title
stringlengths
27
155
summary
stringlengths
0
557
content
stringlengths
0
20.5k
url
stringlengths
35
188
metadata
dict
Học viện Hành chính quốc gia: Tiếp tục đóng góp thiết thực và có dấu ấn cho nền công vụ nước nhà
NDO -Trải qua chặng đường lịch sử 65 năm xây dựng và phát triển, Học viện Hành chính quốc gia hôm nay có bước phát triển mới về chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý, trở thành một cơ sở đào tạo các trình độ của giáo dục đại học uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân, là địa chỉ tin cậy của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương trong nghiên cứu các vấn đề lý luận và xây dựng chính sách quản lý.
Sáng 27/5, Học viện Hành chính quốc gia tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (29/5/1959-29/5/2024). Từ một cơ sở bồi dưỡng đơn sơ đặt tại đình làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đến nay Học viện Hành chính quốc gia đã trở thành một hệ thống rộng mở, với trụ sở chính tại Hà Nội và các phân hiệu ở các địa bàn trọng yếu của đất nước tại khu vực miền trung, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh.Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia Nguyễn Bá Chiến cho biết, trong hành trình 65 năm của mình,Học viện Hành chính quốc giađã đào tạo, bồi dưỡng hàng trăm nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức thông qua các khoá bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp huyện, cấp sở, cấp vụ; bồi dưỡng kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; bồi dưỡng tiền công vụ...Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia Nguyễn Bá Chiến phát biểu tại lễ kỷ niệm“Gắn với yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn, Học viện có nhiều tên gọi, thuộc nhiều cơ quan quản lý, nhưng từ nội dung hoạt động cho đến những thành tựu đạt được đã thể hiện vị trí xuyên suốt và nhất quán: Học viện Hành chính quốc gia là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt hướng tới ngang tầm khu vực và thế giới” – PGS, TS Nguyễn Bá Chiến khẳng định.Tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chúc mừng và bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thế hệ lãnh đạo Học viện, cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động Học viện qua các thời kỳ đã dày công vun đắp, dựng xây nên truyền thống vẻ vang, đầy tự hào về Học viện Hành chính quốc gia.Theo Bộ trưởng, qua 65 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Học viện luôn khẳng định được vị trí là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, một trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Học viện Hành chính quốc gia, sáng 27/5Điểm lại các thành tựu của Học viện Hành chính quốc gia, Bộ trưởng cho biết, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng trên 500 nghìn lượt cán bộ lãnh đạo quản lý trung, cao cấp, cán bộ, công chức cho hệ thống chính trị; đào tạo gần 100 nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về quản lý công, chính sách công, quản lý nhà nước… Nhiều cán bộ, công chức, viên chức do Học viện đào tạo, bồi dưỡng đảm nhận những cương vị cao trong các cơ quan lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng, Nhà nước,địa phương,là cán bộ quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị của đất nước.Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và tư vấn, tập thể Học viện đã thể hiện trách nhiệm khoa học trước các vấn đề thực tiễn của đất nước. Từ thập niên 90, các nhà khoa học của Học viện đã tiên phong trong nghiên cứu về hành chính, cải cách hành chính. Các công trình của cố Giáo sư Đoàn Trọng Tuyến, cố Giáo sư Mai Hữu Khuê và nhiều nhà khoa học danh tiếng khác của Học viện đã đóng góp to lớn cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Nội vụ trong xây dựng chủ trương, chiến lược, cơ chế chính sách về tổ chức và hoạt động nền hành chính nhà nước.Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Học viện đã tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng thiết lập mối quan hệ với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học có uy tín ở nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Qua đó, đã mở mang tư duy, tầm nhìn, không ngừng đổi mới, sáng tạo về kỹ năng quản trị, về nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả và uy tín, vị thế của Học viện.Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, dù còn những khó khăn, hạn chế và nhiều thách thức phía trước, nhưng Học viện Hành chính quốc gia có lợi thế và cơ hội vững vàng bước vào chặng đường phát triển mới. Bộ trưởng đã đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện Hành chính quốc gia trong thời gian tới và đề nghị tập thể cán bộ, nhân viên Học viện ý thức và nhận thức sâu sắc hơn về sứ mệnh và trách nhiệm của mình.“Với địa vị pháp lý được nâng cao, nguồn lực được tăng cường, Học viện có nhiều động lực và xung lực mới để thực hiện những bước phát triển đột phá, gặt hái được những thành tựu xuất sắc hơn nữa trong tương lai”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.Đại diện sinh viên tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà và Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia Nguyễn Bá ChiếnTheo Quyết định 27/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/1/2023 Trường đại học Nội vụ Hà Nội đã sát nhập vào Học viện Hành chính quốc gia. “Học viện Hành chính Quốc gia là một thực thể có quy mô lớn hơn, đồng bộ hơn với sự hội tụ, hòa quyện truyền thống của Học viện có bề dày 65 năm và Trường đại học Nội vụ có bề dày 50 năm xây dựng và phát triển” – PGS,TS Nguyễn Bá Chiến cho biết. Học viện Hành chính Quốc gia hôm nay có bước phát triển mới về chức năng, nhiệm vụ, về địa vị pháp lý. Cùng với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Học viện đã thực sự trở thành một cơ sở đào tạo các trình độ của giáo dục đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân.Một số đại biểu tham dự buổi lễTừ những kết quả to lớn đã đạt được qua 65 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba… cùng nhiều huân, huy chương và phần thưởng cao quý khác.Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, trước yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất làm việc trong môi trường quốc tế hiện nay, Học viện đặt ra mục tiêu phấn đấu sẽ thực sự là trung tâm quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý có uy tín ngang tầm khu vực.Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia khẳng định, tập thể viên chức, thầy và trò Học viện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ hơn nữa mọi mặt hoạt động, lấy truyền thống làm nền tảng, lấy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất ý chí vì sự phát triển chung của Học viện làm động lực, làm giá trị chung; cùng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy mạnh mẽ vai trò của trung tâm quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hướng tới xây dựng một nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại phục vụ nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và thế giới.
https://nhandan.vn/hoc-vien-hanh-chinh-quoc-gia-tiep-tuc-dong-gop-thiet-thuc-va-co-dau-an-cho-nen-cong-vu-nuoc-nha-post811332.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "học viện hành chính quốc gia", "nền công vụ", "nền hành chính", "cải cách hành chính", "bộ trưởng nội vụ" ] }
Để trẻ yếu thế bày tỏ ước mơ và nguyện vọng với xã hội
NDO -Sự kiện chủ đề “Trở về tuổi thơ” tổ chức từ ngày 16 đến 17/12 tại TrườngTH School, Hà Nội, với các hoạt động trưng bày tranh của các em nhỏ và talkshow do Thiền sư Minh Niệm chia sẻ. Qua các hoạt động, các em nhỏ, đặc biệt là trẻ em yếu thế có dịp tỏa sáng tài năng và thể hiện ước mơ tới các vấn đề xã hội.
Lễ khai mạc khu trưng bày tranh “Trở về tuổi thơ” diễn ra sáng 16/12 với sự tham dự củaĐại sứ Hoa Kỳ tại Việt NamMarc Evans Knapper, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức.Khu trưng bày trong không gian ngoài trời với 200 bức tranh do các em nhỏ ở mọi miền Tổ quốc sáng tác từ năm 2021 đến nay, theo nhiều chủ đề: bảo vệ môi trường, tình yêu thương gia đình, lòng nhân ái, khát vọng hoà bình…Thông qua hoạt động này, ban tổ chức mong muốn tạo không gian để các em nhỏ, đặc biệt là trẻ yếu thế có dịp tỏa sáng bằng tài năng, thể hiện ước mơ, nguyện vọng, sự quan tâm của mình đến các vấn đề xã hội.Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc Evans Knapper phát biểu tại sự kiện sáng 16/12.Chia sẻ cùng phóng viên, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc Evans Knapper cho biết, đây là một sự kiện đầy ý nghĩa khi ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng những hy vọng, suy nghĩ, ước mơ, mong muốn của những đứa trẻ về tương lai. Ông bày tỏ cảm động khi ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật này và thấy những đứa trẻ dồn hết tâm huyết vào những bức tranh đó."Và tôi nghĩ điều đó rất quan trọng là thấy hiểu được rằng trẻ em yếu thế đang phải đấu tranh với bệnh tật. Tôi cũng đồng cảm với những khó khăn mà các em đang trải qua. Dù bất kỳ quốc tịch, vùng miền, văn hoá nào chúng ta đều cần quan tâm, giúp đỡ trẻ em đặc biệt là trẻ em yếu thế. Trong hành trình ấy, Việt Nam và Mỹ, chúng ta có chung ước mơ giúp trẻ em có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc và một tương lai tươi sáng", Đại sứ Marc Evans Knapper nhấn mạnh.Nhân dịp này, ban tổ chức trao giải thưởng tranh tiêu biểu theo từng chủ đề cho 7 em nhỏ yếu thế với các hoàn cảnh khác nhau. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện được các em gửi gắm thông qua những nét vẽ hồn nhiên mà sâu sắc. Ngoài phần thưởng tiền mặt, các em còn nhận được quà tặng là một chuyến trải nghiệm tại KidZania.Đại diện Ban tổ chức trao giải thưởng cho các em đạt giải.Một trong bảy em nhỏ đạt giải - Em Hoàng Thùy Chi, học sinh Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ: "Hôm nay con rất tự hào vì được lên nhận giải và bức tranh đã được thể hiện chính tài năng của con. Khi con vẽ bức tranh này, vì mắt con bị nhìn mờ nên con rất khó khăn khi vẽ và tô màu. Thông điệp của con gửi tới mọi người là mong muốn trái đất và bạn bè năm châu cũng như là Việt Nam chúng ta luôn được hòa bình và xanh đẹp".Em Hoàng Thùy Chi (10 tuổi, bị khuyết tật bẩm sinh mắt khi một bên không thể nhìn) bên cạnh tác phẩm "Ngày chiến thắng".Ngoài trưng bày tranh, chương trình còn có 2 talkshow do Thiền sư Minh Niệm chia sẻ, với chủ đề “Trở về tuổi thơ” tại lễ khai mạc và chủ đề “Tranh vẽ và sự thức tỉnh” tại lễ bế mạc, chiều 17/12.Ông Minh Nhân - Người sáng lập chương trình phát biểu.Chuỗi hoạt động chủ đề "Trở về tuổi thơ” là một phần của chương trình "Việt Nam ước mong" 2023, hưởng ứng sự quan tâm của Nhà nước, của toàn xã hội, của các nhà ngoại giao quốc tế, đặc biệt là Đại sứ quán Mỹ đối với trẻ yếu thế.Chương trình tập trung thu hút sự quan tâm của các phụ huynh nói riêng và cộng đồng nói chung đối với trẻ em, từ đó chung tay và hỗ trợ các em nhỏ, đặc biệt là các em mắc bệnh hiểm nghèo, mồ côi, khuyết tật…“Việt Nam Ước mong” do chương trình Ông Mặt trời (do ông Minh Nhân sáng lập) phối hợp Quỹ Hy vọng, Trường đại học Ngoại thương, Truyền hình Quốc hội, Báo VnExpress, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel), KidZania Hà Nội và các đơn vị cùng tổ chức.Chương trình bắt đầu từ năm 2021, với mục đích ban đầu tạo sân chơi cho các em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo, mồ côi, khuyết tật… khi bị mắc kẹt vì các đợt giãn cách do Covid-19, đồng thời tạo nên một không gian sẻ chia ước mơ, tâm tư, tình cảm của các em. Sau này, chương trình mở rộng, triển khai các hoạt động nhằm lan toả tình yêu thương, sự lắng nghe, thấu hiểu và quan tâm của cộng động với trẻ em, đặc biệt là trẻ yếu thế.Đến nay, chương trình Việt Nam ước mong đã thu hút sự tham gia của hơn 22.000 người, trong các hoạt động trực tiếp như: triển lãm tranh, chuỗi tọa đàm với hơn 500.000 lượt xem trên các nền tảng online. Hơn 2.000 bệnh nhi đã được hỗ trợ điều trị và hàng nghìn phần quà được trao đến cho trẻ em yếu thế khắp cả nước.
https://nhandan.vn/de-tre-yeu-the-bay-to-uoc-mo-va-nguyen-vong-voi-xa-hoi-post787837.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Triển lãm tranh", "trẻ em yếu thế", "Trở về tuổi thơ", "TH School" ] }
Hợp tác giáo dục: Điểm nhấn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Những năm qua, Hoa Kỳ đã dành cho Việt Nam hàng trăm suất học bổng đại học và sau đại học thông qua Quỹ VEF, hỗ trợ nâng cao năng lực tiếng Anh thông qua các chương trình Fellowship và Fulbright.
Trải qua nhiều giai đoạn, giáo dục đang là một trong những lĩnh vực hợp tác mạnh mẽ nhất giữa Việt Nam vàHoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo hai nước đều chia sẻ quan điểm giáo dục chính là nền móng cho sự phát triển của một quốc gia và tích cực đẩy mạnh những chính sách nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.Hợp tác giảng dạy tiếng Anh và nâng cao chất lượng giáo dụcTheo Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), những năm gần đây, Hoa Kỳ đã tích cực triển khai một số chương trình hỗ trợ Việt Nam trong giảng dạy tiếng Anh và nâng cao chất lượng giáo dục.Cụ thể, tháng 7/2020, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định Thực thi về Giảng dạy tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình. Chương trình này đã chính thức triển khai từ tháng 10/2021.Dự án hướng tới mục tiêu giúp học sinh Việt Nam phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cần thiết để có thể tiếp cận các cơ hội học tập và việc làm.Các tình nguyện viên của Chương trình Hòa Bình được phân công tới các trường học ở vùng nông thôn để nâng cao trình độ tiếng Anh cho giáo viên giảng dạy tiếng Anh; tăng cường năng lực sử dụng tiếng Anh nói chung và nâng cao thành tích tiếng Anh của học sinh, đặc biệt là kỹ năng nói, nghe hiểu, đọc hiểu.Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá dự án này rất phù hợp về mặt chiến lược với các ưu tiên của Việt Nam, bởi kỹ năng tiếng Anh tốt sẽ mở rộng cơ hội học tập và nghề nghiệp cho người dân.Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 9 tình nguyện viên giảng dạy tiếng Anh tại 9 Trường Trung học Phổ thông trên địa bàn các huyện của Hà Nội.Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo và Văn phòng Peace Corps đang tiếp tục triển khai việc tiếp nhận tình nguyện viên cho năm học 2023-2024, dự kiến sẽ đến vào tháng 10/2023.Bên cạnh Chương trình Hoà Bình, ngày 21/9/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) đã ký kết Bản ghi nhớ về Chương trình Hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh và năng lực công tác khảo thí cho hệ thống giáo dục Việt Nam.Vào tháng Tám vừa qua, trong buổi tiếp Phó Chủ tịch Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ Rohit Sharma, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết giáo dục Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi, trong đó một phần quan trọng tác động tới việc đổi mới là kiểm tra, đánh giá. Nội dung dạy học dù thay đổi nhưng nếu không có sự đổi mới tương ứng trong kiểm tra, đánh giá cũng sẽ khó đạt được mục tiêu.Theo Bộ trưởng, Hoa Kỳ có khoa học kiểm tra, đánh giá rất phát triển, Việt Nam mong muốn được tăng cường hợp tác. Việc hợp tác không chỉ giới hạn trong khâu ứng dụng mà còn trong cả hỗ trợ phát triển khoa học kiểm tra, đánh giá và đội ngũ nhân lực ở lĩnh vực này.Một số ưu tiên trước mắt được Bộ trưởng đề cập với ETS như: xem xét cử chuyên gia sang Việt Nam để tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm về một số hoạt động khảo thí phía Việt Nam quan tâm; chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến việc tổ chức một kỳ thi; tạo điều kiện cho chuyên gia của Việt Nam sang nghiên cứu, trao đổi tại ETS… Chuyển đổi số đang là lĩnh vực được ngành quan tâm, ưu tiên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.Hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục đại họcHoa Kỳ là đất nước có nền giáo dục phát triển, có nhiều trường đại học chỉ số xếp hạng cao. Thời gian qua, Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu.Hiện có khoảng 50 trên tổng số hơn 400 chương trình liên kết đào tạo đang hoạt động giữa cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và của Hoa Kỳ, chủ yếu là chương trình đào tạo trình độ Đại học (khoảng 655 người) và trình độ thạc sỹ (khoảng 70 người). Ngành nghề tập trung chủ yếu là kỹ thuật công nghệ, máy tính và kinh tế.Ngoài ra, còn có hoạt động hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực như khoa học-công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu, nông nghiệp, giáo dục STEM.Những năm qua, Chính phủ Hoa Kỳ đã dành cho Việt Nam hàng trăm suất học bổng đại học và sau đại học thông qua Quỹ VEF, hỗ trợ nâng cao năng lực tiếng Anh thông qua các chương trình Fellowship và Fulbright.Cùng với đó, Hoa Kỳ hỗ trợ thiết thực nhằm tăng cường năng lực giáo dục đại học thông qua các dự án BUILT-IT, FURTHER do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.Bên cạnh đó, hiện có khoảng 26.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ theo diện tự túc kinh phí và các chương trình học bổng. Ở chiều ngược lại, trong 5 năm gần đây, trung bình có khoảng 10-20 sinh viên của Hoa Kỳ sang Việt Nam học tập về tiếng Việt và Việt Nam học.(Hình minh họa)USAID cũng đã hỗ trợ đáng kể cho giáo dục đào tạo Việt Nam, đặc biệt là các ngành kỹ thuật và y tế phục vụ Cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.USAID đã tài trợ tổng cộng khoảng 68 triệu USD cho các dự án tại Việt Nam gồm: Dự án Thúc đẩy Hợp tác Trường đại học-Doanh nghiệp thông qua Đổi mới và Công nghệ (BUILD-IT); Dự án Nâng cao Chất lượng Đào tạo Y tế ở một số trường Đại học Y của Việt Nam; Dự án Xây dựng Chương trình Đào tạo, Quản trị hệ thống, Các chính sách vận hành, kiểm định quốc tế tại Trường Đại học Fulbright Việt Nam; Dự án Tăng cường Năng lực Giáo dục Đại học cho 3 đơn vị Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng.Tháng 9/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã ký Bản ghi nhớ về việc hỗ trợ phát triển nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.Lễ Khởi động Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học do Hoa Kỳ hỗ trợ. (Bộ Giáo dục và Đào tạo)Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định đây là minh chứng rõ ràng cho những cam kết nhằm phát triển giáo dục và trao đổi hợp tác giữa hai nước về phát triển giáo dục đại học, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Dự án Tăng cường Năng lực Giáo dục Đại học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trị giá 15,4 triệu USD dự kiến sẽ bắt đầu từ cuối năm 2023.Đầu tư của Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo dục còn thể hiện qua việc thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam, với 6 cơ sở giáo dục phổ thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương và một trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.Trường Đại học Fulbright Việt Nam FUV được thành lập tháng 5/2016 với tư cách pháp nhân là cơ sở giáo dục đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.Mới đây, ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có buổi làm việc với ông Scott Fritzen, Chủ tịch Trường Đại học Fulbright Việt Nam, để bàn bạc, trao đổi giải pháp nhằm giúp trường phát huy được tối đa tiềm năng theo mô hình giáo dục khai phóng.Tinh thần chung, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn Trường Đại học Fulbright Việt Nam không ngừng phát triển và người được hưởng thụ đầu tiên từ sự phát triển của nhà trường chính là các công dân Việt Nam.Chia sẻ với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, ông Scott Fritzen cho biết Trường Đại học Fulbright Việt Nam được thành lập với mục tiêu đưa mô hình giáo dục khai phóng vào Việt Nam.Fulbright mong muốn tham gia đóng góp tích cực vào sự phong phú, đa dạng của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam; đồng thời, cung cấp các phương pháp, tiêu chí mà cơ sở giáo dục khác trong nước có thể tham khảo, áp dụng, điều chỉnh để phục vụ mục tiêu riêng của mình.Trường Đại học Fulbright Việt Nam có các ngành thuộc lĩnh vực Nhân văn, Khoa học Xã hội, Khoa học và Kỹ thuật, Toán và Máy tính.Thêm vào đó, một số ngành tại Fulbright có tính chất liên ngành và có nội dung trọng tâm về bối cảnh Việt Nam, trong đó có ngành Khoa học tích hợp độc đáo, ngành Nghiên cứu Truyền thông và Nghệ thuật, ngành Việt Nam học. Khóa sinh viên đầu tiên của Trường Đại học Fulbright Việt Nam đã tốt nghiệp vào tháng 6/2023 vừa qua.Để thực hiện mục tiêu tạo bước chuyển mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam xác định cần tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục, đẩy mạnh thu hút đầu tư của nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nước.Vì vậy, mối quan hệ hợp tác trong giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất nhiều tiềm năng để phát triển và cần tiếp tục làm sâu sắc thêm; góp phần vào phát triển quan hệ song phương, tăng cường liên kết giữa nhân dân hai nước, cũng như sự phát triển bền vững của Việt Nam.
