title
stringlengths
19
132
summary
stringlengths
0
630
content
stringlengths
0
38.9k
url
stringlengths
35
166
metadata
dict
Đóng điện hạng mục đầu tiên thuộc dự án Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối
NDO -Ngày 8/6, tại Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch (Quảng Bình) , Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công hạng mục Mở rộng ngăn lộ tại Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch thuộc Dự ánĐường dây 500kV mạch 3cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu.
Hạng mục mở rộng ngăn lộ tại Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch thuộc Dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, CPMB thay mặt EVNNPT điều hành quản lý dự án, Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) tiếp nhận quản lý vận hành.Hạng mục mở rộng ngăn lộ tại Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch được xây dựng trên phần diện tích đất dự phòng cho một ngăn đường dây 500kV nằm trong khuôn viên Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch hiện hữu và ngăn đường dây thứ 2 đi Quỳnh Lưu với phần diện tích đất mở rộng nằm trong ranh giới khu đất của Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I.Quy mô của hạng mục là thực hiện kéo dài các thanh cái 500kV C51, C52 về phía các ngăn đường dây lắp mới của dự án, lắp đặt thiết bị 500kV, trung tính 110kV kháng bù ngang tại diameter B10, B11 đi Quỳnh Lưu (mạch 1,2) bao gồm: 2 kháng điện 500kV, dao cách ly, biến dòng điện, biến điện áp, chống sét van, kháng trung tính, …và hệ thống điều khiển, bảo vệ liên quan.Theo CPMB, việcđóng điệnhạng mục Mở rộng ngăn lộ tại Trạm biến áp 500kV Quảng Trạch để sẵn sàng cho việc đóng điện 2 mạch Đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Quảng Trạch-Quỳnh Lưu nhằm tăng cường liên kết hệ thống điện, nâng cao ổn định, an toàn cung cấp điện.Cùng với đó giúp nâng cao độ dự trữ ổn định trên giao diện Bắc - Trung, kết hợp với cung đoạn Đường dây 500kV mạch 3 Quỳnh Lưu - Thanh Hóa - Nam Định I - Phố Nối góp phần tạo mối liên kết mạnh từ trung tâm các nguồn điện Bắc Trung Bộ về trung tâm phụ tải khu vực miền bắc.Đây là cơ sở quan trọng để vận hành an toàn, tin cậy, ổn định và tối ưu cho hệ thống điện góp phần giảm chi phí vận hành hệ thống điện; truyền tải công suất các nhà máy nhiệt điện khu vực Bắc Trung Bộ cũng như các nhà máy năng lượng tái tạo khu vực Bắc Trung Bộ và phụ cận vào hệ thống điện quốc gia, cung cấp điện cho trung tâm phụ tải khu vực miền bắc.Cùng với việc hoàn thành thi công đúc móng 100% các vị trí cột, hơn 800 vị trí cột được dựng, nhiều khoảng néo hoàn thành kéo dây, việc hoàn thành hạng mục này là động lực quan trọng để toàn công trường quyết tâm hoàn thành tiến độ dự án Đường dây 500kV mạch 3 trước 30/6/2024, đáp ứng sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
https://nhandan.vn/dong-dien-hang-muc-dau-tien-thuoc-du-an-duong-day-500kv-mach-3-quang-trach-pho-noi-post813408.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "EVN", "Đường dây 500kV mạch 3", "Quảng Trạch-Phố Nối" ] }
Vận hành hiệu quả hệ thống ITS trên các tuyến cao tốc
NDO -Giao thông thông minh (ITS)là hệ thống phục vụ hoạt động quản lý, vận hành các công trình hạ tầng giao thông, được thiết kế nhằm cho phép giám sát, phát hiện và xử lý các sự cố một cách nhanh chóng, tối ưu hóa hiệu suất khai thác, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, tiện lợi và thân thiện với môi trường.
Nhờ vào hệ thống lưu trữ - phân tích dữ liệu, giám sát và điều khiển liên động các thiết bị, các sự cố có thể được nhận diện nguy cơ từ sớm, phát hiện và kích hoạt biện pháp xử lý kịp thời với kịch bản nhất quán, rút ngắn thời gian và giảm thiểu nguy cơ ùn tắc, mất an toàn giao thông.ITS tích hợp hiện đại trên tuyến Cam Lâm-Vĩnh HảoITS được coi là một bộ phận của công trình đường cao tốc, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa người tham gia giao thông, phương tiện và kết cấu hạ tầng công trình. Là đơn vị tiên phong ứng dụng hệ thống ITS trong quản lý, vận hành các công trình hạ tầng giao thông trong nước, Tập đoàn Đèo Cả không ngừng nâng cấp hiệu quả ứng dụng ITS thông qua đào tạo nhân lực, đầu tư trang thiết bị hiện đại, cập nhật và làm chủ công nghệ.Tuyến cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo là công trình đầu tiên trên trục đường cao tốc bắc-nam (giai đoạn I) sở hữu hệ thống ITS hiện đại, được Liên danh nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu hoàn thành ITS đồng bộ cùng phần tuyến và đưa vào hoạt động đồng bộ ngay khi bắt đầu được vận hành khai thác. ITS tại công trình này được tích hợp cả phần đường và hầm, với các cụm thiết bị ITS vận hành bằng năng lượng tái tạo sử dụng công nghệ pin điện mặt trời và tua-bin gió, được giám sát từ xa, có thể xử lý sự cố thiết bị kịp thời qua hệ thống truyền dẫn nội bộ.Một đoạn tuyến thuộc dự án đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo.Được tích hợp đồng bộ ITS trên toàn tuyến, tại đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo, dữ liệu hệ thống thu phí ETC tại các trạm thu phí được kết nối đồng bộ về Trung tâm giám sát thu phí, bảo đảm thu phí đầy đủ và minh bạch hơn. Theo đại diện Liên danh nhà đầu tư, việc triển khai lắp đặt ITS sau khi tuyến đã vận hành đặt ra vấn đề phải điều tiết giao thông, tiềm ẩn nguy hiểm và phát sinh thêm nhiều chi phí, do đó, nhà đầu tư đã chủ động đầu tư đồng bộ hệ thống ITS và ETC cùng với công trình.“Hệ thống ITS trên tuyến đường này đã được nâng cấp tính năng so với các thế hệ ITS trước đây, đem lại hiệu quả vượt trội trong quản lý và điều hành giao thông. Các công nghệ tiên tiến giúp nâng cao hơn nữa khả năng quản lý và vận hành giao thông”, đại diện liên danh nhà đầu tư cho biết thêm.Tin liên quanLắp đặt hệ thống ITS để vận hành hiệu quả các hầm đường bộTrên tuyến, hệ thống ITS được đầu tư bao gồm nhiều hợp phần như hệ thống điện, chiếu sáng, quạt thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy, camera giám sát và phát hiện sự cố, biển báo giao thông điện tử và đèn tín hiệu, hệ thống loa phóng thanh, radio/bộ đàm, và hệ thống thu phí ETC liên tuyến với đầu vào mở... Trong đó, hệ thống camera trên tuyến được trang bị camera giám sát và camera tích hợp hệ thống phát hiện phương tiện (VDS). Các loại camera này dùng công nghệ xử lý ảnh AI chuyên dụng tiên tiến bậc nhất, ngoài ra còn được hỗ trợ bởi các thiết bị ngoại vi như hồng ngoại, radar...Hình ảnh phương tiện lưu thông sẽ được thu thập, tổng hợp thông qua camera lắp đặt dọc tuyến và được truyền theo thời gian thực về Trung tâm điều hành thông minh.Các camera PTZ có thể xoay 360 độ, quan sát toàn tuyến không có điểm mù; camera VDS được tích hợp AI có các chức năng như phân loại phương tiện, nhận diện biển kiểm soát, phát hiện và cảnh báo sự cố như xe đi quá tốc độ, luồng xe tắc nghẽn, xe dừng, đi sai làn, ngược chiều, vật rơi trên đường,… Hình ảnh phương tiện lưu thông sẽ được thu thập, tổng hợp thông qua camera lắp đặt dọc tuyến và được truyền theo thời gian thực về Trung tâm điều hành thông minh, đồng thời tích hợp tính năng sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ quá trình giám sát, theo dõi, vận hành và ra quyết định khi có các tình huống giao thông phát sinh.Bên trong hầm, ITS được liên kết với hệ thống cơ điện (phòng cháy chữa cháy, quạt jet, chiếu sáng, các sensor quan trắc…) đóng vai trò đặc biệt trong tình huống cần xử lý các sự cố nghiêm trọng như có sự cố cháy nổ.Tăng năng lực vận hành ITSTập đoàn Đèo Cả đã có kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành hệ thống ITS gần 10 năm, kể từ khi Trung tâm vận hành hầm Đèo Cả được đầu tư xây dựng để “đón đầu” vận hành hầm Đèo Cả, Cổ Mã. Với việc đầu tư đồng bộ hệ thống ITS-ME ngay từ ban đầu hơn 10 năm trước, hiện Tập đoàn Đèo Cả đang lưu trữ và quản lý hệ thống dữ liệu các hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân, đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận và mới đây nhất là Cam Lâm-Vĩnh Hảo thông qua thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu giao thông tại các trung tâm dữ liệu ITS-ME. Như vậy, Đèo Cả là đơn vị có năng lực vượt trội về ITS khi triển khai lắp đặt cho toàn bộ các hầm đường bộ có trang bị ITS.Tin liên quanChuẩn hóa việc lắp đặt hệ thống ITS trên đường cao tốcTrước đó, hơn 100 nhân sự của Đèo Cả đã được tham gia đào tạo, huấn luyện, học tập kinh nghiệm quản lý, vận hành và cứu nạn, cứu hộ từ các nước Phần Lan, Nhật Bản trước khi đầu quân cho việc quản lý các công trình này. Đến dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 4/2024 vừa qua, doanh nghiệp này đã củng cố lực lượng nhân sự có trình độ chuyên môn tốt và dày dạn kinh nghiệm vận hành ITS trên thực tế.Tập đoàn Đèo Cả đang lưu trữ và quản lý hệ thống dữ liệu các hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân, đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận và mới đây nhất là Cam Lâm-Vĩnh Hảo thông qua thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu giao thông tại các trung tâm dữ liệu ITS-ME.Ông Dương Châu Sâm, Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực công nghệ Tập đoàn Đèo Cả nhấn mạnh: “Là đơn vị tiên phong trong công nghệ ITS, Đèo Cả có đầy đủ thế mạnh về nguồn nhân lực, kinh nghiệm thi công và quản lý vận hành, triển khai các dự án ITS. Bộ phận chuyên môn của tập đoàn là Ban Công nghệ với các nhân sự gồm các kỹ sư, chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm được đào tạo có tính kế thừa, thực hiện bài bản việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, thiết kế, làm chủ công nghệ và thi công trực tiếp”.Thời gian qua, Tập đoàn Đèo Cả xác định, môi trường “thực chiến” tại các dự án quy mô lớn là “thao trường” để đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho nhân lực. Các thế hệ nhân sự có kinh nghiệm quản lý, vận hành trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho các thế hệ kế tiếp. Tập đoàn cũng phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam, hợp tác với các đơn vị để đào tạo vận hành các công trình hầm đường bộ, đường cao tốc,… cho người lao động trong hệ thống và các đối tác ngành giao thông.Tập đoàn Đèo Cả đã hợp tác với các đơn vị để đào tạo vận hành các công trình hầm đường bộ, đường cao tốc,… cho người lao động trong hệ thống và các đối tác ngành giao thông.Phó Cục trưởng Đường cao tốc Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) Nguyễn Viết Huy cho biết, hiện nay, trên tuyến cao tốc bắc-nam, ITS mới tiên phong triển khai lắp đặt ở một số dự án theo phương thức đối tác công-tư (PPP) để quản lý, vận hành; các tuyến đường đầu tư công vẫn đang trong quá trình thiết kế để chuẩn bị triển khai. Phần lớn các công trình hầm đường bộ khác trên tuyến cao tốc này mới chỉ đầu tư hệ thống cơ điện mà chưa có hệ thống ITS.Việc triển khai hệ thống ITS tại dự án đường cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo không chỉ là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa hệ thống giao thông của Việt Nam mà còn là hình mẫu cho các dự án tương lai. Với ưu điểm vượt trội, giúp khai thác công trình hiệu quả, bảo đảm an toàn giao thông, minh bạch và hiệu quả trong thu phí, đặt ra yêu cầu đối với các đơn vị quản lý, vận hành công trình giao thông có sự chủ động, chuẩn bị sẵn sàng về công nghệ và nguồn lực nhằm đáp ứng vận hành, khai thác hiệu quả các công trình trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/van-hanh-hieu-qua-he-thong-its-tren-cac-tuyen-cao-toc-post812771.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "ITS", "Tập đoàn Đèo Cả", "Cam Lâm-Vĩnh Hảo", "Hầm đường bộ", "ETC", "Đèo Cả", "VDS", "Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo", "Đường cao tốc" ] }
Cơ hội cho lúa mì Mỹ tìm lại thị phần toàn cầu
NDO -Từng có thời điểm là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, Mỹ đã dần dần đánh mất vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Biến đổi khí hậu đang khiến thời tiết trở nên khó lường, đẩy nhiều quốc gia sản xuất lớn vào tình thế bất lợi. Liệu Mỹ có thể nắm lấy cơ hội này để tìm lại “hào quang” vốn có trước đây?
Thị phần liên tục thu hẹpTrong những năm gần đây, thị phần lúa mì Mỹ trên thị trường toàn cầu đang ngày càng thu hẹp. Kể từ niên vụ 2020-2021, xuất khẩulúa mì Mỹđã giảm liên tiếp trong 3 niên vụ, báo hiệu một xu hướng đáng báo động về nhu cầu.Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu lúa mì niên vụ 2023-2024 của Mỹ chỉ đạt mức 19,6 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 1971. Có thể nói, trong mắt các nhà nhập khẩu trên thế giới, sức hấp dẫn của lúa mì Mỹ đã giảm đi đáng kể.Bất chấp tình hình địa chính trị biến động trên thế giới đặt ra những thách thức cho việc đảm bảo an ninh lương thực ở nhiều quốc gia, lúa mì Mỹ vẫn không được nhiều thương nhân quốc tế lựa chọn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất khác với chi phí thấp hơn và các biến động địa chính trị đã thay đổi dòng chảy thương mại toàn cầu.Kết quả là, lúa mì Mỹ đang mất dần thị phần vào tay các đối thủ tại khu vực Biển Đen và Nam Mỹ, nơi cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn và chi phí vận chuyển thấp hơn. Sự thay đổi này không chỉ là một cảnh báo về xu hướng dài hạn mà còn đặt ra thách thức lớn cho nông dân và các nhà xuất khẩu Mỹ trong việc duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế.Rủi ro thiệt hại tại các nước sản xuất lớnTrong bối cảnh địa chính trị tại Trung Đông và Biển Đen ngày càng nóng hơn,nguồn cung lúa mìtoàn cầu vốn đã đứng trước nhiều lo ngại nghiêm trọng. Đặc biệt, thời tiết khắc nghiệt gần đây tại Nga, nhà cung cấp lúa mì hàng đầu thế giới càng làm dấy lên sự chú ý từ thị trường quốc tế.Tuần trước, 8 khu vực trồng ngũ cốc quan trọng của Nga đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do sương giá đầu tháng 5 gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Ngoài ra, kể từ tháng 4, miền nam nước Nga hầu như không có mưa, khiến độ ẩm đất giảm thấp đáng kể ở các vùng sản xuất lớn như Krasnodar, Rostov và Stavropol. Theo Bộ Nông nghiệp Nga, đợt sương giá này đã ảnh hưởng tới khoảng 1% diện tích ngũ cốc của nước này trong năm nay, tương đương khoảng 900.000 héc-ta.Tình hình thời tiết khắc nghiệt tại Nga sẽ còn tác động sâu rộng đến thị trường lúa mì toàn cầu bởi vai trò then chốt trong việc cung ứng cho nhiều quốc gia. Trong bối cảnh biến động hiện nay, việc đa dạng hóa nguồn cung và xây dựng chiến lược dự phòng là điều cần thiết cho các quốc gia nhập khẩu lúa mì. Điều này không chỉ giúp họ giảm thiểu rủi ro mà còn đảm bảo an ninh lương thực trước những bất ổn địa chính trị và khí hậu khó lường.Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam, cho biết: “Sự thiếu hụt lúa mì từ Nga có thể tạo ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn khác như Mỹ, Canada và Australia. Những quốc gia này có thể tận dụng cơ hội để gia tăng sản lượng và mở rộng thị phần mà Nga mất đi do nguồn cung thu hẹp”.Cơ hội dành cho lúa mì MỹVới nguồn cung dự báo tích cực trong năm nay, Mỹ có thể có cơ hội lấy lại thị phần lúa mì trên thị trường thế giới. Trong báo cáo Cung - cầu nông sản thế giới tháng 5, USDA dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2024-2025 của Mỹ sẽ đạt 50,56 triệu tấn, cao hơn so mức 49,31 triệu tấn của niên vụ hiện tại. Xuất khẩu cũng được kỳ vọng tăng lên 21,09 triệu tấn trong niên vụ tới, từ mức 19,60 triệu tấn trong năm nay.Trong cuộc tham quan hằng năm mới đây tới bang Kansas, các chuyên gia cây trồng dự báo năng suất lúa mì tại bang này sẽ đạt mức 3,13 tấn/ha, mức cao nhất kể từ năm 2021 và vượt xa mức trung bình 5 năm là 2,85 tấn/ha trong giai đoạn từ 2018-2023. Tại hầu hết các khu vực được khảo sát, mặc dù thời tiết xấu có một số tác động, tuy nhiên, tình hình nhìn chung vẫn tương đối thuận lợi. Năng suất lúa mì tại khu vực phía bắc Kansas cũng được kỳ vọng sẽ ở mức cao nhất trong vòng 3 năm, mang đến triển vọng nguồn cung tốt.Vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã đặt số lượng đơn hàng lúa mì đông đỏ mềm (SRW) lớn kỷ lục từ Mỹ. Mặc dù phần lớn đã bị hủy bỏ do giá giảm sâu sau đó, tuy nhiên, điều này cho thấy Mỹ vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu khi căng thẳng nguồn cung toàn cầu diễn ra. Rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò của Mỹ trong việc duy trì ổn định nguồn cung lúa mì.Ông Phạm Quang Anh nhận định: “Sự biến động của tình hình địa chính trị thế giới cùng sản lượng sụt giảm tại Nga có thể xáo trộn lại thị phần xuất khẩu lúa mì toàn cầu hiện tại. Mỹ có thể sẽ vươn lên trong năm nay như một nguồn cung đáng tin cậy thay thế, đồng thời lấy lại thị một phần vị thế vốn có trước đây”.Với sản lượng tăng cao và chất lượng lúa mì ổn định, Mỹ có thể đáp ứng tốt nhu cầu của các thị trường khó tính nhất, từ đó mở rộng thị phần và xây dựng lại lòng tin của các đối tác quốc tế.
https://nhandan.vn/co-hoi-cho-lua-mi-my-tim-lai-thi-phan-toan-cau-post810577.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "lúa mì Mỹ", "thị phần toàn cầu", "thông tin hàng hóa" ] }
Cà Mau hướng đến mục tiêu xuất khẩu từ ngành tôm đạt 6 tỷ USD
NDO -Sáng 28/5, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết, theo phương án phát triểnngành tôm tỉnh Cà Mauvừa được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đến năm 2050, Cà Mau phấn đấu trị kinh ngạch xuất khẩu của ngành tôm đạt hơn 6 tỷ USD.
Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản hiện hơn 300.000ha, trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 280.000ha, tổng sản lượng tôm ước hơn 240.000 tấn.Thời gian tới, tỉnh sẽ tổ chức lại sản xuất với những mô hình phù hợp cho từng vùng nuôi, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng ngành tôm của địa phương.Cà Mau đề ra phương án nâng cao năng lực chế biến hiện đại, bảo vệ môi trường…, phấn đấu đến năm 2030, sản lượng chế biến thủy sản sẽ đạt 176.000 tấn thành phẩm.Thu hoạch tôm siêu thâm canh năng suất cao tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.Phương án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cà Mau hướng đến việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng lên 75-80%, giảm mạnh tỷ lệ các sản phẩm sơ chế còn dưới 20-25%.Đồng thời, giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…), cũng như mở rộng và phát triển các thị trường tiềm năng khác…Kế hoạch dự kiến trong tương lai, Cà Mau sẽ có 2 khu phức hợp thủy sản được xây dựng, gồm: khu phức hợp thủy sản Năm Căn (huyện Năm Căn), với diện tích 190ha và khu phức hợp thủy sản Tân Thuận (huyện Đầm Dơi), với diện tích là 178ha.Theo phương án được phê duyệt, mục tiêu mà Cà Mau hướng đến vào năm 2025 sẽ nâng giá trị kinh ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD. Mục tiêu trên đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 lần lượt là khoảng 1,65 tỷ USD và hơn 6 tỷ USD.Để thực hiện đạt các mục tiêu cụ thể đề ra đến năm 2030, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành tôm tại Cà Mau là khoảng 20.000 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/ca-mau-huong-den-muc-tieu-xuat-khau-tu-nganh-tom-dat-6-ty-usd-post811458.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Tôm Cà Mau", "xuất khẩu thuỷ sản", "Xuất khẩu tôm Việt Nam" ] }
Mỗi ngày tồn gần 1.000 xe chở hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
NDO -Từ ngày 9 đến 13/5, mỗi ngày tại Khu phi thuế quan, thuộc xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) tồn gần 1.000 xe chở hàng hóa, đang chờ xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh.
Phó Ban quản lýcửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, Hoàng Khánh Duy cho biết: Hiện đang vào vụ thu hoạch hoa quả ở các tỉnh phía nam, cho nên lượng phương tiện chở hàng lên các cửa khẩu của tỉnh tiếp tục tăng cao. Trung bình mỗi ngày xe chở hàng lên cửa khẩu khoảng từ 350 đến 400 xe/ngày, trong khi đó năng lực thông quan xuất khẩu trung bình từ 260 xe đến 280 xe/ngày. Vì vậy, dẫn đến số phương tiện tồn cuối ngày tăng cao tại các cửa khẩu...Để các phương tiện không dừng đỗ trên Quốc lộ 1A gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường nên các lực lượng quản lý cửa khẩu đã thống nhất điều tiết xe chở hàng vào Khu phi thuế quan, tại xã Tân Mỹ (Văn Lãng).Xe chở hàng tồn ở Khu phi thuế quan, tại xã tân Mỹ, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn).Cụ thể ngày 12/5, tổng số phương tiện vận chuyểnhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quantrong ngày là 1.320 xe; trong đó, số xe xuất khẩu được 512 xe, (gồm 411 xe hoa quả, 101 xe mặt hàng khác); số phương tiện nhập khẩu là 808 xe (gồm 782 xe hàng, 26 xe mới).Số phương tiện chở hàng xuất khẩu tồn ở các cửa khẩu của tỉnh tính đến 20 giờ ngày 12/5, là 722 xe; giảm 277 xe so với tối 11/5. Trong đó tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, ngày 12/5 tồn 628 xe; cửa khẩu phụ Tân Thanh (Văn Lãng) tồn 138 xe, gồm xe chở hàng hoa quả và các mặt hàng khác.Xe hàng hóa chờ làm thủ tục xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).Anh Nguyễn Như Hải, lái xe chở hàng ở tỉnh Bình Thuận chia sẻ: Là lái xe chở thuê cho chủ hàng, mặt hàng sầu riêng, tôi đã chở hàng đến Khu phi thuế quan chờ 3 ngày nay rồi nhưng vẫn chưa được làm thủ tục xuất khẩu vì lượng xe chở hàng quá đông...Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn khuyến cáo, các doanh nghiệp và chủ hàng cần nắm rõ các thông tin điều tiết các phương tiện lên cửa khẩu hợp lý, tránh gây ùn ứ hàng tại các cửa khẩu của tỉnh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp..
https://nhandan.vn/moi-ngay-ton-gan-1000-xe-cho-hang-xuat-khau-qua-cac-cua-khau-o-lang-son-post809085.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Lạng Sơn", "Khu phi thuế quan", "xuất khẩu hàng nông sản", "cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị", "ùn ứ xe chở hàng" ] }
Nâng cao tính lành mạnh của cho vay tiêu dùng
Hiện nay, cho vay tiêu dùng được đánh giá là một lĩnh vực "nóng". Số liệu thống kê đến cuối năm 2023 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng.
15/16 công ty tài chính được cấp phép tại Việt Nam đang hoạt động và dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 138.800 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.Nợ xấu đáng báo động tại các công ty tài chínhNguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, góp phần kích cầu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và thu hẹp một phần quy mô, sự ảnh hưởng của tín dụng đen. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 2/2024, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế không đạt kỳ vọng, trong đó dư nợ tín dụng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống giảm hơn 28%, chỉ đạt 2.890 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,3% tổng dư nợ nền kinh tế.Theo Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng, nguyên nhân là do cầu tín dụng tiêu dùng giảm trong bối cảnh tình hình tăng trưởng kinh tế khó khăn tác động tới thu nhập của cá nhân và hộ gia đình, làm tăng nhu cầu tiết kiệm để dự phòng cho tương lai và giảm nhu cầu vay tín dụng ngân hàng để mở rộng chi tiêu. Bên cạnh đó, thời gian qua các loại hình cho vay qua app (ứng dụng) bùng phát với điều kiện cho vay nới lỏng, thủ tục đơn giản nhanh gọn, không cần tài sản thế chấp,… đã thu hút người dân vay qua app mà không cần đến ngân hàng.Ông Hùng cho rằng, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng xấu. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng tiêu dùng có xu hướng gia tăng, đến cuối tháng 2/2024 vào khoảng 4,1%, trong khi từ năm 2018 đến 2023 chỉ khoảng hơn 3%. Xét riêng về nợ xấu trong dư nợ cho vay đời sống tiêu dùng vào khoảng 3,7%, trong khi năm 2022 khoảng 2%. Ðối với nợ xấu tại các công ty tài chính dù giảm nhẹ từ mức 15% cuối năm 2023 đến nay chỉ còn khoảng 14,63%, nhưng vẫn ở mức đáng báo động."Nợ xấu gia tăng ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung của nền kinh tế, còn có những yếu tố chủ quan là khách hàng cố tình không trả nợ, thành lập các hội nhóm "bùng nợ" trên mạng xã hội, chống đối, vu khống cán bộ thu hồi nợ, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của các ngân hàng, các công ty tài chính, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cán bộ thu hồi nợ", ông Hùng nhấn mạnh.Trên thực tế, nhiều công ty tài chính lâm vào cảnh thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao. Khả năng thu hồi nợ cũng rất khó. Một số công ty đã phải thu hẹp hoạt động. "Ðây là thực trạng hết sức nguy hiểm cho nên các công ty tài chính, ngân hàng phải rà soát và giám sát chặt chẽ hơn khi cho vay vốn", đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay.Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lýHiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có nhiều văn bản gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị có giải pháp xử lý nghiêm tội phạm tín dụng đen, các hội nhóm "bùng nợ"...Bên cạnh đó, thời gian tới, việc tích hợp định danh điện tử sẽ hỗ trợ chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân.Ðồng quan điểm, đại diện cấp cao Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) Việt Nam - ông Darryl Dong nhìn nhận, trong bối cảnh môi trường kinh tế chính trị ngày càng thách thức, hơn lúc nào hết, các cơ quan chức năng có vai trò giải quyết nợ xấu cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một khuôn khổ thể chế chặt chẽ, mạnh mẽ và thiết thực, dựa trên các nguyên tắc thị trường. Việc phát triển các công ty mua bán, xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, hình thành một thị trường mua bán nợ xấu năng động và chuyên nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xử lý nợ xấu tiêu dùng hiệu quả.Ở góc độ ngân hàng thương mại, Phó Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hồng Quân cho rằng, ngoài việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm người đi vay, cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín nhiệm công dân, đồng thời, cần minh bạch hoạt động cho vay tiêu dùng. Trong đó, các ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng cần thống nhất hiệp thương để đưa ra các tuyên bố chung về chế tài với việc cố tình, chây ỳ trả nợ. Ðơn cử, nếu người vay bị đánh giá lẩn tránh, chây ỳ trả nợ tại một ngân hàng hay công ty tài chính sẽ không được cấp tín dụng tại các tổ chức khác, nhất là cấp thẻ tín dụng, vay mua tài sản…Theo Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Mcredit Lê Quốc Ninh, thị trường Việt Nam vẫn thiếu dịch vụ xử lý nợ thuê chuyên nghiệp. Các bên liên quan cần sớm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm phù hợp thực tiễn hoạt động thu hồi nợ tiêu dùng; cho phép hoạt động đòi nợ thuê được quy hoạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định rõ ràng và minh bạch về điều kiện thành lập, hoạt động, cơ chế kiểm soát thay vì bị cấm như hiện nay.
https://nhandan.vn/nang-cao-tinh-lanh-manh-cua-cho-vay-tieu-dung-post805825.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Dư nợ cho vay", "Nợ xấu", "Dư nợ", "Tiêu dùng", "Tín dụng" ] }
Năm 2024, ACV đặt mục tiêu doanh thu hơn 20,3 nghìn tỷ đồng
NDO -So với kết quả thực hiện năm 2023 của ACV, mục tiêu đặt ra cho năm 2024 tăng 2% về doanh thu và tăng 6% về lợi nhuận.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP (ACV) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.Đại hội đã thông qua Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 với các mục tiêu cụ thể: Tổng sản lượng hành khách thông qua các cảng là 103 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế là 30,7 triệu lượt khách, khách nội địa là 72,3 triệu lượt khách.Tổng sản lượng hàng hóa và bưu kiện là 1,356 triệu tấn và 690 nghìn lượt cất/hạ cánh.Về các mục tiêu tài chính của công ty mẹ, Đại hội đồng cổ đông thống nhất thông qua mục tiêu tổng doanh thu 20.325 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.378 tỷ đồng, ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) lần lượt đạt 10,43% và 13,28%. So với kết quả thực hiện năm 2023, mục tiêu đặt ra cho năm 2024 tăng 2% về doanh thu và tăng 6% về lợi nhuận.Đối với kế hoạch thu-chi từ quản lý khai thác khu bay, Đại hội cũng thông qua mục tiêu doanh thu cất/hạ cánh 2.702 tỷ đồng và chi phí 1.237 tỷ đồng, chênh lệch thu chi khoảng 1.464 tỷ đồng.Năm 2024,ACVtiếp tục tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các dự án trọng điểm làCảng hàng không quốc tế Long Thànhgiai đoạn 1 (dự án thành phần 3); nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; dự án mở rộng Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; dự án Nhà ga T2 Cát Bi; dự án Nhà ga T2 Đồng Hới...Các dự án dự kiến khởi công trong năm 2024 gồm dự án Nhà ga hàng không T2 Cát Bi; dự án Mở rộng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; các dự án Nhà ga hàng hóa Đà Nẵng, Cát Bi...Bên cạnh đó, ACV quyết tâm đưa vào khai thác dự án thành phần 3 của Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành vào tháng 9/2026, có thể vượt tiến độ từ 60-90 ngày; dự kiến đưa dự án Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất vào khai thác đúng dịp 30/4/2025, vượt tiến độ đề ra.Đại hội đồng cổ đông cũng nhất trí phê duyệt điều chỉnh Đề án cơ cấu lại ACV giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tổng mức đầu tư được điều chỉnh từ mức hơn 166 nghìn tỷ đồng lên mức hơn 170 nghìn tỷ đồng do bổ sung hai dự án nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Tuy Hoà và đầu tư mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau.Bên cạnh đó, tổng nhu cầu vốn trong giai đoạn này cũng được điều chỉnh giảm từ mức hơn 106 nghìn tỷ đồng xuống còn hơn 91 nghìn tỷ đồng do điều chỉnh tiến độ một số dự án theo khối lượng triển khai thực tế.
https://nhandan.vn/nam-2024-acv-dat-muc-tieu-doanh-thu-hon-203-nghin-ty-dong-post812234.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "ACV", "19 tập đoàn-tổng công ty" ] }
Khôi phục niềm tin của khách hàng bảo hiểm nhân thọ
NDO -Đào tạo để nâng cao chất lượng tư vấn của các đại lý bảo hiểm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý trong thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng và xử lý các kiến nghị của khách hàng một cách kịp thời, thỏa đáng là giải pháp giúp các công ty bảo hiểm và ngân hàng khôi phục lòng tin của khách hàng tham gia bảo hiểm, theo các chuyên gia.
Ngành bảo hiểm giữa “cơn bão” khủng hoảng niềm tinViệc bảo hiểm và ngân hàng hợp tác bán chéo sản phẩm đã mang lại nguồn lợi khổng lồ cho cả hai những năm gần đây. Nhưng với tâm lý chạy theo doanh số, nhiều nhân viên ngân hàng và đại lý bảo hiểm đã bỏ qua việc kiểm soát chất lượng, dẫn tới đến tình trạng lập lờ trong khâu tư vấn, bán hàng, gây ra một cuộc khủng hoảng trên thị trường bảo hiểm, ảnh hưởng niềm tin của khách hàng vào một dịch vụ tài chính cơ bản.Số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho thấy tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 112.741 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, giảm 4,6% so với cùng giai đoạn năm 2022. Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ghi nhận sự suy giảm so mạnh với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 77.831 tỷ đồng - giảm 7,9%.Số lượng hợp đồng khai thác mới 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1.028.402 hợp đồng, giảm 31,3% so với cùng giai đoạn năm trước. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị, giảm 34,4%; sản phẩm bảo hiểm tử kỳ giảm 17,6%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp giảm 48,9%; các sản phẩm bảo hiểm còn lại giảm 44,9%. Kết quả, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới toàn thị trường trong nửa đầu năm nay đạt khoảng 15.508 tỷ đồng, giảm 38,2%.Bên cạnh doanh thu khai thác mới suy giảm, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn ghi nhận con số trả tiền bảo hiểm tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm với 25.850 tỷ đồng, tăng 37,1%.Điều này không chỉ khiến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chịu ảnh hưởng, mà còn làm giảm thu nhập ngoài lãi của hầu hết ngân hàng.Một thống kê của Trung tâm phân tích thuộc Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới qua kênh bán chéo ngân hàng (bancassurance) đã sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt là quý 2. Cụ thể, 13 ngân hàng được đơn vị này khảo sát gồm Sacombank, VPBank, MB, ACB, HDBank, VietinBank, Vietcombank, MSB, Techcombank, VIB, Eximbank, TPBank, OCB đều ghi nhận doanh thu giảm. Thậm chí, có 4 ngân hàng ghi nhận mức giảm trên 50% so với cùng kỳ năm trước, gồm: VIB và TPBank đều giảm 68%, Techcombank giảm 60%, MB giảm 54%.Với bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm, báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2023 của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam (Dai-ichi Life) ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 9.440 tỷ đồng - giảm 7,1%, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 1.927 tỷ đồng - giảm 25%.Doanh thu bảo hiểm liên kết, vốn nguồn thu lớn nhất của Dai-ichi Life, ghi nhận mức giảm 8,6% - tương đương giảm 460 tỷ đồng.Những kết quả trên thực tế không quá bất ngờ, nhưng là một con số “lạc lõng” trong xu thế tăng trưởng hai con số đã kéo dài nhiều năm của ngành bảo hiểm.Lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm lớn cho biết thu khai thác mới tháng 4 và 5/2023 sụt giảm xấp xỉ 50% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu từ kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance). Ngoài ra, tỷ lệ duy trì hợp đồng bao gồm khả năng tái tục và đóng phí các năm tiếp theo của khách hàng cũng bị ảnh hưởng.Nguyên nhân chính, theo vị này, là bối cảnh năm 2023 vẫn đang có những hệ lụy kinh tế tác động đến khả năng chi trả của người dân, ảnh hưởng rất lớn đến cầu bảo hiểm. Ngoài ra, những thông tin về việc khách hàng tố giác đại lý tư vấn sai, tranh chấp giữa người mua và người bán bảo hiểm gây ảnh hưởng xấu tới niềm tin thị trường.Tương tự, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, đại diện doanh nghiệp cũng thừa nhận, tình hình kinh doanh bảo hiểm quý II/2023 còn nhiều thách thức do kinh tế khó khăn, tăng trưởng tín dụng chậm và thu nhập người dân bị hạn chế. Ngoài ra, những sự việc được báo chí phản ánh vô tình ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.Còn tại diễn đàn “Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam” diễn ra cách đây chưa lâu, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc điều hành kinh doanh, Bộ phận chuyển đổi và phát triển kênh đại lý thuộc công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam, cho biết giai đoạn vừa qua lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có sự tăng trưởng nóng và có hiện tượng tư vấn sai, dẫn đến nhiều vụ việc không đáng có và ảnh hưởng toàn ngành.Thực tế, nhiều thông tin tiêu cực về bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông từ quý I/2023, điển hình là sự việc tranh chấp hợp đồng giữa khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm “Tâm An Đầu tư” của Manulife được phân phối qua SCB. Phía Manulife cho biết sẽ chủ động liên hệ với tất cả khách hàng gửi khiếu nại trước 30-4 và đặt mục tiêu giải quyết tất cả các khiếu nại trước 30-6, nhưng hiện vẫn có nhiều khách hàng gửi khiếu nại liên quan tới sản phẩm này hoặc yêu cầu huỷ hợp đồng, rút tiền đầu tư.Trước đó, kết quả thanh tra 4 doanh nghiệp gồm Sun Life, Prudential, MB Ageas và BIDV Met Life của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính cũng cho thấy các doanh nghiệp này đều có sai phạm khi bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng, nhất là khâu tư vấn của giao dịch viên, nhân viên môi giới.Một số vi phạm điển hình như nhân viên không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục, hồ sơ yêu cầu theo quy định. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng không đảm bảo chất lượng tư vấn, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm.Ngoài ra, có tình trạng nhân viên công ty bảo hiểm cho đại lý hoặc nhân viên ngân hàng sử dụng mã số đại lý để hướng dẫn khách nhập thông tin.Còn ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho biết cơ quan này từng nhận được một đơn khiếu nại do 100 công dân cùng ký tên, với nội dung phản ánh việc việc một công ty bảo hiểm thông qua kênh ngân hàng có hành vi lừa dối khách hàng tiền gửi tiết kiệm ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.“Họ đặt ra ba nhóm thiệt hại của 100 người này với khoảng 25 tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 3 và 4-2023 có 73 người khiếu nại đã được công ty này thanh toán toàn bộ. Trong đó, công ty có bắt họ cam kết không được thông tin việc thanh toán đó, rồi phải bảo đảm giữ bí mật”, ông Nhưỡng phản ánh.Cũng theo vị này, báo cáo số 469 của Ban dân nguyện từng nêu ý kiến: “Vấn đề giao kết và thực hiện một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không minh bạch, thiếu rõ ràng, khả năng gây rủi ro và thiệt hại cho người mua bảo hiểm”.Quang cảnh phiên thảo luận của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước sáng 31/5. (Ảnh: DUY LINH)Tìm lại lòng tin từ đâu?Thị trường bảo hiểm đã phát sinh những vấn đề nhất định về chất lượng hoạt động tư vấn, chất lượng chăm sóc, giải quyết quyền lợi cho khách hàng.Thực trạng này, theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, xuất phát từ chất lượng của hoạt động tư vấn, vì Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 với những nội dung được bổ sung và có cả tính chất kế thừa của luật cũ đã quy định về tư vấn trung thực, đầy đủ, không lừa dối khách hàng…“Có thể người ta không làm đúng theo quy định, dẫn đến thông tin không đầy đủ, thông tin bị sai, đấy là từ một phía. Vì thế, vấn đề thực thi pháp luật ở đây đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu”, ông Hiếu nói và cho biết những ràng buộc về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm, đơn vị tư vấn đã được quy định trong luật.Với bối cảnh trên, vị này cho rằng vấn đề cần tập trung xử lý là việc tổ chức thực thi, giám sát thực thi luật ở lĩnh vực bảo hiểm. Cụ thể, Bộ Tài chính cần sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.Về quản lý nhà nước, ông Hiếu kiến nghị cần có phương pháp kiểm tra phù hợp khoa học, mang tính chất kịp thời, theo nguyên tắc quản lý kiểm tra ngẫu nhiên hoặc theo nguyên tắc về quản lý rủi ro. Chẳng hạn, thời điểm doanh nghiệp có hợp đồng bảo hiểm gia tăng rất nhiều hoặc một đại lý, một đơn vị tư vấn có những điểm mà khác biệt thì nên tập trung kiểm tra chuyên sâu thay vì kiểm tra đồng loạt.Ngoài ra, khi phát hiện vi phạm phải xử lý một cách nghiêm minh.“Làm thế nào để có thể gia cố được cách thức, phương thức giám sát một cách có hiệu quả. Cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội minh bạch hóa, công khai hóa thông tin trong quản lý đến từng đối tượng”, ông Hiếu nhấn mạnh.Với riêng kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, khuyến nghị nghiên cứu đưa tiêu chí tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm năm thứ hai vào hợp đồng hợp tác giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng để đánh giá chất lượng hoạt động kênh này.“Nếu tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm năm thứ hai thấp hơn mức độ trung bình của thị trường thì cần có những biện pháp giám sát, chấn chỉnh, vì tỷ lệ duy trì hợp đồng thấp hơn nhiều mức trung bình có nghĩa là đơn vị bán đó có vấn đề. Ví dụ khách hàng không có nhu cầu, bị ép người ta mới mua nên mua xong người ta hủy”, ông Dũng nói.Khuyến nghị này được đại diện IAV đưa ra trong bối cảnh kết quả thanh tra 4 doanh nghiệp gồm Sun Life, Prudential, MB Ageas và BIDV Met Life của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính cho thấy tỷ lệ bỏ ngang hợp đồng của kênh bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) sau năm thứ nhất từ 30% đến 70%.Tỷ lệ bỏ ngang cao nhất là tại Sun Life Việt Nam, hiện bán chéo bảo hiểm qua TPBank ACB, với 73% khách hàng mua bảo hiểm qua TPBank hủy hợp đồng sau năm đầu tiên, còn tỷ lệ này tại ACB là 39%. 3 doanh nghiệp còn lại là Prudential, MB Ageas Life và BIDV Met Life có tỷ lệ bỏ ngang năm đầu quanh ngưỡng 30-40%.Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, ông Dũng cho rằng cần thực sự cầu thị tiếp thu các ý kiến mà dự luận đang phản ánh. Chẳng hạn, hợp đồng khó hiểu, dài dòng thì khó thay đổi vì có những quy định bắt buộc để cấu thành nên hợp đồng. Nhưng nếu đơn giản hóa được hợp đồng thì doanh nghiệp nên cố gắng làm.“Tới đây chúng tôi sẽ tổ chức các hội thảo, mời các luật sư để góp ý thêm cho chúng tôi về hợp đồng để đơn giản tới mức tối đa”, ông Dũng thông tin.Cũng theo chuyên gia này, IAV sẽ cùng các doanh nghiệp rà soát lại quy trình để nâng cao khả năng tư vấn trước, trong và sau bán hàng. Ví dụ, sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết, sẽ có một cuộc gọi chào mừng khách hàng để kiểm tra lại các thông tin để xác thực khách hàng này có đúng mua bảo hiểm hay không.“Các cuộc gọi này không đạt được tỷ lệ kết nối 100%, do khách hàng không nghe máy. Do đó, nên ra quy định nếu doanh nghiệp bảo hiểm gọi cho khách hàng 5 lần không thể liên hệ thì có thể hủy hợp đồng, hủy hoa hồng”, ông Dũng đề xuất.Với người tham gia bảo hiểm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cần tận dụng tốt 21 ngày, tính từ ngày nhận hợp đồng bảo hiểm, để tham chiếu, đọc nhiều kênh thông tin mà bản thân cảm thấy tin tưởng. Đồng thời, suy nghĩ thật kỹ, thận trọng để đến khi quyết định ký vào hợp đồng ấy, mọi việc đều đã được lường trước.Theo Điều 35 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, khách hàng có 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm để xem xét, cân nhắc có tham gia hợp đồng bảo hiểm hay không.
https://nhandan.vn/khoi-phuc-niem-tin-cua-khach-hang-bao-hiem-nhan-tho-post770200.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "bảo hiểm", "bảo hiểm nhân thọ" ] }
Chuyển nguồn lớn chủ yếu để tích lũy cải cách tiền lương
NDO -Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, chi chuyển nguồn cao là chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về"Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022". Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giảm nợ công, bội chi ngân sáchTại phiên làm việc, đa số đại biểu cho rằng, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thực hiện các vấn đề về tài chính, ngân sách nhà nước.Theo đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh), điều này được thể hiện quathu ngân sách năm 2022 đạt vượt dự toán 28,8%; thu từ các khu vực doanh nghiệp nhà nước, FDI, kinh tế ngoài quốc doanh đều đạt vượt dự toán; cân đối ngân sách, chi thực hiện mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giảm nợ công và bội chi ngân sách...Về công tác quyết toán ngân sách năm 2022, ngay sau khi có Nghị quyết số 91/2023/QH15 ngày 19/6/2023 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, Chính phủ đã ban hành chỉ thị với nhiều giải pháp cụ thể thực hiện đạt kết quả. Ngoài ra, Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã tăng cường giám sát, làm việc với các bộ, ngành liên quan đôn đốc thực hiện quy định của Nhà nước, các nghị quyết của Quốc hội.Quang cảnh phiên làm việc sáng 7/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Bộ Tài chính, các bộ, ngành địa phương, Kiểm toán Nhà nước có nhiều cố gắng trong công tác báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; rà soát, thu hồi tạm ứng quá hạn và thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực.Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) cho rằng, qua số liệu về quyết toán năm 2022 cho thấy, công tác điều hành ngân sách của Chính phủ khi 3 chỉ số rất quan trọng của năm 2022 đều đạt và vượt. Đó là số tăng thu của năm 2022 rất cao, tạo ra nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến đường cao tốc, tuyến đường liên vùng, dự án trọng điểm quốc gia và địa phương; số thực chi thấp hơn dự toán; số bội chi ngân sách cũng rất tiết kiệm, chi thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao.Cần đánh giá đầy đủ bức tranh nợ xây dựng cơ bảnBên cạnh những kết quả đã đạt được, đại biểu Đỗ Thị Lan cũng thẳng thắn cho rằng, vẫn còn một số hạn chế cần quan tâm khắc phục.Cụ thể, theo bà Lan, số liệu báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của Chính phủ còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách. Đặc biệt, số quyết toán chi ngân sách nhà nước giảm 407.317 tỷ đồng, số bội chi ngân sách nhà nước giảm 49.317 tỷ đồng. Như vậy, giảm nhiều so với dự toán.Theo đại biểu, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, lập dự toán ngân sách nhà nước các năm sau.Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) nêu ý kiến tại phiên làm việc sáng 7/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)"Do đó, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình, thống kê tổng hợp đánh giá của cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng báo cáo về ngân sách nhà nước và các cơ quan đơn vị liên quan hướng đến số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước thực chất hơn", đại biểu nói.Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, số chuyển nguồn ngân sách sang năm sau còn rất lớn. Đại biểu Đỗ Thị Lan khẳng định, nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương tại địa phương có nhu cầu rất lớn nhưng không bố trí được kinh phí để thực hiện, trong khi phải hủy bỏ dự toán ngân sách.Điển hình như, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia chỉ đạt 37,7% dự toán, có địa phương đạt dưới 10%. Thực hiện kế hoạch vốn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, một số chính sách, tỷ lệ giải ngân thấp, nhất là chính sách đầu tư phát triển y tế, lao động phải chuyển nguồn sang năm 2023, năm 2024.Tin liên quanChuyển 19.040 tỷ đồng cải cách tiền lương còn dư để thực hiện mức lương cơ sở trong 2024Vì vậy, những bất cập trong công tác lập, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước cần được đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 và cần có giải pháp để khắc phục.Trong khi đó, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng, phải đánh giá toàn diện đầy đủ về bức tranh nợ xây dựng cơ bản, hiện chưa có xu hướng giảm, lại xuất hiện mới. Riêng năm 2022, báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho thấy, đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ nợ xây dựng cơ bản.“Nếu không rốt ráo vấn đề này sẽ phát sinh nợ mới”, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai lưu ý.Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng, cần phải đánh giá toàn diện, đầy đủ về bức tranh nợ xây dựng cơ bản. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Theo đại biểu, doanh nghiệp đã phải vay vốn ngân hàng để thực hiện các dự án đầu tư công. Bộ Tài chính đã rất nỗ lực, thúc đẩy khối lượng hoàn thành cho doanh nghiệp, tuy vậy, vẫn còn nhiều chủ đầu tư chưa thực sự vào cuộc cùng nhà thầu để tháo gỡ khó khăn.“Nếu chúng ta không làm rõ trách nhiệm thì sẽ vẫn tái diễn tình trạng này", đại biểu đoàn Hà Nội cảnh báo.Chuyển nguồn lớn chủ yếu để tích lũy cải cách tiền lươngGiải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong sốchuyển nguồn của ngân sáchnăm 2022 sang năm 2023, kinh phí thực hiện cải cách tiền lương là lớn nhất, với 432.350 tỷ đồng (chiếm 37,7%).Ngoài ra, còn phải kể đến các khoản như chi đầu tư phát triển là 313.165 tỷ đồng, chiếm 27,3%; tăng thu tiết kiệm chi là 287.374 tỷ đồng, chiếm 25%; các khoản chi được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 là 20.379 tỷ đồng, chiếm 1,8%; kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà nước là 9.986 tỷ đồng, chiếm 0,87%; kinh phí nghiên cứu khoa học là 4.160 tỷ đồng và kinh phí mua sắm thiết bị...“Số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển nguồn theo quy định của pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua một số năm để thực hiệncải cách tiền lươngđóng vai trò lớn”, Bộ trưởng Tài chính nêu.Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình tại phiên làm việc sáng 7/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan từ các đơn vị sử dụng ngân sách, không quyết liệt trong triển khai dự toán, nhiều nhiệm vụ không chi hết phải chuyển năm sau thực hiện. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng thực hiện thanh toán ngay trong năm, để số chuyển nguồn giảm đi.Số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển nguồn theo quy định của pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua một số năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn.Bộ trưởng Hồ Đức PhớcVề vấn đềnợ xây dựng cơ bảnmà đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đề cập, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thông tin, qua tổng hợp thấy nợ của các bộ, ngành Trung ương rất ít, còn các địa phương, đặc biệt ngân sách tỉnh và ngân sách huyện là khoản nợ nhiều."Vì khi bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, những khoản thanh toán cho các dự án có thể bố trí thiếu, bố trí sót, hoặc chưa bố trí, mà lại bố trí đầu tư công trung hạn cho các dự án mới. Các dự án cũ mặc dù hoàn thành nhưng không được bố trí. Do vậy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp phải kiểm soát điều này", Bộ trưởng nêu.Lý do thứ hai, theo Bộ trưởng, có những dự án thủ tục đầu tư có thiếu sót, cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, tổng mức đầu tư nhưng không kịp thời nên ngân sách địa phương bố trí không kịp thời.Vấn đề thứ ba là khi hoàn thành các khối lượng công trình, lên phiếu giá công trình, tuy nhiên chưa gửi đến Ủy ban nhân dân các cấp để xác định đó là khoản nợ hay các công trình đã hoàn thành phê chuẩn quyết toán nhưng chưa được đề xuất để bố trí vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.Tại phần trả lời, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính xin tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại thảo luận tổ và hội trường để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp quản lý, điều hành ngân sách tốt hơn và công tác quyết toán ngân sách được hoàn thiện.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống
https://nhandan.vn/chuyen-nguon-lon-chu-yeu-de-tich-luy-cai-cach-tien-luong-post813184.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc", "Cải cách tiền lương", "Quốc hội khóa XV", "Kỳ họp thứ 7" ] }
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhvừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóathủ tục hành chínhphục vụ người dân, doanh nghiệp.
Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo; nhiều chương trình, đề án, kế hoạch đã được triển khai; các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng. Công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ số của Việt Nam được thăng hạng góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cắt giảm chi phí cho xã hội.Tuy nhiên, qua kết quả thực hiện tại các bộ, ngành, địa phương và phản ánh, kiến nghị của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chính như: (1) Một số quy định, thủ tục hành chính tại một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn; (2) Quy định về thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết một số thủ tục hành chính còn qua nhiều tầng nấc, khâu trung gian; (3) thủ tục hành chính nội bộ trong từng bộ, cơ quan, địa phương và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau còn phức tạp; (4) Việc cắt giảm, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân còn hạn chế; tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là ở cơ sở vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực; (5) Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính chủ yếu theo phương thức truyền thống hồ sơ giấy, theo địa giới hành chính.Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, như: (1) Công tác cải cách thủ tục hành chính tại một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức; (2) Thói quen làm việc theo phương thức truyền thống, chưa theo kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; (3) Trình độ của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong thực thi công vụ; (4) Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn thiếu chủ động, chưa chặt chẽ, kịp thời; (5) Hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu, thiếu đồng bộ, nhiều hệ thống đã được đầu tư từ lâu, chưa được nâng cấp, phát triển.Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính tại các chương trình, đề án, kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ, Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ.Cải cách, cắt giảmthủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtVề cải cách,cắt giảm thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nghiêm việc cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường kiểm soát chặt chẽ, đánh giá tác động chính sách cụ thể đối với quy định thủ tục hành chính, thực hiện tốt việc tham vấn (tăng cường tham vấn trên môi trường điện tử), thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm các thủ tục hành chính được quy định đúng thẩm quyền, cần thiết, hợp lý, khả thi, thực hiện trên môi trường điện tử và chi phí tuân thủ thấp nhất. Đồng thời, chấn chỉnh, rà soát và đề xuất sửa đổi các quy định để tránh gây bất cập, mâu thuẫn trong việc giao địa phương ban hành văn bản quy định bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Tập trung xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ để thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính; các nhóm thủ tục hành chính nội bộ trọng tâm ưu tiên; thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng một Nghị định sửa nhiều Nghị định, một Quyết định sửa nhiều Quyết định, một Thông tư sửa nhiều Thông tư và ưu tiên thực hiện trình tự thủ tục rút gọn theo quy định. Đồng thời, xây dựng, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa theo lộ trình được phê duyệt.Khẩn trương rà soát, cắt giảm, đơn giản hóathủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sảnThủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực được giao, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản… và các giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024 gửi Văn phòng Chính phủ chậm nhất trong tháng 5 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thực hiện phương án ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Đồng thời, khẩn trương công bố đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa các bộ, cơ quan với các cục, vụ và tương đương; xác định đúng phạm vi, thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính nội bộ để rà soát, đơn giản hóa, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.Tập trung triển khai cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp theo Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm tiến độ, thực chất, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác truyền thông trong cải cách thủ tục hành chính để người dân, cộng đồng doanh nghiệp biết và đồng hành cùng Chính phủ.Chỉ duy trì nhữngthủ tục hành chính thật sự cần thiết, chi phí tuân thủ thấp nhấtThủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương công bố đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện; xác định đúng phạm vi, thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính nội bộ để rà soát, đơn giản hóa, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với các cơ quan có liên quan nâng cao chất lượng thẩm định quy định về thủ tục hành chính tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chỉ ban hành và duy trì những thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ thấp nhất.Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xem xét báo cáo Quốc hội sửa đổi các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, kiên quyết cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đặc biệt là các thủ tục hành chính để thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất ưu tiên đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các dự án luật để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa, bảo đảm tính khoa học, khả thi.Đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyếtthủ tục hành chínhVề cải cách việc thực hiện thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó tập trung nguồn lực đẩy nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, gắn việc số hóa với thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa giữa các bộ, ngành, địa phương thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu; nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ từ trung ương đến địa phương phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành và giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.Tập trung triển khai các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên rà soát tái cấu trúc quy trình tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2024 theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, rà soát, đánh giá, cấu trúc lại quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến đang được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng là trung tâm.VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiệnthủ tục hành chínhTập trung triển khai thành công Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ để xử lý dứt điểm các điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu, nguồn nhân lực, kinh phí.Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 1/7/2024 theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ.Tổ chức thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tăng cường đối thoại, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác giải quyết thủ tục hành chính.Tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao đạo đức công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời xử lý các trường hợp né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm. Định kỳ hằng tháng công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan, địa phương.Tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiệnthủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chínhVề triển khai thí điểm Mô hình mẫu Bộ phận Một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp Bộ phận Một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 trước khi tổng kết, nhân rộng vào năm 2025 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính, tối đa hóa phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính tại 1 địa điểm trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tính chuyên nghiệp và đề cao trách nhiệm của bộ phận một cửa trong giám sát, đôn đốc việc giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.Văn phòng Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2025-2030 để tiếp tục cắt giảm thực chất, hiệu quả thủ tục hành chính tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành trong tháng 12 năm 2024.Khẩn trương xây dựng tài liệu Mô hình mẫu về Bộ phận một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp bộ phận một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn, hoàn thành trong Quý II năm 2024, báo cáo Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo để tổ chức thí điểm trong năm 2024 tại các địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh.Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm thực chất, hiệu quả theo các tiêu chí về chất lượng dịch vụ, tính hữu ích, tính dễ sử dụng.Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ phát huy hơn nữa vai trò chỉ đạo, thúc đẩy việc triển khai cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương; phối hợp chặt chẽ với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ kịp thời lắng nghe để nhận diện, xử lý các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chinh-phu-chi-thi-tiep-tuc-day-manh-cat-giam-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-phuc-vu-nguoi-dan-doanh-nghiep-post810380.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Thủ tục hành chính", "Cắt giảm thủ tục hành chính", "Thủ tướng Phạm Minh Chính" ] }
Tuần từ 24 đến 28/6, có 43 doanh nghiệp chốt trả cổ tức
NDO -Trên 3 sàn HoSE,HNX và UPCoM, có 43 doanh nghiệpchốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 24 đến 28/6.
