title
stringlengths
27
155
summary
stringlengths
0
557
content
stringlengths
0
20.5k
url
stringlengths
35
188
metadata
dict
Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục
NDO -Sáng 30/5, Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Tọa đàm về đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo trong dự thảoLuật Nhà giáo.
Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định, những tư tưởng về chính sách đối với nhà giáo đến một lúc nào đó phải được thể chế hóa, cụ thể hóa thành các quy tắc, luật. Việc cho ra đời một đạo luật về nhà giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội không chỉ với hiện tại mà với cả tương lai.Các trường đại học sư phạm là nơi đào tạo nhà giáo và bản thân các thầy cô của trường sư phạm cũng là nhà giáo. Vì vậy, sự hiện diện, tiếng nói của các nhà giáo trong các trường sư phạm vừa với tư cách là đối tượng sau này chịu sự điều chỉnh của luật vừa với tư cách là các nhà khoa học có thể dự báo, cách nhìn vượt trước, có ý nghĩa lâu dài với đội ngũ nhà giáo nói chung.Tin liên quanXây dựng Luật Nhà giáo nhằm phát triển đội ngũ nhà giáoTheo ban tổ chức, dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất một số chính sách nổi bật, bao gồm: Định danh đầy đủ, tường minh về nhà giáo ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, trong các cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trường dự bị đại học và các cơ sở giáo dục khác; chứng chỉ hành nghề tạo thuận lợi cho nhà giáo nếu có những thay đổi nơi hoạt động nghề nghiệp; quy định vềđào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh và bảo vệ nhà giáo nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhà giáo, giúp nhà giáo phát triển chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Nhà giáo tham luận tại tọa đàm.Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Vũ Minh Đức cho biết, dự thảo luật được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo. Đặc biệt là quan điểm: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo "giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục"… góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục; trong đó cónhà giáo.Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý, giảng viên của các trường sư phạm đã phân tích, chia sẻ những nghiên cứu, kinh nghiệm của quốc tế cũng như của Việt Nam liên quan các vấn đề luật hoá các quy định liên quan cơ chế chính sách, xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo…
https://nhandan.vn/gop-phan-hoan-thien-he-thong-phap-luat-ve-giao-duc-post811888.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "giáo dục", "pháp luật về giáo dục", "hoàn thiện hệ thống pháp luật", "Luật Nhà giáp", "đào tạo", "bồi dưỡng" ] }
Giải pháp đổi mới dạy học tiếng Anh
Từ năm 2021 đến nay, Vĩnh Phúc luôn đứng trong tốp 10 tỉnh có điểm trung bình môn tiếng Anh cao nhất cả nước, đạt nhiều giải cao trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh. Rất nhiều giải pháp đổi mới đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc triển khai, từ xây dựng chính sách, đề án dạy học cho đến kỹ thuật luyện thi môn tiếng Anh.
Nỗ lực từ các trườngNhu cầu sử dụng ngoại ngữ và tốc độ công nghiệp hóa cao của Vĩnh Phúc cũng thúc đẩy động cơ học tập môn tiếng Anh của học sinh. Trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Phúc Yên nằm trong khu vực liền kề các công ty lớn là Honda, Toyota, gần sân bay Nội Bài và giáp ranh Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, nhu cầu học môn tiếng Anh của học sinh là rất lớn và môn học này là một thế mạnh của trường trong nhiều năm nay.Năm học 2022-2023 cả ba môn Ngữ văn, Toán và tiếng Anh của Trường THPT Hai Bà Trưng nằm trong tốp 10 trường THPT trong tỉnh và 100% học sinh của trường thi đỗ đại học. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Trường có tám giáo viên dạy tiếng Anh, tất cả đều đạt chuẩn. Tổ giáo viên tiếng Anh thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hào hứng tham gia giao lưu cụm trường do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Hiện nay, tất cả học sinh khối 12 đều hăng hái tham gia các buổi ôn thi do trường tổ chức, rất ít em tham gia các lớp luyện thi ngoài trường.Trường THPT Trần Phú (thành phố Vĩnh Yên) có 477 học sinh lớp 12 thì hầu hết các em đăng ký thi các khối A1 và D, trong đó có môn tiếng Anh. Hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Trâm thông tin: Nhà trường khuyến khích học sinh tự học buổi tối để ngấm sâu kiến thức trên lớp, cải thiện năng lực tư duy và khả năng sáng tạo. Giáo viên trong Tổ tiếng Anh đều nỗ lực tự học nâng cao trình độ, tích cực tham gia chương trình sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh...Với ưu thế có nhiều học sinh xuất sắc, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng tư duy độc lập của học sinh ở môn tiếng Anh. Nhà trường tổ chức hội thảo nâng cao năng lực tiếng Anh, mời giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy, tổ chức bồi dưỡng nhóm tùy theo năng lực của học sinh để nâng cao chất lượng đại trà.Thầy Nguyễn Đình Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Tất cả học sinh trong trường đều tham gia hoạt động ngoại khóa tiếng Anh, các câu lạc bộ và sự kiện có sử dụng tiếng Anh. Nhiều học sinh của trường đạt giải cao trong các cuộc thi tiếng Anh. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh đều đạt trình độ tương đương C1, C2 và có 10 giáo viên đạt chứng chỉ IELTS 7.0 - 8.5.Xây dựng nền tảng vững chắcHiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí hơn 643,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh chi hơn 306 tỷ đồng. Đề án này đã và đang hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, các kỳ thi, đánh giá năng lực tiếng Anh chuẩn đầu ra cho học sinh, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ và mua sắm trang thiết bị dạy học. Đáng chú ý, để xây dựng môi trường dạy học tiếng Anh, hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch hoạt động cho 24 câu lạc bộ giáo viên tiếng Anh ở cả ba cấp tiểu học, THCS và THPT.Các trường đều thành lập câu lạc bộ tiếng Anh cho học sinh. Phong trào học tiếng Anh phát triển mạnh từ bậc tiểu học. Đến nay, toàn bộ học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 của tỉnh Vĩnh Phúc đã được học tiếng Anh, hơn 60% học sinh lớp 1 và lớp 2 được học tiếng Anh tự chọn. Chương trình tiếng Anh tăng cường hiện đang triển khai cho học sinh khối 6, khối 7, khối 8 theo hình thức xã hội hóa trong năm học 2023-2024. Đối với khối trường THCS công lập, có 119 trường, 470 lớp và 16.615 học sinh tham gia Chương trình PSE (Tiếng Anh tăng cường có quản lý theo ISO).Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Huyến cho biết: Từ năm 2021, Sở đã ban hành kế hoạch triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường có quản lý, giám sát theo tiêu chuẩn ISO giai đoạn 2021-2025. Đến nay, hơn 90% giáo viên tiếng Anh các cấp học đạt chuẩn năng lực tiếng Anh theo quy định, trong đó có 23,4% giáo viên tiếng Anh các cấp học đạt chuẩn năng lực tiếng Anh quốc tế IELTS, 120 giáo viên đạt điểm IELTS từ 6.5 trở lên.Học sinh dần quen với phương pháp học tập kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, bước đầu tạo lập tư duy tự học, rèn luyện đức tính kiên trì. Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đầu tư cho dạy và học môn tiếng Anh để giữ ổn định chất lượng môn tiếng Anh đại trà và nâng cao chất lượng đối với học sinh có nhu cầu.
https://nhandan.vn/giai-phap-doi-moi-day-hoc-tieng-anh-post810340.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "THPT Chuyên Vĩnh Phúc", "IELTS", "Lò luyện thi", "Vĩnh Phúc", "THPT Trần Phú", "tiếng Anh", "phương pháp", "trực tiếp", "tư duy tự học", "đổi mới" ] }
Thảo luận những nội dung đổi mới sáng tạo trong dạy và học
NDO -Ngày 17/6, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trường đại học VinUni tổ chức Hội nghị quốc tế thường niên về "Đổi mới dạy và học" lần thứ nhất với gần 400 nhà lãnh đạo học thuật, chuyên gia giáo dục đến từ các cơ sở giáo dục và các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước tham gia.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học VinUni, TS Lê Mai Lan cho biết, hội nghị quốc tế thường niên về đổi mới dạy và học do VinUni khởi xướng, với mong muốn không những tạo ra một “sân chơi phẳng”, nơi các nhà lãnh đạo giáo dục không chỉ chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác toàn cầu mà còn để thảo luận, tìm giải pháp định hình tương lai của giáo dục. Thông qua hội nghị, các nhà lãnh đạo học thuật sẽ cùng cam kết hành động để tạo ra các thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục, gia tốc quá trình ươm mầm khởi nghiệp của sinh viên và rút ngắn thời gian đưa công trình nghiên cứu từ phòng thí nghiệm vào cuộc sống.Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, hội nghị nhằm cập nhật những vấn đề thực tiễn về giáo dục của thế kỷ 21; đồng thời trao đổi, thảo luận về các phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập ở bậc đại học tại Việt Nam. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục tại trường trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục thường xuyên.Hội nghị là một diễn đàn mở, tạo cơ hội để các nhà khoa học, các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên, giảng viên phát triển quan hệ hợp tác, trao đổi, nghiên cứu với các đồng nghiệp trong cùng một lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu; nhận diện và thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời; phát triển hợp tác trong mạng lưới quản trị giáo dục; đồng thời thảo luận, đóng góp ý kiến cho Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại đơn vị học tập đối với các cơ sở giáo dục đại học và định hướng quy trình triển khai, làm cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện và công bố phương án triển khai mở rộng Bộ tiêu chí trong các cơ sở giáo dục đại học.Hội nghị thu hút sự tham gia của gần 400 nhà lãnh đạo học thuật, chuyên gia giáo dục.Bàn về các chiến lược quốc tế hóa để phát triển trường đại học kết nối toàn cầu tại Việt Nam, TS Nguyễn Thị Anh Thư, Phó Trưởng khoa Khoa học công nghệ tiên tiến, Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng cho rằng, trong thời đại 4.0, sinh viên chính là những công dân cần học hỏi nhiều kiến thức mới, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng mới để giải quyết được các vấn đề. Kết quả đầu ra được nhà trường thiết kế ngay từ đầu, phù hợp nhu cầu của xã hội, khi đó sinh viên mới đủ sức cạnh tranh ngoài xã hội sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, với phương pháp học tập đặt sinh viên làm trọng tâm, nhà trường đã cùng sinh viên soạn thảo chương trình 4 năm học dựa trên kết quả đầu ra mà xã hội cần. Giáo án sẽ ưu việt cho các sinh viên tương ứng từng năm từ các kỹ năng nghiên cứu cơ bản đến kỹ năng nâng cao làm việc trong nhóm, trong xã hội; tham gia vào các nhóm nghiên cứu vấn đề của từng ngành để tìm ra giải pháp.TS Nguyễn Thị Anh Thư nêu rõ, trường đại học giống như vườn ươm nhân tài khởi nghiệp. Họ có thể tham gia bất cứ doanh nghiệp nào để thể hiện tài năng của họ. Vì vậy, giảng viên phải điều chỉnh để thích ứng, phù hợp sinh viên.PGS,TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Đại học Phenikaa cho biết, mỗi trường phải có chiến lược riêng dựa trên tầm nhìn, thế mạnh của nhà trường. Bất cứ trường nào cũng cần sẵn sàng để sinh viên trở thành công dân toàn cầu. Để làm được điều này, sinh viên phải hiểu về toàn cầu, đồng thời cung cấp cho sinh viên công cụ về số hóa. Ngày nay, các trường cần thiết lập quan hệ đối tác, tạo ra mạng lưới trường đại học để trao đổi tri thức, chia sẻ chương trình, giáo trình...Đáng chú ý, để giảm bớt khoảng trống giữa những gì trường dạy cho sinh viên và xã hội đòi hỏi cần có kiềng ba chân, cụ thể là học thuật-các ngành công nghiệp-nghiên cứu. Qua đó, sinh viên học được cách suy nghĩ tích cực, kỹ năng phản biện….Theo Trưởng khoa Giáo dục quốc tế, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, PGS,TS Trương Đình Nhơn, toàn cầu hóa rất quan trọng với giảng dạy đại học. Nhà trường đã không ngừng đổi mới, sáng tạo để mang đến nguồn nhân lực tốt nhất. Một trong các chính sách quan trọng của trường là đầu tư vào con người, thay đổi tư duy của lãnh đạo và giảng viên. Cùng với đó, nhà trường gửi sinh viên đi thực tập ở các doanh nghiệp; mời doanh nghiệp đến trường giảng dạy cho sinh viên để sinh viên có kinh nghiệm và trải nghiệm.Tại hội nghị, các chuyên gia giáo dục đề cập đến các bài học kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp sư phạm quốc tế như học tập theo nhóm, học tập theo dự án, học tập trải nghiệm… trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. Mặt khác cũng đưa ra các xu hướng mới có tiềm năng thành công đột phá như đưa nghiên cứu vào giảng dạy, giáo dục khởi nghiệp, trao quyền cho sinh viên, học tập tự định hướng và hệ sinh thái học tập trực tuyến.Điểm nhấn quan trọng của hội nghị là tọa đàm bàn tròn giữa lãnh đạo các trường đại học xoay quanh các nội dung như: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học; Bình đẳng trong giáo dục; Trách nhiệm xã hội của trường đại học; Kết nối giữa giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên, giáo dục phổ thông; Vai trò của đại học trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp…
https://nhandan.vn/thao-luan-nhung-noi-dung-doi-moi-sang-tao-trong-day-va-hoc-post701690.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "VinUni", "Đổi mới dạy và học", "sáng tạo" ] }
Số lượng đăng ký, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 4 trường chuyên
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố số lượng học sinhđăng ký dự thivào lớp 10 của 4 trường  chuyên, trường có lớp chuyên của Hà Nội là: Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Sơn Tây.
Theo số liệu công bố của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 10/5, toàn thành phố có 11,191 nguyện vọng đăng ký dự thi vào lớp 10 chuyên năm học 2024-2025 của 4 trường: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Sơn Tây.Trong đó, Trường THPT Chu Văn An có 2.840 đăng ký; Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam có 2.834 đăng ký; THPT Sơn Tây có 1.182 học sinh đăng ký; Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có 4.335 đăng ký.Số lượng đăng ký dự thi vào lớp 10 của 4 trường chuyên, trường có lớp chuyên năm học 2024-2025. (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố số lượngchỉ tiêu tuyển sinhvào lớp 10 năm học 2024-2025 của 4 trường. Các trường này sẽ tuyển sinh 2.240 chỉ tiêu chuyên.Tin liên quanChỉ tiêu tuyển sinh vào 4 trường có lớp chuyên của Hà NộiTừ số lượng nguyện vọng đăng ký và số lượng chỉ tiêu tuyển sinh có thể thấy các thí sinh thi hệ chuyên sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh cao trong mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm nay.
https://nhandan.vn/so-luong-dang-ky-chi-tieu-tuyen-sinh-lop-10-cua-4-truong-chuyen-post808767.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "chỉ tiêu tuyển sinh", "số lượng đăng ký", "tuyển sinh lớp 10", "thi 10 Hà Nội" ] }
Hưởng ứng Cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” lần thứ 4
NDO -Ngày 19/1, tại Trường tiểu học Hoàng Trù, tỉnh Nghệ An, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã tổ chức Lễ hưởng ứng Cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” lần thứ 4.
Tiếp nối thành công các năm trước, cuộc thi “Bác Hồvới thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” năm học 2023-2024 được tổ chức với quy mô toàn quốc, mở đầu bằng việc đăng tải thể lệ cuộc thi trên các ấn phẩm của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng từ giữa tháng 12/2023.Phát biểu tại lễ phát động, nhà báo Nguyễn Phan Khuê chia sẻ: “Cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” được tổ chức lần đầu tiên trên cả nước vào năm 2020. Cuộc thi được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý là một trong những sự kiện quan trọng nhằm kỷ niệm trọng thể 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tự hào là đơn vị đề xuất ý tưởng và trực tiếp phối hợp triển khai cuộc thi ý nghĩa này với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…”Tổng Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng thông tin thêm, các năm trước, cuộc thi đã nhận được sự tham gia của đông đảo thiếu nhi cả nước và cũng được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành nhiều sự quan tâm, chỉ đạo. Tuy vẫn có chung một chủ đề xuyên suốt là “Bác Hồ với thiếu nhi- Thiếu nhi với Bác Hồ”, nhưng cuộc thi luôn có sự đổi mới về hình thức tổ chức qua mỗi năm, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn, đồng thời cũng đòi hỏi các đơn vị và cá nhân dự thi luôn phải có sự sáng tạo.Đại diện các bạn học sinh Trường tiểu học Hoàng Trù, em Hà Quang Trường, học sinh lớp 5B hưởng ứng cuộc thi. Em chia sẻ niềm tự hào, vui mừng và xúc động khi được trực tiếp tham dự Lễ Phát động cuộc thi và hứa sẽ cùng các bạn học sinh toàn trường tích cực hưởng ứng, tham gia cuộc thi ý nghĩa này.“Đối với chúng em, Bác hiền từ như ông tiên bước ra từ truyện cổ tích với vầng trán rộng, chòm râu dài, đôi mắt như ánh sao. Những câu chuyện, những thước phim, hình ảnh về Bác. Những lời dặn dò của Bác luôn được đội viên, thiếu nhi chúng em ghi nhớ, là lời động viên, cổ vũ để chúng em học và rèn luyện tốt”, Quang Trường nói.Trong khuôn khổ lễ phát động, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã dâng hương và trồng cây lưu niệm tại Khu Di tích Kim Liên; trao giải thi vẽ tranh tại chỗ hưởng ứng cuộc thi “Bác Hồ với Thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”; trao tặng trường Tiểu học Hoàng Trù Tủ sách kiến thức và kỹ năng; trồng cây lưu niệm tại sân trường.
https://nhandan.vn/huong-ung-cuoc-thi-bac-ho-voi-thieu-nhi-thieu-nhi-voi-bac-ho-lan-thu-4-post792867.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ", "Thiếu nhi", "Bác Hồ" ] }
Lực lượng công an vượt lũ dữ xuyên đêm cứu người bị nạn
NDO -Mưa to,nước lũ dâng cao, trong đêm tối người dân không có phương tiện để di chuyển, lực lượng Cảnh sát giao thông-Trật tự Công an thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã vượt dòng nước lũ để ứng cứu một bệnh nhân bị suy tim nặng cần cấp cứu khẩn cấp đến bệnh viện kịp thời.
Trung tá Lại Thế Linh, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông-Trật tự Công an thành phố Huế cho biết, tối 15/11, đơn vị đã kịp thời cử cán bộ chiến sĩ ứng cứu, đưa một bệnh nhân bị suy tim nặng đến Bệnh viện Trung ương Huế để cứu chữa.Theo Trung tá Lại Thế Linh, qua đường dây nóng ứng cứu 19001075, Công an thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) nhận tin báo có một bệnh nhân là ông Lê Văn Mậu, trú tại thôn Phú Khê (xã Phú Dương, thành phố Huế) bị ốm nặng, ảnh hưởng đến tính mạng cần đưa đi cấp cứu kịp thời. Trong khi đó, nước lũ đang quá lớn, trời tối không có phương tiện nào của người dân có thể tiếp cận.Tin liên quanMưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng ở Thừa Thiên HuếLúc này, dù mưa to, nước lớn nhưng Tổ Cảnh sát giao thông đường thủy thuộc Đội Cảnh sát giao thông-Trật tự Công an thành phố Huế nhanh chóng cử lực lượng đến nhà để đưa bệnh nhân lên viện. Người bệnh được cứu giúp là ông Lê Văn Mâu, trú tại thôn Phú Khê (xã Phú Dương). Ông Mâu bị bệnh tim nặng lên cơn đau đột ngột, nước bao vây tứ bề nên người nhà không thể đưa đi bệnh viện.Ông Lê Văn Mâu bị bệnh tim nặng, lên cơn đau đột ngột, nước bao vây tứ bề nên không thể lên bệnh viện.Ngoài trường hợp trên, trong ngày 15/11, công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã kịp thời đưa nhiều sản phụ, người già, trẻ em, người mắc bệnh hiểm nghèo… lên bệnh viện để cứu chữa kịp thời.Bên cạnh đó, lực lượng công an khẩn trương hỗ trợ người dân di dời người, tài sản… đến nơi an toàn; phối hợp hỗ trợ chỗ ở tạm thời, lương thực thực phẩm cho người dân đi sơ tán và những hộ dân gặp khó khăn.Triển khai phương án giúp dân, trưa 15/11, lực lượng công an địa phương cũng ứng cứu 6 người là chị em trong nhà bị lật thuyền. 6 người này thuê một chiếc thuyền vượt lũ để trở về nhà ở thôn Kim Đôi (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền). Tuy nhiên, khi đi ngang khu vực nhà văn hóa xã Quảng Thành gặp nước chảy mạnh và thuyền lật úp. Rất may, lực lượng chức năng phản ứng nhanh và cứu kịp thời.Lực lượng công an tiếp cận thành công người bị nạn đưa lên ca nô đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.Cùng ngày, Công an phường An Cựu (thành phố Huế) lội nước đẩy thuyền để đưa cụ già 90 tuổi trú 296 đường Phan Chu Trinh (thành phố Huế) bị "mắc kẹt" trong ngôi nhà bị ngập đến nơi an toàn. Công an phường An Cựu cũng đã hỗ trợ một sản phụ trở dạ lúc trời mưa lũ nhưng nhà bị ngập để đưa đến cơ sở y tế sinh con.Công an thị xã Hương Trà cũng phối hợp quần chúng nhân dân kịp thời cứu 2 vợ chồng bị đất đá vùi lấp trong vụ sạt lở do mưa lũ ở xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà).Clip: Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Huế xuyên đêm hỗ trợ người bị bệnh suy tim nặng vượt lũ dữ đến bệnh viện kịp thời.Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong hơn 6 giờ qua, ở Thừa Thiên Huế mưa to, có nơi rất to. Trong 6 giờ tới, tại tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục mưa vừa, mưa to, nơi mưa rất to lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 100mm.Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, đặc biệt các huyện Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, thị xã Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, thành phố Huế. Nguy cơ cao xảy ra ngập úng kéo dài tại các khu đô thị và vùng trũng thấp.Một số hình ảnh cán bộ chiến sĩ Công an Thừa Thiên Huế nỗ lực cứu dân trong mưa lũ:Cán bộ Cảnh sát giao thông Công an thành phố Huế dầm mình trong nước lũ để đẩy ca nô tiếp cậnLực lượng công an nỗ lực đưa người dân vượt lũ đến nơi an toàn.Công an phường Hương Vĩnh, thành phố Huế giúp dân đưa đến vùng cao.Công an phường Phú Thượng, thành phố Huế giúp đỡ người già di dời đến nơi an toàn tối 15/11.Công an thị xã Hương Trà cứu người bị nạn tại xã Bình Tiến đưa đi cấp cứu kịp thời.Trong ngày 15/11, công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn cũng đã kịp thời đưa nhiều sản phụ, người già, trẻ em, người mắc bệnh hiểm nghèo… lên bệnh viện để cứu chữa kịp thời.Lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã khẩn trương hỗ trợ người dân di dời người, tài sản… đến nơi an toàn.
https://nhandan.vn/luc-luong-cong-an-vuot-lu-du-xuyen-dem-cuu-nguoi-bi-nan-post782778.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "mưa rất to", "ứng cứu kịp thời", "Công an tỉnh Thừa Thiên Huế", "vượt lũ an toàn.", "Cảnh sát giao thông", "hỗ trợ di dời dân" ] }
Mưa giảm, nước dần rút, người dân Đà Nẵng dọn dẹp nơi ở
NDO -Sáng 15/10, lượng mưa trên địa bàn thành phốĐà Nẵngđã giảm nhiều, có những khoảng thời gian mưa tạnh, nước ngập ở các khu phố rút dần. Người dân ở vị trí chịu ngập sâu tranh thủ theo mức độ nước rút dọn bùn đất, nhà cửa, đường xá, kiểm tra thiệt hại trong nhà.
Cô Phan Thị Túc (tổ 113, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) bất lực trước ngôi nhà cấp 4 vẫn còn ngập nước tới tận bắp chân. Kể lại với phóng viên, cô cho hay, chiều 13/10, lúc còn buôn bán ở dưới phố, thấy tình hình mưa vẫn còn lớn và nhiều tuyếnđường ngập cục bộ, cô Túc đã tranh thủ về, nhờ bà con chung quanh phụ kê đồ đạc lên cao. Tối cùng ngày, nước dâng cao gia đình cô 3 người cùng nhiều hộ trong khu phố đã sơ tán đến nơi ở tập trung hoặc ghé nhà người quen ở tạm.Sáng nay, thấy nước rút dần, cả nhà mới về lại tranh thủ dọn dẹp. Cô Túc chỉ lên tường, chia sẻ: “Con nhìn mực nước nó vẫn còn in trên tường nè, ngập cao thế này thì đồ đạc trong nhà còn gì nữa đâu. Năm ngoái còn ngập cao hơn, hư hết đồ đạc, vừa sắm lại được giờ lại thế này, cũng đành chịu luôn”.Nhà cô Phan Thị Túc vẫn còn nước.Cùng tổ với cô Túc, gia đình anh Ngô Ngọc Linh tranh thủ nước rút tới đâu thì dọn tới đó. Do trong nhà có con nhỏ mới sinh, nên cả nhà đã đưa đi sơ tán từ sớm để bảo đảm an toàn cho mẹ con cũng như có người chăm sóc đầy đủ.“Chúng tôi đàn ông nên từ hôm qua đã tranh thủ tạt về nhà ngó nước, nước lên tới phòng khách, rồi lại rút, rồi mưa tiếp lại dâng. Hôm qua tới nay ba lần như vậy rồi”, anh Linh ngán ngẩm.Người dân tổ 113 tranh thủ dọn dẹp.Khu vực trũng thấp tổ 113 là một trong những nơi chịu ngập sâu nhất của phường Hòa Minh. Đến nay, nhiều nhà vẫn còn chưa thể dọn dẹp vì nước còn cao. Trong buổi sáng, tổ dân phố đã hỗ trợ mì tôm đến tất cả các hộ để gia đình dùng tạm trong lúc chưa thể ổn định lại cuộc sống.Ông Huỳnh Bá Châu, Tổ trưởng Tổ dân phố 113 cho biết: “Khu vực thấp trũng này khoảng nửa tổ bị ngập với 78 hộ, toàn bộ đã di tản hết đến nơi an toàn từ khi nước lên, không cho ai ở lại. Đến hôm qua mưa giảm và hôm nay nước rút bà con mới về lại để dọn dẹp”.Nước rút tới đâu dọn tới đó.Theo báo cáo của UBND phường Hòa Minh, có nơi ngập thấp nhất là 20cm, cao nhất là hơn 2m. Từ ngày 13/10, phường đã sơ tán 1.644 người dân đến hai điểm sơ tán tập trung là Trường Bùi Thị Xuân, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và đến các hộ gia đình kiên cố. 19 giờ đêm 13/10, công an phường đã kịp thời hỗ trợ đưa một gia đình gồm 3 người ra khỏi khu vực ngập sâu đến nơi an toàn. Đến 8 giờ ngày 15/10, trên địa bàn phường vẫn còn nhiều nơi ngập từ 30cm đến 1,2m như: tổ 113, tổ 21, tổ 129.Dọn bùn đất trước lối đi.“Từ ngày 13/10, phường chúng tôi đã chủ động trước mua sẵn mì tôm, bánh mì, nước uống, phích nấu nước, phích điện… để cấp phát đến các vị trí di tản tập trung và những nơi di tản tại chỗ đến các nhà kiên cố, cũng như vị trí ngập trũng bị cô lập. Số lượng dự tính luôn cao hơn so với số lượng hộ. Vì vậy, lúc nước dâng cao thì chúng tôi tiếp tục tập trung vào công tác hỗ trợ người dân. Sáng hôm nay thì các hộ đã về lại nhà mình”, ông Phạm Tiến Thành, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Minh cho biết.Còn tại phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), khu vực Mẹ Suốt cũng là một trong những nơi ngập sâu của mấy ngày qua. Đến sáng nay, vị trí này vẫn còn ngập sâu khoảng 0,3m. Một số vị trí cao hơn cơ bản nước rút, các hộ cũng tranh thủ dọn nhà cửa.Vẫn còn nhiều khu vực đang ngập nước.Anh Lê Minh Đức (kiệt 57/12 Mẹ Suốt) túc trực trong nhà từ sáng sớm nay, nước rút tới đâu thì dọn bùn đất tới đó. Anh Đức tâm sự: “Mấy năm ni thấy khổ ghê, cứ mưa là ngập lụt, năm ni tuy cũng tính trước nên chủ động hơn, mang hết đồ lên gác lửng, nhưng nhà vẫn chịu ngập, xót xa lắm. Phường có tiếp tế đồ ăn từ hôm qua, mình có trữ trước rồi nên nhường cho các hộ chưa có, với sinh viên thuê trọ”.Tại những vị trí cao, nước rút, cơ bản người dân đã nhanh chóng dọn dẹp và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều vị trí vẫn còn chịu ngập, người dân vẫn còn nhiều lo lắng khi đã qua ngày thứ ba; lực lượng chức năng vẫn tiếp tục các biện pháp phòng, chống mưa lũ, kịp thời hỗ trợ nhân dân.
https://nhandan.vn/mua-giam-nuoc-dan-rut-nguoi-dan-da-nang-don-dep-noi-o-post777706.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Đà Nẵng", "mưa lũ", "hỗ trợ người dân", "ổn định cuộc sống" ] }
Gợi ý lời giải đề Toán chuyên thi lớp 10 Trường chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An
NDO -Chiều 8/6, các thí sinh của tỉnh Nghệ An đã tham dựkỳ thi tuyển sinh vào lớp 10Trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu. Dưới đây là gợi ý lời giải đề thi môn Toán chuyên để thí sinh tham khảo.
Gợi ý lời giải chi tiết của đề thimôn Toánchuyên tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu năm học 2024-2025 do các giáo viên nhóm Toán tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông Việt Nam thực hiện.Chủ đề: Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025Cách tra điểm thi vào lớp 10 của Hà NộiĐiểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 6 của Trường Cầu Giấy năm 2024
https://nhandan.vn/goi-y-loi-giai-de-toan-chuyen-thi-lop-10-truong-chuyen-phan-boi-chau-nghe-an-post813420.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "đề chuyên", "đề thi", "đáp án", "lời giải", "thi lớp 10", "thi lớp 10 chuyên", "chuyên Phan Bội Châu", "đề thi Toán chuyên", "đề Toán" ] }
84% giáo viên tiếng Anh cấp học phổ thông đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ
NDO -Trong 10 năm trở lại đây, việc triển khai dạy, học ngoại ngữ tại Việt Nam phát triển rất nhanh, nhất là ở các vùng miền có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi, các thành phố lớn. Cùng với việc phát triển về quy mô thì chất lượng dạy và học cũng tăng lên đáng kể.
Ngày 27/12, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia tổ chức Hội thảo công bố báo cáo thường niên 2023 với chủ đề “Dạy và học Ngoại ngữ tại Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Phát biểu tại hội thảo, Viện trưởng Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh cho biết, trong 10 năm trở lại đây, việc triển khai dạy, học Ngoại ngữ tại Việt Nam phát triển rất nhanh, nhất là ở các vùng miền có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi, các thành phố lớn. Cùng với việc phát triển về quy mô thì chất lượng dạy và học cũng tăng lên đáng kể.Tin liên quanTrường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 30 năm giảng dạy tiếng NhậtBên cạnh kết quả đạt được thì việc dạy, họcNgoại ngữở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nhận thức người dạy, người học; thiếu giáo viên và chất lượng đội ngũ giảng dạy; hạn chế tiếp cận do vùng miền… Vì vậy, theo ông Lê Anh Vinh, ngoài công bố báo cáo thường niên, hội thảo cũng là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, các thầy, cô giáo góp ý, trao đổi ý kiến, nêu các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, nâng cao chất lượng, quy mô cho việc triển khai dạy, học Ngoại ngữ ở các cấp học.Theo báo cáo thường niên 2023 về “Dạy, học Ngoại ngữ tại Việt Nam”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành chương trình các môn Ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông năm năm 2018. Các địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh ngày càng tăng, 53/63 địa phương triển khai hoạt động này.Theo ban tổ chức, hiện nay, số giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông đạt yêu cầu về năng lực Ngoại ngữ để triển khai chương trình Ngoại ngữ là 84%, trong đó cấp tiểu học 84%, trung học cơ sở 87%, trung học phổ thông 77%. Để đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới môn Tiếng Anh, giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông được tham gia các khóa bồi dưỡng về năng lực sư phạm giảng dạy tiếng Anh như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ trong dạy học Ngoại ngữ, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng Ngoại ngữ...Việc khảo sát kết quả vàtrải nghiệm học tậpcủa học sinh đối với môn Ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện dựa trên một số tiêu chí sát với mục tiêu đề ra. Điều đó cho thấy chương trình mới đã khơi gợi được cho học sinh sự hứng thú với môn Ngoại ngữ khi hầu hết học sinh đều cho biết rất thích thú với giờ học tiếng Anh, nhất là học sinh tiểu học. Giáo viên đang tham gia dạy môn tiếng Anh theo chương trình mới cũng cho rằng, học sinh ở các cấp học hứng thú hơn rất nhiều trong các giờ học…
https://nhandan.vn/84-giao-vien-tieng-anh-cap-hoc-pho-thong-dat-yeu-cau-ve-nang-luc-ngoai-ngu-post789484.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Dạy học Ngoại ngữ", "quy mô và chất lượng tăng", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "ngoại ngữ", "chất lượng dạy học" ] }
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào Top 301+ các đại học tốt nhất châu Á
NDO -Ngày 9/11, thông tin từĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh(UEH) cho biết, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (nước Anh) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực châu Á năm 2024 (QS Asia University Rankings 2024).
Theo đó, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chính thức vào Top 301+ các đại học tốt nhất trong khu vực, tăng 100 bậc so với kết quả xếp hạng năm 2023 và liên tục thăng hạng trong 3 năm vừa qua.Kể từ khi góp mặt lần đầu tiên trong bảng xếp hạng QS Asia University Rankings từ năm 2020, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng hạng mạnh mẽ và liên tục, khẳng định uy tín trong đào tạo và nghiên cứu của mình trên trường quốc tế.Bảng xếp hạng năm 2024 có sự góp mặt của 857 cơ sở giáo dục ở châu Á, trong đó, có 149 cơ sở giáo dục tham gia mới. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí thứ 6 trong số 15 cơ sở giáo dục của Việt Nam có tên trên bảng xếp hạng này.Các chỉ tiêu quan trọng góp phần giúp Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đạt được kết quả xếp hạng năm 2024 gồm: Số lượng trích dẫn một bài báo, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, danh tiếng tuyển dụng và danh tiếng học thuật.Kết quả khả quan đạt được trong thời gian qua xuất phát từ những chiến lược phát triển với các định hướng bài bản theo từng giai đoạn mà Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra.Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.Đầu tiên chính là chiến lược đại học đa ngành và bền vững được công bố năm 2021 với 5 trụ cột: Đào tạo công dân toàn cầu-Hành động bền vững; Nghiên cứu vì lợi ích cộng đồng; Vận hành: Từ khuôn viên tuần hoàn đến đại học xanh; Cộng đồng của những người truyền cảm hứng nghệ thuật và dẫn đầu sự thay đổi vì sự phát triển bền vững; Quản trị: Ưu tiên phát triển bền vững.Đây cũng chính là nền tảng cho việc đẩy mạnh nâng cấp đào tạo, nghiên cứu, kết nối cộng đồng và quốc tế hóa trong thời gian qua của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.Theo cơ sở dữ liệu Scopus, tính đến tháng 10/2023, số lượng các bài báo hợp tác quốc tế của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng liên tục từ 186 bài (năm 2020) lên 289 bài (năm 2021) và 330 bài (năm 2022).Giai đoạn 2020-2022,Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minhđã hợp tác công bố với 73 trường quốc tế, tại 31 quốc gia trên thế giới.
https://nhandan.vn/dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh-vao-top-301-cac-dai-hoc-tot-nhat-chau-a-post781718.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh", "xếp hạng QS Asia University Rankings", "chiến lược đại học đa ngành", "xếp hạng" ] }
Cần ưu tiên hơn nữa cho dinh dưỡng học đường
Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi học đường cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường từ việc xây dựng bữa ăn đến giáo dục dinh dưỡng...; giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, có nếp sống năng động.
Theo PGS, TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề (Viện Dinh dưỡng), giai đoạn tiền học đường và học đường là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển thể chất, trí lực và tầm vóc của trẻ và nguy cơ bệnh tật khi trưởng thành.Sau 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2011-2020, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi tiền học đường và học đường đã được cải thiện, giảm suy dinh dưỡng thấp còi đã góp phần cải thiện chiều cao của thanh niên Việt Nam.Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, hầu hết các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra:Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc đã giảm từ 29,3% năm 2010 xuống còn 19,6% năm 2020 (mức dưới 20% được xếp vào mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới).Trong giai đoạn tới Việt Nam vẫn phải tiếp tục đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng khi tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn cao ở khu vực miền núi, cao nguyên… và vấn đề thừa cân, béo phì tăng nhanh ở cả khu vực nông thôn và thành thị.Sau 10 năm tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em 5-19 tuổi đã tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Kết quả điều tra trên 5.028 học sinh tại 75 trường học ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Sóc Trăng năm 2017-2018 cho thấy gánh nặng kép về dinh dưỡng của học sinh đã nghiêng về phía thừa cân, béo phì nhiều hơn suy dinh dưỡng.Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi học đường ở Việt Nam và các nước trong khu vực cho thấy gánh nặng kép về dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi tiền học đường và học đường đang có xu hướng nghiêng về thừa cân, béo phì ở cả khu vực nông thôn và thành thị.Trong khi đó ở khu vực miền núi và cao nguyên gánh nặng kép về dinh dưỡng có xu hướng nghiêng về suy dinh dưỡng thấp còi nhiều hơn. Đây là một trong những thách thức về dinh dưỡng và sức khỏe học đường trong giai đoạn tới cần phải tiếp tục xây dựng các giải pháp về dinh dưỡng ở tại nhà trường và gia đình.Đẩy mạnh các hoạt động dinh dưỡng học đường là nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gia đình, nhà trường và xã hội góp phần vào sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ cho trẻ em, học sinh, sinh viên.Trên cơ sở kết quả triển khai các hoạt động dinh dưỡng học đường, các chuyên gia đã đưa ra các đề xuất cho giai đoạn tới.Theo đó, các bộ, ngành liên quan cần tham mưu Chính phủ ban hành chương trình sức khỏe học đường, trong đó có việc xây dựng tiêu chuẩn bữa ăn học đường; các hướng dẫn về tổ chức, quản lý, giám sát chương trình bữa ăn học đường; các chính sách, quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục và trường học; nhân lực chế biến thức ăn…Triển khai thí điểm mô hình bữa ăn học đường từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và đề xuất chính sách dinh dưỡng học đường phù hợp với từng địa phương.Bên cạnh đó, cũng cần có chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường cho tất cả các cấp học để giúp trẻ nhận thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lý và giáo dục dinh dưỡng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ trẻ em cũng như giúp phòng chống thiếu và thừa dinh dưỡng.Mặt khác cần xây dựng về tiêu chuẩn thực phẩm bán ở căng-tin trường học; xây dựng và triển khai mạng lưới giám sát quốc gia về tình trạng dinh dưỡng học đường; xây dựng và triển khai chương trình can thiệp phòng chống và kiểm soát thừa cân, béo phì cho trẻ em cho tất cả các cấp học; đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì thành chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, chỉ tiêu thi đua của các cơ sở giáo dục và trường học.Giải pháp phòng chống và kiểm soát thừa cân, béo phì cần được thực hiện đồng bộ các yếu tố: bữa ăn học đường, giáo dục dinh dưỡng, tăng cường giáo dục thể chất trong nhà trường và ở gia đình, quản lý căng-tin trường học, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong phòng chống và kiểm soát thừa cân, béo phì.Để giải quyết tốt hơn các vấn đề về dinh dưỡng học đường cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, từ giúp trẻ thay đổi nhận thức và thực hành dinh dưỡng, ăn đúng ăn đủ theo tháp dinh dưỡng hợp lý, nhận biết thực phẩm lành mạnh và không lành mạnh, thực phẩm an toàn và không an toàn, biết cách đọc nhãn mác thực phẩm…
https://nhandan.vn/can-uu-tien-hon-nua-cho-dinh-duong-hoc-duong-post797010.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "dinh dưỡng học đường", "Viện Dinh dưỡng", "tiêu chuẩn thực phẩm" ] }
Người giáo viên tâm huyết, trách nhiệm với nghề
Thân thiện, dễ gần và có chất giọng ấm, đó là những cảm nhận đầu tiên khi được tiếp xúc, trò chuyện cùng với cô giáo Nguyễn Thị Châu, Tổ trưởng Tổ Khoa học xã hội - Văn phòng, Trường trung học cơ sở 8/4, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cô là một trong những nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2023 và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mộc Châu, Gần 16 năm gắn bó, cống hiến cho Trường trung học cơ sở 8/4, năng lực chuyên môn của cô giáo Nguyễn Thị Châu đã được minh chứng bằng sự ghi nhận, động viên từ trung ương đến địa phương cũng như các đồng nghiệp trong ngành và nơi công tác. Liên tục nhiều năm liền, cô giáo Nguyễn Thị Châu là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có nhiều học sinh đạt giải cao tại cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và bản thân cô giáo cũng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”.Chia sẻ về bộ môn Ngữ văn mình giảng dạy, cô giáo Nguyễn Thị Châu nói: Dạy môn Ngữ văn quan trọng nhất là truyền cảm hứng để lôi cuốn học sinh bằng những bài giảng thực tế của cuộc sống; từ đó tạo được sự hứng thú cho các em học sinh trong mỗi giờ học. Vì vậy, cùng với học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, cô thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương pháp truyền đạt để các em học sinh cảm nhận trước mỗi tác phẩm. Trong giảng dạy, cô Châu luôn khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân về các tác phẩm văn học để các em hiểu về những giá trị mà văn học mang lại và phát huy được những tư duy sáng tạo của các em học sinh.Từ những đóng góp của những giáo viên như cô giáo Nguyễn Thị Châu, trong năm học vừa qua, chất lượng giáo dục của Trường trung học cơ sở 8/4 được nâng lên, duy trì tốt danh hiệu Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Kết thúc năm học 2022-2023, nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng cờ dẫn đầu phong trào thi đua các trường có cấp tiểu học và trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt hơn 80%; có 64 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, 50 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn với tỷ lệ 88%; 80% học sinh đạt học lực khá, giỏi; 50 học sinh giỏi cấp tỉnh, 74 học sinh giỏi cấp huyện; bốn học sinh đại diện cho trẻ em toàn tỉnh Sơn La tham dự Diễn đàn Trẻ em quốc gia năm 2023 tại Hà Nội.Cô giáo Nguyễn Thị Châu luôn nghiên cứu, tìm tòi các sáng kiến để áp dụng vào giảng dạy. Tiêu biểu phải kể đến sáng kiến “Giải pháp nâng cao chất lượng bài viết văn nghị luận xã hội cho đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”. Sáng kiến đã được Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu công nhận năm 2023 và áp dụng trong bốn đơn vị trường của huyện Mộc Châu.Qua việc áp dụng sáng kiến giúp các em học sinh trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết về các vấn đề của thực tế đời sống; vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng vào giải thích vấn đề nghị luận được nêu trong đề bài. Đồng thời, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; hướng dạy học Văn gắn liền với thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn của nhà trường cũng như đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn của cả huyện Mộc Châu. Trong năm học 2022-2023, đội tuyển thi học sinh giỏi do cô Nguyễn Thị Châu ôn luyện đã đạt một giải nhất, bốn giải nhì, tám giải ba, hai giải khuyến khích cấp huyện; hai giải ba và 10 giải khuyến khích cấp tỉnh.Trong quá trình công tác, cùng với việc luôn sẵn sàng chia sẻ và học hỏi từ đồng nghiệp, cô giáo Nguyễn Thị Châu còn thường xuyên cùng tổ chuyên môn và các thầy, cô giáo bộ môn thảo luận những vấn đề khó trong chương trình, những tiết giảng hay để cùng nhau chia sẻ, thảo luận; đưa ra những giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào dạy học, kỹ năng tìm kiếm tài liệu, phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi vòng huyện, vòng tỉnh môn Ngữ văn.Đặc biệt, với cương vị là Tổ trưởng chuyên môn, cốt cán bộ môn Ngữ văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thông qua các hoạt động chuyên môn và các hội thi giáo viên dạy giỏi, cô giáo Nguyễn Thị Châu cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ được hai giáo viên của Trường trung học cơ sở 8/4 và ba giáo viên của các trường trên địa bàn huyện trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.Thầy giáo Lương Văn Linh, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở 8/4 cho biết: Cô giáo Nguyễn Thị Châu là giáo viên tâm huyết, trách nhiệm với nghề, được học trò quý mến. Ngoài kiến thức chuyên môn, cô giáo Châu còn có sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức xã hội, luôn tìm hiểu, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin để đưa đến cho học sinh những giờ học thú vị, hấp dẫn, có tính giáo dục mạnh mẽ, giúp các em học sinh say mê trong mỗi giờ học.
https://nhandan.vn/nguoi-giao-vien-tam-huyet-trach-nhiem-voi-nghe-post800550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Nguyễn Thị Châu", "Văn hiến học", "Mộc Châu", "Cô giáo", "trách nhiệm", "Ngữ văn" ] }
3 mẹ con vượt hàng chục km để trở thành "đồng môn" lớp học tiếng Anh
NDO -Sau 2 năm kiên trì học tập, Trần Minh Đạt đã nâng kết quả thi IELTS từ 5.5 lên 8.0. Kết quả này có được một phần không nhỏ nhờ tấm gương lớn từ chính mẹ mình. Đáng chú ý, mẹ của nam sinh 18 tuổi chính là người đã đi học trước rồi mới "rủ" 2 con cùng trau dồi kỹ năng ngoại ngữ theo một phương pháp học tiếng Anh mới lạ: áp dụng tư duy toán học.
