title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
Đấu thầu thành công 7.900 lượng vàng miếng SJC
NDO -Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lần thứ 8, ngày 21/5, ghi nhận 9 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 7.900 lượng; giá trúng thầu là 89,42 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo về kết quả đấu thầu vàng miếng phiên hôm nay (21/5). Theo đó, số lượng thành viên trúng thầu là 9 thành viên, tổng khối lượng trúng thầu là 79 lô, tương đương 7.900 lượng vàng.Giá trúng thầu cao nhất là 89,42 triệu đồng/lượng; giá trúng thầu thấp nhất là 89,42 triệu đồng/lượng.Như vậy, đây là phiên đấu thầu vàng thành công lần thứ 5 trong tổng số 8 lần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chào thầu. Trongphiên trước đó, ngày 16/5, khối lượng trúng thầu cao nhất lên tới 123 lô, tương đương 12.300 lượng vàng.Tính chung từ ngày 19/4 đến nay, lượng vàng trúng thầu đã lên tới 35.100 lượng vàng. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, lượng vàng được mua từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau đó đã được doanh nghiệp bán ngay ra thị trường.Sau chuỗi phiên đấu thầu vàng thành công liên tiếp với khối lượng trúng thầu tăng mạnh, vàng miếng SJC đã phần nào thu hẹp chênh lệch với giá thế giới. Hiện giá vàng SJC tại Công ty SJC đang được niêm yết giá mua vào-bán ra ở mức 88,50-90,50 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên giao dịch hôm trước. So với thế giới, vàng SJC đang cao hơn khoảng 15,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn so với mức 19 triệu đồng/lượng vào khoảng 10 ngày trước đây.Cũng theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để ổn định thị trường vàng trong nước, bên cạnh việc tăng nguồn cung cho thị trường thông qua các phiên đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan này đã chủ động có văn bản gửi các Bộ: Công an, Công thương,Tài chínhđể triển khai thực hiện công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát,… theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách găm hàng đẩy giá của các tổ chức, cá nhân liên quan gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng.Đáng chú ý, mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.Tin liên quanThanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng
https://nhandan.vn/dau-thau-thanh-cong-7900-luong-vang-mieng-sjc-post810411.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "đấu thầu vàng", "giá vàng", "thị trường vàng", "vàng SJC" ] }
HCMC Foodex 2024 thu hút 400 doanh nghiệp, hiệp hội trong nước và quốc tế tham dự
NDO -Ngày 16/4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo công bố chương trình Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2024 (HCMC Foodex2024).
Với chủ đề “Kết nối giá trị cùng phát triển”, triển lãm dự kiến sẽ thu hút gần 400 doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế tham dự, kết nối giao thương B2B (Business to Business).Trong đó, có 3 phiên kết nối chính: doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm với các đơn vị phân phối, siêu thị hiện đại; doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm với các kênh thương mại điện tử; doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm với các nhà mua hàng (buyers) quốc tế.Tại HCMC Foodex 2024, có khoảng 500 gian hàng được trưng bày trong không gian triển lãm có diện tích khoảng 8.000m2, góp phần giới thiệu tổng thể sự phát triển năng động của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, quảng bá các sản phẩm có chất lượng và doanh nghiệp có thương hiệu uy tín trong ngành lương thực thực phẩm, thúc đẩy các cơ hội hợp tác kinh doanh và thu hút nguồn lực đầu tư hiệu quả.Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, HCMC Foodex 2024 hướng tới kết nối đa nền tảng giá trị trong và ngoài nước giữa doanh nghiệp-cơ quan-tổ chức-công chúng, thu hút các nguồn lực đầu tư, quảng bá hình ảnh ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến Việt Nam, tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy ngành lương thực thực phẩm phát triển nhanh và bền vững.Đây là sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế uy tín, tiêu biểu và được thiết kế tổ chức thường niên tại Thành phố Hồ Chí Minh, là điểm đến lý tưởng cho các địa phương, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành lương thực thực phẩm, các đơn vị liên quan để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiêu dùng trong nước và quốc tế.Quang cảnh buổi họp báo.Đồng thời, cũng là sự kiện triển lãm được tổ chức với hình thức kết hợp giới thiệu các sản phẩm có thương hiệu uy tín, chất lượng tốt vàđáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩukết hợp với chương trình trình diễn văn hóa ẩm thực trong nước và quốc tế.Qua đó, triển lãm không chỉ thu hút sự tham dự đông đảo của khách hàng quan tâm, mà còn góp phần tích cực giúp ngành lương thực thực phẩm phát triển bền vững trong tương lai.Ngành lương thực thực phẩm là một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển củaThành phố Hồ Chí Minh, chiếm 14-15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp từ 14-15% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố.Trong khuôn khổ triển lãm, còn diễn ra các hội thảo, tọa đàm, cuộc thi nấu ăn, trình diễn ẩm thực…HCMC Foodex 2024 diễn ra từ ngày 15-18/5 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn-SECC, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện kỳ vọng thu hút 18.000 lượt khách đến làm việc và tham quan.
https://nhandan.vn/hcmc-foodex-2024-thu-hut-400-doanh-nghiep-hiep-hoi-trong-nuoc-va-quoc-te-tham-du-post804944.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "HCMC FOODEX 2024", "Thành phố Hồ Chí Minh", "ngành lương thực thực phẩm", "Triển lãm quốc tế" ] }
Tài chính xanh là tiền đề cho phát triển bền vững ở Việt Nam
NDO -Để thúc đẩy hành trình xanh hóa nền kinh tế, tài chính xanh là một phương thức đặc biệt mà các quốc gia trên thế giới đều coi trọng. Tại Việt Nam, tài chính xanh là hướng đi cần thiết trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và đã đạt được những kết quả quan trọng ban đầu.
Tài chính xanhlà thuật ngữ ra đời gắn với sự phát triển của xu hướng xanh hóa nền kinh tế trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP, 2016), tài chính xanh liên quan đến việc đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các định chế tài chính hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia.Theo Chowdhury và cộng sự (2013), tài chính xanh là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa. Volz (2018) thì cho rằng, hệ thống tài chính cho phát triển kinh tế xanh bao gồm các trụ cột chính: sản phẩm tài chính xanh, các định chế tài chính xanh, thị trường tài chính xanh.Đây cũng chính là căn cứ, khung tài chính được khuyến nghị để các quốc gia xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp huy động nguồn tài chính cho mục tiêu phát triển kinh tế xanh.Kinh nghiệm phát triển hệ thống tài chính xanh trên thế giới được chia thành hai nhóm chính: (i) Nhóm phát triển hệ thống tài chính xanh lấy Chính phủ, định chế tài chính lớn làm trọng tâm và (ii) Nhóm phát triển hệ thống tài chính xanh lấy tổ chức tài chính vi mô làm trọng tâm.Cần hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luậtTại Việt Nam, khung pháp lý thúc đẩy phát triển tài chính xanh bắt đầu được hình thành khi Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt với 03 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: (i) Giảm phát thải khí nhà kính; (ii) Xanh hóa sản xuất và (iii) Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Tiếp đó Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 phê duyệt về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó, xác định tăng trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới của Việt Nam.Đáng chú ý, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.Trong đó, giải pháp về tài chính đóng vai trò quan trọng nhằm tạo ra nguồn lực cả trực tiếp và gián tiếp để các cấp, các ngành, các đối tượng liên quan có điều kiện triển khai được các nhiệm vụ. Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 với 4 chủ đề chính là (i) Xây dựng thể chế và kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; (ii) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (iii) Thực hiện xanh hóa sản xuất; (iv) Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ….Trên cơ sở đó, hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về tài chính xanh từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế như Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương xanh.Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về lộ trình phát triển thị trường cacbon, về tín dụng xanh (Điều 149) và trái phiếu xanh (Điều 150). Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định về các danh mục dự án được cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh…Đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần, gồm: thị trường tín dụng xanh; thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh.Việc phát triển các trung gian tài chính xanh, ngân hàng xanh đã có những bước tiến đáng kể, điển hình là việc ban hành Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (Đề án 1604).Đã có 19 tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 tổ chức tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình hoạt động tín dụng xanh, 10 tổ chức xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng cho tín dụng xanh, 17 tổ chức sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế[1].Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật về tài chính xanh của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Các quy định cụ thể về triển khai, vận hành thị trường vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa được ban hành, điển hình như chính sách đối với trái phiếu xanh mới vẫn đang ở mức thử nghiệm.Đối với cổ phiếu xanh, chưa có khung chính sách phát triển thị trường cũng như các quy định về các sản phẩm (quy cách, điều kiện phát hành…), thị trường mới đang ở trong giai đoạn tạo lập.Đặc biệt, hệ thống thông tin, tuyên truyền và sự hiểu biết về cổ phiếu xanh, trái phiếu xanh còn nhiều hạn chế.Tính đến nay, Việt Nam Việt Nam chưa có dòng ngân sách riêng cho ứng phó với biến đổi khí hậu mà được hòa chung với ngân sách về môi trường.Trong việc triển khai tín dụng xanh, thách thức hiện hữu nhất là rào cản về lượng vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài, hiệu quả tài chính chưa cao, các dự án đầu tư xanh luôn tiềm ẩn rủi ro,... dẫn đến khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện quy trình lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát hoạt động tín dụng xanh.Như vậy, có thể thấy, phát triển tài chính xanh ở Việt Nam là hướng đi đúng đắn, cần thiết trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh.Song cũng như các quốc gia đang phát triển khác, lộ trình này còn nhiều thách thức, trong đó trọng tâm là những vấn đề về: i) nhận thức về tài chính xanh còn hạn chế; ii) chính sách, luật pháp còn thiếu hoặc chưa hỗ trợ hiệu quả việc phát triển tài chính xanh; iii) các sản phẩm tài chính xanh chưa được phong phú; iv) nguồn tài chính hỗ trợ cho các dự án xanh, sản phẩm xanh còn hạn chế.Xu hướng tất yếuCần khẳng định rằng phát triển thị trường tài chính xanh là một xu hướng tất yếu để Việt Nam phát triển xanh và đạt được các mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26.Để tài chính xanh trở thành hiện thực và có ý nghĩa thiết thực trong chiến lược xanh hóa nền kinh tế Việt Nam:Nhà nước cần có trách nhiệm dẫn dắt thực hiện xanh hóa hệ thống tài chính, tạo lập hành lang pháp lý công bằng và có hiệu lực; xây dựng, công bố lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở Việt Nam từ nay đến năm 2050, trong đó xác định những ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển theo hướng kinh tế xanh; Tiếp tục hoàn thiện khung chính sách tài chính cho phát triển thị trường tài chính xanh và các sản phẩm tài chính xanh, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, tài chính xanh, v.v..Các định chế tài chính ngân hàng, cần chủ động trong xây dựng và phát triển các dịch vụ ngân hàng xanh, hướng tới, hình thành các ngân hàng xanh tại Việt Nam. Các định chế tài chính phi ngân hàng cần xây dựng kế hoạch và chiến lược về tài chính xanh cũng như các chiến lược quản trị rủi ro về môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh; nâng cao nhận thức cho đội ngũ về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh.------------------------------[1] Dương Bích Tuyền (2022), Một số vấn đề về phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển Trường Đại học Nam Cần Thơ, số 18 (2022)
https://nhandan.vn/tai-chinh-xanh-la-tien-de-cho-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-post809366.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Quyết định số 403/QĐ-TTg", "Nghị quyết số 08/NQ-CP", "Nghị định số 95/2018/NĐ-CP", "Tài chính xanh", "Tín chỉ Carbon", "Triển khai tại Việt Nam" ] }
50 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 13 đến 17/5
NDO -Các ngày trong tuần từ 13 đến 17/5, có 50 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM.
* Ngày 10/6/2024, CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 6,100 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (HOSE: CAV) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 4.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Cấp nước Bến Thành (HNX: BTW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.350 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNX: TET) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNX: TET) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 6/6/2024, CTCP Sơn Á Đông (HOSE: ADP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 950 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Xuất nhập khẩu Lương thực Thực phẩm Hà Nội (UPCoM: FHN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 6/6/2024, CTCP Xăng dầu Dầu khí Phú Yên (HNX: PPY) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 4/6/2024, CTCP 715 (UPCoM: BMN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* CTCP - Tổng công ty nước-môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:14 (người sở hữu 100 CP được nhận 14 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 4/6/2024, CTCP Dịch vụ và Xây dựng Cấp nước Đồng Nai (UPCoM: DVW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Dệt may 7 (UPCoM: DM7) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 711 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP May Bình Minh (UPCoM: BMG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:17 (người sở hữu 100 CP được nhận 17 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 100:47,6767, giá 10.000 đồng/CP (1 CP là 1 quyền, 100 quyền được mua 47,6767 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 20/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Cấp nước Nam Định (UPCoM: NDW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Đầu tư Nhãn hiệu Việt (HOSE: ABR) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Đảm bảo Giao thông Đường thủy Hải Phòng (UPCoM: DDH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Thủy điện Sê San 4A (HOSE: S4A) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 3/6/2024, CTCP Giám định - Vinacomin (UPCoM: VQC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex (UPCoM: PEQ) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Môi trường Đô thị Hà Đông (UPCoM: MTH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 29/5/2024, CTCP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng (HNX: BED) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2,.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Bao bì và In nông nghiệp (HNX: INN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Bệnh viện tim Tâm Đức (UPCoM: TTD) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: NAV) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 17/5/2024.* Ngày 6/6/2024, CTCP Chứng khoán FPT (HOSE: FTS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* CTCP Chứng khoán FPT (HOSE: FTS) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 10:4 (người sở hữu 10 CP được nhận 4 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Ánh Dương Việt Nam (HOSE: VNS) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Than Đèo Nai - Vinacomin (HNX: TDN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Phân lân Ninh Bình (HNX: NFC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Merufa (UPCoM: MRF) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 650 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Địa chất Việt Bắc - TKV (UPCoM: VBG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 24/5/2024, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 3/6/2024, Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 3 (HOSE: FUCTVGF3) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 3/6/2024, Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Thiên Việt 4 (HOSE: FUCTVGF4) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 16/5/2024.* Ngày 24/5/2024, CTCP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (UPCoM: HEP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.039 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Sản xuất và Kinh doanh Vật tư Thiết bị - VVMI (UPCoM: TB8) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 28/5/2024, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HOSE: PLX) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 30/5/2024, CTCP Thanh Hoa - Sông Đà (HNX: THS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 22/5/2024, CTCP Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin (HNX: CLM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 3.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 5/6/2024, CTCP Đồ hộp Hạ Long (HNX: CAN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 22/5/2024, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 11/6/2024, CTCP Than Cọc Sáu - Vinacomin (HNX: TC6) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 29/5/2024, CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 15/5/2024.* Ngày 21/5/2024, CTCP Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.* Ngày 28/5/2024, CTCP Dược Đồng Nai (UPCoM: DPP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.* Ngày 27/5/2024, CTCP In Hàng không (UPCoM: IHK) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.250 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.* Ngày 4/6/2024, CTCP Bến bãi vận tải Sài Gòn (UPCoM: TPS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.* Ngày 31/5/2024, CTCP Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (UPCoM: CAB) trả cổ tức năm 2022 bằng tiền, 326 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 13/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 14/5/2024.
https://nhandan.vn/50-doanh-nghiep-chot-tra-co-tuc-tuan-tu-ngay-13-den-175-post808984.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "tuần từ 13 đến 17/5", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Giá ca-cao lao dốc, đường và cà-phê điều chỉnh giảm mạnh
NDO -Giá ca-cao thiết lập kỷ lục mới về biên độ biến động trong ngày của thị trường hàng hóa, khi đóng cửa ngày 13/5 lao dốc 19,4%, về mức thấp nhất gần 2 tháng.
Những cơn mưa đầu mùa tại Tây Phi giúp giải tỏa áp lực về mặt tâm lý trên thị trường, đồng thời cải thiện phần nào điều kiện sản xuấtca-cao, sau thời gian dài đối diện với tình trạng khô nóng.Tuy vậy, phần lớn các thông tin cơ bản trên thị trường tiếp tục cho thấy sự lo ngại nguồn cung. Mưa xuất hiện nhưng lượng mưa tại các vườn ca-cao tại Bờ Biển Ngà vẫn ở mức thấp, chưa thể bảo đảm hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi. Nhiều nông dân lo ngại, tình trạng thiếu nước kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sản lượng vụ giữa (từ tháng 4 đến hết tháng 9). Tính từ đầu vụ 2023-2024 (tháng 10/2023) đến ngày 12/5/2024, lượng ca-cao được vận chuyển đến các cảng của Bờ Biển Ngà chỉ ở mức 1,406 triệu tấn, giảm mạnh 29,3% so cùng kỳ vụ trước.Ngoài ra, ngân hàng Rabobank dự kiến, cung-cầu ca-cao toàn cầu sẽ tiếp tục thâm hụt trong vụ 2024-2025. Trong vụ hiện tại, ngân hàng ước tính, sản lượng toàn cầu nhỏ hơn lượng tiêu thụ 360.000 tấn ca-cao.Cùng chung xu hướng,giá đường11 giảm ngày thứ 4 liên tiếp, về mức thấp nhất 1 năm rưỡi. Triển vọng nguồn cung tích cực tại các quốc gia sản xuất hàng đầu tạo áp lực lớn lên giá. Bộ nông nghiệp Trung Quốc dự báo sản lượng đường tăng 10,55% trong niên vụ 2024-2025, lên 11 triệu tấn, do diện tích trồng tăng. Ngoài ra, Tập đoàn ngành đường UNICA dự sản lượng đường tại Trung Nam, vùng sản xuất chính của Brazil trong nửa cuối tháng 4 tăng ​​khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.Trước đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng đường vụ 2024-2025 của Thái Lan khoảng 10,24 triệu tấn, tăng 16,4% so mức 8,8 triệu tấn trong vụ 2023-2024.Trong một diễn biến khác,giá Arabicađảo chiều giảm mạnh đầu tuần khi thị trường đón nhận thêm thông tin nguồn cung mở rộng. Tồn kho cà-phê Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE US kết phiên 10/3 tăng thêm 12.255 bao loại 60kg, lên 711.871 bao. Đây cũng là mức cà-phê lưu trữ cao nhất trong hơn 1 năm nay.Hiệp hội những người trồng cà-phê Colombia cho biết, sản lượng cà-phê tháng 4 tại quốc gia này tăng vọt 31% so cùng kỳ năm trước, lên 742.000 tấn. Tương tự, xuất khẩu tăng 8%, lên 780.000 tấn.Bên cạnh đó, thống kê sơ bộ từ Hiệp hội những nhà xuất khẩu cà-phê Brazil (CECAFE), tháng 4 xuất đi khoảng 4,6 triệu bao cà-phê, với 3,5 triệu bao Arabica dạng hạt, tăng 27% so cùng kỳ tháng trước.
https://nhandan.vn/gia-ca-cao-lao-doc-duong-va-ca-phe-dieu-chinh-giam-manh-post809225.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "giá ca-cao", "giá đường", "giá cà-phê", "giá Arabica" ] }
Năm 2024, Vietnam Airlines đặt mục tiêu cân đối thu chi
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2023 đạt 93.265 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước gần 30% và tiệm cận mức đỉnh năm 2019.
Tại đại hội cổ đông diễn ra ngày 21/6/2024, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, giai đoạn khó khăn nhất của ngành hàng không đã qua, triển vọng kinh doanh của Tổng công ty được đánh giá tích cực hơn trong thời gian tới.Năm 2023, Vietnam Airlines Group đã vận chuyển hơn 24,1 triệu lượt hành khách và 230.000 tấn hàng hóa, tăng lần lượt 16,4% và 5,8% so cùng kỳ. Kết quả khai thác khả quan giúp Vietnam Airlines đạt 93.265 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, cao hơn cùng kỳ năm 2022 gần 30% và tiệm cận mức đỉnh năm 2019. Mức lỗ hợp nhất trước thuế giảm 5.583 tỷ đồng, giảm một nửa so năm 2022.Để đạt được những kết quả trên, Vietnam Airlines đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp tự thân, bám sát diễn biến thị trường. Đến nay, hãng đã khôi phục mạng đường bay quốc tế tương đương 90% so năm 2019, mở thêm cácđường baymới như Hà Nội/Thành phố Hồ Chí Minh-Mumbai, Hà Nội-Melbourne, Thành phố Hồ Chí Minh-Perth.Mạng đường bay nội địa tiếp tục khai thác với số lượng đường bay đã phục hồi tương đương với giai đoạn trước đại dịch Covid-19.Bên cạnh đó, Vietnam Airlines chú trọng quản trị chi phí, triệt để tiết kiệm. Ngoài việc giảm chi phí theo quy mô sản lượng, Tổng công ty đã triển khai tiết kiệm chi phí, đàm phán giảm giá, giãn hoãn thanh toán... giúp cắt giảm được chi phí với số tiền ước tính đạt hơn 3.200 tỷ đồng; chủ động tái cơ cấu các khoản nợ vay, sử dụng linh hoạt nguồn vốn vay ngắn hạn.Với đặc thù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, Vietnam Airlines đã đẩy mạnh chiến lược nâng tầm dịch vụ, gia tăng ứng dụng các công nghệ, phần mềm mới vào nhiều quy trình công việc, điểm chạm dịch vụ.Các giải pháp này không chỉ giúp hãng thúc đẩy năng suất lao động mà còn nâng cao sự hài lòng của hành khách. Nhờ đó, năm 2023, chỉ số hài lòng khách hàng (CSI) tăng trưởng vượt mục tiêu với CSI nội địa đạt 4,17 điểm, CSI quốc tế đạt 4,0 điểm.Báo cáo hội nghị về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024, ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết dự báothị trường hàng khôngnội địa tăng trưởng 6%-8%, hãng tập trung chuẩn bị đầu tư dự án tàu bay thân hẹp, dự án chuyển đổi cấu hình các tàu bay A321ceo để nâng cao hiệu quả khai thác, đáp ứng nhu cầu của thị trường và phát triển trên cơ sở phù hợp với định hướng tái cơ cấu đội tàu bay.Về dịch vụ, hãng định hướng tiêu chuẩn 5 sao, mở rộng chương trình “Nâng tầm dịch vụ” truyền cảm hứng và thúc đẩy sáng kiến. Đồng thời, hãng thiết kế các trải nghiệm xuất sắc theo đường bay trọng điểm, cải tiến quy trình công việc, ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý và trải nghiệm khách hàng.Vietnam Airlines cũng đặt mục tiêu tiếp tục triển khai tái cơ cấu nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững; tập trung hoàn thành thoái vốn tại một số công ty thành viên và trình cấp thẩm quyền về phương án gia hạn trả nợ khoản vay tái cấp vốn; đồng thời, đẩy mạnh công tác tái cơ cấu tổ chức, giảm tầng nấc trung gian, đầu tư công nghệ và chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn lực.Trên cơ sở dự báo môi trường kinh doanh, Vietnam Airlines đã xây dựng các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2024. Trong đó, đặc biệt chú trọng triển khai Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp với mục tiêu giảm lỗ còn lại, tiến tới cân đối được thu chi trong năm 2024.
https://nhandan.vn/nam-2024-vietnam-airlines-dat-muc-tieu-can-doi-thu-chi-post815445.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Vietnam Airlines", "hàng không", "đội tàu bay", "mở đường bay", "đại hội cổ đông 2024" ] }
Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng
NDO -Ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền; thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ; về kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế.Nội dung Quyết định cũng nêu rõ, thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.Đoàn thanh tra có sự tham gia của đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương. Thời gian thanh tra 45 ngày. Đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra theo đúng quy định của Luật thanh tra và các qui định có liên quan.Tin liên quanTăng cường thanh tra, giám sát thị trường vàng, xử lý nghiêm các sai phạmTheo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai giải pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các phiên đấu thầu bán vàng miếng nhằm tăng cung trên thị trường.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến việc đấu thầu, kết quảđấu thầu vàngmiếng trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC với tổng khối lượng trúng thầu 27.200 lượng (tương đương khoảng 1,02 tấn).Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng vào các ngày 21/5 và 23/5. Khối lượng vàng đặt thầu tối thiểu ở mức 500 lượng và tối đa 4.000 lượng. Khối lượng vàng đấu thầu vẫn ở mức 16.800 lượng.“Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan hữu quan tiếp tục triển khai các giải pháp tổng thể và toàn diện theo quy định với mục tiêu xử lý dứt điểm tình trạng chênh lệch ở mức cao giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế. Người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro”, đại diện lãnh đạo Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/thanh-tra-viec-chap-hanh-chinh-sach-phap-luat-trong-hoat-dong-kinh-doanh-vang-post809898.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "thị trường vàng", "giá vàng", "thanh tra", "giám sát", "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "kinh doanh vàng" ] }
Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 tại một số sân bay lớn dịp lễ 30/4
NDO -Ngày 21/4, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã ban hành quyết định áp dụng biện phápkiểm soát an ninh hàng khôngtăng cường cấp độ 1 từ ngày 29/4 đến hết ngày 3/5 tại các cảng hàng không, sân bay gồm Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cam Ranh và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại khu vực các cảng hàng không.
Đối với các cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không khác, Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu thực hiện tăng cường bảo đảm an ninh hàng không như cấp độ 1 nhưng không cần tăng cường quân số trực bổ sung 20%.Công tác soi chiếu tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.Các cảng vụ hàng không thông báo nội dung trên đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.“Trường hợp có vụ việc đột xuất xảy ra, các cảng vụ hàng không báo cáo ngay khi phát hiện vụ việc theo quy định tại Chỉ thị số 1035/CT-CHK ngày 20/3/2018 của Cục trưởng Hàng không Việt Nam về công tác thông tin, báo cáo hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không.Trường hợp cần xác minh, làm rõ vụ việc (nếu có), Phòng An ninh hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) trực tiếp liên hệ các cơ quan, đơn vị”, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.“Có vụ việc đột xuất xảy ra, các cảng vụ hàng không phải báo cáo ngay khi phát hiện vụ việc theo quy định về công tác thông tin, báo cáo hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không. Trường hợp cần xác minh, làm rõ vụ việc (nếu có), Phòng An ninh hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) trực tiếp liên hệ các cơ quan, đơn vị”Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt ThắngTrước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành chỉ thị tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng không, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịpnghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5.Cục yêu cầu các hãng hàng không xây dựng kế hoạch tăng chuyến các ngày cao điểm, bố trí giờ bay đêm để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trên cơ sở phù hợp hạ tầng và bảo đảm an toàn bay; điều hành lịch bay, hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến, nhất là trong kỳ nghỉ lễ; thực hiện nghiêm việc niêm yết, công bố, công khai giá bán và mức giá vé theo quy định.Hãng bay chủ động phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời, liên tục cho các cảng hàng không, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các đơn vị phục vụ mặt đất để hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường hàng không thông suốt, không bị gián đoạn và bảo đảm an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ trong quá trình vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.Kiểm tra giấy tờ tùy thân tại nhà ga sân bay.Trong trường hợp có các chuyến bay bị chậm, hủy chuyến, hãng hàng không cần khẩn trương thông báo cho các cảng hàng không, sân bay và các đơn vị có liên quan để xem xét điều chỉnh kịp thời công tác phục vụ khai thác, tránh lãng phí các nguồn lực; luôn bố trí đại diện có thẩm quyền giải quyết thắc mắc, khiếu nại của hành khách.Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xây dựng phương án phục vụ, có kế hoạch tăng cường nhân lực, bảo đảm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện nhằm duy trì chất lượng dịch vụ và an ninh trật tự tại cảng hàng không, phục vụ tốt, an toàn các chuyến bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; bổ sung nhân viên an ninh hàng không, trang thiết bị trong khu vực cảng hàng không để thực hiện nhanh nhất công tác soi chiếu an ninh, trả hành lý cho hành khách, nhất là tại hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
https://nhandan.vn/ap-dung-kiem-soat-an-ninh-hang-khong-cap-do-1-tai-mot-so-san-bay-lon-dip-le-304-post748938.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Cục Hàng không Việt Nam", "an ninh hàng không", "cấp độ 1", "kiểm soát an ninh" ] }
[Ảnh] Toàn cảnh Hội thảo Hàng không-Du lịch “bắt tay” liên kết phát triển bền vững
NDO -Hội thảo nhằm phân tích thực trạng phát triển củangành hàng không, du lịchhiện nay, cùng thảo luận để thiết lập các sáng kiến hợp tác một cách thực chất, hiệu quả và kiến nghị Chính phủ những giải pháp mới. Từ đó góp phần đưa ngành hàng không, du lịch vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Giao thông vận tải phát biểu chào mừng hội thảo. Theo Bộ trưởng, Hội thảo là diễn đàn quan trọng để cơ quan quản lý, doanh nghiệp hàng không lữ hành, cá nhân, đơn vị quan tâm có thể chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến liên quan đến việc xây dựng và phát triển cầu nối giữa hàng không và du lịch, nâng cao hiệu quả kết nối giữa các ngành, phát huy kết quả đạt được, cùng nhau đồng hành, chia sẻ hướng tới phát triển bền vững, lâu dài.Đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Theo đồng chí, hiện nay, sự hợp tác giữa du lịch và hàng không chủ yếu là do Cục Du lịch quốc gia, các hãng hàng không, địa phương, công ty du lịch tự bắt tay liên kết. Việc hợp tác này còn quy mô nhỏ, mang tính sự vụ, chưa có cơ chế phối hợp, hợp tác ở quy mô lớn. Vậy nên, rất cần thiết xây dựng kế hoạch tổng thể, cấp quốc gia để có tác động dài lâu.Đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu chào mừng hội thảo. Theo Thứ trưởng, nhằm khẳng định mối quan hệ hợp tác tương quan, vững chắc giữa du lịch và hàng không, thúc đẩy thực chất và mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp hàng không, du lịch và đơn vị quản lý điểm đến, việc tổ chức hội thảo… có ý nghĩa quan trọng.Quang cảnh buổi hội thảo.Các đại biểu tham dự hội thảo.Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch và Phát triển Vietnam Airlines trình bày tham luận Cần cơ chế liên kết, hợp tác hàng không - du lịch ở quy mô quốc gia.Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontouristtrình bày tham luận Thay đổi tư duy chiến lược và các biện pháp đổi mới nhằm gia tăng hiệu quả hợp tác giữa hàng không và du lịch.Bà Lương Thị Hoàng Lan, Giám đốc Khối Du lịch Nghỉ dưỡng, Tập đoàn Sun Group trình bày tham luận Liên kết giữa địa phương - du lịch - hàng không để phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế từ góc nhìn doanh nghiệp du lịch.Các đại biểu đồng thuận với các tham luận được trình bày.Ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần hàng không Vietjet trình bày tham luận Cần những cái "bắt tay" lâu dài giữa doanh nghiệp hàng không - du lịch.Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam trình bày tham luận Sự hợp tác giữa hàng không - du lịch để giảm vé máy bay nội địa.Các bài trình bày sinh động, trực quan của các chuyên gia.Các đại biểu bước vào phiên thảo luận.Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Chuyên gia kinh tế, Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV điều phối phiên thảo luận.Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam phát biểu.Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo. Ông chia sẻ,giá vé máy bay thời gian qua chỉ là một phần câu chuyện và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến thúc đẩy ngành du lịch. Tuy nhiên sự liên kết giữa hai ngành hàng không và du lịch như “hai chiếc cánh của máy bay”, nếu không có sự phối hợp rõ ràng, bền vững, lâu dài thì rất khó để thúc đẩy ngành du lịch cũng như ngành hàng không.Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV phát biểu tại hội thảo.Tiến sĩ Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Bamboo Airways chia sẻ ý kiến tại hội thảo. Theo ông Nam,thay vì áp giá vé trần như hiện nay, cần phải dùng luật cạnh tranh để “trị” những hãng lạm dụng vị thế độc quyền; phải tạo động lực cho hãng hàng không đưa máy bay về, cung ứng cho thị trường nội địa. Khi có nhiều máy bay thì giá vé máy bay giảm nhiệt. Chúng ta phải tạo động lực cho ngành hàng không, mới hóa giải được nghịch lý giá vé máy bay tăng nhưng hàng không và công ty du lịch vẫn khó khăn.Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Công ty Flamingo Redtours chia sẻ bên lề hội thảo góc nhìn của doanh nghiệp lữ hành.Tiến sĩ Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Giao thông vận tải trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo.Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Bamboo Airways trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo.Tại hội thảo cũng đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát động du lịch nội địa trong mùa cao điểm. Theo đó, Vietnam Airlines đã xây dựng cơ chế hợp tác với ngành du lịch địa phương nhằm tạo ra sản phẩm hướng tới khách du lịch nội địa ngay trong cao điểm hè này.Hãng đã đề xuất tới các tỉnh, thành phố kêu gọi, giới thiệu tới các công ty lữ hành-du lịch, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, điểm tham quan,… trên địa bàn mình cùng tham gia vào chiến dịch kích cầu các chuyến bay đêm. Đồng thời, công bố danh sách cơ sở cung ứng dịch vụ trên các phương tiện truyền thông để khách hàng nhận biết và chủ động đặt dịch vụ. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa là 2 địa phương đầu tiên đồng hành trong chiến dịch này của Vietnam Airlines.Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Du lịch - Hàng không Vietravel nhận định, đã đến lúc cần sự vào cuộc của Chính phủ, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thực sự giúp hàng không giảm chi phí. Hàng không có chi phí lớn, công nghệ cao những phần lõi chúng ta không có, toàn bộ các khâu từ check-in (vào) đến check-out (ra) đều phải trả tiền, phụ thuộc hầu hết vào biến động của thị trường, như vậy không khác gì bay gia công.
https://nhandan.vn/anh-toan-canh-hoi-thao-hang-khong-du-lich-bat-tay-lien-ket-phat-trien-ben-vung-post813965.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Hàng không", "Vé máy bay", "Du lịch", "Hàng không-Du lịch", "Liên kết hàng không-du lịch" ] }
Giảm tiếp 500 đồng, giá xăng E5RON92 về sát mốc 22 nghìn/lít
NDO -Giá xănggiảm 400-500 đồng/lít kể từ 15 giờ ngày hôm nay 16/5. Đây là thông tin điều hành giá xăng dầu theo định kỳ vừa được Liên bộ Công thương-Tài chính công bố.
Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàngxăng dầutiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:Xăng E5RON92: không cao hơn 22.115 đồng/lít (giảm 508 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.020 đồng/lít;Xăng RON95-III: không cao hơn 23.135 đồng/lít (giảm 409 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 19.873 đồng/lít (tăng 26 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu hỏa: không cao hơn 19.908 đồng/lít (tăng 207 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.418 đồng/kg (giảm 85 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).Tại kỳ này, nhà điều hành quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ đối với mặt hàng giảm giá, không sớm hơn 15 giờ đối với mặt hàng tăng giá.
https://nhandan.vn/giam-tiep-500-dong-gia-xang-e5ron92-ve-sat-moc-22-nghinlit-post809607.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [] }
Giá gas tăng tháng thứ ba liên tiếp
NDO -Sáng 1/3, các doanh nghiệp kinh doanh gas tạiThành phố Hồ Chí Minhchính thức điều chỉnh giá bán các bình gas 12kg tăng thêm 2.000 đồng/bình.
Cụ thể, Công ty Cổ phầnkinh doanh gasLPG Việt Nam chi nhánh miền nam thông báo, từ ngày 1/3, giá bán PetroVietNam gas tăng 167 đồng/kg, tương đương tăng 2.000 đồng/bình 12kg và tăng thêm 7.500 đồng/bình 45kg so với tháng 2/2024.Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh (Gas City Petro) cho biết, giá gas của công ty tăng 2.000 đồng/bình 12 kg và 8.000 đồng/bình 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 481.000 đồng/bình 12kg và 2.002.500 đồng/bình 50kg.Tương tự, các bình gas 12kg thương hiệu Thủ Đức gas, Gia Đình gas và MT gas, Vina Pacific Petro… đều tăng giá 2.000 đồng/bình.Theo các công ty gas, nguyên nhân đợt điều chỉnh lần này do giá gas nhập khẩu thế giới tháng 3/2024 chốt ở mức 635 USD/tấn, không đổi so với tháng trước.Tuy nhiên, do tỷ giá USD ngày 29/2/2024 ở mức 24.820 đồng/USD, tăng so với tỷ giá đầu tháng 2/2024 nên các công ty điều chỉnh tăng theo.Đây là lầntăng giáthứ ba liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2024 với tổng mức tăng 13.000 đồng/bình 12kg.
https://nhandan.vn/post-798182.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "giá gas tăng", "gas nhập khẩu", "tỷ giá USD" ] }
Nắng nóng gay gắt ở cả 3 miền làm tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục.
Vào lúc 13 giờ 30 ngày 27/4, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 4.7670 MW. Sản lượng tiêu thụ toàn quốc ngày 26/4 đã lên tới 993 triệu kW giờ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làmtiêu thụ điệntoàn quốc tăng cao kỷ lục.Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, cả công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ điện ngày (A ngày) trên quy mô toàn quốc đã tăng cao với những con số đạt kỷ lục mới của hệ thống điện quốc gia, cụ thể như sau:Vào lúc 13 giờ 30 ngày 27/4, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 4.7670 MW. Sản lượng tiêu thụ toàn quốc ngày 26/4 đã lên tới 993 triệu kW giờ. Riêng đối với khu vực miền bắc, do đây mới chỉ là đợt nóng gay gắt đầu tiên diễn ra nên tiêu thụ điện miền bắc mặc dù tăng cao so với trước đó nhưng vẫn chưa tới mức đỉnh đã từng được ghi nhận trong quá khứ. Như vậy, tiêu thụ điện ở miền bắc khả năng cao còn tiếp tục tăng lên trong những đợt nóng sắp tới của mùa hè năm nay.Với việc kinh tế từng bước được phục hồi, đồng thời dự báo nền nhiệt độ tăng cao, nắng nóng xuất hiện sớm tại cả 3 miền nên nhu cầu điện tăng trưởng cao hơn so kế hoạch đầu năm. Vì vậy, EVN đã cập nhật tính toán Kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4,5,6,7) của năm 2024 và đã được Bộ Công thương phê duyệt điều chỉnh.Để chủ động trong việc bảo đảm cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền bắc trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024, EVN đã và đang thực hiện các nhóm giải pháp sau:Về các giải pháp về vận hành hệ thống điện: chỉ đạo lập phương thức, điều hành hệ thống điện và thị trường điện tối ưu; xây dựng các kịch bản cung ứng điện, cập nhật, các yếu tố về sản xuất điện, nhu cầu phụ tải, diễn biến thuỷ văn để chủ động lập, điều chỉnh kế hoạch vận hành hệ thống điện. Huy động tối ưu các nguồn điện, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền trung ra bắc và điều tiết giữ nước các hồ thủy điện ở mức nước cao để chuẩn bị cung ứng điện cho cả mùa khô năm 2024. Chỉ đạo các tổng công ty Phát điện và các nhà máy điện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Than Đông Bắc và chủ đầu tư các nguồn điện khác để bảo đảm cung ứng nhiên liệu cho sản xuất điện.Trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm, EVN đã phối hợp với PVGas để cung cấp khí LNG cho Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3 (đã được chuyển giao cho EVN) và đã vận hành từ 11/4/2024.Để đáp ứng yêu cầu cung ứng điện khu vực miền bắc, các tổng công ty điện lực có thể sẽ huy động thêm các nguồn diesel mượn của khách hàng để bổ sung nguồn điện cho Hệ thống điện quốc gia trong các tình huống khẩn cấp. Chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty Điện lực vận hành an toàn, tin cậy hệ thống lưới điện; chuẩn bị đủ vật tư thiết bị dự phòng. Chủ động phát hiện, khắc phục, ngăn ngừa sự cố, nâng cao độ tin cậy và giảm tổn thất điện năng; tăng cường giám sát và tuân thủ kỷ luật vận hành. Các tổng công ty điện lực chủ động theo dõi diễn biến, bám sát phát triển kinh tế xã hội địa phương, chịu trách nhiệm phân tích cơ cấu tỷ trọng thành phần phụ tải, dự báo nhu cầu điện để xây dựng kịch bản cung cấp điện mùa khô, kế hoạch cung cấp điện hàng tháng/quý. Đàm phán để tăng cường nhập khẩu điện từ các quốc gia lân cận, trong đó tiếp tục đàm phán với các đối tác tại Lào để tăng nhập khẩu điện về Việt Nam qua khu vực Nghệ An, Quảng Trị.Với giải pháp về đầu tư xây dựng, EVN quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đầu tư xây dựng các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tiến độ các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm, trong đó: Hoàn thành dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng vào cuối năm 2024, dự án Nhà máy Thủy điện Hoà Bình mở rộng (năm 2025), Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (năm 2026). Khởi công cuối năm 2024 các dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng, Thủy điện tích năng Bác Ái... Tập trung mọi nguồn lực để thi công Đường dây 500 kV mạch 3 (từ Quảng Trạch đến Phố Nối) với mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ và các công trình lưới điện đồng bộ nguồn điện và cấp điện cho các khu vực phụ tải lớn... Nỗ lực khẩn trương hoàn thành các công trình lưới điện để tăng cường nhập khẩu điện từ Lào (như dự án Đường dây 220kV Nậm Sum-Nông Cống và trạm cắt 220kV Đắk Oóc, Đường dây 500kV Monsoon-Thạnh Mỹ).Giải pháp về tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải: Tăng cường tuyên truyền quatiết kiệm điện, trong đó tập trung thực hiện các biện pháp tuyên truyền phù hợp đối với từng nhóm khách hàng sử dụng điện. Phối hợp chặt chẽ với các với ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, các cơ quan, công sở để thực hiện nghiêm và hiệu quả các chương trình, giải pháp tiết kiệm điện tối thiểu đạt mục tiêu theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.Để chung tay góp phần bảo đảm cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng năm 2024, EVN rất mong nhận được sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm tối (từ 19 giờ đến 23 giờ. Trong đó, đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ, chỉ bật điều hòa khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26-27 độ C trở lên và có thể sử dụng kết hợp với quạt; đồng thời chú ý không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm...
https://nhandan.vn/post-807134.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Tiêu thụ điện", "Đợt nóng", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "Mùa khô" ] }
Bệnh khảm lá sắn tiếp tục lan rộng ở Quảng Ngãi
NDO -Sắn là một trong những loại cây trồng quan trọng trên địa bàn tỉnhQuảng Ngãi, được trồng ở nhiều vùng, nhất là các vùng miền núi, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, những năm qua, diện tích và mức độ nhiễm bệnh virus khảm lá sắn ngày càng lan rộng, trong khi nguồn hom giống sắn sạch bệnh, kháng bệnh thiếu hụt trầm trọng, việc phòng trừ rất khó khăn khiến nông dân trồng sắn trong tỉnh bị thiệt hại nặng.
Diện tích, năng suất, sản lượng giảm dầnLà cây trồng có lợi thế, có khả năng chịu hạn, tương đối thích nghi trên chân đất nghèo dinh dưỡng, không chủ động nước tưới nên từ năm 2021 trở về trước, diện tích trồng sắn hàng năm trên địa bàn tỉnh luôn duy trì từ 16.460ha đến 17.785ha, năng suất bình quân từ 194-194,5 tạ/ha, sản lượng từ 311.416 tấn đến 348.550 tấn/năm.Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Quang Trung, do ảnh hưởng của bệnhkhảm lá sắn, từ năm 2022 đến nay, diện tích trồng, năng suất, sản lượng sắn ở Quảng Ngãi giảm dần, dao động từ 13.098ha đến 4.082ha/năm, năng suất bình quân từ 174,2-175,3 tạ/ha, sản lượng từ 229.581 tấn đến 245.323 tấn/năm.Đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 7.085 ha sắn bị nhiễm bệnh virus khảm lá, chiếm 64,7% diện tích sắn niên vụ 2023-2024.Đến niên vụ sắn 2023-2024, toàn tỉnh chỉ xuống giống hơn 10.946ha, cơ cấu chủ yếu là giống KM94 chiếm khoảng 80% diện tích, nhưng đến cuối tháng 3/2024 đã có hơn 7.085ha sắn bị nhiễm bệnh virus khảm lá (chiếm 64,7% diện tích). Trong đó, huyện miền núi Sơn Hà, địa phương cóvùng nguyên liệusắn lớn nhất tỉnh với diện tích là 5.800ha, đã có đến 5.500ha bị nhiễm bệnh khảm lá mức độ nặng; tiếp đến là huyện miền núi Ba Tơ có 300/400ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá mức độ nặng.Tin liên quanQuảng Bình khẩn trương phòng, chống bệnh khảm lá sắn“Bệnh virus khảm lá sắn gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất sắn của tỉnh Quảng Ngãi, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Kết quả đánh giá thực tế, trường hợp bệnh gây hại nặng từ giai đoạn cây con có khả năng gây mất trắng. Bệnh gây hại khi sắn giai đoạn hình thành và phát triển củ làm giảm năng suất từ 20-30%”, đồng chí Nguyễn Quang Trung chia sẻ.Loay hoay với bệnh khảm lá sắnTrước thực trạng bệnh virus khảm lá sắn ngày càng lây lan ra diện rộng, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá sắn cấp tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; đại diện các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện là thành viên để chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh.Ngoài việc ban hành kế hoạch về phòng, chống bệnh virus khảm lá sắn và kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng sắn sang cây trồng cạn, đầu mỗi niên vụ sản xuất sắn, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đều họp bàn, đưa ra giải pháp phòng, chống như vận động nông dân không sử dụng nguồn hom giống bị bệnh để trồng, tăng cường công tác chăm sóc, bón phân để sắn sinh trưởng phát triển; chuyển đổi hơn 1.679ha đất trồng sắn trên những vùng đã bị nhiễm bệnh nặng sang các cây trồng khác như: ngô, lạc, mè, cỏ chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng sắn; tổ chức kiểm tra thực tế tại các vùng trọng điểm có diện tích bị bệnh khảm lá sắn để bàn phương án phòng chống phù hợp điều kiện cụ thể.Việc chuyển đổi đất trồng sắn trên những vùng bị nhiễm bệnh nặng sang các cây trồng khác dù đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng diện tích vẫn còn khiêm tốn.Song song đó, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, niên vụ sắn 2021-2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã mua giống sắn kháng bệnh khảm lá HN3 cấp cho huyện Sơn Hà và Nghĩa Hành trồng thí điểm 10ha để theo dõi đánh giá tính thích ứng và tạo nguồn giống kháng bệnh tại chỗ cho các niên vụ tiếp theo. Hiện, diện tích trồng giống sắn HN32 tại 2 huyện này đã tăng lên khoảng 30,5ha.Mặc dù nỗ lực trong công tác phòng, chống nhưng bệnh virus khảm lá sắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn ngày càng gia tăng về diện tích và mức độ thiệt hại. Lý giải câu hỏi vì sao suốt nhiều năm qua tỉnh Quảng Ngãi vẫn loay hoay với bệnh khảm lá sắn, đồng chí Nguyễn Quang Trung cho rằng, nguyên nhân chính là do chưa cónguồn giống kháng bệnh, sạch bệnh cung ứng nên nông dân sử dụng hom giống của những ruộng đã bị nhiễm bệnh, điều này càng làm cho nguồn bệnh ngày càng phát triển và lây lan ra diện rộng; việc phòng trừ bệnh khảm lá sắn rất khó khăn, nông dân không thể phun thuốc trừ bọ phấn trắng là môi giới lan truyền bệnh vì chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật, tiền công phun thuốc cao.Nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ngãi vẫn loay hoay trong việc tìm giải pháp hữu hiệu để phòng, chống bệnh virus khảm lá sắn.Bên cạnh đó, địa hình ruộng sắn ở các huyện miền núi trong tỉnh có nhiều đồi dốc hoặc sắn được trồng xen với cây keo lai, rất khó khăn để phun thuốc; việc tiêu hủy toàn bộ cây sắn ở các ruộng sắn đã nhiễm bệnh chưa được nông dân chú trọng nên nguồn bệnh không được khống chế; hầu hết người trồng sắn ít đầu tư chăm sóc, bón phân cho cây sắn nên khi cây sắn bị nhiễm bệnh thì năng suất và chất lượng giảm mạnh do sức đề kháng yếu.“Điều đáng lưu tâm, các địa phương chưa tập hợp được các nguồn lực tổ chức phòng, chống bệnh một cách quyết liệt, hầu hết việc phòng, chống chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và thực hiện ở quy mô nhỏ dẫn đến việc phòng, chống kém hiệu quả, trong khi đó phần lớn diện tích đất trồng sắn là đất đồi núi hoặc đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn nên rất khó chuyển đổi sang các loại cây trồng khác”, đồng chí Nguyễn Quang Trung nhìn nhận.Cần nhân nhanh giống sắn kháng bệnhTheo đồng chí Nguyễn Quang Trung, để giảm thiểu thiệt hại cho nông dân trồng sắn, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp các địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người trồng sắn nhận thức được đặc điểm tác hại của bệnh, không dùng hom giống trên các vùng bị nhiễm bệnh để trồng lại, thường xuyên kiểm tra đồng, thực hiện tiêu hủy cây bệnh ngay khi mới xuất hiện để tránh lây lan và thực hiện tốt các giải pháp chăm sóc, bón phân để cây sắn sinh trưởng phát triển, tăng sức đề kháng đối với bệnh nhằm bảo đảm năng suất.Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và các cơ quan chức năng kiểm tra mô hình trồng khảo nghiệm giống sắn kháng bệnh HN3 tại huyện miền núi Sơn Hà.Đồng thời, tiếp tục duy trì, phát triển nguồngiống sắn kháng bệnhHN3 sẵn có trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh công tác chuyển giao đưa các giống kháng bệnh mới vào sản xuất phục vụ công tác phòng, chống bệnh (khi được công nhận lưu hành theo quy định); đẩy mạnh công tác chuyển đổi cây trồng trên đất trồng sắn sang cây hàng năm để phòng, chống bệnh virus khảm lá trong điều kiện khan hiếm nguồn giống sắn sạch bệnh, kháng bệnh như hiện nay.Đối với Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi, doanh nghiệp có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn đóng tại huyện Sơn Tịnh và Sơn Hà, tiếp tục tìm nguồn giống sắn sạch bệnh, kháng bệnh (đã được công bố lưu hành theo qui định) từ các địa phương khác cấp phát hỗ trợ cho nông dân mỗi vụ sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư sản xuất theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững để duy trì, ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến.“Trước thực trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn hom giống sắn sạch bệnh và kháng bệnh, tỉnh Quảng Ngãi rất cần sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự án nhân nhanh các giống sắn kháng bệnh khảm lá, có năng suất và hàm lượng tinh bột cao để cấp cho nông dân các vùng trồng sắn trong tỉnh”, đồng chí Nguyễn Quang Trung kiến nghị.
https://nhandan.vn/benh-kham-la-san-tiep-tuc-lan-rong-o-quang-ngai-post806199.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Quảng Ngãi", "khảm lá sắn", "thiệt hại", "giống sắn kháng bệnh" ] }
Lịch chốt trả cổ tức, tuần từ 27 đến 31/5
NDO -Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 43 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, các ngày trong tuần từ 27 đến 31/5.
* Ngày 20/6/2024, CTCP Bia Hà Nội-Kim Bài (UPCoM: BHK) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 900 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 31/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 3/6/2024.* Ngày 19/9/2024, CTCP Cấp nước Trà Nóc-Ô Môn (UPCoM: TOW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (HNX: NTP) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam (HNX: PGS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 12/6/2024, CTCP Thương mại Hóc Môn (HNX: HTC) trả cổ tức đợt 4/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam (HNX: SED) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin (HNX: TMB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 19/6/2024, CTCP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (UPCoM: VNX) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 15.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Phân lân Nung chảy Văn Điển (HOSE: VAF) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Cấp nước Trung An (UPCoM: TAW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.050 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 28/6/2024, Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP (HNX: DTK) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 24/10/2024, CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (UPCoM: CTW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 660 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 7/6/2024, CTCP Xuất nhập khẩu Kiên Giang (UPCoM: KGM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 375 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Cấp thoát nước Gia Lai (UPCoM: GLW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP SIVICO (UPCoM: SIV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 2/10/2024, CTCP Cao-su Bà Rịa (UPCoM: BRR) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Môi trường Nam Định (UPCoM: MND) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 750 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 499 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Nước sạch Vĩnh Phúc (UPCoM: NVP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 220 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Bạc Liêu (UPCoM: SBL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (UPCoM: CCV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 3.137 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 10/6/2024, Tổng công ty May 10 - CTCP (UPCoM: M10) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Khử trùng Việt Nam (HOSE: VFG) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Than Vàng Danh - Vinacomin (HNX: TVD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 900 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Công trình Đô thị Bảo Lộc (UPCoM: DTB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.072.71 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Dược phẩm CPC1 Hà Nội (UPCoM: DTP) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Sơn Tổng hợp Hà Nội (UPCoM: HSP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.140 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket (UPCoM: CMN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long (UPCoM: HLB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 9.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 12/6/2024, CTCP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm (HNX: MCF) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 19/6/2024, CTCP Thủy điện Định Bình (UPCoM: TDB) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 19/6/2024, CTCP Thủy điện Định Bình (UPCoM: TDB) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 21/6/2024, CTCP Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (UPCoM: TTN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (UPCoM: VLB) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 900 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 20/6/2024, Tổng công ty May Hưng Yên - CTCP (UPCoM: HUG) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Kho vận và Dịch vụ Thương mại (UPCoM: VXT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 650 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 7/6/2024, CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO (HOSE: HTI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Than Mông Dương - Vinacomin (HNX: MDC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (HNX: DAD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Xây dựng Số 12 (HNX: V12) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Than Hà Tu - Vinacomin (HNX: THT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Bao bì Biên Hòa (HOSE: SVI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (HNX: PMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 4.100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.
https://nhandan.vn/lich-chot-tra-co-tuc-tuan-tu-27-den-315-post811138.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "chốt trả cổ tức", "HoSE", "HNX", "UPCoM", "doanh nghiệp", "cổ đông" ] }
200 gian hàng tham gia Hội chợ hàng Việt Đà Nẵng
NDO -Chiều 6/6, Sở Công thương thành phốĐà Nẵngtổ chức Hội chợ hàng Việt Đà Nẵng 2024 - Tôn vinh sản phẩm OCOP; phát động Tháng khuyến mại kích cầu mua sắm trên địa bàn đợt 1 năm 2024.
