title
stringlengths
27
155
summary
stringlengths
0
557
content
stringlengths
0
20.5k
url
stringlengths
35
188
metadata
dict
Hà Nội giảm số học sinh trái tuyến năm học 2024-2025
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, năm học 2024-2025, ngành giáo dục Thủ đô sẽ tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm sốhọc sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp; tăng số học sinh được học 2 buổi/ngày.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1,lớp 6năm học 2024-2025.Theo kế hoạch, Sở tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác điều tra số trẻ ở từng độ tuổi tuyển sinh, phân tuyến hợp lý, bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng về tuyển sinh.Tin liên quanHà Nội: Không nhận học sinh trái tuyến khi trường tuyển đủ chỉ tiêuTiếp tục thực hiện 5 rõ trong công tác tuyển sinh: rõ tuyến tuyển sinh, rõ chỉ tiêu tuyển sinh, rõ thời gian tuyển sinh, rõ phương thức tuyển sinh và rõ trách nhiệm trong công tác tuyển sinh.Thực hiện công khai kế hoạch tuyển sinh và số điện thoại đường dây nóng về tuyển sinh của các quận, huyện trên cổng thông tin điện tử của các trường, các phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo.Tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện một số giải pháp có hiệu quả nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp; tăng số học sinh được học 2 buổi/ngày.Đồng thời, tiếp tục áp dụng và cải tiến hình thức tuyển sinh trực tuyến trong tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025; phối hợp Công an Thành phố Hà Nội rà soát thông tin cư trú trong công tác đăng ký dự thi và tuyển được khoa học, bảo mật, an toàn, chính xác, khách quan, tạo thuận lợi cho nhân dân...
https://nhandan.vn/ha-noi-giam-so-hoc-sinh-trai-tuyen-nam-hoc-2024-2025-post776577.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "tuyển sinh đầu cấp", "giảm số học sinh trái tuyến", "tăng cường cơ sở vật chất", "học sinh trái tuyến" ] }
Thầy trò ở vùng cao Tủa Chùa có thêm điểm trường mới
NDO -Nhờ sự kêu gọi, ủng hộ của Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Huổi Só huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) vừa có thêm 2 phòng học mới khang trang với đầy đủ tiện nghi.
Thầy Phạm Thế Long, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Huổi Só, cho biết: Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Huổi Só có 18 lớp với 534 học sinh. Tại điểm trường chính có 471 học sinh chia thành 15 lớp nhưng các em phải học tại 2 cơ sở cách nhau khoảng 1km. Tại cơ sở 1 điều kiện lớp học tốt hơn nên Ban giám hiệu sắp xếp cho học sinh tiểu học; cơ sở 2 xuống cấp thì bố trí học sinh khối cấp 2.Từ số tiền 600 triệu đồng do Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ, 6 tháng trước công trình xây dựngĐiểm trường ước mơchính thức được khởi công. Công trình gồm 2 phòng học xây mới, tổng diện tích 130m2 đáp ứng nhu cầu học tập của hơn trăm học sinh tại điểm trường chính ở trung tâm xã Huổi Só.Đại diện đơn vị tài trợ, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, huyện Tủa Chùa cùng chính quyền địa phương cắt băng khánh thành công trình điểm trường mới.“Thành lập và đi vào hoạt động đã lâu, cơ sở vật chất trường lớp của trường không chỉ thiếu mà còn xuống cấp, tiềm ẩn nguy hiểm khi nhiều tường lớp học nhiều vết nứt. Thêm vào đó, là số học sinh ngày càng tăng nên nhu cầu phòng học của trường càng khó khăn hơn. Song từ nay có thêm 2 phòng học mới diện tích rộng rãi hơn thì thầy, trò nhà trường đã vơi bớt nỗi lo”, thầy Phạm Thế Long cho biết thêm.Dự lễ khánh thành đưa điểm trường mới vào hoạt động, nhà báo Phan Huy Hà, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, gửi lời cảm ơn các nhà tài trợ, chính quyền địa phương, nhà trường và bà con nhân dân trên địa bàn đã chung tay xây dựng để “Điểm trường mơ ước” hoàn thành đúng chất lượng, tiến độ đặt ra.Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Huổi Só lau dọn, vệ sinh phòng học mới.Nhà báo Phan Huy Hà cũng bày tỏ tin tưởng những phòng học mới ở Huổi Só được đưa vào sử dụng sẽ giúp thầy, trò nhà trường vơi bớt khó khăn, yên tâm với việc dạy và học từ đó đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tủa Chùa và tỉnh Điện Biên.
https://nhandan.vn/thay-tro-o-vung-cao-tua-chua-co-them-diem-truong-moi-post784973.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "Tủa Chùa", "Huổi Só", "điểm trường mới" ] }
Lưu học sinh nước ngoài thi hùng biện tiếng Việt
NDO -Nhằm tăng cường giao lưu văn hóa Việt Nam với các nước trên thế giới, tạo dựng sân chơi, giúp tăng cường nâng cao trình độ tiếng Việt cho lưu học sinh ngoài thời gian học tập và sinh sống tại Việt Nam, ngày 28/10, tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam năm 2023.
Với chủ đề “Việt Nam trong tôi", các lưu học sinh nước ngoài tham dự cuộc thi sẽ chia sẻ bằng tiếng Việt những hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Những kỷ niệm sâu sắc về cuộc sống, học tập và sinh hoạt tại Việt Nam; về tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với đất nước của lưu học sinh.Phát biểu tại cuộc thi, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết: Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, được nhiều người nước ngoài yêu thích và tìm hiểu, theo học. Tiếng Việt cũng đã trở thành một trong những môn ngoại ngữ được giảng dạy tại nhiều cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng rất đông đảo của các cơ sở đào tạo ở khắp mọi miền của đất nước, của các lưu học sinh nước ngoài với sự đa dạng về quốc tịch. Đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về mối quan tâm sâu sắc và tình yêu của bạn bè quốc tế đối với đất nước, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam.Việc dạy và học tiếng Việt không chỉ là việc giảng dạy ngôn ngữ, trang bị công cụ tiếp thu kiến thức mà còn là việc quảng bá văn hóa, lan tỏa bản sắc dân tộc và nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho lưu học sinh đang học tại Việt Nam nói riêng, người nước ngoài và những người yêu thích ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam nói chung.Mỗi tiết mục dự thi ngày hôm nay là sự sáng tạo độc đáo, tạo dấu ấn, không chỉ với các em lưu học sinh nước ngoài mà với tất cả khán giả, những người theo dõi cuộc thi để thấy được đất nước Việt Nam qua những lăng kính nhiều chiều, để thêm yêu và thêm hiểu về chính đất nước mình. Cuộc thi này sẽ trở thành động lực thúc đẩy việc dạy và học tiếng Việt, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo tiếng Việt nói riêng.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn PhúcCác thí sinh sẽ trình bày phần thi hùng biện của mình bằng tiếng Việt với chủ đề tự chọn.Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, có khoảng 22 nghìn lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam. Trong 5 năm (2016-2022), Việt Nam có 155 cơ sở giáo dục tiếp nhận, đào tạo hơn 45 nghìn lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung bình, hằng năm có từ 4 nghìn đến hơn 6 nghìn lưu học sinh được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục của Việt Nam, trong số đó phần lớn các lưu học sinh vào học tiếng Việt, Việt Nam học, các ngành đào tạo bằng tiếng Việt, do đó cần sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống và học tập.Mặc dù có những khó khăn ban đầu về ngôn ngữ, điều kiện sinh hoạt, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ giảng viên, sinh viên và người dân Việt Nam cùng với sự chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo, lưu học sinh nước ngoài đều đã vượt qua rào cản khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, hoàn thành chương trình học. Mỗi lưu học sinh nước ngoài khi trở về nước đều phát huy được kiến thức, kỹ năng đã học tập, rèn luyện tại Việt Nam và thực sự trở thành cầu nối cho tình hữu giữa Việt Nam với các nước.Được phát động từ tháng 8/2023, Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam” năm 2023 đã thu hút được đông đảo các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo tiếng Việt đang có lưu học sinh nước ngoài học tập, nghiên cứu hưởng ứng. Đã có 65 cơ sở đào tạo trong cả nước, từ 29 tỉnh/thành phố đăng ký tham gia. Vòng sơ khảo khu vực và vòng chung kết toàn quốc của cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi tập trung. Trong đó, vòng sơ khảo tổ chức tại ba cụm thi ở khu vực miền bắc, trung và nam.Với hình thức thi hùng biện, mỗi đội thi được lựa chọn 2 đến 3 thí sinh hùng biện chính, thời gian trình bày tối đa cho mỗi phần thi là 7 phút. Các thí sinh sẽ trình bày phần thi hùng biện của mình bằng tiếng Việt với chủ đề tự chọn, đồng thời có thể sử dụng các hình thức minh họa kèm theo để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho phần thi. Dự kiến, vòng chung kết toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày 1/12 tại TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc được lựa chọn từ 3 Cụm thi.
https://nhandan.vn/luu-hoc-sinh-nuoc-ngoai-thi-hung-bien-tieng-viet-post779860.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "hùng biện", "cuộc thi", "lưu học sinh", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Giáo viên Hà Nội dạy học trực tuyến cho học sinh vùng cao
NDO -Trước khó khăn về điều kiện dạy học và tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn Ngoại ngữ, một số cơ sở giáo dục ở Hà Nội đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ trường học ở vùng cao.
Nhằm giúp đồng nghiệp, học sinh tỉnh Hà Giang nâng cao chất lượng dạy, học, giải quyết khó khăn về việc thiếu giáo viên, nhiều cơ sở giáo dục ở Hà Nội đã có những hoạt động thiết thiết thực chia sẻ khó khăn. Đại diện ngành giáo dục quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã ký kết chương trình hỗ trợ dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 3 và lớp 4 tại một số trường tiểu học thuộc huyện Hoàng Su Phì. Đây là những khối, lớp đang thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.Hiện nay, nhiều giáo viên của quận Hai Bà Trưng đã tự nguyện đăng ký dạy học môn Ngoại ngữ trực tuyến cho học sinh tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở này, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoàng Su Phì đã ký biên bản ghi nhớ về việc hỗ trợ dạy học trực tuyến môn ngoại ngữ lớp 3, lớp 4 tại 3 trường gồm: Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Bản Nhùng; Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Dịch; Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Thèn Chu Phìn. Các giờ học do giáo viên các trường tiểu học: Tây Sơn, Lê Văn Tám, Vĩnh Tuy, Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng) hỗ trợ, giảng dạy với thời lượng 4 tiết/tuần/trường.Bên cạnh hỗ trợ công tác chuyên môn, nhiều cơ sở giáo dục ở Hà Nội đã hỗ trợ những đồ dùng thiết yếu tặng các em học sinh và thầy, cô giáo trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trong hai ngày cuối tuần 16 và 17/12, đại diện một số Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Hà Nội đã trực tiếp đến Hà Giang trao đổi hỗ trợ chuyên môn và tặng quà. Tại đây, đoàn công tác đã tặng gần 2.800 áo ấm, gần 800 chiếc chăn và đệm cho 18 trường học của tỉnh Hà Giang.Trước đó, đầu tháng 12/2023, ngành Giáo dục quận Hai Bà Trưng nhận được công văn của ngành Giáo dục huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang về việc xin hỗ trợ chăn, đệm, áo ấm cho học sinh năm học 2023-2024. Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận về việc hỗ trợ chăn, đệm, áo ấm cho học sinh huyện Hoàng Su Phì để các em có một “mùa đông không lạnh”, giúp các em yên tâm tới trường.
https://nhandan.vn/giao-vien-ha-noi-day-hoc-truc-tuyen-cho-hoc-sinh-vung-cao-post788059.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "Hỗ trợ học sinh vùng cao", "khắc phục thiếu giáo viên", "phòng giáo dục và đào tạo" ] }
190 thí sinh tham gia chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế
NDO -Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức có 190 thí sinh đến từ 38 đơn vị dự thi. Đây là những thí sinh có thành tích tốt nhất tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 và 10 thí sinh đặc cách do đã tham dự đội tuyển quốc gia năm 2023.
Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2024.Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kỳ thi sẽ diễn ra trong các ngày từ 26 đến 28/3. Năm nay, có 190 thí sinh đến từ 38 đơn vị dự thi gồm các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học. Đây là nhữngthí sinh đạt điểm caonhất theo các môn trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 và 10 thí sinh được đặc cách do đã tham dự đội tuyển quốc gia năm 2023.Trong danh sách năm nay, đã có thí sinh tham gia dự tuyển từ các địa phương như: Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, An Giang, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kiên Giang...Từ kết quả kỳ thi này, những thí sinh có thành tích tốt nhất sẽ được tuyển chọn vào đội tuyển Olympic quốc gia, tham dự tập huấn và đại diện cho Việt Nam dự thi các kỳ Olympic khu vực và quốc tế năm 2024.Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 5 năm gần đây đã có 174 lượt học sinh tham dự các kỳ Olympic quốc tế và khu vực các môn Toán học, Hoá học, Vật lý, Sinh học, Tin học, mang về 170 huy chương và bằng khen, trong đó, có 54 Huy chương Vàng, 68 Huy chương Bạc, 40 Huy chương Đồng và 8 bằng khen.
https://nhandan.vn/190-thi-sinh-tham-gia-chon-doi-tuyen-quoc-gia-du-thi-olympic-khu-vuc-va-quoc-te-post801537.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "học sinh giỏi", "đội tuyển quốc gia", "Olympic quốc tế", "huy chương" ] }
PISA lý giải xu hướng giảm điểm trong cuộc khảo sát năm 2022
NDO -Từ khi Việt Nam tham gia Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) vào năm 2012, kết quả xếp hạng năm nay là thấp nhất, giảm bậc ở cả 3 lĩnh vực. Tuy nhiên, báo cáo của PISA nhận định, giảm điểm là tình trạng chung trong kết quả của cuộc khảo sát năm 2022.
Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (tên tiếng Anh:Programme for International Student Assessment -PISA)do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thực hiện 3 năm 1 lần, nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15 trong các lĩnh vực toán, đọc và khoa học. Qua đó, cuộc khảo sát này giúp đánh giá năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp, tư duy phản biện và giao tiếp hiệu quả của học sinh.PISA năm 2021 bị hoãn 1 năm do đại dịch Covid-19. Cuộc khảo sát năm 2022 có sự tham gia của 690.000 học sinh ở độ tuổi 15 của 81 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 6.068 học sinh Việt Nam.Giảm điểm là tình trạng chungTheo kết quả PISA 2022, Việt Nam đứng thứ 31 về môn toán (469 điểm), thứ 34 về môn đọc (462 điểm) và thứ 37 về môn khoa học (472 điểm).Đối với môn toán, 72% học sinh Việt Nam đạt ít nhất từ cấp độ 2 trở lên, cao hơn tỷ lệ trung bình của OECD là 69%. Tại Việt Nam, 77% học sinh cho biết, trong hầu hết các buổi học toán, giáo viên thể hiện sự quan tâm đến việc học của từng em. 83% học sinh chia sẻ rằng, giáo viên có giúp đỡ thêm khi các em cần. Đáng chú ý, những tỷ lệ nêu trên của Việt Nam đều cao hơn mức trung bình của OECD.Khoảng 77% học sinh Việt Nam đạt cấp độ 2 trở lên đối với môn đọc, cao hơn mức trung bình 74% của OECD. Đối với môn khoa học, khoảng 79% học sinh đạt từ cấp độ 2 trở lên, cao hơn mức trung bình của OECD (76%).(PISA đánh giá kết quả theo cấp độ tăng dần từ 1 đến 6)Từ khi Việt Nam tham gia PISA vào năm 2012, kết quả xếp hạng năm nay thấp nhất, giảm bậc ở cả 3 lĩnh vực.Tuy nhiên, báo cáo của PISA nhận định, giảm điểm là tình trạng chung trong kết quả PISA 2022. Đáng chú ý, các nước thành viên OECD ghi nhận sụt giảm "chưa từng có", cụ thể môn toán giảm trung bình 15 điểm, môn đọc giảm 11 điểm và môn khoa học giảm 2 điểm."Hiệu quả giáo dục suy giảm một phần do đại dịch Covid-19", báo cáo cho biết.Học tập trong thời gian Covid-19 bùng phátTheo kết quả khảo sát PISA 2022, 40% học sinh của Việt Nam cho biết trường học của các em phải đóng cửa trong hơn 3 tháng doCovid-19. Tại các nước thành viên OECD, 51% học sinh đã trải qua tình trạng trường học phải đóng cửa trong thời gian dài tương tự.Học sinh tại tỉnh Trà Vinh áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau khi trường học mở cửa trở lại. Ảnh: MINH KHỞITrong quá trình học từ xa, 43% học sinh ở Việt Nam gặp khó khăn ít nhất một lần một tuần trong việc hiểu bài tập được giao và 29% học sinh gặp khó khăn trong việc tìm người có thể giúp các em làm bài tập (mức trung bình của OECD lần lượt là 34% và 24%).Báo cáo của PISA nhận xét, trong các hệ thống giáo dục mà hiệu suất duy trì ở mức cao và cảm giác thân thuộc của học sinh được cải thiện, có ít học sinh gặp phải vấn đề hơn khi học từ xa.Cũng theo báo cáo này, sự hỗ trợ dành cho học sinh thường bị hạn chế khi trường học đóng cửa. Tại Việt Nam, 78% học sinh cho biết các em được hỗ trợ hằng ngày thông qua các lớp học trực tuyến trên chương trình truyền thông qua video. 24% học sinh cho biết các em được giáo viên, nhân viên... của nhà trường hỏi han hằng ngày về cảm xúc cá nhân. Mức trung bình của OECD đối với 2 khảo sát này lần lượt là 51% và 13%.Trong trường hợp trường học phải đóng cửa một lần nữa trong tương lai, nhiều học sinh trong khối OECD cảm thấy tự tin về việc sử dụng công nghệ số để học từ xa. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh cảm thấy tự tin chịu trách nhiệm về việc học của mình lại ở mức thấp hơn.Khoảng 73% học sinh ở Việt Nam cảm thấy tự tin hoặc rất tự tin khi sử dụng chương trình truyền thông qua video và 66% học sinh cảm thấy tự tin hoặc rất tự tin về động cơ thúc đẩy bản thân làm bài tập được giao.
https://nhandan.vn/pisa-ly-giai-xu-huong-giam-diem-trong-cuoc-khao-sat-nam-2022-post786758.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "PISA", "OECD", "Việt Nam", "Covid-19", "học từ xa", "học trực tuyến", "đóng cửa trường học" ] }
Nhiều cơ hội du học Hoa Kỳ cho học sinh Việt Nam
NDO -Hơn 60 trường đại học, cao đẳng, cùng hàng trăm chuyên ngành đa dạng tại Triển lãmGiáo dục Hoa Kỳ2023 đã mở ra cơ hội cho các em học sinh tìm hiểu kỹ hơn về những ngành nghề và định hướng du học phù hợp.
Chiều 4/10, Triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ 2023 đã diễn tạithành phố Hà Nội, thu hút sự tham dự của hơn 800 học sinh. Sự kiện do Văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ EducationUSA trực thuộc phòng Văn hóa-Thông tin, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức.Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper chia sẻ, giáo dục là lĩnh vực mà hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ nỗ lực tăng cường hợp tác. Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng du học sinh đông nhất tại Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ luôn tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam bằng cách cung cấp nhiều suất học bổng hằng năm để hỗ trợ về mặt tài chính.Hoa Kỳ được xem là một trong những địa điểm du học hấp dẫn hàng đầu của sinh viên Việt Nam. Hiện có gần 30.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại đất nước này, xếp thứ 5 trong danh sách các nước đứng đầu về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ.Theo đó, các ngành học về STEM như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đang được Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm trong mục tiêu đào tạo giáo dục, xây dựng nguồn nhân lực. Điều này nhằm đáp ứng xu hướng phát triển tất yếu của thế giới trong những năm gần đây.Triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ 2023 có sự tham gia của những cơ sở đào tạo uy tín và đạt chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục của Hoa Kỳ. Tại sự kiện, đại diện của các trường đại học hàng đầu, các học viện nghệ thuật danh tiếng và các trường cao đẳng uy tín đã gặp gỡ, giao lưu và trao đổi với các phụ huynh và học sinh những thông tin hữu ích.Hai cuốn cẩm nang cung cấp cho học sinh các thông tin cần thiết về du học tại Hoa Kỳ.Bên cạnh các chương trình đào tạo, những vấn đề xoay quanh triển vọng nghề nghiệp, cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế là nội dung được nhiều người quan tâm nhất.Thông tin về các bài thi chuẩn hóa thường được các trường đại học ở Hoa Kỳ sử dụng để đánh giá ứng viên, quyết định cấp học bổng cũng được Văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ EducationUSA cung cấp đầy đủ tại sự kiện.Ngoài ra, viên chức Lãnh sự của Đại sứ quán Hoa Kỳ đã dành thời gian để tư vấn về thị thực du học và các cơ hội thực tập toàn thời gian hưởng lương dành cho sinh viên quốc tế tại nước này.Em Bạch Thùy Dương, học sinh lớp 11A4 chuyên lý, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Em dự định theo học chuyên ngành kinh tế. Sắp tới, em lựa chọn học tại Hoa Kỳ vì đây là quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Thông qua sự kiện, em tìm ra được các trường đại học chất lượng, có chương trình đào tạo phù hợp với năng lực và nhu cầu của mình”.
https://nhandan.vn/nhieu-co-hoi-du-hoc-hoa-ky-cho-hoc-sinh-viet-nam-post775932.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "Triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ 2023", "du học Hoa Kỳ", "hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ", "đào tạo công nghệ cao" ] }
Phê duyệt 48 sách giáo khoa lớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông
NDO -Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa quyết định phê duyệt danh mụcsách giáo khoalớp 9 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Đây là các sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Theo quyết định phê duyệt có tổng cộng 48 sách giáo khoa lớp 9 được phê duyệt gồm: 3 sách giáo khoa Ngữ văn (tập 1 và tập 2), 4 sách giáo khoa Toán (tập 1 và tập 2), 9 sách giáo khoaTiếng Anh, 2 sách Lịch sử-Địa lý, 2 sách Giáo dục công dân, 3 sách giáo khoa tin học, 3 sách âm nhạc, 4 sách giáo khoa mỹ thuật, 3 sách giáo khoa giáo dục thể chất, 11 sách giáo khoa môn Công nghệ và 4 sách hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.Trong số 48 sách giáo khoa được phê duyệt, có 27 sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 14 sách giáo khoa của Công ty Cổ phần Xuất bản-Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) liên kết một số nhà xuất bản thực hiện (bộ sách Cánh Diều); còn lại là của một số đơn vị, nhà xuất bản khác.Toàn bộ các sách giáo khoa được phê duyệt trước đó đã được Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 9 các môn học và hoạt động giáo dục thông qua. Theo quy định, các sách giáo khoa sau khi được phê duyệt sẽ được triển khai cho các hoạt động dạy học từ năm học 2024-2025 của các nhà trường.
https://nhandan.vn/phe-duyet-48-sach-giao-khoa-lop-9-su-dung-trong-co-so-giao-duc-pho-thong-post789850.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "sách giáo khoa", "phê duyệt", "lớp 9", "Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018", "năm học 2024-2025" ] }
Tặng 100.000 bức tranh panorama chiến thắng Điện Biên Phủ cho độc giả online
Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước,Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố. Báo Nhân Dân sẽ ưu tiên tặng phụ san cho độc giả đã đăng ký/đăng nhập trên Báo Nhân Dân điện tử tại địa chỉhttps://nhandan.vn/và đọc ít nhất 3 tin, bài.
https://nhandan.vn/tang-100000-buc-tranh-panorama-chien-thang-dien-bien-phu-cho-doc-gia-online-post810034.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "100.000 bức tranh panorama", "tranh panorama", "chiến thắng Điện Biên Phủ", "độc giả online", "Báo Nhân Dân", "phụ san đặc biệt", "cơ quan thường trú Báo Nhân Dân", "Báo Nhân Dân điện tử" ] }
Bình Thuận: Kỷ luật nhóm 5 học sinh đánh hội đồng bạn
NDO -Chiều 28/9, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã có báo cáo về việc xử lý kỷ luật 5 học sinh ở Trường trung học cơ sở Lương Sơn, huyện Bắc Bình đánh bạn và quay clip rồi phát tán lên mạng.
