title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
Giá vàng ngày 31/5: Vàng miếng SJC tiếp tục giảm mạnh, chênh lệch mua-bán lên tới 3,5 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(31/5) ổn định ở mức 2.346 USD/ounce khi các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng để có thêm thông tin về đường hướng lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED). Trong nước, giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm xuống mức 88 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giảm xuống 76,2 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 10 giờ ngày 31/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 84,55 triệu đồng/lượng mua vào và 87,55 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 200.000 đồng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng bán ra so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra được nới rộng lên 3 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 84,5-88,8 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 1,8 triệu đồng và 800.000 đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra lên tới 3,5 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 31/5.Hiện giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới khoảng 15-16 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 74,6 triệu đồng/lượng, bán ra 76,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,3 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Tính đến 10 giờ ngày 31/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng nhẹ 8,1 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.346 USD/ounce.Chủ đề: Các giải pháp quản lý thị trường vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giớiGiá vàngthế giới sáng nay giữ ổn định khi các nhà giao dịch tập trung vào báo cáo Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của FED, dự kiến sẽ công bố vào tối nay có thể đem đến cái nhìn cụ thể hơn về thời gian và mức độ cắt giảm lãi suất trong năm nay của FED.Theo chuyên trang phân tích thị trường tài chính chứng khoán MarketWatch, lạm phát sẽ tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước. Nếu dự báo này là chính xác, điều đó có nghĩa là lạm phát tháng 4 không thay đổi so tháng 3, tức là, mức lạm phát này vẫn cao hơn nhiều so mục tiêu 2% của FED.Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco cho rằng, đồng USD yếu hơn, lợi suất thấp hơn và đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán gần đây đã mang lại động lực tăng giá cho vàng.Về triển vọng giá kim loại quý, các chuyên gia cho rằng, cùng với việc các ngân hàng Trung ương vẫn liên tục bổ sung vàng vào kho dự trữ, nhu cầu từ các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới sẽ mang lại sự hỗ trợ vững chắc cho vàng.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 104,82 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,539%; chứng khoán Mỹ tiếp tục quá trình điều chỉnh; giá dầu tiếp đà giảm xuống 81,69 USD/thùng đối với dầu Brent và 77,62 USD/thùng đối với dầu WTI.Chủ đề: Giá vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-315-vang-mieng-sjc-tiep-tuc-giam-manh-chenh-lech-mua-ban-len-toi-35-trieu-dongluong-post811986.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 31/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn 9999", "vàng miếng SJC giảm mạnh" ] }
Đà Nẵng hỗ trợ tiểu thương chợ truyền thống livestream bán hàng
NDO -Ngày 7/6, tại chợ Cồn, Sở Công Thương thành phốĐà Nẵngtổ chức Lễ phát động chợ livestream bán hàng.
Theo đó, các đơn vị giải pháp thương mại điện tử đã chia sẻ, hướng dẫn tiểu thương quy trình livestream trên nền tảng tiktok; cách tạo tài khoản, cập nhật hàng hóa cũng như tương tác với người mua hàng trên mạng.Tại buổi lễ, cũng đã diễn ra livestream bán hàng trực tuyến quảng bá hơn 120 sản phẩm của các doanh nghiệp, tiểu thương từ các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.Ban tổ chức cũng thực hiện quầy hàng tư vấn, hướng dẫn cáctiểu thương livestream bán hàngtrực tuyến và các giải pháp, kết nối bán hàng trực tuyến tại chợ Cồn từ nay đến ngày 7/7.Hiện nay, việc mua hàng trực tuyến đang trở thành một xu hướng không thể phủ nhận. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với các tiểu thương tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.Thực trạng cho thấy, chợ truyền thống đang ngày một mất đi lợi thế cạnh tranh và thị phần khi nguồn hàng tại chợ không có nhiều tính đổi mới, sáng tạo; hoạt động đóng gói, logistics tự phát không theo quy chuẩn, chưa có đơn vị chuyên nghiệp phục vụ và chưa tối ưu được chi phí logistics; chợ đang bị cạnh tranh bởi các siêu thị và môi trường kinh doanh trực tuyến...Đại biểu thực hiện nghi thức phát động.Tuy nhiên, thách thức cũng đồng thời mở ra cơ hội lớn, cơ hội để các tiểu thương có thể tận dụng công nghệ số phát triển kinh doanh, tiếp cận khách hàng mới và tạo ra những trải nghiệm mua sắm đặc biệt.Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Nguyễn Văn Trừ cho biết: Chương trình phát động hôm nay là một bước quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của ngành công thương nói riêng và của thành phố Đà Nẵng nói chung. Hy vọng qua chương trình này, tiểu thương sẽ được học hỏi về cách thức sử dụng các công nghệ livestream để kết nối với khách hàng, cách tạo ra các nội dung hấp dẫn và cách thức quản lý các giao dịch mua bán trực tuyến.Chương trình nhằm thông tin quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua hình thức bán hàng trực tuyến (livestream), góp phần thu hút khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm, đồng thời, hỗ trợ các tiểu thương chợ truyền thống áp dụng các giải pháp thương mại điện tử để tăng sức mua tại chợ.Trước đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tiểu thương tiếp cận, khai thác và sử dụng hiệu quả các giải pháp thương mại điện tử trong kinh doanh, Đà Nẵng đã khảo sát nhu cầu, xây dựng dữ liệu và lập hồ sơ trực tuyến cho các tiểu thương, hộ kinh doanh tham gia, đồng thời, tổ chức tập huấn, đào tạo và thực hành sau livestream với tiểu thương các chợ truyền thống.
https://nhandan.vn/da-nang-ho-tro-tieu-thuong-cho-truyen-thong-livestream-ban-hang-post813188.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Đà Nẵng", "Tiểu thương", "chợ truyền thống", "livestream", "bán hàng", "trực tuyến" ] }
Góp ý sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật về hóa chất nguy hiểm
NDO -Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi 1:2024 QCVN 05A:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyểnhóa chất nguy hiểm.
Theo đó, với yêu cầu về nhà xưởng kho chứa nêu trong dự thảo, theo VCCI, Điểm 5.9 Mục 2 Phần II Dự thảo quy định về phạm vi lắp đặt thiết bị rửa mắt và tắm khẩn cấp với nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn. Theo phản ánh củadoanh nghiệp, quy định này mới chỉ có nội dung về phạm vi bán kính tối đa mà chưa có yêu cầu về phạm vi tối thiểu.Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung phạm vi tối thiểu từ khu vực có thao tác tiếp xúc hóa chất nguy hiểm đến vị trí lắp đặt mà các nhà xưởng, kho chứa cần đáp ứng.Về yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh sử dụng và bảo quản hóa chất ăn mòn, VCCI cho hay, Điểm 9.1.1 Mục 4, Điểm 10.1.7 Mục 5 Phần II Dự thảo quy định về hệ thống thu gom của nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn, khu vực chứa hóa chất độc.Theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định này chưa hợp lý vì tất cả kho chứa bất kể dung tích đều sẽ phải lắp đặt hệ thống thu gom hóa chất. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung giới hạn dung tích tối thiểu, chẳng hạn có thể cân nhắc mức tổng dung tích từ 1000 lít trở lên.Điểm 10.1.3 Mục 5 Phần II Dự thảo quy định khu vực chất lỏng dạng khí, dạng lỏng phải có thiết bị cảnh báo rò rỉ, tràn đổ; các chất độc dạng rắn phải lắp camera giám sát. Theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định trên là chưa hợp lý do một số loại hóa chất chỉ có thành phần gây kích ứng và nguy hại môi trường như dầu, mỡ có độc lực thấp.Khi đó, việc xác định và lắp đặt thiết bị cảnh báo rò rỉ, tràn đổ và camera sẽ phức tạp, gây tốn kém nguồn lực, chi phí cho doanh nghiệp. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi theo hướng chỉ quy định nơi có hóa chất độc phải có báo hiệu về tình trạng thiếu an toàn.
https://nhandan.vn/gop-y-sua-doi-quy-chuan-ky-thuat-ve-hoa-chat-nguy-hiem-post814377.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "VCCI", "sản xuất kinh doanh", "hóa chất nguy hiểm", "doanh nghiệp", "quy chuẩn kỹ thuật" ] }
Tăng sức đề kháng cho startup
Để đổi mới sáng tạo trở thành đột phá chiến lược và là một trong những động lực chính cho kinh tế-xã hội của đất nước, ngay từ bây giờ cần có sự đột phá trong hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng cơ chế tài chính đặc thù cho hoạt động khoa học và công nghệ, chấp nhận rủi ro, thất bại trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ.
Mặc dù đã đạt được những kết quả ấn tượng, nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới. Năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam cần tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tới.Nhận diện những khó khăn chínhSau giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ phong trào quốc gia khởi nghiệp trong các năm 2016-2017, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đang ở trong giai đoạn trầm lắng hơn và từ năm 2021 đến nay không xuất hiện thêm kỳ lân mới. Cảm nhận của những doanh nhân trẻ đang không ngừng nuôi ý chíkhởi nghiệp sáng tạolà “mùa đông gọi vốn” dường như vẫn tiếp tục kéo dài kể từ sau đại dịch Covid-19 do sự cẩn trọng của các quỹ đầu tư, những rào cản trong môi trường khởi nghiệp.Như chia sẻ của Nguyễn Văn Hùng (CEO và Founder của startup Digman), phần lớn các startup như Digman đều bắt đầu bằng vốn tự thân, hoặc số ít may mắn hơn mới vay được vốn ngân hàng. Đây là điểm bất lợi cho năng lực cạnh tranh của startup Việt vì khởi nghiệp sáng tạo tại nhiều quốc gia khác luôn nhận được sự ưu tiên về tài chính. Đơn cử, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm với nhiều tỷ USD để giúp người dân khởi nghiệp và phát triển các startup. Mỹ và châu Âu cũng có rất nhiều các quỹ đầu tư tư nhân sẵn sàng rót vốn cho các dự án khởi nghiệp mạo hiểm.Theo Báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, có tới 69% doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết họ gặp khó khăn về tiếp cận tài chính trong quá trình phát triển; hỗ trợ tài chính cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam chủ yếu hướng đến một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (cung cấp các ưu đãi thuế cho nghiên cứu và phát triển) trong khi hỗ trợ khu vực tư nhân trong nước lại ít hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.Đơn cử, năm 2017, hỗ trợ tài chính trực tiếp của Philippines dành cho đổi mới sáng tạo là 237 triệu USD (chiếm 0,07% GDP), hỗ trợ của Việt Nam chỉ đạt 69 triệu USD (chiếm 0,02% GDP). Cũng theo Báo cáo này, 37% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người lao động có đủ kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Trong thực tế, các trường đại học và cơ sở đào tạo chưa thực chất chuẩn bị để người lao động tương lai tham gia các vị trí việc làm ở những lĩnh vực công nghệ cao, dù đã có những tiến triển về khả năng tiếp cận giáo dục.Liên quan đến thủ tục hành chính, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết so với các nước trong khu vực Thái Bình Dương, chi phí thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam tương đối thấp, có tác dụng góp phần vào tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường cao. Tuy nhiên, số lượng thủ tục lại nhiều hơn với thời gian thực hiện dài hơn cũng như quy trình xin giấy phép con rất phức tạp, chưa rõ ràng về khung pháp lý. Điều này không chỉ tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp mà còn là rào cản đầu tư vào một số lĩnh vực.Nhận định về những hạn chế trong hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) Vũ Đức Huy cũng cho rằng, hiện đang thiếu một cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững. Thực tế này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong việc bảo đảm nguồn vốn, thu hút và giữ chân nhân tài. Hơn nữa, Việt Nam cũng cần có thêm những câu chuyện thành công về thoái vốn để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi rót vốn cho các startup Việt.Cần nhiều giải pháp nuôi dưỡng startupTrong nỗ lực thúc đẩy hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam, NIC đang tập trung phối hợp với các đối tác quốc tế triển khai các chương trình ươm tạo, gửi startup sang “vườn ươm khởi nghiệp” (Startup incubator) ở Silicon Valley (Mỹ), Pháp, Bỉ; tổ chức các chương trình tuyển chọn ý tưởng sáng tạo công nghệ thông qua các cuộc thi, đào tạo thành các doanh nhân công nghệ và sau đó triển khai chương trình tăng tốc để hoàn thiện sản phẩm và thương mại hóa sản phẩm.Bên cạnh đó, NIC cũng tổ chức các chương trình tập huấn cho cộng đồng cố vấn - đối tượng quan trọng còn đang thiếu và yếu ở Việt Nam. Ở tầm vĩ mô, NIC cũng đang tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo; là cầu nối giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy dòng vốn chảy vào hệ sinh tháiđổi mới sáng tạo Việt Nam.Để nuôi dưỡng khởi nghiệp sáng tạo, ông Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Chính phủ cần tập trung đổi mới chương trình hỗ trợ hệ sinh thái theo hướng xây dựng các doanh nghiệp sẵn sàng nhận đầu tư. Hoạt động này bao gồm cải thiện các cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà quản lý quỹ tư nhân để thành lập các quỹ đầu tư trong nước và nâng cao năng lực của các bên liên quan đến hệ sinh thái như vườn ươm cũng như hỗ trợ phát triển ý tưởng.Nội dung quan trọng khác là đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Trong đó có nội dung đẩy nhanh cải cách nhằm giải quyết các rào cản pháp lý đối với các quỹ đầu tư trong nước, đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam cũng như cho nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài, nhất là đầu tư vào các startup.Khuyến nghị khác cũng được ông Dorsati Madani nêu ra là cần tăng cường sự đóng góp của giới học thuật và nghiên cứu công lập; tạo điều kiện cho các trường đại học và tổ chức nghiên cứu công đóng góp cho công ty khởi nghiệp thông qua các vườn ươm, hỗ trợ phát triển ý tưởng, trung tâm đào tạo khởi nghiệp sáng tạo (như các mô hình hợp tác công tư),...Ngoài nội dung cải thiện các điều kiện tăng trưởng và khởi nghiệp sáng tạo, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng vẫn cần có thêm các giải pháp nâng cấp doanh nghiệp hiện có trong toàn bộ nền kinh tế. Điều này bao gồm định hướng hệ thống hỗ trợ, nâng cấp doanh nghiệp thông qua áp dụng công nghệ và giải pháp kỹ thuật số, đầu tư vào nghiên cứu phát triển, phát triển kỹ năng, cải thiện thực tiễn quản lý và tiếp cận tài chính.Phía các doanh nghiệp cũng cần đầu tư đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng, thích ứng với tình hình mới, tạo ra giá trị, hiệu suất và lợi thế cạnh tranh. Hành trình của một startup không bao giờ dễ dàng vì dựa trên những ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo, độc đáo, giống như đi theo một con đường chưa ai từng đi. Tỷ lệ thất bại của các startup có thể lên đến 90%, do đó, những thành bại trong giai đoạn đầu khởi nghiệp đều trở thành bài học kinh nghiệm quý cho bản thân những người khởi nghiệp và các dự án về sau.------------------------------------(*) Xem BáoNhân Dânsố ra ngày 27/4/2024.Tin liên quanBứt phá từ khởi nghiệp sáng tạo
https://nhandan.vn/bai-2-tang-suc-de-khang-cho-startup-post806959.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Startup", "Ngân hàng Thế giới", "NIC", "Quỹ đầu tư trong nước", "Khởi nghiệp" ] }
Liên kết 28 tỉnh, thành phố phía bắc trong lĩnh vực công thương
NDO -Ngày 17/5, Bộ Công thương phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức hội nghịngành Công thương28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc lần thứ 10 năm 2024.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 28 địa phương khu vực phía bắc có 25 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2023; 11 địa phương tăng trưởng từ 10% trở lên.Một số trung tâm công nghiệp khu vực phía bắc đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội…Thương mại trong và ngoài nước của các địa phương cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc ước đạt 1.404 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023.Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ 2023.24 địa phương trong vùng cókim ngạch xuất khẩutăng trưởng dương. Các địa phương đạt tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn khu vực đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang…Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc hội nghị.Cùng đó, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Công thương của các địa phương khu vực phía bắc cũng đã được triển khai thông suốt, đạt hiệu quả, đóng góp vào sức tăng trưởng khả quan của ngành trong 6 tháng đầu năm.Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, thời gian qua, Bộ Công thương đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển ngành và đạt nhiều hiệu quả thiết thực. Sáu tháng đầu năm 2024, mặc dù bối cảnh cho phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại khu vực phía bắc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của khu vực cũng như của cả nước.Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị.Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đánh giá, 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.Tuy nhiên, khoảng cách phát triển giữa các địa phương còn lớn, sự phối hợp chưa thường xuyên, nhuần nhuyễn để tận dụng thế mạnh của vùng. Để khắc phục những hạn chế này, cần tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực, cùng nhau phát triển.Tại hội nghị, đại diện ngành Công thương các tỉnh, thành phố, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp đã cùng nhau thảo luận, trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý Nhà nước; kiến nghị đề xuất những chế độ, chính sách liên quan và giải pháp hoàn thành nhiệm vụ của ngành trong các lĩnh vực...Các đại biểu cũng bàn thảo phương thức, cơ chế, các giải pháp và định hình các mối liên kết, hợp tác phát triển ngành Công thương giữa các địa phương trong thời gian tới.Giám đốc Sở Công thương tỉnh Nghệ An Phạm Văn Hoá đề nghị, Bộ Công thương có chính sách hỗ trợ, bố trí nguồn vốn nâng cấp xây dựng hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới. Đồng thời, tăng hỗ trợ đối với các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất kinh doanh tại khu vực miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.Tỉnh Nghệ An cũng đề xuất tăng cường tính liên kết vùng bằng việc chọn lựa các trung tâm lớn như Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh là các điểm trọng tâm của khu vực.Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hiền thì đề xuất sáu giải pháp để tăng cường các hoạt động bảo đảm an toàn lưới điện trong tình trạng nắng nóng kéo dài trong năm 2024. Trong đó, Quảng Ninh đề xuất sớm ban hành cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các địa phương.Đại diện WinCommerce đề xuất các hình thức kết nối cung cầu tiêu thụ hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố.Về phía các doanh nghiệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp WinCommerce (chuỗi bán lẻ WinMart, WinMart+, WiN) Nguyễn Tiến Dũng đề nghị, với hệ thống 2.200 điểm bán tại miền bắc (khoảng 61%) và 1.004 điểm bán trên địa bàn Hà Nội, đơn vị đang đóng vai trò là một cầu nối đưa các sản phẩm, hàng hóa chất lượng của các địa phương tới khách hàng.Doanh nghiệp mong muốn được tiếp tục kết nối với các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác tiêu thụ nông sản, đặc sản, hàng hóa, xây dựng xây dựng chuỗi phân phối khép kín, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như củng cố thương hiệu hàng hóa nội địa đối với thị trường trong nước.Tin liên quanDệt may Việt Nam phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD vào năm 2030Trong khuôn khổ Hội nghị cũng diễn ra hoạt động Công bố và trao cờ đăng cai tổ chức Hội nghị ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc lần thứ 11, năm 2025.
https://nhandan.vn/lien-ket-28-tinh-thanh-pho-phia-bac-trong-linh-vuc-cong-thuong-post809857.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Bộ Công thương", "Sở Công thương", "liên kết vùng", "hội nghị 28 tỉnh phía Bắc", "chuỗi cung ứng" ] }
Nhiều cổ phiếu lớn hồi phục giúp VN-Index đảo chiều tăng nhẹ
NDO -Phiên giao dịch ngày 19/6, mở cửa trong sắc xanh nhạt nhưng sau đó áp lực bán gia tăng mạnh đã khiến thị trường đảo chiều chìm trong sắc đỏ. Về cuối phiên, các cổ phiếu trụ cột như: FPT, MWG, PLX đảo chiều bứt phá, cùng các mã lớn khác như: ACB, BCM, CTG, MBB, SSB, SSI lấy lại sắc xanh đã giúpVN-Indextăng nhẹ 0,29 điểm, lên mức 1.279,79 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng mạnh so phiên trước, đạt hơn 20.735,23 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.511 tỷ đồng. Ở chiều bán, các mã bị bán mạnh như: FPT (hơn 222 tỷ đồng), VNM (170 tỷ đồng), VPB (130 tỷ đồng)... Ngược lại, ở chiều mua, HAH được mua ròng cao nhất (70 tỷ đồng), tiếp đến MWG (61 tỷ đồng), VTP (54 tỷ đồng)…Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 14 mã tăng, 2 mã đứng giá và 14 mã giảm.Trong đó, FPT tăng 2,73% lên 131.500 đồng/cổ phiếu, MWG tăng 1,77%, PLX tăng 1,22%, STB tăng 1,15%.Các mã: ACB, BCM, BVH, CTG, GAS, MBB, POW, SSB, SSI tăng nhẹ.2 mã: HDB, SHB dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, SAB giảm 2,52% xuống 62.000 đồng/cổ phiếu, VPB tăng 2,15%, VRE giảm 2,13%, VIC giảm 1,43%, VJC giảm 1,24%, GVR giảm 1,03%, TCB giảm 1,02%.Các mã còn lại: BID, HPG, MSN, TPB, VCB, VHM, VIB, VNM giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu chứng khoángiao dịch tích cực nhất khi bứt phá ở cuối phiên với sắc xanh chiếm đa số, trong đó: VDS tăng 2,77%, AGR tăng 1,44%, VCI tăng 0,93%, TVB tăng 0,92%, SSI tăng 0,28%, CTS tăng 0,23%, HCM và TVS cùng tăng 0,18%, FTS dừng ở tham chiếu. Ngược lại, APG giảm 0,37%, BSI giảm 0,17%, ORS giảm 0,35%, VIX giảm 0,82%, VND giảm 1,74%.Nhómcổ phiếu thépgiao dịch lình xình, giằng co. Ngoại trừ SMC tăng 3,64%, TLH giảm 1,94%, VCA dừng ở tham chiếu, còn lại biến động nhẹ, như: HMC tăng 0,4%, HSG tăng 0,2%, DTL giảm 0,95%, NKG giảm 0,38%, HPG giảm 0,17%.Nhómcổ phiếu ngân hàngđóng cửa phân hóa. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, EIB tăng 1,35%, LPB giảm 0,18%, MSB dừng ở tham chiếu, OCB giảm 0,67%.Nhóm cổ phiếu bất động sản bị sắc đỏ gần như phủ kín. Trong đó, LEC giảm 4,6%, CCL giảm 4%, TIP giảm 2,04%, TIX giảm 1,41%, ITA giảm 1,14%, KBC giảm 1,64%, PDR giảm 1,41%, SGR giảm 1,45%... Ngược lại, NVT tiếp tục tăng trần lên 9.740 đồng/cổ phiếu.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay lấy lại sắc xanh về cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 2,94 điểm (+0,14%), lên mức 2.127,14 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 975,92 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.706,47 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 179 mã tăng giá, 84 mã đứng giá và 227 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 243,57 điểm, giảm 0,86 điểm (-0,35%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 57,86 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.144,27 tỷ đồng. Toàn sàn có 86 mã tăng, 65 mã đứng giá và 94 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 2,10 điểm (-0,39%) và xuống mức 539,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 36,88 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 919,31 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 7 mã tăng, 7 mã đi ngang và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 98,36 điểm, tăng 0,05 điểm (+0,06%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 52,05 triệu CP, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 971,84 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 163 mã tăng, 82 mã đi ngang và 136 mã giảm giá.* Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 0,29 điểm (+0,02%) và lên mức 1.279,79 điểm. Thanh khoản đạt hơn 993,12 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.641,49 tỷ đồng. Toàn sàn có 184 mã tăng, 71 mã đứng giá và 246 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 4,33 điểm (+0,33%) và ở mức 1.314,22 điểm. Thanh khoản đạt hơn 335,35 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 10.908,74 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 14 mã tăng, 2 mã đi ngang và 14 mã giảm giá.Năm CP có khối lượng giao dịch nhiều nhất là VPB (hơn 51,39 triệu đơn vị), HAG (hơn 27,67 triệu đơn vị), GEX (hơn 24,25 triệu đơn vị), SHB (hơn 20,54 triệu đơn vị), HPG (hơn 19,17 triệu đơn vị).Năm CP tăng giá nhiều nhất là ICT (6,99%), VTP (6,99%), VDP (6,96%), DC4 (6,93%), HVN (6,92%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là DBD (-20,93%), TNC (-6,95%), SFC (-6,87%), TCL (-6,46%), VPS (-6,22%).* Chứng khoán phái sinh hôm nay có 300.033 hợp đồng được giao dịch, giá trị 39.264,38 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-815107.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu thép", "cổ phiếu bất động sản" ] }
Nắng nóng gay gắt ở cả 3 miền làm tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục.
Vào lúc 13 giờ 30 ngày 27/4, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 4.7670 MW. Sản lượng tiêu thụ toàn quốc ngày 26/4 đã lên tới 993 triệu kW giờ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làmtiêu thụ điệntoàn quốc tăng cao kỷ lục.Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, cả công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ điện ngày (A ngày) trên quy mô toàn quốc đã tăng cao với những con số đạt kỷ lục mới của hệ thống điện quốc gia, cụ thể như sau:Vào lúc 13 giờ 30 ngày 27/4, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 4.7670 MW. Sản lượng tiêu thụ toàn quốc ngày 26/4 đã lên tới 993 triệu kW giờ. Riêng đối với khu vực miền bắc, do đây mới chỉ là đợt nóng gay gắt đầu tiên diễn ra nên tiêu thụ điện miền bắc mặc dù tăng cao so với trước đó nhưng vẫn chưa tới mức đỉnh đã từng được ghi nhận trong quá khứ. Như vậy, tiêu thụ điện ở miền bắc khả năng cao còn tiếp tục tăng lên trong những đợt nóng sắp tới của mùa hè năm nay.Với việc kinh tế từng bước được phục hồi, đồng thời dự báo nền nhiệt độ tăng cao, nắng nóng xuất hiện sớm tại cả 3 miền nên nhu cầu điện tăng trưởng cao hơn so kế hoạch đầu năm. Vì vậy, EVN đã cập nhật tính toán Kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4,5,6,7) của năm 2024 và đã được Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh.Để chủ động trong việc bảo đảm cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền bắc trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024, EVN đã và đang thực hiện các nhóm giải pháp sau:Về các giải pháp về vận hành hệ thống điện: chỉ đạo lập phương thức, điều hành hệ thống điện và thị trường điện tối ưu; xây dựng các kịch bản cung ứng điện, cập nhật, các yếu tố về sản xuất điện, nhu cầu phụ tải, diễn biến thuỷ văn để chủ động lập, điều chỉnh kế hoạch vận hành hệ thống điện. Huy động tối ưu các nguồn điện, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền trung ra bắc và điều tiết giữ nước các hồ thủy điện ở mức nước cao để chuẩn bị cung ứng điện cho cả mùa khô năm 2024. Chỉ đạo các tổng công ty Phát điện và các nhà máy điện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Than Đông Bắc và chủ đầu tư các nguồn điện khác để bảo đảm cung ứng nhiên liệu cho sản xuất điện.Trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm, EVN đã phối hợp với PVGas để cung cấp khí LNG cho Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3 (đã được chuyển giao cho EVN) và đã vận hành từ 11/4/2024.Để đáp ứng yêu cầu cung ứng điện khu vực miền bắc, các tổng công ty điện lực có thể sẽ huy động thêm các nguồn diesel mượn của khách hàng để bổ sung nguồn điện cho Hệ thống điện quốc gia trong các tình huống khẩn cấp. Chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty Điện lực vận hành an toàn, tin cậy hệ thống lưới điện; chuẩn bị đủ vật tư thiết bị dự phòng. Chủ động phát hiện, khắc phục, ngăn ngừa sự cố, nâng cao độ tin cậy và giảm tổn thất điện năng; tăng cường giám sát và tuân thủ kỷ luật vận hành. Các tổng công ty điện lực chủ động theo dõi diễn biến, bám sát phát triển kinh tế xã hội địa phương, chịu trách nhiệm phân tích cơ cấu tỷ trọng thành phần phụ tải, dự báo nhu cầu điện để xây dựng kịch bản cung cấp điện mùa khô, kế hoạch cung cấp điện hàng tháng/quý. Đàm phán để tăng cường nhập khẩu điện từ các quốc gia lân cận, trong đó tiếp tục đàm phán với các đối tác tại Lào để tăng nhập khẩu điện về Việt Nam qua khu vực Nghệ An, Quảng Trị.Với giải pháp về đầu tư xây dựng, EVN quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đầu tư xây dựng các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tiến độ các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm, trong đó: Hoàn thành dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng vào cuối năm 2024, dự án Nhà máy Thủy điện Hoà Bình mở rộng (năm 2025), Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (năm 2026). Khởi công cuối năm 2024 các dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng, Thủy điện tích năng Bác Ái... Tập trung mọi nguồn lực để thi công Đường dây 500 kV mạch 3 (từ Quảng Trạch đến Phố Nối) với mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ và các công trình lưới điện đồng bộ nguồn điện và cấp điện cho các khu vực phụ tải lớn... Nỗ lực khẩn trương hoàn thành các công trình lưới điện để tăng cường nhập khẩu điện từ Lào (như dự án Đường dây 220kV Nậm Sum-Nông Cống và trạm cắt 220kV Đắk Oóc, Đường dây 500kV Monsoon-Thạnh Mỹ).Giải pháp về tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải: Tăng cường tuyên truyền quatiết kiệm điện, trong đó tập trung thực hiện các biện pháp tuyên truyền phù hợp đối với từng nhóm khách hàng sử dụng điện. Phối hợp chặt chẽ với các với ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, các cơ quan, công sở để thực hiện nghiêm và hiệu quả các chương trình, giải pháp tiết kiệm điện tối thiểu đạt mục tiêu theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.Để chung tay góp phần bảo đảm cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng năm 2024, EVN rất mong nhận được sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm tối (từ 19 giờ đến 23 giờ. Trong đó, đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ, chỉ bật điều hòa khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26-27 độ C trở lên và có thể sử dụng kết hợp với quạt; đồng thời chú ý không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm...
https://nhandan.vn/nang-nong-gay-gat-o-ca-3-mien-lam-tieu-thu-dien-toan-quoc-len-cao-ky-luc-post807134.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "Tiêu thụ điện", "Đợt nóng", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "Mùa khô" ] }
Tăng cường đối thoại để nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng
NDO -Chiến lược quốc gia vềTăng trưởng xanhđề ra các nhóm giải pháp ưu tiên, sẵn sàng nguồn lực, đồng lợi ích và có khả năng lan tỏa thay vì các phương án chỉ khả thi về kinh tế. Trong đó có giải pháp truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Ngày 23/4, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) tổ chức hội thảo tham vấn Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng vềchuyển dịch năng lượng.Hội thảo nhằm tham vấn, lấy ý kiến các chuyên gia đầu ngành về kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về chuyển dịch năng lượng, góp phần đẩy mạnh sử dụng năng lượng xanh,năng lượng tái tạotrong cộng đồng thời gian tới.Phát biểu khai mạc, ông Phạm Minh Hùng, Phó Vụ trưởng Kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Quyết định 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.Mục tiêu tăng trưởng xanh là bình đẳng, bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau. Thực hiện tăng trưởng xanh sẽ giảm bệnh tật, đem lại lợi ích cho tất cả các đối tượng, trong đó nhóm yếu thế sẽ được hưởng lợi hơn hết.Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh có 10 định hướng chiến lược với các ngành, lĩnh vực và 8 nhóm giải pháp, nhấn mạnh giải pháp ưu tiên, khả thi, sẵn sàng nguồn lực, đồng lợi ích và có khả năng lan tỏa thay vì các phương án chỉ khả thi về kinh tế. Trong đó, giải pháp về truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức được quan tâm, ưu tiên xếp ngay sau giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách tại Chiến lược.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về truyền thông và nâng cao nhận thức được giao tại Chiến lược và Kế hoạch hành động của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp đối tác ETP/UNOPS triển khai dự án Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong chuyển dịch năng lượng thông qua truyền thông đa phương tiện.Theo bà Nguyễn Ngọc Thủy, Điều phối viên quốc gia của ETP/UNOPS, Chương trình Truyền thông Nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng hướng đến mục tiêu đặt người dân làm trung tâm, bảo đảm mọi chủ thể trong xã hội tham gia tích cực, chủ động vào quá trình chuyển dịch năng lượng.Đây là một nội dung quan trọng của tăng trưởng xanh mà chính phủ Việt Nam đang hướng tới và cũng là yếu tố tiên quyết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêuphát thải ròng bằng 0vào năm 2050.Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp, hay cá nhân đơn lẻ. Mỗi hành động, dù nhỏ ví như tiết kiệm điện, tái chế, sử dụng phương tiện đi lại và sinh hoạt thân thiện với môi trường…, cũng góp phần quan trọng vào nỗ lực chung giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo đảm an ninh năng lượng.Một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, trong kịch bản net zero, thay đổi trong hành vi sẽ giảm lượng khí thải và giảm nhu cầu năng lượng cho tòa nhà, giao thông đường bộ và hàng không.Ước tính, tổng lượng khí CO2 phát thải trong kịch bản NZE từ năm 2021 đến 2050 sẽ giảm khoảng 4% nếu có những hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân.Giai đoạn 2023-2025, tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện ở Việt Nam ngày càng tăng cao, ước tính 8,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. “Trong bối cảnh đó, việc hiểu về các khía cạnh của năng lượng và thay đổi hành vi là điều quan trọng và truyền thông là một phương thức hiệu quả và không thể thiếu”, bà Thủy nói.Cũng theo bà Thủy, truyền thông đã và đang được sử dụng như một công cụ tư tưởng và cầu nối thông tin, là diễn đàn để mọi cộng đồng nêu lên tiếng nói của mình, và là phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội.
https://nhandan.vn/tang-cuong-doi-thoai-de-nang-cao-nhan-thuc-ve-chuyen-dich-nang-luong-post806040.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "chuyển dịch năng lượng", "Tăng trưởng xanh", "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP)" ] }
Cập nhật thông tin, linh hoạt điều hành xuất khẩu gạo
Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với con số kỷ lục 4,78 tỷ USD của năm 2023. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, xuất khẩu và chính sách thương mại gạo của nhiều quốc gia trên thế giới sẽ tiếp tục có những thay đổi trong thời gian tới, đòi hỏi các cơ quan chức năng, ngành hàng và doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên, đầy đủ để bảo đảm hiệu quả hoạt độngxuất khẩu gạo.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo cả nước đạt gần 4,2 triệu tấn, kim ngạch 2,65 tỷ USD, tăng gần 15% về lượng và tăng hơn 38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.Thị trường nhiều biến độngTheo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sau một thời gian giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn ở mức cao nhất thế giới, thì hiện nay lại đang ở mức thấp so với các quốc gia xuất khẩu lớn như Thái Lan và Pakistan. Cụ thể, những ngày đầu tháng 6, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn Thái Lan khoảng 49 USD/tấn, thấp hơn Pakistan 14 USD/tấn.Cácthị trường xuất khẩu gạochính của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Trung Quốc. Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành cho biết: Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines. Tính từ đầu năm đến ngày 23/5, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Philippines đạt 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của Philippines. Năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 3,6 triệu tấn, giảm 5,9% so với mức kỷ lục năm 2022 là 3,82 triệu tấn. Năm 2024, dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt khoảng 4 triệu tấn.Tuy nhiên, thông tin từ VFA cho biết, sản lượng lúa của các quốc gia nhập khẩu chính như Philippines, Indonesia cũng liên tục được điều chỉnh. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Philippines đặt mục tiêu sản xuất khoảng 20,88 triệu tấn lúa trong năm 2024, tăng so với mức ước tính 20,06 triệu tấn của năm 2023. Do đó, sản lượng gạo của Philippines tăng sẽ tác động đến lượng gạo nhập khẩu của quốc gia này.Trong khi đó, tại Indonesia, nông dân cũng bắt đầu gieo hạt trước mùa khô như một phần trong nỗ lực tăng sản lượng và giảm nhập khẩu gạo. Năm 2023, điều kiện thời tiết khô hạn do El Nino gây ra đã ảnh hưởng đến lượng mưa và sản lượng lúa gạo của nước này.Thị trường tiềm năng khác của Việt Nam cũng đang giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu gạo là Trung Quốc. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho biết, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu 490.000 tấn gạo, giảm 64,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, lũy kế xuất khẩu gạo của nước này trong 4 tháng đầu năm 2024 là 340.000 tấn, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2023.Còn đối với thị trường chung toàn cầu, trong “Báo cáo thị trường ngũ cốc” tháng 5, Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC) dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024/25 đạt 523 triệu tấn, cao hơn 3 triệu tấn so với dự báo trước đó với dự đoán sự gia tăng sẽ xuất hiện ở các nước xuất khẩu hàng đầu, đặc biệt là ở khu vực Nam Á. IGC cũng dự báo thương mại gạo toàn cầu niên khóa 2024/25 đạt 52 triệu tấn, cao hơn 2 triệu tấn so với dự báo trước đó do nhập khẩu tăng từ người mua châu Á và châu Phi.Tuy nhiên, phần lớn mức tăng lại đến từ việc tăng xuất khẩu gạo của Ấn Độ và Mỹ. Bên cạnh đó, tồn kho gạo toàn cầu niên khóa 2024/25 cũng được dự báo tăng, đạt 171 triệu tấn do dự trữ gạo của Ấn Độ dự kiến tăng. Điều này cũng có nghĩa là Ấn Độ có thể sẽ quay trở lại thị trường xuất khẩu gạo sớm trong thời gian tới. Trước đó, vào tháng 7/2023, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi basmati) nhằm bảo đảm nguồn cung và ổn định giá lương thực trong nước.Cập nhật chính sách, điều tiết sản xuất, xuất khẩuCó thể thấy, các thông số về sản xuất và xuất khẩu của cả thị trường nhập khẩu và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đều có sự biến động nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại gạo toàn cầu.Trước tình hình đó, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, các đơn vị của Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường thương mại thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn để kịp thời báo cáo Chính phủ và thông tin tới các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng, thương nhân để có phản ứng chính sách và điều tiết hoạt động sản xuất, xuất khẩu phù hợp.Đồng thời có các biện pháp phát triển thị trường, chương trình xúc tiến thương mại riêng đối với gạo và sản phẩm chế biến từ gạo. Ngoài ra, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của doanh nghiệp, người sản xuất tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu; kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu gạo nếu vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành.Liên quan đến việc sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, ông Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng, sẽ tập trung vào các vấn đề như sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo thống kê hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo hướng chặt chẽ và chế tài xử lý cao mang tính răn đe nhằm giải quyết tình trạng thương nhân chậm hoặc không thực hiện chế độ báo cáo; sửa đổi, bổ sung cơ chế, phương thức phối hợp cụ thể giữa bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan trong tổ chức điều hành xuất khẩu gạo, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc hiệu quả trong thực thi chính sách…Về phía các doanh nghiệp, cũng cần chủ động nắm bắt các thông tin từ các cơ quan chức năng và trao đổi trực tiếp với đối tác nhập khẩu gạo để cập nhật thông tin thị trường về nhu cầu số lượng, chất lượng... Thí dụ như tại thị trường Liên minh châu Âu (EU), ưu thế thuộc về gạo có chỉ dẫn địa lý và chất lượng cao, nên các doanh nghiệp cần chú ý chủng loại gạo xuất khẩu, tập trung vào các loại gạo thơm, gạo đặc sản. Cụ thể, giá xuất khẩu gạo thơm bình quân trong tháng 4 của Việt Nam vào EU ở mức 897 USD/tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.Tính chung các loại gạo, tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU đạt 6,6 triệu USD, tăng 19,7% so với tháng 3/2024, nhưng giảm 13,2% so với tháng 4/2023. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 40,8 triệu USD, bằng 56,9% kim ngạch năm 2023 với sản lượng 44,8 nghìn tấn, đạt 43,2% sản lượng năm 2023.Trong khi đó, tại Philippines, Tham tán thương mại Phùng Văn Thành cho biết, thị trường này khá ưa chuộng các loại gạo Đài thơm 8 và 5451 của Việt Nam. Hiện nay gạo của Việt Nam thống lĩnh tại khu vực Metro Manila, khu vực các tỉnh phía nam do ngon cơm và giá cả phù hợp.Ngoài ra, Việt Nam đang có ưu thế hơn các quốc gia xuất khẩu gạo khác vào Philippines như Ấn Độ, Pakistan nhờ các Hiệp định thương mại tự do mà hai bên cùng tham gia như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam duy trì vị trí số 1 trong xuất khẩu gạo vào Philippines.
https://nhandan.vn/cap-nhat-thong-tin-linh-hoat-dieu-hanh-xuat-khau-gao-post814655.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "IGC", "VFA", "Nghị định 107/2018/NĐ-CP", "xuất khẩu gạo", "Hội đồng ngũ cốc quốc tế", "Hiệp hội Lương thực Việt Nam" ] }
Nắm bắt cơ hội tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
Trước khuyến cáo Việt Nam cần hành động nhanh trong thời gian không nên quá 24 tháng cho mục tiêu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Chính phủ đang có những hành động quyết liệt và kịp thời để nắm bắt cơ hội hiếm có này.
Ngày 3/5 vừa qua, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và Tổ hợp Samsung Việt Nam chính thức triển khai đào tạo Chương trình Phát triển nhân tài công nghệ (Samsung Innovation Campus) năm học 2023-2024 tại NIC cơ sở Hòa Lạc. Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và NIC nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030.26 nghìn tỷ đồng đào tạo nguồn nhân lựcTheo Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai các dự án giáo dục và phát triển công nghệ cao cho thế hệ trẻ Việt Nam được ký giữa Samsung Việt Nam và NIC cuối năm 2023, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên ưu tú được tuyển chọn từ các trường đại học trên cả nước. Samsung Việt Nam là một trong những đối tác lớn của NIC trong mục tiêu hợp tác triển khai các dự án giáo dục và phát triển công nghệ cao nhằm bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam trở thành điểm đến của đổi mới sáng tạo trong khu vực và thế giới.Đó cũng là một trong những nội dung trọng tâm của Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ phê duyệt, thể hiện bước đi nhanh và bài bản của Việt Nam so với các nước trong “cuộc đua” chíp toàn cầu đang nóng lên. Tổng mức kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án khoảng 26 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 17 nghìn tỷ đồng và nguồn xã hội hóa khoảng 9.000 tỷ đồng.Trong giai đoạn đầu, Việt Nam tập trung đào tạo nguồn nhân lực để tham gia công đoạn thiết kế, đóng gói, kiểm thử và một số công đoạn khác liên quan đến sản xuất thiết bị, vật liệu, hóa chất. Hình thức đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, nâng cao, chuyển đổi từ các ngành gần, ngành phù hợp sang ngành công nghiệp bán dẫn, song song với đào tạo chính quy trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước-nhà trường-doanh nghiệp và liên kết quốc tế trong xây dựng, nhập khẩu chương trình, thu hút chuyên gia quốc tế về Việt Nam giảng dạy.Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu có sự tăng trưởng ấn tượng 14%/năm trong 20 năm qua, đem lại doanh thu gần 600 tỷ USD tính đến năm 2023 và được kỳ vọng sẽ cán mốc 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Trong quá trình phát triển đó, thế giới sẽ cần tăng thêm hơn 1 triệu nhân sự cho tất cả khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chíp.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, với nguồn cung lao động dồi dào và có chất lượng, nguồn nhân lực trở thành lợi thế lớn nhất và nổi bật nhất của Việt Nam so với các quốc gia, nền kinh tế khác trên thế giới. Vì vậy, việc tập trung đầu tư, đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng lao động để có thể gia nhập vào thị trường trong thời gian sớm nhất là hướng đi chiến lược, yếu tố quyết định để tận dụng cơ hội hợp tác đầu tư, tiếp cận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, dựa trên khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo.Động lực của tương laiNhững chuyển động tích cực trong chính sách và hành động gần đây đã thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu. Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi và những lợi thế về nguồn nhân lực, các tập đoàn lớn trên toàn cầu đã gia tăng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn. Hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn đang hình thành ở Việt Nam với hơn 50 doanh nghiệp hoạt động đầu tư, sản xuất, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Intel, Amkor, Hana Micron trong công đoạn đóng gói, kiểm thử; Ampere, Marvell, Cadence, Renesas, Synopsys trong công đoạn thiết kế và Lam Research, Coherent… trong công đoạn sản xuất thiết bị. Tham gia vào hệ sinh thái còn có các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như FPT, Viettel ở phần thiết kế, công đoạn chiếm tới 53% giá trị chuỗi.Tại Việt Nam, xu thế phát triển mới của các ngành công nghệ cao đã biến đổi rất nhanh trong khoảng nửa năm trở lại đây, nhất là khi Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia cơ sở Láng-Hòa Lạc đi vào hoạt động. Tiếp nối những bước đi của Intel, Amkor... bằng những dự án tỷ USD đã triển khai thực hiện theo kế hoạch đầu tư, Việt Nam đang đón nhận những dự án và cơ hội hợp tác lớn từ các “đại bàng” công nghệ. Sau chuyến thăm của ông Jensen Huang, Chủ tịch Nvidia vào tháng 12/2023, Phó Chủ tịch của tập đoàn, ông Keith Strier trong tháng 4/2024 cũng có chuyến công tác đến Việt Nam xúc tiến cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và AI. Đây là những hoạt động cụ thể của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới nhằm hiện thực hóa kế hoạch biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất và đổi mới AI lớn ở châu Á.Chia sẻ trong một diễn đàn thu hút đầu tư nước ngoài, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, gần đây có rất nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng như các quốc gia, vùng lãnh thổ khác đã đến Việt Nam khảo sát về hệ sinh thái chíp bán dẫn. Đánh giá của các doanh nghiệp đều tích cực khi nhận định Việt Nam là một trong số các thị trường mới nổi và rất tiềm năng.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam sở hữu tiềm năng to lớn để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và cạnh tranh trên thị trường công nghệ thế giới. Hai lĩnh vực có nhiều hứa hẹn là ngành công nghiệp bán dẫn và AI, được xem là những lĩnh vực chiến lược và động lực phát triển mới để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.Với mong muốn tham gia chuỗi cung ứng, nhiều quốc gia, đang có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội và hành động cụ thể để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Trong cuộc đua này, thời gian là yếu tố mang tính chất then chốt, quyết định. Do đó, Chính phủ cần hành động quyết liệt và kịp thời để phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tận dụng những cơ hội to lớn trước mắt. Tương lai của Việt Nam phụ thuộc vào hiện tại.NGUYỄN CHÍ DŨNGBộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư
https://nhandan.vn/nam-bat-co-hoi-tham-gia-chuoi-cung-ung-ban-dan-toan-cau-post808022.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "chuỗi cung ứng bán dẫn", "cung ứng bán dẫn", "công nghiệp bán dẫn", "nhân lực công nghệ cao", "đào tạo nhân lực" ] }
Giá lúa mì tăng cao nhất trong 10 tháng trở lại đây
NDO -Đóng cửa ngay đầu tuần,giá lúa mìdẫn dắt đà tăng toàn thị trường khi nhảy vọt tới gần 6%, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Với nhịp tăng này, giá lúa mì đã chạm mốc cao nhất kể từ tháng 7/2023.
Ngay từ mở cửa, lực mua đã được đẩy mạnh trước những rủi ro xoay quanh triển vọngnguồn cungtại các nước sản xuất lớn. Thậm chí, có thời điểm trong phiên, giá lúa mì đã tăng chạm mức kịch trần.Hiện tượng sương giá xuất hiện vào đầu tháng 5 đang đe dọa triển vọng mùa vụ tại Nga và Ukraine. Theo Bộ Nông nghiệp Nga, ước tính đến nay đã có khoảng 900.000ha diện tích ngũ cốc tại quốc gia xuất khẩu số 1 này đã bị thiệt hại. Trước đó, 8 khu vực sản xuất chính cũng đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về sương giá trên diện rộng và khiến mối ngại về nguồn cung thắt chặt hơn càng được đẩy lên cao. Trong khi đó, tại Ukraine, nhiệt độ giảm sâu cũng có thể làm thiệt hại 20-30% năng suất cây trồng.Khả năng mất mùa cũng khiến cho xuất khẩu của Nga bị ảnh hưởng. Trong báo cáo tuần này, hãng tư vấn SovEcon dự báo Nga sẽ xuất khẩu 5 triệu tấn ngũ cốc trong tháng 5, giảm hơn 10% so tháng trước.Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (20/5), có đến 25 trên tổng số 31 mặt hàng nguyên liệu đồng loạt tăng giá, hỗ trợ chỉ số hàng hóaMXV-Indexchốt ngày tăng mạnh 1,33% lên 2.376 điểm.Như vậy, chỉ số hàng hóa này đã ghi nhận chuỗi tăng 4 ngày liên tiếp, đồng thời lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 2 năm ngoái. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 6.900 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/gia-lua-mi-tang-cao-nhat-trong-10-thang-tro-lai-day-post810352.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "lúa mì", "giá lúa mì", "nguồn cung", "MXV-Index" ] }
Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng
NDO -Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.