Hội chợ hàng Việt Đà Nẵng2024 - Tôn vinh sản phẩm OCOP lần này với quy mô 200 gian hàng của 123 doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân đến từ thành phố Đà Nẵng và 19 tỉnh/thành phố trên cả nước.Các sản phẩm được giới thiệu phong phú ở các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày da, thời trang, thương mại tổng hợp, thực phẩm, nông sản, đồ uống, dược phẩm...Bên cạnh đó còn có các sản phẩm làng nghề truyền thống,sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền, công nghiệp nông thôn tiêu biểu...Hợp tác xã chả ống tre Cẩm Lệ (Đà Nẵng) mang đến Hội chợ hai dòng sản phẩm chả tôm, chả ống tre Cocimo. Ông Trương Thanh Hiên, Phó Giám đốc Hợp tác xã chia sẻ: "Những lần tham gia hội chợ chúng tôi được nhiều khách biết đến và quay trở lại tìm tới mua sản phẩm hơn. Bên cạnh đó, ở đây có nhiều đơn vị, hợp tác xã như tôi nên là cơ hội để chia sẻ với nhau về kinh nghiệm, các cơ hội quảng bá, phát triển sản phẩm".Đại biểu khai mạc Hội chợ hàng Việt.Trong khuôn khổ chương trình, ban tổ chức cũng thực hiện chương trình giới thiệu sản phẩm và xúc tiến bán hàng của các doanh nghiệp; Lớp tập huấn về quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua hình thức livestream bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã...Hội chợ diễn ra từ nay đến ngày 11/6.Nhân dịp này, các đơn vị cũng hưởng ứng Tháng khuyến mại kích cầu mua sắm đợt 1 kéo dài từ nay đến ngày 8/8. Hơn 25 trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các chợ điểm phục vụ du lịch triển khai chương trình khuyến mại với hơn 6.000 mặt hàng các loại.Ngoài ra, hơn 4.000 đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng có ưu đãi, khuyến mại dành cho người tiêu dùng khi mua sắm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tại đơn vị với các hình thức như: bốc thăm, quay số trúng thưởng; tặng quà, giảm giá, voucher…Trong đó, các nhóm, ngành hàng tham gia kích cầu như: điện máy, điện tử, điện lạnh, dịch vụ viễn thông, nông sản thực phẩm, thực phẩm chế biến, thời trang...
https://nhandan.vn/200-gian-hang-tham-gia-hoi-cho-hang-viet-da-nang-post813004.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Đà Nẵng", "Hàng Việt", "sản phẩm OCOP", "khuyến mại", "kích cầu", "mua sắm" ] }
Nhiều cổ phiếu lớn hồi phục giúp VN-Index đảo chiều tăng nhẹ
NDO -Phiên giao dịch ngày 19/6, mở cửa trong sắc xanh nhạt nhưng sau đó áp lực bán gia tăng mạnh đã khiến thị trường đảo chiều chìm trong sắc đỏ. Về cuối phiên, các cổ phiếu trụ cột như: FPT, MWG, PLX đảo chiều bứt phá, cùng các mã lớn khác như: ACB, BCM, CTG, MBB, SSB, SSI lấy lại sắc xanh đã giúpVN-Indextăng nhẹ 0,29 điểm, lên mức 1.279,79 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng mạnh so phiên trước, đạt hơn 20.735,23 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.511 tỷ đồng. Ở chiều bán, các mã bị bán mạnh như: FPT (hơn 222 tỷ đồng), VNM (170 tỷ đồng), VPB (130 tỷ đồng)... Ngược lại, ở chiều mua, HAH được mua ròng cao nhất (70 tỷ đồng), tiếp đến MWG (61 tỷ đồng), VTP (54 tỷ đồng)…Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 14 mã tăng, 2 mã đứng giá và 14 mã giảm.Trong đó, FPT tăng 2,73% lên 131.500 đồng/cổ phiếu, MWG tăng 1,77%, PLX tăng 1,22%, STB tăng 1,15%.Các mã: ACB, BCM, BVH, CTG, GAS, MBB, POW, SSB, SSI tăng nhẹ.2 mã: HDB, SHB dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, SAB giảm 2,52% xuống 62.000 đồng/cổ phiếu, VPB tăng 2,15%, VRE giảm 2,13%, VIC giảm 1,43%, VJC giảm 1,24%, GVR giảm 1,03%, TCB giảm 1,02%.Các mã còn lại: BID, HPG, MSN, TPB, VCB, VHM, VIB, VNM giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu chứng khoángiao dịch tích cực nhất khi bứt phá ở cuối phiên với sắc xanh chiếm đa số, trong đó: VDS tăng 2,77%, AGR tăng 1,44%, VCI tăng 0,93%, TVB tăng 0,92%, SSI tăng 0,28%, CTS tăng 0,23%, HCM và TVS cùng tăng 0,18%, FTS dừng ở tham chiếu. Ngược lại, APG giảm 0,37%, BSI giảm 0,17%, ORS giảm 0,35%, VIX giảm 0,82%, VND giảm 1,74%.Nhómcổ phiếu thépgiao dịch lình xình, giằng co. Ngoại trừ SMC tăng 3,64%, TLH giảm 1,94%, VCA dừng ở tham chiếu, còn lại biến động nhẹ, như: HMC tăng 0,4%, HSG tăng 0,2%, DTL giảm 0,95%, NKG giảm 0,38%, HPG giảm 0,17%.Nhómcổ phiếu ngân hàngđóng cửa phân hóa. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, EIB tăng 1,35%, LPB giảm 0,18%, MSB dừng ở tham chiếu, OCB giảm 0,67%.Nhóm cổ phiếu bất động sản bị sắc đỏ gần như phủ kín. Trong đó, LEC giảm 4,6%, CCL giảm 4%, TIP giảm 2,04%, TIX giảm 1,41%, ITA giảm 1,14%, KBC giảm 1,64%, PDR giảm 1,41%, SGR giảm 1,45%... Ngược lại, NVT tiếp tục tăng trần lên 9.740 đồng/cổ phiếu.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay lấy lại sắc xanh về cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 2,94 điểm (+0,14%), lên mức 2.127,14 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt 975,92 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.706,47 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 179 mã tăng giá, 84 mã đứng giá và 227 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 243,57 điểm, giảm 0,86 điểm (-0,35%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 57,86 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.144,27 tỷ đồng. Toàn sàn có 86 mã tăng, 65 mã đứng giá và 94 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 2,10 điểm (-0,39%) và xuống mức 539,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 36,88 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 919,31 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 7 mã tăng, 7 mã đi ngang và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 98,36 điểm, tăng 0,05 điểm (+0,06%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 52,05 triệu CP, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 971,84 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 163 mã tăng, 82 mã đi ngang và 136 mã giảm giá.* Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 0,29 điểm (+0,02%) và lên mức 1.279,79 điểm. Thanh khoản đạt hơn 993,12 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.641,49 tỷ đồng. Toàn sàn có 184 mã tăng, 71 mã đứng giá và 246 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 4,33 điểm (+0,33%) và ở mức 1.314,22 điểm. Thanh khoản đạt hơn 335,35 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 10.908,74 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 14 mã tăng, 2 mã đi ngang và 14 mã giảm giá.Năm CP có khối lượng giao dịch nhiều nhất là VPB (hơn 51,39 triệu đơn vị), HAG (hơn 27,67 triệu đơn vị), GEX (hơn 24,25 triệu đơn vị), SHB (hơn 20,54 triệu đơn vị), HPG (hơn 19,17 triệu đơn vị).Năm CP tăng giá nhiều nhất là ICT (6,99%), VTP (6,99%), VDP (6,96%), DC4 (6,93%), HVN (6,92%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là DBD (-20,93%), TNC (-6,95%), SFC (-6,87%), TCL (-6,46%), VPS (-6,22%).* Chứng khoán phái sinh hôm nay có 300.033 hợp đồng được giao dịch, giá trị 39.264,38 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/nhieu-co-phieu-lon-hoi-phuc-giup-vn-index-dao-chieu-tang-nhe-post815107.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu thép", "cổ phiếu bất động sản" ] }
Không báo cáo khi thay đổi tỷ lệ cổ phiếu sở hữu, nhà đầu tư cá nhân bị phạt hơn 90 triệu đồng
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết địnhxử phạt hành chínhmột nhà đầu tư cá nhân là ông Bùi Minh Lực với tổng mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do hành vikhông báo cáokhi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu biểu quyết của một công ty đại chúng và không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết theo quy định.
Theo đó, ông Bùi Minh Lực (địa chỉ thường trú tại tổ 2, Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị xử phạt hành chính theo Quyết định số 629/QĐ-XPHC của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, số tiền phạt 60 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu biểu quyết của một công ty đại chúng theo quy định.Trước đó, ngày 23/6/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 35.630 cổ phiếu của Công ty cổ phần CMC (mã chứng khoán: CVT) dẫn đến khối lượng (tỷ lệ) sở hữu của nhóm người liên quan bao gồm ông Bùi Minh Lực (là chồng) và bà Nguyễn Thị Hiền (là vợ) tăng từ 1.814.900 cổ phiếu CVT (4,95%) lên 1.850.530 cổ phiếu CVT (5,04%) nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty cổ phần CMC.Cùng với đó, do hành vi không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết theo quy định, ông Bùi Minh Lực bị phạt tiền 32,5 triệu đồng.Cụ thể, ngày 3/7/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 80.000 cổ phiếu CVT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT của nhóm người liên quan tăng từ 5,94% lên 6,16% nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT;Tiếp đó, ngày 24/7/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 50.000 cổ phiếu CVT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT của nhóm người liên quan tăng từ 6,87% lên 7,01% nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT;Đến ngày 19/8/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 77.730 cổ phiếu CVT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT của nhóm người liên quan tăng từ 7,89% lên 8,10% nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT;Và ngày 27/8/2020, ông Bùi Minh Lực đã mua 130.960 cổ phiếu CVT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT của nhóm người liên quan tăng từ 8,70% lên 9,06% nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu CVT.Tổng số tiền phạt đối với ông Bùi Minh lực là 92,5 triệu đồng.
https://nhandan.vn/khong-bao-cao-khi-thay-doi-ty-le-co-phieu-so-huu-nha-dau-tu-ca-nhan-bi-phat-hon-90-trieu-dong-post813292.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "tỷ lệ cổ phiếu sở hữu", "nhà đầu tư cá nhân", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Đất nông nghiệp ngày càng suy kiệt
NDO -Kết quả điều tra, đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2021 cho thấy,đất sản xuất nông nghiệpcó 114.000ha bị thoái hóa nặng, 1.655.000ha thoái hóa trung bình và 3.308.000ha bị thoái nhẹ.
Ngày 14/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôntổ chức hội nghị “Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững”.Theo thống kê, tại Việt Nam, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất trên thế giới, chỉ 0,25ha. Trong khi bình quân trên thế giới là 0,52ha, bình quân trong khu vực là 0,36ha.Không những thế, sức khỏe đất cũng đang gặp phải nhiều vấn đề cần xử lý. Phần lớn các nhóm đất Việt Nam là các nhóm đất có vấn đề.70% diện tích đất nằm trên địa hình đồi núi dốc nên dễ bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến mất các chất dinh dưỡng, đất thường chua, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng.Đại biểu phát biểu tại hội nghị.Tình trạng suy thoái với nguy cơ sa mạc hóa diễn ra nhanh và ảnh hưởng nặng nề nhất tại 3 khu vực: Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Miền Trung cũng là khu vực có nhiều đất đai có hiện tượng thoái hóa trên tiến trình trở thành hoang mạc cằn cỗi.Ngoài ra, do chủ yếu canh tác lúa nước nên xảy ra hiện tượng rửa trôi dinh dưỡng. Với những vùng thâm canh, hiện tượng canh tác quá nhiều thường gây ra suy thoái và kiệt quệ dinh dưỡng.Tình trạng thoái hóa đất cũng đang trở nên đáng báo động cả với loại hình thoái hóa tự nhiên (hoang mạc đá, hoang mạc đất khô cằn, hoang mạc cát, hoang mạc đất nhiễm mặn và hoang mạc đất nhiễm phèn) và thoái hóa do tác động của con người (thâm canh, tăng vụ hoặc cơ giới hóa đồng ruộng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phá rừng, đốt rừng hay xây dựng các hồ chứa, các công trình thủy điện).Không chỉ vậy, ô nhiễm đất do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học cũng đã góp phần tiêu diệt hệ sinh vật có ích trong đất, làm giảm độ tơi xốp, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, từ đó làm ảnh hưởng sức khỏe đất và cây trồng.Từ những thực trạng trên, các chuyên gia, nhà quản lý nhấn mạnh, vai trò quan trọng của “sức khỏe” đất và các vấn đề mà ngành trồng trọt đang phải đối mặt là đáng báo động.Để hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, việc nghiêm túc đánh giá hiện trạng và định hướng quản lý “sức khỏe” đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững rất cấp thiết, có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.Suy thoái đất dẫn đến hoang mạc hóa có thể ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất đến môi trường và sinh kế của người dân. Hiện tượng này cũng là căn nguyên của sự biến mất các thảm thực vật, ngập lũ, xâm ngập mặn, suy giảm chất lượng nước và phù sa của các con sông, hồ.Để nâng cao “sức khỏe” đất, các chuyên gia cho rằng, cần rà soát, xây dựng các chính sách cụ thể để hỗ trợ thực hiện các biện pháp cải tạo đất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nhanh hoạt động dịch vụ nông nghiệp.Đồng thời, có những chính sách khuyến khích áp dụng các biện pháp, mô hình, hệ thống canh tác nhằm mục tiêu bảo đảm “sức khỏe” đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững.Quang cảnh hội nghị.Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc đánh giá chất lượng đất để có biện pháp cải tạo, sử dụng bền vững; thực hiện việc đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.Đẩy mạnh các đề tài nghiên cứu khoa học có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên các đề tài gắn với chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, chuyển đổi số, cho hiệu quả cả về kinh tế và môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ mới thực hiện dựa trên cơ sở khai thác/kế thừa, tận dụng tối đa kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã và đang triển khai…
https://nhandan.vn/dat-nong-nghiep-ngay-cang-suy-kiet-post814273.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "trồng trọt bền vững", "đất sản xuất nông nghiệp", "nông nghiệp" ] }
Hoàn thiện mô hình tổ chức cơ sở đảng Cơ quan Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 8/11, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tổ chức Lễ công bố các quyết định hoàn thiện mô hình tổ chức cơ sở đảng Cơ quan Tổng công ty.
Đảng ủy Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định giải thể Đảng bộ Cơ quan Tổng công ty, đồng thời quyết định thành lập 13 chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng ủy Tổng công ty nhằm góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên trong toàn Đảng bộ Tổng công ty trong tình hình mới.Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phạm Quốc Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty chúc mừng các chi bộ cơ sở mới được thành lập và các đồng chí được tín nhiệm chỉ định vào chi ủy các chi bộ, đồng chí tin rằng các chi bộ mới sẽ sớm đi vào hoạt động nền nếp, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần chung tay xây dựng Đảng bộ Tổng công ty trong sạch, vững mạnh.Đồng chí Phạm Quốc Bảo đề nghị các chi ủy chi bộ xây dựng quy chế làm việc của chi bộ, phân công nhiệm vụ của chi ủy, đảng viên theo đúng quy định; thảo luận, thống nhất ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch triển khai công tác theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ trực thuộc; giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong cấp ủy Đảng. Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy Đảng cấp trên và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; triển khai thực hiện quy hoạch cấp ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2020-2025 ngay sau khi hoàn thành kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và cá nhân cán bộ, đảng viên năm 2023; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động.Đồng chí Phạm Quốc Bảo yêu cầu cơ quan tham mưu của Đảng ủy Tổng công ty, thực hiện việc tiếp nhận các tài liệu, văn bản có liên quan của Đảng ủy Cơ quan để quản lý theo quy định; phối hợp các ban chức năng ban hành hệ thống chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng Đảng của các chi bộ mới thành lập từ nay đến năm 2025 làm cơ sở để cấp ủy cơ sở xây dựng nghị quyết, chương trình công tác toàn khóa của chi bộ; xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng cho các chi ủy, bí thư, phó bí thư cơ sở; hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát của các chi bộ…
https://nhandan.vn/hoan-thien-mo-hinh-to-chuc-co-so-dang-co-quan-tong-cong-ty-dien-luc-thanh-pho-ho-chi-minh-post781629.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [] }
HNX chấp thuận hơn 15,6 triệu cổ phiếu TKC lên sàn UPCoM
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra thông báo chính thức đưa hơn 15,6 triệu cổ phiếu TKC của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Đại ốc Tân Kỷgiao dịchtrên thị trườngUPCoMtại HNX vào ngày 20/3 tới; đồng thời,HNXcũng thông báo về trạng thái chứng khoán của cổ phiếu này.
Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Đại ốc Tân Kỷ, mã chứng khoán TKC (địa chỉ tại số 63 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh), tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng-Dịch vụ Tân Kỷ, thành lập năm 1999.Năm 2007, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần.Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng và trang trí nội thất; xây dựng cầu đường; lập dự án đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn đấu thầu.Vốn điều lệ hiện nay của Công ty hơn 156,7 tỷ đồng.Về tình hình sản xuất, kinh doanh, năm 2022, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 113 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 637,9 tỷ đồng.Ngày 20/3 tới, hơn 15.674.712 cổ phiếu TKC, có mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu, sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HXN với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 1.200 đồng/cổ phiếu.Đồng thời với thông báo trên, HNX cũng ra thông báo về trạng thái chứng khoán của cổ phiếu TKC trên hệ thống UPCoM.Theo đó, đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu TKC kể từ ngày 20/3/2024 do Công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin; hạn chế giao dịch kể từ ngày 20/3/2024 do Công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc do không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán.Trong thời gian hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch vào phiên thứ sáu hằng tuần kể từ ngày cổ phiếu được đưa ra khỏi diện bị đình chỉ giao dịch.Trước đó, CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ bị hủy niêm yết vào ngày 22/12/2023 theo quyết định của HNX do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
https://nhandan.vn/post-800249.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "HNX", "cổ phiếu", "TKC", "lên UPCoM", "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội", "Xây dựng và Kinh doanh Đại ốc Tân Kỷ" ] }
Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm của Tuyên Quang
NDO -Chương trình OCOPtạiTuyên Quangđã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân, của chủ thể về tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xác định rõ vai trò của liên kết sản xuất. Đồng thời, Chương trình phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng, trí tuệ bản sắc địa phương để tạo ra nguồn sản phẩm phong phú hơn, bảo đảm về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.Chương trình OCOPđã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Phóng viên: Thưa ông Nguyễn Xuân Hùng, ông có thể chia sẻ những kết quả nổi bật củaChương trình Mỗi xã một sản phẩm(Chương trình OCOP) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến thời điểm này? Nguồn lực hỗ trợ cho Chương trình OCOP của địa phương đã được huy động và phân bổ ra sao?Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang: Để triển khai thực hiệnChương trình OCOPtrên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.Sở cũng đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND về thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có hơn 230 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; 138/138 xã phường thị trấn đều có sản phẩm OCOP từ hạng 3 sao trở lên còn huyện lực; mỗi huyện/thành phố có ít nhất 1 sản phẩm OCOP hạng 5 sao.Mục tiêu phấn đấuđến hết năm 2025, toàn tỉnh có hơn230 sản phẩm OCOPtừ 3 sao trở lên; 138/138 xã phường thị trấn đều có sản phẩm OCOP từhạng 3 saotrở lên còn huyện lực; mỗi huyện/thành phố có ít nhất 1sản phẩm OCOP hạng 5 sao.Sau 3 năm thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, đến nay, toàn tỉnh có 240 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên.Con số này đã giúp đạt 104,3% mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 90/KH-UBND, trong đó: 201 sản phẩm đạt hạng 3 sao, có 38 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, của 179 chủ thể, trong đó: 133 hợp tác xã, 12 doanh nghiệp, 6 tổ hợp tác và 28 hộ kinh doanh trên địa bàn 121/138 xã, phường, thị trấn có sản phẩm OCOP đạt 87% kế hoạch.Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 có tổng số 21 chính sách, trong đó có các chính sách hỗ trợ tác động trực tiếp đến thực hiện Chương trình OCOP.Đó là: Hỗ trợ lãi suất tiền vay vốn để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ chi phí tư vấn cho các chủ thể sản phẩm lập hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hỗ trợ sản phẩm được công nhận, xếp hạng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; Hỗ trợ điểm giới thiệu, bán các sản phẩm, gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Hỗ trợ kinh phí xây dựng và quản lý nhãn hiệu (bao gồm cả thiết kế và in bao bì cho sản phẩm hàng hóa) và cấp mã số, mã vạch (bao gồm cả thiết kế và in tem truy xuất nguồn gốc); Hỗ trợ đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn…Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: ĐỨC THẮNG)Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ các nội dung chính sách nêu trên khoảng 20 tỷ đồng.Nguồn kinh phí hỗ trợ chủ yếu là từ nguồn sự nghiệp kinh tế từ ngân sách tỉnh và nguồn vốn sự nghiệp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc phân bổ kinh phí thực hiện cùng kỳ với việc xây dựng dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và quy định phân bổ vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.Phóng viên: Vậy so với Chương trình OCOP của giai đoạn trước, địa phương đã đạt được những kết quả khả quan hơn như thế nào? Những bài học kinh nghiệm nào đã được rút ra trong thực hiện chương trình OCOP thời gian qua, thưa ông?Ông Nguyễn Xuân Hùng: Khi kết thúc giai đoạn 2018-2020, tỉnh Tuyên Quang chỉ có 79 sản phẩm. Còn tới nay, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển số lượng 240 sản phẩm, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025.Có thể nói rằng, Chương trình OCOP đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân, của chủ thể về tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xác định rõ vai trò của liên kết sản xuất, phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng, trí tuệ bản sắc địa phương để tạo ra nguồn sản phẩm phong phú hơn, bảo đảm về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương, góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.Chương trình OCOP góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. (Ảnh: ĐỨC THẮNG)Khi kết thúc giai đoạn 2018-2020, tỉnh Tuyên Quang chỉ có 79 sản phẩm. Còn tới nay, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển số lượng 240 sản phẩm, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025.------Nguyễn Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên QuangKết quả cho thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau.Một là, Phải có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, thể hiện bằng việc ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Chính quyền các cấp phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng năm, thường xuyên kiểm điểm tiến độ thực hiện và hằng năm có đánh giá tổng kết để rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện.Hai là, Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện, xã, phường, thị trấn về những quy định chuyên môn thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị quản lý theo 6 nhóm sản phẩm tham gia chương trình OCOP “nhất là về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, môi trường” để trực tiếp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đánh giá phân hạng, nâng hạng, đánh giá lại sản phẩm OCOP kịp thời, đúng quy định đạt hiệu quả tại cơ sở.Ba là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trong lĩnh vực chuyên môn quản lý, nhất là những quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn từ vùng nguyên liệu (VietGAP, hữu cơ...) đến cơ sở sản xuất chế biến đóng gói bảo quản sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.Chương trình OCOP phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng, trí tuệ bản sắc địa phương.Bốn là, Tổ chức tốt Chương trình sẽ làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, góp phần quan trọng thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Chương trình OCOP đã tạo nên những chuyển biến căn bản, tích cực như sự nhận thức của người dân và tổ chức kinh tế đã được nâng lên đặc biệt là ở vùng nông thôn trong việc thay đổi tập quán sản xuất cũ, nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, nay bắt đầu người dân đã dần từng bước được tiếp cận với phương thức sản xuất mới theo chuỗi liên kết và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm đồng thời gắn sản xuất với công tác xúc tiến thương mại, tiếp thị quảng bá sản phẩm.Phóng viên: Thời gian qua, Tuyên Quang đã nhiều giải pháp tích cực để đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, góp phần lan tỏa rộng rãi giá trị của sản phẩm? Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đã có những giải pháp nào để kết nối, tạo liên kết chuỗi sản phẩm, hỗ trợ về đầu ra cho các chủ thể?Ông Nguyễn Xuân Hùng: Trong những năm qua, các đơn vị truyền thông trên địa bàn đã tích cực đưa các thông tin tuyên truyền về quảng bá, xúc tiến tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.Các cấp, các ngành của tỉnh Tuyên Quang đã thường xuyên quan tâm hỗ trợ, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP để tuyên truyền, vận động các tổ chức tham gia hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất đưa sản phẩm OCOP giới thiệu và bán tại các hội chợ, trên các sàn giao dịch điện tử, trưng bày sản phẩm tại các hội nghị, hội thảo gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống phân phối sản phẩm OCOP trên toàn quốc.Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tham quan các gian hàng tạiHội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2023. (Ảnh:http://thanhpho.tuyenquang.gov.vn)Cụ thể như, chúng tôi đã tổ chức 2 Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2022, năm 2023 và Hội chợ Thương mại - Du lịch Tuyên Quang 2023 với sự tham gia của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và các chủ thể OCOP trong tỉnh và các tỉnh bạn như: Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La…Hoạt độngxúc tiến thương mạinhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường tiêu thụsản phẩm OCOPcủa tỉnhTuyên Quangtrong những năm qua tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.Cùng với đó là Hội thảo về giải pháp phát triển sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn trong thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc.Đồng thời, tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại và các nhà cung cấp sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang; Hội nghị kết nối cung cầu - tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc trưng tỉnh Tuyên Quang năm 2023; tham gia Hội nghị kết nối giao thương giữa Nhà cung cấp khu vực Đông Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu, tổ chức xúc tiến thương mại; Hội thảo chè Shan tuyết Hà Giang tại Hà Giang.Đặc biệt, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 được tổ chức vào tháng 12/2023, đã có nhiều doanh nghiệp, đơn vị phân phối và tiêu thụ sản phẩm OCOP ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác tiêu thụ sản phẩm với một số hợp tác xã, cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.Việchỗ trợ kết nốicác hợp tác xã, cơ sở sản xuấtsản phẩm OCOPvới Chi nhánh Bưu chính Viettel Tuyên Quang; Bưu điện tỉnh Tuyên Quang; trên trang thông tin điện tử, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang và cácsàn giao dịch thương mại điện tửnhư postmart.vn,voso.vn,santmdttuyenquang.gov.vn và phát hành ấn phẩm sản phẩm OCOP Tuyên Quang,… cũng được đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh thực hiện.Việc triển khai thực hiện ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm tại Hội nghị đã mở ra cơ hội mới và triển vọng để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tìm kiếm cơ hội hợp tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, nông sản, sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang đến khắp các tỉnh thành trong cả nước và hướng tới xuất khẩu.Cùng với đó, việc hỗ trợ kết nối các hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP với Chi nhánh Bưu chính Viettel Tuyên Quang; Bưu điện tỉnh Tuyên Quang; trên trang thông tin điện tử, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang và các sàn giao dịch thương mại điện tử khác như postmart.vn, voso.vn, santmdttuyenquang.gov.vn và phát hành ấn phẩm sản phẩm OCOP Tuyên Quang,… cũng được đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh thực hiện.Đây cũng là điểm mới trong phát triển thị trường tiêu thụ, góp phần tiêu thụ sản phẩm OCOP nói riêng và sản phẩm nông, lâm, thủy sản nói chung trên địa bàn tỉnh.Tuyên Quang hiện có trên 20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. (Ảnh: ĐỨC THẮNG)Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cũng tạo được bước phát triển mới, đến nay toàn tỉnh có trên 20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh.Cụ thể như, huyện Sơn Dương 2 điểm, huyện Hàm Yên 1 điểm, Chiêm Hóa 3 điểm, huyện Na Hang 4 điểm và thành phố Tuyên Quang 8 điểm; huyện Yên Sơn 1 điểm; Lâm Bình 1 điểm.Phóng viên: Một trong những vấn đề người dân và doanh nghiệp quan tâm là chính sách hỗ trợ cụ thể cho Chương trình OCOP ở các địa phương. Ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này trong điều kiện của tỉnh hiện nay?Ông Nguyễn Xuân Hùng: Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành một số chính sách hỗ trợ có liên quan đến thực hiện Chương trình OCOP.Có thể kể tới Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 được Hội đồng nhân dân tỉnh với 21 chính sách, trong đó các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể tham gia OCOP về chi phí tư vấn cho chủ thể sản phẩm OCOP; Hỗ trợ sản phẩm OCOP (đạt sao); Hỗ trợ điểm giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP; hỗ trợ về xây dựng và quản lý nhãn hiệu; cấp mã số, mã vạch (bao bì sản phẩm, tem truy xuất); đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn (ISO, VietGap…).Tuyên Quang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể tham gia OCOP.Ngoài ra, còn có các chính sách quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 7/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định về mức hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 1/8/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,...Phóng viên: Trong thời gian tới, mục tiêu đặt ra của tỉnh Tuyên Quang về định hướng phát triển các sản phẩm OCOP như thế nào? Từ những bất cập gì trong thực tế, ông có kiến nghị và đề xuất gì?Ông Nguyễn Xuân Hùng: Trong giai đoạn 2024-2025, ngành nông nghiệp tỉnh nhà sẽ tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các cấp đưa Chương trình OCOP vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đơn vị để chỉ đạo thực hiện và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm đưa ra các giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu về thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.Phấn đấu đến hết năm 2025, duy trì số sản phẩm đã công nhận phân hạng sản phẩm OCOP; 138/138 xã, phường, thị trấn có sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên; tiếp tục hỗ trợ phát triển, nâng cấp sản phẩm, mỗi huyện, thành phố đều có ít nhất 1 sản phẩm hạng 5 sao.Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Với chức năng nhiệm vụ là cơ quan Thường trực Chương trình OCOP cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong năm 2024-2025 như sau.Thứ nhất là về công tác chỉ đạo điều hành.Tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp đưa Chương trình OCOP vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đơn vị để chỉ đạo thực hiện và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm đưa ra các giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 2/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.Thứ hai là chú trọng công tác tuyên truyền.Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về Chương trình OCOP, lồng ghép các chương trình công tác, lĩnh vực ngành, đơn vị tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng bằng nhiều hình thức để người dân và các chủ thể biết về lợi ích trong việc tham gia Chương trình OCOP.Tăng cường công tác hướng dẫn các chủ thể sản phẩm tổ chức sản xuất tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về điều kiện an toàn trong sản xuất, chế biến thực phẩm; quy định bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất; sử dụng bao bì, nhãn hiệu đúng quy định; phát huy tốt sức mạnh cộng đồng, phát huy những giá trị tiềm năng, lợi thế vùng miền trong tổ chức sản xuất và phát triển sản phẩm, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, bảo đảm về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương, góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Thứ ba là thực hiện tiêu chuẩn hóa, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách sách hỗ trợ của tỉnh tại các văn bản, như: Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 7/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định về mức hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025…Ảnh: ĐỨC THẮNG.Hướng dẫn các chủ thể sản phẩm OCOP tổ chức sản xuất phải gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống, phát huy giá trị văn hóa, hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị, đồng thời sản phẩm OCOP phải được chuẩn hóa và phát triển theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất của từng địa phương và yêu cầu thị trường và thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi từ khâu sản xuất vùng nguyên liệu đến sơ chế, phân loại, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn liền với truy suất nguồn gốc sản phẩm.Tập trung rà soát, hướng dẫn các chủ thể sản phẩm OCOP đã được chứng nhận sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2022 tiêu chuẩn hóa sản phẩm theo Bộ tiêu chí và quy định đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ để khi tham gia đánh giá lại vẫn giữ được thứ hạng sao.Đồng thời, rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết lựa chọn lộ trình ưu tiên các sản phẩm tiềm năng đạt thứ hạng sao, lồng ghép các chương trình, chính sách tập trung hỗ trợ đạt tiêu chí sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, chú trọng nâng hạng sản phẩm 4 sao và 5 sao và Tăng cường quản lý chặt chẽ việc in bao bì sử dụng nhãn hiệu OCOP theo đúng quy định tại Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam.Thứ tư là tập trung thực hiện các dự án thí điểm sản phẩm OCOP và kế hoạch tiêu chuẩn hóa sản phẩm OCOP 5 sao và mô hình thí điểm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025.Các huyện, thành phố cần tập trung triển khai thực hiện các dự án thí điểm sản phẩm OCOP và hỗ trợ phát triển nâng cấp sản phẩm, đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn hoá sản phẩm đạt hạng 5 sao: Ưu tiên các hoạt động, nguồn vốn hỗ trợ từ chính sách của tỉnh hoặc các dự án phát triển sản xuất bằng nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện mô hình điểm về phát triển sản phẩm OCOP, mô hình thí điểm về hợp tác xã kiểu mới và các cơ sở chủ thể đăng ký sản phẩm đánh giá phân hạng 5 sao.Thứ năm là tăng cường công tác kiểm tra, giám sátCác cấp, các ngành theo chức năng nhiệm vụ từng đơn vị cần tăng cường kiểm tra thực tế một số cơ sở có sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng và sản phẩm đã xếp hạng về việc tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm, sử dụng và in nhãn hiệu, thứ hạng trên bao bì đối với các sản phẩm đã được xếp hạng sản phẩm OCOP.Công tác triển khai, tổ chức thực hiện, hỗ trợ tiêu chuẩn hoá, hướng dẫn lập hồ sơ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất (chủ thể) có sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng, nâng hạng, đánh giá lại sản phẩm tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể trong thực hiện các quy định an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.Thứ sáu là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mạiCần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh trên các website của tỉnh, các sở, ban, ngành; trên trang ocop.snntuyenquang.gov.vn, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang và quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook...; thực hiện chương trình cung cấp thông tin thương mại đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất, nhất là địa bàn nông thôn.Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng, các chủ thể sản phẩm là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP cũng cần chủ động, mạnh dạn đầu tư dây chuyền thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, chế biến sản phẩm cũng như kinh phí để tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm được tổ chức trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước; tham gia chuỗi thương mại điện tử sản phẩm OCOP, giới thiệu sản phẩm trên trang thương mại điện tử website: ketnoiocop.vn, postmart.vn, voso.vn, santmdttuyenquang.gov.vn… nhằm tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.Trân trọng cảm ơn ông.Tổ chức thực hiện:XUÂN BÁCHNội dung:HẢI CHUNG - NGÂN LÊTrình bày:PHƯƠNG NAMẢnh:BÁO NHÂN DÂN, SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG, Internet
https://nhandan.vn/chuong-trinh-ocop-da-tao-suc-lan-toa-rong-tung-buoc-khang-dinh-thuong-hieu-san-pham-cua-tuyen-quang-post811386.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Chương trình OCOP", "OCOP", "Tuyên Quang", "Chủ thể", "sản phẩm OCOP", "OCOP Tuyên Quang" ] }
Vietnam Airlines ký hợp tác tổng giá trị gần nửa tỷ USD tại Trung Quốc
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Trung Quốc, Vietnam Airlines ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong các ngày 9-12/4, với tổng giá trị gần 450 triệu USD.
Các lễ ký diễn ra dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo, đại biểu hai nước.Theo đó, Vietnam Airlines cùng Saigontourist ký kết, trao Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực hàng không-du lịch với các đối tác Trung Quốc là Công ty TNHH Công nghệ Hàng không Thượng Hải Boxi và Beijing Cosmos Travel International Co.Ltd.Theo thỏa thuận hợp tác, Vietnam Airlines và các đối tác sẽ hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ chuyến bay thuê chuyến, phối hợp truyền thông quảng bá, tổ chức sự kiện du lịch, nghiên cứu tuyến bay charter mới và trao đổi kinh nghiệm điều hành.Hãng cũng ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với công ty TNHH Dịch vụ Hàng không Vạn Quân Thượng Hải trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, bao gồm các thỏa thuận về phối hợp thực hiện vận tải hàng hóa, nghiệp vụ logistic, quảng bá dịch vụ và tìm kiếm cơ hội đầu tư liên quan đến hạ tầng vận chuyển hàng hóa.Ngày 12/4 tới đây, Vietnam Airlines sẽ trao biên bản ghi nhớ hợp tác với công ty dịch vụ hàng không Quảng Châu VN Holidays về hợp tác thuê chuyến tới Việt Nam.Sự kiện diễn trong khuôn khổ Diễn đàn Chính sách pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại do Bộ Kế hoạch đầu tư phối hợp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công thương tổ chức.Tổng giá trị các hợp tác Vietnam Airlines ký kết với đối tác Trung Quốc nêu trên là gần 450 triệu USD. Các thỏa thuận hợp tác sẽ góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc.Đồng thời, thông qua việc hợp tác, các bên có thể chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết quý báu giúp nâng cao hiệu quả khai thác và chất lượng dịch vụ.Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh ngành hàng không, du lịch hai nước vừa bước qua giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19.Cũng trong ngày hôm nay, 10/4/2024, tại khuôn khổ Diễn đàn Chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác đầu tư Thương mại Việt Nam-Trung Quốc tổ chức tại Thượng Hải, Vietnam Airlines đã công bố kế hoạch đưa vào khai thác máy bay thân rộng Boeing 787 trên đường bay giữa Việt Nam-Trung Quốc.Cụ thể, từ tháng 6/2024, Vietnam Airlines sẽ bổ sung khai thác máy bay thân rộng trên các đường bay giữa Hà Nội và Thượng Hải, Bắc Kinh, bên cạnh các máy bay Airbus A321.Từ tháng 7/2024, Vietnam Airlines sẽ khai thác máy bay thân rộng cho tất cả chuyến bay giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thượng Hải. Với thiết kế hai lối đi tối ưu, các máy bay thân rộng như Boeing 787 và Airbus A350 có không gian ngồi rộng rãi, ghế hạng Thương gia có thể ngả phẳng 180 độ.Với thiết kế hai lối đi tối ưu, các máy bay thân rộng như Boeing 787 và Airbus A350 có không gian ngồi rộng rãi, ghế hạng Thương gia có thể ngả phẳng 180 độ để hành khách được nghỉ ngơi trọn vẹn. Ánh sáng đèn led, độ ẩm không khí và áp suất tạo cảm giác dễ chịu cho hành khách. Những tiện ích như ngăn hành lý, cửa sổ lớn hơn, cổng sạc USB tại ghế, màn hình giải trí cá nhân với chương trình giải trí đa dạng mang đến những trải nghiệm bay tuyệt vời trong suốt hành trình.Mỗi chuyến bay bằng tàu thân rộng có thể vận chuyển từ 311 đến 367 hành khách, cùng tải trọng hàng hóa lớn hơn nhiều so với tàu thân hẹp, giúp tạo ra hiệu quả và sức cạnh tranh mạnh mẽ trên đường bay.Đáng chú ý, các máy bay thế hệ mới còn đặc biệt thân thiện với môi trường nhờ tích hợp công nghệ tiên tiến giúp giảm nhiên liệu tính trên mỗi ghế và khí thải so với các dòng máy bay thế hệ trước.Hiện nay, Vietnam Airlines đang khai thác 5 đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, với tổng số 33 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần. Hãng vừa ghi dấu cột mốc 30 năm khai mở đường bay và chào đón chuyến bay thứ 100.000 trên đường bay Trung Quốc.Trong 3 thập kỷ, Vietnam Airlines đã vận chuyển hơn 11 triệu lượt hành khách và hơn 166.000 tấn hàng hóa giữa hai nước, đóng góp tích cực cho quan hệ ngoại giao cũng như giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 quốc gia.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-ky-hop-tac-tong-gia-tri-gan-nua-ty-usd-tai-trung-quoc-post804075.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Vietnam Airlines" ] }
Hài hòa lợi ích ba bên trong giá vé máy bay
Giá vé máy bay đang là câu chuyện thời sự của mùa du lịch hè năm nay. Điều quan trọng là phải đưa ra thông điệp rõ ràng, minh bạch, để người tiêu dùng và doanh nghiệp hiểu nhau hơn, chia sẻ được khó khăn và cùng xây dựng, phát triển thị trường vận tải hàng không lành mạnh. Phóng viên Báo Nhân Dân đã trao đổi với TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng về vấn đề này.
Phóng viên: Thời gian gần đây dư luận rất quan tâm đến những bất cập trong giá vé máy bay. Ở góc độ người làm công tác nghiên cứu, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?TSNguyễn Đức Kiên: Hàng không là thị trường đặc thù và luôn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, vì vậy việc có ý kiến về giá vé các chuyến bay nội địa do các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác là chuyện bình thường. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước, cần có cái nhìn tổng thể, đặt mục tiêu dài hạn vừa phát triển, vừa lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm trọng tâm, hài hoà lợi ích của ba bên gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định kiên trì xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và luận giải tương đối rõ ràng mô hình vận hành của nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, trước hết nền kinh tế Việt Nam vận hành trên cơ sở tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, từ đó mới tạo được nền tảng vững chắc để tích luỹ, phát triển và đầu tư trở lại vào các cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu nhằm nâng cao đời sống người dân.Như vậy, nếu nhìn ở góc độ riêng thị trường hàng không thì giá vé của quý II/2024 đang phản ánh khá rõ nét theo quy luật thị trường, chưa tiệm cận đến giá của thời kỳ đỉnh cao năm 2019 và vẫn đang nằm trong phạm vi Luật Giá cho phép. So sánh với thời kỳ đại dịch Covid-19 (2020-2022) thì giá vé ở thời điểm hiện nay đúng là cao. Tuy nhiên, khi so sánh giá vé ở giai đoạn quý II/2024 với giai đoạn đại dịch là chúng ta đang so sánh một nền kinh tế phát triển bình thường với thời kỳ đình trệ đặc biệt nghiêm trọng ở quy mô không chỉ của quốc gia mà trên toàn cầu.Trong giai đoạn Covid-19, nhiều hãng hàng không 5 sao trên thế giới phải tái cơ cấu với sự giúp đỡ của Chính phủ các nước. Ở Việt Nam, đội tàu bay đã giảm mạnh về số lượng do tình trạng khó khăn của Pacific Airlines và Bamboo Airways. Đặc biệt, sự cố về kỹ thuật đối với động cơ máy bay A321 đã giáng một đòn rất mạnh vào tất cả các hãng hàng không trên thế giới, và sự cố kỹ thuật của Boeing đối với dòng B737 Max càng làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu hụt tàu bay và giá thuê bị đẩy lên cao. Các hãng hàng không Việt Nam còn chưa kịp “hồi sức” sau đại dịch, lại tiếp tục chịu thêm áp lực khác do chi phí đầu vào gia tăng, tất yếu đẩy giá dịch vụ tăng theo. Xu hướng chung của thế giới về giá vé máy bay là tiếp tục tăng cao tiệm cận với giá của thời kỳ trước dịch Covid-19 và thị trường hàng không Việt Nam cũng không ngoại lệ.Vì vậy tôi cho rằng, bức xúc của dư luận là bình thường. Tuy nhiên, người làm công tác hoạch định và truyền thông chính sách cần hiểu rõ bối cảnh để phát đi những thông điệp phù hợp. Vấn đề này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ lưu ý khi đánh giá về công tác điều hành kinh tế của đất nước, như trong báo cáo trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV. Phải đưa ra thông điệp rõ ràng, minh bạch, để người tiêu dùng và doanh nghiệp hiểu nhau hơn, chia sẻ được khó khăn và cùng nhau xây dựng, phát triển thị trường vận tải hàng không Việt Nam lành mạnh.Phóng viên: Cùng gặp vấn đề như đã nêu, các nước trong khu vực có thế mạnh về du lịch đã xử lý vấn đề giá vé máy bay và thu hút du lịch như thế nào, thưa ông?TSNguyễn Đức Kiên: Câu hỏi này rất rộng, không chỉ ở trong lĩnh vực vận tải hàng không mà còn liên quan đến cả các phương thức vận tải khác, cũng như sự liên kết tạo thành một sản phẩm du lịch thống nhất, bao gồm người vận chuyển, cơ sở lưu trú và điểm du lịch.Thái Lan, Singapore vào thời kỳ đại dịch cũng gặp khó khăn tương tự như các hãng hàng không Việt Nam nhưng chính phủ các nước đã có những quyết định rất táo bạo, vượt qua nhiều lý thuyết về tự do kinh doanh để gia tăng sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường. Đơn cử, Thai Airways được Chính phủ Thái Lan bảo trợ cho tuyên bố tái cơ cấu như một doanh nghiệp bị phá sản, nhờ vậy họ cơ cấu lại được các khoản nợ, đổi mới đội tàu bay. Quan trọng hơn, Thái Lan tổ chức một sân chơi thống nhất cho doanh nghiệp hàng không, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và các địa phương trọng điểm du lịch. Nhờ vậy, với cùng một tổng chi phí cho một chuyến du lịch, lợi nhuận được chia hài hòa giữa các bên tham gia hình thành sản phẩm du lịch đó. Có thể giá vé chặng ngắn của Thai Airways sẽ rẻ hơn các nước trong khu vực nhưng đổi lại, họ nhận được thêm một khoản phí từ các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp dịch vụ ở điểm du lịch vì đã đưa khách đến. Sự chia sẻ như thế giúp cho hãng hàng không cân bằng được chi phí hoạt động của mình.Một trường hợp khác là Singapore Airlines được Chính phủ hỗ trợ nâng cấp đội tàu bay hoàn toàn mới với chất lượng cao để vươn lên trở thành một trong những hãng hàng không 5 sao có uy tín trên thế giới. Vì vậy giá khấu hao tài sản của Singapore Airlines thấp hơn so với việc các hãng phải tự thu xếp nguồn tài chính để đổi mới đội tàu bay. Giá vé các chuyến bay quốc tế của Singapore Airlines tương đương với các hãng hàng không 5 sao khác nhưng họ cạnh tranh được nhờ nâng cao chất lượng dịch vụ, kể cả ở trên máy bay, sân bay và điểm đến.Tiếc rằng do nguồn lực của chúng ta còn hạn chế, chúng ta cũng ít kinh nghiệm xử lý doanh nghiệp khi gặp khủng hoảng cả về thị trường và tài chính doanh nghiệp, nên đã bỏ lỡ cơ hội có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tái cơ cấu khi gặp phải các khó khăn về thị trường và tài chính.Phóng viên: Có thể thấy nguồn lực hạn chế là một nút thắt đối với các doanh nghiệp vận tải, du lịch của Việt Nam trong quá trình phục hồi. Vậy ông có nhận định gì về khả năng phục hồi và phát triển của ngành này trong tương lai gần?TSNguyễn Đức Kiên: Đây là thời kỳ rất đặc biệt của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Chính phủ đã phát hiện ra được vấn đề và có những động thái quyết liệt để hỗ trợ doanh nghiệp vận tải nói chung và hàng không nói riêng phát triển. Trong thời kỳ dịch Covid-19, Nhà nước đã giảm đồng loạt các loại thuế, phí và lệ phí để giảm chi phí đầu vào cho các hãng hàng không, đơn giản hóa các thủ tục thuê tàu bay,... Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể giao thông đối với 5 lĩnh vực gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải và hàng không.Sau khi hoàn thiện quy hoạch, năng lực ngành vận tải công cộng sẽ có khả năng đáp ứng đủ các phân khúc thị trường, từ người có thu nhập cao đến trung bình và thấp. Hiện nay, chúng ta mới đang nhìn thấy sự phát triển vượt bậc của ngành vận tải ô-tô, trong khi hàng không chưa hết khó khăn, đường sắt, hàng hải đang trong giai đoạn chuyển mình,... Khi các phương thức vận tải này cùng phát triển đồng bộ, mới tạo ra được hệ thống hoàn chỉnh với các phương thức hỗ trợ tối đa cho việc đi lại thuận tiện của người dân, tất yếu chi phí các phương thức sẽ điều chỉnh về mức hợp lý và được người tiêu dùng chấp nhận.Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông! ■
https://nhandan.vn/hai-hoa-loi-ich-ba-ben-trong-gia-ve-may-bay-post815757.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Doanh nghiệp vận tải", "Vé máy bay", "giá vé máy bay", "bất cập trong giá vé máy bay" ] }
Đường cao tốc "kích hoạt" tiềm năng Tây Nguyên
Thời gian qua, do ảnh hưởng nhiều yếu tố, trong đó một trong những nguyên nhân cơ bản là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng và khu vực còn yếu, chưa đồng bộ, khiếnvùng Tây Nguyênbị kìm hãm trong không gian chật hẹp, kết nối thiếu thuận lợi, khó kích hoạt tiềm năng, lợi thế trở thành động lực phát triển.
Nhiều ý kiến của bộ, ngành, chuyên gia cho rằng, để Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững thì chìa khóa chính là đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng; lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông làm động lực, tạo dư địa cho phát triển vùng. Và đường bộ cao tốc có tính chất liên vùng chính là “đường băng” giúp Tây Nguyên “cất cánh”.Vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng-an ninh và đối ngoại của cả nước. Vùng đất đại ngàn hùng vĩ là nơi sinh sống của gần sáu triệu người, gồm tất cả 54 dân tộc anh em. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước. Tuy nhiên, Tây Nguyên vẫn là “vùng trũng” của cả nước, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng và khu vực còn yếu, chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả vận tải thấp, chi phí tăng cao đã kìm hãm quá trình lưu thông.Do đặc điểm về địa hình, Tây Nguyên không thể phát triển giao thông đường thủy, còn nhiều hạn chế trong phát triển đường sắt, chỉ có vận tải đường bộ và hàng không là phương thức phù hợp. Tuy nhiên, toàn vùng Tây Nguyên mới chỉ có 19 km đường cao tốc tại Lâm Đồng, cùng 117,5 km cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột đang được triển khai thi công giai đoạn một và hơn 3.100 km quốc lộ nối các tỉnh duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ và các cảng biển, qua thời gian cũng đã xuống cấp; các sân bay trong vùng khai thác chưa thật sự hiệu quả.Vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng-an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước.TrongNghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định rõ quan điểm, lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông làm động lực, tạo dư địa cho phát triển vùng. Chương trình hành động của Chính phủ cũng nêu rõ, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế.Tháng 5 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên. Trong đó, ưu tiên phát triển các tuyến đường bộ huyết mạch và hàng không, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về giao thông của vùng, để bảo đảm tính chất lan tỏa, liên vùng hình thành kết nối Tây Nguyên với duyên hải Trung Bộ và Đông Nam Bộ; kết nối quốc tế trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng Mê Công, khu vực tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia và các nước ASEAN... để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên.Cao tốc Liên Khương-Prenn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.Các tuyến cao tốc kết nối là khát vọng bấy lâu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên. Giao thông cao tốc kết nối sẽ phá thế độc đạo, mở rộng cơ hội kết nối thuận lợi giữa vùng phên dậu phía tây Tổ quốc với vùng kinh tế năng động phía Đông Nam Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ; giao thương thông thoáng với các nước bạn Lào và Campuchia...Được biết, bên cạnh quy hoạch phát triển cao tốc đường bộ, theoquy hoạch mạng lưới đường sắt quốc giathời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Nhà nước sẽ đầu tư tuyến đường sắt mới, trong đó có tuyến đường sắt dọc các tỉnh Tây Nguyên (Đà Nẵng-Kon Tum-Gia Lai-Đắk Lắk-Đắk Nông-Bình Phước), kết nối với đường sắt quốc gia để tạo thành mạng lưới kết nối vùng và liên vùng đồng bộ; đồng thời khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm-Đà Lạt phục vụ du lịch. Qua đó, mở thêm cánh cửa hy vọng cho đột phá về giao thông ở khu vực quan trọng này.Tin liên quanXây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây NguyênCuối năm 2022, tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, vùng Tây Nguyên thiếu sự kết nối nội vùng, trong vùng, trong nước và ngoài nước. Thủ tướng yêu cầu, các địa phương phải phát triển hạ tầng chiến lược, gồm hạ tầng giao thông kết nối hành lang kinh tế đông-tây, bắc-nam, giao thông kết nối vùng. “Giao thông phát triển sẽ tạo không gian phát triển mới và phát triển văn hóa-xã hội tương ứng. Đường đi đến đâu văn minh đến đấy”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.Như phát biểu của Thủ tướng Chính phủ “đường đi đến đâu văn minh đến đấy” để thấy rằng, “muốn làm giàu thì phải làm đường”, các tuyến cao tốc kết nối Tây Nguyên chắc chắn sẽ là chìa khóa tháo gỡ điểm nghẽn, đánh thức tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất đỏ bazan, làm sống dậy những khu công nghiệp, phát triển những khu đô thị sầm uất; phát huy giá trị “con đường xanh Tây Nguyên” và lợi thế trục kết nối “con đường di sản miền trung-Tây Nguyên”. Các tuyến cao tốc được đầu tư và đi vào hoạt động, sẽ là những “huyết mạch”, động lực quan trọng giúp Tây Nguyên bứt phá, trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; như “tầm nhìn” trong Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị.
https://nhandan.vn/duong-cao-toc-kich-hoat-tiem-nang-tay-nguyen-post815754.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "đường cao tốc", "Tây Nguyên", "liên kết vùng", "phát triển hạ tầng giao thông" ] }
Xu hướng đầu tư “cash home” - nhà ở tạo ra dòng tiền
NDO -Chiều 24/4, tại Tọa đàm “Bất động sản dòng tiền “cash home”: Phân khúc căn hộ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024” do Báo Xây dựng tổ chức, các chuyên gia và nhà đầu tư đã trao đổi, đánh giá về xu hướng đầu tư bất động sản trong thời gian tới.
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính, cho rằng, đối với khái niệm nhà ở tạo ra dòng tiền, đầu tiên phải có người sở hữu nhưng không phải để sử dụng, mà khai thác bằng cách cho thuê, tạo ra nguồn thu nhập.Thực tế trên thị trường bất động sản, do lãi suất thấp, nhiều người đã rút tiền tiết kiệm để đầu tư vào bất động sản.Có 2 xu hướng đầu tư, một là đầu tư chờ giá lên, có thể trong thời gian ngắn hoặc lâu dài.Xu hướng thứ hai là sở hữu bất động sản với mục đích cho thuê, từ đó tạo ra dòng tiền liên tục.Bên cạnh đó cũng có những nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư chờ giá lên nhưng trong thời gian chờ đợi thì vẫn cho thuê để có trang trải cho lãi vay…Từ trước đến nay, người dân sử dụng loại hình căn hộ chung cư chủ yếu để ở, chỉ có khoảng 15% số người là để kinh doanh và cho thuê.Trước nhu cầu tạo ra dòng tiền và tác động từ việc giá chung cư sở hữu vĩnh viễn đã tăng cao, căn hộ có thời hạn sở hữu 50 năm tại thị trường Hà Nội được chú ý bởi mức giá thấp hơn, vừa túi tiền.Theo ghi nhận tại thị trường, hầu hết các căn hộ có thời hạn sở hữu 50 năm đều có giá bán thấp hơn trên dưới 20% so với căn hộ sở hữu lâu dài cùng khu vực và phân khúc.Bà Trần Thị Cẩm Tú, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần bất động sản EximRS, đơn vị đang phát triển dự án phát triển sản phẩm căn hộ có thời gian sở hữu 50 năm tại Hà Đông cho biết, thực tế khi đưa ra dòng sản phẩm cash home, EximRS đã nghiên cứu về đối tượng thuê, đối tượng khách hàng có mong muốn đầu tư căn hộ để cho thuê. Mặt khác, đối với các dự án này, yếu tố quan trọng là phải có đơn vị quản lý để thay các nhà đầu tư quản lý tài sản và đưa về nguồn thu, dòng tiền ổn định hàng tháng.Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, khi đầu tư vào phân khúc sản phẩm cash home cần xem xét các yếu tố: Thứ nhất, so sánh mức giá chung cũng như vị trí tại dự án này; Thứ hai, đánh giá giá trị khai thác, tạo ra dòng tiền; Thứ ba, đánh giá hạ tầng có đầy đủ, thuận lợi hay chưa.
https://nhandan.vn/xu-huong-dau-tu-cash-home-nha-o-tao-ra-dong-tien-post806343.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "bất động sản", "lãi suất thấp", "tiền tiết kiệm", "đầu tư" ] }
Xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn dự án và đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài
NDO -Cần có các điều khoản quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn dự án FDI nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương chủ động xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 23/5, Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC) phối hợp Đại sứ quán Australia tại Hà Nội tổ chức hội nghị nghiệm thu và công bố kết quả nghiên cứu xây dựng hai bộ tiêu chí về thu hútđầu tư nước ngoài(FDI) vào Việt Nam.Đó là Tiêu chí về thẩm định dự án FDI thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả FDI trên địa bàn tỉnh.Tham dự hội nghị có hơn 100 đại biểu đại diện cho các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam và nhiều học giả, chuyên gia về đầu tư quốc tế.Tiến sĩ Ngô Công Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên ISC cho biết, để xây dựng hai bộ tiêu chí nói trên, ISC đã tổ chức đoàn công tác đến làm việc với các cơ quan chức năng của nhiều địa phương và tổ chức ba hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để xin ý kiến chuyên gia, các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước.Bộ tiêu chí thẩm định Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án FDI sẽ hỗ trợ Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng cấp tỉnh thực thi dễ dàng hơn nhiệm vụ rà soát, xử lý lựa chọn dự án đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định và trả lời nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả FDI trên địa bàn cấp tỉnh cung cấp công cụ hữu hiệu để tỉnh ủy và chính quyền tỉnh giám sát, đánh giá đúng vị trí, vai trò và đóng góp của khu vực FDI đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương cũng như kết quả đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong việc hợp tác đầu tư với nước ngoài.Theo Tiến sĩ Phan Hữu Thắng, Chủ tịch ISC, những năm gần đây Việt Nam chuyển sangthu hút FDIthế hệ mới có chất lượng và hiệu quả cao hơn. Khu vực FDI đã phát triển nhanh và đạt được những thành công nhất định, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triểnkinh tế-xã hộicủa đất nước.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thu hút và sử dụng FDI thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Đó là liên kết và hiệu ứng lan tỏa năng suất và công nghệ của khu vực FDI đến khu vực trong nước còn thấp; tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện thấp so với vốn đầu tư đăng ký.Ngoài ra còn có tình trạng một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường; một số doanh nghiệp FDI còn có hành vi chuyển giá.Những năm gần đây Việt Nam chuyển sang thu hút FDIthế hệ mới có chất lượng và hiệu quả cao hơn.Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các điều khoản quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn dự án FDI nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương chủ động xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, các tiêu chí quy định về lựa chọn dự án FDI phân tán ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên khi áp dụng vào thực tế có thể dẫn đến sai sót, lọt lưới các dự án không mong muốn.Các báo cáo về FDI hiện nay chủ yếu đánh giá FDI dựa trên các chỉ tiêu kết quả thu hút và sử dụng FDI cũng như đóng góp của khu vực FDI cho nền kinh tế. Chưa có bộ tiêu chí đầy đủ đánh giá hiệu quả FDI thống nhất ở các cấp, các ngành, các địa phương làm căn cứ cho việc giám sát, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng FDI trên phạm vi quốc gia cũng như trong từng địa phương.Phát biểu tại Hội nghị, ông Cosimo Thawley, Tham tán công sứ, Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á Bộ Ngân khố Australia, đánh giá cao kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ISC và tin tưởng rằng, hai Bộ tiêu chí về FDI mà ISC đề xuất sẽ là các công cụ hữu ích hỗ trợ Lãnh đạo và các cơ quan chức năng cấp tỉnh thực thi nhiệm vụ tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài ở các địa phương theo tinh thầnNghị quyết 50-NQ/TWngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị Khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam.
https://nhandan.vn/xay-dung-bo-tieu-chi-de-lua-chon-du-an-va-danh-gia-hieu-qua-dau-tu-nuoc-ngoai-post810790.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "ISC", "Ngô Công Thành", "FDI", "Đại sứ quán Australia", "Phan Hữu Thắng", "Đầu tư nước ngoài", "Nghị quyết 50-NQ/TW", "Đầu tư quốc tế" ] }
Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bị phạt hơn 150 triệu đồng do vi phạm báo cáo tài chính
NDO -Một doanh nghiệp là CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chínhvới tổng mức tiền phạt 157,5 triệu đồng do các vi phạm vềcông bố thông tinđối với nhiều tài liệu: báo cáo tình hình, tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu, giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau thuế, tình hình quản trị công ty…
Cụ thể, ngày4/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 236/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu với số tiền phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Trước đó, Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Công ty) không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, năm 2023 và bán niên năm 2023;Tiếp đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đối với các tài liệu: Giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau thuế chuyển từ lỗ năm 2022 sang lãi năm 2023, Giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau thuế tại báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 chênh lệch trước và sau kiểm toán từ 5% trở lên, Giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính năm 2023, Quyết định số 746/QĐ-CTHAG ngày 18/12/2023 của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hậu Giang và Quyết định số 2647/QĐ-CTCTH ngày 22/12/2023 của Cục trưởng Cục Thuế thành phố Cần Thơ về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn; công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của HNX đối với Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022;Với vi phạm công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật, Công ty bị phạt tiền 65 triệu đồng theo quy định.Theo đó, Công ty công bố thông tin không đầy đủ nội dung đối với Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, năm 2023: Theo công bố thông tin năm 2022, năm 2023 đã được kiểm toán, Công ty thực hiện các giao dịch với người có liên quan, bao gồm: CTCP Kho cảng ngoại quan và Thương mại Dầu khí NSH Gò Công, CTCP Thương mại Chợ Gạo, tuy nhiên Công ty không trình bày các giao dịch này tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, năm 2023.Tổng mức phạt tiền đối với Công ty là 157,5 triệu đồng.Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (địa chỉ tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) thành lập vào ngày 14/2/2012.Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc-hóa dầu, LPG, Gas; đầu tư vốn vào các Công ty, Chi nhánh thành viên của Công ty để kinh doanh các ngành nghề mà Công ty đang kinh doanh và các ngành nghề khác theo lĩnh vực đăng ký hoạt động kinh doanh của Công ty…Về tình hình sản xuất kinh doanh, quý I/2024, Công ty đạt doanh thu thuần đạt hơn 475,6 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 29,3 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/thuong-mai-dau-tu-dau-khi-nam-song-hau-bi-phat-hon-150-trieu-dong-do-vi-pham-bao-cao-tai-chinh-post813047.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu", "phạt hành chính", "vi phạm", "báo cáo tài chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Vietcombank triển khai bán vàng miếng SJC cho người dân từ ngày 3/6
NDO -Nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu bình ổn thị trường vàng miếng theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ ngày 3/6 tới, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ triển khai bán vàng miếng SJC trực tiếp tới khách hàng cá nhân là người Việt Nam.