https://nhandan.vn/hop-tac-giao-duc-diem-nhan-trong-moi-quan-he-giua-viet-nam-va-hoa-ky-post771746.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Hợp tác giáo giục", "Mỹ-Việt Nam" ] }
Tháo gỡ khó khăn để dạy học môn Lịch sử hiệu quả
Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, sửa đổi, bổ sung năm 2022 (Chương trình mới) được thiết kế theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn những khó khăn, rào cản, cần các giải pháp tháo gỡ để việc dạy học môn Lịch sử đạt hiệu quả.
Theo các chuyên gia giáo dục, Chương trình mới môn Lịch sử khắc phục được nhiều điểm yếu trong chương trình trước đây, có sự lồng ghép giữa lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử dân tộc. Nội dung chương trình khá toàn diện cả về: Văn minh, văn hóa, chính trị, chiến tranh, quân sự, kinh tế, khoa học-kỹ thuật… chứ không chỉ nặng về chính trị, chiến tranh như trước đây.Chương trình mới hướng tới tích hợp sâu ở tiểu học phù hợp với lứa tuổi học sinh; triển khai theo chủ đề nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống theo tiến trình lịch sử; hướng tới và tạo điều kiện để sách giáo khoa thể hiện nội dung bằng các câu chuyện lịch sử, kể chuyện lịch sử… Ðối với bậc học THCS, chương trình mới trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức lịch sử cơ bản về thế giới, khu vực và Việt Nam. Ðối với bậc học THPT, chương trình được thiết kế theo chủ đề và chuyên đề lịch sử nhưng vẫn bảo đảm tính hệ thống và logíc.GS, TS Ðỗ Thanh Bình (Trường đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng hướng đi của Chương trình mới là đúng đắn, khắc phục được những hạn chế của chương trình trước đó, tránh được sự nhàm chán của học sinh. Tuy nhiên, Chương trình mới vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục trong quá trình phát triển.Trong đó, đáng chú ý, nội dung Lịch sử (môn Lịch sử và Ðịa lý) cấp THCS nặng nề so với lứa tuổi học sinh ở bậc học này. Khối lượng kiến thức lịch sử cấp THCS gần như là của cấp THPT trước đây dồn nén vào. Ngoài ra, một số nội dung kiến thức thừa, bị lặp trong chương trình ở các lớp.Thí dụ: Chương trình môn Lịch sử và Ðịa lý lớp 7, trong phần thông sử có đề cập đến các cuộc phát kiến địa lý; sau đó lại được đề cập trong phần chủ đề. Phần chủ đề chung lớp 8 và lớp 9: “Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Ðông” thì những chứng cứ lịch sử xác lập chủ quyền ở hai khối lớp không phân biệt được rạch ròi… Ngoài ra, một số yêu cầu cần đạt quá khó đối với lứa tuổi học sinh THCS, hoặc chưa chuẩn gây tranh cãi. Nhà trường phải tổ chức dạy - học hai nội dung Lịch sử và Ðịa lý trong một môn học khá lúng túng trong kiểm tra, đánh giá.Học sinh mang sách nặng hơn khi thời khóa biểu ngày đó có tiết Lịch sử nhưng không có tiết Ðịa lý, hay khi sử dụng sách phải lật một nửa quyển sách mới tìm được bài cần học... Trong khi đó, những bài đầu (những vấn đề chung, có tính lý luận) ở lớp 10 mới và khó, thậm chí không ít giáo viên chưa được đào tạo đầy đủ và kỹ lưỡng về những kiến thức này ở các trường đại học sư phạm.Từ thực tiễn dạy học, cô giáo Trần Thị Liên Thủy, Trường THCS Phạm Hữu Chí (xã An Ngãi, huyện Long Ðiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng: Chương trình mới học môn học tích hợp là môn Lịch sử và Ðịa lý cho nên giáo viên khá khó khăn khi giảng dạy môn học này. Một cuốn sách giáo khoa với hai môn học, các tiết Lịch sử, Ðịa lý được sắp xếp xen kẽ, cùng với những bài học tổng quan thì việc tiếp cận môn học tích hợp ban đầu có nhiều khó khăn. Nhiều giáo viên THCS được đào tạo đơn môn và tình trạng thừa, thiếu giáo viên giữa các trường, các địa phương vẫn phổ biến là những khó khăn lớn nhất trong việc triển khai giảng dạy các môn học tích hợp lần đầu tiên thực hiện với lớp 6 trong năm học vừa qua và lớp 7 trong năm học 2022-2023.Vì vậy, để dạy học môn Lịch sử Chương trình mới hiệu quả, theo GS, TS Ðỗ Thanh Bình, trong quá trình triển khai ngành giáo dục cần sớm có tổng kết thực tiễn, khẳng định mặt tốt và cũng chỉ ra những hạn chế về tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, sự đáp ứng của giáo viên,... để sớm phát triển (chỉnh sửa) chương trình cho chuẩn và phù hợp hơn. Ngành giáo dục cần tăng cường tập huấn giáo viên ở các cấp học về chương trình, sách giáo khoa; về phương pháp và kỹ thuật dạy học lịch sử, về kiểm tra, đánh giá.Hiện nay Chương trình được coi là “pháp lệnh”, còn sách giáo khoa là hạt nhân của tài liệu dạy học. Chương trình có tính “mở”, nên giáo viên cần vận dụng dạy học linh hoạt tùy theo tình hình cụ thể (về trường lớp, đối tượng học sinh) trên cơ sở cần bảo đảm những yêu cầu cần đạt tối thiểu trong Chương trình mới.PGS, TS Nghiêm Ðình Vì (Ban Tuyên giáo Trung ương)Các cơ sở đào tạo giáo viên lịch sử cần giúp sinh viên nhận thức rõ sự thay đổi trong chương trình môn Lịch sử qua các thời kỳ, trang bị cho sinh viên hiểu biết và năng lực phát triển chương trình môn học cùng với những phương pháp, kỹ thuật dạy học bộ môn cần thiết. Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo để trang bị kiến thức và kỹ năng, giúp giáo viên lịch sử hiểu đúng, hiểu sâu về chương trình môn học cũng như định hướng dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.TS Ðoàn Minh Ðiền và một số giáo viên Trường THPT Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng, trước những đòi hỏi cao của chương trình hiện hành, nhiều giáo viên lịch sử vẫn chưa đáp ứng được kỹ năng, phương pháp dạy học, đặc biệt là việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Vì vậy, cần tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ, giáo viên không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức.Bộ Giáo dục và Ðào tạo và các sở giáo dục và đào tạo cần tăng cường tập huấn phương pháp, kỹ năng dạy học cho giáo viên; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử. Trên cơ sở tham mưu của tổ, nhóm chuyên môn, ban giám hiệu các trường phổ thông rà soát kỹ kế hoạch dạy học môn Lịch sử, khuyến khích việc xây dựng chương trình theo hướng tự chủ và chú trọng dạy học trải nghiệm thực tế; tạo ra nhiều sân chơi, tạo hứng thú cho học sinh. Triển khai các tiết dạy, các chuyến trải nghiệm để học sinh thấy được tầm quan trọng, sự liên hệ mật thiết giữa lịch sử với đời sống hằng ngày, trong nghề nghiệp giúp các em có ý thức hơn, từ đó tạo ra cho học sinh có nhu cầu học môn Lịch sử.
https://nhandan.vn/thao-go-kho-khan-de-day-hoc-mon-lich-su-hieu-qua-post775628.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Chương trình môn Lịch sử", "dạy học môn Lịch sử", "Chương trình mới", "Sách giáo khoa", "Đào tạo và tập huấn cho giáo viên", "Dạy học trải nghiệm và thực tế" ] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á
Về tầm nhìn, Thủ tướng nhấn mạnh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cần phấn đấu trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài, lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam.
Chiều 16/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai khóa-2023 và làm việc với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 27/1/1995. Sau 28 năm xây dựng và phát triển, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định được vị thế tiên phong trong nền giáo dục đại học Việt Nam, từng bước chuẩn hóa và hội nhập nền giáo dục đại học khu vực và thế giới.Hiện nay, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 8 đơn vị thành viên và 28 đơn vị trực thuộc gồm: các khoa, phân hiệu, các trung tâm, đơn vị nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ và dịch vụ đào tạo.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có gần 6.100 cán bộ, viên chức và người lao động; trong đó có gần 1.100 tiến sĩ với gần 400 giáo sư, phó giáo sư trên quy mô gần 95.000 sinh viên hệ đại học chính quy; hơn 8.000 học viên sau đại học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, kinh tế, quản lý-luật, khoa học sức khỏe, đào tạo giáo viên và nông nghiệp.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt là trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín…Phát biểu ý kiến tại Lễ khai khóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ rất vui mừng tới dự Lễ Khai khóa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 với chủ đề rất ý nghĩa và thực tiễn: “Giáo dục đại học và vai trò kiến tạo động lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho đất nước trong giai đoạn mới”.Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ khai khóa năm 2023 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Thay mặt Chính phủ, nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng gửi tới các thế hệ lãnh đạo, tập thể cán bộ, nhà khoa học, giảng viên, người lao động cùng toàn thể học viên, sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực và kết quả tích cực mà các thế hệ lãnh đạo, tập thể cán bộ, nhà khoa học, giảng viên, người lao động, học viên, sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được trong 28 năm xây dựng và phát triển, thực hiện sứ mệnh làm đầu tàu, nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học nước nhà, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.Thủ tướng nhấn mạnh, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã xác định phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đây là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. Giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.Giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.Thủ tướng Phạm Minh ChínhNgày nay, cùng với chuyển đổi số, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giáo dục đại học đang thay đổi và phát triển đa dạng; đặc biệt, công nghệ thông tin được tích hợp vào quá trình dạy và học, tạo môi trường tương tác và hấp dẫn hơn, phát triển tư duy sáng tạo, tăng khả năng làm việc độc lập của người học. Xu hướng hợp tác toàn cầu và học tập xuyên quốc gia với cơ hội tiếp cận giáo dục đại học được mở rộng. Hợp tác giữa các trường đại học trên toàn thế giới được đẩy mạnh, tạo ra môi trường học tập đa văn hóa và cung cấp cơ hội nhiều hơn cho sinh viên tham gia vào học tập và nghiên cứu ở các môi trường khác nhau… Bối cảnh và sự phát triển của giáo dục đại học trên thế giới mang lại nhiều thời cơ, vận hội, nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn, thách thức mới đối với giáo dục đại học Việt Nam.Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo chủ chốt Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Thủ tướng nêu rõ, về giáo dục đại học của Việt Nam, với quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng; nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và triển khai hiệu quả, mang lại những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã công nhận, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trong đó có cải thiện chương trình học, năng lực giảng dạy, tạo điều kiện tốt hơn cho sinh viên học tập và nghiên cứu…Về vai trò của giáo dục đại học đối với kiến tạo các động lực phát triển mới, Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia phát triển cho thấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là động lực tăng trưởng mới; giáo dục đại học là trụ cột quan trọng cho sự phát triển này. Chúng ta coi con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực quan trọng của sự phát triển. Tất cả các chính sách đều xuất phát từ con người và phục vụ con người.Để tạo động lực tăng trưởng mới, cần khuyến khích tư duy sáng tạo và đổi mới của con người; tạo ra môi trường thúc đẩy việc thử nghiệm ý tưởng mới, khám phá các phương pháp tiếp cận khác nhau và khuyến khích tinh thần sáng tạo trong mọi khía cạnh của đời sống. Cần chú trọng khai thác công nghệ 4.0, sử dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến quy trình làm việc và tạo ra mô hình kinh doanh sáng tạo là cách để tạo ra động lực tăng trưởng mới, hướng tới kinh tế xanh, phát triển bền vững.Hiện nay, chúng ta đang cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nhanh và bền vững; chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi; trong đó, phấn đấu đào tạo được 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030. Các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong thực hiện mục tiêu đào tạo tìm kiếm nhân tài, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.Về tầm nhìn của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng nhấn mạnh: Trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ nhân tài, lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam. Về mục tiêu tổng quát: đến năm 2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, kiến tạo động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới, nhanh và bền vững cho vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung thông qua các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, gắn kết và phục vụ cộng đồng…Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định: “Phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng trọng tâm, trọng điểm đạt trình độ tiên tiến, thuộc nhóm hàng đầu châu Á”.Đánh giá cao việc nhanh chóng xây dựng Đề án phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, Thủ tướng đề nghị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm hoàn thiện Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trên cơ sở đó phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án để đến năm 2030, nằm trong nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, góp phần quan trọng trong kiến tạo động lực tăng trưởng mới nhanh và bền vững cho vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo, sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Thủ tướng cũng muốn chia sẻ với các học sinh, sinh viên: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để các bạn học tập, rèn luyện, nghiên cứu, sáng tạo; trang bị cho các bạn hành trang đầy đủ nhất để bước vào đời, để trở thành những công dân toàn cầu. Các bạn là chủ nhân tương lai của đất nước. Với khát vọng và nhiệt huyết cống hiến, các bạn cần phát huy mạnh mẽ truyền thống tiên phong trong học tập, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.Cần chủ động, tích cực tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, nâng cao năng lực cá nhân; đặt mục tiêu học tập, nghiên cứu rõ ràng, phát triển khả năng tự học và nâng cao năng lực chuyên môn. Tuổi trẻ là phải dấn thân, trải nghiệm và cống hiến; do vậy các bạn cần tích cực tham gia vào hoạt động xã hội và tình nguyện; tham gia vào các dự án và chương trình liên quan đến phát triển cộng đồng. Tích cực sáng tạo và tư duy phản biện bằng cách tham gia vào các dự án và cuộc thi liên quan đến lĩnh vực quan tâm.Tích cực học hỏi và tìm kiếm cơ hội trong các chương trình giao lưu quốc tế. Mạnh dạn tham gia vào các chương trình trao đổi quốc tế, trải nghiệm học tập ở các quốc gia khác để mở rộng tầm hiểu biết; hợp tác với sinh viên, học sinh từ các quốc gia khác để học hỏi và chia sẻ kiến thức, ý tưởng và kinh nghiệm. Khám phá cơ hội khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tạo ra các ý tưởng mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn; chủ động tham gia vào các chương trình, sự kiện khởi nghiệp để học hỏi từ những người thành công và xây dựng mạng lưới trong cộng đồng khởi nghiệp. Mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng chính sách và ra quyết định của các cấp chính quyền; tham gia tích cực vào các diễn đàn thảo luận, cuộc họp và sự kiện chính trị, kinh tế và xã hội.Thủ tướng tin tưởng những đam mê, ước mơ, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, chắp cánh và trở thành hiện thực, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc.Nhân dịp này, Thủ tướng cũng trả lời câu hỏi của các sinh viên, học sinh liên quan các vấn đề như bình đẳng trong giáo dục; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long; chính sách thu hút và giữ chân người tài, tạo điều kiện cho sinh viên mới ra trường được cống hiến sức mình cho xây dựng quê hương, đất nước…Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.* Chiều cùng ngày, tại buổi làm việc với ban lãnh đạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công tác đào tạo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tạo phải bám sát nhu cầu, “đúng, trúng”, tập trung vào các ngành mà đất nước đang cần; căn cứ quy hoạch phát triển của đất nước, ngành, vùng, Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp.Thủ tướng nêu rõ, nghiên cứu khoa học là một trong những chức năng của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, do đó cần tập trung nghiên cứu những vấn đề mới nổi, có tính dự báo; sử dụng hiệu quả nguồn lực con người, đội ngũ sinh viên; thương mại hóa sản phẩm của Đại học Quốc gia; có phương thức quản trị phù hợp, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm.Đối với các đề án xây dựng thì cần phải có quy hoạch, đi cùng với kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Theo đó, Thủ tướng đề nghị trong năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương cần bàn giao 100% mặt bằng cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Xây dựng cơ chế, chính sách cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa vào tiềm năng, cơ hội, lợi thế.Về cách huy động nguồn lực, Thủ tướng đề nghị phải xây dựng chương trình, có các dự án, đề án cụ thể, đi theo đó là giải pháp, vấn đề tài chính; tranh thủ hợp tác với các địa phương, tìm đầu ra cho sản phẩm; tăng cường hợp tác công tư.Về các kiến nghị, đề xuất của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng cơ bản chấp thuận, giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp; những vấn đề nào thuộc chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì phải báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, chậm nhất đến tháng 6/2024 phải hoàn thành.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-phan-dau-tro-thanh-he-thong-dai-hoc-nghien-cuu-trong-top-dau-chau-a-post782927.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "Lễ khai khóa", "Đông Nam Bộ Việt Nam", "Thủ tướng Phạm Minh Chính" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 hơn 5.500 học sinh
NDO -Ngày 16/5, Sở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minhđiều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025lên thêm 5.535 chỉ tiêu ở 62 trường trung học phổ thông.