* Ngày 31/7/2024, CTCP Giống cây trồng Miền Nam (HOSE: SSC) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 2,000 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* Ngày 6/8/2024, CTCP Cầu Đuống (UPCoM: CDG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 950 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* Ngày 10/7/2024, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:5 (người sở hữu 100 CP được nhận 5 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* Ngày 1/8/2024, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP (UPCoM: TED) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* Ngày 22/7/2024, CTCP Thủy điện Hương Sơn (UPCoM: GSM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* Ngày 22/7/2024, CTCP Cấp thoát nước Phú Yên (UPCoM: PWS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 750 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* Ngày 15/7/2024, CTCP Cấp thoát nước-Công trình Đô thị Hậu Giang (UPCoM: HGW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 244 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HOSE: VPG) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:5 (người sở hữu 100 CP được nhận 5 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* Ngày 23/7/2024, CTCP Bao bì Hoàng Thạch (UPCoM: BBH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 1/7/2024.* Ngày 19/7/2024, CTCP Nhựa Hà Nội (HOSE: NHH) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 19/7/2024, CTCP DAP - VINACHEM (UPCoM: DDV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 9/8/2024, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (UPCoM: VGT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 15/7/2024, CTCP Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (UPCoM: PTP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 650 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 25/7/2024, CTCP Dệt may Huế (UPCoM: HDM) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 26/7/2024, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (HOSE: HTG) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 12/7/2024, CTCP Thép Thủ Đức - VNSTEEL (UPCoM: TDS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 7.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 10/7/2024, CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (HOSE: TYA) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 250 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 30/9/2024, CTCP Đầu tư Cầu đường CII (HOSE: LGC) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* CTCP Xây dựng DIC Holdings (HOSE: DC4) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam (HNX: PVG) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:9,589042 (người sở hữu 100 CP được nhận 9,589042 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* CTCP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA (HOSE: VDP) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 100:20 (người sở hữu 100 CP được nhận 20 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 15/7/2024, CTCP Vật liệu Xây dựng và Trang trí nội thất Thành phố Hồ Chí Minh (UPCoM: CMD) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 26/7/2024, Tổng công ty cổ phần Phong Phú (UPCoM: PPH) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/6/2024.* Ngày 24/7/2024, CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu (HNX: SJ1) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/6/2024.* Ngày 8/7/2024, CTCP Tập đoàn Pan (HOSE: PAN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/6/2024.* CTCP Bột giặt Lix (HOSE: LIX) thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 (người sở hữu 1 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 26/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 27/6/2024.* CTCP Than Cọc Sáu - Vinacomin (HNX: TC6) hoán đổi cổ phiếu Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin thành cổ phiếu của công ty hợp nhất là Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV, tỷ lệ 1:1 (người sở hữu 1 CP phổ thông Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin được nhận 1 CP phổ thông công ty hợp nhất là Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV), ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 26/6/2024.* CTCP Than Đèo Nai - Vinacomin (HNX: TDN) hoán đổi cổ phiếu Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin thành cổ phiếu của công ty hợp nhất là Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Cọc Sáu - TKV, tỷ lệ 1:1 (người sở hữu 1 CP phổ thông Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin được nhận 1 CP phổ thông công ty hợp nhất là Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Cọc Sáu – TKV), ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 26/6/2024.* Ngày 9/7/2024, CTCP Phát triển Hàng hải (HNX: VMS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.140 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 26/6/2024.* CTCP Thực phẩm Bích Chi (HNX: BCF) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:5 (người sở hữu 100 CP được nhận 5 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 16/7/2024, CTCP Cấp nước Thanh Hóa (UPCoM: THN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.009 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 8/7/2024, CTCP Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa (UPCoM: SKV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 3.010 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 10/7/2024, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - CTCP (HNX: MVB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 15/7/2024, CTCP Hóa chất Việt Trì (HNX: HVT) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 5/7/2024, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:10 (người sở hữu 100 CP được nhận 10 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 23/7/2024, CTCP Chứng khoán Phú Hưng (UPCoM: PHS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 24/7/2024, CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (HOSE: NSC) trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:5 (người sở hữu 100 CP được nhận 5 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* CTCP Đầu tư BKG Việt Nam (HOSE: BKG) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.* Ngày 10/7/2024, CTCP Gỗ An Cường (HOSE: ACG) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 25/6/2024.
https://nhandan.vn/tuan-tu-24-den-286-co-43-doanh-nghiep-chot-tra-co-tuc-post815633.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "HoSE", "HNX", "UPCoM", "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "cổ đông" ] }
Đề xuất mọi khách hàng được mua điện tái tạo không qua EVN
NDO -Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ Công thương với Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điệnnăng lượng tái tạovới khách hàng sử dụng điện lớn. Trong đó, VCCI cho rằng, nên cho phép mọi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đều có thể mua điện tái tạo, bao gồm điện mặt trời và điện gió trực tiếp thay vì qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) như trong Dự thảo nêu.
Hiện Bộ Công thương vừa hoàn thiện Dự thảo và cho phép các nhà máy điện gió,điện mặt trờiđược phép bán trực tiếp cho khách hàng thông qua đường dây riêng hoặc lưới quốc gia.Cụ thể, Bộ Công thương xây dựng mô hình này theo hai phương án, gồm qua đường dây riêng và lưới quốc gia (bán thông qua EVN) và nguồn cung ứng là các nhà máy năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) công suất trên 10 MW nếu nối lưới hoặc không giới hạn công suất nếu qua đường dây riêng.Dự thảo quy định bên mua trong cả hai trường hợp là tổ chức, cá nhân dùng điện sản xuất từ cấp điện áp 22 kV trở lên, lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng từ 500 nghìn kWh. Những khách hàng có nhu cầu sử dụng ít hơn, như doanh nghiệp sản xuất nhỏ hay hộ gia đình chưa được mua bán trực tiếp.Theo VCCI, cơ chế này sẽ giúp giải quyết cung cầu năng lượng tái tạo, tháo gỡ khó cho nhiều dự án năng lượng tái tạo chậm thời điểm giá ưu đãi ( giá FIT). Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, có thể sử dụng năng lượng tái tạo để thực hiện các trách nhiệm về môi trường, xã hội, và quản trị (ESG) trong chuỗi cung ứng.Tuy nhiên, với việc mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, VCCI cho rằng tác động đến hệ thống điện quốc gia là không đáng kể. Do đó, VCCI đề nghị mở rộng cho mọi khách hàng có nhu cầu tham gia, thay vì giới hạn vào nhóm khách hàng sử dụng điện lớn.Tin liên quanSớm hoàn thiện chính sách phát triển điện mặt trời mái nhàBên cạnh đó, Bộ Công thương đang đề xuất 2 chính sách để doanh nghiệp được mua bán điện sạch không qua EVN theo đường dây riêng hoặc lưới truyền tải điện quốc gia.Theo VCCI, việc đầu tư và quản lý, vận hành đường dây truyền tải riêng này có thể thuộc về đơn vị phát điện, cũng có thể thuộc về khách hàng sử dụng điện, tuỳ vào thoả thuận cụ thể giữa hai bên. Do đó, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo quy định theo hướng hai bên mua bán điện có quyền thoả thuận về việc đầu tư và quản lý vận hành đường dây.Ngoài ra, liên quan đến vấn đề xác nhận tỷ lệ tiêu thụ điện tái tạo, VCCI cũng cho biết, có nhiều doanh nghiệp sử dụng điện muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp nhằm có được chứng nhận chuyển đổi năng lượng để xuất khẩu sang các nước phát triển. Khi đó, các doanh nghiệp này sẽ cần được xác nhận sản lượng điện tái tạo đã mua trên tổng số sản lượng điện tiêu thụ.Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định về xác nhận tỷ lệ sử dụng điện tái tạo này để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi giao dịch với đối tác.
https://nhandan.vn/de-xuat-moi-khach-hang-duoc-mua-dien-tai-tao-khong-qua-evn-post808390.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "EVN", "điện tái tạo", "mua điện" ] }
Xây dựng văn hóa kinh doanh, đạo đức cho doanh nhân
NDO -Vận dụng linh hoạt, hiệu quả những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựngvăn hóa kinh doanh, đạo đức doanh nhân Việt Nam là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Mục tiêu nhằm phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đó là khẳng định của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công tại Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”, do Trung tâm Văn hóa doanh nhân thuộc VCCI tổ chức chiều 14/5, tại Hà Nội. Đây cũng là sự kiện hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).Phát biểu ý kiến tại Diễn đàn, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chia sẻ: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm, tư tưởng trên nhiều lĩnh vực, trong đó, về văn hóa và kinh tế, Người từng nói: "Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị".Đặc biệt, đối với giới công thương, theo Người, muốn trở thành người kinh doanh giỏi phải không ngừng học tập, khổ công rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức người kinh doanh.Do đó, doanh nhân cần phải có đủ các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có tri thức chuyên môn vững vàng, nắm vững pháp luật, sâu sát thực tế, lý trí vững chắc, bản lĩnh kiên cường, tình cảm trong sáng, kết hợp giữa chính trị và khoa học, chấp hành pháp luật, hiểu biết pháp luật, đặc biệt quan tâm tới việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu cửa quyền,…Tin liên quanPhát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có đạo đức, văn hóa kinh doanhGần đây nhất, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hànhNghị quyết số 41-NQ/TWvề xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, đã đề ra mục tiêu tổng quát: "Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước".Nghị quyết số 41-NQ/TW cũng đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp, trong đó dành hẳn một nhóm nhiệm vụ giải pháp về "Xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc".Bên cạnh đó, thời gian qua, VCCI đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động có liên quan, như nghiên cứu, xây dựng, công bố và phát động thực hiện 6 Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam nhân dịp sinh nhật Bác ngày 19/05/2022.Sáu quy tắc đạo đức doanh nhân, bao gồm tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.Năm 2023, VCCI cũng đã phát động cuộc thi, lựa chọn và công bố ca khúc truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam “Hào khí doanh nhân Việt Nam”; VCCI cũng đã phối hợp với với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức các hội thảo khoa học quốc gia về văn hóa kinh doanh, đạo đức doanh nhân Việt Nam; triển khai thực hiện đề án “Thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển đến năm 2045”.Toàn cảnh Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hóa kinh doanh”Các diễn giả tham gia Diễn đàn đánh giá, đây là một trong những hoạt động cụ thể nhằm triển khai chương trình hành động của VCCI trong thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW. Để có cơ sở thực hiện xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh, nhất là học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Diễn đàn đã tập trung thảo luận và làm rõ một số vấn đề.Một là,những quan điểm, tư tưởng của Người về xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân; và vai trò của văn hóa trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đối với hình tượng doanh nhân.Hai là,những quan điểm, tư tưởng của Người về xây dựng giới công thương Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vào những tư tưởng, quan điểm về xây dựng đạo đức doanh nhân, đạo đức kinh doanh Việt Nam; vai trò của vấn đề đạo đức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Ba là,cách thức vận dụng những quan điểm, tư tưởng của Người về xây dựng văn hóa kinh doanh, đạo đức doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
https://nhandan.vn/xay-dung-van-hoa-kinh-doanh-dao-duc-cho-doanh-nhan-post809298.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "tư tưởng Hồ Chí Minh", "văn hóa kinh doanh", "đạo đức doanh nhân", "Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam" ] }
30 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ 3 đến 7/6
NDO -Các ngày trong tuần từ 3 đến 7/6, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 30 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông.
* Ngày 20/6/2024, CTCP Hóa- Dược phẩm Mekophar (UPCoM: MKP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 27/6/2024, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (HOSE: PGI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 21/6/2024, CTCP Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 1/7/2024, CTCP Chợ Lạng Sơn (UPCoM: DKC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Địa chất mỏ - TKV (UPCoM: MGC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Môi trường Đô thị Tỉnh Lào Cai (UPCoM: MLC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 10/6/2024.* Ngày 11/7/2024, CTCP Cảng Quảng Ninh (UPCoM: CQN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Nam Dược (UPCoM: NDC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 21/6/2024, CTCP Tư vấn Đầu tư mỏ và Công Nghiệp - Vinacomin (UPCoM: TVM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 27/6/2024, CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco (HOSE: VIP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 7/6/2024.* Ngày 5/8/2024, CTCP Cấp nước Chợ Lớn (HOSE: CLW) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 21/5/2024, CTCP Cấp nước Thủ Đức (HOSE: TDW) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 1.400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Gạch ngói Đồng Nai (UPCoM: GND) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 10/7/2024, CTCP Bến xe Hà Nội (UPCoM: HNB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 650 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Điện cơ Hải Phòng (HNX: DHP) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Everpia (HOSE: EVE) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Hà Nội (UPCoM: BSH) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 6/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Thủy điện Nước Trong (HNX: NTH) trả cổ tức đợt 4/2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 5/6/2024.* Ngày 21/6/2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex - CTCP (HNX: PLC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 5/6/2024.* CTCP Chứng khoán Thiên Việt (HOSE: TVS) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:10 (người sở hữu 100 CP được nhận 10 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Sông Ba (HOSE: SBA) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 4/7/2024, CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (HOSE: HUB) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Vinafco (UPCoM: VFC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 18/6/2024, CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD8 (UPCoM: HD8) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 19/6/2024, Tổng công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 19/6/2024, Tổng công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 26/6/2024, CTCP Mạ kẽm công nghiệp Vingal - Vnsteel (UPCoM: VGL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Nước và Môi trường Việt Nam (UPCoM: VWS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 800 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Nước và Môi trường Việt Nam (UPCoM: VWS) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/6/2024.
https://nhandan.vn/30-doanh-nghiep-chot-tra-co-tuc-tuan-tu-3-den-76-post812336.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "doanh nghiệp", "chốt trả cổ tức", "cổ đông", "HoSE", "HNX", "UPCoM" ] }
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đáp ứng những quy định mới
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới. Cùng với sự cạnh tranh quyết liệt với những quốc gia khác, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn tại các thị trường xuất khẩu do những quy định mới về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, thuế và các định chế thương mại liên quan.
Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) Ngô Sỹ Hoài cho biết, gỗ và sản phẩm gỗ là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam liên tục tăng trưởng đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới.Tuy nhiên, trong năm 2023, mặc dù kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm có tăng trưởng nhưng chỉ đạt 79% kế hoạch đề ra, cho thấy tiềm ẩn những nguy cơ cần giải quyết. Khó khăn với ngành gỗ có thể kéo dài khi những yếu tố bất lợi vẫn hiện hữu như khủng hoảng địa chính trị lan rộng, suy thoái kinh tế thế giới, các thị trường xuất khẩu chính chưa phục hồi.Cùng với đó, ngành gỗ vẫn đối mặt những thách thức như đơn hàng phải cạnh tranh và yêu cầu về mẫu mã, chất lượng cao. Các rào cản thương mại nước ngoài ngày càng khắt khe, các chứng chỉ về quản lý rừng bền vững hay chứng chỉ giảm phát thải các-bon sau này bắt buộc sản phẩm gỗ khi xuất sang thị trường các nước phải tuân thủ.Nhiều thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải có chứng chỉ bền vững, minh bạch trong chuỗi nguồn cung đã tác động đến các nhà sản xuất.Một số quốc gia nhập khẩu khác còn yêu cầu doanh nghiệp gỗ Việt Nam phải cung cấp các chứng nhận liên quan nguồn gốc sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, tiền lương, xử lý chất thải,…Hơn thế nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hiện phải đối diện với những thách thức mới về cam kết quốc tế như tuân thủ quy định của EU về chống phá rừng, trách nhiệm giải trình ngành gỗ để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế theo luật Lacey (Mỹ), cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất…Do vậy, những tháng còn lại của năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ vẫn còn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.Hiện tại Mỹ đang là thị trường nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam nhiều nhất trong các thị trường nhập khẩu, tỷ trọng đạt khoảng 60% mỗi năm. Từ đầu năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam liên tục phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ Mỹ, Hàn Quốc,...Gần đây, Cơ quan đại diện thương mại của Mỹ cáo buộc ngành gỗ Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa và trong sản phẩm xuất khẩu vào nước này và Hàn Quốc đang điều tra để đưa ra phán quyết về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ván ép của các doanh nghiệp.Ðiều này khiến cho hoạt động kinh doanh của ngành gỗ tại các thị trường xuất khẩu trong thời gian tới được dự báo sẽ có những biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro…Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để kiểm soát gỗ hợp pháp của Việt Nam đã được xây dựng khá đầy đủ, vấn đề còn lại là các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp phải cam kết triển khai thực hiện hiệu quả để bảo đảm nguồn gốc gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu không gặp phải những rủi ro, nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.Bên cạnh đó, yêu cầu về gỗ nguyên liệu hợp pháp và trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ đã trở thành vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của ngành sản xuất, chế biến đồ gỗ Việt Nam.Theo GS,TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường đại học Lâm nghiệp, ngành gỗ Việt Nam hiện đang phát triển mạnh cả về quy mô và tốc độ. Tuy vậy, các quốc gia trên thế giới ngày càng có những chính sách kiểm soát lâm sản nhập khẩu hết sức chặt chẽ.Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần nhận thức một cách đầy đủ và tổ chức thực thi nghiêm túc những vấn đề có liên quan. Để khai thác tiềm năng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu gỗ, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.Theo đó, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường; đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế phát triển sản phẩm và đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao, đa dạng từ thị trường; cần tổ chức giám sát, đánh giá nguồn gốc gỗ bảo đảm, hợp pháp và giải quyết tốt bài toán nguyên liệu chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của thị trường tiêu thụ.Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công thương) khuyến cáo, các nhà quản lý doanh nghiệp cần quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng một cách chặt chẽ nhằm loại bỏ những rủi ro đối với nguồn gỗ bất hợp pháp.Hệ thống quản lý chuỗi cung hiệu quả cũng góp phần giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ các rủi ro khác có liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường. Ngoài ra, áp dụng hệ thống chuỗi cung hiệu quả còn trực tiếp góp phần tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng tính cạnh tranh trong thương mại sản phẩm.Hiện các hệ thống quản lý chuỗi cung được áp dụng phổ biến trong ngành gỗ bao gồm hệ thống ISO 9001/2008, FSC FM /COC, BSCI và SA 8000. Do vậy, để bảo đảm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, các cơ quan nhà nước liên quan cần duy trì chính sách nhập khẩu thông thoáng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp.Các bộ, ngành, địa phương cần sớm quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng cao cho ngành chế biến gỗ.Các cơ quan quản lý và doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại, tuân thủ các quy định của pháp luật, trong đó có việc thực hiện nghiêm ngặt Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), một bộ phận quan trọng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), có tác động rất lớn đến hoạt động chế biến, xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới…
https://nhandan.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-go-dap-ung-nhung-quy-dinh-moi-post812905.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "xuất khẩu gỗ", "sản xuất gỗ", "VIFOREST", "EVFTA" ] }
Giá cà-phê tăng vọt 5% do lo ngại thiếu hụt nguồn cung
NDO -Nguồn cung thu hẹp tại các quốc gia sản xuất chính đang gây tâm lý lo ngại thiếu hụt cà-phê trên thị trường khiến giá cà-phê tăng vọt 5,8%.
Ngày 29/5,giá cà-phêtăng vọt 5,8%. Giá Arabica vượt mức 5.091 USD/tấn, cao nhất trong 5 tuần trở lại đây; đồng thời giá Robusta chạm đỉnh 1 tháng tại 4.120 USD/tấn.MXV cho biết, nguồn cung thu hẹp tại các quốc gia sản xuất chính đang gây tâm lý lo ngại thiếu hụt cà-phê trên thị trường, từ đó hỗ trợ giá tăng trở lại.Trong báo cáo mới nhất, Cơ quan Cung ứng mùa vụ thuộc chính phủ Brazil CONAB đã hạ dự báo sản lượng cà-phê Robusta của quốc gia này giảm 600.000 bao, xuống còn 16,7 triệu bao. Cùng với đó, StoneX ước tính sản lượng cà-phê của Việt Nam có thể chỉ đạt 24 triệu bao, là mức thấp nhất trong 4 năm qua chủ yếu do biến đổi khí hậu.Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua (28/5), giá cà-phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt tăng 500 đồng/kg, đưa giá thu mua cà-phê trong nước lên mức 115.700-17.200 đồng/kg.Cùng chung xu hướng, giá bông tăng thêm 2%, lên mức cao nhất 1 tháng. Doanh số bán hàng bông vụ 2023-2024 của Mỹ tăng trở lại, phản ánh nhu cầu về bông đang có sự phục hồi, đặc biệt từ Trung Quốc. Trong báo cáo xuất khẩu bông hằng tuần kết thúc ngày 16/5, Mỹ bán 202.900 kiện bông, tăng lần lượt 30% và 19% so tuần trước và mức trung bình 4 tuần gần nhất.Giá ca-caotăng gần 4% khi nguồn cung vẫn đang ở mức thấp. Tính từ đầu vụ 2023-2024 (tháng 10/2023) đến ngày 26/5/2024, lượng ca-cao được vận chuyển đến các cảng của Bờ Biển Ngà chỉ ở mức 1,469 triệu tấn, giảm mạnh 29% so cùng kỳ vụ trước.Hơn thế, tình trạng thiếu mưa ở hầu hết các vùng trồng ca-cao chính của Bờ Biển Ngà có thể ảnh hưởng đến sự phát triển quả dự kiến ​​sẽ được thu hoạch trong thời gian giữa vụ từ tháng 4 đến tháng 9.Theo Sở Giao dịchHàng hóaViệt Nam (MXV), giao dịch trở lại sau ngày nghỉ lễ, đóng cửa hôm qua (28/5), sắc xanh phủ kín bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới. Lực mua mạnh của nhiều mặt hàng quan trọng đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 1,72% lên 2.390 điểm, cao nhất kể từ đầu tháng 2/2023.
https://nhandan.vn/gia-ca-phe-tang-vot-5-do-lo-ngai-thieu-hut-nguon-cung-post811619.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "giá cà-phê", "MXV", "giá cà-phê Robusta", "giá bông", "thông tin hàng hóa" ] }
Việt Nam bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao
NDO -Mặc dù tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng tính đến thời điểm cuối năm 2023, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nướcthu nhập trung bình cao.
Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024, tình hình năm 2024 trình bày tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho biết một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2023 đạt cao hơn số liệu ước tính đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, tốc độ tăng GDP năm đạt 5,05% (đã báo cáo đạt trên 5%), tuy thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức cao trên thế giới và khu vực.Quy mô nền kinh tếđạt 430 tỷ USD, bước vào nhóm các nước trung bình cao. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,25% (đã báo cáo tăng khoảng 3,5%); thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằnglãi suấtgiảm.Trước đó, tại thời điểm tháng 12/2024, Tổng cục Thống kê cho biết với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 5,05% so với năm trước, quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm.Thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1,75 triệu tỷ đồng, vượt 8,2% và tăng 133,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, bảo đảm an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp thiết khác.Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp, nhiều chính sách, giải pháp được thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân. Tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã thực hiện đạt gần 191,5 nghìn tỷ đồng.Chỉ tiêu quan trọng khác là bội chi ngân sách nhà nước khoảng 3,5% GDP, dưnợ côngkhoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần và ngưỡng cảnh báo.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho biết, tính đến hết năm 2023, ngân sách nhà nước đã dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác cũng chuyển biến tích cực hơn. Đó là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 28,3 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 15 tỷ USD), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối ngoại tệ.Thu hút vốnđầu tư nước ngoài(FDI) đạt 39,4 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 27-30 tỷ USD), tăng 34,5%; vốn FDI thực hiện đạt 23,2 tỷ USD (đã báo cáo khoảng 20-22 tỷ USD), tăng 3,5%, cao nhất từ trước đến nay.Năm 2023 cũng ghi nhận có sự chuyển biến vượt bậc trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng giao thông. Công tác quy hoạch được tập trung triển khai quyết liệt, chất lượng được nâng lên, tạo điều kiện để khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững.
https://nhandan.vn/viet-nam-buoc-vao-nhom-cac-nuoc-co-thu-nhap-trung-binh-cao-post810428.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "quy mô nền kinh tế", "tăng trưởng", "thu nhập bình quân đầu người", "quốc gia thu nhập trung bình cao" ] }
Cổ phiếu công nghệ thông tin bứt phá, VN-Index giảm điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 10/5, thị trường giao dịch phân hóa khiến VN-Index rung lắc nhẹ ở đầu phiên. Sau đó, áp lực bán gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và lan rộng khắp các nhóm, ngành khiến các chỉ số chính chìm trong sắc đỏ. Điểm nhấn phiên này là nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin đua nhau bứt phá, trong đó các mã: ELC, SAM, SGT tăng trần. Chốt phiên,VN-Indexgiảm 3,94 điểm xuống mức 1.244,70 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm so phiên trước, đạt hơn 14.650,06 tỷ đồng; khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 502 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa chỉ còn 4 mã: ACB, FPT, SSI, TCB tăng nhẹ cùng 4 mã: HDB, HPG, MWG, SAB đứng giá, còn lại đều giảm.Trong đó, BCM giảm 1,72% xuống 57.000 đồng/cổ phiếu, VRE giảm 1,53%, VHM giảm 1,47%, POW giảm 1,35%, VPB giảm 1,33%, SHB giảm 1,28%.Các mã còn lại: BID, BVH, CTG, GAS, GVR, MBB, MSN, PLX, SSB, STB, TPB, VCB, VIB, VIC, VJC, VNM giảm nhẹ chưa đến 1%.Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thép đóng cửa trong sắc xanh gần như phủ kín. Ngoài HPG đã kể trên, SMC tăng trần lên 12.900 đồng/cổ phiếu, HSG tăng 1,23%, NKG tăng 0,63%, TLH tăng 0,41%. Ngược lại, HMC giảm 0,43%.Nhómcổ phiếu chứng khoánngoại trừ TVB giảm 0,12%, VCI giảm 0,52%, còn lại đều khởi sắc. Cụ thể, AGR tăng 1,34%, APG tăng 0,34%, BSI tăng 1,65%, CTS tăng 4,44%, FTS tăng 0,84%, HCM tăng 0,71%, ORS tăng 1,37%, SSI tăng 0,71%, TVS tăng 0,84%, VDS tăng 0,51%, VIX tăng 1,74%, VND tăng 0,97%.Nhómcổ phiếu ngân hàngchốt phiên với đa số các mã giảm. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB giảm 0,84%, LPB tăng 0,5%, MSB giảm 0,35%, OCB giảm 0,71%.Nhómcổ phiếu bất động sảncó nhiều mã tăng khá tốt như: DRH, HPX tăng trần, D2D tăng 3,17%, LHG tăng 2,82%, PDR tăng 3,92%, TCH tăng 2,20%.Điểm nhấn phiên này là nhóm công nghệ thông tin đua nhau bứt phá, trong đó 3 mã: ELC, SAM, SGT tăng trần, CMG tăng 6,32%, ICT tăng 4,51%, ITD tăng 3,84%, FPT tăng 0,54%. Ngược lại, ST8 giảm 4,3%.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay để mất điểm trong phần lớn thời gian giao dịch, VNXALL-Index đóng cửa giảm 1,55 điểm (-0,08%), xuống mức 2.043,02 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 672,91 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.414,72 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 172 mã tăng giá, 95 mã đứng giá và 215 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 235,68 điểm, tăng 1,10 điểm (+0,47%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 89,20 triệu CP được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.746,65 tỷ đồng. Toàn sàn có 77 mã tăng, 64 mã đứng giá và 89 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 4,91 điểm (+0,96%) và lên mức 515,06 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 55,32 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 1.463,27 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 16 mã tăng, 5 mã đi ngang và 9 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index giảm điểm, đóng cửa tại mức 91,72 điểm, giảm 0,19 điểm (-0,20%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 58,96 triệu CP, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 561,26 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 173 mã tăng, 114 mã đi ngang và 144 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 3,94 điểm (-0,32%) và xuống mức 1.244,70 điểm. Thanh khoản đạt hơn 668,30 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 16.253,23 tỷ đồng. Toàn sàn có 165 mã tăng, 75 mã đứng giá và 261 mã giảm giá.Chỉ số VN30 giảm 4,00 điểm (-0,31%) và ở mức 1.277,47 điểm. Thanh khoản đạt hơn 182,32 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 5.971,60 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 4 mã tăng, 4 mã đi ngang và 22 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là DIG (hơn 20,97 triệu đơn vị), NVL (hơn 20,97 triệu đơn vị), HPG (hơn 18,98 triệu đơn vị), VIX (hơn 18,46 triệu đơn vị), SHB (hơn 18,44 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là HPX (7,00%), PSH (6,97%), ELC (6,96%), APH (6,96%), SAM (6,95%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là TCI (-9,83%), SMA (-6,93%), PDR (-6,15%), S4A (-5,93%), TNT (-5,48%).* Chứng khoán phái sinh hôm nay có 296.209 hợp đồng được giao dịch, giá trị 37.620,40 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/co-phieu-cong-nghe-thong-tin-but-pha-vn-index-giam-diem-post808773.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu công nghệ thông tin", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu vốn hóa lớn" ] }
Đem lại lợi ích thiết thực cho người tham gia mua sắm trực tuyến
NDO -Tuần lễ thương mại điện tử sẽ đem đến những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng khi tham gia mua sắm, đồng thời xây dựng mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa cộng đồng doanh nghiệp từ nhà sản xuất, nhà phân phối đến các đơn vị cung ứng dịch vụ hạ tầng cho thương mại điện tử.
Ngày 16/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin chính thức về Chương trình Tuần lễThương mại điện tửquốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023.Phát biểu ý kiến tại họp báo, Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh,Ngày mua sắm trực tuyến- Online Friday là chương trình quốc gia, có quy mô lớn, mang lại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng cơ hội quảng bá thương hiệu và bán hàng hiệu quả.Trong 10 năm qua, Bộ Công thương đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức Chương trình này và được đông đảo người tiêu dùng xem như “mùa mua sắm trực tuyến đặc biệt” trong năm.Cục trưởng Lê Hoàng Oanh phát biểu tại buổi họp báo."Chặng đường tuy chưa dài, nhưng cũng đủ để khẳng định được vai trò kết nối, hợp tác, hỗ trợ của cơ quan quản lý với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp hạ tầng, các cơ quan đơn vị truyền thông cùng hợp tác nhằm thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử, góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế số theo định hướng của Chính phủ", Cục trưởng Lê Hoàng Oanh khẳng định.Tin liên quanThúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giớiThời gian tới, chương trình sẽ tiếp tục hướng đến những hoạt động hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mại thực chất, chương trình đồng hành nghiêm túc của nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp,sàn thương mại điện tử lớnvà nền tảng hỗ trợ bán hàng.Để chương trình ngày càng thực chất hơn, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh đề nghị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cần tận dụng tối đa các lợi thế sẵn có, đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng, đón bắt nhu cầu của người tiêu dùng dịp cuối năm.Năm nay, Ban tổ chức chương trình xây dựng kế hoạch hành động kịp thời hướng tới bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến. Cơ quan quản lý và các sàn thương mại điện tử, trung gian thanh toán, ngân hàng,… sẽ cam kết chung tay xây dựng thị trường thương mại điện tử bền vững.Các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất sẽ có sự cộng hưởng để tạo ra hệ sinh thái bảo vệ người tiêu dùng; cùng nhau triển khai nhiều giải pháp cam kết về chất lượng hàng hóa để mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng và mua sắm.Tại sự kiện Online Friday 2023, TikTok Shop sẽ là nền tảng chính để triển khai mega livestreams "60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến" nhằm khuyến khích các nhà bán hàng, nhà sáng tạo nội dung chia sẻ các kinh nghiệm mua sắm hữu ích, giới thiệu các sản phẩm chất lượng, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đến với hàng triệu người tiêu dùng trên khắp cả nước.Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia được Bộ Công thương tổ chức từ ngày 27/11 đến ngày 3/12; Chương trình 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023 sẽ bắt đầu diễn ra từ 0 giờ thứ Sáu ngày 1/12 đến 12 giờ ngày 3/12 trên TikTok.Với mục tiêu tiếp cận khoảng 1 tỷ lượt xem trên các nền tảng, 3 triệu đơn hàng được chốt, 10 triệu người tiếp cận với Chương trình, 500 nhãn hàng và 3.000 doanh nghiệp tham gia trong 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến, Ban tổ chức kỳ vọng chương trình năm nay sẽ là một điểm sáng trong bức tranh chung của lĩnh vực thương mại điện tử cũng như kinh tế số tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/dem-lai-loi-ich-thiet-thuc-cho-nguoi-tham-gia-mua-sam-truc-tuyen-post782823.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Online Friday 2023", "Thương mại điện tử", "Online Friday", "TikTok Shop" ] }
[Infographic] Khối ngoại đã có phiên thứ 3 liên tiếp mua ròng trên HoSE với giá trị 118.57 tỷ đồng
NDO -VN-Index tiếp tục chuỗi phục hồi liên tiếp sau khi giảm mạnh, kết phiên giao dịch hôm qua 7/5,VN-Indextăng 7,05 điểm (+0,57%) lên mức 1.248,63 điểm, tiệm cận vùng giá cao nhất năm 2023 quanh 1.255 điểm. HNX-Index tăng 0,67 điểm (0,29%) lên mức 232,96 điểm.
Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch duy trì tích cực với 356 mã tăng (23 mã tăng trần) giảm so với phiên trước, thể hiện mức độ phân hóa hơn khi VN-Index đang gặp vùng kháng cự mạnh, 247 mã giảm giá (5 mã giảm sàn) và 142 mã giữ giá tham chiếu.Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 19.699 tỷ đồng được giao dịch, giảm 13,54% so với phiên trước, dưới mức trung bình.Khối ngoại sau giai đoạn bán ròng liên tiếp đã có phiên thứ 3 liên tiếp mua ròng trên HoSE với giá trị 118.57 tỷ đồng, hỗ trợ tốt tâm lý nhà đầu tư, trong đó mua ròng tốt ở nhóm cổ phiếu thép, bán lẻ; mua ròng trên HNX với giá trị 41,72 tỷ đồng.Về góc nhìn trung hạn, Vn-Index đang giao dịch trong kênh tích lũy rộng 1.150-1.250 điểm và quá trình tích lũy dự báo có thể kéo dài. Hiện VN-Index đã tiệm cận với cản trên của kênh tích lũy nên cơ hội giải ngân trung hạn là không rõ ràng.
https://nhandan.vn/infographic-khoi-ngoai-da-co-phien-thu-3-lien-tiep-mua-rong-tren-hose-voi-gia-tri-11857-ty-dong-post808312.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "chứng khoán", "VN-Index", "HNX-Index" ] }
Hỗ trợ ngành xi-măng “vượt sóng”
Nguồn cung vốn đã dư thừa lớn, trong khi sức tiêu thụ giảm cả ở trong nước và xuất khẩu. Cùng với đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đà phục hồi của thị trường bất động sản mới le lói một số tín hiệu tích cực... Đây là những yếu tố đã và đang tác động tiêu cực đến ngành xi-măng cho dù các đơn vị đã chủ động kịch bản ứng phó.
Năm 2023 lần đầu tiên nhiều đơn vị sản xuất xi-măng báo lỗ trong lịch sử hơn 120 năm hình thành và phát triển ngành. Đến hết quý I/2024, số lỗ của các doanh nghiệp này tuy có giảm, nhưng vẫn rất bấp bênh, thậm chí một số đơn vị có thể bị phá sản.Áp lực rất lớnTheo báo cáo của Hiệp hội Xi-măng Việt Nam, hiện nay, cả nước có 61 nhà máy xi-măng đang hoạt động với tổng công suất thiết kế khoảng 120 triệu tấn xi-măng, trong khi nhu cầu tiêu thụ xi-măng trong nước dự báo khoảng 58-59 triệu tấn, tăng khoảng từ 2,4-4,5% so với năm 2023, dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhiều công ty tiếp tục phải giảm năng suất hoặc dừng lò nung. Giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất xi-măng vẫn duy trì ở mức cao, giá bán lẻ điện dự báo tiếp tục tăng, trong khi giá bán xi-măng trên thị trường vẫn ở mức thấp, chưa thể bù đắp được mức tăng chi phí đầu vào.Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp khi Trung Quốc chuyển từ nước nhập khẩu sang xuất khẩu xi-măng, clanh-ke; cạnh tranh xuất khẩu gay gắt với nguồn xi-măng, clanh-ke dư thừa từ Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Thái Lan... Tính đến hết tháng 4/2024, tổng sản lượng sản xuất clanh-ke và xi-măng toàn quốc đạt khoảng 30 triệu tấn, tiêu thụ 28 triệu tấn; trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 17,1 triệu tấn, tiếp tục suy giảm khoảng 6% so cùng kỳ năm 2023.Chủ tịch Hiệp hội Xi-măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung phân tích, đầu ra của ngành xi-măng tập trung chủ yếu vào đầu tư công, bất động sản và xây dựng dân dụng, trong đó, đầu tư nhà nước đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt các lĩnh vực khác cùng phát triển. Tuy nhiên, hai năm gần đây, không có nhiều dự án công nghiệp lớn được triển khai ngoài các dự án giao thông sử dụng xi-măng không nhiều. Ngành xi-măng đã đầu tư cho sản xuất theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ duyệt, trên cơ sở dự báo nhu cầu của các ngành, của đất nước, nhưng việc triển khai các dự án trên thực tế còn chậm, dẫn đến tiêu thụ xi-măng thấp.Nhìn sang Trung Quốc, trong mấy thập kỷ gần đây, tiêu thụ xi-măng bình quân đầu người khoảng 1.600-1.700 kg/người, trong khi đó ở Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 600 kg/người. Điều này cho thấy, dư địa phát triển xi-măng còn lớn, nếu nâng được mức tiêu thụ lên 1.000 kg/người thì ngành xi-măng sẽ duy trì ổn định và tăng trưởng tốt. “Nếu không có đầu ra thì không sản xuất được và đây mới là phần gốc. Nhưng đặt vấn đề ngược lại, nếu đầu tư cho sản xuất xi-măng mà không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến thiếu nguồn cung, sốt giá thì ai chịu trách nhiệm”, ông Cung nêu nhận xét.Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi-măng Việt Nam (VICEM) Nguyễn Thanh Tùng, trước tình hình sản xuất, kinh doanh hết sức khó khăn, VICEM và các công ty thành viên đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong quản lý hoạt động; nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng tâm vượt khó, nỗ lực, cố gắng trên tất cả các lĩnh vực, qua đó đã duy trì việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động.Trong quá trình quản lý điều hành, VICEM đã nhận định, dự báo trước những khó khăn nêu trên nên linh hoạt, chủ động huy động năng suất lò nung bám sát thực tế thị trường; tập trung nghiên cứu, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật, đổi mới sáng tạo trong sản xuất (sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế) giúp tiết giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.Đối với các đơn vị xi-măng tư nhân, áp lực cạnh tranh cũng khá gay gắt, thậm chí xuất hiện tình trạng đua nhau giảm giá để có dòng tiền bảo đảm sản xuất, kinh doanh. Phó Tổng Giám đốc sản xuất Công ty Xi-măng Thành Thắng Nguyễn Quang Điển cho biết, các dây chuyền của công ty vẫn vận hành đủ công suất, nhưng sức tiêu thụ đã giảm khá mạnh, nhất là thị trường trong nước khi nhiều đơn vị xi-măng khác sẵn sàng giảm giá bán.Công ty phải tìm đầu ra qua xuất khẩu nhưng cũng gặp khó khăn do giá bán còn cao và phải chịu nhiều loại chi phí. Vừa qua, Hiệp hội Xi-măng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ và các bộ có liên quan loại bỏ clanh-ke, xi-măng khỏi nhóm hàng hóa xuất khẩu chịu thuế theo quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP và áp dụng mức thuế xuất khẩu clanh-ke, xi-măng bằng 0%, đồng thời đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội bãi bỏ thuế xuất khẩu clanh-ke, xi-măng. “Điều này rất có ý nghĩa và cần có lộ trình rõ ràng cho đến khi thị trường ấm lại, góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay”, ông Điển bày tỏ.Cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụChủ tịch Hiệp hội Xi-măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung cho biết, hiện nay, doanh nghiệp xi-măng chưa nhận được hỗ trợ gì đáng kể, trong khi vẫn cần nguồn lực để duy trì sản xuất, duy tu bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi-măng, ưu tiên các doanh nghiệp xi-măng được vay vốn lưu động; chỉ đạo các cơ quan nhà nước liên quan có chính sách khuyến khích về tài chính, thủ tục, thuế, phí đối với việc đầu tư, vận hành các thiết bị đồng xử lý, tái chế các chất thải trong nhà máy sản xuất xi-măng... Đáng chú ý, việc ban hành các chính sách ưu đãi hướng tới phát triển bền vững, phù hợp xu thế đối với ngành xi-măng rất cần thiết, trong đó cần có quy định ưu đãi để đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện, góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.Các doanh nghiệp sản xuất xi-măng đã chủ động nhiều giải pháp tăng cường hiệu quả trong sản xuất. Chánh Văn phòng VICEM Hoàng Thạch Lưu Mạnh Hào cho biết, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, định hướng của Tổng công ty, đơn vị đã triển khai công tác chạy lò liên tục, bảo đảm tiết kiệm tối đa chi phí.Cụ thể, các dây chuyền, thiết bị của công ty hạn chế hoặc giảm hoạt động trong giờ cao điểm hằng ngày, giúp giảm chi phí điện năng. Cải tạo lò nung để đốt được nhiều loại than rẻ, nhiệt lượng thấp hơn, trước đây là than cám 4C, hiện nay là than cám 5B, 5C; đẩy mạnh sử dụng thạch cao nhân tạo, lên đến 80% để phối trộn ra các sản phẩm xi-măng... Những giải pháp nêu trên đã giúp đơn vị tiết kiệm hàng chục tỷ đồng trong thời gian qua.Phó Tổng Giám đốc VICEM Nguyễn Thanh Tùng cho biết thêm, Tổng công ty luôn đôn đốc, yêu cầu các công ty thành viên tiếp tục bám sát tình hình thực tế, xây dựng các kịch bản và linh hoạt lựa chọn phương án chạy lò hiệu quả nhất, không phát sinh thêm clanh-ke đổ ra bãi; thực hiện tiết kiệm, bảo đảm hiệu quả và tuân thủ các quy trình, quy định trong việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm duy trì sản xuất ổn định.Đối với các công ty dừng lò nung, phải kết hợp với bảo dưỡng, sửa chữa bảo đảm thiết bị ở trạng thái tốt nhất, sẵn sàng hoạt động ổn định, phát huy công suất khi nhu cầu tiêu thụ tăng. Tăng cường sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu thay thế, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo… trong sản xuất clanh-ke và xi-măng nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, đồng thời đáp ứng các mục tiêu về hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu về môi trường theo quy định.Về tiêu thụ, VICEM tập trung bám sát diễn biến thị trường của từng địa bàn, đánh giá hiệu quả từng chủng loại sản phẩm, xây dựng giá bán và chính sách bán hàng linh hoạt để tăng sản lượng, thị phần; rà soát, cơ cấu lại hệ thống phân phối, tìm kiếm, bổ sung thêm nhà phân phối tại một số địa bàn có sản lượng, thị phần thấp.Tuyệt đối không tiêu thụ sản phẩm với giá thu về (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) thấp hơn chi phí biến đổi trong giá thành toàn bộ. Chủ động tiếp cận để tiêu thụ xi-măng vào các công trình, dự án đầu tư công khi Chính phủ đang nỗ lực giải ngân nguồn vốn cũng như tháo gỡ thủ tục đầu tư. Duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống, cũng như bám sát biến động về nhu cầu nhập khẩu, thông tin thị trường để đề xuất giải pháp xuất khẩu khi thị trường trong nước dư thừa...Theo TS Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), Bộ đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội Xi-măng Việt Nam để chỉ đạo các cơ sở sản xuất xi-măng triển khai áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật phát huy công suất thiết kế các dây chuyền, giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm; đẩy mạnh triển khai dự án tận dụng nhiệt thừa khí thải trong các nhà máy xi-măng để sản xuất điện; tận dụng nguồn chất thải của các ngành công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi-măng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường.Đồng thời, Bộ Xây dựng đã xây dựng, hoàn thiện và được Chính phủ trình Quốc hội ban hành các Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển thị trường bất động sản bền vững, đẩy mạnh triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Từ đó, các dự án bất động sản sẽ được thúc đẩy triển khai mạnh mẽ hơn, giúp nâng cao tiêu thụ các chủng loại vật liệu xây dựng trong đó có xi-măng trong thời gian tới.Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỷ lệ sử dụng cầu cạn bê-tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, nhất là tại những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như Đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi-măng trong xây dựng đường bộ để nâng cao chất lượng, tuổi thọ đường, đồng thời sử dụng nguồn xi-măng trong nước.UBND các địa phương tăng cường sử dụng đường bê-tông xi-măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp xi-măng cần nắm bắt diễn biến thị trường để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tiêu thụ. Đây là các giải pháp căn cơ nhất để duy trì ổn định phát triển ngành xi-măng.
https://nhandan.vn/ho-tro-nganh-xi-mang-vuot-song-post811938.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Hiệp hội Xi-măng Việt Nam", "VICEM", "Triệu tấn", "Lò nung", "Nghị định 26/2023/NĐ-CP", "Than cám", "Thuế xuất khẩu", "Nguyễn Thanh Tùng", "Thạch cao" ] }
VN-Index xanh nhẹ, thanh khoản yếu
NDO -Phiên giao dịch ngày 14/5, thị trường giao dịch trầm lắng với thanh khoản yếu; lực đỡ từ cáccổ phiếu lớnnhư VIC, HVN, MWG, VPB... giúpVN-Indexđóng cửa tăng nhẹ 3,10 điểm, lên mức 1.243,28 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườnggiảm so phiên trước và ở mức thấp, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 774,87 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 17.745,73 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng hơn 850 tỷ đồng, tập trung các mã VHM, VPB, HPG, MSN...Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm so trước, đạt hơn 13.131,44 tỷ đồng.Phiên hôm nay, đóng góp tích cực cho sắc xanh của VN-Index là các mã VIC, HVN, MWG, VPB, BCM, GVR...; trong đó, VIC là cổ phiếu tăng mạnh nhất khi có thời điểm đã áp sát mức giá trần.Chiều ngược lại, các mã PLX, BID, VCB, TCB... tác động tiêu cực lên đà tăng của chỉ số.Nhóm cổ phiếu bán lẻ có giao dịch nổi bật phiên này với hai mã tăng ấn tượng là MWG (+3,10%), DGW (+2,20%).* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay hồi phục tăng điểm nhẹ, VNXALL-Index đóng cửa tăng 6,38 điểm (+0,31%), lên mức 2.044,75 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 620,73 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 16.108,02 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 203 mã tăng giá, 93 mã đứng giá và 180 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 236,95 điểm, tăng 0,59 điểm (+0,25%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 87,55 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.562,06 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 89 mã tăng giá, 68 mã đứng giá và 78 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 1,64 điểm (+0,32%) và lên mức 518 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 44,14 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 1.117,08 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 9 mã tăng giá, 8 mã đứng giá và 13 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại mức 91,62 điểm, tăng 0,14 điểm (+0,15%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 46,83 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 570,27 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 148 mã tăng giá, 89 mã đứng giá và 120 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 3,10 điểm (+0,25%), lên mức 1.243,28 điểm. Thanh khoản đạt hơn 640,49 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 15.613,40 tỷ đồng. Toàn sàn có 226 mã tăng, 79 mã đứng giá và 201 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 4,78 điểm (+0,38%) và lên mức 1.277,31 điểm. Thanh khoản đạt hơn 209,91 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 6.975,96 đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 13 mã tăng, 6 mã đi ngang và 11 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là VPB (hơn 20,93 triệu đơn vị), SHB (hơn 16,88 triệu đơn vị), MBB (hơn 16,66 triệu đơn vị), MWG (hơn 16,22 triệu đơn vị), HPG (hơn 15,66 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là DCL (+6,96%), HVH (+6,88%), VPH (+6,87%), CMG (+6,85%), CIG (+6,83%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là NTL (-7,61%), L10 (-6,97%), VRC (-6,96%), TNC (-6,95%), VNS (-6,76%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 229.839 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 29.283,41 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/vn-index-xanh-nhe-thanh-khoan-yeu-post809281.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "VN-Index", "thanh khoản", "khối ngoại", "cổ phiếu", "chứng khoán", "HNX-Index", "phiên giao dịch" ] }
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu gạo
Năm 2024, dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc, hướng tới cột mốc kim ngạch 5 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là năm thị trường gạo thế giới được dự báo sẽ có nhiều biến động cả về sản lượng, nhu cầu và các chính sách liên quan từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu. Do vậy, đổi mới sản xuất và linh hoạt điều hành xuất khẩu gạo sẽ là điều kiện quan trọng để ngành lúa gạo Việt Nam đạt tăng trưởng như kỳ vọng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù diện tích lúa trên cả nước đang có xu hướng giảm nhưng năm 2024, ngành trồng trọt vẫn đặt mục tiêu giữ vững diện tích gieo trồng 7,1 triệu ha, dự kiến sản lượng lúa đạt hơn 43 triệu tấn, cung cấp khoảng 8 triệu tấn gạo cho xuất khẩu.Nguồn cung chất lượngLà một trong những nông dân trồng lúa ở xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Ðồng Tháp tham gia liên kết sản xuất với Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam, ông Ngô Thanh Bình cho biết: “Tôi tham gia liên kết sản xuất giống lúa Ðài Thơm 8, lúa chất lượng cao, được công ty hỗ trợ về giống và kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng cao.Theo đó, năng suất bình quân đạt hơn 7 tấn/ha, cao hơn 5 tạ/ha so với lúa thường, trong khi chi phí đầu vào lại giảm nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2023, giá lúa cao, nông dân đạt được mức lợi nhuận tốt càng thúc đẩy mong muốn được tiếp tục liên kết sản xuất với doanh nghiệp để sản phẩm vừa bảo đảm chất lượng vừa có đầu ra ổn định”.Những nông dân thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, tích cực tham gia vào các chuỗi liên kết lúa gạo như ông Bình không còn là số ít ở các địa phương trồng lúa trọng điểm hiện nay. Ông Trần Thanh Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ðồng Tháp cho biết: Năm 2024, tỉnh tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực và tạo động lực phát triển ngành hàng lúa gạo gắn với giảm giá thành, tăng giá trị trên cùng đơn vị sản xuất.Theo đó, phấn đấu tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm 75% và áp dụng sạ hàng, sạ thưa 45% diện tích xuống giống, diện tích canh tác lúa hữu cơ đạt 180 ha. Bên cạnh đó, tỉnh cũng thực hiện cơ cấu nhóm giống lúa khuyến cáo cho từng khu vực nhằm thích nghi với điều kiện đất của từng địa phương, giúp sản xuất lúa đạt năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ.Ðặc biệt, để tạo ra nguồn lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ðồng Tháp cũng đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo kế hoạch thực hiện “Ðề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Ðồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Theo đó, phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao tham gia Ðề án của toàn tỉnh năm 2024 đạt khoảng 20.000 ha, đến năm 2025 đạt 50.000 ha và đến năm 2030 là 161.000 ha.Trong bối cảnh thị trường thế giới gia tăng nhu cầu về lương thực cộng với thị hiếu tiêu dùng tập trung vào các sản phẩm có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm… thì việc bảo đảm nguồn cung gạo chất lượng là yếu tố tiên quyết cho hiệu quả xuất khẩu. Do đó, các khâu sản xuất lúa như giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản… cần được triển khai thực hành nông nghiệp tốt, sinh thái và trách nhiệm.Cục trưởng Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Nguyễn Như CườngNăm 2024, dự báo giá vật tư nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức cao, dịch bệnh trên cây trồng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nguy cơ hạn hán, thiếu nước nặng nề do tác động của El Nino… nên ngành trồng trọt sẽ đẩy mạnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ phù hợp để ổn định nguồn cung lúa gạo, nhất là nguồn hàng chất lượng cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu.Tham gia vào các hoạt động đổi mới sản xuất, các doanh nghiệp cũng tập trung phát triển giống, cung cấp các giải pháp canh tác lúa khoa học và bền vững cho nông dân. Ðại diện Công ty CP Giống cây trồng Lộc Trời cho biết: Dù là đang giữa vụ đông xuân - vụ mùa lớn nhất trong năm nhưng công ty đã lên kế hoạch trồng giống cho hai vụ tiếp theo để bảo đảm đủ giống xác nhận cho sản xuất. Ðồng thời, công ty cũng đặt hàng Viện Nghiên cứu nông nghiệp Lộc Trời nghiên cứu, lai tạo và khảo nghiệm những loại giống mới, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao về chất lượng gạo của thị trường trong và ngoài nước.Thu hoạch lúa tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. (Ảnh PHƯƠNG NGHI)Nắm bắt thời cơ xuất khẩuNhững ngày đầu tháng 2/2024, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 638 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại Thái Lan 10 USD/tấn và cao hơn gạo Pakistan 19 USD/tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu thời gian tới khả năng cao sẽ còn được đẩy lên do nhiều quốc gia bắt đầu tăng nhập khẩu, còn Ấn Ðộ vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo chính khiến nguồn cung trên toàn cầu chưa có dấu hiệu tăng trở lại.Trong khi đó, thông tin từ Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, sản lượng gạo toàn cầu năm 2024 có thể đạt mức gần 520 triệu tấn, đồng thời mức tiêu thụ cũng tiến sát 525 triệu tấn, nên khả năng sẽ thiếu hụt 5 triệu tấn cho các nhu cầu về gạo. Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo cần bám sát thị trường để thực hiện hiệu quả các đơn hàng đã ký cũng như ký mới cả về giá và chất lượng.Trao đổi về triển vọng xuất khẩu gạo trong năm 2024, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết: Ngay trước Tết, Công ty cổ phần Nông sản Lộc Trời đã báo tin vui khi chính thức trúng thầu đơn hàng 65.000 tấn gạo cho Bulog - cơ quan hậu cần nhà nước Indonesia. Theo đó, các phương án mua lúa, sản xuất, đóng bao và vận chuyển đã được công ty phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai.Trong năm 2023, sản lượng xuất khẩu cả năm của Tập đoàn Lộc Trời tăng 135% so với năm 2022, riêng đơn hàng cho Bulog đã chiếm 2/3 tổng lượng, giúp Lộc Trời bảo vệ thành công danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” 5 năm liền. Ðây cũng là kết quả từ sự kề vai sát cánh cùng hơn 300.000 nông hộ trong thực hiện liên kết sản xuất.Tuy nhiên, bên cạnh những nhận định khả quan thì biến động của thị trường lúa gạo trong nước cũng khiến không ít doanh nghiệp lo ngại. Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) chia sẻ: Năm 2023, công ty xuất khẩu khoảng 60.000 tấn gạo, giá xuất khẩu thấp nhất là 980 USD/tấn. Tuy nhiên, giá như thế nhưng lợi nhuận lại thấp, bởi giá lúa mua vào tăng cao. Chưa kể khi giá lúa tăng, doanh nghiệp không thể nào mua được lúa theo hợp đồng do nông dân “bẻ kèo”.Nếu tình trạng này không được giải quyết thì năm 2024 thị trường lúa gạo trong nước sẽ còn tiếp tục bị xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính vì thế, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp phải được thực hiện chặt chẽ hơn. Còn ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Ðông cho rằng, trước biến động thị trường thì chỉ số thích ứng của doanh nghiệp cực kỳ quan trọng vì mỗi năm đều có một kịch bản mới và không có bài học kinh nghiệm nào từ năm trước có thể áp dụng hiệu quả cho năm sau. Gạo hiện vẫn là ngành hàng thiết yếu trên thế giới cũng như Việt Nam, nên thời gian tới, cơ hội sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này còn rất lớn. Ðiều cần thiết là doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng khả năng thích ứng và độ linh hoạt cao để tận dụng hiệu quả các cơ hội này.
https://nhandan.vn/trien-vong-tang-truong-xuat-khau-gao-post796737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Xuất khẩu gạo", "Triển vọng tăng trưởng", "Sản lượng lúa", "Liên kết sản xuất", "Đổi mới sản xuất" ] }
Nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Nghệ An
NDO -Thực tế cho thấy liên kết giữa các doanh nghiệp với các hợp tác xã chưa mang lại hiệu quả cao và chưa có tính ổn định; các sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp sức cạnh tranh vẫn còn thấp.
