title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
VN-Index giữ được sắc xanh, khối ngoại bán mạnh
NDO -Phiên giao dịch ngày 20/6, lực cầu quay trở lại lúc cuối phiên giúp thị trường hồi phục, nhiềucổ phiếu lớntăng mạnh như VPB, FPT, TCB, PGV, GVR, HVN... đóng góp tích cực cho chỉ sốVN-Indextăng 2,51 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.282,30 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.073,55 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26.623,63 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng mạnh trên 3 sàn hơn 1.127 tỷ đồng, tập trung vào các mã FPT (274 tỷ đồng), VRE (95 tỷ đồng), VHM (91 tỷ đồng), VCB (86 tỷ đồng), FUEVFVND (75 tỷ đồng)...Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều trong phiên này gồm TCH (107 tỷ đồng), VNM (59 tỷ đồng), VPB (40 tỷ đồng), PC1 (36 tỷ đồng), CTD (26 tỷ đồng)...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng đáng kể so phiên trước, đạt hơn 21.358 tỷ đồng; khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.138 tỷ đồng riêng trên sàn này.Các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 5,14 điểm gồm: VPB, FPT, TCB, PGV, GVR, HVN, VNM, BCM, REE, TCH.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 2,94 điểm của VN-Index gồm: BID, VCB, CTG, VRE, NVL, GAS, GEX, SSI, BVH, EIB.Như vậy,cổ phiếu ngành ngân hàngphiên này giảm nhẹ 0,02% nhưng tạo sự trái chiều trên thị trường, với VPB là cổ phiếu đóng góp tích nhất cho VN-Index với với 1,43 điểm, cùng với TCB (+0,58 điểm)..., còn BID lại là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất khi lấy đi 0,84 điểm của VN-Index, cùng VCB (-0,82 điểm), CTG (-0,39 điểm)...Phiên này, cổ phiếu ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tăng mạnh nhất với mức tăng 2,11%, chủ yếu đến từ mã TV2 (+3,41%), INC (+9,77%), PPE (+9,32%); tiếp theo sau là cổ phiếu ngành công nghệ thông tin với mức tăng 1,15%, chủ yếu đến từ mã các FPT (+1,37%), SAM (+2,64%), SMT (+3,57%)... và cổ phiếu ngành sản xuất nhựa, hóa chất với mức tăng 0,87%, chủ yếu đến từ các mã GVR (+1,19%, DGE (+1,40%), BMT (+1,20%), NTP (+2,11%)...Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành chứng khoán giảm mạnh nhất với mức giảm 1,00%, chủ yếu đến từ các mã SSI (-0,83%), VND (-1,18%), VCI (-0,71%), HCM (-0,88%), MBS (-0,29%), SHS (1,09%), FTS (-1,10%), VIX (-2,49%), BSI (-1,05%)...; theo sau là cổ phiếu ngành chế biến thủy sản với mức giảm 0,75%, chủ yếu đến từ các mã VHC (+0,92%), ANV (-0,74%), FMC (-1,55%), ASM (-1,28%)... và cổ phiếu ngành tài chính khác với mức giảm 1,12%, gồm các mã IPA (-1,42%), OGC (-0,64%)...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đảo chiều bật tăng điểm lúc cuối thời gian giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa tăng 6,89 điểm (+0,32%), lên mức 2.134,03 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 904,05 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 23.986,44 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 174 mã tăng giá, 94 mã đứng giá và 213 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 243,97 điểm, tăng 0,40 điểm (+0,16%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 73,87 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.515,22 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 88 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 84 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 1,35 điểm (-0,25%) và về mức 538,46 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 42,43 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.079,86 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 10 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 14 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 99,27 điểm, tăng 0,91 điểm (+0,93%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 67,14 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.260,30 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 212 mã tăng giá, 86 mã đứng giá và 104 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 2,51 điểm (+0,20%), lên mức 1.282,30 điểm. Thanh khoản đạt hơn 932,54 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.848,11 tỷ đồng. Toàn sàn có 189 mã tăng, 72 mã đứng giá và 242 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 8,14 điểm (+0,62%) và lên mức 1.322,36 điểm. Thanh khoản đạt hơn 353,45 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 10.761,33 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 12 mã tăng, 4 mã đi ngang và 14 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là VPB (hơn 66,01 triệu đơn vị), TCB (hơn 34,58 triệu đơn vị), TCH (hơn 33,17 triệu đơn vị), HPG (hơn 27,77 triệu đơn vị), VIX (hơn 22,93 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là RAL (+6,99%), PGV (+6,96%), TTE (+6,92%), HCD (+6,88%), TNH (+6,86%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là TCB (-48,65%), SFC (-6,97%), TNC (-6,90%), SMA (-6,89%), MDG (-6,84%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 263.960 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 34.844,55 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-giu-duoc-sac-xanh-khoi-ngoai-ban-manh-post815337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "HNX-Index", "VN-Index", "thanh khoản", "phiên giao dịch", "cổ phiếu", "chứng khoán", "khối ngoại" ] }
Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế trong thời kỳ biến động
NDO -Biến động thế giới từ đầu thập kỷ này mang khá nhiều yếu tố bất định, tạo ra thách thức không nhỏ cho tăng trưởng và hiệu quả kinh tế trong nước. Nền kinh tế Việt Nam với độ mở cao, luôn chịu tác động bởi các điều kiện quốc tế, buộc phải nâng cao năng lực và hiệu quả hội nhập kinh tế nhằm nắm bắt tốt cơ hội vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.
Tính chất bất định của nền kinh tế thế giớiTừ đầu năm 2024 đến nay, thế giới chứng kiến hàng loạt các rủi ro trên nhiều phương diện: địa chính trị, chính sách kinh tế, biến đổi khí hậu, cạnh tranh thương mại… ảnh hưởng trực tiếp tớităng trưởng toàn cầu. Chỉ số GPR đo lường rủi ro địa chính trị trong 2 năm gần đây đều ở trên mức trung bình 20 năm.Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, xung đột Nga-Ukraine, dù là những sự kiện không mới nhưng vẫn gây ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu. Giá năng lượng tăng cao. Thời điểm đạt đỉnh của năm trong tháng 3, giá dầu thế giới thậm chí đã vượt 90 USD/thùng. Giá cước vận tải cũng tăng. Vận chuyển hàng hóa tuyến Viễn Đông-Bắc Âu vào giữa tháng 5 đã cao hơn khoảng 20% so với cuối tháng 4. Biến đổi khí hậu cũng là một trong những yếu tố bất định đe dọa đến khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt diễn ra ở khắp nơi. Giá lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thức ăn cũng chịu tác động mạnh khi nguồn cung bị ảnh hưởng”.Tính chất bất định khiến cho bài toán tăng trưởng và kiểm soát lạm phát tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu (EU) trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vào cuối năm ngoái, thị trường đã từng đặt niềm tin rằngCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)hạ lãi suất lần đầu tiên vào tháng 3/2024. Nhưng cho đến nay, mức lãi suất cao nhất trong hơn 1 thập kỷ vẫn được duy trì nhằm đối phó với lạm phát.Động lực của nền kinh tế toàn cầu là Trung Quốc, hiện cũng đang đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng yếu và kéo dài. Nỗ lực phục hồi càng trở nên mờ nhạt khi mức độ cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng.Trước bối cảnh nêu trên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ từ 3,5% vào năm 2022 giảm xuống còn 3,0% vào năm 2023 và tiếp tục giảm xuống còn 2,9% vào năm 2024, thấp hơn đáng kể so mức trung bình lịch sử là 3,8% từ năm 2000 đến 2019.Là một nền kinh tế mới nổi và có xu hướnghội nhập kinh tếsâu rộng, Việt Nam cũng không nằm ngoài thách thức từ các biến động trên.Năng lực cạnh tranh và kinh tế Việt Nam không tránh khỏi thách thứcTrong những tháng đầu năm 2024,kinh tế Việt Namcũng đã đối diện với một vài khó khăn hiện hữu. Đồng USD tăng cao, khiến tỷ giá liên ngân hàng trong quý I/2024 tăng 2,12% và tỷ giá trung tâm tăng 0,57% so cuối năm 2023, gây áp lực cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Lạm phát mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng cũng có dấu hiệu nhen nhóm trở lại, vớichỉ số giá tiêu dùng (CPI)đã tăng 4,44% trong tháng 5 so cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 16 tháng.Dòng tiền thị trường có xu hướng tập trung vào các tài sản an toàn như vàng, tiết kiệm, do nhu cầu trú ẩn tăng cao trước các biến động thế giới, làm hạn chế dòng vốn quay vòng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn gặt hát được một số thành tựu đáng ghi nhận. GDP quý I tăng trưởng cao nhất 5 năm, đạt 5,66%. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so cùng kỳ năm trước, là kết quả của những nỗ lực hợp tác sâu rộng với thị trường quốc tế.Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết thành công 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 đối tác, trong đó hầu hết là những nền kinh tế lớn chiếm gần 90% GDP toàn cầu. Cán cân nghiêng về xuất siêu đã hạn chế phần nào áp lực tỷ giá trong môi trường biến động, từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Báo cáo của Văn phòng nghiên cứu kinh tế ASEAN+3 (AMOR) cũng đã dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 đạt mức 6%, đứng thứ 3 trong khối.Mặc dù vậy, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, con số tăng trưởng nêu trên vẫn chưa đủ tạo ra bước đột phá cho phát triển bền vững, hay giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ bẫy thu nhập trung bình. Tốc độ tăng trưởng khá tích cực, nhưng dự báo của IMF về quy mô nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đạt khoảng 469,67 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Còn nếu tính về GDP bình quân đầu người, nước ta hiện mới chỉ xếp thứ 6 trong khối.Điều này đặt ra tính cấp thiết trong tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, trong đó đặc biệt hướng tới hội nhập chất lượng và hiệu quả trong thời kỳ thế giới có nhiều diễn biến khó đoán như hiện nay.Giải pháp tăng cường hội nhập kinh tế bền vữngTheo Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là điểm đến ưa thích của các nhà sản xuất nước ngoài và đang thu hút lượng đầu tư khổng lồ, nhưng tốc độ tăng trưởng khoảng 5,5% là thấp hơn so với tiềm năng. Chẳng hạn, so sánh với vị trí 27 của Malaysia, là nước đạt thứ hạng cao nhất khu vực trong chỉ số đầu tư toàn cầu (GOI), vị trí của Việt Nam chỉ ở mức 65.Chính vì thế, nhiệm vụ tất yếu của nước ta là phải cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, nhằm nâng cao vị thế hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy, cần phải tạo ra sự thuận lợi về quy trình, tính pháp lý và sự ổn định về mặt kinh tế vĩ mô.“Trong giai đoạn biến động kinh tế thế giới lớn như hiện nay, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng thiên về chất lượng, tạo môi trường thuận lợi, tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới, sẵn sàng mở rộng kinh doanh sản xuất sẽ rất cần được chú trọng. Song hành với điều đó, các giải pháp về bình ổn giá cả hàng hóa, kiểm soát lạm phát không nên chỉ dừng lại ở các chính sách tiền tệ, mà cần đẩy mạnh tính chủ động từ chính doanh nghiệp”, ông Phạm Quang Anh cho biết.Các mặt hàng nguyên liệu xuất nhập khẩu chủ chốt, sẽ rất cần liên thông với thế giới để giúp chính đơn vị sản xuất tham gia bảo hiểm giá thông qua việc mua bán các hợp đồng tương lai từ Sở Giao dịch, từ đó chủ động kiểm soát chi phí, giá thành. Các mặt hàng có tính đặc thù của Việt Nam như: gạo, thịt heo,… cũng rất cần các sàn giao dịch chuyên biệt để minh bạch hóa giao dịch, tạo ra tính ổn định thị trường.Về dài hạn, môi trường vĩ mô muốn thu hút được đầu tư quốc tế còn cần phải gắn với kinh tế tuần hoàn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nếu không có sự thích ứng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ bị bỏ xa so với thế giới, vì các đối tác thương mại đang tạo ra khá nhiều rào cản về cơ chế thuế biên giới carbon.Theo WB, biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến 1 triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.Điểm tích cực là nước ta đã có những hành động cụ thể. Thí dụ, Việt Nam là quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương đầu tiên nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do bảo vệ và trồng rừng.Với các ưu thế trên, cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng thị trường giao dịch các sản phẩm tín chỉ carbon và hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh bền vững. Khi đó, việc tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô mới thực sự ổn định và đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
https://nhandan.vn/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-hoi-nhap-kinh-te-trong-thoi-ky-bien-dong-post811845.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "tăng trưởng toàn cầu", "hội nhập kinh tế", "chỉ số giá tiêu dùng", "CPI", "FED", "kinh tế Việt Nam" ] }
Sầu riêng đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu
Sầu riêng đang được xem là cây ăn quả phát triển “nóng” ở Việt Nam nói chung và khu vực Nam Bộ nói riêng sau sự kiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc vào ngày 11/7/2022.
Sau khi Nghị định thư này có hiệu lực, hàng trăm tấn sầu riêng của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Trung Quốc và không ngừng gia tăng trong năm 2023 cũng như những tháng đầu năm 2024.Một thời gian dài, do giá bán tăng cao, lợi nhuận mang lại cho nông dân rất lớn, nhiều người đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, các loại cây trồng khác sang trồng sầu riêng. Việc phát triển “nóng” loại cây này đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý vùng trồng, cũng như duy trì đà tăng trưởng để phát triển theo hướng bền vững.Diện tích sầu riêng tăng “nóng”Việc phát triển quá nhanh về diện tích trồng sầu riêng ở hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, trong đó có nhiều khu vực ngoài quy hoạch, chưa bảo đảm hạ tầng thủy lợi, nhất là những nông dân chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng sầu riêng chưa có nhiều kinh nghiệm, được cảnh báo sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau. Ông Nguyễn Văn Mới, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trồng được 0,3 ha sầu riêng giống Monthong được gần 5 năm tuổi.Trong vụ mùa đầu tháng 2/2024, ông bắt đầu xử lý cho trái đầu tiên. Sau khi vườn sầu riêng đậu trái được gần một tháng thì gặp đợt cháy lá nặng. Cây suy yếu, nhiều cành nhánh bị chết, trái rụng dần. Gia đình ông quyết định cắt bỏ toàn bộ số trái để cứu vườn cây. Ngồi buồn nhìn vườn cây xơ xác, ông Nguyễn Văn Mới cho biết: “Trước đây, gia đình chuyên trồng lúa. Vài người dân ở đây bàn bạc và chuyển đổi từ đất lúa sang trồng sầu riêng.Trong vụ trái đầu, chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, cho nên bị thiệt hại khá lớn. Không có lợi nhuận từ vụ trái đầu tiên mà cây suy kiệt, gia đình phải thuê cán bộ kỹ thuật chuyên trồng sầu riêng để cứu vườn cây. Tốn rất nhiều chi phí nhưng cây phục hồi khá chậm. Phải mất thêm gần một năm nữa, vườn sầu riêng này mới có thể xử lý trái trở lại. Việc trồng sầu riêng không dễ”.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, đề án phát triển cây sầu riêng của địa phương đến năm 2025 là từ 14.000-16.000 ha. Tuy nhiên, đến thời điểm này, diện tích sầu riêng đã tăng lên gần 22.000 ha. Trong đó, diện tích đang cho trái hơn 14.900 ha. Nếu trước đây, diện tích vùng chuyên canh sầu riêng chỉ tập trung ở các xã ven sông Tiền của các huyện Cai Lậy, Cái Bè, thì hiện nay đã mở rộng sang hầu hết các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía tây và vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Tiền Giang như: thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước.Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang Võ Văn Men cho biết: Quan điểm của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang là không khuyến khích phát triển thêm diện tích trồng sầu riêng ở những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc ngoài các vùng quy hoạch, theo Nghị định 62 về việc chuyển đổi cây trồng ở vùng đất trồng lúa.Tại tỉnh Bến Tre, diện tích sầu riêng cũng tăng khá nhanh và tập trung ở các vùng nước ngọt như: Chợ Lách, Châu Thành. Đến nay, địa phương có khoảng 2.760 ha trồng sầu riêng, trong đó có 1.935 ha cho trái. So với năm 2015, diện tích trồng sầu riêng tăng khoảng 700 ha.Quyền Trưởng phòng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre) Nguyễn Phúc Hiệp cho biết: “Khi cây sầu riêng phát triển “nóng” tại các địa phương, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã có công văn gửi các địa phương, các đơn vị trực thuộc khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp”.Theo Viện Cây ăn quả miền nam thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích trồng sầu riêng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2016, cả nước chỉ có 33.400 ha, thì năm 2022 đã có hơn 112.000 ha. Trong năm 2023, diện tích trồng sầu riêng tiếp tục được mở rộng và đạt khoảng 127.000 ha.Trong hai năm gần đây, nhiều địa phương tăng tốc mở rộng diện tích trồng sầu riêng. Cả nước hiện đã vượt so với định hướng đặt ra khoảng 50.000 ha sầu riêng (Đề án Phát triển cây ăn trái chủ lực đến năm 2025 và 2030 theo Quyết định số 4085 ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển sầu riêng đến năm 2030 khoảng 65.000-75.000 ha). Đây là điều khiến nhiều người lo ngại vấn đề cung-cầu và giá cả sầu riêng sẽ diễn biến phức tạp.Phát triển phải theo hướng bền vữngĐể phát triển cây sầu riêng một cách bền vững, tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường liên kết, chế biến sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu đi các nước. Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) là hợp tác xã điển hình của tỉnh Bến Tre trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái sầu riêng theo chuỗi giá trị. Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú Nguyễn Thị Thinh cho biết: “Hiện tại, hợp tác xã có 301 thành viên đã được công nhận 5 mã số vùng trồng, với diện tích 168 ha liên kết với Công ty Quỳnh Mai, Công ty Tây Nam và vựa trái cây 6 Thắm để tiêu thụ sản phẩm.Hợp tác xã trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP và đang hoàn thiện để được công nhận sản phẩm OCOP từ 4 sao lên 5 sao nhằm phục vụ thị trường. Ngoài ra, hợp tác xã đang thực hiện đề tài chế biến sầu riêng bằng công nghệ sấy để chế biến sâu, tăng giá trị quả sầu riêng. Hiện tại hợp tác xã đã được chỉ dẫn địa lý cho 200 ha sầu riêng”.Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Huỳnh Quang Đức cho biết:Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đang tập trung phối hợp với các địa phương thực hiện Nghị quyết 07 năm 2021 của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2020-2025; trong đó, có cây sầu riêng. Việc phát triển cây sầu riêng tại tỉnh Bến Tre trong thời gian qua đã chú trọng nâng cao chất lượng, thống nhất quy trình canh tác theo tiêu chuẩn an toàn hoặc tương đương và sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết để có vùng nguyên liệu lớn.Đồng thời, địa phương tập trung xây dựng mã số vùng trồng nội địa và xuất khẩu để bảo đảm liên kết tiêu thụ, hạn chế cung vượt cầu, dư thừa, dội chợ. Ngoài ra, đầu ra của sản phẩm phải thông qua các liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ, sản xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu…”.Tỉnh Tiền Giang đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển cây sầu riêng đến năm 2025 và Dự án xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, toàn vùng hình thành được 15 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kiểu mới, thu hút gần 16.000 thành viên.Mạng lưới các hợp tác xã trong vùng chuyên canh sầu riêng này đang phát huy vai trò kinh tế tập thể kiểu mới, tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao giá trị trái sầu riêng thông qua hình thành chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ, áp dụng khoa học-công nghệ, gắn kết sản xuất và kinh doanh, ứng dụng công nghệ xử lý sau thu hoạch, chế biến sâu và giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm...Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang cũng tích cực hỗ trợ các hợp tác xã, nông dân trồng sầu riêng phát triển sản xuất, chú trọng chuyển giao khoa học-kỹ thuật giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu; xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sầu riêng gắn với xúc tiến thương mại và phát triển thị trường…Đặc biệt, tỉnh hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng sầu riêng an toàn theo hướng VietGAP hoặc GlobalGAP, kỹ thuật ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa rải vụ, tưới phun sương tự động tiết kiệm nước…Đồng thời, các ngành chức năng của tỉnh tích cực kết nối cung-cầu, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho trái sầu riêng thông qua các kênh phân phối lớn như: Các siêu thị, trung tâm thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên canh sầu riêng tham dự, tìm kiếm cơ hội làm ăn tại các hội chợ kết nối cung-cầu hàng hóa; phối hợp Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội Rau quả Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và quốc tế. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Tiến sĩ Đoàn Hữu Tiến, Viện Cây ăn quả miền nam cho biết: Để duy trì sự tăng trưởng về thị trường nói chung và xuất khẩu nói riêng cho ngành hàng sầu riêng là vấn đề đặt ra cho nhà quản lý cũng như giới thương mại. Khi thị trường biến động, xuất khẩu gặp trục trặc sẽ tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng, nhất là nông dân trồng sầu riêng.Chính vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến tất cả các khâu của chuỗi cung ứng sầu riêng; trong đó, khâu sản xuất sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thị trường về quy cách sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, trước và sau thu hoạch; thực hiện tốt khâu truy xuất nguồn gốc, có mã vùng trồng, mã nhà đóng gói… là giải pháp căn cơ để tạo lòng tin lâu dài và góp phần vào việc duy trì thị trường xuất khẩu sầu riêng lâu bền.Nhu cầu thị trường Trung Quốc đối với trái sầu riêng còn có xu hướng tăng, song sắp tới việc cạnh tranh giữa sầu riêng sản xuất từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào… với sầu riêng của Việt Nam sẽ trở nên gay gắt hơn. Vì vậy, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc và các yêu cầu trong Nghị định thư.Theo Tiến sĩ Đoàn Hữu Tiến, nhà vườn và doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ và cùng nhau sản xuất sầu riêng bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và truy xuất nguồn gốc. Nếu trái sầu riêng của Việt Nam không chú trọng cải thiện về chất lượng, mẫu mã và đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc thì sẽ tự làm khó cho mình khi xuất khẩu vào thị trường này.
https://nhandan.vn/sau-rieng-dap-ung-yeu-cau-cua-thi-truong-nhap-khau-post807058.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [] }
Giảm 3.649 tỷ đồng dự án hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành
NDO -Liên quan đến dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành), chiều 12/5, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnhĐồng Naicho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 401/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh dự án. Theo đó, đáng chú ý dự án được điều chỉnh giảm hơn 3.649 tỷ đồng.
Cụ thể, theo quyết định, phạm vi thực hiện dự án được điều chỉnh bao gồm: Đất xây dựng sân bay là 5.000ha; đất xây dựng khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn là gần 285ha; đất xây dựng một phần phân khu III khu tái định cư Bình Sơn là gần 82ha và đất tái lập hạ tầng ngoài ranh giới sân bay là hơn 32ha.Đối với tổng mức đầu tư, điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư từ 22.856 tỷ đồng xuống 19.207,504 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng hạ tầng các khu tái định cư hơn 2.324 tỷ đồng; tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không gần 554 tỷ đồng; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 15.995 tỷ đồng; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống người dân 306 tỷ đồng và lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án 27 tỷ đồng.Quyết định cũng điều chỉnh thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án từ năm 2017 đến hết năm 2024; đồng thời, điều chỉnh các dự án thành phần có cấu phần xây dựng gồm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại xã Lộc An - Bình Sơn; các công trình xã hội khu tái định cư tại xã Lộc An - Bình Sơn; tái lập hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội ngoài ranh giới sân bay Long Thành.Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đang được hoàn thiện hạ tầng xã hội.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện theo đúng trách nhiệm được giao của chủ đầu tư, trong đó thực hiện việc điều chỉnh các dự án thành phần tương ứng (nếu có).Cùng với đó, tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng Thẩm định Nhà nước, các ý kiến nêu tại báo cáo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành của Hội đồng Thẩm định Nhà nước và ý kiến của các cơ quan liên quan.Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm tiến độ bàn giao đất để đầu tưxây dựng sân bay Long Thành.Thực hiện việc đầu tư, xây dựng khu tái định cư bảo đảm nguyện vọng của người dân, tránh khiếu kiện, khiếu nại. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, các cơ quan kiểm tra, thanh tra về quá trình rà soát, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, xác định chi phí đầu tư, hiệu quả đầu tư dự án.Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải phối hợp và hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong quá trình thực hiện việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.Thi công hạng mục đường cất, hạ cánh sân bay Long Thành.Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành được xây dựng trên diện tích 5.000ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay được xây dựng đạt cấp 4F, là cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực. Dự án có công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa năm.Tổng mức đầu tư khái toán toàn bộ dự án là khoảng 16,06 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 là 5,45 tỷ USD sẽ hoàn thành vận hành thử nghiệm vào tháng 3/2026 và chính thức hoạt động tháng 6/2026.Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được giao chủ đầu tư thực hiện xây dựng giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành.Đối với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành được giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thực hiện.
https://nhandan.vn/giam-3649-ty-dong-du-an-ho-tro-tai-dinh-cu-san-bay-long-thanh-post808972.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Sân bay Long Thành", "Đồng Nai", "tái định cư" ] }
Cần quy định cụ thể việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù
NDO -Theo đại biểu Quốc hội, nội dung liên quan đấu giá tài sản đối với một số loại tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, tài sản thi hành án dân sự... cần phải được quy định cụ thể, chặt chẽ trong luật để bảo đảm tính khả thi khi triển khai trên thực tế.
Tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Đấu giá tài sản.Góp ý kiến vào dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) bày tỏ quan tâm đến quy định về đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, tài sản thi hành án dân sự, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, quyền khai thác khoáng sản…Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) tham gia ý kiến thảo luận tại hội trường chiều 21/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Đại biểu cho rằng, những quy định này được đưa ra trong bối cảnh pháp luật về đấu giá tài sản thời gian qua theo Luật hiện hành còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc cho tổ chức đấu giá cũng như người có tài sản đấu giá và các cá nhân, tổ chức có liên quan.Cụ thể như quy định về thời hạn bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá còn chưa thực sự hợp lý; chế tài xử lý chưa đủ mạnh đối với hành vi vi phạm pháp luật; chưa có cơ chế hủy kết quả đấu giá trong một số trường hợp; quy định về trường hợp cấm tham gia đấu giá chưa đầy đủ, chưa có quy định về thẩm quyền xét duyệt hồ sơ đối với một số tài sản có các yêu cầu điều kiện tham gia đấu giá như quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng đất đã được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư.Ngoài ra, việc áp dụng một số quy định chung về đấu giá tài sản với một số loại tài sản đặc thù như tài sản thi hành án dân sự còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.Vì vậy, đại biểu cho rằng, cần đưa các tài sản đặc thù này vào dự thảo Luật với những quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ để bảo đảm tính khả thi khi triển khai thi hành luật trên thực tiễn. "Chính phủ cần có quy định chi tiết đối với các loại tài sản đặc thù này khi triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản", đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị.Quang cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Đối với việc đấu giá tài sản có giá trị lớn, đại biểu đoàn Lâm Đồng đề nghị ban soạn thảo lưu tâm đến điều kiện khi chủ thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, đó là tiêu chí xác định về năng lực tài chính hoặc được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khi tham gia.Thừa nhận đây là việc khó nhưng đại biểu cho rằng, việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá như chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết, bảo đảm việc đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả, công khai, rõ ràng, minh bạch và khả thi, loại trừ dần hiện tượng "chân gỗ" hoặc "quân xanh, quân đỏ" trong hoạt động đấu giá.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngBổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sảnGóp ý về hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) đề nghị bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản.Cụ thể là các hành vi gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá; hoặc nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người đăng ký tham gia đấu giá ngoài tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện, không thực hiện việc đấu giá tài sản hoặc thực hiện việc đấu giá tài sản không đúng quy định.Theo đại biểu, báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa quy định rõ, vì vậy cần tiếp tục cân nhắc, xem xét bổ sung quy định này.Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) phát biểu ý kiến. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Có chung mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (đoàn TP Hồ Chí Minh) nêu, tại khoản 1 Điều 39 có quy định tổ chức hành nghề đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.Theo đại biểu, đây cũng là một hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc chuyển nội dung của khoản này vào các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 9 cho phù hợp, bảo đảm tính thống nhất và tránh các hành vi bị nghiêm cấm quy định rải rác ở các điều luật khác nhau.Cũng liên quan đến các hành vị bị nghiêm cấm, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang) đề nghị làm rõ hơn hành vi cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ tham gia lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản.Đại biểu cho rằng, nên cân nhắc thêm việc quy định hành vi này là “cố ý” hay chỉ cần quy định hành vi “cung cấp thông tin…” vì để xác định thế nào là hành vi cố ý là khá khó, cần phải có quy định cụ thể thế nào là “cố ý” để tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong quá trình thực thi.Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị bổ sung thêm nội hàm của hành vi này không chỉ cung cấp thông tin không chính xác mà còn cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ.Lý giải thêm, đại biểu cho biết trên thực tế đã có tình trạng tổ chức đấu giá không trung thực, không đầy đủ trong việc kê khai thông tin trong hồ sơ theo hướng có lợi cho tổ chức mình. Đồng thời, người có tài sản cũng không và chưa thực hiện hết trách nhiệm trong việc xem xét, xác minh hồ sơ dẫn đến việc lựa chọn tổ chức đấu giá không phù hợp.
https://nhandan.vn/can-quy-dinh-cu-the-viec-dau-gia-doi-voi-mot-so-loai-tai-san-dac-thu-post810439.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "đấu giá tài sản", "tài sản đặc thù", "quyền sử dụng đất", "tài sản thi hành án dân sự", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "Luật Đấu giá tài sản" ] }
Triển vọng tiêu thụ yếu đè nặng giá kim loại
NDO -Đóng cửa ngày giao dịch 23/4, lực bán tiếp tục chiếm lĩnh trên bảnggiá kim loại. Căng thẳng hạ nhiệt tại Trung Đông làm giảm nhu cầu trú ẩn bằng kim loại quý, kéo giá bạch kim suy yếu; giá đồng, giá quặng sắt đồng loạt giảm; giá bạc tăng nhẹ sau phiên lao dốc mạnh.
Sau khi trải qua phiên lao dốc mạnh, tương tự như dầu thô,giá bạcphục hồi trong sắc xanh nhờ sự suy yếu của đồng USD. Chốt ngày, giá bạc tăng nhẹ 0,43% lên 27,36 USD/ounce.Trái lại, giá bạch kim tiếp tục giảm 0,91% về 922,8 USD/ounce do vai trò trú ẩn bị thất thế. Mặc dù giá bạch kim cũng bật tăng sau khi Mỹ công bố số liệu PMI, tuy nhiên mức giảm mạnh vào phiên sáng đã khiến giá vẫn kết ngày trong sắc đỏ. Căng thẳng hạ nhiệt tại Trung Đông làm giảm nhu cầu trú ẩn bằng kim loại quý, kéo giá bạch kim suy yếu.Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp tục giảm 0,93% khi rủi ro nguồn cung được xoa dịu. Ủy ban Đồng Chile (Cochilco) cho biết Chile, quốc gia sản xuất đồng lớn nhất thế giới, dự kiến ​​​sản xuất kỷ lục 5,8 triệu tấn đồng vào năm 2025, tương đương tăng khoảng 6% so sản lượng dự kiến của năm nay. Ngoài ra, công ty khai thác khổng lồ Anglo American báo cáo sản lượng đồng đạt 198.100 tấn trong quý I, tăng 11% so cùng kỳ.Cùng chung xu hướng, giá quặng sắt giảm về mức thấp nhất trong một tuần do triển vọng tiêu thụ thép kém lạc quan tại Trung Quốc. Các nguồn tin thương mại và nhà máy cho biết, nhu cầu thép tổng thể của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm trong quý II năm nay, từ đó gây áp lực lên nhu cầu nguyên liệu thô đầu vào là quặng sắt. Trong quý I, tiêu thụ thép tại Trung Quốc đã giảm 6,3% so cùng kỳ xuống chỉ còn 218,81 triệu tấn.Bên cạnh đó, tồn kho quặng sắt ngày càng tăng tại Trung Quốc cho thấy nhu cầu yếu kém cũng khiến giá quặng sắt gặp áp lực. Theo dữ liệu của công ty Steelhome, tồn kho quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc hiện đã tăng lên 145,16 triệu tấn, tương đương tăng 21,9% so cuối năm 2023 và tăng 12% so cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tồn kho cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 4/2022.
https://nhandan.vn/trien-vong-tieu-thu-yeu-de-nang-gia-kim-loai-post806200.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá kim loại", "giá bạc", "giá bạch kim", "thị trường hàng hóa" ] }
Tồn kho xăng dầu Mỹ giảm kéo giá phục hồi
NDO -Mặc dù gặp áp lực trong nửa đầu ngày giao dịch 15/5 do những sự hoài nghi về mức độ tuân thủ cắt giảm sản lượng củaTổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), nhưng giá dầu đã phục hồi rõ rệt vào nửa cuối phiên.
Tồn khoxăng dầu Mỹ giảm, cùng với kỳ vọng tích cực hơn trong việc kiểm soát lạm phát tại Mỹ đã thúc đẩy lực mua quay trở lại. Đóng cửa, giá dầu WTI tăng 0,78% lên 78,63 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,45% lên 82,75 USD/thùng.Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 10/5 đã giảm 2,5 triệu thùng, nhiều hơn so với dự báo giảm 500.000 thùng trong cuộc thăm dò của Reuters. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng giảm nhẹ, phản ánh nhu cầu nhiên liệu có tín hiệu tích cực trước mùa lái xe cao điểm.Giá dầuđã phục hồi rõ rệt sau báo cáo trên.Cùng mang tính hỗ trợ cho giá dầu, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trong báo cáo tháng 5 đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trung bình năm 2024 thấp hơn 140.000 thùng/ngày so báo cáo trước, nhưng dự báo tăng trưởng nguồn cung thấp hơn đến 190.000 thùng/ngày so với báo cáo tháng 4. Như vậy, IEA đánh giá thị trường dầu sẽ thâm hụt trung bình khoảng 70.000 thùng/ngày trong năm nay, so với chỉ 20.000 thùng/ngày trong dự báo trước đó.Bên cạnh đó, một trận cháy rừng lớn tiến đến Fort McMurray, trung tâm công nghiệp cát dầu của Canada sản xuất 3,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tương đương 2/3 tổng sản lượng quốc gia này, cũng đã hỗ trợ tâm lý mua dầu.Về mặt vĩ mô, đồng USD giảm giá ngay sau dữ liệu lạm phát Mỹ, củng cố lực mua dầu do chi phí bớt đắt đỏ hơn.
https://nhandan.vn/ton-kho-xang-dau-my-giam-keo-gia-phuc-hoi-post809552.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "giá dầu", "OPEC+", "Tồn kho xăng dầu", "lạm phát Mỹ" ] }
Đưa thương hiệu Việt ra thế giới, Masan Consumer hướng đến 10-20% doanh thu từ thị trường toàn cầu
Trong khuôn khổ Đại hội Cổ đông của thường niên của Công ty CP Tập đoàn Masan và 2 công ty thành viên công ty CP hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) và Masan MEATLife diễn ra ngày 25/4 tại TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Masan khẳng định tiếp tục kiên định hiện thực hoá tầm nhìn mỗi gia đình Việt Nam có mọi sản phẩm của Masan, mỗi gia đình thế giới có ít nhất một sản phẩm của Masan. Để thực hiện được điều đó, Masan Consumer hướng tới mục tiêu có 10-20% doanh thu từ thị trường toàn cầu.
Không chỉ chú trọng tăng trưởng mà tập trung gia tăng lợi nhuậnChia sẻ thông điệp “Kiên định hiện thực hóa tầm nhìn” tại Đại hội Cổ đông, ông Danny Le, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan nhấn mạnh cam kết của Masan về vận hành công ty một cách hiệu quả và không ngừng tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận kể từ khi đặt cược vào mạng lưới bán hàng hiện đại vào năm 2019. “Chúng tôi đã nắm trong tay kế hoạch rõ ràng để khai mở giá trị cổ đông cho Masan Consumer trong ngắn hạn và WinCommerce trong trung hạn. Ở vị thế Tập đoàn, chúng tôi không chỉ tập trung vào tăng trưởng mà còn đặt trọng tâm vào gia tăng lợi nhuận trong 18 - 24 tháng tới”, ông Danny Le chia sẻ thêm.Tại Đại hội, ông Danny Le trình bày kế hoạch chiến lược nhằm tạo ra giá trị cho cổ đông của Masan và các cột mốc mà Công ty đạt được trong năm 2023. Trong năm 2023, Masan vẫn duy trì sự tập trung vào các công thức tăng trưởng, các năng lực cốt lõi và đạt được một số cột mốc quan trọng bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức.Thứ nhất là tăng trưởng mạng lưới, cơ sở hạ tầng thực chất để tiếp cận 100 triệu người tiêu dùng khi 90% lượng tiêu dùng hiện vẫn ở dạng offline. Từ năm 2021 sau quá trình tái cơ cấu mạng lưới cửa hàng WinCommerce, công ty đã và đang gia tăng số lượng cửa hàng, siêu thị, phấn đấu năm 2024 đạt 4000 cửa hàng và 90% số siêu thị mini đạt mức hoà vốn EBITDA.Thứ hai là tăng trưởng thị phần chi tiêu, mở rộng thị trường mục tiêu cho những thương hiệu mạnh của Masan như CHIN-SU, Omachi, Kokomi, WakeUp 247, Heo Cao Bồi và Chanté. Các thương hiệu của Masan sẽ đại diện cho văn hóa ẩm thực Việt Nam trên toàn cầu. Thị trường mục tiêu cho việc tiêu thụ toàn cầu của ngành hàng Gia vị và Thực phẩm tiện lợi được dự kiến sẽ đạt 380 tỷ USD.Thứ ba là tăng trưởng hội viên, kết nối nhãn hàng, nhà bán lẻ và người tiêu dùng qua chương trình Hội viên WIN. Ra mắt trên toàn quốc vào năm 2023, chương trình đã sẵn sàng trở thành chương trình thành viên lớn nhất Việt Nam với số lượng thành viên đăng ký đạt 8,5 triệu trong quý I/2024 và dự kiến sẽ đạt 30 triệu vào năm 2025. WinCommerce kỳ vọng sẽ tăng số lượng người dùng active hàng tháng, với tiềm năng tăng doanh thu thêm 1 tỷ USD.Cuối cùng Masan có chìa khóa là hệ thống hậu cần logistic và áp dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ. Masan tiếp tục thực thi chiến lược số hóa bằng cách triển khai hệ thống ERP, tự động hóa toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh và áp dụng AI và Machine learning (máy học). Kết quả thu về ban đầu khả quan: cải thiện về lượng hàng tồn kho, giảm số ngày tồn kho, độ chính xác dự báo cao hơn và cải thiện chi phí logistics cho các cửa hàng WinCommerce được thí điểm.Mỗi gia đình Việt Nam, mọi sản phẩm Masan; mỗi gia đình thế giới, ít nhất một sản phẩm MasanTổng Giám đốc Masan Consumer Trương Công Thắng chia sẻ câu chuyện thú vị về hiện thực hóa tầm nhìn “Mỗi gia đình Việt Nam, mọi sản phẩm Masan; mỗi gia đình thế giới, ít nhất một sản phẩm Masan”.Tại Đại hội cổ đông, Tổng Giám đốc Masan Trương Công Thắng chia sẻ một câu chuyện thú vị: “Cách đây 6 tháng có một bạn sinh viên hỏi rằng tôi tự hào nhất sản phẩm nào trong số hàng trăm sản phẩm của Masan Consumer trên thị trường. Và bạn sinh viên đó đã vô cùng ngạc nhiên khi tôi nhắc đến chai nước tương Tam thái tử có giá 7 nghìn đồng chứ không phải những thương hiệu như nước mắm cá cơm Biển Đông. Sản phẩm của Masan Consumer không phải chỉ dành cho các gia đình có điều kiện mà còn giúp cho các gia đình đang chật vật mưu sinh có thể có gia vị cho bữa ăn trong vòng 2 tuần. Hiểu rằng công ty hướng đến 100 triệu dân Việt Nam, tôi và đội ngũ Masan Consumer đã lăn lộn để tìm hiểu nhu cầu của mọi người dân, hiểu được những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi của họ”Tầm nhìn của Masan Consumer không dừng lại ở việc phục vụ 100 triệu người dân Việt Nam. Tại Đại hội ông Trương Công Thắng đã đưa ra chiến lược để Masan Consumer hiện thực hoá tầm nhìn “Mỗi gia đình Việt Nam, mọi sản phẩm Masan; mỗi gia đình thế giới, ít nhất một sản phẩm Masan”. Cho đến nay Masan Consumer đã gây dựng thành công 5 thương hiệu mạnh có doanh thu hàng năm từ 150 triệu USD – 200 triệu USD là Kokomi, Omachi, Chin-su, Nam Ngư và Wakeup 247. Sự phát triển của các thương hiệu này là kết quả của chiến lược nhất quán kéo dài hàng thập kỷ theo sát người tiêu dùng để giải quyết nhu cầu lớn chưa được đáp ứng.Masan Consumer đặt mục tiêu mở rộng mục tiêu bằng cách tham gia thị trường tiêu dùng bên ngoài, cung cấp các sản phẩm cao cấp thay thế bữa ăn tại nhà hoặc thay thế bữa ăn tại nhà hàng. Mục tiêu chiến lược của Masan Consumer là sở hữu 6 thương hiệu tỷ đô bằng việc cao cấp hoá sản phẩm, mở rộng phạm vi sản phẩm cho từng thương hiệu và mở rộng thị trường có thể tiếp cận 100 triệu người tại Việt Nam và 8 tỷ người trên thế giới. Masan Consumer thực hiện chiến lược “Go Global” (Ra thế giới) bằng việc đặt mục tiêu 10-20% doanh thu từ thị trường toàn cầu, đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới”. Masan Consumer cũng đặt mục tiêu trở thành công ty hàng đầu châu Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ mô hình FMCG mới.Khách mời trải nghiệm sản phẩm mới của Masan Consumer.Sau phần trình bày của các ông Danny Le và Trương Công Thắng, Bà Nguyễn Trương Kim Phượng - Giám đốc Marketing Cấp cao – Ngành hàng Thực phẩm Tiện lợi (Công ty Masan Consumer) chia sẻ lộ trình để Omachi trở thành thương hiệu tỷ đô bằng cách cao cấp hóa thương hiệu và mở rộng sang thị trường thay thế bữa ăn tại nhà hàng. Omachi đặt mục tiêu mở rộng thị trường mục tiêu từ 1 tỷ USD của ngành hàng Mì ăn liền lên 17 tỷ USD của ngành hàng Thay thế bữa ăn tại nhà hàng (RMR) với việc ra mắt Lẩu tự sôi, Cơm tự chín Omachi tại sự kiệnBà Đinh Hồng Vân - Giám đốc cấp cao ngành hàng gia vị (Công ty Masan Consumer) đưa ra kế hoạch chi tiết để CHIN-SU trở thành thương hiệu tỷ đô bằng cách cao cấp hóa thương hiệu, mở rộng phạm vi danh mục sản phẩm và thực hiện chiến lược “Go Global”.Tái cơ cấu WinCommerce thành côngTrong khuôn khổ của Đại hội đồng cổ đông, Bà Nguyễn Thị Phương, Tổng Giám đốc của WinCommerce trình bày những thành tựu đạt được từ giai đoạn tái cơ cấu và công bố mục tiêu đạt lợi nhuận ròng sau thuế là dương trong năm quý I/2025. WinCommerce đã hoàn thành giai đoạn tái cơ cấu trong năm 2023, giúp mang đến những cải thiện đáng kể về hiệu quả tài chính với doanh thu tăng lên 7.957 tỷ đồng đánh dấu mức tăng trưởng 9% trong quý I/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, WinCommerce đã đạt được EBIT hàng nhu yếu phẩm dương trong ba quý liên tiếp trong quý I/2024, đồng thời ghi nhận 2.205 cửa hàng có EBIT dương.Tổng Giám đốc WinCommerce Nguyễn Thị Phương trình bày những thành tựu từ quá trình tái cơ cấu công ty.Bước ngoặt cho sự chuyển đổi tích cực này là biên lợi nhuận thương mại của WinCommerce tăng đáng kể 10% trong khi vẫn giữ được mức giá cạnh tranh. Vào năm 2023, với mục tiêu phục vụ các phân khúc người tiêu dùng đa dạng từ đại chúng đến giàu có, WinCommerce đã hoàn thiện, nâng cấp đổi mới hình thức và triển khai các mô hình mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thành thị và nông thôn. WinCommerce cam kết phục vụ các kênh bán lẻ hiện đại còn nhiều tiềm năng phát triển và thị trường nông thôn chưa được khai thác, duy trì vị trí dẫn đầu về mạng lưới cửa hàng và hướng đến mục tiêu sở hữu hơn 4.000 cửa hàng vào cuối năm 2024.Trong quý I/2024, WinCommerce đánh dấu cột mốc quan trọng khi chương trình Hội viên WIN đã thu hút hơn 8,5 triệu hội viên và hỗ trợ mở 1 triệu tài khoản Techcombank mới. WinCommerce cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua chuyển đổi xuyên suốt chuỗi giá trị và dự báo nhu cầu dựa trên công nghệ máy học giúp tối ưu hóa hàng tồn kho, dự báo nhu cầu và số ngày tồn kho.Năm 2024, Tập đoàn Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ năm trước. Các mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi vẫn được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu. Chương trình Hội viên WIN sẽ tiếp tục tập trung vào việc gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp và đối tác của Masan. Lợi nhuận sau thuế thuần cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số (Core NPAT Pre – MI) dự kiến sẽ nằm trong khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.
https://nhandan.vn/dua-thuong-hieu-viet-ra-the-gioi-masan-consumer-huong-den-10-20-doanh-thu-tu-thi-truong-toan-cau-post806472.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [] }
Cổ phiếu chứng khoán khởi sắc, VN-Index vượt mốc 1.250 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 15/5, lực cầu gia tăng mạnh và lan rộng đã giúp thị trường tràn ngập sắc xanh ngay từ khi mở cửa. Trong phiên chiều, nhóm cổ phiếu bluechip cùng nhóm chứng khoán bứt phá đã giúp các chỉ số chính nới rộng đà tăng. Chốt phiên,VN-Indextăng 11,11 điểm và lên mức 1.254,39 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng mạnh so phiên trước, đạt hơn 19.349,06 tỷ đồng; khối ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 296 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa chỉ còn 3 mã: ACB, TPB, VPB giảm nhẹ, SHB đứng giá, còn lại đều tăng.Trong đó, HPG tăng cao nhất khi tăng 3,31% lên 31.200 đồng/cổ phiếu, tiếp đến FPT tăng 2,76% lên 134.100 đồng/cổ phiếu, MSN tăng 2,27%, STB tăng 2,02%, PLX tăng 1,87%, SSI tăng 1,27%, MWG tăng 1,16%, BID tăng 1,04%.Các mã còn lại: BCM, BVH, CTG, GAS, GVR, HDB, MBB, POW, SAB, SSB, TCB, VCB, VHM, VIB, VIC, VJC, VNM, VRE tăng nhẹ.Nhómcổ phiếu chứng khoángiao dịch tích cực nhất khi đua nhau khởi sắc. Bên cạnh SSI đã kể trên, CTS và FTS tăng trần, APG tăng 3,81%, AGR tăng 3,15%, VDS tăng 3,03%, BSI tăng 2,87%, ORS tăng 2,02%, VIX tăng 2%, VCI tăng 1,89%, HCM tăng 1,75%, TVS tăng 1,67%, VND tăng 1,45%, TVB tăng 0,99%.Nhóm cổ phiếu thép ngoại trừ DTL giảm 0,76%, còn lại đều tăng. Bên cạnh HPG đã kể trên, VCA tăng 3,81%, TLH tăng 3,40%, SMC tăng 2,27%, NKG tăng 1,87%, HSG tăng 1,68%, HMC tăng 0,43%.Nhómcổ phiếu ngân hàngchốt phiên chỉ còn 3 mã: ACB, TPB, VPB giảm nhẹ, cùng EIB, SHB dừng ở tham chiếu, còn lại đều tăng. Bên cạnh các mã: BID, CTG, HDB, MBB, SSB, STB, TCB, VCB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: LPB tăng 2,49%, MSB tăng 0,71%, OCB tăng 0,36%.Nhóm cổ phiếubất động sảnđóng cửa nghiêng về sắc xanh, trong đó VPH tăng trần, CKG tăng 4,7%, DTA tăng 5,3%, ITC tăng 2,45%, NVL tăng 2,9%...Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có nhiều mã bất ngờ bứt phá, như: AAT, CIG, CTR, DPG, DXV, HVH, NHA, SFC, VIP, VOS tăng trần.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay tăng điểm mạnh ở phiên chiều, VNXALL-Index đóng cửa tăng 21,47 điểm (+1,05%), lên mức 2.066,22 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 898,92 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.481,61 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 264 mã tăng giá, 80 mã đứng giá và 136 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 238,78 điểm, tăng 1,82 điểm (+0,77%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 114,83 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.122,83 tỷ đồng. Toàn sàn có 106 mã tăng, 46 mã đứng giá và 83 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 6,40 điểm (+1,24%) và lên mức 524,40 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 77,22 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 1.818,72 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 20 mã tăng, 2 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 92,10 điểm, tăng 0,49 điểm (+0,53%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 43,79 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 654,75 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 158 mã tăng, 86 mã đi ngang và 120 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 11,11 điểm (+0,89%) và lên mức 1.254,39 điểm. Thanh khoản đạt hơn 880,17 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.149,93 tỷ đồng. Toàn sàn có 290 mã tăng, 94 mã đứng giá và 126 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 12,66 điểm (+0,99%) và ở mức 1.289,97 điểm. Thanh khoản đạt hơn 249,15 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 8.443,93 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 26 mã tăng, 1 mã đi ngang và 3 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HPG (hơn 45,11 triệu đơn vị), NVL (hơn 28,34 triệu đơn vị), VIX (hơn 27,86 triệu đơn vị), SHB (hơn 21,58 triệu đơn vị), SSI (hơn 20,29 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là DXV (6,98%), CTS (6,96%), VPH (6,96%), CTR (6,96%), HVH (6,92%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là FTS (-24,20%), VNS (-12,21%), CLW (-6,97%), AAM (-4,44%), LGL (-3,86%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 224.343 hợp đồng được giao dịch, giá trị 28.828,56 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/co-phieu-chung-khoan-khoi-sac-vn-index-vuot-moc-1250-diem-post809448.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bluechip", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu chứng khoán" ] }
Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam vẫn duy trì mức tăng cao
NDO -Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đăng ký mới tăng mạnh so cùng kỳ là do số lượng dự án mới tăng cao và có dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (hơn 400 triệu USD và hơn 600 triệu USD).
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến ngày 20/5, tổngvốn đầu tư nước ngoài (FDI)vào Việt Nam đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đầu tư mới vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ kể cả về số dự án và vốn đầu tư.Cụ thể, về vốn đăng ký mới, cả nước có 1.227 dự án mới được cấpGiấy Chứng nhận đăng ký đầu tưvới tổng vốn đăng ký đạt gần 7,94 tỷ USD, tăng 27,5% về lượt dự án mới và tăng tăng 50,8% về vốn đăng ký mới.Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI đăng ký mới tăng mạnh so cùng kỳ là do số lượng dự án mới tăng cao và có dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (hơn 400 triệu USD và hơn 600 triệu USD).Tin liên quanVốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam tăng 28,8%Về vốn điều chỉnh, có 440 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 9,3%; tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 2,08 tỷ USD, giảm 8,7%. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giảm 9,4% về số lượng và giảm 68,2% về tổng giá trị vốn góp.Nhận định về tình hình thu hút đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết trong tháng 5 ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm lớn nhất kể từ đầu năm 2024. Tuy nhiên tính chung 5 tháng, tổng vốn đầu tư điều chỉnh tuy vẫn giảm so cùng kỳ nhưng mức giảm đã được cải thiện dần khi tăng 16,9 điểm phần trăm so với 4 tháng năm 2024.Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Riêng 5 quốc gia/vùng lãnh thổ dẫn đầu là: Singapore, Hongkong (Trung Quốc), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đã chiếm tới 73% số dự án đầu tư mới và 73,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.Nhiềudự án FDI lớnở các lĩnh vực năng lượng như: sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn kể từ đầu năm đến nay.Xét về giá trị đầu tư trong các ngành kinh tế quốc dân, thứ tự giữa các ngành không có sự thay đổi khi dòng vốn lớn nhất vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với giá trị đầu tư đạt hơn 7,43 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 11,9% so cùng kỳ. Xét về số lượng dự án, đây cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 35,9%) và điều chỉnh vốn (chiếm 62,3%).Vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hưng Yên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 74,7% số dự án mới và 75,2% số vốn đầu tư của cả nước.Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 47 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, Bà Rịa-Vũng Tàu vươn lên dẫn đầu danh sách thu hút vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ. Hà Nội đứng vị trí thứ 2 với gần 1,14 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký nhưng giảm 39% so cùng kỳ. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,06 tỷ USD, chiếm gần 9,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh,…Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so cùng kỳ năm 2023.
https://nhandan.vn/von-fdi-dang-ky-vao-viet-nam-van-duy-tri-muc-tang-cao-post811347.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "đầu tư nước ngoài", "FDI", "dự án quy mô lớn", "thu hút đầu tư" ] }
Tháo gỡ 6km vướng mắc nhất trong giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu
NDO -Trước việc gặp nhiều vướng mắc nhất tronggiải phóng mặt bằngdự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn 6km qua địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnhĐồng Nai, ngày 24/6, lãnh đạo địa phương này tiếp tục làm việc với các đơn vị liên quan của tỉnh Đồng Nai để tìm giải pháp tháo gỡ.