Trên đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 gửi đến phiên họpỦy ban Thường vụ Quốc hộichiều 15/5.Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nhiều chuyển biến, đạt kết quả tích cựcBáo cáo nêu rõ, trong năm vừa qua,công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phícó nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng, tích cực trên các lĩnh vực; nhận thức, trách nhiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, ngành, địa phương được nâng lên.Về quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước năm vừa qua được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng. Đến hết năm 2023, dự phòng ngân sách Trung ương đã sử dụng hết để bổ sung kinh phí cho các bộ, cơ quan trung ương (23,4 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (14,5 nghìn tỷ đồng).Công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương năm 2023 tiếp tục chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm. Tổng số cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 183.044 cơ sở (đạt 69,8%); tổng số cơ sở nhà, đất còn phải sắp xếp là 79.404 cơ sở; trong đó Bộ Tài chính đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 379 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương.Tin liên quanChính phủ ban hành Nghị quyết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíVề đầu tư xây dựng, đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ quyết liệt công tácgiải ngân vốn đầu tư côngngay từ đầu năm. Cải cách thể chế về đầu tư công tiếp tục được quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Lũy kế thanh toán từ đầu năm 2023 đến ngày 31/1/2024 là 661.705 tỷ đồng, đạt 80,75% kế hoạch, đạt 92,99% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, năm 2023 cả nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 23,6 triệu ha (chiếm tỷ lệ 97,6% diện tích cần cấp); ngành Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, xử lý 172 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, với diện tích 6.922ha.Cũng theo báo cáo, Chính phủ đã ban hành 27 Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các bộ, ngành đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 10 Cục và 144 Vụ/Ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong Vụ/Ban thuộc bộ, ngành; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành. Các địa phương giảm 13 sở và tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; 2.572 tổ chức phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh, cấp huyện; đồng thời tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập, tính đến hết năm 2023 đã giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập (năm 2023 giảm 236 đơn vị), còn 46.385 đơn vị.Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; theo đó đã thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp với giá trị 11,7 tỷ đồng, thu về 24 tỷ đồng; các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 7 doanh nghiệp với giá trị là 53,5 tỷ đồng, thu về 206,3 tỷ đồng.Công tác xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả đã có tiến triển tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng; đã có 8/12 dự án, doanh nghiệp đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, định hướng xử lý cụ thể; sau khi có phương án xử lý, một số dự án, doanh nghiệp có lãi, giảm lỗ lũy kế, đã đóng góp cho ngân sách nhà nước, giảm dư nợ trung hạn và dài hạn của các dự án/doanh nghiệp.Giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đaiGhi nhận những kết quả tích cực đạt được trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, song Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội (cơ quan thẩm tra) cho rằng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, lãng phí, là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.Công tác hoàn thiện thể chế có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên có những tồn tại, hạn chế qua nhiều năm nhưng chưa được khắc phục. Một số Bộ, ngành chưa thực hiện đúng kế hoạch lập pháp, còn tình trạng chậm đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; có dự án luật khi trình chưa bảo đảm chất lượng, hồ sơ chưa đúng quy định; tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh tiếp tục diễn ra.Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)“Sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định trong hệ thống pháp luật về đầu tư, đất đai, bất động sản, nhà ở, xây dựng, quy hoạch cũng như việc thực thi thiếu nhất quán của một số địa phương khiến cho việc triển khai các dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn, ách tắc, lãng phí, nhiều dự án phải dừng thi công do vướng thủ tục pháp lý, doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp…”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ.Việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục chậm, làm lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình. Tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách trung ương nhất là kinh phí sự nghiệp thấp, chỉ đạt 46,77% kế hoạch bao gồm cả vốn năm 2022 được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân sang năm 2023.Công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp nhà nước chậm; còn tình trạng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng tại một số địa phương để hoang hóa, lãng phí; việc xử lý, sắp xếp sử dụng tài sản công ở các đơn vị hành chính sau sáp nhập, nhất là tại các huyện, xã khu vực miền núi còn lãng phí do thiếu cơ chế, chính sách, pháp luật để xử lý.Trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ tiếp tục siết chặt kỷ cương - kỷ luật tài chính; có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia và đầu tư công; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong đấu thầu, triển khai các dự án đầu tư công, mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, vật tư.Đồng thời, đẩy mạnh công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; quản lý chặt chẽ, có phương án xử lý tình trạng để hoang hóa, lãng phí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, công trình phúc lợi công cộng tại một số địa phương.Cùng với đó, khẩn trương hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai; giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.Tham gia ý kiến thảo luận, các đại biểu đề nghị báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ nguyên nhân của tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công; các phương án xử lý, sắp xếp tài sản công, các đơn vị hành chính sau khi sáp nhập; giải pháp đồng bộ trên các lĩnh vực để quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực…
https://nhandan.vn/tiet-kiem-kinh-phi-von-nha-nuoc-nam-2023-dat-hon-83-nghin-ty-dong-post809450.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:17", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:17", "tags": [ "thực hành tiết kiệm", "chống lãng phí", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội", "sắp xếp đơn vị hành chính", "giải ngân đầu tư công" ] }
Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong phối hợp thẩm tra dự toán ngân sách Nhà nước
NDO -Nhiều năm qua,Kiểm toán Nhà nướcđã chủ động thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, trong đó tập trung vào báo cáo kiểm toán tài chính, giúp Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước và Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
Cung cấp thông tin tin cậyTheo Tiến sĩ Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Tài chính Ngân sách, Văn phòng Quốc hội, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đã phục vụ tích cực cho việc kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền và tài sản của Nhà nước; thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại và kiến nghị xử lý tài chính nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, bao gồm cả những hạn chế trong việc lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước, làm cơ sở cho việc thảo luận, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước năm sau của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, cung cấp thông tin phục vụ cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương.Từ sau khi LuậtKiểm toán Nhà nướcvà Luật Ngân sách Nhà nước được ban hành, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã có ý kiến trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương hằng năm.Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng đã có ý kiến chính thức bằng văn bản về dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương hằng năm, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi Ủy ban Tài chính Ngân sách sử dụng trong quá trình thẩm tra.Năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2021 của 25 bộ, ngành và 60 địa phương.Năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2021 của 25 bộ, ngành và 60 địa phương. Kết quả kiểm toán cho thấy, Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước của Chính phủ chưa làm rõ số liệu một số khoản chi chuyển nguồn đã được Hội đồng nhân dân các địa phương phê chuẩn.Một số đơn vị chậm gửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách về Bộ Tài chính làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định, tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm. Việc xác nhận báo cáo quyết toán tại một số địa phương đã được Hội đồng nhân dân lưu ý phê chuẩn theo ý kiến của Kiểm toán Nhà nước.Với kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 91/2023/QH15 ngày 30/6/2023 đề nghị Kiểm toán Nhà nước lưu ý công tác quyết toán ngân sách địa phương, bộ, ngành đối với khoản mục chi chuyển nguồn trong báo cáo quyết toán...Sự tham gia của Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp những thông tin cần thiết cho việc thẩm tra dự toán ngân sách Nhà nước tại các Ủy ban của Quốc hội và hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.Ý kiến nhận xét, đánh giá, xác nhận của Kiểm toán Nhà nước về các tồn tại trong quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước là những tài liệu quan trọng cung cấp cho cơ quan dân cử để thảo luận, thẩm tra và xem xét quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.5 giải pháp trọng tâmKhẳng định Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách là kênh thông tin quan trọng của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho biết Báo cáo kiểm toán nói chung và báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nói riêng là căn cứ pháp lý quan trọng giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của đất nước, trong đó có việc phê chuẩn quyết toán ngân sách.Kết quả kiểm toán chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế trong công tác quyết toán ngân sách. Có những bất cập tồn tại qua nhiều năm nhưng đến nay chưa được các bộ, ngành, địa phương khắc phục. Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn đối với hoạt động kiểm toán quyết toán ngân sách, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ để thực hiện tốt hơn cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách.Tin liên quanTăng cường hiệu quả hoạt động kiểm toánĐể nâng cao hơn nữa chất lượng, vai trò của Kiểm toán Nhà nước đối với việc xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước, các chuyên gia kiến nghị cần tập trung thực hiện 5 giải pháp trọng tâm.Cụ thể là: Cần quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình tham gia thẩm tra dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm.Qua kết quả kiểm toán một số năm liền kề, Kiểm toán Nhà nước cần cung cấp thông tin và đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm hiện hành và kiến nghị giải pháp điều hành ngân sách Nhà nước trong năm hiện hành và năm kế hoạch.Giải pháp tiếp theo là cần đánh giá những yếu tố thuận lợi, không thuận lợi tác động đến dự toán ngân sách Nhà nước năm sau và kiến nghị giải pháp trong quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước hằng năm.Cơ quan Kiểm toán Nhà nước cần nâng cao tính độc lập, khách quan, có đủ thời gian xem xét và tham gia ý kiến về dự toán ngân sách Nhà nước, thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.Các cơ quan của Chính phủ cần kịp thời báo cáo cung cấp thông tin về dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước cho các cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra, bảo đảm tính đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Quá trình này đòi hỏi phải có nhiều thông tin về các lĩnh vực như thực trạng tình hình kinh tế-xã hội; tình hình thực hiện ngân sách; số liệu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan, quy định của pháp luật về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, khả năng thu ngân sách; nhu cầu vốn đầu tư phát triển và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước....Những thông tin này rất quan trọng là cơ sở căn cứ để Kiểm toán Nhà nước đánh giá, cho ý kiến về dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước cũng như phục vụ cho Ủy ban Tài chính Ngân sách trong quá trình thẩm tra dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm.
https://nhandan.vn/vai-tro-cua-kiem-toan-nha-nuoc-trong-phoi-hop-tham-tra-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-post807379.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Kiểm toán Nhà nước", "ngân sách Nhà nước", "tài chính công", "tài sản công", "điều hành ngân sách" ] }
PVN nộp ngân sách hơn 42 nghìn tỷ đồng
NDO -4 tháng đầu năm, tổng doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ước đạt đạt 308,2 nghìn tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch, tăng 18% so cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, có 14 đơn vị tăng trưởng cao về doanh thu từ 4%-76% và lợi nhuận trước thuế từ 7% đến hơn 2,5 lần so cùng kỳ năm 2023.
Ngày 16/5, đại diện PVN cho biết, trong 4 tháng qua, tổng doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 308,2 nghìn tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch, tăng 18% so cùng kỳ năm 2023; nộp ngân sách ước đạt 42,3 nghìn tỷ đồng, vượt 44% kế hoạch, tăng 15%; lợi nhuận trước thuế ước đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, vượt 74% kế hoạch. Nhiều đơn vị thành viên ghi nhận sự tăng trưởng cao, trong đó có 14 đơn vị tăng trưởng cao về doanh thu từ 4-76% và lợi nhuận trước thuế từ 7% đến hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.Các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 3,38 triệu tấn, vượt 20,7%; khai thác khí đạt 2,3 tỷ m3, vượt 36%; sản xuất đạm đạt 634 nghìn tấn, vượt 7 %; sản xuất điện đạt 9,82 tỷ kW giờ, vượt 2,3%; sản xuất xăng dầu bao gồm sản lượng từ Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) đạt 4,60 triệu tấn, vượt 26% kế hoạch;…Nhờ thực hiện tốt công tác quản trị biến động nên mặc dù giá các sản phẩm chủ lực của PVN, đặc biệt biên lợi nhuận hóa dầu giảm 24,5% so cùng kỳ năm 2023, nhưng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức từ 27-89% kế hoạch và tăng trưởng cao so cùng kỳ năm 2023.PV GAS nhập thành công chuyến tàu LNG thứ 3 để chuẩn bị cho phát điện.Tin liên quanPVN phát hiện hai mỏ dầu khí mớiTrong tháng 4, PVN cũng đón nhận nhiều tin vui, cụ thể, ngày 24/4, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện NQ-41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 và một số định hướng cho giai đoạn phát triển mới.Đây là tiền đề rất quan trọng để PVN thực hiện định hướng chiến lược phát triển trở thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu quốc gia; có 2 phát hiện dầu khí mới tại Lô 09-1,mỏ Rồng, giếng khoan R-79 và Lô PM3-CAA, mỏ Bunga Aster, giếng khoan BA-1x, đánh dấu trong 2 năm liên tiếp PVN đã có 2 phát hiện dầu khí/năm. Bên cạnh đó, vào 18 giờ 18 phút ngày 15/5, Liên doanhVietsovpetrođạt mốc quan trọng khai thác tấn dầu thứ 250 triệu.Tin liên quanPVN vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệpBên cạnh đó, PVN đã đưa vào vận hành chính thức hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ Tập đoàn giai đoạn 1; tổ chức hội thảo về công tác an ninh mạng, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu thông suốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh; công tác an sinh xã hội được tích cực triển khai với tổng giá trị thực hiện 4 tháng đầu năm ước đạt 89,6 tỷ đồng…Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Lê Mạnh Hùng, bên cạnh kết quả đạt được, toàn Tập đoàn cần tập trung quản trị, điều hành quyết liệt, bám sát mục tiêu, chắt chiu từng cơ hội để hoàn thành kế hoạch quản trị đặt ra cũng như kiểm soát quá trình thực hiện, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước.Chung quan điểm, Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn khẳng định: Tập đoàn xây dựng kế hoạch thực hiện tốt Kết luận 76-KL/TW; tiếp tục bám sát kế hoạch quản trị triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chỉ tiêu sản xuất về dầu khí, điện; chuẩn bị tốt nguồn nhiên liệu cho các nhà máy điện; quản trị tốt danh mục đầu tư, tiếp tục tập trung rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, điểm nghẽn, thúc đẩy, làm tốt hơn công tác đầu tư – tài chính trong thời gian tới,…
https://nhandan.vn/pvn-nop-ngan-sach-hon-42-nghin-ty-dong-post809626.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "PVN", "Kết luận 76-KL/TW", "Triệu tấn", "Giếng khoan", "Lợi nhuận trước thuế", "Nộp ngân sách", "sản xuất", "kinh doanh" ] }
Dòng tiền lan tỏa tích cực, VN-Index lấy lại mốc 1.280 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 3/6, lực cầu lan tỏa khắp thị trường đã giúp các nhóm ngành đua nhau khởi sắc. Nhóm cổ phiếu trụ cột VN30 có đến 29 mã tăng, trong đó POW, STB tăng trần đã giúp các chỉ số chính duy trì đà tăng điểm mạnh suốt phiên. Chốt phiên,VN-Indextăng 18,28 điểm lên mức 1.280,00 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng mạnh so phiên trước, đạt hơn 23.221,90 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu VN30 đóng cửa chỉ có duy nhất GVR giảm nhẹ, còn lại đều tăng.Trong đó, POW, STB tăng trần lên lần lượt 13.450 đồng/cổ phiếu và 29.750 đồng/cổ phiếu, MBB tăng 3,91% lên 22.600 đồng/cổ phiếu, BCM tăng 3,62%, HDB tăng 3,23%, VIB tăng 2,53%, VRE tăng 2,53%, TPB tăng 2,27%, CTG tăng 2,19%, SHB tăng 2,19%, SSI tăng 2,02%.Các mã: SAB tăng 1,89%, FPT tăng 1,71%, VPB tăng 1,67%, VJC tăng 1,49%, MSN tăng 1,44%, HPG tăng 1,40%, PLX tăng 1,22%, VHM tăng 1,16%, VCB tăng 1,15%, BVH tăng 1,11%, VNM tăng 1,07.Các mã còn lại: ACB, BID, GAS, MWG, SSB, TCB, VIC tăng nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu chứng khoángiao dịch tích cực nhất khi đua nhau khởi sắc. Bên cạnh SSI đã kể trên, AGR tăng 1,17%, APG tăng 0,72%, BSI tăng 2,41%, CTS tăng 1,29%, FTS tăng 1,10%, HCM tăng 2,25%, ORS tăng 0,31%, TVB tăng 0,68%, TVS tăng 5,13%, VCI tăng 2,11%, VDS tăng 1,64%, VIX tăng 1,94%, VND tăng 1,97%.Nhómcổ phiếu thépngoại trừ SMC giảm 2,47%, TLH và VCA dừng ở tham chiếu, còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh. Cụ thể, DTL tăng 0,74%, HMC tăng 0,42%, HPG tăng 1,40%, HSG tăng 2,52%, NKG tăng 1,84%.Nhómcổ phiếu ngân hàngchỉ có EIB giảm 0,75%, LPB dừng ở tham chiếu, còn lại đều tăng. Bên cạnh các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: MSB tăng 3,15%, OCB tăng 3,73%.Nhóm cổ phiếubất động sảnchốt phiên trong sắc xanh gần như phủ kín. Trong đó các mã tăng mạnh như: CCL, CKG, IJC tăng trần, KDH tăng 4,97%, NVL tăng 3,46%, PDR tăng 3,17%, SGR tăng 3,57%,…Nhóm cổ phiếu phân bón có nhiều mã bất ngờ bứt phá như: DPM tăng trần, DCM tăng 3,06%, LAS tăng 3,54%, PSW tăng 6,17%, PMB tăng 2,91%.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì đà tăng điểm mạnh suốt phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 31,90 điểm (+1,53%), lên mức 2.117,46 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 1,030 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 26.510,10 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 323 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 102 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,72 điểm, tăng 1,63 điểm (+0,67%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 99,04 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.752,47 tỷ đồng. Toàn sàn có 128 mã tăng, 43 mã đứng giá và 68 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 5,43 điểm (+1,01%) và lên mức 542,50 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 51,62 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 1.321,05 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 23 mã tăng, 4 mã đứng giá và 3 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 96,93 điểm, tăng 1,05 điểm (+1,09%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 54,22 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 889,90 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 209 mã tăng, 92 mã đi ngang và 95 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 18,28 điểm (+1,45%) và lên mức 1.280,00 điểm. Thanh khoản đạt hơn 1,038 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.884,22 tỷ đồng. Toàn sàn có 367 mã tăng, 44 mã đứng giá và 96 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 21,81 điểm (+1,71%) và ở mức 1.297,78 điểm. Thanh khoản đạt hơn 317,98 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 10.031,57 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 29 mã tăng và 1 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là POW (hơn 42,91 triệu đơn vị), STB (hơn 28,58 triệu đơn vị), NVL (hơn 27,78 triệu đơn vị), HAG (hơn 25,76 triệu đơn vị), MBB (hơn 24,70 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là DPM (6,94%), PAC (6,94%), EVG (6,94%), CMG (6,90%), CKG (6,82%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là FUCVREIT (-6,98%), TTE (-6,98%), TDW (-6,88%), CLW (-6,82%), MDG (-6,69%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 197.868 hợp đồng được giao dịch, giá trị 25.545,64 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/dong-tien-lan-toa-tich-cuc-vn-index-lay-lai-moc-1280-diem-post812453.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu thép" ] }
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn
NDO -Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng chongành công nghiệp bán dẫn, đó là quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử; lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý đã và đang hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử dễ dàng chuyển đổi sang…
Trên đây là nhận định được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra tạiHội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫnchiều 24/4. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.Cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn toàn cầuPhát biểu tại hội nghị,Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũngnêu rõ, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Đây là ngành công nghiệp lõi, quan trọng cho sự phát triển các ngành công nghiệp khác như: điện tử tiêu dùng, năng lượng tái tạo, thiết bị chiếu sáng, thiết bị y tế, quốc phòng, an ninh…Trong 20 năm qua, ngành công nghiệp bán dẫn đã có sự tăng trưởng nhanh và tác động lớn ở nhiều quốc gia, nền kinh tế trên thế giới. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.Nhiều quốc gia, nền kinh tế trên thế giới đều mong muốn tham gia và có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thực hiện một số hành động cụ thể để phát triển ngành công nghiệp quan trọng này. Ngay cả các quốc gia phát triển cũng sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ USD (khoảng 30-50% tổng đầu tư) để hỗ trợ các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đầu tư các dự án bán dẫn tại nước họ.Singapore đã công bố “Bản đồ chuyển đổi ngành điện tử” để đầu tư hơn 19 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn trong 5 năm. Hàn Quốc công bố Chiến lược “Vành đai chip bán dẫn” với kế hoạch chi tiêu 450 tỷ USD trong 10 năm. Ấn Độ đã công bố sáng kiến “Nhiệm vụ Công nghiệp bán dẫn Ấn Độ” với 9,1 tỷ USD, hỗ trợ lên đến 50% chi phí.Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật CHIPS để cung cấp 52 tỷ USD hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn. Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ 120-150 tỷ USD vào nền công nghiệp bán dẫn từ năm 2014.“Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, để tận dụng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.Nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp bán dẫnTheo Bộ trưởng, Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn. Đó là quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử.“Hiện đã có hơn 50 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn đã hoạt động tại Việt Nam như Intel, Amkor, Hana Micron (đóng gói, kiểm thử); Ampere, Marvell, Cadence, Renesas, Synopsys, Qorvo (thiết kế); Lam Research, Coherent (sản xuất thiết bị)...”, Bộ trưởng thông tin.Một lợi thế khác được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề cập là Việt Nam có lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý đã và đang hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử dễ dàng chuyển đổi sang, với hơn 50% dân số dưới 30 tuổi (thời kỳ dân số vàng) và khoảng 1,8 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hàng năm.Cuộc đua chip toàn cầu đang nóng lên và Việt Nam có cơ hội đặc biệt để khẳng định mình là một trong những nước tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn.Đặc biệt, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện nêu rõ 2 nội dung hợp tác đột phá là đổi mới sáng tạo và công nghệ cao trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.“Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà Hoa Kỳ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành”, Bộ trưởng nêu rõ.Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với quan điểm của nhiều chuyên gia cho rằng: Cuộc đua chip toàn cầu đang nóng lên và Việt Nam có cơ hội đặc biệt để khẳng định mình là một trong những nước tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn.Đây là cơ hội mang tới tiềm năng tăng trưởng kinh tế và xã hội chưa từng có, nhưng thời gian là vấn đề cốt yếu. Chính phủ Việt Nam cần có những hành động quyết liệt và kịp thời để phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn và tận dụng những cơ hội to lớn trước mắt.Chủ đề: Việt Nam gia nhập cuộc đua công nghệ bán dẫn toàn cầu'Việt Nam có cơ hội rất lớn để phát triển công nghiệp bán dẫn và AI'Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong lĩnh vực bán dẫnCần chiến lược ngoại giao tổng lực để phát triển công nghiệp bán dẫnNguồn nhân lực là lợi thế lớn nhất và nổi bật nhất của Việt NamTheo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, ước tính nhu cầu thế giới sẽ cần tăng thêm hơn 1 triệu nhân sự vào năm 2030 cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chip. Với nguồn cung lao động dồi dào và lực lượng lao động có chất lượng, có thể khẳng định nguồn nhân lực chính là lợi thế lớn nhất và nổi bật nhất của Việt Nam so với các quốc gia, nền kinh tế khác trên thế giới.Các đại biểu dự hội nghị.Vì vậy, việc tập trung đầu tư, đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng lao động để trong thời gian sớm nhất có thể gia nhập vào thị trường lao động là một hướng đi chiến lược, là yếu tố quyết định để có thể tận dụng cơ hội hợp tác đầu tư, tiếp cận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.Bộ trưởng nhấn mạnh, Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” được xây dựng vào thời điểm này là hết sức có ý nghĩa và kịp thời, thể hiện tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo được 50 nghìn kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Trong đó, có 15 nghìn kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và 35 nghìn kỹ sư trong lĩnh vực khác của ngành công nghiệp bán dẫn; tối thiểu 5.000 kỹ sư trong số đó có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo; đào tạo được khoảng 1.300 giảng viên có trình độ quốc tế.Việt Nam cũng là quốc gia có bước đi nhanh hơn, bài bản hơn so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực với việc đưa nội dung phát triển nguồn nhân lực thành một đề án tổng thể để thực hiện đầy đủ, toàn diện và hiệu quả.Đề án xác định đến năm 2030, kỹ sư Việt Nam tham gia sâu vào quy trình thiết kế, công đoạn đóng gói và kiểm thử, làm chủ được một phần công nghệ đóng gói và kiểm thử; từng bước nắm bắt được công nghệ trong công đoạn sản xuất.Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo được 50 nghìn kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Trong đó, có 15 nghìn kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn và 35 nghìn kỹ sư trong lĩnh vực khác của ngành công nghiệp bán dẫn; tối thiểu 5.000 kỹ sư trong số đó có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo; đào tạo được khoảng 1.300 giảng viên có trình độ quốc tế.“Căn cứ trên kết quả khảo sát năng lực đào tạo của các trường đại học lớn tham gia đào tạo các ngành gần, ngành phù hợp, ngành đúng để chuyển đổi sang ngành công nghiệp bán dẫn như Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT…, mỗi trường đang có khoảng 3.000-6.000 sinh viên ngành phù hợp tốt nghiệp hằng năm, thì con số 50 nghìn kỹ sư đến năm 2030 hoàn toàn khả thi, thậm chí còn có thể đào tạo được nhiều hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án, gồm đào tạo giảng viên, sinh viên hệ chính quy; đào tạo nhân lực trình độ sau đại học; đào tạo hệ ngắn hạn, chuyển tiếp; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo; đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ phục vụ đào tạo; tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn…
https://nhandan.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-viet-nam-da-san-sang-cho-nganh-cong-nghiep-ban-dan-post806301.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng", "công nghiệp bán dẫn", "phát triển nhân lực bán dẫn" ] }
Canada-Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Bắc Mỹ
NDO -Ngày 22/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Canada (VCBA) tổ chức hội thảo “Canada-Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cậnthị trườngBắc Mỹ”.
Tại hội thảo, các đại biểu cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường, xu hướng tiêu dùng, các chính sách ưu đãi xuất khẩu và các biện pháp phòng vệ thương mại của Canada.Đồng thời, giới thiệu đến doanh nghiệp kênh kết nối hiệu quả và thiết thực tại thị trường Canada, từ đó tạo điều kiện cho các các sản phẩm của Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào thị trường Canada tiềm năng nhưng còn nhiều thách thức.Theo các chuyên gia, Canada là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Mỹ, tại lục địa châu Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong khu vực ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ sáu của Canada trong nhóm 40 quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký với Canada hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 14/1/2019, và hiện tái khởi động đàm phán hiệp định Thương mại tự do (FTA) ASEAN-Canada trong năm nay.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Canada 10 tháng năm 2023 ước đạt hơn 5,2 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của hai quốc gia.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu tại hội thảoPhát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, Canada hiện là nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ 14 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.Tính đến tháng 7/2023, Canada đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 253 dự án với tổng vốn đăng ký là 4,84 tỷ USD. RiêngThành phố Hồ Chí Minh, Canada đầu tư 131 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 133 triệu đô.Năm 2024, là thời điểm thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực, và Việt Nam là 1 trong 143 thành viên tham gia quy định này của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đây là cột mốc quan trọng đối với cả nhà đầu tư lẫn nước nhận đầu tư, khi thuế tối thiểu áp dụng tối thiểu 15% trên toàn cầu.Cùng với đó, Thành phố Hồ Chí Minh vừa được Quốc hội thông qua Nghị quyết số 98 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn về kinh tế-xã hội của thành phố, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư.Qua hội thảo lần này, ban tổ chức kỳ vọng Canada sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp Việt Nammở rộng thị trường hơn cho hàng hóa Việt Nam, nhất là mặt hàng nông-thủy sản vào thị trường đầy tiềm năng này.Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch, giao lưu nhân dân… góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Canada và Việt Nam.
https://nhandan.vn/canada-cua-ngo-cho-doanh-nghiep-viet-tiep-can-thi-truong-bac-my-post783824.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Việt Nam-Canada", "thị trường Bắc Mỹ", "Nghị quyết số 98" ] }
Khánh Hòa tập trung hoàn thiện quy hoạch, xúc tiến đầu tư
Tỉnh Khánh Hòa hiện có 4 quy hoạch quan trọng được phê duyệt, gồm quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khu kinh tế Vân Phong; đô thị Cam Lâm và thành phố Nha Trang.
Tỉnh đang tập trung hoàn thiện; thực hiện hiệu quả các quy hoạch, nhất là các quy hoạch quan trọng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2030, theo Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh theo mục tiêu đến năm 2030, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế,...Hoàn thiện quy hoạchĐến thời điểm này, tỉnh Khánh Hòa đã có 4 quy hoạch quan trọng được phê duyệt, gồm: Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045; Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Tấn Tuân, tỉnh đang đôn đốc các sở, ngành, đơn vị, địa phương lập các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu. Đồng thời, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh và Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Diên Khánh; phê duyệt tất cả các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện của các địa phương còn lại thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý II/2024.“Đối với các huyện, thành phố đã hoàn thành quy hoạch chung, bây giờ phải làm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Đặc biệt, thành phố Nha Trang, Khu đô thị Cam Lâm đã có quy hoạch chung được phê duyệt, phải xúc tiến làm ngay quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Những địa phương chưa có quy hoạch chung cũng được yêu cầu gấp rút tiến hành lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu phải làm thật tốt công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, có danh mục ưu tiên đầu tư cụ thể nhằm thu hút các dự án đầu tư”, đồng chí Nguyễn Tấn Tuân nhấn mạnh.Tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa tháng 4/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ với 16 nhà đầu tư chiến lược ở các lĩnh vực: Phát triển công nghệ, sản xuất phần mềm; phát triển hạ tầng khu công nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và nuôi trồng thủy sản công nghệ cao,… với tổng vốn đăng ký hơn 80.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Châu Ngô Anh Nhân, do nhiều quy hoạch phân khu chưa được lập, phê duyệt nên việc thu hút đầu tư sau khi ký biên bản ghi nhớ gặp nhiều khó khăn.Trước tình hình đó, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương ưu tiên tập trung các phân khu đã có các nhà đầu tư cam kết đầu tư; giao Sở Xây dựng hướng dẫn các địa phương nghiên cứu việc thực hiện song song đồ án quy hoạch phân khu với đồ án quy hoạch chung đang triển khai thực hiện, bảo đảm đúng trình tự và quy định pháp luật; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về quy hoạch khi triển khai các dự án đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.Tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, đánh giá lại các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để thực hiện điều chỉnh, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tỉnh.Mới đây, tỉnh đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 cấp huyện để đồng bộ với quy hoạch tỉnh. Theo đồng chí Châu Ngô Anh Nhân, đơn vị đang phối hợp với nhiều ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ lập, bảo đảm hoàn thành sớm việc phê duyệt các quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu, nhất là quy hoạch phân khu tại khu vực Khu kinh tế Vân Phong, thành phố Nha Trang và quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm.Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong Phan Thanh Liêm cho biết, hiện Khu kinh tế đã có 2 quy hoạch phân khu quan trọng được phê duyệt, 17 phân khu còn lại đang thực hiện các trình tự thủ tục để triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Vừa qua, sau khi quy hoạch phân khu 3 được phê duyệt, nhà đầu tư Khu du lịch Bãi Cát Thấm đã nâng vốn từ 4.000 lên 25.000 tỷ đồng. “Sau khi quy hoạch phân khu được phê duyệt, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động. Thêm vào đó, Nghị quyết 55/2022/QH15 của Quốc hội tạo điều kiện thuận lợi, các nhà đầu tư thực hiện trong Khu kinh tế Vân Phong được hưởng các thủ tục rút gọn, đỡ mất nhiều thời gian”, ông Phan Thanh Liêm đánh giá.Xúc tiến, kêu gọi đầu tưHiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa được giao nhiệm vụ tham mưu đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi thu hút đầu tư vào địa bàn, trọng tâm là các dự án đầu tư vào 3 ngành kinh tế trọng điểm (dịch vụ-công nghiệp; xây dựng và nông, lâm nghiệp-thủy sản); 3 vùng động lực phát triển (vịnh Vân Phong, thành phố Nha Trang, vịnh Cam Ranh) và 4 hành lang kinh tế (Bắc-Nam; Đông-Tây; Nha Trang-Diên Khánh-Khánh Vĩnh và Cam Ranh-Cam Lâm-Khánh Sơn).Năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành rà soát, sắp xếp, điều chỉnh về nhân sự để tập trung ưu tiên những lĩnh vực trọng yếu, trong đó có lĩnh vực xúc tiến đầu tư và thực hiện các thủ tục đầu tư. Đồng thời, hoàn chỉnh bộ máy Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường tính ứng dụng công nghệ và mời các chuyên gia đào tạo cho cán bộ xúc tiến đầu tư của sở.Tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá, khơi thông, huy động hiệu quả các nguồn lực lớn trong và ngoài nước. Trong đó, tỉnh tổ chức lại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư hằng năm, các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.Tỉnh ra mắt Cổng Thông tin xúc tiến đầu tư và bộ cẩm nang “Hiện thực khát vọng phát triển”, trong đó “tư vấn” thông tin về quy hoạch liên quan, địa điểm đầu tư, trình tự thủ tục đối với từng dự án. Thông tin được kết nối linh hoạt đến Cổng Thông tin dịch vụ hành chính công trực tuyến, nhằm thực hiện từng loại thủ tục.Theo đồng chí Nguyễn Tấn Tuân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh, quy hoạch chung đô thị được lập ở tỷ lệ 1/25.000; riêng các khu vực đô thị trung tâm được lập ở tỷ lệ 1/10.000.Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, là căn cứ quan trọng để tổ chức lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa.
https://nhandan.vn/khanh-hoa-tap-trung-hoan-thien-quy-hoach-xuc-tien-dau-tu-post809524.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [] }
Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã nỗ lực điều chỉnh lãi suất huy động và tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Agribank đã 3 lần điều chỉnh giảm sàn lãi suất cho vay, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 0,5-1%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn giảm 1-1,5%/năm so với đầu năm. Theo đó, sàn lãi suất cho vay thông thường ngắn hạn của Agribank chỉ từ 5%/năm, cho vay trung dài hạn chỉ từ 7,5%/năm.Trước đó, chia sẻ khó khăn với khách hàng, Agribank hỗ trợ giảm lãi suất cho vay trực tiếp đối với hơn 1 triệu khoản vay hiện hữu với số tiền hỗ trợ ước tính 700 tỷ đồng.Cùng với chính sách giảm lãi suất, Agribank cũng đã triển khai nhiều giải pháp gia tăng khả năng tiếp cận vốn và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi tổng quy mô 220.000 tỷ đồng dành cho đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, xuất nhập khẩu… với lãi suất cho vay bình quân thấp hơn từ 1-2,5%/năm so với lãi suất thông thường.Ngoài ra, đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án, chính sách tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản từ 3 nghìn tỷ đồng lên 8 nghìn tỷ đồng, đến nay đã giải ngân 85% quy mô chương trình, doanh số cho vay lũy kế đạt 6.738 tỷ đồng.Agribank tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu hệ thống trong giải ngân Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo lại chung cư cũ để góp phần thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", đến nay đã phê duyệt 11 dự án nhà ở xã hội và 39 khách hàng mua nhà với tổng số tiền phê duyệt là 3.023 tỷ đồng, dư nợ là 589 tỷ đồng.Agribank đã nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản từ 3 nghìn tỷ đồng lên 8 nghìn tỷ đồng.Agribank cũng là ngân hàng thương mại cung ứng vốn triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025. Trong thời gian tới, Agribank sẽ là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn và sản phẩm dịch vụ triển khai Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Như vậy có thể thấy, trong thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung cho ba động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư và ưu tiên năm lĩnh vực mũi nhọn bao gồm xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ.Với chính sách lãi suất cho vay hiện nay, Agribank tiếp tục thông điệp đồng hành chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối ưu chi phí vay, đáp ứng nhu cầu đời sống, kịp thời bổ sung nguồn vốn tái cơ cấu hoạt động.Đồng thời, với vai trò ngân hàng thương mại Nhà nước, chủ lực, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, toàn hệ thống Agribank sẽ nghiêm túc thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn, đáp ứng kịp thời nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
https://nhandan.vn/agribank-giam-lai-suat-cho-vay-ho-tro-nguoi-dan-doanh-nghiep-post814951.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [] }
Hướng tín dụng xanh đến tăng trưởng bền vững
Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để tăng trưởng bền vững là bước đi tất yếu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khai thác và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực như thế nào để phát triển kinh tế xanh như một động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay, ngoài yếu tố cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, thì yếu tố vốn tín dụng của ngân hàng đã và đang giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ quá trình “xanh hóa” của nền kinh tế. Tính đến ngày 31/3, có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợtín dụng xanhvới gần 637 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. So với thời điểm cuối năm 2015, khi bắt đầu triển khai chương trình tín dụng xanh, dư nợ chỉ 71 nghìn tỷ đồng.Tăng dần tỷ trọng cho vaySố liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đã có hơn 60% các ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh, đặc biệt có khoảng 30% các ngân hàng có dư nợ tín dụng xanh lên đến 1.000 tỷ đồng. Sau 9 năm, dư nợ cho chương trình tín dụng xanh tăng 9 lần, bình quân mỗi năm tăng 100%. Nếu đánh giá so với dư nợ bình quân chung của cả nền kinh tế, tín dụng xanh đã tăng gấp 7 lần. Đáng chú ý, trong 637 nghìn tỷ đồng tín dụng xanh được tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng 47%, nông nghiệp xanh khoảng 32%, nước sạch cho đô thị nông thôn khoảng 11% và phần còn lại dành cho lâm nghiệp. Tín dụng trung dài hạn chiếm 77% tổng dư nợ xanh.Trong quá trình triển khai thực tiễn, nhiều ngân hàng đã nâng dần mức dư nợ cho chương trình tín dụng xanh. Đơn cử như với Agribank, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trường đào tạo cán bộ Agribank cho biết, trong những năm qua, Agribank đã tích hợp phát triển xanh trong chiến lược phát triển của ngân hàng, đồng thời luôn đồng hành cùng người nông dân, doanh nghiệp trên khắp mọi miền Tổ quốc, bảo đảm đủ nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể.“Với lợi thế là ngân hàng có gần 2.300 chi nhánh, vốn tín dụng của Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, huyện đảo, vùng sâu vùng xa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Hiện Agribank đang triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia trong nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là một trong những mắt xích quan trọng chuỗi liên kết phát triển bền vững và hỗ trợ giảm phát thải”, bà Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ. Thực tế triển khai như vậy cũng đã dẫn đến kết quả Agribank liên tục nhiều năm liền được bình chọn là Ngân hàng hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh. Ngay từ năm 2016, Agribank đã tiên phong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng và không hạn chế về nguồn vốn phục vụ sản xuất “nông nghiệp sạch” vì sức khỏe cộng đồng với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm.Trong khi đó, đánh giá về giải pháp của Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy tín dụng xanh góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) nhìn nhận: Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tín dụng cho các ngành sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy tín dụng xanh, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế... Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động lồng ghép, xây dựng các đề án, chương trình tín dụng góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án xanh, thân thiện với môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.Nâng cao nhận thứcCó thể thấy, thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một bước đi tất yếu để Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, việc triển khai mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Bởi tại Việt Nam, đây đều là những mô hình kinh tế mới, hành lang pháp lý cho các mô hình này chưa hoàn thiện, nhận thức của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực tài chính có hạn cũng là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.Trên thực tế, nhiều ngân hàng thương mại đã có những chính sách khuyến khích cho vay các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Nhưng như phân tích của Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Việt Nam hiện chưa có bộ tiêu chí chung để nhận diện, đánh giá, tổng kết và đưa ra phân loại chính xác mức độ phát triển của kinh tế tuần hoàn. Chẳng hạn, dù được đề cập nhiều, nhưng vai trò, lợi ích, bản chất, nội dung, tiêu chí của nông nghiệp tuần hoàn chưa rõ, thậm chí chưa có. Ở một khía cạnh khác, Việt Nam chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu cần thiết trong quá trình sản xuất, tiêu thụ của vòng đời sản phẩm.“Việt Nam còn gặp khó khăn về cả thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho kinh tế tuần hoàn. Mặc dù đã có các văn bản quy phạm pháp luật quy định tương đối đầy đủ để phát triển thị trường tái chế chất thải rắn, nhưng thị trường này vẫn chưa được hình thành đầy đủ do thiếu những cơ chế, chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất; các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm tái chế…”, bà Minh cho hay.Tại Hội nghị COP26 (tháng 11/2021), Việt Nam cũng đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050, trong đó chuyển đổi cơ cấu năng lượng sang ưu tiên năng lượng sạch, tái tạo là trọng tâm. Cam kết này đã gửi đến cộng đồng quốc tế một tín hiệu rõ ràng về định hướng và quyết tâm của Việt Nam hướng tới phát triển một nền kinh tế carbon thấp và bền vững.Trên cơ sở đó, Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cũng đã chỉ ra 5 lĩnh vực cần ưu tiên tăng trưởng xanh, đó là: Nông nghiệp xanh, sạch và ứng dụng công nghệ cao; phát triển đô thị và phương thức vận tải bền vững (đô thị chiếm 78% tiêu thụ năng lượng và 60% khí phát thải nhà kính toàn cầu, theo UB Habitat); chuyển đổi năng lượng sạch; áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn (hiện tại, 62% khí thải nhà kính là từ sản xuất, 38% từ phân phối và tiêu dùng); gìn giữ đại dương sạch và hiệu quả (Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố có kinh tế biển).Trong khi đề cập đến các ngành, lĩnh vực ưu tiên, Tiến sĩ Lại Văn Mạnh - Trưởng ban Kinh tế tài nguyên và môi trường (Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) lại cho rằng, cần tiếp cận theo hướng khuyến khích tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội đổi mới sáng tạo áp dụng kinh tế tuần hoàn nhưng cần tập trung vào các ngành lĩnh vực ưu tiên, có tiềm năng và cấp bách cho bảo vệ môi trường như nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến chế tạo, chất thải, giao thông, năng lượng,…“Chúng ta nên thiết lập lộ trình phù hợp với các trụ cột chính cần tập trung, bao gồm: nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phát triển các thực hành tốt về thực hiện kinh tế tuần hoàn. Ngoài ra, cần xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và tăng cường liên kết, hợp tác, giám sát, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn”, Tiến sĩ Mạnh đề xuất.Và cuối cùng, nhiều chuyên gia kinh tế đều cho biết, để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh bền vững, để từ đó thu hút nhiều hơn nguồn lực vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng, cần thiết phải tiếp tục truyền thông, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân và cộng đồng về xây dựng lối sống xanh, ý thức và thói quen phân loại rác thải, tạo lập văn hóa sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
https://nhandan.vn/huong-tin-dung-xanh-den-tang-truong-ben-vung-post814420.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "tín dụng xanh", "phát triển bền vững", "tiêu dùng bền vững", "văn hóa sản xuất" ] }
Lãi lớn năm 2023, các chỉ số tài chính của TKV giữ ổn định
NDO -Với doanh thu năm 2023 đạt hơn 170 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng,Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV)tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
"TKV luôn thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, không để xảy ra tình trạng chậm nộp hay phát sinh nợ quá hạn”, đại diện TKV khẳng định.Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch nămNăm 2023, bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhiều diễn biến mới chưa từng có tiền lệ, tác động lớn đến các nền kinh tế, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.Được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các địa phương ủng hộ tạo điều kiện, lãnh đạo TKV đã linh hoạt, quyết liệt xử lý các vướng mắc phát sinh, kịp thời ban hành các giải pháp quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh phù hợp. Các đơn vị thành viên đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.Doanh thu toàn tập đoàn năm 2023 đạt hơn 170 nghìn tỷ đồng; sản lượng than tiêu thụ trong năm 2023 đạt gần 48 triệu tấn.Cụ thể, doanh thu toàn tập đoàn năm 2023 đạt hơn 170 nghìn tỷ đồng (bằng 101,2% kế hoạch năm); sản lượng than tiêu thụ trong năm 2023 đạt gần 48 triệu tấn (đạt hơn 103% kế hoạch năm); sản lượng Alumin (quy đổi) tiêu thụ đạt 1,416 triệu tấn (bằng gần 109% so với kế hoạch năm).Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế toàn Tập đoàn năm 2023 dự kiến khoảng 7.800 tỷ đồng, bằng 156% kế hoạch năm; trong đó, lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ TKV dự kiến đạt 5.100 tỷ đồng, bằng 134,9% so với kế hoạch năm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân (ROA) năm 2023 toàn Tập đoàn dự kiến đạt 5,22% và của Công ty mẹ TKV năm 2023 là 4,86%.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) năm 2023 toàn Tập đoàn dự kiến đạt 12,86%; trong đó, ROE của Công ty mẹ TKV là 10,1%, cao hơn 2,2% so với kế hoạch được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giao tại Quyết định số 283/QĐ-UBQLV (7,9%).Tin liên quanNăm 2024, TKV phấn đấu tiêu thụ 50 triệu tấn thanVới kết quả kinh doanh trên, các hệ số tài chính của TKV tiếp tục được duy trì trong phạm vi an toàn cho phép. Cụ thể, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2023 hợp nhất toàn Tập đoàn là 1,2 lần, giảm 0,27 lần so với năm 2022; nợ phải trả của Công ty mẹ TKV dự kiến là 0,87, giảm 0,21 lần so với năm 2022. Hệ số khả năng thanh toán năm 2023 của TKV là 1,14 lần, tăng 0,02 lần so với năm 2022; riêng Công ty mẹ TKV có hệ số khả năng thanh toán dự kiến 1,32 lần, tăng 0,02 lần so với năm 2022.Hệ số khả năng thanh toán của TKV tiếp tục được duy trì ở mức an toàn ≥ 1 lần; hệ số bảo toàn vốn của Công ty mẹ TKV là 1,03 lần.Hệ số khả năng thanh toán của TKV tiếp tục được duy trì ở mức an toàn ≥ 1 lần; hệ số bảo toàn vốn của Công ty mẹ TKV là 1,03 lần, vốn Nhà nước trong kỳ được bảo toàn và phát triển. Tổng số nộp ngân sách của TKV trong năm 2023 là 29.118 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm (bằng 114,19% kế hoạch năm đặt ra là 25.500 tỷ đồng) và bằng hơn 134,7% so cùng kỳ năm trước (21.613 tỷ đồng). “TKV luôn thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, không để xảy ra tình trạng chậm nộp hay phát sinh nợ quá hạn”, đại diện lãnh đạo TKV khẳng định.Lợi nhuận trước thuế toàn Tập đoàn năm 2023 dự kiến khoảng 7.800 tỷ đồng, bằng 156% kế hoạch năm; trong đó, lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ TKV dự kiến đạt 5.100 tỷ đồng, bằng 134,9% so với kế hoạch năm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân (ROA) năm 2023 toàn Tập đoàn dự kiến đạt 5,22% và của Công ty mẹ TKV năm 2023 là 4,86%.Chăm lo đời sống, việc làm người lao độngVề thực hiện chế độ với người lao động, trong năm 2023, tiền lương bình quân toàn Tập đoàn đạt 16,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,9 % so với kế hoạch đặt ra; trong đó, tiền lương bình quân thợ lò đạt 24 triệu đồng/người/tháng (tăng 13,2%), có hơn 9.000 thợ lò thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm, chiếm 38% tổng số thợ lò, tăng 30% so với năm 2022, nhiều lao động mức thu nhập đạt ngưỡng 600 triệu đồng/năm, tương đương 50 triệu đồng/tháng.Bình quân năm 2023, công nhân lao động dưới hầm lò của TKV có mức lương 24 triệu đồng/tháng (tương đương 1.000 USD), tăng 13,2% so với kế hoạch. Đời sống vật chất, tinh thần người lao động toàn ngành được cải thiện rõ rệt. Những đơn vị có nhiều thợ lò thu nhập cao của TKV gồm Công ty Than Vàng Danh, Than Mạo Khê, Than Dương Huy, Than Hà Lầm,…TKV đã dành nguồn lực lớn để cải thiện điều kiện làm việc, đi lại, vận chuyển cho thợ lò, nâng cao thời gian sản xuất hữu ích trong ca, giải phóng sức lao động cho công nhân, tạo điều kiện tối đa để người lao động nâng cao năng suất và tăng thu nhập.Cụ thể, năm 2023, Công ty Than Mạo Khê có hơn 400 công nhân thu nhập 400-500 triệu đồng, gần 200 công nhân thu nhập 500-600 triệu đồng, đặc biệt có 10 công nhân thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm,… Công ty Than Vàng Danh trong năm 2023 có gần 2.000 thợ lò đạt thu nhập từ 300 triệu đồng/người trở lên; trong đó, 3 thợ lò thu nhập hơn 600 triệu đồng; 86 thợ lò hơn 500 triệu đồng và 347 thợ lò hơn 400 triệu đồng.Thời gian qua, TKV đã dành nguồn lực lớn để cải thiện điều kiện làm việc, đi lại, vận chuyển cho thợ lò, nâng cao thời gian sản xuất hữu ích trong ca, giải phóng sức lao động cho công nhân, tạo điều kiện tối đa để người lao động nâng cao năng suất và tăng thu nhập. Sở dĩ TKV có điều kiện triển khai tổng thể giải pháp cải thiện điều kiện làm việc và tăng lương cho người lao động do hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng, hiệu quả.Theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính, TKV bảo đảm hiệu quả hoạt động, các hệ số tài chính tiếp tục được duy trì trong phạm vi an toàn. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hợp nhất toàn Tập đoàn năm 2023 là 1,2 lần, giảm 0,27 lần so với năm 2022, của Công ty mẹ TKV là 0,87, giảm 0,21 lần; hệ số nợ của TKV thấp hơn nhiều so với quy định tối đa ≤ 3 lần.Năm 2023, TKV nộp ngân sách 29.118 tỷ đồng, bằng 134,72% so với cùng kỳ, là mức nộp ngân sách cao kỷ lục của Tập đoàn kể từ khi thành lập đến nay, đóng góp vào tăng trưởng GDP chung cả nước.Đáng chú ý, năm 2023, tổng số nộp ngân sách của TKV đạt 29.118 tỷ đồng, bằng 114,19% kế hoạch năm và bằng 134,72% so với cùng kỳ. Đây là mức nộp ngân sách cao kỷ lục của Tập đoàn kể từ khi thành lập đến nay, đóng góp vào tăng trưởng GDP chung cả nước. TKV cũng ban hành và thực hiện các chế độ phúc lợi mang tính đặc thù nhằm chăm lo tốt hơn sức khỏe, đời sống cho người lao động như: khám sức khỏe định kỳ; các chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; chế độ ăn ca, ăn định lượng; tổ chức tham quan, nghỉ mát cho người lao động,…Tin liên quanGiai đoạn 2018-2022, TKV nộp ngân sách gần 97 nghìn tỷ đồng“Có thể nói, năm 2023 dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng TKV tiếp tục đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Khả năng tự chủ tài chính tăng lên, tính thanh khoản của toàn hệ thống được duy trì ổn định ở mức cao, vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để TKV thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã được phê duyệt”, đại diện lãnh đạo TKV cho hay. Bằng một loạt giải pháp tổng thể cải thiện điều kiện làm việc, ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, thu nhập hằng tháng của công nhân lao động hầm lò TKV đã chạm ngưỡng "nghìn đô", cùng với đó, chất lượng cuộc sống của thợ mỏ cũng được nâng cao rõ rệt.
https://nhandan.vn/lai-lon-nam-2023-cac-chi-so-tai-chinh-cua-tkv-giu-on-dinh-post800488.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam", "TKV", "nộp ngân sách", "thu nhập", "thợ lò", "nghìn đô", "tự chủ tài chính", "bảo toàn vốn nhà nước", "19 tập đoàn-tổng công ty" ] }
[INTERACTIVE] HNX tháng 5/2024: Các thị trường cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng
NDO -Tháng 5 /2024, các thị trường cổ phiếu củaSở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, khi các chỉ số của thị trường ghi nhận mức đóng cửa cao và mức vốn hóa đạt giá trị kỷ lục trong vòng 13 tháng qua.
Trên thị trườngNiêm yết,đóng phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5/2024, chỉ số HNX-Index đạt 243,09 điểm, tăng 16,27 điểm (+7,17% so với phiên đóng cửa tháng 4/2024), đây là mức điểm cao thứ 3 trong vòng 13 tháng qua. Giá trị vốn hóa trên thị trường đạt hơn 326 nghìn tỷ đồng cao nhất trong vòng 13 tháng cho thấy nhà đầu tư đang tập trung hơn vào những mã có giá trị vốn hóa lớn. Thanh khoản tháng 5 toàn thị trường cũng tăng trở lại khi tổng giá trị giao dịch đạt hơn 43 nghìn tỷ đồng tăng 10,37% so với tháng 4.Trên thị trườngUPCoM,chỉ số UpCOM-Index đóng cửa tháng lên mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua, đạt 95,88 điểm tăng 7,12 điểm (+8,02% so với cuối tháng 4/2024). Giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt gần 1.400 tỷ đồng cũng là mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua. Tổng giá trị giao dịch cả tháng trên thị trường đạt mức hơn 29.000 tỷ đồng tăng 123,97% so với tháng 4/2024.Lãi suất trúng thầuTrái phiếu chính phủtháng 5 vẫn giữ xu hướng tăng với mức tăng từ 0,03 đến 0,19 điểm %/năm so với cuối tháng 4/2024. Cụ thể, mức tăng tại các kỳ hạn như sau: 5 năm (+0,16 đến +0,19 điểm %); 10 năm (+0,10 đến +0,16 điểm %); 15 năm (+0,08 đến +0,15 điểm %); 20 năm (+0,03 đến +0,06 điểm %); 30 năm (+0,03 đến +0,10 điểm %). Tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 24.000 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch Repo đạt hơn 85.800 tỷ đồng chiếm 37,63% tổng giá trị giao dịch.Thị trườngTrái phiếu doanh nghiệp riêng lẻghi nhận tổng giá trị giao dịch tháng đạt hơn 97.500 tỷ đồng tăng 42,65% so với tháng 4/2024. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt hơn 4.400 tỷ đồng tăng 23,20% so với tháng trước.Thị trườngChứng khoánphái sinhghi nhận thanh khoản đi ngang khi tổng giá trị giao dịch theo danh nghĩa đạt hơn 632 nghìn tỷ đồng giảm nhẹ 0,70% so với tháng 4/2024. Khối lượng hợp đồng mở (OI) tại ngày cuối tháng đạt hơn 57.200 hợp đồng, tăng 22,21% so với tháng trước.
https://nhandan.vn/interactive-hnx-thang-52024-cac-thi-truong-co-phieu-tang-truong-an-tuong-post813339.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "HNX Index", "Phái sinh", "Trái phiếu", "Interactive", "HNX" ] }
Tạo thuận lợi cho hợp tác xã tiếp cận tín dụng
Những năm qua, kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, còn nảy sinh một số bất cập, hạn chế cần giải quyết. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khu vực này còn gặp nhiều khó khăn do chưa đáp ứng các điều kiện, yêu cầu vay vốn tối thiểu,...
