title
stringlengths
27
155
summary
stringlengths
0
557
content
stringlengths
0
20.5k
url
stringlengths
35
188
metadata
dict
Kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
NDO -Các đoàn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 sẽ tổ chức kiểm tra thực tế tại các địa phương về công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Theo kế hoạch, thời giantiến hành kiểm tratừ ngày 8 đến ngày 17/6. Việc kiểm tra nhằm kịp thời nắm tình hình và có kiến nghị cụ thể về việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 của địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tổ chức kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng Quy chế thi và các văn bản liên quan; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.Hoạt động kiểm tra cũng hướng tới phòng ngừa, phát hiện, kịp thời chỉ đạo xử lý sai phạm, kiến nghị địa phương các biện pháp khắc phục hạn chế, bất cập của kỳ thi; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện quy định liên quan đến Kỳ thi những năm tiếp theo.Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia sẽ tổ chức 4 đoàn kiểm tra: Đoàn 1 tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và bắc miền trung; Đoàn 2 các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; Đoàn 3 các tỉnh nam miền trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ; Đoàn 4 tại các tỉnh vùng trung du, miền núi phía bắc.Các đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tại một số điểm thi, khu vực in sao đề thi, khu vực chấm thi…; kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
https://nhandan.vn/kiem-tra-cong-tac-chuan-bi-va-to-chuc-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-nam-2024-post811807.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:12", "tags": [ "kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024", "tổ chức thi", "Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Trường Quản trị và Kinh doanh bảo đảm 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức khởi động Tuần lễ thực tập “Internship 101” từ ngày 17 đến 30/6. Đây là sự kiện thường niên với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên, đồng thời, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực, ngành học của nhà trường nhằm tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp.
Chương trình có sự tham gia của các Nhà tuyển dụng là tập đoàn doanh nghiệp lớn và uy tín trong và ngoài nước như: McKinsey & Company, VNPT, Viettel Solution, One mount, Maritime Bank, TopCV, Navigos, Language Link Việt Nam...Tuần lễ “Internship 101” sẽ được triển khai để trang bị cho sinh viên những kỹ năng quan trọng, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, kỹ năng mềm và phong thái tự tin qua các workshop như: “Kỹ năng viết CV chinh phục nhà tuyển dụng”, “Xây dựng thương hiệu cá nhân”, “Diện mạo ghi điểm cùng nhà tuyển dụng”...Đào tạo toàn diện là một trong những phương châm của trường từ khi thành lập từ năm 1995 với sứ mệnh “đào tạo các tài năng trẻ để trở thành các nhà lãnh đạo, quản trị và điều hành xuất sắc cho cả khu vực công và khu vực tư”. Ngay từ khi ngồi ghế nhà trường, sinh viên HSB đã tự rèn luyện và phát triển bản thân theo 6 giá trị cốt lõi bao gồm: sức khỏe, đạo đức, ý chí, tài năng, tình yêu, trách nhiệm.Cũng trong Tuần lễ “Internship 101”, sinh viên sẽ có cơ hội lắng nghe các chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ về công việc, những kỹ năng quan trọng và các chứng chỉ cần thiết để có thể thành công theo 4 ngành chuyên sâu của trường là: Cử nhân Quản trị và An ninh (MAS); Cử nhân Marketing và truyền thông (MAC); Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET); Cử nhân Quản trị Nhân lực và Nhân tài (HAT). 100% chương trình đào tạo tại trường đều đạt kiểm định chất lượng theo chuẩn châu Âu (do tổ chức ACQUIN thực hiện).Việc tổ chức và triển khai Tuần lễ thực tập hướng đến mục tiêu cam kết của Nhà trường không những bảo đảm chất lượng đầu ra sinh viên với kiến thức chuẩn quốc tế mà còn được kết nối với các đối tác chiến lược thuộc mạng lưới đối tác, cựu sinh viên của HSB.Đặc biệt hơn nữa, Tuần lễ “Internship 101” tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm thực tế qua các buổi phỏng vấn thử (Mock-interview) với các chuyên gia nhân sự trong ngành. Qua đó, các bạn sinh viên sẽ được tư vấn về phong thái, kỹ năng và kiến thức phỏng vấn để có thể chinh phục các nhà tuyển dụng.Một trong những lợi ích lớn nhất Tuần lễ “Internship 101” mang lại là kết nối sinh viên với mạng lưới hơn 13000 doanh nghiệp, cựu sinh viên, đối tác của Nhà trường nhằm hỗ trợ các nhà tuyển dụng tiếp cận với nguồn nhân lực tiềm năng và tài năng của HSB và kết nối sinh viên với các cơ hội việc làm triển vọng.Vào tuần từ 24-28/6, các nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn trực tiếp sinh viên đã nộp CV trước đó. Đây là cơ hội tuyệt vời để sinh viên thể hiện bản thân, tiếp cận với những cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, bảo đảm rằng 100% sinh viên tốt nghiệp sẽ tìm được việc làm phù hợp và tự tin bước vào thị trường lao động.Trường Quản trị và Kinh doanh hy vọng rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong ngành, tất cả sinh viên tốt nghiệp sẽ đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
https://nhandan.vn/truong-quan-tri-va-kinh-doanh-bao-dam-100-sinh-vien-tot-nghiep-co-viec-lam-post814354.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:12", "tags": [] }
Trường đại học Lạc Hồng đạt chuẩn kiểm định của Hoa Kỳ
NDO -Ngày 26/4, Trường đại học Lạc Hồng đã tổ chức lễ công bố và trao chứng nhận kiểm định chất lượng MOET (kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo), AUN-QT (tiểu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) và ABET (Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ của Hoa Kỳ). Đây là trường đại học đầu tiên trên địa bàn Đồng Nai đạt chuẩn kiểm định của Hoa Kỳ.
Trường đại học Lạc Hồng là cơ sở giáo dục đại học đi đầu trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo Bộ tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (MOET) và hướng đến các tiêu chuẩn cao của quốc tế.Năm 2018,Trường đại học Lạc Hồnglà cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại Đồng Nai đạt kiểm định chất lượng chu kỳ 1 theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giai đoạn từ năm 2019 đến 2023 trường có 10 ngành đào tạo đạt chuẩn chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).Đặc biệt trong năm 2023 lần đầu tiên nhà trường có 2 ngành là Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử và Công nghệ Kỹ thuật thông tin đạt kiểm định của Hội đồng Kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật-công nghệ Hoa Kỳ (ABET), đồng thời hoàn thành đánh giá chu kỳ 2 kiểm định chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo.Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Đài, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Lạc Hồng phát biểu tại buổi lễ.Tại buổi lễ, Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Đài, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Lạc Hồng cam kết sẽ tiếp tục nâng caochất lượng giáo dục, thực hiện việc cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học và xã hội. Việc kiểm định chất lượng sẽ cung cấp cho Trường đại học Lạc Hồng những thông tin quan trọng để hướng đến cơ sở giáo dục đại học hàng đầu tại Việt Nam.Trong chương trình trao chứng nhận kiểm định của Trường đại học Lạc Hồng đã diễn ra nội dung toạ đàm giá trị của kiểm định đối với chất lượng giáo dục đại học với góc nhìn của các chuyên gia trong nước và quốc tế.Các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia tọa đàm giá trị của kiểm định chất lượng đối với giáo dục đại học.Đại học Lạc Hồng là trường đại học đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào năm 1997. Từ 70 cán bộ, giảng viên và nhân viên khi mới thành lập, đến nay nhà trường hơn 500 người, trong đó, có 20 giáo sư, phó giáo sư, 72 tiến sĩ, 244 thạc sĩ.Tin liên quanHọc viện Báo chí và Tuyên truyền được trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dụcTrong hơn 26 năm qua đã có hơn 40 nghìn sinh viên, học viên Đại học Lạc Hồng tốt nghiệp ra trường, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng Nai, khu vực phía nam và cả nước.Hiện nay, Đại học Lạc Hồng đang đào tạo 22 ngành đại học, 8 ngành thạc sĩ và 2 ngành tiến sĩ với 8 nghìn sinh viên, học viên theo học.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-lac-hong-dat-chuan-kiem-dinh-cua-hoa-ky-post806682.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:12", "tags": [ "Kiểm định chất lượng giáo dục", "Trường đại học Lạc Hồng", "kiểm định chất lượng MOET", "AUN-QT", "ABET" ] }
Thái Bình: Các trường học thiếu gần 1.500 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
NDO -Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong những năm qua, tình trạng thiếu giáo viên diễn ra tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Điều này tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy tại các trường học, trong đó, có việc nâng cao chất lượnggiáo dục.
Năm 2024, tổng số biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được giao trong các trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên (công lập) ở tỉnh Thái Bình là 24.398 người, nhưng tổng số hiện có mới đạt 22.928 người (thiếu 1.470 người).Cụ thể, tại các trường mầm non, biên chế được giao 7.549 người, số còn thiếu 231 người.Tại các trường tiểu học, biên chế được giao là 4.086 người, hiện thiếu 450 người. Tại các trường trung học cơ sở, biên chế được giao là 3.316 người, còn thiếu 147 người.Tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, biên chế được giao là 6.794 người, số hiện có 6.376 người (thiếu 418 người).Tại các trường trung học phổ thông, biên chế được giao 2.321 người, số hiện có 2.112 người (thiếu 209 người).Tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, biên chế được giao 332 người, số hiện có 317 người (thiếu 15 người).Trường tiểu học và trung học cơ sở An Vũ (huyện Quỳnh Phụ) hiện thiếu 2 giáo viên văn hóa tiểu học, hằng năm huyện vẫn tuyển nhưng không đủ nguồn.Được biết, trong năm học 2022-2023, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã tuyển dụng được 922 giáo viên, nhân viên trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.Còn trong năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tuyển dụng được 72 giáo viên, nhân viên trường học.Tuy nhiên, việc tuyển dụng vẫn chưa khỏa lấp được tình trạng thiếu hụt cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện nay.Qua đánh giá, đội ngũ giáo viên nếu xét về số lượng, cơ cấu ở một số môn học, cấp học còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Công tác tuyển dụng giáo viên ở một số địa phương còn gặp khó khăn do thiếu nguồn tuyển dụng.Bên cạnh đó việc hợp đồng giáo viên gặp trở ngại trong việc chi trả kinh phí hợp đồng (theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ). Ngoài ra, quá trình triển khai đào tạo đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 và bồi dưỡng giáo viên gặp khó khăn do các Nghị định của Chính phủ chưa có sự thống nhất về phương thức thực hiện.Ngoài thiếu giáo viên, thì hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị tại một số trường học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất là cấp trung học cơ sở thiếu hệ thống phòng học bộ môn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ, chưa đồng bộ.Một số trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên có cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất cũng như hoạt động chưa bảo đảm, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.Trường tiểu học và trung học cơ sở Thụy An (huyện Thái Thụy) xuống cấp nghiêm trọng, các hoạt động giảng dạy, học tập phải tạm dừng. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 còn thấp.Để khắc phục những tồn tại nêu trên, tỉnh Thái Bình đang tập trung thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tăng cường huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả kinh phí từ nguồn xã hội hóa. Hoàn thành kiểm định chất lượng, công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch.Mặt khác, địa phương quyết tâm bằng nhiều giải pháp bảo đảm đủ số lượng và tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; thực hiện linh hoạt các phương án điều chuyển, biệt phái giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu. Kèm theo đó là thực hiện tuyển dụng giáo viên kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng có học sinh mà không có giáo viên.Tại buổi đối thoại với 355 cán bộ quản lý và giáo viên tiêu biểu mới được tổ chức trong tháng 3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đề nghị các huyện, thành phố phải thực hiện tuyển đủ số lượng giáo viên được phân bổ; triển khai dần hoạt động tự chủ trong trường học; rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay và có thể tính đến cả việc sáp nhập để giải quyết vấn đề thừa-thiếu giáo viên cục bộ tại các địa phương.Bên cạnh đó, các huyện, thành phố chủ động xây dựng ngay Đề án bố trí việc làm, đây là cơ sở quan trọng để tổ chức thăng hạng giáo viên, cùng với đó là đào tạo lại đội ngũ giáo dục để nâng cao trình độ, nhất là trình độ tiếng Anh.Để giảm áp lực cho các nhà trường, đồng chí cho rằng cần hạn chế các cuộc thanh tra, kiểm tra; giảm thiểu các cuộc thi không cần thiết trong trường học và siết chặt hoạt động học tập trải nghiệm đang bị lạm dụng, biến tướng.
https://nhandan.vn/thai-binh-cac-truong-hoc-thieu-gan-1500-can-bo-quan-ly-giao-vien-nhan-vien-post801485.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:12", "tags": [ "thiếu giáo viên", "kiểm định chất lượng", "cán bộ quản lý", "Thái Bình", "giáo dục" ] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo thí điểm Chương trình liên ngành, liên trường
NDO -Ngày 14/6, Giám đốcĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhđã ký quyết định giao Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn phối hợp Trường đại học Kinh tế-Luật đào tạo thí điểm trình độ đại học ngành Kinh doanh thương mại Hàn Quốc.
Đây là chương trìnhđào tạo liên ngành, liên trường đầu tiên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Theo học chương trình này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, am hiểu về văn hoá, lịch sử và con người Hàn Quốc, về xu hướng kinh doanh thương mại Hàn Quốc, cũng như các kiến thức về quản lý, quản trị hiện đại.Từ đó, mở ra nhiều cơ hội việc làm, phù hợp xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là với đối tác Hàn Quốc tại các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc.Hoàn thành chương trình Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, nếu đáp ứng yêu cầu về số tín chỉ thì sinh viên có thể nhận thêm bằng đại học chính quy ngành Hàn Quốc học của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, hoặc bằng đại học chính quy ngành Quản trị kinh doanh của Trường đại học Kinh tế-Luật.Dự kiến, ngành Kinh doanh thương mại Hàn Quốc sẽ tuyển sinh từ năm 2024 với 50 chỉ tiêu.Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đặt ra mục tiêu có 20 chương trình đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu xã hội, do hai đơn vị thành viên cùng cấp bằng, ưu tiên khối ngành Khoa học xã hội, Kinh tế-Luật và Sư phạm.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-dao-tao-thi-diem-chuong-trinh-lien-nganh-lien-truong-post814319.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:12", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:12", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "ngành Kinh doanh thương mại Hàn Quốc", "Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn", "Trường đại học Kinh tế-Luật" ] }
Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn đã đạt được kết quả quan trọng.Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho phổ cập giáo dục, đặc biệt là ở vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, một số nơi có điều kiện tiến hành phổ cập giáo dục trung học. Công tác xóa mù chữ cho người lớn có chuyển biến tích cực, khuyến khích người mới biết chữ tiếp tục học tập để không tái mù chữ. Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được quan tâm hơn, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp trung học lựa chọn hướng đi phù hợp, tiếp cận nghề nghiệp và học tập suốt đời.Tuy nhiên, việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện Chỉ thị chưa đồng bộ, tỷ lệ trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non còn thấp; một số địa phương chưa quan tâm phát triển trường, lớp mầm non; chất lượng phổ cập giáo dục chưa thật vững chắc, chênh lệch giữa các vùng, miền còn lớn; nhận thức về giáo dục nghề nghiệp chưa đầy đủ, mục tiêu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở chưa đạt yêu cầu; một số nơi kết quả xóa mù chữ cho người lớn chưa bền vững, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học có xu hướng tăng, chưa được giải quyết triệt để, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy môn học mới theo chương trình giáo dục phổ thông.Để nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện, bảo đảm cho mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ học tập, hoàn thành phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc; chú trọng trang bị kiến thức và kỹ năng thiết yếu cho người mới biết chữ, duy trì và nâng cao tính bền vững đối với kết quả xóa mù chữ cho người lớn, chú trọng xóa mù chữ chức năng; tăng cường tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng, hoàn cảnh, có cơ hội tiếp tục học tập; tạo điều kiện cho người trong độ tuổi lao động có thể tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng với những thay đổi của xã hội; đồng thời, phát triển hệ thống giáo dục mở để tạo cơ hội học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, cân đối cơ cấu ngành nghề, phát triển giáo dục gắn với kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.Đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động thông qua các hình thức thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, nhất là đối với người học và gia đình; tăng cường sự tham gia của các cơ quan truyền thông đại chúng và phát huy ưu thế của tuyên truyền miệng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội, Internet. Kịp thời biểu dương, nhân rộng các mô hình học tập tiêu biểu, địa phương làm tốt.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo sự đồng bộ, liên thông, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh sau trung học đáp ứng yêu cầu đề ra.Chú trọng chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp; có chính sách tháo gỡ việc phát triển mạng lưới trường, lớp dân lập, tư thục; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn ở địa bàn khó khăn, kết quả chưa vững chắc; hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông lựa chọn chương trình giáo dục phù hợp, được thuận lợi trong chuyển đổi giữa các chương trình giáo dục, học thường xuyên, học suốt đời, liên thông giữa các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp và cấp học cao hơn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, khai thác có hiệu quả tài nguyên giáo dục mở góp phần phát triển nguồn nhân lực bền vững, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.3. Đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, tiếp cận dần chuẩn các nước tiên tiến. Chú trọng việc rèn luyện, nâng cao phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục gắn với quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục. Tập trung đầu tư phát triển một số trường đại học sư phạm trọng điểm, hình thành một số trường sư phạm vệ tinh làm nòng cốt trong đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chất lượng cao. Thực hiện tốt việc liên kết giữa trường sư phạm với địa phương trong xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp học, bảo đảm đủ số lượng, cân đối về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên.Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, thu hút, bảo đảm điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ; có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, cơ sở giáo dục chuyên biệt.4. Nâng cao vai trò chủ đạo, trách nhiệm quản lý nhà nước, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường nguồn lực, bảo đảm ngân sách để hoàn thành các mục tiêu về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, ưu tiên phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo từ Trung ương đến cơ sở; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm.Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bảo đảm điều kiện cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa gắn với quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân, quy hoạch quốc gia, ngành, lãnh thổ. Đặc biệt quan tâm phát triển mạng lưới trường, điểm trường, lớp học; trường dân tộc nội trú, lớp nội trú dân nuôi, lớp bán trú ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trường, lớp, nhất là trường mầm non, nhà trẻ ngoài công lập tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.5. Tổ chức thực hiện: Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, Ban Cán sự Đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật có liên quan; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng mục tiêu cụ thể đến năm 2030; chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị.Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội quần chúng tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị.Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chỉ thị, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ.
https://nhandan.vn/chi-thi-cua-bo-chinh-tri-ve-cong-tac-pho-cap-giao-duc-giao-duc-bat-buoc-xoa-mu-chu-cho-nguoi-lon-va-day-manh-phan-luong-hoc-sinh-trong-giao-duc-pho-thong-post790838.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Chỉ thị của Bộ Chính trị", "phổ cập giáo dục", "phân luồng học sinh", "giáo dục phổ thông", "xóa mù chữ" ] }
Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học
NDO -Nâng cao chất lượng giáo dục đại học là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh nền kinh tế tri thức. Vấn đề nâng cao chất lượnggiáo dục đại họctừ tác động của thể chế, chính sách đã được thảo luận dưới các góc độ khác nhau từ cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động, doanh nghiệp xã hội...
Chiều 5/11, hội thảo về “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học” diễn ra tại Nhà Quốc hội, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội; các đại biểu Quốc hội; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo…Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Thời gian qua, lĩnh vực giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quy mô giáo dục đại học, công tác quản lý, quản trị đại học có bước phát triển và nhiều đổi mới.Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội thảoNhiều trường đã tích cực, chủ động phát triển các chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế. Số lượng, trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên các trường đại học được nâng lên. Các đại học, trường đại học hàng đầu của Việt Nam liên tục xuất hiện và tăng thứ hạng, giữ vị trí tốt trong các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới…Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, thể chế, chính sách điều chỉnh lĩnh vực giáo dục đại học còn có sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong cách hiểu, vận dụng và hướng dẫn thi hành, đặc biệt là về thực hiện tự chủ đại học. Quy mô giáo dục đại học của nước ta có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức. Kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp. Chính sách xã hội hóa giáo dục chưa thực sự thu hút được nhiều các thành phần xã hội tham gia. Số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giảng viên đại học chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhất là về năng lực đổi mới sáng tạo. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng. Hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học chưa được hoàn thiện.Khẳng định giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng các trường đại học không chỉ là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, mà còn là nơi nuôi dưỡng và phát triển tri thức, tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, tạo động lực mới cho hội nhập, phát triển bền vững.Bên cạnh đó, thể chế, chính sách pháp luật được coi là yếu tố then chốt đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, tạo khung khổ pháp lý cho việc tổ chức, vận hành; là công cụ hữu hiệu để quản lý phát triển các hoạt động của từng lĩnh vực kinh tế-xã hội diễn ra theo đúng mục tiêu đã xác định.“Nếu được ban hành kịp thời, đồng bộ, phù hợp, có tầm nhìn, khả năng dự báo thì thể chế, chính sách pháp luật sẽ góp phần “soi đường”, tạo động lực thúc đẩy lĩnh vực phát triển; ngược lại, sẽ gây ra những rào cản đối với sự đổi mới và phát triển” - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định.Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận về chất lượng giáo dục đại học từ tác động của thể chế, chính sách, dưới các góc độ khác nhau từ cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động, doanh nghiệp xã hội.Đại biểu tham dự hội thảoĐặc biệt, những vướng mắc, rào cản liên quan tới thể chế, chính sách, được các đại biểu làm rõ, trong đó tập trung vào các nội dung trọng tâm về: Chính sách nâng cao chất lượng chuyên môn học thuật; Đổi mới quản trị đại học, đẩy mạnh tự chủ đại học; Chính sách về nguồn lực đầu tư; Chính sách về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đại học; Chính sách xã hội hóa giáo dục đại học; Về hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học và giáo dục đại học gắn với việc làm sau khi ra trường…Các ý kiến hướng tới đề xuất ý tưởng, giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực đầu tư nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao.Theo ban tổ chức, đã có nhiều ý kiến đóng góp và hơn 140 bài tham luận có chất lượng, bám sát chủ đề trọng tâm của đông đảo chuyên gia, nhà giáo, nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước được gửi tới hội thảo.
https://nhandan.vn/the-che-chinh-sach-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc-post781130.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "chính sách giáo dục", "thể chế", "giáo dục đại học", "phát triển nguồn nhân lực", "nhân lực chất lượng cao" ] }
Truyền cảm hứng cho học sinh ở môn học mới Thiên văn học và Vật lý thiên văn
NDO -Chiều 31/1, Trường trung học phổ thông Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức Ngày hội Vật lý - Thiên văn dành cho học sinh. Đây là năm thứ 2 trường tổ chức hoạt động này với mục đích tiếp tục truyền cảm hứng cho học sinh phổ thông.
Tại ngày hội, học sinh Trường trung học phổ thông Chu Văn An được thầy giáo Hà Lam Sơn, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cũng là giáo viên dạy Vật lý nổi tiếng ở Hà Nội, cùng thầy giáo Lê Mạnh Cường, giáo viên Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam giới thiệu về bộ mônThiên văn học và Vật lý thiên văn.Theo thầy giáo Hà Lam Sơn, Thiên văn học và Vật lý thiên văn là môn học còn mới lạ, chỉ xuất hiện ở một góc nhỏ trong sách giáo khoa lớp 6 và chỉ dành cho những người yêu thích nó.Đối với việc giảng dạy Thiên văn học và Vật lý thiên văn trong nhà trường, hiện nay các thầy, cô giáo đang phải gồng mình giảng dạy vì đây là phần khó; rất khó để tiếp cận những công cụ, những tài liệu. Vì vậy, thầy, cô giáo cần thay đổi cách thức giảng dạy để học sinh hiểu và hứng thú hơn với môn học này.Thầy Sơn cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa của kỳ thiOlympicquốc tế về Thiên văn học và Vật lý Thiên văn. Nếu học sinh thực sự đam mê môn học, các thầy, cô giáo sẽ mở các cuộc thi để tuyển chọn những người giỏi nhất tham gia các kỳ thi quốc tế. Được trải nghiệm kỳ thi quốc tế là điều tuyệt vời. Qua cuộc thi, học sinh sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị.Giới thiệu về sự hấp dẫn của môn Thiên văn học và Vật lý thiên văn, thầy giáo Lê Mạnh Cường - người đào tạo nhiều thế hệ đoạt giải cao tại các kỳ thi quốc tế cho rằng, học sinh giỏi Thiên văn và Vật lý thiên văn có thể tham dự nhiều kỳ thi quốc tế. Trong đó, nổi bật là Kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lý thiên văn. Trong kỳ thi này, đội tuyển Hà Nội đại diện Việt Nam đã tham dự nhiều lần và đều đạt được thành tích cao. Cùng với đó là các kỳ thi Olympic Thiên văn quốc tế (IAO), Olympic Thiên văn học châu Á - Thái Bình Dương (APAO)...Bài giảng Thiên văn - Câu chuyện về kỳ thi IOAA.Tại chương trình, các học sinh từng đoạt giải các kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lý thiên văn năm 2022, 2023 đến từ Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam đã trao đổi cảm nhận về môn học, cung cấp những kiến thức cơ bản cùng trải nghiệm tham gia các cuộc thi quốc tế.Theo cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Chu Văn An, Thiên văn học và Vật lý thiên văn là môn học còn mới trong nhà trường nhưng cũng là môn học rất thú vị. Nhiều học sinh của trường muốn khám phá môn học này và hy vọng các em sẽ có niềm đam mê và đạt được thành tích cao trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/truyen-cam-hung-cho-hoc-sinh-o-mon-hoc-moi-thien-van-hoc-va-vat-ly-thien-van-post794788.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Ngày hội Vật lý - Thiên văn", "Trường trung học phổ thông Chu Văn An", "môn học mới", "Thiên văn học", "Vật lý thiên văn" ] }
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông chất lượng
NDO -Chiều 13/11, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Cùng dự có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo các vụ, cục thuộc Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; lãnh đạo Đại học Huế cùng các trường, đơn vị thành viên.Báo cáo tại buổi làm việc với Đoàn, PGS, TS Lê Anh Phương, Bí thư Đảng ủy, Giám Đại học Huế cho biết, công tác đào tạo báo chí và truyền thông tại Đại học Huế hiện nay có 2 đơn vị đào tạo là Khoa Báo chí và Truyền thông thuộc Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) và Khoa Quốc tế thuộcĐại học Huế.Quang cảnh tại buổi làm việc của Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương với Đại học Huế.Theo PGS, TS Lê Anh Phương, 15 năm qua, Khoa Báo chí và Truyền thông - Trường đại học Khoa học (Đại học Huế) đã đào tạo hơn 1.500 cử nhân hệ chính quy và phi chính quy; hơn 700 học viên các lớp ngắn hạn, phục vụ hiệu quả cho các cơ quan báo chí khu vực miền Trung và cả nước. Khoa Quốc tế, Đại học Huế cũng đã đào tạo trình độ đại học ngành truyền thông đa phương tiện từ năm 2021 với hình thức đào tạo chính quy…Tại buổi làm việc, lãnh đạo Đại học Huế đã kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa các cơ sở đào tạo báo chí vào thành đơn vị tiếp nhận thông tin trực tiếp, cho tham gia các buổi giao ban tuần tại Ban Tuyên giáo Tỉnh như các cơ quan báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thường xuyên các văn bản pháp quy về báo chí truyền thông, phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo.Các thành viên trong Đoàn công tác phát biểu các ý kiến, kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc.Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận chứng chỉ về nghiệp vụ báo chí, quản lý báo chí, truyền thông… của các đơn vị đào tạo báo chí chính quy như Trường đại học Khoa học và Khoa Quốc tế (Đại học Huế) trong hệ thống các văn bằng, chứng chỉ được công nhận giá trị tương đương với các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí hiện nay.Thường xuyên hỗ trợ với Khoa Báo chí và Truyền thông đào tạo nghiệp vụ, chứng chỉ khu vực miền Trung-Tây Nguyên; góp phần quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội, ngành báo chí và truyền thông; tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thông tấn, truyền thông với các cơ sở đào tạo để thực hiện việc thực hành, thực tập có hiệu quả.Lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đại học Huế cùng các trường, đơn vị thành viên tham dự buổi làm việc.Sau khi nghe các ý kiến, kiến nghị, đề xuất, góp ý của các thành viên trong Đoàn công tác tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩabiểu dương những kết quả đã đạt được của Đại học Huế thời gian qua, nhất là về chương trình đào tạo báo chí và truyền thông.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đại học Huế trong trong công tác đào tạo nguồn nhân lực báo chí truyền thông. Đại học Huế luôn chú trọng đổi mới nội dung chương trình đào tạo và bám sát nhu cầu của thực tiễn và yêu cầu của công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.Tuy nhiên, theo đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Đại học Huế cần rà soát lại công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng báo chí; nghiên cứu thực tiễn, đổi mới giáo dục; lấy chất lượng đào tạo làm đầu; tăng cường thực tập từ thực tiễn; xây dựng báo chí đa phương tiện, truyền thông hiện đại; chú trọng đến đạo đức nghề báo; phát triển báo chí trên mạng xã hội; tăng cường hợp tác; chú trọng đào tạo chất lượng cao.Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận tại buổi làm việc.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Đại học Huế cần tiếp tục phát huy truyền thống, kết quả đạt được trong thời gian qua, nhất là việc ý thức, nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò, sứ mệnh của đào tạo khoa học, xã hội nhân văn nói chung. Trong đó, có đào tạo đội ngũ cán bộ báo chí truyền thông của khu vực miền trung, Tây nguyên và cả nước. Tiến đến xây dựng Đại học Huế trở thành cơ sở đào tạo trọng yếu để đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông chất lượng, với tinh thần “tâm sáng, lòng son, bút sắc”.Đại học Huế tổ chức thực hiện tốt hơn nữa trong giáo dục đào tạo; phát huy vai trò đội ngũ trí thức; xây dựng một số trung tâm chuyên sâu, đại học thông minh, tạo sự đột phá về giáo dục có thế mạnh; coi trọng giáo dục văn hóa, gia đình, con người Huế; phát triển hạ tầng giáo dục; đào tạo đội ngũ báo chí truyền thông đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; nỗ lực cố gắng xây dựng Đại học Huế sớm trở thành Đại học Quốc gia.Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu ý kiến tại buổi làm việc.“Chúng ta thống nhất với nhau, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng vừa đáp ứng theo yêu cầu, mục tiêu xây dựng nền báo chí cách mạng, chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; đồng thời vừa đáp ứng yêu cầu theo hướng hiện đại, bám sát thực tiễn và yêu cầu của truyền thông quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Nếu không chúng ta sẽ bị tụt hậu trên lĩnh vực này”, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nói.
https://nhandan.vn/chu-trong-dao-tao-nguon-nhan-luc-bao-chi-truyen-thong-chat-luong-post782400.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Đại học Huế", "Đại học Quốc gia", "đào tạo nguồn nhân lực", "báo chí và truyền thông", "Khoa Báo chí và Truyền thông" ] }
Khởi động Cuộc thi “Trường học không ma túy”
NDO -Để trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết, giúp các em nhận biết về các loại ma túy núp bóng, trá hình từ đó có những kỹ năng bảo vệ bản thân cũng như mọi người chung quanh trước những hiểm họa của ma túy, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an phối hợp Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Cuộc thi “Trường học không ma túy” dành cho đối tượng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Đây là cuộc thi quốc gia, nhằm lan tỏa rộng rãi đến tất cả các em học sinh, giới trẻ trên toàn quốc thông điệp: “Nói không với ma túy và hãy chung tay đẩy lùi ma túy”.Những năm gần đây, ma túy và các chất gây nghiện xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, len lỏi vào học đường. Nhiều em học sinh đã bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy, gây ra những hệ lụy không chỉ về sức khỏe, tính mạng của các em mà còn đe dọa đến an ninh, an toàn trường học.Tin liên quanMa túy “thế hệ mới” đã tấn công và xâm nhập học đường như thế nào?Cuộc thi Trường học không ma túy năm 2023 dự kiến sẽ được ghi hình tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông thuộc năm tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn và Nam Định. Mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn ba trường trung học cơ sở và ba trườngtrung học phổ thôngđại diện cho học sinh của địa phương để tham gia cuộc thi.Học sinh giao lưu với cầu thủ bóng đá Quang Hải, Đội tuyển Công an Hà Nội.Theo đó, tại mỗi tỉnh, thành phố, Ban tổ chức sẽ ghi hình hai chương trình tương ứng với hai cuộc thi: Một chương trình ba đội cấp trung học cơ sở thi với nhau, một chương trình ba đội cấp trung học phổ thông thi với nhau.Dự kiến, mỗi đội gồm có ba học sinh đại diện, được nhà trường tuyển chọn, để tham gia thi đấu.Thể lệ cuộc thi Trường học không ma tuý bao gồm ba phần thi, với tổng thời lượng 30 phút/chương trình. Cuộc thi được tổ chức dưới dạng gameshow truyền hình, hứa hẹn không chỉ bổ ích đối với các em học sinh, mà sẽ hấp hẫn, lôi cuốn với khán giả truyền hình nói chung.Đặc biệt mỗi chương trình đều có sự tham gia của KOL, những gương mặt nổi tiếng giao lưu cùng các em học sinh, góp phần lan tỏa thông điệp mà cũng chính là tên của chương trình “Trường học không ma túy”.Ngày 4/11, số ghi hình đầu tiên cũng là cuộc thi đầu tiên sẽ diễn ra tại Hà Nội, với ba đội thi đến từ Trường trung học cơ sở Nghĩa Tân, Cầu Giấy; Trung học cơ sở Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy và Trung học cơ sở Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ.Thiếu tướng Nguyễn Đức Thính, Phó Cục trưởng, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi phát biểu.Tại buổi ghi hình, Thiếu tướng Nguyễn Đức Thính, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: Để tuyên truyền, giáo dục tới học sinh về hiểm họa, tác hại của ma túy đối với sức khỏe, giúp các em nhận diện về các loại ma túy, đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp núp bóng dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...Qua đó, tạo cho các em “kháng thể” để chống lại mầm độc ma túy, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phối hợp Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị chức năng tổ chức Cuộc thi “Trường học không ma túy”.Qua chương trình, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trân trọng đề nghị ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các trường học, cùng các lực lượng chuyên trách chung tay bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm hoạ ma túy.Tại chương trình, các em học sinh được giao lưu với cầu thủ bóng đá Quang Hải, Đội tuyển công an Hà Nội.Cuộc thi "Trường học không ma túy" dự kiến được phát sóng trên kênh VTV2, từ tháng 11/2023.Một số hình ảnh cuộc thi đầu tiên được ghi hình:
https://nhandan.vn/khoi-dong-cuoc-thi-truong-hoc-khong-ma-tuy-post781016.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "phòng chống ma túy", "giáo dục học đường", "ma túy học đường", "trường học không ma túy", "ma túy" ] }
Phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời tại Huế
NDO -Ngày 2/10, tại Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Ủy ban nhân dân thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Lễ phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2023 với chủ đề “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trương Đình Hạnh cho rằng: “Học tập suốt đời từ lâu đã là nhu cầu tất yếu của con người và của xã hội trong thời đại công nghiệp. Giờ đây trước cuộc Cách mạng khoa học 4.0 thì nhu cầu đó càng cấp thiết hơn bao giờ hết".Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho rằng, xác định giáo dục đào tạo là động lực để thúc đẩy phát triển xã hội trước xu hướng toàn cầu hóa, trong những năm qua, thành phố luôn tập trung và ưu tiên trong công tác chỉ đạo, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố.Bên cạnh đó, thành phố cũng từng bước nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý điều hành, trong đóchuyển đổi sốđược xác định là điều kiện quan trọng để ngành giáo dục đào tạo đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục.“Trong thời đại ngày nay, sự phát triển không ngừng của internet và các thiết bị công nghệ số; các tài liệu, sách, giáo trình được chia sẻ rất nhiều trên không gian mạng. Đây thực sự là cơ hội lớn để cho mọi người cùng học tập trong một kho tàng tri thức mở của nhân loại. Với những người có quyết tâm và khát vọng hiểu biết, internet cung cấp cho họ cơ hội tự học và con đường để hướng tới thành công”, ông Hạnh nhấn mạnh.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trương Đình Hạnh phát biểu tại lễ phát động.Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đờinăm 2023 với chủ đề “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số” nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời; tăng cường trách nhiệm và huy động sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ số nhằm đa dạng hóa các kênh và công cụ học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập ở mọi nơi, mọi lúc, cá nhân hóa việc học tập, góp phần tạo ra xã hội học tập và tạo động lực học tập suốt đời.Trong đó, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập ở mọi nơi, mọi lúc, cá nhân hóa việc học tập, góp phần tạo ra xã hội học tập và tạo động lực học tập suốt đời.Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thông qua các hoạt động, các em học sinh cần tiếp tục tích cực thi đua học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân có ích cho xã hội; biết tận dụng mọi thời gian, mọi cơ hội, mọi điều kiện có được như sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, thư viện; sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, sách, tài liệu học tập, thông tin mạng.... để không ngừng vươn lên học tập tốt; biết vận dụng kiến thức đã học tập vào thực tiễn cuộc sống; tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 không chỉ hướng đến thầy cô và các em học sinh mà còn hướng đến tất cả mọi tầng lớp trong xã hội.Ông Trương Đình Hạnh kiến nghị: Tùy điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại trong cuộc sống, công việc và học tập; hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn, hiệu quả; mở cửa thư viện và giới thiệu cho giáo viên, học sinh và người dân tìm hiểu về các kỹ năng và năng lực thiết yếu trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa.Nhiều học sinh nghèo vượt khó được hỗ trợ học bổng tiếp sức đến trường.Đồng thời, thông tin tuyên truyền về các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ; phát hiện, nhân rộng các tấm gương tự học, học tập suốt đời trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang website của nhà trường; tuyên dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân tham gia tích cực Tuần lễ; phối hợp với Hội Khuyến học các phường, xã để tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài; tuyên dương học sinh giỏi, học sinh năng khiếu; gia đình hiếu học trước, trong và sau Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.Tại lễ phát động, lãnh đạo thành phố trao 25 suất học bổng của Hội khuyến học và Liên đoàn Lao động thành phố cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn để giúp các em có động lực vươn lên trong học tập, cuộc sống.
https://nhandan.vn/phat-dong-tuan-le-huong-ung-hoc-tap-suot-doi-tai-hue-post775588.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "thành phố Huế", "Thừa Thiên Huế", "học tập suốt đời", "kỷ nguyên số" ] }
Không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày rét
NDO -Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị trưởng phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các trường theo dõi thông tin về nhiệt độ thời tiết, nếu lạnh dưới 10 độ C cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học, học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi thời tiết dưới 7 độ C.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nộicho biết, căn cứ thông tin dự báo thời tiết vào 6h sáng hằng ngày, các trường học trên địa bàn thành phố chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học.Hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các nơi thuộc Bắc Bộ. Do ảnh hưởng củakhông khí lạnhcó cường độ mạnh, từ hôm nay (22/1), khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm, rét hại có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị trưởng phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các nhà trường duy trì việc theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bản tin dự báo thời tiết trong chương trình "Chào buổi sáng" trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình "Hà Nội buổi sáng" trên kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào 6 giờ sáng hằng ngày.Căn cứ vào thông tin này, hiệu trưởng các nhà trường trên địa bàn thành phố chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học. Theo đó, học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C; học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°C.Tin liên quanHà Nội: Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ CTrong những ngày rét đậm, các nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, nhà trường cần linh hoạt giải quyết để học sinh được vào học.Các trường không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; phối hợp cha, mẹ học sinh nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh mặc đồng phục trong những ngày trời rét...
https://nhandan.vn/khong-bat-buoc-hoc-sinh-mac-dong-phuc-trong-nhung-ngay-ret-post793108.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội", "không bắt buộc mặc đồng phục", "lạnh dưới 10 độ", "học sinh nghỉ học" ] }
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ
NDO -Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa giải quyết những vấn đề trước mắt, vừa mang tính chiến lược, có giá trị định hướng lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là một trong những nội dung được nêu ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021-2030” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Ban Tuyên Giáo Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chiều 28/4.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tham dự hội nghị.Tại hội nghị, tham luận của các đại biểu khẳng định, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa giải quyết những vấn đề trước mắt, vừa mang tính chiến lược, có giá trị định hướng lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tham luận đặc biệt nhấn mạnh định hướng giải pháp, tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 1895/QĐ-TTg, để đạt được mục tiêu đề ra.Trong những năm qua, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đã được ban hành và triển khai hiệu quả. Theo đánh giá bước đầu, các chương trình đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của mỗi thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, đứng trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội, sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam đối với thế giới thì những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng như kỳ vọng.Vì vậy, Quyết định số 1895/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ trẻ có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao.Cùng với đó, khơi dậy trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.Quyết định số 1895/QĐ-TTg đề ra một số chỉ tiêu cụ thể và phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 80% thanh niên, học sinh, sinh viên ở đô thị, hơn 70% thanh niên, học sinh, sinh viên ở nông thông, 60% thanh niên học sinh, sinh viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại nơi học tập, làm việc và cư trú; đến năm 2030 đạt trên 85%, trên 75% và 65% các chỉ tiêu tương ứng.Phấn đấu đến năm 2025 đạt 25% thanh niên học sinh, sinh viên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống, 25% công trình khoa học và công nghệ do thanh niên chủ trì, 20% thanh niên làm việc trong các tổ chức khoa học, công nghệ...Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, một trong các vấn đề quan trọng trong Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo” là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ “nặng” về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục “trọng” về hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của người học; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân.Nội dung giáo dục toàn diện một lần nữa được khẳng định tại Kết luận số 51-KL/TWngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, trong đó yêu cầu: Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân…Ngành Giáo dục đã chỉ đạo tăng cường công tác “dạy người”, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn một bộ phận thanh thiếu nhi có biểu hiện suy thoái, lệch lạc về phẩm chất đạo đức, lối sống như: thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường. Đáng chú ý là tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra phức tạp tại một số địa phương, còn hiện tượng học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên; hiện tượng thờ ơ, vô cảm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai trái, tiêu cực không dám đấu tranh, không can ngăn mà còn quay video đưa lên mạng như là một sự cổ súy cho hành vi bạo lực. Học sinh, sinh viên Việt Nam được đào tạo lý thuyết tốt, nhưng thiếu kỹ năng mềm, thiếu tinh thần làm việc tác phong công nghiệp, làm theo nhóm…
https://nhandan.vn/tang-cuong-giao-duc-ly-tuong-cach-mang-dao-duc-loi-song-cho-the-he-tre-post694986.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Hội nghị trực tuyến", "nghị quyết của Đảng" ] }
Hơn 2.000 học sinh tham gia chương trình tư vấn mùa thi tại Đà Lạt
NDO -Hơn 2.000 học sinh khối 12 của các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng, tham gia chương trình tư vấn mùa thi năm 2024 của Báo Thanh Niên.