Dự án xây dựngđường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàugiai đoạn 1, có chiều dài gần 54km qua hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu; trong đó, đoạn qua thành phố Biên Hòa khoảng 6km thuộc phường Tam Phước, Phước Tân.Thế nhưng, thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng là công đoạn khó khăn nhất trong toàn toàn tuyến qua tỉnh Đồng Nai vàBà Rịa-Vũng Tàu.Đến thời điểm này, phường Phước Tân và Tam Phước cơ bản hoàn thành việc xác nhận nguồn gốc đất các hồ sơ. Đối với bàn giao diện tích đất thực tế, hai địa phương này mới đạt hơn 30%.Đại diện Phòng Quản lý đô thị Biên Hòa cho rằng, quá trình giải quyết hồ sơ thông qua Ban Quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai chậm, dẫn đến việc giải quyết kéo dài.Từ thực tiễn phường có nhiều vướng mắc nhất, Bí thư Đảng ủy phường Phước Tân Vương Huy Đào cho rằng, vừa qua, việc giải quyết hồ sơ bồi thường theo hình thức cuốn chiếu đại trà đã bộc lộ một số bất cập, khi nhiều trường hợp bị vướng phải làm lại. Do vậy, các đơn vị liên quan cần phải bóc tách từng nhóm hồ sơ tương đồng và những trường hợp dễ thì ưu tiên thực hiện trước để kịp thời gian trình thẩm định, phê duyệt, niêm yết.Các đơn vị liên quan xem các vị trí đã bàn giao mặt bằng qua bản đồ dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, qua địa bàn phường Phước Tân.Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam đề nghị Ban Quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh​​ Đồng Nai cần phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban liên quan và 2 phường Tam Phước, Phước Tân xử lý nhanh các hồ sơ còn tồn đọng và đang trong quá trình xử lý tại đơn vị từ nay đến ngày 30/6.Trong đó, các vướng mắc phải được phối hợp đồng bộ để tháo gỡ, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, bởi mục tiêu cuối cùng là “sản phẩm” hồ sơ được giải quyết và diện tích mặt bằng bàn giao tăng lên hàng ngày.Các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân, tạo sự đồng thuận nhận tiền bồi thường, bàn giao đất để thi công dự án. Đối với những trường hợp bàn giao mặt bằng sớm phải có hình thức khen thưởng kịp thời để nhân rộng.Lãnh đạo thành phố Biên Hòa cũng đề nghị phải tổ chức các phương án thi công tại các khu vực đã được bàn giao mặt bằng, vừa tạo không khí trên công trình trọng điểm quốc gia và tránh tình trạng mặt bằng bị tái lấn chiếm.Cùng ngày, lãnh đạo thành phố Biên Hòa đã kiểm tra khu tái định cư đã hoàn thành hạ tầng tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom. Đây là khu tái định cư đã tiếp nhận 151 lô đất tái định cư để bố trí cho các hộ dân nằm trong diện giải tỏa thực hiện Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
https://nhandan.vn/thao-go-6km-vuong-mac-nhat-trong-giai-phong-mat-bang-cao-toc-bien-hoa-vung-tau-post815858.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu", "giải phóng mặt bằng", "Đồng Nai", "Vũng Tàu" ] }
An Giang khai mạc Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên
NDO -Tối 27/5, Ủy ban nhân dân tỉnhAn Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang làm lễ khai mạc Hội chợ Thương mại quốc tế Tịnh Biên-An Giang năm 2024.
Hội chợ Thương mại quốc tếdiễn ra tại Khu Công nghiệp Xuân Tô, thị xã Tịnh Biên, giờ mở cửa từ 8 giờ đến 22 giờ hằng ngày, hội chợ bế mạc vào ngày 2/6.Hội chợ thu hút khoảng 300 gian hàng đến từ 120 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín đến từ 12 tỉnh, thành phố Việt Nam và các doanh nghiệp 2 tỉnh Tà Keo, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia. Đặc biệt năm nay còn có sự tham gia của doanh nghiệp tỉnh Champasak, Lào.Tin liên quanXúc tiến, quảng bá các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểuCác đơn vị và doanh nghiệp có cơ hộiquảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, tiếp cận thị trường nước bạn Campuchia và phát triển con đường thương mại sang các nước ASEAN.Trong thời gian diễn ra Hội chợ còn có các hoạt động như kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; chương trình biểu diễn ca nhạc hằng đêm.Khai mạc hội chợ quốc tế Tịnh Biên.
https://nhandan.vn/an-giang-khai-mac-hoi-cho-thuong-mai-quoc-te-tinh-bien-post811376.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [] }
Cơ hội để phát triển thị trường ngành yến sào Việt
NDO -Mới đây, lô tổyến sàoViệt Nam đầu tiên được vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không sang Trung Quốc. Sự kiện này thêm một lần nữa khẳng định cơ hội phát triển bền vững của ngành yến Việt Nam, đặc biệt là sau khi nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc được ký kết.
Lô yến sào đầu tiên bay sang thị trường tỷ dânNgày 5/1/2024, lô tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên của The Hải Yến xuất khẩu sang Trung Quốc được thông quan. Lô hàng đạt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các cơ quan chức năng và được bàn giao cho đối tác là Công ty TNHH Thương mại Changhe (Thâm Quyến) theo đúng số lượng thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. 100% sản phẩm tổ yến sào chất lượng cao của The Hải Yến đạt yêu cầu kiểm định chất lượng từ các cơ quan chức năng và đối tác thu mua.Đây là lô tổ yến sào Việt Nam đầu tiên được vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không sangTrung Quốckể từ khi các doanh nghiệp Việt được cấp mã xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến yến sào vào tháng 10/2023.Đại diện doanh nghiệp Hải Yến Nha Trang cho biết, ngày 30/12/2023 vừa qua, công ty Hải Yến Nha Trang đã tiến hành các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển lô hàng tổ Yến sào chất lượng cao đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường hàng không, có lộ trình từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) đến sân bay quốc tế Bảo An (Thâm Quyến).Đây là một trong những cột mốc đặc biệt của ngành yến sào Việt, khi tổ yến sào Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc và sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường tỷ dân trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024.Bà Trần Thanh Hải, CEO Công ty Hải Yến Nha Trang cho biết: “The Hải Yến chọn đường hàng không để vận chuyển xuất khẩu yến sào với mong muốn bảo đảm chất lượng sản phẩm ở mức tối ưu nhất.Thông tin về sự kiện này, bà Trần Thanh Hải, CEO Công ty Hải Yến Nha Trang cho biết: “The Hải Yến chọn đường hàng không để vận chuyển xuất khẩu yến sào với mong muốn bảo đảm chất lượng sản phẩm ở mức tối ưu nhất. Đường hàng không có ưu điểm là thời gian nhanh chóng từ đó hạn chế việc ảnh hưởng đến sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, các thủ tục khai báo hải quan, thông tin sản phẩm cần được thực hiện kỹ lưỡng, chuẩn chỉnh để được các cơ quan, ban, ngành của hai nước chấp thuận, công tác xuất-nhập khẩu được diễn ra thuận lợi. Các doanh nghiệp sẽ chủ động được số lượng hàng hóa giao cho các đối tác theo từng giai đoạn mùa vụ, từng đơn hàng khác nhau. The Hải Yến luôn đề cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu để chiếm được tình cảm, niềm tin của khách hàng từ đó có cơ hội cạnh tranh cao hơn với các đối thủ quốc tế tại thị trường tiêu thụ yến sào lớn nhất thế giới”.Cơ hội lớn để ngành yến sào phát triểnÔng Lê Thành Đại, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam, cho hay, Trung Quốc là thị trường vô cùng tiềm năng cho tổ yến Việt Nam, xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ tạo cơ hội cho ngành nuôi yến phát triển theo chiều sâu.Đối tác Trung Quốc đánh giá cao khi The Hải Yến tiên phong lựa chọn đường hàng không để vận chuyển tổ yến sào. Để xuất khẩu thành công lô tổ yến sào chất lượng cao đầu tiên sang Trung Quốc, The Hải Yến đã mất nhiều tháng để thương thảo, bảo đảm nhiều điều kiện tiêu chuẩn về: Nguồn nguyên liệu thô, quy trình chế biến sản xuất, đóng gói thành phẩm và vận chuyển hàng hóa.100% sản phẩm tổ yến sào chất lượng cao của The Hải Yến được thông quan và giao đến tay đối tác thuận lợi.Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp mã code xuất khẩu vào ngày 20/10/2023 và có công hàm chính thức cấp phép cho Công ty TNHH một thành viên thương mại Hải Yến Nha Trang (The Hải Yến) được xuất khẩu tổ yến sào chính ngạch vào Trung Quốc.Theo bà Trần Thanh Hải, để tổ yến Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải kể đến sự quan tâm sâu sát, hỗ trợ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc… từ khâu chuẩn bị hồ sơ, kiểm tra nhà máy và kiểm định chất lượng sản phẩm."Trong suốt 10 năm qua, The Hải Yến đã dày công nghiên cứu và thay đổi liên tục để có thể tạo ra quy trình phù hợp nhất, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhất. Hành trình chinh phục khách hàng ở thị trường Trung Quốc còn rất nhiều thử thách cho tất cả các doanh nghiệp được cấp phép. Tổ yến Việt có mặt tại thị trường tỷ dân là một cơ hội rất lớn để ngành yến sào phát triển hơn trong tương lai”, bà Hải chia sẻ.Tin liên quanKhánh Hòa mở hướng xuất khẩu chính ngạch yến sàoThứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Trung Quốc là thị trường lớn và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm tổ yến lớn nhất thế giới, với nhu cầu hơn 300 tấn/năm, chiếm khoảng 80% thị phần toàn cầu.Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các số liệu chuyên ngành tổ yến tại Trung Quốc cho biết nhập khẩu tổ yến chính ngạch vào Trung Quốc năm 2020 là 220 tấn, năm 2021 khoảng hơn 300 tấn và năm 2022 là 452 tấn. Từ thực tế đó cho thấy, ngành yến Việt Nam có thêm cơ hội phát triển bền vững sau khi nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc được ký kết…
https://nhandan.vn/co-hoi-de-phat-trien-thi-truong-nganh-yen-sao-viet-post791145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Yến sào", "xuất khẩu", "xuất khẩu chính ngạch", "nông nghiệp" ] }
Liên kết sản xuất giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên
Những năm qua, mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân tại tỉnh Ninh Thuận đã và đang góp phần tích cực trong chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giúp đồng bào nâng cao thu nhập.
Những ngày này, về huyện miền núi Bác Ái, đi trên các tuyến đường 705, 707 dọc các sườn đồi từ xã Phước Trung đến các xã Phước Chính, Phước Bình... dễ gặp hình ảnh người dân đang thu hoạch hạt điều mùa vụ năm 2024.Vụ điều năm nay, bà con thu hoạch muộn hơn năm ngoái gần 2 tháng, thời điểm cây điều ra hoa gặp phải nắng gắt, cho nên tỷ lệ đậu trái ít hơn so với năm ngoái, nhưng được Hợp tác xã Điều hữu cơ Truecoop thu mua với giá ổn định, nên thu nhập của nông dân tăng lên.Chị Pupu Thị Hạnh ở thôn Bạc Rây 2 trồng hơn 1.000 cây điều theo hướng hữu cơ trên 2,5ha đất sườn đồi, năng suất hạt điều tăng lên gần 7 tạ/ha/năm.Đơn vị đangmở rộng vùng nguyên liệu để liên kếtvới khoảng 2.500 thành viên, nâng diện tích, sản lượng của TrueCoop lên hơn 5.000ha. Theo đó, hợp tác xã cùng với Công ty Cổ phần BioValley Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy chế biến điều hữu cơ tại Ninh Thuận, hướng tới việc thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm hạt điều hữu cơ tại địa phương.Ông Bùi Duy Thanh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoopChị Pupu Thị Hạnh ở thôn Bạc Rây 2, bộc bạch: “Gia đình tôi trồng hơn 1.000 cây điều trên 2,5ha đất sườn đồi. Trước đây, canh tác theo kiểu truyền thống là trồng thả, chủ yếu dựa vào nước mưa, nên năng suất thấp, khoảng 5-6 tạ/ha/năm. Từ khi được hợp tác xã cử cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc cây điều theo hướng hữu cơ, năng suất hạt điều tăng lên gần 7 tạ/ha/năm. Hợp tác xã thu mua với giá từ 25.000 đồng-26.000 đồng/kg, thu nhập tăng lên nhiều”.Ông Bùi Duy Thanh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop, cho biết: “Đơn vị đangmở rộng vùng nguyên liệu để liên kếtvới khoảng 2.500 thành viên, nâng diện tích, sản lượng của TrueCoop lên hơn 5.000ha. Theo đó, hợp tác xã cùng với Công ty Cổ phần BioValley Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy chế biến điều hữu cơ tại Ninh Thuận, hướng tới việc thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm hạt điều hữu cơ tại địa phương”.Cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop, hướng dẫn nông dân phương pháp chăm sóc cây điều theo hướng sản xuất hữu cơ.Hiện, trên địa bàn xã Phước Bình có 2 điểm thu mua của Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop, cho nên bà con rất thuận tiện trong việc giao dịch.Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bác Ái Ngô Thị Cúc, cho biết: Toàn huyện có gần 1.500ha cây điều, tuy không phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây điều đang giúp bà con ở các xã miền núi có nguồn thu đáng kể. Cùng với đó, cây điều còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng đáng kể”.Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ninh Thuận có hơn 5.000ha cây điều trồng dưới tán rừng, trong đó, Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop đã liên kết và bao tiêu 100% sản phẩm với 1.800 hộ/3.980ha, canh tác theo hướng hữu cơ, theo tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.Năm 2020, Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ tổng hợp Phước Chính, huyện Bác Ái triển khai mô hình giúp người dân nâng cao năng suất và chất lượng hạt gạo bằng cách liên kết với 30 hộ canh tác khoảng 20ha giống lúa Đài Thơm 8 theo tiêu chuẩn VietGAP.Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ninh Thuận có hơn 5.000ha cây điều trồng dưới tán rừng, trong đó, Hợp tác xã Điều hữu cơ TrueCoop đã liên kết và bao tiêu 100% sản phẩm với 1.800 hộ/3.980ha, canh tác theo hướng hữu cơ, theo tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.Theo đó, hợp tác xã hỗ trợ giống lúa mới, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Qua thời gian triển khai, mô hình không chỉ giúp nâng cao năng suất, sản lượng hạt gạo mà còn làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân.Bà con phấn khởi thu hoạch lúa được trồng từ giống lúa Đài thơm 8 do Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận triển khai mô hình liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp người dân nâng cao năng suất và chất lượng hạt gạo.Đến nay, số hộ liên kết đã tăng lên gần 90 hộ, sản xuất gần 70ha/vụ, sản lượng gạo sạch cung ứng ra thị trường các tỉnh, thành phố, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng… hơn 50 tấn/vụ, góp phần hình thành sản phẩm đặc thù của địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập.Chị Chamaléa Thị Phượng ở thôn Suối Khô, xã Phước Chính chia sẻ: “Khi tham gia liên kết, sau khi thu hoạch, hợp tác xã thu mua với giá cao hơn thương lái, cho nên bà con rất yên tâm phát triển kinh tế gia đình”.Mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm đã giúp cho nông dân khai thác hiệu quả lợi thế từ các loại cây trồng bản địa, đồng thời mở ra hướng đi mới để huyện Bác Ái triển khai việc phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất,giúp đồng bào giảm nghèo bền vững.Điển hình như Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Nam Miền Trung ở thôn Suối Đá, xã Phước Tiến đã chủ động tìm hướng đi riêng bằng cách xây dựng khu nông trại nhà kính rộng 2ha, liên kết với nông dân sản xuất dưa lưới và bao tiêu 100% sản phẩm khi thu hoạch. Những năm qua, mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 230 tấn dưa lưới chất lượng cao, đạt doanh thu từ 6-7 tỷ đồng.Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Giám đốc hợp tác xã, cho biết: “Hợp tác xã đã tham gia Chương trình OCOP với sản phẩm dưa lưới Sun Farm, năm 2022, được Hội đồng đánh giá và xếp hạng đạt 3 sao cấp tỉnh. Nay, đã mở rộng liên kết với người dân gần chục héc-ta. Sắp tới, hợp tác xã nghiên cứu đầu tư xây dựng, chế biến sâu để cho ra các chủng loại sản phẩm đa dạng được chế biến từ dưa lưới như: Nước ép dưa lưới, dưa lưới sấy, kem dưa lưới, kẹo dưa lưới...Bí thư Huyện ủy Bác Ái Mẫu Thái Phương cho biết: “Toàn huyện có 14 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động với 130 thành viên, tổng số vốn điều lệ hơn 20 tỷ đồng. Việc phát triển cácmô hình liên kết sản xuấtgắn với tiêu thụ nông sản đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện thuận lợi đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, tạo vùng nguyên liệu và ổn định đầu ra cho sản phẩm, đã tạo ra bước đột phá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, vừa giúp nông dân nông thôn giảm nghèo bền vững mà còn đóng góp rất lớn vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương”.
https://nhandan.vn/lien-ket-san-xuat-giup-dong-bao-dan-toc-thieu-so-vuon-len-post813645.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Ninh Thuận", "Liên kết sản xuất", "đồng bào dân tộc thiểu số", "giảm nghèo bền vững" ] }
Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
NDO -Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn, báo Tiền Phong phối hợp UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩyKinh tế sốkhu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Hội thảo có sự tham dự của ông Phan Tâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số như: Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Thủy lợi.Ngoài ra có sự tham dự của đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cùng sự góp mặt của các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số và hơn 30 hiệp hội, doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước.Tin liên quanCơ chế thử nghiệm để phát triển kinh tế sốTại hội thảo, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR) mang lại hy vọng về một sự phát triển đột phá trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.Ông Lê Xuân Sơn,Tổng Biên tập Báo Tiền Phong phát biểu tại hội thảo.Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có địa bàn rộng lớn, đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực đã quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là chính quyền số,kinh tế sốvà xã hội số. Trong đó, kinh tế số đã đạt được nhiều bước phát triển. Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực đã đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh DTI năm 2022 như Đà Nẵng , Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Bình Định.“Đây là lần thứ ba, Báo Tiền Phong tổ chức các hội thảo về chuyển đổi số cấp vùng. Trước đó, năm 2022, chúng tôi đã tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ. Năm 2023, chúng tôi tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số khu vực trung du, miền núi phía bắc tại tỉnh Yên Bái.Cả hai hội thảo đều quy tụ được đại diện các bộ ngành, chuyên gia, đông đảo cơ quan quản lý và doanh nghiệp ở các địa phương, đạt được sự lan tỏa mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng” ông Sơn cho biết.Phát biểu ý kiến tại hội thảo, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông đã đưa ra một số gợi ý về cách tiếp cận và một số giải pháp để các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quan tâm nghiên cứu, triển khai góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nói chung. Trong đó, các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng thông tin và truyền thông.Ông Phan Tâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông đã đưa ra một số giải pháp để các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quan tâm nghiên cứu, triển khai phát triển kinh tế số.Do đặc điểm chung của vùng còn nhiều khu vực khó khăn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các địa phương tăng cường sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và các chương trình mục tiêu quốc gia... để hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh, phổ cập hạ tầng băng rộng đến 100% người dân. Đối với các hạ tầng phát triển mới thì đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp…Tại hội thảo, nhiều mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong chuyển đổi số đã được đại diện các bộ ngành, địa phương, chuyên gia và doanh nghiệp chia sẻ. Đại diện Vụ Kinh tế số, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ bức tranh toàn cảnh về kinh tế số tại Việt Nam, cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế số; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chia sẻ các định hướng về chuyển đổi số nông nghiệp - lĩnh vực kinh tế then chốt của khu vực. Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định chia sẻ một số vấn đề phát triển kinh tế số địa phương từ kinh nghiệm của tỉnh.Đại diện Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu cả nước mang đến các bài tham luận về vai trò của dữ liệu cơ sở các ngành kinh tế cũng như các giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp. Tổng công ty Viễn thông MobiFone mang đến giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Ông Nguyễn Văn Hiền, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tin học Giải pháp tích hợp mở chia sẻ về vai trò của cơ sở dữ liệu vớiphát triển kinh tế số.Ông Lê Xuân Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty VNPT IT phát biểu tại hội thảo.Đặc biệt, tham luận của Trường Đại học Thủy lợi về một câu chuyện chuyển đổi số thành công là mô hình áp dụng nền tảng IOT trong xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên nước, an toàn hồ đập và cảnh báo thiên tai. Anh Đặng Dương Minh Hoàng, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 mang đến Hội thảo câu chuyện về Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp số Bình Phước, nơi tiên phong xây dựng mã vùng trồng cho các loại cây ăn quả, số hóa từng cây, mỗi cây là một trang website, một nhật ký điện tử và làm mô hình xuất khẩu chính ngạch vào thị trường các nước, đặc biệt là ASEAN và Trung Quốc.Đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Thực tế cho thấy, Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số. Cuộc dịch chuyển này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chính phủ số giúp chính quyền hoạt động công khai, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả hơn, hạn chế tham nhũng và kiến tạo sự phát triển cho xã hội.Đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phát biểu tại hội thảo.Kinh tế số không chỉ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giúp tăng năng suất, giảm chi phí, mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới. Xã hội số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng, mang lại những tiến bộ về chất lượng cuộc sống.Hưởng ứng chủ đề của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, ban tổ chức mong muốn hội thảo sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của kinh tế số, tạo ra diễn đàn trao đổi, chia sẻ những mô hình hay, kinh nghiệm tốt về phát triển kinh tế số ở khu vực; đồng thời làm cầu nối giữa các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số với chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số nói riêng và chuyển đổi số nói chung tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
https://nhandan.vn/thuc-day-kinh-te-so-khu-vuc-nam-trung-bo-va-tay-nguyen-post806226.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Bình Định", "phát triển kinh tế số", "Chính phủ số", "xã hội số", "không gian số", "Thúc đẩy kinh tế số", "Nam Trung Bộ", "Tây Nguyên" ] }
Thúc đẩy công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
Với tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, các tỉnh phía bắc Tây Nguyên gồm Gia Lai và Kon Tum luôn có những định hướng, giải pháp nâng giá trị sản phẩm gỗ và tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành gỗ đang đứng trước nhiều thách thức về vùng nguyên liệu, thị trường, bảo hộ thương mại, truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp... gây khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách, phương thức chuyển đổi để thích nghi trong kinh doanh.
Tỉnh Gia Lai và Kon Tum có khoảng 1,3 triệu ha diện tích đất có rừng tự nhiên và rừng sản xuất; trong đó, tỉnh Gia Lai có 650 nghìn ha và tỉnh Kon Tum có 641 nghìn ha. Với vùng nguyên liệu hơn 235 nghìn ha rừng trồng gỗ lớn, rừng sản xuất, cao su, tre, nứa... hai tỉnh trọng điểm của khu vực Tây Nguyên được xem là vùng nguyên liệu đáng kể để phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ.Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồngTỉnh Gia Lai và Kon Tum hiện có hơn 500 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ, gia công mộc dân dụng, băm dăm, viên nén... Sản phẩm ngành chế biến từ gỗ phần lớn sản xuất cưa xẻ gỗ nguyên liệu, băm dăm, gỗ mộc dân dụng nội thất như bàn ghế, tủ, giường, ván sàn… Sản phẩm gỗ tiêu thụ trong nước, giá trị không cao, ít có đơn hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.Tại tỉnh Kon Tum, ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ chưa được chú trọng; sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng chưa cao nên thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Dù là vùng có diện tích rừng lớn nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ hoạt động cầm chừng; chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư công nghệ hiện đại trong khai thác, chế biến gỗ.Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết: Trước đây, nguồn gỗ trong nước còn dồi dào và nguồn nhập khẩu nhiều, cho nên doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều đơn hàng. Những năm gần đây, với chủ trương “đóng cửa rừng”, nguồn gỗ tự nhiên giảm sút, nguồn gỗ trồng chưa đủ năm, thị trường nước ngoài chú trọng đến nguồn gốc sản phẩm, nên việc xuất khẩu gỗ gặp nhiều khó khăn.Còn tại tỉnh Gia Lai, diện tích 171 nghìn ha rừng trồng là nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến gỗ. Toàn tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp và 180 hộ kinh doanh, hợp tác xã hoạt động sản xuất chế biến gỗ. Hằng năm, các cơ sở chế biến gỗ đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 750 tỷ đồng, chiếm 2,4% giá trị toàn ngành công nghiệp; trong đó, giá trị sản xuất bàn, ghế, giường, tủ đạt 210 tỷ đồng, giá trị sản xuất các sản phẩm từ ván ép, gỗ xẻ, viên nén nhiên liệu đạt 540 tỷ đồng.Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại Gia Khang tại Khu kinh tế tỉnh Gia Lai chuyên chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ trang trí nội thất, gỗ gia dụng cung ứng cho công nghiệp… Mỗi năm, đơn vị đạt doanh thu từ 40-70 tỷ đồng, tập trung cung ứng ngành công nghiệp nội thất, dự án, công trình trong nước. Theo Phó Giám đốc Công ty Trương Đức Hùng, do “đóng cửa rừng” nên nguồn nguyên liệu gỗ chủ yếu nhập từ Thành phố Hồ Chí Minh, cảng Hải Phòng, chi phí vận chuyển, sản xuất tăng cao nên khó khăn trong cạnh tranh thị trường nội địa và xuất khẩu. Định hướng của đơn vị là chế biến gỗ chuyên sâu nên thực hiện dự án trồng rừng, hình thành vùng nguyên liệu hơn 200 ha. Để bảo đảm các điều kiện xuất khẩu, đơn vị cần có những chính sách ưu tiên về quỹ đất rừng, giao diện tích lớn để phát triển vùng nguyên liệu hơn 1.000 ha.Dù có tiềm năng nhưng tỉnh Gia Lai và Kon Tum vẫn đối diện nhiều khó khăn để phát triển công nghiệp chế biến gỗ. Cách xa các trung tâm kinh tế lớn, xa cảng biển, hạ tầng giao thông không thuận tiện, hạ tầng logistics chưa phát triển, các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng gỗ lớn chưa hiệu quả là những trở ngại trong cạnh tranh thu hút các doanh nghiệp đầu tư xuất khẩu.Ông Nguyễn Như Trình, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai cho biết, các doanh nghiệp gỗ hoạt động cầm chừng vì gỗ tự nhiên không còn, nguyên liệu hạn chế, thị trường tiêu thụ giảm. Hiện nay, Khu kinh tế tỉnh Gia Lai thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dăm gỗ, sản phẩm gỗ giá trị thấp, đầu tư, nâng cấp thiết bị kỹ thuật, sản xuất gỗ công nghiệp, quy mô hướng đến xuất khẩu.Thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệpNằm ở phía bắc Tây Nguyên, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum có khoảng 235.000 ha rừng trồng; trong đó, tỉnh Gia Lai có 171 nghìn ha, tỉnh Kon Tum 64 nghìn ha. Vùng nguyên liệu tập trung của khu vực bắc Tây Nguyên góp phần phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, chế biến sản phẩm gỗ.Sau thời gian chững lại, các địa phương đang hướng đến mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu, thu hút các dự án, doanh nghiệp trồng rừng, chế biến gỗ nhằm nâng giá trị sản phẩm, xuất khẩu các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ… Tỉnh Gia Lai hiện có 17 dự án về lĩnh vực trồng rừng nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư được nhà đầu tư quan tâm và triển khai thực hiện. Tỉnh Kon Tum thực hiện các chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư về miễn giảm thuế, giao cho thuê đất, hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh nghèo theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; đầu tư cơ bản hạ tầng khu công nghiệp, tăng cường xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp cho biết, để phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp chế biến và mở rộng quy mô sản xuất, tỉnh đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai; cụm công nghiệp Đăk La, cụm công nghiệp phía tây thị trấn Đăk Tô để phục vụ công nghiệp chế biến gỗ. Đồng thời, thu hút các dự án sản xuất sản phẩm gỗ có giá trị cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu đa dạng thị trường nội địa, xuất khẩu.Thực hiện Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngành chức năng tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; nâng cao năng lực sản xuất theo hướng hiện đại. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất gỗ tinh chế, viên nén nhiên liệu, dăm gỗ và các sản phẩm từ gỗ…Tỉnh Gia Lai đưa ra nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển toàn bộ diện tích rừng hiện có; nâng tỷ lệ che phủ của rừng đến năm 2025 đạt 48%; trồng 39.000 ha rừng sản xuất, trong đó, ít nhất 10.000 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa 15.000 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. Khi nguồn nguyên liệu ổn định, doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ.Vùng nguyên liệu tập trung hai tỉnh phía bắc Tây Nguyên sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn, vì vậy, tỉnh Gia Lai và Kon Tum tập trung phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng, đáp ứng từ 80% trở lên nhu cầu nguyên liệu gỗ cho sản xuất, chế biến; tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng, hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia trồng rừng gỗ lớn để chủ động nguồn cung gỗ nguyên liệu; hình thành liên kết giữa doanh nghiệp, các cơ sở chế biến và các hộ trồng rừng, bảo đảm sản phẩm chế biến, xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng hợp pháp, chứng chỉ bền vững (FSC), chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), chứng nhận quản lý rừng bền vững, dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng (FM)…Ông Vũ Ngọc An, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết: Tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; hình thành mạng lưới cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến gỗ theo các nhóm sản phẩm ngành hàng gỗ địa phương có lợi thế, đáp ứng yêu cầu của thị trường và phát triển ổn định hơn.Với thế mạnh vùng nguyên liệu của khu vực Tây Nguyên, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum rất cần được đầu tư hạ tầng giao thông như: đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, đường cao tốc Quy Nhơn-Pleiku-Bờ Y; hạ tầng logistics để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư; hình thành khu lâm nghiệp công nghệ cao khu vực Tây Nguyên ■
https://nhandan.vn/thuc-day-cong-nghiep-che-bien-va-xuat-khau-go-post806177.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "chế biến gỗ rừng trồng", "Sản xuất gỗ rừng trồng", "phát triển công nghiệp chế biến gỗ", "Gia Lai", "Kon Tum" ] }
Mỗi ngày chậm đưa nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 vào hoạt động thiệt hại 13 tỷ đồng
NDO -Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, ước tính mỗi ngày nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 chậm đi vào hoạt động sẽ gây thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng cho các bên, trong đó có tỉnh Đồng Nai. Đó là chưa kể đến việc ảnh hưởng đến cung ứng điện, an ninh năng lượng quốc gia trong thời gian tới.
Sáng 9/5, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng do đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Công thương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo dẫn đầu đã kiểm tra tiến độ dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4. Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cùng dự.Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4được xây dựng tại khu công nghiệp Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, do Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư.Dự án có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, công suất 1.624MW. Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại nước ta.Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đang chậm tiến độ đề ra.Theo kế hoạch, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 sẽ phát điện thử nghiệm vào tháng 5/2024, vận hành thương mại vào tháng 11 năm nay. Tuy nhiên, đến nay do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khiến nhà máy chậm tiến độ khoảng 6 tháng. Trong khi đó, theo kế hoạch đề ra, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 phát điện thử nghiệm tháng 11/2024 và thương mại vào tháng 5/2025.Vướng mắc hiện nay là còn khoảng 30,7ha mặt bằng liên quan đất của Khu công nghiệp Ông Kèo do Tổng Công ty Tín Nghĩa quản lý.Tin liên quan[Ảnh] Dự án nhiệt điện trọng điểm quốc gia chậm tiến độĐại diện chủ đầu tư cho rằng, thời gian qua đã nhiều lần kiến nghị nhưng cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, Tổng Công ty Tín Nghĩa chưa có giải pháp tháo gỡ. Điều này, dẫn đến hiện nay dự án chậm so với cam kết đề ra ban đầu và có nguy cơ chậm hơn nữa nếu không được giải quyết kịp thời về mặt bằng.Sau khi thị sát công trình và làm việc với các đơn vị liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 làcông trình trọng điểm quốc gia,có vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng thời gian tới cho đất nước. Thời gian qua, các đơn vị đã có nhiều nỗ lực trong triển khai dự án.Đoàn kiểm tra tiến độ thi công một hạng mục nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3.Tuy nhiên, dự án đang chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính được xác định do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Do đó, chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với tỉnh Đồng Nai để kịp thời tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng đến việc cung ứng điện thời gian tới. Mặt khác, theo tính toán mỗi ngày nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 chậm đi vào vận hành sẽ thiệt hại khoảng 13 tỷ đồng cho các bên liên quan, trong đó có tỉnh Đồng Nai.Chiều cùng ngày, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai để tìm giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 chậm đưa vào vận hành sẽ gây ảnh hưởng đến việc cung ứng điện thời gian tới cho đất nước.Liên quan dự án nhiệt điện trọng điểm quốc gia này, trước đó vào tháng 3/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến bàn giao, cho thuê đất và hạ tầng trong tháng 4/2024 để xây dựng nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 bảo đảm an toàn, tiến độ hoàn thành.Cùng với đó, khẩn trương xử lý các khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, bổ sung kế hoạch sử dụng đất, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công các dự án lưới điện bảo đảm giải tỏa toàn bộ công suất khi các nhà máy điện đi vào vận hành thương mại theo kế hoạch.
https://nhandan.vn/moi-ngay-cham-dua-nha-may-nhiet-dien-nhon-trach-3-4-vao-hoat-dong-thiet-hai-13-ty-dong-post808545.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Đồng Nai", "chậm tiến độ", "dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch", "giải phóng mặt bằng" ] }
Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo
Trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để thực hiện hành vilừa đảongười nộp thuế, nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.
Thủ đoạn chính của các đối tượng là giả mạo cán bộ thuế để gọi điện thoại, nhắn tin, kết bạn Zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn người nộp thuế quyết toán thuế, hướng dẫn cài đặt các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế, nhằm lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.Thậm chí có đối tượng còn giả mạo là cơ quan chức nănggửi đường linkdịch vụ công VneID giả mạođể người dân truy cập với quảng cáo là ‘tích hợp căn cước công dân và mã số thuế’, hoặc hướng dẫn cách điều chỉnh thông tin trên ứng dụng VneID, sau đógửi đường link dịch vụ công sửa VneID giả mạorồi từ đóchiếm quyền điều khiển điện thoại và lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng.Trước tình trạng trên,Tổng cục Thuếmột lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ. Đồng thời cảnh báo đến người nộp thuế khi nhận được các cuộc gọi như trên cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế qua kênh chính thức để được hỗ trợ tránh bị kẻ gian lợi dụng.Tổng cục Thuế khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Người nộp thuế cũng cần lưu ý rằng, Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế sử dụng giao thức“https”và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” (thí dụ: Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có tên miền:https://www.gdt.gov.vn).Để xác minh danh tính, thông tin của đối tượng gọi đến có phải là công chức thuế hay không, người nộp thuế có thể xác minh bằng cách gọi lại vào số điện thoại chính thức công khai trên các Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế qua các kênh chính thức để được hỗ trợ, tránh bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo.Việc mạo danh, giả danh nêu trên là những hành vi trái pháp luật, lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức thuế, cơ quan thuế các cấp và các cơ quan chức năng để trục lợi cá nhân, lừa đảo người nộp thuế…, hành vi này đã và đang gây thiệt hại, làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, gây tổn hại đến uy tín, hình ảnh của cán bộ công chức của cơ quan thuế.Nhằm giúp người nộp thuế phòng tránh với vấn nạn lừa đảo trực tuyến, đặc biệt, trong thời điểm quyết toán thuế, Tổng cục Thuế đề nghị, các trường hợp nhận được các tin nhắn, cuộc thoại trên các nền tảng mạng xã hội và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người nộp thuế cần lưu lại các bằng chứng như tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi, phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý, đồng thời cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an và cơ quan thuế nơi gần nhất đề nghị xử lý hành vi sai phạm của các đối tượng theo quy định pháp luật.Tin liên quanCảnh giác với thủ đoạn giả công an phường gọi lừa cập nhật căn cước công dânTổng cục Thuế khẳng định, ngành Thuế đã và đang phối hợp tích cực với các lực lượng chức năng để quyết liệt đấu tranh, phát hiện và xử lý các đối tượng phạm tội này.Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, thận trọng trước các tình huống. Khi nhận các cuộc điện thoại nghi ngờ là giả mạo, người dân cần bình tĩnh trước các thông tin kể cả đối với thông tin có tính chất tạo áp lực đe dọa. Người nộp thuế không nên vội vàng cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, email, không làm theo hướng dẫn cài đặt các ứng dụng, đường link giả mạo và cần thông báo ngay cho cơ quan Công an địa phương để được hỗ trợ và tư vấn.5 thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo thường áp dụng1.Các đối tượng dùng số điện thoại và xưng là cán bộ của cục thuế, chi cục thuế yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân để được hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế và phục vụ công tác kiểm tra cũng như các cuộc gọi hướng dẫn cài đặt ứng dụng (App) để nhận thông tin từ cơ quan thuế.2.Kẻ gian giả mạo trang web có giao diện gần giống trang web của cơ quan, doanh nghiệp từ hình ảnh đến nội dung để người dùng nhầm tưởng là trang web của đơn vị cung cấp.3.Thủ đoạn giả mạo tin nhắn (SMS) brand name của Tổng cục Thuế để phát tán tin nhắn giả.4.Giả mạo cơ quan thuế để gọi điện hăm dọa, sử dụng chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người nộp thuế.5.Giả mạo cơ quan chức năng hỗ trợ dịch vụ công và yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân, sau đó đối tượng gửi các đường link và hướng dẫn giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và thực hiện hành vi lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng.Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế)Chủ đề: Lừa đảo trực tuyến: Nhận diện và cách phòng chốngNở rộ loại hình "vay tiền bằng iCloud", cá độ bóng đá mùa EuroKhông có chuyện đóng quỹ an sinh cho trẻ vùng cao được về công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạoBộ Tài chính khuyến cáo việc giả mạo văn bản, con dấu và website của Bộ
https://nhandan.vn/post-801232.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "lừa đảo trực tuyến", "mạo danh lừa đảo", "Tổng cục Thuế" ] }
Hơn 78 triệu cổ phiếu Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An giao dịch trên UPCoM ngày 31/5
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận hơn 78,3 triệu cổ phiếu TAR của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung Angiao dịch trên thị trường UPCoMtại HNX vào ngày 31/5 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 6.100 đồng/cổ phiếu.
Theo đó, CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, mã chứng khoán: TAR (địa chỉ tại 649A Quốc lộ 91, khu vực Quy Thạnh 1, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ), tiền thân là Công ty TNHH Trung An, thành lập năm 1996.Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là gia công chế biến, kinh doanh và sản xuất gạo…Tháng 12/2022, Công ty tăng vốn điều lệ lên hơn 783 tỷ đồng.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 3.798 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 75,2 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty tăng lên hơn 4.484 tỷ đồng, nhưng lại lỗ sau thuế hơn 15,5 tỷ đồng.Quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty hơn 715,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 2,7 tỷ đồng.Ngày 31/5 tới, hơn 78,3 triệu cổ phiếu TAR của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An sẽ có phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu 6.100 đồng/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch (mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu) lên tới hơn 783 tỷ đồng.Trước đó, ngày 21/5/2024, cổ phiếu TAR đã bị HNX hủy niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023 của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
https://nhandan.vn/hon-78-trieu-co-phieu-nong-nghiep-cong-nghe-cao-trung-an-giao-dich-tren-upcom-ngay-315-post811370.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "cổ phiếu", "Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An", "TAR", "giao dịch", "UPCoM", "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội" ] }
Sáng 3/5 tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu 82,9 triệu đồng/lượng
NDO -Chiều 2/5,Ngân hàng Nhà nướcthông báo, 9 giờ sáng 3/5, tiếp tục đấu thầu 16.800 lượngvàng miếngSJC, hình thức đấu thầu theo giá, khối lượng 1 lô giao dịch là 100 lượng.
Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Một thành viên được phép đặt thầu tối thiểu 14 lô, tương đương 1.400 lượng; tối đa 20 lô (tương đương 2.000 lượng).Bước giá dự thầu là 10.000 đồng/lượng. Bước khối lượng dự thầu là 100 lượng. Mỗi thành viên dự thầu chỉ được đăng ký 1 mức giá tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá sàn do Ngân hàng Nhà nước công bố.Trước đó, phiên đấuthầu vàng miếngSJC sáng 25/4 đã bị hủy bỏ do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu. Sau 3 lần Ngân hàng Nhà nước thông báo tổ chức đấu thầu, đến nay, mới chỉ có một phiên đấu thầu ngày 23/4 diễn ra theo kế hoạch với kết quả 2 thành viên trúng thầu, tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng); giá trúng thầu cao nhất 82,33 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất 81,32 triệu đồng/lượng.
https://nhandan.vn/sang-35-tiep-tuc-dau-thau-vang-mieng-gia-tham-chieu-829-trieu-dongluong-post807487.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "đấu thầu vàng", "vàng miếng SJC" ] }
Thông tin tỉnh Gia Lai bị cắt vốn đầu tư công 767 tỷ đồng là không chính xác
NDO -Ngày 3/6, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnhGia Laicó Công văn số số 998/STTTT-TTBCXB gửi các cơ quan báo chí địa phương, báo chí Trung ương, ngành, địa phương khác phản hồi về việc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Trung ương năm 2023 sang năm 2024 của tỉnh Gia Lai.
Theo đó, nội dung Công văn nêu: "Về việc này một số ấn phẩm báo chí của các cơ quan báo chí trong cả nước có đưa thông tin việc tỉnh Gia Lai bị cắt vốn đầu tư công với số vốn 767 tỷ đồng".Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai đã phối hợp, làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai kiểm tra, xác minh làm rõ các nội dung có liên quan đến các bài viết nêu trên: "Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai xin trân trọng cảm ơn các cơ quan báo chí trung ương và địa phương thời gian qua đã đồng hành và hỗ trợ tỉnh Gia Lai trong việc thông tin, tuyên truyền các kết quả nổi bật đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Tuy nhiên, đối với một số báo thông tin phản ánh việc tỉnh Gia Lai bị cắt vốn đầu tư công 767 tỷ đồng là không chính xác".Tin liên quanTháo gỡ vướng mắc đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia LaiTrao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai Đinh Hữu Hòa cho biết: vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành rà soát và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất danh mục, mức vốn, lý do kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 sang năm 2024. Theo đó, tỉnh có 7 dự án đề nghị được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2023 sang năm 2024 với số vốn 78,91 tỷ đồng.Công văn của Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai.Cụ thể, 7 dự án đề nghị được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân gồm: Dự án các dự án bảo vệ và phát triển rừng (kế hoạch vốn năm 2023 giao 34,7 tỷ đồng, giải ngân 13,66 tỷ đồng, số vốn đề nghị kéo dài là 21,04 tỷ đồng); Dự án đầu tư phát triển rừng bền vững Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, năng lực quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh (kế hoạch vốn năm 2023 giao 30 tỷ đồng, giải ngân 11,128 tỷ đồng, số vốn đề nghị kéo dài là 18,872 tỷ đồng); Dự án đường giao thông kết nối các xã Ia Mláh, Phú Cần và thị trấn Phú Túc (kế hoạch vốn năm 2023 giao 56,79 tỷ đồng, giải ngân 45,832 tỷ đồng, số vốn đề nghị kéo dài là 10,958 tỷ đồng).Dự án đường giao thông huyện Đak Pơ (kế hoạch vốn năm 2023 giao 30 tỷ đồng, giải ngân 26,381 tỷ đồng, số vốn đề nghị kéo dài là 3,619 tỷ đồng); Dự án đường liên xã huyện Ia Pa (kế hoạch vốn năm 2023 giao 30 tỷ đồng, giải ngân 24,346 tỷ đồng, số vốn đề nghị kéo dài là 5,654 tỷ đồng); Dự án đường nội thị huyện Phú Thiện (kế hoạch vốn năm 2023 giao 20 tỷ đồng, giải ngân 1,233 tỷ đồng, số vốn đề nghị kéo dài là 18,767 tỷ đồng);Dự án đường Nguyễn Văn Linh, đoạn từ đường Trường Chinh đến đường Lê Thánh Tôn, thành phố Pleiku (kế hoạch vốn năm 2023 giao 76,21 tỷ đồng, giải ngân 55,177 tỷ đồng, số vốn đề nghị kéo dài là 21,033 tỷ đồng).Ông Đinh Hữu Hòa thông tin thêm: “Các dự án đề nghị được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đều thuộc các trường hợp được phép kéo dài. Tuy nhiên, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thống nhất kéo dài Dự án đường giao thông kết nối các xã Ia Mláh, Phú Cần và thị trấn Phú Túc; các dự án còn lại không thống nhất kéo dài với số vốn là 67,962 tỷ đồng”.Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai khẳng định số tiền 767 tỷ đồng vốn đầu tư công của tỉnh bị cắt là không chính xác.Nguyên nhân các dự án này chưa thực hiện và giải ngân đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra chủ yếu là do một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật chậm ban hành, chậm được sửa đổi, còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, áp dụng thiếu thống nhất của một số quy định pháp luật nên thời gian triển khai thủ tục bị kéo dài. Một số dự án bị vướng giải phóng mặt bằng cũng đã làm chậm tiến độ triển khai thực hiện.Theo quy định tại Khoản 4, Mục II, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 5/4/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương thì số vốn này được phép bố trí lại kế hoạch vốn ngân sách trung ương các năm 2024, 2025 tương ứng với số vốn không giải ngân hết năm 2023, bị hủy dự toán cho các nhiệm vụ, dự án, bảo đảm bố trí đủ vốn, hoàn thành đúng tiến độ, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai rất mong nhận được sự phối hợp của các cơ quan báo chí đối với việc thông tin rộng rãi, chính xác đối với thực hiện và giải ngân kế hoạchđầu tư côngvốn ngân sách Trung ương năm 2023 sang năm 2024 của tỉnh Gia Lai trên các ấn phẩm báo chí, sóng phát thanh, truyền hình của cơ quan, đơn vị.
https://nhandan.vn/thong-tin-tinh-gia-lai-bi-cat-von-dau-tu-cong-767-ty-dong-la-khong-chinh-xac-post812646.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Dự án đường Nguyễn Văn Linh", "Gia Lai", "vốn đầu tư công", "nợ đọng", "vốn đầu tư công bị cắt vốn" ] }
Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
Mở rộng các nguồn thu từ rừng, tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần khôi phục chất lượng của các khu rừng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Ðây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trong điều kiện hiện nay.