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến cuối tháng 2/2024, tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đạt 6.043 tỷ đồng, giảm 1,68% so với cuối năm 2023; trong đó, tín dụng đối với hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 2.000 tỷ đồng; cho vay không có tài sản bảo đảm đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong nông nghiệp đạt 153 tỷ đồng.Tỷ lệ cho vay vốn “nhỏ giọt”Có thể nói, để hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai nhiều chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, trong đó hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.“Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ. Chính vì vậy, bám sát các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, thời gian qua NHNN đã xác định khu vực kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng là một trong những đối tượng ngành ngân hàng ưu tiên đầu tư tín dụng, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp mở rộng tín dụng”, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) Phạm Thị Thanh Tùng khẳng định.Thí dụ như đối với vấn đề lãi suất, NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao) được hưởng lãi suất thấp hơn của lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường (hiện nay là 5,5%/năm) đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh; trong đó hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên được các tổ chức tín dụng xem xét áp dụng trần lãi suất cho vay ưu tiên này. Theo tổng hợp báo cáo, hiện nhiều ngân hàng thương mại đang áp dụng lãi suất cho vay đối với hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác thấp hơn lĩnh vực sản xuất thông thường từ 1% đến 1,5% (hiện đang áp dụng 4%/năm).Tuy nhiên, dù là đối tượng được ưu tiên, nhưng trên thực tế, đây lại là khu vực có tỷ lệ tiếp cận vốn vay từ hệ thống ngân hàng khá nhỏ bé và có xu hướng giảm trong vài năm gần đây. Số liệu từ NHNN cho thấy, năm 2020, tổng dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đạt 7.446 tỷ đồng, tăng 11,12% so với cuối năm 2019; đến năm 2021, tổng dư nợ tín dụng đối với khu vực này chỉ còn 7.214 tỷ đồng, giảm 3,12% so với cuối năm 2020. Năm 2022, tổng dư nợ tín dụng là 6.316 tỷ đồng, giảm 12,45% so với cuối năm 2021 và đến năm 2023, tổng dư nợ tín dụng tiếp tục giảm xuống còn 6.146 tỷ đồng, giảm 2,69% so với cuối năm 2022.Thành viên Hợp tác xã Hồng Hà (xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) kiểm tra chất lượng chè. Ảnh AN KHÁNH)Cần thêm lực đẩyNguyên nhân tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã còn thấp đã được các cấp, các ngành chỉ ra và tại Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã chỉ rõ: Hợp tác xã thiếu tài sản bảo đảm, thiếu minh bạch tài chính, làm ăn kém hiệu quả, quản trị yếu. Mặt khác, do dịch bệnh và khó khăn của nền kinh tế, cùng với áp lực biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư, kết quả kinh doanh của hợp tác xã, dẫn đến nhu cầu vay vốn tín dụng của hợp tác xã giảm. Năng lực nội tại của hợp tác xã và hiệu quả hoạt động còn yếu, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, trình độ cán bộ quản lý chưa tốt; vấn đề thị trường, ứng dụng khoa học-kỹ thuật, chuyển đổi số trong hoạt động của hợp tác xã còn nhiều hạn chế.Ngoài ra, theo phản ánh của các tổ chức tín dụng, vấn đề cơ chế quản lý, pháp lý và địa vị pháp lý của tổ chức kinh tế hợp tác cũng gây khó khăn cho tổ chức tín dụng khi xác định trách nhiệm, nghĩa vụ nợ cho vay đối với loại hình kinh tế tập thể. Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Tô Hoài Thanh cho biết, hợp tác xã hiện nay khó tiếp cận vốn do năng lực tài chính của hợp tác xã kém, trong khi để vay vốn hợp tác xã phải có nguồn vốn tự có từ 20% đến 30% vốn đầu tư dự án. Đây là yêu cầu bắt buộc khi vay vốn ngân hàng mà rất nhiều hợp tác xã không đáp ứng được. Nhiều hợp tác xã không có đầy đủ hệ thống sổ sách theo quy định, thiếu hệ thống báo cáo chuẩn về tình hình tài chính; sổ sách kế toán chưa đáp ứng yêu cầu rõ ràng, minh bạch. “Những vướng mắc đó khiến các ngân hàng khó đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã để thẩm định và quyết định việc cho vay”, ông Thanh cho biết.Từ phía hợp tác xã, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì (Hà Nội) Tạ Viết Hùng chia sẻ, do tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, hạn chế về khả năng huy động nguồn lực từ thị trường để đầu tư sản xuất, kinh doanh; nhất là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rủi ro cao cho nên phần lớn hợp tác xã bị hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay và cũng không có tài sản để thế chấp. Phương án kinh doanh của hợp tác xã còn thiếu tính khả thi và không đáp ứng được các điều kiện vay vốn do ngân hàng đặt ra. Do đó, ông Hùng đề xuất giải pháp: Chính phủ cần xây dựng cơ chế đặc thù để phù hợp với từng vùng miền, ngành nghề khác nhau trong cả nước; đồng thời, xem xét chỉ đạo NHNN, các bộ, ngành liên quan và các ngân hàng thương mại cắt giảm điều kiện, thủ tục không cần thiết khi hợp tác xã có nhu cầu vay vốn ưu đãi và có phương án thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay; thời gian vay vốn dài để bảo đảm duy trì sản xuất, kinh doanh.Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Công Bằng Thuận An (Đắk Nông) Nguyễn Hữu Hạ cũng cho biết, hiện nay các quy định cho vay chặt chẽ của ngân hàng khiến hợp tác xã khó tiếp cận nguồn vốn. “Hợp tác xã chúng tôi có giá trị tài sản chung hơn 10 tỷ đồng nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn do thủ tục phức tạp, rườm rà”, ông Hạ chia sẻ. Vì vậy, ông Hạ kiến nghị các ngân hàng xem xét giảm bớt thủ tục hành chính cho vay, như định giá tài sản, vay lưu động giải ngân linh động, vay dự trữ lưu kho, ưu tiên cho vay đối với các hợp tác xã đang kinh doanh hiệu quả, hoạt động đúng bản chất hợp tác xã.Về phía các tổ chức tín dụng, để tạo điều kiện cho ngành ngân hàng triển khai nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã bền vững, bà Phạm Thị Thanh Tùng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024) để triển khai đồng bộ các cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời, ưu tiên, bố trí và lồng ghép các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp tác xã; tăng hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ hợp tác xã tại các địa phương, hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn cho hợp tác xã,...Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, bản thân các hợp tác xã cần bảo đảm đủ các điều kiện, yêu cầu của một tổ chức hợp tác xã (về nguồn vốn, tài sản, nguồn nhân lực, phương án sản xuất, kinh doanh,...); bảo đảm hoạt động đúng bản chất của hợp tác xã; xây dựng và triển khai phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tham gia và tuân thủ các quy định của mô hình sản xuất liên kết, minh bạch tài chính, dòng tiền, trả nợ đúng hạn, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng dễ dàng cho vay ■
https://nhandan.vn/tao-thuan-loi-cho-hop-tac-xa-tiep-can-tin-dung-post809170.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "hợp tác xã tiếp cận tín dụng", "hợp tác xã", "kinh tế tập thể", "kinh tế hợp tác xã" ] }
Kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
NDO -Năm 2024, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao-su, hạt tiêu, sắn…
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, Trung Quốc là thị trườngxuất khẩu nông, lâm, thủy sảnlớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu.Giữ vững đà tăng trưởng các mặt hàng chủ lựcTheo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩusầu riêngtừ Việt Nam, đạt 493.000 tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 1.107,0% về lượng và tăng 1.035,8% về trị giá so với năm 2022. Thị phần sầu riêng Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh lên 34,6%. Giá sầu riêng nhập khẩu trung bình từ Việt Nam đạt 4.332,2 USD/tấn.Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu Ngô Tường Vy cho rằng: Từ tháng 7/2022, sầu riêng tươi của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là lực đẩy khiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2023. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã hoàn thiện thủ tục và hồ sơ đề nghị Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam. Khi được cấp phép, triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.“Từ tháng 7/2022, sầu riêng tươi của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là lực đẩy khiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2023. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã hoàn thiện thủ tục và hồ sơ đề nghị Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam. Khi được cấp phép, triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu Ngô Tường VySầu riêng hiện vẫn là mặt hàng còn nhiều dư địa khai thác tại thị trường Trung Quốc. Trước đây, Thái Lan là thị trường cung cấp sầu riêng chủ yếu cho Trung Quốc. Sang năm 2023, thị phần sầu riêng Thái Lan trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm xuống còn 65,1%, đạt 929 nghìn tấn, trị giá 4,57 tỷ USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 18% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu bình quân từ thị trường Thái Lan ở mức 4.709,6 USD/tấn.Sầu riêng là trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc.Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2019-2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 27,8% về lượng. Năm 2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, tăng 72,9% về lượng và tăng 65,6% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2023 trung bình ở mức 4.709,6 USD/tấn.Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2019-2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 27,8% về lượng. Năm 2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, tăng 72,9% về lượng và tăng 65,6% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2023 trung bình ở mức 4.709,6 USD/tấn.Bên cạnh rau quả, thủy sản cũng là mặt hàng trọng điểm xuất khẩu vào Trung Quốc, nhất là mặt hàng tôm. Năm 2023, Trung Quốc là thị trườngxuất khẩu tômlớn nhất (tính theo lượng) của Việt Nam, đạt 64,1 nghìn tấn, trị giá 516,4 triệu USD. Việt Nam cũng là thị trường cung cấp tôm các loại lớn thứ 4 cho Trung Quốc trong năm 2023.Tập trung vào các mặt hàng tiềm năngThống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao-su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với hơn 1,68 triệu tấn, trị giá 2,24 triệu USD, tăng 12,2% về lượng, nhưng giảm 3,4% về trị giá so với năm 2022.Thị phần cao-su Việt Nam chiếm 20,97% trong tổng lượng cao-su nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023, cao hơn so với mức 19,89% của năm 2022. Dư địa cho mặt hàng này vẫn còn khá rộng khi năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 8,05 triệu tấn cao-su với trị giá 12,03 tỷ USD. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nga và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường cung cấp cao-su nhiều nhất cho Trung Quốc.Thị phần cao-su Việt Nam chiếm 20,97% trong tổng lượng cao-su nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023, cao hơn so với mức 19,89% của năm 2022. Dư địa cho mặt hàng này vẫn còn khá rộng khi năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 8,05 triệu tấn cao-su với trị giá 12,03 tỷ USD. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nga và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường cung cấp cao-su nhiều nhất cho Trung Quốc.Hạt tiêu cũng là một trong những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2024. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết: Năm 2024, nhu cầunhập khẩu hạt tiêucủa Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới.Hiện hạt tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm, là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương.Đặc biệt, du lịch nội địa có xu hướng phục hồi mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ ăn uống gia tăng, trong đó hạt tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu.“Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới. Hiện hạt tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm, là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. Đặc biệt, du lịch nội địa có xu hướng phục hồi mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ ăn uống gia tăng, trong đó hạt tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu.Hiệp hội Hồ tiêu Việt NamNăm 2023, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đen sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc trong năm 2023, lượng đạt xấp xỉ 3,36 nghìn tấn, trị giá 13,23 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 1% về trị giá so với năm 2022. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 32,39% trong năm 2022 lên 36,57% trong năm 2023.Đối với mặt hàng sắn, trong năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát lớn thứ hai cho Trung Quốc với 722,79 nghìn tấn, trị giá 198,38 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với năm 2022. Thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 12,88% về lượng và chiếm 12,78% về trị giá trong tổng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, cao hơn so với năm 2022. Về tinh bột sắn, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 31,42% về lượng và chiếm 30,39% về trị giá.Có thể thấy, tiềm năng xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn vàothị trường Trung Quốccòn nhiều nhưng Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào, Indonesia và Campuchia. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh và giữ vững thị trường này.
https://nhandan.vn/ky-vong-tang-manh-xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc-post796450.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "thị trường Trung Quốc", "xuất khẩu nông sản", "xuất khẩu sầu riêng", "xuất khẩu thủy sản" ] }
PV GAS 12 năm liên tiếp vào “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” của Forbes Việt Nam
Ngày 17/6/2024, Forbes Việt Nam công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024”. Đây là lần thứ 12 Forbes Việt Nam công bố danh sách này. Trong đó, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cũng 12 năm liên tiếp lọt vào danh sách các công ty hàng đầu do Forbes Việt Nam bình chọn.
Theo Forbes Việt Nam, danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất lần 12 cho thấy nhiều nhóm ngành phục hồi lợi nhuận từ đáy nhưng mức độ lan tỏa chưa đồng đều. Khi lợi nhuận chưa quay lại quỹ đạo tăng trưởng ổn định, VN-Index dao động trong biên độ mạnh theo tâm lý và dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân. Tỷ giá trở thành biến số được chú ý trên thị trường chứng khoán.Đà suy giảm của thị trường chứng khoán và việc gọi vốn quốc tế khó khăn là lý do thiếu vắng những thương vụ IPO niêm yết tầm cỡ. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, tiêu dùng nội địa suy yếu, nhóm ngành phòng thủ, hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm lên ngôi. Quán quân doanh thu như thường lệ thuộc về Petrolimex, trong khi vị trí số 1 về lợi nhuận thuộc về Vietcombank.PV GAS – doanh nghiệp hàng đầu trong hành trình năng lượng xanh quốc gia.Để thực hiện Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2024, các công ty niêm yết trên HSX và HNX được Forbes Vietnam đánh giá qua nhiều bước. Ở vòng sơ loại, các công ty cần đáp ứng các điều kiện: có lãi trong năm 2023, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng. Ở vòng kế tiếp, các công ty được chấm điểm định lượng trên 5 tiêu chí: tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2019-2023.Tiếp theo, Forbes Việt Nam thực hiện điều tra định tính để đánh giá mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp: Vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng ngành. Danh sách có sự hỗ trợ tính toán định lượng của Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC). Vốn hóa được chốt vào ngày 30/5/2024. Số liệu sử dụng tính toán là báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023.Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 5 đơn vị lọt vào Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024 gồm: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS, mã chứng khoán: GAS); Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, mã chứng khoán: PVS); Công ty Cổ phần Bảo hiểm PVI (mã chứng khoán: PVI); Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã chứng khoán: PVT); Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã chứng khoán: POW).Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS, mã chứng khoán: GAS) lần thứ 12 vào danh sách Top 50 với doanh thu và lợi nhuận 2023 hết sức ấn tượng, dù phải vượt qua những thách thức lớn về thị trường và nguồn khí. Tại thời điểm 29/12/2023, PV GAS đạt giá trị vốn hoá 173.404 tỷ đồng.Năm 2023, PV GAS cũng đạt chỉ số ROA và ROE lần lượt trên 13% và 18%. PV GAS có tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao, trong đó, chia cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ cao kỷ lục là 60% vốn điều lệ.Forbes Vietnam dự kiến sẽ tổ chức Lễ vinh danh Danh sách Top 50 công ty niêm yết vào ngày 22/8/2024 tại Gem Center, Thành phố Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/pv-gas-12-nam-lien-tiep-vao-danh-sach-50-cong-ty-niem-yet-tot-nhat-cua-forbes-viet-nam-post815070.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [] }
[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát một số cơ sở, công trình trọng điểm tại Ninh Bình
NDO -Chiều 28/5, sau khi dự hội nghị công bố quy hoạchtỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thăm, kiểm tra một số cơ sở,công trình trọng điểm tại Ninh Bình, trong đó có tuyến đường Đông Tây, nơi có tầm quan trọng chiến lược với địa phương này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cánh đồng dứa thuộc vùng nguyên liệu của DOVECO.Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên công nhân, người lao động tại Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), thăm người dân đang làm việc trên cánh đồng dứa thuộc vùng nguyên liệu của công ty.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và động viên công nhân nông trường trồng dứa Đồng Giao.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho công nhân nông trường trồng dứa Đồng Giao.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cơ sở chế biến nông sản của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.Thủ tướng Phạm Minh Chính với người lao động Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO).Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO).Thủ tướng Phạm Minh Chính với công nhân thi công Dự án xây dựng tuyến đường Đông-Tây.Các đơn vị thi công Dự án xây dựng tuyến đường Đông-Tây.Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thi công Dự án xây dựng tuyến đường Đông-Tây.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên công nhân thi công Dự án xây dựng tuyến đường Đông-Tây.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho công nhân thi công Dự án xây dựng tuyến đường Đông-Tây.
https://nhandan.vn/anh-thu-tuong-pham-minh-chinh-khao-sat-mot-so-co-so-cong-trinh-trong-diem-tai-ninh-binh-post811574.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "công trình trọng điểm tại Ninh Bình" ] }
Kiểm toán Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công
NDO -Qua công tác kiểm toán các dự án đầu tư công, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng; phát hiện nhiều sơ hở, bất hợp lý để kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế.
Nhiều bất cập trong hoạt động đầu tư côngTrong giai đoạn 2017-2022,Kiểm toán Nhà nướcđã thực hiện 53 cuộc kiểm toán hoạt động về đầu tư công. Các cuộc kiểm toán tập trung vào những vấn đề nóng được dư luận xã hội, Quốc hội và cử tri quan tâm, phục vụ các chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội.Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện các dự án, thể hiện ở 5 nội dung chính. Đó là chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án còn hạn chế nên khi thực hiện dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư, tổng dự toán nhiều lần làm ảnh hưởng đến công tác kế hoạch vốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án.Công tác khảo sát thiết kế, lập dự toán của các đơn vị được kiểm toán hầu hết chưa đáp ứng yêu cầu nên phải thay đổi, bổ sung thiết kế, điều chỉnh dự toán và tổng mức đầu tư. Công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế, còn tình trạng “vốn chờ dự án”, nhiều dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa đủ điều kiện giao vốn hằng năm nhưng các bộ, ngành và địa phương vẫn đề xuất bố trí vốn dẫn đến không phân bổ hết số vốn được giao.Một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt độngđầu tư côngcòn chưa thống nhất, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn như thẩm định dự án đối với các đơn vị ngành dọc của cơ quan thuế, hải quan, toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng tái định cư và vấn đề chuyển đổi đất nông nghiệp, đất rừng.Kết quả kiểm toán cũng cho thấy việc lựa chọn nhà thầu, quản lý tiến độ dự án cũng như quy định về trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng vẫn còn những hạn chế, dẫn đến khi phát sinh vấn đề, việc phối hợp, xử lý mất nhiều thời gian.Các cuộc kiểm toán hoạt động về đầu tư công trong giai đoạn 2017-2022 gồm: Kiểm toán các Chương trình mục tiêu quốc gia; kiểm toán công tác lập, phân bổ vốn đầu tưChương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hộitheo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; kiểm toán việc lập, sử dụng nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; kiểm toán Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình…Theo Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ, hoạt động đầu tư công đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc tạo thành “nút thắt” ảnh hưởng đến giải ngân dự án, công trình.Nguyên nhân do một số cơ chế, chính sách chậm được ban hành hoặc chậm được nghiên cứu sửa đổi khi đã bộc lộ bất cập; việc phân cấp, phân quyền còn chưa triệt để, rõ ràng.Bên cạnh đó, việc lập, phân bổ, giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa phù hợp với tiến độ các dự án; việc điều chỉnh kế hoạch vốn còn chưa linh hoạt, kịp thời...Việc thiếu hụt nguyên vật liệu phục vụ thi công các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm ngành giao thông; tình trạng giá các nguyên vật liệu có những thời điểm chưa được dự báo, kiểm soát tốt cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án, làm tăng chi phí đầu tư...Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sáchBộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực tạo ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm, tăng cường an sinh xã hội. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường phân cấp đầu tư và nâng cao hiệu quả thực hiện vốn đầu tư.Trong thực tế, hoạt động đầu tư công đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, góp phần làm thay đổi và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, qua đó thúc đẩytăng trưởngkinh tế của Việt Nam.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, đầu tư công vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như hiệu quả đầu tư chưa cao, chất lượng chuẩn bị dự án còn thấp, giải ngân vốn chưa đạt như kỳ vọng…Để khắc phục hạn chế này, Kiểm toán Nhà nước đóng vai trò quan trọng, là công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, nguồn lựcngân sách nhà nướccho chi đầu tư phát triển hiện chiếm khoảng 28-29% tổng chi ngân sách nhà nước. Do đó, để đầu tư của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý chi đầu tư công là hết sức cần thiết.Có thể thấy, vai trò của Kiểm toán Nhà nước đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đầu tư công ngày càng được khẳng định qua hoạt động kiểm toán. Vai trò này càng cần được phát huy hơn nữa trong bối cảnh cả nước đang triển khai rất nhiều dự án lớn, dự án quan trọng, liên vùng, đầu tư công là nguồn lực, động lực để phát triển kinh tế-xã hội.Thông qua các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, nhất là các kiến nghị về công tác triển khai dự án ở cấp cơ sở, sửa đổi một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công đã kịp thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp quản lý đầu tư công hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn.Nhờ đó, công tác quản lý vốn đầu tư công đã ngày càng hoàn thiện hơn, công khai, minh bạch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 nămThông qua việc sửa đổi một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư công, ngân sách Trung ương được tập trung vào các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án liên vùng, dự án trọng điểm.Từ đó tạo ra động lực mới, không gian mới phát triển kinh tế, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tổng số dự án đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025 đã giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2016-2020.Thể chế về đầu tư công tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn đặt ra và tạo khung pháp lý cho những vấn đề mới. Kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công được tăng cường, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công.
https://nhandan.vn/kiem-toan-nha-nuoc-gop-phan-nang-cao-hieu-qua-dau-tu-cong-post810231.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "đầu tư công", "Kiểm toán Nhà nước", "giải ngân" ] }
Xăng RON95-III giảm gần 700 đồng/lít từ 15 giờ ngày hôm nay
NDO -Giá xănggiảm từ 500-700 đồng/lít, trong khi đó giá các loại dầu biến động không lớn tại kỳ điều hành ngày 30/5. Đây là thông tin vừa được Liên bộ Công thương-Tài chính công bố.
Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàngxăng dầutiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:Xăng E5RON92: không cao hơn 21.759 đồng/lít (giảm 518 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 760 đồng/lít;Xăng RON95-III: không cao hơn 22.519 đồng/lít (giảm 694 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 19.747 đồng/lít (giảm 90 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu hỏa: không cao hơn 19.931 đồng/lít (tăng 29 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.538 đồng/kg (tăng 25 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).Tại kỳ này, nhà điều hành quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu.Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ đối với mặt hàng giảm giá, không sớm hơn 15 giờ ngày hôm nay đối với mặt hàng tăng giá.
https://nhandan.vn/xang-ron95-iii-giam-gan-700-donglit-tu-15-gio-ngay-hom-nay-post811851.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "giá xăng dầu", "Liên Bộ Công thương-Tài chính" ] }
Minh bạch hóa để bình ổn thị trường vàng
NDO -Diễn biến phức tạp của thị trường vàng đang gây tác động bất lợi đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân về vấn đề này.
Nghị định 24 đã hoàn thành sứ mệnhPhóng viên:Một trong những điểm nhấn quan trọng trong chính sách quản lý thị trường vàng thời gian tới là Chính phủ sẽ sửa đổiNghị định 24/2012/NĐ-CPvề quản lý hoạt động thị trường vàng. Theo ông, vì sao phải sửa đổi Nghị định này và việc sửa đổi có thể gặp khó khăn gì?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt:Về quan điểm, tôi cho rằng việc chọn con đường dễ trong quản lýthị trường vàngbằng công cụ hành chính, mệnh lệnh như Nghị định 24 hiện nay hay chọn con đường để vận hành theo cơ chế thị trường để thị trường vàng phát triển lành mạnh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân là một vấn đề không dễ đối với cơ quan quản lý Nhà nước.Sự e ngại của nhà quản lý là việc thay đổi theo quy luật của cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng nếu quản lý không tốt sẽ làm cho thị trường vàng bất ổn. Có thể thấy Nghị định 24 đã đạt được kỳ vọng đề ra là giúp bình ổn thị trường vàng trong nước ngay cả khigiá vàngthế giới biến động mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng vàng hóa nền kinh tế đã được đẩy lùi.Tuy vậy, bối cảnh thị trường hiện nay cũng thể hiện rằng một số nội dung của Nghị định 24 cần được xem xét lại và có những điều chỉnh cần thiết sau hơn 10 năm áp dụng, đã đến lúc nên thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng.Mục tiêu giữ ổn định thị trường vàng vẫn là hướng đi đúng nhưng việc quản lý chặt không có nghĩa là hành chính, mà bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn minh bạch, cần và đủ để thực hiện cũng như đạt được hiệu quả trong quá trình giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Tin liên quanTăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàngPhóng viên:Quan điểm của ông thế nào trước đề xuất Nhà nước bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt:Đây là một trong những nội dung được quan tâm nhất khi sửa Nghị định 24. Khi hiện tượng vàng hóa đã được giảm thiểu nhưng nhu cầu vàng miếng tại Việt Nam vẫn cao (chiếm 70% tiêu dùng vàng), Nhà nước cần cân nhắc có nên tiếp tục độc quyền sản xuất vàng miếng nữa hay không để bắt kịp với xu hướng tự do hóa thị trường vàng đang khá phổ biến như các quốc gia khác trong khu vực.Ngày nay, vàng vẫn nắm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như đời sống vật chất, tinh thần của người dân, do đó, nguyện vọng sở hữu vàng với tư cách là một loại tài sản ở mức giá phù hợp khi so với giá vàng thế giới là nguyện vọng chính đáng của người dân, cần được bảo vệ.Vì vậy, Nhà nước nên cân nhắc nghiên cứu việc cấp phép cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện sản xuất vàng miếng để cân đối cung cầu và đáp ứng nhu cầu đầu tư, tích trữ của người dân.Bước ngoặt trong quản lý thị trường vàngPhóng viên:Gần đây Chính phủ có nhiều chỉ đạo nóng về việc bình ổn thị trường vàng nhưng giá vàng vẫn biến động rất mạnh cùng với diễn biến phức tạp của thị trường. Theo ông, đâu là nguyên nhân?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt:Như chúng ta thấy, mỗi khi có tín hiệu từ Chính phủ hoặc từ Ngân hàng nhà nước đưa ra thông điệp sẽ can thiệp vào thị trườngvàng SJCthì giá vàng trong nước giảm nhanh. Điều này cho thấy thị trường rất nhạy với những thông tin của cơ quan quản lý sẽ điều hành theo hướng thị trường hơn thay vì quản lý theo hướng hành chính.Nhưng có một thực tế là nếu sau thông điệp, chúng ta chưa hành động mạnh mẽ thì giá vàng SJC lại trở về một mức tăng cao hơn. Hiện tại, quyết tâm biến thông điệp điều hành thành hành động của cơ quan điều hành đã ngày càng rõ nét hơn, cụ thể hơn bằng cam kết của Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu lại vàng miếng SJC để tăng cung, điều tiết cung cầu.Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực và sắp tới sẽ là một bước ngoặt trong việc quản lý thị trường vàng, khi Nhà nước xóa bỏ độc quyền vàng miếng.Hiện giá vàng thế giới đã tăng khoảng gần 20% kể từ đầu năm, giá vàng trong nước cũng biến động mạnh và chênh lệch lớn so với giá thế giới, đặc biệt là vàng SJC, vậy thì đầu tư vàng tại thời điểm này còn mang lại lợi suất cao nữa không. Chính phủ và người điều hành chính sách tiền tệ cần cung cấp thông tin về những biến động của giá vàng trong thời gian qua để người dân nắm bắt, cân nhắc trước khi quyết định khi đầu tư vào vàng.Trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay, vàng có thể là kênh trú ẩn an toàn nhưng nếu chọn vàng là kênh đầu cơ thì có nhiều rủi ro vì nhiều số liệu cho thấy vàng không phải là kênh đầu tư tốt, mang lại lợi nhuận trong thời gian vừa qua. Nhà nước cũng không khuyến khích người dân tích trữ vàng, đó không phải là kênh đầu tư trong một nền kinh tế hiện đại.Mặc dù giá vàng tăng rất mạnh gần đây nhưng số liệu thống kê của các tổ chức nghiên cứu cho thấy vàng vẫn không phải kênh đầu tư cho mức sinh lời tốt nhất trong nhiều năm qua.Từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 24, về cơ bản giá vàng trong nước bám sát giá vàng thế giới, chỉ có từ tháng 6/2020 đến nay, giá vàng thế giới có xu hướng đi lên do bất ổn địa chính trị và có sự chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với giá thế giới nhưng cũng chỉ diễn ra đối với vàng SJC.Đặc biệt, đà tăng dữ dội của giá vàng thế giới diễn ra từ khoảng 3 tháng gần đây, khi vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn và xu hướng tích trữ vàng tăng lên, đẩy giá vàng tăng lên rất cao.Theo số liệu của hội đồng Vàng thế giới, tiêu dùng vàng bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2022 đã sụt giảm mạnh, chỉ bằng 1/2 so với đỉnh điểm vào năm 2011, khi nhu cầu tiêu thụ vàng bình quân đầu người vào khoảng 1,2 gram.Tuy chưa có số liệu chính thức nhưng ước tính khối lượng vàng tích trữ trong dân lên đến khoảng 400 tấn. Số liệu điều tra của Hội đồng Vàng quốc tế trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ưa thích vàng của người dân Việt Nam thuộc diện cao trên thế giới, 72% người được hỏi trả lời sẽ tiếp tục mua vàng trong khi con số điều tra ở các nước ưa thích vàng khác như Trung Quốc, Ấn Độ là hơn 50%.Nếu người dân không đầu tư vào các kênh khác để sản xuất kinh doanh mà tiếp tục đẩy mạnh mua vàng thì nguồn lực này sẽ nằm im trong dân, không có lợi cho nền kinh tế. Về lâu dài, Chính phủ cũng cần có giải pháp làm cho các kênh đầu tư tài sản, tài chính khác trở nên hấp dẫn hơn để người dân có các lựa chọn thay thế, giảm tập trung vào vàng. Nhưng để thay đổi thói quen tích trữ vàng, cần gia tăng niềm tin vào đồng nội tệ.Phóng viên:Như ông nhận định, những thay đổi trong chính sách hiện nay sẽ là một bước ngoặt trong việc quản lý thị trường vàng. Vậy ông đánh giá việc quản lý thị trường vàng tại thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi hay nhiều khó khăn hơn so với bối cảnh Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP cách đây 12 năm?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt:Theo tôi trong thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi hơn vì thời điểm năm 2012, mức độ vàng hóa trong nền kinh tế rất nặng, nếu chúng ta không có các biện pháp hành chính như Nghị định 24 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực của chính sách tiền tệ cũng như tác động của giá vàng, ảnh hưởng đến những biến số kinh tế vĩ mô khác đặc biệt làtỷ giá, lạm phát.Nhưng tình hình hiện nay đã khác, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát dưới 4%, tỷ giá biến động trong tầm kiểm soát. Cho nên chúng ta thấy giá vàng trong thời gian qua biến động mạnh nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá, không gây bất ổn kinh tế vĩ mô.Hơn nữa, vàng không phải là phương tiện thanh toán, nhu cầu mua vàng của người dân cũng giảm đi đáng kể, dù vẫn ở mức cao.Xin trân trọng cảm ơn ông!
https://nhandan.vn/minh-bach-hoa-de-binh-on-thi-truong-vang-post805843.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "giá vàng", "nhập khẩu vàng", "đấu thầu vàng", "vàng SJC", "tỷ giá" ] }
Hơn 150 kỹ sư, công nhân EVNHCMC tiếp sức thi công đường dây 500kV
NDO -Sáng 31/5, hơn 150 cán bộ, kỹ sư, công nhân thuộc Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNCHMC) đã lên đường tiếp sức hỗ trợ thi công xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối.
Đây là một trong các công tác nhằm thực hiện mục tiêu đóng điện trước 30/6/2024 theo chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ. Các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường lực lượng hỗ trợ thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối.Cùng tham gia “chiến dịch” này, EVNHCMC thành lập đội xung kích với hơn 150 thành viên, được chia thành 12 tổ tham gia thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ dựng trụ 500kV, đưa vật tư thiết bị vào vị trí đường dây... với 8 vị trí trụ, trong đó có 2 trụ néo thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.Tin liên quanRà soát tiến độ, tiếp tục tháo gỡ khó khăn dự án Đường dây 500 kV mạch 3Anh Võ Tấn Nghĩa, công nhân Đội quản lý lưới Điện, Công ty Điện lực Hóc Môn chia sẻ: “Bản thân tôi đã sẵn sàng góp sức vào thành tựu chung của ngành điện. Tôi xin hứa sẽ quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, để không phụ lòng tin tưởng của Ban lãnh đạo Công ty Điện lực Hóc Môn và Tổng công ty”.Các công nhân chuẩn bị thiết bị, dụng cụ trước giờ lên đường.Động viên chia tay các tổ trước giờ lên đường, ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc EVNHCMC chia sẻ: Lãnh đạo Tổng công ty rất vui mừng vì trong thời gian ngắn sau khi nhận được lệnh từ EVN tăng cường lực lượng cho dự án, Tổng công ty phát động đã có rất nhiều anh em đăng ký tham gia. Nhiệm vụ lần này rất quan trọng, đánh dấu 30 năm ngày đóng điện vận hành công trình đường dây 500kV bắc nam mạch 1 - một kỳ tích của Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ 20.Dự ánđường dây 500kV mạch 3Quảng Trạch-Phố Nối đóng điện vận hành đúng tiến độ vào cuối tháng 6 này sẽ là sự nối tiếp kỳ tích của 30 năm trước.Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519km, đi qua địa bàn 211 xã, phường, của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên.Tổng số móng cột là 1.179 móng cột, tổng mức đầu tư hơn 22.000 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/hon-150-ky-su-cong-nhan-evnhcmc-tiep-suc-thi-cong-duong-day-500kv-post811984.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Đường dây 500 kV", "EVNHCMC", "mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối" ] }
Cú huých cho nhóm kim loại bước vào thời kỳ ‘sốt giá’
NDO -Kể từ tháng 3 tới nay, giá các mặt hàng kim loại liên tục tăng mạnh do lực hỗ trợ từ cả yếu tố vĩ mô và yếu tố cung-cầu cơ bản. Tuy vậy, lo ngại thiếu hụt nguồn cung vẫn là yếu tố dẫn dắt chính. Dự kiến đây vẫn sẽ là nhân tố quan trọng hỗ trợ cho giá kim loại tăng trong dài hạn.
Lo ngại thiếu nguồn cung đưa giá kim loại chạm tới các mức đỉnh mớiKể từ đầu tháng 3, giá các mặt hàngkim loạiđua nhau tăng mạnh, đánh dấu sự bứt phá sang chu kỳ tăng giá mới sau giai đoạn tích lũy. Theo dữ liệu của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tính từ tháng 3 đến nay,giá bạcđã tăng hơn 43% và hiện đã vượt mốc 31 USD/ounce, mức đỉnh cao nhất 11 năm. Đối với kim loại cơ bản,giá đồngniêm yết trên Sở COMEX cũng tăng 35% lên vùng 11.200 USD/tấn, mức giá cao nhất mọi thời đại.Lý giải cho đà tăng vọt này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam, cho biết: “Đồng hay bạc đều là những kim loại nhạy cảm với yếu tố vĩ mô, đồng thời lại được sử dụng trong hoạt động công nghiệp. Do đó, sự hỗ trợ kép từ cả yếu tố vĩ mô và cung-cầu đã kéo giá hai mặt hàng liên tục tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy vậy, yếu tố chính dẫn tới mức tăng này xuất phát từ lo ngại nguồn cung thiếu hụt”.Cụ thể hơn, kim loại đồng vốn đã phải đối mặt với nguy cơ nguồn cung thắt chặt kể từ cuối năm ngoái, thời điểm mỏ đồng lớn Cobre Panama bị đóng cửa, và một số Sàn giao dịch hàng hoá thế giới cấm nhập khẩu đồng từ Nga.Rủi ro này tiếp tục bị đẩy lên cao vào tháng 3 năm nay khi Trung Quốc, nơi cung cấp hơn 50% nguồn cung đồng tinh chế cho thế giới, hạn chế công suất luyện đồng. Đứng trước thách thức này, thị trường đồng tinh chế toàn cầu được dự báo sẽ thiếu hụt 428.000 tấn trong năm nay, nhiều hơn so với mức thiếu hụt 130.000 tấn của năm ngoái.Còn đối với bạc, Viện Bạc (Silver Institute) cho biết, thâm hụt bạc toàn cầu dự kiến sẽ tăng 17% lên 215,3 triệu ounce vào năm nay do nhu cầu trong lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ và tổng nguồn cung giảm 1%.Nhu cầu tăng cao cũng là yếu tố hỗ trợ cho giáNgoài sự giới hạn về nguồn cung, nhu cầu tiêu thụ lạc quan hơn cũng là một trong những chất xúc tác hỗ trợ cho giá bạc và giá đồng trong thời gian qua, do cả hai kim loại này đều được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, bên cạnh vai trò đầu tư.Đối với đồng, nhu cầu tiêu thụ kim loại đỏ này đang phục hồi khi nền kinh tế thế giới khởi sắc hơn, đặc biệt là tại Trung Quốc, quốc gia chiếm hơn 50% nhu cầu đồng toàn cầu. Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 9,34 triệu tấn tinh quặng đồng trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 7% so cùng kỳ năm ngoái.Triển vọng tiêu thụ đồng càng được củng cố khi nước này đang đẩy mạnh hỗ trợ nền kinh tế và vực dậy lĩnh vực bất động sản, trụ cột của nền kinh tế. Gần đây nhất, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố nới lỏng các quy định thế chấp và khuyến khích chính quyền địa phương mua những căn nhà chưa bán được. Đây là nỗ lực mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của nước này để cứu thị trường bất động sản đang chìm trong khủng hoảng.Đối với bạc, bên cạnh nhu cầu tăng cao trong lĩnh vực công nghiệp, nhu cầu tích trữ bạc làm tài sản trú ẩn cũng tăng vọt do bất ổn địa chính trị gia tăng. Vào đầu tháng 4, tình hình tại khu vực Trung Đông leo thang trước xung đột giữa Israel và Iran. Trong khi đó, xung đột giữa Nga-Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hiện tại, chỉ số rủi ro địa chính trị (GPR index) vẫn đang cao hơn mức trung bình 20 năm qua.Xu hướng tăng giá là điều tất yếuĐánh giá về xu hướng giá thời gian tới, ông Phạm Quang Anh nhận định: “Trong ngắn hạn, giá các mặt hàng khó tránh khỏi những phiên điều chỉnh giảm, giằng co tích lũy sau giai đoạn giá “tăng nóng”. Giá tăng quá nhanh trong thời gian ngắn có thể hạn chế nhu cầu mua hàng trên thị trường vật chất cũng như nhu cầu đầu tư. Tuy vậy, giai đoạn giá tích lũy này sẽ là nền tảng tạo đà cho xu hướng tăng trong dài hạn, do tiêu thụ bạc và đồng sẽ bùng nổ trong tương lai, đặc biệt là ứng dụng trong tiến trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo”.Theo Viện Bạc, bạc là thành phần chính trong các tấm pin mặt trời và với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành quang điện, việc sử dụng kim loại này dự kiến ​​sẽ đạt mức kỷ lục trong năm nay. Tới năm 2030, nhu cầu bạc từ các nhà sản xuất tấm pin mặt trời dự kiến sẽ tăng gần 170%, lên khoảng 273 triệu ounce. Trong khi đó, đối với đồng, nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã chỉ ra nhu cầu đồng cần thiết để sản xuất pin mặt trời dự kiến tăng lên 2,1 triệu tấn vào năm 2040, tăng từ mức 757.000 tấn hiện tại.Với nhu cầu tăng mạnh theo cấp số nhân, nguồn cung kim loại khó có thể theo kịp, do trữ lượng quặng có hạn và việc mở các mỏ khai thác mới cần rất nhiều năm để hoàn thiện. Chẳng hạn như đối với đồng, việc đưa các mỏ đồng mới vào hoạt động có thể mất từ ​​12 đến 26 năm.Năm 2022, sản lượng đồng toàn cầu là khoảng 22 triệu tấn, trong khi nhu cầu đạt khoảng 26 triệu tấn. Trong dài hạn, các chuyên gia nhận định thị trường đồng có thể thiếu hụt tới 6 triệu tấn vào năm 2030. Dự báo từ Citi Bank cho biết, nguồn cung đồng sẽ thiếu hụt 1 triệu tấn trong vòng 3 năm tới, và những yếu tố này có thể đẩy giá đồng lên tới 15.000 USD/tấn.Ngoài ra, yếu tố vĩ mô cũng sẽ được chú ý trong thời gian tới khiCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)dự kiến sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm nay. Sự xoay trục này sẽ khiến cho đồng USD giảm giá, khi đó, giá kim loại sẽ còn được hỗ trợ bởi chi phí đầu tư hấp dẫn hơn.Hơn nữa, riêng đối với bạc, dư địa tăng giá của kim loại trắng này vẫn còn nhiều, do đây luôn được coi là “hầm trú ẩn an toàn” khi nền kinh tế có biến động. Trong thời gian gần đây, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn đang dần nóng lên, nổi bật là căng thẳng Mỹ-Trung và Trung Quốc-EU. Trong khi đó, bất ổn địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lan rộng và leo thang hơn nữa.
https://nhandan.vn/cu-huych-cho-nhom-kim-loai-buoc-vao-thoi-ky-sot-gia-post810739.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "kim loại", "giá bạc", "giá đồng", "FED" ] }
Ngày 13/6: Giá xăng tăng trở lại, xăng E5 RON 92 tăng 169 đồng/lít
NDO -Giá các loại xăng đồng loạt tăng tại kỳ điều hành định kỳ ngày 13/6, theo đó mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 169 đồng, xăng RON 95 tăng 258 đồng. Giá dầu tăng giảm trái chiều.
Ngày 13/6, Liên bộ Công thương-Tài chính tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu theo định kỳ. Sau khi điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:Xăng E5 RON 92: tăng 169 đồng/lít, lên mức 21.310 đồng/lít.Xăng RON 95: tăng 258 đồng/lít lên mức 22.235 đồng/lít.Giá dầu diesel 0.05S: tăng 218 đồng/lít, lên mức 19.640 đồng/lít.Dầu hỏa: tăng 302 đồng/lít, ở mức 19.859 đồng/lít.Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 396 đồng/kg, còn 16.889 đồng/kg.Tin liên quanNgày 6/6: Giá xăng dầu đồng loạt giảm, xăng E5RON92 giảm hơn 600 đồng/lítTại kỳ này, nhà điều hành quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu nêu trên.Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàngxăng dầudo thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ ngày hôm nay, 13/6.
https://nhandan.vn/ngay-136-gia-xang-tang-tro-lai-xang-e5-ron-92-tang-169-donglit-post814117.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá xăng", "giá dầu" ] }
VN-Index giữ được sắc xanh, khối ngoại bán mạnh
NDO -Phiên giao dịch ngày 20/6, lực cầu quay trở lại lúc cuối phiên giúp thị trường hồi phục, nhiềucổ phiếu lớntăng mạnh như VPB, FPT, TCB, PGV, GVR, HVN... đóng góp tích cực cho chỉ sốVN-Indextăng 2,51 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.282,30 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.073,55 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26.623,63 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng mạnh trên 3 sàn hơn 1.127 tỷ đồng, tập trung vào các mã FPT (274 tỷ đồng), VRE (95 tỷ đồng), VHM (91 tỷ đồng), VCB (86 tỷ đồng), FUEVFVND (75 tỷ đồng)...Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều trong phiên này gồm TCH (107 tỷ đồng), VNM (59 tỷ đồng), VPB (40 tỷ đồng), PC1 (36 tỷ đồng), CTD (26 tỷ đồng)...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng đáng kể so phiên trước, đạt hơn 21.358 tỷ đồng; khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.138 tỷ đồng riêng trên sàn này.Các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 5,14 điểm gồm: VPB, FPT, TCB, PGV, GVR, HVN, VNM, BCM, REE, TCH.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 2,94 điểm của VN-Index gồm: BID, VCB, CTG, VRE, NVL, GAS, GEX, SSI, BVH, EIB.Như vậy,cổ phiếu ngành ngân hàngphiên này giảm nhẹ 0,02% nhưng tạo sự trái chiều trên thị trường, với VPB là cổ phiếu đóng góp tích nhất cho VN-Index với với 1,43 điểm, cùng với TCB (+0,58 điểm)..., còn BID lại là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất khi lấy đi 0,84 điểm của VN-Index, cùng VCB (-0,82 điểm), CTG (-0,39 điểm)...Phiên này, cổ phiếu ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tăng mạnh nhất với mức tăng 2,11%, chủ yếu đến từ mã TV2 (+3,41%), INC (+9,77%), PPE (+9,32%); tiếp theo sau là cổ phiếu ngành công nghệ thông tin với mức tăng 1,15%, chủ yếu đến từ mã các FPT (+1,37%), SAM (+2,64%), SMT (+3,57%)... và cổ phiếu ngành sản xuất nhựa, hóa chất với mức tăng 0,87%, chủ yếu đến từ các mã GVR (+1,19%, DGE (+1,40%), BMT (+1,20%), NTP (+2,11%)...Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành chứng khoán giảm mạnh nhất với mức giảm 1,00%, chủ yếu đến từ các mã SSI (-0,83%), VND (-1,18%), VCI (-0,71%), HCM (-0,88%), MBS (-0,29%), SHS (1,09%), FTS (-1,10%), VIX (-2,49%), BSI (-1,05%)...; theo sau là cổ phiếu ngành chế biến thủy sản với mức giảm 0,75%, chủ yếu đến từ các mã VHC (+0,92%), ANV (-0,74%), FMC (-1,55%), ASM (-1,28%)... và cổ phiếu ngành tài chính khác với mức giảm 1,12%, gồm các mã IPA (-1,42%), OGC (-0,64%)...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đảo chiều bật tăng điểm lúc cuối thời gian giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa tăng 6,89 điểm (+0,32%), lên mức 2.134,03 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 904,05 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 23.986,44 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 174 mã tăng giá, 94 mã đứng giá và 213 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 243,97 điểm, tăng 0,40 điểm (+0,16%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 73,87 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.515,22 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 88 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 84 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 1,35 điểm (-0,25%) và về mức 538,46 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 42,43 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.079,86 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 10 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 14 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 99,27 điểm, tăng 0,91 điểm (+0,93%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 67,14 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.260,30 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 212 mã tăng giá, 86 mã đứng giá và 104 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 2,51 điểm (+0,20%), lên mức 1.282,30 điểm. Thanh khoản đạt hơn 932,54 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.848,11 tỷ đồng. Toàn sàn có 189 mã tăng, 72 mã đứng giá và 242 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 8,14 điểm (+0,62%) và lên mức 1.322,36 điểm. Thanh khoản đạt hơn 353,45 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 10.761,33 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 12 mã tăng, 4 mã đi ngang và 14 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là VPB (hơn 66,01 triệu đơn vị), TCB (hơn 34,58 triệu đơn vị), TCH (hơn 33,17 triệu đơn vị), HPG (hơn 27,77 triệu đơn vị), VIX (hơn 22,93 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là RAL (+6,99%), PGV (+6,96%), TTE (+6,92%), HCD (+6,88%), TNH (+6,86%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là TCB (-48,65%), SFC (-6,97%), TNC (-6,90%), SMA (-6,89%), MDG (-6,84%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 263.960 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 34.844,55 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-815337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "HNX-Index", "VN-Index", "thanh khoản", "phiên giao dịch", "cổ phiếu", "chứng khoán", "khối ngoại" ] }
Quốc Cường Gia Lai phủ nhận liên quan đến sai phạm của Tập đoàn Cao-su Việt Nam tại dự án 39-39B Bến Vân Đồn
NDO -Ngày 31/5, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai cho biết, Công ty vừa có văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về dự án39-39B Bến Vân Đồn(quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh).
Đây là khu đất mà Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Lê Quang Thung, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam và đồng phạm để điều tra về hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".Theo đó, bà Loan khẳng định, Quốc Cường Gia Lai là bên mua ngay tình, không liên quan đếnTập đoàn Cao-su Việt Nam.Tin liên quanTập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thông tin liên quan khu đất 39-39B Bến Vân ĐồnCụ thể, năm 2013, Quốc Cường Gia Lai ký kết hợp đồng hứa chuyển nhượng và đặt cọc cho Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Tín do ông Đặng Phước Dừa đại diện ký (gọi tắt là Công ty Việt Tín) về việc nhận chuyển nhượng 100% góp vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Việt Tín, chủ đầu tư dự án 39-39B Bến Vân Đồn.Tổng giá vốn nhận chuyển nhượng 100% vốn góp này doQuốc Cường Gia Laichi trả theo thỏa thuận kèm hóa đơn, chứng từ là 464,2 tỷ đồng. Quốc Cường Gia Lai chưa bao giờ làm việc, đàm phán trực tiếp với Tập đoàn Cao-su Việt Nam, Công ty Cao-su Đồng Nai và Công ty Cao-su Bà Rịa liên quan đến việc nhận chuyển nhượng vốn góp này.Về việc triển khai dự án và chuyển nhượng lại vốn góp, bà Loan cho biết, dự án 39-39B Bến Vân Đồn có vị trí đẹp, tuy nhiên do kế hoạch tài chính tập trung vào dự án Phước Kiểng, không thể đầu tư hai dự án cùng lúc, nên doanh nghiệp phải bán dự án này để bớt gánh nặng về tài chính, tránh rủi ro cho công ty và cổ đông.Dự án khi được chuyển nhượng có đủ pháp lý theo quy định hiện hành, còn việc dự án trước đó có đấu giá hay không là do cơ quan chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật của từng thời kỳ.Quốc Cường Gia Lai đã thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế theo quy định và đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh quyết toán thuế qua nhiều niên độ.
https://nhandan.vn/quoc-cuong-gia-lai-phu-nhan-lien-quan-den-sai-pham-cua-tap-doan-cao-su-viet-nam-tai-du-an-39-39b-ben-van-don-post811993.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Tập đoàn Cao-su Việt Nam", "Quốc Cường Gia Lai", "sai phạm" ] }
Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương
NDO -Chiều 9/5, Sở Công thương Hải Dương phối hợp Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và huyện Thanh Hà tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụvải thiều Thanh Hàvà nông sản của tỉnh Hải Dương với hệ thống thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà và tại 18 điểm cầu tại các nước và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc)... và một số doanh nghiệp nhập khẩu tại nước ngoài.Hội nghị góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm vải thiều của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường trong nước và quốc tế; liên kết với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống Tham tán thương mại; Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; trên các Sàn thương mại điện tử lớn có uy tín trong và ngoài nước.Qua đó tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ; liên kết, hợp tác, đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu "Vải thiều Thanh Hà -Hải Dương" trên thị trường trong nước và quốc tế.Đại diện thương vụ Việt Nam tại thành phố Houston (Mỹ) tham gia thảo luận tại hội nghị về các giải pháp tiêu thụ vải thiều và hàng nông sản.Vải thiều là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương. Trong những năm qua, cây vải luôn có một vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương; là một trong 8 loại nông sản chủ lực của tỉnh; được sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; chăm sóc theo quy trình Viet GAP, Global GAP; đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và xuất khẩu…Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 8.850ha vải; gồm 2.700ha vải sớm và 6.100ha vải thiều chính vụ. Trong đó, riêng huyện Thanh Hà có hơn 3.285ha vải thiều và 1.950ha vải sớm..Khu vực trồng vải thiều xuất khẩu ở huyện Thanh Hà.Về quy trình sản xuất, Hải Dương hiện có 52 vùng đã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.Trong đó có 41 vùng theo tiêu chuẩn VietGAP (huyện Thanh Hà có 37 vùng, thành phố Chí Linh có 2 vùng, huyện Ninh Giang có 2 vùng) với tổng diện tích là 500ha.11 vùng GlobalGAP (huyện Thanh Hà có 10 vùng, thành phố Chí Linh có 1 vùng) với tổng diện tích là 110ha.Sản phẩm tại các vùng này đáp ứng đủ điều kiện để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường cao cấp. Các vùng sản xuất còn lại cơ bản đều được sản xuất theo quy trình an toàn.Hải Dương hiện có 198 mã số vùng trồng, tương ứng 1.124,85ha. Trong đó: Thanh Hà có 167 mã, tương ứng 720,85ha; Chí Linh có 25 mã, tương ứng 384ha; Ninh Giang có 6 mã, tương ứng 20ha.Toàn tỉnh đã có 21 mã cơ sở đóng gói vải xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở Thanh Hà, trong đó có 2 mã xuất Nhật Bản, 1 mã xuất Mỹ, 2 mã xuất Úc, 2 mã xuất NewZeland, 1 mã xuất Thái Lan và 13 mã xuất Trung Quốc.
https://nhandan.vn/post-808527.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Vải thiều Thanh Hà", "nông sản Hải Dương", "xúc tiến thương mại" ] }
Vi phạm trong giao dịch và báo cáo, 4 doanh nghiệp bị phạt 440 triệu đồng
NDO -Bốn doanh nghiệp là CTCP Phúc Long Vân, CTCP Phát triển Giáo dục iGARTEN, CTCP Ozen Health and Beauty và CTCP Seedcom vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra các quyết định xửphạt hành chínhvới tổng số tiền lên tới 440 triệu đồng do các vi phạm vềcông bố thông tinvà thực hiện phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định pháp luật.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 180/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Phúc Long Vânvới mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty không công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021; Báo cáo tài chính bán niên năm 2021; Báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; Báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên năm 2023;Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2020; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên năm 2023; Báo cáo kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.Công ty cổ phần Phúc Long Vân (địa chỉ tại số 3 đường số 12, khu dân cư Làng sen Việt Nam, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) thành lập năm 2015; hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.Công ty cổ phần Phát triển Giáo dục iGARTENbị xử phạt hành chính theo Quyết định số 178/QĐ-XPHC, số tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Theo đó, Công ty cổ phần Phát triển Giáo dục iGARTEN không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu sau: Báo cáo tài chính bán niên năm 2021; Báo cáo tài chính năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên năm 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên năm 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên năm 2023; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên năm 2023;Công ty gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội không đúng thời hạn đối với các tài liệu sau: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên năm 2021; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên năm 2021.Công ty cổ phần Phát triển Giáo dục iGARTEN (địa chỉ tại tầng 2, tòa nhà 25T1 N05, khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2016; lĩnh vực hoạt động chính là giáo dục mẫu giáo.Công ty cổ phần Ozen Health and Beautybị xử phạt hành chính theo Quyết định số 179/QĐ-XPHC, cùng do vi phạm không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, với mức phạt 92,5 triệu đồng.Trước đó, Công ty không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu sau: Báo cáo tài chính năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên năm 2023; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên năm 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên năm 2023; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên năm 2023.Công ty cổ phần Ozen Health and Beauty (địa chỉ tại tầng 3, tòa nhà Udic Complex, tổ hợp nhà ở cao tầng và dịch vụ N04, khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2016; chuyên cung cấp các dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe...Công ty cổ phần Seedcombị xử phạt hành chính theo Quyết định số 175/QĐ-XPVPHC, mức phạt tiền 85 triệu đồng do không công bố thông tin đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các tài liệu: Tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020; Báo cáo tài chính năm 2020; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; gửi nội dung công bố thông tin cho HNX không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Báo cáo tài chính bán niên 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021.Với vi phạm thực hiện phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định pháp luật, Công ty bị phạt tiền 77,5 triệu đồng.Trước đó, Công ty cổ phần Seedcom vi phạm hoàn thành việc phân phối mã trái phiếu SEECH2123001 trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.Tổng mức tiền phạt đối với Công ty là 162,5 triệu đồng.Công ty cổ phần Seedcom (địa chỉ trụ sở chính tại L17-11, tầng 17, tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2017; hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý...
https://nhandan.vn/vi-pham-trong-giao-dich-va-bao-cao-4-doanh-nghiep-bi-phat-440-trieu-dong-post806613.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Vi phạm", "giao dịch", "báo cáo", "doanh nghiệp", "phạt hành chính", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Xem xét, quyết định phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh
NDO -Sáng 8/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trình bày tóm tắt Tờ trình về việc phê chuẩn Văn kiện gia nhậpHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Tờ trình nêu: Ngày 1/2/2021, Vương quốc Anh chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp định CPTPP. Trên cơ sở đó, quá trình đàm phán gia nhập giữa Vương quốc Anh với các nước CPTPP đã được tiến hành.Ngày 16/6/2023, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Công thương cùng Bộ trưởng các nước thành viên CPTPP và Vương quốc Anh đã ký Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, đưa nước này thành Thành viên ký kết thứ 12 của Hiệp định.Đánh giá tác động của việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP đối với Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, ở góc độ song phương,Việt Nam và Vương quốc Anh đã có quan hệ FTA song phương. Việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Vương quốc Anh tại khu vực này; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Vương quốc Anh.Quang cảnh phiên họp sáng 8/6. (Ảnh: DUY LINH)Đặc biệt, việc Vương quốc Anh công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo thêm cơ sở để ta tiếp tục vận động các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Ở góc độ đa phương, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần kết nối khu vực châu Á-Thái Bình Dương, châu Mỹ với châu Âu, giúp nâng tầm CPTPP từ một hiệp định trong khuôn khổ khu vực thành một hiệp định mang tính toàn cầu, đồng thời góp phần vào sự phát triển hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Về tác động kinh tế, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp quảng bá và thu hút thêm nhiều nền kinh tế khác gia nhập FTA khu vực này, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa Việt Nam và góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.Quang cảnh phiên họp sáng 8/6. (Ảnh: DUY LINH)Trong bối cảnh Vương quốc Anh luôn là một trong số thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, những kết quả đàm phán ta đã đạt được sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại-đầu tư của Việt Nam với Vương quốc Anh, đặc biệt tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam được tiếp cận thị trường với quy mô kim ngạch nhập khẩu thường niên lớn.Đối với tác động về lao động, việc làm, xã hội, các ngành mà Vương quốc Anh có thế mạnh xuất khẩu như máy móc, thiết bị công nghệ cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng đều không cạnh tranh mà có tính bổ trợ cho các ngành thế mạnh của Việt Nam. Do đó, sẽ không phát sinh cạnh tranh đáng kể về công ăn việc làm, mặt khác, còn giúp phát triển thị trường lao động và gia tăng việc làm trong các lĩnh vực tương ứng tại Việt Nam.Tờ trình cũng nêu lên đánh giá, Vương quốc Anh là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới đối với tiêu chuẩn hàng hóa lưu hành nội địa. Do đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Anh vẫn đứng trước thách thức về đạt tiêu chuẩn lưu hành nội địa.Tin liên quanĐộng lực tăng trưởng nông nghiệp từ các FTA: Khai thác đồng đều các thị trườngViệt Nam cũng sẽ cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho Vương quốc Anh. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế của Vương quốc Anh và Việt Nam mang tính bổ sung rất cao nên dự kiến sức ép cạnh tranh sẽ không lớn.Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư.Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ với các nội dung nêu trên, căn cứ Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chủ tịch nước trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết, Ủy ban Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết phê chuẩn văn kiện như đã nêu tại tờ trình của Chủ tịch nước và báo cáo thuyết minh của Chính phủ.Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà báo cáo thẩm tra tờ trình. (Ảnh: DUY LINH)“Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương với Vương quốc Anh nói riêng và giữa CPTPP với Vương Quốc Anh nói chung, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế”, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nhấn mạnh.Do đó, Ủy ban Đối ngoại nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV.
https://nhandan.vn/xem-xet-quyet-dinh-phe-chuan-van-kien-gia-nhap-hiep-dinh-cptpp-cua-vuong-quoc-anh-post813340.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Hiệp định CPTPP", "Vương quốc Anh", "Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân", "Kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "Quan hệ Đối tác chiến lược" ] }
Kiến tạo thể chế và hành động phát triển thành phố di sản cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO
Ngày 20/6, tại Ninh Bình, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO - Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương”.