Sáng 23/3, tạiTrường Đại học Đà Lạt, Báo Thanh Niên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình tư vấn mùa thi năm 2024. Hơn 2.000 học sinh khối 12 của các trường trung học phổ thông trên thành phố ngàn hoa Đà Lạt tham gia chương trình.Hơn 2.000 học sinh của các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt tham gia chương trình.Tại chương trình, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin những đổi mới trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng thời gian qua, nhất là năm 2024; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho học sinh; phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; nâng cao chất lượng tuyển sinh. Đồng thời, thông tin những điểm cơ bản cần lưu ý trong công táctuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024, như phương thức xét tuyển, tiêu chí tuyển chọn, quy chế tuyển sinh và quyền đăng ký số nguyện vọng của thí sinh…Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin những điểm cơ bản trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024.Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng Phạm Thị Hồng Hải, năm 2024, tiếp tục duy trì những nguyên tắc cơ bản trong cách tổ chức, ra đề, chấm thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông, trong phương thức đăng ký và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp để hoàn thiệnphương thức tuyển sinh. Vì vậy, việc tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh cho phụ huynh và học sinh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.“Nhiều năm qua, Báo Thanh Niên đã phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh cho học sinh trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội tốt để phụ huynh, học sinh và cộng đồng xã hội nắm bắt những thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học, cao đẳng”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng thông tin.Các trường đại học sử dụng công nghệ để "tiếp thị" nhà trường đến các học sinh.Tại chương trình, nhiều trường đại học, cao đẳng đã giới thiệu các chương trình, ngành học, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp đến các học sinh. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng và các trường đại học, cao đẳng đã giải đáp các câu hỏi của học sinh, như về phương thức xét tuyển, số lượngnguyện vọng thí sinhđược đăng ký, cách thức đào tạo một số ngành học, cơ hội việc làm của ngành học sau khi tốt nghiệp…Học sinh đặt câu hỏi nhờ tư vấn tại chương trình.Các học sinh cũng được các chuyên gia tư vấn chi tiết về quy chế và điểm mới trong tuyển sinh, chương trình đào tạo, hình thức nộp hồ sơ, lựa chọn nghề nghiệp, định hướng chọn trường… để các em có thể chọn nguyện vọng phù hợp khi đăng ký xét tuyển, chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của gia đình và phù hợp vớixu hướng nghề nghiệptrong nước, quốc tế.Ban tổ chức trao học bổng tặng các học sinh giỏi tại thành phố Đà Lạt.Dịp này, Ban tổ chức đã trao 26 suất học bổng của các nhà tài trợ tặng các học sinh học giỏi tại thành phố Đà Lạt.
https://nhandan.vn/hon-2000-hoc-sinh-tham-gia-chuong-trinh-tu-van-mua-thi-tai-da-lat-post801246.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đà Lạt", "Trường Đại học Đà Lạt", "Tư vấn mùa thi", "Tuyển sinh" ] }
Tiểu học Nghĩa Tân đạt chuẩn giảng dạy tốt tiếng Pháp trên thế giới
Ngày 29/5, trường Tiểu học Nghĩa Tân đã tổ chức lễ gắn Danh hiệu Label FrancÉducation do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp tốt trên thế giới.
Phát biểu tại sự kiện Nhà giáo Nguyễn Thị Bích Nga, Hiệu trưởng trườngTiểu học Nghĩa Tâncho biết nhà trường rất vinh dự khi được chính thức trở thành thành viên của mạng lưới Label FrancÉducation.“Điều này đã góp phần khẳng định trường Tiểu học Nghĩa Tân là một cơ sở giáo dục có chất lượng cao đáp ứng điều kiện hội nhập quốc tế đặc biệt là tiếng Pháp” - Nhà giáo Nguyễn Thị Bích Nga phát biểu.Hiệu trưởng Trường tiểu học Nghĩa Tân cũng cam kết sẽ tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng giảng dạy của trường theo các tiêu chi đã đạt được của Label FrancÉducation.Ra đời từ năm 2012, Label FrancÉducation là nhãn hiệu xuất sắc được Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp trao cho các trường được đánh giá tốt nhất về chất lượng giảng dạy tiếng Pháp trong chương trình song ngữ tiếng Pháp. Hiện, mạng lưới Label FrancÉducation gồm 600 trường trên toàn thế giới, Việt Nam có 17 trường đạt chuẩn trong đó có 04 trường tiểu học.Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh của trường:
https://nhandan.vn/tieu-hoc-nghia-tan-dat-chuan-giang-day-tot-tieng-phap-tren-the-gioi-post811745.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Tiểu học Nghĩa Tân", "Pháp ngữ" ] }
Làm rõ việc nhóm học sinh gây rối, xúc phạm giáo viên tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
NDO -Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnhTuyên Quangđã có văn bản chỉ đạo Phòng Giáo dục huyện và các đơn vị liên quan làm rõ hành vi xúc phạm giáo viên tại Trường THCS Văn Phú, xã Văn Phú và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện kết quả giải quyết trước ngày 6/12.
Tối 4/12, trên trang mạng xã hội facebook lan truyền clip ghi lại cảnh một giáo viên bị nhóm học sinh tấn công bằng dép, liên tục ném giấy rác vào người và văng những lời thô tục. Thậm chí còn có 1 học sinh nam nằm lăn ra đất để ăn vạ. Không rõ vì lý do gì mà giáo viên này đã bị gần như cả lớptấn công. Khi giáo viên xách túi rời lớp học thì các học sinh đã chốt cửa lại không cho cô giáo ra ngoài và ném dép vào đầu khiến cô giáo này ngất xỉu.Một nam học sinh tấn công cô giáo. (Ảnh cắt từ clip)Đồng chí Phạm Thị Nhị Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cho biết, sự việc xảy ra tại Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương. Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã có văn bản chỉ đạo Phòng Giáo dục huyện chủ trì phối hợp Phòng Nội vụ, Công an huyện, các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh, giải quyết và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện kết quả giải quyết trước ngày 6/12.Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện.Hiện, vụ việc đang được các cơ quan chức năng huyện Sơn Dương làm rõ để xử lý; đồng thời cũng sẽ có biện pháp chấn chỉnh.
https://nhandan.vn/lam-ro-viec-nhom-hoc-sinh-gay-roi-xuc-pham-giao-vien-tai-huyen-son-duong-tinh-tuyen-quang-post785933.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Tuyên Quang", "Sơn Dương", "học sinh gây rối", "giáo viên" ] }
Tăng cường giáo dục thiếu nhi ở cả trong và ngoài nhà trường qua phong trào
NDO -Chiều 5/1, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Hội đồng Đội Trung ương lần thứ nhất, khóa IX. Qua đây, công bố quyết định thành lập Hội đồng Đội Trung ương khóa IX, nhiệm kỳ 2024-2029, gồm 41 đồng chí; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đội Trung ương khoá IX.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhấtTrung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức Đội là giáo dục thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.Nhìn chung, trong cả 2 môi trường giáo dục thiếu nhi là trong và ngoài nhà trường, phương pháp hiệu quả nhất đối với tổ chức Đội là thông qua phong trào. Bởi phong trào xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống để đáp ứng nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng của thiếu nhi; nơi các em tự học tập, tự rèn luyện để trưởng thành.Vì thế, phong trào càng có tính ổn định lâu dài thì càng ăn sâu vào tâm thức thiếu nhi, đồng thời cần đổi mới nội dung và phương thức để mang “hơi thở” thời đại mới, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu ngày càng cao của thiếu nhi.Đồng chí Bùi Quang Huy phát biểu ý kiến tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo chương trình làm việc củaHội đồng Đội Trung ươngkhóa IX, nhiệm kỳ 2024-2029; Kế hoạch triển khai Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em năm 2024.Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã nghe báo cáo về tình hình trẻ em; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và hoạt động của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng trẻ em năm 2023; hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội; một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Đội và phong trào thiếu nhi học kỳ II, năm học 2023-2024.Tin liên quanPhải trao cho trẻ em điều tốt đẹp nhấtHội nghị đã công bố quyết định thành lập Hội đồng Đội Trung ương khóa IX, nhiệm kỳ 2024-2029, gồm 41 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII tiếp tục được giới thiệu làm Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương khóa IX.
https://nhandan.vn/tang-cuong-giao-duc-thieu-nhi-o-ca-trong-va-ngoai-nha-truong-qua-phong-trao-post790819.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Hội đồng Đội Trung ương", "giáo dục thiếu nhi" ] }
Hợp tác, đầu tư phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học
NDO -Ngày 4/11, tại Hòa Lạc, Đại học Quốc giaHà Nộitổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2023. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày Chính phủ ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội (10/12/1993-10/12/2023).
Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2023 củaĐại học Quốc gia Hà Nộibao gồm một phiên toàn thể và sáu hội nghị chuyên đề song song với các nội dung: Xúc tiến đầu tư vào Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc; Y học công nghệ cao và khoa học sức khỏe; Đầu tư cho giáo dục, đào tạo tài năng và chất lượng cao; Thu hút đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản; Phát triển công nghệ, công nghiệp bán dẫn; Thu hút đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc), Singapore vào các nghiên cứu về tài nguyên và môi trường tại Đại học Quốc gia Hà Nội.Tại các chuyên đề, các nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận các cơ hội hợp tác, đầu tư; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam về mô hình giáo dục và đào tạo tài năng trong mô hình trường chuyên, trường năng khiếu; đào tạo chất lượng cao trong mô hình trường THPT thực hành; đào tạo tài năng đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành tài chính - ngân hàng; tiềm lực nghiên cứu và nhu cầu hợp tác doanh nghiệp - trường đại học; chính sách hỗ trợ hệ sinh thái bán dẫn Việt Nam…Đại biểu trong nước, quốc tế tham quan không gian đổi mới, sáng tạoNgoài ra, các hoạt động kết nối đầu tư cho các nhóm nghiên cứu, các sản phẩm khoa học và công nghệ, các dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư; trình diễn các thí nghiệm khoa học, giáo dục STEM, trình diễn và giới thiệu các sản phẩm, dự án khoa học và công nghệ; triển lãm tiềm lực khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội… cũng được triển khai.Theo GS, TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, sứ mệnh của đơn vị là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ đời sống xã hội. Vì vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội cần sự đồng hành của các đối tác doanh nghiệp, doanh nhân để hoàn thành sứ mệnh này. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng chủ động đa dạng hóa các nguồn lực xã hội phục vụ cho mục tiêu, sứ mệnh của mình.Việc kết nối không chỉ trong tài trợ mà còn hỗ trợ đào tạo, tạo môi trường thực hành thực tập cho sinh viên, nghiên cứu chuyển giao giúp Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển nhiều ngành kỹ thuật-công nghệ mới gắn với phát triển của doanh nghiệp...Cũng tại hội nghị, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc: Chương trình Giáo dục thể chất gắn với phát triển thể thao dân tộc và trò chơi dân gian; Khai trương không gian đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học RMIT (VNU-RMIT)…
https://nhandan.vn/hop-tac-dau-tu-phat-trien-dao-tao-nghien-cuu-khoa-hoc-post781052.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Hợp tác", "đầu tư phát triển đào tạo", "nghiên cứu khoa học" ] }
PGS.TS Phạm Văn Thuần làm Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục
NDO -PGS.TS Phạm Văn Thuần, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội giữ chức vụ Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục nhiệm kỳ 2020-2025 theo Quyết định số 1099/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn vừa trao quyết định công nhận Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục nhiệm kỳ 2020-2025 cho PGS.TS Phạm Văn Thuần.Trước đó, ngày 10/4/2024, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 1099/QĐ-BGDĐT công nhận PGS.TS Phạm Văn Thuần, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội giữ chức vụ Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục nhiệm kỳ 2020-2025.Tại lễ trao Quyết định, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mong muốn: “Học viện Quản lý giáo dục phải thực sự là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực quản lý giáo dục, từ chất lượng đào tạo và những đóng góp trong đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục".Phát biểu nhận nhiệm vụ, PGS.TS Phạm Văn Thuần cam kết sẽ hoàn thành tốt nhất có thể nhiệm vụ được giao; góp sức cùng tập thể Học viện tiếp tục hiện thực hóa sứ mệnh của Học viện, duy trì ổn định và xây dựng tập thể nhà trường đồng thuận, sẻ chia, xả thân vì công việc chung, phát triển Học viện theo tinh thần đổi mới giáo dục Việt Nam.Trong thời gian tới, PGS.TS Phạm Văn Thuần cho biết sẽ cùng tập thể tập trung đẩy mạnh xây dựng Học viện trở thành cơ sởgiáo dục đại họcchất lượng cao, hướng tới tầm khu vực; là trung tâm đào luyện lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhà giáo cho ngành giáo dục; đồng thời, tham mưu hiệu quả với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý ngành, như đánh giá và hoàn thiện chính sách giáo dục, quản lý hệ thống, đổi mới chương trình giáo dục trong các cấp học, tiếp tục phát huy những nền tảng đã được gây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo sau đại học về khoa học giáo dục nói chung, khoa học quản lý giáo dục nói riêng…
https://nhandan.vn/pgsts-pham-van-thuan-lam-giam-doc-hoc-vien-quan-ly-giao-duc-post808770.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "bổ nhiệm", "trao quyết định", "giám đốc Học viện", "Phạm Văn Thuần" ] }
Xây dựng hình ảnh thành phố Tuy Hòa xanh, sạch, thân thiện, hiện đại
Qua nửa nhiệm kỳ Ðại hội lần thứ 16, nhiệm kỳ 2020-2026, Ðảng bộ thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, với mục tiêu đưa thành phố Tuy Hòa đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2025, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Tuy Hòa đã và đang nỗ lực xây dựng một thành phố xanh, sạch, thân thiện. Trong tương lai, đây còn là một thành phố thông minh, hiện đại và là một điểm đến thân thiện, hấp dẫn.
Xây dựng thành phố xanh, thân thiệnÐồng chí Bí thư Thành ủy Tuy Hòa Huỳnh Lữ Tân cho biết, để phát triển thành phố Tuy Hòa trong tương lai, Tỉnh ủy Phú Yên ra Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 18/8/2021, tỉnh Phú Yên định hướng xây dựng và phát triển thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị năng động, xanh, sạch, thân thiện và bền vững. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên xác định phát triển Tuy Hòa trở thành đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, là đô thị xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.Theo đó, mục tiêu xây dựng Tuy Hòa sẽ là một trong những đầu mối giao thông, trung tâm đào tạo, du lịch, công nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, là động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Yên. Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng không gian đô thị, từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị, để đến năm 2025 thành phố Tuy Hòa đủ điều kiện được công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh.Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy Phú Yên và Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 7/10/2021 của Thành ủy Tuy Hòa, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo và bố trí các nguồn lực nhằm xây dựng, nâng cấp thành phố Tuy Hòa đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Yên vào năm 2025, trong đó có những kết quả nổi bật như: Chương trình phát triển đô thị thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đang trong giai đoạn hoàn thành; ban hành Quy chế quản lý sử dụng bãi biển và mặt nước biển trên địa bàn thành phố; đưa Trung tâm điều hành đô thị thông minh thành phố (IOC) chính thức vận hành từ tháng 11/2022…Bên cạnh đó, các công trình dịch vụ đô thị ngày càng được quan tâm, công viên cây xanh được đầu tư hiện đại, có tính thẩm mỹ cao. Hàng loạt các công viên, hệ thống cây xanh được đầu tư bài bản không chỉ tạo sự khang trang cho đô thị mà còn khẳng định định hướng phát triển Tuy Hòa trở thành đô thị xanh bền vững trong tương lai. Ðiển hình như công viên Thanh, thiếu niên, công viên Nguyễn Huệ, hồ điều hòa Hồ Sơn, công viên ven biển, công viên phía Tây trung tâm truyền hình tại Phú Yên... và hiện đang triển khai dự án công viên Vạn Kiếp.Trong nửa nhiệm kỳ qua, thành phố Tuy Hòa cũng đã được đầu tư nhiều công trình công cộng có quy mô lớn như công viên ven biển, công viên Hồ Sơn kết hợp hồ điều hòa chống ngập úng, kè sông Bao Ðài, công viên văn hóa Núi Nhạn, khu đô thị Nam thành phố Tuy Hòa, cầu vượt đường sắt nối đường số 2 tại khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hòa... Hàng loạt các công viên, hệ thống cây xanh mọc lên, nhằm hình thành một đô thị xanh, sạch và hiện đại. Các hạng mục công trình đã và đang được triển khai thực hiện bảo đảm đúng quy hoạch, chất lượng theo đúng định hướng…Điểm khác biệt của thành phố Tuy Hòa so với các đô thị khác trên cả nước là sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, tuyệt đối không đánh đổi yếu tố môi trường và an sinh xã hội để phát triển kinh tế.Cao Ðình Huy, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Tuy HòaTuy Hòa với bờ biển trải dài hơn 30km, nhiều cảnh quan tươi đẹp còn hoang sơ, trữ tình, nhiều di tích, danh thắng đẹp và các khu lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp… là một thế mạnh để phát triển ngành dịch vụ du lịch. Tuy Hòa đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đưa du lịch dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030. Ðầu năm 2023, thành phố Tuy Hòa được Booking.com bình chọn là một trong 10 tỉnh, thành phố thân thiện nhất Việt Nam.Hướng đến đô thị thông minh, hiện đạiKhông chỉ chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị xanh, sạch, thân thiện, thành phố Tuy Hòa còn tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia ở cả ba phương diện: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.Cụ thể, từ tháng 11/2022 thành phố Tuy Hòa đã đưa Trung tâm Ðiều hành đô thị thông minh (IOC Tuy Hòa) vào vận hành. Ðây được xem là bộ não của đô thị thông minh, với chức năng thu thập và phân tích thông tin, hỗ trợ công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của lãnh đạo thành phố một cách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch.Thông qua hệ thống khoảng 300 camera giao thông và an ninh, IOC Tuy Hòa giúp phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông, các hành vi phá hoại, trộm cắp các công trình công cộng trong nội thị. Hệ thống này cũng giúp điều khiển tự động hệ thống đèn chiếu sáng thông minh để giảm điện năng tiêu thụ và tiết kiệm điện cho chiếu sáng công cộng.Ðây cũng là cánh tay đắc lực của lãnh đạo địa phương trong giám sát điều hành các vấn đề kinh tế-xã hội, giám sát dịch vụ công và cả lĩnh vực y tế bằng cách tập hợp và thống kê số liệu y tế, khám, chữa bệnh và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng tháng, hằng quý… IOC Tuy Hòa không chỉ giúp cho công tác điều hành và xử lý công việc của cơ quan chức năng, mà còn là cầu nối thông qua tương tác hai chiều khi người dân có thể gửi ý kiến góp ý, thông báo hoặc phản ánh cho các cơ quan nhà nước, cũng như gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của người dân đến với lãnh đạo, chính quyền thành phố.Sau một thời gian hoạt động, IOC Tuy Hòa đã tiếp nhận hàng nghìn phản ánh, kiến nghị của nhân dân và du khách. Các ý kiến đều được IOC Tuy Hòa tiếp nhận và xử lý nhanh chóng, kịp thời, giúp nâng cao mức độ hài lòng của nhân dân. Năm 2022, mức độ hài lòng của nhân dân về xử lý phản ánh qua IOC Tuy Hòa đạt 91%, đến đầu năm 2023 tăng lên 98%.Cùng với đó, thành phố Tuy Hòa cũng đang nỗ lực triển khai các hoạt động, dự án nhằm xây dựng một đô thị thông minh và hiện đại. Tiêu biểu, đầu năm 2023, công trình nhà hỏa táng của thành phố Tuy Hòa đã đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu an táng văn minh, tiết kiệm và góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường. Ðây là một trong những tiêu chí quan trọng để đưa Tuy Hòa đạt tiêu chí đô thị loại I. Ðến tháng 4/2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Yên phối hợp Quỹ Môi trường toàn cầu triển khai thực hiện dự án “Xây dựng và thử nghiệm mô hình Giao thông xanh”, qua đó góp phần xây dựng thành phố Tuy Hòa xanh, thông minh và bền vững.Về lâu dài, thành phố Tuy Hòa đang nỗ lực từng ngày để xây dựng hình ảnh của một thành phố đáng sống, là một trong những đô thị sạch nhất trong khu vực và cả nước. Trong đó, xây dựng Tuy Hòa đạt tiêu chí đô thị loại I là một bước đệm quan trọng để thành phố Tuy Hòa hoàn thành mục tiêu này. “Thành phố Tuy Hòa luôn đặt mục tiêu trở thành đô thị năng động, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.Trong bối cảnh mới, thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội, huy động tốt các nguồn lực để đầu tư phát triển. Ðặc biệt chú trọng công tác thu ngân sách, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, công trình trọng điểm; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị bảo đảm quy chuẩn, kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, tôn trọng các giá trị tự nhiên. Phấn đấu trở thành một trong những đô thị sạch nhất trong khu vực và cả nước, là thành phố đáng sống và có bản sắc riêng...”, Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa Cao Ðình Huy nói.
https://nhandan.vn/xay-dung-hinh-anh-thanh-pho-tuy-hoa-xanh-sach-than-thien-hien-dai-post762448.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Thành phố Tuy Hòa", "Xây dựng thành phố xanh", "Xây dựng thành phố hiện đại", "Đô thị loại I", "Đô thị thông minh", "Đô thị bền vững", "Môi trường", "IOC Tuy Hòa", "Giao thông xanh", "Yếu tố hiện đại và truyền thống" ] }
9 đại diện Việt Nam dự các cuộc thi tin học văn phòng và đồ họa thế giới
NDO -Trong khuôn khổ Lễ tổng kết và trao giải quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới - Viettel (MOSWC - Viettel) và Cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP (ACPWC) 2023, diễn ra tại Hà Nội sáng 22/6, Ban tổ chức đã vinh danh và công bố 9 quán quân sẽ đại diện Việt Nam tranh tài với các đối thủ trên toàn cầu ở Hoa Kỳ.
Là2 cuộc thi công nghệ thường niênvới đẳng cấp thế giới, MOSWC và ACPWC mang đến cho học sinh, sinh viên Việt Nam cơ hội cọ xát với những chuẩn đánh giá quốc tế về các kỹ năng tin học văn phòng và thiết kế đồ họa cùng cơ hội khẳng định tài năng với bạn bè toàn cầu.Năm nay, 2 cuộc thi tiếp tục được đồng tổ chức bởi Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) với mong muốn các bạn trẻ Việt trên mọi miền Tổ quốc được tiếp cận công nghệ số, chủ động nâng cao năng lực số, ứng dụng kỹ năng số góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.Năm nay, ngay từ vòng loại quốc gia, sân chơi MOSWC đã thu hút gần 2.200 thí sinh được tuyển chọn từ 240 đội thi của các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học tranh tài.Sau vòng đấu, 86% thí sinh đã đạt từ 700 điểm trở lên, đủ điều kiện được cấp chứng chỉ MOS quốc tế vô thời hạn do Microsoft thế giới chứng nhận. Con số này đối với Cuộc thi ACPWC năm 2023 là 84%.Tin liên quanViệt Nam thắng lớn tại giải “Vô địch tin học văn phòng thế giới 2022”Nhận định về 2 cuộc thi năm nay, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết cho biết, trong số các đội tuyển lọt vào vòng loại quốc gia, có nhiều ứng viên đến từ vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Dù lần đầu tham dự, nhưng các thí sinh Tây Nguyên, trung du miền núi phía bắc đã gặt hái thành tích đáng tự hào với chứng chỉ MOS quốc tế, mở ra nhiều cơ hội học tập, việc làm trong tương lai.Cũng theo đồng chí Nguyễn Minh Triết, điểm nổi bật đáng mừng của mùa giải năm nay là các bạn trẻ từ khối trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tới hơn một nửa số thí sinh lọt vào vòng loại quốc gia. Đáng chú ý, 2 trong số 6 nhà vô địch quốc gia năm 2023 mới học lớp 8. Đây là những con số kỷ lục trong suốt 14 mùa giải tổ chức cuộc thi tại Việt Nam.Đại diện Ban tổ chức trao giải nhất quốc gia tặng 3 quán quân ACPWC Việt Nam 2023.Danh sách 6 nhà vô địch quốc gia MOSWC - Viettel 2023 gồm:1. Đặng Thị Minh Anh, Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong (tỉnh Nam Định), giải nhất môn Microsoft Word 2016.2. Nguyễn Thị Thanh Trúc, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, giải nhất Microsoft Excel 2016.3. Đỗ Thành Việt, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (thành phố Hà Nội), giải nhất Microsoft PowerPoint 2016.4. Hoàng Thùy Linh, Trường Đại học Ngoại Thương (thành phố Hà Nội), giải nhất Microsoft Word 2019.5. Phạm Trung Nam, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, giải nhất Microsoft Excel 20196. Nguyễn Tuấn Dũng, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (thành phố Hà Nội), giải nhất Microsoft PowerPoint 2019.3 nhà vô địch quốc gia ACPWC 2023 gồm:1. Ngô Hoàng Phú, Trường Đại học Văn Lang (thành phố Hồ Chí Minh).2. Lê Quốc, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic (thành phố Đà Nẵng).3. Bùi Minh Trà, Trường Trung học phổ thông Chu Văn An (thành phố Hà Nội).
https://nhandan.vn/9-dai-dien-viet-nam-du-cac-cuoc-thi-tin-hoc-van-phong-va-do-hoa-the-gioi-post758794.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Đoàn thanh niên", "Cuộc thi vô địch tin học văn phòng", "sinh viên", "học sinh" ] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian đăng ký xét tuyển bằng kết quả đánh giá năng lực
NDO -Ngày 14/6, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chiều 13/6, căn cứ các thông tin phản ảnh về sự không bình thường của kết quả thiđánh giá năng lựcđợt 2, Thường trực Hội đồng thi đã thực hiện rà soát toàn diện các quá trình từ chấm thi đến công bố kết quả tới thí sinh.
Theo đó, kết quả rà soát cho thấy, quá trình chấm thi đã được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm tính chính xác, an toàn bảo mật ở từng giai đoạn, từ quét ảnh bài thi, xử lý ảnh bài thi để xác định điểm thô, quy đổi điểm bằng phần mềm chuyên dụng, rà soát, báo cáo hội đồng trước khi công bố.Công tác lưu trữ dữ liệu ảnh bài thi, điểm thô, kết quả thi được thực hiện nghiêm, sẵn sàng cho công tác phúc khảo, kiểm tra.Lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình tải kết quả thi lên hệ thống để công bố tới thí sinh. Do sự thiếu đồng bộ về thời gian giữa hai lần tải kết quả thi lên hệ thống (lần thứ nhất tải kết quả của tất cả các bài thi chưa cập nhật các trường hợp bất thường, lần thứ hai tải kết quả những bài thi được xử lý bất thường) nên trong khoảng thời gian từ chiều 10/6 đến chiều 12/6 có một số thí sinh nhận được kết quả thi không đầy đủ. Hiện tại, kết quả trên hệ thống là kết quả chính xác và đầy đủ cho tất cả các bài thi.Tin liên quanKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: 80 thí sinh đạt hơn 1.000 điểmSự cố kỹ thuật đáng tiếc này, tuy không ảnh hưởng đến kết quả thi của thí sinh nhưng đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của thí sinh, cũng như gây khó khăn cho quá trình thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để đăng ký xét tuyển.Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi để thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2024.Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kéo dài thời gian đăng ký chấm phúc khảo đến hết thứ hai (ngày 17/6).Điểm phúc khảo sẽ được công bố trước ngày 20/6. Thời gian đăng ký xét tuyển bằng kết quả đánh giá năng lực cũng được kéo dài từ ngày 15 đến hết ngày 21/6.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-keo-dai-thoi-gian-dang-ky-xet-tuyen-bang-ket-qua-danh-gia-nang-luc-post814280.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "thi đánh giá năng lực", "đăng ký xét tuyển" ] }
Đại học Quốc gia Hà Nội công bố lịch Đánh giá năng lực (HSA) năm 2024
NDO -Ngày 10/1, Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố kế hoạch triển khai kỳ thi đánh giá năng lực (HAS) học sinh THPT năm 2024. Theo kế hoạch, năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức sáu đợt thiđánh giá năng lựcvới số lượng có thể đăng ký là 84 nghìn lượt.
Theo Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội), thí sinh dự thi đánh giá năng lực sẽ đăng ký thi tại địa chỉ http:/hsa.edu.vn/ và chọnđịa điểm thi, ngày thi, ca thi. Hệ thống đăng ký chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm. Hệ thống cho phép thí sinh đăng ký tối đa hai lượt thi/năm (tính đến ngày 31/12). Hai lượt thi cách nhau liền kề tối thiểu 28 ngày. Ca thi sẽ tự động đóng khi đã hết chỗ đăng ký.Lệ phí dự thi là 500 nghìn đồng/thí sinh/lượt thi. Thí sinh đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc kỹ trước khi nộp lệ phí. Sau 96 giờ, ca thi sẽ tự động hủy nếu thí sinh không hoàn thành việc nộp lệ phí. Chi tiết hướng dẫn nộp phí đăng ký dự thi xem tại http://khaothi.vnu.edu.vn/.Thí sinh dự thi Đánh giá năng lực năm 2023 chuẩn bị làm bài thi.Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) khuyến cáo, thí sinh lựa chọn ca thi HSA tránh trùng lịch thi học kỳ của trường THPT hoặc lịch thi của các sở giáo dục và đào tạo tổ chức vào đầu tháng tư hằng năm.Hệ thống đăng ký của trung tâm sẽ mở cổng đăng ký dự thi HSA đợt một vào ngày 18/2. Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức thi từ 23/3 đến 2/6 tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.Cụ thể thời gian và địa điểm các đợt thi như sau:Đợt thiĐăng ký dự thiNgày thiĐịa điểm thi dự kiếnSố chỗ dự kiến4019 giờ ngày 18/223 và 24/3Hà Nội, Nam Định8.0004029 giờ ngày 18/26 và 7/4Hà Nội, Thái Bình,Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa18.0004039 giờ ngày 18/220 và 21/4Hà Nội, Hà Tĩnh,Nam Định, Nghệ An, Hải Dương18.0004049 giờ ngày 6/311 và 12/5Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An18.0004059 giờ ngày 6/325 và 26/5Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Nam Định, Ninh Bình12.0004069 giờ ngày 6/31 và 2/6Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương10.000Trường hợp lịch thi có thay đổi, Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ thông báo tới thí sinh trước 14 ngày thi.Cũng theo Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội), bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT làm trên máy tính, thời gian từ 195 đến 199 phút gồm ba phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học-Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên-xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Phần một và phần ba sẽ có thêm 1 đến 3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Thí sinh có thể xem đề thi tham khảo tại cổng thông tin khảo thí - http://khaothi.vnu.edu.vn/.Sau khi dự thi, thí sinh tra cứu kết quả thi và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-cong-bo-lich-danh-gia-nang-luc-hsa-nam-2024-post791454.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:13", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:13", "tags": [ "Đại học Quốc gia Hà Nội", "lịch", "Đánh giá năng lực", "HSA", "2024" ] }
Điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024
NDO -Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản được giữ ổn định như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thực hiện một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong Quy chế để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT ngày 6/3/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.Theo đó,kỳ thi tốt nghiệpTHPT năm 2024 về cơ bản được giữ ổn định như kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết chỉ thực hiện một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong Quy chế để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.Cụ thể, trong công tácđăng ký thi, các môn thi trong quy chế thi được quy định rõ để thí sinh thuận lợi hơn. Để tránh cho thí sinh bị nhầm lẫn về chế độ ưu tiên trong quá trình đăng ký thi, các đơn vị đăng ký dự thi có trách nhiệm tra cứu thông tin từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận ưu tiên theo nơi thường trú cho thí sinh; yêu cầu thí sinh có trách nhiệm bảo mật thông tin về tài khoản và mật khẩu.Quy định rõtrách nhiệm của thí sinhtrong kỳ thi. Ngoài quy định các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi để phục vụ cho việc làm bài thi, thì điểm mới là bổ sung quy định cụ thể các vật dụng thí sinh bị cấm đem vào phòng thi. Các quy định đối với thí sinh chỉ thi 1 hoặc 2 môn thành phần trong bài thi tổ hợp (thí sinh tự do).Về mặt nghiệp vụ chuyên môncông tác ra đề thi, bổ sung thêm các yêu cầu đối với khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách trong kỳ thi. Trong đó, làm rõ thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước đối với đề thi để thí sinh và các bên tham gia quá trình tổ chức thi nắm rõ và không vi phạm theo quy định bí mật nhà nước. Quy định cụ thể trong quy chế các vòng của khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách và nhiệm vụ của các vòng để bảo đảm phù hợp với quá trình triển khai của các cá nhân và đơn vị tham gia tổ chức thi.Bổ sungdanh mục các chứng chỉ ngoại ngữđược sử dụng để miễn thi bài thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm để tạo sự công bằng cho thí sinh dự thi và các chứng chỉ ngoại ngữ đã được công nhận đến nay.Bên cạnh đó, còn có một số thay đổi về mặt kỹ thuật của các hội đồng ra đề, coi thi, chấm thi hoặc đưa các nội dung từ hướng dẫn tổ chức thi mọi năm vào trong quy chế để tính thống nhất thực hiện cao hơn trong quá trình tổ chức thi.
https://nhandan.vn/diem-moi-trong-quy-che-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2024-post799226.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Quy chế thi 2024", "thi tốt nghiệp", "THPT", "Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024" ] }
Lịch sử ra đời Ngày Nhà giáo Việt Nam
NDO -Hằng năm, cứ mỗi dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, các thế hệ học sinh trên cả nước lại nô nức cùng nhau tri ân thầy cô giáo. Ngày 20/11 vì thế trở thành ngày hội lớn của thầy và trò, ngày cả dân tộc nêu cao truyền thống "tôn sư trọng đạo" và là ngày truyền thống của ngành giáo dục. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng độc giả lịch sử ra đời của Ngày Hiến chương các nhà giáo này.
https://nhandan.vn/lich-su-ra-doi-ngay-nha-giao-viet-nam-post725802.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Ngày Nhà giáo", "lịch sử", "20/11", "Tôn sư trọng đạo" ] }
Hai mức độ công nhận “Cộng đồng học tập”
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư quy định về đánh giá công nhận cộng đồng học tập cấp xã, huyện, tỉnh, áp dụng từ ngày 12/2/2024. Theo đó, các cấp xã, huyện, tỉnh đạt đủ các tiêu chí sẽ được công nhận “Cộng đồnghọc tập” ở hai mức độ 1 và 2.
Đối với cấp xã (xã, phường, thị trấn), Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện quyết định công nhận đạt “Cộng đồng học tập”.Để được công nhận “Cộng đồng học tập” mức độ 1, các địa phương phải đạt được chỉ tiêu của năm tiêu chí gồm: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã; Huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương; Hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và thư viện công cộng cấp xã, trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã; Kết quả phổ cập xóa mù chữ; tác dụng của việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã.Đối với mức độ 2, các đơn vị cấp xã phải đạt được năm tiêu chí như mức độ một. Tuy nhiên, hai tiêu chí: Phổ cập xóa mù chữ và tác dụng của việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, có các chỉ tiêu cao hơn mức độ 1.Đối với cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố) do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận đạt “Cộng đồng học tập”.Tin liên quanLan tỏa của văn hóa đọc, thúc đẩy hình thành xã hội học tậpĐể được công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện mức độ 1, các địa phương phải bảo đảm được chỉ tiêu của bốn tiêu chí: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện; Huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương; Hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp huyện và thư viện công cộng cấp huyện, trung tâm văn hóa, thể thao cấp huyện; Tác dụng của việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp huyện.Đối với mức độ 2, các đơn vị cấp huyện phải đạt được bốn tiêu chí như mức độ 1. Tuy nhiên, tiêu chí: Tác dụng của việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp huyện, có chỉ tiêu cao hơn mức độ một.Đối với việc công nhận “Cộng đồng học tập” cấp tỉnh (tỉnh, thành phố) sẽ do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quyết định. Các địa phương cấp tỉnh muốn được công nhận “Cộng đồng học tập” cấp tỉnh phải bảo đảm chỉ tiêu của bốn tiêu chí gồm: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp tỉnh; huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương; hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp tỉnh và thư viện công cộng cấp tỉnh, bảo tàng tỉnh, đài phát thành truyền hình tỉnh; tác dụng của việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp tỉnh.Đối với mức độ 2, các đơn vị cấp tỉnh phải đạt được bốn tiêu chí như mức độ 1 nhưng chỉ tiêu của tiêu chí: Tác dụng của việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp tỉnh cao hơn.Việc công nhận “Cộng đồng học tập” các cấp phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch; đúng tiêu chí, điều kiện, quy trình, thẩm quyền và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.Việc công nhận “Cộng đồng học tập” cũng nhằm tạo cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi để mọi người trong xã hội đều được tham gia học tập, thúc đẩy phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời, góp phần xây dựngxã hội học tập.
https://nhandan.vn/hai-muc-do-cong-nhan-cong-dong-hoc-tap-post790617.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Cộng đồng học tập", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "học tập thường xuyên", "xây dựng xã hội học tập", "học tập" ] }
Trường đại học Ngoại thương công bố ngưỡng điểm đáp ứng điều kiện hồ sơ xét trúng tuyển
NDO -Chiều 14/6, Trường đại học Ngoại thương đã công bố ngưỡng điểm đáp ứng điều kiện hồ sơ xéttrúng tuyểnnăm 2024. Đây là một trong những trường đại học đầu tiên công bố ngưỡng điểm xét trúng tuyển năm 2024.
Theo công bố, Hội đồng tuyển sinh Trường đại học Ngoại thương đã thông qua ngưỡng điểm đáp ứng điều kiện hồ sơ xét trúng tuyển năm 2024 cho ba phương thức: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT đối với thí sinh học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi tỉnh, thành phố và thí sinh hệ chuyên; xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế; xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 2024, số lượng đăng ký xét tuyển sớm của Trường đại học Ngoại thương tăng nhẹ so với năm 2023, riêng đối với phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), số lượng thí sinh đăng ký vượt trội hơn so với năm trước.Theo thống kê, tổng số thí sinh có số điểm SAT từ 1.530 là 196, từ 1.550 là 77 và đặc biệt có hai thí sinh có số điểm SAT gần như tuyệt đối là 1.590.Ngưỡng điểm đáp ứng điều kiện hồ sơ xét trúng tuyển tùy theo từng ngành, từngphương thứcvà cách tính, quy đổi điểm theo đề án tuyển sinh của trường. Trong đó, phần lớn các ngành có điểm trúng tuyển sớm theo ba phương thức xét tuyển nêu trên đối với cơ sở đào tạo chính tại Hà Nội từ 26 đến 30.3 điểm; cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh khoảng từ 26.3 đến 30 điểm; cơ sở Quảng Ninh từ 24.84 đến 27 điểm.Trường đại học Ngoại thương lưu ý, thí sinh được xác định trúng tuyển chính thức vào các chương trình đào tạo của trường phải đáp ứng được điều kiện về tốt nghiệp THPT và được xác định trúng tuyển trên Hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.Riêng thí sinh xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển có sử dụng kết quả học tập THPT phải đáp ứng thêm điều kiện về tổng điểm thi tốt nghiệp thi THPT năm 2024 theo quy định trong đề án tuyển sinh của trường. Trường sẽ gửi thông báo kết quả xét tuyển đến từng thí sinh qua email thí sinh đã đăng ký.Từ ngày 17/6, thí sinh có thể tra cứu kết quả xét tuyển tại Hệ thống xét tuyển trực tuyến của Trường đại học Ngoại thương: https://www.tuyensinh.ftu.edu.vn.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-ngoai-thuong-cong-bo-nguong-diem-dap-ung-dieu-kien-ho-so-xet-trung-tuyen-post814379.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Xét tuyển", "phương án tuyển sinh", "thí sinh", "Trường đại học Ngoại thương" ] }
Phát hiện, hướng nghiệp, ươm tạo tài năng từ bậc trung học phổ thông
NDO -Ngày 17/5, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Ngày hội Tư vấntuyển sinh và hướng nghiệpcho học sinh khối trung học phổ thông nhằm quảng bá tuyển sinh đại học và giới thiệu Chương trình ươm tạo tài năng từ bậc trung học phổ thông (VNU12+).