Cả nước hiện có 14.860.309 ha rừng, bao gồm rừng tự nhiên 10.129.751 ha và rừng trồng 4.730.557 ha.Phát triển bền vững rừng gỗ lớnTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với hơn 3,5 triệu ha rừng sản xuất, trong đó có khoảng 500.000 ha rừng trồng gỗ lớn đã tạo nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ hằng năm khoảng 40 triệu m3 quy tròn, đáp ứng 70% nhu cầu của ngành chế biến gỗ. Ngành lâm nghiệp đã xây dựng được 526 nguồn giống được công nhận tại 35/63 tỉnh, thành phố, diện tích 1.467 ha, với nhiều giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất chất lượng cao đã được đưa vào trồng rừng sản xuất gỗ lớn.Ðến nay, nhiều tỉnh đã xây dựng được các mô hình rừng trồng sản xuất gỗ lớn hiệu quả như Bắc Giang,Yên Bái, Quảng Ninh,Thanh Hóa, Quảng Trị và Cà Mau. Các địa phương nêu trên đã xây dựng được 770 ha mô hình trồng rừng, sản xuất, kinh doanh gỗ lớn keo lai và keo tai tượng với 310 hộ tham gia tại 57 xã, 36 huyện; xây dựng 447 ha chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn với 260 hộ tham gia, ở 34 xã của 21 huyện.Mặc dù đã đáp ứng được tỷ lệ lớn nhu cầu chế biến gỗ, nhưng thực tế những loại gỗ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thì trong nước chưa đáp ứng được. Hằng năm, các doanh nghiệp vẫn phải nhập từ 5 đến 7 triệu m3 gỗ để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Hầu hết các quốc gia đang hạn chế xuất khẩu gỗ, nên việc tự chủ nguyên liệu gỗ nhất là cây gỗ lớn là một chính sách cần thiết và kịp thời trong bối cảnh hiện nay.Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ðể thúc đẩy phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng cần có những chính sách phù hợp hơn nữa để góp phần phát triển bền vững các giá trị của hệ sinh thái rừng nói chung và trồng rừng gỗ lớn nói riêng, trong đó có tính đến lợi ích của các nhà đầu tư, người trồng rừng và các doanh nghiệp chế biến gỗ.Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)Ðến nay, nhiều địa phương đã hình thành một số vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung; ưu tiên phát triển rừng gỗ lớn, chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn; gắn các vùng sản xuất nguyên liệu với chế biến hàng hóa tập trung đối với một số sản phẩm có thế mạnh. Thời gian tới sẽ tăng tỷ trọng nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ từ rừng trồng trong nước phục vụ cho ngành chế biến gỗ và lâm sản. Tập trung phát triển công nghệ chế biến tinh, chế biến sâu; từng bước hình thành kinh tế tuần hoàn trong ngành sản xuất lâm nghiệp.Hiện nay, nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong nước rất lớn, nhưng có tới hơn 30% phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có những loại nguyên liệu phải nhập khẩu 100% đã đẩy giá thành lên cao, khó cạnh tranh. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Ðồng Nai) Võ Quang Hà cho rằng, không gì tốt hơn là phát triển bền vững các vùng nguyên liệu lâm sản trong nước. Muốn thế phải đầu tư. Cùng với Nhà nước, các nhà đầu tư nên đồng hành với các địa phương, người dân có rừng, có đất để tạo ra các vùng nguyên liệu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Ðây chính là cách phát triển bền vững nhất, có lợi nhuận tốt nhất cho cả nông dân và doanh nghiệp.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến nay, cả nước mới có khoảng 20 dự án liên kết sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp và liên kết theo Nghị định số 98/NÐ-CP của Chính phủ được các địa phương phê duyệt. Tỷ lệ giá trị sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sản xuất dưới các hình thức liên kết mới chỉ đạt 3,74%. Số hợp tác xã lâm nghiệp hiện cũng chỉ chiếm 1,02% (181 hợp tác xã), tổ hợp tác chiếm 1,03% (320 tổ hợp tác) và 129 trang trại chiếm 0,65% trang trại trên địa bàn cả nước.Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) Ðỗ Xuân Lập cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu có sử dụng gỗ rừng trồng đang gặp khó khăn, dẫn tới nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là ách tắc trong việc xác định nguồn gốc gỗ rừng trồng và tính pháp lý trong giao dịch ở khâu trung gian trong chuỗi cung ứng. Tình trạng này xảy ra bởi một số diện tích rừng hiện còn thiếu các bằng chứng pháp lý về nguồn đất đai, như đất còn thiếu sổ đỏ, đất có tranh chấp, diện tích đất trên sổ khác với diện tích thực tế, đất mua đi bán lại giữa các bên theo hình thức không chính thống, chưa sang tên đổi chủ chính thức...Ðể làm tốt các mục tiêu đề ra, ngành lâm nghiệp tập trung hỗ trợ phát triển các nguồn nguyên liệu có chứng chỉ bền vững, phù hợp quy chuẩn quốc tế và nguồn nguyên liệu thích ứng, giảm đến mức thấp nhất tác động của biến đổi khí hậu; hỗ trợ chế biến nguyên liệu thân thiện với môi trường và phát triển công nghệ chế biến nguyên liệu.Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chủ rừng tuần tra, bảo vệ rừng trồng gỗ lớn tại xã Ðồng Vương, huyện Yên Thế (Bắc Giang). (Ảnh VŨ SINH)Tăng giá trị lâm sản ngoài gỗCác chuyên gia ngành lâm nghiệp cho rằng, lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng hơn so với gỗ, khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm hơn gỗ, giá trị, năng suất kinh tế cao và ổn định, có khả năng kinh doanh liên tục, phù hợp với quy mô hộ gia đình và dễ được người dân chấp nhận.Theo Tiến sĩ Trần Lâm Ðồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, lâm sản ngoài gỗ được coi là nguồn tài nguyên hết sức quý giá của đất nước. Nước ta có khoảng 7.000 loài cây cho lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Gần đây, nhờ chủ trương phát triển diện tích trồng các loài cây dưới tán rừng, nhiều địa phương có rừng có xu hướng đẩy mạnh trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như thảo quả tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang; sa nhân tập trung ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang; ba kích ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ; cây sâm ở Lai Châu, Lào Cai, Kon Tum, Quảng Nam... Từ đó, đã hình thành nên nhiều vùng chuyên canh một số loài cây lâm sản ngoài gỗ để cung cấp nguyên liệu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...Giám đốc Công ty TNHH Hệ sinh thái The VOS Lê Hoàng Thế cho biết, Việt Nam đã có những cánh rừng trồng gỗ lớn. Keo lai là một trong những cây gỗ mang lại giá trị kinh tế cao. Từ năm thứ 5 đến năm thứ 8, cây keo lai đã cho khai thác. Doanh nghiệp đã trồng nấm linh chi dưới tán rừng keo lai từ năm thứ 4. Khi đến tuổi khai thác, cứ 1 kg nấm thu về một triệu đồng, một năm cây nấm cho thu hoạch ba lần, 1 m2 mỗi năm cho doanh thu 10 triệu đồng từ trồng nấm.Cùng với đó, công ty có thêm sản phẩm nữa là các-bon hữu cơ để tham gia thị trường chuyển nhượng, mang lại giá trị thương mại bền vững cho doanh nghiệp và người trồng rừng. Hiện công ty đã bán sản phẩm nước giải khát nấm linh chi và đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp giấy chứng nhận sản phẩm Organic cho sản phẩm nước giải khát nấm linh chi.Theo chỉ đạo của Chính phủ, dự kiến đến năm 2030, diện tích có khả năng trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tập trung đạt tối thiểu 200.000 ha. Từ đó hình thành các vùng nguyên liệu mang tính sản xuất hàng hóa gắn liền với các cơ sở chế biến trên cơ sở xác định cây chủ lực có lợi thế trên thị trường.Tiến sĩ Trần Lâm Ðồng chia sẻ, phát triển kinh tế dưới tán rừng dựa trên hai đối tượng là rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Riêng rừng tự nhiên, cả về cơ sở pháp lý và khoa học thì hiện nay đều rất khó phát triển, do các văn bản quy định chưa cụ thể, rõ ràng và nguy cơ dẫn đến suy thoái rừng rất cao.Hiện chỉ còn một đối tượng là rừng sản xuất có thể phát triển tốt các loại lâm sản ngoài gỗ mà các địa phương cần tranh thủ điều kiện, nguồn lực để phát triển bền vững. Do đó, các địa phương có rừng cần sớm hoàn thiện và tổ chức thực thi hiệu quả chính sách liên quan đến phát triển lâm sản ngoài gỗ, nhất là cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng như giao, khoán hoặc cho thuê đất, rừng để trồng dược liệu dưới tán rừng; thực hiện tốt chính sách về quản lý giống cây lâm sản ngoài gỗ, chính sách về đầu tư, hỗ trợ vốn, chính sách về lâm sản ngoài gỗ, thuế...Tiến sĩ Vũ Thị Quế Anh, đại diện FSC (tổ chức quốc tế về quản lý và bảo vệ rừng bền vững) tại Việt Nam khẳng định, muốn gia tăng giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ cần áp dụng tiêu chuẩn quản lý rừng FSC cho các sản phẩm đã được công bố. Các tổ chức hiện có thể được cấp chứng nhận FSC cho lâm sản ngoài gỗ như cao su, mây, tre, hỗ trợ thúc đẩy lâm nghiệp bằng cách bảo đảm trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường và bền vững kinh tế.Việc khai thác sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ và tiếp cận các thị trường quốc tế có nhu cầu chứng chỉ FSC sẽ tác động tích cực đến sinh kế của người dân các vùng nông thôn. Tiêu chuẩn này sẽ giúp tháo gỡ nút thắt và thúc đẩy nguồn cung cấp các lâm sản ngoài gỗ được chứng nhận đang có nhu cầu ngày càng tăng ở Việt Nam, cũng là động lực thúc đẩy, thông qua đó sẽ hỗ trợ quản lý rừng bền vững và nâng cao giá trị của rừng.Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nguồn thu của các loại dịch vụ trong các hệ sinh thái rừng gồm dịch vụ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon, dịch vụ du lịch sinh thái... đã mang lại giá trị khoảng 40.000 tỷ đồng mỗi năm.Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho biết, riêng loại hình du lịch cộng đồng dựa vào rừng đang phát triển khá mạnh mẽ kể từ năm 2016 trở lại đây. Hằng năm, đã có từ 3 đến 4 triệu lượt khách tham gia du lịch. Các vườn quốc gia Pù Mát, Cúc Phương, Phong Nha-Kẻ Bàng là ba trong số các vườn quốc gia đã phát triển khá tốt loại hình du lịch cộng đồng, khai thác giá trị sinh thái rừng. Hiện tại Vườn quốc gia Pù Mát có nhiều điểm du lịch cộng đồng thu hút hàng trăm lao động tham gia, với mức thu nhập bình quân từ 4 đến 6 triệu đồng/người/tháng.Tại Vườn quốc gia Cúc Phương, chỉ tính riêng cộng đồng dân tộc Mường sống ở vùng đệm đã có khoảng 100 đến 200 người tham gia làm du lịch với mức thu nhập thường xuyên khoảng 7 triệu đồng/tháng. Phó Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên, ông Vũ Ðức Quyền chia sẻ: “Bảo vệ rừng phải dựa vào cộng đồng nên phát triển du lịch cộng đồng dựa vào người dân là tất yếu. Khi người dân có thu nhập ổn định thì rừng được bảo vệ tốt hơn”.Một nguồn thu khác là dịch vụ môi trường rừng. Theo Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, Ðề án Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã giao chỉ tiêu cho ngành lâm nghiệp phải phấn đấu bảo đảm nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng tăng trưởng ổn định, bình quân 5%/năm. Mục tiêu phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở cụ thể hóa, mở rộng các loại dịch vụ môi trường rừng; đồng thời quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật.Ngành lâm nghiệp tập trung phấn đấu đa dạng hóa, mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh. Nghiên cứu, thể chế hóa các quy định về áp dụng mức thu tiền dịch vụ môi trường rừng tiệm cận với giá trị thực mà rừng mang lại, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng.Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng: Khi không gian giá trị được mở rộng thì ai cũng có được lợi ích, không còn xung đột và sẽ tìm cách để bảo vệ, phát triển rừng. Giá trị của rừng phải cao gấp 10, gấp 100 lần nữa mới xứng đáng với hai chữ “rừng vàng”. Muốn làm được điều đó, cần “thổi” được hồn, đưa được những câu chuyện vào những sản phẩm từ rừng để tăng giá trị. Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng hứa hẹn mở ra “kho báu” từ rừng. Và kho báu lớn nhất, không chỉ là nguồn lợi, là tài nguyên, mà hơn hết, chính là tư duy cùng trân trọng, nâng niu, vun đắp từng giá trị của rừng, để rừng mãi lên xanh, tỏa bóng mát cho thế hệ mai sau.Ngày 29/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 208/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Ðề án đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng...
https://nhandan.vn/tang-gia-tri-da-dung-cua-he-sinh-thai-rung-post810160.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Hệ sinh thái rừng", "Phát triển bền vững", "Rừng gỗ lớn", "Giá trị kinh tế", "Chế biến gỗ", "Du lịch sinh thái", "Chứng chỉ FSC", "Biến đổi khí hậu", "Đa dạng sinh học", "Kinh tế tuần hoàn" ] }
Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để chia sẻ khó khăn, đồng hành với ngành điện
NDO -Trước những khó khăn trong việc bảo đảm cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là tháng cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 cho đến tháng 7. Nhiều khách hàng trên địa bàn Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùngTổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI)tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải (DR), dịch chuyển biểu đồ phụ tải,.. để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện Quốc gia.
Chương trình điều chỉnh phụ tải (DR)Để góp phần ứng phó với tình hìnhtiêu thụ điệntăng cao mùa hè năm 2024, nhiều khách hàng sử dụng điện khẳng định đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để chia sẻ khó khăn, đồng hành với ngành điện.Điều chỉnh phụ tải điện(DR) là một trong những chương trình quản lý nhu cầu điện nhằm khuyến khích khách hàng chủ động điều chỉnh giảm nhu cầu sử dụng điện được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải.Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 3.500 khách hàng ký thỏa thuận tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải với công suất dự kiến tiết giảm gần 230.000 kW giờ.Tin liên quanDự báo nhu cầu tiêu thụ điện của miền bắc hè 2024 tăng kỷ lụcLà một trong những trung tâm thương mại lớn, hiện nay Trung tâm Thương mại Savico Megamall Long Biên có mức tiêu thụ khoảng gần 7 triệu kW giờ mỗi năm. Để cụ thể hóa việc tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải, Trung tâm Thương mại và các đơn vị liên quan đã thực hiện các giải pháp để giảm sử dụng điện trong giờ cao điểm, tăng sử dụng điện trong giờ thấp điểm.Trung tâm thương mại Savico Megamall Long Biên (Hà Nội).Ông Lê Công Hội - Giám đốc kỹ thuật Trung tâm chia sẻ:“Chúng tôi đã ký kết với Công ty Điện lực Long Biên (EVNHANOI) việc thực hiện Chương trình DR và sẽ thực hiện cắt giảm từ 5%-7% lượng điện tiêu thụ trong giờ cao điểm theo yêu cầu. Bên cạnh đó là những biện pháptiết kiệm điệnnhư: Siêu thị Big C đã lắp đặt hệ thống bồn trữ lạnh, vận hành nạp đầy trong đêm - khung giờ thấp điểm và xả lạnh vào hệ thống điều hòa trong thời gian siêu thị hoạt động đón khách.Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã sử dụng hệ thống giám sát và quản lý năng lượng hiện đại, cho phép giám sát, và kiểm soát các thông số tiêu thụ năng lượng từ mỗi bộ phận, thiết bị điện. Do đó, với bất kỳ bất thường trong việc tiêu thụ điện, chúng tôi đều phát hiện và kịp thời có giải pháp điều chỉnh”.Chương trình dịch chuyển biểu đồ phụ tảiKhi khách hàng tham gia chương trình dịch chuyển biểu đồ phụ tải có thể giúp giảm chi phí bằng cách sử dụng điện vào các khoảng thời gian khi giá điện thấp hơn, chẳng hạn như vào ban đêm hoặc vào các thời điểm thấp điểm trong ngày.Việc giảm chi phí năng lượng sẽ giúp tiết kiệm tài chính cho khách hàng. Đồng thời giảm áp lực đối với hệ thống điện lưới vào các thời điểm cao điểm, khách hàng tham gia chương trình này cũng có thể đóng góp vào việc giảm lượng khí thải carbon và các khí thải gây ô nhiễm khác từ việc sản xuất điện.Ông Lê Vĩnh Cường - Phó Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH Nhựa Hoàng Hà cho biết: “Qua quá trình khảo sát rất kỹ càng của ngành điện, chúng tôi đã thống nhất không bố trí sản xuất một số dây chuyền phụ trợ (in decal, xay nghiền nguyên liệu thô) vào các khung giờ cao điểm, công suất tiết giảm tương ứng 20% công suất toàn nhà máy.Thấu hiểu những khó khăn của ngành điện trong việc bảo đảm cung ứng điện cho xã hội, chúng tôi đã quán triệt cán bộ công nhân viên thực hành tiết kiệm điện, như: Đặt điều hoà nhiệt độ ở mức ≥ 27 độ, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, tiết giảm công suất chiếu sáng-bảo vệ, thay thế các thiết bị cũ bằng thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng”.Trong bối cảnh các nguồn nhiên liệu sơ cấp ngày càng cạn kiệt, tốc độ tăng trưởng phụ tải ngày càng cao, nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố đều cho rằng, tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải và dịch chuyển biểu đồ phụ tải là trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị, bên cạnh việc tiết kiệm chung, lâu dài hình thành thói quen của toàn xã hội.Với ý thức trách nhiệm, mọi cá nhân, tổ chức chỉ bằng hành động nhỏ đã có thể giúp việc sử dụng điện an toàn, hiệu quả, tiết kiệm. Các chương trình mang những ý nghĩa như vậy nên được coi là trọng tâm, chiến lược xuyên suốt hằng năm của ngành điện nói chung và EVNHANOI nói riêng.
https://nhandan.vn/thuc-hien-nhieu-giai-phap-dong-bo-quyet-liet-de-chia-se-kho-khan-dong-hanh-voi-nganh-dien-post806701.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "EVNHANOI", "tiêu thụ điện", "phụ tải điện", "DR", "tiết kiệm điện" ] }
Tây Ninh cần phát huy kinh tế xanh, kinh tế số, năng lượng tái tạo
NDO -Trong hai ngày 8 và 9/4, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đến thăm, làm việc và tặng quà tại tỉnhTây Ninhnhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh tiếp đoàn.Đến thăm, tặng quà tại huyện Dương Minh Châu, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn.Theo Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu, toàn huyện có 550 đối tượng chính sách, trong đó có 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng; hơn 4.100 đối tượng bảo trợ xã hội. Năm 2023, số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện còn 247 hộ, chiếm 0,74% tổng số hộ dân. Những năm qua, công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện luôn được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bảo đảm kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ, đúng đối tượng theo đúng tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.Tại đây,Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuântrao biểu trưng 200 triệu đồng cho Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Tây Ninh; trao tặng 70 phần quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Dương Minh Châu.Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Dương Minh Châu.(Ảnh: Giang Phương)Đến thăm Khu di tích Văn hóa quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền nam, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bày tỏ sự xúc động khi đoàn đến thăm Tây Ninh, nơi có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trong những ngày tháng Tư lịch sử.Tại Nhà Tưởng niệm Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền nam, Quyền Chủ tịch nước và Đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa và dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hương linh các liệt sĩ, Đoàn công tác nguyện đoàn kết một lòng, không ngừng tu dưỡng, phấn đấu học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tại Nhà Tưởng niệm Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền nam.(Ảnh: Tố Tuấn)Thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Xa Mát, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng và ghi nhận những chiến công, thành tích của Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh nói chung và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Xa Mát nói riêng đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh, với địa bàn chiến lược, tiếp giáp với nước bạn Vương quốc Campuchia dài 240km, trong thời gian qua, lực lượng đã luôn nỗ lực cố gắng, vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nội địa và trên tuyến biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và ngày càng phát triển.Tiếp đó, Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Hợi và thương binh Đinh Văn Lâm (xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên). Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những hy sinh to lớn của Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Xa Mát. (Ảnh: Tố Tuấn)Tại buổi làm việc với tỉnh Tây Ninh, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng: Tây Ninh là vùng đất có vị trí quan trọng cả về phát triển kinh tế-xã hội và quốc phòng-an ninh, đây là cửa ngõ phía tây của vùng Đông Nam Bộ, không chỉ kết nối Việt Nam với Campuchia mà còn kết nối với các nước ASEAN. Trong kháng chiến, người dân Tây Ninh đã che chở, đùm bọc cán bộ, bộ đội; đã chịu đựng hy sinh, gian khổ, giúp Trung ương Đảng và Nhà nước lãnh đạo cách mạng tới ngày toàn thắng. Sau ngày hòa bình lập lại, các thế hệ cán bộ, quân và dân Tây Ninh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực vươn lên, vượt qua những hy sinh, mất mát của thời kỳ kháng chiến, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giữ vững quốc phòng-an ninh.Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng ghi nhậnTây Ninhcó sự bứt phá trong thu hút đầu tư, phát triển du lịch, công nghiệp, từng bước chuyển dịch kinh tế địa phương. Tỉnh cũng đã dành sự quan tâm, nguồn lực thoả đáng cho công tác an sinh xã hội nói chung và tri ân, chăm lo đời sống người có công, gia đình chính sách. Đặc biệt, Tây Ninh là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước.Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà thương binh Đinh Văn Lâm (xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên).(Ảnh: Tố Tuấn)“Tây Ninh cần quan tâm thực hiện tốt cả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Đối với lĩnh vực kinh tế, Tây Ninh cần tiếp tục phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh như công nghiệp, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị hoá; phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong vùng Đông Nam Bộ để tạo chuỗi sản xuất, phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư. Đồng thời, Tây Ninh bám sát xu hướng chuyển đổi nền kinh tế chung của Việt Nam, đó là kinh tế xanh, kinh tế số, năng lượng tái tạo ngay từ bây giờ; tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng số để thực hiện quá trình chuyển đổi và bắt nhịp với xu thế phát triển”, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/tay-ninh-can-phat-huy-kinh-te-xanh-kinh-te-so-nang-luong-tai-tao-post803871.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Võ Thị Ánh Xuân", "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", "Tỉnh ủy Tây Ninh" ] }
SeABank và Visa hợp tác chiến lược phát triển thanh toán số
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) và Tổ chức thẻ quốc tế Visa vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm mang đến các giải phápthanh toán số, năng lực dữ liệu và chuyên môn tốt nhất.
Hoạt động hợp tác này nhằm giúp SeABank hoàn thành tầm nhìn trở thành một trong những ngân hàng có dịch vụ thanh toán hàng đầu tại Việt Nam; đồng thời, tiếp tục thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa SeABank và Visa, mở ra những bước tiến mới để thúc đẩy phát triển sản phẩm thẻ mạnh mẽ hơn, từ đó góp phần đẩy mạnh các giải pháp thanh toán số của Ngân hàng.Theo thỏa thuận hợp tác, trên nền tảng hoạt động thanh toán đã được xây dựng, Visa sẽ hỗ trợ SeABank tiếp tục định hướng và triển khai các chiến lược hiệu quả để thúc đẩy phát triển sản phẩm thanh toán mạnh mẽ hơn, đặc biệt ưu tiên triển khai trên nền tảng số, góp phần đẩy mạnhthanh toán sốthông qua việc tập trung vào 5 trụ cột chính gồm: Cải tiến hành trình trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ thẻ trên nền tảng số; Cải tiến sản phẩm, dịch vụ thẻ; Tối ưu hóa hệ sinh thái dịch vụ thẻ trên nền tảng số; Cải tiến hiệu quả và tính sáng tạo trong truyền thông về sản phẩm, dịch vụ thẻ; Nâng cao quản trị rủi ro và gian lận trong hoạt động phát hành, thanh toán thẻ.Bà Lê Thu Thủy – Phó Chủ tịch HĐQT SeABank cho biết: Nằm trong chiến lược Hội tụ số, SeABank luôn ưu tiên số hóa các sản phẩm dịch vụ và hoạt động vận hành nghiệp vụ. Những năm qua, với sự đồng hành của Visa, SeABank đã có những thay đổi mạnh mẽ trong dịch vụ thẻ và tạo được dấu ấn với khách hàng.“Việc mở rộng hợp tác với Visa về phát triển thanh toán số đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề giúp SeABank tiếp tục tăng cường hiệu quả, an toàn hoạt động và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ trên nền tảng số”, bà Lê Thu Thủy nhấn mạnh.Nghiên cứu củaVisanăm 2023 ghi nhận 56% người tiêu dùng tham gia khảo sát mang ít tiền mặt hơn so năm 2022, cho thấy xu hướng chuyển dịch nhanh chóng từ tiền mặt sang các hình thức thanh toán số tiện lợi tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ. Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào tin tưởng hợp tác lần này sẽ có nhiều đột phá khi việc cải tiến chất lượng, quản trị rủi ro đối với sản phẩm dịch vụ thẻ được ưu tiên hàng đầu.“Hợp tác chiến lược giữa Visa và SeABank mở ra những cơ hội để SeABank phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ, tạo nên những bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ thanh toán kỹ thuật số và thói quen thanh toán hiện đại cho các khách hàng. Trong các năm tiếp theo, Visa và SeABank sẽ tiếp tục hợp tác toàn diện, góp phần thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt và công cuộc chuyển đổi số quốc gia”, bà Đặng Tuyết Dung cho hay.Lễ ký hợp tác chiến lược phát triển thanh toán số giữa SeABank và Visa.Tại buổi lễ ký, ông Stephen Karpin, Chủ tịch Visa, Vùng châu Á-Thái Bình Dương, chia sẻ: “Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng SeABank trong hiện thức hóa cam kết nâng tầm hệ sinh thái thanh toán số tại Việt Nam. Quan hệ đối tác là thành tố then chốt trong hành trình phát triển và hỗ trợ các ngân hàng gia tăng trải nghiệm khách hàng và củng cố năng lực quản trị rủi ro. Visa cam kết sẽ đồng hành cùng SeABank với những mục tiêu dài hạn tiếp theo, gặt hái nhiều thành tựu hơn nữa”.Trong những năm qua, hoạt động hợp tác giữa SeABank và Visa đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong dịch vụ thẻ của SeABank. Với sự đồng hành của Visa, SeABank đã cho ra mắt các dòng thẻ gồm: Signature, SeATravel, SeALady, SeAEasy, SeAGolf, BRG Elite với nhiều đặc quyền dành cho mọi phân khúc khách hàng. Tổng doanh số giao dịch thẻ của Ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm, trung bình mỗi năm đạt tỷ lệ tăng trưởng 125%.Việc mở rộng hợp tác kỳ vọng sẽ giúp SeABank tạo nên bứt phá về dịch vụ thẻ và thanh toán số thông qua cải thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hướng đa dạng, an toàn, thân thiện với người dùng, từ đó, mở ra nhiều cơ hội hướng tới tương lai của thanh toán kỹ thuật số, đóng góp cho công cuộcchuyển đổi sốquốc gia.
https://nhandan.vn/seabank-va-visa-hop-tac-chien-luoc-phat-trien-thanh-toan-so-post811480.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "thanh toán số", "SeABank", "Visa", "ngân hàng số", "chuyển đổi số" ] }
Tăng giá trị cây công nghiệp chủ lực
(Tiếp theo và hết) (*)
Bài 2: Nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩuMặc dù đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, song việc phát triển các cây công nghiệp chủ lực ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế do sản xuất manh mún, người trồng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học… Nhiều sản phẩm vẫn ở dạng chế biến thô nên giảm sức cạnh tranh và thu nhập cho người dân cũng như doanh nghiệp.Theo Cục Trồng trọt (giá trị sản xuất sáu cây công nghiệp chủ lực là cà-phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, dừa chiếm 16,76% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, 10,24% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.Tin liên quanBài 1: Ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuấtĐa dạng hóa sản phẩmGiám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ðắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho rằng: “Với điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng thuận lợi, trong nhiều năm qua, tỉnh xác định cây cà-phê là cây trồng chủ lực trên địa bàn.Ðến nay, Ðắk Lắk có diện tích cà-phê là 212.000 ha, sản lượng hằng năm đạt khoảng 550.000 đến 560.000 tấn cà-phê nhân, với giá trị xuất khẩu gần 800 triệu USD/năm, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm 18,3% kim ngạch xuất khẩu cà-phê của cả nước.Với giá như hiện nay thì hiệu quả từ trồng cà-phê nếu tính trên quy mô diện tích lớn, chỉ đứng sau cây sầu riêng. Qua thống kê, cà-phê có lợi nhuận từ 150 đến 180 triệu đồng/ha; nhiều gia đình đầu tư bài bản, sử dụng giống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt năng suất 28 tạ/ha, cho thu lãi hơn 250 triệu đồng/ha.Những năm gần đây, tỉnh Ðắk Lắk đã kêu gọi và thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động chế biến cà-phê. Nhờ đó, toàn tỉnh có khoảng 209 cơ sở chế biến cà-phê, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư khoa học-công nghệ đạt chuẩn quốc tế để chế biến sâu, chế biến tinh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: Công ty cổ phần Phát triển và đầu tư An Thái, công suất chế biến hơn 16.000 tấn/năm cho sản phẩm cà-phê bột và hạt rang; cà-phê sữa 3 trong 1 là 8.000 tấn/năm; sản lượng cà-phê hòa tan đạt gần 8.000 tấn/năm.Công ty cổ phần cà-phê Trung Nguyên công suất chế biến 28.000 tấn/năm cho sản phẩm cà-phê bột và một số doanh nghiệp khác như Công ty Ðắk Man, Công ty Olam, Công ty Simexco Ðắk Lắk, Công ty Cà-phê Ngon, Công ty Cà-phê Hà Lan-Việt Nam... Trong năm 2023, sản lượng chế biến cà-phê nhân đạt 455.000 tấn; cà-phê bột các loại đạt 31.000 tấn; cà-phê hòa tan đạt 10.000 tấn...Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên chú trọng phát triển nông nghiệp, nhất là cây chè, vì đây là cây trồng chủ lực, số hộ trồng nhiều và mang lại thu nhập lớn nhất so với các loại cây trồng khác. Phó Văn phòng chuyên trách Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên Trần Nho Hưởng cho biết: “Ðể nâng cao giá trị cây chè, Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 139/QÐ-UB phê duyệt Ðề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với chính sách hỗ trợ về đào tạo, giống, phân bón hữu cơ, sinh học; chứng nhận VietGAP; hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trong sản xuất và thiết bị chế biến chè; hỗ trợ bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu, kết nối quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chè”.Với những chính sách của tỉnh, hầu hết các hợp tác xã, tổ hợp tác chè đã lắp đặt thiết bị tưới tự động cho chè, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sản xuất chè vụ đông, đưa năng suất chè tăng bình quân từ 15 đến 20% so với không được tưới; các khâu sao, sấy, vò và đóng gói đều được tự động hóa không chỉ giúp nâng cao năng suất, giảm nhân lực nghề chè.Sản xuất chè hữu cơ đang là xu hướng chuyển đổi đối với nhiều vùng sản xuất chè tập trung, đặc biệt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc, chế phẩm sinh học phun đuổi côn trùng gây hại đang trở nên phổ biến đối với người trồng, chế biến chè, bởi người dân ngày càng ý thức về sức khỏe của mình, “sức khỏe của đất”, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã chè trong tỉnh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất đa dạng sản phẩm chè chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, một số cơ sở đã đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ chè như: Hồng trà, Matcha bột trà xanh, trà lắc túi lọc, trà Kombucha, kẹo trà, bánh trà để nâng cao giá trị của chè.Mở rộng quảng bá thương hiệuNhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển các cây công nghiệp chủ lực ở nước ta vẫn còn những hạn chế do: Sản xuất còn lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật; ở nhiều nơi sản xuất vẫn còn manh mún, không theo quy hoạch, chạy theo thị trường dẫn đến tình trạng được mùa, rớt giá. Sản phẩm chủ yếu vẫn ở dạng thô; liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhà khoa học còn yếu và lỏng lẻo; ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất chưa nhiều nên chất lượng sản phẩm chưa cao; chưa khai thác giá trị với sản phẩm phụ, khai thác phát triển du lịch để nâng cao cạnh tranh.Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dù đã hình thành hàng trăm làng nghề, hợp tác xã chè, hơn 10 điểm du lịch cộng đồng gắn với cây chè nhưng việc thu hút du khách chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tuyên truyền, quảng bá còn hạn chế; nhận thức của các chủ thể, người dân và cơ sở vật chất phục vụ du lịch vùng chè còn hạn chế.Bên cạnh đó, diện tích, sản lượng chè đạt tiêu chuẩn quốc gia về hữu cơ còn thấp, chưa thu hút được các doanh nghiệp có tiềm lực lớn đầu tư sản xuất chè, nhất là sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao và chế biến sâu các sản phẩm từ chè; liên kết tổ chức sản xuất, mẫu mã, bao bì tại một số cơ sở sản xuất còn hạn chế, chủ yếu vẫn là sản xuất quy mô hộ gia đình.Ðể phát triển bền vững cây công nghiệp chủ lực, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Quốc Mạnh cho rằng, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần sản xuất theo các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại để tăng năng suất và chất lượng, giảm giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hướng tới canh tác bền vững; nghiên cứu thị trường để xác định các loại cây trồng có nhu cầu cao và điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.Ngoài ra, chiến lược tiếp thị và quảng bá hiệu quả có thể giúp cây công nghiệp Việt Nam được công nhận và chấp nhận trên thị trường quốc tế; khuyến khích chế biến sâu để tăng khả năng cạnh tranh. Ðồng thời, ứng dụng khoa học-công nghệ trong chọn tạo giống cây trồng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu như: Chịu hạn, nóng, mặn… và ứng dụng khoa học trong việc sản xuất, đầu tư cho các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm giảm vật tư đầu vào, khắc phục hiện tượng bất lợi của thời tiết; hình thành các liên kết sản xuất giúp nông dân có điều kiện tốt hơn trong việc chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận thông tin và các tiến bộ khoa học...Để nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng cà-phê bảo đảm cho xuất khẩu, ngành nông nghiệp tỉnh Ðắk Lắk đã và đang triển khai nhiều giải pháp như: Ðầu tư vùng trồng, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, tổ chức lễ hội, hội chợ, cuộc thi cà-phê đặc sản, trang bị cho các doanh nghiệp kiến thức để khai thác các thị trường đã ký hiệp định thương mại tự do và đặc biệt là quan tâm đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu, cải tiến quy trình công nghệ… vì đây là một trong những đột phá để nâng cao tỷ lệ cà-phê chế biến sâu phục vụ cho xuất khẩu.Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ðắk LắkTuy nhiên, khó khăn của tỉnh là chỉ một số ít doanh nghiệp đủ năng lực chế biến cà-phê chất lượng cao, còn lại phần lớn là các cơ sở quy mô nhỏ, dây chuyền thiết bị đơn giản gồm máy rang, máy xay, máy đóng gói và chế biến theo phương pháp chế biến khô là chủ yếu. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ðắk Nông Phạm Tuấn Anh, cần tập trung vào hai yếu tố chính: Nâng cao chất lượng và phát triển liên kết chuỗi giá trị ngành hàng hồ tiêu bền vững. Nâng cao chất lượng, trước hết cần thay đổi thói quen canh tác lâu nay của người dân bằng việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), thông qua chương trình hỗ trợ được tỉnh Ðắk Nông ban hành; ưu tiên phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng sinh học, sản xuất hữu cơ (Organic), hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật...Cục Trồng trọt cho biết, các loại cây công nghiệp chủ lực thời gian qua đã tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu gia đình vùng nông thôn. Trong đó, khoảng 110 nghìn lao động ngành dừa, hơn một triệu lao động thường xuyên ngành cà-phê và 8,5 triệu lao động thời vụ; khoảng 500 nghìn lao động ngành cao su; 400 nghìn lao động ngành chè; khoảng 600 đến 700 nghìn lao động trồng điều…(★) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 4/5/2024.
https://nhandan.vn/tang-gia-tri-cay-cong-nghiep-chu-luc-post807904.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Cây công nghiệp chủ lực", "Cà phê", "chè", "dừa", "cao su", "hồ tiêu", "điều", "Chính sách hỗ trợ", "Giá trị gia tăng", "Liên kết", "Tiềm năng và thách thức" ] }
Giá lúa mì ghi nhận ngày điều chỉnh giảm mạnh nhất trong tuần
NDO -Ngoại trừ dầu đậu tương, 6 mặt hàngnông sảncòn lại đồng loạt chịu sức ép trong ngày hôm qua (29/5). Trong đó, giá lúa mì giảm hơn 1%, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây.
MXV cho biết, bên cạnh lực bán kỹ thuật, triển vọng mùa vụ tích cực hơn ở Mỹ là yếu tố chính gây sức ép lên giá. Cụ thể, theo báo cáo Tiến độ mùa vụ của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tỷ lệlúa mìvụ đông đạt chất lượng tốt tính đến ngày 26/05 là 48%, vượt xa mức 34% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, diện tích bị đánh giá kém cũng giảm từ 35% xuống còn 19%.Trong khi đó, tại Trung Quốc, hãng tin Refinitiv đã nâng ước tính sản lượng lúa mì vụ đông của nước này lên mức 139,9 triệu tấn. Dự báo trong hai tuần tới, các khu vực gieo trồng chính vẫn nằm trong khung thời tiết ấm áp và khô ráo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch.Nếu con số trên được xác thực, sản lượng lúa mì của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức cao nhất lịch sử nhờ việc mở rộng diện tích gieo trồng và thời tiết thuận lợi. Sản xuất nội địa gia tăng sẽ phần nào giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài của quốc gia nhập khẩu số 1 thế giới này.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua (29/5), giá lúa mì EU và Nam Mỹ nhập khẩu về cảng Cái Lân kỳ hạn giao tháng 5 năm nay dao động trong khoảng 7.000-7.100 đồng/kg; kỳ hạn giao tháng 6 ở mức 7.150-7.200 đồng/kg. Trong khi đó, đối với kỳ hạn giao tháng 7 và tháng 8, giá chào bán cao hơn, ở 7.500 đồng/kg.Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán trở lại và chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (29/5), kéo chỉ sốMXV-Indexsuy yếu 0,53% xuống 2.378 điểm, đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp trước đó. Trong đó, đà giảm chủ yếu đến từ các mặt hàng nhóm năng lượng và nông sản.
https://nhandan.vn/gia-lua-mi-ghi-nhan-ngay-dieu-chinh-giam-manh-nhat-trong-tuan-post811791.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "nông sản", "lúa mì", "MXV-Index" ] }
Có các giải pháp từ sớm, phối hợp đồng bộ, hiệu quả chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ
Chiều tối 16/5, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chínhchủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để tập trung thảo luận các giải pháp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng phù hợp tình hình hiện nay.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạoNgân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo tình hình thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa thời gian qua; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận, đóng góp các ý kiến, kiến nghị nhiều giải pháp, sử dụng các công cụ hiện có để tăng cường ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, trong đó tập trung vào các giải pháp về tỷ giá, lãi suất cho vay, lãi suất huy động; miễn, giãn, hoãn, giảm thuế; tăng cường quản lý thị trường vàng; tăng cường áp dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh; huy động các nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược; phát hành trái phiếu Chính phủ; đầu tư nhà ở xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành chức năng trong thanh tra, kiểm tra, bảo đảm các hoạt động kinh doanh lành mạnh, đúng định hướng.Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, nêu rõ một số nét lớn của tình hình thế giới hiện nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, kinh tế vĩ mô trong nước cơ bản ổn định, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, các cân đối lớn được bảo đảm; tiếp tục kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; quốc phòng an ninh được bảo đảm; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, chúng ta không quá lạc quan, nhưng cũng không chủ quan, không bi quan; phải phòng ngừa là chính, “phòng từ sớm, từ xa, từ cơ sở” để không bị động. Do đó, cuộc họp này nhằm rà soát, tập trung vào các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, trên cơ sở đó tiếp tục để giữ mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng. Muốn vậy, chúng ta phải có đánh giá tình hình chính xác, có giải pháp từ sớm, từ xa.Quang cảnh cuộc họp.Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng đề nghị điều hành chính sách tài khóa mở rộng, hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, tăng thu, giảm chi, thúc đẩy đầu tư công, nghiên cứu phát hành trái phiếu Chính phủ; triệt để tiết kiệm chi, tăng huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, trước mắt cần huy động ngay khoảng 100 nghìn đồng để có nguồn phục vụ các dự án trong hạn giai đoạn 2021-2025; về lâu dài nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền chuẩn bị các dự án đầu tư hạ tầng.Theo Thủ tướng, sở dĩ chúng ta làm được việc này là dựa trên cơ sở nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách thấp hơn quy định, tăng thu ngân sách hằng năm lớn, bổ sung đủ bù đắp các dự án; đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa.Đại diện lãnh đạo Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát biểu.Đề cập các vấn đề trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tỷ giá và lạm phát phù hợp với xu hướng giảm phát của thế giới; sử dụng hợp lý các công cụ thị trường “bơm tiền ra, hút tiền về”, can thiệp thị trường ngoại tệ phù hợp; lưu ý bơm tiền ra thì phải giảm lãi suất cho vay phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tăng việc làm, tạo sinh kế cho người dân.Thủ tướng đặc biệt lưu ý không để tỷ giá ảnh hưởng ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát; giữ ổn định tương đối về tỷ giá; điều hành tỷ giá, tiền gửi có thể linh hoạt, dứt khoát thực hiện giải pháp tạo thuận lợi tiếp cận tín dụng; tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay; tăng cường số hóa trong hoạt động ngân hàng; phấn đấu đạt tăng trưởng tín dụng 5-6% ngay trong quý II này; tiết giảm chi phí, tiếp tục giảm lãi suất cho vay 1-2% vì vẫn còn dư địa.Phó thủ tướng Lê Minh Khái và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành tham dự cuộc họp.Về quản lý thị trường vàng, Thủ tướng nhất trí thực hiện các giải pháp như cuộc họp đã đề xuất, trong đó nhấn mạnh cần chủ động công tác truyền thông; tăng cường thanh tra, giám sát, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm; yêu cầu các ngân hàng thương mại cùng với Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ngồi lại với nhau để hợp tác, đồng hành cùng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam góp phần ổn định thị trường vàng; chỉ đạo đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong kinh doanh mua bán vàng thì phải bị rút giấy phép; việc này phải được làm cương quyết.Đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành tham dự cuộc họp.Thủ tướng cũng chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội; huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, khẩn trương nghiên cứu phát hành trái phiếu Chính phủ tập trung cho các hạ tầng chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nhà ở xã hội; đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính tối đa, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động của ngân hàng.Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Chính phủ ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, đặc biệt là chuyển đổi số, ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và tài chính; tăng cường thanh tra, giám sát liên quan buôn lậu, găm hàng, đội giá, không tuân thủ pháp luật. Bộ Công an tăng cường công tác này. Thủ tướng cũng yêu cầu, làm tốt công tác thông tin truyền thông, phản ánh đúng trên tinh thần tạo đồng thuận xã hội.
https://nhandan.vn/co-cac-giai-phap-tu-som-phoi-hop-dong-bo-hieu-qua-chinh-sach-tai-khoa-voi-chinh-sach-tien-te-post809714.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Chính phủ", "Thủ tưởng Phạm Minh Chính", "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "Bộ Tài chính" ] }
Tăng cường thực thi, giám sát về đời sống, việc làm của công nhân, lao động
NDO -Ngày 14/5, Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Cần Thơ với cán bộ công đoàn và công nhân lao động nhânTháng Công nhânnăm 2024.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ Lê Thị Sương Mai cho biết, đây là dịp để lãnh đạo thành phố lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công nhân lao động trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp, hoạt động của công đoàn các cấp, đồng thời có những giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan đến đời sống, việc làm của công nhân lao động.Tại buổiđối thoại, đại diện công nhân lao động có nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến đời sống, việc làm đoàn viên, người lao động như: Phát triển, hỗ trợ nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, sân chơi, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho công nhân các khu công nghiệp; khắc phục tình trạng doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng đến chế độ chính sách của người lao động; đào tạo tay nghề, tạo việc làm cho công nhân, người lao động; hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh…Đại diện công nhân lao động nêu kiến nghị tại buổi đối thoại.Đại diện lãnh đạo các sở ngành của thành phố trả lời, giải đáp những kiến nghị, đề xuất của người lao động, đồng thời có nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt các quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi người lao động, các chương trình hỗ trợ công nhân…Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, những vấn đề bức xúc của công nhân lao động về nhà ở cũng là khó khăn, vướng mắc của công chức, viên chức, lao động thành phố. Thành phố Cần Thơ đang phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ gắn với các thiết chế bảo đảm đời sống, việc làm của công nhân.Thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tăng cường giám sát kết quả thi hành các chương trình này cũng như các chính sách quan tâm, chăm lo đời sống công nhân lao động nói riêng và người dân nói chung để triển khai thực hiện tốt hơn.
https://nhandan.vn/tang-cuong-thuc-thi-giam-sat-ve-doi-song-viec-lam-cua-cong-nhan-lao-dong-post809272.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Liên đoàn Lao động Cần Thơ", "đối thoại", "chăm lo người lao động", "Tháng Công nhân" ] }
Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú bị phạt hơn 90 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết địnhxử phạt hành chínhCông ty TNHH Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng, do khôngcông bố thông tin, công bố thông tin sai hạn các tài liệu: báo cáo tài chính tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu…; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu…
Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 14/5, ban hành Quyết định số 212/QĐ-XPHC xử phạt hành đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú với số tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Trước đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện 6 tháng năm 2023;Cùng với đó, Công ty gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 6 tháng năm 2022; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 6 tháng năm 2022; Báo cáo tài chính 6 tháng năm 2022; Báo cáo tài chính 6 tháng năm 2023.Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và kinh doanh Địa ốc Mỹ Phú (địa chỉ trụ sở chính tại tầng L11, tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) chính thức hoạt động năm 2005, lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.Về tình hình kinh doanh, năm 2022, Công ty lỗ sau thuế hơn 40,4 tỷ đồng.Năm 2023, lỗ sau thuế của Công ty tăng gấp đôi năm trước, lên hơn 88,3 tỷ đồngTỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ -5% (năm 2022) xuống -12% (năm 2023). Vốn chủ sở hữu của Công ty giảm từ 799,4 tỷ đồng (năm 2022) xuống còn 712,9 tỷ đồng năm 2023.
https://nhandan.vn/dau-tu-va-kinh-doanh-dia-oc-my-phu-bi-phat-hon-90-trieu-dong-do-vi-pham-cong-bo-thong-tin-post809464.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Đầu tư và kinh doanh", "Địa ốc Mỹ Phú", "phạt hành chính", "vi phạm", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Vi phạm trong giao dịch và báo cáo, 2 doanh nghiệp bị phạt hơn 530 triệu đồng
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xửphạt hành chính2 doanh nghiệp là CTCP Hóa chất Minh Đức và Công ty TNHH May thêu giày An Phước với tổng số tiền phạt lên tới 535 triệu đồng do các vi phạm: không công bố,công bố thông tinsai hạn;không đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 19/4, ban hành Quyết định số 456/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Hóa chất Minh Đức, số tiền 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định của pháp luật.Cụ thể, Công ty không công bố thông tin đối với Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023, Công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng dự kiến thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu để tham dự họp Đại hội đồng cổ đông năm 2023 và năm 2022, công bố thông tin ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022;Tiếp đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn đối với Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2022 và năm 2021, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 và năm 2022, Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 và năm 2022, công bố thông tin ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023, Thông báo tạm ứng cổ tức năm 2023 và ngày chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức năm 2023.Với vi phạm không đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định, Công ty bị phạt tiền 350 tiền đồng.Cùng việc bị phạt tiền, Công ty còn phải khắc phục hậu quả là buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán trong thời hạn tối đa 60 ngày theo quy định.Như vậy, tổng số tiền phạt đối với Công ty là 442,5 triệu đồng.Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức (địa chỉ tại khu Quyết Hùng, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng), tiền thân là Xí nghiệp Hóa chất Minh Đức thành lập năm 1979; hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sản xuất bột nhẹ, bột nặng, bột tan và các phụ gia nghiền từ khoáng sản; bán buôn, bán lẻ các mặt hàng hóa chất bột nặng, bột nhẹ, bột tan và các hóa chất, nguyên liệu chuyên phục vụ sản xuất giày dép, đồ nhựa; sơn, giấy và hóa mỹ phẩm; kinh doanh vật tư máy, thiết bị phục vụ sản xuất; sản xuất sơn, véc-ni và các chất sơn, quét tương tự, ma-tít; khai thác đá...Cùng ngày 19/4,Công ty TNHH May thêu giày An Phướcbị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo Quyết định số 161/QĐ-XPHC, mức phạt 92,5 triệu đồng do do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định.Trước đó, Công ty TNHH May thêu giày An Phước không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ đối với tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 6 tháng năm 2021, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu 6 tháng năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, Báo cáo tài chính 6 tháng năm 2021, Báo cáo tài chính năm 2020, Báo cáo tài chính năm 2021, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 6 tháng năm 2021, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 6 tháng năm 2022, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021.Công ty TNHH May thêu giày An Phước (địa chỉ trụ sở chính tại 100/11-12 An Dương Vương, phường 9, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 1997; chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm thời trang nam nữ cao cấp tại Việt Nam và mở rộng hợp tác, cung cấp sản phẩm cho thị trường Nhật Bản, châu Âu...
https://nhandan.vn/post-805570.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "phạt hành chính", "Hóa chất Minh Đức", "May thêu giày An Phước", "công bố thông tin", "đăng ký giao dịch" ] }
Người tiêu dùng Việt tăng cường tìm kiếm ưu đãi để ứng phó thời bão giá
NDO -Người mua sắm Việt Nam đang ngày càng khó tính và nhạy cảm về giá hơn, nhất là khi có những biến động về giá trên thị trường. Mặc dù hành vi tìm kiếm ưu đãi vẫn đang tăng trưởng nhưngngười mua sắmvẫn thể hiện sự sẵn sàng chi trả chi phí cao hơn cho các thương hiệu uy tín và sản phẩm chất lượng cao.