Tới dự có đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thưTỉnh ủy Ninh Bình; đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam; cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các vị khách quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết, Ninh Bình đang phấn đấu trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo trên thế giới.Khai mạc hội thảo, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình mong muốn các đại biểu quan tâm, cho ý kiến về một số nội dung trọng tâm như: Làm rõ những vấn đề lý luận về đô thị di sản với xu hướng tôn trọng đa dạng hóa loại hình đô thị; xây dựng thương hiệu địa phương; phát triển du lịch, kinh tế di sản, công nghiệp văn hóa, tăng trưởng xanh; gia tăng sức mạnh mềm, hội nhập vào mạng lưới đô thị di sản trong nước và quốc tế.Đồng thời, các đại biểu xác định trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo tồn, phục dựng và phát huy tiềm năng di sản, giữ gìn và nâng tầm đô thị di sản, phát triển nhanh, bền vững dựa trên giá trị văn hóa-sinh thái-nhân văn; định hướng phát triển và những giải pháp để quản lý, phát triển đô thị di sản nói chung và tại Ninh Bình nói riêng, tập trung phát huy các giá trị độc đáo, tiềm năng, lợi thế riêng có, xây dựng hình mẫu kết hợp giữa bảo tồn, phục dựng và phát triển kinh tế di sản, thúc đẩy tăng trưởng xanh; kiến nghị cơ chế, chính sách phát triển đô thị di sản ở Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng…Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội thảo.Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, qua hơn 35 năm tham gia Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, đến nay Việt Nam đã có 9 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các di sản thế giới để các di sản này ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo sinh kế cho cộng đồng nơi có di sản, góp phần cân bằng, bảo vệ môi trường, củng cố hòa bình và an ninh theo hướng phát triển bền vững cho Việt Nam và thế giới.Đồng chí nhấn mạnh, hội thảo là cơ hội để góp thêm tiếng nói, kinh nghiệm, trí tuệ của các nhà khoa học, nhà quản lý không chỉ của Việt Nam mà còn cả cộng đồng quốc tế cho công tác quản lý bảo tồn di sản UNESCO, với mục tiêu kết nối các thành phố sở hữu di sản thế giới ở Việt Nam với các thành phố di sản.Đồng chí Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam báo cáo đề dẫn hội thảo.Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho biết, là quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, trong nhiều năm qua, các giá trị văn hóa, lịch sử trong đô thị Việt Nam đã và đang được thực hiện bảo tồn một cách đồng bộ. Tuy nhiên, nhiều loại hình quy hoạch ở các cấp độ khác nhau đã được lập với mục tiêu bảo tồn, nhưng còn thiếu đồng bộ và hiệu lực pháp lý còn hạn chế.Đối với quy hoạch xây dựng đô thị, trên phạm vi toàn quốc, hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn đã và đang được lập nhưng mới chú trọng và tập trung vào mục đích phục vụ quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị, còn các tiêu chí đánh giá, nhận diện và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử mới chỉ được nêu chung chung, trong khi để các đô thị có bản sắc thì điều này cần phải được xem là các tiêu chí quan trọng, tạo lập nét riêng biệt cho từng đô thị.Vì vậy, quy hoạch đối với một khu di sản mang tính chất đặc thù, đòi hỏi phương pháp tiếp cận mới, tích hợp các chức năng trong quá trình quy hoạch để chuyển hóa năng lực di sản thành động lực tăng trưởng mới.Với những ý kiến chuyên sâu, khách quan, đa chiều, kinh nghiệm, tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận vào 4 chuyên đề: Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO; nhận thức lý luận; kiến tạo thể chế; hành động địa phương.Thông qua hội thảo, nhằm xác định rõ những quan điểm, định hướng chung, từ đó thúc đẩy việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị để các đô thị di sản giữ được bản sắc, không xung đột với những giá trị của di sản cố đô trong quá trình hiện đại hóa; đồng thời đáp ứng yêu cầu phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị vốn có.Đồng thời, đây sẽ là những định hướng để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn, từ đó khơi mở ra cho các đô thị di sản ở Việt Nam những bước đi rõ ràng, vững chắc.
https://nhandan.vn/kien-tao-the-che-va-hanh-dong-phat-trien-thanh-pho-di-san-co-do-so-huu-danh-hieu-unesco-post815318.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Di sản", "UNESCO", "Ninh Bình" ] }
Mong muốn doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung
NDO -Chiều 9/5, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chínhđã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của tập đoàn Samsung đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm và những kết quả kinh doanh tại Việt Nam của Samsung, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế-xã hội; hoan nghênh và ủng hộ kế hoạch triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn trong thời gian tới tại Việt Nam, trên nền tảng quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện" giữaViệt Nam và Hàn Quốcđang phát triển mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cùng đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án của tập đoàn hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao; tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường xuất khẩu mới…, từ đó tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ, chi phí logistics cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, hiệu quả, bền vững tại Việt Nam.Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “3 cùng”: cùng lắng nghe, thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển), “đã hứa phải làm, đã cam kết phải thực hiện”; cho biết các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại, lắng nghe ý kiến, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp theo thẩm quyền và báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền với các vấn đề, nội dung vượt thẩm quyền.Thời gian tới,Thủ tướng mong muốn Samsung tiếp tục hỗ trợ Việt Namnâng cao hơn nữa năng lực doanh nghiệp trong nước để có thể tham gia hiệu quả hơn chuỗi cung ứng của tập đoàn; đẩy mạnh hợp tác để đưa các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác trong hệ sinh thái của Samsung; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai thực chất và hiệu quả các trung tâm đào tạo đặt tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được thành lập trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên; tăng cường đầu tư và mở rộng Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; tiếp tục mở rộng hoạt động, coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược, nghiên cứu - phát triển và sản xuất các sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định CPTPP, EVFTA và RCEP đã có hiệu lực.Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, ông cho biết Samsung dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục nâng số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực…Tổng Giám đốc Park Hark KyuVề phần mình, Tổng Giám đốc Park Hark Kyu đã báo cáo cập nhật tình hình sản xuất, kinh doanh của tập đoàn và và tìm hiểu, trao đổi về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Ông đánh giá cao thông điệp “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” của Thủ tướng, cũng như sự hỗ trợ tích cực, hiệu quả của phía Việt Nam đã góp phần giúp Samsung vượt qua những khó khăn, thách thức thời gian qua. Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, ông cho biết Samsung dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục nâng số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực… Trong thời gian tới, tiếp tục phát huy những kết quả hợp tác tốt đẹp trên cơ sở tin cậy cao những năm qua, Samsung cam kết sẽ luôn đồng hành với Việt Nam, nỗ lực hết sức nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.Samsung hiện nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với các dự án lớn tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng vốn đầu tư lũy kế lên đến 22,4 tỷ USD.Năm 2023, doanh thu và xuất khẩu của Samsung đạt tương ứng 65 tỷ USD và 55,7 tỷ USD. Dự kiến năm 2024 xuất khẩu của Samsung sẽ tăng trưởng hơn 10% so với năm 2023. Sản lượng sản xuất điện thoại di động của Samsung tại Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng của Samsung trên toàn cầu.Từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014, đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam cấp 1 và cấp 2 tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng 12 lần, lên 309 doanh nghiệp.
https://nhandan.vn/mong-muon-doanh-nghiep-viet-nam-tham-gia-sau-hon-chuoi-cung-ung-toan-cau-cua-samsung-post808624.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "ông Park Hark Kyu", "Samsung", "Việt Nam" ] }
Có hay không việc bơm cát nền cao tốc gây chết lúa?
NDO -Nhiều hộ dân dọc tuyếncao tốc Cần Thơ-Cà Mau, đoạn đi qua ấp 9, xã Vị Thắng huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phản ảnh, việc bơm cát nền phục vụ công trình này làm ảnh hưởng đến lúa của họ không phát triển và bị chết do nhiễm mặn. Ngành chuyên môn cũng xác định lúa bị ảnh hưởng do nhiễm mặn, nhưng chưa xác định nguồn mặn này từ đâu để quy trách nhiệm giải quyết bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho bà con.
Theo phản ánh của các hộ dân nói trên, không chỉ lúa hè thu này, mà cả vụ đông xuân 2023-2024 cũng bị ảnh hưởng bởi nồng độ mặn cao, làm lúa chết, giảm năng suất. Trong vụ đông xuân 2023-2024, bà con xuống giống theo lịch gieo sạ vào tháng 11. Ban đầu lúa phát triển tốt, tuy nhiên, sau khi xuống giống khoảng 45-50 ngày, lúa bị đỏ dần và chết bụi.Điều trùng hợp ngẫu nhiên là thời điểm này, đơn vị thi công đang tiến hành bơm cát nền, các diện tích bị thiệt hại cũng đều nằm dọc theo tuyến cao tốc đang thi công. Đến khi xuống giống vụ hè thu, tình trạng lúa chết dọc tuyến đường đang thi công vẫn diễn ra.Tin liên quanHậu Giang: Kiểm soát chặt nồng độ mặn xâm nhập trong những ngày TếtTheo ông Đỗ Văn Quyên, ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy: Vụ lúa đông xuân 2023-2024, khi mới sạ được khoảng 1 tháng, cây lúa phát triển tốt, không có vấn đề gì. Từ khi bơm cát thi công cao tốc, lúc đó lúa khoảng 45-50 ngày thì lúa bị đỏ và chết dần từng bụi, diện tích thiệt hại khoảng 2.200m2.“Ban đầu người dân chúng tôi nghĩ lúa bệnh nên mua thuốc để xử lý, nhưng lúa vẫn chết. Sau đó, nông dân báo cáo lên xã, nhờ ngành chuyên môn xuống đo độ mặn thì phát hiện độ mặn quá cao. Tới vụ hè thu này, lúa lại tiếp tục chết, không có mạ dặm. Chúng tôi cho rằng do cát thi công cao tốc bị nhiễm mặn rỉ tràn qua ruộng lúa. Nông dân sống nhờ cây lúa, nhưng tình trạng lúa bị nhiễm mặn chết làm bà con thiệt thòi, nên rất mong ngành chức năng xem xét giúp bà con nông dân vượt qua khó khăn”, ông Đỗ Văn Quyên cho biết thêm.Cùng gặp tình trạng trên, ông Nguyễn Trường Sơn, kể, sau khi lúa đông xuân của gia đình ông gieo sạ được 45 ngày, cùng thời điểm đơn vị thi công bơm cát và tràn nước vào ruộng. Khi lúa đón đòng sau khoảng 5-6 ngày thì bị vàng. Đến khi lúa trổ bông thì thấy hạt lép, lúa bị đỏ nên báo lên tổ kỹ thuật xã. Cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra và cho rằng lúa bị nhiễm mặn. Trong tổng số diện tích 2.800m2 lúa đông xuân, bị thiệt hại 70%.Nguồn cát nền sử dụng tại công trình cao tốc Cần Thơ-Cà Mau, đoạn qua ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).Đến vụ hè thu này, do cao tốc cắt ngang, không có kênh để thoát nước, mặn còn tồn đọng từ vụ trước nên khi lúa gieo sạ khoảng 12 ngày thì chết dần, đến nay diện tích lúa bị chết khoảng 1.200m2.Trước tình trạng lúa đông xuân của bà con bị thiệt hại, ngày 15/3/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnhHậu Giangcũng đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kiểm tra, xác minh hiện trạng.Kết quả kiểm tra của Chi cục thủy lợi về lượng nước còn trong ruộng lúa của các hộ dân bị ảnh hưởng bằng máy đo mặn, ghi nhận nồng độ mặn là 2,5‰ và đo đối chứng phần nước bên ngoài ruộng không bị ảnh hưởng, nồng độ mặn là 0,1‰. Hơn nữa, địa bàn xã Vị Thắng nằm trong khu vực an toàn, không bịnhiễm mặntự nhiên và không do thiên tai.Kết quả kiểm tra hiện trạng cây lúa của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, nhận thấy lúa bị vàng, cháy khô 50-100%, rễ, thân và lá đều khô héo, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa vào gạo; đồng thời, cơ quan chức năng đánh giá tình hình sinh vật gây hại tại thời điểm tháng 2, tháng 3, xã Vị Thắng và khu vực bị ảnh hưởng các trà lúa từ giai đoạn đòng trổ có sinh vật gây hại là không đáng kể.Từ các kết quả xác minh thực tế và báo cáo của địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang nhận định lúa đông xuân của 9 hộ dân nêu trên với diện tích 2,48ha lúa bị chết và giảm năng suất là do nhiễm mặn.Đối với cây lúa, tùy giống rất mẫn cảm với độ mặn. Nồng độ mặn từ 2‰ trở lên sẽ gây ảnh hưởng đến cây lúa, nhất là giai đoạn mạ và trổ bông.Giai đoạn mạ (5-7 ngày tuổi), khi nhiễm mặn, chót lá bị cháy đỏ, tiếp theo rễ bị thối, lá bị cuốn cong chuyển màu đỏ và khô dần đi. Khi lúa trổ thì hạt bị lép lửng, nếu bị nhiễm mặn nặng thì lúa bị chết.Thông thường, khi lúa bị nhiễm mặn với nồng độ cao, từ 6‰ trở lên phải mất từ 5-10 năm mới rửa sạch độ mặn đã thấm và tồn đọng trong đất.Ông Nguyễn Đức Trung, Phó trưởng trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Vị ThủyĐến vụ hè thu 2024, qua phản ánh của người dân về việc diện tích lúa dọc đoạn đường đang thi công tiếp tục bị chết, Ủy ban nhân dân xã Vị Thắng đã đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy mời các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập đoàn khảo sát diện tích lúa bị ảnh hưởng. Tham gia cùng đoàn có đại diện của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư), Công ty Trường Sơn - đơn vị thi công đường cao tốc bắc-nam đoạn Hậu Giang-Cà Mau.Qua khảo sát thực tế tại thửa ruộng lúa hè thu có diện tích 3.700m2 của 2 hộ dân (trong tổng số khoảng 1,7ha lúa hè thu của 9 hộ dân bị ảnh hưởng, do địa phương tổng hợp) vào ngày 10/5, đoàn ghi nhận hiện trạng lúa sau sạ từ 25-30 ngày, một số diện tích bị chết trên 70%; một số diện tích bị ảnh hưởng từ 20-50%.Kết quả đo nồng độ mặn tại ruộng lúa bị ảnh hưởng, ghi nhận là 6,6‰, tại lòng đường cao tốc là 1,8‰. Kiểm chứng tại kênh thủy lợi, nồng độ mặn là 0,4‰; nồng độ mặn tại sông Nước Đục là 0,2‰. Qua xác nhận thực tế lúa chết, lá bị cháy, rễ bị thối, vi sinh vật gây hại không đáng kể.Sau khi kiểm tra thực tế, đoàn xác định lúa bị ảnh hưởng do nồng độ mặn cao, nhưng chưa thể xác định được nguồn mặn từ đâu, bởi đại diện đơn vị thi công và đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận khẳng định cát đắp nền lấy từ nguồn cát sông được cấp phép, không phải là cát biển, nên không có chuyện nồng độ mặn rỉ tràn qua ruộng làm ảnh hưởng đến lúa của bà con.Theo ông Trần Đình Toản, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy: Tại khu vực canh tác lúa của 9 hộ dân nói trên lâu nay trồng lúa đạt năng suất khá cao so mặt bằng chung của xã. Đối với phần thiệt hại trong vụ lúa đông xuân vừa qua, địa phương cũng đã có thống kê mức thiệt hại dựa trên đối chiếu năng suất và giá bán lúa tại thời điểm đó của các hộ khu vực lân cận và khu vực bị ảnh hưởng để tính ra mức chênh lệch. Tổng số tiền thiệt hại của các hộ dân cần hỗ trợ là trên 43,9 triệu đồng.Về phía Ủy ban nhân dân xã, cũng rất mong ngành chức năng, các cơ quan có thẩm quyền sớm xác định rõ nguồn mặn do đâu, từ việc bơm cát hay tình trạng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng lúa của bà con, hoặc do thiên tai, nhằm xác định trách nhiệm để giải quyết bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho bà con.Hiện nay, các hộ dân có lúa bị ảnh hưởng đang trông chờ sớm được hỗ trợ thiệt hại. Điều đáng lo hơn vẫn là chưa có biện pháp xử lý triệt để khu vực đất bị nhiễm mặn, sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây lúa trong những vụ mùa tiếp theo.
https://nhandan.vn/co-hay-khong-viec-bom-cat-nen-cao-toc-gay-chet-lua-post809363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Độ mặn", "Hậu Giang", "Cát nền", "lúa bị nhiễm mặn", "cao tốc Cần Thơ-Cà Mau", "nhiễm mặn" ] }
Nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức, đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm
NDO -Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Phiên họp được truyền trực tuyến tới trụ sở Ủy ban nhân dân 45 tỉnh, thành phố có dự án đi qua.Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang tích cực thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, đem lại kết quả tích cực, niềm vui cho nhân dân, mở ra các không gian phát triển mới, tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa, giảm chi phí logistics.Tại phiên họp thứ 10, chúng ta đã kiểm điểm, đánh giá, tháo gỡ một số khó khăn, bất cập liên quan thể chế, cơ chế, chính sách, quy định mà còn vướng mắc. Tại Thông báo ngày 10/4, chúng ta có 53 nhiệm vụ giao các địa phương, trong đó có 15 nhiệm vụ có thời gian; Thủ tướng Chính phủ có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đôn đốc triển khai các công trình. Từ phiên họp trước đến nay, chúng ta đã khánh thành các dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo, thông xe kỹ thuật Diễn Châu-Bãi Vọt… là những sản phẩm cụ thể, "cân, đong, đo, đếm" được, được nhân dân đón nhận hồ hởi, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội các địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ công tác liên ngành tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp ở khu vực Tây Nam Bộ, hướng dẫn các địa phương trong giải phóng mặt bằng… Vừa qua, các bộ, ngành, địa phương, nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công đã nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, hạn chế, bất cập để triển khai các dự án với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết, "chỉ bàn làm, không bàn lùi"… Nhờ vậy, liên quan chúng ta đạt được hết sức tích cực.Thủ tướng bày tỏ vui mừng việc Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh đã tích cực vào cuộc, đôn đốc trên các công trường, nhất là thời gian gần đây bắt đầu nắng nóng, thi công trong điều kiện khó khăn. Nhờ đó, các công việc đang được triển khai đúng tiến độ. Bộ Giao thông vận tải với vai trò là cơ quan thường trực đã có nhiều nỗ lực, phân công các lãnh đạo Bộ đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án; cùng các địa phương đánh giá lại cái được, chưa được, khó khăn để tháo gỡ, lập tiến độ di dời bàn giao mặt bằng các công trình kỹ thuật ở các địa phương, bảo đảm kỹ mỹ thuật các dự án; các địa phương cũng tích cực tìm hiểu tình hình để triển khai nhanh; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào cuộc tích cực; các dự án trước đây thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước phụ trách làm với tốc độ chậm thì nay được triển khai nhanh như các dự án nhà ga, cảng hàng không.Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Thủ tướng mong muốn các công trình phải được đẩy nhanh tiến độ nhưng phải bảo đảm chất lượng, yêu cầu kỹ-mỹ thuật; cho rằng, vấn đề hiện nay là giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật nếu được thực hiện tốt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thi công, bảo đảm, thậm chí vượt tiến độ đề ra. Vấn đề khó khăn nữa là thiếu nguyên vật liệu, do đó phải chỉ rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp; một vấn đề nữa là vốn cho thi công.Theo Thủ tướng, nếu thúc đẩy triển khai nhanh các công trình trọng điểm thì sẽ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, khu công nghiệp mới…, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân.Thủ tướng đề nghị rút kinh nghiệm triển khai nhanh Cảng hàng không Điện Biên, cần áp dụng vào triển khai mở rộng, cải tạo cảng hàng không Cà Mau; đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tìm phương án sớm nhất có thể để cải thiện điều kiện giao thông đi đến Cà Mau, tạo thuận lợi cho nhân dân; quá trình làm cần thực hiện với tất cả tình cảm, trái tim, không sợ sai nếu không có tiêu cực.Bộ Giao thông vận tải, các Ban quản lý dự án, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải dành thời gian đi đôn đốc, kiểm tra, giám sát, không để các khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; kiểm tra những cái quy định không còn phù hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, từ đó sẽ có mọi nguồn lực, tạo thành sức mạnh của cả đất nước, dân tộc.Thủ tướng nhấn mạnh, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là điển hình của việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, “biến không thể thành có thể”. Do đó cần giáo dục tinh thần yêu nước cho các chủ thể liên quan tham gia đầu tư các công trình trọng điểm.Thủ tướng đề nghị tại phiên họp này cần thẳng thắng thảo luận xem xét có thiếu vốn không, mặt bằng vướng ở đâu, nguyên vật liệu có thiếu không, vì sao. Dự án đường sắt đang triển khai như thế nào. Việc tháo gỡ các nút thắt này đến đâu. Mỗi phiên họp của Ban Chỉ đạo thì phải đặt ra mục tiêu giải quyết được vấn đề gì với tinh thần làm đến đâu dứt điểm đến đó. Phải phát huy tinh thần Chiến thắng 30/4 và Chiến thắng Điện Biên Phủ trong đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm.* Theo Bộ Giao thông vận tải, về tình hình triển khai các dự án trọng điểm: đối với công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã tích cực triển khai và bàn giao mặt bằng để thi công, tuy nhiên, việc triển khai tại một số địa phương vẫn còn chưa đạt so với yêu cầu, công tác giải phóng mặt bằng tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận còn chậm.Phiên họp được truyền trực tuyến tới trụ sở 45 ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có các dự án trọng điểm đi qua.Việc di dời các đường điện cao thế còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt đối với các đoạn tuyến phải xử lý nền đất yếu và dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 (đường dây 220-500kV còn 50/143 vị trí, trong đó có 12/50 vị trí qua khu vực đất yếu; đường dây 110kV còn 42/94 vị trí, trong đó có 10/42 vị trí qua khu vực đất yếu).Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với các cơ quan thuộc Quốc hội để thẩm tra điều chỉnh Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa tại dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.Về vật liệu xây dựng thông thường: Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025: với các dự án thành phần từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa: các mỏ vật liệu cơ bản đã đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu vật liệu của các dự án thành phần, chỉ còn 2 mỏ cát tại tỉnh Quảng Ngãi đang được các nhà thầu làm thủ tục đăng ký khối lượng khai thác và một số mỏ (1/17 mỏ cát và 7/55 mỏ đất) đã được chấp thuận bản đăng ký khối lượng khai thác nhưng chưa khai thác được do chưa thực hiện xong thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là các mỏ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, Chí Thạnh-Vân Phong.Với dự án thành phần đoạn Cần Thơ-Cà Mau: các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã xác định nguồn cung và cấp Bản xác nhận khối lượng khai thác 16/19 triệu m3; còn thiếu 2,98 triệu m3(tỉnh An Giang 1 triệu m3; tỉnh Vĩnh Long 1,98 triệu m3); đủ điều kiện để khai thác 12,4 triệu m3(tỉnh Đồng Tháp 6,85 triệu m3; tỉnh An Giang 5,55 triệu m3) nhưng công suất khai thác của các mỏ chưa đáp ứng tiến độ thi công; chưa đủ điều kiện khai thác 3,6 triệu m3(tỉnh An Giang 0,417 triệu m3; tỉnh Vĩnh Long 3 triệu; tỉnh Đồng Tháp: 0,147 triệu m3).Về khai thác cát biển, đến nay, nhà thầu đã hoàn tất các thủ tục khảo sát, lập hồ sơ đăng ký khu vực và khối lượng khai thác; hồ sơ cam kết kết bảo vệ môi trường, phương án khai thác trình Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 2746/BTNMT-KSVN ngày 2/5/2024 giao diện tích, khu vực khai thác cát biển phục vụ dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Ngày 7/5/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về chủ trương cấp Bản xác nhận khối lượng khai thác cho Nhà thầu (2 khu vực mỏ) và dự thảo văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để giao khu vực biển cho nhà thầu khai thác (do khu vực biển khai thác không thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương). Dự kiến, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng sẽ cấp Bản xác nhận khối lượng khai thác trước ngày 15/5/2024 và sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển, nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (thuế, phí), sẽ khai thác trong tháng 5/2024.Về nguồn vật liệu đắp cho dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Biên Hòa-Vũng Tàu: Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan để rà soát tổng thể khả năng khai thác, cung ứng để cân đối, điều hòa. Tỉnh Bắc Ninh còn khó khăn trong xác định nguồn vật liệu cho dự án thành phần 2.3 Vành đai 4 Hà Nội. Về nguồn vật liệu cho các dự án khác cơ bản đáp ứng yêu cầu.Công tác triển khai thi công: tỉnh Lạng Sơn đã khởi công dự án Hữu Nghị-Chi Lăng vào ngày 21/4/2024. Bộ Giao thông vận tải đã thông xe dự án Diễn Châu-Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) và đưa vào khai thác dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo vào ngày 28/4/2024, cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu.Bộ Giao thông vận tải đang quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tận dụng thời tiết thuận lợi, tích cực triển khai dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Chơn Thành-Đức Hòa, tiến độ cơ bản bám sát kế hoạch; riêng dự án Cần Thơ-Cà Mau, Biên Hòa-Vũng Tàu, đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất, Gò Quao-Vĩnh Thuận chậm so với kế hoạch do thiếu nguồn vật liệu đắp và chưa đủ mặt bằng thi công.Quang cảnh phiên họp.Tiến độ triển khai thi công tại các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hưng Yên, Long An, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Hà Giang, Đồng Tháp bám sát yêu cầu; các tỉnh còn lại tiến độ chưa đạt yêu cầu do các vướng mắc về mặt bằng thi công cũng như nguồn vật liệu đắp.Tỉnh Bắc Ninh còn 1 gói thầu thuộc dự án Vành đai 4 Hà Nội chưa lựa chọn xong nhà thầu. Tỉnh Hòa Bình, Tiền Giang chậm trong tổ chức triển khai lập thiết kế kỹ thuật, dự toán, lựa chọn nhà thầu dự án Hòa Bình-Mộc Châu, Cao Lãnh-An Hữu.Đối với Dự ánCảng Hàng không Quốc tế Long Thành:Dự án thành phần 1: trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đang triển khai đáp ứng tiến độ; các trụ sở còn lại đang trong quá trình lập dự án, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán làm cơ sở triển khai thi công.Dự án thành phần 2: phần xây dựng đáp ứng tiến độ; đang triển khai lựa chọn gói thầu thiết bị chuyên ngành quản lý bay;Dự án thành phần 3: gói thầu nhà ga hành khách đang thi công phần bê tông cốt thép bảo đảm tiến độ yêu cầu và phấn đấu đến tháng 9/2024 chuyển sang lắp dựng kết cấu thép mái; các gói thầu đường cất hạ cánh, tuyến giao thông kết nối đang triển khai đáp ứng tiến độ đề ra;Dự án thành phần 4 đang triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư. Dự án nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang triển khai thi công bám sát tiến độ đề ra; Dự án Bến Lức-Long Thành thi công đạt 79% giá trị hợp đồng, còn gói thầu J3-1 chưa chọn được nhà thầu do vướng mắc liên quan đến điều kiện ràng buộc nhà thầu của Hiệp định vay.Tại phiên họp, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố đều dành nhiều thời gian đề cập vấn đề tăng cường bảo đảm các nguồn nguyên vật liệu đào đắp nền các dự án. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ưu tiên cân đối nguồn cát do dự án đường Vành đai 3 Thành phố.Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… phát biểu bày tỏ nỗ lực bố trí đủ nguồn cát, giải quyết nhanh các thủ tục cấp phép khai thác mỏ cát… Tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực bảo đảm nguồn cát, cố gắng đưa thêm một số mỏ cát vào khai thác, thậm chí điều chuyển bớt 200 nghìn m3cát của các dự án trong địa bàn tỉnh để ưu tiên cho các công trình giao thông trọng điểm; đang phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học để đánh giá lại trữ lượng để công suất khai thác mỏ cát. Tỉnh Sóc Trăng cũng cơ bản đáp ứng nhu cầu cát cho các dự án theo kế hoạch được giao.Các tỉnh, thành phố cũng dành nhiều thời gian thảo luận vấn đề giải phóng mặt bằng trên địa bàn, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ công tác này. Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo đưa một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn vào danh mục của Ban Chỉ đạo để tiến độ được đẩy nhanh trong thời gian tới…Phát biểu ý kiến kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là, đến năm 2025, phải hoàn thành 3.000km và đến 2030 hoàn thành 5.000km đường cao tốc. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chúng ta hoàn thành được 1.000km, đây là nỗ lực và là kinh nghiệm quý cho giai đoạn tới; các bộ, ngành, địa phương, các nhà thầu cũng lớn mạnh hơn.Đề cập nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, các địa phương liên quan cần tập trung làm tốt, khẩn trương công tác giải phóng mặt bằng vì việc này quyết định tiến độ của các dự án; đề nghị địa phương nào chưa làm xong giải phóng mặt bằng cho các dự án cao tốc thì phải quyết liệt làm xong trong quý 2 này; Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất để làm.Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đoàn công tác làm việc với các tỉnh, thành phố để trong tháng 5 giải quyết tất cả các thủ tục liên quan các mỏ nguyên vật liệu phục vụ san lấp; đi xuống địa phương còn đang vướng mắc giải phóng mặt bằng để tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân; các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang phải tích cực vào cuộc về vấn đề này.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân 45 tỉnh, thành phố có dự án đi qua rà soát lại các thủ tục; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ giải quyết các thủ tục liên quan, nhất là đường cao tốc từ Gia Nghĩa-Chơn Thành, Bảo Lộc-Liên Khương… Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng cùng làm việc với các địa phương để giải quyết thủ tục. Đối với đường cao tốc Nam Định đi Thái Bình, Hải Phòng, cần phối hợp chặt chẽ Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm dứt điểm.Các thủ tục liên quan dự án đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình cũng phải giải quyết; các thủ tục dự án Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, các tỉnh liên quan phải cố gắng giải quyết dứt điểm. Các vốn vay của các đối tác nước ngoài, Bộ Tài chính phải tháo gỡ thủ tục vốn vay của các đối tác nước ngoài một cách đơn giản nhất.Lưu ý về tiến độ các dự án, Thủ tướng yêu cầu các Ban Quản lý dự án, các tỉnh phải bảo đảm vấn đề này, không được để kéo dài, ít nhất phấn đấu bảo đảm đúng tiến độ đề ra, thậm chí phải phấn đấu vượt từ 3-6 tháng so tiến độ; tăng cường giám sát, kiểm tra, nhất là các nhà thầu tư vấn thiết kế phải bám sát công trường; rà soát lại các thủ tục, bảo đảm không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; bảo đảm an toàn, kỹ mỹ thuật công trình, vệ sinh môi trường, hoàn nguyên môi trường những nơi bị ảnh hưởng bởi thi công.Vấn đề liên quan đến người dân, Thủ tướng yêu cầu các chủ thể liên quan phải quan tâm thực sự, vì mục tiêu của Đảng, Nhà nước là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn cho người dân; do đó phải làm với tinh thần “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm”. Các nhà thầu đã cam kết phải làm, đã thực hiện phải có kết quả, cái gì chưa đúng phải điều chỉnh ngay.Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành nếu vướng gì phải lập ngay tổ công tác xuống làm việc với các địa phương để giải quyết ngay, tránh tình trạng “giấy tờ qua lại” mất thời gian; các địa phương phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo; tích cực chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, di dời các công trình kỹ thuật.Liên quan công tác lựa chọn các nhà thầu trong nước và nước ngoài, Thủ tướng yêu cầu phải làm minh bạch, đúng luật pháp; mong các bộ, ngành, địa phương phát huy tinh thần chủ động, tích cực, kịp thời vì nước, vì dân của các nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát, kêu gọi sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp. Các địa phương nỗ lực nhiều thì sẽ hưởng lợi từ dự án sớm đi vào hoạt động.Về các đề xuất, Thủ tướng cơ bản đồng tình và yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ tiếp thu, phân công các bộ, ngành xử lý trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư. Thủ tướng kêu gọi tinh thần làm việc “3 ca, 4 kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để đẩy nhanh tiến độ; tích cực, khẩn trương di dời các công trình kỹ thuật như Đường dây 500kV giao chéo đường cao tốc, nhanh chóng bàn giao mặt bằng cho thi công đường cao tốc.Thủ tướng giao Bộ Công an bảo đảm an ninh trật tự phục vụ thi công; đề nghị từ nay đến các dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 80 năm Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) phải tổ chức các phong trào thi đua ở các công trình, nhất là hoàn thành một số công trình trọng điểm để chào mừng các sự kiện này.Thủ tướng đặc biệt lưu ý phải bảo đảm an toàn trong thi công, an toàn tính mạng cho người lao động trên công trường cũng như nhân dân chung quanh các dự án.
https://nhandan.vn/no-luc-vuot-moi-kho-khan-thach-thuc-day-nhanh-tien-do-cac-cong-trinh-giao-thong-trong-diem-post808401.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "công trình giao thông trọng điểm", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "ngành giao thông vận tải" ] }
TMV tham gia Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ
NDO -Công ty Ô-tô Toyota Việt Nam (TMV)tiếp tục tham gia Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2023 với tư cách là đại diện doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp ô-tô trong lần thứ 4 liên tiếp với mong muốn đồng hành cùng Chính phủ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Tại Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO lần thứ 4 diễn ra ngày 15/11, TMV tham gia với vai trò là đại diện doanh nghiệp thuộc lĩnh vựccông nghiệp ô-tôcùng gian trưng bày mô hình mẫu xe Veloz Cross lắp ráp trong nước và khu vực kết nối doanh nghiệp tiềm năng.Năm nay là năm thứ 4 liên tiếp TMV tham gia triển lãm, được coi là nỗ lực của Toyota trong việc phát triển sản xuất tại Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp Việt Nam cũng như cam kết đồng hành cùng sự phát triển của ngành công nghiệp ô-tô, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.VIMEXPO 2023 là Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam do Bộ Công thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (Cục Công nghiệp, Bộ Công thương) chủ trì.Với mục tiêu “Kết nối để phát triển bền vững” giữa cơ quan quản lý Nhà nước, nhà cung cấp sản phẩmcông nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo và những doanh nghiệp mua hàng tiềm năng, năm nay, triển lãm có quy mô gần 300 gian hàng với 7.000m2 trưng bày, 250 doanh nghiệp tham dự với nhiều thương hiệu hàng đầu đại diện cho các nhóm ngành sản xuất lắp ráp ô-tô, công nghiệp công nghệ cao, ngành điện tử, ngành cơ khí chế tạo.Gian hàng trưng bày của TMV tại Triển lãm.Triển lãm sẽ đón khách tham quan từ ngày 15 đến 17/11, kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm của các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tới tham quan.Ngoài ra, trong khuôn khổ triển lãm năm nay, tọa đàm "Chuỗi cung ứng bền vững: Hướng đi mới cho doanh nghiệp" sẽ được tổ chức vào ngày 16/11/2023, TMV tham gia với bài tham luận về chủ đề “Vai trò của doanh nghiệp đầu chuỗi trong việc phát triển chuỗi cung ứng bền vững”.Tham luận này chia sẻ quan điểm của Toyota về phát triển bền vững trong đó có nỗ lực đóng góp của Toyota trong việc tăng cường nội địa hóa, phát triển các nhà cung cấp nội địa và những nỗ lực về đóng góp cho môi trường như giải pháp phát triển về xe và các hoạt động giảm phát thải trong toàn hệ thống Toyota.Đối với Toyota Việt Nam, ngoài việc gia tăng số lượng nhà cung cấp nội địa, Toyota còn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh bằng việc hợp tác với Cục Công nghiệp từ năm 2020 và Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam từ năm 2023 trong dự án hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô-tô.Gian trưng bày mô hình mẫu xe Veloz Cross lắp ráp trong nước của Toyota Việt Nam.Sau ba năm triển khai (2020-2022), dự án đã tổ chức nhiều hoạt động như: đào tạo cải tiến sản xuất, tư vấn tại hiện trường, sàng lọc và tìm kiếm nhà cung cấp,… từ đó kết nối cho Toyota Việt Nam hơn 60 nhà cung cấp Việt Nam. Thông qua dự án, Toyota Việt Nam đã lựa chọn thêm 6 nhà cung cấp tiềm năng và tuyển dụng được một số nhà cung cấp.Hiện Toyota có tổng số 5 mẫu xe lắp ráp trong nước và số lượng nhà cung cấp của Toyota đã tăng lên 60 nhà cung cấp, trong đó có 13 nhà cung cấp Việt Nam, nâng tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt gần 1.000 sản phẩm các loại.
https://nhandan.vn/tmv-tham-gia-trien-lam-quoc-te-ve-cong-nghiep-ho-tro-post782695.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "TMV", "Vimexpo 2023", "Veloz Cross", "Cục Công nghiệp", "Triển lãm quốc tế", "Toyota Việt Nam", "công nghiệp ô-tô" ] }
Mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên
Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất một số nông sản chủ lực quy mô lớn, giá trị kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp toàn vùng đang bị cản trở lớn bởi hạ tầng giao thông, logistics còn nhiều hạn chế, không đồng bộ. Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này chính là giải pháp để mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thế giới.
Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 377/QÐ-TTg phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nhấn mạnh việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực cho phát triển vùng; bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các trung tâm tổng hợp, logistics, chuyên ngành của vùng với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các vùng lân cận.“Điểm nghẽn” hạ tầngÔng Vũ Bá Phú - Cục trưởng Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết: Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được xếp tốp nhất nhì khu vực cũng như thế giới hiện nay, Tây Nguyên đã góp mặt nhiều sản phẩm như cà-phê, hồ tiêu, chanh dây, điều, mắc-ca, cao su... Diện tích trồng các loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sâm dây, nấm linh chi đỏ, đinh lăng, hà thủ ô, đương quy, hoa hòe… ở Tây Nguyên cũng đang phát triển nhanh để hình thành các vùng dược liệu tập trung. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của vùng Tây Nguyên còn chưa tương xứng với tiềm năng.Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt hơn 3,7 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng chủ yếu tập trung vào một số nhóm hàng cây ăn quả, một số loại cây công nghiệp, cà-phê, gia vị, cây dược liệu, khai thác tài nguyên. Một trong những nguyên nhân chính là cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống logistics còn nhiều hạn chế. Ðáng chú ý, liên kết nội vùng đang thể hiện nhiều điểm lỏng lẻo, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn tới thiếu các chuỗi cung ứng nội vùng. Ðiều này tạo nên nhiều rào cản cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng ra thế giới.Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Tây Nguyên chỉ có duy nhất Quốc lộ 14 là con đường kết nối hầu hết các tỉnh trong vùng với một số vùng kinh tế trọng điểm phía nam và duyên hải miền trung, nhưng hiện nay đã quá tải. Các tuyến đường quốc lộ như 26, 27, 29 nối với các vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Ðông Nam Bộ đang bộc lộ nhiều hạn chế; một số tuyến đường, cây cầu xuống cấp, quy mô đường nhỏ hẹp, chưa đồng bộ. Dù được nâng cấp, sửa chữa thường xuyên nhưng các tuyến đường này vẫn có nhiều đèo dài, hiểm trở. Hầu hết nông sản trong khu vực đều phải xuất nhập khẩu thông qua các cảng thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu, Ðồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Cam Ranh (Khánh Hòa) và Quy Nhơn (Bình Ðịnh) với khoảng cách trung chuyển 100-300 km, làm gia tăng chi phí logistics và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.Mặt khác, dù Tây Nguyên là trung tâm sản xuất nông sản lớn của cả nước nhưng hiện nay các dịch vụ logistics nông nghiệp chưa phát triển, chưa có trung tâm logistics và thiếu hệ thống bến bãi. Các doanh nghiệp tại một số địa phương như Ðắk Lắk, Gia Lai đang phải thuê, xây dựng kho bãi tại các tỉnh, thành phố như Ðồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh... để tập kết hàng hóa, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh.Là một tỉnh có sức phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, Gia Lai đã trở thành một trong những trung tâm phát triển nông nghiệp mạnh của cả nước với nhiều mặt hàng nông sản chủ lực có giá trị kinh tế như: Hơn 98.000 ha cà-phê, sản lượng hơn 257.000 tấn/năm; hơn 13.000 ha hồ tiêu, sản lượng 47.000 tấn/năm; cao su hơn 88.000 ha với sản lượng mủ khô hơn 123.000 tấn/năm; sắn hơn 81.000 ha, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn/năm và khoảng 21.000 ha trái cây các loại (chuối gần 5.000 ha, chanh leo hơn 3.000 ha, sầu riêng gần 2.000 ha)...Tuy nhiên, việc xây dựng và hình thành các trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp khó khăn. Cụ thể, sự phát triển của dịch vụ vận tải tỉnh Gia Lai chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa nội tỉnh, quy mô nhỏ. Hệ thống kết cấu hạ tầng vận tải mặc dù được đầu tư, nâng cao khả năng kết nối liên vùng nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa.Trong khi đó, hạ tầng logistics còn thiếu tính kết nối; thiếu hạ tầng kho, bãi tập trung; chưa đồng bộ với hệ thống đường giao thông và cơ sở sản xuất. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn cũng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cơ bản, đơn lẻ, chủ yếu đảm nhận công đoạn giao nhận vận tải, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến lưu thông hàng hóa nông sản.Kiểm tra việc sản xuất sầu riêng của nông dân theo quy định mã số vùng trồng ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Ðắk Lắk. (Ảnh CÔNG LÝ)Tạo “đòn bẩy” cho thương mại nông sảnThống kê cho thấy, so về sản lượng với cả nước, cà-phê Tây Nguyên chiếm 94,8%; cao su chiếm 22,1%, hồ tiêu chiếm 68,6%. Một số cây ăn quả tăng nhanh như: Sầu riêng chiếm tới 43,1% diện tích và 36,3% sản lượng; bơ chiếm tới 78,1% diện tích và 81,9% sản lượng. Tây Nguyên cũng là vùng sản xuất chanh dây lớn nhất cả nước, chiếm hơn 70% diện tích.Ông Ðặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, với diện tích và sản lượng lớn trái cây tươi của toàn vùng thì việc kết nối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là vấn đề quan trọng số một đối với ngành trồng trọt Tây Nguyên. Do đó, đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là giao thông đường bộ, kết nối liên vùng, liên quốc gia, kết nối đến hệ thống cửa khẩu, cảng biển phải được coi là ưu tiên hàng đầu.Về phía địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ðắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết: Ðắk Lắk có hệ thống giao thông thuận tiện trong việc giao thương lưu chuyển hàng hóa với các tỉnh trong khu vực và các tỉnh Nam Trung Bộ, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới các loại hình thương mại quy mô lớn và hiện đại.Trong bối cảnh giá cà-phê và hạt tiêu cùng các mặt hàng nông sản khác đang trên đà tăng, năm 2024 được dự báo sẽ là một năm bứt phá trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Ðắk Lắk. Do đó, tỉnh mong muốn cùng với các tỉnh khu vực Tây Nguyên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước cũng như xuất khẩu, hướng tới tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.Ðể phát triển hệ thống logistics phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản, tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh duyên hải; kết nối với các cảng cạn, cảng biển, cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu thuộc các tỉnh lân cận. Hiện tỉnh cũng đang kêu gọi, xúc tiến đầu tư các dự án phát triển hạ tầng dịch vụ logistics theo quy hoạch; cụ thể là các dự án phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các cảng cạn, trung tâm kho vận quốc tế logistics Tây Nguyên, trung tâm dịch vụ logistics nông sản.Tỉnh quyết tâm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án Quốc lộ 19; sớm triển khai đầu tư đường cao tốc Quy Nhơn-Pleiku, đồng thời khuyến khích, thu hút các nhà cung cấp dịch vụ logistics, các doanh nghiệp logistics trong nước (hoặc quốc tế) đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng giao dịch tại tỉnh nhằm tạo điều kiện thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản.Phấn đấu đến năm 2030, nghiên cứu, đầu tư hoàn thành một số tuyến đường bộ cao tốc để thúc đẩy và phát triển các hành lang kinh tế kết nối Tây Nguyên với vùng Ðông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và hành lang kinh tế Bắc-Nam phía Tây; Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ gồm 14, 24, 40, 40B, 19, 25, 26, 27, 28, 29, 55, 20, Trường Sơn Ðông khi có đủ điều kiện. Phấn đấu thực hiện mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương lên cấp 4E; Cảng hàng không Pleiku và Cảng hàng không Buôn Ma Thuột cấp 4C. Nghiên cứu xây dựng sân bay tiềm năng tại tỉnh Kon Tum, Ðắk Nông. Phát triển hệ thống cảng cạn là đầu mối vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.(Theo Quyết định số 377/QÐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)
https://nhandan.vn/mo-rong-khong-gian-cho-nong-san-tay-nguyen-post811760.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Tây Nguyên", "Nông sản chủ lực", "Cây công nghiệp", "Cây ăn quả", "Hạ tầng giao thông", "Logistics", "Xuất khẩu", "Quy hoạch vùng", "Liên kết nội vùng", "Chuỗi cung ứng" ] }
Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện
NDO -Lĩnh vực xe điện toàn cầu đang được đầu tư rất nhiều nhằm góp phần hướng tới kịch bản phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, kim loại đồng, nguyên liệu đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp xe điện, lại đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và giá tăng cao. Xu hướng này vừa là thách thức, nhưng cũng vừa là động lực và cơ hội mới.