Trước đó, vào ngày 26/9, trên mạng xã hội lan truyền 2 clip quay cảnh một em học sinh nữ bị một nhóm 5 học sinh gồm 4 nữ, 1 nam đánh hội đồng ở trong một căn nhà. Qua xác minh, tìm hiểu, đây là những học sinh đang học tại Trường trung học cơ sở Lương Sơn, huyện Bắc Bình.Nhận được thông tin, Ban Giám hiệu Trường trung học cơ sở Lương Sơn đã kiểm tra, xác minh và đã xác định đây là những học sinh đang học tại trường.Nhóm đánh bạn có 5 học sinh, gồm: P.H.NT, nữ lớp 9; V.T.K.N, nữ lớp 7; T.T.V, nam lớp 7; L.H.G.H, nữ lớp 7 và N.T.T.Q, nữ lớp 7; còn em học sinh bị đánh là T.T.Q.T học sinh lớp 7.Nhà trường đã mời 5 học sinh đánh bạn làm bản tường trình, kiểm điểm và lập biên bản xử lý vi phạm. Qua đó, xác định, sáng 26/9, nhóm học sinh này “lập kèo” đánh bạn T.T.Q.T.Đến chiều, cả nhóm chở T.T.Q.T về nhà T.T.V ở thị trấn Lương Sơn. Tại đây cả nhóm hành xử rất côn đồ, ác ý, dùng tay, chân đấm, đá, tát vào mặt, lưng em T.T.Q.T, rồi còn dùng các vật dụng cứng như nồi cơm điện, mũ bảo hiểm đánh vào người, kéo quần T. và dùng điện thoại của T.T.V để quay clip.Sau đó nhóm này chia sẻ clip cho nhau và phát tán trên mạng xã hội Facebook.Nhà trường tiến hành tổ chức họp xử lý học sinh vi phạm với thành phần liên quan của trường, đại diện chính quyền thị trấn Lương Sơn; cán bộ Phụ nữ, cán bộ Tư pháp (phụ trách công tác trẻ em); Công an thị trấn; phụ huynh và 5 học sinh đánh bạn cùng phụ huynh và em T.T.Q.T.Ngày 28/9, Hội đồng kỷ luật trường họp và thống nhất hình thức xử lý kỷ luật: Tạm dừng học có thời hạn một năm đối 5 học sinh đánh bạn, kể từ ngày 28/9/2022.Chiều 28/9, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình phải xử lý nghiêm vụ việc này.Chiều cùng ngày, Ủy ban nhân huyện Bắc Bình cũng đã có báo cáo gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh báo cáo vụ việc.Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình sẽ chỉ đạo Phòng Giáo dục và Ðào tạo, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị trường học trên địa bàn huyện cùng phối hợp phụ huynh tăng cường thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về Luật Trẻ em, Luật An ninh mạng và phòng, chống bạo lực học đường.
https://nhandan.vn/binh-thuan-ky-luat-nhom-5-hoc-sinh-danh-hoi-dong-ban-post717334.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "đánh bạn hội đồng", "Bình Thuận", "xử lý kỷ luật" ] }
Hà Nội giải quyết tình trạng thiếu trường, thiếu lớp
Chiều 17/10, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và việc đầu tư cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông trên địa bàn.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự hội nghị.Tỷ lệ trường đạt chuẩn còn thấpPhát biểu khai mạc phiên giải trình, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà cho biết, qua giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND thành phố, đến nay, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia của thành phố mới đạt 72,7%. Trong khi, theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17, đến năm 2025 thành phố có từ 80 đến 85% trường công lập đạt chuẩn quốc gia.Một số trường chuẩn quốc gia gặp khó khăn trong việc bảo đảm, duy trì các tiêu chí, tiêu chuẩn; một số trường học thuộc khu vực nội thành có sĩ số học sinh/lớp vượt quy định; nhiều trường học thiếu diện tích đất, khu sân chơi, bãi tập; các trường ở ngoại thành thì thiếu các điều kiện cơ sở vật chất, phòng lớp học, phòng bộ môn, thiết bị và đồ dùng dạy học…Nguyên nhân của tình trạng này là do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu nhà ở, khu đô thị mới hình thành, dân số cơ học tăng nhanh. Mỗi năm, thành phố Hà Nội có thêm từ 40.000-50.000 học sinh, tương đương với hơn 40 trường mới. Điều này tạo áp lực rất lớn lên hệ thống giáo dục của Thủ đô.Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, sau 10 năm thực hiện Quy hoạch mạng lưới trường học, đến nay Hà Nội đã có 1.362 trường học được xây mới và cải tạo, nâng cấp. Năm 2012, thành phố có 962 trường chuẩn quốc gia; đến nay, toàn thành phố đã có 1.632 trường chuẩn quốc gia (thêm 670 trường mới).Quang cảnh phiên giải trình.Tuy nhiên, dù đã cải tạo, xây mới được nhiều trường học nhưngtình trạng quá tải trường học công lậpvẫn xảy ra ngày càng nghiêm trọng tại một số quận, huyện, nhất là các quận nội thành. Hiện vẫn còn 35 phường thuộc 8 quận thiếu 43 trường học.Một số phường ở khu vực ngoài đê thuộc các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ... thì bị giới hạn về mật độ xây dựng, tầng cao theo quy định của Luật Đê điều…Tại các khu đô thị, khu nhà ở, mới có 117 trường đã và đang xây dựng, vẫn còn 269 (khoảng 70%) trường học các cấp chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt…Hà Nội vẫn còn 182 trường công lập chuẩn quốc gia đã quá hạn công nhận nhưng chưa công nhận lại, có 463 trường công lập các cấp trong danh sách chuẩn quốc gia, nhưng có số học sinh vượt so quy định, 180 trường có số lớp vượt so với quy định.Cần giải pháp phù hợp với đặc thù của Hà NộiĐể giải quyết tình trạng này cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, quận đã bố trí hơn 50% vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng trường học. Quận đề xuất, khi thành phố phê duyệt quy hoạch các khu đô thị cần quy định tỷ lệ trường công lập. Bên cạnh đó, thành phố tích hợp và điều chỉnh quy hoạch Luật Thủ đô, tăng mật độ mạng lưới trường học phù hợp với tốc độ gia tăng dân số hiện nay.Các đại biểu chất vấn về tình trạng thiếu trường lớp trên địa bàn Thủ đô.Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong kiến nghị, việc thiết kế xây dựng trường học phải có tính toán để khắc phục tình trạng thiếu diện tích. Như việc sử dụng các tầng thấp cho học sinh, tầng cao cho khối hiệu bộ, phòng chức năng…Kết luận phiên giải trình, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, UBND thành phố tập trung rà soát tổng thể, xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, lộ trình, giải pháp thực hiện. Hoàn thành kế hoạch trong tháng 11/2023, báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp thứ 14 - đầu tháng 12/2023.Tin liên quanThiếu trường lớp khiến học sinh thi lên lớp 10 khó hơn thi vào đại họcUBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã rà soát, cập nhật, thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng trường học, bổ sung chỉ tiêu công nhận lại trường công lập đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch hàng năm. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng trường học công lập theo Nghị quyết số 02 của HĐND thành phố, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là các dự án xây mới để sớm khắc phục tình trạng thiếu trường, thiếu lớp.Đối với các chủ đầu tư cố tình chây ỳ, năng lực kém, thành phố Hà Nội kiên quyết thu hồi để giao UBND quận, huyện, thị xã lập dự án xây dựng trường học công lập.
https://nhandan.vn/ha-noi-giai-quyet-tinh-trang-thieu-truong-thieu-lop-post778099.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "Hà Nội", "giáo dục", "trường lớp", "trường công lập", "đạt chuẩn quốc gia", "thiếu trường học" ] }
Năm 2024, các học viện, trường sĩ quan quân đội tuyển sinh 5.212 chỉ tiêu
NDO -Chiều 26/4, tại Hà Nội, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu công táctuyển sinh quân sựnăm 2024.
Trung tướng TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Phó Trưởng Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt.Tại buổi gặp mặt, Đại tá, TS Nguyễn Văn Thái, Trưởng Ban Thư ký Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cho biết: Năm 2024, có 17 học viện, trường sĩ quan tuyển sinh 5.212 chỉ tiêu đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học (tăng khoảng 900 chỉ tiêu so với năm 2023). Tuyển sinh cao đẳng quân sự có 3 trường sĩ quan, trường cao đẳng được giao tuyển sinh 150 chỉ tiêu vào đào tạo nhân viên chuyên môn, kỹ thuật (tăng 60 chỉ tiêu so với năm 2023). Riêng Trường Sĩ quan Không quân có tuyển sinh cả trình độ đại học và trình độ cao đẳng. Có 17/19 trường quân đội tuyển thí sinh trong cả nước (trừ Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2). Theo đó, Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển thí sinh có nơi thường trú từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía bắc; Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh có nơi thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía nam.Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam, gồm nam quân nhân và nam thanh niên ngoài quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tham gia công an nhân dân).Tuyển thí sinh nữ: Có bốn học viện được tuyển sinh đối với thí sinh nữ (kể cả nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân), đó là: Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Khoa học quân sự và Học viện Hậu cần.Theo quy định củaBộ Quốc phòng, để được đăng ký dự tuyển vào các trường quân đội, các thí sinh phải đủ điều kiện tiêu chuẩn về 4 nội dung: Lý lịch chính trị, độ tuổi, văn hóa và sức khỏe. Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hệ quân sự các trường quân đội phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng; nếu không tham gia sơ tuyển thì các em không được tham gia xét tuyển.Thời gian sơ tuyển từ ngày 15/3 đến trước ngày 20/5. Để chủ động trong việc tham gia sơ tuyển, ngay từ thời gian này, các em có nguyện vọng dự tuyển vào các trường quân đội chủ động đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, quận, thị xã, thành phố để tìm hiểu thông tin và đăng ký sơ tuyển.Đại tá, TS Nguyễn Văn Thái thông báo kết quả công tác tuyển sinh quân sự năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.Thí sinh là thanh niên ngoài quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện, quận, thị xã, thành phố. Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương.Năm 2024, các trường quân đội thực hiện 4 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi bậc trung học phổ thông; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông không quá 10% chỉ tiêu cho các đối tượng đã tốt nghiệp trung học phổ thông có điểm tổng kết chung từng năm học trung học phổ thông đạt từ 7,0 trở lên và điểm tổng kết các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường từng năm học đạt từ 7,5 điểm trở lên. Riêng đối với tuyển sinh tại Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Quân y chưa sử dụng phương thức này để xét tuyển.Quang cảnh buổi gặp mặt.Tất cả thí sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng trong quân đội đều được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn như quy định chung của Nhà nước và quân đội, bao gồm chính sách ưu tiên theo đối tượng và ưu tiên theo khu vực.
https://nhandan.vn/nam-2024-cac-hoc-vien-truong-si-quan-quan-doi-tuyen-sinh-5212-chi-tieu-post806791.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "chỉ tiêu tuyển sinh", "trường sĩ quan quân đội", "tuyển sinh quân sự", "Bộ Quốc phòng", "tuyển sinh đại học cao đẳng 2024" ] }
[Ảnh] Nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh mầm non, tiểu học ở Hà Nội được nghỉ học
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 6 giờ sáng nay (23/1), nhiệt độ tại khu vực Hà Nội là 9,9 độ C nên học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học.
Hơn 6 giờ, giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh về việc học sinh tiểu học được nghỉ.Nhà trường gửi thông báo tới cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc điện tử, thông báo học sinh được nghỉ học.Phụ huynh đưa trẻ đến trường trên phố Lò Đúc sáng 23/1.Nhiều phụ huynh học sinh vẫn cho con đến trường do không theo dõi thông báo nghỉ học.Nhiều học sinh vẫn đến trường do không theo dõi thông báo nghỉ học.Nhiệt độ ngoài trời đo từ điện thoại lúc 7 giờ 50 phút là 8 độ C.Vẫn nhiều gia đình đưa trẻ đi học sáng 23/1.Phụ huynh vẫn đưa trẻ đến trường dù trước đó Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C.Nhân viên bảo vệ nhắc phụ huynh cho học sinh về khi nhiệt độ dưới 10 độ C.Phụ huynh và học sinh trong cái lạnh dưới 10 độ C sáng 23/1.
https://nhandan.vn/anh-nhiet-do-duoi-10-do-c-hoc-sinh-mam-non-tieu-hoc-o-ha-noi-duoc-nghi-hoc-post793303.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "Hà Nội", "Học sinh nghỉ học", "Trời rét", "Không khí lạnh" ] }
Trường Đại học Mở Hà Nội và sứ mệnh “Mở cơ hội học tập cho mọi người”
Trường Đại học Mở Hà Nội là một trường đại học công lập tự chủ toàn diện với sứ mệnh “Mở cơ hội học tập cho mọi người”. Tại đây, người học là trung tâm, là chủ thể của quá trình kiến tạo tri thức.
Triết lý đào tạo giàu tính nhân vănTrường Đại học Mở Hà Nội được biết đến với văn hóa giàu tính nhân văn cùng triết lý đào tạo “Mở cơ hội - Mở trái tim - Mở trí tuệ - Mở tầm nhìn - Mở tương lai”. Điều này hun đúc qua nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên và người học của trường thông qua truyền thống đoàn kết, tương thân tương tương ái và những đóng góp tích cực trong các hoạt động chung sức vì cộng đồng.Tinh thần ấy thể hiện qua sự quan tâm, giúp đỡ thường nhật của thầy, cô với học trò, nhân rộng trong mối quan hệ giữa các cá nhân trong toàn trường và lan tỏa rộng rãi tới xã hội. Tại đây, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật…nhận được sự hỗ trợ đặc biệt. Nhiều tấm gương sinh viên vượt khó, vươn lên trong học tập được xã hội đón nhận và giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp.PGS, TS Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội cho biết, nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để người học được thỏa sức khám phá, sáng tạo với những đam mê của bản thân; giảng viên có nhiệm vụ khơi nguồn, định hướng. Sứ mệnh của mỗi giảng viên là tạo ra môi trường, nhu cầu, động lực để người học được cọ xát thực tế, qua đó góp phần giúp người học phát triển toàn diện.Công nghệ hiện đại tạo bình đẳng trong tiếp cận tri thứcNhiều năm qua, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào công tác dạy và học đã giúp cho người học có thể tiếp cận bài giảng và tri thức mọi lúc, mọi nơi, xóa đi những rào cản về không gian và thời gian, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người dân từ miền núi, vùng sâu, vùng xa đến hải đảo.Đối với các chương trình đào tạo trực tuyến, người học có thể vừa tham gia sản xuất, vừa tranh thủ học tập, nâng cao trình độ và kỹ năng, không cần phải thoát ly sản xuất. Để làm được điều đó, Trường Đại học Mở Hà Nội nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại chuẩn khu vực và quốc tế. Nhiều công nghệ mới được ứng dụng vào quá trình quản lý và đào tạo như: Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhận diện giọng nói và khuôn mặt; Áp dụng Big Data trong phân tích dữ liệu người học và nhật ký học tập để đưa ra các tư vấn, điều chỉnh, nâng cao chất lượng đào tạo…PGS, TS Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội trong một hoạt động hướng đến xây dựng xã hội học tập.Từ sứ mệnh đến trách nhiệm xã hộiVới sứ mạng “Mở cơ hội học tập cho mọi người”, Trường Đại học Mở Hà Nội đã trở thành đơn vị thể nghiệm thực tiễn giáo dục mở, góp thêm minh chứng cụ thể cho lý luận được xây dựng trong Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Với trách nhiệm trong việc xây dựng xã hội học tập, trường đại học này đóng vai trò không nhỏ trong việc thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người dân.Cùng với đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trường đại học này còn thực hiện các khóa học mở, khóa bồi dưỡng trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, du lịch, kinh tế, luật… Trường Đại học Mở Hà Nội cũng là đơn vị hỗ trợ nhiều cơ quan, tổ chức trong việc thúc đẩy quá trình xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/post-733514.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [] }
Ninh Bình tuyên dương, khen thưởng 218 giáo viên, học sinh tiêu biểu năm học 2023-2024
Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạotỉnh Ninh Bìnhtổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng 53 giáo viên và 165 học sinh vì có thành tích xuất sắc năm học 2023-2024.
Tới dự có đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.Tại buổi lễ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Phan Thành Công cho biết, năm học 2023-2024 là năm học bản lề thực hiện các chỉ tiêu của đại hội Đảng các cấp, ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình tiếp tục có những bước phát triển vững chắc, chất lượng, kết quả giáo dục được nâng lên, vị thế của ngành ngày càng được khẳng định.Nổi bật là, các môn văn hóa, giáo dục truyền thống, lý tưởng, thể, mỹ và kỹ năng được coi trọng đồng bộ; hoạt động thể thao, nghệ thuật diễn ra sôi nổi. Phong trào học ngoại ngữ phát triển mạnh mẽ cả diện rộng và chiều sâu; phong trào xây dựng trường học "xanh, sạch, đẹp, an toàn, hạnh phúc", giáo dục STEM được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến tích cực.Thành tích học sinh giỏicủa tỉnh năm học này ghi nhận nhiều điểm sáng đánh dấu những tiến bộ qua mỗi năm học. Tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông có 71/82 học sinh đoạt giải, đạt tỷ lệ 86,6%, xếp thứ 6 toàn quốc, cao hơn 28,93% so với tỷ lệ đoạt giải của toàn quốc; đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay, kể cả về chất lượng và tỷ lệ đoạt giải. Nhiều em học sinh đạt thành tích xuất sắc ở các lĩnh vực, qua các kỳ thi, cuộc thi, hội thi, hội thao cấp tỉnh, khu vực, cấp quốc gia, quốc tế.Nhiều sân chơi bổ ích trên tinh thần tự nguyện được học sinh tích cực hưởng ứng như: Cuộc thi Quốc tế về Sở hữu trí tuệ, Sáng chế, Đổi mới và Công nghệ iPITEx năm 2024 có 3 học sinh Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng tham gia và đoạt Huy chương Vàng; sân chơi Ý tưởng trẻ thơ năm học 2023-2024 cấp toàn quốc học sinh Ninh Bình đoạt 7 giải, gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 5 giải Khuyến khích; hội thi Đình Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp toàn quốc có 16/16 học sinh dự thi và đều đoạt giải gồm 1 giải Tiến sĩ, 4 giải Nhì, 8 giải Ba và 3 giải Khuyến khích...Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Phan Thành Công trao cờ cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.Để công tác bồi dưỡng nhân tài của tỉnh tiếp tục phát triển về diện và nâng lên về chất, thời gian tới, ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình tham mưu với cấp ủy, chính quyền về chính sách và giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo nói chung, công tác giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng nhân tài nói riêng và thực hiện tốt công tác thi đua-khen thưởng.Đồng thời, ngành tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đây là nhân tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục; tăng cường giáo dục lý tưởng, bồi dưỡng khát vọng vươn lên đối với học sinh; tổ chức các sân chơi trí tuệ, tạo môi trường, cơ hội để học sinh rèn luyện, qua đó phát hiện sớm học sinh năng khiếu bồi dưỡng để các em phát triển; phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học, các cấp, các ngành đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập; tăng cường khuyến học, khuyến tài, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.Đồng chí Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và đồng chí Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cho học sinh đoạt giải Ba Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024.
https://nhandan.vn/ninh-binh-tuyen-duong-khen-thuong-218-giao-vien-hoc-sinh-tieu-bieu-nam-hoc-2023-2024-post809269.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "Ninh Bình", "tuyên dương giáo viên học sinh tiêu biểu", "học sinh giỏi quốc gia", "Giáo dục" ] }
Công bố điểm thi Đánh giá tư duy năm 2024 đợt 5 của Đại học Bách khoa Hà Nội
NDO -Ngày 13/6, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi Đánh giá tư duy năm 2024 (TSA 2024) đợt 5. Đợt thi này có hơn 9 nghìn thí sinh tham dự. Thí sinh cao điểm nhất đạt 90,2/100 điểm.
Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2024 đợt 5 đã diễn ra vào ngày 9/6. Đợt thi do Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp một số trường đại học, học viện tổ chức tại 27 điểm thi tại Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng.Đợt 5 có 9.030 thí sinh tham dự. Kết quả, điểm cao nhất là 90,2/100. Đây cũng là điểm củathủ khoa đợt thi, là học sinh của Trường THTP Yên Định 1 (Thanh Hóa). Có 251 thí sinh đạt trên 70 điểm. Phổ điểm đợt 5 như sau:(Nguồn: Đại học Bách khoa Hà Nội)Đợt 6 - đợt thi cuối cùng của Kỳ thi TSA 2024 - sẽ diễn ra vào ngày 16/6 tại 23 điểm thi trên cả nước.
https://nhandan.vn/cong-bo-diem-thi-danh-gia-tu-duy-nam-2024-dot-5-cua-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-post814105.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:21", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:21", "tags": [ "TSA 2024", "đánh giá tư duy", "phổ điểm", "Đại học Bách khoa Hà Nội", "tuyển sinh 2024" ] }
1.647 chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tính đến ngày 31/1, cả nước có có 1.142 chương trình đào tạo của 145 cơ sở giáo dục đại học và 5 chương trình đào tạo cao đẳng của 5 trường cao đẳng được đánh giá đạttiêu chuẩn chất lượng giáo dụctrong nước, 500 chương trình đào tạo của 58 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá đạttiêu chuẩn chất lượng nước ngoài.
Các tổ chức thực hiện đánh giá tiêu chuẩn trong nước gồm: Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Đà Nẵng), Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam), Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Trường đại học Vinh), Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn.Các tổ chức đánh giá tiêu chuẩn nước ngoài gồm: Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN; Ủy ban Văn bằng Pháp; Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ, Hoa Kỳ; Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh, Hoa Kỳ; Quỹ Kiểm định các chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế; Hiệp hội MBA; Hội đồng Kiểm định quốc tế các trường đại học đào tạo Kinh doanh; Mạng lưới Kiểm định đào tạo kỹ thuật của châu Âu; Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp; Tổ chức Kiểm định các chương trình đào tạo khối kỹ thuật, công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên và toán học; Tổ chức ACQUIN.Một số cơ sở giáo dục đại học có nhiều chương trình đào tạo được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài như: Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh); Đại học Bách khoa Hà Nội, 45 chương trình; Trường đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), 33 chương trình; Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 20 chương trình; Trường đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, 22 chương trình; Trường đại học Cần Thơ, 16 chương trình; Trường đại học Trà Vinh, 13 chương trình; Trường đại học Mở TP Hồ Chí Minh, 12 chương trình; Trường đại học Lạc Hồng 10, chương trình; Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) có 8 chương trình; Trường đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) có 8 chương trình…
https://nhandan.vn/1647-chuong-trinh-dao-tao-dat-tieu-chuan-chat-luong-giao-duc-post796687.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "chương trình đào tạo", "tiêu chuẩn chất lượng giáo dục", "giáo dục đại học", "đào tạo cao đẳng" ] }
Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong thời gian qua, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủthường xuyên quan tâm chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách, Chương trình, Đề án nhằm tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, nhất là cho trẻ em, học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở một số nơi còn chưa được tốt, ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, học tập của trẻ em mầm non, học sinh. Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030.Bộ Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát việc tổ chức, thực hiện các bữa ăn cho trẻ em mầm non, học sinh bán trú, nội trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân nếu có vi phạm. Tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện chính sách về giáo dục dân tộc, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị giáo dục và quy định về đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện.Ủy ban Dân tộc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cho giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu "100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố".Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá, huy động các nguồn lực để bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ, chính sách ở các cấp quản lý.
https://nhandan.vn/bao-dam-dieu-kien-hoc-tap-cho-hoc-sinh-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-post788505.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "dân tộc thiểu số", "miền núi", "lớp học", "công điện", "Thủ tướng Chính phủ" ] }
Khơi dậy sáng tạo qua giáo dục STEM
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường đến các địa phương, trường học. Qua phương pháp giáo dục STEM, học sinh phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo, tích lũy được nhiều kỹ năng cần thiết vận dụng vào thực tiễn.
Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng trong thực tiễn. Qua mỗi bài học, giáo viên sẽ là người dẫn dắt, kết nối kiến thức còn học sinh thông qua thực hành, ứng dụng, khơi dậy đam mê, kích thích tình yêu khám phá khoa học.Dạy học gắn với ứng dụng thực tếBuổi học lồng ghép giáo dục STEM vào môn Khoa học tự nhiên của cô giáo Đỗ Lệ Quyên và học sinh lớp 6 Trường trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội) diễn ra trong không khí vui tươi, hào hứng cùng những tiếng thảo luận sôi nổi.Đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, cô giáo Đỗ Lệ Quyên đã có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy và học. Ở bài học Oxygen, không khí lớp 6, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, học sinh đã nêu tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống và trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.Các em tự đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường, cùng nhau chuẩn bị các nguyên liệu như vỏ hộp sữa, chai nhựa, giấy vụn… rồi lên ý tưởng tái chế, tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng. Một giờ học trôi qua rất nhanh khi học sinh được tham gia vào các hoạt động, được thảo luận, trình bày ý kiến.Cô giáo Đỗ Lệ Quyên chia sẻ: Giá trị của giáo dục STEM mang lại không chỉ nằm ở sản phẩm học sinh tạo ra mà quan trọng hơn là ở quá trình thực hiện của học sinh. Các em được rèn luyện các kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề hay xử lý tình huống.Là một trong 10 trường tại Hà Nội thí điểm đưa giáo dục STEM vào dạy học từ năm học 2022-2023, cô giáo Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm) cho biết: Ngay từ đầu năm học khi xây dựng kế hoạch nhà trường, các tổ chuyên môn đã cùng nhau trao đổi và nghiên cứu môn học nào phù hợp để có thể đưa bài học STEM vào giảng dạy.Việc triển khai giáo dục STEM vào các hoạt động dạy học của nhà trường đã tạo được nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh. Thông qua bài học, học sinh được cùng nhau trao đổi làm việc nhóm, phát triển năng lực của bản thân trong việc phản biện và hình thành tư duy từ mỗi tiết học; biết tích hợp các môn học để tạo ra những sản phẩm STEM.Ngoài việc tích hợp bài học STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, một tuần học sinh còn được học thêm một tiết hoạt động trải nghiệm STEM tại không gian sáng chế hiện đại dành riêng cho môn học này. Phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, các học sinh có cơ hội tự tay biến mọi ý tưởng thành các sản phẩm cụ thể, được trải nghiệm thực hành liên quan tới bài học, tạo ra sản phẩm, lắp ghép dựa trên các kiến thức vừa được học.Tại Trường phổ thông Liên cấp Sao Mai (thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), việc tích hợp các đơn môn thành hoạt động giáo dục STEM được đưa vào kế hoạch giảng dạy từ nhiều năm nay. Thầy giáo Quách Thắng Cảnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, khi ứng dụng giáo dục STEM lồng ghép, tích hợp vào các môn học đã thu hút sự chú ý của học sinh đối với các bài giảng.Trước đây, giờ Mỹ thuật, học sinh chỉ đơn thuần làm quen với màu, bút, giấy, các chủ đề nhưng đến nay, học sinh sôi nổi tiếp thu kiến thức, tự do sáng tạo, tạo hứng thú, khơi gợi niềm đam mê với môn học. Đối với các chủ đề giáo dục, các em được giáo viên truyền thụ kiến thức, hướng dẫn cách làm, bố trí hoạt động cá nhân hoặc tổ, nhóm, tự bản thân hoặc cùng nhau giải quyết và trình bày vấn đề.Kiến thức học sinh nhận được qua mỗi giờ giáo dục STEM cũng không còn đóng khung trong một môn học mà được tổng thể kết hợp các môn với nhau. Điều quan trọng nhất là sau mỗi giờ học, các em biết sản phẩm của giờ giáo dục hôm nay ứng dụng vào việc gì, ứng dụng trong thực tế ra sao.Học sinh là chủ thể chính trong giáo dục STEMNhận thấy việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã đưa giáo dục STEM vào kế hoạch giáo dục của các nhà trường với nhiều cấp độ khác nhau.Theo Trưởng phòng Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên (Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang) Ngô Quốc Đường, việc tổ chức thực hiện giáo dục STEM đã tạo ra một sự thay đổi tích cực cho giáo viên và học sinh trong dạy học. Giáo viên dần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy lô-gích góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.Đáng chú ý, từ năm 2020, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông thì hoạt động giáo dục STEM được đẩy mạnh và triển khai bài bản hơn với cả ba hình thức: Bài học STEM, trải nghiệm STEM và nghiên cứu khoa học-kỹ thuật của học sinh.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Đỗ Văn Lợi cho biết: Năm học 2023-2024, Sở triển khai giáo dục STEM đối với cấp tiểu học để tạo ra sự giáo dục STEM liền mạch. Tất cả trường trung học phổ thông đã triển khai giáo dục STEM dưới dạng các chủ đề bài học STEM.Ngoài giúp phát triển năng lực cá nhân, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy khoa học, hoạt động giáo dục STEM còn tạo môi trường có nhiều cơ hội giao lưu và học hỏi cho các em học sinh và giáo viên. Tại Hải Phòng, các câu lạc bộ STEM của các trường ở bậc trung học được tổ chức cho học sinh yêu thích, tự nguyện tham gia và được phân chia theo lứa tuổi học sinh. Hiện có khoảng 30% số trường học chủ yếu ở nội thành Hải Phòng có câu lạc bộ STEM như câu lạc bộ Robotic; lập trình; STEM tái chế...Không chỉ Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, tỉnh Đắk Lắk cũng coi giáo dục STEM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Sau hơn ba năm học triển khai, giáo dục STEM ngày càng trở nên gần gũi, thân thuộc trong mỗi nhà trường, thầy giáo, cô giáo và học sinh từ vùng trung tâm đến vùng sâu, vùng xa Đắk Lắk.Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, để triển khai giáo dục STEM có hiệu quả, Sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo, phổ biến, quán triệt tinh thần STEM đến các nhà trường. Các nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục STEM một cách linh hoạt, chủ động, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. Để nâng cao chất lượng giáo dục STEM, trong năm học 2023-2024 và những năm tiếp theo, ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về giáo dục STEM, đi đôi với tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý, giáo viên.Bên cạnh đó, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu dạy học phục vụ giáo dục STEM; tích cực xây dựng và thực hiện các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM, tổ chức ngày hội STEM các cấp và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật, khởi nghiệp và tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục STEM trong nhà trường.Theo các chuyên gia giáo dục, mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng trong quá trình triển khai, việc xây dựng và thực hiện bài học STEM còn bộc lộ một số hạn chế như học sinh tham gia phần nhiều ở phần thực nghiệm, việc thiết kế, xây dựng phương án thí nghiệm để giải quyết vấn đề phát hiện còn hạn chế; chưa có nhiều cơ hội để học sinh được áp dụng kiến thức đã học từ chương trình môn học giải quyết các tình huống trong thực tiễn; phần lớn các bài học là STEM kỹ thuật, chế tạo dụng cụ, học sinh thực hiện theo quy trình đã định trước, bài học STEM khoa học còn ít được triển khai.Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Xuân Thành cho biết: Tổ chức dạy học STEM đã khơi dậy trong giáo viên, học sinh đam mê nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật, giúp học sinh tiếp cận, làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, tạo cho các em một sân chơi trí tuệ bổ ích, giáo viên có cơ hội phát huy năng lực chuyên môn, đổi mới cách đánh giá học sinh và đổi mới phương pháp dạy học, tận dụng phòng học, phòng chức năng kết hợp các thiết bị dạy học hiện đại giúp giáo viên thực hiện tốt các tiết dạy STEM. Giáo viên tích cực hơn trong nghiên cứu, tìm tòi và có những thay đổi tích cực trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng STEM vào giảng dạy. Nhiều chủ đề được tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM, các chủ đề dạy học này hầu hết xuất phát từ các vấn đề gặp phải hằng ngày trong cộng đồng nơi các em sinh sống.So với những năm trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học tăng số lượng, đa dạng về lĩnh vực nghiên cứu. Đáng chú ý, hiện nay, việc triển khai giáo dục STEM đã có sự tham gia nhiều hơn của các chuyên gia, giảng viên đến từ viện nghiên cứu, trường đại học phối hợp với giáo viên trường phổ thông để hỗ trợ học sinh thực hiện nghiên cứu. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số trường triển khai bài dạy STEM tăng so năm 2021, 2022 và 2023. Riêng năm học 2022-2023 có hơn 75 nghìn lượt bài dạy STEM được triển khai tại các cơ sở giáo dục trung học trên cả nước.Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào đời sống trở thành xu thế tất yếu. Vì vậy, đẩy mạnh hoạt động giáo dục STEM trong các trường phổ thông chính là nền tảng để tạo nên nguồn nhân lực cao cho đất nước trong tương lai.Các thầy giáo, cô giáo, chuyên gia là những người truyền lửa, khơi gợi, hướng dẫn, học sinh phải là chủ thể chính trong hoạt động giáo dục này. Do đó các bài học, hoạt động, dự án phải dễ làm, dễ thực hiện, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhà trường, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Các cơ sở giáo dục cũng cần đẩy mạnh việc huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động giáo dục này.Bộ Giáo dục và Đào tạo sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến của địa phương để nhân rộng hiệu quả trong quá trình triển khai bởi đây là nhiệm vụ trọng tâm và cần thực hiện trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
https://nhandan.vn/khoi-day-sang-tao-qua-giao-duc-stem-post805288.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "STEM", "Giáo dục phổ thông", "Teamwork", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "tư duy sáng tạo" ] }
Kiểm soát giá sách giáo khoa nhưng phải bảo đảm nhu cầu cho người học
NDO -Sách giáo khoa và giá sách giáo khoa luôn thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Chiều 5/4, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Định giá để kiểm soát giá sách giáo khoa như thế nào?” nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của các cơ quan chức năng, chuyên gia và nhà quản lý giáo dục.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộiNguyễn Thị Mai Hoa cho biết:Trước khi vào năm học mới, bao giờ dư luận xã hội cũng có rất nhiều ý kiến liên quan đến vấn đềgiá sách giáo khoavới mong muốn chung là có bộ sách ở mức giá phù hợp.Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông quaLuật Giá (sửa đổi),trong đó xác định sách giáo khoa được bổ sung vào danh mục được Nhà nước định giá, có hiệu lực từ 1/7/2024. Theo quy định của Luật Giá (sửa đổi), sách giáo khoa do Nhà nước định giá, Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá tối đa, các nhà xuất bản tự quyết định giá cụ thể trong trần chung.Theo Vụ trưởng Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Thanh Đạm, phương pháp định giá trần sách giáo khoa là công việc rất quan trọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thảo luận với các cơ quan liên quan, trao đổi với các nhà xuất bản để xác định giá sách giáo khoa gồm những khoản chi phí nào cấu thành, cần tính đúng, tính đủ nhưng phải hài hòa.Trong phương pháp định giá, nội dung nào đặc thù, có tính cá biệt trong chi phí để biên soạn xuất bản, phát hành sách giáo khoa thì đều được tiếp thu và tạo cơ sở cho các nhà xuất bản xây dựng quy định giá đối với sách giáo khoa của mình.Ông Đạm cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng và kiểm soát giá trần đúng, đủ, hài hòa lợi ích các bên. Nếu xây dựng khách quan, phản ánh đúng và phù hợp với thị trường và điều kiện chi trả của người dân sẽ là biện pháp kiểm soát rất tốt. Bên cạnh đó, có thể kiểm soát hậu kiểm trên cơ sở phương pháp định giá chung và định giá trần.GS, TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh vấn đề giá sách giáo khoa đang được dư luận xã hội quan tâm. Vì vậy, phải làm thế nào để kiểm soát được giá sách giáo khoa mà vẫn bảo đảm nhu cầu cho người học và phù hợp với khả năng thanh toán của người dùng. Đồng thời, cũng khuyến khích được các đơn vị xuất bản ra sách giáo khoa có chất lượng tốt nhất, thực hiện đúng chủ trương thực hiện đa dạng hóa một chương trình nhưng nhiều sách giáo khoa.Chia sẻ về việc giá các bộ sách giáo khoa hiện nay cao hơn giá bộ sách giáo khoa cũ, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, PGS, TS Nguyễn Văn Tùng cho biết: Giá sách giáo khoa được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó tập trung vào các chi phí bao gồm: tổ chức bản thảo; nhuận bút; sản xuất gồm giấy và công in; phát hành và tài chính.Theo PGS, TS Nguyễn Văn Tùng, giá sách theo chương trình mới cao hơn giá sách theo chương trình cũ vì sách giáo khoa cũ được tổ chức biên soạn bằng vốn ngân sách nhà nước. Sách giáo khoa mới do các nhà xuất bản tự bỏ vốn hoặc vay ngân hàng để thực hiện tất cả các khâu.Ngoài ra, các chi phí như giá nguyên vật liệu, công in, nhuận bút; chi phí giới thiệu, tập huấn giáo viên,... đều cao hơn trước, nhất là giá giấy tăng cao hơn nhiều so với trước. Cùng với đó, việc biên soạn theo định hướng phát triển năng lực nên sách giáo khoa mới có khổ sách lớn hơn, chất lượng in ấn cao hơn so với sách giáo khoa cũ...Tại tọa đàm, các câu hỏi xoay quanh việc định giá để giảm giá sách giáo khoa thực hiện như thế nào cho phù hợp với thực tế, kiểm soát việc in ấn, phát hành ra sao... được các chuyên gia thẳng thắn trao đổi, chia sẻ và đóng góp thêm các giải pháp khác.Luật Giá 2023 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định sách giáo khoa các cấp do Nhà nước định giá. Căn cứ Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định theo Luật Giá 2023 thì sách giáo khoa các cấp thuộc loại hàng hóa do Nhà nước định giá. Thẩm quyền định giá sách giáo khoa thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, với hình thức định giá là định giá tối đa. Theo đó, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán sách giáo khoa các cấp cao hơn mức giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
https://nhandan.vn/kiem-soat-gia-sach-giao-khoa-nhung-phai-bao-dam-nhu-cau-cho-nguoi-hoc-post803382.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "tọa đàm", "giá sách giáo khoa", "Luật Giá", "định giá sách giáo khoa", "sách giáo khoa" ] }
Đẩy mạnh đào tạo nghề qua các cuộc thi dành cho sinh viên
NDO -Với hàng trăm triệu đồng phần thưởng, các cuộc thi diễn ra ngay trong những cơ sở giáo dục bậc đại học đang chứng minh vai trò quan trọng trong phát huy hiệu quả đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, trình độ của sinh viên qua môi trường tranh tài thực tế.
Sau hơn 1 tháng phát động, Cuộc thi "Poly K - Beauty Contest" đã thu hút gần 300 thí sinh Thủ đô đăng ký tranh tài qua 2 hạng mục dự thi: "Chăm sóc da" và "Trang điểm nghệ thuật".Được biết, đây là sân chơi hấp dẫn nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ trong lĩnh vựcchăm sóc sức khỏevà làm đẹp, với 32 giải thưởng lớn nhỏ có tổng giá trị 100 triệu đồng.Các bạn trẻ tự tin tỏa sáng trong đêm chung kết.Tối 12/4 vừa qua, cuộc thi đã khép lại sau đêm chung kết với không khí sôi nổi, gay cấn và hào hứng. Cụ thể, ở bảng "Chăm sóc da", 2 thí sinh Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Thị Hòa Linh đã giành ngôi đầu ở lần lượt các hạng mục "Chăm sóc da mặt" và "Chăm sóc da cơ thể" sau khi đánh bại gần 100 đối thủ. Trong khi đó, giải nhất ở 2 hạng mục "Makeup beauty" và "Makeup fantasy" đã lần lượt thuộc về các thí sinh Phùng Thị Thu Phương và Nguyễn Kim Ngân.Tin liên quanTrường nghề tham gia đào tạo nhân lực công nghệ caoCùng với các nội dung tranh tài truyền thống, cuộc thi còn sở hữu những hạng mục hiện đại, hấp dẫn đối với các bạn trẻ, điển hình là "Tik Tok biến hình" hay "Face Chart".Theo đó, giải thưởng cao nhất của hạng mục "Tik Tok biến hình" đã về tay nhóm thí sinh Lưu Quang Huy, Phùng Thị Thu Phương, Hồ Thị Liên, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, với bài thi "Thiên thần trắng sứ". Chủ nhân ngôi đầu hạng mục "Face Chart" thuộc về thí sinh Triệu Vân Anh.Các thí sinh xuất sắc tại cuộc thi "Poly K - Beauty Contest"Theo bà Nguyễn Thị Kim Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội, Cuộc thi "Poly K - Beauty Contest" vừa là cơ hội để các bạn trẻ nâng cao tay nghề, vừa là môi trường kết nối, giao lưu và phát triển chosinh viên."Bước ra từ cuộc thi, các thí sinh sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn cùng kỹ năng, bản lĩnh cần thiết để tự tạo cơ hội về chuyên môn, nghề nghiệp ưa thích. Các cuộc thi tương tự chính là động lực để các bạn trẻ phát huy sáng tạo, thúc đẩy sinh viên theo đuổi đam mê trong cuộc sống hiện đại", bà Kim Phương chia sẻ."Poly K - Beauty Contest" do Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Hà Nội tổ chức với mục tiêu tìm kiếm các gương mặt trẻ nổi bật trong ngành làm đẹp nói chung và trang điểm nghệ thuật nói riêng. Năm nay, cuộc thi ghi nhận gần 300 thí sinh đăng ký tham gia. Trong đó, có 32 gương mặt trẻ đã giành các giải thưởng giá trị của cuộc thi.
https://nhandan.vn/day-manh-dao-tao-nghe-qua-cac-cuoc-thi-danh-cho-sinh-vien-post804671.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "đào tạo nghề cho sinh viên", "thi tay nghề cho sinh viên" ] }
3 dạng thức câu hỏi trắc nghiệm trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025
NDO -Ngày 29/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa (kiến thức lớp 10 và lớp 11) cho cấu trúc định dạng đề thi của Kỳ thitốt nghiệp trung học phổ thôngtừ năm 2025. Trong đó, với đề thi trắc nghiệm sẽ có 3 dạng thức câu hỏi.
Theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, mônNgữ Vănđược tổ chức thi theo hình thức tự luận trên giấy; các môn học khác được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy. Với các môn thi trắc nghiệm, có tối đa 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng đề thi gồm:Thứ nhất, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm qua tại Việt Nam). Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này. Các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này.Thứ hai, câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.Thứ ba, câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.Mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm.Thời gian của mỗi môn thi gồm: Ngữ văn thi 120 phút, Toán 90 phút; các môn học khác 50 phút. Đối với số lượng câu hỏi/lệnh hỏi môn thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 cũng có một số điểm khác so với hiện nay. Trong đó, môn Toán có 34 câu hỏi (hiện nay là 50 câu hỏi); Ngoại ngữ 40 câu hỏi (hiện nay là 50 câu hỏi); các môn học khác 40 câu hỏi (hiện nay 40 câu).Để xây dựng cấu trúc và định dạng đề thi cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng xây dựng cấu trúc định dạng đề thi và tổ chức xây cấu trúc, định dạng cho của 17 môn học, gồm: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung), Hóa học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ (Công nghệ Công nghiệp và Công nghệ Nông nghiệp).Đề minh họa theo cấu trúc định dạng mới đã được thử nghiệm tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Gia Lai, Thái Nguyên với khoảng gần 5000 học sinh.Kết quả thử nghiệm cấu trúc định dạng đề thi đã được tiến hành phân tích theo lý thuyết khảo thí cổ điển và hiện đại theo khuyến nghị của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa kỳ (ETS) tại đợt tập huấn toàn quốc cho hơn 3.500 cán bộ, giảng viên, giáo viên thuộc 63 sở giáo dục và đào tạo cùng 12 cơ sở giáo dục đại học.Trên cơ sở phân tích kết quả thử nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mời các chuyên gia (là tác giả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tác giả sách giáo khoa, giảng viên và giáo viên có nhiều kinh nghiệm) làm việc tập trung để hoàn thiện cấu trúc định dạng đề thi cùng đề minh họa để công bố. Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Tại thời điểm hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh họa chủ yếu thuộc lớp 10 và 11.Tổng hợp các đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, tại đây: https://drive.google.com/drive/folders/1NT3ZWlkjNoBDYxjwXBQR3UH-iiiBs1rw
https://nhandan.vn/3-dang-thuc-cau-hoi-trac-nghiem-trong-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-tu-nam-2025-post789830.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [] }
Tiên phong đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng đường sắt-metro
NDO -Viện Nghiên cứu-Đào tạo Đèo Cả (DCI) đã tiên phong triển khai đào tạo chuyên ngành Xây dựng đường sắt-metro, mở đầu cho chiến lược phát triển đào tạo nguồn nhân lực choTập đoàn Đèo Cảvà các đối tác trong thời gian tới.
Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực đường sắt-metro là một trong những nhiệm vụ chính mà Chính phủ đã ban hành trongNghị quyết 178/NQ-CPnhằm hoàn thiện hệ thống giao thông đường sắt-metro Việt Nam.Gắn chặt lý thuyết-thực tiễnNgày 15/1, tại trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu-Đào tạo Đèo Cả (DCI) tổ chức lễ khai giảng chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng đường sắt-metro.Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 1,5 năm (đối với học viên chuyển đổi văn bằng 2) và 3 năm (đối với học viên chính quy), học viên sẽ được ưu tiên đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh chuyên sâu các đề tài, đồng thời Viện DCI sẽ chọn lọc cử học viên ưu tú học tập và làm việc với các đối tác nước ngoài để nâng cao kỹ năng, kiến thức, tay nghề.Chương trình do DCI triển khai theo “đơn đặt hàng” của Tập đoàn Đèo Cả. Qua quá trình nghiên cứu nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và trường đại học, cho thấy nhu cầu phát triển nhân lực ngành hạ tầng giao thông Việt Nam hiện tại rất lớn, nhưng thực tế chương trình đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho hoạch định phát triển giao thông trong tương lai. Các lĩnh vực như hầm xuyên núi, cầu, đường bộ trong thời gian qua đã làm tốt, tuy nhiên một số ngành đặc thù như metro, đường sắt,… còn chưa tiệm cận với các nước phát triển trên thế giới.Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả.Tại lễ khai giảng, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả khẳng định đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của ngành giao thông do Tập đoàn Đèo Cả khởi xướng.“Xác định trách nhiệm của một doanh nghiệp là đặt lợi ích đất nước và người dân làm tối thượng, chúng tôi kết nối với các doanh nghiệp và các trường đại học giao thông trong cả nước, đón đầu và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt-metro”, ông Hồ Minh Hoàng nói.Thời gian qua, Tập đoàn Đèo Cả đã tổ chức nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt-metro của các nước tiên tiến như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản,… thông qua các trường như Học viện Công nghệ Singapore (IT), Trường quản trị kinh doanh Hiroshima (Nhật Bản) nhằm chọn lọc “nhập khẩu” chương trình và chuyên gia đào tạo.Tin liên quanThành lập Viện Nghiên cứu-Đào tạo Đèo CảXác định đối tượng tham gia đào tạo là giảng viên có chuyên môn lý thuyết nhưng thiếu thực tiễn, học viên tham gia tuy có kinh nghiệm thực chiến nhưng chưa có tính hệ thống, đặc biệt nhà trường, doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về việc ứng dụng công nghệ mới, các bên đã cùng nhau tìm kiếm giải pháp “nâng cao năng lực tự thân”, hợp tác với các trường đại học, doanh nghiệp nước ngoài để kịp lớn khi có cơ hội phát triển.Do vậy, các module đào tạo tại Viện DCI sẽ gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn thi công, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cho mục tiêu hoàn thành đường sắt cao tốc bắc-nam trước mắt và định hướng lâu dài cho phát triển đường sắt-metro của đất nước trong tương lai.Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng caoMục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo ngành Xây dựng đường sắt-metro là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu để tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành và khai thác mảng đường sắt-metro của Tập đoàn Đèo Cả và các đối tác. Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng để cùng tập đoàn sẵn sàng tham gia các dự án về lĩnh vực này, đồng thời bắt nhịp, chuyển hướng đa dạng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.Lớp khai giảng đầu tiên có 40 học viên là cán bộ, nhân viên Tập đoàn Đèo Cả và đối tác đã tốt nghiệp các chuyên ngành.Lớp khai giảng đầu tiên có 40 học viên là cán bộ, nhân viên Tập đoàn Đèo Cả và đối tác đã tốt nghiệp các chuyên ngành như: Xây dựng công trình giao thông, Cầu đường, Địa chất thủy văn, Kỹ thuật địa chất… tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam. Ngoài ra, học viên còn được tuyển chọn từ những sinh viên ưu tú tại các trường đại học, cao đẳng ngành giao thông để đào tạo nâng cao.Các học viên sẽ được giới thiệu khái quát 3 đề tài được đúc rút qua kinh nghiệm thực hiện dự án của Đèo Cả là: "Cơ cấu vốn đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam bằng mô hình PPP++"; "Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) cho dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam" và "Giải pháp tối ưu thi công hầm giao thông có chiều dài lớn theo công nghệ NATM với phương pháp đào cải tiến hệ Đèo Cả". Các giảng viên, học viên khi tham gia các chương trình sẽ được Tập đoàn Đèo Cả tổ chức tham quan ở các công trình, dự án, cung cấp các kiến thức thực tế, quy tắc ứng xử tại công trình giao thông trong và ngoài nước.PGS, TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI).PGS, TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) đánh giá, phương châm phát triển chất lượng cao thay vì chỉ tập trung vào tốc độ tăng trưởng là một tầm nhìn quan trọng trong định hướng phát triển tổng thể của doanh nghiệp. “Tập đoàn Đèo Cả đang có mối quan hệ quốc tế với sự hợp tác với nhiều đối tác là những doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nổi tiếng trên thế giới về chuyên ngành đường sắt-metro, tôi mong khóa đào tạo này cũng là một mẫu hình về sự tiếp thu, tiến tới làm chủ công nghệ lõi, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như của đất nước”, PGS, TS Trần Chủng nhấn mạnh.Tin liên quanQuyết tâm phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao, tạo đột phá cho ngành Đường sắt Việt NamÔng Nguyễn Quang Tuệ, sinh viên khóa 1 bày tỏ niềm tự hào khi là lực lượng tiên phong của Tập đoàn Đèo Cả trong lĩnh vực đường sắt-metro. “Cá nhân tôi và các học viên đều nhận thức được rằng tham gia khóa học này là cơ hội để chúng tôi tiếp cận các tri thức mới, tạo điều kiện cho chúng tôi tự tin, vững vàng hơn khi cùng Tập đoàn Đèo Cả tiến hành các dự án trong lĩnh vực đường sắt- metro trong tương lai”, ông Tuệ nói.Quan điểm không tạo “sân chơi” cho riêng mình, Tập đoàn Đèo Cả sẽ tài trợ cho cán bộ Ban Quản lý dự án của Bộ Giao thông vận tải, địa phương là đối tác hiện tại, tiềm năng,… để cùng Đèo Cả tham gia vào các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, tăng cường năng lực để phối hợp tốt hơn trong quá trình triển khai các dự án.
https://nhandan.vn/noi-tien-phong-dao-tao-nguon-nhan-luc-nganh-xay-dung-duong-sat-metro-post792136.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Viện DCI", "Tập đoàn Đèo Cả", "DCI", "Hồ Minh Hoàng", "Nghị quyết 178/NQ-CP", "Metro", "Học viện Công nghệ Singapore", "Trần Chủng", "VARSI", "Đèo Cả", "đường sắt tốc độ cao", "lớp đào tạo chuyên ngành đường sắt-metro" ] }
Duy trì và củng cố kết quả xóa mù chữ
Công tác xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, được quan tâm và triển khai bền bỉ qua nhiều năm. Công tác xóa mù chữ cho người dân nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị, địa phương chỉ đạo sát sao, triển khai quyết liệt.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, biết chữ là điều kiện cần và là “cánh cửa” đầu tiên để bước vào lộ trình học tập suốt đời đối với mỗi người. Công tác xóa mù chữ cần được đặt lên hàng đầu của việc nâng cao dân trí và là một tiêu chí để xây dựng xã hội học tập.Để tiếp nối và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ công cuộc xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030, ngày 30/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” với bốn mục tiêu; trong đó, mục tiêu đầu tiên là xóa mù chữ, phổ cập giáo dục.Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các thông tư về chương trình xóa mù chữ, đánh giá học viên học chương trình xóa mù chữ; phối hợp các đơn vị, tổ chức ký kết các chương trình hành động đẩy mạnh công tác xóa mù chữ; tổ chức tập huấn về dạy học chương trình xóa mù chữ cho giáo viên các trường học và cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng...Phó Vụ trưởng Giáo dục Thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Xuân Thủy cho biết, quá trình triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sự vào cuộc của các địa phương, đến tháng 10/2023, cả nước có 266/10.598 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 10.332/10.598 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.Đối với cấp huyện có 42/704 đơn vị đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 662/704 đơn vị đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Đối với cấp tỉnh 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 (đạt tỷ lệ 100%); trong đó có 21 tỉnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận và 27 tỉnh đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng chưa đề nghị Bộ kiểm tra công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.Đáng chú ý, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục-xóa mù chữ các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động, vận động người chưa biết đọc, biết viết, người chưa đạt chuẩn biết chữ tham gia học các lớp xóa mù chữ.Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo các đơn vị bộ đội biên phòng chủ động, tích cực phối hợp với ngành giáo dục mở được nhiều lớp học xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho đồng bào các dân tộc thiểu số; vận động các nguồn lực xây, sửa trường lớp, hỗ trợ các cháu sách giáo khoa, đồ dùng học tập; tuyên truyền, vận động các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến trường; các em bỏ học quay trở lại trường...Bình quân mỗi năm, các đơn vị bộ đội biên phòng mở các lớp học xóa mù chữ cho hơn một nghìn học viên. Trong giai đoạn 2021-2023, cả nước đã huy động được 79.280 người ra học xóa mù chữ. Trong đó, các tỉnh thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã huy động được 54.965 người ra học xóa mù chữ (33.344 người theo học lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 và 21.621 người theo học lớp xóa mù chữ giai đoạn 2).Công tác xóa mù chữ đạt nhiều kết quả tích cực nhưng quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn do nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa thấy rõ được ý nghĩa, vai trò và lợi ích của việc biết chữ đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và sự phát triển chung của cộng đồng. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong công tác xóa mù chữ ở một số địa phương chưa thật sự chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả.Mặc dù sự phối hợp đó đã được cam kết bằng những chương trình cụ thể nhưng thật sự mới có lực lượng bộ đội biên phòng, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học vào cuộc và tham gia phối hợp có hiệu quả. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập của một số xã miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao chất lượng.Các lớp học chủ yếu tổ chức tại các điểm trường tiểu học; nhà văn hóa thôn, bản... Đầu tư từ ngân sách nhà nước còn thấp, chế độ chính sách cho người dạy và người tham gia công tác xóa mù chữ còn nhiều bất cập.Vì vậy, để nâng cao tỷ lệ biết chữ cho người dân vùng dân tộc thiểu số, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về công tác xóa mù chữ.Các cấp, các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về vai trò, tác dụng và tầm quan trọng của việc biết chữ đối với việc thoát nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. Gắn kết công tác xóa mù chữ vào các phong trào thi đua của các địa phương. Kết quả công tác xóa mù chữ là tiêu chí đánh giá, công nhận gia đình học tập, dòng họ học tập, thôn, bản, tổ dân phố học tập, “cộng đồng học tập” cấp xã và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...Các đơn vị liên quan tổ chức các lớp học xóa mù chữ đa dạng, linh hoạt phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số. Các lớp xóa mù chữ đặt ngay tại thôn, bản, nhất là các bản ở vùng sâu, xa, giao thông cách trở, khó khăn trong việc đi lại thì cần huy động cả những dân bản đã biết chữ để dạy, hỗ trợ những người chưa biết chữ.Ngành giáo dục cần cử cán bộ, giáo viên theo dõi, giám sát để kịp thời giúp đỡ các lớp học xóa mù chữ. Các địa phương chủ động nghiên cứu và biên soạn thêm tài liệu dạy xóa mù chữ phù hợp với các dân tộc thiểu số trên cơ sở tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành... nhằm tăng hiệu quả công tác xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập; góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
https://nhandan.vn/duy-tri-va-cung-co-ket-qua-xoa-mu-chu-post792207.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [] }
Nhiều mô hình hay để phát triển giáo dục và đào tạo
Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chủ đề tư tưởng “Sống có trách nhiệm”. Bước đầu, toàn ngành đạt được những kết quả tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn, năng động, trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, có số lượng dân cư đông đúc, có quy mô học sinh, sinh viên lớn. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, lãnh đạo thành phố luôn quan tâm việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương này bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vươn tới hội nhập quốc tế, trở thành những công dân của kỷ nguyên mới.Thực hiện Nghị quyết số h29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chương trình hành động số 46- CTrHĐ/TU của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã không ngừng triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chủ đề tư tưởng “Sống có trách nhiệm” trong toàn ngành.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, thành phố có hơn 2.300 trường học. Đến nay, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã tích cực thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh, sinh viên cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; nâng cao tinh thần yêu đất nước, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.Các nhà trường, cơ sở giáo dục đã có những tấm gương cán bộ, giáo viên không ngừng đổi mới sáng tạo và đạt được thành tích xuất sắc trong hoạt động giáo dục, dạy học với những sáng kiến, kinh nghiệm có giá trị. Các trường học quan tâm, xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; đồng thời, tổ chức đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong nhà trường phù hợp từng lứa tuổi với nhiều nội dung, hình thức phong phú nhằm tập hợp, thu hút học sinh tham gia, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.Triển khai sâu rộng cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chủ đề tư tưởng “Sống có trách nhiệm” đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thành phố được tham gia nhiều sân chơi văn hóa lành mạnh, sử dụng các công trình văn hóa, thể thao, có cơ hội học tập trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện; ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức hoặc các hành vi làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm đội ngũ.Ngoài ra, các trường còn chú trọng trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, làm cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.Đạt được kết quả nêu trên, ngành giáo dục và đào tạo thành phố thực hiện và triển khai trong toàn ngành phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã giúp đội ngũ ngày một sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học với phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy và năng lực chuyên môn của giáo viên.Thông qua các môn học, qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt câu lạc bộ đội, nhóm, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã tổ chức lồng ghép, triển khai các phong trào thi đua. Các trường học cũng triển khai và hướng đến xây dựng “Trường học hạnh phúc” nhằm xây dựng môi trường giáo dục mà ở đó học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị.Cùng với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tập trung thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Theo đó, ở các đơn vị trường học, việc thực hiện học tập và làm theo Bác là đợt sinh hoạt chính trị và tích cực tự giác thực hiện thông qua việc 100% các cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên đã thực hiện đăng ký “Sổ tu dưỡng rèn luyện”. Nội dung học tập và làm theo Bác được triển khai có hiệu quả theo chủ đề từng tháng, từng quý.Đặc biệt, nghiên cứu và học tập lời dạy của Bác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đạo đức nhà giáo được triển khai bài bản, chất lượng hiệu quả đến từng cán bộ, giáo viên, học sinh. Đồng thời, ngành giáo dục thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo, xác định chủ trương “Hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở thành phố mang tên Bác” là nhiệm vụ mang ý nghĩa to lớn, quan trọng, có tính giáo dục cao đối với đội ngũ giáo viên và học sinh và là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài.Lãnh đạo tất cả các cơ quan, đơn vị trường học trên địa bàn thành phố tiếp tục chỉ đạo duy trì, thực hiện nghiêm túc hoạt động sinh hoạt chào cờ đầu tuần kết hợp kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sáng thứ hai hằng tuần.
