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình.Các hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 26 Nghị định 88/NĐ-CP ngày 14/11/2019 (đã sửa đổi, bổ sung). Cụ thể, phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với các hành vi: thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán,mua bánthông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 1 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; phạt tiền tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với các hành vi: thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, bảo đảm việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán đúng quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo tới người dân và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người chưa thành niên về phương thức thủ đoạn của các đối tượng phạm tội, quy định pháp luật liên quan, nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật và có biện pháp phòng, chống hiệu quả, không để bị lợi dụng cho các mục đích bất hợp pháp.Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn triển khai quán triệt, thông tin kịp thời tới toàn bộ học sinh, sinh viên và phụ huynh về các phương thức thủ đoạn của các đối tượng phạm tội, các hành vi bị cấm trong hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán và quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật và không để bị lợi dụng cho các mục đích bất hợp pháp.
https://nhandan.vn/phoi-hop-ngan-chan-hoat-dong-mua-ban-tai-khoan-thanh-toan-cua-hoc-sinh-sinh-vien-post814746.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "tài khoản thanh toán", "học sinh", "sinh viên", "lừa đảo" ] }
Giá vàng ngày 30/5: Vàng miếng SJC "lao dốc", giảm gần 4 triệu đồng/lượng chiều mua vào
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(30/5) giảm mạnh xuống 2.334 USD/ounce trong bối cảnh các nhà đầu tư quan ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giữ nguyên lãi suất trong thời gian lâu hơn. Trong nước, giá vàng miếng SJC “bốc hơi” hơn 2 triệu đồng, xuống mức 88 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giảm xuống 76,25 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC “rơi thẳng đứng” sau thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) từ ngày 3/6 để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân thay vì đấu thầu như trước.Các thương hiệu đồng loạt giảm giá vàng miếng SJC từ 2,3 triệu đến gần 3 triệu đồng/lượng, đặc biệt giá mua vào được điều chỉnh giảm lên tới 3,8 triệu đồng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 9 giờ 30 phút ngày 30/5.Tại thời điểm, 9 giờ 30 phút ngày 30/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 84,5 triệu đồng/lượng mua vào và 87 triệu đồng/lượng bán ra, giảm lần lượt 3,8 triệu đồng và 2,9 triệu đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,5 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 84,5-88 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 3,8 triệu đồng và 2,3 triệu đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra lên tới 3,5 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới khoảng 15-16 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 74,65 triệu đồng/lượng, bán ra 76,25 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,3 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 400.000 đồng và 300.000 đồng so kết phiên trước đó.Tại thời điểm 9 giờ 30 phút ngày 30/5 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới giảm 26,9 USD so kết phiên trước đó xuống mức 2.334 USD/ounce.Sự phục hồi của đồng USD, lợi suất trái phiếu tăng cùng quan điểm cứng rắn của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã gây sức ép lên thị trường vàng. Hiện, các nhà đầu tư đang tập trung chú ý vào báo cáo lạm phát dự kiến được công bố vào cuối tuần này để có thông tin rõ nét hơn về lộ trình chính sách tiền tệ của FED.Chuyên gia phân tích thị trường Han Tan của Tập đoàn Exinity cho rằng, nếu Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng cao hơn dự kiến sẽ làm tăng khả năng FED giữ lãi suất cao trong thời gian lâu hơn.Theo công cụ theo dõi lãi suất FedWatch của CME group, các thị trường đang định giá gần như chắc chắn rằng FED sẽ duy trì lãi suất hiện tại ở mức 5,25%-5,5% tại cuộc họp tháng 6.Tuy nhiên, về tầm nhìn trung và dài hạn, Ngân hàng Thụy Sĩ USB vẫn lạc quan về triển vọng giá vàng. Theo USB, giá vàng sẽ lên tới 2.500 USD/ounce vào tháng 9 và đạt 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay. Đồng thời, ngân hàng này cũng dự báo đoán giá vàng sẽ tăng lên 2.700 USD/ounce vào tháng 6/2025.Các ngân hàng Trung ương vẫn chưa dừng bổ sung kim loại quý này vào kho tích trữ, nhu cầu sở hữu vàng từ các nhà đầu tư và người tiêu dùng ở châu Á cũng đang tiếp tục tăng cũng như những lo ngại về bất ổn địa chính trị là những yếu tố hỗ trợ giá vàng trong dài hạn.Sáng nay, Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên mức 105,14 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4,621%; chứng khoán Mỹ giảm điểm vì nỗi lo lãi suất; giá dầu giảm xuống 83,36 USD/thùng đối với dầu Brent và 79,19 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-305-vang-mieng-sjc-lao-doc-giam-gan-4-trieu-dongluong-chieu-mua-vao-post811808.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 30/5", "vàng miếng SJC giảm gần 3 triệu đồng", "vàng SJC giảm mạnh" ] }
Năm thứ 7 liên tiếp, Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI
Theo Báo cáoChỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)2023, Quảng Ninh tiếp tục là địa phương đứng đầu bảng xếp hạng với 71,25 điểm trên thang điểm 100. Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Quảng Ninh dẫn đầu PCI.