Thị trường đồng đứng trước rủi ro nguồn cung siết chặtNhu cầu tiêu thụ đồng, kim loại cần thiết trong việc điện hóa mọi thứ, được dự báo sẽ bùng nổ trong tương lai khi xu hướng chuyển đổi xanh ngày càng được chú trọng. Tuy vậy, với trữ lượng có hạn, không có gì chắc chắn rằng nguồn cung kim loại đỏ này đủ để đáp ứng nhu cầu.Ở thời điểm hiện tại,thị trường đồngđang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng do hoạt động khai thác tại các mỏ lớn liên tục gặp gián đoạn.Vào cuối năm ngoái, Cobre Panama, một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 400.000 tấn đồng mỗi năm, đã phải đóng cửa.Trong khi đó, các công ty khai thác lớn như Anglo American hay Vale đều hạ thấp kế hoạch sản xuất đồng trong năm nay và năm tới.Codelco, tập đoàn khai thác đồng lớn thứ 2 thế giới cũng chứng kiến ​​sản lượng giảm xuống mức thấp nhất trong một phần tư thế kỷ. Rủi ro thiếu hụt nguồn cung một lần nữa bị đẩy lên cao vào giữa tháng 3 năm nay khi các nhà luyện đồng Trung Quốc, nơi cung cấp hơn 50% sản lượng đồng tinh chế cho thế giới, lại cắt giảm sản lượng.Đứng trước loạt thách thức này, thị trường đồng tinh chế có nguy cơ thiếu hụt 428.000 tấn trong năm nay, nhiều hơn so mức thiếu hụt 130.000 tấn của năm ngoái, theo dự báo của Goldman Sachs. Rủi ro thiếu hụt nguồn cung cũng là nguyên nhân chính giúp giá đồng tăng vọt trong thời gian gần đây.Theo dữ liệu từ Sở Giao dịchHàng hóaViệt Nam (MXV), kể từ đầu tháng 3 tới nay, giá đồng niêm yết trên Sở COMEX đã tăng hơn 22% và hiện đang neo ở vùng giá 10.300 USD/tấn, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, càng cho thấy tầm quan trọng của kim loại đỏ này. Trước xu thế chuyển mình sang cuộc cách mạng năng lượng sạch trên toàn cầu, giá đồng vẫn còn nhiều dư địa tăng hơn nữa trong tương lai.Nhu cầu đồng tăng trưởng phân hóa trong xu hướng xanhNghiên cứu của S&P Global đã chỉ ra việc đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 có thể khiến nhu cầu đồng tăng lên 50 triệu tấn vào năm 2035, gấp đôi so với hiện tại. Trong kịch bản phát triển bền vững, công nghệ chuyển đổi năng lượng sạch chính bao gồm sản xuất điện ít carbon (năng lượng mặt trời, năng lượng gió....); xe điện và bộ lưu trữ pin… đều cần rất nhiều đồng.Theo thống kê của BloombergNEF, một chiếc xe điện cần lượng đồng gấp 5 lần so một chiếc xe chạy động cơ đốt trong. Trong khi đó, năng lượng mặt trời và gió ngoài khơi cần lượng đồng tương ứng gấp 2 lần và 5 lần số đồng trên mỗi megawatt công suất lắp đặt so với năng lượng được tạo ra bằng khí đốt tự nhiên hoặc than đá.Tuy nhiên, công suất điện mặt trời hay điện gió đang trong tình trạng dư thừa khá lớn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, dự trữ tấm pin mặt trời ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng mạnh, với công suất tăng gần gấp đôi so nhu cầu dự kiến.Sự mất cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì cho đến năm 2028. Tại Trung Quốc, công suất điện mặt trời ước tính đạt 800 GW-1.100 GW vào cuối năm 2023, vượt xa nhu cầu toàn cầu ​​là khoảng 300 GW. Do vậy, nhu cầu đồng phục vụ cho ngành năng lượng gió/mặt trời dù lớn nhưng có thể tăng trưởng chậm.Nhưng trái lại, đối với xe điện, S&P Global cho biết đây sẽ là động lực chính thúc đẩy nhu cầu đồng trong lĩnh vực năng lượng xanh trong 2 thập kỷ tới, chiếm khoảng 55% thị phần.Hơn nữa, cả sản xuất và tiêu thụ xe điện đều đang tăng trưởng mạnh mẽ, phản ánh triển vọng tươi sáng của ngành. Theo đó, MXV cho rằng tốc độ tăng trưởng nhu cầu đồng ứng dụng trong sản xuất xe điện sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai.Đầu tư phát triển ngành xe điện là đón đầu xu thế chuyển đổi xanhTrong bối cảnh nguồn cung đồng toàn cầu đối mặt với nguy cơ thiếu hụt, việc chủ động nguồn cung để bảo đảm ngành công nghiệp xe điện duy trì sự ổn định là điều rất cần thiết. Hơn nữa, phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện và công nghệ pin xe điện cũng cần được chú trọng.Đánh giá về lĩnh vực xe điện của Việt Nam, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam nhận định: “Ngành công nghiệp xe điện trong nước đang từng bước phát triển và mở rộng, tuy nhiên, nước ta chủ yếu chỉ sản xuất và lắp ráp xe điện. Do đó, để nâng cao giá trị và đón đầu xu hướng chuyển đổi, cần xây dựng ngành xe điện ngay từ khâu chế tạo và sản xuất pin xe điện. Điều này đồng thời sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các lĩnh vực khác, đặc biệt là nâng cao chuỗi giá trị ngành công nghiệp luyện kim, trong đó có đồng”.Hiện tại, nước ta đã có nhiều nhà máy luyện đồng với công suất khoảng 10.000 tấn/năm, nhưng sản lượng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu và nước ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào đồng nhập khẩu. Do đó, việc tăng cường đầu tư và đẩy mạnh hoạt động tinh chế để mở rộng ngành luyện đồng trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu là điều cần thiết.Hơn nữa, đặt trong bối cảnh kim loại đồng có nhiều tiềm năng tăng giá trong dài hạn, việc phát triển ngành luyện kim có thể thúc đẩy giá trị gia tăng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
https://nhandan.vn/kim-loai-dong-se-vuot-troi-truoc-su-bung-no-linh-vuc-xe-dien-post807374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "giá đồng", "giá kim loại đồng", "thông tin hàng hóa", "xe điện" ] }
VN-Index về mức 1.240 điểm, khối ngoại tiếp tục bán ròng
NDO -Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 13/5, thị trường đảo chiều giảm điểm ngay trong phiên sáng và giằng co trong sắc đỏ đến hết thời gian giao dịch dù lực cầu quay lại vào cuối phiên. Chốt phiên,VN-Indexgiảm 4,52 điểm, về mức 1.240,18 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường tăng so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 862,39 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 19.486,27 tỷ đồng.Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này ở mức thấp tương đương phiên trước, hơn 14.748,56 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng hơn 860 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, CTG, VPB, STB...Phiên hôm nay, VCB, CTG, BID, FPT là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 3 điểm của VN-Index, riêng VCB đã lấy đi gần 1,4 điểm. Chiều ngược lại, VPB, GVR, VJC là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 1,2 điểm tăng.Xét về nhóm ngành, cổ phiếu chế biến thủy sản giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 1,78% với các mã giảm mạnh như VHC (-2,99%), ANV (-0,82%), ASM (-0,86%)... Tiếp theo là cổ phiếu dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí (-1,24%) và dịch vụ tư vấn, hỗ trợ (1,05%)... Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành nông-lâm-ngư phục hồi mạnh nhất với 2,35% với các mã tăng ấn tượng như HAG (+3,79%), HNG (+0,72%)...Nhómcổ phiếu chứng khoándiễn biến khả quan, với các mã tăng nổi bật như SSI, MBS, VCI, ORS, AGR, VDS, AAS, DSC, SBS... Chiều ngược lại, HCM, CTS, FTS, BVS, BSI... kết phiên trong sắc đỏ.Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch kém tích cực, hai mã HDB giảm 1,90%, SAB giảm 1,22%, tác động tiêu cực lên thị trường khi lấy đi tổng cộng hơn 0,5 điểm của VN-Index. Chiều ngược lại, các mã tăng điểm gồm VPB, SHB, MBB, EIB...Nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng lao dốc, với MWG, DGW, FRT... giảm giá khi chốt phiên.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay giảm điểm, VNXALL-Index đóng cửa giảm 4,65 điểm (-0,23%), dừng tại mức 2.038,37 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 719,39 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 17.988,71 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 224 mã tăng giá, 91 mã đứng giá và 170 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 236,36 điểm, tăng 0,68 điểm (+0,29%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 80,22 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.673,92 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 105 mã tăng giá, 65 mã đứng giá và 69 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 1,30 điểm (+0,25%) và lên mức 516,36 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 49,70 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.327,63 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 15 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 12 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 91,48 điểm, giảm 0,24 điểm (-0,26%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 40,60 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 598,20 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 146 mã tăng giá, 81 mã đứng giá và 125 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 4,52 điểm (-0,36%), về mức 1.240,18 điểm. Thanh khoản đạt hơn 741,57 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.214,15 tỷ đồng. Toàn sàn có 203 mã tăng, 72 mã đứng giá và 233 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 4,94 điểm (-0,39%) và xuống mức 1.272,53 điểm. Thanh khoản đạt hơn 198,60 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 6.278,21 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 7 mã tăng, 4 mã đi ngang và 19 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là SHB (hơn 21,83 triệu đơn vị), HAG (hơn 21,28 triệu đơn vị), VIX (hơn 17,70 triệu đơn vị), HQC (hơn 16,91 triệu đơn vị), VPB (hơn 16,73 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là HVH (+7,00%), BAF (+6,99%), VOS (+6,98%), ST8 (+6,97%), SAM (+6,95%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là TNA (-6,93%), CLW (-6,92%), QCG (-6,73%), OPC (-6,30%), SRF (-6,21%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 206.869 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 26.256,15 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-ve-muc-1240-diem-khoi-ngoai-tiep-tuc-ban-rong-post809114.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "VN-Index", "khối ngoại", "bán ròng", "HNX-Index", "cổ phiếu", "chứng khoán", "phiên giao dịch" ] }
Cầu gia tăng cuối phiên, VN-Index đảo chiều lấy lại sắc xanh
NDO -Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 27/5, dòng tiền quay lại lúc cuối phiên, cổ phiếu nhiều nhóm ngành hồi phục cùng cáccổ phiếu lớnnhư GAS, GVR, HVN, POW… tăng mạnh, tác động tích cực giúpVN-Indexphục hồi bật tăng 5,75 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.267,68 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườnggiảm so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 853,91 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 19.871,02 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn hơn 539,90 tỷ đồng, tập trung vào các mã CTG, HPG, HDB, MWG, VNM… Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm FPT, TCH, EVF, POW, GKM…Giá trị giao dịchkhớp lệnh trên sàn HoSE phiên này đạt hơn 14.844,84 tỷ đồng.Phiên hôm nay, các mã đóng góp tích cực vào đà tăng của chỉ số VN-Index gồm GAS, GVR, HVN, POW, PGV…Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực lên VN-Index gồm BID, HDB, MWG, CTG, SSB…Xét về nhóm ngành, cổ phiếu ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tiếp tục là nhóm có đà tăng mạnh nhất với mức tăng 4,30%, chủ yếu đến từ các mã TV2 (+5,53%), VNC (+1,55%), TV4 (+1,54%), KPF (+0,60%)...Tiếp theo là ngành bảo hiểm và thiết bị điện với mức tăng lần lượt là 2,82% và 2,41%...Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngành bán lẻ giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 0,44% chủ yếu đến từ mã MWG (-0,83%), FRT (-0,74%), PNJ (-0,12%)...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đảo chiều bật tăng về cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 5,58 điểm (+0,27%), lên mức 2.080,46 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 709,72 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 17.812,06 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 243 mã tăng giá, 82 mã đứng giá và 156 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 242,83 điểm, tăng 1,11 điểm (+0,46%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 75,29 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.394,80 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 98 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 70 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 1,92 điểm (+0,36%) và lên mức 536,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 37,67 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 975,30 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 15 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 94,87 điểm, tăng 0,47 điểm (+0,50%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 51,92 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 892,50 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 156 mã tăng giá, 80 mã đứng giá và 128 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 5,75 điểm (+0,46%) và lên mức 1.267,68 điểm. Thanh khoản đạt hơn 726,70 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.583,72 tỷ đồng. Toàn sàn có 233 mã tăng, 67 mã đứng giá và 198 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 1,42 điểm (+0,11%) và lên mức 1.284,88 điểm. Thanh khoản đạt hơn 257,28 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 7.561,20 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 14 mã tăng, 9 mã đi ngang và 7 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là POW (hơn 41,23 triệu đơn vị), EIB (hơn 23,32 triệu đơn vị), EVF (hơn 17,11 triệu đơn vị), SSI (hơn 16,84 triệu đơn vị), GEX (hơn 16,38 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là PSH (6,97%), PGV (6,95%), DTT (6,94%), CCL (6,93), JVC (6,78%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là HTI (-9,75%), TDH (-6,94%), QCG (-6,93%), DRH (-6,81%), ADG (-6,72%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 201.223 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 25.719,35 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/cau-gia-tang-cuoi-phien-vn-index-dao-chieu-lay-lai-sac-xanh-post811344.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "phiên giao dịch", "thanh khoản", "khối ngoại", "cổ phiếu", "chứng khoán" ] }
Đà Nẵng trao chứng nhận 25 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
NDO -Ngày 6/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phốĐà Nẵngtổ chức Hội nghị Công bố, trao chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2023 và triển khai Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Năm 2023 có thể đánh giá là năm có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiệu quả củaChương trình mỗi xã một sản phẩm(OCOP) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, có 48 sản phẩm tham gia, gồm 36 sản phẩm mới, đánh giá phân hạng lại 12 sản phẩm.Tại hội nghị, Ban tổ chức công bố và trao chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023 cho 25 sản phẩm của 15 chủ thể và 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao đạt từ 90 điểm trở lên tham gia đánh giá, phân hạng cấp Trung ương.Các sản phẩm đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: thực phẩm (khô bò Kinbe, tép lắc bơ); thủ công mỹ nghệ (ghế mây bập bênh trẻ em, đồng hồ mây, bộ hút trầm); dược liệu (kem đánh răng thảo dược, nến thơm); đồ uống (nước uống Ion kèm).Đặc biệt, Đà Nẵng có sản phẩm OCOP nông nghiệp kết hợp du lịch đầu tiên đạt 4 sao là Khu du lịch sinh thái kết hợp phát triển nông nghiệp Banarita Glamping Farm.Banarita Farm là sản phẩm OCOP nông nghiệp kết hợp du lịch đầu tiên của Đà Nẵng.Công ty CP Công nghệ Davifood Việt Nam có 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là Khô bò Kinbe và Tép lắc bơ. Là đơn vị khởi nghiệp mới và lựa chọn nguyên liệu của Đà Nẵng để tạo ra sản phẩm, hiện Davifood đang cung ứng ra thị trường 7 mặt hàng khác nhau như: khô bò, bánh tráng, tép lắc bơ...Chị Trần Thị Việt Liên, đại diện Davifood chia sẻ: Chúng tôi đã mong chờ để có được chứng nhận này, bởi sản phẩm của mình được công nhận sẽ góp phần tạo được sự khẳng định cũng như tin tưởng hơn với khách hàng. Đơn vị sẽ nỗ lực hơn để những dòng sản phẩm khác cũng tiếp tục được tham gia đánh giá phân hạng OCOP cũng như tạo ra những mặt hàng mới thu hút thị trường".Tính đến cuối năm 2023, Đà Nẵng có 98 sản phẩm OCOP, với 54 sản phẩm 3 sao, 43 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Các sản phẩm OCOP đã có sự đa dạng về nhóm sản phẩm và mẫu mã, chất lượng có sự cải thiện đáng kể và nhiều sản phẩm OCOP phát triển, vươn ra các thị trường quốc tế.Dịp này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng cũng triển khai một số nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết số 88/2023/NQ-HĐND ngày 14/12/2023 của Hội đồng nhân dân thành phố.Đây là chính sách khá toàn diện trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn thành phố, trong đó đã có sự điều chỉnh, sửa đổi bổ sung về nội dung, quy mô, điều kiện hỗ trợ và đặc biệt là trình tự, thủ tục hồ sơ tiếp nhận chính sách theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ của thành phố.
https://nhandan.vn/da-nang-trao-chung-nhan-25-san-pham-ocop-dat-4-sao-post808090.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Đà Nẵng", "sản phẩm OCOP", "nông nghiệp kết hợp du lịch", "2024", "chứng nhận OCOP" ] }
Cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá, VN-Index tăng hơn 7 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 7/5, lực cầu dâng cao tại nhóm cổ phiếu bluechip ở phiên chiều, trong đó các mã: PLX, VJC, VNM, FPT, HPG, BVH, GAS bứt phá cùng các mã: MSN, MWG, VIC, VPB đảo chiều sang sắc xanh đã giúp các chỉ số chính nới rộng đà tăng. Chốt phiên,VN-Indextăng 7,05 điểm lên mức 1.248,63 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 15.078,17 tỷ đồng; khối ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 120 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm trụ cột VN30 đóng cửa có 16 mã tăng, 4 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.Trong đó, PLX tăng cao nhất nhóm khi tăng 5,45% lên 38.700 đồng/cổ phiếu, tiếp đến VJC tăng 4,59% lên 118.600 đồng/cổ phiếu, VNM tăng 3,34% lên 68.000 đồng/cổ phiếu, FPT tăng 2,9%, HPG tăng 2,9%, BVH tăng 2,1%, GAS tăng 2,01%, MWG tăng 1,72%, SAB tăng 1,23%.Các mã: ACB, GVR, MSN, SSB, STB, VIC, VPB tăng nhẹ.4 mã: HDB, POW, VIB, VRE dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, CTG giảm 1,2%. Các mã còn lại: BCM, BID, MBB, SHB, SSI, TCB, TPB, VCB, VHM giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thép chỉ duy nhất HMC giảm 0,42%, 2 mã: SMC, VCA dừng ở tham chiếu, còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh. Bên cạnh HPG đã kể trên, POM tăng 3,3%, TLH tăng 0,82%, NKG tăng 0,64%, HSG tăng 0,49%.Nhómcổ phiếu chứng khoánchốt phiên nghiêng về sắc đỏ, với AGR giảm 0,54%, ORS giảm 0,34%, SSI giảm 0,28%, TVS giảm 1,02%, VCI giảm 1,03%, VDS giảm 0,26%, VIX giảm 0,57%, VND giảm 0,71%. Ngược lại, APG tăng 5,32%, BSI tăng 2,02%, CTS tăng 1,74%, FTS tăng 1,20%, HCM tăng 0,72%, TVB tăng 0,62%.Nhómcổ phiếu ngân hànggiao dịch phân hóa. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB giảm 1,11%, LPB tăng 0,49%, MSB tăng 1,07%, OCB tăng 1,08%.Nhóm cổ phiếubất động sảnbị sắc đỏ lấn át, trong đó DRH giảm 2,06%, FDC giảm 6,5%, ITA giảm 1,18%, KOS giảm 1,32%, NVL giảm 2,01%, SJS giảm 1,46%, TN1 giảm 5,11%, VPH giảm 1,16%... Ngược lại, một số mã vẫn tăng tốt như: LGL tăng trần, QCG tăng 3,05%, TCH tăng 4,03%.Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số mã khởi sắc như: AGM, AST, HVX, RDP, SRC, ST8 tăng trần, ASM tăng 3,11%, BWE tăng 3,26%, DHG tăng 3,67%, ELC tăng 4,77%, HAS tăng 6,19%, HHS tăng 4,23%, KPF tăng 5,77%, SGT tăng 5,42%, TCR tăng 6,38%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay bật tăng mạnh ở phiên chiều, VNXALL-Index đóng cửa tăng 13,56 điểm (+0,67%), lên mức 2.047,54 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 681,61 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 18.518,20 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 240 mã tăng giá, 97 mã đứng giá và 148 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 232,96 điểm, tăng 0,67 điểm (+0,29%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 69,23 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.230,30 tỷ đồng. Toàn sàn có 105 mã tăng, 67 mã đứng giá và 69 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 1,66 điểm (+0,33%) và lên mức 505,54 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 39,66 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 957,92 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 15 mã tăng, 8 mã đứng giá và 7 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 91,10 điểm, tăng 0,45 điểm (+0,50%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 40,30 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 602,66 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 178 mã tăng, 82 mã đi ngang và 104 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 7,05 điểm (+0,57%) và lên mức 1.248,63 điểm. Thanh khoản đạt hơn 705,42 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 18.349,75 tỷ đồng. Toàn sàn có 251 mã tăng, 75 mã đứng giá và 178 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 10,23 điểm (+0,80%) và ở mức 1.284,85 điểm. Thanh khoản đạt hơn 212,49 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 7.397,89 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 16 mã tăng, 4 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HPG (hơn 30,13 triệu đơn vị), NVL (hơn 28,67 triệu đơn vị), GEX (hơn 18,63 triệu đơn vị), SHB (hơn 18,18 triệu đơn vị), TCH (hơn 17,19 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là SRC (7,00%), AST (6,96%), ST8 (6,94%), LGL (6,94%), HVX (6,91%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là CMV (-6,67%), FDC (-6,50%), TMP (-5,57%), HID (-5,29%), TN1 (-5,11%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 206.458 hợp đồng được giao dịch, giá trị 26.235,15 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-808282.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu vốn hóa lớn", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu bất động sản" ] }
Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống 6% năm 2024
NDO -Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức 6% năm 2024, so dự báo 6,7% trước đó do tăng trưởng quý 1 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, dự báo này vẫn được xem là cải thiện hơn so mức 5,0% của năm 2023. Tăng trưởng GDP quý 1/2024 giảm xuống mức 5,7% (từ 6,7% trong quý 4/2023). Ngân hàng hạ dự báo tăng trưởng quý 2 xuống 5,3% (từ 6,3%) và quý 3 xuống 6,0% (từ 7,2%). Nhưng tăng trưởng quý 4 được kỳ vọng sẽ phục hồi lên mức 6,7%.Theo chuyên gia kinh tế từngân hàng Standard Chartered, thương mại, nguồn tăng trưởng và đầu tư quan trọng của Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phục hồi bất chấp rủi ro. Doanh số bán lẻ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1.Standard Chartered cũng hạ dự báo lạm phát năm 2024 từ 5,5% xuống 4,3% do lạm phát quý 1 thấp hơn dự kiến. Ngân hàng dự báo lãi suất sẽ được giữ ở mức 4,5% cho đến cuối quý 3 và có thể tăng 50 điểm cơ bản trong quý 4 trước khả năng lạm phát do thúc đẩy tăng trưởng.Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered cho biết: “Việt Nam đang nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư nước ngoài nhờ môi trường đầu tư thuận lợi và khả năng ảnh hưởng của quan hệ thương mại từ Mỹ-Trung. Với kinh tế đang trên đà phục hồi, chúng tôi cho rằng chính sách tiền tệ sẽ ít cần hỗ trợ hơn”.Theo ông Tim, chính sách tiền tệ Việt Nam Đồng sẽ được cân bằng dựa trên những cải thiện từ yếu tố bên ngoài và dự trữ ngoại hối gia tăng. Tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ sẽ hỗ trợ cho tiền tệ trong khi nhập khẩu cũng được cải thiện.Ngân hàng dự báo thặng dư tài khoản vãng lai sẽ đạt 3,5% GDP vào năm 2024.
https://nhandan.vn/ngan-hang-standard-chartered-ha-du-bao-tang-truong-gdp-cua-viet-nam-xuong-6-nam-2024-post806223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "tăng trưởng GDP", "lãi suất", "chính sách tiền tệ", "lạm phát", "Ngân hàng Standard Chartered" ] }
Giá vàng ngày 1/6: Vàng miếng SJC "rơi thẳng đứng", người mua đang lỗ gần 10 triệu đồng/lượng chỉ trong 3 ngày
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay (1/6) tiếp tục giảm xuống 2.326 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC “rớt” xuống mức 84 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giảm xuống 75,8 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 13 giờ ngày 1/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 80,95 triệu đồng/lượng mua vào và 83,5 triệu đồng/lượng bán ra, giảm lần lượt 2,1 triệu đồng và 2,45 triệu đồng bán ra so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,55 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 81-84 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 2 triệu đồng và 3 triệu đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra lên tới 3 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 13 giờ ngày 1/6.Hiện giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá thế giới khoảng 14 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giảm 500.000 đồng, giao dịch mua vào 74,1 triệu đồng/lượng, bán ra 75,8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,7 triệu đồng/lượng, giảm 600.000 đồng so kết phiên trước đó.Chỉ 3 ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố thông tin cơ quan này bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) và dù từ ngày 3/6, các ngân hàng trên mới chính thức bán vàng nhưng giá vàng đã “rớt” 5-6 triệu đồng/lượng.Người mua vàng với giá 90,9 triệu đồng/lượng 3 ngày trước nếu bán ra ở thời điểm hiện nay đã lỗ tới gần 10 triệu đồng/lượng.Tính đến 13 giờ ngày 1/6 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới giảm 15,9 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.326,7 USD/ounce.Sau khi mở đầu tuần giao dịch ở mức 2.334 USD/ounce, giá vàng thế giới đã tăng lên 2.360 USD. Nhưng một lần nữa, xu hướng tăng đã kết thúc và ​​giá kim loại quý lại giảm nhanh chóng xuống mức thấp hằng tuần mới là 2.325,06 USD vào sáng nay.Hôm qua, thị trường vàng đã đón nhận báo cáo Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE). Mặc dù lạm phát tăng phù hợp kỳ vọng đã làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất trong năm nay, nhưng giá vàng thế giới vẫn giảm.Gần đây, vàng liên tiếp chịu áp lực bởi các dữ liệu kinh tế mạnh và quan điểm “cứng rắn” từ các quan chức FED. Mới đây, Chủ tịch FED chi nhánh Dallas Lorie Logan cho biết, bà tin lạm phát vẫn đang hướng tới mức mục tiêu 2%, nhưng bà cũng nói thêm rằng, còn quá sớm để xem xét việc cắt giảm lãi suất.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 1/6. (Ảnh: kitco.com)Cuộc khảo sát vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy, đa số các chuyên gia và các nhà đầu tư nhỏ lẻ bày tỏ lạc quan về triển vọng ngắn hạn của kim loại quý, trong khi thiểu số giữ quan điểm trung lập hoặc giảm giá.Cụ thể, 10 nhà đầu tư lớn Phố Wall-Wall Street đã tham gia Khảo sát vàng của Kitco News. Trong đó, 6 chuyên gia (tương đương 60%) kỳ vọng giá vàng sẽ tăng cao hơn vào tuần tới. 2 nhà phân tích (20%,) dự đoán giá sẽ giảm và 2 nhà đầu tư còn lại cho rằng kim loại quý sẽ đi ngang trong tuần tới.Trong khi đó, 128 các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Phố Chính-Main Street (tương đương 58%) dự đoán giá vàng sẽ tăng vào tuần tới. 53 nhà đầu tư (24%) dự báo giá sẽ thấp hơn, 41 người được hỏi (18%) nghiêng về quan điểm trung lập về hướng đi của giá vàng trong ngắn hạn.Hiện, Chỉ số USD-Index ở mức 104,63 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,503%; chứng khoán Mỹ “xanh rì” sau báo cáo lạm phát; giá dầu giảm nhẹ xuống 81,37 USD/thùng đối với dầu Brent và 77,18 USD/thùng đối với dầu WTI.Chủ đề: Các giải pháp quản lý thị trường vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-16-vang-mieng-sjc-roi-thang-dung-nguoi-mua-dang-lo-gan-10-trieu-dongluong-chi-trong-3-ngay-post812215.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 1/6", "vàng miếng SJC giảm mạnh", "giá vàng miếng SJC" ] }
Than Vàng Danh phát huy truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển
Ngày 1/6, Công ty cổ phần Than Vàng Danh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mỏ than Vàng Danh, nay là Công ty cổ phần Than Vàng Danh-Vinacomin (6/6/1964-6/6/2024).
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Giám đốc Công ty cổ phần Than Vàng Danh-Vinacomin Phạm Văn Minh khẳng định: Với truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của vùng mỏ, cùng với tinh thần cần cù chịu khó, ý chí quyết tâm cao, các thế hệ thợ mỏ Vàng Danh đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách giữ vững sản xuất và kinh doanh than.60 năm qua, công ty đã đào hơn 960km đường lò và sản xuất được hơn 80 triệu tấn than nguyên khai, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Ninh và của đất nước; trở thành một đơn vị khai thác than hầm lò có quy mô, sản lượng lớn nhất Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, với hơn 5.700 cán bộ, công nhân và người lao động.Giám đốc Công ty cổ phần Than Vàng Danh-Vinacomin Phạm Văn Minh phát biểu tại buổi lễ.Trong 60 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ những người thợ mỏ Công ty cổ phần Than Vàng Danh-Vinacomin luôn đoàn kết, vượt khó, ra sức thi đua lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xây dựng công ty phát triển bền vững, xây dựng ngành than trở thành trụ cột, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và là một ngành gương mẫu cho các ngành kinh tế khác noi theo, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại.Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam và Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam tặng bằng khen và trao bức trướng cho Công ty cổ phần Than Vàng Danh-Vinacomin.Với những thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển 60 năm qua, công ty đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt là danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”,đây là sự ghi nhận những cố gắng, nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của các thế hệ thợ Mỏ Vàng Danh trong sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành than và tỉnh Quảng Ninh.Lãnh đạo thành phố Uông Bí chúc mừng Công ty cổ phần Than Vàng Danh-Vinacomin.
https://nhandan.vn/than-vang-danh-phat-huy-truyen-thong-60-nam-xay-dung-va-phat-trien-post812231.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Quảng Ninh", "Lễ kỷ niệm", "công ty than", "19 tập đoàn-tổng công ty" ] }
Ngành dầu khí tăng cường giải pháp tạo tín chỉ các-bon
Với vai trò là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực năng lượng ở nước ta, thông qua hàng loạt các biện pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong hoạt động của mình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã và đang nỗ lực vận dụng tất cả năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng sẵn có để chung tay cùng Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng hai phần ba, còn lại là các lĩnh vực khác. Với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26, thị trường tín chỉ các-bon trong nước được dự báo sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới.Tích cực chuyển đổi xanhĐại diện lãnh đạo PVN cho biết, lượng phát thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng phát thải ngành năng lượng. Đạt được điều này do các hệ thống thiết bị, công nghệ sản xuất của Tập đoàn hiện đại hơn so với mặt bằng chung của ngành năng lượng Việt Nam. Theo số liệu năm 2020, tỷ trọng phát thải của PVN chỉ chiếm khoảng 7% phát thải khí nhà kính của lĩnh vực năng lượng (19,5/273 triệu tấn CO2 tương đương). Mặc dù vậy, trong giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, nếu không có các biện pháp giảm phát thải, tỷ trọng phát thải của PVN sẽ tăng nhanh, chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp điện.Hiện nay, Tập đoàn đang cập nhật kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính theo các cam kết mới của Việt Nam. Theo đó, đến năm 2025, Tập đoàn dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2 so với phát thải cơ sở năm 2010. Giai đoạn 2031-2050, triển khai các giải pháp “xanh hóa” các nhà máy điện than, các dự án công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon (CCS/CCUS); tiếp tục thực hiện các dự án sản xuất năng lượng sạch như hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” có tính khả thi; phát triển chuỗi giá trị thu hồi, sử dụng và lưu trữ các-bon,…Với đặc điểm các nhà máy điện thường sử dụng lượng nhiên liệu và lượng phát thải khí nhà kính rất lớn, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) hết sức chú trọng tìm giải pháp giảm thiểu phát thải hiệu quả. Từ nay đến năm 2030, PV Power đặt mục tiêu có 12 giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện tại các nhà máy điện và theo tính toán của PVN, dự kiến sẽ giảm thiểu được 160.884 tấn CO2e (lượng khí thải tương đương các-bon đi-ô-xít) trong giai đoạn 2018-2025 và 72.150 tấn CO2e trong giai đoạn 2026-2030.Các giải pháp đăng ký phần lớn thuộc giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu năng lượng sử dụng trong sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời. “Để phát triển bền vững, PV Power định hướng ưu tiên và khuyến khích sử dụng các công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo và tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các loại nhiên liệu sạch, nhiên liệu thay thế và các công nghệ giảm thiểu phát thải tiên tiến khác để kịp thời đáp ứng chuyển dịch năng lượng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu phát thải ròng của Chính phủ” - đại diện lãnh đạo PV Power nhấn mạnh.Tăng cường giải pháp thu hồi, lưu trữ các-bonNhững năm qua, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã xây dựng, triển khai lộ trình chuyển dịch năng lượng với định hướng nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tiết giảm, tối ưu sử dụng năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở sản xuất; phát triển các dự án nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) theo hình thức các “Hub nhập khẩu” kết nối với các tổ hợp nhà máy điện khí và phân phối LNG cho các thị trường hiện hữu, mở rộng thị trường mới, thay thế các loại nhiên liệu than, dầu có mức phát thải cao hơn khí; nghiên cứu tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” trên cơ sở tận dụng tối đa hạ tầng hiện hữu và đầu tư các hạ tầng mới.Không chỉ những đơn vị nêu trên, hiện các đơn vị thành viên của PVN đã và đang xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh, hướng tới hạn chế đến mức thấp nhất phát thải khí nhà kính. Đơn cử, Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) đặt ra lộ trình đến năm 2030 giảm 20% phát thải ròng, năm 2040 giảm 50% và tiến tới mục tiêu net zero vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu đó, PVEP đề ra các giải pháp bao gồm nỗ lực giảm thiểu phát thải trực tiếp từ các công trình hiện hữu, phát triển các dự án CCS/CCUS, mở rộng năng lượng tái tạo và các giải pháp các-bon thấp, tối ưu hóa việc sử dụng bù đắp các-bon trên cơ sở trồng rừng,… Trong đó, giải pháp được đơn vị quan tâm trong kế hoạch dài hạn là CCS (công nghệ thu hồi và lưu trữ các-bon) - thu hồi CO2 từ các nguồn phát thải, sau đó vận chuyển đến các điểm lưu giữ lâu dài.Lãnh đạo PVN khẳng định: CCS được xem là một trong các biện pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính của các doanh nghiệp dầu khí. Hiện tổng cộng có 34 mỏ dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam đã được đánh giá tiềm năng lưu trữ CO2. Nếu chỉ xét đến các mỏ có tiềm năng lưu trữ lớn hơn 10 triệu tấn CO2, khả năng lưu trữ hiệu quả của các mỏ dầu khí ở bốn bể trầm tích đang có mỏ khai thác của Việt Nam là 1,15 Gt CO2, với mỏ lớn nhất hơn 300 triệu tấn CO2. Các mỏ dầu khí sắp cạn kiệt có thể tận dụng làm nơi lưu trữ, chôn lấp CO2, đồng thời có thể tận dụng các hạ tầng đường ống thu gom hiện tại để vận chuyển CO2,… Ngoài ra, đơn vị có thế mạnh sử dụng, tái chế CO2, như sử dụng CO2 cho nâng cao hệ số thu hồi dầu, sản xuất đạm, nhiên liệu tổng hợp, hóa chất, vật liệu,… Cũng theo lãnh đạo PVN, với tiềm lực tài chính lớn và ổn định sẽ giúp đơn vị đầu tư vào các dự án CCS với quy mô lớn và hiệu quả cao.Đây cũng là cơ hội để Tập đoàn mở ra hướng kinh doanh mới, tạo ra tín chỉ các-bon đến từ việc thu hồi và lưu trữ CO2 tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, tiên phong trong triển khai CCS, tạo ra lợi ích kinh tế và đem lại lợi nhuận từ việc bán tín chỉ các-bon hoặc tham gia vào thị trường các-bon, cũng như tăng cường vị thế của PVN, góp phần tăng uy tín tuân thủ các quy định về chống biến đổi khí hậu và giảm khí nhà kính của ngành dầu khí Việt Nam.Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Lê Mạnh Hùng cho rằng, bên cạnh việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ để giảm các loại phát thải khí nhà kính, trồng cây gây rừng là giải pháp chính yếu thứ hai giúp các doanh nghiệp tích lũy tín chỉ các-bon để được quy đổi tỷ lệ phát thải. “Với doanh nghiệp, việc trồng cây, gây rừng không chỉ là trách nhiệm với xã hội mà còn mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp khi được công nhận, cấp tín chỉ các-bon bù đắp phần phát thải.Các hoạt động trồng rừng, phục hồi rừng trong những năm qua đã thể hiện hành động mạnh mẽ của PVN về ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu, góp phần cùng cả nước đạt được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” - ông Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/nganh-dau-khi-tang-cuong-giai-phap-tao-tin-chi-cac-bon-post812725.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "tín chỉ cácbon", "chuyển đổi xanh", "phát thải nhà kính", "bảo vệ môi trường", "net zero" ] }
Agribank triển khai tiện ích đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, kể từ ngày 17/6/2024,Agribanktriển khai tiện ích Đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến ngay trên website Agribank.
Theo đó, Agribank chỉ cung cấp dịch vụ bán vàng miếng SJC cho khách hàng đã đăng ký thành công mua vàng miếng SJC trực tuyến trên website của Agribank.- Thời gian đăng ký mua vàng trực tuyến trên website Agribank: từ 9h00 - 15h00 thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).- Thời gian thanh toán và nhận vàng tại điểm bán vàng miếng SJC của Agribank: từ 13h30 - 16h00 trong ngày đăng ký mua vàng thành công.Sau khi đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến thành công, Quý Khách hàng cần đến đúng địa điểm và thời gian được Agribank thông báo qua Email để thực hiện giao dịch mua vàng.Trường hợp quá 30 phút so với lịch hẹn mà Khách hàng không đến giao dịch, Agribank xin phép hủy thông tin đăng ký của Quý Khách hàng để phục vụ Khách hàng tiếp theo.Hướng dẫn đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến trên website Agribank:Bước 1: Truy cập website chính thức của Agribank tại địa chỉhttps://www.Agribank.com.vn/và lựa chọn “Đăng ký mua vàng SJC” tại màn hình trang chủ.Bước 2: Lựa chọn điểm giao dịch, số lượng đăng ký mua.Bước 3: Nhập đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân theo hướng dẫn trên màn hình.Bước 4: Thông báo đặt lịch thành công. Hệ thống sẽ gửi về địa chỉ email Khách hàng đã đăng ký các thông tin về thời gian, địa điểm Khách hàng đến thực hiện giao dịch mua vàng miếng SJC.
https://nhandan.vn/agribank-trien-khai-tien-ich-dang-ky-mua-vang-mieng-sjc-truc-tuyen-post814585.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:18", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:18", "tags": [ "Agribank", "mua vàng miếng SJC", "mua vàng SJC trực tuyến" ] }
40 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ 17 đến 21/6
NDO -Các ngày trong tuần từ 17 đến 21/6, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 40 doanh nghiệpchốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông,
* CTCP Chứng khoán Rồng Việt (HOSE: VDS) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 1000:115 (người sở hữu 1.000 CP được nhận 115 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 16/7/2024, Tổng công ty Việt Thắng - CTCP (HOSE: TVT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Lưới thép Bình Tây (UPCoM: VDT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 30/8/2024, CTCP EVN Quốc tế (UPCoM: EIC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15 (người sở hữu 100 CP được nhận 15 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Din Capital (HNX: PDB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Tư vấn và Dịch vụ Viettel (UPCoM: VTK) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 10/7/2024, CTCP Khoáng sản Á Châu (HNX: AMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 (1 CP là 1 quyền, 1 quyền được mua 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 3/7/2024, CTCP Bột giặt Lix (HOSE: LIX) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 11/7/2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 1/7/2024, CTCP Bia Hà Nội-Hải Phòng (UPCoM: BHP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 250 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 23/7/2024, CTCP Than Hà Lầm - Vinacomin (HNX: HLC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (UPCoM: APF) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* CTCP Dược phẩm Tipharco (HNX: DTG) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15 (người sở hữu 100 CP được nhận 15 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 25/7/2024, CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (HOSE: TCL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.,326 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Thủy điện Thác Bà (HOSE: TBC) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Vicostone (HNX: VCS) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) (HOSE: DBD) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:25 (người sở hữu 100 CP được nhận 25 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi II (UPCoM: HEC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 4.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP VINACAP Kim Long (UPCoM: VTE) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 68 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 25/7/2024, CTCP Du lịch và Thương mại - Vinacomin (UPCoM: DLT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 28/6/2024, Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (UPCoM: VOC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Nước giải khát Sanna Khánh Hòa (UPCoM: SKN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 346 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 19/7/2024, CTCP Thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi (UPCoM: DNH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 450 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Vận tải Xăng dầu Đồng Tháp (UPCoM: DOP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6/2024.* Ngày 3/7/2024, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) trả cổ tức đợt 3/2022 bằng tiền, 400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6/2024.* CTCP Chứng khoán Bảo Minh (UPCoM: BMS) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:10 (người sở hữu 100 CP được nhận 10 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Traphaco (HOSE: TRA) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Chế biến gỗ Thuận An (HOSE: GTA) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 550 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 15/8/2024, CTCP Than Núi Béo - Vinacomin (HNX: NBC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (HOSE: THG) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 10/10/2024, CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (HOSE: THG) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (HOSE: THG) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:13 (người sở hữu 100 CP được nhận 13 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 1/7/2024, CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (UPCoM: PTX) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Cấp thoát nước Lạng Sơn (UPCoM: NLS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 1/7/2024, CTCP Cấp nước Quảng Bình (UPCoM: NQB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 350 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* CTCP Petro Times (HNX: PPT) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 2/7/2024, CTCP Nước sạch Thái Bình (UPCoM: TBW) trả cổ tức bằng tiền, 190 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 2/7/2024, CTCP Nước sạch Thái Bình (UPCoM: TBW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.190 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.
https://nhandan.vn/40-doanh-nghiep-chot-tra-co-tuc-tuan-tu-17-den-216-post814462.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa đầu tiên trong chương trình One S
NDO -Hãng hàng khôngVietnam Airlineschính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là thủ đô Hà Nội.
Ra mắt thử nghiệm vào tháng 2/2024,One Sđã nhận được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình từ cộng đồng, khách hàng với hơn 18 nghìn người tham gia thu thập được hơn 6.600 tem sân bay, 3.000 tem địa phương, gần 8.500 huy hiệu và gần 500 voucher được đổi thành công,…Đây là tiền đề để One S không chỉ dừng lại ở nền tảng online, mà còn phát triển xa hơn và “chạm” tới khách hàng, truyền cảm hứng du lịch khám phá Việt Nam. Và chìa khóa quan trọng để hành trình One S đến gần hơn nữa với khách hàng là Trạm văn hóa One S-Outpost.Tin liên quanVNPT và Vietnam Airlines tổng kết, triển khai chương trình hợp tác chiến lược và ra mắt app VNA DiscoveryTrạm văn hóa One S là một điểm dừng chân, nơi tạo ra những trải nghiệm tương tác đặc biệt, khơi dậy đam mê du lịch và khám phá văn hóa của người chơi và khách hàng. Trạm văn hóa sẽ bao gồm các hoạt động chính, từ việc giới thiệu đến khách hàng về chương trình One S của Vietnam Airlines, đến các trải nghiệm tương tác văn hóa đặc sắc và ấn tượng.Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines phát biểu.Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ: “One S hứa hẹn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm du lịch mới mẻ và đầy cảm xúc. Đây là sự kết hợp giữadu lịch sốvà tương tác xã hội, từ đó lan tỏa sức hút du lịch của các địa phương, vùng miền trên cả nước. Thông qua chương trình One S, chúng tôi mong muốn phát huy vai trò tiên phong của Hãng hàng không Quốc gia, chung tay thúc đẩy du lịch, quảng bá văn hóa và tôn vinh vẻ đẹp dải đất hình chữ S”.Tại sự kiện, Vietnam Airlines cũng đã công bố các đối tác chiến lược cùng tham gia đồng hành phát triển game tương tác One S là Viettel Telecom-TV360, VTVcab và Momo để mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng.Lãnh đạo Vietnam Airlines trao giải cho người chơi xuất sắc chinh phục chặng đường đầu tiên của One S.Nhân dịp chính thức ra mắt chương trình One S, Vietnam Airlines triển khai nhiều ưu đãi cho các khách hàng mua vé chặng bay nội địa và các hội viên Bông Sen Vàng, hành khách có thể mua vé đồng giá 999 nghìn đồng/chiều cho các chặng bay nội địa, thời gian mua vé từ 27/3 đến 2/42024, thời gian bay trong 2 tuần đầu các tháng 5, tháng 9, tháng 10/2024.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-khai-mo-tram-van-hoa-dau-tien-trong-chuong-trinh-one-s-post801997.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Vietnam Airlines", "game tương tác", "One S", "du lịch số" ] }
Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp
NDO -Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất nông nghiệp quý I/2024 tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 3 tháng đầu năm 2024 dự kiến đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so cùng kỳ năm trước. Để có được kết quả đó,doanh nghiệpcó vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn.
Doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp còn khiêm tốnChia sẻ tại Diễn đàn “Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững” năm 2024, tổ chức chiều 9/4, tại Hà Nội, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cho biết: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất nông nghiệp quý I/2024 tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 3 tháng đầu năm 2024 dự kiến đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước.Với thành tựu này, ngành nông lâm thủy sản đã xuất siêu đạt 3,36 tỷ USD trong quý đầu năm 2024, với mức tăng trưởng 96,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy tốc độ tăng của quý I/2024 trongxuất khẩu nông sảnvượt xa so với quý I của các năm 2020-2023…Để có được kết quả đó, doanh nghiệp đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn, đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, so với tổng số trên 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động ở nước ta. Đây là một con số khá khiêm tốn.“Phải chăng do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đủ mạnh, cách huy động, kêu gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa thật sự tốt nên vẫn chưa có sức hấp dẫn, cuốn hút doanh nghiệp. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông còn chưa thật sự tốt, người nông dân vẫn bị động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chia sẻ.Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Sản xuất Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam cho hay: Năm 2016, Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN về số lượng cũng như chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đã đăng ký và sử dụng. Năm 2019, thị trường thuốc bảo vệ thực vật sinh học Việt Nam ước tính đạt giá trị 30,7 triệu USD, năm 2024 dự tính sẽ đạt 65,7 triệu USD, mức tăng trưởng trên 16,4%/năm.Tuy nhiên, sản phẩm hóa sinh có tính chất sinh học được đăng ký chưa nhiều. Một số chế phẩm chứa các hoạt chất azadirachtin, matrine, rotenone dùng để phòng trừ bọ trĩ và một số sâu hại khác trên lúa, rau, cây ăn quả, chè và nhiều cây trồng khác đã được đăng ký.Các chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thuốc bảo vệ thực vật sinh học được ban hành, là chương trình trọng điểm phát triển công nghệ sinh học. Ngành bảo vệ thực vật sinh học ở nước ta có quan hệ tốt với nhiều nước và tổ chức quốc tế, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đạt hiệu quả, bước đầu đổi mới tư duy của người dân;…Bên cạnh những thuận lợi còn tồn tại nhiều khó khăn. Cụ thể, Nhà nước chưa có chính sách phù hợp và đủ mạnh để khuyến khích nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Vẫn còn tồn tại nhiều thủ tục cồng kềnh, rườm rà; thiếu quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật riêng cho các thuốc bảo vệ thực vật sinh học chuyên tính cao. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học chưa thể thay thế hoàn toàn được thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Chi phí cao hơn thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Chưa có sự gắn kết giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp. Công tác thông tin tuyên truyền để tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học còn hạn chế.Diễn đàn “Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững” năm 2024, tổ chức chiều 9/4.Cần những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triểnÔng Nguyễn Văn Sơn cũng đưa ra một số khuyến nghị: Cần học tập các nghiên cứu công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ các nước có nền sản xuất thuốc bảo vệ thực vật lớn, tiên tiến và hiện đại như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu học hỏi các chính sách về quản lý, đăng ký, kinh doanh đối với thuốc bảo vệ thực vật sinh học của các nước trên thế giới.Tham khảo các danh mục thuốc bảo vệ thực vật được đưa vào sử dụng ở các nước có nền nông nghiệp phát triển như: Mỹ, Israel, Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn QuốcCần có sự hỗ trợ về chính sách và vốn cho các khu vực sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Cần có dự án nghiên cứu về thị trường và hiện trạng sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại Việt Nam.TS Phùng Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận định: nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Mặt khác, ngành nông nghiệp cũng phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai sau ngành năng lượng sinh ra từ các quá trình sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quản lý đất, trồng lúa nước,…Do vậy, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp nói chung và ngành phân bón nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong ngành phân bón, bao gồm cả lĩnh vực sản xuất và sử dụng phân bón.Đề xuất một số giải pháp, TS Phùng Hà cho rằng, cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển ammoniac xanh, hóa học xanh; tập trung vào phương thức quản lý, điều chỉnh thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng nhằm giảm thất thoát ra môi trường, đặc biệt đối với phân đạm; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân bón hiệu quả cao, phân bón lá và sử dụng phụ gia ức chế các quá trình phát thải N2O, phụ gia chống mặn, chống ngập lụt, ưu tiên sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên từ khoáng chất, thực vật,….Tin liên quanTiêu điểm: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nông nghiệpTại Diễn đàn, các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao và tạo môi trường cho liên kết đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ do Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Việt kết nối.Trong khuôn khổ của Hội nghị đã diễn ra lễ ký kết Hợp tác giữa Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Hội đồng kinh doanh Mỹ-Việt.
https://nhandan.vn/doanh-nghiep-co-vai-tro-quan-trong-chuoi-gia-tri-nganh-nong-nghiep-post803896.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Quý I/2024", "Thuốc bảo vệ thực vật", "Chiều 9/4", "Nhà nông", "Khí nhà kính", "xuất khẩu", "nông sản" ] }
Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng, vàng nhẫn SJC quay đầu giảm trước phiên đấu thầu
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(21/5) tăng nhẹ lên 2.415,2 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 90,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 77,3 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, sáng nay Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng với mức giá tham chiếu để tính đặt cọc là 88,6 triệu đồng/lượng, giảm 290.000 đồng/lượng so phiên ngày 16/5 (88,89 triệu đồng/lượng).Tại thời điểm, 10 giờ ngày 21/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 88,5 triệu đồng/lượng mua vào và 90,3 triệu đồng/lượng bán ra, giảm lần lượt 500.000 đồng (mua vào) và 200.000 đồng (bán ra) so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,8 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 21/5.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 88,5-90,5 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 15-16 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999giảm 200.000 đồng so kết phiên hôm trước, giao dịch mua vào 75,6 triệu đồng/lượng, bán ra 77,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75,7 triệu đồng/lượng và bán ra mức 77,5 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng so kết phiên trước đó.Tính đến 10 giờ ngày 21/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng nhẹ 0,8 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.415,2 USD/ounce.Mối lo về lạm phát và tác động của nó đối với chính sách tiền tệ trong tương lai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thúc đẩy giá vàng tăng.Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures Daniel Pavilonis cho rằng, ngoài lạm phát dai dẳng, gánh nặng nợ công của Mỹ cũng là yếu tố thúc đẩy sự phục hồi của vàng. Vị chuyên gia dự báo,giá vàngsẽ tăng lên gần 2.500 USD/ounce trong ngắn hạn.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 21/5. (Ảnh; kitco.com)Theo Mike McGlone, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Bloomberg Intelligence, có khả năng vàng sẽ tiếp tục vượt trội so cổ phiếu và các kim loại khác khi các nhà đầu tư bị thu hút bởi sức hấp dẫn của việc nắm giữ kim loại quý này trong môi trường kinh tế chính trị đầy thách thức.Ông Mike McGlone cho biết: “Theo Hội đồng vàng thế giới, việc các ngân hàng Trung ương vẫn đang mua vàng với tốc độ chóng mặt và xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn. Tính đến ngày 17/5, kim loại quý này đã tăng khoảng 17% vào năm 2024 so tổng lợi nhuận của S&P 500 là khoảng 12%”.Sáng nay, Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên mức 104,48 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4,449%; chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, chỉ số Nasdaq xác lập đỉnh mới, chỉ số S&P 500 tăng nhẹ nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm; giá dầu điều chỉnh giảm 83,25 USD/thùng đối với dầu Brent và 78,84 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-215-vang-mieng-vang-nhan-sjc-quay-dau-giam-truoc-phien-dau-thau-post810381.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 21/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn SJC 9999", "giá vàng giảm" ] }
Vietnam Airlines hợp tác kích cầu du lịch với Singapore
NDO -Chiều 16/1, tại Hà Nội, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Sentosa Development Corporation (SDC) của Singapore chính thức ký bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2024-2025. Hợp tác được kỳ vọng mang đến lợi ích vượt trội cho du khách, cũng như góp phần thúc đẩy phát triển du lịch giữa hai nước.
Theo đó, Vietnam Airlines và SDC sẽ cùng nhau xây dựng các sản phẩm du lịch, chương trình khuyến mãi để quảng bá Sentosa như một điểm đến hàng đầu và thu hút hành khách bay trên Vietnam Airlines ghé thăm, vui chơi tại đảo Sentosa (Singapore).Du khách sẽ được tận hưởng các ưu đãi hấp dẫn như gói sản phẩm độc quyền; khuyến mãi trải nghiệm vui chơi tại Sentosa; đặc quyền cho hành khách với thẻ lên máy bay và hội viên Bông Sen Vàng,…Đồng thời, hai bên sẽ phối hợp quảng bá điểm đến Sentosa và các sản phẩm, dịch vụ của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Thông qua hoạt động này, Vietnam Airlines giới thiệu hình ảnh Sentosa như một điểm đến hàng đầu của du khách khi đến với đảo quốc sư tử, còn hình ảnh của Vietnam Airlines sẽ được SDC lan tỏa mạnh mẽ đến các đối tác của mình tại Singapore.Đảo Sentosa (Singapore).Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết: “Việc ký bản ghi nhớ hợp tác này là nền tảng vững chắc để hai bên tiến tới hợp tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai, phát huy tốt thế mạnh của hai đơn vị. Chúng tôi không chỉ mang đến lợi ích vượt trội cho hành khách du lịch giữa Việt Nam và Singapore, mà còn phát huy vai trò Hãng hàng không quốc gia, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại và văn hóa giữa hai nước”.Ông Đặng Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines phát biểu tại sự kiện.Hai bên đã quyết định hợp tác xây dựng chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng của Vietnam Airlines khi bay tới Singapore.Tất cả khách hàng bay cùng Vietnam Airlines sẽ được miễn phí vào đảo Sentosa và lựa chọn nhận vé tham quan miễn phí một trong các điểm tham quan nổi tiếng như nhạc nước Wings of Time với hiệu ứng âm thanh và ánh sáng hấp dẫn, hoặc Cáp treo Singapore để thưởng thức toàn cảnh tuyệt đẹp của Sentosa.Khách hàng xuất trình thẻ lên tàu/vé máy bay của Vietnam Airlines (hành trình từ Việt Nam đến Singapore) tại quầy vé của Sentosa sẽ nhận được ưu đãi giảm giá 20% khi mua vé Sentosa Fun Discover Pass, áp dụng đến hết ngày 31/3 tới.Ông Chin Sak Hin, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính SDC phát biểu tại sự kiện.Ông Chin Sak Hin, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính SDC cho biết: “Với bản ghi nhớ hợp tác này, du khách đi máy bay Vietnam Airlines sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Với điểm tham quan mới nhất Sentosa Sensoryscape mở cửa từ ngày đến đêm dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 3 này, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều phiêu lưu và trải nghiệm mới cho du khách. Chúng tôi luôn hân hoan chào đón bạn bè từ Việt Nam đến với Sentosa”.Vietnam Airlines hiện khai thác gần 100 đường bay tới 22 điểm đến nội địa và 29 điểm đến quốc tế. Trong đó, Singapore là điểm đến đặc biệt quan trọng của hãng tại khu vực Đông Nam Á. Vietnam Airlines đang khai thác đường bay thẳng đến Singapore từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, với 28 chuyến bay mỗi tuần và chất lượng dịch vụ đẳng cấp quốc tế.Trong nhiều năm, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường trọng điểm của Singapore về nguồn khách du lịch.Vietnam Airlines và Sentosa Development Corporation (SDC) ký Bản ghi nhớ hợp tác.Ngoài ra, Vietnam Airlines triển khai chương trình ưu đãi cho hành khách mua vé khứ hồi hạng thương gia trước từ 7 ngày kể từ ngày khởi hành với mức giá (đã gồm thuế, phí) từ 11,5 triệu đồng cho hành trình giữa Thành phố Hồ Chí Minh-Singapore và từ 15,3 triệu đồng cho hành trình giữa Hà Nội và Singapore, áp dụng đến ngày 31/3/2024 (khởi hành sau ít nhất 7 ngày kể từ khi mua vé), thời gian bay đến ngày 15/5/2024 và không áp dụng trong một số giai đoạn.Đảo Sentosa là hòn đảo nghỉ dưỡng cao cấp tại Singapore, đồng thời là một trong những điểm du lịch giải trí hàng đầu châu Á. Hòn đảo nằm cách các quận trung tâm thành phố Singapore chỉ 15 phút di chuyển. Với diện tích 500 hecta, Sentosa mang đến trải nghiệm đặc biệt với nhiều điểm tham quan theo chủ đề, rừng mưa nhiệt đới, bãi biển cát vàng, resort, spa, sân golf, bến du thuyền nước sâu và các khu dân cư sang trọng.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-hop-tac-kich-cau-du-lich-voi-singapore-post792344.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Sentosa", "SDC", "Đảo Sentosa", "Hội viên Bông Sen Vàng", "Vietnam Airlines", "Biên bản ghi nhớ hợp tác", "Singapore", "du lịch", "thị trường trọng điểm" ] }
Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhvừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hànhchính sách tiền tệnăm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chỉ thị nêu rõ, năm 2023, đất nước ta đạt được những kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng tiền Việt Nam cơ bản ổn định, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách trong tầm kiểm soát... Đầu năm 2024, các tín hiệu tiếp tục cho thấy nền kinh tế đang phục hồi trên tất cả các lĩnh vực. Những thành quả này có được là nhờ nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp.Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế thế giới còn rất nhiều khó khăn, để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị với phương châm “5 tăng” gồm: (i) Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; (ii) Tăng cường tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; (iii) Tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; (iv) Tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; (v) Tăng cường giám sát, kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực; “5 giảm” gồm: (i) Giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý; (ii) Giảm chi phí giao dịch, hoạt động; (iii) Giảm thủ tục hành chính; (iv) Giảm phiền hà, sách nhiễu; (v) Giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, “sân sau”…; “5 tăng tốc, bứt phá” gồm: (i) Tăng tốc bứt phá về số hóa; (ii) Tăng tốc bứt phá chất lượng dịch vụ; (iii) Tăng tốc bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; (iv) Tăng tốc bứt phá về hạ tầng ngân hàng; (v) Tăng tốc bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.Quan điểm chỉ đạo điều hành xuyên suốt là: (i) Bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; (ii) Không chủ quan, kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra; (iii) Không ngừng đổi mới, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nhanh chóng “xoay chuyển tình thế”, “chuyển đổi trạng thái”; (iv) Giữ vững đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng.Quan điểm chỉ đạo điều hành xuyên suốt là: (i) Bám sát tình hình và yêu cầu thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; (ii) Không chủ quan, kiên trì, kiên định, kiên quyết thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra; (iii) Không ngừng đổi mới, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nhanh chóng “xoay chuyển tình thế”, “chuyển đổi trạng thái”; (iv) Giữ vững đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng.Các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập thể, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai ngay và thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc sau đây:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:quán triệt và quyết liệt triển khai đầy đủ, hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5 tháng 1 năm 2024, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5 tháng 1 năm 2024 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạoChính phủvề điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất, thị trường vàng..., các Công điện số 1426, 23 về các giải pháp quản lý thị trường vàng, Công điện số 18 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.Theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để dự báo và điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữalãi suấtvà tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối vớithị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng, kiện toàn hệ thống thanh tra, kiểm tra bảo đảm thông suốt, gắn kết từ Trung ương đến địa phương, hiệu lực, hiệu quả.Kịp thời rà soát, xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 để triển khai thực hiện đồng bộ từ ngày 1 tháng 7 năm 2024 khi Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành.Đẩy mạnh công tác truyền thông về các cơ chế, chính sách về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; trong đó chú trọng đến các chính sách mới, các chính sách tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như chính sách tỷ giá, tín dụng, lãi suất, tiết kiệm, vay vốn, thanh toán... bằng các hình thức truyền thông đa dạng, phong phú, bảo đảm tính minh bạch, phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của pháp luật.Chủ trì, phối hợpBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônvà các bộ, ngành có liên quan đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.Chỉ đạo cáctổ chức tín dụng: triển khai tích cực các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bảo đảm an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro thanh khoản.Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai, minh bạch lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp, phù hợp yêu cầu sử dụng vốn tín dụng. Dành thời gian, công sức tập trung rà soát, phân loại các dự ánbất động sảnđể kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có giải pháp tín dụng phù hợp đối với các dự án BOT, BT giao thông khả thi, hiệu quả, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách...Tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng, đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là các nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.Đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án, chính sách tín dụng như: Chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; Chương trình tín dụng góp phần thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùngđồng bằng sông Cửu Longđến năm 2030” theo Quyết định 1490/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo lại chung cư cũ để góp phần thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”…Tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp.Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023, bảo đảm kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và ngườivay vốngặp khó khăn, đồng thời không để trục lợi, làm sai quy định và sai lệch bản chất, nợ xấu.Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các tổ chức tín dụng nhà nước; tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo quan điểm “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.Bộ Tài chính:tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh hoạt, chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp.Phối hợp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Bộ Xây dựng:khẩn trương rà soát, sửa đổi hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kịp thời tiến độ triển khai Luật.Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành và địa phương có giải pháp thiết thực, hiệu quả triển khai Đề án xây dựng 01 triệu cănnhà ở xã hội; triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.Bộ Kế hoạch và Đầu tư:tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.Bộ Công thương: tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống, tạo bước đột phá mở rộng thị phần tại các thị trường mới, còn tiềm năng.Tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi toàn quốc để phối hợp các địa phương tăng cường kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước.Về việc xây dựng cơ chếmua bán điệntrực tiếp, kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII: Bộ Công thương khẩn trương xây dựng nghị định của Chính phủ quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 112/TB-VPCP ngày 22 tháng 3 năm 2024 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại văn bản số 1943/VPCP-CN ngày 25 tháng 3 năm 2024, trình Chính phủ trong tháng 5 năm 2024.Tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt trong Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 1 tháng 4 năm 2024, đồng thời phối hợp các địa phương hoàn thiện phụ lục các kế hoạch thực hiệnQuy hoạch điện VIII, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10 tháng 5 năm 2024.Bộ Công an:phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó trọng tâm là triển khai Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.Bộ Tài nguyên và Môi trường:khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đúng quy định pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin về đất đai, phối hợp Bộ Xây dựng để kết nối với Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục công bố, hợp quy thuốc thú y; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, người dân, doanh nghiệp trong hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng và các dịch vụ thanh toán. Ưu tiên nguồn lực tháo gỡ khó khăn trong hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dưới các hình thức phù hợp; tập trung ngăn chặn nạn tín dụng đen…Phối hợp Bộ Tài chính triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ vốn ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt các chương trình tín dụng thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.Các tổ chức kinh tế và người dân: thực hiện sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, linh hoạt, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, tiếp tục đổi mới công tác quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng để tăng khả năng tiếp cận tín dụng, sử dụng hiệu quả vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của người vay vốn.
https://nhandan.vn/trien-khai-nhiem-vu-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-nam-2024-tap-trung-thao-go-kho-khan-cho-san-xuat-kinh-doanh-post807554.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Thủ tướng", "chính sách tiền tệ", "Chỉ thị số 14/CT-TTg", "Ngân hàng nhà nước", "Bộ Tài chính" ] }
Nhiều chính sách mới, quan trọng về đất đai dự kiến có hiệu lực sớm từ 1/8
NDO -Thay vì có hiệu lực từ 1/1/2025, nhiều chính sách mới, quan trọng về đất đai trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/8/2024, theo phương án được Quốc hội thống nhất.