Tại ngày hội, gần 1.600 học sinh các trường trung học phổ thông của Đại học Quốc gia Hà Nội và các phụ huynh đã có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với các giáo sư, phó giáo sư, là các giảng viên, nhà quản lý để được tư vấn và định hướng về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.Theo ban tổ chức, năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh gần 18.000 chỉ tiêu vào các ngành, chương trình đào tạo.Để công tác tuyển sinh đạt hiệu quả, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện các giải pháp đồng bộ đổi mới tuyển sinh, tăng cường năng lực tổ chức quản lý đào tạo theo mô hình quản trị đại học tiên tiến, nhằm thu hút được nhiều thí sinh giỏi, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hội nhập quốc tế, mở rộng quy mô tuyển sinh tại Hòa Lạc. Phương thức tuyển sinh lấy kết quả thi đánh giá năng lực, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 cùng một số phương thức khác.Tin liên quanĐại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh gần 18 nghìn chỉ tiêu đại họcĐáng chú ý, bên cạnh các chương trình đào tạo hệ chuẩn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng các chương trình đặc biệt để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài với các chương trình đào tạo bậc đại học như: Chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã xây dựng Đề án “Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại Đại học Quốc gia Hà Nội” nhằm cụ thể hóa, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, triển khai chiến lược phát triển của đơn vị đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.Đáng chú ý, hướng tới mục tiêu tạo cơ hội cho học sinh các trường trung học phổ thông của trong đơn vị được tiếp cận và định hướng ngành nghề sớm, được tập dượt nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học có uy tín, được rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc đại học và tạo nguồn đào tạo nhà khoa học đạt chuẩn quốc tế trong tương lai, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng và ban hành Chương trìnhươm tạo tài năngtừ bậc trung học phổ thông (VNU12+).Chương trình VNU 12+ cũng hướng tới mục tiêu thu hút học sinh giỏi vào học bậc trung học phổ thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tạo nguồn đào tạo nhà khoa học đạt chuẩn quốc tế trong tương lai, đặc biệt các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học cơ bản.Học sinh tham gia Chương trình VNU 12+ là học sinh trung học phổ thông hệ chuyên và không chuyên ở các trường trung học phổ thông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đáp ứng một trong các điều kiện: Đã và đang là thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của đơn vị; đạt giải trong kỳ thi Olympic bậc trung học phổ thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của đơn vị (đối với học sinh trung học phổ thông chuyên) hoặc đạt giải ba trở lên trong kỳ thi Olympic bậc trung học phổ thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của đơn vị (đối với học sinh trung học phổ thông không chuyên); Kết quả học tập trong năm học lớp 10 (đối với học sinh trung học phổ thông chuyên) hoặc kết quả học tập trong năm học lớp 10 và học kỳ I lớp 11 (đối với học sinh trung học phổ thông không chuyên) đạt mức tốt và có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.Ngoài các trường hợp trên, học sinh được đăng ký tham gia Chương trình VNU 12+ nếu được một nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực, ngành đào tạo và thuộc danh sách giảng viên tham gia Chương trình VNU 12+ phát hiện, bảo lãnh và cam kết sẽ định hướng nghề nghiệp…Học sinh trung học phổ thông tham gia chương trình VNU12+ được ưu tiên xét tuyển vào các chương trình đào tạo trình độ đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông nếu tích lũy trước tối thiểu ba học phần theo đúng quy định và đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của nhóm ngành, ngành, chương trình đào tạo trong năm tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội; đạt khi phỏng vấn của tiểu ban chuyên môn. Giảng viên tham gia chương trình cũng được quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm…Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bảo Sơn chia sẻ tại ngày hội.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện tại, Đại học Quốc gia Hà Nội đang triển khai 177 chương trình đào tạo đại học và 185 chương trình đào tạo thạc sĩ và 114 chương trình đào tạo tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, giáo dục, ngoại ngữ… Chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội giữ vị trí hàng đầu của Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích đánh giá, kỹ năng nghề nghiệp, bổ trợ và trình độ ngoại ngữ quốc tế. Đáng chú ý, những năm qua, công tác phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài là một trong các nhiệm vụ đặc biệt luôn được Đại học Quốc gia Hà Nội quan tâm, được triển khai một cách bài bản.Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Bảo Sơn, Chương trình VNU 12+ được xây dựng với mục tiêu phát hiện, thu hút, đào tạo và hướng nghiệp sớm cho học sinh trung học phổ thông có tiềm năng, năng lực, tài năng thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua việc lựa chọn, tư vấn ngành nghề và tạo điều kiện cho học sinh đăng ký học sớm một số học phần trong các chương trình đào tạo trình độ đại học phù hợp với hướng nghề nghiệp tư vấn cho học sinh.Việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp và học sớm của từng học sinh sẽ được tổ chức theo hình thức cá thể hóa đào tạo với sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên có trình độ và uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội.Ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2024 là dịp để các em học sinh và các bậc phụ huynh tìm hiểu về các ngành nghề đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, tiêu chuẩn xét chọn; quyền và nghĩa vụ của học sinh; cách thức tổ chức triển khai Chương trình VNU 12+. Trên cơ sở đó, Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn các em nếu cảm thấy mình có ước mơ, có năng lực thì có thể lựa chọn và xây dựng cho mình kế hoạch học tập dài hạn trong tương lai; tìm được hướng đi phù hợp với năng lực của bản thân.
https://nhandan.vn/phat-hien-huong-nghiep-uom-tao-tai-nang-tu-bac-trung-hoc-pho-thong-post809861.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Ngày hội tư vấn tuyển sinh", "Đại học Quốc gia Hà Nội", "ươm tạo tài năng", "tuyển sinh", "hướng nghiệp", "VNU12+" ] }
Tổ chức Ngày Vật lý Việt Nam lần thứ nhất
NDO -Ngày 6/11, tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội,Hội Vật lý Việt Namphối hợp một số trường đại học tổ chức Ngày Vật lý Việt Nam lần thứ nhất (6/1).
Theo GS, TS Nguyễn Đại Hưng, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, từ năm 1966, theo đề xuất và tổ chức thực hiện của GS Tạ Quang Bửu, GS Ngụy Như Kon Tum, GS Đinh Ngọc Lân, Chính phủ đã cho phép Hội Vật lý Việt Nam thành lập và đi vào hoạt động trên lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng và phổ biến kiến thức về vật lý phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Năm 1971, Hội Vật lý Việt Nam tổ chức Hội nghị Vật lý đầu tiên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hội nghị đã vinh dự được đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến động viên và chỉ đạo. Cho đến nay, Hội nghị do Hội Vật lý Việt Nam duy trì tổ chức, gọi là Hội nghị Vật lý toàn quốc, được duy trì và tổ chức định kỳ 5 năm/lần. Hội tham gia xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, phát triển nghiên cứu cơ bản, phát triển ngành vật lý phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Ngày 24/3/2015, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 380/QĐ-TTg ban hành Chương trình phát triển Vật lý đến năm 2020. Trong Chương trình phát triển Vật lý, Hội Vật lý Việt Nam (đại diện cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) được giao nhiệm vụ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ: Tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn về vật lý trong nước và quốc tế, tổ chức các khóa học vật lý quốc tế ngắn hạn; tăng cường công tác thông tin, xuất bản và truyền thông ngành vật lý; khuyến khích các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài và các nhà khoa học quốc tế tham gia vào hoạt động nghiên cứu và đào tạo ngành vật lý…Ngày 4/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1187/QĐ-TTg cho phép tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển Vật lý (giai đoạn 2021-2025) tầm nhìn 2030.Với những nỗ lực và đạt được nhiều kết quả, sau khi lấy ý kiến của Ban chấp hành Hội Vật lý Việt Nam và cộng đồng vật lý Việt Nam, Hội Vật lý Việt Nam đã lấy ngày 6/11 hàng năm là Ngày Vật lý Việt Nam.Ngày Vật lý Việt Nam được tổ chức nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển các hoạt động nghiên cứu, đào tạo; tăng cường hợp tác và phổ biến kiến thức trong cộng đồng, nâng cao sự quan tâm, say mê của giới học sinh, sinh viên và công chúng đối với vật lý.Quang cảnh công bố Ngày Vật lý Việt NamTheo GS, TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội, việc ra đời Ngày Vật lý Việt Nam đánh dấu giai đoạn mới cho sự phát triển của ngành Vật lý Việt Nam để cùng các ngành khoa học khác đóng góp xây dựng, phát triển đất nước.Tại Ngày Vật lý Việt Nam lần thứ nhất, Hội Vật lý Việt Nam đã trao tặng giải thưởng “Nhà Vật lý trẻ triển vọng” cho TS Cao Hoàng Nam, Trường đại học Phenikaa. Ngoài ra, các chuyên gia, nhà nghiên cứu Vật lý cũng chia sẻ các vấn đề chuyên môn như: GS, TSKH Lê Văn Hoàng trao đổi về “Giải thưởng Nobel Vật lý năm 2023”; GS, TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội trao đổi về: “Vật lý và nghệ thuật”; PGS, TS Phạm Hồng Dương chia sẻ chủ đề “Hai thế giới một thực tại”…
https://nhandan.vn/to-chuc-ngay-vat-ly-viet-nam-lan-thu-nhat-post781228.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [] }
Trưởng thành hơn với hoạt động trại hè du lịch
Khoảng chục năm trở lại đây, khái niệm trại hè dần trở nên quen thuộc ở Việt Nam. Đúng như tên gọi, đây là các chương trình đa trải nghiệm được tổ chức vào kỳ nghỉ hè của học sinh, thường tích hợp hoạt động tham quan, dã ngoại trong, ngoài nước với cung cấp kiến thức mà trẻ ít được trang bị khi học tại nhà trường.
Không chỉ có cơ hội giao lưu, kết nối bạn bè, gần gũi và khám phá thiên nhiên, các em nhỏ tham gia trại hè còn được phát triển kỹ năng sống, kỹ năng tư duy, xử lý tình huống, tính tự lập, khả năng ngoại ngữ... Vì thế, dù chi phí luôn cao hơn tour du lịch thông thường, các phụ huynh vẫn sẵn sàng rút hầu bao để con em mình có cơ hội trải nghiệm trại hè.Xuất phát từ nhu cầu đó, thị trường trại hè tại nước ta ngày càng nở rộ với hàng loạt mô hình hoạt động theo nhiều chủ đề, nội dung, như trại hè tiếng Anh, trại hè công nghệ, trại hè quân đội, trại hè nghệ thuật, thể thao...Đơn vị tổ chức cũng vô cùng đa dạng, từ các trường tiểu học, trung học, cơ sở đào tạo quốc tế, trung tâm tiếng Anh, trung tâm tư vấn du học tới trung tâm đào tạo kỹ năng sống, câu lạc bộ phát triển năng khiếu, công ty du lịch...Và đương nhiên, chi phí cho các trại hè theo đó cũng trải rộng ở nhiều mức: vài triệu đồng, vài chục triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng tùy theo địa điểm tổ chức, lịch trình, mức độ đa dạng của các hoạt động.Có hai hình thức trại hè phổ biến ở nước ta hiện nay, đó là: trại hè bán trú thường diễn ra trong phạm vi địa phương, phụ huynh đưa đón con đến địa điểm tổ chức mỗi ngày; và trại hè nội trú, nơi các em nhỏ có khoảng thời gian tách ra khỏi vòng tay cha mẹ theo đơn vị tuần hay tháng để học cách tự lập.Các trại hè nội trú không chỉ gói gọn ở các điểm đến trong nước mà còn có thể được tổ chức tại nước ngoài, trong đó khá phổ biến là những trại du học hè quốc tế, đưa học sinh đến một số nước như Singapore, Philippines, Australia, Mỹ... để các em vừa được khám phá cảnh quan, văn hóa của đất nước mình yêu thích, vừa có cơ hội giao lưu với người bản xứ, tìm hiểu những cơ sở giáo dục nổi tiếng, qua đó tăng cường vốn từ vựng ngoại ngữ, khả năng phản xạ, và có thể là tạo tiền đề cho việc du học sau này.Dạo quanh thị trường, có thể thấy các trại hè du lịch giáo dục 2024 đang vô cùng sôi động. Hè năm nay, Trung tâm Phát triển kỹ năng xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tiếp tục tuyển sinh 6 khóa Học kỳ quân đội tại Lữ đoàn 147 Hải quân đánh bộ - Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân (Quảng Ninh) và Trung đoàn 88 - Quân đoàn 12 (Hòa Bình) dành cho các cháu từ 8 đến 18 tuổi.Hướng đến phát triển những kỹ năng về bảo vệ môi trường, sinh hoạt khoa học, kỹ năng sinh tồn, Bamboo Edu lại thiết kế phiên bản “Trại hè phiêu lưu ký version 2.0” với các khóa tại Khu nghỉ dưỡng Tuần Châu Ecopark (Quốc Oai) và Khu sinh thái Mycamping (Sóc Sơn) ở Hà Nội, đưa trẻ em tham gia chuỗi trải nghiệm thú vị kéo dài 5 ngày mỗi khóa qua các Làng Ồn ào, Làng Bí ẩn, Làng Phép thuật, Làng Sinh tồn, Làng Háo hức.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các bậc phụ huynh càng cần thận trọng, tỉnh táo lựa chọn để con có môi trường sinh hoạt hè chất lượng, bảo đảm an toàn. Trên thực tế, do không tìm hiểu kỹ, không ít cha mẹ, con cái đã phải thất vọng khi tham gia những trại hè mà giá trị thu nhận được không tương xứng chi phí đầu tư.Một số người còn ví von đi những trại hè này chẳng khác gì tour du lịch thông thường với giá đắt đỏ. Thậm chí, gần đây, còn xuất hiện những trang mạng xã hội cung cấp thông tin giả mạo về việc tổ chức trại hè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Ông Lê Công Năng, Tổng Giám đốc Công ty Wondertour cho biết: Hiện chưa có quy chuẩn hay tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá về chất lượng trại hè, nên càng cần phụ huynh sáng suốt khi định hướng và chọn trại hè cho con. Trại hè muốn bảo đảm tính chuyên nghiệp trong tổ chức, đem lại những giá trị đúng như cam kết thì cần có sự “bắt tay” của nhiều bên.Chẳng hạn, cơ sở giáo dục, đào tạo kỹ năng khi muốn tổ chức những trại hè tích hợp dã ngoại, tham quan phải kết hợp các công ty lữ hành có đủ chức năng để lo khâu đi lại, lưu trú, ăn uống, an ninh an toàn cho học sinh.Ngược lại, trại hè do các đơn vị du lịch đứng ra tổ chức cũng phải có sự kết hợp với các trung tâm giáo dục, trung tâm đào tạo kỹ năng, các chuyên gia tâm lý... để nâng cao giá trị trải nghiệm trong trại hè.
https://nhandan.vn/truong-thanh-hon-voi-hoat-dong-trai-he-du-lich-post811586.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "trại hè", "nắng nóng", "du lịch" ] }
Tọa đàm khoa học bàn về đào tạo cao đẳng
NDO -Ngày 14/10, tạithành phố Tuy Hòa(Phú Yên), Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông phối hợp tổ chức chương trình tọa đàm khoa học bàn về đào tạo cao đẳng.
Tham dự tọa đàm có đông đảo các nhà giáo, nhà khoa học thành viên Hiệp hội các trườngcao đẳng, đại họcViệt Nam; đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước các trường cao đẳng; lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn các tỉnh.Tại buổi tọa đàm, các đại biểu phát biểu tham luận tập trung làm rõ vai trò, vị trí của trình độ cao đẳng trong hệ thốnggiáo dục quốc dân; cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề chủ yếu cho xã hội; thực trạng các trường đào tạo hệ cao đẳng hiện nay; hiệu quả đào tạo và những bất cập trong liên thông trình độ từ cao đẳng lên đại học…Đồng thời, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại hiện nay của các trường đào tạo trình độ cao đẳng, đào tạo nghề; giới thiệu các mô hình đào tạo nghề tại các nước trên thế giới.Cụ thể như PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp khu vực ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Ô-tô-Máy động lực Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận: “Vai trò của các trường Cao đẳng cộng đồng trong giáo dục đại học Hoa Kỳ và vấn đề liên thông từ cao đẳng lên đại học” cho biết, các trường cao đẳng tại Hoa Kỳ và chính sách liên thông đại học thông qua việc công nhận tín chỉ đã giúp hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ cực kỳ linh hoạt và hiệu quả, giúp người học tiết kiệm thời gian và chi phí học tập, giúp các trường trong hệ thống giáo dục đại học sử dụng hiệu quả nguồn lực.Đây là bài học lớn cho nền giáo dục Việt Nam vì ngay từ khi giáo dục nghề nghiệp bị tách ra khỏi hệ thống giáo dục đại học, tính liên thông đã không còn do chương trình đào tạo giữa bậc cao đẳng và đại học không được đối sánh để công nhận tín chỉ, gây lãng phí nguồn lực. Các trường cao đẳng cũng gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh khi không được tiếp cận cơ sở dữ liệu giáo dục phổ thông.PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp khu vực ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Ô-tô-Máy động lực Thành phố Hồ Chí Minh (người đứng bên phải) trình bày tham luận tại tọa đàm.Để giải quyết các vấn đề nêu trên, điều cấp thiết nhất hiện nay là phải đưa các trường cao đẳng quay lại hệ thống giáo dục đại học và thống nhất quản lý ở cấp vĩ mô. Việc quy hoạch lại các trường đại học địa phương thành mạng lưới các trường cao đẳng như mô hình của Mỹ sẽ giúp hệ thống đào tạo nhân lực của đất nước linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.Theo GS.TS Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, qua tọa đàm bàn về cao đẳng, nhằm góp thêm góc nhìn, tiếng nói của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý vềđào tạo trình độ cao đẳng; khẳng định vị trí của trình độ cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân; vai trò cung cấp nguồn nhân lực, bảo đảm cung cấp đủ lao động có kỹ năng nghề tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất…
https://nhandan.vn/toa-dam-khoa-hoc-ban-ve-dao-tao-cao-dang-post777621.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Tọa đàm khoa học", "đào tạo cao đẳng", "giáo dục quốc dân", "liên thông đại học" ] }
Hà Nội công bố điểm thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 12
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố điểm thihọc sinh giỏicác môn văn hóa lớp 12 cấp trung học phổ thông năm học 2023-2024, đồng thời hướng dẫn thí sinh cáchtra cứu điểm thi, phúc khảo.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các trường có học sinh dự thi tiếp nhận kết quả điểm thi tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; nhà trường thông báo kết quả điểm thi cho các thí sinh dự thi; thí sinh nhập số báo danh tra cứu kết quả điểm thi tại cổng thông tin điện tử của ngành giáo dục theo địa chỉ www.tracuu.hanoi.edu.vn.Sau khi có kết quả thi, từ ngày 10 đến 12/10, các trường tiếp nhận đơn đề nghị phúc khảo bài thi của thí sinh (nếu có); trước 10 giờ ngày 13/10, các trường lập và gửi danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo bài thi về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.Điểm chuẩn tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi vào các đội tuyển Thành phố dự thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 các môn văn hóa bao gồm: Toán 14,5, Vật lý 15,25, Hóa học 12,75, Sinh học 13,25, Tin học 12, Ngữ văn 13,5, Lịch sử 15,5, Địa lý 14, Tiếng Anh 14,4, Tiếng Pháp 12,8.
https://nhandan.vn/ha-noi-cong-bo-diem-thi-hoc-sinh-gioi-cac-mon-van-hoa-lop-12-post776519.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "học sinh giỏi", "Thi học sinh giỏi", "Hà Nội" ] }
Khó chấp nhận việc học sinh ở Đồng Nai phải học ca 3
NDO -Sẽ khó chấp nhận được khi Đồng Nai là một trong 5 tỉnh có đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước nhưng học sinh phải học ca 3, sĩ số học sinh trên lớp quá cao.
Đồng chí Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh như vậy ngay buổi giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (giai đoạn 2018-2023) tại Ủy ban nhân dântỉnh Đồng Naivào sáng 29/2.Qua giám sát, cùng với đánh giá cao những kết quả đạt được, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường đặt vấn đề việc thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập nên gắn với địa giới hành chính hay gắn với nhu cầu để tiết kiệm biên chế, ngân sách. Chẳng hạn, ở địa bàn một phường có bệnh viện đa khoa lớn thì có nhất thiết phải xây dựng trạm y tế để tốn hàng chục biên chế hay chỉ cần 2 cán bộ dự phòng là đủ.Hoặc việc thành lập mỗi huyện một Trung tâm đăng ký đất đai có thực sự cần thiết. Qua khảo sát nếu thấy không cần thiết thì chỉ nên lập 1 trung tâm phụ trách địa bàn 2 hoặc 3 huyện, huyện nào có địa bàn, quy mô dân số lớn thì có thể có riêng một trung tâm, như vậy, sẽ giảm được đầu mối và biên chế.Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiệu lực, hiệu quả, tạo thuận tiện cho người dân nhưng phải đạt được mục đích nữa là giảm được chi từ ngân sách để dành nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực cấp thiết khác.Quang cảnh buổi giám sát.Đồng chí Quản Minh Cường đề nghị tiếp tục đánh giá về chất lượng, hiệu quả, mô hình tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện mô hình cơ chế tự chủ tài chính: “Các ngành liên quan cần tính toán quy hoạch phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập ở từng lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Sẽ khó chấp nhận được khi Đồng Nai là một trong 5 tỉnh có đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước nhưng học sinh phải học ca 3, sĩ số học sinh trên lớp quá cao, thiếu giáo viên nghiêm trọng”, đồng chí Quản Minh Cường nói.Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, nơi nào cần chi ngân sách vẫn phải chi, còn nếu muốn cắt giảm thì phải có lộ trình và làm tốt xã hội hóa, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.Giám đốc Sở Tài chính Đồng Nai Trương Thị Hương Bình lý giải về thực trạng khó khăn trong thực hiện tự chủ tài chính của một số đơn vị sự nghiệp công lập.Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, tính đến cuối năm 2023, tỉnh có 882 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 120 đơn vị so năm 2015. Về biên chế giảm 3.537 chỉ tiêu so năm 2015. Đối với tự chủ tài chính, hiện có 5 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, 59 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, 60 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, còn lại 758 đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.Thực tế, việc sắp xếp, tổ chức bộ máy ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn mang tính cơ học; đầu mối trực thuộc một số nơi đã được sắp xếp tinh gọn nhưng chưa phù hợp, chưa có sự gắn kết; chỉ giảm đầu mối về tổ chức bộ máy, chưa thực sự gắn với việc thực hiệntinh giản biên chế.
https://nhandan.vn/kho-chap-nhan-viec-hoc-sinh-o-dong-nai-phai-hoc-ca-3-post798076.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "học sinh phải học ca 3", "Đồng Nai" ] }
Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
NDO -Ngày 4/5, tại Trường đại học Phenikaa diễn ra hội thảo quốc tế “Nguồnnhân lực bán dẫnViệt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu” do Tập đoàn Phenikaa, Trường đại học Phenikaa phối hợp Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hàdự và phát biểu ý kiến.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Phenikaa Hồ Xuân Năng cho biết, Việt Nam có các điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn bởi hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, sự quan tâm và quyết liệt của Chính phủ trong việc ban hành các chính sách và hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó lĩnh vực vi mạch bán dẫn là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực.Từ phía các doanh nghiệp và các trường đại học nhận thức rằng, do tính chất đặc thù, việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nói chung, nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn nói riêng, không thể đạt được hiệu quả cao nếu thực hiện một cách độc lập, đơn lẻ.Vì vậy, việc tạo dựng mối liên kết chặt chẽ, tương hỗ giữa “ba nhà” là: Các cơ quan nhà nước-các viện, trường đại học, các doanh nghiệp là nhu cầu thiết yếu để thúc đẩy việc đào tạo nguồnnhân lựcvi mạch bán dẫn bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất.Tại hội thảo, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã thảo luận, trao đổi về thị trường; chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn của các công ty và trường đại học; việc chia sẻ các phương tiện và phòng lab dùng chung cho đào tạo và thiết kế chip bán dẫn; tính khả thi của việc đào tạo 50 nghìn kỹ sư bán dẫn Việt Nam đến năm 2030.Đặc biệt, các đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế cũng thảo luận về cách làm thế nào để có thể hình thành một tháp nhân lực bán dẫn từ nguồn nhân lực đầy tiềm năng của Việt Nam.Ngoài ra, phiên tọa đàm tại hội thảo được các đại biểu tham dự trao đổi trực tiếp với các diễn giả và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc, hướng đến sự phát triển nguồn nhân lực bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và thế giới.Hội thảo cũng diễn ra hoạt động trao biên bản hợp tác giữa các đơn vị, doanh nghiệp, trường đại học; hợp tác giữa Trung tâm Phenikaa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn (Trường đại học Phenikaa) và các tập đoàn, doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thống nhất kế hoạch hành động, đầu tư với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và quốc tế; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo để hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp bán dẫn trong chuỗi giá trị chip bán dẫn toàn cầu.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu ý kiến tại hội thảo.Ảnh: Lệ Cẩm.Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao các đơn vị tổ chức hội thảo lựa chọn chủ đề hết sức thời sự về nguồnnhân lực bán dẫnViệt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là dịp để Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các địa phương, trường, viện doanh nghiệp cùng lắng nghe ý kiến của nhau về phát triển nguồn nhân lực.Theo Phó Thủ tướng, ngành công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng. Trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lại, việc phát triển đất nước dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn. Đối với các nước đang phát triển như nước ta cần phải có bước đi và cách nhìn nhận thấu đáo để tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn; trong đó đặt ra vấn đề đào tạo nhận lực cho lĩnh vực này.Các chủ trương, định hướng, quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước đã rõ. Việt Nam nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn và hiện đang đứng trước thời cơ to lớn để trở thành một điểm đến chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.Việc nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu về vi mạch bán dẫn được cho là bài toán mấu chốt, là cơ hội cũng là thách thức lớn nhất để phát huy tốt tiềm năng.Vì vậy, Phó Thủ tướng mong muốn tại hội thảo được lắng nghe trao đổi, thảo luận, đóng góp, đề xuất của các nhà quản lý, các tổ chức ngoại giao, đơn vị đào tạo, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế về xu thế, cơ hội, giải pháp để Việt Nam có thể giải được bài toán trên. Trong đó, cần xác định thế mạnh của Việt Nam, có thể nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ ngay những khâu nào trong chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn.Chính phủ sẽ xây dựng, triển khai tất cả những chính sách có thể để tiến tới một lúc nào đó, tính quyết định thị trường nguồn nhân lực là thị trường nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn. Việt Nam tiến tới xây dựng được ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.Phó Thủ tướng Trần Hồng HàPhó Thủ tướng đánh giá cao sự đi đầu của các trường đại học trên cả nước đào tạonguồn nhân lựcsẵn sàng tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn nhưng cũng lưu ý, đào tạo nhân lực bán dẫn cũng cần dựa trên dự báo, thị trường để thực sự đáp ứng nhu cầu. Việc đào tạo nhân lực đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại.Đặc biệt, muốn đào tạo hàng chục nghìn lao động chất lượng cao trong ngành công nghiệp bán dẫn, trước hết phải ưu tiên đào tạo, thu hút đội ngũ giáo viên, giảng viên chất lượng cao, có kinh nghiệm chuyên sâu trong ngành để nâng cao chất lượng giảng dạy.Tại hội thảo cũng diễn ra hoạt động trao biên bản hợp tác giữa các đơn vị, doanh nghiệp, trường đại học; hợp tác giữa Trung tâm Phenikaa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn (Trường đại học Phenikaa) và các tập đoàn, doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thống nhất kế hoạch hành động, đầu tư với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và quốc tế; thúc đẩy nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo để hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp bán dẫn trong chuỗi giá trị chip bán dẫn toàn cầu.
https://nhandan.vn/nguon-nhan-luc-ban-dan-viet-nam-trong-chuoi-cung-ung-toan-cau-post807855.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "nhân lực bán dẫn", "công nghệ", "nhân lực", "Trường đại học Phenikaa", "công nghiệp bán dẫn" ] }
Mức điểm sàn Đánh giá tư duy 2024 dự kiến của Đại học Bách khoa Hà Nội
NDO -Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố phổ điểm chung qua 6 đợt Đánh giá tư duy năm 2024. Mức điểm xét tuyển yêu cầu theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy vào các ngành được dự kiến là 50/100 điểm.
Kỳ thi Đánh giá tư duy - TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 gồm 6 đợt thi, thu hút hơn 20.000 thí sinh đăng ký tham dự với hơn 40.000 lượt thi. Theo số liệu thống kê của Đại học Bách khoa Hà Nội, năm nay, trung bình mỗi thí sinh đã dự thi 2 lượt.Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội được mở rộng thêm 3 điểm thi tại: Thái Bình, Hải Dương, Hà Tĩnh, giúp các thí sinh tiếp cận kỳ thi thuận tiện hơn.Kết quả, qua 6 đợt Đánh giá tư duy năm 2024, điểm thí sinh đạt cao nhất là 96,43. Điểm trung bình của các thí sinh là 53,1.Trong số các bài thi đạt điểm cao, có 20 bài thi đạt trên 90 điểm; 177 bài thi đạt trên 80 điểm; 1.771 bài thi đạt trên 70 điểm.Đại học Bách khoa Hà Nộingày 20/6 cho biết, mức điểm xét tuyển yêu cầu (điểm sàn) theo phương thức sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá tư duy vào các ngành dự kiến là 50/100 điểm.Thí sinh được lựa chọn điểm TSA cao nhất để tham gia xét tuyển đại học năm 2024. Các thí sinh có thể đặt không giới hạn số nguyện vọng vào 64 chương trình đào tạo của nhà trường.Trong thời gian từ ngày 18 đến 30/7, các thí sinh đăng ký các nguyện vọng trên hệ thống đăng ký nguyện vọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá tư duy.
https://nhandan.vn/muc-diem-san-danh-gia-tu-duy-2024-du-kien-cua-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-post815331.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "TSA 2024", "TSA", "Đánh giá tư duy 2024", "Đại học Bách khoa Hà Nội", "điểm sàn", "ngưỡng xét tuyển", "tuyển sinh đại học" ] }
Thí điểm hệ thống học bạ điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ,chuyển đổi sốtrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội ngày nay. Ðể hướng đến sự liên thông trong quản lý giáo dục tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Ðào tạo sẽ triển khai thí điểm hệ thống học bạ điện tử, cung cấp quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng học bạ của học sinh tiểu học.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Phong cho biết: Tỉnh Bình Dương triển khai học bạ điện tử từ năm học 2022-2023 đối với các khối lớp 1, 6 và 10. Ðể việc triển khai học bạ điện tử tại địa phương đạt hiệu quả, Sở Giáo dục và Ðào tạo đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị cung cấp dịch vụ hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý nắm được quy trình, cách thức sử dụng. Việc sử dụng học bạ điện tử bước đầu mang lại nhiều thuận lợi, giảm áp lực sổ sách cho giáo viên và nhà trường; đồng thời, tăng tính công khai, minh bạch trong việc đánh giá, xếp loại học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Triển khai học bạ điện tử trên phạm vi toàn tỉnh bước vào năm học thứ ba, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên cho biết: Sau một thời gian triển khai,học bạ điện tửcó nhiều lợi thế, ưu điểm như giúp cải cách, giảm thủ tục hành chính, giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, tiết kiệm nhiều thời gian cho giáo viên, đổi mới công tác quản lý cho nhà trường. Ngoài ra, học bạ điện tử tiện lợi, có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.Theo đại diện Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Ðồng Tháp, hiện toàn tỉnh có 11/12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện học bạ điện tử, trong đó có 150 trường có toàn bộ học sinh tham gia. Ðáng chú ý, có 2/12 huyện, thành phố có tất cả nhà trường và học sinh tham gia học bạ số từ nguồn ngân sách của đơn vị được cấp. Hiệu quả thấy rõ là tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho giáo viên. Ban giám hiệu kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, tiến độ vào điểm, đánh giá học sinh của giáo viên thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc quản lý hồ sơ của nhà trường trở nên dễ dàng và nhanh chóng, sắp xếp thông tin liên quan đến học sinh một cách khoa học.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà học bạ điện tử mang lại thì vẫn còn gặp những bất cập trong quá trình triển khai như hiện nay học bạ điện tử chưa có nền tảng, hệ thống phần mềm dùng chung thống nhất cho các nhà trường cho nên chỉ có thể sử dụng, lưu hành, quản lý nội bộ, chưa thể kết nối với những trường đã triển khai. Tại Lạng Sơn, dù đã triển khai một thời gian nhưng các trường vẫn phải in ra giấy để lưu trữ và sử dụng khi chuyển hồ sơ học sinh.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Phong mong muốn: Trong thời gian tới, việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo thí điểm học bạ điện tử cấp tiểu học sẽ là bước đầu để tạo ra tính liên thông trong đánh giá, lưu trữ, tích hợp, đồng bộ và lưu trữ kết quả học tập của học sinh trên toàn quốc.Vụ trưởng Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Ðào tạo Thái Văn Tài cho biết: Năm học 2023-2024, Bộ Giáo dục và Ðào tạo sẽ triển khai thí điểm tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở các khối lớp 1, 2, 3 và 4. Học bạ điện tử có giá trị pháp lý khi sử dụng học bạ và khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan, sử dụng đến học bạ; có cổng tra cứu học bạ số trực tuyến, tổ chức, cá nhân được cấp quyền có thể truy cập để xem, đọc và sử dụng thông tin trên học bạ; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật và được lưu trữ an toàn theo quy định. Ngoài ra, học bạ điện tử bảo đảm thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý, tra cứu, xác thực học bạ trực tuyến cũng như cho phép xuất ra bản mềm của học bạ số, có thể in được trên giấy theo mẫu học bạ quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo để sử dụng trong một số trường hợp cụ thể. Các cơ sở tham gia thí điểm phải chuẩn bị các điều kiện như máy tính kết nối mạng internet, phần mềm quản lý nhà trường để có thông tin, dữ liệu về giáo viên, học sinh, kết quả học tập; chữ ký số để giáo viên, ban giám hiệu ký và đóng dấu học bạ; nhân sự để quản trị, sử dụng phần mềm học bạ số.Theo Thứ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Phạm Ngọc Thưởng, thí điểm học bạ điện tử cấp tiểu học là thí điểm để làm và làm tốt hơn, chắc chắn hơn, hiệu quả hơn từ khung pháp lý đến nội dung chuyên môn và quan trọng nhất là đạt được kết quả đặt ra trong kế hoạch, chuyên môn. Việc thực hiện triển khai không đợi đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ mới thực hiện thí điểm học bạ điện tử mà tận dụng tối đa những điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của những nơi làm tốt, hướng dẫn, phối hợp với nơi làm chưa tốt để làm tốt, tháo gỡ vướng mắc ở những nơi còn khó khăn. Ðể việc triển khai thuận lợi, các Sở Giáo dục và Ðào tạo đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về nội dung học bạ điện tử. Trong quá trình làm xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vì đây là công việc khó, mới, trọng tâm và lâu dài. Ngoài ra, các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các Sở Giáo dục và Ðào tạo, các cơ sở giáo dục. Trong đó, tập trung triển khai tập huấn cho đội ngũ thực hiện và cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho giáo viên, cha mẹ học sinh, nhà trường.Học bạ được số hóa, lưu trữ trên môi trường số, có ký xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý để sử dụng trên môi trường số. Học bạ số bảo đảm lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại cấp tiểu học, đồng thời bảo đảm nhất quán, toàn vẹn thông tin, không thể thay đổi khi học bạ đã được phát hành.(Bộ Giáo dục và Ðào tạo)
https://nhandan.vn/thi-diem-he-thong-hoc-ba-dien-tu-post802693.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Giáo dục", "chuyển đổi số", "học bạ điện tử" ] }
Nghệ An nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo: Tự hào chất lượng giáo dục mũi nhọn
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, những năm quangành giáo dục và đào tạo Nghệ Anđã quyết liệt triển khai Đề án “Triển khai mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông”. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh luôn nằm trong tốp đầu cả nước; chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên đáng kể…
Bài 1: Tự hào chất lượng giáo dục mũi nhọnKhông hổ danh đất nghèo nuôi chí học, hầu như năm nào, học sinh của tỉnh Nghệ An cũng góp mặt ở các đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam dự thi quốc tế và đoạt giải cao. Cùng với đó, đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh Nghệ An luôn nằm ở tốp đầu trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.Thương hiệu “Trường Phan”Tiếp nối bề dày truyền thống, Trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Phan Bội Châu luôn quy tụ nhiều học sinh xuất sắc, ưu tú của xứ Nghệ với hàng nghìn học sinh đoạt giải quốc gia và gần 60 lượt học sinh dự thi Olympic quốc tế, khu vực. Từ năm học 2009-2010 đến nay, nhà trường đã có hơn 1.200 em đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia và luôn xếp vào tốp đầu; có hai năm đứng thứ hai toàn quốc.Trường đã có hàng chụchọc sinh đoạt giải Olympickhu vực và quốc tế ở tất cả các bộ môn tự nhiên. Từ chỗ chỉ tham gia một vài môn và số huy chương chủ yếu là môn Vật lý và Toán học thì giai đoạn này, học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu tham gia và đoạt huy chương ở tất cả các môn thi Olympic quốc tế như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, tiếng Nga. Kết quả thi tốt nghiệp THPT và đại học của tỉnh nhiều năm đứng ở tốp đầu với nhiều học sinh đạt điểm cao, đỗ thủ khoa.Vinh danh các học sinh trường Phan Bội Châu đoạt Huy chương Vàng, Bạc Olympic quốc tế môn Vật lý, Hóa học năm 2023. Ảnh nhà trường cung cấpCô giáo Cao Thị Lan Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho biết, để có được kết quả như trên, ngoài việc triển khai giảng dạy thật tốt, toàn diện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhà trường quan tâm đào tạo học sinh có khả năng tiếp cận với những chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.Cùng với việc chú trọng thực hành, nghiên cứu khoa học ứng dụng, tích cực triển khai giáo dục STEM, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoại khóa... trường còn tập trung nâng cao toàn diện năng lực ngoại ngữ cho học sinh; thực hiện dạy song ngữ các môn tự nhiên ở lớp tiếng Pháp, tiếng Anh quốc tế; triển khai dạy ngoại ngữ Nga-Anh, Anh-Nhật; thành lập các câu lạc bộ ngoại ngữ, tổ chức các buổi sinh hoạt, tạo sân chơi và truyền cảm hứng học ngoại ngữ cho học sinh.Trường cũng tích hợp việc học ngoại ngữ với các vấn đề về văn hóa, xã hội, chính trị, nghệ thuật… trong và ngoài nước, từ đó mở rộng tầm nhìn cho học sinh. Nhờ vậy, năng lực ngoại ngữ của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều em đạt điểm cao trong các kỳ thi IELTS, TOEFL, SAT. Trường đã có hơn 500 học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS, trong đó có nhiều em đạt 8.0; 8.5 điểm. Hằng năm, trường có hàng trăm học sinh du học ở Mỹ, Anh, Australia, Canada, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Phần Lan… Điều đáng mừng, sau khi ra trường các em thích ứng và hội nhập nhanh, tiếp tục khẳng định năng lực của mình ở môi trường mới.Đón và vinh danh học sinh trường Phan Bội Châu đoạt giải Huy chương Bạc Tin học Quốc tế, Huy chương Vàng Tin học châu Á. Ảnh nhà trường cung cấpĐáng chú ý, trong nâng cao chất lượng dạy học, với khả năng tiếng Anh và tin học, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã có thể dịch được tài liệu nước ngoài để tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, phát triển năng lực chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.Nhiều giáo viên dạy giỏi, tâm huyết và đã bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi quốc tế điển hình như thầy giáo Trần Văn Nga, hiện nay là Phó Hiệu trưởng nhà trường, từng có thành tích bồi dưỡng 13 lượt học sinh đoạt huy chương Olympic quốc tế; các thầy, cô Lê Thị Thơ An, giáo viên dạy Vật lý; Hồ Sỹ Hùng, Hồ Điện Biên môn Toán; Trần Thị Quỳnh Anh, Phùng Ngọc Thành môn Hóa học; Cao Thị Lan Thanh môn Tin học… có nhiều thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi, đoạt giải quốc tế…Cùng thi đuaNói đến chất lượng giáo dục mũi nhọn, không thể không nói đến Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Số 2 Nghệ An. Mới thành lập 14 năm, đầu vào chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số các huyện núi phía tây Nghệ An nhưng thành tích nhà trường đạt được rất đáng tự hào. Hiệu trưởng nhà trường Hồ Quốc Việt cho biết: Ba năm trở lại đây, điểm thi tốt nghiệp THPT của trường luôn đứng thứ hai toàn tỉnh.Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tuyên dương học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT số 2 Nghệ An đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh nhà trường cung cấpNăm học 2022-2023, trường có 35 em thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có em Lữ Cao Mai Uyên (dân tộc Thái) ở huyện Quế Phong, thủ khoa môn Toán. Hầu hết các em lớp 12 của trường trúng tuyển đại học; trong đó 50% trúng tuyển vào các trường đại học tốp đầu. Theo chia sẻ của thầy Hồ Quốc Việt, những năm qua, trường triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đối với lớp 10, đầu năm nhà trường tổ chức ôn tập và thi khảo sát chất lượng để lấy điểm bàn giao đầu vào cho giáo viên.Lớp 11, lớp 12, lấy kết quả của học kỳ 2 năm trước để làm điểm đầu vào kỳ 1 năm sau; điểm cuối học kỳ 1 làm đầu vào học kỳ 2. Trên cơ sở đầu vào đó, giáo viên ký cam kết với học sinh và cha mẹ học sinh đầu ra với số điểm phải bằng hay cao hơn điểm đầu vào. Tiếp đó, giáo viên ký cam kết này với hiệu trưởng và cuối cùng hiệu trưởng phải ký cam kết với Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả thực hiện cam kết này sẽ là cơ sở bình xét thi đua cuối năm.Đáng chú ý, thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 22/2023/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí cho lưu học sinh Lào, từ đó, Nghệ An đã trở thành tỉnh đầu tiên dạy chương trình phổ thông cho học sinh Lào. Năm học 2023-2024 Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Số 2 Nghệ An đã đón 31 học sinh Lào sang học tập. Các em ở các tỉnh Trung Lào đã được trường bố trí nơi ăn ở chu đáo; hiện các em đã hoàn thành chương trình học tiếng Việt và chuẩn bị bước vào học chương trình lớp 10 tại trường.Nhiều học sinh của các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT Nghệ An được Uỷ ban Dân tộc chủ trì tặng thưởng vì thành tích học tập xuất sắc, tiêu biểu. Ảnh nhà trường cung cấpTừ năm học 2019-2020, Nghệ An đã triển khai thực hiện thí điểm xây dựng 14 trường trung học trọng điểm chất lượng cao; trong đó có năm trường THPT và chín trường THCS. Các trường THPT trọng điểm, chất lượng cao là nơi đào tạo học sinh giỏi các cấp, đỗ điểm cao hay thủ khoa đầu vào các trường đại học tốp đầu.Các trường THCS trọng điểm, chất lượng cao là nơi ươm mầm học sinh giỏi, là đầu vào cho các trường THPT chuyên, trọng điểm. Không chỉ có trường trọng điểm, nhiều trường khác cũng quyết liệt triển khai có hiệu quả mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhiều trường đã giữ vững được thứ hạng cao hay có bước thăng tiến về thứ tự trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó phải kể đến các trường THPT: Đô Lương 1, Đô Lương 2 (huyện Đô Lương), Dân tộc Nội trú tỉnh, Cửa Lò (thị xã Cửa Lò), Mường Quạ (huyện Con Cuông), Quế Phong (huyện Quế Phong)…(Còn nữa)
https://nhandan.vn/nghe-an-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dao-tao-tu-hao-chat-luong-giao-duc-mui-nhon-post811940.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "giáo dục đào tạo", "nâng cao chất lượng giáo dục", "Nghệ An" ] }
Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh gần 18 nghìn chỉ tiêu đại học
NDO -Năm 2024,Đại học Quốc gia Hà Nội, dự kiến tuyển sinh khoảng 21 nghìn chỉ tiêu; trong đó có gần 18 nghìn chỉ tiêu bậc đại học và hơn 3.000 chỉ tiêu bậc sau đại học.