https://nhandan.vn/post-799572.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [] }
Rà soát toàn bộ các trường học đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sởgiáo dụcchưa bảo đảm đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.
Ngày 28/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Văn bản số 1421 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong bối cảnh quốc tế hóa, giáo dục là xu thế toàn cầu. Việt Nam luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục; hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đã được triển khai trong nhiều năm qua, được quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, được cụ thể hóa tại các nghị định của Chính phủ.Các cơ quan quản lý Nhà nước đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được kết quả tích cực; tạo cơ hội học tập cho người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.Tin liên quanHơn 300 chương trình đào tạo liên kết nước ngoài đang hoạt động tại Việt NamTuy nhiên, qua kiểm tra, nắm bắt tình hình tại một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa bảo đảm đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người học, nguy cơ rủi ro cao.Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo khi tham mưu, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về thành lập, cho phép hoạt động của các cơ sở giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp;liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài tại các cơ sở giáo dục phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, pháp nhân và các yếu tố liên quan khác theo quy định.Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai chương trình giáo dục tích hợp, liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời, rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trường hợp thực hiện không đúng quy định, phải xử lý kịp thời.Các sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có). Cùng với đó, phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, học viên; lưu ý cha mẹ học sinh, học viên tìm hiểu kỹ lưỡng về những lợi ích khi tham gia góp vốn đầu tư, cũng như các hình thức đóng học phí và những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các cơ chế, hình thức đó.
https://nhandan.vn/ra-soat-toan-bo-cac-truong-hoc-dang-trien-khai-chuong-trinh-giao-duc-tich-hop-lien-ket-giao-duc-dao-tao-voi-nuoc-ngoai-post802023.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Rà soát", "chương trình tích hợp", "liên kết với nước ngoài", "giáo dục tích hợp", "liên kết giáo dục", "giáo dục" ] }
Trường đại học Sư phạm Hà Nội có tân Chủ tịch Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025
NDO -Ngày 14/3, tại Hà Nội, Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo đó, PGS, TS Nguyễn Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởngTrường đại học Sư phạm Hà Nội giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc khẳng định: Thành quả phấn đấu của Trường đại học Sư phạm Hà Nội trong thời gian qua là thành tựu chung của tập thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức, học sinh sinh viên nhà trường, trong đó có vai trò rất quan trọng của tập thể Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu nhà trường.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc tin tưởng PGS, TS Nguyễn Văn Hiền trên cương vị Chủ tịch Hội đồng trường sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng, tích cực, hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường với nhiều thành công hơn nữa.Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: Ngành giáo dục đang đứng trước nhiều cơ hội mới và thách thức mới cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, đây sẽ là giai đoạn đổi mới ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng theo hướng thật cơ bản và toàn diện, trong đó việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, trước hết là các trường đại học trọng điểm, trong đó có Trường đại học Sư phạm Hà Nội.Trong thời gian tới, với quan điểm quy hoạch lại mạng lưới các trường đào tạo sư phạm trên cả nước, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc mong muốn Trường đại học Sư phạm Hà Nội phải là địa chỉ đào tạo sư phạm chất lượng cao, là hạt nhân của ngành, có tính định hướng và lan tỏa về tinh thần sáng tạo và đổi mới. Hội đồng trường của trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan.Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS, TS Nguyễn Văn Hiền gửi lời tri ân sâu sắc tới các thế hệ lãnh đạo nhà trường và các cán bộ, các thầy cô giáo nhà trường đã tin tưởng trao trọng trách này.PGS, TS Nguyễn Văn Hiền cho biết, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn để làm sao xứng đáng với truyền thống quý báu của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Sư phạm Hà Nội hứa sẽ làm tốt hơn với nhiệm vụ của mình.PGS, TS Nguyễn Văn Hiền phát biểu nhận nhiệm vụ mới. (Thanh Tùng)Hiệu trưởng Trường đại học sư phạm Hà Nội, GS, TS Nguyễn Văn Minh đánh giá, sự kiện quan trọng này diễn ra trong giai đoạn chuyển giao thế hệ. Trường đại học Sư phạm Hà Nội chuyển lên một tầng bậc mới, trước yêu cầu mới và đòi hỏi những người lãnh đạo có tư duy mới: Trẻ trung, nhiệt huyết, trí tuệ, thức thời, có tầm nhìn, sáng tạo và bản lĩnh để làm những điều mới mẻ, có ích cho nhà trường, cho giáo dục đất nước.GS, TS Nguyễn Văn Minh cũng mong rằng, khối đoàn kết Trường đại học Sư phạm Hà Nội sẽ gắn bó keo sơn hơn, nghĩa tình hơn, trách nhiệm hơn để có kết quả hoạt động hiệu quả hơn trong giai đoạn mới.Hội đồng trường Trường đại học Sư phạm Hà Nội là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của Trường và các bên có lợi ích liên quan. Hội đồng trường bao gồm các thành viên trong và ngoài trường; danh sách Chủ tịch và thành viên Hội đồng trường được công khai trên trang thông tin điện tử của trường, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Chủ tịch Hội đồng trường là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường theo quy định của pháp luật.Việc công nhận Chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Sư phạm Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác kiện toàn bộ máy của nhà trường; đóng góp tích cực của Hội đồng trường sẽ mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của Trường đại học Sư phạm Hà Nội trong tương lai.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định số 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo), là trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia và khu vực, đào tạo các chuyên gia xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho hệ thống giáo dục và xã hội thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo đại học và sau đại học có chất lượng cao.Trường hiện có 1.035 cán bộ, viên chức, trong đó có 10 Giáo sư, 126 Phó giáo sư. Tổng số sinh viên đang học tại trường là hơn 17 nghìn sinh viên, 1.864 học viên cao học và 297 nghiên cứu sinh. Nhà trường đang đào tạo 45 chuyên ngành đại học và 98 chuyên ngành sau đại học.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-su-pham-ha-noi-co-tan-chu-tich-hoi-dong-truong-nhiem-ky-2020-2025-post799922.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Công bố", "hội đồng trường", "trường đại học sư phạm hà nội" ] }
[Ảnh] Hơn 4.000 tình nguyện viên đồng hành, tiếp sức thí sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội
NDO -Đồng hành với các thí sinh trong kỳ thi vào lớp 10 tạiHà Nội, hơn 4.000 tình nguyện viên có mặt tại 201 điểm thi đồng hành, tiếp sức các sĩ tử có một mùa thi an toàn, thành công.
Tại điểm thi Trường Chu Văn An, màu áo xanh tình nguyện luôn túc trực để sẵn sàng hỗ trợ các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.Với thông điệp “Hãy tự tin, chúng tôi đi cùng bạn”, tại 201 điểm thi, lực lượng đoàn viên, thanh niên tình nguyện luôn túc trực sẵn sàng để hỗ trợ, động viên tinh thần thí sinh và phụ huynh cùng nhau “vượt vũ môn”.Mỗi điểm thi tại Hà Nội sẽ được bố trí từ 15-20 tình nguyện viên ngoài cổng trường tại buổi thi. Các tình nguyện viên sẽ tham gia phân luồng giao thông, hướng dẫn các thí sinh đảm bảo khoảng cách an toàn, hướng dẫn các thí sinh tìm vị trí phòng thi; hỗ trợ nước uống, thực hiện hướng dẫn, phân luồng các thí sinh vào phòng thi.Các đội hình tiếp sức mùa thi đều kịp thời hỗ trợ thí sinh trong các trường hợp phát sinh khẩn cấp như chở thí sinh về đúng điểm thi, hỗ trợ những thí sinh đi lại khó khăn vào khu vực.Màu áo xanh tiếp sức cho các thí sinh trong kỳ thi "vượt vũ môn" quan trọng.Hình ảnh đẹp mùa thi...Tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Trãi, các tình nguyện viên cũng tạo nên hình ảnh đẹp trong mùa tuyển sinh năm nay.Nhiều thanh niên, sinh viên tham gia chương trình "Tiếp sức mùa thi" bày tỏ niềm vui và tự hào khi được là tình nguyện viên, là người bạn đồng hành hỗ trợ, giúp đỡ thí sinh trong kỳ thi quan trọng này, cũng như kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.Đoàn thanh niên Công ty Thoát nước Hà Nội cùng tham gia tiếp sức cho các sĩ tử trong kỳ thi quan trọng.Cũng trong ngày, nhằm kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong kỳ thi tuyển sinh, ngành thoát nước Hà Nội đã huy động tối đa lực lượng, máy móc tham gia ứng trực làm nhiệm vụ tại những điểm thi.Công nhân thoát nước làm nhiệm vụ tại điểm thi Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm.Công nhân thoát nước làm nhiệm vụ tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trường Tộ.
https://nhandan.vn/anh-hon-4000-tinh-nguyen-vien-dong-hanh-tiep-suc-thi-sinh-thi-vao-lop-10-tai-ha-noi-post813366.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Kỳ thi vào lớp 10", "Hà Nội", "Tình nguyện viên" ] }
Tìm giải pháp ươm tạo tài năng bậc trung học phổ thông
NDO -Ngày 17/4, tại Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo về Chương trình ươm tạo tài năng bậc trung học phổ thông (Chương trình VNU 12+).
Chương trình VNU 12+ dự kiến được xây dựng nhằm phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, đào tạo và hướng nghiệp sớm cho các học sinh có tiềm năng, có năng lực, tài năng trong các trường trung học phổ thông tạiĐại học Quốc gia Hà Nộivới mục tiêu tạo cơ hội cho học sinh tham gia chương trình được định hướng nghề nghiệp, tiếp cận nghề nghiệp sớm, tiếp cận các nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học có uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội.Chương trình sẽ lựa chọn học sinh trung học phổ thông có tài năng thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đăng ký học tích lũy một số học phần của chương trình đào tạo trình độ đại học trong danh sách các chương trình được Đại học Quốc gia Hà Nội công bố.Học sinh tham gia chương trình sẽ được rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc đại học trên cơ sở được định hướng nghề nghiệp sớm; đồng thời có cơ hội tiếp cận được các chương trình học bổng quốc tế, tăng tỷ lệ thành công khi học đại học.Việc học tích lũy của từng học sinh sẽ được tổ chức theo hình thức cá thể hóa đào tạo với sự hướng dẫn trực tiếp (coaching) của giảng viên có uy tín, có trình độ quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội.Trong quá trình học tập, học sinh có thể tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cùng giảng viên hướng dẫn hoặc nhóm nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn.Giảng viên tham gia chương trình ngoài ngoài các tiêu chuẩn chung của giảng viên còn phải là GS, PGS phù hợp ngành đào tạo, hoặc là tiến sĩ ngành đào tạo phù hợp, có công bố tối thiểu hai bài báo quốc tế thuộc danh mục tạp chí ISI/Scopus trong thời gian 5 năm trở lại; có thể giảng dạy và trao đổi chuyên môn bằng tiếng nước ngoài phù hợp với chương trình đào tạo; có khả năng giao tiếp chuyên môn bằng tiếng Anh.Ngoài các quyền lợi chung của giảng viên, giảng viên tham gia đào tạo Chương trình VNU 12+ còn được hưởng kinh phí khi tham gia các hoạt động hướng dẫn học tập và nghiên cứu khoa học cho học sinh…Về chính sách học bổng, Đại học Quốc gia Hà Nội và đơn vị đào tạo ưu tiên phân bổ học bổng cho học sinh tham gia chương trình. Học bổng cấp cho học sinh được xét trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có ưu tiên các ngành khoa học cơ bản. Các mức học bổng bao gồm: miễn 100% học phí hoặc miễn một phần học phí. Trường hợp học sinh có tài năng xuất sắc và có cam kết học tập sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tại đơn vị đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc đơn vị đào tạo có thể cấp thêm các học bổng hỗ trợ đào tạo khác.Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, GS, TS Lê Quân chia sẻ tại hội thảo.Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, GS, TS Lê Quân cho biết, trong những năm qua, công tác phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài là một trong các nhiệm vụ đặc biệt luôn được đơn vị quan tâm, triển khai một cách bài bản, bao gồm phát hiện, bồi dưỡng từ khi các em còn là học sinh phổ thông và tiếp tục được đào tạo, phát triển nâng cao ở bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Mô hình đào tạo học sinh giỏi của các trường phổ thông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trong những năm qua là mô hình tiên phong trong cả nước về phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo ra những nhân tài cho đất nước.Một trong những hướng đổi mới trong giáo dục, đào tạo học sinh phổ thông của Đại học Quốc gia Hà Nội là định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh các em hệ chuyên bằng cách tư vấn, hỗ trợ học sinh học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và ưu tiên xét tuyển các em khi các em có mong muốn tiếp tục học đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Mô hình đào tạo tài năng trung học phổ thông liên thông đại học là mô hình đang được các quốc gia tiên tiến trên thế giới thực hiện, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Chương trình VNU 12+ là bước đầu để các học sinh giỏi theo đuổi các ngành khoa học cơ bản, các ngành công nghệ nền tảng trong và ngoài nước.Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học đều bày tỏ quan điểm đồng tình và thống nhất cao với mô hình thí điểm này của Đại học Quốc gia Hà Nội. Lãnh đạo các trường trung học phổ thông chuyên của Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đây là bước đi tiên phong của Đại học Quốc gia Hà Nội phù hợp với sứ mệnh cũng như thông lệ quốc tế. Chương trình VNU 12+ sẽ tạo điều kiện cho học sinh các trường chuyên có cơ hội được tiếp cận đội ngũ giảng viên trình độ cao, chương trình giáo dục tiên tiến, đặc biệt là được định hướng về nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, có thể cân nhắc một số học phần có thể học online để học sinh có nhiều thời gian tích lũy tín chỉ hơn. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định 3 giờ học cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đây là điểm phù hợp với mục tiêu của Chương trình VNU 12+.Chương trình dự kiến được áp dụng thí điểm từ năm học 2024-2025, trước hết dành cho học sinh các trường trung học phổ thông của Đại học Quốc gia Hà Nội.
https://nhandan.vn/tim-giai-phap-uom-tao-tai-nang-bac-trung-hoc-pho-thong-post805249.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "ươm tạo tài năng", "trung học phổ thông", "Đại học Quốc gia Hà Nội" ] }
Điện Biên đào tạo tiếng Việt và bồi dưỡng cho học sinh, cán bộ 3 tỉnh Bắc Lào
NDO -Thực hiện Đề án Hợp tác đào tạo giữa tỉnhĐiện Biênvới các tỉnh Bắc Lào, giai đoạn 2021-2025, ngày 19/12, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên khai giảng khóa đào tạo tiếng Việt năm học 2023-2024 và bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kết hợp thực tế cho cán bộ các tỉnh: Uđomxay, Phongsaly, Luongphabang (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào).
Trong chương trình đào tạo, có 37học sinhlà con em các dân tộc đến từ các tỉnh Bắc Lào sẽ được học tiếng Việt tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Điện Biên trong thời gian một năm, sau đó các em sẽ đăng ký ngành học tại các trường cao đẳng chuyên nghiệp trên địa bàn.25 học viên là cán bộ 3 tỉnh Bắc Lào sẽ được bồi dưỡng chuyên môn, lý luận trong 6 tuần (từ ngày 18/12/2023 đến hết ngày 26/1/2024).Tham gia khóa bồi dưỡng, 25 học viên là cán bộ được tìm hiểu, tham quan thực tế; tiếp cận, học hỏi các kỹ thuật, chuyên đề đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên môn, tích lũy kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp... tại các cơ sở lớn, trung tâm của tỉnh Điện Biên, bao gồm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ và các cơ sở giáo dục trên địa bàn.Đồng chí Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên phát biểu Khai giảng khóa đào tạo và bồi dưỡng.Phát biểu tại Lễ khai giảng, đồng chí Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đề nghị Ban tổ chức, quản lý lớp học chủ động xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch học tập cho học viên linh hoạt, phù hợp, hiệu quả.Quá trình bồi dưỡng, tập huấn cần bám sát thực tiễn; quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để học viên học tập đạt kết quả cao.Với cán bộ, lưu học sinh Lào, đồng chí Nguyễn Văn Đoạt đề nghị cần chủ động khắc phục khó khăn, khác biệt về ngôn ngữ, phong tục; đồng thời mạnh dạn trao đổi, đề xuất ý kiến để tiếp thu nội dung đào tạo, bồi dưỡng tốt nhất...Cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt của tỉnh Điện Biên dành cho cán bộ, học sinh Lào, đồng chí Vông Phết U-Đôm-Lit, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Luongphabang tin tưởng, sau khóa học tập, đào tạo các học viên, lưu học sinh sẽ nâng cao trình độ chuyên môn để khi trở về nước sẽ vận dụng tốt vào thực tiễn công tác.Đồng chí cũng đề nghị các cán bộ được cử đào tạo, tập huấn cần hết sức chú tâm học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, đạt kết quả tốt.
https://nhandan.vn/dien-bien-dao-tao-tieng-viet-va-boi-duong-cho-hoc-sinh-can-bo-3-tinh-bac-lao-post788259.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Điện Biên", "lưu học sinh Lào", "ba tỉnh Bắc Lào" ] }
Vinh danh 50 thầy, cô giáo đoạt Giải thưởng Võ Trường Toản
NDO -Ngày 17/11, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 41 nămNgày Nhà giáo Việt Nam(20/11/1982-20/11/2023) và trao Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2023.
Trong khuôn khổ buổi lễ, 12 cán bộ quản lý, 38 giáo viên thuộc các bậc giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên đã được traoGiải thưởng Võ Trường Toảnnăm 2023.Đồng thời, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng tặng cờ thi đua cho 17 tập thể có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đầu khối thi đua ngành giáo dục thành phố.Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày lễ tôn vinh những người đã và đang đóng góp công sức, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Sự tôn vinh ấy còn thể hiện niềm tin của học sinh, các bậc phụ huynh, của toàn xã hội đối với thầy, cô giáo.Chính vì thế, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo, mỗi nhân viên đang công tác trong môi trường giáo dục phải luôn không ngừng phấn đấu rèn luyện, trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ngày càng hoàn thiện về phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh “trồng người” cao cả.50 thầy, cô giáo được vinh danh Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay đã có nhiều cống hiến đối với sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Các thầy, cô giáo là những tấm gương lan tỏa sự nhiệt huyết, gắn bó với nghề.Dù mỗi bậc học đều chứa đựng những khó khăn riêng nhưng các thầy, cô giáo đã nỗ lực, sáng tạo không ngừng, chung tay “vun trồng” nên những thế hệ học sinh có đầy đủ đức-trí-tài, sống có hoài bão, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.Giao lưu cùng cô Trương Thị Đẹp, Võ Thị Tuyết, Tống Thị Hải Yến (từ trái qua) tại buổi lễ.Nhấn mạnh đến việc Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra nhiệm vụ đối với ngành giáo dục thành phố phải “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế ở các lĩnh vực ưu tiên, phát huy vai trò trung tâm giáo dục-đào tạo của cả nước”, đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, thầy giáo, cô giáo là những người trực tiếp cụ thể hóa các nhiệm vụ, yêu cầu trên thành thực tiễn, giúp đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, những công dân trẻ sống tốt, sống có ích, góp phần xây dựng, phát triển thành phố và đất nước.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyển đổi của cách mạng công nghệ 4.0… đồng chí Nguyễn Thị Lệ đề nghị đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, người lao động toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống, kiên định với đường lối đổi mới, giữ tâm sáng-trí bền.Thời gian qua, thành phố đã có nhiều chương trình, đề án đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện, nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực, hướng đến trình độ quốc tế.Thành phố ghi nhận những nỗ lực cống hiến của các thầy, cô giáo cho sự nghiệp đưa đò và tin tưởng đội ngũ cán bộ quản lý, thầy, cô giáo sẽ tiếp tục thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần vào thắng lợi chung của ngành giáo dục và đào tạo.
https://nhandan.vn/vinh-danh-50-thay-co-giao-doat-giai-thuong-vo-truong-toan-post783097.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Ngày Nhà giáo Việt Nam", "Thành phố Hồ Chí Minh", "sự nghiệp trồng người", "Giải thưởng Võ Trường Toản" ] }
Góp ý và hoàn thiện báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục phổ thông
NDO -Tiểu ban Giáo dục phổ thông (Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực) vừa tổ chức phiên họp tham vấn chuyên gia “Báo cáo đánh giá tổng kếtgiáo dục phổ thôngtheo Nghị quyết số 29-NQ/TW”.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phiên họp nhằm xin ý kiến các chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo góp ý, hoàn thiện báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục phổ thông.Tại phiên họp, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Xuân Thành trình bày dự thảo đề cương báo cáo của Tiểu ban Giáo dục phổ thông về một số kết quả triển khai đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông.Các ủy viên Hội đồng, chuyên gia, đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo dự phiên họp đã góp ý cho khung đề cương và nội dung báo cáo. Trong đó, cho ý kiến về những thành tựu nổi bật trong đổi mới giáo dục phổ thông, hạn chế chủ yếu, nguyên nhân căn bản của các hạn chế, bài học kinh nghiệm.Các ý kiến cũng đề xuất những điều chỉnh, bổ sung về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện tốt hơn đổi mới giáo dục phổ thông trong thời gian tới.Tin liên quanChú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.Nâng cao chất lượnggiáo dụctoàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015.Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở, có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.
https://nhandan.vn/gop-y-va-hoan-thien-bao-cao-danh-gia-tong-ket-giao-duc-pho-thong-post781017.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Hoàn thiện báo cáo", "giáo dục phổ thông", "Nghị quyết số 29", "giáo dục", "đào tạo" ] }
Định hướng để Gen Z học ngoại ngữ bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo đúng cách
Thời đại số hiện nay kéo theo sự phát triển không ngừng của hàng loạt công nghệ với những ứng dụng tiện lợi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Với thế mạnh thành thạo công nghệ và khả năng làm việc đa nhiệm, các bạn trẻ thuộc thế hệ Z (Gen Z) đang đứng trước cơ hội nâng cấp bản thân, cải thiện kỹ năng học tập, nhất là học ngoại ngữ bằng công nghệ hiện đại.
Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Liên hoan các câu lạc bộ ngoại ngữ sinh viên năm 2024, ngày 21/4, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp DOL IELTS Đình Lực tổ chức Diễn đàn "Hiểu về AI và công nghệ để học tiếng Anh hiệu quả".Theo diễn giả Phạm Công Nhật, Thạc sĩ Quản lý truyền thông Anh quốc, mặc dù các bạn trẻ thuộcGen Zcó các ưu điểm như sử dụng thành thạo công nghệ cùng khả năng làm việc đa nhiệm tốt hơn các thế hệ trước, nhưng khả năng tập trung và tính kiên nhẫn lại thấp hơn. Ngoài ra, Gen Z còn có điểm yếu về kỹ năng đối phó, nhận diện khủng hoảng hoặc một số vấn đề trong cuộc sống.Bên cạnh đó, có một vấn đề đặt ra sau giai đoạn đại dịch Covid-19, đó là tính cách và thế giới quan của Gen Z đã bị tác động đáng kể. Đáng chú ý nhất là việc tư duy phản biện của một bộ phận không nhỏ Gen Z đã bị mai một, dẫn đến giảm sút kỹ năng nhận diện thông tin, kiến thức trên môi trường internet cũng như việc học trực tuyến.Các diễn giả trao đổi, cung cấp thông tin đến bạn trẻ dự Diễn đàn.Trong khi đó, sự phát triển chóng mặt của công nghệtrí tuệ nhân tạo (AI)thời gian gần đây khiến việc học tập trên phạm vi toàn cầu thay đổi rõ rệt. Không những có thể cá nhân hóa việc học của mỗi người, một số AI còn sở hữu khả năng phân tích, đánh giá trình độ, kỹ năng của học viên, đặc biệt là trong việc học ngoại ngữ.Tin liên quanTruyền cảm hứng học ngoại ngữ đến các bạn trẻĐồng tình với ý kiến trên, Thạc sĩ Đỗ Thị Ngọc Anh, "Đại sứ quốc tế" Trường Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, cho rằng: việc nắm bắt công nghệ và các phương pháp hiện đại là chìa khóa hiệu quả trong chinh phục việc học tiếng Anh.Theo diễn giả Đỗ Thị Ngọc Anh, ở Việt Nam những năm vừa qua, nhiều bạn trẻ thuộc Gen Z đã thành công trong việc làm chủ một phương pháp học tiếng Anh khoa học, dễ dàng, hiệu quả bằng hệ thống tư duy, suy luận, xử lý thông tin và phản biện có tênLinearthinking.Từ phương pháp trên, nhiều bạn trẻ đã thành công, đạt điểm số "đáng nể" trong các bài kiểm tra IELTS, SAT và tự nâng cấp khả năng tư duy, phản biện, thoát khỏi cách học "rập khuôn" đáng ngại.Được biết, Diễn đàn "Hiểu về AI và công nghệ để học tiếng Anh hiệu quả" đã thu hút hàng nghìn thanh niên, sinh viên tham gia. Tại Diễn đàn, thông qua các trò chơi ngoại ngữ tương tác, Ban Tổ chức đã trao nhiều phần quà có giá trị tặng các bạn trẻ.
https://nhandan.vn/dinh-huong-de-gen-z-hoc-ngoai-ngu-bang-cong-nghe-tri-tue-nhan-tao-dung-cach-post805551.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Gen Z", "học ngoại ngữ", "AI", "trí tuệ nhân tạo" ] }
Mở đăng ký Học bổng Chính phủ Australia nhập học năm 2025
NDO -Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia, Công dân Việt Nam có thể nộp hồ sơ xin Học bổng Chính phủ Australia (AAS) nhập học năm 2025 từ ngày 1/2 đến ngày 30/4/2024.
Học bổng của chính phủ Australiađược trao cho các công dân Việt Nam để theo học chương trình thạc sĩ tại các trường đại học của Australia.Cán bộ thuộc cơ quan nhà nước cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, nhân viên của các tổ chức phi chính phủ và các công ty Việt Nam, giảng viên và nghiên cứu viên đều có thể tham gia nộp hồ sơ xin học bổng.Người nhận Học bổng Chính phủ Australia được thụ hưởng nền giáo dục đẳng cấp quốc tế tại Australia, nâng cao kiến thức và kỹ năng, đồng thời xây dựng kết nối trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nông-lâm-ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng, quản trị và phát triển kinh tế, bình đẳng giới, khuyết tật, y tế, ổn định khu vực và nhân quyền.Các ứng viên được đánh giá dựa trên năng lực học tập và chuyên môn, tố chất lãnh đạo, tiềm năng đóng góp vào việc giải quyết các thách thức trong phát triển ở Việt Nam và thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia.Học bổng Chính phủ Australia là một trong những ưu tiên trong chương trình phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam của Australia.Các ứng viên là người khuyết tật và người thuộc vùng nông khó khăn sẽ được hỗ trợ đặc biệt để bảo đảm cơ hội tiếp cận học bổng một cách bình đẳng.Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam chia sẻ: “Australia là điểm đến yêu thích của sinh viên quốc tế bởi là nơi an toàn để sinh sống và học tập. Chúng tôi có hệ thống giáo dục ưu việt, đa dạng về văn hóa, môi trường thân thiện và thiên nhiên tươi đẹp, vì vậy đã trở thành lựa chọn hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm những trải nghiệm tuyệt vời trong học tập”.Đến nay, Chính phủ Australia đã trao hơn 6.500 suất Học bổng Chính phủ Australia cho công dân Việt Nam. Cộng đồng cựu sinh viên Australia đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và xây dựng mối quan hệ bền vững giữaViệt Nam và Australia.Chi tiết về học bổng này và tiêu chí xét duyệt có tại: www.AustraliaAwardsVietnam.org. Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến tại https://oasis.dfat.gov.au. Kết quả sẽ được công bố vào tháng 8 năm 2024.Để biết thêm thông tin về Học bổng Chính phủ Australia, người ứng tuyển có thể trao đổi qua địa chỉ email: info@australiaawardsvietnam.org, hoặc gọi điện thoại số(024) 3939 3991(8:30 sáng – 4:30 chiều các ngày trong tuần).
https://nhandan.vn/mo-dang-ky-hoc-bong-chinh-phu-australia-nhap-hoc-nam-2025-post794941.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Australia", "học bổng", "du học", "Việt Nam-Australia" ] }
Khuyến khích đầu tư cho giáo dục ngoài công lập
Không chỉ góp phần giảm tình trạng quá tải cho giáo dục công lập, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, các cơ sở giáo dục ngoài công lập tại tỉnhVĩnh Phúccòn triển khai những mô hình giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh trong tỉnh.
Cùng với hệ thống giáo dục công lập, cáccơ sở giáo dục ngoài công lậptại Vĩnh Phúc phát triển như một nhu cầu tất yếu. Trong tổng số 512 trường học và cơ sở giáo dục tại tỉnh Vĩnh Phúc, có 20 trường ngoài công lập gồm 17 trường mầm non và ba trường phổ thông. Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc có 211 nhóm, lớp mầm non tư thục trên địa bàn.Mặc dù số lượng các cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa nhiều nhưng cũng đóng góp đáng kể cho sự đa dạng giáo dục của tỉnh. Nhiều trường mầm non tư thục có diện tích lớn, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đạt chất lượng cao như Trường mầm non quốc tế FTF, Trường mầm non Sao Mai Vĩnh Phúc, Trường mầm non Skinder’s sky, Trường mầm non Achihom Vĩnh Yên, Trường mầm non Thanh Nhàn…Tại Trường mầm non quốc tế FTF ở trung tâm thành phố Vĩnh Yên, các phòng học có diện tích từ 120 m2 đến 190 m2 với thiết bị dạy học hiện đại. Trong trường có bể bơi, sân vườn, nhà bóng, phòng học đàn, phòng vui chơi và nhiều phòng chức năng khác, với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Trường có chương trình học tiếng Anh song song với học tiếng Việt do giáo viên là người nước ngoài giảng dạy. Các phương pháp dạy học tiên tiến, được cá nhân hóa cao. Hiện nay trường có gần 30 trẻ là con em chuyên gia nước ngoài và 2 giáo viên nước ngoài. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hường cho biết, mục tiêu của nhà đầu tư là tạo dựng một môi trường giáo dục quốc tế trợ giúp cho nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ. Học sinh được phân nhóm nhỏ theo trình độ, hồ sơ học tập được cập nhật từng ngày.Trường phổ thông liên cấp Newton cũng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, nằm trong khu đô thị Bắc Đầm Vạc thuộc Tập đoàn sông Hồng Thủ đô. Bà Nguyễn Thị An Quyên, Giám đốc điều hành trường cho biết: Các hoạt động của trường đều dùng song ngữ Việt-Anh. Phòng học có điều hòa, máy chiếu, bảng tương tác. Hoạt động quản trị và chuyên môn vận hành theo mô hình quốc tế ưu việt. Năm học này, trường có 770 học sinh ở 3 cấp tiểu học, THCS và THPT.Bên cạnh một nhóm nhỏ các trường mầm non được đầu tư lớn, thì nhiều nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục có diện tích còn nhỏ hẹp, phòng học chưa hiện đại nhưng là những nhóm, lớp tư thục nhận trẻ ở độ tuổi phổ biến từ 6 tháng tới 36 tháng tuổi với mức học phí tương đối thấp, phù hợp với những gia đình thu nhập thấp hay công nhân lao động phải làm theo ca. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập có thể đáp ứng những yêu cầu đặc biệt của cha mẹ, như gửi sớm, đón muộn, gần nhà, có thể gửi cả thứ bảy, chủ nhật. Các cơ sở này cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ dưới 36 tháng tuổi, thậm chí dưới 6 tháng tuổi.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc Phạm Khương Duy cho biết, tỉnh có chính sách ưu đãi, đặc thù khuyến khích phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ngoài công lập. Mặc dù vậy, các cơ chế, chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Vì vậy, ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc đang tham mưu với tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2027. Trong đó, các cơ chế, chính sách tập trung vào hỗ trợ cụ thể như quy hoạch, cho thuê đất, cho thuê cơ sở vật chất để phát triển các trường ngoài công lập; hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư; kinh phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động; hỗ trợ một phần học phí với người học…Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào hệ thống trường ngoài công lập ở các cấp học, thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo phục vụ nhu cầu học tập của người dân.
https://nhandan.vn/khuyen-khich-dau-tu-cho-giao-duc-ngoai-cong-lap-post798005.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "giáo dục ngoài công lập", "phát triển giáo dục mầm non", "giáo dục phổ thông ngoài công lập" ] }
Bang Nam Australia sẽ rà soát chính sách đối với học sinh, sinh viên Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đã làm việc với chính quyền bang Nam Australia và đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại bang này.
Trước đó, Bộ Giáo dục Nam Australia đã công bố một số thay đổi trong tiếp nhận học sinh từ 3 địa phương của Việt Nam (gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình) theo họcChương trình Giáo dục quốc tế(International Education, cho học sinh đến lớp 12) tại bang.Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Giáo dục bang Nam Australia cho biết luôn đánh giá cao các học sinh Việt Nam và sự đóng góp của học sinh Việt Nam đối với bang Nam Australia, cho biết sẽ rà soát chính sách đối với học sinh, sinh viên Việt Nam tại 3 tỉnh miền trung nêu trên trong thời gian tới.Trước đó, Bộ Giáo dục bang Nam Australia thông báo trong những tuần tới sẽ chào đón nhiều học sinh quốc tế trên khắp thế giới đến nhập học tại các trường công của quốc gia châu Đại Dương này theo Chương trình Giáo dục quốc tế. Thông báo nêu rõ Bộ Giáo dục bang Nam Australia đã xem xét lại các đơn xin học theo chương trình trên và đã quyết định đưa ra một số thay đổi về việc tiếp nhận học sinh Việt Nam, bao gồm:Tạm thời không chấp nhận đơn xin học của học sinh đến từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An cho đến khi có thông báo mới. Học sinh từ tỉnh Quảng Bình cũng bị dừng nhận đơn xin học, nhưng quy định này có thể sẽ được xem xét lại vào tháng 3/2024.Học sinh từ các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh cần phải giải trình rõ ràng về mục đích xin học, đưa ra các kế hoạch du học cụ thểHọc sinh từ các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Lâm Đồng cũng cần phải giải trình rõ ràng về mục đích xin học, và quy định này sẽ được xem xét lại vào tháng 8/2024.Các quy định trên chỉ áp dụng cho học sinh theo học Chương trình Giáo dục quốc tế, không áp dụng với sinh viên đại học và học nghề.Bộ Giáo dục bang Nam Australia đã cung cấp Chương trình Giáo dục quốc tế từ năm 1989. Trong thời gian này,hàng nghìn học sinhđã tới bang Nam Australia, trong đó các học sinh Việt Nam là một trong những nhóm đông đảo nhất. Khoảng 430 học sinh Việt Nam đã nhập học tại các trường học công ở bang Nam Australia năm 2023 theo chương trình này.Hơn 150 trường học công được chỉ định của bang Nam Australia và một lượng lớn các cơ sở giáo dục khác ở khắp bang Nam Australia đã áp dụng chương trình học sinh quốc tế này.Chương trình này có các điều kiện và quy định cụ thể đối với các học sinh tham gia, các công ty tư vấn giáo dục và các gia đình người bản xứ đón tiếp học sinh nước ngoài (homestay). Học sinh cũng cần phải tuân thủ các điều kiện thị thực.
https://nhandan.vn/bang-nam-australia-se-ra-soat-chinh-sach-doi-voi-hoc-sinh-sinh-vien-viet-nam-post795607.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Bang Nam Australia", "học sinh", "sinh viên Việt Nam", "Chương trình Giáo dục quốc tế" ] }
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an toàn, chu đáo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 và quản lý trẻ em dịp nghỉ hè
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 60/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 về việc tổ chứcKỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngnăm 2024 và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè.
Công điện gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.Công điệnnêu rõ, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền luôn đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và công tác quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cả hệ thống chính trị đã tham gia và phối hợp với ngành giáo dục để triển khai thực hiện các công tác này.Để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 (gọi tắt là Kỳ thi) được an toàn, nghiêm túc, thật chu đáo; hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em, học sinh trong kỳ nghỉ hè thật sự an toàn, hữu ích, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy , Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tập trung chỉ đạo và quán triệt các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức có liên quan tham gia, phối hợp có hiệu quả với ngành Giáo dục để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho Kỳ thi, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.Chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục: triển khai các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho Kỳ thi, chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi; tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở, đi lại cho học sinh đặc biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa, học sinh khuyết tật và học sinh tại các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai tham dự Kỳ thi với phương châm không để học sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về kinh tế, đi lại; chủ động các phương án để phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, cung ứng đầy đủ điện, nước sinh hoạt trong quá trình tổ chức Kỳ thi; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi, đưa thông tin không đúng về Kỳ thi.Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm đề thi chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn, tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện Kỳ thi.Chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ban Bảo vệ trẻ em các cấp tạo điều kiện để trẻ em, học sinh được vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh, hữu ích trong dịp nghỉ hè, phối hợp với gia đình quản lý, giám sát trẻ em, học sinh trong thời gian không đến trường bảo đảm an toàn nhất là phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước và việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, nghiêm túc, hiệu quả Kỳ thi, trong đó:Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm đề thi chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn, tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện Kỳ thi.Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục triển khai các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho Kỳ thi, phòng ngừa, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi.Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, chuẩn bị nhân lực, vật tư, trang thiết bị y tế thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho các trường hợp thí sinh và những người tham gia tổ chức Kỳ thi có vấn đề về sức khoẻ.Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác này.Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trong không gian mạng.Giao Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc thực hiện Kỳ thi và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè theo Công điện này và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Văn phòng Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chi-dao-bao-dam-an-toan-chu-dao-cho-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2024-va-quan-ly-tre-em-dip-nghi-he-post815683.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024", "công điện", "Thủ tướng", "kỳ thi", "tốt nghiệp" ] }
Vĩnh Long tổ chức khai bút đầu Xuân tại Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt
NDO -Sáng 18/2 (mùng 9 tháng Giêng âm lịch), tỉnh Vĩnh Long tổ chứclễ khai bút xuân Giáp Thìn 2024tại Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt ở thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Tham dự lễ có đồng chí Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.Sau lễ dâng hương, các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự khai mạc và thực hiện nghi thức khai bút đầu xuân với kỳ vọng khởi đầu tốt đẹp cho một năm mới thành công.Đây là hoạt động hướng về nguồn cội, gìn giữ nét đẹp thuần phong mỹ tục và tinh thần tôn Sư trọng Đạo của dân tộc.Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long dâng hương tại Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt.Những con chữ mới thể hiện tâm nguyện, lời chúc của lãnh đạo tỉnh dành tặng các đại biểu, các thầy cô giáo và các em học sinh cùng hướng đến những điều tốt đẹp để phấn đấu trong học tập, lập thân, lập nghiệp, góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của bản thân, quê hương, đất nước...Trong khuôn khổ sự kiện cùng diễn ra các hoạt động ý nghĩa như hội thi Viết thư pháp tỉnh Vĩnh Long xuân Giáp Thìn 2024; hội thi văn hay-chữ tốt; hội thi mâm quả ngày Tết cùng các gian hàng trưng bày thư pháp, các trò chơi dân gian truyền thống...Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long cùng sở, ngành tỉnh khai bút đầu xuân.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh nhấn mạnh, lễ khai bút đầu xuân là nét đẹp trong văn hóa của người Việt, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước tiên, lễ khai bút đầu xuân là cách để lưu giữ truyền thống, răn dạy cho con cháu đời sau tiếp tục phát huy tinh thần hiếu học của các thế hệ đi trước. Nét chữ là nết người, là kết tinh của trí tuệ nên khai bút cũng là khai tâm, mở ra cánh cửa tâm hồn đến với tri thức. Chữ nghĩa còn là kết quả của sự rèn luyện kiên trì, tỉ mỉ mới có được thành công, nên chứa đựng hàm ý sâu sắc.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu tại buổi lễ khai bút đầu xuân."Trong không khí trang trọng và ý nghĩa, chúng ta càng tự hào vì quê hương mình là vùng đất học. Ngay từ buổi đầu, người dân Vĩnh Long đã sớm thể hiện tinh thần cần cù, ham học hỏi, luôn có ý thức chăm lo và phát triển giáo dục, đưa vùng đất này trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước. Trong suốt chiều dài phát triển, nhiều nhân vật ưu tú đã làm rạng danh quê hương xứ sở, làm sâu sắc thêm truyền thống hiếu học đã có từ bao đời" - đồng chí Nguyễn Thị Quyên Thanh nhấn mạnh.Khen thưởng các em học sinh đạt giải hội thi văn hay chữ đẹp.Hoạ sĩ Lương Trí Minh Nhựt trao tặng bức tranh sơn dầu chân dung Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.Dịp này, Hoạ sĩ Lương Trí Minh Nhựt tặng bức tranh sơn dầu chân dung Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt để Khu lưu niệm trưng bày.
https://nhandan.vn/vinh-long-to-chuc-khai-but-dau-xuan-tai-khu-luu-niem-thu-tuong-vo-van-kiet-post796550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Vĩnh Long", "khai bút đầu xuân", "Khu lưu niệm", "Thủ tướng Võ Văn Kiệt" ] }
"Mạnh từ bên trong": phát triển kỹ năng tự bảo vệ cho nữ sinh trung học
NDO -Trong khuôn khổ Chiến dịch "Thế hệ hy vọng - Làm chủ tương lai" do Trung tâm Truyền thông thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save The Children) triển khai, chương trình "Mạnh từ bên trong" đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội vào sáng 21/3.
Chương trình do khoảng 20 nữ sinh từ 11-13 tuổi, là thành viên Câu lạc bộ Trẻ em gái lên ý tưởng và thực hiện trong khoảng gần 1 tháng vừa qua, với sự hỗ trợ của các giáo viên nòng cốt Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt (Hà Nội) và bộ công cụ "Quyết định ở chúng mình" (Girls Decide)."Mạnh từ bên trong" mang ý nghĩa đặc biệt: chủ động nắm được giá trị bản thân, có quyền quyết định việc tham gia các hoạt động phát triển khả năng, năng lực của chính mình. Từ đó, tự trang bị những kiến thức, kỹ năng đối mặt thách thức, khó khăn, nhận diện các dấu hiệu có nguy cơ làm tổn hại đến bản thân, nắm được cách thức tự giải quyết hoặc liên hệ để được giúp đỡ giải quyết các vấn đề...Các sản phẩm mỹ thuật về chủ đề phòng, chống bạo lực học đường trưng bày tại lễ khởi động chương trình "Mạnh từ bên trong" vào sáng 21/3.Chương trình được khởi động bằng các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm sân khấu hóa, trình diễn thời trang công phu nhằm truyền tải thông điệp về nhận biết dấu hiệubạo lực học đườngcũng như các nhóm quyền mà trẻ em được hưởng: "Đừng im lặng - Hãy lên tiếng" và "Tôi tự tin - Tôi tỏa sáng".Tin liên quanNữ sinh tiểu học tổ chức sự kiện nâng cao kỹ năng ngăn ngừa quấy rốiĐại diện Câu lạc bộ Trẻ em gái, em Nguyễn Ngọc Hà, học sinh lớp 7A1 Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt chia sẻ: trong cuộc sống, việc mở lòng và tự tin là những vấn đề rất quan trọng. Tại Câu lạc bộ, các thành viên có cơ hội biết thêm nhiều kiến thức vềquyền trẻ em, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, bạo lực học đường, bạo lực giới...Ngoài ra, các bạn nữ sinh còn học được cách sống hòa đồng, đoàn kết và bình tĩnh trong các tình huống cụ thể qua những hoạt động nhóm đầy thử thách, lý thú. Câu lạc bộ là sân chơi bổ ích để nữ sinh tự tin chia sẻ, có thêm nhiều trải nghiệm và kỹ năng sống.
https://nhandan.vn/manh-tu-ben-trong-phat-trien-ky-nang-tu-bao-ve-cho-nu-sinh-trung-hoc-post800869.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "bạo lực học đường", "nữ sinh trung học", "Trung ương Đoàn", "kỹ năng tự vệ" ] }
Tạo nền tảng đổi mới giáo dục đại học
NDO -Vai trò của đại học công trong thế kỷ 21, chuyển đổi số trong giáo dục đại học, tài chính và tự chủ trong trường đại học, định hướng phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc… là những nội dung được hơn 200 chuyên gia, nhà quản lý đến từ Đại học Indiana (Hoa Kỳ) và Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, thảo luận tại Hội thảo mùa hè 2022.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án Đổi mới giáo dục đại học (PHER), diễn ra sáng 29/7, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ sở Hòa Lạc.Theo Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn, việc thảo luận và tìm ra giải pháp cho từng trường sẽ tạo nền tảng cho đổi mới giáo dục đại học. Với cơ hội gặp gỡ và thảo luận của các chuyên gia, nhà quản lý trong và nước và quốc tế có thể khơi dậy những ý tưởng mới mẻ, những tinh thần đổi mới để đem lại những giá trị thiết thực .Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế của Đại học Indiana Hannah Buxbaum bày tỏ, trụ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc có sự tương đồng với cơ sở Bloomington của Đại học Indiana. Vì vậy, hai cơ sở có thể kiến tạo nhiều cơ hội hợp tác lâu dài, bền vững và mang lại lợi ích chung cho hai bên trong tương lai bởi trong quá trình xây dựng một đại học đẳng cấp quốc tế, rất cần thiết phải có sự hỗ trợ, đối sánh của một đại học đồng cấp quốc tế.Trong khi đó, chia sẻ quan điểm về vai trò của đại học công lập, Giáo sư Lauren Robel từ đại học Indiana cho rằng, để vượt trội trong thế giới hiện nay, các trường đại học cần phải kết nối nhiều hơn và trở nên khác biệt hơn. Bởi lẽ bản chất của nhiều khám phá khoa học đã thay đổi, giảng viên tại các trường đại học nghiên cứu hiện đại cần có kết nối với các nhóm quốc tế gồm các nhà nghiên cứu phù hợp và hợp tác với các cơ sở tiên tiến để liên tục có sự trao đổi và cập nhật. Ngoài ra, các đại học còn cần kết nối với doanh nghiệp tư nhân và các môi trường xã hội của mình, để giải quyết các vấn đề của thị trường, của quốc gia và nâng cao vị thế của cơ sở đại học. Mặt khác, trong bối cảnh khan hiếm nguồn lực đòi hỏi các cơ sở phải phân biệt các sứ mệnh của mình để bảo đảm tạo ra sự vượt trội trong mọi khía cạnh sứ mệnh của mỗi trường đại học.GS Terrence Mason, Đại học Indiana đề cập đến cơ sở lý luận của thực tiễn quản trị chung trong trường đại học hiện đại, tập trung vào cách các yếu tố chính của mô hình quản trị chung có thể đóng góp vào một môi trường thể chế, trong đó tất cả các bên liên quan đều có cảm giác làm chủ và cam kết với các mục tiêu và ưu tiên của trường đại học. Vai trò tiềm năng của quản trị chung cũng được ông xem xét trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay.Khu giảng đường mới khánh thành của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.Tại hội thảo, vấn đề tài chính và tự chủ trong đại học, kỹ thuật lập ngân sách chính mà các nhà quản trị trường đại học có thể tiếp cận để điều chỉnh quyền hạn và trách nhiệm… cũng được các chuyên gia, nhà quản lý đề cập. Hội thảo cũng mở phiên thảo luận để những đại biểu tham gia tự do đặt câu hỏi cho các chuyên gia từ Đại học Indiana.Dự án Đổi mới giáo dục đại học (PHER) nằm trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục đại học của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) kéo dài 5 năm, từ 2022 đến 2026, nhằm nâng cao năng lực để ba cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam phát triển bền vững và tự chủ hơn trong các lĩnh vực quản trị, đào tạo, nghiên cứu và kết nối với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ theo hình thức hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại và giao cho Đại học Indiana, Hoa Kỳ làm đơn vị thực hiện. Bốn trụ cột của dự án bao gồm: Đổi mới quản trị đại học; Nâng cao chất lượng giảng dạy; Tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; Thúc đẩy liên kết đại học-doanh nghiệp.Hội thảo mùa hè 2022 đánh đấu sự kiện khánh thành giảng đường đầu tiên thuộc khu vực tổ hợp HT1-HT2 nằm trong khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Trong đó, tổ hợp tòa nhà HT1 cao năm tầng với hơn 14 nghìn m2 sàn, gồm ba giảng đường 120 chỗ, 18 phòng học từ 50 đến 80 chỗ, 10 phòng thí nghiệm, 90 phòng làm việc khác. Tổ hợp tòa nhà HT2 cao năm tầng, hơn 20 nghìn m2 diện tích sàn với 2 giảng đường 120 chỗ, bốn giảng đường 80 chỗ, 22 phòng thí nghiệm, 11 phòng học, khoảng 100 phòng làm việc với công năng khác nhau. Cả hai công trình HT1 và HT2 là giảng đường đầu tiên đã sẵn sàng đón sinh viên tới học tập tại Hòa Lạc trong tháng 9 năm nay.
https://nhandan.vn/tao-nen-tang-doi-moi-giao-duc-dai-hoc-post707967.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "giáo dục đại học", "đổi mới", "Đại học Quốc gia Hà Nội", "Hội thảo mùa hè 2022" ] }
Tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024. Chỉ thị nêu rõ, những năm qua, Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Kỳ thi) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp được tổ chức ngày càng nghiêm túc, khách quan, trung thực, an toàn, cơ bản đáp ứng được mục tiêu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, năng lực học sinh và yêu cầu tuyển sinh.