Thông tin trên được đưa ra tại lễ công bố báo cáo PCI và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 9/5 tại Hà Nội.Theo đó, từ năm 2017 đến năm 2023, Quảng Ninh được xem là địa phương có nhiều điểm sáng trong thu hút đầu tư vàcải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đây là tỉnh luôn xuất sắc giành vị trí dẫn đầu về chất lượng điều hành kinh tế, với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư và cải cách hành chính.Quảng Ninh luôn ghi dấu ấn rõ rệt trong việc giảm thiểu gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, khi chỉ số thành phần Chi phí thời gian đạt 8,54 điểm, cao nhất cả nước. Cùng với đó, tỉnh cũng tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp với chỉ số thành phần Hỗ trợ doanh nghiệp đạt 7,72 điểm, đứng thứ 2 toàn quốc.Tiếp theo là tỉnh Long An giữ vị trí "á quân" bảng xếp hạng PCI 2023 với điểm số 70,94. Kết quả này thể hiện bước tiến mạnh mẽ của Long An khi cải thiện 8 bậc so với PCI 2022.Thành phố Hải Phòng xếp vị trí thứ 3 với số điểm 70,34; vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng là Bắc Giang với số điểm đạt 69,75 điểm; Đồng Tháp đạt 69,66 điểm và tỉnh cũng 16 năm góp mặt trong top 5 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế của PCI.Góp mặt ở các vị trí còn lại trong top 10 PCI 2023 lần lượt là Bà Rịa-Vũng Tàu (69,57 điểm), Bến Tre (69,20 điểm), Thừa Thiên Huế (69,19 điểm), Hậu Giang (69,17 điểm), Phú Thọ (69,10 điểm). Trong đó, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì chuỗi 3 năm liên tiếp trong top 10 PCI từ năm 2021.Tin liên quanQuảng Ninh năm thứ 6 liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng PCINgoài ra, Hậu Giang cũng có bước chuyển mình đáng ghi nhận từ top 20 của PCI 2022 sang top 10 PCI 2023, đánh dấu chuỗi cải thiện thứ hạng liên tục từ năm 2017 tới nay.PCI 2023 không ghi nhận Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong top 10 PCI. Theo đó, Hà Nội đứng thứ 28 (tụt 8 bậc so PCI 2022), Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 27 (giữ nguyên) trong danh sách 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất trong PCI 2023. Trong PCI 2022, Hà Nội đứng thứ 20 và Thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí 27 trên tổng số 63 địa phương.Bảng xếp hạng top 30 địa phương dẫn đầu PCI 2023.Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, báo cáo PCI và PGI năm 2023 ghi dấu hành trình 19 năm VCCI xây dựng và công bố Chỉ số PCI và năm thứ 2 công bố Chỉ số PGI.Đây là kết quả cụ thể và thiết thực của VCCI trong việc thực hiện các chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng và gần đây là cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường bền vững, công bằng xã hội và phát triển nền kinh tế xanh và trung hòa carbon.Đặc biệt, đây chính là một hoạt động quan trọng của VCCI để triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, mà trực tiếp nhất là nhiệm vụ: “tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến".Kết quả khảo sát phản ánh trong Báo cáo PCI và PGI 2023 cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao sự tích cực của chính quyền các tỉnh, thành phố trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh so với trước đây.Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cũng thẳng thắn chỉ ra, báo cáo PCI và PGI 2023 cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam còn một số điểm hạn chế cần được quan tâm tháo gỡ.Từ phản ánh của doanh nghiệp, có thể thấy trở ngại trong tiếp cận đất đai có dấu hiệu gia tăng, môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính năng động, tiên phong của cán bộ chính quyền địa phương có dấu hiệu chững lại.Các doanh nghiệp cũng đang gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động. Những khó khăn chủ yếu bao gồm tiếp cận tín dụng, tìm kiếm khách hàng, biến động thị trường, biến động chính sách, pháp luật, tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu.PCI 