Như vậy, tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 ở Thành phố Hồ Chí Minh là 77.355 học sinh, chỉ tiêu ban đầu 71.820 học sinh.Theo số liệu thống kê củaSở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minh, năm nay có hơn 98.680/114.933 học sinh lớp 9 đăng ký thi lớp 10. Như vậy, có hơn 16.250 học sinh không đăng ký thi lớp 10 công lập.Số học sinh này không đăng ký dự thi lớp 10 là do học sinh lựa chọn du học, chuyển địa bàn cư trú, học nghề tại các trường cao đẳng hoặc trung cấp, học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên-Giáo dục nghề nghiệp, tiếp tục học tại các trường tư thục…62 trường trung học phổ thông tăng chỉ tiêu lớp 10 cụ thể như sau:Kỳ thi lớp 10tại Thành phố Hồ Chí Minh năm nay diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/6 với ba môn Toán, Ngữ văn (120 phút) và Ngoại ngữ (90 phút).Thí sinh đăng ký vào lớp chuyên, tích hợp sẽ làm thêm bài thi tương ứng trong vòng 150 phút.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-tang-chi-tieu-tuyen-sinh-lop-10-hon-5500-hoc-sinh-post809585.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "năm học 2024-2025", "tăng chỉ tiêu", "kỳ thi vào lớp 10 công lập" ] }
Trao Huân chương Lao động tặng học sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic quốc tế
NDO -Chiều 15/12, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương gặp mặt, trao Huân chương Lao động tặng học sinhđoạt giải Olympicvà Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023.
Bày tỏ niềm xúc động khi gặp mặt các học sinh ưu tú, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, hiếu học và trọng hiền tài là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đội ngũ hiền tài đã góp phần tạo nên một non sông gấm vóc Việt Nam như ngày hôm nay.Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn dành những chủ trương, chính sách đặc biệt đối với công tác giáo dục và đào tạo. Từ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và yêu cầu của xã hội, công tác giáo dục đào tạo của đất nước ngày càng có nhiều đổi mới và phát triển hơn.Phó Chủ tịch nước khẳng định, đây là sự nỗ lực, công sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân, nòng cốt là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những thành tựu quan trọng toàn ngành đạt được đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực xây dựng đất nước trong thời gian qua.Cùng những kết quả đạt được trong các kỳOlympic và Khoa họckỹ thuật quốc tế năm 2023, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ghi nhận sự bền bỉ, kiên trì của ngành Giáo dục trong nghiên cứu, tìm hiểu về các giải để tạo nền tảng cho các nhà trường và học sinh có điều kiện dự thi; biểu dương các thầy cô đã dày công truyền lửa niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu và đủ bản lĩnh vượt qua các kỳ thi; đồng thời tuyên dương sự nghị lực, tâm huyết, bản lĩnh và khổ luyện các học sinh trong suốt thời gian rất dài để mang vinh quang về cho Tổ quốc.Trong bối cảnh phát triển với nhiều thuận lợi, xen lẫn khó khăn, thách thức, Phó Chủ tịch nước đề nghị, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Bên cạnh đó, có lộ trình và mục tiêu rõ ràng hơn, cách đổi mới nền nếp, căn bản, tạo được sự đồng thuận trong phụ huynh, học sinh và toàn xã hội; từ đó đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng từng giai đoạn phát triển của đất nước, tiếp cận nguồn nhân lực trên thế giới. Ngành Giáo dục đề xuất các chính sách để nuôi dưỡng, phát huy tốt nhất lực lượng trí tuệ Việt Nam hôm nay - những học sinh ưu tú đoạt giải, có điều kiện trở thành công dân ưu tú trong tương lai.Cùng với tấm lòng tri ân những tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm, Phó Chủ tịch nước mong muốn, các thầy cô tiếp tục giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ học sinh để các em đam mê học tập, nghiên cứu khoa học, chinh phục đỉnh cao của tri thức; cập nhật, đổi mới phương pháp, nội dung giảng dạy để theo kịp xu hướng và nền giáo dục chung trên thế giới.Phó Chủ tịch nước tin tưởng, các em học sinh đoạt giải tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để chinh phục các đỉnh cao tri thức nhân loại; đồng thời rèn luyện thể lực, kỹ năng thực hành để trở thành người có phẩm chất, năng lực toàn diện, không chỉ trở thành công dân ưu tú của Việt Nam mà còn là công dân toàn cầu. Các em sớm tìm được định hướng, hướng đi phù hợp để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước.Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao Huân chương Lao động tặng 16 học sinh, vì đã có thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic quốc tế năm 2022 và năm 2023.Phó Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động tặng các học sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic quốc tế.Dịp này, đồng chí Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng chín học sinh, vì đã có thành tích xuất sắc tại các kỳ thi Olympic quốc tế các môn học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023.Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023, tham dự các kỳ Olympic khu vực và quốc tế, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự với 36 lượt học sinh tham gia. Trong đó, 1 đoàn Tin học tham dự Olympic khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; 1 đoàn Vật lý tham dự Olympic khu vực châu Á và 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế là Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý và Tin học. Tất cả các thí sinh của các đoàn đi thi đều đoạt giải với 8 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 12 huy chương đồng và 4 Bằng khen. Các đoàn học sinh Việt Nam dự thi liên tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất; nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất.Năm 2023, Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế dành cho học sinh trung học (International Science and Engineering Fair - ISEF) có tên “Regeneron ISEF 2023”, tổ chức tại Dallas, Hoa Kỳ, vào giữa tháng 5/2023, với 61 quốc gia/vùng lãnh thổ tham dự. Đoàn Việt Nam có 7 dự án tham dự và có 1 dự án đoạt giải chính thức của Hội thi, 1 dự án giành đặc biệt do tổ chức US Agency for International Development trao tặng, với giá trị giải thưởng 2.000 USD.Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng các học sinh, vì đã có thành tích xuất sắc.Kết quả Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023 đã khẳng định những chính sách đúng đắn, chiến lược phát triển giáo dục phù hợp. Cùng với đó là sự nỗ lực, cố gắng của học sinh, dưới sự chỉ dẫn của thầy, cô giáo; sự quan tâm, chăm lo và động viên, khích lệ kịp thời của các bậc phụ huynh và tổ chức, đoàn thể đối với học sinh trong suốt quá trình học tập.Đây cũng là kết quả của sự đổi mới của ngành Giáo dục trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển quốc gia tham gia các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kết quả nêu trên đồng thời tác động đến giáo viên, học sinh và toàn xã hội trong nỗ lực thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
https://nhandan.vn/trao-huan-chuong-lao-dong-tang-hoc-sinh-co-thanh-tich-xuat-sac-trong-ky-thi-olympic-quoc-te-post787743.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân", "huân chương lao động", "kỳ thi Olympic", "khoa học kỹ thuật" ] }
Tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả giữa các trường đại học của Hoa Kỳ và Việt Nam
Ngày 19/3 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tạiĐại học Harvardvà các chuyên gia Đại học Fulbright Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao ông Thomas Vallely đã có nhiều đóng góp quan trọng trong thúc đẩy quan hệViệt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đối thoại chính sách. "Ông Thomas Vallely thực sự là một người bạn gắn bó với Việt Nam", Phó Thủ tướng bày tỏ.Theo Phó Thủ tướng, việc lãnh đạo Việt Nam-Hoa Kỳ ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ hai nước lênĐối tác Chiến lược Toàn diệnđã tạo nền tảng thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu, nhất là hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo.Hiện nay, 2 bên bắt đầu cụ thể hóa các nội dung trong tuyên bố chung. Vừa qua, đã ký Biên bản hợp tác cấp Bộ về giáo dục - đào tạo (tháng 11/2023), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng đây sẽ là cơ sở để thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các trường đại học của Hoa Kỳ và các trường đại học của Việt Nam.Phó Thủ tướng hoan nghênh Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư lâu dài cho Đại học Fulbright tại Việt Nam, đồng thời khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để Đại học Fulbright trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cảm ơn cá nhân ông Thomas Vallely, Trường Harvard Kennedy và Đại học Fulbright đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao tích cực thúc đẩy và chuẩn bị Chương trình Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam (VELP) năm 2024, dự kiến được tổ chức trong tháng 4 tới.Ông Thomas Vallely cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp; thông báo khái quát về dự kiến nội dung chương trình VELP và nhấn mạnh ông rất mong đợi vào chương trình thảo luận tại VELP 2024 với những nội dung năng động hơn, cập nhật hơn phù hợp với diễn biến hiện nay trên toàn cầu cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhất là các giải pháp để vừa bảo đảm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ vừa phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động trong hiện tại cũng như các định hướng cho tương lai trong 2 đến 3 thập kỷ tới.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard. (Ảnh: VGP)Theo ông Thomas Vallely, trong khuôn khổ chương trình VELP 2024, các chuyên gia cũng chia sẻ, trao đổi về các chủ đề liên quan tới phát triển năng lượng tái tạo; bảo đảman ninh mạng; điện toán đám mây… công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip và AI toàn cầu và triển vọng đối với Việt Nam khi tham gia vào các chuỗi giá trị này.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cảm ơn ông Thomas Vallely đã chia sẻ về những nội dung thú vị trong chương trình VELP 2024…; giao Bộ Ngoại giao phối hợp các bộ, ngành chuẩn bị kỹ nội dung để có thể trao đổi sâu hơn tại Chương trình VELP vào đầu tháng 4 tới.Phó Thủ tướng kỳ vọng Chương trình VELP sắp tới sẽ gợi mở ra những ý tưởng mới cho các cơ quan của Việt Nam trong xây dựng và thực thi các chính sách phát triển, không chỉ đề xuất được các chính sách cụ thể, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện Việt Nam, mà còn đưa ra được các trọng tâm ưu tiên, lộ trình và khả năng kết nối với các nguồn lực quốc tế.Cảm ơn sự hợp tác quý báu của ông Thomas Vallely và Đại học Harvard, Đại học Fulbright thời gian qua, Phó Thủ tướng mong muốn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ nói chung và hợp tác trong lĩnh vực đối thoại chính sách, phát triển nguồn nhân lực,giáo dục-đào tạonói riêng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, thực chất hơn nữa trong thời gian tới.Phó Thủ tướng cũng mong những Chương trình trao đổi chính sách ở cấp cao như VELP tiếp tục được triển khai hiệu quả, thiết thực trong những năm tiếp theo.
https://nhandan.vn/tang-cuong-hop-tac-thuc-chat-hieu-qua-giua-cac-truong-dai-hoc-cua-hoa-ky-va-viet-nam-post800646.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Phó Thủ tướng Lê Minh Khái", "Đại học Fulbright Việt Nam", "Giáo sư Thomas Valleyly", "hợp tác giáo dục-đào tạo", "Việt Nam-Hoa Kỳ" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
NDO -Chiều 10/6, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu Đoàn công tác có buổi làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bịkỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Tại buổi làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 162 điểm thi, với khoảng 90 nghìn thí sinh tham gia kỳ thi.Thành phố Hồ Chí Minh huy động hơn 11.790 cán bộ coi thi, 2.430 nhân viên phục vụ tại các điểm thi.Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có các đoàn kiểm tra cơ sở vật chất, cũng như công tác chuẩn bị kỳ thi để mọi khâu được diễn ra thông suốt, đúng kế hoạch.Trong đó, đơn vị này chú trọng phối hợp Công an Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm công tác bảo mật tại điểm in sao đề thi, vận chuyển đề thi, chấm thi.Tất cả các điểm thi đều được bố trí máy phát điện dự phòng, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi.Trước đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập, và xem đây như đợt "tập dượt" của công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhĐể bảo đảm cho kỳ thi được xuyên suốt, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện nghiêm túc các khâu chuẩn bị cho kỳ thi; xây dựng các phương án, tình huống có thể xảy ra trong quá trình thi. Đồng thời, trong quá trình chuẩn bị thi, cũng như trong quá trình thi, tạo cho thí sinh có tâm lý thoải mái nhất để đạt được kết quả tốt nhất.Cũng theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, từ đây đến ngày diễn ra kỳ thi, các Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chứckiểm tra công tác chuẩn bị thicủa các địa phương. Qua đó, sớm có sự hỗ trợ, quán triệt tinh thần chuẩn bị chu đáo, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024 diễn ra từ 26 đến 29/6 với hơn một triệu thí sinh trong cả nước dự thi.Trước đó, Đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình thực tế tại điểm in sao đề thi, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/post-813667.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024", "đề thi", "chấm thi" ] }
ArtTech Fusion 2023, kiến tạo cho sự phát triển bền vững
NDO -Từ ngày 13-15/10, Đại học Kinh tếThành phố Hồ Chí Minh(UEH) tổ chức chuỗi triển lãm, hội thảo, nghệ thuật quốc tế thường niên tích hợp nghệ thuật, công nghệ-ArtTech Fusion 2023.