Theo đại diện lãnh đạo Vietcombank, vàng miếng SJC sẽ được Vietcombank mua vào từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bán ra trực tiếp cho người dân, trước mắt tại 6 điểm giao dịch tại địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:- Tại Hà Nội:1. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Sở Giao dịch: số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình.2. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Hà Nội: số 11B Cát Linh, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa.3. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Ba Đình: số 72 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.- Tại Thành phố Hồ Chí Minh:1. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh: số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1.2. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Nam Sài Gòn: số 23 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7.3. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thủ Đức: số 50A Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức.Về giá bán vàng, căn cứ vào giá mua vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank sẽ xác định và công bố giá bán vàng miếng SJC tại website Vietcombank và tại các địa điểm bán vàng của Vietcombank nêu trên.Về cách thức mua vàng, khách hàng đến trực tiếp các địa điểm bán vàng của Vietcombank nêu trên để giao dịch, thực hiện thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và nhận vàng giao ngay, hóa đơn bán hàng được cung cấp cho khách hàng mua vàng theo hình thức hóa đơn điện tử.Từ 3/6, người dân có thể mua vàng miếng SJC tại 6 điểm giao dịch của Vietcombank.“Vietcombank đã được cơ quan chức năng chính thức cấp phép kinh doanh vàng miếng và đang hoàn tất các điều kiện để bảo đảm việc triển khai bán vàng miếng trực tiếp tới người dân một cách thuận tiện, an toàn, minh bạch, qua đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới về mức phù hợp, bền vững theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ vàNgân hàng Nhà nước Việt Nam”, lãnh đạo Vietcombank khẳng định.Đặc biệt, đại diện lãnh đạo Vietcombank cũng lưu ý: Trong trường hợp dự kiến mua vàng với khối lượng lớn, để bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, khách hàng chuẩn bị sẵn thông tin để khai báo hoặc thực hiện mở tài khoản tại Vietcombank trước khi giao dịch hoặc thực hiện thanh toán bằng hình thức chuyển khoản để thuận tiện, nhanh chóng hơn trong giao dịch.“Vietcombank chỉ thực hiện bán vàng miếng SJC cho khách hàng cá nhân và không thực hiện mua vàng miếng SJC từ khách hàng”, thông tin từ ngân hàng cho hay.Như vậy cho đến thời điểm này, các ngân hàng đã có thông điệp tới thị trường về việc triển khai đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể sẵn sàng bắt đầucung ứng vàngcho người dân từ ngày 3/6. Đồng thời, lãnh đạo cácngân hàngcùng chung khẳng định, “với chức trách của ngân hàng thương mại Nhà nước bảo đảm cung ứng nhu cầu hợp pháp của người dân với mức giá phù hợp và không đặt ra mục tiêu lợi nhuận”.
https://nhandan.vn/vietcombank-trien-khai-ban-vang-mieng-sjc-cho-nguoi-dan-tu-ngay-36-post811985.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "Vietcombank", "BIDV", "Agribank", "thị trường vàng", "vàng miếng SJC", "giá vàng" ] }
[Ảnh] Dự án đường vành đai 1.500 tỷ đồng phía tây Đà Nẵng “cán đích”
NDO -Sau nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương và chủ đầu tư, Dự án Tuyến đườngvành đai phía tâyĐà Nẵng đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 19km, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng đến nay đã “cán đích” và chuẩn bị thông xe kỹ thuật.
Dự án được khởi công vào tháng 9/2018, dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2020, tuy nhiên, do nhiều vướng mắc, khó khăn cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19, thay đổi nhà thầu và nhiều lần trễ hẹn của chủ đầu tư, đến nay, dự án đã hoàn thành theo đúng “cam kết” gần nhất của chủ đầu tư.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Minh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng, đơn vị chủ đầu tư cho biết, đến nay, phần khó gần nhất là thi công nền đường bê tông cấp phối qua đoạn sạt trượt trêntuyến vành đai phía tây đã cơ bản hoàn tất. Đến ngày 25/4, đơn vị đã hoàn thành dứt điểm phần thi công tuyến chính. Hiện, đơn vị đang tập trung thi công một số hạng mục “thẩm mỹ” và hạng mục kẻ vạch, sơn đường. Cơ bản đến ngày 28/4 là có thể kết thúc việc thi công các hạng mục này."Hiện nay, Ban đã có báo cáo lên Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng và lãnh đạo thành phố xin chủ trương khánh thành tuyến đường vào dịp30/4-1/5và đang chờ ý kiến của thành phố. Từ nay đến 30/4, Ban đang chỉ đạo nhà thầu hoàn thiện lề vỉa hè để bảo đảm tính thẩm mỹ; Hoàn thiện các bó vỉa đối với đoạn vừa thi công xong phần nền đường, kẻ vạch sơn đường giáp biển báo, phục vụ tổ chức giao thông…Chúng tôi cũng rất mong muốn được đưa tuyến đường này vào hoạt động để phục vụ người dân", ông Huy nói.Theo ông Huy, mặc dù tiến độ so với ban đầu thì không bảo đảm nhưng trong thời gian qua nhà thầu cũng đã nổ lực để cam kết tiến độ cuối cùng được đề ra và bảo đảm chất lượng.Chùm ảnh do phóng viên thực hiện ngày 25/4.Đến nay, phần thi công thi nền đường bê tông cấp phối qua đoạn sạt trượt trên tuyến đã cơ bản hoàn tất.Đường vành đai phía tây Đà Nẵng dài hơn 19 km, điểm đầu giao với Quốc lộ 14B, tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, điểm cuối nối tiếp vào trục đường chính Khu công nghệ thông tin tập trung. Trong ảnh là điểm đầu của dự án nhìn từ trên cao.Dự án này đi qua 5 xã của huyện Hòa Vang gồm: Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Liên; tổng diện tích thu hồi 1.325.703m2 với 1.607 hồ sơ (bao gồm 1.238 hồ sơ đất nông nghiệp, đất khác và 369 hồ sơ đất ở), di dời 1.192 ngôi mộ.Máy móc phương tiện cùng các công nhân đội nắng hơn 40 độ để thảm nhựa mặt đường đoạn cuối tuyến.Các công nhân này cho hay, công việc gấp rút theo tiến độ và anh em tăng ca, làm giữa nắng nóng nhiều ngày qua. Trong ảnh là công nhân đangthảm nhựa một đoạn giao với đường nội bộ của Khu công nghệ thông tin tập trung Đà NẵngMột công nhân đang làm việc giữa trưa nắng gắt trên tuyến đường vành đai.Một công nhân đang tiến hành làm tơi đất để phục vụ việc trồng cây trên tuyến đường.Công nhân hoàn thiện phần việc bó vỉa...Các nhân công đang hoàn thiện các hạng mục cuối của dự án như gia cố taluy dương, xử lý nước ngầm và sạt trượt, hoàn thành bó vỉa đối với đoạn vừa thi công xong phần nền đường.Nhiều phương tiện cùng các công nhân đang lao động, làm việc không ngưng nghỉ giữa trời nắng gắt.Các công nhân tiến hành trồng cây, tạo mỹ quan đô thị trên tuyến đường.Cây xanh trên tuyến đường vành đai được chăm sóc mỗi ngày.Hạng mục sơn kẻ vạch đường đang được triển khai trong ba ngày qua và dự kiến hoàn thiện trước ngày 30/4.Hạng mục điện đang được đơn vị thi công tích cực lắp đặt để hoàn thiện chiều 25/4.Đường vành đai với hai làn xe, mặt đường đã được thảm nhựa toàn tuyến.Điểm cuối của dự án nằm tại Km 19+177,30 nối trục đường chính của Khu công nghệ thông tin tập trung (xã Hòa Liên) nhìn từ trên cao.Đây là một trong những dự án trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho đô thị phía tây thành phố. Dự án đường vành đai hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo thuận lợi cho người dân trong lưu thông, rút ngắn khoảng cách giữa vùng ven Đà Nẵng với vùng trung tâm và tạo đột phá cho địa phương phát triển.
https://nhandan.vn/anh-du-an-duong-vanh-dai-1500-ty-dong-phia-tay-da-nang-can-dich-post806560.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Dự án đường vành đài ngàn tỉ", "Đường vanh đai Đà Nẵng", "Hoà Vang", "thảm nhựa", "hoàn thiện", "dự kiến khánh thành ngày 30/4" ] }
Ra mắt dịch vụ Taxi hybrid đầu tiên tại Việt Nam
NDO -Công ty Ô-tô Toyota Việt Nam, Đại lý Toyota Đông Sài Gòn và Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đã ra mắt dịch vụ Taxi hybrid đầu tiên tại Việt Nam ký hợp tác chiến lược giữa hai bên. Vinasun là hãng taxi đầu tiên sử dụng ô-tô Hybrid trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách tại Việt Nam.
Theo đó, Vinasun và Đại lý Toyota Đông Sài Gòn ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với kế hoạch đầu tư 2.000 xe Toyota Hybrid trong năm 2024 và 2025. Đây là chiến lược phát triển dài hạn của hai bên hướng tới mục tiêu mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, góp phần tích cực vào việc tạo ra một hệ thống giao thông sạch sẽ và an toàn.Vinasun dự kiến nhận 806 xe Hybrid trong năm 2024 từ Đại lý Toyota Đông Sài Gòn, với các mẫu xe Yaris Cross Hybrid, Corolla Altis Hybrid, Innova Cross Hybrid. Đây là những mẫu xe chủ lực của Toyota với thiết kế trẻ, mạnh mẽ, khoang nội thất rộng rãi, tiện nghi cùng tính năng an toàn hàng đầu phân khúc.Vinasun dự kiến nhận 806 xe Hybrid trong năm 2024 từ Đại lý Toyota Đông Sài Gòn.Ông Đặng Thành Duy, Tổng Giám đốc Vinasun Taxi phát biểu: “Theo nghiên cứu và tính toán của chúng tôi, thị trường Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện về cơ sở hạ tầng cũng như những vấn đề rủi ro về việc xử lý rác thải pin thì Vinasun quyết định chọn dòng xe Hybrid vì có thể giảm tới 50% nhiên liệu so với xe xăng, đồng thời không mất chi phí cơ hội thời gian chờ sạc điện”.Tin liên quanHỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển công nghiệp hỗ trợ ô-tôÔng Huỳnh Văn Sang, Tổng Giám đốc Toyota Đông Sài Gòn chia sẻ: “Với sự đột phá trong hình thức kinh doanh taxi, luôn mong muốn đem lại những lợi ích thiết thực cho môi trường và khách hàng của mình thông qua những mẫu xe Hybrid đẳng cấp, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường, chúng tôi hy vọng, hoạt động kinh doanh của Vinasun taxi sẽ thành công hơn nữa, tiến xa hơn nữa trên chặng đường sắp tới”.Phát triển xe Hybrid là một trong những nỗ lực của Toyota hướng đến giảm phát thải carbon một cách bền vững nhằm góp phần hiện thực hóa “giấc mơ sở hữu xe xanh" cho người Việt. Ông Phạm Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam chia sẻ: “Quyết định đầu tư vào xe Toyota Hybrid của Vinasun là sự khẳng định mạnh mẽ về những giá trị và mục tiêu chung của chúng ta, hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn toàn cầu của Toyota về một tương lai bền vững hơn. Tôi hy vọng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thêm cơ chế khuyến khích doanh nghiệp và người dân thành phố sử dụng xe Hybrid”.Năm 2023, doanh số các mẫu xe Hybrid của Toyota đạt gần 2.700 xe, chiếm khoảng 12% tổng doanh số của các xe có phiên bản này. Tính đến nay, tổng cộng gần 10.000 xe Toyota Hybrid đã được bán ra sau 4 năm ra mắt tại thị trường Việt Nam.Hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Toyota đã phát triển định hướng tiếp cận đa chiều thông qua việc đưa ra giải pháp đa dạng, phù hợp các điều kiện khác nhau về cơ sở hạ tầng, hiện trạng ngành công nghiệp và nhu cầu khách hàng tại các khu vực khác nhau.
https://nhandan.vn/ra-mat-dich-vu-taxi-hybrid-dau-tien-tai-viet-nam-post814070.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Toyota Hybrid", "Vinasun", "Yaris Cross Hybrid", "Innova Cross hybrid", "Corolla Altis Hybrid", "Đặng Thành Duy", "Vinasun Taxi", "Huỳnh Văn Sang", "Hybrid" ] }
Xem xét điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả
NDO -Đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét theo tình hình thực tế cho điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả sang các chính sách mà xã hội, người dân đang có nhu cầu, nhằm phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ; đồng thời, tăng thêm nguồn vốn cho địa phương thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm.
Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về báo cáo của đoàn giám sát về “việc thực hiệnNghị quyết số 43/2022/QH15ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợChương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hộivà các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.Khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộTham gia thảo luận, các đại biểu có chung nhận định rằng, việc ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 hết sức kịp thời, hợp lòng dân, thể hiện Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ trong giải quyết tất cả các vấn đề mà thực tiễn đặt ra vì mục tiêu phát triển đất nước, vì quốc kế dân sinh.Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Các chính sách đưa ra trong Nghị quyết có tính chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bổ sung nguồn lực lớn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, vực dậy cả cung và cầu của nền kinh tế.Bên cạnh những kết quả tích cực, các đại biểu cũng đồng tình việc ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết còn một số tồn tại, hạn chế như báo cáo giám sát đã nêu...Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận), hạn chế lớn nhất là việc không triển khai đúng hạn và đầy đủ các dự án, các gói ưu đãi khiến cho mục tiêu đề ra không đạt như kỳ vọng… Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là yếu tố con người, bởi con người là chủ thể đề xuất ban hành chính sách, và cũng chính con người thực thi và triển khai chính sách trong thực tế. Con người là yếu tố quyết định chính sách thành công hay không.“Hiện nay có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm,sợ sai, sợ trách nhiệmcủa một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ dẫn đến việc giải quyết công việc chưa hiệu quả”, đại biểu Thông nói và nêu rõ tình trạng này đã được nhắc đến nhiều lần nhưng vẫn chưa có chuyển biến.Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) tham gia ý kiến thảo luận. (Ảnh: DUY LINH)“Có phải chúng ta chưa có cơ chế xử lý, đánh giá cán bộ công chức hay chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Theo tôi là không phải. Chúng ta đã có nhiều văn bản của Đảng và của Chính phủ về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và chúng ta đã có Kết luận 14 của Trung ương, Nghị định 73 của Chính phủ về khuyến khích cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, vậy thì từ nguyên nhân nào?”, đại biểu đoàn Bình Thuận trăn trở.Đại biểu nghị Quốc hội, Chính phủ cần đánh giá một cách căn cơ, tìm đúng nguyên nhân và có giải pháp thật sự hiệu quả, trong đó có việc khảo sát, đánh giá lại việc thực hiện Nghị định 73 từ khi ban hành cho đến nay có cơ quan, đơn vị, địa phương nào đã áp dụng thực hiện và đem lại hiệu quả, để từ đó nhân rộng. Còn nếu qua khảo sát, đánh giá vẫn còn vướng mắc các địa phương, đơn vị chưa áp dụng thì cần có giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng trên.Có chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho biết, trong số các nguyên nhân mà báo cáo của Đoàn giám sát chỉ ra, có một nhóm nguyên nhân chủ quan rất đáng quan ngại, đó là tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.“Để ngăn chặn nạn dịch né tránh, sợ trách nhiệm tiếp tục tồn tại thì các cấp, các ngành cần chỉ ra và thực thi kỷ luật những ai đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm; đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân có tinh thần dám làm, dám chịu”, đại biểu kiến nghị.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngĐồng tình kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hộiPhát biểu tại hội trường, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) khẳng định, Nghị quyết số 43/2022/QH15 được ban hành rất nhanh, rất sớm, thể hiện rất rõ tinh thần “ứng vạn biến” của Quốc hội.Tuy nhiên, một số văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế về tính rõ ràng, chồng chéo và tính khả thi, dẫn đến việc nhiều bộ, ngành và địa phương phải tổ chức xin ý kiến, hướng dẫn và gây thêm chi phí (thời gian, tài chính) không cần thiết cho doanh nghiệp; chưa tạo được cách tiếp cận và động lực đủ mới cho cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh…Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh). (Ảnh: DUY LINH)Do đó, đại biểu Bình kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét theo tình hình thực tế cho điều chuyển nguồn vốn đối với các chính sách kém hiệu quả sang các chính sách mà xã hội, người dân đang có nhu cầu, nhằm phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ.Cùng với đó, đề nghị Chính phủ xem xét tăng thêm nguồn vốn cho địa phương thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị định 36/2022/NĐ-CP và các chính sách giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.Đáng chú ý, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu tiếp tục cho kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 hoặc nghiên cứu khả năng xây dựng một Chương trình phục hồi kinh tế mới trong giai đoạn 2024-2025 nhằm tiếp tục rà soát, hỗ trợ cho các đối tượng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của các địa phươngĐại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cũng đồng tình với việc kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 43 như dự thảo trình Quốc hội, phấn đấu đến ngày 31/12/2024 hoàn thành giải ngân vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đã được phân bổ theo tiến độ yêu cầu tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội để đưa các dự án hoàn thành đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư vốn.Đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VATĐánh giá cao hiệu quả của chính sáchgiảm thuế VAT 2%, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) đề nghị Quốc hội cân nhắc xem xét cho phép tiếp tục kéo dài thực hiện trong thời gian phù hợp. Đồng thời, xem xét tiếp tục mở rộng áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù không chỉ áp dụng cho các công trình quan trọng quốc gia, đường cao tốc, mà cả các công trình quan trọng khác của quốc gia, tỉnh.Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng). (Ảnh: DUY LINH)Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cũng cho rằng, cần tiếp tục các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số thuế, phí, hỗ trợ doanh nghiệp để kích cầu, vì trên thực tế, việc giảm thuế và phí 2 năm qua, hầu như không ảnh hưởng tổng thu ngân sách.Đại biểu đánh giá cao việc Quốc hội cho ý kiến với Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 này, đồng thời kiến nghị xem xét chính sách thuế về thu nhập cá nhân để kích thích thị trường tiêu dùng, xem xét mức giảm trừ gia cảnh.
https://nhandan.vn/xem-xet-dieu-chuyen-nguon-von-doi-voi-cac-chinh-sach-kem-hieu-qua-post811114.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Nghị quyết 43", "điều chuyển nguồn vốn", "chính sách hỗ trợ", "chương trình phục hồi", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "giảm thuế VAT 2%" ] }
Tiêu thụ điện toàn quốc lại lập kỷ lục mới do đợt nắng nóng gay gắt
NDO -Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, trong những ngày giữa tháng 6 vừa qua, thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng nhất là ở miền bắc và miền trung với một số ngày liên tiếp có nhiệt độ hơn 35 độ lại làm tiêu thụ điện toàn quốc lập đỉnh kỷ lục mới.
Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, trong tháng 6/2024, cả công suất cực đại (Pmax) vàsản lượng tiêu thụ điệnngày (A ngày) trên quy mô toàn quốc đã tăng cao với những con số đạtkỷ lục mớicủa hệ thống điện quốc gia như sau:Vào lúc 13 giờ 30 ngày 19/6: công suất đỉnh của hệ thống điện toàn quốc đã lên tới49533 MW; Sản lượng tiêu thụ toàn quốc ngày 14/6 đã lên tới1,025 tỷkWgiờ.Mặc dù tiêu thụ điện toàn quốc đã thiết lập các mức kỷ lục mới như trên nhưng nếu không có mưa vào chiều tối trong một số ngày gần đây thì mức tiêu thụ điện kỷ lục có thể còn lên cao hơn nữa cả về công suất và sản lượng. Tình trạng tăng cao về tiêu thụ điện cũng gia tăng áp lực đáng kể về cung cấp điện.Với tinh thần tìm mọi giải pháp bảo đảm cung cấp điện trong mọi tình huống trong năm 2024, EVN và các đơn vị đã và đang chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp về điều hành tối ưu hệ thống điện, thị trường điện, tăng cường nhập khẩu điện, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Đến nay, các giải pháp này đều mang lại hiệu quả cao với kết quả là từ đầu năm đến nay, việc cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân đã được đảm bảo tốt trong khi mức độ tiêu thụ điện thực tế tăng trưởng cao hơn nhiều so với kế hoạch dự kiến.Như đã thông tin trước đây, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 124,25 tỷ kW giờ, tăng 12,2% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó mức tăng trưởng tiêu thụ điện của một số thành phần điển hình như sau: điện năng cho sinh hoạt tăng 18,08%, điện năng cho thương mại-dịch vụ tăng 18%, điện năng cho công nghiệp-sản xuất tăng 12,15%, ...Để bảo đảm cung cấp điện trong mọi tình huống của năm 2024 và các năm tiếp theo như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, EVN và các đơn vị đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp về điều hành tối ưu hệ thống điện, thị trường điện, tăng cường nhập khẩu điện, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia lập phương thức và điều hành hệ thống điện, thị trường điện một cách tối ưu; xây dựng các kịch bản cung ứng điện, hằng tuần cập nhật các yếu tố về sản xuất điện, nhu cầu phụ tải, diễn biến thuỷ văn để chủ động lập, điều chỉnh kế hoạch vận hành hệ thống điện với mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện trong mọi tình huống.Trong thời gian tới, khi bước vào mùa lũ và diễn biến thủy văn thuận lợi, các nhà máy thủy điện sẽ được khai thác, phát điện tối ưu với mục tiêu vận hành kinh tế cao nhất cho hệ thống.EVN quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đầu tư xây dựng các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tiến độ các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm. Đồng thời, các Tổng Công ty/ Công ty Điện lực đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh/thành phố, để thực hiện nghiêm và hiệu quả các chương trình, giải pháp tiết kiệm điện tối thiểu để đạt mục tiêu theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.EVN cũng đã và đang quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đầu tư xây dựng các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tiến độ các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện tại, EVN và các đơn vị đang tập trung nỗ lực cao nhất bằng mọi giải pháp để phấn đấu hoàn thành triển khai thi côngĐường dây 500 kVmạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối theo đúng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.EVN rất mong mọi khách hàng sử dụng điện tiếp tục chung tay hành động để thực sự “Tiết kiệm điện thành thói quen”.Để chung tay góp phần bảo đảm cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng năm 2024, EVN rất mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ và hành động tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm trưa (từ 11giờ 00 đến 15 giờ 00) và tối (từ 19 giờ 00 đến 23 giờ 00).Trong đó, đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, chỉ bật điều hòa khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26-27 độ trở lên; đồng thời chú ý không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm. Việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm cũng giảm thiểu nguy cơ sự cố về điện và hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao.
https://nhandan.vn/tieu-thu-dien-toan-quoc-lai-lap-ky-luc-moi-do-dot-nang-nong-gay-gat-post815550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Tiêu thụ điện", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "nắng nóng gay gắt" ] }
VN-Index giảm 9 điểm, khối ngoại bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng
NDO -Phiên giao dịch ngày 29/5, lực cung gia tăng áp đảolực cầulúc cuối phiên đã khiến chỉ số VN-Index không thể giữ được sắc xanh, tiếp tục lao dốc với hàng loạt các cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ… Chốt phiên,VN-Indexgiảm 9,09 điểm, xuống mức 1.272,64 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườngtăng đáng kể so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.258,89 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 28.647,21 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán rònghơn 1.600 tỷ đồng, tập trung vào các mã CTG (325 tỷ đồng), HPG (232 tỷ đồng), VND (188 tỷ đồng), SSI (102 tỷ đồng), VNM (100 tỷ đồng)…Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm FPT (170 tỷ đồng), TCH (43 tỷ đồng), POW(41 tỷ đồng), TCB (34 tỷ đồng), PVT (26 tỷ đồng)…Trên sàn HoSE, giá trị giao dịch khớp lệnh phiên này cũng tăng mạnh so phiên trước, đạt hơn 22.957,60 tỷ đồng.Phiên hôm nay, các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn, 2,46 điểm gồm HVN, LPB, EIB, GAS, VND, BCG, DXS, DHG, NLG, TCH.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 6,52 điểm của VN-Index gồm VCB, HPG, CTG, BID, GVR, VIC, VHM, HDB, FPT, MBB.Nhómcổ phiếu VN30chìm trong sắc đỏ (-1,21%) với 27/30 mã giảm, 1 mã đứng giá là VPB và 2 mã tăng là GAS (0,37%) và POW (0,80%).Phiên này, cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 1,58%, chủ yếu đến từ các cổ phiếu HPG (-1,89%), VGC (-1,77%), HSG (-0,91%) và NKG (-1,2%)... Tiếp đến là cổ phiếu ngành khai khoáng (-1,57%) và cổ phiếu ngành bảo hiểm (-1,4%)...Chiều ngược lại, cổ phiếu ngành sản xuất thiết bị, máy móc phục hồi mạnh nhất với mức tăng 2,07%, chủ yếu đến từ các mã NHH (+6,93%) và SHE (+9,91%)…* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay duy trì sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch và giảm điểm mạnh lúc cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa giảm 15,11 điểm (-0,72%), về mức 2.092,91 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 1.062,76 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 25.854,44 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 190 mã tăng giá, 76 mã đứng giá và 215 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,15 điểm, giảm 1,43 điểm (-0,58%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 99,47 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.881,93 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 88 mã tăng giá, 50 mã đứng giá và 95 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 4,78 điểm (-0,88%) và xuống mức 538,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 49,70 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.336 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 7 mã tăng giá, 5 mã đứng giá và 18 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 95,92 điểm, tăng 0,30 điểm (+0,31%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 86,96 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.334,94 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 171 mã tăng giá, 104 mã đứng giá và 112 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 9,09 điểm (-0,71%) và xuống mức 1.272,64 điểm. Thanh khoản đạt hơn 1.072,46 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.430,34 tỷ đồng. Toàn sàn có 182 mã tăng, 61 mã đứng giá và 260 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 15,73 điểm (-1,21%) và xuống mức 1.284,02 điểm. Thanh khoản đạt hơn 292,28 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 9.270,29 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 2 mã tăng, 1 mã đi ngang và 27 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là EIB (hơn 33,13 triệu đơn vị), POW (hơn 28,08 triệu đơn vị), BCG (hơn 27,55 triệu đơn vị), SHB (hơn 24,38 triệu đơn vị), VND (hơn 22,95 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là TCD (6,99%), VIP (6,99%), SGR (6,98%), CCL (6,97), CMV (6,96%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là VND (-10,78%), DTT (-6,94%), TTE (-6,61%), CSV (-4,49%), HAX (-4,38%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 201.223 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 25.719,35 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-811684.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "VN-Index", "khối ngoại", "bán ròng HNX-Index", "thanh khoản", "phiên giao dịch", "cổ phiếu" ] }
Bình Phước áp dụng khoa học-công nghệ phát triển nông nghiệp
Khoa học-công nghệ và chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Để cụ thể hóa mục tiêu này, tỉnhBình Phướcđẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụngkhoa học-công nghệ, tạo động lực cho ngành nông nghiệp từng bước phát triển.
Theo đánh giá, ngànhnông nghiệptỉnh Bình Phước bước đầu có chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Sản xuất ngày càng đa dạng về cơ cấu sản phẩm (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến) và loại hình tổ chức (hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp), từng bước hình thành các vùng sản xuất quy mô vừa và lớn, nhất là trong chăn nuôi, cây công nghiệp lâu năm.Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuấtTổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của tỉnh hiện có 424.754 ha, trong đó, cây cao-su, cây điều đứng đầu cả nước. Trong đó, cao-su 244.925 ha (chiếm 26% diện tích cả nước), cây điều 151.878 ha (chiếm 50,6% diện tích cả nước), hồ tiêu 13.607 ha (chiếm 10,7% diện tích cả nước).Lĩnh vực chăn nuôi đã thu hút được nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn với 478 trang trại; trong đó, tỷ lệ trang trại chuồng kín, lạnh chiếm 66%.Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích cao-su đứng đầu cả nước.Hiện, Bình Phước đang tập trung quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với 2.374 ha, diện tích đã đưa vào sản xuất là 1.643 ha thực hiện các dự án trồng chuối xuất khẩu, chủ yếu được xuất khẩu đi Trung Quốc.Những kết quả bước đầu đạt được cho thấy, Bình Phước có nhiều dư địa để phát triển nông nghiệp, công nghiệp trong nông nghiệp.Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Phạm Thụy LuânThực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2020-2025, ngành nông nghiệp địa phương đang được cơ cấu lại trên ngành hàng chủ lực: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và gỗ mỹ nghệ.Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Phạm Thụy Luân cho biết: Những kết quả bước đầu đạt được cho thấy, Bình Phước có nhiều dư địa để phát triển nông nghiệp, công nghiệp trong nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất còn thiếu bền vững so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; giá trị sản xuất nông nghiệp chưa cao; ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật chưa nhiều; các tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp (tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp) chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, lao động giản đơn, diện tích, quy mô nhỏ và vừa. Doanh nghiệp chủ yếu chế biến thô hoặc chỉ gia công nên giá trị gia tăng chưa cao; tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp, chế biến sâu còn thấp.Trên cơ sở đó, tỉnh đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trồng, chăm sóc, chế biến và phát triển hệ thống bảo quản sau thu hoạch; phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; quản lý, phát triển rừng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch.Một trong những chuyển biến thấy rõ trong sản xuất nông nghiệp là sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, cũng là thế mạnh của tỉnh như: sầu riêng, ổi ruột đỏ, bưởi da xanh, măng cụt, bơ, mít, yến sào, dưa lưới...Hầu hết, các sản phẩm đều đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí, chứng nhận chất lượng OCOP (mỗi xã một sản phẩm), xây dựng mô hình canh tác VietGAP, GlobalGAP, hệ thống mã số vùng sản xuất.Một trong những chuyển biến thấy rõ trong sản xuất nông nghiệp là sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, cũng là thế mạnh của tỉnh như: sầu riêng, ổi ruột đỏ, bưởi da xanh, măng cụt, bơ, mít, yến sào, dưa lưới...Sản phẩm dưa lưới được trồng đạt chất lượng OCOP ở Bình Phước.Mặt khác, Bình Phước đã áp dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, khoa học-kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, phân bón, vận hành hệ thống VAHIS báo cáo trực tuyến cấp tỉnh về tình hình dịch bệnh; lập bản đồ dịch tễ.Tích cực ứng dụng chuyển đổi sốĐến nay, Bình Phước đã cấp 19 mã số cơ sở vùng trồng phục vụ xuất khẩu với diện tích 1.997,8 ha, sản lượng khoảng 223.539 tấn/năm. Toàn tỉnh đã có 84 hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị và cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi; 22 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất, trong đó có 18 hợp tác xã nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, RA, Organic... Từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo uy tín, thương hiệu, tăng khả năng gia nhập thị trường trong nước và quốc tế, hướng tới phát triển bền vững.Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước Nguyễn Minh Quang cho hay: Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Bình Phước đã được áp dụng rộng rãi. Đây là cơ sở để tỉnh hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh vào năm 2025 sẽ đạt tỷ lệ 20% trang trại, cơ sở sản xuất được số hóa; các xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm số hóa phải có 100% sản phẩm nông nghiệp đạt OCOP được số hóa; thực hiện thí điểm chuyển đổi số toàn diện mô hình sản xuất cho một số hợp tác xã, đẩy mạnh đưa sản phẩm nông sản của tỉnh lên sàn thương mại điện tử.Đây là cơ sở để tỉnh hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh vào năm 2025 sẽ đạt tỷ lệ 20% trang trại, cơ sở sản xuất được số hóa.Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước Nguyễn Minh QuangÔng Arif Widjaja, Tổng Giám đốc Japfa Việt Nam (Khu công nghiệp Minh Hưng-Sikico, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản), cho biết đã đầu tư tổ hợp nhà máy tại Bình Phước hoàn thiện theo chuỗi cung ứng: Thức ăn chăn nuôi-trang trại-thực phẩm một cách bền vững. Toàn bộ hệ thống được vận hành tự động, sát trùng xe từ đầu cổng vào trang trại, máng ăn, máng uống được tự động hóa các khâu; thức ăn được chứa trong các silo và dùng băng tải để đưa vào từng ô chuồng nuôi; nước uống cũng được tự động hóa đến các chuồng trại; tiêm phòng sử dụng ống tiêm tự động. Ngoài ra, khu chăn nuôi được bố trí logic, hiện đại, sử dụng mái tôn chống nóng, có hệ thống làm mát điều chỉnh nhiệt độ theo thời tiết mỗi ngày, có sử dụng hệ thống làm mát cân bằng nhiệt vào mùa khô.Dây chuyền chế biến gà củaCông ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam được đầu tư tại Bình Phước.Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Hoàng Mạnh Thường chia sẻ: Từ những công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến được ứng dụng vào trong chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao trong sản xuất, giảm được số lượng người quản lý, tiết kiệm sử dụng nước uống, thức ăn, thuốc điều trị bệnh và vaccine tiêm phòng, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm giảm rất rõ.Đây là bước tiến lớn trong quá trình chăn nuôi ứng dụng công nghệ hiện đại, gắn với chăn nuôi chuỗi khép kín, an toàn dịch bệnh và hướng đến xuất khẩu.Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Hoàng Mạnh ThườngSong song với cải tiến công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, Bình Phước đẩy mạnh giảm tổn thất sau thu hoạch.Ông Giang Văn Khoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp khoa học-kỹ thuật tỉnh Bình Phước cho biết: Trong những vấn đề khó khăn hiện nay của nông nghiệp Bình Phước là thực trạng tổn thất trước và sau thu hoạch nông sản còn ở mức cao, bình quân khoảng 20% mỗi năm; trong đó, cây có hạt khoảng 10%; cây có củ 10-20% và rau quả 10-30%. Vài năm trở lại đây, tỉnh Bình Phước đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ trong quy trình sơ chế, lưu trữ và bảo quản các mặt hàng nông sản một cách đồng bộ, chuyên nghiệp, đặc biệt là trong chế biến hạt điều.Áp dụng công nghệ hiện đại trong chế biến hạt điều tại Bình Phước.Phát triển kinh tế nông nghiệp Bình Phước theo hướng hiện đại bằng việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ đã nâng cao sức đề kháng cho ngành nông nghiệp trước các đợt đại dịch cũng như biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống nông dân; khẳng định nông nghiệp không chỉ đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà đang dần trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững ở Bình Phước.
https://nhandan.vn/binh-phuoc-ap-dung-khoa-hoc-cong-nghe-phat-trien-nong-nghiep-post777798.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Nông nghiệp", "khoa học", "công nghệ", "Bình Phước", "nông nghiệp hữu cơ", "nông nghiệp sạch" ] }
Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ
NDO -“Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuấtnông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn khu vực trung du miền núi phía bắc” là nội dung được thảo luận sâu sắc tạiDiễn đàn Khuyến nông@ Nông nghiệp diễn ra vào ngày 5/6 tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức thu hút đông đảo sự quan tâm của của các nhà khoa học, nhà sản xuất nông nghiệp và doanh nghiệp tham gia thảo luận.Báo cáo đề dẫn tại diễn đàn nhấn mạnh, khu vực trung du, miền núi phía bắc được xem là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, dựa trên sự phong phú về tài nguyên đất, nước, khí hậu; các chính sách hỗ trợ; người dân trong vùng ngày càng có nhiều kinh nghiệm; các địa phương trong vùng đều có định hướng phát triển một nền nông nghiệp tích hợp đa giá trị và phát triển nông nghiệp bền vững.Tuy nhiên, vùng sản xuất hữu cơ, tuần hoàn thường không tập trung và không có giải ngăn cách đủ an toàn cho sự xâm lấn của chất hóa học từ vùng sản xuất hóa học tràn sang nguồn nước tưới: kênh ,rạch… chưa kiểm soát được chất lượng, an toàn của nước tưới.Khu vực miền núi và phía bắc các cơ sở nuôi, trồng còn nhỏ lẻ, manh mún muốn chứng nhận sản phẩm hữu cơ bắt buộc các hộ nuôi, trồng phải liên kết sản xuất tạo vùng nguyên liệu tập trung để bảo đảm nguồn nước, môi trường xung quanh đáp ứng được các tiêu chí hữu cơ.Trước thực trạng trên, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp năm 2024 nhằm tìm Giải pháp về cơ chế chính sách đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn. Giải pháp về liên kết sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn. Giải pháp về nâng cao năng lực và thông tin tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.Đại biểu dự diễn đàn tham quan gian hàng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bắc Giang.Tại diễn đàn, các đại biểu đã được tiếp xúc và nghiên cứu 13 tham luận sâu sắc được tổng kết từ thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên toàn quốc và kết quả triển khai một số dự án khuyến nông về sản xuất hữu cơ tại khu vực miền núi phía bắc.Bà Dương Thị Luyện, Chủ tịch Giám đốc Hợp tác xã Măng Lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, ngoài việc đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu “Măng Lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu” thì hợp tác xã đã gửi hồ sơ xin cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Măng Lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu”.Hợp tác xã đã chủ động ký hợp đồng với một số đơn vị uy tín để bảo vệ thương hiệu của mình. Gần đây nhất, trong năm 2023, Hợp tác xã đã ký hợp đồng với Trung tâm Công nghệ chống hàng giả ACT Bắc Ninh nhằm được cung cấp những công nghệ chống hàng giả, nhái thương hiệu “Măng Lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu”.Sau khi đã có được các giải pháp bảo vệ thương hiệu đó thì Hợp tác xã đã tích cực tham gia các Hội nghị xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, tham gia giao dịch trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; tại các siêu thị cửa hàng thực phẩm sạch. Hiện nay, Hợp tác xã đang đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại với một số doanh nghiệp để xuất khẩu sản phẩm sang Nhật, Mỹ, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.GS,TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nhấn mạnh, bài học phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với Việt Nam đó là phải xây dựng được chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đẩy mạnh việc phát triển thị trường, thực hiện xúc tiến thị trường thương mại trong và ngoài nước để sản phẩm có thể đến với các thị trường trên thế giới. Đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nghiên cứu và đào tạo nhân cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ hơn nữa.
https://nhandan.vn/thuc-day-phat-trien-san-xuat-nong-nghiep-huu-co-post812816.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Nông nghiệp hữu cơ", "Diễn đàn Khuyến nông" ] }
Bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Ngày 10/5, tại trụ sởỦy ban Chứng khoán Nhà nướcđã diễn ra lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Tài chính về việc bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với đồng chí Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Quản lý chào bán chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tại buổi lễ, thay mặt Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đã trao Quyết định số 1068/QĐ-BTC của Bộ trưởng Tài chính về việc bổ nhiệm đồng chí Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Quản lý chào bán chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ ngày 8/5/2024.Phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho đồng chí Bùi Hoàng Hải, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đồng chí Bùi Hoàng Hải là cán bộ đã tham gia, gắn bó với thị trường chứng khoán ngay từ thời gian đầu đến nay và trải qua nhiều vị trí công tác tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ công tác chuyên môn đến công tác quản lý, lãnh đạo.Thứ trưởng tin tưởng đồng chí Bùi Hoàng Hải sẽ cùng với Ban lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát huy sức mạnh tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán theo định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính.“Chúng ta đang đứng tại thời điểm hết sức quan trọng để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam lên một tầm cao mới. Lãnh đạo Bộ Tài chính tin tưởng với sự chỉ đạo, điều hành của tập thể lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng như các cơ quan tổ chức thị trường và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đơn vị trong Bộ, các bộ, ngành; chúng ta sẽ thực hiện sớm mục tiêu đã đề ra” - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định.Đồng chí Bùi Hoàng Hải, tân Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát biểu tại buổi lễ.Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Bùi Hoàng Hải bày tỏ biết ơn sâu sắc tới đồng chí Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Tài chính, ban lãnh đạo Bộ Tài chính, Đảng ủy Bộ Tài chính, đồng chí Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và ban lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Đảng ủy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tin tưởng và giao trọng trách mới.Đồng chí Bùi Hoàng Hải lĩnh hội ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Tài chính và hứa trên cương vị công tác mới, sẽ cố gắng rèn luyện, phấn đấu, cùng với ban lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục duy trì khối đoàn kết trong Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, phối hợp tốt với các đơn vị trong và ngoài Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Bộ Tài chính cũng như Chính phủ giao phó cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương và tập thể ban lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chúc mừng tân Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Bùi Hoàng Hải. (Ảnh: UBCKNN)Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cám ơn đồng chí Bộ trưởng và ban lãnh đạo Bộ Tài chính, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, Đảng Ủy Bộ Tài chính đã luôn quan tâm sát sao, các đơn vị thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ, ủng hộ tạo điều kiện cho ngành chứng khoán trong suốt thời gian vừa qua và đặc biệt là trong công tác kiện toàn về nhân sự.Chủ tịch cũng khẳng định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cố gắng hết sức, cùng các Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đồng lòng, nỗ lực cao nhất phát triển thị trường chứng khoán ngày càng ổn định.
https://nhandan.vn/bo-nhiem-pho-chu-tich-uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-post808784.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "Bổ nhiệm" ] }
350 kỹ sư, công nhân hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối
NDO -Ngày 30/5,Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC)huy động hơn 350 kỹ sư, công nhân có tay nghề cao từ 31 đội xung kích đại diện cho 21 công ty điện lực thành viên EVNSPC, đồng loạt ra quân xuất phát lên đường hỗ trợ thi công dự án Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối.
Tại buổi xuất quân của các đơn vị, Ban Giám đốc và Công đoàn cơ sở gửi lời động viên và chúc các anh em kỹ sư, công nhân thuộc các Đội xung kích phát huy tốt nhất phẩm chất của người lao động giỏi, bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động trong quá trình thi công dự án, sớm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Dự ánđường dây 500kVQuảng Trạch-Phố Nối là một trong những dự án trọng điểm của ngành điện giúp cải thiện khả năng truyền tải điện từ khu vực miền trung ra miền bắc, đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong các giai đoạn cao điểm mùa nắng nóng năm 2024.Dự án góp phần bảo đảm cung cấp điện ổn định và liên tục cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân, đồng thời tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.Tại cuộc họp về việc triển khai dự án đường dây 500 kV mạch 3 (Quảng Trạch-Phố Nối), các phương án bảo đảm cung ứng điện trong thời kỳ cao điểm năm 2024, 2025 và các năm tiếp theo,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhnêu rõ việc xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 là công việc trọng tâm, trọng điểm, cũng là việc khó, đòi hỏi huy động tổng lực các nguồn lực và phối hợp tốt giữa các lực lượng.Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả trong triển khai đường dây 500kV mạch 3, nhiều công việc đã và đang làm tốt về giải phóng mặt bằng, xây dựng móng, cột, kéo dây,...Điều này có được nhờ sự vào cuộc rất tích cực của các địa phương; sự tham gia, ủng hộ của nhân dân, nhất là đã nhường nơi ở, nơi sản xuất, kinh doanh cho dự án; sự nỗ lực của EVN và các đơn vị trực thuộc; các bộ, ngành liên quan cũng vào cuộc tích cực; tinh thần làm việc hăng say của 8.000-10.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động trên công trường.Thủ tướng yêu cầu EVN rà soát, xây dựng lại đường găng tiến độ dự án, kiểm soát theo ngày, tuần; Tới ngày 20/6 phải hoàn thành việc kéo dây, sau đó thí nghiệm, nghiệm thu và đóng điện chậm nhất ngày 30/6.Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Nam chúc các cán bộ, kỹ sư, công nhân nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để bảo đảm tiến độ hoàn thành của công trình đặt ra.
https://nhandan.vn/350-ky-su-cong-nhan-ho-tro-thi-cong-duong-day-500kv-mach-3-quang-trach-pho-noi-post811831.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "sự cố điện", "nỗ lực thi công", "huy động nhân lực", "EVNSPC", "điện", "đường dây 500kV", "mạch 3", "Quảng Trạch-Phố Nối" ] }
Giải pháp để xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số phục vụ quản lý sản xuất lúa hiệu quả
NDO -Xây dựngchuyển đổi sốtrong công tác quản lý sản xuất lúa gạo từ cấp đồng ruộng đến cấp địa phương và trung ương là một trong những vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế-IRRI đã chia sẻ về hệ thống theo dõi và báo cáo sản xuất lúa (RiceMore). Giải pháp này được các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá cao.
Nhiều tiềm năng phát triển hệ thống RiceMore tại Việt NamHệ thống theo dõi và báo cáo sản xuất lúa RiceMore, do Cục Trồng trọt, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp và Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI phối hợp phát triển. Đây là nền tảng tham chiếu địa lý, cho phép chuẩn hóa và ghi lại dữ liệu hoạt động sản xuất lúa theo thời gian. Sau gần 7 năm triển khai tại 9 địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và 1 địa phương ở Đồng bằng sông Hồng, hệ thống số theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất lúa RiceMore đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp tự động tổng hợp dữ liệu theo các cấp quản lý khác nhau, cải thiện đáng kể quy trình báo cáo và thống kê sản xuất lúa.RiceMore có các hợp phần lưu trữ và xử lý dữ liệu sản xuất, giúp tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa từ cấp đồng ruộng, nông hộ, hợp tác xã tới cấp vùng và quốc gia. Nhờ đó, hệ thống có tiềm năng đóng góp cho công tác kiểm kê khí nhà kính của ngành lúa gạo và các chương trình quốc gia liên quan tới tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, như Đề án sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.RiceMore có các hợp phần lưu trữ và xử lý dữ liệu sản xuất, giúp tính toán lượng phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa từ cấp đồng ruộng.Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định: Tiềm năng áp dụng hệ thống RiceMore có thể vượt xa các ứng dụng hiện nay. Đây có thể là nền tảng xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số trong sản xuất lúa nói riêng và ngành Trồng trọt nói chung. Qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu chủ chốt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nâng cao giá trị sản xuất đồng thời bảo đảm tăng trưởng xanh, bảo đảm sinh kế và sức khỏe của người dân.Tiềm năng áp dụng hệ thống RiceMore có thể vượt xa các ứng dụng hiện nay. Đây có thể là nền tảng xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số trong sản xuất lúa nói riêng và ngành Trồng trọt nói chung.Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn“Khi ta đã có những dữ liệu dự báo về mùa vụ, thông tin thời tiết nông vụ của một vụ sản xuất, RiceMore sẽ là công cụ đo đếm và tính toán một cách chính xác nhất những yếu tố có thể xảy ra trong vụ sản xuất đó. Theo đó, hỗ trợ rất nhiều cho cán bộ từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh trong việc tham mưu và đưa ra những quyết định cụ thể và chính xác tại thời điểm đó”, ông Lê Thanh Tùng chia sẻ.Chia sẻ về tính ưu việt của hệ thống Ricemore, bà Trần Ngọc Hiếu, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Cờ Đỏ (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ) cho biết: Hệ thống Ricemore cho phép thu thập dữ liệu từ cấp xã và cán bộ cấp huyện không cần phải nhập liệu mà chỉ nhập dữ liệu vào hệ thống để tích hợp với dữ liệu cấp tỉnh. Ứng dụng giúp tiết kiệm thời gian và số liệu thiết thực và trực quan hơn. Dữ liệu được cập nhật lên hệ thống có thể truy xuất bất cứ lúc nào và nhanh hơn dưới nhiều hình thức, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số hiện nay của ngành nông nghiệp địa phương.Nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho nông dânHệ sinh thái số RiceMore được phát triển với hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp của chính phủ New Zealand; sáng kiến CGIAR về giảm nhẹ và chuyển đổi để giảm phát thải khí nhà kính của các hệ thống nông sản (MITIGATE+); sáng kiến CGIAR về bảo vệ hệ thống lương thực tại các vùng đồng bằng lớn của châu Á (Asian Mega-Deltas); chương trình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái để xây dựng các hệ thống nông nghiệp và lương thực bền vững, toàn diện (Transitions) do IFAD-EU tài trợ.Ứng dụng RiceMore được phát triển hướng tới nhiều nhóm người dùng.Từ đầu năm 2023, IRRI phối hợp Cục Trồng trọt và Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp đã nâng cấp RiceMore thành hệ thống trực tuyến với một ứng dụng di động.Theo đó, ứng dụng được phát triển hướng tới nhiều nhóm người dùng. Ở cấp địa phương, các xã trên toàn quốc có thể gửi dữ liệu báo cáo sản xuất lúa hàng tuần theo mẫu chuẩn giúp tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng. Cục Trồng trọt và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể giám sát tiến độ, phân bố diện tích theo vụ, giống lúa, giai đoạn phát triển để đưa ra quyết định tức thời (thí dụ ứng phó với rủi ro khí hậu, kiểm soát sâu bệnh, kế hoạch xuất khẩu và phân bổ đầu tư).Ở cấp vùng và quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể ước tính tiềm năng và mục tiêu trong giảm phát thải khí nhà kính từ các hệ số phát thải khí nhà kính cấp II và điều kiện tự nhiên cụ thể của địa phương. Những người dùng khác như doanh nghiệp và cơ quan khuyến nông có thể truy cập thông tin để cung cấp khuyến cáo cụ thể cho nông dân, cũng như xây dựng các dịch vụ khuyến nông phù hợp.Các đại chuyên gia nhận định RiceMore là hệ thống có khả năng nâng cấp và áp dụng phục vụ theo dõi các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong khuôn khổ Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.Đồng thời, có tiềm năng liên kết với các hệ thống, công cụ và cơ sở dữ liệu khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu số thống nhất, hiệu quả, linh hoạt và minh bạch cho ngành trồng trọt.Nhấn mạnh yêu cầu về xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn, phát triển và áp dụng các ứng dụng số trong quản lý và điều hành sản xuất, nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho nông dân, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là phát triển một nền tảng dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao trong các lĩnh vực ngành hàng.Tin liên quanTích cực ứng dụng chuyển đổi số để phát triển nông nghiệp xanh, hiện đại, gia tăng giá trị nông sảnNông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được Chính phủ Việt Nam ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số hiện nay, việc chuyển đổi số sẽ là điều kiện tất yếu để thúc đẩy sự phát triển của ngành. Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Đặc biệt, chuyển đổi số sẽ mang lại cơ hội để nâng cao giá trị, cải thiện tính bền vững trong sản xuất và đa dạng hóa sinh kế cho nông dân.
https://nhandan.vn/giai-phap-de-xay-dung-he-sinh-thai-du-lieu-so-phuc-vu-quan-ly-san-xuat-lua-hieu-qua-post806021.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "chuyển đổi số", "sản xuất lúa gạo", "Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế", "RiceMore", "Cục Trồng trọt", "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" ] }
Quyết tâm hoàn thành sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp
Chiều 25/4, tại Trụ sở Chính phủ,Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công tynông, lâm nghiệp. Hội nghị được kết nối từ điểm cầu Văn phòng Chính phủ với 42 địa phương có các công ty nông, lâm nghiệp.
Báo cáo củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônvề kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp cho biết, Bộ đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ 41/41 phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động củacông ty nông, lâm nghiệpcủa các địa phương, tập đoàn, tổng công ty có công ty nông, lâm nghiệp với 6 mô hình sắp xếp, đổi mới.Đến thời điểm này, có 161/256 (đạt 63%) công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới tại 31 địa phương, 3 tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị trực thuộcBộ Quốc phòng; bao gồm 76 công ty tái cơ cấu, giữ nguyên mô hình công ty TNHH MTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 54 công ty thực hiện cổ phần hóa; 22 công ty chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; 3 công ty chuyển thành Ban quản lý rừng, 6 công ty thực hiện giải thể.Đến nay, còn 95/256 (37%) công ty nông, lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới theo phương án đã được phê duyệt và chưa được phê duyệt phương án tại 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 2 tổng công ty.Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương,Phó Thủ tướng Lê Minh Kháinhấn mạnh quan điểm: “Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 30-NQ/TW, Kết luận 82-KL/TW và Nghị quyết số 109/2023/QH15; phải xác định rõ những khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp phù hợp với tinh thần là “khó khăn ở cấp nào, cấp đó phải đứng ra xử lý, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm”.Về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, bám sát các chỉ đạo trong kết luận củaBộ Chính trị, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khẩn trương hoàn thành ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn đối với các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 894/QĐ-TTg ngày 23/6/2021.Phó Thủ tướng giaoBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônchủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị thúc đẩy công tác rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp; đôn đốc, giao nhiệm vụ cụ thể, có thời hạn rõ ràng cho từng bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và các tập đoàn, tổng công ty, công ty nông lâm nghiệp.Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai Nghị định số 04/2024/NĐ-CP và Nghị định 118/2014/ NĐ-CP của Chính phủ; kiểm tra, đôn đốc các địa phương có các doanh nghiệp chưa được phê duyệt phương án tổng thể, cần phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện sắp xếp, bảo đảm địa phương phải hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2024.Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung phục vụ báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW và Kết luận 82-KL/TW, trong đó tập trung nghiên cứu đánh giá đầy đủ, công khai, minh bạch, sát thực tế, làm rõ các khó khăn, vướng mắc để tham mưu các giải pháp phù hợp.Quang cảnh Hội nghị.Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định cơ chế hỗ trợ công ty nông lâm nghiệp giải thể mất khả năng thanh toán; bổ sung vốn điều lệ đối với công ty nông lâm nghiệp là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước.Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản hướng dẫn Nghị định 118/2014 thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính phù hợp với quy định tại Nghị định 04/2024/NĐ-CP; nghiên cứu xây dựng, thành lập sàn giao dịchtín chỉ carbonvà ban hành cơ chế tài chính cho hoạt động của thị trường carbon…Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, chỉ đạo triển khai hoạt động cho vay thực hiện dự án trồng rừng tập trung, trồng cây công nghiệp phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây trồng dài ngày.Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với địa phương nhất là khu vực Tây Nguyên để ngăn chặn việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện…
https://nhandan.vn/quyet-tam-hoan-thanh-sap-xep-doi-moi-cac-cong-ty-nong-lam-nghiep-post806527.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Phó Thủ tướng Lê Minh Khái", "dự án nông-lâm nghiệp", "Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn", "tín chỉ carbon" ] }
Bất cập trong đầu tư công trình trọng điểm tại Quảng Ngãi
Những năm qua, tỉnhQuảng Ngãitập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư các dự án, công trình trọng điểm, với kỳ vọng tạo bước đột phá, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương. Thế nhưng nhiều dự án kéo dài, dở dang; có dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng không phát huy nhiều hiệu quả, chưa đạt được mục đích đã đề ra khi đầu tư.