Ngày 19/6, NIQ, công ty hàng đầu thế giới về hành vi tiêu dùng và nhu cầu mua sắm của khách hàng đã phát hành nghiên cứu mới nhất - Báo cáo Xu hướng mua sắm nhằm nêu bật những thay đổi trong hành vi tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2024, nội dung báo cáo trên đã cung cấp hàng loạt thông tin chuyên sâu, có giá trị thực tiễn giúp các doanh nghiệp sản xuất và nhà bán lẻ trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hiểu rõ hành vi xu hướng tiêu dùng hiện nay.NIQ nhấn mạnh sự chuyển dịch quan trọng trong hành vi mua sắm qua các kênh, đồng thời đưa ra các yếu tố thúc đẩy đằng sau những thay đổi này, từ đó cung cấp thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp tiếp cận người mua sắm qua các kênh bán hàng khác nhau.Một trong những xu hướng mới về hành vi mua sắm dễ nhận thấy là nhiều người đã và đang lựa chọn các kênh bán lẻ tiện lợi để thực hiện việc mua sắm, và ưu tiên các cửa hàng có giá cả và ưu đãi tốt nhất. Ngoài ra, họ cũng có xu hướng quyết định mua hàng ngẫu hứng nhiều hơn kể cả khi đã lên kế hoạch rõ ràng trước đó.Nhiều người mua sắm đã và đang lựa chọn các kênh bán lẻ tiện lợi để thực hiện việc mua sắm.Xu hướng thay đổi trong hành vi mua sắm thể hiện qua những thay đổi trong quá trình ra quyết định mua hàngNgười mua sắm thay việc đi đến các siêu thị bằng các kênh mua hàng mới:Số lượt ghé thăm siêu thị để mua thực phẩm tươi sống đang giảm dần, khi ngày càng nhiều người mua sắm chuyển sang các cửa hàng nhỏ hơn như cửa hàng tiện lợi và các kênh mua sắm trực tuyến.Lập kế hoạch và mua hàng ngẫu hứng:88% người mua sắm các mặt hàng tạp hóa cho gia đình sẽ lên kế hoạch mua sắm trước, nhưng gần như tất cả đều sẽ có những quyết định bất chợt khi đi mua hàng. Điều này khẳng định tầm quan trọng của hoạt động tiếp thị tại điểm bán hàng (in-store marketing) cũng như các chiến lược khuyến mãi để kích thích các quyết định mua hàng ngẫu hứng.Báo cáoXu hướng mua sắmcủa NIQ cũng chỉ ra rằng 93% người mua sắm thường mua thêm các mặt hàng tạp hóa mà họ không định mua từ trước, cho thấy các chương trình khuyến mại hoặc ưu đãi có thể tác động đến quyết định mua hàng theo cảm hứng.Nghiên cứu trước khi mua:Khoảng 30% người mua sắm sẽ tìm kiếm thông tin trực tuyến trước khi quyết định mua hàng tạp hóa, mặc dù đây là những hàng hóa đã quen thuộc với họ. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm sự hiện diện trên các nền tảng trực tuyến đối với các nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Các kênh trên nền tảng số cũng có thể trở thành những điểm chạm cung cấp thông tin cho người mua sắm, và có thể được tận dụng để tương tác với họ một cách hiệu quả.Xu hướng mua sắm trực tuyến (online shopping) trỗi dậyTỷ lệ mua sắm trực tuyến đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là khi người mua sắm dần chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử, siêu ứng dụng và ứng dụng hoặc trang web của các nhà bán lẻ với kênh phân phối hiện đại.Sự chuyển dịch này thể hiện rõ ràng nhất ở ngành hàng phi thực phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, trong khi với mặt hàng thực phẩm và đồ uống thì các kênh phân phối truyền thống vẫn chiếm ưu thế. Sự tiện lợi và việc không cần đến thanh toán tiếp xúc đã khiến mua sắm trực tuyến trở thành lựa chọn ưa thích của nhiều người mua sắm Việt Nam.Sở thích của người tiêu dùngNgười mua sắm Việt Nam đang ngày càng khó tính và nhạy cảm về giá hơn, nhất là khi có những biến động về giá trên thị trường. Mặc dù hành vi tìm kiếm ưu đãi vẫn đang tăng trưởng nhưng người mua sắm vẫn thể hiện sự sẵn sàng chi trả chi phí cao hơn cho các thương hiệu uy tín và sản phẩm chất lượng cao.Người mua sắm Việt Nam vẫn trung thành với các thương hiệu đáng tin cậy nhưng cũng có sự quan tâm và khám phá các nhãn hàng riêng, đặc biệt với các mặt hàng thiết yếu.Người mua sắm Việt Nam cũng đã dần quen trước việc các thương hiệu và sản phẩm mới ra đời, nhưng không dễ để khiến họ thấy háo hức, muốn được trải nghiệm như trước. Các thương hiệu sẽ cần tìm điểm cân bằng giữa giá cả cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cao để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
https://nhandan.vn/nguoi-tieu-dung-viet-tang-cuong-tim-kiem-uu-dai-de-ung-pho-thoi-bao-gia-post815219.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "thói quen tiêu dùng", "mua sắm", "tiệm tạp hóa", "mua hàng trực tuyến", "thắt chặt chi tiêu", "mua sắm trực tuyến" ] }
Công bố chính thức địa điểm, thời gian bán vàng miếng SJC với mục tiêu bình ổn thị trường
NDO -Chiều 2/6,Ngân hàng Nhà nước Việt Namcho biết: Cùng với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank), Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC sẽ tham gia mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bán trực tiếp tới người dân.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong thời gian vừa qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đã biến động mạnh, tăng nhanh, chênh lệch cao so với giá quốc tế. Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vềbình ổn thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai phương án bán vàng trực tiếp cho 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank) để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.Cùng với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước nói trên, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn –SJC(Công ty SJC) là đơn vị thứ 05 tham gia mua bán vàng theo phương án này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, góp phần quyết tâm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới.“SJC là doanh nghiệp kinh doanh vàng 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, với kinh nghiệm trên 35 năm trong lĩnh vực kinh doanh vàng cũng tham gia mua bán vàng. SJC có mạng lưới phân phối gồm hơn 200 cửa hàng, 43 đại lý chính thức, trong đó có 36 cửa hàng được phép giao dịch vàng miếng SJC. SJC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lấy thương hiệu để sản xuất vàng miếng và chịu trách nhiệm về chất lượng vàng miếng SJC. Việc tham gia của SJC sẽ bổ sung thêm số lượng đơn vị tham gia cung ứng vàng trực tiếp tới người dân”, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định.Đến thời điểm ngày 2/6, trên các website của các Ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) và Công ty SJC đã công bố chính thức địa điểm, thời gian bán vàng miếng cho khách hàng cá nhân.Về thời gian: Ngày 3/6/2024 (dự kiến từ 14 giờ 30 phút), các Ngân hàng thương mại nhà nước sẽ triển khai bán vàng miếng SJC cho các khách hàng cá nhân.Từ ngày 4/6/2024, các Ngân hàng thương mại nhà nước sẽ triển khai bán vàng từ 9h00. Công ty SJC thực hiện hoạt động mua bán vàng tại các địa điểm trong mạng lưới theo thời gian cụ thể ở từng chi nhánh.Về địa điểm:Đối vớiVietcombank: Trước mắt Vietcombank triển khai tại 6 điểm giao dịch tại địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:-Tại Thành phố Hà Nội:(i) Trụ sở chi nhánh Vietcombank Sở Giao dịch: số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình. (ii) Trụ sở chi nhánh Vietcombank Hà Nội: số 11B Cát Linh, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa. (iii) Trụ sở chi nhánh Vietcombank Ba Đình: số 72 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.- Tại thành phố Hồ Chí Minh: (iv) Trụ sở chi nhánh Vietcombank thành phố Hồ Chí Minh: số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1. (v) Trụ sở chi nhánh Vietcombank Nam Sài Gòn: số 23 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7. (vi) Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thủ Đức: số 50A Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, thành phố Thủ ĐứcĐối vớiVietinbank: Trước mắt, VietinBank triển khai bán tại hệ thống cửa hàng của Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank Gold & Jewellery):- Tại Thành phố Hà Nội: (i) 81 Phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng (ii) Tầng 1, Tòa nhà Hoàng Thành, 114 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: (iii) Tầng 15, Tòa nhà 93 - 95 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1Đối vớiAgribank: Trước mắt, Agribank tổ chức bán tại 4 điểm giao dịch tại địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:- Tại Thành phố Hà Nội: (i) Trụ sở Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch: Số 2 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. (ii) Trụ sở Agribank Chi nhánh Hà Nội: Số 77 phố Lạc Trung, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: (iii) Trụ sở Agribank Chi nhánh Sài Gòn: Số 02 Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. (iv) Trụ sở Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn: Số 28-30-32 Mạc Thị Bưởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.Đối vớiBIDV: Trước mắt, BIDV sẽ thực hiện bán vàng miếng cho khách hàng cá nhân với 03 địa điểm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cụ thể:- Tại Thành phố Hà Nội (i) Chi nhánh Sở Giao dịch 1, địa chỉ: Tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. (ii) Chi nhánh Hà Thành, địa chỉ: 74 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.- Tại Thành phố Hồ Chí Minh (iii) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ: 134 Nguyễn Công Trứ, Q1, TP Hồ Chí Minh.Trong trường hợp bổ sung địa điểm bán vàng miếng, các Ngân hàng thương mại nhà nước sẽ thông báo chính thức trên website của từng ngân hàng.Đối với Công ty SJC:- Tại Thành phố Hà Nội: Chi nhánh SJC Giang Văn Minh: 50 Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.Chi nhánh SJC Thái Thịnh: 101-102 A49 Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.Trung tâm Vàng bạc Đá Quý SJC Phan Đình Phùng: 27B Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Trung tâm Vàng bạc Đá Quý SJC Trần Nhân Tông: 18 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trụ Sở - Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Minh Khai: 418 - 420 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Quang Trung: 230-230A Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Nguyễn Văn Nghi: 172 Nguyễn Văn Nghi, phường 5, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Hóc Môn: 05/2A Quốc lộ 22, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.- Tại Thành phố Hải Phòng: Chi nhánh SJC Hải Phòng: 89-91 Cầu Đất, phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.- Tại Hạ Long – Quảng Ninh: Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Hạ Long, Khu cột Đồng Hồ, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm Vàng bạc Đá quý SJC Quảng Ninh: SH8, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.- Tại thành phố Nha Trang: Chi nhánh SJC Nha Trang: 13 Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trung tâm Vàng bạc Đá Quý SJC Vĩnh Hải: 423 đường Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.- Tại thành phố Huế: Chi nhánh SJC Huế: Số 7 Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố Huế.- Tại thành phố Quảng Ngãi: Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Quảng Ngãi : 222 Lê Trung Đình, TP. Quảng Ngãi.- Tại Biên Hòa – Đồng Nai: Chi nhánh SJC Biên Hòa: 216 Đường 30/4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.- Tại thành phố Cần Thơ: Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Cần Thơ: 135 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.- Tại thành phố Bạc Liêu: Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Bạc Liêu : 205 Trần Phú, khóm 3, phường 7, thành phố Bạc Liêu.- Tại thành phố Cà Mau: Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Cà Mau: 4A-5A Hùng Vương, khóm 2, phường 7, thành phố Cà Mau. Cửa hàng SJC Sense City Cà Mau: Gian hàng T18, Trung tâm Thương mại Sense City - Số 09, Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau.Liên quan đến giá bán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định: Căn cứ vào giá mua vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Nhà nước và công ty SJC sẽ xác định và công bố giá bán vàng miếng SJC trên website của các ngân hàng thương mại nhà nước và công ty SJC và tại các địa điểm bán vàng nêu trên.Khách hàng mang theo giấy tờ tùy thân theo quy định đến trực tiếp các địa điểm bán vàng của nêu trên để giao dịch, thực hiện thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và nhận vàng giao ngay, hóa đơn bán hàng được cung cấp cho khách hàng mua vàng theo hình thức hóa đơn điện tử.Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lưu ý: Các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ thực hiện bán vàng miếng SJC cho khách hàng cá nhân và không thực hiện mua vàng miếng SJC từ khách hàng. Công ty SJC thực hiện tất cả các giao dịch MUA – BÁN Vàng miếng SJC.Việc bán vàng của các ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường vàng theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không vì mục tiêu lợi nhuận.Trong trường hợp dự kiến mua vàng với khối lượng lớn, để bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, khách hàng chuẩn bị sẵn thông tin để khai báo hoặc thực hiện mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại Nhà nước trước khi giao dịch hoặc thực hiện thanh toán bằng hình thức chuyển khoản để thuận tiện, nhanh chóng hơn trong giao dịch.
https://nhandan.vn/cong-bo-chinh-thuc-dia-diem-thoi-gian-ban-vang-mieng-sjc-voi-muc-tieu-binh-on-thi-truong-post812342.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "Vietcombank", "VietinBank", "Agribank", "BIDV", "Công ty SJC", "vàng miếng SJC", "thị trường vàng" ] }
Giá vàng ngày 24/5: Giá trong nước, thế giới tiếp tục giảm
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(24/5) giảm mạnh xuống 2.333,1 USD/ounce do áp lực lạm phát và tâm lý chốt lời của các nhà đầu tư. Trong nước, giá vàng tiếp tục giảm sau phiên đấu thầu thứ 9 thành công. Vàng miếng SJC giao dịch ở mức 89,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76,4 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, hôm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đấu thầu thành công 134 lô (tương đương 13.400 lượng vàng) với tổng số thành viên trúng thầu là 11 thành viên. Đây là phiên đấu thầu thành công lượng vàng lớn nhất sau 9 phiên được tổ chức từ ngày 19/4 đến nay. Giá trúng thầu cao nhất là 88,73 triệu đồng/lượng, giá trúng thấp nhất 88,72 triệu đồng/lượng.Sáng nay, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sau phiên đầu thầu thành công ngày 23/5.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ 30 phút ngày 24/5.Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 24/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,5 triệu đồng/lượng mua vào và 89,3 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 300.000 đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,8 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,5-89,5 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 14-15 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giảm 400.000 đồng so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 74,8 triệu đồng/lượng, bán ra 76,4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,3 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng so kết phiên trước đó.Tại thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 24/5 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới giảm 54,9 USD so kết phiên trước đó xuống mức 2.333,1 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 24/5. (Ảnh: kitco.com)Sau khi đạt mức cao kỷ lục mới trên 2.450 USD/ounce, giá vàng gặp khó khăn do tâm lý chốt lời của các nhà đầu tư. Ngoài ra, quan điểm cứng rắn về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng gây sức ép lên đà tăng của giá vàng. Các chuyên gia cho rằng, các báo cáo lạm phát của Mỹ vẫn chưa như mong đợi, thời gian cắt giảm lãi suất của FED chưa rõ ràng và thời điểm ngân hàng Trung ương Mỹ xoay trục chính sách tiền tệ dường như đang ngày càng kéo dài.Về triển vọng giá vàng, Adam Button, người đứng đầu chiến lược tiền tệ tại Forexlive.com cho biết, dữ liệu gần đây cho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ và phần lớn Trung Đông cũng đang tích cực mua vàng thỏi, điều này sẽ có lợi cho đà tăng của giá kim loại quý trong thời gian tới.Sean Lusk, đồng Giám đốc phòng ngừa rủi ro thương mại tại Walsh Trading chia sẻ với Kitco News rằng, sự kết hợp giữa lạm phát cao, phát hành nợ lớn và việc ngân hàng Trung ương in tiền quá nhanh đang đẩy các nhà đầu tư tham gia vào kim loại quý và các hàng hóa khác. Vị chuyên gia cho rằng, giá kim loại sẽ tiếp tục tăng trong suốt mùa hè.Sáng nay, Chỉ số USD-Index tăng nhẹ lên mức 105,11 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4,467%; chứng khoán Mỹ tiếp tục chìm trong “sắc đỏ”; giá dầu giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống 81,41 USD/thùng đối với dầu Brent và 76,88 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-245-gia-trong-nuoc-the-gioi-tiep-tuc-giam-post810966.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 24/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn giảm", "giá vàng giảm sau đấu thầu", "giá vàng thế giới giảm" ] }
Bộ Tài chính thông tin về bồi thường bảo hiểm cho các nạn nhân vụ cháy tại phố Trung Kính, Hà Nội
NDO -Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 28/5, đã có 31/31 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 19/19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã có báo cáo gửi Bộ Tài chính về tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm trongvụ cháy tại phố Trung Kính, Cầu Giấy, TP Hà Nội ngày 24/5 vừa qua.
Theo đó, đến hết ngày 27/5, đã có 4 doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo có khách hàng tham gia bảo hiểm bị thiệt hại về người (6 trường hợp tử vong) trongvụ cháynêu trên với số tiền chi trả bảo hiểm ước là 2,72 tỷ đồng. Cụ thể:Khối công ty bảo hiểm nhân thọ có 2 công ty có khách hàng là nạn nhân trong vụ cháy. Trong đó, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam có 2 trường hợp khách hàng tử vong với số tiền chi trả bảo hiểm cho mỗi khách hàng 1 tỷ đồng. Công ty Bảo hiểm nhân thọ Sun Life cũng đã rà soát danh sách khách hàng và đang hoàn tất thủ tục bồi thường cho 1 trường hợp khách hàng tử vong trong vụ cháy, ước số tiền chi trả là 500 triệu đồng.Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có 3 trường hợp khách hàng tử vong với số tiền chi trả bảo hiểm ước là 220 triệu đồng. Trong đó, công ty Bảo hiểm PVI có 1 trường hợp khách hàng tử vong, ước số tiền chi trả là 20 triệu đồng. Công ty Bảo hiểm PJICO có 2 trường hợp khách hàng tử vong, ước số tiền chi trả là 200 triệu đồng (trong đó có 1 trường hợp là sinh viên với mức trách nhiệm 20 triệu đồng, 1 trường hợp với mức trách nhiệm là 180 triệu đồng). Hiện nay, PJICO đang hoàn tất thủ tục và trao đổi với gia đình nạn nhân để hẹn thời gian chi trả trực tiếp cho đại diện gia đình.Các doanh nghiệp bảo hiểm khác vẫn tiếp tục chủ động rà soát thông tin khách hàng và sẽ thực hiện ngay các thủ tục giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm (nếu có).Trước đó, khi có thông tin xảy ra vụ cháy, sáng 24/5/2024, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm đã có công văn số 649/QLBH-PNT gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm trong vụ cháy tại phố Trung Kính, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội chậm nhất là ngày 27/5/2024.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/bo-tai-chinh-thong-tin-ve-boi-thuong-bao-hiem-cho-cac-nan-nhan-vu-chay-tai-pho-trung-kinh-ha-noi-post811573.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "bảo hiểm", "cháy nhà trọ", "Bộ Tài chính", "cháy nhà trọ ở Trung Kính", "Hà Nội", "bảo hiểm nhân thọ" ] }
Phối hợp quản lý thị trường vàng
NDO -Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.
Ngày 12/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phối hợpquản lý thị trường vàng.Tham dự buổi làm việc có Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Về phía Ủy ban nhân dân Thành phốHồ Chí Minh có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Văn Dũng và một số đơn vị như: Công an Thành phố, Cục Quản lý thị trường, Sở Thông tin và Truyền thông,…Để tăng cường hiệu quả các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, tại cuộc họp, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất: Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp, công cụ theo quy định pháp luật, nhất là Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ để quản lý, điều hành chặt chẽ, hiệu quả thị trường vàng, không để xảy ra tình trạng trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá…Hai bên cũng thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giám sát, quản lý, điều hành thị trường vàng, có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng, yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vàng thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng;…Tin liên quanThực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàngĐối với Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường, thực hiện nhiệm vụ chính trị để ổn định thị trường vàng. Phối hợp, thực hiện chỉ đạo của các cơ quan chức năng có giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thị trường vàng; thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chế độ chứng từ, hóa đơn điện tử, báo cáo phòng, chống rửa tiền, thống kê các giao dịch mua, bán vàng.Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định sẽ tiếp tục tổ chức các phiênđấu thầu bán vàng miếngcung ứng ra thị trường với khối lượng và tần suất phù hợp với nhu cầu thị trường.“Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro”, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo.
https://nhandan.vn/phoi-hop-quan-ly-thi-truong-vang-post808986.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "biến động giá vàng", "quản lý thị trường vàng", "SJC", "đấu thầu vàng" ] }
Thương mại và đầu tư tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
NDO -Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/5,nền kinh tếtrong 5 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so cùng kỳ năm trước, vàvốn FDIđăng ký vượt mốc 11 tỷ USD.
https://nhandan.vn/thuong-mai-va-dau-tu-tiep-tuc-duy-tri-da-tang-truong-post811640.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "kinh tế", "tăng trưởng", "FDI", "xuất khẩu", "thương mại" ] }
Thêm 8,5 triệu cổ phiếu một doanh nghiệp lên sàn UPCoM ngày 15/5
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 15/5 tới, sẽ chính thức đưa 8,5 triệu cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương vào giao dịch trênthị trường UPCoMtại HNX với giá tham chiếu trong ngàygiao dịchđầu tiên là 11.700 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương, mã chứng khoán: SCD (địa chỉ tại 606 Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), tiền thân là nhà máy Usine Belgique, được xây dựng vào năm 1952 trực thuộc tập đoàn BGI của Pháp.Năm 2004, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Chương Dương hiện đang sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm nước giải khát có gas, rượu nhẹ, nước tinh khiết. Sản phẩm thế mạnh của công ty là mặt hàng nước sá xị (chiếm trên 74% doanh thu) rất được ưa chuộng tại miền nam.Về tình hình sản xuất, kinh doanh, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 169 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 48,6 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty hơn 126 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 119 tỷ đồng.Quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 56,8 tỷ đồng, lỗ sau thuế gần 17 tỷ đồng.Ngày 15/5 tới, 8,5 triệu cổ phiếu SCD sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HXN với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.700 đồng/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch (mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu) là 85 tỷ đồng.Trước đó, HNX cũng thông báo chính thức đưa gần21 triệu cổ phiếu INGcủa Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX vào ngày 15/5 tới; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 9 nghìn đồng/cổ phiếu.
https://nhandan.vn/post-808682.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:20", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:20", "tags": [ "cổ phiếu", "doanh nghiệp", "sàn UPCoM", "ngày 15/5", "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội", "Nước giải khát Chương Dương" ] }
Thái Bình triển khai cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp
NDO -Ngày 15/2, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình đã đưa ra các giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn cao để triển khai đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến hết tháng 4/2024.
Hiện nay, tỉnhThái Bìnhcó 1.045 phương tiện tàu thuyền các loại với 2.952 lao động. Trong đó, hoạt động nghề cá là 1.004 phương tiện với 2.704 lao động trực tiếp và khoảng 6.000 lao động gián tiếp.Tổng số tàu cá đã được đăng ký cập nhật trên phần mềm dữ liệu tàu cá Quốc gia Vnfishbase là 725 tàu. Trong đó, có 175 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên ; 201 tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến 15 mét và 349 tàu có chiều dài từ 6 mét đến 12 mét.Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình cùng chính quyền địa phương tuyên truyền về quy định khai thác IUU cho ngư dân.Qua rà soát, tàu cá đã được đăng kiểm và còn hạn đạt tỷ lệ 88,56%; tàu cá đã được cấp phép khai thác thủy sản đạt tỷ lệ 93,37%; tỷ lệ giấy phép khai thác được cấp còn hạn đạt tỷ lệ 76,27%; tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt tỷ lệ 98,85%...Tuy nhiên, qua theo dõi của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình vẫn có những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục. Dễ thấy nhất là còn xảy ra việc tàu cá của ngư dân xâm phạm chủ quyền, hay như một số chủ tàu không thực hiện các quy định như khai báo, hoặc tắt các thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển.Đồn Biên phòng Trà Lý trao cờ Tổ quốc cho ngư dân xã Thái Đô (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).Tại hội nghị, ngoài quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Chính phủ và Bộ Quốc phòng về chủ trương, biện pháp phòng chống khai thác IUU, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình còn tiến hành triển khai cho các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch cao điểm chốngkhai thác IUUđến hết tháng 4/2024.Cụ thể, Bộ đội Biên phòng tỉnh tập trung lực lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức cho nhân dân khu vực biên giới biển về Luật Thuỷ sản và các văn bản về chống khai thác IUU.Hướng dẫn cho ngư dân nắm chắc các vùng biển Việt Nam, vùng biển được tự do đánh bắt, vùng biển cần chú ý khi đánh bắt và vùng biển không được đánh bắt. Chủ động rà soát, nắm chắc hoạt động của nhóm tàu có nguy cơ cao vi phạm để có biện pháp giám sát riêng.Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình phát tờ rơi hướng dẫn phòng chống hỏa hoạn trên tàu cá cho ngư dân.Các phòng, đơn vị theo chức năng được giao, tổ chức điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; hành vi ngắt thiết bị giám sát hành trình, gửi thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá khác.Đại tá Tống Thanh Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết, cùng với các biện pháp nêu trên, đơn vị sẽ duy trì và thực hiện có hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, đăng ký kiểm chứng tàu cá, ngư dân ra vào khu vực biên giới biển và neo đậu ở các bãi ngang ven biển. Kiên quyết không cho xuất bến tàu thuyền vi phạm quy định khai thác IUU ra khơi.
https://nhandan.vn/post-796287.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "khai thác IUU", "tàu cá", "thiết bị giám sát hành trình", "ngư dân", "Thái Bình" ] }
“Đòn bẩy” từ tín dụng chính sách ở Nghệ An
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40-CT/TW), hoạt động triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thu được những kết quả quan trọng. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.
Kịp thời tiếp sức, hỗ trợ người dânNăm 2015, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, anh Trần Ngọc Huy ở xóm Thọ Sơn, xã Thọ Hợp (Quỳ Hợp) quyết định trở về quê hương lập nghiệp, mở xưởng sản xuất tranh gỗ. Việc đầu tư máy móc, thiết bị rất tốn kém khiến anh không còn tiền mua nguyên liệu.Được cán bộ xã tư vấn, anh đã làm hồ sơ vay 100 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳ Hợp để mua gỗ về chế tác. Những đồng vốn ban đầu đó đã giúp cơ sở sản xuất tranh gỗ của anh Huy phát triển.Đến nay, cơ sở đã tạo việc làm cho bốn lao động địa phương, mức lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Sản phẩm tranh gỗ thủ công mỹ nghệ như: Mã đáo thành công, đốc lịch gỗ của cơ sở đạt sản phẩm OCOP 3 sao, xuất bán thị trường trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, xưởng tranh gỗ mang về cho anh Huy khoảng 250 triệu đồng lợi nhuận.Tại bản Mánh, xã miền núi Bắc Sơn, năm 2016, với 30 triệu đồng được vay từ chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình chị Vi Thị May Xúng (người dân tộc Thái) đã mua một cặp bò sinh sản. Năm 2019, sau khi trả xong khoản vay ban đầu, gia đình được vay thêm 50 triệu đồng để tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi bò và trồng 18 ha keo cùng 20 triệu đồng cho các cháu đi học.Từ cặp bò giống ban đầu, nay đàn bò của gia đình đã tăng lên 14 con, vườn keo cũng sắp đến ngày thu hoạch. “Gia đình tôi đang chuẩn bị xây dựng chuồng trại để nuôi thêm dê, tạo thêm nguồn thu nhập, để sớm thoát khỏi danh sách hộ cận nghèo”, chị Xúng chia sẻ.Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bắc Sơn Vi Văn Thoại cho biết, trên địa bàn xã đang có hơn 300 hộ dân vay vốn chính sách xã hội, dư nợ hơn 22 tỷ đồng. Tín dụng chính sách đã kịp thời hỗ trợ người dân được tiếp cận nguồn vốn phù hợp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhất là công tác xóa đói, giảm nghèo.Thời điểm năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm hơn 35% số hộ dân nhưng nay giảm còn khoảng 21%. Nhiều hộ cận nghèo khi được vay vốn đã sử dụng vốn hiệu quả, chăm lo sản xuất, vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá của địa phương, điển hình như gia đình chị Lô Thị Đạt, chị Lô Thị Hòa (bản Mánh) thoát nghèo; gia đình chị Sầm Thị Thất (bản Pục Nháo) từ hộ cận nghèo vươn lên thành hộ khá...Huyện miền núi Quỳ Hợp có 21 xã và thị trấn thì có tới 14 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 52%. Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳ Hợp Nguyễn Thanh Hải cho biết: Từ năm 2014 đến nay, đã có 45.685 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện được vay vốn từ ngân hàng, trong đó có 21.885 lượt hộ nghèo, cận nghèo và 1.208 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất.Đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ đạt 753,4 tỷ đồng, tăng 457,6 tỷ đồng so với trước khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, với 12.555 hộ đang còn dư nợ. Kết quả này cho thấy tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng giúp tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 22,05% năm 2014, xuống còn 11,68% cuối năm 2023.Tại huyện Diễn Châu, năm 2015, với 50 triệu đồng được duyệt vay từ chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, ông Trần Đình Quyến ở xóm Đồng Hà, xã Diễn Vạn bắt tay xây dựng chuồng trại và mua một cặp hươu giống về nuôi. Nhờ chăn nuôi đúng kỹ thuật, hươu lớn nhanh và sinh sản, tăng nhanh về số lượng.Có thời điểm, chuồng hươu có đến 16 con. Ngoài bán nhung hươu, gia đình ông cũng trở thành địa chỉ cung cấp hươu giống tin cậy cho người dân. Lợi nhuận từ việc chăn nuôi hươu được ông dùng để đầu tư ao nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi vụ, bán được từ 2,5-3 tấn tôm thương phẩm. Việc chăn nuôi hươu và tôm mang về cho gia đình ông hơn 200 triệu đồng/năm, có điều kiện để nuôi các con ăn học.Thêm một trường hợp khác minh chứng sinh động về hiệu quả của việc triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội là mô hình vườn-ao-chuồng của gia đình anh Dương Văn Khiếu ở Xóm 3, xã Diễn Liên. Là hộ cận nghèo, năm 2019, gia đình anh được vay 50 triệu đồng để đầu tư ao nuôi cá. Sau khi trả xong khoản vay, gia đình anh được vay thêm 100 triệu đồng.Với số tiền này, gia đình đã đào và mở rộng lên bốn héc-ta ao nuôi cá; trồng thêm các loại cây ăn quả như mít, bưởi, hồng xiêm và nuôi thêm gà, vịt, mỗi năm mang lại lợi nhuận cho gia đình anh hơn 200 triệu đồng. “Nếu ao cá không bị thiệt hại lớn do đợt mưa lũ xảy ra hồi năm 2022 thì gia đình tôi đã thoát được hộ cận nghèo rồi”, anh Khiếu chia sẻ.Là phòng giao dịch có số dư nợ lớn nhất tỉnh, trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Diễn Châu đã cho 53.261 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn với doanh số hơn 1.837 tỷ đồng, chiếm 81% tổng doanh số cho vay để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo bền vững.Bên cạnh đó, nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới đạt doanh số cho vay hơn 432,2 tỷ đồng. Nhờ đó, trong 10 năm đã có 75.128 lượt hộ có vốn để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, 2.888 hộ xóa được nhà tạm bợ, dột nát, xây dựng được 49.876 công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt chuẩn, gần 24.528 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 3.659 lao động được vay vốn tạo việc làm, 896 người đi xuất khẩu lao động...Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng giúp tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 5,2% năm 2014 xuống còn 1,66% năm 2023.Thời gian qua, với sự vào cuộc tích cực, phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức hội nhận ủy thác và Ngân hàng Chính sách xã hội, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng hay miền núi, hàng chục nghìn mô hình sinh kế đã được xây dựng, tạo thu nhập ổn định cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh, chính trị tại địa phương.Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ tích cực cho gia đình ông Trần Đình Quyến ở xóm Đồng Hà, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp.Gắn với trách nhiệm người đứng đầuThông qua các tổ chức đoàn thể, Nghệ An hiện có 84 tổ chức hội cấp huyện, 1.744 tổ chức hội cấp xã nhận ủy thác cho vay nguồn vốn tín dụng chính sách, quản lý 6.160 tổ tiết kiệm vay vốn tại 3.804 thôn, bản. Bám sát nội dung của Chỉ thị số 40-CT/TW, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Nghệ An đã coi việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên.Bí thư Huyện ủy Diễn Châu Hà Xuân Quang chia sẻ: “Diễn Châu là huyện ven biển, có dân số đông, nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh cao, nhất là nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Chỉ thị số 29 ngày 17/6/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, chúng tôi chú trọng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác tín dụng cơ sở, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn, sử dụng vốn vay hiệu quả.Huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội cũng là nhiệm vụ được địa phương quan tâm. Dư nợ vốn chính sách trên địa bàn đang gần 1.000 tỷ đồng, trong đó hơn bảy tỷ đồng trích từ ngân sách huyện chuyển sang”.Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Nghệ An Trần Khắc Hùng, cho biết: Giai đoạn 2014-2024, đã hơn 726.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trên địa bàn được vay vốn tín dụng chính sách, nhờ đó đã giúp hơn 120.000 gia đình thoát nghèo; hơn 18.000 học sinh, sinh viên được cho vay hỗ trợ tiền đóng học phí.Bên cạnh đó, gần 49.000 lao động được hỗ trợ vốn để tạo việc làm ổn định từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; khoảng 3.000 lao động thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách được hỗ trợ vốn để đi lao động tại nước ngoài; 56 doanh nghiệp được vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động..., tổng doanh số cho vay đạt 26.779 tỷ đồng. Đến hết tháng 4/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 13.063 tỷ đồng.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, các chủ trương lớn này của Ban Bí thư đã thật sự đi vào đời sống, tác động mạnh mẽ, tích cực đến hoạt động tín dụng chính sách. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm và nhận thức trong việc triển khai tín dụng chính sách.Do đó, hoạt động tín dụng chính sách ngày càng hiệu quả, nguồn vốn được bảo toàn và phát triển tốt, vốn vay được người vay sử dụng đúng mục đích cam kết. Hiện nay, toàn bộ 460 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đều tham gia vào thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, góp phần nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, khẳng định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở, giúp việc triển khai tín dụng chính sách đạt hiệu quả và chất lượng.Với sự tiếp sức của tín dụng chính sách xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Nghệ An giảm bình quân từ 2-3%/năm. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 5,19%, hộ cận nghèo là 5,73%.Thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Nghệ An cho biết, để thực hiện tín dụng chính sách xã hội, cùng với nguồn vốn của Trung ương, tại Nghệ An, ủy ban nhân dân các cấp đã trình hội đồng nhân dân cùng cấp quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay. Đến nay, nguồn vốn ngân sách tỉnh bổ sung cho tín dụng chính sách khoảng 303,2 tỷ đồng, tăng 241,7 tỷ đồng và nguồn vốn ngân sách cấp huyện là 90,6 tỷ đồng, tăng 86,3 tỷ đồng (so với năm 2014).
https://nhandan.vn/don-bay-tu-tin-dung-chinh-sach-o-nghe-an-post814809.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "xuất khẩu lao động", "tín dụng chính sách", "thoát nghèo" ] }
Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh
NDO -Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch hôm qua (6/6), sắc xanh phủ kín bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Hầu hết các mặt hàng đồng loạt tăng giá đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1,86% lên 2.315 điểm, cao nhất một tuần trở lại đây.
ECB cắt giảm lãi suất, giá dầu tiếp đà tăngChốt ngày 6/6,giá dầunối dài đà tăng ngày thứ hai liên tiếp. Dầu WTI tăng 2% lên 75,55 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,86% lên 79,87 USD/thùng. MXV cho biết, giá dầu nhận hỗ trợ trong ngày hôm qua chủ yếu nhờ tâm lý lạc quan của thị trường về quyết định cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).Kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày, ECB đã quyết định hạ lãi suất xuống 4,25% từ mức 4,5%, tương đương 25 điểm cơ bản, đánh dấu lần đầu tiên ngân hàng này cắt giảm lãi suất kể từ tháng 9/2019. Theo sau, Ngân hàng Trung ương Đan Mạch đã hạ lãi suất chuẩn 25 điểm cơ bản xuống 3,35%.Điều này thúc đẩy tâm lý lạc quan của thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có hành động tương tự vào khoảng tháng 9, nhằm tránh đưa nền kinh tế rơi vào suy thoái. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu cũng đã được nâng lên 0,9%, từ mức 0,6% trong dự báo trước đó. Triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu gắn liền với bài toán tăng trưởng, cũng được đánh giá tích cực hơn, qua đó hỗ trợ giá dầu tăng mạnh trong phiên.Xét về cung cầu, mặc dù sau cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), giá dầu đã lao dốc mạnh bởi kỳ vọng nguồn cung 2,2 triệu thùng/ngày từ việc cắt giảm sản lượng tự nguyện sẽ quay lại thị trường từ quý IV/2024 trở đi. Tuy nhiên, vào ngày hôm qua, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết OPEC+ có thể tạm dừng hoặc đảo ngược việc tăng sản lượng nếu thị trường di chuyển không đúng hướng.Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng cho biết nhóm có thể điều chỉnh thỏa thuận nếu cần thiết, đồng thời cho biết thêm việc giảm giá sau cuộc họp là do thị trường đang hiểu sai về thỏa thuận, và "các yếu tố đầu cơ". Nguy cơ OPEC+ đảo ngược quyết định, tiếp tục siết van bơm dầu vào cuối năm vẫn có thể xảy ra, đã thúc đẩy lực mua quay trở lại.Ở một diễn biến đáng chú ý khác, một tàu buôn báo cáo rằng một vụ nổ đã xảy ra ở Biển Đỏ hôm thứ Năm, cách thành phố cảng Mokha của Yemen khoảng 19 hải lý về phía tây, phù hợp với mục tiêu của phiến quân Houthi ở Yemen, đặt thêm rủi ro địa chính trị cho thị trường dầu mỏ.Giá kim loại tăng mạnh, bạc dẫn dắt đà tăng của nhómKết thúc ngày giao dịch 6/6, sắc xanh chiếm trọn bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc dẫn dắt đà tăng của nhóm khi bật tăng 4,3% lên 31,36 USD/ounce, đánh dấu ngày tăng mạnh nhất của giá bạc trong hơn một tuần. Giá bạch kim tăng 1,13% lên 1.011,6 USD/ounce.Nhận tác động tương tự dầu thô, thị trường kim loại quý nhận được lực mua mạnh mẽ trong phiên hôm qua chủ yếu là nhờ kỳ vọng FED sẽ hạ lãi suất, ngay sau khi ECB lần đầu tiên cắt giảm lãi suất sau suốt thời gian dài duy trì ở mức cao.Ngoài ra, dữ liệu hôm qua tiếp tục cho thấy thị trường việc làm của Mỹ suy yếu. Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng. Trước đó vào thứ Ba, dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cũng cho thấy cơ hội việc làm tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm. Do đó, giới phân tích nhận định, FED cần sớm cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay để giúp nền kinh tế tránh khỏi nguy cơ “hạ cánh cứng”.Đối với kim loại cơ bản, các mặt hàng nguyên liệu đầu vào sản xuất công nghiệp cũng ghi nhận tín hiệu hồi phục mạnh nhờ hỗ trợ kép từ yếu tố vĩ mô và cung cầu. Đóng cửa, giá đồng COMEX tăng 1,56% giá quặng sắt phục hồi 1,74% lên 108,65 USD/tấn, chấm dứt chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp.Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ đẩy nhanh các dự án truyền tải điện, với mục tiêu hoàn thành 37 đường dây điện chính và bắt đầu xây dựng 33 đường dây khác vào cuối năm nay, nhằm theo kịp sự bùng nổ kỷ lục về năng lượng tái tạo.Bên cạnh đó, kỳ vọng các nhà máy thép Trung Quốc sẽ tăng cường tích trữ nguyên liệu thô trước kỳ nghỉ lễ là nguyên nhân chính thúc đẩy lực mua quặng sắt trong phiên hôm qua.Theo các nhà phân tích, các nhà sản xuất thép thường tăng cường dự trữ quặng sắt ở cảng trước Lễ hội Thuyền rồng, rơi vào ngày 8-10/6 năm nay. Dữ liệu từ Mysteel cũng cho thấy dự trữ quặng sắt tại các cảng lớn Trung Quốc đã tăng 35% so với cùng kỳ lên 1,17 triệu tấn vào thứ Tư (5/6).
https://nhandan.vn/gia-hang-hoa-nguyen-lieu-hoi-phuc-manh-post813128.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá dầu", "giá năng lượng", "giá kim loại", "MXV" ] }
Đồng Nai tháo gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện
Nhiều dự án truyền tải điện triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, chủ yếu do nguyên nhân vướng công tác giải phóng mặt bằng và chồng lấn quy hoạch. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc, sớm đưa các công trình vận hành, rất cần sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa ngành điện và các cơ quan chức năng của địa phương.
Đồng Nai là địa phương sử dụng điện nhiều thứ ba cả nước và dự báo nhu cầu sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới cho nên việc các dự án truyền tải điện triển khai chậm sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp điện.Nhiều dự án chậm tiến độDự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là dự án trọng điểm quốc gia, do Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, công suất 1.500 MW. Đây là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam. Theo Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam, đến nay, Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 đã thi công ước khối lượng đạt hơn 72% so với hợp đồng đã ký kết. Dự kiến, Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 sẽ phát điện thương mại vào giữa tháng 11/2024 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 phát điện thương mại vào tháng 5/2025.Để giải tỏa công suất cho Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, các dự án đường dây 220kV Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3-TBA 500 kV Long Thành, TBA 220 kV khu công nghiệp Nhơn Trạch và đấu nối; đường dây 220 kV Nhơn Trạch 3-rẽ Mỹ Xuân-Cát Lái; đường dây 500 kV Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 - rẽ Phú Mỹ-Nhà Bè sẽ phải hoàn thành chậm nhất vào tháng 6/2024. Thế nhưng, tiến độ triển khai các dự án đường dây này đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính là do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.Giám đốc Ban Quản lý dự án điện Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam Lê Bá Quý cho biết, các dự án đường dây thực hiện chậm sẽ dẫn đến nguy cơ không bảo đảm tiến độ cấp điện thử và giải tỏa công suất cho các Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4. Đối với Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, hiện tại đã có phương án đi nhờ đường dây để phát điện tạm.Tuy nhiên, với Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 khi đưa vào hoạt động không thể đi nhờ được và có thể phải dừng hoạt động. Do đó, kiến nghị các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đường dây 220 kV để bảo đảm tiến độ cấp điện thử nghiệm, giải tỏa công suất cho Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 khi phát điện thương mại.Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn có hàng loạt dự án lưới điện truyền tải đang chậm tiến độ, nguy cơ ảnh hưởng đến việc cung cấp điện thời gian tới. Đơn cử, Dự án xây mới trạm biến áp 500 kV Long Thành khởi công tháng 12/2019, dự kiến hoàn thành tháng 12/2023.Tuy nhiên, đến nay vẫn còn bảy vị trí móng trụ chưa được bàn giao mặt bằng. Trước tình trạng này, chủ đầu tư dự án kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Long Thành đẩy nhanh việc phê duyệt phương án bồi thường đối với 85 trường hợp còn lại. Tương tự, Dự án trạm biến áp 110 kV Giang Điền tại huyện Trảng Bom khởi công từ năm 2016 nhưng do vướng mặt bằng thi công một số móng trụ, đến thời điểm này vẫn chưa thể đấu nối đưa vào vận hành.Ngoài ra, nhiều dự án truyền tải điện khác đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng gặp vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, chồng lấn quy hoạch.Phối hợp tháo gỡ vướng mắcTheo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Đồng Nai là địa phương có lượng sử dụng điện đứng thứ ba cả nước, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện, tổng công suất các nguồn điện trên địa bàn tỉnh là 2.700 MW, trong đó, công suất cực đại năm 2023 đạt 2.317 MW.Theo phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì nhu cầu công suất đến năm 2025 của tỉnh Đồng Nai là 3.100 MW. Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu phụ tải điện của tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, cần bổ sung thêm nguồn, trạm 500 kV, 220 kV mới và lưới điện phân phối đồng bộ.Thời gian qua, ngành điện đã và đang đầu tư thêm các dự án nguồn cấp, truyền tải để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhiều công trình, dự án đang gặp khó khăn, ảnh hưởng tiến độ, rất cần được tỉnh Đồng Nai phối hợp để tháo gỡ.Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh cho biết, qua rà soát nhiều công trình lưới điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy hoạch phần lớn không được cập nhật lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng của địa phương. Điều này dẫn đến việc triển khai thỏa thuận hướng tuyến đường dây các công trình theo quy hoạch đã được duyệt kéo dài. Một số dự án phải điều chỉnh bổ sung quy hoạch, điều chỉnh hướng tuyến, điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu của địa phương để tránh chồng lấn với quy hoạch các dự án hạ tầng khác.Về công tác giải phóng mặt bằng, các dự án gặp rất nhiều khó khăn do các hộ dân bị ảnh hưởng không chấp thuận với đơn giá bồi thường, hỗ trợ theo cơ chế, chính sách hiện hành và phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền địa phương phê duyệt. Việc một số dự án có thời gian thực hiện kéo dài do vướng công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến hết hiệp định cho vay, nhà tài trợ chấm dứt hợp đồng tài trợ, khiến ngành điện gặp khó khăn trong thu xếp nguồn vốn.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho rằng, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn tỉnh thời gian tới rất lớn khi các công trình, dự án trọng điểm quốc gia hoàn thành, đi vào hoạt động và phát triển thêm các khu công nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt.Do vậy, để sớm đưa các công trình điện vào vận hành, bảo đảm cung cấp điện ổn định, liên tục, các sở, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với EVN và chủ đầu tư từng dự án để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; đồng thời, hỗ trợ cho chủ đầu tư các công trình điện cập nhật, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất.Ngoài ra, trong Dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai chỉ xác định danh mục các công trình điện, chưa xác định chính xác vị trí trạm biến áp, trụ, hướng tuyến đường dây sẽ dẫn đến việc chồng chéo quy hoạch tại địa phương. Do vậy, tỉnh Đồng Nai đề nghị EVN kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét thỏa thuận vị trí trạm biến áp và hướng tuyến các công trình điện trước để cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng của tỉnh.Riêng đối với các công trình đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đề nghị EVN báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực xin chủ trương cho phép triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đã phù hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Nhơn Trạch, đồng thời với việc trình điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch.
https://nhandan.vn/dong-nai-thao-go-vuong-mac-cac-du-an-truyen-tai-dien-post789082.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Nhiệt điện Nhơn Trạch 3", "Đường dây 500 kV", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "truyền tải điện", "chậm tiến độ", "EVN" ] }
Giá vàng ngày 16/5: Giá vàng các thương hiệu trong nước tăng nhẹ
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 16/5) giao dịch ở mức 2.388,5 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC không đổi so phiên hôm qua, giao dịch 90,2 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 77,050 triệu đồng/lượng. Giá vàng các thương hiệu tăng nhẹ so với giá ngày 15/5.
Tại thị trường trong nước, hôm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng. Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, các thương hiệu tiếp tục điều chỉnh tăng giá vàng.Tại thời điểm 9 giờ 30 phút ngày 16/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,9 triệu đồng/lượng mua vào và 89,6 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,7 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 9 giờ 30 phút ngày 16/5.Giávàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,7-90,2 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,5 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 16 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC9999 tăng so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 75,350 triệu đồng/lượng, bán ra 77,050 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 75,350 triệu đồng/lượng và bán ra mức 77,1 triệu đồng/lượng, tăng 350.000 đồng/lượng (mua vào), tăng 300.000 đồng/lượng (bán ra) so kết phiên trước đó.Tính đến 9 giờ 30 phút ngày 16/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng mạnh so kết phiên hôm trước ở mức 2.388,5 USD/ounce.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 16/5. (Ảnh: kitco.com)Chuyên gia phân tích kim loại quý Bernard Dahdah của Natixis nhận định, chính sách tiền tệ của Mỹ đang trở thành yếu tố thứ yếu khi thị trường chứng kiến sức vàng mua mạnh từ châu Á, đặc biệt, nhu cầu vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới.Dữ liệu công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 4 tăng ít hơn dự kiến, làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch hiện đang định giá khoảng 70% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-165-gia-vang-cac-thuong-hieu-trong-nuoc-tang-nhe-post809559.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 16/5", "giá vàng miếng", "vàng nhẫn SJC", "vàng thế giới", "đấu thầu vàng" ] }
Vietnam Airlines hợp tác Amadeus triển khai hệ thống phục vụ hành khách mới
NDO -Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)đã triển khai thành công Hệ thống phục vụ hành khách Amadeus Altéa (PSS) cùng hàng loạt giải pháp công nghệ tiên tiến. Việc triển khai hệ thống này là một bước đi mới trong tiến trình hiện thực hóa chiến lược chuyển đổi số của hãng.
Hệ thống phục vụ hành khách Altéa của Amadeus cung cấp cho Vietnam Airlines các giải pháp toàn diện về quản lý cung ứng chỗ, đặt chỗ, bán vé, kiểm soát khởi hành và công nghệ số nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.Hệ thống này còn trang bị cho Vietnam Airlines những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hàng không và du lịch, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu vận hành của hãng.Đáng chú ý, Altéa PSS cung cấp các dịch vụ đặt chỗ hiện đại và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tuyến đầu trợ giúp khách hàng mua, thay đổi và sử dụng các dịch vụ từ hãng hàng không.Vietnam Airlines cũng đang chuyển sang nền tảng thanh toán Xchange Payment Platform (XPP) từ Outpayce, đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán của Amadeus.Nền tảng này cho phép Vietnam Airlines dễ dàng chấp nhận nhiều loại thẻ thanh toán và các phương thức thanh toán khác từ hành khách. Với XPP, hãng có thể chấp nhận thanh toán toàn cầu bằng cách kết nối với nhiều đối tác về dịch vụ trên thế giới.Đánh giá về những thay đổi của hệ thống lõi quan trọng này, ông Đặng Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng hợp tác với Amadeus, một trong những nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng không, du lịch hàng đầu trên thế giới. Hợp tác này giúp chúng tôi sử dụng các giải pháp tiên tiến để cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa và thuận tiện hơn cho hành khách trên mọi kênh, mọi điểm chạm, từ đó mang đến chất lượng dịch vụ xuất sắc cho hành khách, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng và sức cạnh tranh. Triển khai thành công Hệ thống dịch vụ hành khách mới cũng là bước tiến quan trọng của Vietnam Airlines trong hành trình trở thành hãng hàng không công nghệ số, để vừa nâng cao trải nghiệm khách hàng, vừa giúp Hãng tăng hiệu quả hoạt động của mình”.Tin liên quanVietnam Airlines thay đổi nhà ga check-in với khách phổ thông bay từ PhápPhó Chủ tịch Điều hành đơn vị Du lịch và Giám đốc Điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Amadeus Javier Laforgue cho biết: "Chúng tôi tự hào đã thực hiện thành công các nâng cấp công nghệ với Vietnam Airlines, cũng như làm việc chặt chẽ với hãng trong suốt quá trình chuyển đổi. Du lịch tiếp tục là động lực tăng trưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và chúng tôi tin tưởng rằng công nghệ của Amadeus sẽ giúp các hãng hàng không, các doanh nghiệp lữ hành phát triển hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Amadeus là đối tác đáng tin cậy của Vietnam Airlines, chúng tôi tin rằng việc triển khai thành công hệ thống Altéa PSS và các cấu phần khác là khởi đầu của một mối quan hệ đối tác tốt đẹp”.Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà phát biểu.Đóng vai trò chủ lực trong vận tải hàng không Việt Nam và khu vực, Vietnam Airlines đang không ngừng mở rộng đội bay, mạng đường bay và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hành khách đánh giá cao những chuyến bay của Vietnam Airlines bởi chất lượng dịch vụ xuất sắc, chỉ số đúng giờ cao, nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm và bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo.Để giữ vững và phát huy những ưu thế này, Vietnam Airlines tăng cường ứng dụng công nghệ mới trên mọi mặt sản xuất kinh doanh, hướng tới trở thành hãng hàng không công nghệ số vào năm 2025. Việc triển khai hệ thống phục vụ hành khách Amadeus Altéa là một phần của chiến lược chuyển đổi số này.Amadeus IT Group là tập đoàn công nghệ đa quốc gia cung cấp các giải pháp và dịch vụ cho ngành du lịch và lữ hành.Tập đoàn có trụ sở chính tại Madrid, Tây Ban Nha. Amadeus chuyên phát triển các hệ thống và nền tảng giúp kết nối các thành phần trong hệ sinh thái du lịch toàn cầu, bao gồm các hãng hàng không, khách sạn, công ty lữ hành, và các tổ chức chính phủ.Công nghệ của Amadeus hỗ trợ việc quản lý đặt chỗ, phân phối vé và nhiều dịch vụ khác liên quan đến du lịch.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-hop-tac-amadeus-trien-khai-he-thong-phuc-vu-hanh-khach-moi-post813810.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Vietnam Airlines", "Hệ thống phục vụ hành khách Amadeus Altéa", "Amadeus IT Group" ] }
Tăng khả năng tiếp cận vốn cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã
NDO -Sáng 23/4, tại Hà Nội,Ngân hàng Nhà nước Việt Namphối hợp Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”.
Trong những năm qua,kinh tế tập thể, hợp tác xã tuy có bước phát triển cả số lượng và chất lượng, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, đang có những tồn tại, bất cập, hạn chế cần được quan tâm, giải quyết. Đó là: tỷ lệ lớn hộ cá thể ở địa bàn nông thôn chưa tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác; một bộ phận lớn hợp tác xã có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực quản trị hạn chế, liên kết thành viên còn thấp, chưa có uy tín và thương hiệu trên thị trường, năng lực quản trị của hợp tác xã còn yếu.Đáng chú ý, việc tiếp cận nguồnvốn tín dụngcủa các hợp tác xã còn khó khăn do chủ yếu chưa đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, các điều kiện vay vốn, vì thế vốn cho sản xuất kinh doanh còn hạn chế.Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịchLiên minh Hợp tác xã Việt NamCao Xuân Thu Vân cho biết, một trong những khó khăn của hợp tác xã hiện nay chính là vấn đề vốn. Bởi theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chỉ có 10% hợp tác xã được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã. Cùng với đó, số liệu khảo sát trên 300 hợp tác xã thì đến 80% hợp tác xã phải vay ở thị trường phi chính sách và hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao, thời gian ngắn, chủ yếu phục vụ cho đáo nợ, chờ vốn tín dụng.Cũng theo bà Cao Xuân Thu Vân, các tổ hợp tác rất khó tiếp cận các nguồn vốn. Hiện các mô hình này chỉ vay được từ nguồn hỗ trợ từ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ nhưng những nguồn này vẫn chưa đủ để giúp các tổ hợp tác mở rộng và phát triển.“Cần phải có nhiều giải pháp hỗ trợ từ nhiều phía đối với khu vực kinh tế tập thể,hợp tác xãkể cả cơ chế, chính sách hỗ trợ, các quy định hướng dẫn để thực hiệnLuật Hợp tác xãcó hiệu lực từ 1/7/2024, các nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước như Quỹ phát triển hợp tác xã, các chính sách về công nghệ, phát triển thị trường trong, ngoài nước để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển hiệu quả, đúng bản chất”, đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho hay.Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú (phải) và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân (trái) đồng chủ trì Hội thảo.Tại Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú khẳng định, để hỗ trợ hợp tác xã phát triển, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai nhiều chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước trong đó hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.Theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), đến cuối tháng 2/2024, tín dụng đối với hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã đạt 6.024 tỷ đồng, giảm 1,69% so với cuối năm 2023 cho khoảng 1.200 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, trong đó: Tín dụng đối với hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 2.000 tỷ đồng; cho vay không có tài sản bảo đảm đối với hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã trong nông nghiệp đạt 153 tỷ đồng. Cho vay liên kết trong nông nghiệp đạt 10.012 tỷ đồng, tăng 3,76% so với 31/12/2023. Các hợp tác xã không phát sinh dư nợ vay theo mô hình liên kết.Trong thời gian tới, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ:Ngân hàng Nhà nướcsẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; nghiên cứu, triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của kinh tế tập thể, hợp tác xã, tăng cường kết nối để tháo gỡ khó khăn trong vay vốn.Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vay nói chung và hợp tác xã nói riêng như: Khảo sát, đánh giá, tổng kết Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn để đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định tạo thuận lợi tăng cường tiếp cận tín dụng của người dân doanh nghiệp, hợp tác xã; tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng;…Tin liên quanTháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024
https://nhandan.vn/tang-kha-nang-tiep-can-von-cho-khu-vuc-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-post806044.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "Liên minh Hợp tác xã Việt Nam", "khu vực kinh tế tập thể", "hợp tác xã", "tín dụng", "hội thảo" ] }
Thị trường hàng hóa sôi động trở lại sau nghỉ lễ của Mỹ
NDO -Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa phiên giao dịch 20/6,thị trường hàng hóabiến động trái chiều sau ngày nghỉ lễ của Mỹ. Nhóm kim loại đồng loạt bật tăng, trong khi nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp chịu nhiều sức ép đã kéo chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,21% về 2.298 điểm.