Với chủ đề “Cảm hứng cho mọi người hành động bền vững-Inspiration for People to Act on Sustainability", chuỗi chương trình sẽ khơi gợi cảm hứng hành động bền vững cho môi trường, giáo dục, xã hội thông qua sự giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ.Chương trình có sự tham gia của các trường đại học quốc tế khu vực Á-Âu như Đại học Saint Joseph (Macau), Đại học Sains Malaysia, Đại học Kwangwoon (Hàn Quốc), Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Học viện Mỹ thuật Tây An (Trung Quốc), Viện Công nghệ Patheon (Italia), Bảo tàng Nghệ thuật Ulsan và Đại học Dongseo (Hàn Quốc)…Theo các chuyên gia, hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy thách thức như môi trường ô nhiễm, nóng lên toàn cầu, những vấn đề về văn hóa, bất bình đẳng và phân tầng xã hội…Trong bối cảnh này, nghệ thuật và công nghệ vẫn không ngừng phát triển, mở rộng ranh giới và tạo ra những cơ hội mới để giải quyết các vấn đề chung của nhân loại.Sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động triển lãm về công nghệ và nghệ thuật trong chuỗi chương trình ArtTech Fusion 2023.ArtTech là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ trong thời đại số. Với sự giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ, ArtTech đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến bền vững một cách sáng tạo.Ra đời từ năm 2022, ArtTech Hub trực thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động gần một năm qua và bước đầu đạt được một số bước tiến khả quan, đánh dấu sự khởi đầu của hành trình giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.Nghệ thuật và công nghệ vẫn không ngừng phát triển, mở rộng ranh giới và tạo ra những cơ hội mới để giải quyết các vấn đề chung của nhân loại.Từ đó, khơi nguồn cảm hứng về sự phát triển bền vững, kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề của xã hội hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống một cách toàn diện.Chuỗi hoạt động quốc tế ArtTech Fusion 2023 bao gồm 23 hoạt động chính: 16 triển lãm liên quan đến nghệ thuật 3D mapping (Digital art in 3D mapping), nghệ thuật Hologram (Holgram Art), triển lãm nghệ thuật thị giác (Visual Digital Art Exhibition), triển lãm nghệ thuật NFT-Global Affordable Art (NFT‘s Artworks Exhibition), triển lãm nghệ thuật nhiếp ảnh (Photography Art), triển lãm thời trang ảo-Chủ đề “Suối nguồn tưởng tượng”, triển lãm các tác phẩm của sinh viên quốc tế, triển lãm tương tác người và máy…Các hội thảo quốc tế đề cập đến vấn đề giáo dục số bền vững; nghệ thuật Holographic; sáng tạo trải nghiệm; phá vỡ các rào cản về bất bình đẳng trong tiếp cận công nghệ, giáo dục, văn hóa và môi trường…Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc.Song song đó, ArtTech Fusion 2023 còn diễn ra sự kiện biểu diễn nghệ thuật tương tác-Interactive Performance, với chủ đề công nghệ và nhân loại. Đây được xem là một trong những hoạt động đặc biệt nhất của ArtTech Fusion 2023.Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, từ năm 2022, cùng với sự ra đời của ArtTech HUB, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra sứ mạng kết hợp nghệ thuật và công nghệ (ArtTech) để giải quyết các vấn đề thành thị và công nghiệp, thông qua giáo dục và nghiên cứu để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng một môi trường đổi mới sáng tạo khuyến khích sự thay đổi và truyền cảm hứng nghệ thuật vì sự phát triển bền vững.Tiếp nối thành công của ArtTech Fusion 2022, chuỗi sự kiện quốc tế ArtTech Fusion 2023 thúc đẩy phát triển bền vững trong cộng đồng, tôn vinh vai trò của con người.Chuỗi sự kiện nhằm khuyến khích cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như giảm thiểu bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ và xã hội.Qua đó, ArtTech Fusion năm nay sẽ mang tới một góc nhìn mới mẻ, giúp tư duy lại tương lai, để sáng tạo chìa khóa giúp tái tạo các nguồn lực vì sự phát triển bền vững.
https://nhandan.vn/arttech-fusion-2023-kien-tao-cho-su-phat-trien-ben-vung-post777480.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "giáo dục", "sáng tạo", "phát triển bền vững", "ArtTech Fusion 2023" ] }
Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
NDO -Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất.
Theo phương án tổ chức thanh tra, kiểm trakỳ thi tốt nghiệpTHPT năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, Bộ thành lập 10 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại 20 Sở, kiểm tra tại ba miền bắc, trung, nam. Các đoàn kiểm tra trực tiếp tại các địa phương với nhiệm vụ kiểm tra công tác chỉ đạo,chuẩn bị thi, chuẩn bị in sao đề thi của các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Hội đồng thi.Đối với công tác coi thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 Sở Giáo dục và Đào tạo, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi của Sở Giáo dục và Đào tạo, việc tổ chức coi thi của các Hội đồng thi, điểm thi.Số lượng cán bộ tối thiểu tham gia đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trực tiếp tại một điểm thi theo nguyên tắc: Dưới 20 phòng thi có 2 người; từ 20 đến 40 phòng thi có 3 người; từ 41 phòng thi trở lên có 4 người.Đối với các điểm thi có các phòng thi bố trí phân tán hoặc nhiều tầng khác nhau thì số cán bộ kiểm tra tại điểm thi đó có thể lớn hơn tùy theo tình hình thực tế do trưởng đoàn kiểm tra quyết định.Trong công tác chấm thi, Bộ sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra, mỗi đoàn từ 3 đến 5 người, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức chấm thi và thanh tra chấm thi của các Sở, Hội đồng thi, các ban liên quan đến công tác chấm thi.Cán bộ, giảng viên cơ hữu của các cơ sở giáo dục đại học sẽ được điều động tham gia các đoàn kiểm tra công tác coi thi và chấm thi.Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí trực thanh tra, kiểm tra thi, kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh theo quy định. Cùng với đó, thanh tra Bộ và Sở cũng chuẩn bị lực lượng thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo phản ánh, chỉ đạo của lãnh đạo; dự phòng tình huống xảy ra do thiên tai, dịch bệnh.
https://nhandan.vn/len-phuong-an-thanh-tra-kiem-tra-tai-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2024-post807694.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "thanh tra", "kiểm tra", "thanh tra thi", "kiểm tra thi", "kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024", "thanh tra đột xuất" ] }
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10: Thí sinh “đặc biệt” tại TP Hồ Chí Minh thi như thế nào?
NDO -Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập tạiThành phố Hồ Chí Minhnăm học 2024-2025 có 6 thí sinh “đặc biệt”. Các thí sinh này được bố trí phòng thi riêng có máy ghi âm, camera giám sát, cán bộhỗ trợ chép bài.
6 thí sinh này ở các địa điểm thi ở quận 1, quận 3, quận 12 và huyện Củ Chi. Trong số 6 thí sinh bị tai nạn này, có một thí sinh bị lệch cột sống phải nằm viết, 5 thí sinh còn lại bị gãy tay phải.Thí sinh Quách Võ Gia Hân được bố trí phòng thi riêng có máy ghi âm, camera giám sát.Đồng thời, có 2 cán bộ coi thi như các phòng thi khác và có thêm một cán bộ hỗ trợ thí sinh viết bài (ngồi cạnh thí sinh, áo màu xanh).Trong khi làm bài, có camera giám sát trong suốt quá trình thi.Máy ghi âm đặt trên bàn (màu đen, bên phải) ghi âm quá trình thí sinh đọc để cán bộ viết bài hộ.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ coi thi được phân công hỗ trợ thí sinh là giáo viên dạy môn học không cùng môn thi của thí sinh, đang công tác tại trường khác quận, huyện thí sinh đang theo học, có cán bộ y tế theo dõi để hỗ trợ sức khỏe cho thí sinh.
https://nhandan.vn/ky-thi-tuyen-sinh-lop-10-thi-sinh-dac-biet-tai-tp-ho-chi-minh-thi-nhu-the-nao-post812932.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "tuyển sinh lớp 10", "năm học 2024-2025", "đăng ký nguyện vọng", "lớp 10 chuyên" ] }
Hiệu quả từ công tác xã hội hóa giáo dục ở Ninh Thuận
Giai đoạn 2015-2023, tỉnh Ninh Thuận đã huy động ngoài ngân sách nhà nước hơn 606 tỷ đồng cho đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Nhờ đó, mạng lưới trường, lớp ngoài công lập ngày càng mở rộng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Hiện, Ninh Thuận có hai trường liên cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; 26 trường mầm non, 214 nhóm lớp độc lập, mỗi năm, tiếp nhận hàng nghìn học sinh các cấp học ngoài công lập.Thu hút nguồn xã hội hóaGiám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Huệ Khải cho biết, tính đến tháng 12/2023, tỉnh đã huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và những dự án phi chính phủ nước ngoài tài trợ hơn 221 tỷ đồng; xây dựng, tu sửa nhiều trường, lớp học... cho các cơ sở giáo dục công lập.Hưởng ứng kêu gọi xã hội hóa giáo dục của Ninh Thuận, năm 2018, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Tập đoàn Trung Nam) đã đầu tư 66 tỷ đồng, xây dựng Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Đặng Chí Thanh ở thôn Lạc Sơn 2, xã Cà Ná theo thiết kế hiện đại, quy mô 35 phòng, trong đó có 24 phòng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học theo hướng trường chuẩn quốc gia.Nhờ có trường mới và cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, nên đã thu hút ngày càng tăng số lượng học sinh vùng biển nơi đây đến trường. Nhà trường có điều kiện tổ chức nhiều hoạt động khác, giúp học sinh nâng cao thể chất, rèn luyện các kỹ năng cần thiết để học tập tốt, nâng cao kiến thức tỷ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước ngày càng nhiều; phong trào khuyến học, khuyến tài ngày càng nhân rộng.Bí thư Huyện ủy Thuận Nam Châu Thanh Hải chia sẻ: "Kể từ năm học 2019-2020 đến nay, hàng nghìn học sinh của hai cấp học ở xã Cà Ná không còn phải đi học nhờ tại Trường trung học cơ sở Trương Văn Ly, xã Phước Diêm như nhiều năm trước. Người dân vùng biển nơi đây rất phấn khởi".Những năm qua, được các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và các dự án phi chính phủ nước ngoài, như Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long, Quỹ Phòng chống thiên tai bão lụt miền trung, Công ty cổ phần Xây dựng Hacom Holdings, Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Ấn Độ, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc-KOICA… tài trợ hàng trăm tỷ đồng, tỉnh Ninh Thuận đã xây mới, sửa chữa, nâng cấp gần 30 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông theo hướng tiêu chuẩn quốc gia tại các vùng đồng bào Chăm, vùng sâu, vùng xa, miền núi thuộc các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Bác Ái, Ninh Hải…Thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2021-2023, Ninh Thuận đã tổ chức ba đợt huy động nguồn lực từ "Chương trình máy tính cho em", được công đoàn ngành và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyên góp khoảng 35 tỷ đồng đầu tư mua sắm và tài trợ 13.392 máy tính bảng, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh có điều kiện học tập trong giai đoạn đại dịch Covid-19 hoành hành và thực hiện chuyển đổi số hiện nay.Ninh Thuận còn tiếp nhận hàng trăm tình nguyện viên chuyên ngành giáo dục tiểu học của Hàn Quốc đến hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường học tại huyện Bác Ái, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Đến nay, Ninh Thuận không còn điểm trắng về giáo dục. Tình trạng lưu ban, bỏ học giảm nhiều; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp tại các vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng tăng.Phát triển giáo dục ngoài công lậpNhững năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận có một số chính sách ưu tiên cho thuê đất, giao đất theo chủ trương của Chính phủ; miễn thuế sử dụng đất, thuê đất đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận và khuyến khích phát triển giáo dục tư thục; tạo điều kiện cho hàng chục dự án đầu tư có quy mô lớn tại địa phương.Trong số 11 dự án đầu tư phát triển giáo dục tư thục với số vốn đăng ký hơn 361 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và Phát triển học đường quốc tế-iSchool (Nguyễn Hoàng Group) ở Thành phố Hồ Chí Minh được coi là nhà đầu tư tiên phong tại Ninh Thuận.Tháng 4/2009, Nguyễn Hoàng Group được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt chủ trương và cấp phép thành lập Trường trung học phổ thông iSchool Ninh Thuận trên cơ sở tiếp nhận Trường trung học phổ thông bán công Trần Quốc Toản (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) và đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2011.Năm học 2023-2024, sau khi chính thức hoàn thiện cơ sở vật chất, đạt tiêu chuẩn giáo dục hiện đại quốc gia và quốc tế từ mầm non đến trung học phổ thông, nhà đầu tư ra mắt Trường Hội nhập quốc tế iSchool Ninh Thuận, đáp ứng nhu cầu dạy và học chất lượng cao cho 2.500 học sinh các cấp học.Nhà giáo Ưu tú Phan Đức, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Dự kiến, kết thúc năm học 2023-3024, nhà trường sẽ vinh danh và khen thưởng sáu giáo viên đạt dạy giỏi cấp tỉnh và hệ thống iSchool; một học sinh vẽ tranh đạt giải cấp quốc gia; 34 học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp hệ thống, cấp thành phố ở các nội dung học sinh giỏi các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Olympic tiếng anh (IOE), Voice of iSchool, English Beat, đại hội điền kinh cấp tỉnh".Ninh Thuận còn có 10 doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đầu tư phát triển giáo dục tư thục các cấp học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, điển hình như Doanh nghiệp tư nhân Trường mầm non Hoa Sen đầu tư hơn 130 tỷ đồng xây dựng Trường liên cấp Hoa Sen (cấp tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông) và bốn trường mầm non, hằng năm tiếp nhận hơn 2.000 học sinh và trẻ em các lớp mầm non.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Huệ Khải cho biết: So với năm 2015, Ninh Thuận đã sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp các cấp học, giảm 37 cơ sở giáo dục công lập (từ cấp mầm non đến trung học cơ sở). Riêng, cấp trung học phổ thông tăng hai trường, nâng tổng số lên 22 trường. Đầu năm 2023-2024, toàn tỉnh có hơn 149.000 học sinh đến trường các cấp học. Toàn ngành, có 10.313 cán bộ, công chức, viên chức. So với năm học 2022-2023, giảm 210 giáo viên ở các cấp: Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Riêng cấp trung học phổ thông tăng 11 giáo viên.Trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng các nhu cầu phát triển về giáo dục và đào tạo, việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục sẽ góp phần thu hút được đáng kể về nhân lực, vật lực và nguồn lực để đầu tư trường, lớp phục vụ cho phát triển.Theo đó, Nhà nước sẽ giảm một lượng ngân sách đáng kể cho đầu tư phát triển, chi chế độ chính sách cho người lao động, giảm được biên chế trong khu vực công để tập trung đầu tư cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…Các doanh nghiệp đề nghị Nhà nước cần hỗ trợ về học phí, sách, đồ dùng học tập cho người học; giao đất lâu năm, hỗ trợ vốn tín dụng, về thuế,… cho nhà đầu tư xã hội hóa giáo dục tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; ban hành các chính sách bảo đảm lợi ích hợp pháp về vật chất và tinh thần, về quyền sở hữu và thừa kế đối với phần vốn góp và lợi tức của cá nhân, tập thể tham gia xã hội hóa giáo dục.Đồng thời có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp kinh phí, đất đai để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và thực hiện học 2 buổi/ngày ở tất cả các cấp học; có chính sách ưu tiên cho hợp tác giữa tư nhân với các cơ sở giáo dục công lập thông qua các hình thức liên kết, hợp tác kinh doanh, đối tác công-tư, để tạo đột phá trong toàn hệ thống về phát triển giáo dục cả nước nói chung và Ninh Thuận nói riêng.
https://nhandan.vn/hieu-qua-tu-cong-tac-xa-hoi-hoa-giao-duc-o-ninh-thuan-post801331.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Ninh Thuận", "xã hội hóa", "giáo dục" ] }
Phú Thọ khen thưởng 239 học sinh, sinh viên, vận động viên và 61 giáo viên, huấn luyện viên
NDO -Ngày 2/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” và Chương trình “Chắp cánh ước mơ - Vinh danh khuyến học, khuyến tài đất Tổ”.
Ngày 10/6, Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.Hưởng ứng lời phát động thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhPhú ThọHồ Đại Dũng đề nghị cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tầng lớp nhân dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.Chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các ban, chi hội khuyến học, đẩy mạnh các phong trào khuyến học; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; gắn các tiêu chí đánh giá, xếp loại các mô hình học tập, nội dung công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời với các phong trào thi đua, cuộc vận động của cơ quan, đơn vị, địa phương.Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ trao thưởng cho các học sinh, vận động viên đoạt giải quốc tế và khu vực.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhPhú Thọkêu gọi các cấp, các ngành và toàn xã hội, nòng cốt là mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công dân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị học tập tiêu biểu tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, tôn vinh sự học của người đất Tổ, cùng nhau đoàn kết, đồng lòng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành tỉnh học tập trong xã hội học tập của đất nước trong thời gian tới.Tại lễ phát động, 20 cơ quan, đơn vị, huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh đã ký cam kết thi đua thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030.Theo đó, phấn đấu 95% gia đình đạt “Gia đình học tập”; 90% dòng họ đạt “Dòng họ học tập”; 95% khu dân cư đạt “Cộng đồng học tập”; 100% các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã đạt “Đơn vị học tập”...Lãnh đạo Hội khuyến học tỉnh Phú Thọ và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trao thưởng cho các học sinh đoạt giải Nhất, Nhì các kỳ thi cấp Quốc gia.Ngay sau lễ phát động là chương trình “Chắp cánh ước mơ - Vinh danh khuyến học, khuyến tài đất Tổ”. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm vinh danh, khen thưởng giáo viên, học sinh, vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong giảng dạy, học tập, thi đấu thể thao tại các giải, kỳ thi quốc tế và khu vực.Chủ tịchHội khuyến họctỉnh Phú Thọ Nguyễn Thị Kim Hải cho biết, trong những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài luôn được tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm. Thông qua nguồn Quỹ khuyến học, khuyến tài đã có hàng nghìn học sinh, sinh viên, huấn luyện viên, giáo viên được vinh danh, khen thưởng. Đây là nguồn cổ vũ, động viên kịp thời đối với những nỗ lực, cố gắng của các thầy cô giáo và các em học sinh trong giảng dạy, học tập và thi đấu thể thao trên đấu trường quốc tế và khu vực.Quỹ khuyến học, khuyến tài đất Tổ luôn là địa chỉ vàng, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo động lực thi đua học tập suốt đời trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển.Năm nay, tỉnh có 239 học sinh, sinh viên, vận động viên và 61 giáo viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc năm học 2022-2023 cùng 23 cán bộ khuyến học tiêu biểu đã được vinh danh, khen thưởng.Ngoài ra, chương trình cũng đã dành tặng 300 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi với tổng số tiền hơn 2,1 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/phu-tho-khen-thuong-239-hoc-sinh-sinh-vien-van-dong-vien-va-61-giao-vien-huan-luyen-vien-post775527.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Phú Thọ", "khen thưởng", "hoc sinh" ] }
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp
Ngày 15/10 vừa qua, tại California, Hoa Kỳ, Học viện Viettel được vinh danh trong lễ trao giải thưởng quốc tế về đào tạo và phát triển LearningElite Award của tổ chức Chief Learning Officer (CLO) cùng 59 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như IBM, Dell, Siemens, Johnson & Johnson, KMPG,... Đây là lần thứ hai liên tiếp Học viện Viettel đoạt giải thưởng và là đơn vị đầu tiên, duy nhất tại Việt Nam đoạt giải thưởng này.