Chiều 8/6, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,07% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.Góp phần tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng đất đaiTheo đó, Quốc hội quyết nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Đất đaisố 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng.Những nội dung này dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tạiKỳ họp thứ 7theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.Giải trình, tiếp thu nội dung này,Ủy ban Thường vụ Quốc hộicho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ thêm sự cần thiết, tính cấp bách, khả thi của việc ban hành Luật điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có nhiều quy định đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. (Ảnh: DUY LINH)Việc sớm triển khai thi hành các luật nêu trên sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc, bất cập, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, đẩy mạnh phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp.Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung dự án Luật vào Chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và biểu quyết thông qua ngay tại Đợt 2 của Kỳ họp này theo trình tự, thủ tục rút gọn như Chính phủ đề xuất.Đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉnh lý tên gọi của Luật cho phù hợp với phạm vi sửa đổi là chỉ điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của các luật sớm hơn, cụ thể là từ ngày 1/8/2024.Bên cạnh đó, để bảo đảm chất lượng ban hành Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trong quá trình chỉ đạo soạn thảo dự án Luật cần nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội: đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhất là những tác động bất lợi (nếu có) để đề xuất giải pháp khắc phục; tiếp tục rà soát kỹ các nội dung quy định chuyển tiếp tại 4 Luật này và các quy định tại các luật khác có liên quan chịu tác động của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành sớm hơn 5 tháng để có phương án xử lý phù hợp...Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm có hiệu lực đồng thời với các luật. Đồng thời, chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để triển khai thi hành các luật thông suốt, không để xảy ra vướng mắc do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, không tạo khoảng trống pháp lý, gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp và người dân.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngKhông để xảy ra “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luậtCũng theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến các dự án: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.Đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi), trường hợp dự thảo Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.Ngoài ra, cũng trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng và dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Quang cảnh phiên họp chiều 8/6. (Ảnh: DUY LINH)Đối với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Quốc hội quyết nghị tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) sẽ trình Quốc hội thông qua 12 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết, gồm: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.Cùng với đó, trình Quốc hội cho ý kiến 10 dự án luật: Luật Cấp, thoát nước; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Những dự án này sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).Tại Nghị quyết, Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Trong đó, không trình Quốc hội dự án không bảo đảm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, không bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định; không đề nghị bổ sung dự án, dự thảo vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội hoặc trong kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách.Đặc biệt, Quốc hội yêu cầu tăng cường kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
https://nhandan.vn/nhieu-chinh-sach-moi-quan-trong-ve-dat-dai-du-kien-co-hieu-luc-som-tu-18-post813367.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "chương trình xây dựng luật", "pháp lệnh", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "Luật Đất đai", "Luật Nhà ở", "Luật Kinh doanh bất động sản" ] }
Áp dụng cơ chế thị trường để hạn chế tình trạng “xin-cho” quyền khai thác khoáng sản
NDO -Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải áp dụng tối đa các cơ chế thị trường như đấu giá, đấu thầu trong hoạt động khai thác khoáng sản để hạn chế tới mức tối thiểu tình trạng “xin-cho” quyền khai thác khoáng sản.
Phải có biện pháp chống độc quyền trong khai thác khoáng sảnChiều 20/6, thảo luận tại Tổ 8 củaQuốc hộivề dự thảoLuật Địa chất và Khoáng sản, đại biểu Lê Kim Toàn (Bình Định) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động địa chất, khoáng sản, khắc phục được những tồn tại, hạn chế, bất cập của luật hiện hành.Đại biểu cho rằng, những nội dung sửa đổi đã được các cơ quan liên quan nghiên cứu, soạn thảo, đề xuất chặt chẽ, với yêu cầu theo hướng khoáng sản là tài nguyên quốc gia và không phải là vô hạn.Tin liên quanQuy định cụ thể phương thức xác định, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sảnĐể hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đề xuất phải có nội dung quy định về các biện pháp chống độc quyền trong khai thác khoáng sản, nhất là khoáng sản phục vụ đời sống và sinh hoạt.Đại biểu nêu thực tế gần đây, trong việc đấu giá khoáng sản là vật liệu thông thường mà có những cuộc đấu giá các tổ chức, cá nhân đấu giá bỏ giá vượt nhiều lần giá khởi điểm.Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: TRUNG HƯNG)“Khoáng sản là tài nguyên không phải vô hạn, song ở một số địa phương có mỏ đất, mỏ cát… tổ chức đấu giá quyền khai thác, đã xuất hiện tình trạng một số tổ chức bỏ giá cao nhiều lần. Từ đó, khi thắng thầu trúng giá cao sẽ hình thành mặt bằng giá cao, nên sẽ có 1 nhóm tập trung trong tay khoáng sản với giá cao. Mỗi công trình đơn lẻ kể cả của người dân muốn mua vật liệu đều phải qua tay họ. Đây là 1 vấn đề đáng phải suy nghĩ”, đại biểu nêu vấn đề.Theo đại biểu Toàn,đấu giátạo cạnh tranh trong giao mỏ khai thác khoáng sản, tạo nguồn thu cho Nhà nước nhưng cần có các biện pháp chống độc quyền, nhất là với vật liệu phổ biến phục vụ sản xuất, đời sống, nếu không sẽ dễ rơi vào tình trạng khống chế thị trường, gây khó khăn cho tổ chức và đặc biệt là người dân khi có nhu cầu.Đại biểu Nguyễn Văn Dương (Tiền Giang) phát biểu. (Ảnh: quochoi.vn)Cũng góp ý liên quan đến đấu giá, đại biểu Nguyễn Văn Dương (Tiền Giang) đề nghị áp dụng tối đa các cơ chế thị trường như đấu giá, đầu thầu trong hoạt động khai thác khoáng sản để hạn chế tới mức tối thiểu tình trạng “xin-cho” quyền khai thác khoáng sản.Theo đó, đại biểu đề xuất tất cả các quyền khai thác khoáng sản phải được cấp thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc đấu thầu thực hiện dự án khoáng sản, trừ khu vực chứa khoáng sản năng lượng, phóng xạ, hạt nhân, khu vực khoáng sản tại vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh.Quy định rõ ràng về phân nhóm khoáng sảnĐóng góp ý kiến về trách nhiệm lập quy hoạch địa chất, khoáng sản, đại biểu Dương Văn An (Vĩnh Phúc) dẫn báo cáo của cơ quan thẩm tra cho biết hiện có 2 luồng ý kiến, với loại ý kiến thứ nhất tán thành với quan điểm của Chính phủ như quy định của dự thảo luật, đồng bộ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý quy hoạch, cấp phép, kiểm tra, thanh tra hoạt động khoáng sản.Đại biểu Dương Văn An (Vĩnh Phúc) phát biểu. (Ảnh: quochoi.vn)Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định theo hướng giao Bộ Công Thương tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm I; Bộ Xây dựng tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm II.Đại biểu An bày tỏ tán thành với phương án 1, bởi theo đại biểu, ngành tài nguyên và môi trường có đầy đủ con người, trang thiết bị để điều tra về địa chất, khoáng sản. Người dân nhiều tỉnh, thành phố vốn đã quen với hình ảnh của những đoàn điều tra địa chất, khoáng sản của ngành tài nguyên và môi trường trong hàng chục năm qua.Mặt khác, đại biểu cũng chỉ rõ, nếu giao ngành công thương lập các quy hoạch này thì khi đưa khu vực dự trữ khoáng sản vào khai thác, hoặc nếu thấy khai thác ở khu vực được phép khai thác sẽ không hiệu quả, gây tác động xấu đến môi trường, buộc phải đưa trở lại thành khu vực dự trữ thì Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phải ngồi lại thống nhất với nhau, mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp, tổ chức.Ngoài ra, về mặt quản lý Nhà nước, đại biểu lập luận việc giao nhiệm vụ lập quy hoạch khoáng sản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường là phù hợp.Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) phát biểu. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Liên quan quy định phân nhóm khoáng sản, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) cho rằng, quy định về phân nhóm khoáng sản rất quan trọng, bởi từ việc phân nhóm sẽ đưa ra các quy định phù hợp về quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, cho phép thu hồi khoáng sản, đóng cửa mỏ.Đồng thời, quy định này sẽ tạo cơ sở cho việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương trong cải cách thủ tục hành chính phù hợp với từng nhóm khoáng sản.Do vậy, việc quy định phân nhóm khoáng sản phải hết sức rõ ràng để thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện khi luật có hiệu lực thi hành, đồng thời giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Luật Khoáng sản hiện hành.Từ đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng, quy định phân định rõ ràng các loại khoáng sản cụ thể theo công dụng, bảo đảm sự thống nhất, hiệu quả trong công tác quản lý, tránh tạo kẽ hở pháp luật có thể dẫn đến sai phạm, thất thoát và lãng phí, đồng thời giúp tháo gỡ khó khăn trong khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp hiện nay.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngĐể bảo đảm chặt chẽ trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, đại biểu Yên cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 64 quy định về quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản khi xây dựng cơ bản mỏ, khai thác khoáng sản theo hướng ngoài điều kiện có thiết kế mỏ được lập, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản thì cần bổ sung điều kiện là được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất.Bên cạnh đó, nữ đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định vào khoản 1 Điều 105 về nguyên tắc đấu giá nội dung: Chỉ tiến hành đấu giá đối với khu vực đã được giải phóng mặt bằng, thu hồi đất theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 113 của luật này phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
https://nhandan.vn/ap-dung-co-che-thi-truong-de-han-che-tinh-trang-xin-cho-quyen-khai-thac-khoang-san-post815378.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Chống độc quyền", "Khoáng sản", "Phân nhóm", "Đấu giá", "Địa chất", "Quốc hội" ] }
Giá vàng ngày 25/4: Vàng miếng SJC giảm sâu trước giờ đấu thầu phiên thứ 2
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(25/4) giảm nhẹ xuống 2.316 USD/ounce. Trong nước, vàng miếng SJC giảm mạnh trước phiên đấu thầu thứ 2 của Ngân hàng Nhà nước, giao dịch ở mức 83,8 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 74,8 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 9 giờ 30 phút ngày 25/4, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 81,5 triệu đồng/lượng mua vào và 83,7 triệu đồng/lượng bán ra, giảm lần lượt 500.000 đồng và 300.000 đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 9 giờ 30 phút ngày 25/4.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 81,5-83,8 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 1 triệu đồng và 700.000 đồng so kết phiên hôm qua. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,3 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 11-12 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 hiện giao dịch mua vào 73 triệu đồng/lượng, bán ra 74,8 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73 triệu đồng/lượng và bán ra mức 74,7 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Tính đến 9 giờ ngày 25/4 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới giảm nhẹ 4,8 USD so kết phiên hôm trước xuống mức 2.316,7 USD/ounce.Giá vàng thế giới giảm khi căng thẳng tại Trung Đông lắng xuống và áp lực chốt lời sau khi vàng đã tăng khoảng 22% chỉ trong 2 tháng qua. Theo các chuyên gia, đây là đợt điều chỉnh trong xu hướng đi lên dài hạn của vàng.Hiện thị trường đang chờ đợi các dữ liệu quan trọng của Mỹ để có thêm thông tin về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong thời gian tới.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 25/4. (Ảnh: kitco.com)Tuy nhiên, về tầm nhìn dài hạn, hầu hết các chuyên gia đều lạc quan về triển vọng tăng giá của kim loại quý.Theo nhà kinh tế David Rosenberg, Chủ tịch hãng nghiên cứu Rosenberg Research, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đang có xu hướng mua vàng rất mạnh, PBoC đã mua dự trữ vàng trong 17 tháng liên tiếp; ngoài ra, nhu cầu tăng từ các nhà đầu tư thông qua các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) bằng vàng do căng thẳng địa chính trị gia tăng và việc FED sớm muộn cũng sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ là những yếu tố hỗ trợ giá vàng.Với những lý do trên, ông David Rosenberg dự báo, giá vàng sẽ tiếp tục đà tăng kỷ lục, lên khoảng 3.000 USD/ounce, tương đương với mức tăng tiềm năng 29% so mức hiện tại.Sáng nay, Chỉ số USD-Index giảm xuống mức 105,64 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ lên 4,651%; chứng khoán Mỹ đi ngang; giá dầu phục hồi lên mức 88,15 USD/thùng đối với dầu Brent và 82,86 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-254-vang-mieng-sjc-giam-sau-truoc-gio-dau-thau-phien-thu-2-post806404.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 25/4", "vàng miếng SJC giảm mạnh", "giá vàng nhẫn", "đầu thầu vàng miếng SJC" ] }
Tranh chấp trong hợp tác kinh doanh ngày càng tăng
NDO -Trong bối cảnh hợp tácsản xuất kinh doanhngày càng phát triển và tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các vấn đề rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp phải đối mặt ngày càng gia tăng.
Ngày 31/5, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Hội nghị tập huấn “Quản lý hợp đồng và giải quyết tranh chấp hiệu quả trong hoạt động hợp tác kinh doanh”.Theo các chuyên gia, hiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế thông qua việc ký kết cácHiệp định thương mại tự do(FTA), mở ra nhiều cơ hội hợp tác và thúc đẩy mở rộng sản xuất, kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và quốc tế.Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, năm 2023, có 427 vụ tranh chấp hợp tác kinh doanh, tăng 292 vụ so với năm 2022.Các lĩnh vực tranh chấp chủ yếu bao gồm mua bán hàng hóa, xây dựng, tài chính ngân hàng, thương mại...Trong bối cảnh hợp tác sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các vấn đề rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp phải đối mặt ngày càng gia tăng.Chuyên gia phát biểu tại hội nghị tập huấn.Chương trình tập huấn “Quản lý hợp đồng và giải quyết tranh chấp hiệu quả trong hoạt động hợp tác kinh doanh” nhằm trang bị cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, những kỹ năng nhận diện, phòng ngừa và giải quyết các rủi ro pháp lý.Đồng thời, chương trình cũng cung cấp thông tin về các thay đổi trong bối cảnh, chính sách và môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng lộ trình phòng ngừa rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.Thông qua hội nghị tập huấn, Ban Tổ chức hy vọng các doanh nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để quản lý hợp đồng, cũng như giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển ổn định.
https://nhandan.vn/tranh-chap-trong-hop-tac-kinh-doanh-ngay-cang-tang-post812133.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "VIAC", "giải quyết tranh chấp", "hợp tác kinh doanh", "ITPC", "FTA", "hội thảo" ] }
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
NDO -Sáng 2/6, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Bình dự Lễ kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại nơi yên nghỉ củaĐại tướng Võ Nguyên Giápở Vũng Chùa, Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
Cùng đi có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.Trong không khí trang nghiêm, xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã thành kính đặt hoa, dâng hương,tưởng nhớ, tri âncông lao và những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Người Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam; một tài năng quân sự xuất chúng, nhà văn hóa lớn, có những cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.Với tình cảm sâu sắc, tinh thần trách nhiệm của mình, thành kính trước anh linh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng và Đoàn công tác nguyện hứa phấn đấu học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức, tinh thần cách mạng kiên trung của Đại tướng; đồng thời đoàn kết, sáng tạo và thực hiện có hiệu quả nhất các nhiệm vụ được giao. Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các bậc tiền bối tiêu biểu, chúng ta nguyện mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang - di sản vô giá của các bậc tiền bối và các thế hệ cha anh; ra sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu; giúp cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng cao, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình có truyền thống dạy học, yêu nước, một miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII, là nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người chiến sĩ cách mạng kiên trung; vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam; nhà quân sự, vị tướng nổi danh trong lịch sử thế giới.Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Trải qua hơn 80 năm hoạt động cách mạng liên tục, phong phú và sôi nổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và Quân đội ta.Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cán bộ, chiến sĩ Quân đội yêu mến, kính trọng, suy tôn là “Người Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới.Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sống và làm việc thời gian dài bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bác Hồ rèn luyện, Đại tướng đã nỗ lực phấn đấu học tập ý chí, tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống, luôn tu dưỡng rèn luyện, nói và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại. Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ.Gần tròn 11 năm, Vũng Chùa đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về yên nghỉ ngàn thu. Hằng ngày, nhất là dịp lễ, Tết và các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thu hút rất đông du khách đến thắp hương, viếng mộ với tấm lòng thành kính, tri ân.Vào những ngày cao điểm, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng và gia đình Đại tướng có các phương án để phục vụ người dân đến viếng, dâng hương, dâng hoa tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhằm bảo đảm thuận lợi, điều tiết phương tiện ra vào an toàn.Thủ tướng Phạm Minh Chính nói chuyện với thân nhân gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.• Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc ở xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch. Cùng đi có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.Với tấm lòng thành kính tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn công lao của các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh khi đấu tranh để giành được độc lập, tự do cho Tổ quốc, Thủ tướng và Đoàn công tác nguyện phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc.Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc là nghĩa trang liệt sĩ cấp quốc gia tỉnh Quảng Bình, được xây dựng năm 1975; là nơi an nghỉ của hơn 3.000 liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa trang được xây dựng trên một khu đất rộng 10ha; có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, yên tĩnh.Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc.Nghĩa trang được chia thành các khu vực: Khu mộ liệt sĩ, khu tượng đài, khu đài tưởng niệm, khu nhà truyền thống. Tượng đài Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc được xây dựng bằng đá granite, cao 12m; thể hiện hình ảnh người chiến sĩ đang cầm súng tiến lên phía trước.Khu đài tưởng niệm được xây dựng bằng bê-tông cốt thép, cao 10m; ghi lại những chiến công của quân và dân Quảng Bình trong các cuộc kháng chiến. Khu nhà truyền thống được xây dựng để trưng bày các hiện vật; hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của các liệt sĩ.Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ.Nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc là một địa điểm du lịch Quảng Bình về nguồn ý nghĩa; địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước; lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.
https://nhandan.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-dang-huong-tuong-niem-dai-tuong-vo-nguyen-giap-post812308.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp" ] }
OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong năm nay
OPEC dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 và 2025 sẽ lần lượt ở mức 2,8% và 2,9%, không thay đổi so với các mức dự báo được đưa ra trước đó.
Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 14/5, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởngnhu cầu dầutoàn cầu trong năm 2024, đồng thời đánh giá nền kinh tế thế giới có thể sẽ khởi sắc hơn dự kiến trong năm nay.Báo cáo củaOPECcho biết nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024 và 1,85 triệu thùng/ngày trong năm 2025. Cả hai mức dự báo này đều không thay đổi so với báo cáo tháng trước.Nhu cầu dầu mỏ trong năm nay của các nền kinh tế thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được dự báo sẽ tăng gần 0,3 triệu thùng/ngày, trong khi các nước ngoài OECD sẽ ghi nhận mức tăng trưởng nhu cầu khoảng 2 triệu thùng/ngày. Đây là báo cáo hàng tháng cuối cùng trước khi OPEC và các đồng minh, còn gọi làOPEC+, tiến hành cuộc họp vào ngày 1/6 tới để thống nhất chính sách sản lượng.Trong báo cáo của mình, OPEC đã đưa ra đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới. OPEC cho biết: "Bất chấp những rủi ro suy giảm, đà tăng trưởng liên tục được ghi nhận kể từ đầu năm này có thể tạo thêm đà đi lên cho nền kinh tế thế giới trong năm 2024 và năm sau".OPEC dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 và 2025 sẽ lần lượt ở mức 2,8% và 2,9%, không thay đổi so với các mức dự báo được đưa ra trước đó.Báo cáo của OPEC đã nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2024 và 2025 lần lượt lên 2,2% và 1,9%.Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ vẫn ở mức 0,5% năm 2024 và 1,2% năm 2025. OPEC đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức 4,8% năm 2024 và 4,6% năm 2025.Mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm nay được điều chỉnh lên 2,3%, trong khi dự báo tăng trưởng năm 2025 của nước này vẫn không thay đổi ở mức 1,4%.
https://nhandan.vn/opec-lac-quan-ve-trien-vong-kinh-te-the-gioi-trong-nam-nay-post809364.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "OPEC", "kinh tế thế giới", "nhu cầu dầu", "OECD" ] }
Giá lúa mì giảm 5 ngày liên tiếp
NDO -Nhómnông sảnkết thúc ngày hôm qua (4/6) với 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt giảm giá. Trong đó, lúa mì Chicago giảm mạnh 2,16%, dẫn dắt xu hướng chung của nhóm.
Mặc dù khởi sắc trong đầu phiên sáng trước những lo ngại về nguồn cung từ Nga, nhưnggiá lúa mìnhanh chóng quay đầu suy yếu khi thị trường đón nhận những dữ liệu tích cực về nguồn cung từ . Giá đóng cửa hôm qua về mức 241,87 USD/tấn, ghi nhận ngày suy yếu thứ 5 liên tiếp.Những số liệu tích cực phản ánh triển vọng mùa vụ tại Mỹ đã gây áp lực lớn lên giá lúa mì. Cụ thể, trong báo cáo Tiến độ mùa vụ (Crop Progress), Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết khoảng 49% diện tích lúa mì đông của nước này đạt chất lượng tốt/tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 2/6, cải thiện so tuần trước và cao hơn so mức 36% cùng kỳ năm ngoái. Đối với lúa mì vụ xuân, khoảng 74% diện tích đạt chất lượng tốt/tuyệt vời trong tuần đánh giá, cao hơn nhiều so mức 69% kỳ vọng của thị trường cũng như mức 64% cùng kỳ năm ngoái.Bên cạnh đó, số liệu từ Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy, lũy kế xuất khẩu lúa mì của EU từ đầu niên vụ đến đầu tháng 6 đạt 28,17 triệu tấn. So cùng kỳ năm ngoái, tốc độ xuất khẩu chậm hơn 4,7% chủ yếu do nhu cầu suy yếu. Đây cũng là yếu tố gây sức ép tới giá lúa mì trong ngày hôm qua.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong hôm qua (4/6), giá chào bán lúa mì EU và Nam Mỹ tại miền bắc tương đối ổn định. Tại cảng Cái Lân, lúa mì kỳ hạn giao tháng 6 và tháng 7 năm nay dao động trong mức 7.500 đồng/kg.Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, lực bán tiếp tục áp đảo trong ngày giao dịch hôm qua (4/6). Chỉ sốMXV-Indexđóng cửa giảm 1,24% xuống 2.272 điểm, mở rộng đà giảm sang ngày thứ 5 liên tiếp, đồng thời về mức thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, phản ánh xu hướng suy yếu của giá hàng hóa.
https://nhandan.vn/gia-lua-mi-giam-5-ngay-lien-tiep-post812739.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "nông sản", "giá lúa mì", "MXV-Index" ] }
Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện của miền bắc hè 2024 tăng kỷ lục
NDO -Chiều 16/4, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hanoi) tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng điện cao điểm hè và phát động sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Năm 2024, trên cả nước trong đó có Hà Nội vẫn tiềm ẩn nguy cơ khó khăn về cung cấp điện.Nhu cầu tiêu thụ điện trongthời gian mùa khô(cao điểm hè từ tháng 5 đến tháng 7/2024) dự báo tăng trưởng cao, lên tới 13%, cao hơn so với kế hoạch khoảng 9,6%.Riêng nhu cầu tiêu thụ điện của miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với năm 2023.Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia căn cứ vào dự báo tình hình khí tượng thủy văn và đánh giá mức độ khả dụng các tổ máy phát nguồn điện các loại để xây dựng các kịch bản thiếu điện.Dự kiến, công suất tiết giảm của thành phố Hà Nội khi Hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn (nếu xảy ra) sẽ phải tiết giảm từ 0,91- 4,25 % công suất đỉnh dự báo, tương đương thiếu 46-242MW.Để chủ động trong công tác bảo đảm cung ứng điện trên địa bàn thành phố năm 2024, sẵn sàng ứng phó trường hợp khi Hệ thống điện quốc gia gặp khó khăn về nguồn điện, ngay từ đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản, kế hoạch về phát triển điện lực, tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.Thành phố phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 1,6% đến 1,8% so mức năng lượng dự báo nhu cầu. Trong đó, tiết kiệm ít nhất 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho các khu vực tiêu dùng.Hà Nội cũng phấn đấu phát triển năng lượng tái tạo tăng thêm khoảng 67MW từ điện rác (đưa tổ máy số 3 dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn và dự án nhà máy điện rác Seraphin vào vận hành), đưa tổng nguồn năng lượng từ xử lý rác của thành phố Hà Nội đạt khoảng 129,3MW; Phấn đấu giảm phụ tải đỉnh của hệ thống điện thành phố khoảng 100MW (không phải tiết giảm điện do thiếu nguồn).Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để thực hiện mục tiêu này, thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp.Trong đó, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát vận hành hệ thống điện an toàn, khoa học, hiệu quả, hạn chế tối đa sự cố, giám sát chặt chẽ đơn vị điện lực trong việc cung cấp điện theo các phương án, kế hoạch được duyệt, bảo đảm nguyên tắc cân bằng, luân phiên, không để một phụ tải, khách hàng bị mất điện nhiều ngày và nhiều lần.Bên cạnh đó, triển khai các biện pháp điều chỉnh phụ tải điện, dịch chuyển công suất tiêu thụ với các khách hàng sử dụng nhiều điện trong Chương trình quản lý nhu cầu điện (Chương trình DR) phi thương mại.Thành phố cũng chuẩn bị phương án cân bằng điều hòa phụ tải (sản xuất - kinh doanh - hoạt động xã hội - đời sống dân sinh), huy động nguồn tự có để hỗ trợ cấp điện, xây dựng các phương thức vận hành lưới… để triển khai trong trường hợp bất khả kháng hệ thống điện quốc gia gặp khó khăn, buộc phải tiết giảm để bảo đảm an ninh hệ thống.“Đây chỉ là phương án dự phòng ứng phó trường hợp bất khả kháng, thành phố luôn nỗ lực để bảo đảm cấp đủ điện, liên tục phục vụ doanh nghiệp và người dân” – lãnh đạo Sở Công thương khẳng định.Lãnh đạo thành phố hà Nội trao Bằng khen cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển điện lực giai đoạn 2021-2023.Phát biểu tại tại Hội nghị, đại diện Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị (Hapulico) cho biết, đơn vị đang quản lý, vận hành, duy tu, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Hà nội với quy mô hơn 2.500 tủ điều khiển chiếu sáng với gần 230 nghìn bộ đèn, tương ứng công suất khoảng 30 MW, chi phí điện năng hằng năm khoảng 180 tỷ đồng.Mùa hè năm 2024, dự báo thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt kéo dài, nhu cầu sử dụng điện trong các tháng cao điểm sẽ tăng. Vì vậy, đơn vị đã chủ động xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm tiết kiệm điện năng.Hapulico đã vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng theo phương thức ba chế độ, thay đổi giờ đóng cắt theo mùa và điều khiển linh hoạt đóng cắt hệ thống chiếu sáng theo tình hình thời tiết. Đồng thời, thay thế dần đèn LED trên địa bàn. Trong 3 tháng đầu năm 2024 đã tiết giảm được 25% điện năng tiêu thụ so với cùng kỳ năm 2023.Thông qua Hội nghị Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng điện cao điểm hè và Phát động sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả năm 2024, các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức trong việc tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chung tay đồng hành cùng thành phố thực hiện các giải pháp bảo đảm đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân
https://nhandan.vn/du-bao-nhu-cau-tieu-thu-dien-cua-mien-bac-he-2024-tang-ky-luc-post805009.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "điện lực", "EVN Hà Nội", "Sở Công thương Hà Nội", "Hà Nội", "thiếu điện", "tiết kiệm điện" ] }
Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ 10 đến 14/6
NDO -Danh sách 37 doanh nghiệpchốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 10 đến 14/6, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM.
* Ngày 26/6/2024, CTCP Đại lý Vận tải SAFI (HOSE: SFI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/6/2024.* Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HOSE: VCG) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:12 (người sở hữu 100 CP được nhận 12 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/6/2024.* Ngày 27/6/2024, Tổng công ty cổ phần Phong Phú (UPCoM: PPH) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Thuốc sát trùng Cần Thơ (HNX: CPC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước (HOSE: VSI) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 750 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Thông tin Tín hiệu Đường sắt Sài Gòn (UPCoM: TSG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/6/2024.* Ngày 18/7/2024, CTCP Tư vấn Xây dựng công trình Hàng hải (UPCoM: TVH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 3.990 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Nước sạch Quảng Trị (UPCoM: NQT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 458 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/6/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Công trình Công cộng và Dịch vụ Du lịch Hải Phòng (UPCoM: CDH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Bảo vệ Thực vật 1 Trung Ương (UPCoM: BT1) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (UPCoM: VIN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/6/2024.* Ngày 19/7/2024, Tổng công ty Gas Petrolimex - CTCP (HOSE: PGC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/6/2024.* Ngày 9/7/2024, CTCP Cảng Đà Nẵng (HNX: CDN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/6/2024.* CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:8,42434 (người sở hữu 100 CP được nhận 8,42434 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Cát Lợi (HOSE: CLC) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP FPT (HOSE: FPT) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/6/2024.* CTCP FPT (HOSE: FPT) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 20:3 (người sở hữu 20 CP được nhận 3 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Phú Thọ (UPCoM: BSP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Công trình Đô thị Sóc Trăng (UPCoM: USD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 760 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Cao-su Sông Bé (UPCoM: SBR) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 219 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 13/6/2024.* Ngày 12/7/2024, CTCP Cảng Quy Nhơn (HOSE: QNP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 12/7/2024, CTCP Phân bón Miền Nam (HOSE: SFG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP May Hữu Nghị (UPCoM: HNI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 26/6/2024, CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 4.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 28/6/2024, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HOSE: BMI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:10 (người sở hữu 100 CP được nhận 10 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Cảng Đồng Nai (HOSE: PDN) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Vận tải 1 Traco (UPCoM: TR1) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Tập đoàn Đạt Phương (HOSE: DPG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Dược - Vật tư Y tế Đắk Lắk (UPCoM: DBM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 12/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE: DHC) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 11/6/2024.* Ngày 25/6/2024, CTCP Du lịch Đồng Nai (UPCoM: DNT) trả cổ tức bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 11/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Cấp nước Ninh Thuận (UPCoM: NNT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 4.700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 11/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Cao-su Đà Nẵng (HOSE: DRC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 11/6/2024.* Ngày 26/6/2024, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HOSE: SCS) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 3.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 11/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Điện lực Gelex (UPCoM: GEE) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 11/6/2024.
https://nhandan.vn/post-813387.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "tuần từ 10 đến 14/6", "cổ đông" ] }
Xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, diện tích lúa liên kết được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước sản xuất đạt 40,28%. Có 12,1% tổng sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu; 37,5% là thông qua hợp tác xã để phân phối lại cho doanh nghiệp; trong khi có tới 49,5% qua thương lái.
Cục trưởng Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh cho biết: Về vấn đề liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo, hiện đã có Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Do đó, thời gian qua, liên kết chuỗi giá trị có cải thiện theo hướng đa dạng mô hình và nhiều mô hình bền vững hơn. Tuy nhiên, quy mô diện tích, sản lượng, số hộ nông dân tham gia liên kết còn ít; chưa nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện liên kết; nhiều liên kết thiếu bền vững như thay đổi đối tác, không thực hiện đúng hợp đồng hoặc thực hiện đứt quãng năm có năm không... Thực tế hiện nay cũng mới chỉ có một vài doanh nghiệp lớn thực hiện theo chuỗi liên kết từ sản xuất, thu hoạch đến bảo quản, chế biến; còn phần lớn vẫn chỉ dưới hình thức mua- bán kém bền vững. Trong khi đó, với xu hướng phát triển sản xuất lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là sử dụng giống chất lượng cao, giống xác nhận; áp dụng quy trình canh tác tiên tiến; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh thích ứng biến đổi khí hậu; áp dụng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc..., thì hơn lúc nào hết, vấn đề liên kết chuỗi giá trị càng cần được thúc đẩy.Tuy nhiên, tại các địa phương hiện nay, do số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu lúa gạo có nhà máy quy mô công suất chế biến lớn còn rất ít, cho nên thời gian qua, việc mua-bán lúa qua hệ thống thương lái rất phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long.Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, sản lượng lúa trên địa bàn toàn tỉnh là 2,1 triệu tấn/năm và trong tổng số 147.681 ha canh tác lúa thì chỉ có 17% diện tích có liên kết theo chuỗi, còn lại chủ yếu qua thương lái. Tại Sóc Trăng, thương lái chính là mắt xích quan trọng giải quyết nhiều vấn đề đa dạng trong mua bán lúa gạo, như: Linh hoạt, nhạy bén, nhanh chóng trong việc định giá và thỏa thuận giá; Linh hoạt, hiệu quả trong điều chuyển phương tiện chuyên chở phù hợp điều kiện cụ thể; chia sẻ áp lực về nguồn vốn lưu động với doanh nghiệp thu mua chế biến; hình thức thanh toán linh hoạt đáp ứng yêu cầu của nông dân; phát hiện và phản ánh tích cực với chính quyền địa phương về những vướng mắc của hạ tầng giao thông đường thủy, đường bộ phục vụ lưu thông hàng hóa nông sản.Trước thực tế đó, muốn hình thành chuỗi giá trị lúa gạo bền vững thì cần thiết phải lưu ý đến vai trò của thương lái; đưa thương lái tham gia chính thức vào chuỗi liên kết từng địa phương. Chuỗi liên kết sẽ bao gồm: Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đầu mối, hệ thống thương lái của doanh nghiệp hoạt động mua bán trên địa bàn, hệ thống môi giới trung gian, tổ khuyến nông cộng đồng, chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương.Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn Trần Minh Hải cho rằng: Để liên kết có lợi ích nhiều chiều khi đưa thương lái vào chuỗi lúa gạo bền vững, thì thương lái cần có "giấy chứng nhận hành nghề", được đăng ký hành nghề và cần được xem là đối tác đồng hành với nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Khuyến khích tập hợp thương lái vào các nhóm, các câu lạc bộ trên cơ sở tự nguyện để cùng trao đổi kinh nghiệm, tập huấn về kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, chế biến, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, giảm tình trạng "bẻ kèo", nói không với những hành vi thiếu lành mạnh như mua bán nông sản kém chất lượng hay trục lợi, cấu kết, gây chia rẽ, tác động tiêu cực đến giá cả.Tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng, nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ lúa gạo nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp; Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình đưa thương lái vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo để vừa phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia chuỗi giá trị.
https://nhandan.vn/xay-dung-chuoi-gia-tri-lua-gao-ben-vung-post810690.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Lúa gạo", "Lúa", "Nông sản" ] }
Chậm nhất là đến 30/5 phải bàn giao hết mặt bằng sạch đoạn Cam Lộ-Vạn Ninh
NDO -Ngày 23/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh Quảng TrịVõ Văn Hưng; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Đức Tiến kiểm tra, đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằngDự án đường bộ cao tốc bắc namđoạn Cam Lộ-Vạn Ninh qua địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Thời gian qua, các địa phương đã khẩn trương chi tiền bồi thường, vận động di dời 145 hộ dân trên phạm vi tuyến chính cao tốc để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Còn lại 31 hộ dân các địa phương đang tiếp tục tuyên truyền vận động nhận tiền bồi thường để ra tạm cư bàn giao mặt bằng cho dự án.Đến nay, chiều dài tuyến còn lại chưa bồi thường, chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 1,73km, trong đó huyện Gio Linh 0,57km, huyện Vĩnh Linh 1,16km. Chiều dài còn lại chưa bàn giao mặt bằng sạch là 2,42km.Mặt bằng chưa bàn giao chủ yếu qua khu dân cư đông đúc qua các xã Gio An, Linh Trường của huyện Gio Linh; thị trấn Bến Quan, xã Vĩnh Hà của huyện Vĩnh Linh.Đối với huyện Vĩnh Linh còn 1,85km chưa bàn giao mặt bằng, trong đó có 950m liên quan đến Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị và một số hộ dân, việc giải phóng mặt bằng tại địa phương này đang gặp nhiều khó khăn.Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ thực hiện khu tái định cư Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh.Qua kiểm tra thực tế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng yêu cầu các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần quyết liệt, khẩn trương nhất, vừa tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận với chủ trương thực hiện dự án trọng điểm quốc gia, vừa công tâm, khách quan, trách nhiệm trong áp dụng các chính sách hỗ trợ, bồi thường cho các hộ bị ảnh hưởng.Yêu cầu các địa phương chậm nhất là đến 30/5, phải bàn giao hết mặt bằng sạch cho Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh để kịp thời tranh thủ thời tiết tốt trong mùa hè đẩy nhanh tiến độ thi công công trình trọng điểm.Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị biểu dương các hộ gia đình tiên phong đồng thuận bàn giao mặt bằng, ủng hộ chủ trương thực hiện dự án; đồng thời lưu ý, trong trường hợp tỉnh đã áp dụng tất cả các chính sách có lợi cho người bị ảnh hưởng dự án quốc gia theo quy định của pháp luật mà vẫn không đồng ý thì buộc phải dùng các biện pháp bảo vệ thi công.Các khu tái định cư phục vụ dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ-Vạn Ninh đến nay cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, vị trí khu tái định cư thuận tiện nhiều mặt. Lãnh đạo tỉnh động viên các gia đình sớm xây dựng nhà ở trước mùa mưa lũ, cùng nhau đồng thuận để xây dựng khu dân cư mới này trở thành khu dân cư kiểu mẫu. Các địa phương nên quy hoạch vùng trồng cây xanh, khu vực dịch vụ trong khu tái định cư để tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo thuận lợi cho đời sống của người dân.
https://nhandan.vn/cham-nhat-la-den-305-phai-ban-giao-het-mat-bang-sach-doan-cam-lo-van-ninh-post810831.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Cao tốc cam lộ- vạn ninh", "giải phóng mặt bằng", "Quảng Trị", "Cao tốc bắc nam" ] }
Gần 5.000 người thi công xuyên lễ tại công trường sân bay Long Thành
NDO -Chiều 28/4, đại diện Ban Quản lý dự án Cảng hàng không quốc tếLong Thành(sân bay Long Thành) cho biết, trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trên đại công trường dự án xây dựng sân bay Long Thành vẫn duy trì thi công xuyên ngày đêm trong các ngày lễ với gần 5.000 người.
Theo đó, trên các gói thầu công trường thi công dự án sân bay Long Thành, các nhà thầu đã huy động gần 5.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng với hàng nghìn trang thiết bị, máy móc để thi công ngày đêm.Trong 5 ngày đợt nghỉ lễ, Ban Quản lý dự án sân bay Long Thành phối hợp với các nhà thầu bố trí tần suất thi công phù hợp.Theo Ban Quản lý dự ánsân bay Long Thành, đến thời điểm này tiến độ thi công các gói thầu cơ bản bảo đảm tiến độ đề ra. Dự báo, khoảng 1 tháng nữa, thời tiết ở Đồng Nai sẽ bước vào mùa mưa. Do vậy, trong 30 ngày còn lại của mùa khô, các nhà thầu đang tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ các hạng mục.Thi công ban đêm trong những ngày nghỉ lễ tại dự án sân bay Long Thành.Đối với 2 gói thầu được đánh giá quan trọng nhất của giai đoạn 1 sân bay Long Thành là xây dựng nhà ga hành khách và đường cất, hạ cánh, các nhà thầu đang tập trung thi công cấp phối đá dăm, bê-tông.Riêng nhà ga hành khách, các đơn vị đang tập trung thi công đổ bê-tông sàn 1 của công trình.Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành được xây dựng trên diện tích 5.000ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.Sân bay được xây dựng đạt cấp 4F, là cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực. Dự án có công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa năm.Tổng mức đầu tư khái toán toàn bộ dự án là khoảng 16,06 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 là 5,45 tỷ USD. Dự án được khởi công xây dựng đầu năm 2021 và dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động năm 2026.
https://nhandan.vn/gan-5000-nguoi-thi-cong-xuyen-le-tai-cong-truong-san-bay-long-thanh-post806993.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Sân bay Long Thành", "thi công xuyên lễ" ] }
Vietnam Airlines và CAE gia hạn hợp tác khai thác buồng lái mô phỏng
NDO -Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký hợp tác về việc gia hạn khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).
Theo đó, hai bên thống nhất tiếp tục và kéo dài hợp tác khai thác các SIM Airbus A350 và Boeing 787 đến cuối năm 2033. Đây là một thành quả quan trọng, phục vụ nhu cầu huấn luyện SIM cho phi công của Hãng hàng không quốc gia. Việc huấn luyện SIM ngay tại Việt Nam không chỉ giúp hãng gia tăng sự an toàn, tính linh hoạt, chủ động, mà còn tiết kiệm đáng kể thời gian.Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Đặng Anh Tuấn cho biết, khai thác hiệu quả các thiết bị mô phỏng buồng lái ngay tại Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác huấn luyện, giúp gia tăng sự an toàn, tính chủ động của hãng.Điều này đặc biệt ý nghĩa với Vietnam Airlines khi tối ưu, cắt giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn phục hồi và phát triển sau đại dịch.Tin liên quanVietnam Airlines và CAE hợp tác cung cấp dịch vụ đào tạo, huấn luyện bayTrước đó, giai đoạn 2017-2018, Vietnam Airlines đã tiếp nhận từ CAE 3 thiết bị SIM hiện đại phù hợp tính năng kỹ thuật của các dòng tàu bay hãng đang khai thác, gồm Airbus A321, Airbus A350 và Boeing 787.Kết hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm sẵn có tại Trung tâm huấn luyện bay FTC, Vietnam Airlines đã tổ chức thành công các loại hình huấn luyện phi công như huấn luyện định kỳ, huấn luyện chuyển loại, huấn luyện nâng cấp,…Ông Simon Azar, Phó Chủ tịch Tập đoàn CAE đánh giá cao những kết quả hợp tác của Vietnam Airlines-CAE.Ngoài ra, việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại liên quan vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống SIM cho các dòng tàu bay lớn như Airbus A350 và Boeing 787 đã giúp Vietnam Airlines đi đầu trong ứng dụng công nghệ, xây dựng một trung tâm huấn luyện đào tạo phi công hiện đại nhất Việt Nam. Từ đó, hãng có thể chủ động nguồn lực phi công, giúp phát triển bền vững và ổn định.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-va-cae-gia-han-hop-tac-khai-thac-buong-lai-mo-phong-post802183.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Airbus A350", "Boeing 787", "Tập đoàn CAE", "Vietnam Airlines", "Hãng hàng không quốc gia", "khai thác buồng lái mô phỏng" ] }
Bảo đảm an toàn cho hồ Dầu Tiếng
Với diện tích lưu vực 270km2, hồ chứa nước Dầu Tiếng được xếp vào loại công trình thủy lợi quan trọng cấp đặc biệt; ngoài bảo đảm nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sinh hoạt, môi trường phục vụ phát triển vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất Việt Nam, còn có nhiệm vụ cắt giảm lũ, đẩy mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn. Tuy nhiên, hiện nay việc vận hành hồ Dầu Tiếng để giảm nguy cơ cho TP Hồ Chí Minh đang là bài toán khó, chưa có lời giải.
“Gặp khó” trong vận hànhHồ Dầu Tiếng được đưa vào khai thác, sử dụng năm 1984, có nhiệm vụ đa mục tiêu là cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An, TP Hồ Chí Minh; cắt giảm lũ, đẩy mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn. Sau gần 40 năm đi vào hoạt động, hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng đóng góp vai trò rất lớn trong việc cung cấp nguồn nước sạch cho phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An và TP Hồ Chí Minh.Hồ Dầu Tiếng hiện do Công ty TNHH Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (Công ty Dầu Tiếng - Phước Hòa) quản lý, với diện tích lưu vực 270km2, dung tích toàn bộ 1.580 triệu m3. Ngoài việc bảo đảm nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sinh hoạt, môi trường phục vụ phát triển vùng kinh tế trọng điểm; nhờ có hồ Dầu Tiếng điều tiết lũ mà ngập lụt ở hạ du sông Sài Gòn đã giảm đáng kể so trước khi xây dựng công trình, giảm thiệt hại cơ sở hạ tầng ở hạ du.Tuy nhiên, theo ông Tô Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Dầu Tiếng - Phước Hòa, do tốc độ đô thị hóa quá nhanh ở hạ lưu sông Sài Gòn, vấn đề ngập lụt cơ sở hạ tầng ở hạ du mỗi khi hồ Dầu Tiếng xả lũ là một vấn đề rất lớn, mặc dù lưu lượng xả lũ lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây chỉ đạt 600m3/s. Trong tương lai, do tác động của biến đổi khí hậu, nếu hồ xả lũ nhiều hơn, thì ngập lụt càng trở nên trầm trọng. Trong trường hợp lũ lớn, việc xả lũ nhằm bảo đảm an toàn công trình, nhưng phải giảm được ngập lụt cho hạ du đang là mâu thuẫn gay gắt trong thực tế đã và đang tồn tại sau gần 40 năm vận hành công trình.Theo thiết kế, lưu lượng xả tràn của hồ Dầu Tiếng có thể lên đến 2.800m3/giây với mực nước lũ 26,92m. Trong khi đó, sức tải lũ của sông Sài Gòn rất thấp. Ông Thanh dẫn chứng, đoạn từ cầu Sài Gòn tới cầu Bến Súc chỉ có thể đạt lưu lượng 200 m3/giây, vượt qua mức này sẽ bị tràn, ngập. Trong thực tế, chỉ một lần hồ Dầu Tiếng xả lũ đến 600m3/giây đã khiến vùng hạ du như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương ngập nghiêm trọng. Nếu xả đến 2.800m3/giây sẽ khiến 10 quận, huyện ở TP Hồ Chí Minh cùng nhiều địa phương tại Tây Ninh, Bình Dương và Long An ngập nặng, gây thiệt hại rất lớn. “Trong trường hợp xảy ra lũ lớn, đe dọa đến an toàn công trình và bắt buộc phải xả lũ với lưu lượng lớn hơn, thì ảnh hưởng đến ngập lụt ở hạ du như thế nào?”, ông Thanh đặt vấn đề.Trên thực tế, việc vận hành xả lũ hồ Dầu Tiếng đang tồn tại nhiều bất cập và việc xả lũ hồ Dầu Tiếng phải đối diện với nhiều rủi ro. Theo đại diện Công ty Dầu Tiếng, trước hết, chỉ có một tuyến thoát lũ cho hồ Dầu Tiếng là sông Sài Gòn, trong khi sức tải lũ đoạn sông Sài Gòn ở chân đập về đến cầu Bến Súc nhỏ; làm gia tăng ngập lụt nghiêm trọng mỗi khi lưu lượng xả qua tràn vượt quá 200m3/s. Bên cạnh đó, hồ Dầu Tiếng chưa có tràn sự cố khi xảy ra lũ cực lớn có nguy cơ vỡ đập, nhưng cao trình đập chính và đập phụ hồ Dầu Tiếng chưa đáp ứng được quy trình bảo đảm an toàn cho công trình. Chưa kể, nguy cơ xảy ra sự cố cửa van cung là rất cao trong khi không có cửa van sự cố để kịp thời chặn dòng nước từ hồ xả xuống hạ du, gây ngập và mất nước hồ không kiểm soát.Giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình và hạ duTại Hội nghị Phòng, chống thiên tai khu vực miền nam năm 2022 do Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức tại TP Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng được xếp vào loại công trình thủy lợi quan trọng cấp đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, đối với TP Hồ Chí Minh, việc vận hành hồ Dầu Tiếng đang là một bài toán chưa có lời giải. “Nếu khi có tình huống xấu xảy ra, nguy cơ sẽ rất lớn, thiệt hại gây ra sẽ không nhỏ và có thể trở thành thảm họa đối với TP Hồ Chí Minh”, ông Hoài nhấn mạnh.Ông Nguyễn Đức Vũ, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, năm 2021 và sáu tháng đầu năm 2022, tình hình ngập lụt trên địa bàn thành phố diễn ra thường xuyên và phức tạp. Trong đó có 46 trận mưa với lượng mưa hơn 50mm, 18 trận mưa gây ngập, 10 đợt triều cường cao. Ngoài các nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan là mưa lớn có xu hướng gia tăng, tần suất xuất hiện những trận mưa có lượng mưa trên 100mm nhiều hơn, tập trung trong thời gian ngắn; triều cường có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Đáng chú ý, tổ hợp bất lợi đã xảy ra khi triều cường trên sông Sài Gòn dâng cao kết hợp mưa lớn cùng việc xả lũ của các hồ chứa thượng nguồn đã ảnh hưởng đến công tác chống ngập của thành phố.Để hạn chế rủi ro do xả lũ và sự cố của hồ Dầu Tiếng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang xây dựng phương án, kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho vùng hạ du sông Sài Gòn. Cùng với đó, có nhiều giải pháp công trình để hạn chế, giảm ngập cho khu vực hạ du nói chung và khu vực TP Hồ Chí Minh nói riêng. Đơn cử, để hạn chế ngập lụt do lũ các khu vực ven sông Sài Gòn phía thượng lưu, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương đều đã và đang xây dựng các tuyến đê ven sông. Khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh đã và đang xây dựng các công trình ngăn triều, chống ngập.Dự báo, khu vực Tây Nguyên năm nay bị ảnh hưởng bởi dòng chảy của hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai và khu vực thượng nguồn sông Mê Công nên lượng mưa lũ sẽ lớn hơn, ông Trần Quang Hoài đề nghị các chủ hồ chứa, trong đó có hồ Dầu Tiếng tăng cường theo dõi dòng chảy và mưa lũ, lắp đặt trang thiết bị tiện theo dõi tự động; đồng thời vận hành đúng quy trình, xây dựng kịch bản ứng phó với việc xả lũ theo thiết kế, tránh gây ngập nặng, nhất là tại TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các địa phương cần rà soát tuyến thoát lũ để bảo đảm thông thoáng dòng chảy và có phương án bảo vệ sản xuất, cơ sở hạ tầng ở hạ lưu khi xả lũ theo thiết kế. “Nếu xả lũ theo thiết kế mà không có kịch bản, phương án sẽ gặp lúng túng và gây ngập cho những vùng hạ du”, ông Hoài nói.Để giải quyết căn cơ bài toán xả lũ hồ Dầu Tiếng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình và hạ du, ông Tô Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Dầu Tiếng - Phước Hòa cho rằng, cần xem xét tổng thể các nhóm giải pháp công trình và phi công trình. Theo đó, Công ty Dầu Tiếng - Phước Hòa đề xuất giải pháp đầu tư bổ sung tràn sự cố cho hồ Dầu Tiếng. Đồng thời, cần có chương trình, kế hoạch nạo vét sông Sài Gòn nhằm tăng cường năng lực thoát lũ của hồ Dầu Tiếng, bảo đảm an toàn cho công trình đầu mối và vùng hạ du sông Sài Gòn.
https://nhandan.vn/bao-dam-an-toan-cho-ho-dau-tieng-post707743.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [] }
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024
NDO -Sáng 8/5, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2024 đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ-Triển lãm Sài Gòn, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội chợ do Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, diễn ra từ ngày 8 đến 11/5.Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2024được mở rộng gần gấp đôi về quy mô so với năm ngoái, lên 450 gian hàng; công tác truyền thông, quảng bá ra quốc tế được đẩy mạnh, làm gia tăng mức độ hiện diện của hội chợ đến với mạng lưới người mua hàng trong và ngoài nước.Hội chợ dự kiến thu hút khoảng 20.000 khách tham quan, nhà mua hàng; trong đó, hơn 80% khách chuyên ngành là các nhà nhập khẩu, nhà thương mại, hệ thống các siêu thị, chuỗi bán lẻ tại các thị trường lớn (Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…); các văn phòng đại diện mua hàng, tìm nhà cung ứng tại Việt Nam; hệ thống siêu thị, nhập khẩu và bán lẻ; các sàn thương mại điện tử.Để hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung nắm bắt cơ hội thị trường đang phục hồi, hội chợ tiếp tục tập trung vào các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là thực phẩm, đồ uống; nông-thủy sản; đồ gỗ-mỹ nghệ; dệt may, da giày, túi xách; cao-su, nhựa; điện tử, cơ khí; các ngành dịch vụ, hỗ trợ khác.Khách tham quan, tìm hiểu các mặt hàng bánh tráng xuất khẩu của tỉnh Bình Định tại hội chợ.Thông qua hoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ tạo điều kiện để doanh nghiệp học hỏi, cải tiến và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh lâu dài, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu và xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam với các hệ thống phân phối nước ngoài.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất còn có thể tranh thủ cơ hội để tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu, xu hướng thị trường thế giới; từ đó có thể xây dựng được chính sách phát triển phù hợp. Vì vậy, hội chợ này hứa hẹn sẽ là cầu nối và động lực thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; đồng thời là đòn bẩy mạnh mẽ để các ngành hàng xuất khẩu bứt phá về đơn hàng và doanh thu.Ban tổ chức cũng tiên phongứng dụng công nghệ và số hóa hội chợnhằm mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho cả đơn vị trưng bày và khách tham quan. Theo đó, toàn bộ không gian hội chợ sẽ được số hóa bằng công nghệ scan 3D; duy trì triển lãm trực tuyến 365 ngày trên nền tảng Hopefair (https://hopefairs.com), tạo nên cơ hội tương tác khách hàng 24/7, không giới hạn khoảng cách giữa người mua và người bán.Tại hội chợ, các doanh nghiệp sẽ được gặp gỡ, kết nối và giao thương 1:1 với các đại diện lãnh đạo, phòng thu mua của các hệ thống siêu thị đa quốc gia như Central Retail, MM Mega Market…; các sàn thương mại điện tử Amazon, Alibaba… Đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, đưa sản phẩm Việt Nam chất lượng đến với nhiều người tiêu dùng trên toàn cầu thông qua các chuỗi hệ thống siêu thị hiện đại.Đặc biệt, chiều cùng ngày sẽ diễn ra diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết hướng đến xuất khẩu xanh” với chủ đề “Nâng cao vị thế xuất khẩu Việt Nam đáp ứng các xu thế xanh-sạch-số”.Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận về các chủ đề chuyển đổi xanh-sạch-số; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh liên kết trong ba lĩnh vực công nghiệp-nông nghiệp-thương mại và dịch vụ, bảo đảm nguyên tắc xây dựng và phát triển bền vững nhằm tối đa hóa dịch vụ, hướng tới xuất khẩu xanh, góp phần từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo mô hình kinh tế tuần hoàn.Diễn đàn cũng là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ các cơ quan chức năng, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ cho các ngành hàng nâng cao kim ngạch và giá trị xuất khẩu.Bên cạnh đó, trong hai ngày 10 và 11/5, hội chợ sẽ mở cửa cho khách tham quan tự do. Người tiêu dùng có thể tham quan, mua sắm hàng Việt Nam xuất khẩu với ưu đãi lên đến 50%, chương trình đồng giá hấp dẫn và tự do trải nghiệm sản phẩm với nhiều hoạt động sáng tạo theo từng thương hiệu.
https://nhandan.vn/hoi-cho-hang-viet-nam-tieu-bieu-xuat-khau-2024-post808378.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Hàng Việt Nam xuất khẩu", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024" ] }
Xuất khẩu 4.213 tấn vải tươi sang Trung Quốc qua cửa khẩu Kim Thành
Theo Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tếLào Cai, từ đầu vụ đến ngày 23/5 đã có hơn 4.213 tấn vải tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành.