"Mẹ tôi không còn trẻ, nhưng khi còn đi học, bà luôn là học sinh xuất sắc. Từ lâu, mẹ tôi đã lo việc nội trợ chính trong gia đình, nhưng niềm đam mê học tập và nhất là ngoại ngữ vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Tôi thật sự ngưỡng mộ người mẹ của mình, vì đến thời điểm này, mẹ vẫn tiếp tục học song song với biết bao điều phải lo lắng trong cuộc sống", Trần Minh Đạt, học sinh lớp 12 Trường Trung học Phổ thông Bình Chánh (huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ.Theo chàng trai trẻ, năm 2023 vừa qua, mẹ Minh Đạt quyết định đi học tiếng Anh để cập nhật kiến thức mới. Sau nhiều lựa chọn, bà đã tìm ra một trung tâm "có phương pháp học rất được" với tên gọiLinearthinkingnên đã đăng ký học rồi giới thiệu với cả con gái lớn và con trai út.Để di chuyển từ nhà đến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, mẹ Minh Đạt phải vượt quãng đường cả đi và về hơn 30km. Thấy mẹ rất quyết tâm học tập, hai chị em Minh Đạt đã đăng ký học thử và bị cuốn hút bởi cách học mới mẻ, đặc biệt và vô cùng dễ hiểu, dễ tiếp thu.Tin liên quanĐịnh hướng để Gen Z học ngoại ngữ bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo đúng cáchNam sinh lớp 12 cho biết, trước đây, giống nhiều người khác, cậu cũng vướng phải khó khăn chung khi bắt đầu học tiếng Anh, đó là không biết bắt đầu từ đâu. Với phương pháp Linearthinking, Minh Đạt đã hiểu được cần phải bổ sung kiến thức ở đâu, cải thiện kỹ năng gì."Tôi đã cải thiện điểm số các kỹ năng reading, speaking, writing (đọc, nói, viết) một cách nhanh chóng. Về reading, phương pháp này giúp tôi đọc được câu dài mà không bị vấp vì khó hiểu, đồng thời giúp liên kết các câu trong đoạn văn. Còn đối với speaking, hiện tôi đã có thể nói một cách trôi chảy và quan trọng hơn là có logic", Trần Minh Đạt nói.Quả thật, từ chỗ chỉ đạt tổng điểm 5.5, sau một thời gian, Minh Đạt đã được 7.0 và đến thời điểm hiện tại là 8.0 IELTS. Trong khi đó, chị ruột của cậu, hiện là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nay cũng đạt tổng điểm 6.5 IELTS.Trần Minh Đạt tự tin sử dụng ngoại ngữ trong mọi trường hợp.Đáng chú ý, dù đạt nhiều bước tiến mới trên con đường chinh phục ngoại ngữ, nhưng thời gian dành cho việc học tiếng Anh của nam sinh lại ngày càng được rút ngắn. Hè năm ngoái, Minh Đạt học IELTS với tần suất 5 buổi/tuần, nhưng năm học này, cậu chỉ học vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật. Bí quyết của Minh Đạt nằm ở việc duy trì tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày một cách tự nhiên nhất."Tôi tăng cường tiếp xúc và sử dụng tiếng Anh không chỉ trong học tập mà cả ở cuộc sống thường ngày, ví dụ như khi xem phim, nghe nhạc hoặc đơn giản hơn là chuyển ngôn ngữ sử dụng ở các ứng dụng trên thiết bị di động hay mạng xã hội sang tiếng Anh", Minh Đạt hào hứng cho biết.Tin liên quanChặng đường chinh phục IELTS và SAT đáng phục của nữ sinh chuyên toánNam sinh lớp 12 còn cho hay, mục tiêu gần của cậu không có gì khác ngoài việc bước vào ngưỡng cửa đại học với một chuyên ngành về kinh tế. Với chứng chỉ IELTS đạt 8.0 và rất có thể sẽ được nâng cao hơn nữa, trong thời gian ngồi ghế giảng đường, cậu hoàn toàn có thể đidạy thêm tiếng Anhđể lan tỏa phương pháp học tập đầy thú vị tới các bạn trẻ."Tôi muốn cảm ơn mẹ, không chỉ bởi những món ăn ngon hơn cả nhà hàng mà mẹ thường nấu cho cả gia đình bấy lâu nay, mà còn vì tinh thần chưa bao giờ bỏ cuộc trong việc chinh phục ngoại ngữ của mẹ. Mẹ không còn trẻ, nhưng mỗi ngày vẫn vượt quãng đường vài chục km từ ngoại ô vào thành phố sau cả ngày dài để phát triển tư duy, kiến thức và làm gương cho cả hai chị em tôi", Trần Minh Đạt xúc động bộc bạch.
https://nhandan.vn/3-me-con-vuot-hang-chuc-km-de-tro-thanh-dong-mon-lop-hoc-tieng-anh-post809436.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Linearthinking", "IELTS", "học tiếng Anh", "phương pháp học" ] }
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hợp tác đào tạo về thiết kế vi mạch bán dẫn
NDO -Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ARM Ltd đã ký kết thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển kỹ năng trong các ngành kỹ thuật máy tính và tin học cho công nghệ chip, đặc biệt như khoa học máy tính, mạch và hệ thống điện tử, hệ thống nhúng, chất bán dẫn,thiết kế vi mạch,...
Thông tin từ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, ngày 23/11, tại trụ sở của hãng ARM tại Cambridge, Vương quốc Anh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng ARM đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển kỹ năng trong các ngành kỹ thuật máy tính và tin học (CEI) cho công nghệ chip, đặc biệt như khoa học máy tính, mạch và hệ thống điện tử, hệ thống nhúng, chất bán dẫn, thiết kế vi mạch,... và rộng hơn là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).Hai bên sẽ hợp tác trong việc tăng cường mối quan hệ chiến lược nhằm thúc đẩy cộng đồng thực hành trong giáo dục và nghiên cứu CEI và STEM, với sự tham gia của các đối tác công nghiệp, tổ chức giáo dục đại học và các đối tác khác.Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ARM ký kết hợp tác với sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn.Các bên tiến tới thành lập một Liên minh giáo dục để hợp tác và kết hợp các nguồn lực nhằm thu hẹp khoảng cách về giáo dục, nghiên cứu và kỹ năng trong CEI và STEM, thông qua việc sử dụng hiệu quả các công nghệ nền tảng của ARM và các đối tác.Với tư cách là thành viên của Liên minh giáo dục, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ toàn quyền hợp tác với ARM, các tổ chức đào tạo, trong việc phát triển các khóa học và chương trình trên nền tảng học tập trực tuyến, tận dụng các nguồn tài liệu được chia sẻ từ ARM để tạo ra nội dung mới, cùng nhau xây dựng chương trình giảng dạy tiêu chuẩn; hỗ trợ nhau trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn; ủng hộ giáo dục, nghiên cứu và kỹ năng trong lĩnh vực CEI và STEM.Từ sự hợp tác chung, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và các đại học Việt Nam sẽ có thể tiếp cận nhanh chóng nền tảng khoa học kỹ thuật từ nguồn tài nguyên của ARM, đồng thời tạo điều kiện thu hút các tài năng tham gia nhóm nghiên cứu.Dự kiến, trong thời gian tới hai bên sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai các nội dung hợp tác cụ thể, thiết thực. Với việc hợp tác giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với ARM, Liên minh các trường đại học lĩnh vực bán dẫn có thêm nguồn tài liệu, hướng tiếp cận để phát triển lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn và các lĩnh vực liên quan đến CEI và STEM.Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong 5 thành viên sáng lập Liên minh các trường đại học Việt Nam trong đào tạo nghiên cứu lĩnh vực chip vi mạch bán dẫn trong dưới sự chủ trì và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường trong liên minh cam kết cùng nhau chia sẻ tài nguyên phục vụ giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác nghiên cứu các dự án có tính học thuật và thực tiễn nhằm tiệm cận với nền công nghiệp bán dẫn và nhu cầu của các doanh nghiệp bán dẫn.
https://nhandan.vn/hoc-vien-cong-nghe-buu-chinh-vien-thong-hop-tac-dao-tao-ve-thiet-ke-vi-mach-ban-dan-post784308.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "stem", "cei", "ARM Holdings", "ARM Ltd", "PTIT", "Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông", "hợp tác giáo dục", "vi mạch bán dẫn", "ký kết" ] }
242 suất học bổng Dương Kỳ Hiệp cho học sinh vượt khó học tốt
NDO -Ngày 26/4, Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức trao 242 suất học bổng Quỹ Khuyến học “Dương Kỳ Hiệp” cho học sinh vượt khó học tốt tiêu biểu ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, có 2 suấthọc bổngtoàn phần cho học sinh trung học phổ thông, mỗi suất 3 triệu đồng và 240 suất cho học sinh hiếu học, mỗi suất 1 triệu đồng.
Theo Hội Khuyến họctỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam, Công ty cổ phần Năng lượng xanh Nam Việt, Tổng Công ty Lương thực miền nam và gia đình nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp, các doanh nghiệp và nhà tài trợ đã tích cực ủng hộ đồng hành tài trợ và phát triển cùng Quỹ Khuyến học Dương Kỳ Hiệp.Từ năm 2012 đến nay, Quỹ Khuyến học Dương Kỳ Hiệp tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận được gần 6 tỷ đồng; qua đó đã trao 2.237 suất học bổng các loại.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Thị Diễm Ngọc trân trọng cảm ơn gia đình nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp, cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các nhà tài trợ đã đồng hành tài trợ Quỹ Khuyến học Dương Kỳ Hiệp trong những năm qua.Qua đó, đã động viên, khuyến khích, cổ vũ tinh thần hiếu học, tạo động lực cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có ý chí phấn đấu, tích cực học tập tốt để trở thành người có ích cho xã hội.Đồng chí Huỳnh Thị Diễm Ngọc mong muốn gia đình nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp cùng các tổ chức, cá nhân tiếp tục ủng hộ, tài trợ quỹhọc bổngDương Kỳ Hiệp ngày càng lớn mạnh nhằm tạo điều kiện cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập tốt, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xã hội hóa giáo dục, bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển quê hương, đất nước.
https://nhandan.vn/242-suat-hoc-bong-duong-ky-hiep-cho-hoc-sinh-vuot-kho-hoc-tot-post806766.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Dương Kỳ Hiệp", "Huỳnh Thị Diễm Ngọc", "Nhà cách mạng", "Suất học bổng", "Hiếu học", "tinh Sóc Trăng" ] }
Gợi ý giải đề thi Toán vào lớp 10 Trường chuyên Sư phạm
NDO -Ngày 5/6, khoảng 5.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Trường trung học phổ thông chuyên đại học Sư phạm, thuộc Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Các thí sinh thực hiện bài thi của 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn chuyên. Dưới đây là gợi ý lời giải chi tiết đề thi môn Toán (vòng 1) để thí sinh tham khảo.
Gợi ý lời giải chi tiết môn Toán (vòng 1) do các giáo viên nhóm Toán tiểu học - THCS - THPT Việt Nam thực hiện.
https://nhandan.vn/goi-y-giai-de-thi-toan-vao-lop-10-truong-chuyen-su-pham-post812869.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "giải đề", "đề thi", "đề Toán chuyên", "chuyên sư phạm", "thi vào 10", "THPT chuyên", "gợi ý đáp án" ] }
Tạo đột phá trong đổi mới giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là cấp học khởi đầu, phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ em; đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam.
Mặc dù giữ vai trò nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng đến nay giáo dục mầm non lại chậm đổi mới, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cũng như yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 4/11/2013) của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Luật Giáo dục năm 2019... Điều này đòi hỏi cần có những đổi mới mang tính đột phá để giáo dục mầm non phát triển xứng với vị trí, vai trò.Bài 1: Những rào cản nâng cao chất lượngHơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non, giúp cấp học này từ chỗ còn nhiều khó khăn đã có bước phát triển khá toàn diện. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra trong quá trình phát triển, giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.Mạng lưới trường lớp chưa đáp ứng nhu cầuTheo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay toàn quốc có gần 15.500 trường mầm non ở các loại hình và gần 16.000 cơ sở độc lập (nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập); có 56,9% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Chính phủ ban hành nhiều chính sách như hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ con em công nhân... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ. Trung bình cả nước tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ mới đạt 32,1%, trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi đi học mới đạt 93,1%. Hiện có khoảng gần 300 nghìn trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được đến trường, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.Tại các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư, phần lớn trẻ em con công nhân, con người lao động đang được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non độc lập với điều kiện chất lượng còn hạn chế. Nhiều trẻ phải học ở những nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa bảy trẻ, nơi mà đội ngũ người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phần lớn chưa bảo đảm trình độ, năng lực chuyên môn, nên tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Hệ thống trường mầm non công lập hiện nay chưa đủ điều kiện để nhận thêm trẻ; trong khi hệ thống trường ngoài công lập khó phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt ở những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.Chúng tôi có mặt tại Trường mầm non Ninh Xá (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) nằm ở khu vực có sự phát triển kinh tế-xã hội đa dạng nên áp lực nâng cao chất lượng giáo dục rất lớn. Cô giáo Nguyễn Thị Lan, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trên địa bàn tập trung nhiều hộ kinh doanh buôn bán, người nước ngoài và công nhân sinh sống. Hiện nay, nhà trường đang nuôi dạy 770 trẻ, bảo đảm tỷ lệ huy động trẻ 100%. Tuy nhiên, để hướng tới phổ cập cho trẻ 3 đến 5 tuổi cũng như thực hiện các mục tiêu đổi mới còn khó khăn bởi nhiều gia đình cư trú không ổn định cho nên việc huy động trẻ ra lớp gặp khó khăn.Trường mầm non Hợp Đồng (xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) có 100% học sinh là con em người dân tộc Mường. Cô giáo Bạch Hoàng Linh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông nên một số đi làm ăn ở các địa phương khác, đưa con đi theo, khi không làm ăn được thì đưa con về quê gây khó khăn cho việc lên kế hoạch, bố trí dạy học của nhà trường. Là trường vùng khó khăn cho nên thiết bị dạy học chưa đầy đủ, không thể có đồ dùng đồ chơi theo đúng danh mục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, ở bậc học mầm non trên cả nước, số phòng học kiên cố mới đạt khoảng 82%. Cả nước vẫn còn hơn 5.000 phòng học nhờ, học tạm không bảo đảm an toàn. Tình trạng thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đạt chuẩn, thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định ở các cơ sở giáo dục mầm non vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn khá phổ biến. Cả nước mới có 48% nhóm, lớp mầm non đáp ứng đủ thiết bị dạy học; nhiều trường không có phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, phòng đa chức năng, thư viện.Bất cập đội ngũ giáo viênKhông chỉ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn hạn chế, vấn đề thiếu giáo viên vẫn là bài toán nan giải. Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh Lương Thị Biển cho biết, hiện nay chế độ cho giáo viên mầm non chưa bảo đảm nên thiếu thu hút để họ gắn bó, yêu nghề, tâm huyết với nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như: 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên; đối với lớp mẫu giáo, 35 trẻ/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên..."Với tỷ lệ như trên, các trường trong tỉnh Bắc Ninh hầu như không bảo đảm được theo quy định. Đó là chưa kể tỉnh Bắc Ninh có khu công nghiệp phát triển, công nhân đến sinh sống khá đông cho nên cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không theo kịp nhu cầu" - Bà Lương Thị Biển chia sẻ.Cô giáo Nguyễn Thị Liên, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoàn Sơn 2 (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) cho biết: Giáo viên mầm non có những đặc thù, vất vả riêng so với các bậc học khác bởi thực tế họ phải làm việc nhiều hơn 8 tiếng/ngày. Buổi sáng, các cô thường phải đến lớp sớm cả tiếng đồng hồ. Trưa thì chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho trẻ. 17 giờ tan học nhưng nếu phụ huynh đón con về muộn, giáo viên vẫn phải ở lại trông trẻ cho nên áp lực về thời gian rất lớn. Mặc dù mức lương có cải thiện song tăng không đáng kể, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, chưa tương xứng với thời gian, công sức giáo viên bỏ ra. Vì vậy, giáo viên mầm non nghỉ việc hoặc chuyển sang làm việc khác không ít. Ngay tại Trường mầm non Hoàn Sơn 2 có ba giáo viên được biên chế xong vẫn xin nghỉ dạy chuyển sang công việc khác.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính sách khuyến khích của Chính phủ chưa đủ mạnh để thu hút nguồn học sinh tốt nghiệp THPT thi vào ngành sư phạm mầm non. Chính sách tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập còn nhiều khó khăn, vướng mắc.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, cả nước hiện còn thiếu khoảng 50 nghìn giáo viên mầm non. Tuy nhiên, các địa phương vẫn thực hiện tinh giản biên chế viên chức là giáo viên mầm non. Tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc, nghề giáo viên mầm non ngày càng ít hấp dẫn do thu nhập thấp, thời gian làm việc dài (9-12 giờ mỗi ngày) khiến thực trạng phát triển giáo dục mầm non hiện nay chưa tương xứng với vị trí...(Còn nữa)
https://nhandan.vn/tao-dot-pha-trong-doi-moi-giao-duc-mam-non-post810693.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Mầm non", "Mẫu giáo", "Giáo dục" ] }
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học
NDO -Sáng 24/10, tại Hà Nội, Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) đã tổ chứchội thảo khoa họcvới chủ đề: “Nội dung và chương trình giảng dạy các môn khoa học cơ bản khối các trường kinh tế trong điều kiệntự chủ đại học”.
Các tham luận và phát biểu trực tiếp tại hội thảo của các lãnh đạo, chuyên gia, nhà giáo và nhà khoa học đến từ Học viện Tài chính (Bộ Tài chính), Học viện Ngân hàng, Học viện Chính sách và Phát triển, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương Mại, Đại học Thủy Lợi, Viện Khoa học và Công nghệ Tiến tiến (Nhật Bản) đã tập trung bàn về vai trò, sự đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy môn khoa học cơ bản khối các trường kinh tế trong điều kiện tự chủ đại học và chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu Đại hội XIII của Đảng về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người phù hợp với xu thế chung của thế giới.Nhiều ý kiến đi sâu phân tích, chỉ ra mối tương quan giữa giáo dục trực tuyến và giáo dục trực tiếp; làm rõ những hạn chế của giáo dục trongmôi trường số; nhận diện các yêu cầu, định hướng và các giải pháp cần thiết thúc đẩy chuyển đổi số trong giảng dạy đại học, với 3 nhóm đối tượng liên quan là người dạy, người học và quản lý; trao đổi kinh nghiệm về nội dung và lộ trình trang bị kiến thức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo nói chung, trong giảng dạy các môn khoa học cơ bản nói riêng; cách thức đảm bảo đánh giá chính xác tính trung thực của học viên sinh viên trong quá trình học tập, chấm điểm bài thi khi thực hiện trực tuyến.Toàn cảnh hội thảo.Đặc biệt, đa số các ý kiến tại hội thảo đã thống nhất khẳng định: Việc giảng dạy các môn khoa học cơ bản đã, đang và sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn trong sự phát triển khoa học liên ngành nói chung và trong định hướng giảng dạy ở khối các đại học kinh tế nói riêng, trong đó có Học viện Tài chính.Để phát huy được vai trò của các môn khoa học Cơ bản trong đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số, cần thiết phải: Tạo ra cộng đồng các môn khoa học cơ bản khối các trường kinh tế; tăng cường ứng dụng công nghệ vào các bài giảng; Tạo ra những logic liên kết giữa các môn học, sử dụng các bộ ví dụ, dữ liệu cho đồng thời các môn học; tăng cường dụng trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng các mô hình học máy, học sâu và đa dạng hóa các môn học Khoa học Cơ bản theo các chuyên ngành hẹp nhằm khai thác hiệu quả thông tin trên các tập dữ liệu lớn; Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học liên ngành, xã hội hóa và thu hút doanh nghiệp tham gia trong quá trình đào tạo, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Học viện Tài chính.
https://nhandan.vn/day-manh-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-dai-hoc-post779150.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Học viện Tài chính", "Giáo dục trực tuyến", "Phương pháp giáo dục", "chuyển đổi số", "hội thảo", "tự chủ đại học" ] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với Synopsys đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch
NDO -Sự hợp tác giữa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí và Tập đoàn công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ) trong đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch được kỳ vọng đóng góp vào sự phát triển chung của ngànhcông nghiệp bán dẫntại Việt Nam.
Ngày 15/3, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí và Tập đoàn công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ) tổ chức ký kết biên bản hợp tác tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc giaThành phố Hồ Chí Minhcho biết, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam nói chung và hoạt động đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cần giải quyết 5 thách thức quan trọng: thu hút sinh viên giỏi; phát triển đội ngũ giảng viên; xây dựng chương trình đào tạo mới; đầu tư phòng thí nghiệm và phần mềm; hợp tác R&D (nghiên cứu và phát triển) giữa các doanh nghiệp và đại học.Tin liên quanThành phố Hồ Chí Minh hợp tác Siemens EDA đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫnĐối với thu hút sinh viên giỏi, các trường đại học Việt Nam bắt đầu mở mới ngành học liên quan công nghệ vi mạch bán dẫn. Để thu hút được học sinh giỏi quan tâm theo học, cần thêm nhiều thông tin về cơ hội việc làm, triển vọng phát triển nghề nghiệp, nhất là cam kết mạnh mẽ của các doanh nghiệp.Về phát triển đội ngũ giảng viên, các trường đại học hiện có rất ít giảng viên được đào tạo bài bản về công nghệvi mạch bán dẫn. Các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này thường lựa chọn ở lại nước ngoài, làm việc cho các tập đoàn lớn với mức lương cao. Đội ngũ giảng viên giỏi là điều kiện cần để duy trì chất lượng đào tạo.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ ký kết.Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, việc mở mới các ngành đào tạo về công nghệ bán dẫn-vi mạch đòi hỏi các trường đại học phải xây dựng chương trình đào tạo vừa bảo đảm các kiến thức nền tảng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của công nghệ và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần bảo đảm đủ chỗ cho sinh viên được thực tập trong quá trình đào tạo.Việc hợp tác với Synopsys được kỳ vọng sẽ giúp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo được khoảng 1.800 kỹ sư có trình độ cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam.Về đầu tư phòng thí nghiệm và phần mềm, các trường đại học còn thiếu hệ thống các phòng thí nghiệm và phần mềm thiết kế vi mạch chuyên dụng để sinh viên có thể thực hành. Chi phí đầu tư cho các hệ thống này rất cao, thường vượt quá khả năng đáp ứng của các trường đại học.Còn việc hợp tác R&D giữa các doanh nghiệp và đại học, hiện có rất ít các tập đoàn công nghệ của nước ngoài đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam; trong đó, có lĩnh vực công nghệ vi mạch bán dẫn. Điều này hạn chế năng lực nghiên cứu, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của các trường đại học.Để vượt qua 5 thách thức trên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Synopsys đã trao đổi và xác định sẽ cùng triển khai các giải pháp. Cụ thể, Synopsys chia sẻ giáo trình đào tạo và cấp phép sử dụng các bộ công cụ, phần mềm thiết kế chip cho sinh viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Synopsys tiếp nhận sinh viên đến thực tập và giới thiệu cơ hội việc làm cho kỹ sư thiết kế vi mạch được đào tạo tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh doanh nghiệp trong và ngoài nước.Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh học tập tại Phòng Thí nghiệm Vi mạch và Hệ thống cao tần. (Ảnh Thiện Thông)Synopsys hỗ trợ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ lĩnh vực thiết kế vi mạch thông qua chương trình đào tạo ngắn hạn “Train-the-Trainer”. Theo đó, giảng viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm việc tại Synopsys trong thời gian 4 tháng để bồi dưỡng kiến thức thực tiễn.Năm 2024, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở mới và tuyển sinh đào tạo ngành thiết kế vi mạch và công nghệ bán dẫn tại 3 trường đại học thành viên (Trường đại học Bách khoa, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Trường đại học Công nghệ thông tin).Hai bên phối hợp phát triển Viện nghiên cứu bán dẫn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi cung cấp các trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu dùng chung cho các trường đại học, các công ty khởi nghiệp và là trung tâm kết nối, phát triển hợp tác lĩnh vực bán dẫn giữa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp, viện, trường đại học trong và ngoài nước.Synopsys hỗ trợ kết nối để Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đối tác toàn cầu của Synopsys. Đồng thời, trao đổi, thúc đẩy các đối tác này xây dựng trung tâm R&D tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Theo thống kê từ Synopsys, có trên 53% số kỹ sư đang làm việc cho các doanh nghiệp thiết kế vi mạch được đào tạo từ các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang đào tạo khoảng 6.000 sinh viên các nhóm ngành liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công nghệ bán dẫn.Năm 2024, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đầu tư khoảng 80 tỷ đồng cho 2 phòng thí nghiệm mới về công nghệ vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trường đại học Công nghệ thông tin với nhiều trang thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu. Trước đó, năm 2018, đơn vị này cũng đầu tư hơn 60 tỷ đồng để thành lập Phòng thí nghiệm Vi mạch và hệ thống cao tần tại Trường đại học Bách khoa.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-hop-tac-voi-synopsys-dao-tao-nhan-luc-thiet-ke-vi-mach-post800125.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "Synopsys", "thiết kế vi mạch", "hợp tác", "nhân lực chất lượng cao", "công nghiệp bán dẫn", "vi mạch bán dẫn" ] }
Hơn 1.000 học sinh tham dự chương trình đối thoại, tư vấn tuyển sinh khối ngành sức khỏe
NDO -Sáng 4/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp Trường đại học Thành Đô và các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ” tại Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia.
Theo ban tổ chức, chương trình đối thoại nhằm kịp thời cung cấp cho các học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề cũng như gặp gỡ trực tiếp với những người thành công trong ngành để giúp các em hiểu và có động lực theo đuổi ước mơ.Phát biểu khai mạc, nhà báo Ngô Vương Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết, chương trình đối thoại là sự kiện vô cùng ý nghĩa dành cho các em học sinh THPT nói chung và các em học sinh lớp 12 nói riêng bởi hướng nghiệp không đơn giản là chọn ngành, chọn nghề mà còn là chọn hướng đi đúng trong tương lai.Nhà báo Ngô Vương Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô phát biểu khai mạc.Chuỗi chương trình đối, thoại, tư vấn,hướng nghiệpcho học sinh là cơ hội tốt để các em có cái nhìn rõ ràng hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, có được những lời khuyên bổ ích cho việc lựa chọn ngành học và định hướng nghề nghiệp đúng đắn.Theo TS Nguyễn Thúy Vân, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Thành Đô, tại thời điểm này, phương thức sử dụng học bạ THPT để xét tuyển đại học, cao đẳng là phương thức an toàn dựa trên kết quả học tập năm lớp 11 và kỳ 1 lớp 12.Trường Đại học Thành Đô đang đào tạo về ngành Dược, các em có thể dùng kết quả học bạ cấp 3 để xét tuyển vào ngành này với điều kiện là kết quả lớp 12 phải đạt loại giỏi. Nếu kết quả học tập lớp 12 không đạt loại giỏi, các em học sinh có thể đăng ký vào trung cấp, cao đẳng, sau đó có thể học liên thông.Ngoài xét tuyển học bạ, trường cũng xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT; kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ với kết quả kỳ tốt nghiệp THPT và kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.Về cơ hội nghề nghiệp của ngành Dược, TS Nguyễn Thúy Vân cho biết, tốt nghiệp ngành Dược các em có thể làm việc tại khoa Dược của các bệnh viện; tại các công ty sản xuất, kinh doanh thuốc, dược phẩm; tại các trung tâm kiểm nghiệm thuốc; hoặc có thể tự mình mở công ty Dược, nhà thuốc và làm chủ đầu tư hệ thống nhà thuốc.Tại chương trình, Phó Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Phạm Như Nghệ đã chia sẻ về công tác tuyển sinh năm 2024.Theo đó, cũng như các năm trước, năm 2024, toàn bộ quy trình xét tuyển đại học, từ đăng ký xét tuyển, đăng ký nguyện vọng, thay đổi nguyện vọng, nộp lệ phí tuyển sinh và xác nhận nhập học đều tiến hành trực tuyến.Đây là điểm các em cần lưu ý. Các em có thể thực hiện những bước này ở bất kỳ đâu, với phương tiện là máy tính kết nối Internet. Các em không bỏ lỡ những cột mốc quan trọng, bởi toàn hệ thống không thể chờ đợi một vài thí sinh để quay ngược trở lại những khâu trước đó. Chính vì thế, phải bám sát quy trình này.Đông đảo học sinh tham gia chương trình đối thoại.Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đặc biệt lưu ý thí sinh, đó là việc tham gia vào các phương thức xét tuyển sớm của các trường đại học. Các em cần nghiên cứu rất kỹ đề án tuyển sinh của trường đã công bố trên website, bám sát hồ sơ, thủ tục, giấy tờ và các thời hạn, không được bỏ lỡ các thời hạn đó.Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các em được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Vì vậy, thí sinh nên xếp các nguyện vọng yêu thích nhất, phù hợp năng lực ở phía trên, sau đó là các nguyện vọng khác. Điều này bảo đảm quyền lợi của thí sinh...
https://nhandan.vn/hon-1000-hoc-sinh-tham-du-chuong-trinh-doi-thoai-tu-van-tuyen-sinh-khoi-nganh-suc-khoe-post807814.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Tư vấn tuyển sinh", "Ngành sức khỏe", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "đối thoại" ] }
Bảo đảm một kỳ thi an toàn, nghiêm túc
NDO -Những ngày này, tại 172 điểm thi trên địa bàn thành phố Hà Nội, gần 89.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 THPT, mọi nguồn lực xã hội được huy động để bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc nhưng cũng nhẹ nhàng cho tất cả thí sinh và phụ huynh.
Năm nay, thí sinh thí sinh thi vào lớp 10 THPT công lập không chuyên dự thi ba môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ. Theo đó, điểm xét tuyển sẽ được tính theo nguyên tắc: Điểm xét tuyển = (Điểm môn Toán + Điểm môn Văn) x 2 + Điểm môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có).Trước mỗi buổi thi, cán bộ coi thi sẽ ghi số báo danh của từng thí sinh lên vị trí ngồi trong phòng.Công tác gọi thí sinh vào phòng, đối chiếu thông tin được tiến hành chặt chẽ nhằm tránh các tình huống tiêu cực.Cán bộ coi thi phổ biến quy chế cho thí sinh, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra trong thời gian làm bài.Khâu bảo quản, sử dụng túi đựng phiếu trả lời trắc nghiệm và túi đựng đề thi được tiến hành nghiêm túc. Trong ảnh: Giám thị kiểm tra niêm phong túi đựng phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi buổi thi môn Ngoại ngữ tại điểm thi Trường THPT Việt Đức.Thành đoàn Hà Nội cùng các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi. Tại mỗi điểm thi, các đội hình tình nguyện sẽ phát nước uống, đồ ăn nhẹ, trông xe miễn phí, bảo đảm an ninh trật tự, hỗ trợ một cách tốt nhất cho thí sinh và người nhà.Lực lượng thanh niên tình nguyện đưa thí sinh gặp vấn đề về sức khỏe ra khu vực phụ huynh đang chờ sau buổi thi môn Ngoại ngữ.Ngoài ra, kỳ thi năm nay còn có sự tham gia của các lực lượng chức năng nhằm bảo đảm an ninh trong và ngoài khu vực thi. Trong ảnh: Lực lượng thanh tra giao thông phân làn giao thông, bảo đảm cho thí sinh và phụ huynh lưu thông an toàn tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng.Sáng 18-7, các thí sinh dự thi môn Toán, qua đó kết thúc kỳ thi lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2020 – 2021. Trong khi đó, các thí sinh đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên sẽ tiếp tục làm bài thi môn chuyên vào các buổi tiếp theo. Trong ảnh: Niềm vui của các thí sinh sau khi hoàn thành kỳ thi tại điểm thi Trường THPT Việt Đức.
https://nhandan.vn/bao-dam-mot-ky-thi-an-toan-nghiem-tuc-post609139.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [] }
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ
NDO -Chiều 9/5, thông tin về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việcliên kết tổ chức thicấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng các kỳ thi và quyền lợi của người dự thi.Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận thanh tra đối với một số đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam. “Theo kết quả thanh tra, trước thời điểm được Bộ cấp phép liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các đơn vị này đã có hành vi liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài khi chưa được phép, vi phạm quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo”, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.Năm 2023, Cục Quản lý chất lượng đã ban hành Công văn về việc hướng dẫn xác minh chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và Công văn về việc sử dụng chứng chỉ để miễn bài thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.“Như vậy, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ”, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định và cho biết thêm, thời gian tới, Cục Quản lý chất lượng sẽ phối hợp các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thực hiện đào tạo, liên kết đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với sai phạm (nếu có), bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học và người dự thi, đúng quy định của pháp luật.Trước đó, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có kết luận về việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ IELTS đối với công tyIDPViệt Nam. Theo kết luận, từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 16/11/2022, IDP Việt Nam đã liên kết tổ chức thi và cấp tổng cộng 56.230 chứng chỉ IELTS. Việc IDP Việt Nam tổ chức thi và cấp 56.230 chứng chỉ trên trước thời điểm được Bộ cấp phép liên kết tổ chức thi đã vi phạm Nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/1/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
https://nhandan.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-thong-tin-ve-viec-lien-ket-to-chuc-thi-cap-chung-chi-nang-luc-ngoai-ngu-post808582.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "chứng chỉ IELTS", "chứng chỉ ngoại ngữ", "thanh tra Bộ GD-ĐT", "IDP", "liên kết tổ chức thi IELTS" ] }
Hơn 150 đơn vị tham gia tuyển dụng trong ngày hội việc làm đầu năm
NDO -Hơn 44.000 việc làm được tạo ra trong phiêngiao dịch việc làmđầu năm online, kết nối 9 tỉnh, thành phố trong cả nước. Có những vị trí việc làm mức lương lên tới 20-30 triệu đồng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho người lao động, ngay sauTết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng tổ chức "Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng" ngày 22/2/2024; đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm đồng bộ trên hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, bao gồm Sàn Trung tâm tại số 215 Trung Kính và 14 Sàn giao dịch việc làm vệ tinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tin liên quanHơn 1.600 chỉ tiêu tại Ngày hội việc làm bán thời gianTheo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trong phiên giao dịch việc làm 9 tỉnh, thành phố hôm nay (ngày 22/2), có 154 đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng hơn 44.000 vị trí việc làm. Nhiều nhất là Bắc Giang với hơn 17.000 lao động, tiếp đến là Bắc Ninh có nhu cầu tuyển dụng hơn 11 nghìn việc làm. Tiếp đó là các tỉnh Quảng Ninh; Ninh Bình, Thái Bình…Khác với các phiên trước đây nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn (đại học, cao đẳng) tăng cao, chiếm hơn 18% tổng chỉ tiêu; tiếp đến là các chỉ tiêu tuyển lao động có kỹ năng nghề, trình độ trung cấp; sau đó là lao động phổ thông.Điều này cho thấy xu hướng tuyển dụng đang có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Lao động có chuyên môn kỹ thuật, được đánh giá cao hơn.Nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp tới phiên giao dịch việc làm mong tìm kiếm một công việc ổn định, thu nhập cao.Các đơn vị tuyển dụng đưa ra mức lương phổ biến từ 7-10 triệu đồng (chiếm hơn 41%, tiếp đó là mức lương từ 10-15 triệu đồng chiếm 17% và mức lương từ 15 triệu đồng/tháng chiếm hơn 8%. Một số vị trí cấp cao thuộc vị trí quản lý cao cấp mức lương thỏa thuận, mức lương có thể lên tới hơn 1.000 USD (dao động trong khoảng 20-30 triệu đồng/tháng).Trong số các ngành doanh nghiệp tuyển dụng, ngành công nghiệp sản xuất điện tử; ngành kinh doanh; may mặc… vẫn là những ngành có số lượng tuyển dụng lao động nhiều nhất.Cơ hội việc làm tại phiên giao dịch việc làm tập trung chủ yếu vào nhóm 18-25 tuổi với 376/977 chỉ tiêu, chiếm 38,49%. Đây là cơ hội việc làm giúp cho người lao động trẻ, giàu nhiệt huyết với công việc có nhiều cơ hội lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực bản thân, qua đó, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
https://nhandan.vn/hon-150-don-vi-tham-gia-tuyen-dung-trong-ngay-hoi-viec-lam-dau-nam-post797118.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "tìm việc làm", "ngày hội việc làm", "Sàn Giao dịch việc làm", "Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội", "TP Hà Nội" ] }
Thành tựu và hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 25 về công tác thanh niên
NDO -Ngày 25-7-2008, BCH T.Ư Ðảng khóa X ban hành Nghị quyết 25-NQ/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (Nghị quyết 25). Ðây là văn bản quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Ðảng đối với thế hệ trẻ và  công tác thanh niên. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 25, Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập cần tiếp tục khắc phục.
Chất lượng tổ chức, hoạt động được nâng caoNgay sau khi BCH T.Ư Ðảng khóa X ban hành Nghị quyết 25,  BCH T.Ư Ðoàn khóa IX đã ban hành Nghị quyết về "Ðổi mới phương thức giáo dục của Ðoàn" chỉ đạo hoàn thiện Ðề án "Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay".  Với những nỗ lực đó, trong 5 năm qua, công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân cho thanh niên đã thu được những kết quả tích cực. Cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác" tạo được chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ Ðoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Ðồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm là một nội dung quan trọng trong phong trào của Ðoàn.Các cấp bộ đoàn đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đối tượng kết nạp Ðoàn, chủ động tạo nguồn, chú trọng bồi dưỡng thanh niên tiên tiến và đội viên lớn tuổi để kết nạp vào Ðoàn, ở từng đối tượng, khu vực, nhất là tại những địa bàn còn khó khăn. Công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đạt nhiều kết quả tích cực. Việc triển khai thực hiện các chương trình phối hợp, kế hoạch liên tịch... đạt hiệu quả cao. Công tác sơ kết, tổng kết và xây dựng chương trình phối hợp trong giai đoạn mới được chú trọng, tạo cơ chế và nguồn lực hoạt động cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên lập thân, lập nghiệp.Những hạn chếTheo đánh giá của Ban Bí thư T.Ư Ðoàn, hạn chế chủ yếu gồm tính cụ thể hóa, năng lực tổ chức thực hiện Nghị quyết ở nhiều cấp bộ đoàn, nhiều cán bộ đoàn chưa tốt; có biểu hiện chạy theo hình thức; thụ động trong tham mưu, đề xuất, phối hợp triển khai thực hiện.Chất lượng tổ chức Ðoàn tại cơ sở, nhất là ở khu vực xã, phường, thị trấn trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng tổ chức và hoạt động Ðoàn trên địa bàn khu dân cư yếu. Công tác phát triển tổ chức Ðoàn, Hội tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất gặp nhiều khó khăn; tác động, ảnh hưởng của tổ chức Ðoàn, Hội tại cơ sở đối với thanh niên nhiều nơi chưa rõ nét.Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn kế cận tại một số địa phương, đơn vị còn chưa được chú trọng đúng mức. Một bộ phận thanh niên thiếu ý chí phấn đấu, thiếu kỹ năng xã hội, không chịu khó học tập, rèn luyện, dễ bị dao động về lập trường tư tưởng, có biểu hiện lệch lạc về giá trị đạo đức và lối sống, đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, sa vào các trào lưu mới không phù hợp với văn hóa dân tộc; tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.Chất lượng, hiệu quả của một số phong trào, mô hình, chương trình, hoạt động của Ðoàn thiếu tính chiều sâu, bền vững; sức hấp dẫn thu hút tập hợp thanh niên trong các hoạt động của Ðoàn, Hội chưa cao, tỷ lệ thu hút tập hợp thanh niên ở một số nơi còn thấp; tổ chức, cán bộ đoàn nhiều nơi còn lúng túng trong tiếp cận, định hướng cho thanh niên, trước nhu cầu, sở thích, trình độ của thanh niên, trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của thanh niên...Nguồn nhân lực trẻ nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; nhiều cơ sở đoàn mới chỉ chú trọng đến công tác phát hiện, tuyên dương tài năng trẻ mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác tham mưu tạo cơ chế, chính sách đào tạo, sử dụng tài năng trẻ, chưa quan tâm đúng mức tới việc đồng hành cùng tài năng trẻ phát huy tài năng, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước. Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, vốn vay cho thanh niên, nhất là trong thanh niên nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu; số vốn vay ủy thác qua kênh của Ðoàn Thanh niên còn thấp so với nhu cầu của thanh niên; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong độ tuổi thanh niên hiện nay còn cao. Các cơ sở, trang thiết bị phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho thanh thiếu nhi còn thiếu; vấn đề chỗ ở, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao cho thanh niên làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và học sinh, sinh viên chưa được giải quyết thấu đáo.Công tác nghiên cứu lý luận về thanh niên và công tác thanh niên chủ yếu được thực hiện ở cấp Trung ương, trong khi ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở, nội dung này chưa được thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều giải pháp hiệu quả. Nhiều đối tượng thanh niên chưa được tiếp cận (hoặc không đáng kể) các nội dung về chủ nghĩa Mác - Lê-nin.Một số cấp bộ đoàn, nhất là đoàn cơ sở chưa tích cực, chủ động trong tham mưu cho cấp ủy đảng lãnh đạo toàn diện công tác thanh niên, trong phối hợp với chính quyền tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên. Hoạt động Ðoàn, Hội ở một số nơi có chiều hướng chạy theo thành tích, chỉ quan tâm đến các hoạt động mang tính phong trào, bề nổi mà ít quan tâm đến các hoạt động có tính chiều sâu, dài hạn, chuyên đề, đến hiệu quả cuối cùng; một số cơ sở Ðoàn chưa quan tâm đúng mức đến chức năng trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; tư duy, trình độ, năng lực, phương pháp, kỹ năng công tác (nhất là các kỹ năng xã hội) của nhiều cán bộ đoàn còn chưa theo kịp yêu cầu chung của công tác thanh niên hiện nay; tính biến động nhanh, liên tục của đội ngũ cán bộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì và tổ chức hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, nhất là trên địa bàn dân cư.Mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; suy thoái kinh tế thế giới, khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội trong nước; tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng đến thanh niên, tác động đến tâm lý, tình cảm, nhận thức của giới trẻ, làm hạn chế hiệu quả các biện pháp tuyên truyền, giáo dục của Ðoàn.Trong giai đoạn tới, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên vẫn xoay quanh bốn vấn đề chính cần được gia đình, xã hội và Nhà nước quan tâm đáp ứng là: việc làm, thu nhập, học tập và vui chơi giải trí. Tuy nhiên, cũng có những nhu cầu mới đã được hình thành và ngày càng trở nên bức xúc trong đời sống của thanh niên, đó là: Thanh niên ngày càng mong muốn được tiếp cận nhiều hơn về thông tin, luật pháp, nguồn lực, cơ chế và chính sách phát triển thanh niên, các hoạt động trong nước và quốc tế... Thanh niên cũng có nhu cầu học thêm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học hoặc học thêm các kỹ năng sống để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc hoặc làm thêm góp phần nâng cao thu nhập. Thanh niên mong muốn được rèn luyện và trưởng thành thông qua việc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, nhân đạo và các hoạt động tình nguyện...
https://nhandan.vn/thanh-tuu-va-han-che-trong-thuc-hien-nghi-quyet-25-ve-cong-tac-thanh-nien-post184380.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [] }
Đào tạo nhiếp ảnh nghệ thuật trong hệ thống giáo dục bậc cao
NDO -Dẫu được xem là nhân tố chủ lực của ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo đầy tiềm năng trong thời đại số, nhưng hiện nay, nhiếp ảnh chủ yếu chỉ được đào tạo tại một số cơ sở giáo dục bậc cao về báo chí và điện ảnh ở nước ta.