Liên minh Hợp tác xã Nghệ An vừa tổ chức Diễn đàn nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.Tham gia Diễn đàn có đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An; Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố cùng các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.Thời gian qua,Liên minh Hợp tác xã Nghệ Anđã chủ động triển khai nhiều hoạt động, lồng ghép các chương trình hỗ trợ, cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, của tỉnh để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng được các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Đồng thời, tập trung tư vấn, định hướng mô hình sản xuất, kết nối vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; tổ chức cho các hợp tác xã, đơn vị thành viên có sản phẩm, hàng hóa tham gia quảng bá, tìm kiếm thị trường, đối tác tại các hội nghị, hội chợ xúc tiến thương mại do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tỉnh tổ chức.Các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, làng nghề trên địa bàn Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư các dây chuyền công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, chế biến, tạo được nhiều sản phẩm có giá trị và chất lượng, được thị trường trong và ngoài tỉnh từng bước đón nhận.Đến nay, Nghệ An có 567 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, đứng thứ hai cả nước, trong đó có 269 sản phẩm là của các hợp tác xã và tổ hợp tác; 79 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, trong đó có 22 sản phẩm của các hợp tác xã.Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng sản phẩm của các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề và doanh nghiệp Nghệ An chiếm lĩnh trên thị trường trong nước vẫn còn ít, kiểu dáng, mẫu mã chưa đa dạng và phong phú. Liên kết giữa các doanh nghiệp với các hợp tác xã chưa mang lại hiệu quả cao và chưa có tính ổn định; các sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp sức cạnh tranh vẫn còn thấp…Liên minh Hợp tác xã Nghệ An đã ký kết chương trình phối hợp công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm với Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố.Diễn đàn là cơ hội đểLiên minh Hợp tác xã Nghệ An, các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp Nghệ An cùng với Liên minh hợp tác xã và các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giới thiệu, trao đổi sẻ chia kinh nghiệm, kết nối giao thương để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ đề nghị, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm các hợp tác xã, làng nghề; đẩy mạnh việc liên kết giữa các hợp tác xã, giữa hợp tác xã với doanh nghiệp.Đối với hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải nhận thức rõ tầm quan trọng của các hoạt động xúc tiến thương mại; tự tin, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, các hội chợ, triển lãm để quảng bá, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường… tiếptục đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, xây dựng các sản phẩm có chất lượng, thương hiệu.Đối với các hợp tác xã có sản phẩm đã được gắn sao tiếp tục hoàn thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa để đạt thứ hạng sản phẩm OCOP cao hơn.Đối với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nghệ An, cần tăng cường phối hợp với các tỉnh bạn, nhất là trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã để học tập, trao đổi kinh nghiệm, giúp các hợp tác xã, các doanh nghiệp thành viên cải tiến và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng, giá trị, hướng tới xuất khẩu; đưa khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã Nghệ An ngày càng có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Ủyban Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ có những cơ chế, chính sách cụ thể đối với các hoạt động kết nối cung-cầu để bảo đảm cho công tác này được duy trì thường niên và mang tính chuyên nghiệp, ngày càng có hiệu quả hơn.Phối hợp với các địa phương cấp huyện, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ những sản phẩm, hàng hóa cần kết nối; tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, hàng hóa của hợp tác xã để thông tin rộng rãi sản phẩm, hàng hóa của địa phương này tới địa phương khác trong vùng.Các sở, ban, ngành cấp tỉnh tiếp tục chủ động, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Nghệ An triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; phối hợp nghiên cứu, đề xuất các chính sách để hỗ trợ, khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm có chất lượng, đạt chuẩn OCOP...Đại diện siêu thị Lotte Vinh ký kết tiêu thụ sản phẩm với với các hợp tác xã.Dịp này, Liên minh Hợp tác xã Nghệ An đã ký kết chương trình phối hợp công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm với Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố tham dự diễn đàn và siêu thị Lotte Vinh.
https://nhandan.vn/nang-cao-hieu-qua-khu-vuc-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-o-nghe-an-post810017.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Nghệ An", "Liên minh HTX", "Kết nối cung cầu" ] }
Năm 2024 tập trung thu thuế sàn thương mại điện tử trong nước
NDO -Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc thu những khoản thu tiềm năng trước đây chưa thu được như thu thuế từ sàn thương mại điện tử xuyên biên giới và trong nước.
Triển khai nhiều giải pháp tăng thu ngân sáchSáng 23/5, phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ củaQuốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc - đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Bình Định cho biết, năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện hóa đơn điện tử (từ ngày 1/7/2022), góp phần tăng thu ngân sách nhà nước với một khoản tăng thu đáng kể.Năm 2022 cũng là năm Bộ Tài chính triển khai việc thu thuế chuyển nhượng bất động sản theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, nhờ đó đã góp phần tăng thu ngân sách khoảng 21 nghìn tỷ đồng.Giải trình sự quan tâm của đại biểu Quốc hội về điều hành chính sách tài khóa, đặc biệt là tốc độ thu ngân sách năm 2023 giảm so với năm 2022, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, sở dĩ năm 2023 thu ngân sách tốc độ thấp hơn năm 2022 do năm 2022 tăng trưởng kinh tế 8,02%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng năm 2023 chỉ 5,05%.Quang cảnh phiên thảo luận Tổ 8 của Quốc hội sáng 23/5. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Bên cạnh đó, trong năm 2023, thuế nội địa giảm khoảng 27 nghìn tỷ đồng, tức giảm khoảng 2% so với năm 2022. Riêng thu từ dầu thô chỉ đạt 79% do giá dầu năm 2022 là 104,7 USD/thùng nhưng năm 2023 giảm chỉ còn 88 USD/thùng. Điều này làm giảm thu ngân sách trong năm 2023, chỉ đạt khoảng 79,4%, tức giảm 16 nghìn tỷ đồng.Ngoài ra, về xuất nhập khẩu năm 2023, do lạm phát, tình hình xung đột Nga-Ukraine kéo dài nên các quốc gia thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, xuất nhập khẩu năm qua đã giảm 66.800 tỷ đồng, đạt 76,6%.Đó là những nguyên nhân chính làm cho tốc độ thu ngân sách năm 2023 không được như năm 2022, Bộ trưởng Tài chính giải trình.Bộ trưởng cho biết thêm, trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã nỗ lực tìm mọi biện pháp để tăng thu ngân sách nhưng không làm ảnh hưởng đến tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.Theo đó, bộ đã có giải pháp, tìm cách thu những khoản thu tiềm năng, những khoản mà trước đây chưa thu được như từsàn thương mại điện tửxuyên biên giới.Tin liên quanThu thuế từ thương mại điện tử tiếp tục tăng mạnhCũng theo Bộ trưởng, năm 2022 cũng là năm triển khai cổng thông tin điện tử và thu thuế sàn thương mại điện tử xuyên biên giới; đồng thời triển khai thực hiện Chương trình “hóa đơn may mắn”.Theo đó, hiện đã có 93 tổ chức, công ty công nghệ của nước ngoài đã nộp thuế ở Việt Nam, như YouTube, Google, Facebook, Microsoft… đã kê khai nộp thuế trên cổng thông tin điện tử nộp thuế sàn thương mại điện tử xuyên biên giới của Bộ Tài Chính, đạt 14.500 tỷ đồng.2 quý thu gần 50 nghìn tỷ đồng thuế từ kinh doanh onlineBộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 8. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Liên quan thu thuế sàn thương mại điện tử trong nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, năm nay, Bộ Tài chính sẽ tập trung thu thuế đối với kinh doanh mua bán online. Theo đó, bộ đã kết nối cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế vào cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để kiểm soát các khoản thanh toán trên sàn thương mại điện tử.Bộ cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt. Thông qua đó, sẽ thu được khoản thuế trong lĩnh vực này. Bộ trưởng thông tin, trong gần 2 quý vừa qua đã thu được gần 50 nghìn tỷ đồng từ các khoản thu này.“Đây là một nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính, với những sáng kiến, sáng tạo, đi đầu trong ứng dụng công nghệ thì mới có thể triển khai thực hiện được”, Bộ trưởng nhấn mạnh, đồng thời cho biết bộ đã xây dựng phần mềm để kiểm soát hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử qua mạng để chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).Ngoài ra, bộ cũng đưa ra giải pháp kết nối máy tính tiền ở các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp đến cơ quan thuế, đồng thời đưa ra giải pháp quay số hóa đơn theo mã số hóa đơn may mắn… để khuyến khích người dân lấy hóa đơn, nếu trúng mã sẽ được thưởng.Mới đây, Bộ Tài chính đã triển khai xuấthóa đơn điện tửtheo từng lần bán hàng đối với các cửa hàng xăng dầu trong toàn quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có 100% các cửa hàng trên toàn quốc thực hiện xuất hóa đơn theo từng lần bán hàng. Các dữ liệu này cũng được kết nối với dữ liệu của cơ quan thuế.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống“Chúng tôi phải liên tục sáng tạo, có sáng kiến, áp dụng đúng pháp luật để thu các khoản thu tiềm năng, thu đúng, thu đủ vào ngân sách trong điều kiện kinh tế đất nước và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn”, Bộ trưởng nêu rõ.Liên quan đến các chính sách tài khóa để khoan sức dân, hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Phớc cho biết, năm nay, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các giải pháp về thuế, phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Trong 3 năm qua, mỗi năm giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trung bình khoảng 200 nghìn tỷ đồng/năm.Cùng với đó, hiện đang kiến nghị Quốc hội phương án tiếp tục giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong 6 tháng cuối năm 2024 cho nhiều đối tượng như đang thực hiện.Đây là những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, tăng cường tập trung thu ngân sách, cân đối chính sách tài khóa, dùng nguồn tăng thu, vượt thu để đầu tư hệ thống đường cao tốc, sân bay, bến cảng, các công trình trọng điểm quốc gia, Bộ trưởng cho biết.
https://nhandan.vn/nam-2024-tap-trung-thu-thue-san-thuong-mai-dien-tu-trong-nuoc-post810737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Hồ Đức Phớc", "Tăng thu", "Thu thuế", "Thu ngân sách", "Bộ trưởng Tài chính", "hóa đơn điện tử" ] }
Tầm nhìn mới-tư duy mới phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065
NDO -Ngày 24/5, Ban Chấp hành Trung ương đã có văn bản số 80-KL/TW kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnhQuy hoạch chung thủ đô Hà Nộiđến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, lưu ý nhấn mạnh một số nội dung.
Theo đó,Quy hoạch thủ đô Hà Nộithời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia. Quy hoạch Thủ đô cần có “tầm nhìn mới-tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” tạo ra “cơ hội mới-giá trị mới” trong phát triển Thủ đô “văn hiến-văn minh-hiện đại” cả trước mắt và lâu dài.Kiên định quan điểm “con người là trung tâm của sự phát triển”, “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô”; xác định giáo dục, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô. Đồng thời, chú trọng xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long-Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô. Đánh giá cụ thể các hạn chế, bất cập để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có tư duy đổi mới, giải pháp đột phá, chiến lược gắn với lộ trình ưu tiên thực hiện.Giải pháp thực hiện quy hoạch cần gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô, gắn với Luật Thủ đô sửa đổi. Nghiên cứu dự báo, tính toán kỹ lưỡng vấn đề dân số, phù hợp với tốc độ đô thị hoá và phát triển của thủ đô trong từng giai đoạn.Đối với hai đồ án Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị lưu ý các vấn đề: Sắp xếp, phân bổ không gian phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường kết nối vùng; Thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hoà Lạc, đồng thời nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai; Tiếp tục rà soát các phương án quy hoạch để phát huy tiềm năng, lợi thế, đặc thù, lấy kinh tế, phát triển không gian đô thị là động lực chủ yếu, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; Sắp xếp, phân bổ không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn.Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa. Đặc biệt cần chú trọng nghiên cứu phát triển trục sông Hồng, “biểu tượng phát triển mới” của Thủ đô; Vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, quy hoạch khu xử lý rác thải, chất thải, đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng; Có lộ trình và cơ chế, chính sách thực hiện hiệu quả việc di dời các cơ sở sản xuất, y tế không phù hợp quy hoạch, chuyển các trường đại học, trụ sở cơ quan, trụ sở doanh nghiệp lớn ra ngoài khu vực nội đô.Tiếp tục rà soát hoàn thiện các giải pháp tổ chức thực hiện các quy hoạch, nhất là giải pháp khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển như mở rộng không gian phát triển thông qua xây dựng vành đai 4, vành đai 5 và các trục phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất; Khai thác hiệu quả hơn nữa không gian trên cao và không gian ngầm, đẩy mạnh chuyển đổi số, số hoá các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số...Về tổ chức thực hiện, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, chỉ đạo tiếp thu tối đa ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến và phê duyệt theo quy định. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ căn cứ kết luận của Bộ Chính trị, lãnh đạo việc tổ chức hoàn thiện để thực hiện việc cho ý kiến, trình phê duyệt các quy hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.Tin liên quanThông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050Các ban Đảng, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước, nhất là trong Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tích cực phối hợp với Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt kết luận này, bảo đảm phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, của toàn vùng và cả nước.
https://nhandan.vn/tam-nhin-moi-tu-duy-moi-phat-trien-thu-do-ha-noi-den-nam-2045-tam-nhin-den-nam-2065-post811152.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [ "Đô thị hoá", "Thăng Long-Hà Nội", "Nghị quyết số 15-NQ/TW", "Đồ án", "Đảng đoàn Quốc hội", "Vành đai 5", "Bộ Chính trị", "Quy hoạch ngành", "Luật Thủ đô", "Nghị quyết Đại hội XIII" ] }
Hướng tới phát triển hài hòa năng lượng tái tạo
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, dù được đánh giá là bước tiến mới trong lĩnh vực điện năng lượng tái tạo, nhưng cũng đang ẩn chứa nhiều ẩn số khó đoán so với thời gian trước.
Sau gần một năm ngóng đợi, ngày 1/4 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Nhiều ý kiến đánh giá đây là bước trưởng thành đáng kể về tư duy hoạch định thể chế phát triển năng lượng điện so với Quy hoạch điện VII. Tuy nhiên, vẫn có những nhận định bày tỏ sự băn khoăn.Gian nan điện mặt trờitập trungTheo đó, chỉ tính thời gian từ nay tới năm 2030 (giai đoạn đầu trong kỳ quy hoạch), điện mặt trời tập trung không được cấp quota phát triển. Đồng thời, giai đoạn sau 2030 tới 2050, loại hình nguồn điện này sẽ được nới room nếu phát triển theo dạng tự tiêu, tự sản trên cơ sở không hợp thức hóa nếu có vi phạm về quy hoạch, đất đai và các quy định khác.Tuy nhiên, vấn đề “tự sản - tự tiêu” vốn mới chỉ đặt ra với điện mặt trời mái nhà từ cuối năm qua với nhiều nội dung chờ quyết định chính sách về cơ chế mua bán, huy động, đấu nối.Cụ thể, Quy hoạch điện VIII xác định tổng công suất nguồn điện là 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới). Trong đó, tổng công suất lắp máy của điện mặt trời là 12.836 MW (không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), chiếm 8,5% tổng công suất nguồn, gồm 10.236 MW điện mặt trời tập trung và 2.600 MW điện mặt trời tự sản tự tiêu.Nội dung trong bản kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vừa ban hành cho thấy khái niệm “tự sản - tự tiêu” đã được áp dụng cho điện mặt trời tập trung với tổng công suất khoảng 4.140 MW phát triển mới từ năm 2030.Liên quan tới các nhà đầu tư lớn hiện hữu trong sân chơi này, ghi nhận trường hợp điện mặt trời Dầu Tiếng tại Tây Ninh với công suất lớn nhất (hơn 1 GW) do chủ đầu tư Xuân Cầu triển khai, hay như điện mặt trời nổi KN Trị An tại Đồng Nai do Tập đoàn KN Cam Ranh đầu tư.Bên cạnh điện mặt trời tập trung, còn có một số dự án điện năng lượng tái tạo dạng chuyển tiếp cũng rơi vào cảnh chưa rõ cách xử trí, khi đối chiếu với kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia.Theo đó, tính tới cuối năm vừa qua, 81/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 4.597 MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 69 dự án (tổng công suất 3.927MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá.Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 63/69 dự án; Bộ Công thương đã phê duyệt giá tạm cho 62 dự án với tổng công suất 3.399,41 MW; có 21 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 1.201 MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới. Ngoài ra, khoảng 40 dự án đã được gia hạn chủ trương đầu tư.Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện (Ea Súp, Đắk Lắk). Ảnh: EVNDấu hỏi điện khí LNGGiữ tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn điện phục vụ kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030, là nhiệt điện LNG. Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đề cập cụ thể danh mục các loại hình nguồn điện sẽ vận hành giai đoạn đến năm 2030.Điển hình gồm các dự án nhiệt điện khí trong nước sử dụng khí từ các mỏ Cá voi xanh, lô B, Báo vàng như: Ô Môn II, IV, Dung Quất I, II, III, Ô Môn III, tua-bin khí hóa hơi Miền Trung I, II, tua-bin khí hóa hơi Quảng Trị.Còn cách đích vận hành chừng 6 năm, danh mục 13 dự án nhiệt điện LNG ghi nhận không ít trường hợp mới ở trạng thái lập báo cáo khả thi như Bạc Liêu 3.200 MW, Sơn Mỹ II 2.250 MW, BOT Sơn Mỹ I 2.250 MW, Quảng Ninh 1.500 MW, LNG Hải Lăng giai đoạn 1 1.500 MW.Một số dự án vẫn chưa nêu chi tiết hiện trạng công việc đang triển khai như LNG Quảng Trạch II 1.500 MW tại Quảng Bình, LNG Quỳnh Lập 1.500 MW tại Nghệ An. Hay như ba dự án LNG cùng có công suất 1.500 MW vẫn đang lựa chọn chủ đầu tư là Thái Bình, Nghi Sơn và Cà Ná.Ngoài ra, tại Quảng Trị, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị mới đây đón nhận T&T Group đề xuất chuyển đổi loại hình sang LNG. Tuy nhiên, để cụ thể hóa và về đích siêu dự án kéo dài từ nhiều năm qua thì vẫn chưa thể một sớm một chiều.Theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất đặt các nguồn điện đến năm 2030 vào khoảng 150,5 GW, gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay. Trong đó, khoảng 30.400 MW công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới với 10 dự án khí trong nước và 13 dự án LNG.Quy hoạch đề ra mục tiêu tới năm 2030 sẽ hoàn thành 13 dự án điện khí LNG, trong năm 2024 hoàn thành Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 sử dụng khí LNG. Tuy nhiên, hiện nay hợp đồng mua bán điện, LNG chưa hoàn thành, do đó nguy cơ khó đưa vào khai thác sử dụng do các đơn vị tiêu thụ điện chưa có cam kết cụ thể.Nhơn Trạch 3 và 4 đã đầu tư, hoàn thành nhưng có nguy cơ chưa thể vận hành đúng hẹn. Đến nay, báo cáo khả thi nhiệt điện Ô Môn 3 và 4 chưa được phê duyệt, nên việc kịp đưa vào chạy thử năm 2026 vẫn là dấu hỏi.Mục tiêu phát triển rất tham vọng như vậy, nhưng theo TS Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam trao đổi ít tháng trước, phát triển điện khí LNG đang đối diện với nhiều khó khăn chưa được giải quyết thấu đáo. Những nút thắt cơ bản của điện khí LNG cơ bản xoay quanh hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, cam kết về tiêu thụ cũng như chưa bảo đảm về truyền tải.Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ, Bình Định. Ảnh: SONG ANHĐây là những vấn đề không mới nhiều năm qua, nhưng trở nên nóng trước đòi hỏi về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững cũng như cam kết giảm phát thải C02 đang đếm ngược tới mốc thực hiện.Hệ quả rõ nhất là nguy cơ dẫn tới mất kiểm soát tiến độ của chuỗi các dự án điện khí LNG khi chỉ còn chừng 6 năm để về đích, nhằm góp phần bảo đảm an ninh năng lượng theo như yêu cầu của Chính phủ cũng như Bộ Công thương hơn sáu tháng trước.
https://nhandan.vn/huong-toi-phat-trien-hai-hoa-nang-luong-tai-tao-post803789.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:22", "tags": [] }
Tiếp tục hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC
NDO -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC dự kiến diễn ra sáng 3/5, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.
Cụ thể, theo thông báo trước đó của Ngân hàng Nhà nước,phiên đấu thầudự kiến diễn ra lúc 9 giờ sáng 3/5 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), với khối lượng chào thầu vẫn là 16.800 lượng vàng miếng SJC. Giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Khối lượng đấu thầu tối thiểu mỗi thành viên được phép mua là 14 lô (tương đương 1.400 lượng), khối lượng đặt thầu tối đa là 20 lô (tương đương 2.000 lượng). Bước giá dự thầu 10.000 đồng/lượng, bước khối lượng dự thầu là 1 lô (100 lượng).Tuy nhiên, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu, Ngân hàng Nhà nước quyết định hủy phiên đấu thầu sáng 3/5.Như vậy, đây là lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước công bố hủy đấu thầu vàng miếng vào sát giờ dự kiến diễn ra phiên đấu thầu. Trước đó, ngày 25/4, cơ quan này cũng đã phảihủy phiên đấu thầudự kiến diễn ra trong ngày, cũng do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.Đến nay, trong tổng số 3 lần thông báo đấu thầu, mới chỉ một phiên đấu thầu ngày 23/4 diễn ra theo kế hoạch với kết quả là 2 thành viên trúng thầu, tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng). Giá trúng thầu cao nhất 82,33 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất 81,32 triệu đồng/lượng.
https://nhandan.vn/tiep-tuc-huy-phien-dau-thau-vang-mieng-sjc-post807647.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "đấu thầu vàng", "vàng miếng SJC", "giá vàng" ] }
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo rà soát, kiểm tra giá vé máy bay
NDO -Ngày 3/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có công văn yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải và các cơ quan liên quan rà soát, kiểm tra giá vé máy bay của các hãng hàng không trong thời gian qua.
Bộ trưởng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải khẩn trương triển khai thực hiện, báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện trước ngày 10/5 tới.Theo đó, thời gian vừa qua, người dân phản ánhgiá vé máy baycủa các hãng hàng không nội địa tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là dịp cao điểm như kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5 vừa qua. Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, góp phần bình ổn giá, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Bộ trưởng Giao thông vận tảiNguyễn Văn Thắng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.Giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là dịp cao điểm như kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.Trường hợp phát hiện bất thường, Cục kịp thời có chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý ngay vi phạm theo thẩm quyền (nếu có); đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá của các hãng hàng không, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định.“Vụ Vận tải chủ động theo dõi, kịp thời tham mưu cho Bộ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách, có giải pháp phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân, bình ổn giá vé, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định, đặc biệt trong dịp cao điểm hè sắp tới, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, quyền lợi của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo.Tin liên quanVietnam Airlines tăng tần suất bay đêm, "hạ nhiệt" giá vé máy bayTrước đó, tại Hội nghị giao ban công tác quý 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý 2/2024 của Bộ Giao thông vận tải hồi đầu tháng 4 vừa qua, Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, tình trạng động cơ máy bay bị lỗi dẫn tới thiếu hụt máy bay có nguy cơ khiến vé máy bay trong dịp cao điểm hè sắp tới khan hiếm và đắt đỏ hơn.“Dự báo, phải đến hết năm 2026, thậm chí sang đầu năm 2027, các nhà sản xuất máy bay mới hoàn thành việc khắc phục động cơ bị lỗi của các hãng bay trên thế giới, lúc đó các hãng hàng không Việt Nam mới có thể trở lại hoạt động bình thường. Các yếu tố trên tác động trực tiếp đến lực lượng vận tải, quy mô đội máy bay và tải cung ứng trên các đường bay nội địa, quốc tế trong năm 2024 và 2025. Theo tính toán, dịp cao điểm hè này, tổng tải thị trường cần khoảng 24 triệu ghế”, ông Đinh Việt Thắng đánh giá.Ngành hàng không đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đối phó tình trạng thiếu hụt máy bay trong thời gian gần đây.Ngành hàng không đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đối phó tình trạng thiếu hụt máy bay trong thời gian gần đây. Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng chủ động kế hoạch khai thác và có phương án dự phòng, bổ sung số lượng máy bay bị thiếu hụt do dừng bay. Bên cạnh đó, Cục cũng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát lại quy trình để giảm thời gian quay đầu máy bay tại sân bay (cố gắng từ 45 xuống còn 35 phút), tăng thời gian bay đêm và đưa máy bay thân rộng vào khai thác.
https://nhandan.vn/ra-soat-kiem-tra-gia-ve-may-bay-post807623.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Cục Hàng không Việt Nam", "Vụ Vận tải", "Vé máy bay", "Niêm yết giá", "giá vé máy bay" ] }
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các Bộ phối hợp quản lý thị trường vàng
NDO -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn 4695 gửi Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương về việc triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lýthị trường ngoại hối và vàng.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chỉ thị, Công điện về tăng cường các biện pháp quản lýthị trường vàng; trong đó, giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, chủ động nắm bắt tình hình để đề xuất, triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối và vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các Bộ phối hợp triển khai các nội dung.Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu 3 Bộ nêu trên phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường; khẩn trương thực hiện các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ về ngoại hối và vàng. Đặc biệt là các hoạt động về thu đổi ngoại tệ; nhận và chi trả ngoại tệ; chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai không đúng quy định; các hoạt động mua, bán vàng miếng của các cửa hàng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.Yêu cầu các tổ chức kinh doanh mua, bán vàng, nhất là kinh doanh mua, bán vàng miếng thực hiện nghiêm việc áp dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả.Phối hợp cung cấp thông tin về các vụ việc, các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép ngoại tệ và vàng qua biên giới để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kịp thời triển khai phương án quản lý thị trường ngoại hối và vàng hiệu quả.Chủ đề: Các giải pháp quản lý thị trường vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-de-nghi-cac-bo-phoi-hop-quan-ly-thi-truong-vang-post813254.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "phối hợp quản lý", "thị trường vàng", "ngoại hối" ] }
Trục động lực từ đô thị ven biển
Với lợi thế 189 km chiều dài bờ biển, tỉnhPhú Yênxác định xây dựng và phát triển đô thị ven biển là trục động lực chính; đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, kinh tế đô thị ven biển sẽ chiếm hơn 75% tiềm lực kinh tế của tỉnh, là khu vực kinh tế trọng điểm, có trình độ phát triển cao…
Phú Yên có 9 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 4 địa phương ven biển gồm thị xã Đông Hòa, thành phốTuy Hòa, huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Xác định trục đô thị ven biển là trục động lực chính, Tỉnh ủy Phú Yên đã có các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động… rất cụ thể để xây dựng, phát triển đô thị ven biển dựa trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương.Phát triển đô thị ven biểnNhiều dự án khu đô thị mọc lên ven biển thành phố Tuy Hòa.Cụ thể như về phía nam, Tỉnh ủy Phú Yên xác định mục tiêu đến năm 2025 xây dựng thị xã Đông Hòa trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kỳ 2020-2025 đã có Chương trình hành động số 10-CTr/TU, ngày 18/8/2021 về phát triển kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là Khu kinh tế Nam Phú Yên.Phú Yên có 9 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 4 địa phương ven biển gồm thị xã Đông Hòa, thành phốTuy Hòa, huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Xác định trục đô thị ven biển là trục động lực chính,Theo đồng chí Trần Văn Tân, Bí thư Thị ủy Đông Hòa, triển khai thực hiện Chương trình hành động số 10-CTr/TU, Ban Thường vụ Thị ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất hằng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chủ động tạo quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm theo hướng hiện đại và đồng bộ với quy hoạch chung của tỉnh, trong đó phù hợp theo quy hoạch của Khu kinh tế Nam Phú Yên vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh. Hay ở cửa ngõ phía bắc, tỉnh Phú Yên cũng có chủ trương đến năm 2025 xây dựng thị xã Sông Cầu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh; hướng đến xây dựng một thành phố du lịch-dịch vụ biển, xứng tầm là trung tâm kinh tế, văn hóa, cửa ngõ giao thông phía bắc của tỉnh Phú Yên.Thị xã Sông Cầu phấn đấu trở thành thành phố du lịch - dịch vụ biển.Ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu cho biết: Để xây dựng, phát triển Sông Cầu trở thành thành phố thuộc tỉnh vào năm 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên ngày 18/8/2021 đã ban hành Nghị quyết số 10; Ủy ban nhân dân tỉnh có Chương trình hành động số 05 và Ban Thường vụ Thị ủy Sông Cầu có Chương trình hành động số 15; Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu ban hành Kế hoạch số 88 để triển khai thực hiện Nghị quyết này. Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu hiện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó xác định có nhóm bốn giải pháp đột phá là: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; phát huy lợi thế kinh tế biển, nhất là Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài; tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng và phát triển không gian đô thị, xây dựng thị xã Sông Cầu xanh, sạch, đẹp.Nhiệm vụ giải pháp đột pháMột góc thành phố biển Tuy Hòa.Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết, Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tỉnh đã công bố), với mục tiêu phát triển đô thị của Phú Yên đến năm 2030 là xây dựng Phú Yên có chuỗi đô thị ven biển, cơ bản trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, năng động và đa dạng, là tỉnh phát triển thuộc nhóm trên của các tỉnh có thu nhập trung bình cao của cả nước.Cụ thể: Phát triển và phân bố hợp lý hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh, tạo ra sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng; phát triển đô thị tập trung, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đô thị phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, có bản sắc, bảo đảm phát triển bền vững…; xây dựng từng đô thị trở thành trung tâm, đầu tàu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của từng huyện, từng vùng và cả tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa giai đoạn đến năm 2030 đạt khoảng 50%.Theo ông Lê Tấn Hổ, tỉnh Phú Yên cũng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 148/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số 19-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Theo đó, với điều kiện phát triển thuận lợi về kinh tế biển của Phú Yên, trục đô thị ven biển, có thể xem đây là trục động lực chính cho việc phát triển Phú Yên, với chuỗi đô thị ven biển Sông Cầu-Tuy An-Tuy Hòa-Đông Hòa, chạy dài gần 189 km, với hơn 50% dân số toàn tỉnh, và có tiềm lực kinh tế đóng góp cho khoảng 3/4 ngân sách của tỉnh.Trong đó tỉnh Phú Yên xác định: Khu kinh tế Nam Phú Yên (thị xã Đông Hòa) có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, bãi Từ Nham, gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, và khu vực vịnh Vũng Rô có thể trở thành những điểm du lịch mang đẳng cấp quốc tế.Với quỹ đất ven biển còn dồi dào, nhiều tiềm năng cho phát triển đô thị và dịch vụ, các khu đô thị du lịch sinh thái có thể phát triển dọc theo tuyến đường ven biển và các tuyến đường nối từ Quốc lộ 1 đến các tuyến đường ven biển; và các khu công nghiệp năng lượng, năng lượng sạch; công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản… có thể được phát triển gắn kết với công nghệ cao, nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường.Một góc vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên.Về mặt liên kết vùng và liên vùng, việc hình thành dải đô thị ven biển từ Sông Cầu đến Tuy An, Tuy Hòa, Đông Hòa đã tiếp tục nối liền dải đô thị ven biển miền trung. Đây là kết nối quan trọng trong trục hành lang kinh tế biển của quốc gia, góp phần phát huy vai trò, vị thế không thể thay thế của tỉnh Phú Yên về mặt kinh tế-xã hội và an ninh, quốc phòng của quốc gia.Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ, để đạt những mục tiêu nêu trên, tỉnh Phú Yên đã đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, đó là huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực, nhất là đất đai, tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông với tuyến đường ven biển, các trục giao thông chính gắn kết với các trung tâm, các đầu mối giao thương lớn của vùng và cả nước; các nút giao thông kết nối với cao tốc bắc-nam, tuyến kết nối cảng biển; tuyến quốc lộ kết nối trực tiếp với tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai) tạo liên kết phát triển vùng.Tiếp đến là xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên với hạt nhân là phát triển cảng nước sâu Bãi Gốc và Khu công nghiệp Hòa Tâm nhằm phát huy lợi thế nằm gần đường hàng hải quốc tế để thu hút đầu tư phát triển các dự án luyện kim, lọc, hóa dầu; năng lượng sạch...; chuỗi đô thị ven biển với trung tâm là thành phố Tuy Hòa mở rộng - cực tăng trưởng của tỉnh; một số cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc tế và y tế chất lượng cao; hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, xã hội số.Theo phương án phân vùng kinh tế, vùng biển và ven biển (bao gồm thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa và thị xã Đông Hòa) tập trung xây dựng trở thành khu vực kinh tế đa ngành, đa chức năng, là đầu tàu phát triển kinh tế của tỉnh với thành phố Tuy Hòa và thị xã Đông Hòa trở thành cực tăng trưởng chủ lực; xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp (công nghiệp luyện kim; lọc, hóa dầu; năng lượng,...), cảng biển lớn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng thương hiệu khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài; thu hút đầu tư khu vực Vũng Rô, đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, cụm du lịch gành Đá Đĩa-hòn Yến-bãi Xép trở thành khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia và từng bước nâng cấp mang tầm quốc tế. Hoàn thành tuyến đường ven biển và các tuyến đường nối từ Quốc lộ 1A đến các điểm du lịch, đô thị ven biển.
https://nhandan.vn/truc-dong-luc-tu-do-thi-ven-bien-post813544.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Phú Yên", "thành phố Tuy Hòa", "đô thị ven biển" ] }
Vải thiều Lục Ngạn mất mùa
Mùa vải thiều năm 2024 tại Bắc Giang, tỷ lệ cây vải ra hoa, đậu quả rất thấp. Huyện Lục Ngạn có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước với hơn 17.300 ha, làcây trồng chủ lựccủa địa phương. Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương đang khẩn trương đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân ổn định sản xuất, hạn chế ảnh hưởng do cây vải mất mùa...
Sản lượng vải thiều giảm mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của người dân, trực tiếp là người dân trồng vải và các hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu thụ, chế biến vải thiều.Những khó khăn được dự báoTheo đánh giá của cơ quan chức năng, mùa đông năm 2023-2024 mặc dù vẫn có các đợt lạnh dưới 100C, nhưng so với trung bình nhiều năm thì nền nhiệt cao hơn khoảng 1,50C, điều này đã ảnh hưởng quá trình phân hóa mầm hoa cây vải. Ngoài ra, từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2/2024 lại xuất hiện các đợt không khí lạnh ngắn, kèm theo mưa nhỏ kéo dài khiến độ ẩm không khí, độ ẩm đất lên cao dẫn đến cây vải ra lộc sớm trên diện rộng và làm giảm mật độ ra hoa, tỷ lệ ra hoa vải thiều chính vụ toàn huyện Lục Ngạn chỉ đạt từ 10 đến 20%.Nhiều năm qua, gia đình ông Ngô Văn Hùng ở thôn Cầu Đền, xã Thanh Hải trồng hơn 2 ha vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Những năm trước, bình quân vườn vải này cho thu khoảng gần 200 triệu đồng/năm thì năm nay cả khu vườn gần như mất trắng vì cây không ra hoa. Ông Hùng cho biết, mấy chục năm trồng vải nhưng chưa khi nào vải mất mùa toàn bộ vườn như năm nay, trong khi nguồn thu nhập chính của gia đình đều trông vào cây vải này nên kinh tế của gia đình sẽ gặp khó khăn.Đến thời điểm hiện tại, gia đình ông Hùng đã ngừng chăm sóc vải để chờ vụ tới. “Vải không ra quả cho nên chúng tôi chỉ thi thoảng phát quang cỏ trong vườn và dừng toàn bộ hoạt động chăm sóc khác như tưới, bón phân, phun thuốc. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, gia đình sẽ tập trung chăm sóc vườn bưởi hơn 5 sào và chú trọng hơn đến chăn nuôi ngựa, gà và trồng ngô với hy vọng có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống”, ông Hùng nói.Cũng như gia đình ông Hùng, năm nay nhiều hộ dân trồng vải trên đất Lục Ngạn gặp tình trạng tương tự. Do vải thiều không ra hoa hoặc tỷ lệ ra hoa, đậu quả đạt rất thấp, cho nên người dân giảm chăm bón cây hoặc tạm ngừng hẳn. Ông Giáp Hồng Đăng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sơn Hải cho biết: “Người dân trên địa bàn xã chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn thu nhập chính từ cây vải thiều, bên cạnh một phần nhỏ diện tích cấy lúa và trồng ngô, rau màu, trồng rừng.Do vải mất mùa cho nên cuộc sống của bà con sẽ gặp nhiều khó khăn, một số người đã chủ động tìm việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp. Chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động bà con tập trung trồng, chăm sóc cây ngắn ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm để có thêm thu nhập”.Kịp thời hỗ trợ nông dânTheo đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, mặc dù tỷ lệ cây vải ra hoa, đậu quả đạt thấp, song trên địa bàn huyện còn một số cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: Cam, bưởi (diện tích hơn 4.000 ha), 300 ha ổi, 150 ha chuối, 85 ha na và hơn 1.500 ha các loại cây trồng khác (bơ, nho, thanh long, mít, trám, hồng, xoài... với sản lượng khoảng 10 nghìn tấn/năm). Chưa kể, toàn huyện có hơn 4.000 con trâu, hơn 3.700 con bò, gần 15.000 con ngựa, dê, đàn lợn hơn 41.000 con và khoảng 1,4 triệu con gia cầm. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ tập trung hỗ trợ phát triển đa dạng các hình thức sản xuất nông nghiệp để giúp người dân nâng cao thu nhập và tiếp tục ổn định đời sống.Nhận định năm nay tình hình sẽ có nhiều khó khăn, Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng và nâng chất lượng sản phẩm để bù đắp vào sản lượng vải thiều thất thu.Theo đó, với những diện tích vải thiều đang trong giai đoạn phát triển quả non, cơ quan chuyên môn hướng dẫn, khuyến cáo người dân tập trung các biện pháp chăm sóc, tưới nước đủ ẩm, vệ sinh vườn đồi, tỉa bỏ cành bị sâu bệnh nhằm hạn chế lưu trú của sâu bệnh hại. Đồng thời bón phân cân đối nhằm hạn chế rụng quả, phòng trừ kịp thời sâu bệnh trong giai đoạn đậu quả. Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân chăm sóc diện tích cây ăn quả khác như: cây có múi, táo, nhãn, na, ổi, chuối, hồng và một số cây lâm nghiệp (măng lục trúc, măng bát độ, trám...). Địa phương cũng chú trọng sản xuất các loại cây rau, màu gồm: khoai lang, ngô, rau các loại, khoai tây...Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ-Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Ngạn cho biết, do vải mất mùa cho nên nhiệm vụ xây dựng mô hình sản xuất vải theo hướng hữu cơ tại một số xã trên địa bàn không khả thi, huyện đã linh hoạt chuyển nguồn kinh phí đó sang thực hiện các mô hình hỗ trợ nông dân trồng ngô lai và nuôi gà trống thiến. Đặc biệt, trung tâm đang thực hiện mô hình hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa chuột an toàn quy mô 27 ha/vụ đối với 354 hộ thuộc địa bàn các xã: Cấm Sơn, Tân Sơn, Phong Vân, Hộ Đáp, tổng kinh phí thực hiện hơn 3,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là hơn 1,3 tỷ đồng để hỗ trợ giống, vật tư, còn lại là vốn đối ứng của bên tham gia liên kết. Sản phẩm được một đơn vị ký hợp đồng tiêu thụ ổn định và dự kiến người nông dân sẽ thu lãi hơn 6,4 triệu đồng/sào.Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ-Kỹ thuật nông nghiệp sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp triển khai hỗ trợ người dân các giống cây lương thực ngắn ngày chất lượng cao như: ngô, lúa... Ngoài ra, tích cực lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi để tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.Về chăn nuôi, cơ quan chuyên môn hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi dúi, ngựa và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại, kết hợp tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. Địa phương sẽ tiếp tục quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học-kỹ thuật, xây dựng và chuyển giao các mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, góp phần ổn định đời sống nhân dân.
https://nhandan.vn/vai-thieu-luc-ngan-mat-mua-post808840.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Vải thiều", "Lục Ngạn", "Mất mùa", "Nguồn thu nhập", "Cấm Sơn", "nông dân", "hỗ trợ nông dân" ] }
Khi nào thì đậu tương thoát cảnh “rớt giá”?
NDO -Trong hai năm gần đây, giá đậu tương thế giới liên tục suy yếu trong bối cảnh Brazil đẩy mạnh xuất khẩu, làm gia tăng nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, vào cuối năm, tâm điểm chú ý của thị trường thường dần chuyển dịch sang việc đánh giá vụ mùa mới của Mỹ. Đây có thể là biến số khiến giá đậu tương đảo chiều xu hướng hiện tại.
Xuất khẩu đậu tương của Brazil tăng caoSau 5 tháng đầu năm sôi động, xuất khẩu đậu tương của Brazil được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 6 năm nay. Hiệp hội Các nhà xuất khẩu ngũ cốc Brazil (ANEC) dự kiến nước này sẽ xuất khẩu 14,88 triệu tấn đậu tương trong tháng 6, cao hơn 1,5 triệu tấn so tháng 5 và là mức xuất khẩu kỷ lục trong giai đoạn tháng 6 hằng năm.Việc Brazil đẩy mạnh xuất khẩu được củng cố phần nào nhờ sản lượng năm nay ở mức tốt. Trong báo cáo Cung cầu Nông sản Thế giới tháng 6, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) duy trì dự báo sản lượngđậu tươngniên vụ 2023-2024 của Brazil ở mức 153 triệu tấn, mức lớn thứ hai trong lịch sử.Kể từ tháng 6, nông dân Brazil thường bắt đầu hoạt động thu hoạch ngô vụ 2, chiếm khoảng 75% tổng sản lượng ngô cả nước. Theo hãng tin địa phương AgRural, tiến độ thu hoạch tính tới ngày 13/6 hiện đã đạt 21% diện tích dự kiến, mức nhanh nhất trong vòng một thập kỷ qua.Vì vậy, nông dân Brazil cũng buộc phải đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu đậu tương để giải phóng kho chứa cho ngô vụ 2, khiến nguồn cung trên thị trường gia tăng đột biến trong giai đoạn hiện tại.Nhu cầu nhập khẩu hạn chế từ Trung QuốcTrong khi xuất khẩu đậu tương cần được đẩy mạnh tại Brazil, thì nhu cầu củaTrung Quốc, quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, lại không quá cao.Dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, nước này đã nhập khẩu 37,37 triệu tấn đậu tương, giảm 5,4% so cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 5, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc chỉ ở mức 10,22 triệu tấn, giảm 15% so mức kỷ lục của năm ngoái và không đạt mức 11-12 triệu tấn như dự kiến.Nguyên nhân chính khiến nhập khẩu giảm được cho là do các nhà nhập khẩu đang đợi nguồn cung từ vụ thu hoạch của Mỹ, đồng thời kỳ vọng hoạt động xuất khẩu qua kênh đào Panama diễn ra bình thường.Trong Báo cáo Tiến độ mùa vụ mới nhất,USDAcho biết, nông dân Mỹ đã hoàn thành gieo trồng 93% diện tích đậu tương dự kiến, thấp hơn so năm ngoái nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm. Thời tiết thuận lợi tại Mỹ được cho là sẽ giúp nông dân đẩy mạnh gieo trồng, đồng thời cải thiện chất lượng cây trồng. Thị trường hiện đang kỳ vọng Mỹ sẽ có một vụ mùa bội thu trong năm nay, khiến nguồn cung toàn cầu gia tăng.Trên thực tế, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đến hết năm nay dự kiến vẫn sẽ ở mức cao nhờ ngành chăn nuôi có sự cải thiện, kích nhu cầu tiêu thụthức ăn chăn nuôi.Ông Dương Đức Quang, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết: “Mặc dù nhu cầu nhập khẩu đậu tương từ Trung Quốc vẫn tồn tại, nhưng hiện giờ các thương nhân nước này không có ý định mua quá nhiều hàng. Trong khi đó, nông dân Brazil đang buộc phải bán hàng với giá thấp để giải phóng các kho dự trữ cho vụ ngô sắp tới, đồng thời đưa thế chủ động trên thị trường vào tay người mua”.“Kịch bản” rớt giá liệu có tiếp tục?Theo số liệu từ MXV, trong hai năm qua,giá đậu tươngđược giao dịch liên thông trên Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đã giảm hơn 37%. Từ đầu năm nay, giá mặt hàng này cũng đã giảm gần 13%, hiện đang ở vùng giá thấp nhất kể từ tháng 11/2020.“Mặc dù nguồn cung dồi dào từ Brazil dự kiến sẽ tiếp tục khiến giá đậu tương chịu áp lực, nhưng tôi cho rằng sự chú ý của thị trường ở thời điểm hiện tại đang chuyển hướng sang vụ mùa tại Mỹ”, ông Dương Đức Quang cho biết thêm.Việc Trung Quốc nắm thế chủ động như hiện tại sẽ chỉ được duy trì nếu vụ mùa tại Mỹ tiếp tục khả quan. Bất kỳ biến động thời tiết bất thường nào ảnh hưởng đến sản lượng năm nay của Mỹ có thể sẽ lại đẩy thế khó quay trở lại với quốc gia tỷ dân.Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đang ngày càng đề cao tầm quan trọng của an ninh lương thực, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại biển Đen và Trung Đông ngày càng leo thang. Bên cạnh đó, sự phục hồi của ngành chăn nuôi heo tại nước này sau nhiều năm càng đòi hỏi các nhà nhập khẩu phải mua lượng đậu tương khổng lồ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên thị trường nội địa. Việc Trung Quốc quan tâm đến an ninh lương thực vô hình chung lại lộ rõ sự phụ thuộc của nước này vào nguồn cung nông sản nhập khẩu.“Nếu đậu tương Mỹ gặp “cú shock” về nguồn cung, các nhà nhập khẩu Trung Quốc ngược lại sẽ không còn quyền tự quyết. Khi đó, giá đậu tương khó có thể giảm được nữa mà sẽ bước vào một đợt tăng mới do Trung Quốc buộc phải đẩy mạnh nhập khẩu. Các doanh nghiệp nước ta sẽ cần phải theo dõi sát diễn biến thời tiết của vụ mùa tại Mỹ để có thể đưa ra quyết định mua hàng chính xác trong giai đoạn nửa cuối năm nay”, ông Dương Đức Quang nhận định.
https://nhandan.vn/khi-nao-thi-dau-tuong-thoat-canh-rot-gia-post815317.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "đậu tương", "giá đậu tương", "Trung Quốc", "Mỹ" ] }
Hạ tầng logistics và hoạt động thương mại biên giới
Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này, cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán.
Đến nay, quy mô trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền đã đạt hàng chục tỷ USD mỗi năm.Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt 50,38 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này.Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công thương), Lào Cai được xem là điểm trung chuyển giao thương trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc)-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, kết nối Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường tây nam rộng lớn của Trung Quốc.Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai kể từ khi thành lập đến nay hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam với vùng tây nam Trung Quốc.Năm tới, Lào Cai sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển khu kinh tế cửa khẩu theo hướng tạo dựng cơ sở hạ tầng và logistics, đồng thời đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, các khu chức năng khác nhằm hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).Giám đốc Sở Công thương Lào Cai Hoàng Chí Hiền cho biết: Tỉnh đã xây dựng Đề án “Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng tây nam Trung Quốc” nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách đặc thù, tạo ra nguồn lực phát triển mới cho vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung, tỉnh Lào Cai nói riêng.Đề án hiện đã lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia, đang trình Chính phủ để sớm được phê duyệt. Chúng tôi xác định vùng tây nam Trung Quốc sẽ là thị trường trọng điểm không chỉ của Lào Cai mà còn bao gồm hoạt động xuất khẩu cả nước.Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng hóa sang khu vực này cũng đang chịu thách thức cạnh tranh quyết liệt từ các quốc gia khác, nhất là Thái Lan. Đáng chú ý, sau khi tuyến đường sắt kết nối Thủ đô Viêng Chăn của Lào với cửa khẩu Mohan của Trung Quốc được hình thành đã thu hút lượng lớn hàng hóa và thậm chí có cả từ các tỉnh Tây Nam Bộ của Việt Nam.Trong khi đó, chi phí logistics qua các cửa khẩu của Lào Cai vẫn “neo” ở mức cao, làm giảm sức hút đối với hoạt động giao thương.Bí thư thứ nhất Thương vụ Việt Nam tại Lào Hồ Đức Dũng thông tin: Sau hai năm tuyến đường sắt cao tốc nối Trung Quốc và Lào đi vào hoạt động, Trung Quốc từ vị trí đối tác thương mại thứ 3 tại Lào đã vươn lên vị trí thứ nhất.Trong khi đó, Lào có chung đường biên giới đất liền dài 2.337 km với Việt Nam, nhưng thương mại biên giới giữa hai nước lại khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10% giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Lào và 0,2% của Việt Nam với thế giới.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do vẫn chưa xử lý được khó khăn cốt lõi là cơ sở hạ tầng logistics, khiến chi phí vận tải hàng hóa giữa Việt Nam với Lào cao hơn so những đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan và Trung Quốc, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.Bên cạnh đó, qua theo dõi của Thương vụ, doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thật sự quan tâm xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa tại Lào, trong khi các doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc đều có chiến lược đầu tư bài bản, dài hạn, vì vậy hàng hóa của các nước này có sức cạnh tranh tốt hơn.Trưởng phòng Thuận lợi hóa thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Nguyễn Thị Mai Linh nhận định: Thời gian tới, thương mại biên giới của Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để phát triển.Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam và các nước có chung đường biên giới đều chú trọng, quan tâm phát triển thương mại biên giới; hệ thống chính sách về thương mại biên giới giữa các nước đã và đang từng bước được xây dựng, hoàn thiện.Thứ hai, hoạt động thông thương qua các cửa khẩu biên giới đất liền đang có quy mô ngày một hiện đại và từng bước đi vào quy chuẩn; hàng hóa trao đổi qua biên giới cũng phong phú, đa dạng hơn.Dù hạ tầng ở khu vực biên giới đã được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông vận tải và dịch vụ logistics, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế gây cản trở hoạt động thông thương.Ở các khu vực này chưa có trung tâm logistics với đầy đủ chức năng cơ bản, dẫn đến chi phí dịch vụ logistics còn cao, tính liên kết giữa các vùng, giữa các doanh nghiệp với nhau gặp nhiều hạn chế.Mặt khác, hàng xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản, trái cây với số lượng, chủng loại chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất, chế biến của Việt Nam; nhiều mặt hàng nông sản ta có thế mạnh chưa được ký Nghị định thư về kiểm dịch với phía Trung Quốc, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu.Đối với tuyến biên giới giáp Lào, hàng hóa sản xuất có quy mô nhỏ, phần lớn là nguyên liệu thô chưa qua chế biến, mang tính thời vụ, không ổn định, số lượng mặt hàng ít, giá trị thấp, chưa hình thành vùng nguyên liệu sản xuất tập trung.Còn với tuyến biên giới giáp Campuchia, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này có cơ cấu tương đồng với hàng hóa của Thái Lan, Trung Quốc cho nên phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã và giá cả.Để thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới trên toàn tuyến, bà Mai Linh cho rằng cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi mang tính đột phá nhằm kêu gọi các nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics; từ đó, hình thành các trung tâm logistics hiện đại có đủ các khâu trong chuỗi như lưu trữ, kiểm hóa hàng hóa, đại lý hải quan hay tổ chức xuất khẩu ở các khu vực biên giới đất liền.Ông Hồ Đức Dũng kiến nghị Chính phủ hai nước xem xét, tạo điều kiện cao nhất cho hoạt động logistics thông qua việc hiện thực hóa, xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội-Viêng Chăn cũng như tuyến đường sắt Vũng Áng-Viêng Chăn...
https://nhandan.vn/ha-tang-logistics-va-hoat-dong-thuong-mai-bien-gioi-post812889.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "logistics", "thương mại biên giới", "cửa khẩu biên giới" ] }
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước làm việc với World Bank và ASIFMA về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
NDO -Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương mong muốn sẽ nhận được nhiều hơn nữa ý kiến tham gia từ phía đại diện ASIFMA, Worldbank và các nhà đầu tư nước ngoài nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách góp phần đẩy nhanh tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mới đây,Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcđã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) về các nội dung trong dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán nhằm tháo gỡ một số vướng mắc liên quan đến các tiêu chí đểnâng hạng thị trường chứng khoánViệt Nam.Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và ông Ketut Kusuma - Chuyên gia cao cấp lĩnh vực tài chính, điều phối viên chương trình lĩnh vực tài chính của WorldBank tại Việt Nam đồng chủ trì buổi làm việc.Tham dự buổi làm việc, về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có: Ban Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; thành viên Tổ công tác nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam; đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Ủy ban; đại diện Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) và đại diện ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán.Về phía các tổ chức quốc tế, có ông Lyndon Chao - Giám đốc điều hành bộ phận chứng khoán và giao dịch, cũng như các thành viên của ASIFMA và đại diện một số nhà đầu tư nước ngoài (Citibank, BlackRock…).Tin liên quanNhận diện rào cản quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt NamPhát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương bày tỏ sự cảm ơn Worldbank và ASIFMA đã phối hợp tổ chức buổi làm việc, tạo cơ hội để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lắng nghe những ý kiến đóng góp đa chiều của các tổ chức quốc tế cũng như đại diện các nhà đầu tư nước ngoài về dự thảo Thông tư nhằm tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán.Dự thảo Thông tư đã được lấy ý kiến rộng rãi với nhiều hình thức như: đăng tải chính thức trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; tổ chức hội thảo, buổi làm việc với các chuyên gia trong nước, quốc tế và các thành viên thị trường. Những ý kiến đóng góp của các thành viên ASIFMA tại buổi làm việc sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý hoàn thiện dự thảo Thông tư, trong đó, đưa ra quy định về quy trình thanh toán phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.Trao đổi tại buổi làm việc, đại diện VSDC đã trình bày một số điểm chính về quy trình thanh toán theo quy định hiện hành và dự thảo quy định về quy trình thanh toán không yêu cầu ký quỹ trước giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Tiếp đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đại diện các thành viên ASIFMA, cùng một số nhà đầu tư nước ngoài đã thảo luận, trao đổi trên tinh thần cởi mở để làm rõ thêm một số nội dung dự thảo Thông tư mà Bộ Tài chính đang xây dựng, lấy ý kiến. Nội dung được các bên tham dự buổi làm việc đặc biệt quan tâm là vấn đề ký quỹ trước giao dịch, các quy trình xử lý thanh toán của VSDC, công ty chứng khoán, các thành viên lưu ký đối với các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng thanh toán các giao dịch.Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ghi nhận những đóng góp và mong muốn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ nhận được nhiều hơn nữa ý kiến tham gia từ phía đại diện ASIFMA, Worldbank và các nhà đầu tư nước ngoài nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách góp phần đẩy nhanh tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
https://nhandan.vn/post-806283.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "World Bank", "ASIFMA", "nâng hạng thị trường chứng khoán" ] }
Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa
NDO -Thẻ tín dụng nội địa được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tín dụng tiêu dùng cũng như hạn chế vấn nạn tín dụng đen. Tuy nhiên, để hiện thực hóa kỳ vọng này, cần tiếp tục hoàn thiện về pháp lý và hạ tầng công nghệ; cũng như đẩy mạnh truyền thông cho công chúng trong tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, trong đó có các kỹ năng sử dụng thẻ ngân hàng bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Đó là các nội dung được tập trung thảo luận tại hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt” do Báo Lao Động phối hợp Vụ Thanh toán (thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức chiều 21/5 tại Hà Nội.Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng nêu rõ: Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt gắn với bảo đảm an ninh, an toàn.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử nghiên cứu, phát triển và cung ứng nhiều sản phẩm,dịch vụ thanh toánan toàn, tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích, giá trị cho khách hàng, người dân, doanh nghiệp; qua đó, góp phần tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện tại Việt Nam.Đây là một trong các mục tiêu quan trọng của ngành ngân hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021.Thực tế cho thấy, tính đến hết quý I/2024, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục đạt được những kết quả tích cực so với cùng kỳ. Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 39,06% về số lượng và 20,64% về giá trị. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị; qua kênh Internet tăng 48,81% về số lượng và 25,73% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 58,70% về số lượng và 33,12% về giá trị.Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo.Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ thẻ ngân hàng cũng được các tổ chức tín dụng quan tâm phát triển, trong đó thẻ tín dụng là phương thức thanh toán đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng, thanh toán của khách hàng.Tính đến tháng 3/2024, số lượng thẻ đang lưu hành đạt hơn 150,6 triệu thẻ (tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2023), với hơn 106,7 triệu thẻ nội địa, 43,9 triệu thẻ quốc tế. Trong đó có 27 ngân hàng đang triển khai mở thẻ bằng eKYC với hơn 15,3 triệu thẻ mở bằng eKYC đang lưu hành hoạt động.Đồng thời, có 15 tổ chức phát hành thẻ đã phát hànhthẻ tín dụngnội địa. Số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đạt hơn 904,7 nghìn thẻ (tăng 18,37% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng thẻ tín dụng quốc tế là 9,53%). Giao dịch thẻ tín dụng nội địa trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,3 triệu giao dịch với giá trị đạt 10 nghìn tỷ đồng (tăng 75,43% về số lượng và 89,85% về giá trị, cao hơn mức tăng tương ứng của thẻ tín dụng quốc tế là 27,26% và 25,1%).“Dù số lượng thẻ tín dụng nội địa còn khiêm tốn nhưng tăng trưởng mạnh về số lượng, giá trị giao dịch là điểm sáng đáng ghi nhận về phát triển thẻ tín dụng nội địa trong năm vừa qua”, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Lê Anh Dũng đánh giá.Tại Hội thảo, Tổng Giám đốc NAPAS Nguyễn Quang Minh cũng bày tỏ kỳ vọng thẻ tín dụng nội địa sẽ góp phần thúc đẩy tín dụng tiêu dùng cũng như hạn chế vấn nạn tín dụng đen.Theo ông Minh, thẻ tín dụng nội địa có đầy đủ tính năng như chi tiêu trước trả tiền sau, thời gian miễn lãi dài từ 45 đến 55 ngày, cũng như tuân thủ tiêu chuẩn an toàn, bảo mật theo chuẩn EMV của quốc tế; không chỉ thanh toán rộng rãi ở các điểm chấp nhận thanh toán trong nước, thanh toán trực tuyến (online) mà còn sử dụng thanh toán/ rút tiền ở một số quốc gia.Ngoài ra, một số tiện ích, tính năng của thẻ tín dụng nội địa có thể là điểm hấp dẫn nhóm khách hàng phổ thông hoặc lần đầu tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: thủ tục mở thẻ đơn giản, chi phí phát hành và thanh toán thấp.Tổng Giám đốc NAPAS Nguyễn Quang Minh chia sẻ ý kiến tại hội thảo.“Thẻ tín dụng nội địa còn là phương thức hiệu quả giúp người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng và công ty tài chính, đặc biệt trong trường hợp khách hàng phát sinh nhu cầu tài chính đột xuất thì không phải tìm đến hình thức cho vay tín dụng đen với lãi suất cao”, đại diện NAPAS nhìn nhận.Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng cho biết thêm, để tiếp tục triển khai mục tiêu thúc đẩy thanh toánkhông dùng tiền mặt, phát triển thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan tích cực triển khai có hiệu quả Nghị định số 52/2024/NĐ-CP vềthanh toánkhông dùng tiền mặt; hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn Nghị định mới tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ phát triển thẻ tín dụng nội địa.Bên cạnh đó, triển khai tốt các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng tại Quyết định 2345/QĐ-NHNN để bảo đảm an toàn, phòng ngừa gian lận, lừa đảo, tăng cường lòng tin của người dùng khi sử dụng các phương tiện điện tử.Các tổ chức tín dụng cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hiện đại, tiện ích, an toàn, mở rộng hạ tầng, mạng lưới chấp nhận thanh toán; phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nhằm tiếp cận và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, thanh toán chính thống, góp phần phổ cập tài chính toàn diện và hạn chế tín dụng đen.
https://nhandan.vn/phat-huy-tiem-nang-the-tin-dung-noi-dia-post810448.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "NAPAS", "thẻ tín dụng nội địa", "thẻ ngân hàng", "thanh toán", "không dùng tiền mặt" ] }
EVNCPC bảo đảm cấp điện mùa nắng nóng
Thời tiết miền trung-Tây Nguyên bắt đầu bước vào cao điểm nắng nóng gay gắt, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp điện phục vụ sản xuất và đời sống người dân. Để bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục và tin cậy cho khách hàng, Tổng công ty Điện lực miền trung (EVNCPC) đã xây dựng nhiều giải pháp phù hợp với từng điều kiện, quyết liệt thực hiện mục tiêu bảo đảm cung cấp đủ điện trong mùa nắng nóng năm 2024.