Theo Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, nguyên tắc tuyển sinh ưu tiên các chương trình đào tạo mới mở phù hợp định hướng phát triển các ngành kỹ thuật-công nghệ, nghệ thuật và đổi mới sáng tạo và ưu tiên các chương trình đào tạo đã được kiểm định và đổi mới đào tạo.Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội ưu tiên các chương trình đào tạo của những đơn vị chuyển đổi cơ chế, quản lý và các chương trình đào tạo thu học phí theo định mức kinh tế-kỹ thuật.Đáng chú ý, trongtuyển sinh đại học năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ đổi mới tuyển sinh, tăng cường năng lực tổ chức quản lý đào tạo theo mô hình quản trị đại học tiên tiến, nhằm thu hút được nhiều thí sinh giỏi, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hội nhập quốc tế, mở rộng quy mô tuyển sinh tại Hòa Lạc. Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục tổ chức thi đánh giá năng lực và dành tối đa chỉ tiêu cho phương thức này, đồng thời tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cùng một số phương thức khác được quy định tại quy chế tuyển sinh đại học chính quy của đơn vị.Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáu đợt thi đánh giá năng lực cho học sinh THPT, đáp ứng nhu cầu của khoảng 98 nghìn thí sinh. Đến nay đã có hơn 98 nghìn thí sinh thuộc hơn 800 trường THPT đăng ký dự thi trải dài trên 53 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự kiến, kết quả thi sẽ được Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội công bố sau ngày 10/6/2024.Đối với tuyển sinh sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hai đợt dự kiến diễn ra vào ngày 1-12/5 và 14-15/9. Trong tuyển sinh sau đại học năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội lưu ý: Không chấp nhận sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ thi theo hình thức trực tuyến đối với thí sinh dự tuyển bậc thạc sĩ; bổ sung chứng chỉ tiếng Anh Pearson English International Certificate (PEIC) trong danh sách chứng chỉ tiếng Anh được sử dụng để dự tuyển thạc sĩ, tiến sĩ; công nhận Bằng tiếng Pháp DELF và DALF được sử dụng trong tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và không giới hạn thời hạn sử dụng…
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-tuyen-sinh-gan-18-nghin-chi-tieu-dai-hoc-post799784.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Đại học Quốc gia Hà Nội", "tuyển sinh", "18 nghìn chỉ tiêu đại học", "tuyển sinh đại học năm 2024" ] }
Sóc Trăng: 31 học sinh vượt khó học giỏi được học bổng trước thềm năm mới
NDO -Ngày 29/12, Hội nhà báo tỉnhSóc Trăngphối hợp Hội Khuyến học tỉnh và nhà tài trợ đã trao 31 suất học bổng cho học sinh vượt khó hiếu học tại 2 huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề.
Tổng kinh phí các suấthọc bổngkhoảng 100 triệu đồng do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Văn phòng Đại diện khu vực miền nam tài trợ.Theo đó, các đơn vị đã trao học bổng cho 30 em học sinh nghèo vượt khó hiếu học, mỗi suất 3 triệu đồng và 1 suất học bổng trị giá 10 triệu đồng được trao cho 1 học sinh có điểm thi 3 môn cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên,tỉnh Sóc Trăng.Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng Tạ Đình Nghĩa chia sẻ, những suất học bổng tuy không lớn nhưng là nguồn động viên các em học sinh về sự quan tâm của các đơn vị trong công tác khuyến học, khuyến tài, làm hành trang để các em học tốt hơn nữa.Hoạt động trao học bổng lần này cũng là việc làm hết sức ý nghĩa trước thềm năm mới 2024, góp phần vào công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương.Dịp này, Câu lạc bộ Nhà báo nữ, thuộc Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cũng đã vận động trao 1.000 quyển tập cho Hội Khuyến học huyện Mỹ Xuyên để trao tặng cho các em học sinh.
https://nhandan.vn/soc-trang-31-hoc-sinh-vuot-kho-hoc-gioi-duoc-hoc-bong-truoc-them-nam-moi-post789863.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Xã hội hoá", "Suất học bổng", "Mỹ Xuyên", "Quyển tập", "Hội Nhà báo Việt Nam", "Khuyến học", "Học bổng", "Vượt khó" ] }
Thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) kỷ niệm 20 năm tái lập và 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm
Ngày 21/12, thành phố Phúc Yên tổ chức kỷ niệm 20 năm tái lập thị xã Phúc Yên (nay làthành phố Phúc Yên) và 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Phúc Yên.
Thị xã Phúc Yên được thành lập vào ngày 31/10/1905, gồm 3 làng Đạm Xuyên, Tháp Miếu, Tiền Châu và là tỉnh lỵ của tỉnh Phúc Yên.Trải qua nhiều lần tách, nhập và chuyển cấp đơn vị hành chính, ngày 1/1/2004, Phúc Yên chính thức đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Thành ủy Phúc Yên Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, Phúc Yên là một đô thị đã hình thành và phát triển gần 120 năm nay. Kể từ khi tái lập đến nay, với vị trí đầu tàu kinh tế của tỉnh, nhiều năm liền Phúc Yên đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu ngân sách trên địa bàn tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc.Nhiều năm trở lại đây, thu ngân sách của thành phố luôn vượt mốc 20.000 tỷ đồng/năm, giá trị sản xuất công nghiệp hằng năm chiếm hơn 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.Năm 2023, tổng giá trị sản xuất của thành phố đạt hơn 68.000 tỷ đồng. Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp-xây dựng chiếm 95%, dịch vụ chiếm 4,5%, nông nghiệp chỉ còn 0,5%.Trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, nhân dân Phúc Yên nhiều lần được đón Bác Hồ về thăm và làm việc. Cách đây 65 năm, vào ngày 24/12/1958, Bác Hồ về thăm và làm việc với thị xã Phúc Yên.Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc chúc mừng thành phố Phúc Yên.Nói chuyện với lớp bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, Bác dành nhiều thời gian phân tích về kinh tế nông nghiệp nói chung và hợp tác xã nói riêng. Bác yêu cầu phải dân chủ trong mọi công việc, vì chỉ có dân chủ tốt thì vấn đề sản xuất, phân phối sản phẩm mới rõ ràng, công khai, mới bảo đảm đoàn kết.Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn nêu rõ, mục tiêu thời gian tới của Phúc Yên là thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch vàphát triển đô thị; hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn đã được quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
https://nhandan.vn/thanh-pho-phuc-yen-vinh-phuc-ky-niem-20-nam-tai-lap-va-65-nam-ngay-bac-ho-ve-tham-post788586.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Vĩnh Phúc", "thành phố Phúc Yên", "20 năm tái lập" ] }
Kỳ thi tuyển viên chức giáo viên, nhân viên
Vào ngày 21-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội sẽ tổ chức thi vòng một Kỳ thi tuyển viên chức giáo viên, nhân viên vào làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc.
Theo kế hoạch đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, tổng chỉ tiêu tuyển dụng viên chức năm 2019 vào làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở là 463 người, gồm 418 giáo viên và 45 nhân viên. Hình thức tuyển dụng là thi tuyển, với hai vòng thi là trắc nghiệm trên máy tính và nghiệp vụ chuyên ngành.* Sở Giáo dục & Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố kế hoạch tổ chức cho học sinh (HS) đi học trở lại sau thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, bậc THPT, HS lớp 12 sẽ đến trường từ ngày 4-5. Với khối 10 và 11, bắt đầu từ ngày 11-5 đi học bình thường. Bậc THCS, từ ngày 5-5 đi học bình thường. Bậc tiểu học, từ ngày 11-5, HS hai khối 4, 5 đi học bình thường. Từ ngày 12-5, HS ba khối 1, 2 và 3 đi học lại bình thường. HS mầm non, lớp lá (trẻ mẫu giáo 5 tuổi) ngày 18-5 bắt đầu đi học trở lại. Ngày 25-5, HS hai khối mầm (3 tuổi) và chồi (4 tuổi) đi học trở lại. Ngày 1-6, các lớp nhà trẻ bắt đầu học trở lại.* Tại Thông tư số 08/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 8-5-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi một số điều của Quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia. Cụ thể: thí sinh (TS) bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định; TS bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết hai phần ba thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm; TS bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi của kỳ thi năm đó (quy định mới).
https://nhandan.vn/ky-thi-tuyen-vien-chuc-giao-vien-nhan-vien-post473979.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [] }
Hơn 16 nghìn thí sinh tại Đà Nẵng “tranh suất” vào lớp 10 công lập
NDO -Sáng 1/6, hơn 16 nghìn thí sinh tạiĐà Nẵngđến các điểm thi để được hướng dẫn nội quy thi và hoàn tất các thủ tục cuối cùng để bước vào kỳ thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng,Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10các trường THPT công lập năm học 2024-2025 có 16.500 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, 16.479 thí sinh đăng ký nguyện vọng 2. Trong khi đó chỉ tiêu phân bổ cho 21 trường THPT công lập là 11.616 chỉ tiêu.Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025 diễn ra trong ba ngày 2/6, 3/6 và 4/6. Trong đó, ngày 2/6 và 3/6 các thí sinh sẽ dự thi ba môn Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán. Ngày 4/6, các thí sinh dự thi tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.Để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi này, trước đó trong 2 ngày 30, 31/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã thành lập 4 tổ kiểm tra cơ sở vật chất tại 33 điểm thi. Tại mỗi điểm thi, đoàn kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị; các điều kiện bảo đảm khu vực thi được an toàn, bảo mật và phòng, chống cháy nổ theo quy chế thi. Đặc biệt, chú ý đến công tác chuẩn bị tốt điều kiện ánh sáng, quạt mát, khu vực vệ sinh nhằm bảo đảm sức khỏe cho thí sinh dự thi.Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng có công văn đề nghị Sở Y tế, Công an thành phố hỗ trợ nhân viên y tế, công an phục vụ tại các điểm thi; đồng thời, phối hợp Công an xây dựng phương án bảo đảm an toàn công tác vận chuyển, bảo quản đề thi, bài thi…; phối hợp Sở Y tế có phương án chăm sóc sức khỏe kịp thời cho các đối tượng tham gia kỳ thi, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm,... tại các điểm thi.Trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi, lực lượng công an tham gia bảo vệ giao đề thi đến các điểm thi, thu bài thi, hồ sơ thi tại các điểm thi về địa điểm làm phách, chấm thi; bảo vệ khu vực lưu trữ bài thi; bảo vệ khu vực làm phách và chấm thi; bảo đảm an ninh, trật tự tại mỗi điểm thi,...Nhằm bảo đảm an toàn cho thí sinh trong thời gian diễn ra Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng tạm dừng hoạt động đối với một số loại phương tiện trên một số tuyến đường.Theo đó, tạm dừng hoạt động đối với các loại xe ô-tô kéo rơ-moóc, xe ô-tô kéo sơ-mi rơ-moóc, xe ô-tô tải tự đổ (xe ô-tô tải ben), xe ô-tô tải chở hàng dăm gỗ (có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông hơn 10 tấn) trên tất cả các tuyến đường trên địa bàn Đà Nẵng, trừ các tuyến đường sau: Hầm đường bộ Hải Vân-Túy Loan, La Sơn-Túy Loan, đường đèo Hải Vân, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường Tạ Quang Bửu đến đường đèo Hải Vân), quốc lộ 14B (đoạn từ giáp tỉnh Quảng Nam đến cầu vượt Hòa Cầm), cầu vượt Hòa Cầm (bao gồm hai đường gom hai bên cầu), quốc lộ 1A (đoạn từ cầu vượt Hòa Cầm đến giáp tỉnh Quảng Nam), đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi vào các ngày 1/6, 2/6 và 3/6.Thời gian tạm dừng hoạt động cụ thể của từng loại xe như sau: ngày 1/6: buổi sáng từ 8 giờ 30 phút-11 giờ 30 phút; ngày 2/6: buổi sáng từ 6 giờ-8 giờ, buổi trưa từ 10 giờ-14 giờ 30 phút, buổi chiều từ 15 giờ 30 phút-18 giờ; ngày 3/6: buổi sáng từ 6 giờ-8 giờ, buổi trưa từ 10 giờ-12 giờ.Ngày mai (2/6), buổi sáng, thí sinh thi môn Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút); buổi chiều thi môn Ngoại ngữ (thời gian làm bài 90 phút). Ngày 3/6, thí sinh thi môn Toán vào buổi sáng. Riêng thí sinh thi vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thi môn chuyên vào sáng 4/6.
https://nhandan.vn/hon-16-nghin-thi-sinh-tai-da-nang-tranh-suat-vao-lop-10-cong-lap-post812203.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "tuyển sinh lớp 10", "Đà Nẵng" ] }
Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” có sức lan tỏa mạnh mẽ
NDO -Chiều 29/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tổng kết và trao giảiCuộc thi viết“Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023. Cuộc thi nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực trong đổi mới giáo dục; ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học.
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.Sau 2 tháng phát động, cuộc thi đã đón nhận sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 80.000 bài dự thi, được gửi qua email và đường bưu điện. Số lượng bài tham gia cho thấy cuộc thi đã có sức sống, lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường; đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo độc giả, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của cuộc thi. Nhiều tác phẩm trình bày công phu, với nhiều ảnh và clip minh họa; các em học sinh tiểu học nắn nót từng nét chữ màu mực tím rất đẹp, tự tay trang trí cho tác phẩm của mình.Cuộc thi được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực trong đổi mới giáo dục; ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với thầy cô, mái trường.Đó là ký ức của cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An về thầy giáo Trần Thọ Đổng - người thầy bình dị, gần gũi, ấm áp và chân thành... Kỷ niệm của thầy giáo Cao Văn Dũng dẫn dắt đội tuyển Toán với cậu học trò tài năng tên Hoàng Minh Hiếu cùng niềm đam mê cờ vua. Thầy Dũng dành tuổi trẻ của mình với sự nghiệp giáo dục như một hành trình đi qua những bến đỗ khát vọng của học trò.Hình ảnh về người mẹ làm giáo viên của em Nguyễn Phạm Gia Nhi - học sinh lớp 9A2, Trường trung học cơ sở chất lượng cao huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La...Tin liên quanPhát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”Có thể thấy, hình ảnh thầy, cô giáo được nhìn từ góc nhìn đa chiều, đa diện, song dù ở góc độ nào, mối quan hệ nào thì các tác phẩm dự thi đều là những hình ảnh đẹp, độc đáo về cácthầy cô giáo.Và còn rất nhiều những tấm gương, câu chuyện cảm động về thầy cô và mái trường được gửi gắm trong các tác phẩm. Đó là tâm tình, yêu thương lan toả và năng lượng tích cực mà cuộc thi mong muốn mang đến cho tất cả những ai đã và đang ngồi trên ghế nhà trường.Năm 2023, từ hơn 80.000 tác phẩm gửi về ban tổ chức, ban giám khảo sơ khảo đã lựa chọn được 44 tác phẩm vào vòng chung khảo. Từ những tác phẩm này, ban giám khảo chung khảo đã đề xuất 2 tác phẩm đoạt giải Nhất; 4 tác phẩm giải Nhì; 6 tác phẩm giải Ba; 10 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích; 4 giải thưởng phụ; 2 giải Nhân vật và 2 tập thể có nhiều tác phẩm dự thi, đạt chất lượng tốt. Theo đánh giá của ban giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc, bởi có sự đầu tư công phu từ nội dung cho đến hình thức thể hiện.Ban Tổ chức trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Nhất.Tại lễ tổng kết và trao giải, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, cuộc thi không chỉ là cơ hội để các em học sinh thể hiện lòng biết ơn và tình cảm của mình đối với những người đã dìu dắt, mà còn là dịp để những người làm công tác giáo dục nhìn nhận, đánh giá lại giá trị, tầm quan trọng của nghề giáo trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung xây dựng văn hoá học đường, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Vì thế, cuộc thi nhắm đúng trọng tâm trong giáo dục học sinh hơn bao giờ hết. Thứ trưởng bày tỏ mong muốn cuộc thi ngày càng được lan toả, tiếp tục được tổ chức chất lượng hơn, để thầy, cô và mái trường luôn là nỗi nhớ mong của mọi người.
https://nhandan.vn/cuoc-thi-viet-nhung-ky-niem-sau-sac-ve-thay-co-va-mai-truong-co-suc-lan-toa-manh-me-post789886.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Trao giải cuộc thi", "những kỷ niệm sâu sắc", "về thầy cô mái trường", "lan tỏa", "thầy cô giáo", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Nghệ An: Biểu dương 80 nữ giáo viên tiêu biểu vượt khó năm 2023
Nhằm vinh danh những đóng góp của đội ngũ cán bộ nhà giáo, nhất là những nữ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên, ngày 20/11, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp Sở Giáo dục Đào tạo và Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An tổ chức "Biểu dương những giáo viên tiêu biểu vượt khó năm 2023" với sự tham dự của 80 nữ giáo viên vượt khó tiêu biểu trong toàntỉnh Nghệ An.
Giáo dục Nghệ An những năm qua đạt được nhiều kết quả, thành tích tốt và là một trong những tỉnh có chất lượng giáo dục và đào tạo hàng đầu cả nước. Đóng góp vào thành tích ấy có sự nỗ lực không ngừng củađội ngũ cán bộ nhà giáotrong toàn tỉnh, nhất là đội ngũ nữ giáo viên - lực lượng chiếm 74% tổng số giáo viên.Các cô giáo đã dành nhiều tâm huyết bám trường, bám lớp, bám bản vì học sinh thân yêu. Nhiều cô giáo đã vượt qua cảnh ngộ riêng, nỗ lực vươn lên đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.Hội nghị biểu dương 80 nữ giáo viên vượt khó tiêu biểu tỉnh Nghệ An.80 nữgiáo viên tiêu biểuđược biểu dương lần này đại diện cho hàng nghìn giáo viên đang giảng dạy trong cả tỉnh được tuyên dương là những giáo viên dạy cắm bản, giáo viên có nhiều năm giảng dạy ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới; những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng vượt lên hoàn cảnh để dạy giỏi, chăm sóc, dạy dỗ, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho học sinh, dạy các em làm người và hơn nữa còn là những tấm gương tiêu biểu để các em noi theo. Các cô còn tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động thiện nguyện vì học sinh, được học sinh, giáo viên, đồng nghiệp và phụ huynh tin yêu.Các cô là những bông hoa đẹp nhất, vượt lên những hoàn cảnh đặc biệt của bản thân, gia đình, của địa phương công tác, âm thầm gieo chữ trồng người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở “phên dậu” đất nước.Các nữ giáo viên vinh danh đợt này được lựa chọn và suy tôn từ các cấp công đoàn. Trong đó, 3 cô giáo được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 8 cô được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 7 cô được tặng Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 48 cô đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 15 cô được tặng Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh.Trong danh sách suy tôn, có 19 giáo viên hiện giảng dạy tại các xã biên giới đặc biệt khó khăn, có những cô đã cắm bản từ 20 đến hơn 30 năm; có 16 cô phải gồng gánh một mình nuôi con vì chồng mất, chồng hy sinh; 25 cô có chồng con và bản thân không may mắc bệnh hiểm nghèo… Những bất hạnh, khó khăn không làm các cô gục ngã hay rời xa bục giảng.Bằng ý chí quyết tâm, tình yêu với nghề, các cô đã nỗ lực vươn lên chăm lo cho gia đình, hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhiều cô tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đạt thành tích cao, là giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.Các nữ giáo viên giao lưu chia sẻ những câu chuyện cảm động về vượt khó tất cả vì học sinh thân yêu.Tại hội nghị, các đại biểu đã được gặp gỡ giao lưu, chia sẻ những câu chuyện của các giáo viên cắm bản, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng các cô giáo đã nén nỗi nhớ con, nỗi nhớ gia đình hết lòng, tận tâm vì học sinh thân yêu… viết lên những bài ca đẹp về nghề giáo, về hình ảnh người giáo viên nhân dân.. Dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ Nghệ An dành tặng quà cho 19 cô giáo đang công tác tại các xã biên giới đặc biệt khó khăn.Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023), cũng là dịp các cấp công đoàn, đoàn viên người lao động hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.
https://nhandan.vn/nghe-an-bieu-duong-80-nu-giao-vien-tieu-bieu-vuot-kho-nam-2023-post783525.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An", "giáo viên tiêu biểu", "Nghệ An", "nữ giáo viên tiêu biểu" ] }
Nghị lực “người lái đò” giữa "dòng nước xiết"
NDO -24 mùa xuân đứng trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, làtấm gươngvề tình thương yêu học trò. Ít người biết rằng, bấy lâu nay, cô giáo sinh năm 1979 vừa chăm con gái sống thực vật, vừa lo cho người bạn đời mắc ung thư giai đoạn cuối.
Tốt nghiệp và nhận nhiệm vụ tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Hoa Thám (thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) năm 1999, cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý lập gia đình sau ít năm như bao bạn bè, đồng nghiệp."Dòng nước xiết" cuộc đờiNăm 2003, con gái đầu lòng của đôi vợ chồng trẻ chào đời trong những lời chúc phúc hân hoan của họ hàng và bà con lối xóm. Thế nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, cô bé bẩm sinh đã mắc bệnh bại não. Không lâu sau đó, các bác sĩ tiếp tục thông báo phát hiện cô còn bị bệnh tim và động kinh.Từ đó tới nay, ròng rã đã 21 năm, dù vợ chồng cô Kim Lý đã xoay sở nhiều cách để chữa chạy, tuy nhiên tình hình con gái vẫn không có chuyển biến. Sau này, con trai út của 2 vợ chồng cô cũng sớm quen với việc bỏ bớt thời gian cá nhân, giúp bố mẹ chăm sóc chị ruột.Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý và con trai út chăm sóc con gái đầu lòng tại nhà.Có con gái kém may mắn từ khi lọt lòng, nhưng cô Lý chưa từng có ý định buông xuôi. Trái lại, cô luôn tìm kiếm cơ hội sẻ chia và lan tỏa nguồn năng lượng tích cực trong công việc cũng như tình thương yêu chân thành với học trò. Bởi đối với cô, nghề giáo không chỉ đơn thuần là trao truyền kiến thức, mà còn cần trở thành người mẹ thứ 2 của học sinh.“24 năm công tác, tôi đã dạy rất nhiều học sinh, nhưng để lại kỷ niệm sâu sắc nhất là một bạn tên P. Bạn vốn mắc bệnh tăng động giảm chú ý, cho nên không hợp tác với bất kỳ giáo viên nào trong trường. Có con gái không được khôn ngoan, tôi phần nào cảm nhận được những khó khăn mà P. đang trải qua”, cô Nguyễn Thị Kim Lý nói với tôi.Thấu hiểu hoàn cảnh đó, cô Kim Lý tìm mọi cách để gần gũi, quan tâm, “vừa dạy vừa dỗ” học trò. Sau thời gian kiên trì, P. dần dần đọc tốt, viết tốt, thậm chí tính toán rất nhanh. Không chỉ các thầy cô trong trường, mà sự tiến bộ này còn được phụ huynh, học sinh sống tại xã Hoàng Hoa Thám ghi nhận, đánh giá cao.Bài viết học sinh viết về cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý.Nghị lực "người lái đò"Cuộc sống của cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý tưởng chừng cứ lặng lẽ trôi qua, cho tới tháng 6 vừa qua, người bạn đời của cô phát hiện mắc ung thư phổi. Căn bệnh đã vào giai đoạn 4A và không thể phẫu thuật. Mỗi tháng, chưa kể các chi phí kèm theo, thì tiền thuốc đã lên tới gần 30 triệu đồng.Với đồng lương giáo viên công tác ở vùng quê, đây rõ ràng là thử thách quá lớn. Nhìn chung quanh, cô Kim Lý cũng không biết trông cậy vào đâu, bởi ông bà nội ngoại 2 bên cũng đều đã già yếu, ốm đau liên miên, mẹ đẻ cô Lý thậm chí vừa gặp tai nạn. Trong khi đó, chồng cô còn có một người em gái không được minh mẫn.Cô giáo Kim Lý tổ chức sinh nhật lần thứ 20 cho con gái.Gặp cô Lý trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, chúng tôi phần nào hiểu thêm những khó khăn mà cô đang đối mặt hằng ngày. Người phụ nữ có khuôn mặt rắn rỏi ấy đã không thể kìm được nước mắt trong suốt buổi nói chuyện.“Khi biết tin dữ, chồng tôi suy sụp hoàn toàn. Năm nay, anh ấy mới 50 tuổi. Bản thân tôi cũng phải mất một thời gian mới dám tin đó là sự thật. Nhưng rồi tôi quyết định gạt bỏ hết những suy nghĩ vụn vặt và tự nhủ phải thật vững vàng. Tôi cảm thấy thật may mắn vì chung quanh vẫn còn bà con làng xóm, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ gia đình”, cô Kim Lý bộc bạch.Từ những suy nghĩ tích cực đó, nữ tổ phó chuyên môn khối tiếp tục khắc phục mọi khó khăn cả trong công việc và gia đình. Dù là cơ sở giáo dục ở thành phố, nhưng thực tế Trường tiểu học và trung học cơ sở Hoa Thám vẫn thuộc diện vùng miền núi, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, hằng năm vẫn phải kêu gọi từ nhiều nguồn xã hội hóa để tu bổ các hạng mục đã quá cũ kỹ. Học sinh cấp trung học cơ sở thường xuyên phải học nhờ máy tính của cấp tiểu học.Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý (áo đỏ) trên bục giảng thường ngày.“Cô trò chúng tôi vẫn may mắn đấy chứ, vì nhà trường khôngbị ảnh hưởng bởi thiên tai mỗi mùa bão lũnhư nhiều nơi khác”, cô Kim Lý lạc quan cho biết.Nghị lực và ý chí mạnh mẽ giữa “dòng nước xiết” của cuộc đời đã giúp “người lái đò” 17 năm liên tiếp giành danh hiệu lao động tiên tiến. Năm học 2021-2022, cô Nguyễn Thị Kim Lý là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và được nhận Bằng khen củaỦy ban nhân dân thành phố Chí Linh.Vừa qua, cô Nguyễn Thị Kim Lý đã được bình chọn là 1 trong 58 giáo viên tiêu biểu của chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.Tin liên quanTuyên dương 58 giáo viên tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số và miền núiÔng Trịnh Văn Hào, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại, Tập đoàn Thiên Long xúc động cho biết: "Qua những tấm gương thầy, cô giáo tiêu biểu trên khắp mọi miền Tổ quốc, chúng ta có thể cảm nhận rõ nét hành trình vượt khó, tình yêu thương học trò vô bờ, sự tận tâm với nghề. Càng gắn bó với chương trình, tôi càng hiểu rõ thông điệp "Vì hành trình học hỏi trọn đời" mà các thầy, cô giáo đang ngày đêm nỗ lực lan tỏa đến học sinh nói riêng, các bạn trẻ nói chung".
https://nhandan.vn/nghi-luc-nguoi-lai-do-giua-dong-nuoc-xiet-post783443.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "\"Chia sẻ cùng thầy cô\" năm 2023", "Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam", "người lái đò" ] }
Thầy cô trong mắt em: Những hạt nắng vàng
NDO -Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động nhằm phát hiện, tuyên dương, nhân rộng những tấm gương nhà giáo năng động, sáng tạo, mẫu mực, tâm huyết, có ảnh hưởng tốt đến học sinh, sinh viên.
Chiều 29/10, tại Đài truyền hình Việt Nam,Công đoàn Giáo dục Việt Namphối hợp VTV7 tổ chức Gala Những hạt nắng vàng - lễ trao giải cuộc thi: Thầy cô trong mắt em năm 2023.Dự lễ trao giải có đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.Trao tặng giải Nhất.Đối tượng dự thi là học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong cả nước.Tác phẩm dự thi là 1 video clip có độ dài từ 3 tới 5 phút ghi lại những câu chuyện do chính những học sinh kể về người thầy giáo, cô giáo của mình, người đã có tác động sâu sắc, có dấu ấn đối với bản thân tác giả. Đó là tình yêu, sự chăm sóc, giáo dục, giảng dạy của các thầy cô; là phẩm chất, tài năng, trí tuệ, sự mẫu mực, là những hình ảnh cao đẹp về tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu, tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu, sự hy sinh, sáng tạo trong công tác, trong giảng dạy, trong phòng chống dịch Covid-19...Các tác phẩm đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn, cảm phục, lòng kính trọng của các học sinh với thày cô.Là năm thứ 4 tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng rất lớn của học sinh, sinh viên cả nước. Từ hơn 1 nghìn video dự thi gửi về, ban tổ chức đã chấm và lựa chọn 33 tác phẩm để trao giải tại gala.Trao tặng giải Khuyến khích.Chương trình gala tổng kết và trao giải được tổ chức nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 dành cho học sinh cấp trung học cơ sở, phổ thông trung học, đại học, cao đẳng trên cả nước.Chương trình là dịp để các em thể hiện tình cảm, lòng biết ơn với người đã mang đến cho mình tri thức, dìu dắt mình từng bước trưởng thành nơi lớp học thân thương, trên giảng đường đầy hoa, đầy nắng nhưng cũng không ít mưa gió, bão giông.Xúc động với kết quả cuộc thi, Thứ trưởng Giáo dục và đào tạoNgô Thị Minhđánh giá cao sáng kiến của Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tạo ra cuộc thi đầy ý nghĩa; các công đoàn cơ sở nhà trường tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các trường, thu hút đông đảo sinh viên, học sinh hưởng ứng.Bày tỏ sự trân trọng và cảm động với hơn 1 nghìn tấm gương thầy cô giáo đã được các học sinh, sinh viên lựa chọn thể hiện tác phẩm dự thi, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa những tấm gương thầy cô giáo được các em lựa chọn trong các cuộc thi tới.Đồng chí Ngô Thị Minh mong muốn Công đoàn Giáo dục Việt Nam tiếp tục xây dựng Cuộc thi Thầy cô trong mắt em trở thành một “thương hiệu đẹp” của ngành Giáo dục Việt Nam.Đồng chí Ngọ Duy Hiểu trao Bằng khen tặng Công đoàn Giáo dục Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Tuyên Quang, Công đoàn Giáo dục Lạng Sơn và Công đoàn Đại học Bách khoa do có nhiều thành tích tổ chức tốt cuộc thi.Thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: Kết quả cuộc thi khẳng định, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của những người thầy trong tấm lòng, trái tim của các học sinh, sinh viên.Dù ngành giáo dục còn rất nhiều bộn bề, ngổn ngang còn phải đối mặt, nhưng qua cuộc thi, học sinh, sinh viên, các bậc cha mẹ phụ huynh và xã hội đã có thêm niềm tin tưởng đối với ngành giáo dục. Vẫn còn rất nhiều tấm gương nhà giáo từ thành thị đến nông thôn, từ đô thị đến vùng sâu, vùng xa hết sức nỗ lực, dành hết tình cảm, tâm huyết và trách nhiệm cho sự nghiệp trồng người.Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định thành công của cuộc thi sẽ tiếp tục lan tỏa sâu rộng những giá trị tốt đẹp.Ban tổ chức đã trao 1 giải Đặc biệt cho tác phẩm: Người thầy của những ước mơ, tác giả Nguyễn Minh Kiệt, Trường Trung học cơ sở Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đồng thời trao 4 giải Nhất, 6 giải Nhì, 7 giải Ba và 11 giải Khuyến khích.Kết thúc gala và lễ trao giải, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân cho biết: Một mùa "Thầy cô trong mắt em" đã khép lại, thu được rất nhiều thành công. Đặc biệt, cuộc thi đã tạo rất nhiều động lực cho các thầy cô giáo. Các thầy cô chính là những người viết nên những câu chuyện đẹp, và các em học sinh, sinh viên đã kể lại bằng ngôn ngữ và tình cảm chân thật nhất.Công đoàn Giáo dục Việt Nam chính thức phát động cuộc thi Thầy cô trong mắt em năm 2024, hy vọng năm 2024 sẽ có một bầu trời những hạt nắng vàng để gieo và gọi những mầm xanh từ mảnh đất giáo dục rộng lớn nẩy mầm và phát triển.
https://nhandan.vn/thay-co-trong-mat-em-nhung-hat-nang-vang-post780034.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "thày cô trong mắt em", "Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11", "Công đoàn Giáo dục Việt Nam" ] }
Gợi ý lời giải đề thi chuyên Toán vào Trường trung học phổ thông chuyên Đại học Vinh
NDO -Gợi ý lờigiải chi tiết đề thichuyên Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 vào Trường trung học phổ thông chuyên Đại học Vinh.
Ngày 15/6 các thí sinh đã tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường trung học phổ thông chuyên Đại học Vinh, thuộc Trường đại học Vinh.Dưới đây là gợi ý lời giải chi tiết đề thi chuyên Toán, do các giáo viên nhóm Toán tiểu học-THCS-THPT Việt Nam thực hiện để thí sinh tham khảo.
https://nhandan.vn/goi-y-loi-giai-de-thi-chuyen-toan-vao-truong-trung-hoc-pho-thong-chuyen-dai-hoc-vinh-post814513.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "giải đề thi", "đề thi Toán", "thi chuyên", "THPT chuyên đại học Vinh", "THPT chuyên", "chuyên Toán" ] }
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm việc tại Điện Biên
NDO -Chiều 12/4, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có buổi làm việc với tỉnh Điện Biên về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cùng các ngành trong tỉnh.Báo cáo đoàn công tác và đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, tỉnh Điện Biên cho biết toàn tỉnh hiện có 486 cơ sở giáo dục và đào tạo; quy mô, mạng lưới trường, lớp phát triển khá đồng bộ; tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường tăng hằng năm, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao...Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo.Về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên, toàn ngành hiện có gần 15.750 công chức, viên chức và người lao động. Trong đó, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên chiếm 100%; đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm hơn 82%. Hiện tỉnh còn thiếu hơn 2.000 giáo viên ở các cấp học.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà ngànhGiáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biênđạt được, đồng thời nhấn mạnh: Điện Biên cần tiếp tục có các giải pháp đẩy mạnh việc kiên cố hóa trường lớp học; quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo chuẩn về trình độ chuyên môn; tăng cường dạy tiếng Anh cho học sinh; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục...Về việc thành lập trường Đại học Điện Biên Phủ, đồng chí Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Điện Biên cần nghiên cứu thật kỹ cách làm để không thất bại như một số trường đại học tại một số địa phương. Cùng với đó, Điện Biên cần xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo, có lộ trình, bước đi cụ thể; nhất là việc đào tạo giáo viên, ưu tiên tuyển sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương...Cảm ơn tình cảm, sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho học sinh, giáo viên tỉnh Điện Biên, đồng chí Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên bày tỏ mong muốn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quan tâm, sớm ban hành các văn bản xây dựng Đề án để tỉnh sớm thành lập Trường Đại học Điện Biên Phủ; ưu tiên nguồn lực hỗ trợĐiện Biên xây dựng phòng sách, phòng học cho học sinh bán trú; chính sách tạo điều kiện cho giáo viên các bậc học được đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu hiện nay...Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các thành viên đoàn công tác trao tặng sách và thiết bị trường học cho Trường Trung học cơ sở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên.Trước đó, buổi sáng cùng ngày, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã đến tìm hiểu thực tế, tặng quà một số cơ sở giáo dục trên địa bàn; thăm Trường Cao đẳng Sư phạm và làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên. Nhân dịp này, Đoàn đã trao tặng một phòng máy tính với 24 máy phục vụ học tập; 1.500 cuốn vở, 10 suất học bổng tặng học sinh Trường Dân tộc Nội trú tỉnh; tặng sách, thiết bị trường học và 1.000 cuốn vở, 10 suất học bổng cho học sinh Trường Trung học cơ sở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên.
https://nhandan.vn/bo-truong-giao-duc-va-dao-tao-nguyen-kim-son-lam-viec-tai-dien-bien-post804485.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "Điện Biên", "giáo dục và đào tạo", "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn" ] }
Hà Nội: Giảm mức thu học phí từ năm học 2023-2024
NDO -Mức thu học phí từ năm học 2023-2024 vừa được Hội đồng nhân dânthành phố Hà Nộithông qua sẽ bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022, và giảm đi so với mức thu năm học trước.
Theo Nghị quyết Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2023-2024, vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằngmức thu học phícủa năm học 2021-2022, năm học bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.Cụ thể, mức học phí được chia theo ba vùng: Thành thị, nông thôn, miền núi và theo từng cấp học. Trong đó, mức thu cao nhất được áp dụng ở khu vực thành thị đối với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo (không bao gồm trẻ 5 tuổi), học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT là 217.000 đồng/học sinh/tháng. Hiện mức thu với khu vực và đối tượng này đang là 300.000 đồng/học sinh/tháng. Mức thu ở khu vực nông thôn với đối tượng như trên là 95.000 đồng/học sinh/tháng; khu vực miền núi là 24.000 đồng/học sinh/tháng.Mức thu thấp nhất được áp dụng ở khu vực miền núi với học sinh THCS và học sinh giáo dục thường xuyên cấp THCS là 19.000 đồng/học sinh/tháng. Hiện nay mức thu với khu vực và đối tượng này đang là 50.000 đồng/học sinh/tháng.Đối tượng áp dụng mức học phí theo Nghị quyết do HĐND thành phố vừa thông qua bao gồm học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; không áp dụng với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao. Trong trường hợp chuyển sang hình thức học trực tuyến, mức đóng học phí bằng 75% mức thu học phí đã ban hành. Nếu học trực tiếp và trực tuyến trong cùng tháng, hình thức học nào trên 14 ngày thì thu học phí theo hình thức đó. Tổng thời gian thu học phí bảo đảm nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm.Trong năm học 2023-2024, việc đóng học phí của năm học cơ bản đã được hoàn thành. Theo quy định mới, với mức thu học phí giảm đi, học phí dôi dư sẽ được hoàn trả cho học sinh hoặc giảm trừ vào kỳ thu tiếp theo. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết sẽ phối hợp Sở Tài chính thống nhất phương án hoàn trả hoặc giảm trừ, bảo đảm thuận lợi cho người học.
https://nhandan.vn/ha-noi-giam-muc-thu-hoc-phi-tu-nam-hoc-2023-2024-post802879.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "mức học phí", "học phí công lập", "học phí 2024", "học trực tuyến", "học phí", "hoàn trả học phí" ] }
Giải đáp nhiều thắc mắc trong tuyển sinh đại học năm 2024
NDO -Ngày 9/3, tại Trường trung học phổ thông Thường Tín (Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp Trường đại học Thành Đô và các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp học sinhtrung học phổ thôngnăm 2024.
Sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; đại diện các trường đại học, doanh nghiệp và hơn 1.000 học sinh trung học phổ thông tham gia.Theo ban tổ chức, những năm gần đây, tỷ lệ thí sinh xét tuyển đại học lựa chọn các ngành kinh tế luôn có sự mất cân bằng so với khối ngành khoa học xã hội. Trong khi đó, thực tế nhân lực khối ngành khoa học xã hội lại thiếu hụt, gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội. Sự mất cân bằng này một phần do định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông còn hạn chế.Năm 2024 là năm cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông diễn ra theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Kể từ năm 2025, kỳ thi sẽ có nhiều điều chỉnh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, công táctuyển sinhcủa các trường đại học dự kiến sẽ có một số thay đổi. Việc giúp học sinh định hướng đúng ngành, nghề để có lựa chọn chính xác cho bản thân trong năm nay là vô cùng quan trọng.Hàng nghìn học sinh tham dự chương trình.Tại chương trình, đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã cung cấp thông tin mới nhất về những quy định, mốc thời gian tuyển sinh trong năm 2024 cũng như những lưu ý quan trọng khi đăng ký tuyển sinh.Bên cạnh đó, chuyên gia từ các trường đại học đã trả lời câu hỏi của học sinh về định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, chọn trường cùng nhiều lưu ý quan trọng khác khi đăng ký xét tuyển.Đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân cũng chia sẻ, truyền cảm hứng động lực thúc đẩy các em học sinh theo đuổi ước mơ; qua đó tạo môi trường tư vấn chất lượng và đa dạng để giúp học sinh hiểu rõ hơn về các lựa chọn học tập và nghề nghiệp phù hợp.Trong khuôn khổ chương trình, cũng diễn ra Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2024 thu hút sự tham gia của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố. Tại đây, các cơ sở đào tạo giới thiệu phương án tuyển sinh, chỉ tiêu xét tuyển, mức học phí, ngành nghề đào tạo...Theo ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô, hoạt động hướng nghiệp, tư vấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh trung học phổ thông và toàn xã hội, góp phần cung ứng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp. Hướng nghiệp càng sớm giúp các em có thời gian để chuẩn bị tinh thần, kiến thức cũng như tìm hiểu sâu về nghề từ đó có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội.“Người chịu trách nhiệm và ra quyết định chọn ngành, chọn trường sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ có thể là chính các em học sinh. Để trở thành công dân số và thích ứng với sự phát triển không ngừng của công nghệ 4.0, các em cần trang bị sự hiểu biết, tự tin và chủ động ngay từ bây giờ”- ông Nguyễn Mạnh Hưng nhấn mạnh.Học sinh được giải đáp mọi thắc mắc tại các gian tư vấn.Trong khi đó, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Thành Đô Nguyễn Thúy Vân cho biết, công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đã được nhà trường thực hiện trong những năm gần đây với mục tiêu phục vụ cộng đồng, qua đó cung cấp rộng rãi đến học sinh, các bậc phụ huynh những thông tin về các ngành nghề đang có xu hướng triển vọng, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.“Chúng tôi mong muốn hoạt động tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh sẽ là cơ hội để học sinh hiểu rõ hơn những vấn đề của bản thân và tự tin hơn trong lựa chọn ngành nghề cũng như sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp tới”, bà Nguyễn Thúy Vân chia sẻ.
https://nhandan.vn/giai-dap-nhieu-thac-mac-trong-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2024-post799301.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [ "tuyển sinh", "trung học phổ thông", "hướng nghiệp", "học sinh", "sinh viên" ] }
Trưng bày ảnh “Nơi đầu sóng” tại trường THCS - THPT Lương Thế Vinh
NDO -NDĐT - Hai tác giả của triển lãm và sách “Nơi đầu sóng” Trần Thành và Lữ Mai đã đem các tác phẩm của mình đến trưng bày tại trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, cơ sở A, Nam Trung Yên - Hà Nội trong ngày đầu tiên của năm học mới, sau thành công của Triển lãm ảnh-– Ra mắt sách “Nơi đầu sóng” diễn ra trong dịp Quốc khánh 2-9.
100 bức ảnh đã được trưng bày trong sân trường, trên sân khấu và chiếu lên màn hình trong lễ khai giảng. Hai tác giả cũng có mặt tại triển lãm “tại chỗ” này và giao lưu, trò chuyện cùng các em học sinh.Lữ Mai ký tặng sách cho các em.Tác giả Lữ Mai, hiện là phóng viên báo Nhân Dân, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội cho biết, tại lễ khai giảng, ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn 1.000 chiếc đèn ông sao được thiết kế riêng với bưu thiếp dán vào mặt trước của đèn để các em học sinh viết lời chúc gửi tới những bạn nhỏ có bố ở đảo xa, nhiều năm xa nhà và không có điều kiện đưa con tới trường. “1.000 chiếc đèn mang lời chúc tốt đẹp này sẽ cùng với những phần quà nhỏ bé, ý nghĩa theo chúng tôi về Bộ Tư lệnh Hải quân để tổ chức tết Trung thu “Bố ở đảo xa, con ở nhà có bạn” vào đêm 7-9 tại Hải Phòng. Đây là sự kiện chúng tôi dành trọn tình cảm, sự chia sẻ của mình tới thân nhân các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên biển thông qua tết Trung thu của con em họ nơi đất liền” - Lữ Mai nói.Ngoài ra, các tác giả cũng cho biết, sẽ trao tặng 50 suất học bổng, 3.000 phần quà (gồm bánh kẹo, sữa, nước ngọt, đèn ông sao, đồ chơi thiếu nhi, đồ dùng học tập…) cho con em của những người lính đang làm nhiệm vụ này.Đây là hoạt đồng thường niên của CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong suốt nhiều năm qua và thường xuyên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan báo chí, truyền thông với tinh thần nhân văn sâu sắc.
https://nhandan.vn/trung-bay-anh-noi-dau-song-tai-truong-thcs-thpt-luong-the-vinh-post370003.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:14", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:14", "tags": [] }
Đào tạo chuyên sâu thiết kế vi mạch dành cho giảng viên
NDO -Ngày 8/1, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Trường đại học Thủ Dầu Một phối hợp Công ty Cổ phần Giáo dục quốc tế Sun Edu tổ chức khai giảng "Khóa đào tạo chuyên sâuthiết kế vi mạchdành cho giảng viên”.
Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự hợp tác giữa hai đơn vị trong lĩnh vực giáo dục, công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn.Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thưTỉnh ủy Bình Dương; đại diện lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng tại Bình Dương; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tham dự.Khóa đào tạo kéo dài 2 tháng dành cho các giảng viên Trường đại học Thủ Dầu Một do các chuyên gia của Sun Edu và các tập đoàncông nghệ vi mạchtrực tiếp đào tạo.Trong quá trình học, các giảng viên sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ thực hành từ các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, được tiếp cận toàn bộ thư viện, tài liệu giảng dạy của các tập đoàn lớn như Synopsys, Cadence, từ đó có thể xây dựng chương trình giảng dạy thiết kế vi mạch phù hợp thực tiễn cho công tác giảng dạy sau này.Phát biểu tại Lễ khai giảng, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Cường, Hiệu trưởng Trường đại học Thủ Dầu Một cho biết, điểm nổi bật của chương trình này là việc giảng viên được tiếp cận và sử dụng phần mềm thiết kế vi mạch và nội dung giảng dạy tập trung vào những kiến thức thực tiễn thực sự hữu ích cho việc đào tạo lại cho các học viên, sinh viên.Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Lễ khai giảng.Sau khi hoàn thành khóa học và vượt qua kỳ kiểm tra chất lượng một cách kỹ lưỡng, các học viên có thể bắt tay vào làm ngay tại các công ty thiết kế vi mạch, và đây cũng là điều các công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực vi mạch trên thế giới mong muốn khi tuyển dụng.Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Cường, thời gian tới, Trường đại học Thủ Dầu Một sẽ phối hợp Sun Edu, các đơn vị liên quan để khai giảng thêm các lớp đào tạo thiết kế vi mạch nhằm xây dựng nguồn lực cần thiết cho việc phát triển ngànhcông nghiệp vi mạchbán dẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Bình DươngPhó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu đã tăng trưởng 14% mỗi năm từ năm 2001 đến nay và vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, đồng thời ngành này cần bổ sung gần 1 triệu nhân lực.Dẫn chứng thực tiễn tại Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm thiết kế vi mạch của khu vực và thế giới, lọt top 5 thế giới vào năm 2030 với nhu cầu nhân lực cho ngành này khoảng 50.000 nhân lực.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ khai giảng.Khu vực Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển ngành này. RiêngThành phố Hồ Chí Minhcần đào tạo nâng cao kỹ năng cho khoảng 40.000 kỹ sư từ nay đến năm 2030, tức khoảng 6.000 kỹ sư/năm. Kế đến là tỉnh Bình Dương cũng có nhiều tiềm năng để phát triển nhân lực cho ngành này.Theo ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, khóa đào tạochuyên sâuthiết kế vi mạch dành cho giảng viên là lớp học khởi đầu cho Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực vi mạch bán dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn mới.Đây có thể nói là mô hình hay, đi tắt đón đầu trong liên kết đào tạo nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn của tỉnh Bình Dương trong việc góp phần hiện thực hoá mục tiêu 50.000 kỹ sư vào năm 2030 của Chính phủ cho ngành vi mạch bán dẫn.
https://nhandan.vn/dao-tao-chuyen-sau-thiet-ke-vi-mach-danh-cho-giang-vien-post791097.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Bình Dương", "Trường đại học Thủ Dầu Một", "thiết kế vi mạch", "vi mạch bán dẫn" ] }
Bế giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh khóa 93
NDO -Cần tiếp tục nghiên cứu các chiến lược về quốc phòng, quân sự, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng... để vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh ở các cơ quan, đơn vị và các địa phương.
Ngày 15/12, tại Hà Nội,Học viện Quốc phòngtổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh khóa 93.Qua khóa học, các học viên đã được nghiên cứu những nội dung cơ bản về chiến lược quốc phòng, an ninh một số nước liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Nghiên cứu về quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân; về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam; phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam và một số nội dung quan trọng khác.Khóa học được đi nghiên cứu thực tế, tọa đàm, trao đổi với lãnh đạo một số đơn vị quân đội và địa phương như: Lữ đoàn Đặc công 126, Quân chủng Hải quân; Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội Viettel; Đoàn kinh tế Quốc phòng 338, Quân khu 1; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và một số đơn vị, địa phương khác.Giám đốc Học viện Quốc phòng Trần Việt Khoa phát biểu tại lễ bế giảng.Phát biểu tại lễ bế giảng, Thượng tướng Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng cho biết, thông qua học tập kết hợp với trao đổi, thảo luận, đi nghiên cứu thực tế, các học viên có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về tác chiến phòng thủ quân khu; khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; hoạt động của lực lượng vũ trang trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.Bên cạnh đó, luyện tập vận hành cơ chế; đặc biệt là kinh nghiệm giải quyết, xử lý những vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn...; cập nhật những điểm mới về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh trong nghị quyết Đại hội XIII của Đảng..."Đó là cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn rất quý để các học viên nâng cao trình độ nhận thức, tư duy dự báo chiến lược, năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế-xã hội", đồng chí Trần Việt Khoa nhấn mạnh.Đối với các học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh khóa 93, Giám đốc Học viện Quốc phòng Trần Việt Khoa mong muốn, các học viên tiếp tục nghiên cứu nắm vững những vấn đề lý luận và thực tiễn về quốc phòng, an ninh đang đặt ra; các chiến lược về quốc phòng, quân sự, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng... để vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh ở các cơ quan, đơn vị và các địa phương.Giám đốc Học viện Quốc phòng trao giấy chứng nhận cho học viên tại lễ bế giảng.Đồng thời, chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
https://nhandan.vn/be-giang-lop-boi-duong-kien-thuc-quoc-phong-an-ninh-khoa-93-post787633.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Học viện Quốc phòng", "quốc phòng", "an ninh", "bồi dưỡng kiến thức quốc phòng" ] }
Các thí sinh Thái Nguyên vô địch cuộc thi trí tuệ sinh viên năm 2023
NDO -Cuộc thi "Công nghệ trí tuệ sinh viên" năm 2023, với chủ đề "Chế tạo thiết bị gấp bì thư tự động" đã chính thức khép lại sau 6 tháng triển khai. Vượt qua 120 đội thi trên khắp cả nước, các thí sinh từ Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên) đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc cùng phần thưởng trị giá 30 triệu đồng.
DoTrung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam (VSDS), Công ty TNHH Canon Việt Nam phối hợp tổ chức, Cuộc thi "Công nghệ trí tuệ sinh viên" năm 2023 đã thu hút 120 đội thi với thành viên là sinh viên đam mê chế tạo từ các trường đại học, cao đẳng và học viện trên cả nước tham gia.Sau nhiều lần đánh giá, xem xét báo cáo, trực tiếp đánh giá sản phẩm dự thi một cách nghiêm túc, công tâm, trách nhiệm, Hội đồng giám khảo đã chọn ra 21 đội tiêu biểu để triển khai vòng chung kết cuộc thi.Tin liên quanSân chơi lập trình robot thúc đẩy sinh viên sáng tạo công nghệ mớiDiễn ra trong cả ngày 8/12, vòng tranh tài cuối cùng trên là cơ hội để các đội thi trình bày ý tưởng và thiết bị hoàn thiện, chứng tỏ khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức vào sản phẩm cũng như kỹ năng thuyết trình trước các thành viên Ban Giám khảo đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các chuyên gia đầu ngành của Công ty TNHH Canon Việt Nam.Sau nhiều giờ thi đấu căng thẳng nhưng không kém phần sôi nổi, gay cấn, đội MEET 2-TNUT (Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Thái Nguyên) đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc, với phần thưởng trị giá 30 triệu đồng; 2 giải Nhì của cuộc thi, mỗi giải 20 triệu đồng, đã thuộc về các đội VUI-20 (Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì) và TLU PANTHERS (Trường Đại học Thủy lợi).Dịp này, Ban tổ chức đã trao 3 giải Ba, mỗi giải 10 triệu đồng và một số giải thưởng bình chọn online tặng các đội tuyển có thành tích tốt.Ngoài ra, Ban tổ chức còn hỗ trợ trang, thiết bị nghiên cứu học tập cho Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hưng Yên, vì đã có thành tích tham gia tích cực nhưng còn thiếu trang, thiết bị tạo ra sản phẩm dự thi cho sinh viên.
https://nhandan.vn/cac-thi-sinh-thai-nguyen-vo-dich-cuoc-thi-tri-tue-sinh-vien-nam-2023-post786543.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh", "Cuộc thi", "Công nghệ trí tuệ sinh viên", "năm 2023", "thiết bị gấp bì thư tự động" ] }
Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
NDO -Chung quanh vụ việc một số học sinh có hành vi bạo lực,xúc phạm giáo viêngây bức xúc dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chỉ đạo, xác minh, làm rõ vụ việc và có biện pháp xử lý các bên liên quan.
Ngày 6/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc xử lý hành vi vi phạm đạo đức, lối sống, xúc phạm nhà giáo trong cơ sở giáo dục.Trước đó, ngày 5/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang báo cáo về vụ việc xảy ra tại Trường trung học cơ sở Văn Phú, huyện Sơn Dương khi một số học sinh có hành vi bạo lực, vi phạm đạo đức nghiêm trọng đối với một nữ giáo viên, gây bức xúc dư luận.Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chỉ đạo, xác minh, làm rõvụ việc. Trên cơ sở đó, có hình thức xử lý theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ việc, đồng thời tập trung tăng cường công tác quản lý và đánh giá giáo viên; tăng cường kỷ cương trường học, xây dựng văn hóa học đường.Bên cạnh đó, thường xuyên giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh; phối hợp chặt chẽ gia đình học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục học sinh.
https://nhandan.vn/tang-cuong-giao-duc-dao-duc-loi-song-cho-hoc-sinh-post786085.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Bạo lực với giáo viên", "UBND tỉnh Tuyên Quang", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
96 thủ khoa đại học năm 2023 của Thủ đô ghi danh sổ vàng tại Văn Miếu
Chiều tối 9/10, tại Trung tâm hoạt động Văn hóa-Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Thành đoànHà Nộitổ chức lễ ghi danh sổ vàngthủ khoaxuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô năm 2023.
Buổi lễ nằm trong khuôn khổ chương trìnhtuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệpcác trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, được Thành đoàn Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan triển khai nhằm ghi nhận, biểu dương quá trình phấn đấu học tập, rèn luyện, tinh thần vượt khó vươn lên của các bạn trẻ.Năm nay, có 96 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố được tuyên dương, đúng dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023).Tin liên quanPhê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tàiNăm 2023 là năm thứ 21 Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nộitổ chức hoạt động tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố.Sau 21 năm, đã có 2.156 thủ khoa được vinh danh, đón nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Nhiều thủ khoa sau tuyên dương đã bước đầu có những thành công trong sự nghiệp, có khát vọng cống hiến và đóng góp sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước.96 thủ khoa tiêu biểu, xuất sắc năm 2023 của thành phố Hà Nội cùng đại diện các ban, sở, ngành, đoàn thể.Cùng với lễ tuyên dương tối 10/10, các thủ khoa xuất sắc năm 2023 sẽ tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa khác, như: Lễ báo công dâng Bác và vào Lăng viếng Bác; gặp mặt, giao lưu với học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam; tham quan, gặp gỡ các doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số; ghi danh sổ vàng tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
https://nhandan.vn/90-thu-khoa-dai-hoc-nam-2023-cua-thu-do-ghi-danh-so-vang-tai-van-mieu-post776683.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Thành đoàn Hà Nội", "thủ khoa đại học", "Hà Nội", "ghi danh sổ vàng", "Văn Miếu - Quốc Tử Giám" ] }
Đề thi tiếng Anh vào lớp 10 có điểm mới lạ, tăng nhẹ độ khó
NDO -Đề thi môn Tiếng Anh tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay được giáo viên đánh giá là có điểm mới, tăng nhẹ độ khó so với đề thi của năm trước. Lượng kiến thức đề ra vẫn tập trung nhiều trong chương trình sách giáo khoa, không đánh đố học sinh khi làm bài.
Chiều 8/6, các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội đã hoàn thành bài thi thứ 2 của kỳ thi là môn Ngoại ngữ.Theo cô Cù Thị Thu Thủy, giảng viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội, giáo viên của Tuyensinh247, đề thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay nhìn chung hay, khó hơn một chút so với năm ngoái. Đề thi có sự mới mẻ hơn so với mọi năm, có tính phân loại học sinh tốt, lượng kiến thức tập trung nhiều trong chương trình sách giáo khoa, không đánh đố học sinh khi làm bài.“Phần ngữ âm tập trung ở những quy tắc phát âm cơ bản mà các học sinh thường xuyên được luyện tập, riêng phần nhấn trọng âm năm nay có thêm phần nhấn trọng âm của từ có 4 âm tiết. Thí sinh có thể chinh phục được nếu nắm được một số quy tắc chung” - cô giáo phân tích.Phần ngữ pháp, từ vựng vẫn là các trọng tâm kiến thức cơ bản, không khác nhiều so với đề thi năm ngoái, tuy nhiên, có một số câu, thí sinh cần suy nghĩ và phân tích đề bài cẩn thận, nếu không dễ nhầm lẫn. Phần này không có câu mang tính đánh đố và gây khó khăn cho học sinh.Theo giáo viên, tại phần ngôn ngữ giao tiếp trong đề thi năm nay có một điểm mới so với đề thi năm ngoái, kiểm tra các em về đọc hiểu biển báo. Đây là một câu hỏi hay..Bài đọc với chủ đề quen thuộc, từ vựng và câu hỏi khá dễ làm, bài đọc điền từ khá thú vị khi nội dung là một mẩu quảng cáo về một khóa học tiếng Anh. Tuy nhiên trong hai bài đọc này có xuất hiện các câu hỏi phân loại, đề kiểm tra về vốn từ vựng và khả năng phán đoán của học sinh.“Phần viết, với các cấu trúc đa dạng, tôi đánh giá các câu hỏi năm nay khó hơn một chút so với đề thi năm ngoái , cũng là các câu phân loại học sinh tốt” - giảng viên Cù Thị Thu Thủy đánh giá.Theo giáo viên của Trường trung học phổ thông Hòa Bình- La Trobe, đề thi kiểm tra toàn diện các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng giao tiếp, kỹ năng đọc và viết. Đề có độ phân hóa tốt, bám sát yêu cầu đánh giá được kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ của thí sinh, phù hợp vớimục tiêu của kỳ thi.Các giáo viên dự đoán với tính phần kiến thức phân bổ chủ yếu trong mức độ thông hiểu kết hợp với các câu mang tính phân loại tốt trong đề, phổ điểm năm nay có thể sẽ trong khoảng từ 7-8 điểm.Chủ đề: Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025Cách tra điểm thi vào lớp 10 của Hà NộiĐiểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 6 của Trường Cầu Giấy năm 2024
https://nhandan.vn/de-thi-tieng-anh-vao-lop-10-co-diem-moi-la-tang-nhe-do-kho-post813385.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "đánh giá đề thi", "đề thi tiếng Anh", "môn Ngoại ngữ", "thi lớp 10", "mùa thi 2024", "phân tích đề thi" ] }
Hơn 80.000 bài dự thi “Chữ đẹp tuổi thơ” lần thứ nhất
NDO -Phát động từ ngày 31/8-15/10, cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” đã tiếp nhận hơn 80.000 sản phẩm, gồm 60.000 video và gần 200.000 hình ảnh bài viết từ 45 tỉnh, thành phố gửi về, cho thấy sự hưởng ứng tích cực của các học sinh, phụ huynh và nhiềutrường tiểu học trên toàn quốc.
Chiều 25/11, Lễ trao giải Chung kết cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” doTạp chí Trẻ em Việt Namvà Văn phòng phẩm ERAS Việt Nam phối hợp tổ chức đã diễn ra tạiHà Nội. Theo Ban Tổ chức, với sự tham gia và hỗ trợ triển khai của các cơ sở giáo dục, đào tạo khắp cả nước, cuộc thi đã tiếp cận tới hơn 3,2 triệu người.Phát biểu tại Lễ trao giải, Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy cho biết: “Cuộc thi hướng đến phong trào gìn giữ, tôn vinh chữ đẹp ở phạm vi toàn quốc. Bên cạnh điểm số mà mỗi thí sinh đạt được, Ban Giám khảo còn xem xét ở các tiêu chí khác như: quốc tịch, vùng miền, hoàn cảnh và đặc biệt quan tâm đến các em có nghị lực vượt khó”.Sau thời gian nghiêm túc xét chọn, Ban Giám khảo đã trao 3 giải Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba và 20 giải Khuyến khích với tổng giá trị các giải thưởng lên đến gần 300 triệu đồng. Em Phạm Mai Lâm Đan, học sinh lớp 2C, Trường tiểu học Chiến Thắng (tỉnh Thái Nguyên); em Lưu Hà Phan, học sinh lớp 4A1, Trường tiểu học Điện Biên 1 (tỉnh Thanh Hóa) và em Yui Yoshizaki, học sinh lớp 4US, Trường liên cấp Dạ Hợp (tỉnh Hòa Bình) là những học sinh xuất sắc đoạt giải Nhất.Nhiều học sinh ở các tỉnh, thành phố khắp cả nước ra Thủ đô Hà Nội tham dự Lễ trao giải Chung kết cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ”.Trong số các thí sinh của cuộc thi, nhiều em gây ấn tượng bởi nét chữ đẹp và tình yêu với ngôn ngữ Việt, một trong số đó là Yui Yoshizaki. Mang trong mình hai dòng máu Việt-Nhật, từ nhỏ, Yoshizaki đã được gia đình chỉ dạy và rèn luyện viết chữ Việt Nam.“Bà em thường nói rằng, để có được nét chữ đẹp thì cần luyện tập chăm chỉ và kiên trì. Từ đó, em cũng sẽ học được sự tỉ mỉ, khéo léo và cẩn thận. Không chỉ gia đình mà các thầy giáo, cô giáo cũng luôn động viên em có ý thức giữ gìn tiếng Việt”, Yui Yoshizaki chia sẻ.Đặng Hoàng Minh, học sinh lớp 1/6, Trường tiểu học Hiệp Thành (tỉnh Bình Dương) cho hay, sau khi tham gia cuộc thi, được các thầy, cô hỗ trợ tận tình, em ước mơ mai này sẽ trở thành thầy giáo để đứng trên bục giảng và dạy học sinh viết chữ đẹp.Với chủ đề “Luyện nét chữ, rèn nết người”, sự kiện đã tạo ra sân chơi bổ ích cho các em học sinh. Qua đó, rèn luyện tính tập trung, sự chỉn chu và cách trình bày khoa học, góp phần xây dựng tiền đề để các em tiếp tục phát triển trong tương lai.Để khích lệ các thí sinh, Ban Tổ chức cũng sẽ cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các học sinh tham gia cuộc thi theo hình thức online.Đánh giá về chất lượng các bài dự thi năm nay, Tiến sĩ Xuân Thị Nguyệt Hà, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi nhận định, nhiều thí sinh viết đúng mẫu chữ được quy định tại Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về mẫu chữ viết trong trường tiểu học.“Ngoài ra, các bài dự thi cũng trình bày đúng, đẹp và sáng tạo. Để chọn ra các sản phẩm xuất sắc nhất, Ban Giám khảo đã làm việc một cách công tâm, khách quan, vì một cuộc thi công bằng, minh bạch cho tất cả các thí sinh tham gia”, Tiến sĩ Xuân Thị Nguyệt Hà thông tin thêm.
https://nhandan.vn/hon-80000-bai-du-thi-chu-dep-tuoi-tho-lan-thu-nhat-post784472.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Cuộc thi chữ đẹp tuổi thơ", "Tạp chí Trẻ em Việt Nam", "thi viết chữ đẹp trường tiểu học" ] }
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các khu công nghiệp
Hiện nay, để giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy tại các khu công nghiệp (KCN), các ban, ngành, đoàn thể, nhất là lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) công an các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp hiệu quả.
Cụ thể, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về phòng chống cháy nổ cho công nhân, người lao động; thành lập các đội PCCC tại các công ty; thường xuyên tập huấn các kỹ năng PCCC và CNCH,... Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra cháy tại các KCN vẫn rất lớn nếu các chủ doanh nghiệp, công nhân,... không tự nâng cao ý thức cũng như kiến thức về PCCC.Hiện nay, các vụ cháy nhà xưởng, văn phòng các công ty tại các KCN vẫn xảy ra và có nguy cơ gia tăng về số vụ lẫn mức độ thiệt hại. Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm tại các công ty, đơn vị chuyên sản xuất các loại hàng hóa, như hóa chất, đệm mút, quần áo, gỗ, giấy,... Vì thời điểm xảy ra lúc các công nhân đã nghỉ làm việc, cho nên khi đám cháy được phát hiện, ngọn lửa đã lan rất nhanh và gây thiệt hại lớn về tài sản cho công ty, đơn vị.Vừa qua, tại khu lán trại công nhân cạnh công trường trong KCN Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra cháy. Ngay sau khi nhận được thông tin vụ cháy, lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Bắc Giang đã điều động bốn xe chữa cháy cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường để phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chữa cháy.Vụ cháy được dập tắt ngay sau đó và không lan ra các nhà máy chung quanh, nhưng đã gây thiệt hại nhiều tài sản và khiến một công nhân tử vong... Ðây là khu lán tạm của công nhân dùng để nghỉ trưa, ăn trưa khi xây dựng nhà máy mới.Gần đây nhất, tại một nhà xưởng thuộc Công ty cổ phần Green Service, Khu C, KCN Nam Cấm (xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) xảy ra cháy. Sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các Ðội PCCC và CNCH số 1, số 2, số 8 huy động năm xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường chữa cháy.Hiện trường vụ cháy là nhà xưởng đang thi công, làm bằng khung thép, mái tôn. Tại đây chứa nhiều vật liệu dễ cháy như giấy, túi ni-lông cho nên ngọn lửa nhanh chóng lan nhanh ra cả khu vực nhà xưởng. Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của các cán bộ PCCC và CNCH, đám cháy đã được khống chế, đồng thời nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận được ngăn chặn. Vụ cháy không gây thiệt hại về người và nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.Qua tìm hiểu, những nguyên nhân chính gây ra cháy, nổ tại các KCN thường do nhiều cơ sở, nhà xưởng trong KCN đã xây dựng từ lâu điều kiện an toàn PCCC không được bảo đảm. Các công trình, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất đã xuống cấp và không được bảo dưỡng hoặc thay mới. Trang thiết bị PCCC chưa được kiện toàn đồng bộ so với quy mô đơn vị tại các KCN. Công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng, giao thông... phục vụ cho việc chủ động ngăn ngừa phòng chống cháy nổ chưa phù hợp với thực tiễn đặt ra.Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: lãnh đạo, công nhân tại các cơ sở sản xuất trong KCN chưa quan tâm công tác PCCC; vi phạm các quy định về an toàn PCCC. Kinh phí mua sắm trang thiết bị PCCC chưa được lãnh đạo các công ty quan tâm, đầu tư đúng mức; một số công ty tự ý mở rộng, thay đổi công năng sử dụng nhà xưởng, văn phòng, thậm chí sử dụng đường cho xe chữa cháy làm nơi tập kết hàng hóa; công tác thanh tra, kiểm tra an toàn về PCCC chưa hiệu quả; lực lượng thanh kiểm tra về PCCC còn mỏng, trong khi số lượng doanh nghiệp tại các KCN càng lớn...Thượng tá Trần Văn Hướng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an thành phố Ðà Nẵng cho biết, để bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các KCN, trước hết cần nâng cao trách nhiệm của Ban quản lý các KCN, trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp, đơn vị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC và CNCH; yêu cầu lãnh đạo các doanh nghiệp thường xuyên tự kiểm tra các hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, nhất là các kho hàng để loại trừ nguy cơ xảy ra cháy, nổ; kiện toàn tổ chức lực lượng PCCC và CNCH tại chỗ để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc xử lý các tình huống cháy, nổ ban đầu; tích cực rà soát, phân loại hàng hóa, vật tư nguyên liệu dễ cháy nổ, từ đó sắp xếp khoa học, bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC; khi thiết kế, xây dựng mới hoặc thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC các dự án, công trình tại các KCN cần tuân thủ đầy đủ các quy định về PCCC; tăng cường hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong việc cùng với người sử dụng lao động tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc; trong đó, khi đưa ra các giải pháp về PCCC tại các doanh nghiệp trong KCN cần xem xét tổng thể các yếu tố bao gồm: đặc thù, điều kiện phát triển, quy mô, tính chất hoạt động, thực trạng của cơ sở, hạ tầng kỹ thuật về PCCC,... để từ đó lựa chọn các giải pháp PCCC vừa phù hợp, vừa bảo đảm được mục tiêu đề ra; duy trì và nhân rộng những điển hình tiên tiến, nhất là các mô hình tổ, đội công nhân tham gia PCCC và CNCH trong KCN...Ban quản lý các KCN của tỉnh đã phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Thái Nguyên tổ chức nhiều cuộc kiểm tra công tác PCCC và CNCH tại nhiều công ty trong các KCN của tỉnh. Nhiều công ty sau khi được kiểm tra đã kịp thời khắc phục những hạn chế về công tác PCCC tại đơn vị. Bên cạnh đó, Ban Quản lý cũng yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng tại các KCN thành lập, duy trì đội PCCC cơ sở chuyên trách. Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ cho toàn KCN. Thường xuyên tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội PCCC cơ sở. Doanh nghiệp tại các KCN khi thi công, xây dựng cải tạo các công trình nhà kho, nhà xưởng phải thực hiện đầy đủ các quy định về PCCC…TRẦN QUỐC TRUNG, Phó Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên
https://nhandan.vn/canh-bao-nguy-co-chay-no-tai-cac-khu-cong-nghiep-post784947.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Phòng cháy chữa cháy", "Khu công nghiệp", "Thiết bị PCCC", "an toàn PCCC", "hệ thống sản xuất", "huấn luyện PCCC" ] }
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Giảng Võ
NDO -Sáng 5-9, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đến dự và đánh trống khai giảng năm học 2020-2021 tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội).
Trường THCS Giảng Võ thành lập vào tháng 9-1989. Trong nhiều năm qua luôn là điểm sáng của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô. Hiện trường có 179 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó, có hai người trình độ Tiến sĩ; 48 Thạc sĩ; 112 Đại học; 5 Cao đẳng). Năm học 2020-2021, trường có hơn 3.600 học sinh, trong đó có 762 em học sinh của 18 lớp 6 vừa mới nhập trường.Trong năm học 2019-2020, Trường THCS Giảng Võ đã đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Trường đạt nhiều thành tích nổi bật trong chất lượng giáo dục văn hóa như tỷ lệ học sinh giỏi đạt 67,9%. Đối với chất lượng giáo dục mũi nhọn: Học sinh giỏi cấp quận có 114 em; học sinh giỏi cấp thành phố có 56 em;  học sinh nhà trường giành được 47 Huy chương học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực, quốc tế...Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đánh trống khai giảng năm học mới 2020-2021 tại Trường THCS Giảng Võ.Phát biểu tại lễ khai giảng, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ Tô Thị Hải Yến cho biết, năm học 2019-2020 của trường đã khép lại với những dấu ấn khó quên, những kết quả tốt đẹp trên nhiều mặt. Vượt qua và khắc phục hiệu quả những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ do dịch bệnh, hoạt động dạy và học của thầy trò nhà trường từng bước tiệm cận, thực hiện thành công các tiêu chí: Đổi mới, sáng tạo; chủ động - thích ứng. Trong năm học mới 2020- 2021, trường THCS Giảng Võ quyết tâm thực hiện thông điệp “Học sinh an toàn, phụ huynh an tâm, giáo viên an vui”.Tại lễ khai giảng, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã trao tặng thầy trò nhà trường bức tranh “Bác Hồ quàng khăn đỏ cho thiếu nhi Thủ đô” và màn hình TV. Nhân dịp khai giảng năm học mới, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cũng gửi tặng nhà trường và các em học sinh sáu máy sát khuẩn tay và 1.000 khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19.
https://nhandan.vn/bi-thu-thanh-uy-ha-noi-du-le-khai-giang-tai-truong-thcs-giang-vo-post615635.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "khai giảng", "Trường Giảng Võ" ] }
Nhật Bản cấp 50 suất học bổng toàn phần cho cán bộ, công chức Việt Nam trong năm 2024
NDO -Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)cho biết, chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam-Nhật Bản (JDS) đã chính thức mở đơn tuyển sinh cho kỳ nhập học năm 2024, dự kiến dành 50 suất học bổng toàn phần cho cán bộ, công chức và viên chức Việt Nam.
Chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và JICA, sử dụng nguồn vốnviện trợ không hoàn lạicủa Chính phủ Nhật Bản.Học bổng JDS hướng đến đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam, những người được kỳ vọng sẽ đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.Cụ thể, trong năm 2024, 50 suất học bổng toàn phần, gồm học phí, vé máy bay khứ hồi, sinh hoạt phí hằng tháng và các khoản trợ cấp khác sẽ được cấp cho 45 ứng viên xuất sắc nhất bậc thạc sĩ và 5 ứng viên xuất sắc nhất bậc tiến sĩ.Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia là 17 giờ ngày 20/2/2024 cho bậc thạc sĩ và 17 giờ ngày 11/3/2024 cho bậc tiến sĩ. Các ứng viên đủ điều kiện - dự kiến được lựa chọn vào cuối tháng 5/2024 sẽ khởi hành sang Nhật Bản tham gia các khóa học vào tháng 8.Lịch hội thảo và thông tin về học bổng JDS sẽ được đăng tải trênwebsitevàfanpagecủa Chương trình JDS.Học bổng JDS đã được liên tục triển khai ở Việt Nam từ năm 2000, cung cấp 806 suất học bổng bậc thạc sĩ, 21 suất học bổng bậc tiến sĩ cho Việt Nam.Theo Khung chương trình JDS giai đoạn 2021-2024, JDS sẽ cấp học bổng theo học các khóa học Thạc sĩ trong 2 năm bằng tiếng Anh và tiến sĩ trong 3 năm bằng tiếng anh hoặc tiếng Nhật trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Kinh tế, Giao thông/Phát triển đô thị, Năng lượng, Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, Chăm sóc sức khỏe/An sinh xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Môi trường, Ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường, Tăng cường hệ thống luật pháp và Tăng cường năng lực hành chính công tại các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản.
https://nhandan.vn/nhat-ban-cap-50-suat-hoc-bong-toan-phan-cho-can-bo-cong-chuc-viet-nam-trong-nam-2024-post788556.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản", "JICA", "học bổng Nhật Bản", "học bổng phát triển nguồn nhân lực", "học bổng JDS", "học bổng cho cán bộ công chức Việt Nam" ] }
Tuyên dương 96 thủ khoa xuất sắc năm 2023 của Thủ đô
Các thủ khoa xuất sắc được tuyên dương năm nay đều là những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, học viện với thành tích ấn tượng về học tập, rèn luyện, nhiều trường hợp là đảng viên, “Sinh viên 5 tốt” các cấp, gương vượt khó, có công trình nghiên cứu khoa học, đề tài, sáng kiến, giải pháp giành giải trong nước và quốc tế; cán bộ Đoàn, Hội tích cực, năng động.
Tối 10/10, tại Hà Nội, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Thành đoàn Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bànThủ đô Hà Nộinăm 2023.Đến dự, có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.Năm nay, thành phố Hà Nội tuyên dương 96thủ khoa xuất sắc, gồm 43 nam và 53 nữ, chia theo các khối ngành: kỹ thuật; quản lý – văn hóa – xã hội; kinh tế; sư phạm; y – dược; lực lượng vũ trang. Về kết quả học tập, có 76 thủ khoa đạt loại xuất sắc, 20 thủ khoa đạt loại giỏi.Chương trình tuyên dương năm 2023 kéo dài trong 3 ngày 8, 9 và 10/10, với nhiều hoạt động thiết thực như: Lễ dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long; lễ báo công dâng Bác; gặp mặt, giao lưu giữa thủ khoa xuất sắc với học sinh Thủ đô và doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tọa đàm về chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội trong thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; lễ ghi danh Sổ vàng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và lễ tuyên dương trọng thể.Tin liên quan96 thủ khoa đại học năm 2023 của Thủ đô ghi danh sổ vàng tại Văn MiếuXác định việc “phát triển con người” là động lực, nguồn lực quan trọng trong xây dựng, phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, kịp thời khuyến khích, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.Ngay sau khi Quyết định số 899 ngày 31/7/2023 vềChiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt, trong quá trình hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), nội dung “phát hiện, trọng dụng, sử dụng nhân tài” đã được thành phố Hà Nội đưa vào, coi là chủ trương đột phá trong sử dụng nhân tài tham gia đóng góp, xây dựng và phát triển Thủ đô.Đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể trao Bằng khen và phần thưởng tặng các thủ khoa.Năm 2023 là năm thứ 21 Thủ đô Hà Nội tổ chức tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố.Thời gian qua, đã có tổng cộng 2.156 thủ khoa được vinh danh. Nhiều cá nhân sau khi được tuyên dương đã bước đầu có thành công trong sự nghiệp, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước.
https://nhandan.vn/tuyen-duong-96-thu-khoa-xuat-sac-nam-2023-cua-thu-do-post776880.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học", "Thành đoàn Hà Nội", "thủ khoa", "tuyên dương" ] }
Kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên
NDO -Ngày 18/11, tại thành phố Thái Nguyên, Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (23/7/1968-23/7/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam dự. Cùng dự, có đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo Bộ Y tế.Khi mới thành lập trong kháng chiến, Trường phải sơ tán nhiều nơi, nhưng vẫn vượt qua khó khăn, gian khổ để dạy tốt-học tốt, gắn lý thuyết với thực hành. Hòa bình lập lại và sự nghiệp đổi mới,Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyênđã không ngừng lớn mạnh, đã đào tạo 33 nghìn bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, công tác ở mọi miền của đất nước; chất lượng đào tạo không ngừng được nâng lên.Hiện nay nhà trường đang đào tạo hơn 10 nghìn bác sĩ, trong đó có 30% bác sĩ theo học các chương trìnhsau đại học, gắn kết với hơn 40 bệnh viện để thực hành.Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cơ hữu và thỉnh giảng lên đến gần một nghìn người, trong đó có nhiều chuyên gia giỏi, đầu ngành.Trường tích cực hợp tác với nhiều viện nghiên cứu, đào tạo ở nước ngoài, đào tạo sinh viên quốc tế. Nhà trường đã chi viện hàng nghìn cán bộ y tế cho nhiều tỉnh khi dịch Covid-19 bùng phát.Trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên, phát biểu ý kiến tại buổi Lễ, đồng chí Đỗ Văn Chiến chúc mừng, biểu dương, ghi nhận với triết lý Tâm đức-Trí tài-Nhân ái, 55 năm qua nhà trường đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có trình độ cao; tăng quy mô, đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành tại các bệnh viện; tăng cường quan hệ quốc tế để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học; chủ động kiểm định chất lượng đào tạo đại học.Lễ kỷ niệm 55 Ngày thành lập là dịp để Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên nhìn lại chặng đường đã qua, vươn lên trong thời gian tới.Đặc biệt, trường thường xuyên hợp tác, mời nhiều bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành ở các bệnh viện lớn về giảng dạy nên chất lượng đào tạo bác sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sĩ nội trú không ngừng được nâng lên.Trong những năm qua, nhà trường đã đào tạo hàng chục nghìn bác sĩ góp phần quan trọng vào sự nghiệpchăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là nhân dâncác tỉnh miền núi phía bắc; xác lập vị trí quan trọng trong các trườngđào tạo nguồn nhân lực y tế.Thời gian tới, đồng chí Đỗ Văn Chiến đề nghị, nhà trường tiếp tục xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đoàn kết nhất trí cao, quyết tâm lớn, hành động quyết liệt trong nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nhân lực chăm sóc sức khỏe nhân dân.Các bộ, ngành, các cấp đồng hành, chia sẻ với đặc thù của trường đại học y với thời gian đào tạo dài, ngành nghề liên quan đến sức khoẻ, tính mạng con người để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đào tạo những bác sĩ có tâm đức, trí tài, nhân ái trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, đưa Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên trở thành trung tâm đào tạo cán bộ y tế có uy tín, thương hiệu, danh tiếng.Nhân dịp này, Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên được Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương Hữu nghị.
https://nhandan.vn/ky-niem-55-nam-ngay-thanh-lap-truong-dai-hoc-y-duoc-thai-nguyen-post783231.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "55 năm", "thành lập", "Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên", "Huân chương Lao động hạng Nhì" ] }
Học sinh lớp 12 thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến
NDO -Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học sinh lớp 12 của cả nước sẽ có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, từ ngày 24 đến 28/4, trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại địa chỉ: http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/Cổng đăng ký dự thi trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạoTài khoản, mật khẩu dùng để đăng nhập sẽ được các trường phổ thông cung cấp cho học sinh. Các em cần lưu ý bảo mật thông tin tài khoản được cấp.Học sinh có thể làm quen các thao tác và nội dung đăng ký dự thi trên hệ thống. Sau khi kết thúc thời gian thử nghiệm, hệ thống sẽ xóa toàn bộ phiếu đăng ký thử nghiệm.Thời gian đăng ký dự thi trực tuyến chính thức sẽ từ ngày 2 đến ngày 10/5.Theo quy định, năm 2024, tất cả học sinh lớp 12 đăng ký thitốt nghiệp trung học phổ thôngtheo hình thức trực tuyến thông qua hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Kỳ thi sẽ diễn ra vào ngày 27 và 28/6.
https://nhandan.vn/post-806196.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "đăng ký dự thi", "đăng ký trực tuyến", "thi tốt nghiệp", "kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024", "cổng đăng ký dự thi" ] }
Đưa các chuyên gia tâm lý đến các trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Ngày 15/11, tại Trường Trung học phổ thông Marie Curie, Báo Tiền Phong phối hợp cùng AIA Việt Nam, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học MởThành phố Hồ Chí Minhvà Nam Á Bank tổ chức lễ ra mắt chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường- Đưa chuyên gia đến với trường học”.
Trong chuỗi hoạt động được thực hiện ở 20 trường học trên địa bàn này, chương trình có sự tham gia của diễn giả trong lĩnh vực tâm lý học đường như: Tiến sĩ tâm lý Trịnh Viết Then, Trưởng Bộ môn Tâm lý, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng; Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt; Tiến sĩ Xã hội học, Thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, giảng viên khoa Xã hội học-Công tác xã hội-Đông Nam Á, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh...Ban tổ chức chương trình cho biết, năm học 2023-2024, chương trình sẽ tổ chức các chuyên đề như: ứng xử văn minh trên mạng xã hội; cảnh báo, ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường;kỹ năng phòng chống xâm hại; giảm stress trong học tập; chọn ngành chọn nghề… tại 20 trường học trên địa bàn thành phố nhằm giúp các em học sinh có thêm kỹ năng để vượt qua tâm lý học đường, tự tin để giải quyết các vấn đề của mình và tập trung học tập một cách tốt nhất.Các đơn vị ký kết tham gia thực hiện chương trình.Tại chương trình, Tiến sĩ Phạm Anh Thắng, Trưởng Cơ quan đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay vấn đề trẻ em, học đường được xã hội rất quan tâm. Đây cũng là chủ đề dễ gây phản ứng trái chiều trên cả không gian mạng lẫn ngoài đời thực.Vì vậy, đòi hỏi cần có sự truyền thông phù hợp để định hình tâm lý cho trẻ em, nhất là là trẻ em học đường; trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em yếu thế, trẻ em khuyết tật.Chia sẻ tại chương trình, Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt cho rằng, với mục đích giáo dục toàn diện các em học sinh, vừa dạy chữ, vừa dạy người, các hoạt động trong nhà trường đóng vai trò quan trọng.Điều nhà trường luôn mong muốn là làm sao để học sinh tự tin chia sẻ với thầy cô ở các phòngtâm lý học đường. Bởi thực tế hiện nay vẫn có tình trạng học sinh chưa tự tin giãi bày tâm lý với các thầy cô của mình hoặc tìm đến phòng tư vấn tâm lý học đường.Khi gặp vấn đề, các em không tìm người hỗ trợ, chia sẻ mà có xu hướng tự mình giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực hay các vấn đề trầm trọng hơn.Thạc sĩ Lê Thị Hồng AnhDo đó, để công tác tư vấn tâm lý học đường đến gần hơn với học sinh, sự phối hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường với các thầy cô tư vấn tâm lý rất cần thiết.
https://nhandan.vn/dua-cac-chuyen-gia-tam-ly-den-cac-truong-hoc-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-post782662.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "bạo lực học đường", "Trung học phổ thông", "kỹ năng sống", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Kỹ năng sống" ] }
Cô giáo mầm non đam mê công nghệ
Giảng dạy ở ngôi trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn với phần lớn học sinh là người dân tộc Mường, nhưng bằng sự yêu nghề, mến trẻ, nhiều năm qua, cô giáo Bùi Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Vĩnh Tiến (huyện Kim Bôi, tỉnhHòa Bình) luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều sáng kiến trong việc chuyển đổi số, giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.
Trườngmầm nonVĩnh Tiến với hơn 80% học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng nhận thức nhìn chung còn thấp hơn các trường ở khu vực trung tâm. Mặc dù là giáo viên trẻ, nhưng nhiều năm qua, cô giáo Bùi Thị Hiền luôn giữ cho mình tinh thần làm việc hết mình, tích cực học hỏi, sáng tạo trong từng bài giảng. Ngoài những giờ dạy trên lớp, cô thường xuyên tự học tập, nghiên cứu, tham khảo những phương pháp mới, kinh nghiệm hay để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về công nghệ thông tin.Cô giáo Hiền chia sẻ, nhận thức của trẻ vùng cao không như các vùng miền khác. Bên cạnh đó, các em còn thiệt thòi cả về cơ hội tiếp cận các hình thức giáo dục mới. Vì vậy, sau thời gian tự nghiên cứu, học hỏi về công nghệ thông tin, thiết kế thành công các phần mềm dạy học, cô giáo Hiền còn tổ chức các chương trình dạy cho trẻ tiếp cận với công nghệ, cụ thể là học lập trình trên nền tảng Scratch Junior 3.0, trong đó, cô trực tiếp tham gia với vai trò người dẫn chương trình, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ cho giờ học. Thông qua các bài dạy, cô đã có sáng kiến lập trình dựa trên nền tảng Scratch Junior 3.0 đưa vào bài học.Theo cô, ngoài tính thiết thực và phù hợp với tư duy trực quan của trẻ thì Scratch Junior 3.0 mang lại ưu điểm lớn mà các phần mềm khác không có, đó là sự tương tác hai chiều giữa cô và trẻ và giữa trẻ với bài học. Trẻ sẽ nghe các yêu cầu từ bài học, sau đó tự mình thực hiện các hoạt động học tập. Khi thực hiện đúng, phần mềm sẽ phản hồi với trẻ, nếu thực hiện sai thì sẽ phản hồi tự điều chỉnh.Các bài học được thiết kế dạng trò chơi, có cả lồng ghép tiếng Anh vào các tiết học, giúp học sinh rất hào hứng. Phần mềm trò chơi lập trình này tạo ra sự tương tác hai chiều, trẻ nhìn và làm theo yêu cầu khá đơn giản. Điều quan trọng, sự tương tác hai chiều giúp trẻ tự vận động và tư duy, chủ động, cô không cần phải hỗ trợ nhiều. Song song với việc học lập trình này, trẻ sẽ có cơ hội học về định hướng không gian, như xác định phía phải, trái, trên, dưới, trước, sau của bản thân, xác định phía của một đối tượng có sự định hướng, xác định của bạn khác.Từ đó, cô giáo sẽ lồng ghép vào các bài học cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non. Cô Hiền cho biết, giáo dục mầm non có yêu cầu rất đặc thù so với các cấp học khác. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho trẻ, cô luôn giữ hình ảnh người giáo viên với lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giàu lòng nhân ái. Trong từng hành vi, ứng xử hằng ngày, cô luôn là tấm gương chuẩn mực để trẻ nhìn và học theo. Trước đây, nhiều trẻ đến lớp không thực sự hứng thú, tích cực học tập. Khi vận dụng các sáng kiến hay vào thực tiễn đã giúp cho các lớp học trở nên sôi nổi, hiệu quả, an toàn, cô Hiền chia sẻ.Cô giáo Bùi Thanh Bình (Trường mầm non Vĩnh Tiến) cho biết, cô Hiền là giáo viên luôn tận tình với công việc. Trong công tác giảng dạy, cô luôn linh hoạt, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy học, có uy tín cao với đồng nghiệp và phụ huynh. Nhờ kinh nghiệm vững vàng và tình cảm ân cần, cô đã khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy yên tâm khi cho con em mình học tại trường. Những phương pháp của cô đã đem lại chuyển biến tích cực cho lớp, đồng thời cô cũng tiếp nhiều sức mạnh cho giáo viên khác trong sự nghiệp “trồng người”.Bằng tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và tâm huyết với nghề, cô giáo Bùi Thị Hiền được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình tặng Giấy khen do có thành tích trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”; Giấy khen có thành tích trong công tác tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục; đạt Giải nhì Hội thi Giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Hòa Bình; Giấy chứng nhận loại Giỏi Hội thi Giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non tỉnh; đạt Giải ba cuộc thi Sáng tạo video do quỹ The Dariu Foundation tổ chức...
https://nhandan.vn/co-giao-mam-non-dam-me-cong-nghe-post790253.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Cô giáo mầm non", "cô giáo Bùi Thị Hiền", "Hòa Bình", "giáo dục" ] }
Giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học
Xu hướng giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Để đáp ứng được xu hướng thay đổi của thế giới cũng như thực tiễn ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học; trước mắt sẽ tập huấn triển khai thí điểm tại 10 tỉnh, thành phố đại diện vùng miền.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong hầu hết các môn học thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đều hàm chứa những nội dung, cơ hội hình thành và phát triển năng lực tin học nói riêng và thực hiệngiáo dục kỹ năng công dân sốnói chung.Vì vậy, việc tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng công dân số vào quá trình dạy học các môn, hoạt động giáo dục là một giải pháp khả thi và hiệu quả.Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Thái Văn Tài cho biết: Học sinh tiểu học là độ tuổi đang bắt đầu khám phá, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.Việc giúp các em có các kỹ năng cơ bản về sử dụng công nghệ và truyền thông một cách an toàn, đúng cách sẽ góp phần tránh được các rủi ro và nguy hiểm trực tuyến. Có kỹ năng cũng giúp các em phát triển một tư duy đa chiều và phát triển các kỹ năng sáng tạo cần thiết trong kỷ nguyên số.Các trường học và tổ chức giáo dục trên thế giới đang triển khai các chương trình giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học, bao gồm cả các hoạt động ngoài giờ học và trong lớp học.Việc giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học cũng được chú trọng hơn trong các chính sách giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông.Nhiều quốc gia đã đưa giáo dục kỹ năng công dân số vào các chương trình giáo dục chính thức và đầu tư để đào tạo giáo viên và cung cấp tài nguyên giáo dục để triển khai chương trình này.Ở Việt Nam, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tin học đã trở thành bắt buộc ở cấp tiểu học, từ lớp 3, với thời lượng 1 tiết/tuần trong 35 tuần học/năm.Các nội dung kỹ năng công dân số cũng được thể hiện phong phú, đa dạng hơn với ba mạch kiến thức chủ đạo là khoa học máy tính; công nghệ thông tin và truyền thông; học vấn số hóa phổ thông.Theo TS Kiều Phương Thùy (Khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Sư phạm Hà Nội), trong những năm gần đây, nhận thấy sự cần thiết của giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh, các hoạt động giáo dục kỹ năng công dân số đã được triển khai ngày càng sôi nổi, dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như học về robot và STEM trong nhà trường, học lập trình tại các trung tâm, tổ chức và tham gia các cuộc thi sáng tạo về công nghệ...Thạc sĩ Cao Hồng Huệ (Viện Công nghệ thông tin, Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2) cho rằng: Việc giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học tại Việt Nam đã được nhà trường và phụ huynh quan tâm, chú trọng và đầu tư nhưng hầu hết các hoạt động giáo dục bổ trợ hiện nay chỉ diễn ra tại các trường ngoài công lập và trong các gia đình có điều kiện đầu tư cho con học ngoại khóa.Để bảo đảm mọi học sinh đều có cơ hội được tham gia giáo dục kỹ năng công dân số, cần thiết phải có một chương trình quốc gia được triển khai tại tất cả các trường học.Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thực hiện thí điểm giáo dục kỹ năng công dân số tại các địa phương là cấp thiết và hết sức quan trọng, nhất là ở khâu chuẩn bị.Đối với các địa phương được lựa chọn làm thí điểm, cần phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong quá trình triển khai. Bởi thí điểm không chỉ là được thực hiện ở một trường, một phòng giáo dục và đào tạo, một địa phương mà còn là điều kiện, nền tảng để Bộ Giáo dục và Đào tạo làm mẫu, có thể nhân rộng đến các địa phương khác và có những quyết định về lộ trình mới tiếp theo.Cũng theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, trong quá trình triển khai chương trình các địa phương cần linh hoạt, sáng tạo, không cứng nhắc, triển khai phù hợp với điều kiện địa phương và mục tiêu chung củaChương trình giáo dục phổ thông2018 đã đề ra.Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên phải được tập huấn kỹ, nhất là những giáo viên trực tiếp giảng dạy cần có nhận thức đúng đắn, rõ ràng đối với việc giáo dục kỹ năng công dân số. Đây là việc quyết định thành công hay không của chương trình thí điểm lần này.Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương có chỉ đạo về giám sát, kiểm tra nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn và đồng hành với giáo viên trong quá trình thực hiện.Các sở giáo dục và đào tạo tham mưu UBND tỉnh, thành phố có phương án bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, huy động nguồn lực của cộng đồng triển khai thực hiện hiệu quả giáo dục kỹ năng công dân số trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý.Trong năm học 2023-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học giai đoạn 1 tại 10 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.Với lộ trình dự kiến, năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thí điểm 10 tỉnh tiếp theo. Năm học 2025-2026 triển khai diện rộng ở 63 tỉnh, thành phố.(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
https://nhandan.vn/giao-duc-ky-nang-cong-dan-so-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-post798635.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "học sinh tiểu học", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "kỹ năng công dân số" ] }
Chăm lo giáo dục mầm non tại địa bàn có khu công nghiệp
Trong 10 năm trở lại đây,khu công nghiệpđược thành lập ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhu cầu cao về lao động khu công nghiệp ở một số tỉnh, thành phố đã dẫn tới gia tăng dân số cơ học, kéo theo nhu cầu thiết yếu về giáo dục, đặc biệt là nhu cầu gửi trẻmầm noncủa công nhân.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng hợp thống kê từ các địa phương cho thấy, cả nước có 212 đơn vị cấp huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với 14.204 cơ sở giáo dục mầm non (3.175 trường công lập, 1.991 trường ngoài công lập và 9.038 cơ sở độc lập ngoài công lập).Các cơ sở giáo dục mầm non huy động hơn 1,7 triệu trẻ em; trong đó phần đông con công nhân được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập ngoài công lập. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ là con công nhân khu công nghiệp gặp khá nhiều khó khăn; giáo viên phải đi sớm, về muộn, thậm chí trông giữ trẻ cả đêm theo ca, kíp làm việc của bố, mẹ.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng hợp thống kê từ các địa phương cho thấy, cả nước có 212 đơn vị cấp huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với 14.204 cơ sở giáo dục mầm non (3.175 trường công lập, 1.991 trường ngoài công lập và 9.038 cơ sở độc lập ngoài công lập).Từ năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; trong đó các điều 5, 8, 10 quy định chính sách đặc thù đối với giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều lao động. Nghị định quy định kinh phí hỗ trợ đối tượng thụ hưởng ở cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục gồm: Trẻ em con công nhân được hỗ trợ tối thiểu 160 nghìn đồng/trẻ/tháng; giáo viên được hỗ trợ tối thiểu 800 nghìn đồng/tháng.Cùng với quy định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn để các địa phương đầu tư phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn, nhất là giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, tập trung đông công nhân.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 30/11/2023, cả nước có 51 tỉnh, thành phố ban hành nghị quyết HĐND hỗ trợ giáo viên, trẻ mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp. Trong đó, ba tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/giáo viên/ tháng; 48 tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ bằng mức tối thiểu theo quy định là 800 nghìn đồng/giáo viên/tháng.Mức hỗ trợ nêu trên nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên. Đối với trẻ mầm non, bảy tỉnh có mức hỗ trợ từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng/trẻ/tháng; 44 tỉnh có mức hỗ trợ bằng mức tối thiểu là 160 nghìn đồng/trẻ/tháng.Các chính sách hỗ trợ đối với giáo dục mầm non địa bàn có khu công nghiệp đã giúp cha mẹ trẻ là công nhân có thêm chi phí để lựa chọn gửi trẻ ở những cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập bảo đảm chất lượng, an toàn. Tuy nhiên, khi triển khai các chính sách đối với giáo dục mầm non ở khu công nghiệp, việc xác nhận tiêu chuẩn, đối tượng, hồ sơ của cha mẹ trẻ tại các nhà máy, xí nghiệp để trẻ cũng như giáo viên được hưởng hỗ trợ theo quy định còn nhiều vướng mắc.Vì vậy, các ngành, địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách tới các cấp quản lý, các đối tượng thụ hưởng. Ngành giáo dục phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn địa phương thực hiện chính sách bảo đảm đúng đối tượng và các quy định về thủ tục hồ sơ…Công đoàn các cấp cần vào cuộc để có biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong việc xác nhận nơi làm việc của cha mẹ tại khu công nghiệp, bảo đảm chế độ cho trẻ em và tạo điều kiện để giáo viên mầm non đủ điều kiện được hưởng chính sách. Tổ chức công đoàn trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp cũng cần quan tâm thực hiện chính sách liên quan nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động.Các cấp, các ngành thực hiện tốt chính sách đối với giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp; nghiên cứu tham mưu bổ sung chính sách mở rộng đối tượng trẻ em là con công nhân, giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục công lập được hỗ trợ nhằm giảm bớt khó khăn cho công nhân, nâng cao chất lượng giáo dục.
https://nhandan.vn/cham-lo-giao-duc-mam-non-tai-dia-ban-co-khu-cong-nghiep-post791679.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "giáo dục mầm non", "khu công nghiệp" ] }
Cơ hội tranh tài tại Hoa Kỳ cho bạn trẻ đam mê thiết kế đồ họa
NDO -Với sự tham gia của gần 250 thí sinh xuất sắc từ các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và học viện trên cả nước, sáng 24/3, tại Hà Nội, Lễ khai mạc Cuộc thi Vô địchthiết kế đồ họa thế giới ACPnăm 2024 (ACPWC 2024) đã chính thức khởi tranh.
Do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức, ACPWC 2024 ghi nhận số lượng đội tuyển đăng ký tăng gần gấp đôi so năm trước. Đáng chú ý, các thí sinh ở bậc học phổ thông chiếm tỷ lệ lên tới 45%. Con số này ở bậc cao đẳng và đại học chiếm lần lượt 33% và 22%.Năm nay, vòng loại quốc gia ACPWC tiếp tục chia thành 3 bảng đấu: bảng A - đại học, học viện; bảng B - cao đẳng, trung cấp; bảng C - trung học phổ thông, trung học cơ sở.5 thí sinh xuất sắc nhất mỗi bảng đấu sẽ tranh tài tại vòng chung kết quốc gia để giành tổng cộng 3 suất dự vòng chung kết thế giới, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại thành phố Anaheim (California, Hoa Kỳ).3 bạn trẻ trên sẽ trở thành các "Đại sứ ACP Việt Nam", thử sức với hàng trăm thí sinh tiêu biểu từ khắp thế giới, tranh 1 trong 3 tấm huy chương vàng, bạc, đồng kèm giải thưởng tương ứng lần lượt là 8 nghìn, 4 nghìn và 2 nghìn USD. Ngoài ra, các nhà vô địch cấp quốc gia sẽ được nhận Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” do Trung ương Đoàn trao tặng.Tin liên quanTìm kiếm 6 "đại sứ tin học văn phòng" Việt Nam tranh tài tại Hoa Kỳ
https://nhandan.vn/co-hoi-tranh-tai-tai-hoa-ky-cho-ban-tre-dam-me-thiet-ke-do-hoa-post801337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "ACPWC", "Trung ương Đoàn" ] }
3 bạn trẻ đại diện Việt Nam tranh tài thiết kế đồ họa tại Hoa Kỳ
NDO -Sáng 2/6, Lễ tổng kết và trao giải quốc gia Cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP (ACP World Championship) năm 2024 diễn ra tại Hà Nội. Tại buổi lễ, 3 nhà vô địch đã được xướng tên, trở thành những đại diện của Đội tuyển ACP Việt Nam tại Vòng chung kết thế giới của Cuộc thi, diễn ra thành phố Anaheim (California, Hoa Kỳ) vào cuối tháng 7 tới đây.
ACP World Championship là cuộc thi thiết kế đồ họa được tổ chức hằng năm trên cả nước. Ở mùa giải năm 2024, cuộc thi tiếp tục đượcTrung ương ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đồng tổ chức.Năm nay, số lượng đội tuyển tham gia cuộc thi đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Kết thúc vòng loại quốc gia, đã có 186 thí sinh (chiếm gần 77% tổng số bạn trẻ dự thi) đạt từ 700 điểm trở lên, đủ điều kiện cấp chứng chỉ ACP quốc tế. Đáng chú ý, trong số này, có không ít thí sinh ở độ tuổi trung học cơ sở.Tại vòng chung kết quốc gia của cuộc thi, 15 thí sinh tiêu biểu đã tranh tài thiết kế với chủ đề"Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng". Theo đánh giá của Ban tổ chức, các tác phẩm đã thể hiện sống động, truyền tải rõ nét thông điệp về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với công tác tình nguyện vì cộng đồng; mang đến cái nhìn tươi mới về sức trẻ, tâm nguyện bồi đắp, xây dựng quê hương, phát triển xã hội ngày càng bền vững.Tin liên quanTìm kiếm 6 "đại sứ tin học văn phòng" Việt Nam tranh tài tại Hoa KỳChung cuộc, 3 gương mặt xuất sắc nhất các bảng đấu đã trở thành nhà vô địch quốc gia của cuộc thi gồm: Lê Trang Anh, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông; Nguyễn Đình Kiên Đạt, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội; Mai Ngọc Linh, Trường Trung học phổ thông Chu Văn An (Hà Nội).Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịchHội Sinh viên Việt Namnhận định: xuyên suốt 7 mùa giải, cuộc thi đã tạo ra nhiều cơ hội để thanh niên Việt Nam hoàn thiện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế.Đồng chí Nguyễn Minh Triết phát biểu ý kiến tại buổi lễ.Đây chính là bước chạy đà thuận lợi để các bạn trẻ hướng tới tương lai với chứng chỉ nghề nghiệp uy tín trên phạm vi toàn cầu. Những năm qua, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo học sinh, sinh viên yêu thích bộ môn thiết kế đồ họa.Trong đó, nhiều cá nhân đã đại diện cho đất nước, giành giải cao, ghi danh Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Từ đây, khẳng định với bạn bè thế giới về năng lực, trí tuệ và sự vươn lên mạnh mẽ của thanh, thiếu niên Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang lại sự khích lệ, động viên lớn cho cộng đồng học sinh, sinh viên.
https://nhandan.vn/3-ban-tre-dai-dien-viet-nam-tranh-tai-thiet-ke-do-hoa-tai-hoa-ky-post812317.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Trung ương Đoàn", "thiết kế đồ họa" ] }
Quảng Ngãi cần bảo vệ tuyệt đối an toàn khâu in sao đề thi tốt nghiệp
NDO -Chiều 13/6, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Ngãivề công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.Báo cáo với Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Ngọc Thái cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳthi tốt nghiệptrung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành các văn bản chỉ đạo để tổ chức thực hiện kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, minh bạch, khách quan, chất lượng.Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi còn ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt xây dựng, tổ chứckế hoạch giáo dụctheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tận dụng thời gian, sắp xếp thời khoá biểu hợp lý để tập trung ôn tập và hướng dẫn học sinh tự ôn tập. Rà soát kết quả thi thử và khảo sát khi tổ chức ôn luyện làm căn cứ để giáo viên đánh giá sát năng lực từng học sinh, từ đó điều chỉnh phương án dạy học phù hợp không gây quá tải khi ôn tập của học sinh.Quang cảnh buổi làm việc.Để tránh những sai sót không đáng có, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi trong việc chuẩn bị lực lượng, xây dựng, tổ chức, tiến hành thanh tra, kiểm tra kỳ thi. Đặc biệt, các cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi đều được tập huấn, đánh giá nghiệp vụ đúng chuẩn theo đúng Quy chế quy định.Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Thái, đến thời điểm này, tất cả 35điểm thivới 635 phòng thi trên địa bàn tỉnh đều đảm bảo về tường rào, cổng ngõ, phòng cháy, chữa cháy, có máy phát điện dự phòng và các điều kiện về an toàn, an ninh khu vực tổ chức thi.Đồng thời, chỉ đạo các điểm thi xây dựng các phương án dự phòng nếu xảy ra các tình huống khẩn cấp, ngoài ý muốn như lũ quét, sạt lở, giông lốc, đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng Quy chế thi của kỳ thi.Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi có 14.394thí sinhđăng ký dự thi. Dự kiến, sẽ phân công 2.195 cán bộ, giáo viên làm công tác thi.Theo đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh xác định việc tổ chức kỳ thi là trách nhiệm chính trị của các cấp, các ngành, với mục tiêu an toàn, thuận lợi nhằm đạt kết quả cao nhất. Vì vậy, tỉnh quán triệt tinh thần là không để bất kỳ sơ suất nào xảy ra do chủ quan, phải tính toán cụ thể các phương án, tình huống. Tỉnh cũng sẽ xử lý nghiêm các sai phạm nếu để lỗi chủ quan xảy ra.Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 tại điểm thi Trường trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi).Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Ngãi đã chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch cụ thể cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.Để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và chất lượng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý tỉnh Quảng Ngãi cần bảo vệ tuyệt đối an toàn khâu in sao đề thi, có phương án dự phòng trong các tình huống đột xuất và có kế hoạch hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh đi thi.Đặc biệt, trong thời gian diễn ra kỳ thi, cần chú ý công tác phòng chống gian lận công nghệ cao, trong đó cán bộ coi thi phải nêu cao tinh thần trách nhiệm. Trong trường hợp xảy ra tình huống cần bình tĩnh phối hợp để xử lý thấu đáo, phù hợp.Đồng chí đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông cho phụ huynh, thí sinh nâng cao tinh thần tự giác thực hiện đúng Quy chế thi, tránh những sai phạm đáng tiếc có thể xảy ra.Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đi kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 tại một số điểm thi trên địa bàn Quảng Ngãi; làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
https://nhandan.vn/quang-ngai-can-bao-ve-tuyet-doi-an-toan-khau-in-sao-de-thi-tot-nghiep-post814111.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Quảng Ngãi", "Kỳ thi tốt nghiệp THPT", "đề thi", "Quy chế thi", "điểm thi" ] }
Vinh danh thành phố Sơn La là thành phố học tập toàn cầu
NDO -Tối 19/3, tại Quảng trường Tây Bắc đã diễn ra lễ vinh danhthành phố Sơn Lađược ghi danh vào "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO.
Dự Lễ vinh danh có bà Miki Nozawa, Trưởng Bộ phận Giáo dục, Văn phòng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam; lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thành phố của Việt Nam trong mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO.Tỉnh Sơn La có các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng đông đảo nhân dân và học sinh.Tại lễ vinh danh,đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Namđã trao Bằng công nhận cho lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Sơn La và thành phố Sơn La.Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La trao tặng tiền ủng hộ của gia đình thân nhân nhà cách mạng, liệt sĩ Tô Hiệu và các nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ học bổng Tô Hiệu.Thành phố Sơn La cũng đã công bố chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị các hình thức danh hiệu của UNESCO mới được công nhận; phát động và tiếp nhận ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho Quỹ học bổng Tô Hiệu; trao học bổng Tô Hiệu cho các học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập...Trước đó vào ngày 14/2/2024, cùng với 62 thành phố khác thuộc 34 quốc gia, thành phố Sơn La và thành phố Hồ Chí Minh đã vinh dự được UNESCO ghi danh vào "Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO. Sự kiện này là niềm tự hào, là động lực để tỉnh Sơn La tập trung các giải pháp duy trì các tiêu chí sau khi được vinh danh.Tin liên quanThành phố Sơn La được công nhận là thành phố học tập toàn cầuSơn La là thành phố trẻ, năng động, giàu bản sắc văn hóa và luôn dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục và đào tạo với hệ thống cơ sở giáo dục chính quy và thường xuyên phủ khắp 12/12 xã, phường mang lại cơ hội học tập cho mọi người dân.Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội củatỉnh Sơn La, một tỉnh miền núi phía bắc còn nhiều khó khăn, nhưng đang có tốc độ tăng trưởng nhanh với nhiều giải pháp phát triển năng động, sáng tạo.Đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La và các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công xây dựng Trường mầm non xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La.Thành phố học tập toàn cầu là giải thưởng được UNESCO vinh danh. Hội nghị quốc tế về thành phố học tập được tổ chức 2 năm một lần từ năm 2013-2021 và 3 năm một lần kể từ năm 2021."Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO là một mạng lưới quốc tế bao gồm các thành phố thúc đẩy thành công việc học tập suốt đời trong cộng đồng để chia sẻ cảm hứng, bí quyết và phương pháp tốt nhất cho nhau.Đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La, Bí thư Thành ủy Sơn La cùng các đại biểu khánh thành Trường mầm non Chiềng Lề.Chào mừng thành phố Sơn La được ghi danh vào mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO, thành phố Sơn La tổ chức khánh thành công trình nhà lớp học Trường Mầm non Chiềng Lề với tổng mức đầu tư 6,9 tỷ đồng, gồm nhà lớp học 2 tầng 6 phòng học, diện tích xây dựng 419m2và các hạng mục phụ trợ khác, như: hệ thống phòng cháy, chữa cháy, sân, nhà để xe...Thành phố Sơn La phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La tổ chức lễ ra mắt “Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập” tỉnh; xây dựng và ra mắt mô hình “Ngôi nhà trí tuệ”; vinh danh công dân, gia đình, dòng học, đơn vị, cộng đồng học tập tiêu biểu; khởi công xây dựng Trường mầm non xã Chiềng Đen và sửa chữa các trường học thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2024 trên địa bàn thành phố Sơn La.Trưng bày giới thiệu văn hóa truyền thống, hoạt động cộng đồng cùng các sản phẩm hoạt động giáo dục STEM/STEAM.Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng, tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La cũng đã tổ chức trưng bày các gian hàng giới thiệu văn hóa truyền thống, hoạt động cộng đồng của địa phương; sản phẩm hoạt động giáo dục STEM/STEAM của các trường học, gồm 12 gian hàng trưng bày tái hiện các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc của thành phố, như: Trình diễn các làn điệu dân ca, dân vũ và giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc sắc; thi đan lát, thi thêu khăn piêu, thi tó-má-lẹ, tung còn, cà kheo, đẩy gậy do các nghệ nhân, diễn viên quần chúng, vận động viên đến từ các xã, phường củathành phố Sơn Lathể hiện.Sau lễ vinh danh, thành phố Sơn La cũng đã phát động cuộc thi “Sơn La-thành phố học tập toàn cầu tôi yêu” cùng nhiều hoạt động thiết thực khác.
https://nhandan.vn/vinh-danh-thanh-pho-son-la-la-thanh-pho-hoc-tap-toan-cau-post800624.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Sơn La", "thành phố Sơn La", "thành phố học tập toàn cầu", "UNESCO", "Sở Giáo dục và Đào tạo" ] }
Nhiều học sinh xuất sắc vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng
NDO -Tám học sinh xuất sắc của Trường THPT chuyên, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Trường đại học sư phạm Hà Nội) vinh dự đượckết nạp Đảng. Lễ kết nạp được tổ chức vào chiều 17/5, nhân kỷ niệm 134 nămNgày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những năm qua, các đơn vị, trường học thuộcTrường đại học sư phạm Hà Nộiluôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng phát triển đảng viên. Đến nay, trường đại học sư phạm Hà Nội có hơn 1.000 đảng viên là các thầy, cô giáo và học sinh, sinh viên.Tại buổi lễ kết nạp đảng viên, học sinh Nguyễn Hoàng Thu Anh, lớp 12D1, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành vinh dự đại diện các đảng viên trẻ phát biểu ý kiến. Thu Anh cho biết: "Mỗi chúng em dù học tập ở hai ngôi trường khác nhau nhưng đều ở dưới bóng cây to lớn là Trường đại học sư phạm Hà Nội. Ở đây, chúng em được thụ hưởng biết bao điều hay, lẽ phải từ các thầy giáo, cô giáo, được gặp các bạn mới và được tham gia vào nhiều hoạt động.Ngày hôm nay, em vô cùng xúc động và tự hào khi được gọi những người bạn của mình bằng hai từ "đồng chí". Hai chữ thiêng liêng ấy đã khai sáng cho chúng em về lý tưởng của Đảng và trách nhiệm phải nêu cao, gìn giữ tư tưởng cao đẹp ấy. Em hứa sẽ nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện; thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, chính trị để trở thành tấm gương sáng trong gia đình, trường học và xã hội".Học sinh Nguyễn Hoàng Thu Anh, lớp 12D1, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành phát biểu cảm nghĩ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thầy giáo Phạm Sỹ Cường, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành cho biết, 8 học sinh của hai trường được kết nạp Đảng hôm nay là một vinh dự lớn, ở tuổi 18, hiếm có ai trong số những người dự buổi kết nạp Đảng có được.Theo thầy giáo Phạm Sỹ Cường, vào Đảng đã khó, phấn đấu để xứng đáng với vai trò một đảng viên càng khó hơn. Vì vậy, các đồng chí đảng viên trẻ hãy là một công dân gương mẫu, đảng viên chân chính để lan tỏa những điều tốt đẹp, tích cực đến những nơi mình học tập, công tác.Trong khi đó, thầy giáo Vũ Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên cho rằng, thời gian qua, công tác phát triển Đảng trong học sinh được chi bộ nhà trường quan tâm thực hiện.Tin liên quanHọc sinh Hà Nội vinh dự được kết nạp Đảng đúng dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật BácNăm 2018, nhà trường có hai học sinh đầu tiên được kết nạp Đảng. Từ đó đến nay, mỗi năm chi bộ trường bồi dưỡng, kết nạp Đảng cho hai học sinh. Riêng năm học 2023-2024, trường có 4 học sinh được kết nạp Đảng. Các học sinh được kết nạp Đảng có nề nếp tốt, chăm ngoan, học giỏi, một số em đạt thành rất cao trong học tập, hoạt động Đoàn, văn nghệ, thể thao.Trong đó phải kể đến học sinh Trần Minh Châu, Chi đoàn 12 Văn đã đạt giải ba môn Ngữ văn kỳ thi học sinh giỏi cấp Trường đại học sư phạm Hà Nội năm học 2023-2024; giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên tháng 11/2022...8 đảng viên đọc lời tuyên thệ.Thầy giáo Vũ Văn Tiến mong muốn các đảng viên cần nhanh chóng nghiên cứu, nắm chắc nghị quyết, xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của chi bộ; tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, nỗ lực học tập tốt.Chúc mừng hai hai cơ sở giáo dục có học sinh vinh dự được kết nạp Đảng, PGS, TS Nguyễn Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học sư phạm Hà Nội cho biết, việc kết nạp đảng viên mới đã góp phần thực hiện hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển đảng viên thời gian qua.8 đảng viên được kết nạp hôm nay đã nâng tổng số đảng viên của Trường đại học sư phạm Hà Nội lên hơn 1.000 người. Đồng chí Nguyễn Văn Hiền mong rằng, các chi bộ có đảng viên được kết nạp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để các em không chỉ có phẩm chất, chính trị, học tập tốt mà ngày càng trưởng thành hơn để lan tỏa những điều tốt đẹp của trường đến với xã hội...
https://nhandan.vn/nhieu-hoc-sinh-xuat-sac-vinh-du-duoc-dung-trong-hang-ngu-cua-dang-post809883.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "Kết nạp đảng viên", "Trường đại học sư phạm Hà Nội", "đảng viên mới", "134 năm", "ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh" ] }
Nghệ An nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo: Tự hào chất lượng giáo dục mũi nhọn
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, những năm quangành giáo dục và đào tạo Nghệ Anđã quyết liệt triển khai Đề án “Triển khai mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông”. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh luôn nằm trong tốp đầu cả nước; chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên đáng kể…
Bài 1: Tự hào chất lượng giáo dục mũi nhọnKhông hổ danh đất nghèo nuôi chí học, hầu như năm nào, học sinh của tỉnh Nghệ An cũng góp mặt ở các đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam dự thi quốc tế và đoạt giải cao. Cùng với đó, đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh Nghệ An luôn nằm ở tốp đầu trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.Thương hiệu “Trường Phan”Tiếp nối bề dày truyền thống, Trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Phan Bội Châu luôn quy tụ nhiều học sinh xuất sắc, ưu tú của xứ Nghệ với hàng nghìn học sinh đoạt giải quốc gia và gần 60 lượt học sinh dự thi Olympic quốc tế, khu vực. Từ năm học 2009-2010 đến nay, nhà trường đã có hơn 1.200 em đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia và luôn xếp vào tốp đầu; có hai năm đứng thứ hai toàn quốc.Trường đã có hàng chụchọc sinh đoạt giải Olympickhu vực và quốc tế ở tất cả các bộ môn tự nhiên. Từ chỗ chỉ tham gia một vài môn và số huy chương chủ yếu là môn Vật lý và Toán học thì giai đoạn này, học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu tham gia và đoạt huy chương ở tất cả các môn thi Olympic quốc tế như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, tiếng Nga. Kết quả thi tốt nghiệp THPT và đại học của tỉnh nhiều năm đứng ở tốp đầu với nhiều học sinh đạt điểm cao, đỗ thủ khoa.Vinh danh các học sinh trường Phan Bội Châu đoạt Huy chương Vàng, Bạc Olympic quốc tế môn Vật lý, Hóa học năm 2023. Ảnh nhà trường cung cấpCô giáo Cao Thị Lan Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho biết, để có được kết quả như trên, ngoài việc triển khai giảng dạy thật tốt, toàn diện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhà trường quan tâm đào tạo học sinh có khả năng tiếp cận với những chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.Cùng với việc chú trọng thực hành, nghiên cứu khoa học ứng dụng, tích cực triển khai giáo dục STEM, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoại khóa... trường còn tập trung nâng cao toàn diện năng lực ngoại ngữ cho học sinh; thực hiện dạy song ngữ các môn tự nhiên ở lớp tiếng Pháp, tiếng Anh quốc tế; triển khai dạy ngoại ngữ Nga-Anh, Anh-Nhật; thành lập các câu lạc bộ ngoại ngữ, tổ chức các buổi sinh hoạt, tạo sân chơi và truyền cảm hứng học ngoại ngữ cho học sinh.Trường cũng tích hợp việc học ngoại ngữ với các vấn đề về văn hóa, xã hội, chính trị, nghệ thuật… trong và ngoài nước, từ đó mở rộng tầm nhìn cho học sinh. Nhờ vậy, năng lực ngoại ngữ của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều em đạt điểm cao trong các kỳ thi IELTS, TOEFL, SAT. Trường đã có hơn 500 học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS, trong đó có nhiều em đạt 8.0; 8.5 điểm. Hằng năm, trường có hàng trăm học sinh du học ở Mỹ, Anh, Australia, Canada, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Phần Lan… Điều đáng mừng, sau khi ra trường các em thích ứng và hội nhập nhanh, tiếp tục khẳng định năng lực của mình ở môi trường mới.Đón và vinh danh học sinh trường Phan Bội Châu đoạt giải Huy chương Bạc Tin học Quốc tế, Huy chương Vàng Tin học châu Á. Ảnh nhà trường cung cấpĐáng chú ý, trong nâng cao chất lượng dạy học, với khả năng tiếng Anh và tin học, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã có thể dịch được tài liệu nước ngoài để tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, phát triển năng lực chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.Nhiều giáo viên dạy giỏi, tâm huyết và đã bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi quốc tế điển hình như thầy giáo Trần Văn Nga, hiện nay là Phó Hiệu trưởng nhà trường, từng có thành tích bồi dưỡng 13 lượt học sinh đoạt huy chương Olympic quốc tế; các thầy, cô Lê Thị Thơ An, giáo viên dạy Vật lý; Hồ Sỹ Hùng, Hồ Điện Biên môn Toán; Trần Thị Quỳnh Anh, Phùng Ngọc Thành môn Hóa học; Cao Thị Lan Thanh môn Tin học… có nhiều thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi, đoạt giải quốc tế…Cùng thi đuaNói đến chất lượng giáo dục mũi nhọn, không thể không nói đến Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Số 2 Nghệ An. Mới thành lập 14 năm, đầu vào chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số các huyện núi phía tây Nghệ An nhưng thành tích nhà trường đạt được rất đáng tự hào. Hiệu trưởng nhà trường Hồ Quốc Việt cho biết: Ba năm trở lại đây, điểm thi tốt nghiệp THPT của trường luôn đứng thứ hai toàn tỉnh.Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tuyên dương học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT số 2 Nghệ An đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh nhà trường cung cấpNăm học 2022-2023, trường có 35 em thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có em Lữ Cao Mai Uyên (dân tộc Thái) ở huyện Quế Phong, thủ khoa môn Toán. Hầu hết các em lớp 12 của trường trúng tuyển đại học; trong đó 50% trúng tuyển vào các trường đại học tốp đầu. Theo chia sẻ của thầy Hồ Quốc Việt, những năm qua, trường triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đối với lớp 10, đầu năm nhà trường tổ chức ôn tập và thi khảo sát chất lượng để lấy điểm bàn giao đầu vào cho giáo viên.Lớp 11, lớp 12, lấy kết quả của học kỳ 2 năm trước để làm điểm đầu vào kỳ 1 năm sau; điểm cuối học kỳ 1 làm đầu vào học kỳ 2. Trên cơ sở đầu vào đó, giáo viên ký cam kết với học sinh và cha mẹ học sinh đầu ra với số điểm phải bằng hay cao hơn điểm đầu vào. Tiếp đó, giáo viên ký cam kết này với hiệu trưởng và cuối cùng hiệu trưởng phải ký cam kết với Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả thực hiện cam kết này sẽ là cơ sở bình xét thi đua cuối năm.Đáng chú ý, thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết số 22/2023/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí cho lưu học sinh Lào, từ đó, Nghệ An đã trở thành tỉnh đầu tiên dạy chương trình phổ thông cho học sinh Lào. Năm học 2023-2024 Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Số 2 Nghệ An đã đón 31 học sinh Lào sang học tập. Các em ở các tỉnh Trung Lào đã được trường bố trí nơi ăn ở chu đáo; hiện các em đã hoàn thành chương trình học tiếng Việt và chuẩn bị bước vào học chương trình lớp 10 tại trường.Nhiều học sinh của các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT Nghệ An được Uỷ ban Dân tộc chủ trì tặng thưởng vì thành tích học tập xuất sắc, tiêu biểu. Ảnh nhà trường cung cấpTừ năm học 2019-2020, Nghệ An đã triển khai thực hiện thí điểm xây dựng 14 trường trung học trọng điểm chất lượng cao; trong đó có năm trường THPT và chín trường THCS. Các trường THPT trọng điểm, chất lượng cao là nơi đào tạo học sinh giỏi các cấp, đỗ điểm cao hay thủ khoa đầu vào các trường đại học tốp đầu.Các trường THCS trọng điểm, chất lượng cao là nơi ươm mầm học sinh giỏi, là đầu vào cho các trường THPT chuyên, trọng điểm. Không chỉ có trường trọng điểm, nhiều trường khác cũng quyết liệt triển khai có hiệu quả mô hình bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhiều trường đã giữ vững được thứ hạng cao hay có bước thăng tiến về thứ tự trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó phải kể đến các trường THPT: Đô Lương 1, Đô Lương 2 (huyện Đô Lương), Dân tộc Nội trú tỉnh, Cửa Lò (thị xã Cửa Lò), Mường Quạ (huyện Con Cuông), Quế Phong (huyện Quế Phong)…(Còn nữa)
https://nhandan.vn/post-811940.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "giáo dục đào tạo", "nâng cao chất lượng giáo dục", "Nghệ An" ] }
[Ảnh] Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia
NDO -Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, thành viên Ban Chỉ đạo; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; đại diện các Ban quản lý dự án, các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các nhà đầu tư, đơn vị tư vấn, giám sát, nhà thầu xây lắp.Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có 86 dự án thành phần thuộc các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phải lập ngay tổ công tác xuống làm việc với các địa phương khi có các vướng mắc để giải quyết ngay.Thủ tướng đặc biệt lưu ý phải bảo đảm an toàn trong thi công, an toàn tính mạng cho người lao động trên công trường cũng như nhân dân chung quanh các dự án.Thủ tướng đề nghị các nhà thầu "đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện", thi công các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trườngĐại diện lãnh đạo các bộ ban ngành tham dự phiên họpPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu ý kiếnĐại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu ý kiếnLãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí MinhĐại diện lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phát biểu ý kiếnĐại diện lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam phát biểu ý kiếnĐại diện các Ban quản lý dự án tham dự phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
https://nhandan.vn/anh-thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-chu-tri-phien-hop-thu-11-cua-ban-chi-dao-cac-cong-trinh-du-an-quan-trong-quoc-gia-post808452.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:15", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:15", "tags": [ "an Chỉ đạo các công trình", "dự án quan trọng quốc gia", "Thủ tướng Phạm Minh Chính" ] }
Ban hành Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư về việc xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trong đó, quy định về số lần xét công nhận tốt nghiệp trong năm.
Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế xétcông nhận tốt nghiệptrung học cơ sở sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2024. Theo đó, học sinh học lớp 9 năm học 2023-2024 bắt đầu thực hiện theo Quy chế này.Quy chế quy định về xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở bao gồm: Điều kiện công nhận tốt nghiệp và hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp; tổ chức xét công nhận tốt ; trách nhiệm của cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục.Theo Quy chế mới ban hành, đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 2 lần.Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới.Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất một lần ngay sau khi kết thúc năm học.Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập theo đề nghị của cơ sở giáo dục. Mỗi cơ sở giáo dục có học sinh học hết lớp 9 trong năm xét công nhận tốt nghiệp thành lập một Hội đồng.Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị có trách nhiệm quyết định số lần xét tốt nghiệp và thời gian xét tốt nghiệp trên địa bàn.Mời xem toàn bộ Quy chếtại đây.
https://nhandan.vn/ban-hanh-quy-che-xet-cong-nhan-tot-nghiep-trung-hoc-co-so-post792363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "xét tốt nghiệp", "THCS", "Thông tư 31", "công nhận tốt nghiệp" ] }
Tạo tâm lý thoải mái cho học sinh ôn thi vào lớp 10
Thời điểm này, học sinh lớp 9 các trường THCS trên địa bàn thành phốHà Nộibước vào giai đoạn ôn thi “nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thituyển sinh vào lớp 10THPT công lập năm học 2024-2025 sẽ diễn ra vào đầu tháng 6 tới. Kỳ thi được đánh giá là khá áp lực, nhất là khu vực các quận nội thành, vì vậy, các trường cần tạo không khí thoải mái, giúp học sinh ôn thi hiệu quả.
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là chặng đường ôn thi “nước rút” của học sinh lớp 9 với nhiều áp lực. Có con học lớp 9, Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), anh Nguyễn Anh Quân tâm sự, mặc dù kỳ thi vào lớp 10 năm nào cũng “nóng” nhưng gia đình không đặt quá nhiều áp lực lên con, mà luôn động viên con học hành nghiêm túc, bám sát bài giảng của thầy, cô giáo và nỗ lực để đạt kết quả cao.Kỳ thituyển sinh vào lớp 10năm nay của Hà Nội dự kiến tăng khoảng 5.000 học sinh so với năm học trước. Do vậy, việc giành được suất học tại trường THPT công lập, nhất là trường ở quận nội thành thật sự khó khăn, đẩy áp lực của kỳ thi lên cao.Trong khi đó, anh Nguyễn Minh Nghĩa, có con học tại Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình) chia sẻ, anh đã đọc và tìm hiểu kỹ các văn bản tuyển sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành. Gia đình luôn đặt mục tiêu con thi đỗ trường công lập, nhưng cũng tìm trường tư thục để con có phương án dự phòng. Để con cân bằng giữa việc học và giải trí, gia đình anh Nghĩa còn thường xuyên đưa con đi chơi mỗi dịp cuối tuần để tạo không khí thoải mái.Cô giáo Lê Thị Bình Minh, Trường THCS Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) cho rằng, áp lực của kỳ thi vô cùng lớn và đến từ nhiều phía. Đó có thể là sự nỗ lực, kỳ vọng rất lớn của các em cho mục tiêu của mình, sự kỳ vọng của gia đình. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường ôn luyện kiến thức, giúp học sinh bù đắp những lỗ hổng còn thiếu sót, các thầy, cô giáo còn tăng cường hỗ trợ tâm lý, nắm được tâm tư, nguyện vọng, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, giúp các em giảm lo âu, căng thẳng trước kỳ thi.Là trường ở vùng nông thôn, nhưng công tác ôn thi cũng diễn ra khẩn trương, nghiêm túc. Theo cô giáo Nguyễn Thị Bách Diệp, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THCS Thanh Lâm A (huyện Mê Linh), đây là thời điểm học sinh ôn thi khá gấp rút, căng thẳng. Vì vậy, giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn tạo động lực, tổ chức các trò chơi để các em bớt căng thẳng, cố gắng ôn thi hiệu quả.Theo cô Diệp, mỗi năm việc ôn tập sẽ khác nhau vì phụ thuộc vào nhận thức cũng như năng lực học sinh. Đối với những học sinh có học lực khá, cô sẽ dạy với tốc độ nhanh, học sinh học kém hơn thì có biện pháp rèn luyện từ từ để các em nắm được kiến thức cơ bản nhất. Những năm gần đây, đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có tính mở, cho nên trong các buổi học chiều và học thêm, cô luôn cố gắng hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu căn bản nhất của dạng đề thi mở. Qua đó, học sinh từng bước làm quen và nâng cao lên thành kỹ năng khi làm bài.Bên cạnh đó, sau khi hết giờ ôn thi, những học sinh có lực học trung bình, hoặc có nhu cầu cô Diệp cũng như nhiều giáo viên đều vui vẻ ở lại bồi dưỡng thêm miễn phí cho các em.Thầy giáo Nguyễn Quốc Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Lâm A cho biết, căn cứ nguyện vọng của học sinh và điều kiện thực tế, trường đã và đang tổ chức ôn tập các môn thi vào lớp 10 nhằm củng cố lại những kiến thức trong phạm vi chương trình cũng như mở rộng kiến thức phù hợp cho học sinh. Đồng thời, rèn cho học sinh tư duy lập luận logic, kỹ năng làm bài, nhất là phương pháp tự học để đáp ứng yêu cầu của kỳ thi.Theo cô giáo Đặng Thị Ngọc Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình, đây là năm cuối học sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Vì vậy, trong công tác chỉ đạo, tổ chức dạy học, ôn tập, trường luôn bám sát yêu cầu của kỳ thi cũng như chương trình giáo dục phổ thông. Thực tế nhiều năm cho thấy yêu cầu đặt ra đối với mỗi trường là nâng cao chất lượng dạy học và thi vào lớp 10 hiệu quả. Trường cố gắng, duy trì chất lượng thi vào lớp 10 năm nay bằng hoặc cao hơn năm trước.Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết, phòng giáo dục luôn khuyến khích các trường phân loại trình độ học sinh để có biện pháp ôn tập phù hợp; phấn đấu nâng cao tỷ lệ thi đỗ vào lớp 10. Trong quá trình ôn tập, các trường cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh nội dung và phương pháp ôn tập, giúp học sinh học tập tiến bộ; tăng cường công tác kiểm tra khảo sát, tổ chức thi thử đối với học sinh khối 9 tại trường hoặc theo cụm trường để các em làm quen các dạng đề, hình thức thi, chuẩn bị hành trang kiến thức và tâm thế tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.Kỳ thituyển sinh vào lớp 10năm nay của Hà Nội dự kiến tăng khoảng 5.000 học sinh so với năm học trước. Do vậy, việc giành được suất học tại trường THPT công lập, nhất là trường ở quận nội thành thật sự khó khăn, đẩy áp lực của kỳ thi lên cao.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm học 2024-2025, thành phố tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm đủ chỗ học, đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh. Thành phố hiện có nhiều loại hình trường để học sinh tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn, bao gồm trường công lập, tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng. Trong các loại hình trường, chỉ tiêu vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025 vẫn chiếm khoảng hơn 60%.Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025 tại Hà Nội sẽ diễn ra ngày 8 và 9/6 với 3 môn thi: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm.Hà Nội đã phân chia làm 12 khu vực tuyển sinh theo địa giới hành chính. Mỗi học sinh được đăng ký tối đa ba nguyện vọng.
https://nhandan.vn/tao-tam-ly-thoai-mai-cho-hoc-sinh-on-thi-vao-lop-10-post809177.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Hà Nội", "tuyển sinh lớp 10", "ôn thi vào lớp 10", "học sinh" ] }
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo về vi phạm trong tuyển sinh vào lớp 10
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện một số địa phương đã phê duyệt kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, tuy nhiên có một số nội dung không đúng quy định về việc tuyển thẳng, chế độ ưu tiên.
Ngày 23/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 715/BGDĐT-GDTrH về thực hiện tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT được thực hiện theo văn bản hợp nhất Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT số 03/VBHN-BGDĐT ngày 3/5/2019 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo."Thời gian qua, hầu hết các địa phương đã thực hiện đúngquy định tuyển sinhvào THCS, THPT" - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết - "Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương đã phê duyệt kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 có thêm một số nội dung không đúng quy định về việc tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, như: giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh, chứng chỉ ngoại ngữ".Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn theo đúng quy định tại văn bản hợp nhất số 715/BGDĐT-GDTrH.Đối với các tỉnh đã phê duyệt kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT chưa đúng quy định về tuyển thẳng, chế độ ưu tiên phải điều chỉnh bảo đảm đúng quy định và thông báo công khai đến các đối tượng liên quan.Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các địa phương chủ động, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn.Trong năm 2024, Bộ sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại một số địa phương.
https://nhandan.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-canh-bao-ve-vi-pham-trong-tuyen-sinh-vao-lop-10-post797326.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "tuyển sinh lớp 10", "tuyển sinh 2025", "phương thức tuyển sinh", "thi 10", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Tuyên dương 58 giáo viên tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số và miền núi
NDO -Tối 17/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức lễ tuyên dương các thầy, cô giáo xuất sắc, công tác ở các xã khó khăn khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giai đoạn 2021-2025.
Năm nay, cùng với các gương giáo viên doHội Liên hiệp thanh niêncác tỉnh, thành phố giới thiệu, ban tổ chức chương trình còn tiếp nhận đề cử từ các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước gắn với những tiêu chí đề ra.58 tấm gương tiêu biểuSau hơn 2 tháng phát động (từ tháng 8 đến tháng 10 vừa qua), chương trình đã nhận được 107 hồ sơ giới thiệu từ 51 tỉnh, thành phố và các tổ chức. Hội đồng xét chọn đã họp, thống nhất 58 giáo viên tiêu biểu tham gia chương trình.Trong đó, có 19 thầy, cô giáo là người dân tộc thiểu số, với 9 dân tộc: Tày, Nùng, Sán Dìu, Mường, Thái, Giáy, H’Mông, Khmer, Cơ Tu; lớn tuổi nhất là các cô giáo Nguyễn Thị Ngà (sinh năm 1970), giảng dạy tại Trường tiểu học An Quang (huyện An Lão, tỉnh Bình Định, có thời gian công tác 32 năm 9 tháng) và Lý Thị Lam (sinh năm 1970), giảng dạy tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Quang Phong (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, có thời gian công tác 22 năm).Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý chia sẻ những khó khăn trong quá trình công tác tại buổi lễ.Bên cạnh đó, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nhất là cô Nguyễn Thị Kim Lý. Cô Kim Lý công tác tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Hoa Thám (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, có thời gian giảng dạy 24 năm). Vừa đi làm, cô giáo sinh năm 1979 vừa chăm sóc chồng bị ung thư và con gái sống thực vật từ nhỏ.Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023 là chuỗi hoạt động diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11. Trong khuôn khổ chương trình, các thầy, cô giáo đã gặp mặt lãnh đạoBộ Giáo dục và Đào tạo,Ủy ban Dân tộc,Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám và tham gia lễ tuyên dương.Tin liên quanCác thầy, cô giáo là những "nghệ sĩ" tô thắm bức tranh tươi đẹp ở vùng cao58 thầy, cô giáo được vinh danh năm nay đã được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Kỷ niệm chương của Ủy ban Dân tộc và sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng.Viết nên bài học thiêng liêng về tình nghĩa thầy tròDo Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long phối hợp triển khai từ năm 2015, đến nay, chương trình đã tuyên dương tổng cộng 458 thầy, cô giáo đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu của cả nước.Đó là những người ngày đêm “bám bản” gieo chữ tại vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; các thầy, cô giáo đang giảng dạy ở các huyện đảo, xã đảo xa xôi; những cán bộ, chiến sĩ biên phòng; các giáo viên đặc biệt dạy học sinh khuyết tật; thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số.Một tiết mục văn nghệ tại chương trình do ca sĩ Hà Myo, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022, trình bày tại buổi lễ.Phát biểu ý kiến tại chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy nhấn mạnh: 58 thầy, cô giáo được lựa chọn tuyên dương năm nay hầu hết đều có tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ nhưng đã nỗ lực vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ, đạt thành tích cao trong công tác."Các thầy, cô, với tất cả sự tận tụy, tâm huyết, không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng cho học sinh, mà còn trở thành những tấm gương tiêu biểu để các em noi theo, nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống", anh Nguyễn Kim Quy nói.Bày tỏ sự trân trọng trước sự nỗ lực để vượt qua khó khăn, vất vả của các thầy, cô giáo, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam nhận định: mặc dù hoàn cảnh khác nhau nhưng các thầy, cô giáo tham dự chương trình lần này đều có điểm chung, họ đã chọn việc khó khăn để nhiều người được làm việc nhẹ nhàng, đã chọn cuộc sống gian khổ để viết nên những bài học thiêng liêng về tình nghĩa thầy trò và tình yêu quê hương, Tổ quốc.Anh Nguyễn Kim Quy phát biểu ý kiến tại buổi lễ tuyên dương.Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hy vọng, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” với ý nghĩa nhân văn sâu sắc sẽ cổ vũ, động viên các giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp thêm sức mạnh để các thầy, cô giáo vượt qua mọi thử thách, không ngừng tìm tòi sáng tạo những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất, góp phần tạo nên những thế hệ người Việt Nam thời kỳ mới, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
https://nhandan.vn/tuyen-duong-58-giao-vien-tieu-bieu-vung-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-post783181.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "“Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023", "Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam", "Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11", "giáo viên tiêu biểu", "dân tộc thiểu số và miền núi" ] }
Trúng tuyển sớm chưa phải là đỗ đại học
NDO -Trúng tuyển sớm chưa phải là đỗ đại học là chia sẻ của đại diệnBộ Giáo dục và Đào tạotại chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp khối ngành công nghệ do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức sáng 13/4 tại Trường THPT Lý Thường Kiệt (quận Long Biên, Hà Nội). Chương trình thu hút nhiều trường đại học, doanh nghiệp và hơn 1.000 học sinh trung học phổ thông tham dự.
Phát biểu khai mạc chương trình, nhà báo Ngô Vương Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết, công tác tư vấnhướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của Thủ đô và đất nước.Trong thời gian qua, Nhà nước đã quan tâm và có nhiều chính sách, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức của học sinh về nghề nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.Sự mất cân bằng trongphân bổ nguồn nhân lựcnhư hiện nay gây lãng phí chất lượng; nhiều học sinh không được định hướng tốt nhất cho tương lai, hoặc chọn sai ngành nghề, không trúng các ngành mà mình yêu thích. Vì vậy, buổi tư vấn này giúp các em có những hiểu biết và lựa chọn ngành nghề phù hợp.Nhà báo Ngô Vương Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô phát biểu khai mạc chương trình.Tại chương trình, TS Nguyễn Thúy Vân, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Thành Đô cho biết, khi xét tuyển thí sinh trước hết cần dựa trên năng lực bản thân. Các em cần tự động kiểm tra về mặt kiến thức có đủ điều kiện để xét tuyển rồi sau đó cần xem xét nhu cầu tuyển dụng của xã hội hiện nay như thế nào.Phát biểu ý kiến tại chương trình, PGS, TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, năm 2024, Bộ vẫn giữ ổn địnhquy chế tuyển sinhnhư hai mùa tuyển sinh gần nhất. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho thí sinh.Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về công tác tuyển sinh.Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý thí sinh tham gia vào các phương thức xét tuyển sớm của các trường đại học. Các em cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh đã công bố trên website, bám sát hồ sơ, thủ tục, giấy tờ và các thời hạn, không được bỏ lỡ các thời hạn đó.Khi các em được thông báo đã trúng tuyển xét tuyển sớm thì vẫn chưa phải là trúng tuyển đại học. Bởi các em chưa dự thi tốt nghiệp THPT, chưa tốt nghiệp THPT, do đó chưa chính thức trúng tuyển đại học.Bên cạnh đó, tất cả nguyện vọng của các em dù trúng tuyển sớm hay sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT đều phải đăng ký trên hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu thí sinh không nhập các nguyện vọng của mình lên hệ thống, các em sẽ không được ghi nhận, không thể chính thức trúng tuyển và nhập học.
https://nhandan.vn/trung-tuyen-som-chua-phai-la-do-dai-hoc-post804552.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Tư vấn tuyển sinh", "hướng nghiệp", "đào tạo nghề", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Ngày Việt Nam thu hút sự tham gia tích cực của sinh viên Nga
NDO -Ngày 24/5, hòa chung không khí vui mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của Nga và Việt Nam, Đại học Ngôn ngữ quốc gia Moskva (MSLU) đã tổ chức Ngày Việt Nam, thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên Việt Nam đang học tập tại Moskva, cũng như sinh viên Nga học tiếng Việt và nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Phát biểu chào mừng sự kiện, bà Irina Arkadievna, Hiệu trưởng MSLU đánh giá cao Ngày Việt Nam diễn ra lần thứ tư tại trường. Bà cho biết, đây là dịp tăng cường giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên các nước đang học tập tại trường.Bà Irina Arkadievna bày tỏ vui mừng, qua sự kiện này sinh viên Nga học tiếng Việt ở MSLU có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, cũng như tích cực tham gia cáchoạt động giao lưu, kết nối, giúp tăng cường khả năng nói và sử dụng tiếng Việt. MSLU hiện có hơn 60 sinh viên Việt Nam học tập và gần 40 sinh viên Nga học tiếng Việt.Tin liên quanQuảng bá văn hóa Việt Nam và tiếng Việt tại Liên bang NgaTrong khuôn khổ sự kiện, sinh viên hai nước đã cùng nhau xây dựng chương trình với chủ đề “Việt Nam xưa và nay”, tái hiện hành trình đầy cảm xúc, như một chuyến tàu từ quá khứ đến hiện tại. Những nét đẹp văn hóa truyền thống và một Việt Nam hiện đại, tự hào sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới được thể hiện sinh động qua các hình ảnh.Điều đáng nói, qua các lần tổ chức Ngày Việt Nam, sinh viên Nga tại MSLU đã được truyền cảm hứng, tự tin tham gia các tiết mục văn nghệ bằng tiếng Việt.Bạn Makarova Ekaterina viết kịch sự tích"Trời và Đất" bằng tiếng Việt. (Ảnh: THÙY VÂN)Bạn Taibova Naina, sinh viên năm thứ tư học tiếng Việt tại MSLU cho biết, bản thân rất thích các sự kiện của Việt Nam được tổ chức tại trường. Những hoạt động này truyền cảm hứng cho cô gái người Nga yêu thích văn hóa và con người Việt Nam hơn. Taibova Naina mong muốn sẽ có dịp sang thăm Việt Nam và giao tiếp bằng tiếng Việt với người bản địa.Chương trình văn nghệ chào mừng Ngày Việt Nam năm nay được sinh viên Nga đang học tập, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt, năm nay các bạn còn dựng vở kịch sự tích “Trời và Đất”.Các bạn sinh viên quốc tế thích thú với ẩm thực Việt Nam. (Ảnh: THÙY VÂN)Bạn Makarova Ekaterina, tác giả vở kịch bằng tiếng Việt chia sẻ, sự tích này có nhiều điểm tương đồng giữa văn hóa Nga và Việt Nam khiến Ekaterina rất hứng thú khi dựng. Việc thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt rất khó nhưng lại càng thúc đẩy sự tìm hiểu nghiên cứu văn hóa Việt Nam của cô gái người Nga này.Kết thúc sự kiện, những người tham gia được thưởng thức các món ăn dân tộc đặc sắc của Việt Nam, tạo nên một bầu không khí hữu nghị thân thiện trong ngôi trường danh giá ở Moskva.
https://nhandan.vn/ngay-viet-nam-thu-hut-su-tham-gia-tich-cuc-cua-sinh-vien-nga-post811079.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Ngày Việt Nam", "Nga", "Đại học ngôn ngữ Moskva", "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Điểm chuẩn Trường đại học Kinh tế quốc dân năm 2023
NDO -Chiều 22/8, Hội đồng tuyển sinh Trường đại học Kinh tế quốc dân công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy năm 2023 phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.
Điểm chuẩn bậcđại học chính quynăm 2023 của Trường đại học Kinh tế quốc dân phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 cụ thể như sau:
https://nhandan.vn/diem-chuan-truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-nam-2023-post768620.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "kinh tế quốc dân", "điểm chuẩn đại học", "điểm trúng tuyển", "tuyển sinh 2023", "xét tuyển đại học", "điểm chuẩn" ] }
Học sinh trường Ams được lựa chọn tham dự kỳ thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới
NDO -Tham dựCuộc thi Tin học văn phòng Thế giớinăm 2024 cấp quốc gia, học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã xuất sắc đoạt giải cao. Vì vậy, tháng 7 tới đây, học sinh của trường được lựa chọn tham dự kỳ thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới tại Mỹ.
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam vừa tổ chức lễ tổng kết và trao giải quốc gia cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới - Viettel mùa giải 2024, vinh danh và trao giải thưởng cho 6 nhà vô địch quốc gia, cùng các cá nhân và tập thể đạt thành tích cao trong cuộc thi.Với giải Nhất môn Microsoft Office Excel 2019, học sinh Trần Thanh An, lớp 11 Lý 1, Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam trở thành một trong sáu nhà vô địch cấp quốc gia cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới năm 2024, được lựa chọn tham gia Vòng chung kết thế giới.Tin liên quanCuộc thi tin học văn phòng thế giới có thêm học bổng cho thí sinh vùng caoHọc sinh Nguyễn Lê Quốc Anh, lớp 10 Lý 2 cũng xuất sắc đạt giải Nhì chung cuộc; Vũ Nguyên Sơn, cựu học sinh chuyên Nga của trường đoạt giải Ba. Đó là những thành quả ấn tượng của nhà trường trong công tác giáo dục và phát triển năng lực Tin học của học sinh.Chia sẻ cảm xúc khi nhận giải, học sinh Trần Thanh An cho biết, niềm đam mê Tin học đã giúp em cân bằng thời gian giữa việc học môn chuyên và rèn luyện kỹ năng MOS để nỗ lực đạt thành tích tốt trong cuộc thi. Một lý do khác để Thanh An phấn đấu trở thành nhà vô địch trong cuộc thi này là tính ứng dụng và tầm quan trọng của các kỹ năngTin họcvăn phòng trong khuôn khổ cuộc thi...Học sinh Trần Thanh An đoạt giải Nhất cấp quốc gia Cuộc thi Tin học văn phòng Thế giới năm 2024.Nhà giáo Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, cuộc thi là sân chơi trí tuệ bổ ích, tạo điều kiện cho các học sinh có cơ hội được trải nghiệm công nghệ số, phát triển kỹ năng tin học văn học như một nền tảng quan trọng cho quá trình học tập và làm việc trong thời đại số hóa hiện nay.Nhận thức được giá trị thiết thực của cuộc thi, các thầy, cô giáo Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã tích cực triển khai tới học sinh toàn trường, đồng hành, động viên và hỗ trợ các em rèn luyện kỹ năng số để tự tin tham gia cuộc thi.Vì vậy, Trần Thanh An dù là học sinh lớp chuyên Lý nhưng vẫn quyết tâm tham gia cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới và đạt giải Nhất chung cuộc cấp quốc gia. Thanh An sẽ cùng năm nhà vô địch khác trở thành đại diện của Việt Nam trong kỳ thi Vô địchTin học văn phòngthế giới ở đấu trường quốc tế tại Mỹ vào tháng 7 tới đây.Tại Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, năng lực công nghệ thông tin không chỉ được tập trung phát triển ở học sinh lớp chuyên Tin mà còn là năng lực nền tảng được định hướng và nâng cao ở tất cả các học sinh để giúp các em mở rộng cơ hội học tập, tăng cường khả năng sáng tạo, trang bị những hành trang cần thiết của những công dân số trong tương lai.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-truong-ams-duoc-lua-chon-tham-du-ky-thi-vo-dich-tin-hoc-van-phong-the-gioi-post814573.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Tin học văn phòng", "giải nhất cuộc thi", "vô địch", "Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam", "tin học", "Cuộc thi Tin học văn phòng Thế giới" ] }
Tiền Giang sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
NDO -Ngày 3/6, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạotỉnh Tiền GiangLê Quang Trí cho biết, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 ở tỉnh Tiền Giang đã hoàn tất, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.
Theo đó,kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10năm học 2024-2025 ở tỉnh Tiền Giang diễn ra vào ngày 5 và 6/6/2024.Địa phương có trên 21.000 thí sinh dự thi ở 33 điểm trường, với gần 900 phòng thi, trong đó, có 4 điểm thi được bố trí điểm thi phụ, 5 điểm thi ghép. Nhiều điểm thi có số lượng thí sinh dự thi đông như: Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu hơn 1.600 thí sinh, Trung học phổ thông Chợ Gạo gần 1.200 thí sinh, Trung học phổ thông Trương Định khoảng 1.100 thí sinh, Trung học phổ thông Vĩnh Kim hơn 1.000 thí sinh…Giáo viên hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi vào Trường Trung học phổ thông Chuyên Tiền Giang năm học 2024-2025.So với năm trước, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay, tỉnh Tiền Giang có 21.068 thí sinh tham dự kỳ thi, tăng khoảng 1.000 thí sinh. Do số lượng thí sinh tăng cao, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tiền Giang phải tính toán thận trọng, lên các phương án để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.Tin liên quanTạo tâm lý thoải mái cho học sinh ôn thi vào lớp 10Theo đồng chí Lê Quang Trí, địa phương đã huy động hơn 2.000 cán bộ, giáo viên coi thi và một số lực lượng liên quan phục vụ trong những ngày diễn ra kỳ thi. Lực lượng tham gia kỳ thi là đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức thi, có tinh thần trách nhiệm cao và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của quy chế thi.Thí sinh làm thủ tục dự thi vào Trường Trung học phổ thông Trương Định (thành phố Gò Công, Tiền Giang).Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang phối hợp ngành điện lực xây dựng phương án bảo đảmcung cấp điệnổn định trong các ngày tổ chức ra đề, in sao đề thi, coi thi và chấm thi; lực lượng Công an bảo vệ các đoàn vận chuyển đề thi, bài thi và bố trí lực lượng bảo vệ tại Hội đồng in sao đề thi và các Hội đồng coi thi, chấm thi…Tại khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh sẽ có lực lượng Công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày và phải bảo đảm an toàn, chắc chắn.
https://nhandan.vn/tien-giang-san-sang-cho-ky-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-post812431.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Tiền Giang", "kỳ thi tuyển sinh lớp 10", "năm học 2024-2025" ] }
Điện Biên: Học sinh điểm bản Nà Pen có trường học mới
NDO -Sáng nay (28/1), tại bản Nà Pen 2, xã Nà Nhạn (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnhĐiện Biên), Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ và Công ty trách nhiệm hữu hạn Lions Club Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khánh thành, bàn giao, đưa điểm trường Nà Pen vào khai thác sử dụng.
Dự lễ khánh thành điểm trường, có ông Ahn Doo Hoon, Giám đốc Hợp tác quốc tế Lions Club Việt Nam, các thành viên Đoàn cán bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn Lions Club Việt Nam.Toàn bộ kinh phí xây dựng điểm trường và trang thiết bị phục vụ học tập của học sinh tại điểm trường có tổng trị giá 1,150 tỷ đồng, do Công ty trách nhiệm hữu hạn Lions Club Việt Nam tài trợ.Tin liên quanĐiện Biên khẳng định hiệu quả trường phổ thông dân tộc bán trúCảm ơn tấm lòng, tình cảm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Lions Club Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, cho biết, điểm trường Nà Pen nằm trên bản Nà Pen 2, xã Nà Nhạn là xã đặc biệt khó khăn vùngdân tộc thiểu số, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, điều kiện kinh tế-xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Trường Nà Pen có 3 điểm trường với 245 học sinh, hầu hết các em đều là con em gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho học sinh hằng ngày còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu.Với việc có thêm điểm trường Nà Pen được Công ty trách nhiệm hữu hạn Lions Club Việt Nam tài trợ sẽ góp phần giúp cô, trò tại điểm trường có điều kiện học tập tốt hơn, nhân dân yên tâm gửi con để lao động sản xuất.Để khai thác, sử dụng điểm trường Nà Pen được hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường bảo quản và sử dụng hiệu quả công trình, trang thiết bị đã được tài trợ; tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục không chỉ riêng cấp học mầm non mà còn đối với các cấp học khác; tập thể giáo viên điểm trường Nà Pen sử dụng hiệu quả công trình đã được tài trợ, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục, đặc biệt là công tác huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
https://nhandan.vn/dien-bien-hoc-sinh-diem-ban-na-pen-co-truong-hoc-moi-post794168.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Điện Biên", "Điểm trường Nà Pen", "dân tộc thiểu số" ] }
Trao học bổng Vừ A Dính cho học sinh dân tộc thiểu số Sóc Trăng
NDO -Chiều 3/1, Tỉnh đoànSóc Trăngphối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và Ban điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính và học bổng "Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu" tổ chức Lễ trao học bổng “Vừ A Dính” và học bổng Câu Lạc Bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” năm học 2023-2024 cho học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo, con cán bộ - quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng, học sinh bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Tại buổi lễ,Quỹ học bổng “Vừ A Dính”vàCâu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”đã tặng 90 suất học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” cho các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng; 3 suất học bổng Vòng tay nhân ái cho các em học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mỗi suất 6 triệu đồng/năm học và 20 suất học bổng dành cho con của cán bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, mỗi suất 1 triệu đồng.Đồng chí Trương Mỹ Hoa trao bảng tượng trưng tặng 20 suất học bổng cho con cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Thị Diễm Ngọc cho biết, từ năm học 2010-2011 đến nay, Quỹ học bổng “Vừ A Dính” đã hỗ trợ hơn 1.000 suất học bổng, với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng cho học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh Sóc Trăng.Từ năm học 2016-2017, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” đã trao nhiều suất học bổng cho các em học sinh là con cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, con của ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.Đã có 11 em học sinh được thụ hưởng từ các dự án của Quỹ học bổng như Dự án Ươm mầm tương lai, Chắp cánh ước mơ, Mở đường đến tương lai và Dự án hỗ trợ sinh viên. Đến nay, có 8 em đã tốt nghiệp đại học và đã đi làm, còn 3 em đang tiếp tục thụ hưởng từ dự án. Bên cạnh đó, chương trình Vòng tay nhân ái đã hỗ trợ cho 3 em học sinh bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.Dịp này, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tặng 15 chiếc xe đạp, mỗi chiếc trị giá 2 triệu đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa - Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” chia sẻ, sự lan tỏa của Quỹ học bổng “Vừ A Dính” thời gian qua đã góp phần chăm lo về vật chất và khích lệ tinh thần đối với các em học sinh vùng dân tộc thiểu số, học sinh khó khăn vùng biển, đảo.Đồng chí mong muốn, những suất học bổng sẽ là động lực khích lệ tinh thần học tập để các em nỗ lực học tập tốt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Vừ A Dính.
https://nhandan.vn/trao-hoc-bong-vu-a-dinh-cho-hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-soc-trang-post790502.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Vì Hoàng Sa", "Quỹ học bổng", "Vừ A Dính", "Trương Mỹ Hoa", "Huỳnh Thị Diễm Ngọc", "Suất học bổng", "Báo Thiếu niên Tiền phong", "Trường Sa" ] }
Chủ động các giải pháp đổi mới thi tốt nghiệp THPT
Năm 2025, khóa học sinh đầu tiên sẽ hoàn thành cấp học THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị kỹ lưỡng phương án, cách thức tổ chức thi, ra đề thi tốt nghiệp THPT để kỳ thi bám sát Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, giúp thí sinh không bỡ ngỡ với phương án thi mới.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học cũng như công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh.Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Phương án tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, trong đó, thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).Nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hình thức thi gồm: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định.Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức kỳ thi… UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương; có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực… để tổ chức kỳ thi.Đối với phương thức xét công nhận tốt nghiệp, sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Giai đoạn 2025-2030 sẽ giữ ổn định phương thức thi trên giấy; giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.Cùng với công bố phương án thi, các vấn đề liên quan đề thi, nhất là cấu trúc định dạng đề thi cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, công bố làm căn cứ để các nhà trường, giáo viên, học sinh tham khảo cho quá trình dạy và học; học sinh không bỡ ngỡ khi dự thi.Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Huỳnh Văn Chương cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, môn Ngữ văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận trên giấy; các môn học khác được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy. Để xây dựng cấu trúc và định dạng đề thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng xây dựng cấu trúc định dạng đề thi và tổ chức xây dựng cấu trúc, định dạng cho 17 môn học. Đề minh họa theo cấu trúc định dạng mới đã được thử nghiệm tại các tỉnh, thành phố; tiến hành phân tích, lấy ý kiến chuyên gia… Vì vậy, cấu trúc định dạng đề thi của kỳ thi từ năm 2025 theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực-cấp độ tư duy kèm theo.Điểm khác biệt so với cấu trúc, định dạng đề thi hiện nay là cấu trúc định dạng đề thi từ năm 2025 của các môn thi trắc nghiệm có tối đa ba dạng thức câu hỏi được sử dụng.Dạng thức thứ nhất là câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này; các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này).Dạng thứ hai là câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai, mỗi câu hỏi có bốn ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi.Dạng thứ ba là câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn. Dạng thức này gần với câu hỏi tự luận, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng "mẹo mực" chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.Đối với số lượng câu hỏi/lệnh hỏi môn thi trắc nghiệm cũng có một số điểm khác so với hiện nay, trong đó, môn Toán có 34 câu hỏi (hiện nay là 50 câu hỏi); Ngoại ngữ 40 câu hỏi (hiện nay là 50 câu hỏi); các môn học khác 40 câu hỏi (hiện nay 40 câu). Thời gian của mỗi môn thi gồm: Ngữ văn thi 120 phút, Toán 90 phút; các môn học khác 50 phút.Theo Cục trưởng Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương, ngay sau khi ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án thi. Ban xây dựng phương án thi cũng được thành lập gồm đầy đủ thành phần là nhà quản lý giáo dục các cấp, chuyên gia từ các trường, viện nghiên cứu, hiệu trưởng trường trung học phổ thông… Quá trình xây dựng và lấy ý kiến phương án thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm trên cả diện rộng và chiều sâu. Các ý kiến trao đổi, phân tích từ các chuyên gia, nhà quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân là kênh quan trọng được lắng nghe, tiếp thu.Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được xây dựng bài bản, khoa học; bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật, của ngành giáo dục liên quan công tác tổ chức thi. Phương án thi mới cũng kế thừa, phát huy những kinh nghiệm quý tích lũy được trong giai đoạn 2015-2023 và có sự tiếp nhận, ứng dụng những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT, đáp ứng mong muốn của xã hội.Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục triển khai theo kế hoạch các công việc, nhiệm vụ để việc thực hiện Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bảo đảm yêu cầu và tiến độ đề ra, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
https://nhandan.vn/chu-dong-cac-giai-phap-doi-moi-thi-tot-nghiep-thpt-post791213.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Tốt nghiệp THPT", "Đề thi", "Môn thi" ] }
Lưu học sinh Việt Nam đạt nhiều giải thưởng tại Cuộc thi sáng tác video ngắn ở Trung Quốc
NDO -Lưu học sinh Việt Nam đã đạt tổng cộng 28/72 giải, trong đó có 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 9 giải Ba và 15 giải Triển vọng tại lễ trao giải Cuộc thi sáng tác video ngắn câu chuyện tiếng Trung với chủ đề “Tôi và Trung Quốc” lần thứ nhất được tổ chức thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.
Cuộc thi sáng tác video ngắn câu chuyệntiếng Trungvới chủ đề “Tôi và Trung Quốc” lần thứ nhất do Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ Trung Quốc với nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, Trung tâm Trung Quốc-ASEAN phối hợp Sở Giáo dục các thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc phát động đã tạo cơ hội tăng cường giao lưu giữa lưu học sinh các nước ASEAN đang học tập tại các trường đại học ở các thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc; quảng bá hình ảnh, giới thiệu văn hóa truyền thống các nước ASEAN; chia sẻ cảm nhận về cuộc sống, học tập, nghiên cứu, trải nghiệm thực tế của lưu học sinh về sự phát triển của xã hội, tính đa dạng của văn hóa Trung Quốc qua hình thức kể chuyện video bằng tiếng Trung.Sau 8 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của hơn 3.000 giáo viên, sinh viên Trung Quốc và các nước ASEAN; Ban tổ chức đã nhận được 306 tác phẩm video ngắn đặc sắc.Chiều 6/1, tại Đại học Sư phạm Thiên Tân, đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi sáng tác video ngắn câu chuyện tiếng Trung với chủ đề “Tôi và Trung Quốc” lần thứ nhất. Tham dự lễ trao giải có Đại sứ, đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Trung Quốc, 250 lưu học sinh các nước ASEAN, trong đó có 150 lưu học sinh Việt Nam.Ban tổ chức đã trao tổng cộng 10 giải Nhất “Thanh niên xuất sắc ASEAN”, 10 giải Nhì “Thanh niên tài năng ASEAN”, 20 giải Ba “Phong cách thanh niên ASEAN” và 32 giải triển vọng “Ngôi sao tương lai ASEAN”. Trong đó, lưu học sinh Việt Nam giành tổng cộng 28 giải gồm 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 9 giải Ba và 15 giải Triển vọng.Lưu học sinh Việt Nam Hoàng Thị Thu Oanh - sinh viên năm 3 Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh giành giải Nhì chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em tham gia cuộc thi có quy mô lớn như thế này và giành được giải thưởng. Đây là cuộc thi có ý nghĩa bởi thông qua cuộc thi này, em không những có thể kể câu chuyện của mình với bạn bè Trung Quốc và các nước khác, mà còn hiểu biết thêm về Trung Quốc qua các góc nhìn của các bạn”.Nhân dịp này, Trung tâm hợp tác giao lưu giáo dục Trung Quốc-ASEAN đã chính thức được thành lập.Khai trương Trung tâm hợp tác giao lưu giáo dục Trung Quốc-ASEAN.Lưu học sinh làm MC dẫn chương trình biểu diễn văn nghệ.Lưu học sinh các nước ASEAN biểu diễn tiết mục văn nghệ tại lễ trao giải.Lưu học sinh các nước ASEAN biểu diễn tiết mục văn nghệ tại lễ trao giải.Lưu học sinh Việt Nam Hoàng Thị Thu Oanh, sinh viên năm 3 Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, giành giải Nhì “Thanh niên tài năng ASEAN”.Cuộc thi sáng tác video ngắn câu chuyện tiếng Trung với chủ đề “Tôi và Trung Quốc” sẽ được tổ chức mỗi năm một lần, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, nâng cao tinh thần học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau giữa thanh niên Trung Quốc với các nước ASEAN và là cánh cửa để các bạn lưu học sinh đi sâu trải nghiệm thực tế đời sống, văn hóa, xã hội Trung Quốc.
https://nhandan.vn/luu-hoc-sinh-viet-nam-dat-nhieu-giai-thuong-tai-cuoc-thi-sang-tac-video-ngan-o-trung-quoc-post790981.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Trung Quốc", "Thiên Tân", "ASEAN", "giáo dục", "lưu học sinh", "giao lưu giáo dục" ] }
Nhiều điểm sáng giáo dục tỉnh Điện Biên
NDO -Tỉnh Điện Biêncó 362/463 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2022 và năm 2023 đều đạt hơn 99,2%. Chỉ tiêu huy động dân số trong độ tuổi đến trường những năm gần đây trong nhóm dẫn đầu cụm thi đua các tỉnh miền núi biên giới phía bắc... Đó là một số điểm sáng trong những thành tích đạt được sau quá trình nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo của một tỉnh vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn.