Nằm trong khuôn khổ của sự kiệnPhoto Hanoi’23, tọa đàm “Nhiếp ảnh nghệ thuật trong giáo dục bậc cao” đã đặt ra những vấn đề bức thiết liên quan đến công tác đào tạo ngành nhiếp ảnh. Chương trình do Khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức.Cần nhiều hơn các cơ sở đào tạo chuyên nghiệpDưới góc độ nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ nhiều cơ sở đào tạo nhiếp ảnh trong và ngoài nước, các diễn giả trong tọa đàm đã nêu lên hiện trạng, chỉ ra những khó khăn trong hoạt động đào tạo về nhiếp ảnh, đồng thời đề xuất một số gợi ý cho việc phát triển đào tạo về nhiếp ảnh ở Việt Nam hiện nay.Đặt vấn đề tại sự kiện, PGS, TS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: “Quan niệm về nhiếp ảnh ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vượt thoát ra khỏi những khuôn khổ cũ. Thực tế, vẫn còn tồn tại khoảng cách tương đối lớn trong cách nhìn nhận nhiếp ảnh như một lĩnh vực nghệ thuật thực thụ từ các hệ thống đào tạo chuyên sâu cho đến từng cá nhân thực hành”.Hiện nay, ở nước ta, nhiếp ảnh chủ yếu được đào tạo tại một số trường chuyên giảng dạy về báo chí hoặc điện ảnh. Và dù có không ít cộng đồng thực hành nhiếp ảnh, nhưng phần đa các sản phẩm được giới thiệu vẫn dừng lại ở ảnh tư liệu và ảnh thương mại hơn là ảnh nghệ thuật.Việc thiếu vắng những cơ sở đào tạo kiến thức và thực hành chuyên sâu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển đúng nghĩa của thị trường nhiếp ảnh nghệ thuật ở Việt Nam.Tính đến thời điểm hiện tại, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) là một trong số ít các cơ sở giáo dục chính quy trên toàn quốc có chương trình giảng dạy riêng biệt về ngành nhiếp ảnh nghệ thuật, bao gồm 2 phân môn kép là Video Art và Nghệ thuật sắp đặt.Tiến sĩ Phan Lê Chung, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) cho biết: “Việc đào tạo ngành nhiếp ảnh nghệ thuật được chúng tôi ấp ủ từ năm 2011, nhưng mãi đến năm 2013 mới đưa vào giảng dạy chính thức. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu triển khai, đội ngũ giảng viên của trường gặp rất nhiều khó khăn. Phải mất đến 2 năm sau, hệ thống kiến thức và các giáo trình của ngành mới dần được hoàn thiện”.Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) xác định nhiếp ảnh là ngành đào tạo mũi nhọn của nhà trường. (Ảnh: NVCC)Thách thức đối với hoạt động đào tạo và thực hành nhiếp ảnh nghệ thuật không chỉ là câu chuyện riêng lẻ của từng cá nhân, tổ chức hay cơ sở. Vấn đề trên cần sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của toàn bộ hệ thống quản lý và đào tạo về nhiếp ảnh ở nước ta.Điều này đặt ra trách nhiệm cho các trường cao đẳng, đại học không chỉ chú trọng vào việc phát triển về số lượng và chất lượng nhân lực; mà còn cần thay đổi về định hướng tư duy, xây dựng những sản phẩm nhiếp ảnh gắn liền với tạo ra các giá trị mới trong quan niệm thẩm mỹ.Ngoài ra, nhiếp ảnh nghệ thuật cũng cần được soi sáng dưới góc nhìn tiếp cận liên ngành, đặt trong quan hệ mật thiết với sự phát triển công nghệ số, xem xét trong mối tương quan với các loại hình nghệ thuật thị giác. Chỉ khi làm được điều đó, ngành nhiếp ảnh mới có thể nhanh chóng nắm bắt thị hiếu của công chúng, đóng góp những tác phẩm có giá trị nhân văn cho cộng đồng.Chú trọng nền tảng nghệ thuật trong giảng dạy nhiếp ảnhĐể xây dựng những chương trình đào tạo chuyên nghiệp, phù hợp với thực tiễn, hoạt động nghiên cứu nhằm xác định vị thế và giá trị của nhiếp ảnh trong tiến trình hình thành của nghệ thuật đương đại là vô cùng cần thiết.Ngay từ khi ra đời, nhiếp ảnh đã thách thức không ít loại hình nghệ thuật truyền thống như hội họa hay điêu khắc, bởi độ sắc nét và tính chân thực khi tái tạo cuộc sống bằng hình ảnh chỉ thông qua một cú bấm máy.Song song với sự tiến bộ của công nghệ số, nhiếp ảnh đã trở thành một mắt xích không thể tách rời khỏi hoạt động sống của xã hội hiện đại. Dưới nhiều hình thức đa dạng, loại hình này đã len lỏi vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, trở thành công cụ đắc lực để con người lưu trữ, sáng tạo và truyền tải thông tin.Ông Pascal Beausse, Giám đốc phụ trách Bộ sưu tập nhiếp ảnh tại Trung tâm quốc gia Nghệ thuật Pháp, cho rằng, vấn đề ở đây không phải là xem xét nhiếp ảnh như một loại hình nghệ thuật mà là cần nhìn nhận tính nghệ thuật trong nhiếp ảnh. Vào thời điểm nhiếp ảnh ra đời, nghệ thuật thị giác buộc phải biến hóa để trở nên phù hợp với bối cảnh và xu hướng chung trên thế giới.“Các quốc gia cần có những cơ sở đào tạo chính quy để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Họ sẽ là những nhiếp ảnh gia, giám tuyển, nhà phê bình, nhà nghiên cứu, tư vấn viên… sở hữu kiến thức về nền nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng”, ông Pascal Beausse chia sẻ thêm.Nhiếp ảnh là một trong những ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm trong các ngày hội tư vấn tuyển sinh ở nước ta. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)Mọi chuẩn mực đối với nghệ thuật đều có tính tương đối. Thế nhưng, nó cũng yêu cầu từng cá nhân thực hành phải tuân theo những quy luật nhất định trong quá trình sáng tạo. Đây là nền tảng cho sự phát triển của mọi loại hình, bao gồm cả nhiếp ảnh. Vì vậy, chương trình đào tạo nhiếp ảnh nghệ thuật không chỉ cần tập trung giảng dạy các kỹ năng, kỹ thuật chụp mà còn cần đề cao về năng lực thẩm mỹ của mỗi sinh viên.Thạc sĩ Đồng Hiếu, nhiếp ảnh gia, giảng viên Khoa Nhiếp ảnh, Trường đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội so sánh: “Ai cũng có thể viết và sử dụng thuần thục con chữ hằng ngày, nhưng rõ ràng không phải ai cũng là nhà văn. Việc trở thành một nhiếp ảnh gia nghệ thuật chuyên nghiệp cũng tương tự như thế”.Muốn tạo ra những sản phẩm nhiếp ảnh có giá trị, những người theo đuổi công việc này nên hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động chụp. Nếu như ảnh báo chí chú trọng về thông tin, ảnh thương mại hướng đích đến cuối cùng là lợi nhuận, thì ảnh nghệ thuật lại tạo ra cái đẹp, mang đến giá trị chân-thiện-mỹ cho cuộc sống. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải am hiểu sâu sắc về thế giới, có cá tính sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp.Theo PGS, TS Nguyễn Văn Hiệu, trong thời gian tới, Khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) dự định sẽ xây dựng chương trình đào tạo cử nhân nghệ thuật thị giác. Cùng với hội họa và điêu khắc, nhiếp ảnh là một trong những hợp phần quan trọng được cấu thành trong chuyên ngành này. Đây là tín hiệu tích cực của công tác nghiên cứu, mở ra hướng đi mới cho việc đào tạo và phát triển ngành nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp ở nước ta.
https://nhandan.vn/dao-tao-nhiep-anh-nghe-thuat-trong-he-thong-giao-duc-bac-cao-post755563.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "đào tạo nhiếp ảnh", "Khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội)", "giảng dạy nhiếp ảnh", "nhiếp ảnh nghệ thuật" ] }
Hội khuyến học các tỉnh ĐBSCL vận động được hơn 210 tỷ đồng
NDO -Ngày 31-7, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cụm 8 - đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ 24.
Trong sáu tháng đầu năm, mặc dù trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tại các địa phương trong cụm 8 (gồm các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Cà Mau và thành phố Cần Thơ) vẫn được duy trì và mang lại hiệu quả thiết thực.Toàn cụm có hơn 1.400 hội khuyến học cơ sở xã, phường, gần 20 nghìn chi hội và hơn 8.700 ban khuyến học với trên 3,6 triệu hội viên (tăng gần 98 nghìn hội viên). Trong đó, các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre những địa phương phát triển được nhiều hội viên. Số gia đình đăng ký gia đình học tập là trên 2,8 triệu gia đình, trên 7.200 dòng họ đăng ký dòng họ học tập, gần 7.800 đơn vị đăng ký đơn vị học tập.Hội Khuyến học các tỉnh trong cụm 8 đã vận động hơn 210 tỷ đồng cho quỹ khuyến học. Nhiều địa phương đã kịp thời cấp học bổng cho các em học sinh, nhằm hạn chế học sinh bỏ học sau đại dịch Covid-19 .Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Trương Thị Hiền đề nghị, thời gian tới, Hội Khuyến học các địa phương tiếp tục phối hợp với ngành Giáo dục chú trọng thúc đẩy học tập trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, xây dựng mô hình học tập ở các đơn vị; quan tâm phát triển tổ chức hội trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang và chú ý nâng cao chất lượng hội viên. Tăng cường phối hợp các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để thúc đẩy khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.Hội Khuyến học các địa phương cần phát triển quỹ khuyến học bằng nhiều hình thức phong phú, phát triển quỹ khuyến học trong gia đình, dòng họ, dân cư, chú ý đến phát triển việc vận động quỹ khuyến khích người lớn học tập. Làm tốt công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú để nâng cao nhận thức về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, kịp thời biểu dương những tấm gương tiêu biểu về học tập, khuyến học, khuyến tài...
https://nhandan.vn/hoi-khuyen-hoc-cac-tinh-dbscl-van-dong-duoc-hon-210-ty-dong-post610885.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Hội Khuyến học", "vận động hơn 210 tỷ đồng", "đồng bằng sông Cửu Long", "Hậu Giang" ] }
Việt Nam và Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo
Nga đang xem xét việc cấp thí điểm vài chục suất học bổng toàn phần cho lưu học sinh Việt Nam sang Liên bang Nga học tập trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.
Thực hiện Biên bản kỳ họp lần thứ 24 của Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Liên bang Nga, đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng hiệu trưởng các trường đại học của Việt Nam do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dẫn đầu thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga từ ngày 15/4 đến 20/4.Tại Moskva, sáng 16/4, đoàn công tác đã gặp và làm việc với các quan chức Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga do Thứ trưởng Konstantin Mogilevskyi dẫn đầu. Tại cuộc gặp, hai bên thống nhất đẩy mạnh quan hệ giữa hai nước về giáo dục, dựa trên những kết quả đã đạt được.Hai bên đã trao đổi hoàn thiện và tiến tới ký hiệp định mới về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phát triển hoạt động của Phân viện Pushkin tại Việt Nam, cũng như phát triển liên minh các trường đại học giữaViệt Nam và Liên bang Nga, thống nhất thúc đẩy hợp tác giữa các giảng viên cũng như hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu giữa hai nước.Phía Nga cho biết đang xem xét việc cấp thí điểm vài chục suất học bổng toàn phần, gồm cả vé máy bay và bảo hiểm, cho lưu học sinh Việt Nam sang Liên bang Nga học tập trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin (IT)... trên cơ sở tuyển chọn qua các kỳ thi Olympic.Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đã đưa ra một số ý kiến nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước như việc quảng bá giáo dục đại học Nga tại các trường phổ thông của Việt Nam, chú trọng đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật, nghệ thuật, hay các lĩnh vực đặc thù mà Liên bang Nga có thế mạnh và đã được phía Nga tán thành và ủng hộ.Hai bên cũng thống nhất phối hợp quản lý du học sinh, phân tích dữ liệu du học sinh để phục vụ cho công tác tuyển sinh, cũng như định hướng ngành nghề cho các em. Phía Việt Nam cũng thông báo cấp 75 chỉ tiêu học bổng cho du học sinh Nga sang Việt Nam học tập trong năm 2024.Cũng trong ngày 16/4, đoàn công tác do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dẫn đầu đã tới thăm và làm việc tại các trường đại học hàng đầu củaLiên bang Ngalà Đại học nghiên cứu quốc gia "Trường Kinh tế Cao cấp" (HSE) và Đại học Hàng không Moskva (MAI).Tại HSE, hai bên đã chia sẽ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội phát triển hợp tác. Lãnh đạo HSE đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong việc chuyển đổi giáo dục cũng như hình thành không gian giáo dục thống nhất trong ASEAN, đánh giá cao định hướng của Việt Nam hướng đến số hóa giáo dục.Về phần mình, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cảm ơn sự tiếp đón thân mật cũng như chia sẻ thông tin đầy đủ của nhà trường, đánh giá cao tầm nhìn và chiến lược giáo dục của HSE, bày tỏ mong muốn nhà trường tiếp tục quan tâm và quan tâm hơn nữa tới sinh viên Việt Nam đang theo học.Tại HSE, lãnh đạo trường HSE và lãnh đạo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.Tại MAI, hai bên thảo luận việc thúc đẩy đào tạo các kỹ sư kỹ thuật cho Việt Nam. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá cao phương thức hợp tác hiệu quả giữa nhà trường với các đối tác Việt Nam và cho biết Việt Nam sẽ ưu tiên suất học bổng cho sinh viên theo học các ngành kỹ thuật mũi nhọn.Cũng tại trường MAI, đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cuộc giao lưu chân tình và cởi mở với các sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học ở Moskva.Các đại diện lưu học sinh đã báo cáo với đoàn về thành tích học tập, các hoạt động xã hội góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị trong thời gian qua của lưu học sinh Việt Nam cũng như những khó khăn và trăn trở mà các em đang gặp phải.Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Nguyễn Hải Thanh, và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy đã trực tiếp giải đáp những khúc mắc cho các em.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-lien-bang-nga-thuc-day-hop-tac-giao-duc-va-dao-tao-post805109.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "HSE", "Lưu học sinh", "Liên bang Nga", "Nguyễn Hải Thanh", "Ký Hiệp định", "Cục Hợp tác quốc tế", "Học bổng toàn phần", "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Giáo dục Thủ đô có nhiều khởi sắc
Kết thúc năm học 2023-2024, ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục được ghi nhận có nhiều đột phá và dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đổi mới phương pháp dạy học… Kết quả đạt được là sự tâm huyết, sáng tạo, sự nỗ lực của các trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn.
Thời gian qua, Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình) tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt thành tích khá ấn tượng. Kết thúc năm học 2023-2024 cũng là thời điểm trường hoàn thành xây dựng mới khang trang, hiện đại, đáp ứng yêu cầu chỗ học cũng như điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Cô giáo Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ cho biết, năm học vừa qua trường đang trong quá trình được đầu tư xây mới cho nên việc dạy học ít nhiều bị ảnh hưởng. Dù vậy, phần lớn học sinh có ý thức phấn đấu, chăm chỉ học tập, rèn luyện và có nhiều tiến bộ.Theo cô giáo Tô Thị Hải Yến, trường luôn đổi mới công tác dạy và học; tích cực thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua đó, học sinh không chỉ học tốt mà còn phát triển hài hòa cả về trí tuệ, cảm xúc, thể chất. Mỗi năm, hàng trăm giải thưởng quốc gia, quốc tế các môn văn hóa, khoa học, kỹ thuật, thể dục, thể thao trường đạt được là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tiếp tục khẳng định là lá cờ đầu của giáo dục quận Ba Đình và của Hà Nội.Kết thúc năm học, Trường THCS Giảng Võ có 3.224 học sinh được xếp loại hạnh kiểm, rèn luyện tốt (đạt 99,14%); 28 học sinh hạnh kiểm, rèn luyện khá (0,86%), không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình hoặc yếu. Về chất lượng giáo dục, trường có 2.625 học sinh được xếp loại học lực giỏi, 525 học sinh học lực khá. Trong số đó, 376 học sinh có điểm tổng kết bình quân các môn hơn 9,0 và giành được học bổng; 8 học sinh được các thầy, cô giáo chủ nhiệm bình chọn là học sinh xuất sắc tiêu biểu. Năm học này, trường có 17 học sinh lớp 9 đủ điều kiện được xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT chuyên của các trường đại học và các trường THPT công lập...Thời gian qua, Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) đã gặt hái nhiều thành tựu và xây dựng thành công mô hình trường chất lượng cao, trở thành điểm sáng trong ngành giáo dục Thủ đô. Trên chặng đường xây dựng môi trường giáo dục chất lượng cao, Trường THCS Cầu Giấy xác định năm giá trị cốt lõi của nhà trường là năng động, trí tuệ, trách nhiệm, hội nhập và yêu thương. Trường chủ động xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; thường xuyên mời các thầy, cô giáo uy tín tại các trường THPT chuyên và các trường đại học tham gia giảng dạy theo chương trình giáo dục của nhà trường. Hiện nay, tất cả giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, ba giáo viên có trình độ tiến sĩ, hơn 50% có trình độ thạc sĩ; hơn 40% số giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Cô giáo Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy cho biết, trường là đơn vị tiên phong tiếp cận phương pháp dạy học mới, mang tính hiệu quả cao. Thầy giáo, cô giáo đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ, sử dụng phần mềm trong dạy học để có những bài dạy hấp dẫn, hiệu quả; đồng thời tích cực sử dụng các phương pháp dạy học mở để học sinh được trải nghiệm, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nhờ nỗ lực thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, hằng năm, chất lượng giáo dục của trường luôn được bảo đảm với hơn 99% số học sinh xếp học lực giỏi; hơn 80% thi đỗ vào các trường THPT chuyên…Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô có nhiều khởi sắc với những kết quả toàn diện ở các cấp học. Quy mô giáo dục Hà Nội đứng đầu cả nước với 2.875 trường mầm non, phổ thông. Trong năm học này, thành phố xây mới, thành lập mới 35 trường học; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 79,86%. Toàn thành phố có 23 trường được công nhận đạt chất lượng cao; chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được quan tâm; thực hiện bài bản, khoa học, hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Ngành giáo dục thành phố thực hiện nhiều hoạt động, phong trào thiết thực, hiệu quả, tạo sự lan tỏa trong xã hội như: “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022-2025; “Tiếng trống học bài”; tổ chức biên soạn, ghi hình các bài giảng ôn thi tốt nghiệp THPT để phát sóng trên truyền hình. Cũng trong năm học 2023-2024, ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục được ghi nhận có nhiều đột phá và dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,56% (tăng 11 bậc so với năm 2022)… ■
https://nhandan.vn/giao-duc-thu-do-co-nhieu-khoi-sac-post812543.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "THCS Giảng Võ", "THCS Cầu Giấy", "Giáo dục phổ thông", "Giáo dục Thủ đô" ] }
Từ ngày 1/3 sẽ không thu phí cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết từ ngày 1/3 sẽ không thu phí đối với việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Sau khi rà soát quy định vềthủ tục hành chínhSở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản về việc không thu phí cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bao gồm “lệ phí và tiền mua phôi” đối với thủ tục hành chính “Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc”.Việc áp dụng không thu phí cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông được thực hiện từ ngày 1/3.Để tiết kiệm chi phí từ ngân sách nước và bảo đảm chuẩn bị kịp thời đủ số lượng phôi bản sao bằng tốt nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến nghị người dân đề nghị cấp bản sao không quá 3 bản mỗi lần.
https://nhandan.vn/tu-ngay-13-se-khong-thu-phi-cap-ban-sao-bang-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-post797244.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "bản sao bằng tốt nghiệp", "cấp bản sao văn bằng", "văn bằng", "bằng tốt nghiệp", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội" ] }
Bổ nhiệm PGS, TS Nguyễn Hữu Hiếu làm Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
NDO -Sáng nay 3/1, Đại học Đà Nẵng tổ chức Công bố và bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường đại học Bách Khoa.
PGS, TS Nguyễn Hữu Hiếu được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2020-2025.PGS, TS Nguyễn Hữu Hiếu là cựu sinh viên Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, tốt nghiệp kỹ sư năm 2004, thạc sĩ năm 2005 và năm 2008 ông tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành kỹ thuật điện tại Cộng hòa Pháp. Ông được bổ nhiệm Phó Giáo sư năm 2018.Trước khi được công nhận Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa, ông từng kinh qua các nhiệm vụ: giảng viên khoa Điện; Phó Trưởng Khoa; Trưởng Khoa Điện; Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017-2022.Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, PGS, TS Nguyễn Hữu Hiếu cam kết, với nhiệm vụ mới được giao, tôi sẽ cùng với các đồng chí trong Đảng ủy, Hội đồng trường và tập thể lãnh đạo nhà trường nhận diện những khó khăn thách thức chính trong từng giai đoạn để tập trung nguồn lực nhằm hiện thực hóa khát vọng được nêu trong tầm nhìn của nhà trường: đến năm 2035, Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng là trường đại học nghiên cứu được cộng đồng quốc tế ghi nhận, chủ động hợp tác toàn cầu trong giải quyết các thách thức kinh tế-xã hội trong nước và thế giới.Ông đưa ra trọng tâm của kế hoạch hành động là nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Theo đó, hệ thống quản trị của trường phải đổi mới để các bộ phận phối hợp hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả, phát huy hết tiềm năng và công suất; cơ sở vật chất phải được bố trí tối ưu để đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên, sinh viên; chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của nhà trường ngày càng được nâng cao về chuyên môn (giảng dạy và nghiên cứu khoa học) và nghiệp vụ để đáp ứng các đòi hỏi của nhiệm vụ đổi mới; cuộc sống và môi trường sư phạm phải được cải thiện để giảng viên yên tâm công tác, cống hiến hết sức mình vì sự phát triển của nhà trường.Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng được thành lập năm 1975, là đại học kỹ thuật đầu tiên của miền trung-Tây Nguyên. Nhà trường đào tạo 34 chuyên ngành đại học - bậc cử nhân, 38 chuyên ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù - bậc kỹ sư, kiến trúc sư, 17 chuyên ngành cao học và 16 chuyên ngành tiến sĩ với số sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh là khoảng hơn 15.000 sinh viên. Trường hợp tác với hơn 35 đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học và tổ chức giáo dục của 18 quốc gia.
https://nhandan.vn/bo-nhiem-pgs-ts-nguyen-huu-hieu-lam-hieu-truong-truong-dai-hoc-bach-khoa-dai-hoc-da-nang-post733076.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Hiệu trưởng", "Trường Đại học Bách khoa", "Đại học Đà Nẵng", "PGS", "TS Nguyễn Hữu Hiếu" ] }
Giáo sư Rene Thiele làm Hiệu trưởng Trường đại học Việt Đức
NDO -Ngày 5/4, tại Bình Dương, Trường đại học Việt Đức đã tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giáo sư Rene Thiele làm Hiệu trưởng Trường đại học Việt Đức.
Dự buổi lễ có ông Timon Gremmels, Bộ trưởng Khoa học và Nghiên cứu, Nghệ thuật và Văn hóa Bang Hessen,Cộng hòa Liên bang Đứcvà Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Việt Đức.Giáo sư sư Rene Thiele đã từng giữ các vị trí quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế như Quyền hiệu trưởng Đại học Khoa học Ứng dụng Frankfurt; Phó hiệu trưởng phụ trách Các vấn đề học thuật và quốc tế Đại học Khoa học Ứng dụng Frankfurt và tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học trong suốt sự nghiệp của mình.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc phát biểu ý kiến tại buỗi lễ.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ bổ nhiệm, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc chúc mừng Giáo sư René Thiele đã được Hội đồng Đại học thông qua và được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường đại học Việt Đức.Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng gửi gắm mong muốn Giáo sư Thiele sẽ phát huy trí tuệ, thế mạnh cũng như kinh nghiệm và phẩm chất lãnh đạo mà Giáo sư đã tích lũy được khi làm việc tại các trường đại học Đức để phát triển Trường đại học Việt Đức; đồng thời, kế thừa những truyền thống tốt đẹp và phát huy những thành tựu của trường trong thời gian qua: đoàn kết ban lãnh đạo, nhiệt huyết, cống hiến của trường và cùng Ban Giám hiệu xây dựng và phát triển Trường đại học Việt Đức thành một môi trường làm việc và học tập đẳng cấp quốc tế, không ngừng đổi mới, sáng tạo.Ông Timon Gremmels, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghiên cứu, Nghệ thuật và Văn hóa Bang Hessen, Cộng hoà Liên bang Đức trò chuyện cùng sinh viên Trường Đại học Việt Đức.Trường đại học Việt Đứcđược thành lập từ năm 2008, qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, trường đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý.Cho đến nay, nhà trường đã và đang đào tạo 4.465 sinh viên và học viên cao học, trong đó có 1.546 sinh viên và học viên đã tốt nghiệp.Trong năm học 2022-2023, Trường đại học Việt Đức triển khai tổng cộng 16 chương trình đào tạo, trong đó có 9 chương trình đào tạo thạc sĩ và 7 chương trình đào tạo đại học thuộc 6 khối ngành chuyên sâu về khoa học, kỹ thuật, công nghệ như: kỹ thuật điện và công nghệ thông tin, kỹ thuật xây dựng - kiến trúc, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật sản xuất và môi trường, khoa học máy tính và kinh tế và quản lý.Đặc biệt, trong năm 2024, Trường đại học Việt Đức đã triển khai tuyển sinh các chương trình đào tạo chuyên sâu trong năm 2024, bao gồm: "Thiết kế vi mạch" thuộc ngành Khoa học máy tính, "Kỹ thuật hệ thống vi điện tử" thuộc ngành Kỹ thuật Điện và Máy tính, và thạc sĩ "Kỹ thuật truyền thông và vi điện tử" thuộc chương trình thạc sỹ Kỹ thuật điện (MEE).Các chương trình này được thiết kế để cung cấp một nền tảng vững chắc trong thiết kế và sản xuất các mạch tích hợp và hệ thống vi điện tử, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyên môn hóa trong ngành cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và thiết kế vi mạch tại địa phương, Việt Nam và khu vực.
https://nhandan.vn/giao-su-rene-thiele-lam-hieu-truong-truong-dai-hoc-viet-duc-post803356.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "tỉnh Bình Dương", "Trường Đại học Việt Đức", "Bộ Giáo dục và đào tạo" ] }
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát các điểm trường vượt lũ tại Hà Tĩnh
NDO -Sáng 3/1,đồng chí Trương Tấn Sang- nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đi kiểm tra tiến độ, khảo sát một số điểm trường vượt lũ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng điểm trường vượt lũ tại Trường Tiểu học Gia Phố, Trường Tiểu học Lộc Yên (huyện Hương Khê) và khảo sát tại Trường Tiểu học Tùng Châu (huyện Đức Thọ).Trước đó, tại cuộc gặp mặt đầu Xuân Quý Mão 2023, Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị tài trợ đã thống nhất phối hợp kết nối triển khai Chương trình “Điểm trường vượtlũ” tại Hà Tĩnh. Giai đoạn 1 của chương trình, Ban Tổ chức đã trao hỗ trợ số tiền gần 10 tỷ đồng cho tỉnh Hà Tĩnh.Điểm trường vượt lũ Trường Tiểu học Gia Phố được hỗ trợ xây dựng khối phòng học bộ môn 2 tầng, 6 phòng tại điểm trường Đông Hải với tổng trị giá 4,5 tỷ đồng (trong đó nguồn Báo Tuổi trẻ tài trợ 2 tỷ đồng; nguồn ngân sách huyện 2,5 tỷ đồng).Đến nay, công trình đã xây dựng xong phần móng, đang tiến hành đổ trụ tầng 1, dự kiến hoàn thành trước ngày 19/5/2024.Hà Tĩnhlà tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai, đời sống người dân hết sức khó khăn. Qua khảo sát, Hà Tĩnh hiện vẫn còn hàng trăm trường học, hàng ngàn nhà dân cần được tu bổ, xây mới với kinh phí dự kiến hàng trăm tỷ đồng.Để giúp tỉnh Hà Tĩnh khắc phục những khó khăn nêu trên, tại cuộc gặp mặt đầu Xuân Quý Mão 2023, Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi trẻ, Ví Điện tử Momo đã thống nhất phối hợp kết nối triển khai chương trình “Điểm trường vượt lũ”.
https://nhandan.vn/nguyen-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-khao-sat-cac-diem-truong-vuot-lu-tai-ha-tinh-post790473.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Hà Tĩnh", "trường vượt lũ", "Đồng chí Trương Tấn Sang" ] }
TMV tặng 200 suất học bổng hỗ trợ sinh viên kỹ thuật và âm nhạc
NDO -Ngày 23/11,Công ty Ô-tô Toyota Việt Nam (TMV)phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và trao tặng 115 suất học bổng kỹ thuật cho sinh viên xuất sắc các trường đại học đào tạo kỹ thuật. Cũng trong tháng 11 này, TMV tiếp tục phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng 85 suất học bổng hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam cho sinh viên một số trường đào tạo âm nhạc.
Đây là 2 chương trình thường niên của TMV trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ, khích lệ tinh thần học tập của sinh viên, góp phần vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.Chương trình Học bổng kỹ thuật Toyota được TMV triển khai từ năm 1997, hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp Việt Nam. Năm nay, Toyota tiến hành trao tặng 115 suất học bổng với tổng giá trị 690 triệu đồng cho các sinh viên xuất sắc chuyên ngành cơ khí, kỹ thuật và môi trường của 18 trường đại học trên cả nước.Tin liên quanChính thức khởi động cuộc thi vẽ tranh “Chiếc ô-tô mơ ước”Bên cạnh đó, với mong muốn hỗ trợ nâng cao điều kiện học tập và rèn luyện của sinh viên, chương trình năm nay sẽ trao tặng 3 động cơ xe Vios, 2 động cơ xe Avanza Premio và 1 cầu xe Fortuner cho 6 trường đại học thuộc chương trình để phục vụ công tác giảng dạy.Học bổng kỹ thuật Toyota.Tính đến nay, sau 27 năm triển khai, chương trình đã trao tặng tổng cộng hơn 2.800 suất học bổng, trong đó, nhiều sinh viên nhận học bổng đã gia nhập Toyota, hệ thống đại lý và có những đóng góp đáng kể cho công ty. Đồng thời, chương trình đã trao tặng 193 thiết bị (xe ô-tô, tổng thành như: động cơ, hộp số,….) cho các nhà trường.TMV cũng triển khai chương trìnhHọc bổng Toyotahỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam từ năm 2009, nhằm phát triển nguồn nhân lực cho nền âm nhạc nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Năm nay, chương trình tiếp tục trao tặng 85 suất học bổng với tổng giá trị 510 triệu đồng cho các sinh viên xuất sắc của 5 trường đào tạo âm nhạc, gồm: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc và Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc. Ngoài ra, Toyota cũng hỗ trợ trang bị nhạc cụ truyền thống cho cho các trường.Học bổng Toyota hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam.Trải qua 15 năm triển khai, Toyota Việt Nam đã trao hơn 1.200 suất học bổng tới các sinh viên, tạo điều kiện cho các em có cơ hội tập luyện và biểu diễn cùng dàn nhạc chuyên nghiệp tại các chương trình âm nhạc lớn của Toyota. Đặc biệt, nhiều em sinh viên nhận học bổng Toyota đã giành được những giải thưởng cao quý tại các cuộc thi âm nhạc quốc tế cũng như suất học bổng du học tại các quốc gia có nền âm nhạc tiên tiến trên thế giới.Trong gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Toyota có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội thông qua các hoạt động trên 4 lĩnh vực: An toàn giao thông, Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Bảo vệ môi trường và văn hóa-xã hội.
https://nhandan.vn/tmv-tang-200-suat-hoc-bong-ho-tro-sinh-vien-ky-thuat-va-am-nhac-post783979.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Học bổng Kỹ thuật Toyota", "TMV", "Suất học bổng", "Học bổng Toyota hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc", "200 suất học bổng" ] }
5 yếu tố tạo nên thành công Olympic Toán học quốc tế
NDO -Chiều 13/7, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đón và chúc mừng thành tích đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán quốc tế năm 2023 vừa trở về từ Nhật Bản.
Olympic Toán quốc tế năm 2023tổ chức tại Nhật Bản từ ngày 2 đến 12/7 với sự tham gia của 625 thí sinh từ 112 nước và vùng lãnh thổ. Đoàn Việt Nam có 6 học sinh dự thi thì cả 6 em đoạt huy chương, gồm 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.Theo đó, hai Huy chương Vàng thuộc về các học sinh: Phạm Việt Hưng, lớp 12A1, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Nguyễn An Thịnh, lớp 12 Tin, Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng.Hai Huy chương bạc thuộc về các học sinh: Hoàng Tuấn Dũng, lớp 12 Toán 1, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội; Nguyễn Đình Kiên, lớp 11 Toán, Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng.Hai Huy chương Đồng thuộc về các học sinh: Khúc Đình Toàn, lớp 12 Toán, Trường THPT chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Trần Nguyễn Thanh Danh, lớp 12 Toán, Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Tin liên quanViệt Nam đoạt 6 Huy chương Olympic Toán quốc tế năm 2023GS, TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trưởng đoàn Olympic Toán quốc tế năm 2023 cho biết, có 5 yếu tố tạo nên thành công của kỳ thi. Trước hết, là sự nỗ lực, cố gắng của học sinh; sự ủng hộ, quan tâm của gia đình cho nên các em rất tự tin, vượt qua những khó khăn để đạt được thành tích cao.6 học sinh đoạt giải.Bên cạnh đó, là sự quan tâm của nhà trường, thầy, cô giáo từ khi các em còn nhỏ đến khi tham gia các kỳ thi tuyển chọn. Đồng thời, là sự quan tâm củaBộ Giáo dục và Đào tạo, lựa chọn được những học sinh xuất sắc nhất tham dự kỳ thi này. Đặc biệt, kỳ thi có sự chuẩn bị chu đáo, tạo tâm lý tốt nhất để các em dự thi đạt được kết quả cao.Tại buổi đón đoàn, GS, TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chúc mừng các thầy, cô giáo, đặc biệt 6 học sinh đoạt giải. Thông qua cuộc thi, các học sinh đã thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, làm rạng danh con người và đất nước Việt Nam với thế giới.Để có thành tích cao này, Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận, đánh giá cao quyết tâm của cả thầy và trò, sự quan tâm của các sở giáo dục và đào tạo, các trường đã làm nên thành tích ấn tượng này.Bộ Giáo dục và Đào tạo mong rằng, các em học sinh đoạt giải tiếp tục cố gắng học tập tốt, có nhiều hơn nữa những thành tích mang về cho quê hương, đất nước.
https://nhandan.vn/5-yeu-to-tao-nen-thanh-cong-olympic-toan-hoc-quoc-te-post762187.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Olympic Toán quốc tế", "yếu tố tạo thành công", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "đoàn học sinh Việt Nam" ] }
Nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh
Chiều 21/10, Trường THCS Đống Đa, Hà Nội, tổ chức chuyên đề kỹ năng sử dụngmạng xã hộian toàn cho học sinh nhà trường.
Tham dự chương trình có nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại; Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân, cố vấn cao cấp báo Giáo dục và Thời đại.Về phía Trường THCS Đống Đa có cô Hiệu trưởng Đinh Thị Vân Hồng, cùng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường.Chuyên gia báo cáo chuyên đề là Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu, chuyên gia phòng, chống tội phạm trên không gian mạng, Bộ Công an; và TS Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Quốc gia Hà Nội.Tại buổi chuyên đề, Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu thông tin, Việt Nam có gần 100 triệu dân, trong đó có hơn 71 triệu tài khoản mạng xã hội.Sau giai đoạn dịch Covid-19, số lượng học sinh sử dụng mạng xã hội và internet để học tập tăng. Mạng xã hội mang lại cả ưu và nhược điểm nên mỗi người cần bảo đảm an toàn khi sử dụng mạng xã hội.Từ thực tiễn công tác, Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu đã phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng.Chuyên gia đồng thời hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin chính thống trên Internet, mạng xã hội cho việc học tập, nghiên cứu, giải trí lành mạnh; hướng dẫn các em cách kiểm chứng thông tin, cách phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng.Tiếp nối chuyên đề, TS Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Quốc gia Hà Nội, gửi đến học sinh nhà trường 5 câu "thần chú" khi sử dụng mạng xã hội. Đó là: like có chừng mực, chia sẻ có ý thức, đọc có chọn lọc, bình luận có trách nhiệm, bình tĩnh trong mọi trường hợp.TS Phan Văn Kiền hy vọng, những chia sẻ của ông và Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu sẽ giúp học sinh bảo đảm an toàn khi sử dụng mạng xã hội, tránh được những điềutiêu cực, độc hạitừ các nền tảng này và internet.Những kiến thức trên nhằm giúp học sinh bảo đảm an toàn cho bản thân và cộng đồng, tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện.Học sinh Trường THCS Đống Đa hào hứng tham gia chuyên đề.Gửi lời cảm ơn các chuyên gia, các đại biểu tham dự chuyên đề, cô Hiệu trưởng Đinh Thị Vân Hồng nhấn mạnh, an toàn trên không gian mạng là chủ đề luôn được nhà trường quan tâm, triển khai."Hôm nay, giáo viên và học sinh Trường THCS Đống Đa đã có buổi sinh hoạt chuyên đề ý nghĩa, đặc biệt vào thời điểm hầu hết học sinh đều sử dụng mạng xã hội. Những chia sẻ của các chuyên gia sẽ là bài học quý báu đối với giáo viên, học sinh nhà trường để sử dụng mạng xã hội an toàn", cô Vân Hồng cho hay.Một số hình ảnh tại chương trình:Quang cảnh buổi chuyên đề.Nhà báo Triệu Ngọc Lâm (phải) và TS Phan Văn Kiền (trái) tham dự chuyên đề.Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân, cố vấn cao cấp báo Giáo dục và Thời đại phát biểu tại chuyên đề.Chuyên gia giao lưu với học sinh nhà trường.Học sinh thảo luận về kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn.Học sinh tích cực giơ tay phát biểu ý kiến trong buổi chuyên đề.
https://nhandan.vn/nang-cao-ky-nang-su-dung-mang-xa-hoi-an-toan-cho-hoc-sinh-post778802.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "mạng xã hội", "an toàn mạng", "an toàn không gian mạng", "kỹ năng sử dụng mạng xã hội" ] }
Đình chỉ công tác tổng phụ trách đội thiếu chuẩn mực khi răn đe học sinh
NDO -Chiều ngày 11/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ, thành phốĐà NẵngNguyễn Quang Vinh cho biết, chính quyền địa phương đã làm việc với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, trường học nơi xảy ra vụ việc trong một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội có nội dung “Xôn xao clip cán bộ trường ở Đà Nẵng túm cổ áo, vuốt tóc, áp sát mặt nữ sinh”.
Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ, liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, hiện giáo viên - tổng phụ trách đội này đã bịđình chỉ công tác.Cụ thể, ngày 11/4, nhận được thông tin đăng tải trên trang Facebook và các cơ quan báo chí đưa tin về “Xôn xao clip cán bộ trường ở Đà Nẵng túm cổ áo, vuốt tóc, áp sát mặt nữ sinh” tại Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng), Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ đã làm việc với phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân quận, Công an phường Hòa Xuân và Ban Giám hiệu nhà trườngxác minh thông tinnội dung vụ việc.Theo đó, ngày 4/4, thầy giáo là giáo viên Tổng phụ trách Đội của trường này có mời 3 học sinh lớp 6 của trường lên phòng truyền thống để răn đe liên quan đến việc gây gỗ, đánh nhau trong trường.Đây là những học sinh thường xuyên vi phạm nền nếp, kỷ luật của nhà trường nhưng chưa có tiến bộ. Trong quá trình xử lý, thầy giáo đã thiếu kiểm soát dẫn đến có những hành vi chưa chuẩn mực của nhà giáo, gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận.Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo nhà trường đã yêu cầu giáo viên viết bản tường trình; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trước Hội đồng sư phạm; quán triệt cho giáo viên về văn hóa ứng xử đối với học sinh.Đồng thời, ra quyết định đình chỉ công việc giáo viên này để xác minh, làm rõ sự việc liên quan đếnhành động thiếu chuẩntrong xử lý học sinh vi phạm kể từ ngày 6/4/2024.Ban Giám hiệu nhà trường cùng giáo viên này đã đến gia đình xin lỗi nhận trách nhiệm về hành vi của mình, ngày 8/4, gia đình học sinh đã thống nhất cách giải quyết trên.Ủy ban nhân dân quận đã giao Công an phường báo cáo cơ quan liên quan cấp trên xác minh nội dung, động cơ đăng tải, sau đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo dựa trên kết quả xác minh của cơ quan công an.Trước đó, sáng 11/4, các tài khoản mạng xã hội đăng tải đoạn video với tiêu đề "Đà Nẵng chấn động. Thầy giáo làm gì đó học sinh tại Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật".Trong đoạn clip, người đàn ông đứng đối mặt, lớn tiếng hỏi 2 học sinh nữ liên quan đến một vụ đánh nhau. Người đàn ông mặc áo xanh đã lớn tiếng quát tháo các nữ học sinh. Sau đó túm cổ áo nữ học sinh kéo ra xa rồi đẩy ép học sinh vào sát tường, mặt áp sát vào học sinh lớn tiếng…Ở một clip khác được đăng tải, người đàn ông có hành động vuốt tóc, đánh tay và chỉ tay vào mặt học sinh với thái độ rất khó chịu, nóng giận và liên tục lớn tiếng với 2 em học sinh.
https://nhandan.vn/dinh-chi-cong-tac-tong-phu-trach-doi-thieu-chuan-muc-khi-ran-de-hoc-sinh-post804239.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Đình chỉ công tác", "giáo viên thiếu chuẩn mực", "Đà Nẵng", "quận Cẩm Lệ", "tổng phụ trách đội", "bạo lực học đường" ] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 39 nghìn thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2
NDO -Ngày 2/6, hơn 39 nghìn thí sinh tham giakỳ thi đánh giá năng lựcđợt 2 năm 2024 do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Kỳ thi diễn ra ở 34 cụm thi tại 14 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang và Cà Mau.Thành phố Hồ Chí Minhlà địa phương có số lượng đăng ký dự thi vượt trội với khoảng 21 nghìn thí sinh, tiếp đến là Đồng Nai, Đà Nẵng, An Giang.Dự kiến, kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10/6 này.Năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã thu hút lượng đăng ký thi cao kỷ lục với khoảng 134 nghìn thí sinh (cả đợt 1 và đợt 2). Trong số này, số thí sinh đăng ký dự thi cả 2 đợt là hơn 28 nghìn thí sinh.Hiện, có 105 trường đại học, cao đẳng đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đểxét tuyển.Trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vừa qua, có gần 94 nghìn thí sinh đã tham dự thi. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.076 điểm.Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2024 do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 2/6.Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.Cấu trúcbài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-hon-39-nghin-thi-sinh-tham-gia-ky-thi-danh-gia-nang-luc-dot-2-post812320.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "kỳ thi đánh giá năng lực", "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "tư duy logic", "phân tích số liệu", "giải quyết vấn đề" ] }
Điểm chuẩn 4 phương thức xét tuyển của Trường đại học Thương mại năm 2024
NDO -Ngày 15/6, Trường đại học Thương mại công bố điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo các phương thức xét tuyển 200, 402a, 402b, 410.
Hội đồng tuyển sinh Trường đại học Thương mại đã thông quađiểm chuẩnđủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 của 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả học tập trung học phổ thông đối với thí sinh trường chuyên/trọng điểm quốc gia - Mã phương thức xét tuyển 200;Xét tuyển theo kết quảthi Đánh giá năng lựccủa Đại học Quốc gia Hà Nội - Mã phương thức xét tuyển 402a;Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội - Mã phương thức xét tuyển 402b;Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp trung học phổ thông đối với thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 - Mã phương thức xét tuyển 410.Cụ thể, điểm trúng tuyển của các ngành như sau:
https://nhandan.vn/diem-chuan-4-phuong-thuc-xet-tuyen-cua-truong-dai-hoc-thuong-mai-nam-2024-post814504.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "điểm chuẩn", "điểm trúng tuyển", "đại học Thương mại", "phương thức xét tuyển", "tuyển sinh", "điểm chuẩn 2024", "thi đánh giá năng lực" ] }
Điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm của Trường đại học Công nghiệp Hà Nội
NDO -Ngày 19/6, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội công bố kết quảxét tuyển đại họcchính quy năm 2024 theo các phương thức xét tuyển sớm.
Năm 2024, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội xét tuyểnđại học chính quytheo các phương thức xét tuyển sớm (phương thức 2, 4, 5, 6 trong Đề án tuyển sinh) như sau:Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế;Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học trung học phổ thông;Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức;Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.Điểm đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm của từng ngành như sau:
https://nhandan.vn/diem-chuan-cac-phuong-thuc-xet-tuyen-som-cua-truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi-post815094.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "điểm chuẩn", "điểm trúng tuyển", "xét tuyển sớm", "tuyển sinh 2024", "tuyển sinh đại học 2024", "đại học Công nghiệp Hà Nội" ] }
Nhiều trường đại học mong muốn trở thành đại học trọng điểm
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học theo hướng cơ bản giữ ổn định về số lượng và cơ cấu, tập trung tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô của các cơ sở giáo dục đại học.