Giá ngô và lúa mì giảm mạnh do triển vọng nguồn cung cải thiệnMở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ, giá ngô đã giảm 2,35% về mức 179,81 USD/tấn, là mặt hàng giảm mạnh nhất nhóm nông sản. Triển vọng thời tiết tốt hơn tại Mỹ là nguyên nhân chính khiến mặt hàng này chịu áp lực bán vào hôm qua.Theo dự báo của Commodity Weather Group, mưa dự kiến sẽ xuất hiện tại miền Trung nước Mỹ trong 6 đến 15 ngày tới, với lượng mưa lớn nhất tại Tây Bắc Midwest. Điều này sẽ tạo điều kiện phát triển lý tưởng cho các khu vực trồng ngô, giúp cây trồng phục hồi và duy trì tiềm năng năng suất tốt.Cùng với đó, Trung tâm Nghiên cứu Hàng hóa của LSEG đã nâng dự báo sản lượng ngô niên vụ 2024-2025 của Ukraine lên mức 26,8 triệu tấn, tăng nhẹ so với ước tính trước đó. Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết nước này đã hoàn thành việc gieo trồng vụ xuân với 3,928 triệu héc-ta ngô đã được trồng. Nhiệt độ trong 2 tuần vừa rồi trên khắp Ukraine chủ yếu là ấm áp, với mưa xuất hiện ở hầu hết các vùng nông nghiệp trọng điểm. Mưa trên diện rộng sẽ giúp ngô phát triển trong môi trường thuận lợi, duy trì kỳ vọng của thị trường về năng suất cao trong năm nay tại Ukraine.Tương tự ngô, lúa mì cũng giảm mạnh hơn 2% vào hôm qua, kéo dài đà giảm sang phiên thứ 4 liên tiếp. Tình hình vụ mùa có sự cải thiện tại Nga là yếu tố khiến giá chịu áp lực.Vào hôm qua, công ty tư vấn IKAR đã nâng dự báo sản lượng lúa mì của Nga lên mức 82 triệu tấn, từ mức 81,5 triệu tấn đưa ra trước đó nhờ việc mưa được dự báo sẽ quay trở lại trong tháng này. Mưa sẽ giúp lúa mì tại Nga phục hồi sau giai đoạn nắng nóng và sương giá vừa qua, cải thiện năng suất cây trồng.Tại Argentina, Sở Giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cũng cho biết mưa trong những ngày tới ở miền bắc Argentina sẽ cho phép việc gieo trồng lúa mì niên vụ 2024-2025 diễn ra thuận lợi. Sở dự báo diện tích trồng lúa mì năm nay ở mức 6,3 triệu héc-ta, tăng so với mức 6,2 triệu héc-ta trước đó. Nguyên nhân là do giá cao hơn trong khi chi phí đầu vào thấp thúc đẩy nhu cầu gieo trồng, bất chấp nhiều khu vực đang khá khô hạn.Kim loại quý tiếp đà hồi phục khi áp lực vĩ mô suy yếuKết phiên hôm qua, sắc xanh tiếp tục chiếm lĩnh trên bảng giáthị trườngkim loại. Đối với kim loại quý, do thị trường đóng cửa sớm vào phiên 19/6 khi Mỹ nghỉ lễ Juneteeth, nên giá đóng cửa được tính toán gộp hai phiên 19 và 20/6. Như vậy, kết thúc hai phiên, giá bạc tăng 4,25% lên 30,82 USD/ounce. Giá bạch kim cũng tăng 0,73% lên 984,3 USD/ounce. Giá kim loại quý đang được hỗ trợ do dữ liệu kinh tế gần đây của Mỹ cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới có dấu hiệu suy yếu, củng cố cho kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất.Theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ công bố hôm qua, sau khi tăng lên mức cao nhất 10 tháng, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ đã giảm trở lại, tuy nhiên vẫn cao hơn so với dự báo. Cụ thể, trong tuần kết thúc ngày 15/6, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đạt 238.000 đơn, cao hơn 3.000 đơn so với dự báo, cho thấy thị trường lao động còn yếu. Bên cạnh đó, dữ liệu cũng chỉ ra hoạt động xây dựng nhà ở mới tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm vào tháng 5.Loạt dữ liệu yếu kém này kết hợp với doanh số bán lẻ ảm đạm trong tháng trước khiến việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 của FED vẫn được cân nhắc. Các nhà đầu tư trên thị trường đang dự đoán sẽ có một hoặc nhiều đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, bất chấp quan điểm diều hâu hơn của các nhà hoạch định chính sách. Tâm lý lạc quan hơn của thị trường đã giúp dòng tiền tiếp tục đổ vào nhóm kim loại quý, mặt hàng nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ.Đối với kim loại cơ bản, kết thúc phiên 20/6, các mặt hàng giao dịch trên Sở Giao dịch Kim loại London (LME) đồng loạt tăng giá. Trong đó, giá thiếc LME dẫn dắt xu hướng của nhóm khi bật tăng hơn 2%. Theo sau là mức tăng gần 1% của giá nhôm.Sức ép vĩ mô suy yếu cũng tạo cơ hội cho giá kim loại cơ bản tăng giá trong các phiên gần đây. Bên cạnh đó, tiêu thụ có phần cải thiện tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc cũng giúp hỗ trợ cho giá.
https://nhandan.vn/thi-truong-hang-hoa-soi-dong-tro-lai-sau-nghi-le-cua-my-post815473.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "kim loại", "nông sản" ] }
Cà Mau bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản
Nhiều năm qua, tỉnh Cà Mau ban hành nhiều văn bản, chỉ thị về việc tăng cường quản lý các hoạt động đánh bắt thủy sản có tính hủy diệt, tận diệt. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và làm tốt việc tuyên truyền, vận động cho nên phần lớn người dân đồng thuận chung tay góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã tuyên bố: “…Địa phương nào trong tỉnh còn để xảy ra tình trạng người dân dùng hóa chất, dùng xung điện để bắt tôm, bắt cá… thì người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm”…Điểm sáng từ vùng ngọtNgay ngày làm việc đầu tiên của năm 2024, Chi bộ Ấp 12 đã họp triển khai nội dung chuyên đề “Ngăn chặn sử dụng kích điện để khai thác tôm, cá”.Đây cũng là một trong 15 ấp trên địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau triển khai chuyên đề nêu trên nhằm thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-ĐU (ngày 26/7/2023) của Đảng ủy xã và Kế hoạch hành động số 25A/KH-UBND của Ủy ban nhân dân xã Khánh Thuận về “nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, giai đoạn 2023-2025”.Bí thư Chi bộ Ấp 12 Trần Văn Yếu cho biết, nhiều tháng qua, các đảng viên trong chi bộ được phân công xuống từng hộ dân để tuyên truyền. Qua rà soát, toàn ấp có 78 hộ dân thì hiện có 8 hộ nguy cơ cao sử dụng xung điện, kích điện để bắt cá.“Những hộ nguy cơ cao đã ký cam kết không sử dụng xung điện để khai thác cá và đã có một hộ dân là ông Đinh Văn Thừa chủ động giao nộp bộ kích điện. Các hộ còn lại, chúng tôi tiếp tục vận động, khi nào làm hết cách mà không được mới tiến hành tịch thu, xử phạt”, ông Yếu nói…U Minh hiện được xem là “vựa cá đồng” lớn nhất ở vùng ngọt tỉnh Cà Mau với hơn 9.700 ha mặt nước nuôi cá đồng theo nhiều hình thức, như, cá dưới tán rừng tràm (6.600 ha); cá trong ruộng lúa (hơn 2.700 ha) và cá nuôi trong ao, hồ (hơn 400 ha).Trong đó, Khánh Thuận là xã có diện tích cá đồng nhiều nhất huyện U Minh với hơn 3.900 ha, chủ yếu là cá nuôi lan tự nhiên dưới tán rừng tràm. Nhiều năm qua, cá đồng là nguồn lợi “ngắn ngày” của cư dân miệt rừng xã Khánh Thuận nhưng có chiều hướng suy giảm mạnh bởi vấn nạn dùng xung điện để đánh bắt cá.Ông Phan Thanh Trung, hộ dân có 13 ha đất rừng kết hợp nuôi cá đồng ở Ấp 12 (xã Khánh Thuận) cho biết, nguồn lợi cá đồng tự nhiên dưới tán rừng giúp gia đình ông có thêm thu nhập mỗi năm khoảng 50 triệu đồng. Hai năm gần đây, cá chỉ đủ ăn chứ không dư nhiều để bán.Ông Trung cho biết thêm: “Diện tích đất rừng quá lớn, gia đình không thể kiểm soát được số đối tượng lén lút dùng kích điện để bắt cá. Do vậy, đến mùa thu hoạch thì không còn cá để bán”…Từ năm 2021, Khánh Thuận đã xây dựng và triển khai mô hình điểm “Không có đối tượng dùng xung điện khai thác thủy sản trái phép” tại các ấp 17, 18 và 19. Các hộ dân trong khu vực đồng thuận, ký cam kết thực hiện.Sau hơn hai năm triển khai, Công an xã Khánh Thuận thu 45 bộ kích điện do hộ dân tự giao nộp; phát hiện, xử lý 85 vụ dùng dụng cụ kích điện để đánh bắt thủy sản trái phép.Thiếu tá Nguyễn Chí Thống, Phó trưởng Công an xã Khánh Thuận, cho hay, thấy được hiệu quả từ mô hình thí điểm ban đầu nên gần đây Đảng ủy xã xây dựng nghị quyết chuyên đề nhằm bài trừ vấn nạn dùng xung điện trong khai thác thủy sản, được lãnh đạo huyện ủng hộ và triển khai trên địa bàn toàn xã.“Nhờ có chủ trương và công cụ pháp luật vững chắc mà trong năm 2023, lực lượng chức năng tịch thu thêm 14 bộ kích điện, xử phạt 14 vụ liên quan 16 đối tượng dùng xung điện để bắt cá, tổng số tiền phạt hơn 60 triệu đồng”, Thiếu tá Thống cho biết thêm...Gìn giữ cho mai sauSau chuyển dịch sang nuôi tôm vào năm 2000, nguồn lợi cá đồng ở Cà Mau chỉ còn nhiều ở các địa phương vùng ngọt, như U Minh, Trần Văn Thời, một phần của huyện Thới Bình và thành phố Cà Mau. Đa phần, người dân vẫn dùng ngư cụ đánh bắt cá đồng theo hình thức thủ công.Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ dùng kích điện để khai thác cá được nhanh, cả cá nuôi trong ao hồ nhà mình và cá tự nhiên ngoài kênh, rạch... Cách đánh bắt này không chỉ tổn hại nghiêm trọng môi trường sinh thái tự nhiên mà còn làm suy kiệt nguồn lợi cá đồng.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Khánh Thuận Hồ Tương Lai, dùng kích điện để bắt cá vô tình làm chết luôn cả cá non. Những con cá may mắn sống sót cũng chậm phát triển hoặc bị dị tật.Gần đây, chính quyền xã quyết liệt hơn trong tuyên truyền, vận động, xử phạt gắn với mở rộng dần vùng chuyên canh nuôi cá đồng. Việc này nhận được sự đồng thuận rất lớn từ nhân dân. Người dân khi báo tin tố giác tội phạm sử dụng kích điện bắt cá được xã khen thưởng 300.000 đồng/trường hợp.Nhờ đó, hiện trong số hơn 2.900 hộ dân toàn xã chỉ còn khoảng 15 hộ nguy cơ cao dùng xung điện bắt cá.Vấn nạn sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản diễn ra phức tạp trong nhiều năm qua tại Cà Mau, cả vùng nội đồng và trên biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.Nhiều năm qua, Cà Mau đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị nhằm thực hiện hiệu quả các văn bản pháp lý của Trung ương, như:Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg (ngày 2/1/1998), Chỉ thị 19/CT-TTg (ngày 30/7/2014) của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản;Quyết định số 188/QĐ-TTg (ngày 13/2/2012) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;Nghị định số 26/2019/NĐ-CP (ngày 8/3/2019) của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;Nghị định số 42/2019/NĐ-CP (ngày 16/5/2019) của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản…Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, từ năm 2005 đến tháng 9/2023, lực lượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp đã phát hiện 1.220 trường hợp vi phạm, tịch thu 132 bình ắc-quy, 1.137 kích điện, hơn 4.450m dây điện..., xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách hơn 5,7 tỷ đồng.Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an trong tỉnh còn phát hiện, bắt giữ và tịch thu tang vật gần 2.000 trường hợp sử dụng xung điện khai thác thủy sản cả trên biển và trong nội đồng.Tại huyện Đầm Dơi, nơi có sông, rạch chằng chịt và có nhiều đơn vị hành chính cấp xã nhất so với các huyện còn lại của Cà Mau, Ủy ban nhân dân huyện có chỉ thị chuyên đề nhằm đẩy lùi vấn nạn dùng xung điện khai thác thủy sản.Qua tố giác của người dân, trong năm 2022 và 2023, lực lượng chuyên trách huyện này phát hiện và xử lý 126 trường hợp dùng xung điện bắt tôm, cá..., giảm khoảng 40% so với trước.Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau Ðỗ Chí Sĩ cho biết: “Cùng với tuyên truyền, xử phạt, trong hơn 15 năm qua, ngành chức năng và chính quyền các địa phương trong tỉnh thả hơn 58,3 triệu con giống các loại và hơn 6.340 kg tôm giống về môi trường biển tự nhiên và vùng nội đồng, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản”.Tháng 11/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc “Tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, chia sẻ: “Chỉ thị số 10 thay thế các văn bản chỉ đạo trước đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, có giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị chức năng và chính quyền các cấp trong tỉnh nhằm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần đẩy lùi vấn nạn nêu trên”.Mới đây, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Kết luận tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo nhiều việc cần làm ngay, trong đó có nội dung “Tỉnh Cà Mau nói không với khai thác thủy - hải sản hủy diệt”.Đồng chí yêu cầu Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương triển khai lộ trình thực hiện xử lý vi phạm khai thác tận diệt thủy sản.Ngay trong tháng 1/2024, phải triển khai ngay việc tổ chức tuyên truyền, phát động cuộc vận động các cơ sở, người dân không mua, bán và tự giác nộp tất cả các dụng cụ, thiết bị, vật liệu,... khai thác, đánh bắt thủy hải sản mang tính chất tận diệt.Sau cuộc vận động, cơ quan chức năng tiến hành tịch thu, thu giữ, nếu phát hiện người dân còn lưu giữ, sử dụng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
https://nhandan.vn/post-790974.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "thủy sản", "25A/KH-UBND", "01/1998/CT-TTg", "188/QĐ-TTg", "26/2019/NĐ-CP", "42/2019/NĐ-CP" ] }
Thông tin điều hành ngày 2/5: Giá xăng dầu biến động không lớn
NDO -Từ 15 giờ hôm nay (2/5), Liên Bộ Công thương-Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giáxăng dầutheo định kỳ. Theo đó, giá xăng dầu biến động không lớn: xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít. Dầu mazut 180CST 3.5S biến động lớn nhất với mức tăng 255 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành.
Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:Xăng E5RON92: không cao hơn 23.911 đồng/lít (giảm 8 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.044 đồng/lít;Xăng RON95-III: không cao hơn 24.955 đồng/lít (tăng 40 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 20.606 đồng/lít (giảm 110 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu hỏa: không cao hơn 20.544 đồng/lít (giảm 142 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.663 đồng/kg (tăng 255 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).Tại kỳ điều hành này, nhà điều hành quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổngiá xăng dầuđối với các mặt hàng nêu trên.Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không sớm hơn 15 giờ ngày 2/5 đối với các mặt hàng tăng giá, không muộn hơn 15 giờ ngày 12/5 đối với các mặt hàng giảm giá.
https://nhandan.vn/thong-tin-dieu-hanh-ngay-25-gia-xang-dau-bien-dong-khong-lon-post807466.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "giá xăng", "giá dầu", "giá xăng dầu" ] }
Xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành “quận công nghệ cao"
NDO -Chiều 10/5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc hiện có 109 dự án đầu tư còn hiệu lực (bao gồm 95 dự án trong nước và 14 dự án đầu tư nước ngoài), với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 115.500 tỷ đồng. Trong đó, có 74 dự án đầu tư vào phát triển công nghệ, sản xuất sản phẩm công nghệ cao.Các dự án đã đi vào hoạt động đang tạo việc làm cho khoảng 14.500 người lao động có tay nghề (trong đó có khoảng 10.000 nhân lực công nghệ cao), doanh thu năm 2023 đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.Tuy nhiên, Khu Công nghệ vẫn còn có một số hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà đầu tư như công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành.Tính đến hết năm 2023, diện tích đã giải phóng mặt bằng là 1.425,14/1.586ha (đạt 89,3%).Ban Quản lý chưa xác định và ban hành được mức thu tiền bồi thường giải phóng mặt bằng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc để các nhà đầu tư nộp tiền, hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Tại buổiđối thoại, ông Nguyễn Khắc Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho biết, Vinaconex là nhà đầu tư hạ tầng khu Khu Công nghệ cao Hòa lạc từ nhiều năm nay. Ông đề nghị thành phố và Ban quản lý quan tâm, đẩy nhanh đền bù giải phóng mặt bằng.Ông Nguyễn Văn Lộc, đại diện Tập đoàn FPT đề xuất tháo gỡ những vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng; giá và cơ chế cho thuê đất; cơ chế quản lý và ưu đãi về đất; xây dựng hạ tầng xã hội ở Khu Công nghệ cao; xem xét cải tiến rút gọn quy trình đăng ký đầu tư cho một số nhóm ngành đặc biệt; xây dựng hệ sinh thái cho mảng sản xuất chip và bán dẫn bao gồm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất…Cũng tại buổi đối thoại, một số doanh nghiệp đã nêu một số kiến nghị liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực và việc đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng; đồng thời có giải pháp ngăn ngừa, xử lý dứt điểm nguyên nhân sự cố, bảo đảm chất lượng điện áp cung cấp cho doanh nghiệp bởi đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp nêu ý kiến tại buổi đối thoại.Tại buổi đối thoại, các đơn vị chức năng đều cam kết đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện nhất cho doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề bảo đảm điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã được EVN Hà Nội trả lời cụ thể.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh sự quan trọng của chất lượng nguồn điện cho doanh nghiệp công nghệ cao và chỉ đạo rõ: “Doanh nhiệp công nghệ cần nhất là điện và nguồn nhân lực. Điện lực không vượt trội, không đi trước thì sẽ không giữ chân được doanh nghiệp trong lĩnh vực này". Do đó, EVN Hà Nội và các sở liên quan cần có chiến lược cụ thể, ưu tiên nguồn lực để bảo đảm điện cho các doanh nghiệp công nghệ cao, có cơ chế và đơn giá thông thoáng.Ông Trần Sỹ Thanh cũng khẳng định, vấn đề trước hết vẫn là cần thể chế đầy đủ dành cho Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Ủy ban nhân dân thành phố sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ nghị định mới thay thế Nghị định 74/2017/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc để giải quyết những vấn đề cốt lõi trong hoạt động của Khu.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho rằng, với cách tiếp cận, tầm nhìn “Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là đơn vị hành chính thứ 31 của thành phố Hà Nội”, đơn vị này cần được trao thẩm quyền quản lý Nhà nước trọn vẹn, bảo đảm các điều kiện về giao thông, y tế, giáo dục…, chứ không đơn thuần xác định đây là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố. Từ cách tiếp cận đó, các khó khăn, vướng mắc hiện hữu mới được tháo gỡ căn cơ.
https://nhandan.vn/xay-dung-khu-cong-nghe-cao-hoa-lac-thanh-quan-cong-nghe-cao-post808809.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "khu công nghệ cao Hoà Lạc", "đối thoại tháo gỡ khó khăn", "Trần Sỹ Thanh", "tháo gỡ khó khăn", "sản xuất kinh doanh" ] }
Dứa Quỳnh Lưu được mùa, được giá
Vùng trồng dứa ở Nghệ An tập trung chủ yếu ở các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu thuộc huyện Quỳnh Lưu với diện tích hơn 1.400 ha. Đây được xem là một trong những cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao ở vùng bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu. Thời điểm này dứa vào chính vụ thu hoạch, nông dân phấn khởi vì dứa được mùa, được giá.
Những ngày này trên những triền đồi dứa bạt ngàn ở xã Tân Thắng (Quỳnh Lưu) nông dân hối hả thu hoạch dứa. Thương lái còn mang xe container đến chở dứa trồng hữu cơ nhập cho siêu thị ở các tỉnh phía nam. Xã Tân Thắng được coi là “vựa dứa” của Nghệ An khi diện tích trồng lên đến 1.200 ha, trong đó, hiện có 650 ha đang cho thu hoạch.Ngồi lựa chọn những quả to, đẹp, căng mọng, đóng gói để kịp gửi vào miền nam, chị Nguyễn Thị Thắm ở thôn 26/3 phấn khởi chia sẻ: Gia đình chị có gần 3 ha dứa cho thu hoạch, năm nay dứa đạt năng suất cao, quả to, mẫu mã đẹp. Mỗi quả dứa chính vụ đạt trọng lượng khoảng 0,8-1,2 kg.Giá bán dứa quả năm nay không chỉ cao mà còn rất dễ bán bởi tư thương đã liên kết, làm hợp đồng đặt cọc thu mua từ khi dứa sắp chín. Với mức giá dao động từ 6.000-7.500 đồng/kg tùy loại quả to, nhỏ khác nhau, bình quân mỗi héc-ta trừ hết chi phí cho thu nhập từ 120-150 triệu đồng/ha, nông dân ai cũng phấn khởi.Trưởng thôn 19/8 Dương Đình Đức dẫn chúng tôi đi thăm các quả đồi dứa trải dài tít tắp, phấn khởi cho biết: Thôn có 81 hộ thì có 55 hộ trồng dứa. Năm nay là năm thứ hai liên tiếp cả thôn đều thắng vụ dứa.Nhờ cây dứa mà tỷ lệ hộ nghèo của thôn hiện còn 2%. Hiện nông dân đã làm chủ được quy trình sản xuất dứa để cho ra sản phẩm dứa theo yêu cầu, ngoài ra họ còn mạnh tay đầu tư vào chất lượng giống, hệ thống tấm lưới che nắng cho đồi dứa,... Từ đó, chất lượng, sản lượng dứa ngày càng tăng.Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Thắng Nguyễn Quốc Khánh cho hay: Toàn xã có gần 400 hộ dân trồng dứa với diện tích hơn 1.200 ha, trong đó hiện có hơn 650 ha dứa đang cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 25.000 tấn, đem lại nguồn thu không nhỏ.Dứa chủ yếu là giống Queen và Cayen có chất lượng tốt, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt những năm gần đây, nông dân trồng thí điểm khoảng 100 ha giống dứa MD2 cho năng suất cao, đạt hơn 1,8 kg/quả dứa với giá bán hiện tại từ 15.000-20.000 nghìn đồng/kg.Tuy đắt giá nhưng những nhà trồng dứa MD2 đang cháy hàng, bởi chất lượng quả ngọt và nhiều nước. Theo tính toán, tỷ trọng cây dứa chiếm hơn 60% giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Thắng.Nhờ trồng dứa, nhiều hộ dân trong xã nâng cao đời sống, trở nên khá giả. Nhiều hộ đã mua xe ô-tô vận tải để phục vụ dịch vụ vận tải.Dứa đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng bán sơn địa này lên hơn 48 triệu đồng/người/năm so với mặt bằng chung của huyện Quỳnh Lưu là 46 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 10,6%; góp phần đưa xã Tân Thắng về đích nông thôn mới năm 2020 và đang phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.Theo lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu, về lâu dài, địa phương cần đẩy mạnh kết nối với các nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu sản phẩm dứa để liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm dứa cho nông dân, đồng thời quy hoạch vùng trồng, tổ chức sản xuất, áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật, tiến tới cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, duy trì và phát triển nhãn hiệu tập thể “Dứa Quỳnh Lưu”.
https://nhandan.vn/dua-quynh-luu-duoc-mua-duoc-gia-post806848.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Dứa Quỳnh Lưu", "cây dứa", "Queen", "Cayen" ] }
Mua “chui” cổ phiếu, CTCP Thiết bị Điện bị phạt 125 triệu đồng
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xửphạt hành chínhCTCP Thiết bị Điện với mức tiền phạt 125 triệu đồng, do khôngcông bố thông tinvề việc chào mua công khai đối với cổ phiếu TBD theo quy định pháp luật.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 6/5, ban hành Quyết định số 497/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Thiết bị Điện, số tiền phạt 125 triệu đồng do hành vi thực hiện công bố thông tin về việc chào mua công khai không đúng quy định pháp luật.Cụ thể, theo Báo cáo kết quả chào mua công khai cổ phiếu TBD số 655/CV-TBĐ ngày 5/9/2023 của Công ty cổ phần Thiết bị Điện, Công ty mua 6.879.996 cổ phiếu TBD dẫn đến khối lượng nắm giữ cổ phiếu sau giao dịch cùng người có liên quan tăng từ 8.088.137 cổ phiếu lên 14.968.133 cổ phiếu TBD, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cùng người liên quan sau giao dịch tăng từ 24.95% lên 46,17% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết của Tổng công ty Thiết bị Điện Đông Anh - Công ty cổ phần (mã chứng khoán: TBD) nhưng không thực hiện công bố thông tin về việc chào mua công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội;Tuy nhiên, ngày kết thúc đợt chào mua là ngày 31/8/2023 nhưng đến ngày 12/9/2023, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới nhận được Báo cáo kết quả chào mua công khai cổ phiếu TBD của Công ty.Công ty cổ phần Thiết bị Điện (địa chỉ trụ sở chính tại khu công nghiệp Biên Hòa 1, đường số 9, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tiền thân là Nhà máy Chế tạo Thiết bị điện số 4, được thành lập vào năm 1977; hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất cung cấp các loại máy biến áp.Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 12/2007 với vốn điều lệ hiện là 488 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/mua-chui-co-phieu-ctcp-thiet-bi-dien-bi-phat-125-trieu-dong-post808652.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "cổ phiếu", "Thiết bị Điện", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "chào mua công khai" ] }
Quy định rõ phương án, nguồn lực phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng
NDO -Đối với đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát để quy định rõ ràng, cụ thể trong dự thảo Nghị quyết về phương án phát triển khu thương mại tự do; nguồn lực thực hiện, đầu tư phát triển hạ tầng; kết quả đầu ra khi thành lập khu thương mại tự do, bao gồm tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội…
Tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, sáng 31/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một sốcơ chế, chính sách đặc thùphát triển thành phố Đà Nẵng.30 cơ chế, chính sách đặc thù, với 5 chính sách mớiThừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Nghị quyết điều chỉnh, bỏ các nội dung, chính sách không còn phù hợp khi thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù sửa đổi bổ sung theo 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 chính sách cụ thể.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Nhóm thứ nhất gồm 9 chính sách về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng, trong đó có 7 chính sách tương tự các địa phương khác đã được áp dụng và 2 chính sách đề xuất mới.Nhóm thứ 2 gồm 21 chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm liên quan đến quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quy hoạch, đô thị và tài nguyên, môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng; vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thông tin truyền thông, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tiền lương, thu nhập.Trong 21 chính sách nói trên có 6 chính sách hoàn toàn tương tự các tỉnh, thành phố đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại các Nghị quyết đặc thù, 10 chính sách tương tự có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của Đà Nẵng và 5 chính sách đề xuất mới.Các chính sách đề xuất mới theo thực tế của thành phố cụ thể là:Chính sách 1:Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Theo đó, dự thảo Nghị quyết quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu và xác định đây là khu chức năng, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ chất lượng cao, công nghệ cao.Để đơn giản thủ tục hành chính, dự thảo Nghị quyết giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố trong ranh giới Khu thương mại tự do Đà Nẵng bảo đảm đồng bộ sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Đồng thời quy định Khu thương mại tự do Đà Nẵng là trường hợp được thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai để đẩy nhanh việc thành lập mô hình Khu mới này.Quang cảnh phiên họp sáng 31/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Dự thảo Nghị quyết cũng quy định một số chính sách ưu đãi để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do. Cụ thể, mức ưu đãi, thời gian miễn, giảm tiền thuê đất; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư trong Khu thương mại tự do Đà Nẵng được áp dụng như ưu đãi đối với dự án đầu tư trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật.Hàng hóa, dịch vụ được mua bán, cung ứng trong các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng; giữa nội địa và nước ngoài với các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt như khu phi thuế quan trong khu kinh tế…Ngoài ra, để thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa, tại chỗ” đối với Khu thương mại tự do Đà Nẵng, dự thảo Nghị quyết quy định Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng.Chính sách 2:Thành phố được thực hiện thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với dự án trung tâm logistics.Chính sách 3:Phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.Chính sách 4:Đầu tư, quản lý, khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.Chính sách 5:Tổ chức sự nghiệp công lập được giao quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đã được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được cho thuê lại đất. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố quy định cơ chế tài chính, thẩm quyền xác định và quyết định giá cho thuê, đối tượng cho thuê phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn Thành phố.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngĐánh giá kỹ tác động của các đề xuất ưu đãi thuế đến thu ngân sáchTrình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, về thí điểm các chính sách ưu đãi về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt, cá nhân đối với hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, pháp luật hiện hành chưa quy định nội dung, mức được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhóm đối tượng này.Luật Thuế thu nhập cá nhân chưa có quy định về đối tượng, điều kiện, mức miễn, giảm và thời gian giảm thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vi mạch bán dẫn.Chính sách này được áp dụng thí điểm tương tự tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng được bổ sung thêm đối tượng áp dụng: (1) Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. (2) Đối với cá nhân trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn.Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản thống nhất với dự thảo Nghị quyết, song đề nghị bổ sung đánh giá, thuyết minh và làm rõ một số nội dung mới để bảo đảm căn cứ, tính khả thi trình Quốc hội xem xét, quyết định.Theo đó, việc ưu đãi thuế cần được đặt trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi và tuân thủ các cam kết quốc tế; đặc biệt khi điểm c khoản 2 Điều 3 quy định đối tác chiến lược thuộc lĩnh vực vi mạch bán dẫn có doanh thu toàn cầu gần nhất hơn 25 nghìn tỷ đồng - là đối tượng phải áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Đồng thời, cần hạn chế tạo sự khác biệt quá lớn trong áp dụng chính sách thuế giữa các đối tượng, giữa vùng miền.Các ý kiến cũng cho rằng cần bổ sung đánh giá tác động của chính sách ưu đãi thuế đến tổng thu ngân sách nhà nước của Trung ương và địa phương. Ngoài ra, đề nghị rà soát để quy định việc miễn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với khoản thu nhập có được từ hoạt động đổi mới sáng tạo, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn (không phải miễn thuế cho tất cả thu nhập từ lương, tiền công của chuyên gia, nhà khoa học...).Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Về thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, ông Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban tán thành với chủ trương thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, không chỉ mang tính chất kinh tế mà liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gắn với thể chế và hệ thống pháp luật.Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát để quy định rõ ràng, cụ thể trong dự thảo Nghị quyết về một số nội dung: khái niệm, mô hình tổ chức; chức năng, nhiệm vụ; chính sách phát triển và quản lý nhà nước; phương án phát triển khu thương mại tự do; nguồn lực thực hiện, đầu tư phát triển hạ tầng…; kết quả đầu ra khi thành lập Khu thương mại tự do, bao gồm tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách, xã hội…Đối với mức ưu đãi, thời gian miễn, giảm tiền thuê đất đối với dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản nhất trí với dự thảo Nghị quyết. Có ý kiến đề nghị Chính phủ cần bổ sung đánh giá rõ hơn tác động của chính sách đến tình hình thu ngân sách địa phương để làm căn cứ trình Quốc hội xem xét, quyết định.Về chính sách ưu đãi thuế trong Khu thương mại tự do theo quy định, có ý kiến đề nghị, để bảo đảm căn cứ trình Quốc hội xem xét, quyết định, Chính phủ cần đánh giá cụ thể hơn về tác động của chính sách đến thu ngân sách nhà nước, sự cần thiết, tính hiệu quả chính sách mang lại, đặc biệt khi Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị có quy định về yêu cầu bảo đảm tính trung lập của thuế.
https://nhandan.vn/quy-dinh-ro-phuong-an-nguon-luc-phat-trien-khu-thuong-mai-tu-do-da-nang-post811977.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "cơ chế chính sách đặc thù", "TP Đà Nẵng", "thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng", "ưu đãi thuế", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV" ] }
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần với thanh khoản thấp
NDO -Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 7/6, thị trường giao dịch giằng co, áplực bángia tăng đầu phiên chiều khiến chỉ số suy yếu, lui về mốc tham chiếu nhưnglực cầuđã quay lại giúpVN-Indexhồi phục bật tăng hơn 4 điểm khi đóng cửa, lên mức 1.287,58 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườnggiảm so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 886,21 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 20.586,08 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròngtrên 3 sàn hơn 500 tỷ đồng, tập trung vào các mã STB (76 tỷ đồng), HPG (70 tỷ đồng), GMD (60 tỷ đồng), VPB (51 tỷ đồng), VHM (43 tỷ đồng)...Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm HAH (64 tỷ đồng), DCM (44 tỷ đồng), VNM (32 tỷ đồng), POW (30 tỷ đồng), HVN (23 tỷ đồng)...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng giảm mạnh so phiên trước, đạt hơn 15.340,99 tỷ đồng, giảm hơn 22% so phiên trước, xuống mức thấp nhất trong 9 phiên gần đây; khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 476,77 tỷ đồng riêng trên sàn này.Các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 4,55 điểm gồm: TCB, SAB, FPT, HVN, VNM, ACB, CTG, POW, GVR, KDH.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 1,90 điểm của VN-Index gồm: VCB, BID, VPB, VIC, MSN, VRE, PLX, TPB, VHM, BHN.Phiên này, cổ phiếu ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ có đà tăng mạnh nhất với mức tăng 2,17% chủ yếu đến từ các mã TV2 (+3,32%), TV4 (+0,71%) và KPF (+0,3%). Tiếp đó là cổ phiếu ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí với mức tăng 1,97% và cổ phiếu ngành công nghệ thông tin với mức tăng 1,56%.Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành tài chính có mức giảm mạnh nhất thị trường với giảm 1,11% chủ yếu đến từ mã TVC (-9,52%) và OGC (-0,79%).* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì sắc xanh suốt thời gian giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa tăng 8,54 điểm (+0,40%), lên mức 2.127,15 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 670,91 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 18.208,49 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 229 mã tăng giá, 84 mã đứng giá và 168 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,99 điểm, tăng 0,81 điểm (+0,33%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 77,21 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.392,52 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 102 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 86 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 2,60 điểm (+0,48%) và lên mức 543,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 35,98 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 989,37 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 13 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 98,86 điểm, tăng 0,54 điểm (+0,55%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 110,72 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.344,69 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 241 mã tăng giá, 90 mã đứng giá và 148 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 4,02 điểm (+0,31%), lên mức 1.287,58 điểm. Thanh khoản đạt hơn 698,28 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.848,87 tỷ đồng. Toàn sàn có 235 mã tăng, 88 mã đứng giá và 178 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 5,75 điểm (+0,44%) và lên mức 1.308,03 điểm. Thanh khoản đạt hơn 190,93 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 6.499,46 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 13 mã tăng, 5 mã đi ngang và 12 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là SHB (hơn 17,16 triệu đơn vị), GEX (hơn 15,60 triệu đơn vị), TCB (hơn 15,46 triệu đơn vị), VSC (hơn 15,32 triệu đơn vị), HPG (hơn 14,88 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là CLW (+6,96%), VTO (+6,94%), VRC (+6,92%), HVH (+6,88%), YEG (+6,88%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là SGR (-6,38%), NHA (-5,54%), YBM (-4,55%), ST8 (-4,00%), RDP (-3,83%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 230.033 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 29.984,42 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-tang-nhe-phien-cuoi-tuan-voi-thanh-khoan-thap-post813248.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "cổ phiếu", "chứng khoán", "phiên giao dịch", "khối ngoại", "thanh khoản" ] }
Tổ chức hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc 2024” tại Bình Dương
NDO -Ngày 17/5, tại Trung tâm Hội nghị và triển lãmtỉnh Bình Dương, Bộ Ngoại giao phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Đại sứ quánHàn Quốctại Việt Nam và Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc 2024”.
Dự hội nghị có khoảng 570 đại biểu đại diện các bộ, ngành trung ương; lãnh đạo các sở, ban, ngành và doanh nghiệp hai vùng kinh tế Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu long; Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sựHàn Quốctại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện các cơ quan, tổ chức Hàn Quốc, lãnh đạo các tập đoàn, công ty Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam…Hội nghị "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" là dịp để các địa phương phía nam và các đối tác Hàn Quốc cùng đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua, đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như quảng bá rộng rãi hình ảnh tỉnh Bình Dương và các địa phương, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa các địa phương phía nam với đối tác Hàn Quốc, góp phần vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu ý kiến tại hội nghị.Nằm trong chuỗi các sự kiện của hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc 2024”, trong ngày 17/5 đã diễn ra các hoạt động: Triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam-Hàn Quốc; trao học bổng Kocham-Nâng bước ước mơ giá trị 800 triệu đồng cho trẻ em nghèo hiếu học do Chi hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Bình Dương (Kocham Bình Dương) tài trợ; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC và Tổng công ty Nhà đất Hàn Quốc (LH) ký kết hợp tác về “Chương trình đối tác tăng trưởng đô thị”; các phiên chuyên đề và các phiên gặp gỡ kết nối giữa Đại sứ quán Hàn Quốc, Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc với các địa phương; kết nối doanh nghiệp; hội thảo chuyên đề ”Giải pháp tự động hóa và kết nối giao thương công nghiệp”...Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC và Tổng công ty Nhà đất Hàn Quốc (LH) ký kết hợp tác về “Chương trình đối tác tăng trưởng đô thị” tại hội nghị.Là một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Bình Dương hiện là địa phương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với gần 4.300 dự án có tổng số vốn đầu tư gần 40,6 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hàn Quốc đứng thứ 5 gần 800 dự án và tổng số vốn đầu tư 3,4 tỷ USD.Trong quá trình phát triển, Bình Dương đã không ngừng nỗ lực phát triển và đang chuyển mình mạnh mẽ phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh; tập trung thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ 4.0, Net Zero...Nhằm đạt được mục tiêu này, tỉnh Bình Dương hướng đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao và ngành công nghiệp chip bán dẫn và sản phẩm điện tử tiên tiến.Chia sẻ tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng phát triển và thịnh vượng hơn; về phía tỉnh, các cấp chính quyền luôn cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng doanh nghiệp nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại thuận lợi, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh.Trao học bổng Kocham-Nâng bước ước mơ cho trẻ em nghèo hiếu học.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho rằng, tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện "Gặp gỡ Hàn Quốc" do Bộ Ngoại giao phối hợp Cơ quan đại diện Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức từ năm 2015 đến nay, hội nghị "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" có nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, quảng bá địa phương, thu hút đầu tư, tăng cường quan hệ giữa các địa phương; qua đó, đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc” trong giai đoạn mới.Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho rằng, các địa phương Việt Nam tham dự hội nghị lần này đều là những tỉnh, thành phố nằm trong các vùng kinh tế-xã hội chiến lược và có tiềm năng phát triển ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.Đây là những vùng kinh tế quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn trên cả nước; là những vùng kinh tế năng động, đầu mối giao thông quan trọng kết nối giao thương với cả nước và quốc tế; đồng thời, có điều kiện thuận lợi phát triển các ngành nông nghiệp mũi nhọn, trong đó có sản xuất lúa gạo.Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho biết, Bộ Ngoại giao đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương và doanh nghiệp trên chặng đường hướng tới phát triển bền vững.Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan cũng như Chính phủ và các đối tác Hàn Quốc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương trong khu vực triển khai thắng lợi các chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Dương.“Trên tinh thần 'người một nhà' với những trao đổi và chia sẻ của Đại sứ, Tổng Lãnh sự cùng lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp Hàn Quốc, và các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp địa phương, hội nghị lần này sẽ mang lại những giá trị, đóng góp quý báu cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Việt Nam và Hàn Quốc, cho sự phát triển ngày càng bền chặt và hiệu quả của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc không chỉ hôm nay mà mãi mãi mai sau”, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/to-chuc-hoi-nghi-gap-go-han-quoc-2024-tai-binh-duong-post809850.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "tỉnh Bình Dương", "Bộ Ngoại giao", "Gặp gỡ Hàn Quốc", "Việt Nam-Hàn Quốc" ] }
Kim loại lấy lại đà tăng giá
NDO -Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 6/5, sắc xanh áp đảo trên bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá các mặt hàng được hỗ trợ nhờ phát huy vai trò trú ẩn an toàn khi xung đột ở Trung Đông diễn biến căng thẳng đồng thời áp lực vĩ mô cho thấy tín hiệu hạ nhiệt.
Chốt ngày,giá bạctăng 3,46% lên 27,61 USD/ounce. Tuy nhiên,giá bạch kimgiảm nhẹ 0,04% chủ yếu do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư.Loạt dữ liệu kinh tế gần đây đang chỉ ra nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu chững lại sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ vào đầu năm. Hoạt động sản xuất và dịch vụ của nước này đều thu hẹp trong tháng 4, trong khi đó, báo cáo bảng lương cho thấy Mỹ chỉ tạo thêm 175.000 việc làm ngoài ngành nông nghiệp trong tháng 4, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng và là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2023. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,9% từ mức 3,8%. Theo đó, bức tranh kinh tế yếu của Mỹ đã gây áp lực lên đồng USD, đồng thời củng cố lực mua đối với bạc.Đối với kim loại cơ bản,giá đồngCOMEX và giá quặng sắt đồng loạt tăng nhờ kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế. Chốt ngày, giá đồng tăng 1,27%. Giá quặng sắt tăng 1,95% lên 119,62 USD/tấn.Trong cuộc họp mới nhất, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ nghiên cứu các biện pháp mới để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở kéo dài, đây vốn là lực cản lớn nhất đối với nền kinh tế nước này. Đồng thời, các nhà chức trách cũng ám chỉ khả năng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.Ngoài ra, giá đồng cũng được hưởng lợi sau khi ngân hàng Goldman Sachs nâng dự báo giá đồng lên 12.000 USD/tấn vào cuối năm nay, từ mức 10.000 USD/tấn trong dự báo trước, nguyên nhân là do thị trường đồng đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung và có nguy cơ thâm hụt lớn hơn.Cụ thể, thị trường đồng tinh chế có nguy cơ thiếu hụt 454.000 tấn trong năm nay, tăng từ 428.000 tấn trong dự báo trước. Năm 2025, thị trường đồng dự kiến thâm hụt 467.000 tấn, so với thâm hụt 413.000 tấn trong dự báo trước.Trên thị trường nội địa, ngày 2/5 vừa qua, một số thương hiệu thép xây dựng nội địa tiếp tục điều chỉnh tăng giá nhờ các tín hiệu tích cực hơn về triển vọng tiêu thụ. Hiệngiá thépcuộn CB240 dao động quanh mức 14,24 triệu đồng/tấn, giá thép thanh D10 CB300 ở khoảng 14,44 triệu đồng/tấn.
https://nhandan.vn/kim-loai-lay-lai-da-tang-gia-post808215.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "kim loại", "giá bạc", "giá bạch kim", "giá đồng", "giá thép" ] }
Khuyến khích phát triển giao thông xanh, giảm phát thải
Ngày 30/1, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 367/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án thí điểm sử dụng xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện vận chuyển khách tham quan, du lịch trong khu vực thành phố gồm các Quận 1, 4, 5 và 6. Số lượng phương tiện hoạt động tối đa 20 xe bốn bánh sử dụng năng lượng điện với số chỗ từ 5 đến 41 chỗ; thời gian triển khai từ quý I/2024 đến hết năm 2025, do Công ty TNHH Saigon Public Transport đăng ký thực hiện.
Mới đây, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân thành phố về đề nghị trình Hội đồng nhân dân thành phố xây dựng Nghị quyết về chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi và lộ trình đối với cá nhân, hộ gia đình thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch tại huyện Cần Giờ. Việc thí điểm sẽ được thực hiện tại huyện Cần Giờ trước khi triển khai nhân rộng trên toàn địa bàn thành phố. Nếu thực hiện chính sách này, ước tính huyện Cần Giờ sẽ có hơn 34.500 xe máy sử dụng xăng chuyển đổi sang xe máy điện; hơn 2.200 hộ nghèo và hơn 2.600 hộ cận nghèo tham gia đề án được hỗ trợ... Đây cũng là cơ chế đặc thù mà Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội.Trên đây là hai trong số những chương trình rất thực tế mà thành phố đang “kích hoạt” nhằm đẩy mạnh xanh hóa hệ thống giao thông đô thị bằng việc đầu tư các phương tiện, cơ sở hạ tầng, tuyên truyền vận động để hướng tới NetZero, qua đó xây dựng và bảo vệ môi trường sống thân thiện, hạn chế phát thải. Theo Sở Giao thông vận tải thành phố, các giải pháp thúc đẩy giao thông xanh một cách mạnh mẽ đã được thành phố triển khai thời gian qua như chuyển đổi hàng nghìn phương tiện xe buýt chạy bằng dầu sang khí CNG. Cùng với đó, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng đưa ra lộ trình: Từ năm 2025, 100% số xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; từ năm 2030 tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50% (1.874 xe buýt chuyển đổi sang năng lượng điện, năng lượng xanh). Tháng 12/2021, Sở Giao thông vận tải thành phố đã triển khai mô hình thí điểm cho thuê xe đạp công cộng ở Quận 1 với 43 trạm và 388 xe đạp công cộng (trung bình mỗi ngày thu hút được 700 người đăng ký mới) bước đầu đạt kết quả khả quan, sắp được nhân rộng ra toàn thành phố. Đầu năm 2022, thành phố đưa vào vận hành 15 xe buýt điện tuyến D4 (Vinhomes Grand Park-bến xe buýt Sài Gòn). Mới đây, năm 2023, Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và Thông Minh đã đưa vào khai thác 600 xe taxi điện trên địa bàn thành phố...Như vậy, thực hiện Quyết định số 876/QÐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan được ngành giao thông vận tải thành phố đi đầu, chuyển động mạnh mẽ giúp tăng cường bảo vệ môi trường, hướng đến sử dụng năng lượng sạch, tái tạo. Giao thông xanh không những đáp ứng nhu cầu đi lại của số đông người dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, xây dựng bộ mặt đô thị hiện đại và văn minh.Muốn những chương trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon đạt kết quả cao, được nhân rộng hơn, thu hút các nhà đầu tư tham gia, thành phố cần tăng cường trang bị cơ sở hạ tầng làm bước đệm trong các chương trình chuyển đổi, dành một khoản kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trạm sạc điện, trạm cung ứng nhiên liệu CNG vì hiện nay còn quá ít, chưa có sự chia sẻ và kết nối; nhanh chóng hoàn thiện chính sách trợ giá cho loại hình xe buýt chạy bằng khí CNG, có chính sách vay vốn ưu đãi chuyển đổi phương tiện đối với các doanh nghiệp vận tải. Ngành giao thông vận tải vẫn là lĩnh vực có lượng phát thải lớn, chiếm hơn một phần tư lượng phát thải của thành phố, vì vậy các giải pháp và biện pháp đột phá, đồng bộ chính là chìa khóa để thúc đẩy sự chuyển đổi này ■
https://nhandan.vn/khuyen-khich-phat-trien-giao-thong-xanh-giam-phat-thai-post799110.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [] }
Đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới
NDO -Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phương án mới để bình ổn thị trường vàng về mặt ngắn hạn, còn về mặt lâu dài sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24, cùng với việc áp dụng các công cụ quản lý nhà nước để đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới.
Tiếp tục các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy kinh tếPhát biểu giải trình tại phiên thảo luận củaQuốc hộichiều 29/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ, bên cạnh tình hình kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi tích cực trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, nhất là tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát, thu ngân sách nhà nước…, các đại biểu cũng đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc, hạn chế của nền kinh tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường vàng, chương trình phục hồi phát triển kinh tế…Phó Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục các chính sách hỗ trợ, miễn giảm thuế, phí, tiền sử dụng đất… để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp.“Đối với giải pháp này, cả giai đoạn quy mô hỗ trợ khoảng 700 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2020 là 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 là 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 là 233 nghìn tỷ đồng, năm 2023 là 196 nghìn tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2024 cũng đã trình Quốc hội đã phê duyệt chủ trương, tiếp tục giảm thuế. Trong 6 tháng cuối năm đang trình Quốc hội, nếu được thông qua giảm thuế VAT 2% thì quy mô giảm khoảng 24 nghìn tỷ đồng và cả năm có thể giảm, miễn giảm khoảng 190 nghìn tỷ đồng, trong đó gia hạn khoảng 92 nghìn tỷ đồng và miễn, giảm khoảng 98 nghìn tỷ đồng”, Phó Thủ tướng thông tin.Quang cảnh phiên thảo luận của Quốc hội chiều 29/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Về những động lực tăng trưởng truyền thống cũng như khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, với những mức tăng trưởng mà Việt Nam đã đạt được là khá cao so với các nước trong khu vực trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.Trong 2 năm trở lại đây, với những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đã đạt được kết quả đáng khích lệ, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh vào số liệu 5 tháng đầu năm về giải ngân đạt 22,34% kế hoạch được giao, có thể nói là mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây.Đồng thời, cùng với động lực này, Chính phủ cũng từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư công, kích hoạt vốn đầu tư tư trong hình thức đối tác công-tư, đạt nhiều kết quả tích cực.Ngoài ra, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ cũng đã có các giải pháp về mở rộng thương mại, tăng cường xuất khẩu, đàm phán ký kết các hiệp định FTA… để kích cầu thị trường trong nước, cùng với việc tiếp tục đầu tư vào một số lĩnh vực theo xu hướng mới như tăng trưởng xanh, tăng trưởng số, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…Tin liên quanĐiều chỉnh phương án can thiệp để bình ổn thị trường vàngĐối với thị trường vàng, Phó Thủ tướng cho biết, thị trường thế giới cũng có xu hướng tăng và trong nước cũng biến động tăng theo. Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đối với vàng miếng SJC thì tăng cao.Từ tháng 6/2022, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao Ngân hàng Nhà nước. Đến thời điểm hiện nay, Phó Thủ tướng thông tin, đã có 25 văn bản, trong đó có những công cụ can thiệp vào thị trường vàng đểbình ổn thị trường vàngvà đồng thời thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.“Vừa rồi Ngân hàng Nhà nước đã tích cực có một số giải pháp, tuy nhiên khi can thiệp thì thấy hiệu quả chưa cao. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang đánh giá lại và sẽ có những phương án mới để bình ổn thị trường vàng về mặt ngắn hạn, còn về mặt lâu dài sẽ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 24 để chúng ta có giải pháp về lâu dài”, Phó Thủ tướng nêu rõ.Trước mắt, theo Phó Thủ tướng, sẽ dùng công cụ thuộc quản lý nhà nước là thanh tra, kiểm tra để đánh giá một cách thực chất về hoạt động của thị trường vàng, từ đó có những giải pháp xử lý theo quy định để đưa thị trường vàng bình ổn, tiến sát với thị trường thế giới.Bảo đảm tính liên thông trong quá trình đưa luật vào cuộc sốngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng tham gia phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.Đối với vấn đề đại biểu quan tâm liên quan đến đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, các ý kiến phát biểu đều liên quan đến tồn tại, hạn chế, yếu kém liên quan đến Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở.Quốc hội đã thông qua 3 luật này, đang được Chính phủ đặt quyết tâm cao sau khi các luật đi vào cuộc sống sẽ giải quyết khoảng 60% những hạn chế, yếu kém liên quan đến 3 luật trên.Với một số quy định luật giao Chính phủ (14 nghị định), Thủ tướng đã khẩn trương chỉ đạo, làm việc với các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp… để lắng nghe ý kiến, sự tham gia của các bộ, ngành nhằm sớm ban hành các nghị định hướng dẫn cụ thể, bảo đảm tính liên thông trong quá trình đưa luật vào cuộc sống.Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề này được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, trong đó đã ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chiến lược về biến đổi khí hậu và có sự điều chỉnh sau khi Việt Nam tham dự COP26, trong đó xác định rõ quan điểm và mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, giải pháp tăng trưởng xanh để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính phủ đã tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành các nghị quyết liên quan đến vấn đề năng lượng.Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Về các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, Phó Thủ tướng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo; đã cùng với các đối tác phát triển xác định nhu cầu của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi công bằng và cần có sự tham gia một cách công bằng của các nước phát triển.Việt Nam cũng đã thành lập Ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ chủ trì; thành lập các tổ công tác liên quan tới giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng công bằng, thu hút đầu tư…Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật pháp lệnh, sớm sửa đổi Luật Điện lực, trong đó sẽ đề cập đến năng lượng tái tạo, đề xuất các chính sách về kinh tế xanh.Đồng thời, Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành nghị định về mua bán điện trực tiếp với các khách hàng lớn, trong đó tập trung vào năng lượng tái tạo; sớm ban hành nghị định về điện áp mái để khuyến khích người dân tham gia đóng góp vào nguồn điện…Thực hiện hiệu quả cải cách tiền lương, bảo đảm thống nhất, công bằngPhó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận phiên thảo luận. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau một ngày thảo luận tại hội trường, đã có 57 đại biểu phát biểu, 3 đại biểu phát biểu tranh luận.Quốc hội cũng đã dành thời gian thích hợp để các Bộ trưởng (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), và 2 Phó Thủ tướng Chính phủ tham gia phát biểu, giải trình thêm một số vấn đề có liên quan.Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, đất nước ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả tích cực về kinh tế-xã hội trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.Đồng thời, các đại biểu Quốc hội cũng nêu những bất cập, hạn chế và đề nghị nhận diện rõ hơn những thách thức để có những chỉ đạo, điều hành phù hợp, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng và các mục tiêu kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024…Các đại biểu đề nghị bám sát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.Đồng thời, triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém, có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh, có giải pháp để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển bền vững…Tin liên quanBảo đảm quyền lợi người lao động trước và sau cải cách tiền lươngCùng với đó, thực hiện hiệu quả việccải cách tiền lương, bảo đảm thống nhất, công bằng, đạt mục tiêu nâng cao thu nhập cho người lao động.Tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, dạy nghề, y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tình trạng sạt lở, khô hạn, xâm nhập mặn, nước biển dâng, tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường tại các đô thị lớn, tình hình an ninh nguồn nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, phòng, chống tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng…Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được ghi chép đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, các ý kiến thảo luận tại tổ để đưa các nội dung quan trọng vào Nghị quyết chung của kỳ họp.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/dua-thi-truong-vang-binh-on-tien-sat-voi-thi-truong-the-gioi-post811714.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Thị trường vàng", "Ngân hàng Nhà nước", "Lê Minh Khái", "Trần Hồng Hà", "Phó Thủ tướng", "Khí nhà kính", "Bình ổn thị trường", "Quốc hội" ] }
[Infographic] Vận động tích cực, VN-Index sớm kiểm định ngưỡng cản trung hạn tại vùng 1.250 điểm
NDO -Thị trường chứng khoán có phiên tăng điểm khá mạnh ngày thứ 2 đầu tuần và là phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp sau khi VN-Index hình thành đáy w nhỏ. Chốt phiên giao dịch ngày 6/5,VN-Indextăng 20,55 điểm (+1,68%) lên mức 1.241,58 điểm. HNX-Index tăng 4,07 điểm (1,78%) lên mức 232,29 điểm.
Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết ngày 6/5 đạt 22.784,88 tỷ đồng được giao dịch, tăng tốt 23,93 % so với phiên trước, vẫn dưới mức trung bình.Khối ngoại sau giai đoạn bán ròng liên tiếp đã có phiên thứ 2 mua ròng trở lại trên HoSE với giá trị 242,10 tỷ đồng, tập trung ở các cổ phiếu bán lẻ, chứng khoán; mua ròng trên HNX với giá trị 59,21 tỷ đồng.Thị trường hiện vận động theo kịch bản tích cực và sau nhiều phiên tăng điểm liên tiếp VN-Index rất có thể sẽ có các nhịp rung lắc khi chỉ số tiệm cận ngưỡng cản trung hạn quanh vùng 1.250 điểm và diễn biến tại khu vực này sẽ quyết định xu hướng tiếp theo.
https://nhandan.vn/infographic-van-dong-tich-cuc-vn-index-som-kiem-dinh-nguong-can-trung-han-tai-vung-1250-diem-post808211.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "chứng khoán" ] }
Các ngân hàng phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay
NDO -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay để nỗ lực phấn đấu giảm 1%-2%/năm lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản gửi đến các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng vàlãi suất.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay để nỗ lực phấn đấu giảm 1%-2%/năm lãi suất cho vay; đặc biệt cho các động lực tăng trưởng truyền thống, các ngành mới nổi, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nhà ở xã hội... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ.Các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định, hợp lý, phù hợp khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, quyết tâm thực hiện giải pháp thiết thực, hiệu quả để phấn đấu tăng trưởngtín dụngtoàn hệ thống đến hết quý II ở mức 5%-6%; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bảo đảm hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tích cực rà soát các dự án để bảo đảm cung ứng tín dụng kịp thời cho các dự án khả thi, đẩy nhanh việc xét duyệt cho vay, áp dụng các biện pháp, hình thức tài sản đảm bảo cho vay linh hoạt, phù hợp quy định pháp luật, thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng mới đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân; chủ động và tích cực truyền thông kịp thời, rõ ràng, đầy đủ về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức tín dụng để giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt, hiểu rõ và tiếp cận các chương trình, chính sách của tổ chức tín dụng.Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh tham gia các chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, chủ động phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội để tổ chức trao đổi, đối thoại với khách hàng vay vốn nhằm nắm bắt và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của khách hàng có hiệu quả, thực chất, qua đó mở rộng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân.
https://nhandan.vn/cac-ngan-hang-phan-dau-giam-1-2nam-lai-suat-cho-vay-post812032.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "tổ chức tín dụng", "tín dụng", "lãi suất", "tăng trưởng" ] }
Công ty Đóng tàu Bạch Đằng hạ thuỷ tàu container 610 TEU số 2
Vào lúc 1 giờ sáng ngày 23-2, Công ty Đóng tàu Bạch Đằng (Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) tổ chức lễ hạ thuỷ con tàu container 610 TEU (tương đương 7.320 tấn) số 2 mang tên VINASHIN FREIGHTER. Tàu được đóng theo đơn đặt hàng của Công ty Vận tải Biển Đông.Tàu được đặt ky đóng mới ngày 12-9-2005, có chiều dài 125,5 m, rộng 19 m, cao 9 m, máy chính của Ba Lan công suất 4.500 KW. Đóng hai tàu container 6.100 TEU là thành công lớn của công ty trong việc sử dụng có hiệu quả các công trình mới được đầu tư như cần cẩu 120 tấn, bãi lắp ráp, nhà phân xưởng vỏ, đà bán ụ 20 nghìn tấn,…Ông Chu Thế Hưng, Giám đốc Công ty cho biết: “Đây là con tàu theo thiết kế của Ba Lan phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, chính xác, thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001:2000, hoàn thành sau hơn 5 tháng miệt mài lao động của cán bộ, công nhân công ty. Đóng con tàu này, công ty đã thiết lập mối quan hệ với Tập đoàn CENZIN (Ba Lan), mở ra triển vọng thị trường rộng lớn cho ngành công nghiệp tàu thuỷ nước ta”.Trong năm nay, công ty sẽ hoàn thành tàu dầu 13.500 tấn cho Công ty vận tải viễn dương VINASHIN, tàu NOMA 10.500 tấn số 2, số 3, tàu hàng 22.500 tấn cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES).
https://nhandan.vn/cong-ty-dong-tau-bach-dang-ha-thuy-tau-container-610-teu-so-2-post442400.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [] }
Đồng Nai công khai quy hoạch để các nhà đầu tư tiếp cận bình đẳng
NDO -Ngày 21/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị giới thiệu danh mục dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư trongQuy hoạch tỉnh Đồng Naithời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị đã thu hút đại diện của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua.Tỉnh Đồng Nai sẽ kêu gọi đầu tư đối với 36 dự án trên 5 lĩnh vực ưu tiên đầu tư, gồm: công nghiệp, dịch vụ, đô thị,hạ tầng giao thông, văn hóa. Với mục đích thông tin sớm nhất nội dung các dự án đến các nhà đầu tư để sớm tìm kiếm cơ hội đầu tư.Tin liên quanHội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh cũng đã giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp đối với quá trình tìm hiểu đầu tư các dự án.Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai thông tin, hội nghị là dịp để các nhà đầu tư tiếp cận bước đầu với quy hoạch tỉnh.Đây là bản quy hoạch được tỉnh Đồng Nai chuẩn bị rất công phu, sự kết tinh trí tuệ, lợi thế so sánh, những tiềm năng rất lớn củaĐồng Naicho quá trình phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhấn mạnh, tỉnh sẽ công bố quy hoạch công khai để tất cả các nhà đầu tư đều bình đẳng tiếp cận với những thông tin quy hoạch. Qua đó, Đồng Nai có cơ hội lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất đối với mỗi dự án.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho biết, công tác lập quy hoạch tỉnh đang ở giai đoạn rà soát cuối cùng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Do đó, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện, bảo đảm khoa học, chất lượng để trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng tiến độ đề ra.Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh khẩn trương phối hợp đơn vị tư vấn tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các đại biểu tại hội nghị để hoàn chỉnh báo cáo quy hoạch tỉnh bảo đảm tiến độ và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
https://nhandan.vn/dong-nai-cong-khai-quy-hoach-de-cac-nha-dau-tu-tiep-can-binh-dang-post815475.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "nhà đầu tư", "Đồng Nai", "Quy hoạch tỉnh Đồng Nai", "quy hoạch", "hạ tầng giao thông" ] }
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát một số cơ sở sản xuất, công trình trọng điểm tại Ninh Bình
NDO -Chiều 28/5, tiếp tục chương trình công tác tạitỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, kiểm tra một số cơ sở sản xuất, công trình trọng điểm tại địa phương.
Tới động viên công nhân, người lao động tại vùng trồng dứa nguyên liệu ở xã Quang Sơn,thành phố Tam Điệpcủa Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), Thủ tướng Phạm Minh Chính rất vui mừng vì thu nhập của người lao động được cải thiện, nhất là sau khi đơn vị từ mô hình doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, đánh giá công ty đang tích cực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần xanh hóa khu vực này.Theo Thủ tướng, cần xây dựng thương hiệu cho công ty, có chỉ dẫn địa lý, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu, có giống tốt, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng đồng bộ cho sản xuất lớn; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, có sự hỗ trợ về vốn ưu đãi lãi suất của ngân hàng cho sản xuất.Thủ tướng mong muốn, công ty luôn giữ vững, củng cố và phát triển thương hiệu, nhất là thương hiệu dứa Đồng Giao; khẳng định, Nhà nước cũng có trách nhiệm đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là đầu tư phát triển tuyến đường Đông-Tây, đi qua vùng nguyên liệu, góp phần lo cải thiện về giống; công ty phải nỗ lực sản xuất, kinh doanh, củng cố thương hiệu, mở rộng thị trường.Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn có mục đích lớn nhất là chăm lo, cải thiện để người dân có cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc.Thăm Nhà máy Doveco Ninh Bình, nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ, công nghiệp, người lao động Công ty, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng được đến thăm công ty - đơn vị được thành lập hơn 70 năm, được nhiều lần Bác Hồ về thăm. Đến nay, công ty đã phát triển nhanh, bền vững, khẳng định mô hình chuyển đổi thành công từ nông trường quốc doanh sang công ty cổ phần, khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng nếu biết cách làm.Công ty đã mở rộng cơ sở sản xuất ở Sơn La, Gia Lai, kết hợp với các địa phương khác để cung ứng nguyên liệu cho sản xuất. Điều này cũng cho thấy lợi thế về việc phát triển kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm vùng trồng dứa nguyên liệu ở xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.Công ty phát triển sản xuất, góp phần giải quyết cho hàng chục nghìn lao động; trả cổ tức cho cổ đông 14-15%/năm, là một thành công; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; đời sống cán bộ, công nhân, người lao động được cải thiện… là những điểm sáng. Một điểm sáng nữa là tổ chức đảng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được củng cố, phát triển, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của đảng viên, tham gia tích cực các hoạt động an sinh xã hội với địa phương.Thủ tướng lưu ý, hạ tầng cho sản xuất của công ty cần được cải thiện hơn nữa, mở rộng quy mô sản xuất các nhà máy chế biến vì nhu cầu lớn, thị trường nhiều. Do đó, chúng ta cần nỗ lực hơn, địa phương giúp đỡ tích cực hơn; vùng nguyên liệu phải áp dụng mô hình canh tác mẫu lớn để ứng dụng khoa học công nghệ, đưa máy móc vào sản xuất, giảm giờ làm, tăng năng suất lao động.Thủ tướng đề nghị cần nghiên cứu, cải tiến giống, nhất là nhân giống dứa mới cho năng suất, chất lượng tốt hơn; coi trọng các thiết chế giáo dục, y tế, cần quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được nâng lên theo chủ trương của Đảng. Vì xuyên suốt quá trình này, chúng ta luôn coi con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực cho phát triển.Thủ tướng đề nghị công ty cần phát huy truyền thống hơn 70 năm, tiếp tục xây dựng thương hiệu Doveco bằng cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế; mở rộng vùng nguyên liệu thông qua liên kết với các doanh nghiệp, địa phương, vùng nguyên liệu, thí dụ như đặt hàng sản xuất ngô ở Thanh Hóa, sản xuất chuối ở Hoà Bình, Nghệ An…; cung ứng quả vải thì phải liên kết với Hải Dương, Bắc Giang, xoài ở Đồng Tháp… ; đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cụ thể là khâu giống, sản xuất chế biến, bao bì, mẫu mã, chỉ dẫn địa lý; tích cực áp dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử, sản xuất xanh, giảm phát thải trong sản xuất, kinh tế tuần hoàn; có sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn với lãi suất ưu đãi, hướng tín dụng vào sản xuất, vào những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu như Doveco, công khai, minh bạch lãi suất, giảm lãi suất cho vay.Thủ tướng nêu rõ, Nhà nước phải hỗ trợ thúc đẩy 3 đột phá chiến lược với phương châm “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh”. Công ty phải quan tâm, chăm lo an sinh xã hội tốt hơn. Các bộ, ngành cần hỗ trợ tích cực hơn địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty trong mở rộng dây chuyền sản xuất; tích cực phát triển khâu vận tải.Thủ tướng mong muốn đội ngũ người lao động công ty phải đoàn kết, tích cực sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.Thủ tướng cũng yêu cầu phải ý thức rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, công ty, người lao động. Thủ tướng hy vọng tập thể lãnh đạo, người lao động công ty sẽ tạo ra khí thế mới, động lực mới, bước phát triển mới thời gian tới.Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tập trung thực hiện việc chế biến rau quả với công suất 136 nghìn tấn sản phẩm/năm tại 3 nhà máy: nhà máy Doveco Ninh Bình (công suất 32 nghìn tấn sản phẩm/năm); nhà máy Doveco Gia Lai (công suất 52 nghìn tấn sản phẩm/năm); nhà máy Doveco Sơn La (công suất 52 nghìn tấn sản phẩm/năm).Thủ tướng Phạm Minh Chính nói chuyện với công nhân tại vùng trồng dứa.Công ty đã hình thành 4 vùng nguyên liệu chính: vùng nguyên liệu tại tỉnh Ninh Bình với hơn 3,5 nghìn ha đất trồng dứa tại thành phố Tam Điệp và huyện Nho Quan; vùng nguyên liệu tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích 4,5 nghìn ha; vùng nguyên liệu tại Tây Bắc, với tổng diện tích 8,5 nghìn ha; vùng nguyên liệu tại Tây Nguyên, với tổng diện tích 8,5 nghìn ha.Công ty đã áp dụng thành công công nghệ hữu cơ, công nghệ cao như sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, màng phủ nylon, bón phân hữu cơ và phân vi sinh; rau quả sản xuất ra đáp ứng yêu cầu cao của các nước phát triển ngay từ khi còn ở trên đồng ruộng. Năm 2023, doanh thu của Công ty đạt 3 nghìn tỷ đồng; trong đó, kim ngạch xuất khẩu chiếm 80%.Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Sản phẩm cô đặc-puree (dứa, chanh dây, chuối, vải); sản phẩm đông lạnh (dứa, xoài, rau chân vịt, ngô ngọt, đậu tương rau, hành, măng…); sản phẩm đóng hộp (ngô ngọt, dứa, vải…); giải quyết việc làm cho hơn 31 nghìn lao động với mức lương trung bình từ 8-10 triệu đồng/tháng, chỉ trả cổ tức cho các cổ đông khoảng 14,5%/năm.Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe báo cáo về tiến độ thi công tuyến đường Đông-Tây của tỉnh Ninh Bình.Đi kiểm tra tình hình thi công và thăm hỏi, động viên công nhân, người lao động trên công trường tuyến đường Đông-Tây tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đẩy nhanh tiến độ công trình để sớm phục vụ nhân dân, tăng cường tính kết nối với các khu vực, tuyến giao thông trọng điểm khác; đồng thời gợi ý nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với tỉnh Thanh Hóa để mở hướng tuyến mới, nối tuyến đường này với tuyến đường ven biển 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, tránh đi vòng vèo. Từ đó, tăng tính kết nối vùng, bảo đảm khai thác tuyến đường hiệu quả hơn.Tuyến đường Đông-Tây tỉnh Ninh Bình do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, dài khoảng 60km, đi qua 4 huyện, thành phố, kết nối cực phía Tây với cực phía Đông của tỉnh Ninh Bình, từ vùng rừng núi huyện Nho Quan đến huyện ven biển Kim Sơn, là trục giao thông đặc biệt quan trọng của tỉnh, kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của Quốc gia, đồng thời, mở ra sự kết nối liên vùng lên khu vực Tây Bắc Bộ.Tuyến đường này đã mở ra không gian, tạo dư địa và động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của tỉnh Ninh Bình nói riêng và các khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Dự án cũng là công trình hưởng ứng phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương phát động.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên đội ngũ kỹ sư, công nhân thi công dự án tuyến đường Đông-Tây, tỉnh Ninh Bình.Dự án đầu tư (giai đoạn I): quy mô chiều dài 23km, mặt cắt ngang 70m theo quy mô 8 làn xe toàn tuyến, xây dựng trước phần trục lõi 4 làn xe (37m), riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao đường cao tốc Bắc-Nam 70m với 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án là 1.913,754 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 500 tỷ đồng (bố trí đủ trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách tỉnh). Ngân sách tỉnh Ninh Bình là 1.413,754 tỷ đồng, trong đó: 986 tỷ đồng đã bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; 427,754 tỷ đồng bố trí từ nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành cơ bản các hạng mục chính của dự án và thông tuyến; phấn đấu hết năm 2024 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác toàn tuyến, rút ngắn tiến độ thi công khoảng 2 năm so với tiến độ dự án nhóm A.
https://nhandan.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-thi-sat-mot-so-co-so-san-xuat-cong-trinh-trong-diem-tai-ninh-binh-post811548.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Ninh Bình", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Cơ sở sản xuất", "Công trình trọng điểm", "Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao", "Doveco" ] }
Ngày hội trồng cây mắc-ca lần đầu được tổ chức tại huyện Tuần Giáo
NDO -Từng bước thực hiện mục tiêu hết năm 2025 có hơn 8.000ha mắc-ca, đưa Tuần Giáo trở thành huyện có diện tích cây mắc-ca lớn nhất cả nước, chiều 23/5, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) tổ chức “Ngày hội trồng mắc-ca năm 2024”.
Tham dự, chứng kiến “Ngày hội trồng mắc-ca năm 2024” của huyện Tuần Giáo, có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên, đại diện lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo nhân dân các dân tộc huyện Tuần Giáo.Đồng chí Lò Văn Cương, Bí thư Huyện ủy Tuần Giáo, cho biết: Tuần Giáo có tổng diện tích tự nhiên hơn 113.000ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp hơn 109.000ha, chiếm 96,5%); toàn huyện có hơn 19.600 hộ dân thì có đến 17.400 hộ làm nông nghiệp (chiếm 88,7%).Từng bước thực hiện Đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, giai đoạn 2021-2025 Tuần Giáo lựa chọn mắc-ca là cây chủ lực bởi các lợi thế, giá trị kinh tế vượt trội so các loại cây trồng khác.Năm 2023, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ tham gia tích cực của nhân dân, toàn huyện Tuần Giáo có 2.800 hộ dân đã tham gia trồng mới gần 1.700ha cây mắc-ca (tỷ lệ sống đạt hơn 90%).Từ đó đã tạo chuyển biến rõ rệt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, tạo hướng đi rõ ràng, đem lại niềm tin và hy vọng giảm nghèo, làm giàu bền vững cho nhân dân các dân tộc huyện Tuần Giáo.Đồng chí Trần Quốc Cường (thứ ba từ phải sang) Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên cùng các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo thăm vườn ươm cây mắc-ca giống.Tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của cả hệ thống chính trị trong nhiệm vụ phát triển cây mắc-ca, ngay đầu năm 2024 Tuần Giáo đã giao nhiệm vụ cụ thể từng phòng, ban, cấp ủy, chính quyền các xã phải vào cuộc tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhân dân đăng ký, đào hố trồng mắc-ca.Đến cuối tháng 3/2024, huyện đã hoàn thành đào 600 nghìn hố trồng với khối lượng hơn 307.200m³ đất; đến cuối tháng 4/2024 hoàn thành toàn bộ công đoạn trộn phân, lấp hố. Những ngày này, nhân dân các dân tộc Tuần Giáo đã sẵn sàng nhân lực cho vụ trồng mới; huyện quyết tâm đến hết tháng 6/2024 sẽ hoàn thành trồng mới 3.300ha mắc-ca bảo đảm đúng kỹ thuật và thời vụ.“Năm nay, toàn huyện có 5.500 hộ gia đình đăng ký trồng mắc-ca, nâng tổng số hộ gia đình tham gia trồng mắc-ca toàn huyện lên gần 8.000 hộ (chiếm gần 50% dân số làm nông nghiệp trên địa bàn huyện).Diện tích nhân dân đăng ký trồng mới của năm 2024 là 3.300ha; nâng diện tích mắc-ca trên địa bàn huyện Tuần Giáo lên hơn 6.000ha (trong đó hơn 5.000ha mắc-ca của người dân). Ở thời điểm hiện tại, Tuần Giáo đã trở thành huyện có diện tích mắc-ca lớn nhất trong cả nước”, ông Lò Văn Cương cho biết cụ thể.Tin liên quanTuần Giáo chú trọng phát triển cây mắc-caCùng với việc tuyên truyền, vận động và đồng hành cùng nhân dân trong thực hiện chuyển đổi cây trồng truyền thống sang cây mắc-ca, thời gian qua, lãnh đạo huyện Tuần Giáo đã chủ động tìm kiếm, liên hệ nhà đầu tư hợp tác bao tiêu sản phẩm mắc-ca cho người trồng.Đồng chí Lê Xuân Cảnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo, cho biết: Trong năm 2023, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo đã ký kết bản ghi nhớ với Tập đoàn TH.Theo đó Tập đoàn TH cam kết bao tiêu toàn bộ quả mắc-ca của người dân huyện Tuần Giáo trong thời gian 50 năm với giá thu mua theo giá mắc-ca trên thị trường Úc.Cùng với đó, Tuần Giáo đã mời các chuyên gia hướng dẫn xây dựng dữ liệu vùng trồng để khi cây mắc-ca vào giai đoạn khép tán, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc sẽ đồng thời đủ điều kiện hưởng dịch vụ môi trường rừng và đủ điều kiện tham gia thị trường tín chỉ carbon.
https://nhandan.vn/ngay-hoi-trong-cay-mac-ca-lan-dau-duoc-to-chuc-tai-huyen-tuan-giao-post810828.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Tuần Giáo", "Điện Biên", "mắc-ca" ] }
Tồn kho giảm kéo giá dầu phục hồi
NDO -Giá dầu đảo ngược lại mức giảm trong nửa đầu phiên giao dịch ngày 8/5, chốt ngày phục hồi trở lại với dầu WTI tăng 0,78% lên sát 79 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,51% lên 83,58 USD/thùng.
Yếu tố hỗ trợ chính đến từ lo ngạiTổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+)sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện trong cuộc họp tháng 6. Đồng thời, sự sụt giảm tồn kho dầu thương mại Mỹ trong tuần trước cũng đã thúc đẩy lực mua.Giá dầu giảm vào nửa đầu phiên giao dịch trong bối cảnh Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) nâng dự báo sản lượng năm 2024 thêm 110.000 thùng/ngày lên 102,76 triệu thùng/ngày trong báo cáo mới nhất, trong khi hạ nhẹ dự báo nhu cầu.Tuy nhiên,giá dầuđã đảo chiều tăng trở lại ngay sau báo cáo trạng thái nhiên liệu hàng tuần của EIA. Cụ thể,tồn kho dầu thôthương mại của Mỹ giảm 1,36 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 3/5, trái với công bố tăng 0,5 triệu thùng của Viện dầu khí Mỹ (API) trước đó. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất tăng ít hơn so với công bố của API với mức lần lượt 915.000 thùng/ngày và 560.000 thùng/ngày. Hoạt động lọc dầu và xuất khẩu mạnh hơn đã khuyến khích tồn kho dầu thô giảm nhẹ, giúp giảm bớt lượng tồn kho lớn trong tuần trước.Ngoài ra, một số tổ chức ngân hàng, trong đó có Goldman Sachs nhận thấy, OPEC+ khó có thể tăng sản lượng tại cuộc họp tháng 6. Đơn vị cho biết mô hình của họ hiện chỉ ước tính 37% khả năng xảy ra quyết định tăng sản lượng của OPEC+ vào tháng tới, và nguồn cung dầu thô của Saudi sẽ không thay đổi ở mức 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7, so với dự báo 9,2 triệu thùng/ngày trong dự báo trước đó. Kỳ vọng này cũng đã giúp hỗ trợ cho giá dầu.Goldman vẫn kỳ vọng giá dầu thô Brent kỳ hạn sẽ duy trì ở mức từ 75 đến 90 USD/thùng trong hầu hết các kịch bản và dự báo giá sẽ đạt trung bình 82 USD vào năm 2025.Cũng góp phần thúc đẩy lực mua gia tăng trên thị trường, Chính quyền Biden đã tăng mức giá mà họ sẵn sàng trả để lấp đầy kho dự trữ dầu khẩn cấp (SPR), lên tới 79,99 USD/thùng so với mức trần không chính thức trước đó là khoảng 79 USD/thùng.
https://nhandan.vn/ton-kho-giam-keo-gia-dau-phuc-hoi-post808507.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "giá dầu", "tồn kho dầu", "dầu WTI", "dầu Brent", "OPEC+" ] }
Chuyên gia kinh tế ASEAN đánh giá Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng của khu vực
Chuyên gia kinh tế của BofA Securities Inc nhấn mạnh, trong thập niên qua, Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và “Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực này”.
Việt Nam vẫn là "ngôi sao sáng" ở Đông Nam Á cho dù ghi nhận tình trạng thiếu điện năm ngoái và lĩnh vực bất động sản suy yếu. Đây là đánh giá của ông Kai Wei Ang, nhà kinh tế chuyên về ASEAN, thuộc Công ty chứng khoán BofA Securities Inc., trước đây là Bank of America Merrill Lynch.Trong cuộc đối thoại mới đây trên chương trình Squawk Box của CNBC, ông Kai Wei Ang nhấn mạnh, các lợi thế của Việt Nam vềthị trường lao độngcạnh tranh và hàng loạt hiệp định tự do thương mại (FTA) giúp hoạt động xuất khẩu sang các thị trường khác như Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn. Theo ông, đây là yếu tố cơ bản hỗ trợ Việt Namthu hút đầu tư.Đề cập vấn đề thiếu điện vào đầu mùa hè năm 2023, ông Kai Wei Ang nhận định thời điểm này năm ngoái có sự mất cân bằng cung-cầu toàn diện trong ngành điện. Nhu cầu tăng cao do thời tiết nắng nóng và các hồ chứa cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung bị thu hẹp.Ông cho rằng rút kinh nghiệm từ tình hình năm ngoái, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt hơn và áp dụng nhiều cách tiếp cận phù hợp hơn. Do đó, hy vọng tình trạng thiếu diễn sẽ không tái diễn.Tin liên quanViệt Nam đã là một nền kinh tế thị trườngChuyên gia kinh tế của BofA Securities Inc nhấn mạnh, trong thập niên qua, Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút dòngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)và “Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng, điểm sáng trong khu vực này”.Ông Kai Wei Ang dẫn số liệu thống kê của Chính phủ Việt Nam cho biết, tính đến ngày 20/5/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong 5 tháng đạt 11,071 tỷ USD, tăng gần 2% so cùng kỳ năm 2023.Vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so cùng kỳ năm 2023.
https://nhandan.vn/chuyen-gia-kinh-te-asean-danh-gia-viet-nam-van-la-ngoi-sao-sang-cua-khu-vuc-post814779.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Chuyên gia kinh tế", "kinh tế Việt Nam", "thị trường lao động", "FTA", "FDI", "thu hút đầu tư" ] }
Trà Vinh công bố huyện Trà Cú đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ công bố Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 8/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Trà Cú đạt chuẩnnông thôn mớinăm 2023.
ÌTrà Cú là huyện ven biển, có đôngđồng bào Khmersinh sống. Trước đây, kinh tế của huyện chủ yếu là thuần nông, năng suất thấp; hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 30% so với tổng số hộ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,3 triệu đồng/năm.Hạ tầng giao thông của huyện còn yếu kém, tỷ lệ nhựa hóa 13%, bê-tông hóa 19%, còn lại là đường đất, sình lầy trong mùa mưa.Huyện Trà Cú lúc đó có 5 xã thuộc Chương trình 135, xã cao nhất đạt 10/19 tiêu chí, xã đạt thấp nhất 4/19 tiêu chí xã nông thôn mới, huyện đạt 2/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.Qua hơn 12 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Trà Cú đã đạt được những thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, nhất là hệ thống giao thông nông thôn.Đại diện các tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh.Đến nay, 100% số xã, thị trấn có đường ô-tô kết nối với trung tâm hành chính xã; đường ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê-tông hóa đạt hơn 97%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện hơn 99,9%, sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả tích cực, nhiều mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao. Huyện thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động nông thôn.Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 62,8 triệu đồng/năm. Trà Cú hiện còn 1.058 hộ nghèo, chiếm 2,43%; 1.223 hộ cận nghèo, chiếm 2,81 % so với tổng số hộ.Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới huyện Trà Cú nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh.Huyện Trà Cú có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.Đến nay, tỉnh Trà Vinh đã có 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
https://nhandan.vn/tra-vinh-cong-bo-huyen-tra-cu-dat-chuan-nong-thon-moi-post806769.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "nông thôn mới", "Trà Vinh", "huyện Trà Cú" ] }
Bình Phước khởi công nhà máy hạt điều xanh lớn nhất Việt Nam
NDO -Ngày 11/5, tại thủ phủ điều Việt Nam (ấp 2, xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú,tỉnh Bình Phước), Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Bảo đã triển khai Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước lớn nhất Việt Nam.
Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước với quy mô đầu tư 6,5 triệu USD, trên diện tích 20.000m2 với công suất 4.000 tấn/năm; dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2025.Chế biến hạt điều tại "thủ phủ điều" Bình Phước.Mục tiêu của dự án là biến nhà máy thành một trung tâm chế biến nông nghiệp xanh tại thủ phủ điều Bình Phước. Qua đó, tạo cơ hội phát triển giá trị nông sản nói chung và các sản phẩm hạt điều đặc sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước và các tỉnh thành lân cận.Ngoài ra, việc xây dựng nhà máy với quy mô lớn là tiền đề để doanh nghiệp đồng hành với nông dân trồng điều tại Bình Phước và nông dân trồng điều trên cả nước, góp phần xây dựng, giữ vững vị thế thương hiệu hạt điều quốc gia trên thị trường quốc tế.Tin liên quanRa mắt dự án nâng cao giá trị cho hạt điều Việt NamDự án không chỉ tập trung vào cây điều mà còn hướng đến việc hỗ trợ phát triển hệ sinh thái sinh kế dưới tán điều cho cộng đồng, đặc biệt là bà con người dân tộc từ lâu đã gắn bó sâu đậm với cây điều.Theo thống kê, diện tích trồng điều khai thác ở Việt Nam vào khoảng 320 nghìn ha, trong đó Bình Phước chiếm 50% diện tích. Đây là tiềm năng khổng lồ về tín chỉ carbon, tạo ra lợi thế và nâng cao giá trị sản phẩm hạt điều trên trường quốc tế, từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng điều.Ban Tổ chức trao quà an sinh xã hội tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.Tại lễ khởi công, Ban Tổ chức đã trao tặng 50 phần quà cho những đối tượng yếu thế, các hợp tác xã nông dân trồng điều, đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm khích lệ tinh thần và tạo động lực vươn lên trong cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội bền vững.
https://nhandan.vn/binh-phuoc-khoi-cong-nha-may-hat-dieu-xanh-lon-nhat-viet-nam-post808882.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "hạt điều", "hạt điều xanh", "Bình Phước" ] }
Giá xăng dầu đồng loạt giảm
NDO -Từ 15 giờ hôm nay (25/4), Liên Bộ Công thương-Tài chính đãđiều chỉnh giá xăng dầutheo định kỳ. Theo đó, trừ dầu madút, tăng 202 đồng/lít, giá các loại xăng dầu trong nước đồng loạt giảm từ 307 đồng-730 đồng/lít.
Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàngxăng dầutiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:Xăng E5RON92: không cao hơn 23.919 đồng/lít (giảm 307 đồng/lít so giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 996 đồng/lít;Xăng RON95-III: không cao hơn 24.915 đồng/lít (giảm 322 đồng/lít so giá cơ sở hiện hành);Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 20.716 đồng/lít (giảm 730 đồng/lít so giá cơ sở hiện hành);Dầu hỏa: không cao hơn 20.686 đồng/lít (giảm 730 đồng/lít so giá cơ sở hiện hành);Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 17.408 đồng/kg (tăng 202 đồng/kg so giá cơ sở hiện hành).(Ảnh: Bộ Công thương)Tại kỳ điều hành này, nhà điều hành không trích, chi sử dụng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ đối với mặt hàng giảm giá, không sớm hơn 15 giờ đối với mặt hàng tăng giá.
https://nhandan.vn/gia-xang-dau-dong-loat-giam-post806448.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "giá xăng dầu", "điều chỉnh giá xăng dầu định kỳ", "giá xăng dầu đồng loạt giảm", "giá xăng giảm" ] }
Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc
NDO -Từ ngày 23-26/4, đoàn công tác của Sở Giao dịchHàng hóaViệt Nam (MXV) đã có chuyến thăm và làm việc với các Sở Giao dịch hàng hóa và đối tác lớn tại Trung Quốc. Đây là sự kiện bản lề trong quá trình hợp tác phát triển thị trường giao dịch hàng hóa giữa hai quốc gia.
Thúc đẩy hợp tác với thị trường Trung QuốcTrong chuyến đi này, đoàn công tác của MXV do ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc dẫn đầu đã đến thăm và có những buổi làm việc với Sở Giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), Sở Giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), Sở Giao dịch Vàng Thượng Hải (SGE) và Công ty Tài chính quốc tế Orient Futures.DCE và SHFE hiện là hai trong ba Sở Giao dịch hàng hóa lớn nhất tại Trung Quốc, đồng thời nằm trong top 10 Sở Giao dịch hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Trong khi đó, SGE luôn giữ vững vị thế là Sở Giao dịch Vàng vật chất lớn nhất thế giới trong những năm qua.Tại buổi làm việc, các đối tác đã cởi mở chia sẻ với MXV những kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ như phòng vệ giá, quản lý rủi ro, quản lý thành viên, bù trừ giao dịch để tổ chức, vận hành thị trường giao dịch hàng hóa một cách minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả. Bên cạnh đó, các nội dung hợp tác về đào tạo thị trường, đào tạo nguồn nhân lực cũng được thảo luận dựa trên kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường hàng chục năm tại Trung Quốc.Các đối tác đều khẳng định Việt Nam đang là thị trường giao dịch hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực. Với quan hệ song phươngViệt Nam-Trung Quốcđang được Chính phủ hai nước thúc đẩy một cách toàn diện, việc hợp tác với MXV sẽ là chiến lược trọng tâm của các sở giao dịch hàng hóa tại Trung Quốc trong thời gian tới.Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết: “Theo kế hoạch, trong quý II/2024, MXV sẽ hoàn thành việc liên thông giao dịch với các Sở Giao dịch tại Trung Quốc, tiến tới mục tiêu niêm yết chéo các sản phẩm giao dịch. Ngoài ra, việc liên thông với thị trường tỉ dân sẽ mở ra những cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước, để tối ưu hiệu quả trong nghiệp vụ bảo hiểm giá và đầu tư”.Kinh nghiệm xây dựng Sàn Giao dịch thịt heoTheo kế hoạch trọng tâm trong năm 2024, MXV dự kiến sẽ triển khai các sàn giao dịch hàng hóa chuyên biệt đối với các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, trong đó Sàn Giao dịch thịt heo tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là thí điểm quan trọng.Với vị thế là Sở Giao dịch hàng đầu tại thị trường sản xuất thịt heo lớn nhất trên thế giới, DCE đã có kinh nghiệm lâu đời trong việc niêm yết và tổ chức giao dịch thịt heo tại Trung Quốc.Theo báo cáo của DCE, trung bình năm 2023, mỗi ngày có khoảng 1,6 triệu tấn thịt heo được giao dịch qua Sở này. Xuyên suốt chuyến làm việc, MXV liên tục được trao đổi kinh nghiệm với DCE trong các vấn đề: chọn loại mặt hàng thịt heo giao dịch, giống heo, quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt, quy trình giao nhận thịt heo,...Quang cảnh buổi làm việc giữa MXV và DCE.Cùng với đó, MXV cũng chia sẻ thêm về quy mô và các đặc trưng của thị trường thịt heo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Wang Weijun, Phó Tổng Giám đốc DCE nhấn mạnh: “DCE luôn sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm để MXV có thể vận hành thật tốt Sàn Giao dịch thịt heo. DCE cũng hy vọng hai Sở có thể kết nối giao dịch liên thông, niêm yết chéo sản phẩm sớm nhất trong thời gian tới”.Hệ thống công nghệ thông tin và giao nhận hàng vật chất hiện đạiTrong khuôn khổ chuyến thăm, đoàn công tác của MXV đã đến thăm Trung tâm dữ liệu của DCE. Trung tâm này có tổng diện tích lên tới 10.000 m2 với sức chứa hơn 1.200 tủ server cùng cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại. Hệ thống của DCE có thể đáp ứng nhu cầu giao dịch liên tục của hàng triệu tài khoản mà không gặp bất kỳ sự cố nào.Đoàn công tác của MXV đến thăm Trung tâm dữ liệu của DCE.Cùng với đó, MXV đã cùng DCE đến thăm cảng Đại Liên. Cảng đóng vai trò là trung tâm trung chuyển container lớn thứ hai ở Trung Quốc với tổng diện tích cả vùng nước và đất liền là 346 km2, hệ thống đường ray chuyên dụng 160km, 300.000 m2nhà kho cùng sân bãi container rộng 1,8 triệu m2. Cảng có 80 bến tàu chuyên dụng, có thể đón tàu với trọng tải lên tới 500.000 tấn, liên kết với hơn 300 cảng ở 160 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Đây là cảng giao nhận chính của DCE đối với các mặt hàng nông sản. Hoạt động giao nhận hàng vật chất của DCE đã diễn ra rất sôi động tại đây trong suốt những năm qua.Thông qua chuyến thăm này, MXV có thể học hỏi, bám sát mục tiêu chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu giao dịch ngày càng cao của các doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, nghiệp vụ giao nhận hàng hóa sẽ được đẩy mạnh và mở rộng đối với các sản phẩm thế mạnh của nước ta như xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, điều; nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi,…MXVsẽ tiếp tục làm việc và phối hợp với DCE nói riêng, các đối tác tại Trung Quốc nói chung để để xây dựng kênh thương mại hàng hóa hiệu quả cho thị trường trong nước, đóng góp vào sự phát triển của ngành thương mại nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/thuc-day-hop-tac-thi-truong-giao-dich-hang-hoa-viet-nam-trung-quoc-post806802.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "giao dịch hàng hóa", "Việt Nam-Trung Quốc" ] }
Ngành than nâng cao hiệu quả các lĩnh vực quản lý kinh tế tổng hợp
NDO -Tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh),Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)vừa tổng kết chuyên ngành kinh tế tổng hợp năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Trong năm qua, ngành than cũng đã cung cấp đủ, kịp thời sản lượng than cho sản xuất điện, tăng gần 5 triệu tấn than theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2023, toàn Tập đoàn tiết kiệm chi phí khoán đạt 850 tỷ đồng; trong đó khối than 629 tỷ đồng, điện lực 16 tỷ đồng, vật liệu nổ 54 tỷ đồng, khối khoáng sản 130,3 tỷ đồng, kinh doanh dịch vụ khác 20,2 tỷ đồng,...Các đại biểu dự hội thảo.“Kết quả ấn tượng đạt được trong năm 2023 là sự tiếp nối chuỗi thành công liên tiếp những năm qua của TKV với thành tích năm sau cao hơn năm trước. Đây chính là “quả ngọt” của việc ban lãnh đạo Tập đoàn chủ động đổi mới tư duy điều hành, đổi mới quản trị doanh nghiệp. Có thể đánh giá, giai đoạn 2014-2023 là giai đoạn bứt phá thành công của TKV, doanh thu bình quân so sánh 1 năm gấp hai lần giai đoạn 2004-2013; nộp ngân sách Nhà nước một năm bằng 1,41 lần của giai đoạn 2004-2013”, ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc TKV đánh giá.Năm 2023, lợi nhuận hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 8.000 tỷ đồng, bằng 160% kế hoạch; tăng thêm 3.000 tỷ đồng. Lợi nhuận công ty mẹ TKV đạt 5.552 tỷ đồng, bằng 147% kế hoạch; tăng thêm 1.172 tỷ đồng. Tổng số nộp ngân sách Nhà nước năm 2023 tăng cao, đạt 29.216 tỷ đồng, bằng 143% so với kế hoạch - mức kỷ lục từ khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam.Khai trường khai thác lộ thiên mỏ than Hà Tu.Từ khi thành lập, TKV đã có 10 lần nghiên cứu, sửa đổi điều chỉnh quy chế khoán để phù hợp yêu cầu quản lý của từng giai đoạn. Từ năm 2013 đến nay, TKV có 4 lần sửa đổi bổ sung quy chế khoán, giúp các công ty tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh bám sát kế hoạch để chủ động điều hành và kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ, kiểm soát chi phí ngay từ đầu năm, tiết kiệm chi phí sản xuất mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng.Tin liên quanTKV tiến tới mô hình sản xuất xanhTheo tính toán, nếu chính sách thuế được giữ nguyên như giai đoạn 2004-2013 thì lợi nhuận toàn Tập đoàn giai đoạn 2014-2023 tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2004-2013. Giai đoạn 2014-2023, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 677 nghìn tỷ đồng và tăng 109% so với giai đoạn trước; nộp ngân sách 181 nghìn tỷ đồng, tăng 106 nghìn tỷ đồng và tăng 141% so với giai đoạn trước. Giá trị vốn chủ sở hữu toàn Tập đoàn tại thời điểm 31/12/2023 đạt 40,9 nghìn tỷ đồng; tăng 12,7 nghìn tỷ đồng (35,7%) so với năm 2014. Tiền lương bình quân hằng tháng toàn Tập đoàn năm 2023 đạt 17,7 triệu đồng/người, tăng 2 lần so với năm 2014 (khoảng 8,4 triệu đồng).Phối trộn than tại Công ty tuyển than Cửa Ông.Về lĩnh vực tổ chức và phát triển nguồn nhân lực, giai đoạn 2014-2023 là thời kỳ TKV tái cơ cấu mạnh mẽ nhất về mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tới đây, từ ngày 1/7, TKV tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương cho người lao động với mức tăng bình quân 17%, cùng các chế độ phúc lợi mang “bản sắc riêng” của TKV nhằm không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động như: chế độ tham quan nghỉ mát cho gia đình thợ lò và lao động có thành tích, chế độ rửa phổi cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (mở rộng đối tượng và tăng chi phí rửa phổi),...Trong giai đoạn 2014-2023, TKV từng bước triển khai quản lý tài chính tập trung, từ năm 2015, TKV thanh toán tiền than trực tiếp đến các công ty khai thác (thay vì thanh toán cho các công ty Kho vận/Tuyển than để các công ty này chuyển tiền trả cho các công ty khai thác như trước).Tin liên quanGiai đoạn 2018-2022, TKV nộp ngân sách gần 97 nghìn tỷ đồng"Trong vòng 10 năm qua, các hệ số tài chính của TKV thường xuyên được duy trì trong phạm vi an toàn. Đặc biệt, công ty mẹ TKV thường xuyên duy trì hệ số thanh toán lớn hơn 1 lần và hệ số nợ luôn nhỏ hơn giới hạn tối đa theo quy định của Nhà nước 3 lần, thể hiện tình hình tài chính của Tập đoàn, tính thanh khoản cao của toàn hệ thống, luôn được các tổ chức tín dụng đánh giá với hệ số tín nhiệm cao,...", Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải khẳng định.Với phương châm "Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh", phát huy hệ giá trị “Trí tuệ - Bản lĩnh - Đạo đức” của “Người thợ mỏ - Người chiến sĩ”; ngành than đang ngày càng khẳng định vai trò, vị thế là Tập đoàn kinh tế mạnh, một trong 3 trụ cột an ninh năng lượng Quốc gia và tiếp tục giành nhiều thắng lợi trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới trong giai đoạn tới.
https://nhandan.vn/nganh-than-nang-cao-hieu-qua-cac-linh-vuc-quan-ly-kinh-te-tong-hop-post810799.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Quảng Ninh", "Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam", "tổng kết chuyên ngành kinh tế tổng hợp năm 2023", "phương hướng nhiệm vụ năm 2024" ] }
Gần 350 triệu cổ phiếu Thép Pomina và Xuất nhập khẩu Quảng Bình lên sàn UPCoM ngày 23/5
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận hơn 279,6 triệu cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina và hơn 69,3 triệu cổ phiếu QBS của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình chính thứcgiao dịch trên thị trường UPCoMtại HNX vào ngày 23/5 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.800 đồng/cổ phiếu POM và 1.300 đồng/cổ phiếu QBS.
Cụ thể,CTCP Thép Pomina, mã chứng khoán: POM (địa chỉ tại đường 27, khu công nghiệp Sóng Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), tiền thân là Nhà máy thép Pomina 1, thành lập năm 1999.Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty: sản xuất sắt, thép, gang; tái chế phế liệu kim loại; kinh doanh các sản phẩm từ thép... với vốn điều lệ hơn 2.433 tỷ đồng.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 1.079 tỷ đồng,Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty hơn 3.283 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 958 tỷ đồng.Quý I/2024, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 471 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 225 tỷ đồng.Ngày 23/5 tới, hơn 279,6 triệu cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina sẽ có phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu 2.800 đồng/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch lên tới hơn 2.796 tỷ đồng.CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình, mã chứng khoán: QBS (địa chỉ tại số 23 lô 1, khu 97 Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng), thành lập năm 2007 với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng.Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và cung ứng các vật tư nông nghiệp, xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản...; là nhà xuất khẩu lớn nhất cả nước về mặt hàng phân bón DAP. Vốn điều lệ hiện tại của Công ty hơn 693 tỷ đồng.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 359 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 138,7 tỷ đồng,Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 453,2 tỷ đồng, lỗ sau thuế 41 tỷ đồng.Quý I/2024, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 21 tỷ đồng, lỗ sau thuế 7 tỷ đồng.Ngày 23/5 tới, hơn 69,3 triệu cổ phiếu QBS của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình sẽ có phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu 1.300 đồng/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch hơn 693 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-809917.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "cổ phiếu", "Thép Pomina", "Xuất nhập khẩu Quảng Bình", "sàn UPCoM", "ngày 23/5", "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội" ] }
Giá vàng ngày 29/4: Vàng miếng SJC neo quanh mức đỉnh lịch sử, chuyên gia dự báo lạc quan
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(29/4) giảm xuống 2.331 USD/ounce. Dù giá vàng thế giới đã mất hơn 2% vào tuần trước, các chuyên gia vẫn nhìn thấy cơ hội và dự báo lạc quan rằng vàng sẽ tăng giá trong tuần này. Trong nước, hiện vàng miếng SJC đang giao dịch ở mức 85,2 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75,5 triệu đồng/lượng.
Trong nước, giá vàng vẫn đứng yên khi thị trường đang trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.Tại thời điểm, 8 giờ 30 phút ngày 29/4, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 82,6 triệu đồng/lượng mua vào và 84,8 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 83-85,2 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên hôm qua. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,2 triệu đồng/lượng.Hiện giá vàng miếng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 12-13 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 hiện giao dịch mua vào 73,8 triệu đồng/lượng, bán ra 75,5 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,8 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,5 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Tính đến 9 giờ ngày 29/4 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới giảm 6,3 USD so kết phiên hôm trước xuống mức 2.33,4 USD/ounce.Cuộc khảo sát vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Main Street-Phố Chính ngày càng mất niềm tin vào kim loại quý, trong khi đội ngũ nhà đầu tư lớn Wall Street-Phố Wall coi đợt điều chỉnh tuần này là cơ hội cho lần thu lời tiếp theo. Theo đó, 70% nhà đầu tư lớn tin rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần này. Con số này của nhóm các nhà đầu tư nhỏ lẻ là 48%.Dự đoán về xu hướng giá vàng trong tuần này, nhà giao dịch độc lập tại New York, ông Tai Wong cho rằng, số liệu mới cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn cao dai dẳng. Diễn biến của giá vàng sẽ phụ thuộc vào lòng tin đối với các tài sản rủi ro và hoạt động mua vào. Theo ông Tai Wong, giá kim loại quý sẽ giao động trong khoảng 2.300-2.400 USD/ounce trong ngắn hạn.Là một trong số các chuyên gia đưa ra quan điểm tích cực về giá vàng tuần này, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex Marc Chandler cho biết, giá vàng đã tìm thấy mức hỗ trợ ở mốc 2.300 USD/ounce.Ông cho rằng, dữ liệu việc làm được cho là không mấy sáng sủa của Mỹ vào tuần tới có thể khiến đồng USD giảm xuống, đồng thời nâng giá kim loại màu vàng lên khoảng 2.370 USD trong tuần này.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 29/4. (Ảnh: kitco.com)Chủ tịch Adrian Day Asset Management Adrian Day cũng cho rằng vàng sẽ tăng giá vào tuần tới khi hoạt động mua vàng trên toàn thế giới đang tăng lên. Dẫn chứng là các ngân hàng Trung ương tiếp tục bổ sung vàng vào kho dự trữ, người dân Trung Quốc đang tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu và đe dọa mất giá đồng nhân dân tệ, người dân Bắc Mỹ cũng đang hướng sự quan tâm đến vàng.Về phần mình, chiến lược gia hàng hóa Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho rằng, giá vàng sẽ chững lại vào tuần này. Vị chuyên gia cho rằng, kim loại quý cần thêm thời gian để phục hồi sau đợt điều chỉnh giảm gần đây.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 105,99 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động quanh 4,657%; chứng khoán Mỹ tăng giá trở lại; giá dầu giảm nhẹ, giao dịch quanh 87,34 USD/thùng đối với dầu Brent và 83,05 USD/thùng đối với dầu WTI.Chủ đề: Giá vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-294-vang-mieng-sjc-neo-quanh-muc-dinh-lich-su-chuyen-gia-du-bao-lac-quan-post807084.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 29/4", "vàng SJC 85 triệu đồng/lượng", "giá vàng tăng" ] }
Cân nhắc bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
NDO -Dẫn số liệu cho thấy trung bình một tháng khoảng 1,3-1,9 tỷ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok..., Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cân nhắc bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ, tạo điều kiện mở rộng và bao quát các nguồn thu trong bối cảnh hạn chế về ngân sách hiện nay.
Chiều 23/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảoLuật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, một trong những vấn đề được cơ quan thẩm tra quan tâm là việc bổ sung quy định không thuthuế giá trị gia tăng (VAT)đối với quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển trong định mức miễn thuế nhập khẩu và việc miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ.Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật. (Ảnh: DUY LINH)Theo ông Lê Quang Mạnh, việc miễn thuế nhập khẩu đối với quà biếu, quà tặng đang được quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Việc miễn thuế VAT gắn với miễn thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện còn đang được điều chỉnh bởi Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg cho phép hàng hoá nhập khẩu có giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu đồng thời với việc miễn thuế VAT ở khâu nhập khẩu.Trong khi đó, việc miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ dựa trên thực tế là số thuế thu được không đáng kể so với chi phí quản lý thu của cơ quan hải quan và chi phí tuân thủ của người nộp thuế."Trước đây, số lượng hàng hóa có giá trị nhỏ được nhập khẩu không quá nhiều nên tác động tổng thể tới số thu là không đáng kể. Hiện nay, với sự bùng nổ của thương mại điện tử xuyên biên giới, xu hướng chung của nhiều quốc gia cho thấy lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua", ông Lê Quang Mạnh nêu thực tế.Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Báo cáo thẩm tra dẫn số liệu của Tổng công ty cổ phần bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3/2023, có trung bình khoảng 4-5 triệu đơn hằng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam, với giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000-300.000 đồng. Hằng ngày trung bình có khoảng 45-63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3-1,9 tỷ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok..."Hiện nhiều nước đã bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ để bảo vệ nguồn thu, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tham khảo xu thế chung để cân nhắc bỏ quy định này, tạo điều kiện mở rộng và bao quát các nguồn thu trong bối cảnh hạn chế về ngân sách hiện nay", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói.Nghiên cứu bổ sung một số hành vi bị cấm và chế tài xử phạtPhát biểu ý kiến tại phiên họp, về đối tượng không chịu thuế VAT,Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệđặt vấn đề lĩnh vực báo chí - xuất bản có đưa vào dự án luật lần này hay không."Hiện nay cả báo giấy và báo điện tử đều khó khăn. Trước đây chúng ta chỉ nói báo giấy thôi nhưng giờ báo điện tử cũng gặp khó khi các nền tảng trực tuyến rất phát triển. Kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến rất phát triển. Các đồng chí nên nghiên cứu thêm vấn đề này", Chủ tịch Quốc hội nói.Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu thêm các ý kiến nhà khoa học, trí thức về đề xuất đưa sách chuyên khảo vào đối tượng miễn thuế VAT.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện trong dự thảo luật mới nói đến sách giáo khoa, trong khi sách chuyên khảo có hàm lượng khoa học rất cao, loại tri thức cao hơn và cần được khuyến khích.Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự thảo Luật liệt kê 26 nhóm đối tượng không chịu thuế, trong đó chuyển 10 nhóm hàng hóa sang chịu thuế 5%. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đề xuất sửa lại, sắp xếp 26 nhóm đối tượng này tương thích với danh mục, lĩnh vực ngành nghề theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là một gợi ý để nghiên cứu cho tương thích với phân loại ngành nghề kinh doanh... để dễ theo dõi, không bị bỏ sót.Liên quan một số nội dung khác, Chủ tịch Quốc hội gợi ý, nên chăng cần nghiên cứu để bổ sung một số hành vi vi phạm, hành vi bị cấm và chế tài. Bởi đây là luật thuế về chính sách, ngoài những điều cấm trong Luật quản lý thuế đã có thì do tính chất đặc thù của thuế VAT có thể phát sinh nhiều hành vi vi phạm nên cần có răn đe.Do đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng có thể nghiên cứu trong quy định chung thêm một điều nói về những hành vi cấm, chế tài xử phạt những trường hợp chưa được cụ thể hóa trong Luật quản lý thuế."Có thể thí dụ như hành vi gian lận hóa đơn, chứng từ, vi phạm về thời gian nộp thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế, lừa đảo chiếm đoạt thuế, khai khống hóa đơn thuế VAT, thành lập cơ sở kinh doanh để bán hóa đơn thuế VAT...", Chủ tịch Quốc hội nêu.
https://nhandan.vn/can-nhac-bo-quy-dinh-mien-thue-vat-doi-voi-hang-hoa-nhap-khau-co-gia-tri-nho-post806124.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "thuế giá trị gia tăng", "Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ", "miễn thuế VAT", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội", "sàn thương mại điện tử", "Shopee", "Lazada", "TikTok" ] }
Giá vàng ngày 25/5: Vàng miếng SJC vẫn cao hơn thế giới 18 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(25/5) tăng nhẹ lên 2.337 USD/ounce sau 2 phiên giảm mạnh liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 89,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76,4 triệu đồng/lượng.