Giải thưởng LearningElite Award được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh các tổ chức xuất sắc nhất trong lĩnh vực học tập và phát triển (L&D) trên toàn cầu. Giải thưởng có ý nghĩa quan trọng đối với Học viện Viettel nói riêng và hoạt động học tập, đào tạo của Viettel nói chung, bởi ngoài việc kiểm chứng hoạt động đào tạo của Viettel phù hợp theo chuẩn quốc tế và các xu hướng chuyển dịch trong học tập, đào tạo, còn cho thấy hoạt động này của Viettel sánh với nhiều thương hiệu danh tiếng trên toàn cầu.Nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác đào tạoNgay từ khi tham gia thị trường, Viettel luôn phải đối mặt với những thách thức, những câu hỏi lớn trong việc phát triển đội ngũ như: Làm thế nào để tổ chức cho đông đảo cán bộ, nhân viên Viettel trên toàn cầu, đa dạng ngành nghề, khác nhau về trình độ nhận thức có thể chủ động, duy trì và nâng cao tốc độ học tập? Đâu là những giải pháp để cán bộ, nhân viên có thể chủ động học tập, nghiên cứu? Làm thế nào để xây dựng Viettel thành một tổ chức học tập? Làm thế nào để đưa văn hóa học tập trở thành lợi thế cạnh tranh, góp phần thu hút, gìn giữ nhân tài? Những trăn trở này đặt ra yêu cầu cho Học viện Viettel nói riêng và những người làm công tác đào tạo trong Tập đoàn Viettel nói chung phải có tư duy mới, đổi mới sáng tạo hơn nữa, thực hiện nhanh chóng hơn nữa để tìm ra giải pháp hiệu quả.Từ nhận thức và những trăn trở ấy, những năm qua, Học viện Viettel đã tích cực, chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đổi mới, sáng tạo đồng bộ trong công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho người lao động đáp ứng yêu cầu, xu thế chuyển dịch.Hằng năm, Học viện tổ chức đào tạo hàng trăm khóa học cho hàng vạn nhân sự Viettel tham gia học tập với nhiều nội dung, hình thức; chủ động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, xây dựng nhiều tính năng ứng dụng và nền tảng (platform) học tập; tăng cường hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước để tổ chức nhiều chương trình đào tạo, hội thảo; cùng các tổng công ty trực thuộc Viettel tổ chức các khóa đào tạo cho nhiều doanh nghiệp là khách hàng, đối tác, đem lại cơ hội, cách tiếp cận kinh doanh mới cho Viettel.Bên cạnh đó, Học viện Viettel chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Giá trị của hoạt động đào tạo được đẩy mạnh qua ứng dụng quản lý sau đào tạo (ATM) do Học viện Viettel nghiên cứu triển khai, qua đó, nhiều hành động cụ thể đã được đăng ký vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.Hướng tới một Viettel toàn cầu, Học viện Viettel đã đặt ra nhiệm vụ mới, đầy thách thức, đó là ngoài việc đưa hoạt động đào tạo đem lại những giá trị tích cực cho tập đoàn, còn phải chuyển mình theo chuẩn quốc tế, phù hợp với các xu thế chuyển dịch.Theo đó, học viện đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu cách thức, mô hình, xu hướng chuyển dịch đào tạo trên thế giới ứng dụng vào thực tiễn. Học viện Viettel đã mạnh dạn tham gia giải thưởng quốc tế LearningElite Award nhằm tạo ra cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức, doanh nghiệp và kiểm chứng phương thức, mô hình hoạt động, công cụ triển khai học tập, đào tạo tại Viettel và hơn thế nữa là khẳng định sự tự tin, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu Viettel nói chung và Học viện Viettel nói riêng ra tầm quốc tế.Những bước chuyển mìnhHọc viện Viettel nhận thấy lĩnh vực đào tạo, học tập trong doanh nghiệp đang chuyển dịch theo 5 xu hướng, đó là: Chuyển từ đào tạo truyền thống sang đào tạo kỹ thuật số (digital training); chuyển từ đào tạo định kỳ sang đào tạo liên tục; chuyển từ đào tạo đại trà sang đào tạo cá nhân hóa, riêng biệt dựa trên năng lực, sở thích và mục tiêu của từng nhân viên; chuyển từ đào tạo lý thuyết sang đào tạo thực hành; chuyển từ đào tạo do chuyên gia giảng dạy sang đào tạo chia sẻ trong nội bộ, khuyến khích đào tạo giữa các đồng nghiệp.Việc nhận diện những xu hướng chuyển dịch trong học tập, đào tạo không chỉ tạo nên những thay đổi trong tư duy-nhận thức mà còn là cơ sở cho việc sáng tạo và tạo ra cách tiếp cận mới của hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp.Tiến sĩ Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện ViettelBên cạnh nhận thức về sự cấp thiết thay đổi hoạt động đào tạo nêu trên, Học viện Viettel đã liên tục đổi mới, sáng tạo và tự kiểm chứng hoạt động của mình. Thông qua việc cho ra đời các mô hình học tập có giá trị đáp ứng thực tiễn cao như: Mô hình tổ chức học tập trong doanh nghiệp; mô hình phương thức học tập hằng ngày By Day Learning; hay các tính năng trong ứng dụng công nghệ số, các ấn phẩm có giá trị, đã tạo nên những nét riêng trong hoạt động đào tạo và đem lại giá trị trong phát triển năng lực đội ngũ tại Viettel. Qua đó, Học viện Viettel đã có những bước chuyển mình đáng kể.Thứ nhất, Học viện Viettel đã chuyển từ đơn vị chỉ sử dụng các phần mềm có sẵn, sang đơn vị chủ động sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, xây dựng nền tảng (platform) như: Quản lý áp dụng sau đào tạo; ứng dụng chatbot/callbot trí tuệ nhân tạo; xây dựng nền tảng học tập hằng ngày By Day Learning...Trong đó, By Day Learning với các bài học video ngắn được Hội đồng giải thưởng đánh giá cao vì mang lại nhiều lợi ích cho cả tổ chức và người lao động, là môi trường học tập nổi bật tạo ra sự khác biệt, thể hiện sự sáng tạo, cam kết của người đứng đầu với công tác đào tạo trong tổ chức. By Day Learning là minh chứng cho phương thức học tập, đào tạo mới, hiệu quả ra đời trong bối cảnh chuyển đổi số, tạo nên sự khác biệt giữa Viettel và các tổ chức, doanh nghiệp khác.Hiện, By Day Learning đã có hơn 60 nghìn người dùng, hàng chục triệu lượt học chỉ sau 2 năm ra đời, giúp người Viettel duy trì thói quen học tập hằng ngày. Tiến sĩ Bùi Quang Tuyến chia sẻ: “Trong xây dựng tổ chức học tập, việc ứng dụng công nghệ số là chìa khóa giúp đông đảo người học tiếp cận kiến thức, kỹ năng một cách nhanh chóng, đồng thời có thể chủ động học tập mọi lúc, mọi nơi, tạo thói quen học tập, góp phần xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp”.Thứ hai, Học viện Viettel chuyển từ đơn vị chỉ thuê, hoặc mua nội dung học tập, đào tạo sang đơn vị chủ động xây dựng nhiều nội dung và trực tiếp đào tạo nội bộ trong Viettel, qua đó hàng nghìn nội dung học tập được số hóa. Trước đây, 100% nội dung đào tạo (qua hình thức số hóa) đều do việc phối hợp với đối tác cung cấp, thì giờ đây tỷ lệ này chỉ còn 30%.Hoạt động này ngoài việc đóng góp vào kho tri thức Viettel, lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm còn làm lợi cho Viettel hàng chục tỷ đồng. Học viện cũng đã tích cực, chủ động tham gia hoạt động nghiên cứu, cho ra đời nhiều ấn phẩm có giá trị, được các hội đồng khoa học, các doanh nghiệp đánh giá cao về tính thực tiễn trong hoạt động đào tạo trong tổ chức, doanh nghiệp thời chuyển đổi số như: Cẩm nang “Tư vấn chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp”; các sách chuyên khảo: Năng lực động trong cạnh tranh hiện đại; Hành trình tri thức thời kinh tế số; Phát triển năng lực - Kiến tạo tương lai…Thứ ba, Học viện Viettel chuyển từ đơn vị chỉ tổ chức đào tạo bên trong nội bộ sang hợp tác tổ chức các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ cho các tổ chức, doanh nghiệp. Thời gian qua, Học viện Viettel nhận được nhiều đặt hàng là các chương trình đào tạo từ các đơn vị trong Viettel nhằm tạo dựng cơ hội kinh doanh, gắn kết với khách hàng tiềm năng.Bên cạnh đó, Học viện Viettel hợp tác với Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ về năng lực số cho hàng trăm học viên. Nền tảng By Day Learning không chỉ khai thác hiệu quả trong nội bộ Viettel mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã đặt vấn đề hợp tác, chuyển giao sau khi được trải nghiệm sử dụng và nhận diện được tính ưu việt của ứng dụng.
https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-hieu-qua-dao-tao-trong-doanh-nghiep-post782264.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Học viện Viettel", "Bùi Quang Tuyến", "L&D", "Platform", "Viettel", "Chuyển dịch", "Nội dung học tập", "Kiểm chứng", "Chuẩn quốc tế" ] }
FPT Education đầu tư xây dựng tổ hợp giáo dục tại Thừa Thiên Huế
Trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số Huế 2023 (diễn ra trong hai ngày 14 và 15/12), Hệ thống giáo dục FPT nhận chứng nhận đầu tư xây dựng tổ hợp giáo dục tại Thừa Thiên Huế.
TS Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng Trường đại học FPT đại diện FPT nhận Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chấp thuận đầu tư xây dựng dự án tổ hợp giáo dục. Theo đó,Hệ thống giáo dục FPT(FPT Education) được chấp thuận là nhà đầu tư dự án tổ hợp giáo dục trường phổ thông liên cấp và giáo dục nghề nghiệp tọa lạc tại Khu đô thị mới An Vân Dương, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.Tổ hợp giáo dục của FPT gồm trường phổ thông liên cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng thực hành sẽ được thi công trong năm 2024 và dự kiến đưa vào hoạt động ngay trong nửa đầu năm 2025.Sau khi hoàn thành, công trình có thể đáp ứng nhu cầu học tập của khoảng 20 nghìn học sinh, sinh viên và tạo ra khoảng 600 việc làm cho nhân sự tại địa phương. Với tổ hợp giáo dục này, FPT Education thể hiện quyết tâm góp phần định hướng, phân luồng học sinh sớm, đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp tại địa phương.Hiện FPT Education đã có mặt tại hơn 20 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, góp phần tích cực vào hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.Trong khuôn khổ tuần lễ Chuyển đổi số Huế, FPT giới thiệu đến khách hàng và công chúng hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện - Xã hội số, Giáo dục số và Du lịch số với các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp phá giúp nâng tầm cuộc sống của người dân, góp phần phát triển đô thị thông minh.Cũng tại sự kiện này, chuyên gia của FPT chia sẻ xu hướng khai thác dữ liệu số.Chuyển đổi sốđang trong một giai đoạn mới với những xu hướng, thách thức và cơ hội mới mà AI là một công nghệ, xu hướng đóng vai trò quan trọng giúp chuyển hóa từ dữ liệu thành giá trị cho mọi thành phần trong xã hội và nền kinh tế ở tầm mức địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.Ông Phan Thanh Sơn chia sẻ tham luận về chủ đề “AI: Cơ hội, thách thức và xu hướng khai thác dữ liệu số”.Ông Phan Thanh Sơn, Phó Chủ tịch điều hành - Giám đốc phát triển kinh doanh, Công ty Hệ thống Thông tin FPT khẳng định, AI không những phải giải các bài toán trước đây của chuyển đổi số, mà còn phải giải bài toán cho chuyển đổi xanh trong bức tranh chung chuyển đổi kép. Cơ hội của AI là có thể giải hai bài toán trong một kiến trúc, hạ tầng, nền tảng dữ liệu và ứng dụng thống nhất thay vì phải giải hai lần.Tuần lễ Chuyển đổi số Huế 2023 có chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng”. Theo đánh giá, Thừa Thiên Huế đang là địa phương đi đầu trong cả nước về công tác chuyển đổi số. Lãnh đạo tỉnh rất cầu thị và mong Huế trở thành cứ địa của các doanh nghiệp công nghệ thông tin, góp phần cùng Huế tạo ra các giá trị và mang công nghệ kiến tạo hạnh phúc cho người dân.
https://nhandan.vn/fpt-education-dau-tu-xay-dung-to-hop-giao-duc-tai-thua-thien-hue-post787511.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Chuyển đổi số", "FPT", "FPT Education", "tổ hợp giáo dục", "Thừa Thiên Huế" ] }
Cần đầu tư các trung tâm xuất sắc tại các trường đại học
NDO -Ngày 29/2, Hội đồng Hiệu trưởngcác Trường đại họctrên địa bànThành phố Hồ Chí Minhtổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.
Hiện, trên địa bàn thành phố có 57 cơ sở giáo dục đại học, gồm 3 cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc thành phố, 39 cơ sở giáo dục công lập thuộc bộ, ngành, 15 cơ sở giáo dục đại học tư thục. Các cơ sở giáo dục đại học luôn quan tâm công tác bảo đảmchất lượng, nhiều cơ sở giáo dục đại học khẳng định được vị thế trong khu vực ASEAN và quốc tế.Các trường đại học luôn chủ động phát triển đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, mô hình đào tạo và đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế. Công tác hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học ngày càng sâu rộng, đa dạng, phong phú trong các lĩnh vực hoạt động từ đào tạo, nghiên cứu đến quản trị trường đại học.Trong năm 2023, hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhận được sự quan tâm sâu sát của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, sự hỗ trợ, phối hợp của các sở, ngành… tạo nên sức mạnh tổng hợp khơi dậy nguồn lực của các cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn thành phố. Qua đó, đã phát huy được vai trò là một tập thể tinh hoa để tư vấn về cơ chế, chính sách cho thành phố, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng mục tiêu phát triển thành phố.Thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.Tuy nhiên, Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra một số hạn chế cần được khắc phục. Cụ thể, một số hội đồng khối ngành chưa tương xứng với tiềm năng của các trường do công tác truyền thông, quảng bá và phối hợp giữa các thành viên chưa thực sự chặt chẽ; một số hoạt động theo kế hoạch hội đồng khối ngành triển khai còn chậm; việc xây dựng và ứng dụng nền tảng số trong việc kết nối các trường đại học thành viên nhưng các nền tảng số vẫn còn một số hạn chế…Năm 2024, Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai nhiệm vụnghiên cứu khoa họcvà công nghệ theo đặt hàng của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời hỗ trợ có hiệu quả các chương trình, đề án của thành phố.Trong đó, tập trung xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở 8 ngành trọng điểm và mô hình đại học chia sẻ bảo đảm triển khai ngay sau khi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ của các đề án thành phần được nghiệm thu. Triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với Đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực.Đồng thời, đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý và tổ chức hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường kết nối thông tin và dữ liệu số giữa các trường thành viên với các sở, ngành thành phố...Sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tham gia các chương trình khởi nghiệp sáng tạo.Đề cập đến vấn đề đại học khởi nghiệp, đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ thành phố sớm đưa ra những gợi ý tiêu chí về đại học khởi nghiệp để từng đại học đăng ký. Qua đó, để thành phố có chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ phát triển đại học khởi nghiệp.Đồng chí Phan Văn Mãi cũng nhấn mạnh đến việc đầu tư xây dựng các trung tâmđổi mới sáng tạokhởi nghiệp tại một số trường đại học. Xem đây là trung tâm của quốc gia trên địa bàn thành phố đặt tại trường đại học, hoặc là trung tâm của thành phố, hoặc là trung tâm của trường đại học được thành phố đầu tư, hỗ trợ.Cũng theo đồng chí Phan Văn Mãi, thành phố sẵn sàng đầu tư hình thành các trung tâm xuất sắc tại các trường đại học. Và nhấn mạnh muốn trở thành trung tâm đào tạo quốc tế, việc hình thành các trung tâm xuất sắc về đào tạo ở các trường đại học là rất cần thiết.
https://nhandan.vn/can-dau-tu-cac-trung-tam-xuat-sac-tai-cac-truong-dai-hoc-post798089.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "đại học khởi nghiệp", "trung tâm xuất sắc", "Thành phố Hồ Chí Minh", "khởi nghiệp", "đổi mới sáng tạo" ] }
Cần có chính sách pháp luật phù hợp để giải quyết vấn đề về môi trường ở Việt Nam
NDO -Ngày 28/12, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “30 năm thực thi Luật Bảo vệmôi trường”, thu hút đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học tham dự.
Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993, tính đến nay đã tròn 30 năm. Sau Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Quốc hội lần lượt thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cùng với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường là yếu tố bảo đảm an sinh xã hội, tạo nên sựphát triển bền vững.Trải qua 30 năm xây dựng, ban hành, sửa đổi và thực thi, “Luật Bảo vệ môi trường đã kịp thời góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất về bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững”, Tiến sĩ Lê Trường Sơn cho biết.Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý cho rằng, các vấn đề về môi trường ở Việt Nam ngày càng gia tăng và ngày càng trở nên cấp bách đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, cản trở việc bảo đảm quyền con người sống trong môi trường, vì vậy, cần phải có chính sách pháp luật môi trường phù hợp để giải quyết.Ngoài ra, vấn đề môi trường là vấn đề toàn cầu, giải quyết vấn đề môi trường cần sự tham gia của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cần chuyển hóa, ghi nhận các cam kết về bảo vệ môi trường vào trong hệ thống pháp luật quốc gia và tham gia tích cực vào các cơ chế toàn cầu và khu vực.Quang cảnh hội thảoSau 30 năm kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên năm 1993 được thông qua và có hiệu lực, Việt Nam đã thể hiện sự nỗ lực trong công cuộc bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.Đồng thời, phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường ngày càng được mở rộng, đáp ứng các yêu cầu của việc giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam và trên phạm vi toàn thế giới.Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh, nội dung điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường càng mở rộng thì việc thực thi càng gặp nhiều khó khăn. Cho nên Việt Nam cần bảo đảm các nguồn lực cần thiết đểthực thi; các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội và toàn hệ thống chính trị cần tăng cường tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ.Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để trao đổi, đánh giá, làm rõ những thành tựu, thách thức trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường trong 30 năm qua. Qua đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/can-co-chinh-sach-phap-luat-phu-hop-de-giai-quyet-van-de-ve-moi-truong-o-viet-nam-post789617.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Luật Bảo vệ môi trường", "phát triển bền vững", "môi trường", "pháp luật" ] }
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường
Sau 5 năm triển khai hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều vụ việc trọng điểm, tương đối phức tạp liên quan đến hàng giả, hàng lậu tại một số địa phương đã được triệt xóa. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động công vụ, lực lượng quản lý thị trường cần tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất hơn.
Cán bộ, công chức trong ngành cần thường xuyên trau dồi đạo đức, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng khác nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.Ghi nhận những kết quả tích cựcSau 5 năm thực hiện Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cụcQuản lý thị trường, công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường đã phát huy hiệu quả, có nhiều chuyển biến tích cực.Nhiều vụ việc vi phạm nổi cộm bị xử lý đã được Chính phủ, người dân và doanh nghiệp đánh giá tốt, thực hiện một cách tập trung, xuyên suốt, thống nhất. Tình trạng manh mún, cắt khúc, thiếu đồng bộ trong công tác đấu tranh phòng chống và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại giữa Trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau đã từng bước được khắc phục.Theo đó, từ năm 2018 đến tháng 9/2023, toàn lực lượngquản lý thị trườngđã kiểm tra 557.156 vụ việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; xử phạt vi phạm hành chính 353.333 vụ việc; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1.800 tỷ đồng.Đối với công tác thanh tra chuyên ngành, Tổng cục Quản lý thị trường đã thực hiện thanh, kiểm tra 1.034 vụ việc; phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với 471 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính hơn 24 tỷ đồng.Từ khi ngành quản lý thị trường chuyển đổi mô hình quản lý sang ngành dọc đã chứng tỏ tính ưu việt, bộ máy cấp trung ương, Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức tinh gọn chỉ còn bốn vụ, một văn phòng và một cục nghiệp vụ.Trong khi đó, cấp địa phương còn 63 cục quản lý thị trường và không còn cấp chi cục, mà chỉ còn các phòng, đội trực thuộc với số đội quản lý thị trường cũng giảm từ 681 đội xuống còn 376 đội (giảm 45%).Từ năm 2018 đến tháng 9/2023, toàn lực lượngquản lý thị trườngđã kiểm tra 557.156 vụ việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; xử phạt vi phạm hành chính 353.333 vụ việc; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1.800 tỷ đồng.Theo Phó Tổng cục trưởng Quản lý thị trường Hoàng Ánh Dương, thực tế nêu trên đã chứng minh, sau 5 năm thực hiện kiện toàn bộ máy theo mô hình ngành dọc và việc tinh giản bộ máy, không làm yếu đi vai trò chủ công của ngành quản lý thị trường trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, trái lại, còn giúp lực lượng ngày càng tinh nhuệ, chuyên nghiệp. Nhiều vụ việc vi phạm phức tạp, quy mô lớn, có tính chất liên tỉnh đã được chỉ đạo, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, góp phần tích cực bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.Đến nay, kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên phạm vi toàn quốc được cải thiện theo hướng toàn diện, hiệu quả. Những diễn biến đột xuất, phức tạp của thị trường phát sinh trong các thời điểm, tại các địa bàn khác nhau trên cả nước đã được chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, kịp thời với kết quả tích cực.Điển hình, vụ kiểm tra thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu tại cảng ICD Mỹ Đình (Hà Nội); phát hiện hơn 47 tấn găng tay y tế đã qua sử dụng tại Bình Dương; tổng kiểm tra kho hàng lậu rộng hơn 10.000m2tại Lào Cai...Tiếp tục phát huy vai trò là lực lượng chủ côngCó thể nói, với những kết quả đã đạt được, cùng nhiều giải pháp, đồng bộ, quyết liệt được lực lượng quản lý thị trường thực hiện trong năm 2023 về cơ bản đã góp phần bảo đảm trật tự thị trường, không để xảy ra những vụ việc nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Song trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trên thị trường đã xuất hiện thêm nhiều thủ đoạn, phương thức vi phạm tinh vi mới, do đó lực lượng quản lý thị trường cần xác định công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải đi trước một bước, có các giải pháp ngăn chặn từ sớm, từ xa với ưu tiên "phòng" hơn "chống". Việc chống buôn lậu hàng giả muốn tốt thì phải thông từ ngoài vào trong, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng.Hiện nay, công tác phối hợp giữa các lực lượng trong Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương, nhất là giữa lực lượng quản lý thị trường, công an, hải quan, biên phòng đã tốt hơn nhiều, nhưng vẫn chưa được như mong muốn.Để ngăn chặn các hành vi vi phạm từ sớm, thay vì ưu tiên hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên, Tổng cục trưởng Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, năm 2023 lực lượng quản lý thị trường đã chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa các vi phạm thông qua việc chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.Đồng thời, ưu tiên đẩy mạnh ký kết hợp tác với các tổ chức, tập đoàn, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước để ngăn chặn hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.Tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, Tổng cục Quản lý thị trường đã tiếp và làm việc với nhiều đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc, Hiệp hội Công nghiệp vòng bi thế giới; Tham tán thương mại, Đại sứ quán Đan Mạch, Tập đoàn LEGO, hoặc ký kết bản ghi nhớ hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhằm ngăn chặn các hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.Vì vậy, thời gian tới lực lượng quản lý thị trường cả nước cần tự nhìn nhận và luôn đặt bản thân trong bối cảnh mới, không chỉ gói gọn nhiệm vụ trong nước như: bảo đảm ổn định vĩ mô, lành mạnh thị trường, bảo vệ doanh nghiệp chân chính, người tiêu dùng mà còn đảm nhận nhiệm vụ mới liên quan đến hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế như: chống gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.Đồng thời, cần xác định đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là "cuộc chiến" trường kỳ, cần sự phối hợp từ nhiều phía.Do đó, phải thay đổi toàn diện phương thức làm việc, chủ động hơn trong giám sát, ưu tiên phòng ngừa, phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả, nhất là tập trung phòng chống và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử - môi trường hiện còn nhiều kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng.
https://nhandan.vn/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-quan-ly-thi-truong-post781076.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "quản lý thị trường" ] }
Chỉ tiêu tuyển sinh vào 4 trường có lớp chuyên của Hà Nội
NDO -4 trường THPT có lớp chuyên của Hà Nội là: Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Sơn Tây, sẽ tuyển sinh 2.970 chỉ tiêu vào lớp 10 cho năm học 2024-2025. Số chỉ tiêu này bao gồm cả hệ chuyên, hệ không chuyên, hệ song bằng tú tài.
Theo quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2024-2025 tới đây, 4 trường THPT cólớp chuyêncủa thành phố sẽ tuyển mới 82 lớp và 2.970 học sinh vào lớp 10. Trong số chỉ tiêu này, hệ chuyên tuyển mới 64 lớp với 2.240 học sinh; hệ không chuyên tuyển 14 lớp với 630 học sinh; hệ song bằng tú tài tuyển 4 lớp với 100 học sinh.Cụ thể,Trường THPT chuyên Hà Nội- Amstedamtuyển tổng 820 chỉ tiêu; trong đó có 770 chỉ tiêu hệ chuyên; 50 chỉ tiêu lớp song bằng tú tài.Trường THPT Chu Văn Antuyển tổng 935 chỉ tiêu; trong đó có 525 chỉ tiêu hệ chuyên; 360 chỉ tiêu hệ không chuyên, 50 chỉ tiêu hệ song bằng tú tài.Trường THPT chuyên Nguyễn Huệtuyển 630 chỉ tiêu hệ chuyên.Trường THPT Sơn Tâytuyển tổng 585 chỉ tiêu, trong đó hệ chuyên tuyển 315 chỉ tiêu hệ chuyên, 270 chỉ tiêu hệ không chuyên.Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường có lớp chuyên của Hà Nội
https://nhandan.vn/chi-tieu-tuyen-sinh-vao-4-truong-co-lop-chuyen-cua-ha-noi-post805181.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "trường chuyên", "trường có lớp chuyên", "chỉ tiêu tuyển sinh", "trường chuyên của Hà Nội", "thi 10 Hà Nội", "mùa thi 2024" ] }
Trường đại học Mở Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngày 2/11,Trường đại học Mở Hà Nộitổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường (3/11/1993-3/11/2023) vàđón nhận Huân chươngLao động hạng Nhất, Cờ thi đua của Chính phủ. Đến dự, có đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Trường đại học Mở Hà Nội, Nguyễn Thị Nhung cho biết, chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, nỗ lực không ngừng nghỉ qua các thế hệ lãnh đạo, Trường đại học Mở Hà Nội vẫn kiên định, bền bỉ, khẳng định mục tiêu sứ mệnh trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà cũng như sự phát triển giáo dục trong khu vực. Chất lượng đào tạo của trường từng bước được khẳng định, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ với hơn 200 nghìn kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.Qua từng chặng đường, Trường đại học Mở Hà Nội đã và đang tích cực thực hiện chủ trương đa dạng hóa hình thức đào tạo, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, là đơn vị tiên phong thực hiện giáo dục mở và đào tạo từ xa, đặc biệt đào tạo trực tuyến, thực hiện việc bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.Là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu lý luận và tổ chức thực hiện mô hình “Giáo dục mở”, phát triển đào tạo từ xa và liên tục đổi mới công nghệ đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn, đến nay, trường đã có hơn 81.500 sinh viên tốt nghiệp theo loại hình đào tạo từ xa cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho các địa phương trên cả nước.Đồng thời, trường là đơn vị đóng góp có trách nhiệm trong cộng đồng và việc nhân rộng mô hình trên toàn quốc về đánh giá công dân học tập góp phần trong việc triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ; là đơn vị có đóng góp cho xã hội hướng đến phục vụ người học và cộng đồng dân cư đặc biệt khó khăn như các khu vực miền núi, hải đảo xa xôi; kiên trì với triết lý đưa người thầy đến với người học trên khắp mọi miền của đất nước, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ với ý thức “Mở trí tuệ” để kiến tạo tri thức góp phần phát triển toàn diện con người, đóng góp hữu ích phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.Toàn cảnh buổi lễ.Gửi lời chúc mừng đến tập thể Trường đại học Mở Hà Nội, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, cách đây 30 năm, Viện Đại học Mở Hà Nội đã được ra đời với nhiệm vụ tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện phát triển giáo dục theo hướng mở. Từ phương pháp học tập truyền thống theo hình thức lớp học trong khuôn viên nhà trường, người học đã dần chuyển sang chủ động, tự giác học tập, nghiên cứu chiếm lĩnh tri thức để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ, năng lực của mỗi người. Trong đó, đào tạo từ xa là một phương thức được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm hướng đến một nền giáo dục đại học đại chúng, góp phần tạo nên một xã hội học tập, học thường xuyên, học suốt đời, thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền giáo dục của mọi người, vì mọi người, cho mọi người.Thứ trưởng nhấn mạnh, nhà trường là đơn vị tiên phong xóa đi rào cản về tuổi tác trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, với việc tổ chức trạm đào tạo từ xa tại gần 40 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhà trường cũng đã đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào dạy và học, giúp người học có thể tiếp cận bài giảng và tri thức mọi lúc, mọi nơi, xóa đi những rào cản về không gian và thời gian, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người dân dù ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.Trường đại học Mở Hà Nội là đơn vị được biết đến với các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng gắn liền với triết lý đào tạo giàu tính nhân văn; nhà giáo và sinh viên của Trường đã thực hiện nhiều đề tài, công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao; hơn 90% sinh viên của trường ra trường có việc làm ngay trong năm đầu tiên. Điều này chứng minh hiệu quả của phương pháp giáo dục mở cũng như hướng đi kết hợp giữa đào tạo ứng dụng và khởi nghiệp sáng tạo mà nhà trường đang theo đuổi.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi lễ.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn lưu ý, Trường đại học Mở Hà Nội cần tiếp tục phát huy quyền tự chủ của các đơn vị trong nhà trường, tiếp tục khẳng định và nâng cao vị thế và uy tín, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhà trường trong sạch, vững mạnh với yêu cầu “Mỗi cô giáo, thầy giáo phải là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”.Ngoài ra, nhà trường thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Tập trung đầu tư phát triển các ngành đào tạo mũi nhọn, là thế mạnh của trường để đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Cần có giải pháp đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân song song với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo…Tại buổi lễ, Trường đại học Mở Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước cho “thành tích xuất sắc trong việc thực hiện mô hình "Giáo dục mở" và đào tạo trực tuyến, góp phần xây dựng xã hội học tập và phục vụ cộng đồng”; Cờ Thi đua của Chính phủ cho “Thành tích xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác năm học 2021-2022, dẫn đầu cụm thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.Ngày 3/11/1993, tại Quyết định số 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Viện đào tạo Mở rộng I, Viện Đại học mở Hà Nội được thành lập và được xác định là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường tiềm lực cán bộ khoa học-kỹ thuật cho đất nước.Trải qua 30 năm trưởng thành và phát triển, Trường vinh dự và tự hào mang trên mình sứ mệnh “Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt” trong xu thế phát triển mạnh mẽ của hệ thống giáo dục theo hướng mở.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-mo-ha-noi-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat-post780686.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Trường đại học mở Hà Nội", "kỷ niệm", "đón nhận huân chương lao động hạng nhất" ] }
Đề nghị đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện
NDO -Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dạy, học thêm là một nhu cầu thực tế, khi đưa vào danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ mới có cơ sở pháp lý để quản lý việc dạy thêm ở ngoài nhà trường.
Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.Dạy thêm là quyền lợi chính đáng của giáo viênPhát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) phản ánh tình trạng dạy thêm trái quy định có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc cho nhân dân, tạo áp lực lớn cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học.Theo đại biểu, Điều 4 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã quy định các trường hợp không được dạy thêm. Tuy nhiên,việc dạy và học thêmlà một hiện tượng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Trong đó, không ít trường hợp việc dạy và học đã bị biến tướng. “Bài học trên lớp thì lửng lơ, nửa chừng sẽ được tiếp nối ở các lớp học thêm. Bài kiểm tra đúng dạng, đúng đề chỉ được hé lộ ở những lớp học thêm” - đại biểu Huy nói.Đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình). (Ảnh: Đăng Khoa)Chi phí cho con học thêm cũng là khoản tiền lớn nhất trong không ít gia đình, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở.Tuy nhiên, đại biểu Huy cũng cho rằng, nếu thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế đời sống của đại bộ phận giáo viên hiện nay, dạy thêm là giải pháp để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống.“Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể bôn ba ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng” - đại biểu Huy nói.Cán cân cung-cầu trong giáo dục là cơ hội cho giáo viên có thể kiếm thêm thu nhập cho cuộc sống cá nhân. Khi học sinh muốn ôn luyện kiến thức chưa vững, muốn rèn luyện thêm năng lực nâng cao sẵn sàng cho các kỳ thi tuyển sinh, chuyển cấp, thi học sinh giỏi… thì các lớp học thêm là địa chỉ tin cậy để người học tìm đến.Việc học thêm nếu xuất phát điểm từ nguyện vọng chính đáng của người học thì không đáng bị lên án.Đại biểu Nguyễn Văn Huy nêu rõ, vấn đề cử tri và nhân dân mong muốn là quy định và tổ chức thực hiện việc dạy thêm học thêm như thế nào cho lành mạnh và đúng quỹ đạo.Đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu trình để cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Cấp phép để quản lýĐồng tình với đại biểu Nguyễn Văn Huy, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận định, cần phải đưadạy thêmvào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây chính là cơ sở pháp lý để quản lý việc học và dạy thêm ngoài trường học.Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo dẫn một ý kiến từng nhận được: “Thưa Bộ trưởng, tới ngày nào thì Bộ trưởng có thể quét sạch được việc dạy thêm, học thêm trên toàn cõi Việt Nam”.Theo Bộ trưởng, đây là một tâm tư cảm xúc bởi việc dạy thêm, học thêm hay học tập ngoài nhà trường là một nhu cầu thực tế. Trong khuôn khổ kiểm soát của nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều văn bản quy định về việc dạy thêm, học thêm, đặc biệt là Thông tư 17. Thông tư nêu rõ những vấn đề trong đạo đức của nhà giáo, nguyên tắc ứng xử của trường học, văn hóa học đường, thi hành công vụ của nhà giáo,… cũng như quy định về việc học thêm, dạy thêm trong nhà trường.Tuy nhiên, với môi trường ngoài nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có cơ sở pháp lý nào để quản lý, giám sát, điều tiết, xử lý đối với việc này.Bộ trưởng Kim Sơn cho biết, Bộ đã từng gửi nhiều văn bản trong quá trình sửa Luật Đầu tư, trong đó có Văn bản số 1534 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Kế hoạch và đầu tư, Văn bản 026 gửi Thủ tướng Chính phủ năm 2020, đề nghị bổ sung việc dạy thêm học thêm vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.“Nhưng không rõ lý do vì sao mà từ năm 2020-2021 việc này đã không được chấp thuận” - Bộ trưởng nói.Với 53.000 trường học trên cả nước, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo mong các chính quyền địa phương sẽ cùng phối hợp để kiểm soát việc này việc học, dạy thêm nằm ngoài nhà trường.Ảnh: Đăng KhoaBộ trưởng cam kết rằng sẽ quan tâm kiểm tra, giám sát trong môi trường theo ngành dọc. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng mong mỏi sự phối hợp từ phía các vị phụ huynh. Bởi, việc cho con đi học thêm một phần xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh.“Có những người đem con tới gửi cho cô, nài nỉ cô vừa dạy vừa trông giúp. Thấy con đi học một ca, còn chưa yên tâm, nên cứ nghe thấy ở đâu có thầy tốt là phải mang đến ngay. Học một tối 3, 4, 5 ca” - Bộ trưởng Sơn nói và nhận định, việc này sẽ có tác động căng thẳng đối với việc học của trẻ em.Trả lời trực tiếp những câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Huy, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đề nghị, trong quá trình nghe và thu thập các ý kiến của cử tri đại biểu có thể hỏi giúp cụ thể trường hợp giáo viên bớt kiến thức để đi dạy thêm. “Xem đấy là ai, người nào, ở đâu, trường nào để chúng tôi phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xử lý đến nơi, đến chốn” - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cam kết.Trả lời chất vấn của nhiều đại biểu Quốc hội vào đúng Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn bày tỏ: “Ngày 20/11 là ngày mà người dân nói những lời tri ân với các nhà giáo nhưng chúng tôi xác định đây là ngày để ngành giáo dục bày tỏ sự biết ơn đối với Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội, cảm ơn cuộc đời đã cho chúng tôi một nghề rất đặc biệt, cảm ơn các phụ huynh và người học đã chung sức cùng với chúng tôi”.
https://nhandan.vn/de-nghi-dua-day-them-vao-nganh-nghe-kinh-doanh-co-dieu-kien-post783462.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo", "chất vấn", "Quốc hội", "phiên họp" ] }
Lạng Sơn cho học sinh nghỉ học vì rét đậm, rét hại
NDO -Từ ngày 22 đến sáng nay 25/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàntỉnh Lạng Sơnđã xảy ra rét đậm, rét hại, nhiệt độ phổ biến tại các địa phương giảm từ 4 đến 6 độ C.
Để chủ động phòng, chống rét cho học sinh, đến sáng nay 25/1 trên địa bàn tỉnh, đã có 269 trường học (chiếm gần 50%) cơ sở giáo dục từ bậc mần non đến Trung học phổ thông, với 93 nghìn học sinh nghỉ học chống rét.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Thị Khánh Vân cho biết: Trước tình hình rét đậm trên diện rộng, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo: Yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục, căn cứ vào điều kiện thực tế, diễn biến thời tiết thực tế ở từng vùng để xem xét cho học sinh nghỉ học chống rét.Theo đó, học sinh cấp mầm non, tiểu học được nghỉ khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, học sinh Trung học sơ sở nghỉ nếu nhiệt độ dưới 7 độ C. Các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên tùy vào điều kiện bố trí cho học sinh nghỉ học khi thời tiết dưới 6 độ C.Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các đơn vị có thể điều chỉnh thời gian học phù hợp. Nhà trường cũng cần bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi tổ chức các giờ học thể dục, không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời.Giờ học của học sinh Trường tiểu học xã Tri Phương, Tràng Định (Lạng Sơn), được giáo viên hướng dẫn học tập.Các trường hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh thực hiện các biện pháp phòng, chống rét, bảo đảm sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi trong gia đình. Các trường mầm non, phổ thông dân tộc nội trú, bán trú cần quan tâm chăm sóc sức khỏe, bảo đảm chăn ấm, nước uống ấm, chỗ nghỉ trưa ấm áp, đun nước nóng cho học sinh tắm, rửa, tăng khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng.Ngoài những trường cho học sinh nghỉ học chống rét, những trường ở vị trí thấp, ấm hơn và có phòng kín, có thiết bị sưởi ấm vẫn có thể tổ chức cho học sinh đi học. Có những trường thực hiện điều chỉnh giờ vào lớp muộn hơn để các em đến trường. Đồng thời trong những ngày qua, khi nhiệt độ xuống thấp các trường học cũng đã chủ động chohọc sinh nghỉ họctheo quy định và tổ chức hình thức học online.
https://nhandan.vn/lang-son-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-vi-ret-dam-ret-hai-post793753.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Lạng Sơn", "học sinh nghỉ học", "chống rét" ] }
Hỗ trợ hơn 4,3 nghìn tỷ đồng học bổng đối với gần 2,5 triệu lượt học sinh và sinh viên
NDO -Sau 15 năm thực hiệnNghị quyết 25-NQ/TWngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, các cấp bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên cả nước đã triển khai nhiều giải pháp mang lại hiệu quả đáng mừng.
Ngày 13/12, tại Hà Nội,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến đối với dự thảo Báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X dưới sự điều hành của đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.Theo các báo cáo tại Hội nghị, 15 năm qua, công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân cho thanh niên luôn là nhiệm vụ tiên quyết, được các cấp bộ Đoàn tập trung đẩy mạnh. Qua đó, đã tuyên dương gần 1,4 triệu lượt cá nhân điển hình tiên tiến làm theo lời Bác các cấp.Tổ chức Đoàn đã cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành hệ thống các chuẩn mực đạo đức trong hành vi, lối sống, ứng xử, giá trị hình mẫu đối với thanh, thiếu nhi thông qua Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”.Giai đoạn 2012-2023, tổ chức Đoàn các cấp đã triển khai hơn 16 nghìn lớp đào tạo nghề cho hơn 1 triệu thanh niên.Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong thanh niên, dự báo tình hình thanh niên được quan tâm củng cố. Các hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, thanh niên được chú trọng và với nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp từng đối tượng thanh, thiếu niên và thực tiễn giai đoạn hiện nay.Tin liên quanTăng cường hỗ trợ và đồng hành với các đối tượng thanh niên Việt NamCác cấp bộ Đoàn tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích học sinh, sinh viên thi đua học tập, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, xây dựng tinh thần tự học, học tập suốt đời, tích cực tham gia xây dựng xã hội học tập trong thanh niên.Cụ thể, trong 15 năm qua,Đoàn Thanh niên các cấp đã hỗ trợ học bổngđối với gần 2,5 triệu lượt học sinh, sinh viên với tổng giá trị hơn 4,3 nghìn tỷ đồng.Trong công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, Đoàn các cấp đã tham gia, phối hợp thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với thanh niên tại địa phương. Giai đoạn 2012-2023, tổ chức Đoàn các cấp triển khai hơn 16 nghìn lớp đào tạo nghề cho hơn 1 triệu thanh niên.Với các giải pháp chỉ đạo sát hợp, kịp thời, cụ thể và sự cố gắng, nỗ lực của các cấp bộ Đoàn, 15 năm vừa qua, toàn Đoàn đã giới thiệu với Đảng hơn 3,3 triệu đoàn viên ưu tú; trong đó, có hơn 1,8 triệu đoàn viên ưu tú đã được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng (chiếm 55,6% tổng số đoàn viên ưu tú được giới thiệu).
https://nhandan.vn/ho-tro-hon-43-nghin-ty-dong-hoc-bong-doi-voi-gan-25-trieu-luot-hoc-sinh-va-sinh-vien-post787265.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Nghị quyết 25", "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh", "học bổng", "học sinh", "sinh viên" ] }
Cập nhật những định hướng mới trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ngành răng hàm mặt
NDO -Lần đầu tiên Trường đại học Y dược ( Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội nghị khoa học và triển lãm nha khoa với chủ đề “Kết nối nha khoa” đã thu hút sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu quốc tế.
Ngày 15/12 Trường đại học Y dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội nghị khoa học vàtriển lãm Nha khoa(VNU DEC 2023).Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường đại học Y dược, đây là dịp để thảo luận, cập nhật những định hướng mới trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành răng-hàm-mặt. Hội nghị sẽ là cầu nối giữa đào tạo với mạng lưới thực hành nha khoa, giữa thực hành nha khoa với các nhà cung cấp và sản xuất nha khoa.Các đại biểu tham dự sẽ giúp cho nhà trường trong việc kết nối giữa các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế; giữa lý thuyết và thực hành; giữa bác sĩ và các nhà cung cấp, sản xuất nha khoa.Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Đình Hải, Phó Chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt cho biết VNU DEC 2023 là sự kiệnnha khoalớn diễn ra trong 3 ngày từ 14 đến 16/12. Trong các ngày hội nghị, có trên 40 chuyên đề khoa học được giới thiệu bởi các nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế, các nhà khoa học đến từ chín quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Các chuyên đề khoa học tập trung vào các lĩnh vực được quan tâm: Cấy ghép nha khoa implant; tái tạo xương mô mềm và nha chu; nắn chỉnh răng và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nắn chỉnh răng; phẫu thuật chỉnh hình xương; điều trị nội nha; vi phẫu thuật miệng và hàm mặt; nha khoa thẩm mỹ; dự phòng nha khoa.Cùng với các chương trình khoa học chọn lọc, hấp dẫn là triển lãm nha khoa với hơn 70 gian hàng giới thiệu các sản phẩm nha khoa nổi tiếng của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.Các đại biểu cắt băng triển lãm nha khoa.Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở nước ta có trên 80% người mắc bệnh răng miệng, hoặc là sâu răng, hoặc là viêm lợi, viêm quanh răng hoặc cả hai. Các bệnh răng miệng là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng sớm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hơn nữa các ổ nhiễm trùng tiềm tàng trong khoang miệng còn là nguyên nhân của các bệnh toàn thân như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc...Vì vậy, việc cập nhật các kiến thức, kỹ năng và các phương tiện tiên tiến hiện đại phục vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng là vô cùng quan trọng và rất cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng nha khoa.Với sự tham gia của các nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế, và các đơn vị cung ứng nha khoa, VNU DEC 2023 thực sự là nơi cập nhật kiến thức, kỹ năng tiên tiến hiện đại trong răng hàm mặt, là nơi cập nhật các phương tiện điều trị nha khoa tiên tiến, hiện đại và còn là nơi kết nối nha khoa giữa các cơ sở đào tạo với mạng lưới khám chữa bệnh và cộng đồng cung ứng nha khoa, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng đào tạo, và góp phần làm cho lĩnh vực nha khoa phát triển, đáp ứng với nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày càng cao.
https://nhandan.vn/cap-nhat-nhung-dinh-huong-moi-trong-dao-tao-va-nghien-cuu-khoa-hoc-nganh-rang-ham-mat-post787656.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "VNU DEC 2023", "Trường đại học Y dược", "ngành răng-hàm-mặt" ] }
Khơi thông các nguồn lực để tự chủ đại học đi vào thực chất
Năm học 2022-2023, giáo dục đại học đã thích ứng và đổi mới, hoạt động hiệu quả, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Năm học 2023-2024, ngành giáo dục tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao năng lực quản trị đại học, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, đẩy mạnh triển khai tự chủ đại học gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng.
Tăng chỉ số quốc tếVụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, năm học 2022-2023, ngành giáo dục tập trung triển khai một số nhiệm vụ cụ thể để tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tự chủ đại học. Các cơ sở giáo dục đại học đã chủ động rà soát, kiện toàn lại tổ chức bộ máy và nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả; cụ thể hóa và nâng cao vai trò của hội đồng trường trong tổ chức quản trị hoạt động. Ðến nay, cả nước có 170/174 cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập hội đồng trường và đi vào hoạt động.Công tác tuyển sinh của các trường đại học đạt nhiều kết quả và chuyển biến khả quan, năm 2022 tỷ lệ tuyển sinh đại học chính quy đạt 84,56%; năm 2023, số thí sinh trúng tuyển đợt 1 trên hệ thống tăng 7,9% so với 2022; chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên và được ghi nhận; số lượng các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định ngày càng tăng.Tính đến tháng 8/2023, có 261 cơ sở đào tạo hoàn thành đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn trong nước; 194 cơ sở đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước; 9 cơ sở đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài. Ðáng chú ý, năm 2022 là một bước nhảy vọt khi có tới 5 đại diện của Việt Nam được lọt vào bảng xếp hạng THE; 5 cơ sở giáo dục đại học trong Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 (Best Global Universities). Tại bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo nhóm ngành năm 2023 của tổ chức Quacquarelli Symonds (QS), có 11 ngành đào tạo tại 6 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong top 51-630 tốt nhất thế giới. Ngoài ra, có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong QS AUR 2023.Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, giáo dục đại học cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế. Trong đó, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ một số nội dung liên quan giữa Luật Giáo dục đại học với một số văn bản luật khác dẫn đến những khó khăn, vướng mắc cho các trường đại học trong quá trình thực hiện đẩy mạnh tự chủ.Nguồn lực dành cho giáo dục đại học còn rất hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Các trường đại học của Việt Nam hiện vẫn dựa vào học phí là chủ yếu. Công tác tuyển sinh vẫn có các phương thức xét tuyển phức tạp, chỉ tiêu phân bổ chưa hợp lý. Một số cơ sở đào tạo chưa đủ điều kiện để thực hiện tự chủ nhưng vẫn thực hiện tự chủ mở ngành đào tạo. Các hoạt động nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học tương đối nhỏ lẻ, tản mát, chưa có đóng góp nổi bật…Gỡ vướng từ cơ chếÐể khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội Nguyễn Ðình Tú cho rằng, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần quan tâm hỗ trợ các trường trong thực hiện tự chủ, đặc biệt là các chính sách về tài chính đi kèm. Cần sửa một số quy định không còn phù hợp, cản trở quá trình tự chủ đại học.Phó Giám đốc Ðại học Ðà Nẵng Lê Quang Sơn kiến nghị, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan để hoàn thiện, điều chỉnh luật, quy định liên quan những khó khăn gặp phải khi thực hiện tự chủ đại học; tạo cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với các bộ, ngành, viện nghiên cứu để sử dụng nguồn lực chung. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cân nhắc lộ trình kiểm định chương trình đào tạo một cách hợp lý.Giám đốc Ðại học Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng cho rằng, trong tuyển sinh: Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần tạo cơ chế khuyến khích người học vào học các ngành khó thu hút nhưng quan trọng với sự phát triển của đất nước. Thực hiện quyết liệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, có cơ sở đầu tư trọng tâm, trọng điểm, hướng đến các cơ sở giáo dục đại học ngang tầm quốc tế; thí điểm mô hình đại học số…Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, để nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, quy định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp giữa hội đồng trường và ban giám hiệu nhằm hoạt động tự chủ hiệu quả. Các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2024 và định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Thứ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực cho giáo dục đại học còn hạn hẹp, cạnh tranh quốc tế trong giáo dục đại học ngày càng lớn, thì những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận, cho thấy hệ thống giáo dục đại học có khả năng thích ứng và đổi mới, hoạt động hiệu quả.Năm học 2023-2024, giáo dục đại học sẽ tập trung vào bốn nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Trong đó, tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao năng lực quản trị đại học, tháo gỡ các điểm nghẽn, khai thông các nguồn lực, đẩy mạnh triển khai tự chủ đại học đi vào chiều sâu và thực chất, gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học. Xây dựng văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học, lấy chất lượng làm nền tảng, là yêu cầu xuyên suốt trong mọi hoạt động giáo dục đại học; triển khai toàn diện các giải pháp bảo đảm chất lượng trong tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho đào tạo và nghiên cứu; tăng cường hợp tác, khai thác các nguồn lực từ bên ngoài cho giáo dục đại học. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động giáo dục đại học, từ hệ thống quản lý, tuyển sinh, đào tạo, gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương pháp dạy và học, lấy tiến bộ của người học làm thước đo cho chất lượng, hiệu quả giảng dạy…
https://nhandan.vn/khoi-thong-cac-nguon-luc-de-tu-chu-dai-hoc-di-vao-thuc-chat-post770783.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Giáo dục đại học", "Tự chủ", "Ðại học Ðà Nẵng", "Ðại học Thái Nguyên" ] }
Thẩm định sách giáo khoa môn Ngoại ngữ 2
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản thông báo về việc tổ chức thẩm định đợt 2 sách giáo khoa môn Ngoại ngữ 2 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo việc tổ chức thẩm định đợt 2 bản mẫusách giáo khoamôn Ngoại ngữ 2 năm 2023 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông theo các quy định tại Thông tư 33, Thông tư 23 và Thông tư 05.Theo đó, các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa đăng ký số lượng, tên bản mẫu sách giáo khoa của môn Ngoại ngữ 2 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông trước ngày 16/10.Số lượng bản mẫu sách giáo khoa của môn Ngoại ngữ 2 được đăng ký là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định bản mẫu sách giáo khoa.Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại Điều 17 (Thông tư 33) và Điều 1 (Thông tư 05).Trong đó, bao gồm số lượng bản mẫu sách giáo khoa; thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định, tên sách giáo khoa; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của tổng chủ biên, chủ biên.Nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên, tác giả thì làm rõ mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng cấu trúc, nội dung, quá trình biên soạn.Đồng thời, làm rõ quá trình và kết quả thực nghiệm; việc tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa của các nhà khoa học, nhà giáo dục, giáo viên; bản phân phối chương trình.Các thông tin liên quan đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa tương ứng với mỗi bản mẫu sách giáo khoa của môn Ngoại ngữ 2 (tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc) của mỗi cấp, lớp là 15 bộ.Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ 8-16 giờ ngày 21/10. Nếu hồ sơ gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo ngày của dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm. Địa điểm nhận hồ sơ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
https://nhandan.vn/tham-dinh-sach-giao-khoa-mon-ngoai-ngu-2-post776021.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Thẩm định sách giáo khoa", "giáo dục phổ thông", "chương trình năm 2018" ] }
Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh nhận Học bổng Khuyến tài
Năm học 2023-2024, có 332 sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh được nhận Học bổng Khuyến tài (hay còn gọi là Học bổng 1-1) do Hội Khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh vận động đóng góp.