Ngày 30/11, tại Hà Nội,Bộ Giáo dục và Đào tạotổ chức tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo đại học và sư phạm.Theo báo cáo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, gồm 15 trường đại học sư phạm; 50 trường đại học đa ngành và trường đại học đặc thù; 20 trường cao đẳng sư phạm; 18 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên.Phó Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Anh Dũng cho biết, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở giáo dục đại học đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.Trong số các cơ sở giáo dục đại học có khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia (5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia); khoảng 100 cơ sở giáo dục đại học đầu mối khác trực thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương; ít nhất 70 cơ sở giáo dục đại học tư thục, bao gồm cả các cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.Theo dự thảo Quy hoạch, tới năm 2030, phát triển thêm ba đại học quốc gia trên cơ sở Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội, cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trở thành các đại học thuộc nhóm hàng đầu châu Á. Có ít nhất 20 lượt lĩnh vực nằm trong tốp 1.000 thuộc các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín. Các đại học quốc gia giữ ổn định quy mô đào tạo trình độ đại học, tập trung nâng cao chất lượng và tăng tỉ trọng đào tạo sau đại học gắn với phát triển nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, nhất là ở các lĩnh vực, ngành trọng điểm.Sau năm 2030, có thể phát triển thêm một số đại học quốc gia từ các đại học vùng, đại học trọng điểm ngành quốc gia có tiềm lực mạnh và uy tín cao trong hệ thống.Đại học vùng nằm trong trung tâm của vùng, tiểu vùng, có sứ mạng dẫn dắt và vai trò nòng cốt thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ cho vùng; có năng lực, uy tín và chất lượng đứng đầu vùng trong các lĩnh vực, ngành trọng điểm của vùng. Tới năm 2030, phát triển thêm 4 đại học vùng trên cơ sở Trường đại học Vinh, Trường đại học Nha Trang, Trường đại học Tây Nguyên và Trường đại học Cần Thơ, cùng với Đại học Thái Nguyên trở thành các đại học có uy tín trong khu vực và thế giới.Các đại học vùng chú trọng nâng cao chất lượng, từng bước mở rộng quy mô đào tạo, tăng tỉ trọng đào tạo sau đại học gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nhất là trong các lĩnh vực, ngành trọng điểm của vùng.Trước vấn đề quy hoạch này, nhiều trường đại học mong muốn trở thành đại học trọng điểm. Hiệu trưởng Trường đại học Dược Hà Nội, GS Nguyễn Hải Nam nhất trí với nội dung và định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong dự thảo Quy hoạch.Tuy nhiên, GS Nguyễn Hải Nam khẳng định: Dược học là ngành học rất quan trọng, toàn quốc chỉ duy nhất một trường đại học chuyên ngành dược. Đào tạo dược học có vai trò hết sức quan trọng và là nơi đào tạo giảng viên cho các trường có đào tạo ngành dược. Vì vậy, đề nghị trong danh sách đại học trọng điểm quốc gia có bổ sung thêm Trường đại học Dược Hà Nội.Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên PGS,TS Trần Thanh Vân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xem xét bổ sung đưa Đại học Thái Nguyên vào danh mục quy hoạch thành đại học trọng điểm quốc gia trong Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Phó Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương Phạm Thu Hương mong muốn việc lựa chọn, đầu tư trường trọng điểm cần bảo đảm được nguyên tắc không tạo nên sự bất bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học và căn cứ vào chất lượng đầu ra, khả năng huy động nguồn lực của cơ sở.Theo Phó Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, thay vì Bộ Giáo dục và Đào tạo liệt kê các trường vào quy hoạch trọng điểm, cần đưa ra các điều kiện cụ thể để có thể trở thành trường trọng điểm và có cơ chế linh hoạt trong lựa chọn.Đồng quan điểm, Hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Long cũng cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng những tiêu chí cụ thể để trường nào đạt sẽ được đưa vào.Về việc này, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn đưa vào quy hoạch càng nhiều trường càng tốt. Cả hệ thống giáo dục đại học của chúng ta phải được đầu tư chứ không phải chỉ một số trường trọng điểm. Thế nhưng nếu chúng ta đề xuất nhiều thì không còn là trọng điểm nữa, vì nguồn lực của nhà nước đầu tư là có hạn. Dự kiến tuần tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với các bộ, ngành về vấn đề này.Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo quy hoạch đồng thời sẽ làm chặt chẽ mục đích, mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, làm rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí. Những trường chưa được đưa vào danh sách trọng điểm ngành quốc gia không có nghĩa là không được đầu tư. Ở đây là trọng điểm quốc gia, còn từng ngành, từng bộ có thể đề xuất trọng điểm của ngành, của lĩnh vực mình.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
https://nhandan.vn/nhieu-truong-dai-hoc-mong-muon-tro-thanh-dai-hoc-trong-diem-post785275.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo đại học và sư phạm", "Bộ Giáo dục và đào tạo", "sư phạm" ] }
5.819 thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
NDO -Trong 2 ngày (5 và 6/1), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi chọnhọc sinh giỏi cấp quốc gianăm học 2023-2024.
Cụ thể, ngày 5/1, thí sinh thi viết các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.Ngày 6/1, thí sinh thi viết các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học; thi nói Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 5.819, tăng 1.230 thí sinh so với năm học 2022-2023. Trong tổng số 12 môn thi, Ngữ văn và Tiếng Anh là các môn có nhiều thí sinh dự thi nhất, với số lượng lần lượt là 648 và 639 thí sinh. Kỳ thi sẽ có 68 Hội đồng coi thi với tổng số 403 phòng thi.Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục trung học phổ thông 2006 và hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp trung học phổ thông theo Công văn số 10803/BGDĐT-GDTrH ngày 16/12/2009 củaBộ Giáo dục và Đào tạo.Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời, phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước.
https://nhandan.vn/5819-thi-sinh-tham-du-ky-thi-chon-hoc-sinh-gioi-cap-quoc-gia-post790807.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Thi học sinh giỏi quốc gia", "gần 6.000 thí sinh dự thi", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Nghị quyết số 29-NQ/TW có tính khoa học, tầm nhìn xa rộng, quyết sách mạnh mẽ
Ngày 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương, khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố cả nước.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, đến nay các thể chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho đổi mới giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân.Tin liên quanVĩnh Long tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TWBộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và tổ chức triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; triển khai một chương trình nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa trong biên soạn, phát hành sách giáo khoa bước đầu tạo chuyển biến tích cực, tạo nên sự chủ động, sáng tạo cho giáo viên, học sinh và nhà trường; chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao, được thế giới ghi nhận.Thực hiện đổi mới, công tác thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục tình trạng học lệch, học tủ và giảm áp lực, tốn kém cho xã hội.Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, từng bước bảo đảm số lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo; tích cực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục; công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng.Đáng chú ý, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên ngày càng đi vào nề nếp, thực chất và hiệu quả. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai rộng khắp trong toàn ngành giáo dục…Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, mặc dù đạt được nhiều kết quả nhưng sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị để sớm khắc phục. Trong đó, công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện và thể chế hóa Nghị quyết số 29 còn chậm, thiếu tính đồng bộ và liên thông giữa các chính sách liên quan với các chính sách mới về giáo dục và đào tạo. Cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục chưa được tham gia nhiều trong việc thẩm định, phân bổ kinh phí và tuyển dụng viên chức, bổ nhiệm viên chức quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo còn gặp nhiều khó khăn.Đáng chú ý, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có nơi phân bố chưa hợp lý, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chậm tiến độ hai năm, chưa hoàn thành được mục tiêu miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi trước năm 2020. Công tác đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ, thường xuyên với yêu cầu sử dụng lao động và nhu cầu xã hội. Công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhất là nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề mới còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chưa bảo đảm tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước theo yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW…Các đại biểu tham dự hội nghịTại hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương đã chia sẻ những kết quả đạt được cũng như kiến nghị những giải pháp để Bộ Giáo dục và Đào tạo có những kiến nghị trình Chính phủ, Bộ Chính trị những vấn đề liên quan kết luận sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Dương Anh Đức cho biết, từ khi triển khai Nghị quyết, thành phố thường xuyên dành kinh phí hơn 2 nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các hoạt động phát triển giáo dục. Tính tổng chi cho các hoạt động giáo dục chiếm 28% chi thường xuyên; chiếm 20% chi xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố.Thành phố Hồ Chí Minh cũng đi đầu trong đổi mới dạy học từ truyền thụ kiến thức sang đánh giá phẩm chất, năng lực, ứng dụng vào thực tiễn; đưa kỹ năng ngoại ngữ, tin học vào trường phổ thông sớm; đại học cao đẳng tăng cường để đáp ứng đổi mới, hội nhập quốc tế. Vì vậy, thời gian tới, thành phố nỗ lực để trở thành trung tâm đào tạo tiên tiến thế giới vào năm 2045; quy hoạch mạng lưới trường lớp phấn đấu 300 phòng học/vạn dân độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi).Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, Dương Xuân Huyên chia sẻ, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, toàn tỉnh đã phổ cập xóa mù chữ ở 100% phường, xã; phổ cập tiểu học mức độ ba. Qua 10 năm thực hiện đổi mới, tỷ lệ học sinh khá giỏi nâng lên; tốt nghiệp THPT hằng năm đạt tỷ lệ trên 98%. Tuy nhiên, quá trình đổi mới tỉnh Lạng Sơn cũng gặp khó khăn khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, toàn tỉnh còn 730 điểm trường lẻ, 694 lớp ghép; thiếu 1.029 giáo viên so định mức quy định… Vì vậy, tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị ban hành kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện giao đủ số lượng giáo viên theo tinh thần đâu có học sinh, đó có giáo viên; bảo đảm ưu tiên chế độ tiền lương để nhà giáo gắn bó với nghề...Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Trần Thế Cương cho biết, Hà Nội đã đưa vào đầu tư trung hạn số vốn hơn 20 nghìn tỷ đồng để đầu tư mới, cải tạo trường học; triển khai các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đội ngũ nhà giáo học tập nâng cao trình độ… Trên cơ sở các kết quả đạt được, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiến nghị cần thực hiện được chính sách tiền lương cho nhà giáo theo như Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra; có cơ chế cụ thể ưu tiên dành quỹ đất di chuyển các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan ở nội đô cho xây dựng trường học. Đáng chú ý, với thực trạng Hà Nội thiếu hơn10 nghìn giáo viên, Bộ Nội vụ cần bổ sung biên chế về quy định vị trí việc làm; không áp dụng máy móc giảm 10% biên chế đơn vị sự nghiệp công lập.Từ góc độ đào tạo đại học, PGS, TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương cho rằng, mười năm qua giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng đã phát triển theo đúng tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục có chuyển biến tích cực khi Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học được sửa đổi, bổ sung năm 2018 và năm 2019. Giáo dục đại học chuyển từ trang bị kiến thức theo phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học. Để tiếp tục đổi mới giáo dục đại học theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, PGS, TS Bùi Anh Tuấn cho rằng cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ cơ chế, chính sách, xây dựng nghị định mới tự chủ đại học; khuyến khích nhà đầu tư tư nhân quan tâm đầu tư vào giáo dục đại học…Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Nguyễn Đắc Vinh cho rằng: Khi khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu cần quan tâm đầu tư, dù khó khăn thế nào vẫn phải ưu tiên cho giáo dục; nghiên cứu có chính sách phù hợp huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư giáo dục. Để tiếp tục đổi mới, cần hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục, chú ý đến chuyển đổi số; hoàn thiện các giải pháp bảo đảm công bằng cho giáo dục…Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn kết luận hội nghịTheo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, giáo dục và đào tạo trong 10 năm qua có đổi mới to lớn, chuyển biến tích cực.Có được kết quả như vậy chính là từ những chủ trương của Nghị quyết số 29-NQ/TW có tính khoa học, tầm nhìn xa rộng, quyết sách mạnh mẽ; tầm nhìn phát triển bền vững, lâu dài của đất nước. Kết quả đạt được là sự cố gắng vượt bậc của các bộ, ban, ngành, địa phương.Tổng kết Nghị quyết số 29-NQ/TW để khẳng định những vấn đề quan trọng, trong đó Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kiến nghị với Bộ Chính trị để đưa vào kết luận một số nội dung: Yêu cầu về việc kiên trì định hướng, tiếp tục thực hiện đổi mới; phát huy kết quả trong thời gian sắp tới. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất vào kết luận của Bộ Chính trị về 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW để có những thích ứng tốt hơn với các thách thức mới đặt ra.Các đề xuất, kiến nghị đó là: Về nhận thức trong các cấp, các ngành chung quanh vấn đề đổi mới để Nghị quyết số 29-NQ/TW được thực hiện đầy đủ trong thời gian tới. Cần nhận thức đầy đủ, thấu đáo cùng với hành động tương xứng để không dừng lại ở lời nói “giáo dục là quốc sách hàng đầu”; thực hiện rà soát cơ chế chính sách, thay đổi một số luật; xây dựng Luật Nhà giáo… Về nguồn lực đầu tư, tài chính và con người (nhà giáo) cần tương xứng; nhận thức đánh giá đúng được vai trò có tính quyết định của đội ngũ nhà giáo cho đổi mới...
https://nhandan.vn/nghi-quyet-so-29-nqtw-co-tinh-khoa-hoc-tam-nhin-xa-rong-quyet-sach-manh-me-post787436.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Nghị quyết số 29-NQ/TW", "công nghiệp hóa", "hiện đại hóa", "giáo dục", "giáo dục và đào tạo" ] }
Trao Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” cho học sinh Kiên Giang
NDO -Ngày 5/1, Tỉnh đoàn Kiên Giang phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang tổ chức Lễ trao học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” năm học 2023-2024.
Đến dự có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịchQuỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang.Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 44.720 học sinh dân tộc thiểu số trong tổng số 308.008 học sinh phổ thông, chiếm tỷ lệ 14,52%. Từ năm học 2013-2014 đến nay, Quỹ học bổng Vừ A Dính hỗ trợ 805 suất học bổng với tổng số tiền 805 triệu đồng cho học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh; 83 học sinh của được thụ hưởng từ các dự án của Quỹ học bổng như: Ươm mầm tương lai, Chắp cánh ước mơ, Hỗ trợ sinh viên.Bên cạnh đó, từ năm học 2018-2019 đến nay, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” đã trao 1.100 suất học bổng cho học sinh là con cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, con của ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Chương trình "Vòng tay nhân ái" đã hỗ trợ cho 3 em học sinh bị ảnh hưởng bởi Covid-19.Tin liên quanTrao học bổng Vừ A Dính cho học sinh dân tộc thiểu số Sóc TrăngPhát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cho rằng, việc hỗ trợ, đồng hành thường xuyên của Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” không chỉ là nghĩa cử cao đẹp mà chính là sự quan tâm đồng hành và đầu tư đối với sự phát triển bền vững của quê hương Kiên Giang.Đây là những phần quà hết sức ý nghĩa, không những giúp cho các cháu học sinh giảm bớt khó khăn, an tâm học tập, mà còn là động lực, là niềm tin yêu góp phần giúp các cháu có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục nỗ lực vươn lên để khi các cháu ra trường phục vụ tốt hơn cho quê hương, đất nước.Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trao bảng tượng trưng 60 suất học bổng năm học 2023-2024 cho con Bộ đội Biên phòng Kiên Giang.Tại buổi lễ, Quỹ học bổng Vừ A Dính trao tặng 55 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” trao 60 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho học sinh là con em cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và trao 80 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho học sinh các xã đảo trên địa bàn tỉnhKiên Giang.Ban tổ chức còn trao 3 suất học bổng “Vòng tay nhân ái” (trị giá 6 triệu đồng/năm/em) cho học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; trao 20 xe đạp “Vòng xe yêu thương” trị giá 40 triệu đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.Phát biểu tại buổi lễ trao học bổng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thông tin các chương trình, dự án mà Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” đang thực hiện trên cả nước.Đồng thời, biểu dương, khen ngợi những kết quả học tập của các em học sinh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong năm học qua, nhất là những em nhận được sự hỗ trợ từ chương trình; mong muốn những phần học bổng sẽ là món quà động viên các em học sinh tiếp tục phấn đấu, rèn luyện thành con ngoan, trò giỏi.
https://nhandan.vn/trao-quy-hoc-bong-vu-a-dinh-va-cau-lac-bo-vi-hoang-sa-truong-sa-than-yeu-cho-hoc-sinh-kien-giang-post790802.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Vì Hoàng Sa-Trường Sa", "Quỹ học bổng", "Vừ A Dính", "Trương Mỹ Hoa", "Nguyễn Lưu Trung", "Hoàng Sa-Trường Sa", "Suất học bổng", "Phó Chủ tịch nước" ] }
Hà Nội: Thầy giáo ứng xử chưa chuẩn mực với học sinh đã xin nghỉ việc
Thầy giáo N.C.T., giáo viên môn Tiếng Anh, Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú-Thạch Thất (Hà Nội) - người xưng "mày-tao" với học sinh trong clip, đã nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 4/10 và được chấp thuận.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nộixác nhận, thầy giáo trong clip thầy giáo xưng "mày - tao" với học sinh lớp 10A9 Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú - Thạch Thất, đã xin nghỉ việc.Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip được quay lại trong lớp học với tựa đề: "Thầy giáo lại ứng xử không giống thầy giáo”.Trong đoạn clip dài hơn 20 giây được chia sẻ, thầy giáo đứng trên bục giảng, chỉ tay vào mặt và mắng một học sinh nam với nhiều từ ngữ không chuẩn mực, xưng "mày-tao" với học sinh.Clip được xác định xảy ra tại Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú - Thạch Thất (Hà Nội).Theo xác minh, sự việc xảy ra vào tiết học thứ 3, ngày 29/9/2023 tại lớp 10A9 do thầy giáo N.C.T. - giáo viên Tiếng Anh giảng dạy.Thầy giáo đã có hành vi, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực với học sinh N.Đ.T.K..Sáng 2/10, nhà trường mời phụ huynh, học sinh N.Đ.T.K. và thầy giáo N.C.T. làm việc.Tại cuộc họp, thầy N.C.T. công khai xin lỗi phụ huynh và học sinh về những hành vi, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực của mình.Phụ huynh, học sinh đã chấp nhận lời xin lỗi. Học sinh N.Đ.T.K. cũng xin lỗi thầy giáo vì có lời nói trống không, thiếu chủ ngữ với thầy.Chiều 3/10, tại cuộc họp hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật của nhà trường, thầy giáo N.C.T. đã tự kiểm điểm, nhận thức được hành vi, ứng xử của mình là trái với quy định, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục và nhà trường.Thầy giáo N.C.T. nhận thấy không đủ tự tin để tiếp tục giảng dạy, cho nên đã nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 4/10 và đã được hội đồng nhà trường chấp thuận.Nhà trường đã họp hội đồng sư phạm để rút kinh nghiệm cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; phổ biến lại quy định của ngành; tổ chức họp ban đại diện cha mẹ học sinh thông báo kết quả giải quyết vụ việc để phụ huynh yên tâm.Trường cũng triển khai giáo dục kỹ năng sống, ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội cho học sinh và giao giáo viên chủ nhiệm trấn an tinh thần để học sinh yên tâm học tập.Đến nay, mọi hoạt động giáo dục của nhà trường đã diễn ra bình thường.
https://nhandan.vn/ha-noi-thay-giao-ung-xu-chua-chuan-muc-voi-hoc-sinh-da-xin-nghi-viec-post776447.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "ứng xử chưa chuẩn mực", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội", "thầy giáo", "Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú - Thạch Thất" ] }
TP Hồ Chí Minh xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại
NDO -Thành phố Hồ Chí Minhđưa ra mục tiêu cho ngành giáo dục và đào tạo thành phố đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến thế giới vào năm 2045.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa phê duyệt chiến lượcphát triển giáo dụccủa Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Chiến lược đưa ra mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, hội nhập, trở thànhtrung tâm giáo dục-đào tạo chất lượng caocủa cả nước và khu vực châu Á, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển giáo dục và chất lượng giáo dục.Tin liên quanThành phố Hồ Chí Minh đạt nhiều thành tựu trong công tác giáo dục và đào tạoĐồng thời, xây dựng xã hội học tập, khuyến khích, tạo điều kiện công bằng và thuận lợi để mọi người dân thành phố được học tập suốt đời; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và hội nhập quốc tế.Phấn đấu đưa ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến thế giới vào năm 2045.Học sinh Thành phố Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi chuyển đổi số trong giáo dục.Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm 60% trường mầm non, 80% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở, 50% trường trung học phổ thông công lập đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia.Đến năm 2030, mỗi quận, huyện, thành phố Thủ Đức có ít nhất 2 trường ở mỗi cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thực hiện chương trình chất lượng cao "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế".Đến năm 2030, thành phố có ít nhất 10 trường trung học phổ thông, trung học phổ thông chuyên có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng dạy học đạt các tiêu chí trường chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”; 100% trường học của địa phương này phấn đấu xây dựng theo mô hìnhtrường học thông minh.Để nâng cao chất lượng giáo dục, thành phố cũng đặt mục tiêu 100% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở dạy và học 2 buổi/ngày, có từ 80% trường trung học phổ thông trở lên ở mỗi quận, huyện, thành phố Thủ Đức dạy và học 2 buổi/ngày.Học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi vẽ tranh nhân ngày 20/11.80% học sinh trung học phổ thông có thể thông thạo giao tiếp, tiếp cận học tập bằng ngoại ngữ; 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, 50% học sinh có trình độ tin học đạt chuẩn quốc tế.Cùng với đó, 100% học sinh phổ thông biết chơi ít nhất một môn nghệ thuật, nhạc cụ và luyện tập ít nhất một môn thể thao.Đến năm 2045, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong nước, khu vực ASEAN và bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành nghề đào tạo.Đối với đội ngũ giáo viên, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng chính sách thu hút nhân tài, đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới và có tầm nhìn chiến lược.Tầm nhìn đến 2045, thành phố xây dựng ngành giáo dục và đào tạo văn minh, hiện đại, năng động, sáng tạo, phát huy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, tiếp thu văn minh của thế giới; là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồnnhân lực chất lượng caođến học tập, sinh sống và làm việc, góp phần xây dựng thành phố phồn vinh, cuộc sống người dân ấm no, gia đình hạnh phúc; phấn đấu phát triển giáo dục và đào tạo thuộc nhóm dẫn đầu ASEAN, đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
https://nhandan.vn/tp-ho-chi-minh-xay-dung-nen-giao-duc-tien-tien-hien-dai-post792588.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "phát triển giáo dục", "trường học thông minh", "nhân lực chất lượng cao" ] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Deakin đẩy mạnh hợp tác về AI
NDO -Chiều 8/4,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhvà Đại học Deakin (Australia) tổ chức lễ ký kết Biên bản hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, đào tạo về AI (trí tuệ nhân tạo) và một số lĩnh vực khác.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Giáo sư Iain Martin, Hiệu trưởng Đại học Deakin chủ trì lễ ký kết.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, nhằm thực hiện chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển các chương trìnhnghiên cứu liên ngành, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.Mục tiêu hướng đến là trở thành trung tâm hàng đầu về nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo của cả nước và khu vực.Trên cơ sở hơn 10 năm hợp tác nghiên cứu và đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh với các giáo sư của Viện Trí tuệ nhân tạo ứng dụng - Applied Artificial Intelligence Institute (A2I2) trực thuộc Đại học Deakin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xác định Đại học Deakin là đối tác hợp tác chiến lược trong lĩnh vực AI và công nghệ thông tin.Quang cảnh lễ ký kết Biên bản hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, đào tạo về AI và một số lĩnh vực khác.Thời gian tới, hai bên thống nhất đẩy mạnh phát triển các dự án nghiên cứu chung trong lĩnh vực AI và công nghệ thông tin, nhất là nghiên cứu và phát triển ứng dụngAItrong giải quyết các vấn đề lớn của ngành y tế, nông nghiệp, quản lý hành chính công, xây dựng đô thị thông minh… tại Việt Nam. Đồng thời, góp phần cùng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”.Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Deakin ghi nhận cam kết triển khai nhiều lĩnh vực.Cụ thể, hợp tác đào tạo và nghiên cứu ở các lĩnh vực về y tế cộng đồng, công nghệ sinh học, sản xuất tiên tiến,chuyển đổi số, nông nghiệp, môi trường, phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.Hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn về quản trị đại học và quản lý công cho lãnh đạo, quản lý các trường đại học, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; gia tăng số lượng và quy mô chương trình trao đổi sinh viên, cung cấp cơ hội thực tập nghiên cứu tại Đại học Deakin cho sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Phát triển cơ chế thúc đẩy nhà khoa học của hai đơn vị, cùng thực hiện các dự án nghiên cứu, đồng tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế.Phối hợp đào tạo đội ngũ giảng viên trẻ cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thông qua Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Đề án 89).Quang cảnh chương trình Bài giảng đại chúng với sự tham gia của các chuyên gia AI hàng đầu của 2 đại học.Dịp này, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Deakin đồng tổ chức chương trình Bài giảng đại chúng với sự tham gia của các chuyên gia AI hàng đầu của 2 đại học.Tại chương trình này, các chuyên gia AI đã chia sẻ và thảo luận với hơn 800 giảng viên, sinh viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về các thành tựu mới nhất, các thách thức cũng như khả năng ứng dụng của AI trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong y tế và nghiên cứu y sinh.Đại học Deakin, được xếp hạng trong top 1% các trường đại học hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng của Times Higher Education năm 2024. Trong đó, Viện Trí tuệ nhân tạo ứng dụng (A2I2) là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về trí tuệ nhân tạo tại Australia, nơi mà nghiên cứu cơ bản và phát triển phần mềm tiên tiến được kết hợp một cách độc đáo.Với đội ngũ hơn 120 nhà nghiên cứu AI và kỹ sư phần mềm xuất sắc từ nhiều lĩnh vực khác nhau, A2I2 nổi bật với chuyên môn trong nghiên cứu AI trên cả dữ liệu lớn và nhỏ, và khả năng ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, hàng không vũ trụ, giáo dục, sản xuất, quốc phòng, IoT, tài chính và phát triển bền vững...
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-va-dai-hoc-deakin-day-manh-hop-tac-ve-ai-post803692.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "Đại học Deakin", "AI", "Viện Trí tuệ nhân tạo ứng dụng", "trí tuệ nhân tạo", "Biên bản hợp tác chiến lược" ] }
Tạo cơ chế để giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới
Giáo dục đại học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Trong 10 năm đổi mới vừa qua, giáo dục đại học nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, tiếp cận các xu thế, tri thức mới và những mô hình giáo dục hiện đại.
Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng gặp thách thức không nhỏ trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và sự thay đổi nhanh chóng của các ngành nghề.THEO Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đến nay, giáo dục đại học có những thay đổi mạnh mẽ cả về chất lượng và hiệu quả trong đào tạo ở các trình độ.Quy mô đào tạo đại học tăng trung bình 4,4% trong giai đoạn 2013-2022, góp phần tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi 18 đến 22 được tiếp thu giáo dục đại học. Chương trình đào tạo đại học đã được chú trọng, xây dựng theo hướng đa dạng, mềm dẻo giúp củng cố kiến thức, phát triển năng lực, phẩm chất cho sinh viên nhằm đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra theo quy định của Khung trình độ Quốc gia và chuẩn chương trình đào tạo.Tính đến ngày 30/9/2023, cả nước có 186 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước, chín cơ sở giáo dục đại học được đánh giá công nhận chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài. Đối với chương trình đào tạo, tính đến 30/9/2023, cả nước có 992 chương trình đào tạo được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 436 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài.Các cơ sở giáo dục đại học đã từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo theo hướng phù hợp nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Một số ngành mới được ưu tiên mở để đáp ứng nhu cầu nhân lực, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ở trong nước cũng như việc dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN, như:Công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sức khỏe, pháp luật và du lịch. Ngược lại, một số ngành có nguy cơ dư thừa như: kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng,…đã được giảm quy mô hoặc tạm dừng đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo đã tích cực đầu tư chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống phần mềm quản lý đào tạo, thiết bị giảng dạy đa phương tiện; xây dựng hệ thống học liệu phong phú, đa dạng.Đáng chú ý, nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Số công bố khoa học quốc tế, công bố trong nước, sáng chế, tài sản trí tuệ khác tăng dần qua các năm. Nhiều kết quả, sản phẩm nghiên cứu có giá trị khoa học, quy trình công nghệ có tính ứng dụng, khả năng thương mại hóa cao; hợp tác giữa trường đại học và khu vực doanh nghiệp được tăng cường; hợp tác quốc tế được đẩy mạnh.Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Cả nước có năm cơ sở giáo dục đại học có tên trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới năm 2024 của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS); chín cơ sở giáo dục đại học vào bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng của Times Higher Education (THE). Về xếp hạng quốc tế theo nhóm ngành năm 2023 của tổ chức Quacquarelli Symonds (QS), có 11 ngành đào tạo tại sáu cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong top 51-630 tốt nhất thế giới. Trong đó, kết quả tập trung nhiều tại top 351-500 của ngành kỹ thuật có năm nhóm ngành được xếp hạng.Giai đoạn vừa qua, đầu tư cho giáo dục đại học từ ngân sách nhà nước còn thấp và có xu hướng tiếp tục bị cắt giảm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, đổi mới hoạt động đào tạo. Bên cạnh đó, quy mô đào tạo sau đại học còn rất thấp và không tăng trong nhiều năm, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức dựa trên khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo.Để tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục đại học hiệu quả, từ phân tích vấn đề đổi mới quản trị theo cơ chế tự chủ, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng cho rằng, cần rà soát các văn bản pháp luật, tạo sự đồng bộ, thống nhất về chủ trương cho các cơ sở giáo dục đại học tự chủ.Nhà nước nghiên cứu ban hành một nghị định riêng về tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học để tạo đột phá về “khoán 10 trong tri thức” theo hướng các cơ sở giáo dục đại học là đơn vị sự nghiệp đặc biệt, coi đây là văn bản pháp luật, cởi trói và giải phóng sức sáng tạo, phát huy nguồn lực tri thức to lớn để phát triển đất nước.Đại diện Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) cho rằng, cần đẩy mạnh mô hình đại học-doanh nghiệp như một hình thức đẩy mạnh vận động và đa dạng hóa các nguồn lực tham gia xã hội hóa giáo dục. Bởi vì sự tham gia của các chủ doanh nghiệp, những nhà quản trị, các chuyên gia trong hoạt động đào tạo giáo dục đại học góp phần định hướng đúng đắn để xây dựng chương trình học phù hợp, tạo ra một lượng lớn nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, vững tay nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp.Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, quá trình triển khai thực hiện đổi mới, giáo dục đại học có bước chuyển biến mạnh mẽ nhưng vẫn cần những giải pháp để giáo dục đại học có những bứt phá mới. Vì vậy, cần thiết có những kết luận, nghị quyết mới để giáo dục đại học thật sự đóng vai trò then chốt trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, gắn với phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm thực hiện một trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
https://nhandan.vn/tao-co-che-de-giao-duc-dai-hoc-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-post781354.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [] }
Lịch khảo sát học sinh lớp 12 tại Hà Nội
NDO -Tất cả các học sinh lớp 12 tại các trường THPT của thành phố Hà Nội sẽ tham gia khảo sát các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào ngày 5 và 6/4 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đợt khảo sát nhằm giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất chokỳ thi tốt nghiệptrung học phổ thông năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6.Dự kiến sẽ có hơn 100 nghìn học sinh lớp 12 năm học 2023-2024 đang học tập tại các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã sẽ thực hiện khảo sát trong 2 ngày 5 và 6/4.Các bài thi trong đợt khảo sát có cấu trúc tương tự như kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Môn Ngữ văn làm bài theo hình thức tự luận, các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan.Lịch khảo sát các môn thi tốt nghiệp THPT cho học khối lớp 12 tại Hà Nội
https://nhandan.vn/lich-khao-sat-hoc-sinh-lop-12-tai-ha-noi-post801606.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "khảo sát", "thi tốt nghiệp", "lớp 12", "học sinh Hà Nội", "kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Kế hoạch “Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO”
Ngày 12/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch xây dựng "Thành phố học tập toàn cầucủa UNESCO giai đoạn 2024-2030" trên địa bàn thành phố.
Mục đích của kế hoạch là triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng thành phố học tập theo tiêu chuẩn của UNESCO và phù hợp với điều kiện của Thành phố Hồ Chí Minh. Triển khai có hiệu quả các nội dung, hoạt động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ và huy động nguồn lực để thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tầng lớp nhân dân.Đồng thời, tích cực hơn nữa trong việc tham dự, tổ chức các hoạt động quốc tế về xây dựng Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, bảo đảm triển khai các nội dung đã cam kết với UNESCO trong việc thực hiện các kế hoạch và tiêu chí trong hồ sơ đăng ký thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu.Theo đó,Thành phố Hồ Chí Minhđặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng triển khai đại học số, xây dựng học liệu số, quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng học tập.Tin liên quanThành phố Hồ Chí Minh trở thành thành viên Mạng lưới học tập toàn cầuTiếp tục thực hiện có hiệu quả các mô hình học tập: gia đình, cộng đồng, đơn vị học tập, cộng đồng học cấp xã, phường nhằm đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời; 100% quận, huyện, thành phố Thủ Đức đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.90% quận, huyện, thành phố Thủ Đức hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo; 100% quận, huyện, thành phố Thủ Đức đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 40% công dân đạt danh hiệu công dân học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.Học sinh Thành phố Hồ Chí Minh tham quan Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo.Ứng dụng công nghệ số và dạy học trực tuyến trong tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.50% quận, huyện, thành phố Thủ Đức được công nhận danh hiệu quận, huyện, thành phố học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hoàn thành 100% tiêu chí, chỉ số trong Bộ tiêu chí thành phố học tập củaUNESCOvà được đánh giá đạt.Để thực hiện mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học thành phố và các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan, các quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch, tiêu chí, chỉ số trong Bộ tiêu chí thành phố học tập của UNESCO.Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng thành phố học tập; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp và thực hiện báo cáo hằng năm về công tác xây dựng thành phố học tập, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện…
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-trien-khai-ke-hoach-thanh-pho-hoc-tap-toan-cau-cua-unesco-post804429.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Kế hoạch", "thành phố học tập toàn cầu", "UNESCO", "giai đoạn 2024-2030", "Bộ tiêu chí thành phố học tập" ] }
Hưng Yên đầu tư mạnh cho đào tạo nghề
Tỉnh Hưng Yên đang trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận hơn 2.200 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 325 nghìn tỷ đồng và hơn bảy tỷ USD. Do vậy, tỉnh luôn quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là những lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Chia sẻ về công tác đào tạo nghề, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm Trường cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi Đào Thị Chung cho biết: Hiện nay, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang ngày càng phổ biến. Nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, hoặc làm không đúng ngành nghề, trong khi các công ty, doanh nghiệp lại cần lao động lành nghề. Đây chính là yếu tố thu hút học sinh đăng ký vào các trường nghề tăng nhanh trong những năm qua. Mỗi năm, trường tuyển sinh hơn 1.000 chỉ tiêu hệ trung cấp và cao đẳng. Qua khảo sát, có gần 100% số sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm tại các đơn vị, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, trong đó đa số sinh viên tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên, tỉnh hiện có 26 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các cấp trình độ: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, ngắn hạn, với khoảng 60 ngành, nghề. Cơ cấu ngành, nghề đa dạng bao gồm các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong các ngành, nghề đang đào tạo, có 23 lượt ngành, nghề được lựa chọn là trọng điểm tại sáu trường cao đẳng (một nghề trọng điểm cấp độ quốc tế; hai nghề trọng điểm cấp độ Asean; 20 lượt ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc gia), như: Điện công nghiệp; điện tử công nghiệp; may thời trang; công nghệ ô-tô; chăn nuôi-thú y… Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế; chủ động dự báo, cập nhật dữ liệu về lao động qua đào tạo nghề theo từng lĩnh vực, trình độ, làm căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển sinh học nghề phù hợp xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động, quá trình phát triển kinh tế-xã hội; nhờ đó, số người học nghề hằng năm tăng nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề. Năm 2023, tỉnh Hưng Yên tuyển sinh được 62.750 người, hơn 92% số học viên qua đào tạo có việc làm.Nhằm đáp ứng yêu cầu về lao động qua đào tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế, Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã kiến nghị, đề xuất các cơ quan chức năng: Xây dựng kế hoạch triển khai kịp thời Kế hoạch số 213-KH/TU ngày 1/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trong đó, chú trọng các giải pháp nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra. Năm 2024, trình Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Nghị quyết về phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục nghề nghiệp của Trung ương, của Tỉnh ủy. Chỉ đạo rà soát, nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh trong thu hút người lao động tham gia học nghề để trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Theo đó, từ nay đến năm 2026 nghiên cứu ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nâng cấp, thành lập Trường đại học Hưng Yên; chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đối với người dân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có nguyện vọng học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các nhóm lao động đặc thù như: thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công dân, lao động ở khu vực nông thôn, người khuyết tật, lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng yếu thế trong xã hội; chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư thành lập và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Tỉnh tiếp tục cơ cấu lại và hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; áp dụng đồng bộ và hiệu quả giải pháp thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh trên địa bàn, từ đó góp phần giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm cho người lao động; tập trung nguồn kinh phí đầu tư để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, hiện đại hóa; xem xét nâng tỷ lệ chi cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi từ ngân sách địa phương; bố trí đủ kinh phí thực hiện hiệu quả Đề án bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2026; dành nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm Dịch vụ việc làm; ưu tiên đầu tư đồng bộ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có ngành, nghề trọng điểm, kỹ thuật cao; ngành, nghề đào tạo mới, kỹ năng tương lai; ngành nghề đào tạo đặc thù.Cùng với đó, tỉnh thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, nhất là đối với các ngành nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, các ngành, lĩnh vực phù hợp xu thế hội nhập; chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm của ủy ban nhân dân cấp huyện. Trước mắt, tỉnh yêu cầu ủy ban nhân dân cấp huyện phải bố trí kinh phí hằng năm cho thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm đúng chỉ đạo tại Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 26/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ■
https://nhandan.vn/hung-yen-dau-tu-manh-cho-dao-tao-nghe-post813427.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "đào tạo nghề", "iáo dục nghề nghiệp", "giải quyết việc làm", "Tỉnh Hưng Yên" ] }
Nâng cao ý thức, kỹ năng về an toàn giao thông cho học sinh
NDO -Công ty Ô-tô Toyota Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng sự hỗ trợ của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tiếp tục triển khai chương trình “Toyota cùng em học an toàn giao thông” năm học 2023-2024 với mong muốn góp phần giáo dục nâng cao ý thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho thế hệ trẻ và chung tay xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh hơn cho Việt Nam.
Trong khuôn khổ chương trình “Toyota cùng em học an toàn giao thông” năm nay, buổi “Giao lưu tìm hiểu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp quốc gia dành cho học sinh tiểu học” được tổ chức dưới hình thức mở cửa tự do tại Nhà thi đấu tập luyện thể thao thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với sự tham gia của 90 thí sinh (9 đội) đại diện cho 9 tỉnh, thành phố trên cả nước và sự cổ vũ của gần 1.000 em học sinh đến từ các trường tiểu học tại tỉnh Nghệ An.Trước đó, chương trình cấp tỉnh đã được tổ chức trong tháng 12/2023 và tháng 1/2024 tại 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Bắc Giang, Hưng Yên, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Tháp và Kiên Giang.Phần thi trình diễn tiểu phẩm và thể hiện năng khiếu.Tại chương trình, các đội giao lưu và tranh tài tại 2 nội dung, bao gồm: Trình diễn tiểu phẩm, thể hiện năng khiếu, Tìm hiểu kiến thức thông qua phần thi “Chạy tiếp sức” và Giải ô chữ bí mật về chủ đề An toàn giao thông cùng Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc.Qua các phần thi, các em đã nâng cao hiểu biết về những kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, đồng thời cho thấy sự tự tin, tinh thần tập thể của các đội.Bên cạnh đó, chương trình cũng đã đón tiếp đông đảo các bạn cổ động viên nhí tham gia khu vực trò chơi với những luật chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và nhiều phần quà hấp dẫn.Tin liên quanToyota Yaris Cross: B-SUV “chuẩn chỉnh” cho người trẻ thành đạtToyota Việt Nam tiếp tục trao tặng 3 mô hình đảo giao thông an toàn cho 3 tỉnh có thành tích xuất sắc nhất tại buổi giao lưu cấp quốc gia năm nay là Hưng Yên, Ninh Bình và Nghệ An nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy an toàn giao thông cho các em học sinh tại trường học.Sau 19 năm triển khai, chương trình “Toyota cùng em học an toàn giao thông” luôn đón nhận được sự tham gia hào hứng của các em học sinh trên cả nước cũng như nhận được sự đánh giá cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, ban giám hiệu nhà trường, thầy cô trên cả nước.Đến nay, chương trình đã được Toyota Việt Nam triển khai đến 61/63 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước.Phần thi giải ô chữ bí mật về chủ đề An toàn giao thông cùng Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc.Bên cạnh chương trình “Toyota cùng em học an toàn giao thông”, Toyota còn thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong lĩnh vực an toàn giao thông, hướng tới nhiều đối tượng trong cộng đồng như: Cuộc thi Sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam, Liên hoan phim toàn quốc về an toàn giao thông, Chương trình “Người bạn đường” hay phát sóng thông điệp giao thông trên kênh VOV Giao thông quốc gia...Ngoài ra, Toyota cũng liên tục triển khai các hoạt động đóng góp xã hội trên nhiều lĩnh vực khác như: giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường...
https://nhandan.vn/nang-cao-y-thuc-ky-nang-ve-an-toan-giao-thong-cho-hoc-sinh-post802648.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "An toàn giao thông", "Toyota Việt Nam", "“Toyota cùng em học an toàn giao thông”", "văn hóa giao thông", "học sinh" ] }
Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025 của Hà Nội
NDO -Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025 của 115 trường trên địa bàn thành phố.
Chỉ tiêu tuyển sinh là nội dung quan trọng để học sinh, cha mẹ học sinh tham khảo trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn để quyết địnhđăng ký nguyện vọngdự tuyển vào trường phù hợp.Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 tại Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/6.Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của từng trường như sau:
https://nhandan.vn/chi-tieu-tuyen-sinh-vao-lop-10-cong-lap-nam-hoc-2024-2025-cua-ha-noi-post805139.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "chỉ tiêu tuyển sinh", "tuyển sinh vào 10", "thi 10 Hà Nội" ] }
Khẳng định chính sách đúng đắn trong phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi
NDO -Năm 2023, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự Olympic khu vực và quốc tế với 36 lượt học sinh tham gia. Kết quả, các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về cho nước nhà thành tích xuất sắc, tất cả các thí sinh của các đoàn đi thi đều đoạt giải, với 8 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen. Các đoàn học sinh của Việt Nam dự thi năm 2023 tiếp tục giữ thành tích trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất.