Nỗ lực vượt khóNhững năm qua,giáo dục mầm nonđược quan tâm từ đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đào tạo đội ngũ giáo viên đến huy động trẻ đến trường. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục từng bước được nâng lên, 100% trường mầm non tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, cân, đo và theo dõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.Người dân xã Thanh Luông, huyện Điện Biên sống bằng nghề nông, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà, thời gian dạy dỗ không nhiều nên chủ yếu trông cậy vào cô giáo chăm sóc, rèn dạy ở trường. Các bé thông minh, kháu khỉnh là nguồn động viên, xua tan nỗi vất vả, mệt nhọc của các cô.Hiệu trưởng trường mầm non Thanh Luông Cao Thị Thời bộc bạch, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2,giáo viênđược tập huấn, cập nhật kiến thức mới, kỹ năng dạy, chăm trẻ, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giáo dục, tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 100%.Trường phòng Giáo dục huyện Điện Biên Đặng Quang Huy cho biết toàn huyện có 303 nhóm/lớp mầm non, huy động gần 7.000 trẻ tới lớp. Xác định lấy trẻ làm trung tâm, các trường đánh giá theo ngày, chủ đề, cuối độ tuổi/giai đoạn, bảo đảm chế độ sinh hoạt cho trẻ. Các bé người dân tộc thiểu số sớm làm quen với tiếng Việt ở trường mẫu giáo tạo nền tảng vững chắc, khi lên lớp 1 đỡ bỡ ngỡ, học tiểu học giao tiếp tốt, ngày càng dạn dĩ, nhận thức tốt hơn.Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở nhiều trường được đầu tư, nâng cấp.Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các trường khu vực đặc biệt khó khăn với các vùng thuận lợi. Tại một số xã vùng cao, vùng xa địa bàn rộng, nhiều điểm trường xa trung tâm, giao thông không thuận lợi, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Quy mô học sinh tăng phát sinh nguy cơ thiếu phòng học, nhiều trường cơ sở vật chất được đầu tư đã lâu, giờ xuống cấp.Huyện Tuần Giáocòn 18 bản chưa có điện lưới quốc gia nên không được tiếp cận các thiết bị dạy học hiện đại, việc ăn nghỉ, đi lại của giáo viên rất khó khăn. Thầy Nguyễn Phúc Đồng, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Ta Ma chia sẻ trường bố trí giáo viên lớp 1 là người địa phương, dạy bằng cả tiếng dân tộc và tiếng Kinh. Vất vả nhưng các thầy cô luôn nỗ lực vượt khó bám trường bám lớp, học hỏi nâng cao chất lượng chuyên môn, nhiều người là giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.Quê ở Lạc Sơn (Hoà Bình), cô giáo Bùi Thị Cẩm Chính đã 14 năm gắn bó với trường, 3 lần đoạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 5 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua cơ sở. Cô giáo dạy dễ hiểu, dồn hết tâm huyết, tình thương cho trò, học sinh lớp 5a3 yêu quý cô như người mẹ thứ hai.Thầy Giàng A Nếnh dạy lớp ghép 1+2 tại điểm trường Phiêng Cải cách trung tâm xã 12km, mùa khô thiếu nước sinh hoạt, mùa đông lạnh giá. Học sinh toàn là người dân tộc Mông, thầy kiên trì chỉ dạy tỉ mỉ, thường xuyên khen ngợi khích lệ các em hứng khởi học bài.Một tiết học tại trường THPT Lương Thế Vinh (liên cấp 2, cấp 3).Giáo dục phổ thông có nhiều bước chuyển tích cực bởi nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, duy trì số lượng học sinh và nâng cao chất lượng; tích hợp lồng ghép các nội dung dạy học với các hoạt động trải nghiệm để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cơ sở trường lớp, trang thiết bị dạy học được đầu tư, nâng cấp; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với nhà giáo và học sinh.Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, việc đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ giúp học sinh vơi bớt phần nào gian khó. Nhờ Quỹ trò nghèo vùng cao, Dự án nuôi em, nhiều học sinh được ăn bán trú tại trường, các công trình bếp ăn, phòng học, nhà công vụ, nhà nội trú, nhà vệ sinh được xây mới, những món quà như áo ấm, quần áo, giày dép, sách vở… lan tỏa tinh thần tương thân tương ái.Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, tích cực đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, linh hoạt tổ chức các hoạt động giáo dục và xây dựng kế hoạch bài dạy nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.Mỗi thầy, cô giáo phấn đấu là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. Ngay cả thời điểm dịch Covid-19, thầy trò cùng nỗ lực vượt khó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin triển khai dạy học trực tuyến, chất lượng giáo dục được giữ vững.Tỉnh nghèo, xa xôi, cùng với nguồn lực đầu tư của tỉnh, Sở chủ động đề xuấtBộ Giáo dục và Đào tạohỗ trợ về chuyên môn, tổ chức tập huấn, giúp đỡ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Dù kinh phí hạn hẹp, Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm động viên để đội ngũ giáo viên yên tâm cống hiến như khen thưởng kịp thời, biểu dương gương người tốt việc tốt, quan tâm hỗ trợ các thầy, cô mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Năm 2023, Sở đề xuất hơn 40 giáo viên là nhà giáo ưu tú.Cô giáo Bùi Thị Cẩm Chính trong một giờ dạy tại trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Ta Ma.Hai năm qua, tỉnh dồn lực nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở. So với mặt bằng chung toàn quốc, trình độ tiếng Anh của học sinh Điện Biên thấp hơn, kể từ khi thi tuyển sinh vào lớp 10 có môn tiếng Anh nên các trường tăng cường dạy và học, chất lượng dần nâng lên. Tuy nhiên, tỉnh đang thiếu nguồn tuyển giáo viên các môn chuyên biệt và tiếng Anh vẫn còn là bài toán nan giải.Quan tâm giáo dục mũi nhọnGiám đốc Sở Giáo dục đào tạo Nguyễn Văn Đoạt cho biết cùng với tập trung phát triển giáo dục dân tộc, Điện Biên chú trọng giáo dục mũi nhọn. Gần 30 năm trước, tỉnh đã thành lập trường năng khiếu, đầu tư đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất khang trang. Kết quả thi học sinh giỏi các môn văn hóa, các cuộc thi, hội thi cấp quốc gia có nhiều tiến bộ.Từ năm 2013 đến năm 2023, tỉnh Điện Biên có 158 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia. Trưởng Phòng Giáo dục huyện Tuần Giáo Đỗ Văn Sơn hồ hởi chia sẻ, huyện duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; THCS mức độ 2, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt gần 90%, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chuẩn hóa. Giáo dục đại trà được nâng lên, chất lượng giáo dục mũi nhọn được khẳng định qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, các cuộc thi trên internet.Năm học 2022-2023, toàn huyện có 162/362 học sinh dự thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp huyện đạt giải, 57/86 học sinh dự thi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 3 dự án tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh đều đoạt giải.Từ năm 2013 đến năm 2023, tỉnh Điện Biên có 158 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia.Thầy Hoàng Văn Thông, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (thành phố Điện Biên Phủ) phấn khởi cho biết, năm học vừa qua nhà trường có 136 học sinh đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi tỉnh các môn văn hóa và giải toán trên máy tính cá nhân, cấp quốc gia có 1 giải triển vọng nghiên cứu khoa học kỹ thuật; 1 huy chương Bạc thi IOE; 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Đồng, 3 giải Khuyến khích thi Violympic toán.Sở Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện cho các trường THPT chủ động xây dựng chương trình giáo dục căn cứ yêu cầu của Bộ, phù hợp đặc thù và đối tượng học sinh. Nhà trường định hướng mô hình chất lượng cao, giáo dục hiện đại, học sinh được phát huy năng lực bản thân, cởi mở tiếp cận cái mới, chủ động tích lũy kiến thức và vận dụng giải quyết vấn đề phát sinh, tích cực tham gia hoạt động cống hiến vì cộng đồng xã hội, theo đúng câu slogan “suy nghĩ tích cực, hành động thông minh, sống có trách nhiệm”.Cơ chế kiểm tra, đánh giá linh hoạt, qua cả bài kiểm tra trên lớp và bài tập nhóm, thực hiện chương trình, kế hoạch, khích lệ học sinh sử dụng công nghệ thông tin vào học tập, trau dồi tiếng Anh.Trên cơ sở nguyện vọng học sinh đăng ký theo năng lực, định hướng chọn trường ở bậc đại học, nhà trường phân lớp, xây dựng hệ thống bài tập phù hợp trình độ đối tượng học sinh, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, thi thử nhiều lần cho học sinh lớp 12 để kịp thời điều chỉnh, bồi dưỡng kiến thức nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH quốc gia.Phát huy ưu thế là trường liên cấp, giáo viên gắn bó với học sinh từ cấp 2 nên có nhiều thời gian kèm cặp, giáo dục kỹ năng sống, trường cũng tổ chức nhiều hoạt động tập thể như giải thể thao, hội xuân, sân chơi Hoa trạng nguyên, tìm hiểu văn hóa, lịch sử nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn…qua đó học sinh được rèn giũa kỹ năng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo.Cô trò trường mầm non xã Thanh Luông.Với mục tiêu phấn đấu 100% các môn dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia có giải, số lượng và chất lượng giải chuyển biến tích cực sau các năm, có học sinh được dự thi vòng 2 Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, ngành giáo dục Điện Biên quan tâm về cơ chế, chế độ chính sách đãi ngộ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh trường chuyên cũng như đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, đào tạo chuyên sâu 10 môn tại trường THPT chuyên của tỉnh.Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, phát triển, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trường chuyên, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện để trường chuyên Lê Quý Đôn tuyển sinh được những học sinh tốt nhất trong các lĩnh vực trong toàn tỉnh.
https://nhandan.vn/nhieu-diem-sang-giao-duc-tinh-dien-bien-post806625.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "điểm sáng", "giáo dục", "tỉnh Điện Biên", "Cộng đồng học tập", "Công dân học tập" ] }
Tiếp sức sinh viên vượt khó học tập
Nhiều năm qua, hàng trăm sinh viên miền trung, Tây Nguyên vượt khó, học giỏi đã được tiếp sức đến giảng đường bằng Học bổng nâng bước sinh viên. Ðây là một trong những nỗ lực rất lớn của Ðại học (ÐH) Ðà Nẵng trong công tác chăm lo, bồi dưỡng nhân tài, hỗ trợ sinh viên vượt khó học tập; hướng đến mục tiêu quan trọng là tạo ra một môi trường tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng và phát triển toàn diện bản thân; cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xã hội.
Vượt lên hoàn cảnh ngặt nghèoTheo đánh giá của PGS, TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc ÐH Ðà Nẵng, gần 80% số sinh viên ÐH Ðà Nẵng được tuyển vào đều đến từ khu vực miền trung, Tây Nguyên và hầu hết các em đến từ các địa phương có điều kiện kinh tế rất khó khăn. Vì vậy, ngoài học bổng để khuyến khích các sinh viên có thành tích tốt học giỏi, tài năng thì nhà trường dành một phần khá lớn học bổng tài trợ cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có ý chí vươn lên, để hỗ trợ các em có thể hoàn thành giấc mơ của mình. Cho đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các ngân hàng có chi nhánh đặt tại Ðà Nẵng,... ngoài tài trợ học bổng tài năng, thì những đơn vị này còn tài trợ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.Là một trong 60 sinh viên vừa được nhận Học bổng nâng bước sinh viên của ÐH Ðà Nẵng năm 2023, em Vũ Văn ở quận Liên Chiểu, TP Ðà Nẵng xúc động chia sẻ: "Gia đình em thuộc diện đặc biệt nghèo của địa phương. Khi nghe tin em được nhận học bổng này em rất mừng và cảm động. Ðây là nguồn hỗ trợ kịp thời cho em và gia đình trong lúc này, vì cả bà và mẹ đều đang mắc bệnh... Em sẽ dùng số tiền học bổng này để nộp tiền học phí học kỳ II. Em xin gửi đến các bạn cùng cảnh ngộ lời nhắn nhủ, hãy cố gắng vượt qua và học thật tốt để sau khi ra trường có việc làm ổn định, nuôi sống bản thân, hỗ trợ gia đình, nhất là những người đã chăm lo, nuôi dạy mình khôn lớn".Cùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhận được Học bổng là em Nguyễn Thị Trinh, quê huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hiện là sinh viên năm nhất, 49K21.2 Thống kê-Tin học, Trường đại học Kinh tế Ðà Nẵng, ÐH Ðà Nẵng, rất lạc quan. Trinh là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cha mất năm 2012, mẹ mất năm 2014, em có một chị gái, hiện hai chị em đang sống với ông bà nội, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn."Em muốn nói với các bạn cùng cảnh ngộ rằng, khi mình có hoàn cảnh khó khăn thì không nên tự ti, mà cần coi đó là động lực để mình cố gắng hơn. "Máy bay cất lên nhờ ngược gió", em hy vọng những bạn có hoàn cảnh giống em luôn tự tin cố gắng học tập, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn", em Nguyễn Thị Trinh chia sẻ.Doanh nghiệp đồng hànhMới đây, tại chương trình vinh danh thủ khoa ÐH Ðà Nẵng và trao Học bổng nâng bước sinh viên năm 2023, ÐH Ðà Nẵng đã vinh danh 9 sinh viên thủ khoa các trường ÐH thành viên, các đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc; tuyên dương 3 sinh viên được tuyển thẳng; khen thưởng 32 sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện năm học 2022-2023; đồng thời, trao 60 suất học bổng "Nâng bước sinh viên ÐH Ðà Nẵng". Tổng giá trị khen thưởng và học bổng được trao tại chương trình là 500 triệu đồng.Ngoài ra, Công đoàn ÐH Ðà Nẵng đã tiếp nhận 380 triệu đồng học bổng cho năm học này từ Chương trình "Agribank Nam Ðà Nẵng - Chắp cánh ước mơ" để trao học bổng cho sinh viên của ÐH Ðà Nẵng có hoàn cảnh khó khăn. Trong dịp đầu năm học 2023-2024, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng đã trao tặng học bổng cho sinh viên thông qua các trường ÐH thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc như học bổng từ Quỹ Hỗ trợ giáo dục và xã hội Việt Nam (VESAF), Học bổng Vừ A Dính, Học bổng Keidanren & JCCI (Nhật Bản),...Tại Trường đại học Bách khoa-ÐH Ðà Nẵng, trong năm học 2022-2023, nhà trường đã trao 2.570 suất học bổng cho sinh viên nhà trường với tổng giá trị 24,3 tỷ đồng. Ðầu năm học 2023-2024, nhà trường nhận được tài trợ học bổng từ các doanh nghiệp với tổng số tiền 367 triệu đồng.Theo đánh giá của PGS, TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc ÐH Ðà Nẵng, năm 2023 ghi dấu ấn với nhiều thành tích trong phong trào học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên ÐH Ðà Nẵng, như: Giành ngôi vô địch cuộc thi lập trình quốc gia ICPC năm 2023, Giải nhất Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Ðào tạo tổ chức; Giải quán quân Cuộc thi Mô phỏng kinh doanh Cesim Elite Việt Nam-2023; đạt 2 Giải nhất, 7 Giải nhì, 6 Giải ba tại Giải sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Ðào tạo năm 2023... cùng rất nhiều thành tích khác trong các cuộc thi học thuật, nghệ thuật, thể thao.Việc đồng hành, hỗ trợ sinh viên luôn được ÐH Ðà Nẵng và các trường ÐH thành viên, các đơn vị đào tạo trực thuộc quan tâm. Năm học 2022-2023, ÐH Ðà Nẵng đã huy động và trao hơn 9 tỷ đồng tiền học bổng từ nguồn ngoài ngân sách."Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm, tham gia hỗ trợ học bổng nâng bước sinh viên ÐH Ðà Nẵng, nhất là sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vượt khó vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, học giỏi", PGS, TS Lê Thành Bắc nói.
https://nhandan.vn/tiep-suc-sinh-vien-vuot-kho-hoc-tap-post787367.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "ÐH Ðà Nẵng", "Học bổng Vừ A Dính", "Tiếp sức sinh viên", "Vượt khó học tập" ] }
Phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập tự chủ và trường tư thục
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông của 99 trường công lập tự chủ tài chính và các phương án tuyển sinh của các trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố năm học 2024-2025.
Để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025, các trường trung học phổ thông công lập tự chủ tài chính và trường tư thục sẽ tuyển sinh theo 1 hoặc cả 2 phương án tuyển sinh: Sử dụng kết quả kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025; Xét tuyển dựa vào kết quả rèn luyện và học tập của học sinh tại cấp trung học cơ sở.Trong danh sách 99 trường trung học phổ thông công lập tự chủ và trường tư thục có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, nhiều trường sử dụng đồng thời 2 phương án tuyển sinh.Phương án tuyển sinh của từng trường, xin mời xemtại đây.
https://nhandan.vn/phuong-an-tuyen-sinh-vao-lop-10-cac-truong-cong-lap-tu-chu-va-truong-tu-thuc-post805433.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "thi lớp 10", "thi 10 Hà Nội", "phương án tuyển sinh", "trường công lập tự chủ", "trường tư thục", "mùa thi 2024" ] }
Hòa Bình quy hoạch tổ hợp không gian văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc
NDO -Tỉnh Hòa Bình quy hoạch không gian văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnhHòa Bình.
Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người và là xóm đại diện dân tộc Mường. Xóm là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình.Xóm Lũy Ải có 207 hộ dân và 936 nhân khẩu. Xóm còn lưu giữ được nhiều nhà sàn cổ truyền thống, hiện là điểm du lịch cộng đồng OCOP 3 sao, là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách thích trải nghiệm về các hoạt động văn hóa, di sản dân tộc Mường.Tin liên quanBảo tồn văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”Xóm Lũy Ải có vị trí giao thông rất thuận lợi cho du khách, nằm sát ngay đường quốc lộ 6 thuộc xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.Khu tổ hợp không gian văn hóa Mường có diện tích hàng trăm hecta gồm các khu: bảo tàng; khu dịch vụ, khách sạn cao cấp; khu trang trại; khu tổ chức lễ hội; khu lưu trú, homestay, resort...Lễ hội Khai hạ là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được tổ chức thường niên tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.Đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh: công tác quy hoạch, triển khai Khubảo tồnkhông gian văn hóa dân tộc Mường tại xóm Lũy Ải là cụ thể hóa Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóadân tộc Mườngvà nền văn hóa Hòa Bình".Tỉnh sẽ ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, đào tạo nghề; tạo điều kiện cho người dân tại Khu bảo tồn lưu giữ bản sắc dân tộc như: ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, nếp sinh hoạt, qua đó tạo không gian phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân…
https://nhandan.vn/hoa-binh-quy-hoach-to-hop-khong-gian-van-hoa-muong-tai-huyen-tan-lac-post798966.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Hòa Bình", "Xóm du lịch", "không gian văn hóa Mường", "du lịch Hòa Bình", "huyện Tân Lạc", "dân tộc Mường", "bảo tồn" ] }
Nhiều thông tin bổ ích tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra ngày 11-4 ở Hà Nội có sự tham gia của gần 100 trường đại học, cao đẳng, trung cấp với hơn 150 gian tư vấn.
Đây là năm thứ 13 liên tiếp ngày hội này được tổ chức tại Hà Nội. Tại đây, học sinh, phụ huynh được các chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyên gia tuyển sinh của các trường cung cấp những thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021; kinh nghiệm ôn thi hiệu quả; cách chọn ngành nghề, chọn trường phù hợp; phương thức tuyển sinh của các trường, môi trường đào tạo... Học sinh cũng được tiếp cận thông tin dự báo nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực, ngành nghề trong tương lai, những thay đổi về cơ cấu ngành nghề trong bối cảnh số hóa mạnh mẽ...
https://nhandan.vn/post-641759.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [] }
Hỗ trợ xây khu nội trú và vệ sinh cho trường học vùng cao
NDO -Một khu nội trú và vệ sinh đã được xây tặng cho học sinh tại Trường tiểu học Mường Bám II, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu (Sơn La).
Câu lạc bộ Vì cộng đồng IGO, Trường đại học FPT Hà Nội và Quỹ hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cộng đồng HOPECOM tổ chức trao quà, hỗ trợ xây dựng khu nội trú và vệ sinh cho học sinh tại Trường tiểu học Mường Bám II, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu (Sơn La).Đây là một phần của dự án “Xây trường vùng cao” với mục tiêuxây dựngkhu nội trú và vệ sinh cho các em nhỏ tại trường Tiểu học Mường Bám II, bản Bôm Kham, xã Mường Bám.Các em nhỏ hào hứng với các trò chơi.Tại chương trìnhhoạt động, trải nghiệm do Trường đại học FPT Hà Nội và Quỹ hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cộng đồng HOPECOM tổ chức, các em học sinh trong trường được tham gia các trò chơi, gian hàng trải nghiệm, đổi thưởng; thi đấu các môn thể thao như kéo co, cướp cờ và tổ đội ăn ý.Các hoạt động mang đến những trải nghiệm mới, bổ ích và vui vẻ cho các em học sinh vùng khó khăn.Trường tiểu học Mường Bám II có 4 điểm trường lẻ và 1 điểm trung tâm. Năm học 2023-2024, trường có 34 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 599 học sinh, 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, nhà trường đang tổ chức thực hiện nấu ăn bán trú tập trung cho 69 học sinh.Sau nhiều năm sử dụng, cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp, đặc biệt là khu nội trú và khu vệ sinh được xây dựng tạm bợ, thiếu thốn.Khu vực vệ sinh của trường đang được thi công.Dự án hỗ trợ xây dựng các khu vệ sinh dành cho học sinh trong trường. Hiện tại các khu vệ sinh này đã được khởi công xây dựng và sắp hoàn thiện.Ngoài ra, đoàn còn hỗ trợ tặng 30 bàn học, 100 chiếc ghế, 4 tủ sách thư viện cho nhà trường, đồng thời trao 362 phần quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí là 200 triệu đồng. Trong đó Flexfit tài trợ 30 bàn học, 4 tủ sách; MAY Concept tài trợ 100 ghế học, Nước hoa pha chế thiết kế Cleopatra Perfume tài trợ 362 phần quà cho các em nhỏ và sự đồng hành của các nhà tài trợ Nguyễn An Event, S’Box, NIJI Group...
https://nhandan.vn/ho-tro-xay-khu-noi-tru-va-ve-sinh-cho-truong-hoc-vung-cao-post807091.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "xây khu nội trú và vệ sinh cho trường học vùng cao", "Trường tiểu học Mường Bám II", "giáo dục vùng cao", "xây trường cho học sinh vùng cao" ] }
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y dược
NDO -Ngày 20/11, Giám đốcĐại học Quốc gia Hà NộiLê Quân trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ.
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, tại Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho PGS,TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.Trước đó, vào ngày 17/11, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký Quyết định số 4368/QĐ-ĐHQGHN về việc bổ nhiệm ông Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.Bộ Y tế cũng đã có văn số 7418/BYT-TCCB ngày 15/11 về việc đồng ý ông Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, kiêm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.PGS,TS Đào Xuân Cơ.(Ảnh: ĐHQGHN)Ông Đào Xuân Cơ sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường đại học Y Hà Nội năm 1996, ngành Nội nhi, sau đó học Thạc sĩ chuyên ngành hồi sức cấp cứu, Tiến sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức.Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông là Trưởng khoa Hồi sức tích cực và là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai. Tháng 3/2022, ông Đào Xuân Cơ được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.Trường Đại học Y Dược là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội được Thủ tướng Chính phủthành lậptheo Quyết định 1666/QĐ-TTg ngày 27/10/2020 trên cơ sở kế thừa Khoa Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
https://nhandan.vn/giam-doc-benh-vien-bach-mai-kiem-nhiem-pho-hieu-truong-truong-dai-hoc-y-duoc-post783523.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "trường y dược", "Đào Xuân Cơ", "Đại học Quốc gia Hà Nội", "Bệnh viện Bạch Mai", "Khoa Y dược", "bổ nhiệm" ] }
Gần 4.000 học sinh tham gia kỳ khảo sát đánh giá năng lực của trường THCS Lương Thế Vinh
Sáng 14/4, gần 4.000 học sinh đã tham gia kỳ khảo sátđánh giá năng lựcvào lớp 6 trường THCS và THPT Lương Thế Vinh.
Năm nay, trường tổ chức phân luồng giao thông rất tốt để các em học sinh có đường đi thuận lợi vào trường dự thi, không gặp tình trạng tắc nghẽn. Trong buổi sáng nay, các thí sinh cùng tham gia khảo sát cả 3 môn: Tiếng Việt (60 phút), Tiếng Anh (45 phút) và Toán (60 phút).Cô Văn Quỳnh Giao, Phó Hiệu trưởngTrường THCS và THPT Lương Thế Vinhcho biết, năm học 2024-2025, số lượng học sinh tham gia tuyển sinh đầu cấp 2 có tăng hơn so với mọi năm.Theo đó, có khoảng 4.000 học sinh đăng ký tuyển sinh tại cả 2 cơ sở: Cơ sở Cầu Giấy (số 35 Đinh Núp, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội); cơ sở Tân Triều (Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội).Năm nay, trường có chỉ tiêu tuyển sinh cấp 2 khoảng 600 học sinh. Với số lượng đăng ký tham gia đông hơn so với mọi năm, tỷ lệ chọi cao hơn, sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các em học sinh.Gần 4.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.Chia sẻ về điểm khác biệt của kỳ thi tuyển sinh năm nay, cô Văn Quỳnh Giao cho hay, các mùa tuyển sinh trước, trường đặt ra thêm yêu cầu xét cả về học bạ phải đạt chuẩn. Tuy nhiên, mùa tuyển sinh 2024-2025, nhà trường chỉ xét tuyển với kết quả điểm 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cùng kết quả khảo sát đánh giá năng lực đầu vào để xét tuyển vào trường. Điều này tạo ra cơ hội cho nhiều em học sinh, nên tỷ lệ đăng ký dự thi có tăng so với mọi năm.Theo cô Văn Quỳnh Giao, các kỳ thi tuyển sinh đánh giá năng lực được kiểm soát nghiêm túc từ khâu ra đề, tổ chức thi và chấm thi."Chúng tôi đã có nhiều cuộc họp để đánh giá các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi để khắc phục điểm còn thiếu sót của nhà trường để đáp ứng được sự hài lòng của phụ huynh", cô Văn Quỳnh Giao chia sẻ.Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, bảo đảm công minh trong tuyển sinh.Nội dung bài khảo sát đánh giá năng lực thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 5 hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo, bảo đảm yêu cầu các cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.Hình thức đánh giá năng lực nhà trường tổ chức hằng năm để phân loại học sinh, lựa chọn được các em có kiến thức và trình độ đồng đều phù hợp với môi trường giáo dục nhà trường.Ghi nhận tại cơ sở Tân Triều, từ sáng sớm, các phụ huynh đã đưa con đến dự thi. Nhà trường sắp xếp khu ngồi chờ cho phụ huynh và phục vụ nước trong thời gian phụ huynh chờ con.Cô Văn Quỳnh Giao (giữa) trao đổi với lãnh đạo Nhà trường và các thầy cô trước giờ tuyển sinh.Đưa con đến trường thi và dành thời gian hơn 3 giờ ngồi chờ ở cổng trường, chị N.T.T (Kim Văn, Kim Lũ) cho biết, con trai lớn của chị hôm nay thi vào trường Lương Thế Vinh. "Đây là trường đầu tiên tôi cho con thử sức thi, cháu sẽ còn thi một số trường nữa. Tuy nhiên, tôi rất mong con đỗ vào trường Lương Thế Vinh vì tôi thích môi trường giáo dục rất nghiêm túc, rèn các con. Cả đêm qua cháu cũng hồi hộp, mất ngủ. Hy vọng hôm nay cháu làm bài tốt", chị T. cho hay.Đang có con trai lớn học lớp 7, chị N.Q (Thanh Trì) chia sẻ, năm nay chị tiếp tục cho con trai thứ 2 thi vào trường. "Môi trường giáo dục của trường Lương Thế Vinh rất nghiêm khắc, rèn các con cả về nề nếp học tập và ý thức, tự lập. Bạn lớn nhà tôi học ở đây đã trưởng thành hơn rất nhiều và tôi mong cháu thứ 2 sẽ tiếp tục theo gương anh học tại đây", chị Q. tâm sự.Các bé hào hứng sau khi tham gia kỳ khảo sát đánh giá năng lực.Háo hức sau khi trải qua kỳ thi đánh giá năng lực, bé Hoàng Minh Khang (quận Hoàng Mai) cho biết rất hài lòng với bài thi của mình vì phần nội dung ôn thi bám sát với kiến thức mà con đã được học. "Con mong môn văn của mình phải được 8,5 điểm", Minh Khang tự tin chia sẻ.Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được công bố vào thứ năm, ngày 18/4/2024. Cha mẹ học sinh sẽ nộp hồ sơ đăng ký nhập học cho các em đạt đủ điểm xét tuyển vào thứ 7, ngày 20/4 và chủ nhật, ngày 21/4.Các tình nguyện viên chuẩn bị bữa ăn nhẹ cho các em học sinh tham gia kỳ khảo sát đánh giá năng lực.
https://nhandan.vn/gan-4000-hoc-sinh-tham-gia-ky-khao-sat-danh-gia-nang-luc-cua-truong-thcs-luong-the-vinh-post804640.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "kỳ thi đánh giá năng lực", "Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh", "cơ sở Tân Triều" ] }
1.033 ứng viên đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn tại các hội đồng giáo sư cơ sở
NDO -Ngày 3/6, Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, trong đợtxét công nhậnđạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, cả nước có 1.033 ứng viên đăng ký tại các hội đồng giáo sư cơ sở. Trong đó, có 93 ứng viên giáo sư, 940 ứng viên phó giáo sư.
Để thực hiện công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 khách quan, công khai, minh bạch, đạt kết quả tốt nhất, Hội đồngGiáo sưNhà nước đã lưu ý các hội đồng giáo sư ngành, liên ngành; hội đồng giáo sư cơ sở và các cơ sở đào tạo đánh giá hồ sơ ứng viên đúng chất lượng và thực chất về chuyên môn-học thuật.Hội đồng Giáo sư các cấp thẩm định kỹ chất lượng các công trình khoa học và các tạp chí đăng tải, bảo đảm tính liêm chính khoa học đối với từng hồ sơ. Các đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm, tạo điều kiện để hội đồng giáo sư các cấp hoạt động hiệu quả, đúng tiến độ, kế hoạch.Năm 2024, cả nước có tổng số 110 hội đồng giáo sư cơ sở được thành lập với tổng số ứng viên đăng ký là 1.033 ứng viên, gồm 93 ứng viên giáo sư, 940 ứng viên phó giáo sư. Trong đó, Hội đồng Giáo sư cơ sở có số ứng viên đăng ký nhiều nhất là 33 ứng viên (bảy ứng viên giáo sư và 26 ứng viên phó giáo sư); hội đồng giáo sư cơ sở có ứng viên đăng ký ít nhất là một ứng viên phó giáo sư.Đáng chú ý, năm 2024 có năm Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành thực hiện xét hồ sơ trực tuyến gồm các hội đồng: Công nghệ thông tin; Điện-Điện tử-Tự động hóa; Thủy lợi; Toán học; Vật lý.
https://nhandan.vn/1033-ung-vien-dang-ky-cong-nhan-dat-tieu-chuan-tai-cac-hoi-dong-giao-su-co-so-post812413.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Phó Giáo sư", "Giáo sư", "Ứng viên", "Hội đồng Giáo sư" ] }
Đào tạo công dân toàn cầu, năng động, sáng tạo và trách nhiệm
NDO -Chiều 26/10, Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Đào tạo quốc tế và đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Theo GS, TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân, quá trình hình thành và phát triển Viện Đào tạo quốc tế gắn liền với lịch sử hợp tác và đào tạo quốc tế của Trường đại học Kinh tế quốc dân, một trong những trường đại học đầu tiên của Việt Nam hợp tác với các trường đại học nước ngoài để thực hiện các chương trìnhđào tạo quốc tế.Từ năm 1992, trường đã hợp tác với các trường đại học từ Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh.. và trở thành cơ sở đào tạo đầu tiên đưa giáo trình và những kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý, quản trị kinh hiện đại vào giảng dạy tại Việt Nam. Đó là những cơ sở đầu tiên để thành lập Văn phòng quản lý dự án quốc tế, sau này là Viện Đào tạo quốc tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân.Với những bước đi tiên phong từ đầu những năm 1990 đã mở ra cơ hội giúp cán bộ, giảng viên nhà trường tiếp cận những chuẩn mực giáo dục đại học tiên tiến của thế giới; cập nhật giáo trình và phương pháp giảng dạy giúp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên.Từ khi thành lập đến nay, sau 20 năm, Viện Đào tạo quốc tế đã đào tạo hơn 2.000 cử nhân, 1.500 thạc sĩ tốt nghiệp, ra trường, đóng góp vào nguồn nhân lực chất lượng cao, được các nhà tuyển dụng đón nhận.Hiện nay, Viện Đào tạo quốc tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân là đơn vị chiến lược để triển khai chương trình đào tạo quốc tế theo chuẩn mực của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới giúp nâng cao năng lực đào tạo , quản lý của Trường đại học Kinh tế quốc dân.Trong những năm tới, với định hướng phát triển Trường đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân, bên cạnh thành lập Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh, Trường Công nghệ, Đại học Kinh tế quốc dân sẽ thành lập Trường Quốc tế trên nền tảng Viện Đào tạo quốc tế nhằm tạo động lực tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp thu công nghệ giáo dục hiện đại, thu hút giảng viên, nhà khoa học, sinh viên quốc tế đến làm việc, học tập, góp phần đưa nhà trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu xuất sắc của Việt Nam và trong khu vực; cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, những công dân toàn cầu, năng động, sáng tạo và trách nhiệm.Hoạt động kết nối tại lễ kỷ niệmTrao tặng Bằng khen và phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết hội nhập quốc tế là nội dung quan trọng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương. Hội nhập quốc tế là một trong năm trụ cột của đổi mới giáo dục.Trường đại học Kinh tế quốc dân là một trong những cơ sở đào tạo đi đầu trong cả nước về hội nhập quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh. Trường đã tiếp thu, hợp tác các chương trình đào tạo tiên tiến trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu lớn nguồn nhân lực đất nước.Bước vào giai đoạn mới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị Trường đại học Kinh tế quốc dân sớm phát triển thành Đại học Kinh tế quốc dân; tiếp tục đi đầu trong đổi mới đào tạo kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh. Thứ trưởng lưu ý, hiện nay, hợp tác, liên kết đào tạo sau sau giai đoạn phát triển nhanh có dấu hiệu chững lại. Cả nước có 550 chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhưng có 400 chương trình đang hoạt động. Mặt khác, các chương trình đào tạo trong nước ngày càng bảo đảm chất lượng đặt ra yêu cầu các chương trình liên kết quốc tế phải nâng cao, đổi mới chất lượng hơn nữa; thúc đẩy xu hướng đào tạo liên ngành, xuyên ngành và tăng cường mức độ khoa học kỹ thuật gắn với đào tạo…
https://nhandan.vn/dao-tao-cong-dan-toan-cau-nang-dong-sang-tao-va-trach-nhiem-post779586.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "hợp tác giáo dục", "đào tạo quốc tế", "kinh tế", "quản trị kinh doanh", "đào tạo" ] }
Nâng cao năng lực hành động bằng phương pháp mới
Hiệu suất làm việc cao, phát huy tối đa năng lực và sở trường của từng cá nhân, tập thể là điều mà các nhà lãnh đạo đều mong muốn trong quá trình vận hành hoạt động của một cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp.
Để góp phần thực hiện mục tiêu này, ngày 13/6, Viện Modus Operandi (Pháp) vừa tổ chức buổi giới thiệu phương pháp khai vấn độc quyền giúp các doanh nghiệp khám phá và phát huy tối đa năng lực hành động của cá nhân và tập thể từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành nhân sự.Tại buổi giới thiệu, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương, Giảng viên Giáo dục học tại Đại học Paris Cité (Pháp) và Đại học Geneva (Thụy Sỹ) đồng thời là Giám đốc khu vực châu Á của Viện Modus Operandi đã nêu bật điểm cốt lõi của phương pháp, là giúp khám phá và đọc tên được «bản thể hành động» của các cá nhân trong một tập thể nhân sự. Từ đó, phương pháp mang lại cho các nhóm tập thể nói chung, các doanh nghiệp nói riêng những lợi ích rất quan trọng.Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương, Giám đốc khu vực châu Á, Viện Modus Operandi chia sẻ: «Phương pháp khai vấn Modus Operandi khi được triển khai với một nhóm nhân sự cấp trung và cấp cao của doanh nghiệp, sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt trước hết cho những người tham gia; và tiếp đó là những lợi ích rất quan trọng cho doanh nghiệp. Đó là phương pháp giúp xác định Hành động xuất sắc của từng cá nhân và đội nhóm để sắp xếp nhân sự đúng vị trí phù hợp năng lực hành động của họ; tạo sự thấu hiểu, gắn kết trong tập thể và giúp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực.»Theo các nhà sáng lập phương pháp Modus Operandi - Joël Guillon và François Bellami, mỗi người có «bản thể hành động» riêng biệt như ADN, được hình thành trong giai đoạn từ 4 tuổi đến 16 tuổi và khi trưởng thành sẽ vận hành một cách tự nhiên, theo quán tính và như bản năng mà nhiều khi chính bản thân họ không hay biết.Qua các cuộc khai vấn lý thuyết và nhiều hoạt động thực hành độc đáo, phương pháp mới sẽ giúp bản thân đối tượng và tiếp đó là tập thể, ban lãnh đạo đơn vị nắm bắt được hành động xuất sắc của từng nhân sự; cũng như tìm ra chiến lược tận dụng tối đa những năng lực hành động xuất sắc đó.Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương trình bày tại buổi giới thiệu ngày 13/6Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương cũng chia sẻ kinh nghiệm và thành công của nhiều tập đoàn lớn tại châu Âu như Microsoft, Disneyland, Michelin, Faros Education and Consulting… trong ứng dụng phương pháp khai vấn này với nhiều nhóm nhân sự: từ những nhân sự cấp cao cho tới những nhóm nhân sự trẻ tài năng; hay giúp thu hẹp khoảng cách về tư duy và hành động giữa các thế hệ nhân sự…Đồng tổ chức buổi giới thiệu, bà Ngô Thị Ngọc Lan -Giám đốc khu vực miền Bắc của Navigos Search –Công ty chuyên về cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao và cấp trung, đánh giá cao những điểm mới và độc đáo của phương pháp Modus Operandi và khẳng định phương pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp «giữ lửa» và truyền thêm nhiệt huyết cho đội ngũ nhân sự.Theo các chuyên gia, bên cạnh ứng dụng trong phát triển nhân sự cho doanh nghiệp, phương pháp Modus Operandi còn đặc biệt hiệu quả với các đối tượng học sinh từ cấp 3, sinh viên… giúp định hướng rõ ràng về nghề nghiệp, tương lai ở những mốc quan trọng của cuộc đời; cũng như giúp giải quyết khủng hoảng tâm lý giữa cha mẹ và con cái do chưa hiểu sâu về nhau.Phương pháp khai vấn Modus Operandi (Mo2i©), do ông Joël Guillon quan sát, nghiên cứu và phát minh trong vòng nhiều năm, được đưa ra sử dụng gần 20 năm nay và được đăng ký bản quyền do National Institute of Industrial Property của Pháp chứng nhận.“Phương thức Hành động” (Modus Operandi) là gì?Modus Operandi (MO), một từ la-tinh, chỉ phương thức hành động mà bạn thuần thục và thực hiện xuất sắc nhằm mục đích thay đổi một hiện trạng. Nó không phải là cá tính, đặc điểm tâm lý, thái độ hay hành vi ứng xử mà là hành động của bạn. Nó như một cơ chế siêu tự động mà bạn tạo dựng ở quãng thời gian từ 0 đến 16 tuổi, là tổng hòa của nhiều yếu tố :Năng lực thể chất và trí tuệ,Cá tính,Những kiến thức sống học đượcNhững trải nghiệm sống có buồn có vui.
https://nhandan.vn/nang-cao-nang-luc-hanh-dong-bang-phuong-phap-moi-post814189.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "Modus Operandi", "Nguyễn Thụy Phương", "Đại học Paris Cité", "khai vấn" ] }
Chính thức công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư cho 630 người
NDO -Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 80/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 cho 630 nhà giáo, trong đó có 58 Giáo sư, 572 Phó giáo sư.
Đây là những ứng viên có tên trongdanh sáchđạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 đã được công bố sau khi phiên họp lần thứ XII của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 diễn ra vào ngày 4 và 5/11.Với Quyết định được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước đã ký, những ứng viên này đã chính thức được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.Năm nay, ngành kinh tế đông nhất ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư nhất với 92 người được công nhận, gồm có 6 Giáo sư và 86 phó giáo sư; ngành y học có 63 người, trong đó có 6 Giáo sư; liên ngành hóa học-công nghệ thực phẩm có 54 ứng viên, trong đó có 6 Giáo sư; liên ngành cơ khí-động lực có 43 người, trong đó có 6 Giáo sư...Ba nhà giáo được công nhận chức danh Giáo sư trẻ nhất năm nay sinh năm 1984. Trong đó, 2 người công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là: Nguyễn Đại Hải, ngành hóa học, Viện Công nghệ Hóa học; Đoàn Thái Sơn ngành toán học, Viện Toán học. Giáo sư thứ ba trẻ nhất là Trần Xuân Bách, ngành y học, Trường đại học Y Hà Nội.Ba nhà giáo được công nhận chức danh Phó Giáo sư trẻ nhất đều sinh năm 1990, thuộc ngành kinh tế, là: Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Phan Thị Thu Hiền, Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường đại học Ngoại thương, Hà Nội; Lê Thanh Hà, chuyên ngành Kinh tế học, Khoa Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế quốc dân.Trong danh sách có Giáo sư Tạ Thị Hoài An, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sinh năm 1972. Bà trở thành nữ Giáo sư Toán học thứ ba của Việt Nam trong gần 70 năm qua.
https://nhandan.vn/chinh-thuc-cong-nhan-chuc-danh-giao-su-pho-giao-su-cho-630-nguoi-post783806.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:16", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:16", "tags": [ "GS năm 2023", "PGS năm 2023", "Hội đồng Giáo sư nhà nước", "tiêu chuẩn chức danh", "Giáo sư Toán học", "Giáo sư trẻ nhất" ] }