Đập dâng nghìn tỷ dở dang kéo dàiKhởi đầu từ năm 2004, dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc dự kiến đầu tư 60,7 tỷ đồng. Sau nhiều lần trễ hẹn, năm 2018 tỉnh Quảng Ngãi quyết định tập trung nguồn lực đầu tư dự án trọng điểm này. Căn cứ Kết luận số 618-KL/TU tháng 6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Công văn 291/HĐND-KTNS tháng 8/2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, về việc quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có Quyết định 1423/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này.Theo đó, dự án được đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, với nguồn vốn từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2015 để thực hiện cải cách tiền lương 200 tỷ đồng; nguồn vượt thu ngân sách năm 2017 và các năm tiếp theo.Sau 5 năm thi công, dự án Dập dâng hạ lưu sông Trà Khúc có vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng vẫn dở dang.Dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc (đoạn qua hai xã Tịnh An và Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi) đã được khởi công từ tháng 7/2019 và dự kiến hoàn thành trong năm 2021.Mục tiêu của công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Ngãi này là giữ nước trên sông Trà Khúc, tạo cảnh quan phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch hai bên bờ sông, ngăn xâm nhập mặn vùng cửa biển thành phố Quảng Ngãi. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thi công, đến nay dự án vẫn còn dang dở.Dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc (đoạn qua hai xã Tịnh An và Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi) đã được khởi công từ tháng 7/2019 và dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thi công, đến nay dự án vẫn còn dang dở.Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, đến nay công trình đạt 88% khối lượng giá trị hợp đồng. Năm 2024, dự án được bố trí vốn hơn 227 tỷ đồng bằng nguồn thu tiền sử dụng đất để tiếp tục thi công.Trên công trường thi công, cây cầu dài 874m nối hai bờ sông gần hoàn thành; đoạn đi qua thôn Ân Phú, xã Tịnh An dài 320m còn dở dang. Vướng mắc lớn nhất khiến dự án chậm tiến độ là công tác giải phóng mặt bằng.Môt góc dự án Dập dâng hạ lưu sông Trà Khúc vẫn chưa hoàn thiện.Ông Võ Văn Khương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tịnh An cho biết: Hiện thôn Ân Phú còn 60 thửa đất của 52 hộ chưa giải tỏa, đền bù. Dự kiến, các cấp bố trí 44 lô đất trước cho người dân tái định cư nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Như vậy, sau gần 5 năm thi công và hai lần gia hạn, dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc tiếp tục gia hạn hoàn thành đến năm 2025.Công trình hoàn thành nhưng sử dụng “bấp bênh”Trong khi công trình nghìn tỷ dở dang kéo dài thì một dự án trọng điểm liên quan phát triển kinh tế biển, đảo của tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành nhưng không phát huy hết công suất, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Năm 2016, tỉnh Quảng Ngãi quyết định đầu tư dự án cảng Bến Đình ở huyện đảoLý Sơn. Đây là công trình trọng điểm, phục vụ phát triển kinh tế, du lịch biển, đảo của tỉnh Quảng Ngãi.Hệ thống hạ tầng cảng Bến Đình và đê chắn sóng để tiếp nhận tàu thuyền tuyến Sa Kỳ-Lý Sơn vẫn chưa hoàn thành.Với tổng vốn ban đầu 200 tỷ đồng, đến năm 2018, dự án này tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư thêm gần 57 tỷ đồng; nâng tổng kinh phí đầu tư dự án gần 260 tỷ đồng. Với kỳ vọng là cảng biển trọng yếu, cảng Bến Đình sẽ kết nối đất liền và huyện đảo Lý Sơn, tạo đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là thu hút du lịch biển, đảo. Song, khi đưa vào hoạt động, cảng Bến Đình không khai thác hết công suất, sử dụng “bấp bênh”, chưa mang lại hiệu quả như mục tiêu tỉnh Quảng Ngãi đã đề ra.Năm 2023, tuyến vận tải đường thủy nội địa Sa Kỳ-Lý Sơn tiếp nhận 1.860 chuyến tàu cao tốc tuyến, vận chuyển 172.400 lượt hành khách; trong đó, số lượt tàu cao tốc cập cảng Bến Đình là 965 chuyến, cập cảng Lý Sơn 855 chuyến. Trong bốn tháng đầu năm 2024, gần 1.420 lượt tàu cao tốc cập đảo Lý Sơn, hơn 50% số lượt tàu đón khách cập cảng cũ.Chủ tàu cao tốc chuyên tuyến vận tải Sa Kỳ đi đảo Lý Sơn cho biết, từ sau Tết đến tháng 4, tàu thuyền vận chuyển khách chủ yếu cập cảng Lý Sơn, là cảng cũ xây dựng hơn 30 năm trước. “Mùa này chủ yếu cập cảng cũ vì có gió tây nam, tàu không cập cảng Bến Đình được. Từ Tết đến hết tháng 4 chủ yếu đi cảng cũ, sang tháng 5 đỡ sóng gió mới cập cảng Bến Đình nhiều hơn”, chủ tàu cao tốc khẳng định.Cảng Bến Đình mới đưa vào hoạt động nhưng lịch tàu thuyền cập cảng cũ, cảng mới thay đổi liên tục gây khó khăn cho người dân, khách du lịch và hoạt động kinh doanh, du lịch tại huyện đảo Lý Sơn. Chị Phạm Thị Minh, chủ homestay ở An Vĩnh, huyện Lý Sơn bức xúc: “Có cảng mới mình cũng mong khang trang, an toàn để đón khách ổn định. Nhưng cứ thay đổi cảng Bến Đình, cảng Lý Sơn cũ liên tục ảnh hưởng lịch trình đón, đưa khách, gây phiền hà cho họ và tăng chi phí cho chúng tôi rất nhiều”.Chờ các dự án sau… để phát huy dự án trướcCác công trình trọng điểm với mục tiêu là động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, được ưu tiên, tập trung đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, nhưng nhiều dự án, công trình dở dang, kéo dài; hoạt động không hiệu quả mà phải chờ các dự án, công trình bổ sung mới có thể khai thác hết công suất, hoặc đạt mục tiêu ban đầu. Tổng vốn đầu tư cảng Bến Đình, huyện đảo Lý Sơn gần 260 tỷ đồng nhưng không khai thác hết công suất, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục đầu tư đê chắn sóng để bảo vệ… cảng Bến Đình.Năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quyết định chủ trương đầu tư dự án Đê chắn sóng bảo vệ cảng Bến Đình, với tổng vốn 250 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng mức đầu tư cho hệ thống hạ tầng cảng Bến Đình gần 510 tỷ đồng. Khởi công từ tháng 8/2023, đê chắn sóng dài 450m do nhà thầu chính là Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng miền nam-Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô thi công. Dự kiến, đến cuối năm nay đê chắn sóng đạt 95% khối lượng.Tương tự, dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc nếu hoàn thành và đưa vào sử dụng cũng không thể hoạt động hết công năng, công suất mà phải chờ dự án thu gom, xử lý nước mưa, nước thải thành phố Quảng Ngãi, lưu vực phía nam hạ lưu sông Trà Khúc hoàn thành. Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi cho biết, dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc sau khi hoàn thành sẽ được đưa vào khai thác và sử dụng bao gồm hạng mục giao thông và hạng mục thủy lợi.Trường hợp dự án hoàn thành nhưng hệ thống thu gom, xử lý nước mưa, nước thải thành phố Quảng Ngãi chưa được đưa vào khai thác thì với hạng mục thủy lợi, việc tích nước, dâng nước sẽ hạn chế hơn. Ban quản lý dự án sẽ phối hợp các sở chuyên ngành tính toán vận hành ở mức phù hợp, trong khi chờ hệ thống xử lý nước mưa, nước thải.Cùng với dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, tháng 9/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ra Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa, nước thải thành phố Quảng Ngãi, lưu vực phía nam hạ lưu sông Trà Khúc. Tổng mức đầu tư cho dự án này khoảng 1.000 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2024-2027.Theo ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, dự án Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa, nước thải thành phố Quảng Ngãi, lưu vực phía nam hạ lưu sông Trà Khúc là một dự án quan trọng, kết nối với dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc; chủ đầu tư dự án phải xác định mục tiêu cơ bản nhất của dự án là bảo đảm tiêu thoát nước mưa, xử lý nước thải cho khu vực khi dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc hoàn thành, đi vào hoạt động; đồng thời, xử lý những bất cập trong hệ thống thoát nước mưa, nước thải của thành phố Quảng Ngãi. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với ngành chức năng khảo sát, đánh giá tổng thể hiện trạng tiêu, thoát nước của khu vực, sự ảnh hưởng khi vận hành đập dâng để đề xuất các phương án thiết kế khả thi, tối ưu.Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Sau khi tiếp nhận dự án, nhận thấy nhiều bất cập nên đơn vị yêu cầu tư vấn rà soát, xem lại từ đầu; từ khâu khảo sát, đề cương, định hình lại giải pháp trên cơ sở thực tế khảo sát. Trong đó, xác định lại hiện trạng gồm hạ tầng thoát nước mưa, nước thải của thành phố Quảng Ngãi đã đầu tư và xu hướng phát triển đô thị hiện nay để đưa ra các giải pháp khắc phục, phát huy hiệu quả dự án này.Đơn vị phải xác định rõ khó khăn, vướng mắc, nhất là hạ tầng thoát nước mưa, nước thải của khu vực 725 ha phía bắc thành phố Quảng Ngãi trong phạm vi nghiên cứu để khảo sát trong quá trình triển khai dự án.
https://nhandan.vn/bat-cap-trong-dau-tu-cong-trinh-trong-diem-tai-quang-ngai-post813559.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Quảng Ngãi", "công trình trọng điểm", "Lý Sơn", "sông Trà Khúc" ] }
Giá vàng ngày 14/6: Vàng miếng ghi nhận chuỗi 6 ngày ổn định, vàng thế giới giảm mạnh
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 14/6) giao dịch ở mức 2.305,2 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng vẫn chưa có điều chỉnh, duy trì ở mức 76,980 đồng/lượng; vàng nhẫn 74,4 triệu đồng/lượng.
Sau Vietcombank, Agribank là ngân hàng thứ hai sẽ triển khai bán vàng online. Dự kiến từ 17/6, khách hàng mua vàng miếng tại Agribank có thể đăng ký trực tuyến trên website của ngân hàng này.Tại thời điểm 10 giờ ngày 14/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 74,980 triệu đồng/lượng mua vào và 76,980 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 13/6.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 74,980-76,980 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới khoảng 6,28 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 72,8 triệu đồng/lượng, bán ra 74,4 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 72,8 triệu đồng/lượng và bán ra mức 74,5 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên liền trước.Tính đến 10 giờ ngày 13/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đứng ở mức 2.305,2 USD/ounce.Thị trường vàng vẫn chịu áp lực khi giới đầu tư tiếp tục phân tích các thông tin tại cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 14/6. (Ảnh: kitco.com)Theo chuyên gia kinh tế khu vực Bắc Mỹ Ashworth của Capital Economics, mọi quyết định về chính sách tiền tệ của FED sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế. Theo ông, khả năng cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 9 có thể xảy ra nếu các báo cáo kinh tế Mỹ tới đây cho thấy thị trường lao động suy yếu và lạm phát có chiều hướng giảm mạnh.Các nhà đầu tư đang nhận định, 64% FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9, giảm so mức 71% dự đoán trước đó.Chuyên gia phân tích thị trường Carlo Alberto De Casa của Kinesis Money thì cho rằng, mặc dù chịu áp lực, nhưng việc vàng vẫn ở mức trên 2.300 USD/ounce chứng tỏ người mua vẫn tích cực coi sự điều chỉnh và giảm giá là cơ hội tốt để tăng lượng vàng nắm giữ.Người sáng lập và Chủ tịch David Rosenberg của Rosenberg Research nhận định, dù FED chậm hơn các ngân hàng trung ương khác trong nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng một khi đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất, vàng sẽ tăng. Vào tuần trước, cả Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Canada đều quyết định cắt giảm lãi suất.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-146-vang-mieng-ghi-nhan-chuoi-6-ngay-on-dinh-vang-the-gioi-giam-manh-post814267.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn 9999", "vàng miếng", "vàng nhẫn" ] }
Đồng Nai chủ động đón làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản
NDO -Chiều 24/4, tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), Ủy ban nhân dântỉnh Đồng Naiphối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tập đoàn Sojitz-Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Đồng Nai.
Tham dự có ông Phạm Quang Hiệu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản; ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, cùng hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản cùng dự với hình thức trực tiếp và trực tuyến.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng cho biết, Đồng Nai đã có 46 quốc gia, vùng lãnh thổ đến đầu tư tại tỉnh 1.606 dự án, tổng số vốn 34,65 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ hai về số lượng với 276 dự án và đứng thứ ba về vốn đầu tư đăng ký với 5,22 tỷ USD.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng giới thiệu tiềm năng, lợi thế của Đồng Nai đến các nhà đầu tư Nhật Bản.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đánh giá, các dự án có vốn đầu tư Nhật Bản trên địa bàn đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động; thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ của Đồng Nai.Theo quy hoạch tỉnh Đồng Nai, mục tiêu đến 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển trong nhóm đầu của cả nước, đi đầu trong phát triển về kinh tế hàng không, công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; lấy sân bay quốc tế Long Thành làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế trên các lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghiệp, dịch vụ và logistics. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đạt đẳng cấp quốc tế.Bà Nguyễn Thị Hoàng mong rằng, qua hội nghị xúc tiến đầu tư các nhà đầu tư Nhật Bản hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế, chính sách, môi trường đầu tư tại tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là dịp để lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, các ngành trực tiếp trao đổi, lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp Nhật Bản về khả năng kết nối hợp tác đầu tư, thương mại giữa các doanh nghiệp của hai nước.Đại diện một doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Đồng Nai chia sẻ kinh nghiệm.Hội nghị xúc tiến đầu tư Đồng Nai tại Nhật Bản với mục tiêu giới thiệu về một Đồng Nai năng động, an toàn, thân thiện, hấp dẫn; đồng thời tỉnh Đồng Nai khẳng định luôn chào đón các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư sản xuất kinh doanh tại Đồng Nai thời gian tới. Đặc biệt, trong bối cảnh sân bay quốc tế Long Thành và một loạt các dự án đường cao tốc trên địa bàn tỉnh sắp hoàn thành.Tại hội nghị, một số doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Đồng Nai đã chia sẻ kinh nghiệm đến các nhà đầu tư Nhật Bản. Các ý kiến của doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, nêu lên tại hội nghị đã được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, cùng các sở, ngành trả lời cụ thể.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cam kết tỉnh chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón làn sóng đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản.Chia sẻ vớicác nhà đầu tư Nhật Bản, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã nêu những định hướng chính trong thu hút đầu tư của tỉnh, cũng như lợi thế hạ tầng của Đồng Nai, đồng thời ghi nhận, tiếp thu những ý kiến từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản đối với sự phát triển của tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cam kết, tỉnh luôn sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón tiếp các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản: “Chúng tôi mong muốn và kỳ vọng sớm được chào đón làn sóng các nhà đầu tư, nhất là các tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghiệp hiện đại, thương mại dịch vụ để tạo chuyển biến lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đồng Nai”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh nói.Hội thảo về chuỗi liên kết ngành công nghiệp phụ trợ.* Trước đó, sáng cùng ngày, tại Tokyo, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phối hợp Tập đoàn Sojitz và Tập đoàn SMC tổ chức hội thảo mini về chuỗi liên kết ngành với 10 doanh nghiệp lớn của Nhật Bản thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ dự kiến thực hiện dự án đầu tư tại Đồng Nai.
https://nhandan.vn/dong-nai-chu-dong-don-lan-song-dau-tu-tu-cac-doanh-nghiep-nhat-ban-post806312.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Doanh nghiệp Nhật Bản", "Đồng Nai", "làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản" ] }
Những mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu của nông dân Cà Mau
Cà Mau có ba mặt giáp biển, là nơi chịu nhiều tác động bất lợi từ các hình thái cực đoan của biến đổi khí hậu, nhất là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh ấy, các cấp chính quyền và nhà nông địa phương đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất để thích ứng linh hoạt trước thiên nhiên.
Tại vùng rừng ngập mặn Cà Mau, có một mô hình canh tác thuận theo tự nhiên được duy trì và phát triển hơn chục năm qua. Ðó là người dân chung tay giữ rừng để bảo vệ môi trường sinh thái và bù lại, cây rừng che chở cho vật nuôi, giúp nông dân thu được nông sản sạch. Cách thức canh tác trồng rừng kết hợp nuôi tôm này còn gọi là mô hình tôm-rừng.Hiệu quả từ nuôi tôm thuận thiênNhờ sản xuất tương hỗ và thuận tự nhiên mà hơn 30 năm qua, gia đình ông Trần Minh Trí (ngụ ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển) duy trì nguồn thu hơn 500 triệu đồng mỗi năm đối với 15 ha đất nuôi tôm dưới tán rừng. Ðó là chưa tính hoa lợi từ việc bán gỗ khi cây rừng đến chu kỳ thu hoạch sau thời gian dài chăm sóc, bảo vệ. Ông Trí cho biết, dưới tán rừng là không gian nước mặn để nuôi tôm sú, cua và nhiều loài thủy sản. “Nhà nông như chúng tôi chọn tôm giống tốt nhất thả xuống vuông tôm, để tôm tự kiếm ăn và lớn lên theo cách tự nhiên. Con tôm khi thu hoạch là tôm sạch, được bao tiêu toàn bộ đầu ra để phục vụ chế biến, xuất khẩu” - ông Trí tiết lộ.Mô hình nuôi tôm theo cách tự nhiên như gia đình ông Trí đang được áp dụng rộng khắp tại các huyện có nhiều diện tích rừng ngập mặn của tỉnh Cà Mau như Ngọc Hiển, Năm Căn, Ðầm Dơi, Phú Tân… Tại huyện Ngọc Hiển, nơi có đến hơn 53.000 ha tôm-rừng và đến nay, đã có 15.000 ha trong số đó được nhiều tổ chức quốc tế công nhận là tôm sinh thái, nâng tổng diện tích tôm sinh thái toàn tỉnh Cà Mau lên khoảng 25.000 ha, với tổng sản lượng khoảng hơn 10.000 tấn/năm.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc, mô hình tôm-rừng bảo đảm hài hòa lợi ích giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Cây rừng giúp khôi phục và cân bằng hệ sinh vật trong nguồn nước dưới tán rừng, cung cấp thức ăn tự nhiên và tạo bóng râm để tôm trú ngụ. Ngược lại, người nuôi tôm ra sức trồng rừng, chăm sóc, bảo đảm tỷ lệ che phủ của rừng trên diện tích nuôi theo quy định. Sự kết hợp hài hòa giữa tôm và rừng không chỉ tạo sinh kế bền vững cho người dân, mà còn giữ được trạng thái cân bằng của môi trường tự nhiên, góp phần phát triển rừng tại các khu vực ven biển.Nuôi tôm theo cách tự nhiên ở Cà Mau còn nổi bật với mô hình tôm-lúa (nuôi tôm kết hợp trồng lúa). Tại đồng tôm-lúa hơn 2 ha của gia đình mình, ông Trần Văn Quyết, thành viên Hợp tác xã lúa-tôm Trí Lực (Ấp 5, xã Trí Lực) cho biết, trong sáu tháng mùa hạn nước nhiễm mặn, ông và những thành viên trong hợp tác xã nuôi tôm sú kết hợp với cua, cá. Khi mưa đến, ông bơm nước mặn ra ngoài kênh, tận dụng nước mưa để rửa mặn đồng ruộng, phục vụ gieo trồng vụ lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh. “Quá trình canh tác trong năm, chúng tôi không sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… Nhờ đó đã giảm đáng kể chi phí sản xuất, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/ha/năm, nông sản thân thiện với môi trường, bán được giá cao” - ông Quyết đúc kết.Từ vài nghìn héc-ta ban đầu, đến nay, diện tích sản xuất tôm-lúa tại Cà Mau đã phát triển lên khoảng 40.000 ha, tập trung nhiều ở huyện Thới Bình với khoảng 20.000 ha. Chỉ riêng tại vùng chuyên canh tôm-lúa gần 3.000 ha của xã Trí Lực, nhờ tuân thủ các quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế mà đến nay, diện tích nuôi tôm sú của xã này đã được chứng nhận theo chuẩn quốc tế ASC Group hơn 1.000 ha, và 119 ha lúa được chứng nhận lúa hữu cơ Organic.Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Cà Mau, tôm-lúa là mô hình canh tác thuận thiên độc đáo, hiệu quả. Bởi quá trình cải tạo đất từ mặn sang ngọt để trồng lúa, nhiều mầm bệnh gây hại cho tôm sẽ không sống được ở môi trường nước ngọt và ngược lại. Sau vụ nuôi tôm, các chất thải của tôm sẽ được bộ rễ cây lúa hấp thụ. Và sau khi thu hoạch lúa, một lượng sinh khối lớn thân và rễ lúa phân hủy, kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật (sinh vật phù du) làm thức ăn cho tôm. Chính nhờ lợi ích kép nêu trên mà sản phẩm tạo ra đáp ứng được xu hướng tiêu dùng nông sản sạch.Để ngành nông nghiệp phát triển bền vữngTrước những tác động bất lợi từ thiên nhiên, để ổn định và phát triển bền vững về lâu dài, không còn cách nào khác, nông dân Cà Mau phải chủ động thích ứng, chuyển đổi sản xuất theo hướng thuận tự nhiên với những mô hình canh tác phù hợp.Như mô hình tôm-rừng, khi giữ được rừng không chỉ giúp chúng ta có môi trường trong lành, ứng phó thiên tai mà ở đó có sự phát triển kinh tế ổn định nhờ thu nhập từ con tôm và nhiều loài thủy sản dưới tán rừng. Còn với tôm-lúa, đặc trưng của mô hình này là sự luân phiên sản xuất giữa hai mùa mưa và mùa nắng. Chính chu trình luân chuyển qua hai mùa nước đã tạo nên hai môi trường sống đối lập nhưng có sự hỗ trợ bền vững lẫn nhau. Mỗi thành phần vừa là đầu ra, lại vừa trở thành đầu vào cho nhau trong một hệ thống sản xuất khép kín, tuần hoàn tối ưu các nguồn lực và dòng vật chất. Nhờ những đặc điểm độc đáo mang tính thích ứng cao với điều kiện tự nhiên như thế đã giúp mô hình tôm-lúa trở nên bền vững, gần gũi với môi trường.Cái hay của mô hình tôm-lúa là phù hợp với đặc trưng hai mùa mưa-nắng của miền nam, nhất là khi Cà Mau hoàn toàn dựa vào nguồn nước ngọt ở mùa mưa để sản xuất lúa, còn mùa hạn có nước mặn thì nuôi tôm. Và thật bất ngờ, sự cộng sinh của hai hệ sinh thái này đã phát triển tốt mô hình tôm-lúa. Ðây quả thật là mô hình điển hình theo hướng thuận thiên trước tác động của biến đổi khí hậu.Theo đánh giá của ông Christopher Howe, Giám đốc Cảnh quan Ðồng bằng sông Cửu Long thuộc Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam), mô hình tôm-rừng và tôm-lúa phù hợp với xu hướng thuận thiên, không chỉ tạo sinh kế bền vững và cho kết quả cụ thể về mặt kinh tế, mà còn bảo tồn được đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động, các mô hình thuận thiên ra đời là tất yếu. Tuy nhiên, để duy trì và lan tỏa mô hình cần có sự đầu tư hơn nữa về hạ tầng giao thông, thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ở chiều ngược lại, nhà nông cần chủ động thay đổi tư duy sản xuất, tuân thủ các khuyến cáo hữu ích từ các đơn vị chức năng, nhất là về chuyển đổi giống, tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ.Tại vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời, trước cảnh báo năm 2024 có hạn-mặn gay gắt, thay vì canh tác ba vụ lúa trong năm thì nay, phần lớn nhà nông huyện này chỉ làm hai vụ, chủ động chuyển đổi sang giống lúa ngắn ngày để thu hoạch sớm trước khi hạn đến. “Theo khuyến cáo từ chính quyền, sau vụ đông xuân, tôi không canh tác lúa vụ ba (vụ hè thu) mà chuyển đổi thành vụ màu, trồng bí rợ, thu hoạch dứt điểm vào khoảng giữa tháng 2/2024, cho nên “né” được hạn. Kiên trì theo cách này mà vụ vừa rồi, gia đình tôi thu được khoảng 60 tấn bí rợ, tổng thu gần 600 triệu đồng, bằng nguồn thu cả hai vụ lúa” - ông Trần Văn Bắc, có 4 ha đất canh tác tại Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ.Cách làm tương tự cũng được nhà nông vùng tôm-lúa huyện Thới Bình thực hiện trong niên vụ 2023 vừa qua. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) Lý Minh Vững phấn khởi: “Nhờ thực hiện tốt các khuyến cáo về chuyển đổi sang các giống lúa ngắn ngày, chủ động rửa mặn sớm đồng ruộng, cho nên phần lớn vụ lúa trên đất nuôi tôm của nhà nông địa phương thu hoạch trước Tết Nguyên đán không bị ảnh hưởng bởi mặn mà còn bán được giá cao vào thời điểm thị trường đang hút nguồn cung”.“Thuận thiên” trong bối cảnh nhiều thách thức hiện nay nhằm giúp có nền sản xuất bền vững. Tuy vậy, “thuận thiên” không phải là không làm gì, mà ở đây phải có sự can thiệp một cách có kiểm soát theo các quy luật của tự nhiên để đem lại lợi ích cho con người và bảo vệ hệ sinh thái.Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thônSản xuất nông nghiệp thuận thiên là hướng đi xuyên suốt trong quá trình phát triển để thích ứng và Cà Mau đang rất quyết tâm theo đuổi hướng đi này. Kinh nghiệm đã qua cho thấy, nhà nông rất đồng thuận với định hướng lựa chọn của tỉnh, bởi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, có áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhưng không làm tổn hại đến môi trường mà vẫn cho hiệu quả kinh tế cao.Lê Văn SửPhó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
https://nhandan.vn/nhung-mo-hinh-san-xuat-thich-ung-bien-doi-khi-hau-cua-nong-dan-ca-mau-post808478.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Cà Mau", "biến đổi khí hậu", "mô hình sản xuất", "tôm-rừng", "tôm-lúa", "canh tác thuận thiên", "sản xuất nông nghiệp", "bảo vệ môi trường", "hệ sinh thái" ] }
Khơi nguồn tài chính xanh và quản trị xanh để phát triển bền vững
NDO -Trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm, triển khai các kế hoạch hành động nhằm khởi động và phát triển tài chính xanh và đạt được những thành tựu nhất định.
Chia sẻ với báo chí trước thềm Diễn đàn thường niên về Quản trị công ty lần thứ 6 do Viện Thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIOD cho biết,tài chính xanhlà một cấu phần quan trọng đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh của một quốc gia.Dòng tài chính xanh đến từ các khu vực khác nhau như khu vực tư nhân, tài trợ tín dụng ngân hàng, các tổ chức quốc tế… Trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu quan tâm, triển khai các kế hoạch hành động nhằm khởi động và phát triển tài chính xanh và đạt được những thành tựu nhất định.Tin liên quanViệt Nam có nhiều lựa chọn để tăng trưởng nhanh và bền vữngTuy nhiên quá trình thúc đẩy tài chính xanh, quản trị xanh tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức. Nguyên nhân vì tăng trưởng xanh gắn với tài chính xanh còn khá mới mẻ đối với những người làm chính sách, các thành viên thị trường cũng như đối với các định chế tài chính (quỹ đầu tư, ngân hàng).Đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn cụ thể về xác định tiêu chí tín dụng xanh, làm căn cứ để các ngân hàng thương mại cho vay vốn xanh.Trong thực tế, đã có một số ít doanh nghiệp Việt Nam phát hành thành công trái phiếu xanh đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo nhưng khối lượng chưa đáng kể và còn nhiều vướng mắc trong vấn đề sử dụng vốn hiệu quả. Hiện Chính phủ đã có những cam kết về sự thay đổi chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho huy động vốn xanh nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.Thực tế này cho thấy mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược rõ ràng, linh hoạt để thích nghi nhanh chóng với xu hướng phát triển bền vững, trong đó, các thành viên hội đồng quản trị chính là “đầu tàu” đưa ra những cam kết, quản trị công ty đáp ứng những yêu cầu mới về xanh hóa hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh và tăng cường trách nhiệm xã hội.Điều này vừa tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa hướng tới mục tiêu chung của xã hội là phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.Trong bối cảnh đó, VIOD thống nhất lấy chủ đề Khơi nguồn tài chính xanh, quản trị xanh cho diễn đàn thường niên lần thứ 6 sẽ diễn ra vào ngày 22/11/2023 tại Hà Nội. Diễn đàn sẽ là nơi gặp gỡ của các doanh nhân, những người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và các chuyên gia cùng trao đổi chuyên môn sâu về tài chính, quản trị xanh.Đồng thời, diễn đàn cũng thảo luận về giá trị thực tiễn của quản trị E&S (môi trường và xã hội) trong việc khơi nguồn tài chính xanh và cách thực hiện dựa trên tầm nhìn và dấu ấn riêng của doanh nghiệp, từ đó chia sẻ vấn đề chuyên sâu về tài chính, thị trường vốn và quan trọng hơn là khơi dậy ý chí cam kết thực hành tăng trưởng xanh của các thành viên tham dự.Với điểm nhấn là quản trị công ty, ông Phan Lê Thành Long, Tổng Giám đốc điều hành VIOD cho biết Diễn đàn năm nay sẽ diễn ra lễ vinh danh Hội đồng quản trị của năm."Bằng cách vinh danh những hội đồng quản trị xuất sắc, ban tổ chức muốn truyền cảm hứng cho các thành viên hội đồng quản trị thi đua, thiết lập các tiêu chuẩn mới cho hành vi và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một vị trí mang tính đại diện hay được bổ nhiệm mà còn có xu hướng phát triển thành nghề quản trị công ty.Vì vậy, thị trường rất cần sự xuất hiện của một đội ngũ các thành viên hội đồng quản trị chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và có uy tín cao. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy sự ra đời của lễ vinh danh Hội đồng quản trị của năm", ông Phan Lê Thành Long chia sẻ.Tiêu chí đánh giá hoạt động của hội đồng quản trị được căn cứ qua vai trò giám sát bảo vệ lợi ích của cổ đông, tạo ra giá trị cho các bên hữu quan của công ty và tuân thủ các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đóng góp cho phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu.Giải thưởng lần này không chỉ công nhận những thành tựu trong quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là hiện thân của các giá trị đạo đức, sự cam kết với các bên hữu quan và cách tiếp cận chủ động đối với các trách nhiệm xã hội và môi trường.Theo ông Phan Lê Thành Long, trong số 510 doanh nghiệp tham gia, trải qua quá trình đánh giá của các chuyên gia, ban tổ chức đã chọn ra 33 hội đồng quản trị được đề cử.
https://nhandan.vn/post-783128.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "tài chính xanh", "quản trị xanh", "Việt Nam", "tín dụng xanh", "quản trị công ty" ] }
Không báo cáo về tài chính và trái phiếu, Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C bị phạt 85 triệu đồng
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết địnhxử phạt hành chínhCTCP Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C, số tiền phạt 85 triệu đồng do khôngcông bố thông tinphải công bố theo quy định pháp luật nhiều tài liệu về tình hình tài chính và trái phiếu…
Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 16/5, ban hành Quyết định số 216/QĐ-XPHC xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C do hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, với mức tiền phạt 85 triệu đồng.Trước đó, Công ty không thực hiện công bố thông tin định kỳ bán niên năm 2021, định kỳ năm 2021, định kỳ bán niên 2022 đối với các tài liệu: Tình hình tài chính (Báo cáo tài chính); Tình hình thanh toán lãi gốc trái phiếu; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu.Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C (địa chỉ trụ sở chính tại tầng 18, tòa nhà Vinaconex, số 34 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2007, tiền thân là phòng Tư vấn đầu thầu và quản lý dự án, trực thuộc Tổng công ty Vinaconex.Lĩnh vực hoạt động của Công ty là chuyên về xây lắp, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ nhà thầu đa dạng trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông, tư vấn quản lý dự án, chuyển giao công nghệ…
https://nhandan.vn/khong-bao-cao-ve-tai-chinh-va-trai-phieu-dau-tu-xay-dung-va-ky-thuat-vncn-ec-bi-phat-85-trieu-dong-post810111.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "vi phạm", "công bố thông tin", "Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "xử phạt thnàh chính" ] }
Thúc đẩy chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học
Xác định chăn nuôi an toàn sinh học là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi, những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam phối hợp chặt chẽ với các địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Đến nay, việc nắm bắt, áp dụng hiệu quả tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi và các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 60% tổng số cơ sở chăn nuôi toàn tỉnh.
Từ nhiều năm nay, trang trại chăn nuôi gà của anh Trịnh Tiến Toàn, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục với diện tích hơn 1 ha, thường xuyên duy trì 50-60 nghìn con gà/lứa theo phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Chuồng trại được đầu tư hệ thống làm mát, quạt thông gió, chuồng nuôi được dọn vệ sinh và phun khử trùng tiêu độc định kỳ, môi trường chung quanh chuồng trại, đường đi được rải vôi bột.Trên lối vào trang trại được bố trí hố nước vôi khử trùng tiêu độc cho phương tiện vận chuyển và người ra vào khu chuồng. Giống gà được anh Tiến nhập từ Công ty TNHH Japfa Việt Nam bảo đảm chất lượng, sạch bệnh. Quá trình nuôi, gà được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin và bổ sung thêm các loại men vi sinh, khoáng chất giúp tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng.Anh Toàn cho biết, từ khi áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, trang trại chưa xảy ra dịch bệnh, gà khỏe mạnh, tăng trọng tốt, tỷ lệ hao hụt rất thấp. Mỗi năm, trang trại của anh xuất bán hơn 480 tấn gà, trừ chi phí còn thu về khoảng 300-400 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho bốn lao động địa phương với thu nhập 6 đến 7 triệu đồng/người/tháng.Theo số liệu thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, tỉnh đang duy trì hơn 8,69 triệu con gia cầm; 373 nghìn con lợn. Với nhiều lợi ích mang lại, phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học ngày càng được nhiều người dân áp dụng và nhân rộng.Trong đó, cơ bản các trang trại, hộ chăn nuôi quy mô lớn đã áp dụng bài bản các quy trình từ nhập con giống chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, tiêm đầy đủ vắc-xin, đến thực hiện khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chung quanh, hạn chế việc đưa người bên ngoài vào khu chuồng nuôi… Nhờ đó, thời gian gần đây, cơ bản đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh không bị mắc dịch bệnh, phát triển, tăng trưởng tốt.Ông Phạm Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Chi cục tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các địa phương, cơ sở chăn nuôi tổ chức quản lý, phát triển sản xuất chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cùng với tiêm vắc-xin phòng bệnh, áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi là một trong các biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng, cúm gia cầm, viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi...; giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi và phát triển bền vững.Tuy nhiên, hiện một số trang trại và hộ chăn nuôi chưa áp dụng đồng bộ, triệt để các biện pháp này do chưa nhận thức đúng, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của chăn nuôi an toàn sinh học, hoặc do chưa đủ điều kiện về diện tích đất chăn nuôi, khoảng cách ly vệ sinh, cơ sở vật chất hạ tầng chuồng trại, trang thiết bị vật tư, nguồn vốn...Thời gian tới, Chi cục tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nhằm đưa ngành chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, tập trung, chăn nuôi chuyên nghiệp và phát triển bền vững.
https://nhandan.vn/thuc-day-chan-nuoi-theo-huong-an-toan-sinh-hoc-post810689.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Bình Lục", "Chuồng trại", "Trang trại", "Vắc-xin" ] }
Tập trung kiểm toán dự án quan trọng quốc gia
NDO -Kết quả kiểm toán các dự án quan trọng quốc gia không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đầu tư các dự án mà còn phục vụ đắc lực cho công tác giám sát chuyên đề của Quốc hội trong năm 2024.
Góp phần sớm ra quyết định chủ trương đầu tưTừ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước nói chung và quyết định chủ trương đầu tư cácdự án quan trọng quốc gianói riêng tiếp tục được Quốc hội tăng cường, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 về xây dựng hệ thốngkết cấu hạ tầngđồng bộ hiện đại.Các dự án được quyết định chủ trương đầu tư trong giai đoạn vừa qua gồm Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 202-2025; Dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô; Dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (giai đoạn 1); Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng (giai đoạn 1).Trong quá trình đó,Kiểm toán Nhà nướcđã phát huy vai trò là cơ quan hỗ trợ hiệu quả cho Quốc hội khẩn trương đưa ra các quyết định, chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội đất nước.Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn đánh giá: Những dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian qua đều phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã được Đại hội XIII của Đảng thông qua.Đây cũng là những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, góp phần thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Để đạt được kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của Kiểm toán Nhà nước.Công tác kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước là một trong những công cụ hỗ trợ Quốc hội thực hiện có hiệu quả việc quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia.Với vai trò là cơ quan được giao chủ trì thẩm tra dự án quan trọng quốc gia, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định, Ủy ban Kinh tế đã phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước. Các ý kiến góp ý, báo cáo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là căn cứ, dữ liệu đầu vào quan trọng hỗ trợ Ủy ban Kinh tế hoàn thành nhiệm vụ chủ trì thẩm tra mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội giao.Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Thành phố Hà Nội), Kiểm toán Nhà nước là cơ quan có nghiệp vụ chuyên môn sâu về những vấn đề liên quan đến dự toán, vấn đề kỹ thuật, thiết kế...Vì vậy, việc Kiểm toán Nhà nước đưa ra ý kiến của mình không chỉ đơn thuần là ý kiến khách quan, độc lập mà nó còn là căn cứ, cơ sở chắc chắn hơn cho các Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận, đóng góp ý kiến cũng như đưa ra ý kiến phản biện của mình.Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, việc phát huy vai trò của Kiểm toán Nhà nước khi đưa ra ý kiến về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia sẽ giúp cho Quốc hội, Chính phủ có tiếng nói chung, đi đến một phương án để quyết định đầu tư các dự án có hiệu quả nhất.Kịp thời kiến nghị tháo gỡ khó khăn, bất cậpTheo các đại biểu Quốc hội, trong quá trình triển khai các chương trình, dự án đầu tư, Kiểm toán Nhà nước luôn luôn đóng vai trò là cơ quan hậu kiểm và có vai trò độc lập, phát hiện, cảnh báo kịp thời để có thể điều chỉnh những bất cập, thiếu sót phát sinh trong quá trình thực hiện.Báo cáo kiểm toánlà căn cứ để Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia.Với vai trò, chức năng nhiệm vụ được giao, thời gian gần đây, Kiểm toán Nhà nước đã phát huy vai trò chủ động, tích cực trong việc cho ý kiến về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng của Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.Một trong những yêu cầu bắt buộc khi xây dựng báo cáo ý kiến của Kiểm toán Nhà nước là phải thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu, bao gồm: Thông tin tổng quan về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia (mục tiêu, phạm vi, quy mô; nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, kế hoạch vốn, phương án huy động vốn; phương án phân chia các dự án thành phần; giải pháp tổ chức thực hiện…).Riêng đối với dự án quan trọng quốc gia, cần thu thập thêm thông tin về hình thức đầu tư; công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng; phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư; tiến độ thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư; phương án giải phóng mặt bằng tái định cư, biện pháp bảo vệ môi trường.Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước còn thu thập thông tin về tình hình kinh tế-xã hội và quy hoạch; kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia giai đoạn trước; thông tin tổng quan về tình hình ngân sách nhà nước; thông tin kết quả, kiến nghị kiểm toán, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán…Xác định kiểm toán các dự án quan trọng quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán một số dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn I (2017-2020).Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện một số bất cập và đưa ra kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải, các Ban Quản lý dự án để rút kinh nghiệm trong triển khai dự án ở giai đoạn II…Trong năm 2024, một loạt dự án trọng điểm quốc gia cũng đã được đưa vào Kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Kết quả kiểm toán không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đầu tư các dự án mà còn phục vụ đắc lực cho công tác giám sát chuyên đề của Quốc hội trong năm 2024.
https://nhandan.vn/tap-trung-kiem-toan-du-an-quan-trong-quoc-gia-post807968.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Kiểm toán Nhà nước", "Cao tốc Bắc-Nam", "Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu", "Kiểm toán", "Ủy ban Kinh tế", "Nguyễn Minh Sơn", "Đường Vành đai 4", "Dự án đầu tư xây dựng", "Vùng Thủ đô" ] }
Ba doanh nghiệp bị phạt gần 280 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin
NDO -Ba doanh nghiệp gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn, CTCP Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn và CTCP Tập đoàn FLC vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chính, với tổng mức tiền phạt 277,5 triệu đồng do các vi phạm: không công bố, công bố thông thông tin sai hạn nhiều tài liệu:báo cáo tài chính; tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu; tình hình quản trị công ty…
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 7/6, ban hành Quyết định số 246/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn, số tiền phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty đầu tư và phát triển Sài Gòn không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện bán niên 2023;Công ty gửi nội dung công bố thông tin cho HNX không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, Báo cáo tài chính bán niên 2022, Báo cáo tài chính năm 2021, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021.Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (địa chỉ trụ sở tại số nhà A3, đường số 5, khu dân cư 10ha, khu phố 3, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) đi vào hoạt động năm 1999.Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê… Vốn điều lệ hiện hơn 3.845 tỷ đồng.Trước đó, ngày 6/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 242/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối vớiCông ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơnsố tiền phạt 92,5 triệu do không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) các tài liệu: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, Báo cáo thường niên năm 2023;Cùng với đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HNX các tài liệu: Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 đã được soát xét, Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên năm 2023, Thông báo mời họp và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, Nghị quyết hội đồng quản trị số 0807/NQ-HĐQT.SQC.22 ngày 8/7/2022 về việc tìm kiếm phương án kinh doanh…Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn (địa chỉ trụ sở tại lô B6, đường số 5, khu công nghiệp Nhơn Hội, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thành lập năm 2006.Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là khai thác, chế biến, mua bán quặng titan và các sản phẩm hậu titan; gia công chế tạo mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy khai thác khoáng sản; sản xuất bê-tông và các sản phẩm khác từ xi-măng... Công ty hiện có vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng.Cùng ngày 6/6,Công ty cổ phần Tập đoàn FLCbị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 240/QĐ-XPHC xử phạt hành chính số tiền 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020, năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 và các năm 2020, 2021, 2022; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên năm 2023 và năm 2022, Báo cáo tài chính quý III, IV/2023; Báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán;Cùng với đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên năm 2022; Tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện bán niên năm 2023; Báo cáo tài chính bán niên năm 2022; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên các năm 2022, 2023; Nghị quyết số 66/2022/NQ-HĐQT-FLC ngày 1/10/2022 về việc chấp thuận đề nghị thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc của bà Võ Thị Thùy Dương.Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (địa chỉ trụ sở tại tầng 5, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) ra đời từ sự hợp nhất của các công ty thành viên từ năm 2010.Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh bất động sản; đặc biệt là bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, bất động sản khu công nghiệp. Ngoài ra, FLC còn kinh doanh dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng; kinh doanh các cơ sở thể thao và kinh doanh thương mại khác. Vốn điều lệ của Công ty hơn 7.000 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/ba-doanh-nghiep-bi-phat-gan-280-trieu-dong-do-vi-pham-cong-bo-thong-tin-post813726.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "doanh nghiệp", "phạt hành chính", "vi phạm", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "báo cáo tài chính" ] }
Phát triển, hiện đại hóa Cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép-Thị Vải
NDO -Ngày 15/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Đề án “Tiếp tục phát triển, hiện đại hóaCảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép-Thị Vảithành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất cả nước và có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới”.
Tham dự hội nghị có đại diện Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Hiệp hội Đại lý môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, các chủ hãng tàu trong và ngoài nước, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp lớn về cảng biển.Phát biểu tại Hội nghị, ông Mai Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tổ trưởng tổ xây dựng đề án nhận định, sự ra đời của Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW và Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy, vùng Đông Nam Bộ được xem là đầu tàu cho cả nước về kinh tế, trong đó khẳng định vai trò của Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải không chỉ là cảng cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ, của cả nước mà còn là cảng biển đặc biệt cấp quốc gia.Ông Mai Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tổ trưởng tổ xây dựng đề án phát biểu tại hội nghị.“Tỉnh đã đặt cụm cảng Cái Mép-Thị Vải vào vị thế cảng cửa ngõ quốc tế, cảng quốc tế trung chuyển tầm cỡ châu Á và thế giới để đề ra những giải pháp nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế của cụm cảng Cái Mép-Thị Vải trong mối liên kết vùng Đông Nam Bộ, phát triển tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả trong toàn vùng Đông Nam Bộ.Đây cũng là một trong những động lực hết sức quan trọng đưa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2050 tiến lên trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia”, ông Mai Ngọc Thuận chia sẻ.Tại hội nghị, ông Phạm Anh Tuấn , Tổng Giám đốc Công ty Portcoast, đại diện đơn vị tư vấn xây dựng Đề án đã báo cáo tóm tắt về sự cần thiết để xây dựng đề án, mục tiêu, nhiệm vụ, dự báo và giải pháp của đề án.Hội nghị đã ghi nhận 7 ý kiến tham luận của các chuyên gia, các bộ, ban, ngành, các hiệp hội, chủ hãng tàu trong và ngoài nước tham gia đóng góp xây dựng đề án.
https://nhandan.vn/phat-trien-hien-dai-hoa-cang-cua-ngo-quoc-te-cai-mep-thi-vai-post809420.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Cái mép - Thị Vải", "Đông Nam Bộ", "Cảng biển", "Bà Rịa - Vũng Tàu" ] }
Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ gặp trở ngại vì phán quyết chống bán phá giá
Việc cơ quan quản lý Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng thuế chống bán phá giá gỗ ván ép với sự chênh lệch mức thuế biên độ dao động từ 4,2 đến 13,04% đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp phải đối mặt nguy cơ đóng cửa...
Chi hội Gỗ dán Việt Nam thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, thời gian gần đây, nhận được nhiều thông tin phản ánh từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng ván ép sang thị trường Hàn Quốc về việc phía cơ quan quản lý Hàn Quốc điều tra trở lại thuế chống bán phá giá sản phẩm ván ép xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước này, giai đoạn 2020-2023. Đến thời điểm hiện tại là giai đoạn phía cơ quan quản lý của Hàn Quốc sắp ra các phán quyết cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá cho các doanh nghiệp tham gia điều tra và các doanh nghiệp không nằm trong diện điều tra lại.Theo Phó Chi hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam Trịnh Xuân Dương, việc điều tra và áp thuế từ phía Hàn Quốc là chưa khách quan. Bởi lẽ, các doanh nghiệp bị điều tra chỉ chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc. Doanh số các doanh nghiệp này xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc các năm cũng chiếm không quá 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mức thuế áp dụng cho các doanh nghiệp không được điều tra (bắt buộc điều tra) có biên độ tương đối lớn so với các doanh nghiệp được điều tra. Số lượng doanh nghiệp bị điều tra chưa phản ánh đầy đủ tổng quan số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu vào Hàn Quốc của các doanh nghiệp.Theo đánh giá của đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép, Hàn Quốc là thị trường đầy tiềm năng nhưng đến nay, có những doanh nghiệp không hoặc có rất ít sản lượng xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc. Các doanh nghiệp này tất nhiên là không thuộc phạm vi điều tra, trong tương lai khi họ muốn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc mà bị áp thuế chung là sự thiệt thòi và không công bằng, Chi hội Gỗ dán Việt Nam đề nghị Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) kiến nghị tới cơ quan quản lý của Chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện thông thoáng cho sản phẩm ván ép Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này một cách tốt nhất.Ghi nhận của Chi hội Gỗ dán Việt Nam, sau khi nhận phán quyết chống bán phá giá của phía Hàn Quốc sẽ có khoảng 152 doanh nghiệp dự kiến phải chịu mức thuế cao hơn 4%. Công nhân của các doanh nghiệp này sẽ mất việc làm do hàng trăm nhà máy phải đóng cửa. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng sẽ phải dừng hoạt động.Rừng không được trồng mới do không có đầu ra. Toàn bộ chuỗi cung ứng trồng rừng và chế biến lâm sản sẽ bị ngắt quãng. Như vậy đối với các mục tiêu của Nhà nước trong thời gian tới, liên quan đến việc chứng chỉ xanh và hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam và cả hệ thống đi cùng với việc kinh doanh của họ cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Chi hội Gỗ dán Việt Nam đề nghị phía Cục Phòng vệ Thương mại trao đổi để có giải pháp và đề xuất phía cơ quan quản lý Hàn Quốc giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá như lần điều tra trước.Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, đã nhận được thông báo của Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc về việc khởi xướng vụ việc rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá nhằm xác định sự cần thiết của việc tiếp tục áp dụng thuế đối với sản phẩm gỗ dán (plywood) có xuất xứ từ Việt Nam. Các sản phẩm bị rà soát thuộc đối tượng đang bị áp thuế chống bán phá giá theo Nghị định số 815 ngày 6/11/2020 được sửa đổi bởi Nghị định số 882 của Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc.Theo quy định của Hàn Quốc, vụ việc sẽ được tiến hành trong vòng 6 tháng, có thể gia hạn tối đa 4 tháng. Như vậy, vụ việc sẽ kết thúc muộn nhất vào cuối tháng 5/2024. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán cần tập hợp đầy đủ các bằng chứng xác thực, bản tính thuế dành riêng cho các doanh nghiệp liên quan, kết luận rà soát, quyết định tiếp tục biện pháp. Cục Phòng vệ Thương mại nghiên cứu và có ý kiến chính thức với cơ quan điều tra Hàn Quốc trong trường hợp xét thấy có vi phạm quy định phòng vệ thương mại của WTO, Hiệp định FTA Việt Nam-Hàn Quốc hoặc các thông lệ quốc tế…Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, sản phẩm gỗ dán, gỗ ghép của Việt Nam đã xuất khẩu sang 81 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Malaysia là bốn thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam, chiếm 77,1% về lượng và 77,4% về giá trị. Năm 2023, riêng thị trường Hàn Quốc chiếm 29% về lượng và 22,7% về giá trị (đạt 804.710m3, với kim ngạch đạt 201,75 triệu USD).
https://nhandan.vn/nhieu-doanh-nghiep-nganh-go-gap-tro-ngai-vi-phan-quyet-chong-ban-pha-gia-post809531.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [] }
Hơn 20 triệu cổ phiếu APC chuẩn bị giao dịch trên thị trường UPCoM
NDO -Công ty cổ phần Chiếu xạ An Phú vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa hơn 20,1 triệu cổ phiếu APC vàogiao dịch chính thứctrên thị trườngUPCoMtại HNX vào ngày 15/5 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 7.100 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Chiếu xạ An Phú, mã chứng khoán: APC (địa chỉ trụ sở chính tại 119/AA2, tổ 4, khu Phố 1B, phường An Phú, thành Phố Thuận An, tỉnh Bình Dương), thành lập năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại của Công ty tăng lên hơn 201 tỷ đồng.Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm chiếu xạ khử trùng các loại thủy hải sản, các loại dụng cụ y tế, trái cây; dịch vụ bảo quản đông lạnh; dịch vụ bảo quản các loại thực phẩm; chiếu xạ bảo quản các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng khác... Thị phần chiếu xạ của APC chiếm khoảng 60% thị trường.Về tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty, năm 2022, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 135,7 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 9 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 117,9 tỷ đồng, lỗ sau thuế tăng vọt lên 35,6 tỷ đồng.Hết quý I/2024, doanh thu thuần của Công ty hơn 30,2 tỷ đồng (tăng so 19,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước), lỗ sau thuế chỉ còn hơn 5 tỷ đồng (giảm so số lỗ 15 tỷ đồng cùng kỳ năm trước).Ngày 15/5 tới, hơn 20,1 triệu cổ phiếu SCD sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HXN với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 7.100 đồng/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch (mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu) hơn 201 tỷ đồng.Trước đó, cổ phiếu APC bị Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 29/4, do Công ty thua lỗ liên tiếp trong 3 năm, từ 2021-2023.
https://nhandan.vn/post-808797.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "HNX", "cổ phiếu APC", "giao dịch", "thị trường UPCoM" ] }
Kiên trì mở rộng diện tích mắc-ca
Trong khi các dự án mắc-ca nói chung gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc và đang phải điều chỉnh giảm diện tích, nhiều huyện đã phải kiến nghị dừng triển khai, giảm diện tích mắc-ca thì huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) lại đưa ra quyết định mở rộng diện tích mắc-ca đến 100% xã, với mục tiêu năm 2025 toàn huyện có 8.000 ha mắc-ca, đưa Tuần Giáo trở thành “thủ phủ” mắc-ca của tỉnh...