Phát biểu mở đầu buổi gặp mặt, Phó Chánh Văn phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Linh cho biết, chiều 16/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gặp mặt, tuyên dương học sinh đoạtgiải Olympicvà Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023.Đây là chương trình được tổ chức hàng năm nhằm vinh danh, biểu dương những thành tích mà các em học sinh đạt được trong các kỳ thi Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế. Chương trình cũng ghi nhận sự nỗ lực của các địa phương, các trường; công sức của các thầy giáo, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công tác giảng dạy, tuyển chọn, tập huấn các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế, khu vực và Khoa học kỹ thuật quốc tế, cũng như công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi trong cả nước.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự Olympic khu vực và quốc tế với 36 lượt học sinh tham gia. Kết quả, các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về cho nước nhà thành tích xuất sắc, tất cả các thí sinh của các đoàn đi thi đều đoạt giải, với 8 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen. Các đoàn học sinh của Việt Nam dự thi năm 2023 tiếp tục giữ thành tích trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất.Trong các đoàn dự thi Olympic quốc tế, có một số đoàn đạt kết quả cao như: Olympic Toán học quốc tế (2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng); Olympic Vật lý quốc tế (2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng); Olympic Hóa học quốc tế (3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc).Năm 2023, Hội thi Khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2023 có tên là “REGENERON ISEF 2023”. Hội thi được tổ chức trực tiếp tại Dallas, Hoa Kỳ, từ ngày 14 đến 19/5, có 61 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự. Đoàn Việt Nam có 7 dự án tham dự REGENERON ISEF 2023.Kết quả, có 1 dự án đoạt giải chính thức của Hội thi và 1 dự án đoạt đặc biệt do Tổ chức US Agency for International Development trao tặng với giá trị giải thưởng 2.000 đô la Mỹ. Cụ thể, giải chính thức (Grand Awards) - Giải B: Dự án “Tác dụng dược lý trên thần kinh trung ương của tinh dầu quả và lá màng tang dựa trên mạng dược lý” thuộc Trường trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).Giải đặc biệt (Special Awards) do các Tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng: Dự án “Mô hình ROBOT bốn chân hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ người trong vùng bị sạt lở” thuộc Trường trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh.Chia sẻ tại buổi gặp mặt, em Nguyễn Thị Mai Anh, học sinh Trường trung học phổ thông Chuyên Khoa học tự nhiên, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) xúc động bày tỏ, khi tham gia kỳ thi Khoa học, kỹ thuật quốc tế, em cảm thấy rất áp lực vì thiết bị còn hạn chế. Quá trình nghiên cứu khoa học, chúng em còn thiếu nhiều thiết bị. Trong khi đó, các bạn nước ngoài được đầu tư nhiều thiết bị công nghệ hiện đại, tân tiến. Nhiều công nghệ lần đầu được tiếp xúc nhưng chúng em đã sử dụng thành thạo. Vì vậy, khi đạt thành tích này, chúng em cảm thấy rất vinh dự, tự hào. Mọi nỗ lực, cố gắng của thầy và trò chúng em đã được đền đáp.Trong khi đó, em Đinh Cao Sơn, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, môn Hoá học có kiến thức khó và đòi hỏi thực hành liên tục cho nên em khá áp lực trong quá trình ôn luyện. Khi nhận được tấm huy chương Vàng Olympic Hoá học quốc tế, em cảm thấy rất tự hào. Em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy, cô giáo, nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em học tập và đạt kết quả cao.Theo Phó Cục trưởng Quản lý Chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Ngọc Hà, trong 5 năm gần đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tổ chức hằng năm đã được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Kết quả thi phản ánh đúng chất lượng thực tế về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các địa phương, đơn vị trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao thành tích của các đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế.Công tác tổ chức thi và kết quả đạt được đã tác động mạnh mẽ đến phong trào thi đua dạy tốt học tốt của các nhà trường phổ thông, nhất là các trường trung học phổ thông chuyên, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế đều đạt kết quả cao, giữ ổn định trong nhiều năm. Một số đội tuyển có xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi như: Đội tuyển Toán, Hoá học, Vật lý và Tin học. Nhiều học sinh xuất sắc đoạt 2 Huy chương Vàng trong hai năm liền dự thi hoặc đạt điểm cao nhất (thủ khoa). Thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục có những chuyển biến, tiến bộ theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó đã khẳng định chính sách đúng đắn trong phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi suốt nhiều năm qua.NămSố lượt thí sinh dự thiHuy chươngBằng khenTổng số giảiVàngBạcĐồng20193891991382020249852242021371213102372022381312853820233681212436Bảng kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế 2019-2023Những kết quả này trước hết là từ những nỗ lực, cố gắng vượt qua nhiều khó khăn và đặc biệt là niềm đam mê khoa học và sự sáng tạo trong học tập, rèn luyện của các học sinh trong các đội tuyển quốc gia; công lao của các nhà trường; sự tận tụy của các thầy, cô giáo ở các trường trung học phổ thông chuyên; các thầy, cô giáo, các nhà khoa học tham gia tập huấn và các Sở Giáo dục và Đào tạo.Đây cũng là thành quả của chính sách đúng đắn và chiến lược phù hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều năm qua. Từ những đổi mới căn bản đồng bộ trong công tác tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tập huấn các đội tuyển của Bộ. Trên cơ sở bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà để tạo điều kiện làm tốt chất lượng mũi nhọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì, bổ sung chính sách tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng đối với các học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia và ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước Việt Nam cho các học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế, tạo động lực phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao của học sinh và các nhà trường.Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh trao Bằng khen tặng các học sinh đoạt giải.Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh chúc mừng các em học sinh và thầy, cô giáo đã có nhiều cố gắng và đạt thành tích cao trong kỳ thi. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ XII về giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực...”, một lần nữa cho thấy sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI. Giáo dục không chỉ là quốc sách hàng đầu; đổi mới giáo dục còn là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống; khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh, thành tích các em đạt được khẳng định tố chất và nỗ lực của bản thân. Các em chính là những hiền tài của đất nước, là minh chứng cho sự quan tâm, chỉ đạo đúng hướng của Đảng và Nhà nước; chú trọng “phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” của ngành giáo dục. Những tấm huy chương danh giá các em mang về đã minh chứng cho những quyết sách đúng đắn về bồi dưỡng phát triển nhân tài của Đảng, Nhà nước, là nền tảng quan trọng để tạo dựng cho tương lai tốt đẹp.
https://nhandan.vn/khang-dinh-chinh-sach-dung-dan-trong-phat-hien-boi-duong-hoc-sinh-gioi-post787858.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Gặp mặt học sinh đoạt giải Olympic quốc tế", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "thành tích xuất sắc" ] }
Hà Nội tiếp tục tổ chức thi tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025
NDO -Phương ántuyển sinh vào lớp 10trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 của Sở Giáo dục và Đào tạoHà Nộilà thi tuyển; tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh phương án tuyển sinh nhằm thu hút để tuyển chọn được những học sinh học giỏi.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác thi, tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.Theo đó,Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nộitiếp tục triển khai tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển; tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh phương án tuyển sinh nhằm thu hút để tuyển chọn được những học sinh học giỏi, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, nâng cao chất lượng tuyển sinh vào các trường trung học phổ thôngĐồng thời, Sở chuẩn bị phương án tuyển sinh vào lớp 10 từ năm học 2025-2026 theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi; thực hiện việc lựa chọn nhân sự cho kỳ thi theo đúng quy định giao chỉ tiêu; tăng cường quán triệt, vận dụng quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ công tác tổ chức kỳ thi, nhất là công cụ xác nhận nhập học trực tuyến vào lớp 10 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, giúp cho công tác quản lý được minh bạch, khoa học, ổn định; thực hiện công tác dữ liệu thi, tuyển sinh gắn với ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, bảo đảm chính xác, đúng thời hạn quy định.Bên cạnh đó, Sở cũng triển khai công tác đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào các trường trung học phổ thông tư thục nhằm tạo thuận lợi cho học sinh, giúp cho công tác quản lý được khoa học, thống nhất, công khai, chính xác.
https://nhandan.vn/ha-noi-tiep-tuc-to-chuc-thi-tuyen-vao-lop-10-nam-hoc-2024-2025-post776524.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Tuyển sinh vào lớp 10", "phương thức thi tuyển", "năm học 2024-2025" ] }
Cạnh tranh cao thi vào lớp 10 Trường chuyên Ngoại ngữ
NDO -Với hơn 500 chỉ tiêu tuyển sinh nhưng có tới hơn 4.000 thí sinh đăng ký tham dự, kỳ thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay sẽ tiếp tục có sự cạnh tranh rất cao.
Theo số liệu thống kê của Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, năm nay, trường đã nhận hơn 4.000 hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào các lớp 10 chuyên năm học 2024-2025.So sánh với số lượng chỉ tiêu tuyển sinh đã được nhà trường công bố trước đó, số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao hơn nhiều lần, ở tất cả các lớp chuyên.Thống kê số lượng đăng ký dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm 2024Về số lượng đăng ký dự thi, lớp chuyên Tiếng Anh hiện có số lượng thí sinh đăng ký dự thi đông nhất, là 1.491 thí sinh; thấp nhất là chuyên Tiếng Nga với 217 thí sinh đăng ký dự thi.Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ năm học 2024-2025Tuy nhiên, vềmức độ cạnh tranh, chuyên Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Hàn Quốc dẫn đầu về mức độ cạnh tranh khi tỷ lệ đăng ký dự thi cao gấp nhiều lần chỉ tiêu.Lớp chuyên Tiếng Pháp có 35 chỉ tiêu trong khi có 377 thí sinh đăng ký; chuyên Tiếng Trung là 70 chỉ tiêu và 691 thí sinh đăng ký, chuyên Hàn 35 chỉ tiêu và 316 thí sinh đăng ký.Năm học 2024-2025 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ tuyển 525 học sinh vào lớp 10. Kỳ thi sẽ diễn ra vào sáng 1/6. Thí sinh làm bài thi ba môn gồm Ngoại ngữ, Toán và Khoa học tự nhiên, Văn và Khoa học xã hội.Mức thu học phí năm học 2024-2025 của Trường chuyên Ngoại ngữ là 1.300.000 đồng/tháng/học sinh cho các tháng 9 đến 12/2024; sau đó, thu 1.970.000 đồng/tháng/học sinh từ tháng 1/2025.
https://nhandan.vn/canh-tranh-cao-thi-vao-lop-10-truong-chuyen-ngoai-ngu-post810414.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "chuyên Ngoại ngữ", "thi lớp 10", "tỷ lệ cạnh tranh", "thi 10", "đăng ký dự thi" ] }
Sóc Trăng tăng cường xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số
NDO -Ngày 15/4, Tỉnh ủySóc Trăngcó Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.
Tỉnh ủy đề nghị Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục, trình cấp thẩm quyền phê duyệt nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia họcxóa mù chữthuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo đề nghị tại Tờ trình số 701-TTr/BCSĐ, ngày 10/4/2024 của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị-xã hội, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người dân về mục đích, ý nghĩa của công tác xóa mù chữ, đặc biệt là xóa mù chữ chođồng bào dân tộc thiểu sốtrong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.Tin liên quanNỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu sốChỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tham gia học xóa mù chữ; chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực thực hiện có hiệu quả chính sách nhân văn, ý nghĩa của Đảng và Nhà nước.Hiện nay 100% số xã (109/109 xã, phường, thị trấn) của tỉnh Sóc Trăng duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ.Tổng số dân từ 15 đến 35 tuổi là 408.073 người, trong đó, số người biết chữ mức độ 2: 402.324 người (98,59%); tổng số dân từ 15 đến 60 tuổi là 941.273 người, trong đó, số người biết chữ mức độ 2: 880.455 người (93,54%).Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra và công nhận tỉnh Sóc Trăng đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
https://nhandan.vn/soc-trang-tang-cuong-xoa-mu-chu-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post804804.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Dân tộc thiểu số", "Sóc Trăng", "Xóa mù chữ" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh: 98.600 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 công lập
NDO -Sáng 6/6, khoảng 98.600 thí sinh tạiThành phố Hồ Chí Minhbước vào buổi thi đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025 với môn thi Ngữ văn.
Theo ghi nhận, từ 6 giờ sáng nay, hầu hết các thí sinh tranh thủ có mặt sớm tại các điểm thi để chuẩn bị bước vào môn thi đầu tiên củakỳ thi tuyển sinh lớp 10công lập năm học 2024-2025.Tại điểm thi Trường trung học cơ sở Colette, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, các thí sinh có mặt ở điểm thi từ sáng sớm để tránh giờ cao điểm, kẹt xe.Vừa hồi hộp, lo lắng nhưng rất sẵn sàng và quyết tâm, thí sinh Cát Tường chia sẻ: Bước vào kỳ thi này em cố gắng đạt kết quả tốt để được vào nguyện vọng 1 mà em đã đăng ký.Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng điểm thi Trường trung học cơ sở Colette cho biết, điểm thi có tổng số 399 thí sinh. Tất cả công tác chuẩn bị kỳ thi được chuẩn bị chu đáo, đúng quy định, quy chế. Điểm thi này có một thí sinh bị gãy tay phải và được bố trí thi phòng riêng.Năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 98.600 thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025. Trong số này, tổng chỉ tiêu trúng tuyển vào lớp 10 công lập hơn 77.350 học sinh.Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm nay có hơn 98.680/114.933 học sinh lớp 9 đăng ký thi lớp 10. Như vậy, có hơn 16.250 học sinh không đăng ký thi lớp 10 công lập.Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lậpnăm học 2024-2025diễn ra hai ngày 6 và 7/6.Chiều nay, các thí sinh thi môn Ngoại ngữ. Sáng mai (ngày 7/6) các thí sinh thi môn Toán, chiều cùng ngày thi môn chuyên/tích hợp.Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh bố trí 158 điểm thi (có 11 điểm thi chuyên), với 4.334 phòng thi.Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi bước vào phòng thi.Để bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, ngành giáo dục và đào tạo đã huy động hơn 13.500 cán bộ coi thi và 2.300 nhân viên phục vụ, bảo vệ, công an… làm nhiệm vụ tại các điểm thi.Dự kiến, kết quả thi sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày 20/6.Từ ngày 21 đến 24/6, phụ huynh và học sinh có thể nộp đơn phúc khảo.Ngày 24/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn lớp 10 chuyên, tích hợp và kết quả tuyển thẳng.Thí sinh trúng tuyểnlớp 10 chuyên, tích hợp và diện tuyển thẳng nộp hồ sơ nhập học tại trường đã trúng tuyển từ ngày 25 đến 29/6. Thí sinh không nộp hồ sơ nhập học sẽ bị xóa tên trong danh sách trúng tuyển lớp 10 chuyên hoặc tích hợp.Theo kế hoạch, ngày 10/7, điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 thường được công bố, thí sinh nộp hồ sơ nhập học từ ngày 11/7 đến ngày 1/8.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-98600-thi-sinh-buoc-vao-ky-thi-lop-10-cong-lap-post812924.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập", "năm học 2024-2025", "chỉ tiêu trúng tuyển" ] }
Ban hành quy chế mới về thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy chế mới về thi chọnhọc sinh giỏi quốc giathay thế cho quy chế hiện hành. Quy chế mới có hiệu lực thi hành từ ngày 23/11/2023.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BGDĐT ngày 10/10/2023 Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay thế Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT.Theo Thông tư 17, quy chế mới, quy định số lượng thí sinh của các đơn vị tối đa là 10 thí sinh, riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội 20 thí sinh.Quy chế mới cũng quy định chặt chẽ về ra đề thi, chấm thi, tiêu chuẩn, điều kiện các thành viên tham gia Hội đồng coi thi Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế,…tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học, sở giáo dục và đào tạo trong các khâu tổ chức thi.Việc tổ chức buổi thi thực hành các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học ở kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế tiếp tục được duy trì. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng việc đề thi các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.Quy chế mới quy định tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định của các Olympic khu vực và quốc tế. Theo đó, có 60% đạt giải từ giải Khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%); trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.Bổ sung Giấy chứng nhận cho học sinh tham dự kỳ thi. Giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải, điều này giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia kỳ thi.Theo Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế mới tăng cường quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng cao trách nhiệm chuyên môn của các chuyên gia khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên các học viện, viện nghiên cứu, các đại học, trường đại học và giáo viên trường trung học phổ thông tham gia tổ chức thi.Quy chế mới cũng bổ sung các quy định liên quan đến vận chuyển đề thi để khi cần thiết triển khai vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ; bổ sung quy định hình thức thi trên máy tính đối với môn Tin học...Mời xem đầy đủ Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc giatại đây.
https://nhandan.vn/ban-hanh-quy-che-moi-ve-thi-chon-hoc-sinh-gioi-cap-quoc-gia-post777232.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "quy chế thi", "thi chọn học sinh giỏi", "học sinh giỏi quốc gia", "quy chế thi học sinh giỏi" ] }
Góc nhìn hiệu trưởng về vụ việc nhóm học sinh gây rối, xúc phạm giáo viên tại Tuyên Quang
NDO -Chắc chắn bất kỳ ai đang công tác trong ngành giáo dục đều cảm thấy rất đáng buồn và đau lòng khi thấy nhóm học sinh trung học ở lứa tuổi mới 12, 13 nhưng đã có những hành vi vô lễ đến mức khó chấp nhận đối với thầy cô của mình. Đề cập vụ việc, các hiệu trưởng, là những nhà giáo đang làm công tác quản lý trực tiếp tại các cơ sở giáo dục đã bày tỏ những suy nghĩ từ thực tiễn quản lý, giáo dục học sinh.
Hệ quả của việc thiếu nền nếp trong thời gian dàiNhà giáo Vũ Hạnh Nguyên, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội):Thông thường, học sinh bậc trung học cơ sở, mặc dù đang trong lứa tuổi có thay đổi mạnh mẽ về tâm, sinh lý nhưng cũng không có những hành vi như trong vụ việc nhóm học sinh ở tỉnh Tuyên Quang đang xuất hiện trên mạng xã hội. Hành vi đó có thể xảy ra ở lứa tuổi lớn hơn, như học sinh trung học phổ thông. Từ góc độ khách quan để nhận xét, có lẽ xuất phát đầu tiên là từ những bức xúc bên trong của học sinh liên quan đến giáo viên thì mới có hành vi như vậy.Thực tế cho thấy, những hiện tượng như thế này, trước đây, ở cấp trung học phổ thông cũng có những học sinh hư, nhưng không hình thành kiểu “bầy đàn” như nhóm học sinh ở một trường trung học cơ sở của Tuyên Quang.Xét về góc độ nhà trường, đây không phải là sự việc bột phát mà là sự thiếu nền nếp trường học, thầy không ra thầy, trò không ra trò. Tôi nghĩ rằng, với đa số học sinh cấp trung học cơ sở và đa số nhà trường, những vụ việc tiêu cực như sự việc này là không phổ biến. Thực tế là nếu như các trường gồm nhiều bộ phận, từ Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách, giám thị, … có sự phối hợp nhịp nhàng, thì sẽ sớm có thể phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc của học sinh. Đặc biệt, đây là lứa tuổi có thể giáo dục được bằng những biện pháp khác nhau.Nhà giáo Vũ Hạnh Nguyên, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Chu Văn An.Sự việc có lẽ là hệ quả của những vấn đề đã tồn tại trong một thời gian dài. Tôi không rõ đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự việc, nhưng có thể nói, chưa bao giờ các nhà trường mà tôi biết và có sự trao đổi xảy ra hiện tượng như vậy.Qua ghi nhận thấy rằng học sinh lớp 7 năm nay rất đặc biệt, công tác quản lý học sinh vất vả hơn các khối lớp khác. Các em cứ đến trường là chạy, rất hiếu động, thường xuyên nói chuyện tự do và có em những hành động khó kiểm soát. Trường chúng tôi đã cử những giáo viên “cứng”, có nhiều kinh nghiệm để phụ trách. Cần có những nghiên cứu sâu hơn, nhưng có thể các em chịu tác động nhất định bởi dịch bệnh Covid-19, học trực tuyến dài ngày căng thẳng.Điều này cho thấy không chỉ nhà trường mà học sinh còn chịu tác động bởi yếu tố gia đình, xã hội. Sự thiếu sự phối hợp của gia đình, thầy cô, và có thể từ những sự việc từ lâu dài, thầy cô giáo cũng “buông” không xử lý, không có giải pháp kịp thời thì mới xảy ra như vậy.Để ngăn ngừa, có biện pháp hữu hiệu, thiết nghĩ các nhà trường, giáo viên phải luôn là tấm gương trong hành vi ứng xử. Hiệu trưởng, ban giám hiệu đều thống nhất các yêu cầu giáo dục học sinh theo Điều lệ trường học; giáo viên không chỉ làm tốt công tác chuyên môn mà thực hiện tốt quy tắc ứng xử với phụ huynh, học sinh. Bên cạnh đó, cũng có những khía cạnh cụ thể mang tính đời thường không có trong quy định thì nhà trường cũng thường xuyên quán triệt giáo viên chú ý thực hiện nghiêm túc.Với học sinh đã có nội quy, các em thường xuyên được phổ biến, nhắc nhở thực hiện trách nhiệm trong trường học, nhất là cách ứng xử với thầy, cô giáo, người lớn và các bạn. Từ đầu năm học, thầy cô cùng học sinh đều xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, học tập và thực hiện nội quy. Giáo viên chủ nhiệm giám sát việc thực hiện yêu cầu và hằng tháng, giáo viên có cuộc họp trao đổi, xử lý, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực. Với học sinh, mỗi tháng đều có bình xét hạnh kiểm, tổ chức buổi sinh hoạt lớp.Hằng năm, Trường trung học cơ sở Chu Văn An tổ chức ít nhất hai buổi mời các đồng chí công an tuyên truyền về phòng chống ma túy, thuốc lá điện tử học đường. Năm học này, trường tổ chức thêm về nội dung trật tự an toàn xã hội để giáo dục học sinh.Đã lỗi ở khâu nào?Hiệu trưởng một Trường trung học cơ sở thuộc quận Ba Đình, Hà Nội:Sự việc nhóm học sinh gây rối, uy hiếp giáo viên như đông đảo dư luận tiếp cận qua mạng xã hội, báo chí là câu chuyện rất đáng buồn, đau lòng, nhất là đối với người công tác trong ngành giáo dục.Học sinh khi vi phạm, trước tiên đáng giận, đáng trách nhưng cũng có đáng thương. Bởi vì nhìn sâu vào sự việc, tôi thấy “tính giáo dục” ngấm vào đứa trẻ đấy chưa đủ. Các cháu chưa nhận được đầy đủ, sâu sắc của giáo dục lành mạnh đúng nghĩa.Chắc chắn lỗi khâu nào đó mới thế. Yếu tố vùng miền, vùng quê, tâm, sinh lý, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19,... chắc chắn không là nguyên nhân chính dẫn tới sự việc này.Lỗi do các cháu trực tiếp gây ra, có lẽ không chỉ dừng lại ở các cháu, đằng sau đó còn có trách nhiệm của gia đình, nhà trường, những người trực tiếp tham gia vào quá trình dạy dỗ, uốn nắn, giáo dục.Từ sự việc này, những người làm giáo dục nên đặt ra câu hỏi là mình đã làm gì, đã làm đủ chưa để những sản phẩm giáo dục không những không được như mong muốn mà nó còn làm tổn thương mình nữa?Về phía nhà trường, giáo viên thì tôi nghĩ đây là sự thất bại và cần nghiêm túc, nghiêm khắc nhìn vào sự việc để đánh giá, có biện pháp khắc phục. Có thể trong nhóm học sinh đấy, có một vài em “đầu têu”, có cá tính mạnh mẽ, nhưng giáo viên đã không phân loại được để hướng dẫn, kèm cặp cho nên dẫn tới tình trạng “a lô xô”. Sự việc là hồi chuông cảnh báo tới tất cả những người làm giáo dục, cần nghiêm khắc nhìn lại những hoạt động của mình.Dạy học không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức mà còn là quá trình cảm hóa. Cho nên những người thầy, người cô bên cạnh làm tốt nhiệm vụ của mình cần làm tốt nhiệm vụ cảm hóa, yêu thương, thấu hiểu học sinh, cảm thông, đồng hành cùng học sinh.Bạo lực học đường gây tổn thương tới cả học sinh và giáo viênNhà giáo Ngô Thị Kiều Linh, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Lợi - Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội):Qua sự việc lần này, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề bạo lực học đường không chỉ xảy ra đối với học sinh mà giáo viên cũng có thể là người chịu ảnh hưởng. Và có thể, đối tượng gây ra những tổn thương lúc này cho họ là học sinh - những người họ hết mực yêu thương.Về việc giáo dục học sinh có hành vi ứng xử đúng mực cần xuất phát từ gia đình đến nhà trường. Đặc biệt, giáo dục ở gia đình là nền tảng để các em hình thành đạo đức, lối sống. Muốn các con có được lòng biết ơn và tình yêu thương thì cha mẹ, thầy cô cũng phải dành tình thương cho các con. Chỉ khi cảm nhận được điều này, trước mỗi hành động, các em học sinh mới có được suy nghĩ: Làm như thế cha mẹ, thầy cô có buồn không?Bên cạnh đó, cần có tiếng nói của xã hội để lay chuyển những nhận định khi xảy ra một sự việc về giáo dục, không nên vội phán xét đúng sai mà cần bình tĩnh tìm nguyên nhân của sự việc. Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, quản lý tốt các nội dung trên mạng xã hội cũng là biện pháp quan trọng trong giáo dục hành vi ứng xử của học sinh.
https://nhandan.vn/goc-nhin-hieu-truong-ve-vu-viec-nhom-hoc-sinh-gay-roi-xuc-pham-giao-vien-tai-tuyen-quang-post786326.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "bạo lực học đường", "giáo dục học sinh", "trường học", "sản phẩm giáo dục", "học đường", "quản lý học sinh", "hiệu trưởng" ] }
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
NDO -Sáng 18/11, tại Hà Nội, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (Trường đại học Sư phạm Hà Nội) tổ chức trang trọng lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Tham dự buổi lễ có Tiến sĩ Vũ Minh Đức, Cục trưởng Nhà giáo (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Giáo sư Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội, cùng đông đảo các vị đại biểu, khách mời, các thầy giáo, cô giáo nhiều thế hệ và học sinh đang học tập tại trường.Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Phạm Sỹ Cường, Hiệu trưởng nhà trường ôn lại chặng đường 25 năm hình thành và phát triển, cả thầy và trò nhiều thế hệ đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, phấn đấu dạy và học thật tốt, xứng danh với ngôi trường mang tên Bác thời thanh niên.Trường được thành lập theo quyết định số 2683/QĐ-UB ngày 4/7/1998, của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội với tên gọi là Trường Phổ thông trung học bán công Nguyễn Tất Thành. Năm học 2003-2004, Trường được đổi tên thành Trường Trung học phổ thông bán công Nguyễn Tất Thành.Năm 2013, Trường được đổi tên thành Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành theo quyết định số 374/QĐ-UBND ngày 16/1/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.Thầy và trò Nhà trường vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.Trường có quy mô tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 155 người, trong đó có 3 Phó giáo sư (1,9%), 15 Tiến sĩ (9,7%), 72 Thạc sĩ (46,5%) và 61 cử nhân (39,4%). Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ trình độ chuyên môn để phục vụ tốt công tác dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.Năm học 2022-2023, nhà trường có 53 lớp học với 2.317 học sinh. Trong đó, khối Trung học cơ sở có 26 lớp, khối Trung học phổ thông có 27 lớp.Trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính là: Giáo dục học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông; Đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viênTrường đại học Sư phạm Hà Nộivà tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tiến sĩ Phạm Sỹ Cường nhấn mạnh: “Giáo dục nhân cách học sinh là nền tảng trước hết, giáo viên, học sinh, nhân viênTrường Nguyễn Tất Thành, mái trường mang tên Bác phải là người tử tế, bản lĩnh, sống vững vàng, nhân văn và tự trọng”. Trường cũng là một trong tám ngôi trường đầu tiên của cả nước thực hiện thí điểm chương trình giáo dục phổ thông mới và đạt nhiều thành công, đóng góp cho sự đổi mới, phát triển của nền giáo dục chung của cả nước.Tuyên dương các thầy giáo, cô giáo đã có nhiều đóng góp cho Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành suốt 25 năm qua.Trong nhiều năm qua, nhà trường đã luôn thực thi sứ mệnh giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những công dân tương lai một cách toàn diện cả đức-trí-thể-mỹ, biết tự học, có tinh thần trách nhiệm và nỗ lực sáng tạo, thích ứng linh hoạt.Cụ thể, mục tiêu giáo dục của nhà trường gồm: Một, trang bị cho học sinh các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; chú trọng năng lực vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai một cách linh hoạt.Hai, tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa nghệ thuật và các hoạt động khác để phát huy tối đa năng khiếu và năng lực của từng cá nhân học sinh.Ba, tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy kỹ năng sống, giá trị sống, các hoạt động giáo dục theo chủ đề để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Bốn, phối hợp các hoạt động giáo dục và đào tạo của Nhà trường nhằm làm cho học sinh tốt nghiệp phổ thông có năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, biết cảm thụ cái đẹp, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và giao tiếp thuyết phục,...Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội) đã có nhiều hoạt động kết nối, hợp tác quốc tế, mang thương hiệu ngôi trường tên Bác đến bạn bè năm châu.Từ những thành tựu đó, nhân dịp này, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng; nhiều thầy giáo, cô giáo cũng đón nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bằng khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
https://nhandan.vn/truong-thcs-va-thpt-nguyen-tat-thanh-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhi-post783256.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Trường Nguyễn Tất Thành", "Trường đại học Sư phạm Hà Nội", "Huân chương Lao động hạng Nhì" ] }
Hiệu quả từ việc “khoán” chỉ tiêu, nhiệm vụ cho ngành giáo dục của thành phố Phúc Yên
NDO -Năm học 2023-2024, ngành giáo dụcthành phố Phúc Yênkhởi sắc rõ nét ở tất cả các cấp học, bậc học nhờ các giải pháp quyết liệt của Ủy ban nhân dân thành phố và sự điều chỉnh trong công tác điều hành của Phòng Giáo dục-Đào tạo.
Việc Phòng Giáo dục-Đào tạo Phúc Yên không nằm trong tốp đầu củangành giáo dục Vĩnh Phúcnăm học 2022-2023 là điều “không thể chấp nhận được” đối với lãnh đạo thành phố Phúc Yên. Để cải thiện thứ hạng, thành phố đã triển khai hàng loạt giải pháp mạnh trong năm học 2023-2024.Đổi mới cách nghĩ, cách làmPhúc Yên hiện có nhiều cơ sở giáo dục lớn như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, cùng với tiềm năng kinh tế dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển giáo dục.Lãnh đạo thành phố khen thưởng cán bộ, giáo viên đạt thành tích cao.Tuy nhiên, trong khi các trường đặt mục tiêu cao về giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà, một bộ phận phụ huynh học sinh lại có cách nghĩ khác. Nhiều gia đình định hướng cho con cái làm lao động phổ thông trong các nhà máy, khu công nghiệp hoặc kinh doanh buôn bán ngay sau khi con em họ học xong lớp 9. Năm học trước có khoảng 20% học sinh lớp 9 không đăng kýthi vào lớp 10.Bản thân ngành giáo dục-đào tạo thành phố, ở đây muốn nói đến các khối mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc Phòng Giáo dục-Đào tạo, dường như thiếu sức ép cần thiết phải đổi mới. Chính vì vậy, trong năm học này, lãnh đạo thành phố Phúc Yên có nhiều buổi làm việc riêng với Phòng Giáo dục-Đào tạo để tìm hướng đi, giải pháp thích hợp.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Tiến Dũng có 3 buổi làm việc riêng với hiệu trưởng của các khối THCS, tiểu học, mầm non và 1 buổi làm việc chung với toàn ngành giáo dục. Sau đó, thành phố “khoán” chỉ tiêu, nhiệm vụ cho ngành giáo dục.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã trực tiếp liên hệ, tổ chức cho cán bộ quản lý giáo dục của thành phố đi học tập kinh nghiệm tại huyện Vĩnh Tường và Trường Trung học cơ sở Vĩnh Tường.Cô trò trường Mầm non Hoa Hồng trong một buổi học.(Ảnh: Ngọc Lan)Để lựa chọn hiệu trưởng các trường trung tâm, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức nhiều cuộc họp. Sau 4 cuộc họp thành phố mới chọn được Hiệu trưởng trường Tiểu học Lưu Quý An, một trường trung tâm thành phố. Thầy Lê Minh Đức, một nhà giáo có nhiều kinh nghiệm quản lý, được điều động làm hiệu trưởng trường này.Thầy Đức lập tức triển khai các giải pháp nhằm đánh giá chất lượng thật như: kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh đầu năm, xếp thứ tự lớp, xây dựng tiêu chí thi đua để các lớp phải nỗ lực vượt lên chính mình.Để kích thích phong trào học tập, nhà trường tổ chức nhiều phong trào, hội thi và khen thưởng hàng nghìn lượt học sinh trong năm học 2023-2024. Học sinh đạt giải các cuộc thi trên mạng internet như: thi Olympic tiếng Anh, thi Tin học cũng được khen thưởng.Từ đó, phụ huynh học sinh thêm quan tâm, nhiệt tình đóng góp xây dựng trường, tích cực hưởng ứng các cuộc thi do trường tổ chức. Phong trào thi đua học tốt được tiếp thêm luồng gió mới phát triển mạnh mẽ.Cuối năm học, số giải thưởng của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Lưu Quý An đều tăng, nhiều môn học đứng đầu thành phố. Niềm tin của phụ huynh đối với nhà trường cũng tăng lên.Tin liên quanXây dựng Trường Trung học phổ thông Trần Phú tại Vĩnh PhúcLà cơ sở giáo dục chất lượng cao của thành phố, Trường Trung học cơ sở Phúc Yên thực hiện các giải pháp rất quyết liệt để khẳng định chất lượng mũi nhọn. Các cuộc sinh hoạt chuyên môn, họp định kỳ được triển khai rất nghiêm túc, hiệu quả.Đáng chú ý, nhiều phụ huynh của trường không muốn con cái tham gia các đội tuyển học sinh giỏi, nhất là các môn: Văn, Sử, Địa, kể cả khi nhà trường tổ chức dạy tăng cường miễn phí cho học sinh giỏi. Để cải thiện tình hình, nhà trường đưa ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể trong các cuộc họp phụ huynh, khơi dậy lòng tự tôn của thành phố, của trường, lắng nghe ý kiến góp ý của phụ huynh. Sau nhiều cuộc họp, tư tưởng phụ huynh có thay đổi.Hiệu trưởng Vũ Thị Phương Anh cho biết, giáo viên Trường Trung học cơ sở Phúc Yên được tuyển chọn rất cẩn thận. Những giáo viên về trường phải có thành tích xuất sắc, nhiều năm làgiáo viên giỏi. Qua sàng lọc, một số giáo viên phải chuyển sang trường khác theo hình thức đổi giáo viên khá lấy giáo viên giỏi hơn.Những giải pháp quyết liệt đó giúp Trường Trung học cơ sở Phúc Yên nâng cao chất lượng cả giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà. Hiện trường xếp thứ 7 trên tổng số 145 trường trung học cơ sở toàn tỉnh.Các trường mầm non được thành phố quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất. Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung, Hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Hồng, một cơ sở giáo dục mầm non có uy tín của thành phố cho biết, Ban giám hiệu thường xuyên động viên, khích lệ, truyền cảm hứng cho giáo viên. Điểm quan trọng là trường phát huy năng khiếu múa, hát, cắt vẽ và tài năng của giáo viên thông qua các hoạt động trải nghiệm, hội thi.Tạo sự chuyển biếnPhúc Yên còn một số trường gặp khó khăn trong nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là các trường thuộc xã Cao Minh và xã Ngọc Thanh. Ở các xã này, tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số khá lớn, nhiều gia đình chưa đầu tư nhiều cho giáo dục. Môn tiếng Anh thật sự là thách thức đối với giáo dục của khu vực này.Xã Ngọc Thanh chiếm tới 63% diện tích thành phố Phúc Yên, có tới 3 trường tiểu học. Trường Tiểu học Ngọc Thanh A đã đạt chuẩn mức độ 2, có đầy đủ các phòng chức năng âm nhạc, mỹ thuật, tiếng Anh, tin học và nhà giáo dục thể chất. Điều đáng quý ở ngôi trường này là nền nếp được duy trì rất tốt, đội ngũ giáo viên tận tụy, trách nhiệm cao. Tuy nhiên, trường thiếu giáo viên tin học và một số gia đình hiếu học tại xã lại chọn trường khác cho con học.Trường Tiểu học Ngọc Thanh A tuyên dương học sinh giỏi.Nhiều cán bộ quản lý giáo dục của Phúc Yên có chung nhận định, gần đây, mức độ quan tâm đầu tư cho giáo dục của các xã, phường và người dân tăng lên. Việc công khai, minh bạch chất lượng cũng thực hiện tốt hơn. Trường nào cũng lắp camera giám sát, có fanpage để chia sẻ thông tin.Phòng Giáo dục-Đào tạo đưa ra nhiều chỉ dẫn mới về chuyên môn. Tập trung cho công tác bồi dưỡng giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 9, mời giáo viên giỏi của khối Trung học phổ thông về bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở về phương pháp ôn thi vào lớp 10. Phòng thường xuyên khảo sát chất lượng ôn thi của học sinh lớp 9. Một năm các trường phải tổ chức ít nhất 4 lần khảo sát theo đề của Phòng.Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo Phạm Ngọc ThiệuHọc sinh THCS Phúc Yên trong một buổi giáo dục kỹ năng sống.Căn cứ vào kết quả đánh giá, Phòng Giáo dục-Đào tạo xếp thứ tự các trường và một số trường xếp thứ hạng giáo viên, làm căn cứ xếp loại thi đua. Chưa biết thứ hạng Giáo dục của thành phố Phúc Yên năm học này có thay đổi không, nhưng qua 1 năm đổi mới toàn diện cả về mặt quản lý và kỹ thuật dạy học, chất lượng giáo dục của các trường đều tốt hơn năm học trước, hứa hẹn những vụ mùa bội thu.
https://nhandan.vn/hieu-qua-tu-viec-khoan-chi-tieu-nhiem-vu-cho-nganh-giao-duc-cua-thanh-pho-phuc-yen-post812407.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "chất lượng giáo dục", "tỉnh Vĩnh Phúc", "thành phố Phúc Yên", "ngành giáo dục" ] }
Hơn 3.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên Trường Đại học Đà Lạt
NDO -Với việc phát triển hợp tác giữaTrường Đại học Đà Lạtvà các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước, “Ngày hội việc làm - kết nối doanh nghiệp năm 2024” tại nhà trường, thu hút nhiều doanh nghiệp uy tín cùng hàng nghìn vị trí việc làm.
Ngày 17/5, tại thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng, Trường Đại học Đà Lạt tổ chức “Ngày hội việc làm - kết nối doanh nghiệp năm 2024”, thu hút đông đảo tổ chức, doanh nghiệp và sinh viên tham gia.Phát biểu ý kiến tại ngày hội, Tiến sĩ Lê Minh Chiến, Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt cho biết, “Ngày hội việc làm - kết nối doanh nghiệp” giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếmcơ hội việc làmđúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp uy tín. Đây là hoạt động thường xuyên nhằm thực hiện các mục tiêu, chủ trương chiến lược của Trường Đại học Đà Lạt trong định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực, giới thiệu việc làm cho sinh viên; tiếp tục tăng cường phát triển hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp theo phương châm cùng đồng hành, cùng phát triển.Tiến sĩ Lê Minh Chiến, Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt phát biểu ý kiến tại "Ngày hội việc làm - kết nối doanh nghiệp 2024".Việc phát triển hợp tác giữa nhà trường và các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước, “Ngày hội việc làm- kết nối doanh nghiệp năm 2024” đã truyền tải phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế, nhà trường gắn liền với doanh nghiệp”. Sinh viên tốt nghiệp ra trường được định hướng con đường phát triển nghề nghiệp, góp phần mở rộng cơ hội việc làm, nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết."Ngày hội việc làm - kết nối doanh nghiệp năm 2024” thu hút hơn 70 doanh nghiệp và hơn 3.000 vị trí việc làm.Tại “Ngày hội việc làm - kết nối doanh nghiệp năm 2024”, hơn 70 doanh nghiệp uy tín đã dành hơn 3.000 vị trí việc làm đến tận nơi đào tạo - Trường Đại học Đà Lạt, để tìm kiếm, chọn lựa nguồn nhân lực chất lượng theo nhu cầu.Dịp này, Trường Đại học Đà Lạt đã ký kết hợp tác cùng phát triển với nhiều doanh nghiệp tại Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên, tổ chức Talkshow chủ đề “Sinh viên kỷ nguyên AI” và các hoạt động tuyển dụng, phỏng vấn, gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp, Trường Đại học Đà Lạt.Trường Đại học Đà Lạt ký kết hợp tác với các doanh nghiệp.Trường Đại học Đà Lạt là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thành lập năm 1976, trên cơ sở vật chất của Viện Đại học Đà Lạt, một cơ sở giáo dục đại học được thành lập vào năm 1957.Tin liên quanTrường đại học Đà Lạt xác định sứ mệnh trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng caoQua quá trình đổi mới và phát triển, với triết lý giáo dục “thụ nhân - khai phóng - bản sắc”, Trường Đại học Đà Lạt đã khẳng định vị thế làtrung tâm đào tạo,nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng có chất lượng và uy tín cao ở khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của đất nước.Gian hàng giới thiệu sản phẩm tại “Ngày hội việc làm - kết nối doanh nghiệp năm 2024”.Hiện mỗi năm, nhà trường cung cấp khoảng 3.000 kỹ sư, cử nhân chất lượng cao cho hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.
https://nhandan.vn/hon-3000-vi-tri-viec-lam-danh-cho-sinh-vien-truong-dai-hoc-da-lat-post809886.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đà Lạt", "Trường Đại học Đà Lạt", "Vị trí việc làm", "Tuyển dụng", "Ngày hội việc làm" ] }
3 bước hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hướng dẫn thí sinh là học sinh đang học lớp 12 năm học 2023- 2024đăng ký dự thitốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học sinh thực hiện đăng ký theo 3 bước như sau:Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống quản lý thi. Thí sinh nhận tài khoản và mật khẩu từ trường THPT, TT GDNN-GDTX. Đăng nhập vào hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua địa chỉ: http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vnĐổi mật khẩu đăng nhập: Thí sinh đổi mật khẩu và chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản, mật khẩu của mình)Bước 2: Đăng ký dự thi. Sau khi đổi mã đăng nhập thành công, màn hình nhập phiếu đăng ký trực tuyến hiển thị, thí sinh nhập đầy đủ, chính xác các thông tin trên phiếu đăng ký.Lưu ý: Mục 3. Nơi sinh: Chọn tên Tỉnh, Thành phố có sẵn trên hệ thống. Nếu nơi sinh là tỉnh Hà Tây hoặc ở nước ngoài thì chọn mục Khác rồi sau đó nhập trực tiếp “Hà Tây” hoặc tên nước ngoài (theo phiên âm tiếng việt) vào ô bên cạnh. Thí dụ: Hà Tây, Liên bang Nga, U-crai-na, Ô-xtrây-li-a…Học sinh có Quốc tịch nước ngoài thì tích chọn vào mục 3c.Mục 5. Nơi ở/hộ khẩu thường trú: Trường hợp Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại KV1 thì phải nhập đầy đủ mã Tỉnh(TP), Quận(Huyện), Xã(Phường). Các trường hợp còn lại chỉ nhập mã Tỉnh(TP), Quận (Huyện). Nếu thí sinh đã biết mã thì thí sinh có thể nhập trực tiếp vào các ô. Nếu thí sinh chưa biết mã thì nhấn vào nút biểu tượng tìm kiếm…Bước 3: Hoàn thành đăng ký: Nhấn nút Lưu phiếu đăng ký để lưu thông tin phiếu đăng kýLưu ý: Sau khi đăng ký chính thức thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào hệ thống qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi.Mời tham khảo cách điền thông tin chi tiết hơntại đây.
https://nhandan.vn/3-buoc-huong-dan-thi-sinh-dang-ky-du-thi-tot-nghiep-truc-tuyen-post806201.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "đăng ký dự thi", "đăng ký trực tuyến", "kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024", "cách đăng ký dự thi", "hướng dẫn đăng ký", "thi tốt nghiệp", "học sinh lớp 12" ] }
Tuyên dương 200 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2023
NDO -Chiều 19/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2023.
Dự lễ Tuyên dương có: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân; 200 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2023.Đâylà hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023).Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Đại học, Trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng sư phạm trong ngành giáo dục.Đồng thời, tuyên truyền, tạo sức lan tỏa, nhân rộng gương sáng nhà giáo điển hình tiên tiến, có nhiều cống hiến và đóng góp trong toàn ngành, đồng thời động viên đội ngũ nhà giáo vượt khó vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Dù mỗi người giữ một cương vị, đảm đương một nhiệm vụ khác nhau, nhưng điểm chung của các thầy cô là sự tâm huyết, trách nhiệm, hăng say yêu nghề; là sự quyết tâm không ngừng đổi mới, sáng tạo, khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất; là sự tận tụy, thầm lặng cống hiến trí tuệ, tâm sức cho sự nghiệp giáo dục.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu.Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn ghi nhận, trân trọng những gì mà các thầy, cô giáo đã, đang đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của nước nhà;Đồng thời xác định: phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, nền tảng bền vững và có tính chất quyết định để hoàn thành nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Lãnh đạo Bộ sẽ cố gắng làm mọi việc, mọi biện pháp để có thể nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo cả về chất và lượng, đặc biệt là về chất lượng.Theo Bộ trưởng, Lễ tuyên dương, trao Bằng khen cho các nhà giáo tiêu biểu trên toàn quốc là trong những hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh, tri ân những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.Từ đó, tạo hứng khởi, tinh thần đoàn kết, khơi dậy tâm huyết “hết lòng vì học sinh thân yêu” của mỗi thầy, cô giáo; đồng thời, thúc đẩy đội ngũ nhà giáo và toàn ngành Giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người” đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.PGS.TS NguyễnThành Nhân,Đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2023, phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thành Nhân, giảng viên cao cấp tại Khoa Toán - Tin học, Trường ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ: tham dự Lễ tuyên dương nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam là một niềm vui bất ngờ và vinh dự bởi những đóng góp của mình quá nhỏ bé so với những hy sinh thầm lặng của nhiều thầy cô giáo trong ngành, so với sự cống hiến của những thầy cô đã từng dạy dỗ mình trưởng thành.Thầy Nguyễn Thành Nhân mong mỏi những đóng góp hôm nay cho sự nghiệp giáo dục có thể thay cho một lời tri ân thiết thực và chân thành nhất của tôi đối với những người thầy của mình.Chia sẻ suy ngẫm về nghề giáo, thầy Nguyễn Thành Nhân cho rằng: một trong những điều đặc biệt nhất của nghề giáo chính là niềm vui và động lực thường không đến từ thành tích của bản thân, mà đến từ thành công, sự trưởng thành của các thế hệ học trò.Tôi nhận ra, đấy chính là giá trị, chính là một đặc ân mà nghề giáo mang lại. Từ đó, tôi nguyện với lòng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong sự nghiệp của mình, góp phần trải bước cho các thế hệ học trò tiếp theo- thầy Nguyễn Thành Nhân chia sẻ.Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ântrao bằng khen tặngnhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.Tại lễ tuyên dương, Bộ Giáo dục và Đào tạo trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng 200 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục nhằm ghi nhận thành tích, sự cố gắng, tâm huyết và cống hiến của các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
https://nhandan.vn/tuyen-duong-200-nha-giao-can-bo-quan-ly-tieu-bieu-nam-2023-post783362.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Nhà giáo tiêu biểu", "tuyên dương", "cán bộ giáo dục", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia lãnh thổ
NDO -Ngày 15/6, tại Hà Nội, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội nghị sử học toàn quốc lần thứ nhất “Nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ theo định hướng tiếp cận toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam”.