Tính đến 11 giờ ngày 25/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,5 triệu đồng/lượng mua vào và 89,3 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,8 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,5-89,5 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 11 giờ ngày 25/5.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 74,8 triệu đồng/lượng, bán ra 76,4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,6 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,3 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 9 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường; trong đó có 6 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 48.500 lượng vàng.Giá vàng miếng và vàng nhẫn SJC có xu hướng giảm trong những phiên gần đây nhưng mức giảm không nhiều dù các phiên đấu thầu đã tăng cung cho thị trường hàng nghìn lượng vàng. Hiện, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 17-18 triệu đồng/lượng.Tại thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 25/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng nhẹ 8,3 USD so kết phiên trước đó xuống mức 2.337,5 USD/ounce.Sau khi mở đầu tuần giao dịch ở mức 2.421,2 USD/ounce, giá vàng đã chịu áp lực bán tháo, không thể giữ được mốc 2.400 USD, giá kim loại quý giảm mạnh 2 phiên liên tiếp, chạm mức thấp hằng tuần là 2.325,46 USD, sau đó hồi phục nhẹ và kết thúc tuần ở mức 2.337 USD.Cuộc khảo sát vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy, hơn 3/4 chuyên gia tin rằng giá vàng đã ổn định và có thể sẽ giảm trong thời gian tới, trong khi một nửa số nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn tin rằng kim loại quý có thể tăng cao hơn trong những ngày tới.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 25/5. (Ảnh: kitco.com)Daniel Pavilonis, Nhà môi giới hàng hóa cao cấp tại RJO Futures dự đoán rằng, ​​sẽ có một đợt giảm giá sau khi kim loại quý này tăng mạnh vào tuần trước. Tuy nhiên, ông Pavilonis tin rằng: “Đợt giảm giá sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, cuối tuần đầu tiên của tháng 6 có thể giá sẽ bắt đầu chạm đáy và chúng ta có thể bắt đầu mua lại”.Colin Cieszynski, Giám đốc chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management giữ quan điểm trung lập vềgiá vàngtrong tuần tới. Ông cho biết, kỳ nghỉ lễ ở Mỹ và việc thiếu vắng các sự kiện lớn vào cuối tháng sẽ khiến vàng có một tuần giao dịch ít biến động”.Về phần mình, Adrian Day, Chủ tịch của Adrian Day Asset Management cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng giá sẽ phục hồi sau đợt bán tháo lớn trong vài ngày qua và kim loại quý sẽ 1 lần nữa phá vỡ mốc 2.400 USD một cách thuyết phục. Việc vàng có vượt qua mốc này hay không là điều chưa chắc chắn, nhưng trong tuần tới, chúng tôi kỳ vọng sẽ có một đợt phục hồi tốt”.Tuần này, 14 nhà đầu tư lớn Phố Wall-Wall Street đã tham gia Khảo sát vàng của Kitco News. Chỉ có 3 chuyên gia (tương đương 21%) tin rằng giá vàng sẽ tăng vào tuần tới, trong khi 8 nhà phân tích (57%) dự đoán giá sẽ thấp hơn. 3 chuyên gia còn lại (21%) nhận định vàng có xu hướng đi ngang trong tuần tới.Trong khi đó, 94 nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Main Street-Phố Chính trong tổng số 195 người tham gia cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco (tương đương 48%) dự đoán giá vàng sẽ tăng vào tuần tới. 50 nhà đầu tư (26%) nghiêng về quan điểm giảm giá, 51 người khác (21%) cho rằng giá kim loại quý sẽ duy trì ở mức ổn định trong tuần tới.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-255-vang-mieng-sjc-van-cao-hon-the-gioi-18-trieu-dongluong-post811113.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 25/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn", "giá vàng thế giới" ] }
Chặn đà giảm tốc giải ngân vốn đầu tư công
Theo Bộ Tài chính, đến giữa tháng 5, khối các bộ, ngành Trung ương mới giải ngân đạt 8,58% kế hoạch, hiện mới có ba trong tổng số 10 bộ, ngành có con số giải ngân, bảy bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024. Theo ước tính, trong sáu tháng, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành chỉ đạt khoảng 15-17% kế hoạch. Tiến độ đang có xu hướng chùng xuống, rất cần có giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ vướng mắc, chặn đà giảm tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Đánh giá nguyên nhân của tình trạng giải ngân vốn đầu tư đạt thấp, Bộ Tài chính cho hay, nhiều dự án phải xin gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân do công tác triển khai dự án chậm trễ và chưa kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Trong thực tế triển khai cũng đã tiếp tục nảy sinh nhiều thủ tục hành chính.Kế hoạch vốn giảm thấpTheo kế hoạch giao vốn và nhập Tabmis của các địa phương cho thấy, năm 2024, các địa phương được giao tổng kế hoạch vốn gần 24.173 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư công (vốn ngân sách trung ương cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương) là 9.456,86 tỷ đồng (53 địa phương), vốn vay lại 14.716 tỷ đồng (51 địa phương). Như vậy, số kế hoạch vốn được giao cho các địa phương năm nay thấp hơn nhiều so với năm 2023, chỉ bằng 70%.Đến thời điểm ngày 15/5, lũy kế giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương đạt 51%, trong đó vốn đầu tư công của ngân sách trung ương thuộc kế hoạch vốn năm 2024 là 488 tỷ đồng (chiếm 5,16% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao), vốn vay lại là 891 tỷ đồng (chiếm 6,05% kế hoạch vốn được giao). Kết quả giải ngân vốn nước ngoài từ đầu năm tới nay của các địa phương khá thấp, chỉ đạt 5,71% kế hoạch vốn năm 2024 được giao (tính cả vốn cấp phát và vay lại).Theo Bộ Tài chính, qua quá trình làm việc với các địa phương và theo dõi số liệu giải ngân của các dự án, có thể nhận diện được những vướng mắc xuất phát từ khâu điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, gia hạn thời gian giao vốn, sử dụng vốn dư. Vướng mắc này phát sinh ở 23 trong tổng số 94 dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 tại 17 địa phương.Tỷ lệ giải ngân thấp nêu trên vẫn chủ yếu xuất phát từ việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân, do chậm triển khai các công tác chuẩn bị cho đầu tư (chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư, chưa hoàn tất ký hợp đồng tư vấn thiết kế, chậm trong khâu đấu thầu, ký hợp đồng, điều chỉnh thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật); công tác kế hoạch vốn chưa bám sát tiến độ triển khai các dự án,...“Một trong những vấn đề lớn nhất mà các ban quản lý dự án thường gặp là vừa phải tuân thủ các quy trình, thủ tục trong nước, vừa phải tuân thủ các quy định, yêu cầu của nhà tài trợ đã dẫn đến việc các dự án bị chậm tiến độ. Thời gian chờ ý kiến không phản đối của nhà tài trợ ở giai đoạn thực hiện dự án bị kéo dài, làm chậm tiến độ dự án nhiều tháng. Đây là nội dung cần tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ trong thời gian tới”, Phó Cục trưởng Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Hoàng Hải nhìn nhận.Theo ý kiến của nhiều địa phương, thời gian vừa qua, các dự án nhóm B cũng phát sinh vướng mắc sau khi địa phương hoàn thành thủ tục gia hạn giải ngân, làm chậm tiến độ giải ngân. Thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của các địa phương tham gia thực hiện dự án một phần chưa rõ ràng, nên xảy ra hiện tượng các tiểu dự án cần điều chỉnh vốn thuộc thẩm quyền của địa phương nhưng vẫn trình lên Chính phủ để phê duyệt điều chỉnh.Chính điều này làm mất nhiều thời gian, phát sinh thủ tục hành chính. Hiện tượng này xảy ra tại các dự án phát triển hạ tầng du lịch; hỗ trợ tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công; dự án nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng hạn hán,... vốn là những dự án hết sức cấp thiết đối với đời sống nhân dân.Ngoài ra, còn phải kể tới một số vướng mắc trong triển khai thực hiện và giải ngân, phát sinh ở 12/94 dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 tại 11/53 địa phương. Nhóm này khá đa dạng về loại hình, như vướng mắc trong khâu đấu thầu hoặc hợp đồng thương mại, về giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế... Đây là những vướng mắc cố hữu, thường mất nhiều thời gian để xử lý hơn so với những vướng mắc khác, thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các ban quản lý dự án.Tránh triệt để việc gia hạnViệc chậm tiến hành nghiệm thu, thanh toán, năng lực triển khai dự án cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm giải ngân. Năm 2024, có một số địa phương tỏ ra lúng túng trong việc lập kế hoạch vốn, không dự kiến được tiến độ thực hiện dự án và số vốn cần giải ngân nên lập kế hoạch vốn không sát với thực tế, thậm chí không lập kế hoạch vốn cho các dự án còn thời hạn giải ngân, nhất là các dự án có năm 2024 là năm giải ngân cuối cùng dẫn đến việc thiếu hoặc không có kế hoạch vốn để giải ngân,...Đạt mục tiêu giải ngân 95% như kỳ vọng của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP rất khó để hoàn thành, nếu như các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cùng các bên liên quan không nỗ lực vượt bậc ngay từ bây giờ.Việc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, bảo đảm đạt các mục tiêu của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.Chính phủ đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, liên vùng, ven biển và các chương trình mục tiêu quốc gia; phân cấp, phân quyền tối đa gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, đầu tư dự án và giải ngân.Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với các đối tác phát triển, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; quyết tâm cao hơn nữa, coi nhiệm vụ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2024.Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ giải ngân như tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư các dự án đang triển khai và ghi nhận kịp thời một số vướng mắc, khuyến nghị giải pháp xử lý theo thẩm quyền; chỉ đạo rút ngắn thời gian thực hiện kiểm soát chi và giải quyết đơn rút vốn.Để thúc đẩy tiến độ, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao năm 2024, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ các địa phương rút ngắn thủ tục trong việc gia hạn thời gian bố trí vốn, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân dự án, đồng thời hướng dẫn rõ ràng cho các địa phương về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đối với dự án triển khai tại nhiều cơ quan.Đối với các địa phương, ban quản lý dự án, Bộ Tài chính đề nghị cần rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân từng dự án, đặc biệt lưu ý các dự án có năm lập kế hoạch là năm giải ngân cuối cùng để bảo đảm đủ vốn cho các dự án, tránh việc phải gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, phát sinh nhiều thủ tục hành chính.Cần điều chuyển linh hoạt kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, cần cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn trước ngày 30/6 tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký.Đối với các dự án gặp vướng mắc trong chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương, ban quản lý dự án khẩn trương hoàn tất thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; hoàn thiện các thiết kế kỹ thuật, giải quyết khó khăn vướng mắc trong đấu thầu hợp đồng; có hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ, năng lực cho các ban quản lý dự án địa phương để bảo đảm dự án được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
https://nhandan.vn/chan-da-giam-toc-giai-ngan-von-dau-tu-cong-post811582.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Vốn ODA", "đầu tư công", "Bộ Tài chính" ] }
Rộn rã ngày mùa trên cánh đồng Mường Thanh
NDO -Những ngày này, trên khắp cánh đồng Mường Thanh ở lòng chảoĐiện Biênrộn ràng tiếng nói cười hòa trong tiếng máy hối hả vào vụ gặt. Máy gặt đến đâu người thu thóc, rơm đến đó. Suốt những ngày mùa, cánh đồng Mường Thanh luôn tấp nập cả ngày và đêm.
Cuối ngày 10/5, khi trời đã nhập nhoạng tối nhưng bốn người trong gia đình ông Quàng Văn Inh ở thôn Pa Đông, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vẫn mải miết trên cánh đồng. Người nào người ấy đều luôn tay gạt thóc, thu rơm đều đều theo tiếng máy.Đưa tay gạt mồ hôi đầm đìa trên trán, ông Quàng Văn Inh vui vẻ nói với chúng tôi về cái sự thể "làm cố" của gia đình. Ông Inh bảo rằng, lúa đã chín chắc rất dễ rụng hạt. Vì thế tranh thủ những ngày nắng lại có máy gặt nên mọi người tập trung gặt, phơi thóc cho xong thì mới yên tâm được. "Nông dân mà, thóc phải về nhà mới yên tâm", ông Inh tươi cười nói.Máy gặt đến đâu người thu thóc đến đó.Cũng mải miết gặt trên cánh đồng Mường Thanh lúc chiều muộn, gia đình ông Quàng Văn Lả ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên lại chọn cách gặt lúa phơi hong tại cánh đồng rồi thuê máy tuốt.Tay thoăn thoắt gom từng gùi lúa trĩu bông để bó thành từng bó gọn gàng, ông Quàng Văn Lả vui vẻ nói như khoe: “Đầu vụ khô hạn nhưng thủy nông điều tiết nước hài hòa nên lúa sinh trưởng tốt. Vụ đông xuân này được mùa lắm. Gia đình tôi gieo cấy gần 5.000m2giống lúa đài thơm và tám thơm, năng suất đạt hơn 70 tạ/ha. Nghe giá chung năm nay cũng cao hơn mọi năm nên gia đình tôi vui lắm".Tin liên quanHoa ban bung nở nơi thung lũng Mường ThanhHỏi thêm ông Lả về giá lúa, được biết, hiện tại lúa đã khô được thương lái thu mua từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng/kg; so vụ trước giá hiện cao hơn khoảng 3.000 đồng mỗi kg.Ông Vũ Văn Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Noong Hẹt là xã cuối kênh nên thường bị thiếu nước, vậy nhưng năm nay được thủy nông điều tiết nước hợp lý nên diện tích lúa ruộng vụ đông xuân của Noong Hẹt tương đối cao với tổng diện tích gieo cấy hơn 331ha lúa đông xuân. Qua thăm đồng, định sản cho thấy năng suất, sản lượng trung bình đạt gần 68 tạ/ha; so với vụ đông xuân năm 2022-2023 thì tăng gần 3 tạ/ha. Noong Hẹt hiện được nhận định là một trong những xã có năng suất, sản lượng lúa đông xuân tăng cao hơn các xã khác trong toàn huyện.Niềm vui những ngày làm mùa của nông dân trên cánh đồng Mường Thanh.Đồng tình với nhận định của ông Vũ Văn Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên Chu Văn Bách, cho biết: Vụ lúa đông xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy 4.230,9ha; trong đó 12 xã vùng lòng chảo và các tổ chức khác gieo cấy 3.575,3ha; 9 xã vùng ngoài gieo cấy hơn 655ha. Cơ cấu giống chủ yếu là séng cù, vai gãy, hana, đài thơm, tám thơm, nếp và một vài giống lúa thuần địa phương.Qua thăm đồng định sản và căn cứ sản lượng tại cánh đồng các xã vùng lòng chảo mà nhân dân đã thu hoạch, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên dự ước năng suất bình quân toàn huyện đạt 63 tạ/ha; tổng sản lượng hơn 26.265 tấn và đạt 100,8% so với kế hoạch huyện giao.Với giá lúa trên thị trường hiện nay dao động từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng/kg (tùy loại) thì cơ quan chức năng nhận định lúa đông xuân được mùa được giá. Hiện tại, hầu hết diện tích lúa trong các xã vùng lòng chảo, gồm: Hua Thanh, Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Yên, Noong Luống, Thanh Xương, Thanh An, Noong Hẹt, Sam Mứn, Pom Lót đã chín, do vậy nông dân đang tập trung thu hoạch; tranh thủ những ngày nắng nóng bà con đều làm cả ngày cả đêm để bảo đảm lúa đạt năng suất cao nhất.Nhắc lại một số diễn biến thời tiết bất lợi đầu vụ, ông Chu Văn Bách, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên, nói rằng, bất lợi nhất là khi vừa mới xuống giống thì nắng nóng kéo dài và một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của nông dân và ngành chuyên môn, chính quyền các cấp thường xuyên thăm đồng có giải pháp khắc phục đồng bộ nên cây lúa vượt qua giai đoạn hạn, sinh trưởng tốt.Từ kinh nghiệm thực tiễn ứng phó, khắc phục diễn biến bất lợi sản xuất lúa vụ đông xuân trên cánh đồng Mường Thanh vừa qua, ông Chu Văn Bách cho rằng, quan trọng nhất là sự chủ động của nông dân và sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị liên quan. Bởi chỉ khi người nông dân chủ động tuân thủ lịch thời vụ, chủ động thăm đồng phát hiện sâu bệnh hại và chủ động thông tin diễn biến bất lợi đến chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khó khăn, bất lợi sẽ được tháo gỡ kịp thời.Ngoài ra, việc điều tra, dự tính, dự báo và phòng trừ sinh vật gây hại từ phía cơ quan chuyên môn cũng rất quan trọng trong việc dự liệu giải pháp khắc phục kịp thời.Lúa gặt xong được phơi luôn trên đồng đợi máy tuốt.Hiện tại, người dân các xã trên địa bàn huyện Điện Biên tập trung máy móc, nhân lực thu hoạch lúa vụ đông xuân tránh mưa gió làm đổ, rụng hạt. Đồng thời, chính quyền địa phương tuyên truyền người dân khẩn trương xử lý rơm rạ, làm đất chuẩn bị gieo cấy vụ hè thu, bảođảm khung thời vụ.
https://nhandan.vn/ron-ra-ngay-mua-tren-canh-dong-muong-thanh-post808883.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Điện Biên", "Mường Thanh", "lúa đông xuân", "được mùa được giá", "cánh đồng Mường Thanh" ] }
Kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ
NDO -Ngày 13/5, tại thành phố Đồng Hới diễn ra hội nghị kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ-Quảng Bình 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 70 doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, các siêu thị, trung tâm thương mại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ cùng nhiều sản phẩm công nghiệp địa phương đa dạng và đặc sắc.
Theo đại diện Ban tổ chức, hội nghị kết nối giao thươngkhu vực Bắc Trung Bộ-Quảng Bình 2024 được tổ chức nhằm tạo cơ hội giao lưu hợp tác kinh tế, kết nối giao thương, hỗ trợ để cùng phát triển, góp phần nâng cao năng lực và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà phân phối của tỉnh Quảng Bình và các tỉnh trong khu vực cũng như cả nước.Sự kiện này còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trưng bày, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh tiêu biểu của các địa phương, từ đó thúc đẩy việc tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm có giá trị.Tham dự hội nghị, các đại biểu đã dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ, trao đổi mua bán, khai thác các sản phẩm hàng hóa có lợi thế, đặc trưng từ các địa phương trong khu vực Bắc Trung Bộ.Nhiều mặt hàng công nghiệp nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ có mẫu mã đẹp, chất lượng cao.Đặc biệt, nhiều đại biểu quan tâm, chia sẻ sự cần thiết và các kinh nghiệm trong việc mở rộng các kênh phân phối, tìm đầu ra ổn định và bền vững cho các sản phẩm công nghiệp địa phương,sản phẩm OCOP; biện pháp duy trì các kênh phân phối truyền thống kết hợp mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử.Tại hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và nhà phân phối đã ký nhiều hợp đồng thương mại, trao đổi các đơn hàng, phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
https://nhandan.vn/ket-noi-giao-thuong-khu-vuc-bac-trung-bo-post809122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Quảng Bình", "giao thương hàng hóa", "công nghiệp địa phương", "sản phẩm tiêu biểu", "Bắc Trung Bộ" ] }
1.665 tỷ đồng đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu-Ngã ba Trung Sơn
NDO -Sáng 7/6, Bộ Giao thông vận tải phối hợp Ủy ban nhân dân các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang triển khai thi công dự án xây dựngđường Hồ Chí Minhđoạn Chợ Chu-Ngã ba Trung Sơn.
Theo ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Chủ đầu tư dự án), dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu-Ngã ba Trung Sơn có tổng chiều dài khoảng 28,98km; điểm đầu tại Chợ Chu (điểm cuối đoạn Chợ Mới-Chợ Chu), huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; điểm cuối tại ngã ba Trung Sơn (giao cắt với Quốc lộ 2C) huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 3 miền núi vận tốc thiết kế 60 km/giờ quy mô 2 làn xe. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.665 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm phát biểu tại buổi lễ.Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, dự án đường Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng) điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau) dài 3.183km (tuyến chính dài 2.499km, nhánh phía tây dài 684km). Đến nay, toàn tuyến đã hoàn thành 2.488km và khoảng 258km tuyến nhánh, còn lại 256km đang triển khai, trong đó đoạn Chợ Chu-Ngã Ba Trung Sơn là mảnh ghép cuối cùng được đầu tư xây dựng để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh vào năm 2025.Tin liên quanKỳ tích 65 năm mở đường Hồ Chí Minh“Khi hoàn thành, tuyến Chợ Chu-Ngã ba Trung Sơn tạo thành hệ thống giao thông đường bộ liên vùng, giảm tải lưu lượng cho các tuyến đường bộ trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, du lịch, tăng cường quốc phòng, an ninh các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang nói riêng và khu vực trung du và miền núi phía bắc nói chung, qua đó sẽ khai thác hiệu quả các dự án hạ tầng giao thông lớn của quốc gia”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh.Để dự án triển khai xây dựng bảo đảm tiến độ, chất lượng, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư), các đơn vị tư vấn, nhà thầu với trách nhiệm cao nhất, khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể, phương án tổ chức thi công phù hợp, huy động đầy đủ nhân lực, máy móc, thiết bị để tập trung triển khai thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn,...Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang tiếp tục quan tâm chỉ đạo sớm hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các khu tái định cư và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật; bố trí bãi đổ thải, ưu tiên cung cấp đủ nguồn nguyên vật liệu cho dự án; chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và các đơn vị thi công trong suốt quá trình triển khai xây dựng công trình; tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực triển khai dự án.Nhà thầu huy động máy móc triển khai thi công dự án.Theo Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường, dự án này nhằm hoàn thiện đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch, góp phần nâng cao năng lực vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông đáp ứng nhu cầu vận tải các tỉnh phía bắc đến vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nối các khu di tích của tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh, thành phố khác.Để dự án được triển khai thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm kỹ thuật, ông Trường khẳng định, hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang cam kết phối hợp Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng tái định cư, tuyên truyền người dân đồng thuận cao để công trình thi công đúng tiến độ.Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Sơn Hải (đại diện liên danh nhà thầu dự án) cam kết và quyết tâm hoàn thành dự án bảo đảm chất lượng an toàn công trình theo tiến độ của Bộ Giao thông vận tải đề ra vào cuối năm 2025.Để đạt mục tiêu này, Tập đoàn Sơn Hải mong muốn chính quyền địa phương, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh sớm hoàn thành mặt bằng để nhà thầu tổ chức triển khai thi công.
https://nhandan.vn/1665-ty-dong-dau-tu-du-an-duong-ho-chi-minh-doan-cho-chu-nga-ba-trung-son-post813200.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "đường Hồ Chí Minh", "đoạn Chợ Chu-Ngã ba Trung Sơn", "Thái Nguyên", "Tuyên Quang", "Bộ Giao thông vận tải" ] }
Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2024 tại khu vực phía Nam
Ngày 21/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Việt Nam) khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2024 tại khu vực miền nam, mang lại cơ hội tham gia cho gần 3 triệu học sinh.
Phát biểu tại sự kiện, ông Kim Yong Sup, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đối ngoại Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết nhân tài và công nghệ chính là hai giá trị cốt lõi và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh, tạo tiền đề cho Samsung trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng ưu việt. Những nhân tài xuất sắc và công nghệ chính là sức cạnh tranh cơ bản của Samsung.“Trong xã hội hiện đại, các yếu tố cạnh tranh cốt lõi của một quốc gia cũng không có gì khác biệt. Sức cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào việc quốc gia đó có bao nhiêu nhân tài và nắm giữ được bao nhiêu công nghệ cốt lõi.Samsung sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam hướng tới sự phát triển đồng thịnh vượng và sẽ luôn nỗ lực để đóng góp vào việc gia tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, ông Kim Yong Sup nói.Cuộc thi Solve for Tomorrow 2024 được khởi động tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào STEM, đồng thời truyền cảm hứng và lan tỏa sâu rộng hơn ý nghĩa của cuộc thi này đến học sinh khu vực miền Nam.Trước đó, tại miền bắc, Samsung đã tổ chức khởi động Solve for Tomorrow tại Hà Nội vào cuối tháng 3/2024. Theo kế hoạch, Samsung sẽ tiếp tục khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2024 tại Đà Nẵng vào cuối tháng 5/2024.Solve for Tomorrow là cuộc thi dành cho học sinh THCS và THPT (với sự hướng dẫn của giáo viên), khuyến khích các em chủ động nghiên cứu và ứng dụng giáo dục STEM để giải quyết những vấn đề của địa phương. Tại Việt Nam, cuộc thi Solve for Tomorrow được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2019. Đến nay, cuộc thi đã trở thành một sân chơi tư duy sáng tạo thường niên cho học sinh THCS, THPT lứa tuổi 12 đến 18.Cùng với chương trình khởi động tại khu vực phía nam, Samsung cũng vừa triển khai roadshow “Xe buýt Solve for Tomorrow” với điểm xuất phát tại trường THPT chuyên Bình Long, Bình Phước. Đây là lần đầu tiên, Samsung triển khai hoạt động này nhằm tiếp cận trực tiếp các trường học để phổ cập kiến thức STEM.Dự kiến “Xe buýt Solve for Tomorrow” sẽ vượt qua chặng đường hơn 8.000km và dừng chân tại các trường học trên cả nước. Chương trình dự kiến tiếp cận trực tiếp hơn 10 nghìn học sinh tại cả ba miền, trong đó có hơn 3.000 học sinh tại khu vực miền nam.Solve for Tomorrow 2024 được triển khai từ ngày 27/3/2024 đến hết ngày 26/10/2024 và được chia làm hai bảng: Bảng A dành cho học sinh THCS, và bảng B dành cho học sinh THPT cùng với 3 vòng thi. Các em học sinh sẽ ứng dụng các kiến thức STEM và tư duy thiết kế (design thinking) để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo nhằm xử lý các vấn đề xã hội hiện hữu.Dự kiến Solve for Tomorrow 2024 sẽ thu hút khoảng 160 nghìn học sinh và giáo viên đăng ký cùng hơn 2.200 bài thi tham dự được gửi từ các trường THCS và THPT trên cả nước. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới 8 tỷ đồng. Ngoài ra, các trường có đội thi đạt giải nhất sẽ được Samsung tài trợ xây dựng Không gian sáng tạo STEM trị giá 70 nghìn USD.Các đội thi lọt TOP 40 sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ cố vấn chuyên môn cao cấp là các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam và Samsung, được tham gia các chương trình tập huấn trực tiếp tại ba miền giúp trau dồi các kiến thức về kỹ năng mềm và kỹ năng liên quan đến kinh doanh.
https://nhandan.vn/samsung-khoi-dong-cuoc-thi-solve-for-tomorrow-2024-tai-khu-vuc-phia-nam-post810445.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [] }
Agribank dành hơn 180 nghìn tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh
Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, với vai trò tiên phong trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi triển khai các chương trình tín dụng lãi suất thấp dành cho khách hàng, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Agribank đồng hành cùng OCOPTừ 1/2/2024 đến hết 31/12/2024, Agribank dành 2.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP với lãi suất thấp hơn tối đa 2,0%/năm so với sàn lãi suất cho vay của Agribank.Chương trình áp dụng đối với khách hàng cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, bao gồm: sản phẩm thực phẩm, sản phẩm đồ uống, sản phẩm từ dược liệu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.Vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suấtưu đãingắn hạn chỉ từ 4,0%/nămTừ ngày 25/3/2024, Agribank dành 10.000 tỷ đồng vốn ưu đãi triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất lãi ưu đãi thấp hơn tối đa 2,5%/năm so với sàn lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống (chỉ từ 4,0% /năm).Chương trình áp dụng đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng để phục vụ nhu cầu đời sống, bao gồm: Mua nhà ở, đất ở, xây mới/cải tạo, sửa chữa nhà để ở; mua sắm đồ dùng sinh hoạt thiết yếu (ti-vi, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa…); phương tiện đi lại (ô-tô, xe máy) và các mục đích tiêu dùng khác theo quy định của Agribank.Vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suấtưu đãingắn hạn chỉ từ 3,0%/nămTừ ngày 20/3/2024, Agribank dành 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp hơn tối đa 2,0%/năm so với sàn lãi suất cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh tương ứng với từng kỳ hạn (chỉ từ 3,0% /năm).Chương trình áp dụng đối với khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với phương thức vay từng lần, vay theo hạn mức, vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán.Tài trợ doanh nghiệp đầu tư dự án thuộc 6 ngành trọng điểm và thuộc lĩnh vực xanhTừ ngày 1/2/2024 đến hết ngày 31/12/2024, với mong muốn góp phần khai thông dòng vốn chảy vào nền kinh tế, Agribank dành 15.000 tỷ đồng tài trợ các dự án đầu tư thuộc 6 ngành trọng điểm và dự án thuộc lĩnh vực xanh với lãi suất ưu đãi dành cho các khoản vay trung và dài hạn, cố định trong năm đầu tiên chỉ từ 6,0%/năm.Chương trình dành cho doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại Agribank để thực hiện dự án, mua lại dự án, bù đắp chi phí đầu tư dự án hoặc dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động. Dự án thuộc các ngành (1) Chế biến chế tạo; (2) sản xuất và phân phối điện khí đốt (các dự án nguồn điện); (3) vận tải kho bãi; (4) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp/cụm công nghiệp, Xây dựng nhà xưởng cho thuê; (5) Cho vay đầu tư trang trại cho thuê; (6) Y tế, giáo dục; Dự án thuộc các lĩnh vực xanh.Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp SMEsĐồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ổn định và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank tài trợ 10.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi ngắn hạn với lãi suất thấp hơn so với sàn lãi suất cho vay thông thường đến 1,5%/năm.Chương trình triển khai từ ngày 1/2/2024 đến hết ngày 31/12/2024 hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn tín dụng để bổ sung vốn lưu động trong ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. Ưu tiên doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, nghề muối, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch; các doanh nghiệp là đại lý cấp 1, nhà phân phối của các doanh nghiệp FDI hoặc của các doanh nghiệp sản xuất nằm trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đồng thời góp phần thực thi hóa các cam kết thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển bền vững theo cam kết của Agribank về môi trường-xã hội-quản trị (ESG).Agribank cùng doanh nghiệp lớn giải bài toán nguồn vốnTừ ngày 27/2/2024 đến hết ngày 31/12/2024, Agribank đồng hành cùng các doanh nghiệp lớn giải bài toán nguồn vốn bằng 20.0000 tỷ vốn tín dụng ưu đãi ngắn hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm để bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh. Agribank chủ động dành nguồn vốn ưu đãi lớn hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp (bao gồm khách hàng doanh nghiệp tư nhân) để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn then chốt của nền kinh tế Việt Nam.Agribank đồng hành, phát triển cùng Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nướcTừ ngày 27/2/2024 đến hết ngày 31/12/2024, Agribank dành 20.000 tỷ đồng vốn ưu đãi ngắn hạn dành cho Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị thành viên với mức lãi suất ngắn hạn đặc biệt ưu đãi để triển khai phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao dịch thương mại…Trong những năm gần đây, với mong muốn phát huy các lợi thế, năng lực cung ứng vốn và tích cực đóng góp sâu rộng cho phát triển kinh tế-xã hội, Agribank đã ký kết thoả thuận hợp tác với các Tập đoàn, Tổng công ty và đã có những bước tiến đồng hành phát triển trên nhiều phương diện. Chương trình tín dụng ưu đãi là một bước hiện thực hóa các cam kết tại thỏa thuận hợp tác, hài hòa lợi ích Agribank trong lợi ích vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam.20.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi đồng hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩuAgribank triển khai chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn dành cho khoản giải ngân bằng VND, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.Khi tham gia các chương trình tín dụng ưu đãi, khách hàng còn được tư vấn giải pháp tài chính toàn diện, phù hợp nhu cầu và thực tế triển khai sản xuất kinh doanh như dịch vụ tài khoản, thanh toán và quản lý dòng tiền (dịch vụ chi lương, thanh toán hóa đơn, đầu tư tự động, …), ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ, tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước, Agribank còn tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với tổng quy mô 8.000 tỷ đồng từ nay đến hết ngày 30/6/2024 và dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất nhà ở xã hội.
https://nhandan.vn/agribank-danh-hon-180-nghin-ty-dong-von-uu-dai-lai-suat-thap-ho-tro-khach-hang-san-xuat-kinh-doanh-post808713.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [] }
Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ
NDO -Ngày 3/5, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, các cảng hàng không trực thuộc ACV đã đón gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn phục vụ cao điểm lễ 30/4 và 1/5 vừa qua.
“Biện pháp tăng cường an ninh cấp độ 1 được áp dụng tại hai cảng hàng không lớn nhất nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn và chất lượng phục vụ hành khách đi lại”, lãnh đạo ACV khẳng định.Theo đó, trong giai đoạn nghỉ lễ từ ngày 26/4 đến 1/5, tổng sản lượng khai thác trên toàn mạng cảng hàng không trực thuộc ACV ghi nhận là 11.039 lượt cất-hạ cánh (trong đó sản lượng khai thác quốc tế đạt 4.118 lượt, tăng 17,19% so với cùng kỳ 2023). Trong tổng sản lượng gần 1,8 triệu hành khách, có 667.631 khách quốc tế, tăng 31,16% so cùng kỳ năm 2023.Đáng chú ý, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không cũng ghi nhận sự tăng trưởng ở cả nội địa và quốc tế, lần lượt đạt 7.331 tấn, tăng 18,81% và 13.964 tấn, tăng 7,61% so cùng kỳ năm 2023.ACV chỉ đạo các cảng hàng không xây dựng kế hoạch chi tiết phục vụ cao điểm, áp dụng nhiều phương án nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, chất lượng dịch vụ.Vào các dịp cao điểm, ACV đều chỉ đạo cảng hàng không xây dựng kế hoạch chi tiết phục vụ cao điểm, áp dụng nhiều phương án nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, chất lượng dịch vụ. Các ứng dụng công nghệ thông tin được ACV tăng cường nhằm chủ động trong công tác phân bổ nhân lực và trang thiết bị phục vụ như áp dụng mô hình phối hợp ra quyết định (A-CDM) tại một số cảng hàng không trọng điểm, nâng cao hiệu quả trong hoạt động điều hành giai đoạn cao điểm.Tin liên quanÁp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không cấp độ I trong dịp lễ 30/4"Một số cảng đã vận hành thử nghiệm thành công thu phí tự động không dừng giúp các phương tiện có thẻ ETC thoát ly nhanh. Kết hợp với biện pháp tăng cường kiểm soát an ninh, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng hoạt động tại cảng hàng không; hoạt động điều tiết, hướng dẫn, phân làn giao thông diễn ra thông suốt... tạo không gian di chuyển thông thoáng, hạn chế ở mức thấp nhất hiện tượng ùn tắc cục bộ tại nhà ga", lãnh đạo ACV đánh giá.Bên cạnh các nỗ lực chuyên môn nghiệp vụ, một số các lưu ý, khuyến cáo cũng được các cảng hàng không phổ biến đến hành khách nhằm giúp hành khách nhanh chóng hoàn thiện thủ tục hàng không, bảo đảm thực hiện chuyến bay an toàn và đúng giờ.Hàng nghìn cán bộ, công nhân tất bật làm việc tại các công trường với tinh thần "xuyên lễ".Cùng với lực lượng nhân viên tại các cảng hàng không, gần 7.000 cán bộ, kỹ sư công nhân cùng hàng nghìn trang thiết bị, máy móc vẫn tất bật làm việc tại công trường xây dựng Nhà ga hành khách T3, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và công trường dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, với tinh thần "vượt nắng", thi công "xuyên lễ ", bám sát công trường để các dự án kịp về đích theo đúng tiến độ.
https://nhandan.vn/phuc-vu-an-toan-gan-18-trieu-hanh-khach-di-hang-khong-trong-dip-le-post807610.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam", "ACV", "Nội Bài", "Tân Sơn Nhất", "30/4 và 1/5" ] }
Cổ phiếu Lilama 69-2 và Lilama 45-3 giao dịch trên UPCoM từ 5/6
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo, sẽ chính thức đưa gần 8,3 triệu cổ phiếu L62 của CTCP Lilama 69-2 và 3,5 triệu cổ phiếu L43 của CTCP Lilama 45-3 vàogiao dịch trên thị trường UPCoM, ngày 5/6 tới; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 1.700 đồng/cổ phiếu L62 và 1.800 đồng/cổ phiếu L43.
Theo đó,CTCP Lilama 69-2(mã chứng khoán: L62), tiền thân là Công ty Lắp máy và Xây dựng 69-2 của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam trực thuộc Bộ Xây dựng. Lilama 69-2 là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa với 50,17% vốn Nhà nước, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực liên quan xây dựng, chế tạo và lắp đặt thiết bị dây chuyền công nghệ… Vốn điều lệ hiện tại hơn 82,9 tỷ đồng.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 119,6 tỷ đồng, lỗ sau thuế 34,5 tỷ đồng;Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty giảm còn 80,2 tỷ đồng, lỗ sau thuế tăng, hơn 102,6 tỷ đồng;Quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty hơn 26,7 tỷ đồng (tăng 36% so cùng kỳ năm trước), lỗ sau thuế hơn 14,2 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lãi 70 triệu đồng).Trước đó, cổ phiếu L62 đã bị HNX hủy niêm yết vào ngày 23/5/2024, do tổ chức kiểm toán đã từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2023 của CTCP Lilama 69-2, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.CTCP Lilama 45-3(mã chứng khoán: L43) là đơn vị thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, thành lập năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế…Một số công trình tiêu biểu mà công ty đã tham gia như: Nhà máy Thủy điện sông Tranh 4, Nhà máy Thủy điện ĐăkRe, Nhà máy Điện gió Ninh Thuận (giai đoạn 2), Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP Hồ Chí Minh… Vốn điều lệ hiện là 35 tỷ đồng.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 37 tỷ đồng, lỗ sau thuế 8,9 tỷ đồng;Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty giảm còn 3,6 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 13 tỷ đồng;Quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty hơn 1,4 tỷ đồng (tăng 38% so cùng kỳ năm trước), lỗ sau thuế hơn 420 triệu đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 5,3 tỷ đồng).Trước đó, cổ phiếu L43 đã bị HNX hủy niêm yết vào ngày 23/5/2024, do CTCP Lilama 45-3 có kết quả sản xuất, kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục (2021, 2022, 2023), thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
https://nhandan.vn/co-phieu-lilama-69-2-va-lilama-45-3-giao-dich-tren-upcom-tu-56-post811989.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [ "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội", "cổ phiếu", "Lilama 69-2", "Lilama 45-3", "giao dịch", "UPCoM" ] }
Giá trị cây bưởi trên đất Đoan Hùng
Những năm qua, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ luôn xác định phát triển cây bưởi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế, xã hội. Huyện đã tập trung chỉ đạo áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời khuyến khích người dân, doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết, trồng, chăm sóc, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Huyện Đoan Hùng hiện có hơn 2.700 ha trồng bưởi, trong đó có hơn 1.400 ha bưởi đặc sản tập trung nhiều tại các xã Chí Đám, Bằng Luân, Hùng Xuyên, Hợp Nhất, Vân Đồn, Tây Cốc… Sản lượng bưởi quả có sự tăng trưởng rõ rệt, từ 11.000 tấn (năm 2016) lên 52.000 tấn (năm 2023), giá trị sản phẩm ước đạt 800 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã hình thành được 95 vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích 1.350 ha; có một hiệp hội sản xuất bưởi, 15 hợp tác xã, một tổ hợp tác, một chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, góp phần tiêu thụ khoảng 2.700 tấn/năm.Các hộ đang chuyển dần sang theo quy trình sản xuất an toàn GAP với diện tích hơn 1.240 ha; toàn huyện đã có gần 326 ha được cấp chứng nhận VietGAP và có 49 vùng trồng bưởi được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 1.000 ha. Hiện, bưởi Đoan Hùng đã có hai sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao và sáu sản phẩm đạt OCOP 3 sao...Đầu năm 2022, huyện Đoan Hùng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn tổ chức xuất khẩu lô bưởi Đoan Hùng đầu tiên sang thị trường Liên bang Nga. Hiện các cơ quan liên quan của tỉnh Phú Thọ phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục triển khai các bước về xúc tiến xuất khẩu bưởi đặc sản Đoan Hùng sang các nước khác.Thời gian qua, huyện Đoan Hùng đã đề xuất xây dựng dự án nghiên cứu kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Đoan Hùng với diện tích 300 ha, tập trung vào hai giống bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân tại sáu xã: Bằng Luân, Minh Lương, Bằng Doãn, Phú Lâm, Hùng Xuyên và Chí Đám. Đồng thời, huyện ban hành nhiều cơ chế khuyến khích việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế tập thể và các hộ trong việc dồn đổi, tích tụ đất để có diện tích lớn, tập trung trồng bưởi, coi trọng nâng cao chất lượng, mở rộng phát triển vùng bưởi đặc sản.Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đoan Hùng Nguyễn Hải Long cho biết: Đến nay, huyện đã dồn đổi được gần 440 thửa với diện tích 78,33 ha để trồng bưởi. Trong 5 năm (từ 2016-2020), tổng kinh phí chi cho Chương trình phát triển cây bưởi trên địa bàn huyện là gần 15 tỷ đồng. Giai đoạn 2020-2023, tổng kinh phí hỗ trợ phát triển cây bưởi là hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ hỗ trợ ba năm liên tục chi phí mua phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mức hỗ trợ tối đa năm triệu đồng/ha/năm…Tuy nhiên, việc phát triển cây bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng còn gặp nhiều khó khăn về phương thức sản xuất, việc tiêu thụ còn thiếu bền vững, sản phẩm chế biến từ bưởi còn hạn chế; quy mô sản xuất chủ yếu theo hộ gia đình, nhỏ lẻ, manh mún; nhiều loại sâu bệnh xuất hiện tại các vườn bưởi lâu năm làm chết cây, thối quả, chất lượng, mẫu mã giảm... Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân huyện để thực hiện hiệu quả dự án, mở rộng diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác quản lý chỉ dẫn địa lý, quảng bá, bảo vệ và phát triển bền vững thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đoan Hùng Nguyễn Văn Vấn chia sẻ, cây bưởi Đoan Hùng đã và đang khẳng định được thương hiệu, giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Những năm qua, huyện Đoan Hùng đã huy động nguồn vốn trong dân tập trung đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích bưởi; ban hành nhiều cơ chế khuyến khích việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế tập thể và các hộ trong việc dồn đổi, tích tụ đất để có diện tích lớn, tập trung trồng bưởi...Trong thời gian tới, huyện tập trung chỉ đạo lồng ghép các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình để hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng hướng tới xuất khẩu sản phẩm bưởi; phấn đấu 100% diện tích vùng trồng bưởi tập trung được chứng nhận sản xuất an toàn và được cấp mã số vùng trồng. Đồng thời, huyện tạo mọi điều kiện, luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn, cùng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, kinh doanh, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm… từ đó tìm hướng mở rộng thị trường xuất khẩu giống bưởi đặc sản này.
https://nhandan.vn/gia-tri-cay-buoi-tren-dat-doan-hung-post809337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:21", "tags": [] }
Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư dự án giao thông theo hình thức PPP++
Sáng kiến đầu tư theo hình thức PPP++ được các doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư và các đối tác khác cùng thảo luận sôi nổi tại Hội nghị “Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hình PPP++” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cần vốn “khủng” triển khai dự ánTheo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đặt ra mục tiêu có 5.000 km đường cao tốc. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, với sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, nhiều cơ chế đặc thù đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện triển khai dự án.Bên cạnh đường bộ, việc phát triển đường sắt cũng đang được Chính phủ quan tâm. Quyết định số 1769/QĐ-TTg đặt mục tiêu, đến năm 2030 đầu tư 9 tuyến đường sắt với chiều dài 2.362 km. Quỹ đất cho đường sắt được quy hoạch thích hợp để phát triển đô thị, khu chức năng (mô hình TOD) để tạo nguồn lực đầu tư. Xã hội hóa kinh doanh đường sắt, dịch vụ vận tải được đẩy mạnh để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.Việc Chính phủ quyết tâm hoàn thành 5.000 km đường cao tốc đến năm 2030 và những chuyển động của việc thực hiện đường sắt cao tốc là triển vọng rất lớn cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có Tập đoàn Đèo Cả. Năm 2024, Tập đoàn Đèo Cả dự kiến đầu tư, xây dựng 300 km đường cao tốc, đường vành đai với tổng mức đầu tư hơn 82.000 tỷ đồng từ các dự án tiêu biểu như tuyến cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng, Tân Phú - Bảo Lộc, Thành phố Hồ Chí Minh-Chơn Thành, vành đai 4, Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận (giai đoạn 2)…Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chuyên gia đều quan tâm đề cập vấn đề giải pháp huy động vốn để triển khai các dự án giao thông quốc gia trong thời gian tới. Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bộ trưởng Giao thông vận tải, đầu tư hạ tầng giao thông cần một số vốn khổng lồ, Nhà nước mạnh đến đâu cũng không thể “kham” hết được bằng đầu tư công.Do đó, Nhà nước đã kêu gọi khối tư nhân tham gia đầu tư bằng phương thức PPP (mô hình đối tác công tư) để phát triển hạ tầng công, dịch vụ công phục vụ nhân dân. Ông Hồ Nghĩa Dũng cũng cho rằng, tư nhân dù mạnh đến mấy cũng không thể “đơn thương độc mã” hợp tác với Nhà nước thực hiện một công trình, mà sẽ đóng vai trò là “leader” (người dẫn đầu) để tập hợp, kêu gọi các nhà đầu tư khác tham gia.Cộng nguồn lực để huy động vốnThời gian qua, để khuyến khích khối tư nhân tham gia, nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án PPP với vai trò là vốn mồi, các doanh nghiệp được ưu tiên đầu tư, khai thác các dịch vụ liên quan đến dự án và được vay vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi. Mô hình PPP++ là giải pháp Tập đoàn Đèo Cả đưa ra để huy động nguồn vốn cho dự án từ vốn ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu và vốn huy động.Thông qua việc đa dạng hóa nguồn vốn huy động để tăng hiệu quả huy động, giảm đến mức thấp nhất rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án. Theo ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả, mô hình PPP++ là cộng mọi nguồn lực để đa dạng hóa các nguồn vốn hợp pháp, giúp tăng hiệu quả huy động, giảm rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án.Chia sẻ thêm về mô hình này, ông Lê Quỳnh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả cho biết, cơ cấu nguồn vốn của các dự án triển khai theo mô hình PPP++ được đa dạng hóa hơn so với mô hình PPP cơ bản. Với mô hình PPP++, dự án có sự tham gia 3 nguồn vốn, cụ thể: Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) với tỷ lệ vốn nhà nước góp hơn 50%; vốn chủ sở hữu (bao gồm sự góp vốn của các “nhà đầu tư bắc cầu”) và vốn huy động từ tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC), nguồn vốn nước ngoài…Về phương thức vận hành, trước đây, nhà đầu tư đơn thuần là đơn vị góp vốn, nhà thầu đơn thuần là đơn vị thi công thì nay nhà đầu tư đồng thời là nhà thầu và ngược lại nhà thầu cũng sẽ là nhà đầu tư, từ đó cộng lực và chia sẻ lợi ích hài hòa, lâu dài.Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, mô hình PPP++ là giải pháp được Tập đoàn Đèo Cả đưa ra nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn hợp pháp, giúp tăng hiệu quả huy động, giảm đến mức thấp nhất rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án. Mô hình PPP++ gồm: Các cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cùng các đối tác thực hiện dự án.Mô hình này là một sáng tạo để tạo ra nguồn lực mạnh, tuy nhiên “leader” cần phải có đủ năng lực, thương hiệu và nhất là năng lực quản trị mới có thể thu hút các nhà đầu tư khác. Đèo Cả là đơn vị hội tụ đủ các yếu tố để tập hợp, dẫn dắt được các nhà đầu tư khác để thực hiện thành công các dự án. Ông Hồ Nghĩa Dũng đề nghị qua hội nghị, các cơ quan quản lý có thể đúc kết những vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm từ thực tiễn để đưa vào cơ chế chính sách mới cho mô hình PPP++.
https://nhandan.vn/da-dang-hoa-nguon-von-dau-tu-du-an-giao-thong-theo-hinh-thuc-ppp-post799421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Tập đoàn Đèo Cả", "PPP", "Cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng", "Quyết định số 1769/QĐ-TTg", "Leader", "TOD", "Hạ tầng giao thông", "dự án" ] }
Xây dựng cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành: Cần đánh giá kỹ tác động đến các dự án BOT song hành
NDO -Băn khoăn việc dự áncao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thànhsau khi hoàn thành sẽ chia sẻ lưu lượng vận tải, vận chuyển và ảnh hưởng trực tiếp đến phương án thu hồi vốn của nhà đầu tư 2 dự án BOT song hành hiện nay, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ tác động và giải trình thêm về vấn đề này.