2023 cho thấy, trở ngại trong tiếp cận đất đai có dấu hiệu gia tăng, môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính năng động, tiên phong của cán bộ chính quyền địa phương có dấu hiệu chững lại.Phạm Tấn CôngChủ tịch VCCIThông tin tại buổi lễ, Phó Tổng thư ký VCCI, Giám đốc dự án PCI Đậu Anh Tuấn cho biết, kết quả chỉ số PCI gốc cho thấy đây là năm thứ 7 liên tiếp điểm số ở tỉnh trung vị có sự cải thiện. Điểm PCI gốc năm 2023 đạt 66,57 điểm, cao hơn 1,12 điểm so với điểm PCI gốc năm 2022 (65,45 điểm) và liên tục tăng từ năm 2017 cho đến năm 2023. Trong khi đó, điểm số chỉ số PCI tổng hợp tại tỉnh trung vị của cả nước đạt 66,66 điểm năm 2023, tăng gần 1,44 điểm so với năm 2022. Đây là năm thứ 7 liên tiếp điểm trung vị trong PCI vượt 60 điểm trên thang điểm 100.Tình trạng chi trả chi phí không chính thức của các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục xu hướng giảm đáng kể trong giai đoạn năm 2015-2023, từ 66% (năm 2015) xuống còn hơn 33,3% (năm 2023); quy mô chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được cũng giảm từ 88,9% năm 2022 xuống còn 86% vào năm 2023. Điều này cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục có bước tiến.Bên cạnh đó, thủ tục hành chính, gia nhập thị trường cũng đã thuận lợi hơn khi các doanh nghiệp nhận định có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, có 45,6% doanh nghiệp (năm 2022 là 29,1%) cho biết thủ tục đăng ký kinh doanh năm 2023 rõ ràng, đầy đủ và có bước tiến so năm 2022. Có 87,9% doanh nghiệp cho biết cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả và 87,2% đánh giá thân thiện.Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, gánh nặng tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp vẫn cần phải thúc đẩy cắt giảm, khi năm 2023 vẫn còn 20,4% doanh nghiệp cho biết phải dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện quy định pháp luật, tương đương năm 2022. Ngoài ra, chỉ số thành phần Tiếp cận đất đai năm 2023 chỉ đạt 6,75 điểm, giảm đáng kể so với năm 2022 (6,94 điểm) và năm 2021 (7,01 điểm).Trong báo cáo PGI năm 2023, Quảng Ninh có tổng điểm của cả 4 chỉ số thành phần cao nhất, dẫn đầu bảng xếp hạng với 26 điểm. Các vị trí tiếp theo gồm Đà Nẵng, Đồng Nai, Hưng Yên, Thành phố Hồ Chí Minh.Bảng xếp hạng PGI 2023.Đây là bộ chỉ số được khởi xướng từ năm 2022 nhằm đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.Kết quả này thể hiện sự đánh giá công tâm khách quan của nhà đầu tư, doanh nghiệp, ghi nhận đúng mức những nỗ lực không ngừng nghỉ của hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng và sự hài lòng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.Báo cáo PCI 2023 là ấn phẩm thường niên năm thứ 19 liên tiếp do VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố, nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.PCI 2023 là "tập hợp tiếng nói" của hơn 10 nghìn doanh nghiệp trong nước về mức độ cải cách trên từng lĩnh vực điều hành, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam thông qua 10 chỉ số thành phần gồm: gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý.
https://nhandan.vn/nam-thu-7-lien-tiep-quang-ninh-dan-dau-bang-xep-hang-pci-post808460.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [ "PCI 2023", "Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh", "Cải cách thủ tục hành chính", "Môi trường đầu tư kinh doanh", "PGI 2023", "chỉ số PCI", "Quảng Ninh" ] }
Giải quyết vướng mắc trong đấu thầu dự án giao thông
NDO -Việc các nhà thầu ngành giao thông vận tải  (GTVT) bị "loại khỏi sân chơi", không có cơ hội tham gia các dự án ODA lớn do bất cập trong đấu thầu đã khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn lớn. Theo nhận định của nhiều chuyên gia ngành giao thông, đây là tác nhân không nhỏ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và chất lượng các dự án, công trình giao thông.