Theo Ban Tổ chức, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là hết sức thiêng liêng, mang ý nghĩa sinh tồn với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trải qua sự thăng trầm của quá trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước, các cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hôm nay thấu hiểu và trân trọng giá trị của độc lập, hòa bình, thống nhất non sông và toàn vẹn lãnh thổ.Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, những năm gần đây, tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, bao gồm cả vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tiềm ẩn nguy cơ xung đột và mất ổn định. Vì vậy, việc tích cực nghiên cứu để đưa ra các luận cứ khoa học vững chắc và đề xuất các giải pháp thiết thực càng có ý nghĩa như là một biện pháp quan trọng nhằm góp phầnbảo vệ chủ quyền quốc gialãnh thổ.Các đại biểu tham dự hội nghị.Cách đây 10 năm, vào tháng 4/2014, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư-Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịchHội Khoa học Lịch sử Việt Namđã phát động giới sử học cả nước đẩy mạnh nghiên cứu về chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Trong 10 năm qua, chủ đề này đã được giới sử học cả nước tập trung nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.Hội nghị sử học toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức nhằm tổng kết thành tựu 10 nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ quốc gia theo phương pháp tiếp cận toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam, góp phần phục vụ các chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh mới. Việc tổ chức thành công hội nghị sẽ mở ra thông lệ để định kỳ luân phiên tổ chức với các chủ đề khác nhau, tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu sử học lớn trong cả nước, đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực tiễn xã hội Việt Nam.Ban Tổ chức thành lập một số tiểu ban để tập trung thảo luận chuyên sâu về chủ quyền quốc gia lãnh thổ.Sau thời gian triển khai khẩn trương và tích cực, đến nay, Ban Tổ chức Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất đã nhận được 164 báo cáo tham luận của các nhà sử học đến từ mọi miền đất nước. Hội nghị là diễn đàn học thuật về những kết quả nghiên cứu trong thời gian qua; chia sẻ các nguồn tư liệu mới, thảo luận các vấn đề nhận thức mới…Từ diễn đàn mang tính khai mở này, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trong cả nước sẽ đưa ra được những kiến nghị để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chủ quyền quốc gia lãnh thổ một cách rộng rãi cả trong nước và nước ngoài.
https://nhandan.vn/nghien-cuu-de-xuat-cac-giai-phap-bao-ve-chu-quyen-quoc-gia-lanh-tho-post814497.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Hội nghị sử học", "bảo vệ chủ quyền quốc gia", "lịch sử Việt Nam" ] }
Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập cao nhất tại Đà Nẵng là 58,38 điểm
NDO -Tối 18/6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP  Đà  Nẵng  đã công bố điểm thi vàđiểm chuẩnvào lớp 10 công lập năm học 2024-2025. Các  trường  thuộc  Top  5 đều  có mức điểm chuẩn tăng hơn so với năm ngoái.
Theo đó, 3 trường có điểm chuẩn cao nhất là Trường THPT Phan Châu Trinh: 58,38 điểm (năm ngoái 58,13 điểm), Trường THPT Hoàng Hoa Thám điểm chuẩn đầu vào cao thứ nhì với 54,75 điểm (năm ngoái 53,88 điểm), Trường THPT Hòa Vang 53,50 điểm (năm ngoái 55,63 điểm);Trường có điểm chuẩn thấp nhất là Trường THPT Ông Ích Khiêm: 37,63 điểm (năm ngoái 36,13 điểm), thấp nhì là Trường THPT Võ Chí Công là 38,75 điểm, thấp thứ 3 là Trường THPT Phan Thành Tài 39,75 điểm...Điểm chuẩn cụ thể của 21 trường THPT công lập Đà Nẵng, năm học 2024-2025Theo Sở GD&ĐTĐà Nẵng, điểm chuẩn xét vào từng trường THPT công lập theo điểm xét tuyển từ cao đến thấp (không xét học sinh có điểm liệt), thứ tự xét tuyển như sau: xét các trường hợp đề nghị tuyển thẳng; xét tuyển vào lớp tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức; xét tuyển vào các trường THPT công lập, xét tuyển nguyện vọng 1 trước, nếu không trúng tuyển thì xét đến nguyện vọng 2.Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không xét đến nguyện vọng 2.Đối với điểm vào các môn chuyên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, môn cao nhất là tiếng Nhật với 45,45 điểm; thấp nhất là môn Tiếng Pháp với 38,55 điểm.Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà NẵngTổng số học sinh được xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025 tại TP Đà Nẵng là 11.677 học sinh (không bao gồm 300 học sinh tuyển vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn).Chủ đề: Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025Cách tra điểm thi vào lớp 10 của Hà NộiĐiểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 6 của Trường Cầu Giấy năm 2024
https://nhandan.vn/diem-chuan-vao-lop-10-cong-lap-cao-nhat-tai-da-nang-la-5838-diem-post814973.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "TP Đà Nẵng", "điểm chuẩn lớp 10", "thi lớp 10" ] }
Học sinh Đà Nẵng giành chiến thắng tại cuộc thi công nghệ toàn cầu
NDO -Nhóm học sinh đến từ Trường TH, THCS, THPT Sky-LineĐà Nẵnglà 1 trong 10 đội giành chiến thắng cuộc thi sáng tạo công nghệ Imagine Cup Junior 2024 do Microsoft tổ chức, công bố ngày 13/6. Đây là lần thứ hai nhóm học sinh Đà Nẵng đạt thành tích này.
Theo danh sách Microsoft công bố, 10 đội thi chiến thắng giải Imagine Cup Junior 2024 gồm: Đội thi IntelliLex (Việt Nam), DuoVision (Thổ Nhĩ Kỳ); Milky Way (Việt Nam); Ocean Guardian (Trung Quốc); Rainbow Soldiers (Nam Phi); Stroke of Luck (Malaysia); Mustang (Hoa Kỳ), The Exhausted Dreamers (Singapore); To the Top (Saudi Arabia) và VocAI (Hoa Kỳ).Đội thi IntelliLex đã xuất sắc chiến thắng với ý tưởng ứng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để cá nhân hóa lộ trình học tập, cải thiện các triệu chứng khó đọc, cung cấp công cụ hỗ trợ chuyên biệt và theo dõi quá trình tiến bộ của trẻ mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ (Dyslexia).Giải pháp của đội này đưa ra là mộthệ thống AItự động, được cá nhân hóa, hỗ trợ trẻ mắc chứng khó đọc vượt qua thử thách và cải thiện kết quả học tập.Dự án được ban tổ chức đánh giá là có tiềm năng phát triển thành giải pháp hoàn chỉnh để đưa vào ứng dụng trong cuộc sống, giúp mở ra những cánh cửa mới cho trẻ em gặp phải chứng khó đọc, giúp các em vượt qua rào cản và phát huy hết tiềm năng của mình.Lần thứ hai học sinh Đà Nẵng xuất sắc nhận giải thưởng này.“Chúng em rất vui và tự hào khi được Ban Giám khảo đánh giá cao giải pháp công nghệ của mình. Hy vọng rằng đây sẽ là một cột mốc quan trọng để thực hiện hóa những khát vọng trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm cải thiện cuộc sống của những người khuyết tật, giúp xã hội trở nên hạnh phúc và phát triển hơn”, em Lê Trần Minh Châu, thành viên đội Intellilex, chia sẻ.Imagine Cup Junior (ICJ) là cuộc thi do Microsoft tổ chức trên phạm vi toàn cầu, với mục đích khuyến khích học sinh từ 5-18 tuổi khám phá công nghệ và cách sử dụng công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống cũng như những thách thức lớn trên thế giới.Qua đó, thúc đẩy các kỹ năng sáng tạo và niềm yêu thích công nghệ, đồng thời tăng cường các kỹ năng mềm sẵn sàng cho thế kỷ 21.Khi tham gia cuộc thi, học sinh sẽ được làm quen với những công nghệ mới nhất hiện nay như Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (Machine Learning) và An ninh mạng (Network Security). Đây chính là điểm đặc biệt khiến cuộc thi Imagine Cup Junior 2024 mùa thứ 5 thu hút hơn 100 quốc gia tham dự.Các thành viên Ban Giám khảo đến từ các tổ chức trên thế giới rất ấn tượng trước những ý tưởng của các đội thi tham gia năm nay, đặc biệt là sự nhạy bén của các em trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu bằng cách sử dụng công nghệ, chương trình giảng dạy của Microsoft và thái độ không ngừng học hỏi của các em trong việc tìm hiểu về những công cụ AI tiên tiến.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-da-nang-gianh-chien-thang-tai-cuoc-thi-cong-nghe-toan-cau-post814380.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "giải thưởng", "Imagine Cup Junior 2024", "hệ thống AI", "học sinh Đà Nẵng" ] }
Đổi mới để hội nhập nền giáo dục tiên tiến quốc tế
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới công tác quản trị… để hội nhập sâu rộng với nền giáo dục tiên tiến quốc tế. Đến nay, đơn vị này từng bước ghi tên mình đậm nét trên bản đồ giáo dục châu Á và thế giới, trở thành một hệ thống đại học nghiên cứu tốp đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, tri thức…
Những năm qua, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về công bố khoa học, nhất là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc hai danh mục cơ sở dữ liệu lớn của thế giới là Web of Science (của Clarivate) và Scopus (của Elsevier). Năm 2022, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 2.822 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong, ngoài nước. Trong đó, số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục cơ sở dữ liệu Scopus là 1.913 bài, là đơn vị có số bài báo công bố dẫn đầu cả nước trong danh mục này.Năm 2022, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng được cấp hai bằng sáng chế tại Hoa Kỳ; nhiều giảng viên và sinh viên đoạt các giải thưởng danh giá trong hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tiêu biểu là Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Doãn Sơn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh; Tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương nhận giải thưởng “Nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2022” của chương trình L’Oreal-UNESCO; nhiều sinh viên cũng vinh dự đạt hạng nhất cuộc thi lập trình IEEEextreme, vô địch cuộc thi lập trình robot diễn ra tại Singapore...Hiện, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước về chương trình đào tạo đạt kiểm định quốc tế, với 110 chương trình đào tạo; giữ vững tốp 801-1.000 trường đại học tốt nhất thế giới (QS World), đạt vị trí 167 các trường đại học xuất sắc châu Á (QS Asia). Trong đó, ngành Kỹ thuật dầu khí không chỉ đứng đầu Việt Nam mà còn đạt tốp 51-100 thế giới (QS Subject). Về uy tín học thuật, đơn vị này tiếp tục là đơn vị dẫn đầu Việt Nam ở tiêu chí Danh tiếng với đồng cấp học thuật và Danh tiếng với nhà tuyển dụng. Đây là hai tiêu chí Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiệm cận tốp 100 khu vực châu Á và không ngừng cải thiện qua từng năm.Cụ thể, Danh tiếng với đồng cấp học thuật có vị trí xếp hạng 89, Danh tiếng với nhà tuyển dụng đứng vị trí 117. Kết quả này cho thấy, hoạt động kết nối giữa đơn vị này với các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp ngày càng được quan tâm. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động ký kết và triển khai hợp tác với nhiều địa phương trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng... Trong đó, trọng tâm là công tác tư vấn, phản biện về quy hoạch, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.Điển hình là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai bốn đề án khoa học thuộc Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế tám ngành học và đại học chia sẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2035 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng; triển khai Đề án khoa học Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh-Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực.Về hợp tác quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đang là cơ quan chủ quản của nhiều dự án quốc tế lớn với tổng kinh phí hơn 132 triệu USD. Đây là nguồn lực quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ cho Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Tiêu biểu là dự án Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam-Tiểu dự án Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với kinh phí khoảng 100 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới; dự án Tăng cường giáo dục đại học lĩnh vực nông nghiệp tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với kinh phí hơn 9 triệu USD do KOICA (Hàn Quốc) tài trợ; dự án Xây dựng kế hoạch và thiết lập chuỗi lúa gạo (SRP) nông hộ nhỏ bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long với kinh phí khoảng 4,3 triệu AUD do Chính phủ Australia tài trợ...Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cần phấn đấu nhiều hơn nữa, phải liên tục đổi mới để thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo dục. Trong năm 2023, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ trọng tâm là triển khai Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021-2025 và thực hiện rà soát, đánh giá giữa kỳ.Trong đó, chú trọng thúc đẩy chuyển đổi số, đa dạng hóa nguồn lực tài chính nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; tập trung xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á; đồng thời, tiếp tục đổi mới cấu trúc quản trị theo hướng tinh gọn, hiệu quả, từng bước hoàn thiện mô hình tự chủ đại học; thực hiện chuyển đổi số, phát triển hệ thống học liệu số dùng chung trong giảng dạy và học tập…
https://nhandan.vn/doi-moi-de-hoi-nhap-nen-giao-duc-tien-tien-quoc-te-post734122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [] }
Mở đăng ký học bổng ASEAN năm 2025 dành cho học sinh Việt Nam
NDO -Đại sứ quán Singapore thông báo học bổng ASEAN năm học 2025 đã mở đăng ký. Các học sinh Việt Nam hiện đang học lớp 8 đến 10 muốn tìm kiếm một cơ hội học tập tại Singapore có thể nộp đơn ứng tuyển.
Học bổng ASEAN dành cho học sinh Việt Nam được cấp cho 4 năm học, bao gồm 2 năm phổ thông và 2 năm dự bị đại học tại các trường của Singapore cho đến khi đạt Chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao GCE “A” (General Certificate of Education Advanced Level) hoặc tương đương.Học bổngbao gồm hỗ trợ sinh hoạt phí, ký túc xá, trợ cấp ổn định ban đầu, vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông, học phí, phí dự thi lấy Chứng chỉ GCE “O” và GCE “A” (một lần), bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn.Điều kiện dự tuyển là thí sinh có quốc tịch Việt Nam, hiện đang là học sinh lớp 8, 9, hoặc 10, ngày sinh trong khoảng thời gian từ 2/1/2008 đến 1/1/2011, thành thạo tiếng Anh, đạt thành tích tốt trong các kỳ thi ở trường, có thành tích tốt khi tham gia hoạt động ngoại khóa.Ứng viên đăng ký trực tuyến tại đường link của Bộ Giáo dục Singapore: https://go.gov.sg/asvietnam trước ngày 25/4.Các thí sinh trúng tuyển vòng nộp đơn sẽ được mời tham dự vòng thi tuyển. Những thí sinh có kết quả tốt trong bài thi tuyển sẽ tiếp tục tham dự vòng phỏng vấn.
https://nhandan.vn/mo-dang-ky-hoc-bong-asean-nam-2025-danh-cho-hoc-sinh-viet-nam-post799810.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Học bổng ASEAN", "học bổng", "du học", "học tập tại Singapore", "Bộ Giáo dục Singapore" ] }
Nâng cao vị thế lãnh đạo của phụ nữ Việt Nam vì sự phát triển xã hội
NDO -Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam-Australia (VAC) khai giảng khóa học “Hành trình Hỗ trợphụ nữtrong vai trò lãnh đạo" lần 6 với sự phối hợp của Đại học Curtin, Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ (GeLEAD) thuộcHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nội dung đào tạo của khóa học này bao gồm kiến thức chuyên môn của các chuyên gia Australia và Việt Nam và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại 2 nước, nhằm giúp các học viên lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời trở nên tự tin hơn để chủ động tham gia vào quá trình ra quyết định trong tổ chức và cơ quan của mình.Các học viên sẽ có cơ hội gặp gỡ các nhân vật truyền cảm hứng danh tiếng, mở rộng mạng lưới quan hệ, nâng cao kiến thức và nhận thức vềbình đẳng giớicũng như kỹ năng lãnh đạo, góp phần tăng tỷ lệ đại diện của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và ra quyết định ở tất cả các cấp.Đây là một trong những hoạt động nhằm hiện thực hóa Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam vàAustralialênĐối tác chiến lược toàn diện. Theo đó, hai nước cam kết hợp tác để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo thông qua đối thoại, cơ chế hợp tác và liên kết thể chế.Khóa “Hành trình Hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo" lần 6 chính thức bắt đầu. Ảnh: VAC.Qua 5 khóa học với hơn 100 học viên nữ, “Hành trình hỗ trợ phụ nữ trong vai trò lãnh đạo” đã trở thành một trong các khóa học tiên phong của Trung tâm Việt Nam-Australia trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế và hỗ trợ phụ nữ trong lãnh đạo, nâng cao năng lực, kỹ năng cho nguồn nhân lực của Việt Nam.Các học viên tham gia khóa học đã áp dụng những kiến thức và kỹ năng được học để triển khai thành công nhiều dự án ứng dụng như “Lồng ghép vấn đề giới vào việc xây dựng các chính sách và quy định trên toàn quốc”; “Phát huy vai trò làm kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc phát triển du lịch sinh thái”; “Nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới đối với người khuyết tật và ngăn chặn các hình thức bạo lực giới khác nhau trong cuộc sống hàng ngày” và “Mở rộng kết nối mạng lưới trong lĩnh vực về hòa nhập khuyết tật và bình đẳng giới”. Những dự án này đã có những tác động tích cực đến tổ chức và cộng đồng, góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội.Trung tâm Việt Nam-Australia (VAC)là sáng kiến chung của hai chính phủ Việt Nam và Australia, cung cấp các hoạt động đào tạo, xây dựng năng lực và nghiên cứu, tập hợp các chuyên gia Australia và Việt Nam nhằm hỗ trợ vai trò lãnh đạo tương lai của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức quốc gia, khu vực và quốc tế.Đại học Curtin nổi tiếng toàn cầu về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, giúp trường lọt vào top 1% các trường đại học trên toàn thế giới trong Bảng xếp hạng học thuật năm 2023.
https://nhandan.vn/nang-cao-vi-the-lanh-dao-cua-phu-nu-viet-nam-vi-su-phat-trien-xa-hoi-post805927.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Australia", "Trung tâm Việt Nam-Australia (VAC)", "phụ nữ", "Đại học Curtin", "bình đẳng giới" ] }
16 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
NDO -Cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sửtruyền thống yêu nướccủa dân tộc Việt Nam” được tổ chức nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lịch sử dân tộc, truyền thống dựng nước và giữ nước, đoàn kết dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu quê hương, các tấm gương tiêu biểu trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hiện nay tới giáo viên, sinh viên và học sinh cả nước.
Chiều 13/12, tạiHà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023 được tổ chức tại Hà Nội.Theo Ban tổ chức, Cuộc thi được tổ chức nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lịch sử dân tộc, truyền thống dựng nước và giữ nước, đoàn kết dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu quê hương, các tấm gương tiêu biểu trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hiện nay tới giáo viên, sinh viên và học sinh cả nước.Sau hơn hai tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 22 nghìn tác phẩm dự thi, trong đó có 178 tác phẩm vào vòng sơ khảo và 21 tác phẩm vào vòng chung khảo. Ban tổ chức đã quyết định công nhận trao giải cho 16 tác phẩm, trong đó có một giải Nhất, hai giải Nhì, ba giải Ba, sáu giải Khuyến khích, hai giải thưởng phụ. Giải tập thể thuộc về hai Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Hải Dương.Tin liên quanThi tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam năm 2023Ở một số địa phương, cơ sở giáo dục đã tổ chức chấm và chọn những tác phẩm chất lượng để gửi về Ban tổ chức cuộc thi. Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia với đông đủ bài thi của giáo viên và học sinh trong toàn ngành. Tiêu biểu là các Sở Giáo dục và Đào tạo: Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Hậu Giang, Cần Thơ...Các tác giả không chỉ dày công nghiên cứu, đầu tư vào nội dung tác phẩm mà còn sáng tạo trình bày theo những cách thức mới mẻ, lồng ghép hình ảnh và clip công phu, sinh động.Dưới góc nhìn của những người chấm giải, Viện trưởng Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên cho biết rất trân trọng những đóng góp, nỗ lực của các thầy cô giáo cũng như học sinh các cấp."Những người tham gia đã khắc họa được về việc chúng ta thực hiện hai khát vọng: Giành độc lập và Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trên tất cả, đó là tinh thần yêu nước. Đây là một cuộc thi vô cùng ý nghĩa. Hy vọng thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục viết tiếp một trang sử mới, đó là xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên chia sẻ.Là tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi với tác phẩm "Hành quân theo bước chân những người anh hùng", cô giáo Nguyễn Thị Thiên Sinh, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn chia sẻ: Đây là cuộc thi có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Qua cuộc thi, muốn lan tỏa tình yêu lịch sử tới đông đảo các thế hệ học trò. Đồng thời, khơi dậy tình yêu lịch sử yêu quê hương đất nước tự hào về truyền thống anh dũng của cha ông.
https://nhandan.vn/16-tac-pham-doat-giai-cuoc-thi-tim-hieu-lich-su-truyen-thong-yeu-nuoc-cua-dan-toc-viet-nam-post787305.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "truyền thống yêu nước", "lịch sử yêu nước", "lịch sử Việt Nam", "dân tộc Việt Nam", "yêu nước", "bảo vệ Tổ quốc" ] }
Hội thi văn nghệ mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
Tối 16/11, Học viện Chính trị khu vực II (trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thi văn nghệ nhằm chào mừngNgày Nhà giáo Việt Nam(20/11/1982-20/11/2023) với chủ đề “Trường Đảng tôi yêu”.
Hội thi văn nghệ là hoạt động thường niên tạo sân chơi bổ ích, gắn kết cho viên chức, người lao động và học viên; đồng thời, tạo điều kiện để viên chức, người lao động, học viên giao lưu, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong lớp học, đơn vị của Học viện.Ở vòng sơ khảo, 22 đội thi và 15 lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung từ K74.A01 đến K74.A15 đã cống hiến 64 tiết mục đầy ấn tượng, chuyên nghiệp ca ngợi Đảng và Bác Hồ; truyền thống của Học viện; ca ngợi thầy, cô giáo; tinh thần chiến đấu của nhân dân ta qua các cuộc kháng chiến, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay…Ấn tượng nhất là tiết mục do học viên Bùi Thanh Liêm, lớp K74.A08 tự sáng tác ca ngợi về truyền thốngHọc viện Chính trị khu vực II.PGS, TS Nguyễn Quốc Dũng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II tặng hoa cho đại diện các tiết mục xuất sắc.Ban Giám khảo đã chọn lựa 4 tiết mục ca cổ; 7 tiết mục đơn ca; 5 tiết mục song ca, tam ca; 14 tiết mục tốp ca và 2 tiết mục múa độc lập vào Vòng chung khảo.Đại diện Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho biết, các tiết mục không chỉ là như những đóa hoa tươi thắm, tình cảm sâu sắc nhằm tri ân công lao của các thế hệ thầy, cô giáo mà còn là sự thể hiện của viên chức, người lao động, học viên đã và đang đóng góp cho sự phát triển từng ngày của Học viện Chính trị khu vực II.
https://nhandan.vn/hoi-thi-van-nghe-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-post783098.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "TPHCM", "học viện", "nhà giáo Việt Nam", "văn nghệ", "Học viện Chính trị khu vực II", "Ngày Nhà giáo Việt Nam" ] }
Công bố điểm Đánh giá tư duy năm 2024 đợt 6 của Đại học Bách khoa Hà Nội
NDO -Sáng 20/6, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm Đánh giá tư duy năm 2024 (TSA 2024) đợt 6 - đợt thi cuối cùng của Kỳ thi TSA 2024. Thủ khoa đợt 6 là học sinh Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình với điểm số 86,58. Điểm trung bình của các thí sinh là 52,75.
Đợt 6 kỳ thi Đánh giá năng lực TSA 2024 đã diễn ra ngày 16/6, do Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp một số trường đại học, học viện tổ chức tại 23 điểm thi tại khu vực Hà Nội; Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng.Trong đợt thi này đã có 3.688 thí sinh tham dự. Ngày 20/6, Đại học Bách khoa Hà Nộicông bố điểm, phổ điểm Đánh giá tư duy năm 2024 (TSA 2024) đợt 6. Điểm trung bình của các thí sinh TSA 2024 đợt 6 là 52,75.Thủ khoa đợt 6 là học sinh TrườngTHPT Kim Sơn A, Ninh Bìnhvới điểm số 86.58.Phổ điểm đợt 6 TSA 2024 như sau:Phổ điểm TSA năm 2024 đợt 6 của Đại học Bách khoa Hà Nội.
https://nhandan.vn/cong-bo-diem-danh-gia-tu-duy-nam-2024-dot-6-cua-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-post815209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Đánh giá tư duy", "TSA", "TSA 2024", "Đại học Bách khoa Hà Nội", "thủ khoa", "điểm chuẩn", "phổ điểm", "xét tuyển đại học", "tuyển sinh đại học 2024", "tuyển sinh" ] }
Học sinh Hà Nội tỏa sáng tại giải Robotics lớn nhất thế giới
NDO -Đội tuyển GreenAms Robotics Team, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam vừa xuất sắc giành giải thưởng Đội chơi truyền cảm hứng,giải đấu Roboticslớn nhất thế giới.
Ngày 10/5, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam cho biết, Đội GreenAms Robotics Team của trường tham dự và đoạt giải vô địch VEX Robotics World Championship 2024.Giải vô địch VEX Robotics World Championship 2024 diễn ra từ ngày 25/4 đến 3/5 tại Mỹ.Đây là giải thi đấu Robot thường niên dành cho học sinh từ tiểu học đến đại học trên toàn thế giới, được quản lý bởi Tổ chức thi đấu và Giáo dục Robotics RECF Hoa Kỳ.Tháng 4/2018, Cuộc thi Robot VEX được Kỷ lục Guinness Thế giới vinh danh là cuộc thi chế tạo Robot lớn nhất thế giới. Năm 2024, giải đấu được tổ chức lần thứ 17, quy tụ hơn 2.200 đội từ hơn 50 quốc gia trên thế giới.Đoàn Việt Nam bao gồm 12 đội tuyển tham gia tại tất cả các bảng đấu từ tiểu học đến THPT.Trên đấu trường quốc tế, các đội tuyển Hà Nội đã thể hiện bản lĩnh thông qua việc giữ vững vị trí Top 10 ở tất cả các bảng đấu và đạt được nhiều giải thưởng danh giá.Đội tuyển GreenAms Robotics Team được thành lập trước ngày thi đấu gần 2 tháng.Đặc biệt, đội tuyển GreenAms Robotics Team, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam lần đầu tiên tham gia đã xuất sắc đạt giải thưởng Đội chơi truyền cảm hứng và xếp hạng Top 9 thách thức kỹ năng điều khiển và lập trình robot chạy tự động.Theo cô giáo Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, nguồn cảm hứng lớn nhất mà đội tuyển GreenAms Robotics Team truyền tải qua hành trình thi đấu ấn tượng này chính là niềm đam mê khoa học của những bạn trẻ luôn chủ động học hỏi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu vượt qua mọi thử thách để đem lại niềm tự hào cho đất nước.Tinh thần nhiệt huyết ấy đã được thắp sáng bởi sự tận tâm của nhà trường cũng như các thầy cô giáo trong công tác giáo dục STEM. Từ nhiều năm nay, CLB GreenRobotics đã đưa vào hoạt động chuyên sâu với quá trình phỏng vấn để không chỉ học sinh chuyên Lý mà mọi học sinh tài năng, tâm huyết với khoa học đều có cơ hội được sinh hoạt, học tập.Nhờ sự định hướng, dẫn dắt của các thầy cô giáo, câu lạc bộ ngày càng phát triển với sự mở rộng quy mô và sự nâng cao về chất lượng chuyên môn. Nhà trường cũng tạo điều kiện để các thành viên câu lạc bộ được thử sức tại những cuộc thi quốc tế, động viên tinh thần và đồng hành cùng các em để tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất.Đội tuyển được trang bị một phòng trưng bày, tập luyện riêng để các em có cơ hội học tập, trao đổi. Khi bắt đầu bước vào cuộc thi, nhà trường đã hỗ trợ các em mượn thiết bị từ các đơn vị khác như: 1 bộ robot cùng sân tập của trung tâm Hoa Kỳ - Đại sứ quán Hoa Kỳ, cùng 1 bộ robot của ông Đỗ Hoàng Sơn - Người sáng lập liên minh STEM.Đội tuyển GreenAms Robotics Team trình bày phần dự thi tại Mỹ.Coi khó khăn như động lực, biến thử thách thành cơ hội phát huy tối đa năng lực của mình, cho nên dù còn hạn chế và thiết bị và không có huấn luyện viên đi cùng khi tham gia giải đấu tại Mỹ, đội tuyển GreenAms Robotics vẫn xuất sắc giành giải thưởng ở phần thi kỹ năng điều khiển và lập trình robot chạy tự động, đặc biệt là xứng đáng với giải thường Đội chơi truyền cảm hứng.Theo ông Đỗ Hoàng Sơn - Người sáng lập liên minh STEM, “Giải thưởng Đội chơi truyền cảm hứng đi vào lịch sử thế giới như một chiến công đặc biệt của Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, đội tuyển robot đầu tiên trong khối THPT chuyên của Việt Nam vừa vượt khó giành được một cách đầy vinh quang, giải vô địch robotics lớn nhất thế giới.Đội GreenAms Robotics Team lập kỷ lục quốc gia cho Việt Nam ở giải Vô địch thế giới robot VEX khi đứng Top 9/420, nâng tầm quốc gia của Việt Nam lên mức Top 4 thế giới, chỉ sau Mỹ, Canada và Trung Quốc. Trong khi đó, Đội tuyển robot Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đứng cao hơn các đội tuyển của Mỹ, Canada và Trung Quốc và đứng cao hơn các đội còn lại.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-ha-noi-toa-sang-tai-giai-robotics-lon-nhat-the-gioi-post808754.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Đội GreenAms Robotics Team", "Học sinh Hà Nội", "giải đấu lớn nhất thế giới." ] }
Quan tâm hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học
Thời gian qua, không ít học sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, như: bị bạo lực, xâm hại, bắt nạt, thiếu kỹ năng sống… cho nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập và cuộc sống. Vì vậy, các địa phương, cơ sở giáo dục cần tăng cường hoạt động công tác xã hội, tư vấn tâm lý trong trường học cho học sinh.
Thời gian qua, Trường trung học cơ sở Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) luôn chú trọng các hoạt động công tác xã hội vàtư vấn tâm lýcho học sinh. Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư, tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên.Đặc biệt, chú trọng hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý để chủ động ngăn ngừa những tác động tiêu cực gây bất ổn ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nhà trường cũng chủ động thu thập những ý kiến đóng góp của học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên trong các vấn đề liên quan đến công tác tham vấn tâm lý nhằm góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển toàn diện và bền vững.Trong năm học 2022-2023, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tập trung vào các nội dung: hướng nghiệp (tham vấn giúp học sinh chọn khối thi, chọn nghề, thông tin tuyển sinh); phương pháp học tập; tình yêu, quan hệ bạn bè với bạn cùng giới và khác giới; vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; ứng xử, giao tiếp với gia đình, bạn bè, thầy, cô giáo. Các hoạt động này thực tế đã góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và mơ ước của mình; giúp định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.Những năm gần đây, Hà Nội là một trong những địa phương tích cực triển khai hoạt động công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trang bị cho tất cả các trường trực thuộc cơ sở vật chất của phòng tư vấn tâm lý; phối hợp Khoa Tâm lý (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), Học viện Quản lý giáo dục tổ chức nhiều lớp tập huấn về năng lực, kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục.Đồng thời, khuyến khích các cơ sở giáo dục, nhất là Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, các cụm trường trung học phổ thông tổ chức các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh với những nội dung: Thực trạng, khó khăn và giải pháp, tâm lý học sinh thời đại 4.0; linh hoạt bố trí các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động nhóm. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh. Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.Hiện nay, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp lứa tuổi. Các trường thường xuyên tổ chức tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện qua phòng tham vấn học đường và các hoạt động được tổ chức tại trường học.Tại Hải Phòng, bên cạnh công tác dạy học, ngành giáo dục và đào tạo thành phố cũng chú trọng công tác xã hội, tư vấn tâm lý cho học sinh. Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng, Đỗ Thị Hòa, lứa tuổi học sinh, nhất là các em cấp trung học cơ sở với đặc điểm tâm sinh lý đang phát triển mạnh, nhận thức các vấn đề trong cuộc sống chưa đầy đủ. Vì vậy, khi đối mặt với những áp lực, khó khăn trong cuộc sống, căng thẳng trong học tập, quan hệ gia đình và xã hội, các em dễ có hành vi tiêu cực.Cá biệt, có học sinh bị trầm cảm, tự kỷ, ảnh hưởng lớn đến việc học tập, rèn luyện và hòa nhập cuộc sống. Theo kết quả khảo sát học sinh cấp trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy, có hơn 30% số học sinh cho biết đôi khi gặp khó khăn về tâm lý, đặc biệt là học sinh lớp 8 và lớp 9; khoảng 6% số học sinh cho biết thường xuyên gặp khó khăn về tâm lý; 35,5% số học sinh khó khăn trong học tập; 24,5% số học sinh liên quan đến các mối quan hệ như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò; 20,3% số học sinh liên quan đến cá nhân học sinh như tâm lý tuổi mới lớn, sức khỏe sinh sản vị thành niên, quản lý cảm xúc, kỹ năng sống, bạo lực học đường; 17,6% số học sinh liên quan đến định hướng tương lai như phát triển năng khiếu, chọn trường, sở trường…Tuy nhiên, hiện nay, thành phố Hải Phòng thiếu 1.435 giáo viên, nhiều giáo viên phải dạy tăng tiết để bảo đảm chương trình học, quỹ thời gian dành cho công tác tư vấn tâm lý không nhiều; sự phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường đôi khi không đồng nhất, nhiều người có tư tưởng "khoán trắng" việc giáo dục con trẻ cho nhà trường là một trong những khó khăn cần được khắc phục trong thời gian tới.Quyền Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trần Văn Đạt cho biết, giai đoạn 2015-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số văn bản liên quan đến tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học. Hằng năm, chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện một số nhiệm vụ về công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường; phối hợp tích cực với các bộ, ngành để thực hiện.Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương, cơ sở giáo dục cần quan tâm hơn nữa và thực hiện hiệu quả hoạt động này; đồng thời sẽ nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chú trọng tới các vấn đề về các nguồn lực triển khai; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; tham mưu ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục.
https://nhandan.vn/quan-tam-hoat-dong-tu-van-tam-ly-trong-truong-hoc-post771997.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Tư vấn tâm lý", "Công tác xã hội", "Tâm lý học đường", "Vị thành niên", "Quan hệ bạn bè", "Tham vấn", "Giáo dục Chính trị", "Giới tính" ] }
Đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục bằng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo
NDO -Ngày 13/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi sốgiáo dục với dữ liệu và AI (trí tuệ nhân tạo): Giải pháp từ Google for Education”.
Sự kiện do Công ty AI Education (đối tác được ủy quyền toàn phần của Google for Education Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh) cùng Trung tâm Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, thu hút hơn 500 đại biểu là Ban giám hiệu các trường học, giáo viên, phụ huynh... đến từ các tỉnh, thành phố phía nam.Tại hội thảo, ông Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng Trường đại học Sài Gòn chia sẻ, trong thời đại công nghệ 4.0, việc chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Áp dụng dữ liệu vàtrí tuệ nhân tạotrong giáo dục không chỉ tăng cường chất lượng giảng dạy và học tập, mà còn cá nhân hóa quá trình học cho từng học sinh.Đồng thời, tạo điều kiện môi trường học tập sáng tạo và hiệu quả, giúp học sinh phát triển toàn diện và sẵn sàng tham gia vào thế giới số.Tin liên quanHiệu quả từ chuyển đổi số trong giáo dụcTrường đại học Sài Gòn đã thành lập Viện Khoa học Dữ liệu-Trí tuệ nhân tạo là đối tác chiến lược của Google for Education trong việc xây dựng và kiểm định các mô hình trường học số Google, cũng như chương trình phổ cập trí tuệ nhân tạo theo đề án của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.Đề cập đến các giải pháp chuyển đổi số giáo dục, ông Đỗ Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Công ty AI Education giới thiệu các giải pháp của Google for Education giúp thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, xây dựnggiáo dục sốvà trường học số.Diễn ra trình bày giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục tại hội thảo.Các giải pháp này bao gồm: Bộ công cụ Google Workspace for Education; Công cụ Google Classroom; Kinh nghiệm triển khai các giải pháp dữ liệu giúp hoạch định chiến lược đào tạo, ra quyết định dựa vào dữ liệu lớn từ các nước trong khu vực châu Á.Tại hội thảo, Ban Tổ chức đã tổ chức ra mắt Cộng đồng Google Educator Việt Nam, nơi kết nối các nhà giáo dục tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ Google vào giảng dạy. Cộng đồng hiện có hơn 300 thành viên đến từ 8 tỉnh, thành phố cả nước.Cộng đồng Google Educator Việt Nam hướng đến mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau phát triển trong chuyển đổi số giáo dục, nhất là chia sẻ các sáng kiến giảng dạy và các bài tập ứng dụng thực tế, đồngthời, hỗ trợ lẫn nhau trong việc ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy, cập nhật thông tin mới nhất về các giải pháp Google for Education...
https://nhandan.vn/day-manh-chuyen-doi-so-giao-duc-bang-du-lieu-va-tri-tue-nhan-tao-post804568.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:54", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Hội thảo", "chuyển đổi số giáo dục", "trí tuệ nhân tạo" ] }
77 chỉ tiêu học bổng diện Hiệp định đi học tại Trung Quốc năm 2024
NDO -Chính phủ Trung Quốc cấp 77 chỉ tiêu học bổng năm 2024 cho công dân Việt Nam đi đào tạo bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Trung Quốc. Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đi học tại Trung Quốc năm 2024 diện Hiệp định với 77 chỉ tiêu.
Thời gian đào tạo đối với chương trình tiến sĩ là từ 3 đến 5 năm học; chương trình thạc sĩ từ 2 đến 4 năm học; chương trình đại học từ 4 đến 5 năm học.Chính phủ Trung Quốc miễn học phí cho quá trình học tập, bố trí chỗ ở, cấp bảo hiểm y tế, tài liệu học tập và học bổng hằng tháng theo mức quy định của Chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và một lượt về, lệ phí làm hộ chiếu, visa, phí đi đường và cấp bù sinh hoạt phí theo quy định hiện hành căn cứ trên mức hỗ trợ của phía Trung Quốc dành cho du học sinh Việt Nam.Ngôn ngữ sử dụng trong học tập và nghiên cứu là tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Ứng viên dự tuyển nếu chưa có ngoại ngữ thì được đăng ký dự tuyển để đi học bằng tiếng Trung Quốc (được bố trí học 1 năm dự bị tiếng Trung Quốc tại Trung Quốc) và phải vượt qua được kỳ thi sát hạch tiếng Trung Quốc do Chính phủ Trung Quốc tổ chức trước khi vào học chuyên ngành.Thời hạn nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng là trước ngày 16/01/2024.Các trường hợp ứng viên được ưu tiên trong xét tuyển: Người đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục; Ứng viên đoạt các giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia; Ứng viên dự tuyển trình độ sau đại học; Ứng viên có nhiều thành tích tốt trong học tập và rèn luyện, thành tích nghiên cứu khoa học (thể hiện qua các bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc báo cáo tại hội nghị khoa học cấp cơ sở trở lên và được đăng trong kỷ yếu hội nghị hoặc tham gia đề tài nghiên cứu cấp Bộ trở lên và đề tài đó đã được nghiệm thu hoặc ứng dụng); Ứng viên thuộc đối tượng đào tạo theo các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện, đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của chương trình học bổng.
https://nhandan.vn/77-chi-tieu-hoc-bong-dien-hiep-dinh-di-hoc-tai-trung-quoc-nam-2024-post784567.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "du học", "học bổng du học 2024", "du học Trung Quốc", "học bổng Hiệp định", "Giao lưu hữu nghị" ] }
Ba phương thức xét tuyển vào Trường đại học Kinh tế Quốc dân năm 2024
NDO -Trường đại học Kinh tế Quốc dâncông bố đề án tuyển sinh năm 2024 dự kiến tuyển 6.200 chỉ tiêu. Trường sử dụng ba phương thức xét tuyển gồm: xét tuyển thẳng (2%); xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (18%); xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường (80%).
Ngưỡng đầu vào đối vớiphương thứcxét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệpTHPT năm 2024 dự kiến là 20 điểm gồm điểm ưu tiên. Trường sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.Đối vớiphương thức xét tuyển kết hợp, ngưỡng đầu vào là điều kiện nộp hồ sơ của từng đối tượng xét tuyển kết hợp, gồm 2 nhóm:Nhóm 1, không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT là thí sinh: có chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT; thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc (APT) của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên…Trong đó, điều kiện nhận hồ sơ thí sinh đạt mức điểm: SAT từ 1200 điểm trở lên; ACT từ 26 điểm trở lên; HSA từ 85 điểm trở lên; APT từ 700 điểm trở lên; TSA từ 60 điểm trở lên; hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160, W 150) trở lên kết hợp với điểm HSA/APT/TSA nêu trên.Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và điểm thi SAT/ACT/HSA/APT/TSA nêu trên cần có trong thời hạn hai năm tính đến ngày 1/6/2024.Tin liên quanTrường đại học Kinh tế quốc dân công bố điểm sàn xét tuyểnNhóm 2,sử dụng kết hợp điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Điều kiện nhận hồ sơ: thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn hai năm tính đến ngày 1/6/2024 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160, W 150) trở lên và có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của môn Toán và một môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của trường.Thí sinh đạt ngưỡng đầu vào, đủ điều kiện được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo tất cả các đối tượng và phương thức xét tuyển; được đăng ký không giới hạn nguyện vọng theo mã tuyển sinh của trường và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất).Trường đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp trong các nguyện vọng thí sinh đã đăng ký; nếu đã trúng tuyển nguyện vọng có ưu tiên cao hơn, thí sinh sẽ không được xét các nguyện vọng có mức độ ưu tiên tiếp theo.
https://nhandan.vn/ba-phuong-thuc-xet-tuyen-vao-truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-nam-2024-post791854.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Trường đại học Kinh tế Quốc dân", "xét tuyển", "tuyển sinh", "thi tốt nghiệp", "đề án tuyển sinh" ] }
Tạo nền tảng giúp giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất vươn lên
Triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, ngoài nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên thì việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng góp phần quan trọng thực hiện đổi mới thành công. Vì vậy, những năm qua, Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) được triển khai nhằm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giúp các trường vùng khó khăn vươn lên, đổi mới hiệu quả.