Tập trung toàn lực để bảo đảm cung cấp điệnTheo thông tin từ EVNCPC, năm 2024 dự kiến công suất cực đại sẽ đạt 4.194MW, tăng 10,4% so với năm 2023, sản lượng điện thương phẩm của EVNCPC là 25,771 tỷ kWh, tăng 6,5%, trong đó sản lượng điện mùa khô (tính từ tháng 3 đến tháng 7) ước đạt 11,297 tỷ kWh, tăng 6,8% so với mùa khô năm 2023. Trong ngày nắng nóng cao nhất mùa khô năm 2024, dự kiến sản lượng đạt 87,6 triệu kWh/ngày, tăng 8,4% so với ngày cao nhất năm trước.Trước tình hình đó, Tổng Giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo cung ứng điện năm 2024 của EVNCPC Ngô Tấn Cư đã chỉ đạo các Ban, các đơn vị thành viên triển khai các biện pháp cụ thể, quyết liệt nhằm tăng cườngcung cấp điệnổn định cho hơn 4,7 triệu khách hàng.Bước vào cao điểm mùa khô năm nay, EVNCPC huy động tối đa nguồn cung từ các nhà máy thủy điện trực thuộc, các nhà máy thủy điện dưới 30MW đấu nối vào lưới điện trung áp hoặc lưới điện 110kV với tổng công suất với 1.095MW; Huy động nguồn điện mặt trời mái nhà với công suất lúc cao điểm khoảng 1.970MW; phần còn lại nhận từ hệ thống điện quốc gia, bảo đảm huy động tối đa công suất phát trong cao điểm mùa khô.Để bảo đảm vận hành lưới điện an toàn, liên tục cũng như khả năng tăng trưởng phụ tải hằng năm, nhất là cao điểm mùa khô, EVNCPC đã tập trung đầu tư xây dựng các dự án công trình nguồn và lưới điện trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền trung-Tây Nguyên.Riêng năm 2024, các đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án nguồn, lưới điện; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện và các dự án có trong kế hoạch được phê duyệt, giảm tải cho các đường dây, máy biến áp đang vận hành đầy tải và quá tải.Tổng Giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo cung ứng điện năm 2024 EVNCPC Ngô Tấn Cư lưu ý, trong các ngày cao điểm nắng nóng, các Công ty Điện lực không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp phải xử lý sự cố.Đồng thời, tăng cường lực lượng trực sự cố để xử lý kịp thời, bảo đảm các sự cố được xử lý trong vòng không quá 2 giờ. Khi có sự cố dẫn đến mất điện trong đêm, các đơn vị xử lý ngay để cấp điện trở lại cho khách hàng, không để qua hôm sau. Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền trung tăng cường lực lượng trực tổng đài 19001909 để tiếp nhận và giải đáp kịp thời các vướng mắc của khách hàng sử dụng điện liên quan đến việc cung cấp điện trên địa bàn.Ngoài ra, EVNCPC yêu cầu các đơn vị tăng cường sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh lưới điện bằng công nghệ hotline không làm mất điện, gián đoạn việc cung cấp điện đến khách hàng tại miền trung-Tây Nguyên. Riêng lưới điện 110kV, các Công ty Điện lực rà soát các công tác bảo dưỡng, sửa chữa hoàn thành trước tháng 3 nhằm bảo đảm tốt nhất cho việc cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn trong các tháng cao điểm mùa khô.Trong thời gian cao điểm nắng nóng, trên cơ sở các phụ tải quan trọng, ưu tiên, các Công ty Điện lực xem xét bố trí máy phát điện Diesel dự phòng, bố trí người trực tại các trạm biến áp 110kV cấp điện cho các địa điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hoá lớn của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.Các tổ, đội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các khiếm khuyết của thiết bị nguồn, lưới điện, trạm biến áp 110kV không người trực, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu - SCADA, phát quang bảo đảm an toàn hành lang tuyến; tuyên truyền ngăn ngừa các trường hợp thả diều gần đường dây mang điện, các hành vi bắn pháo giấy tráng kim loại và ném các vật lên đường dây gây vi phạm hành lang an toàn lưới điện.Vận động khách hàng cùng thực hiện tiết kiệm điệnEVNCPC cũng tăng cường vận động khách hàng cùng tiết kiệm điện, thực hiện điều chỉnh phụ tải nhằm bảo đảm nguồn điện trong những tháng cao điểm. Các Công ty Điện lực bám sát, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố miền trung-Tây Nguyên trong việc thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo (Chỉ thị 20).Cụ thể, các đơn vị điện lực triển khai làm việc với các nhóm khách hàng hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng, sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ để ký cam kết thực hiện đạt tối thiểu các chỉ tiêu tiết kiệm điện được quy định tại Chỉ thị 20. Phát động các cuộc thi tiết kiệm điện dành cho các Hộ gia đình sử dụng điện với mục đích sinh hoạt, đẩy mạnh việc tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, tạo thói quen tiết kiệm điện trong đời sống hằng ngày.Riêng công tác điều chỉnh phụ tải (DR), EVNCPC chỉ đạo các Công ty Điện lực rà soát các khách hàng tiêu thụ điện lớn, các khách hàng sản xuất công nghiệp có mức tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên chưa ký thỏa thuận tham gia chương trình DR phi thương mại hoặc thỏa thuận đã ký hết hiệu lực/sắp hết hiệu lực để ký kết thỏa thuận mới.Giải pháp dịch chuyển phụ tải cũng được các đơn vị phối hợp, thuyết phục khách hàng lớn. Qua đó, có thể thực hiện dịch chuyển một phần công suất của các khách hàng sản xuất công nghiệp có mức tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên ra khỏi giờ/mùa cao điểm trong các tháng nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7/2024.Bên cạnh đó, EVNCPC đã chỉ đạo các Công ty Điện lực xây dựng biểu đồ phụ tải điển hình, tính toán mức công suất sử dụng tối đa của từng khách hàng trong giờ cao điểm của hệ thống. Trên cơ sở đó, các Công ty Điện lực làm việc thỏa thuận với từng khách hàng để các khách hàng thống nhất thực hiện dịch chuyển, giảm một phần công suất tiêu thụ điện ra khỏi các giờ cao điểm của hệ thống điện từ tháng 4 đến tháng 7 hoặc/và bố trí chuyển một phần kế hoạch sản xuất trong các tháng nắng nóng sang các tháng còn lại trong năm; ký phụ lục hợp đồng biểu đồ phụ tải và cam kết sử dụng điện không vượt mức công suất tối đa trong giờ cao điểm hệ thống trong năm 2024.Hằng ngày, các Công ty Điện lực theo dõi việc sử dụng điện của các khách hàng tham gia, đối chiếu với biểu đồ phụ tải cam kết ký tại phụ lục hợp đồng và thông tin kịp thời đến khách hàng trong trường hợp vượt quá biểu đồ cam kết để khách hàng kịp thời điều chỉnh.Tính đến cuối tháng 3/2024, toàn miền trung-Tây Nguyên có hơn 290.000 khách hàng đã ký thỏa thuận cam kết tiết kiệm điện với tổng sản lượng cam kết dự kiến đạt xấp xỉ 319 triệu kWh; có 2.262 khách hàng đã ký thỏa thuận tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải với tổng công suất cam kết là 460,6MW.“Với sự cùng chung tay thực hiện tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải, dịch chuyển phụ tải của khách hàng, EVNCPC sẽ triển khai có hiệu quả các giải pháp đề ra nhằm đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2024 trên địa bàn miền trung-Tây Nguyên”, ông Ngô Tấn Cư, Tổng giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo cung ứng điện năm 2024 EVNCPC tin tưởng.Một số hình ảnh công nhân điện lực các địa phương miền trung-Tây Nguyên sửa chữa, nâng cấp lưới điện trước mùa nắng nóng 2024:
https://nhandan.vn/evncpc-bao-dam-cap-dien-mua-nang-nong-post806024.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "EVNCPC", "cấp điện", "mùa nắng nóng", "an toàn", "liên tục" ] }
Việc làm ổn định, thu nhập người lao động ngành dệt may được cải thiện
Từ đầu năm đến nay, nhất là trong quý II, số đơn hàng tại các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu tăng nhanh. Nhiều đơn vị có đủ lượng đơn hàng sản xuất đến hết năm nay, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Không ít doanh nghiệp vừa nhận đơn hàng vừa "chốt" thanh toán từ các đối tác, đồng thời tuyển dụng thêm lao động nhằm đáp ứng tiến độ sản xuất sản phẩm xuất khẩu đến thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và các nước khu vực Trung Ðông."Bùng nổ" đơn hàngÔng Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty sản xuất may mặc Dony (Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) phấn khởi cho biết: Từ tháng 4, tháng 5 đến nay, đơn hàng tăng nhiều, nhất là đơn hàng từ thị trường các nước Trung Ðông, cho nên công nhân của công ty làm không hết việc. Kể từ sau dịch Covid-19 đến nay, đây là thời điểm doanh nghiệp có nhiều đơn hàng nhất. Tính đến tháng 5/2024, sản lượng của công ty tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Mới đây công ty đã tuyển dụng thêm 20% số công nhân và triển khai tăng ca để kịp hoàn thành hợp đồng xuất khẩu.Chị Lê Thị Mỹ Giang, công nhân khâu hoàn tất đơn hàng cho biết, hai tháng qua, đơn hàng về liên tục, chị tranh thủ đăng ký làm tăng ca để tăng thu nhập. Việc làm đều đặn nên thu nhập của chị tăng bình quân 2-3 triệu đồng/tháng, đời sống cũng dễ thở hơn trước.Tương tự, đơn hàng may mặc của Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú thuộc Tập đoàn PPJ thời gian gần đây cũng khá dồi dào. Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn thông tin: Tình hình sản xuất, kinh doanh của tập đoàn bắt đầu khởi sắc từ quý I, sang quý II thì "bùng nổ" các đơn hàng. Sản lượng quý II năm 2024 tăng 130% so với cùng kỳ năm trước, đây là dấu hiệu rất tích cực. Ngoài thị trường và các đối tác truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, tập đoàn còn mở rộng phát triển sang các thị trường khác như Canada, Australia, New Zealand,...Hiện các nhà máy của Tập đoàn PPJ có hơn 17.000 công nhân, tập đoàn đang phải tuyển thêm gần 2.000 công nhân để đáp ứng sản xuất. Trong đó, riêng nhà máy đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyển khoảng 400 công nhân cùng với 3.500 công nhân lao động hiện có, bảo đảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh đặt ra. Do đơn hàng dồi dào, thu nhập của công nhân hiện đạt từ 11 đến 13 triệu đồng/tháng, nhiều người không còn ý định về quê như thời điểm trước đây.Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của thành phố Hà Nội bốn tháng đầu năm 2024 đạt 637 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023. Ðến hết tháng 4, doanh thu của Tổng công ty May 10 tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Ðức Việt cho biết, doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý II năm 2024 và đang tiếp tục đàm phán cho những tháng tiếp theo. Năm 2024, May 10 có kế hoạch tuyển dụng thêm hơn 2.000 lao động. Tương tự, Công ty May Hồ Gươm (quận Hà Ðông, Hà Nội) đã có các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ, Nga,... đến hết tháng 5/2024, bảo đảm việc làm ổn định cho hơn 3.000 công nhân.Công ty cổ phần Ðầu tư và Thương mại TNG là doanh nghiệp dệt may lớn nhất tỉnh Thái Nguyên với 18 nghìn cán bộ, công nhân. Nhờ uy tín thương hiệu được xây dựng từ nhiều năm tại thị trường châu Âu và Mỹ, từ cuối năm 2023 đến nay, đơn hàng của công ty rất dồi dào, có điều kiện lựa chọn những hợp đồng xuất khẩu với giá tốt, đủ việc làm cho công nhân đến cuối năm nay với mức thu nhập tối thiểu 9,5 triệu đồng/người/tháng.Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nguyễn Văn Thời cho biết: "Bốn tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu các mặt hàng dệt may thương hiệu TNG đạt 80,5 triệu USD. Doanh nghiệp đang sắp xếp lại mặt bằng các nhà máy để lắp đặt thêm dây chuyền, mở rộng sản xuất, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tuyển thêm khoảng 2.000 công nhân".Khi chuyển đến vị trí mới tại cụm công nghiệp Sơn Cẩm (xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên) từ tháng 7/2023 đến nay, Nhà máy may TNG Việt Thái (trực thuộc Công ty TNG) liên tục mở rộng quy mô sản xuất. Giám đốc nhà máy Ðỗ Thị Thanh Sơn chia sẻ: "Chuyển nhà máy đến cụm công nghiệp Sơn Cẩm có mặt bằng rộng, đơn hàng nhiều, chúng tôi đã nâng từ 16 dây chuyền may, hơn 700 công nhân lên 22 dây chuyền với hơn 1.000 công nhân, thu nhập bình quân người lao động đạt 9,5 triệu đồng/tháng, tăng 5% so với năm trước. Ðến cuối năm nay, chúng tôi sẽ lắp đặt thêm 10 dây chuyền may và tuyển dụng hơn 700 công nhân nữa. Tuyển công nhân mới, nhà máy hỗ trợ khám sức khỏe, trong thời gian đào tạo nghề 1-3 tháng, người lao động được hỗ trợ 200 nghìn đồng/ngày".Ưu tiên số hóa, xanh hóaTuy sản xuất, kinh doanh có khởi sắc hơn, nhưng các doanh nghiệp dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi người tiêu dùng trong và ngoài nước đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Xu hướng chính của thị trường thế giới là đơn hàng nhỏ, chất lượng cao, thời gian giao hàng ngắn, sản phẩm chất liệu bền vững, thân thiện môi trường,... Ðiều này dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao hơn, lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động dệt may gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp chưa tuyển được đủ số lượng so với nhu cầu đề ra. Thị trường dệt may mới chỉ phục hồi về số lượng đơn hàng chứ chưa phục hồi về đơn giá,…Ðể vượt qua những khó khăn, thách thức này, các doanh nghiệp dệt may luôn phải cải tiến để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất người lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, áp dụng các phương thức quản trị tiên tiến, ưu tiên số hóa.Tổng Giám đốc Hanosimex Hồ Lê Hùng chia sẻ, đơn vị tập trung cho công tác thị trường, củng cố lại đội ngũ bán hàng, tích cực tìm kiếm đơn hàng để duy trì hoạt động sản xuất của các nhà máy, giảm thiểu các đầu mối trung gian,… Tổng công ty May 10 cũng xây dựng kế hoạch, ưu tiên phát triển đầu tư công nghệ tự động hóa ở một số các công đoạn, nhất là phần mềm quản trị hệ thống; xây dựng nguồn lực thích ứng kịp thời với sự thay đổi của nền công nghiệp dệt may toàn cầu.Một trong những giải pháp, đồng thời cũng là xu hướng phát triển của ngành dệt may là chiến lược "xanh hóa". Tổng công ty May 10 đầu tư hệ thống tuần hoàn nước, nồi hơi, năng lượng mặt trời và chú trọng theo dõi nguồn gốc nguyên liệu, đáp ứng các yêu cầu tái chế, tiêu chuẩn vòng đời sản phẩm, nguyên liệu sạch và khả năng tái chế cao. Bên cạnh đó, đơn vị giảm thiểu sử dụng nguyên liệu từ hóa thạch, ưu tiên chuỗi cung ứng sử dụng vải từ sợi tái chế để giảm thiểu việc sử dụng nguồn tài nguyên gây ô nhiễm cho môi trường.Công ty cổ phần Dệt may Supertex (huyện Thanh Oai, Hà Nội) chú trọng vào việc sử dụng năng lượng sạch để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường thế giới. Ông Lê Ðại Quảng, Phó Tổng Giám đốc công ty cho biết: Hiện các nước EU, Nhật Bản có những yêu cầu khắt khe về sản xuất tuần hoàn và bảo vệ môi trường, cho nên doanh nghiệp phải thay đổi để đáp ứng. Doanh nghiệp đã sử dụng thiết bị biến tần, công nghệ inverter, năng lượng áp mái và không sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch… không chỉ tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất mà còn giúp tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải.Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đang nỗ lực thay đổi để đáp ứng yêu cầu xanh hóa ngành dệt may, vì nhiều nhà máy được đầu tư xây dựng từ các năm trước nên cần nguồn lực đầu tư lớn. Ðể đáp ứng yêu cầu sản xuất xanh của các nhà nhập khẩu, nhất là các nước châu Âu và Mỹ, Công ty TNG đang thực hiện các tiêu chí về sử dụng năng lượng, nước, vật liệu, cảnh quan-sinh thái, rác thải và ô nhiễm, thích nghi và giảm thiểu, các vấn đề về cộng đồng,... theo tiêu chuẩn của LEED (Cộng hòa Pháp).Ðến nay đã có bốn nhà máy được LEED cấp chứng chỉ sản xuất xanh. Công ty phấn đấu tất cả các nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất xanh trong những năm tới. Ðại diện doanh nghiệp dệt may cũng kiến nghị các bộ, ngành chức năng ban hành bộ tiêu chí, hồ sơ, hướng dẫn sản xuất xanh theo hướng hội nhập, tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế để doanh nghiệp dệt may dễ thực hiện.
https://nhandan.vn/viec-lam-on-dinh-thu-nhap-nguoi-lao-dong-nganh-det-may-duoc-cai-thien-post810498.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Tổng Công ty May 10", "Doanh nghiệp dệt may", "Đơn hàng", "Công ty May Hồ Gươm", "Dệt may" ] }
Lịch chốt trả cổ tức, tuần từ 27 đến 31/5
NDO -Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 43 doanh nghiệpchốt trả cổ tứccho cổ đông, các ngày trong tuần từ 27 đến 31/5.
* Ngày 20/6/2024, CTCP Bia Hà Nội-Kim Bài (UPCoM: BHK) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 900 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 31/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 3/6/2024.* Ngày 19/9/2024, CTCP Cấp nước Trà Nóc-Ô Môn (UPCoM: TOW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (HNX: NTP) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam (HNX: PGS) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 12/6/2024, CTCP Thương mại Hóc Môn (HNX: HTC) trả cổ tức đợt 4/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam (HNX: SED) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin (HNX: TMB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 19/6/2024, CTCP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (UPCoM: VNX) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 15.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Phân lân Nung chảy Văn Điển (HOSE: VAF) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Cấp nước Trung An (UPCoM: TAW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.050 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 28/6/2024, Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP (HNX: DTK) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 24/10/2024, CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (UPCoM: CTW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 660 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 7/6/2024, CTCP Xuất nhập khẩu Kiên Giang (UPCoM: KGM) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 375 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Cấp thoát nước Gia Lai (UPCoM: GLW) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 300 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP SIVICO (UPCoM: SIV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.400 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 31/5/2024.* Ngày 2/10/2024, CTCP Cao-su Bà Rịa (UPCoM: BRR) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Môi trường Nam Định (UPCoM: MND) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 750 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 499 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Nước sạch Vĩnh Phúc (UPCoM: NVP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 220 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Bia Sài Gòn-Bạc Liêu (UPCoM: SBL) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (UPCoM: CCV) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 3.137 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 10/6/2024, Tổng công ty May 10 - CTCP (UPCoM: M10) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Khử trùng Việt Nam (HOSE: VFG) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Than Vàng Danh - Vinacomin (HNX: TVD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 900 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Công trình Đô thị Bảo Lộc (UPCoM: DTB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.072.71 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Dược phẩm CPC1 Hà Nội (UPCoM: DTP) trả cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Sơn Tổng hợp Hà Nội (UPCoM: HSP) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.140 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket (UPCoM: CMN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 20/6/2024, CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long (UPCoM: HLB) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 9.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 12/6/2024, CTCP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm (HNX: MCF) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 19/6/2024, CTCP Thủy điện Định Bình (UPCoM: TDB) trả cổ tức đợt 3/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 19/6/2024, CTCP Thủy điện Định Bình (UPCoM: TDB) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 2.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 21/6/2024, CTCP Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (UPCoM: TTN) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 29/5/2024.* Ngày 24/6/2024, CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (UPCoM: VLB) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 900 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 20/6/2024, Tổng công ty May Hưng Yên - CTCP (UPCoM: HUG) trả cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 14/6/2024, CTCP Kho vận và Dịch vụ Thương mại (UPCoM: VXT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 650 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 7/6/2024, CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO (HOSE: HTI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Than Mông Dương - Vinacomin (HNX: MDC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 700 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 10/6/2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng (HNX: DAD) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 500 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Xây dựng Số 12 (HNX: V12) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Than Hà Tu - Vinacomin (HNX: THT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 28/6/2024, CTCP Bao bì Biên Hòa (HOSE: SVI) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 2.600 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.* Ngày 17/6/2024, CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (HNX: PMC) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 4.100 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/5/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2024.
https://nhandan.vn/post-811138.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "chốt trả cổ tức", "HoSE", "HNX", "UPCoM", "doanh nghiệp", "cổ đông" ] }
Tìm giải pháp gỡ khó cho xuất khẩu nông sản
NDO -Tình hình sản xuất,xuất khẩugạo và rau quả của Việt Nam cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 diễn ra khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực. Xuất khẩu gạo và rau quả tăng cả về lượng và giá trị.
Để đánh giá tình hình xuất khẩu gạo và rau quả 4 tháng đầu năm 2024 và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm, ngày 28/5, liên bộ: Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng nông sản với sự tham dự của đại diện Bộ Nội vụ, lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các đơn vị chức năng của các bộ, ngành liên quan.Những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu nông sảnPhát biểu khai mạc cuộc họp, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo và rau quả của Việt Nam cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 diễn ra khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực.Xuất khẩu gạo và rau quảtăng cả về lượng và giá trị.Các hiệp hội, doanh nghiệp đã khai thác có hiệu quả các thị trường truyền thống, đồng thời khai mở thêm nhiều thị trường mới, tiềm năng. Thương hiệu gạo và nhiều sản phẩm rau, quả của Việt Nam tiếp tục được khẳng định trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp, người sản xuất đã tiếp cận và khai thác tốt hơn các lợi thế từ các FTA mà nước ta là thành viên. Các hiệp hội ngành hàng đã, đang phát huy vai trò tích cực, giúp doanh nghiệp thành viên nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo và rau quả của nước ta thời gian qua vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục. Theo đó, một số vùng trồng phát triển quá nóng về quy mô nhưng không tuân thủ quy trình bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chưa nghiên cứu kỹ yêu cầu, tín hiệu của thị trường xuất khẩu, nên không khẳng định được thương hiệu sản phẩm. Vai trò của Hiệp hội ngành hàng trong tạo sự đồng thuận để bảo vệ quyền lợi hội viên, doanh nghiệp và quyền lợi quốc gia còn hạn chế.Trong thời gian qua, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, tiềm ẩn rủi ro tới hoạt động thương mại hàng hóa toàn cầu, trong đó có mặt hàng gạo và rau quả. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo đồng bộ, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương; hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu gạo, rau quả nói riêng của nước ta tiếp tục đạt được những kết quả tích cực.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công thương và các đơn vị liên quan họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm.Triển khai các giải pháp trọng tâmTheo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024, kết quả xuất khẩu gạo và rau quả của Việt Nam tăng cao cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu; trong đó xuất khẩu gạo tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu rau quả tăng 38,1% về trị giá. Kết quả xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng đều đạt tăng trưởng đáng khích lệ.Để đạt được kết quả trên, Bộ Công thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tích cực triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường. Trong đó, tập trung chú trọng công tác đàm phán để cắt giảm thuế quan nhập khẩu và vẫn đang tiếp tục đàm phán, ký kết và nâng cấp các FTA với các đối tác ở nhiều thị trường có nhiều tiềm năng nhằm khai mở và phát triển thị trường xuất khẩu; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, nhận thức về thông tin chính sách, ưu đãi của các FTA. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa.Phát huy vai trò của các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc nắm bắt, cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường và các quy định, chính sách mới của các nước sở tại, giúp các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có phản ứng chính sách phù hợp, khả thi.Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả các cơ hội từ các FTA mà Việt Nam là thành viên để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu, đưa sản phẩm lúa gạo và rau quả Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thâm nhập, phát triển ở những khu vực phân khúc thị trường mới, tiềm năng như các sản phẩm thực phẩm Halal, khu vực thị trường châu Phi, Mỹ Latinh,...Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, nhu cầu nhập khẩu về gạo, rau quả của thế giới thời gian tới sẽ ngày càng lớn do nguồn cung bị đứt gãy ở nhiều quốc gia (bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang; cạnh tranh địa chính trị và chiến tranh thương mại giữa các nước lớn). Yêu cầu về chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng cao; nhiều hàng rào kỹ thuật đã và đang được các nước nhập khẩu dựng lên để bảo hộ thương mại trong nước. Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết và nâng cấp các FTA với các đối tác ở các thị trường tiềm năng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, nhất là ở các khu vực/phân khúc thị trường mới, tiềm năng, chưa được khai thác hiệu quả, như: Sản phẩm thực phẩm Halal, thị trường châu Phi, Mỹ Latinh,... Những yếu tố trên sẽ tác động mạnh đến hoạt động thương mại gạo và rau quả của Việt Nam trong thời gian tới.Tin liên quanXuất khẩu nông sản vững đà tăng trưởngTại cuộc họp, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đã báo cáo dẫn đề về tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (gạo, rau quả), thực trạng và định hướng thời gian tới.Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thông tin về tình hình sản xuất một số mặt hàng nông sản (gạo, rau quả) 4 tháng đầu năm và dự kiến năm 2024.
https://nhandan.vn/tim-giai-phap-go-kho-cho-xuat-khau-nong-san-post811555.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Rau quả", "Hiệp định thương mại tự do", "Gạo", "Lúa gạo", "Nông sản", "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "Hiệp hội", "Xuất khẩu", "Bộ Công thương" ] }
Nỗ lực triển khai sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế-xã hội
Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chínhchủ trì buổi làm việc vớiỦy ban Quản lý vốn nhà nướctại doanh nghiệp và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc về triển khai sản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Cùng chủ trì có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Trần Hồng Hà.
Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị,Thủ tướng Phạm Minh Chínhnêu rõ, cuộc làm việc này nhằm đánh giá lại năm qua các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dưới sự quản lý củaỦy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpnhằm đánh giá những gì đã làm được, chưa làm được, phân tích các nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới.Thủ tướng đánh giá, nhìn chung, năm 2023, đất nước ta đã đạt được kết quả quan trọng, tích cực trên các lĩnh vực, trong đó, tiếp tục giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác đối ngoại thành công rực rỡ; công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phòng,chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét. Những điều này này đã góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đây là mục tiêu cao nhất của Đảng, Nhà nước là nỗ lực chăm lo để nhân dân được ấm no, hạnh phúc.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.Thủ tướng khẳng định, trong thành tích chung đó có sự đóng góp quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty dưới sự điều hành, quản lý của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ năm 2024 lớn hơn năm 2023, phải hoàn thành tốt hơn năm 2023. Chính phủ muốn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn năm 2023 thì từng bộ, ngành phải làm tốt hơn, trong đó có cáctập đoàn, tổng công ty, là lực lượng quan trọng đang nắm giữ khối tài sản rất lớn khoảng hơn 4 triệu tỷ đồng. 19 tập đoàn, tổng công ty chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số hơn 820 doanh nghiệp nhà nước nhưng lại nắm giữ số vốn lớn, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội.Khẳng định, chúng ta khẳng định không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, Thủ tướng lưu ý các tập đoàn, tổng công ty cần làm tốt hơn công tác an sinh xã hội; nhấn mạnh lực lượng vật chất quan trọng của Nhà nước chính là các tập đoàn, tổng công ty.Quang cảnh hội nghị.Năm nay, Thủ tướng mong muốn các tập đoàn, tổng công ty tập trung vào đầu tư nhiều hơn nữa. Do đó, đề nghị các đại biểu cần tập trung đóng góp ý kiến, phát huy tối đa trí tuệ tập thể để thảo luận chủ đề này.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng gửi tới các tập đoàn, tổng công ty lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đến hết năm 2023, tổng vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 0,904 triệu tỷ đồng, tổng tài sản ước đạt 1,616 triệu tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1,136 triệu tỷ đồng, bằng 105,15% so kế hoạch và bằng 96,57% so cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận trước thuế đạt 53.256,32 tỷ đồng (không tính EVN), bằng 166,09% so kế hoạch và bằng 110,92% so cùng kỳ năm 2022; nộp ngân sách nhà nước đạt 79.252,01 tỷ đồng, bằng 199,96% so kế hoạch và bằng 120,22% so cùng kỳ năm 2022; trong đó, 15/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế (riêng VNA giảm lỗ so với kế hoạch); 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước.Đại diệnỦyban quản lý vốn Nhà nước phát biểu ý kiến.Năm 2023, số vốn đầu tư giải ngân của 19 tập đoàn, tổng công ty doỦyban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu ước đạt 161 nghìn tỷ đồng trên tổng số 208,328 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 80% kế hoạch năm; trong đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng có giá trị thực hiện đầu tư cao (hơn 130 nghìn tỷ đồng), đã kịp thời triển khai các dự án khai thác năng lượng, nguồn điện, truyền tải điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng theo quy hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.Đại diện lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc tham dự hội nghị.Trong năm 2023, nhiều dự án kết cấu hạ tầnggiao thông-vận tảicũng đã được hoàn thành hoặc được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để triển khai thực hiện như các dự án: xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Kho cảng nhập LNG Thị Vải công suất 1 triệu tấn (đã hoàn thành và đưa vào vận hành từ ngày 29/10/2023); đầu tư xây dựng các bến container số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Thành phần 3 - Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; xây dựng mở rộng nhà ga quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; xây dựng nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ ngày 28/4/2023); xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên (đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ ngày 2/12/2023).Sau khi nghe Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo về tình hình hoạt động năm 2023, kế hoạch hoạt động, triển khai sản xuất kinh doanh 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của các doanh nghiệp, Hội nghị đã nghe các doanh nghiệp, bộ, ngành, làm rõ thêm, bổ sung về các vấn đề trọng tâm, các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới và nêu các giải pháp cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn gắn với trách nhiệm thực hiện của cơ quan, đơn vị cụ thể và thời hạn hoàn thành; đồng thời, xác định lộ trình đề xuất sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế chính sách và pháp luật liên quan.Lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương trao đổi, làm rõ thêm những vấn đề đặt ra, nhất là kiến nghị sửa đổi thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.Phát biểu ý kiến kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong thành tựu chung của cả nước, có sự đóng góp của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, nhất là đóng góp vào tăng trưởng, quản trị doanh nghiệp, an sinh xã hội. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương và ghi nhận sự đóng góp này.Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, trên cơ sở thành quả đạt được, chúng ta cần đánh giá để phát huy, chỉ ra hạn chế, bất cập để rút kinh nghiệm làm tốt hơn thời gian tới.Thủ tướng lưu ý còn rất nhiều hạn chế, bất cập như: vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, cần chỉ rõ để khắc phục; đầu tư cho phát triển còn hạn chế, đầu tư công chỉ đạt 80%, trong khi trung bình cả nước đạt 95%; đóng góp cho tăng trưởng GDP chưa tương xứng tài sản, tài chính nắm giữ; hiệu quả đầu tư kinh doanh chưa cao.Về nguyên nhân, Thủ tướng nêu rõ, tính tích cực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của một số lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty chưa được phát huy mạnh mẽ; vướng mắc pháp lý còn nhiều, nhất là về đất đai, đầu tư công, các vấn đề phân cấp, phân quyền; chính sách đối với cán bộ làm doanh nghiệp, quản lý vốn còn bất cập, chưa phù hợp tình hình thực tế; hệ thống quản lý doanh nghiệp chưa thực sự phù hợp kinh tế thị trường, còn nhiều tầng nấc, khâu trung gian gây ách tắc, đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện, rút kinh nghiệm; hậu quả của đại dịch Covid-19 vẫn đang còn, như sức khoẻ của doanh nghiệp bị bào mòn trong giai đoạn chống dịch. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm giải pháp khắc phục, vươn lên phát triển.Về nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng nêu rõ, phải xác định thời gian khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, nhất là trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế; sứ mệnh của các tập đoàn, tổng công ty phải làm ăn có lãi, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng vì kinh tế nhà nước là chủ đạo, các đồng chí nắm giữ phần lớn tài sản của nhà nước, do đó phải đóng góp nhiều hơn nữa; yêu cầu kết quả của năm 2024 phải cao hơn năm 2023, không có lý do gì năm sau lại thấp hơn năm trước; những năm qua, các tập đoàn, tổng công ty đã thu được nhiều kinh nghiệm, có điều kiện tốt hơn. Từ đó chúng ta thống nhất cần tư tưởng trong lao động, chỉ đạo, điều hành với tinh thần tự tin, bản lĩnh; phải có tinh thần tiến công, mạnh mẽ, tích cực hơn nữa.Về quan điểm chung về điều hành, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban, các tập đoàn, tổng công ty bám sát tình hình, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thì phải chủ động, tích cực, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội lần thứ XIII của Đảng yêu cầu, của Chính phủ giao, đại hội đảng bộ các cấp đã đề ra để thực hiện hiệu quả; doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo cơ chế thị trường; phải thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thành dự án cụ thể trên tinh thần chủ động, tích cực, linh hoạt hơn nữa.Tập trung tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý, nhất là các Luật liên quan thuế, đất đai, bất động sản...; các Nghị định, Thông tư với tinh thần phân cấp, phân quyền nhiều hơn đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cho cấp dưới, tăng cường giám sát, kiểm tra; Ủy ban phải tập trung các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn pháp lý; các bộ, ngành được phân công để sửa Luật nào, Nghị định nào thì phải tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn.Tập trung cho đầu tư phát triển, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công vì tỷ lệ này còn thấp hơn cả nước, đầu tư phải trọng tâm, trọng điểm, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần tháo gỡ, thúc đẩy 3 đột phá chiến lược của đất nước là tháo gỡ về thể chế, hạ tầng chiến lược và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư để làm mới 3 động lực tăng trưởng của đất nước là làm tăng tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, sinh kế cho người dân, tăng xuất khẩu; bổ sung các động lực mới như tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức… phù hợp tình hình cả về nguồn vốn và con người.Tái cấu trúc lại các tập đoàn, tổng công ty theo kế hoạch, nhất là tái cấu trúc về quản trị gồm tổ chức, con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tái cấu trúc về tài chính, vốn; tái cấu trúc về các nguyên liệu đầu vào của hàng hóa, các ngành nghề để đầu tư phát triển phù hợp xu hướng. Ủy ban phải tập trung định hướng vấn đề này cho các tập đoàn, tổng công ty.Phải phân cấp, phân quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính; chủ động tích cực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phát huy tối đa truyền thống lịch sử phát triển, những mặt tích cực của các tập đoàn, tổng công ty, tạo khí thế mới, động lực mới, thắng lợi mới; phát huy bản lĩnh, tự tin, tính chiến đấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, kiên trì, kiên định các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo lớn của Nhà nước; đẩy mạnh chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại; đánh giá các hoạt động, xếp hạng của tập đoàn, tổng công ty là phải đánh giá hiệu quả tổng thể; góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm sau phải cao hơn năm trước; làm tốt công tác an sinh xã hội vì đây là truyền thống.Thủ tướng yêu cầu Ủy ban, các tập đoàn, tổng công ty phải nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ngành, Ủy ban đã có nhiều kinh nghiệm, phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để giải quyết nhanh chóng, kịp thời các đề xuất của doanh nghiệp với tinh thần tất cả vì lợi ích chung, của quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của các tập đoàn, tổng công ty, không được đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai; không gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp; phải bám sát cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, nhất là về pháp lý.Trước mắt chúng ta cần tích cực sửa các luật, nghị định, các thông tư, liên quan lĩnh vực giá, môi trường, tài nguyên, đất đai… Các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách các lĩnh vực được phân công chủ động, tích cực, đôn đốc, chủ động xử lý các vấn đề tập đoàn, tổng công ty đề xuất.Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ động bám sát tình hình, tham mưu trong công tác này; phát huy tinh thần đổi mới vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp.Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, trong đó nòng cốt là EVN tuyệt đối không được để thiếu điện; tăng giá điện phù hợp thị trường, không được giật cục, nhưng không cầu toàn, không nóng vội; tăng tốc hay giảm tốc cũng phải dần đều, bước đi phù hợp chắc chắn, bước nào chắc bước đó. PVN phải bảo đảm đủ dầu, khí theo kế hoạch; TKV phải khai thác than, khoáng sản có kế hoạch lâu dài, bền vững; tăng cường phân cấp, phân quyền, không được để cơ chế xin-cho. Tổng công ty thép Việt Nam phải bảo đảm sản xuất thép, xử lý dứt điểm dự án Tisco 2; Vietnam Airlines phải nỗ lực cắt lỗ, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng; Petrolimex không được để thiếu xăng dầu, Bộ Công thương phải cải tiến lại cơ chế quản lý đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng đơn giản, dễ kiểm tra, giám sát, không để tình trạng như hiện nay quá nhiều đầu mối kinh doanh xăng dầu.Thủ tướng lưu ý phải đặt lợi ích của đất nước lên trên hết trong quá trình làm. Theo Thủ tướng, khi xử lý các vấn đề thì cần chính sách sẽ có chính sách, không vì cơ chế, chính sách chưa theo kịp mà làm ảnh hưởng công việc chung.Thủ tướng lưu ý bố trí con người đúng và trúng, căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình của Đảng, Nhà nước; làm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, đúng người đúng việc; Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty phải rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.Thủ tướng yêu cầu hiệu quả kinh doanh, đầu tư, đóng góp ngân sách, an sinh xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng năm 2024 phải hiệu quả cao hơn năm 2023…
https://nhandan.vn/no-luc-trien-khai-san-xuat-kinh-doanh-thuc-day-dau-tu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-post795311.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "kinh tế-xã hội", "đầu tư", "tập đoàn kinh tế", "Ủy ban Quản lý vốn nhà nước" ] }
6 tháng “phạt nguội” từ trạm cân hơn 15 tỷ đồng, bảo đảm khách quan và minh bạch
NDO -Thanh tra Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa báo cáo sơ kết 6 tháng (tháng 11/2023 đến tháng 5/2024) triển khai thí điểm sử dụngthiết bị cân tự độngđể xử phạt vi phạm hành chính khi xe, người lái xe, chủ xe không còn ở hiện trường nơi phát hiện vi phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Thanh tra Sở đã tiến hành tiếp nhận kết quả phiếu cân từ 3 Trạm cân thí điểm gồm: Trạm cầu Ông Lớn, đường Nguyễn Văn Linh, quận 7; Trạm thu phí An Sương-An Lạc (hướng đi về An Lạc) và Trạm thu Phí An Sương-An Lạc (hướng đi về An Sương).Kết quả, tổng số phiếu cân tiếp nhận qua hệ thống văn bản là 3.124 phiếu cân; Tổng số phiếu cân xử lý là 2.126 phiếu cân. Tổng số thông báo gửi đến chủ phương tiện là 2.108 thông báo. Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành là 658 quyết định với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 15.667.400.000 đồng.Theo Thanh tra Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, số tiền dự kiến xử phạt vi phạm hành chính khoảng 28,6 tỷ đồng.Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe có thời hạn đối với 113 trường hợp và tước phù hiệu là 337 trường hợp.Thanh tra Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, so với cùng kỳ khi chưa triển khai thí điểm, số trường hợp vi phạm được Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị sử dụng Hệ thống thiết bị kiểm tra tải trọng phát hiện và ghi nhận thông qua thiết bị cân từ 34.638 trường hợp, đến nay Thanh tra Sở tiếp nhận và xử lý 3.124 trường hợp, giảm 31.514 trường hợp (giảm 90,98%).Qua đó, Thanh tra Sở nhận thấy công tác thí điểm sử dụng thiết bị cân tải trọng tự động để xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vận tải hàng hóa bằng xe ô-tô khi xe, người lái xe, chủ xe không còn ở hiện trường nơi phát hiện vi phạm (phạt nguội) đã phát huy hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của người dân khi tham gia giao thông nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường bộ nói riêng trên địa bàn thành phố.Ngoài ra, việc triển khai thí điểm phạt nguội đến nay đạt được những thuận lợi như sau: bảo đảm được tính khách quan, minh bạch, công bằng trong xử lý vi phạm hành chính, tạo được sức răn đe, khắc phục được tình trạng dừng nhiều phương tiện để kiểm tra xử lý gây mất trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông.Đồng thời, điểm hạn chế của công tác “phạt nguội” là trong quá trình triển khai hoạt động trạm cân có tình trạng phương tiện cố tình né trạm kiểm tra tải trọng dưới nhiều hình thức như: lưu thông chèn lấn các dãy phân cách nhựa không đi vào đúng phần đường đã lắp đặt hệ thống thiết bị làm kết quả cân sai lệch; lưu thông vào phần đường hỗn hợp; lưu thông vào đường nhánh...
https://nhandan.vn/6-thang-phat-nguoi-tu-tram-can-hon-15-ty-dong-bao-dam-khach-quan-va-minh-bach-post812833.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Thanh tra Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh", "Trạm cân xe", "Phạt nguội", "xử phạt vi phạm hành chính" ] }
Nhóm bluechip giúp VN-Index vượt mốc 1.280 điểm
NDO -Phiên giao dịch ngày 23/5, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường phân hóa dẫn đến các chỉ số chính giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu suốt phiên sáng. Trong phiên chiều, lực cầu bất ngờ gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu bluechip, trong đó PLX và BVH tăng trần, GAS, HPG, SAB, VJC bứt phá cùng hàng loạt mã khác chuyển mầu sang sắc xanh đã giúp VN-Index đảo chiều bay cao. Chốt phiên, VN-Index tăng 14,12 điểm lên mức 1.281,03 điểm.
Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này giảm so phiên trước, đạt hơn 20.887,41 tỷ đồng; khối ngoại mua ròng 66 tỷ đồng.Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa chỉ có 3 mã: BID, FPT, VRE giảm nhẹ dưới 1%, còn lại đều tăng.Trong đó, BVH, PLX tăng trần lên lần lượt là 44.600 đồng/cổ phiếu và 40.300 đồng/cổ phiếu, GAS tăng 4,31% lên 79.900 đồng/cổ phiếu, HPG tăng 3,69%, SAB tăng 3,48%, MSN tăng 2,57%, VJC tăng 2,11%, STB tăng 1,96%, GVR tăng 1,83%, VNM tăng 1,82%, ACB tăng 1,79%, POW tăng 1,76%, BCM tăng 1,74%, MWG tăng 1,64%, HDB tăng 1,44%, VPB tăng 1,09%.Các mã còn lại: CTG, MBB, SHB, SSB, SSI, TCB, TPB, VCB, VHM, VIB, VIC tăng nhẹ.Xét về nhóm ngành, nhómcổ phiếu thépchỉ còn SMC giảm 1,07%, DTL và HMC dừng ở tham chiếu, còn lại đều tăng mạnh. Bên cạnh HPG đã kể trên, TLH tăng 3,88%, VCA tăng 3,8%, NKG tăng 2,81%, HSG tăng 1,82%.Nhómcổ phiếu chứng khoánchốt phiên với phần lớn các mã tăng. Cụ thể: AGR tăng 0,49%, BSI tăng 0,50%, CTS tăng 0,92%, FTS tăng 0,43%, HCM tăng 0,49%, ORS tăng 2,94%, SSI tăng 0,69%, TVB tăng 1,05%, VDS tăng 3,13%, VIX tăng 1,10%, TVS và VCI dừng ở tham chiếu. Ngược lại, VND giảm 3,29%, APG giảm 1,71%.Nhómcổ phiếu ngân hàngngoại trừ BID giảm 0,60%, MSB dừng ở tham chiếu, còn lại đều khởi sắc. Bên cạnh các mã: ACB, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB tăng 1,65%, LPB tăng 0,22%, OCB tăng 0,69%.Nhóm cổ phiếubất động sảnđóng cửa nghiêng về sắc xanh. Trong đó các mã tăng khá như: QCG tăng 3,38%, FDC tăng 2,6%, HDG tăng 2,58%, HQC tăng 2,47%, SGR tăng 2,27%, LHG tăng 1,99%, AGG tăng 1,98%, KBC tăng 1,94%. Ngược lại, các mã giảm mạnh phải kể đến: LEC giảm 4,17%, VRC giảm 3,71%, DXS giảm 3,39%, FIR giảm 2,59%, HPX giảm 2,16%.* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay bật tăng mạnh ở phiên chiều, VNXALL-Index đóng cửa tăng 21,01 điểm (+1,00%), lên mức 2.114,13 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 922,34 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.783,03 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 256 mã tăng giá, 91 mã đứng giá và 133 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 246,91 điểm, tăng 1,76 điểm (+0,72%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 101,92 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 2.126,69 tỷ đồng. Toàn sàn có 91 mã tăng, 71 mã đứng giá và 71 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 7,79 điểm (+1,43%) và lên mức 552,15 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 66,08 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 1.794,61 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 23 mã tăng, 3 mã đứng giá và 4 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 95,17 điểm, tăng 0,47 điểm (+0,50%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 89,09 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.508,93 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 161 mã tăng, 91mã đi ngang và 121 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 14,12 điểm (+1,11%) và lên mức 1.281,03 điểm. Thanh khoản đạt hơn 968,03 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 23.311,90 tỷ đồng. Toàn sàn có 278 mã tăng, 65 mã đứng giá và 152 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 13,30 điểm (+1,03%) và ở mức 1.304,76 điểm. Thanh khoản đạt hơn 265,50 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 8.442,18 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 25 mã tăng và 5 mã giảm giá.Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là VND (hơn 37,89 triệu đơn vị), HPG (hơn 37,87 triệu đơn vị), VIX (hơn 29,13 triệu đơn vị), SHB (hơn 26,70 triệu đơn vị), GEX (hơn 22,67 triệu đơn vị).Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là VAF (6,99%), ASP (6,98%), PLP (6,96%), BVH (6,95%), BMI (6,95%).Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là CLW (-6,89%), SMA (-6,86%), HPG (-5,75%), LEC (-4,17%), NHA (-3,89%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 241.644 hợp đồng được giao dịch, giá trị 31.173,18 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/nhom-bluechip-giup-vn-index-vuot-moc-1280-diem-post810802.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "VN-Index", "cổ phiếu ngân hàng", "cổ phiếu bất động sản", "cổ phiếu chứng khoán", "cổ phiếu thép", "nhóm bluechip" ] }
[Ảnh] Kiểm soát 20.000 người thi công sân bay Long Thành bằng công nghệ AI
NDO -Đại công trường xây dựng dự ánCảng hàng không quốc tế Long Thành(sân bay Long Thành) đang ở giai đoạn tăng tốc thi công ở tất cả các gói thầu. Dự kiến, thời gian tới trên công trường sẽ có khoảng 20.000 người làm việc. Do vậy, để bảo đảm an ninh, an toàn, lực lượng chức năng đang triển khai ứng dụng công nghệ AI nhận diện khuôn mặt để kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào dự án.
Hiện nay, tại 6 gói thầu thi công dự án xây dựngsân bay Long Thànhcó khoảng 5.000 người đang làm việc. Thời gian tới, khối lượng công việc sẽ tiếp tục tăng cao nên đại công trường sẽ có khoảng 20.000 người và 10.000 đầu thiết bị. Điều này cũng đặt ra yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn cho dự án trọng điểm quốc gia đặc biệt quan trọng này ngày càng nghiêm ngặt hơn.Sau khi hoàn thành phần xây dựng, Ban Quản lý dự án sân bay Long Thành đang tiến hành lắp đặt hệ thống kiểm soát người ra vào tại 2 cổng vào đại công trường trên tuyến đường Hương lộ 10 và Đường giao thông kết nối T1, góp phần bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực thi công.Tại các công trình này được lắp đặt hệ thống camera giám sát, ứng dụngcông nghệ AInhận diện khuôn mặt và quét mã QR tích hợp để kiểm soát người ra vào khu vực xây dựng sân bay.Tất cả dữ liệu tại 2 cổng này được kết nối với Phòng An ninh, an toàn Ban Quản lý dự án sân bay Long Thành để điều hành, kiểm soát công tác an ninh.Lực lượng an ninh sân bay sẽ tăng từ 20 vị trí bảo vệ hiện nay lên 46 chốt kiểm soát có hệ thống camera giám sát 24/24 giờ trong ngày.Khi lượng nhân sự tăng lên 20.000 người trên công trường, Ban Quản lý dự án sân bay Long Thành sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan bố trí xe ô-tô chuyên dụng để trung chuyển kỹ sư, công nhân, chuyên gia người nước ngoài, cấm các xe gắn máy lưu thông trên các tuyến đường ở công trình.Trước nguy cơ phát sinh một số loại tệ nạn, trộm cắp tài sản hiện nay, lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai đã chủ động tăng cường các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa và quyết liệt đấu tranh phát hiện, ngăn chặn từ sớm từ xa.Đại tá Cao Hữu Nguyên, Phó Trưởng Công an huyện Long Thành cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp đồng bộ với các lực lượng chức năng tập trung quản lý con người, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội phát sinh, không để xảy ra phức tạp trên đại công trường.Đồn Công an sân bay Long Thành cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã phát hiện 14 vụ vi phạm pháp luật, trong đó, 5 vụ trộm cắp tài sản, 4 vụ sử dụng trái phép chất ma túy, còn lại là cố ý gây thương tích, đánh bạc. Cơ quan công an đã khởi tố 2 vụ án với 3 đối tượng và xử lý vi phạm hành chính 20 trường hợp.Chỉ huy Đồn Công an sân bay Long Thành phối hợp với Phòng An ninh, an toàn Ban Quản lý dự án sân bay Long Thành triển khai phương án phối hợp bảo đảm an ninh trật tự trên đại công trường.Theo mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chuyến thị sát ngày 14/2, năm 2024 này dự án sân bay Long Thành phải tăng tốc. Hiện nay, các gói thầu trên đại công trường đều tận dụng mùa khô tăng tốc thi công. Dự kiến, dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 9/2026.Theo mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chuyến thị sát ngày 14/2, năm 2024, dự án sân bay Long Thành phải tăng tốc. Hiện nay, các gói thầu trên đại công trường đều tận dụng mùa khô tăng tốc thi công. Dự kiến, dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 9/2026.Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành được xây dựng trên diện tích 5.000ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay đạt cấp 4F, là cảng hàng không quốc tế quan trọng của nước ta, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực.Dự án có công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong đó, giai đoạn 1 công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư khái toán toàn bộ dự án là khoảng 16,06 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 là 5,45 tỷ USD.
https://nhandan.vn/anh-kiem-soat-20000-nguoi-thi-cong-san-bay-long-thanh-bang-cong-nghe-ai-post802880.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Đại công trường", "Sân bay Long Thành", "Công an huyện Long Thành", "Ban Quản lý dự án" ] }
Giá dầu tăng lên mức cao nhất 1 tuần trở lại đây
NDO -Đóng cửa ngày 10/6,giá dầulấy lại đà tăng, phục hồi mạnh mẽ lên mức cao nhất 1 tuần qua. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 2,93% lên 77,74 USD/thùng. Dầu Brent tăng 2,52% lên 81,63 USD/thùng.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá dầu nhận hỗ trợ mạnh nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tăng lên trong mùa di chuyển cao điểm, trong bối cảnh lo ngại nguồn cung vẫn còn hạn hẹp do chính sách siết van bơm dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).Theo báo cáo của Ngân hàng Goldman Sachs, giá dầu thô Brent sẽ tăng lên 86 USD/thùng vào mùa hè này trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ sẽ khiến thị trường thâm hụt 1,3 triệu thùng/ngày trong quý III.Ngân hàng Phố Wall này đã điều chỉnh ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay, thêm 200.000 thùng/ngày lên 1,25 triệu thùng/ngày, trong đó nhấn mạnh về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu bay tích cực.Goldman Sachs cũng cho rằng,giá dầu Brentsẽ được hỗ trợ ở vùng 75 USD/thùng, do nhu cầu dầu thô vật chất, có xu hướng tăng trong bối cảnh giá thấp hơn, bao gồm cả ở Trung Quốc và Mỹ để nạp đầy Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR). Vào cuối tuần qua, Bộ Năng lượng Mỹ đã công bố thêm hai lời mời chào mua cho kho SPR, bao gồm 1,5 triệu thùng để giao vào tháng 9 và thêm 4,5 triệu thùng cho tháng 10, tháng 11 và tháng 12. Điều này đã thúc đẩy giá dầu tăng mạnh trong phiên hôm qua.Công ty tư vấn năng lượng FGE cũng kỳ vọng giá dầu sẽ phục hồi, với mức giá đạt trung bình khoảng 80 USD/thùng trong quý III.Xu hướngcắt giảm sản lượngcủa OPEC+ ngay trong mùa tiêu thụ cao điểm quý III đã hỗ trợ đáng kể cho giá dầu. Trong khi đó, sản lượng của quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Mỹ được đánh giá có xu hướng giảm trong năm tới, càng nhấn mạnh rủi ro nguồn cung thiếu hụt.Theo Bloomberg, sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày vào nửa cuối năm 2025, trừ khi số lượng giàn khoan tăng lên rõ rệt. Sự bùng nổ dầu đá phiến đã thúc đẩy Mỹ sản xuất nhiều dầu thô hơn bất kỳ quốc gia nào khác từ trước đến nay, nhưng tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại. Khảo sát cho thấy sản lượng dầu của Mỹ sẽ duy trì ở mức 12-13 triệu thùng/ngày trong 6 đến 9 tháng nữa và nếu như số lượng giàn khoan không thực sự tăng trở lại, sản lượng có thể tiếp tục giảm.Theo MXV, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày hôm qua (10/6). Sắc xanh áp đảo trên bảng giá năng lượng và kim loại. Trong khi đó, nhóm các mặt hàng nông sản và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt chịu sức ép. Tuy nhiên nhìn chung, lực mua chiếm ưu thế hỗ trợ chỉ số MXV-Index chốt ngày đảo chiều hồi phục 0,55% lên 2.291 điểm.
https://nhandan.vn/gia-dau-tang-len-muc-cao-nhat-1-tuan-tro-lai-day-post813727.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "giá dầu", "OPEC+", "sản lượng" ] }
Việt Nam chính thức gia nhập Câu lạc bộ nhiên liệu hàng không bền vững
NDO -Hãng hàng không Vietnam Airlinesvừa thực hiện thành công chuyến bay sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel - SAF) với số hiệu VN660, hành trình từ Singapore đến Hà Nội ngày 27/5.