Vải tươichính thức đượcxuất khẩukhoảng 10 ngày trở lại đây, mỗi ngày có khoảng hơn 200 phương tiện chở quả vải từ các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên… được thông quan qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành.Tin liên quanXuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên bằng đường sắt sang Trung QuốcĐể tạo điều kiện cho quả vải được thông quan thuận lợi nhất, các lực lượng liên ngành tại cửa khẩu đã phân luồng phương tiện và bố trí lực lượng để vải thiều được xuất khẩu trong buổi sáng, nhằm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng, nóng như hiện nay.Tính đến ngày 23/5, đã có 4.213 tấn vải tươi xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai), trị giá hơn 22,857 triệu USD
https://nhandan.vn/xuat-khau-4213-tan-vai-tuoi-sang-trung-quoc-qua-cua-khau-kim-thanh-post810723.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Cửa khẩu Kim Thành", "xuất khẩu", "vải tươi" ] }
Chỉ một đơn vị tham dự, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hủy phiên đấu thầu bán vàng
NDO -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có thông báo hủy thầu bán vàng phiên sáng 25/4 do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục thực hiện chủ trươngđấu thầu bán vàngmiếng tăng cung ra thị trường, sáng 25/4/2024, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng với khối lượng đấu thầu dự kiến là 16.800 lượng vàng miếng SJC.Tuy nhiên, cơ quan này lại vừa thông báo hủy thầu do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.Như vậy, đây là lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng.Trước đó, ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước đã hủy lịch đấu thầu vàng miếng lần thứ nhất do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định. Phiên đấu thầu này đã được chuyển sang sáng 23/4.Tại phiên thầu này có 2 thành viên trúng thầu. Tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô (tương đương 3.400 lượng vàng). Giá trúng thầu cao nhất là 81,33 triệu đồng/lượng. Giá trúng thầu thấp nhất là 81,32 triệu đồng/lượng.
https://nhandan.vn/chi-mot-don-vi-tham-du-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-huy-phien-dau-thau-ban-vang-post806430.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "đấu thầu vàng", "vàng miếng SJC" ] }
Giá hàng hóa biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô
NDO -Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15-21/4, mặc dù giáhàng hóabiến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.
Diễn biến địa chính trị phức tạp, đặc biệt là sự leo thang căng thẳng tại “chảo lửa” Trung Đông đã liên tục tác động mạnh tới giá hàng hóa trong tuần. Trước các yếu tố bất định, nhóm kim loại với vai trò trú ẩn an toàn tiếp tục khẳng định sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.Trái lại, giá năng lượng ghi nhận đà giảm khi rủi ro địa chính trị tạm thời chưa ảnh hưởng tới nguồn cung thực tế, trong khi nhu cầu có phần suy yếu. Thị trường hàng hóa ghi nhận tuần giao dịch sôi động, với giá trị giao dịch trung bình tăng 3% lên hơn 7.700 tỷ đồng mỗi phiên.Lệnh cấm kim loại Nga kéo giá đồng, nhôm, niken tăng vọtHầu hếtcác mặt hàng kim loạiđều tăng giá trong tuần giao dịch trước, ngoại trừ bạch kim. Trong đó, đồng, nhôm, thiếc và niken là những mặt hàng tăng giá mạnh nhất.Dữ liệu cho thấy nền Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 5,3% trong quý I/2024, đánh bại kỳ vọng của thị trường với mức tăng 4,8% và cao hơn mức tăng 5,2% của quý IV/2023, củng cố cho triển vọng tiêu thụ kim loại công nghiệp, thúc đẩy đà tăng giá.Riêng với đồng, nhôm, niken, giá ba mặt hàng này còn được hưởng lợi do lo ngại rủi ro nguồn cung gián đoạn khi Mỹ và Anh cấm nhôm, đồng và niken do Nga sản xuất. MXV cho biết, Nga vốn là nhà sản xuất kim loại quan trọng, chiếm 6% nguồn cung niken toàn cầu, 5% nguồn cung nhôm và 4% nguồn cung đồng.Thêm vào yếu tố hỗ trợ cho giá niken, Trung Quốc đang lên kế hoạch mua 200.000 tấn gang niken (NPI). Trong khi đó, Indonesia, nhà sản xuất niken lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp niken chính cho Trung Quốc, vẫn đang xem xét phê duyệt hạn ngạch khai thác và nguồn cung quặng ngày càng khan hiếm.Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc tăng 1,81% lên 28,84 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh 3 năm. Mặc dù chịu áp lực từ yếu tố vĩ mô, nhưng giá bạc vẫn được hỗ trợ nhờ phát huy vai trò trú ẩn khi xung đột tại Trung Đông leo thang và rủi ro nguồn cung thiếu hụt. Viện Bạc quốc tế cho biết thâm hụt bạc toàn cầu dự kiến sẽ tăng 17% lên 215,3 triệu ounce vào năm nay.Trái lại, giá bạch kim với vai trò trú ẩn kém hơn, đã quay đầu giảm 5,78% về 943,8 USD/ounce, đứt chuỗi tăng 3 tuần liên tiếp trước rủi ro Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ lãi suất cao lâu hơn làm lu mờ vai trò trú ẩn.Áp lực nhu cầu lấn át rủi ro địa chính trị, giá dầu có tuần giảm thứ haiỞ diễn biến ngược lại,giá dầughi nhận tuần giao dịch 15-21/4 với biến động rất mạnh, có thời điểm tăng cao trước lo ngại về rủi ro địa chính trị, nhưng cũng hạ nhiệt nhanh chóng bởi các áp lực tâm lý được giải tỏa.Ngoài ra, áp lực kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng tới triển vọng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu. Chốt tuần, giá dầu WTI giảm 3,36% xuống 82,22 USD/thùng. Dầu Brent mất mốc 90 USD/thùng, giảm 3,49% xuống 87,29 USD/thùng.Ngay đầu tuần trước, trái với nhiều dự báo, giá dầu mở cửa tuần giảm nhẹ do căng thẳng giữa Iran và Israel ít gây thiệt hại hơn dự đoán, làm giảm bớt lo ngại về một cuộc xung đột leo thang có thể ảnh hưởng tới nguồn cung dầu mỏ.Tuy nhiên, vào cuối tuần, các nguồn tin quốc tế cho biết Israel đã tiến hành một cuộc tấn công trên đất Iran. Giá dầu ngay lập tức tăng vọt 3 USD/thùng chỉ trong vòng 1 tiếng. Nhưng sau đó, áp lực bán nhanh chóng kéo giá quay đầu giảm trở lại khi tính chất căng thẳng vẫn còn hạn chế. Việc giá dầu liên tục biến động mạnh theo cả hai chiều, cho thấy rủi ro địa chính trị đang ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng giá trong giai đoạn này.Cùng tạo sức ép lên giá dầu trong tuần qua, báo cáo của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 2,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 12/4, lên mức đỉnh cao nhất kể từ tháng 6/2023.Các nhà phân tích tại JPMorgan Chase nhấn mạnh mức tiêu thụ dầu trên toàn thế giới tính đến tháng 4 đã thấp hơn 200.000 thùng/ngày so với dự báo của họ, trung bình đạt 101 triệu thùng/ngày. Từ đầu năm, nhu cầu đã tăng 1,7 triệu thùng/ngày, giảm so với dự báo trước đó là 2 triệu thùng/ngày.
https://nhandan.vn/gia-hang-hoa-bien-dong-trai-chieu-truoc-loat-rui-ro-vi-mo-post805837.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá dầu", "giá kim loại" ] }
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với Quảng Tây, Trung Quốc
NDO -Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 3/4, tại thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp đồng chí Lưu Ninh, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,Trung Quốc.
Trong không khí hữu nghị, chân thành, hai bên cùng tổng kết thành tựu hợp tác và đưa ra các biện pháp phát triển quan hệ giữa các bộ, ngành, địa phương Việt Nam với Quảng Tây, Trung Quốc.Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các địa phương Việt Nam tăng cường hợp tác cùng có lợi với các địa phương Trung Quốc, trong đó có Quảng Tây.Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị thời gian tới, hai bên tập trung triển khai hiệu quả nhận thức chung cấp cao và những kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) vàchuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình(12/2023) theo 6 trụ cột hai bên đã xác định, đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.Bộ trưởng đề nghị Quảng Tây và các bộ, ngành, địa phương Việt Nam tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có; tăng cường giao lưu hữu nghị, trao đổi về lý luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác xây dựng đảng, quản lý xã hội, phát triển kinh tế.Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Quảng Tây tạo thuận lợi hóa tối đa cho thông quan các cửa khẩu, nhất là đối với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhằm góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân Việt Nam và người tiêu dùng Trung Quốc; đẩy nhanh xây dựng hạ tầng cửa khẩu, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền; hai bên cần thúc đẩy xây dựng kết nối hạ tầng đường sắt, đường bộ.Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc cần tiếp tục kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống; tích cực bảo vệ, khai thác các “địa chỉ đỏ” cách mạng, di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Tây để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hai bên cần phối hợp chặt chẽ quản lý tốt biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc theo 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa hai nước và các thỏa thuận liên quan; cùng nhau tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền và 15 năm ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền trong năm 2024.Tán thành với các đề xuất hợp tác của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, đồng chí Lưu Ninh khẳng định Quảng Tây đặc biệt coi trọng quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam.Bí thư Quảng Tây đề nghị hai bên tận dụng tốt tiềm năng, thế mạnh và tính bổ sung lẫn nhau trong hợp tác; tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi thông quan, thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh, đẩy mạnh hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân; đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.Cũng trong ngày 3/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã thăm “cây Hữu nghị” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã thăm Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Long Châu, khảo sát tuyến đường vận chuyển hàng hoá chuyên dụng cửa khẩu Hữu nghị và Trung tâm Thương mại hoa quả Trung Quốc-ASEAN.
https://nhandan.vn/thuc-day-hop-tac-giua-viet-nam-voi-quang-tay-trung-quoc-post802999.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Trung Quốc", "Quảng Tây", "Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm Trung Quốc", "Quan hệ chính trị", "Giao lưu hữu nghị", "Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây" ] }
Thúc đẩy tiến độ 2 dự án trọng điểm đường, kè ven sông Đồng Nai
NDO -Theo tiến độ đề ra, dự án đường ven sông Đồng Nai hoàn thành vào tháng 6/2023 và kè sông Đồng Nai vào cuối tháng 2/2024. Thế nhưng, cả 2 dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai đang triển khai trên địa bàn thành phố Biên Hòa đều còn ngổn ngang do vướng giải phóng mặt bằng.
Dự án xây dựng đường, kèven sông Đồng Nai, đoạn từ thành phố Biên Hòa đến huyện Vĩnh Cửu với hơn 5,2km, có ý nghĩa rất quan trọng đối với tạo không gian hướng sông cho phát triển đô thị Biên Hòa.Hai 2 dự án trọng điểm này có vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.Việc xây dựng hai dự án đường, kè ven sông Đồng Nai được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Biên Hòa, xứng tầm đô thị loại I nằm ở vị trí trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Theo Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Biên Hòa, đến nay dự án kè ven sông Đồng Nai đã hoàn thành việc thu hồi đất của 441 hộ dân. Qua đó, đã bàn giao cho chủ đầu tư gần 14,3ha để thi công dự án, đạt hơn 88%.Hiện, còn 100 hộ dân và 1 tổ chức đã phê duyệt phương án bồi thường nhưng chưa bàn giao mặt bằng. Ngoài ra, 15 hộ chưa phê duyệt phương án bồi thường.Khó khăn nhất là một số hộ mua bán đất, nhà bằng giấy viết tay nên khó trong việc xác định chủ sử dụng, xác nhận nguồn gốc đất để lập hồ sơ bồi thường, tái định cư.Đối với dự án đường ven sông Đồng Nai đã thi công hơn 2 năm, nhưng đến nay mới đạt khoảng 65% tổng khối lượng theo hợp đồng.Dự án đường, kè ven sông Đồng Nai có chiều dài hơn 5.2km có tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.Trước việc tiến độ hai dự án trọng điểm trên đang chậm tiến độ đề ra, sáng 17/6, Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam dẫn đầu đoàn công tác đã kiểm tra hiện trường và làm việc với các đơn vị liên quan.Lãnh đạo Thành ủy Biên Hòa chỉ rõ, việc chậm giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm chính của Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Biên Hòa và chính quyền phường Bửu Long.Bí thư Thành ủy Biên Hòa yêu cầu cấp ủy, chính quyền phường Bửu Long tập trung công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận với mức giá đền bù, hỗ trợ và sớm bàn giao mặt bằng.Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa chỉ đạo các đơn vị phòng, ban chuyên môn liên quan rà soát các thủ tục pháp lý; đồng thời phương án cưỡng chế đối với các hộ dân cố tình chây ì, không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án tập trung đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ với những đoạn đã được bàn giao mặt bằng. Bởi lẽ, qua kiểm tra thực tế thi công khá ì ạch. “Dự án trọng điểm mà đơn vị thi công trên công trường rất vắng như thế này thì biết bao giờ mới xong. Phải tập trung nhân lực, máy móc thi công đồng bộ, không thể kiểu thi công dự án trọng điểm nhỏ giọt như vừa qua được”, Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam chỉ rõ.Đối với dự án khu tái định cư Bửu Long để ưu tiên bố trí cho các hộ dân giải tỏa thực hiện dự án kè, đường ven sông Đồng Nai, lãnh đạo Thành ủy Biên Hòa đề nghị Công ty Cổ phần Kinh doanh Nhà Đồng Nai phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý để bàn giao cho thành phố Biên Hòa hơn 300 lô trong tháng 6. Qua đó, địa phương bố trí cho các hộ dân, sớm xây dựng nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống.
https://nhandan.vn/thuc-tien-do-2-du-an-trong-diem-duong-ke-ven-song-dong-nai-post814718.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Đường ven sông Đồng Nai", "Thành ủy Biên Hòa", "Đồng Nai" ] }
Tăng trưởng xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Singapore
NDO -Quý I/2024, nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Singapore ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore; đồng thời lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng được lợi thế về logistics cũng như giảm thiểu các chi phí sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu nông, thủy sản vàoSingapore.Bứt phá mạnh mẽTheo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.Trong 15 nướcxuất khẩu thủy sảnhàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ 2, Indonesia xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore.Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ 2, Indonesia xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore.Theo thống kê, thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng. Trong đó, 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9%-13%, cụ thể Malaysia (13,60%), Na Uy (11,45%), Indonesia (11,13%), Trung Quốc (10,15%), Việt Nam (8,58%) và Nhật Bản (8,34%).Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh và cá chế biến. Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng 3,22% (giá trị xuất khẩu đạt hơn 24 triệu SGD).Đối với mặt hàng gạo, theo thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp của Singapore,xuất khẩu gạocủa Việt Nam sang thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023.Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần. Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.Việt Nam lần đầu tiên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần. Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.Chú trọng chất lượng sản phẩmTheo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau.Điều này bảo đảm an ninh nguồn cung thực phẩm cho Singapore, đồng thời khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nông, thủy sản vào Singapore ngày càng lớn. Mặt khác, tình trạng lạm phát gia tăng cũng là thách thức không nhỏ cho các ngành hàng nông nghiệp các nước xuất khẩu vào Singapore, trong đó có Việt Nam.Do đó, để giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản.Một số vụ việc liên quan đến thu hồi sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam gần đây tại Singapore do đối tác không tuân thủ về dãn nhãn cảnh báo thành phần dị ứng và một số điều kiện nhập khẩu, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt lưu ý cập nhật các quy định của địa bàn, giữ uy tín chất lượng và thương hiệu sản phẩm của Việt Nam.Trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều này bảo đảm an ninh nguồn cung thực phẩm cho Singapore, đồng thời khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nông, thủy sản vào Singapore ngày càng lớn. Mặt khác, tình trạng lạm phát gia tăng cũng là thách thức không nhỏ cho các ngành hàng nông nghiệp các nước xuất khẩu vào Singapore, trong đó có Việt Nam.Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore Cao Xuân ThắngVới mặt hàng gạo, để tăng thêm thị phần và duy trì bền vững vị trí dẫn đầu, cạnh tranh được với sản phẩm gạo của Ấn Độ và Thái Lan, cần sự hỗ trợ góp sức của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp; tăng cường các hoạt độngxúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng sự hiện diện sản phẩm trên địa bàn, duy trì chất lượng hàng hóa.Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường, thời gian vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày sản phẩm, tăng sự hiện diện mặt hàng gạo Việt Nam tại địa bàn; hỗ trợ đưa đoàn từ Singapore về tham gia các hoạt động xúc tiến mặt hàng gạo tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/tang-truong-xuat-khau-nong-thuy-san-sang-thi-truong-singapore-post806648.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "xuất khẩu gạo", "xuất khẩu thủy sản", "an toàn thực phẩm", "xúc tiến thương mại", "Quan hệ Đối tác chiến lược" ] }
Phát triển các giải pháp tài chính sáng tạo, giải quyết thách thức chung
NDO -Trong hai ngày 28-29/5, chương trình Diễn đàn ACCA châu Á-Thái Bình Dương tập trung thảo luận chuyên sâu vào các chủ đề nóng như tài chính bền vững và tích hợp ESG (môi trường, xã hội, quản trị), chuyển đổi số trong ngành tài chính và các phát triển về quy định, phản ánh những xu hướng và thách thức cấp thiết nhất trong khu vực.
Ngày 28/5, diễn đàn ACCA châu Á-Thái Bình Dương đã khai mạc tại Hà Nội với chủ đề Thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác quốc tế và phát triển bền vững trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.Xây dựng nền tảng vững chắcSự kiện doHiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc(ACCA) tổ chức hai năm một lần, thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, học giả và nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Bà Helen Brand, Giám đốc điều hành ACCA cho biết sau đại dịch Covid-19, thị trường toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường, xuất hiện nhiều mối quan ngại mới liên quan đến an toàn, an ninh, an sinh xã hội.Trong bối cảnh đó, mục tiêuphát triển bền vữngcàng trở nên quan trọng hơn, và châu Á-Thái Bình Dương là khu vực trung chuyển, có vị trí quan trọng trong bản đồ kinh tế toàn cầu, đóng vai trò trung tâm và có thể trở thành nguồn lực dẫn dắt kinh tế toàn cầu trong thời gian tới nhưng cũng đồng thời phải chịu nhiều sức ép, mâu thuẫn chính trị, kinh tế.Chương trình nghị sự lần này tập trung vào châu Á-Thái Bình Dương nhưng cũng học hỏi được kinh nghiệm quốc tế từ các chuyên gia trên toàn cầu, với sự hội tụ của đại diệndoanh nghiệp, tổ chức tài chính, nhà quản lý nhằm thúc đẩy đối thoại và xây dựng mạng lưới giữa các khu vực trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam đang có vị thế ngày càng quan trọng, tiến sát gần hơn tới các tiêu chuẩn quốc tế.Khẳng định tài chính, kế toán và kiểm toán là những cột trụ quan trọng định hình và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và khu vực, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế và phát triển bền vững đòi hỏi sự đồng thuận và nỗ lực chung từ các quốc gia trong khu vực.Trong bối cảnh hiện nay, việc hợp tác nghiên cứu và phát triển các giải pháp tài chính sáng tạo sẽ giúp giải quyết những thách thức chung mà các quốc gia trong khu vực đang đối mặt và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.“Chính vì thế, tôi tin rằng việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, chia sẻ nguồn lực và thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế bền vững”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nói.Trong những tháng đầu năm 2024, Việt Nam vẫn duy trì được đà phục hồi kinh tế. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2023; kim ngạch xuất khẩu tăng 15%; tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới đạt 7,11 tỷ USD, tăng 73,2% so cùng kỳ.Thời gian tới, Chính phủ Việt Nam tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư mới; tập trung thực hiện các sáng kiến, cam kết của Việt Nam tại COP28…Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng cho rằng việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao năng lực nhân lực về kế toán, kiểm toán trên cơ sở thông lệ quốc tế là một yêu cầu thiết yếu trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Theo đó, cần phải hỗ trợ nhau, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ nhau để đảm bảo rằng chúng ta đều đạt được tiêu chuẩn quốc tế và có thể cùng nhau xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch.Khuyến nghị hữu ích cho doanh nghiệpChia sẻ kinh nghiệmthực hành ESGtại phiên toạ đàm Đổi mới chính sách cho một châu Á-Thái Bình Dương xanh và cập nhật kỹ thuật số, bà Claudia Anselmi, Tổng giám đốc Công ty May và nhuộm Hưng Yên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết khó khăn đầu tiên là nhận thức.Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn lực và nhân sự có chuyên môn về vấn đề này. Chi phí đầu tư ban cho việc thực hành ESG rất cao do phải đầu tư vào máy móc, công nghệ, thiết bị năng lượng… Đây là một hệ thống phức tạp, đòi hỏi nhiều vốn và phải tính toán tỷ lệ hoàn vốn trong thời gian dài.Trong khi đó, khả năng tiếp cận nguồntài chính xanhcòn nhiều trở ngại. Tại Việt Nam, dòng vốn cho tín dụng xanh chỉ mới chiếm khoảng 4-5% vốn tín dụng toàn thị trường. Với những cơ hội và thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp trong hành trình xanh, bà Claudia Anselmi cho rằng đây là hành trình dài cần nhiều sự hỗ trợ, nhất là cần sự vận hành của toàn bộ hệ thống, từ tài chính kế toán tới quy định pháp lý.“Dưới góc độ doanh nghiệp, chúng tôi phải chuyển đổi xanh và số để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, khi sản phẩm của chúng tôi tập trung vào việc xuất khẩu và sức ép cạnh tranh là rất lớn. Bên cạnh đó, để có vị trí nhất định trong chuỗi cung ứng, các tiêu chuẩn bền vững cũng là yếu tố phải thực hiện. Đây là yêu cầu bắt buộc, nếu không, doanh nghiệp có nguy cơ phải ra khỏi thị trường”, bà Claudia Anselmi nói.Theo ông Pulkit Abrol, Giám đốc ACCA khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Diễn đàn năm nay cung cấp cơ hội không giới hạn cho cộng đồng doanh nghiệp và tài chính trong khu vực nhằm chia sẻ kiến thức và khám phá các giải pháp sáng tạo cho những thách thức đương đại.“Bằng cách tạo điều kiện cho những cuộc thảo luận quan trọng này, chúng tôi trang bị cho các chuyên gia khả năng thúc đẩy sự thay đổi tích cực, tăng cường bền vững và chấp nhận biến đổi số, từ đó góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương”, ông Pulkit Abrol chia sẻ.Liên quan đến tài chính xanh cho phát triển bền vững, ông Tô Quốc Hưng, Giám đốc ACCA Việt Nam cho biết trên thế giới hiện có hàng trăm tiêu chuẩn phát triển bền vững.Tại Việt Nam, cách nhìn và thông tin về phát triển bền vững giữa các bên, gồm doanh nghiệp, các định chế tài chính, cơ quan quản lý vẫn chưa áp dụng cùng một tiêu chuẩn. Do đó, ACCA Việt Nam có kế hoạch tổ chức hội thảo để các bên cùng ngồi lại, chia sẻ tầm nhìn mong muốn về vấn đề này nhằm mục đích là hài hoà lợi ích giữa các bên, tạo thuận lợi cho thực hành ESG.
https://nhandan.vn/phat-trien-cac-giai-phap-tai-chinh-sang-tao-giai-quyet-thach-thuc-chung-post811537.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Diễn đàn ACCA châu Á-Thái Bình Dương", "phát triển bền vững", "dòng vốn cho tín dụng xanh", "kế toán", "kiểm toán", "tài chính xanh" ] }
Hơn 20 triệu cổ phiếu APC chuẩn bị giao dịch trên thị trường UPCoM
NDO -Công ty cổ phần Chiếu xạ An Phú vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa hơn 20,1 triệu cổ phiếu APC vàogiao dịch chính thứctrên thị trườngUPCoMtại HNX vào ngày 15/5 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 7.100 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Chiếu xạ An Phú, mã chứng khoán: APC (địa chỉ trụ sở chính tại 119/AA2, tổ 4, khu Phố 1B, phường An Phú, thành Phố Thuận An, tỉnh Bình Dương), thành lập năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại của Công ty tăng lên hơn 201 tỷ đồng.Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm chiếu xạ khử trùng các loại thủy hải sản, các loại dụng cụ y tế, trái cây; dịch vụ bảo quản đông lạnh; dịch vụ bảo quản các loại thực phẩm; chiếu xạ bảo quản các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng khác... Thị phần chiếu xạ của APC chiếm khoảng 60% thị trường.Về tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 135,7 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 9 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 117,9 tỷ đồng, lỗ sau thuế tăng vọt lên 35,6 tỷ đồng.Hết quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty hơn 30,2 tỷ đồng (tăng so 19,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước), lỗ sau thuế chỉ còn hơn 5 tỷ đồng (giảm so số lỗ 15 tỷ đồng cùng kỳ năm trước).Ngày 15/5 tới, hơn 20,1 triệu cổ phiếu SCD sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HXN với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 7.100 đồng/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch (mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu) hơn 201 tỷ đồng.Trước đó, cổ phiếu APC bị Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 29/4, do Công ty thua lỗ liên tiếp trong 3 năm, từ 2021-2023.
https://nhandan.vn/hon-20-trieu-co-phieu-apc-chuan-bi-giao-dich-tren-thi-truong-upcom-post808797.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "HNX", "cổ phiếu APC", "giao dịch", "thị trường UPCoM" ] }
Dân vận khéo, việc gì cũng thành công
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên cả nước đã tích cực đổi mới công tác dân vận, phát huy sức mạnh của nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Nhiều cách làm mới, mô hình sáng tạo đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội, củng cố, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân.
Dân vận đi trước mở đườngThái Bình là tỉnh thuần nông ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhiều năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức trung bình. Để phá thế “độc canh” cây lúa, Tỉnh ủy Thái Bình quyết tâm khai thác tiềm năng, thế mạnh, chọn công nghiệp làm động lực phát triển. Nhiệm kỳ vừa qua, Thái Bình liên tục triển khai nhiều dự án, công trình giao thông kết nối nội vùng, liên vùng cũng như hình thành nhiều khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư. Trong quá trình triển khai, không ít khó khăn, thách thức đặt ra. Một trong những “nút thắt” khó gỡ nhất chính là công tác giải phóng mặt bằng, do liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân.Theo đồng chí Nguyễn Văn Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân vận đối với lĩnh vực này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều chỉ thị, đề án về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, xác định phải đổi mới công tác dân vận theo hướng chủ động tham gia ngay từ khâu đầu và trong suốt quá trình triển khai các dự án.Hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị-xã hội các cấp của tỉnh tham gia tiếp cận, nắm bắt ngay từ giai đoạn đầu triển khai dự án và kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; tích cực phối hợp các cơ quan chức năng, chủ đầu tư dự án tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân; công khai minh bạch các bước, các khâu trong quá trình giải phóng mặt bằng, thông tin dự án, kế hoạch, tiến độ thực hiện, các phương án trong công tác giải phóng mặt bằng; đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết nhanh, dứt điểm khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhân dân trong vùng triển khai dự án.Do có những chủ trương, giải pháp đúng đắn, phù hợp nên công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có 289 dự án giải phóng mặt bằng được triển khai, trong đó đa số dự án được bàn giao mặt bằng đúng hạn và không phải sử dụng đến các biện pháp cưỡng chế.Hiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối trong và ngoài tỉnh được triển khai đồng bộ. Khu kinh tế Thái Bình, tuyến đường bộ ven biển và các dự án trọng điểm được triển khai xây dựng mở ra cơ hội mới, tạo động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Thái Bình trở thành một điểm đến đầu tư mới hấp dẫn. Năm 2023, tỉnh thu hút được hơn 2,9 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, cao nhất từ trước đến nay.Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh triển khai nhiều dự án, công trình trọng điểm. Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Dương Văn Tiến cho biết, tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, thường xuyên theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo công tác dân vận. Năm 2023, Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai dự án tuyến đường kết nối các tỉnh Thái Nguyên-Bắc Giang-Vĩnh Phúc. Đây được xem là tuyến đường động lực của tỉnh, mở ra nhiều cơ hội phát triển.Tuy nhiên, việc mở đường ảnh hưởng không ít đến đời sống của nhân dân trong khu vực phải giải tỏa. Tại thành phố Phổ Yên, tuyến đường liên vùng này đi qua có chiều dài tuyến chính là hơn 27 km và tuyến nhánh là hơn 6 km. Tổng diện tích thu hồi khoảng 167 ha và có 2.500 hộ dân bị ảnh hưởng. Để triển khai, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tăng cường tiếp xúc, đối thoại.Trong đợt cao điểm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường liên kết vùng do Thành ủy Phổ Yên phát động vào tháng 6/2023, tập thể lãnh đạo thành phố cùng cán bộ phòng, ban liên quan liên tục có mặt tại các điểm có tuyến đường đi qua kiểm tra, đôn đốc, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân để giải quyết kịp thời vướng mắc. Đội ngũ cán bộ cơ sở với phương châm “Đến từng ngõ, gõ từng nhà”, không quản nắng, mưa tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương của Đảng. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thành phố trong công tác dân vận được nhân dân ghi nhận, từ đó tạo đồng thuận cao.Anh Nguyễn Văn Thành, xóm Thuận Đức, xã Minh Đức chia sẻ: “Qua gặp gỡ, đối thoại giữa chính quyền và người dân, tôi đã hiểu những lợi ích to lớn cho gia đình và địa phương khi tuyến đường đi qua nên đã bàn giao mặt bằng sớm”.Gỡ nhanh những “nút thắt” trong triển khai các công trình, dự án trọng điểm đã góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đề ra. Sau nửa nhiệm kỳ đại hội, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đã đạt những kết quả tích cực, tiêu biểu như: Tốc độ tăng trưởng hằng năm đều cao hơn mức bình quân chung cả nước; cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng... Toàn tỉnh có 108/126 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 85,7%; 4 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.Nâng cao hiệu quả phục vụ, xây dựng chính quyền vì dânKhông chỉ đổi mới phương thức hoạt động, các cấp ủy, chính quyền còn tăng cường công tác dân vận bằng xây dựng các mô hình dân vận khéo gắn với quyền, lợi ích của người dân. Điển hình là phong trào “Chính quyền thân thiện” đang lan tỏa rộng rãi thời gian vừa qua.Tháng 6/2019, Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Nam triển khai xây dựng điểm mô hình thí điểm “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” cấp xã tại 14 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Mục đích chính của mô hình là nhằm thay đổi tinh thần, thái độ cũng như áp dụng các phương pháp để hướng tới phục vụ người dân tốt nhất. Chỉ sau thời gian ngắn, mô hình đã được người dân ghi nhận, đánh giá cao. Hiện tại, 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh Hà Nam đều triển khai nhân rộng mô hình. Điều này góp phần tạo chuyển biến rõ nét trong tác phong, lề lối làm việc, nhận thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, từng bước mang đến sự hài lòng cho người dân.Sau thành công của Hà Nam, nhiều địa phương đã học tập và triển khai gắn với tình hình, điều kiện công tác. Năm 2021, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang và Ban Dân vận Tỉnh ủy triển khai xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” hướng tới ba tiêu chí: cán bộ thân thiện; hoạt động của chính quyền thân thiện; môi trường làm việc văn minh, lịch sự, thân thiện với nhân dân.Xã miền núi Hợp Đức, huyện Tân Yên được Tỉnh ủy Bắc Giang chọn thực hiện thí điểm mô hình xây dựng “Chính quyền thân thiện”. Để thay đổi thói quen, lối làm việc “mệnh lệnh hành chính” của đội ngũ cán bộ, công chức, huyện Tân Yên đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, thường xuyên kiểm tra, uốn nắn phong cách ứng xử của cán bộ cơ sở khi tiếp công dân. Sau hơn hai năm triển khai, cán bộ, công chức xã Hợp Đức liên tục nhận được nhiều lời khen của nhân dân.Từ hiệu quả thực tế, năm 2023 tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch triển khai, xây dựng chính quyền thân thiện xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2025; đặt mục tiêu năm 2023 có 30% đơn vị cấp xã đạt chuẩn “Chính quyền thân thiện”, năm 2024 có 60% đơn vị cấp xã đạt chuẩn và năm 2025 có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn. Ngoài yêu cầu đạt chuẩn về ba nhóm tiêu chí đã đặt ra, tỉnh Bắc Giang yêu cầu gắn sao công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn dựa trên 42 tiêu chí. Với sự chỉ đạo nghiêm túc, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền đến nay, việc triển khai mô hình “Chính quyền thân thiện” trở thành phong trào dân vận khéo sôi nổi tại các địa phương với nhiều mục tiêu và cách làm sáng tạo tại Bắc Giang.Huyện Yên Thế cùng “Chính quyền thân thiện” đã triển khai song song mô hình “Công an xã, phường, thị trấn tận tụy, gắn bó, thân thiện, vì nhân dân phục vụ” trong 19/19 xã, thị trấn. Mới đây tháng 3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang tiếp tục ban hành Công văn số 2858-CV/TU về nâng cao chất lượng chính quyền thân thiện xã, phường, thị trấn. Trong đó, xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chính quyền thân thiện xã, phường, thị trấn là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã.Đưa kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng chính quyền thân thiện là một tiêu chí để đánh giá người đứng đầu các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy xã, phường, thị trấn và đánh giá, chấm điểm xếp loại trách nhiệm chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, thực hiện từ năm 2024. Bắc Giang phấn đấu đến hết năm 2024, có 60% và đến năm 2025 có 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chính quyền thân thiện…Cùng với Bắc Giang, nhiều địa phương trên cả nước như Thanh Hóa, Hưng Yên, Thái Bình... triển khai mạnh mẽ mô hình “Chính quyền thân thiện”. Là một trong những người đầu tiên được nhận thư khen của Ủy ban nhân dân xã từ việc hiến gần 100m2 đất mở rộng đường giao thông nội đồng, bác Nguyễn Thế Ry, thôn Phù Sa, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư (Thái Bình) xúc động mong muốn xã có nhiều hình thức động viên bà con tham gia xây dựng làng xóm hơn nữa. Bác Nguyễn Trọng Dân, tại xã Hòa Bình, huyện Hưng Hà (Thái Bình) thấy gần gũi, thân thiết khi được đội ngũ cán bộ xã tại phòng giao dịch một cửa tiếp đón tận tình, chu đáo.Theo đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Bình, mô hình “Chính quyền thân thiện” đang góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng Đại hội XIII của Đảng chỉ ra là đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới nhằm “thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng”.
https://nhandan.vn/dan-van-kheo-viec-gi-cung-thanh-cong-post812379.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [] }
Tiếp tục tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường bất động sản
NDO -Theo thống kê của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch bất động sản, gồm: đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý I/2024 có xu hướng tăng so với quý IV/2023. Trong đó, căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có 35.853 giao dịch thành công, đất nền có 97.659 giao dịch thành công. Thị trường căn hộ chung cư vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhóm đối tượng có nhu cầu ở thực và các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Ngày 26/4, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2024 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh.Toàn cảnh cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2024 của Bộ Xây dựng.Theo thông tin của Bộ Xây dựng, trong quý I/2024, có 10dự án nhà ởthương mại hoàn thành với quy mô khoảng 4.706 căn, số lượng dự án bằng 34,48 % so với quý IV/2023 và bằng 71,43% so với cùng kỳ.Trong đó, miền bắc có 3 dự án; miền trung có 4 dự án; miền nam có 3 dự án. Có 19 dự án được cấp phép mới với quy mô khoảng 9.774 căn, bằng 95% so với quý IV/2023 và bằng 111,76% so với cùng kỳ.Có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với quy mô khoảng 5.527 căn, bằng 80,85% so với quý IV/2023 và bằng 73,08% so cùng kỳ. 984 dự án đang triển khai xây dựng, quy mô khoảng 421.353 căn, bằng 115,22% so với quý IV/2023 và bằng 140,97 % so cùng kỳ.Đối vớinhà ở xã hội,trong quý I/2024, theo báo cáo của 42/63 địa phương có 13 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành, khởi công xây dựng và được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 16.008 căn. Trong đó, số lượng dự án hoàn thành là 5 dự án (3 dự án hoàn thành toàn bộ, 2 dự án hoàn thành 1 phần) với quy mô 2.016 căn; 4 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 8.073 căn; 4 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 5.919 căn.Lượng giao dịch bất động sản, gồm: đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý I/2024 có xu hướng tăng so với quý IV/2023. Trong đó, căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có 35.853 giao dịch thành công, đất nền có 97.659 giao dịch thành công.Thị trường căn hộ chung cư vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhóm đối tượng có nhu cầu ở thực và các nhà đầu tư trung và dài hạn. Theo khảo sát của một số tổ chức nghiên cứu thì giá bán trung bình một số dự án tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dao động khoảng 50-70 triệu/m2.Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản Hoàng Hải phát biểu tại hội nghị.Theo Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản Hoàng Hải, thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn.Hiện nay, giá giao dịch với căn hộ chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao, khoảng 38%, thậm chí tại Hà Nội, một số chung cư đã đưa vào sử dụng 5-10 năm giá bán cũng tăng vọt.Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND hai thành phố lớn để kiểm tra, rà soát tình hình giao dịch bất động sản, góp phần ổn định thị trường.Để hoàn thành mục tiêu 130 nghìn căn nhà ở xã hội trong năm 2024, Bộ Xây dựng đã chủ động phối hợp các bên liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương để triển khai nhiệm vụ, thống nhất giao chỉ tiêu cho các địa phương trong việc hoàn thành các dự án nhà ở xã hội.Bộ cũng đang khẩn trương rà soát các điểm nghẽn cản trở thị trường bất động sản phát triển. Trong đó, về quỹ đất, hiện nay, có hơn 1.100 lô đất, tương đương hơn 8.000ha cho nhà ở xã hội ở các địa phương nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng, nhu cầu. Các địa phương cần rà soát bổ sung quy hoạch trong đó có nhà ở cho lực lượng vũ trang, nhà lưu trú công nhân, bảo đảm cơ sở hạ tầng đồng bộ.Các dự án nhà ở xã hội đã khởi công cần đẩy nhanh hoàn thành và đôn đốc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại triển khai ngay việc xây dựngnhà ở xã hộitrên quỹ đất 20%.Ngoài ra, các địa phương cần sớm lập danh sách dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện vay vốn để công bố, phối hợp với các ngân hàng cung cấp tín dụng, giúp chủ đầu tư người mua nhà tiếp cận nguồn vốn. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nhận rõ trách nhiệm, sớm hoàn thành dự án và các thủ tục pháp lý.Liên quan đến vấn đề thiếu nguồn cung nhà ở, một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng giá, nhất là phân khúc nhà chung cư tại một số nơi, ông Hoàng Hải cho rằng, bản chất là cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, nhà ở phù hợp với người thu nhập thấp còn ít, nhà ở phân khúc thu nhập cao nhiều hơn.Do vậy, để tăng nguồn cung, việc hoàn thiện thể chế rất cần thiết, theo đó, cần khắc phục tình trạng không đồng bộ, quy trình nhiều bước, liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.Cùng với đó, khắc phục điểm nghẽn về nguồn vốn, tiếp cận tín dụng, tổ chức thực thi chính sách pháp luật của các bộ, ngành, địa phương, các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thị trường, niềm tin của người mua nhà.Phát biểu tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh, việc hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tích cực làm việc với các địa phương để đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu. Giải quyết được nhiệm vụ này không chỉ tháo gỡ nguồn cung nhà ở mà còn cân đối giá cả, cơ cấu sản phẩm phù hợp.Bên cạnh đó, Bộ cũng đang tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm tuân thủ theo quy định, gồm 5 Nghị định của Chính phủ, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 3 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng...Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, bảo đảm công tác quản lý phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, quản lý vật liệu xây dựng... Tập trung triển khai, đôn đốc các địa phương hoàn thành Đề án “Đầu tư ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”...
https://nhandan.vn/tiep-tuc-thao-go-diem-nghen-cho-thi-truong-bat-dong-san-post806693.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Quý I/2024", "Nhà ở xã hội", "Bộ Xây dựng", "Căn hộ chung cư", "Đất nền" ] }
40 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ 17 đến 21/6
NDO -Các ngày trong tuần từ 17 đến 21/6, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 40 doanh nghiệpchốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông,
* CTCP Chứng khoán Rồng Việt (HOSE: VDS) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 1000:115 (người sở hữu 1.000 CP được nhận 115 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 16/7/2024, Tổng công ty Việt Thắng - CTCP (HOSE: TVT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Lưới thép Bình Tây (UPCoM: VDT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 30/8/2024, CTCP EVN Quốc tế (UPCoM: EIC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15 (người sở hữu 100 CP được nhận 15 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Din Capital (HNX: PDB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Tư vấn và Dịch vụ Viettel (UPCoM: VTK) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 10/7/2024, CTCP Khoáng sản Á Châu (HNX: AMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 (1 CP là 1 quyền, 1 quyền được mua 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 3/7/2024, CTCP Bột giặt Lix (HOSE: LIX) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 11/7/2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 1/7/2024, CTCP Bia Hà Nội-Hải Phòng (UPCoM: BHP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 250 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/6/2024.* Ngày 23/7/2024, CTCP Than Hà Lầm - Vinacomin (HNX: HLC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (UPCoM: APF) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* CTCP Dược phẩm Tipharco (HNX: DTG) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15 (người sở hữu 100 CP được nhận 15 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 25/7/2024, CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (HOSE: TCL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.,326 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Thủy điện Thác Bà (HOSE: TBC) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Vicostone (HNX: VCS) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) (HOSE: DBD) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:25 (người sở hữu 100 CP được nhận 25 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi II (UPCoM: HEC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 4.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP VINACAP Kim Long (UPCoM: VTE) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 68 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 25/7/2024, CTCP Du lịch và Thương mại - Vinacomin (UPCoM: DLT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 28/6/2024, Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (UPCoM: VOC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Nước giải khát Sanna Khánh Hòa (UPCoM: SKN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 346 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/6/2024.* Ngày 19/7/2024, CTCP Thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi (UPCoM: DNH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 450 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Vận tải Xăng dầu Đồng Tháp (UPCoM: DOP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6/2024.* Ngày 3/7/2024, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) trả cổ tức đợt 3/2022 bằng tiền, 400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6/2024.* CTCP Chứng khoán Bảo Minh (UPCoM: BMS) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:10 (người sở hữu 100 CP được nhận 10 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 19/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Traphaco (HOSE: TRA) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Chế biến gỗ Thuận An (HOSE: GTA) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 550 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 15/8/2024, CTCP Than Núi Béo - Vinacomin (HNX: NBC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (HOSE: THG) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 10/10/2024, CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (HOSE: THG) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* CTCP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (HOSE: THG) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:13 (người sở hữu 100 CP được nhận 13 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 1/7/2024, CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (UPCoM: PTX) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Cấp thoát nước Lạng Sơn (UPCoM: NLS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 1/7/2024, CTCP Cấp nước Quảng Bình (UPCoM: NQB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 350 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* CTCP Petro Times (HNX: PPT) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 2/7/2024, CTCP Nước sạch Thái Bình (UPCoM: TBW) trả cổ tức bằng tiền, 190 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.* Ngày 2/7/2024, CTCP Nước sạch Thái Bình (UPCoM: TBW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.190 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 18/6/2024.
https://nhandan.vn/post-814462.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Tuần từ 20 đến 24/5, có 45 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông
NDO -Danh sách 45 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 20 đến 24/5.
* Ngày 12/6/2024, CTCP Lilama 10 (HOSE: L10) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 25/6/2024, CTCP Nhựa-Bao bì Vinh (HNX: VBC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Công trình Giao thông Sài Gòn (UPCoM: GTS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Sông Lam (UPCoM: BSL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (UPCoM: MCM) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP In Tổng hợp Bình Dương (UPCoM: IBD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (UPCoM: SEP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.720 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Môi trường Đô thị Quảng Nam (UPCoM: QNU) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 386 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 13/6/2024, CTCP Bia Hà Nội-Nam Định (UPCoM: BBM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Miền Trung (HOSE: SMB) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Dược Medipharco (UPCoM: MTP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Logistics Cảng Đà Nẵng (UPCoM: DNL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Xuất nhập khẩu Hàng không (HNX: ARM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 14/6/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội (HNX: PJC) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Bao bì Tân Tiến (UPCoM: TTP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 35.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/5/2024.* Ngày 31/5/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (HOSE: VPB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 26/6/2024, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (HOSE: TIX) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 26/6/2024, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (HOSE: TIX) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 1.250 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Pin Hà Nội (HNX: PHN) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Pin Hà Nội (HNX: PHN) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 3.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 6/6/2024, CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức (HNX: TMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Thông Quảng Ninh (UPCoM: TQN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.523 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Quảng Ngãi (UPCoM: BSQ) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 28/6/2024, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến (UPCoM: VGG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 2/7/2024, CTCP Địa chính Hà Nội (UPCoM: DCH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Logistics Portserco (HNX: PRC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Công trình Đô thị Nam Định (UPCoM: UMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 586 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Môi trường và Công trình Đô thị Tỉnh Thái Bình (UPCoM: MTB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Than Cao Sơn - TKV (UPCoM: CST) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 23/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Harec Đầu tư và Thương mại (UPCoM: HRB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 3.050 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 6/6/2024, Tổng công ty Vật liệu Xây dựng số 1 - CTCP (UPCoM: FIC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP VIWACO (UPCoM: VAV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Dược Hà Tĩnh (UPCoM: HDP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Công nghiệp Ô-tô - Vinacomin (UPCoM: VMA) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 5/6/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE: TCB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Xây dựng và Phát triển Cơ sở hạ tầng (UPCoM: CID) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 653 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 7/6/2024, CTCP Sách Giáo dục tại Thành phố Đà Nẵng (HNX: DAE) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* CTCP Cơ Điện lạnh (HOSE: REE) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:15 (người sở hữu 100 CP được nhận 15 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 22/5/2024.* Ngày 4/6/2024, CTCP Khoáng sản Bình Định (HOSE: BMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.150 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/5/2024.* CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (HOSE: TCD) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:8 (người sở hữu 100 CP được nhận 8 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/5/2024.* Ngày 29/5/2024, CTCP Kho vận Tân Cảng (UPCoM: TCW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Xây lắp và Dịch vụ Sông Đà (UPCoM: XLV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 20/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 21/5/2024.
https://nhandan.vn/tuan-tu-20-den-245-co-45-doanh-nghiep-chot-tra-co-tuc-cho-co-dong-post810055.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Giá vàng ngày 28/5 đồng loạt tăng, vàng miếng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(28/5) tăng lên mức 2.354 USD/ounce khi các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ xoay trục chính sách tiền tệ. Trong nước, giá vàng đồng loạt tăng, vàng miếng SJC giao dịch ở mức 90,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76,7 triệu đồng/lượng.
Tính đến 11 giờ 30 phút ngày 28/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 88,4 triệu đồng/lượng mua vào và 90 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 700.000 đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,6 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 88,5-90,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 11 giờ 30 phút ngày 28/5.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 75 triệu đồng/lượng, bán ra 76,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,6 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so kết phiên trước đó.Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới, ngày 28/5 Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này sẽ điều chỉnh phương án bình ổn thị trường vàng.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.Trước đó, từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 9 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường; trong đó có 6 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 48.500 lượng vàng.Tại thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 28/5 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới tăng 17,18 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.354,46 USD/ounce.Kim Cramer Larsson, nhà phân tích kỹ thuật tại Ngân hàng Saxo cho biết, kim loại quý đã chứng kiến ​​​​sự điều chỉnh giảm giá mạnh vào tuần trước, nhưng giá đang phục hồi trong tuần này. Theo ông Larsson, nếu giá vàng phá vỡ mức 2.385 USD/ounce, xu hướng tăng trước đó có thể sẽ quay trở lại và có khả năng đạt mục tiêu 2.500 USD.Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Bloomberg TV, Max Layton, Giám đốc toàn cầu của Citigroup Commodities Research nhận định, sự sụt giảm giá vàng hiện tại chỉ là tạm thời vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện nhiều đợt cắt giảm lãi suất, điều này sẽ đẩy giá vàng lên 3.000 USD trong 12 tháng tới.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 104,47 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ xuống 4,462%; chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Memorial day; giá dầu tăng nhẹ lên 82,94 USD/thùng đối với dầu Brent và 78,77 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-285-dong-loat-tang-vang-mieng-sjc-vuot-90-trieu-dongluong-post811504.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 28/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn SJC", "vàng nhẫn 9999", "giá vàng tăng", "vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng" ] }
Doanh nghiệp xuất khẩu da giày còn đối diện nhiều thách thức
NDO -Đơn hàng đã dần quay trở lại với các doanh nghiệp xuất khẩu da giày, giúp kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng trưởng 5,7% sau 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên, những đòi hỏi ngày càng cao từ thị trường nhập khẩu là điều không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được.