Phòng học bộ môn Hóa Sinh, Trường THCS Phú Lương, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) hiện đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Trước đây khi chưa có phòng học bộ môn này, trong giờ thực hành các giáo viên thường “dạy chay” tốn khá nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả không cao. Theo Hiệu trưởng Trường THCS Phú Lương Dương Đức Thoan, sau khi được đầu tư mới bốn phòng học và hai phòng bộ môn theo chương trình Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, các hoạt động giáo dục của trường ngày một hiệu quả, nhất là các hoạt động thí nghiệm, thực hành trở nên thực tế hơn, không còn khô khan, chỉ có lý thuyết. Các phòng học mới và phòng bộ môn đã giúp thầy và trò nhà trường nâng cao chất lượng dạy, học.Trong khi đó, tại Trường THCS Phú Xuân (huyện Phú Vang), đã có khu nhà bốn phòng học kiên cố kiêm khu vực tránh lũ. Trước đây cứ đến mùa mưa, thầy và trò rất vất vả vì trường bị ngập sâu trong nước nhiều ngày, ảnh hưởng lớn đến trang thiết bị và công tác dạy học. Cô giáo Nguyễn Thị Tình, giáo viên Trường THCS Phú Xuân cho biết, đặc điểm địa hình của địa phương là thường xuyên ngập lụt vào mùa mưa. Tòa nhà xây dựng theo Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất khá thoáng mát, rộng rãi vừa là phòng học, vừa phục vụ cho việc tránh lũ không chỉ của giáo viên, học sinh mà còn cho người dân trong vùng.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, những năm qua, địa phương được Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất đầu tư xây dựng 38 phòng học, năm phòng bộ môn và hai phòng thư viện tại tám trường THCS thuộc năm huyện, thị xã. Ngoài ra, dự án cũng cung cấp nhiều trang thiết bị cho các trường như bàn ghế, tủ, thiết bị dạy học, bảng chống lóa, máy in, màn hình đa chức năng... Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đều mới, bảo đảm quy chuẩn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các trường. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Tân cho biết, dự án đã hỗ trợ địa phương nhiều công trình, tổ chức các hoạt động dạy học trong nhà trường, mang lại niềm hạnh phúc cho các em học sinh, các thầy, cô giáo. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 5 năm tới, dự kiến có khoảng 30 nghìn học sinh mỗi năm học và cán bộ giáo viên tiếp tục được hưởng lợi từ công trình xây dựng và các trang thiết bị do dự án cung cấp.Không chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa, những năm qua ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh luôn được quan tâm đầu tư cho nên có những bước phát triển khá toàn diện. Trong đó, nhiều chương trình, dự án của các bộ, ngành, đơn vị cũng được triển khai góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Điển hình là Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất đã đầu tư cơ sở vật chất phòng học, phòng thí nghiệm, phòng nội trú, trang thiết bị hỗ trợ dạy học tại vùng sâu, vùng xa sáu huyện của tỉnh, đã đáp ứng được mục tiêu hỗ trợ cho giáo dục; giúp rút ngắn khoảng cách giáo dục vùng khó khăn với vùng phát triển của tỉnh.Ông Phạm Xuân Luận, trợ lý giám sát, đánh giá Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất cho biết, mục tiêu của dự án nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục THCS cho học sinh ở những khu vực khó khăn; hỗ trợ thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi. Đến nay, dự án đã hoàn thành xây dựng 747 phòng học, hỗ trợ cho 212 trường vùng khó khăn của 28 tỉnh. Việc xây dựng các phòng học bảo đảm đúng các chính sách về môi trường và an sinh xã hội. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng học sinh tại khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số bỏ học nhiều do trường, lớp xa nhà, đi lại khó khăn vì địa hình cách trở, thời tiết khắc nghiệt dẫn đến không thể đi về trong ngày, dự án đã hoàn thành xây dựng 358 phòng bán trú, xây dựng 34 bếp ăn; 46 nhà vệ sinh chung, 50 nhà vệ sinh cho học sinh bán trú của 212 trường. Dự án cũng đầu tư thiết bị cho 86 thư viện xây mới và bổ sung cho 810 phòng thư viện hiện có; 125 phòng học bộ môn xây mới và khoảng 666 phòng học bộ môn hiện có. Dự án cũng trang bị thiết bị hỗ trợ công tác tập huấn thường xuyên giáo viên THCS cho khoảng 135 cơ sở giáo dục và khoảng 344 cụm trường… Các thiết bị phòng học trực tuyến, thí nghiệm, thư viện được cung cấp hiện đại và chất lượng cao, là sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường quốc tế. Việc hướng dẫn, tập huấn sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng các trang thiết bị được thực hiện để bảo đảm sử dụng lâu dài.Kết quả quá trình đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường THCS vùng khó khăn nhất đạt hiệu quả cao, giúp tăng cơ hội tiếp cận với giáo dục THCS và duy trì số lượng học sinh dân tộc thiểu số, trẻ em gái, trẻ em gặp khó khăn ở các trường THCS vùng trung du và miền núi phía bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung, những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ được đến trường. Theo dữ liệu thống kê năm học 2022-2023, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi tăng mạnh ở tất cả các khu vực thuộc dự án. Với số phòng học, phòng bán trú đã được xây dựng, trang bị đầy đủ thiết bị, giúp các trường THCS thụ hưởng sử dụng hiệu quả cho 92.219 học sinh, trong đó có 7.652 em được ở bán trú. Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư hiện đại, phù hợp với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp các nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và học sinh thích ứng nhanh với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao ■
https://nhandan.vn/tao-nen-tang-giup-giao-duc-trung-hoc-co-so-vung-kho-khan-nhat-vuon-len-post777962.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "THCS Phú Lương", "THCS Phú Xuân", "Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất", "đổi mới giáo dục" ] }
Những vấn đề đặt ra trong chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương
NDO -Trong hai ngày 19 và 20/10, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Đại học Tours (Pháp) tổ chức hội thảo quốc tế năm 2023 với chủ đề “Hiện tượng xoay trục hoạt động thương mại sang châu Á-Thái Bình Dương - Ảnh hưởng đối với chính sách của các đối tác kinh tế bên trong và bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và môi trường”.
Hội thảo thu hút các diễn giả đến từ nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Canada, Hàn Quốc, Indonesia, Nga, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam…Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, khu vực châu Á-Thái Bình Dương được coi là động cơ kinh tế chính của toàn cầu, nơi hội tụ những nền kinh tế “rồng”, “hổ” năng động và mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng cao, thị trường hấp dẫn, lực lượng lao động trẻ trung, chăm chỉ.Các quốc giachâu Á-Thái Bình Dươngnắm giữ vị trí địa, chính trị chiến lược. Vì vậy, từ vài thập kỷ qua, châu Á-Thái Bình Dương trở thành tâm điểm của chiến lược xoay trục của nhiều quốc gia lớn, nhỏ trên thế giới.Các chiến lược này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, mà còn được thiết kế dựa trên những tính toán ở nhiều phương diện khác, trong đó có ngoại giao, chính trị.Chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương đã, đang và sẽ chi phối, ảnh hưởng đến chính sách và luật của các quốc gia trong và ngoài khu vực.Đặc biệt, để thực thi chiến lược đó, một mạng lưới dày đặc và rộng lớn các hiệp định tự do hóa thương mại, bảo hộ đầu tư được ký kết giữa các đối tác trong khu vực với nhau, giữa các đối tác trong khu vực với các đối tác bên ngoài khu vực.Tiến sĩ Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo.Trong mạng lưới đó, có những hiệp định quan trọng mang tính chất toàn cầu nhưng cũng có nhiều hiệp định song phương với quy mô tương đối nhỏ.“Là những chuyên gia về luật, kinh tế, chính sách công, những nhà ngoại giao, chính trị, nhiệm vụ của chúng ta là phải nhìn thấu mạng lưới dày đặc ấy, nắm được điểm mấu chốt, quy luật, đặc trưng của các hiệp định”, Tiến sĩ Lê Trường Sơn nhấn mạnh.Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đặt vấn đề, chúng ta cũng phải trả lời được câu hỏi quan trọng là: Các hiệp định ấy và việc thực thi hiệp định đóng góp thế nào cho mục tiêu bảo đảm an ninh, phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế, gìn giữ môi trường, bảo vệ quyền con người ở tầm mức quốc gia, khu vực và thế giới, bảo đảm công bằng, hỗ trợ những quốc gia đang phát triển?.Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các chuyên gia pháp lý cùng phân tích, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi quy định, nguyên tắc pháp lý, các cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.Hội thảo cũng là dịp tạo ra kênh đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các học giả, và các doanh nghiệp, các cố vấn pháp lý của Việt Nam, ASEAN và các đối tác khác đang tham gia vào hoạt động thương mại, kinh doanh, đầu tư quốc tế.Qua đó, gắn kết hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, năng lượng, thương mại dịch vụ, công nghệ, dịch vụ pháp lý… với thực tiễn thương mại quốc tế hiện đại.
https://nhandan.vn/nhung-van-de-dat-ra-trong-chien-luoc-xoay-truc-sang-chau-a-thai-binh-duong-post778388.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "châu Á-Thái Bình Dương", "nền kinh tế", "hiệp định", "thương mại tự do" ] }
Vai trò của người thầy trong đổi mới giáo dục
Ðổi mới đã, đang đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với người thầy, đòi hỏi người thầy phải có vai trò mới trong sự nghiệp "trồng người". TrongChương trình giáo dục phổ thôngnăm 2018, việc đổi mới phương pháp dạy học là giải pháp then chốt, trong đó, giáo viên được xác định là người "cố vấn", tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học. Muốn làm được điều đó, đội ngũ giáo viên không chỉ cần đủ số lượng mà còn phải được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Thực tế thời gian qua cho thấy, công tác sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định.Cả nước hiện còn thiếu 118.253 giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ giáo viên còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học; giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau; tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương thấp hơn so với nhu cầu thực tế…Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" đã khẳng định, bên cạnh sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, thì người thầy được xác định đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của năm học mới 2023-2024 được Bộ Giáo dục và Ðào tạo đề ra là bảo đảm đội ngũ giáo viên để thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã trao quyền chủ động, sáng tạo cho giáo viên.Giáo viên được chủ động lựa chọn cách thức dạy học, kiểm tra, đánh giá nhằm giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học nhiều hơn. Giáo viên được chuyển vai trò từ truyền thụ kiến thức là chính sang tổ chức, hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ cho học sinh. Như vậy, người thầy buộc phải đổi mới và nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu củađổi mới giáo dục, giáo viên gặp phải không ít khó khăn, thách thức với khối lượng công việc nhiều hơn, khó lên. Những sự động viên về vật chất, điều kiện, thu nhập, đời sống chưa có nhiều thay đổi đã tác động đến tâm lý, khiến một bộ phận không nhỏ giáo viên nghỉ việc để làm công việc khác.Trong khi đó, công tác tuyển dụng ở các địa phương hiện cũng gặp nhiều vướng mắc. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, có biên chế, có chế độ ưu đãi nhưng không tuyển được giáo viên Ngoại ngữ, Tin học, Mỹ thuật, Nghệ thuật. Một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ dù có chỉ tiêu nhưng lại không tuyển được giáo viên mầm non…Trong khi công tác tuyển dụng, "giữ chân" giáo viên còn nhiều khó khăn, thì hằng năm, số học sinh cũng tăng lên đã tạo thêm nhiều áp lực, vất vả cho các thầy cô và ngành giáo dục, một mặt phải bảo đảm công tác tổ chức dạy học, mặt khác phải phát huy hiệu quả sứ mệnh của người thầy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.Vì vậy, trong thời gian tới, các địa phương, cơ sở giáo dục cần làm tốt hơn công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; thực hiện tốt công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu sử dụng giáo viên bảo đảm sát thực tế; tổ chức rà soát, khảo sát việc thực hiện chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông; đề xuất các chính sách đặc thù nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục; tạo động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác và gắn bó với nghề.Từ thực tế tại nhiều địa phương, đòi hỏi Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt biên chế giáo viên bổ sung cho các địa phương trong giai đoạn 2022-2026; tham mưu Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế tuyển dụng để các cơ sở giáo dục được ký kết hợp đồng lao động góp phần giải quyết khó khăn về tình trạng thiếu giáo viên trong triển khai chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Mặt khác, cần sửa đổi, bổ sung quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông để làm căn cứ pháp lý cho các địa phương thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập…
https://nhandan.vn/vai-tro-cua-nguoi-thay-trong-doi-moi-giao-duc-post770775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "giáo dục", "vai trò", "người thầy", "đổi mới giáo dục" ] }
Đại học Thái Nguyên nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng
Được thành lập ngày 4/4/1994, 30 năm qua,Đại học Thái Nguyênđã không ngừng vươn lên trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong hầu hết lĩnh vực; là nơi tư vấn và phản biện các chính sách phát triển nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng trung du và miền núi phía bắc và cả nước.
Trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao30 năm qua, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng vươn lên, lớn mạnh, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực, nằm trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu châu Á; là trung tâm đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững cộng đồng với giá trị cốt lõi "Sáng tạo-Nhân văn -Chất lượng". Đến nay, Đại học Thái Nguyên có bảy trường đại học thành viên và đều được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục chu kỳ II; một trường cao đẳng; hai phân hiệu đào tạo tại tỉnh Lào Cai và Hà Giang, Nhà xuất bản và các trung tâm phục vụ đào tạo, nghiên cứu, thực hành.Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của Đại học Thái Nguyên tăng nhanh so với khi thành lập với 2.454 người, trong đó có 162 Giáo sư, Phó Giáo sư (tăng 20,2 lần), 925 Tiến sĩ (tăng 10,2 lần); 1.890 Thạc sĩ và tương đương (tăng 8,3 lần). Tổng số cán bộ giảng dạy có trình độ từ Thạc sĩ trở lên chiếm hơn 95%, trong đó có 176 giảng viên cao cấp, hai giảng viên là Anh hùng Lao động, 10 Nhà giáo Nhân dân và Thầy thuốc Nhân dân, 139 Nhà giáo Ưu tú và Thầy thuốc Ưu tú.Đến năm 2023, Đại học Thái Nguyên đào tạo 358 ngành (tăng 8 lần), trong đó có 142 ngành đào tạo sau đại học, gồm: 39 ngành tiến sĩ, 70 ngành thạc sĩ, 33 chuyên ngành chuyên khoa Y-Dược; các ngành đào tạo bao trùm tất cả lĩnh vực đào tạo (trừ an ninh-quốc phòng, ngoại giao).Quy mô tuyển sinh các trình độ đào tạo không ngừng tăng lên, năm 2023 tuyển sinh các trình độ đạt hơn 26.500 người, quy mô đào tạo gần 71 nghìn người, trong đó đào tạo sau đại học là hơn bốn nghìn người và gần một nghìn lưu học sinh nước ngoài. Qua đó, Đại học Thái Nguyên khẳng định uy tín, chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo theo hướng tiên tiến và hội nhập quốc tế khi đang hợp tác đào tạo với hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế, đã và đang trở thành đại học có sức hút người học trong nước và quốc tế.Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn chính sáchNghiên cứu khoa học, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống, tư vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước và các địa phương là yếu tố then chốt, không tách rời nhiệm vụ đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển của Đại học Thái Nguyên. Giai đoạn 2014-2023, Đại học Thái Nguyên đã triển khai thực hiện 123 đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước; 247 đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh; 442 đề tài cấp Đại học Thái Nguyên; công bố 2.846 bài báo khoa học trên các tạp chí ISI/SCOPUS; 2.060 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín khác, trong đó đạt nhiều giải thưởng cao trong nước và quốc tế.Chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định "Tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, hướng tới mô hình đại học xanh; tập trung phát triển một số ngành đào tạo trọng điểm, mũi nhọn đạt chuẩn kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng và Nhà nước".Những năm vừa qua, Đại học Thái Nguyên chú trọng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ đối với các địa phương, doanh nghiệp; đặc biệt năm 2018 đã ký kết với tỉnh Thái Nguyên chương trình hợp tác, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ với tổng kinh phí 100 tỷ đồng. Các chương trình mà Đại học Thái Nguyên đã và đang hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến, tư vấn, phản biện chính sách với nhiều bộ, ngành, địa phương, góp phần tích cực làm sáng tỏ quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, khai thác tiềm năng, lợi thế vùng, phục vụ cộng đồng, nhất là các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.Chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định "Tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, hướng tới mô hình đại học xanh; tập trung phát triển một số ngành đào tạo trọng điểm, mũi nhọn đạt chuẩn kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng và Nhà nước".600 nghìn kỹ sư, cử nhân, bác sĩ được đào tạo tại Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên những năm qua, trong đó có nhiều cán bộ cấp chiến lược với nhiều đóng góp xuất sắc đối với đất nước, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu đã và đang tạo động lực phát triển vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. Đại học Thái Nguyên còn có đóng góp lớn trong công tác phát triển Đảng trong sinh viên, luôn duy trì ở tỷ lệ 10-15%.Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, ghi nhận những đóng góp xuất sắc, Đại học Thái Nguyên tiếp tục vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất; 12 tỉnh trong vùng trung du, miền núi Bắc Bộ tặng Bằng khen cho Đại học Thái Nguyên về những đóng góp trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
https://nhandan.vn/dai-hoc-thai-nguyen-no-luc-thuc-hien-nhiem-vu-chien-luoc-quoc-gia-nhiem-vu-phat-trien-vung-post802857.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Đại học Thái Nguyên", "chiến lược quốc gia", "phát triển vùng" ] }
Tổ chức chu đáo việc đón Tết cho học sinh, sinh viên
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạovừa có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương, các cơ sở đào tạo quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đónTết Nguyên đán Giáp Thìn 2024vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống.Các địa phương, đơn vị trong ngành Giáo dục tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng pháo; nâng cao kỹ năng về phòng chống tại nạn, thương tích, phòng tránh các tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn nhất là an toàn trên không gian mạng; có giải pháp bảo đảm kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023-2024 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng bảo đảm an toàn tuyệt đối cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng, chống cháy nổ.Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo cần chủ động có kế hoạch chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục.Các sở quan tâm chăm lo cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Đối với học sinh, sinh viên, các đơn vị chủ động liên hệ, phối hợp các doanh nghiệp vận tải hành khách tổ chức bán vé tàu, xe tại trường học cho học sinh, sinh viên về nghỉ Tết; quan tâm tổ chức chu đáo việc đón Tết đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết cùng gia đình.Đáng chú ý, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức.Các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, hội nghị tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương. Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng phải thật sự nêu gương trong việc thực hiện vui xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
https://nhandan.vn/to-chuc-chu-dao-viec-don-tet-cho-hoc-sinh-sinh-vien-post790475.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "đón Tết", "học sinh", "sinh viên", "Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024" ] }
Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư
NDO -Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội(USTH) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao quyết định và bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023. Đây là năm đầu tiên trường tổ chức lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận đạttiêu chuẩn chức danhGiáo sư, Phó giáo sư, ghi nhận một dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển.
Theo Quyết định số 80/QĐ-HĐGSNN của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, năm 2023,Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nộicó 3 nữ nhà khoa học là giảng viên được công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư. Đó là:Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Thị Mai Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội được công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư ngành Hóa học.Tiến sĩ Mai Hương, Phó Trưởng khoa Nước-Môi trường-Hải dương học được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó Giáo sư ngành Hóa học.Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phó Trưởng khoa Khoa học Sự sống được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó Giáo sư ngành Dược học.Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu quốc gia, nơi công tác của nhiều nhà khoa học giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Bên cạnh công tác nghiên cứu thì công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng rất được chú trọng.Hiện nay, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 3 cơ sở đào tạo là: Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Toán học và Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.Năm 2023, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 21 tân Giáo sư, Phó giáo sư được công nhận bởi Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.Đây là năm đầu tiên Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, ghi nhận một dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển của trường.Trên cương vị Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh chúc mừng và chia vui cùng 3 nữ nhà khoa học - giảng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư của trường năm 2023.Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh bày tỏ sự tin tưởng rằng, trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của 2 hiệu trưởng là Giáo sư Jean-Marc Lavest và Giáo sư Đinh Thị Mai Thanh, cùng với sự đồng lòng quyết tâm của tập thể cán bộ, giảng viên-nghiên cứu viên, nhân viên, Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ tiếp tục bám sát chiến lược phát triển Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2022-2030 để đạt được mục tiêu trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu xuất sắc của quốc gia và trong khu vực, đóng góp tích cực cho công tác đào tạo của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-khoa-hoc-va-cong-nghe-ha-noi-trao-quyet-dinh-bo-nhiem-chuc-danh-giao-su-pho-giao-su-post791135.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Hội đồng Giáo sư Nhà nước", "Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam" ] }
Nhiều thách thức an ninh với sinh viên thời đại số
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng sinh viên đông nhất cả nước; trong đó, riêng khối đại học có hơn 600 nghìn sinh viên. Đây là đối tượng thường bị tấn công trên internet.
Theo thông tin Ban Cơ yếu Chính phủ, tháng 8/2021, một tài khoản có tên xxx983 đã đăng bán trên một diễn đàn công khai dữ liệu của hơn 300.000 sinh viên trường đại học tại Việt Nam bao gồm họ tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, hình ảnh chứng minh nhân dân, hộ chiếu, khóa học, lớp học. Những thông tin này có thể được sử dụng với mục đích thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo...Trước đó, một vụ việc liên quan hình ảnh một sinh viên tại ký túc xá khu B, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh bị các đối tượng khống chế để cướp tài sản. Vụ việc này được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, các diễn đàn,... Trên nhiều diễn đàn, các đối tượng đưa ra những câu hỏi lập lờ về vấn đề an ninh đối với hàng chục nghìn sinh viên tại đây liệu có được bảo đảm? Sinh viên cần làm gì khi bị cướp?,... Sau khi điều tra, cơ quan chức năng xác định, không có vụ cướp nào xảy ra như thông tin lan truyền mà đây là câu chuyện các sinh viên tự dàn dựng rồi đăng lên mạng xã hội.Theo thống kê, Việt Nam có 77,93 triệu người sử dụng internet (tương đương 79,1% tổng dân số, tăng 5,3 triệu người (tăng 7,3%) so với năm 2022). Trong đó, có 70 triệu người dùng mạng xã hội và 64,4 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên. Số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng đông và tăng nhanh, đặc biệt là thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 16 đến 24. Mạng xã hội mang đến rất nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên khi tiếp cận nguồn thông tin hỗ trợ học tập, giải trí và chia sẻ thông tin hữu ích.Tuy nhiên, mối lo về nguy cơ mất an ninh, dữ liệu cá nhân, bị lôi kéo vào các vụ việc tiêu cực cũng luôn hiện hữu. Trong đó, việc tiếp cận những thông tin xấu, độc không chọn lọc cẩn thận, xác minh tính đúng đắn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống, kết quả học tập của các sinh viên.Một nghiên cứu của các giảng viên, sinh viên Trường đại học An ninh Nhân dân cho thấy nhiều hệ lụy tiêu cực khi vấn đề về an ninh mạng của sinh viên gặp vấn đề. Cụ thể, các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội khiến sinh viên hiểu sai về các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, gây mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chính quyền.Thông tin xấu, độc làm ảnh hưởng đến tinh thần, đời sống, thậm chí là sức khỏe của sinh viên khi mà nhiều người dùng mạng xã hội có xu hướng quan tâm, thích hoặc chia sẻ thông tin giật gân, tiêu cực, trái chiều khiến các thông tin xấu, độc lan truyền nhanh chóng hơn. Những thông tin xấu, độc cũng tác động, làm lệch lạc hành vi, suy nghĩ, tư tưởng, nhân cách sống của sinh viên, dẫn tới hậu quả khó lường, thậm chí là vi phạm pháp luật.Một khảo sát với 300 sinh viên các trường đại học với câu hỏi: "Bạn gặp phải những khó khăn gì trong việc đưa ra hành động khi gặp những thông tin chứa nội dung xấu, độc?". Kết quả cho thấy, 152 sinh viên cho rằng, họ gặp khó khăn khi "giáp mặt" các dạng thông tin này là do sinh viên thiếu nguồn tin chính thống, xác thực (tỷ lệ 51%); 111 sinh viên cũng gặp khó khăn về trình độ lý luận chính trị, nhận thức chính trị, kiến thức của bản thân (tỷ lệ 37,2%). Một vấn đề đáng lo ngại khác là tỷ lệ sinh viên không thể nhận biết thông tin độc hại vẫn có tồn tại với 60/300 sinh viên, chiếm tỷ lệ 20,1%, đây là một con số đáng chú ý.Theo Thạc sĩ Trần Minh Tú, giảng viên Trường đại học Kinh tế-Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, mạng xã hội ngày càng phổ biến và dần đang trở thành kênh chia sẻ, tiếp cận thông tin, cung cấp tin tức, kiến thức về mọi lĩnh vực cuộc sống. Bên cạnh những tác động tích cực thì thông tin chia sẻ trên mạng xã hội cũng có nhiều biến tướng, độc hại; do đó, sinh viên cần nhận thức rõ ràng về những mối de dọa trên mạng xã hội, thẩm định rõ ràng thông tin, vấn đề trước khi sử dụng.Về phía bản thân sinh viên, cần xác định mục đích sử dụng mạng xã hội lành mạnh để nó trở thành một phương tiện phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu, giải trí và chia sẻ thông tin tích cực. Các sinh viên cần tìm hiểu, nắm vững Luật An ninh mạng để hiểu rõ những biện pháp bảo vệ an ninh mạng, những hành vi bị cấm để có những hành vi và nhận thức đúng về những thông tin tiếp cận trên mạng xã hội.Trước các thông tin khi tiếp xúc cần có sự thẩm định, kiểm tra, trong đó, kiểm tra nguồn đăng tải tin tức để xác minh chính xác nguồn của thông tin. Đồng thời phía nhà trường cần xây dựng và lồng ghép vào chương trình giảng dạy những kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao về thẩm định thông tin trên mạng xã hội.Việc cập nhật thông tin vào bài giảng là cần thiết để sinh viên có thể học hỏi và tiếp thu nhanh chóng. Phổ biến đến sinh viên về những vấn đề do tin giả gây ra và nâng cao ý thức về tin giả bằng cách áp dụng các bài tập tình huống thực tế, các câu chuyện đã xảy ra trong thực tế.Đứng ở góc độ pháp lý, trên cơ sở nghiên cứu về bảo vệ thông tin cá nhân của sinh viên với ba nguồn thông tin cá nhân gồm: Họ tên, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử, nhóm tác giả nghiên cứu thuộc Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu bổ sung quy định ghi nhận địa chỉ thư điện tử và số tài khoản ngân hàng là một nguồn dữ liệu cá nhân cơ bản vào Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm ghi nhận sự bảo vệ của pháp luật đối với nguồn thông tin cá nhân này.Ngoài ra, Luật Giáo dục đại học hiện hành cần bổ sung quy định có liên quan trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc ban hành những quy chế, quy định nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của sinh viên.
https://nhandan.vn/nhieu-thach-thuc-an-ninh-voi-sinh-vien-thoi-dai-so-post791998.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Tài khoản ngân hàng", "Luật An ninh mạng", "Dữ liệu" ] }
Những ngành học tuyển được nhiều thí sinh nhất năm 2023
NDO -Mặc dù có giảm nhẹ về tỷ lệ so với năm 2022, nhưng Kinh doanh và quản lý tiếp tục đứng đầu danh sách những ngành/lĩnh vực ở bậc đại học tuyển sinh được nhiều thí sinh trong năm 2023.
Ngày 15/3, tại hội nghị tổng kếtcông tác tuyển sinhgiai đoạn 2015-2023 và triển khai công tác tuyển sinh 2024, 2025 khối đại học và cao đẳng sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả tuyển sinh theo lĩnh vực năm 2023.Theo kết quả này, lĩnh vực tuyển được nhiều thí sinh nhất trong năm vừa qua là Kinh doanh và quản lý, chiếm 23,57% thí sinh tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng khối sư phạm. Tiếp theo sau là các ngành Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Nhân văn, Sức khoẻ.Những ngành tuyển được ít thí sinh, đứng cuối bảng là: Dịch vụ xã hội, Thú y, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên,...Kết quả tuyển sinh theo lĩnh vực năm 2023 và 2022 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
https://nhandan.vn/nhung-nganh-hoc-tuyen-duoc-nhieu-thi-sinh-nhat-nam-2023-post800186.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Toán học", "ngành học", "Kinh doanh và quản lý", "tuyển sinh", "ngành nghề đào tạo", "Máy tính và công nghệ thông tin" ] }
Kon Tum: Đề nghị huyện Đăk Hà báo cáo kết quả giải quyết thông tin báo chí
NDO -Sở Nội vụ tỉnhKon Tumvừa có Văn bản số 3355/SNV-TTr gửi Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà về việc xử lý thông tin vụ việc báo chí phản ánh, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà khẩn trương xử lý các thông tin báo chí phản ánh, bảo đảm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sau khi Báo Nhân Dân đưa tin nhiều giáo viên xinthôi chức, nghỉ việctại địa bàn huyện Đăk Hà, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum đã ra văn bản số 3202/SNV-TTr gửi Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà yêu cầu báo cáo kết quả xử lý thông tin vụ việc liên quan đến quản lý hồ sơ của công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; báo cáo kết quả giải quyết về Sở Nội vụ kèm theo tất cả hồ sơ, thông tin liên quan.Trả lời văn bản của Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà đã ra văn bản số 3549/UBND-NV báo cáo kết quả xử lý thông tin vụ việc liên quan đến quản lý hồ sơ của công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị. Tuy nhiên, tại văn bản trên, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà chưa có kết quả kiểm tra, xác minh xử lý thông tin liên quan.Tin liên quanKon Tum: Thêm 2 viên chức ngành giáo dục được cho nghỉ quản lýĐể kịp thời tham mưu, giải quyết những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, báo cáo các cấp có thầm quyền theo quy định. Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà khẩn trương xử lý các thông tin Báo Nhân Dân phản ánh; báo cáo kết quả giải quyết kèm theo tất cả hồ sơ, thông tin liên quan về Sở Nội vụ phục vụ công tác.
https://nhandan.vn/kon-tum-de-nghi-huyen-dak-ha-bao-cao-ket-qua-giai-quyet-thong-tin-bao-chi-post784636.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Kon Tum", "Khẩn trương xử lý thông tin báo chí", "Nhiều giáo viên nghỉ việc", "nghỉ quản lý", "giáo viên nghỉ việc" ] }
Sáng tạo trong thay đổi không gian trường, lớp học
Hòa Bình là địa phương có tới hơn 80% số trường học nằm ở vùng khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Bằng sự tâm huyết, sáng tạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên của tỉnh nỗ lực đổi mới, sáng tạo, từng bước thay đổi không gian trường, lớp học theo hướng xanh, an toàn, giúp học sinh yêu thích đến trường và hứng thú hơn trong học tập.
Từ một số trường thí điểm hiệu quả ban đầu vào năm 2020, đến nay, tất cả trường mầm non, tiểu học của tỉnh Hòa Bình đã triển khai mô hình xây dựng trường, lớp học xanh, an toàn, sáng tạo, hiệu quả.Phát huy tính sáng tạo của giáo viênNăm học 2023-2024 là năm thứ hai Trường mầm non Đông Phong (huyện Cao Phong) thực hiện mô hình xây dựng môi trường học tập xanh, an toàn, hiệu quả. Hiệu trưởng Bùi Thị Hoa dẫn chúng tôi đi thăm một số góc học tập do chính tay các cô giáo tự làm. Điều ấn tượng là các đồ dùng, đồ chơi tự tạo của giáo viên đều được tận dụng, tái chế từ giấy báo, bìa các-tông, những mẩu tre, mảnh gỗ để đưa vào lớp học một cách hài hòa, phù hợp, có tính giáo dục cao.Đặc biệt, sau khi cải tạo lại các khu vực chơi có sẵn và bổ sung thêm các khu vực chơi mới thì không gian chơi ngoài trời của trẻ được hình thành thêm một số khu: Khu phát triển vận động, khu bé khám phá thiên nhiên, nhà sàn không gian văn hóa Mường, khu chợ quê, vườn hoa, vườn rau cho trẻ chăm sóc… Trong lớp học, mỗi năm nhà trường khuyến khích giáo viên làm thêm các đồ dùng, đồ chơi bổ sung vào các góc chơi để trẻ hứng thú hơn trong học tập.Những ngày đầu thực hiện, cán bộ nhà trường phối hợp cùng làm đồ dùng, đồ chơi với giáo viên. Sau đó, lựa chọn những lớp làm tốt để nêu gương cho các lớp khác học theo. Trên cơ sở đó, giáo viên trang trí, sắp xếp lớp học không lòe loẹt, hình thức; bày biện đồ dùng, đồ chơi ở các góc ngăn nắp, khoa học, dễ lấy, dễ cất. Các lớp không rập khuôn, mỗi lớp có đặc điểm riêng phù hợp độ tuổi và tâm sinh lý của trẻ.Trực tiếp tham gia làm các đồ dùng, đồ chơi, cô giáo Bùi Thị Phượng cho biết, đã chủ động phối hợp cha mẹ học sinh để huy động các nguyên vật liệu và ngày công lao động. Sau khi hoàn thiện mô hình, các khu vực chơi được sắp xếp khoa học, thuận tiện, có sự liên thông giữa các khu vực chơi. Qua đó, giáo viên có thêm nhiều lựa chọn để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời, tăng trải nghiệm cho học sinh, qua đó chất lượng giáo dục trên lớp, ngoài trời nâng lên một cách rõ rệt. Từ khi xây dựng mô hình, cô Phượng nhận thấy trẻ mạnh dạn hơn trong phối hợp tập thể, có kỹ năng chơi, biết tìm tòi, sáng tạo thông qua các đồ dùng, đồ chơi.Ở huyện Kim Bôi, Trường tiểu học và trung học cơ sở A Đú Sáng với hơn 95% số học sinh là người Mường, điều kiện còn khó khăn nhưng thực hiện khá hiệu quả mô hình trường, lớp học xanh, an toàn, sáng tạo, hiệu quả.Thầy giáo Lê Văn Mạnh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, để thực hiện được mô hình này trước hết nhờ sự đồng thuận cao của Ban Giám hiệu và toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, sự chung tay, giúp sức từ ngày công lao động và các nguyên vật liệu của cha mẹ học sinh.Tuy nhiên, để đáp ứng từng tiêu chí cụ thể của mỗi nội dung về trường, lớp học an toàn, sáng tạo và hiệu quả là cả một thử thách lớn đối với giáo viên nhà trường. Tháng 8/2022, giáo viên cùng cha mẹ học sinh bắt tay cải tạo khu trồng rau, trồng hoa với mong muốn học sinh sớm có không gian ngập tràn màu sắc, nơi các con có thể thỏa sức chơi đùa sau những giờ học căng thẳng.Không gian trong lớp học cũng được thầy, cô giáo, học sinh và cha mẹ thiết kế phục vụ hoạt động học tập, rèn luyện bằng các đồ dùng, vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, dễ làm, gần gũi, thân thiện với môi trường. Ở gầm cầu thang, các thầy, cô giáo vẽ, trang trí, làm nơi để các em được thỏa sức sáng tạo các sản phẩm STEM phong phú và đặc sắc. Cầu thang được vẽ trang trí sinh động, hài hòa, pha lẫn với kiến thức tiếng Anh, Toán giúp các em có thêm điều kiện ghi nhớ kiến thức.Trong nhiều góc học tập được thiết kế sáng tạo phải kể đến nhà trải nghiệm cộng đồng. Nhà trải nghiệm cộng đồng được trang trí với các nội dung: Góc dân gian, góc mỹ thuật, góc cộng đồng gắn liền với lịch sử văn hóa địa phương, như lễ hội của người Mường, các trò chơi dân gian, các điệu múa dân ca, các sản phẩm, những bức tranh, các nông cụ trong sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, trang phục dân tộc, tất cả được thể hiện hòa quyện trong không gian trường, lớp mang đậm bản sắc văn hóa. Mảnh đất trống của trường được thầy, cô giáo, học sinh và cha mẹ thiết kế, cải tạo, vun trồng thành những luống rau, vườn thuốc nam xanh tốt, giúp các em biết về tác dụng của các cây thuốc quanh ta và thêm quý trọng những thành quả từ công sức lao động của mình tạo ra.Tạo sức lan tỏa trong toàn ngành giáo dụcĐể thống nhất cách làm và tạo sức lan tỏa, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình đã ban hành bộ tiêu chí thực hiện mô hình trường, lớp học xanh, an toàn, sáng tạo, hiệu quả đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học. Các tiêu chí là trường được trồng nhiều cây xanh, cây bóng mát, trồng hoa phủ xanh các khoảng đất trống; có hệ thống thùng rác có nắp đậy, được đặt tại các vị trí hợp lý thuận tiện bảo đảm mỹ quan; thiết kế các bảng biểu, áp-phích mang ý nghĩa giáo dục nhắc nhở học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.Ngoài ra, không gian trong và ngoài lớp học (lớp học, cổng trường, cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh, các phòng chức năng, sân chơi, sân tập…) được trang trí đẹp mắt, thể hiện rõ ý tưởng chủ đề cụ thể, trong đó có ít nhất một chủ đề gắn với thực tiễn bản sắc địa phương phù hợp điều kiện, mục tiêu thiết thực của từng lớp, từng trường. Các phòng học, phòng chức năng trang trí với nội dung trong sáng, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh, trình bày, sắp đặt đơn giản nhưng bảo đảm tính thẩm mỹ, tính giáo dục, hài hòa, thân thiện, gần gũi, thu hút tạo sự hứng thú, say mê học tập, tăng hiệu quả giờ học. Lớp học được trang trí, sắp xếp theo sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh có tính tương tác, hỗ trợ quá trình học tập của học sinh…Theo Trưởng phòng Giáo dục mầm non và Giáo dục tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình) Nguyễn Thị Hồng Diễm, trước thực trạng khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình mong muốn khai thác hiệu quả cơ sở vật chất vào các hoạt động giáo dục, bắt đầu thực hiện từ năm 2020 và đến nay được nhân rộng đến tất cả trường mầm non, tiểu học.Trước thực trạng khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình mong muốn khai thác hiệu quả cơ sở vật chất vào các hoạt động giáo dục, bắt đầu thực hiện từ năm 2020 và đến nay được nhân rộng đến tất cả trường mầm non, tiểu học.Trưởng phòng Giáo dục mầm non và Giáo dục tiểu học Nguyễn Thị Hồng DiễmQua đánh giá, các thầy, cô giáo, có nhiều ý tưởng hay, sáng tạo trong việc thiết kế không gian trường, lớp phù hợp điều kiện thực tế. Mô hình bước đầu thúc đẩy được sự sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng không gian trường, lớp và khai thác tối đa cơ sở vật chất hiện có vào các hoạt động giáo dục.Giáo viên Trường mầm non Đông Phong (Cao Phong, Hòa Bình) tự làm đồ dùng, đồ chơi giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình Bùi Thị Kim Tuyến cho biết, việc đầu tư ngân sách nhà nước cải tạo cơ sở vật chất tại các trường ở Hòa Bình còn hạn chế. Ngành giáo dục tỉnh “buộc” phải sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; kêu gọi đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân dân cùng chung tay cải tạo môi trường lớp học, cảnh quan sư phạm để tạo môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn, bảo đảm yếu tố hiệu quả.Hiệu quả thu được trong thực hiện mô hình tác động tích cực vào hoạt động giáo dục. Thống kê năm học 2023-2024 cho thấy, ngành giáo dục đã huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt gần 80% (tăng 1,8% so với năm học trước). Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tiếp tục được nâng cao, 99% số trẻ được tổ chức ăn bán trú tại trường; tất cả trẻ được học 2 buổi/ngày. Với giáo dục phổ thông, toàn bộ trường phổ thông dân tộc nội trú tổ chức dạy học 2 buổi/ngày...
https://nhandan.vn/sang-tao-trong-thay-doi-khong-gian-truong-lop-hoc-post783413.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Góc học tập", "Lớp học", "Sáng tạo", "ngành giáo dục", "Sở Giáo dục và Đào tạo" ] }
Trường đại học Kinh tế quốc dân trao bằng cho 81 Tiến sĩ
NDO -Ngày 7/10, Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức trao bằng Tiến sĩ và khai giảng khóa nghiên cứu sinh K44. Trong đó có 81 Tiến sĩ hoàn thành học tập, nghiên cứu, bảo vệ luận án được trao bằng; 84 nghiên cứu sinh bước vào học tập, nghiên cứu, khóa K44.
Phát biểu tại buổi lễ, GS, TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân cho biết, trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển,Trường đại học Kinh tế quốc dânđã trở thành một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu về kinh tế, kinh doanh và quản lý.Đáng chú ý, Trường đại học Kinh tế quốc dân là một trong những cơ sở đào tạo đầu tiên được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học. Hơn 40 năm qua với những nỗ lực của thầy và trò, Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được một đội ngũ hùng hậu các nhà khoa học, các nhà quản lý với học vị Tiến sĩ, là nguồn nhân lực chất lượng cao, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.Đối với 81 tân Tiến sĩ đượctrao bằnglần này là bằng chứng và kết quả của sự kiên trì, lòng say mê nghiên cứu khoa học và những nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của mỗi người.Đây là khóa học có số lượng bài nghiên cứu đăng tải quốc tế trên các tạp chí ISI/ Scopus rất nhiều với hàng chục tân Tiến sĩ là tác giả chính của các công trình.Điển hình như TS Nguyễn Lan Ngọc với sáu bài ISI/ Scopus; TS Lê Thị Loan, 29 tuổi, trẻ tuổi nhất cũng là tác giả chính của bốn bài ISI/ Scopus. Đặc biệt, TS Cher Bora, Thứ trưởng Bộ Du lịch Campuchia cũng là người nhiều tuổi nhất (58 tuổi) dù bận rất nhiều công việc, vượt qua khoảng cách xa xôi đã hoàn thành luận án và đã góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Campuchia.Văn nghệ chào mừng buổi lễ“Học vị TS các bạn nhận được mới chỉ là khởi đầu của những bước đi mới. Thành công của các bạn luôn là niềm tự hào của thầy cô, của Trường đại học Kinh tế quốc dân. Nhà trường sẽ luôn dõi theo và tin tưởng rằng các bạn sẽ phát huy những tri thức có được trong những năm vừa qua để vươn tới những thành công lớn lao hơn thành tấm gương cho các thế hệ sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh noi theo” - GS, TS Phạm Hồng Chương nhắn nhủ.TS Vũ Đăng Mạnh, đại diện cho các tân TS được trao bằng bày tỏ được học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Kinh tế quốc dân, ngôi trường hàng đầu đào tạo lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh là vô cùng vinh dự.Sự dìu dắt của các thầy cô, sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đối với các nghiên cứu sinh là vô cùng quan trọng để mỗi người hoàn thành học tập, nghiên cứu được trao bằng Tiến sĩ.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-trao-bang-cho-81-tien-si-post776432.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Đại học Kinh tế quốc dân", "bằng Tiến sĩ", "trao bằng", "học vị" ] }
Xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hội nhập quốc tế
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao của cả nước. Để chủ động hội nhập, thành phố đề ra mục tiêu đến năm 2030 xây dựng nền giáo dục và đào tạo tiên tiến, hiện đại, hội nhập, trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực châu Á.
Ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo để đẩy nhanh phát triển giáo dục theo hướng nâng cao trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh sẵn sàng thích ứng, gia nhập vào quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Tiên phong trong đổi mới giáo dụcThực hiện thí điểm từ năm 2006 tới nay, mô hình “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” cho thấy những điểm ưu việt, vượt trội, thể hiện tầm nhìn về tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế. Thành phố có gần 60 trường đang thực hiện theo mô hình này và các trường này có vai trò nòng cốt, có khả năng tham gia cạnh tranh cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra sản phẩm giáo dục đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Đây là một trong những điểm sáng trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà ngành giáo dục thành phố chú trọng triển khai trong thời gian qua.Là một trong ba trường trung học phổ thông được thực hiện thí điểm, xây dựng “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”, đến nay, Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 đạt nhiều kết quả khả quan. Trường đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ tốt nhất cho mô hình giáo dục mới: Phòng học đầy đủ tiện nghi; nhà thi đấu đa năng, phòng thí nghiệm lý-hóa-sinh, phòng chiếu 3D, phòng STEM, thư viện điện tử… Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết: Nhà trường coi việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là nền tảng phương tiện thiết yếu để quá trình dạy học được diễn ra thuận lợi. Trở thành trường tiên tiến, hội nhập, trước tiên phải được trang bị, thiết kế cơ sở vật chất theo quy chuẩn quốc tế, bảo đảm sĩ số giới hạn 35 học sinh/lớp. Đây là điều kiện tuyệt vời cho phương pháp giáo dục cá nhân hóa, dạy học phân hóa và tối ưu trong trải nghiệm học tập với cơ sở vật chất tốt dành cho học sinh nhà trường. Năm học 2023-2024, nhà trường thực hiện kế hoạch “Xây dựng tài nguyên học liệu số”, là ngân hàng các bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, dự án nghiên cứu, dự án thực hành… để đưa vào thực tiễn giảng dạy với mong muốn học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, mọi nền tảng và học tập suốt đời.Đội ngũ nhà giáo chính là nguồn lực có sức ảnh hưởng, có sự tác động lớn nhất tới việc phát triển của một mô hình mới. Với kim chỉ nam “Trường muốn tiên tiến, hội nhập thì mỗi giáo viên, nhân viên phải trở thành những nhà giáo tiên tiến, có năng lực hội nhập quốc tế”, Trường THPT Lê Quý Đôn tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo với những giá trị, yêu cầu và quy chuẩn theo chuẩn quốc gia và định hướng quốc tế. Nhà trường đề ra năm giá trị cốt lõi theo tiêu chuẩn của các nền giáo dục phát triển để giáo viên nhà trường thực hiện, nỗ lực thay đổi trong suốt quá trình xây dựng mô hình: Giáo viên tận tâm với học sinh và tận tụy với việc truyền đạt kiến thức; giáo viên làm chủ môn học, trở thành chuyên gia trong môn học của mình; giáo viên đề cao trách nhiệm quản lý và hướng dẫn học sinh học tập; giáo viên cần có suy nghĩ một cách hệ thống về thực tế định hướng nghề nghiệp; giáo viên trở thành thành viên chủ chốt của cộng đồng học tập. Nhà trường cũng đề ra bốn năng lực nhà trường cần có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo mô hình có cấu trúc kim tự tháp bốn lớp: Năng lực kiến thức chuyên môn; năng lực phương pháp kỹ thuật; năng lực chuyên gia và tư vấn chuyên sâu; năng lực lãnh đạo và quản lý. Ngoài ra, với mô hình hội nhập quốc tế, nhà trường chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác, trao đổi với các nền giáo dục tiên tiến như Australia, Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản…Trong khi đó, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa xác định mục tiêu, chiến lược giáo dục đến năm 2030 là “Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường tiệm cận giáo dục quốc tế trên nền tảng một trường công lập Việt Nam”. Để cụ thể hóa mục tiêu này, nhà trường tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Từ năm 2014, nhà trường triển khai Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh và Việt Nam”. Học sinh được tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông của nước Anh và tham gia thi lấy các chứng chỉ quốc tế. Nhà trường cũng thành lập Ban Quan hệ quốc tế để tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Đơn vị này có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng kế hoạch hoạt động, làm việc với các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động hợp tác quốc tế, cũng như thành lập các câu lạc bộ học sinh tiềm năng để tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế.Tiên phong trong đổi mới giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh còn triển khai nhiều mô hình hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo như: Từ năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố thí điểm mô hình trường học thông minh tại năm trường: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Hiền, Trường THPT Nguyễn Du. Năm học 2022-2023 thí điểm mô hình lớp học số tại Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) và Trường tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi); triển khai mô hình trường học hạnh phúc; mô hình giáo dục STEM; ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và giảng dạy…Phấn đấu trở thành nhóm dẫn đầu ASEANQua thống kê, có 57,41% học sinh trung học phổ thông thành phố đạt trình độ ngoại ngữ có thể tự tin giao tiếp và tiếp tục theo học các chương trình đại học, cao đẳng quốc tế. Ngành giáo dục thành phố cũng thực hiện tốt phổ cập tin học cho học sinh trung học phổ thông với tất cả học sinh ứng dụng tin học trong học tập, trong nghiên cứu khoa học. Về đầu tư cơ sở hạ tầng, giai đoạn 2013-2023, tổng chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên tổng chi ngân sách của thành phố hằng năm đạt tỷ lệ từ 20% đến 31%, bình quân đạt khoảng 24%. Trong 10 năm qua, địa phương này đã đưa vào sử dụng 10.000 phòng học, và phấn đấu đến cuối 2025 đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học.Tuy nhiên, để hướng đến mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, tiên tiến, thành phố cần tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải, nhất là giải được “bài toán” cơ sở trường lớp trước sức ép tăng dân số cơ học. Tính đến nay, số học sinh tại thành phố đã tăng hơn 1,6 lần, số phòng học tăng hơn 1,8 lần so với cách đây 20 năm. Với số học sinh hằng năm tăng nhanh dẫn đến số trường và số phòng học chưa đủ để bảo đảm tất cả học sinh được học hai buổi/ngày. Chỉ tiêu về diện tích đất trên học sinh không đủ định mức tối thiểu theo quy định. Nhiều trường có sĩ số học sinh các lớp cao, do đó việc triển khai giáo dục toàn diện, giáo dục lấy học sinh làm trung tâm gặp nhiều khó khăn. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết: Lãnh đạo thành phố luôn đặt phát triển giáo dục là mục tiêu hàng đầu, ngân sách dành cho giáo dục luôn được xem xét ưu tiên tăng theo từng năm, hiện chiếm 28% ngân sách chi thường xuyên và 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố. Tuy nhiên, do dân số cơ học tăng nhanh, ảnh hưởng việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất; chất lượng đào tạo...Để chủ động hội nhập, thành phố đặt ra mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thuộc nhóm dẫn đầu ASEAN, phấn đấu đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030. Cụ thể, đến năm 2030, thành phố bảo đảm 60% trường mầm non, 80% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở, 50% trường trung học phổ thông công lập đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia. Mỗi quận, huyện, thành phố Thủ Đức có ít nhất hai trường ở mỗi cấp học thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể hóa mục tiêu nêu trên, ngành tập trung thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo động lực cho đổi mới và phát triển ngành giáo dục và đào tạo; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục; phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người học; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; phát triển đội ngũ nhà giáo. Ngành giáo dục thành phố cũng đẩy mạnh chuyển đổi số để thích ứng với xu thế phát triển của thế giới. Các cơ sở giáo dục triển khai dạy và học, quản lý nhà trường trên nền tảng số bảo đảm thiết thực và hiệu quả, tạo nên hệ sinh thái chuyển đổi số giáo dục. Cùng với đó, Thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục, với ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho giáo dục, đào tạo bảo đảm tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách, đồng thời tăng cường hội nhập quốc tế, chủ động mở rộng hợp tác song phương và đa phương, thúc đẩy hợp tác với các nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầuthế giới…■
https://nhandan.vn/xay-dung-nen-giao-duc-tien-tien-hoi-nhap-quoc-te-post801413.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "STEM", "Phòng học", "Giáo dục và đào tạo", "Thực tiễn giảng dạy", "giáo dục tiên tiến", "hội nhập quốc tế" ] }
Giảng dạy thời AI, cần chuẩn bị những gì?