Qua đó, Vietnam Airlines ghi dấu mốc trở thành hãng hàng không đầu tiên trong lịch sử tại Việt Nam sử dụngnhiên liệu bền vữngcho các chuyến bay chở khách thương mại.Đây là bước tiến quan trọng của ngành hàng không Việt Nam nói chung và Hãng hàng không quốc gia nói riêng trong hành trình trở thành “Hàng không xanh”, góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng về “0” (hay còn gọi là “Net zero”) vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ năm 2021 (COP26).Nhiên liệu SAF của chuyến bay VN660 từ Singapore đến Hà Nội được cung cấp bởi Neste, nhà sản xuất hàng đầu thế giới về nhiên liệu hàng không bền vững và diesel tái tạo.Tin liên quanTập đoàn Boeing mua 35,6 triệu lít nhiên liệu hàng không bền vững“Chúng tôi rất vui mừng khi Vietnam Airlines chọn nhiên liệu hàng không bền vững Neste MY của chúng tôi cho chuyến bay đầu tiên sử dụng SAF. Ngành hàng không đang cam kết đạt các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, và nhiên liệu hàng không bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu đó. Là nhà sản xuất SAF hàng đầu thế giới, Neste cam kết hỗ trợ khách hàng như Vietnam Airlines trên hành trình giảm carbon, và chúng tôi mong muốn mở rộng sự hợp tác này”, bà Carrie Song, Phó Chủ tịch cấp cao Thương mại (ngành Sản phẩm tái tạo của Neste) cho biết.Năm 2023, thông qua các hoạt động tối ưu khai thác tàu bay, tiết kiệm nhiên liệu, lượng khí CO2 Vietnam Airlines cắt giảm được gần 70.000 tấn, giảm được nhiều hơn 1,5 lần so năm 2022 (44.240 tấn).Nhiên liệu SAF là loại nhiên liệu được sản xuất từ nguyên liệu tái tạo và có nguồn gốc bền vững, chẳng hạn như dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật thải. SAF đáp ứng các tiêu chuẩn hàng không quốc tế nghiêm ngặt và có thể sử dụng an toàn trên các chuyến bay thương mại. Theo đó, SAF có thể giúp giảm tới 80% lượng khí thải nhà kính trong suốt vòng đời của nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu các khí thải độc hại khác như NOx, SO2 và bụi mịn, từ đó góp phần giảm hiệu ứng nhà kính.Ngoài ra, SAF có thể được lưu trữ và vận chuyển như: nhiên liệu hóa thạch truyền thống, có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết lạnh và giúp cải thiện hiệu suất bay. Những điều này giúp SAF trở thành nguồn nhiên liệu thay thế tiềm năng cho nhiên liệu hóa thạch, góp phần quá trình cắtgiảm khí thải carboncho ngành hàng không.Sử dụng nhiên liệu SAF là xu hướng được quan tâm trên thế giới hiện nay. Tại phiên toàn thể lần thứ 41 của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) năm 2022, các cơ quan hàng không đã cùng nhau cam kết mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, các viện nghiên cứu, nhà cung cấp nhiên liệu hàng không đã tích cực đầu tư, phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững.Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 26, 27 và 28, Việt Nam đã khẳng định các cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Các hoạt động của ngành hàng không đặc biệt có ý nghĩa đối với mục tiêu này.Tin liên quanAirbus cam kết góp phần phát triển bền vững, giảm phát thải tại Việt NamMặc dù giá nhiên liệu hàng không bền vững hiện nay cao hơn từ 2 đến 3 lần so với nhiên liệu hóa thạch truyền thống, thậm chí có thời điểm cao gấp 5 đến 6 lần, Vietnam Airlines vẫn quyết tâm đưa loại nhiên liệu này vào sử dụng. Đây cũng là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của hãng trong việc bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện trách nhiệm xã hội theo tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).Năm 2023, thông qua các hoạt động tối ưu khai thác tàu bay, tiết kiệm nhiên liệu, lượng khí CO2 Vietnam Airlines cắt giảm được gần 70.000 tấn.Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ: “Vietnam Airlines tin tưởng, việc sử dụng SAF sẽ giúp tạo ra một tương lai bay bền vững hơn cho ngành hàng không, đồng thời mang lại cho hành khách những trải nghiệm bay không chỉ có chất lượng dịch vụ tuyệt vời mà còn đặc biệt thân thiện với môi trường. Hãng đang tiếp tục hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để mở rộng việc sử dụng SAF trong thời gian tới, qua đó góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về giảm mức phát thải ròng bằng không và ngăn ngừa biến đổi khí hậu”.Việc Vietnam Airlines tiên phong sử dụng SAF cũng diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đề ra mục tiêu loại bỏ khí thải để đạt được mục tiêu trở thành một khối trung hòa carbon vào năm 2050. Châu Âu hiện đang lên kế hoạch sử dụng bắt buộc nhiên liệu hàng không bền vững.Bên cạnh nỗ lực sử dụng SAF, Vietnam Airlines đã và đang thực hiện mạnh mẽ nhiều biện pháp khác nhằm cắt giảm lượng khí thải CO2 như: khai thác, sử dụng đội tàu bay thế hệ mới để giảm phát thải CO2 thông qua tiết kiệm nhiên liệu; tối ưu đường bay, lịch bay và tối ưu trọng lượng chất xếp để giảm tiêu hao nhiên liệu; bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin theo dõi tiêu hao nhiên liệu, phát thải CO2 và có sự xác minh của đối tác thứ 3 để gửi cơ quan nhà nước…
https://nhandan.vn/viet-nam-chinh-thuc-gia-nhap-cau-lac-bo-nhien-lieu-hang-khong-ben-vung-post811498.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Vietnam Airlines", "Tập đoàn Boeing", "nhiên liệu bền vững", "hàng không xanh", "bảo vệ môi trường" ] }
Kim loại cơ bản tăng giá nhờ kỳ vọng tiêu thụ cải thiện
NDO -Kết thúc ngày giao dịch 7/5, sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên bảng giá kim loại, tuy nhiên phần lớn các mặt hàng đều ghi nhận mức biến động quanh biên độ hẹp. Đối với kim loại quý,giá bạcquay đầu giảm nhẹ 0,25% sau phát biểu mang thông điệp có phần "cứng rắn" của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Cụ thể, Chủ tịchFEDbang Minneapolis Neel Kashkari, đồng thời là thành viên bỏ phiếu trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho biết, FED sẽ cần giữ lãi suất ổn định trong thời gian dài, do lạm phát vượt quá mục tiêu 2% của FED có thể khiến các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với quyết định khó khăn trong những tháng tới. Ông cho rằng lạm phát tại Mỹ có thể duy trì ở mức khoảng 3%.Ở chiều ngược lại, giá bạch kim bật tăng 2,44% lên 988,4 USD/ounce, mức cao nhất trong hơn 3 tuần trở lại đây. Giá bạch kim vẫn đang được hưởng lợi do rủi ro nguồn cung gián đoạn. Hiện các công ty khai thác bạch kim lớn liên tục cắt giảm nhân sự để tái cơ cấu hoạt động, làm đình trệ hoạt động khai thác. Hơn nữa, vào hôm qua, ngân hàng Commerzbank đưa ra dự báo giá bạch kim sẽ tăng lên 1.100 USD/ounce vào cuối năm nay.Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX quay đầu giảm sau 2 phiên tăng liên tiếp do bức tranh nguồn cung cải thiện.Theo hãng tin Reuters đưa tin hôm qua, công ty khai thác hàng đầu Freeport-McMoRan đã thành công trong việc đàm phán với Indonesia để gia hạn giấy phép xuất khẩu đồng. Họ dự kiến sẽ xuất khẩu 900.000 tấn tinh quặng đồng từ mỏ Grasberg vào tháng 6 tới.Ngoài ra, theo trang Mining.com, Panama hôm chủ nhật đã bầu Jose Raul Mulino làm tổng thống mới. Các nhà phân tích coi kết quả bầu cử này là tín hiệu tích cực đối với mỏ Cobre Panama, mỏ đồng vốn bị cho đóng cửa từ cuối năm ngoái, do Mulino tỏ ra khá ôn hòa trong vấn đề khai thác, trái ngược với lập trường cứng rắn chống lại việc khai thác mỏ của các ứng cử viên khác.Ở chiều ngược lại, các kim loại công nghiệp khác như nhôm, niken duy trì đà tăng nhờ kỳ vọng tiêu thụ sẽ cải thiện tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ hàng đầu. Cơ quan ra quyết định hàng đầu của Trung Quốc tuần trước cho biết họ sẽ tăng cường hỗ trợ nền kinh tế bằng các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chủ động, bao gồm cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR).
https://nhandan.vn/kim-loai-co-ban-tang-gia-nho-ky-vong-tieu-thu-cai-thien-post808366.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "kim loại", "thông tin hàng hóa", "FED cắt giảm lãi suất", "giá bạc", "giá bạch kim" ] }
Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm khiến một số chính sách hỗ trợ còn chậm, kém hiệu quả
NDO -Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tâm lýsợ sai, sợ trách nhiệmtrong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 43 còn chậm, một số chính sách chưa hiệu quả, một số chính sách chưa thực hiện được.
Chiều 25/5, Quốc hội tiếp tục giám sát tối cao việc thực hiệnNghị quyết số 43/2022/QH15ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tưNguyễn Chí Dũngcho biết, Nghị quyết số 43 được xây dựng trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khi tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, doanh nghiệp gặp nhiều thách thức.Chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu bị đứt gãy để lại hệ quả rất lớn, đòi hỏi phải có một gói chính sách với một quy mô đủ lớn đề hỗ trợ cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ổn định đời sống và phục hồi dần kinh tế-xã hội.Theo Bộ trưởng, thời gian xây dựng và thực hiện chương trình là rất ngắn; chương trình có quy mô lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tổ chức, đối tượng; tuy nhiên, thủ tục còn phức tạp, rườm rà; kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế; phối hợp giữa các cơ quan còn bất cập, chưa tốt.“Bên cạnh đó, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây cũng là nguyên nhân khiến việc thực hiện một số chính sách còn chậm, một số chính sách chưa hiệu quả, một số chính sách chưa thực hiện được”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.Bộ trưởng cho biết, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây là nguyên nhân khiến việc thực hiện một số chính sách còn chậm, kém hiệu quả. (Ảnh: DUY LINH)Đánh giá chung về Nghị quyết số 43, Bộ trưởng cho biết, qua thực tiễn và kết quả đạt được như trong báo cáo của Đoàn giám sát và các đại biểu Quốc hội đã nêu cho thấy, trước hết đây là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ để giải quyết ngay được những vấn đề cấp thiết của nền kinh tế và của đất nước đặt ra, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Quốc hội, Chính phủ.Kết quả thực hiện về tổng thể là đạt yêu cầu khi qua 2 năm thực hiện với một khối lượng vốn rất lớn, thời gian ngắn nhưng phát triển kinh tế duy trì ổn định, kinh tế vĩ mô tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn bảo đảm.Bên cạnh đó, kết quả lớn hơn, theo Bộ trưởng, là quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết đã mang lại bài học kinh nghiệm hết sức quý báu để khi gặp phải các tình huống tương tự thì phản ứng chính sách phải nhanh, cách tiếp cận và xây dựng chính sách phải tốt, hiệu quả, đi vào cuộc sống được.Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đã xong thủ tục và đang triển khai thực hiệnVề tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hết sức cố gắng và nỗ lực. Chính phủ đã ban hành khoảng 20 nghị định, 1 chỉ thị, 7 công điện, thành lập 5 tổ công tác, 26 đoàn công tác phân công cho tất cả các thành viên Chính phủ phải xuống từng địa phương để giải quyết các ách tắc, vướng mắc, khó khăn của từng dự án đầu tư công, từng dự án của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.Liên quan đến phản ánh của đại biểu Quốc hội về tiến độ thực hiện và giải ngân vốn nhiều dự án chậm, không bảo đảm tiến độ, Bộ trưởng lý giải do thời gian chuẩn bị ngắn, thủ tục lại rất phức tạp và chưa có cơ chế cho làm rút gọn, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngĐối với vấn đề này, Chính phủ tiếp thu các ý kiến tâm huyết của các đại biểu, thời gian tới sẽ tập trung đôn đốc, thúc đẩy các dự án chưa hoàn thành thủ tục thì nhanh chóng, khẩn trương hoàn thành (hiện có 8 dự án chưa hoàn thành thủ tục, 35 dự án chưa triển khai, chủ yếu ở lĩnh vực y tế và chuyển đổi số). Những dự án đã xong thủ tục và đang triển khai thực hiện thì tập trung đẩy nhanh tiến độ từ giải phóng mặt bằng cho đến tổ chức thi công, để sớm đưa công trình vào khai thác hiệu quả.3 bài học kinh nghiệmVề bài học kinh nghiệm rút ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết phương thức hỗ trợ sau này sẽ cần phải xem lại, dẫn bài học ở một số nước hỗ trợ bằng tiền mặt thẳng cho người dân, mỗi người dân được khoảng 1.500-2.000 USD, qua đó giúp nguồn tiền được đưa ngay vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng.Các đại biểu dự phiên thảo luận ở hội trường ngày 25/5. (Ảnh: DUY LINH)“Chúng ta đang tiếp cận qua các chính sách, như thế phải có văn bản hướng dẫn, phải có quy trình, thủ tục nên mất rất nhiều thời gian và không còn tính hiệu quả. Khi chúng ta làm xong thì vấn đề đã không còn thời sự nữa. Nếu giữ thời gian như trong chương trình thì không nên đưa các dự án lớn vào, nếu đưa vào thì phải cho kéo dài thời gian thực hiện”, Bộ trưởng nói.Ngoài ra, theo Bộ trưởng, các chính sách phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thống nhất, dễ làm, dễ giám sát, dễ thực hiện, đây là nguyên tắc rất quan trọng; việc hoàn thiện thể chế phải căn cơ, đồng bộ và thống nhất, tránh để “một rừng” vướng mắc kéo dài như hiện nay.Một bài học nữa được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đề cập là đã là chương trình đặc biệt thì phải có chính sách đặc biệt, tức là phải có thủ tục đặc biệt, quy trình đặc biệt. Xây dựng chính sách, pháp luật phải dựa trên niềm tin giữa trung ương và địa phương, giữa cấp dưới và cấp trên. Thêm nữa, phải phân cấp, phân quyền triệt để hơn, kể cả trung ương đối với địa phương và kể cả Quốc hội đối với Chính phủ.“Quốc hội tập trung làm những vấn đề lớn như quyết sách, thể chế, giám sát. Những vấn đề chi tiết trong điều hành nên giao lại cho Chính phủ, như vậy sẽ có thể đẩy nhanh tiến độ, thời gian thực hiện sẽ rút đi rất nhiều”, Bộ trưởng nói và cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang cho nghiên cứu rà soát, sửa lại Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để đáp ứng được các yêu cầu, rút ngắn thời gian triển khai thực hiện.
https://nhandan.vn/tam-ly-so-sai-so-trach-nhiem-khien-mot-so-chinh-sach-ho-tro-con-cham-kem-hieu-qua-post811127.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "giám sát tối cao", "Nghị quyết 43", "chương trình phục hồi và phát triển kinh tế", "Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng", "kỳ họp thứ 7", "Quốc hội khóa XV", "tâm lý sợ sai", "sợ trách nhiệm" ] }
Xăng RON95-III giảm hơn 1.400 đồng/lít
NDO -Giá xăng và dầuđồng loạt giảm sâu từ 15 giờ ngày 9/5, sau điều chỉnh định kỳ của liên Bộ Công thương-Tài chính.
Sau điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:Xăng E5RON92: không cao hơn 22.623 đồng/lít (giảm 1.288 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Xăng RON95-III: không cao hơn 23.544 đồng/lít (giảm 1.411 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 19.847 đồng/lít (giảm 759 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu hỏa: không cao hơn 19.701 đồng/lít (giảm 843 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.503 đồng/kg (giảm 160 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).Tại kỳ điều hành này, nhà điều hành quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu nêu trên.Việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ ngày hôm nay, 9/5.
https://nhandan.vn/xang-ron95-iii-giam-hon-1400-donglit-post808544.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "giá xăng", "giá dầu", "giá xăng dầu" ] }
Nhận diện cơ hội và thách thức ngành nhôm thép trước cạnh tranh thương mại quốc tế
NDO -Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng khi Mỹ tiến hành tăng thuế đối với hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, trong đó, có nhôm, thép đều là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng tỷ trọng xuất khẩu, nhưng các thách thức cũng sẽ không hề nhỏ.
Hàng rào thuế quan Mỹ-TrungVào khoảng giữa tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch tăng thuế với một loạt hàng hóa Trung Quốc có tổng giá trị nhập khẩu vào Mỹ đạt hơn 18 tỷ USD. Trong đó, nhôm và thép cũng có mặt trong danh sách sản phẩm bị đánh thuế, với mức thuế được điều chỉnh từ 7,5% vào năm 2019 lên tới 25% bắt đầu từ năm 2024.Thực tế, tác động thuế quan đến ngành thép của Trung Quốc được đánh giá tương đối hạn chế, do Trung Quốc chiếm chưa đến 1% lượng thép nhập khẩu của Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2024. Đồng thời, kinh tế Trung Quốc cũng khó bị ảnh hưởng vì Mỹ chỉ chiếm 0,8% lượng thép xuất khẩu của nước này.Đối với nhôm, Trung Quốc chiếm 5,2% lượng nhôm nhập khẩu của Mỹ trong quý IV năm ngoái. Thuế quan có thể có tác động nhiều hơn đến thị trường kim loại này do nhôm còn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với thương mại của Nga. Tuy nhiên, so Canada chiếm lĩnh tới 50% lượng nhôm nhập khẩu vào Mỹ, thị phần của Trung Quốc vẫn còn khá khiêm tốn.Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịchHàng hóaViệt Nam (MXV) cho biết: “Nếu xét toàn bộ danh sách mặt hàng mà Mỹ đánh thuế, có thể thấy các lĩnh vực quan trọng như xe điện, chất bán dẫn, pin xe điện, pin mặt trời, linh kiện pin,… đều được áp dụng mức thuế suất mới rất cao. Mặt khác, kim loại nói chung, bao gồm nhôm, thép lại đóng vai trò đầu vào không thể thiếu nhằm chế tạo ra các sản phẩm này. Nói cách khác, chính sách áp thuế sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới lĩnh vực nhôm và thép của Trung Quốc”.Trong khi đó, cũng là quốc gia xuất khẩu nhôm và thép lớn sang thị trường Mỹ, Việt Nam lại được kỳ vọng có thể hưởng lợi từ bối cảnh nêu trên, nếu như các doanh nghiệp trong nước nỗ lực và tận dụng tốt các cơ hội hợp tác quốc tế.Cơ hội xuất khẩu của Việt NamTrong những năm gần đây, xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc giúp Việt Nam hưởng lợi không nhỏ nhờ lợi thế về khoảng cách địa lý, chi phí nhân công và không bị áp thuế chống cạnh tranh.Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ hiện chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước, là một trong những đối tác chiến lược. Đối với ngành thép, trung bình năm 2023, Mỹ chiếm gần 10% thị phần xuất khẩu thép Việt, đứng thứ 3 sau Ý và Campuchia.Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu sắt thép của nước ta rất tích cực. Trong đó, Mỹ vươn lên trở thành thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm 13% trong tổng lượng và chiếm 15,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 563.990 tấn, tương đương 496,38 triệu USD, tăng 129,3% về lượng và tăng 156,6% về kim ngạch.Ngoài ra, Việt Nam cũng chiếm tới 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhôm và các sản phẩm từ nhôm đối với Mỹ, đứng thứ 4 trong số các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất trên thị trường này.Ngoài các sản phẩm nhôm, thép trực tiếp được hưởng lợi, cơ hội của Việt Nam còn được rộng mở hơn đối với các lĩnh vực sản xuất trong lĩnh vực năng lượng xanh như pin mặt trời, pin xe điện,… vốn rất cần quá trình gia công các mặt hàng kim loại. Chất bán dẫn cũng là một mặt hàng tiềm năng tương tự như vậy.Với độ mở kinh tế rất cao và hàng loạt hiệp định tự do thương mại đa phương, song phương…, Việt Nam được đánh giá sẽ có rất nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, đồng thời trở thành điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư quốc tế.Mặc dù vậy, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cũng tạo ra không ít thách thức, do Trung Quốc vốn là công xưởng sản xuất lớn nhất trên thế giới. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ cần phải được nâng cao rất nhiều mới có thể “chắc chân” trên thị trường quốc tế.Nhận diện thách thứcĐối với sản phẩm kim loại thế mạnh của Việt Nam nhưthép hay nhôm, các mặt hàng được đem đi xuất khẩu, nhưng thực tế “vẫn cần nhập khẩu”. Việt Nam xuất khẩu thép thành phẩm, nhưng cũng nhập khẩu nguyên liệu thép như thép phế liệu, thép cuộn cán nóng,… nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất.Đối với ngành bauxite Việt Nam, toàn bộ lượng alumin sản xuất đều được xuất khẩu. Nhưng doanh nghiệp trong ngành vẫn phụ thuộc vào nhôm thỏi, phôi nhôm nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm từ nhôm, do chưa có năng lực luyện nhôm. Như vậy, tác động cung cầu và xu hướng giá quốc tế vẫn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường trong nước.“Hiện nay, giá sắt thép thế giới liên tục suy yếu trong bối cảnh nguồn cung có xu hướng dồi dào so với nhu cầu suy yếu. Xuất khẩu thép của Trung Quốc chiếm khoảng 10% sản lượng thế giới, dẫn đến thách thức cho các thị trường khác trong việc hấp thụ lượng xuất khẩu tăng vọt của nước này. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc các quốc gia khác áp dụng biện pháp tự vệ, hạn chế năng lực cạnh tranh”, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết thêm.Mặt khác, giá nhôm thế giới có chiều hướng tăng cao trước rủi ro thiếu hụt nguồn cung, sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi rõ ràng năng lực xuất khẩu nhôm sơ chế của nước ta rất tiềm năng.Thực trạng này sẽ làm giảm cơ hội của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thương mại quốc tế đang tạo ra nhiều điều kiện rất tốt, đòi hỏi cần nhanh chóng nâng cao năng lực ngành.Một trong những điểm trọng tâm nhất đó là việc chủ động được nguồn nguyên liệu và chuỗi sản xuất, nhằm bảo vệ chuỗi giá trị ngành. Ngoài ra, việc liên kết với các lĩnh vực khác cũng cần được phát huy, đặc biệt là những ngành tiềm năng và có giá trị cao như năng lượng tái tạo, công nghiệp chất bán dẫn. Khi đó, Việt Nam mới có thể tận dụng tối ưu cơ hội quốc tế về cạnh tranh thương mại như hiện nay, và nâng cao giá trị xuất khẩu các ngành công nghiệp thế mạnh. Muốn vậy, sẽ rất cần sự nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, học hỏi, phát triển và liên tục ứng dụng công nghệ.Ngoài ra, về dài hạn, các lĩnh vực sản xuất nhôm, thép cũng rất cần thiết phải tính toán luôn tới bài toán phát triển bền vững, thì mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, nhằm chinh phục các đối tác thương mại hàng đầu.
https://nhandan.vn/nhan-dien-co-hoi-va-thach-thuc-nganh-nhom-thep-truoc-canh-tranh-thuong-mai-quoc-te-post813044.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "ngành nhôm thép", "cạnh tranh thương mại quốc tế", "MXV" ] }
Hai doanh nghiệp bị phạt 170 triệu đồng vì không báo cáo tài chính
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 7/5, đã ra các quyết địnhxử phạt hành chính2 doanh nghiệp là CTCP Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục và CTCP Năng lượng Bắc Phương, tổng mức tiền phạt 170 triệu đồng, do các vi phạm: khôngcông bố thông tincác tài liệu: tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu; báo cáo tài chính; tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu…
Theo đó,Công ty cổ phần Tập đoàn Hạ tầng Giáo dụcbị xử phạt hành chính theo Quyết định số 196/QĐ-XPVPHC, số tiền 92,5 triệu đồng do không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với các tài liệu:Báo cáo tài chính năm 2022; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2022; Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023; Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023; Tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023.Công ty cổ phần Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục (địa chỉ trụ sở chính tại số 12 ngách 1 ngõ 111 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) thành lập năm 2007; hoạt động chính trong lĩnh vực kiến trúc và tư vấn kỹ thuật liên quan…Cùng vi phạm không công bố thông tin phải công bố theo quy định,Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Phươngbị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính theo Quyết định số 194/QĐ-XPHC, số tiền 77,5 triệu đồng.Cụ thể, Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Phương không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên năm 2021;Cùng với đó, Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Phương gửi nội dung công bố thông tin không đúng thời hạn cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: công bố thông tin về việc hoàn tất mua lại trái phiếu trước hạn đối với mã trái phiếu NLBPH2034001 (Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn 4 lần tương ứng với 4 đợt mua lại trái phiếu trước hạn), Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022.Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Phương (địa chỉ trụ sở chính tại ấp Cái Cùng, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) thành lập năm 2018; hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện, truyền tải và phân phối điện…
https://nhandan.vn/hai-doanh-nghiep-bi-phat-170-trieu-dong-vi-khong-bao-cao-tai-chinh-post808317.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "doanh nghiệp", "phạt hành chính", "báo cáo tài chính", "công bố thông tin", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Thủ tướng Chính phủ biểu dương các đơn vị, địa phương tích cực thi công Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Văn bản số 204/LĐCP ngày 9/6 biểu dương các đơn vị, địa phương đang tích cực triển khaithi côngĐường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
Trong Văn bản, Thủ tướng nêu rõ, để góp phần nâng cao năng lực truyền tải của hệ thống điện quốc gia, bảo đảm cung ứng điện ổn định cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân trong những tháng cao điểm 2024 và các năm tiếp theo, từ cuối năm 2023 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tập trung đầu tư và quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), nỗ lực phấn đấu bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2024.Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã vào cuộc quyết liệt; Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia đã tập trung cao độ, cùng các Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp liên quan, đặc biệt là sự nỗ lực của các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn với gần 15.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động trên các công trường với tinh thần làm việc “3 ca, 4 kíp”, “xuyên lễ, xuyên ngày nghỉ, xuyên tết”, “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” và sự ủng hộ, đồng lòng, tích cực hưởng ứng của người dân trên địa bàn có dự án đi qua, đến nay, khối lượng công việc lớn đã được thực hiện: hoàn thành gần 100% công tác giải phóng mặt bằng; đúc xong 100% móng cột; đã và đang lắp dựng 913 cột (đạt 77%).Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt hoàn thành nhiệm vụ được giao của cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương có dự án đường dây đi qua, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp, sát sao của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; biểu dương Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng Công ty Điện lực miền bắc, miền nam, miền trung, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã nỗ lực, chủ động sáng tạo, với tinh thần quyết tâm cao nhất, huy động mọi nguồn lực tập trung thi công để hoàn thành công trình; biểu dương các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn, đơn vị cung cấp vật liệu và gần 15.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động đã vượt mọi khó khăn, nỗ lực thi công công trình; biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự ủng hộ, đồng lòng của người dân đã nhường nơi ở, nơi sản xuất, canh tác, dành đất cho dự án; biểu dương tinh thần xung kích, tình nguyện, trách nhiệm, sáng tạo đoàn viên công đoàn của tuổi trẻ đoàn viên thanh niên trong tham gia xây dựng, phát triển đất nước với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”, tất cả chúng ta, nhất là những người đang trực tiếp tham gia xây dựng công trình đường dây 500 kV mạch 3 rất vinh dự, tự hào đóng góp một phần công sức để xây dựng, tiếp thêm “mạch máu” quan trọng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.Thời gian tới, mặc dù khối lượng công việc cần hoàn thành còn nhiều,tiến độyêu cầu rất khẩn trương, điều kiện địa hình, thời tiết nhiều khó khăn, phức tạp nhưng với sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền địa phương và sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực tham gia của người dân trên địa bàn nơi thực hiện dự án, chúng ta tin tưởng rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn, các cơ quan đơn vị tham gia xây dựng dự án, cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động trên công trường tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành; xem đây vừa là trách nhiệm nghĩa vụ và là vinh dự; tập trung cao độ thi công với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, tiếp tục vượt mọi khó khăn, thách thức để nhất định đưa công trình đường dây 500 kV mạch 3 bảo đảm chất lượng về đích đúng tiến độ trước ngày 30/6/2024.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chinh-phu-bieu-duong-cac-don-vi-dia-phuong-tich-cuc-thi-cong-duong-day-500kv-mach-3-quang-trach-pho-noi-post813466.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối", "Thủ tướng biểu dương các đơn vị địa phương thi công Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối", "Tập đoàn Điện lực Việt Nam", "Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia", "Thu tướng Phạm Minh Chính" ] }
Thanh Hóa khai thác lợi thế du lịch biển
Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển hạ tầng cơ sở, khai thác lợi thế để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng du lịch biển. Ðón mùa hè năm nay, tỉnh có thêm nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ, kỳ vọng thu hút du khách thập phương.
Tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa nơi có công trình khắc ghi chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam cùng công trình văn hóa tôn vinh khí phách lão dân quân Hoằng Trường, bản lĩnh của thế trận phòng không nhân dân trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; dự án Flamingo Linh Trường có mức đầu tư khoảng 2.458 tỷ đồng cơ bản hoàn thành, định hình Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao trên diện tích gần 19 ha.Thêm những sản phẩm du lịch biểnTheo dự án của Flamingo Linh Trường, những khách sạn, cửa hàng độc đáo, phố đi bộ, công viên ánh sáng, vui chơi giải trí, các phân khu mua sắm, check-in công nghệ thực tế ảo, phố ẩm thực, trung tâm khoáng nóng và kiến trúc "rừng xanh trên trời cao" đưa vào khai thác theo phân kỳ đầu tư, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ mới. Nằm trong dự án này là Flamingo Ibiza Hải Tiến.Ðến với nơi đây, tùy chọn ẩm thực Á-Âu hay khoái khẩu với hải sản, đặc sản bản địa, khách còn được thưởng thức những bữa tiệc âm nhạc từ các ban nhạc. Tổng quản lý Flamingo Ibiza Hải Tiến, Huỳnh Kim Sang thông tin: Lễ khai trương khu nghỉ dưỡng vào dịp 30/4 và 1/5 năm nay là chuỗi sự kiện sôi nổi, đặc sắc, hấp dẫn, đánh dấu Flamingo Ibiza Hải Tiến - thành phố thương mại và du lịch biển đẳng cấp ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động.Xuất phát từ mong muốn của nhân dân, hướng tới kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền nam tập kết ra bắc (1954-2024), Biểu tượng "Con tàu tập kết" cùng cụm phù điêu bên bờ hữu sông Mã ở phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn được xây dựng từ nguồn xã hội hóa đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm mỹ thuật, chất lượng công trình. Ðây cũng là tấm lòng, tình cảm, kỳ vọng của đồng bào phía nam về sự hiện diện của công trình lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật tại vùng biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.Quần thể còn có các hợp phần nhà lưu niệm, công trình công cộng kết nối bởi con đường ký ức gợi mở, định hình tâm lý hướng cội, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng. Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền nam tập kết ra bắc năm 1954, kết nối với nơi thành lập chi bộ Cố Gắng - tổ chức tiền thân của Ðảng bộ thành phố Sầm Sơn cùng tượng đài tôn vinh nữ anh hùng Công an nhân dân Nguyễn Thị Lợi - người đánh đắm chiến hạm A-mi-ô-đanh-vin của Pháp và Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Sầm Sơn, tạo thêm điểm đến, sản phẩm hấp dẫn khách thập phương.Hè này, thành phố Sầm Sơn khánh thành, đưa vào sử dụng Quảng trường biển có sức chứa khoảng 10 nghìn người cùng trục cảnh quan lễ hội dài 2,6 km, rộng 120m, tạo không gian sinh hoạt văn hóa công cộng quy mô lớn nhất xứ Thanh. Trên quảng trường có phiên bản mô phỏng Hòn Trống-Mái ở núi Trường Lệ, hai hàng cây trang trí bóng đèn led tái hiện hình ảnh, các họa tiết hoa văn trên trống đồng Ðông Sơn.Với công nghệ, hệ thống phun nước theo các chủ đề trình diễn, kết hợp âm nhạc và ánh sáng; chương trình biểu diễn nhạc nước, âm nhạc, nghệ thuật mặc định cùng các hoạt động công diễn sống động tại quảng trường mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm mới mẻ, lan tỏa, thăng hoa giá trị văn hóa, nghệ thuật. Tập đoàn Sun Group hiện đẩy nhanh tiến độ xây lắp, sớm đưa công viên nước trên diện tích hơn 33 ha vào hoạt động. Tổ hợp giải trí với các trò chơi, sông, bể tạo sóng cùng quảng trường biển, trục cảnh quan là nơi diễn ra nhiều sự kiện, lễ hội, điểm đến của cộng đồng.Trên bước đường xây dựng đô thị du lịch thông minh, hiện đại, thành phố Sầm Sơn chú trọng bảo tồn, phát huy 49 di tích lịch sử, văn hóa cùng các di sản phi vật thể, tài nguyên nhân văn phong phú, đặc trưng ở vùng biển qua chuỗi sự kiện, lễ hội: Bà Triều, bánh chưng-bánh dầy, cầu phúc đền Ðộc Cước, cầu ngư-bơi chải; tạo thêm các sản phẩm du lịch mới: Lễ hội tình yêu Hòn Trống-Mái, lễ hội đường phố, làng bích họa, tuyến phố đi bộ và chợ đêm, các hoạt động thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo nhằm hấp dẫn, thu hút khách.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sầm Sơn Lê Văn Tú trao đổi: Ba năm qua, thành phố đón được 16,5 triệu lượt khách, trong đó riêng năm 2023 Sầm Sơn đón 7,9 triệu lượt khách, phục vụ 15 triệu khách ngày, tổng thu du lịch đạt gần 14.290 tỷ đồng. Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; phát triển sản phẩm du lịch mới, tạo đột phá về tốc độ, chất lượng tăng trưởng trên nền tảng du lịch truyền thống. Thành phố thúc đẩy hình thành các tour du lịch từ Sầm Sơn đi Thành nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En, suối cá Cẩm Lương, khu di tích Hàm Rồng; tăng cường giao lưu kinh tế, học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đô thị du lịch trong, ngoài tỉnh, hợp tác xây dựng tour, tuyến du lịch trong nước, quốc tế.Tổ hợp nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao bên bờ biển Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.Du lịch biển chiếm tỷ trọng caoThanh Hóa có 102 km bờ biển, thềm ngập nước thoai thoải được phù sa các con sông bồi đắp thành dải cát trải dài, nhất là bờ biển từ lạch Trường, huyện Hoằng Hóa đến vùng duyên hải thị xã Nghi Sơn rất lợi thế khai thác du lịch. Kỷ Tạo Sơn đã ban tặng cho khu vực này những núi đá granite màu đỏ cặn rượu vang, đá hoa cương đâm ngang ra biển, tạo thành các vũng, bãi tắm nơi sơn thủy hữu tình.Ði đôi với sớm hoàn thiện hệ thống quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng điểm đến, các tuyến giao thông, phát triển các phương thức vận tải kết nối, Thanh Hóa thu hút các thành phần kinh tế cùng đầu tư phát triển du lịch.Vùng ven biển có 59 dự án, tổng mức đầu tư gần 120 nghìn tỷ đồng đã và đang thực hiện. Ngoài khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường ở huyện Hoằng Hóa, quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội, tổ hợp thương mại, khu vui chơi giải trí ở Sầm Sơn hoàn thành giai đoạn đầu tư, đưa vào khai thác; hiện khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương có tổng mức đầu tư 4.969 tỷ đồng, Dự án khu đô thị du lịch sinh thái ở Tân Dân, thị xã Nghi Sơn có tổng mức đầu tư 3.663 tỷ đồng đang giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Cấp ủy, chính quyền các cấp ở Thanh Hóa đặc biệt quan tâm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, dành quỹ đất phát triển công viên, quảng trường, bãi tắm, các loại hình dịch vụ công cộng phục vụ nhân dân, du khách.Cụ thể hóa khâu đột phá về phát triển hạ tầng, nhất là giao thông kết nối, hạ tầng khu du lịch, bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án du lịch trọng điểm, hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động thụ hưởng các chính sách phục hồi kinh tế, Thanh Hóa triển khai đồng bộ các hoạt động xúc tiến, kích cầu du lịch ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.Năm 2021, du lịch biển thu hút được gần 1,6 triệu lượt khách, đạt doanh thu 2.512 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% số lượng khách, tổng thu du lịch toàn tỉnh thì năm 2022 du lịch biển thu hút hơn 8 triệu lượt khách, đạt doanh thu 15.580 tỷ đồng, chiếm hơn 70% số lượng khách và tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh. Năm vừa qua du lịch biển tiếp tục hấp dẫn, thu hút hơn 9,4 triệu lượt khách, chiếm 75,3% số lượng khách du lịch đến Thanh Hóa; tổng thu du lịch biển đạt 21.200 tỷ đồng, chiếm 86,5% tổng thu du lịch toàn tỉnh.Du lịch biển thu hút, tăng trưởng nhanh về số lượng khách trong dịp hè nên quá tải, biến động tăng giá dịch vụ vào các dịp nghỉ lễ, cuối tuần. Số lượng khách quốc tế đến các khu du lịch biển trong tỉnh còn thấp do khu vực này còn ít khu nghỉ dưỡng cao cấp, thiếu các dịch vụ bổ trợ như vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, mua sắm.Thanh Hóa tiếp tục đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án du lịch vùng duyên hải nhằm tăng thêm các sản phẩm du lịch, dịch vụ. Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thông qua một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hạ tầng đô thị, thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng và phát triển thành phố Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Qua đó tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng đô thị, thúc đẩy tiến độ các dự án du lịch, thu hút đầu tư vào phía nam Sầm Sơn. Trục cảnh quan, đường 4C đang triển khai thi công, kết nối hệ thống giao thông khu vực này với đường bộ ven biển, trục giao thông tây-đông từ Ngã tư Voi thành phố Thanh Hóa xuống Sầm Sơn sẽ phân luồng, giảm tải số lượng du khách cùng mật độ phương tiện dồn về phía bắc thành phố Sầm Sơn.Ði đôi với nâng cao chất lượng các hoạt động thường niên, các địa phương, doanh nghiệp tăng tần suất tổ chức các sự kiện du lịch vào mùa thấp điểm, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao: chơi golf, bóng chuyền bãi biển, lướt ván, đua thuyền buồm nhằm thu hút khách du lịch quanh năm.Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thông tin: Năm nay Thanh Hóa tổ chức 145 sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao, trung bình hơn 2,5 ngày có một sự kiện. Ngành chủ quản cùng các địa phương, tổ chức nghề nghiệp thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho lao động tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, lao động thời vụ, chú trọng xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, nhân lực du lịch chuyên nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp khai thác thử nghiệm du lịch đảo Mê, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch di sản lịch sử, văn hóa, tâm linh vùng duyên hải. Ðồng thời Thanh Hóa phát triển các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch nông nghiệp, trang trại, các sản phẩm du lịch chuyên đề, chú trọng kết nối, xây dựng tour, tuyến du lịch, khai thác sự khác biệt nhằm thu hút khách trong nước, quốc tế.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ðầu Thanh Tùng trao đổi: Giai đoạn này vùng duyên hải có thêm một số dự án du lịch quy mô lớn đi vào hoạt động, nhất là các khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng sản phẩm văn hóa, lịch sử, vui chơi, giải trí đa dạng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của khách du lịch. Tỉnh tiếp tục thu hút đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án du lịch quy mô lớn, từng bước hình thành hệ thống các khu du lịch biển hấp dẫn ở Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn; khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm du lịch tàu biển qua Cảng Nghi Sơn, góp phần phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương tác, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực liên quan cùng phát triển.
https://nhandan.vn/thanh-hoa-khai-thac-loi-the-du-lich-bien-post805831.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Sầm Sơn", "Hoằng Hóa", "Du lịch", "Thanh Hóa", "Du lịch biển" ] }
Giá vàng ngày 22/4: Vàng miếng SJC biến động mạnh trước ngày đấu thầu
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(22/4) giảm xuống 2.368 USD/ounce. Trong nước, vàng miếng SJC điều chỉnh giảm khi thị trường tiếp tục chờ đợi các thông tin từ Ngân hàng Nhà nước về phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm, giao dịch ở mức 83,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 76,1 triệu đồng/lượng.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng miếng SJC trong nước biến động liên tục, giảm mạnh 1,7 triệu đồng/lượng, sau đó hồi phục về mức 83,5 triệu đồng/lượng.Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu dự kiến diễn ra lúc 10 giờ do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định.Để tiếp tục thực hiện quyết liệt giải pháp đấu thầu bán vàng miếng tăng cung ra thị trường, Ngân hàng Nhà nước thông báo thời gian đấu thầu là 9 giờ ngày 23/4 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); hình thức đấu thầu theo giá. Tổng khối lượng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng; loại vàng miếng bán là vàng miếng SJC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sản xuất.Tại thời điểm, 11 giờ 30 phút ngày 21/4, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 80,9 triệu đồng/lượng mua vào và 83,35 triệu đồng/lượng bán ra, giảm lần lượt 750.000 đồng và 500.000 đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2,45 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 81-83,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua vào-bán ra 2,5 triệu đồng/lượng.Chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới hiện rút ngắn xuống còn khoảng 10-11 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999giảm 600.000 đồng so kết phiên hôm trước, giao dịch mua vào 74,2 triệu đồng/lượng, bán ra 76,1 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,3 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,2 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng so kết phiên trước đó.Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 22/4 (giờ Việt Nam),giá vàngthế giới giảm 23,3 USD so kết phiên trước đó xuống mức 2.368,8 USD/ounce.Tuần qua, giá vàng thế giới dao động trong khoảng từ 2.360-2.390 USD/ounce, có lúc tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trên 2.426 USD/ounce, sau đó lại điều chỉnh giảm xuống 2.391 USD/ounce. Kết thúc tuần ở mức cao kỷ lục mới đối với kim loại quý.Dự báo về triển vọng giá vàng tuần này, theo Kitco News, phần lớn các nhà đầu tư lớn tại Wall Street (Phố Wall) và đội ngũ các nhà đầu tư nhỏ lẻ Main Street (Phố Chính) đều tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng giá.Nhà môi giới hàng hóa cao cấp tại RJO Futures Daniel Pavilonis cho biết, xung đột địa chính trị là yếu tố khiến giá vàng tiếp tục được đẩy lên cao trong thời gian tới ngay cả khi không có sự leo thang ngay lập tức.Chủ tịch Adrian Day Asset Management Adrian Day thận trọng hơn khi cho rằng, giá kim loại quý sẽ đi ngang vào tuần tới. Theo ông Adrian Day, sức mạnh của vàng khi đối mặt với việc các ngân hàng Trung ương trì hoãn cắt giảm lãi suất là rất đáng chú ý, giá vàng sẽ không đứng yên trong một thời gian dài, nhưng ít nhất sẽ tạm “nghỉ” trong vài ngày.14 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia Khảo sát vàng hằng tuần của Kitco News. Trong đó, 10 chuyên gia (tương đương 71%) dự đoán vàng sẽ tiếp tục tăng giá trong tuần này. 3 chuyên gia (21%) nghiêng về quan điểm trung lập. Chỉ có 1 nhà phân tích (7%) trong số những người được hỏi cho rằng giá vàng sẽ giảm.Trong khi đó, 149 nhà đầu tư cá nhân tại Main Street (Phố Chính) đã tham gia cuộc thăm dò của Kitco News. 95 nhà đầu tư (tương đương 64%) cho rằng giá vàng sẽ tăng. 29 người khác (19%) nghiêng về kịch bản giá giảm. 25 nhà đầu tư còn lại (17%) cho rằng, kim loại quý sẽ có xu hướng đi ngang trong tuần này.Sáng nay, Chỉ số USD-Index duy trì mức cao 106,07 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ lên 4,662%; chứng khoán Mỹ giảm mạnh từ mức đỉnh, các nhà đầu tư nhanh chóng chốt lời khi các cổ phiếu đạt mức định giá quá cao trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, nỗi lo lãi suất và lạm phát kéo dài; giá dầu cũng giảm mạnh xuống mức 86,63 USD/thùng đối với dầu Brent và 81,60 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-224-vang-mieng-sjc-bien-dong-manh-truoc-ngay-dau-thau-post805870.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 22/4", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn", "đấu thầu vàng miếng SJC" ] }
Central Retail áp dụng giảm giá hơn 30% loạt sản phẩm thiết yếu
NDO -Ngay sau kỳ nghỉTết Nguyên đán, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân khi quay trở lại thành phố làm việc, hệ thống siêu thị GO!, Big C của Tập đoàn Central Retail trên toàn quốc áp dụng chương trình “Giá luôn luôn rẻ”; giảm giá hơn 30% hàng loạt sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, cam kết luôn bình ổn giá, mang đến cho khách hàng cơ hội mua sắm tiết kiệm.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thôngTập đoàn Central Retailcho biết: “Là nhà bán lẻ tham gia chương trình bình ổn thị trường, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Central Retail đã làm việc với các nhà cung cấp và chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.Bên cạnh đó, tập đoàn cũng áp dụng các chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng tại hệ thống siêu thị GO!, Big C”.Theo đó, từ nay đến hết ngày 21/2, siêu thị GO!, Big C áp dụng chính sách ưu đãi lên đến 33% gian hàng thịt, cá tươi sống nội địa; cá, thịt nhập khẩu như thịt đùi heo, chân giò heo, cá ngừ đông lạnh, bắp bò Australia, cá trứng nhập khẩu, cá hồi fillet đông lạnh,…Ngoài ra, các sản phẩm trái cây, rau củ sạch như bắp cải trắng, hành tây Đà Lạt, dưa lưới, chuối, cà chua, măng tây,… cũng được giảm giá lên đến 28%.Đặc biệt, người tiêu dùng sẽ được giảm giá thêm 10% đối với toàn bộ sản phẩm thịt, cá, hải sản tươi, rau, củ, trái cây, áp dụng từ lúc siêu thị mở cửa đến 10 giờ sáng hằng ngày; từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần.Các mặt hàng tiêu dùng nhanh như màng bọc thực phẩm, khăn giấy ướt,… cũng được GO!, Big C áp dụng khuyến mãi 22%; dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, nước tẩy trang,… được ưu đãi 34% kèm quà tặng như bộ chén, hộp thủy tinh, hộp khăn giấy, tô sứ,…Cũng trong thời gian này, GO!, Big C áp dụng khuyến mãi lên đến 50% những mặt hàng gia dụng thiết yếu như chảo từ vân đá, chảo inox chống dính, nồi inox 3 đáy, máy xay sinh tố đa năng, bộ 6 hộp đựng thực phẩm,…Khách hàng thành viên khi mua sắm từ ngày 15-18/2 với hóa đơn từ 300.000 đồng sẽ được mua 5 sản phẩm khác loại; từ 600.000 đồng, được mua 10 loại sản phẩm khác loại với giá giảm sâu,…
https://nhandan.vn/central-retail-ap-dung-giam-gia-hon-30-loat-san-pham-thiet-yeu-post796309.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Tập đoàn Central Retail", "BigC", "Bình ổn thị trường", "giảm giá", "sau Tết Nguyên đán" ] }
Thao túng thị trường chứng khoán, 4 cá nhân bị phạt 6 tỷ đồng
NDO -Bốn nhà đầu tư cá nhân là ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên và ông Trần Minh Hoàng vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcxử phạt hành chính6 tỷ đồng do đã dùng nhiều tài khoản để giao dịch cổ phiếu PSH dẫn đến hành vithao túng thị trườngchứng khoán.
Theo đó, căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 27/5/2024, ban hành Quyết định số 593/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cá nhân do có hành vi thao túng thị trường chứng khoán, cụ thể:Ông Mai Hữu Phúc (địa chỉ thường trú: 37/7 Nguyễn Ngọc Lộc, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh) bị phạt 1,5 tỷ đồng;Bà Võ Như Thảo (địa chỉ thường trú: Phú Bình, Mái Dầm, Châu Thành, Hậu Giang; nơi ở hiện tại: số 197, khu vực Yên Trung, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Cần Thơ) bị phạt 1,5 tỷ đồng;Bà Đỗ Thủy Tiên (địa chỉ thường trú: 278 ấp G2, xã Thạch An, huyện Vĩnh Thạch, Thành phố Cần Thơ) bị phạt 1,5 tỷ đồng;Ông Trần Minh Hoàng (địa chỉ thường trú: 37/206 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; địa chỉ liên hệ: 206 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) bị phạt 1,5 tỷ đồng.Trước đó, trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2021 đến ngày 27/5/2022, 4 cá nhân trên đã sử dụng 26 tài khoản đứng tên 15 nhà đầu tư để liên tục mua bán cổ phiếu PSH.Nhóm 26 tài khoản tham gia 135/140 phiên giao dịch trong khoảng thời gian từ 1/2/2021 đến 25/8/2021; đặt 12.860 lệnh mua với tổng khối lượng là 91.506.800 cổ phiếu, chiếm 64,5% so toàn thị trường, khối lượng khớp mua là 66.953.000 cổ phiếu, chiếm 67,2% so toàn thị trường; đã đặt 7.587 lệnh bán với tổng khối lượng là 109.736.100 cổ phiếu, chiếm 60,4% so toàn thị trường, khối lượng khớp bán là 74.760.900 cổ phiếu, chiếm 75,1% so toàn thị trường.Trong đó, 97/134 phiên có tỷ trọng đặt mua chiếm trên 70%, 98/134 phiên có tỷ trọng khớp mua chiếm trên 70%; 87/135 phiên có tỷ trọng đặt bán chiếm trên 70%, 108/133 phiên có tỷ trọng khớp bán chiếm trên 70%.Tham gia 81/186 phiên giao dịch trong khoảng thời gian từ 26/8/2021 đến 27/5/2022, các tài khoản này có xu hướng bán ra với khối lượng bán ròng là 15.269.400 cổ phiếu; đặt 1.584 lệnh mua với tổng khối lượng là 14.625.200 cổ phiếu, chiếm 3,1% so toàn thị trường, khối lượng khớp mua là 9.568.000 cổ phiếu, chiếm 3,9% so toàn thị trường; đã đặt 1.090 lệnh bán với tổng khối lượng là 37.162.200 cổ phiếu, chiếm 7,5% so toàn thị trường, khối lượng khớp bán là 24.837.400 cổ phiếu, chiếm 10,1% so toàn thị trường.Khớp nội nhóm trong 157/371 phiên giao dịch (trong đó 133/157 phiên trong khoảng thời gian từ 1/2/2021 đến 25/8/2021) với tổng khối lượng khớp là 55.279.600 cổ phiếu, giá trị khớp đối ứng đạt 1.310.263.205.000 đồng. 102/157 phiên có tỷ trọng khớp chéo chiếm trên 50%.Trên hệ thống giao dịch thỏa thuận, nhóm 26 tài khoản thực hiện giao dịch thỏa thuận nội nhóm với khối lượng là 5.607.300 cổ phiếu PSH, tổng giá trị khớp nội nhóm là 91.118.625.000 đồng.Như vậy, từ ngày 1/2/2021 đến ngày 27/5/2022, ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên và ông Trần Minh Hoàng đã sử dụng 26 tài khoản nêu trên để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PSH giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu PSH), vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán.Kết quả kiểm tra, kết quả tính toán khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm của ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên và ông Trần Minh Hoàng cho thấy không có khoản thu trái pháp luật.Cùng với đó, căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngày 27/5/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 594/QĐ-UBCK, áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 4 cá nhân nêu trên, cụ thể:Ba cá nhân gồm ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo và bà Đỗ Thủy Tiên bị cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 27/5/2024; cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 27/5/2024;Ông Trần Minh Hoàng bị cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 3 năm, kể từ ngày 27/5/2024; cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 3 năm, kể từ ngày 27/5/2024.
https://nhandan.vn/post-811707.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Thao túng thị trường", "chứng khoán", "nhà đầu tư cá nhân", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước" ] }
Giá bạc tăng 8 ngày liên tiếp, quặng sắt tăng vọt lên mức cao nhất 2 tuần
NDO -Đi ngược xu hướng chung của thị trường, kim loại là nhóm duy nhất chốt ngày giao dịch đầu tuần 8/4 trong sắc xanh với toàn bộ 10 mặt hàng đồng loạt tăng giá. Trong đó,giá bạcnối dài chuỗi tăng sang ngày thứ 8 liên tiếp.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 8/4, thị trường kim loại nối dài đà tăng mạnh của tuần trước đó.Đối với kim loại quý, giá bạc nối dài đà tăng sang ngày thứ tám liên tiếp khi tăng 1,11% lên 27,8 USD/ounce. Giá bạch kim cũng phục hồi sau ngày giảm vào cuối tuần, chốt tại mức 974,5 USD/ounce sau khi tăng 3,6%. Bên cạnh đó, đối với bạc, nhu cầu tiêu thụ tăng vọt càng hỗ trợ cho giá.Dữ liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho thấy, quốc gia tiêu thụ bạc lớn nhất thế giới này đã nhập khẩu kỷ lục 2.295 tấn bạc trong tháng 2, tăng từ mức 637 tấn vào tháng 1. Hơn nữa, nhập khẩu bạc của nước này được dự báo có thể đạt 6.000 tấn vào năm nay, tăng từ mức 3.625 tấn của năm ngoái, do nhu cầu mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệp chế tạo và năng lượng mặt trời.Đối với kim loại cơ bản,giá đồngCOMEX chốt ngày tăng 0,94%. Mặt hàng này đón nhận lực mua tích cực nhờ triển vọng tiêu thụ lạc quan, đặc biệt là đặt trong bối cảnh thị trường đồng vẫn đang phải đối mặt với rủi ro nguồn cung thu hẹp như hiện tại.Cụ thể, theo nhà kinh tế trưởng của Trafigura, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng bổ sung thêm một triệu tấn nhu cầu đồng mỗi năm vào năm 2030, làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng cung-cầu đồng. Ngoài ra, các ước tính cho thấy mức tiêu thụ đồng cho cơ sở hạ tầng dữ liệu sẽ tăng từ 197.000 tấn vào năm 2020 lên 293.000 tấn vào năm 2040.Trong một diễn biến khác, sau chuỗi nhiều phiên giảm liên tiếp, giá quặng sắt đã trải qua phiên giao dịch khởi sắc khi bật tăng 6,01% lên 104,26 USD/tấn, mức cao nhất trong gần hai tuần, nhờ một vài dấu hiệu cho thấy nhu cầu thép phục hồi. Cụ thể, dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày của các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã tăng 1% lên 2,24 triệu tấn vào ngày 3/4, cao nhất kể từ cuối tháng 2.Hơn nữa, nhu cầu thép bùng nổ tại Ấn Độ càng giúp thúc đẩy lực mua nguyên liệu thô đầu vào cho sản xuất thép là quặng sắt. Theo Reuters, Ấn Độ đã nhập khẩu 8,3 triệu tấn thép thành phẩm trong năm tài chính 2023/24 kết thúc vào ngày 31/3, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tiêu thụ thép đạt tổng cộng 136 triệu tấn, tăng 13,4% so với cùng kỳ và sản lượng thép thô đạt 143,6 triệu tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ.Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần (8/4), lực bán chiếm ưu thế trênthị trường hàng hóanguyên liệu thế giới sau tuần tăng giá rất mạnh trước đó. Nhiều mặt hàng đảo chiều suy yếu đã kéo chỉ số MXV-Index quay đầu giảm nhẹ 0,11% xuống 2.313 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 6.300 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/gia-bac-tang-8-ngay-lien-tiep-quang-sat-tang-vot-len-muc-cao-nhat-2-tuan-post803775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "giá bạc", "giá bạch kim", "giá kim loại" ] }
ACB đạt lợi nhuận 4,9 nghìn tỷ đồng trong quý I năm 2024
Với báo cáo tài chính quý 1 năm 2024 vừa công bố ngày 25/4,Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB)tiếp tục là ngân hàng thuộc tốp đầu nhóm ngân hàng tư nhân, có mức tăng trưởng quy mô vượt xa bình quân toàn ngành.