Nhà thầu nội "chầu rìa"Theo Vụ Kế hoạch Ðầu tư (Bộ GTVT), ngành GTVT hiện đang triển khai gần 40 dự án ODA, tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD. Các nhà tài trợ đến từ JICA (Nhật Bản), WB (Ngân hàng Thế giới), ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á), EDCF (Hàn Quốc),... Trừ nguồn vốn của JICA cho phép tất cả các nhà thầu trong nước có quyền tham gia đấu thầu (ngoài vốn vay đặc biệt STEP có điều khoản ràng buộc), còn lại, hầu hết các nhà tài trợ đều có những quy định ngặt nghèo về nhà thầu xây lắp, đặc biệt là WB và ADB - hai nhà tài trợ lớn ở lĩnh vực giao thông. Các nhà tài trợ không cho phép các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT tham gia đấu thầu các dự án do bộ hoặc một đơn vị trực thuộc thực hiện. Ðiều này đã biến các tổng công ty xây lắp giao thông và các công ty có vốn nhà nước chi phối thuộc Bộ GTVT đứng "chầu rìa" hàng loạt dự án giao thông lớn. Các nhà thầu trong nước đành chấp nhận làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài, điển hình như tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, gồm tám gói thầu xây lắp, các nhà thầu Hàn Quốc chiếm sáu gói, ngoài ra, các dự án ODA lớn khác như cầu Nhật Tân, đường vành đai III giai đoạn 2,... chủ yếu do các nhà thầu quốc tế làm nhà thầu chính.Hiện nay, các dự án vốn trong nước gặp nhiều khó khăn, tình trạng công nhân mất việc ngày càng nhiều, các doanh nghiệp không được tham gia các dự án ODA là một bất cập lớn. Tổng Giám đốc Cienco 4 Lê Ngọc Hoa khẳng định, các Cienco là những nhà thầu chuyên nghiệp, qua quá trình xây lắp ngành giao thông hàng chục năm đã xây dựng cho mình thương hiệu lớn, có uy tín. Tuy nhiên, các Cienco vẫn không có nổi "một khe cửa hẹp" để lách vào tham gia các dự án ODA ngay từ khi ký hiệp định vốn với các nhà tài trợ, đành phải đi làm thuê, lấy tiền nhân công và thiết bị, lợi nhuận chính thuộc các nhà thầu quốc tế. Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam Nguyễn Ngọc Long cho biết, từ trước đến nay, nhiều nhà tài trợ có quy định riêng về các tiêu chí lựa chọn nhà thầu thi công dự án ODA giao thông. Ðiều này đã loại toàn bộ các nhà thầu trong nước không được tham gia, nhường lại "sân chơi" cho các nhà thầu quốc tế. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm là nhiều nhà thầu nước ngoài khi thi công các dự án giao thông ở nước ta cũng tỏ ra yếu kém về năng lực, không tương xứng với những hồ sơ khi bỏ thầu các dự án giao thông, vẫn chỉ ăn đong, trông chờ tạm ứng, thanh toán của chủ đầu tư để thi công.Những bất cập nêu trên vô hình trung đã khiến thị trường xây lắp giao thông trong nước trở nên méo mó. Các doanh nghiệp ngành GTVT đang trông chờ những cơ quan chức năng sớm có giải pháp cải thiện tình trạng này. Bộ GTVT cũng đang nỗ lực đàm phán với các nhà tài trợ, đặc biệt là WB và ADB nhằm nới lỏng những quy định về lựa chọn các nhà thầu xây lắp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước.Cần xem xét, sửa đổi Luật Ðấu thầuHiện nay, việc đánh giá và thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu chủ yếu dựa trên những tiêu chí trong hồ sơ mời thầu. Dù các tiêu chí này đã được xây dựng trên cơ sở các quy định yêu cầu tối thiểu về năng lực nhà thầu, nhưng việc áp dụng vào thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo một số chuyên gia ngành giao thông, đối với các gói thầu vốn ODA, có trường hợp giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu vượt giá dự toán được duyệt, sau khi đánh giá và thẩm định, bên mời thầu đã báo cáo nhà tài trợ và được chấp thuận, nhưng theo quy định của Luật Ðấu thầu, việc này lại không phù hợp và sau đó, khi thanh tra, kiểm toán, sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó giải trình. Một vướng mắc khác trong công tác đấu thầu, thời gian qua, nhiều trường hợp nhà thầu được phê duyệt trúng thầu, nhưng quá trình triển khai đã thể hiện năng lực yếu về tài chính, kinh nghiệm và nhân sự, tiến độ thi công chậm và chất lượng kém. Lẽ ra, nhà thầu này phải bị thay thế, loại bỏ từ dự án đó về sau của chủ đầu tư công trình. Nhưng thực tế, sau một thời gian ngắn, các nhà thầu này lại vẫn được tiếp tục tham gia đấu thầu dự án của chủ đầu tư đó và vẫn tiếp tục... trúng thầu. Trong đấu thầu, việc tính điểm thưởng, phạt các nhà thầu xảy ra hiện tượng không công bằng, nhiều nhà thầu vi phạm ở các dự án khác hoặc không trung thực lại không bị trừ điểm. Việc xác định năng lực thực tế của các nhà thầu tham gia đấu thầu là thật sự cần thiết, nhưng các quy định, văn bản pháp luật liên quan những vấn đề này thiếu chi tiết, cụ thể. Mặt khác, sự phối hợp của các cơ quan chức năng, đặc biệt là chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong đánh giá nhà thầu thiếu chặt chẽ, dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm.Ðể giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu là việc không dễ dàng, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, cơ quan chức năng, trong đó kiến nghị Quốc hội và Chính phủ sớm xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ðấu thầu và Nghị định 85/2009/NÐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ðấu thầu. Luật Ðấu thầu cần có sự điều chỉnh, bổ sung để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tăng khả năng trúng thầu quốc tế. Nhiều quy định trong Luật Ðấu thầu có một số tiêu chí dự thầu chỉ có nhà thầu quốc tế mới đáp ứng được. Nhiều quốc gia, các nhà thầu khi tham gia dự thầu ở nước ngoài, Chính phủ còn hỗ trợ, bảo lãnh một phần giá trị gói thầu đó. Trong nền kinh tế hội nhập, đấu thầu quốc tế diễn ra nhiều với những yêu cầu ngày càng cao, trong khi các doanh nghiệp xây lắp trong nước còn non kém và ít nhiều bỡ ngỡ khi "đem chuông đi đấm xứ người". Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.Ðã đến lúc các cơ quan chức năng cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề và tiến hành rà soát toàn bộ quãng thời gian thực hiện các dự án ODA, đánh giá lại những tiêu chí lựa chọn nhà thầu ngay từ hiệp định vay để điều chỉnh. Cần phải có tiêu chí khuyến khích các nhà thầu trong nước có năng lực. Nếu đủ năng lực và kinh nghiệm, phải tạo điều kiện để các nhà thầu này tham gia, nếu không được làm nhà thầu chính cũng phải là nhà thầu trong liên danh chứ không thể chỉ làm thầu phụ mãi. Bởi, sau nhiều năm tiếp nhận vốn ODA và triển khai các dự án lớn, nhiều nhà thầu trong nước đã lớn mạnh cả về năng lực lẫn kinh nghiệm thi công. Mặt khác, khi lựa chọn nhà thầu quốc tế, phải có điều kiện ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng về năng lực, kinh nghiệm thi công. Năng lực nhà thầu trong hồ sơ thầu cần phải thực tế, không phải "gắn mác" ngoại nhưng vẫn thi công ì ạch.
https://nhandan.vn/giai-quyet-vuong-mac-trong-dau-thau-du-an-giao-thong-post568405.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:40", "tags": [] }