Đơn hàng khởi sắc, doanh nghiệp da giày từng bước vượt khó khănDần thoát khỏi khó khăn từ tình trạng thiếu đơn hàng suốt từ cuối năm 2022 đến hết năm 2023, từ đầu năm đến nay, Công ty CP Tập đoàn Gia Định liên tục đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng kịp tiến độ các đơn hàng. Hiện nay, doanh nghiệp đang có đơn hàng đến tháng 10. Bí quyết để doanh nghiệp nhanh chóng có được các đơn hàng sau giai đoạn khó khăn chính là tập trung cho những sản phẩm giày dép có chất lượng từ trung bình trở lên và có độ khó cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khó tính. Đồng thời, khai thác các tệp khách hàng mới ở khu vực châu Phi, châu Mỹ… thay cho các khách hàng truyền thống khác.Cùng với Công ty CP Tập đoàn Gia Định, nhiềudoanh nghiệp da giàykhác cũng đang tất bật vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa tuyển thêm công nhân, chia ca sản xuất để đáp ứng đủ đơn hàng, sau hơn 1 năm gặp nhiều khó khăn khi đơn hàng sụt giảm. Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu da giày ước đạt 1,956 tỷ USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 6,542 tỷ USD, tăng 5,7% so cùng kỳ năm 2023.Tính về thị trường, 5 thị trường lớn nhất của giày dép Việt trong 4 tháng qua là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, da giày là ngành tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định EVFTA, CPTPP để mở rộng sang các thị trường mới như Canada, Mexico, Chile… Các FTA đã ký kết với lộ trình giảm thuế mạnh tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp da giày phát triển thị trường.Tin liên quanXây dựng chuỗi khép kín phát triển ngành da giàyVề phân khúc sản phẩm, Việt Nam được đánh giá có thể sản xuất được những sản phẩm giày dép có chất lượng từ trung bình trở lên và sản phẩm có độ khó cao. Chưa kể, chất lượng nguồn lao động tốt với kỹ năng hơn 30 năm sản xuất giày dép cùng uy tín thương hiệu giày dép made in Việt Nam đã được khẳng định là bí quyết giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được các đơn hàng mới ngay khi thị trường “ấm” lên.Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam chia sẻ, một trong những tín hiệu tích cực là nhờ cáchiệp định FTAmà việc dịch chuyển nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đã vào Việt Nam bởi muốn tận dụng các FTA thì doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện về quy tắc xuất xứ. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa đối vớisản phẩm da giàyxuất khẩu từ mức 45% lên 55% và đang tiếp tục tăng lên. Đây là thành công đáng kể cho ngành da giày bên cạnh sự tăng trưởng xuất khẩu.Kim ngạch xuất khẩu da giày tăng đã phản ánh phần nào bức tranh đơn hàng đã khởi sắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực này so với cùng thời điểm trước. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, từ cuối năm ngoái và đặc biệt là quý đầu năm nay, tình hình đơn hàng đã dần hồi phục, dù chưa về như thời điểm trước năm 2023.Trong năm 2024, bên cạnh thị trường có các FTA, ngành da giày Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường, cùng đó chú trọng duy trì thị trường truyền thống như Mỹ, EU bởi sức mua và dung lượng thị trường lớn.Ứng phó kịp thời với những thay đổi của thị trườngBên cạnh tín hiệu vui từ việc các đơn hàng quay trở lại, doanh nghiệp ngành da giày vẫn còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường.Đơn cử như với thị trường EU, một trong những thị trường lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu khoảng 6 tỷ USD giày dép từ Việt Nam hiện nay đang áp dụng một loạt các quy định về các sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, các yêu cầu về giảm thiểuphát thải carbonđối với các sản phẩm sản xuất… Các nước khu vực Bắc Âu cũng đã và đang chuẩn bị lộ trình áp dụng “nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu” cho các sản phẩm dệt may và da giày.Khu vực EU cũng đang có xu hướng ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm sinh thái, có lợi cho môi trường chứ không dùng các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, còn có rất nhiều quy định của EU đối với mặt hàng giày dép như hóa chất, an toàn sản phẩm… cần phải tuân theo.Hoặc, Cơ chế định giá carbon (CBAM) cũng được EU xây dựng để dần áp dụng với hàng hóa nhập khẩu. Trong khi đó, giày dép là ngành được đánh giá trong quá trình sản xuất gây ra phát thải lớn, do vậy cũng nằm trong số đối tượng chịu tác động từ CBAM. Mặc dù các quy định này có lộ trình áp dụng từ 5-7 năm nữa, tuy nhiên nếu doanh nghiệp không nhanh chóng tìm hiểu và dần thay đổi sản xuất thì sẽ không thể đáp ứng được và đứng trước nguy cơ mất thị trường.Doanh nghiệp da giày phải đối diện với nhiều thay đổi của các thị trường nhập khẩu.Hay với thị trường Canada, một trong những thị trường mặt hàng da giày Việt Nam có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng lên đến trên dưới 20% thời gian vừa qua cũng đang trong giai đoạn áp áp dụng trách nhiệm mở rộng với nhà bán buôn và phân phối. Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng buộc các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm với việc thu hồi, quản lý sản phẩm nhựa ở cuối vòng đời sản phẩm như: trả tiền đặt cọc bao bì, thu đổi sản phẩm, lắp đặt điểm thu nhận bao bì… Đây là hàng rào phi thuế quan mà doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này phải tìm hiểu để tìm cách thích ứng.Ngoài ra, dù tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày ngày càng tăng lên, song hiện nay vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu, đặc biệt là đáp ứng hoàn toàn yêu cầu về xuất xứ của nguyên phụ liệu của các nước mà ta đã ký kết các FTA. Hiện nay phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN.Do đó, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam cho rằng, giải pháp quan trọng hiện nay là cần xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam. Bởi về lâu dài, ngành da giày cần có chuỗi cung ứng sẵn ngay trong thị trường nội địa, từ đó nâng được chuỗi cung ứng thượng nguồn cũng như nguyên phụ liệu theo đúng như chiến lược phát triển của ngành, bảo đảm được năng lực cạnh tranh.Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTG ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may-da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam. Theo Bộ Công thương, hiện nay, bộ này đang triển khai xây dựng Chương trình phát triển bền vững ngành dệt may-da giày và trình Thủ tướng phê duyệt nhằm định hướng phát triển ngành bền vững và lâu dài.
https://nhandan.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-da-giay-con-doi-dien-nhieu-thach-thuc-post808576.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "da dày", "doanh nghiệp da giày", "giảm phát thải carbon", "hiệp định FTA" ] }
Phấn đấu 2-3 ngày tới, thông hầm đường sắt Chí Thạnh
Ngày 23/5, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đã trực tiếp có mặt tại hiện trường sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh, đoạn qua huyện Tuy An (Phú Yên) để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố; yêu cầu các đơn vị tập trung toàn lực khắc phục sự cố, phấn đấu thông hầm trong 2-3 ngày tới.
Sau khi trực tiếp kiểm tra hiện trường và nghe các đơn vị báo cáo, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy ghi nhận nỗ lực của ngành đường sắt, Ban Quản lý dự án 85 (chủ đầu tư dự án) đã tập trung tối đa khắc phục sạt lở."Bộ Giao thông vận tảiđã chỉ đạo Cục trưởng Đường sắt Việt Nam, Ban Quản lý dự án 85 và các lực lượng liên quan trực 24/24 giờ tại hiện trường. Mục tiêu là thông tàu sớm nhất nhưng phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công nhân, cán bộ tham gia khắc phục sự cố. Nếu thời tiết thuận lợi, các đơn vị có thể sẽ hoàn thành khắc phục sự cố, thông tàu trong 2-3 ngày tới”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh.Các đơn vị tập trung nhân lực, phương tiện khắc phục sự cố sạt lở hầm Chí Thạnh.Theo Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, tuyến đường sắt bắc-nam đã được đưa vào khai thác từ rất lâu nên có dấu hiệu xuống cấp. Điều này đã được nhận định từ sớm và Bộ Giao thông vận tải đã lên kế hoạch sửa chữa. Thực hiện dự án nâng cấp tuyến đường sắt bắc-nam từ gói 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn, đến nay đã có 9/11 hầm đường sắt được cải tạo.Tin liên quanKhẩn trương khắc phục sạt lở hầm đường sắt tại thị trấn Chí Thạnh, Phú Yên"Đặc điểm của đường sắt là đường đơn, vừa cải tạo vừa khai thác, do đó các đơn vị phải thi công theo trình tự chứ không thể làm đồng loạt. Hiện còn hầm Bãi Gió (Khánh Hòa) và Chí Thạnh đang cải tạo thì xảy ra sạt lở. Địa chất khu vực Phú Yên, Khánh Hòa tương đối phức tạp, kết cấu không phải đá cứng mà là đất rời rạc. Cả hai hầm đều có tuyến đường bộ chạy trên đỉnh hầm đang khai thác, lưu lượng phương tiện cao. Thời gian gần đây trên địa bàn liên tục có mưa, dẫn đến đất đá bị sạt", Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy đánh giá.Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy (áo sẫm) trực tiếp chỉ đạo khắc phục sự cố tại hiện trường.Khoảng 10 giờ 15 phút ngày 21/5, khi tàu công trình đang triển khai công tác gia cố hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt bắc-nam, một khối lượng đất đá sạt lở đã bất ngờ sụp xuống hầm, ước tính khoảng 30m3. Sau đó, hầm tiếp tục bị sạt lở với khối lượng lên đến 50m3.Sự cố đã làm gián đoạn chạy tàu bắc-nam qua khu vực. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải chuyển tải hành khách đi tàu bằng ô-tô giữa 2 ga La Hai (huyện Đồng Xuân) và ga Tuy Hòa (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) để tiếp tục hành trình đi tàu.Tại hiện trường, việc khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh đang được các đơn vị tiến hành ở cả hai phía cửa hầm nam và bắc, huy động nhân lực tinh nhuệ cùng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại cũng tới hiện trường.Huy động nhân lực, phương tiện khắc phục sự cố hầm.Theo Thứ trưởng, rút kinh nghiệm từ vụ sạt lở hầm Bãi Gió tháng trước, các đơn vị liên quan đã tham khảo chuyên gia về hầm, thu hẹp chiều dài vỏ hầm cũ bị phá dỡ để nâng cấp. Do đó, dù xảy ra sạt lở do sự cố bất khả kháng nhưng người và thiết bị không bị ảnh hưởng.Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện đơn vị đang khoan hai đầu khu vực hầm bị sạt lở, sau đó tiến hành phun bê-tông làm cứng, gia cố hầm rồi tổ chức hốt dọn đất đá bên dưới. Công việc được tiến hành khẩn trương và chưa ghi nhận thêm sự cố sạt lở mới. Điều này cho thấy sự cố sạt lở cơ bản được khống chế.
https://nhandan.vn/phan-dau-2-3-ngay-toi-thong-ham-duong-sat-chi-thanh-post810847.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "hầm đường sắt Chí Thạnh", "Bộ Giao thông vận tải", "Cục Đường sắt Việt Nam", "sạt lở hầm" ] }
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Giám đốc vận hành của Tập đoàn LEGO
Chiều 30/5, tại Trụ sở Chính phủ,Phó Thủ tướng Trần Lưu Quangtiếp Giám đốc vận hành của Tập đoàn LEGO Carsten Rasmussen đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Giám đốc Carsten Rasmussen bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh Bình Dương choTập đoàn LEGOtrong việc triển khai xây dựng nhà máy LEGO tại tỉnh Bình Dương. Đây là nhà máy thứ 6 và là nhà máy trung hòa các-bon đầu tiên trên thế giới của Tập đoàn. Ông cho biết, Tập đoàn LEGO đang phối hợp với tỉnh Bình Dương để xây dựng trang trại năng lượng mặt trời phục vụ nhà máy, dự kiến đi vào hoạt động từ đầu năm 2025, khánh thành vào tháng 4/2025.Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz cho biết, sau khi LEGO đầu tư xây dựng nhà máy có vốn đầu tư 1 tỷ USD tại Bình Dương, một tập đoàn khác của Đan Mạch là Pandora - hãng trang sức lớn nhất thế giới, cũng đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 150 triệu USD tại tỉnh Bình Dương. Điều này khẳng định Việt Nam là điểm đến rất tốt để đầu tư. Dự án Nhà máy LEGO hiện đang là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Đan Mạch, cũng là thí dụ điển hình về phát triển xanh và bền vững.Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với dự án Nhà máy LEGO, không chỉ vì lượng vốn đầu tư lớn, mà còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và là một trong những giải pháp quan trọng để Việt Nam hiện thực hóa cam kết tại COP26.Theo Phó Thủ tướng, dự án Nhà máy LEGO sẽ là thí dụ điển hình trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới, bởi dự án khởi đầu cho một xu hướng, phương thức sản xuất xanh mà Việt Nam mong muốn và cả thế giới đang hướng đến. Sự hiện diện của Nhà máy LEGO tại Việt Nam còn là minh chứng sinh động cho việc hiện thực hóa những cam kết của lãnh đạo hai nước về tăng cường quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước, Phó Thủ tướng phát biểu. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cũng mong Đại sứ Đan Mạch và lãnh đạo Tập đoàn LEGO tiếp tục thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp Đan Mạch đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/pho-thu-tuong-tran-luu-quang-tiep-giam-doc-van-hanh-cua-tap-doan-lego-post811941.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang", "tập đoàn LEGO", "Giám đốc vận hành" ] }
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hủy thông báo đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4
NDO -Sáng 22/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định cho nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng (dự kiến diễn ra vào 10 giờ sáng 22/4).
Thực hiện chủ trương đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường, chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông báo rộng rãi việcđấu thầu bán vàng miếngtrên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước và thông báo trực tiếp đến 15 tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đủ điều kiện để tham gia đấu thầu vàng. Dự kiến thời gian tổ chức đấu thầu vào 10 giờ sáng thứ Hai (22/4).Tin liên quanSẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượngTuy nhiên, do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu này.Để tiếp tục thực hiện quyết liệt giải pháp đấu thầu bán vàng miếng tăng cung ra thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào 10 giờ sáng thứ Ba, 23/4 và đã thông báo rộng rãi đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đủ điều kiện để đăng ký dự thầu và đặt cọc ngay trong ngày thứ Hai.
https://nhandan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-huy-thong-bao-dau-thau-ban-vang-mieng-phien-224-post805847.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "đấu thầu vàng", "vàng miếng SJC", "tăng cung vàng", "ổn định thị trường vàng" ] }
Đưa vào hoạt động đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn-Đà Nẵng
NDO -TạiThành phố Hồ Chí Minh, sáng 27/4, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã đưa vào khai thác Đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 với nhiều tính năng mới, tiện nghi cùng dịch vụ tốt nhất phục vụ hành khách đi tàu.
Đoàn tàu SE22 khởi hành từ ga Sài Gòn lúc 11 giờ, đến ga Đà Nẵng lúc 6 giờ 5 phút sáng hôm sau. Chiều về tàu SE21 khởi hành từ ga Đà Nẵng lúc 8 giờ, đến ga Sài Gòn lúc 4 giờ 20 phút sáng hôm sau.Đặc biệt, trên đoàn tàu SE21/22, lần đầu tiênTổng Công ty Đường sắt Việt Namđã đầu tư nhiều trang thiết bị mang lại sự tiện nghi cho hành khách như: thực hiện nâng cấp, cải tạo mở rộng nhà vệ sinh (từ 1m lên 1,4m), nội thất toa xe được thay mới hoàn toàn, có hệ thống Wifi trên tàu, phục vụ khách làm việc, giải trí khi đi tàu. Hành khách còn có thể xem film trên tàu qua kho film của hệ thống.Hành khách đi tàu SE22 xuất phát từ ga Sài Gòn trưa 27/4Toàn bộ xe nằm đều là xe khoang 2 giường hoặc 4 giường không sử dụng xe khoang 6 giường. Có một toa xe có 3 khoang VIP, có 2 chỗ kiểu ghế Sofa sang trọng phù hợp với khách có nhu cầu đi gia đình.Cùng với việc đầu tư trang thiết bị, Tổng Công ty đã lựa chọn đội ngũ nhân viên từ Trưởng tàu đến Tiếp viên phục vụ có nhiều kinh nghiệm, hình thức ưa nhìn, có kỹ năng, kinh nghiệm giao tiếp tốt…trên chuyến tàu SE21/SE22.Song song với việc đổi mới trang thiết bị và chất lượng phục vụ, dịch vụ trên tàu, dịp này Tổng công ty Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đầu tư cải tạo, chỉnh trang và đưa vào khai thác phòng đợi VIP phục vụ khách đi tàu tại Ga Sài Gòn, Nha Trang và Ga Đà Nẵng...Theo ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt đã và đang nỗ lực đổi mới nâng cấp nhà ga, con tàu và phát triển các sản phẩm vận tải hướng tới mục tiêu mỗi hành trình đi tàu là để du lịch, để trải nghiệm, khám phá. Vận tải hành khách đường sắt còn là một dịch vụ kết nối, góp phần phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, văn hóa các vùng miền, qua đó khẳng định điều kiện và lợi thế của vận tải đường sắt thời gian qua.
https://nhandan.vn/dua-vao-hoat-dong-doan-tau-chat-luong-cao-sai-gon-da-nang-post806887.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam", "tàu thống nhất", "tàu chất lượng cao" ] }
Cổ phiếu lớn lao dốc, VN-Index mất hơn 21 điểm phiên cuối tuần
NDO -Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 14/6,lực bán gia tăngáp đảo khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, nhiều cổ phiếu lớn giảm mạnh như GVR, VPB, CTG, VCB… tác động tiêu cực, đẩy chỉ sốVN-Indexlao dốc, giảm mạnh 21,60 điểm khi chốt phiên, xuống mức 1.279,91 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườngtăng mạnh so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.327,71 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 33.132,16 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàivẫn bán ròng phiên thứ 16 liên tiếp trên 3 sàn hơn 630 tỷ đồng, tập trung vào các mã FPT (153 tỷ đồng), VHM (103 tỷ đồng), MWG (92 tỷ đồng), VRE (64 tỷ đồng), VIC (64 tỷ đồng)...Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm SSI (75 tỷ đồng), MSN (64 tỷ đồng), HAH (57 tỷ đồng), HVN (48 tỷ đồng), VTP (44 tỷ đồng)...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng mạnh so phiên trước, đạt hơn 26.765,31 tỷ đồng; khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 619 tỷ đồng riêng trên sàn này.Các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 2,66 điểm gồm: HVN, LPB, FPT, CTR, SSB, VTP, HT1, HTN, DHG, SRC.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 11,18 điểm của VN-Index gồm: GVR, VPB, CTG, VCB, BID, VIC, SAB, GAS, HPG, MBB.Phiên này, cổ phiếu ngành nhựa-hóa chất có mức giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 4,35% chủ yếu đến từ mã GVR (-6,65%), DRC (-1,3%), DCM (-3,85%) và DPM (-5,15%)... Tiếp sau là cổ phiếu ngành thủy sản với mức giảm 3,29% và cổ phiếu ngành hàng gia dụng với mức giảm 3,23%.Nhómcổ phiếu ngân hàngdiễn biến tiêu cực, với 22 mã giảm giá và chỉ còn 2 mã tăng giá; nhiều mã giảm sâu trên 3% như CTG, EIB, KLB, STB, VPB… là yếu tố quan trọng tác động tiêu cực lên thị trườngNhóm cổ phiếu chứng khoán, dầu khí, bảo hiểm, bất động sản, hóa chất, thủy sản... cũng chìm sâu trong sắc đỏ.Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành công nghệ thông tin phục hồi mạnh nhất với mức tăng 1,22%, chủ yếu đến từ các mã FPT (+0,77%), CTR (+6,88%), ELC (+1,74%) và SGT (+2,46%).* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đảo chiều giảm điểm mạnh trong phiên chiều, VNXALL-Index đóng cửa giảm 34,49 điểm (-1,59%), xuống mức 2.128,18 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 1.098,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 26.695,90 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 81 mã tăng giá, 48 mã đứng giá và 355 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 243,97 điểm, giảm 1,439 điểm (-1,77%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 107,22 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.136,82 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 56 mã tăng giá, 46 mã đứng giá và 139 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 15,45 điểm (-2,78%) và xuống mức 540,53 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 65,73 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.720,56 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 2 mã tăng giá, 0 mã đứng giá và 28 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giảm điểm, đóng cửa tại mức 98,05 điểm, giảm 0,97 điểm (-0,98%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 109,86 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.633,36 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 182 mã tăng giá, 101 mã đứng giá và 195 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 21,60 điểm (-1,66%) và xuống mức 1.279,91 điểm. Thanh khoản đạt hơn 1.110,63 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 29.361,98 tỷ đồng. Toàn sàn có 89 mã tăng, 52 mã đứng giá và 366 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 17,39 điểm (-1,30%) và xuống mức 1.316,46 điểm. Thanh khoản đạt hơn 359,32 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 11.818,75 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 2 mã tăng, 0 mã đi ngang và 28 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là VPB (hơn 35,95 triệu đơn vị), GEX (hơn 35,93 triệu đơn vị), HPG (hơn 34,29 triệu đơn vị), HAG (hơn 33,57 triệu đơn vị), VIX (hơn 32,26 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là PNC (6,98%), CTR (6,88%), SMA (6,81%), HTN (6,77), TTE (6,73%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là ORS (-12,50%), VCG (-10,63%), APH (-6,97%), FIR (-6,94%), DPG (-6,94%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 205.879 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 30.971,89 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/co-phieu-lon-lao-doc-vn-index-mat-hon-21-diem-phien-cuoi-tuan-post814346.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Cổ phiếu lớn", "VN-Index", "phiên giao dịch", "chứng khoán", "thanh khoản", "khối ngoại" ] }
65 năm “sải cánh vươn cao” của Đoàn bay 919
Ngày 26/4,Đoàn bay 919thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tiền thân là Trung đoàn Không quân vận tải 919 tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập.
Cách đây 65 năm, ngày 1/5/1959, Trung đoàn Không quân vận tải 919 (nay là Đoàn bay 919) được thành lập, trở thành đơn vị bay vận tải quân sự-hàng không dân dụng đầu tiên của Việt Nam.Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước,Trung đoàn 919đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đồng thời, thực hiện nhiệm vụ vận tải quân sự kết hợp phục vụ dân dụng. Phi công của Trung đoàn đã dùng máy bay chiến lợi phẩm bắn rơi máy bay địch, ghi chiến công mở đầu thắng lợi trên mặt trận “không đối không”; đánh chìm tàu biệt kích của địch trên vùng biển Thanh Hóa, lập chiến công đầu trên mặt trận “không đối biển” và tập kích, tiêu diệt căn cứ ra-đa Pa-thí trên đất Lào, ghi chiến công đầu trên mặt trận “không đối đất” của Không quân nhân dân Việt Nam.Trung đoàn Không quân vận tải 919 (nay là Đoàn bay 919) được thành lập, trở thành đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của Việt Nam.Lực lượng phi công của Trung đoàn thường xuyên được bổ sung cho lực lượng phi công tiêm kích để trực tiếp chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ.Hàng nghìn chuyến bay của lực lượng Không quân vận tải-hàng không dân dụng đã vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, vũ khí, phương tiện kỹ thuật, thuốc men, chi viện cho nhu cầu cấp bách của chiến trường.Các cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn đã mang hết sức lực và phương tiện của mình phục vụ nhân dân; chở lương thực, thuốc men, mang sự quan tâm của Đảng, Chính phủ tới nơi đồng bào bị nạn bão lụt, thiên tai.Tin liên quanHành trình chinh phục bầu trời của Đoàn bay 919Giai đoạn 1976-1989 đánh dấu các bước ngoặt của ngành hàng không dân dụng Việt Nam khi dần tách khỏi lực lượng Không quân và cơ chế quốc phòng. Năm 1993, Đoàn bay 919 chính thức trở thành đơn vị trực thuộc Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Đoàn bay vừa là đôi cánh chủ lực kết nối con người Việt Nam với thế giới, vừa là lực lượng dự bị quan trọng phục vụ an ninh, quốc phòng của đất nước.Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên tại Châu Á-Thái Bình Dương đồng thời khai thác 2 loại máy bay hiện đại Boeing 787-9, Airbus A350, cũng là hãng đầu tiên ở Việt Nam khai thác máy bay Boeing 787-10. Đoàn bay 919 luôn chủ động tiết kiệm chi phí, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn bay tuyệt đối và phát triển bền vững của Vietnam Airlines.TÔ NGỌC GIANG,Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines,Đoàn trưởng Đoàn bay 919Sau ngày toàn thắng, các chuyến bay của Trung đoàn 919 đã đưa lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) dự lễ mừng chiến thắng và thống nhất đất nước.Ông Tô Ngọc Giang, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, Đoàn trưởng Đoàn bay 919 khẳng định: “Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Đoàn bay 919 luôn là đôi cánh tiên phong thực hiện các nhiệm vụ bay quân sự, dân dụng một cách an toàn và hiệu quả.Sau khi trở thành đơn vị thuộc Vietnam Airlines, Đoàn bay 919 tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, luôn đi đầu khai thác các dòng máy bay hiện đại nhất của Airbus, Boeing theo từng thời kỳ như Boeing 777, Airbus A330 và hiện tại là Boeing 787, Airbus A350”.Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines đánh giá cao đóng góp to lớn của Đoàn bay 919 với Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam nói riêng và ngành hàng không nói chung.Kể từ khi thành lập năm 1993, Hãng hàng không Quốc gia đã thực hiện hơn 1,7 triệu chuyến bay, vận chuyển hơn 320 triệu lượt khách và 4,7 triệu tấn hàng hóa. Đoàn bay 919 chính là đơn vị nòng cốt của Vietnam Airlines trực tiếp thực hiện thành công những chuyến bay mang theo niềm tự hào của đất nước, con người Việt Nam sải cánh trên bầu trời thế giới.“Trong bối cảnh ngành hàng không Việt Nam đang hồi phục sau đại dịch, Đoàn bay 919 đã phát huy truyền thống anh hùng, phẩm chất kiên cường của Quân đội Nhân dân Việt Nam, không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ phi công, ứng dụng công nghệ hiện đại, khai thác an toàn, hiệu quả, góp phần quan trọng để Vietnam Airlines nói riêng, ngành hàng không Việt Nam nói chung vươn tầm hoạt động, đạt được những thành tựu mới và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xã hội của cả nước", ông Đặng Ngọc Hòa nhấn mạnh.Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines đánh giá cao đóng góp to lớn của Đoàn bay 919.Hiện nay, bên cạnh hợp tác với các trường bay quốc tế ở Australia, New Zealand, Mỹ, châu Âu,… Đoàn bay 919 đã chủ động trong chuỗi huấn luyện đào tạo phi công cơ bản với chi phí và thời gian hợp lý hơn.Thông qua chương trình hợp tác đầu tư buồng lái mô phỏng cho loại máy bay Airbus A321, Airbus A350 và Boeing 787, các phi công được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản ngày ở trong nước.Đến nay, Vietnam Airlines đã tự chủ được tất cả các loại hình huấn luyện đào tạo cho lực lượng hơn 1.000 phi công từ lái phụ thành lái chính, cơ trưởng cho đến giáo viên cho các loại máy bay ATR72; Airbus A321, Airbus A350, Boeing 787.Không chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Đoàn bay đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị, an ninh, ngoại giao và bảo vệ công dân được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Các phi công của Đoàn bay tiên phong tham gia nhiều chiến dịch lớn của Chính phủ như vận chuyển hơn 15.000 y bác sĩ, chiến sĩ, cán bộ hậu cần đi làm nhiệm vụ trong đại dịch Covid-19 năm 2020-2021; lập cầu hàng không sơ tán người lao động ở Libya năm 2011 và 2014; hỗ trợ người Việt về nước trong thời điểm Nhật Bản bị động đất, sóng thần năm 2011; vận chuyển công dân Việt Nam trở về từ Malaysia, Trung Đông các năm 2005-2007,...Vietnam Airlines đã tự chủ được tất cả các loại hình huấn luyện đào tạo cho lực lượng phi công.Với đóng góp lớn về kinh tế-xã hội, Đoàn bay 919 đã được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều huân chương, danh hiệu cao quý như danh hiệu Huân chương Độc lập hạng Nhì, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh,…
https://nhandan.vn/65-nam-sai-canh-vuon-cao-cua-doan-bay-919-post806731.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Đoàn bay 919", "Trung đoàn 919", "Tô Ngọc Giang", "Đặng Ngọc Hòa", "Airbus A350", "Boeing 787", "Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam" ] }
Hà Nội triển khai chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2024
Những đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá năm 2024 sẽ được thành phố Hà Nội hỗ trợ cung cấp thông tin các điều kiện của sản phẩm, của cơ sở sản xuất để đưa hàng hóa vào kênh phân phối.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới ban hành Kế hoạch số 185/KH-UBND về thực hiện Chương trìnhbình ổn giácác mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2024.Kế hoạch nhằm bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, những ngày lễ và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung-cầu gồm: gạo, thịt lợn, thịt gà, vịt, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, đường, dầu ăn, gia vị, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ trong dịp Tết Nguyên đán như mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát.Trong đó, thành phố dự kiến nhu cầu tiêu dùng gạo khoảng 99.450 tấn/tháng; thịt lợn khoảng 19.890 tấn lợn hơi/tháng và thịt gà, vịt khoảng 6.630 tấn thịt/tháng; thủy, hải sản tươi, đông lạnh khoảng 5.520 tấn/tháng; thực phẩm chế biến khoảng 5.520 tấn/tháng...Để làm tốt việc này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Công thương Hà Nội chủ trì công tác nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức, điều phối hàng hóa của các đơn vị khi thị trường có biến động theo chỉ đạo của Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, nhằm nâng cao hiệu quả chương trình, UBND thành phố Hà Nội cần mở rộng đối tượng tham gia là các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành trên cả nước, qua đó bảo đảm được nguồn cung ứng từ bên ngoài cho Hà Nội.Bên cạnh đó, thành phố thông tin tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có uy tín danh sách chi tiết sản phẩm, từ đó nghiên cứu, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài để chủ động kế hoạch sản xuất.Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội thông báo nội dung chương trình tới các tổ chức tín dụng trên địa bàn; đồng thời, tiếp nhận và chuyển thông tin về nhu cầu vay vốn của các đơn vị tham gia chương trình tới các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội, kết nối ngân hàng với doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh vốn vay ngân hàng…Thời gian thực hiện kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt, ban hành đến hết tháng 5/2025.
https://nhandan.vn/ha-noi-trien-khai-chuong-trinh-binh-on-gia-cac-mat-hang-thiet-yeu-nam-2024-post815793.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:19", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:19", "tags": [ "Hà Nội", "Sở Công thương Hà Nội", "bình ổn giá", "mặt hàng thiết yếu", "bình ổn thị trường", "lạm phát", "chỉ số giá tiêu dùng" ] }
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore phát triển ngày càng mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, thực chất
NDO -Chiều 29/5, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chínhđã điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong nhân dịp ông đảm nhiệm cương vị Thủ tướng thứ 4 của Singapore. Tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Chính phủ đã nhiệt liệt chúc mừng ông Lawrence Wong đã trở thành Thủ tướng thứ tư của Singapore.
Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng chứng kiến quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển chưa từng có và toàn diện trên các mặt, nhất là về kinh tế, trong đó, mạng lưới các khu công nghiệpViệt Nam-Singapore(VSIP) được coi là biểu tượng hợp tác kinh tế thành công. Singapore là quốc gia đầu tiên Việt Nam thiết lập Quan hệ Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số (tháng 2/2023). Hai nước nhất trí đưa quan hệ lên tầm cao mới trong thời gian tới.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định đối với Việt Nam, Singapore luôn là đối tác quan trọng ở khu vực cũng như trên thế giới. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Chính phủ Singapore đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển ngày càng mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, xứng đáng là một điển hình quan hệ năng động trong ASEAN và là hình mẫu để thúc đẩy các cơ chế hợp tác nội khối khác.Việt Nam rất quan tâm đến việc nhân rộng mô hình VSIP và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để có thêm nhiều VSIP thế hệ mới đi vào hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Singapore luôn quan tâm đào tạo cán bộ các cấp cho Việt Nam và đề nghị hai bên tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, trong đó có việc xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia; thúc đẩy hợp tác tài chính, giáo dục, đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân để nâng cao hiểu biết chung giữa người dân hai nước.Thủ tướng Singapore khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp cũng như các cơ chế hợp tác song phương, nhất là cuộc gặp thường niên giữa Thủ tướng hai nước để gia tăng tình hữu nghị và tin cậy chính trị. Singapore mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả Hiệp định Khung về Kết nối hai nền kinh tế và Quan hệ Kinh tế xanh - Kinh tế số Việt Nam-Singapore, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng sạch và tín chỉ carbon, tạo tiền đề đưa hợp tácViệt Nam-Singaporelên tầm cao mới, vừa toàn diện, vừa chiến lược.Về các vấn đề cụ thể, Thủ tướng Lawrence Wong đánh giá mạng lưới VSIP là hải đăng trong hợp tác kinh tế song phương, nhất trí thúc đẩy các VSIP thế hệ mới, xanh hơn, phù hợp hơn với xu hướng phát triển và ưu tiên của Việt Nam.Thủ tướng Lawrence Wong đồng thời khẳng định sẽ yêu cầu các Bộ trưởng trong Nội các tiếp tục quan tâm, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư mới vào Việt Nam gắn liền với nâng cao chất lượng dòng vốn FDI, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ cao, thúc đẩy kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, năng lượng sạch, bán dẫn, AI.Về các vấn đề khu vực, hai nước nhất trí tăng cường đoàn kết ASEAN, ủng hộ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, quan tâm thích đáng cho phát triển bền vững của các tiểu vùng trong khu vực, trong đó có tiểu vùng Mekong, qua đó đóng góp tích cực cho ASEAN tự cường, thịnh vượng và phát triển bền vững, phát huy vai trò trung tâm tại khu vực.Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trân trọng mời Thủ tướng Singapore và Phu nhân sớm sang thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã vui vẻ nhận lời.
https://nhandan.vn/dua-quan-he-doi-tac-chien-luoc-viet-nam-singapore-phat-trien-ngay-cang-manh-me-di-vao-chieu-sau-thuc-chat-post811709.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Đối tác chiến lược", "Việt Nam-Singapore", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "điện đàm", "Thủ tướng Singapore", "Lawrence Wong", "Quan hệ Đối tác chiến lược" ] }
[Ảnh] Người dân Thủ đô đổ xô đi mua vàng trong ngày đầu 4 ngân hàng bán vàng miếng SJC
NDO -Từ 14 giờ 30 phút chiều 3/6, các ngân hàng thương mại nhà nước gồm Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV và Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) bắt đầu triển khai bán vàng miếng trực tiếp cho người dân với giá bình ổn là 79,98 triệu đồng/lượng.
Hàng trăm người kéo đếncác địa điểm giao dịch của các ngân hàngtrong chiều nay để mua vàng miếng với giá niêm yết 79,98 triệu đồng/lượng.Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân, từ 14 giờ, tại ngân hàng Vietcombank Ba Đình địa chỉ 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã có hàng trăm người ngồi xếp hàng chờ mua vàng.Nhằmđảm bảo thực hiện mục tiêu bình ổn thị trườngtheo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.Nhân viên ngân hàng Vietcombank điều phối lấy số thứ tự cho khách mua vàng.Mới trong ngày đầu tiên nhưng đã có hơn 7.000 người đăng ký chờ mua vàng tại ngân hàng Vietcombank.Các ngân hàng chỉ thực hiện bán vàng miếng cho khách hàng cá nhân, không mua vào. Duy chỉ có Công ty SJC thực hiện tất cả giao dịch như thường lệ. Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, việc bán vàng kể trên không vì mục tiêu lợi nhuận.Người dân thực hiện giao dịch mua vàng tại ngân hàng Vietcombank trong ngày 3/6.Khách có thể thanh toán bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt, tuy nhiên ngân hàng khuyến khích thanh toán bằng chuyển khoản để dễ kiểm soát và nhanh gọn hơn.Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, lượng khách đến mua vàng ngày một đông hơn.Hàng trăm người ngồi chờ được mua vàng miếng với giá bình ổn.Theo Ngân hàng Nhà nước, để mua vàng, khách hàng mang theo giấy tờ tùy thân theo quy định đến trực tiếp các địa điểm bán vàng của ngân hàng để giao dịch. Khách hàng có thể thực hiện thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và nhận vàng giao ngay. Hóa đơn bán hàng được cung cấp cho khách hàng mua vàng theo hình thức hóa đơn điện tử.Những vị khách may mắn đầu tiên mua được vàng với giá bình ổn là 79,98 triệu đồng/lượng.Vàng miếng SJC với giá bình ổn là 79,98 triệu đồng/lượng đã đến tay những người dân đầu tiên.Cùng thời điểm tại phòng giao dịch Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ ghi nhận hàng trăm người dân Thủ đô chờ mua vàngBên trong phòng giao dịch Ngân hàng Agribank số 2 Láng Hạ đông không kém.Hàng trăm người đã đến chờ trước thời điểm mở bán cả tiếng. Khách đến mua được nhân viên bảo vệ hướng dẫn lấy số thứ tự và ngồi chờ, ngân hàng phải bố trí thêm ghế ngồi để phục vụ khách hàng, bên trong phòng giao dịch chật ních người chờ mua vàng, nhiều người không chờ được đã bỏ về.Những miếng vàng SJC được niêm yết trước giờ giao dịch.Những vị khách đầu tiên với số thứ tự mua vàng đầu tiên thấp thỏm chờ đợi đến giờ giao dịchPhó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Quang Dũng chia sẻ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân. Mục tiêu là sớm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng ở trong nước và thế giới về mức phù hợp và bền vững.Những giao dịch đầu tiên thành công trong buổi chiều 3/6.Người dân Thủ đô không giấu được niềm vui khi mua được vàng mới mức giá bình ổn là 79,98 triệu đồng/lượng.Sau tin các ngân hàng và SJC bán vàng bình ổn giá, giá vàng trên thị trường lao dốc mạnh. Tính đến 15 giờ 50 phút ngày 3/6, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 77,5-79,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch giá mua - bán ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.Chủ đề: Các giải pháp quản lý thị trường vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/anh-nguoi-dan-thu-do-do-xo-di-mua-vang-trong-ngay-dau-4-ngan-hang-ban-vang-mieng-sjc-post812484.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Người dân đổ xô đi mua vàng", "vàng miếng SJC" ] }
Quảng Ngãi trễ hạn bàn giao mặt bằng cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn
NDO -Đến thời điểm này, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, đoạn qua địa bàn tỉnhQuảng Ngãimới chỉ hoàn thành 489,2/494,14ha, đạt 99% tổng diện tích quy hoạch, không bảo đảm yêu cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án trước ngày 30/4/2024.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi (chủ đầu tư tiểu dự án bồi thường,hỗ trợ, tái định cư dự án thành phần cao tốcQuảng Ngãi-Hoài Nhơn, đoạn qua địa bàn Quảng Ngãi), đối với phần diện tích tuyến chính của dự án, hiện khối lượng công việc còn lại chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng là 1%, tương ứng 4,94ha.Các trường hợp vướng mắc chủ yếu là phần diện tích nhà ở của các hộ dân, trong đó đa số là các trường hợp xây dựng nhà trên phần diện tích đất nông nghiệp (con xây dựng nhiều ngôi nhà trên cùng 1 thửa đất của cha mẹ), sau khi thu hồi không còn chỗ ở nào khác.Tin liên quan"Bứt tốc", rút ngắn tiến độ thi công cao tốc Quảng Ngãi-Hoài NhơnNgoài ra, có một số trường hợp chủ đầu tư điều chỉnh hồ sơ thiết kế phải thu hồi thêm diện tích nhưng chưa bàn giao hồ sơ thiết kế điều chỉnh cắm cọc giải phóng mặt bằng nên chưa thể hoàn thiện các thủ tục phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường.Đa số các trường hợp này đã được chính quyền địa phương tổ chức vận động, đối thoại nhiều lần nhưng vẫn chưa thống nhất, dự kiến phải áp dụng biện phápcưỡng chếthu hồi đất mới có thể thực hiện thu hồi đất và bàn giao mặt bằng cho dự án.Nhiều hộ dân bị ảnh hưởng dự án cao tốc Quảng Ngãi- Hoài Nhơn, đoạn qua Quảng Ngãi đã xây dựng nhà ở kiên cố và khang trang trong các khu tái định cư.Cụ thể, đối với phần diện tích các hộ dân chưa nhận tiền, chưa bàn giao mặt bằng có 59 hộ dân, trong đó nhiều nhất là huyện Tư Nghĩa (42 hộ/3,45ha), huyện Nghĩa Hành (2 hộ/0,56ha), huyện Mộ Đức (2 hộ/0,08ha) và thị xã Đức Phổ (13 hộ/0,74ha).Ngoài ra, còn có 142 hộ đã nhận tiền nhưng chưa tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng, trong đó huyện Tư Nghĩa 20 hộ, huyện Nghĩa Hành 49 hộ, huyện Mộ Đức 11 hộ và thị xã Đức Phổ 62 hộ. Các hộ này chủ yếu đang chờ xây dựng hoàn thiện nhà ở trong khu tái định cư nên chưa bàn giao mặt bằng.Liên quan đến việc trễ hạnbàn giao mặt bằngdự án cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn, đoạn qua địa bàn Quảng Ngãi, tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào sáng 6/5, đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cần chỉ đạo các địa phương rà soát lại, nội dung nào còn vướng mắc thì báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, giải quyết. Những nội dung nào đã giải quyết thấu đáo, nhưng người dân vẫn chưa đồng thuận thì kiên trì tuyên truyền, vận động, không để chậm trễ hơn nữa, vì đây là công trình trọng điểm quốc gia liên quan đến nhiều địa phương.
https://nhandan.vn/quang-ngai-tre-han-ban-giao-mat-bang-cao-toc-quang-ngai-hoai-nhon-post808268.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Quảng Ngãi", "cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn", "giải phóng mặt bằng", "tái định cư" ] }
Nhiều cơ quan, địa phương chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương đúng quy định
NDO -Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đánh giá, một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương, sử dụng nguồn này chi không đúng quy định; một số đơn vị của các địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định 3.200 tỷ đồng.
Chiều 30/5, tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV nghe trình bày các báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.Thu ngân sách năm 2022 vượt gần 407 nghìn tỷ đồng so với dự toánThừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về quyết toán thu ngân sách nhà nước: dự toán thu ngân sách nhà nước là 1.413.408 tỷ đồng; quyết toán là 1.820.310 tỷ đồng, tăng 406.902 tỷ đồng (28,8%) so với dự toán.Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Về quyết toán chi ngân sách nhà nước, dự toán là 1.855.641 tỷ đồng; quyết toán là 1.750.790 tỷ đồng, giảm 104.851 tỷ đồng (5,7%) so với dự toán; trong đó quyết toán chi ngân sách trung ương là 651.408 tỷ đồng, bằng 86,7% so với dự toán; quyết toán chi ngân sách địa phương là 1.099.382 tỷ đồng, bằng 99,6% so với dự toán.Đánh giá chung nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Cụ thể:Thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Quốc hội, trong đó cóNghị quyết số 43/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành các chính sách miễn, giảm gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã hỗ trợ trực tiếp giúp các doanh nghiệp giảm các nghĩa vụ tài chính, gia tăng thanh khoản, giảm chi phí giá vốn, vượt qua khó khăn, duy trì, ổn định, mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp vào quá trình phục hồi và phát triển của nền kinh tế.Các chính sách đã huy động kịp thời mọi nguồn lực, từ ngân sách nhà nước, nguồn huy động đóng góp, viện trợ từ các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn lực tài chính khác, bảo đảm nguồn lực phòng chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, duy trì nguồn lực cho đầu tư phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngCông tác quản lý thu ngân sách nhà nước được thực hiện quyết liệt dẫn đến kết quả thu ngân sách nhà nước không những bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân (chưa được tính trong dự toán) mà còn vượt so với dự toán, qua đó bảo đảm nguồn lực, tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Đồng thời, tiếp tục tích lũy dành nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.Chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; triệt để tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công.Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính cũng thẳng thắn chỉ rõ, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: công tác dự báo, tính toán nhu cầu hỗ trợ của một số chính sách trong quá trình xây dựng chưa lường hết được khó khăn, vướng mắc, thách thức trong tổ chức triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả chưa cao.Công tác triển khai chính sách, pháp luật, dự toán ngân sách nhà nước có nơi, có lúc còn hạn chế, bất cập. Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ ngân sách nhà nước.Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân đầu tư công chậm; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính chưa nghiêm; tình trạng sai phạm trong việc đấu thầu, mua sắm; thất thoát, lãng phí vẫn còn xảy ra tại một số cơ quan, đơn vị; số chi chuyển nguồn tiếp tục phát sinh lớn; một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương lập, xét duyệt, gửi quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời gian quy định…Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc báo cáo Quốc hội việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.Một số địa phương không đạt chỉ tiêu thu nợ do Tổng cục Thuế giaoTrình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước phát hiện còn tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí từ đó tính thiếu thuế cũng như các khoản thu khác; trên cơ sở đó kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 3.841 tỷ đồng.Cũng theo cơ quan kiểm toán, công tác quản lý thu của các cơ quan thuế còn hạn chế, như chưa kiểm tra đủ các loại hồ sơ khai thuế với người nộp; chưa quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử với các hộ, cá nhân có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.Riêng với xử lý thuế với khoản thu từ thuế, sử dụng đất, Kiểm toán nhà nước chỉ ra tình trạng cơ quan quản lý chưa xử lý thu hồi đất thuê theo quy định đối với các trường hợp tổ chức cá nhân được nhà nước cho thuê đất đã bỏ địa chỉ kinh doanh nhiều năm.Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn. (Ảnh: DUY LINH)Cạnh đó, chưa điều chỉnh hoặc chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời kỳ ổn định đơn giá thuê đất; xác định giá đất hoặc vị trí thửa đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa phù hợp với quy định. Thậm chí, còn trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất không đúng đối tượng; miễn tiền thuê đất vượt thời gian quy định; giảm tiền sử dụng đất không đúng quy định.Về quản lý nợ thuế, tổng nợ thuế do cơ quan thuế quản lý (chưa gồm nợ dầu thô và nợ ngoài ngành thuế) đến 31/12/2022 tăng 36% so với năm 2021, đạt gần 159 nghìn tỷ đồng. Một số địa phương không đạt chỉ tiêu thu nợ do Tổng cục Thuế giao.Việc khoanh, xóa nợ theo Nghị quyết số 94/2019, đến ngày 30/6/2023, ngành thuế đã khoanh nợ gần 705 nghìn người nộp thuế, số tiền gần 28.400 tỉ đồng; xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp 390.074 người nộp thuế, số tiền gần 8.800 tỉ đồng.Tuy vậy, kết quả kiểm toán cho thấy còn tình trạng khoanh, xóa chưa phù hợp. Một số trường hợp người nộp thuế có ngày thay đổi thông tin gần nhất sau ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định khoanh nợ. Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị cơ quan thuế, hải quan rà soát việc khoanh, xóa nợ thuế để xử lý theo quy định.Ở đầu chi ngân sách, số Chính phủ đề nghị quyết toán là hơn 1,75 triệu tỷ đồng, bằng hơn 94% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển được quyết toán hơn 615.600 tỷ đồng.Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước nhận thấy vẫn tồn tại 44 dự án nguồn ngân sách trung ương được kéo dài thời gian giải ngân, thanh toán từ năm 2021 sang năm 2022. Sau đó, số dự án này vẫn không giải ngân hết trong năm 2022, phải hủy bỏ với số tiền gần 349 tỷ đồng và tiếp tục được bố trí kế hoạch vốn năm 2022 nhưng vẫn không giải ngân được, phải kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 là 611 tỷ đồng hoặc hủy bỏ hơn 1.400 tỷ đồng.Một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương, sử dụng nguồn này chi không đúng quy định. 8 trong số 60 địa phương báo cáo chưa đầy đủ nguồn cải cách tiền lương được để lại. Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm dự toán năm sau số tiền gần 83 tỷ đồng từ nguồn chi chưa đúng này.Ngoài ra, theo cơ quan kiểm toán, một số đơn vị của các địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định 3.200 tỷ đồng. Kiểm toán nhà nước kiến nghị giảm dự toán năm sau tại 23 địa phương hơn 1.847 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/nhieu-co-quan-dia-phuong-chua-trich-lap-nguon-cai-cach-tien-luong-dung-quy-dinh-post811880.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "quyết toán ngân sách nhà nước", "cải cách tiền lương", "Kiểm toán nhà nước", "Bộ trưởng Hồ Đức Phớc", "Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "kiểm toán" ] }
Yến sào Việt chinh phục thị trường “khó tính”
NDO -Tiếp nối thành côngxuất khẩu tổ yến sàosang thị trường Trung Quốc vào cuối năm 2023, lô hàng yến sào Việt đầu tiên vừa đặt chân đến thị trường Pháp vào cuối tháng 4/2024, đánh dấu bước ngoặt mới cho sản phẩm yến sào và nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt tại thị trường châu Âu.
Yến sào Việt chính thức xuất khẩu sang PhápLô hàng tổ yến sào và các sản phẩm nông nghiệp Việt đầu tiên của công ty Hải Yến Nha Trang vừa được thông quan 100% vào Pháp. Lô hàng xuất khẩu chính ngạch sang Pháp bao gồm: Tổ yến sào Nha Trang; Yến hũ dinh dưỡng và Cà-phê yến sào Nha Trang. 100%sản phẩm được thông quan, đạt chuẩn các chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của Pháp nói riêng và thị trường châu Âu nói chung.Sau khi thông quan, các sản phẩm này đã có mặt tại Hội chợ quốc tế “Foire de Paris”, vừa được tổ chức tại Paris từ ngày 27/4 đến 8/5/2024. Đây là một trong những hội chợ có quy mô lớn ở châu Âu. Gian hàng trưng bày sản phẩm của Hải Yến Nha Trang nhận được nhiều sự quan tâm từ quan khách tham quan.Để được thông quan sang thị trường Pháp, sản phẩm yến sào phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của nước sở tại.Chia sẻ với báo chí, bà Trần Thanh Hải, Giám đốc công ty Hải Yến Nha Trang cho biết: “Chúng tôi đã có thời gian làm việc khá dài để cùng các cơ quan chức năng của Pháp tạo nên bộ khung kiểm định cho các sản phẩm yến sào từ những công đoạn đầu tiên cho đến khi hàng hóa sang Pháp và được kiểm định thành phẩm. Để sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất sang thị trường Pháp, khâu chuẩn bị phải luôn cẩn thận trong từng bước đi để bảo vệ chất lượng và thương hiệu yến sào Việt khi đến với thị trường quốc tế. Đây là một trong những cột mốc đáng mừng của Hải Yến Nha Trang nói riêng và thị trường yến sào Việt nói chung. Tôi mong rằng trong tương lai, yến sào Việt sẽ được ưa chuộng tại Pháp và thị trường châu Âu”.Theo bà Hải, các sản phẩm xuất sang thị trường châu Âu phải đáp ứng các yêu cầu kiểm định từ các giai đoạn: Thu mua nguyên liệu, chế biến sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Để gia tăng thêm năng lực cạnh tranh, chất lượng của sản phẩm Việt tại thị trường quốc tế, công ty đã chủ động tạo nên quy trình kiểm định chất lượng, xét nghiệm đánh giá sản phẩm thông qua các đơn vị kiểm định uy tín trước khi hoàn thiện hồ sơ gửi đến các cơ quan kiểm định chất lượng của nước sở tại.“Để các cơ quan chức năng Pháp hiểu rõ về sản phẩm nông nghiệp đặc thù yến sào, chúng tôi chủ động tiên phong thực hiện nhiều công đoạn, quy trình kiểm định chất lượng chi tiết sản phẩm. Đây là bước đi thận trọng của doanh nghiệp trong quá trình đưa yến sào Việt đến các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có thói quen, đặc tính sử dụng yến sào trong việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, các cơ quan chức năng của nước sở tại còn quan tâm đến nhiều tác động khác nhau về môi trường, các yếu tố phát triển bền vững… trong quá trình sản xuất sản phẩm. Xuất khẩu thành công lô hàng đầu tiên sang thị trường Pháp đánh dấu một bước ngoặt mới chinh phục các thị trường 'khó tính' của ngành yến sào nói chung và của công ty nói riêng", Giám đốc công ty Hải Yến Nha Trang chia sẻ.Nhiều cơ sở để hình thành ngành công nghiệp về yếnTrước cơ hộithị trường rộng mở, Việt Nam đã xếp yến sào là một trong những sản phẩm chăn nuôi đặc biệt. Hơn 10 năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành yến và mục tiêu đạt tỷ USD là không quá xa.Hiện cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến. Sản lượng tổ yến của Việt Nam khoảng 150 tấn.Hiện cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến. Sản lượng tổ yến của Việt Nam khoảng 150 tấn. Liên tiếp từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu, cũng như tăng cường liên kết, đầu tư với người dân để phát triển đàn chim yến.Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam nêu ý kiến: "Phải coi yến là một vật nuôi mà Luật Chăn nuôi đã được luật hóa. Nuôi ở đây không phải là nuôi trồng mà là khai thác có kiểm soát thì chúng ta mới có thể duy trì, phát triển được. Hệ thống các nhà yến phải có đủ điều kiện, sản phẩm yến phải được tiêu chuẩn hóa và quy chuẩn hóa. Chúng ta phải làm theo được như vậy thì mới khẳng định được thương hiệu quốc gia về yến của Việt Nam".Tin liên quanNâng tầm giá trị trầm hương và yến sàoSắp tới, ngoài những doanh nghiệp được xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn tập huấn kỹ thuật cho người nuôi để đảm bảo truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, đáp ứng các tiêu chí cao của thị trường. Với lợi thế có 42/63 tỉnh, thành phố có chim yến, cộng thêm điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đang có nhiều cơ sở để hình thành một ngành công nghiệp về yến.
https://nhandan.vn/yen-sao-viet-chinh-phuc-thi-truong-kho-tinh-post808684.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "yến sào", "thị trường Pháp", "xuất khẩu yến sào" ] }