Trước khi đi đến quyết định “táo bạo” ấy, Ban Thường vụ Huyện ủy Tuần Giáo đã nhiều lần họp bàn, lắng nghe ý kiến cán bộ các cấp, nhân dân các địa phương; trực tiếp hai đồng chí đứng đầu huyện là Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện còn cam kết gắn trách nhiệm người đứng đầu trong suốt quá trình triển khai.“Bàn làm chứ không bàn lùi”Điểm lại khó khăn, rào cản khi bàn bạc lựa chọn mắc-ca là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo, đồng chí Lê Xuân Cảnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo cho biết: Là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn (109.000 ha), số dân làm nông nghiệp chiếm hơn 88,7% tổng dân số toàn huyện, thế nhưng nền nông nghiệp của huyện lại manh mún, lạc hậu. Thời điểm trước năm 2020 đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp bằng các loại cây ăn quả (xoài, mít, bưởi…) được triển khai tại địa bàn. Cùng với đó, có một số doanh nghiệp đã thực hiện dự án trồng cây mắc-ca tại hai xã Quài Cang, Quài Nưa nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt. Thậm chí giữa người dân vùng dự án và nhà đầu tư mắc-ca còn xảy ra mâu thuẫn, khiếu kiện gây mất niềm tin trong nhân dân và ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội.Bởi vậy, bắt tay thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23, nhiệm kỳ 2021-2025, khi Ban Thường vụ Huyện ủy nêu ý tưởng chọn mắc-ca là cây chủ lực để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đã gặp không ít ý kiến hồ nghi, lo ngại. Nhiều người cho rằng khúc mắc trong việc phân chia quyền lợi giữa doanh nghiệp với người dân trồng mắc-ca ở hai xã Quài Cang, Quài Nưa giải quyết chưa xong thì rất khó vận động người dân 16 xã khác thực hiện. Ngay cả khi vận động được người dân 16 xã khác đồng thuận cũng chẳng dễ triển khai, vì địa bàn quá rộng, nguồn nước hạn chế. Rồi hàng chục câu hỏi được đặt ra: “Người đâu đào hố?”, “Người đâu chăm cây?”, “Trồng được cây chắc gì có nước tưới?”...Cứ như thế, những câu hỏi gửi về các cuộc họp của Ban Thường vụ Huyện ủy Tuần Giáo ngày càng nhiều hơn, cấp độ khó càng lớn hơn. Song với quyêt tâm chính trị cao nhất là tập trung “bàn làm chứ không bàn lùi”, tất thảy các câu hỏi, ý kiến đề đạt đều được các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện lắng nghe, giải đáp với căn cứ, dữ liệu bằng cơ sở khoa học. Chỉ rõ các lợi ích, giá trị vượt trội từ cây mắc-ca, đó là loài cây lâm nghiệp có tuổi thọ hàng trăm năm vừa có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây ngô, cây sắn, tại các cuộc họp Ban Thường vụ, đồng chí Lò Văn Cương, Bí thư Huyện ủy Tuần Giáo còn khẳng định, lựa chọn cây mắc-ca là phù hợp với quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2030 Điện Biên sẽ có 100.000 ha cây mắc-ca, từ đó Điện Biên trở thành tỉnh có diện tích mắc-ca lớn nhất trong cả nước và trở thành thủ phủ mắc-ca của thế giới. Trước đó, Đề án phát triển bền vững mắc-ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 đã xác định Điện Biên, Lai Châu là vùng trọng điểm phát triển mắc-ca của cả nước...Vào cuộc bằng hành động cụ thểBắt tay thực hiện chương trình, theo sự phân công của Ban Thường vụ Huyện ủy, từ cuối năm 2022 các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn huyện về từng xã, bản gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân; nhiều đồng chí còn bỏ tiền cá nhân mua hạt mắc-ca đem cho người dân ăn thử. Chiến dịch truyền thông về cây mắc-ca có 100 thành viên là các đồng chí thành viên Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo các phòng, ban và cán bộ cốt lõi, tâm huyết thuộc các xã đã thực hiện gần 120 buổi tuyên truyền lợi ích, giá trị, cách trồng, chăm sóc cây mắc-ca tại 86 địa điểm cho 12.000 hộ dân thuộc 18 xã trong huyện.Đồng chí Đỗ Văn Sơn, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Tuần Giáo cho biết: Là thành viên tổ tuyên truyền, vận động, phòng đã chỉ đạo thành lập 18 tổ tuyên truyền (mỗi tổ đóng tại một xã; gồm trường học các cấp trong địa bàn), thành viên cốt cán các tổ là ban giám hiệu các trường. Theo địa bàn phụ trách, các trường phân công mỗi thầy, cô giáo phụ trách từ bốn đến năm hộ gia đình từ lúc tuyên truyền, vận động đăng ký đến khi người dân hoàn thành đào hố, trồng cây và chăm sóc cây ra quả. Ngoài tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân, 1.800 cán bộ, giáo viên ngành giáo dục Tuần Giáo còn góp hơn 9.000 ngày công hỗ trợ các hộ gia đình đào 4.500 hố trồng cây và cùng nhân dân chăm sóc 30.000 cây mắc-ca.Cũng trực tiếp đi tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mắc-ca, ông Là Văn Thoan, Bí thư Đảng ủy xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo thừa nhận rằng, khó khăn vô cùng bởi từ xưa tới nay người dân tộc Kháng, H’Mông ở địa phương chỉ quen trồng ngô, lúa nương, nuôi con lợn, con gà nên khi nghe nói về cây mắc-ca thì bà con hờ hững lắm! Nhưng không quản ngại, không kể thời gian, cứ mỗi khi nghe tin có người dân ở nhà là tôi cùng các đồng chí địa chính, Đoàn Thanh niên xã và các thầy, cô giáo lại đem theo cây mắc-ca giống và máy tính xách tay về từng nhà chiếu video để bà con xem. Với những người không biết tiếng phổ thông thì bên cạnh máy tính phải có thêm người đứng cạnh phiên dịch để bà con hiểu. Làm như thế từng buổi, từng tuần dần dà bà con hiểu; người hiểu nhiều lại giảng giải cho người hiểu ít; người cùng nhà nói lại với người cùng nhà về giá trị cây mắc-ca. Kết quả là năm 2023, xã Rạng Đông trồng mới 47 ha cây mắc-ca; năm 2024, bà con đăng ký trồng 175 ha.Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023, huyện Tuần Giáo đã tuyên truyền, vận động được 2.800 hộ dân trồng được 1.692 ha cây mắc-ca; tỷ lệ cây sống, bật trồi đạt hơn 98%. Tuy nhiên, chưa kịp vui với kết quả bước đầu thì ông trời lại gieo thử thách trong mùa khô xuyên năm 2023 và 2024 bằng các đợt nắng nóng gay gắt khiến một số cây mắc-ca non nớt mới trồng bị chết và nguy cơ chết hàng loạt. Trước tình huống cấp bách ấy, các đồng chí: Lò Văn Cương, Bí thư Huyện ủy; Giàng A Dế, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và Lê Xuân Cảnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã trực tiếp về từng xã gặp mặt 2.800 hộ dân trồng mắc-ca để tuyên truyền, động viên nhân dân nỗ lực, cố gắng. Cam kết đồng hành, chỉ đạo các lực lượng, nhân dân chung sức cứu cây, đích thân các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện còn tìm nguồn hỗ trợ mua can, dây nhựa, phi nhựa để nhân dân chở nước tưới cây. “Cuối mỗi ngày, đồng chí Chủ tịch huyện Lê Xuân Cảnh còn về xã hỏi thăm bà con từng bản đã chở nước tưới cho bao nhiêu cây trong ngày. Thấy lãnh đạo huyện vào cuộc sát sao, quyết liệt như vậy, nhân dân càng thêm tin tưởng. Bà con đã nói sẽ nỗ lực, quyết tâm đi theo con đường mà huyện đã chọn” - ông Lò Văn Thiểm, bản Phung, xã Quài Cang vui vẻ cho biết.Thành quả là niềm tin nhân dânTiếp nối kinh nghiệm, cách làm và quan trọng hơn cả là quyết tâm của những người đứng đầu Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo khi đã cam kết “nói đi đôi với làm”, kiên định với chủ trương phát triển mắc-ca, chuẩn bị cho mùa trồng mắc-ca năm 2024 thì ngay từ tháng 10/2023 toàn huyện Tuần Giáo đã có 5.500 hộ dân đăng ký trồng 3.360 ha. Ngay khi các xã chốt danh sách đăng ký, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện có một chiến dịch ra quân đào hố rầm rộ được triển khai trong khí thế hăng say theo phong trào “người người đào hố”, “nhà nhà đào hố”. Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2024, toàn bộ hội viên nữ ở xã Rạng Đông đã hào hứng tham gia hội thi đào hố trồng mắc-ca thay cho lễ kỷ niệm với hoa, với quà ở nhà văn hóa. Phong trào thi đua do các phòng, ban huyện và các xã phát động trong dịp này cũng xoay quanh chủ đề trồng, chăm sóc mắc-ca; sáng kiến tăng năng suất, giảm sức lao động do Liên đoàn Lao động huyện, nhân dân các xã đề xuất cũng hướng đến phục vụ đào hồ, tưới nước cho cây. Cứ như thế, phong trào trồng, chăm sóc mắc-ca đã “lớn” dần lên, thân thuộc với mỗi người dân huyện Tuần Giáo như là hơi thở, như cơm ăn nước uống mỗi ngày.Tại Ngày hội trồng cây mắc-ca do huyện Tuần Giáo tổ chức vừa qua, đồng chí Lê Xuân Cảnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện vui mừng cho biết, đến cuối tháng 4/2024, Tuần Giáo đã hoàn thành toàn bộ công tác chuẩn bị cho mùa trồng mắc-ca năm 2024 với khối lượng công việc khổng lồ, là: 79 dự án sản xuất đã được phê duyệt; nhân dân hoàn thành đào 600.000 hố có tổng khối lượng đất đào lên tới 300.000 m3 (tương đương với khối lượng đất đắp của đập thủy lợi hồ Pa Khoang); hoàn thành vận chuyển, tập kết 600.000 cây giống và 7.500 tấn phân tại huyện để sẵn sàng trồng cây trên địa bàn 18 xã.Kết thúc mùa trồng mới năm 2024, toàn huyện Tuần Giáo sẽ có hơn 6.000 ha mắc-ca (trong đó 5.052 ha là của người dân). Với diện tích này thì Tuần Giáo sẽ vượt huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng), huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông), huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) và huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) để trở thành huyện có diện tích mắc-ca lớn nhất trong cả nước.Tất cả những kết quả nêu trên sẽ là nền tảng vững chắc để huyện Tuần Giáo phát triển bền vững, trở thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn gắn với xây dựng các nhà máy chế biến mắc-ca, cà-phê... lớn nhất trong tỉnh và trong nước…
https://nhandan.vn/kien-tri-mo-rong-dien-tich-mac-ca-post812547.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Huyện ủy Tuần Giáo", "Quyết định số 344/QĐ-TTg", "dự án mắc-ca", "cây chủ lực xóa đói", "giảm nghèo", "vùng sản xuất nguyên liệu" ] }
Lo ngại rủi ro, nhiều doanh nghiệp dè dặt tham gia đấu thầu vàng
NDO -Chiều 15/5,Ngân hàng Nhà nước Việt Namcho biết, thực tế qua các phiên đấu thầu, ngoài Công ty SJC thì các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham giađấu thầu vàngmiếng do lo ngại rủi ro biến động giá và không có lượng khách hàng đến mua vàng miếng SJC như tại Công ty SJC.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu rõ: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chủ trươngđấu thầu bán vàngmiếng tăng cung ra thị trường, từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức 6 phiên đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường.Để tổ chức đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định pháp luật liên quan. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến việc đấu thầu, kết quả đấu thầu vàng miếng trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Loại vàng miếng đấu thầu là vàng SJC do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sản xuất, hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo giá sàn bán vàng miếng, các thành viên tham gia đấu thầu căn cứ các nội dung trong thông báo đấu thầu bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tiến hành đặt thầu theo giá.Trong 6 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường, có 03 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 14.900 lượng, 03 phiên còn lại không thành công do không có đủ số lượng thành viên đặt cọc và bỏ thầu.“Mặc dù sau nhiều năm chưa tổ chức đấu thầu, nhưng nhờ việc chuẩn bị kỹ lưỡng, phiên đấu thầu bán vàng miếng vừa qua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã diễn ra đúng trình tự, quy định, thông suốt và an toàn”, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định.Cũng theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để phù hợp với tình hình thị trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh hợp lý khối lượng vàng miếng tối thiểu, tối đa các thành viên được phép đặt thầu. Nhờ vậy, kết quả tại các phiên sau số lượng đơn vị trúng thầu nhiều hơn phiên trước, theo đúng mục tiêu tăng cung thêm vàng miếng ra thị trường.Trong phiên đấu thầu ngày 14/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức đấu thầu thành công với khối lượng trúng thầu cao nhất cũng như số lượng thành viên trúng thầu nhiều nhất trong các phiên đấu thầu vừa qua. Cụ thể, đã có 8 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng là 8.100 lượng, trong đó có 3 Công ty là SJC, Doji, PNJ trúng thầu cùng với 5 ngân hàng thương mại.Để có thông tin về nhu cầu thực tế mua vàng của người dân, có biện phápcan thiệp thị trườngphù hợp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo chi nhánh các tỉnh, thành phố theo dõi sát tình hình thị trường vàng tại địa phương, tại các địa điểm mua, bán vàng và thực hiện báo cáo nếu có tình trạng xếp hàng mua vàng. Theo báo cáo, vào cuối tuần qua, có hiện tượng người dân tập trung đông người một số thời điểm tại Trụ sở chính của Công ty SJC, không có hiện tượng tập trung đông người tại các địa phương khác và tổ chức khác. Ngoài ra, chỉ có một số địa điểm trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) do địa bàn chật hẹp nên có mật độ đông người hơn.Do SJC là doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn, thuộc quản lý của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh để bàn về giải pháp bình ổn thị trường vàng có sự tham dự của một số ban ngành Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Công ty SJC thực hiện ngay nhiệm vụ chính trị để ổn định thị trường vàng.Thực tế tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do lo ngại rủi ro biến động giá và không có lượng khách hàng đến mua vàng miếng SJC như tại Công ty SJC. Khi mua được vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty đã thực hiện bán ngay ra thị trường.Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các phiênđấu thầu bán vàng miếng, dự kiến phiên tiếp theo được tổ chức vào ngày 16/5 để tăng cung vàng miếng ra thị trường. “Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một lần nữa khuyến cáo.
https://nhandan.vn/lo-ngai-rui-ro-nhieu-doanh-nghiep-de-dat-tham-gia-dau-thau-vang-post809459.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "đấu thầu vàng", "quản lý thị trường vàng", "giá vàng", "Công ty SJC" ] }
Thống đốc Ngân hàng trung ương Phần Lan: ECB có thể hạ lãi suất trước FED
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phần Lan Olli Rehn cho rằngNgân hàng Trung ương châu Âu (ECB)không cần phụ thuộc vàoCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)và có thể bắt đầu giảm lãi suất ngay trong tháng sáu tới.
Ông Rehn khẳng định: "Mặc dù chúng tôi không xây dựng chính sách tiền tệ trong một môi trường biệt lập, nhưng ECB không phải là quận thứ 13 của FED, cơ quan vốn được chia thành 12 khu vực".Quan chức này nhấn mạnh: "Hành động của FED sẽ không quyết định việc ECB có hạlãi suấthay không”.Khi lạm phát bắt đầu tăng cao, FED đã phản ứng nhanh hơn ECB bằng việc khởi động một loạt các đợt tăng lãi suất vào tháng 3/2022.Sau một thời gian do dự ban đầu, các nhà hoạch định chính sách của ECB đã “nối gót” vào tháng 7/2022, nâng lãi suất nhanh và mạnh hơn bao giờ hết trong lịch sử của Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone).Tuy nhiên, với việc giá tiêu dùng hiện đã hạ nhiệt, các nhà hoạch định chính sách châu Âu có thể sẽ đi trước trong việc giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng Sáu.Áp lực lạm phát dai dẳng ở Mỹ khiến các nhà hoạch định chính sách của FED không thể giảm lãi suất quá sớm. Nhưng ở khu vực Eurozone, ông Rehn nhận định "xu hướng giảm" của lạm phát và "đà tăng trưởng tiền lương chậm lại" đã tạo điều kiện cho việc bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và giảm lãi suất vào tháng sáu.Tuy nhiên, ông Rehn không chắc về khả năng ECB tiếp tục hạ lãi suất tại cuộc họp tháng bảy.Đã có những lo ngại rằng việc hạ lãi suất trước ở khu vực Eurozone có thể khiến đồng euro mất giá so với đồng USD, từ đó tiềm ẩn nguy cơ lạm phát quay trở lại.Nhưng ông Rehn cho biết chu kỳ kinh tế ở Mỹ và Eurozone không thể hoàn toàn đồng bộ, "đặc biệt là sau những cú sốc bất thường như đại dịch Covid-19 và căng thẳng Nga-Ukraine".Tuy nhiên, ông Rehn cho rằng sự khác biệt ngày càng tăng trong những diễn biến kinh tế giữa Mỹ và châu Âu là một "mối quan ngại lớn".Mỹ đã tăng trưởng mạnh hơn Eurozone suốt 25 năm, nhờ lợi thế về dân số và đà tăng năng suất cao hơn.Cú sốc về giá do xung đột giữa Nga và Ukraine và việc nguồn cung khí đốt từ phương Đông giảm sút cũng thể hiện sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.Chính vì vậy, theo ông Rehn, những nỗ lực hướng tới chuyển đổi xanh và số hóa là rất quan trọng đối vớichâu Âu.
https://nhandan.vn/thong-doc-ngan-hang-trung-uong-phan-lan-ecb-co-the-ha-lai-suat-truoc-fed-post810699.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:25", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:25", "tags": [ "Ngân hàng Trung ương Phần Lan", "ECB", "lãi suất", "lạm phát", "FED" ] }
[Infographic] Thời gian, địa điểm 4 ngân hàng bán vàng trực tiếp cho người dân
NDO -Từ ngày 3/6/2024, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank sẽbán vàng SJC trực tiếp tới người dân, trước mắt triển khai bán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/infographic-thoi-gian-dia-diem-4-ngan-hang-ban-vang-truc-tiep-cho-nguoi-dan-post812261.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "ngân hàng bán vàng", "bán vàng trực tiếp cho người dân", "Agribank", "BIDV", "VietinBank", "Vietcombank" ] }
Cơ giới hóa trong sản xuất góp phần tăng trưởng ngành nông nghiệp
NDO -Sáng 23/5, tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Diễn đàn nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụngcơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệpvùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”.
Tại Diễn đàn, các nhà khoa học, nhà quản lý và bà con nông dân đều khẳng định, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giải phóng sức lao động nặng nhọc, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn với giá trị cao, tăng thu nhập cho nông dân mà còn là chìa khóa tạo nền tảng cho ngành nông nghiệp tăng trưởng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựngnông thôn mớibền vững.Theo đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia, từ năm 2011 đến nay, số lượng, chủng loại máy và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Cụ thể, số lượng máy kéo các loại tăng 60%, máy cấy tăng 10 lần; máy bơm nước tăng 60%; máy gặt đập liên hợp tăng 80%; máy sấy nông sản tăng 30%; máy chế biến thức ăn gia súc tăng 91%; máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 2,2 lần và máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 3,5 lần.Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trình bày tham luận tại Diễn đàn.Riêng cơ giới hóa sản xuất lúa giai đoạn 2008-2023, gồm khâu làm đất tăng từ 75% lên 97%; khâu gieo sạ, cấy tăng từ 5% lên 65%; khâu chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật từ 55% lên 80%; khâu thu hoạch từ 15% lên 78%; khâu thu gom rơm, rạ đạt 90%.Nhờ ứng dụng cơ giới hóa đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, ổn định của ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đưa giá trị gia tăng toàn ngành bình quân đạt từ 2-3% năm. Nếu như năm 2010, năng suất lao động bình quân của người lao động bình quân đạt 16,6 triệu đồng thì đến năm 2020 tăng lên 52,7 triệu đồng năm 2020 (tăng 3,17 lần).Tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã ứng dụng 100% máy móc thiết bị trong khâu làm đất; khâu thu hoạch ứng dụng máy gặt đập liên hợp hơn 90%. Riêng tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị trong gieo sạ còn thấp, chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích gieo sạ toàn vùng; khâu bón phân và phòng trừ sâu bệnh đa phần nông dân vẫn bón phân bằng biện pháp thủ công.Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương phát biểu tại Diễn đàn.Thảo luận tại Diễn đàn, đại diện hợp tác xã và bà con nông dân nêu lên nhiều hạn chế, tồn tại như: việc ứng dụng cơ giới hóa ở nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp và chưa toàn diện, chưa đồng đều giữa các vùng miền; máy cơ giới chưa phát huy được hiệu quả cao do hạ tầng kém, ruộng đất manh mún, đường giao thông nội đồng xuống cấp, nhiều nơi không có bờ vùng bờ thửa nên máy cơ giới đi lại khó khăn.Đáng chú ý, việc đầu tư cho cơ giới hóa yêu cầu vốn lớn so với khả năng của nông hộ, thiếu cơ sở dịch vụ máy cơ giới chuyên ngành; sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất còn hạn chế; kỹ thuật vận hành sửa chữa máy nông nghiệp rất yếu. Công tác đào tạo lành nghề cho công nhân và nông dân về vận hành, sửa chữa các loại máy cơ khí nông nghiệp chưa được quan tâm thích đáng. Do vậy, đại diện hợp tác xã và nông dân kiến nghị Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn mua sắm máy móc, thiết bị để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.Sau khi lắng nghe các ý kiến của đại diện hợp tác xã và nông dân, các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, giải đáp cụ thể kiến nghị về cơ chế chính sách.Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại Diễn đàn.Đồng thời, tư vấn, khuyến cáo các hợp tác xã và bà con nông dân mạnh dạn áp dụng ngày càng sâu rộng cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vàphát triển nông nghiệp bền vững; liên kết sản xuất để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng quy mô vùng sản xuất; tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển ổn định, bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh, hiện nay tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ còn thấp. Vì vậy, thông qua diễn đàn sẽ giúp nông dân thay đổi tư duy, tiếp cận quy trình công nghệ, trang thiết bị hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang áp dụng cơ giới hóa ngày càng sâu rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững.
https://nhandan.vn/co-gioi-hoa-trong-san-xuat-gop-phan-tang-truong-nganh-nong-nghiep-post810720.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Quảng Ngãi", "cơ giới hóa nông nghiệp", "nông thôn mới", "tăng trưởng", "kiên kết sản xuất" ] }
Kết nối cơ hội và xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
NDO -Liên chi hội tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) vừa khai trương văn phòng phía nam nhằm mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Phát biểu tại buổi lễ khai trương, Tiến sĩ Phan Hữu Thắng, Chủ tịchVIPFAcho biết khu vực phía nam là nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh còn khá nhiều vướng mắc.Thời gian tới, VIPFA sẽ cùng với các doanh nghiệp hội viên đẩy mạnh nghiên cứu thực tiễn ghi nhận những khó khăn, vướng mắc cụ thể của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề nghị các cơ quan Nhà nước và các địa phương tháo gỡ.Tập trung vào các vấn đề then chốt liên quan tài chính, đầu tư, công nghệ và đất đai tại cáckhu công nghiệp, năm 2024, Liên chi hội sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm đánh giá lại hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.Đây là những hoạt động thiết thực góp phần khơi thông dòng vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh đầu tư toàn xã hội, nhất là đầu tư từ khu vực tư nhân đang suy giảm.Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam do Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam thành lập, trong quá trình hoạt động sẽ đồng hành cũng các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong việc tìm kiếm các giải pháp huy động nguồn lực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam theo đúng định hướng tăng trưởng xanh và bền vững.Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình đề xuất xây dựng luật riêng vềkhu công nghiệpvà khu kinh tế với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế đáp ứng được các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời đáp ứng được xu thế vận động mới trên thế giới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, năng lượng xanh...Quá trình này rất cần ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, sớm đưa các quy định của pháp luật phát huy hiệu lực trong thực tiễn.Theo Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký VIPFA, việc thành lập văn phòng đại diện phía nam của tổ chức này sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiếnđầu tư nước ngoàivào Việt Nam.Theo VIPFA, khu vực phía nam là trung tâm kinh tế năng động và quan trọng của cả nước với rất nhiều khu công nghiệp lớn đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.Tuy nhiên, các doanh nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến chính sách, pháp luật và môi trường đầu tư, nhất là thu hút nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong bối cảnh các khu công nghiệp trong xu thế cần phải chuyển đổi mô hình từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.Đây là lý do VIPFA lập cơ quan đại diện phía nam tại Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ các hội viên hoạt động và phát triển hiệu quả trong thời gian tới. Theo kế hoạch, VIPFA cũng sẽ thành lập các chi hội ở một số địa phương khác như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, sau đó mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác.
https://nhandan.vn/ket-noi-co-hoi-va-xuc-tien-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-post806270.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "thu hút đầu tư", "đầu tư nước ngoài", "khu công nghiệp", "khu kinh tế", "kinh tế xanh" ] }
Nỗ lực tìm giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn
Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghịphát triển nguồn nhân lựcphục vụcông nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò rất quan trọng, là nền tảng của 3 sự chuyển đổi mang tính cách mạng: chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.Hiện nay, ngành công nghiệp bán dẫn trên thế giới phân bố và phát triển không đều, tập trung tại một số nền kinh tế như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Đài Loan (Trung Quốc). Trong bối cảnh hiện nay, do nhiều lý do khác nhau, ngành công nghiệp bán dẫn đang có xu hướng đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi liên kết, cung ứng, sản xuất, nghiên cứu sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội và cũng là thách thức với Việt Nam, khi đòi hỏi phải có hạ tầng, thể chế và nhân lực phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn.Các đại biểu tham dự Hội nghị.Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của các đối tác, xúc tiến thu hút đầu tư, phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng bán dẫn. Từ cuối năm 2023, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", với mục tiêu đào tạo 50 nghìn đến 100 nghìn kỹ sư bán dẫn.Thủ tướng cho biết, hội nghị được tổ chức nhằm lắng nghe các ý kiến để đạt mục tiêu nói trên trong thời gian ngắn nhất có thể. Gợi ý về cách làm, Thủ tướng cho rằng vừa cần giải pháp tiệm tiến, vừa cần các giải pháp đột phá.Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến tại Hội nghị.Về cách làm tiệm tiến, Thủ tướng cho rằng trên nền tảng phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin đã có, Việt Nam có thể dịch chuyển chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, điện tử sang lĩnh vực bán dẫn. Cùng với đó, hình thành thêm một số khoa tại các cơ sở đào tạo, một số phòng tại các đơn vị nghiên cứu; tận dụng tối đa cơ sở vật chất đã có và bổ sung thêm.Thủ tướng đề nghị các đại biểu góp ý về những công việc cần triển khai của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ và các địa phương, "để mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn trên cơ sở tận dụng cơ sở vật chất, nguồn lực hiện có, điều chỉnh phù hợp để đạt mục tiêu đề ra nhưng không xáo trộn quá nhiều".Quang cảnh Hội nghị.Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu phát biểu, góp ý thêm về các giải pháp mang tính đột phá để đẩy mạnh đào tạo nhân lực bán dẫn.Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy. Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn như: quyết tâm chính trị cao; trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; lực lượng lao động có chất lượng; có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển.Với bối cảnh và lợi thế trên, Việt Nam đang có cơ hội lớn để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Để nắm bắt và hiện thực hoá được cơ hội này Việt Nam cần triển khai nhanh trong thời gian không nên quá 24 tháng và tập trung vào 3 nội dung cốt lõi: hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực; đồng bộ hạ tầng điện, nước, giao thông, cáp quang, công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn trong thời gian ngắn, các đại biểu cho rằng nên tận dụng nền tảng sẵn có của các cơ sở đào tạo; đội ngũ giảng viên; nhân lực công nghệ thông tin, điện tử... để đào tạo bổ sung về công nghệ bán dẫn; đồng thời, hình thành các trung tâm, khoa, viện, phòng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ bán dẫn.Các đại biểu cũng đề xuất cơ chế chính sách đào tạo, thu hút nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn; phát triển các ngành phụ trợ công nghiệp bán dẫn; các nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp... nhằm tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Các đại biểu cho rằng, với sự quyết tâm cao, Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.Phát biểu ý kiến kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn gồm: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển. Về nhận thức, Thủ tướng chỉ rõ: Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định phát triển đất nước nhanh, bền vững dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; Đảng, Nhà nước xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đào tạo nhân lực; quan điểm xuyên suốt trong phát triển đất nước là lấy con người làm trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực phát triển; phát triển công nghiệp bán dẫn là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu; phát triển ngành bán dẫn sẽ kéo theo các ngành phụ trợ khác.Về chủ trương, chính sách, Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đã xác định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao. Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về kinh tế - xã hội năm 2023-2024 đã yêu cầu: "Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chíp bán dẫn đến năm 2025 và năm 2030".Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Nghị quyết 124/NQ-CP ngày 07/8/2023) chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030; giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Chiến lược Phát triển ngành bán dẫn Việt Nam đến năm 2030.Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 (Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022), xác định công nghiệp bán dẫn là ngành công nghệ cao, được ưu tiên.Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Lạc và nhiều khu công nghệ thông tin tập trung.Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin đang có định hướng phát triển trong lĩnh vực này (Viettel, VNPT, FPT, CMC…), có thể phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng như sử dụng chính nguồn nhân lực của những doanh nghiệp này.Nước ta có khoảng 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, có khả năng chuyển đổi để đào tạo nhân lực bán dẫn; có 35 cơ sở đào tạo đang đào tạo các ngành có liên quan đến công nghiệp bán dẫn.Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đào tạo ra hàng trăm nghìn lập trình viên, hàng triệu nhân lực công nghệ thông tin, đây là cơ sở quan trọng khẳng định khả năng đào tạo 50.000 -100.000 nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030.Về các địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh… đều thể hiện quyết tâm thu hút, tạo điều kiện và dành nhiều nguồn lực cho phát triển nhân lực bán dẫn cũng như xây dựng hệ sinh thái cho ngành bán dẫn.Về hợp tác quốc tế, Việt Nam đã có quá trình lâu dài và đang đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực với nhiều nước, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin. Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Hoa Kỳ về phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành. Các tập đoàn hàng đầu (NVIDIA, Samsung…) cũng có sự quan tâm, định hướng nghiên cứu, đầu tư, phát triển, hướng tới xây dựng cứ điểm sản xuất bán dẫn tại Việt Nam.Thủ tướng nêu rõ, trên đây là những điều kiện, nền tảng, tiền đề quan trọng để phát triển nhân lực bán dẫn chất lượng cao.Với mục tiêu đào tạo từ 50-100 nghìn kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng nhấn mạnh các quan điểm:Thứ nhất, coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.Thứ hai, đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi, đào tạo kỹ năng, đào tạo tiến sĩ, đào tạo trong và ngoài nước, đào tạo qua sản xuất kinh doanh.Thứ ba, đa dạng hóa mọi nguồn lực, gồm nguồn lực nhà nước, xã hội, nhân dân, phát huy quan hệ Nhà nước – xã hội – thị trường, đẩy mạnh hợp tác công tư.Thủ tướng khái quát các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.Thứ nhất, hoàn thiện thể chế cho đào tạo nhân lực bán dẫn với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù.Thứ hai, đầu tư cho hạ tầng phục vụ đào tạo nhân lực bán dẫn, gồm cơ sở đào tạo, nhà trường, phòng thí nghiệm, nơi sản xuất…Thứ ba, đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp.Thứ tư, phương thức đào tạo cả tiệm cận và đột phá, cả trước mắt và lâu dài.Thứ năm, huy động, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp…Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, các cấp, địa phương, doanh nghiệp, đại học, các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động, tích cực, linh hoạt xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp cụ thể phát triển ngành nhân lực bán dẫn.Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch Đầu tư rà soát, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” với cơ chế, chính sách phù hợp; phối hợp với các địa phương trong triển khai; thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trong nước.Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050.Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch đào tạo nhân lực bán dẫn, xây dựng phương án hợp tác, chương trình, giáo trình, hướng dẫn các cơ sở đào tạo, nghiên cứu mở thêm chuyên ngành…Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp lĩnh vực chip bán dẫn; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về ngành công nghiệp bán dẫn.Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách giấy phép lao động cho người nước ngoài nhằm tạo điều kiện thu hút chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong ngành bán dẫn; nghiên cứu thúc đẩy hình thành thị trường lao động bán dẫn trong thị trường lao động nói chung.Bộ Ngoại giao thúc đẩy ngoại giao kinh tế phục vụ đào tạo, thu hút nhân lực bán dẫn, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm.Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách visa, tạo thuận lợi thu hút chuyên gia nước ngoài trong ngành bán dẫn nói riêng và đào tạo nhân lực nói chung.Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị liên quan như: các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh… tham gia triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ứng dụng, phục vụ cho an ninh quốc phòng.Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước triển khai Đề án, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi thuế phù hợp.Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chính sách xem xét và đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về cơ chế tiết kiệm và chuyển tiền thuận lợi cho các chuyên gia quốc tế làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực chip bán dẫn; chính sách cho vay ưu đãi cho sinh viên để thu hút, khuyến khích học tập, nâng cao kĩ năng trình độ phục vụ công việc.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, nghiên cứu, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp ủy, HĐND về bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ dạng học bổng, các chính sách ưu đãi cho sinh viên địa phương học ngành bán dẫn; triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án.Các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động tham gia và tăng cường hợp tác chặt chẽ trong mối quan hệ giữa Nhà nước, đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhằm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia hình thành thị trường nhân lực bán dẫn, tích cực tham gia đóng góp thực hiện Đề án; phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các cơ sở đào tạo về nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo; đồng hành, bổ sung nguồn lực cùng nhà nước để hỗ trợ triển khai Đề án.Thủ tướng mong muốn sau hội nghị, các chủ thể liên quan nâng cao nhận thức, hiểu rõ nhiệm vụ của mình để xác định và tổ chức thực hiện linh hoạt, hiệu quả các giải pháp, thực hiện được mục tiêu đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực cho công nghiệp bán dẫn vào năm 2030.
https://nhandan.vn/no-luc-tim-giai-phap-dot-pha-phat-trien-nguon-nhan-luc-phuc-vu-cong-nghiep-ban-dan-post806277.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Thủ tướng", "Phạm Minh Chính", "Hội nghị phát triển nguồn nhân lực", "công nghiệp bán dẫn" ] }
Chênh lệch giá vàng sẽ được kéo giảm về mức phù hợp
NDO -Hôm nay (5/6) là ngày thứ ba, 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn ( SJC) bán vàng miếng SJC trực tiếp tới người dân theo phương án mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phương án này bước đầu đã nhận được sự quan tâm, đánh giá tích cực của dư luận. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Tiến sĩ Cấn Văn Lực chung quanh vấn đề này.
Phóng viên:Thưa ông, hôm nay đã là ngày thứ ba, 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC bán vàng miếng SJC trực tiếp tới người dân theo phương án mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vậy ông đánh giá như thế nào vềphương ánnày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?Tiến sĩ Cấn Văn Lực:Trước hết, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC mua vàng bán cho người dân rõ ràng góp phần rất quan trọng giảm giá bán vàng trong thời gian vừa qua với 3 lý do chính:Thứ nhất, mức giá sàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra tương đối hợp lý bởi chỉ cao hơn một chút so với giá thế giới cộng với chi phí. Như vậy sẽ kéo toàn bộ mặt bằng giá xuống phù hợp hơn trong những ngày vừa qua.Thứ hai, là bớt đi khâu trung gian, tức là toàn bộ lượng vàng đó được bán trực tiếp cho người dân hoặc những người có nhu cầu.Thứ ba, là bảo đảm tính công khai minh bạch hơn rất nhiều bởi vì yêu cầu có hóa đơn thanh toán, chuyển khoản nếu vượt 400 triệu đồng phải báo cáo nguồn tiền, mục đích sử dụng. Tôi nghĩ điều này góp phần công khai minh bạch hơn đặc biệt là mua để làm gì, như thế nào…Theo tôi trong vài ngày tới giá vàng sẽ tiếp tục giảm và sẽ sát hơn so với thế giới, tất nhiên còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài, tức là diễn biến giá thế giới sẽ như thế nào.Phóng viên:Thực tế trong hai ngày qua, chúng ta thấy người dân mua vàng đông, nhu cầu mua vàng của dân còn cao. Ông nhìn nhận thế nào về tình trạng này?Tiến sĩ Cấn Văn Lực:Những ngày vừa qua đúng là người dân có xếp hàng đông, nhiều người muốn mua nhiều lần. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có van điều tiết. Đó là nếu mua bán nhiều thì đương nhiên sẽ phải kê khai, khai báo rõ nguồn tiền, nguồn gốc,… qua đó thêm rào cản để người mua trước khi cân nhắc mua tiếp.Thêm nữa là có thể tạm thời đâu đó sôi động vài ngày đầu, sau đó khi giá vàng trong nước sát với giá thế giới thì thị trường sẽ bớt “nóng”, bởi khi đó tổ chức, người đầu cơ không còn động lực tiếp tục đầu cơ găm giữ nữa.Tôi hy vọng trong vài tuần tới thị trường sớm bình ổn, giá vàng trong nước sát hơn so với giá thế giới.Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Tiến sĩ Cấn Văn Lực.Phóng viên:Vậy theo ông, chúng ta có nên duy trì biện pháp này một cách lâu dài không?Tiến sĩ Cấn Văn Lực:Tôi cho rằng đây vẫn là giải pháp tình thế để giải quyết các vấn đề trước mắt theo yêu cầu của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm bình ổn thị trường. Còn về lâu dài, tôi kiến nghị cần làm 3 việc:Một là, tiếp tục tăng lượng cung cho thị trường bằng cách cho phép một số doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện nhập khẩu về. Tôi nghĩ, Việt Nam chúng ta một năm nhu cầu khoảng 55 tấn vàng (theo thống kê của Hội đồng vàng Thế giới), như thế cũng không quá nhiều, đâu đó tương đương khoảng hơn 3 tỷ USD.Hai là, bỏ yếu tố độc quyền, ở đây là độc quyền về sản xuất, độc quyền về nhập khẩu đối với vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như độc quyền của SJC. Cái này lâu nay chúng ta vẫn thực hiện theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; và tôi cho rằng Nghị định 24 cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh. Chúng ta cần sớm xem xét sửa Nghị định theo hướng bỏ yếu tố độc quyền, và phân vai nhiệm vụ chức năng cụ thể hơn, nhất là sự phối kết hợp giữa cơ quan bộ, ngành cùng điều tiết quản lý thị trường vàng tốt hơn.Ba là, khu trú để quản lý, theo tôi đối với vàng trang sức thủ công mỹ nghệ thì nên để thị trường tự điều tiết. Riêng về vàng miếng vì phải gắn với câu chuyện ngoại tệ nên cần có quản lý cho phù hợp. Tôi nghĩ rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhận diện rất rõ vấn đề này và chắc chắn sẽ điều tiết, bình ổn được thị trường trong thời gian tới.Phóng viên:Xin trân trọng cảm ơn ông!
https://nhandan.vn/chenh-lech-gia-vang-se-duoc-keo-giam-ve-muc-phu-hop-post812779.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "thị trường vàng", "giá vàng", "Nghị định 24" ] }
Cầu bắt đáy cuối phiên, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm
NDO -Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 26/4, lực cầu bắt đáy gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường dần lấy lại sắc xanh, nhiều cổ phiếu lớn tăng mạnh như VIC, HDB, GVR, MWG, TCB, SHB... giúpVN-Indexchốt phiên tăng 4,55 điểm, lên mức 1.209,52 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườngtăng nhẹ so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 723,86 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 17.171,29 tỷ đồng.Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này cũng tăng đáng kể so phiên trước, đạt hơn 14.009,60 tỷ đồng;nhà đầu tư nước ngoàiquay lại mua ròng hơn 118 tỷ đồng, tập trung vào các mã MWG, VCB, VNM, KDH...Phiên hôm nay, nhómcổ phiếu bất động sảndiễn biến kém tích cực, ngoại trừ VIC tăng mạnh 5,83%.Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng diễn biến tương tự; cũng có một số mã tăng tốt, như HDB tăng 4,89% và SHB tăng 3,15%...Nhóm cổ phiếu bán lẻ giao dịch tích cực, MWG tăng 2,04%, FRT tăng 5,23%, PNJ tăng 0,85%, DGW tăng 1,2%...Nhómcổ phiếu chứng khoángiao dịch khá tiêu cực, SSI giảm 0,42%, VND giảm 1,67%, HCM giảm 0,92%...Ở nhóm cổ phiếu sản xuất có sự phân hóa, GVR tăng 2,04%, DGC tăng 2,33%, DPM tăng 1,12%, VCF tăng 3,83%... Chiều ngược lại, MSN giảm 1,32%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay bật tăng điểm lúc gần cuối phiên giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa tăng 8,15 điểm (+0,41%), lên mức 1.980,05 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 564,16 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 15.726,98 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 160 mã tăng giá, 91 mã đứng giá và 196 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 226,82 điểm, giảm 0,75 điểm (-0,33%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 69,62 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.392,87 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 74 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 93 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 1,85 điểm (-0,38%) và xuống mức 485,92 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 43,20 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.056,24 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 6 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 20 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 88,76 điểm, tăng 0,43 điểm (+0,49%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 33,36 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 290,03 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 178 mã tăng giá, 106 mã đứng giá và 128 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 4,55 điểm (+1,38%), lên mức 1.209,52 điểm. Thanh khoản đạt hơn 620,88 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 15.488,39 tỷ đồng. Toàn sàn có 209 mã tăng, 4 mã đứng giá và 13 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 6,78 điểm (+0,55%) và lên mức 1.240,50 điểm. Thanh khoản đạt hơn 205,24 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 6.720,67 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 13 mã tăng, 4 mã đi ngang và 13 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là SHB (hơn 33,00 triệu đơn vị), DIG (hơn 21,39 triệu đơn vị), NVL (hơn 18,37 triệu đơn vị), HPG (hơn 18,30 triệu đơn vị), VIX (hơn 16,45 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là TDW (+6,97%), CTI (+6,97%), HAS (+6,96%), SFC (+6,90%), DXV (+6,89%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là HDC (-7,47%), FUCVREIT (-6,54%), QBS (-6,49%), TPC (-5,69%), SVD (-5,26%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 327.682 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 40.326,76 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/cau-bat-day-cuoi-phien-vn-index-giu-moc-tren-1200-diem-post806742.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Cầu bắt đáy", "VN-Index", "phiên giao dịch", "cổ phiếu", "chứng khoán", "thanh khoản", "HNX-Index" ] }
Cần tăng cường quản lý thị trường vàng ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế ở khu vực trung du và miền núi phía bắc; thu nhập bình quân của người dân thuộc diện cao, lượng tiền gửi của người dân và các tổ chức kinh tế tại các ngân hàng lên đến 110 nghìn tỷ đồng; các ngân hàng cho vay là hơn 100 nghìn tỷ đồng. Những ngày vừa qua, trên địa bàn Thái Nguyên không xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi mua, bán vàng, nhưng người dân băn khoăn về thực chất giao dịch của thị trường vàng ở tỉnh này.
Tỉnh Thái Nguyêncó 10 điểm được phép kinh doanh vàng miếng và 23 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh vàng trang sức.Trái ngược với không khí sôi động ở thị trường vàng tại Hà Nội, khi người dân xếp hàng chờ đợi để được mua vàng miếng SJC, thì tại Thái Nguyên, thị trường vàng vẫn hoạt động bình thường.Những ngày vừa qua, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường vàng, thậm chí cử cán bộ có mặt tại nhiều điểm kinh doanh vàng để tìm hiểu lượng người mua, người bán.Ông Bùi Văn Khoa, Giám đốc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Thị trường vàng trên địa bàn không có biến động, diễn biến bình thường, lượng giao dịch không nhiều. Theo báo cáo của các điểm được phép kinh doanh vàng, 4 tháng đầu năm nay, lượng vàng mua vào là 105 lượng, bán ra 93 lượng. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 20,3kg vàng trang sức. Thái Nguyên gần Hà Nội và thị trường vàng liên thông nên lượng giao dịch không nhiều”.Một tỉnh có kinh tế, xã hội, thương mại phát triển như Thái Nguyên mà theo báo cáo thì bình quân 10 điểm kinh doanh vàng trên địa chỉ mua 26 lượng vàng/tháng, bình quân mỗi điểm kinh doanh mua 2,6 lượng vàng/tháng và bình quân mỗi điểm kinh doanh vàng mua gần một chỉ vàng/ngày.Ở chiều ngược lại, lượng vàng mà 10 điểm kinh doanh vàng bán ra còn ít hơn.Với lượng mua-bán vàng quá ít như thế, tiền lãi hằng tháng của nhiều điểm kinh doanh vàng rộng lớn, tráng lệ bên đường Lương Ngọc Quyến, Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên làm sao đủ trả lương cho bảo vệ suốt ngày đêm lên đến 5-7 người mỗi điểm. Do đó, lượng giao dịch như thế có thể chưa sát với thực tế.Một số người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, người thường xuyên giao dịch vàng trên thị trường chia sẻ, lượng mua-bán vàng mà các điểm kinh doanh vàng báo cáo cơ quan quản lý liên quan đến hóa đơn, thực hiện nghĩa vụ thuế. Do đó, con số mà các điểm kinh doanh vàng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức báo cáo sản lượng mua-bán quá nhỏ bé làm xã hội băn khoăn, ngân sách nhà nước có bị thất thu? Điều này cần sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất của cơ quan quản lý và cơ quan thuế trên địa bàn trong việc quản lý thị trường vàng.
https://nhandan.vn/can-tang-cuong-quan-ly-thi-truong-vang-o-thai-nguyen-post814693.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Thái Nguyên", "Thị trường vàng", "Vàng miếng SJC" ] }
Giải bài toán đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ trong nông nghiệp
NDO -Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạongày càng có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Các nghiên cứu và kết quả tính toán theo các cách khác nhau đều cho thấy đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng cho ngành nông, lâm, thủy sản là rất lớn, đạt mục tiêu trên 50%. Mặc dù có nhiều đóng góp tích cực nhưng đời sống của những người làm khoa học công nghệ còn nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình nghiên cứu khoa học.
Đây là những vấn đề được các chuyên gia đưa ra thảo luận tại Hội nghị “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 20/5, tại Hà Nội.Khoa học công nghệ cải thiện năng suất lao độngKhoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực vàotăng trưởng nông nghiệp. Các nghiên cứu và kết quả tính toán theo các cách khác nhau đều cho thấy đóng góp của Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho ngành nông, lâm, thủy sản là rất lớn, đạt mục tiêu trên 50%. Điều này phản ánh nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi từ mô hình theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã giúp cải thiện cơ cấu giống và tăng năng suất cây trồng vật nuôi, những năm qua, cộng đồng các nhà khoa học đã công nhận 529 giống mới (393 giống cây trồng, 12 giống thủy sản; 82 giống cây lâm nghiệp và 42 giống vật nuôi). Công tác chọn tạo và sản xuất giống đã có hiệu quả lớn, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng của nông nghiệp như các giống lúa Việt Nam chọn tạo đã được chuyển giao và ứng dụng trên phạm vi cả nước với diện tích khoảng 6,2 triệu ha (chiếm gần 80% diện tích lúa cả nước).Toàn cảnh Hội nghị “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 20/5, tại Hà Nội.Khoa học công nghệ đã thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp, năng suất lao động nông, lâm, thủy sản. Nhiều nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng ứng dụng khoa học công nghệ rất cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: Tôm, cá tra…Việc áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, GlobalGAP...) ngày càng được phổ biến nhân rộng và hiệu quả mang lại là sản xuất ra được các sản phẩm an toàn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường.Phát biểu tại Hội nghị Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định: Sự phát triển của các nghiên cứu khoa học giúp ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế. Năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành lập kỷ lục 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế.Các Nhà khoa học đối mặt với nhiều khó khăn thách thứcMặc dù vậy, có một thực tế "trái ngược" về khoa học công nghệ hiện nay đó là mặc dù khoa học công nghệ có những đóng góp tích cực như trên nhưng những người trực tiếp làm khoa học công nghệ lại đang chịu không ít khó khăn.Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Có một thực tế, khoảng vài chục năm trước, sinh viên ra trường vào làm trong các viện nghiên cứu là "danh giá". Nhưng hiện tại, nhiều nghiên cứu sinh, thực tập sinh đang sống trong cảnh sáng nghiên cứu, chiều bán hàng online.Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng vấn đề chính với hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ hiện nằm ở bài toán về tiền đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học.Một phần nguyên nhân, theo các viện nghiên cứu, là số lượng nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao có xu hướng giảm. Ngoài ra, sự phát triển của khối tư nhân, doanh nghiệp cũng thu hút một phần "chất xám" của các cơ sở đào tạo.Thống kê của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho thấy tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đã qua đào tạo có xu hướng giảm. Con số này là 4,62% vào năm 2020, nhưng đến năm 2022 còn 4,08%.Trong lĩnh vực khuyến nông, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Minh Lịnh thừa nhận, hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trước đây giờ cần đổi mới theo hướng kết hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp, theo chuỗi ngành hàng, chuyển đổi số.Ông Lịnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng những tiến bộ kỹ thuật ưu tiên, phù hợp với định hướng của Bộ đối với viện, trường, địa phương để triển khai các dự án khuyến nông theo mục tiêu chung của ngành. Đồng thời, gắn các hoạt động chuyển giao này với tổ chức sản xuất theo chuỗi nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị cây trồng trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân và phát triển bền vững.Đồng quan điểm trên, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Nguyễn Hữu Ninh đề nghị sớm rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy định quản lý nội bộ, nhất là với 3 Viện xếp hạng đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm tiến tới quản lý điều hành thống nhất, minh bạch, hiệu quả, khắc phục thủ tục, giấy tờ, các khâu trung gian.Ông Ninh cho rằng việc trao quyền tự chủ cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ mới là một cách để huy động thêm tiềm lực cho khoa học công nghệ.Sau khi nghe ý kiến các đại biểu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng vấn đề chính với hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ hiện nằm ở bài toán về tiền đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học.Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, giờ không phải là lúc "trông chờ vào Bộ" để triển khai các nhiệm vụ khoa học. Thay vào đó, cơ sở đào tạo cần chủ động hợp tác quốc tế, liên kết với doanh nghiệp, hoặc phối hợp theo ngành dọc giữa khối viện và trường.Một gợi ý được Thứ trưởng đưa ra, là hiện ngân sách dành cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của các địa phương khá lớn. Tuy nhiên, nhiều nơi mới dùng khoảng 0,5-0,6% tổng chi ngân sách.Tin liên quanKhoa học-công nghệ giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao"Theo Quyết định 569/QĐ-TTg của Thủ tướng, mức chi cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chiếm từ 2% trở lên trong tổng ngân sách. Dư địa, vì thế, còn rất nhiều. Vấn đề là chúng ta có chủ động nắm lấy hay vẫn trông chờ, ỷ lại", Thứ trưởng nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/giai-bai-toan-dau-tu-cho-doi-moi-khoa-hoc-cong-nghe-trong-nong-nghiep-post810283.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Quyết định 569/QĐ-TTg", "Phùng Đức Tiến", "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "Khoa học công nghệ", "Khuyến nông", "Năng suất", "Cây trồng", "Vật nuôi" ] }
IFC thoái vốn, cổ đông lớn nước ngoài tại ABBANK hiện còn Maybank
Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa thực hiện khớp lệnh bán hơn 84 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 8,2% tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) theo lộ trình thoái vốn đã thống nhất.
Sau khi hoàn thành giao dịch, cổ đông lớn nước ngoài tại ABBANK hiện có Maybank - Ngân hàng lớn nhất Malaysia với tỷ lệ sở hữu là 16,4%.Cụ thể, lộ trình thoái vốn của IFC tạiABBANKđã được hoạch định từ trước và được IFC thực hiện trong tháng 5/2024. Trước đó, Cổ đông lớn nước ngoài tại ABBANK gồm: Maybank - Ngân hàng lớn nhất Malaysia và Tổ chức Tài chính Quốc tế - IFC (thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới).Trong suốt thời gian là cổ đông chiến lược của ABBANK, cả Maybank và IFC đều dành nhiều sự hỗ trợ có giá trị cho ABBANK trong việc định hướng ngân hàng bán lẻ, phát triển bền vững và quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế.Với tư cách là cổ đông chiến lược, trong gần 14 năm hợp tác, IFC đã hỗ trợ hiệu quả cho ABBANK về nguồn vốn, các sản phẩm cho vay trung, dài hạn và tài trợ thương mại cũng như tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho ABBANK, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, phát triển bền vững và thúc đẩy tài trợ cho các doanh nghiệp SME - một động lực tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, IFC đã hỗ trợ tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình ABBANK triển khai các dự án nhằm đảm bảo tuân thủ về quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel III.Thoái vốn khỏi ABBANK, IFC đang thực hiện nhiệm vụ thể chế của mình là tái đầu tư vốn nhằm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa, từ đó tối đa hóa các tác động phát triển. Là một tổ chức phát triển tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân, IFC mở rộng sự tham gia của mình vào thị trường tài chính Việt Nam, hợp tác với các tổ chức trung gian tài chính ngân hàng và phi ngân hàng để thúc đẩy tài chính toàn diện và tài chính khí hậu.Về phía cổ đông chiến lược Maybank, với hơn 16 năm đồng hành, nhà băng này và ABBANK thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mảng ngân hàng bán lẻ, Digital Banking (Ngân hàng số) và phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Đây là những lĩnh vực Maybank có kinh nghiệm và thế mạnh trên thị trường, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của ABBANK. ABBANK và Maybank tiếp tục có những hợp tác chặt chẽ về nguồn vốn và các giao dịch tài trợ thương mại.Chia sẻ về kế hoạch thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài, đại diện ABBANK cho biết: “Trong tương lai, việc thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể là phương án mà ABBANK sẽ xem xét khi có cơ hội tốt, đối tác chiến lược phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của ABBANK”.Trong năm 2024, ABBANK tập trung nguồn lực triển khai Dự án trọng điểm “Làm mới Chiến lược Ngân hàng” với sự tư vấn và đồng hành của McKinsey - công ty tư vấn quản trị chiến lược toàn cầu. Theo đó, ABBANK đang đẩy mạnh triển khai hàng loạt các dự án/sáng kiến chiến lược nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và công tácchuyển đổi hệ thống, trong đó có những dự án trọng điểm như: Triển khai nền tảng số mới Omni Channel; Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng - CRM; Triển khai giải pháp quản trị dữ liệu Datalake; Dự án xây dựng mô hình bán hàng và dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, cùng nhiều sáng kiến thúc đẩy kinh doanh mới… hướng tới thực hiện khát vọng mục tiêu 2028.
https://nhandan.vn/ifc-thoai-von-co-dong-lon-nuoc-ngoai-tai-abbank-hien-con-maybank-post810931.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "ABBANK", "IFC", "Maybank", "cổ đông nước ngoài", "thoái vốn", "cổ đông chiến lược" ] }
Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ
NDO -Ngày 12/6, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã ký kết một khoản vay ưu tiên lên tới 80 triệu USD nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủtại Việt Nam.
Khoản tài chính này bao gồm 30 triệu USD vốn vay từ nguồn vốn thông thường của ADB và các khoản vay song song hợp vốn với tổng giá trị 50 triệu USD, gồm 30 triệu USD từ Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc và 20 triệu USD từ Quỹ ILX I - quỹ quản lý tài sản có trụ sở tại Amsterdam, tập trung hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển bền vững tại các thị trường mới nổi. ADB giữ vai trò bên chủ trì thu xếp và bảo lãnh chính thức cho toàn bộ khoản tài chính này.Tổng Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Khu vực tư nhân của ADB, bà Suzanne Gaboury chia sẻ, bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận tài chính và các dịch vụ tư vấn cụ thể đáp ứng nhu cầu, quan hệ đối tác giữa ADB với LPBank sẽ giúp các nữ doanh nhân Việt Nam phát huy sức mạnh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.Theo bà Gaboury, khi hợp tác với các đối tác phát triển, mục tiêu của ADB là huy động nguồn vốn cho phát triển khu vực tư nhân, giúp mang lại thay đổi có ý nghĩa cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 40% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và một nửa tổng số việc làm. Tuy nhiên, tiếp cận nguồn tài chính thương mại ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt đối với người vay làphụ nữ, vốn thường phải đối mặt với các hạn chế như thiếu tài sản thế chấp, hiểu biết về tài chính chưa đầy đủ, bị ngân hàng coi là khách hàng có rủi ro cao hơn, cũng như nhận thức còn hạn chế của ngân hàng về tiềm năng của thị trường dành cho phụ nữ.Gói tài chính trên sẽ giúpLPBankthiết kế các sản phẩm và quy trình mới để tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.Một khoản viện trợ không hoàn lại dựa trên kết quả thực hiện trị giá 750 nghìn USD do We-Fi tài trợ cũng sẽ khuyến khích LPBank mở rộng dịch vụ của mình cho những khách hàng nữ và triển khai các dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của LPBank, ông Lê Minh Tâm cho biết, hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn luôn là chiến lược quan trọng được LPBank ưu tiên.Với khoản vay trên, LPBank không chỉ có thêm tiềm năng trong việc cung cấp các giải pháp tài chính hiệu quả cho khách hàng mà còn thể hiện sự nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, đặc biệt là các doanh nghiệp đang rất cần vốn để phục hồi sau đại dịch và tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh.
https://nhandan.vn/nang-cao-kha-nang-tiep-can-tai-chinh-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-do-phu-nu-lam-chu-post814002.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "LPBank", "We-Fi", "Ngân hàng Phát triển châu Á", "Doanh nghiệp vừa và nhỏ", "Khoản vay", "Viện trợ không hoàn lại", "Nữ doanh nhân" ] }
Airbus cùng Việt Nam thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hàng không
NDO -Ngành hàng không Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đây cũng là những yếu tố thể hiện tiềm năng và vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tập đoàn hàng không vũ trụ Airbusthấy rõ sự tăng trưởng này và cam kết hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hàng không.Những thông tin này được bà Hoàng Tri Mai, Tổng Giám đốc Airbus tại Việt Nam chia sẻ tại 2 sự kiện quan trọng trong tháng 10/2023, gồm Triển lãm Quốc tế và diễn đàn công nghiệp hàng không Việt Nam (VIAE 2023) tại Thành phố Hồ Chí Minh và Diễn đàn Đổi mới 5.0 (Innovation Horizon 5.0) tại Hà Nội.Đánh dấu một kỷ nguyên mới trong mốiquan hệ hợp tác chiến lượcgiữa hai nước Việt Nam và Cộng hòa Pháp, trong 2 ngày 17 và 18/10, Tập đoàn Airbus đồng hành cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Đổi mới 5.0.Trong diễn đàn, Airbus cùng cơ quan chức năng và các tổ chức thuộc lĩnh vực hàng không, năng lượng trao đổi, thảo luận về những cơ hội, cũng như thách thức của ngành công nghiệp hàng không trong thời gian tới.Tại sự kiện, các đơn vị, tổ chức thảo luận về các xu hướng và ý tưởng mới trong ngành giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, môi trường, giáo dục và khởi nghiệp.Airbus cùng với các công ty lớn của Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực năng lượng, đổi mới và hàng không vũ trụ đã thảo luận về cách thức để ngành vận tải phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai.Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng chú ý trong hành trình đổi mới sáng tạo. Một thí dụ điển hình là cơ sở mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) sẽ được khánh thành vào cuối tháng này. Airbus đã hỗ trợ cho sự phát triển của NIC, nhằm tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam.Ông Pierre Andrieu, Giám đốc phụ trách Đổi mới Sáng tạo tại Airbus Commercial & International.Ông Pierre Andrieu, Giám đốc phụ trách Đổi mới Sáng tạo tại Airbus Commercial & International, cho biết: “Airbus đã và đang mở ra lộ trình cho một tương lai bền vững của ngành hàng không vũ trụ, nhằm kết nối thế giới trong sự an toàn và đổi mới. Chúng tôi luôn kiên định với những cam kết của mình, từ những tiến bộ không ngừng nghỉ đến những đổi mới sáng tạo mang tính đột phá thay đổi cục diện. Airbus hy vọng tiếp tục hợp tác với các đối tác tại Việt Nam trong các dự án và công nghệ quan trọng để cùng nhau tiến tới tương lai".Hiện nay, ngành vận tải hàng không đóng góp 12,5 tỷ USD, tương đương 5,2% GDP của Việt Nam, giữ vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tổng Giám đốc Airbus Việt Nam cho biết, phát triển bền vững sẽ là chủ đề trọng tâm trong lộ trình tăng trưởng hàng không của Việt Nam và Airbus sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết phát triển bền vững.Tin liên quanAirbus cam kết mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt NamNhững đổi mới sáng tạo và công nghệ tiên tiến của Airbus - bao gồm phát triển tàu bay thế hệ mới, các ứng dụng vệ tinh và các sáng kiến về môi trường - hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu của Việt Nam.Tập đoàn Airbus dẫn đầu trong việc thiết kế và sản xuất tàu bay tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Các dòng tàu bay mới hiện nay của Airbus có thể ngay lập tức góp phần giảm ít nhất 20% mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải carbon.Với việc đưa các tàu bay mới, hiện đại vào trong đội bay của mình, các hãng hàng không Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động.Bà Hoàng Tri Mai đề cập đến sự hỗ trợ không ngừng của Airbus dành cho Việt Nam trong việc khai thác công nghệ vệ tinh để giám sát và giải quyết các thách thức về môi trường. Đáng chú ý, hệ thống Vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam, VNREDSat-1, do Airbus phát triển, sản xuất, và phóng thành công vào vũ trụ vào năm 2013, hiện vẫn đang hoạt động tốt dù đã vượt quá thời gian hoạt động dự kiến.Airbus đang tiếp tục hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) trong Chương trình vệ tinh VNREDSat-2 nhằm nâng cao năng lực quản lý không gian vũ trụ của Việt Nam, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.Theo dự báo thị trường mới nhất của Airbus, trong 2 thập kỷ tới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần 17.580 tàu bay mới (bao gồm tàu chở khách và tàu bay vận tải hàng hoá), chiếm 44,5% nhu cầu toàn cầu. Khoảng 39.490 tàu bay mới sẽ được bàn giao từ nay đến năm 2041.Trong khu vực, hơn 75% tàu được bàn giao là nhu cầu tăng trưởng (so với mức trung bình toàn cầu là 60%), 25% số tàu được giao còn lại là để thay thế những máy bay cũ (so với mức trung bình toàn cầu là 40%). Đây là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải carbon.Tin liên quanViệt Nam là thị trường trọng điểm của AirbusKhu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu toàn cầu về nhu cầu tàu bay thân rộng, như A330neo và A350, với số lượng khoảng 3.000 chiếc. Ở phân khúc máy bay thân hẹp, khu vực này sẽ cần khoảng 14.560 máy bay như A220 và A320neo. Với sự gia tăng mạnh mẽ về lưu lượng hành khách và vận tải hàng hóa qua từng năm, Việt Nam đang trở thành một thị trường hàng không quan trọng, phát triển song song với xu hướng tăng trưởng trong khu vực.Cũng theo bà Hoàng Tri Mai, Airbus sẵn sàng hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hàng không của Việt Nam. Thông qua đẩy mạnh hợp tác với các đối tác trong nước, Airbus mong muốn thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm thúc đẩy tiến bộ công nghệ và tạo cơ hội để Việt Nam dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hàng không trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
https://nhandan.vn/airbus-cung-viet-nam-thuc-day-doi-moi-sang-tao-trong-linh-vuc-hang-khong-post778247.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Việt Nam", "Tập đoàn Airbus", "khu vực châu Á-Thái Bình Dương", "nghiên cứu và phát triển", "đổi mới sáng tạo" ] }
Tạo đột phá cho môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh thuận lợi được xem là “bệ đỡ” giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định và ngày càng phát triển, Chính phủ luôn xác định cải cách thể chế, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là những nhiệm vụ ưu tiên. Song, để cải thiện hiệu quả môi trường kinh doanh, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp nhằm nắm bắt những khó khăn, thách thức, từ đó chủ động tạo thuận lợi, thay vì “chạy theo” tháo gỡ.