Theo báo cáo, tín dụng của ACB đạt 506 nghìn tỷ đồng, huy động đạt gần 493 nghìn tỷ. So với đầu năm, mức tăng trưởng lần lượt của tín dụng và huy động là 3,8% và 2,1%, cao hơnmức tăng trưởng của ngành.Bên cạnh đó, tăng trưởng tốt từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi, thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ đưa tổng thu nhập ACB đạt gần 8,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 3,1%. Tỷ lệ ROE của ACB ở mức 23,4%, ACB tiếp tục dẫn đầu thị trường về mức độ hiệu quả.Tính đến cuối tháng 3/2024, lợi nhuận trước thuế hợp nhất củangân hàngđạt 4,9 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 22% kế hoạch năm. Lợi nhuận quý I giảm nhẹ so với cùng kỳ do cùng kỳ năm 2023 có khoản thu nhập bất thường và tăng trích lập dự phòng nợ vay.Hiện tỷ lệnợ xấucủa ACB vẫn được kiểm soát tốt, ở mức 1,45%. Nếu không gồm tác động của nhóm nợ theo CIC thì tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ ở mức 1,3%.Trong báo cáo quý 1/2024, ACB ghi nhận điểm sáng nổi bật từ Công ty chứng khoán ACB (ACBS) với mức tăng trưởng ấn tượng khi đạt lợi nhuận trước thuế gấp đôi so với cùng kỳ.Nguyên nhân chủ yếu nhờ hầu hết các khoản thu nhập của ACBS đều tăng. Trong đó, thu nhập từ hoạt động cho vay margin đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập của ACBS, tăng gấp 3 cùng kỳ. Hoạt động đầu tư cũng cho thấy mức tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ.Vừa qua, ACBS đã tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng, thuộc Top 5 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, thể hiện cam kết lâu dài của tập đoàn ACB trong việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào những mảng kinh doanh hiệu quả.Bên cạnh đó, cũng trong quý 1 năm 2024, ACB cho ra mắt góitín dụng xanh/ xã hội với hạn mức 2.000 tỷ đồng và mức lãi suất chỉ từ 6%/năm, ưu đãi lên đến 24 tháng và được miễn/giảm phí trả nợ trước hạn.Tính đến hết quý I/2024, ACB đã giải ngân 36% gói tín dụng xanh/xã hội, tương đương 714 tỷ đồng.Từ đầu năm 2024, ACB liên tục cho ra mắt các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng số theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Nhờ nâng cao trải nghiệm khách hàng theo hướng hiện đại và phù hợp xu thế mới, tính đến cuối quý 1 năm 2024, ACB đã phục vụ được 7,3 triệu khách hàng.
https://nhandan.vn/acb-dat-loi-nhuan-49-nghin-ty-dong-trong-quy-i-nam-2024-post806530.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "ACB", "lợi nhuận Quý I/2024", "lợi nhuận", "ngân hàng", "nợ xấu" ] }
Giá vàng ngày 15/6: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(ngày 15/6) giao dịch ở mức 2.332,8 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC ghi nhận chuỗi 7 ngày ổn định, tiếp tục giao dịch ở mức 76,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tăng lên mức 74,950 triệu đồng/lượng.
Tại thời điểm 10 giờ ngày 15/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội niêm yết ở mức 74,980 triệu đồng/lượng mua vào và 76,980 triệu đồng/lượng bán ra, giữ nguyên so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 74,980-76,980 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ ngày 15/6.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới khoảng 5,38 triệu đồng/lượng.Giávàng nhẫn SJC 9999tăng so kết phiên hôm qua, giao dịch mua vào 73,350 triệu đồng/lượng, bán ra 74,950 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,4 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng/lượng (mua vào), tăng 500.000 đồng/lượng (bán ra) so với chốt phiên liền trước.Tính đến 10 giờ ngày 15/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng mạnh, đứng ở mức 2.312,3 USD/ounce.Vàng đảo chiều tăng trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần khi được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm. Các nhà giao dịch trái phiếu tin rằng, Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm nay, ít nhất một lần cắt giảm lãi suất.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 15/6. (Ảnh: kitco.com)Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, chiến lược gia về vàng George Milling-Stanley của State Street Global Advisors nói rằng, vàng vẫn là tài sản hấp dẫn khi thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và ông không coi việc FED trì hoãn cắt giảm lãi suất là trở ngại đáng kể với vàng.Sau cuộc họp chính sách thường kỳ vừa qua, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại (5,25%-5,50%). Chuyên gia này nhấn mạnh rằng, cuối cùng FED cũng sẽ phải bước vào giai đoạn nới lỏng khi kinh tế suy thoái.Chủ đề: Giá vàngGiá vàng ngày 29/6: Vàng nhẫn chỉ thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồngGiá vàng ngày 28/6: Vàng nhẫn tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giớiGiá vàng ngày 27/6: Vàng miếng SJC vẫn đứng im, vàng nhẫn giảm theo giá thế giới
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-156-vang-sjc-giu-nguyen-vang-the-gioi-dao-chieu-tang-manh-post814449.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn 9999", "vàng miếng", "vàng nhẫn" ] }
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay
NDO -Ngày 30/5, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, các hãng hàng không Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước,kiểm soát chặt chẽ giá máy bay.
Theo văn bản này, trên cơ sở báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam và để tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp cao điểm mùa Hè sắp tới, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Hàng không; tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động bán vé, kê khai và niêm yết giá vé của các hãng hàng không; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về giá."Trường hợp cần thiết, đề xuất cơ quan thanh tra chuyên ngành về giá tiến hành thanh tra theo quy định pháp luật", văn bản nêu rõ.Cục Hàng không chủ trì làm việc với các hãng hàng không Việt Nam để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng tải cung ứng cho các đường bay nội địa trước mắt và lâu dài; tạo điều kiện tối đa cho các hãng hàng không bổ sung thêm tàu bay để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong giai đoạn cao điểm mùa Hè và chuẩn bị cho giai đoạn cao điểm cuối năm; rà soát và điều hành linh hoạt slot tại các Cảng hàng không để nâng cao năng lực cung ứng vận tải hàng không.Đơn vị này cũng phải chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí, các phương tiện truyền thông để kịp thời cập nhật, thông tin đầy đủ, minh bạch các quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, các nguyên nhân tác động đến việc giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa; giải đáp những vấn đề, dư luận quan tâm và khuyến cáo, hướng dẫn người dân những lưu ý khi mua vé máy bay trong giai đoạn cao điểm.Đồng thời, Cục Hàng không cần khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách để giảm giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và hành khách.Khẩn trương làm việc, phối hợp với Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, các địa phương, các hãng hàng không Việt Nam và các công ty lữ hành nghiên cứu, triển khai các sản phẩm du lịch theo gói (combo) nhằm đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng dịch vụ, giảm chi phí để đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và nền kinh tế.Đặc biệt, các đơn vị cần thực hiện có hiệu quả kết nối Hàng không - Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Đề án “Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 22/01/2019; có các giải pháp mở thêm các đường bay quốc tế/nội địa mới đi/đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và rà soát, điều chỉnh giờ cất hạ cánh (slot) cho các chuyến bay phù hợp với tập quán sinh hoạt địa phương...Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, các nước trong khu vực và thế giới để phân tích, đánh giá, dự báo, phối hợp tham mưu chính sách nâng cao năng lực vận chuyển, tiết giảm chi phí hạ giá thành vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại, phát triển hoạt động du lịch góp phần phát triển kinh tế.Các hãng hàng không Việt Nam thực hiện nghiêm quy định về giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá và các chương trình bán vé theo quy định. Thông tin về cơ cấu các khoản thu trong giá vé phải đầy đủ, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho hành khách.Thực hiện dải giá vé linh hoạt, tiếp tục có chính sách ưu đãi về giá trên đường bay nội địa phù hợp với nhu cầu của người dân và các chương trình du lịch, lễ hội lớn.Chủ động thực hiện kế hoạch bổ sung thêm tàu bay để tăng tải cung ứng phục vụ trong giai đoạn cao điểm, bố trí các giờ bay đêm để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.Tích cực chủ động thông tin cho cơ quan báo chí về hoạt động vận tải, công tác bán vé của đơn vị, khuyến cáo cho hành khách khi mua vé trong giai đoạn cao điểm.Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị về du lịch và địa phương tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu chương trình, điểm đến và sản phẩm du lịch… nhằm thúc đẩy du lịch,giảm giá vé.
https://nhandan.vn/bo-giao-thong-van-tai-yeu-cau-kiem-soat-chat-che-gia-ve-may-bay-post811893.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Kiểm soát hạ nhiệt vé máy bay", "Vé máy bay tăng cao", "Bộ Giao thông vận tải" ] }
Liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có liên kết theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Đồng thời, sản xuất theo hướng hữu cơ giúp tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
Nông nghiệp hữu cơ là quá trình sản xuất nhằm bảo đảm hệ sinh thái bền vững, tạo ra thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt do không sử dụng hóa chất. Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, liên kết chính là chìa khóa giúp hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi với sự liên kết ngang và liên kết dọc, trong đó liên kết ngang giữa nông dân với nông dân, hợp tác xã với hợp tác xã, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và liên kết dọc giữa nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp.Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam Đào Thanh Vân cho rằng: "Các doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng sẽ giúp giảm chi phí đầu tư đất đai, nhà xưởng, máy móc nên rút ngắn được thời gian hoàn vốn. Thông qua liên kết, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được toàn bộ quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thu mua và có nguồn cung ổn định. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng sẽ bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, giảm rủi ro về giá cả. Bên cạnh đó, người sản xuất tiếp cận tốt hơn với công nghệ sản xuất mới, nguồn tín dụng…".Hiện cả nước có 62 địa phương thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc chuyển đổi sang canh tác hữu cơ với diện tích hàng trăm nghìn héc-ta. Hơn 7.000 nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, 60 đơn vị kinh doanh, phân phối, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ...; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 350 triệu USD/năm. Hiện có 20 đơn vị xuất khẩu rau, quả, cà-phê, gạo, hạt điều, hồ tiêu, đạt sản lượng 260 nghìn tấn/năm với thị trường chính là: Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan…Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã xây dựng một số mô hình liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Trong đó, mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ theo chuỗi giá trị tại các địa phương như: Sơn La, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế với quy mô 570 ha. Mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã được nhân rộng lên 1.710 ha và đã hình thành chín hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới góp phần gắn kết giữa ba nhà: Nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học; giá thu mua lúa cao hơn giá thị trường từ 1.200 đến 1.500 đồng/kg, hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất thông thường 5,3 triệu đồng/ha. Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ với quy mô 125 ha ở các địa phương là: Hà Nội, Hòa Bình, Lâm Đồng và Đồng Nai, hiệu quả kinh tế thông qua liên kết tăng từ 22 đến 156%...Việt Nam có 11,3 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, diện tích sản xuất hữu cơ mới hơn 170 nghìn, điều này cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ ở nước ta còn rất lớn khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này ở trong nước và thế giới ngày càng tăng lên.Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng, hiện nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam còn gặp những thách thức do thói quen sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học; sản xuất nông nghiệp hữu cơ manh mún, diện tích ít, chưa tập trung; chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về chuỗi khép kín trong sản xuất, chế biến hữu cơ cho nên nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc; tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ ít về số lượng cũng như quy mô…Còn theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam Đào Thanh Vân, hiện nay người tiêu dùng trong nước chưa biết nhiều và hiểu sâu về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ. Vì vậy, chưa tồn tại hay hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ và chưa khuyến khích các tác nhân tham gia chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; danh mục đầu vào được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được ban hành, dẫn đến mối liên kết trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo, nhất là ở khâu cung ứng vật tư, bảo đảm sản phẩm có chất lượng theo tiêu chuẩn.Nhằm phát triển nông nghiệp hữu cơ, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực, có lợi thế; phát triển đa dạng các mô hình sản xuất hữu cơ có liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ tìm kiếm thông tin, nhu cầu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế để thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.Mặt khác, cần xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực; sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính; xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; ứng dụng công nghệ cao để chế biến sâu, tinh chế tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có giá trị cao mang thương hiệu; tăng cường công tác đào tạo chuyên gia chuyên sâu về nông nghiệp hữu cơ ở cả Trung ương và địa phương…
https://nhandan.vn/post-806011.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Hữu cơ", "Hợp tác xã", "Nông dân", "Nông nghiệp" ] }
Hà Nội khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
NDO -Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội đã khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2024 của thành phốHà Nội.
Chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đưa Luật và các văn bản liên quan đến công tác Bảo vệ quyền lợi tiêu dùng đến với mọi đối tượng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệquyền lợi người tiêu dùng; tăng cường hiệu quả công tác thực thi pháp luật trên địa bàn thành phố.Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng” được tổ chức là một trong những hoạt động cụ thể, giải pháp thiết thực của ngành Công thương Hà Nội nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ và cân đối cung cầu trên địa bàn thành phố.Tin liên quanHà Nội phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt NamHội chợ còn quảng bá, khuyến mại, tư vấn mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ chongười tiêu dùng.Hội chợ có khoảng 160 gian hàng của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, phân phối các sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ thuộc các lĩnh vực liên quan đến đời sống tiêu dùng như: Đồ gia dụng, thời trang, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu…Hội chợ thu hút đông đảo người tiêu dùng tới tham quan, mua sắm.Các sản phẩm được giới thiệu, quảng bá tại hội chợ này đều được niêm yết rõ thông tin sản phẩm, giá bán sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tính năng và hướng dẫn sử dụng...Hội chợ cũng là cơ hội để các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các hoạt động tri ân vì người tiêu dùng như: miễn phí dùng thử sản phẩm, miễn phí tư vấn nhận diện sản phẩm chính hãng, tổ chức các hoạt động giao lưu kết nối với người tiêu dùng…Hội chợ diễn ra trong năm ngày, từ ngày 24 đến 28/4/2024.
https://nhandan.vn/ha-noi-khai-mac-hoi-cho-hang-hoa-san-pham-xanh-vi-nguoi-tieu-dung-post806300.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Sở Công thương Hà Nội", "quyền người tiêu dùng", "bảo vệ người tiêu dùng", "hội chợ", "Hà Nội", "sản phẩm Xanh" ] }
Hướng dẫn bảo mật tài khoản Telegram
NDO -Telegramcó mặt trên các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay như Android, iOS, Windows, macOS và Linux... Lợi dụng lòng tin của người sử dụng, các đối tượng xấu đã có những hành vi lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội.
Telegram là ứng dụng giúp bạn nhắn tin, gọi điện video, chia sẻ file đa nền tảng miễn phí nổi tiếng trên thế giới. Telegram có rất nhiều máy chủ trên toàn thế giới để bảo đảm hoạt động ổn định, nhanh chóng với trung tâm dữ liệu được đặt tại Dubai.Telegram có mặt trên các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay như Android, iOS, Windows, macOS và Linux... Lợi dụng lòng tin của người sử dụng, các đối tượng xấu đã có những hành vi lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội.Telegram có mặt trên các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay như Android, iOS, Windows, macOS và Linux... Lợi dụng lòng tin của người sử dụng, các đối tượng xấu đã có những hành vi lợi dụng thực hiệnhành vi phạm tội.Tin liên quanLừa đảo lấy cắp Telegram OTPĐể việc sử dụng ứng dụng Telegram an toàn, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng cách bảo vệ, sử dụng tài khoản Telegram an toàn từ tiện ích có sẵn của Telegram.Để bảo vệ tài khoản của mình, người dùng cần thực hiện các bước: Bật tính năng xác thực hai yếu tố: Bật tính năng này cho tài khoản Telegram bằng cách vào Cài đặt -> Riêng tư và bảo mật -> Xác minh 2-bước.Telegram có tính năng thông báo đăng nhập, khi người dùng bỗng nhiên nhận được thông báo đăng nhập lạ, đó có thể là tin tặc. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị đang đăng nhập tài khoản (Cài đặt -> Thiết bị) để kiểm tra cũng như xóa ngay những thiết bị không phải do mình đang sử dụng.Nên tắt thông báo nhận tin nhắn từ người lạ để tránh các tin nhắn lừa đảo (Cài đặt -> Riêng tư và bảo mật -> Tin nhắn mới từ người lạ -> Archive and Mute). Tính năng chỉ có sẵn trên Telegram Premium. Nếu không cần thiết, hãy giấu số điện thoại cá nhân trên Telegram bằng cách sau: Vào Cài đặt -> Riêng tư và bảo mật -> Riêng tư: Số điện thoại -> Không ai.Ngăn không cho người lạ tự ý thêm mình vào các group bằng cách Cài đặt -> Riêng tư và bảo mật -> Nhóm và kênh -> Liên hệ của tôi.Tắt chế độ tự động download file từ các group để tránh tải phải những file có chứa mã độc: Cài đặt -> Dữ liệu và lưu trữ -> Tắt: Tự động tải đa phương tiện.Ngoài ra, người dùng Telegram cần lưu ý:Tuyệt đối không bấm vào các đường dẫn (link) lạ. Nếu lỡ bấm vào đường dẫn lạ, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn hiện trên trang web của đường dẫn lạ, không điền bất kỳ thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu của mình thông qua đường dẫn này.Thường xuyên cập nhật ứng dụng Telegram lên phiên bản mới nhất thông qua cửa hàng ứng dụng CH Play (đối với thiết bị hệ điều hành Android) và Appstore (đối với thiết bị iPhone).Ngoài ra, người dùng cần đề cao cảnh giác khi “bỗng dưng” nhận được đề nghị vay, mượn, chuyển tiền qua mạng xã hội. Khi phát hiện trường hợp nghi vấn, người dùng cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
https://nhandan.vn/huong-dan-bao-mat-tai-khoan-telegram-post793333.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "cảnh báo", "Telegram", "tội phạm", "lừa đảo", "bảo mật tài khoản" ] }
Nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên trên thị trường giao dịch hàng hóa
Chiều ngày 16/5, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tổ chức Hội nghị thành viên thường niên và Công bố bảng xếp hạng thành viên năm 2023.
Đây là sự kiện quy tụ tất cả các thành viên đang hoạt động trên thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam, cùng thảo luận các vấn đề trọng tâm để giúp thị trường phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.Công bố xếp hạng thành viênTính đến nay, MXV đang có 30 thành viên kinh doanh được chính thức cấp phép hoạt động; cùng các văn phòng và chi nhánh trải dài tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.Kể từ năm 2023, bên cạnh việc công bố Top thị phần môi giới hằng quý, MXV đã công bố bảng xếp hạng các thành viên thị trường. Việc tổ chức xếp hạng, đánh giá các thành viên là một bước tiến lớn của thị trường hàng hóa, đánh dấu sự phát triển chuyên nghiệp của thị trường, theo đúng xu thế của các thị trường lớn trên thế giới.Trong số 30 thành viên kinh doanh, MXV công bố bảng xếp hạng có 4 thành viên đạt thứ hạng xuất sắc và 8 thành viên đạt thứ hạng tốt. Bảng xếp hạng này được công bố rộng rãi đối với toàn thị trường, sẽ là một tiêu chí quan trọng giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư chọn lựa các thành viên hoạt động hiệu quả để tham gia giao dịch.Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc MXV, cho biết: “Sau khi công bố bảng xếp hạng, các thành viên có thứ hạng cao đã nhận được nhiều sự tin tưởng của các doanh nghiệp và nhà đầu tư hơn, và là thành quả xứng đáng sau cả quá trình hoạt động tốt, hiệu quả, tuân thủ các quy định. Còn những thành viên khác sẽ có động lực để phấn đấu, hoạt động tốt hơn trong năm tiếp theo”.Các thành viên thị trường xếp hạng xuất sắc trong năm 2023Các thành viên thị trường xếp hạng tốt năm 2023Top 5 thị phần môi giới hàng hóa tại Việt Nam năm 2023Nâng cao nghiệp vụ cho thị trườngTại hội thảo, ông Dương Đức Quang, Phó Tổng giám đốc MXV, đã chia sẻ với toàn thể thành viên những nội dung mới, những thay đổi mới trong việc phát triển sản phẩm giao dịch tại MXV, trong đó nổi bật là các sản phẩm thép được liên thông với Sở Giao dịch Kim loại London (LME).Thép là một trong những nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất của nhiều ngành nghề như cơ khí, xây dựng, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô-tô… có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột địa chính trị trên thế giới ngày càng gia tăng, thép là mặt hàng chịu rủi ro cao về biến động giá, do đó cần có sản phẩm phòng vệ giá thép hiệu quả cho các doanh nghiệp.Tháng 9/2023, MXV đã niêm yết giao dịch các sản phẩm thép thuộc Sở LME bao gồm Thép thanh vằn FOB Thổ Nhĩ Kỳ, Thép phế liệu CFR Thổ Nhĩ Kỳ, Thép cuộn cán nóng FOB Trung Quốc. Các sản phẩm này đều có cơ chế giao dịch đặc thù, khác với các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn trên các Sở Giao dịch hàng hóa khác. “Với mức ký quỹ thấp và lãi lỗ thực tế được ghi nhận ngay, các sản phẩm thép của LME rất phù hợp cho các doanh nghiệp phòng vệ giá thép”, ông Dương Đức Quang cho biết.Ông Dương Đức Quang, Phó Tổng giám đốc MXV chia sẻ tại Hội nghịNội dung tập huấn xoay quanh việc giải đáp các vướng mắc của thành viên trong quá trình triển khai các nghiệp vụ giao dịch các sản phẩm mới này. Qua đó giúp các thành viên nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp thông tin, tư vấn cho nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn.Công tác đào tạo đi vào thực chấtHiện tại, các khóa tập huấn liên tục được MXV tổ chức đều đặn hằng tháng, cung cấp các kiến thức cần thiết về thị trường giao dịch hàng hóa cho những nhà môi giới trên thị trường và các nhà đầu tư cá nhân.Tuy nhiên, theo thực tiễn phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, các kiến thức nghiệp vụ cần được chuẩn hóa, cập nhật theo xu hướng của thế giới. Trung tâm Nghiên cứu khoa học MXV đã tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà môi giới trên thị trường để xây dựng các chương trình học phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng tham gia thị trường.Trong khuôn khổ Hội nghị, ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng giám đốc MXV đã phổ cập tới các thành viên về những đổi mới trong việc tập huấn, đào tạo cấp chứng nhận tại MXV.Cụ thể, các khóa tập huấn mới sẽ được cải biên nội dung, xây dựng thành các mô-đun nền tảng và nâng cao, phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau như nhà đầu tư cá nhân, nhà môi giới, nhà quản lý. Bên cạnh đó, thời lượng học cũng được rút gọn và tối ưu chi phí với từng đối tượng tham gia.Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng giám đốc MXV chia sẻ tại Hội nghịMột điều đặc biệt nữa, các nhà đầu tư cá nhân có nhu cầu tìm hiểu cơ bản về thị trường sẽ chỉ cần tham gia khóa tập huấn để trang bị kiến thức, thay vì phải thi và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn như trước đây. Dự kiến tháng 7/2024, chương trình tập huấn mới sẽ được triển khai và áp dụng trên toàn thị trường.Đề ra mục tiêu kép, vừa phát triển thị trường giao dịch nhanh và đột phá, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và bền vững, nên công tác đào tạo luôn là công tác trọng tâm trong chiến lược hoạt động của MXV. Điều này sẽ giúp xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, là nền móng cho sự phát triển bền vững của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/nang-cao-nghiep-vu-cho-cac-thanh-vien-tren-thi-truong-giao-dich-hang-hoa-post809837.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "thông tin hàng hóa", "thành viên thị trường", "xếp hạng thành viên", "MXV" ] }
Quản lý tuân thủ thuế trong nền kinh tế số
Tổng cục Thuế mới đây đã tập trung cao độ cho việc quản lý tuân thủpháp luật thuếtrong điều kiện nền kinh tế số đang phát triển như vũ bão.
Tại một hội thảo về vấn đề này, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, tuân thủ thuế là nghĩa vụ và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện đúng các quy định về thuế, góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Chính vì thế, quản lý tuân thủ thuế là phương thức quản lý thuế hiện đại giúp cơ quan thuế phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực có hạn trước bối cảnh số lượng người nộp thuế ngày càng tăng, quy mô hoạt động ngày càng lớn, tính chất hoạt động ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế..Đồng thời, đây cũng là phương pháp tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật.Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế, tính đến thời điểm hiện tại thì cả nước hiện có gần 1 triệu doanh nghiệp, hơn 3 triệu hộ kinh doanh (trong đó có khoảng 1,9 triệu hộ kinh doanh thuộc diện phải nộp thuế) và 27 triệu cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trong đó có khoảng 7 triệu cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân). Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cùng với chủ trương đẩy mạnh hội nhập, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh tại Việt Nam.Trong những năm vừa qua,ngành thuếđã chú trọng triển khai công tác quản lý rủi ro tuân thủ pháp luật thuế, trong đó thực hiện tổ chức thu thập, xử lý dữ liệu bên trong và từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài ngành thuế; xây dựng các Bộ chỉ số tiêu chí, quy trình và ứng dụng về phân tích, nhận diện rủi ro người nộp thuế hỗ trợ cho công tác quản lý thuế để: lựa chọn người nộp thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế và xây dựng kế hoạch kiểm tra sau hoàn; quản lý, giám sát chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn của người nộp thuế phòng ngừa gian lận hóa đơn, chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của internet và các nền tảng số, đã tạo ra một nền kinh tế số đầy tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức.Nền kinh tế số mang đến những cơ hội to lớn cho phát triển kinh tế-xã hội, tuy nhiên, nó cũng đặt ra những vấn đề mới cho công tác quản lý thuế, trong đó vấn đề quản lý tuân thủ thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng - Phó tổng cục trưởng Thuế Đặng Ngọc Minh nói.Dĩ nhiên, việc quản lý tuân thủ thuế trong nền kinh tế số gặp nhiều khó khăn hơn so với nền kinh tế truyền thống do tính phức tạp, tính đa dạng và tính toàn cầu của các hoạt động kinh tế. Các giao dịch diễn ra trên môi trường mạng, thông qua các nền tảng số, khiến cho việc theo dõi, kiểm soát và quản lý trở nên khó khăn hơn. Do vậy, đòi hỏi cần có những giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả để bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Để bắt kịp với xu thế đó và trước yêu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành thuế nói riêng và chiến lược chuyển đổi số Quốc gia nói chung, ngành thuế đã bắt tay vào nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới dựa trên phân tích dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích rủi ro, quản lý tuân thủ pháp luật thuế.Trong những năm qua, ngành Thuế đã tổ chức triển khai hiệu quả công tác thu thập, phân tích dữ liệu hóa đơn điện tử nói riêng, dữ liệu quản lý thuế nói chung; thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đối soát dữ liệu lớn với hóa đơn điện tử, xây dựng chức năng cảnh báo xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn; và bước đầu nghiên cứu, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào phân tích dữ liệu hóa đơn điện tử để phát hiện rủi ro giá bất thường, chuỗi mua bán hóa đơn, gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng, phân tích chuỗi mua bán hóa đơn theo từng mặt hàng rủi ro hoặc theo chuỗi quan hệ mua bán của các doanh nghiệp trong nền kinh tế giúp tìm các chuỗi nghi ngờ (mua bán lòng vòng, chỉ mua không bán, chỉ bán không mua, xuất khống hóa đơn,...).Từ thực tế ấy, để phát huy những kết quả đạt được, ngành Thuế mong muốn thu nhận được kinh nghiệm, thông tin từ các chuyên gia, các tổ chức trong nước và quốc tế về các giải pháp quản lý tuân thủ thuế hiệu quả trong nền kinh tế số, đồng thời đề xuất các giải pháp, định hướng chính sách cho công tác quản lý thuế tuân thủ trong thời gian tới. Trong đó, các vấn đề cốt lõi như: quản lý tuân thủ thuế tại Việt Nam; công tác áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế thời gian qua và những yêu cầu, giải pháp cần thúc đẩy để tạo thuận lợi cho người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ... đã được đánh giá như thế nào? kinh nghiệm quốc tế về quản lý tuân thủ thuế trong nền kinh tế số, và giải pháp cho Việt Nam như thế nào? đâu là công cụ và giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế cho doanh nghiệp?.. luôn là những vấn đề ngành Thuế cần chủ động làm chủ, từ đó đề xuất ra những giải pháp quản lý tuân thủ thuế hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong thời đại công nghệ số.
https://nhandan.vn/quan-ly-tuan-thu-thue-trong-nen-kinh-te-so-post809299.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "thuế", "chính sách thuế", "Tổng cục Thuế" ] }
Xuất khẩu các sản phẩm gia vị giảm cả về lượng và giá trị
NDO -Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2024 Việt Nam xuất khẩu được 87,4 nghìn tấn gia vị các loại, kim ngạch đạt 322,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng xuất khẩu giảm 24,1%, kim ngạch giảm 4,8%.
Trong đó 2 mặt hàng gia vị xuất khẩu chính làhồ tiêuchiếm 65% đạt 56,8 nghìn tấn, kim ngạch đạt 235,6 triệu USD, giảm 26% về lượng và 0,1% về giá trị, xuất khẩu quế 3 tháng chiếm 18,3% thị phần đạt 16 ngàn tấn, kim ngạch đạt 46,2 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 15,7% về giá trị.Xuất khẩu các mặt hàng hoa hồi, gừng, nghệ, bạch đậu khấu, nhục đậu khấu cũng ghi nhận giảm, duy chỉ cóxuất khẩu ớttăng 17,6% về lượng và 52,8% về giá trị.Các thị trường chính của gia vị Việt Nam bao gồm Mỹ, EU, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi xuất khẩu sang Mỹ và EU tăng sau một thời gian dài bị giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì xuất khẩu sang Ấn Độ và Trung Quốc lại đang sụt giảm, đặc biệt làthị trường Trung Quốckhi lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm đến 95,8%.Là ngành có tỷ lệ 95% hàng hóa để xuất khẩu nên việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gia vị tới các thị trường là nhiệm vụ chủ yếu và trọng tâm của các doanh nghiệp nói riêng và của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam nói chung. Trong đó việc tham gia cáchội chợ triển lãm thực phẩmlà mục tiêu chính.Ngoài ra việc có mặt tại các hội nghị, hội thảo quốc tế về nông sản và thực phẩm để quảng bá thông tin và giới thiệu ngành hàng cũng được Hiệp hội chú trọng. Cụ thể, hằng năm Hiệp hội được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phê duyệt các chương trình tham gia hội chợ tại Anuga (Đức) và Sial (Pháp).Đây là những hội chợ về thực phẩm lớn nhất tại châu Âu, giúp các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tiếp với các nhà nhập khẩu trên thế giới.Bên cạnh đó, tại Hội chợ Gulfood ở Dubai vào tháng 2 hàng năm, Hiệp hội đã tổ chức gian hàng triển lãm chung cho các doanh nghiệp tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn lực tự chủ của các doanh nghiệp và Hiệp hội.
https://nhandan.vn/xuat-khau-cac-san-pham-gia-vi-giam-ca-ve-luong-va-gia-tri-post806738.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "xuất khẩu hồ tiêu", "cây gia vị", "xuất khẩu ớt", "xuất khẩu quế", "gia vị" ] }
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dừng đấu thầu bán vàng miếng
NDO -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Tối 27/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tình trạng chênh lệch cao giữagiá vàngmiếng SJC trong nước và giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ điều chỉnh phương án bình ổn thị trường vàng.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.Trước đó, theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai giải pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các phiên đấu thầu bán vàng miếng nhằm tăng cung trên thị trường.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến việc đấu thầu, kết quả đấu thầu vàng miếng trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức 9 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường; trong đó có 6 phiênđấu thầuthành công với tổng khối lượng trúng thầu là 48.500 lượng vàng.
https://nhandan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-dung-dau-thau-ban-vang-mieng-post811379.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước", "bình ổn thị trường vàng", "giá vàng", "vàng miếng SJC", "dừng đấu thầu vàng" ] }
Hoàn thiện khung pháp lý để đẩy mạnh thu hút các dự án PPP
NDO -Ngày 24/4, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Diễn đàn Hỗ trợ pháp lý đầu tư 2024 với chủ đề đầu tư bằng hình thứcđối tác công-tư(PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại diễn đàn, các chuyên gia cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh đã kêu gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức PPP (41 dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế; 5 dự án BOT công trình giao thông đường bộ hiện hữu, và 8 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, thể thao vừa được thành phố Thủ Đức kêu gọi đầu tư).Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất nỗ lực thực hiện hóa các quy định tạiNghị quyết 98của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trong việc triển khai các dự án PPP trên địa bàn thành phố.Tuy nhiên, có thể thấy, quá trình kêu gọi, triển khai các dự án PPP đang gặp một số vướng mắc như thiếu hướng dẫn cụ thể, cũng như các vấn đề liên quan đến tính phù hợp của hình thức PPP đối với một số dự án.Tin liên quanHoàn thiện khung pháp lý cho hình thức PPPLuật sư Ngô Thành Tùng, trọng tài viên VIAC nhấn mạnh, với những lợi ích mà PPP mang lại, Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang theo đuổi PPP như một lựa chọn chiến lược để huy động đầu tư tư nhân và cải thiện việc cung cấp dịch vụ công.Tuy nhiên, việc thực hiện PPP ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, trở ngại, dẫn đến số lượng dự án thành công thấp và khối kinh tế tư nhân còn dè dặt, đặc biệt là những nhà đầu tư thực sự có tiềm năng, muốn tham gia nghiêm túc.Đánh giá về thách thức trong việc thực hiện các dự án PPP hiện nay, Luật sư Ngô Thành Tùng cho biết thêm, một trong những thách thức chính trong việc thực hiện PPP ở các nước đang phát triển là thiếu khung pháp lý xác định vai trò, trách nhiệm và quyền của các đối tác nhà nước và tư nhân.Đại biểu phát biểu tại diễn đàn.Vấn đề về năng lực thể chế và nguồn nhân lực của khu vực công cũng là một yếu tố làm cản trở sự thành công của các dự án PPP. Để nắm bắt cơ hội, thu hút các dự án PPP, Chính phủ, khu vực công và cả khu vực tư nhân cần áp dụng một số biện pháp cụ thể.Liên quan đến vấn đề “Lựa chọn loạihợp đồng PPPvà yêu cầu về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án PPP”, các nhà chuyên môn cho rằng, cần có hợp đồng mẫu nhằm hướng tới hài hòa mối quan hệ giữa các bên trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa khu vực công-tư, phù hợp với từng lĩnh vực, tương ứng với nhu cầu của từng ngành.Chỉ có như vậy, hợp đồng mẫu mới phát huy tác dụng triệt để, là một công cụ để làm rõ quyền, lợi ích, nghĩa vụ, tạo căn cứ để phòng ngừa những rủi ro, xây dựng phương án xử lý hiệu quả cho từng trường hợp.Từ đánh giá và phân tích thực tiễn, tại diễn đàn, các chuyên gia pháp lý đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao vai trò và bảo vệ nhà đầu tư hơn.Cụ thể, chuyên gia khuyến nghị Quốc hội cần thực hiện hoạt động giám sát thực hiện Luật PPP. Các cơ quan, ban ngành liên quan cần có sự tổng hợp các vướng mắc, bất cập để kịp thời giải quyết cho các nhà đầu tư.
https://nhandan.vn/hoan-thien-khung-phap-ly-de-day-manh-thu-hut-cac-du-an-ppp-post806231.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam", "VIAC", "ITPC", "đối tác công-tư", "PPP", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Nghị quyết 98" ] }
Biến động nguồn cung và nhu cầu gạo trên toàn cầu
NDO -Trong báo cáo Triển vọng lúa gạo tháng 4/2024, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023/24 thêm hơn 100.000 tấn lên mức kỷ lục 515,5 triệu tấn. Dự báo sản lượng tăng ở Bangladesh và Philippines nhiều hơn mức giảm ở Brazil, Liên minh châu Âu (EU), Indonesia và Nhật Bản.
Theo đó,nguồn cung gạo toàn cầuniên khóa 2023/24 tăng thêm 900.000 tấn lên 693,5 triệu tấn, nhưng giảm 4,1 triệu tấn so năm trước và là năm thứ hai liên tiếp nguồn cung gạo toàn cầu giảm.USDA cũng đã hạ dự báo về lượng tiêu thụ nội địa và dư thừa trên toàn cầu năm 2023/24 thêm 1,5 triệu tấn xuống còn 521,3 triệu tấn, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn mức điều chỉnh giảm này.Tin liên quanĐẩy mạnh thu mua, kinh doanh lúa gạoBáo cáo cũng nâng dự báo thương mại gạo toàn cầu niên khóa 2023/24 vào năm 2024 thêm 100.000 tấn, lên 53,45 triệu tấn. Trong tháng này, có sự điều chỉnh tăng xuất khẩu của Myanmar, Campuchia, Mỹ và Việt Nam, điều chỉnh này đã bù đắp cho dự báo xuất khẩu giảm của các nước: Argentina, Brazil, Trung Quốc và Nhật Bản.Về mặt nhập khẩu năm 2024, USDA đã nâng dự báo đối với Azerbaijan, Brazil, Burkina Faso, Cộng hòa Dominica, Ethiopia, Libya, Jordan, Somalia và Việt Nam, đồng thời hạ dự báo đối với Bangladesh, Trung Quốc và Venezuela.Báo cáo cũng nâng dự báo thương mại gạo toàn cầu niên khóa 2023/24 vào năm 2024 thêm 100.000 tấn, lên 53,45 triệu tấn. Trong tháng này, có sự điều chỉnh tăng xuất khẩu của Myanmar, Campuchia, Mỹ và Việt Nam, điều chỉnh này đã bù đắp cho dự báo xuất khẩu giảm của các nước: Argentina, Brazil, Trung Quốc và Nhật Bản.Trong khi đó, sản lượng và nhu cầu từ các nước nhập khẩu cũng có sự thay đổi. Theo USDA,sản lượng gạoniên khóa 2023/24 của Indonesia dự báo đạt 33 triệu tấn (xay xát), giảm 1% so tháng trước và giảm 3% so năm ngoái. Diện tích thu hoạch dự báo đạt 11 triệu hecta, giảm 3% so tháng trước và năm ngoái. Sản lượng lúa của Indonesia giảm khoảng 17% so cùng kỳ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4/2024. Sự suy giảm này là do sản lượng thấp hơn trong bối cảnh thời tiết El Nino.Sản lượng lúa của Philippines trong ba tháng đầu năm 2024 ước tính đạt 4,82 triệu tấn, tăng khoảng 0,8% so cùng kỳ.Đối vớithị trường EU, trong bảng cân đối gạo mới nhất, USDA dự báo sản lượng gạo xay xát niên khóa 2024/25 (tháng 9/2024 đến tháng 8/2025) của EU đạt 1,4 triệu tấn, tăng nhẹ so 1,38 triệu tấn trong niên khóa trước. Dự báo này tăng so ước tính 1,287 triệu tấn của dự báo trước đó. Dự báo mức tiêu thụ gạo niên khóa 2023/24 của EU là 3,2 triệu tấn, tăng nhẹ so mức ước tính 3,195 triệu tấn trong niên khóa 2022/23 do lạm phát lương thực giảm.Đối với thị trường EU, trong bảng cân đối gạo mới nhất, USDA dự báo sản lượng gạo xay xát niên khóa 2024/25 (tháng 9/2024 đến tháng 8/2025) của EU đạt 1,4 triệu tấn, tăng nhẹ so 1,38 triệu tấn trong niên khóa trước. Dự báo này tăng so ước tính 1,287 triệu tấn của dự báo trước đó. Dự báo mức tiêu thụ gạo niên khóa 2023/24 của EU là 3,2 triệu tấn, tăng nhẹ so mức ước tính 3,195 triệu tấn trong niên khóa 2022/23 do lạm phát lương thực giảm.Dự báo nhập khẩu gạo niên khóa 2023/24 của EU ở mức 2,145 triệu tấn, giảm nhẹ so mức ước tính 2,15 triệu tấn trong niên khóa 2022/23. Dự báo này giảm nhẹ so mức 2,3 triệu tấn trước đó.Dự báo xuất khẩu gạo niên khóa 2023/24 của EU đạt 360.000 tấn, giảm nhẹ so ước tính 365.000 tấn trong niên khóa 2022/23 do chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn vì căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Hầu hết gạo xuất khẩu của EU là xuất sang Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.Tại Hàn Quốc, Tập đoàn Thương mại Thực phẩm và Nông ngư nghiệp do Nhà nước hậu thuẫn (KAFTC) đã công bố mở phiên đấu thầu quốc tế mua khoảng 117.105 tấn gạo từ Mỹ, Úc, Thái Lan và Việt Nam. KAFTC dự kiến mua 64.781 tấn gạo tẻ từ Mỹ; 17.328 tấn gạo lứt hạt vừa từ Australia; 18.305 tấn gạo tẻ từ Thái Lan và 16.691 tấn gạo tẻ từ Việt Nam. Các lô hàng dự kiến sẽ đến Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ ngày 1/7/2024 đến ngày 28/2/2025.Việt Nam hiện vẫn đang đẩy mạnh sản xuất lúa để ổn định nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tính đến ngày 18/4/2024, theo số liệu của Cục Trồng trọt,vụ đông xuân 2023-2024tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống được 1,498 triệu hecta/1,5 triệu hecta diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 1,375 triệu hecta và sản lượng đạt khoảng 9,9 triệu tấn lúa.Việt Nam hiện vẫn đang đẩy mạnh sản xuất lúa để ổn định nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tính đến ngày 18/4/2024, theo số liệu của Cục Trồng trọt, vụ đông xuân 2023-2024 tại các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống được 1,498 triệu hecta/1,5 triệu hecta diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 1,375 triệu hecta và sản lượng đạt khoảng 9,9 triệu tấn lúa.
https://nhandan.vn/bien-dong-nguon-cung-va-nhu-cau-gao-tren-toan-cau-post806209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "xuất khẩu gạo", "nguồn cung gạo", "nhu cầu lương thực", "vụ đông xuân 2023- 2024", "Bộ Nông nghiệp Mỹ", "El Nino" ] }
Đồng Nai: 30 ngày/đêm cao độ giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm
NDO -Chiều 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnhĐồng Naitổ chức phát động phong trào "30 ngày/đêm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn".
Theo đó, trong 30 ngày đêm từ ngày 26/4 đến 26/5, các sở, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành sẽ tập trung cao độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 3 dự án trọng điểm gồm: Dự ánđường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, dự án đường ven Sông Cái và dự án đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Tấn Đức yêu cầu các đơn vị liên quan trong thời gian 30 ngày đêm phải làm việc với tinh thần thần tốc, tập trung tối đa lực lượng, phương tiện, bố trí thời gian phù hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 3 dự án nêu trên đạt và vượt mục tiêu đề ra theo cam kết đã ký.Tin liên quanĐồng Nai mở chiến dịch 30 ngày đêm tăng tốc giải phóng mặt bằngTại hội nghị, đại diện các đơn vị cũng đã ký kết giao ước thi đua thực hiện phong trào 30 ngày đêm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm.Theo kế hoạch, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cácdự án trọng điểm, đối với dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đến trước ngày 30/6 phải phê duyệt được phương án bồi thường, thu hồi đất và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai dự án.Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương làm việc với tinh thần thần tốc trong 30 ngày/đêm.Đối với dự án đường ven sông Cái, khẩn trương hoàn thành việc thẩm tra về đất, nhà ở, công trình trên đất đối với 82 hồ sơ; niêm yết công khai 60 hồ sơ; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ di dời 661 ngôi mộ.Còn dự án đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa, khẩn trương giải phóng mặt bằng để có mặt bằng 2 bên đầu cầu cho đơn vị thi công xây dựng cầu Thống Nhất; 4 hộ tại vị trí đầu cầu bên phường Thống Nhất để làm đường vào thi công cầu.
https://nhandan.vn/dong-nai-30-ngaydem-cao-do-giai-phong-mat-bang-du-an-trong-diem-post806754.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:23", "tags": [ "giải phóng mặt bằng", "Đồng Nai", "Dự án đường ven Sông Cái", "Biên Hòa", "Vũng Tàu", "đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu", "dự án trọng điểm" ] }
Phản ứng chính sách kịp thời
Tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ 2 do Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức vừa qua, cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia kinh tế đã cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế-xã hội năm tháng đầu năm 2024 và nêu những xu hướng chủ đạo của quá trình phục hồi, phát triển kinh tế thời gian tới.
Cơ hội nhiều hơn thách thứcTheo Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, năm 2024 là năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Do đó, đây là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi các cấp, các ngành cần tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng.Để nền kinh tế có thể về đích kế hoạch năm 2024, cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, làm mới các động lực truyền thống về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; đồng thời bổ sung, đẩy mạnh tận dụng cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, mô hình kinh tế mới, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành công nghiệp mới nổi như sản xuất chip bán dẫn, năng lượng tái tạo...Bên cạnh đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược cũng là một giải pháp quan trọng; chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút các làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), hydrogen...Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trong thời gian tới cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, chính sách, bảo đảm hài hòa, xử lý các tình huống trong ngắn hạn và phát triển trong trung, dài hạn, nhất là trong tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển.“Là cơ quan tham mưu chiến lược cho Đảng, Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Chính phủ hoàn thiện thể chế và xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết thêm.Trước xu hướng phục hồi nhưng còn nhiều rủi ro của kinh tế thế giới, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận định các động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi, dù không đồng đều.Sự phục hồi của nền kinh tế thể hiện ở các chỉ số phản ánh nền tảng vĩ mô và quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên; rủi ro tài khóa (nợ công, nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ...) ở mức trung bình, dư địa chính sách tài khóa vẫn còn để có thể tiếp tục đưa ra các chính sách hỗ trợ tài khóa trong thời gian tới, góp phần giảm bớt áp lực đối với chính sách tiền tệ. Lạm phát mặc dù có xu hướng gia tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tương tự, lãi suất giảm, tỷ giá và nợ xấu tăng vẫn trong tầm kiểm soát; thị trường chứng khoán tăng khá nhờ kỳ vọng nâng hạng thị trường và bất động sản đang dần phục hồi…Điểm nhấn thể chếNhận định về triển vọng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2024 và 2025, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6% cho năm nay là có thể đạt được và xu hướng phục hồi của nền kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn trong năm 2025. Động lực cho tăng trưởng vẫn đến từ đầu tư công, xuất khẩu, tiêu dùng cùng với các động lực tăng trưởng mới đến từ phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng… Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng lưu ý, hoạt động thương mại và đầu tư sẽ tiếp tục sôi động hơn nhờ quá trình hội nhập quốc tế được đẩy mạnh thông qua việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, Nhật Bản, Australia…Từ góc nhìn của cơ quan lập pháp, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khuyến cáo nhà đầu tư, doanh nghiệp cần quan tâm đến những thay đổi của thể chế và thị trường trong bối cảnh hiện nay.Điểm khác biệt trong công tác điều hành kinh tế-xã hội năm 2024 là Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng lên hàng đầu, bên cạnh chính sách giữ ổn định kinh tế vĩ mô.Với yếu tố thị trường, sự cạnh tranh gay gắt hơn của hàng xuất khẩu Việt Nam với các đối thủ khác, cùng với sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng sẽ đặt ra những yêu cầu mới và khắt khe hơn cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.Trong khi đó về thể chế, Chính phủ đang đề xuất đẩy sớm hơn hiệu lực thi hành của bốn luật quan trọng, gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Tổ chức tín dụng… Việc sớm đưa các luật này vào cuộc sống được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phục hồi thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động tài chính, ngân hàng trở nên lành mạnh, bền vững hơn. Như vậy các luật chơi mới đã được thiết lập, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và có chiến lược phù hợp với bốn luật, vì các luật này có thể tái cơ cấu thị trường đối với ngành nghề sản xuất, kinh doanh có liên quan.
https://nhandan.vn/phan-ung-chinh-sach-kip-thoi-post813551.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Trần Quốc Phương", "Cấn Văn Lực", "Bán dẫn", "Luật Tổ chức tín dụng", "Hydrogen", "Tài khóa", "Kinh tế vĩ mô", "Tuần hoàn", "Thể chế", "Phan Đức Hiếu" ] }
Chứng khoán HVS Việt Nam bị phạt hơn 200 triệu đồng
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừaxử phạt hành chínhCông ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam với mức phạt tiền 210 triệu đồng do các vi phạm: thay đổi địa chỉ trụ sở chính khi chưa được chấp thuận; khôngbáo cáophương án khắc phục về việc không đáp ứng duy trì điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 22/5, ban hành Quyết định số 582/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam, do có hành vi thay đổi địa chỉ trụ sở chính khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; số tiền phạt 125 triệu đồng.Cùng với đó, Chứng khoán HVS Việt Nam tiếp tục bị phạt 85 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật.Cụ thể, Công ty không báo cáo phương án khắc phục được Hội đồng quản trị công ty thông qua về việc không đáp ứng việc duy trì điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.Tổng số tiền Công ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam phải nộp phạt là 210 triệu đồng.Công ty cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam (địa chỉ trụ sở chính tại số 31, đường số 9, khu dân cư Nam Long, tổ 7B, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Hùng Vương, thành lập năm 2008.Công ty hoạt động với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đa dạng: môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; tư vấn tài chính doanh nghiệp... Vốn điều lệ hiện hơn 50 tỷ đồng.Về tình hình kinh doanh, năm 2022, doanh thu từ kinh doanh chứng khoán của Công ty đạt gần 588 triệu đồng, lỗ sau thuế gần 82 triệu đồng.Năm 2023, Công ty đạt doanh thu từ kinh doanh chứng khoán hơn 796 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 292 triệu đồng.
https://nhandan.vn/post-810618.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Chứng khoán HVS Việt Nam", "phạt hành chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "báo cáo", "công bố thông tin" ] }
Giá vàng ngày 7/6: Vàng miếng SJC cắt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(7/6) tăng lên mức 2.385,2 USD/ounce khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 5 năm. Trong nước, giá vàng miếng SJC giữ nguyên so kết phiên hôm qua, giao dịch ở mức 76,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn 75,2 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường trong nước, sáng 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phê duyệt giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 7/6 là 75,98 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so phiên ngày hôm qua và thấp hơn 3 triệu đồng so ngày đầu tiên mở bán (3/6) cho 4 ngân hàng thương mại và Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC).Tại thời điểm 11 giờ 30 phút ngày 7/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 11 giờ 30 phút ngày 7/6.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 74,98-76,98 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống khoảng 4 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 73,6 triệu đồng/lượng, bán ra 75,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 73,5 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,2 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so kết phiên trước đó.Tính đến 11 giờ 30 phút ngày 7/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng 9,2 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.385,2 USD/ounce.Giá vàngthế giới hôm nay tiếp đà tăng trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất, đồng USD suy yếu.Ngoài ra, việc Cục Thống kê lao động Mỹ (BLS) công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tuần trước là 229.000, cao hơn dự báo, củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có khả năng sẽ nới lỏng lãi suất trong năm nay, cũng là nguyên nhân hỗ trợ giá kim loại quý.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 7/6. (Ảnh: kitco.com)ECB đã thực hiện giảm lãi suất lần đầu tiên trong 5 năm. Cụ thể, ngân hàng này đã giảm lãi suất tiền gửi 25 điểm cơ bản xuống 3,75%. ECB trở thành ngân hàng Trung ương lớn đầu tiên giảm lãi suất kể từ khi cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu bắt đầu. Vào giữa tuần này, Ngân hàng Canada cũng đã đưa ra quyết định tương tự và báo hiệu sẽ có nhiều đợt cắt giảm lãi suất hơn trong năm nay.Ngoài kỳ vọng chính sách tiền tệ, theo các chuyên gia, giá vàng còn được hỗ trợ bởi nhu cầu tích trữ từ các ngân hàng Trung ương. Hội đồng Vàng thế giới cho biết, trong tháng 4 vừa qua, các ngân hàng Trung ương trên thế giới đã mua ròng 33 tấn vàng bất chấp giá kim loại quý đang ở mức cao.Giám đốc Neil Meader của Metals Focus dự báo giá vàng có khả năng đạt mức cao mới mọi thời đại vào cuối năm nay và sẽ đạt trung bình khoảng 2.250 USD/ounce trong năm nay, tăng 16% so mức giá trung bình kỷ lục năm ngoái.Sáng nay, Chỉ số USD-Index giảm nhẹ xuống 104,07 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4,298%; chứng khoán Mỹ chứng kiến đi ngang sau phiên tăng ấn tượng hôm qua; giá dầu tiếp đà phục hồi lên 80,06 USD/thùng đối với dầu Brent và 75,78 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-76-vang-mieng-sjc-cat-chuoi-giam-4-phien-lien-tiep-post813228.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 7/6", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn 9999", "giá vàng ngừng giảm" ] }
Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam bị phạt hành chính vì không báo cáo tình tình tài chính
NDO -Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 2/5, đã ra quyết định xửphạt hành chínhCTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam, mức phạt tiền 85 triệu đồng, do khôngcông bố thông tincác tài liệu: tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu; báo cáo tài chính; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu…
Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính theo Quyết định số 188/QĐ-XPHC do hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, với số tiền phạt 85 triệu đồng.Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Báo cáo tài chính năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021; Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022 và 6 tháng năm 2023.Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam (địa chỉ trụ sở chính tại 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2009, là công ty liên kết của Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG). Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh và môi giới bất động sản.
https://nhandan.vn/dau-tu-va-dich-vu-dat-xanh-mien-nam-bi-phat-hanh-chinh-vi-khong-bao-cao-tinh-tinh-tai-chinh-post807562.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam", "phạt hành chính", "báo cáo tài chính", "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước", "công bố thông tin" ] }
Khai thác “siêu máy bay thân rộng” Boeing 787 chặng Hà Nội-Singapore
NDO -Nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của hành khách giữaViệt Nam và Singapore, hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ khai thác “siêu máy bay thân rộng” Boeing 787 trong giai đoạn cao điểm hè.