Học bổng 1-1 là học bổng được thực hiện theo phương thức do một cá nhân hoặc đơn vị nhận tài trợ và cấp cho một sinh viên cụ thể trong suốt quá trình học đại học. Qua 23 năm thực hiện, chương trình đã nhận được sự tài trợ của 647 cá nhân, 47 tập đoàn, đơn vị và trao tặng cho 2.712 sinh viên với tổng số tiền hơn 26 tỷ đồng.*1.000 nữ sinh đến từ các tỉnh, thành phố khu vực phía nam đã cùng tham gia Diễn đàn nữ sinh Việt Nam năm 2023 - PowHERful 2023.Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chiến dịch PowHERful được thực hiện trên cả nước để tạo cơ hội cho các nữ sinh có những buổi gặp gỡ, tiếp xúc và học hỏi kỹ năng sống, kinh nghiệm từ những phụ nữ thành công và nổi tiếng để tiếp sức cho các em trong chặng đường sắp tới. Từ câu chuyện của các diễn giả, Ban tổ chức hy vọng sẽ trở thành nguồn cảm hứng, động lực giúp các bạn nữ thắp lên khát khao nhằm tiến tới xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.*Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quyết định quy định Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024.Theo đó, Hội khỏe Phù Đổng sẽ được tổ chức làm hai giai đoạn với 15 môn thi đấu, gồm: Bơi, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, cờ vua, đá cầu, điền kinh, karate, kéo co, teakwondo, thể dục earobic, vovinam, võ cổ truyền. Giai đoạn 1 sẽ diễn ra tại năm khu vực (chia theo địa bàn các tỉnh, thành phố), thi đấu từ ngày 1/4 đến 20/6/2024; giai đoạn 2, thi đấu toàn quốc tại TP Hải Phòng từ ngày 16 đến 28/7/2024.
https://nhandan.vn/sinh-vien-thanh-pho-ho-chi-minh-nhan-hoc-bong-khuyen-tai-post780655.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [] }
Đại hội đại biểu Hội Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhiệm kỳ 2024-2029
NDO -Hội Cựu sinh viênHọc viện Báo chí và Tuyên truyềnnhằm gắn kết các thế hệ sinh viên với nhau, với nhà trường, tạo ra sân chơi trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa sinh viên toàn trường. Đại hội đại biểu Hội Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhiệm kỳ 2024-2029 đã bầu ông Mạc Quốc Anh làm Chủ tịch Hội Cựu sinh viên Học viện nhiệm kỳ trên.
Ngày 30/3, tại Hà Nội,Học viện Báo chí và Tuyên truyềntổ chức Đại hội đại biểu Hội Cựu sinh viên nhiệm kỳ 2024-2029.Hội Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền được ra đời với mục tiêu gắn kết các thế hệ sinh viên với nhau, với nhà trường, tạo ra sân chơi - nơi trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa sinh viên toàn trường.Phát biểu tại Đại hội, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhấn mạnh: “Sự kiện Đại hội lần này là kết quả những nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo và Ban vận động thành lập Hội Cựu sinh viên Học viện, mang ý nghĩa như là một lời tri ân sâu sắc của Học viện đối với những đóng góp to lớn của các thế hệ cựu sinh viên cho sự phát triển của nhà trường. Đây cũng là một dịp đặc biệt để những cựu sinh viên, những người bạn gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách; là dịp để các thế hệ học trò được gặp lại và tri ân thầy cô của mình; là dịp để những cựu sinh viên về lại nơi đã gắn bó suốt thời thanh xuân tươi đẹp của mình”.PGS, TS. Phạm Minh Sơn đánh giá, Đại hội đại biểu Hội Cựu sinh viên Học viện nhiệm kỳ 2024-2029 có ý nghĩa to lớn, khi sự kết nối, hợp tác giữa các thế hệ cựu sinh viên và Học viện ngày càng thắt chặt. Hội Cựu sinh viên sẽ giúp tạo dựng mạng lưới học viên, sinh viên; là nguồn động viên, hỗ trợ cho sinh viên hiện tại; thúc đẩy sự phát triển của Học viện; tăng cường ý thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội; góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu của Học viện.Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trải qua chặng đường lịch sử vẻ vang 62 năm xây dựng và phát triển. Để duy trì vị thế là một trường Đảng, đồng thời là trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo là vô cùng quan trọng. Học viện cần đầu tư vào đội ngũ giảng viên, đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường hợp tác với các đơn vị sử dụng lao động.Để làm được điều đó, Học viện cần huy động một nguồn lực lớn. PGS, TS Phạm Minh Sơn kêu gọi những cựu sinh viên trở lại với Học viện, chung tay, góp sức cùng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường xây dựng Học viện ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện, vững chắc, khẳng định vị trí của nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam và trên thế giới.Đại hội đã nghe Báo cáo kết quả, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ của Ban Chấp hành lâm thời Hội Cựu sinh viên Học viện; phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hành động Hội Cựu sinh viên nhiệm kỳ 2024-2029, các tham luận tiêu biểu đóng góp cho chiến lược phát triển của nhà trường trong những năm tới và về chức năng nhiệm vụ của Hội Cựu sinh viên Học viện.Tiếp đó, Đại hội thảo luận, thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động; bầu ra 35 thành viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu sinh viên Học viện nhiệm kỳ 2024-2029. Đồng chí Mạc Quốc Anh được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu sinh viên Học viện nhiệm kỳ 2024-2029.Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Mạc Quốc Anh bày tỏ vinh dự khi được Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô, các cựu sinh viên, học viên tin tưởng giao nhiệm vụ.Đồng chí nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, Hội Cựu sinh viên sẽ hoạt động với mục tiêu xây dựng một cộng đồng cựu sinh viên lớn mạnh, là nguồn hỗ trợ, truyền cảm hứng và sức mạnh cho tất cả các thành viên; đồng thời, tạo ra các mối quan hệ ý nghĩa cũng như cơ hội cho sự phát triển cho các cá nhân”.
https://nhandan.vn/dai-hoi-dai-bieu-hoi-cuu-sinh-vien-hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen-nhiem-ky-2024-2029-post802379.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Học viện Báo chí và Tuyên truyền", "cựu sinh viên" ] }
Sinh viên tranh tài thiết kế sản phẩm tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Cuộc thi thiết kế sản phẩm tuyên truyền nhân kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủchủ đề "Sinh viên với khát vọng non sông" có hàng loạt giải thưởng giá trị. Trong đó, cá nhân hoặc tập thể giành giải đặc biệt sẽ được đài thọ toàn bộ chi phí tham gia Hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) từ ngày 25 đến 28/4.
Thông tin từTrung ương Hội Sinh viên Việt Namcho biết: Cuộc thi dành cho đối tượng là cán bộ Hội, hội viên, sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước, dự thi theo hình thức cá nhân hoặc nhóm tập thể tối đa 3 thành viên; không hạn chế số người tham gia hay số lượng bài dự thi.Tác phẩm dự thi là những video clip ngắn trên các nền tảng mạng xã hội (shorts, reels…), ấn phẩm truyền thông số (infographic, poster…) với nội dung tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên Phủ và bài học đối với thế hệ trẻ hiện nay.Nội dung dự thi cần đề cập bối cảnh lịch sử, âm mưu của thực dân Pháp trong kế hoạch Nava; chủ trương của Đảng ta về mở chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến, kết quả của chiến dịch; những chiến thắng và chiến công của quân, dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Các tác phẩm cần tập trung vào tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc củaChiến thắng Điện Biên Phủ; tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam; giáo dục thế hệ trẻ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy truyền thống dân tộc, phấn đấu trong học tập, lao động, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Tin liên quanTrên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùngBên cạnh đó, nội dung Cuộc thi có thể xoay quanh tình đoàn kết, chiến đấu thủy chung, son sắt của quân và dân 3 nước Đông Dương; các hoạt động của tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; đặc biệt là công lao, đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và các tầng lớp nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp...Theo Ban tổ chức, Cuộc thi có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích dành riêng cho mỗi hạng mục clip ngắn và ấn phẩm truyền thông hiện đại. Mỗi giải đều kèm theo Bằng khen của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và tiền thưởng.Đáng chú ý, có 1 giải đặc biệt dành tặng cá nhân hoặc tập thể xuất sắc nhất: quyền tham gia và được đài thọ toàn bộ chi phí tham gia Hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" tạithành phố Điện Biên Phủvà huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) từ ngày 25 đến 28/4.Trung ương Hội Sinh viên tiếp nhận tác phẩm dự thi từ nay đến hết ngày 2/4/2024 tại địa chỉ:http://khatvongnonsong.hoisinhvien.com.vn.
https://nhandan.vn/sinh-vien-tranh-tai-thiet-ke-san-pham-tuyen-truyen-chien-thang-dien-bien-phu-post800444.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Hội Sinh viên Việt Nam", "Cuộc thi thiết kế sản phẩm" ] }
Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số
NDO -Sáng 24/10, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn quốc tế về giáo dục nghề nghiệp với chủ đề “Phát triển kỹ năng nhân lực ngành logistics và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số”.
Diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Australia và Việt Nam (Chương trình Aus4Skills), nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia và hưởng ứng Ngày Kỹ năng Lao động Việt Nam (4/10).Mục tiêu của Diễn đàn nhằmchia sẻ các mô hình và kinh nghiệmcủa Việt Nam và Australia trong phát triển kỹ năng nhân lực ngành logistics, giúp học viên có đủ năng lực và sẵn sàng thích nghi trong kỷ nguyên số; xác định những thách thức và đề xuất các chính sách, giải pháp để đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, trong đó tập trung vào các vấn đề: thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và tham gia phát triển kỹ năng, chuyển đổi số và đẩy mạnh hoà nhập trong giáo dục nghề nghiệp.Phát triển kỹ năng nhân lực ngành logisticsHiện nay, phát triển kỹ năng nguồn nhân lực là một trong ba chiến lược mang tính đột phá cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.Với chỉ số tăng trưởng từ 14-16%, logistics là một trong số các ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất của Việt Nam. Các nhu cầu về cảng, kho bãi và giao nhận hàng hoá đang ngày càng tăng.Lĩnh vực này đang tiếp tục có những nhu cầu phát triển kỹ năng nguồn nhân lực, đặc biệt là để đáp ứng xu hướng số hoá.Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết: Tại Việt Nam, logistics được xác định là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ kết nối và phát triển kinh tế.Với tốc độ bình quân từ 14-16% và quy mô 40-42 tỷ USD/năm. Logistics hiện đang là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam".Mục tiêu của Việt Nam đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, chi phí Logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP."Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi lĩnh vực logistics của Việt Nam cần tiếp tục phát huy mọi khía cạnh của lĩnh vực, trong đó, phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng hàng đầu. Vì vậy, tôi đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Chính phủ Australia trong việc phát triển nguồn nhân lực với sự tập trung hỗ trợ hoàn thiện chính sách cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp” - Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh.Đại sứ Australia tại Việt Nam, ngài Andrew Goledzinoski chia sẻ thông tin tại Diễn đàn.Ngài Andrew Goledzinoski, Đại sứ Australia tại Việt Nam cũng chia sẻ tầm nhìn về phát triển lực lượng lao động logistics: “Chính phủ Australia và Việt Nam cùng nhau hợp tác bảo đảm cho Việt Nam có một hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiệu quả, bền vững để đào tạo đội ngũ lao động được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho tương lai. Australia có một hệ thống giáo dục nghề nghiệp rất phát triển và việc phát triển kỹ năng lao động ngành logistics rất cần thiết cho những quốc gia có hệ thống cung ứng lớn như Việt Nam.Vậy nên chúng tôi tập trung vào ngành logistics và đã giúp Việt Nam đưa các doanh nghiệp, chính phủ và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lại gần nhau nhằm giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp”.Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên sốCó thể thấy, thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện ưu tiên đẩy mạnh lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội.Mặc dù đã có nhiều sự thay đổi trong giáo dục nghề nghiệp, lĩnh vực này vẫn còn một chặng đường để cung cấp một đội ngũ lao động chất lượng cao đủ cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập cao.Tổng cục trưởng Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) Trương Anh Dũng chia sẻ nói: Theo tính toán, tới năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu hơn 200.000 nhân lực. Vì vậy, việc xây dựng năng lực lao động và gắn kết doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được đặt ra rất bức thiết.Australia hiện đang hỗ trợ cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam để đạt những kết quả quan trọng, đặc biệt là xây dựng mô hình do doanh nghiệp dẫn dắt trong giáo dục nghề nghiệp."Bản thân tôi, qua kinh nghiệm quản lý cũng như tham gia thực tế các khoá học ở Austrailia thì thấy hệ thống giáo dục nghề nghiệp của họ rất mở, linh hoạt và thực tiễn. Có rất nhiều điều có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Australia” - ông Trương Anh Dũng khẳng định.Theo Chủ tịch Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề ngành logistics (LIRC) Vũ Ninh, thông qua chương trình Aus4Skills, Australia đã hỗ trợ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam thành lập Hội đồng LIRC, đây là một mô hình chưa từng có ở Việt Nam do doanh nghiệp dẫn dắt, giúp đưa ra những dự báo về kỹ năng nghề, cung cấp các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề và đóng góp vào việc xây dựng các khoá đào tạo mới cho giảng viên và học viên các trường nghề.Logistics là một ngành công nghiệp toàn cầu với những thay đổi nhanh chóng về yêu cầu đối với đội ngũ lao động. “Sự kết nối và nắm bắt thông tin kịp thời của thị trường thông qua Hội đồng LIRC giúp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thiết kế chương trình đào tạo cập nhật.Điều này giúp thu hút sinh viên tham gia các khóa học logistics nhiều hơn, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thươngmại công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết.Bên cạnh đó, ông Lưu Việt Hùng, Chủ tịch Hội đồng trường Cao đẳng hàng hải I cũng cho biết: Mô hình xây dựng kỹ năng do doanh nghiệp dẫn dắt đã đạt được những thành công trong việc trang bị cho sinh viên những năng lực mà thị trường yêu cầu.“Kể từ khi tham gia vào chương trình Aus4Skills vào năm 2020, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn trong việc đào tạo giảng viên và thí điểm hai mô-đun giảng dạy mới.Hầu hết các sinh viên tham gia khoá đào tạo thí điểm này đều được doanh nghiệp tiếp nhận ngay từ khi chưa tốt nghiệp. 100% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp với thu nhập cao.Việc áp dụng phương pháp đào tạo dựa trên năng lực thực hiện và đánh giá (CBTA) của dự án giúp tăng số lượng sinh viên đăng ký học một cách rất ấn tượng”.
https://nhandan.vn/thuc-day-doanh-nghiep-tham-gia-giao-duc-nghe-nghiep-trong-ky-nguyen-so-post779120.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:49", "tags": [ "Diễn đàn Giáo dục nghề nghiệp", "ngành logistics", "Đại sứ quán Australia", "kỷ nguyên số" ] }
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
0
Edit dataset card