Bài 1: Điểm sáng Việt NamTrong báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 vừa công bố mới đây cho thấy, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam đã có sự cải thiện, công tác hỗ trợ doanh nghiệp chuyển biến tích cực với chi phí không chính thức tiếp tục giảm, các thủ tục gia nhập thị trường thuận lợi hơn,... Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, cả nước có 98.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều tổ chức xếp hạng uy tín thế giới nhận định, môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện đang là một “điểm sáng” trên toàn cầu với các chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện và thăng hạng dù tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có những biến động khó lường và bất lợi.Rõ ràng, những tín hiệu tích cực nêu trên phản ánh hiệu quả từ những nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện môi trường kinh doanh. Qua đó giúp tăng cơ hội thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.Nhiều tín hiệu tích cựcXác định việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững là một trọng tâm cải cách, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cho nên từ năm 2014, hằng năm Chính phủ đã ban hành chuỗi các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như: Nghị quyết số 19/NQ-CP (từ năm 2014-2018), Nghị quyết 02/NQ-CP (từ năm 2019-2022), Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023 và mới đây nhất là sự trở lại của Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2024. Theo đó, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, không chỉ thể hiện ở sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương mà còn thể hiện qua các chỉ số đạt được.Theo PCI năm 2023 được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố trong tháng 5 vừa qua, điểm số PCI tại tỉnh trung vị của cả nước đạt 66,66 điểm, tăng gần 1,44 điểm so với năm 2022. Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp các tỉnh trung vị trong PCI có điểm số vượt 60 điểm trên thang điểm 100, đánh dấu sự cải thiện liên tục từ năm 2016 đến nay. Đặc biệt, chi phí không chính thức - một chỉ số PCI được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đã liên tục giảm trong nhiều năm.Hiện các khoản phí “bôi trơn” ở hầu hết các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp đều giảm đáng kể từ 66% (năm 2016) xuống còn hơn 33,3% (năm 2023); quy mô cũng tiếp đà giảm mạnh khi chỉ còn khoảng 2,5% số doanh nghiệp cho biết phải chi hơn 10% thu nhập cho các chi phí này, thấp hơn đáng kể con số 9,1% số doanh nghiệp (năm 2016) và 3,8% số doanh nghiệp (năm 2022). Tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý rằng “chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được” vẫn ở mức cao, đạt gần 86%.Công nhân Công ty may MSAYB (Tuyên Quang) may áo xuất khẩu. (Ảnh ĐỨC ANH)Đây được xem là một điểm đáng mừng khi những nỗ lực trong phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng, giúp giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng được doanh nghiệp đánh giá là có sự cải thiện khi tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo bị thanh tra, kiểm tra ba lần trong năm chỉ còn gần 7% (năm 2023), giảm mạnh so mức 9,6% (năm 2022) và 13,8% (năm 2021).Bên cạnh đó, nhiều chỉ số đánh giá PCI khác đều có chuyển biến tích cực và ngày càng thăng hạng; hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cũng ngày càng được cải thiện khi có tới 87,9% số ý kiến đánh giá “cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả” và 86,8% số ý kiến đồng ý “thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định”. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đưa ra nhận định về môi trường kinh doanh của Việt Nam với nhiều triển vọng tươi sáng.Tại báo cáo khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý I năm 2024 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho thấy, BCI của Việt Nam đạt 52,8 điểm, mức cao nhất kể từ năm 2022 và nhận định Việt Nam là một thị trường năng động với triển vọng tăng trưởng tuyệt vời. Chỉ số này một lần nữa tăng trên ngưỡng 50 điểm đã khẳng định sức hấp dẫn ngày càng lớn của Việt Nam trong mắt các doanh nghiệp châu Âu.Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, Việt Nam là điểm phát triển kinh doanh hấp dẫn nhất trong ASEAN, hơn 60% số công ty Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong hai năm tới. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đưa ra dự báo, năm 2024, mức tăng trưởng Việt Nam sẽ đạt 5,8%, đứng thứ 20 thế giới và đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng và điều hành vĩ mô của nước ta. Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng âm thì Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt 5,5% trong năm 2024. Đáng chú ý, WB cho rằng không giống nhiều quốc gia khác, Việt Nam sẽ còn nhiều dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăng trưởng trong năm 2025 sẽ tăng dần lên 6,0%.Kịp thời nắm bắt, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệpLà chủ một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo cảm nhận của anh Văn Hoàng Đức, Giám đốc Công ty thương mại dịch vụ Đức Phúc cho biết, trước những khó khăn của thị trường, chính quyền địa phương, đặc biệt là lãnh đạo thành phố luôn tạo mọi điều kiện giúp các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc về tài chính, nhân công, thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại tại chỗ để giải quyết đầu ra với nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả thông qua việc đổi mới hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.Lãnh đạo thành phố thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại với mục tiêu thiết lập và duy trì kênh trao đổi thông tin kịp thời, thiết thực, hiệu quả giữa chính quyền thành phố và cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô. Qua đó, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp để hỗ trợ và giải quyết nhanh chóng những vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn, thông qua việc chỉ đạo các sở, ngành thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tín dụng, giảm thuế, phí đất đai, xúc tiến thương mại. Điều này đã giúp củng cố lòng tin, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới cộng đồng doanh nghiệp.Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn ghi nhận những nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh của cả bộ máy chính trị trong thời gian qua. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam qua góc nhìn của doanh nghiệp đang cho thấy sự cải thiện liên tục theo hướng cởi mở, thân thiện, thuận lợi hơn, từ đó giúp việc phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc. Trong PCI năm 2023, các doanh nghiệp ghi nhận chất lượng giải quyết thủ tục hành chính nói chung ở mức cao.Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất hồ sơ đạt hơn 82,5%; thủ tục giấy tờ đơn giản đạt 82,4%; các thủ tục gia nhập thị trường thuận lợi hơn,... Song, thực tế, dù số lượng công điện hay nghị quyết của Chính phủ ban hành nhằm đốc thúc vẫn rất lớn, thể hiện quyết tâm chính trị cao, nhưng có lúc, có nơi vẫn chưa thật sự chú trọng. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp vẫn mong muốn công cuộc cải cách phải được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nữa, nhằm tạo những thay đổi thực chất hơn.Nhiều chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra thách thức lớn nhất chính là thay đổi tư duy, cách tiếp cận của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức chính quyền các cấp. Ở đây, điều cốt lõi chính là quyết tâm, tinh thần năng động, cầu thị, lắng nghe của lãnh đạo chính quyền. Do đó, Chính phủ cần đôn đốc, có những chỉ đạo kịp thời để xốc lại tinh thần dám nghĩ, dám làm, tính năng động tiên phong của bộ máy chính quyền các cấp trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Dư địa cho cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn rất nhiều và cần sự nỗ lực hơn nữa từ các bộ, ngành và địa phương nhằm thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực thi.Chia sẻ về “bí quyết” 7 năm liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng PCI và hành trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tại địa phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy khẳng định, Quảng Ninh luôn xác định trong quá trình cải cách, những nỗ lực của địa phương phải diễn ra hằng ngày; không được tự chủ quan, tự thỏa mãn với kết quả đã đạt được, luôn nhận diện kịp thời những mâu thuẫn trong thực tiễn quản lý, khó khăn, thách thức của người dân và doanh nghiệp để tìm cách tháo gỡ, giải quyết.Thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số để phát triển kinh tế số và xã hội số, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến... Đặc biệt, sẽ nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai bình đẳng, tháo gỡ ách tắc, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, giảm chi phí đầu vào, giảm rủi ro chính sách,...Từ năm 2021 đến hết tháng 3/2024, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 2.900 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, trong đó gồm: hơn 1.500 thủ tục hành chính, 161 yêu cầu điều kiện, 88 chế độ báo cáo, 154 quy chuẩn, tiêu chuẩn và 960 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành tại 236 văn bản quy phạm pháp luật gồm: 17 luật, 64 nghị định, 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 149 thông tư, thông tư liên tịch và 2 văn bản khác,...Nguồn: Văn phòng Chính phủ(Còn nữa)
https://nhandan.vn/tao-dot-pha-cho-moi-truong-kinh-doanh-post815181.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [] }
Kiểm kê thử nghiệm tài sản công
Bộ Tài chính vừa quyết định triển khai kiểm kê thử nghiệmtài sản côngtại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Theo đó, các đơn vị thực hiện kiểm kê thử nghiệm gồm: Hệ thống Kho bạc nhà nước (Bộ Tài chính); Cục đường bộ Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải); Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, quận Hai Bà Trưng, huyện Gia Lâm (TP Hà Nội); Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, quận Hải Châu, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng); Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quận Ngô Quyền, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng).Cho tới hiện tại, công tác tập huấn, hướng dẫn kiểm kê thử nghiệm đã hoàn thành, và việc thực hiện kiểm kê thử nghiệm thực tế sẽ kết thúc vào 10/6, hoàn thiện kết quả vào 30/6.
https://nhandan.vn/kiem-ke-thu-nghiem-tai-san-cong-post810840.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "tài sản công", "kiểm kê tài sản", "kiểm kê thử nghiệm" ] }
Triển lãm quốc tế ngành Sữa và sản phẩm Sữa lần thứ 4 tại Việt Nam
NDO -Sáng 3/5, tại Hà Nội, Ban tổ chức “Triển lãm quốc tế ngành Sữa và sản phẩm Sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024" tổ chức họp báo thông tin về triển lãm.
Được sự ủng hộ của các Bộ, ban, ngành hữu quan, Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì, phối hợp cùng Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR) tổ chức “Triển lãm quốc tế ngành Sữa và sản phẩm Sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024".Với chủ đề “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”, Triển lãm sẽ mở cửa đón khách từ ngày 30/5 đến 2/6, tại Nhà Thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ, số 1 Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP Hồ Chí Minh.Sự kiện quốc tế chuyên ngành quan trọng về lĩnh vực này được tổ chức định kỳ hai năm một lần tại Việt Nam với vai trò xúc tiến thương mại, làm cầu nối hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại, khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành Sữa Việt Nam.Triển lãm đồng thời góp phần giúp người dân có thêm các thông tin hữu ích, các kỹ năng sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa; nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe một cách khoa học; góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.VIETNAM DAIRY 2024 quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp đến từ quốc gia và vùng lãnh thổ: Australia, Đan Mạch, Đài Loan (Trung Quốc), New Zealand, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Pháp, Việt Nam... Trong đó, có sự tham dự của các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế như: Vinamilk, Nutifood, Nestle, Abbott, Mead Johnson, Vinasoy, IDP, Care For, Nutricare, VP Milk, Meiji Food, Dairy-Pac, Natrumax, Coco Milk, và một số thương hiệu quốc tế đại diện cho ngành sữa của các quốc gia: New Zealand, Australia, Pháp, Đan Mạch.Toàn cảnh họp báo Triển lãm quốc tế ngành Sữa và sản phẩm Sữa lần thứ 4.Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, các đơn vị sẽ trưng bày và giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất của các nhóm ngành hàng: Sữa và sản phẩm sữa; Công nghệ, dây chuyền chế biến và bao bì sữa; Kỹ thuật chăn nuôi, thuốc thú y, vaccine dùng cho bò sữa; Thiết bị và phương pháp kiểm nghiệm sữa; Công nghệ tái chế bao bì, xử lý môi trường; Dịch vụ và giải pháp chuyển đổi số trong ngành công nghiệp sữa, Hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, tư vấn chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ đồng hành cùng ngành sữa...Tại triển lãm, khách tham quan, người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm sữa và các sản phẩm sữa của hàng trăm thương hiệu sữa Việt Nam và quốc tế; được tư vấn dinh dưỡng, phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe một cách khoa học và hợp lý, kỹ năng sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa; đồng thời có thể tham quan, tìm hiểu tại: Khu trưng bày chung, giới thiệu thành tựu ngành sữa Việt Nam.Các cháu thiếu nhi sẽ được tham gia miễn phí khu “Nông trại vui vẻ”, với các trò chơi nhà bóng, nhà phao, nặn sáp, tô tượng, thưởng thức các tiết mục văn nghệ thiếu nhi, trình diễn nghệ thuật vui nhộn, đặc sắc cũng như được tham gia các hoạt động bổ ích ý nghĩa như: “Hành trình xanh - đổi vỏ sữa lấy quà tặng”, hoạt động chào mừng “Ngày Sữa thế giới và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6”. Xuyên suốt sự kiện khách tham quan sẽ được trải nghiệm sữa và sản phẩm sữa, tư vấn sử dụng của các nhãn hàng.Đặc biệt, nhằm tăng cường giao thương hiệu quả cho các đơn vị tham gia triển lãm, Ban Tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan, Hiệp hội ngành hàng tổ chức hoạt động chuyên ngành với nhiều chủ đề: Các giải pháp áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành sữa Việt Nam; Giải pháp tăng cường tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam; Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành sữa...Khách chuyên ngành khi đến với triển lãm còn được tham dự các hoạt động như: Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm, Hỗ trợ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp ngành chăn nuôi và chế biến sữa; Tư vấn kiến thức chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi, trang trại bò sữa;...Triển lãm dự kiến đón tiếp hàng chục nghìn lượt khách tham quan đến từ các tỉnh, thành phố: người tiêu dùng - những người đang có nhu cầu sử dụng sữa, sản phẩm sữa; các tổ chức, cá nhân muốn tìm hiểu cơ hội kinh doanh sữa và sản phẩm sữa tại Việt Nam; sinh viên các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm, ngành chăn nuôi; hợp tác xã, hộ chăn nuôi bò - bò sữa,...
https://nhandan.vn/trien-lam-quoc-te-nganh-sua-va-san-pham-sua-lan-thu-4-tai-viet-nam-post807681.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "VIETNAM DAIRY 2024", "Triển lãm quốc tế ngành Sữa và sản phẩm Sữa", "lần thứ 4" ] }
Giá vàng ngày 10/5: Liên tiếp lập đỉnh, vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 10/5) giao dịch ở mức 2.350,7 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC cao kỷ lục, giao dịch 90,8 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 10 giờ ngày 10/5, giávàng SJCchính thức tiếp tục xác lập mốc mới niêm yết mua vào-bán ra ở mức 88,5-90,8 triệu đồng/lượng, tăng mạnh tới 2,3 triệu đồng/lượng cả 2 chiều so với cùng giờ sáng qua. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,3 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 10/5.Giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,8 triệu đồng/lượng mua vào và 89,3 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng cả hai chiều so chốt phiên hôm qua. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 1,5 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC9999 tăng nhẹ so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 74,3 triệu đồng/lượng, bán ra 76 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,2 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,9 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ so chốt phiên hôm qua.Thời điểm 10 giờ sáng nay, ngày 10/5, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.350,7 USD/ounce, tăng nhẹ so kết phiên hôm trước.Theo Joaquin Monfort, biên tập viên tại FXStreet, giá vàng đang chứng kiến đà tăng mới khi nhiều ngân hàng trung ương thể hiện động thái cho việc hạ lãi suất, căng thẳng địa chính trị tăng cao và dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi.Dù tốc độ mua ròng vàng của nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á, trong đó có Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), đã chậm lại, tuy nhiên với việc PBOC vẫn mua ròng, giá vàng vẫn được hỗ trợ ở mức cao.Chuyên gia phân tích Luca Santos của ACY Securities nhận định triển vọng đối với vàng vẫn tương đối tích cực trong năm nay. Kim loại quý này còn có khả năng vượt qua mốc 2.500 USD/ounce, đặc biệt nếu điều kiện kinh tế vẫn bất ổn và căng thẳng địa chính trị còn tiếp diễn.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-105-lien-tiep-lap-dinh-vang-sjc-vuot-90-trieu-dongluong-post808701.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 10/5", "giá vàng miếng", "vàng nhẫn SJC", "vàng thế giới" ] }
Giá vàng ngày 21/6: Vàng nhẫn tăng mạnh sát giá vàng miếng SJC
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(21/6) tăng mạnh lên 2.359,3 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua. Trong nước, giá vàng miếng SJC nối dài chuỗi ngày đi ngang, giao dịch ở mức 76,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tiếp tục tăng lên 75,6 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 10 giờ sáng 21/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ sáng 21/6.Giá vàng miếng SJCđi ngang ngày thứ 16 liên tiếp, niêm yết mua vào-bán ra ở mức 74,98-76,98 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 tăng nhẹ 450.000 đồng so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 74 triệu đồng/lượng, bán ra 75,6 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống khoảng 5-6 triệu đồng/lượng; vàng miếng chỉ còn đắt hơn vàng nhẫn hơn 1 triệu đồng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng so kết phiên trước đó.Tính đến 9 giờ 30 phút sáng 21/6 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới tăng mạnh 26,9 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.359,3 USD/ounce.Giá vàng thế giới tăng mạnh (1%) lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua, sáng nay khi các nhà đầu tư tranh thủ “săn giá hời”, thị trường cũng tự tin hơn sau báo cáo doanh số bán lẻ yếu hơn của Mỹ vào đầu tuần này.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 21/6. (Ảnh: kitco.com)Ông Ricardo Evangelista, chuyên gia của hãng ActivTrades cho rằng, bên cạnh việc giới đầu tư tin tưởng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ xoay trục chính sách tiền tệ trong cuộc họp tháng 9, việc các ngân hàng Trung ương tiếp tục mua vàng cũng góp phần hỗ trợ để kim loại quý tăng giá.Tạp chí đầu tư và tài chính Barron hôm nay có bài phân tích: “Cuối cùng thì FED cần phải cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái”.Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ hôm qua bất ngờ cắt giảm lãi suất chính lần thứ 2 liên tiếp xuống 1,25%. Thông tin này cũng có lợi cho những nhà đầu cơ giá lên trên thị trường kim loại nhờ kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ từ các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới.Trong một tin tức qua đêm khác, các quan chức ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 và 5 năm ở mức lần lượt là 3,45% và 3,95%. Trong khi, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) giữ lãi suất ổn định ở mức 5,25%.Sáng nay, Chỉ số USD-Index ở mức 105,58 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ lên mức 4,263%; giá dầu tiếp đà tăng nhẹ lên mức 85,61 USD/thùng đối với dầu Brent và 81,16 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-216-vang-nhan-tang-manh-sat-gia-vang-mieng-sjc-post815454.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "giá vàng", "giá vàng hôm nay", "giá vàng 21/6", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn", "vàng nhẫn tăng giá" ] }
Gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Thuận và Ấn Độ
NDO -Ngày 1/6, tại địa phương, Ủy ban nhân dântỉnh Ninh Thuậnphối hợp Đại sứ quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp du lịch Ninh Thuận với bang Kerala (Ấn Độ).
Hội nghị nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực: phát triển du lịch; đầu tư, thương mại; giáo dục và đào tạo; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và y tế.Tham dự có ông Tu Shar Garg, Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo các công ty du lịch bang Kerala và các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Thuận.Tại hội nghị, các đại biểu đã xem các video giới thiệu về cácđiểm đến du lịchtiêu biểu, đặc sắc của tỉnh Ninh Thuận và bang Kerala; giới thiệu tiềm năng, lợi thế và chính sách thu hút đầu tư, quảng bá xúc tiến du lịch Ninh Thuận với đối tác.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên phát biểu tại hội nghị.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Long Biên cho biết, giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Ninh Thuận xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, địa phương luôn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, hợp tác với các quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế, là đối tác chiến lược toàn diện, đã có nhiều chương trình trao đổi, hợp tác trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục, năng lượng tái tạo, văn hóa, du lịch với Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng.Từ năm 2014-2023, Ninh Thuận đã triển khai thực hiện 8 dự án NGO do Đại sứ quán Ấn Độ tài trợ với tổng kinh phí 1.876.329 USD. Cùng với đó, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa giữa Ninh Thuận và Ấn Độ, như: tổ chức Ngày quốc tế Yoga; giao lưu nghệ thuật Ninh Thuận-Ấn Độ; đoàn Famtrip doanh nghiệp du lịch Ấn Độ đến Ninh Thuận,…Tỉnh Ninh Thuận cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch Ấn Độ trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, kết nối tour tuyến du lịch, thu thập thông tin, thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư, ưu đãi đầu tư theo hướng bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp để khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.Ông Tu Shar Garg, Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch của hai địa phương sẽ đem lại hiệu quả cao và gắn chặt hơn nữa sự thân thiết của hai quốc gia.Ông Tu Shar Garg, Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp để các doanh nghiệp du lịch giữa hai địa phương nhận biết rõ hơn về tiềm năng, lợi thế, con người, truyền thống văn hóa, lịch sử, các chính sách thu hút đầu tư,… sẽ tạo cơ hội tốt để cùng liên kết, hợp tác đem lại hiệu quả cao, đồng thời gắn chặt hơn nữa mối quan hệ thân thiết của hai quốc gia”.Tại hội nghị cũng đã tổ chức việc ký kết bản ghi nhớ giữa Công ty WebCRSTravel với Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận và Khu du lịch Hoàn Mỹ Resort về hợp tác các hoạt động nâng cao chất lượng du lịch trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/gap-go-ket-noi-doanh-nghiep-du-lich-tinh-ninh-thuan-va-an-do-post812206.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Ninh Thuận", "Ấn Độ", "kết nối doanh nghiệp" ] }
Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trong “tầm ngắm” của ngành Thuế
NDO -Chiều 1/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.
Tại họp báo, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, tổng số các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đã được đưa vào diện rà soát là 31.570 trường hợp.Theo Bộ Tài chính, khi thực hiện livestream bán hàng trên mạng, tức là hoạt động này đã phát sinh doanh thu, có thể phát sinh thu nhập. Khi đã phát sinh doanh thu và thu nhập thì phải chịu sự điều chỉnh của các luật thuế, sắc thuế cũng như chịu sự quản lý giám sát của cơ quan thuế. Đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung hay livestream bán hàng trên mạng, Bộ Tài chính đã thực hiện quản lý và giám sát theo hai sắc thuế.Với cá nhân, nếu phát sinh doanh thu và thu nhập thì chịu thuế đối với thu nhập, được điều chỉnh bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân.Nếu là hộ kinh doanh có hoạt động thương mại điện tử hay livestream có phát sinh doanh thu (gọi là hoa hồng) thì quản lý và thu thuế theo quy định liên quan đến quản lý hộ kinh doanh (theo hình thức khoán hoặc kê khai về thuế).Bộ Tài chính cho biết, cụ thể, số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử: năm 2022 doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỷ đồng (130,57 tỷ USD), với số thuế đã nộp là 83.000 tỷ đồng. Năm 2023 doanh thu quản lý là 3,5 triệu tỷ đồng (146,28 tỷ USD), số thuế đã nộp là 97.000 tỷ đồng.Ngoài ra, kết quả thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm lũy kế trong 3 năm (2021, 2022 và 2023), tổng số các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đưa vào diện rà soát là 31.570 (doanh nghiệp là 6.257, cá nhân là 25.313).Tại đây, tổng số các trường hợp đã xử lý kê khai, nộp thuế, truy thu thuế, xử lý vi phạm là 22.159 cơ sở kinh doanh (doanh nghiệp là 543, cá nhân là 21.616) với số thuế tăng thêm là 2.900 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/nhieu-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-trong-tam-ngam-cua-nganh-thue-post812248.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "chính sách thuế", "thuế TNCN", "thuế livestream" ] }
Doanh nghiệp tiên phong thực thi ESG và kinh tế tuần hoàn
NDO -Các tiêu chíESG(Môi trường - xã hội - quản trị) và kinh tế tuần hoàn đã được nhiều quốc gia nhận định là cuộc cách mạng xanh của thế kỷ 21 và rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ngày 6/6,Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomyphối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm “Doanh nghiệp tiên phong thực thi ESG và kinh tế tuần hoàn”.Phát biểu tại tọa đàm, TS Chử Văn Lâm - Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh rằng, các tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) và kinh tế tuần hoàn đã được nhiều quốc gia nhận định là cuộc cách mạng xanh của thế kỷ 21 và rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. “Đã là cuộc cách mạng thì phải cần sự nỗ lực chung tay của rất nhiều các tổ chức và các chủ thể”, ông nhấn mạnh.Với chủ đề của tọa đàm, TS Chử Văn Lâm hy vọng rằng những câu chuyện về việc thực hiện ESG và kinh tế tuần hoàn trong các ngành kinh tế được chia sẻ từ các tổ chức quốc tế cũng như các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam, sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các bên liên quan.Phát biểu tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, các nghị quyết, chủ trương chung về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đã được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030.Đồng thời, Chính phủ cũng ban hành các chiến lược như Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh; Chiến lược Biến đổi khí hậu; Quy hoạch điện VIII về năng lượng.... Tuy nhiên, vấn đề là thực thi hiện nay còn nhiều hạn chế.Vậy nên, để không bị bỏ lại phía sau, Việt Nam cần khuyến khích doanh nghiệp thực hiện báo cáo ESG để tăng uy tín doanh nghiệp đồng thời đáp ứng các điều kiện về hàng rào thuế quan vào các thị trường đòi hỏi “xanh” như EU và Mỹ.Một số doanh nghiệp cho biết, những khó khăn như thiếu hụt về kinh nghiệm, nguồn lực tài chính còn mỏng, khiến doanh nghiệp nhỏ thường không mấy mặn mà với thực hành phát triển bền vững theo chuẩn ESG. Thực tế đã có rất nhiều tiêu chuẩn được đưa ra nhưng chưa có một tiêu chuẩn chung mang tính thống nhất về thực hành ESG.Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, với nguồn lực hạn hẹp, doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể lựa chọn những giải pháp thiết thực nhất để triển khai.Trong khuôn khổ tọa đàm, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy chính thức ra mắt chuyên mục "Kinh tế xanh và Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn" trên các ấn phẩm tiếng Việt và tiếng Anh.Chuyên mục "Kinh tế Xanh và Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn" là kênh thông tin chính thức do Tạp chí Kinh tế Việt Nam sở hữu và vận hành cùng với sự đồng hành hợp tác về nội dung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu kiến tạo và phát triển một chuyên mục thông tin chuyên sâu, hội tụ nội dung về chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ESG.Đây được giới chuyên môn đánh giá là một nỗ lực của Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy trong việc truyền tải các thông tin về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, Tạp chí cũng sẽ tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp các nội dung và tra cứu thông tin cho độc giả một cách dễ dàng và chính xác nhất.
https://nhandan.vn/doanh-nghiep-tien-phong-thuc-thi-esg-va-kinh-te-tuan-hoan-post813238.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "ESG", "Kinh tế tuần hoàn", "Tạp chí Kinh tế Việt Nam", "Bộ Tài nguyên và Môi trường" ] }
Nỗ lực bảo đảm cung ứng đủ điện, hoàn thành công trình Đường dây 500kV Quảng Trạch-Phố Nối đúng tiến độ
Sáng 23/5, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chínhchủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan về các phương án bảo đảm cung ứng điện trong các dịp cao điểm nắng nóng; kiểm điểm tiến độ triển khai thi công Dự ánĐường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp.Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Cuộc họp được truyền trực tuyến tới trụ sở Ủy ban nhân dân các địa phương có tuyến Đường dây 500kV mạch 3 đi qua.Bộ Công thương cho biết, về công tác bảo đảm cung ứng điện năm 2024, 2025 và các năm sau: tình hình cung ứng điện 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện lũy kế ước thực tế 5 tháng đầu năm 2024 khoảng 124,1 tỷkW giờ, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Cuối tháng 4, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài 3 miền đã ở cả làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục (công suất cực đại toàn quốc đạt tới 47.670MW, tăng 13,2%, sản lượng ngày đạt 987,39 triệu kW giờ cao hơn 6,87% so với cùng kỳ năm 2023).Trong bối cảnh diễn biến thủy văn các tháng đầu năm không thuận lợi, để tiết kiệm tối đa nước hồ thủy điện, nguồn nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than khu vực miền bắc đã được huy động cao để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện tăng cao. Kết hợp giải pháp tăng cường truyền tải điện từ miền nam, miền trung hỗ trợ cho miền bắc, cung ứng điện toàn hệ thống trong các tháng đầu năm 2024 đã được thực hiện tốt, bảo đảm đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của cả nước.Chủ tịch hội đồng thành viên EVN Đặng Hoàng An phát biểu.Về tình hình cung ứng điện trong các tháng còn lại của năm 2024: ngày 3/4, Bộ Công thương đã tổ chức họp rà soát với các đơn vị về kế hoạch cung ứng điện cao điểm mùa khô năm 2024. Trên cơ sở cập nhật của EVN, ngày 19/4, Bộ Công thương đã phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch cung ứng điện cao điểm mùa khô, cũng như cả năm 2024 tại Quyết định số 924/QĐ-BCT cũng như cho các tháng còn lại của năm 2024, bảo đảm bám sát tình hình thực tế. Kết quả tính toán cân đối cung-cầu năm 2024 theo Quyết định số 924/QĐ-BCT được cập nhật như sau:Về cân đối sản lượng điện: với định hướng sử dụng tiết kiệm nước các hồ thủy điện ngay từ cuối năm 2023 và quý I/2024, tổng lượng nước hiện có trong các hồ thủy điện tại thời điểm báo cáo quy đổi ra sản lượng điện là khoảng 11,3 tỷ kW giờ. Đây là nguồn dự phòng về điện năng cho thời gian cao điểm sắp tới. Cùng với việc chủ động trong chuẩn bị cung ứng nhiên liệu cho sản xuất điện, đặc biệt là nhiên liệu than đã được các đơn vị thực hiện tốt, hệ thống điện quốc gia về cơ bản sẽ đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của nhân dân trong hầu hết thời gian trong năm 2024.Về cân bằng công suất: miền trung và miền nam đáp ứng được cân bằng công suất. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm mạnh và để đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống điện miền nam, các nguồn linh hoạt như chuyển dầu, bổ sung khí LNG cho các nhà máy nhiệt điện chạy khí hoặc bảo đảm khả dụng dầu và khí LNG, các nhà máy nhiệt điện chạy dầu sẽ phải huy động để đáp ứng phụ tải đỉnh; miền bắc tiềm ẩn rủi ro thiếu hụt công suất đỉnh, đặc biệt trong các tháng nắng nóng cao điểm (tháng 6 đến tháng 8) trong trường hợp các yếu tố bất lợi xếp chồng như lưu lượng nước về kém, sự cố các nhà máy điện kéo dài.Đánh giá chung: với các giải pháp nêu trên việc cung cấp điện năm 2024 cơ bản được bảo đảm. Đối với các năm tiếp theo: trong thời gian tới, sau khi Đường dây (ĐZ) 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối được đi vào vận hành với đầy đủ các điều kiện kỹ thuật cần thiết, hệ thống điện miền bắc sẽ được bổ sung tăng cường công suất/điện năng từ miền trung và miền nam. Tuy nhiên, với dự kiến tăng trưởng phụ tải (điện năng/công suất) đạt 10% mỗi năm, việc cung-cầu của khu vực miền bắc nhiều thời điểm sẽ xuất hiện tình trạng mất cân đối trong trường hợp tình hình thủy văn bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự cố các tổ máy nhiệt điện than (đã vận hành nhiều năm). Do vậy, việc bổ sung sớm nguồn điện mới (đặc biệt là các nguồn điện chạy nền) cho miền bắc là hết sức cần thiết.Đối với Dự án ĐZ 500kV Quảng Trạch-Phố Nối, Bộ Công thương thường xuyên liên tục chỉ đạo Cơ quan Thương vụ đại diện của Bộ Công thương tại các nước và đã có công điện để hỗ trợ thúc đẩy tiến độ cung cấp, vận chuyển thiết bị từ các nước nhập khẩu về Việt Nam phục vụ dự án.Theo báo cáo của EVN, tình hình thực hiện các dự án đến ngày 22/5: về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: đến nay, tổng cộng 4 dự án đã thực hiện bàn giao mặt bằng được 1.177/1.177 (100%) vị trí móng cột và 478/513 (gần 93%) khoảng néo (KN), còn 35/513 KN chưa bàn giao. 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao hành lang tuyến là Quảng Bình và Ninh Bình. 7 tỉnh chưa hoàn thành bàn giao hành lang tuyến là: Hà Tĩnh (còn 9/113 KN), Nghệ An (còn 3/71 KN), Thanh Hóa (còn 1/137 KN), Nam Định (còn 7/54 KN), Thái Bình (còn 5/46 KN), Hải Dương (còn 1/28 KN) và Hưng Yên (còn 9/26 KN).Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các bộ, ban, ngành tham dự cuộc họp.Hiện nay, Ủy ban nhân dân các tỉnh đang tiến hành phê duyệt các phương án đền bù giải phóng mặt bằng, vận động người dân bàn giao hành lang tuyến còn lại phù hợp với tiến độ thi công của các dự án. Công tác cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây dựng: về công tác cung cấp cột thép, tổng cộng có 75 gói thầu cung cấp cột thép, do 18 nhà thầu liên danh nhà thầu thực hiện, gồm 1.177 vị trí cột, tương ứng gần 139.000 tấn thép. Đến nay đã bàn giao 667/1.177 vị trí cột, còn 510/1.177 vị trí cột chưa bàn giao. Đối với công tác cung cấp vật tư thiết bị: hiện nay EVNNPT và các Ban quản lý dự án đang quyết liệt đôn đốc các nhà thầu khẩn trương cung cấp, bàn giao vật tư thiết bị để triển khai thi công lắp đặt. Tuy nhiên, còn một số gói thầu cung cấp vật tư thiết bị (sứ, phụ kiện) được sản xuất, cấp hàng từ Trung Quốc chậm tiến độ, dự kiến đầu tháng 6/2024 mới bàn giao hàng hóa.Đối với công tác thi công xây dựng: tổng hợp kết quả đạt được đến nay như sau: hoàn thành đúc móng 1.162/1.177 vị trí, đang thi công 15/1.177 vị trí; hoàn thành lắp dựng 398/1.177 vị trí cột, đang lắp dựng 222/1.177 vị trí cột. Hoàn thành kéo dây 10/513 khoảng néo, đang thực hiện kéo dây 7/513 khoảng néo.Dự kiến kế hoạch triển khai thi công tiếp theo: theo báo cáo của EVN, dự kiến kế hoạch triển khai tiếp theo của các dự án như sau: Dự án ĐZ 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I-Thanh Hóa: đúc móng: đã hoàn thành ngày 16/5; dựng cột: từ 7/2 đến 15/6; lắp đặt cách điện, phụ kiện và kéo dây: từ 28/4/ đến 20/6; thí nghiệm, nghiệm thu, đóng điện: 20 đến 30/6/2024.Dự án ĐZ 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I-Phố Nối: đúc móng: từ 18/1 đến 23/5; dựng cột: từ 16/3 đến 15/6; Llắp đặt cách điện, phụ kiện và kéo dây: từ 8/5 đến 20/6; công tác thí nghiệm, nghiệm thu, đóng điện: 20-30/6.Dự án ĐZ 500kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu: đúc móng: từ 18/1 đến 23/5; dựng cột: từ 8/3 đến 15/6; lắp đặt cách điện, phụ kiện và kéo dây: từ 11/5 đến 20/06/2024; thí nghiệm, nghiệm thu, đóng điện: 20 đến 30/6.Dự án ĐZ 500kV Quỳnh Lưu-Thanh Hóa: đúc móng: từ 18/1 đến 23/5; dựng cột: từ 28/3 đến 15/6; lắp đặt cách điện, phụ kiện và kéo dây: từ 15/5 đến 20/6; thí nghiệm, nghiệm thu, đóng điện: 20-30/6.Một số khó khăn và vướng mắc: khó khăn về nhân lực thi công dựng cột, kéo dây: khối lượng công việc dựng cột và kéo dây là rất lớn, trong khi thời gian thi công còn lại ngắn. Các công việc này đòi hỏi nhân lực thi công phải có năng lực, kinh nghiệm, dẫn đến khó khăn trong công tác huy động nhân lực. Dự kiến vào thời gian cao điểm sẽ cần 8.000-10.000 người tham gia thực hiện dựng cột và kéo dây.Khó khăn về cung cấp vật tư thiết bị: một số gói thầu cung cấp vật tư thiết bị (sứ, phụ kiện) được sản xuất, cấp hàng từ Trung Quốc chậm tiến độ, dự kiến đầu tháng 6/2024 mới bàn giao hàng hóa.Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) Nguyễn Tuấn Tùng phát biểu.Khó khăn về thời tiết: Do mặt bằng tuyến đường dây trải dài trên 9 tỉnh, có đoạn nằm trên vùng núi cao hiểm trở, từ đầu tháng 5 đã xuất hiện mưa giông, sấm chớp gây trơn trượt ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt đối với công việc ở trên cao như dựng cột, lắp đặt dây dẫn và phụ kiện…Phát biểu ý kiến kết luận về tiến độ thi công dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch-Phố Nối, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), các bộ, ngành liên quan; cảm ơn lãnh đạo 9 tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, thể hiện trách nhiệm; nêu rõ, đây là công việc quan trọng, đòi hỏi huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vừa là nguồn động viên, trách nhiệm, tinh thần chỉ đạo sát sao, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan.Các ý kiến tại cuộc họp đi thẳng vào vấn đề, đúng và trúng, dự báo tình hình; đánh giá cao sự nỗ lực của tất cả các chủ thể liên quan; chúng ta cần đánh giá, rút bài học kinh nghiệm, đưa ra ra giải pháp cụ thể cho từng bộ, ngành, cá nhân, tập thể, các cấp chính quyền địa phương, từ đó đồng loạt vào cuộc.Thủ tướng nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế, phục hồi kinh tế trong quý I và tháng 4, tháng 5 có nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề , các địa phương có chuyển biến tích cực, đi đôi với đó về nhu cầu nguyên nhiên liệu, vật liệu trong đó có điện năng. Chúng ta dự báo cả năm sản lượng điện tăng chỉ 9%, nhưng mấy tháng vừa qua tăng 13%, có lúc cao điểm miền bắc tăng 17% so cùng kỳ, đó là dự báo chưa sát tình hình, thấp hơn diễn biến thực tế, cần rút kinh nghiệm và làm tốt hơn thời gian tới. Việc cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cần nỗ lực hơn nữa đặc biệt là tháng 6 và 7, nhất là tháng 6.Về tháng 5, cơ bản đang đáp ứng tốt nhu cầu. Thủ tướng đề nghị phải thông báo lại thông tin không chính xác về nhu cầu điện, phải thông tin lại về khả năng đáp ứng điện để doanh nghiệp, người dân yên tâm. Thủ tướng nêu rõ, tháng 6 là mùa cao điểm, do đó ĐZ 500kV này hoàn thành trước tháng 6 thì sẽ đáp ứng tốt, nhưng dự kiến đến 30/6 mới hoàn thành. Nếu tháng 6 hoàn thành Đường dây 500kV này thì tháng 7 sẽ bớt áp lực.Thủ tướng nêu rõ, kết quả đạt được của thi công Đường dây 500kV mạch 3 này là rất đáng ghi nhận; hoàn thành tốt giải phóng mặt bằng, xây dựng móng, cột, kéo dây. Nguyên nhân làm tốt có sự vào cuộc tích cực của các Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Bí thư cấp ủy các cấp từ huyện đến xã; sự vào cuộc, ủng hộ của nhân dân đã nhường nơi ở, sản xuất, đất canh tác cho dự án. Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực của EVN, EVNNPT vào cuộc tích cực, lãnh đạo đã luôn ra công trường đôn đốc, rà soát tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; đồng thời phải điều hành để đáp ứng yêu cầu cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân; biểu dương sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan; hoan nghênh tinh thần lĩnh vực của 8-10 nghìn cán bộ, kỹ sư, công nhân làm việc trên công trường với tinh thần "3 ca, 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, "chỉ bàn làm, không bàn lùi".Cuộc họp diễn ra tại Văn phòng Chính phủ và trực tuyến đến 6 tỉnh, thành phố.Thủ tướng nêu rõ, qua đây, chúng ta có thêm kinh nghiệm: đó là nắm chắc yêu cầu, nhiệm vụ, diễn biến tình hình, trên cơ sở đó có giải pháp phù hợp để thúc đẩy nhiệm vụ được giao, kịp thời phản ứng chính sách, giải quyết các vấn đề đột xuất, bất ngờ, xử lý các vướng mắc. Phải làm việc khoa học, thiết kế, hoàn thiện các hồ sơ chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, từ đó thực hiện khoa học, bài bản, lớp lang theo quy định, trình tự, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Nắm chắc tình hình, huy động nguồn lực cả về con người, vật chất và tài chính đáp ứng yêu cầu từng thời điểm. Phải dựa vào nhân dân vì sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; nhân dân có ủng hộ, chia sẻ, phối hợp chặt chẽ thì mới có mặt bằng để thi công. Làm tốt công tác tuyên truyền, đề cao các giá trị tích cực, những điển hình tiên tiến, cách làm hay, làm tốt, hiệu quả; phát động các phong trào thi đua để hoàn thành các nhiệm vụ được giao phù hợp, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả.Đề cập các nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng nêu rõ tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, đó là công tác dựng cột, muốn vậy phải có cột và thi công: do đó phải tập trung chỉ đạo việc sản xuất cột, bảo đảm đủ số lượng, phải kiểm tra lại các nhà thầu sản xuất cột. Về kéo dây, đặc biệt là các khoảng néo, Thủ tướng đề nghị Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, mỗi tỉnh còn từ 3-9 khoảng néo phải tích cực. Đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu, EVN chịu trách nhiệm rà soát lại khâu này, làm việc với các đối tác phù hợp yêu cầu, tiến độ đề ra. Về nhân lực, tổng số nhân lực thi công cần 8-10 nghìn người, cần tính toán, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị như PVN, Viettel, VNPT… - những tập đoàn có kinh nghiệm về kéo dây.Về công tác thông quan, cần thống kê hàng hóa về qua đường nào, thời gian nào về, bàn với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, làm việc với các đối tác trong và ngoài nước, cần nỗ lực và cố gắng hơn.Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu EVN rà soát, xây dựng lại đường găng tiến độ đến 20/6 phải hoàn thành công tác kéo dây để còn tiến hành thí nghiệm, đóng điện, nghiệm thu. Kiểm soát theo ngày, theo tuần và thời gian còn lại rất ngắn thì mới có thể khánh thành công trình ngày 30/6/2024. Các bộ, cơ quan, nhất là chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn, người lao động cần nỗ lực cao hơn nữa, vượt mọi khó khăn, thách thức, "chỉ bàn làm, không bàn lùi".Phải đặc biệt tiến độ nhưng nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường vì thi công trong các điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa, sạt lở; làm cả ở đồng bằng, miền núi, trung du, sườn đồi, vách đá… Các cơ quan, chủ thể liên quan phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và thông báo các yêu cầu cho nhau để làm.Quang cảnh cuộc họp.Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với EVN khẩn trương thẩm định hoàn thiện khung chính sách bồi thường, cố gắng tuần này ban hành. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan quản lý sớm hoàn tất các thỏa thuận biện pháp thi công các vị trí giao chéo đường dây với đường bộ, đường sắt. Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với EVN xem hàng hóa về cảng nào thì Bộ có các biện pháp làm việc với các đối tác nước ngoài, nhất là cơ quan hải quan. Bộ Công thương chỉ đạo các đại diện Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài mà EVN nhập khẩu vật tư thiết bị để giải quyết công việc; tiếp tục kiểm tra, đôn đốc nắm tình hình dự án. Thủ tướng đề nghị các tập đoàn Viettel VNPT, PVN … có chức năng, kinh nghiệm, kéo dây thì chi viện ngay nhân lực cho EVN. Bộ Tài chính có Công điện gửi Hải quan các cửa khẩu, bến cảng để tạo thuận lợi thủ tục nhập khẩu.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Công thương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các công việc mà Thủ tướng đã giao; đề nghị các Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư cấp ủy các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công trình này; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh phải bảo đảm các công việc theo thẩm quyền, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đặc biệt là EVN, EVNNPT tại địa phương; bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, người dân tại địa bàn có đường dây đi qua, cần gặp gỡ, đối thoại với người dân; bảo đảm mặt bằng thi công kéo dây với tinh thần “còn 1 hộ cũng phải đến vận động”; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng địa phương phối hợp chặt chẽ với EVN huy động nguồn lực. Các đơn vị phải vào cuộc.EVN, các tập đoàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đơn vị điện lực địa phương giải quyết ngay các khó khăn bảo đảm đồng bộ, có biện pháp giải quyết tốt vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng người dân chung quanh; giải quyết các thủ tục thanh quyết toán kịp thời; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu, nhất là nhà thầu cung cấp cột thép, tập trung cao độ triển khai với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "3 ca, 4 kíp", làm xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra, trên công trường "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", bảo đảm giữ gìn sức khỏe, quyền lợi của người lao động.Các tập đoàn PVN, VNPT, Viettel phải vào cuộc tích cực; EVN phải chủ động nêu yêu cầu với các tập đoàn này, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Quốc phòng phải chỉ đạo các đơn vị này, hỗ trợ tối đa nhân lực, thiết bị. EVNNPT chuẩn bị nghiệm thu, đóng điện bảo đảm an toàn… quyết tâm hoàn thành đóng điện vào ngày 30/6 tới.Phát biểu ý kiến kết luận nội dung họp về các phương án bảo đảm cung ứng điện trong dịp cao điểm nắng nóng, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sản xuất, kinh doanh và phục hồi kinh tế đang tiến triển tích cực, do đó phải bảo đảm đáp ứng đủ điện; khi kinh tế tăng trưởng 1% thì tăng trưởng điện phải nhiều hơn, phải dự báo sát tình hình, rút kinh nghiệm năm ngoái, dứt khoát không để thiếu điện, đến giờ này nói chung bảo đảm được mục tiêu đề ra nhưng không được chủ quan, mặc dù thời tiết đang mát mẻ, nhưng chúng ta phải chuẩn bị các phương án xấu nhất có thể; phải chủ động, tích cực hơn vì có cơ sở: công tác cán bộ ngành điện đã được ổn định; do đã rút kinh nghiệm điều hành của năm ngoái nên phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các nguồn điện.Thủ tướng nêu rõ, tháng 4 nắng nóng nhất trong 50 năm qua, chúng ta đã vượt qua, chứng tỏ đã chuẩn bị tốt, vượt qua thử thách đó. Dự kiến năm nay tiêu thụ trên 300 tỷ kW giờ, Chúng ta phải đa dạng hoá các nguồn điện, điều phối tốt giữa các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện, điện khí, mặt trời, sinh khối. Về nguồn phải chủ động, cân đối, điều hòa, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Cân nhắc tính toán, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, EVN, để sử dụng nguồn nước. Thủ tướng nêu rõ, nguồn điện phải đa dạng, chuẩn bị tốt nhất có thể, kể cả nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc, Lào…; tích cực tận dụng tối đa khả năng trong nước.Về nguồn than cho nhiệt điện, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc phải khai thác tối đa than trong khả năng vì trong tương lai, chúng ta phải thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; cố gắng giảm nhập khẩu than, tăng việc làm cho người dân, doanh nghiệp, phải tính lợi ích tổng thể chứ không phải lợi ích cục bộ. Phải kiểm soát thật tốt, chống tiêu cực, buôn lậu than từ các nước; đề nghị các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra tích cực vào cuộc, ngăn chặn, đẩy lùi khai thác, nhập khẩu than lậu.Liên quan nguồn nước, Thủ tướng yêu cầu điều phối hợp lý, rút kinh nghiệm vận hành điện năm ngoái; do đó điều phối hợp lý hơn, nhưng chú ý uyển chuyển, linh hoạt, không điều hành “giật cục”, cân nhắc nếu tình hình thuỷ văn thuận lợi thì tranh thủ khai thác nguồn thuỷ điện, tránh lãng phí tài nguyên nước.EVN phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán cụ thể, khai thác tối đa lợi thế của thủy điện. Về nguồn khí cho phát điện, phải tính toán cả trước mắt và lâu dài, phải khẩn trương Bộ Công thương hoàn thành xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG.Ngoài ra, nguồn điện gió và mặt trời, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang làm nguồn điện mặt trời tích cực, Thủ tướng đề nghị Nghị định mua bán điện trực tiếp dứt khoát xong trước 30/5 này; khuyến khích đầu tư nguồn điện tự sản tự tiêu bằng các cơ chế, chính sách. Quá trình soạn thảo chính sách phải đúng bản chất vấn đề; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; không được cài cắm lợi ích, tiêu cực…Về truyền tải điện, chúng ta đang hoàn thiện các đường dây, khuyến khích đầu tư BOT đường truyền tải điện, khuyến khích phát triển nguồn điện tự sản tự tiêu; có cơ chế, chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội. Sớm hoàn thành 2 hệ thống đường truyền tải điện đang đầu tư; khuyến khích tư nhân đầu tư đường dây truyền tải điện.Về phân phối điện, Thủ tướng yêu cầu Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia phải vận hành hài hòa, hiệu quả, đẩy mạnh tiết kiệm điện; tinh thần nghiêm Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện; tăng cường tuyên truyền về tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả. Cân đối các khâu phân phối, truyền tải điện, sử dụng điện hợp lý giữa các vùng miền. Về giá điện, cần khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội, bảo đảm hợp lý khả năng chi trả của người dân, sức chịu đựng của nền kinh tế.Thủ tướng lưu ý Bộ Công thương phải nỗ lực để trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định trong đó nhất là Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 5 này, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, không được để phát sinh các vấn đề phức tạp. Muốn vậy phải lắng nghe các ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các bên liên quan.
https://nhandan.vn/no-luc-bao-dam-cung-ung-du-dien-hoan-thanh-cong-trinh-duong-day-500kv-quang-trach-pho-noi-dung-tien-do-post810712.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "bảo đảm cung ứng đủ điện", "hoàn thành công trình", "Đường dây 500kV", "Quảng Trạch-Phố Nối", "Thủ tướng Phạm Minh Chính" ] }
Hướng nguồn lực kiều hối vào đầu tư hạ tầng
NDO -Ngày 23/4, tại buổi Tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức, đại diện Ngân hàng Nhà nước, các sở, ngành, chuyên gia, kiều bào, doanh nghiệp… đưa ra nhiều ý kiến nhằm tìm ra giải pháp xây dựng cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý huy động hiệu quảnguồn lực kiều hốivào sự phát triển hạ tầng của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cần vốn lớn, ngân sách… nhỏPhát biểu khai mạc tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng Tăng Hữu Phong, nhấn mạnh, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã nỗ lực hết mình và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, khát vọng phát triển thành phố là rất lớn.Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh có những nút thắt đang cản trở sự phát triển. Một trong những điểm nghẽn lớn nhất chính là hạ tầng. Tình trạng ùn tắc giao thông làm cho việc đi lại khó khăn; tình trạng thiếu trường lớp; bệnh viện quá tải, xuống cấp…Theo ông Tăng Hữu Phong, nguyên nhân chính của những lực cản trên là thiếu nguồn lực. Trong khi ngân sách còn hạn chế thì chúng ta chưa có cơ chế, chính sách đầy đủ để huy động tổng lực nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho phát triển hạ tầng.Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng Tăng Hữu Phong phát biểu.Phân tích về nhu cầu vốn trong đầu tư hạ tầng, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sở đang phụ trách các chương trình về nhà ở xã hội; cải tạo chung cư, di dời nhà ở trên và ven kênh rạch, hạ tầng đô thị.Về nhà ở xã hội, Chương trình nhà ở xã hội được thành phố thông qua giai đoạn 2021-2025 xây dựng 35.000 căn, giai đoạn 2026-2030 khoảng 58.000 căn. Song song đó, Trung ương giao Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tiêu xây dựng 26.000 căn giai đoạn 2021-2025, nằm trong chương trình xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội.Theo tính toán, tổng kinh phí xây nhà ở xã hội cho giai đoạn 2021-2025 cần 37.700 tỷ cho 35.000 căn, giai đoạn 2026-2030 cần 86.400 tỷ đồng đầu tư cho 58.000 căn.Tuy nhiên, thực tế ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ bố trí được khoảng 10%. Số còn lại bắt buộc phải huy động từnguồn lực xã hội.Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Phan Công Bằng cho biết, nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết hệ thống hạ tầng giai đoạn 2021-2025 là 533.529 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 437.125 tỷ đồng.Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của thành phố đã được Quốc hội thông qua là 142.557 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.Phát hành trái phiếu kiều hối đầu tư hạ tầngTrong những năm gần đây, kiều hối trở thành nguồn lực vàng, rất lớn, rất ổn định, tăng dần theo thống kê hàng năm. Ước tính hiện có hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có khoảng 2,3 triệu người có liên hệ với thành phố. Chính những người Việt Nam xa xứ này đã đem lại nguồn lực khá lớn cho đất nước.Cụ thể, lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 đạt 9,46 tỷ USD, tăng 43,3% so với năm 2022, quý I/2024 kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục lập kỷ lục mới, đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ.Các thống kê chính thức cho thấy lượng kiều hối về thành phố cao hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, như năm 2023 là 9,46 tỷ USD, gấp gần 3 lần FDI.Đầu năm 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Đề án “Chính sách thu hút và phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn thành phố”.Bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh.Thông tin về Đề án này, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một trong những mục tiêu chính của đề án là nắn dòng kiều hối vào hạ tầng, vào sản xuất, kinh doanh… để tạo sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm.Cụ thể là khi đề án được triển khai, sẽ có ít nhất 5 dự án phát triển kinh tế-xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự đóng góp từ nguồn lực kiều hối. Một trong những sản phẩm chính của đề án là trái phiếu kiều hối.Bên cạnh đó là 8 nhóm giải pháp để thực hiện chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối như: tăng cường thông tin tuyên truyền, hỗ trợ nâng cao tay nghề của người lao động khi ra nước ngoài làm việc…Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính – Bất động sản Toàn Cầu, ước tính, với khoảng 5,5 triệu kiều bào trên thế giới, thu nhập bình quân 20.000 USD/năm, số thu nhập này của kiều bào khoảng 100 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2023, kiều hối chuyển về Việt Nam chỉ khoảng 16 tỷ USD thì tiềm năng kiều hối còn lớn.Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính – Bất động sản Toàn Cầu tại buổi tọa đàm.Do đó, một kế hoạch phát hành trái phiếu cho kiều bào tại nhiều nước mà kiều bào có thu nhập cao và có khả năng đóng góp cho việc phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu và triển khai càng sớm càng tốt.Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu khẳng định: "Phát hành trái phiếu cho kiều bào, tôi tin rằng 70% thành công với điều kiện Thành phố Hồ Chí Minh minh bạch về tài chính, khả năng thu thuế như thế nào. Đặc biệt trái phiếu không có tài sản đảm bảo thì khả năng thu thuế. Trái phiếu này tài trợ cho những dự án đặc biệt nào, gắn liền với dự án chứ không chung chung hạ tầng. Hơn nữa, nguồn trả nợ như thế nào. Nếu đáp ứng được 2 yếu tố trên thì kiều bào sẽ bỏ tiền vào hạ tầng cơ sở".Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, một hộ gia đình khi nhận kiều hối, ngoài chi tiêu, nâng cao đời sống, còn dùng nguồn tiền đó để sản xuất kinh doanh, mua trái phiếu địa phương… là những hiệu quả to lớn hơn, đột phá hơn.Các giải pháp phát hành trái phiếu địa phương, xây dựng hạ tầng... không phải giải pháp mới mà để thành phố định hướng dòng kiều hối chảy vào xây dựng hạ tầng thì cần phải thông tin tuyên truyền để người dân có sự lựa chọn phù hợp, từ đó có thể nắn dòng kiều hối vào nơi mong muốn. Do đó, nội dung buổi tọa đàm này có ý nghĩa rất lớn. Có thể chưa ra được chính sách ngay, nhưng là nền tảng để xây dựng chính sách nắn dòng kiều hối vào hạ tầng là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
https://nhandan.vn/huong-nguon-luc-kieu-hoi-vao-dau-tu-ha-tang-post806094.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "kiều hối", "Thành phố Hồ Chí Minh", "tọa đàm", "Phát triển", "hạ tầng", "trái phiếu" ] }
Tập trung phát hiện xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá
NDO -Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thốnggiám sát hành trình tàu cá(VMS).
Theo Công điện của Thủ tướng, sau hơn 6 năm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), gỡ cảnh báo “thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), công tác quản lý khai thác thủy sản nước ta đã có chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, trong đó tình trạng tàu cá nước ta đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài vẫn còn.Nguyên nhân của tình trạng này là các cơ quan chức năng chưa thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao, bên cạnh đó còn do số lượt tàu cá vi phạm các quy định về VMS vẫn còn nhiều nhưng tỷ lệ các trường hợp vi phạm bị xử phạt còn hạn chế.“Nếu không xử phạt nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS, tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, khả năng gỡ được cảnh báo thẻ vàng trong năm 2024 là rất thấp, thậm chí bị nâng lên thành cảnh báo “thẻ đỏ" trong đợt thanh tra lần thứ 5 sắp tới của EC” - công điện của Thủ tướng nêu rõ.Để quyết tâm gỡ “thẻ vàng IUU”, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền Thông, Tư pháp, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển rà soát lại toàn bộ hệ thống VMS (bao gồm cả phần cứng và phần mềm), tiếp tục bổ sung các tính năng quản lý tàu cá nhằm bảo đảm phát hiện ngay, kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị VMS sang các tàu khác, hoàn thành trong Quý III năm 2024.Thủ tướng yêu cầu thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin kịp thời giữa các cơ quan chức năng để bảo đảm các trường hợp tàu cá vi phạm các quy định về VMS được phát hiện nhanh nhất, kịp thời điều tra, xác minh thông tin, củng cố hồ sơ để xử phạt theo quy định. Đồng thời truyền thông sâu rộng đến cộng đồng ngư dân các trường hợp chủ tàu, ngư dân bị xử phạt để răn đe, nâng cao nhận thức, giáo dục cộng đồng, hoàn thành trong Quý III năm 2024.“Kiểm tra định kỳ, thường xuyên hoặc các đợt cao điểm (nếu cần thiết) chất lượng thiết bị, tình trạng lắp đặt và việc cung cấp dịch vụ hệ thống thiết bị VMS trên tàu cá để xử lý nghiêm minh chủ tàu cá, thuyền trưởng, nhà cung cấp dịch vụ vi phạm quy định pháp luật” - Thủ tướng yêu cầu.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy định của Luật Thủy sản, Nghị định số 37/2024 của Chính phủ và Nghị định số 38/2024.Với Bộ Quốc phòng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc lắp đặt, tình trạng thiết bị VMS trên các tàu cá khi xuất, nhập bến, đang hoạt động trên biển để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm quy định về VMS. Bên cạnh đó, bám sát, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các cộng đồng ngư dân có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, trên các vùng biển giáp ranh để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.Bộ Công an được giao phải kịp thời phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý triệt để, nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS.Về phía các địa phương ven biển, Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực, kinh phí để rà soát bảo đảm 100% tàu cá trên 15 mét khi tham gia khai thác trên biển phải lắp đặt thiết bị và duy trì kết nối hệ thống VMS theo quy định, hoàn thành trong Quý III năm 2024.Bố trí cán bộ đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ thực hiện giám sát từng tàu cá của địa phương trên hệ thống VMS, kịp thời phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý triệt để, nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS.Tin liên quanTăng cường hợp tác chống khai thác IUU hiệu quảTăng cường kiểm tra tình trạng lắp đặt và duy trì kết nối hệ thống VMS của 100% tàu cá khi ra vào cảng và đang hoạt động trên các vùng biển để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm quy định về VMS. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm các quy định pháp luật.
https://nhandan.vn/tap-trung-phat-hien-xu-ly-vi-pham-quy-dinh-ve-he-thong-giam-sat-hanh-trinh-tau-ca-post810575.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "VMS", "IUU", "Tàu cá", "Ủy ban châu Âu", "Công điện", "Thẻ vàng", "Luật Thủy sản", "Hải sản" ] }
Hơn 2,2 triệu cổ phiếu Nhựa Đà Nẵng giao dịch trên UPCoM ngày 28/5
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa hơn 2,23 triệu cổ phiếu DPC của CTCP Nhựa Đà Nẵnggiao dịch trên thị trường UPCoMtại HNX vào ngày 28/5 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 6.700 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (mã chứng khoán: DPC) có trụ sở chính tại lô Q đường số 4 và đường số 7, khu công nghiệp Liên Chiểu, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; tiền thân là Nhà máy Nhựa Đà Nẵng thành lập năm 1976; năm 2000, chính thức được cổ phần hóa và chuyển sang hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ là 15,87 tỷ đồng.Năm 2008, Công ty tăng vốn điều lệ lên 22,37 tỷ đồng. DPC chuyên kinh doanh thiết bị máy móc, nguyên liệu và các sản phẩm ngành nhựa, các sản phẩm chủ yếu hiện nay là bao bì, ống nước các loại sử dụng trong công, nông nghiệp và xây dựng. Thị trường chủ yếu của Công ty hiện nay là Đà Nẵng, các tỉnh miền trung và Tây Nguyên.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 21,5 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 15,6 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty tăng lên hơn 29,8 tỷ đồng, lỗ sau thuế giảm còn 7,3 tỷ đồng.Quý I/2024, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 7,5 tỷ đồng, khoản lỗ sau thuế là 953 triệu đồng, giảm so cùng kỳ năm trước (quý I/2023, lỗ sau thuế gần 1,2 tỷ đồng).Ngày 28/5 tới, hơn 2,23 triệu cổ phiếu DPC sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu 6.700 đồng/cổ phiếu; giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch hơn 22,3 tỷ đồng.Trước đó, cổ phiếu DPC của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng bị HNX hủy niêm yết vào ngày 14/5/2024, do Công ty có tổng số lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 vượt quá số vốn điều lệ thực góp, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
https://nhandan.vn/post-810745.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "cổ phiếu DPC", "Nhựa Đà Nẵng", "giao dịch", "UPCoM", "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội" ] }
Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu
Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so cùng kỳ 2023.
Theo báo cáo, Tập đoàn GELEX ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần lượt đạt 6.660 tỷ đồng và 385 tỷ đồng, tăng 3,9% và 167,7% so cùng kỳ. Lợi nhuận gộp quý này đạt 1.200 tỷ, giảm 5,4% so cùng kỳ do thị trường mảng thiết bị điện và vật liệu xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn.Kết thúc quý I, GELEX đã thực hiện 20,6% kế hoạch doanh thu và 20,0% kế hoạch lợi nhuận của năm 2024.Xét về các mảng kinh doanh, bất động sản và khu công nghiệp tiếp tục là điểm sáng khi ghi nhận 1.239 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 0,5% so cùng kỳ. Tuy doanh thu thuần tương đương cùng kỳ năm ngoái nhưng biên lợi nhuận gộp mảng này tăng mạnh, đạt mức 50% so 37,8% cùng kỳ, do đó lợi nhuận gộp đạt 619 tỷ đồng, tăng 32,8%.Đây tiếp tục là lĩnh vực ghi nhận tăng trưởng tích cực và tiếp tục là trọng điểm đầu tư của GELEX trong thời gian tới. Viglacera, đơn vị thành viên của Tập đoàn GELEX cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đối với Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (quy mô 288ha) và Khu công nghiệp Sông Công II (quy mô 296ha). Trước đó, đơn vị cũng đã công bố Khu công nghiệp Xanh và Thông minh - "Thuan Thanh Eco-Smart IP" tại tỉnh Bắc Ninh.Bên cạnh phát triển hạ tầng khu công nghiệp tại Viglacera, GELEX tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Frasers Property Vietnam triển khai các dự án nhà xưởng, nhà kho xây sẵn và khởi công thêm hai dự án bất động sản cao cấp đạt tiêu chuẩn công trình xanh là Industrial Centre Yên Mỹ (khởi công 21/3/2024) và Industrial Centre Đông Mai (khởi công 23/3/2024).Các khu công nghiệp này được xây dựng với tiêu chí đặt trọng tâm vào khách hàng, đạt tiêu chuẩn công trình xanh (LEED) và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đây cũng là bước đà để mảng bất động sản và khu công nghiệp của GELEX tăng trưởng trong thời gian tới.Ở mảng thiết bị điện, doanh thu thuần quý này đạt 3.605 tỷ đồng, tăng 12,2% so cùng kỳ. Còn hạ tầng tiện ích (gồm các dự án năng lượng và nước sạch) ghi nhận doanh thu 389 tỷ đồng, giảm 3,3%; mảng vật liệu xây dựng đạt 1.416 tỷ đồng doanh thu, giảm 7,9% so cùng kỳ.Một điểm tích cực khác trong quý là lãi suất giảm so với quý I/2023 dẫn tới chi phí tài chính giảm; đồng thời doanh thu tài chính trong kỳ tăng cũng góp phần vào tăng trưởng lợi nhuận của quý I/2024 so cùng kỳ.Trước đó, vào ngày 28/3/2024, Tập đoàn GELEX đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, thông qua các mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 32.303 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.921 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,7% và 37,5% so thực hiện 2023.Về định hướng phát triển, GELEX sẽ cơ cấu lại danh mục đầu tư, trong đó mảng thiết bị điện, phát triển hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp, năng lượng tái tạo vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đầu tư của Tập đoàn.Công ty cũng sẽ đầu tư cho hoạt động R&D; phát triển hệ sinh thái đối tác với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu và luôn dành sự quan tâm đến phát triển bền vững thông qua việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực cốt lõi và từng bước áp dụng có hiệu quả khung quản trị tích hợp ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp).
https://nhandan.vn/quy-i2024-gelex-dat-gan-6700-ty-dong-doanh-thu-post806762.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [] }
Tín hiệu vui của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
NDO -5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6.14 tỷ USD (tăng 23.6%) so cùng kỳ năm 2023. Theo ghi nhận, đơn hàng của các doanh nghiệp đang tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6, thậm chí đến hết năm. Đây là những tín hiệu vui, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ.
Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệpsản xuất, chế biến gỗ, trong đó có hơn 5.000 doanh nghiệp tư nhân, 250 doanh nghiệp nhà nước và hơn 660 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong số này, hiện mới có 810 doanh nghiệp có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm nằm trong hệ thống kiểm soát để truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp, được cấp chứng nhận.Năm nay, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 17,5 tỷ USD. Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị, chỉ tiêu đặt ra cho năm 2024 của ngành gỗ là khá cao, đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị đang kéo dài và khó đoán định, cả yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu đều khó khăn. Tuy vậy, thị trường quốc tế cũng đã bắt đầu xuất hiện những điểm sáng như nhu cầu tiêu dùng tăng sau những năm đại dịch, giá vận tải giảm… sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bứt phá, phát triển thêm thị trường xuất khẩu.Đến nay, nội lực củadoanh nghiệp chế biến gỗvà lâm sản xuất khẩu đã và đang được cải thiện rất lớn. Các doanh nghiệp đang thay đổi mạnh mẽ tư duy quản lý, quản trị doanh nghiệp theo mô hình chuyên nghiệp, đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư thiết bị hiện đại với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động, sản xuất được với nhiều chi tiết sản phẩm phức tạp, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.Nhìn chung thời gian qua các doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong cải tiến công nghệ sử dụng trong chế biến đồ gỗ. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, ứng dụng các loại công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động trong chế biến gỗ, tạo ra những chi tiết phức tạp, tiết kiệm nguyên liệu, giúp doanh nghiệp có được sản phẩm có kết cấu, mẫu mã mới đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng cao cấp về chất lượng và mỹ thuật, sản phẩm phối kết với kim loại, đá. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sản xuất và cung ứng thiết bị máy móc, sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào bên ngoài, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm như: các hệ thống máy móc thiết bị ép, bào, phân loại gỗ, sơn, keo, vật liệu trang trí bề mặt, vật liệu gắn kết cấu kiện sản phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm.Về lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến gỗ tăng cả số lượng, chất lượng. Hiện cả nước có hơn 500.000 lao động, trong đó lao động được đào tạo, làm việc ổn định chiếm 55-60%. Lực lượng lao động này đã làm chủ việc vận hành, sử dụng thiết bị, công nghệ mới, thay thế công việc do chuyên gia nước ngoài thực hiện trước đây, còn lại là lao động giản đơn theo mùa vụ chiếm khoảng 40-45% tổng số lao động. Mặt khác, nguồn nhân lực dồi dào từ cơ cấu dân số trẻ và sự khéo léo, tỉ mỉ, sáng tạo của người Việt Nam đang tạo đà cho ngành sản xuất, chế biến gỗ phát triển bền vững.Ngoài ra, ngành chế biến gỗ còn thu hút hàng triệu lao động ở khu vực nông thôn miền núi trực tiếp đóng góp công sức để gây trồng tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến lâm sản. Tổng nhu cầu gỗ nguyên liệu phục vụ ngành chế biến gỗ nước ta khoảng 40 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm, trong đó, nguồn nguyên liệu gỗ khai thác trong nước ước đạt 30 triệu m3, chiếm 75%, khai thác từ rừng trồng tập trung 20,5 triệu m3; khai thác từ cây trồng phân tán và gỗ cao su khoảng 9,6 triệu m3; nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu khoảng 8,5 triệu m3 gỗ, chiếm 25% tổng khối lượng gỗ của ngành chế biến. 100% gỗ nguyên liệu trong nước và gỗ nhập khẩu phục vụ ngành chế biến lâm sản, có hồ sơ lâm sản hợp pháp, bảo đảm truy xuất nguồn gốc theo quy định của pháp luật.Ngoài ra, các nguồnlâm sản ngoài gỗtrong nước như tre, nứa, song, mây, tinh dầu nhựa, các loài cây thuốc, dược liệu dưới tán rừng,… rất phong phú. Hiện tại nước ta có khoảng 1,4 triệu ha tre, tương đương 6,2 tỷ cây. Cả nước có 37 tỉnh có rừng tre tập trung, trong đó 23 tỉnh có diện tích tre từ 10.000ha trở lên. Trong số 40 loài tre nứa, có 9 loài có giá trị kinh tế là vầu, lồ ô, tre, tre gai, mạnh tông, luồng, tầm vông, trúc sào, mai và diễn. Các loài tre có giá trị thương mại cao là luồng, trúc và tầm vông. Cả nước có khoảng 30.000ha mây, phân bố ở 28 tỉnh trên cả nước và hầu hết là mây tự nhiên. Khác với nguồn nguyên liệu gỗ có thể nhập khẩu, nguồn nguyên liệu tre nứa, song mây phục vụ sản xuất hầu hết được đáp ứng từ trong nước.Thị trường gỗ và lâm sản Việt Nam đang duy trì xuất khẩu sang thị trường của 140 quốc gia, vùng lãnh thổ. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản trong những năm gần đây luôn tăng trưởng, đứng trong nhóm 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực (hơn tỷ 1 USD) của Việt Nam. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) Ngô Sỹ Hoài cho rằng, đến nay các thị trường tiêu dùng hàng hóa lớn như Mỹ, châu Âu đang đón những tín hiệu tốt dần lên, nhờ đó thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu tăng, trong đó có nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Thêm vào đó, tại thời điểm hiện nay, giá cước vận chuyển đường biển đã giảm sâu cũng góp phần đáng kể, giúp các nhà nhập khẩu giảm đáng kể áp lực về chi phí và mạnh dạn hơn trong kế hoạch đặt hàng trở lại. Sự kiên trì, linh hoạt trong việc tìm kiếm thị trường mới và đầu tư đúng hướng của các doanh nghiệp sẽ sớm đưa ngành xuất khẩu gỗ trở lại đà tăng trưởng và hoàn thành mục tiêu xuất khẩu đặt ra.
https://nhandan.vn/tin-hieu-vui-cua-cac-doanh-nghiep-xuat-khau-go-post812838.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Lâm sản", "Tre nứa", "Gỗ", "VIFOREST", "xuất khẩu gỗ" ] }
Tăng cường hợp tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp hiệu quả
NDO -Ngày 23/4, tại Đà Nẵng đã diễn ra “Hội thảo khu vực vềchống khai thác thủy sản bất hợp pháp(IUU) , tiến tới tăng cường hợp tác, cùng nhau chống IUU hiệu quả” .
Hội thảo do Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng, chống ma túy và Thực thi pháp luật về quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG) phối hợp cùng Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức.Tiếp nối thành công từ nhữnghội thảo Khu vựcvề chống IUU trước đó diễn ra tại Malaysia vào tháng 9 năm 2022 và Philippines vào tháng 5 năm 2023, hội thảo lần này tiếp tục là cơ hội để các bên tăng cường hợp tác, giao lưu, trao đổi chia sẻ thông tin về tình hình thực thi pháp luật trên biển góp phần chống IUU hiệu quả và bền vững giữa các quốc gia trong khu vực và quốc tế.Hội thảo diễn ra trong 3 ngày từ 23 đến 25/4, có sự góp mặt của hơn 70 đại biểu là các chuyên gia quốc tế trong vấn đề thực thi pháp luật thủy sản đến từ các nước như Hoa Kỳ, Australia, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.Tại hội thảo, các đại biểu tập trung chia sẻ, trao đổi cập nhật về xu hướng toàn cầu trong đấu tranh chống IUU và các vấn đề thách thức nghề cá trong khu vực. Đồng thời bày tỏ sáng kiến để tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin tổng quan về Ủy ban nghề cá tây và trung Thái Bình Dương; các công cụ về theo dõi, kiểm soát và giám sát tàu cá (MCS),...Trong khuôn khổ hội thảo các diễn giả còn chia sẻ về kinh nghiệm xử lý vi phạm IUU trong nước và quốc tế thông qua các bài tập tình huống giả định.Tin liên quanSóc Trăng tuyên truyền chống khai thác IUU cho 100 ngư dânKhẳng định tầm quan trọng của hội thảo, đại diện Cục Kiểm ngư nhận định: Hội thảo tổ chức ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng khi cập nhật những thông tin, diễn biến mới của quốc tế về chống khai thác IUU. Kinh nghiệm của các nước sẽ được lực lượng thực thi pháp luật có liên quan của Việt Nam như các lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Biên phòng… tiếp nhận. Qua đó, giúp cho Việt Nam tổ chức chống khai thác IUU và thực thi pháp luật trên biển hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, quốc tế và khu vực có nhiều biến động, hội thảo là minh chứng rõ nét về mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cùng nhau giải quyết các thách thức theo cách có tác động lâu dài đối với hai dân tộc.
https://nhandan.vn/tang-cuong-hop-tac-chong-khai-thac-thuy-san-bat-hop-phap-hieu-qua-post806145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Cục Kiểm ngư", "Kiểm ngư", "Khai thác thủy sản", "IUU" ] }
Tháo gỡ vướng mắc trong định giá đất
NDO -Bế tắc trong tính tiền sử sụng đất khiến hàng ngàn dự án nhà ở tạiThành phố Hồ Chí Minhchậm triển khai; 58.000 sổ hồng chưa được cấp cho dân, giá nhà ở ngày càng tăng cao dẫn đến nhiều hệ lụy về an sinh xã hội… Đó là các nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Định giá đất Đúng và Đủ”’do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 14/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
58.000 sổ hồng chưa được cấpTheo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố, đến nay còn hơn 58.000 sổ hồng tại hàng chục dự án chung cư chưa được cấp cho người dân. Điều này khiến người dân không yên tâm, chủ đầu tư không thu được 5% số tiền còn lại của hợp đồng, dẫn tới những giao dịch khác trong xã hội không được bảo đảm.Ông Châu cho rằng, tắc định giá đất là nguyên nhân dẫn đầu trong 6 nhóm nguyên nhân gây tắc sổ hồng. Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 1/7/2014 của Chính phủ đã quy định các phương pháp định giá đất. Tuy nhiên trên thực tế, các tiêu chí thực hiện định giá đất bị vướng, chủ yếu là phương pháp thặng dư, dẫn đến một số cán bộ viên chức có liên quan vướng vào vòng lao lý, các doanh nghiệp thẩm định giá cũng bị vướng.Ngoài yếu tố “đúng và đủ” trong định giá đất, cần bổ sung thêm yếu tố “công bằng và không tận thu” vì nếu tận thu, chúng ta sẽ khó có kết quả thỏa đáng. Nếu Nhà nước đáng ra phải thu được 10 đồng nhưng chỉ thu 9 đồng thì 1 đồng còn lại doanh nghiệp có thể dùng để kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng, người dân cũng góp phần phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu. Quy định cũng cần công bằng cho cả Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.Nói về giá thành nhà ở, ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, tiền sử dụng đất chiếm cấu phần rất đáng kể trong bảng kê giá đầu vào để xây dựng giá thành bất động sản.Vì thế, việc tính tiền đất quá cao trong khi các khoản chi phí của doanh nghiệp không được tính đủ sẽ dẫn đến chi phí phát triển dự án bị đội lên cao, khiến giá nhà chỉ có tăng, không thể giảm, bất chấp nhiều nỗ lực của các bên. Cuối cùng, thiệt hại sẽ thuộc về người mua, về lâu dài không có lợi cho thị trường và an sinh xã hội.Ông Nguyễn Như Bình, Trưởng Phòng Kinh tế đất - Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh minh chứng cho hậu quả của việc chậm thẩm định giá đất là có hàng trăm dự án không thể triển khai. Trong đó, có những dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất... từ nhiều năm trước.Do pháp lý đất có thể có từ năm 2003, nhưng quá trình có sự kết nối điều chỉnh, việc câu chữ sử dụng trước đây không rõ ràng, chưa bám sát quy định pháp luật, nên nay muốn định giá phải rà soát lại. Liên quan chỉ tiêu kiến trúc, cơ cấu sử dụng đất... cũng phải rà soát lại cho phù hợp quy định pháp luật về định giá do pháp luật về đất đai quy định đã cũ, kéo dài qua nhiều thời kỳ.Quy định định giá đất là mới, trong khi xử lý các quy định cũ; có những dự án chủ đầu tư có ít nhiều vi phạm trong quá trình triển khai xây dựng như xây thêm tầng hầm, chuyển đổi công năng không đúng quy hoạch. Trường hợp này không nhiều nhưng cần các cơ quan quản lý rà soát, có hướng xử lý; dự án thay đổi chủ đầu tư, thành viên góp vốn phải rà soát.Đặc biệt, vấn đề nóng bỏng là có 125 dự án đang chào thầu, có dự án chào không dưới 30 lần vẫn không thuê được tư vấn, có dự án đã thuê đơn vị tư vấn nhưng tư vấn đành bỏ cuộc...Các trường hợp đó buộc phải chào lại, rất khó. Hay có dự án đã thuê tư vấn, lập chứng thư lại gặp vướng mắc hội đồng thẩm định giá đất trả về vì rà soát từ tổ chuyên viên giúp việc nói nhiều nội dung chưa phù hợp. Trong thực tế, còn rất nhiều vướng mắc.Đâu là khoảng vênh giữa quy định và thực tế?Theo hầu hết các chuyên gia tham dự hội thảo, khoảng vênh lớn nhất trong Nghị định 12/2024/NĐ-CP (ban hành Ngày 5/2/2024, sửa đổi bổ sung Nghị định 44) là nhiều chi phí hợp lý của nhà đầu tư đã không được đưa vào định giá đất.Theo ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành, tiền sử dụng đất phải đóng được tính bằng tổng doanh thu trừ cho tổng chi phí cộng và lợi nhuận định mức. Ở đây, thường phát sinh mâu thuẫn với cơ quan Nhà nước ở chỗ cơ quan Nhà nước luôn luôn tìm làm sao cho doanh thu ở mức lớn nhất, chi phí thấp nhất để ra tiền sử dụng đất lên cao nhất. Ngược lại, doanh nghiệp lại chứng minh chi phí hợp lệ, doanh thu phù hợp.Hai bên ngược nhau dẫn đến câu chuyện đơn vị tư vấn không giải quyết được vấn đề này. Dẫn một thí dụ cụ thể, ông Lê Hữu Nghĩa cho hay, nhà xe thì sở hữu của người dân nhưng tính toàn bộ diện tích nhà xe đó tính doanh thu một năm bao nhiêu nhân cho vòng đời lên 50 năm. Nhưng luật quy định phần này không thuộc sở hữu của người dân nhưng vẫn tính cho chủ đầu tư.Hay doanh thu khi áp giá, tại thời điểm bán dự án có giá không được áp dụng mà tính theo giá dự án tương đồng. Giả sử một dự án đang bán giá 35 triệu đồng/m2, nhưng lại kiếm một dự án tương đồng khác lên 50 triệu đồng/m2áp vào, dẫn đến câu chuyện doanh thu đội lên rất nhanh, tăng tiền sử dụng đất. Bởi giá khác nhau tại từng thời điểm khác nhau. Chính vì chỗ này mà người dân hay gọi là tận thu.Để khắc phục được mâu thuẫn giữachính sách của Nhà nướcvà thực tại của doanh nghiệp, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 của Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất giải pháp không thu tiền sử dụng đất mà nên quy ra một sắc thuế để thu từ từ.Điều này giúp doanh nghiệp nhẹ gánh, nhưng hạn chế đầu cơ, giúp cơ quan nhà nước cũng nhẹ gánh quản lý. Hiện nay, thu tiền sử dụng đất chiếm khoảng 13% nguồn thu nội địa. Số tiền này rất lớn nhưng gây hệ quả là vì nguồn thu mà các địa phương cho phát triển dự án vô tội vạ dẫn đến nhiều dự án bỏ hoang, gây lãng phí ghê gớm nguồn lực xã hội.Trước mắt những vướng mắc này sẽ được gỡ bằng phương pháp thặng dư nhưng hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và Nhà nước phải trên quan điểm lọt sàn xuống nia.Nghị định mớiáp dụng phương pháp thặng dư cố gắng liệt kê hai nhóm, nhóm những chỉ số tính tổng doanh thu, nhóm 2 là nhóm những chi phí được khấu trừ.Thực hiện nguyên tắc về thuế trên nền tảng doanh nghiệp tự khai thuế với Nhà nước để đóng tiền sử dụng đất. Sau khi dự án hoàn thành, Nhà nước hậu kiểm để truy thu nếu doanh thu tăng hơn nhiều so với doanh nghiệp khai báo trước đó.
https://nhandan.vn/thao-go-vuong-mac-trong-dinh-gia-dat-post814374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "thẩm định giá", "định giá", "thị trường bất động sản", "nhà ở", "dự án chậm triển khai" ] }
VASEP kiến nghị một số quy định bất cập trong Nghị định 37/2024/NĐ-CP
NDO -Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ký văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị một số quy định bất cập trong Nghị định 37/2024/NĐ-CP, sẽ có hiệu lực từ ngày 19/5.
Cụ thể, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu trongNghị định 37/2024/NĐ-CPđang gây hoang mang cho doanh nghiệp.Bởi các doanh nghiệp không biết khái niệm "trộn lẫn nguyên liệu "trong" cùng một lô hàng xuất khẩu" được hiểu như thế nào mới đúng. Cụ thể tại luật Thủy sản (2017), Nghị định 26/2019, Nghị định 37/2024 và Nghị định 38/2024 không thấy có định nghĩa cụ thể về hành vi "trộn lẫn nguyên liệu".Thực tế, đối với các doanh nghiệp hải sản việc sản xuất ra thành phẩm của một lô hàng có nguyên liệu từ nhiều loài, nhiều mặt hàng, từ các nguồn khác nhau như khai thác và nhập khẩu là hoàn toàn bình thường, là một thông lệ trong giao thương quốc tế hiện nay. Miễn sao đó là các lô hàng được chứng minh là không vi phạm quy định Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU), được kiểm soát, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và có đủ giấy tờ cần thiết để xuất khẩu.VASEP phân tích, theo yêu cầu thị trường, nhiều doanh nghiệp hải sản sản xuất hàng phối trộn (seafood mix) hoặc những sản phẩm giá trị gia tăng-thí dụ như sản phẩm "hải sản xiên que". Trong đó, một que xiên bao gồm cả cá ngừ, cá dũa (cá ngừ có xuất xứ từ nhập khẩu; cá dũa thu mua trong nước). Các loại nguyên liệu này đều không vi phạm quy định chống khai thác IUU, truy xuất được và có đủ giấy tờ cần thiết.Nếu thực hiện quy định kể trên, doanh nghiệp bắt buộc phải tách các miếng cá ra khỏi que; những miếng cá nào có nguồn gốc nhập khẩu thì đóng vào 1 container riêng; những miếng cá nào từ nguồn khai thác trong nước sẽ đóng vào container khác, kèm với số que để xiên. Khi các container riêng rẽ sang được các nước nhập khẩu, khách hàng phải tự lấy 2 loại cá để xiên vào que thành sản phẩm "hải sản xiên que" theo đúng quy cách yêu cầu.Một vấn đề khác được VASEP đề cập đến đó là thực tế hiện nay, vấn đề "container ghép" là khá phổ biến và là thông lệ thương mại quốc tế. Thí dụ khách hàng có thể đặt và yêu cầu giao 1 container gồm: 10 tấn cá ngừ, 5 tấn cá phèn và 5 tấn cá nục. Cá ngừ thì từ nguồn nhập khẩu, cá phèn, cá nục thì thu mua trong nước. Tất cả đều có giấy tờ chứng minh hợp pháp, hợp lệ, không vi phạm. Nếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định 37/2024 thì bắt buộc phải tách container trên ra thành 2 container: tách 10 tấn cá ngừ ra đóng riêng vào 1 container, và số cá phèn, cá nục đóng riêng vào container thứ 2.Tin liên quanQuyết tâm chống khai thác thủy sản bất hợp phápVASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu không chỉ khiến doanh nghiệp phải trả gấp đôi chi phí logistics và cước tàu vận chuyển đường biển ra nước ngoài mà còn phát sinh gấp đôi nguồn lực, chi phí quản lý, thông quan của cả doanh nghiệp cùng nhà nhập khẩu ở nước ngoài. Đặc biệt, VASEP và các doanh nghiệp chưa thấy phương thức, quy định này ở các nước đang cùng xuất khẩu hải sản khai thác vào thị trường EU.
https://nhandan.vn/vasep-kien-nghi-mot-so-quy-dinh-bat-cap-trong-nghi-dinh-372024nd-cp-post809455.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Nghị định 37/2024/NĐ-CP", "Nghị định 26/2019", "VASEP", "IUU", "Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam", "nguyên liệu thủy sản" ] }
VN-Index giảm hơn 6 điểm, khối ngoại "xả" tiếp gần 2.900 tỷ đồng
NDO -Phiên giao dịch ngày 30/5, áp lực bán tháo diện rộng khiến chỉ sốVN-Indexcó lúc giảm mạnh hơn 20 điểm nhưng kịp đảo chiều bật tăng nhờ dòng tiền bắt đáy lúc cuối phiên. Chốt phiên, VN-Index chỉ còn giảm 6,32 điểm, về mức 1.266,32 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườngtăng đáng kể so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 1.375,10 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 31.424,27 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng mạnh, hơn 2.880 tỷ đồng, tập trung vào các mã MSR (325 tỷ đồng), MBB (213 tỷ đồng), FPT (195 tỷ đồng), VND (162 tỷ đồng), VCB (113 tỷ đồng)…Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm PVT (43 tỷ đồng), HVN (36 tỷ đồng), DBC (36 tỷ đồng), BAF (26 tỷ đồng), BWE (24 tỷ đồng)…Trên sàn HoSE, giá trị giao dịch khớp lệnh phiên này tăng nhẹ so phiên trước, đạt hơn 23.730,45 tỷ đồng.Phiên hôm nay, các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 3,8 điểm gồm: GVR, MWG, MSN, TCB, CTG, POW, ACB, DHG, OCB, KDH.Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm gần 7,2 điểm của VN-Index gồm: VCB, BID, VIC, GAS, MBB, HPG, VHM, SAB, HVN, VNM.Trong phiên này, đáng chú ý cổ phiếu nhóm bán lẻ phục hồi khá tốt, tăng 2,17%; trong đó MWG tăng 3,80%, FRT tăng 0,61%, HAX tăng 3,92....Cổ phiếu nhóm ngân hàngnghiêng về sắc đỏ, một số mã lớn giảm mạnh tác động tiêu cực lên VN-Index như VCB, BID, MBB, SAB… Chiều ngược lại, các mã TCB, CTG, ACB, OCB… tác động tích cực lên thị trường.Ở nhómcổ phiếu bất động sản, bộ đôi VIC và VHM giảm lần lượt 2,82% và 1,14% cũng tác động tiêu cực lên VN-Index.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đảo chiều bật tăng lúc cuối phiên nhưng vẫn đóng cửa trong sắc đỏ, VNXALL-Index chốt phiên giảm 5,32 điểm (-0,25%), về mức 2.087,59 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 1.058,66 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 27.125,51 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 169 mã tăng giá, 94 mã đứng giá và 221 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 244,01 điểm, giảm 0,14 điểm (-0,06%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 142,56 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.273,31 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 78 mã tăng giá, 65 mã đứng giá và 87 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 0,73 điểm (-0,14%) và lên mức 539,20 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 83,36 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 2.098,36 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 10 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 16 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giảm điểm, đóng cửa tại mức 95,80 điểm, giảm 0,14 điểm (-0,13%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 181,96 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.847,77 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 130 mã tăng giá, 101 mã đứng giá và 152 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 6,32 điểm (-0,50%) và xuống mức 1.266,32 điểm. Thanh khoản đạt hơn 1.050,58 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 25.853,19 tỷ đồng. Toàn sàn có 156 mã tăng, 70 mã đứng giá và 277 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 4,73 điểm (-0,37%) và xuống mức 1.279,29 điểm. Thanh khoản đạt hơn 291,83 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 9.846,39 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 8 mã tăng, 1 mã đi ngang và 21 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là MBB (hơn 28,81 triệu đơn vị), HPG (hơn 27,25 triệu đơn vị), SHB (hơn 25,83 triệu đơn vị), VIX (hơn 21,94 triệu đơn vị), POW (hơn 21,58 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là EVG (6,98%), VIP (6,86%), CMV (6,82%), SVD (6,67), HAS (6,50%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là SAV (-14,97%), VAF (-11,76%), CSM (-6,95%), FUCVREIT (-6,92%), FUCTVGF3 (-6,90%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 253.089 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 32.004,18 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-giam-hon-6-diem-khoi-ngoai-xa-tiep-gan-2900-ty-dong-post811859.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "VN-Index", "khối ngoại", "HNX-Index", "phiên giao dịch", "cổ phiếu", "chứng khoán" ] }
Lịch chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 22 đến 26/4
NDO -Danh sách các doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 22 đến 26/4.
* Ngày 14/5/2024, CTCP Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh (UPCoM: FHS) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.200 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 2/5/2024.* CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa-Vũng Tàu (HOSE: HDC) thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 1000:148, giá 15.000 đồng/CP (1 CP là 1 quyền, 1.000 quyền được mua 148 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 2/5/2024.* Ngày 15/5/2024, CTCP Đóng tàu Sông Cấm (UPCoM: SCY) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 380 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 2/5/2024.* Ngày 17/5/2024, CTCP Cấp nước Kon Tum (UPCoM: KTW) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 286 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 2/5/2024.* Ngày 10/5/2024, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/4/2024.* Ngày 26/9/2024, CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/4/2024.* Ngày 27/5/2024, CTCP Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Hà Nội (UPCoM: EPH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/4/2024.* Ngày 9/5/2024, CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HOSE: RAL) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/4/2024.* Ngày 13/6/2024, CTCP Bia Hà Nội Nam-Định (UPCoM: BBM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/4/2024.* Ngày 22/5/2024, CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (HOSE: VPD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/4/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/4/2024.
https://nhandan.vn/post-805703.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "chốt trả cổ tức", "doanh nghiệp", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 nhận điện ngược thành công
NDO -Ngày 16/5, Ban Quản lý dự án điện thuộc Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), đơn vị chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, phát đi thông báo vào lúc 16 giờ 37 phút ngày 15/5, đơn vị và Tổng thầu EPC đã phối hợp với các cơ quan của Tập đoàn điện lực Việt Nam tiến hành nhận điện ngược thành công sân phân phối 220kV (theo phương án tạm) cho dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4.
Theo Ban Quản lý dự án điện PV Power, trước đó, Hội đồng nghiệm thu của dự án đã nghiệm thu tất cả các hạng mục cho công việc này. Đây là mốc tiến độ quan trọng để chuẩn bị cho công tác chạy thử từng khu vực và toàn nhà máy.Theo quy trình, điện từ lưới điện quốc gia sẽ được đóng vào sân trạm 220kV của nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4. Từ đây, điện tiếp tục được đóng vào hệ thống tự dùng trung thế và hạ thế của nhà máy, như: Nhà điều khiển trung tâm, tua bin, lò thu hồi nhiệt, hệ thống nước làm mát, xử lý nước.Dự kiến,nhà máy điện Nhơn Trạch3 sẽ chính thức phát điện thương mại vào ngày 15/11/2024 và nhà máy điện Nhơn Trạch 4 là tháng 5/2025. Đây là những dự án nguồn điện quan trọng cho khu vực miền nam và cả nước trong những năm tới.Hạng mục đấu nối điện của nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3.Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Lê Mạnh Hùng, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 là dự án đầu tiên trong số 12 dự án sản xuất điện theo quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 là công trình trọng điểm quốc gia, được xây dựng tại khu công nghiệp Ông Kèo, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Dự án có quy mô công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ bổ sung khoảng 9 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện quốc gia.Đối với tỉnh Đồng Nai, dự án sẽ đem lại doanh thu từ 17 đến 18 nghìn tỷ đồng/năm khi vận hành thương mại.Theo PV Power đến đầu tháng 5/2024, dự án đã thi công được khoảng 85% khối lượng công việc.
https://nhandan.vn/nha-may-nhiet-dien-nhon-trach-3-4-nhan-dien-nguoc-thanh-cong-post809566.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Nhiệt điện Nhơn Trạch", "quy hoạch điện VIII", "cung cấp điện" ] }
Thành công nhờ khởi nghiệp trồng dưa Kim Hồng Ngọc trên đất lúa
NDO -Nhận thấy trồng lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà Trần Thị Liễu (xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnhHậu Giang) đã nghiên cứu để trồng dưa Kim Hồng Ngọc trên đất lúa. Sau hơn một năm thử nghiệm, thành quả mang lại hơn cả sự mong đợi, gia đình bà Liễu thu được lợi nhuận cao, bắt đầu tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế.
Nói về dự án khởi nghiệp của mình, bà Liễu cho biết, bà vốn chỉ là nông dân, quanh năm với đồng ruộng. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của gia đình lên đến hàng héc-ta, nhưng chỉ dựa vào cây lúa thì cuộc sống vẫn khó khăn, vất vả.Với mong muốn đổi đời, một thời gian dài, bà trăn trở với câu hỏi: Trồng thêm cây gì trên đất lúa để tăng thêm thu nhập? Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu thị trường, bà và chồng quyết định cải tạo đất lúa để trồng dưa. Các loại dưa được lựa chọn để trồng thử là dưa lê, dưa Thái, Kim Hồng Ngọc…Sau khi thử nghiệm và nghiên cứu thị trường, bà Liễu quyết định đầu tư trồng dưa Kim Hồng Ngọc vì loại này mới lạ, cho lợi nhuận cao và đầu ra ổn định hơn các loại dưa khác. Loại dưa này có hình dáng và màu sắc đẹp, tên gọi hay, dưa ăn giòn, ngọt, bảo quản lâu cho nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.Giá bán hạt giống dưa Kim Hồng Ngọc tuy khá cao nhưng dễ ương và có năng suất tốt, nhẹ nhân công. Lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương cũng nhiều nên bảo đảm tiến độ trồng trọt và thu hoạch.Gia đình bà Liễu chăm sóc cây dưa Kim Hồng Ngọc.Trong suốt quá trình trồng dưa, vợ chồng bà Liễu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các biện pháp, kỹ thuật trồng, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, ưu tiên dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học ít gây hại cho môi trường. Bà Liễu cũng mạnh dạnliên kết với doanh nghiệpđể được cung ứng hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu đầu ra.Nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và làm việc không quản mệt nhọc, ngay vụ đầu tiên, gia đình bà liễu đã gặt hái được “trái ngọt”. Vụ dưa Tết Nguyên đán năm 2024, với 7ha dưa Kim Hồng Ngọc, gia đình bà Liễu thu về khoản lợi nhuận 380 triệu đồng. Năng suất dưa đạt khá cao, bình quân khoảng 2 tấn/công (1.000m2).Vừa qua, gia đình bà cũng vừa thu hoạch dứt điểm vụ dưa Kim Hồng Ngọc thứ hai. Nếu vụ Tết bà Liễu trồng đồng loạt hết diện tích đất thì ở vụ rồi, bà chia ra xuống giống mỗi ngày vài công đất, bảo đảm thu hoạch 1 tấn/ngày. Vụ dưa vừa qua, gia đình bà cắt hơn 80 tấn, kéo dài trong vòng một tháng.Bà Liễu chia sẻ, bình quân mỗi vụ dưa chỉ kéo dài khoảng 3 tháng tính từ khi làm đất, xuống giống cho đến lúc thu hoạch. Thời gian đó, ngoài lao động của gia đình, bà thuê khoảng thêm 10 đến 15 lao động tại địa phương. Thu nhập bình quân mỗi lao động khoảng 200.000 đến 250.000 đồng. Nhờ trồng dưa, một số hộ khó khăn quanh đây có được việc làm thường xuyên nên kinh gia đình ổn định hơn.Những vụ dưa đầu tiên đã mang đến lợi nhuận cao cho gia đình bà Liễu.Thấy mô hình đạt hiệu quả cao nên hiện nay, gia đình bà Liễu đã mạnh dạn đầu tư thêm 20 công đất để mở rộng sản xuất. Bà còn liên kết thêm nhiều hộ hội viên phụ nữ trồng dưa Kim Hồng Ngọc trên đất lúa đó để có nguồn dưa dồi dào, đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp chị em cùng nhau phát triển kinh tế.Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Long Phú Đỗ Thị Hồng Tươi, mô hình trồng dưa Kim Hồng Ngọc của bà Trần Thị Liễu có triển vọng phát triển, nhân rộng. Vừa qua, bà Liễu đã mạnh dạn tham gia cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnhHậu Giangtổ chức. Cuộc thi này sẽ là cơ hội giúp bà Liễu quảng bá mô hình, học tập thêm kinh nghiệm để phát triển mạnh mẽ hơn mô hình.Nói về kế hoạch sắp tới của mình, bà Trần Thị Liễu chia sẻ: “Hiện nay, mặc dù thành công bước đầu, nhưng mô hình khởi nghiệp của tôi cũng đối mặt với không ít khó khăn. Không phải ai cũng biết đến loại sản phẩm này, dẫn đến hạn chế về tiêu thụ. Bản thân tôi cũng không biết nhiều về khoa học-kỹ thuật và cách quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Rất mong trong thời gian tới, tôi sẽ nhận được thêm nhiều sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng, chuyên gia… để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế bền vững”.
https://nhandan.vn/thanh-cong-nho-khoi-nghiep-trong-dua-kim-hong-ngoc-tren-dat-lua-post813784.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Hậu Giang", "phụ nữ", "phát triển kinh tế", "trồng dưa" ] }
Giá cà-phê tăng mạnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung
NDO -Nhómcà-phêlà điểm sáng của thị trường khi là mặt hàng hiếm hoi duy trì đà tăng ổn định. Chốt ngày, giá Arabica tăng 3,2%, cà-phê Robusta tăng 1,4%, chạm mức cao nhất trong vòng 4 tuần.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, lo ngại hoạt động sản xuất cà-phê vụ 2024-2025 có thể thu hẹp tại các quốc gia cung cấp chính như Brazil và Việt Nam vẫn tiếp tục là nguyên nhân chính hỗ trợgiá Robusta. Trong khi đó,giá Arabicacũng nhận lực đẩy từ đà tăng của Robusta.Thị trường hiện lo ngại nông dân Việt Nam sẽ tiếp tục giữ cà-phê khiến lượng hàng xuất đi trong tháng 5 sụt giảm. Trong báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thống kê đã ước tính xuất khẩu cà-phê trong tháng của nước ta chỉ ở mức 95.000 tấn, giảm mạnh 36,5% so cùng kỳ năm trước, tính chung 5 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ xuất đi 833.000 tấn cà-phê, giảm gần 4% so 5 tháng đầu năm 2023.Còn tại Brazil, hoạt động thu hoạch chậm và kích thước quả không đồng đều, số lượng quả nhỏ nhiều, đang làm dấy lên lo ngại sụt giảm sản lượng. Điều này cũng khiến thị trường giảm bớt kỳ vọng nguồn cung vụ mới từ quốc gia này có thể nhanh chóng bù đắp thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.Hãng tư vấn Safras & Mercado ước tính, đến 28/5, Brazil mới thu hoạch được 30% diện tích cà-phê Robusta, thấp hơn mức 31% được quan sát vào cùng kỳ năm ngoái và mức 33% của trung bình 5 năm gần nhất.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong hôm qua ngày 4/6,giá cà-phênhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tăng mạnh từ 3.000-4.000 đồng/kg, đưa giá thu mua cà-phê trong nước lên mức 122.000-123.500 đồng/kg. Như vậy, cà-phê nội địa đang hướng về mức đỉnh lịch sử ghi nhận vào đầu quý II năm nay. Nếu tín hiệu nguồn cung tại Việt Nam và Brazil chưa sớm chuyển biến tích cực, giá cà-phê nội địa hoàn toàn có khả năng thiết lập mức kỷ lục mới.
https://nhandan.vn/gia-ca-phe-tang-manh-do-lo-ngai-thieu-hut-nguon-cung-post812742.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "cà-phê", "giá cà-phê", "giá Robusta", "giá Arabica" ] }
Phiên thứ 6 liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước giữ giá bán vàng ở mức 75,98 triệu đồng/lượng
NDO -Ngày 13/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo giá bán vàng miếng SJC cho 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 75,98 triệu đồng/lượng.
Dựa trên mức giá bán ra củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, giá vàng miếng SJC do 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước công bố ngày 13/6 tiếp tục giữ nguyên tại mức 76,98 triệu đồng/lượng. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp giá vàng miếng SJC được các ngân hàng bán ra giữ nguyên ở mức 76,98 triệu đồng/lượng.Cùng ngày, Vietcombank thông báo điều chỉnh thời gian đăng ký muavàng miếng SJCtrực tuyến. Theo đó, kể từ ngày 13/6, thời gian đăng ký mua vàng miếng SJCtrực tuyếntừ 9 giờ-16 giờ. Thời gian thanh toán và giao nhận vàng tại điểm bán vàng miếng SJC của Vietcombank: Sáng từ 10 giờ đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ (ngoại trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).Tin liên quanNgân hàng Nhà nước tiếp tục giữ ổn định giá bán vàng ở mức 75,98 triệu đồng/lượng
https://nhandan.vn/phien-thu-6-lien-tiep-ngan-hang-nha-nuoc-giu-gia-ban-vang-o-muc-7598-trieu-dongluong-post814107.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "thị trường vàng", "giá vàng", "vàng miếng SJC", "bán vàng trực tuyến" ] }
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường, VN-Index vượt mốc 1.265 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 16/5, sau phiên tăng điểm mạnh hôm qua, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường giúp sắc xanh lan tỏa khắp bảng điện tử. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bứt phá với hàng loạt mã tăng tốt như: TCB, HDB, CTG, TPB, MBB, SHB, STB, BID, VIB… đã giúp các chỉ số chính bay cao. Chốt phiên,VN-Indextăng 14,39 điểm lên mức 1.268,78 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng so phiên trước, đạt hơn 20.691,36 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 24 mã tăng, 2 mã đứng giá và 4 mã giảm.Trong đó, TCB tăng 3,74% lên 49.900 đồng/cổ phiếu, HDB tăng 2,98% lên 24.200 đồng/cổ phiếu, CTG tăng 2,63%, TPB tăng 2,23%, MBB tăng 2,18%, SHB tăng 2,16%, STB tăng 2,16%, BID tăng 2,06%, VIB tăng 2,06%, ACB tăng 1,99%, VPB tăng 1,84%, VCB tăng 1,76%, SSB tăng 1,61%, POW tăng 1,36%, VRE tăng 1,34%, HPG tăng 1,28%.Các mã: BVH, FPT, GAS, MSN, SSI, VIC, VJC, VNM tăng nhẹ.2 mã: PLX, VHM dừng ở tham chiếu.Ở chiều ngược lại, MWG giảm 1,48% xuống 59.900 đồng/cổ phiếu, 3 mã: BCM, GVR, SAB giảm nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực nhất thị trường khi đua nhau khởi sắc. Bên cạnh các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB tăng 0,85%, LPB tăng trần lên 22.000 đồng/cổ phiếu, MSB tăng 1,77%, OCB tăng 4,69%.Nhómcổ phiếu thépngoại trừ TLH giảm 0,66%, SMC dừng ở tham chiếu, còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh. Bên cạnh HPG đã kể trên, DTL tăng 3,05%, HMC tăng 0,43%, HSG tăng 1,42%, NKG tăng 0,2%, VCA tăng 2,22%.Nhómcổ phiếu chứng khoánchỉ còn APG giảm 0,67%, TVS giảm 0,62%, còn lại đều tăng. Cụ thể, AGR tăng 0,25%, BSI tăng 0,52%, CTS tăng 0,24%, FTS tăng 1,88%, HCM tăng 1,03%, ORS tăng 0,33%, SSI tăng 0,42%, TVB tăng 0,73%, VCI tăng 0,41%, VDS tăng 0,25%, VIX tăng 1,68%, VND tăng 0,24%.Nhóm cổ phiếu bất động sản có một số mã tăng khá như: CKG tăng 2,13%, NLG tăng 3,77%, NVT tăng 5,38%, SIP tăng 4,47%...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay duy trì đà tăng điểm mạnh suốt phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 26,86 điểm (+1,30%), lên mức 2.093,31 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 886,54 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.947,24 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 248 mã tăng giá, 90 mã đứng giá và 147 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 240,02 điểm, tăng 1,24 điểm (+0,52%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 99,74 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.148,30 tỷ đồng. Toàn sàn có 113 mã tăng, 57 mã đứng giá và 73 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 5,75 điểm (+1,10%) và lên mức 530,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 72,28 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 1.893,81 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 18 mã tăng, 3 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 92,70 điểm, tăng 0,60 điểm (+0,65%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 55,71 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 837,32 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 184 mã tăng, 78 mã đi ngang và 121 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 14,39 điểm (+1,15%) và lên mức 1.268,78 điểm. Thanh khoản đạt hơn 882,81 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 22.577,49 tỷ đồng. Toàn sàn có 300 mã tăng, 80 mã đứng giá và 129 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 18,30 điểm (+1,42%) và ở mức 1.308,27 điểm. Thanh khoản đạt hơn 316,27 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 10.059,13 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 24 mã tăng, 2 mã đi ngang và 4 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là SHB (hơn 36,79 triệu đơn vị), MBB (hơn 31,43 triệu đơn vị), ACB (hơn 30,20 triệu đơn vị), HPG (hơn 27,40 triệu đơn vị), VIX (hơn 27,14 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là TV2 (6,95%), CIG (6,84%), LPB (6,80%), SAM (6,29%), SSC (5,78%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là ABR (-17,75%), NAV (-10,57%), TNC (-7,00%), DXV (-6,95%), SRC (-6,92%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 223.647 hợp đồng được giao dịch, giá trị 29.189,02 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/co-phieu-ngan-hang-dan-dat-thi-truong-vn-index-vuot-moc-1265-diem-post809613.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu thép" ] }
Tập trung đầu tư hạ tầng chung về ngân hàng mở
Ngân hàng mở(Open Banking) đang trở thành xu hướng, thu hút rất nhiều ngân hàng thương mại tham gia. Có những ngân hàng đã kết nối với các đối tác để mở rộng hệ sinh thái, tạo ra nhiều tiện ích cho người dùng. Tuy nhiên, mặt trái của mở rộng hệ sinh thái là ngân hàng cũng trở thành đích ngắm hàng đầu của tội phạm mạng.
Nghiên cứu của nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và công nghệ tài chính mở Konsentus cho thấy, đến nay, có 68 quốc gia đã hoặc đang phát triển ngân hàng mở. Tại Việt Nam, gia nhập xu hướng ngân hàng mở, nhiều ngân hàng đã kết nối với hàng nghìn đối tác, như: VietinBank đang kết hợp với hơn 73 đối tác trên nền tảng iConnect; BIDV phát triển cổng thanh toán BIDV Paygate theo hướng open banking, cho phép kết nối gần 2.000 nhà cung cấp dịch vụ và trung gian thanh toán,...Mở rộng kết nốiTheo Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) Nguyễn Hoàng Long, ngân hàng mở là mô hình kết nối, xử lý các giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) cho phép các bên thứ ba cung cấp dịch vụ (TPP) được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng dựa trên sự chấp thuận của khách hàng.Hiện nay, trên thế giới, xu hướng hạ tầng chung về ngân hàng mở ngày càng tăng, hạ tầng chung giúp thúc đẩy phát triển nhanh hơn kết nối tự phát, hạ tầng chung được cấp phép hoặc vận hành bởi các tổ chức/Hiệp hội lớn có uy tín, chẳng hạn như Ấn Độ (UPI/NPCI), Hàn Quốc (KFTC), Thụy Sĩ (Six Group) được bảo trợ bởi ngân hàng Trung ương và Hiệp hội Ngân hàng/Fintech hoặc mô hình tại Anh được cấp phép bởi FCA và được bảo trợ bởi CMA và ngân hàng Trung ương.Nhanh chóng bắt nhịp xu thế toàn cầu, tại Việt Nam, các ngân hàng cũng tích cực đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba (TPP) thông qua việc sử dụng Open API. Theo đó, từ 2020 đến nay, hàng loạt ngân hàng đã nhập cuộc phát triển mô hình này như: VietinBank, BIDV, OCB, MB,…Trong đó, VietinBank đã cho ra mắt ứng dụngVietinBank iConnecttừ năm 2019. Theo thống kê, mỗi tháng có hơn 55 triệu giao dịch tài chính được thực hiện qua nền tảng này. Hay ứng dụng BIDV Open API của ngân hàng BIDV từ cuối tháng 11/2023 cung cấp 15 gói API với bốn nhóm dịch vụ được sử dụng nhiều nhất gồm dịch vụ thanh toán; dịch vụ thu hộ; thanh toán trực tuyến; tiện ích.Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Vũ Anh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Nền tảng và định danh số, Công ty Hệ thống thông tin FPT IS, mô hình Open Banking hay Open API tại Việt Nam còn mang tính riêng lẻ, phần lớn do ngân hàng và đối tác tự xây dựng dựa trên nhu cầu của nhau. Do đó, quá trình triển khai vẫn còn tồn tại ba thách thức lớn cần tháo gỡ để tự tin đi theo hướng Ngân hàng mở, đó là vấn đề quản trị dữ liệu; an toàn bảo mật; nền tảng và chuẩn dữ liệu kỹ thuật (khi chưa có quy định chung nào về tiêu chuẩn kỹ thuật khi đưa vào thực tế giữa các tổ chức)."Nhu cầu của khách hàng rất lớn và mong muốn của các tổ chức tín dụng, của các doanh nghiệp cũng rất nhiều. Vì vậy đi đôi với việc rõ ràng khung pháp lý, công nghệ và dữ liệu sẽ được coi như "chìa khóa" giúp liền mạch kết nối hệ thống giữa các tổ chức, xác thực thông tin chính xác giúp "mở đường" cho quá trình chuyển dịch ngân hàng mở hiệu quả", ông Vũ Anh Đức cho biết.Xây dựng hạ tầng chungÔng Trần Long, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết: "Có thể thấy, tiềm năng phát triển Open Banking tại Việt Nam rất lớn. Thời gian qua, BIDV đã đầu tư nguồn lực lớn cho hoạt động chuyển đổi số và liên tục ra mắt các giải pháp tài chính sáng tạo mới, trong đó, có nền tảng Open API. Với kinh nghiệm của BIDV, để hoạt động Open Banking thật sự mang giá trị cho khách hàng và nền kinh tế, không chỉ cần đầu tư vào hệ thống công nghệ mà các ngân hàng còn cần quan tâm chú trọng đến quản trị dữ liệu, an toàn bảo mật trong quá trình lựa chọn đối tác và cung cấp hạ tầng cho giao dịch".Open Banking mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên (ngân hàng, công ty fintech, khách hàng và cơ quan quản lý), nhưng việc mỗi ngân hàng phải xây dựng và vận hành tiêu chuẩn, kết nối riêng khiến chi phí vận hành tăng, tốn kém nguồn lực. Ngân hàng thực hiện toàn bộ quy trình triển khai cho phép các TPP được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng thông qua Open API (KYC, onboarding, kết nối kỹ thuật…) và TPP lại sử dụng nhiều tiêu chuẩn, kết nối với các ngân hàng sẽ dẫn đến khó triển khai mở rộng mô hình. Cùng với đó, việc ngân hàng mở nhiều kết nối đến TPP và không cùng tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu có thể dẫn đến những rủi ro an ninh bảo mật,…Do đó, giải pháp là sử dụng hạ tầng chung Open Banking, chia sẻ và thống nhất tiêu chuẩn chung, quy trình, quy định vận hành để kết nối giữa các ngân hàng và TPP thông qua kết nối với đơn vị vận hành hạ tầng chung về ngân hàng mở. Hạ tầng chung này hỗ trợ các bên trong việc chia sẻ dữ liệu và cung cấp dịch vụ. Đại diện NAPAS cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ban hành hướng dẫn/quy định loại dữ liệu chia sẻ; hành lang pháp lý hỗ trợ triển khai ngân hàng mở với các bên tham gia; ban hành quy định về việc triển khai Open Banking/Open API; cùng với đó, định hướng, khuyến khích các bên triển khai/gia nhập hạ tầng chung về Open Banking.Liên quan vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở, Phó Cục trưởng Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước) Đoàn Thanh Hải cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã giao Cục Công nghệ thông tin làm đơn vị chủ trì soạn thảo Thông tư quy định về triển khaiOpen APItrong ngân hàng với các nội dung cơ bản: Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật; danh mục hàm API chi tiết; quy chế khai thác chia sẻ dữ liệu; lộ trình triển khai; quyền và trách nhiệm của các bên.Theo ông Đoàn Thanh Hải, Cục Công nghệ thông tin dự kiến hoàn thành và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư này vào tháng 7/2024. Thời gian tới, cục tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi nội dung thông tư để các tổ chức tín dụng, các công ty thanh toán đóng góp ý kiến.
https://nhandan.vn/tap-trung-dau-tu-ha-tang-chung-ve-ngan-hang-mo-post813089.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Ngân hàng mở", "Open banking" ] }
Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QÐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thácnguồn lợi thủy sảnthời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.Quy hoạch cũng đặt mục tiêu 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587 ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia). 149 khu vực ở vùng biển và 119 khu vực nội địa được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản.Ðối với khai thác thủy sản phấn đấu tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc. Nghề lưới kéo chiếm 10%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rê chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%; nghề lưới chụp chiếm 3%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%...Ðến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển,... Ðịnh hướng quy hoạch khai thác thủy sản, giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, điều chỉnh tỷ trọng sản lượng khai thác giữa các vùng biển phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản; khai thác có chọn lọc các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao,...
https://nhandan.vn/phe-duyet-quy-hoach-bao-ve-va-khai-thac-nguon-loi-thuy-san-post808918.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "nguồn lợi thủy sản", "Quyết định số 389/QÐ-TTg", "kinh tế biển" ] }
Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bị phạt hơn 150 triệu đồng do vi phạm báo cáo tài chính
NDO -Một doanh nghiệp là CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chínhvới tổng mức tiền phạt 157,5 triệu đồng do các vi phạm vềcông bố thông tinđối với nhiều tài liệu: báo cáo tình hình, tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu, giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau thuế, tình hình quản trị công ty…
Cụ thể, ngày4/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 236/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu với số tiền phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.Trước đó, Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Công ty) không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, năm 2023 và bán niên năm 2023;Tiếp đó, Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đối với các tài liệu: Giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau thuế chuyển từ lỗ năm 2022 sang lãi năm 2023, Giải trình nguyên nhân Lợi nhuận sau thuế tại báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 chênh lệch trước và sau kiểm toán từ 5% trở lên, Giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính năm 2023, Quyết định số 746/QĐ-CTHAG ngày 18/12/2023 của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hậu Giang và Quyết định số 2647/QĐ-CTCTH ngày 22/12/2023 của Cục trưởng Cục Thuế thành phố Cần Thơ về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn; công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của HNX đối với Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022;Với vi phạm công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật, Công ty bị phạt tiền 65 triệu đồng theo quy định.Theo đó, Công ty công bố thông tin không đầy đủ nội dung đối với Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, năm 2023: Theo công bố thông tin năm 2022, năm 2023 đã được kiểm toán, Công ty thực hiện các giao dịch với người có liên quan, bao gồm: CTCP Kho cảng ngoại quan và Thương mại Dầu khí NSH Gò Công, CTCP Thương mại Chợ Gạo, tuy nhiên Công ty không trình bày các giao dịch này tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, năm 2023.Tổng mức phạt tiền đối với Công ty là 157,5 triệu đồng.Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (địa chỉ tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) thành lập vào ngày 14/2/2012.Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc-hóa dầu, LPG, Gas; đầu tư vốn vào các Công ty, Chi nhánh thành viên của Công ty để kinh doanh các ngành nghề mà Công ty đang kinh doanh và các ngành nghề khác theo lĩnh vực đăng ký hoạt động kinh doanh của Công ty…Về tình hình sản xuất kinh doanh, quý I/2024, Công ty đạt doanh thu thuần đạt hơn 475,6 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 29,3 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-813047.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu", "phạt hành chính", "vi phạm", "báo cáo tài chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
HHV tiếp tục kiên định mục tiêu chiến lược ở lĩnh vực hạ tầng giao thông
NDO -Lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả cho biết, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục hướng đếnmục tiêu chiến lược, kiên định tham gia các lĩnh vực của hạ tầng giao thông, sau công trình cầu, đường, hầm sẽ là các công trình đường sắt.
Ngày 31/5, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán: HHV) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Công ty ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200 nghìn tỷ đồng.Lợi nhuận tăng caoTheo ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị HHV, đặc thù của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông có điểm khác biệt với doanh nghiệp thông thường, các dự án thường có quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài. Trước khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) có hiệu lực, vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn tham gia dự án chiếm khoảng 10-15%, còn lại là vốn huy động từ các nguồn khác (chủ yếu vay các tổ chức tín dụng).Tin liên quan“Sát dân, gần dân” giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh“Sau khiLuật PPPcó hiệu lực, tỷ lệ vốn vay tổ chức tín dụng được điều chỉnh giảm xuống. Đó là lý do dư nợ của các doanh nghiệp giao thông, nhất là các doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án PPP lớn như HHV. Trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay vốn, phương án tài chính của dự án đã được các tổ chức tín dụng thẩm định kỹ, với tài sản bảo đảm là quyền thu phí, lịch trả nợ theo dòng tiền thực tế. Dư nợ có kế hoạch, không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, dòng tiền trả nợ đến từ tương lai”, ông Nguyễn Hữu Hùng nhấn mạnh.Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị HHV phát biểu.Chia sẻ quan điểm tại Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị HHV Hồ Minh Hoàng cho biết, nhiều năm qua, Tập đoàn Đèo Cả đã tham gia triển khai những công trình khó, giải quyết các dự án phức tạp. Khát vọng tham gia các công trình khó của doanh nghiệp không phải là liều mạng mà dựa trên cơ sở hợp đồng. Nếu không có khát vọng và sự kiên định, những dự án như đường cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh, Hữu Nghị-Chi Lăng rất khó đạt được kết quả tích cực như vừa qua.Hoặc dự án đường cao tốc bắc-nam, đoạn Cam Lâm-Vĩnh Hảo, dù triển khai trong điều kiện hết sức khó khăn, song Đèo Cả và HHV đưa dự án về đích đúng hẹn và ghi nhận hiệu quả tức thì. Theo thống kê, doanh thu từ việc thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại dự án đạt hơn 1,5 tỷ đồng, vượt hơn 1,5 lần so kế hoạch đặt ra (kế hoạch mỗi ngày doanh thu ít nhất 1 tỷ đồng).Ông Hồ Minh Hoàng cũng khẳng định, trong thời gian tới, HHV sẽ tiếp tục kiên định chiến lược, hướng đến mục tiêu tham gia các lĩnh vực của hạ tầng giao thông, sau các công trình cầu, đường, hầm đường bộ là công trình đường sắt. “HHV sẽ hợp lực với nguồn vốn Nhà nước, với các nhà đầu tư, cộng với ứng dụng công nghệ hiện đại; tối ưu hệ thống quản trị, nâng cao năng lực lãnh đạo để gia tăng sức mạnh, có nhiều điểm sáng hơn nữa trên bức tranh hạ tầng giao thông đất nước”, ông Hoàng khẳng định.Đến năm 2030, phấn đấu đạt giá trị 200 nghìn tỷ đồngTrước đó, thông tin kết quả hoạt động kinh doanh, ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc HHV cho biết, năm 2023, HHV ghi nhận tăng trưởng vượt bậc: Doanh thu hợp nhất đạt 2.686 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 28% so cùng kỳ và vượt 8% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 364 tỷ đồng, tăng trưởng gần 22% so cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch. Đến thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của HHV đạt hơn 36.780 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023, HHV đã trúng thầu nhiều dự án với giá trị thi công xây lắp lớn. Doanh thu từ hoạt động thi công xây lắp đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so năm trước.Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc HHV“Cho đến nay, HHV đang quản lý vận hành, bảo dưỡng thường xuyên, bảo đảm an toàn giao thông cho hơn 410km đường cao tốc và quốc lộ, hơn 30km hầm đường bộ và quản lý 18 trạm thu phí BOT trên cả nước. Doanh thu thu phí năm 2023 đạt hơn 1.573 tỷ đồng, tăng hơn 88,5 tỷ đồng (6%) so cùng kỳ. Năm 2023, HHV thực hiện thành công phương án chào bán cố phiếu cho cổ đông hiện hữu, thu về gần 830 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên hơn 4.116 tỷ đồng”, ông Huy thông tin.Năm 2024, HHV đặt mục tiêu doanh thu tăng 17%, lợi nhuận tăng 11% so năm 2023. Ngay từ quý I/2024, kết quả sản xuất kinh doanh của HHV đã ghi nhận các chỉ số tích cực. Cụ thể, doanh thu quý I/2024 đạt 690 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 114 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so quý I/2023.Tin liên quanDư nợ dài hạn có đáng ngại đối với doanh nghiệp giao thông?Hoạch định chiến lược cho tương lai của HHV, ông Nguyễn Quang Huy cho rằng, bức tranh hạ tầng giao thông ở Việt Nam đến năm 2030 sẽ phát triển mạnh mẽ.Giai đoạn 2025-2030 sẽ đầu tư xây dựng 2.000km đường cao tốc, đến năm 2030 đầu tư xây dựng 2.362km đường sắt, 254km đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Bức tranh hạ tầng giao thông ở Việt Nam đến năm 2030 sẽ phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn 2025-2030 sẽ đầu tư xây dựng 2.000km đường cao tốc.Đứng trước cơ hội đó, trong giai đoạn 2024-2030, mục tiêu HHV cùng Tập đoàn Đèo Cả đặt ra là nghiên cứu, đầu tư hơn 400km đường cao tốc với các dự án như Đồng Đăng-Trà Lĩnh, Hữu Nghị-Chi Lăng, Tân Phú-Bảo Lộc, Thành phố Hồ Chí Minh-Chơn Thành, Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bình Dương, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận (giai đoạn 2),… với tổng mức đầu tư gần 120 nghìn tỷ đồng.Ngoài ra, HHV cũng chuẩn bị nguồn lực để “đi trước đón đầu” các dự án hạ tầng đường sắt với tổng mức đầu tư khoảng gần 60 nghìn tỷ đồng; thi công, tiếp nhận quản lý vận hành các công trình đầu tư công và đầu tư PPP. Riêng hoạt động thi công xây lắp, theo lãnh đạo HHV, mục tiêu đặt ra là thi công các dự án đầu tư công và đầu tư PPP với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200 nghìn tỷ đồng.Với kinh nghiệm của đội ngũ hơn 2.000 chuyên gia, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề,... trong giai đoạn này, HHV cũng đặt mục tiêu tiếp nhận công tác quản lý-vận hành các công trình đầu tư công, khoảng 600 tỷ đồng/năm.
https://nhandan.vn/hhv-tiep-tuc-kien-dinh-muc-tieu-chien-luoc-o-linh-vuc-ha-tang-giao-thong-post812008.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "HHV", "Hữu Nghị-Chi Lăng", "Tập đoàn Đèo Cả", "Cam Lâm-Vĩnh Hảo", "Hầm đường bộ", "Luật PPP", "trạm thu phí BOT" ] }
Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ
Những năm qua, các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ xác định ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng trong tiến trình thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Nâng cao hiệu quả sản xuấtCơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được Đảng và Nhà nước quan tâm thể hiện bằng một loạt các quyết định, nghị định. Cùng với đó, các địa phương vùng Nam Trung Bộ cũng ban hành các quyết định và có các hành động cụ thể triển khai thực hiện chiến lược tại địa phương nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp, tiến đến cơ giới hóa đồng bộ, bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.Nhờ đó, số lượng, chủng loại máy và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Đến nay, các địa phương trong vùng đã ứng dụng máy móc, thiết bị trong khâu làm đất đạt hơn 90%, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp khoảng 80%, khâu gieo sạ, phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 50%.Quảng Ngãi là địa phương sớm đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động khu vực nông thôn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương, tỉnh đã dồn điền đổi thửa, xây dựng 287 cánh đồng lớn, với tổng diện tích hơn 5.466 ha. Phần lớn diện tích đất này đều được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, từ đó góp phần giải phóng sức lao động nặng nhọc, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn với giá trị cao, tăng thu nhập cho nông dân.Tỉnh cũng thực hiện nhiều mô hình cơ giới hóa như máy cuốn rơm rạ sau thu hoạch, máy xới đất mini cho các huyện miền núi, hải đảo. Nhiều địa phương còn phối hợp doanh nghiệp triển khai mô hình phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái, ứng dụng máy sạ cụm. Điển hình, tại xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, việc ứng dụng phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái được người dân đồng tình hưởng ứng rất cao. Nếu như năm 2021, diện tích chỉ 10-15 ha/vụ thì đến năm 2023 tăng lên 70 ha/vụ.Ông Lê Mỹ Sáu, một hộ nông dân tham gia mô hình phấn khởi cho biết: "Phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái rất nhanh, gọn và an toàn. Hơn nữa, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, bảo vệ sức khỏe và môi trường".Cũng tại huyện Mộ Đức, hai năm qua, nông dân dần quen và sử dụng khá thuần thục máy sạ cụm để gieo sạ trên diện tích đất canh tác đã dồn điền đổi thửa và liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị. Ông Nguyễn Đăng Đỏ, một nông dân ở xã Đức Chánh so sánh, sạ lúa theo kiểu truyền thống tốn lượng giống rất nhiều và mất thời gian, sạ cụm tiết kiệm giống, chi phí đầu tư, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, ngoài cơ chế, chính sách của Trung ương và tỉnh, các địa phương còn chủ động lồng ghép, khuyến khích đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch của sản xuất lúa gạo đã đạt được kết quả khích lệ. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 92%, khâu thu hoạch lúa đạt hơn 95%. Đối với các địa phương thuộc vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh như Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, khâu làm đất và thu hoạch ứng dụng cơ giới hóa bằng máy gặt đập liên hợp đạt tỷ lệ gần như 100%.Ngoài ra, người dân còn ứng dụng máy cấy, thiết bị bay không người lái để phục vụ chăm sóc và quản lý các đối tượng sâu bệnh hại. Riêng những vùng liên kết sản xuất lúa giống, ngoài việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu làm đất, chăm sóc thì hầu hết các diện tích đều áp dụng công nghệ sấy tiên tiến.Tại tỉnh Phú Yên, từ nhiều nguồn kinh phí, Trung tâm Khuyến nông Phú Yên đã xây dựng nhiều dự án, mô hình trình diễn trên địa bàn toàn tỉnh. Đơn cử, mô hình trình diễn gieo sạ lúa bằng thiết bị bay không người lái tại xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa giúp chi phí trong khâu gieo sạ giảm 300 nghìn đồng/ha so với gieo sạ bằng tay; mô hình ứng dụng cơ giới hóa sản xuất sắn trong khâu trồng tại huyện Sông Hinh và Tây Hòa, giúp tiết kiệm tổng chi phí lao động là 2,4 triệu đồng/ha so với canh tác thủ công...Theo đánh giá của các địa phương, hiệu quả lớn nhất của việc áp dụng cơ giới hóa là giảm công lao động với 96,3%, tiếp đến là giảm chi phí sản xuất 79,63%, tăng năng suất 77,78%, tăng chất lượng sản phẩm 69,81%, dần khắc phục sự dàn trải, manh mún, khẳng định tính hiệu quả khi tích tụ ruộng đất để ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất...Xây dựng thị trường cơ giới hóaMặc dù đạt một số kết quả ban đầu nhưng việc ứng dụng cơ giới hóa còn chiếm tỷ trọng thấp, chưa toàn diện và đồng đều. Máy cơ giới chưa phát huy được hiệu quả cao do hạ tầng kém, ruộng đất manh mún, đường giao thông nội đồng xuống cấp, nhiều nơi không có bờ vùng bờ thửa. Thực tế cho thấy, để giải quyết bài toán cơ giới hóa cho nông nghiệp ở các địa phương vùng Nam Trung Bộ đòi hỏi phải có thời gian, bởi không chỉ liên quan đến vốn, nhân lực và các chính sách ưu tiên, hỗ trợ mà còn cả điều kiện về hệ thống hạ tầng.Mới đây, tại diễn đàn khuyến nông "Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức, lãnh đạo ngành nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ khẳng định, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là "chìa khóa" để nâng cao giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động và chi phí đầu tư. Đây là một nội dung quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Vì vậy, các địa phương trong vùng khuyến cáo nông dân mạnh dạn liên kết sản xuất để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng quy mô vùng sản xuất; tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh, cơ giới hóa là nền tảng, là cốt lõi để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp. Do vậy, trước hết, nông dân phải thay đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế đi đôi với môi trường. "Bờ thửa là rào cản lớn nhất cho cơ giới hóa. Vì vậy, người dân hãy phá bỏ bờ thửa, cùng nhau xây dựng những cánh đồng không biên giới, cùng canh tác, chia sẻ lợi ích. Có như vậy mới thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường", đồng chí Lê Quốc Thanh chia sẻ.Giải pháp mấu chốt theo đồng chí Lê Quốc Thanh là các địa phương phải đẩy nhanh tiến trình dồn điền, đổi thửa, xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã để nông dân cùng canh tác trên cánh đồng mẫu lớn. Từ đó, xây dựng thị trường cơ giới hóa và thị trường ứng dụng cơ giới hóa. Hiện, khoảng cách giữa doanh nghiệp dịch vụ cơ giới hóa với người sản xuất vẫn còn, cho nên cần phải kết nối người cung cấp dịch vụ và người ứng dụng lại gần nhau hơn. Bên cạnh việc đưa ra các chính sách phù hợp với thực tiễn, cần nghiên cứu xây dựng những tổ dịch vụ cơ giới hóa quy mô vừa phải để người dân ứng dụng đồng bộ trong từng lĩnh vực sản xuất. Đối với tổ dịch vụ phải biết khai thác lợi thế vùng, miền và cùng nhau liên minh để khai thác máy móc hiệu quả.
https://nhandan.vn/co-gioi-hoa-san-xuat-nong-nghiep-vung-nam-trung-bo-post813109.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Cơ giới hóa", "Làm đất", "Máy gặt", "Phun thuốc", "Gieo", "Canh tác" ] }
Chuẩn hóa việc lắp đặt hệ thống ITS trên đường cao tốc
NDO -Do nguồn lực của đất nước có hạn, trong thời gian qua, các dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn I (2017-2020) và giai đoạn II (2021-2025) đều phân kỳ đầu tư, giai đoạn đầu gồm 4 làn xe, giai đoạn tiếp theo mở rộng lên 6 hoặc 8 làn xe.
Khi đi vào khai thác, các tuyến đường cao tốc bắt buộc phải có hệ thống giao thông thông minh (ITS) để phục vụ điều hành, kết nối.Ngay từ năm 2017, khi triển khai dự án cao tốc bắc-nam giai đoạn I, một số chuyên gia giao thông đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải nên quy định thống nhất về quy chuẩn dải phân cách giữa để toàn tuyến cao tốc bắc-nam thuận lợi trong lắp đặt cột treo thiết bị ITS và hệ thống chiếu sáng, cũng như đi dây cáp quang, cáp điện,…Tin liên quanThủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án cao tốc bắc-nam phía đông, đoạn Quảng Ngãi-Hoài NhơnThực hiện điều này, sẽ mang lại lợi ích là không phải đào bỏ, di dời thiết bị ITS cũng như hệ thống chiếu sáng trong quá trình mở rộng, nâng cấp về sau, tránh gây lãng phí cho nguồn lực ngân sách.Dải phân cách giữa đúc bằng bê-tông thiết kế có nhiều điểm bất cập, không phù hợp và đồng bộ khi lắp đặt cột treo thiết bị ITS và đi cáp quang, cáp điện,...Đáng tiếc, các đoạn tuyến cao tốc bắc-nam vừa hoàn thành, đưa vào khai thác vừa qua đã không xem xét đề xuất trên, các dải phân cách giữa đúc bằng bê-tông thiết kế có nhiều điểm bất cập, không phù hợp và đồng bộ khi lắp đặt cột treo thiết bị ITS và đi cáp quang, cáp điện,...Tại các đoạn cao tốc đã thông xe tạm, dải phân cách giữa là các khối bê-tông đúc không đáp ứng cho việc lắp cột đèn chiếu sáng cũng như thiết bị ITS, đơn vị thi công phải chôn cột ở hai bên mép đường. Về sau này, trong quá trình mở rộng, nâng cấp, đơn vị thi công sẽ phải đào bỏ, di dời hệ thống ITS và chiếu sáng, gây nguy cơ ngưng trệ việc khai thác, tiềm ẩn mất an toàn giao thông và ngân sách Nhà nước phải bỏ ra thêm nguồn kinh phí lớn để di dời hệ thống này.Muộn còn hơn không, hiện nay dự án cao tốc bắc-nam giai đoạn II (2021-2025) đang triển khai, một lần nữa chúng tôi kiến nghị ngành giao thông xem xét, nghiên cứu thay đổi thiết kế, dừng việc đúc và lắp dải phân cách bê-tông như hiện tại.Ngành giao thông sớm ban hành quy định thống nhất về thiết kế dải phân cách giữa (áp dụng theo TCVN 12681:2019), đáp ứng yêu cầu lắp cột và đi dây cáp ngầm ngay trong lòng khối bê-tông, tạo hình nối, ghép các đốt với nhau trên đường.Cần thay đổi thiết kế để tấm bê-tông có kích thước và hình dáng hợp lý, cho phép đi đường dây cáp quang và dây điện ngầm trong thân tấm bê-tông và chôn cột ở khoảng hở giữa 2 tấm liên tiếp nhau tại tất cả các đoạn tuyến cao tốc đang và sẽ thi công,… Như vậy, các hệ thống ITS lắp đặt trên tuyến sẽ không phải dỡ bỏ khi mở rộng lên 6 làn xe.Theo chúng tôi, Bộ Giao thông vận tải sớm ban hành quy định, yêu cầu các dự án thành phần đường cao tốc phải thiết kế dải phân cách giữa (áp dụng theo TCVN 12681:2019), đáp ứng yêu cầu lắp cột và đi dây cáp ngầm ngay trong lòng khối bê-tông, tạo hình nối, ghép các đốt với nhau trên đường, kích thước phù hợp với khoảng cách khoảng 40m, có thể dựng 1 cột điện dùng chung cho chiếu sáng và lắp thiết bị ITS.Các khối bê-tông này cần bố trí lỗ trống để luồn dây cáp suốt chiều dài dải phân cách giữa…), coi là thiết kế “định hình”, các cơ sở sản xuất căn cứ vào đó để cung cấp cho đơn vị thi công.Những quy định này cần được áp dụng ngay với các dự án đường cao tốc đang thi công, chưa đến thời điểm lắp đặt dải phân cách giữa. Một số dự án cao tốc đã hoàn thành, đưa vào khai thác, ngành giao thông nên nghiên cứu để có lộ trình thay thế, lắp đặt bằng dải phân cách giữa theo đúng quy chuẩn, có thể tận dụng dải phân cách giữa tháo dỡ để lắp đặt cho các đoạn đường khác có yêu cầu thấp hơn (như quốc lộ, tỉnh lộ,…) để tiết kiệm.Đối với các giá long môn lắp thiết bị giám sát (VMS), có thể lắp 1 cột giữa 2 khối bê-tông liền kề và cột đỡ thứ 2 thì xây móng lắp phía bên lề đường (khi mở rộng làn xe, chỉ phải xây lại móng và di dời cột đỡ phù hợp mặt đường mở rộng, nối dài giá long môn. Hiện nay, các cột điện được sản xuất và bán trên thị trường đáp ứng tốt cho mục đích sử dụng này.Tin liên quan[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp kiểm điểm tình hình thực hiện Dự án đường cao tốc bắc-nam phía đôngĐể hoàn thành mục tiêu có 5.000km đường cao tốc từ nay tới năm 2030, Nhà nước đã dành nguồn lực rất lớn để đầu tư. Nếu không “chuẩn hóa” ngay từ đầu, đến thời điểm thi công hệ thống ITS, sẽ xảy ra tình trạng “xé lẻ”, mỗi đoạn làm 1 kiểu, và tác hại hơn, sau này đầu tư mở rộng nâng cấp, những hệ thống này buộc phải dỡ bỏ, thi công lại hoàn toàn, gây tốn kém, lãng phí lớn cho ngân sách, đồng thời phát sinh trở ngại trong điều hành đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do hệ thống ITS ngừng hoạt động.
https://nhandan.vn/chuan-hoa-viec-lap-dat-he-thong-its-tren-duong-cao-toc-post772045.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "Chuyên gia giao thông", "Bộ Giao thông vận tải", "thống nhất quy chuẩn", "dải phân cách giữa", "toàn tuyến cao tốc bắc-nam", "lắp đặt cột treo thiết bị ITS", "hệ thống chiếu sáng", "dây cáp quang", "cáp điện" ] }
Giá vàng ngày 20/6: Vàng miếng chỉ đắt hơn vàng nhẫn gần 2 triệu đồng
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(20/6) tăng lên 2.337 USD/ounce sau khi báo cáo mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ yếu hơn dự kiến. Trong nước, giá vàng miếng SJC đi ngang trong bối cảnh ngân hàng Nhà nước đang quyết tâm bình ổn thị trường, giao dịch ở mức 76,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tăng lên 75,15 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 9 giờ sáng 20/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Giá vàng miếng SJCkéo dài chuỗi ngày thứ 15 liên tiếp, niêm yết mua vào-bán ra ở mức 74,98-76,98 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 9 giờ sáng 20/6.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống khoảng 5-6 triệu đồng/lượng; vàng miếng chỉ còn đắt hơn vàng nhẫn gần 2 triệu đồng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 tăng nhẹ 150.000 đồng so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 73,55 triệu đồng/lượng, bán ra 75,15 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,45 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,1 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.Tính đến 9 giờ sáng 20/6 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới tăng 7,3 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.337 USD/ounce.Giá vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ. Hiện, thị trường đang chờ đợi thêm các dữ liệu để biết thêm thông tin về đường hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tương lai. Lạm phát ở Anh xuống gần 2% giúp tạo động lực cho Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sớm cắt giảm lãi suất vào tháng 9, cũng như FED được kỳ vọng.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 20/6. (Ảnh: kitco.com)Giám đốc Chiến lược Hàng hóa tại Ngân hàng Saxo Ole Hansen cho biết, mặc dù vàng đã mất đi một số động lực tăng giá nhưng khả năng giảm giá là rất ít vì các nhà đầu tư không thấy cần thiết phải chốt lời.Ông giải thích rằng nhiều quỹ phòng hộ đã nhảy vào mua vàng ở mức giá dưới 2.200 USD/ounce, giúp kim loại quý giữ được mức hỗ trợ vững chắc ở mức khoảng 2.300 USD/ounce.Về tầm nhìn dài hạn, Ngân hàng US Bank dự báo, giá vàng sẽ ở trong khoảng từ 2.300-2.400 USD/ounce trong năm nay và dự kiến sẽ tăng lên phạm vi 2.400-2.500 USD/ounce vào cuối năm 2025.Sáng nay, Chỉ số USD-Index giảm nhẹ xuống 105,27 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức 4,248%; giá dầu tăng lên mức 85,08 USD/thùng đối với dầu Brent và 80,53 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-206-vang-mieng-chi-dat-hon-vang-nhan-gan-2-trieu-dong-post815215.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "giá vàng", "giá vàng hôm nay", "giá vàng 20/6", "vàng miếng SJC đi ngang", "vàng SJC đứng yên", "vàng nhẫn tăng giá" ] }
UAE nổi lên là điểm đến hấp dẫn nhất cho giới triệu phú trong năm 2024
Với mức thuế thu nhập bằng 0, cùng với lối sống xa hoa và chương trình thị thực vàng, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.
Theo báo cáo của công ty quản lý tài sản Henley Private Wealth Management về xu hướng di cư của giới triệu phú năm 2024,Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE)đã nổi lên là điểm đến hàng đầu thu hút nhiềutriệu phúnhất trong năm 2024.Với mức thuế thu nhập bằng 0, cùng với lối sống xa hoa và chương trình thị thực vàng, UAE dự kiến sẽ thu hút 6.700 triệu phú mới chỉ trong năm nay.Trong khi số người Nga chuyển đến UAE giảm gần đây, nhưng điều này đã được bù đắp một phần bởi dòng người nhập cư ngày càng tăng từ châu Âu và Vương quốc Anh. Báo cáo của Henley tiết lộ, số lượng triệu phú sống ở Dubai, thành phố lớn nhất của UAE, đã tăng 78% trong thập niên qua.Tin liên quanSaudi Arabia và UAE dẫn đầu Trung Đông về sản xuất năng lượng tái tạoBáo cáo của Henley xếp Mỹ và Singapore lần lượt đứng thứ hai và thứ ba, mặc dù thấp hơn nhiều so với UAE, song dự kiến sẽ thu hút ròng lần lượt 3.800 triệu phú và 3.500 triệu phú trong năm nay.Một số quốc gia châu Âu cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng top 10. Thứ hạng lần lượt thuộc về Italy vị trí thứ sáu, tiếp theo là: Thụy Sĩ, Hy Lạp và Bồ Đào Nha.Ông Dominic Volek, Giám đốc Khách hàng cá nhân của Henley & Partners, cho biết ước tính có 128.000 triệu phú sẽ di cư trên toàn thế giới trong năm nay, vượt qua kỷ lục trước đó là 120.000 triệu phú được ghi nhận trong năm 2023.Báo cáo của Henley cho thấy, Trung Quốc sẽ là nước mất nhiều triệu phú nhất trong năm 2024, với lượng di cư ròng là 15.200 người.Các điểm đến phổ biến cho những triệu phú rời khỏi Trung Quốc gồm có: Singapore, Mỹ và Canada, trong đó Nhật Bản là một điểm đến mới đáng chú ý. Tiếp theo trong bảng xếp hạng “rời đi” có Vương quốc Anh.Nước này dự kiến sẽ chứng kiến làn sóng di cư của 9.500 triệu phú, cao hơn gấp hơn hai lần tổng số người rời đi vào năm 2023.Anh, và đặc biệt là London, trước đây từng là nam châm thu hút các gia đình giàu có đến từ lục địa châu Âu, châu Phi, châu Á và Trung Đông.Tuy nhiên, xu hướng này bắt đầu thay đổi trong giai đoạn đầy biến động về chính trị kéo dài sáu năm sauBrexit, thời điểm Anh mất tổng cộng 16.500 triệu phú.Theo sau Anh trong bảng xếp hạng của Henley là Ấn Độ, với dự báo dòng triệu phú di dời trong năm nay là 4.300 người, thấp hơn so với tổng số 5.100 người của năm 2023. Các quốc gia khác trong danh sách bao gồm Brazil, Nam Phi và Nigeria.Theo Henley, những triệu phú rời khỏi các quốc gia này thường để tìm kiếm cơ sở hạ tầng tốt hơn, chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục.Các yếu tố hấp dẫn khác bao gồm cơ hội làm việc và kinh doanh, cũng như các yếu tố như khí hậu và quy định về hưu trí.Việc di cư của giới triệu phú có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô của một quốc gia vì nó có thể dẫn đến việc giảm thuế thu nhập, do đó hạn chế ngân sách của chính phủ.Thêm vào đó, một tỷ lệ đáng kể những người có giá trị tài sản ròng cao là các doanh nhân, điều này có nghĩa rằng sự hiện diện của họ có thể thúc đẩy các quốc gia về mặt đổi mới, dịch vụ và tạo việc làm.Ông Dominic Volek cho biết bằng cách thu hút cư dân giàu có và vốn của họ, các ngành then chốt như bất động sản, năng lượng tái tạo, công nghệ và du lịch có xu hướng phát triển mạnh. Việc đầu tư dồi dào và sự tham gia của những cá nhân có kỹ năng có thể đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển đổi kinh tế của khu vực.Mặc dù vậy, mật độ triệu phú cao có thể đẩy chi phí sinh hoạt nói chung lên cao, điều này có nghĩa là những người có thu nhập thấp buộc phải rời khỏi một số khu vực nhất định.
https://nhandan.vn/uae-noi-len-la-diem-den-hap-dan-nhat-cho-gioi-trieu-phu-trong-nam-2024-post815604.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:26", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:26", "tags": [ "UAE", "Dubai", "triệu phú", "điểm đến", "kinh doanh", "thu nhập" ] }
Ngành giao thông “thúc” tiến độ giải ngân, giảm áp lực trong năm tới
NDO -Ngày 23/4, tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng tốc tiến độgiải ngân vốn đầu tư côngnhằm giảm áp lực trong năm tới.
Bộ trưởng yêu cầu các chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu tiếp tục đẩy nhanh thi công các dự án trọng điểm, đặc biệt là dự án đường cao tốc bắc-nam, thi công đến đâu, tiền sẽ được giải ngân tới đó.Nhiều điểm sáng về giải ngânBiểu dương các chủ đầu tư/ban quản lý dự án, nhà thầu phối hợp nhịp nhàng, vào cuộc với quyết tâm cao, góp phần đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải tiếp tục duy trì cao hơn mức bình quân chung cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay: Theo kế hoạch được phân bổ, hai năm cuối của giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn đầu tư công còn lại cần phải giải ngân của Bộ Giao thông vận tải khoảng 150 nghìn tỷ đồng.“Kế hoạch vốn năm nay, Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 59 nghìn tỷ đồng. Năm nay, nếu chỉ hoàn thành giải ngân số vốn này, áp lực giải ngân trong năm sau là khá lớn. Do đó, các chủ đầu tư, nhà thầu tích cực thi công hơn nữa để giải ngân, góp phần giảm áp lực giải ngân trong năm tới. Các nhà thầu không lo thiếu tiền để thi công, làm đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó. Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục đăng ký bổ sung thêm vốn để các ban quản lý dự án, nhà thầu tập trung thi công, đẩy nhanh khối lượng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.Người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025. Trước mắt, các chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn thiết kế phối hợp hoàn chỉnh thủ tục trình phê duyệt hai dự án trong tháng 5 tới, gồm dự án đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú và dự án xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước của Cục Đường bộ Việt Nam.Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục phê duyệt 6 dự án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2022, gồm tuyến Chợ Mới-Bắc Kạn; tuyến nối cao tốc Nội Bài-Lào Cai với cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ; nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên quốc lộ 1; nâng cấp quốc lộ 24B đoạn Km23-Km29 qua Quảng Ngãi; mở rộng đường cao tốc đoạn Cao Bồ-Mai Sơn; cầu đường sắt Cẩm Lý.Thi công cầu Vĩnh An trên tuyến cao tốc bắc-nam."Các chủ đầu tư/ban quản lý dự án phải bảo đảm công khai, minh bạch công tác đấu thầu dự án, đúng quy định của pháp luật và tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực. Cần tăng cường giám sát, nhận diện kịp thời các dự án, lĩnh vực tiềm ẩn sai phạm, xử lý nghiêm với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn ThắngHiện nay, đường găng lớn nhất của các dự án ngành giao thông nói chung vẫn tập trung ở khâu giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng thông thường, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và di dời hạ tầng kỹ thuật,… Đây là những vấn đề thuộc thẩm quyền của các địa phương, vì vậy các chủ đầu tư, nhà thầu cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền địa phương để giải quyết càng sớm càng tốt.Trước đó, báo cáo kết quảgiải ngânvốn đầu tư công, ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Kế hoạch-Đầu tư cho biết, năm 2024, Bộ Giao thông vận tải được giao kế hoạch vốn 59.237 tỷ đồng. Ước đến hết tháng 4/2024, Bộ đã giải ngân hơn 15.300 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch vốn được giao. Trong đó, các tuyến cao tốc giải ngân hơn 10.600 tỷ đồng, đạt 27% kế hoạch năm, đáp ứng kế hoạch yêu cầu.Tin liên quanNgày đêm thi công, đưa hầm Thung Thi trên cao tốc bắc-nam “về đích” sớmVề tình hình triển khai các dự án, những tháng đầu năm, việc trình duyệt, thi công các dự án ngành giao thông đã bám sát kế hoạch yêu cầu. Trong tháng 4, ngành giao thông đã khởi công 8/8 dự án; hoàn thành 3/4 dự án theo kế hoạch. Đối với công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, đến nay, có 65/66 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; 55/65 dự án đã phê duyệt dự án đầu tư. Các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án đã lập kế hoạch, hoàn thành phê duyệt 10 dự án trong quý 2/2024).Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thăng cũng yêu cầu các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án phải bảo đảm công khai, minh bạch công tác đấu thầu dự án, đúng quy định của pháp luật và tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực. Các đơn vị được giao phải tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ việc thi công dự án của nhà thầu theo hợp đồng, không để dự án chậm tiến độ do nhà thầu huy động không đủ máy móc, nhân lực; xử lý nghiêm vi phạm, nhận diện kịp thời các dự án, lĩnh vực tiềm ẩn sai phạm với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các tuyến cao tốcLiên quan công tác đầu tư hệ thống quản lý và vận hành hệ thống giao thông thông minh (ITS), thu phí không dừng (ETC), kiểm tra tải trọng xe, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng giao Ban Quản lý dự án 6 tiếp tục phối hợp với tư vấn để hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Trong đó, hệ thống ITS phải nghiên cứu phần mềm dùng chung, bảo đảm hiệu quả đầu tư, đồng bộ trên toàn dự án với giá thành hợp lý.Riêng dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn II (2021-2025), phải hoàn thiện đồng bộ, toàn diện, từ hạ tầng phần cứng đến phần mềm, nhất là hạng mục trạm dừng nghỉ. Việc đầu tư phải bảo đảm khi các dự án thành phần được khánh thành, đưa vào khai thác là đủ điều kiện để bàn giao ngay cho Cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành.Theo kế hoạch được phân bổ, hai năm cuối của giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn đầu tư công còn lại cần phải giải ngân của Bộ Giao thông vận tải khoảng 150 nghìn tỷ đồng.Với đường cao tốc bắc-nam giai đoạn I (2017-2020), các dự án thành phần hiện nay đã cơ bản hoàn thành, song các chủ đầu tư cần chỉ đạo nhà thầu nhanh chóng hoàn thiện một số hạng mục còn lại, nhất là các hạng mục bổ sung theo kiến nghị của địa phương để nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư dự án, phục vụ phát triển kinh tế xã hội các địa phương, đồng thời sớm bàn giao cho Cục Đường bộ Việt Nam. “Không thể để việc khai thác tạm, vận hành thử kéo dài, các dự án phải hoàn thành đồng bộ và bàn giao nhanh nhất có thể”, Bộ trưởng nhấn mạnh.Tin liên quanTừng bước hoàn thành mục tiêu 5.000km đường cao tốcTại cuộc họp, vị “Tư lệnh” ngành giao thông cũng ghi nhận và đánh giá cao tinh thần vào cuộc của các ban quản lý dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và nhà thầu tại hai dự án đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo và Diễn Châu-Bãi Vọt sẽ khánh thành, đưa vào khai thác trong dịp 30/4 tới đây.Dự án đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có lúc tưởng như không thể về đích nhưng nhà đầu tư, nhà thầu đã dồn toàn lực để đáp ứng, thậm chí là đưa các hạng mục về đích sớm. Dự án đường cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt, chỉ khoảng 10 ngày trước , mọi thứ cũng còn rất ngổn ngang, thế nhưng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Giao thông vận tải, các nhà thầu trong liên danh đã hỗ trợ tích cực lẫn nhau và phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ.Điển hình, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tập đoàn CIENCO4 đã bổ sung nhân lực, máy móc, thiết bị hỗ trợ cùng nhà thầu Hòa Hiệp hoàn thành khối lượng của các nhà thầu khác bị “đuối” năng lực.“Thậm chí, nhà thầu ở dự án khác cũng đưa máy móc, công nhân, kỹ sư đến tư vấn giải pháp và hỗ trợ thi công để tăng tốc các hạng mục quan trọng. Đây là tinh thần sẻ chia trách nhiệm rất đáng ghi nhận và hình thành nhận thức mới, tinh thần “cộng đồng trách nhiệm” vì lợi ích chung của đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá.
https://nhandan.vn/nganh-giao-thong-thuc-tien-do-giai-ngan-giam-ap-luc-trong-nam-toi-post806137.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:27", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:27", "tags": [ "Cục Đường bộ Việt Nam", "Bộ Giao thông vận tải", "giải ngân vốn đầu tư công", "dự án giao thông trọng điểm" ] }
Xuất khẩu dệt may khởi sắc
NDO -5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước, trong đó điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Thông tin trên được Tổng Giám đốcTập đoàn Dệt may Việt Nam(Vinatex) Cao Hữu Hiếu chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí chiều 20/6 về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm của Tập đoàn và phong trào công nhân, chăm lo đời sống người lao động ngành dệt may.Theo thống kê của Vinatex, 5 tháng đầu năm 2024,xuất khẩu dệt mayViệt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước, trong đó điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.Cụ thể, trong 5 tháng qua, xuất khẩu dệt may Trung Quốc giảm 2%, đạt 66 tỷ USD; Bangladesh chỉ tăng 3,9%, đạt 21,7 tỷ USD (Bangladesh tháng 5/2024 suy giảm mạnh 16%). Sự khởi sắc xuất khẩu dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm không xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may của thế giới cải thiện mà có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam, kết hợp với lợi thế tỷ giá khi Việt Nam đồng (VND) mất giá 5% so với đồng đô la Mỹ (USD) kể từ đầu năm, trong khi đồng tiền các quốc gia cạnh tranh gần như không đổi so với USD.Sản xuất hàng dệt may tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội.Cũng theo ông Cao Hữu Hiếu, trước bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, các doanh nghiệp trong hệ thống của Vinatex đã có nhiều cải thiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp ngành may đã có có đủđơn hàng sản xuấttới hết quý III/2024 và tiếp tục đàm phán ký kết cho quý IV/2024 - mùa cao điểm sản xuất cho các đơn hàng dịp Noel và Tết, tuy nhiên đơn giá vẫn thấp hơn 20%, thậm chí là 50% so với thời điểm năm 2019 - năm trước dịch Covid-19.Với ngành sợi, đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường chính như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc,… đã tiệm cận mức hòa vốn, nếu tiết giảm được các chi phí trong sản xuất có thể đạt lợi nhuận. “Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhiều doanh nghiệp ngành sợi đã phải linh hoạt chuyển đổi sang các mặt hàng sợi pha, sợi recycle vốn không phải là thế mạnh để tìm hướng đi mới tại các thị trường ngách bên cạnh sợi cotton truyền thống” – ông Cao Hữu Hiếu nhấn mạnh.Tin liên quanNgành dệt may Việt Nam hướng đến mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024Vị lãnh đạo của Vinatex cũng cho rằng, để ứng phó với những khó khăn, diễn biến bất định của thị trường nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định lao động, Tập đoàn đã tích cực triển khai các biện pháp đồng bộ, linh hoạt; Các đơn vị trong hệ thống đã đẩy mạnh tìm kiếm và phát triển các thị trường mới nhằm cân bằng, giảm phụ thuộc vào thị trường truyền thống; dựa trên các khuyến nghị của các ban sản xuất kinh doanh và đề xuất từ doanh nghiệp, Tập đoàn đã liên tục thực hiện đầu tư chiều sâu, nâng cấp để bảo đảm mức độ tự động hóa, tối ưu để khai thác hiệu quả hệ thống năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, đồng thời hình thành các hướng đầu tư mới để bảo đảm cân bằng và kết nối hữu cơ hệ thống sản xuất trong từng đơn vị và các đơn vị trong Tập đoàn.“Tập đoàn tiếp tục áp dụng quản trị số trên toàn hệ thống, bước đầu sử dụng App quản trị sợi cho tất cả các đơn vị sợi trong toàn hệ thống, giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong tổ chức sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu thay đổi liên tục của khách hàng, tối ưu hóa khi sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ, giao hàng nhanh; đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, các đối tác nắm giữ công nghệ, tập trung vào các sản phẩm đặc thù, chuyên biệt, đòi hỏi kỹ thuật cao để tạo dựng những sản phẩm cốt lõi của Tập đoàn. Ngoài ra, có chính sách sử dụng sản phẩm lẫn nhau của các đơn vị trong Tập đoàn, đặc biệt hình thành chuỗi sản xuất khép kín đối với một số sản phẩm đặc thù mới như vải chống cháy, khăn…, làm nền móng cho liên kết chuỗi toàn hệ thống sau này” – ông Cao Hữu Hiếu khẳng định.Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty May 10.Thông tin về lực lượng lao động của ngành, Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam Phạm Thị Thanh Tâm cho biết, trong 6 tháng vừa qua và nhiệm kỳ mới, phía Công đoàn ngành đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nâng cao kỹ năng trình độ cho tổ trưởng sản xuất, kỹ năng mềm cho công nhân và tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.Công đoàn cũng phối hợp với chính quyền ngành dệt may, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, chống cháy nổ, giảm thiểu nguy cơ không đáng có xảy ra trong sản xuất,… Bên cạnh đó, Công đoàn Dệt may Việt Nam cũng tập trung hỗ trợ cho các công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, giúp con em mua phương tiện, thiết bị học tập, giúp người lao động yên tâm công tác, gắn bó với nghề, nuôi dưỡng tinh thần lao động sản xuất, đóng góp nhiều hơn cho ngành dệt may.“Điểm sáng trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 của Vinatex là ổn định lực lượng lao động với hơn 63 nghìn lao động cấp 1, nếu xét tới lao động cấp 2 là hơn 155 nghìn lao động. Thu nhập bình quân của người lao động trong 6 tháng đầu năm ước đạt 9,74 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7% so với năm 2023). Tổng số đoàn viên, người lao động được thụ hưởng từ các chương trình chăm lo đời sống, chương trình phúc lợi hơn 62 nghìn người, với giá trị hơn 6,5 tỷ đồng,…” – bà Phạm Thị Thanh Tâm nhấn mạnh.Tin liên quanVinatex ký biên bản hợp tác kinh doanh vải và trang phục chống cháy với Tập đoàn COATSĐánh giá về thị trường những tháng cuối năm, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết, nhu cầu dệt may tại các thị trường tiêu thụ chính chưa thể cải thiện, kế hoạch cắt giảm lãi suất tại các thị trường này chưa rõ ràng, trong khi các quốc gia cạnh tranh dự kiến sẽ phá giá mạnh đồng tiền từ 15%-20% để hỗ trợ xuất khẩu, giành lại thị phần, do đó các doanh nghiệp sẽ chịu áp lực cạnh tranh về đơn giá trong bối cảnh đơn giá vốn đã thấp của 2 năm qua chưa cải thiện.Mặt khác, cước vận tải biển, tiền lương, tiền điện, lãi suất ngân hàng,… được dự báo tiếp tục tăng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước mắt, Vinatex sẽ tiếp tục linh hoạt trong điều hành, tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trường, xác định mặt hàng có tính kỹ thuật khó, đơn hàng nhỏ,… nhưng giá trị gia tăng cao để sản xuất thay vì các mặt hàng phổ thông giá rẻ, khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi và cập nhật, dự báo các thông tin về thị trường, xây dựng các kịch bản có thể xảy ra và có phương án phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh,...“Để về đích năm 2024 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 17.900 tỷ đồng, bằng 101,63% so với năm 2023, lợi nhuận hợp nhất đạt 550 tỷ đồng, bằng 102,13% so với năm 2023, Vinatex linh hoạt, sáng tạo thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm gồm bám sát các định hướng phát triển của Tập đoàn trong trung và dài hạn; Thẳng thắn nhìn nhận vị thế trong chuỗi cung ứng; Minh bạch các khó khăn và cơ hội phát triển; Phân tích kỹ lưỡng thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh để chỉ đạo, điều hành; Đổi mới, sáng tạo và linh hoạt sản xuất để nắm bắt cơ hội và thích ứng thị trường” - ông Cao Hữu Hiếu khẳng định.
https://nhandan.vn/xuat-khau-det-may-khoi-sac-post815364.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:27", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:27", "tags": [ "Vinatex", "Dệt may", "xuất khẩu dệt may" ] }
Khu neo đậu tránh trú bão Phú Quý trở thành điểm du lịch, phát triển kinh tế địa phương
NDO -Trưa 30/5, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra tiến độ dự ánKhu neo đậu tránh trú bãođảo Phú Quý giai đoạn 2 (huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận).
Báo cáo tại công trình, ông Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, năm 2021, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảoPhú Quýgiai đoạn 1 đưa vào sử dụng, đã phát huy hiệu quả ngăn cát, chắn sóng tạo được diện tích khu nước rộng hơn 55ha cho tàu ra vào, neo đậu an toàn; đặc biệt là khi có áp thấp nhiệt đới và bão.Đơn vị thi công đã sẵn sàng vật tư, máy móc để bảo đảm tiến độ.Tuy nhiên, các hạng mục còn lại thuộc giai đoạn 2 của dự án gồm nạo vét khu nước neo đậu, hệ thống luồng báo hiệu hàng hải, công trình kè, hạ tầng thiết yếu khu neo đậu... đang xây dựng nên chưa phát huy hết công năng và hiệu quả của dự án. Do đó, giai đoạn 1 đáp ứng đủ chỗ cho 500 tàu vào neo đậu với khoảng 50% công suất thiết kế.Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến kiểm tra tại công trường.Theo ông Nguyễn Thành Trung, dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Phú Quý giai đoạn 2 với mức đầu tư hơn 446 tỷ đồng khởi công năm 2023. Dự án xây dựng hoàn thiện khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đạt quy mô neo đậu 1.000 chiếc để cho ngư dân tỉnhBình Thuậnvà các tỉnh lân cận hoạt động khai thác hải sản ngư trường Nam Trung Bộ, Trường Sa vào neo đậu, tránh trú bão an toàn; giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và phương tiện hoạt động nghề cá.Tận dụng thời tiết thuận lợi, công nhân thi công 24/24 để bảo đảm tiến độ.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đơn vị thi công tập trung nhân vật lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành dứt điểm các hạng mục, hoàn thành khối lượng theo tiến độ thi công chi tiết từng gói thầu được chủ đầu tư phê duyệt, bảo đảm giải ngân theo kế hoạch. Đồng thời, chủ đầu tư phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân huyện Phú Quý xác định chủng loại vật chất nạo vét, phương án tiếp nhận, quản lý; rà soát, báo cáo Cục Thủy sản xin chủ trương điều chỉnh, bổ sung các hạng mục trong quá trình thi công xử lý thoát nước mưa tiếp giáp ranh khu đất dự án và cao độ móng tường rào và bổ sung các hạng mục thiết yếu khu neo đậu và thiết bị quản lý.Công trình nằm trong âu nên thuận lợi cho việc thi công.Chỉ đạo tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Khu neo đậu tránh trú bão đảo Phú Quý giai đoạn 1 đã làm rất tốt. Với giai đoạn 2 này, Khu neo đậu tránh trú bão nằm trong âu nên thuận lợi trong thi công. Do đó, chủ đầu tư, đơn vị thi công phải tính toán vật tư, máy móc, nhân công để tính toán phù hợp nhằm bảo đảm tiến độ.Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chỉ đạo tại công trường.Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo, việc thi công Khu neo đậu tránh trú bão không chỉ bảo đảm tiến độ, chất lượng mà còn bảo đảm mỹ thuật, mỹ quan gắn với kinh tế của huyện. Khu neo đậu tránh trú bão phải được thiết kế trở thành điểmdu lịchđể du khách có thể ra tham quan cảng cá, tàu cá, khai thác thuỷ hải sản và thưởng thức thực phẩm trực tiếp tại đây.Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Khu neo đậu tránh trú bão cần phải tiếp tục xây dựng giai đoạn 3 là trung tâm hậu cần để thành chuỗi khép kín nhằm phát huy giá trị công trình. Để bảo đảm tiến độ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Phú Quý có tờ trình gửi Cục Thuỷ sản để trình Chính phủ phê duyệt chủ trương Quy hoạch cảng cá khu neo đậu giai đoạn 3 (năm 2026-2030) gắn với phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
https://nhandan.vn/khu-neo-dau-tranh-tru-bao-phu-quy-tro-thanh-diem-du-lich-phat-trien-kinh-te-dia-phuong-post811853.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:27", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:27", "tags": [ "khu neo đậu tránh trú bão", "Phú Quý", "Khu neo đậu tránh trú bão Phú Quý", "Thứ trưởng Phùng Đức Tiến", "du lịch" ] }