Việc khai thác tàu bay thân rộng giữa Hà Nội và Singapore khẳng định nỗ lực của Vietnam Airlines trong việc nâng cao trải nghiệm bay cho hành khách, cũng như góp phần thu hút du khách ghé thăm hai nước.Theo đó, từ tháng 6 đến hết tháng 7/2024, Vietnam Airlines sẽ khai thác máy bay thân rộngBoeing 787cho chặng bay Hà Nội-Singapore và chiều ngược lại với tần suất 7 chuyến/tuần, giúp tăng hơn 50% lượng hành khách vận chuyển trên mỗi chuyến bay so với tàu thân hẹp.Nhân dịp này,Vietnam Airlinestriển khai giá vé hấp dẫn chỉ từ gần 6,2 triệu đồng/khứ hồi (đã gồm toàn bộ thuế, phí). Ưu đãi được áp dụng cho hành khách mua vé vào mỗi thứ 3 hằng tuần từ nay đến ngày 28/5/2024. Thời gian khởi hành sau ít nhất 21 ngày kể từ ngày mua vé, thời gian bay áp dụng từ nay đến 31/12/2024 đối với hành trình giữa Hà Nội và Singapore.Chương trình có một số giai đoạn không áp dụng. Mức giá có thể thay đổi tùy theo tỷ giá và tình trạng chỗ trên chuyến bay.Tin liên quanVietnam Airlines và Singapore Airlines ký thỏa thuận hợp tác song phươngMáy bay thân rộng hiện đại Boeing 787 có khả năng chuyên chở lên tới hơn 300 hành khách mỗi chuyến, được mệnh danh là “khách sạn bay” với khoang hành khách rộng rãi, tiện nghi và thoải mái. Ngoài ra, cửa sổ được thiết kế lớn hơn, độ ẩm không khí và áp suất ở khoang khách được tối ưu là những ưu điểm nổi bật của dòng máy bay này.Ghế ngồi hạng Thương gia trên Boeing 787 có thể ngả phẳng hoàn toàn để hành khách nghỉ ngơi, cùng những tiện ích bổ sung như màn hình giải trí cá nhân với hàng trăm chương trình hấp dẫn, cổng USB ngay tại ghế, ngăn hành lý lớn hơn,… cũng là những tính năng được hành khách đánh giá cao.Đáng chú ý, Boeing 787 là dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu, giảm tiếng ồn và lượng khí thải gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.Trước đó, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã hợp tác với Sentosa Development Corporation - Tập đoàn lớn của Singapore để kích cầu du lịch, quảng bá điểm đến Singapore và các dịch vụ của Vietnam Airlines, đồng thời mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn cho du khách.
https://nhandan.vn/khai-thac-sieu-may-bay-than-rong-boeing-787-chang-ha-noi-singapore-post805850.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Boeing 787", "Vietnam Airlines", "Singapore Airlines", "Việt Nam", "Singapore", "Quan hệ Đối tác chiến lược" ] }
Cảng Tân Cảng và Cảng Quốc tế Cái Mép kết nối cầu tàu lên đến 1.200m
NDO -Ngày 24/5, tại thị xã Phú Mỹ, tỉnhBà Rịa-Vũng Tàu, cảng Tân Cảng thuộc cụmcảng Cái Mép-Thị Vải, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Quốc Tế Cái Mép đồng tổ chức Lễ mở cổng kết nối hai cảng. Đây là sự kiện đánh dấu một bước tiến mới trong mô hình hợp tác khai thác và phát triển cảng biển khu vực Cái Mép.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Mai Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hải quan tỉnh, lãnh đạo Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, các cơ quan, ban, ngành địa phương, cổ đông, đối tác và cán bộ, nhân viên của 2 cảng.Trước đó,Bộ Giao thông vận tảivà Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản chấp thuận chủ trương cho phép nghiên cứu kết nối bến chung giữa hai cảng và cho phép hàng hóa được vận chuyển giữa hai cảng thông qua cổng kết nối nội bộ.Đây là một giải pháp liên minh đầu tiên, tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng đồng bộ, hình thành nên một bến cảng liên thông với tổng chiều dài cầu tàu lên đến 1.200m; đồng thời, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, hãng tàu, dự kiến sẽ tăng thêm 30%- 40% công suất khai thác, tương đương khoảng 900.000 TEU/năm.Sự hợp tác này sẽ giúp tối ưu hóa việc bố trí tàu cập bến cho các tuyến dịch vụ hiện hữu và linh hoạt tiếp nhận thêm các chuyến tàu rời, bảo bảo chất lượng dịch vụ và gia tăng giá trị lợi ích cho khách hàng. Nâng cao năng lực khai thác hướng đến mục tiêu phát triển cảng cửa ngõ Cái Mép thành cảng trung chuyển lớn nhất cả nước, có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới.
https://nhandan.vn/cang-tan-cang-va-cang-quoc-te-cai-mep-ket-noi-cau-tau-len-den-1200m-post811012.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Tân Cảng", "Cái Mép - Thị Vải", "hợp tác", "Bà Rịa - Vũng Tàu" ] }
Hai sân bay thuộc ACV lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới
NDO -Tổ chức quốc tế Skytrax vừa công bố kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có 2 cảng hàng không quốc tế được vinh danh gồm Nội Bài và Đà Nẵng.
Theo đó, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài vừa được Tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024 (World’s Top 100 Airports 2024, tại đường link:https://www.worldairportawards.com/worlds-top-100-airports-2024) xếp thứ 96, tăng 31 bậc so năm 2023. Đây là lần thứ 6Cảng Hàng không quốc tế Nội Bàichính thức có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”.Bảng xếp hạng của Skytrax được đưa ra dựa trên ý kiến của hàng triệu hành khách tới từ hơn 100 quốc gia đối với hàng loạt các tiêu chí cụ thể về chất lượng dịch vụ tại các nhà ga hành khách quốc tế, độ thuận tiện, thoải mái, khả năng ngôn ngữ,thái độ phục vụ của nhân viên,…Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chính thức lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”.Trong năm qua, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm chất lượng phục vụ hành khách. "Nhiều biện pháp quan trọng đã được áp dụng tại Cảng Hàng không quốc tế của Thủ đô như: Công tác điều hành phối hợp đã nâng lên tầm cao mới khi các đơn vị hoạt động tại Cảng cùng tham gia mô hình phối hợp ra quyết định tại cảng hàng không, sân bay (A-CDM); các giải pháp công nghệ thông tin được tăng cường ứng dụng để giải quyết bài toán hành khách tăng cao vượt quá công suất thiết kế của hai nhà ga,…", ông Tô Tử Hà, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết.Nội Bài triển khai nhiều hạng mục nhằm xây dựng không gian văn hóa, cảnh quan môi trường; bổ sung nhiều dịch vụ tiện ích như khu vực vui chơi trẻ con, bảo đảm cơ sở hạ tầng dành cho người khuyết tật,..Ngoài ra, cảng còn triển khai nhiều hạng mục nhằm xây dựng không gian văn hóa, cảnh quan môi trường; rà soát bổ sung nhiều dịch vụ tiện ích như: sạc pin điện thoại, wifi miễn phí, khu vực vui chơi trẻ con, khu vực chăm sóc trẻ em; bảo đảm cơ sở hạ tầng dành cho người khuyết tật; nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên tuyến đầu phục vụ hành khách; Kiện toàn Ủy ban hành động vì chất lượng phục vụ hành khách tại Cảng,...Tin liên quanNội Bài chính thức áp dụng mô hình ra quyết định A-CDMTất cả những nỗ lực đó của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và các cơ quan, doanh nghiệp, các hãng hàng không hoạt động tại cảng đã được ghi nhận qua sự đánh giá khách quan và uy tín của tổ chức Skytrax qua 5 năm liên tục lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới từ 2016 đến 2020.Kết quả bình chọn này tiếp tục góp phần khẳng định vị thế và uy tín cửa ngõ hàng không quốc tế quan trọng của Thủ đô Hà Nội.Sau những năm khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, qua nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ, nhân viên Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và các cơ quan trong dây chuyền hoạt động, năm 2024, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã tăng 31 bậc để tiếp tục quay trở lại lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới. Kết quả này tiếp tục góp phần khẳng định vị thế và uy tín cửa ngõ hàng không quốc tế quan trọng của Thủ đô Hà Nội trong mắt hành khách và bạn bè quốc tế.Tương tự Nội Bài, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng cũng luôn nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến cơ sở hạ tầng, bổ sung hàng loạt tiện ích, cải thiện chất lượng dịch vụ, đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao trải nghiệm hành khách. Sân bay luôn chú trọng vào quảng bá văn hóa Việt Nam, đầu tư lắp đặt các tiểu cảnh mang đậm bản sắc địa phương, đưa các yếu tố truyền thống vào biểu diễn nghệ thuật.Trước đó, ngày 1/1/2024, Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng đã trở thành nhà ga đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được xếp hạng 5 sao theo tiêu chuẩn của Tổ chức Skytrax, sau những nỗ lực không ngừng trong cải tiến cơ sở vật chất và nâng cao trải nghiệm hành khách. Theo kết quả, những tiện ích được Skytrax đánh giá cao phải kể đến phòng chờ hạng thương gia, xe nôi cho em bé, khu vui chơi trẻ em, phòng mẹ và bé, xe đẩy mua sắm, phòng cầu nguyện, quầy tự làm thủ tục, quầy tự gửi hành lý, cửa xuất nhập cảnh tự động và cửa khởi hành tự động...Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng cũng từng lọt “Top 10 sân bay cải tiến nhất thế giới” năm 2020. Tất cả những điều này đều nhằm mục đích mang tới cho hành khách những dịch vụ xuất sắc, nâng tầm trải nghiệm nhà ga sân bay, đồng thời đáp ứng tốt các chuẩn mực toàn cầu của ngành hàng không.Giải thưởng Sân bay tốt nhất thế giới được triển khai từ năm 1999, khi Skytrax tiến hành khảo sát hài lòng khách hàng sân bay toàn cầu đầu tiên của mình.Giải thưởng được coi là một tiêu chuẩn chất lượng cho các sân bay trên toàn thế giới, đánh giá dịch vụ khách hàng và cơ sở vật chất tại hơn 500 sân bay.Không có phí tham gia hoặc bất kỳ hình thức thanh toán nào từ một sân bay (hoặc bên thứ ba khác) để được bao gồm trong cuộc khảo sát hoặc giải thưởng, với quá trình khảo sát và trao giải hoàn toàn do Skytrax tiến hành. Du khách từ khắp nơi trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát hài lòng khách hàng sân bay để quyết định các người chiến thắng của giải thưởng.
https://nhandan.vn/noi-bai-tiep-tuc-lot-top-100-san-bay-tot-nhat-the-gioi-nam-2024-post805371.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [] }
Về Phú Xuyên thưởng thức bưởi thồ Bạch Hạ
NDO -Nằm giữa vùng chiêm trũng của đồng bằng châu thổ sông Hồng, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội nổi tiếng với đặc sản “bưởi thồ” có một không hai. Những năm gần đây,cây bưởithồ đã được quan tâm và phát triển, định hướng trở thành cây trồng thế mạnh của địa phương trong sự phấn khởi của bà con nông dân.
Hiệu quả kinh tế cao từ giống bưởi đặc sảnHà Nội được coi là thủ phủ bưởi lớn nhất miền bắc với hàng chục vùng canh tác các loại bưởi đặc sản như bưởi Diễn, bưởi đỏ Đông Cao, bưởi Tân Lạc,... Trong đó không thể không nhắc đến loại bưởi có cái tên độc đáo - “bưởi Thồ”. Đến thăm vườn bưởi của ông Mai Như Khúc (thôn Hòa Thượng, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội), chúng tôi bắt gặp cảnh tượng tươi mát của những trái bưởi xanh đung đưa trong gió, như mời gọi du khách đến tham quan và trải nghiệm giốngbưởi đặc sảnnơi đây.Lý giải về tên gọi độc đáo của loại quả này, ông Khúc cho biết, cách đây khoảng 75 năm, một hàng xóm của ông là ông Đỗ Hữu Hạnh (đã mất) mang một cây bưởi chiết từ Hưng Yên về trồng. Nhờ hợp thổ nhưỡng nên cây cho quả sai, mọng nước, được mọi người ưa thích. Từ đó, giống cây này được người dân nhân giống đem trồng khắp làng. Đặc biệt khi thu hoạch, người dân dùng xe thồ để chở đi bán, nên loại quả này có tên gọi dân dã là bưởi Thồ.Dù xuất hiện đã lâu, song phải đến thời gian gần đây, bưởi Thồ Bạch Hạ mới được nhiều người biết tới và trở nên nổi tiếng.Dù xuất hiện đã lâu, song phải đến thời gian gần đây, bưởi Thồ Bạch Hạ mới được nhiều người biết tới và trở nên nổi tiếng. Ông Khúc nhớ lại, năm 1982 ông bắt đầu trồng giống bưởi này. Cho đến năm 2017, bưởi của gia đình ông lần đầu được khách hàng mua sử dụng làm quà biếu. Tiếng lành đồn xa rằng ở Bạch Hạ có giống bưởi vàng óng, mọng nước, ăn rất ngon khiến người khắp nơi nô nức tìm về. Từ đây, địa phương bắt đầu mở rộng diện tích trồng đồng loạt giống cây này. Nhiều gia đình tiến hành lấp ao để trồng bưởi. Thương hiệu “bưởi Thồ Bạch Hạ” ra đời từ đó.Hiện nhà ông Khúc đang có 5.040m2diện tích đất trồng bưởi Thồ. Từ 2 cây bưởi giống mua lại của hàng xóm với giá 300 đồng, đến nay vườn bưởi Thồ của ông đã có 150 gốc. Bình quân sản lượng hằng năm đạt 250 quả/cây với giá 35.000 đồng/quả. Quả bưởi khi chín có trọng lượng trung bình 1,2kg. Lợi nhuận thu về từ trồng bưởi lên tới hàng trăm triệu đồng/năm.Ông Khúc chia sẻ, cây bưởi Thồ bắt đầu cho ra hoa vào dịp trước Tết Nguyên đán, mùa bưởi kéo dài từ tháng Giêng cho đến tháng Tám thì kết thúc. Bưởi cho thu hoạch đúng vào dịp Tết Trung thu, đây là thời điểm tiêu thụ chính của quả bưởi Thồ. Cứ gần đến rằm tháng 8 là bưởi lại cháy hàng, không đủ cung ứng cho thị trường. Thời kỳ cao điểm như năm 2019, bưởi có giá lên tới 50.000 đồng/quả, được thương lái thu mua tận vườn và vận chuyển đi các nơi. Địa bàn tiêu thụ của bưởi Thồ chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.Lý giải về sức hút của của loại bưởi đặc sản, ông Khúc cho biết: “Bưởi Thồ chinh phục được khách hàng là nhờ những ưu điểm quả đều nhau, có chất lượng thơm ngon, vị ngọt thanh, tôm đều và gọn lại róc vỏ. Múi bưởi bóc ra khô ráo, không bị the hay đắng. Bưởi mọng nước ăn rất mát, thời tiết càng hanh thì bưởi lại càng ngon”. Đây là loại quả lành mạnh vì hàm lượng đường ít lại giàu dưỡng chất như vitamin C và chất xơ phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già vì được trồng an toàn theo phương pháp hữu cơ, bảo đảm cho sức khỏe. Ngoài sử dụng trong gia đình, phục vụ lễ Tết, bưởi Thồ còn được dùng làm quà biếu với giá trị cao.Với những ưu thế vượt trội về chất lượng, năm 2020, sản phẩm bưởi Thồ của gia đình ông Mai Như Khúc đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Hộ gia đình ông Khúc được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội tặng bằng chứng nhận về “Duy trì và phát triển giống bưởi Thồ Bạch Hạ” vào năm 2018.Cây bưởi đầu dòng trong vườn nhà ông Khúc, cây đầu dòng là cây đủ tiêu chuẩn đã được kiểm định để đem đi nhân giống thành các cây con.Áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thương hiệu bưởi Thồ Bạch HạHiện toàn xã Bạch Hạ đang có khoảng 60ha trồng bưởi thồ, riêng thôn Hòa Thượng có 30ha với hàng chục hộ đang canh tác giống bưởi này. Đây là loại cây dễ trồng, tốn ít công sức lại sinh trưởng, phát triển tốt, cho lợi nhuận kinh tế cao. Nhiều gia đình trở nên khấm khá nhờ nghề trồng bưởi. Ông Khúc và bà con còn tiến hành ghép giống bưởi thồ vào cây bưởi diễn, chỉ 10 năm sau đã cho lứa quả đầu tiên. Không chỉ làm giàu từ cây bưởi Thồ, người dân nơi đây còn sáng tạo ra những giống cây mới để thích nghi với xu thế thị trường.Là một trong những người tiên phong nhân rộng giống cây này, ông Khúc cho biết trồng bưởi Thồ cũng đòi hỏi những phương pháp, lưu ý riêng để cây đạt hiệu quả. Trước đây người dân chủ yếu trồng theo quán tính nên năng suất và chất lượng không cao. Hiện tại người trồng đã tập trung nâng cao các kỹ thuật chiết, ghép, tỉa để tán cây phát triển đều. Đặc biệt là thay đổi tư duy sản xuất để canh tác theo hướng VietGAP, hữu cơ giúp cây sinh trưởng, ra hoa kết trái tốt hơn, vừa giúp cây tránh được mọi sâu bệnh lại góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái địa phương.Ông Mai Như Khúc được Sở Nông nghiệp thành phố Hà Nội trao bằng chứng nhận có công trong việc duy trì và phát triển giống bưởi thồ đặc sản của địa phương.“Chính quyền địa phương cũng phối hợp với các đơn vị ngành nông nghiệp thường xuyên mở các lớp đào tạo, hướng dẫn để tuyên truyền cho bà con cách làm mới, thay đổi tập quán sản xuất từ vô cơ sang hữu cơ hiện đại. Chương trình OCOP đã mở ra trang mới cho cây bưởi nơi đây. Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể thì chất lượng và số lượng bưởi được tăng lên đáng kể”, ông Khúc chia sẻ.Về khó khăn, cây bưởi Thồ chủ yếu bị tác động bởi thời tiết. Cây cho ra hoa vào thời điểm gần Tết Nguyên đán, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ cho khả năng đậu quả cao. Ngược lại mưa nhiều sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả. Đặc thù của giống bưởi này là ra 3 lớp hoa, mất lớp này sẽ ra lớp khác nên người dân không lo về sản lượng kết trái. Tuy nhiên nếu lượng axit trong nước mưa quá cao thì sẽ gây thiệt hại nặng cho người trồng.Xác định đây là giống cây tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội, năm 2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã về Bạch Hạ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển giống bưởi Thồ tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội” nhằm bảo tồn nguồn gene địa phương và nhân giống bưởi Thồ bản địa. Bưởi Thồ đã thực sự trở thành loại “quả ngọt” đem lại lợi ích cho người dân.Thành phố Hà Nội cũng đã cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ các giống cây khác sang bưởi, tiến hành quy hoạch vùng trồng chuyên canh lên tới 130ha. Trong tương lai không xa, Bạch Hạ sẽ có tiềm năng trở thành vùng trồng bưởi lớn nhất phía nam Hà Nội.Tin liên quanNâng cao giá trị cho cây bưởi đườngBên cạnh đó, vấn đề bảo quản và đầu ra cho quả bưởi cũng còn hạn chế. Hiện phần lớn bưởi Thồ còn được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, không qua sơ chế và đóng gói nhãn mác, bao bì và chủ yếu do nông dân tự tiêu thụ qua thương lái. Canh tác còn nhỏ lẻ, manh mún và tự phát. Do đó, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, định hướng không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt tiêu thụ, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống tưới tiêu, đường xá để vận chuyển, hướng tới thành lập Hợp tác xã góp phần sản xuất và bao tiêu nông sản cho bà con, đưa cây bưởi trở thành cây trồng chủ lực được nhiều người biết tới.
https://nhandan.vn/ve-phu-xuyen-thuong-thuc-buoi-tho-bach-ha-post810239.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Bạch Hạ", "Bưởi", "Tết Trung thu", "Đông Cao", "Canh tác", "OCOP", "cây bưởi thồ" ] }
Hơn 2,2 triệu cổ phiếu Nhựa Đà Nẵng giao dịch trên UPCoM ngày 28/5
NDO -Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa hơn 2,23 triệu cổ phiếu DPC của CTCP Nhựa Đà Nẵnggiao dịch trên thị trường UPCoMtại HNX vào ngày 28/5 tới, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 6.700 đồng/cổ phiếu.
Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (mã chứng khoán: DPC) có trụ sở chính tại lô Q đường số 4 và đường số 7, khu công nghiệp Liên Chiểu, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; tiền thân là Nhà máy Nhựa Đà Nẵng thành lập năm 1976; năm 2000, chính thức được cổ phần hóa và chuyển sang hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ là 15,87 tỷ đồng.Năm 2008, Công ty tăng vốn điều lệ lên 22,37 tỷ đồng. DPC chuyên kinh doanh thiết bị máy móc, nguyên liệu và các sản phẩm ngành nhựa, các sản phẩm chủ yếu hiện nay là bao bì, ống nước các loại sử dụng trong công, nông nghiệp và xây dựng. Thị trường chủ yếu của Công ty hiện nay là Đà Nẵng, các tỉnh miền trung và Tây Nguyên.Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2022, doanh thu thuần của Công ty đạt hơn 21,5 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 15,6 tỷ đồng.Năm 2023, doanh thu thuần của Công ty tăng lên hơn 29,8 tỷ đồng, lỗ sau thuế giảm còn 7,3 tỷ đồng.Quý I/2024, Công ty đạt doanh thu thuần hơn 7,5 tỷ đồng, khoản lỗ sau thuế là 953 triệu đồng, giảm so cùng kỳ năm trước (quý I/2023, lỗ sau thuế gần 1,2 tỷ đồng).Ngày 28/5 tới, hơn 2,23 triệu cổ phiếu DPC sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu 6.700 đồng/cổ phiếu; giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch hơn 22,3 tỷ đồng.Trước đó, cổ phiếu DPC của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng bị HNX hủy niêm yết vào ngày 14/5/2024, do Công ty có tổng số lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 vượt quá số vốn điều lệ thực góp, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
https://nhandan.vn/hon-22-trieu-co-phieu-nhua-da-nang-giao-dich-tren-upcom-ngay-285-post810745.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "cổ phiếu DPC", "Nhựa Đà Nẵng", "giao dịch", "UPCoM", "Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội" ] }
Áp lực từ nguồn cung, giá ca-cao giảm hơn 15%
NDO -Giá ca-cao giảm gần 15,7% về mức thấp nhất trong 3 tuần và cũng là phiên giảm mạnh nhất từng được ghi nhận. Áp lực nguồn cung kết hợp cùng lực bán chốt lời đã tạo sức ép kép lên giá.
Cụ thể, nông dân tại Bờ Biển Ngà đang chuẩn bị cho vụ thu hoạchcà-phêgiữa mùa. Điều này giúp thị trường kỳ vọng nguồn cung sớm có sự cải thiện trong tương lai. Theo các nguồn thông tin quốc tế, nông dân cho biết, ca-cao tại một số khu vực chính sẽ bắt đầu được thu hoạch từ tháng 7 và kéo dài đến hết tháng 9 năm nay. Đồng thời, ca-cao đang phát triển tương đối tốt dù lượng mưa vẫn đang ở mức dưới trung bình.Ngoài ra, giới quan sát cũng kỳ vọng, việcgiá ca-caođạt đỉnh trước đó sẽ thúc đẩy sự gia tăng sản lượng ca-cao niên vụ 2024/2025. Nguồn cung có tín hiệu tích cực đã tạo ra những điều chỉnh giảm về giá.Tuy vậy, tính từ đầu vụ 2023/2024 (tháng 10/2023) đến ngày 28/4/2024, lượng ca-cao được vận chuyển đến các cảng tại Bờ Biển Ngà chỉ ở mức 1,354 triệu tấn, giảm mạnh 29% so cùng kỳ vụ trước.Đối với các mặt hàng khác trong nhóm,giá đường11 tăng 3,61%, từ mức thấp nhất 1 năm rưỡi khi các đại lý lưu ý rằng khoảng 1,0 đến 1,5 triệu tấn đường Brazil dự kiến sẽ được giao theo hợp đồng.Giá Robusta tăng nhẹ 0,31% do nguồn cung tiếp tục hạn hẹp. Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà-phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so ước tính 400.000 tấn trong tháng trước. Hoạt động “găm cà-phê” trước đó của nông dân đang dần phản ánh lên số liệu xuất khẩu.Giá Arabica cũng ghi nhận mức tăng 1,56%, do tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE US kết phiên 26/4 ở mức 656.657 bao loại 60kg, giảm 4.835 bao so với phiên trước đó.Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc phiên giao dịch ngày 29/4, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa đã kéo chỉ số MXV-Index đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp, quay đầu giảm 0,27% xuống còn 2.328,36 điểm.Nhóm nguyên liệu công nghiệp là một trong những tâm điểm của thị trường trong phiên hôm qua. Mặc dù có 7 trong tổng 9 mặt hàng tăng giá, nhưng đà lao dốc hơn 15% của giá ca-cao đã kéo chỉ số MXV-Index Công nghiệp giảm 3,18%, ghi nhận đà giảm mạnh nhất trong 4 nhóm hàng.Ngoài ra, nhóm năng lượng cũng thu hút sự chú ý với sự hạ nhiệt của giá dầu WTI và Brent sau đà phục hồi trong tuần trước. Biến động mạnh của các mặt hàng trong phiên đã kéo giá trị giao dịch toàn Sở tăng 20% lên gần 7.000 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/ap-luc-tu-nguon-cung-gia-ca-cao-giam-hon-15-post807236.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "giá ca-cao", "giá cà-phê", "giá đường", "giá dầu" ] }
Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago tổ chức tập huấn và thảo luận chuyên biệt đối với thị trường Việt Nam
Sau hơn 1 tháng kể từ buổi làm việc trực tiếp với Bộ Công thương, Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group) đã xây dựng và tổ chức chương trình tập huấn và thảo luận chuyên biệt dành cho Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) nói riêng và thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam nói chung.
Hiện thực hóa cam kết hợp tác chiến lược đối với thị trường Việt NamTại buổi làm việc ngày 3/8/2022 tại trụ sở Bộ Công thương, ông Russell Beattie - Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CME Group đã cởi mở chia sẻ về những quy định, chính sách mà Chính phủ Mỹ áp dụng trong công tác quản lý và vận hành thị trường hàng hóa. Những chia sẻ này được đúc rút sau lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Mỹ và các nước phát triển, là những bài học quý báu đối với thị trường Việt Nam vốn còn rất non trẻ. CME Group khẳng định sẽ tích cực hợp tác chiến lược với MXV nói riêng và thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam nói chung, đặc biệt trong công tác đào tạo, quản lý và vận hành thị trường.Sau hơn 1 tháng nghiên cứu và xây dựng, CME group đã tổ chức chương trình tập huấn và thảo luận chuyên biệt đối với thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Chương trình diễn ra dưới hình thức trực tuyến từ ngày 20/9/2022 và kết thúc vào ngày 3/11/2022. Tại đầu cầu Mỹ, các chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ CME Group sẽ có các buổi chia sẻ về: Các quy định tổ chức thị trường; Hệ thống và giải pháp thị trường toàn cầu; Trung tâm điều khiển toàn cầu (GCC); Thanh toán bù trừ; Quản lý rủi ro; Chuyên sâu về các nhóm sản phẩm thế mạnh của thị trường Việt Nam như năng lượng và nông sản.CME group đã tổ chức chương trình tập huấn và thảo luận chuyên biệt đối với thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.Tham gia chương trình tập huấn, về phía Bộ Công thương có ông Dương Thái Trung, Trưởng phòng Phân phối hàng hóa và Dịch vụ thương mại - Vụ Thị trường trong nước và các chuyên viên trong Vụ. Về phía MXV, có sự tham dự của ông Đặng Việt Hưng - Tổng Giám đốc cùng Ban lãnh đạo. Chương trình còn có sự góp mặt của rất nhiều các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực giao dịch hàng hóa trong và ngoài nước.“Đây là lần đầu tiên CME Group tổ chức một chương trình đào tạo quy mô và chuyên nghiệp như vậy tại thị trường Việt Nam nói riêng, và khu vực Đông Nam Á nói chung. Các chương trình đào tạo đều rất sát với thực tiễn tại thị trường Việt Nam, sẽ là những bài học quý báu giúp MXV tiếp tục tổ chức và vận hành thị trường một cách chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả”, ông Đặng Việt Hưng cho biết.Tuân thủ các quy định của các Sở Giao dịch quốc tếNgay trong buổi đào tạo đầu tiên, các chuyên gia từ CME Group đã chia sẻ rất nhiều các nội dung quan trọng về các quy định của CME Group và thị trường giao dịch hàng hóa tại Mỹ. CME Group nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy định này trong việc tổ chức và vận hành các thị trường một cách ổn định và hiệu quả trong suốt bề dày lịch sử của Sở Giao dịch này.Bà Minju Kang - Chuyên gia về quy định thị trường cho biết “CME Group được thành lập từ năm 1848. Các quy định của chúng tôi được đúc kết qua lịch sử hàng trăm năm, sau rất nhiều các sự kiện, biến cố lớn của thị trường tài chính, hàng hóa thế giới. Các quy định này đang được áp dụng trên toàn thế giới, nên việc tuân thủ các quy định là yếu tố then chốt, tạo nền tảng vững chắc để một thị trường mới như Việt Nam phát triển ổn định và bền vững”.Tham dự buổi tập huấn, đại diện Bộ Công thương đánh giá cao các quy định chặt chẽ, đầy đủ và khoa học mà CME Group đang áp dụng; và cho biết sẽ sớm nghiên cứu, học hỏi để áp dụng các quy định này vào thực tiễn tổ chức và vận hành thị trường tại Việt Nam.Ông Đặng Việt Hưng – Tổng Giám đốc MXV cùng Ban lãnh đạo tham dự buổi đào tạo.Đại diện MXV cho biết, ngay từ khi mới thành lập, MXV đã nghiên cứu và học hỏi để vừa tuân thủ pháp luật Việt Nam vừa tuân thủ các quy định từ các Sở Giao dịch quốc tế. Chính những quy định này đã giúp MXV tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, đặt nền móng cho sự hợp tác chiến lược với các Sở Giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới. “Sau hơn 4 năm được giao dịch liên thông với thế giới, MXV chưa từng vi phạm bất kỳ quy định nào của CME Group nói riêng và các Sở Giao dịch quốc tế nói chung”, ông Hưng cho biết thêm.Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hàng hóa thế giới đang liên tục có những biến động lớn chưa từng có, các quy định từ các Sở Giao dịch quốc tế cũng liên tục được thay đổi để phù hợp với thị trường. Năm 2022 ghi nhận số lần các Sở Giao dịch Hàng hóa thay đổi mức ký quỹ của các mặt hàng nhiều nhất trong hàng chục năm qua.Bên cạnh đó, các thay đổi về biên độ giao dịch trong ngày cũng liên tục được thực hiện để điều tiết tính thanh khoản trên những thị trường biến động lớn. Với vai trò là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, MXV luôn có đội ngũ trực 24/7 để liên tục cập nhật và phổ biến các thay đổi tới toàn thị trường giao dịch hàng hóa trong nước một cách chính xác và kịp thời. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của đội ngũ MXV, với tầm nhìn và sứ mệnh trở thành một trong các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn của khu vực.Liên tục học hỏi là con đường hội nhập nhanh và hiệu quả nhấtLà thị trường liên thông với thế giới 24 giờ mỗi ngày, hoạt động giao dịch hàng hóa yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế như các Sở Giao dịch Hàng hóa liên thông; đối tác công nghệ cung cấp giải pháp, hệ thống giao dịch; các đơn vị tư vấn chiến lược…Bất kỳ một sự hợp tác nào với đối tác quốc tế cũng đều yêu cầu sự hiểu biết, tuân thủ và chuyên nghiệp để mang tới hiệu quả bền vững và lâu dài. Xét về khía cạnh này, tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa đòi hỏi những yêu cầu cao nhất, để có thể vừa tuân thủ pháp luật Việt Nam, vừa tuân thủ quy định của các Sở Giao dịch quốc tế liên thông tại nhiều quốc gia trên thế giới.Với một thị trường non trẻ như Việt Nam, không có con đường hội nhập nào nhanh và hiệu quả hơn việc liên tục học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ các đối tác quốc tế. Các kiến thức này sẽ được truyền đạt lại tới các thành viên thị trường, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư thông qua các chương trình đào tạo cơ bản và nâng cao mà MXV đang tổ chức định kỳ hằng tháng.“Chúng ta không nên hiểu liên thông theo nghĩa hẹp, chỉ đơn giản là giao dịch trực tiếp với thế giới. Mà liên thông ở đây là sự trao đổi thông suốt về các quy định, thông tin, kiến thức, kinh nghiệm tham gia thị trường, được truyền đạt từ các Sở Giao dịch quốc tế, thông qua MXV, tới các thành phần tham gia thị trường hàng hóa tại Việt Nam”, ông Đặng Việt Hưng cho biết.Thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam đang hướng đến sự liên thông toàn diện, là bước đệm quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế và thương mại của đất nước. Qua đó, sẽ từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ giao dịch hàng hóa quốc tế nói riêng, và trên bản đồ kinh tế thế giới nói chung.
https://nhandan.vn/so-giao-dich-hang-hoa-chicago-to-chuc-tap-huan-va-thao-luan-chuyen-biet-doi-voi-thi-truong-viet-nam-post716049.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "thị trường hàng hóa", "Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago", "Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam" ] }
Khẳng định sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam
NDO -Tờ Thương mại quốc tế - cơ quan ngôn luận của Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây đăng bài viết đánh giá caomôi trường đầu tư, kinh doanhtại Việt Nam, nhất là những nỗ lực, kết quả thu hútđầu tư nước ngoàithời gian qua và triển vọng trong tương lai.
Với nhan đề "Việt Nam tích cực thu hút đầu tư nước ngoài", bài báo cho biết, những năm gần đây, cùng sự phát triển ổn định của nền kinh tế, Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).So với các nước Đông Nam Á khác, nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam bởi ưu thế đến từ thể chế chính trị ổn định, lực lượng lao động dồi dào và lành nghề. Những năm gần đây, các ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ cao của Việt Nam thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới.Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Dẫn số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến ngày 20/1/2024 (đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so cùng kỳ năm 2023), tác giả bài báo đánh giá, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 quốc gia trên thế giới, có quan hệ đối tác với nhiều nước thành viên trong nhóm G20, dự báo thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm nay và giai đoạn tiếp theo.Cũng theo bài báo, Chính phủ Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh với phương châm "Thành công của các nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam", tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư cùng phát triển, cùng có lợi, với nhiều chính sách ưu đãi về thuế, nhà xưởng, lao động, cung ứng nguyên liệu, hạ tầng, chính sách, pháp luật...Lý giải về những nhân tố chủ yếu đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, bài báo cho rằng, trên 70% dân số Việt Nam là người dưới 35 tuổi và có trình độ học vấn và kỹ thuật khá cao, tạo thành nguồn lực lao động dồi dào, giá rẻ; ngoài ra, Việt Nam còn có văn hóa khởi nghiệp rất mạnh mẽ.Theo tác giả bài báo, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh và môi trường chính sách không ngừng được hoàn thiện, tạo ra tiềm năng thị trường rất lớn mà các nhà đầu tư có thể khai thác.Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh và môi trường chính sách không ngừng được hoàn thiện, tạo ra tiềm năng thị trường rất lớn mà các nhà đầu tư có thể khai thác.Cụ thể, nằm ở bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi, ba mặt giáp biển, địa hình dài và hẹp, phía bắc giáp Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông giáp biển với đường bờ biển dài tới 3.260km.Bài báo khẳng định, từng là một nước nông nghiệp, với diện tích canh tác nông, lâm nghiệp chiếm tới 60%, những năm gần đây, Việt Nam dần phát huy rõ nét vai trò của ngành sản xuất, xuất khẩu điện thoại, máy vi tính và linh kiện điện tử, quy mô nền kinh tế không ngừng mở rộng, với cơ cấu hài hòa, mức độ mở cửa với bên ngoài ngày càng cao, hình thành nên bố cục lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển.
https://nhandan.vn/khang-dinh-suc-hut-cua-moi-truong-dau-tu-tai-viet-nam-post797886.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Trung Quốc", "môi trường đầu tư", "FDI", "thu hút đầu tư nước ngoài" ] }
Tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới
Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay, cả nước vẫn còn 16 huyện nghèo thuộc 12 tỉnh “trắng xã nông thôn mới”. Trong đó, một số xã khu vực III, khu vực II vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang có biểu hiện không muốn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Do đó, để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 cần ưu tiên nguồn lực đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có lộ trình giảm dần hỗ trợ đối với các xã cán đích NTM.
Ở những xã đặc biệt khó khăn, việc xây dựng NTM gặp nhiều gian nan, tuy nhiên người dân và chính quyền nơi đây vẫn nỗ lực, quyết tâm thực hiện bằng những cách làm riêng của mình.Thay đổi cách nghĩ, cách làm nông thôn mớiHuyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có 16 xã nhưng chỉ có 1 xã và 6 xóm đạt chuẩn NTM. Theo lãnh đạo huyện Bảo Lạc, hành trình xây dựng NTM của huyện còn khá gian nan. Bình quân toàn huyện, tiêu chí NTM đạt 7,93 tiêu chí/xã. Trong đó, chỉ có 1 xã đạt hơn 10 tiêu chí; còn 13 xã đạt từ 6-10 tiêu chí; riêng xã Xuân Trường mới đạt 5 tiêu chí. Tiêu biểu cho khó khăn trong xây dựng NTM tại huyện Bảo Lạc là xã biên giới Khánh Xuân. Hiện, xã Khánh Xuân còn 5/13 xóm chưa có đường ô-tô đến trung tâm xóm; 8/13 xóm vùng cao, thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất trầm trọng trong mùa khô. Cũng tại 8 xóm vùng cao, do địa hình phức tạp, chi phí đầu tư cao cho nên các địa bàn này cũng chưa có điện lưới quốc gia.Trong xã còn 6/8 xóm vùng cao chưa được phủ sóng điện thoại. Đến nay, xã Khánh Xuân còn 410/602 hộ nghèo, cận nghèo, chiếm 68% tổng số hộ.Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc Đàm Văn Chuẩn chia sẻ, để khắc phục khó khăn, tạo chuyển biến phát triển kinh tế-xã hội, xã đang tập trung xã hội hóa và huy động sức dân thực hiện tiêu chí đường giao thông nông thôn. Từ năm 2021 đến nay, nguồn xã hội hóa của huyện, của xã đã huy động được hơn 2 tỷ đồng mua xi-măng, bột đá hỗ trợ các xóm. Các xóm huy động sức dân bê-tông hóa được hơn 20 km đường liên xóm rộng hơn 1m, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật tư phát triển sản xuất, từ đó, nâng cao đời sống của người dân.Gỡ khó từ các tiêu chí cụ thể, thay đổi cách nghĩ từ lãnh đạo đến người dân cũng là cách làm của người dân và chính quyền xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Năm 2021, xã đã đạt 11/19 tiêu chí trong xây dựng NTM, nhưng năm 2022, lại giảm hai tiêu chí về quy hoạch và y tế do chưa đạt theo quy định mới, sau đó lại giảm tiếp một tiêu chí truyền thông văn hóa do hệ thống trạm phát thanh chưa được đầu tư theo quy định cho nên hiện nay xã chỉ đạt 8/19 tiêu chí.Chủ tịch UBND xã Chim Vàn Đinh Thị Huyền trăn trở: Hiện tại tiêu chí giao thông cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, không có mặt bằng, đường nội bản, liên bản khó hoàn thành do địa hình cũng như nguồn vốn ít. Trong khi thu nhập của người dân còn thấp, chỉ đạt gần 15 triệu đồng/người/năm, cho nên việc đạt tiêu chí thu nhập theo Bộ tiêu chí mới và việc huy động nội lực làm đường giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Chưa kể, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đang ở mức cao (hơn 700 hộ trên tổng số 1.200 hộ).Để gỡ khó, xã đã có nhiều giải pháp trong hướng dẫn, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đưa lao động địa phương đi xuất khẩu lao động để có thu nhập cao hơn. Trước mắt, xã phấn đấu trong quý II sẽ hoàn thành xong tiêu chí y tế. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, huy động lực lượng giúp các hộ cài đặt và kích hoạt thành công ứng dụng định danh điện tử về y tế (VssID).Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Sơn La Dương Gia Định cho biết, việc thay đổi một số nội dung của bộ tiêu chí NTM như: Tiêu chí thu nhập, đường giao thông nông thôn... ở các vùng khó khăn của Sơn La đang gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai thực hiện.Hỗ trợ, đổi mới chính sáchNgày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về sửa đổi một số chỉ tiêu, tiêu chí NTM, NTM nâng cao cấp huyện, xã. Bộ tiêu chí được quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng, miền. Việc sửa đổi này cơ bản đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương để bảo đảm thực hiện tốt hơn các mục tiêu của Chương trình NTM (nhất là vấn đề nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, vấn đề hỏa táng, khám, chữa bệnh thông qua ứng dụng công nghệ số,...).Ở góc độ địa phương, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM bằng cụ thể hóa các nghị quyết của Ban Chấp hành đảng bộ như Nghị quyết số 06; Nghị quyết số 08 để tổ chức tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, tổ chức phát triển nông nghiệp công nghệ cao để đưa Sơn La trở thành trung tâm sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của các tỉnh Bắc Trung Bộ...; tích hợp, lồng ghép các Chương trình, đề án, dự án (phát triển chuỗi giá trị, chương trình OCOP...) để củng cố, phấn đấu đạt chuẩn theo từng nhóm chỉ tiêu, tiêu chí; rà soát, đánh giá kỹ từng Bộ tiêu chí của từng cấp, xây dựng Kế hoạch đạt chuẩn từng năm, giai đoạn phù hợp với tình hình và các nguồn lực; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho từng địa bàn, từng nhiệm vụ, giai đoạn.Theo ông Dương Gia Định, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, xây dựng NTM ở Sơn La đều có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, tỉnh tiếp tục củng cố, duy trì và phát huy các thành quả đã đạt được, trong đó coi xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là căn bản, nền móng, xây dựng NTM là mục tiêu. Triển khai đồng bộ, hiệu quả cả 3 chương trình trên địa bàn nông thôn của tỉnh. Bảo đảm NTM đạt chuẩn thực chất từ chất đến lượng, nâng cao giá trị đời sống, tinh thần, văn hóa, môi trường nông thôn của tỉnh Sơn La.Tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương đồng bộ thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn theo hướng hiệu quả, thực chất, vì lợi ích của người dân. Tuy nhiên, tỉnh cũng gặp khó khăn trong triển khai một số cơ chế, chính sách như: chính sách lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia do Trung ương quy định phân hóa địa bàn; khó khăn về bộ máy giúp việc, từ cấp tỉnh đến cơ sở, cán bộ chủ yếu kiêm nhiệm, không có chuyên trách; khó khăn về địa bàn rộng, đa lĩnh vực... Do đó, kiến nghị Trung ương tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, phân bổ thêm nguồn lực giúp đỡ địa phương khó khăn xây dựng NTM.Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao BằngHiện, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ địa phương trong xây dựng NTM đang có xu hướng giảm, chưa kể một số cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, sát thực tế. Theo Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương Ngô Trường Sơn, để gỡ khó cho địa phương, hiện các bộ, ngành đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện lại văn bản hướng dẫn thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị để tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến quá trình áp dụng các hướng dẫn chi tiết nhằm đạt được của từng chỉ tiêu.Được biết, các tiêu chí đã được tính toán đến tính đặc thù của từng vùng, miền, khả năng đạt được của phần lớn địa phương và bảo đảm không quá chênh lệch giữa các vùng, miền. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, việc chủ động lồng ghép các nguồn lực được phân bổ trên địa bàn cần linh hoạt, để vừa bảo đảm đạt mục tiêu của mỗi chương trình vừa đạt được các mục tiêu về xây dựng NTM.
https://nhandan.vn/tao-suc-bat-trong-xay-dung-nong-thon-moi-post814032.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Cao Bằng", "nông thôn mới (NTM)", "tỷ lệ hộ nghèo", "xã đặc biệt khó khăn", "Quyết định số 211/QĐ-TTg" ] }
Sơn La xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang thị trường Italia
NDO -Ngày 21/6, tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ xuất hành sản phẩmthanh long ruột đỏxuất khẩu sang thị trường Italia, niên vụ 2024.
5 tấn thanh long ruột đỏ của hợp tác xã Nông nghiệp Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha và 27 hộ dân ở các xã Chiềng Pha, Phổng Lái, huyện Thuận Châu được xuất khẩu theo đường chính ngạch sang thị trường Italia thông qua hợp tác xã Nông nghiệp Ngọc Hoàng, huyện Mai Sơn,tỉnh Sơn Lavà Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm hữu cơ Hà Nội.Năm 2010, cây thanh long ruột đỏ được đưa vào trồng tại huyện Thuận Châu theo đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh mã số KN-01-2020.Tin liên quanBảo đảm hài hòa các bên trồng, kinh doanh giống thanh long ruột đỏ Long Định 1Năm 2018, huyện xây dựng chuỗi cho sản phẩm thanh long ruột đỏ, liên kết với hợp tác xã Ngọc Hoàng cung ứng giống, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm. Đây là 1 trong 8 chuỗi liên kết sản xuất về phát triển cây ăn quả bền vững củahuyện Thuận Châu.Đến nay, huyện có 50ha thanh long ruột đỏ, trong đó 44ha được liên kết theo chuỗi, tập trung chủ yếu tại các xã Chiềng Pha, Phổng Lái, Phổng Lăng, Mường É.Năm 2024, sản lượng thanh long thu hoạch ước đạt trên 500 tấn, giá bán bình quân từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg.Huyện Thuận Châu là nơi có diện tích trồng nhiều thanh long ruột đỏ nhiều nhất của tỉnh Sơn La.Huyện Thuận Châu là địa phương có diện tích trồng quảthanh long ruột đỏlớn của tỉnh Sơn La, năng suất bình quân đạt từ 10 đến 15 tấn/ha. Các cơ quan chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân các xã đã tập trung hướng dẫn người dân, hợp tác xã chăm sóc thanh long theo yêu cầu của các thị trường, sản xuất theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm quả.Số thanh long xuất khẩu sang thị trường Italia đợt này là lứa thu hoạch thanh long đầu tiên của vụ năm nay.Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu đã chủ động giao các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạchxuất khẩu nông sản. Trong đó nắm bắt về tình hình sản xuất của bà con, trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kết nối giữa các đơn vị và tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu các thị trường có tiềm năng, phối hợp với các đơn vị để xuất khẩu sản phẩm.Ngoài việc tiếp tục duy trì liên kết sản xuất các sản phẩm, trong đó có sản phẩm quả thanh long, huyện Thuận Châu đang tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xây dựng nhãn hiệu quả thanh long Sơn La với các vùng địa lý trồng cụ thể, qua đó giúp sản phẩm này của địa phương ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.Trước đó, sản phẩm thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu cũng đã được xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.Trước đó, tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu đã diễn ra lễ thu hái và xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trườngLiên bang Nga.Việc xuất khẩu thành công quả thanh long ruột đỏ theo đường chính ngạch sang thị trường các nước châu Âu góp phần tạo đầu ra ổn định, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng phát triển bền vững cho cây trồng này và phấn đấu đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu của huyện đề ra năm 2024 là 325 tỷ đồng.Theo kế hoạch, ngoài cung cấp quả thanh long tại thị trường trong nước, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cũng phấn đấu trong năm 2024 xuất khẩu 60 tấn thanh long ruột đỏ theo đường chính ngạch sang thị trường các nước Anh, Pháp, Nga, Italia, một số nước Trung Đông và thị trường EU.
https://nhandan.vn/son-la-xuat-khau-thanh-long-ruot-do-sang-thi-truong-italia-post815488.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Sơn La", "thanh long ruột đỏ", "thị trường Italia", "huyện Thuận Châu", "xuất khẩu nông sản" ] }
SHS đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng cho năm 2024
NDO -Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (mã chứng khoán: SHS) Nguyễn Chí Thành dự kiến tổng doanh thu năm 2024 của SHS là 1.844 tỷ đồng, tăng gần 26% so với năm 2023 và lợi nhuận trước thuế năm 2024 là 1035,3 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2023.
Ngày 15/5, SHS tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024 tại Hà Nội để tổng kết kết quả kinh doanh năm 2023, mục tiêu năm 2024 và đề ra các định hướng phát triển trong các năm tới.Doanh thu hoạt động đầu tư năm 2023 đạt hơn 600 tỷ đồngPhát biểu tại Đại hội, ông Lê Đăng Khoa, Phó Tổng Giám đốc SHS thay mặt Đoàn Chủ tịch báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 và đề ra định hướng phát triển trong năm 2024.Trong năm 2023, SHS ghi nhận tổng doanh thu đạt 1464.8 tỷ đồng, tương ứng 75.4% kế hoạch năm. Tổng chi phí là 780.6 tỷ đồng, tương ứng 93,1% kế hoạch năm trong đó chi phí kinh doanh là 665.1 tỷ đồng, chi phí quản lý là 115.5 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của SHS đạt 684.2 tỷ đồng, tương ứng 62% kế hoạch.Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động Đầu tư ghi nhận số doanh thu cao nhất là 618.4 tỷ đồng, chiếm 42,2% doanh thu. Các hoạt động Lãi từ cho vay và phải thu chiếm 37,3% doanh thu; hoạt động Môi giới (gồm cả lưu ký) chiếm 16,3%; và hoạt động Tư vấn tài chính & bảo lãnh phát hành chiếm 3,7% doanh thu.Đối chiếu với kế hoạch kinh doanh đặt ra vào đầu năm 2023, ông Lê Đăng Khoa cho biết, trong năm này SHS đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Thị phần môi giới trái phiếu chính phủ của SHS nằm trong nhóm có thị phần trên 10% tại HNX năm 2023; Công ty đã hoàn thành cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh; triển khai thành công hệ thống quản lý giao dịch trái phiếu riêng lẻ niêm yết trên Sở HNX; tiếp tục nằm trong TOP 10 Báo cáo thường niên tốt nhất trong 5 năm.Tại Đại hội, Đoàn Chủ tịch cũng đánh giá, phân tích rõ các hoạt động nghiệp vụ của Công ty trong năm 2023 để rút ra các khó khăn, thách thức và tổng kết bài học kinh nghiệm cho các năm tới.Về mục tiêu năm 2024, ông Nguyễn Chí Thành, Tổng Giám đốc Công ty SHS dự kiến tổng doanh thu năm 2024 là 1.844 tỷ đồng, tăng gần 26% so với năm 202, lợi nhuận trước thuế năm 2024 là 1035,3 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2023.Ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHS chia sẻ về kế hoạch phát triển của Công ty trong tương lai.Sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 17.100 tỷ đồngMột nội dung quan trọng khác trong kế hoạch 2024 là, Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đề xuất tăng vốn điều lệ nhằm tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, tạo nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ và hiệu quả toàn diện, thực hiện định hướng phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo.Theo báo cáo của SHS, hiện vốn điều lệ của công ty đạt hơn 8.100 tỷ đồng. SHS dự kiến phát hành gần 900 triệu cổ phiếu qua 4 phương án phân phối để tăng vốn điều lệ lên hơn 17.100 tỷ đồng.Cụ thể, SHS đề xuất phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023; phát hành gần 40,7 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (thưởng cổ phiếu) cho cổ đông hiện hữu; chào bán thêm gần 813,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được mua 1 cổ phiếu mới); và phát hành 5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP 2024) với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.SHS dự kiến thời gian thực hiện các phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2024-2025 hoặc sau khi được sự chấp thuận từ các Cơ quan quản lý Nhà nước. Theo kỳ vọng, nếu hoàn thành toàn bộ phương án phát hành trên, SHS sẽ nằm trong danh sách các công ty chứng khoán có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam.Chia sẻ tại Đại hội, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHS cho biết SHS định hướng trở thành công ty chứng khoán đa năng với sản phẩm dịch vụ tốt nhất. SHS đã và đang tập trung đào tạo đội ngũ nhân sự có năng lực, chuyên môn cao nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tối ưu cho khách hàng và tiên phong trên thị trường đầu tư chứng khoán.Với thế mạnh sáng tạo từ nội lực, SHS đặt mục tiêu hướng tới mô hình công ty tư vấn đầu tư chứng khoán theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới. Từ nay đến năm 2030, Hội đồng Quản trị SHS sẽ xây dựng Công ty làm đơn vị trung tâm của Tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam.Đại hội đồng cổ đông SHS thường niên 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đại hội đã thu hút sự quan tâm của các Quỹ đầu tư và Định chế tài chính lớn, trong đó nổi bật là Quỹ Pyn Elite Fund (Non Ucits). Tại thời điểm kết thúc Đại hội ngày 15/05/2024, Đại hội biểu quyết thông qua các vấn đề với tỷ lệ nhất trí cao.
https://nhandan.vn/shs-dat-muc-tieu-loi-nhuan-hon-1000-ty-dong-cho-nam-2024-post809502.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "SHS", "Đỗ Quang Vinh" ] }
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026 – 2030
NDO -Thủ tướng Chính phủPhạm Minh Chínhvừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026 – 2030. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (bộ, cơ quan trung ương), các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các địa phương) triển khai công tác xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026 – 2030.
Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệmChỉ thị nêu rõ, việc đánh giá tình hình thực hiện5 nămgiai đoạn 2021 - 2025 phải làm rõ những kết quả đạt được gắn với mục tiêu đã đề ra trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương khóa XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; các Nghị quyết của Quốc hội về các kế hoạch 5 năm; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về các kế hoạch 5 năm địa phương; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chiến lược trong lĩnh vực tài chính, nợ công, thuế, hải quan, dự trữ quốc gia, phát triển các thị trường tài chính (chứng khoán, bảo hiểm,...) đến năm 2030; những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan, bài học kinh nghiệm rút ra trong bối cảnh thực hiện giai đoạn 2021 - 2025.Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2026 – 2030Về Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:1- Dự báo bối cảnh, tình hình chính trị, kinh tế, tài chính thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước trong 5 năm giai đoạn 2026 - 2030.2- Phân tích những khó khăn, thách thức, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2026 - 2030.3- Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách nhà nước trong 5 năm giai đoạn 2026 - 2030.4- Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 5 năm giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm:- Tổng thu ngân sách nhà nước, chi tiết cơ cấu thu theo lĩnh vực.- Tổng chi ngân sách nhà nước, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước, trong đó có việc thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương và các chính sách về lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội.- Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách trung ương; tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc.5- Các chỉ tiêu về quản lý nợ theo quy định của Luật Quản lý nợ công trong giai đoạn 2026 - 2030, gắn với định hướng thu hút vốn ODA thế hệ mới.6- Các nhiệm vụ giải pháp tài chính nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, gồm giải pháp đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; giải pháp thu ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo cơ cấu chi, hiệu quả chi ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý bảo đảm an toàn, bền vững nợ công; giải pháp về phát triển thị trường, dịch vụ tài chính, huy động các nguồn lực quốc tế trong các lĩnh vực mới nổi; quản lý tài sản công, doanh nghiệp nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, khu vực quản lý nhà nước.Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2026 – 2030Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2026 – 2030 cần:1- Dự báo tình hình kinh tế, tài chính, chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu tại địa phương (tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP), chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa chủ chốt) có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách địa phương trong 5 năm giai đoạn 2026 - 2030.2- Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 5 năm của địa phương; mục tiêu, định hướng huy động và phân phối các nguồn lực của địa phương trong thời gian 5 năm kế hoạch.3- Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu; khung cân đối về tài chính - ngân sách của địa phương trên cơ sở các chính sách, chế độ hiện hành; bao gồm:- Thu và cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn phù hợp với các dự kiến trình cấp thẩm quyền về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong cùng kỳ; thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp (chi tiết thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế); các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, lĩnh vực có nguồn thu lớn.Dự kiến các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế thuộc phạm vi quản lý của địa phương 5 năm 2026 - 2030.- Chi ngân sách địa phương, gồm: Tổng chi và cơ cấu chi ngân sách trên cơ sở các cơ chế, chính sách năm 2025, chi tiết theo chi đầu tư phát triển (trong đó làm rõ cơ cấu chi đầu tư phát triển theo tính chất nguồn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn sử dụng đất, nguồn xổ số kiến thiết, nguồn bội chi ngân sách địa phương), chi thường xuyên, chi trả nợ lãi và tổng chi quỹ lương của địa phương; các yếu tố tác động đến chi ngân sách địa phương; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách địa phương.Dự kiến nguồn thực hiện chính sách mới theo quy định và nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn dành ra từ việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế (nếu có).- Cân đối ngân sách địa phương: Bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương; tăng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương.4- Các chỉ tiêu về quản lý nợ của địa phương, gồm: Hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương; dự kiến vay, trả nợ.5- Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách địa phương và các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương.6- Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 trình cấp thẩm quyền xem xét quyết định, đảm bảo tiến độ theo quy định tại Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14, Nghị quyết số 974/2020/UBTVQH14 và Nghị định số 45/2017/NĐ-CP.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chinh-phu-chi-thi-ve-xay-dung-ke-hoach-tai-chinh-5-nam-giai-doan-2026-2030-post811896.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026 – 2030", "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "khung cân đối ngân sách nhà nước 5 năm", "kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia" ] }
Xuất khẩu thủy sản 6 tháng năm 2024 dự báo đạt 4,4 tỷ USD
NDO -Ngày 10/6, tạiThành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội nghị toàn thể hội viên năm 2024.