Quang cảnh phiên thảo luận ở hội trường sáng 17/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Sáng 17/6, tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về “chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)”.Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, dự án có tổng chiều dài 128,8km, trong đó tuyến đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông 27,8km, qua địa phận tỉnh Bình Phước 101km (bao gồm 2km kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành-Đức Hòa). Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành có quy mô 6 làn xe.Về hình thức đầu tư, dự án được phân chia thành 5 dự án thành phần, gồm: Dự án thành phần 1 (đường cao tốc) đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (loại hợp đồng BOT); các dự án thành phần 2, 3, 4, 5 thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom và cầu vượt ngang qua địa phận Đắk Nông, Bình Phước triển khai theo hình thức đầu tư công.Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước tham gia 12.770 tỷ đồng, gồm: ngân sách trung ương 10.536,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương 2.233,5 tỷ đồng. Vốn nhà đầu tư thu xếp 12.770 tỷ đồng. Về tiến độ, chuẩn bị dự án năm 2023 và năm 2024; giải phóng mặt bằng năm 2024 và năm 2025; thi công xây dựng từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành năm 2026.Sẽ có phương án hỗ trợ các dự án BOT bị ảnh hưởngPhát biểu ý kiến thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết đầu tư xây dựng cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành, cho rằng đây là đoạn đường có ý nghĩa quan trọng trong kết nối đường cao tốc, kết nối huyết mạch vùng Tây và Đông Nam Bộ.Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu ý kiến thảo luận. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Tuy nhiên, đại biểu Hòa băn khoăn về tác động của dự án tới các tuyến đường BOT hiện hữu bởi theo báo cáo, hiện đã có 2 dự án BOT trên tuyến Quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh, giờ tiếp tục xây dựng tuyến Gia Nghĩa-Chơn Thành cũng theo hợp đồng BOT thì sẽ dẫn đến bất cập, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 2 dự án nói trên.“Đoạn đường này tốt hơn thì người ta sẽ đi đoạn đường này nhiều hơn 2 đoạn đã đầu tư trước đây hiện đang triển khai thu phí BOT. Khi dự án hoàn thành thì 2 dự án BOT song hành hiện nay sẽ bị hạn chế về thu phí, ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư 2 dự án đó”, đại biểu Hòa cho biết.Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu để bảo đảm công bằng, thuận lợi cho các đối tác đầu tư.Có chung mối quan tâm, đại biểu Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) nhận định dự án cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành đi vào vận hành chắc chắn sẽ chia sẻ lưu lượng vận tải, vận chuyển của 2 dự án BOT trên tuyến Quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh, tác động trực tiếp tới phương án thu hồi vốn của 2 doanh nghiệp đầu tư 2 dự án BOT này.“Chính phủ cần tính đến lợi ích của 2 nhà đầu tư có dự án BOT trên tuyến Quốc lộ 14 và tuyến đường Hồ Chí Minh”, đại biểu Trình Lam Sinh nêu quan điểm.Giải trình, làm rõ vấn đề này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, khi hoàn thành toàn tuyến đường cao tốc bắc-nam phía đông và một số tuyến ngang, không chỉ có 2 dự án BOT bị ảnh hưởng, mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác. Tác động này đã được Chính phủ lường trước.Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải trình phương án tháo gỡ, xử lý cho các dự án BOT bị ảnh hưởng, đặc biệt là do quá trình nhà nước đầu tư các dự án BOT đường cao tốc bắc-nam phía đông và các trục ngang, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc bắc-nam phía tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).Bộ trưởng cho rằng, sau khi dự án đường cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành đi vào hoạt động, sẽ có thể tính toán được mức độ ảnh hưởng tới các dự án khác để có đề xuất cụ thể, có thể là kéo dài thời gian thu phí, hoặc bổ sung một phần ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án bị ảnh hưởng.Làm rõ tính khả thi của việc đầu tư theo phương thức PPPVề hình thức đầu tư, đại biểu Trình Lam Sinh cho biết, dự án được phân chia thành 5 dự án thành phần, trong đó các dự án thành phần 2, 3, 4, 5 (giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom và cầu vượt) thực hiện theo hình thức đầu tư công; riêng dự án thành phần 1 (đường cao tốc) thực hiện theo phương thứcđối tác công tư (PPP).Đại biểu đồng tình với phương án đầu tư nói trên bởi đây là mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân, mang lại lợi ích cho cả hai bên qua việc Nhà nước mời gọi nhà đầu tư góp vốn về nguồn lực tài chính, công nghệ, năng lực, kỹ năng quản lý để xây dựng các dự án công cộng nhằm phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn bảo đảm được lợi ích của người dân.Tuy nhiên, đại biểu đoàn An Giang băn khoăn trong thời gian qua, một số dự án thành phần thuộc Dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 cũng đã mời gọi góp vốn theo phương thức PPP nhưng sau đó phải hủy bỏ thầu dự án. Lý do là hồ sơ đề xuất kết hợp của nhà thầu chưa đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu; nhà đầu tư chưa chứng minh được khả năng huy động vốn tín dụng, hoặc nhà đầu tư không tham gia dự án.Đại biểu Trình Lam Sinh tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Đại biểu đặt vấn đề phải chăng phương thức hợp tác đầu tư các dự án này chưa đủ hấp dẫn cho nên các nhà đầu tư không tham gia?Theo đại biểu, khi kêu gọi nhà đầu tư tham gia dự án theo phương thức PPP, Chính phủ cần phải tính đến việc hài hòa lợi ích cũng như là chia sẻ rủi ro hợp lý của hai bên, trong đó Nhà nước cần tạo điều kiện cho nhà đầu tư có phương án thu hồi vốn hiệu quả.“Điều này rất quan trọng bởi dự án không đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư thì có khi chúng ta phải chuyển dự án sang phương thức đầu tư công, khi ấy lại gây chậm tiến độ, ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước, việc huy động nguồn đóng góp xã hội để xây dựng các công trình hạ tầng giao thông”, đại biểu Trình Lam Sinh nhấn mạnh.Về tính khả thi đầu tư dự án theo phương thức PPP, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, đây là dự án tương đối hoàn chỉnh, được quy hoạch 6 làn xe, sẽ thi công xây dựng 4 làn xe hoàn chỉnh, phần vốn nhà nước hỗ trợ tham gia là 50%, sau khi mãn tải sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn xe trên đoạn tuyến này.Quá trình tính toán cho thấy, đây sẽ là dự án có thời gian hoàn vốn tương đối tốt so với các dự án trước đây, phù hợp với các nhà đầu tư, cũng được các ngân hàng đánh giá cao.Bộ trưởng cho biết, thường các dự án dễ gặp khó khăn khi nguồn vốn huy động từ các ngân hàng để đầu tư cho các dự án BOT chủ yếu là huy động ngắn hạn, trung và dài hạn thì tối đa là 5 năm. Với một dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 18 đến 20 năm như dự án này, nhà đầu tư sẽ ưu tiên doanh thu để trả nợ ngân hàng, nên sẽ rất phù hợp và khả thi trong thu hút nhà đầu tư.Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Cũng trong phiên thảo luận, các đại biểu cho ý kiến về quy mô phân kỳ đầu tư, phân chia dự án thành phần số làn xe, làn dừng khẩn cấp, đường cong, hầm chui dân sinh, đánh giá kỹ các yếu tố tác động đến tiến độ triển khai dự án như thu hồi đất, bồi thường, bố trí tái định cư, đáp ứng nguyên liệu cho các dự án để bảo đảm tiến độ hoàn thành dự án.Các đại biểu đề nghị rà soát sơ bộ tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn, khả năng bố trí vốn, nhất là khả năng của các địa phương, khả năng hấp thụ vốn, thời hạn giải ngân; phương án tài chính việc lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức tín dụng tham gia đầu tư dự án.Các đại biểu cũng đề nghị việc thu hồi đất, đền bù hỗ trợ tái định cư cần công khai, minh bạch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các địa phương,đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân. Việc triển khai các chính sách đặc thù phải tiết kiệm, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực…Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/xay-dung-cao-toc-gia-nghia-chon-thanh-can-danh-gia-ky-tac-dong-den-cac-du-an-bot-song-hanh-post814691.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành", "dự án BOT", "phương thức đối tác công tư", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "Bộ trưởng Giao thông vận tải", "PPP" ] }
Hà Nội ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất cụ thể
NDO -Ủy ban nhân dân thành phốHà Nộivừa có Quyết định số 2681/QĐ-UBND về việc ủy quyền quyết địnhgiá đấtcụ thể trên địa bàn Thủ đô.
Theo quyết định, Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nội dung: Quyết định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tính thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân; quyết định giá khởi điểm đểđấu giáquyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng. Thời hạn ủy quyền từ ngày 22/5 đến hết ngày 31/12/2024.Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiện toàn Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể, bảo đảm các điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp khi thực hiện công tác xác định giá đất cụ thể đối với các dự án được triển khai trên địa bàn nhiều quận, huyện, thị xã và các dự án tại vị trí giáp ranh của các quận, huyện, thị xã.Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện về quy trình, trình tự và triển khai thực hiện nội dung được ủy quyền theo quy định pháp luật. Sở Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.Thời gian qua, việc quyết định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp nhiều khó khăn và kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, bố trí tái định cư...
https://nhandan.vn/ha-noi-uy-quyen-cho-cap-huyen-quyet-dinh-gia-dat-cu-the-post811031.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Hà Nội", "giá đất", "đấu giá", "quyền sử dụng đất" ] }
Saigon Co.op tổ chức thành công chương trình sinh nhật quy mô lớn nhất từ trước đến nay
Đánh dấu chặng đường 35 năm hình thành, phát triển và trở thành thương hiệu uy tín dẫn đầu ngành bán lẻ hiện đại tại Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) tổ chức chuỗi hoạt động hướng đến khách hàng, cộng đồng và xã hội trong cả năm 2024.
Sự kiện đặc biệt này chính thức khởi động bằng chương trình khuyến mại “35 năm Saigon Co.op - Niềm tin gắn kết” kéo dài từ 25/4 đến 15/5/2024 tại hơn 800 điểm bán (bao gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers, Finelife, Sense City, Sense Market) trên toàn quốc...Diễn ra cùng thời gian với kỳ nghỉ lễ dài ngày của cả nước, chương trình mang đến mức giảm giá từ 35-50% trở lên cho hơn 3.500 mặt hàng; quà tặng đi kèm; tặng thêm điểm thưởng; các chương trình khuyến mại theo từng ngày, từng đợt, từng đối tượng khách hàng.Các trò chơi hoạt náo sôi động liên tục diễn ra tại từng siêu thị, theo đó khi khách hàng rút thăm và ghép đúng thông điệp “35 năm Saigon Co.op-Niềm tin gắn kết” sẽ nhận ngay các phần quà giá trị.Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc Khối vận hành hoạt động Co.opmart kiêm Giám đốc Marketing Saigon Co.op cho biết: Chương trình “35 năm Saigon Co.op - Niềm tin gắn kết” tập trung vào các chương trình khuyến mại kích cầu, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm bán, chăm sóc từng khách hàng đã luôn tin yêu và đồng hành cùng hệ thống trong thời gian qua.Tại từng Co.opmart và Co.opXtra đều trưng bày mô hình bánh kem trong suốt như một lời chúc mừng sinh nhật của đơn vị gửi đến khách hàng. Theo đó, với hóa đơn từ 500.000 đồng trở lên, khách hàng có cơ hội bắt thông điệp trong bánh kem. Khi ghép thành thông điệp có ý nghĩa (theo thể lệ của chương trình), khách hàng nhận ngay những phần quà giá trị, cụ thể:Chương trình “Mừng tuổi 35 khao bạn giá sốc”, “Giá sốc giảm tận gốc”: Giảm giá liên tục trong 3 tuần diễn ra chương trình với mức giảm giá từ 35% trở lên dành cho các ngành hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm thiết yếu, gia dụng, thời trang may mặc, mỹ phẩm làm đẹp...; Chương trình khuyến mại chào mừng những ngày lễ lớn: Giảm giá đến 50% các mặt hàng nước giải khát, dầu ăn, gia vị với các chương trình “Ăn lễ to-không lo giá”, “Mừng đại lễ-giảm hết 1/2 giá”; “Lễ hội thịt-đồng giá 35.000 đồng” và “Tuần lễ trái cây-giảm 35%”.Ngoài ra, hằng tuần, hệ thống các điểm bán của Saigon Co.op còn tiếp tục giảm giá đậm cho các ngành hàng thịt gia súc, thịt gia cầm, rau củ quả, trái cây, hàng nhãn riêng Co.op, thực phẩm thiết yếu với các chương trình “Mỗi ngày một món 3.500 đồng”, “14 ngày vàng-Mua 3 được 5”; Cuối tuần giảm giá mạnh dành cho khách hàng có hóa đơn từ 400.000 đồng trở lên theo chương trình “Siêu ưu đãi-Deal khủng cuối tuần”, “Mua nhiều ưu đãi lớn” mua sản phẩm thứ 2, 4, 6... cùng loại với giá giảm sâu chỉ còn 0 đồng.Đáng chú ý, còn có các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng thành viên: Đặc quyền khách hàng thành viên được mua giá sốc chỉ từ 5.000 đồng; cấp độ thẻ càng cao mức giảm giá càng mạnh, tích điểm và tích sao săn phiếu mua hàng trị giá 30.000 đồng gồm “Siêu sốc 5k-Đặc quyền thành viên”, “Thứ 3 thả ga tích điểm”, “Ưu đãi thành viên thêm ngàn điểm thưởng”, “Tích sao săn phiếu mua hàng”, “Chào bạn mới-Quà trao tay”...; Chương trình trên kênh online: Giảm giá sốc nhóm hàng hóa phẩm, đồ dùng, may mặc, Hàng nhãn riêng Co.op, ưu đãi cho sản phẩm thứ hai khi mua thịt tươi sống; săn phiếu mua hàng giảm giá đến 100.000 đồng, E-voucher trị giá 3.500.000 đồng; khách hàng may mắn có cơ hội nhận được một tủ lạnh side by side cùng nhiều quà tặng giá trị khác.
https://nhandan.vn/saigon-coop-to-chuc-thanh-cong-chuong-trinh-sinh-nhat-quy-mo-lon-nhat-tu-truoc-den-nay-post809758.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Saigon Co.op", "sinh nhật", "chương trình sinh nhật" ] }
Không báo cáo khi thay đổi tỷ lệ cổ phiếu sở hữu, nhà đầu tư cá nhân bị phạt hơn 90 triệu đồng
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết địnhxử phạt hành chínhmột nhà đầu tư cá nhân là ông Bùi Minh Lực với tổng mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do hành vikhông báo cáokhi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu biểu quyết của một công ty đại chúng và không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết theo quy định.
Theo đó, ông Bùi Minh Lực (địa chỉ thường trú tại tổ 2, Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị xử phạt hành chính theo Quyết định số 629/QĐ-XPHC của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, số tiền phạt 60 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu biểu quyết của một công ty đại chúng theo quy định.Trước đó, ngày 23/6/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 35.630 cổ phiếu của Công ty cổ phần CMC (mã chứng khoán: CVT) dẫn đến khối lượng (tỷ lệ) sở hữu của nhóm người liên quan bao gồm ông Bùi Minh Lực (là chồng) và bà Nguyễn Thị Hiền (là vợ) tăng từ 1.814.900 cổ phiếu CVT (4,95%) lên 1.850.530 cổ phiếu CVT (5,04%) nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty cổ phần CMC.Cùng với đó, do hành vi không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết theo quy định, ông Bùi Minh Lực bị phạt tiền 32,5 triệu đồng.Cụ thể, ngày 3/7/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 80.000 cổ phiếu CVT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT của nhóm người liên quan tăng từ 5,94% lên 6,16% nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT;Tiếp đó, ngày 24/7/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 50.000 cổ phiếu CVT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT của nhóm người liên quan tăng từ 6,87% lên 7,01% nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT;Đến ngày 19/8/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 77.730 cổ phiếu CVT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT của nhóm người liên quan tăng từ 7,89% lên 8,10% nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT;Và ngày 27/8/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 130.960 cổ phiếu CVT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT của nhóm người liên quan tăng từ 8,70% lên 9,06% nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT.Tổng số tiền phạt đối với ông Bùi Minh lực là 92,5 triệu đồng.
https://nhandan.vn/post-813292.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "tỷ lệ cổ phiếu sở hữu", "nhà đầu tư cá nhân", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thoái vốn hơn 437 nghìn cổ phần tại CTCP Hàng hải Sài Gòn
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 10/4 tới, sẽ tổ chức phiên bán đấu giá đểthoái vốnhơn 437 nghìn cổ phần của CTCP Hàng hải Sài Gòn do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sở hữu, với giá khởi điểm 22.600 đồng/cổ phần.
Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn (địa chỉ tại 442 Nguyễn Tất Thành, phường 18, quận 4, TP Hồ Chí Minh) thành lập năm 1988, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, kho bãi... với vốn điều lệ hơn 43 tỷ đồng.Về tình hình kinh doanh, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 115,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 4,7 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 84,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu về hơn 5,3 tỷ đồng.Tại phiên đấu giá tổ chức ngày 10/4 tới, Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn đưa ra đấu giá 437.400 cổ phần, có mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phần, do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam-CTCP sở hữu, với giá khởi điểm 22.600 đồng/cổ phần.Số cổ phần người nước ngoài được phép mua là 0 cổ phần.Các nhà đầu tư tham gia đấu giá đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ 8 giờ 30 phút ngày 15/3/2024 đến 15 giờ 30 phút ngày 3/4/2024, tại các đại lý Đấu giá; nộp Phiếu tham dự đấu giá chậm nhất 16 giờ ngày 8/4/2024, bỏ trực tiếp vào thùng phiếu tại Trụ sở và chi nhánh của các đại lý đấu giá nơi nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký; nộp tiền mua cổ phần từ ngày 10/4/2024 đến ngày 11/4/2024; hoàn tiền đặt cọc từ ngày 11/4/2024 đến ngày 16/4/2024.Trước đó, theo kế hoạch, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức phiên bán đấu giá cổ phần của CTCP Hàng hải Sài Gòn do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP sở hữu vào ngày 29/1/2024. Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15 giờ 30 phút ngày 22/1/2024) không có nhà đầu tư đăng ký tham gia mua cổ phần của công ty. Theo quy định, phiên đấu giá cổ phần không đủ điều kiện để tổ chức và Sở đã thông báo không tổ chức phiên bán đấu giá cổ phần của CTCP Hàng hải Sài Gòn do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP sở hữu vào ngày 29/1/2024.
https://nhandan.vn/post-800141.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam", "thoái vốn", "CTCP Hàng hải Sài Gòn", "HNX" ] }
Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
NDO -Tỉnh Thanh Hóa có 2.748 tàu cá dài từ 6m trở lên đã được cập nhật, quản lý trên hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, được đánh dấu tàu cá phục vụ quản lý.
Trong số 1.811 phương tiện phải đăng kiểm, có 1.472 còn hạn đăng kiểm, đạt tỷ lệ 81,3%; tất cả 1.095 tàu cá dài từ 15m trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình, trong đó 95,8% phương tiện được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.Đi đôi với tăng cường chỉ đạo, điều hành, tổ chức đa dạng các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), ngành nông nghiệp và phát triển nông thôntỉnh Thanh Hóađã tổ chức 8 đợt kiểm tra, trực tiếp làm việc với Ủy ban nhân dân cấp xã, lập danh sách cụ thể các tàu cá “3 không” để có phương án quản lý phù hợp; xác minh tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình, đưa ra khỏi diện quản lý các tàu chìm đắm, thanh lý, hư hỏng hoàn toàn, đã bán cho ngư dân tỉnh bạn; phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng xác minh, xử lý tàu cá chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, tàu cá mất kết nối dài ngày khi hoạt động trên biển.Trong bối cảnh chế tài pháp luật còn bất cập, thiếu nhân lực, phương tiện, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra, phối hợp làm việc, xác minh, lập biên bản 262 vụ việc, yêu cầu 268 chủ tàu khôi phục kết nối giám sát hành trình, 76 phương tiện chưa khôi phục giám sát hành trình phải cam kết nằm bờ do hoạt động không hiệu quả.Năm vừa qua, lực lượng chức năng ở Thanh Hóa đã tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, cửa sông, cửa lạch, xử phạt gần 1,7 tỷ đồng đối với chủ sở hữu 92 tàu cá và 4 tháng đầu năm nay đã phát hiện, lập biên bản xử phạt hơn 513 triệu đồng đối với 38 trường hợp có hành vi vi phạm.Thanh Hóa chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản, giảm cường lực khai thác tự nhiên.Quán triệt Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy định về chống khai thác IUU; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại cảng cá, tàu cá hoạt động trên biển; bảo đảm 100% tàu cá ra khơi có đầy đủ thủ tục và duy trì thiết bị giám sát tàu cá theo quy định.Tập trung rà soát, xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá không có giấy phép, không đăng ký, không đăng kiểm; thực hiện nghiêm việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác.Huy động đa dạng các nguồn lực, nhất là từ doanh nghiệp, nguồn xã hội hóa để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầngnghề cá, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị chống khai thác IUU.Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh, sẽ xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, thiếu sâu sát để xảy ra sai phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao về chống khai thác IUU.Đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị gắn với tổ chức lại sản xuất và gắn kết chặt chẽ, từ khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.Thanh Hóa huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các quy định về IUU; phát huy vai trò của người có uy tín, người tiêu biểu trong cộng đồng ngư dân; chú trọng giám sát và phản biện xã hội trong việc chấp hành các quy định IUU.Thông tin về một tàu cá ở Thanh Hóa vừa gặp rủi ro, chìm tàu khi đang hoạt động trên biển, đã được bạn nghề cứu vớt 4 người và lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm, cứu vớt 4 ngư dân còn mất tích, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa lưu ý việc mở rộng, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ đoàn kết trên biển để kịp thời thông tin về các quy định chống khai thác IUU, hỗ trợ, trợ giúp ngư dân gặp sự cố khi lao động, sản xuất trên biển, phát triển ngành thủy sản trách nhiệm, bền vững
https://nhandan.vn/thanh-hoa-se-xu-ly-nghiem-to-chuc-ca-nhan-thieu-trach-nhiem-trong-chong-khai-thac-thuy-san-bat-hop-phap-post805939.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Thanh Hóa", "chống khai thác", "bất hợp pháp", "IUU", "thủy sản" ] }
Đề cao chất lượng và đạo đức công vụ trong hoạt động kiểm toán
NDO -Ngày 4/1,Kiểm toán Nhà nướctổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ và công tác Đảng năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo.
Báo cáo tại hội nghị cho biết, năm 2023,Kiểm toán Nhà nướcđã kết thúc 171 cuộc kiểm toán, phát hành 173 báo cáo kiểm toán với nhiều kết quả nổi bật. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 30.245 tỷ đồng, bao gồm kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 4.099,1 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 7.392,5 tỷ đồng; kiến nghị khác 18.753,4 tỷ đồng.Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 133 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý có nội dung không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn.Đáng lưu ý, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật tại 1 dự án; cung cấp 299 báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra… để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời cung cấp thông tin phục vụ các phiên họp của Chính phủ, Quốc hội.Đây cũng là năm đầu tiên Kiểm toán Nhà nước thực hiện công khai danh sách đơn vị chưa thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và số hóa toàn bộ cácbáo cáo kiểm toánđã phát hành gửi Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.Năm 2023 được Kiểm toán Nhà nước xác định là năm của “Chất lượng và đạo đức công vụ”. Do đó, song hành với những nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm toán, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thường xuyên quán triệt và chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túcChỉ thị số 1346/CT-KTNNngày 28/10/2022 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; tuân thủ Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước, Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước.Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao và biểu dương những kết quả, thành tích Kiểm toán Nhà nước đã đạt được trong năm 2023 và khẳng định kết quả kiểm toán đã cung cấp nhiều thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.Năm 2024 còn nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh tế Việt Nam và thế giới, đặt ra yêu cầu đối với Kiểm toán Nhà nước là hết sức nặng nề và thách thức. Do đó, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước, tập thể Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cần tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương để hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác đề ra.Quang cảnh hội nghị.Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý Kiểm toán Nhà nước cần tập trung triển khai 8 nội dung trọng tâm, cụ thể là bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, Chiến lược Phát triển Kiểm toán Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ năm 2024;Tiếp tục đổi mới phương thức kiểm toán; tăng cường giáo dục về đạo đức, văn hóa ứng xử, trách nhiệm và lòng tự tôn nghề nghiệp; đẩy mạnh việc công khai kết quả kiểm toán, công khai danh sách các tổ chức, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật...Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước, Quốc hội luôn tạo điều kiện để Kiểm toán Nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và tin tưởng Kiểm toán Nhà nước sẽ phát huy truyền thống đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 và các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân giao phó.Phát biểu đáp từ, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã tiếp thu các nội dung trọng tâm, nhiệm vụ, giải pháp và định hướng cho Kiểm toán Nhà nước năm 2024 và những năm tiếp theo mà Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề ra tại hội nghị và cam kết Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện thật tốt để xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
https://nhandan.vn/post-790602.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Kiểm toán Nhà nước", "kiểm toán", "Quốc hội", "đạo đức công vụ" ] }
Khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
NDO -Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ năm 2023 và xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2024.Theo báo cáo tại Hội nghị, hoạt độngkhoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạocủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm nhiều lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, cơ giới hóa nông nghiệp phát triển nông thôn, nông dân… Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp.Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,khoa học và công nghệđóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình sản phẩm quốc gia, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen... được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực.Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết, các hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ nông nghiệp đã và đang được lãnh đạo hai Bộ quan tâm và ngày càng đi vào thực chất, mang lại hiệu quả rõ rệt, đóng góp thiết thực vào thành công của ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp.Đặc biệt, hai Bộ đã thúc đẩy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu củatái cơ cấu ngành nông nghiệptrong những năm qua.Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã giúp cải thiện cơ cấu giống và tăng năng suất cây trồng vật nuôi; thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp cải thiện năng suất lao động; thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong nông nghiệp; từng bước hoàn thiện hệ thống canh tác bền vững; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp; góp phần quan trọng trong tăng trưởng ngành, thúc đẩy tái cơ cấu và xuất khẩu.Để tiếp tục phát huy các kết quả và thành tựu đã đạt được về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành nông nghiệp trong thời gian qua, triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang hai Bộ cần tiếp tục phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụngcông nghệ sinh họcphục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…Bên cạnh đó, hai Bộ phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án khoa học, công nghệ cấp quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu quốc gia cho một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực như: gạo, cà-phê, hồ tiêu, cây ăn quả, thủy hải sản, sản phẩm chế biến từ gỗ…đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm của các thị trường khác nhau, nhất là các quốc gia đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.Ứng dụng thành tựu cuộcCách mạng công nghiệp 4.0để điều khiển quá trình canh tác tiết kiệm, hiệu quả, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh; xây dựng và nâng cao năng lực các hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các tổ chức, nông dân để thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp….Tại hội nghị, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới là phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án khoa học, công nghệ cấp quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là Chương trình công nghiệp sinh học nông nghiệp, Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030; Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030; Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030;…Hai Bộ phối hợp để xây dựng, bổ sung một số sản phẩm chủ lực của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2030. Tiếp tục triển khai một số cụm nhiệm vụ khoa học, công nghệ hoặc dự án khoa học, công nghệ có quy mô lớn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng giá trị xuất khẩu; triển khai một số Chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm cấp Bộ phục vụ yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tăng cường phối hợp trong công tác đo lường, chất lượng, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, xây dựng chỉ dẫn địa lý và sở hữu trí tuệ ngành nông nghiệp.Các đại biểu cũng đã tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2024. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành kế hoạch trong năm tới.
https://nhandan.vn/khoa-hoc-cong-nghe-dong-gop-tren-30-gia-tri-gia-tang-trong-san-xuat-nong-nghiep-post765846.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "khoa học", "công nghệ", "đổi mới sáng tạo", "nông nghiệp" ] }
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập
NDO -Chiều 10/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (14/5/1994-14/5/2024) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Tư pháp.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thống đốcNgân hàng Nhà nướcViệt Nam Phạm Tiến Dũng khẳng định: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt vai trò, vị thế của một tổ chức hội nghề nghiệp, là cầu nối đáng tin cậy giữa các tổ chức hội viên với cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ các hội viên để cùng hợp tác, phát triển an toàn và hiệu quả.“Để góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao trong các giai đoạn tới, rất cần có sự tham gia tích cực của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với vai trò là trung tâm đoàn kết, tập hợp sức mạnh của các tổ chức hội viên, tiên phong trong việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ vàcác giải pháp điều hànhcủa Ngân hàng Nhà nước; tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nêu rõ.Do đó, trước những thách thức, nhiệm vụ nặng nề của ngành trong thời gian tới, Phó Thống đốc cũng lưu ý Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt và có hiệu quả trong việc tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng; tiếp tục làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, nhất là vai trò tập hợp, đoàn kết, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức hội viên; tuyên truyền, vận động hội viênnâng cao ý thứctự giác chấp hành pháp luật nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;…Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng phát biểu tại Lễ kỷ niệm.Tại Lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng cũng cho hay: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập vào ngày 14/5/1994. Đây là một trong những tổ chức hội nghề nghiệp ra đời sớm nhất trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng “một cấp” sang hệ thống ngân hàng “hai cấp”, hình thành nên cộng đồng các ngân hàng thương mại, công ty tài chính hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.“Sự ra đời của Hiệp hội Ngân hàng đã đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Từ đây, các tổ chức tín dụng hội viên đã có tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của mình, làm cầu nối giữa tổ chức hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm mục tiêu: ổn định, an toàn và hiệu quả, góp phần thực thi chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, Tổng thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho biết.Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển 30 năm qua, Hiệp hội Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác phát triển và chăm sóc hội viên. Nếu như khi mới thành lập, Hiệp hội có 35 tổ chức hội viên thì đến nay đã có 75 hội viên, gồm 63 hội viên chính thức, 10 hội viên liên kết và 2 hội viên danh dự. Trong đó, có 42 ngân hàng thương mại, 14 công ty tài chính, 15 tổ chức trung gian thanh toán và Fintech, 2 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và đào tạo, 2 định chế tài chính khác. Bên cạnh đó, ngoài 8 phòng ban, 2 ủy ban chuyên môn, Hiệp hội còn có 5 tổ chức trực thuộc là Chi hội Thẻ ngân hàng, Câu lạc bộ Pháp chế, Câu lạc bộ Công nghệ tài chính, Câu lạc bộ Xử lý nợ và Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng.Quy mô và chất lượng hoạt động của các tổ chức hội viên cũng ngày càng tăng lên, chiếm thị phần chủ chốt trên thị trường tiền tệ, tín dụng, quản lý khối tài sản rất lớn, với tổng tài sản đến nay chiếm gần 95% toàn ngành (hơn 13,6 triệu tỷ đồng), vốn điều lệ chiếm 90% toàn ngành (715 nghìn tỷ đồng).Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng phát biểu.Ghi nhận những thành tích, đóng góp của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vào sự phát triển chung của ngành Ngân hàng cũng như của nền kinh tế nói chung, Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã khen tặng nhiều phần thưởng cao quý cho Hiệp hội Ngân hàng: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bằng khen của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ….Tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ trưởng Tư pháp. Đây là sự ghi nhận động viên kịp thời, trân quý đối với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển.
https://nhandan.vn/hiep-hoi-ngan-hang-viet-nam-ky-niem-30-nam-thanh-lap-post808807.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam", "tổ chức hội viên", "bảo vệ quyền lợi hội viên", "tổ chức tín dụng", "ngân hàng thương mại", "công ty tài chính" ] }
Vải thiều Việt Nam khẳng định thương hiệu tại Thái Lan
NDO -Ngày 21/6, tại trung tâm thương mại Centralworld ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, Central Retail đã tổ chức khai mạc “Sự kiệnquảng bá vải thiềutừ Việt Nam”. Năm nay là năm thứ 7Central Retail giới thiệu quả vải thiềutại Thái Lan, làm phong phú thêm sự hấp dẫn của hoa quả Việt Nam đối với khách hàng Thái Lan.
Tại sự kiện, Central Retail giới thiệu tới người tiêu dùng Thái Lan trái vải thiều tươi chính vụ đến từ Việt Nam, có thương hiệu với đầy đủ thông tin chứng nhận GlobalGAP, tem chỉ dẫn địa lý, nhãn mác…Tham dự buổi lễ, có Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng; ông Lê Hữu Phúc, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan; ban lãnh đạo Central Retail Corporation và đông đảo người tiêu dùng Thái Lan.Phát biểu ý kiến tại sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng bày tỏ vui mừng khi thấy sản phẩm vải thiều chất lượng cao của Việt Nam được giới thiệu, quảng bá tại sự kiện; tin tưởng, chất lượng sản phẩm Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Thái Lan. Đại sứ chia sẻ sự kiện quảng bá vải thiều thể hiện nỗ lực của Central Retail cùng các cơ quan của Việt Nam trong việc quảng bá sản phẩm Việt Nam tại thị trường Thái Lan, góp phần tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan.Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phạm Việt Hùng phát biểu ý kiến tại sự kiện. (Ảnh: XUÂN SƠN)Nhấn mạnh Việt Nam và Thái Lan là đối tác thương mại lớn của nhau, Đại sứ Phạm Việt Hùng cho rằng việc tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan có ý nghĩa rất quan trọng, hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt 25 tỷ USD vào năm 2025, theo thỏa thuận của lãnh đạo hai nước.Bà Jariya Chirathivat, Phó Tổng Giám đốc điều hành-phát triển kinh doanh của Central Group cho biết, với mùa vải Việt Nam đang ở vụ cao điểm, chuỗi siêu thị Tops, đơn vị kinh doanh trực thuộc Central Retail Corporation tổ chức sự kiện quảng bá vải thiều từ Việt Nam, kéo dài từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 tại 32 cửa hàng Tops Food Hall và Tops Market trên khắp Thái Lan, để giới thiệu quả vải Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng Thái Lan. Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Tops quảng bá vải thiều Việt Nam tại Thái Lan.Central Retail giữ giá bán không quá chênh lệch so năm ngoái.(Ảnh: ĐINHTRƯỜNG)Năm nay, do bất lợi của thời tiết, sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang giảm mạnh, khiến giá thu mua vải thiều đầu vào tăng, chi phí logistic cũng tăng. Với mục tiêu duy trì việc quảng bá trái vải Việt Nam, tạo niềm tin cho người tiêu dùng Thái Lan, Central Retail giữ giá bán không quá chênh lệch so năm ngoái. Với giá bán khuyến mãi, 1kg vải thiều tươi giảm còn 299 bath (khoảng 200.000 VND/kg), qua đó tạo điều kiện để người tiêu dùng Thái mua sắm, trải nghiệm và tích cực ủng hộ trái vải thiều của Việt Nam, góp phần xây dựng thương hiệu cho quả vải thiều của Việt Nam tại thị trường quốc tế.Ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam chia sẻ, khi biết Việt Nam có sản phẩm tốt có thể mang ra thế giới như trái vải hiện nay, Central Retail nỗ lực mang sản phẩm đó giới thiệu với khách hàng Thái Lan và quốc tế. Để có thể xuất khẩu thành công vải thiều Bắc Giang sang thị trường Thái Lan, Central Retail đã tuyển lựa những trái vải chất lượng tốt nhất, sau đó hiệu chỉnh quy cách đóng gói, bảo quản lạnh sao cho phù hợp nhất để xuất khẩu.Trái vải thiều tươi của Việt Nam dần trở thành loại quả yêu thích của người tiêu dùng Thái Lan. (Ảnh: ĐINH TRƯỜNG)Ông Paul Le đánh giá rằng, với cách quản lý kho lạnh và đóng gói ngày càng được cải tiến hơn, vải thiều Việt Nam sẽ sớm xuất khẩu được ra nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng tại thị trường Thái Lan, liên tục từ năm 2017 cho đến nay, Central Retail đã xuất khẩu thành công trái vải thiều tươi sang Thái Lan. Người Thái thường chờ vải Việt Nam vào mùa để có thể thưởng thức loại vải có chất lượng tốt bậc nhất thế giới. Trong tương lai, Central Retail còn muốn kể những câu chuyện trái vải thiều từ Hưng Yên, Thanh Hà tới Bắc Giang tại Thái Lan.Trả lời phỏng vấn của phóng viênBáo Nhân Dânthường trú tại Thái Lan ông Lê Hữu Phúc, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, thực hiện cam kết giữa Bộ Công thương với Tập đoàn Central, hằng năm luôn có chương trình đưa hàng Việt Nam lên kệ siêu thị Tops của Central để giới thiệu tới khách hàng.Ông Lê Hữu Phúc khẳng định nỗ lực của Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan trong việc đưa nhiều hơn sản phẩm của Việt Nam sang Thái Lan. (Ảnh: XUÂN SƠN)Năm nay sản lượng vải của Việt Nam giảm và giá đầu vào cũng đắt hơn mọi năm. Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan đánh giá cao nỗ lực của tập đoàn Central trong việc đưa trái vải Việt Nam giới thiệu tại Thái Lan, góp phần khiến khách hàng Thái Lan ngày càng quen dần với hoa quả của Việt Nam.Bên cạnh trái vải thiều, trong tương lai, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan sẽ hợp tác để cố gắng đưa nhiều hơn những hương vị của Việt Nam để giới thiệu tại Thái Lan như quả bơ, chôm chôm, hay chanh leo…
https://nhandan.vn/vai-thieu-viet-nam-khang-dinh-thuong-hieu-tai-thai-lan-post815541.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Thái Lan", "vải thiều Việt Nam", "xuất khẩu", "nông sản" ] }
Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 767.415 tỷ đồng
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 5 tháng đầu năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 767.415 tỷ đồng, bằng 51,6% so với dự toán, bằng 114,9% so cùng kỳ năm 2023.
Tổng thu Ngân sách nhà nước5 thángbằng 51,6% so với dự toánTổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 5/2024 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 122.700 tỷ đồng, đạt 8,3% so với dự toán, bằng 137,2% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Thu từ dầu thô ước đạt 5.000 tỷ đồng, bằng 10,9% so với dự toán, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2023. Thu nội địa ước đạt 117.700 tỷ đồng, bằng 8,2% so với dự toán pháp lệnh, bằng 139,4% so với cùng kỳ năm 2023.Tổng thu ngân sách Nhà nước lũy kế 5 tháng đầu năm năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 767.415 tỷ đồng, bằng 51,6% so với dự toán, bằng 114,9% so với cùng kỳ.Tổng thu ngân sách Nhà nước lũy kế 5 tháng đầu năm năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 767.415 tỷ đồng, bằng 51,6% so với dự toán, bằng 114,9% so cùng kỳ. Trong đó: Thu từ dầu thô ước đạt 24.678 tỷ đồng, bằng 53,6% so với dự toán, bằng 94,5% so cùng kỳ. Thu nội địa ước đạt 742.737 tỷ đồng, bằng 51,6% so với dự toán, bằng 115,7% so cùng kỳ. Thu thuế, phí nội địa ước đạt 580.208 tỷ đồng, bằng 53,5% so với dự toán, bằng 111,7% so cùng kỳ.Có 13/20 khoản thu, sắc thuế đạt khá (trên 50%), trong đó một số khoản thu lớn như: Khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt 50,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 52,9%; Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 57,1%; Thuế thu nhập cá nhân ước đạt 55%; Thu từ hoạt động xổ số ước đạt 59,3%; Thu khác ngân sách ước đạt 54,6%; Thu chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước ước đạt 175%; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản ước đạt 61,5%;...Về tổng thu có 23/63 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán đạt khá (trên 50%); còn 40/63 địa phương có tiến độ thu dưới 50%. Có 52/63 địa phương có tăng trưởng thu. Còn 11/63 địa phương thu thấp hơn cùng kỳ năm trước.Tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 5 tháng đầu năm 2024 là khoảng 31.840 tỷ đồng. Trong đó, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 44/2023 và Nghị định 94/2023 ước khoảng 13.600 tỷ đồng; Giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội ước khoảng 16.454 tỷ đồng; Giảm tiền thuê đất theo Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg làm giảm thu khoảng 1.762 tỷ đồng.Triển khaihiệu quảcác chức năngquản lý thuếTrong 5 tháng đầu năm, cơ quan Thuế đã thực hiện được 11.406 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 17,12% kế hoạch và bằng 77,45% so cùng kỳ; kiểm tra được 231.276 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 144,13% so cùng kỳ năm 2023.Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 11.608,64 tỷ đồng, bằng 56,95% so cùng kỳ. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 2.072,93 tỷ đồng, bằng 59,14% số tăng thu qua thanh tra, kiểm tra.Thu nợ thuế trong tháng 5/2024 ước đạt 5.033 tỷ đồng. Lũy kế tính đến cuối tháng 5/2024 ước thu được 37.101 tỷ đồng, tăng 7,9% so cùng kỳ, trong đó: Thu bằng biện pháp quản lý nợ là 34.550 tỷ đồng; Thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 2.551 tỷ đồng.Toàn quốc có 930.452 doanh nghiệp đang kinh doanh, tăng 7.857 doanh nghiệp (0,85%) so với thời điểm ngày 31/12/2023.Toàn quốc có 930.452 doanh nghiệp đang kinh doanh, tăng 7.857 doanh nghiệp (0,85%) so với thời điểm ngày 31/12/2023.Tính đến cuối tháng 5/2024, cơ quan thuế đã ban hành 7.326 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền thuế hoàn là 51.642 tỷ đồng, bằng 30,2% so với dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2024, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.Hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, chống gian lận hóa đơn điện tửThống kê từ khi triển khai đến hết 17/5/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn, trong đó 2,16 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,62 tỷ hóa đơn không mã.Tính đến hết ngày 17/5/2024, có 59.674 cơ sở kinh doanh đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tăng 47,9% so với cuối năm 2023, số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là hơn 415,3 triệu hóa đơn.Từ khi triển khai dịch vụ đăng ký, nộp thuế điện tử qua ứng dụng Etax Mobile đến nay, đã có 1.132.081 lượt tải và cài đặt.Tổng cục Thuế tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, UBND để theo dõi sát sao, giám sát việc thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên cả nước; yêu cầu các Cục Thuế tăng cường thực hiện kiểm tra liên ngành, kiểm tra thuế và phối hợp với các cơ quan để đánh giá, nâng cao các giải pháp xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.Từ khi triển khai dịch vụ đăng ký, nộp thuế điện tử qua ứng dụng Etax Mobile đến nay, đã có 1.132.081 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng, số giao dịch qua ngân hàng thương mại là 1.752.407 giao dịch với tổng số tiền đã nộp thành công 4.143,6 tỷ đồng.Đã có 96 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký và được cấp mã số thuế qua Cổng thông tin điện tử, tăng 2 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký mới so với tháng trước. Lũy kế đến 15/5/2024, tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử là 4.029 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/tong-thu-ngan-sach-nha-nuoc-luy-ke-5-thang-dau-nam-uoc-dat-767415-ty-dong-post813491.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Tổng cục Thuế", "chính sách thuế", "thu ngân sách" ] }
VinFast ký hợp tác độc quyền để bán xe điện tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất
NDO -Ngày 27/5,VinFastcông bố ký thỏa thuận hợp tác độc quyền với đại lý Al Tayer Motors về việc phân phối xe điện tạiCác Tiểu vương quốc Arab Thống nhất(UAE).
Các cửa hàng đầu tiên của đại lý này sẽ khai trương ngay trong năm 2024 và bán các mẫu xe điện VinFast VF 6, VF 7, VF 8, và VF 9 khi các mẫu xe này ra mắt thị trường.Theo thỏa thuận, Al Tayer Motors sẽ trở thành đại lý độc quyền của VinFast tại Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Được thành lập vào năm 1983, Al Tayer Motors hiện là đại lý chính thức của nhiều thương hiệu ô tô lớn của Mỹ và châu Âu tại UAE.Với mạng lưới cửa hàng và trung tâm dịch vụ liên tục mở rộng cùng đội ngũ hơn 2.700 nhân viên chuyên nghiệp, Al Tayer Motors cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hoàn hảo nhất thông qua cơ sở hạ tầng hiện đại và các nền tảng kỹ thuật số tiên tiến, bao gồm thương mại điện tử và ứng dụng di động chuyên dụng.Thông qua việc thúc đẩy hợp tác với các đối tác hàng đầu tại Trung Đông, VinFast đang tích cực tham gia hiện thực hóa các giải pháp di chuyển xanh trong khu vực, đồng thời khẳng định cam kết của nhà sản xuất xe điện Việt Nam trong việc giúp xe điện trở nên dễ tiếp cận với tất cả mọi người.Ông Tạ Xuân Hiển, Tổng Giám đốc VinFast Trung Đông, chia sẻ: “Hợp tác với Al Tayer Motors là bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường toàn cầu của VinFast. Chúng tôi tin tưởng rằng đối tác uy tín và giàu kinh nghiệm này sẽ giúp VinFast mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng tại UAE. VinFast cam kết mang đến cho người tiêu dùng những lựa chọn xe điện di chuyển thông minh và thân thiện với môi trường, đồng thời đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững tại khu vực Trung Đông”.Ông Ashok Khanna, Giám đốc điều hành Al Tayer Motors, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi trở thành đối tác đại lý độc quyền của VinFast tại UAE. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác giữa Al Tayer Motors và VinFast sẽ mang đến cho khách hàng tại UAE những trải nghiệm tuyệt vời nhất về xe điện. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng đội ngũ nhân viên tâm huyết và phương châm “Đặt khách hàng làm trọng tâm”, Al Tayer Motors cam kết cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và đạt tiêu chuẩn cao nhất của UAE và quốc tế”.Kể từ quý 4/2023, VinFast đã thay đổi chiến lược từ mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng sang mô hình hybrid bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng phân phối hiện có thông qua việc thiết lập mạng lưới đại lý trên toàn cầu. Dự kiến, doanh số bán hàng qua các đại lý sẽ góp phần đáng kể vào doanh số của VinFast trong nửa sau năm 2024.Bên cạnh các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canada và châu Âu, VinFast đang mạnh mẽ tiến ra những quốc gia trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines cùng khu vực Trung Đông và châu Phi.
https://nhandan.vn/vinfast-ky-hop-tac-doc-quyen-de-ban-xe-dien-tai-cac-tieu-vuong-quoc-arab-thong-nhat-post811374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "VinFast", "UAE", "Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất", "xe điện", "xe điện VinFast" ] }
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022
NDO -Nghị quyết của Quốc hội nhấn mạnh việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, không gây thất thoát, lãng phí.
Chiều 24/6, với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 94,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩnquyết toán ngân sách nhà nướcnăm 2022.Theo quyết nghị của Quốc hội, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2022 là 2.713.787 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2021, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.897.466 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023.Bội chi ngân sách nhà nước là 293.313 tỷ đồng, bằng 3,07% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.Việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêmVề lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành pháp luật về tài chính, ngân sách nhà nước.Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết trước khi đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Nhờ đó, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, lạm phát được kiểm soát; quản lý thu, chi ngân sách nhà nước được tăng cường, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán cao, tăng 28,8% so với dự toán, chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi đầu tư; các chỉ tiêu nợ công giảm tỷ trọng so với GDP và trong giới hạn cho phép; hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng lên.Bên cạnh kết quả đạt được, Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực hiện các quy định pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội về lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước.Thu, chi ngân sách nhà nước lập dự toán không sát thực tế; một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm, một số khoản chi sự nghiệp và giải ngân vốn đầu tư còn chậm; chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; còn nhiều khoản tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi.Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục lập, xét duyệt, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời gian quy định. Tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước chưa được khắc phục.Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, còn tồn đọng nhiều kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm. Tại một số cơ quan, đơn vị được kiểm toán còn nợ thuế, tính thiếu thuế phải nộp và chi không đúng quy định, sai mục đích sử dụng nguồn kinh phí.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngThực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nướcTheo Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý thu, chi ngân sách nhà nước thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước.Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 được Quốc hội thông qua với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lập, chấp hành dự toán; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 chậm so với thời gian quy định.Chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước sát đúng thực tế. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm phù hợp với yêu cầu và khả năng thực hiện để huy động, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước.Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục tăng cường, có các giải pháp quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu ngân sách nhà nước gắn với điều hành và xây dựng kế hoạch huy động vốn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và vay, trả nợ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước. Trong năm 2024, tiếp tục rà soát, hủy bỏ, thu hồi triệt để về ngân sách nhà nước các khoản chi ngân sách nhà nước, chi ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương năm 2023 và năm 2022 trở về trước quản lý, sử dụng không đúng quy định, đã hủy dự toán, không có nhu cầu sử dụng hoặc hết thời gian giải ngân để giảm bội chi ngân sách trung ương.Đồng thời, không chuyển nguồn sang năm 2024 các khoản chi ngân sách nhà nước, chi ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương quản lý, sử dụng không đúng quy định, đã hủy dự toán, không có nhu cầu sử dụng hoặc hết thời gian giải ngân, phải thu hồi về ngân sách trung ương.Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô; quản lý chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn vay bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách nhà nước; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước.Cùng với đó, đẩy mạnhthực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, không gây thất thoát, lãng phí.
https://nhandan.vn/quoc-hoi-phe-chuan-quyet-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2022-post815822.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "quyết toán ngân sách nhà nước 2022", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội", "kiểm toán", "thu cân đối ngân sách", "chi cân đối ngân sách", "bội chi" ] }
Đấu thầu bán thành công 12.300 lượng vàng SJC
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo kết quả tổng hợpđấu thầu vàngmiếng ngày 16/5. Theo đó, có 11 thành viên trúng thầu, tổng khối lượng 123 lô (tương đương 12.300 lượng vàng). Giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng, giá trúng thấp nhất 88,89 triệu đồng/lượng.Như vậy, đây là phiên đấu thầu vàng thành công lần thứ 4 trong tổng số 7 lầnNgân hàng Nhà nướcViệt Nam chào thầu, cũng là phiên có khối lượng trúng thầu cao nhất. Tính chung 4 phiên, lượng vàng trúng thầu đã lên tới 27.200 lượng vàng.Sau khi phiên đấu thầu vàng miếng thành công, giá vàng miếng SJC trên thị trường đã được điều chỉnh. Hiện, giá thương hiệu vàng này đang được Công ty SJC niêm yết tại mức 87,5-90 triệu đồng/lượng, giảm 200 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên hôm trước và giảm 400 nghìn đồng/lượng so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch. Cùng thời điểm, vàng thế giới đã tăng mạnh và đang giao dịch ở mức cao, quanh mức 2.390 USD/ounce.Trước đó, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Thực tế, tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do lo ngại rủi ro biến động giá và không có lượng khách hàng đến mua vàng miếng SJC như tại Công ty SJC.Khi mua được vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty đã thực hiện bán ngay ra thị trường.Chủ đề: Ổn định và phát triển thị trường vàng an toàn, lành mạnh, hiệu quảNgân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các Bộ phối hợp quản lý thị trường vàngNgân hàng Nhà nước Việt Nam có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường vàngĐấu thầu bán thành công 12.300 lượng vàng SJC
https://nhandan.vn/post-809595.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "đấu thầu vàng", "giá vàng", "Công ty SJC" ] }
Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng
NDO -Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.Thông báo nêu rõ, ngày 14/5/2024, tại Trụ sở Chính phủ,Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họpvới tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.Tham dự cuộc họp có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Tư pháp; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; đại diện các Bộ, cơ quan: Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ; đại diện lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC.Sau khi nghe báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới tại Báo cáo số 146/BC-NHNN ngày 14/5/2024 và ý kiến các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái kết luận như sau:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng cả trước mắt và lâu dài theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ tại các Nghị quyết, Công điện, Chỉ thị và các văn bản có liên quan, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, hiệu quả, lành mạnh, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, không để vàng hóa nền kinh tế và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Điều 18 Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (trong đó đã quy định rõ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định phương án can thiệp cụ thể bao gồm: thời điểm, khối lượng, giá vàng, hình thức can thiệp…) và các quy định pháp luật có liên quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan khẩn trương thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:Chủ động triển khai ngay các công cụ, giải pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng phù hợp, kịp thời và hiệu quả hơn nữa, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch cao, bất hợp lý giữa giá vàng trong nước và thế giới, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn, đúng quy định pháp luật; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền các vấn đề vượt thẩm quyền phát sinh.Khẩn trương hoàn thiện ban hành kế hoạch thanh tra, chậm nhất ngày 17 tháng 5 năm 2024 phải công bố quyết định thanh tra theo quy định để thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối, mua và bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường, không để chậm trễ hơn nữa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra trong tháng 5 năm 2024.Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan để thực hiện hiệu quả công tác thông tin truyền thông, kịp thời cung cấp các thông tin chính thức, chính thống về điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và hoạt động của thị trường vàng để ổn định tâm lý người dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan, các đối tượng chịu tác động trực tiếp theo quy định, tham vấn ý kiến các chuyên gia, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đánh giá tác động và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường vàng và bảo đảm các mục tiêu phát triển thị trường vàng theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật có liên quan.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử theo từng lần trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng tại các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vàng, hoàn thành chậm nhất trong quý II năm 2024; có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.Các Bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan quyết liệt chỉ đạo các đơn vị chức năng, lực lượng biên phòng, thuế, hải quan, quản lý thị trường… tăng cường thực hiện ngay các biện pháp kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao để bình ổn thị trường vàng, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng được tổ chức, hoạt động theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng và pháp luật có liên quan, chủ động thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
https://nhandan.vn/ket-luan-cua-pho-thu-tuong-le-minh-khai-tai-cuoc-hop-ve-cac-giai-phap-quan-ly-thi-truong-vang-post809511.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái", "thị trường vàng" ] }
[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình
NDO -Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bốQuy hoạch tỉnh Ninh Bìnhthời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư.Chương trình biểu diễn nghệ thuật mở đầu tại Hội nghị.Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Ninh Bình Đoàn Minh Huấn phát biểu.Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc phát biểu tại Hội nghị.Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Ninh Bình.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thành Công phát biểu tại Hội nghị.Doanh nhân Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường phát biểu tại Hội nghị.Quang cảnh Hội nghị.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghị.
https://nhandan.vn/anh-thu-tuong-pham-minh-chinh-du-hoi-nghi-cong-bo-quy-hoach-tinh-ninh-binh-post811506.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Thủ tướng", "Phạm Minh Chính", "Quy hoạch", "tỉnh Ninh Bình" ] }