Tuy nhiên, công tác tổ chứcKỳ thi và tuyển sinhvẫn còn một số tồn tại, hạn chế: một số địa phương, đơn vị chưa thật chủ động, quyết liệt trong công tác tổ chức, thực hiện; công tác phối hợp còn thiếu nhịp nhàng, chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; công tác truyền thông chưa đầy đủ, kịp thời; tình trạng sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi ngày càng tinh vi, phức tạp.Để tổ chức tốt Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, toàn diện; phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả, thông suốt; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện; thực hiện đúng quy định, quy chế tổ chức thi; thông tin, truyền thông phải chủ động, kịp thời, đầy đủ; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham gia Kỳ thi.Bộ Giáo dục và Đào tạo: ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai kế hoạch tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; bảo đảm đề thi chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp, tuyệt đối an toàn, chính xác, đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi bảo đảm đúng quy định, chính xác, an toàn; phối hợp với Bộ Công an, các địa phương chỉ đạo, thực hiện các giải pháp phòng, chống tiêu cực, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi; tập trung chỉ đạo công tác tổ chức Kỳ thi; chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; sớm xây dựng phương án cụ thể để tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT cho những học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 nhưng chưa tốt nghiệp trong Kỳ thi năm 2024 bảo đảm hiệu quả, tiết giảm ngân sách nhà nước.Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức Kỳ thi của địa phương bảo đảm tuyệt đối an toàn, trung thực; xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kỳ thi, nhất là các phương án ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, tình huống bất thường; tổ chức tập huấn cho những người tham gia tổ chức Kỳ thi; thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi theo quy định; không để xảy ra sai sót, tiêu cực, vi phạm quy chế; tuyệt đối không để thí sinh mang điện thoại, thiết bị công nghệ thông tin liên lạc vào phòng thi; chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho thí sinh theo hướng dẫn của cơ quan y tế; tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn, nghỉ cho thí sinh và người thân của thí sinh ở các Điểm thi, nhất là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và biên giới, hải đảo; chủ động làm tốt công tác truyền thông, phối hợp với các cơ quan báo chí, cung cấp đầy đủ thông tin công khai, minh bạch về Kỳ thi để phụ huynh, xã hội hiểu và đồng thuận trong các khâu tổ chức thực hiện.Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục nghề nghiệp; phối hợp với các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học thực hiện kế hoạch tuyển sinh đại học, tư vấn hướng nghiệp, định hướng phân luồng người học vào giáo dục nghề nghiệp.Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho Kỳ thi; phòng ngừa, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và việc sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi.Bộ Y tế chỉ đạo ngành Y tế các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; chuẩn bị nhân lực, vật tư, trang thiết bị y tế thực hiện công tác khám,chữa bệnh cho các trường hợp thí sinh và những người tham gia tổ chức Kỳ thi có vấn đề về sức khỏe.Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chỉ đạo thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin, bưu chính phục vụ Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp.Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tích cực phối hợp, chủ động tham gia cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương triển khai tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp bảo đảm an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.Đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tham gia hỗ trợ thí sinh, người nhà thí sinh và công tác bảo đảm trật tự, an toàn trong Kỳ thi.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
https://nhandan.vn/post-809770.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Tăng cường chỉ đạo", "phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp", "Đại học", "thi tốt nghiệp" ] }
Báo Giáo dục và Thời đại ký thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Báo Giáo dục và Thời đại vừa ký kết thỏa thuận hợp tác vớiTrường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, trao đổi thực tập sinh, tư vấn hướng nghiệp, tuyển dụng.
Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đánh giá cao uy tín của Báo Giáo dục và Thời đại trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ trong công tác truyền thông của Báo Giáo dục và Thời đại với nhà trường trong thời gian qua.Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh nêu 3 định hướng trong sự hợp tác giữa nhà trường và Báo Giáo dục và Thời đại.Nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ với báo, thực hiện những chiến lược truyền thông về giáo dục và đào tạo. Trường cam kết sẽ truyền thông một cách hiệu quả, đạt được những kỳ vọng cao nhất, cùng nhau chung tay bảo vệ ngành giáo dục.Trong việc truyền thông, sẽ đặt tính chính xác, chân thực, đem tới hiệu quả cao nhất đối với tất cả các bên liên quan.Các phòng, ban, khoa của nhà trường sẽ phối hợp cùng Báo Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt nhất những thỏa thuận hợp tác. Hai bên sẽ có những báo cáo hiệu quả công việc định kỳ.Nhà trường mong muốn hợp tác với báo ở nhiều phương thức truyền thông, như bản tin, truyền hình, điện tử.Phát biểu tại lễ ký kết, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại đánh giá cao những thành tựu màTrường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minhđạt được trong thời gian qua. Ông tin tưởng rằng, nhà trường sẽ gặt hái những thành tựu trong việc thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh đến năm 2030.Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại chia sẻ một số công việc hai bên có thể triển khai trong thời gian tới để hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác như tập huấn truyền thông cho đội ngũ cán bộ, giảng viên; tập huấn kỹ năng cho học sinh, sinh viên...Hiện, Báo Giáo dục và Thời đại đã có 7 văn phòng thường trú, có 107 phóng viên, biên tập viên, nhân viên. Trong năm 2024, Báo tròn 65 năm thành lập và phát triển.Theo bản ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Báo Giáo dục và Thời đại và Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, hai bên sẽ hợp tác triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, trao đổi thực tập sinh, tư vấn hướng nghiệp, tuyển dụng.Về mục tiêu hợp tác, hai bên cùng nhau hợp tác nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi bên để triển khai các hoạt động chung về đào tạo, bồi dưỡng; trao đổi sinh viên thực tập; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực hai bên cùng quan tâm; hỗ trợ hoạt động truyền thông và phục vụ cộng đồng.Trên tinh thần hợp tác hữu nghị, hai bên cùng tham gia nghiên cứu, thảo luận đưa ra hướng giải quyết các vấn đề để nâng cao mối quan hệ, thúc đẩy các hoạt động hợp tác đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển giáo dục.Về nội dung hợp tác, hai bên cùng phối hợp triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.Trong đó, sẽ phối hợp xây dựng chương trình, triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, các khóa tập huấn nâng cao nguồn nhân lực trong giáo dục và đào tạo; Triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học,...Ngoài ra, hai bên sẽ triển khai các hoạt động phục vụ cộng đồng: Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm cho học sinh, sinh viên trong việc tìm kiếm các nguồn học bổng tại các trường đại học trong nước và quốc tế; Xây dựng quỹ học bổng dành cho sinh viên của trường có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, học giỏi và tiến hành trao theo đợt theo sự thỏa thuận của hai bên.
https://nhandan.vn/bao-giao-duc-va-thoi-dai-ky-thoa-thuan-hop-tac-voi-truong-dai-hoc-su-pham-tp-ho-chi-minh-post803443.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh", "ký kết hợp tác", "Báo Giáo dục và Thời đại" ] }
Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục THCS cho học sinh khu vực khó khăn
NDO -Ngày 12/12, tạiQuảng Ninh, Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức hội nghị tổng kết các hoạt động.
Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 được triển khai ở 28 tỉnh; trong đó bao gồm 135 huyện khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lũ, được triển khai từ 2015 đến nay.Dự án nhằm tăng cường cơ hội, giảm khoảng cách về phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng và các nhóm dân tộc thiểu số; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục THCS cho học sinh khu vực khó khăn, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số; xóa bỏ khoảng cách về cơ hội học tập giữa các khu vực; cải thiện chất lượng và sự phù hợp của giáo dục THCS cho các nhóm dân tộc thiểu số; cải thiện cơ sở vật chất, nguồn lực, thiết bị, tài liệu, đổi mới phương pháp dạy học và quản lý, quản trị nhà trường…Theo Giám đốc Ban quản lý Dự án Đào Ngọc Nam, từ khi triển khai đến nay, các chương trình, hoạt động của dự án đã xây dựng và cung cấp thiết bị cho 747 phòng học, 358 phòng bán trú, 34 bếp ăn bán trú; 96 nhà vệ sinh; 211 phòng ở công vụ cho giáo viên… ở 212 trường thụ hưởng.Ngoài ra, với việc xây dựng và bàn giao 120 phòng học bộ môn, 82 thư viện trường học và cung cấp thiết bị dùng chung hỗ trợ hoạt động thực hiện các thí nghiệm ảo cho 791 phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh (Khoa học tự nhiên)… giúp các trường kịp thời thực hiện đổi mới phương pháp dạy học kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, dự án còn triển khai nhiều tài liệu, tập huấn phương pháp đổi mới sáng tạo trong dạy học, quản lý, quản trị, giúp các trường tiếp cận tốt nhất các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.Dự án cũng triển khai hỗ trợ 17 tỉnh xây dựng bộ tài liệu nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường năng lực cho học sinh các khu vực dân tộc thiểu số. Tài liệu giáo dục địa phương của dự án hỗ trợ ở cả bốn khối lớp từ lớp 6 đến 9 THCS theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Toàn bộ tài liệu địa phương của 17 tỉnh đã được hội đồng thẩm định tỉnh thông qua, được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và được các tỉnh cấp phép phát hành, sử dụng dạy học hiệu quả.Đáng chú ý, dự án đã cung cấp thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin cho 135 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện và các cơ sở giáo dục được lựa chọn phục vụ công tác tập huấn giáo viên; hình thành 344 cụm trường để giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn; biên soạn tài liệu hướng dẫn về giáo dục ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; tư vấn hướng nghiệp.Theo dữ liệu thống kê năm học 2022-2023, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi tăng mạnh ở tất cả các khu vực thuộc dự án với 885.872 học sinh được học trong hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm chất lượng từ dự án. Tính đến tháng 8/2023, đã có 70.694 giáo viên, cán bộ quản lý tham gia tập huấn phục vụ mục tiêu triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Tại hội nghị tổng kết, đại diện các địa phương, các trường học thụ hưởng dự án đã chia sẻ nhiều ý kiến về các hoạt động tiếp nhận, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị trường học và kinh nghiệm nhân rộng các hoạt động từ nguồn đầu tư của dự án nhằm thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, trao Bằng khen cho các tập thểPhát biểu tổng kết hoạt động của dự án, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận, đánh giá cao các đơn vị, tập thể, cá nhân, các địa phương, trường học tham gia vào các hoạt động của dự án mang lại kết quả tích cực. Mặc dù dự án triển khai trong bối cảnh có nhiều khó khăn, tác động của dịch bệnh; khu vực triển khai là vùng khó khăn nhất nhưng vẫn đạt kết quả tích cực, bảo đảm tốt mục tiêu dự án và đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới giáo dục cho giai đoạn phát triển tới đây. Đầu tư của dự án có trọng tâm, trọng điểm vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, thường xuyên chịu bão lũ thiên tai cho nên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tạo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục.Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng đề nghị các địa phương, trường học cần tiếp tục tổ chức quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của dự án sao cho hiệu quả nhất; vừa sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vừa phải duy tu, bảo dưỡng định kỳ; lấy nguồn lực dự án là cú huých để các địa phương tiếp tục phát huy, nhân rộng các hoạt động đổi mới giáo dục ra các vùng khác…Cũng tại hội nghị, 38 tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong triển khai dự án được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.
https://nhandan.vn/tang-cuong-co-hoi-tiep-can-giao-duc-thcs-cho-hoc-sinh-khu-vuc-kho-khan-post787168.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Tiếp cận giáo dục", "học sinh THCS", "Quảng Ninh" ] }
Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023
NDO -Ngày 14/9, tại thành phố Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đăng cai tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023. Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Thái Nguyên, vụ, viện, trường đại học; nhiều lãnh đạo, nghiên cứu, quản lý giáo dục trong cả nước dự hội thảo.
178 tham luận, bài viết của các nhà quản lý, nghiên cứu, cán bộ giáo dục trình bày tại hội thảo và gửi về hội thảo tập trung 3 nhóm chủ đề: Khoa học giáo dục đối vớiđổi mới giáo dụcphổ thông; khoa học giáo dục đối với đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học và khoa học giáo dục đại học với đổi mới quản lý, quản trị nhà trường.Tại phiên thảo luận, báo cáo toàn thể, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên trình bày thực trạng, những nhận thức mới, quan điểm mới về nghiên cứu khoa học giáo dục trong bối cảnh mới.Các tham luận khác tại phiên thảo luận toàn thể, nêu bật vấn đề về khoa học giáo dục đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; năng lựctự chủ đại họcvà trách nhiệm giải trình xã hội của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.Bên cạnh đó, hội thảo còn tổ chức các phiên thảo luận tại tiểu ban 1 về khoa học giáo dục đối với đổi mới giáo dục phổ thông và tiểu ban 2 về khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học.Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao chất lượng các tham luận, bài viết được trình bày, gửi đến hội thảo; hội thảo được tổ chức khoa học, nghiêm túc, đạt chất lượng tốt. Qua hội thảo, cung cấp cứ liệu phục vụ, góp phần tích cực vào việc tổng kết Nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
https://nhandan.vn/hoi-thao-quoc-gia-ve-khoa-hoc-giao-duc-nam-2023-post772410.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:22", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:22", "tags": [ "Thái Nguyên", "Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục", "năm 2023", "tự chủ đại học" ] }
Ngành logistics: Nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững cho nữ giới
NDO -Logistics hiện đang là một trong những ngành học có sức hút, số lượng người học tăng cao những năm gần đây. Vốn được coi là "ngành của nam giới" nhưng nhận thức này đang dần thay đổi, và tỷ lệ nữ giới tham gia lĩnh vực logistics đang ngày càng tăng lên. Với các mảng việc đa dạng, đây hoàn toàn là lĩnh vực nữ giới có thể theo học, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững.
Nữ giới đang dần tham gia nhiều hơn vào ngành logisticsTrên nhiều kênh thông tin, khi tìm hiểu về ngành logistics, bên cạnh những nội dung về học ở đâu, học ngành này ra trường làm gì, có dễ xin việc làm, … thì cũng dễ thấy nhiều câu hỏi như: Logistics có phải chỉ dành riêng cho con trai? Con gái theo đuổi ngành logistics có nên không?...Nguyễn Ngọc Yến Phương hiện đang là sinh viên của ngành logistics, khoa Kinh tế, Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đang học ở bậc phổ thông, Yến Phương chưa từng nghĩ mình sẽ học ngành logistics. “Lúc đó em cho rằng đây là ngành đòi hỏi nhiều sức khỏe, chỉ dành cho nam giới”, Yến Phương nói lý do.Khi được nghe tư vấn tuyển sinh của thầy cô từ các trường cao đẳng, Phương mới biết logistics là một lĩnh vực rất rộng, có nhiều ngành, nghề và vị trí việc làm phù hợp với nữ giới như: Hành chính logistics, Thương mại điện tử, Quản lý giao nhận hàng hóa, Quản lý vận tải và dịch vụ logistics…Đến nay, sau một thời gian học tập tại trường, trải qua các hoạt động kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp để làm quen với thực tế, Yến Phương cho rằng mình đã có sự lựa chọn phù hợp với bản thân.Thực tiễn cho thấy số lượng người vào học ngành logistics tại các cơ sởgiáo dục nghề nghiệpngày càng tăng. Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên nhóm nghiên cứu về Sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, do Quỹ Hỗ trợ cựu sinh viên Australia thuộc Chương trình Aus4Skills ở Việt Nam điều phối, cho biết, qua khảo sát thấy rằng số lượng người học vào các ngành logistics trong những năm gần đây tăng cao. Trong đó, tỷ lệ người học là nữ, đặc biệt là các ngành liên quan về kinh doanh, quản trị, quản lý, bán hàng, hành chính về logistics, marketing, thương mại điện tử... chiếm khoảng trên 55% số người học. Người học từ khu vực vùng nông thôn, miền núi chiếm tỷ lệ ngày một tăng. Khoảng trên 85% có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các doanh nghiệp và tập trung nhiều ở các vị trí dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh thương mại điện tử, hành chính trong ngành logistics.Tuy nhiên, bên cạnh đó, PGS,TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ nghệ II cho rằng sự tham gia của phụ nữ, trong một sốngành, nghề về logisticstrong giáo dục nghề nghiệp và trong doanh nghiệp vẫn còn thấp, nhất là trong các ngành vốn được coi là "ngành của nam giới", như xếp dỡ cơ giới tổng hợp, quản lý kinh doanh vận tải, các ngành nghề quan đến lĩnh vực điều khiển phương tiện, thiết bị; khai thác, kỹ thuật, bốc xếp; an ninh, an toàn và kỹ thuật.Thúc đẩy bình đẳng phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với tạo cơ hội cho tất cả mọi ngườiTheo ý kiến của các chuyên gia, sự phát triển năng động, nhanh chóng của ngành logistics hiện nay đang là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động, bao gồm phụ nữ. Tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực nghề nghiệp sẽ giúp nữ giới có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập, đồng thời đa dạng hóa lực lượng lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về Sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logisticsÔng Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu về GEDSI, hiện đang công tác tại Cục Quản lý và chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự gia tăng người học ở trên là do vấn đề về GEDSI liên quan giáo dục nghề nghiệp đã được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt được thể hiện khá rõ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp.Đồng thời, nội dung về GEDSI còn được lồng ghép trong các chiến lược, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội quốc gia liên quan đến giáo dục nghề nghiệp và được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện khá tốt, điều cho thấy các chính sách này đã tiếp cận tới các đối tượng bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác, tạo cơ hội cho họ tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp, lao động và việc làm, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.Theo ông Hoàng Thái Sơn, một lý do rất quan trọng nữa là hiện nay có nhiều chương trình giáo dục nghề nghiệp được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, có lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới được triển khai linh hoạt, cơ sở vật chất và môi trường học tập được cải thiện phù hợp với nhu cầu và khả năng từng nhóm đối tượng. Chất lượng đào tạo ngày càng cao, cùng sự phát triển nhanh và nhu cầu nhân lực của lĩnh vực logistics đã giúp người học có nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập hơn.Bên cạnh đó, quan niệm và nhận thức của xã hội, công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp đã và đang làm thay đổi về sự công nhận vai trò, khả năng và sự đóng góp của phụ nữ trong sự đa dạng ngành, nghề và vị trí việc làm trong lĩnh vực logistics, làm cho nữ giới nhận thấy môi trường học tập phù hợp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững hơn trong lĩnh vực logistics.Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực logistics, PGS,TS Bùi Văn Hưng cho rằng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, các giải pháp quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các chính sách của nhà nước về GEDSI trong giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, đào tạo phải đáp ứng thị trường lao động và việc làm, cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập, các điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm tạo điều kiện, động viên, khích lệ phụ nữ tham gia hơn nữa vào lĩnh vực logistics.
https://nhandan.vn/nganh-logistics-nhieu-co-hoi-nghe-nghiep-va-viec-lam-ben-vung-cho-nu-gioi-post803095.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "hướng nghiệp", "logistics", "học ngành logistics", "Quản lý giao nhận hàng hóa", "quản lý vận tải", "giáo dục nghề nghiệp", "lĩnh vực nghề nghiệp", "thị trường lao động" ] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 8 ngành lọt vào tốp 500 thế giới
NDO -Ngày 12/4, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, kết quả xếp hạng theo ngành đào tạo năm 2024 vừa được tổ chức QS công bố,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhcó 11 ngành đào tạo được xếp hạng, trong đó có 8 ngành lọt vào tốp 500 thế giới.
Kết quả xếp hạng theo ngành đào tạo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm nay ghi nhận bước tiến đáng kể. Nếu năm 2021 chỉ có 1 ngành được xếp hạng thì đến năm 2024 có đến 11 ngành.8 ngành được xếp vàotốp 500 thế giớigồm: ngành Kỹ thuật Điện và Điện tử đạt tốp 351-400, ngành Toán tốp 351-400, ngành Kỹ thuật Hóa học tốp 401-430, ngành Khoa học môi trường tốp 451-500, ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin tốp 451-500, Nông lâm tốp 401-450, Kinh tế học và Kinh tế lượng tốp 451-500.Đặc biệt, ngành Kỹ thuật Dầu khí tiếp tục duy trì thứ hạng tốp 51-100 thế giới.3 ngành còn lại là Kinh doanh và Khoa học quản lý đạt tốp 501-550, ngành Hoá học tốp 601-650, Vật lý và Không gian tốp 601-640.Năm nay, QS đã thực hiện xếp hạng 55ngành họcthuộc 5 lĩnh vực của gần 1.600 cơ sở giáo dục đại học đến từ 96 quốc gia trên thế giới.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-co-8-nganh-lot-vao-top-500-the-gioi-post804435.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "tốp 500 thế giới", "tổ chức QS" ] }
Tuyển sinh đại học năm 2024: Thêm ngành học mới, thêm lựa chọn cho thí sinh
Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều trường đại học đã mở thêm các ngành học mới với nhiều lĩnh vực đào tạo. Điều này giúp thí sinh có sự lựa chọn đa dạng hơn.
Mùatuyển sinh năm 2024, nhiều trường đại học đã mở thêm các ngành học mới với nhiều lĩnh vực đào tạo. Điều này giúp thí sinh có sự lựa chọn đa dạng hơn.Nhiều trường đại học đã công bố các chương trình đào tạo, ngành học dự kiến mở mới trong mùa tuyển sinh năm 2024 ở nhiều lĩnh vực khác nhau.Mở thêm ngành học mớiNăm 2024, một số trường đại học công bố dự kiến tuyển sinh các ngành, chương trình đào tạo mới khác với nhóm ngành truyền thống, mở rộng lĩnh vực đào tạo.Năm 2024, Trường đại học Ngoại thương - trường đại học tốp đầu cả nước về khối ngành kinh tế dự kiến tuyển sinh thêm các ngành mới là Khoa học máy tính, chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế, kinh doanh.Trường cũng bắt đầu tuyển sinh chương trình song bằng với Đại học Queensland (Australia) ngành Kinh doanh quốc tế, chương trình Kinh doanh quốc tế (International Business) và Phân tích dữ liệu kinh doanh (Business Analytics) tại trụ sở chính Hà Nội.Trường đại học Kinh tế quốc dân dự kiến tuyển sinh 6 ngành mới với 400 chỉ tiêu, trong đó có 4 ngành thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin.Cụ thể, các ngành đào tạo dự kiến mở mới gồm: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin và Quan hệ lao động.Theo thông tin từ nhà trường, công tác xây dựng ngành mới có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa và mở rộng các ngành đào tạo của nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như góp phần nâng cao vị thế của trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc này đã được xác định trong phương hướng và kế hoạch phát triển chung của trường, phù hợp yêu cầu vềnguồn nhân lựccho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học.Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng dự kiến mở thêm hai ngành mới là: Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng. Theo đó, đây là lần đầu tiên trường đào tạo nhóm ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Trường dự kiến giữ ổn định 5 phương thức tuyển sinh với tổng chỉ tiêu khoảng 2.200 sinh viên cho 28 ngành học.Năm 2024, Trường đại học Việt Đức có thêm ngành mới là Kỹ thuật giao thông thông minh với chỉ tiêu dự kiến từ 20-30 sinh viên. Sau khi kết thúc năm thứ nhất, nhà trường sẽ xem xét kết quả học tập và nghiên cứu, đánh giá tác động của thực tiễn để có thể mở rộng quy mô tuyển sinh, đào tạo trong năm 2025.Nhiều lựa chọn cho sinh viênTrường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mở hai chương trình mới tích hợp công nghệ ứng dụng là: ArtTech (Công nghệ nghệ thuật) và Điều khiển thông minh và tự động hóa.Theo thông tin từ nhà trường, ArtTech thuộc ngành Công nghệ thông tin và đây là lần đầu tiên một chương trình Arttech chuyên sâu được đưa vào đào tạo bậc đại học tại Việt Nam. Chuyên ngành học này là sự giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ, kết hợp giữa tri thức của các nghệ sĩ và kỹ sư để tạo ra những tác phẩm sáng tạo.Chương trình Điều khiển thông minh và tự động hóa thuộc ngành Trí tuệ nhân tạo. Chương trình giúp sinh viên hiểu kỹ thuật, công nghệ và vận hành, quản trị sản xuất, từ đó, tạo ra các giải pháp ứng dụng công nghệ để làm cho một hệ thống trở nên tự động mà không cần sự can thiệp của con người, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.Tin liên quanCông bố phương thức tuyển sinh đại học sớmBên cạnh hai chương trình học mới, năm 2024, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ tuyển sinh trở lại chương trình Quản trị hải quan-Ngoại thương (thuộc chuyên ngành thuế) tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và chương trình Thuế tại cơ sở Vĩnh Long nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của các hoạt động kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu, thuế quan, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thương nông nghiệp.Theo đó, tổng số chương trình đào tạo của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 là 56 chương trình ở 11 lĩnh vực khác nhau với tổng số 7.900 chỉ tiêu, tăng 100 chỉ tiêu so năm 2023, số tăng chủ yếu cho hai chương trình mới.Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam bổ sung 6 chương trình đào tạo và 1 chuyên ngành mới. Các chương trình đào tạo mới gồm: Cử nhân Kinh doanh và Quản lý, Cử nhân Kinh tế và Quản lý, Cử nhân Tài chính và Kế toán, Cử nhân Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Cử nhân Đồ họa Game, Cử nhân Truyền thông chuyên nghiệp. Chuyên ngành mới là ngành Hoạt hình thuộc chương trình Cử nhân Ứng dụng sáng tạo đương đại.Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở 6 ngành mới gồm: Marketing, Công nghệ tài chính, Kinh doanh quốc tế, Khoa học dữ liệu, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, chuyên ngành Kiểm toán và Quản lý rủi ro (trong ngành Kế toán).Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mở thêm hai ngành mới là: An toàn thông tin và Ngôn ngữ Trung Quốc. Ngoài ra, từ năm thứ hai, sinh viên có thể đăng ký học thêm chương trình thứ hai nếu đủ điều kiện, sau đó được công nhận tốt nghiệp cùng một lúc hai chương trình đào tạo của trường.Với hàng loạt ngành học mới được mở ở các trường, thí sinh sẽ có sự lựa chọn đa dạng hơn, cơ hội rộng mở hơn trong mùatuyển sinh đại học 2024.
https://nhandan.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2024-them-nganh-hoc-moi-them-lua-chon-cho-thi-sinh-post796778.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "tuyển sinh đại học", "tuyển sinh năm 2024", "ngành học mới", "nguồn nhân lực", "chương trình đào tạo" ] }
Hơn 15.000 thí sinh Phú Thọ thi tuyển vào lớp 10
NDO -Ngày 5/6, hơn 15.000 thí sinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã bước vàokỳ thi tuyển sinh lớp 10năm học 2023-2024.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học này là hơn 15.000 học sinh. Trong đó, hệ công lập là 11.985 học sinh; hệ tư thục là 4.432 học sinh và chương trình giáo dục thường xuyên là 3.330 học sinh.Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10đối với các trường trung học phổ thông không chuyên (bao gồm cả Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh) thời gian thi vào ngày 5 và 6/6; đối với Trường Trung học phổ thông Chuyên Hùng Vương, thời gian thi vào các ngày 5,6 và 7/6.Tại các hội đồng thi, thí sinh được cán bộ coi thi hướng dẫn đầy đủ về quy chế thi.Trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã thành lập 35 điểm thi, với 649 phòng thi. Trường có tổng số thí sinh đăng ký nhiều nhất là Trung học phổ thông Chuyên Hùng Vương với hơn 1.200 hồ sơ; tiếp đến là các trường: Trung học phổ thông Kỹ thuật Việt Trì với 619 hồ sơ; Trung học phổ thông Long Châu Sa với 580 hồ sơ; Trung học phổ thông Hùng Vương với 578 hồ sơ...Sáng nay, thí sinh sẽ làm bài thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút. Buổi chiều, các em sẽ dự thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài thi là 90 phút.Các thí sinh nghiêm túc làm bài thi tại hội đồng thi Trường Trung học phổ thông Long Châu Sa, huyện lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.Kiểm tra thi tại một số hội đồng thi trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng yêu cầu cán bộ, giáo viên tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng quy chế thi và tuyệt đối không được chủ quan, cần tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho thí sinh làm bài.Đặc biệt, cần có phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kỳ thi từ khâu sao in, vận chuyển đề thi đến quá trình coi thi và lưu giữ bài thi; tăng cường bố trí lực lượng làm nhiệm vụ tại các hội đồng thi và triển khai giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.
https://nhandan.vn/hon-15000-thi-sinh-phu-tho-thi-tuyen-vao-lop-10-post756188.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "tuyển sinh lớp 10", "Phú Thọ", "thi vào 10" ] }
Giảm giá sách giáo khoa năm học 2024-2025
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngày 5/4, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, PGS, TS Nguyễn Văn Tùng cho biết: Năm học 2024-2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện điều chỉnhgiảm giá bán sách giáo khoatái bản (lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11). Đồng thời xây dựng giá bán sách giáo khoa các lớp 5, 9, 12 (xuất bản năm đầu tiên) theo cơ cấu giá đã giảm của sách giáo khoa tái bản.Đối với tái bản (lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã rà soát các khoản mục chi phí liên quan, nhất là chi phí tổ chức bản thảo, các chi phí khâu lưu thông để giảm giá sách giáo khoa. Theo đó, giá bìa mới của các cuốn sách giáo khoa tái bản áp dụng từ năm học 2024-2025 được điều chỉnh giảm so với các năm trước gồm: Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống giảm 9,6%; giá bìa bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo giảm 11,2%.Đối với sách giáo khoa các lớp 5, 9, 12,Nhà xuất bản Giáo dục Việt Namđã xây dựng giá theo cơ cấu giá đã giảm của sách giáo khoa tái bản. Giá sách giáo khoa các lớp đã được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoàn thành thủ tục kê khai với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) theo đúng quy định.Để bảo đảm chính xác, rõ ràng, không gây nhầm lẫn, thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng; bảo vệ quyền lợi cho học sinh và người dùng, bảng giá mới sách giáo khoa sẽ được niêm yết đầy đủ, công khai tại các điểm bán sách giáo khoa trên toàn quốc; trên trang thông tin điện tử tổng hợp của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (tại địa chỉ www.nxbgd.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.Đối với những bản sách giáo khoa đang lưu kho, đã in giá cũ khác với giá mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ thực hiện dán tem giá mới trên bìa 4 của sách để học sinh, giáo viên dễ dàng nhận biết, không bị nhầm lẫn.Nhằm giúp phụ huynh, học sinh có thể mua sách giáo khoa thuận tiện hơn, trong giai đoạn phát hành sách giáo khoa phục vụ năm học 2024-2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đường dây nóng (0344.181.018) hoạt động từ 8 giờ đến 22 giờ hàng ngày (kể cả ngày nghỉ) để hỗ trợ phụ huynh, học sinh các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa.
https://nhandan.vn/giam-gia-sach-giao-khoa-nam-hoc-2024-2025-post803354.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "giảm giá sách giáo khoa", "điều chỉnh", "nhà xuất bản giáo dục việt nam" ] }
Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng
NDO -Trong quá trình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục, hoạt động đổi mới sáng tạo được xem là một trong những nhiệm vụ cần được chú trọng và đầu tư. Việc thành lập, kết nối cácTrung tâm đổi mới sáng tạo giữa những trường đại học, cao đẳngsẽ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giảng viên, sinh viên, nắm bắt tốt nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.
Nằm trong khuôn khổTriển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, sáng 31/10,Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức Diễn đàn “Lãnh đạo cấp cao các trường đại học, cao đẳng trong bối cảnh đổi mới sáng tạo mở”.Tham dự sự kiện, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: “Các trường đại học, cao đẳng, các Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam; trong đó, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, thương mại hóa những kết quả nghiên cứu của các viện, trường. Từ đó, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, giảng viên, kết nối nhu cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp”.Việt Nam đang tích cực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hướng đến trở thành một hệ sinh thái năng động trong khu vực. Đảng và Nhà nước đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 với động lực chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, tập trung vào 3 nội dung chiến lược là hệ thống thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao).Từ cuối năm 2022, Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng được thành lập dưới sự bảo trợ của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. Mạng lưới hướng tới việc phát huy vai trò, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của nước ta.Đại diện các trường đại học, cao đẳng trình bày các bài tham luận về đổi mới sáng tạo trong hệ thống giáo dục. (Ảnh: HÀ NAM)Tại sự kiện, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các chuyên gia giáo dục đã cùng đồng thuận trong quan điểm về phát triển và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Theo đó, quá trình đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục bậc cao cần tập trung vào tinh thần hợp tác, đồng kiến tạo kế hoạch hành động giữa các trường thành viên.Nội dung chính của việc hợp tác bao gồm: xây dựng chương trình ươm tạo chung, kết nối sinh viên các, mở mã ngành đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, xây dựng chương trình Innovation Tour, Learning Hub và chuỗi hoạt động kết nối hệ sinh thái các trường thành viên.Để nắm bắt các cơ hội, mỗi cơ sở đào tạo cần thấu rõ những thách thức đối với hệ thống giáo dục, tích cực phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng cũng cần thay đổi trong góc nhìn, cách điều hành để có những triển khai phù hợp với xu thế chung của thời đại số.Sau phiên đối thoại, Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng nhận thức rõ, hiện nay, hoạt động đổi mới sáng tạo tại các cơ sở giáo dục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả về cơ sở pháp lý lẫn thực tiễn triển khai.Vì thế, việc hợp tác trong mạng lưới không chỉ nên thực hiện trong Trung tâm Đổi mới sáng tạo của từng đơn vị mà còn cần phối hợp chặt chẽ giữa nhiều trường đại học, nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động đổi mới sáng tạo trong công tác đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
https://nhandan.vn/ket-noi-mang-luoi-doi-moi-sang-tao-va-khoi-nghiep-o-cac-truong-dai-hoc-cao-dang-post780324.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "đổi mới sáng tạo giáo dục", "sinh viên khởi nghiệp", "Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10
NDO -Sáng 19/6, Sở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minhđã công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025.
Thí sinh và phụ huynh có thểtra cứuđiểm thi lớp 10 bằng cách truy cập tại địa chỉ: https://ts10.hcm.edu.vn/Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm thi, theo kế hoạch, từ ngày 21 đến 24/6, thí sinh nộp đơn phúc khảo tại trường trung học cơ sỡ đã học lớp 9.Điểm chuẩn lớp 10 chuyên, tích hợp dự kiến được công bố vào ngày 24/6. Thí sinh trúng tuyển sẽ nộp hồ sơ nhập học tại trường đã trúng tuyển từ ngày 25 đến 16 giờ ngày 29/6.Ngày 30/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minhcông bố kết quảchấm phúc khảo, từ ngày 2 đến 4/7, duyệt bổ sung danh sách thí sinh trúng tuyển sau phúc khảo.Dự kiến ngày 10/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ họp ban chỉ đạo thi lớp 10 của 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông để công bố điểm chuẩn lớp 10 thường năm học 2024-2025.Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 98.600 thí sinh tham gia kỳ thituyển sinh lớp 10công lập năm học 2024-2025. Trong số này, tổng chỉ tiêu trúng tuyển vào lớp 10 công lập hơn 77.350 học sinh.
https://nhandan.vn/post-815028.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10", "năm học 2024-2025", "điểm chuẩn", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Kỷ niệm 70 năm học sinh miền nam trên đất bắc
NDO -Sáng 10/1, tại Khu du lịch Hồ Mây, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,Ban Liên lạc học sinh miền namtổ chức lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập hệ thống các trường miền nam trên đất bắc (1954-2024).
Tham dự lễ có ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; lãnh đạo thành phố Vũng Tàu cùng các thầy, cô giáo và hơn 3.000 học sinh miền nam, đại diện cho gần 32.000 học sinh miền nam trên đất bắc đã tham dự.Cách đây 70 năm, ngay sau khi Hiệp định Genève được ký kết, với tầm nhìn chiến lược sáng suốt, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chủ trương thành lập các trường học sinh miền nam trên đất bắc.Theo đó, 32.000 con em miền nam ruột thịt đã vượt Trường Sơn ra bắc và được đùm bọc, nuôi dạy bởi những tấm lòng cao cả, một “thế hệ vàng” các thầy, cô giáo miền bắc để trở thành những người con trung thành của Đảng, của nhân dân vì tương lai của đất nước.Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi Lễ.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, việc thành lập hệ thống trường học sinh miền nam trên đất bắc là một chủ trương lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ thể hiện tầm nhìn sáng suốt, sâu rộng mà còn nói lên tình cảm cao quý của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục đối với con em đồng bào miền nam.“Trong các thế hệ ấy người cao niên nhất đã gần 90 tuổi, người nhỏ nhất cũng đã 60 tuổi. Dù ở lứa tuổi nào, tôi tin rằng trong tâm khảm của mỗi chúng ta không thể quên những năm tháng sống và học tập trong sự chăm sóc của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước, trong sự dạy dỗ hết lòng của các thầy cô giáo, trong tình yêu thương và đùm bọc của đồng bào miền bắc”, nguyên Phó Thủ tướng nhấn mạnh.Sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, hầu hết các “hạt giống đỏ” được gieo trồng trên đất bắc trở về miền nam thành lực lượng nòng cốt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, nhiều người trong số họ đã trở thành các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, nhà giáo, nghệ sĩ, nhà doanh nghiệp có uy tín, đóng góp nhiều cho xã hội.
https://nhandan.vn/ky-niem-70-nam-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-post791418.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "học sinh miền nam trên đất bắc" ] }
Sẵn sàng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Còn 10 ngày nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ chính thức diễn ra (từ ngày 26 đến 29/6). Để kỳ thi diễn ra an toàn, thuận lợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các địa phương đã và đang chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác thi, quán triệt quy chế thi.
Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng tổ chức kỳ thi theo kế hoạch và có cả phương án dự phòng cho những tình huống bất thường.Theo ghi nhận của chúng tôi, các điểm thi trên cả nước đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tổ chức cũng như có phương án hỗ trợ thí sinh dự thi thuận lợi.Cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bịNăm 2024, điểm thi Trường THPT Vị Thanh (thành phố Vị Thanh) là một trong những điểm thi có số lượng thí sinh dự thi lớn nhất của tỉnh Hậu Giang với 635 thí sinh và 27 phòng thi. Thầy giáo Lê Duy Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất của điểm thi đã cơ bản hoàn tất. Ngoài những phòng thi chính thức, điểm thi còn bố trí đủ hai phòng thi dự phòng, hai phòng chờ.Bên cạnh tổ chức ôn tập cho học sinh dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 20/6, trường thường xuyên quán triệt quy chế thi đến tất cả giáo viên, học sinh trên tinh thần nắm vững và thực hiện đúng.Tại điểm thi Trường THPT Tầm Vu (huyện Châu Thành A, Hậu Giang), Hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Trung cho biết, các điều kiện chuẩn bị tổ chức kỳ thi đã cơ bản hoàn tất, nhiệm vụ từ nay đến trước ngày thi là tiếp tục ôn tập cho học sinh, nhất là học sinh có học lực trung bình, yếu.Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Đà Nẵng có 13.561 thí sinh đăng ký dự thi tại 28 điểm thi chính thức và một điểm thi dự phòng.Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Bích Thuận cho biết có 2.265 cán bộ, giáo viên được huy động làm công tác thi. Ngành công an cũng huy động đông đảo cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.Ngành giáo dục đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật coi thi, giám sát thi cho cán bộ, giáo viên dự kiến tham gia công tác coi thi; phối hợp Công an thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra các thiết bị lưu trữ dữ liệu, camera phục vụ cho công tác coi thi, chấm thi; phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện trong việc chuẩn bị chu đáo, bảo đảm sẵn sàng tổ chức kỳ thi.Hiện, các điểm thi ở Đà Nẵng cơ bản bảo đảm các yêu cầu như: Đủ số phòng thi (kể cả phòng thi dự phòng); phòng bảo quản đề thi, bài thi; phòng họp của điểm thi; phòng để túi xách, vật dụng của thí sinh; phòng y tế.Các phòng thi bảo đảm số lượng bàn ghế đúng quy định; các phòng không sử dụng tại các điểm thi đã được niêm phong. Tại các điểm thi, phòng gửi đồ của thí sinh được bố trí tại phòng học hoặc hội trường để các em yên tâm với tư trang của mình.Riêng điểm thi Trường THPT Trần Phú (quận Hải Châu) phải mượn một phòng của Trường mầm non 19/5 phía đối diện làm phòng gửi đồ vì phòng bảo vệ diện tích quá nhỏ, khoảng cách giữa phòng bảo vệ và các phòng thi không bảo đảm theo quy định.Thầy giáo Lê Mạnh Tấn, giáo viên Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Sơn Trà) chia sẻ đã được tập huấn kỹ nghiệp vụ tổ chức thi cũng như quy chế thi, trong đó có các tình huống giả định để xử lý.Theo thầy Tấn, với tình huống thí sinh quên thẻ dự thi trong buổi phổ biến quy chế thi, cán bộ coi thi nhắc nhở thí sinh vẫn cứ đến điểm thi bình thường; không nên quay về lấy giấy tờ. Nếu các em quên thẻ dự thi thì sử dụng những giấy tờ tùy thân khác như căn cước công dân.Kể cả trường hợp thí sinh không đem theo thẻ dự thi và các giấy tờ liên quan thì vẫn được dự thi, nhưng phải viết giấy cam kết, trong hồ sơ dự thi có ảnh của thí sinh, cán bộ coi thi có thể đối chiếu gương mặt.Là tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, mưa lũ xảy ra thất thường, tỉnh Lào Cai đã có phương án hỗ trợ thí sinh dự thi.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đỗ Minh Tâm cho biết, địa phương đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đặt điểm thi báo cáo ban chỉ đạo thi cấp huyện, thị xã, thành phố liên hệ với trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trường THPT có khu bán trú để bố trí, sắp xếp chỗ ở cho học sinh về dự thi; phối hợp cha mẹ học sinh nấu ăn cho thí sinh bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.Có phương án đưa học sinh ở xa điểm thi về ở nơi gần điểm thi, bố trí chỗ ở cho học sinh trong trường hợp diễn biến thời tiết bất thường như mưa bão, sạt lở không thể đi về trước ngày thi ít nhất ba ngày.Đồng thời, phối hợp đoàn thanh niên thực hiện tốt chương trình “Thanh niên tình nguyện”, “Tiếp sức mùa thi”...; tích cực vận động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân, phụ huynh tổ chức bữa trưa miễn phí hoặc giá rẻ cho học sinh khó khăn.Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Yên Bái cũng đã xây dựng các phương án nhằm hỗ trợ cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh ở xa. Đến nay, có khoảng 2.000 lượt thí sinh tham dự kỳ thi đã được hỗ trợ về ôn tập, tư vấn, kinh phí, gạo, nơi nghỉ, xe đưa đón…Chú trọng phòng chống gian lận thiết bị công nghệ caoThành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số lượng thí sinh dự thi đông nhất cả nước. Trong nhiều công việc phải chuẩn bị, giải quyết thì vấn đề bảo đảm an toàn các khu vực quan trọng của điểm thi như: Khu vực in sao đề thi, phòng quản lý đề thi, bài thi cũng như phòng chống gian lận thi cử bằng thiết bị công nghệ cao luôn được đặt lên hàng đầu.Công việc này được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an cũng như các địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm ngặt trong những năm gần đây, nhưng với kỳ thi có quy mô lớn, tính chất quan trọng thì việc rà soát kỹ các nguy cơ và có biện pháp ngăn chặn cần được đặc biệt chú trọng.Kiểm tra thực tế tại một số điểm thi ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Cục trưởng Kỹ thuật nghiệp vụ (Bộ Công an) Hoàng Văn Khoa cho rằng, trong quá trình kiểm tra điểm thi và khu vực in sao đề thi có phát hiện còn một số nguy cơ cần khắc phục ngay, như tại khu vực in sao đề thi còn nhiều cáp mạng, cáp điện thoại.Vì vậy, đề nghị Ban Chỉ đạo thi Thành phố Hồ Chí Minh sớm có phương án đưa cáp mạng ra khỏi khu vực in sao đề thi, khu bảo quản bài thi. Trường hợp không đưa ra ngoài được thì cần có phương án niêm phong tất cả các cáp mạng.Tại một số điểm thi, khu vực tiếp giáp với nhà dân chưa có rèm che, nên cần lắp rèm bổ sung ngay hoặc có phương án ngăn chặn không để bên ngoài nhìn vào được...Qua kiểm tra tại một số địa phương, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành. Nhiều địa phương tổ chức ôn tập hiệu quả cho học sinh, trong đó đã dành sự quan tâm đến từng nhóm học sinh, huy động được các lực lượng hỗ trợ chu đáo cho thí sinh.Còn 10 ngày nữa sẽ tới kỳ thi quan trọng, cho nên người đứng đầu ngành giáo dục đề nghị các địa phương và từng điểm thi cần phải cẩn thận tối đa, bởi sai sót từ một địa phương sẽ ảnh hưởng tới cả nước.Công tác in sao, vận chuyển đề thi, bài thi cần tuân thủ cao nhất các quy định về bảo mật với sự phối hợp cao nhất của ngành công an để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu của kỳ thi.Thực tế tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT một số năm gần đây cho thấy, tất cả các khâu, các nội dung đều phải có phương án dự phòng. Các địa phương cũng như từng điểm thi không chỉ đưa ra phương án dự phòng mà phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho các phương án dự phòng đó. Cần tập huấn đầy đủ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên dự phòng, đề phòng trường hợp đội ngũ cán bộ chính bị ốm hay có việc đột xuất.Đáng chú ý, một vài năm gần đây vẫn phát hiện những trường hợp gian lận sử dụng công nghệ cao, do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các địa phương cần đặc biệt đề phòng vấn đề này.Không chỉ nhắc nhở, tuyên truyền, quán triệt kỹ cho học sinh mà còn đề cao trách nhiệm của cán bộ coi thi, lấy tinh thần con người ứng phó với công nghệ cao là giải pháp của kỳ thi năm nay.Năm 2024, cả nước có hơn 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT tại gần 2.300 điểm thi với 45.000 phòng thi.Đây là kỳ thi cuối cùng thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 với cách thức tổ chức, phương án thi cơ bản giữ ổn định như một số năm gần đây.Từ năm 2025, kỳ thi sẽ có những đổi mới phù hợp chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Nguồn:Bộ Giáo dục và Đào tạo
https://nhandan.vn/post-814524.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "kỳ thi tốt nghiệp THPT", "công tác chuẩn bị", "gian lận thi cử" ] }
Mô hình “Tiếng trống học bài” ở Ba Vì
Ba Vì là huyện miền núi, địa bàn rộng, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn của Hà Nội. Ðể nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian qua, ngành giáo dục và chính quyền địa phương đã triển khai có hiệu quả mô hình “Tiếng trống học bài” vào mỗi buổi tối tại các cụm dân cư.
Thầy giáo Nguyễn Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS Thuần Mỹ là người có ý tưởng và đi đầu trong việc thực hiện bài bản mô hình “Tiếng trống học bài”. Là cán bộ quản lý, thầy Ngọc luôn suy nghĩ, trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là việc học tập của học sinh vào các buổi tối. Với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, từ năm học 2022-2023, Trường THCS Thuần Mỹ đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện mô hình “Tiếng trống học bài”.Trao đổi với chúng tôi về mô hình này, thầy Ngọc cho biết, trước thực trạng học sinh mải chơi vào buổi tối, chất lượng giáo dục còn thấp, thầy đã chủ động đề xuất Ðảng ủy xã Thuần Mỹ ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục; Ủy ban nhân dân xã ban hành quyết định và quy chế thực hiện phong trào “Xây dựng xã hội học tập” thông qua “Tiếng trống học bài” vào mỗi buổi tối tại các cụm dân cư trên địa bàn. Khi đề xuất, triển khai mô hình “Tiếng trống học bài”, các đồng chí lãnh đạo ở địa phương, các ban, ngành, đoàn thể rất quan tâm, đồng tình, hưởng ứng tích cực.Theo thầy Ngọc, để mô hình đi vào thực tiễn, triển khai có hiệu quả, nhà trường đã thành lập ban kiểm tra “Tiếng trống học bài” tại các cụm dân cư vào mỗi buổi tối. Với trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, thầy cùng các thành viên trong ban kiểm tra đi thực tế từng ngõ, xóm, từng thôn. Ban đầu, thành phần đoàn kiểm tra chỉ có các bí thư chi bộ, trưởng thôn, cán bộ, giáo viên, sau một thời gian có sự tham gia của các thầy, cô giáo trong Hội Cựu giáo chức xã và Ban đại diện cha, mẹ học sinh.Ðể nắm bắt được tình hình, thầy Ngọc đề xuất các bí thư chi bộ, trưởng thôn tìm hiểu điều kiện gia đình học sinh để dẫn đoàn đến động viên, đôn đốc, nhất là gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn; bố, mẹ ly hôn, ly thân; bố, mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà... Ðoàn kiểm tra rất cảm động trước những gia đình học sinh có hoàn cảnh éo le như: Bố thương tật không đi lại được, học sinh không có chỗ ngồi học, lấy thành giường làm ghế, kê tấm gỗ làm bàn ngồi học... nhưng vẫn nỗ lực vươn lên trong học tập.Ðến nay, Ban kiểm tra “Tiếng trống học bài” của Trường THCS Thuần Mỹ đã tới 68 hộ gia đình. Bản thân thầy Ngọc đi thực tế ở cả sáu thôn với 56 hộ gia đình. Nhờ thực hiện tốt mô hình “Tiếng trống học bài”, chất lượng giáo dục của nhà trường học kỳ I năm học 2023-2024 đã có nhiều tiến bộ. Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện năm học này, trường có 19 học sinh tham dự thì 15 em đoạt giải (tăng bảy em so với năm học trước); có hai học sinh lọt vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp thành phố; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng; học lực yếu giảm.Tại hội nghị tổng kết phong trào “Tiếng trống học bài” và xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2023 của huyện Ba Vì, Trường THCS Thuần Mỹ có một cá nhân và tập thể được Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Tiếng trống học bài”.Bà Trần Thị Hoài Hương, Bí thư Chi bộ thôn 5, xã Thuần Mỹ cho biết, thầy Nguyễn Văn Ngọc là người đặt nền móng đầu tiên cho phong trào “Tiếng trống học bài”. Cán bộ và người dân trong thôn rất vui và hưởng ứng phong trào; nhiều hoạt động tuyên truyền qua các hội nghị, cuộc họp chi bộ định kỳ đến các đảng viên, từ đó đảng viên tuyên truyền đến người thân, gia đình, hàng xóm.Cùng với đó, thông qua cuộc họp chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, chi hội người cao tuổi cũng được phổ biến phong trào “Tiếng trống học bài” để hội viên các chi hội nắm bắt, động viên con em hưởng ứng tham gia tích cực. Ðáng chú ý, từ ngày có mô hình “Tiếng trống học bài”, tình trạng người dân hát karaoke về đêm không còn.Trước đây, khi chưa có “Tiếng trống học bài”, có những gia đình uống rượu, hát từ chập tối đến đêm khuya. Hiện nay, khi có “Tiếng trống học bài” lúc 7 giờ tối thông qua hệ thống loa phát thanh với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, học sinh đã ngồi vào bàn học nghiêm túc, người dân dừng mọi hoạt động để con em mình có thời gian yên tĩnh học tập.Hiệu quả từ phong trào “Tiếng trống học bài”, mỗi người dân đều ý thức được việc học tập không chỉ là việc riêng của học sinh mà còn là công việc của mỗi thành viên trong gia đình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của gia đình, nhà trường và địa phương... Vì thế, sau một thời gian thực hiện, ngành giáo dục huyện Ba Vì đã tổ chức tổng kết và nhân rộng mô hình đến tất cả 31 xã, thị trấn trên địa bàn.
https://nhandan.vn/mo-hinh-tieng-trong-hoc-bai-o-ba-vi-post796739.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "Tiếng trống học bài", "Huyện Ba Vì", "Chất lượng giáo dục", "Ban kiểm tra", "Học sinh" ] }
Kon Tum: Nhiều giáo viên xin thôi chức, nghỉ việc
NDO -Thời gian gần đây, tại huyện Đăk Hà, tỉnhKon Tumđã có 5 giáo viên ở các trường được cho nghỉ thôi việc theo nguyện vọng, trong đó có 4 giáo viên trước khi được thôi việc 1 tháng đã có đơn xin nghỉ chức vụ lãnh đạo là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng ở các trường vì lý do sức khỏe.
Cụ thể, căn cứ Tờ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà Hà Tiến đã ra văn bản số 3402/UBND-NV ngày 31/10 thống nhất chonghỉ thôi việctheo nguyện vọng với 3 viên chức là cô N.T.T. S, giáo viên trường mẫu giáo xã Đăk Hring; cô N.T. Q, giáo viên trường tiểu học xã Đăk Pxi; cô Đ.T. L, giáo viên trường tiểu học và trung học cơ sở xã Đăk Long.Cô N.T.T. S (51 tuổi) công tác tại ngành giáo dục từ tháng 11/1999. Giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng một số trường trên địa bàn huyện Đăk Hà từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2019. Tháng 10/2019 được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường mẫu giáo xã Đăk Hring. Trước khi có quyết định thôi việc theo nguyện vọng, cô N.T.T. S làm đơn xin thôi làm lãnh đạo vì lý do sức khỏe.Cô N.T. Q (48 tuổi), công tác tại ngành giáo dục từ năm 1997 đến tháng 9/2009 được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng ở một số trường trong huyện Đăk Hà. Đến tháng 10/2013 cô làm đơn thôi làm Hiệu phó Trường tiểu học xã Đăk Pxi và đơn xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe.Cô Đ.T. L (48 tuổi), công tác tại ngành giáo dục huyện Đăk Hà từ tháng 10/1997. Tháng 10/2011 đến nay được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng ở một số trường trong huyện. Trước khi nhận quyết định xin thôi việc theo nguyện vọng đã có đơn khi xin thôi làm Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Đăk Long vì lý do sức khỏe.Trước đó, cô N.T.H. T (48 tuổi) công tác ngành giáo dục từ năm 1998. Được bầu làm Phó Hiệu trưởng từ đầu năm 2009 nay. Tháng 9/2023, cô T. xin thôi giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở thị trấn Đăk Hà vì lý do sức khỏe, có quyết định nghỉ thôi việc theo nguyện vọng từ ngày 1/10/2023.Cô L.T. N (55 tuổi) công tác từ năm cuối năm 1998, công tác tại nhiều trường trong huyện Đăk Hà, trước khi thôi việc theo nguyện vọng là giáo viên tại trường Trung học cơ sở xã Đăk Mar vì lý do sức khỏe. Đến ngày 25/10 có quyết định nghỉ thôi việc từ ngày 1/11/2023.Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đăk Hà xôn xao thông tin nhiều giáo viên là lãnh đạo các trường có nghi vấn về vấn đề bằng cấp, trong đó có lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Hiện nay, Thường trực Huyện ủy Đăk Hà đã giao Ủy ban nhân dân huyện xác minh, kiểm tra thông tin trên.
https://nhandan.vn/kon-tum-nhieu-giao-vien-xin-thoi-chuc-nghi-viec-post780914.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "Kon Tum", "Đăk Hà", "Nghỉ thôi việc", "Bằng cấp" ] }
Vì một nền hòa bình lâu dài trên đảo Ireland
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đích thân đến sân bay để chào đón Tổng thống Mỹ Joe Biden khi chiếc Không lực Một hạ cánh xuống Belfast, thủ phủ vùng lãnh thổ Bắc Ireland trong chuyến thăm kỷ niệm 25 năm ngày ký thỏa thuận “Ngày thứ Sáu tốt lành” chấm dứt ba thập niên xung đột tại vùng đất này.
Đây cũng là dịp để nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định sự ủng hộ duy trì hòa bình và thúc đẩy những lợi ích của thỏa thuận thương mại hậu Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu-EU), trong đó có quyền tiếp cận của BắcIrelandđối với cả thị trường Anh và EU sau Brexit.Được Chính phủ Cộng hòa Ireland, Chính phủ Vương quốc Anh và các đảng phái ở Bắc Ireland ký vào ngày 10/4/1998,thỏa thuận“Ngày thứ Sáu tốt lành”, trong đó Mỹ giữ vai trò trung gian, đã giúp chấm dứt ba thập niên xung đột tại Bắc Ireland.Thỏa thuận nhằm mang lại bình yên cho đảo Ireland, kết thúc một trong những cuộc xung đột nghiêm trọng nhất tại châu Âu trong thế kỷ 20 khiến hơn 3.600 người thiệt mạng.Thỏa thuận này dẫn tới việc thiết lập chính quyền chia sẻ quyền lực tại Stormont, bao gồm đại diện của hai cộng đồng theo chủ nghĩa hợp nhất ủng hộ Bắc Ireland nằm trong Vương quốc Anh và theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ Bắc Ireland sáp nhập với Ireland.Tuy nhiên, tình hình trên đảo Ireland đã trở nên căng thẳng sau khi Anh rời EU vào tháng 1/2020. Kể từ tháng 2/2022, Bắc Ireland đã không có chính quyền hoạt động do đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) - đảng lớn nhất ở Bắc Ireland thân London - tẩy chay việc chia sẻ quyền lực để phản đối các quy tắc thương mại thời hậu Brexit áp dụng với vùng lãnh thổ thuộc Anh này.Trong khi đó, London tuyên bố sẽ không đàm phán lại thỏa thuận Brexit. Thủ tướng Sunak khẳng định thỏa thuận Khuôn khổ Windsor - thỏa thuận mới về các quy định thương mại liên quan tới Bắc Ireland thời kỳ hậu Brexit đã giải quyết được nhiều vấn đề, song DUP cho biết vẫn cần những thay đổi để bảo vệ vị trí của Bắc Ireland trong Vương quốc Anh.Thủ tướng Anh kêu gọi tăng cường các nỗ lực để khôi phục chính quyền chia sẻ quyền lực ở Bắc Ireland. Ông khẳng định Anh sẵn sàng hợp tác với Chính phủ Ireland và các đảng phái ở Bắc Ireland để bảo đảm các thể chế tại vùng lãnh thổ này hoạt động trở lại ngay khi có thể.Tin liên quanNghị định thư Bắc Ireland - mối quan tâm lớnThủ tướng Ireland Leo Varadkar cũng cam kết tăng cường các nỗ lực phối hợp người đồng cấp Anh nhằm khôi phục chính quyền chia sẻ quyền lực ở Bắc Ireland và hy vọng sẽ phá vỡ thế bế tắc chính trị ở đây trong vòng vài tháng tới.Tình hình căng thẳng tại Bắc Ireland khiến cơ quan tình báo MI5 của Anh đã nâng mức cảnh báo khủng bố ở vùng lãnh thổ này lên mức nghiêm trọng. Ngay trước chuyến thăm của ông Biden, cảnh sát đã phải tăng cường sự hiện diện trên khắp các đường phố ở Belfast.Một ngày trước chuyến thăm, những thanh niên đeo mặt nạ ở Londonderry, thành phố lớn thứ hai của Bắc Ireland, đã tấn công các nhân viên cảnh sát. Khoảng 20 quả bom xăng đã được ném vào một chiếc xe của cảnh sát vũ trang đậu tại Creggan, khu vực được coi là thủ phủ của phe bất đồng chính kiến ủng hộ nền cộng hòa ở Bắc Ireland.Ngày 11/4, cảnh sát tại Londonderry đã phát hiện bốn bom ống tại một nghĩa trang trong thành phố.Chuyến thăm Bắc Ireland của ông Biden, được tiếp nối bằng chuyến thăm Ireland, diễn ra sau khi Anh và EU đạt thỏa thuận Khuôn khổ Windsor. Tổng thống Mỹ thông qua chuyến thăm này muốn thúc đẩy tiềm năng kinh tế lớn của Bắc Ireland.Ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định lâu dài tại khu vực thông qua thỏa thuận hòa bình năm 1998 và thỏa thuận Khuôn khổ Windsor. Theo Tổng thống Biden, tiếp sau thỏa thuận “Ngày thứ Sáu tốt lành”, Khuôn khổ Windsor là bước quan trọng nhằm bảo đảm gìn giữ và củng cố hòa bình ở Bắc Ireland.Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Thủ tướng Ireland Bertie Ahern, những người đóng vai trò then chốt trong việc đạt thỏa thuận “Ngày thứ Sáu tốt lành” năm 1998, cho rằng cần có động lực mới để chấm dứt thế bế tắc tại vùng lãnh thổ vẫn đang chia rẽ sâu sắc Bắc Ireland.Trong khi đó, Thủ tướng Anh Sunak cho rằng bây giờ là lúc để nhìn lại chặng đường đã qua và cũng là lúc phải tăng gấp đôi các nỗ lực nhằm đem lại hòa bình lâu dài và bền vững cho vùng lãnh thổ của Anh.Trong nỗ lực xoa dịu tình hình, Thủ tướng Sunak cũng muốn cùng với Tổng thống Mỹ Biden khẳng định bảo đảm quyền tiếp cận của Bắc Ireland đối với cả thị trường Anh và EU sau Brexit, khiến khu vực này trở thành điểm đến kinh doanh hấp dẫn.
https://nhandan.vn/vi-mot-nen-hoa-binh-lau-dai-tren-dao-ireland-post747475.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "Đảo Ireland", "BREXIT", "Khuôn khổ Windsor", "Chính phủ Cộng hòa Ireland", "Liên minh châu Âu-EU", "Chính phủ Vương quốc Anh", "thỏa thuận “Ngày thứ Sáu tốt lành”", "chấm dứt xung đột", "hòa bình" ] }
[Ảnh] Người "gieo chữ" nơi làng bè
NDO -Từ năm 2017, ở xóm vạn chài tổ nhân dân số 13, ấp 5, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai nằm giữa lòng hồ Trị An có một chiếc bè rất đặc biệt. Đó không phải là nơi sinh sống của hộ dân nào đang sống trong xóm mà là lớp học tình thương do đại đức Thích Chơn Nguyên lập ra, “trường học” của trẻ em nghèo không có điều kiện được đi học sống cùng gia đình ở đây.
Từ năm 2002, bắt đầu có những hộ dân về sinh sống trên lòng hồ Trị An. Hằng ngày họ sinh sống bằng việc đánh bắt cá trên hồ bán cho thương lái cũng như lên bờ làm thuê cho các nhà hàng.Sau 20 năm, từ vài hộ dân ban đầu đến nay xóm chài, nay đã có tới 40 hộ dân với gần 170 nhân khẩu. Để tiện cho việc quản lý các hộ dân, xã Thanh Sơn đã thành lập tổ nhân dân số 13 thuộc ấp 5 bao gồm toàn bộ các hộ dân đang sinh sống ở đây.Vì nhiều lý do khác nhau, các hộ dân không còn giữ giấy tờ tùy thân cho nên các em sinh ra ở làng bè cũng chung cảnh ngộ. Việc này đã ảnh hưởng đến việc đi học của các em khi đủ tuổi đến trường. Do vậy, đại đức Thích Chơn Nguyên mở lớp học tình thương để tạo điều kiện cho các em có cơ hội được biết đọc, biết viết, biết làm toán.Đại đức Thích Chơn Nguyên mở lớp dạy chữ, dạy đạo lý cho trẻ với mong muốn giản đơn: con chữ sẽ giúp cho đám trẻ tìm được tương lai tươi sáng hơn.Hiện lớp học có khoảng 30 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang theo học 6 ngày/tuần (trừ thứ Hai), bắt đầu từ 8 giờ sáng. Buổi trưa thầy Nguyên chuẩn bị cơm, canh và sữa cho học sinh. Ăn trưa xong, các em ngủ tại bè để chiều học tiếp đến 16 giờ, sau đó mới trở về nhà.Lớp học duy trì việc dạy các em từ mẫu giáo cho đến hết lớp 5, hầu hết các em đều đi học muộn so với tuổi của mình. Nhiều em không nhớ ngày tháng năm sinh của mình. Vì vậy, lớp chọn ngày 1/6 là ngày sinh nhật chung của tất cả các bạn.Mọi chi phí ăn uống, sách vở, quần áo các em mặc đến lớp đều do thầy Nguyên và nhà hảo tâm đóng góp.Có một số cô giáo, anh chị hỗ trợ thầy kèm các em học hằng ngày hoặc vào những lúc rảnh rỗi.Thầy Nguyên tâm sự: Tôi dạy theo từng năng lực mỗi bé chứ không dạy kiểu lấy thước đo chung cho tất cả. Quan trọng là khả năng hòa nhập và tiếp thu của các bé. Tôi không kiểm tra định kỳ mỗi tháng hay mỗi tuần, mà đánh giá năng lực qua từng buổi học.Các em học sinh phấn khởi khi được đến lớp, vừa có thêm các bạn mới, vừa được học, nếu không hiểu thì thầy, cô sẽ hướng dẫn luôn. Các em đều cố gắng hoàn thành bài ngay ở trên lớp.Để lớp học duy trì suốt nhiều năm qua, các mạnh thường quân đã chung tay góp sức bằng những việc làm thiết thực như hỗ trợ quần áo đồng phục cũ, nhu yếu phẩm chia sẻ phần nào khó khăn cho gia đình các em.Ngoài quần áo đi học (2 bộ mỗi năm), bánh kẹo, mỗi em được phát 1 cặp sách mới khi đến lớp hằng ngày. Sách giáo khoa và vở viết phục vụ học tập được cập nhật thường xuyên để không em nào thiếu sách vở khi đến lớp.Sự hồn nhiên, đáng yêu thể hiện trên khuôn mặt của các em học sinh ở lớp học tình thương khi được giải lao sau những tiết học.Ở lớp học hiện nay, học sinh nhỏ nhất mới 6 tuổi, lớn nhất 15 tuổi, do đó lớp học có nhiều độ tuổi và trình độ khác nhau. Những em học cùng lớp với nhau nhưng do lớn tuổi hơn sẽ có khả năng tiếp thu tốt hơn vì vậy khi cần sẽ hỗ trợ, hướng dẫn bạn học cùng lớp với mình.Tan buổi học, trong tiếng cười giòn tan, tiếng gọi nhau í ới, những đứa trẻ vẫn nán lại lớp để trao đổi và nói nốt câu chuyện còn dang dở lúc giải lao. Có bạn lại tranh thủ trao đổi bài với nhau.Có lớp học, có thầy và cô, người dân ở đây rất phấn khởi. Các em có cơ hội biết chữ, làm toán và có cơ hội được học cao hơn. Sự ngóng trông của phụ huynh trước giờ tan học đã thể hiện phần nào sự kỳ vọng đó.Trước khi kết thúc một ngày học, các em sẽ dọn dẹp, vệ sinh phòng học của mình để chuẩn bị cho buổi học sau.Tan học, nếu không có bố mẹ đón, những đứa trẻ lại dắt nhau xuống xuồng, đứa lớn kèm đứa nhỏ, cứ thế từng đứa nhỏ sẽ được các anh chị đưa về bè nhà mình.Giữa sóng nước hồ mênh mông, lớp học đặc biệt của vị sư thầy là sợi dây gắn kết cư dân cả làng bè nghèo khó bằng tình thương, bằng hy vọng vào một tương lai xán lạn hơn.Đại đức Thích Chơn Nguyên trăn trở: Chúng tôi dạy các em biết chữ chứ không cấp bằng cấp cho các em được, dạy các em biết đọc, biết viết, thay đổi hành vi, lối sống, dạy cách làm người. Nếu không được học, không biết tương lai của các em như thế nào. Đó cũng là cách tốt nhất mà các thầy cô có thể nghĩ được cho đến lúc này.
https://nhandan.vn/anh-nguoi-gieo-chu-noi-lang-be-post797303.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "đại đức Thích Chơn Nguyên", "làng bè", "gieo chữ", "lớp học tình thương" ] }
Trường cao đẳng Phát thanh-Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới
Ngày 22/3,Trường cao đẳng Phát thanh-Truyền hình 2, đơn vị trực thuộc VOV ra mắt chương trình đào tạo mới của Khoa Báo chí và Truyền thông ở 4 chuyên ngành: báo chí, truyền thông đa phương tiện, quay phim, thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2,5 năm (so với 2 năm như trước đây), áp dụng từ năm học 2024-2025.
Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới xuất phát từ nhiều nhu cầu công việc tại cáccơ quan báo chívà các công ty truyền thông, nhất là trong bối cảnh khoa học-công nghệ phát triển nhanh chóng, đòi hỏi cách làm báo và truyền thông cần ứng dụng thêm những kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Các chương trình đào tạo mới sẽ được áp dụng với nhiều tiêu chí như: tăng thời gian thực hành, bổ sung những xu hướng báo chí truyền thông mới, áp dụng công nghệ (kỹ năng sản xuất tọa đàm phát thanh và truyền hình dưới dạngPODCASTvà VODCAST, xu hướng tích hợp trong sản xuất phát thanh, truyền hình…) không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn tập trung vào việc phát triển kỹ năng mềm và sự sáng tạo.Tin liên quanĐào tạo đội ngũ làm công tác báo chí, xuất bản, truyền thông phải gắn liền với thực tiễnChương trình đào tạo mới có mục tiêu cung cấp cho sinh viên những cơ hội học tập và phát triển trong ngành báo chí và truyền thông, cùng với việc hoàn chỉnh các khu thực hành, phim trường ảo, studio và hệ thống đồng bộ tại các lớp học sẽ mang đến cho Khoa Báo chí - Truyền thông một diện mạo mới, nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo của nhà trường.Hiện, Khoa Báo chí và Truyền thông đang tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng hệ chính quy 4 chuyên ngành: báo chí,truyền thông đa phương tiện, quay phim, thiết kế đồ họa... với hơn 500 sinh viên/năm; đào tạo liên thông với Trường đại học Huế trình độ cử nhân báo chí gần 200 sinh viên/năm.Sinh viên Trường cao đẳng Phát thanh-Truyền hình 2 trong giờ thực hành.Tiến sĩ Kim Ngọc Anh, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Phát thanh-Truyền hình 2 cho biết, hoạt động chuyên môn của nhà trường so với thời kỳ đầu đã từng bước phát triển mạnh mẽ. Các ngành, chuyên ngành đào tạo chính quy được mở rộng ở cả trình độ cao đẳng, đại học. Hoạt động quản lý đào tạo đổi mới theo phương thức hiện đại. Các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại được đầu tư nhằm phục vụ kịp thời cho các chuyên ngành đào tạo đặc thù. Hệ thống chương trình, giáo trình thường xuyên được đổi mới, cập nhật...Việc triển khai giảng dạy chương trình đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành báo chí-truyền thông, và thích nghi với xu hướnglàm báo hiện đại.
https://nhandan.vn/truong-cao-dang-phat-thanh-truyen-hinh-2-ra-mat-chuong-trinh-dao-tao-moi-post801132.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "chương trình đào tạo mới", "báo chí và truyền thông", "làm báo hiện đại", "Trường cao đẳng Phát thanh-Truyền hình 2" ] }
70 dự án xuất sắc vào chung kết cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp"
NDO -Ngày 26/3, tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (cơ sở 2 Vĩnh Phúc), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV.
Đây là sự kiện được tổ chức hằng năm với với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; giúp học sinh, sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.Điểm nhấn của sự kiện là cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” được tổ chức trên quy mô toàn quốc với 400 trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia. Cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên có đội tuổi từ 12-24 tuổi, được phát động từ tháng 4/2021 và đã nhận được gần 400 dự án. Các dự án được đánh giá chất lượng, đa dạng, tập trung vào nhiều lĩnh vực. 70 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi.Đưa khởi nghiệp vào chương trình chính khóaSau 4 năm triển khai thực hiện Đề án 1665 của Chính phủ về việc Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả cùng với sự nỗ lực chung tay của các bộ, ngành, địa phương và của các cơ sở đào tạo, Đề án đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.Về công tác hỗ trợ đào tạo: Tỷ lệ các cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn, tăng từ 30% cuối năm 2020 lên 33% cơ sở đào tạo vào cuối năm 2021, với tối thiểu 1 tín chỉ/môn học. 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp. 100% các cơ sở đào tạo đa xây dựng các chương trình truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên thông qua các diễn đàn, Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Hình thành mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo trong cả nước.Về tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp, có 50% các cơ sở đào tạo đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của các cơ sở đào tạo. 70 cơ sở đào tạo đã bố trí được các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên. Có khoảng 45 cơ sở đào tạo (chiếm 25% số cơ sở đào tạo) đã thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong đó có khoảng hơn 10 trung tâm thực hiện việc ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp của sinh viên.Trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong các nhà trường, hướng tới xây dựng các trường đại học thực sự là Trung tâm của đổi mới sáng tạo. Trong đó, tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghiên cứu xây dựng môn học đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo dưới dạng chính khóa (bắt buộc hoặc tự chọn) hoặc đưa vào các chương trình đào tạo ngoại khóa, ngắn hạn bảo đảm giúp sinh viên hiểu về khởi nghiệp và đánh giá đúng khả năng, năng lực của bản thân.Nghiên cứu đề xuất số lượng giảng viên, cán bộ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp bảo đảm các hoạt động hiệu quả. Xây dựng các chương trình ươm tạo, tăng tốc đối với các dự án khởi nghiệp của sinh viên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của cựu sinh viên trên cơ sở kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức ươm tạo ngoài cộng đồng để hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp.Tiếp tục huy động các nguồn lực của trường, nguồn lực xã hội hóa xây dựng các không gian chung, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành dành riêng cho khởi nghiệp để hỗ trợ việc sản xuất thử và phát triển các sản phẩm khởi nghiệp bảo đảm thiết thực, phù hợp các nhóm, ngành đào tạo. Tăng cường phối hợp nhà trường và doanh nghiệp để hỗ trợ học sinh, sinh viên thực hành, trải nghiệm, phối hợp sản xuất thử các sản phẩm mẫu.Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Trong đó, nghiên cứu thí điểm về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư, góp vốn vào các dự án ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên, giảng viên phù hợp với quy định của pháp luật; nghiên cứu cơ chế đặt hàng, phối hợp, nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm giữa doanh nghiệp, nhà trường và giảng viên, học sinh, sinh viên; nghiên cứu, đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp.
https://nhandan.vn/post-690759.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "cuộc thi \"Học sinh", "sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp\"", "vòng chung kết" ] }
Gần 60 đề tài được báo cáo tại hội nghị khoa học Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Ngày 27/10, Khoa Y, Đại Học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị khoa học lần thứ III năm 2022.
Hội nghị thu hút đông đảo các đại diện đến từ các bệnh viện, các trường đại học khối ngành khoa học sức khỏe khu vực phía nam;các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu trong ngành y tế, các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh…Có 57 đề tài được báo cáo tại hội nghị với các lĩnh vực nội khoa, ngoại khoa và dược học.Các đề tài đề cập các chủ đề: Các yếu tố liên quan đến tăng CA-125 sau kết thúc điều trị ung thư biểu mô buồng trứng; cải thiện viêm mũi xoang mạn ở bệnh nhi được phẫu thuật nội soi nạp VA bằng dao Plasma; đánh giá bảo tồn chức năng thanh quản sau phẫu thuật laser vi phẩu qua đường miệng trong điều trị ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm; xơ phổi hậu Covid-19 ở trẻ em sau 6 tháng theo dõi; đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim và điều trị bệnh nhân hở van 2 lá bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1; ứng dụng công nghệ nano trong phát triển hệ dẫn thuốc thông minh…Đây là dịp để công bố những kết quả nghiên cứu khoa học, những kinh nghiệm của các nghiên cứu viên, nhà khoa học, nhân viên y tế;đồng thời là cơ hội giao lưu, trao đổi, học tập và chia sẻ những kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Qua đó, giúp ngành y tế nâng cao chất lượng công tác quản lý, dịch vụ y tế, cải thiện hiệu quả điều trị và phòng bệnh, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
https://nhandan.vn/gan-60-de-tai-duoc-bao-cao-tai-hoi-nghi-khoa-hoc-khoa-y-dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-post721890.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "nghiên cứu khoa học", "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Cột mốc Trường Sa đặc biệt dành cho học sinh Đà Nẵng
NDO -Ngày 25/3, Cột mốc Trường Sa chính thức được khánh thành tại công viên Trường Sa của ngôi trường Sky-Line Hill (Khu Đô thị Hà My Đông A, thị xã Điện Bàn, tỉnh  Quảng Nam), đây là dấu mốc đáng nhớ dành cho học sinh Quảng Nam -Đà Nẵng.
Ngày 25/3, trong sự kiện khai mạc Tuần lễ Công dân nhỏ Sky-Line 2024 “Hành trình khám phá bản thân”, nhiềuhọc sinh Đà Nẵngđã được tìm hiểu thêm về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Cột mốc Trường Sa đã chính thức được khánh thành tại công viên Trường Sa của ngôi trường Sky-Line Hill. Đây không chỉ là nơi nhắc học sinh nhớ về biển đảo Trường Sa mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.Cột mốc Trường Sa đặc biệt dành cho họcsinh - Đây không chỉ là nơi nhắc học sinh nhớ về biển đảo Trường Sa mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.Cô Lê Thị Nam Phương - Chủ tịch HĐQT Hệ thống Giáo dục Sky-Line là người đã cho ra đời ý tưởng xây dựng Công viên Trường Sa ngay trong khuôn viên trường học.Đây là ý tưởng đã được cô Phương ấp ủ trong chuyến đi đến Trường Sa vào năm 2018.Công viênTrường Satrồng 21 cây bàng vuông được mang về từ đảo Trường Sa, tượng trưng cho 21 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Nơi đây như lời nhắc nhở học sinh và cả đối tác trong, ngoài nước đến chủ quyền của Việt Nam, đến tinh thần dân tộc mà mỗi người yêu nước cần có.Cột mốc Trường Sa với những cây bàng vuông được mang về từ quần đảo Trường Sa.Bên cạnh những bài học về quốc gia, dân tộc, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thuyết trình… về quê hương, biển đảo hướng học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, biết yêu thương, tự lập và hợp tác.Không chỉ đơn thuần là một công viên bên trong trường học, Công viên Trường Sa cũng nơi được lồng ghép chương trình giáo dục chủ quyền biển đảo và lòng yêu nước cho học sinh trong suốt quá trình học tập tại trường.Chia sẻ về Cột mốc Trường Sa, cô Nam Phương cho hay: Tôi đã mang về đất liền những tình cảm của Trường Sa. Những cây bàng vuông tôi trồng ở công viên Trường Sa, mỗi ngày chăm sóc cho công viên Trường Sa thật xanh, thật đẹp. Và hơn thế, đó là tình cảm của nhiều thế hệ học trò và các thầy cô giáo, như là giữ và xây dựng Tổ quốc mình mãi xanh tươi.
https://nhandan.vn/cot-moc-truong-sa-dac-biet-danh-cho-hoc-sinh-da-nang-post801550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "Cột mốc Trường Sa", "học sinh", "giáo dục truyền thống chủ quyền biển đảo" ] }
Hà Nội: 2.595 học sinh đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9
NDO -Theo công bố của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có 2.595 học sinh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội các môn văn hóa và môn khoa học lớp 9 cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã ký quyết định công nhận học sinh đạt giải trong kỳthi chọn học sinh giỏithành phố các môn văn hóa và môn khoa học lớp 9 cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024.Trong số 2.595 học sinh đạt giải có 135 giải Nhất, 544 giải Nhì, 790 giải Ba, 1.126 giải Khuyến khích.Học sinh đạt giải trong kỳ thi được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp giấy chứng nhận và được hưởng các quyền lợi theo quy định.Kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố các môn văn hóa và môn khoa học lớp 9, năm học 2023-2024 đã diễn ra vào ngày 21/1. Toàn thành phố có 30 điểm thi tại 30 quận, huyện, thị xã. Hơn 3.500 thí sinh là những học sinh xuất sắc, được chọn từ khối lớp 9 của các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thành phố tham dự kỳ thi. Ngày 1/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố kết quả thi tới các thí sinh.
https://nhandan.vn/ha-noi-2595-hoc-sinh-dat-giai-ky-thi-chon-hoc-sinh-gioi-lop-9-post799007.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:23", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:23", "tags": [ "thi học sinh giỏi", "công bố điểm thi", "học sinh giỏi 9", "THCS", "học sinh giỏi thành phố" ] }