Theo Hiệp hội Chế biến vàXuất khẩu thủy sảnViệt Nam, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 6% so cùng kỳ năm 2023.Xuất khẩu tôm và cá tra tăng nhẹ, lần lượt tăng 7% và 4%, trong khi xuất khẩu cua ghẹ tăng mạnh nhất (84%), cá ngừ cũng tăng tích cực (22%) so cùng kỳ năm 2023.Trong số các sản phẩm chính, có mực, bạch tuộc và các loại cá khác (cá biển, cá nước ngọt) có giá trị xuất khẩu thấp hơn so cùng kỳ năm 2023, giảm lần lượt 1% và 3%.Tin liên quanGiá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nayTrong nhóm 5 thị trường chính, trừ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có sự phục hồi, thì các thị trường còn lại: Nhật, EU và Hàn Quốc đều giảm so cùng kỳ năm ngoái.Điều này cho thấy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn bị tác động nhiều bởi lạm phát kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng giảm và sự biến động tỷ giá đồng nội tệ so USD.Dự báo, xuất khẩu thủy sản 6 tháng năm 2024 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so cùng kỳ năm 2023.Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị.Kỳ vọng sau quý 2, các vấn đề tồn kho vàkhó khănvề vận tải sẽ giảm bớt, nhu cầu sẽ phục hồi và giá sẽ tăng lại vào quý 3, là thời điểm nhu cầu cao phục vụ lễ Tết cuối năm.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hiệp hội và các doanh nghiệp không ngừng cố gắng để vượt qua khó khăn đưa ngành thủy sản ngày càng phát triển.Năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD.Với mục tiêu hướng đến xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong năm 2024 và 12 tỷ USD và năm 2030, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần thích nghi và điều chỉnh kế hoạch hoạt động phù hợp với bối cảnh của thị trường.Trong đó, các doanh nghiệp cầnđa dạng hóa thị trườngxuất khẩu, để tránh sự phụ thuộc, tăng cường xuất khẩu vào các thị trường mới, hướng đến mở rộng và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh và độ nhận diện cho thủy sản Việt Nam, cập nhật thông tin từ các thị trường đánh giá đúng diễn biến tình hình, qua đó có được phản ứng thích hợp và kịp thời nhất.
https://nhandan.vn/xuat-khau-thuy-san-6-thang-nam-2024-du-bao-dat-44-ty-usd-post813630.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam", "VASEP", "xuất khẩu thủy sản", "thị trường", "Hoa Kỳ", "Trung Quốc" ] }
Hải Dương nâng cao giá trị quả vải thiều
NDO -Ngày 27/5, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Hà và các ngành chức năng tỉnh Hải Dương tổ chức chương trình “Vải thiều Thanh Hà(Hải Dương) - Hành trình cùng các tour du lịch”.
Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nhất là vải thiều đã được Hải Dương thực hiện từ nhiều năm nay.Hằng năm, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh thường xuyên xây dựng các tour hoặc tổ chức đón đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm vườn vải, tham quan các mô hình trồng vải và cùng hái vải với nông dân.Tin liên quanXúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải DươngThông qua các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành, Hải Dương quảng bá, giới thiệu vải thiều Thanh Hà tới du khách, người tiêu dùng qua các hành trình du lịch sinh thái, trải nghiệm vườn vải.Đây cũng là điểm nhấn trong hành trình du lịch, khám phá vẻ đẹp truyền thống văn hóa của đất và người xứ Đông, tăng cơ hội, giúp vải thiều Thanh Hà mở rộng tiêu thụ tại thị trường trong nước và thế giới.Du khách trải nghiệm thu hoạch và thưởng thức vải thiều tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà.Năm 2012, vải thiều Thanh Hà được Trung ương Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn trong “Tốp 50 sản phẩm uy tín chất lượng”; năm 2013, 2014 lọt “Tốp 10 sản phẩm uy tín chất lượng” và là đặc sản “Tinh hoa đặc sản 3 miền”; năm 2015, được vinh danh “Thương hiệu vàng”; năm 2016, vải thiều Thanh Hà được Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận “Thương hiệu Thực phẩm an toàn tin dùng”.Hiện nay,vải thiềulà 1 trong 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hải Dương.
https://nhandan.vn/hai-duong-nang-cao-gia-tri-qua-vai-thieu-post811359.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Vải thiều", "Hải Dương", "Vải thiều Thanh Hà", "tour du lịch", "trải nghiệm vườn vải" ] }
Cầu gia tăng cuối phiên, VN-Index đảo chiều lấy lại sắc xanh
NDO -Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 27/5, dòng tiền quay lại lúc cuối phiên, cổ phiếu nhiều nhóm ngành hồi phục cùng cáccổ phiếu lớnnhư GAS, GVR, HVN, POW… tăng mạnh, tác động tích cực giúpVN-Indexphục hồi bật tăng 5,75 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.267,68 điểm.
Thanh khoản toàn thị trườnggiảm so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 853,91 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 19.871,02 tỷ đồng.Nhà đầu tư nước ngoàitiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn hơn 539,90 tỷ đồng, tập trung vào các mã CTG, HPG, HDB, MWG, VNM… Chiều ngược lại, các mã mua ròng nhiều gồm FPT, TCH, EVF, POW, GKM…Giá trị giao dịchkhớp lệnh trên sàn HoSE phiên này đạt hơn 14.844,84 tỷ đồng.Phiên hôm nay, các mã đóng góp tích cực vào đà tăng của chỉ số VN-Index gồm GAS, GVR, HVN, POW, PGV…Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực lên VN-Index gồm BID, HDB, MWG, CTG, SSB…Xét về nhóm ngành, cổ phiếu ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tiếp tục là nhóm có đà tăng mạnh nhất với mức tăng 4,30%, chủ yếu đến từ các mã TV2 (+5,53%), VNC (+1,55%), TV4 (+1,54%), KPF (+0,60%)...Tiếp theo là ngành bảo hiểm và thiết bị điện với mức tăng lần lượt là 2,82% và 2,41%...Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngành bán lẻ giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 0,44% chủ yếu đến từ mã MWG (-0,83%), FRT (-0,74%), PNJ (-0,12%)...* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đảo chiều bật tăng về cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 5,58 điểm (+0,27%), lên mức 2.080,46 điểm. Thanh khoản với khối lượng giao dịch hơn 709,72 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 17.812,06 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 243 mã tăng giá, 82 mã đứng giá và 156 mã giảm giá.* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 242,83 điểm, tăng 1,11 điểm (+0,46%). Thanh khoản đạt tổng cộng hơn 75,29 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 1.394,80 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 98 mã tăng giá, 56 mã đứng giá và 70 mã giảm giá.Chỉ số HNX30 đóng cửa tăng 1,92 điểm (+0,36%) và lên mức 536,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 37,67 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 975,30 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 15 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng điểm, đóng cửa tại mức 94,87 điểm, tăng 0,47 điểm (+0,50%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 51,92 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 892,50 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 156 mã tăng giá, 80 mã đứng giá và 128 mã giảm giá.* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 5,75 điểm (+0,46%) và lên mức 1.267,68 điểm. Thanh khoản đạt hơn 726,70 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.583,72 tỷ đồng. Toàn sàn có 233 mã tăng, 67 mã đứng giá và 198 mã giảm giá.Chỉ số VN30 tăng 1,42 điểm (+0,11%) và lên mức 1.284,88 điểm. Thanh khoản đạt hơn 257,28 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 7.561,20 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 14 mã tăng, 9 mã đi ngang và 7 mã giảm giá.5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là POW (hơn 41,23 triệu đơn vị), EIB (hơn 23,32 triệu đơn vị), EVF (hơn 17,11 triệu đơn vị), SSI (hơn 16,84 triệu đơn vị), GEX (hơn 16,38 triệu đơn vị).5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là PSH (6,97%), PGV (6,95%), DTT (6,94%), CCL (6,93), JVC (6,78%).5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là HTI (-9,75%), TDH (-6,94%), QCG (-6,93%), DRH (-6,81%), ADG (-6,72%).* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 201.223 hợp đồng được giao dịch, giá trị hơn 25.719,35 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/post-811344.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "VN-Index", "HNX-Index", "phiên giao dịch", "thanh khoản", "khối ngoại", "cổ phiếu", "chứng khoán" ] }
Giá vàng ngày 27/5: Đồng loạt tăng nhẹ phiên đầu tuần
NDO -Giá vàng thế giới hôm nay(27/5) tăng nhẹ lên 2.345 USD/ounce sau 2 phiên giảm mạnh liên tiếp. Trong nước, giá vàng đồng loạt tăng, vàng miếng SJC giao dịch ở mức 89,7 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76,55 triệu đồng/lượng.
Sáng phiên giao dịch đầu tuần, các thương hiệu vàng trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng nhẹ giá vàng từ 100.000-200.000 đồng/lượng.Tính đến 10 giờ 30 phút ngày 27/5, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 87,7 triệu đồng/lượng mua vào và 89,7 triệu đồng/lượng bán ra, không đổi so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra ở mức 2 triệu đồng/lượng.Thống kê giá vàng của Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Rồng Việt VDOS - Cập nhật lúc 10 giờ 30 phút ngày 27/5.Giá vàng SJCniêm yết mua vào-bán ra ở mức 87,7-89,7 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 2 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn SJC 9999 giao dịch mua vào 74,85 triệu đồng/lượng, bán ra 76,55 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,7 triệu đồng/lượng.Vàng PNJ mua vào ở mức 74,8 triệu đồng/lượng và bán ra mức 76,4 triệu đồng/lượng, lần lượt tăng 200.000 đồng và 100.000 đồng/lượng so kết phiên trước đó.Tại thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 27/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng 11 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.345,5 USD/ounce.Tuần trước,giá vàngthế giới giảm mạnh liên tiếp do áp lực chốt lời sau khi thiết lập kỷ lục mới. Ngoài ra, vàng mất giá một phần do đồng USD hồi phục, dữ liệu kinh tế mới nhất từ Mỹ cho thấy rủi ro lạm phát gia tăng khiến các nhà tham gia thị trường cho rằng FED sẽ cần phải duy trì mức lãi suất hiện tại lâu hơn nữa.Thông tin đáng chú ý tuần này là dữ liệu lạm phát, các nhà kinh tế sẽ chú ý đến báo cáo GDP cập nhật và dữ liệu niềm tin của người tiêu dùng. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể sẽ giảm, trong khi một nửa số nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn tin rằng kim loại quý có thể tăng cao hơn trong ngắn hạn.Biểu đồ giá vàng thế giới ngày 27/5. (Ảnh: kitco.com)Dự báo về triển vọng giá vàng tuần này, chỉ có 3 chuyên gia trong số 14 nhà đầu tư lớn Phố Wall-Wall Street (tương đương 21%) bày tỏ tin tưởng rằng giá vàng sẽ tăng, trong khi 8 nhà phân tích (57%) dự đoán giá sẽ thấp hơn. 3 chuyên gia còn lại (21%) nhận định vàng có xu hướng đi ngang trong tuần này.Trong khi đó, 94 nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Main Street-Phố Chính trong tổng số 195 người tham gia cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco News (tương đương 48%) dự đoán giá vàng sẽ tăng trong ngắn hạn. 50 nhà đầu tư (26%) nghiêng về quan điểm giảm giá, 51 người khác (21%) cho rằng giá kim loại quý sẽ duy trì ở mức ổn định trong tuần này.Sáng nay, Chỉ số USD-Index giảm nhẹ xuống mức 104,7 điểm; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4,455%; chứng khoán Mỹ hồi phục nhờ cổ phiếu chip; giá dầu tăng nhẹ lên 82,05 USD/thùng đối với dầu Brent và 77,91 USD/thùng đối với dầu WTI.
https://nhandan.vn/gia-vang-ngay-275-dong-loat-tang-nhe-phien-dau-tuan-post811325.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "giá vàng hôm nay", "giá vàng 27/5", "vàng miếng SJC", "vàng nhẫn", "giá vàng tăng nhẹ" ] }
Giá gas giảm 5.000-8.000 đồng/bình 12kg
NDO -Chiều tối 30/4, các doanh nghiệp kinh doanh gas tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo điều chỉnh giảmgiá bán lẻ các bình gas12kg từ 5.000-8.000 đồng, tùy thương hiệu, kể từ ngày 1/5/2024.
Cụ thể, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh (Gas City Petro) cho biết, giá gas của công ty giảm 417 đồng/kg, tương đương giảm 5.000 đồng đối với các bình gas 12kg và 12,5kg; giảm 19.000 đồng/bình gas 45kg; giảm 21.000 đồng/bình gas 50kg.Tương tự, các bình gas 12kg thương hiệu Thủ Đức gas, Gia Đình gas, MT gas, VT gas, Vina Pacific Petro và Vimexco gas… đều giảm 5.000 đồng/bình.Trong khi đó, Công ty Saigon Petro thông báo từ sáng 1/5 sẽ giảm giá gas bán lẻ 667đồng/kg (đã VAT), tương đương giảm 8.000 đồng/bình 12kg; giá bán lẻ: 430.500 đồng/bình 12kg.Nguyên nhân đợt điều chỉnh lần này do giá gas nhập khẩu bình quân tháng 5/2024 được chốt ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với giá nhập khẩu tháng 4/2024.
https://nhandan.vn/gia-gas-giam-5000-8000-dongbinh-12kg-post807275.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Giá gas giảm", "giá gas bán lẻ", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Cần Thơ: Xuất khẩu lô xoài tượng da xanh đầu tiên sang Australia và Hoa Kỳ
NDO -Ngày 18/6, tại huyện Cờ Đỏ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ phối hợp Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Vina T&T tổ chức lễ công bốxuất khẩulô xoài tượng da xanh đầu tiên sang thị trường Australia và Hoa Kỳ.
Đây là lô xoài tượng da xanh do Hợp tác xã nông nghiệp Lộc Hưng, huyện Cờ Đỏ trồng và liên kết với Công ty Vina T&T tiêu thụ.Trong đó, một tấn xoài tượng da xanh được cấp mã số vùng trồng xuất sang thị trường Australia và một tấn xoài tượng da xanh được cấp mã số vùng trồngxuất sang thị trường Hoa Kỳ.Lãnh đạo thành phố Cần Thơ, doanh nghiệp cắt băng chào mừng tại lễ công bố.Thành phố Cần Thơ hiện có 3.300ha trồng xoài, sản lượng cung cấp hằng năm gần 17.500 tấn quả. Riêng xã Thới Hưng, có diện tích xoài lớn nhất huyện Cờ Đỏ với gần 2.000ha; trong đó, có 21ha xoài tượng da xanh được cấp mã số vùng trồng.Thời gian tới, ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ nông dân, hợp tác xã phát triển sản xuất chuyên canh tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; tăng cường hướng dẫn nông dân sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật thông minh nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
https://nhandan.vn/can-tho-xuat-khau-lo-xoai-tuong-da-xanh-dau-tien-sang-australia-va-hoa-ky-post814911.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "nông nghiệp thông minh", "xoài tượng da xanh", "huyện Cờ Đỏ", "Cần Thơ", "xuất khẩu", "thị trường Mỹ" ] }
Giá cà-phê hạ nhiệt, giá bông về mức thấp gần 1 năm
NDO -Giá cà-phê Robusta giảm mạnh hơn 3% trong phiên ngày 30/4 do mưa trái mùa tại Tây Nguyên góp phần giải khát cho các vườn cà-phê đang khô hạn.
Tuy nhiên, lo ngại về sản lượngcà-phêvụ 2024/2025 vẫn chưa dừng lại khi giới phân tích dự đoán vùng trồng cà-phê chính của Việt Nam sẽ còn trải qua các đợt nắng nóng đỉnh điểm nữa, trước khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 6.Ngoài ra, trong tháng 3 vừa qua, nước ta chỉ xuất đi 3.093,4 tấn cà-phê, giảm 59% so cùng kỳ năm trước. Nguồn cung ở mức thấp khiến hoạt động xuất khẩu chững lại.Diễn biến cùng chiều, giá Arabica giảm về mức thấp nhất gần 3 tuần trước một số dấu hiệu cải thiện nguồn cung.Xuất khẩu cà-phê từ Brazil tiếp tục được đẩy mạnh trong tháng 4. Theo thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Những nhà xuất khẩu cà-phê Brazil (CECAFE), tính đến 30/4, quốc gia Nam Mỹ đã xuất đi khoảng 4,6 triệu bao cà-phê, với 3,5 triệu bao Arabica dạng hạt, tăng 27% so cùng kỳ tháng trước.Hiện tại, hoạt động thu hoạch cà-phê tại Brazil đã bắt đầu. Dù tiến độ còn chậm nhưng sự khô ráo trong thời tiết tại khu vực trồng cà-phê chính sẽ thúc đẩy tiến độ trong thời gian tới, giúp nông dân Brazil có thêm lý do để đẩy mạnh bán hàng.Ở một diễn biến đáng chú ý khác, giá bông giảm 3,79% về mức thấp nhất gần 1 năm. Nhu cầu về bông còn hạn chế đã tiếp tục gây sức ép lên giá. Trong báo cáo xuất khẩu hằng tuần ngày 25/4, Mỹ chỉ xuất đi 261.700 kiện bông, giảm lần lượt 2% và 18% so tuần trước và trung bình 4 tuần gần nhất.Cùng với đó, Jack Scoville, Phó Chủ tịch của Price Futures Group cho biết, giá bông giảm là do nhu cầu thấp và điều kiện trồng trọt tại vùng sản xuất bông chính của Mỹ đang diễn ra khá tốt, kéo theo kỳ vọng tích cực về sự gia tăng sản lượng trong vụ mới.Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 (ngày 30/4), thị trường ghi nhận 27 mặt hàng giảm giá trong tổng số 31 mặt hàng. Áp lực bán hoàn toàn áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index giảm sâu 1,34% xuống 2,279,13 điểm. Như vậy, chỉ số MXV-Index tháng 4 thấp hơn khoảng 2,7% so hồi tháng 3, phản ánh giá hàng hoá có xu hướng hạ nhiệt nhẹ.Các mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp mất đà phục hồi trước đó, đồng loạt giảm giá với nhiều mặt hàng ghi nhận mức giảm trên 3%. Trong khi đó, giá ca-cao ngược chiều tăng trên 3% sau khi bất ngờ lao dốc hơn 15% trong phiên trước đó. Đây vẫn là nhóm ghi nhận nhiều biến động nhất trong ngày hôm qua.Ngoài ra, nhóm kim loại cũng cho thấy đà giảm giá đồng đều, đặc biệt là kim loại quý trong bối cảnh thị trường giữ tâm lý thận trọng trước thềm cuộc họp lãi suất củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)diễn ra vào đêm nay. Sự sôi động của thị trường giúp cho giá trị giao dịch toàn Sở duy trì ở mức gần 7.000 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/gia-ca-phe-ha-nhiet-gia-bong-ve-muc-thap-gan-1-nam-post807326.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "giá cà-phê", "giá bông", "tăng sản lượng", "MXV-Index", "thông tin hàng hóa" ] }
Những giọt mồ hôi rơi và quyết tâm vì một “đường dây cuộc đời”
NDO -Vượt lên những khó khăn, vất vả, các cán bộ, công nhân trên công trường thi côngđường dây 500kV mạch 3vẫn đang miệt mài lao động, không ngại khó, ngại khổ gấp rút hoàn thành dự án năng lượng trọng điểm quốc gia này, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Với yêu cầu phải đóng đóng điện dự án trong tháng 6/2024,Thủ tướng Chính phủđề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), các nhà thầu và đặc biệt là người lao động trên công trường tập trung mọi nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị, tổ chức để huy động sức mạnh tập thể, tiếp tục phát huy tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “vượt nắng, thắng mưa, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, thi công 3 ca, 4 kíp, làm việc xuyên lễ, xuyên Tết”, đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án.Tin liên quanBảo đảm hậu cần và tăng cường hỗ trợ thi công công trình Đường dây 500kV mạch 3“Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” trên độ cao… hơn 80mCó mặt tạiđại công trườngxây dựng dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) mới thấy hết không khí thi đua lao động sôi nổi, khẩn trương, nhộn nhịp của cán bộ, công nhân viên các đơn vị thi công, cùng với đó là quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa” để phấn đấu hoàn thành tốt các phần việc được giao.Giữa cái nắng trưa hè miền trung bỏng rát, đoàn công tác chúng tôi tìm về với công trường thi công vị trí cột 338, đường dây 500kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu - một trong bốn dự án thành phần thuộc dự án đường dây 500kV mạch 3, thuộc địa phận xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Con đường công vụ dốc quanh co dẫn đến vị trí cột 338. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Con đường đồi núi dốc quanh co dẫn đến vị trí cột hằn sâu vết bánh xe, lồi lõm, khó đi, cứ hễ mưa thì lầy lội, ngày nắng thì bụi đất mờ cả một khoảng rừng thông.Vị trí cột 338 đã hoàn thành khâu xây móng và đang sắp sửa hoàn thiện công tác dựng cột để kéo dây.Gạt vội mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt sạm đen vì nắng gió, anh Võ Tá Sáng, công nhân Công ty Xây lắp điện 2 - đơn vị phụ trách thi công cột 338 cho biết, anh vừa hết ca làm việc trên cột cao và chỉ vừa… trở lại mặt đất để nghỉ luân phiên.“Bình thường ca của mình bắt đầu từ khoảng 6 giờ sáng là lên cột rồi, làm việc liên tục trên cao đến tầm 11 giờ trưa mới nghỉ. Các anh em nhiều khi cũng 11 giờ rưỡi hoặc 12 giờ kém mới xuống, tranh thủ thời tiết thuận lợi để làm xong nốt các công đoạn còn đang dang dở”, người đàn ông 42 tuổi quê Hà Tĩnh chia sẻ về công việc khá đặc thù của mình.Anh Võ Tá Sáng chia sẻ về những vất vả cũng như quyết tâm của cán bộ, công nhân thi công tại công trường. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Hiện nay, dự án đang triển khai dựng cột, kéo dây với đặc thù phải thường xuyên làm việc trên cao trong điều kiện thời tiết mưa, nắng bất thường.Vị trí cột 338 có độ cao ở điểm cao nhất lên đến 83m. Đây cũng là một thách thức thực sự với các công nhân thi công trên cao khi vừa đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với lắp đặt trên mặt đất, lại vừa cần đầy đủ thiết bị để bảo vệ an toàn.“Leo trèo lên xuống ở độ cao như thế này vất vả lắm nhưng chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm vì được công ty cung cấp trang thiết bị an toàn đầy đủ, cũng như được phổ biến về công tác an toàn lao động. Các đồ bảo hộ thường xuyên được kiểm tra định kỳ và bổ sung kịp thời”, anh Sáng cho biết.Thi công trên cao đòi hỏi người lao động vừa phải có sức khỏe, vừa phải bảo đảm về an toàn và kỹ thuật cao hơn so với lắp đặt trên mặt đất. (Ảnh: TUẤN HUY)Toàndự ánhiện đang bước vào giai đoạn nước rút, bảo đảm đến ngày 20/6 sẽ hoàn thành việc kéo dây và hoàn thành đóng điện trước ngày 30/6 theo tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao.Thời gian còn lại không nhiều nhưng khối lượng công việc lớn, thi công gấp rút. Do đó, các cán bộ, công nhân trên công trường đều quán triệt tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, thi công 3 ca, 4 kíp”, quyết tâm bảo đảm tiến độ.“Có những thời điểm mát trời, để tranh thủ thời gian, anh em chúng tôi cũng phải sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ ngay ở trên cột. Ăn cơm rồi nghỉ khoảng 30 phút và quay lại làm việc tiếp. Tất cả đều nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra trong thời gian sớm nhất”, anh Sáng chia sẻ.Toàn cảnh công trường thi công cột 338. (Ảnh: TUẤN HUY)Nỗ lực vượt khóNói thêm về những khó khăn, vất vả trên công trường, anh Lưu Xuân Thượng, nhân viên Phòng Kỹ thuật, Công ty Xây lắp điện 2 cho biết, giai đoạn khó khăn nhất là ở thời điểm dựng cột, nhất là trong điều kiện tiến độ gấp như hiện tại. Thứ nữa là vấn đề thời tiết, khi phải thi công trong điều kiện mưa gió thất thường hay nắng nóng với nền nhiệt 34-35 độ C của miền trung.Anh Lưu Xuân Thượng chia sẻ về điều kiện thi công tại công trường. (Ảnh: TRUNG HƯNG)“Thi công trên cao rất cần bảo đảm về sức khỏe. Anh em công nhân trước khi trèo cao cũng đều phải trải qua công tác huấn luyện, quán triệt về yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra, người lao động nếu thi công đêm hôm trước đều được bố trí ngủ nghỉ luân phiên vào sáng hôm sau để có đủ sức khỏe trèo cao”, anh Thượng chia sẻ.Theo kế hoạch của Công ty Xây lắp điện 2, cột 338 sẽ thi công trong vòng từ 20-23 ngày. Hiện đơn vị đã thực hiện các phần việc được 17 ngày và còn khoảng 5-7 ngày nữa sẽ hoàn thiện toàn bộ công tác thi công.Tin liên quan[Ảnh] “Vượt nắng, thắng mưa” trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3Anh Lê Văn Tám (giữa) cùng các cán bộ kỹ thuật "trực chiến" 24/7 tại công trường. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Có mặt tại công trường, anh Lê Văn Tám, Phó Giám đốc Công ty Xây lắp điện 2, Trưởng Ban điều hành dự án đường dây 500kV mạch 3 của công ty cho biết, vị trí 338 đang có 20-22 công nhân và cán bộ kỹ thuật tham gia thi công. “Ngay cả bản thân là lãnh đạo công ty, theo yêu cầu, mình cũng phải liên tục có mặt tại công trường 24/7 chứ không phải tại văn phòng”, anh Tám chia sẻ.Cũng theo vị phó giám đốc này, vấn đề hiện tại là việc bảo đảm nguyên vật liệu thép để dựng cột. Một phần do tiến độ gấp nên các nhà cung cấp vật tư cột thép đang gặp khó trong việc bảo đảm tiến độ cung ứng vật tư.Anh Tám thông tin, lãnh đạo các nhà thầu và đơn vị thi công cũng đang “ăn chực, nằm chờ” ở các nhà máy sản xuất để giám sát, đốc thúc tiến độ công việc.“Khi cột thép chưa về đồng loạt, đơn vị đã khắc phục bằng cách thi công một phần cho phù hợp tình hình cung ứng vật tư, trong khi tiếp tục tổ hợp, điều phối nhân lực để làm những công việc khác, tránh để lãng phí thời gian”, anh Tám nói.Các cột thép được chuyển tới công trường và đưa lên cao bởi hệ thống ròng rọc để lắp ráp, dựng cột. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Anh cho biết thêm, Công ty Xây lắp điện 2 được giao phụ trách 4 gói thầu gồm gói thầu số 14, 33, 36 và 40. Trong đó, cột 336 thuộc gói thầu số 36, gồm 20 vị trí móng cột và 10 khoảng néo. Đơn vị đã hoàn thành việc đúc móng tất cả 47 vị trí móng cột thuộc 4 gói thầu trên và hiện đang đặt quyết tâm cao nhất để hoàn thành các vị trí cột theo đúng tiến độ yêu cầu.“Ý chí quyết tâm của anh em trên công trường thực sự rất cao. Kể cả như bản thân mình nếu không có động lực từ sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương, cùng sự tin tưởng của anh em công nhân, sự ủng hộ của người dân sở tại và của gia đình, người thân ở nhà thì chắc cũng… bỏ cuộc. Ngay cả việc chi tiêu cho công việc ở công trường nhiều khi cũng phải lấy… tiền nhà ứng trước thay vì đợi chuyển giao từ công ty vì tính chất cấp bách của công việc”, anh Tám cười nói.Toàn cảnh công trường thi công cột 338 nhìn từ trên cao. (Ảnh: TUẤN HUY)Đó cũng chính là tinh thần chung của cán bộ, công nhân, người lao động trên các công trường thi công dự án trọng điểm, quy mô lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia này. Nỗ lực khắc phục khó khăn, các nhà thầu, đơn vị thi công đang tập trung tối đa nhân lực, máy móc, thi công gấp rút để dự án đạt tiến độ đề ra, bảo đảm chất lượng.Trước khi chia tay chúng tôi, anh Tám bộc bạch: “Nói chung cũng vất vả, nhưng được tham gia điều hành một công trình mà Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo cũng là điều hãnh diện đối với chúng tôi. Sự quan tâm, hỗ trợ từ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và từ tập đoàn cũng là nguồn động viên cho anh em. Chúng tôi rất phấn khởi và đặt quyết tâm cao nhất, phấn đấu hết sức để làm nên một ‘đường dây của cuộc đời’ mình”.Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có tổng chiều dài khoảng 519km, đi qua địa bàn 9 tỉnh, bao gồm 1.177 vị trí cột, tổng mức đầu tư khoảng 22.300 tỷ đồng. Trong đó, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện đang triển khai 2 dự án thuộc đường dây 500kV mạch 3 với chiều dài gần 100km.
https://nhandan.vn/nhung-giot-mo-hoi-roi-va-quyet-tam-vi-mot-duong-day-cuoc-doi-post813760.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Quảng Trạch-Quỳnh Lưu", "đường dây 500kV mạch 3", "vượt nắng thắng mưa", "Nghệ An" ] }
Khẩn trương giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía nam
NDO -Ngày 24/6, tại tỉnhBến Tre,Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hàcùng Đoàn công tác Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, các đơn vị thi công, ban quản lý dự án... để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự án giao thông trọng điểm.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các địa phương đã thảo luận, bàn hướng tháo gỡ khó khăn trong việc cung ứng cát cho các công trình giao thông trọng điểm như:đường Vành đai 3(Thành phố Hồ Chí Minh),cao tốc Cần Thơ-Cà Mau, cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, cao tốc Gò Quao-Vĩnh Thuận...Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, tại các tỉnh, thành phố phía nam có 16dự án giao thông trọng điểmcòn thiếu 65 triệu m3cát. Hiện tại, đang bổ sung nguồn khai thác cát biển tại Sóc Trăng, đánh giá tác động môi trường để nâng công suất các mỏ cát sông tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang... để đẩy nhanh tiến độ các dự án.Trong đó, tại tỉnh Bến Tre có 6 mỏ cát quy hoạch khai thác giai đoạn 2021-2025 đang thực hiện đấu giá quyền khai thác với trữ lượng gần 10 triệu m3. Dự kiến, tỉnh Bến Tre sẽ tổ chức đấu giá vào cuối năm 2024 đưa vào khai thác 3 mỏ gồm: Quới Sơn, An Đức-An Hòa Tây, An Hiệp-An Ngãi Tây; đầu năm 2025 đưa vào khai thác 3 mỏ trên sông Ba Lai để cung ứng cho các dự án giao thông trọng điểm.Tại tỉnh Sóc Trăng có 5 mỏ cát thì có 1 mỏ đã cấp phép còn lại 4 mỏ đang chuẩn bị đấu giá khai thác. Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng có công văn gửi 29 tỉnh, thành phố có 21 dự án trọng điểm Quốc gia có nhu cầu cát biển để tỉnh cung ứng. Hiện, có một số địa phương, ban quản lý dự án đăng ký để cung ứng cát biển cho các dự án với khối lượng khoảng 24,9 triệu m3.Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, để xảy ra tình trạng thiếu cát san lấp các công trình giao thông trọng điểm là lỗi thiếu sâu sát, chi tiết của Chính phủ và các địa phương. Cuộc họp hôm nay đã thể hiện sự thẳng thắn, cùng nhau tháo gỡ khó khăn, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Trung ương và địa phương vì để xảy ra dự án chậm tiến độ, phát sinh thêm vốn là trách nhiệm của chúng ta.Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giaoBộ Giao thông vận tảilàm việc cụ thể, chi tiết để điều tiết nguồn cát dự án cao tốc ngang sang dọc; cân nhắc linh hoạt phân bổ các mỏ cho các dự án đang triển khai. Trong tuần này, các nhà thầu phải hoàn tất hồ sơ, có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải về nhu cầu nguồn cát cho dự án nhưng không làm thay đổi việc phân bổ nguồn cát cho các địa phương.Đối với các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu trong tuần này, Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cử cán bộ đến địa phương để hướng dẫn liên quan đến trình tự, thủ tục nâng công suất; quyết định chỉ định đầu tư nhất là tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang... với tinh thần giải quyết xong công việc mới về.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng Đoàn công tác khảo sát mỏ cát Qưới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, cần cử cán bộ, Ban quản lý dự án đến làm việc trực tiếp với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long về việc cung ứng nguồn cát cho dự án Vành đai 3 với tinh thần khẩn trương và đừng để giá cát đội lên phải mất thời gian điều chỉnh. Trong đó, có phương án cụ thể là cùng với các địa phương lấy cát sông cung ứng cho các dự án giao thông trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Giao thông vận tải căn cứ tiến độ để điều chỉnh nguồn cung cát phù hợp và báo cáo theo tiến độ với tinh thần cộng đồng trách nhiệm để đẩy nhanh tiến độ dự án. Riêng tỉnh Tiền Giang ngày 15/7 phải tiến hành khai thác các mỏ cát để cung ứng cho dự án đường Vành đai 3...Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có chuyến khảo sát thực tế tại mỏ cát Quới Sơn (xã Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).Qua khảo sát thực tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bến Tre nghiên cứu thực hiện áp dụng cơ chế đặc thù để phục vụ cát san lấp cho một số công trình cao tốc ở miền Tây và đường Vành đai 3 (Thành phố Hồ Chí Minh).Bên cạnh đó, các ngành chức năng tại tỉnh Bến Tre cần khẩn trương thực hiện, hoàn tất các thủ tục, hồ sơ để bảo đảm đưa vào khai thác các dự án trong thời gian sớm nhất. Đối với dự án nạo vét luồng tận thu tại các cửa sông, Bến Tre khẩn trương thực hiện các thủ tục tiến hành nạo vét theo thẩm quyền.
https://nhandan.vn/khan-truong-giai-quyet-kho-khan-vuong-mac-cho-cac-du-an-giao-thong-trong-diem-khu-vuc-phia-nam-post815887.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "giao thông", "dự án", "cát sông", "phó thủ tướng" ] }
VinFast chính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện VF 3
NDO -Từ 6 giờ sáng 13/5,VinFastchính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện VF 3 với mức giá 235 triệu đồng (thuê pin) và 315 triệu đồng (bao gồm pin). Trong đó, 6.868 khách hàng đặt cọc trong 66 giờ đầu có cơ hội nhận phiên bản giới hạn Creators’ Edition với những chi tiết thiết kế đặc biệt.
Xe dự kiến sẽ bắt đầu được bàn giao cho khách hàng từ tháng 8/2024.Chương trình đặt cọc sớm với giá 235 triệu và 315 triệu đồng/xe cùng những ưu đãi vượt trội chỉ kéo dài trong ba ngày, từ 6 giờ ngày 13/5 đến hết ngày 15/5. Sau 66 giờ đầu, giá xe sẽ về mức niêm yết là 240 triệu đồng (thuê pin) và 322 triệu đồng (bao gồm pin).Mức cọc trị giá 15 triệu đồng (không hoàn hủy) được áp dụng cho cả phương án mua xe thuê pin hoặc mua xe đã bao gồm pin. Trường hợp mua xe thuê pin, VinFast cung cấp cho khách hàng gói thuê pin theo 3 mốc quãng đường di chuyển trong tháng, cụ thể: 900.000 đồng cho 1.500 km/tháng trở xuống; 1.200.000 đồng cho 1.500 - 2.500 km/tháng; và 2.000.000 đồng cho 2.500 km/tháng trở lên.Để giúp cho khách hàng dễ dàng sở hữu xe, qua đó hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ô-tô của nhiều người Việt, VinFast cũng sẽ áp dụng chính sách ưu đãi hấp dẫn theo chương trình Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam lần 2 cho VF 3. Cụ thể, khách hàng mua xe trả góp sẽ được hỗ trợ vay tới 70-80% giá xe, thời hạn vay lên tới 8 năm và lãi suất tối đa trong 2 năm đầu chỉ 5%/năm. Nếu trả thẳng 100%, khách hàng sẽ được ưu đãi 4% giá xe.Ngoài giá bán và chính sách ưu đãi hấp dẫn, khách hàng đặt cọc sớm VF 3 trong 66 giờ đầu còn được miễn phí lựa chọn 9 màu sơn ngoại thất ấn tượng, với 4 màu cơ bản và 5 màu nâng cao. Sau giai đoạn trên, các màu sơn nâng cao sẽ tính thêm chi phí 8 triệu đồng.Đặc biệt, với mức phí 15 triệu đồng/xe, VinFast sẽ cá nhân hóa màu sơn xe theo yêu cầu, bao gồm cả họa tiết trang trí, đồng thời hỗ trợ khách hàng đăng kiểm theo đúng màu sơn xe bàn giao. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một mẫu xe phổ thông cung cấp dịch vụ cộng thêm đi kèm là cá nhân hóa, mang đến cho khách hàng cơ hội thể hiện cá tính và sở hữu một chiếc xe như ý.6.868 khách hàng đặt cọc sớm xe VF 3 sữ được nhận chiếc xe phiên bản giới hạn được khắc dòng chữ Creators’ Edition ở ngoại thất, với số thứ tự được đánh từ 1 đến 6.868 bên trong, nhằm bảo đảm tính độc bản cho từng chiếc xe.Khách hàng có thể đặt cọc trực tuyến tại website https://reserve.vinfastauto.com/ và các nền tảng thương mại điện tử Shopee,VinID, hoặc trực tiếp tại các showroom, nhà phân phối VinFast trên toàn quốc.Nội thất xe VF 3.VF 3 là mẫu xe phổ thông có giá hấp dẫn nhất dải sản phẩm VinFast. Xe có thể di chuyển 210 km sau khi sạc đầy; sạc pin từ 10% lên 70% chỉ trong vòng 36 phút; tăng tốc từ 0-50 km/h trong vòng 5,3 giây và đạt vận tốc tối đa lên đến 100 km/h.Với bộ la-zăng hợp kim có kích thước lên tới 16 inch, VF 3 sở hữu khoảng sáng gầm xe ấn tượng 191 mm, giúp dễ dàng di chuyển ở đa dạng địa hình. Xe cũng được trang bị túi khí dành cho người lái, phanh đĩa phía trước cùng các công nghệ an toàn như chống bó cứng phanh ABS, hỗ trợ phanh khẩn cấp, hỗ trợ khởi hành ngang dốc...Tuy là xe cỡ nhỏ nhưng VF 3 sở hữu màn hình giải trí cảm ứng cỡ lớn lên tới 10 inch, cùng cần gạt chuyển số sau vô lăng tương tự như trên những mẫu xe sang, mang tới trải nghiệm tiện nghi, ấn tượng cho người dùng.Cũng như các dòngô-tô điệnkhác của VinFast, VF 3 được áp dụng chính sách bảo hành lên tới 7 năm hoặc 160.000 km cho xe (tùy điều kiện nào đến trước) và 8 năm không giới hạn km cho pin; cùng các dịch vụ hỗ trợ tại chỗ như cứu hộ 24/7, sửa chữa lưu động, sạc pin lưu động...Với việc mở bán thêm mẫu xe VF 3, VinFast hiện là hãng xe điện duy nhất tại Việt Nam có dải sản phẩm đa dạng, phủ kín tất cả các phân khúc, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. VinFas đang hướng đến mục tiêu trở thành hãng xe có thị phần lớn nhất Việt Nam vào cuối năm nay.
https://nhandan.vn/vinfast-chinh-thuc-nhan-dat-coc-cho-mau-xe-dien-vf-3-post809044.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "xe điện", "VinFast", "VF 3", "đặt cọc", "xe điện VinFast" ] }
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gần 100%
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩunông, lâm, thủy sảncả nước ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023; xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%; đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%. Đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, là: Gỗ 2,32 tỷ USD (tăng 26,8%); rau quả 1,23 tỷ USD (tăng 25,8%); gạo 1,37 tỷ USD (tăng 40% với lượng 2,07 triệu tấn, tăng 12%); cà-phê 1,9 tỷ USD (tăng 54,2% với lượng 799.000 tấn, tăng 44,4%). Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản tăng như: Gạo 661 USD/tấn, tăng 5%; cà-phê 2.373 USD/tấn, tăng 6,8%; cao su 1.462 USD/tấn, tăng 5,1%; hạt tiêu 4.153 USD/tấn, tăng 35,6%.Về thị trường, giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Trong đó, xuất khẩu sang châu Á đạt 6,27 tỷ USD (tăng 16,6%); châu Mỹ 2,96 tỷ USD (tăng 27,2%); châu Âu 1,85 tỷ USD (tăng 34,8%); châu Đại Dương 188 triệu USD (tăng 22,9%) và châu Phi 192 triệu USD (tăng 21,6%). Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Mỹ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.
https://nhandan.vn/xuat-sieu-nong-lam-thuy-san-tang-gan-100-post802146.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Giá xuất khẩu", "Kim ngạch xuất khẩu", "Nông sản", "Thủy sản", "Xuất siêu" ] }
Gắn biển công trình chào mừng 55 năm thành lập Tổng công ty Điện lực Miền Bắc
Công trình Trạm biến áp 110kV Hưng Hà 2 và nhánh rẽ mới được đầu tư, xây dựng và vận hành trong tháng 5/2024 tại xã Hòa Tiến (huyện Hưng Hà, tỉnhThái Bình) đã được chọn gắn biển công trình chào mừng 55 năm thành lậpTổng công ty Điện lực Miền Bắc(6/10/1969-6/10/2024).
Ông Hoàng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Điện lực Thái Bình cho biết, dự án Trạm biến áp 110kV Hưng Hà 2 và nhánh rẽ là một trong những công trình đặc biệt quan trọng trong việc cấp điện cho huyện Hưng Hà và lân cận.Bên cạnh việc xây dựng mới trạm biến áp 110kV Hưng Hà 2 với công suất 2x40MVA (giai đoạn này lắp đặt 1 MBA) theo tiêu chítrạm biến ápkhông người trực, thì hệ thống lưới điện trung thế khu vực cũng đồng loạt được cải tạo từ 10kV lên 22kV, xóa bỏ được 2 trạm trung gian ở xã Liên Hiệp và xã Hùng Dũng. Năng lực của lưới điện khu vực huyện Hưng Hà vì thế đã được nâng cao cả về nguồn cấp và hệ thống đường dây, trạm biến áp.Còn theo Ban Quản lý Dự án xây dựng điện miền bắc, công trình này được xây dựng với tổng số vốn hơn 70 tỷ đồng; hoàn thành sau 3 năm xây dựng, lắp đặt thiết bị với sự tham gia của 4 nhà thầu.Trạm biến áp 110kV Hưng Hà 2 xây dựng trên tổng diện tích đất hơn 4.000m2 với nhiều hạng mục phụ trợ như: sân; đường trong và ngoài trạm; cổng, hàng rào trạm; nhà điều khiển và phân phối; móng máy biến áp; mương cáp ngoài trời và trong nhà; bể chứa dầu sự cố…Toàn cảnh trạm biến áp 110kV Hưng Hà 2.Phát biểu tại sự kiện, bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực Miền Bắc cho hay, đây là công trình đầu tiên được gắn biển chào mừng 55 năm thành lập Tổng công ty Điện lực Miền Bắc.Thái Bình là tỉnh có sản lượng điện thương phẩm lớn thứ 13 trong 27 tỉnh phía bắc. Năm 2024, tổng điện năng thương phẩm của địa phương ước tính hơn 3,8 tỷ kWh. Những năm qua, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc đã đầu tư với số vốn rất lớn cho Thái Bình để phát triển lưới điện và các trạm biến áp 220kV, 110kV và lưới điện trung, hạ thế trên địa bàn tỉnh.Dự kiến kế hoạch năm 2025, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc tiếp tục đầu tư hơn 310 tỷ đồng cho lưới điện tỉnh Thái Bình, bảo đảm lưới điện vận hành ngày càng ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
https://nhandan.vn/gan-bien-cong-trinh-chao-mung-55-nam-thanh-lap-tong-cong-ty-dien-luc-mien-bac-post813240.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Trạm biến áp 110kV Hưng Hà 2", "tỉnh Thái Bình", "Tổng công ty Điện lực Miền Bắc" ] }
Thúc đẩy tài chính bền vững ở Việt Nam thông qua trái phiếu xanh
NDO -Trên toàn cầu, nhiều quốc gia đang thúc đẩy hệ thống phân loại xanh để chuyển đổitài chínhsang mô hình bền vững, phân biệt tài sản thành ba loại: tài sản xanh, tài sản đang chuyển đổi và mức độ xanh mong muốn khi đầu tư vào các dự án. Đây là nỗ lực của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc tìm ra giải pháp khắc phục những rủi ro từ các vấn đề môi trường và khí hậu.
Đầu tư cho tài chính chuyển đổiTài chính chuyển đổi là một chủ đề quan trọng để Việt Nam và các quốc gia châu Á chuyển đổi thành công sang nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Các tập đoàn đa quốc gia đang tiếp tục chú trọng tìm kiếm nguồntài chínhchuyển đổi từ nhiều đơn vị khác nhau: tiêu biểu nhất là từ các công ty năng lượng tái tạo, các công ty cung cấp giải pháp hiệu quả năng lượng, các công trình xanh hoặc cơ sở sản xuất xanh.Net Zero hay “Phát thải ròng bằng 0” là một mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể. Đây là một mục tiêu tham vọng nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu và những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với môi trường và sức khỏe con người.Theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Hiện nay, nhiều nền kinh tế châu Á cũng đã bắt đầu cung cấp hướng dẫn về phân loại xanh và hỗ trợ về mặt chính sách. Từ 2016 đến 2021, số lượng trái phiếu liên quan đến tài chính bền vững tăng đáng kể, đặc biệt trong đại dịch Covid-19, khi phát hành trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững tăng mạnh với sự hỗ trợ của chính phủ, ngân hàng và cơ quan chức năng.Ngoài ra, yếu tố ổn định của thị trường trái phiếu vẫn duy trì bất chấp việc môi trường kinh tế vĩ mô đang diễn ra những yếu tố không thuận lợi. Tại hội thảo “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tới 2030: Góc nhìn từ xếp hạng tín nhiệm”, ông Jeffrey Lee, Quản lý khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Moody’s Ratings giải thích: “Chúng ta có thể thấy đồng đô-la Mỹ đang mạnh lên và lãi suất đang tăng, gây ra thách thức cho thị trường trái phiếu toàn cầu. Tuy nhiên, lợi suất của thị trường trái phiếu theo hướng tài chính bền vững trên thị trường thứ cấp vẫn rất ổn định, và chúng tôi dự đoán rằng điều này sẽ tiếp tục trong năm nay và năm 2025”.Từ những dự đoán này, ông Jeffrey cũng kỳ vọng tổng khối lượng phát hành trái phiếu xanh tiếp tục duy trì ở mức cao.Ông Jeffrey Lee, Giám đốc phụ trách Khu vực châu Á Thái Bình Dương, Moody’s Ratings.Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu xanh so với trái phiếu thông thường vẫn gặp phải một số trở ngại liên quan đến chi phí phát hành như: phí tư vấn, phí tham vấn và phí đánh giá độc lập. Những chi phí này có thể trở thành rào cản đối với các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường tài chính bền vững. Mặc dù thị trường trái phiếu xanh hiện nay đạt được mức chiết khấu lãi suất trung bình khoảng 4 đến 5 điểm cơ bản, nhưng điều này vẫn chưa đủ để bù đắp các chi phí hành chính và gánh nặng hoạt động khi tuân thủ theo các điều kiện xanh.Để khắc phục vấn đề này, một số chương trình tài trợ xanh đã được triển khai tại Nhật Bản, Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính bền vững. Ngoài ra, nhiều quốc gia còn có các khoản trợ cấp khác như hỗ trợ đào tạo năng lực phát triển ESG (bộ quy tắc và tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động bền vững và xã hội trong doanh nghiệp).Xu hướng phát triển nguồn lực ESG đặc biệt quan trọng ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh lĩnh vực này mới chỉ bắt đầu được quan tâm từ năm 2019-2020 và thiếu nguồn nhân lực để triển khai các sáng kiến bền vững. Do đó, một số quốc gia như Singapore đã cung cấp các khoản trợ cấp cho các tập đoàn để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ESG trong nước.Yếu tố quyết định cuối cùng đến việc phát triển tài chính bền vững ở châu Á là yêu cầu bắt buộc về công bố thông tin ESG. Theo ông Jeffrey Lee, khi nói về ESG hoặc khi nhà đầu tư muốn mua trái phiếu xanh, chúng ta thiếu dữ liệu để đánh giá trái phiếu xanh.“Chúng tôi làm việc trực tiếp với các tổ chức phát hành và nhận được nhiều thông tin quản trị định tính nội bộ. Song, việc thiếu công bố dữ liệu ESG gây ra nhiều khó khăn trong việc đánh giá và so sánh định lượng. Do đó, những nơi như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản đã đưa việc công bố ESG vào yêu cầu bắt buộc trong quy định niêm yết trên sàn giao dịch. Đây là một số yếu tố cơ sở hạ tầng cần được xây dựng để phát triển thị trường tài chính bền vững trong một quốc gia”, ông Jeffrey đặc biệt nhấn mạnh.Theo phân tích của Moody’s Ratings, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ năm 2019 đến quý 4 năm 2020, tỷ lệ phát hành trái phiếu ESG so với tổng khối lượng phát hành chưa đến 5%. Tuy nhiên, hiện nay, con số này đã tăng gấp 3 lần, lên tới khoảng 14% kể từ khi châu Á thực sự bắt đầu chú ý phát triển thị trường này và có sự hỗ trợ chính sách về tài chính chuyển đổi. Các chuyên gia dự đoán rằng con số này sẽ tiếp tục tăng, thậm chí có thể đạt mức 50% như các thị trường châu Âu.Theo Moody's Ratings, trái phiếu bền vững sẽ giữ ổn định vào năm 2024 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải. Nguồn: Moody'sGiải pháp chiến lược thúc đẩy tài chính bền vữngVới sự gia tăng đáng kể trong việc phát hành trái phiếu xanh, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại với những rủi ro tiềm ẩn từ “greenwashing” (rửa xanh) và rủi ro danh tiếng. Hiện tượng “greenwashing” xuất phát từ việc doanh nghiệp, chính phủ hoặc tổ chức tài chính tự đưa ra những tuyên bố hoặc cam kết về môi trường mà không bảo đảm sự trung thực và minh bạch, thường chỉ nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng hoặc cải thiện hình ảnh công ty mà không có sự thay đổi thực sự trong các hoạt động kinh doanh.Vì lý do này, sự phát triển không kiểm soát của trái phiếu xanh có thể dẫn đến việc tăng cường các dự án không minh bạch hoặc không đáng tin cậy, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững và uy tín của thị trường trái phiếu xanh nói riêng và toàn cầu nói chung.Nhằm xem xét sự phù hợp của trái phiếu dán nhãn xanh với các nguyên tắc xanh theo tiêu chuẩn quốc tế của ICMA (Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế) hoặc LMA (Hiệp hội Thị trường Tín dụng), Moody’s Ratings đã đưa ra năm mức xếp hạng SGS từ 1 đến 5 (trong đó SGS 1 là xuất sắc và SGS 5 là yếu), nhằm đánh giá các tác động dự kiến của các dự án và đi vào chi tiết một nghiên cứu điển hình thực tế.Tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên nhận được đánh giá độc lập về hiệu quả vận hành trái phiếu xanh. Theo đó ngân hàng này đã nhận được điểm mức 2 - điểm chất lượng bền vững rất tốt. Về mặt đóng góp cho tính bền vững, BIDV nhận được mức điểm đóng góp đáng kể nhờ việc quản lý rủi ro ESG và theo sát khung ESG. Điều này có nghĩa là các khoản đầu tư của họ phù hợp với chiến lược bền vững tổng thể, cũng như quản lý rủi ro ESG ở cấp độ doanh nghiệp và cấu trúc quản trị đủ mạnh để giảm thiểu bất kỳ rủi ro ESG vốn có nào.Ở phạm vi toàn cầu, kết quả đánh giá của Moody’s Ratings cho thấy khu vực châu Âu và châu Á chiếm thị phần lớn nhất trong cả việc phát hành trái phiếu bền vững và danh mục xếp hạng xanh. Trong khi đó, ở khu vực châu Mỹ, các tổ chức siêu quốc gia khác có quy mô nhỏ hơn nhiều so với châu Á và châu Âu. Điểm đáng chú ý là châu Á, sau 5 năm, đã từ khu vực có xuất phát điểm thấp tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường tài chính bền vững toàn cầu.Biểu đồ kết quả đánh giá việc phát hành trái phiếu bền vững và danh mục xếp hạng xanh theo khu vực trên thế giới. Nguồn: Moody'sNhiều nơi trên thế giới khi xem xét cơ sở hạ tầng và sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh đều hy vọng thấy sự tiến bộ đáng kể hơn trong việc định nghĩa các loại phân loại, bất kể đó là phân loại xanh hay phân loại chuyển đổi. Sự tiến bộ này có thể giúp làm rõ hơn cho các tổ chức phát hành trái phiếu xanh và nhà đầu tư, khuyến khích họ tham gia tích cực hơn vào thị trường này.Tại Việt Nam, trái phiếu xanh hiện đang là một lĩnh vực mới và đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển nên có thể có một số chi phí bổ sung liên quan đến việc phát hành những trái phiếu này. Do đó, theo ông Jeffrey Lee, Chính phủ Việt Nam cần phát triển những chương trình trợ cấp tương tự như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc để giúp các doanh nghiệp tham gia có thể giảm bớt gánh nặng tài chính khi tiếp cận thị trường trái phiếu xanh. Đồng thời, Việt Nam cũng cần chú trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp và nhà phát hành để thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh nói chung.
https://nhandan.vn/thuc-day-tai-chinh-ben-vung-o-viet-nam-thong-qua-trai-phieu-xanh-post810300.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "tài chính xanh", "tài chính bền vững", "trái phiếu xanh" ] }
Tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu 88 triệu đồng/lượng
NDO -Ngày 13/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tiếp tục tổ chức đấu thầu theo giá loại vàng miếng SJC vào 9 giờ 30 phút sáng 14/5 với giá tham chiếu đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng.
Địa điểm tổ chức đấu thầu vẫn diễn ra tại Cục Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) ở Hà Nội.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ nguyên tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng, loại vàng miếng SJC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức sản xuất. Tỷ lệ đặt cọc là 10%, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 88,00 triệu đồng/lượng. Khối lượng tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là khối lượng đặt thầu dự kiến của mỗi thành viên. Bước giá dự thầu 10.000 đồng/lượng, bước khối lượng dự thầu là 1 lô (100 lượng).Tuy nhiên, thay đổi đáng chú ý nhất của phiên đấu thầu ngày 14/5 tới là khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu giảm xuống còn 5 lô, tương đương 500 lượng, giảm 200 lượng so với phiên đấu thầu gần đây nhất (ngày 8/5 khối lượng đấu thầu tối thiểu 700 lượng). Ngoài ra, khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên đặt phép đặt thầu tăng mạnh từ 20 lô (tương đương 2.000 lượng) lên 40 lô (tương đương 4.000 lượng).Đây là lần thứ 6 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đấu thầu vàng miếng. Trong 5 lần trước đó, chỉ có 2 lần đấu thầu thành công với khối lượng trúng thầu mỗi lần là3.400 lượng vàng.Trên thị trường, sau khi giảm mạnh tới trên dưới 3 triệu đồng mỗi lượng vào đầu giờ sáng, giá vàng SJC đã hồi phục một phần. Đến 16 giờ chiều 13/5, mức giảm cho thương hiệu vàng này là khoảng 1,3 triệu đồng/lượng, theo đó, giá giao dịch tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC đang là 87,5 – 90 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).Liên quan tới vấn đề vàng, tại cuộc làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vềphối hợp quản lýthị trường vàng ngày 12/5 vừa qua, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu bán vàng miếng cung ứng ra thị trường với khối lượng và tần suất phù hợp với nhu cầu thị trường.Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro trước tình hình biến động giá vàng của thị trường quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/tiep-tuc-dau-thau-vang-mieng-gia-tham-chieu-88-trieu-dongluong-post809105.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:08:24", "crawled_date": "2024-07-03T16:08:24", "tags": [ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", "vàng SJC", "giá vàng", "thị trường vàng", "đấu thầu vàng", "Vàng" ] }