NDO -Trong thời đại công nghệ số hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành cụm từ phổ biến trên nhiều lĩnh vực với nhiều ưu điểm vượt trội và cả những vấn đề nảy sinh. Trong ngành giáo dục và đào tạo, AI là công cụ hữu hiệu nâng cao năng suất giảng dạy, tạo không ít điều kiện thuận lợi cho học viên.
PV:AI đã mở ra một khái niệm học tập hoàn toàn mới: giáo dục thông minh. Xin chuyên gia cho biết rõ hơn về khái niệm này và những lợi ích mà nó mang lại?Thạc sĩ Lê Đình Lực, CEO Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English:Giáo dục thông minhlà một xu thế mới mà chúng ta sớm muộn cũng cần tham gia thực hiện, bởi nó rõ ràng đang góp phần tạo nên một xã hội thông minh, phát triển bền vững.Mô hình giáo dục trên là nơi cả người dạy và người học nhận được hỗ trợ đắc lực từ công nghệ, các thiết bị hiện đại và phần mềm tiên tiến trong toàn bộ quá trình dạy - học, quản lý, đặc biệt là ưu điểm dạy và học mọi lúc, mọi nơi. Có thể khẳng định, ưu điểm lớn nhất của hình thức học tập trên là tăng tính tương tác, chủ động và linh hoạt thông qua sự hỗ trợ đáng kể của công nghệ.Thạc sĩ Lê Đình Lực.PV:Người giảng dạy cần có những trình độ, kỹ năng, phương pháp chuyên môn và quan trọng hơn cả là tâm lý như thế nào để sử dụng AI một cách hiệu quả, xa hơn là tránh được những mặt trái của AI?Tiến sĩ Đào Lê Hòa An, Nhà sáng lập, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý và hướng nghiệp 4.0 Jobway:Trước sự bùng nổ củaứng dụng AI trong giáo dục, tôi cho rằng giáo viên cần trở thành người hướng dẫn linh hoạt và sáng tạo. Việc liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng công nghệ giúp họ không chỉ tự tin thích ứng với các công nghệ mới, mà còn tận dụng chúng nhằm tạo ra môi trường học tập đa dạng, tích cực.Người giảng dạy cần có các kỹ năng: đặt câu hỏi chính xác, nói cách khác là sử dụng ngôn ngữ để đặt câu hỏi, giúp AI hiểu đúng nhu cầu trong quá trình soạn thảo giáo án; sử dụng công cụ soạn thảo AI, nhuần nhuyễn để xây dựng nội dung, kiến trúc bài giảng hoặc thậm chí chỉnh sửa ngôn ngữ, tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy.Bên cạnh đó, người giảng dạy cần học cách tương tác với AI, không chỉ là yêu cầu thông tin, mà còn phải điều khiển được AI đưa ra các chỉnh sửa, cải thiện nội dung bài giảng; kiểm soát và điều chỉnh kết quả AI, bảo đảm đáp ứng đúng và đầy đủ yêu cầu của bài giảng, khiến nội dung học tập thêm phong phú và phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn.Tiến sĩ Đào Lê Hòa An (áo màu xám) cùng các học viên.PV:Ở một góc nhìn khác, học viên nên tiếp cận với AI như thế nào để không trở nên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ này?Thạc sĩ Phạm Công Nhật, chuyên gia giáo dục:Tôi xin lấy ví dụ về câu chuyện nên hay không nên cho người học dùngChatGPTthời gian qua. Thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể để người học dùng công cụ này, nhưng phải chỉ rõ cho họ thấy cả ưu điểm lẫn khuyết điểm nếu quá lạm dụng.Chẳng hạn, nếu người học cố tình gian lận để “qua mắt” giáo viên với ChatGPT, họ sẽ được thụ hưởng cái lợi trước mắt là điểm cao. Nhưng về lâu dài, họ sẽ không có đủ kiến thức, kỹ năng để “sống sót” trong một thị trường lao động vốn ngày càng khắc nghiệt với hàng loạt thách thức như kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, việc AI có thể làm được nhiều thứ tốt vượt trội so với con người.Các bạn sinh viên nói riêng cũng có thể “nhờ” ChatGPT hỗ trợ để có thêm góc nhìn tham khảo. Tuy nhiên, cần biết các “gạn đục, khơi trong” để bản thân trở thành những phiên bản tốt hơn trong học tập. Để làm tốt điều này, nhà trường nói chung và giảng viên nói riêng cần tăng cường công tác giáo dục tư duy phản biện, kỹ năng mềm trên giảng đường.Thạc sĩ Phạm Công Nhật.Tin liên quanTriển khai trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệmPV:Có ý kiến cho rằng, AI không bao giờ có thể thay thế được một người thầy “bằng xương bằng thịt”. Chuyên gia đánh giá thế nào về việc này?Anh Lê Đình Hiếu, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Giáo dục tại Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ):Tôi cho rằng AI không thể làm được điều đó, bởi giáo viên là một ngành nghề đặc thù. Nhà giáo phải lấy nhân cách từ chính bản thân để đưa ra những tác động nhằm hình thành nhân cách người học.AI không bao giờ có thể truyền tải được cảm xúc, sự tận tâm và thấu hiểu đối với từng cá nhân người học. Đó là chưa kể tới cách ứng xử, tương tác của thầy cô đối với mỗi học sinh sẽ truyền tải những thông điệp, bài học về kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành xã hội; truyền cảm hứng để học trò trở thành những thế hệ có phẩm chất, năng lực, tư duy tích cực… Vai trò đặc biệt này của người thầy chắc chắn không thiết bị nào thay thế được.Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu.PV:Chuyên gia có thể đưa ra những dự đoán cho việc sử dụng AI trong ngành giáo dục và đào tạo ở nước ta trong một vài năm tới đây?Thạc sĩ Lê Đình Lực:Học viên nói chung nên sở hữu trong tay một trợ lý cá nhân ảo để có thể tự do đặt câu hỏi, hỗ trợ kiến thức một cách hiệu quả. Bởi thực tế, không thầy, cô giáo nào có thể túc trực 24/24 để đồng hành với các học viên.Từ góc độ người dạy, AI sẽ là một công cụ đắc lực trong soạn thảo văn bản, chương trình giảng dạy và chỉnh sửa, chấm bài… giúp người dạy có nhiều thời gian hơn để đầu tư, phát triển phương pháp giảng dạy, đồng thời tự nâng cấp, cải thiện tư duy nhiều hơn để truyền đạt lại cho người học.AI thực tế chỉ học theo những điều con người đã làm rồi tự lập trình, huấn luyện để đưa ra câu trả lời phù hợp, chứ chưa thể tạo ra những điều hoàn toàn mới mẻ. Nói cách khác, tiềm năng về sự sáng tạo, tư duy của con người là nguồn tài nguyên vô cùng lớn. Vấn đề là xã hội nói chung, giới trẻ nói riêng có chịu khó tư duy, tự đào tạo hay hoàn thiện bản thân liên tục hay không.Tôi tin rằng, nhiều nhà giáo dục đã nhận ra điều này. Bởi hiện ngành giáo dục trên toàn thế giới đã có sự quan tâm nhất định đến môn tư duy phản biện,EQ (trí tuệ cảm xúc).Trong tương lai gần, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng xu hướng trên để đưa vào môi trường học tập ở mọi cấp học.
https://nhandan.vn/giang-day-thoi-ai-can-chuan-bi-nhung-gi-post796086.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "trí tuệ nhân tạo", "Giáo dục", "AI" ] }
6 nhà vô địch đại diện Việt Nam sẽ tranh tài tin học văn phòng quốc tế
NDO -Sáng 14/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết và trao giải quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới (MOSWC) – Viettel mùa giải 2024. Tại đây, Ban tổ chức đã vinh danh các nhà vô địch quốc gia cùng hàng trăm cá nhân, tập thể đạt thành tích cao.
Được biết, 6 nhà vô địch quốc gia của Cuộc thi sẽ đại diện Việt Nam tham gia Vòng chung kết thế giới Cuộc thi MOSWC 2024, diễn ra từ ngày 28 đến 31/7 tại thành phố Anaheim (California, Hoa Kỳ).Tại đây,đội tuyển MOS Việt Namsẽ tranh tài với các thí sinh xuất sắc nhất đến từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu để có cơ hội giành các Huy chương Vàng, Bạc, Đồng kèm phần thưởng tương ứng lần lượt là 8 nghìn, 4 nghìn và 2 nghìn USD.Bên cạnh việc vinh danh các nhà vô địch quốc gia kể trên, Ban tổ chức cũng đã trao 18 giải Nhì, 30 giải Ba, 72 giải Khuyến khích và 6 giải Triển vọng cùng nhiều phần thưởng có giá trị tặng các cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong Cuộc thi năm nay.Tin liên quanTìm kiếm 6 "đại sứ tin học văn phòng" Việt Nam tranh tài tại Hoa KỳTheo thống kê, mùa giải năm 2024, Cuộc thi ghi nhận gần 2.200 thí sinh từ 240 đội tuyển của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông trên cả nước. Trong đó, nhiều trường dùlần đầu cử đội tuyển tham gianhưng đã đạt không ít thành tích tốt.Sau vòng loại quốc gia, gần 86% thí sinh dự thi đạt từ 700 điểm trở lên, đủ điều kiện cấp chứng chỉ MOS do Tập đoàn Microsoft chứng nhận với giá trị toàn cầu. Đây là "điểm cộng" hỗ trợ đắc lực trong học tập và tìm kiếm cơ hội việc làm ở thời đại số hóa.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trựcỦy ban quốc gia về Thanh niên Việt NamNguyễn Tường Lâm nhận định: Cuộc thi đã tạo cơ hội để các bạn trẻ hoàn thiện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế, tạo đà thuận lợi phát triển tương lai với chứng chỉ nghề nghiệp uy tín toàn cầu.Đồng chí Nguyễn Tường Lâm phát biểu ý kiến tại buổi lễ."Không dừng lại là một sân chơi công nghệ bổ ích, giúp thanh niên tích lũy kiến thức tin học, Cuộc thi còn góp phần thúc đẩy phong trào học tập tin học trong hệ thống nhà trường theo chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ Việt Nam trong kỷ nguyên số", đồng chí Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh.Danh sách 6 nhà vô địch quốc gia Cuộc thi MOSWC - Viettel năm 2024:1. Nguyễn Minh Dương, Đại học Bách Khoa Hà Nội - Giải Nhất Microsoft Word 365 Apps.2. Đỗ Đông Hải, Trường đại học Kinh tế Quốc dân - Giải Nhất Microsoft Excel 365 Apps.3. Phạm Nguyễn Minh Hoàng, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) - Giải Nhất Microsoft PowerPoint 365 Apps.4. Trần Trường Giang, Trường Trung học phổ thông Long Trường (thành phố Hồ Chí Minh) - Giải Nhất Microsoft Office Word 2019.5. Trần Thanh An, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội – Amsterdam - Giải Nhất Microsoft Office Excel 2019.6. Võ Ngọc Ánh Linh, Trường Trung học phổ thông Chuyên Bảo Lộc (thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) - Giải Nhất Microsoft Office PowerPoint 2019.
https://nhandan.vn/6-nha-vo-dich-dai-dien-viet-nam-se-tranh-tai-tin-hoc-van-phong-quoc-te-post814381.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Trung ương Đoàn", "Vô địch tin học văn phòng thế giới" ] }
Sinh viên Việt Nam đoạt giải cao tại cuộc thi công nghệ thông tin quốc tế
NDO -Đây là lần thứ hai sinh viên Việt Nam tham gia, và cũng là lần thứ hai xuất sắc đoạt giải Ba tại vòng chung kết toàn cầu cuộc thi công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thu hút sự tham gia của hàng trăm thí sinh đến từ khắp năm châu lục.
Chiều 26/5, tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Vòng chung kết toàn cầuCuộc thi ICT Huawei2023-2024 đã chính thức khép lại, với việc công bố và trao giải cho các đội tuyển đoạt giải.Trong thời gian 2 ngày từ 23 đến 24/5, hơn 470 thí sinh thuộc 160 đội tuyển đến từ 49 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã tham gia tranh tài ở 2 hạng mục chính là thực tiễn và đổi mới sáng tạo, với các nội dung liên quan công nghệ thông tin và truyền thông.Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao 19 giải Đặc biệt, 1 giải Đội được yêu thích trên mạng xã hội, 2 giải Phát triển xanh, 4 giải Vinh danh phụ nữ khoa học-công nghệ, 2 giải Vinh danh công nghệ số TECH4ALL, cùng một số giải Nhì và Ba trong các hạng mục.Các đội tuyển tham gia vòng chung kết tại lễ trao giải cuộc thi.Hai thí sinh Việt Nam tham gia cuộc thi lần này, là Đặng Phương Khôi Nguyên, sinh viên năm nhất Trường đại học FPT Đà Nẵng và Nguyễn Đắc Phúc, sinh viên năm ba Trường đại học Kinh tế-Kỹ thuật công nghiệp.Các bạn đã xuất sắc đoạt giải Ba, thuộc hạng mục Thực tiễn mạng máy tính (Network).Trước đó, cả hai trải qua vòng thi quốc gia với sự tham gia của hơn 250 thí sinh và vòng thi khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Jakarta, Indonesia đầu tháng 4 năm nay.Chia sẻ cảm xúc sau khi nhận giải, Đặng Phương Khôi Nguyên cho biết, là sinh viên năm nhất với vốn kiến thức chưa nhiều, bạn đã phải nỗ lực và quyết tâm rất lớn để tích lũy tri thức, rèn luyện kỹ năng, làm quen với yêu cầu của cuộc thi trong thời gian ngắn. Tham gia cuộc thi là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, nhất là hình ảnh trí tuệ Việt Nam, thanh niên Việt Nam đến bạn bè quốc tế.Đặng Phương Khôi Nguyên (bên phải) và Nguyễn Đắc Phúc tại lễ trao giải.Về phần mình, Nguyễn Đắc Phúc cho biết, cuộc thi là cơ hội để kết nối với sinh viên trong cùng lĩnh vực trên toàn thế giới, giúp bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích, để hỗ trợ cho công việc cũng như nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời, đây cũng nền tảng tốt để giúp các bạn sinh viên trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông nâng cao khả năng phối hợp, làm việc nhóm, để tạo ra những thành quả, sản phẩm sáng tạo từ trí tuệ tập thể.Từ năm 2025, Cuộc thi ICT Huawei đã trở thành sự kiện tranh tài hằng năm dành cho sinh viên trên toàn thế giới, tạo nền tảng giao lưu, học hỏi quốc tế, nhằm giúp sinh viên nâng cao trình độ kiến thức và năng lực thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, kích thích sự đổi mới sáng tạo trong việc vận dụng công nghệ mới, nền tảng mới nhằm thúc đẩy phát triển khoa học-công nghệ, xây dựng thế giới số bao trùm.Cuộc thi năm nay có quy mô lớn nhất về số lượng người tham gia trực tiếp, với hơn 170.000 sinh viên của hơn 2.000 trường đại học từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vòng loại, hơn 470 thí sinh vào vòng chung kết toàn cầu.Diễn đàn cấp cao về vai trò của ICT trong thúc đẩy chuyển đối số giáo dục.Trong khuôn khổ cuộc thi, Diễn đàn cấp cao về vai trò của ICT trong thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục đã được tổ chức, thu hút đông đảo chuyên gia, học giả, nhà quản lý giáo dục... đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, tập trung thảo luận việc phát huy vai trò của giáo dục trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái ICT...
https://nhandan.vn/sinh-vien-viet-nam-doat-giai-cao-tai-cuoc-thi-cong-nghe-thong-tin-quoc-te-post811237.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Trung Quốc", "ICT", "cuộc thi ICT quốc tế", "sinh viên Việt Nam", "đoạt giải cao" ] }
Bảo đảm chặt chẽ quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư
Năm 2024, cả nước có 1.033 ứng viên đăng ký xét tiêu chuẩn đạt chức danhgiáo sư, phó giáo sư(GS, PGS).Hội đồng GScác cấp đã triển khai nhiều hoạt động để công tác xét công nhận minh bạch, hiệu quả, chuẩn xác, thiết thực.
Theo Văn phòngHội đồng GS Nhà nước, năm 2024, để triển khai công tác xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, Hội đồng GS Nhà nước đã hoàn thiện bổ nhiệm ủy viên Hội đồng GS Nhà nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng GS ngành, liên ngành nhiệm kỳ 2024-2029. Văn phòng Hội đồng GS Nhà nước tổ chức hướng dẫn ứng viên kê khai hồ sơ, bản in, trực tuyến, lịch đăng ký, cách thức đăng ký, trình bày báo cáo tổng quan tại các hội đồng...Cả nước có 110 hội đồng GS cơ sở với tổng số 1.033 ứng viên đăng ký (gồm 93 ứng viên GS, 940 ứng viên PGS). Trong số các hội đồng GS cơ sở, hội đồng có số ứng viên đăng ký nhiều nhất là 33 ứng viên (bảy ứng viên GS, 26 ứng viên PGS); hội đồng có số ứng viên đăng ký ít nhất là một ứng viên PGS. Đáng chú ý, năm 2024, có năm hội đồng GS ngành, liên ngành tổ chức xét hồ sơ trực tuyến (công nghệ thông tin, điện-điện tử-tự động hóa, thủy lợi, toán học, vật lý).Cả nước có 110 hội đồng GS cơ sở với tổng số 1.033 ứng viên đăng ký (gồm 93 ứng viên GS, 940 ứng viên PGS). Trong số các hội đồng GS cơ sở, hội đồng có số ứng viên đăng ký nhiều nhất là 33 ứng viên (bảy ứng viên GS, 26 ứng viên PGS); hội đồng có số ứng viên đăng ký ít nhất là một ứng viên PGS. Đáng chú ý, năm 2024, có năm hội đồng GS ngành, liên ngành tổ chức xét hồ sơ trực tuyến (công nghệ thông tin, điện-điện tử-tự động hóa, thủy lợi, toán học, vật lý).Mặc dù việc triển khai xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là công việc hằng năm nhưng các ứng viên khi đăng ký xét vẫn có những băn khoăn về quy trình, thủ tục triển khai.Ứng viên Nguyễn Quận, Trường đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) băn khoăn khi đăng ký xét tiêu chuẩn GS, PGS đối với những người có bằng tiến sĩ ở nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học (Đề án 322, 911...) thì có cần làm thủ tục công nhận văn bằng tại Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hay không?Ứng viên Nguyễn Hồ Hoàng Thủy, Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế thì băn khoăn về hạn cuối nộp hồ sơ ngày 1/7 tính ra sao, cần quy định rõ phần mềm tiếp nhận thông tin sẽ đóng khi nào; những vấn đề liên quan mẫu xác nhận giờ dạy của cơ sở đào tạo...Trong khi đó, ứng viên Lê Hồng Nhung, Đại học Đà Nẵng chia sẻ về băn khoăn trong năm học, ứng viên chỉ dạy một học kỳ thì số giờ giảng tính ra sao; cách tính điểm giờ dạy, nghiên cứu khoa học đối với thời gian ứng viên hướng dẫn đồ án của học viên, nghiên cứu sinh...PGS, TS Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng GS Nhà nước cho biết, các ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cần những tiêu chuẩn bắt buộc là giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng đang giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam.Trong đó, tiêu chuẩn xét bắt buộc đối với ứng viên GS là đã được bổ nhiệm PGS; ứng viên PGS phải có bằng tiến sĩ; có sản phẩm từ nghiên cứu khoa học được tính điểm. Ngoài ra, các ứng viên phải chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hướng dẫn chính nghiên cứu sinh, học viên cao học; chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên; chủ trì hoặc tham gia phát triển chương trình đào tạo, nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được thẩm định đưa vào sử dụng là tiêu chuẩn bắt buộc đối với ứng viên GS; đủ thâm niên giảng dạy, giờ giảng, điểm công trình khoa học theo quy định...Bài báo khoa học để tính tiêu chuẩn xét phải là công trình khoa học của tác giả đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN, thể hiện rõ ý tưởng khoa học, nội dung cần thiết của vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế, những đóng góp chính về lý thuyết và ứng dụng; phương pháp, phương tiện nghiên cứu, nguồn tư liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo.Đối với các ứng viên cần đặc biệt lưu ý hồ sơ đã nộp. Sau ngày 1/7 thì không được thay đổi và không nộp lại; nếu chỉnh sửa sẽ thành sai lệch hồ sơ so với đăng ký sẽ bị loại.Đối với việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học (bài báo) là tiêu chuẩn bắt buộc đối với ứng viên GS, PGS. Khái niệm tác giả chính được hiểu là tác giả đứng đầu, là tác giả liên hệ duy nhất của bài báo.Quá trình xét ứng viên, cơ sở giáo dục đại học nào có hội đồng GS cơ sở thì ứng viên là giảng viên của trường đó phải xét ở hội đồng trường đó. Nếu trường không đủ chuyên gia thẩm định theo quy định thì phải mời chuyên gia bên ngoài đủ tiêu chuẩn tham gia thẩm định hồ sơ ứng viên.Theo Hội đồng GS Nhà nước, quá trình triển khai xét tiêu chuẩn các ứng viên, hội đồng GS cơ sở cần thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ ứng viên; phối hợp cơ sở giáo dục đại học tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Hội đồng GS cơ sở cũng phối hợp người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kết quả xét lên Hội đồng GS Nhà nước.Đối với hội đồng GS ngành, liên ngành tổ chức thẩm định hồ sơ ứng viên và kết quả xét của hội đồng GS cơ sở; xác định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu khoa học, định hướng nghiên cứu của ứng viên; đánh giá cho điểm các công trình khoa học... Mỗi hồ sơ đăng ký xét chức danh GS phải có ít nhất ba GS cùng ngành, chuyên ngành khoa học với ứng viên thẩm định; mỗi hồ sơ đăng ký xét chức danh PGS phải có ít nhất ba GS hoặc PGS cùng ngành, chuyên ngành khoa học với ứng viên thẩm định.Hội đồng GS các cấp thực hiện xét trên cơ sở: Tập thể, công khai, dân chủ tại các phiên họp để quyết nghị những vấn đề liên quan việc thực hiện nhiệm vụ của hội đồng. Các phiên họp chỉ tiến hành khi có ít nhất 3/4 tổng số thành viên dự họp; chỉ bỏ phiếu một lần cho ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Khi tổ chức xét đạt tiêu chuẩn, từng thành viên hội đồng GS ngành, liên ngành phải viết bản nhận xét (nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu về chuyên môn và kết luận ứng viên có đủ hoặc không đủ điều kiện) trước khi biểu quyết cho ứng viên báo cáo khoa học tổng quan.Quá trình biểu quyết bằng phiếu kín tại hội đồng GS cơ sở và hội đồng GS ngành, liên ngành phải đạt ít nhất 2/3 số phiếu của tổng số thành viên hội đồng; tại Hội đồng GS Nhà nước phải đạt ít nhất 1/2 số phiếu của tổng số thành viên hội đồng nhằm bảo đảm công tác xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 minh bạch, hiệu quả.
https://nhandan.vn/bao-dam-chat-che-quy-trinh-xet-cong-nhan-dat-tieu-chuan-giao-su-pho-giao-su-post814814.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "giáo sư", "phó giáo sư", "Hội đồng Giáo sư" ] }
Giúp học sinh khuyết tật vượt qua mặc cảm, hòa nhập cộng đồng
NDO -Nhân kỷ niệm 26 nămNgày Khuyết tật Việt Nam(18/4/1998-18/4/2024), ngày 17/4, Trường phổ thông cơ sở Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) tổ chức “Lễ hội tháng 4” với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi nhằm giúp các em học sinh vượt qua mặc cảm, hòa nhập cộng đồng.
Hiệu trưởngTrường phổ thông cơ sở Xã ĐànPhạm Văn Hoan cho biết, kể từ khi có Pháp lệnh người khuyết tật năm 1998 đến nay, ngày 18/4 hằng năm đã được công nhận chính thức là ngày Người khuyết tật Việt Nam. Hưởng ứng ngày này, các Hội người khuyết tật, Tổ chức vì người khuyết tật đều hưởng ứng rất tích cực.Trên cả nước, rất nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức để vận động sự quan tâm của toàn cộng đồng tới người khuyết tật, để người khuyết tật không đơn độc, có thêm nhiều nghị lực sống và có thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc.Phần thi kéo co không chỉ giúp các em rèn luyện sức khỏe mà còn thắt chặt tinh thần đồng đội.Trường phổ thông cơ sở Xã Đàn có hơn 60% học sinh khiếm thính. Các em được sống, học tập và làm việc trong môi trường được tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, được thể hiện mình và hòa nhập tốt.Tại ngày hội, học sinh có nhiều hoạt động ý nghĩa như: thi kéo co, cầu lông, vẽ tranh về Điện Biên Phủ, cuộc thi đại sứ văn hoá đọc. Ngoài ra, học sinh còn được tham gia các trò chơi dân gian, hoạt động trải nghiệm, gian hàng...
https://nhandan.vn/giup-hoc-sinh-khuyet-tat-vuot-qua-mac-cam-hoa-nhap-cong-dong-post805190.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Ngày người khuyết tật", "giúp các em vượt qua mặc cảm", "Trường phổ thông cơ sở Xã Đàn." ] }
Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10
NDO -Sáng 19/6, Sở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minhđã công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025.
Thí sinh và phụ huynh có thểtra cứuđiểm thi lớp 10 bằng cách truy cập tại địa chỉ: https://ts10.hcm.edu.vn/Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm thi, theo kế hoạch, từ ngày 21 đến 24/6, thí sinh nộp đơn phúc khảo tại trường trung học cơ sỡ đã học lớp 9.Điểm chuẩn lớp 10 chuyên, tích hợp dự kiến được công bố vào ngày 24/6. Thí sinh trúng tuyển sẽ nộp hồ sơ nhập học tại trường đã trúng tuyển từ ngày 25 đến 16 giờ ngày 29/6.Ngày 30/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minhcông bố kết quảchấm phúc khảo, từ ngày 2 đến 4/7, duyệt bổ sung danh sách thí sinh trúng tuyển sau phúc khảo.Dự kiến ngày 10/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ họp ban chỉ đạo thi lớp 10 của 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông để công bố điểm chuẩn lớp 10 thường năm học 2024-2025.Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 98.600 thí sinh tham gia kỳ thituyển sinh lớp 10công lập năm học 2024-2025. Trong số này, tổng chỉ tiêu trúng tuyển vào lớp 10 công lập hơn 77.350 học sinh.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-cong-bo-diem-thi-tuyen-sinh-lop-10-post815028.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10", "năm học 2024-2025", "điểm chuẩn", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023-2024
NDO -Thủ tướng Phạm Minh Chínhvừa ký Công điện số 747/CĐ-TTg ngày 16/8 về việc báo cáo sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023-2024.
Công điện nêu rõ, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngành Giáo dục, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã tích cực chuẩn bị các điều kiện, huy động nguồn lực, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo đảm sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên.Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện còn gặp một số bất cập: việc biên soạn, lựa chọn, in ấn,phát hành sách giáo khoacòn chậm; ở nhiều địa phương đội ngũ giáo viên còn thừa thiếu cục bộ, số lượng giáo viên chưa đáp ứng theo quy định, công tác tuyển dụng giáo viên còn gặp nhiều khó khăn; chế độ chính sách còn bất cập, cần điều chỉnh phù hợp, hiệu quả.Để bảo đảm điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 hiệu quả, chất lượng đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hànhsách giáo khoabảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành; thực hiện ngay kiểm tra, giám sát việc tổ chức biên soạn, đấu thầu, in và phát hành sách giáo khoa.Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm về việc rà soát công tác biên soạn lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi trước thềm năm học mới.Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Nội vụ chỉ đạo tổ chức tuyển dụng giáo viên, thực hiện rà soát, cơ cấu lại, bố trí, sử dụng giáo viên bảo đảm đủ giáo viên dạy đúng, đủ các môn học theo quy định; thực hiện linh hoạt phương án điều chuyển, biệt phái giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu; chủ động xây dựng các phương án để có nguồn tuyển dụng giáo viên kịp thời, phù hợp, hiệu quả với điều kiện cụ thể tại địa phương; khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo số 584/BC-ĐGS ngày 11/8/2023 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, trong đó có việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.Bộ Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các địa phương khẩn trương thực hiện việc cơ cấu lại, sắp xếp, tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được phân bổ theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị bảo đảm về số lượng và chất lượng; hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức bảo đảm thực hiện chủ trương “có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp” phù hợp, hiệu quả. Khẩn trương rà soát, kiểm tra, tổng hợp nhu cầu giáo viên năm học 2023-2024 còn thiếu của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra địa phương thực hiện bảo đảm mức chi tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục 2019 và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm rà soát, kiểm tra, đôn đốc bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trước thềm năm học mới; tiếp tục triển khai tuyển dụng số biên chế được giao theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị; khẩn trương khắc phục tình trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập giữa các cấp học và các địa bàn của địa phương; thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; trong trường hợp chưa thể tuyển dụng đủ giáo viên theo định mức thì thực hiện các giải pháp hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ.Bộ phối hợp các nhà xuất bản tổ chức việc cung ứng sách giáo khoa trên địa bàn, bảo đảm chất lượng; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa hoặc tăng giá bất hợp lý trước khi khai giảng năm học mới; có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi trước thềm năm học mới.Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
https://nhandan.vn/bao-dam-sach-giao-khoa-va-giao-vien-kip-thoi-cho-nam-hoc-2023-2024-post767681.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "sách giáo khoa", "giáo viên", "năm học 2023-2024", "công điện Thủ tướng" ] }
Làm tốt khâu dữ liệu, bảo đảm thông tin chính xác nhất cho thí sinh
NDO -Sau đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, các dữ liệu của thí sinh sẽ được rà soát, đối sánh, xác thực. Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo để chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Một trong những khâu đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 là đăng ký dự thi đã được hoàn thành vào chiều ngày 10/5 với hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thành công tại hệ thống Quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Theo Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Huỳnh Văn Chương, kết thúc đợt đăng ký, số liệu trên hệ thống công bố được là 1.067.000 thí sinh. Cục trưởng cho biết, so với năm 2023, số lượng thí sinhđăng ký dự thicó tăng lên nhưng không đáng kể. Số lượng thí sinh tự do cũng tăng lên hơn 1% so với năm 2023.Cục trưởng cho biết, việc triển khai thành công cho các thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi là để chuyển đổi số kỳ thi, góp phần thực hiện Đề án 06 về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030".Sau khi triển khai thành công cho các thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo để chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành đã ban hành đầy đủ các văn bản và hướng dẫn và hoàn thành các đợt tập huấn cho kỳ thi. Ban chỉ đạo thi cấp quốc gia cũng như Ban chỉ đạo thi của 63 tỉnh, thành đã được thành lập.Cục trưởng Huỳnh Văn Chương cho biết, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp 2024, đến thời điểm này, Bộ và các ban ngành đã ban hành đầy đủ các văn bản và hướng dẫn và hoàn thành các đợt tập huấn cho kỳ thi.Hiện nay, đã thành lập Ban chỉ đạo cấp quốc gia cũng như Ban chỉ đạo thi của 63 tỉnh, thành. “Như vậy, có thể nói về hệ thống văn bản, các hướng dẫn đã đầy đủ cho thí sinh và các đối tượng liên quan để thực hiện kỳ thi” – Cục trưởng thông tin vào chiều 10/5.Theo Cục trưởng, sắp tới còn một việc lớn đó là việc tập huấn về công tác thanh tra, kiểm tra và bắt đầu kiểm tra công việc tổ chức kỳ thi của địa phương để bảo đảm cho kỳ thi được diễn ra xuyên suốt, an toàn, công bằng, tin cậy và đúng quy chế.Đến nay có hai cái nhóm đối tượng cần phải lưu ý nhất. Thứ nhất đó là cơ sở giáo dục, trường phổ thông nơi tổ chức thi và các sở Giáo dục và Đào tạo. Các đơn vị này cần tập trung rà soát là cơ sở dữ liệu và in cơ sở dữ liệu cho thí sinh để đối sánh với số liệu thật, đặc biệt là xác thực thông tin như về hộ khẩu, mà theo Đề án 06 là không dùng bản giấy. Nhà trường và thí sinh đối sánh với nhau và cuối cùng nhà trường in ra để cho thí sinh ký và xác thực. Công việc này sẽ kết thúc vào ngày 23/5.Thí sinh cần lưu ý những hướng dẫn của nhà trường để kiểm tra lại tất cả thông tin, cơ sở dữ liệu của mình để đảm bảo độ chính xác và ký xác thực.Đối với nhóm đối tượng thứ hai là thí sinh, các em cần tập trung nghe theo hướng dẫn của nhà trường để kiểm tra lại tất cả thông tin, cơ sở dữ liệu của mình để đảm bảo độ chính xác và ký xác thực.Bên cạnh đó, các em cũng lưu ý hệ thống hoá lại kiến thức, tập trung cùng với nhà trường ôn tập tốt nhất cho kỳ thi. Hiện nay chỉ còn 45 ngày nữa là kỳ thi diễn ra. Các em cũng cần giữ gìn sức khỏe.Thứ ba nữa là các em rà soát lại việc xét tuyển tuyển sinh. Các em có thể yên tâm là sau khi thi tốt nghiệp thì vẫn có thể điều chỉnh thông tin theo hướng dẫn tuyển sinh.Năm nay, cùng với các thí sinh hệ trung học phổ thông, còn có hơn 44 nghìn thí sinh tự do đăng ký dự thi, cao hơn so với năm 2023. Tất cả các thí sinh đều đã thực hiện đăng ký tốt và nhà trường đã nhập dữ liệu vào hệ thống trực tuyến. Đối với các thí sinh tự do thì năm nay các hướng dẫn cũng đã đầy đủ, nếu cần thêm thông tin, các em có thể chủ động làm việc với nơi đăng ký dự thi.
https://nhandan.vn/lam-tot-khau-du-lieu-bao-dam-thong-tin-chinh-xac-nhat-cho-thi-sinh-post808810.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "đăng ký dự thi", "Đề án 06", "Cục Quản lý chất lượng giáo dục", "Huỳnh Văn Chương", "kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024", "dữ liệu thi", "Cục trưởng" ] }
Hà Nội biểu dương học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất
NDO -Nhằm kịp thời biểu dương, lan tỏa tấm gương học sinh có hành động đẹp, việc làm tốt, Sở Giáo dục và Đào tạo đã quyết định tặng giấy khen cho 2học sinh nhặt được của rơitrả lại cho người đánh mất.
Sáng 11/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã biểu dương, tặng giấy khen 2 học sinh có việc làm tốt.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã quyết định tặng giấy khen cho 2 học sinh nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, gồm em Nguyễn Phương Linh, lớp 3G, Trường tiểu học Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) và em Nguyễn Anh Thư, lớp 12D5, Trường trung học phổ thông Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình).Học sinh Nguyễn Phương Linh đã nhiều lần nhặt được của rơi,trả lại người đánh mất. Lần gần nhất vào sáng 20/2/2024, trong giờ ra chơi, em nhặt được phong bao lì xì, trong đó có số tiền khoảng hơn 1 triệu đồng. Em đã gặp cô giáo chủ nhiệm nhờ tìm người đánh mất để trả lại. Trước đó, em đã nhặt được một chiếc điện thoại ở sân trường, em đã đem tới phòng Đoàn Đội nhờ cô giáo Tổng phụ trách thông báo cho người làm mất. Khi được cô giáo khen và ngỏ ý muốn trao thưởng, Nguyễn Phương Linh đã từ chối và cho rằng đó là việc em nên làm.Thông tin từ Trường tiểu học Nguyễn Trãi cho biết, Nguyễn Phương Linh là học sinh ngoan, biết quan tâm đến mọi người chung quanh, được thầy, cô giáo và bạn bè yêu mến. Em là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua “Học sinh Thanh Xuân lễ phép, thân thiện, trung thực, trách nhiệm".Còn theo thông tin từ Trường trung học phổ thông Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình), ngày 20/2/2024, Hiệu trưởng nhà trường nhận được thư cảm ơn của bà Đỗ Thị Ngân Thanh (số nhà 4, ngách 32/45 đường Bưởi, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình). Trong thư, bà Đỗ Thị Ngân Thanh bày tỏ sự cảm kích về việc làm và tấm lòng của em Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 12D5 Trường trung học phổ thông Phạm Hồng Thái khi nhặt được tiền lương hưu của bà và mang đến tận nhà trả lại cho bà với số tiền hơn 6 triệu đồng.Nguyễn Anh Thư là học sinh có ý thức vượt khó vươn lên, gương mẫu trong việc chấp hành nội quy và rèn luyện đạo đức. Em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12.
https://nhandan.vn/ha-noi-bieu-duong-hoc-sinh-nhat-duoc-cua-roi-tra-nguoi-danh-mat-post799489.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Nhặt được của rơi", "Trả người đánh mất", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.", "biểu dương", "gương tốt" ] }
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được đưa vào sinh hoạt chuyên đề trong nhà trường
NDO -Ngày 4/5, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề mang tên “Điện Biên Phủ - niềm tin chiến thắng”.
Đây là một trong những hoạt động của nhà trường nhằm đề cao tính sáng tạo, học đi đôi với hành, khơi nguồn cảm hứng để lan tỏa nhiệt huyết cống hiến. Hoạt động này đã góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu đáng tự hào trong công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng nhằm phát triển đội ngũ đảng viên là học sinh thời gian qua.Theo nhà giáo Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, buổi sinh hoạt chuyên đề “Điện Biên Phủ - niềm tin chiến thắng” được chuẩn bị công phu và tổ chức thành công bởi nỗ lực và tâm huyết của những quần chúng học sinh ưu tú tham gia khóa học cảm tình Đảng, thuộc Câu lạc bộ Tìm hiểu lịch sử của nhà trường.Nhân dịp kỷ niệm70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954 - 7/5/2024), quần chúng học sinh ưu tú thuộc Câu lạc bộ Tìm hiểu lịch sử đã lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch và cùng nhau dàn dựng sân khấu, tập luyện các tiết mục để thực hiện chuyên đề này.Là những học sinh năng động, nhiệt huyết và có niềm đam mê với bộ môn Lịch sử, những “hạt giống đỏ” được bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, các em đã cùng nhau tạo nên một không giansinh hoạt chính trị tư tưởngrất đặc biệt nhằm lan tỏa niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với sự nghiệp vĩ đại của đất nước.Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu kỹ lưỡng, các em đã trình bày hiểu biết của mình về những trang sử vẻ vang của dân tộc dưới nhiều hình thức phong phú và đầy hấp dẫn: Tái hiện không khí hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm tranh, ảnh về một thời hoa lửa tại Điện Biên của những anh bộ đội cụ Hồ cùng tiết mục tốp ca “Hò kéo pháo”, “Chiến thắng Điện Biên”; khắc đậm những cuộc chiến oanh liệt với chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta qua phần thuyết trình tâm huyết, kết hợp tiết mục sân khấu hóa đặc sắc.Hình ảnh chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng không kém phần oanh liệt của thế hệ ông cha, ý nghĩa lịch sử của một chiến dịch huyền thoại đã để lại nhiều dư âm và niềm xúc động trong thế hệ trẻTrường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.Đông đảo các thầy giáo, cô giáo và học sinh tham dự chương trình sinh hoạt chuyên đề.Niềm xúc động ấy đã giúp các quần chúng học sinh tham dự chuyên đề tích cực giao lưu, chủ động chia sẻ lòng biết ơn, niềm tin về tầm quan trọng của việc lưu giữ vẻ đẹp lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ.Chia sẻ cảm nghĩ của mình, các học sinh cùng bày tỏ: “Càng tự hào về những trang vàng lịch sử của thế hệ cha ông, về lý tưởng sống cao đẹp của những anh hùng trong chiến dịch, chúng em lại càng có cơ hội nhìn sâu hơn vào trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay để thêm quyết tâm, nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của đất nước của hiện tại và tương lai”.Bên cạnh không khí trầm lắng, xúc động, buổi sinh hoạt còn trở nên sôi nổi với phần trò chơi ý nghĩa, nhằm giúp các bạn học sinh khắc sâu thêm những hiểu biết về chiến dịch Điện Biên Phủ.Buổi sinh hoạt chuyên đề đã tạo nên sợi dây kết nối bền chặt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai khi những dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc đã khơi dậy nhiệt huyết ở những “hạt giống đỏ” đầy triển vọng.Tinh thần tích cực, chủ động, sự say mê sáng tạo của các thành viên Câu lạc bộ Tìm hiểu lịch sử cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam là lời khẳng định: Thế hệ trẻ ngày nay vẫn luôn dành tình yêu đặc biệt với lịch sử dân tộc, luôn trân trọng những bài học từ thành tựu của cha ông…Học sinh tái hiện lại khí thế hào hùng của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Giáo dục chính trị tư tưởng không còn khô khan với những tiết giảng dạy lý thuyết đơn thuần mà được sáng tạo với hình thức sinh hoạt chuyên đề, với những hoạt động phong phú, thú vị được chuẩn bị, triển khai bởi chính những quần chúng học sinh ưu tú.Đó là phương pháp giáo dục được Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam vận dụng nhằm khơi nguồn cảm hứng tìm hiểu lịch sử, trau dồi bản lĩnh chính trị, phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo của đảng viên trẻ trong tương lai...Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-duoc-dua-vao-sinh-hoat-chuyen-de-trong-nha-truong-post807858.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Sinh hoạt chuyên đề", "chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ", "Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }