title
stringlengths
27
155
summary
stringlengths
0
557
content
stringlengths
0
20.5k
url
stringlengths
35
188
metadata
dict
486 chương trình đào tạo đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạocông bố 196 cơ sở giáo dục đại học và 1.611 chương trình đào tạo được đánh giá công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước và nước ngoài.
Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 31/12/2023, cả nước có 187cơ sở giáo dục đại họcđược đánh giá công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước; 9 cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn nước ngoài.Các tổ chức đánh giá tiêu chuẩn nước ngoài gồm: Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES); Quỹ Kiểm định các chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế (FIBAA); Mạng lưới Bảo đảm chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA); Cơ quan Bảo đảm Chất lượng giáo dục đại học Anh quốc (QAA).Tin liên quanTrường đại học Gia Định đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho 4 ngành họcĐối với cácchương trình đào tạo, có 1.125 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 486 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài. Trong đó, nhiều chương trình được đánh giá bởi các tổ chức ở Mỹ, châu Âu như: Ủy ban Văn bằng Pháp (CTI), Mạng lưới kiểm định đào tạo kỹ thuật của châu Âu (ENAEE), Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ, Hoa Kỳ (ABET), Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh, Hoa Kỳ (ACBSP), Hiệp hội MBA (AMBA)…Một số cơ sở giáo dục đại học có nhiều chương trình đào tạo được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài như: Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) 50 chương trình; Đại học Bách khoa Hà Nội 45 chương trình; Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 14 chương trình; Đại học Ngoại thương 9 chương trình; Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) 8 chương trình…
https://nhandan.vn/486-chuong-trinh-dao-tao-danh-gia-theo-tieu-chuan-nuoc-ngoai-post792480.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:03", "tags": [ "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "giáo dục đại học", "chương trình đào tạo", "tiêu chuẩn nước ngoài" ] }
Thí sinh Viettel về nhất cuộc thi Olympic tiếng Anh cán bộ trẻ
NDO -Vượt qua hơn 56 nghìn đối thủ từ khắp mọi miền Tổ quốc, thí sinh Phạm Việt Cường, nhân viên Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel đã giành ngôi vô địch Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 5 năm 2023.
DoTrung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtổ chức vào sáng 29/10 tại Hà Nội, Vòng chung kết Cuộc thi có sự góp mặt của 15 thí sinh xuất sắc, đã vượt qua hơn 56 nghìn gương mặt cán bộ trẻ qua nhiều vòng tranh tài.Triển khai từ tháng 5/2023, Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ năm 2023 có 2 vòng đấu với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, đổi mới.Trong đó, vòng 1 diễn ra từ ngày 30/5 đến 25/6 vừa qua, ghi nhận hơn 163 nghìn lượt thi với gần 4,2 triệu câu trả lời thành công. Từ đây, Ban Tổ chức đã chọn ra 90 tiêu biểu để triển khai phần thi "Tăng tốc trực tuyến".Ở phần thi này, mỗi thí sinh làm bài thi gồm 10 câu hỏi với thời gian tối đa cho mỗi câu là 30 giây. Càng trả lời nhanh, thí sinh càng đạt điểm cao. Kết quả, đã có 30 thí sinh lọt vào vòng 2 Cuộc thi, diễn ra trong 2 tháng 7 và 8 vừa qua.Tin liên quanChung kết Cuộc thi Olympic tiếng Anh cán bộ trẻ năm 2022Bước vào vòng đấu, các gương mặt cán bộ trẻ tranh tài theo hình thức thuyết trình. Chủ đề thuyết trình liên quan đến 1 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và vai trò của tổ chức Đoàn cũng như mỗi thanh niên Việt Nam trong thực hiện mục tiêu đã chọn. Sau vòng 2, có 15 thí sinh đã lọt vào chung kết cuộc thi.Khác với mọi năm, các thí sinh tranh tài ở vòng chung kết theo hình thức cá nhân với 3 phần thi: Khởi động, Đối kháng và Hùng biện. Sau nhiều giờ tranh tài gay cấn, sôi nổi, thí sinh Phạm Việt Cường, nhân viên Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.Ban tổ chức cũng đã trao 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 10 giải Khuyến khích tặng các thí sinh còn lại.
https://nhandan.vn/thi-sinh-viettel-ve-nhat-cuoc-thi-olympic-tieng-anh-can-bo-tre-post780001.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:03", "tags": [ "Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh", "Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ năm 2023", "Đoàn thanh niên" ] }
Văn chương gìn giữ văn hóa đọc
Sách và văn hóa đọc đã góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa quốc gia, dân tộc, phát triển năng lực cá nhân thông qua ngôn ngữ được sử dụng làm công cụ kết nối, truyền bá và lưu giữ những giá trị bất biến ngàn đời. Trong đó, văn chương cũng là một kênh đọc rất hữu hiệu, giàu tính nhân văn, nhân bản được nhân loại tụng ca.
Không phải ngẫu nhiên, những cuốn bestseller (bán chạy nhất) trong làng xuất bản, chiếm hơn một nửa là những tác phẩm văn chương. Do đó, việc sở hữu được những tác phẩm lớn, những cuốn sách gối đầu giường cho nhiều thế hệ chính là việc gìn giữ văn hóa dân tộc và tiếp thu các giá trị tinh thần ngay trên từng con chữ. Trong những sản phẩm tinh thần, văn chương chứa nhiều giá trị nhân văn hơn cả.Thần thoại xuất hiện ở điểm bắt đầu của văn chương như truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng,... và cũng ở điểm cuối khi được kế thừa bởi các nhà văn. Albert Camus nói rằng: “Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt”. Đó là sự đề xướng vai trò hữu dụng và lớn lao của ngôn ngữ được sử dụng làm công cụ kết nối, truyền bá và lưu giữ văn học cũng như những giá trị khác ngoài văn học. Hàng vạn nhà văn trong suốt lịch sử thế giới, qua từng thời đại đã chung tay xây đắp và dựng nên pho sách khổng lồ, tinh tuyển những câu chuyện, tâm tư tình cảm của hằng hà sa số cư dân trên địa cầu này.“Cảo thơm lần giở trước đèn”, mấy trăm năm qua rồi vẫn còn thơm ngát giữa chốn trần ai truân chuyên bao nỗi. Đọc Truyện Kiều, thấy nước non nhà, thấy một đại thi hào của cả dân tộc Việt lặng lẽ trong cô phòng, bên bàn văn để ươm những vần thơ gieo về nỗi sầu thương bãi bể nương dâu của tha nhân. Đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820) đã viết nên kiệt tác Truyện Kiều hằng định trong dòng chảy văn học, hằng định trong tâm tưởng chúng ta và cụ xứng đáng là một tượng đài thi ca sừng sững của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Cơ tầng ngữ nghĩa thấm đẫm chất Việt được Truyện Kiều chuyển tải một cách nhuần nhị cùng với biết bao giá trị văn hóa, tinh thần mang màu sắc Việt được gửi gắm rất tinh tế, rất thơ...Một trong những câu chuyện cổ tích xa xưa, Thạch Sanh, khiến tôi rất mê đắm. Thạch Sanh biểu trưng cho một lớp người Việt ngay thẳng, tài giỏi, nhiều chiến công thần thoại. Cái ác của Lý Thông không chiến thắng được người hiền. Cái kết có hậu là Thạch Sanh cưới được công chúa còn Lý Thông biến thành bọ hung. Đó cũng là niềm tin và mong ước của con người về xã hội công bằng, phát triển.Những cuốn sách văn học luôn mang lại niềm đam mê cho người đọc.Ta bắt gặp niềm mong mỏi đó ở khắp nơi trên thế giới thông qua những câu chuyện cổ tích. Đó là Cô bé Lọ Lem đại diện cho sự đấu tranh giữa bất công/bình đẳng, thiện/ác và phần thưởng xứng đáng dành cho những người lương thiện. Chiếc hài của Lọ Lem theo tôi đi suốt những năm tháng tuổi thơ, ví như một phép màu của sự công bằng trong đời sống. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn của anh em nhà Grimm cũng mang ý nghĩa tương tự. Họ đã sáng tạo ra thế giới theo cách của họ và buộc tôi - kẻ yêu văn học - đã sống như mơ trong thế giới nhiệm mầu ấy và nuôi dưỡng một tình yêu không bao giờ nguôi hy vọng.Khi tôi cầm trên tay cuốn Trà hoa nữ của Alexandre Dumas con được viết năm ông 24 tuổi, bằng tuổi tôi khi đọc tác phẩm này, câu chuyện tình của anh chàng Duval với cô kỹ nữ Marguerite khiến tôi bội phục trước tình yêu thánh thiện, giàu đức hy sinh của họ. Khi đọc bức thư của Marguerite ở cuối tiểu thuyết lúc cô đã về thế giới bên kia bỏ mặc những hoài nghi của Duval, sự rung cảm tập trung đến tận cùng và tôi hiểu được giá trị của tình yêu, của một con người thơm ngát như bông hoa trà. Đó là sức mạnh lay động của văn học, sức mạnh bảo tồn không gian văn hóa nhân loại.Và tôi cho rằng, nếu như ai đó muốn tìm hiểu về một tác phẩm nên đọc trong cuộc đời họ, có lẽ là cuốn Không gia đình của Hector Malot. Ở đó tình yêu thương của nhân loại xoay quanh nhân vật bé nhỏ Remi tội nghiệp và những câu chuyện sưởi ấm trái tim người đọc. Tương tự, Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài cũng là cuốn sách gối đầu giường tuổi thơ tôi. Sống hồn nhiên với loài vật, cây cỏ, tuổi thơ trôi qua trong trẻo, mới thấy được ngọn lửa ấm trong ngôi nhà mình.Có tác phẩm lại là kỷ niệm đẹp trong cuộc đời tôi. Nhớ đêm chuyển mùa nọ, tôi bay đột ngột vào TP Hồ Chí Minh để gặp người thân. Trên tay tôi cầm cuốn Hoàng tử bé, đồng hành với Antoine de Saint Exupéry trong chuyến bay của trái tim. Người cha của Hoàng tử bé đã bao lần bay đêm, bao lần bay qua sa mạc, ruộng đồng, thành phố, bay dưới những vì sao, dưới ánh trăng để nghĩ về một hành tinh tí xíu của hoàng tử bé, bông hồng kỳ vỹ với những ý nghĩ kỳ vỹ.Exupéry mang đến chân lý “Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy” và chúng ta cảm động vì “lòng chung thủy của em đối với một đóa hoa hồng...”. Những dòng tuyệt bút của Hoàng tử bé, sự ngây thơ, trong trắng vô ngần, khiến ta đôi lúc tự hỏi có lẽ nào trong dòng đời này đôi lần mình quên đi trách nhiệm về những gì đã cảm hóa.Văn chương, thi ca nhiều khi đã cứu rỗi những tâm hồn tật nguyền và cũng tha thiết động viên con người tìm về lẽ sống, yêu sự sống. Xin trích dẫn vài câu thơ nói về vẻ đẹp của mùa xuân mà nhiều thế hệ thi nhân của đất nước chúng ta đã chiêm nghiệm để nói về nhân sinh, về tình yêu, sự sống. Mãn Giác Thiền sư rung cảm với chút xuân tư lự: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một cành mai”.Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du vẽ nên bức tranh xuân trác tuyệt: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Thi sĩ Hàn Mặc Tử lại đón xuân trong xuân quê chín mọng: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lý bóng xuân sang”. Thế nên, văn chương phụng sự cái đẹp ở cả hai mặt lý tính và cảm tính. Thi sĩ hẳn là kẻ nhảy múa sướng vui nhiều nhất trong vũ khúc mùa xuân, trong hân hoan, mê si tột độ để cho những giai phẩm cất tiếng bình minh.Họ nhìn thấy những vẻ đẹp muôn hình của ngày xuân, để từ đó tiết lộ rằng, tạo hóa đã ban cho con người cái duyên phước tốt đẹp để ngụp lặn. Từ thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân, đến tinh thần thiêng của dân tộc là cả một kho tàng uyên nguyên của sự sống, của văn hóa dân tộc mà chúng ta phải dành cả đời để học, để yêu và phụng hiến.Chúng ta thán phục trí tưởng tượng của các nhà văn, nghệ thuật ngôn ngữ và cả những nội dung đậm đặc văn hóa, trí tuệ. Họ đã thống nhất với nhau trong việc biểu đạt các giá trị nhân loại qua ngòi bút tài hoa của mình. Điều tôi muốn nói ở đây là sự quan trọng của tưởng tượng. Có tưởng tượng là có sáng tạo. Và hãy bắt đầu từ việc đọc. “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”- Rene Descartes, nhà triết học người Pháp đã nói như thế.
https://nhandan.vn/van-chuong-gin-giu-van-hoa-doc-post748869.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:03", "tags": [] }
Học sinh cả nước bước vào năm học mới
NDO -Sáng nay (5/9) là ngàykhai giảng năm học mới 2023-2024, cũng là Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Học sinh, thầy cô giáo tại các trường học trên cả nước cùng hoà chung trong không khí vui tươi, phấn khởi của lễ khai giảng, sẵn sàng bước vào năm học mới với nhiều động lực, nhiều quyết tâm để “dạy tốt, học tốt”, hoàn thành các mục tiêu toàn ngành giáo dục đã đề ra.
Năm học 2023-2024, chủ đề của toàn ngành giáo dục đặt ra là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.Đây là năm học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong năm học 2023-2024, sau những cố gắng của cả một quá trình, phải bứt tốc, để về đích trong năm học 2024-2025.Giáo dục tiếp tục tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với các lớp đã triển khai và triển khai mới với lớp 4, lớp 8, lớp 11 và chuẩn bị điều kiện cho các lớp cuối cấp.Học sinh lớp 1. (Ảnh: DUY LONG)Để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới, trước đó, mọi công tác chuẩn bị đã được các trường học trên cả nước hoàn tất. Các địa phương có hướng dẫn tổ chức khai giảng và triển khai hoạt động đầu năm học trên tinh thần gọn nhẹ, trang trọng, ý nghĩa, phù hợp với điều kiện từng nhà trường, địa phương.Bên cạnh phần “lễ”, các trường theo điều kiện sẽ tổ chức thêm phần “hội” để tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho thầy trò bước vào năm học mới.Tại Hà Nội, từ 7 giờ các trường bắt đầu tập trung và đón học sinh. Hơn 2.800 trường học với hơn 2,2 triệu học sinh của thành phố hôm nay chính thức bước vào năm học 2023-2024 cùng vớilễ khai giảngđược tổ chức đồng loạt theo tinh thần gọn nhẹ, học sinh là trung tâm, chú trọng đón học sinh đầu cấp, bảo đảm trở thành ngày hội khai trường của các em.Để chuẩn bị cho năm học mới, trước đó, các đơn vị, trường học đã tiến hành rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, tổng vệ sinh lớp học, khuôn viên, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để đón học sinh tựu trường và tham dự lễ khai giảng.Năm học 2023-2024, Hà Nội tiếp tục phát triển về quy mô, có số lượng học sinh và trường học lớn nhất trong cả nước. Toàn thành phố Hà Nội có 2.874 trường mầm non, phổ thông; 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với cùng kỳ năm trước.Năm học này, số lượng học sinh của Hà Nội tiếp tục tăng nhanh. Thành phố hiện có 2.222.246 học sinh, tăng 68.917 học sinh so với cùng kỳ năm trước; số lớp học là 66.138 lớp, tăng 1.919 lớp.Trong năm học mới, ngành giáo dục Thủ đô đang nỗ lực khắc phục những mặt còn tồn tại, quyết tâm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, giảm dần khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các địa bàn.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế CươngVề giáo viên, Hà Nội năm học 2023-2024 có 124.493 giáo viên, tăng 1.525 giáo viên và 66.110 phòng học, tăng 846 phòng học.Cũng như nhiều địa phương khác của cả nước, Hà Nội hiện vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, nhất là giáo viên để triển khai dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Để giải quyết tình trạng này, năm 2023, Hà Nội tiến hành tuyển dụng khoảng 6.000 giáo viên các cấp học để bổ sung cho đội ngũ giáo viên còn thiếu tại các trường học của thành phố. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức tuyển dụng hơn 600 viên chức giáo viên, nhân viên làm việc tại các trường trực thuộc; các quận, huyện, thị xã đang tổ chức tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; triển khai ký hợp đồng với 3.112 giáo viên theo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, trong năm học mới, ngành giáo dục Thủ đô đang nỗ lực khắc phục những mặt còn tồn tại, quyết tâm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, giảm dần khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các địa bàn; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện các giải pháp đang triển khai như phát triển mạng lưới trường học; tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên đầu tư cho các trường học ở địa bàn khó khăn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia...,Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, dịp năm học mới bắt đầu, các nhà trường đã có nhiều biện pháp quan tâm, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện chính sách. Ngành giáo dục Thủ đô tiếp tục phát động phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”, nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, góp tặng sách giáo khoa, quần áo, đồ dùng học tập, … để không học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà không thể đến trường.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-ca-nuoc-buoc-vao-nam-hoc-moi-post770795.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:03", "tags": [ "khai giảng", "năm học mới", "năm học 2023-2024", "nhiệm vụ trọng tâm", "chủ đề năm học", "nhiệm vụ giáo dục" ] }
Việt Nam có thêm trường đại học đạt chuẩn 5 sao của UPM
NDO -Ngày 20/3, tạiHà Nội,Trường đại học Phenikaatổ chức Lễ trao chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM 5 sao cấp cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo.
Theo đó, trường đã đạt được kết quả tổng thể ở mức 5 sao theo định hướng đổi mới sáng tạo và ứng dụng với 808.5/1000 điểm (tăng hơn 200 điểm so với năm 2020); trong đó, 4/8 lĩnh vực về định hướng chiến lược, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và phục vụ cộng đồng cùng đạt 5 sao. Đồng thời, chương trình đào tạo Công nghệ vật liệu của trường đạt 5 sao theo định hướng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.Ngoài ra, tại tiêu chuẩn đổi mới sáng tạo, điểm số của năm 2023 tăng gấp ba lần (từ 31.5 lên 83.5/100 điểm) so với năm 2020 cho thấy sự ghi nhận đối với việc chú trọng đầu tư của nhà trường vào mảng hoạt động này.Chia sẻ về việc tham gia vào hệ thống đối sánh UPM, GS, TS Phạm Thành Huy, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đối với các trường đại học nói chung, Trường đại học Phenikaa nói riêng, việc tham gia kiểm định chất lượng và các bảng xếp hạng chính là một cách để tự đánh giá mình, tự nhìn ra các điểm cần cải thiện, những điểm mạnh của Trường. Từ đó, trường liên tục cải tiến liên tục các hoạt động giảng dạy, đào tạo nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.Cơ sở vật chất của Trường đại học Phenikaa được xây dựng khang trang, hiện đại.“Trường đại học Phenikaa muốn minh bạch hóa quá trình đào tạo. Đây cũng là một trách nhiệm của nhà trường trong công tác giải trình đối với cộng đồng xã hội về các hoạt động của mình, để làm sao các hoạt động của nhà trường, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao”, ông Phạm Thành Huy nhấn mạnh.University Performance Metrics (UPM) là hệ thống xếp hạng đại học do các chuyên giaĐại học Quốc gia Hà Nộiphát triển, dưới sự tài trợ của Chương trình Khoa học giáo dục cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Hiện nay, UPM được quản lý và vận hành bởi Viện Đổi mới sáng tạo UPM, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.UPM đang có sự tham gia của hơn 100 cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo đến từ 12 quốc gia: Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Hoa Kỳ.Từ năm 2020, Trường đại học Phenikaa đã tham gia vào xếp hạng đối sánh lần đầu tiên và đạt thành tích 4 sao.
https://nhandan.vn/viet-nam-co-them-truong-dai-hoc-dat-chuan-5-sao-cua-upm-post800767.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:03", "tags": [ "Trường đại học Phenikaa", "UPM", "Đại học Quốc gia Hà Nội" ] }
Bình đẳng trong quy hoạch cơ sở giáo dục đại học
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp có vai trò quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo đang khiến nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục băn khoăn.
Nhiều hạn chế trong phát triển hệ thốngTheo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, cùng quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục đại học nước ta từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo. Mạng lưới các trường đại học được phân bổ trên khắp cả nước và các vùng miền, có mối tương quan mạnh với sự phát triển kinh tế-xã hội của các vùng.Hiện cả nước có 244 cơ sở giáo dục đại học với chất lượng ngày càng được nâng cao, có sự gắn kết hơn giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo. Số lượng công bố quốc tế của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua; hệ thống bảo đảm chất lượng ngày càng phát triển. Tại bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo nhóm ngành năm 2023 của tổ chức Quacquarelli Symonds (QS), có 11 ngành đào tạo tại sáu cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng trong top 51-630 tốt nhất thế giới. Năm 2023, Việt Nam tiếp tục có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong QS AUR 2023 và chín đại diện vào bảng xếp hạng của THE.Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học hiện nay phát triển chưa đồng đều, nhiều cơ sở giáo dục đại học quy mô nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp và hoạt động kém hiệu quả. Quy mô và tỷ lệ sinh viên đại học trên một vạn dân thấp hơn một số nước trong khu vực và một số nước trên thế giới có sự tương đồng về phát triển kinh tế-xã hội. Quy mô đào tạo có sự tập trung khá cao vào các ngành khối kinh doanh và quản lý (gần 24%), máy tính và công nghệ thông tin, pháp luật; trong khi một số ngành rất cần cho sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội của đất nước như: Khoa học tự nhiên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh. Quy mô đào tạo đại học có xu hướng tăng trong khi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ giảm.Ðáng chú ý, số lượng các trường tăng khá nhiều nhưng không đồng đều giữa các vùng miền như đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ 44,3% còn vùng Tây Nguyên chỉ chiếm 1,6%... Mô hình quản lý của cơ quan nhà nước thiếu thống nhất và phân mảnh (trực thuộc nhiều bộ, ngành, địa phương); có sự bất bình đẳng, thiếu minh bạch trong cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực nhà nước giữa: Trường đại học công lập và trường tư thục; trường thuộc các bộ, ngành khác nhau; trường tự chủ với trường chưa tự chủ. Tỷ lệ nguồn ngân sách chi cho giáo dục đại học rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6%-7% tổng ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo...Băn khoăn giải pháp thực hiện quy hoạchTheo Vụ trưởng Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy, mục tiêu đối với giáo dục đại học được đặt ra tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội đến 2030, tỷ lệ sinh viên đại học đạt 260 trên một vạn dân. Nhu cầu phát triển các ngành nghề đào tạo đại học đang thay đổi và ngày càng đa dạng hơn với sự phát triển của kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đồng bộ, hiện đại; thiết lập được một hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng và hiệu quả với quy mô và cơ cấu hợp lý, đưa Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực trong những năm tới là hết sức quan trọng.Bộ Giáo dục và Ðào tạo dự kiến mục tiêu giai đoạn 2021-2030 đạt quy mô đào tạo 260 sinh viên đại học trên một vạn dân; tỷ lệ sinh viên đại học/giảng viên không vượt quá 25; tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 40%; không còn cơ sở giáo dục đại học không đạt chuẩn; 60% học viên thạc sĩ (và trình độ tương đương) và 80% số nghiên cứu sinh được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia; Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực châu Á. Tầm nhìn đến năm 2050 mạng lưới cơ sở giáo dục đại học được phát triển đồng bộ và hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu học đại học chất lượng tốt của nhân dân và yêu cầu nhân lực trình độ cao, chất lượng cao của nước phát triển, thu nhập cao. Bộ Giáo dục và Ðào tạo dự kiến cả nước có năm đại học quốc gia, năm đại học vùng và 18-20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia...Ðể đạt được các mục tiêu nêu trên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đưa ra chín giải pháp thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý, chuyên gia giáo dục cho rằng, một số giải pháp chưa thật sự phù hợp, cần điều chỉnh để bảo đảm sự công bằng trong phát triển các cơ sở giáo dục đại học. PGS, TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương cho rằng, trong giáo dục đại học, việc đầu tư cần thể hiện tính nguyên tắc để không tạo nên sự bất bình đẳng; đầu tư cần hướng đến chất lượng đầu ra của các trường cũng như khả năng huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực quốc tế cho phát triển giáo dục đại học. Cần có tiêu chí để các trường đại học khi được đầu tư thì trách nhiệm khai thác nguồn lực, bảo đảm mục tiêu phát triển. Thay vì liệt kê sẵn các trường đại học trọng điểm, quy hoạch cần đưa ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể nhằm bảo đảm sự công bằng trong xác định trường đại học trọng điểm; có thể áp dụng tiêu chí theo nhóm về bảo đảm chất lượng; nhóm tuyển sinh tốp đầu, chất lượng đầu ra...Cũng theo PGS, TS Phạm Thu Hương, trong quy hoạch Bộ Giáo dục và Ðào tạo có tính đến việc cơ cấu, sáp nhập lại các trường đại học chưa đạt tiêu chuẩn là cần thiết nhưng như vậy là chưa đủ. Bởi vì cần có cả cơ chế cho cơ cấu, sắp xếp các trường lớn, mạnh về lĩnh vực ngành nghề nào đó nhằm tạo nên các trường đủ lớn, mang tầm quốc tế chứ không phải chỉ tập trung vào đại học quốc gia, đại học vùng.Hiệu trưởng Trường đại học Dược, GS, TS Nguyễn Hải Nam cho rằng: "Trong quy hoạch cần xác định quy mô của đại học quốc gia, đại học vùng. Ðây là những cơ sở giáo dục đại học có vai trò dẫn dắt nhưng tập trung quá nhiều vào đào tạo đại học thì không xứng vai trò, vị trí nên cần quy định rõ các trường này phải bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 20% quy mô đào tạo sau đại học". Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường đại học Tây Bắc, TS Ðỗ Hồng Ðức thì nêu lo ngại dự thảo quy hoạch đưa ra định hướng nhà trường trở thành đại học vùng nhưng không rõ từ nay đến năm 2030 trường được quan tâm như thế nào, tạo tiềm lực ra sao và sẽ được giao những nhiệm vụ gì?Ðáng chú ý, nhiều chuyên gia nhà quản lý cũng băn khoăn về việc quy hoạch xác định đến năm 2030 sẽ tăng thêm ba đại học quốc gia và bốn đại học vùng là không cần thiết. Bởi đã mang thương hiệu quốc gia phải xứng tầm, phù hợp với quy hoạch và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đất nước, hội nhập quốc tế chứ không phải mang danh đại học quốc gia, đại học vùng chỉ để được đầu tư và cạnh tranh đào tạo đại trà với các trường khác.Thứ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là trên nền tảng các cơ sở giáo dục đại học đã có và đang hoạt động chứ không phải là lập mới. Quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng không gian phát triển giáo dục đại học. Trong quy hoạch đặt ra rất nhiều yêu cầu nên cần phân tích kỹ những bất cập của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay, từ đó đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Bộ Giáo dục và Ðào tạo mong muốn, bản quy hoạch lần này khi được phê duyệt triển khai sẽ thành công nên những ý kiến góp ý chi tiết, có căn cứ, cơ sở khoa học sẽ được Bộ tiếp thu, hoàn thiện.
https://nhandan.vn/binh-dang-trong-quy-hoach-co-so-giao-duc-dai-hoc-post790421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Giáo dục đại học", "Đại học quốc gia", "Nghị quyết số 81/2023/QH15", "Bất bình đẳng", "Quy hoạch" ] }
Lai Châu: Làm tốt công tác chăm, nuôi học sinh bán trú ở huyện biên giới Mường Tè
NDO -Là một huyện biên giới với điều kiện giao thông đi lại khó khăn, đồng bào sinh sống rải rác xa trung tâm, Mường Tè có số lượng học sinh bán trú lớn nhất tỉnh Lai Châu. Việc tổ chức chăm, nuôi học sinh bán trú đã góp phần nâng cao chất lượng dạy, học; giảm gánh nặng về kinh tế cho đồng bào cácdân tộc thiểu sốở huyện biên giới đặc biệt khó khăn này.
Em Vàng Khánh Duy, học sinh lớp 5C, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mù Cả (xã biên giới Mù Cả, huyện Mường Tè) cho biết, nhà em là gia đình thuộc hộ nghèo ở bản Gò Cứ, cách trường học hơn 20km. Trước đây học ở điểm bản, sau thời gian lên lớp em còn phải phụ giúp gia đình làm việc nhà, đến mùa thì theo bố mẹ đi nương trông em.Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, cho nên em có bữa đói, bữa no và học hành cũng bữa đi, bữa bỏ. Giờ về trung tâm xã học ở trường bán trú, em được các thầy, cô chăm lo ăn, ngủ, học hành, được cùng bạn bè trang lứa tham gia nhiều hoạt động bổ ích. Buổi chiều, ngoài giờ học, em và các bạn được thầy cô hướng dẫn cách trồng rau, chăm cây cảnh và cùng các bạn chơi các môn thể thao yêu thích....Tin liên quanXây dựng nhà ở bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Quảng NamTheo thầy giáo Đào Long Hải, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mù Cả; hiện nhà trường có 225 học sinh bán trú. Nhà trường luôn coi trọng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thành lập ban quản lý bán trú, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên, trong đó mỗi phònghọc sinh bán trúđược phân công hai giáo viên quản lý .Bữa ăn của học sinh bán trú luôn được bảo đảm.Đồng thời, trường phân công các thầy, cô giáo theo dõi, đôn đốc học sinh thực hiện nội quy bán trú và giúp các em học mỗi buổi tối. Nhà trường rà soát, kiểm soát và lựa chọn nhà thầu cung ứng thực phẩm bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhân viên nấu ăn có kinh nghiệm, hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm và là người địa phương. Nhà trường tổ chức cho học sinh bán trú xem ti-vi, tham gia các môn thể thao theo giờ. Ngoài ra nhà trường cũng cử thầy, cô hướng dẫn các em trồng rau, nuôi gà để các em có trải nghiệm và rèn kỹ năng và tăng thêmkhẩu phần ăncho các em.Theo số liệu thống kê, hiện các trường do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè quản lý có hơn 13 nghìn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm hơn 93% trong tổng số học sinh ở ba bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở. Trong tổng số học sinh ba cấp nêu trên, có 4.594 học sinh ở bán trú, 441 phòng ăn, nghỉ bán trú.Do số lượng học sinh ở bán trú lớn, cho nên việc bảo đảm nơi ăn, ở cho học sinh và nâng cao chất lượng công tác bán trú luôn được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đặc biệt quan tâm.Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thường tổ chức kiểm tra, rà soát nhu cầu cơ sở vật chất tại các đơn vị thực hiện báo cáo, lập tờ trình, trình cấp trên phê duyệt đầu tư. Phòng phối hợp với các đơn vị từ thiện các nhà hảo tâm xây dựng phòng học mới để xóa các phòng học tạm.Năm 2023, phòng đã tham mưu và huy động các nguồn lực xóa được 6 phòng học tạm. Hiện, toàn huyện vẫn còn 16 phòng học tạm, hàng chục nhà ăn, phòng nghỉ bán trú thuộc diện tạm hoặc bán kiên cố cần được đầu tư.Hiện huyện Mường Tè vẫn còn 16 phòng học tạm, hàng chục nhà ăn, phòng nghỉ bán trú thuộc diện tạm hoặc bán kiên cố cần được đầu tư.Ông Hà Đình Nhuận, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết, ngoài việc huy động các nhà hảo tâm, tham mưu các cấp đầu tư để xóa các phòng học tạm và phòng ăn ở bán trú bán kiên cố và tạm, đơn vị cũng thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học và nuôi ăn bán trú. Trong đó tập trung chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật An toàn thực phẩm; chỉ đạo các đơn vị hợp đồng mua bán thực phẩm với các cơ sở cung cấp thực phẩm bảo đảm theo quy định.Bên cạnh đó, đơn vị cũng tổ chức khám sức khỏe định kỳ và xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định cho phụ trách bếp và nhân viên trực tiếp phục vụ nấu ăn. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các đơn vị; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Nghiêm túc thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối vớibếp ăntập thể.Hầu hết các trường bán trú đều có mô hình nuôi gà và trồng rau xanh, qua đó cải thiện bữa ăn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.Ngoài ra phòng cũng đề nghị các trường tạo môi trường học tập, vui chơi phong phú để học sinh được giao lưu, học tập; tổ chức cho học sinh trồng rau, chăn nuôi để vừa rèn luyện kỹ năng sống vừa tăng cường khẩu phần ăn cho học sinh.Để nâng cao chất lượng học và nuôi ăn bán trú, ngoài việc thực hiện các giải pháp của ngành giáo dục rất cần sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tạo quỹ đất cho các trường bán trú, ưu tiên các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm công tác nuôi ăn bán trú; đồng thời cũng rất cần những tấm lòng của các nhà hảo tâm trong việc đầu tư, hỗ trợ cả về cơ sở vật chất và đồ dùng sinh hoạt, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số ở các trường bán trú để giúp các em thực hiện ước mơ đến trường vì một tương lai tươi sáng.
https://nhandan.vn/lai-chau-lam-tot-cong-tac-cham-nuoi-hoc-sinh-ban-tru-o-huyen-bien-gioi-muong-te-post788214.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Mường Tè", "Học sinh bán trú", "phòng học tạm", "bếp ăn bán trú", "học sinh dân tộc thiểu số", "Lai Châu" ] }
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang khai giảng năm học mới
Ngày 15/11, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang tổ chức Lễ khai giảng năm học  2023-2024 và kỷ niệm 41 nămNgày nhà giáo Việt Nam.
Đây là năm đầu tiên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang tuyển sinh đào tạo hệ chính quy trình độ đại học và cao đẳng với hơn 600 sinh viên nhập học.Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang được thành lập đầu năm 2023, đến nay đã thực hiện và hoàn thành việc mở 2 mã ngành trình độ đại học hệ chính quy (giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non).Công tác tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy đạt 100% chỉ tiêu được giao; công tác liên kết tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng với các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên bước đầu khởi sắc.Lãnh đạo tỉnh Hà Giang tặng hoa chúc mừng Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang nhân dịp khai giảng năm học mới.Quy mô đào tạo, bồi dưỡng hiện tại phân hiệu đạt 2.398 sinh viên, học viên, trong đó đào tạo hệ chính quy trình độ đại học, cao đẳng có hơn 600 tân sinh viên ngành sư phạm và các ngành ngoài sư phạm.Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế được nhà trường hết sức quan tâm thực hiện, như chủ trì thực hiện 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 1 đề tài nghiên cứu cấp Đại học Thái Nguyên, 1 dự án cấp bộ và chủ trì biên soạn 2 tài liệu giáo dục địa phương.Ông Lục Quang Tấn, Giám đốc Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang cho biết, năm học 2023-2024, Phân hiệu tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giảng dạy, thực nghề, thực nghiệp; mở thêm những mã ngành đào tạo mới; mở rộng quy mô đào tạo; xây dựng trường thực hành, các trung tâm nghiên cứu đổi mới sáng tạo; chuẩn bị các điều kiện để thực hiện kiểm định chương trình đào tạo, tiến tới thực hiện đánh giá ngoài theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Ban giám đốc kiên định với phương châm lãnh đạo để phát triển Phân hiệu là “Chuyên nghiệp-chất lượng-hiện đại-hội nhập”.Lãnh đạo Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang vinh danh thủ khoa.Phát biểu tại buổi lễ, bà Hà Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang gửi lời tri ân sâu sắc tới các thế hệ nhà giáo Phân hiệu Đại học Thái nguyên tại Hà Giang nhân dịp kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.Đồng chí khẳng định, việc thành lập Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ trong các lĩnh vực giáo dục, nông, lâm nghiệp, du lịch, khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn chính sách…. Đây là nhu cầu cấp bách và thiết yếu của tỉnh Hà Giang cũng như các tỉnh trong khu vực.Với thành tích và sự cố gắng, nỗ lực của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang đạt được trong thời gian qua, lãnh đạo tỉnh tin tưởng Phân hiệu sẽ giành được nhiều thành tích cao hơn, toàn diện hơn trong năm học 2023-2024.
https://nhandan.vn/phan-hieu-dai-hoc-thai-nguyen-tai-ha-giang-khai-giang-nam-hoc-moi-post782668.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Hà Giang", "Đại học Thái Nguyên" ] }
Chặng đường chinh phục IELTS và SAT đáng phục của nữ sinh chuyên toán
NDO -Từng 2 lần giành giải Nhất ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, là đại diện khu vực miền nam cả nước tại cuộc thi Toán mô hình quốc tế... nhưng điều khiến nhiều người không khỏi bất ngờ về Nguyễn Ngọc Minh Anh (lớp 12 Toán, Trường phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lại là kết quả IELTS và SAT lần lượt đạt 8.0 và 1520/1600.
Học chuyên toán từ năm lớp 9, Nguyễn Ngọc Minh Anh sở hữu nền tảng kiến thức vững vàng để mở rộng con đường học tập khi thi đỗ ngôi trường cấp 3 mơ ước vào năm 2021. Đây cũng là thời điểm cô nữ sinh chăm chỉ được chọn tham gia chương trình"Trường hè toán học"khu vực miền nam.Tin liên quanChàng trai chuyên toán sở hữu tác quyền cách học ngoại ngữ đặc biệtVượt qua chính mìnhNói về niềm đam mê với toán học cũng như những trở ngại của một nữ sinh học chuyên toán, Minh Anh chia sẻ: "Toán là một môn khoa học luôn ẩn chứa những lời giải đầy logic và sự thú vị. Tuy nhiên, đây lại là môn học cần tư duy và nhiều kết nối. Đã từng có lúc, em cảm thấy rất khó hòa hợp, không thể bắt kịp các bạn".Minh Anh cho biết, lịch học dày đặc ở Trường Phổ thông Năng khiếu Thành phố Hồ Chí Minh là động lực mạnh mẽ nhất, khiến cô phải sắp xếp thời gian biểu hợp lý để không chỉ theo đuổi đam mê toán học, mà còn có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu nâng cao kiến thức cũng như hoạt động thiện nguyện.Minh Anh chụp ảnh lưu niệm với 1 em nhỏ trong chuyến thiện nguyện tại chùa Từ Hạnh (quận Bình Tân) cùng bạn bè Trường Phổ thông Năng khiếu. Ảnh: Nhân vật cung cấpÁp lực lớn nhất khi Minh Anh bước chân vào ngôi trường mơ ước là việc tự nhận thức được khoảng cách kiến thức giữa mình và các bạn cùng lớp. Vì vậy, năm học lớp 10, Minh Anh thường tận dụng khoảng thời gian nghỉ giữa giờ và nghỉ trưa để hoàn thành bài tập về nhà mỗi ngày, tránh bị "dồn toa" vào ngày đến hạn nộp.Mỗi tuần, Minh Anh sắp xếp từ 4-5 ngày với bạn cùng lớp nâng cao kỹ năng giải toán chuyên. Bước sang 2 năm cuối cấp, cô nữ sinh đam mê toán bắt đầu tập trung vào các môn thi đại học, dành nhiều thời gian hơn cho việc giải đề.Để giảm tải cho thời gian biểu dày đặc trên, mỗi khi cảm thấy quá sức, Nguyễn Ngọc Minh Anh lại dành khoảng 30 phút để xem một số gameshow, clip ngắn ưa thích. Tuy nhiên, phương pháp "xả stress" ưa thích của cô nàng lại là nghe nhạc không lời và viết xuống những điều đã làm được hoặc cần làm ngay trong ngày. "Việc này giúp em tránh được sức ép từ những mục tiêu ngắn hạn, phân bổ thời gian hợp lý hơn cho những dự định cá nhân tiếp theo", Minh Anh nói.Ít người biết rằng, động lực lớn trong cuộc sống của Minh Anh chính là ông nội của cô. Ở tuổi 40, ông vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê với nghề dược sĩ và chưa bao giờ từ bỏ ước mơ cho tới khi thành công. Ông mất từ trước khi Minh Anh ra đời, nhưng câu chuyện của ông đã trở thành cảm hứng để cô không bao giờ từ bỏ quyết tâm trên con đường đã chọn.Bên cạnh đó, bố mẹ Minh Anh cũng là những vị phụ huynh rất tâm lý. Ở nhà, gia đình Minh Anh luôn có thói quen bàn bạc thẳng thắn những việc quan trọng trong cuộc sống. Riêng về vấn đề học tập, gia đình luôn đưa ra những đề nghị hỗ trợ như chọn chuyên ngành, chọn trường cũng như những thay đổi cần thiết trên con đường học tập của Minh Anh.Những trải nghiệm đặc biệtNhờ những động lực đặc biệt và phương pháp "lên dây cót tinh thần" tưởng chừng vô cùng đơn giản ấy, Nguyễn Ngọc Minh Anh đã dần chinh phục những đỉnh cao mới. Trong đó, có việc được tham gia vào chương trình thực tập nghiên cứu hè PTNK Innovation Initiative (PII) liên kết với Đại học Fulbright Việt Nam và phương pháp học tiếng Anh bằngtư duy toán học Linearthinking.Trong khi PII đã mang lại cho Minh Anh những trải nghiệm lớn về kiến thức, tâm lý, cách xử lý vấn đề, quyết tâm thoát khỏi vùng an toàn của bản thân..., thì Linearthinking lại mở ra phương pháp tư duy đặc biệt "Cá nhân hóa" và "Giáo dục kiến tạo".Từ đó, Minh Anh lần lượt vượt qua những thử thách về kỹ năng Reading, Listening, Writing và Speaking và chinh phục kỳ thi IELTS với điểm số 8.0/9.0. Đối với SAT, nữ sinh chuyên toán thừa nhận gặp nhiều khó khăn hơn với những câu hỏi ngôn ngữ đa dạng và "xoắn não". Vậy nhưng, bằng nỗ lực không ngừng, Minh Anh đã chiến thắng bản thân với kết quả SAT đáng nể: 1520/1600.Cô nữ sinh với bảng thành tích tiếng Anh "khủng" Nguyễn Ngọc Minh Anh (bên trái). (Ảnh: Nhân vật cung cấp)Trong năm học cuối cấp trung học phổ thông, Nguyễn Ngọc Minh Anh đặt mục tiêu du học nước ngoài. Vì vậy, cô đã quyết định nộp hồ sơ vào một số trường đại học ở Hoa Kỳ mạnh về chuyên ngành công nghệ sinh học. "Nếu có cơ hội, em mong có thể góp một phần sức lực, chung tay tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, nơi không còn quá nhiều mối lo về sức khỏe", cô nói."Có một câu nói của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt mà em vô cùng yêu thích, đó là "Khi bạn tin mình có thể, nghĩa là bạn đã có một nửa thành công". Em từng trải qua những khoảng thời gian chán nản, nhụt chí kéo dài tới vài tháng. Nhưng từ câu nói này, em nhận ra cách giải quyết duy nhất chính là tự đứng dậy và tự nhủ với bản thân "mình làm được", cô nữ sinh lớp 12 bộc bạch.
https://nhandan.vn/chang-duong-chinh-phuc-ielts-va-sat-dang-phuc-cua-nu-sinh-chuyen-toan-post798872.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "nữ sinh chuyên toán", "IELTS", "SAT", "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "TP Hồ Chí Minh" ] }
Sơn La: Trao hơn 400 suất quà, học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
NDO -Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024,Hội Khuyến họctỉnh Sơn La đã tổ chức trao hơn 400 suất quà, học bổng và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, biên giới, vượt khó trong học tập và giáo viên có thành tích cao trong các hội thi...
Nằm trong chương trình“Tết yêu thương năm 2024”,Hội Khuyến học tỉnh Sơn La đã tặng 200 suất quà, học bổng trị giá mỗi suất 300.000 đồng cho các em học sinh tại các huyện, thành phố; trao 100 suất quà cho học sinh hai huyện Phù Yên và Bắc Yên, mỗi suất 500.000 đồng thuộc Quỹ học bổng Đinh Thiện Lý, tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Thành phố Hồ Chí Minh.Nhân dịp chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” được tổ chức tại các xã biên giới huyện Yên Châu, Mộc Châu, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La đã trao 33 suất quà cho học sinh người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, trị giá mỗi suất 500.000 đồng; tặng thưởng 35 học sinh đạt giải tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh Sơn La năm 2023-2024.Hội Khuyến học tỉnh Sơn La trao quà Tết cho học sinh người dân tộc xã biên giới Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu.Hội Khuyến học tỉnh Sơn La cũng đã hỗ trợ 6 học sinh theo chương trình học bổng ASHIN ASAHI mỗi suất 2.000.000 đồng; hỗ trợ học sinh vàTrường tiểu học và trung học cơ sở bán trú Nà Khoang, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp bị hỏa hoạn 8.000.000 đồng; chuyển trao 15.000.000 đồng từ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam hỗ trợ cho học sinh và nhà trường sau khi xảy ra hỏa hoạn…Tin liên quanẤm áp chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại xã biên giới Chiềng KhừaĐây là những hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ“không để ai không có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau”,thể hiện trách nhiệm của Hội Khuyến học cùng cộng đồng, chung tay giúp đỡ, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên.
https://nhandan.vn/son-la-trao-hon-400-suat-qua-hoc-bong-cho-hoc-sinh-co-hoan-canh-kho-khan-post794446.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Sơn La", "Hội Khuyến học", "học bổng", "học sinh", "Mộc Châu" ] }
Định danh gần 24,21 triệu hồ sơ điện tử công dân là giáo viên và học sinh
NDO -Năm 2023, ngành Giáo dục chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý. Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục, đào tạo đã kết nối internet tốc độ cao, 90% các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý với phần lớn là phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến.
Bộ Giáo dục và Đào tạocho biết, quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, toàn ngành đã xây dựng, bổ sung và đưa vào sử dụng Kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành với gần 7.000 bài giảng e-learning, hơn 2.000 video bài giảng dạy trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông...Đáng chú ý, ngành Giáo dục đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung kết nối liên thông với cáccơ sở dữ liệu quốc gia; số hóa, gắn mã định danh 53 nghìn trường mầm non, phổ thông, gần 24 triệu học sinh, hơn 1,4 triệu giáo viên.Cơ sở dữ liệu đã giúp nâng cao hiệu quả trong quản lý giáo dục đồng bộ trên phạm vi toàn quốc về: thừa, thiếu và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên; bước đầu số hóa thông tin phục vụ quản lý sức khỏe học sinh.Đến nay, toàn ngành đã thực hiện xác thực và định danh được gần 24,21 triệu hồ sơ điện tử công dân là giáo viên và học sinh trên tổng số hơn 25 triệu hồ sơ điện tử công dân là giáo viên và học sinh.Ngoài ra, ngành Giáo dục đã hoàn thành kết nối, chia sẻ thông tin trên Cơ sở dữ liệu ngành với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Đến nay, toàn ngành đã thực hiện xác thực và định danh được gần 24,21 triệu hồ sơ điện tử công dân là giáo viên và học sinh trên tổng số hơn 25 triệu hồ sơ điện tử công dân là giáo viên và học sinh.Cơ sở dữ liệu cũng giúp thu thập đầy đủ thông tin của gần 400 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng sư phạm; 2,6 triệu hồ sơ sinh viên và hơn 156 nghìn hồ sơ đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên giáo dục; kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và đồng bộ dữ liệu về người lao động, việc làm...Thực hiện Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ có quy định việc bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Công an hoàn thành việc thu thập xây dựng Cơ sở dữ liệu lịch sử thường trú của học sinh (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư); đồng thời, xây dựng và cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ tra cứu, xác thực trực tuyến lịch sử thường trú của học sinh nhằm xác định đúng đối tượng ưu tiên khu vực trong thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học… Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học.
https://nhandan.vn/dinh-danh-gan-2421-trieu-ho-so-dien-tu-cong-dan-la-giao-vien-va-hoc-sinh-post790820.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Nghị định số 104/2022/NĐ-CP", "E-learning", "Học liệu", "Cơ sở dữ liệu", "Quản lý giáo dục" ] }
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Hà Tĩnh
NDO -Ngày 11/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương đã về dự, chung vuiNgày hội Đại đoàn kết toàn dân tộccùng bà con thôn Hạ Triều, xã Khánh Vĩnh Yên và dự lễ khánh thành Trường Mầm non Kim Song Trường, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc và đến thăm, tặng quà thầy, trò Trường Tiểu học Sơn Châu, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con thôn Hạ Triều, xã Khánh Vĩnh Yên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà bày tỏ vui mừng trước sự đổi thay của địa phương.Phó Thủ tướng mong muốn, cán bộ, nhân dân thôn Hạ Triều nói riêng và xã Khánh Vĩnh Yên nói chung tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, tập trung phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.Đồng thời đề nghị, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; quan tâm, chia sẻ khó khăn với các hộ nghèo, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; bảo tồn và làm giàu thêm các giá trị văn hóa của quê hương; củng cố vững chắc Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.Dịp này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao tặng 10 nhà đại đoàn kết cho người dân xã Khánh Vĩnh Yên; tặng quà cho các hộ nghèo, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.Đến thăm và chúc mừng thầy trò Trường Tiểu học Sơn Châu nhân dịp kỷ niệm 41 nămngày Nhà giáo Việt Nam(20/11/1982-20/11/2023), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương nỗ lực, kết quả của tập thể sư phạm nhà trường trong quá trình thực hiện sứ mệnh “trồng người” đầy vẻ vang và cao cả.Phó Thủ tướng mong muốn thầy, cô giáo Trường Tiểu học Sơn Châu nói riêng và tất cả các thầy, cô giáo trên địa bàn huyện Hương Sơn và Hà Tĩnh nói chung tiếp tục trau dồi, nâng cao năng lực, phẩm chất và nhân cách nhà giáo, tận tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành, các cấp chính quyền Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống, bảo đảm chế độ đãi ngộ để các thầy, cô giáo yên tâm công tác.Nhân dịp này, các doanh nghiệp, cá nhân đã trao tặng 10 nhà đại đoàn kết tại huyện Hương Sơn; tặng quà, 5 bộ máy tính cho Trường Tiểu học Sơn Châu; tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt ở Trường Tiểu học Sơn Châu.Cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Nầm (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
https://nhandan.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-du-ngay-hoi-dai-doan-ket-tai-ha-tinh-post782140.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Trần Hồng Hà", "Hà Tĩnh", "ngày Nhà giáo Việt Nam", "Ngày hội Đại đoàn kết", "Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc" ] }
Khánh thành 3 thư viện thân thiện hỗ trợ các trường học ở Đắk Lắk
NDO -Giải vô địch các Câu lạc bộ Golf cựu sinh viên đại học miền bắc phối hợp với Huyện đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư M ’gar , tỉnhĐắk Lắkvừa tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng 3 thư viện thân thiện cho 3 trường học trên địa bàn huyện Cư M’gar gồm: Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Cư M’gar, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ và Trường Tiểu học Lê Lợi. Đây là lần đầu tiên Giải vô địch các Câu lạc bộ Golf đại học miền Bắc đến vớicác trường học của tỉnh Đắk Lắk.
Giải vô địch các Câu lạc bộ Golf cựu sinh viên đại học miền bắc với khẩu hiệu xuyên suốt của giải là: “Swing for Education”, hằng năm Ban tổ chức giải đều quyên góp được số tiền từ 300-400 triệu đồng để hỗ trợ cho giáo dục ở các khu vực khó khăn.Năm 2023, đến với huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk lắk, trong quá trình thực hiện do khoảng cách xa xôi và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ của các Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của nhà trường, sau hơn một tháng triển khai thực hiện, đến nay các trường đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, phòng thư viện bảo đảm tiêu chuẩn để tiếp nhận thiết bị thư viện và đưa vào sử dụng.Bàn ghế và tủ sách được trang bị tại thư viện thân thiện.Tổng kinh phí thực hiện 3 thư viện thân thiện là 400 triệu đồng, trong đó Giải vô địch các Câu lạc bộ Golf cựu sinh viên đại học miền bắc hỗ trợ 300 triệu đồng và nguồn đối ứng của địa phương là 100 triệu đồng. Nội dung hỗ trợ gồm thiết lập 3thư viện thân thiệnvà hỗ trợ sách tham khảo, truyện tại thư viện của 3 trường: Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Cư M’gar, Trung học cơ sở Nguyễn Huệ và Tiểu học Lê Lợi, huyện Cư M’gar.Tin liên quanĐắk Lắk phát động phong trào “Thư viện về buôn”Đây là món quà hết sức ý nghĩa, là nguồn động viên to lớn đối với các thầy, cô giáo và các em học sinh. Mong rằng, các nhà trường được hỗ trợ sẽ triển khai hiệu quả hoạt động đọc sách, quản lý tốt nguồn tài trợ để mang lại lợi ích thiết thực cho các em học sinh.Các em học sinh đến thư viện thân thiện đọc sách.Giải vô địch các Câu lạc bộ Golf cựu sinh viên đại học miền bắc bắt đầu khởi tranh từ năm 2017 chỉ với 4 trường, đến năm 2023 là 12 trường gồm: Trường đại học Thương mại, Trường đại học Giao thông Vận tải, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Xây dựng Hà Nội, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường đại học Ngoại thương, Trường đại học Luật Hà Nội, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Hà Nội, Học viện Tài chính, Trường đại học Dược Hà Nội. Nguồn kinh phí hỗ trợ các trường đều là từ nguồn đóng góp của các golfer Câu lạc bộ Golf cựu sinh viên đại học miền bắc đóng góp.Đại diện Giải vô địch các Câu lạc bộ Golf cựu sinh viên đại học miền bắc trao tặng kinh phí khuyến học cho lãnh đạo Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Cư M’gar, Trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ và Trường tiểu học Lê Lợi.Từ năm 2020 đến nay, Giải vô địch các Câu lạc bộ Golf cựu sinh viên đại học miền bắc thông qua ông Hoàng Trọng Thủy, Trưởng Đại diện tổ chức ZhiShan đã kết nối và hỗ trợ thư viện thân thiện cho 11 trường học trên địa bàn các tỉnh miền trung-Tây Nguyên, gồm: Tỉnh Thừa Thiên- Huế 2 trường học; tỉnh Quảng Trị 4 trường học; tỉnh Nghệ An 2 trường học và tỉnh Đắk Lắk 3 trường.Trong đó 10 trường được hỗ trợ thiết lập thư viện thân thiện, 1 trường được hỗ trợ thiết lập tủ sách lớp học và một số nội dung hỗ trợ khác như: hỗ trợ sách truyện tại thư viện, sổ tay đọc sách cho học sinh…. với tổng kinh phí thực hiện là 1,4 tỷ đồng, trong đó Giải vô địch các Câu lạc bộ Golf cựu sinh viên đại học miền bắc hỗ trợ hơn 1 tỷ và nguồn đối ứng của địa phương là 400 triệu đồng.
https://nhandan.vn/khanh-thanh-3-thu-vien-than-thien-ho-tro-cac-truong-hoc-o-dak-lak-post811796.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Đắk Lắk", "Thư viện thân thiện", "Câu lạc bộ Golf", "cựu sinh viên đại học miền bắc" ] }
Học sinh TP Hồ Chí Minh đăng ký dự thi lớp 10 theo hình thức trực tuyến
NDO -Theo kế hoạch, chiều 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minhcông bố số liệu tổng hợp về số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 của 113 trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố.
Trước đó, chiều 3/5, cổng đăng ký nguyện vọng tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025 dành cho học sinh lớp 9 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở tại địa chỉ https://ts10.hcm.edu.vnThí sinh có 10 ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi lớp 10 theo hình thứctrực tuyến, trễ nhất đến 17 giờ ngày 12/5.Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố số liệu tổng hợp về số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10, từ ngày 14/5 đến 17 giờ ngày 19/5, phụ huynh và học sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký.Trường trung học cơ sở chịu trách nhiệm cung cấp tài khoản đăng nhập, hướng dẫn phụ huynh và học sinh cách thức đăng ký nguyện vọng tuyển sinh lớp 10.Đồng thời, nhập dữ liệu xét tốt nghiệp trung học cơ sở, chế độ ưu tiên và hỗ trợ thí sinh nếu xảy ra vướng mắc.Thí sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng vào lớp 10 thường. Các nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống, trúng tuyển nguyện vọng nào thí sinh phải học nguyện vọng đó.Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn thi Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán với điều kiện tất cả bài thi lớn hơn 0 điểm.Các thí sinh tham dự Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh.Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào 2 ngày 6 và 7/6.Trước đó, vào ngày 5/6, các thí sinh có mặt tại điểm thi để sinh hoạt quy chế thi và kiểm tra thông tin cá nhân.Tổngchỉ tiêu tuyển sinhlớp 10 năm học 2024-2025 hơn 71.000 học sinh vào 113 trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 116.000 em đang học lớp 9.Học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 công lập có thể học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trường tư thục hoặc cao đẳng, trung cấp nghề...
https://nhandan.vn/hoc-sinh-tp-ho-chi-minh-dang-ky-du-thi-lop-10-theo-hinh-thuc-truc-tuyen-post807813.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "tuyển sinh lớp 10", "năm học 2024-2025", "Thành phố Hồ Chí Minh", "trực tuyến", "lớp 10 công lập" ] }
Dừng chính sách tín dụng để mua máy tính học trực tuyến cho học sinh, sinh viên khó khăn
NDO -Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP về việc dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn đểmua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Chính phủ phê duyệt chủ trương dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.Chính phủ giao Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến trên cơ sở Tờ trình số 154/TTr-BTC ngày 19/7/2023 của Bộ Tài chính.Tin liên quanCho vay ưu đãi học sinh khó khăn mua máy tínhBộ Tài chính cho biết, triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ, trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, mức độ lây lan nhanh và rộng nên học sinh, sinh viên có thể phải tiếp tục học trực tuyến khi bị nhiễm Covid-19 hoặc tại địa phương có số ca nhiễm cao, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.Theo Bộ Tài chính, chương trình tín dụng theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg đã hỗ trợ hơn 80 nghìn học sinh, sinh viên có đủ điều kiện tiếp tục học tập trực tuyến khi bị mắc Covid-19 trong giai đoạn vừa qua, đồng thời hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập hiệu quả trong môi trường lớp học đang dần được công nghệ hóa, số hóa; góp phần thực hiện đúng chủ trương công bằng xã hội, quan tâm đến mọi người dân, "không bỏ ai lại phía sau" của Đảng và Nhà nước. Như vậy, chính sách ban hành đã được triển khai, thực hiện đồng bộ và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.Tuy nhiên, đến nay dịch Covid-19 đã được kiểm soát nên các trường học không tổ chức học tập trực tuyến nữa.Ngoài ra, tại Công văn số 9368/NHCS-TDSV ngày 16/11/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo đã phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan, Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện, Ban giảm nghèo cấp xã, cùng tổ chức chính trị-xã hội các cấp để thực hiện rà soát nhu cầu vay vốn thực tế của chương trình tín dụng theo Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg. Kết quả là chỉ có 14/63 tỉnh, thành phố tổng hợp còn nhu cầu vay vốn với số tiền 94 tỷ đồng (đến nay Ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân hết số tiền này).Do vậy, để phù hợp bối cảnh thực tế hiện nay, việc ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg là cần thiết.
https://nhandan.vn/dung-chinh-sach-tin-dung-de-mua-may-tinh-hoc-truc-tuyen-cho-hoc-sinh-sinh-vien-kho-khan-post783708.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "mua máy tính trực tuyến", "học sinh khó khăn", "máy tính cho em", "sinh viên khó khăn", "dừng chính sách tín dụng", "Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg" ] }
Bạc Liêu quan tâm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
NDO -Bạc Liêu hiện có hơn 160.000 học sinh các cấp học. Trong nhiều năm qua, cụ thể từ đầu năm học 2023-2024 đến nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các trường học trong tỉnh đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thựchỗ trợ nhiều học sinhcó hoàn cảnh khó khăn.
Theo Quỹ Bảo trợ trẻ em (thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu), trong năm 2023, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã trao 200 suất học bổng cho các em học sinh nghèo, vượt khó học giỏi; 200 chiếc xe đạp; 700 bộ dụng cụ học tập với tổng kinh phí 700 triệu đồng...Lãnh đạo thành phố Bạc Liêu trao tặng xe đạp những học sinh khó khăn, hiếu học.Ngoài ra, các trường học trong tỉnh, nhất là phong trào hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, các huyện Hồng Dân, Đông Hải... khá sôi nổi, góp phần giúp nhiều học sinh nghèo, hiếu học có điều kiện tiếp tục đến trường, không phải bỏ học.Thầy giáo Trần Bằng Phi, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bạc Liêu cho biết, một trong những việc mang tính nhân văn cao cả đã và đang được Thành ủy, Ủy ban nhân dân và ngành giáo dục và đào tạo thành phố đặc biệt quan tâm, đó là việc phát động sâu rộng phong trào “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ những em học sinh hoàn cảnh khó khăn, cố gắng không để học sinh nào phải bỏ học vì gia đình nghèo khó không thể đến trường...Thầy giáo Nguyễn Văn Bình, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) tặng giấy khen và quà những học sinh khó khăn, học giỏi. (Ảnh: TRỌNG DUY)Không chỉ hỗ trợ về vật chất, các cấp chính quyền, các ngành, các trường học ở địa phương trong tỉnh còn quan tâm tạo điều kiện giúp các em, nhất là trẻ em nghèo được tham gia nhiều hoạt động vui chơi bổ ích.Đồng thời, tổ chức các lớp học xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở vàtrao học bổngcho trẻ em nghèo hiếu học, giúp các em có điều kiện, an tâm trong học tập và trong cuộc sống...Trao giấy khen và quà học sinh nghèo, học giỏi tại thành phố Bạc Liêu.Theo ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu, trong năm học 2022-2023, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội Khuyến học, Ban Giám hiệu các trường học trong tỉnh đã vận động tiền mặt, vật chất, đồ dùng học tập..., tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Cô Trần Kim Thi, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Thị Cẩm Lệ (thành phố Bạc Liêu) trao quà, gạo những học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường. (Ảnh TRỌNG DUY)Tại thành phố Bạc Liêu, thời gian gần đây, các ngành đoàn thể và Ban giám hiệu các trường học đã rất tích cực vận động các doanh nghiệp, các mạnh thường quân chung tay, giúp sức các em học sinh nghèo đến trường. Trong đó, Trường trung học cơ sở Lê Thị Cẩm Lệ đã vận động và trao tặng 10 chiếc xe đạp, hơn 1.000 quyển vở, gần 500kg gạo cùng nhiều đồ dùng thiết yếu hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn...Ngoài ra, mấy tháng qua, một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, cụ thể như Agribank, BIDV, Viettinbank, Sacombank..., đã hỗ trợ hàng trăm học sinh nghèo vượt khó của tỉnh...
https://nhandan.vn/bac-lieu-quan-tam-ho-tro-hoc-sinh-co-hoan-canh-kho-khan-post791457.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Bạc Liêu", "học sinh nghèo", "hỗ trợ", "học sinh", "hoàn cảnh khó khăn" ] }
TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác chuyển đổi số trong ngành giáo dục
NDO -Ngày 25/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minhtổ chức hội nghị ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2023-2025 và sự kiện kết nối “Hỗ trợ chuyển đổi số-nâng cao năng lực quản lý vềgiáo dục và đào tạotrên địa bàn thành phố”.
Việc ký kết chương trình hợp tác giữa hai đơn vị hướng đến các mục tiêu: Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công; hỗ trợ chuyển đổi số tại Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố; đổi mới mô hình dạy và học, nâng cao hiệu quả công tác dạy và học…Tại sự kiện, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu, đề xuất các quy chế, quy định, cơ sở pháp lý, cơ chế xác thực để triển khai cho thành phố hướng tới ban hành một tiêu chuẩn lưu trữ, liên thông, xác thực chung cho dữ liệu học tập của học sinh.Các đại biểu phát biểu tại hội nghị ký kết chương trình hợp tác.Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đồng thời cho rằng, quản lý dạy và học ở Thành phố Hồ Chí Minh còn gặp các khó khăn về mặt công nghệ. Cụ thể là thiếu dữ liệu, hạn chế về nền tảng liên kết giữa phụ huynh-học sinh-nhà trường, hệ thống quản lý kết quả dạy-học chưa đồng bộ.Với việc hợp tác này, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ có giải pháp công nghệ phù hợp để dữ liệu được lưu trữ một cách an toàn; thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục, tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/tp-ho-chi-minh-ky-ket-hop-tac-chuyen-doi-so-trong-nganh-giao-duc-post754573.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Sở giáo dục đào tạo", "Ký kết", "Sở Khoa học và Công nghệ", "hợp tác", "giáo dục", "đào tạo", "chuyển đối số", "TP Hồ Chi Minh", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Giúp học sinh hiểu và thêm yêu quê hương
Nội dung giáo dục địa phương do các tỉnh, thành phố biên soạn, đưa vào giảng dạy từ cấp trung học cơ sở (THCS) là một trong những điểm mới nhất của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc biên soạn, triển khai nội dung này một cách hiệu quả sẽ tạo tiền đề quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông một cách toàn diện.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước. Nội dung này trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, cấp THCS và trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác.Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây là lần đầu triển khai nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông từ cấp THCS một cách bài bản, có hệ thống, tương đương một môn học cho nên nhiều địa phương còn lúng túng, khó khăn trong quá trình biên soạn, nhất là các địa phương vùng khó khăn, dân tộc thiểu số có đặc điểm địa lý, văn hóa đa dạng.Vì vậy, để giúp các địa phương sớm hoàn thành, đưa nội dung giáo dục địa phương vào dạy học theo đúng quy định, quá trình triển khai Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã hỗ trợ các tỉnh khu vực khó khăn nhất, địa phương vùng dân tộc thiểu số, xây dựng bộ tài liệu nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; hỗ trợ tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nội dung này và sử dụng bộ tài liệu đã được biên soạn.Giám đốc Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất Đào Ngọc Nam cho biết, quá trình triển khai, 17 tỉnh thuộc vùng khó khăn, có học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ biên soạn tài liệu giáo dục địa phương ở cả bốn khối lớp từ lớp 6 đến 9. Đến nay, toàn bộ tài liệu giáo dục địa phương của 17 tỉnh đã được hội đồng thẩm định của các tỉnh thẩm định, được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và các địa phương cấp phép phát hành. Ngoài ra, dự án đã hoàn thành hoạt động in ấn và cung cấp hơn 1,1 triệu cuốn tài liệu giáo dục địa phương lớp 6, 7, 8, 9 cho các địa phương, trường THCS thụ hưởng; tập huấn cho gần 34 nghìn giáo viên về tài liệu giáo dục địa phương, góp phần thúc đẩy triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả.Chúng tôi có mặt trong giờ học nội dung giáo dục địa phương của Trường THCS Đồng Thịnh, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ), một trong số 17 tỉnh được hỗ trợ xây dựng, biên soạn, cung cấp tài liệu giáo dục địa phương. Cô giáo Đinh Thị Hảo và các học sinh say sưa với những làn điệu hát Xoan truyền thống. Những điệu múa, những câu hát được các em học sinh thể hiện thuần thục với sự hướng dẫn của cô giáo, tạo không khí vui tươi, hứng khởi cho tiết học.Theo thầy giáo Trần Xuân Điệp, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Thịnh, truyền thống văn hóa và nếp sống cộng đồng có tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong đó, hát Xoan, loại hình dân ca nghi lễ, phong tục lâu đời ở Phú Thọ là một trong những nội dung được giảng dạy cho học sinh từ nhiều năm nay. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, những vấn đề về địa lý, di tích, văn hóa, lịch sử, trong đó có hát Xoan của tỉnh Phú Thọ được biên soạn khoa học, kỹ lưỡng trong Tài liệu giáo dục địa phương với sự hỗ trợ của Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất đã tạo thuận lợi cho công tác dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Cũng là giờ giáo dục địa phương, tại Trường THCS Phan Chu Trinh, xã Cư Né, huyện Krông Búk (Đắk Lắk), nhờ có bài học trong tài liệu giáo dục địa phương mà em Phạm Cao Nguyên biết được về văn hóa, nhà ở, chế độ mẫu hệ của người Ê Đê và có thể giới thiệu khá lưu loát cho mọi người hiểu thêm những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong vùng mà em đã được học.Cô giáo Lê Thị Bình An, Trường THCS Phan Chu Trinh cho biết, thời gian đầu khi mới triển khai nội dung giáo dục địa phương còn khá mới mẻ, giáo viên phải tự tìm hiểu các nội dung kiến thức để dạy. Từ khi có cuốn Tài liệu giáo dục địa phương do Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất hỗ trợ với nội dung phong phú, hấp dẫn, gần gũi với đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội của người dân trong vùng, hoạt động dạy và học của cô trò trở nên khá sinh động, hào hứng.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa chia sẻ, quá trình biên soạn tài liệu giáo dục địa phương THCS trên địa bàn tỉnh nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất từ khâu biên soạn đến cung cấp cho học sinh kịp thời sử dụng để học tập. Vì vậy, giáo dục của tỉnh nói chung, vùng sâu, vùng xa nói riêng có điều kiện tiếp cận đổi mới, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực.Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, tài liệu giáo dục địa phương cấp THCS của 17 tỉnh vùng khó khăn được biên soạn phù hợp với những quy định của Luật Giáo dục; đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Tài liệu được biên soạn tuân thủ những quy định của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, định hướng phát triển năng lực, nhằm trang bị cho học sinh hiểu biết về nơi sinh sống, giúp các em có thêm tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
https://nhandan.vn/giup-hoc-sinh-hieu-va-them-yeu-que-huong-post780235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Giáo dục phổ thông", "Trung học cơ sở", "THCS Phan Chu Trinh", "Đinh Thị Hảo", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Đắk Lắk đang đối mặt với khô hạn
NDO -Đắk Lắk đang trong thời kỳcao điểm của mùa khônăm 2024, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mực nước trên các sông, suối, hồ đập đang giảm nhanh, một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Để chủ động ứng phó với tình trạng khô hạn, ngành nông nghiệp, các đơn vị quản lý các hồ đập, công trình thủy lợi và các địa phương đang cùng người dân khẩn trương triển khai các giải pháp chống hạn, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.Theo nhận định của các nhà khí tượng thủy văn, doảnh hưởng El Nino, mùa khô năm 2023-2024 ở Đắk Lắk có khả năng gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnhĐắk Lắk, vụ Đông Xuân 2023-2024, toàn tỉnh gieo trồng được 62.981 ha cây trồng ngắn ngày các loại, trong đó có 40.000 ha lúa nước.Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 213.000 ha cà-phê, 27.720 ha điều, 32.820 ha hồ tiêu và 43.324 ha cây ăn quả… nên nhu cầu nước tưới là rất lớn. Trong khi đó, hiện nay toàn tỉnh có 858 công trình thủy lợi, gồm 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm phục vụ nước tưới cho hơn 262.339 ha cây trồng, trong đó diện tích tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi là 151.616 ha, diện tích còn lại khai thác nguồn nước mặt sông, suối, ao hồ và nước ngầm để tưới...Tuy nhiên, hiện nay mực nước trên các sông, suối phổ biến dao động theo xu thế giảm, lượng dòng chảy phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-30%, một số sông, suối nhỏ bắt đầu khô kiệt. Dự báo đến cuối vụ, toàn tỉnh sẽ có khoảng 8.000 ha cây trồng các loại thiếu nước tưới, trong đó có 6.000 ha cây ngắn ngày và 2.000 ha cây dài ngày.Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị quản lý các hồ đập, công trình thủy lợi và các địa phương đang cùng người dân khẩn trương triển khai các giải pháp chống hạn, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.Dưới đây là những hình ảnh khô hạn và sự nỗ lực chống hạn của các đơn vị quản lý hồ đập, công trình thủy lợi cùng nhân dân địa phương trong thời kỳ cao điểm củamùa khôhiện nay:Vụ Đông Xuân 2023-2024, toàn tỉnh Đắk Lắk gieo trồng được 62.981 ha cây trồng ngắn ngày các loại, trong đó có 40.000 ha lúa nước.Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 213.000 ha cà-phê, 27.720 ha điều, 32.820 ha hồ tiêu và 43.324 ha cây ăn quả… nên nhu cầu nước tưới là rất lớn.Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có 858 công trình thủy lợi, gồm 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm phục vụ nước tưới cho hơn 262.339 ha cây trồng, trong đó diện tích tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi là 151.616 ha, diện tích còn lại khai thác nguồn nước mặt sông, suối, ao hồ và nước ngầm để tưới.Tuy nhiên, hiện nay mực nước trên các sông, suối phổ biến dao động theo xu thế giảm, lượng dòng chảy phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-30%, một số sông, suối nhỏ bắt đầu khô kiệt.Do nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều tháng nay nên nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã cạn kiệt nguồn nước.Thậm chí một số lòng hồ đất đai đã khô nứt nẻ.Theo nhận định của các nhà khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng El Nino, mùa khô năm 2023-2024 ở Đắk Lắk có khả năng gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.Để nỗ lực chống hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk đã triển khai các máy bơm bơm nước phục vụ nhân dân chống hạn.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk đặt các máy bơm tận dụng bơm nguồn nước còn lại dưới đáy hồ phục vụ nhân dân chống hạn.Một máy bơm nước được Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk đặt mua từ các tỉnh miền tây về phục vụ chống hạn trong mùa khô năm nay.Cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị và các địa phương, người nông dân ở Đắk Lắk cũng nỗ lực chung tay bơm nước chống hạn cứu cây trồng.Một người nông dân đang nỗ lực quay máy bơm nước chống hạn.Nông dân huyện Lắk bơm nước chống hạn cho cây lúa.Nông dân huyện Cư M'gar sử dụng nguồn nước giếng khoan để tưới cà-phê.Hiện nay, đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2023-2024 nên có những ngày nhiệt độ ở Đắk Lắk trên 36-37 độ C.Nắng nóng kéo dài không chỉ ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp mà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn cóhàng trăm nghìn héc-ta rừng tự nhiên có nguy cơ cháy cao.Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, dự báo đến cuối vụ, toàn tỉnh Đắk Lắk sẽ có khoảng 8.000 ha cây trồng các loại thiếu nước tưới, trong đó có 6.000 ha cây ngắn ngày và 2.000 ha cây dài ngày.Cùng với đó là sẽ có hàng nghìn hộ dân sẽ thiếu nước sinh hoạt và hàng nghìn gia súc thiếu nước uống.
https://nhandan.vn/dak-lak-dang-doi-mat-voi-kho-han-post803522.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Đắk Lắk", "thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2024", "thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài", "chủ động ứng phó với tình trạng khô hạn", "giải pháp chống hạn", "El Nino" ] }
Hàng nghìn học sinh Nghệ An “đội mưa” tham gia Chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 2024
NDO -Sáng 13/1, tại thành phố Vinh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Nghệ An và Trường Đại học Vinh tổ chứcChương trình tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp 2024 với sự tham gia của tổ tư vấn các trường đại học trong và ngoài tỉnh Nghệ An.
Tại buổi tư vấn, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin nhiều nội dung quan trọng về Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 cùng cập nhật những thông tintuyển sinhmới nhất từ các trường đại học và giải đáp các thắc mắc về định hướng chọn ngành, nghề...Mặc dù trời mưa nhưng chương trình vẫn thu hút hàng nghìn học sinh lớp 12 đến từ nhiều trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện lân cận.Đại diện các trường đại học "gỡ rối" cho các thắc mắc của học sinh và phụ huynh.Tại các gian hàng tư vấn của các trường vẫn chật kín học sinh đến nghe tư vấn, nhiều học sinh đứng che ô bên ngoài chờ tới lượt được giải đáp các thắc mắc trướcmùa tuyển sinh.Chương trình tư vấn này còn giúp các bậc phụ huynh, các em học sinh có cái nhìn tổng quan về sự đa dạng của bậc học, ngành học, môi trường đào tạo... của từng trường."Đội mưa" chờ giải đáp thắc mắc.Các em cũng có thể tìm hiểu thông tin du học, chương trình đào tạo liên kết quốc tế ở các trường trong nước và nước ngoài tại các gian tư vấn này.Đây là năm thứ 22 của Chương trìnhTư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp do Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) thực hiện và lần thứ 9 diễn ra tại Nghệ An.Đại diện các trường đại học tư vấn các ngành, nghề cho học sinh.Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2024 là năm cuối cùng thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Kể từ năm 2025, các kỳ thi sẽ có những thay đổi đáng kể về nội dung và hình thức.Vì thế, việc chuẩn bị từ sớm cho các kỳ thi và lên chiến lược lựa chọn các ngành học, trường đại học đúng với sở thích, sở trường sẽ gia tăng cơ hội hoàn thành những mục tiêu trong năm nay cho các thí sinh theo học chương trình hiện nay.
https://nhandan.vn/hang-nghin-hoc-sinh-nghe-an-doi-mua-tham-gia-chuong-trinh-tu-van-tuyen-sinh-huong-nghiep-2024-post791924.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Nghệ An", "tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp", "thông tin tuyển sinh" ] }
Hơn 96.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024, cao nhất từ trước đến nay
NDO -Ngày 5/3, Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công bố số liệu thí sinh đăng ký dựthi đánh giá năng lựcđợt 1 năm 2024.
Theo đó, kết thúc đăng kýkỳ thi đánh giá năng lựcđợt 1, tổng số thí sinh đăng ký hơn 96.000 thí sinh, cao nhất từ trước đến nay.Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số thí sinh đăng ký nhiều nhất, với 40.138 thí sinh. Kế tiếp là Bình Định gần 5.500 thí sinh; Đồng Nai hơn 4.900 thí sinh; Đà Nẵng hơn 4.700 thí sinh.Quảng Nam là tỉnh có số thí sinh đăng ký dự thi thấp nhất với 622 thí sinh; tuy nhiên, so với năm 2023, số thí sinh đăng ký tăng hơn 150% .Cũng theo số liệu công bố sáng này, trong tổng số hơn 96.000 thí sinh đăng ký kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024, có 94.315 thí sinh đã đóng lệ phí thi (năm 2023 có 89.673 thí sinh đóng lệ phí thi), tăng hơn 4.640 thí sinh so với đợt 1 năm 2023.Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực củaĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhtổ chức vào ngày 7/4 tại 24 tỉnh, thành phố, gồm 21 địa phương như năm 2023 là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, và mở rộng thêm 3 địa phương là Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Đồng NaiDự kiến,kết quả của đợt 1sẽ được công bố vào đúng 1 tuần sau khi thi, ngày 15/4.Đợt 2 được dự kiến tổ chức vào ngày 2/6 tại 12 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang.Thí sinh có thể tham gia dự thi đợt 1, đợt 2, hay cả 2 đợt để tăng cơ hội trúng tuyển.Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: Sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.Cấu trúc bài thiđánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.Việc tham dự kỳ thi đánh giá năng lực sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.
https://nhandan.vn/hon-96000-thi-sinh-dang-ky-thi-danh-gia-nang-luc-dot-1-nam-2024-cao-nhat-tu-truoc-den-nay-post798681.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "kỳ thi đánh giá năng lực", "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "cấu trúc bài thi đánh giá năng lực", "phân tích số liệu" ] }
Đưa 2.200 sinh viên, người lao động về quê đón Tết
NDO -Chuyến xe mùa xuân 2024 đã lăn bánh sáng 31/1, đưa 2.200 sinh viên, người lao động khó khăn xa quê tại Thành phố Hồ Chí Minh vềđón Tếtở các tỉnh miền trung và Tây Nguyên.
Từ sáng sớm, hàng nghìn người lao động với hành lý lỉnh kỉnh, có mặt tại Sân 4A Nhà Văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1) diễn ra Lễ tiễn sinh viên khó khăn về quê đón Tết “Chuyến xe mùa xuân”, với chủ đề “Tết sum vầy, Xuân trọn vẹn”.Những vé xe, vé tàu về quê đón Tết mà chương trình dành tặng sinh viên không chỉ là phương tiện, đó còn là món quà Tết đặc biệt về thông điệp của tình thân ái, nhắc nhở giới trẻ về giá trị của sức khỏe, lan tỏa giá trị truyền thống về ước nguyện đoàn viên, sum vầy của mỗi gia đình trong dịp Tết”.Các sinh viên ghi lại tên trên hành lý của mình.Niềm hạnh phúc của người lao động khi được chuẩn bị lên xe về quê đón Tết cùng gia đinh.Nhiều em nhỏ theo cha mẹ về quê đón Tết.Đã có 60.400 sinh viên được Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên hỗ trợ vé xe, tàu về quê đón Tết từ năm 2002 đến nay.Hai vợ chồng cô chú , Nguyễn Văn Phú quê Bình Định không giấu được sự xúc động khi được đi trên “Chuyến xe mùa xuân”.Chuyến xe lăn bánh đưa các công nhân về sum họp cùng gia đình sau một năm vất vả mưu sinh.Tin liên quanĐưa người lao động về quê đón Tết
https://nhandan.vn/dua-2200-sinh-vien-nguoi-lao-dong-ve-que-don-tet-post794605.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Chuyến xe 0 đồng", "chuyến xe mùa xuân", "người lao động về quê", "sinh viên về quê", "về quê đón Tết", "TP Hồ Chí Minh" ] }
Viện Đổi mới sáng tạo hướng đến trở thành trung tâm nghiên cứu tầm khu vực
Ngày 17/4,Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh(UEH) tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm hoạt động của Viện Đổi mới sáng tạo Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UII).
Sự kiện đánh dấu hành trình đồng hành cùng chiến lược quốc gia về xây dựng quốc gia khởi nghiệp và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của đại học trọng điểm quốc gia.Qua 5 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Viện Đổi mới sáng tạo đã khẳng định được vị thế và trở thành trung tâm khoa học công nghệ của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.Đồng thời, Viện thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hình thànhhệ sinh thái khởi nghiệpvà kết nối mạng lưới nhà đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức; tư vấn, hợp tác các dịch vụ khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển giao các nghiên cứu vào thực tiễn.Chia sẻ tại lễ kỷ niệm, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, hành trình 5 năm của Viện Đổi mới sáng tạo gắn liền với nhiều nỗ lực và những thành tựu đáng tự hào trong hoạt động khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo.Cụ thể, Viện Đổi mới sáng tạo đứng trong tốp 3 tổ chức đóng góp cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, đạt Giải thưởng I-Star 2021; tốp 10 tổ chức ươm tạo tốt nhất châu Á-Asia...Đây là thành quả từ sự quyết tâm, nỗ lực và cống hiến của tập thể Viện Đổi mới sáng tạo, cùng sự kết nối, đồng hành và hợp tác chặt chẽ với các địa phương khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; các đối tác quốc tế uy tín như Đại học SMU (Singapore), Đại học Leipzig (Đức)...Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.“Viện Đổi mới sáng tạo đã đóng góp rất lớn trong việc kết nối Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với các trường đại học, các tổ chức, các nhà khoa học trong nước và quốc tế để hình thành mạng lưới về đổi mới sáng tạo”, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đông Phong nhấn mạnh.Với cộng đồng khởi nghiệp đông đảo, sôi động hơn 6.000 người và hơn 300 sự kiện hỗ trợ cộng đồng, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là nơi ươm mầm cho nhiều hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vươn tầm quốc tế.Trong đó, chương trình ươm tạo của Viện Đổi mới sáng tạo đã có hơn 120 dự án phát triển thành công, tổng giá trị kêu gọi đầu tư vòng trước hạt giống (pre-seed) trong 3 năm trở lại đây đạt hơn 520.000 USD.Trong bối cảnh khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đang được xem là động lực tăng trưởng kinh tế quốc gia, Viện Đổi mới sáng tạo sẵn sàng tiếp tục tiên phong trong giáo dục, nghiên cứu, ươm tạo, tư vấn,chuyển giao khoa họccông nghệ… trên tất cả các lĩnh vực, vững bước đi lên vươn tầm khu vực và hội nhập quốc tế.
https://nhandan.vn/vien-doi-moi-sang-tao-huong-den-tro-thanh-trung-tam-nghien-cuu-tam-khu-vuc-post805155.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:04", "tags": [ "Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh", "Viện Đổi mới sáng tạo", "khoa học công nghệ", "đổi mới sáng tạo" ] }
Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Bỏ tiếng Anh để học tiếng Trung” là thông tin xuyên tạc
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những thông tin trên mạng xã hội cho rằng Bộ chính thức phê duyệt sách giáo khoa môn tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 để “bỏ tiếng Anh bắt học sinh học tiếng Trung” là thông tin xuyên tạc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật.
Thông tin lan truyềnTrên mạng xã hội xuất hiện một số nội dung cho rằng việc ban hành Quyết định phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nhằm "bỏ môn tiếng Anh, bắt học sinh học tiếng Trung".Một số nội dung xuyên tạc trên mạng xã hội.Kiểm chứng thông tinBộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là những thông tin xuyên tạc.Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, ngày 1/12/2023, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.“Đây là hoạt động bình thường, theo đúng kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018” – Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định và cho biết thêm, năm 2022, cùng với tiếng Anh, Bộ đã phê duyệt sách giáo khoa tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp lớp 3 để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.Năm 2023, đợt 1 sẽ phê duyệt các sách giáo khoa của lớp 5, trong đó có 10 bản sách tiếng Anh và các môn học khác cùng với tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4. Dự kiến, trong tháng 12/2023, tiếp tục phê duyệt sách giáo khoa của các môn tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Nga.Tuy nhiên, sau khi Quyết định trên được ban hành, trên mạng xã hội xuất hiện các thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực, lệch lạc về nội dung Quyết định.Theo Bộ, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa; nỗ lực dạy và họcmôn Ngoại ngữtrong các trường phổ thông và gây tâm lý hoang mang trong xã hội.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật.
https://nhandan.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-bo-tieng-anh-de-hoc-tieng-trung-la-thong-tin-xuyen-tac-post786020.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "tiếng Anh", "tiếng Trung", "biên soạn sách giáo khoa", "sách giáo khoa ngoại ngữ" ] }
Sáp nhập 3 trường cao đẳng, đổi tên thành Trường Cao đẳng Huế
NDO -Trường Cao đẳng Huế được thành lập trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng 3 trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 15/3, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức công bố Quyết định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thành lập Trường Cao đẳng Huế; đồng thời, công bố và trao các quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng nhà trường.Trường Cao đẳng Huế được thành lập theo Quyết định số 147/QĐ-LĐTBXH ngày 5/2/2024 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trên cơ sở sáp nhập nguyên trạng 3 trường: Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế vào Trường Cao đẳng Giao thông Huế. Đây cũng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 1909/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.Thừa ủy quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ công bố các quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trường.Theo đó, điều động ông Hoàng Bảo Hùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh đến giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Huế và quyết định bổ nhiệm 8 Phó Hiệu trưởng nhà trường.Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại buổi lễ.Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: Việc tổ chức lại hệ thống các trường cao đẳng công lập thuộc tỉnh theo định hướng tập trung, thu gọn đầu mối, hình thành trường cao đẳng đa ngành chất lượng cao tiếp cận trình độ ASEAN-4 nhằm đào tạo nhân lực ở một số ngành nghề mũi nhọn của tỉnh, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới.Việc sáp nhập các trường còn bảo đảm tập trung nguồn lực về một đầu mối quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có của các trường cao đẳng hiện nay, mở rộng quy mô đào tạo, tiếp tục đầu tư đồng bộ, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị để đào tạo đáp ứng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.Trường Cao đẳng Huế được thành lập đồng thời nhằm khắc phục và tránh sự dàn trải, trùng lắp về chức năng; góp phần tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; tiết kiệm kinh phí hoạt động và đầu tư cơ sở vật chất chưa được đồng bộ trong thời gian qua.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương trao các quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Huế.“Nhiệm vụ trước mắt của nhà trường là hết sức nặng nề. Lãnh đạo tỉnh tin tưởng và luôn tạo điều kiện tốt nhất để Trường Cao đẳng Huế tiếp tục phát triển trở thành một đơn vị mạnh trong hệ thống các thiết chế giáo dục nghề nghiệp của tỉnh trong thời gian tới”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh,.Theo ông Nguyễn Thanh Bình, đây là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045. Đây cũng là giải pháp mang tính vĩ mô, lâu dài để củng cố, phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp của tỉnh, góp phần vào công tác giáo dục và đào tạo đang trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, cung ứng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của tỉnh.Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện có hiệu quả việc sáp nhập nguyên trạng 3 trường: Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế vào Trường Cao đẳng Giao thông Huế, đổi tên thành Trường Cao đẳng Huế theo Đề án ngày 15/1/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và quy định pháp luật hiện hành.Ông Hoàng Bảo Hùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh được điều động giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Huế.Trường Cao đẳng Huế kế thừa quyền lợi, nghĩa vụ; các điều kiện hiện có bao gồm tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động, người học của Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Giao thông Huế; có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và người học theo quy định.Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Giao thông Huế chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, tài chính và hoạt động của trường theo quy định của pháp luật đến thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức sáp nhập, đổi tên theo quyết định.Trường Cao đẳng Huế là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và quy định pháp luật hiện hành.Sau khi sáp nhập, Trường Cao đẳng Huế có trụ sở chính tại số 365 Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.Địa điểm đào tạo:- Tổ 12, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.- Số 51 đường 2/9, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.- Số 75 đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.- Số 123 đường Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thiên Huế.- Số 16 đường Lâm Hoằng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ký túc xá).- Số 21 đường Trần Quang Khải, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm giáo dục thể chất).
https://nhandan.vn/sap-nhap-3-truong-cao-dang-doi-ten-thanh-truong-cao-dang-hue-post800205.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Trường Cao đẳng Huế", "Thừa Thiên Huế", "Giáo dục nghề nghiệp" ] }
Trao 54 suất học bổng “Sáng tạo và Khám phá” cho học sinh Thủ đô
NDO -Ngày 13/4, tại Hà Nội, hưởng ứng Ngày Nghệ thuật thế giới (15/4), Hệ thống phổ thông liên cấp Alfred Nobel tổ chức Lễ vinh danh và traohọc bổng“Sáng tạo và Khám phá” (Invention & Discovery) năm học 2024-2025 cho 54 học sinh xuất sắc đến từ nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Học bổng “Sáng tạo và Khám phá” (Invention & Discovery) được trường Alfred Nobel khởi xướng từ năm 2008 nhằm tôn vinh di sản tinh thần của nhà bác học người Thuỵ Điển, khoa học gia vĩ đại của thế giới Alfred Nobel. Trong 16 năm qua, học bổng đều đặn được trao cho hàng trăm học sinh các cấp học có nhiều nỗ lực và thành tích tốt.Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng và phát triển toàn diện cho học sinh, đây cũng là cơ sở giáo dục triển khai nhiều hoạt động thường niên phong phú và đổi mới, như cuộc thi và triển lãm mỹ thuật thiếu nhi “Những sắc màu cuộc sống” (phối hợp Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn hóa Việt Nam), cuộc thi sáng tác văn học “Nâng cánh ước mơ xanh” (phối hợp Hội Nhà văn Việt Nam)…Hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Trâm trao học bổng cho học sinh tiểu học.Phát biểu tại sự kiện, Hiệu trưởng Trường tiểu học Alfred Nobel Nguyễn Ngọc Trâm cho biết: Với triết lý giáo dục “Trường học hạnh phúc”, nhà trường tôn trọng các giá trị cá nhân, sự khác biệt, cũng như các hình thức thông minh khác nhau, theo học thuyết Đa trí thông minh và cụ thể hóa bằng hành động. Từ hơn 200 hồ sơ của các em học sinh tham dự, trải qua nhiều vòng thi như kiến thức, hùng biện tiếng Anh, viết bài luận, phỏng vấn… trường đã lựa chọn trao học bổng cho 54 gương mặt không chỉ xuất sắc trong học tập mà còn có cả tài năng nổi bật về nghệ thuật, thể thao.Nữ sinh Hàn Bảo Châu đại diện các học sinh đạt học bổng lên phát biểu.Kết quả, 54 học bổng có giá trị từ 45-120 triệu đồng đã được trao, áp dụng cho tất cả các cấp học. Hai học sinh giành học bổng cao nhất là em Hàn Bảo Châu (lớp 9, trung học cơ sở Alfred Nobel) và em Đào Chí Nguyên (lớp 5, tiểu học quốc tế Alaska).Đại diện Hệ thống phổ thông liên cấp Alfred Nobel cho biết tổng giá trị học bổng năm nay là hơn 2,5 tỷ đồng. Trong năm học này, bên cạnh việc học tập chính khoá, nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện chuỗi hoạt động giáo dục như thi vẽ, sáng tác nội san, hoạt động tập thể tôn vinh văn hoá Việt Nam và tinh thần thiện nguyện…
https://nhandan.vn/trao-54-suat-hoc-bong-sang-tao-va-kham-pha-cho-hoc-sinh-thu-do-post804600.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "học bổng “Sáng tạo và Khám phá”", "học bổng", "học sinh tiểu học", "trao học bổng", "khuyến học" ] }
Nền tảng phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn là một trong những chủ đề rất được quan tâm ở Việt Nam. Đây cũng là trọng tâm trao đổi giữa Tiến sĩ George Chiu, Giáo sư kỹ thuật cơ khí kiêm Trợ lý Trưởng khoa Chương trình Kỹ thuật Toàn cầu và Quan hệ đối tác tại Đại học Purdue (Mỹ) và báo chí truyền thông, tại Diễn đàn “Phát triển Nguồn lực lao động trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ”.
Năm 2024, Việt Nam sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn và khoảng 7.000 sinh viên ở các lĩnh vực liên quan. Con số này sẽ tăng dần 20-30% mỗi năm, nhằm đáp ứng nhu cầu khoảng 20 đến 50 nghìn nhân sự có trình độ từ bậc đại học. Đây là những bước tiến quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng chuỗi cung ứng bán dẫn dần dịch chuyển sang khu vực Đông Nam Á.Theo chia sẻ của ông George Chiu, xoay quanh câu chuyện làm thế nào và có những thách thức gì trong quá trình đào tạo 50 nghìn kỹ sư bán dẫn, không tồn tại bất cứ mô hình thành công cố định nào có thể áp dụng ngay lập tức với những điều kiện riêng biệt của Việt Nam. Song, yếu tố tiên quyết phải thực hiện là tăng cường nguồn nhân tài đầu vào trong các chương trình về phát triển nguồn nhân lực."Muốn vậy, bên cạnh chú trọng đa dạng hóa về giới hay điều kiện hoàn cảnh xã hội của học sinh, sinh viên, Việt Nam cần phải bảo đảm liên tục theo sát các em trong quá trình phát triển. Không chỉ cần được hướng dẫn sát sao, các em cần phải duy trì mức độ quan tâm, tình yêu và niềm đam mê với công việc và ngành học của mình, để rồi phấn đấu trở thành những nhân sự chất lượng cao. Khi ấy, bài toán đầu ra của quá trình phát triển nguồn nhân lực cũng phải được bảo đảm. Những kinh nghiệm, trải nghiệm và quá trình cống hiến của các em phải thật sự tạo ra giá trị với những đóng góp thực tế", ông George Chiu nhấn mạnh.Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn, từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào. Dựa trên những đặc điểm và thế mạnh nội tại của đất nước, chúng ta cần tìm kiếm những lối đi riêng để tạo dựng vị thế trong thị trường bán dẫn, từ đó tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.Việt Nam không nhất thiết phải quá chú trọng vào việc xây dựng ngành học hoàn toàn mới. Giải pháp tối ưu là phải tận dụng những ngành kỹ thuật truyền thống và ứng dụng nó một cách khéo léo để phát triển nguồn nhân lực tương lai. Việt Nam nên đẩy mạnh việc tuyển sinh các ngành kỹ thuật tổng hợp, đồng thời khuyến khích sinh viên tiếp tục theo đuổi các ngành kỹ thuật truyền thống. Đó mới là nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước.Tiến sĩGEORGE CHIU,Giáo sư kỹ thuật cơ khí kiêm Trợ lý Trưởng khoa Chương trình Kỹ thuật Toàn cầu và Quan hệ đối tác tại Đại học Purdue (Mỹ)Khi tới thăm một số trường đại học tại Hà Nội, được tiếp xúc và trò chuyện cùng các sinh viên, ông George Chiu đánh giá cao về tinh thần nghiên cứu hăng say, sự nỗ lực học tập chăm chỉ của họ. Sinh viên Việt Nam rất tự tin, giàu năng lượng và biết chính xác những mục tiêu cần chinh phục. Điều này gợi mở về một tương lai tươi sáng và cơ hội thành công cao trong tương lai.Trước những lo ngại về rủi ro khi thực hiện tuyển sinh ồ ạt số lượng lớn sinh viên cho ngành học mới, ông George Chiu đã chia sẻ thẳng thắn góc nhìn cá nhân về định nghĩa của ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là tổ hợp của rất nhiều ngành kỹ thuật hiện đại xen lẫn truyền thống. Thí dụ như ngành khoa học máy tính, ngành kỹ thuật và hóa chất, ngành kỹ thuật công nghiệp, ngành kỹ thuật vật liệu...Khi đã bảo đảm yếu tố đầu vào, bài toán đầu ra cũng cần được Việt Nam thúc đẩy, bắt đầu từ quá trình thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và chất lượng đào tạo của các hệ thống giáo dục. Sự thiếu đồng bộ này xảy ra ngay cả ở Đài Loan (Trung Quốc), cũng như các quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển chứ không riêng gì Việt Nam. Bởi vậy, các nước luôn nỗ lực kết nối, trao đổi giữa hệ thống giáo dục, nhà trường và các doanh nghiệp, thúc đẩy việc hợp tác công tư... Tất cả sẽ góp phần giúp đỡ lực lượng lao động sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường.Cuối cùng, thay vì lo sợ tình trạng chảy máu chất xám, hay sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, Việt Nam cần nhìn nhận những xu thế trên một cách linh hoạt, dựa trên những góc nhìn dài hạn hơn. AI hay những mối quan hệ hợp tác chiến lược với các quốc gia như Hoa Kỳ nên được nhìn nhận như những lợi thế lớn cho đất nước trong quá trình phát triển.Cần hoạch định mục tiêu và xây dựng hệ thống chiến lược rõ ràng trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực trong ngành khoa học công nghệ. Trong đó, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ trở thành một trong những lĩnh vực tạo đột phá, là cơ hội để Việt Nam thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, ông George Chiu khuyến nghị.
https://nhandan.vn/nen-tang-phat-trien-nguon-nhan-luc-ban-dan-post803891.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [] }
Mở rộng đối tượng khảo sát về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
NDO -Nhằm giúp học sinh có điều kiện làm quen, tập dượt cho kỳ thitốt nghiệp trung học phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dự kiến tổ chức khảo sát toàn thành phố đối với học sinh lớp 11 và 12 năm học 2023-2024.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nộicho biết, khác với mọi năm chỉ khảo sát học sinh lớp 12, năm học 2023-2024, ngành giáo dục Thủ đô mở rộng đối tượng khảo sát cả học sinh lớp 11 để thực hiện tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.Việc tổ chức khảo sát học sinh toàn thành phố đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức nhiều năm nay. Điểm mới của kỳ khảo sát năm học 2023-2024 là mở rộng đối tượng tham gia.Theo đó, nếu như các năm học trước, đối tượng tham gia kỳ khảo sát là học sinh lớp 12 học tại các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, thì năm học này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mở rộng thêm đối tượng tham gia khảo sát là học sinh lớp 11. Đây là lứa học sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào năm 2025 - kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Toàn thành phố dự kiến có khoảng 200 nghìn học sinh tham gia kỳ khảo sát, được tổ chức vào tháng 3 hoặc tháng 4/2024. Hình thức và thời gian làm bài được thực hiện tương tự như với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
https://nhandan.vn/mo-rong-doi-tuong-khao-sat-ve-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-post792448.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Khảo sát học sinh", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội", "kỳ thi tốt nghiệp" ] }
Đề thi đang lan truyền không phải đề tham khảo thi tốt nghiệp 2025
NDO -Văn bản đề thi môn Toán đang lan truyền trên mạng xã hội không phải là đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, theo khẳng định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện trên mạng xã hội lan truyền một văn bản đề thi môn Toán được cho là đề tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.Hình ảnh đề thi lan truyền trên mạngBộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, đây không phải là đề tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.Phương án thi tốt nghiệptrung học phổ thông từ năm 2025 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện và sẽ công bố trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/de-thi-dang-lan-truyen-khong-phai-de-tham-khao-thi-tot-nghiep-2025-post783213.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "đề thi", "đề tham khảo", "phương án thi tốt nghiệp", "thi tốt nghiệp 2025" ] }
Những tấm gương tận tụy, tâm huyết với nghề
Mỗi thầy giáo, cô giáo dạy học ở một trường học, một vùng miền khác nhau nhưng tựu trung đều thật sự tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Đó chính là những thầy giáo, cô giáo tiêu biểu trên cả nước năm học 2022-2023, được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.
Chúng tôi gặp cô giáo Đặng Thị Nụ, giáo viên giảng dạy môn Vật lý, tròn 10 năm gắn bó với vùng cao dạy học tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Với nụ cười hiền hòa, cô giáo Nụ chia sẻ, những ngày đầu lên với vùng cao nguyên đá gặp không ít khó khăn về điều kiện sống, cơ sở vật chất trường, lớp học…Trong khi đó, Sủng Trái, là một xã xa trung tâm huyện nhất, các thôn bản nằm cách xa nhau, địa hình hiểm trở, giao thông chưa phát triển, rất khó khăn trong việc đi lại. Thời tiết vùng cao khắc nghiệt về mùa đông, mưa lạnh kéo dài làm ảnh hưởng tới việc duy trì sĩ số học sinh hằng ngày. Thời gian đầu, cô giáo Nụ gặp không ít khó khăn bởi sự khác biệt về ngôn ngữ; cha mẹ học sinh ít quan tâm tới tình hình học tập của con em mình…Khắc phục khó khăn, cô giáo Nụ và các đồng nghiệp luôn cố gắng trau dồi, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt công tác vận động học sinh đến trường, nắm bắt và hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh. Các thầy, cô cũng thường xuyên kết hợp với cán bộ phụ trách thôn, bản trong công tác giáo dục học sinh.Đáng chú ý, với đặc thù là trường phổ thông dân tộc bán trú của vùng cao cho nên ngoài công việc bảo đảm chất lượng giảng dạy, các thầy giáo, cô giáo còn thực hiện nhiệm vụ tổ chức cho khoảng hơn 80% số học sinh ăn, ở tại trường. “Mỗi giáo viên như một người cha, người mẹ thứ hai hướng dẫn, chăm sóc cho các em học sinh cách ăn, cách ở, lao động, vệ sinh, đồng thời không ngừng giáo dục các em tinh thần đoàn kết, quan tâm chăm sóc bạn bè khi ốm đau”, cô giáo Nụ chia sẻ.Mỗi giáo viên như một người cha, người mẹ thứ hai hướng dẫn, chăm sóc cho các em học sinh cách ăn, cách ở, lao động, vệ sinh, đồng thời không ngừng giáo dục các em tinh thần đoàn kết, quan tâm chăm sóc bạn bè khi ốm đau.Cô giáo Đặng Thị Nụ, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà GiangCũng gắn bó với trường, với lớp, cô giáo H’ Phen Êya, giáo viên Trường mầm non Ea T’ling huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đã nỗ lực rất nhiều trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non. Cô giáo H’ Phen Êya chia sẻ, sinh sống và làm việc tại nơi mà cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn rất cao đã khiến các thầy giáo, cô giáo không khỏi băn khoăn, trăn trở. Những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự tập trung chú ý của trẻ trong các hoạt động giáo dục và số lượng trẻ đến lớp chuyên cần mỗi ngày khó duy trì. Tuy nhiên, với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, giáo dục trẻ, cô giáoH’ Phen Êya luôn tận tình, chu đáo chăm chút các em từng bữa ăn, giấc ngủ, thường xuyên cho trẻ tập luyện để nâng cao thể lực và giảm thiểu tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng, phòng chống các loại dịch bệnh. Bên cạnh đó cô giáo H’ Phen Êya cùng các thầy, cô trong trường không ngừng đổi mới, sáng tạo trong phương pháp và hình thức dạy học có hiệu quả, nhất là tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi. Trong từng hoạt động, để có sự đa dạng nhằm lôi cuốn trẻ, cô giáo H’ Phen Êya đã xây dựng góc truyền thống của địa phương với căn nhà rông, ché rượu cần, cồng chiêng, trang phục truyền thống, gắn với các lễ hội mừng lúa mới, cúng bến nước… giúp trẻ ghi nhớ và lưu giữ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.Trong chương trình giảng dạy của nhà trường, cô giáo H’ Phen Êya đã linh hoạt, kết hợp dạy song ngữ tiếng Việt-tiếng dân tộc thiểu số thông qua những trò chơi, các hoạt động lễ hội, kết hợp với vật dụng trang trí có sẵn từ đó giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, khả năng nghe và tự kể lại chuyện, nói được lời thoại của nhân vật nhằm giúp trẻ ngoan hơn, giỏi hơn trong các hoạt động, biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và người lớn.Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, cô giáo H’ Phen Êya đã trở thành Giáo viên xuất sắc tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non tỉnh Đắk Nông lần thứ V, năm học 2022-2023; trong ba năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được UBND tỉnh Đắk Nông tặng bằng khen.Không phải vượt qua khó khăn về trường lớp hay địa phương vùng cao như cô giáo Đặng Thị Nụ và cô giáo H’ Phen Êya nhưng thầy giáo Vương Trường Sơn, giáo viên giảng dạy môn Hóa học của Trường THPT chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang chính là tấm gương điển hình trong đổi mới, sáng tạo phương pháp giảng dạy để phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo những nhân tài.Thầy giáo Sơn chia sẻ, ngay từ những ngày đầu đứng trên bục giảng đã luôn tự nhủ phải đem hết tâm huyết trau dồi chuyên môn để giảng dạy cho học trò. Với 13 năm gắn bó với nghề, thầy giáo Sơn luôn tâm niệm việc học của các em chỉ thật sự lôi cuốn và có ý nghĩa khi bản thân các em là người chủ động phát hiện, khám phá.Vì thế, bên cạnh việc truyền đạt tri thức truyền lửa cho các em, thầy giáo Vương Trường Sơn luôn tạo mọi điều kiện, khuyến khích các em phát huy năng lực tìm tòi và tự học, từ đó có thể chinh phục những đỉnh cao tri thức, vươn tới những ước mơ của mình. Khi được giao trọng trách dạy đội tuyển quốc gia và chủ nhiệm đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của tỉnh, thầy giáo Sơn luôn chủ động tìm tòi từ sách vở, internet; học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp; thậm chí là học hỏi từ chính học trò của mình; biến áp lực thành động lực để từ đó thắp lên niềm vui, sự hạnh phúc trong trái tim, tâm hồn của các em.Đến nay, sau 13 năm giảng dạy tại Trường THPT chuyên Bắc Giang, thầy giáo Vương Trường Sơn liên tục đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia bộ môn Hóa học do thầy tham gia bồi dưỡng trong thời gian qua đã đoạt: Ba giải nhất, 26 giải nhì, 28 giải ba, 29 khuyến khích. Trong năm học 2022-2023, đội tuyển Hóa học của tỉnh Bắc Giang đoạt chín giải quốc gia, với: Hai giải Nhất, bốn giải Nhì, hai giải Ba, một giải Khuyến khích và một Huy chương Bạc Olympic Hóa học quốc tế AR-Beruniy tổ chức tại Uzbekistan.Cùng với cô giáo Đặng Thị Nụ, cô giáo H’ Phen Êya hay thầy giáo Vương Trường Sơn, ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều những tấm gương tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, những tấm gương các nhà giáo nêu trên chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn những tấm gương cống hiến, những việc làm tốt của các thầy, các cô khắp cả nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn ghi nhận, biểu dương, cảm ơn những nỗ lực, cố gắng, cống hiến của tất cả nhà giáo, những người đã được xã hội biết tới, được ngợi ca và cả những người luôn hy sinh thầm lặng chưa được nhiều người biết tới.
https://nhandan.vn/nhung-tam-guong-tan-tuy-tam-huyet-voi-nghe-post783416.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "thầy giáo", "cô giáo", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "tâm huyết", "ngày 20/11", "tấm gương thầy cô giáo" ] }
Viện đại học Mở Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
NDO -NDĐT- Ngày 3-11, Viện đại học Mở Hà Nội tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập (3-11-1993 – 3-11-2018) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi lẵng hoa chúc mừng.
Theo TS Trương Tiến Tùng, Viện trưởng Viện đại học Mở, kể từ khi thành lập đến nay, tập thể sư phạm nhà trường đã không ngừng nghiên cứu, đào tạo cung cấp nguồn nhân lực bảo đảm chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ những ngày đầu mới thành lập đào tạo bốn ngành trình độ đại học thì đến nay Viện đại học Mở Hà Nội đã đào tạo 16 ngành trình độ đại học chính quy, tám ngành đào tạo thạc sĩ và một ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, với quy mô đào tạo hiện nay là hơn một nghìn học viên, nghiên cứu sinh và hơn 30,5 nghìn sinh viên. Trải qua 25 năm hình thành phát triển có tổng số có gần 163 nghìn sinh viên, học viên của Viện đại học Mở Hà Nội tốt nghiệp ra trường. Công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên Viện đại học Mở Hà Nội cũng đạt được kết quả tích cực với nhiều đề tài nghiên cứu thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ...Đáng chú ý, quá trình phát triển đến nay, theo Quyết định số 960/TTg ngày 6-8-2018 của Thủ tướng Chính phủ, Viện đại học Mở Hà Nội sẽ mang tên mới Trường đại học Mở Hà Nội, tiếp tục hoàn thiện mô hình đào tạo theo hướng mở. Đó là mô hình đào tạo dựa trên sức mạnh của công nghệ để mỗi người học được theo đuổi niềm đam mê của mình nhằm phát triển bản thân với những nội dung, phương pháp riêng biệt, bảo đảm tính cá nhân hoá học tập cao độ; mọi người dân được đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của mình và được kết nối cùng với các chuyên gia trong nước và quốc tế trong tiếp cận và chia sẻ tri thức. Trường đại học Mở Hà Nội tiếp tục giá trị cốt lõi đã định là: Tự chủ toàn diện; Công nghệ hiện đại; Dịch vụ hoàn hảo; Kết nối rộng mở.Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Viện đại học Mở Hà Nội.
https://nhandan.vn/post-339976.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [] }
20 nghìn bạn nhỏ tham gia Sân chơi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới"
NDO -Sau 4 tháng triển khai đã có tới gần 15 nghìn tác phẩm tranh tài tại Sân chơi "Thiếu nhi Việt Nam- Vươn ra thế giới", tự tin thi đua học tập, phát triển năng lực, hoàn thiện bản thân, trau dồi kỹ năng sử dụng tiếng Anh.
Sân chơi là hoạt động nhằm cụ thể hóa Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” và Đề án “Nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022-2030” của Thủ tướng Chính phủ, doHội đồng Đội Trung ươngphối hợp các đơn vị liên quan tổ chức.Ngoài ra, Sân chơi còn nhằm tạo điều kiện để các em chủ động nâng cao hiểu biết xã hội, tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước. Từ đó, giúp các em tham gia hội nhập, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.Tin liên quanXây dựng kho học liệu môn Tiếng Anh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018Đối với tổ chức Đội, đây là dịp tăng cường sự phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong hỗ trợ, đồng hành, tạo môi trường để thiếu nhi thi đua học tập, phát triển năng lực, tự hoàn thiện bản thân, trau dồi kỹ năng sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt và vui chơi giải trí.Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Lê Anh Quân, sau hơn 4 tháng triển khai, Sân chơi đã nhận được gần 15 nghìn tác phẩm tham gia, với gần 20 nghìnthiếu nhiđăng ký vòng tranh tài trực tuyến.Sau 4 tháng triển khai, đã có 20 nghìn thiếu nhi đăng ký, 15 nghìn tác phẩm tham gia Sân chơi.Ban tổ chức đã chọn ra 100 đội tuyển thí sinh tiêu biểu của cả nước để triển khai vòng bán kết, diễn ra từ ngày 17/5 đến 10/6 tới đây tại Thủ đô Hà Nội, các tỉnh: Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu và các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.Trong đó, vòng bán kết diễn ra ởThành phố Hồ Chí Minhsáng 17/5 ghi nhận 10 đội tuyển tranh tài. Kết quả, Trường tiểu học Tân Tiến (huyện Củ Chi) đã giành ngôi đầu. Ban tổ chức cũng đã trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích tặng các đội tuyển còn lại.
https://nhandan.vn/20-nghin-ban-nho-tham-gia-san-choi-thieu-nhi-viet-nam-vuon-ra-the-gioi-post809899.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Hội đồng Đội Trung ương", "thiếu nhi", "ngoại ngữ", "Vươn ra thế giới", "thiếu nhi Việt Nam", "hoàn thiện bản thân" ] }
Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Nhà giáo họp phiên đầu tiên
NDO -Sáng 11/8, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Nhà giáo họp phiên đầu tiên. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đến thời điểm này, các thủ tục hành chính cho việctổ chức biên soạnLuật Nhà giáo cơ bản đã hoàn tất. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập, nhóm chuyên gia… Về chuyên môn, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã hoàn thiện dự thảo đề cương chi tiết của Luật Nhà giáo và đang dự kiến về tiến độ xây dựng Luật Nhà giáo.Tại phiên họp, theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Kim Sơn, các thành viên Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ; thống nhất phương pháp, cách thức tổ chức, quy trình thực hiện nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng dự án Luật Nhà giáo theo yêu cầu đặt ra.Các thành viên Ban chỉ đạo cũng thảo luận, cho ý kiến về kế hoạch triển khai, phối hợp trong quá trình thực hiện dự án Luật.Trước đó, tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 6, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ thống nhất thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo, các chính sách dự kiến đưa vào nội dung của Luật.Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiến hành công việc, bảo đảm tiến độ thông qua Chính phủ vào tháng 3/2024 và trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
https://nhandan.vn/ban-chi-dao-xay-dung-luat-nha-giao-hop-phien-dau-tien-post766865.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Luật Nhà giáo", "dự thảo Luật", "Cục Nhà giáo", "xây dựng luật" ] }
Học sinh và sinh viên Thủ đô giành trọn 2 giải Nhất Hội thi Olympic tiếng Anh lần thứ 5
NDO -Năm nay, Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ 5 thu hút hơn 600 nghìn thí sinh từ gần 2.750 trường đại học, cao đẳng, học viện, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên cả nước (tăng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái).
Hội thi được tổ chức trên quy mô cả nước, dành cho 2 đối tượng học sinh và sinh viên với 3 vòng sơ loại, chung kết toàn quốc trực tuyến và chung kết toàn quốc trực tiếp, diễn ra từ ngày 17/4 đến 28/12.Với việc bàn giao công cụ thi cho các tỉnh, thành đoàn chủ động về thời gian, hình thức thi vòng loại, vòng thi cấp tỉnh và tối ưu hóa hình thức sử dụng, giao diện và hướng dẫn, Hội thi năm nay ghi nhận sự hưởng ứng mạnh mẽ từ thí sinh cả nước.Cụ thể, đã có hơn 600 nghìn bạn trẻ từ gần 2.750 trường đại học, cao đẳng, học viện, trung học phổ thông,trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyêntrên cả nước tham gia thi. Qua đây, các thí sinh đã hoàn thành hơn 1,4 triệu lượt thi, trả lời tổng cộng hơn 35 triệu câu hỏi.Tin liên quanThí sinh Viettel về nhất cuộc thi Olympic tiếng Anh cán bộ trẻKết thúc phần thi trực tuyến, Ban tổ chức Hội thi đã tìm ra được 10 thí sinh bảng học sinh có tổng điểm cao nhất để triển khai vòng chung kết toàn quốc trực tiếp vào ngày 27/12. Tương tự, 10 thí sinh bảng sinh viên tổng điểm cao nhất đã bước vào tranh tài trong buổi chiều 28/12 tại Thủ đô Hà Nội.Sau nhiều phần thi gay cấn và sôi nổi ở mỗi bảng, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng; 2 giải Nhì, mỗi giải 6 triệu đồng; 2 giải Ba, mỗi giải 4 triệu đồng; 5 giải Khuyến khích, mỗi giải 2 triệu đồng. Tất cả các giải thưởng đều kèm theo Bằng khen củaTrung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Trong đó, thí sinh giành giải Nhất ở bảng học sinh là Lê Ngọc Phương Anh, Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Ngôi đầu của bảng sinh viên đã thuộc về Cao Thùy Trang, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.Các thí sinh bảng sinh viên tranh tài tại vòng chung kết trực tiếp.Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ 5 là hoạt động do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hệ thống Anh ngữ Quốc tế AMES tổ chức nhằm chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, góp phần cụ thể hóa Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025”.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-va-sinh-vien-thu-do-gianh-tron-2-giai-nhat-hoi-thi-olympic-tieng-anh-lan-thu-5-post789582.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Trung ương Đoàn", "Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh sinh viên toàn quốc" ] }
Triển lãm tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ: Lan tỏa tình yêu lịch sử đất nước
NDO -Cẩn thận lưu giữ, giới thiệu từng tác phẩm vềChiến dịch Điện Biên Phủđược các em học sinh tỉ mẩn thực hiện, cô Nguyễn Ngọc Hân, Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Lợi tự hào và xúc động: “Giờ đây, các con đã tiếp cận và yêu mến môn lịch sử theo cách riêng”.
Có dịp ghé thăm Trường trung học cơ sở Lê Lợi (quận Hoàn Kiếm,Hà Nội), mới được tận mắt nhìn thấy những sản phẩm chỉn chu do các bạn học sinh thực hiện trong Cuộc thi tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ mà nhà trường tổ chức.Trước đó vài ngày, đoạt giải Nhất cuộc thi, lớp 6A1 được chọn để tham quanTriển lãm tương tác tranh panoramakỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Trụ sở Báo Nhân Dân. Tại đây, nhiều học sinh trong lớp không khỏi trầm trồ khi nhìn thấy bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ khổ lớn - một tác phẩm được xây dựng với hơn 4.500 nhân vật do hàng trăm họa sĩ hoàn thiện trong nhiều năm.Cô Nguyễn Ngọc Hân, Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Lợi chia sẻ: “Không phải ngẫu nhiên mà nhà trường lại sắp xếp lớp 6A1 đến dự triển lãm. Lớp này đã thực hiện cuốn nhật ký bằng tranh rất chi tiết với những thông tin và hình ảnh vẽ tay về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cho nên, chúng tôi muốn cho các con đến Báo Nhân Dân để xem trực tiếp và có cái nhìn cụ thể về sự kiện. Từ đó, nhà trường hy vọng các con sẽ có những cảm nhận sâu sắc hơn”.Đảm nhận vai trò ký họa cho tác phẩm, học sinh Ngô Ngọc Diệp bày tỏ sự thích thú khi đứng trước bức tranh panorama khổ lớn. Theo Ngọc Diệp, bức tranh panorama được trưng bày tại khuôn viên Báo Nhân Dân từ ngày 7-12/5 vừa qua, đồ sộ về cả ý tưởng lẫn quy mô thực hiện.Chủ đề: Triển lãm tương tác tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên PhủHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiHuy động gần 7 tỷ đồng thực hiện các công trình, phần việc trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè ở Sơn LaNhiều giáo viên, học sinh ở Bạc Liêu phấn khởi được tặng tranh "Chiến thắng Điện Biên Phủ"Nhớ lại quá trình cùng các bạn thực hiện cuốn nhật ký về Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ngọc Diệp cho hay: “Khi bắt tay vẽ hình ảnh cho cuốn nhật ký, chúng em đã gặp không ít khó khăn khi thể hiện nét mặt và biểu cảm của các chú bộ đội. Trong bức panorama tại triển lãm là hình ảnh về người lính Cụ Hồ đã được khắc họa vô cùng sinh động và tự nhiên. Bên cạnh đó, màu sắc cũng được nhóm họa sĩ chọn lựa rất hài hòa, các chi tiết đều cho thấy sự kỳ công của người vẽ”.Ngọc Diệp và Minh Nguyệt trong lần ghé thămTriển lãm tương tác tranh panoramakỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Trụ sở Báo Nhân Dân.Lần giở từng trang sách, Bùi Minh Nguyệt, người phụ trách nội dung của cuốn nhật ký về Chiến dịch Điện Biên Phủ chia sẻ, thực ra, thông tin chung về toàn chiến dịch khá nhiều trên internet, nhưng không dễ để em tìm được diễn biến chi tiết trong 56 ngày đêm. Sau khi đến Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, lớp đã có sự đối chiếu và bổ sung thông tin về sự kiện lịch sử để hoàn thiện hơn cuốn nhật ký.“Triển lãm đã tái hiện chân thực khung cảnh quân và dân ta anh dũng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Không chỉ bị cuốn hút bởi những trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường, em còn rất ấn tượng bởi lượng thông tin vô cùng đồ sộ và chi tiết đằng sau những mã QR được Báo Nhân Dân thu thập”, Minh Nguyệt cho biết thêm.Những người làm giáo dục vẫn luôn trăn trở để tìm ra phương pháp khơi dậy sự hứng thú của học sinh với các môn xã hội. Họ cũng không ngừng tìm lời giải cho bài toán: dạy lịch sử thế nào để các em cảm thấy thú vị, nhớ lâu và tránh tình trạng học thuộc lòng. Song, việc truyền tải tình yêu lịch sử và để học sinh chủ động tiếp cận môn học theo cách riêng là vô cùng cần thiết.“Đối với bất cứ thế hệ nào, hoạt động giáo dục về môn lịch sử đều vô cùng quan trọng. Bởi hiểu về lịch sử dân tộc cũng thể hiện lòng yêu đất nước. Vì thế, bên cạnh những tiết học ở trường, nhiều học sinh đã chủ động tìm hiểu, trao đổi với giáo viên. Đồng thời, việc tham gia các triển lãm, hoạt động thực tế đã giúp các con nhớ sâu và lâu hơn. Giờ đây, các con đã tiếp cận và yêu mến theo cách riêng”, cô Nguyễn Ngọc Hân, Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Lợi nhận định.Trẻ mầm non, học sinh tiểu học cũng say sưa xem triển lãmTừ 7 giờ rưỡi, 200 bạn nhỏ Trường mầm non Tháng 8 đã nối đuôi nhau từ phố Nhà Chung sang Hàng Trống để đến Trụ sở Báo Nhân Dân xem Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Mỗi lớp có 2 cô giáo chuẩn bị cho các em nhỏ đầu tóc gọn gàng, áo quần chỉnh tề.“Trước khi đi, các cô đã nói cho các con nghe về ý nghĩa và mục đích của buổi tham quan. Đến nơi, lần lượt trải nghiệm hoạt động cắt, dán báo và dạo quanh triển lãm, nhiều bạn đã nhảy cẫng lên vì thích thú. Các con còn thi nhau đếm có bao nhiêu lá cờ Tổ quốc trên bức tranh”, cô Trần Kim Ngọc, giáo viên Trường mầm non Tháng 8 nhớ lại.Cũng trong suốt 6 ngày diễn ra triển lãm, Trường tiểu học Tràng An đã đưa hàng trăm học sinh đến tham quan và trải nghiệm. Theo thầy Vương Viết Hải, Tổng phụ trách Đội nhà trường, hoạt động trên không chỉ giúp học sinh có thêm kiến thức về môn lịch sử mà còn nuôi dưỡng niềm tự hào về những chiến công, sự hy sinh lớn lao của quân và dân ta. Thay vì chỉ chăm chú vào những lý thuyết khô cứng, tiếp cận theo hướng thực tế sẽ giúp môn lịch sử trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/lan-toa-tinh-yeu-ve-lich-su-dat-nuoc-post809169.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Học lịch sử từ thực tế", "Báo Nhân Dân", "Tranh panorama Điện Biên Phủ", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Thực hư vụ “học sinh lớp 1 ngồi nhìn các bạn ăn liên hoan vì mẹ không đóng quỹ”
NDO -Vụ việc “bé lớp 1 phải ngồi nhìn các bạn ăn liên hoan vì mẹ không đóng 100 nghìn đồng tiền quỹ” theo chia sẻ của một phụ huynh trên mạng xã hội vừa qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Chiều 27/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương đã có báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, dù sự việc không như phụ huynh phản ánh, nhưng Sở cho rằng, đây là sự việc rất đáng tiếc và lưu ý các nhà trường cần có biện pháp quản lý phù hợp, tránh để xảy ra các vụ việc tương tự trong thời gian tới.
Chiều 27/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đã tổ chức xác minh thông tin, đề nghị địa phương nơi có phản ánh về vụ việc nói trên báo cáo. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương đã có báo cáo về nội dung, diễn biến sự việc và công tác xử lý của ngành.Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương cho rằng, đây là sự việc đáng tiếc, xảy ra vào thời điểm cuối năm học, nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc chỉ đạo Trường tiểu học Gia Lương làm việc với cha mẹ học sinh để được chia sẻ, thông cảm, tổ chức rút kinh nghiệm chung trong công tác quản lý.Sở Giáo dục và Đào tạo cũng lưu ý các trường trên địa bàn tỉnh cần có biện pháp quản lý phù hợp, tránh để các vụ việc tương tự trong thời gian tới.Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một phụ huynh có con học lớp 1C, Trường tiểu học Gia Lương cho rằng ban phụ huynh lớp và giáo viên chủ nhiệm để con phải ngồi nhìn các bạn ăn liên hoan vì gia đình không đóng quỹ.Chia sẻ này đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong các ý kiến bình luận có cả những ý kiến ý kiến, đánh giá, nhận định mà theo Bộ Giáo dục và Đào tạo là thiếu khách quan, thiếu tính xây dựng đối với ngành giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức xác minh thông tin và đề nghị địa phương nơi xảy ra sự việc báo cáo.Từ báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương cho thấy, sự việc không như phụ huynh phản ánh trênmạng xã hộitrước đó.Theo báo cáo của Trường tiểu học Gia Lương, huyện Gia Lộc, chiều thứ sáu, 24/5, trên cơ sở đề xuất của ban đại diện cha mẹ học sinh và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức liên hoan cuối năm cho học sinh.Trước đó 2 ngày, ban đại diện và giáo viên chủ nhiệm đã gửi thông báo vào nhóm của lớp về việc tổ chức buổi liên hoan này.Căn cứ vào sự đồng thuận của cha mẹ học sinh ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đã thống nhất và quyết định tổ chức liên hoan cho các cháu gồm: bánh kẹo, đùi gà, xúc xích và khoai tây chiên. Với phần ăn đùi gà, xúc xích, khoai tây chiên, ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chuẩn bị 31 suất trên tổng số 32 học sinh của lớp, do gia đình 1 em học sinh không có ý kiến trong nhóm của lớp.Em học sinh tuy không có suất ăn riêng nhưng đã cùng ăn với các bạn. Tuy nhiên, sau buổi liên hoan mẹ của học sinh là chị Vũ Thị Sim đã đăng thông tin trên Facebook cá nhân, cho rằng con mình không được ăn liên hoan mà phải ngồi nhìn các bạn.Hiệu trưởng Trường tiểu học Gia Lương, đại diện phụ huynh học sinh của trường và cô giáo chủ nhiệm lớp đã trực tiếp đến nhà riêng gặp gỡ trao đổi với bà Vũ Thị Sim để hiểu rõ hơn về nội dung sự việc trên và cho biết phụ huynh đã cơ bản nhất trí với giải thích của nhà trường.Nhà trường đã yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc trong toàn trường cũng như với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm bảo đảm không để xảy ra những sự việc tương tự trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/thuc-hu-vu-hoc-sinh-lop-1-ngoi-nhin-cac-ban-an-lien-hoan-vi-me-khong-dong-quy-post811366.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "lớp 1", "mạng xã hội", "xác minh thông tin", "tiểu học Gia Lương", "đại diện phụ huynh", "quản lý giáo dục" ] }
Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024
NDO -Ngày 6/6, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội công bố mức phổ điểmkỳ thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2024. Theo đó, điểm cao nhất của kỳ thi năm 2024 là 129/150; thấp nhất 17/150; điểm trung bình là 76,5/150.
Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 6 đợt tổ chức thi từ ngày 23/3-2/6 tại 19 địa điểm ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.Thống kê, Hà Nội và Nam Định là 2 địa phương có số thí sinh đăng ký nhiều nhất, kế đó lần lượt là Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang… Tổng số lượt đăng ký thi Đánh giá năng lực năm 2024 là 104.575 thí sinh, trong đó 96,2% thí sinh đến dự thi; 21 thí sinh bị kỷ luật do vi phạm Quy chế.Phổ điểm kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội.Theo Trung tâm khảo thí,Đại học Quốc gia Hà Nội, phổ điểm bài thi của 100.633 lượt thi (bao gồm 32,2% thi lần thứ hai) có dạng phân phối chuẩn với trung vị tại 76,0/150. Điểm cao nhất của kỳ thi năm 2024 là 129/150; thấp nhất 17/150; điểm trung bình là 76,5/150; độ lệch chuẩn là 13,3. Ở các mức điểm cách nhau 5 đơn vị (75, 80, 85, 90, 95, 100, 105, 110…) có bước nhảy rõ rệt để phân loại thí sinh phục vụ xét tuyển sinh.Điểm trung bình và trung vị tương đối ổn định trong 3năm trở lại đây mặc dù số lượt thí sinh dự thi HSA tăng khoảng15-25% mỗi năm.Thống kê phân bố của 100.633 lượt thi (bao gồm 32,2% thí sinh thi 2 lượt), tỷ lệ thí sinh đạt trên 110/150 đạt 0,8%; đạt trên 105/150 chiếm 1,9%; trên 100/150 là 4,5%; trên 90/150 đạt 16,0%; từ 80/150 trở lên chiếm 38,6%; từ mức điểm 75/150 đạt 53,0%.Bài thi Đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm ba phần: Phần 1: Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Phần 2: Ngôn ngữ-Văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Phần 3 - Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút). Điểm tổng của bài thi là 150, thời gian làm bài chính thức 195 phút. Cấu trúc bài thi trên được triển khai từ năm 2021 trở lại đây.Hai nữ sinh đạt điểm cao nhất 129/150 là Nguyễn Thanh Ngọc (Trường trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội) và Nguyễn Mai Trúc ( Trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội).
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-cong-bo-pho-diem-ky-thi-danh-gia-nang-luc-nam-2024-post812957.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Kỳ thi đánh giá năng lực", "điểm cao nhất", "Đại học Quốc gia Hà Nội", "phổ điểm kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội" ] }
Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” tại các trường học
NDO -Trong hai ngày 4 và 5/11, tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện với sự tham dự của gần 2.500 em học sinh các trường.
Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, cung cấp các thông tin,bằng chứng lịch sử, pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của người dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.Tại triển lãm, bà Mai Thị Ngọc Ảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam cho biết, triển lãm là cơ hội để đội ngũ giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện tiếp cận những kiến thức, chứng cứ pháp lý lịch sử và những tư liệu rất có giá trị vềHoàng SavàTrường Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam. Qua đó, góp phần bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Ông Nguyễn Lê Thành, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Thuận cho biết, việc tổ chức Triển lãm số là một trong những hoạt động thiết thực trong công tác thông tin, tuyên truyền, đưa thông tin trực tiếp đến với cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường.Báo cáo viên Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cung cấp cho giáo viên học sinh những thông tin liên quan đến biển, đảo Việt Nam.Tại triển lãm, các em học sinh được xem trình chiếu video clip Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”Em Phạm Diệu Hiền, học sinh lớp 11A3, trường Trung học phổ thông Hàm Thuận Nam chia sẻ, trước đây, chúng em cũng có được nghe và giới thiệu về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nhưng chưa được rõ ràng và chi tiết cụ thể nên vẫn cảm thấy chưa hiểu sâu. Hôm nay, Triển lãm số được tổ chức ngay tại trường rất thiết thực và có ý nghĩa đối với học sinh chúng em, những nội dung, tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được trình bày thông qua video clip cũng như qua ứng dụng công nghệ thông tin giúp chúng em được tìm hiểu và tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng.Các em học sinh giao lưu, trả lời các câu hỏi liên quan đến biển, đảo Việt Nam do báo cáo viên Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đưa ra.Em Tô Diệp Danh, lớp 11A1, trường Trung học phổ thông Hàm Thuận Nam bổ sung thêm, triển lãm này, giúp cho học sinh chúng em hiểu rõ hơn về lịch sử quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các thế hệ cha ông chúng ta, để từ đó càng thêm yêu quê hương đất nước, chúng em phải cố gắng, nỗ lực học tập để sau này lớn lên sẽ chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triểnTại các buổi triển lãm, các em học sinh còn được báo cáo viên Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận cung cấp thêm thông tin liên quan đến biển, đảo; tiềm năng và lợi thế của biển, đảo Việt Nam trong phát triển kinh tế biển, những đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông và những vấn đề liên quan đến biển, đảo. Đồng thời giao lưu, trao đổi, giải đáp các câu hỏi liên quan đến biển, đảo Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng.
https://nhandan.vn/trien-lam-so-hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam-tai-cac-truong-hoc-post781118.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam", "“Hoàng Sa", "Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”", "triển lãm", "Bình Thuận" ] }
Xây dựng “sức đề kháng” cho học sinh trước vấn nạn bạo lực học đường
NDO -Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, để ngăn chặn bạo lực học đường, vấn đề cốt lõi là phải xây dựng được văn hóa học đường và trang bị “sức đề kháng” cho học sinh trước những tác động của phim ảnh, mạng xã hội, tin tức tiêu cực, trong đó quan trọng nhất là thầy cô, cha mẹ phải là tấm gương cho các em học theo.
Bạo lực học đường rất đáng lo ngạiTrao đổi với báo chí bên hành langKỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, tình trạng bạo lực học đường vẫn đang diễn ra, nhưng gần đây tính chất, mức độ của các sự việc ngày càng đáng lo ngại hơn, đang có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm.Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Bạo lực học đườnghiện nay không chỉ là vấn đề "động chân, động tay" mà còn bạo lực cả về tinh thần, tức là xúc phạm nhân phẩm của nhau. Đáng lo ngại là học sinh, bè bạn chưa có thái độ rõ ràng, chưa chủ động tích cực tham gia ngăn cản bạo lực.Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạngbạo lực học đườngđáng lo ngại, ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng một phần do tác động của phim ảnh, mạng xã hội. Hiện nay, việc tiếp cận thông tin trên mạng xã hội, internet của học sinh dễ dàng hơn trước. Trên internet có những thông tin tiêu cực, trẻ em rất dễ học theo.Vì vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, cần xây dựng “sức đề kháng” cho các em. Ngoài định hướng cho các em tiếp cận thông tin lành mạnh, hạn chế tiếp xúc thông tin tiêu cực thì cần giúp các em tự phân biệt được cái tốt, cái xấu, từ đó các em sẽ hướng theo cái tốt, cùng tham gia loại bỏ cái xấu.Xây dựng văn hóa học đường là căn cốt, lâu dàiVấn đề căn cốt, lâu dài trong phòng, chống bạo lực học đường là phải xây dựng văn hóa học đường cho học sinh. (Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)Bên cạnh đó, ông Vinh cũng lưu ý cần đề cao tính nêu gương của người lớn và gia đình. Bởi người lớn đã có nhận thức đầy đủ nên trẻ thường học và làm theo người lớn. Chính vì thế, người lớn hành động, suy nghĩ thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em.“Vì thế, tôi cho rằng, người lớn khi có mặt con trẻ phải hành xử mẫu mực, kiềm chế. Đừng để trẻ con tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, hãy để trẻ tiếp xúc với cách ứng xử tích cực”, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.Ông Vinh cũng khẳng định, vấn đề căn cốt, lâu dài là phảixây dựng văn hóa học đườngcho học sinh. Ngoài thời gian ở nhà, nhận sự giáo dục của cha mẹ, ông bà thì phần lớn trẻ hiện nay nhận sự giáo dục của nhà trường. Do đó, việc hình thành văn hóa học đường cho học sinh là giải pháp lâu dài để giảm bớt bạo lực học đường.Tuy nhiên, ông Vinh cũng nêu rõ việc này cần làm lâu dài chứ không thể trong một sớm một chiều mà có thể nhìn thấy kết quả ngay.Chủ đề: Ngăn chặn bạo lực học đườngTỷ lệ học sinh liên quan đến bạo lực gia đình là rất lớnXây dựng “sức đề kháng” cho học sinh trước vấn nạn bạo lực học đườngChủ tịch tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo ngăn chặn nạn bạo lực tại các trường họcVăn hóa học đường nằm trong nội dung mỗi môn học từ bài học tiếng Việt, tiếng Anh hay các môn học khác. Nếu các môn học được thiết kế có tính giáo dục văn hóa cao thì sẽ ảnh hưởng rất tốt đến học sinh.“Có người nói rằng trẻ khi còn nhỏ thì các em có ý thức cao nhưng khi lớn hơn thì giảm dần độ tự giác. Tôi cho rằng, ngoài yếu tố giáo dục thì cần quản lý xã hội nghiêm minh, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật để mọi người đều có ý thức tuân thủ. Có xây, có chống sẽ giúp hành vi, nhận thức mọi người tốt hơn”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chia sẻ.Chủ đề: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVGóp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị ở Việt NamCông bố Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVCông bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông qua
https://nhandan.vn/xay-dung-suc-de-khang-cho-hoc-sinh-truoc-van-nan-bao-luc-hoc-duong-post780258.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Nguyễn Đắc Vinh", "Bạo lực học đường", "Học đường", "văn hóa học đường", "học sinh", "Quốc hội khóa XV" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh 71.000 chỉ tiêu lớp 10 năm học 2024-2025
NDO -Chiều 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bốchỉ tiêu tuyển sinhlớp 10 năm học 2024-2025 của 113 trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố.
Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 hơn 71.000 chỉ tiêu. So vớinăm học 2023-2024, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 giảm khoảng 6.200 chỉ tiêu.Năm nay, toàn thành phố có 19 trường trung học phổ thông tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, 65 trường giảm chỉ tiêu và 29 trường giữ nguyên số lượng chỉ tiêu so với năm học 2023-2024.Trong 65 trường giảm chỉ tiêu, 3 trường giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 là Trường Trung học phổ thông Trần Phú (quận Tân Phú), Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), Trường Trung học phổ thông Hồ Thị Bi (huyện Hóc Môn), mỗi trường giảm khoảng 270 chỉ tiêu.Trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhiều nhất là Trường Trung học phổ thông Long Thới (huyện Nhà Bè) tăng 135 chỉ tiêu.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, đối với Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, sau khi thực hiện Đề án tách trường này thành Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 bổ sung cho Trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa sau.Theo kế hoạch,kỳ thi tuyển sinh lớp 10năm nay của Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/6. Thí sinh dự thi lớp 10 thường dự thi 3 môn là ngữ văn, toán, ngoại ngữ, cả 3 môn đều tính hệ số 1. Thí sinh dự thi lớp 10 chuyên ngoài 3 môn trên sẽ thi thêm bài thi môn chuyên.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-tuyen-sinh-71000-chi-tieu-lop-10-nam-hoc-2024-2025-post805230.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10", "năm học 2024-2025", "113 trường trung học phổ thông công lập", "kỳ thi tuyển sinh lớp 10" ] }
Ưu tiên nguồn lực kiên cố hóa trường, lớp học ở vùng đặc biệt khó khăn
NDO -Ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học ở vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học; tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi… là một trong những nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục dân tộc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, trong năm học này, ngành giáo dục cũng như các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùngđồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Trong đó, ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp học ở vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học, cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi.Tập trung triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 phù hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường dự bị đại học.Bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; quan tâm giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh; đổi mới và tăng cường công tác quản lý giáo dục.Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới, tổ chức lại các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú phù hợp quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương.Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh, việc sắp xếp phải bảo đảm nguyên tắc có lộ trình cụ thể, hợp lý, thuận lợi cho việc học tập của học sinh, gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.Thực hiện các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học, bậc học từ mầm non đến phổ thông đi học đúng độ tuổi; tăng tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số 5 tuổi đi học mẫu giáo, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở; giảm tỷ lệhọc sinh bỏ học, nghỉ học; duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục các cấp học nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Khuyến khích triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp cho học sinh trong cáctrường phổ thông dân tộc nội trúcấp trung học phổ thông…Huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường theo hướng lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn.Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn để đào tạo và công nhận kỹ năng nghề cho học sinh. Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp-dạy nghề truyền thống phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
https://nhandan.vn/uu-tien-nguon-luc-kien-co-hoa-truong-lop-hoc-o-vung-dac-biet-kho-khan-post773288.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Giáo dục dân tộc", "Cơ sở vật chất", "vùng dân tộc thiểu số", "miền núi" ] }
[Infographic] Tiếp tục thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các trường
NDO -Từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá chất lượng dạy và học của các nhà trường đã đạt được thành công về số lượng và chất lượng, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục có giải pháp nâng cao kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thu hẹp hơn nữakhoảng cách chất lượnggiữa các trường trên địa bàn thành phố.
(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)* Những trường có tỷ lệ tốt nghiệp chưa cao hoặc chưa cải thiện tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp có nguyên nhân: Trường có điểm đầu vào lớp 10 thấp; cơ sở vật chất còn hạn chế; ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sự phối hợp gia đình-nhà trường chưa chặt chẽ;…
https://nhandan.vn/infographic-tiep-tuc-thu-hep-khoang-cach-chat-luong-giao-duc-giua-cac-truong-post801967.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "tỷ lệ tốt nghiệp", "kỳ thi tốt nghiệp THPT", "chất lượng dạy học", "trường THPT" ] }
Ngành giáo dục tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học mới
NDO -Chiều 18/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại Hà Nội kết nối tới 63 điểm cầu tỉnh/thành phố.
Dự Hội nghị có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Tuyên giáo Trung ương; các Ủy ban của Quốc hội; các bộ, ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.Tại điểm cầu các tỉnh/thành phố có sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các sở, ngành, cơ quan địa phương; các đơn vị cấp huyện; các cơ sở giáo dục.Đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2022-2023 là một năm học nhiều khó khăn và thách thức với ngành giáo dục, khi vừa phải tiếp tục cùng với cả nước khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19, vừa phải củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; là năm học đầu tiên ngành giáo dục triển khai tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3 và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp trung học phổ thông.Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: TRẦN HẢI)Đây cũng là năm học đánh dấu 10 năm toàn ngành triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đồng thời cũng là thời điểm triển khai thực hiện đánh giá việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 phục vụ công tác giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Toàn ngành giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2022-2023, trong đó có nhiều kết quả tích cực."Được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương; sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân; đặc biệt là quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sự cố gắng, nỗ lực của các em học sinh, sinh viên, học viên, toàn ngành giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2022-2023, trong đó có nhiều kết quả tích cực" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.Theo Bộ trưởng, ngành giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết 29. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tiếp tục được củng cố, duy trì với các chỉ tiêu thành phần được nâng cao.Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, thí sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao. Tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2023 bảo đảm nghiêm túc và an toàn; kết quả thi bảo đảm khách quan để xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh.Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng; tình trạng thừa, thiếu giáo viên đã có thêm giải pháp khắc phục. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào chiều sâu, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định. Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh.Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023 vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế như: tình trạngthiếu giáo viên; tình trạng thiếu trường lớp, quá tải tại các trường học tại các thành phố lớn, các khu đông dân cư; công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh còn chưa thực sự hiệu quả; tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong dư luận; và vẫn còn đầy thách thức, nhiều khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục trong thời gian sắp tới.Tại Hội nghị, việc triển khai nhiệm vụ năm học trong năm vừa qua được đánh giá toàn diện, những giải pháp khắc phục những vấn đề còn bất cập và các nhiệm vụ lớn để thực hiện thành công kế hoạch năm học và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 của ngành giáo dục và đào tạo; các đại biểu thảo luận, đánh giá về những kết quả, cũng như những tồn tại, hạn chế, bất cập của ngành giáo dục trong năm học vừa qua; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đã làm được của địa phương và trên cơ sở đó tham góp các giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học tới.
https://nhandan.vn/nganh-giao-duc-tong-ket-nam-hoc-2022-2023-trien-khai-nhiem-vu-nam-hoc-moi-post768047.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "năm học 2022-2023", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Ra mắt mạng lưới khởi nghiệp gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng sinh viên
NDO -Trong 2 ngày 13 và 14/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới các câu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số miền nam (Hub Network HCMC) phối hợp Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (SC TDTU) tổ chức chương trình Hub Forum, với chủ đề “Leading in Emerging Techs”.
Tiếp nối thành công qua các lần tổ chức trước đây, năm 2024, Hub Forum thu hút hơn 200 nghìn lượt tiếp cận thông qua các kênh truyền thông online và hơn 400 đại biểu tham dự trực tiếp từ các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng sinh viên các trường đại học lớn tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Chương trình tập trung vào các thảo luận, phát biểu từ nhiều diễn giả hàng đầu trong ngành như: Shark Minh Beta, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Beta Group; bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Mạng lưới Đầu tư thiên thần Đông Nam Á, cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng, chuyên gia từ hàng loạt lĩnh vực khác nhau.Các diễn giả trình bày tham luận tại chương trình.Các chủ đề được tranh luận tại chương trình xoay quanh vấn đề khủng hoảng toàn cầu,cơ hội trong khởi nghiệp, cẩm nang phát triển bản thân, tư duy khởi nghiệp, công nghệ AI, mô hình kinh doanh xanh, blockchain...Tin liên quanHoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về khởi nghiệp sáng tạoTại chương trình đã diễn ra lễ ra mắt Mạng lướiCâu lạc bộ Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh với 7 thành viên: Câu lạc bộ Khởi nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng (Trường Đại học Tôn Đức Thắng); Câu lạc bộ Sinh viên khởi nghiệp Dynamic UEH (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh); Cộng đồng khởi nghiệp trẻ Ehub FTU2 (Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2); Câu lạc bộ Flaghip Start-up Club (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Câu lạc bộ Khởi nghiệp SSE (Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh); Câu lạc bộ Fulbright Business Club (Trường Đại học Fulbright Việt Nam); Câu lạc bộ Khởi nghiệp FIC (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh).Đồng chí Trần Quang Hưng giới thiệu nền tảng Uni Hub.Dịp này, đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Chủ tịch Hub Network Việt Nam đã giới thiệu nền tảng Uni Hub, với mục tiêu hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, quản lý sự kiện của các câu lạc bộ thành viên.
https://nhandan.vn/ra-mat-mang-luoi-khoi-nghiep-gan-voi-chuyen-doi-so-trong-cong-dong-sinh-vien-post804675.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "Khởi nghiệp", "Sinh viên", "cơ hội khởi nghiệp cho sinh viên" ] }
Hơn 95.000 thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Sáng 7/4, hơn 95.500 thí sinh bước vàokỳ thi đánh giá năng lựcđợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kỳ thi được đánh giá có số lượng thí sinh tham gia nhiều nhất từ trước đến nay.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương cósố thí sinh đăng ký nhiều nhất, với hơn 40 nghìn thí sinh. Kế tiếp là Bình Định gần 5.500 thí sinh; Đồng Nai 4.890 thí sinh; Đà Nẵng gần 4.700 thí sinh.Đợt thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 có 90 điểm thi, với gần 3.000 phòng thi, tổng số cán bộ coi thi gần 7.000 người. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có số điểm thi nhiều nhất với 30 điểm thi, với gần 1.180 phòng thi.Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực củaĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhđược tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố, gồm 21 địa phương như năm 2023 là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, và mở rộng thêm 3 địa phương là Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.Dự kiến, kết quả đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 15/4 này.Đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến được tổ chức vào ngày 2/6 tại 12 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang.Các thí sinh xem danh sách trước khi bước vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại cơ sở 5, Trường đại học Lạc Hồng, tỉnh Đồng Nai.Thí sinh có thể tham gia dự thi đợt 1, đợt 2, hay cả 2 đợt để tăng cơ hội trúng tuyển.Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề...Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.
https://nhandan.vn/hon-95000-thi-sinh-thi-danh-gia-nang-luc-dot-1-dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-post803515.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:05", "tags": [ "kỳ thi đánh giá năng lực", "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "cấu trúc bài thi đánh giá năng lực", "đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực" ] }
Truyền cảm hứng, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần, khát vọng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
NDO -Sáng 12/5, tại Trường Đại học Cần Thơ,Thủ tướng Phạm Minh ChínhdựNgày hội Khởi nghiệp Quốc giacủa học sinh, sinh viên (SV-Startup) lần thứ VI do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức.
Cùng dự có Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Ngày hội nằm trong khuôn khổ các hoạt động tiếp tục triển khai Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.Sự kiện được tổ chức với mục đích thúc đẩy sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục phổ thông trong công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, đồng thời khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khát vọng lập thân, lập nghiệp, giúp học sinh, sinh viên thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm, tạo môi trường học đi đôi với hành trong các cơ sở giáo dục.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại sự kiện.Tại đây, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên có tính khả thi cao cũng sẽ được tuyển chọn để tiếp tục hỗ trợ, ươm tạo, thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp; kết nối các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.Sau 6 năm triển khai với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành giáo dục. Các kết quả của Đề án đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.100% các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. 90% học sinh trung học phổ thông, sinh viên đại học, cao đẳng được tuyên truyền, giáo dục, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp.Số lượng các cơ sở giáo dục đại học đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn tăng từ 30% cuối năm 2020 lên 48% cơ sở đào tạo vào cuối năm 2023, với tối thiểu 1 tín chỉ/môn học. Có 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp.Đến nay, mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo trong cả nước đã được hình thành. Có 60% các trường đã thành lập được các câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của các cơ sở đào tạo.Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay các đại biểu tham dự sự kiện.Có 110 cơ sở đào tạo đã bố trí được các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên tăng 20 cơ sở đào tạo so với năm 2023. Có khoảng 50 cơ sở đào tạo đã thành lập trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, tăng 5 cơ sở đào tạo so với năm 2023, trong đó có hơn 10 trung tâm thực hiện việc ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp của sinh viên.Đến năm 2023, có 9 cơ sở đào tạo đã thành lập được các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, trong đó đa phần là để hỗ trợ các hoạt động ươm tạo, sản xuất thử nghiệm; có nhiều doanh nghiệp đồng hành triển khai các nhiệm vụ giải pháp của Đề án 1665 giai đoạn từ năm 2022-2025.Sau 6 năm tổ chức, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” đã nhận được 1.924 dự án đến từ các cơ sở đào tạo và hơn 1.111 dự án đến từ các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trong toàn quốc. 70% các dự án đã có sản phẩm và 30% dự án là ý tưởng hoặc sản phẩm đang ở mức sản xuất thử. Chất lượng của các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp cũng ngày càng tốt hơn, được các doanh nghiệp đánh giá cao hơn.Trong số các dự án đoạt giải của cuộc thi, đã có những dự án nhận được đầu tư từ Nhà nước và đã được đưa vào triển khai sản xuất tại một số địa phương. Đặc biệt, tinh thần khởi nghiệp được lan tỏa rộng rãi trong toàn quốc, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.Tại sự kiện, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi - Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội báo cáo một số kết quả thực hiện Đề án 1665 và Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bùi Quang Huy báo cáo kết quả triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; em Nguyễn Thị Hoài Ni - học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Văn Giàu (Thành phố Hồ Chí Minh) là thành viên của dự án “Bioplastic - Sản xuất nhựa sinh học từ khoai lang, bã mía, bã cà phê” chia sẻ về khát vọng khởi nghiệp; Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ Trần Trung Tính đã trình bày các kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan các giải pháp để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của sinh viên phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, nhất là có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp…Phát biểu ý kiến tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là một động lực và nguồn lực quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia; muốn có khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thì phải có con người đổi mới sáng tạo; khởi nghiệp cần sự đam mê, quyết tâm, lòng kiên trì và sự dũng cảm vượt qua chông gai, thử thách để hướng tới thành công.Thủ tướng nêu rõ, nhìn lại lịch sử của cách mạng Việt Nam, với quan điểm “dân giàu thì nước mạnh”, tinh thần khởi nghiệp đã được Bác Hồ kính yêu nhắc đến từ rất sớm; trong Thư gửi các giới Công Thương Việt Nam ngày 13/10/1945, Bác viết: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.Thấm nhuần tư tưởng đó của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.Trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp đã lan tỏa rộng khắp, từ thành phố đến nông thôn và đến tận các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Tinh thần doanh nhân, khát vọng khởi nghiệp khởi sắc ở hầu hết các tầng lớp, thế hệ người dân, nhất là trong giới trẻ. Để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” bằng Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 (Đề án 1665)Theo tinh thần Đề án 1665, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên được tổ chức hằng năm từ năm 2018 đến nay đã thực sự trở thành sân chơi trí tuệ, nơi hình thành các ý tưởng, những nghiên cứu khoa học giá trị nhằm thúc đẩy khát vọng khởi nghiệp của giới trẻ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.Chúng ta rất vui mừng, qua hơn 6 năm thực hiện, Đề án 1665 đã đạt được những kết quả quan trọng:Trong giai đoạn 2018-2023, Đề án đạt được hầu hết các mục tiêu: 100% các đại học, học viện, trường (đại học, cao đẳng, trung cấp) có kế hoạch triển khai hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; 90% học sinh, sinh viên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; Tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp sau khoảng 5 năm tốt nghiệp khoảng 8%. Đã thu hút được gần hơn 3.000 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và hơn 4.000 ý tưởng, dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm một gian trình bày ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên.Một số dự án đã được đầu tư thành công như Dự án “Bê tông xanh thân thiện với môi trường” của nhóm sinh viên Trường Đại học Mỏ địa chất ; hay Dự án “Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ quả sơn tra (táo mèo)” của nhóm các học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Nhật Duật, tỉnh Yên Bái… Đến hết năm 2023, đã có 110 không gian làm việc chung dành cho khởi nghiệp trong các trường đại học; có hơn 120 trường đại học đã đưa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành một môn học bắt buộc hoặc tự chọn; có 10 cơ sở đào tạo đã bố trí được các Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.Tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã tổ chức hơn 3.000 cuộc thi ý tưởng sáng tạo, thu hút gần 370 nghìn lượt thanh niên tham gia với gần 14 nghìn ý tưởng khởi nghiệp; hỗ trợ gần 16 nghìn dự án với tổng kinh phí gần 700 tỷ đồng. Việc kết nối các chủ thể hỗ trợ khởi nghiệp trong toàn hệ sinh thái đã có những chuyển biến cơ bản; đã xây dựng được mạng lưới Kết nối Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng.Đặc biệt, chúng ta tự hào có nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đã đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học ở trong nước, nước ngoài và được tuyển dụng làm việc tại các tập đoàn, công ty công nghệ lớn của thế giới như Facebook, Space X, Google, Quora…Chúng ta vui mừng ngày hội là tôn vinh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, là văn hóa rất văn minh, khoa học, thực tiễn. Có thể nói, tinh thần khởi nghiệp, phong trào khởi nghiệp, kết quả khởi nghiệp đã và đang đóng tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả tích cực về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong học sinh sinh viên, thanh niên Việt Nam thời gian qua, đóng góp vào thành công chung của cả nước; hoan nghênh Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo tổ chức tốt Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên hằng năm từ năm 2018 đến nay. Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, hệ sinh thái khởi nghiệp của chúng ta vẫn còn những hạn chế, bất cập.Thủ tướng nêu rõ, trong một thế giới liên tục thay đổi với những thành tựu đột phá về khoa học công nghệ, nhiều ngành, lĩnh vực mới nổi đang thu hút sự quan tâm, đầu tư trên toàn cầu như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), hydrogen…Đây là thách thức, nhưng cũng chính là cơ hội, nếu chúng ta khai thác tốt các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, của từng ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương và của nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ (nhất là trí thông minh, sự nỗ lực, kiên trì, bền bỉ, tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên, sự quyết tâm cao và sự chủ động, thích ứng linh hoạt trước sự biến động của tình hình).Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại sự kiệnVề định hướng, mục tiêu, Thủ tướng nêu rõ, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 khẳng định, phát triển nguồn nhân lực gắn với khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong 3 đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu cho phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới; là một động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như của từng ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương và doanh nghiệp.Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để tăng trưởng kinh tế” và “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là một yếu tố nền tảng của chuyển đổi số và chuyển đổi xanh - hai yếu tố quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi Cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt quan trọng đối với nước ta hiện nay.Đề án 1665 đề ra mục tiêu: “Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp”.Để hoạt động khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên phát triển đột phá, thực sự trở thành phong trào rộng khắp trên cả nước, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự hỗ trợ của nhân dân, doanh nghiệp; với những cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể, phù hợp, thiết thực, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài.Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cấp, các ngành, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt đồng bộ, hiệu quả“1 Đẩy mạnh; 2 Tăng cường; 3 Kết nối; 4 Tập trung; 5 Khuyến khích”:“1 Đẩy mạnh”là: Đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chính sách hiện hành; đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo môi trường, điều kiện, cơ sở pháp lý thuận lợi để thanh niên, học sinh, sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.“2 Tăng cường”gồm: Tăng cường liên kết giữa các trường đại học, trường cao đẳng với các trung tâm nghiên cứu có đầy đủ trang thiết bị hiện đại giúp học sinh, sinh viên có thể nghiên cứu, tạo nên những sản phẩm mẫu, tạo sự gắn kết giữa các nhóm ngành nghề thông qua sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, điều phối viên.Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên. Phân bổ nguồn lực hợp lý giữa các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai các hoạt động khởi nghiệp. Lưu ý tránh tình trạng có Bộ ôm quá nhiều việc, quá nhiều kinh phí, trong khi có Bộ không có nguồn lực, kinh phí để triển khai.“3 Kết nối”gồm: Kết nối các Trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các Trung tâm khởi nghiệp tại các địa phương, hình thành mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia. Yêu cầu kịp thời hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp khai thác cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sẵn có tại các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Kết nối nhà trường và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.Kết nối các địa phương với các trường đại học trong việc đặt hàng, giao nhiệm vụ phát triển các dự án khởi nghiệp trên tinh thần giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương.Kết nối giáo dục khởi nghiệp từ phổ thông lên các bậc học cao hơn thành những nội dung, chương trình xuyên suốt.“4 Tập trung”gồm: Tập trung nâng cao tinh thần đổi mới sáng tạo trong ngành giáo dục, trong đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên; đổi mới từ cách nghĩ cách làm đến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy. Tập trung đề xuất, hình thành và phát triển các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Tập trung đề xuất xây dựng sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, thanh niên với các doanh nghiệp; có cơ chế bảo đảm các ý tưởng dự án được bảo hộ tránh việc mất bản quyền. Tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng, lưu ý:Sớm hoàn thành việc thúc đẩy phát triển các trung tâm ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo.Sớm hoàn thiện ban hành hướng dẫn việc thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quỹ cộng đồng, quỹ quyên tặng.Các địa phương sớm thí điểm xây dựng hướng dẫn tạo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo triển khai các mô hình khởi nghiệp, các mô hình sinh kế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các vùng, địa phương và cả nước.Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ phát biểu ý kiến tại sự kiện.“5 Khuyến khích”gồm:Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị sử dụng các sản phẩm được hình thành từ các dự án khởi nghiệp.Khuyến khích doanh nghiệp phối hợp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp.Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng không gian trải nghiệm, không gian sáng tạo khởi nghiệp dùng chung cho các cơ sở giáo dục, gắn việc học đi đôi với hành, tránh tình trạng học trải nghiệm không có nội dung, phương pháp làm giảm hiệu quả công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm.Khuyến khích học sinh, sinh viên, giảng viên tích cực tham gia các hoạt động khởi nghiệp và để thúc đẩy thương mại hóa được các sản phẩm nghiên cứu.Khuyến khích cán bộ giảng viên, đoàn viên thanh niên tích cực chủ động đổi mới sáng tạo, có cách nghĩ mới, cách làm mới; tham gia các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng.Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Triển khai sâu rộng chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”, nhất là khởi nghiệp sáng tạo. Trọng tâm là phát triển năng lực khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam, tham gia kiến tạo môi trường hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phát triển đất nước trên cơ sở khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp, trong đó tập trung đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, học sinh, sinh viên; triển khai hiệu quả phong trào học tập ngoại ngữ, tin học, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.Đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục phổ thông, Thủ tướng yêu cầu:Tổ chức triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đã ban hành; chủ động bố trí nguồn lực sớm xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp. Xây dựng cơ chế phối hợp với doanh nghiệp để hình thành các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp trong nhà trường. Hỗ trợ cán bộ, giảng viên đăng ký sở hữu bằng độc quyền sáng chế; có giải pháp hỗ trợ thúc đẩy việc thành lập doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khoa học công nghệ nhằm khai thác, hoàn thiện và thương mại hóa sản phẩm.Chủ động liên kết với tổ chức, cá nhân thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ của cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Phát triển mạng lưới khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, mạng lưới chuyên gia, cố vấn, tư vấn hỗ trợ các khóa huấn luyện, đào tạo, các tổ chức thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, quỹ hỗ trợ vốn đầu tư mạo hiểm; kết nối với mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.Đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn, có nguyên vật liệu để sản xuất thử nghiệm; thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ngay trong trường đại học, các cơ sở giáo dục đào tạo.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm một gian hàng trình bày ý tưởng khởi nghiệp.Cung cấp cho giáo viên, học sinh, sinh viên các thông tin về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp; các tư liệu, tài liệu, hình ảnh, công cụ đánh giá năng lực, năng khiếu của học sinh, nội dung chương trình thực hành, trải nghiệm tại doanh nghiệp, tài liệu tuyên truyền, giáo dục về đổi mới sáng tạo, giáo dục khởi nghiệp.Chủ động ban hành, tham mưu ban hành các cơ chế phối hợp với doanh nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên.Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên gắn với nội dung, chương trình được định hướng cụ thể thông qua các việc học, trải nghiệm ngay tại các doanh nghiệp, tại nhà máy, xí nghiệp, bảo đảm học đi đôi với hành; lưu ý tránh việc biến tướng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.Đối với các cháu học sinh, sinh viên, Thủ tướng chia sẻ: Các cháu chính là những chủ nhân tương lai của đất nước! Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng căn dặn: “Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”.Các cháu hãy noi theo những tấm gương sáng của các thế hệ đi trước; luôn chăm chỉ, chuyên cần, cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt; giữ vững niềm tin, làm tròn trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Hãy sống một cuộc sống tràn đầy đam mê, hoài bão, khát vọng vươn lên, ý chí lập thân, lập nghiệp.Các cháu hãy luôn mang trong mình tinh thần quyết tâm: “Nuôi dưỡng ý tưởng; thổi bùng đam mê; quyết tâm, kiên trì; đương đầu thách thức - lập nghiệp thành công”, đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước thân yêu ngày càng văn minh, giàu đẹp.Thủ tướng nhấn mạnh, với truyền thống yêu nước, với lịch sử nghìn năm văn hiến của dân tộc ta; với một thế hệ trẻ tràn đầy nhiệt huyết, năng động, sáng tạo hôm nay, chúng ta tin tưởng rằng những đam mê, ước mơ, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, chắp cánh và trở thành hiện thực, để đất nước ta có những người chủ nhân thực sự siêng năng, tài giỏi, luôn sống, học tập, làm việc cống hiến hết mình, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng; nhân dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc; sớm hiện thực hoá được sứ mệnh đưa dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu, như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.* Trước giờ khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm một số gian hàng trình bày ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên một số trường đại học.
https://nhandan.vn/truyen-cam-hung-thuc-day-manh-me-tinh-than-khat-vong-khoi-nghiep-cho-hoc-sinh-sinh-vien-post808957.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính", "học sinh", "sinh viên", "khởi nghiệp", "tinh thần khởi nghiệp" ] }
Đà Nẵng sẵn sàng cho Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13
NDO -Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2024 sẽ diễn ra tại thành phốĐà Nẵngtrong 10 ngày từ 31/5 đến 9/6. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho sự kiện này đã và đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng kiểm tra, rà soát, bảo đảm đúng kế hoạch đề ra.
Sáng nay (22/3), Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về công tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2024.Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, thành phố Đà Nẵng xác định đây là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, thời gian qua, Ủy ban nhân dân thành phố và các sở, ban, ngành đã phối hợp đoàn công tác của Bộ triển khai các công việc chuẩn bị cho đại hội như: kiểm tra các địa điểm, thiết bị phục vụ tổ chức thi đấu 6 môn thể thao của đại hội; khảo sát nơi ở cho các đoàn tham gia đại hội; kịch bản tổ chức lễ khai mạc, bế mạc.Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản, Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm, thiết bị tập luyện và thi đấu, công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, công tác hậu cần… để bảo đảm cho đại hội diễn ra thành công.Thành phố đã chủ động xây dựng các phương án để chủ động trong việc tổ chức lưu trú đối với các đoàn vận động viên tham dự đại hội.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Chí Cường, tuy Đà Nẵng không thiếu phòng lưu trú, nhưng để đáp ứng điều kiện về an ninh, tổ chức đưa đón vận động viên đến các điểm thi đấu thì khách sạn buộc phải ở những khu vực không quá xa trung tâm. Chính vì vậy, thành phố đã chỉ đạo Sở Du lịch đã làm việc với các khách sạn, đề nghị hỗ trợ về giá thuê phòng, tạo điều kiện tốt nhất cho Đại hội.Đến thời điểm hiện tại, thành phố Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng vềcơ sở vật chất cho Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13. (Ảnh: ANH ĐÀO)Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cảm ơn và đánh giá cao tinh thần chia sẻ, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các bộ, ngành liên quan và rất mong được tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ để mọi việc được vận hành một cách tốt nhất.Sự kiệnĐại hội Thể thao học sinh Đông Nam Álần thứ 13 năm 2024 diễn ra sát với thời gian thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì vậy, Bộ và địa phương cần có sự tính toán, xây dựng kế hoạch tổ chức để không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch cũng như các hoạt động khác của thành phố và phải bảo đảm các kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.“Sự kiện Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á tuy có số lượng các đoàn không quá lớn, chỉ khoảng 1.500 vận động viên. Nếu tính cả số người đi kèm là khoảng 3.000 người. Tuy nhiên, công tác tổ chức lại có tính phức tạp cao vì vận động viên đang lứa tuổi học sinh, có sự đa dạng về văn hóa nên khâu bảo đảm an ninh, an toàn và công tác hỗ trợ, hướng dẫn phải được đặt lên hàng đầu”, Bộ trưởng lưu ý.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phốĐà NẵngLê Trung Chinh khẳng định, việc tổ chức thành công Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á có ý nghĩa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa cùng những thành tựu về mọi mặt của Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.Qua đó, giới thiệu với học sinh Đông Nam Á về giáo dục Việt Nam, phong trào giáo dục thể chất, thể thao trường học và tạo điều kiện cho học sinh Việt Nam hội nhập trình độ thể thao học sinh khu vực. Chính vì vậy, Đà Nẵng xác định triển khai tốt nhất những phần việc chủ trì, chủ động kết nối các phần việc phối hợp.Đại hội sẽ tổ chức từ 31/5 đến 9/6/2024 tại thành phố Đà Nẵng với sự tham gia của 10 quốc gia đến từ Đông Nam Á. Với khẩu hiệu “Kết nối cùng tỏa sáng” - đại hội là sự kết nối của học sinh các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, là nơi để các em cùng tỏa sáng tài năng thể thao và tinh thần đoàn kết vì một thế hệ Đông Nam Á hội nhập và phát triển. Biểu tượng của Đại hội lần này là hình mắt rồng, Linh vật Đại hội là hình con voọc chà vá chân nâu. Chương trình thi đấu Đại hội gồm 6 môn: điền kinh, bơi lội, bóng rổ, cầu lông, Vovinam, Pencak-Silat với 107 nội dung.Được biết, nguồn kinh phí để tổ chức Đại hội được phân bổ theo hướng dẫn tại Công văn số 4930/UBND-STC ngày 11/9/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố.Theo đó, các đơn vị rà soát lại kinh phí, tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có và các công trình đã được đầu tư bảo đảm yêu cầu về chuyên môn để phục vụ Đại hội; không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động Đại hội, rà soát các nội dung chi không được trùng lặp nội dung chi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Kinh phí của thành phố Đà Nẵng để tổ chức Đại hội dự kiến hơn 7,4 tỷ đồng; Kinh phí của Trung ương hơn 3,1 tỷ đồng.
https://nhandan.vn/da-nang-san-sang-cho-dai-hoi-the-thao-hoc-sinh-dong-nam-a-lan-thu-13-post801081.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á", "thể thao", "sự kiện quan trọng", "Cung thể thao Tiên Sơn" ] }
Tăng cường kỹ năng lãnh đạo với chuyến học tập thực tế tại Perth, Australia
NDO -Đoàn lãnh đạo của khu vực công Việt Nam đang tham gia khóa học ngắn hạn "Chứng chỉ lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế" đã khai giảng ngày 12/10 vừa qua tại Hà Nội, vừa trở về sau chuyến thăm và học tập thực tế một tuần tại Australia.
Quan hệ hợp tác giữaAustralia và Việt Namđược đẩy mạnh phát triển thông qua việc thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược giữa các tổ chức và cá nhân, nhằm tăng cường hiệu quả của quản lý và lãnh đạo trong khu vực công và phát triển kinh tế xã hội bền vững, đồng thời hỗ trợ Việt Nam đối phó tốt hơn với những thách thức trong tương lai.Tin liên quanTrung tâm Việt-Úc (VAC) chia sẻ kiến thức lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tếTrong vòng 1 tuần từ ngày 20/11, các học viên đã có chuyến học tập thực tế tại Perth, Australia. Đây là dịp để đoàn học viên trải nghiệm những phương pháp giảng dạy và học tập tốt nhất của Australia bằng nhiều hình thức tương tác, phù hợp môi trường và kinh nghiệm làm việc của các nhà lãnh đạo cấp cao. Chương trình cung cấp cái nhìn tổng quan về nhiều khía cạnh cốt lõi trong phương pháp lãnh đạo tích cực; những cân nhắc trong việc thiết kế chính sách, cân nhắc về nơi làm việc lành mạnh và bao trùm hiện đại, cũng như vai trò củaphát triển bền vữngtrong chính phủ và dịch vụ công.Đoàn học viên thăm quan Tòa nhà Quốc hội của bang Tây Australia. (Ảnh: Đại học Curtin)Trường Đại học Curtin đã chuẩn bị đón tiếp chu đáo đoàn học viên tham gia với hàng loạt hoạt động chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo và hoạt động văn hóa tại thành phố Perth. Trong buổi khai giảng khóa học tại Perth, đoàn rất vinh dự được tiếp đón bởi bà Melissa Goh, Văn phòng đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tại bang Tây Australia (DFAT WA Office); bà Nguyễn Thanh Hà, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth, và Giáo sư Vanessa Chang, Phó Hiệu trưởng, Khoa Kinh doanh và Luật, Đại học Curtin, cùng nhiều giảng viên và các thành viên nhóm đào tạo. Ngay sau đó, đoàn sẽ được gặp gỡ các chuyên gia cố vấn để thảo luận và phát triển các dự án ứng dụng tại nơi làm việc.Các thành viên có cơ hội gặp GS, TS Jeremy Kilburn, Phó hiệu trưởng phụ trách học thuật Đại học Curtin, GS, TS Xiaotian Zhang, GS, TS Vanessa Chang, PGS, TS Amny Tian, và PGS, TS Jane Coffey, để trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo. (Ảnh: Đại học Curtin)Ngoài ra, các học viên còn được trao đổi kiến thức thực tế về cách xây dựng lực lượng lao động và nơi làm việc thoải mái về mặt tinh thần thông qua khả năng lãnh đạo và thiết kế công việc sử dụng công cụ SMART, thảo luận tương tác về sự đa dạng, công bằng, hòa nhập và gắn kết nơi làm việc, sử dụng số liệu trong xây dựng chính sách, và nhiều chủ đề khác. Các phiên thảo luận có sự phối hợp của các chuyên gia chính sách công trong khu vực công và tư nhân tại bang Tây Australia.TS Nguyễn Dũng Anh thay mặt các thành viên Khóa học phát biểu tại buổi lễ khai mạc. (Ảnh: Đại học Curtin)Qua từng lĩnh vực, các học viên sẽ được tương tác và gặp gỡ những chuyên gia uy tín có tầm ảnh hưởng lớn, các chuyến tham quan thực tế, nghiên cứu đề tài, các buổi phản biện và lập kế hoạch, các hoạt động kết nối với các nhà lãnh đạo của Australia và các hoạt động văn hóa.Các học viên sẽ hoàn thiện ý tưởng, kế hoạch cho dự án ứng dụng trong lĩnh vực của mình và sẵn sàng áp dụng thực tế tại Việt Nam. Khóa học tuy ngắn hạn nhưng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cả mong đợi. Các học viên sẽ gặt hái được kiến thức hữu ích đã chia sẻ trong toàn bộ khóa học để phát huy vai trò lãnh đạo cốt lõi ứng dụng vào thực tiễn công việc đang quản lý.Thông qua đó,Trung tâm Việt-Australia (VAC)sẽ tiếp tục tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của Australia, các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng từ Việt Nam và Australia, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để hỗ trợ các nhà lãnh đạo tương lai của Việt Nam trong xây dựng, hoạch định chính sách và chiến lược để tạo ra lợi ích cho chính người dân. VAC sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng cường kỹ năng lãnh đạo cho Việt Nam, cải thiện kỹ năng quản lý trong lĩnh vực công và các chính sách dựa trên thực tế để thúc đẩy phát triển quốc gia và hợp tác quốc tế, xây dựng quan hệ bền chặt hơn giữa Australia và Việt Nam dựa trên những mối quan tâm và lợi ích chung.Trung tâm Việt-Australia (VAC) là sáng kiến hợp tác song phương nhằm cung cấp các hoạt động đào tạo, xây dựng năng lực và nghiên cứu, tập hợp các chuyên gia Úc và Việt Nam nhằm hỗ trợ vai trò lãnh đạo tương lai của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức quốc gia, khu vực và quốc tế.Trường Đại học Curtin nổi tiếng toàn cầu về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, giúp trường lọt vào top 1% các trường đại học trên toàn thế giới trong Bảng xếp hạng học thuật năm 2023.
https://nhandan.vn/tang-cuong-ky-nang-lanh-dao-voi-chuyen-hoc-tap-thuc-te-tai-perth-australia-post784988.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Australia", "VAC", "Việt Nam-Australia", "lãnh đạo" ] }
Xây dựng điểm trường, lan tỏa lòng nhân ái và tinh thần thiện nguyện
NDO -Sau hơn 6 tháng gấp rút xây dựng, Điểm trường Tà Chí Lừ - Trường mầm non Họa My đã chính thức hoàn thiện và đi vào hoạt động trong niềm hân hoan của các giáo viên và 150 em học sinh tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đây cũng là món quà ý nghĩa dành tặng các giáo viên và học sinh vùng cao nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trường mầm non Họa My là một trong số những cơ sở mầm non ít ỏi tại xã La Pán Tẩn. Trước khi Dự án được triển khai, Điểm trường Tà Chí Lừ - Trường mầm non Họa My đã xuống cấp nghiêm trọng: tường bong tróc, dột nát, đồ dùng học tập thiếu thốn, không đủ không gian học tập và nghỉ ngơi,... Các giáo viên và phụ huynh học sinh rất mong muốn có một cơ sở mới khang trang, hiện đại hơn.Xã La Pán Tẩn là một trong những địa phương nghèo nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, với 95% dân số là đồng bào dân tộcHmông. Theo số liệu thống kê của chính quyền địa phương, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông rất thấp, đồng thời số lượng các trường hợp tảo hôn rất đáng báo động. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là công tác phổ cập giáo dục còn nhiều khó khăn, bắt đầu từ cấp mầm non.Đối với một khu vực vùng sâu vùng xa như xã La Pán Tẩn, việc phổ cập giáo dục các cấp gặp rất nhiều thách thức như: cơ sở hạ tầng giao thông còn chưa phát triển, khó khăn cho việc đi học của các cháu học sinh; cơ sở học tập còn thiếu thốn, xuống cấp, không đáp ứng được chất lượng dạy và học ở mức trung bình; hiểu biết của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương còn hạn chế, chưa coi trọng công tác giáo dục của con em, đặc biệt là ở cấp mầm non;...Điểm nổi bật của dự án này là đơn vị thi công đã sử dụng gạch không nung để lắp ghép giúp cho công trình có một số ưu điểm.Dự án xây dựng Điểm trường Tà Chí Lừ - Trường mầm non Họa My đã được thực hiện nhằm đem tới cho các học sinh mầm non và giáo viên tại xã La Pán Tẩn một cơ sở giáo dục với chất lượng tốt hơn.Dự án xây dựng Điểm trường Tả Chí Lừ thuộc Trường mầm non Họa My được Quỹ từ thiện Next-G phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải cùng các nhà hảo tâm tổ chức triển khai tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.Tại Lễ cắt băng khánh thành Điểm trường Tà Chí Lừ vừa qua, bà Đỗ Thị Như Quỳnh - Phó Chủ tịch Qũy Next-G, không giấu được niềm vui và sự xúc động khi chứng kiến những nụ cười trên khuôn mặt các em học sinh trong ngày đầu được học tập dưới mái trường mới. Nhân dịp này, bà kêu gọi mọi người cùng chung tay trong hoạt động thiện nguyện để cống hiến cho xã hội, đem lại nhiều điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống.Bà Đỗ Thị Như Quỳnh - Phó Chủ tịch Qũy Next-G tại Lễ khánh thành.CÁC DẤU MỐC TRONG DỰ ÁN-Ngày 16/4/2023: khởi công xây dựng-Ngày 26/8/2023: tổ chức lễ khánh thành Điểm trường Tà Chí Lừ - Trường mầm non Họa My giai đoạn 1 tại để chuẩn bị cho năm học mới. Một bộ phận giáo viên và học sinh của cơ sở cũ đã chuyển sang học tại ngôi trường mới- Ngày 18/11/2023: hoàn thiện giai đoạn 2; 5 phòng học khang trang và nhiều công trình phụ trợ chính thức hoàn thiện và đưa vào hoạt độngĐiểm trường có quy mô 5 phòng học, 1 phòng ở dành cho giáo viên, 1 công trình bếp với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn xây dựng.Điểm nổi bật của dự án này là đơn vị thi công đã sử dụng gạch không nung để lắp ghép giúp cho công trình có một số ưu điểm như sau: có tính thẩm mỹ cao, chi phí xây dựng thấp, rút ngắn thời gian thi công so với công trình được xây dựng bằng vật liệu truyền thống là gạch nung. Tường gạch không nung sẽ tiết kiệm được vật liệu vữa xây, vữa chát, sơn, bả... Gạch không nung được tạo ra từ đất và phụ gia dưới áp lực cao cho nên có một số đặc tính quý như cách nhiệt, cách âm tốt...Quá trình sản xuất gạch không phát thải ra khí CO2giúp bảo vệ môi trường hơn, đồng thời cũng là hình mẫu để giúp học sinh hình thành ý thức bảo vệ môi trường.Các nhà hảo tâm tặng quà cho các em học sinh của Điểm trường Tà Chí Lừ.Trong dự án này, Quỹ Next-G áp dụng hình thức chìa khóa trao tay, theo đó, nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ, từ khâu thiết kế, dự toán chi phí, cho đến việc xây dựng. Nhà thầu là Nhóm Nhịp cầu hạnh phúc, là đơn vị đã đồng hành cùng Quỹ Next-G trong rất nhiều các dự án từ thiện khác.Toàn bộ chi phí thực hiện Dự án do Quỹ Next-G chi trả từ nguồn vận động tài trợ và ngân sách dự phòng, chính quyền địa phương không cần ngân sách đối ứng. Tất cả hoạt động vận động tài trợ, thanh toán chi phí đều được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng chính thức của Quỹ, các thành viên trong Quỹ cùng giám sát dòng tiền để bảo đảm tính minh bạch.Thông qua việc xây dựng Điểm trường Tà Chí Lừ, Quỹ Next-G muốn lan tỏa lòng nhân ái và tinh thần thiện nguyện tới những người chung quanh để xã hội ngày càng tốt đẹp.Quỹ Next-GVới thành công của điểm trường này, Quỹ Next-G sẽ hướng tới việc nhân rộng mô hình tại các địa phương khác trên cả nước, chủ yếu tập trung vào các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi các cơ sở giáo dục mầm non còn nhiều thiếu thốn. Đây cũng là tiền đề để Quỹ Next-G hợp tác với những tổ chức từ thiện khác, nhằm huy động thêm nguồn lực để nhân rộng mô hình.Dưới đây là một số hình ảnh của Điểm trường Tả Chí Lừ thuộc Trường mầm non Họa My:Các em học sinh biểu diễn văn nghệ trong Lễ khánh thành Điểm trường.Bên trong một lớp học của Điểm trường.Cơ sở vật chất của Điểm trường.Dự án "Dự án xây dựng Điểm trường Tả Chí Lừ thuộc Trường mầm non Họa My" của Quỹ từ thiện Next-G là chương trình mang ý nghĩa xã hội, có tính nhân văn sâu sắc và đang tham dự Giải thưởng Hành động vì cộng đồng (Human Act Prize).Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prizedo Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.Không chỉ tôn vinh và lan tỏa,Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prizecòn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.Website chính thức: https://humanactprize.orgFanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize
https://nhandan.vn/xay-dung-diem-truong-lan-toa-long-nhan-ai-va-tinh-than-thien-nguyen-post783616.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Quỹ Next-G", "Trường mầm non Họa My", "xã La Pán Tẩn", "Mù Cang Chải", "Yên Bái", "điểm trường Tả Chí Lừ" ] }
Bộ Quốc phòng tặng màn hình lớn và 30 bộ máy tính cho học sinh Lào Cai
NDO -Ngày 16/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnhLào Caitrao tặng màn hình Led ngoài trời cỡ lớn và 30 bộ máy tính cho học sinh trường Tiểu học Kim Đồng, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai.
Được sự ủy quyền của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã trao tặng màn hình Led ngoài trời cỡ lớn, trị giá hơn 300 triệu đồng và 30 bộ máy tính cho học sinh Trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Lào Cai.Đây là một trong những hoạt động trong đợtGiao lưu hữu nghị Quốc phòngbiên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8.Đại tá Nguyễn Phi Khanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Lào Cai trao màn hình Led ngoài trời cỡ lớn cho Trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Lào Cai. (Ảnh: TRUNG DŨNG)Trong đợt giao lưu này Bộ Quốc phòng Việt Nam tặng 1 Nhà văn hóa hữu nghị, tại thôn Bản Phiệt, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, trị giá 20 tỷ đồng, 50 suất học bổng trị giá 100 triệu đồng, 10 con bò giống cho nhân dân khu vực biên giới huyện Mường Khương trị giá 180 triệu đồng, tổ chức khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 1.218 người, trị giá gần 500 triệu đồng…Trong những năm qua, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hợp tác và giao lưu hữu nghị giữa quân đội, chính quyền địa phương và nhân dân khu vực biên giới hai nước, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, cùng phát triển.
https://nhandan.vn/bo-quoc-phong-tang-man-hinh-lon-va-30-bo-may-tinh-cho-hoc-sinh-lao-cai-post777860.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Bộ Quốc phòng", "Bộ đội Biên phòng", "Lào Cai", "Trường tiểu học Kim Đồng", "Giao lưu hữu nghị Quốc phòng", "biên giới Việt Nam-Trung Quốc" ] }
Triển khai thí điểm học bạ số các trường phổ thông tại Hà Nội
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số các trường phổ thông. Từ tháng 4/2024, các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ tham gia thực hiện thí điểm, làm cơ sở để triển khai học bạ số thống nhất trên địa bàn thành phố.
Ngày 29/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Sở đã ban hành Kế hoạch Triển khai thí điểm học bạ số các trường phổ thông.Học bạ số là học bạ được số hóa, lưu trữ trên môi trường số, có ký xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý để sử dụng trên môi trường số.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiện nay, 100% thông tin học sinh phổ thông đã được cấp mã số trên cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo, đượcxác thực định danhvới dữ liệu dân cư; 100% trường tiểu học đã trang bị đầy đủ máy tính kết nối internet, có cán bộ để vận hành hệ thống quản lý giáo dục chuyên ngành và cơ sở dữ liệu giáo dục đào tạo.Tất cả các cơ sở giáo dục đã sử dụng phần mềm quản lý giáo dục chuyên ngành kết nối với cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo để quản lý hồ sơ học sinh, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, trích ngang hồ sơ giáo viên. 100% hồ sơ học sinh đã được gắn mã số định danh duy nhất, xuyên suốt quá trình học tập, sẵn sàng về dữ liệu phục vụ triển khai học bạ số;…Tính đến ngày 15/3, đã có 45,1% giáo viên, nhân viên ở các trường phổ thông đã được trang bị chữ ký số cá nhân với tổng số lượng 37.509 chữ ký số.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, việc triển khai thí điểm học bạ số ở các trường phổ thông nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình, quy trình quản lý, sử dụng học bạ số làm cơ sở để triển khai học bạ số thống nhất trên địa bàn Thành phố. 100% cơ sở giáo dục phổ thông tham gia thực hiện thí điểm.Học bạ số thực hiện thí điểm đối với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 4, lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10, lớp 11 năm học 2023-2024 (các khối lớp thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 27/2020/TT BGDĐT).Theo kế hoạch, đến tháng 4/2024 sẽ triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học, tháng 5/2024 triển khai thí điểm cấp trung học. Tháng 7/2024, Sở sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả quá trình thí điểm học bạ số.
https://nhandan.vn/trien-khai-thi-diem-hoc-ba-so-cac-truong-pho-thong-tai-ha-noi-post802286.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "học bạ số", "dữ liệu giáo dục", "dữ liệu dân cư", "quản lý giáo dục", "chữ ký số" ] }
Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
NDO -Sáng 29/10, tại Hà Nội, Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống (1962-2022) và các hoạt động chào mừng trong khuôn khổ sự kiện.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đã gửi lẵng hoa chúc mừng.Tới dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; PGS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm.Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện.Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan thông tấn báo chí, các nhà báo lão thành, cùng các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Viện Báo chí.Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí, đã ôn lại truyền thống lịch sử 60 năm hình thành và phát triển của Khoa Báo chí - Viện báo chí.Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền ra đời ngày 16/1/1962 theo Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 1/2019, Viện Báo chí chính thức thành lập trên cơ sở hợp nhất Khoa Báo chí và Viện nghiên cứu Báo chí Truyền thông của Học viện.Trong 60 năm qua, Viện Báo chí đã xây dựng và thực thi chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu báo chí, đáp ứng yêu cầu cách mạng ở từng thời kỳ, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông.PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí, đọc diễn văn ôn lại truyền thống lịch sử 60 năm hình thành và phát triển của Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Viện đã đào tạo được gần 20 nghìn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các khóa, các hệ và các cấp đào tạo đã trưởng thành, nối tiếp truyền thống tốt đẹp, khẳng định bản sắc và có nhiều đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp báo chí, truyền thông vì sự nghiệp đổi mới của đất nước; tham gia chương trình đào tạo cán bộ báo chí, truyền thông cho một số nước bạn như: Trung Quốc, Lào, Campuchia… và một số nước khác.Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống là một dịp đặc biệt để nhìn lại chặng đường đã qua rất đáng tự hào của Viện Báo chí. Đây cũng là dịp để điểm lại những thành tựu đạt được; những việc chưa làm được để đề ra những mục tiêu, định hướng giải pháp nhằm phát triển Học viện lên một tầm cao mới, giữ vững thương hiệu và nâng cao uy tín của Viện Báo chí.Trao tặng Kỷ niệm chương tri ân các thế hệ nhà báo lão thành vì những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Viện Báo chí.Tại Lễ kỷ niệm, ban tổ chức đã trao tặng kỷ niệm chương tri ân các thế hệ nhà báo lão thành, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và đối tác vì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Viện Báo chí trong chặng đường vẻ vang 60 năm qua.Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra Hội thảo “Viện Báo chí: Truyền thống 60 năm đào tạo, nghiên cứu - vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển”.Các tham luận tại Hội thảo đã tập trung nêu bật những thành tựu và các dấu mốc quan trọng của Viện Báo chí trong đào tạo và nghiên cứu qua các thời kỳ; nhận diện những thách thức và vấn đề đặt ra, yêu cầu từ các cơ quan báo chí; đề xuất chiến lược và giải pháp phát triển Viện Báo chí - mô hình Viện đào tạo, nghiên cứu báo chí cách mạng trong bối cảnh phát triển báo chí truyền thông số, đa nền tảng, đa phương tiện.Nhà báo Vũ Duy Hưng, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Nhân Dân, trình bày tham luận tại Hội thảo.Bên cạnh đó, còn có hoạt động triển lãm sách và sản phẩm báo chí - truyền thông của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên tất cả các khóa, các bậc, các hệ trong lịch sử 60 năm của Viện Báo chí.Buổi tối cùng ngày, trong khuôn khổ sự kiện, Viện Báo chí tổ chức lễ trao giải báo chí - truyền thông Thắp sáng; trao học bổng cho sinh viên và chào tân sinh viên Fire Up 2022.Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm:Tiết mục văn nghệ mở màn Lễ kỷ niệm.Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm.PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền tặng kỷ niệm chương cho nhà báo lão thành Hà Đăng.Hội thảo “Viện Báo chí: Truyền thống 60 năm đào tạo, nghiên cứu - vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển”.
https://nhandan.vn/ky-niem-60-nam-ngay-truyen-thong-vien-bao-chi-hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen-post722275.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Viện Báo chí", "kỷ niệm 60 năm thành lập", "Học viện Báo chí và Tuyên truyền" ] }
Dừng tuyển sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
NDO -Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sẽ dừng tuyển sinh học sinh lớp 6 từ năm học 2024-2025, thực hiện đúng theo các quy định về trường THPT chuyên, tổ chức và tuyển sinh lớp chuyên.
Ngày 2/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin cho biết, UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo về việctuyển sinh lớp 6Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam từ năm học 2024-2025.Theo đó, việc việc tuyển sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam từ năm học 2024-2025 thực hiện theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh vào trường THPT chuyên theo đúng quy định.Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo quy định tại Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/2/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, chỉ tổ chức lớp chuyên trong trường THPT chuyên.Các lớp không chuyên đã được tuyển sinh và tổ chức trong trường THPT chuyên tiếp tục thực hiện theo các quy định cho đến khi học hết lớp 12;Đồng thời, việc tuyển sinh vào các lớp không chuyên của trường THPT chuyên theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT- BGDĐT và Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT được thực hiện đến hết năm học 2023-2024.Như vậy, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam sẽ dừng tuyển sinh lớp 6 từ năm học tới đây, 2024-2025.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cho biết, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu để tham mưu, đề xuất UBND thành phố có phương án phù hợp, đúng quy định, bảo đảm yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh thủ đô.
https://nhandan.vn/dung-tuyen-sinh-lop-6-truong-thpt-chuyen-ha-noi-amsterdam-post802824.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "trường chuyên", "THPT chuyên", "Hà Nội- Amsterdam", "tuyển sinh lớp 6", "quy chế trường chuyên" ] }
Nơi chắp cánh cho các tài năng tỏa sáng
Với sứ mệnh phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà và xã hội, Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành, tiền thân là Trường Trung học Chuyên Kon Tum, đã và đang khẳng định được vị thế là trường trọng điểm của tỉnhKon Tum.
Được thành lập vào ngày 9/9/1993, với tên gọi Trường trung học Chuyên Kon Tum, đặt tại số 38 đường Nguyễn Sinh Sắc, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum. Đến tháng 2/2011, trường được đổi tên thành Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành và chuyển về cơ sở mới khang trang, hiện đại, tọa lạc tại số 9 đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum.Ngày đầu thành lập, hội đồng sư phạm nhà trường chỉ có vỏn vẹn 14 người và 162 học sinh. Đến nay, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường là 86 người. Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn chiếm 100%, trên chuẩn chiếm tỉ lệ 61,5%, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề.Các thầy, cô trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành.Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Chi bộ Đảng và Ban giám hiệu Nhà trường, sự tâm huyết của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, sự nỗ lực học tập rèn luyện của các thế hệ học sinh, Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành đã và đang khẳng định được vị thế là trường trọng điểm của tỉnh Kon Tum.Thầy Nguyễn Đình Vinh, Trưởng phòng Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, cho biết, Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành đã xây dựng được uy tín, thương hiệu trong các gia đình học sinh, nhân dân trong tỉnh và toàn xã hội.Với tập thể hội đồng sư phạm đồng thuận, cùng mục tiêu xây dựng nhà trường với 5 giá trị cốt lõi: “Nhân ái-Trung thực-Trách nhiệm-Hợp tác-Sáng tạo”. Nhà trường tự chủ trong xây dựng, triển khai chương trình giáo dục và dạy học; công tác đổi mới phương pháp dạy học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh; học sinh trường chuyên có tư chất thông minh, đam mê, năng động, sáng tạo trong học tập, hoạt động trải nghiệm và nghiên cứu khoa học.Một tiết thực hành môn Hóa tại trường.Có thể kể đến một số thành tích nổi bật của học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành những năm qua: Năm học 1995-1996 đến năm học 2022-2023, tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa, học sinh của trường đã đạt 350 giải, trong đó 20 giải Nhì, 120 giải Ba và 210 giải Khuyến khích.Học sinh nhà trường cũng đã tham dự 19 kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 và đạt tổng cộng 444 đạt huy chương, trong đó có 126 Huy chương Vàng, 162 Huy chương Bạc và 156 Huy chương Đồng.Từ năm 2015-2023, trường có 13 dự án khoa học kỹ thuật đạt giải cấp Quốc gia, trong đó 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 7 giải Ba và 1 giải Tư; học sinh nhà trường có nhiều sản phẩm tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc đạt giải cao, trong đó có 1 dự án đạt giải Nhất quốc gia và đạt Huy chương Đồng tại Cuộc triển lãm quốc tế năm 2017 tại Ấn Độ.Về học sinh giỏi toàn diện, nhà trường có nhiều nhà “leo núi” đã đạt Nhất tuần, Nhất tháng, Nhất Quý, đặc biệt có hai em đã vào Chung kết năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia do VTV3 tổ chức và đã đạt giải Ba ở cả 2 đợt chung kết; 1 học sinh chuyên Văn đã xuất sắc thủ khoa khối D trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm học 2020-2021.Tập thể nhà trường nhiều năm liền luôn là lá cờ đầu của cấp trung học phổ thông. Được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua (năm 2014, 2019), nhiều năm liền được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (2006-2018), được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen (năm 2009-2010), được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2011 vànăm học 2022-2023đang đề xuất Thủ tướng Chính phủtặng cờ thi đuacho đơn vị tiêu biểu của phong trào thi đua của tỉnh trong khối Trung học phổ thông.Rất nhiều học sinh của nhà trường qua các thế hệ bây giờ là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ; giữ vị trí quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo của các tỉnh, thành phố trong cả nước; là các doanh nhân thành đạt trong nước và trên trường quốc tế.Với sứ mệnh phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà và xã hội, hướng tới mục tiêu xây dựng một trường chuyên hiện đại, chất lượng cao, vươn tầm các trường chuyên hàng đầu khu vực miền trung-Tây Nguyên, tập thể nhà trường đã nỗ lực vượt qua vô vàn khó khăn thử thách để làm nên những thành tựu đáng tự hào.Tự hào khi được học tập dưới mái trường chuyên Nguyễn Tất Thành, em Phan Huy Hoàng, học sinh lớp 12 Sinh, bày tỏ: “Trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em phát triển bản thân mình. Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức trong sách vở, chúng em còn được giáo dục về tính cách, phát triển về trí tuệ lẫn tâm hồn để sau này ra đời là người giúp ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước và quê hương Kon Tum ngày càng giàu đẹp”.Tiết học tiếng Anh với sự giảng dạy của giáo viên người nước ngoài.Tháng 11 về trên Tây Nguyên, mùa mưa ẩm ướt lùi dần để nhường chỗ cho mùa khô cùng những tia nắng ấm áp chan hòa. Tháng 11 về là lúc hoa dã quỳ hoang dại và xinh đẹp nở rộ, rực rỡ khoe sắc khắp các con đường, góc phố, cũng là dịp các thế hệ Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành hẹn nhau quay về trường trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường.Với các thế hệ học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành, nơi đây không chỉ là nơi ươm ước mơ, hoài bão; ngôi trường đã trở thành một miền nhớ, miền ký ức sâu đậm về những năm tháng không thể nào quên của tuổi học sinh, nơi neo đậu những tình cảm trong sáng, hồn nhiên, vô tư, chân thành nhất của tình bạn, nghĩa thầy.Suốt những năm tháng rời xa mái trường, điều đáng trân trọng là dù làm gì, ở đâu, lúc thành công hay khi khó khăn thì trong sâu thẳm trái tim cựu học sinh chuyên Nguyễn Tất Thành đều luôn đau đáu hướng về trường; mãi ấm nồng tình bạn bè, tình thầy cô.Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh, tập sự Phó Trưởng Ban Đào tạo, Trưởng khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại-Học viện Ngoại giao, cựu học sinh khóa 1994-1999, tâm sự: Gần 25 năm rời xa mái trường, lòng tôi bồi hồi khi trở lại. 30 năm thành lập và trường thành của ngôi trường tôi rất yêu quý, là cái nôi giúp tôi phát triển như ngày hôm nay. Tôi muốn gửi lời tri ân đến các thế hệ thầy cô đang từng ngày vun đắp trong công việc “trồng người” 30 năm qua tại Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành-Trung học Chuyên Kon Tum.Toàn cảnh trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành.Kỷ niệm 30 năm xây dựng và trưởng thành là dịp nghĩa thầy trò, tình bè bạn được tôn vinh. Cũng là dịp thể hiện truyền thống tôn sự trọng đạo, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Ba mươi năm, khoảng thời gian cũng chưa phải là dài cho lịch sử của một ngôi trường; nhưng ba mươi năm ấy cũng đã tạo dựng nên truyền thống vẻ vang và khẳng định vị thế vững vàng của trường chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Kon Tum trên hành trình phát triển.Thầy Lê Châu Vân, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành cho biết, nhìn lại chặng đường đã qua, các thế hệ của Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành có quyền tự hào về truyền thống tốt đẹp mà mình đã dày công vun đắp: Yêu nước, nhân văn, trí tuệ, trung thực, trách nhiệm, ước mơ và sáng tạo. Đó cũng là nền tảng vững chắc để thầy và trò trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành tự tin hướng về tương lai, tiếp tục tạo dựng những thành tựu mới, góp phần to lớn vào công cuộc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
https://nhandan.vn/noi-chap-canh-cho-cac-tai-nang-toa-sang-post782829.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Kon Tum", "Chuyên Kon Tum", "Chuyên Nguyễn Tất Thành", "Ngày Nhà giáo Việt Nam" ] }
Hơn 96.000 thí sinh tại TP Hồ Chí Minh bước vào kỳ thi lớp 10 công lập
NDO -Sáng 6/6, hơn 96.000 thí sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh bước vàokỳ thi lớp 10công lập năm học 2023-2024 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Chiều cùng ngày, các thí sinh tiếp tục thi môn Ngoại ngữ.
Ngày 7/6, các thí sinh thi môn Toán vào buổi sáng và môn chuyên, tích hợp buổi chiều.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh có gần 114.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Trong số này, có hơn 96.300 em đăng ký dự thi lớp 10 công lập gồm: hơn 88.000 em thi lớp 10 thường, khoảng 6.900 thí sinh dự thi lớp chuyên và gần 1.150 thí sinh dự thi lớp 10 tích hợp.Các thí sinh tại điểm thi Trường trung học phổ thông Trưng Vương, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị thi môn Ngữ văn.Tất cả thí sinh phải thi 3 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ. Đối với thí sinh đăng ký thi trường chuyên hoặc thi lớp 10 tích hợp thì phải làm thêm bài thi môn chuyên hoặc tích hợp.Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm nay diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/6 tại 158 điểm thi. Tổng số cán bộ tham gia coi thi hơn 12.300 người và 2.370 nhân viên làm nhiệm vụ tại các điểm thi.Các thí sinh sẵn sàng cho môn thi đầu tiên.Tổng chỉ tiêu lớp 10 của các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm nay hơn 77.300, tăng khoảng 4.000 chỉ tiêu so năm học 2022-2023.Điều này đồng nghĩa có khoảng 19.000 thí sinh trượt kỳ thi lớp 10 công lập năm nay. Các thí sinh không trúng tuyển kỳ thi lớp 10 công lập có thể học tiếp tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề, đi du học…
https://nhandan.vn/hon-96000-thi-sinh-tai-tp-ho-chi-minh-buoc-vao-ky-thi-lop-10-cong-lap-post756338.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "thí sinh", "Thành phố Hồ Chí Minh", "kỳ thi lớp 10", "công lập" ] }
Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở cấp chiến dịch-chiến lược
NDO -Trong lĩnh vực hợp tácquốc phòng, những năm qua, Học viện Quốc phòng Việt Nam đã đào tạo, bồi dưỡng 61 khóa học với hơn 600 cán bộ trung, cao cấp Quân đội nhân dân Lào và 19 khóa học với 271 cán bộ của Quân đội Hoàng gia Campuchia.
Ngày 4/10, tạiHà Nội, Học viện Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ Khai giảng Lớp Đào tạo ngắn hạn Chỉ huy-Tham mưu cao cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia khóa 20; Quân đội nhân dân Lào khóa 6; Lớp tập huấn ngắn hạn Giảng viên Chỉ huy-Tham mưu cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Nhân dân Lào khóa 10.Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Ngô Trọng Cường, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng nhấn mạnh, quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện, học viên Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia đều được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, chuyên sâu, cập nhật thực tiễn.Qua đó, giúp học viên nâng cao tri thức, khả năng tư duy và năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở cấp chiến dịch-chiến lược, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia trong giai đoạn mới.Việc tổ chức Lớp Đào tạo ngắn hạn Chỉ huy-Tham mưu cao cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia khóa 20; Quân đội nhân dân Lào khóa 6 và Tập huấn ngắn hạn Giảng viên Chỉ huy-Tham mưu cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội nhân dân Lào khóa 10 là sự thể hiện những cam kết và thoả thuận hợp tác quốc tế về đào tạo giữa Việt Nam với Lào và Campuchia về quân sự, quốc phòng.Qua đó nhằm tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, gắn bó, tin tưởng giữa ba nước, góp phần giữ vững hòa bình, an ninh khu vực và trên thế giới.Tin liên quanHọc viện Quốc phòng đổi mới toàn diện về quản lý điều hành chương trình, phương pháp dạy họcTrong khóa học này, các học viên của hai lớp đào tạo ngắn hạn Chỉ huy-Tham mưu cao cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia khóa 20 và Quân đội nhân dân Lào khóa 6 sẽ được nghiên cứu về truyền thống đoàn kết Việt Nam-Campuchia-Lào; về văn hóa chính trị, lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, quân sự và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam; về nâng cao năng lực tư duy của cán bộ chiến dịch, chiến lược trong thời kỳ mới; về đặc điểm tình hình thế giới và khu vực tác động đến quốc phòng, an ninh những năm đầu thế kỷ 21.Lớp học nhằm tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, gắn bó, tin tưởng giữa ba nước, góp phần giữ vững hòa bình, an ninh khu vực và trên thế giới.Bên cạnh đó, nghiên cứu về chiến lược một số nước lớn liên quan đến quốc phòng, an ninh khu vực; sự phát triển mới về tác chiến tiến công của quân đội một số nước; phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới ở Việt Nam; về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới...Ngoài ra, các học viên còn học tập, nghiên cứu thực tế quốc phòng, an ninh, công tác quân sự địa phương và tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam; tập bài về xây dựng quyết tâm phòng thủ trên hướng chiến lược ở địa hình Campuchia, địa hình Lào gắn với từng đối tượng đào tạo...Đối với Lớp Tập huấn ngắn hạn giảng viên Chỉ huy-Tham mưu cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội nhân dân Lào khóa 10, các học viên sẽ được học tập, nghiên cứu khối kiến thức chung về Khoa học xã hội nhân văn quân sự; khối kiến thức quốc phòng và an ninh; nghệ thuật chiến dịch, quân sự địa phương; kiến thức quân binh chủng-ngành; đặc biệt là khối kiến thức chuyên ngành, trọng tâm đi sâu vào Lý luận dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bài giảng; chuẩn bị và thực hành giảng bài, thảo luận, tập bài.Đây là những nội dung hết sức quan trọng và thiết thực góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng sư phạm của nhà giáo quân sự, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo, kết hợp chặt chẽ nội dung, phương pháp và các phương tiện dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và tư duy nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự ở các nhà trường Quân đội nhân dân Lào trong tình hình mới.Ngoài ra, các học viên sẽ được đi học tập, nghiên cứu, tham quan thực tế một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam cùng nhiều nội dung bổ ích khác. Qua đó, giúp các học viên hiểu đầy đủ hơn về đất nước, truyền thống văn hoá, con người và nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.
https://nhandan.vn/nang-cao-nang-luc-lanh-dao-chi-huy-quan-ly-o-cap-chien-dich-chien-luoc-post775838.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Học viện Quốc phòng", "quốc phòng an ninh", "lớp tập huấn" ] }
Toán học là cơ sở kiến tạo những ngành học mới
NDO -Trong thế kỷ 21,Toán họctiếp tục là công cụ quan trọng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học để giải quyết những vấn đề then chốt của cuộc sống. Để Toán học ngày càng được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống, đòi hỏi các cơ sở giáo dục đổi mới cách dạy, cách học, tăng cường dạy học gắn với thực tiễn.
Ngày 9/12, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ (Hà Nội) phối hợp Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức Ngày hội Toán học mở. Chương trình thu hút hàng nghìn phụ huynh và học sinh của các trường trung học cơ sở của quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông và các trường học khác của thành phố.Ngày hội gồm một chuỗi các hoạt động mở về Toán học và Khoa học công nghệ kỹ thuật Toán học (STEM) nhằm tạo cơ hội cho đông đảo học sinh, giáo viên, phụ huynh, các nhà Toán học và nhà giáo dục cùng nhau thảo luận về những chủ đề thời sự trong Toán học và dạy học Toán.Các giáo viên và học sinh đến từ nhiều trường khác nhau đã cùng trải nghiệm, thưởng thức vẻ đẹp của Toán học và tìm hiểu về các ứng dụng muôn màu sắc của Toán học trong khoa học và đời sống.Tham gia một số hoạt động trải nghiệm, em Nguyễn Hữu Anh Minh, học sinh lớp 7A8, Trường trung học cơ sở Chu Văn An (quận Tây Hồ) chia sẻ, em vốn không có nhiều hứng thú với môn Toán, nhưng khi được tự trải nghiệm các hoạt động chứa đựng kiến thức về Toán tại Ngày hội, em cảm thấy Toán học có nhiều điều lý thú mà em chưa biết.Trong khi đó, với Nguyễn Xuân Phúc, học sinh lớp 8A9, Trường trung học cơ sở Xuân La (quận Tây Hồ) thì cho rằng khá bất ngờ với những trải nghiệm của các học sinh nước ngoài thuộc Trường Song ngữ quốc tế Horizon mang đến ngày hội. Với niềm đam mê Toán học có sẵn, Phúc cho biết đã có thêm góc nhìn về trí tuệ nhân tạo trong Toán học, giúp em cập nhật được sự phát triển tiên tiến trên thế giới.Cô giáo Vũ Hạnh Nguyên, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Chu Văn An (quận Tây Hồ) cho biết, xuất phát từ chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là mỗi môn học đều có hoạt động giáo dục.Ngày hội có sự tham gia đông đảo của các thầy, cô giáo và học sinh.Hoạt động giáo này bên cạnh thực hiện yêu cầu chương trình phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thì mỗi hoạt động môn học sẽ gắn kiến thức với thực tiễn. Qua đó, đã hỗ trợ giáo viên trong dạy học lý thuyết, bao gồm hai khía cạnh, như đưa vào vận dụng thực hành, tạo đổi mới, giúp học sinh tiếp cận kiến thức. Khi chương trình này đưa vào trong nhà trường, cũng có một số môn học được tổ chức dạy học gắn với thực tiễn, như Lịch sử dạy học ở bảo tàng.Cũng theo cô giáo Vũ Hạnh Nguyên, khác với trước đây, bây giờ mỗi môn học đều có hoạt động giáo dục của môn học, gắn lý thuyết với thực tiễn. Toán học vốn là môn được đánh giá khô khan, việc gắn với thực tiễn rất ít.Ngày hội tổ chức với không gian mở với mục đích thay đổi góc nhìn cho các trường trung học cơ sở trên địa bàn. Khi tham gia ngày hội, mỗi trường đều tổ chức các hoạt động, đồng thời là cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệm khá hiệu quả.Qua đó, các trường sẽ có những định hướng, điều chỉnh phương pháp dạy học đối với giáo viên, sau đó xây dựng chương trình giáo dục cho học sinh; góp phần thay đổi tư duy theo hướng mở, phá vỡ rào cản những khó khăn trong dạy học gắn với thực tiễn.Nếu như trước đây, việc dạy học môn Toán chỉ yêu cầu học sinh đi đo cây, đo các tòa nhà thì bây giờ sẽ tổ chức các hoạt động gắn với thực tiễn, phong phú, đang dạng, học sinh tham gia hào hứng hơn. Thông qua đó, học sinh có động lực học tập, các em đã biết trả lời câu hỏi học Toán để làm gì!Cô giáo Vũ Hạnh Nguyên, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Chu Văn An (quận Tây Hồ)Theo Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ (Hà Nội) Đặng Việt Hà, trong thế kỷ 21, Toán học tiếp tục là công cụ quan trọng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học để giải quyết những vấn đề then chốt của cuộc sống. Không chỉ vậy, Toán học còn là cơ sở giúp con người kiến tạo những ngành học mới về trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu; mật mã và giải mã, mô hình và mô phỏng…; đóng vai trò chủ chốt trong các quá trình nói trên.Ngày hội Toán học mở với chủ đề Toán học cho mọi người là một trong những hoạt động chính thức của Ngày Quốc tế Toán học do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc khởi xướng đã được nhiều nhà trường, nhiều đơn vị tổ chức trên phạm vi toàn thế giới.Các thầy giáo Trường Song ngữ quốc tế Horizon chia sẻ kinh nghiệm dạy học môn Toán học.Tại ngày hội, có các hoạt động chuyên môn dành cho giáo viên dạy Toán ở các bậc học và nhiều hoạt động trải nghiệm lý thú cho học sinh nhằm tạo niềm đam mê với Toán học.Trong quan niệm của nhiều người, Toán học là một môn có nhiều thách thức khó vượt qua bởi sự khô khan, khó tiếp cận. Tuy nhiên, thực tế Toán học rất hấp dẫn, gần gũi và có những ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động quảng bá môn Toán học nói chung, trong đó có Ngày hội Toán học mở sẽ giúp học sinh hiểu hơn về Toán học và những ứng dụng thiết thực của nó trong nhiều lĩnh vực; góp phần thúc đẩy việc học tập nghiên cứu Toán học trong trường phổ thông.Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ Đặng Việt HàTham gia ngày hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, đây là hoạt động ý nghĩa, bổ ích với học sinh, giáo viên. Đồng chí Phó Chủ tịch quận Tây Hồ mong muốn bên cạnh tổ chức ngày hội mở về Toán học hiệu quả, các trường có thể chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức thêm ngày hội mở với các môn học khác để việc dạy học ngày càng thực chất, gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
https://nhandan.vn/toan-hoc-la-co-so-kien-tao-nhung-nganh-hoc-moi-post786717.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Ngày hội Toán học mở", "kiến tạo những ngành học mới", "dạy học gắn với thực tiễn", "STEM", "Toán học" ] }
Sơn La kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện Mường La
NDO -Ngày 21/11, huyện Mường La, Sơn La, long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện (20/11/1952-20/11/2022).
Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La.Tháng 10/1952, Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc. Cùng với toàn tỉnh, nhân dân huyện Mường La đứng lên chiến đấu giải phóng quê hương. 4 giờ sáng ngày 20/10/1952, lực lượng vũ trang Mường La phối hợp một mũi tiến công của Tiểu đoàn 115, thuộc Sư đoàn 308, xuất phát từ Ngọc Chiến đánh chiếm đồn Ít Ong. Trước sự tấn công quyết liệt của ta, địch hoảng sợ bỏ chạy, Ít Ong được giải phóng.Ngày 22/11/1952, huyện Mường La hoàn toàn giải phóng, kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân Mường La vừa sản xuất vừa chiến đấu, cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến miền nam. Hàng nghìn thanh niên tình nguyện nhập ngũ tham gia chiến đấu và phục vụ tiền tuyến. Toàn huyện đã đóng góp hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, hàng trăm nghìn ngày công vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm ra chiến trường, góp phần giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhân dân các dân tộc trong huyện đã chung sức đồng lòng phát triển mạnh kinh tế, xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no. Huyện Mường La thoát nghèo vào tháng 3 năm 2022.Đến nay, Mường La đã có 96% số tuyến đường từ trung tâm huyện về xã và 41% đường từ trung tâm xã về các bản được đổ bê-tông hoặc rải nhựa. Huyện có 5.850ha cây ăn quả các loại, sản lượng bình quân đạt gần 20.000 tấn quả các loại/năm; chăn nuôi bước đầu hình thành mô hình chăn nuôi tập trung, trang trại; hoạt động thương mại, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.Mỗi năm, Mường La thu hút hơn 150.000 lượt khách du lịch, trong đó hơn 1.000 lượt du khách quốc tế. Lĩnh vực văn hóa-xã hội, giáo dục-đào tạo, y tế có nhiều chuyển biến tích cực. Quốc phòng, an ninh được tăng cường và giữ vững; công tác đối ngoại được mở rộng. Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị được quan tâm toàn diện…Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho các tập thể.Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Hữu Đông biểu dương những thành tích của huyện Mường La đạt được trong suốt chặng đường đấu tranh, xây dựng và phát triển. Đồng thời, đồng chí đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mường La tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được sau 70 năm giải phóng; phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng Mường La thành huyện phát triển khá trên địa bàn tỉnh; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh…Nhân dịp này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 14 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng huyện Mường La.
https://nhandan.vn/son-la-ky-niem-70-nam-ngay-giai-phong-huyen-muong-la-post725967.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [] }
Gợi ý lời giải chi tiết đề thi Toán vào lớp 10 của tỉnh Thanh Hóa
NDO -Đề thi và lời giải chi tiết môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025 của tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 14/6, các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 của tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành bài thi môn Toán với thời gian làm bài 120 phút.Dưới đây là gợi ý lời giải chi tiết đề thi môn Toán do các giáo viên nhóm Toán tiểu học - THCS - THPT Việt Nam thực hiện để thí sinh tham khảo.
https://nhandan.vn/goi-y-loi-giai-chi-tiet-de-thi-toan-vao-lop-10-cua-tinh-thanh-hoa-post814322.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "đề thi Toán", "giải đề", "lời giải", "thi lớp 10", "tỉnh Thanh Hoá", "mùa thi 2024" ] }
Gợi ý lời giải chi tiết đề Toán chuyên thi vào lớp 10 của Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Chiều 7/6, các thí sinh có nguyện vọng thi chuyên tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp tục thực hiện bài thi môn chuyên. Thí sinh có thể tham khảo gợi ý lời giải chi tiết của đề thi môn Toán chuyên do các giáo viên thực hiện.
Gợi ýlời giải chi tiếtcủa đề thi môn Toán chuyên tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 của Thành phố Hồ Chí Minh do các giáo viên nhóm Toán tiểu học - THCS - THPT Việt Nam thực hiện.
https://nhandan.vn/goi-y-loi-giai-chi-tiet-de-toan-chuyen-thi-vao-lop-10-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-post813302.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "giải đề", "gợi ý đáp án", "môn Toán", "đề thi Toán", "đề thi chuyên", "chuyên Toán", "đáp án", "lời giải", "mùa thi 2024" ] }
Thí điểm dạy tiếng Hàn theo yêu cầu trong trường phổ thông ở Đồng Nai
NDO -Ngày 22/6, Sở Giáo dục và Đào tạoĐồng Naicho biết, đơn vị vừa ký kết thực hiện Đề án Thí điểm hỗ trợ dạy tiếng Hàn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, trường Đại học Lạc Hồng và Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục Visang Việt Nam đã ký kết thực hiện Đề án Thí điểm hỗ trợdạy tiếng Hàntại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây là đề án được hỗ trợ bởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA), Hội Hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc tỉnh Đồng Nai.Đề án với mục đích đa dạng hóa việc dạy các ngoại ngữ trong nhà trường thông qua các hình thức ngoài giờ học chính khóa, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai.Tin liên quanĐồng Nai công khai quy hoạch để các nhà đầu tư tiếp cận bình đẳngCùng với đó, đề án hướng đến hình thành mô hình giáo dục tiếng Hàn thông minh đầu tiên cho học sinh trung học phổ thông ở Đồng Nai, góp phần xây dựng Đồng Nai trở thành tỉnh đại diện giáo dục tiếng Hàn tại Việt Nam; đồng thời, giới thiệu về mảnh đất, con người Đồng Nai trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.Học sinh sẽ được dạy tiếng Hàn với 70% thời gian của khóa học trực tiếp và 30% còn lại là trực tuyến, do giảng viên tiếng Hàn của trường Đại học Lạc Hồng và giáo viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục Visang Việt Nam giảng dạy.Trường Đại học Lạc Hồng với bề dày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc tại Đồng Nai có nhiệm vụ làm cầu nối liên kết để triển khai đề án.Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đồng Nai Kim Young Hwan phát biểu tại lễ ký kết.Tiến sĩ Huỳnh Thanh Bình, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc tỉnh Đồng Nai và ông Kim Young Hwan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đồng Nai kỳ vọng Đề án Thí điểm hỗ trợ dạy tiếng Hàn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn Đồng Nai sẽ góp phần giúp thúc đẩy hơn nữa kết nối về văn hóa và đầu tư giữa tỉnhĐồng Nai và Hàn Quốc.Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay tổng số vốn các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đăng ký đầu tư vào Đồng Nai gần 7,3 tỷ USD. Hàn Quốc đang dẫn đầu trong 46 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào tỉnh Đồng Nai.Lĩnh vực các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư nhiều tại Đồng Nai, gồm: Sản xuất giày dép; xơ, sợi dệt; dệt may; sản phẩm gỗ; điện tử. Gần đây, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Đồng Nai thông qua góp vốn, chuyển nhượng lại cổ phần của doanh nghiệp làm chủ dự án.Một số đoàn của doanh nghiệp Hàn Quốc đã đến tỉnh Đồng Nai tìm hiểu môi trường đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, hạ tầng kỹ thuật.Nhu cầu học tiếng Hàn của người Đồng Nai khá đa dạng về lứa tuổi, nhất là học sinh, sinh viên, người đang làm việc trong các doanh nghiệp của Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh.
https://nhandan.vn/thi-diem-day-tieng-han-theo-yeu-cau-trong-truong-pho-thong-o-dong-nai-post815609.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Đồng Nai", "dạy tiếng Hàn", "giáo dục tiếng Hàn", "Hàn Quốc" ] }
Gần 3.000 thí sinh tham gia Đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội
NDO -Ngày 3/12, gần 3.000 thí sinh đã tham gia kỳ thi chuẩn hóa Đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 mùa tuyển sinh năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội, được tổ chức với 16 điểm thi tại một số địa phương trong cả nước.
Để tiến hành công tác tuyển sinh cho năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợtĐánh giá tư duy. Sau đợt đầu tiên diễn ra trong tháng 12 năm nay, những đợt còn lại sẽ được tổ chức vào các ngày: 20 và 21/1/2024; 9 và 10/3/2024, 27 và 28/4/2024; 8 và 9/6/2024; 15 và 16/6/2024. Các địa phương có điểm thi là: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng.Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, trong đợt Đánh giá tư duy đầu tiên phục vụ cho công tác tuyển sinh năm 2024 đã có gần 3.000 thí sinh tham gia. Hơn 30 trường đại học đăng ký kết quả kỳ thi để xét tuyển.Trong tổ chức Đánh giá tư duy, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục áp dụng công nghệ check-in tự động bằng Căn cước công dân tích hợp với hệ thống quản lý dữ liệu cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phòng chống triệt để việc thi hộ hay gian lận trong thi cử. Tại tất cả các điểm thi sử dụng phần mềm giám sát thí sinh để tối ưu minh bạch trong công tác coi thi.Theo Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Phong Điền, các bài Đánh giá tư duy được thiết kế chuẩn hóa. Cấu trúc bài thi giữ ổn định như năm 2023, gồm các phần: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học. Nội dung các phần thi không đi sâu vào kiểm tra kiến thức các môn học, mà tập trung vào đánh giá năng lực tư duy.Thầy Nguyễn Phong Điền lưu ý các thí sinh việc nắm chắc kiến thức nền tảng rất quan trọng. Do đề Đánh giá tư duy hỏi kiến thức rộng, số lượng câu hỏi nhiều, nội dung theo các cấp độ tư duy thí sinh cần có chiến lược làm bài tốt. Nhà trường đã cung cấp một số tài liệu ôn tập và các đợt thi thử để thí sinh làm quen, nắm được định dạng đề thi”.
https://nhandan.vn/gan-3000-thi-sinh-tham-gia-danh-gia-tu-duy-dot-1-cua-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-post785666.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "TSA", "Đánh giá tư duy", "Đại học Bách khoa Hà Nội", "tuyển sinh 2024" ] }
419 giáo viên ở Điện Biên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Chiều 20/3, Sở Giáo dục và Đào tạoĐiện Biêntổ chức tổng kết, trao thưởng 419 giáo viên và 69 tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2024.
Ông Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, cho biết:Hội thi giáo viên dạy giỏicấp tỉnh năm 2024 có sự tham gia của 429 giáo viên thuộc 2 cấp học. Trong đó, cấp tiểu học có 241 giáo viên, cấp trung học phổ thông có 188 giáo viên).Hội đồng thi đánh giá, các giáo viên tham gia Hội thi đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, chuẩn bị chu đáo nội dung thi. Các hoạt động giáo dục, bài giảng được chuẩn bị công phu, hình thức phong phú, đa dạng. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học, các hoạt động giáo dục thể hiện rõ việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục theo quan điểm "lấy người học làm trung tâm".Ông Cù Huy Hoàn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên trao chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cho các giáo viên.Kết quả, có 178 giáo viên trung học phổ thông được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 241 giáo viên tiểu học (100% giáo viên dự thi) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.Chúc mừng các giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, ông Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cũng đồng thời ghi nhận tinh thần làm việc khách quan, trách nhiệm của các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đạt hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa phong trào "thi đua dạy tốt học tốt" trong toàn ngành.Qua kỳ thi cũng tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên phát huy năng lực, tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp dạy học; khuyến khích giáo viên nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng.
https://nhandan.vn/419-giao-vien-o-dien-bien-duoc-cong-nhan-giao-vien-day-gioi-cap-tinh-post800794.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Giáo dục và đào tạo", "Điện Biên", "giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh", "hội thi giáo viên dạy giỏi" ] }
Thí sinh Hà Nội dồn sức trong kỳ thi cạnh tranh cao vào lớp 10
NDO -Sáng 8/6, thí sinh tạiHà Nộichính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025. Đây là kỳ thi diễn ra thường xuyên hằng năm, nhưng với quy mô lớn, mức độ cạnh tranh cao, kỳ thi được thành phố Hà Nội, ngành giáo dục tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, xây dựng phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối và tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.
Kỳ thi quy mô lớn, cạnh tranh caoTrong ngày thi đầu tiên, các thí sinh thực hiện bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, môn Ngoại ngữ vào buổi chiều. Ngày thi tiếp theo, các em sẽ làm bài thi môn Toán. Những thí sinh có nguyện vọng thi chuyên, song bằng sẽ tiếp tục tham gia các bài thi vào các ngày 10 đến 12/6.Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội,kỳ thi vào lớp 10trung học phổ thông công lập của thành phố năm nay có khoảng 106.000 thí sinh đăng ký dự tham dự. Toàn thành phố có hơn 117.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có gần 106.000 lượt đăng ký dự thi lớp 10 công lập, hơn 11.000 lượt đăng ký dự thi môn chuyên; hơn 250 lượt đăng ký dự thi song bằng.Đã có 99,34% thí sinh có mặt tại buổi làm thủ tục dự thi, đạt khoảng hơn 105.000 em.Báo cáo kết quả buổi tổ chức học tập quy chế, làm thủ tục dự thi ngày hôm qua, 7/6 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho thấy đã có 99,34% thí sinh có mặt, đạt khoảng hơn 105.000 em. Như vậy, cũng như mọi năm, có một số lượng nhỏ thí sinh đăng ký dự thi nhưng không tham gia thi.Thí sinh trong phòng thi tại buổi nghe Quy chế, làm thủ tục dự thi. (Ảnh: ĐẠI THẮNG)Để tổ chức kỳ thi có quy mô lớn vớilượt thí sinh dự thiđông đảo, Hà Nội đã thành lập 201 điểm thi với hơn 4.500 phòng thi chính thức, hơn 400 phòng thi dự phòng đặt tại các THCS, THPT trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.Khoảng 20.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, lực lượng hỗ trợ được huy động tham gia công tác làm thi, trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã huy động gần 15.500 cán bộ, giáo viên tham gia công tác coi thi, hơn 2.000 cán bộ chấm thi, 600 cán bộ làm công tác thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi.Bên cạnh quy mô lớn, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố Hà Nội còn nhận được sự quan tâm của xã hội bởi mức độ cạnh tranh cao giữa các thí sinh. Năm nay, số lượng chỉ tiêu của các trường công lập đưa ra đạt khoảng 81.200 chỉ tiêu. Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh phân chia theo địa giới hành chính.Thống kê tại tất cả 12 khu vực tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký dự thi đều cao hơn so với số lượng chỉ tiêu tuyển sinh. Mức độ cạnh tranh cao thể hiện rõ rệt tại một số trường cụ thể, khi số lượng thí sinh vượt gấp đôi, thậm chí gấp ba số lượng chỉ tiêu.“3 chủ động, 4 đúng, 3 không” cho một kỳ thi an toàn, đạt chất lượngViệc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập là nhiệm vụ thường xuyên hằng năm, nhưng thành phố Hà Nội, ngành giáo dục xác định không vì thế mà chủ quan. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội diễn ra vào đầu tháng 5, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã yêu cầu các đơn vị, địa phương tuyệt đối không chủ quan trong mọi khâu; chuẩn bị chu đáo các nội dung và rà soát thật kỹ lưỡng về mọi mặt, dự báo được các tình huống phát sinh, tránh bị động bất ngờ. Các đơn vị có trách nhiệm chủ động xây dựng phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối các khâu và tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đến trước ngày thi diễn ra, tất cả các điểm thi đều hoàn thành rà soát, kiểm tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công tác an ninh, an toàn, y tế… phục vụ cho kỳ thi.Rút kinh nghiệm từ sự cố tại kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm trước, khi một số đề thi phát ra bị mờ nét gây hiểu lầm cho thí sinh khi làm bài, năm nay, khâu đề thi đã có những cải tiến khắc phục. Tại Hội nghị hướng dẫn công tác coi thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 -2025 ngày 4/6, đại diện Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, năm nay, ngoài bì đề thi chính thức và bì đề thi dự phòng còn có thêm bì đề “Bản chính” đóng dấu đỏ.Khi nhận đề thi, ngoài việc kiểm soát số môn thi tại điểm thi, đối chiếu các bì đề thi, trưởng điểm thi còn nhận các bì đề “Bản chính”. Bì đề thi này chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt, khi có thắc mắc về đề thi trong thời gian quy định, đồng thời phải tuân thủ đúng quy trình đóng mở niêm phong.Năm nay, cán bộ coi thi được lưu ý, tập huấn kỹ càng về cách xử lý các trường hợp bất thường của đề thi, như phát hiện không có đề thi, thiếu đề thi hoặc đề thi thiếu trang, đề thi bị rách, hỏng, nhòe, mờ; nhầm đề môn thiGiám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các nhà trường đặc biệt coi trọng khâu tập huấn cán bộ coi thi.Nội dung tập huấn năm nay lưu ý kỹ cho cán bộ coi thi cách xử lý các trường hợp bất thường như phát hiện không có đề thi, thiếu đề thi hoặc đề thi thiếu trang, đề thi bị rách, hỏng, nhòe, mờ; nhầm đề môn thi hoặc trong túi đề thi có lẫn đề thi của môn thi khác... Nếu có sự cố, cán bộ coi thi được phổ biến cần bình tĩnh xem xét, xử lý phù hợp để không ảnh hưởng đến thời gian làm bài của thí sinh.Cán bộ coi thi cũng được hướng dẫn cách nhận diện và ngăn chặn việc thí sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cao để gian lận; hướng dẫn phương án xử lý các tình huống bất thường trong quá trình coi thi như thí sinh bị ốm, thí sinh đến muộn…Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương nhấn mạnh nguyên tắc “3 chủ động, 4 đúng, 3 không” trong công tác tổ chức kỳ thi vào lớp 10. “3 chủ động” là: Chủ động làm tốt công tác thông tin tuyên truyền; Chủ động đề xuất chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thi; Chủ động báo cáo và xử lý thông tin.“4 đúng” là: Đúng quy chế và hướng dẫn thi; Đúng, đủ quy trình; Đúng vị trí, chức trách nhiệm vụ; Đúng trong xử lý bất thường.“3 không” là: Không lơ là, chủ quan; Không quá căng thẳng, áp lực; Không tự ý xử lý tình huống.Thí sinh tại Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Hà Nội. (Ảnh: ĐẠI THẮNG)Về phía các thí sinh, bên cạnh việc chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, tâm lý, sức khỏe, cũng cần lưu ý về thời gian có mặt của các buổi thi, được ghi tại Phiếu báo dự thi của thí sinh. Thời gian có mặt dự thi của mỗi buổi thi thường trước giờ làm bài ghi trong lịch thi là 1 tiếng. Các em cần nắm rõ các mốc thời gian này, tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc.Bên cạnh đó, thí sinh cần nhớ các giấy tờ, vật dụng mang theo khi đi thi. Thí sinh đọc kỹ và tuân thủ quy định trong quy chế thi về cácvật dụng được mangvào phòng thi. Năm nay, quy chế có thêm quy định về vật dụng cấm mang vào phòng thi. Đối với một số vật dụng như bút, thước, máy tính, bút chì… các em nên mang dự phòng.Thí sinh cũng cần chú ý đến trang phục khi đi thi sao cho bảo đảm vệ sinh, phù hợp thời tiết đồng thời phù hợp môi trường nghiêm túc của học đường, trường thi.
https://nhandan.vn/thi-sinh-ha-noi-don-suc-trong-ky-thi-canh-tranh-cao-vao-lop-10-post813330.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "thi lớp 10", "tuyển sinh vào lớp 10", "trường công lập", "mùa thi 2024", "tuyển sinh", "cạnh tranh thi lớp 10" ] }
Hơn 500 vị trí việc làm tại Nhật dành cho sinh viên Đà Nẵng
NDO -Tại Ngày hội việc làm Nhật Bản 2023 do Trường đại học Đông Á Đà Nẵng tổ chức sáng nay (9/3), với 10 đối tác là các doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký và tham giatuyển dụng nhân lực, đã có hơn 500 vị trí việc làm tại Nhật Bản dành cho sinh viên Đà Nẵng.
Theo đó, hơn 500 vị trí việc làm các ngành điều dưỡng, du lịch, quản trị kinh doanh, xây dựng, điện-điện tử, công nghệ thông tin, dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm, ngôn ngữ Nhật...Đây cũng là Ngày hội việc làm Nhật Bản có số lượng sinh viên đăng ký và tham gia phỏng vấn tuyển dụng nhiều nhất với hơn 700 lượt phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến để “giành suất” chính thức thực tập nghề nghiệp, làm việc tại Nhật năm 2023.Theo ông Lương Minh Sâm, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Đông Á, trong năm 2022 - thời kỳ sau đại dịch Covid-19, gần 300 sinh viên các ngành đang theo học tại nhà trường đã sang Nhật Bản du học, thực tập và làm việc; trong số đó, có 40% sinh viên nắm bắt được cơ hội từ Ngày hội việc làm Nhật Bản 2022.Hiện nay, số lượng sinh viên đăng ký sang Nhật Bản thực tập và làm việc ngày càng đông, với hơn 1.000 sinh viên theo học tiếng Nhật ở 15 ngành đào tạo.Ngay trước thềm Ngày hội việc làm Nhật Bản 2023, 21 sinh viên khóa đầu tiên Chương trình internship tại Tập đoàn y tế Aijinkai cũng vừa được Tập đoàn trao chứng nhận hoàn thành 1 năm thực tập nghề nghiệp để chuyển tiếp chương trình làm việc chính thức tại Nhật Bản.Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục ký kết với Trường đại học Đông Á trong việc tuyển dụng sinh viên.Cùng ngày, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt-Nhật năm 2023 với rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt-Nhật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973-2023). Chương trình thu hút hàng nghìn lượt sinh viên Đà Nẵng tham gia trải nghiệm.Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan đánh giá cao sự năng động hội nhập và bước tiến hợp tác quốc tế mạnh mẽ mà Trường đại học Đông Á đã kiên trì trong nhiều năm qua cho mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành nhân lực chất lượng làm việc ở môi trường quốc tế. Đồng thời, kỳ vọng Trường đại học Đông Á sẽ tiếp tục phát huy tốt thế mạnh đào tạo trong hội nhập và hợp tác quốc tế, tạo việc làm đa dạng cho sinh viên trên thị trường nhân lực sôi động ở các nước phát triển, trở thành nguồn lực chất lượng đóng góp cho sự phát triển địa phương và đất nước.Ông Yakabe Yoshinori, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng nhận định: Trường đại học Đông Á đã nỗ lực từ rất sớm để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - những người có cả kiến thức chuyên ngành và tiếng Nhật, kỹ năng thực tế thông qua các chương trình thực tập..., cung cấp nguồn nhân lực hữu ích cho các công ty Nhật Bản, cũng như nỗ lực tích cực trong các hoạt động giới thiệu văn hóa Nhật Bản, tổ chức giao lưu với các doanh nghiệp Nhật Bản.Nhà trường đã và đang là một sự hiện diện rất đáng tin cậy không chỉ đối với Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản mà còn đối với các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Đà Nẵng.
https://nhandan.vn/hon-500-vi-tri-viec-lam-tai-nhat-danh-cho-sinh-vien-da-nang-post742127.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "cơ hội việc làm", "việc làm cho sinh viên Đà Nẵng", "Đà Nẵng", "Ngày hội việc làm Nhật Bản", "sinh viên", "tiếng Nhật", "Nhật Bản" ] }
Tết sớm với học sinh dân tộc thiểu số nghèo tỉnh Kon Tum
Nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024 đang đến gần, Trường tiểu học xã Đăk Pxi tổ chức hoạt động trải nghiệm tích hợp liên môn với chủ đề “Chợ quê”, tái hiện một nét văn hóa của các vùng quê và truyền thống giáo dục địa phương xã Đăk Pxi và tỉnh Kon Tum về trang phục truyền thống, múa xoang, món ăn truyền thống.
Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được giao lưu văn hóa các vùng miền, giao lưu ngôn ngữ tiếng Việt, toán học, rèn luyện kỹ năng sống trong học tập và sinh hoạt, trải nghiệm thực tế, giao tiếp, tính toán khi trao đổi, mua bán.Thầy trò Trường tiểu học xã Đăk Pxi với điệu xoang mừng đón XuânGiáp Thìn 2024.“Chợ quê” bao gồm 12 gian hàng, trong đó có 10 gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng tại địa phương, trao đổi, mua-bán các món ăn truyền thống ở địa phương, món ăn hằng ngày và 2 gian hàng của Chi đoàn Trường tiểu học xã Đăk Pxi.Hai gian hàng của Chi đoàn là “Gian hàng 0 đồng”, trao yêu thương của thầy cô, các nhà hảo tâm. Mỗi người được chọn cho mình hoặc người thân 2 sản phẩm bất kỳ khi vào gian hàng này
https://nhandan.vn/tet-som-voi-hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-ngheo-tinh-kon-tum-post792501.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [] }
Bạc Liêu: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
NDO -Kỷ niệm 41 nămNgày Nhà giáo Việt Nam(20/11/1982 - 20/11/2023), các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt ngành giáo dục-đào tạotỉnh Bạc Liêuđã và đang có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, ý nghĩa, góp phần làm lan tỏa giá trị và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc…
Tại thành phố Bạc Liêu, thầy giáo Trần Bằng Phi, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo cho biết, năm nay, chúng tôi chỉ đạo các trường học đẩy mạnh các hoạt động rất cụ thể, thiết thực, ý nghĩa, nhằm “Tri ân thầy cô giáo”. Đồng thời, đây cũng là dịp để toàn xã hội, nhất là các bậc phụ huynh, học sinh phát huy giá trị và quyền thống quý báu của dân tộc ta đối với sự nghiệp “trồng người”.Theo đó, các trường học trong thành phố tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, động viên những nhà giáo đã nghỉ hưu; hỗ trợ những cựu nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn.Một tiết mục văn nghệ của học sinh Trường trung học cơ sở Lê Thị Cẩm Lệ (thành phố Bạc Liêu) chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: Trọng Duy)Đồng thời, các trường học trực thuộc Phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố Bạc Liêu tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi sự đổi mới, phát triển của quê hương, đất nước, đặc biệt ca và tri ân sự “hy sinh thầm lặng” của các thầy cô giáo đối với học sinh thân yêu…Theo đó, Phòng Giáo dục-Đạo tạo thành phố Bạc Liêu chỉ đạo các trường học trên địa bàn đẩy mạnh các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao trong nhà trường để tạo môi trường giao lưu, học tập, trao đổi, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong nhà trường, tạo sân chơi bổ ích cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Ngoài ra, một số trường tổ chức hội thảo, tọa đàm, báo cáo chuyên đề về đạo đức nghề nghiệp, lương tâm trách nhiệm của nhà giáo trong nền kinh tế thị trường hiện nay…Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Bạc Liêu tặng giấy khen Trường trung học cơ sở Lê Thị Cẩm Lệ, do có thành tích xuất sắc trong các hoạt động. (Ảnh Trọng Duy)Cô giáo Trần Kim Thi, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Thị Cẩm Lệ (thành phố Bạc Liêu) báo tin vui: “Trường vừa được các cấp chính quyền và ngành giáo dục của địa phương đầu tư xây dựng hai dãy phòng học mới; nhà đa năng rất khang trang.Nhờ vậy, năm nay Nhà trường có điều kiện tổ chức buổi họp Ngày Nhà giáo Việt Nam đông đủ, với nhiều hoạt động rất cụ thể, thiết thực, ý nghĩa như: Tổ chức gặp mặt, tặng quà những cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu; trao quà, giấy khen cho những giáo viên, học sinh tiêu biểu; tổ chức văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi, bổ ích, làm cho đội ngũ giáo viên và cả học sinh rất phấn khởi; động viên, khích lệ tinh thần để các thầy cô giáo bớt áp lực, tiếp tục vượt lên những khó khăn, vất vả, phấn đấu dạy tốt…Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng Trần Văn Sơn (thành phố Bạc Liêu) tặng hoa các nhà giáo nguyên lãnh đạo của Trường. (Ảnh Trọng Duy)Thầy giáo Trần Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Bạc Liêu cho biết: Kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, năm nay, Nhà trường tổ chức họp mặt gọn nhẹ, tiết kiệm, nhưng có nhiều hoạt động ý nghĩa, được giáo viên rất ủng hộ, phấn khởi. Đồng thời, Nhà trường phát động đợt thi đua “Học sinh chuyên cần học tập, tác phong mẫu mực”, phát động phong trào thi đua “Dạy tốt” trong giáo viên…“Đặc biệt, năm nay, chúng tôi tổ chức mời hết các giáo viên từng công tác tại trường đã nghỉ hưu. Có “cô giáo già” 85 tuổi cũng được người thân chở đến trường dự buổi học mặt đầm ấm, thân mật, ý nghĩa, thể hiện truyền thống cao đẹp tôn sự trọng đạo của dân tộc ta. Mọi người rất cảm động, rất vui”, thầy giáo Trần Văn Sơn chia sẻ.Một tiết mục văn nghệ của học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng (thành phố Bạc Liêu).Thầy giáo Nguyễn Văn Bình, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) thông tin: Năm nay kỷ niệm 41 nămNgày Nhà giáo Việt Nam, do là năm lẻ, nên chúng tôi chỉ đạo các trường trực thuộc tổ chức các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, tránh phô trương hình thức và lãng phí.Cụ thể, các hoạt động Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Nhân dịp này góp phần để toàn xã hội thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn, vất vả, gian khổ của các thầy cô giáo trong sự nghiệp cao quý “trồng người”…
https://nhandan.vn/bac-lieu-nhieu-hoat-dong-thiet-thuc-y-nghia-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-post783367.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "Ngày Nhà giáo Việt Nam", "Bạc Liêu", "chúc mừng" ] }
Ngăn chặn bạo lực học đường
Bạo lực học đườngdiễn ra gần đây với tính chất, mức độ ngày càng đáng lo ngại, có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm cả trong và ngoài nhà trường. Không chỉ là vấn đề “động chân, động tay”, mà còn bạo lực cả về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm của nhau.
Điều đáng lo ngại là nhiều người còn thờ ơ, vô cảm, thậm chí cổ xúy cho các hành động này, chưa chủ động tích cực tham gia ngăn cản bạo lực.Bạo lực học đườngkhông chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên…Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp.Đáng lo ngại, không ít vụ đã gây hậu quả nghiêm trọng, để lại sự thiệt thòi, đau đớn về thể xác và tinh thần cho học sinh và gia đình.Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung học tập. Những em chứng kiến hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng tâm lý, cảm thấy sợ hãi và nếu thấy những người gây ra bạo lực không bị xử lý nghiêm thì những em đó cũng có thể hùa theo số đông, nhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai.Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Điển hình như tại tỉnh Sóc Trăng, một học sinh nữ Trường THCS Châu Văn Đơ bị một bạn túm tóc, đánh liên tiếp ngay tại lớp học. Trong khi đó, tại tỉnh Phú Thọ, công an đã vào cuộc điều tra vụ việc hai học sinh nữ Trường THPT Mỹ Văn (huyện Tam Nông) đánh nhau do mâu thuẫn trong chuyện yêu đương… trước sự chứng kiến của nhiều học sinh mà không được can ngăn kịp thời.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như: Ảnh hưởng từ môi trường gia đình; công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học còn hạn chế; ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh, các trò chơi trên mạng; căng thẳng trong học tập, thua kém hay vì những lý do về tâm, sinh lý lứa tuổi.Vì vậy, giải quyết bạo lực học đường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục, mà còn cần có sự quan tâm, tham gia của gia đình, sự phối hợp, vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và của toàn xã hội.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như: Ảnh hưởng từ môi trường gia đình; công tác tuyên truyền pháp luật trong trường học còn hạn chế; ảnh hưởng bạo lực từ phim ảnh, các trò chơi trên mạng; căng thẳng trong học tập, thua kém hay vì những lý do về tâm, sinh lý lứa tuổi.Để ngăn chặn bạo lực học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,phòng chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục lý tưởng sống, đạo đức, lối sống cho học sinh. Ngành giáo dục lồng ghép, tích hợp các nội dung về giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống vào các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; ban hành tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống mâu thuẫn trong học sinh phổ thông; tiếp tục xây dựng sổ tay hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh; tài liệu tuyên truyền cho gia đình học sinh về ứng xử văn hóa, hướng dẫn công tác phối hợp, chia sẻ thông tin về phòng ngừa bạo lực học đường; sổ tay hướng dẫn tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; sổ tay thực hành công tác xã hội trường học…Thêm vào đó, cần tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý giáo dục học sinh; thường xuyên thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình để triển khai các biện pháp giáo dục hiệu quả.Bản thân mỗi học sinh cũng cần tích cực rèn luyện kỹ năng sống, có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, chấp hành tốt nội quy trường, lớp, quy định của pháp luật.Các gia đình cần thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của con mình để biết được những vướng mắc trong học tập, cuộc sống, chủ động phối hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn. Giáo viên cần thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của học sinh, nhất là giáo viên chủ nhiệm; có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với học sinh có nguy cơ dẫn đến bạo lực.
https://nhandan.vn/ngan-chan-bao-luc-hoc-duong-post803192.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:06", "tags": [ "bạo lực học đường", "học sinh", "nhà trường" ] }
Tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023
NDO -Chiều 16/12, tạiHà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình gặp mặt, tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023. Tại chương trình, DOL English - đối tác đồng hành chính của Bộ đã trao 30 suất học bổng IELTS 8.0 và SAT 1.500 (mỗi suất 100 triệu đồng) cùng 30 học bổng tiền mặt (10 triệu đồng/suất) tặng toàn bộ các tài năng trẻ.
Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, năm 2023, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ Olympic khu vực và quốc tế. Các đoàn đã mang về cho nước nhà thành tích đáng tự hào với 100% học sinh dự thi đều đoạt giải.Trong đó, có tới 8 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng và 4 bằng khen;nhờ đó, Việt Nam đã duy trì thành tích nằm trong top 10 các nước tham gia với nhiều thí sinh đạt điểm thi vượt trội.Cũng trong năm nay, đoàn Việt Nam có 7 dự án tham dự Regeneron ISEF. Kết quả, 1 dự án đã đoạt giải B và 1 dự án đoạt giải đặc biệt với giá trị giải thưởng 2 nghìn USD."Các học sinh giành giải là hiền tài đất nước, minh chứng cho sự quan tâm, chỉ đạo, quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước cũng như định hướng "phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” của ngành giáo dục, trở thành tảng đá nền tạo dựng tương lai tốt đẹp mai sau", đồng chí Ngô Thị Minh nhấn mạnh.Tại chương trình, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã trao Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng các cá nhân giành giải tại các kỳ thi Olympic vàKhoa học kỹ thuật quốc tếnăm nay.Tin liên quanTrao Huân chương Lao động tặng học sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic quốc tếCùng với đó, DOL English - đối tác đồng hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao 30 suất học bổng IELTS 8.0 và SAT 1.500 (mỗi suất 100 triệu đồng), 30 suất học bổng tiền mặt (mỗi suất 10 triệu đồng) tặng toàn bộ các tài năng trẻ.Có mặt tại chương trình,CEO DOL English Lê Đình Lựcchia sẻ, với xuất thân là học sinh chuyên Toán, ông hiểu rằng ngoại ngữ và những hỗ trợ về vật chất hiện là những giới hạn khiến không ít bạn trẻ tài năng gặp thử thách, thậm chí phải dừng bước trên con đường chinh phục tri thức.Các tài năng trẻ nhận học bổng tài trợ tại chương trình.“Mong rằng, những đóng góp nhỏ bé của tôi có thể phần nào mở ra thêm cơ hội để các bạn hoàn thiện một số kỹ năng còn thiếu, hướng tới những đỉnh cao trong cuộc sống như khởi nghiệp hay du học, góp sức trẻ phát triển đất nước, tạo nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng, làm rạng danh hai tiếng Việt Nam trên đấu trường quốc tế", ông Lê Đình Lực bộc bạch.
https://nhandan.vn/tuyen-duong-hoc-sinh-doat-giai-olympic-va-khoa-hoc-ky-thuat-quoc-te-nam-2023-post787828.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Bộc Giáo dục và Đào tạo", "Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2023", "Hà Nội" ] }
Nghệ An: Giảm áp lực tuyển sinh vào lớp 10 công lập
NDO -Nhằm giảm áp lực trước việc số lượng học sinh lớp 9 toàn tỉnh Nghệ An năm học 2023-2024 tăng thêm gần 7.300 em, năm học tới,Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ Anđã có phương án tăng số lớp công lập và tăng sĩ số lớp học ở các địa phương có số học sinh lớp 9 tăng mạnh.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Đoàn Công Lợi cho biết: Năm học 2023-2024, số lượng học sinh lớp 9 toàn tỉnh tăng thêm 7.249 em; trong đó, thành phố Vinh tăng thêm 811 em so năm học trước.Nhằm giảm áp lực trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã có phương án tăng số lớp công lập và tăng sĩ số các lớp học ở những địa phương có số học sinh lớp 9 tăng mạnh.Các học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố Vinh có nhiều cơ hội vào lớp 10 công lập. (Ảnh: ĐỨC ANH)Cụ thể, tại thành phố Vinh, sẽ tăng thêm cho các trường THPT: Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập và Lê Viết Thuật, mỗi trường 3 lớp 10; cho tuyển sinh lớp 10 Trường Phổ thông thực hành Đại học Vinh 3 lớp.Như vậy, các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh tăng thêm 12 lớp 10 so năm học trước. Đồng thời, xem xét tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho các trường THPT công lập lân cận thành phố Vinh như các huyện: Hưng Nguyên, Nghi Lộc.Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng cho phép các trường tăng sĩ số các lớp học; Chủ yếu tăng từ 42 học sinh lên 45 học sinh/lớp; Một số vùng cá biệt có thể lên 46 đến 48 học sinh/lớp. Cùng với đó, các trường có các giải pháp bảo đảm chất lượng dạy và học khi có số lớp và sĩ số học sinh từng lớp tăng.Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay,Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ Anphối hợp Viễn thông Nghệ An (VNPT) nâng cấp phần mềm Tuyển sinh trực tuyến trên nền tảng VNEDU để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh và các trường trung học trong công tác đăng ký, sắp xếp phòng thi và tuyển sinh.Tăng cường quản lý chất lượng dạy và học khi sĩ số học sinh tăng. Ảnh Mỹ HàHiện, các nhà trường đang tổ chức ôn tập và thi thử cho học sinh; những học sinh kém được các giáo viên kèm cặp, bổ sung kiến thức để vững vàng trong kỳ thi vào lớp 10 công lập.Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp thành phố Vinh để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để triển khai dự án xây dựng cơ sở 2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng tại xã Nghi Ân. Dự án sẽ được xây dựng tại xã Nghi Ân với diện tích khoảng 2,35ha, quy mô 36 lớp, đáp ứng nhu cầu con em trên địa bàn các xã phía bắc của thành phố và vùng lân cận.Bên cạnh đó, khi Trường THPT chuyên Phan Bội Châu chuyển về địa điểm mới, Sở sẽ cùng thành phố Vinh triển khai phương án đưa Trường THCS Đặng Thai Mai tiếp nhận cơ sở Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và phát triển Trường THCS Đặng Thai Mai thành trường liên cấp THCS và THPT. Ngoài ra, 2 trường THPT chuyên Phan Bội Châu và chuyên Đại học Vinh sẽ tăng dần quy mô số lớp, tạo cơ hội học tập cho học sinh của thành phố Vinh.Thực hiện Đề án mở rộng thành phố Vinh, trong năm học tới, Ủy ban nhân dân thành phố Vinh sẽ phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận 2 trường THPT của thị xã Cửa Lò và trường THPT Nghi Lộc 3.Trên cơ sở đó, thành phố sẽ tiếp tục cân đối, điều hòa học sinh trong các cấp học. Ngành giáo dục Nghệ An sẽ chỉ đạo các trường THPT tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng thêm phòng học trong điều kiện có thể để tăng quy mô tiếp nhận học sinh.
https://nhandan.vn/nghe-an-giam-ap-luc-tuyen-sinh-vao-lop-10-cong-lap-post812434.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Nghệ An", "tuyển sinh vào lớp 10 công lập", "giảm áp lực tuyển sinh vào lớp 10", "Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An" ] }
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”
NDO -Cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục. Đồng thời, ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy-học và giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên.
Chiều 29/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2021.Theo ban tổ chức, cuộc thi đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường. Các bài dự thi tập trung vào 2 chủ đề chính là thầy cô giáo và mái trường. Trong đó, nhiều tác phẩm thể hiện những kỷ niệm, tình cảm, cảm xúc về mái trường gắn liền với hình ảnh của thầy giáo, cô giáo. Các tác phẩm dự thi được trình bày công phu, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện đẹp với những ấn tượng về thầy cô, học sinh.Cuộc thi năm nay có hơn 50 nghìn bài dự thi, Ban tổ chức đã chọn ra 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích để trao giải.Cụ thể, giải Nhất thuộc về tác giả Lê Hải Vân, giáo viên Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) với tác phẩm “Viết về em, người đã khuất”. 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Thị Minh, giáo viên Trường Tiểu học Hải Phương (Hải Hậu, Nam Định) với tác phẩm "Người thầy trong tôi"; tác giả Nguyễn Thị Kim Ánh, giáo viên Trường THCS Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) với tác phẩm “Đủ yêu thương sẽ gần nhau hơn”.Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Vũ Minh Đức (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Thầy và trò cả nước phải dạy học trực tuyến do dịch Covid-19, song vẫn có hơn 50 nghìn tác phẩm được gửi về ban tổ chức. Mái trường và thầy cô trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tầng lớp nhân dân. Mỗi bài thi đều đáng trân trọng bởi sự đầu tư công phu của các tác giả.Trước bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay càng đòi hỏi về năng lực của nhà giáo, ngoài nỗ lực của nhà giáo cần sự đồng hành của toàn xã hội. Mỗi cơ sở giáo dục cần nhân rộng mô hình hay và làm gương cho học trò. Các em học sinh dù đi đâu làm gì cũng không quên hình ảnh thầy cô và mái trường.
https://nhandan.vn/trao-giai-cuoc-thi-viet-nhung-ky-niem-sau-sac-ve-thay-co-va-mai-truong-post680310.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Cuộc thi", "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Hà Nội: Công bố điểm thi chọn học sinh giỏi lớp 9
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm thi và hướng dẫn thí sinh tra cứu điểm thi chọn học sinh giỏi thành phố các môn văn hóa và môn khoa học lớp 9 cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024.
Ngày 1/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểmthi chọn học sinh giỏicác môn văn hóa và môn khoa học lớp 9 cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thí sinh tra cứu điểm thi trực tuyến tại địa chỉ: https://diemthi.hanoi.edu.vnThí sinh truy cập vào trang tra cứu cứu điểm thi nói trên, nhập số báo danh để xem kết quả điểm thi của mình.Kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố các môn văn hóa và môn khoa học lớp 9, năm học 2023-2024 đã diễn ra vào ngày 21/1 vừa qua. Toàn thành phố có 30 điểm thi tại 30 quận, huyện, thị xã.Hơn 3.500 thí sinh là những học sinh xuất sắc, được chọn từ khối lớp 9 của các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thành phố.
https://nhandan.vn/ha-noi-cong-bo-diem-thi-chon-hoc-sinh-gioi-lop-9-post794820.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "kết quả thi", "lớp 9", "Hà Nội", "thi học sinh giỏi" ] }
Trao Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2023
NDO -Chiều nay (10/11), tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức trao giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học toàn quốc năm 2023.
Giải thưởngkhoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Đại họcĐà Nẵnglà đơn vị đăng cai thực hiện.Giải thưởng nhằm biểu dương thành tích xuất sắc và khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học.Qua đó, đẩy mạnh hoạt độngnghiên cứu khoa họccủa sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, tạo động lực cho sinh viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại chương trình. (Ảnh ANH ĐÀO)Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc khẳng định, những năm qua, giải thưởng này đã thực sự trở thành một sân chơi khoa học lớn dành cho sinh viên. Đề nghị lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động truyền thông giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.Thông qua giải thưởng này, nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học của các em đã góp phần hình thành ý tưởng khởi nghiệp, nhiều ý tưởng nghiên cứu của các em đạt giải thưởng năm nay có tính sáng tạo trong sinh viên. Nhiều đề tài đạt giải có tính sáng tạo, nội dung phong phú, có khả năng triển khai ứng dụng hoặc có thể phát triển thành sản phẩm thương mại.Mặc dù giải thưởng năm nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên hoạt động này chưa thực sự sâu rộng, một số trường chưa quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn còn hạn chế…Đề nghị lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động truyền thông giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn PhúcBan tổ chức đã chấm chọn và trao 354 giải/481 đề tài vào vòng chung khảo. Trong đó có 16 giải Nhất, 68 giải Nhì, 106 giải Ba và 164 giải Khuyến khích.Phần thưởng kèm theo giải Nhất gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 3 triệu đồng/giải thưởng, đồng thời sử dụng miễn phí hạ tầng ColudServe trong 6 tháng với giá trị 20 triệu đồng.Giải Nhì gồm Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tiền thưởng 2 triệu đồng/Giải thưởng và đồng thời sử dụng miễn phí hạ tầng Cloud Sever trong 6 tháng với giá trị 10 triệu đồng...Theo ông Vũ Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Khoa học công nghệ môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giải thưởng được tổ chức theo đúng quy chế; công tác tổ chức được thực hiện nghiêm túc, các Hội đồng khoa học đánh giá và xét chọn Giải thưởng thực hiện khách quan, công bằng, bảo đảm uy tín, chất lượng.Chất lượng đề tài tham dự Giải thưởng ngày càng được nâng cao thể hiện qua việc sinh viên trình bày rất tốt các đề tài tham dự Giải thưởng bằng tiếng Anh; nhiều đề tài đã có công bố khoa học trên các tạp chí có uy tín, có hướng nghiên cứu mở rộng, các đề tài vào vòng Chung khảo có khả năng gợi mở để chuyển giao và ứng dụng.Được biết, Giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023 nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của 103 các cơ sở giáo dục đại học với gần 10.000 đề tài tham gia, kết thúc vòng sơ khảo, Ban tổ chức nhận được 481 đề tài thuộc 6 lĩnh vực khoa học-công nghệ của 103 cơ sở giáo dục đại học đăng ký tham gia.Tại chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cho 14 đơn vị có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2023.
https://nhandan.vn/trao-giai-thuong-khoa-hoc-va-cong-nghe-danh-cho-sinh-vien-toan-quoc-nam-2023-post782004.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Giải thưởng KH-CN toàn quốc", "Đại học Đà Nẵng", "Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc", "trao giải" ] }
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Tháng hành động vì trẻ emnăm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” đang được nhiều địa phương phát động trên cả nước, với những thông điệp quan trọng, từ việc chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh phòng chống tai nạn, thương tích là bảo đảm quyền được sống của trẻ em; quan tâm việc học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; đến việc triển khai ứng dụng rộng rãi các cuộc gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em.
Ngoài ra còn có những thông điệp gần gũi khác, “Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”; “Gia đình, nhà trường cùng đồng hành để trẻ em được an toàn trên môi trường mạng”; “Không gian mạng an toàn, công dân số tương lai”… đã được cộng đồng xã hội hưởng ứng, tích cực vào cuộc bằng những việc làm, hành động cụ thể.Một trong những nội dung quan trọng trong Tháng hành động vì trẻ em năm nay tập trung vào việcbảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.Trong bối cảnh, môi trường mạng ngày càng trở nên phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, việc xây dựng không gian mạng an toàn và bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ này là một ưu tiên hàng đầu.Các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia về trẻ em nhấn mạnh: Chúng ta cần chung tay để tạo lập cuộc sống, môi trường thế giới số ngày càng an toàn lành mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có những đánh giá đúng đắn từ thực tiễn và ở tầm chiến lược, dự báo, xem xét những kinh nghiệm, các bài học của Việt Nam và quốc tế để có các giải pháp cụ thể hơn, thiết thực hơn. Một mặt bảo vệ an toàn, mặt khác thúc đẩy các cơ hội để trẻ em có thể tham gia tích cực hơn trên môi trường mạng.Chúng ta cần chung tay để tạo lập cuộc sống, môi trường thế giới số ngày càng an toàn lành mạnh hơn.Trên nhiều diễn đàn gần đây, các chuyên gia trong nước và quốc tế nêu vấn đề cần thúc đẩy thu thập thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong nước cũng như khu vực và quốc tế.Vấn đề quan trọng nữa là cần tiếp tục rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật chính sách để tăng cường tính phòng ngừa, tính bảo vệ và đấu tranh, xử lý hiệu quả các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng thông qua các quy trình bảo vệ trẻ em ở môi trường đặc thù. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhấn mạnh giải pháp tạo “vaccine số” để bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng.Đó là những sáng kiến phần mềm để chặn, lọc, gỡ bỏ, giám sát trẻ em sử dụng internet trong gia đình, tại trường học. Tuy nhiên, vaccine số phải được tạo từ các giải pháp về mặt kỹ thuật cũng như các kiến thức, kỹ năng đồng hành cùng trẻ của các bậc cha mẹ, đội ngũ giáo viên, quan tâm nâng cao kỹ năng tôn trọng quyền riêng tư, tôn trọng ý kiến, như vậy mới được trẻ em tiếp nhận bền vững.Tháng 8/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu, phối hợp Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quy chế phối hợp giữa ba ngành trong tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em và theo dõi dữ liệu liên quan xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.Mục đích xây dựng quy chế nhằm tăng cường trách nhiệm, huy động và phát huy hiệu quả năng lực tổng hợp của các cơ quan, đơn vị thuộc ba Bộ trong triển khai một số nhiệm vụ thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tăng cường công tác thực thi pháp luật, xử lý kịp thời, kiên quyết đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt, đối với các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội như Facebook, YouTube, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài gỡ bỏ thông tin vi phạm.Các cơ quan chuyên môn cần tăng cường giám sát, yêu cầu các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp trong nước cung cấp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành về ngăn chặn, loại bỏ thông tin xấu độc. Các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet phải có các giải pháp khuyến cáo, hướng dẫn các thuê bao về cách thức quản lý truy cập và thực hiện nghiêm việc ngăn chặn các nội dung thông tin không phù hợp trẻ em.
https://nhandan.vn/bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-post755497.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "bảo vệ trẻ em", "môi trường mạng", "Tháng hành động vì trẻ em", "vaccine số" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh công bố đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024
NDO -Chiều 11/6, Sở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minhcông bố đáp ánđề thi tuyển sinh lớp 10năm 2024.
Đáp án môn Toán:Đáp án môn Ngữ văn:Đáp án môn Tiếng Anh:Dự kiến, kết quả thi sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày 20/6.Từ ngày 21 đến 24/6, phụ huynh và học sinh có thể nộp đơn phúc khảo.Ngày 24/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bốđiểm chuẩnlớp 10 chuyên, tích hợp và kết quả tuyển thẳng.Thí sinh trúng tuyển lớp 10 chuyên, tích hợp và diện tuyển thẳng nộp hồ sơ nhập học tại trường đã trúng tuyển từ ngày 25 đến 29/6. Thí sinh không nộp hồ sơ nhập học sẽ bị xóa tên trong danh sách trúng tuyển lớp 10 chuyên hoặc tích hợp.Ngày 10/7, điểm chuẩntrúng tuyển lớp 10 thườngđược công bố, thí sinh nộp hồ sơ nhập học từ ngày 11/7 đến ngày 1/8.Chủ đề: Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025Cách tra điểm thi vào lớp 10 của Hà NộiĐiểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 6 của Trường Cầu Giấy năm 2024
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-cong-bo-dap-an-de-thi-tuyen-sinh-lop-10-nam-2024-post813806.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "công bố đáp án", "thi tuyển sinh lớp 10", "năm 2024" ] }
Dự toán chi cải cách tiền lương của ngân sách trung ương năm 2024 khoảng 48-49 nghìn tỷ đồng
NDO -Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dự toán chicải cách tiền lươngcủa ngân sách trung ương năm 2024 khoảng 48-49 nghìn tỷ đồng, trong khi dự toán chi cải cách tiền lương của ngân sách địa phương là 6,4 nghìn tỷ đồng.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 khoảng 1.700,9 nghìn tỷ đồngTiếp tụcKỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 23/10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026.Về thu ngân sách nhà nước,Bộ trưởng Hồ Đức Phớccho biết, thực hiện 9 tháng đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán.Theo Bộ trưởng, ước thu ngân sách nhà nước năm 2023 đạt dự toán, trong đó thu ngân sách trung ương ước giảm khoảng 10-15 nghìn tỷ đồng, thu ngân sách địa phương tổng thể ước tăng khoảng 10-15 nghìn tỷ đồng so dự toán.“Nếu kể cả khoảng 75 nghìn tỷ đồng giảm thu do thực hiện chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế thì thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 1.695,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 4,6% so dự toán. Đây là mức rất tích cực trong bối cảnh hiện nay”, ông Phớc nói.Về chi ngân sách năm 2023, ước thực hiện 9 tháng đạt 1.239,4 nghìn tỷ đồng, bằng 59,7% dự toán.Trong khi đó, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 khoảng 1.700,9 nghìn tỷ đồng, tăng 80,1 nghìn tỷ đồng (khoảng 5%) so với dự toán và ước thực hiện năm 2023. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 15,3% GDP.Bộ trưởng Tài chính cho biết, dự toán năm 2024 được xây dựng đã dự tính tiếp tục thực hiện mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như năm 2023 và đồng thời, tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024.Đặc biệt, mức dự toán nêu trên là tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội trong và ngoài nước còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức.Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp chiều 23/10. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024Về khả năng bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương, theo ông Phớc, đến hết năm 2022, nếu tính cả nguồn kinh phí cải cách tiền lương còn lại và nguồn bố trí từ tăng thu của ngân sách trung ương các năm (bao gồm từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 đang trình các cấp) thì tổng nguồn ngân sách trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng.Bên cạnh đó, nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng.Với dự kiến thu-chi ngân sách nhà nước năm 2024, cùng với việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương và các nguồn của ngân sách địa phương, dự kiến bảo đảm đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024.Trong đó, trình Quốc hội cho phép sử dụng khoảng 19 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.Nếu tính cả số thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán chi năm 2024 của một số địa phương (khoảng 19 nghìn tỷ đồng) thì tổng chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2024 khoảng 2.119,4 nghìn tỷ đồng.Cũng theo báo cáo của Chính phủ, dự toán chi ngân sách trung ương năm 2024 là 982,5 nghìn tỷ đồng, giảm 73,3 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2023. Nếu loại trừ kinh phí chương trình phục hồi (157,4 nghìn tỷ đồng) thì tăng 84,1 nghìn tỷ đồng so với dự toán năm 2023.Cụ thể, bố trí cho các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển 245 nghìn tỷ đồng. Bố trí dự toán chi trả lãi là 108,8 nghìn tỷ đồng, chi viện trợ là 2.200 tỷ đồng, chi dự trữ quốc gia là 1.160 tỷ đồng.Dự phòng ngân sách trung ương là 34,9 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% tổng chi ngân sách trung ương, bảo đảm tỷ lệ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (2-4% tổng chi).Dự toán chi cải cách tiền lương của ngân sách trung ương khoảng 48-49 nghìn tỷ đồng.Bổ sung 19,2 nghìn tỷ đồng cho địa phương để xử lý bù mặt bằng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2024 không thấp hơn dự toán năm 2023.Tiếp đó, dự toán chi thường xuyên của ngân sách trung ương (chưa gồm kinh phí thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng của cả năm 2024) là 522,5 tỷ đồng.Dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương là 432,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn thu tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết tương ứng số thu; chi từ nguồn bội chi ngân sách địa phương là 26,5 nghìn tỷ đồng; đầu tư xây dựng cơ bản tập trung là 136,5 nghìn tỷ đồng. Dự toán chi trả nợ lãi, phí các khoản ngân sách địa phương vay là 2.874,3 tỷ đồng.Bộ trưởng cũng cho biết, dự toán chi cải cách tiền lương là 6,4 nghìn tỷ đồng; dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương là 706,3 nghìn tỷ đồng, tăng 49,3 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2023.Chủ đề: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVGóp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị ở Việt NamCông bố Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVCông bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông qua
https://nhandan.vn/du-toan-chi-cai-cach-tien-luong-cua-ngan-sach-trung-uong-nam-2024-khoang-48-49-nghin-ty-dong-post779037.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "kỳ họp thứ 6", "Quốc hội khóa XV", "Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc", "dự toán ngân sách", "cải cách tiền lương" ] }
Thiếu nhi hùng biện tiếng Anh về hình tượng Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ
NDO -Phần thuyết trình, hùng biện bằng tiếng Anh về vị anh hùng có công lao phá bỏ sự chia cắt Đàng trong-Đàng ngoài, thống nhất đất nước được các thí sinh Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) sân khấu hóa một cách tỉ mỉ, và đã giành giải Nhất tại Vòng bán kết Sân chơi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới” năm 2024 khu vực đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu.
Ngày 7/6, tại thành phố Cần Thơ,Hội đồng Đội Trung ươngphối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Vòng bán kết khu vực đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu của Sân chơi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới”.Vòng tranh tài có sự góp mặt của 12 đội thi, với thành phần là đội viên đến từ liên đội các trường tiểu học từ nhiều tỉnh, thành phố gồm Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng. Các đội thi đã thuyết trình,hùng biện bằng tiếng Anhvề những chủ đề tự chọn gắn với nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.Kết quả, ngôi đầu của vòng thi đã thuộc về Liên đội Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Lê Anh Quân (áo xanh) trao giải Nhất tặng đại diện Liên đội Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương.Ban tổ chức cũng đã trao 4 giải Nhì tặng các Liên đội: Trường Tiểu học Thới Bình 1 (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ); Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nguyễn Trung Trực (thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang); Trường Tiểu học Kim Đồng (thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang); Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Lê Anh Quân cho biết, sân chơi là hoạt động nhằm cụ thể hóa các Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” và “Nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh, thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022-2030” củaThủ tướng Chính phủ.Tin liên quanTranh Đông Hồ "Vươn ra thế giới" với sự sáng tạo của học sinh Thủ đôSau hơn 4 tháng triển khai, Sân chơi đã nhận được gần 15 nghìn tác phẩm tham gia, với gần 20 nghìn thiếu nhi đăng ký vòng trực tuyến. Từ đây, Ban tổ chức đã chọn được 100 đội xuất sắc trên khắp cả nước lọt vào vòng bán kết khu vực, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hóa, Bà Rịa-Vũng Tàu.
https://nhandan.vn/thieu-nhi-hung-bien-tieng-anh-ve-hinh-tuong-vua-quang-trung-nguyen-hue-post813245.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Hội đồng Đội Trung ương", "Sân chơi \"Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới\"", "hùng biện", "Cuộc thi" ] }
Đại học Quốc gia Hà Nội có 8 nhóm lĩnh vực được xếp hạng thế giới
NDO -Ngày 26/10,Đại học Quốc gia Hà Nộicho biết, cùng ngày tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực đào tạo – World University Ranking by Subjects 2024 (THE WUR by Subjects 2024). Kết quả ở kỳ xếp hạng 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội có 8/11 nhóm lĩnh vực được xếp hạng (tăng thêm 2 nhóm lĩnh vực so với kỳ xếp hạng 2023).
Trong bảng xếp hạng THE WUR by Subjects 2024,Đại học Quốc gia Hà Nộitiếp tục duy trì 6 nhóm lĩnh vực đã được xếp hạng trong kỳ xếp hạng trước và gia tăng thêm 2 nhóm lĩnh vực mới được xếp hạng là Sức khỏe lâm sàng (Clinical and Health) và Giáo dục (Education).Trong đó, nhóm lĩnh vực Giáo dục (Education) lần đầu tiên được THE đánh giá, và đạt được thứ hạng 401 - 500 thế giới (là cơ sở giáo dục đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng). Nhóm lĩnh vực Sức khỏe và lâm sàng (Clinical and Health) cũng lần đầu tiên được THE đánh giá và có thứ hạng 601 - 800.Như vậy, từ từ 2 nhóm lĩnh vực được xếp hạng trong kỳ 2020, đến kỳ xếp hạng năm 2024, Đại học Quốc gia đã tăng đáng kể lên 8 nhóm lĩnh vực. Vị trí cụ thể các nhóm lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội trong kỳ xếp hạng 2024:1. Giáo dục (Education) – xếp hạng 401 – 500.2. Khoa học xã hội (Social Sciences) – xếp hạng 501 – 600.3. Y tế lâm sàng và Sức khỏe (Clinical and Health) – xếp hạng 601 – 800.4. Kinh doanh và kinh tế (Business and Economics) – xếp hạng 601 – 800.5. Khoa học sự sống (Life Sciences) – xếp hạng 801 – 1000.6. Khoa học máy tính (Computer Sciences) – xếp hạng 801 – 1000.7. Kỹ thuật (Engineering) – xếp hạng 801 – 1000.8. Khoa học tự nhiên (Physical Sciences) – xếp hạng 801 – 1000.THE World University Ranking by Subject sử dụng các nguồn dữ liệu được lấy từ khảo sát (do THE thực hiện), cơ sở dữ liệu Scopus (thuộc Nhà xuất bản Elsevier) và dữ liệu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp.Ở kỳ xếp hạng 2024, THE đã sử dụng bộ tiêu chí mới (THE WUR 3.0) bao gồm 18 tiêu chí đánh giá với trọng số được điều chỉnh để phù hợp với từng nhóm lĩnh vực riêng lẻ (tăng 5 tiêu chí so với THE WUR 2.0 ở các kỳ xếp hạng trước) ở 5 nhóm tiêu chí: Giảng dạy (Teaching); Môi trường nghiên cứu (Research Environment); Chất lượng nghiên cứu (Research Quality); Chuyển giao công nghệ (Industry); Mức độ quốc tế hóa (International Outlook).Trước đó, vào ngày 28/9/2023, tổ chức xếp hạng THE cũng đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2024 (THE WUR 2024), trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng ở nhóm 1201 – 1500.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-co-8-nhom-linh-vuc-duoc-xep-hang-the-gioi-post779529.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Đại học Quốc gia Hà Nội", "xếp hạng các trường đại học", "THE WUR", "World University Ranking by Subjects", "2024" ] }
Khởi động Cuộc thi "Em vẽ sắc màu tình nguyện"
NDO -Chào mừng kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ, 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 6/5, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Hội đồng Đội Trung ương phối hợp Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long tổ chức lễ phát động “Ngày hội sắc màu” năm 2024 trong đội viên, thiếu niên và nhi đồng cả nước.
Sau 6 năm tổ chức,“Ngày hội sắc màu”đã trở thành sân chơi quen thuộc dành riêng cho thiếu nhi trên khắp mọi miền Tổ quốc, được đông đảo phụ huynh quan tâm.Năm 2024 là lần thứ 7 triển khai Ngày hội, với mong muốn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích đầy màu sắc cho thiếu niên, nhi đồng; khuyến khích sáng tạo, góp phần bồi dưỡng và phát triển khả năng hội họa, mỹ thuật, giúp các em phát huy năng khiếu, phát triển toàn diện.Theo đồng chí Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam, với mục đích tạo đợt thi đua sôi nổi trong thiếu nhi cả nước tham gia hưởng ứng chủ đề công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi"Năm thanh niên tình nguyện", ban tổ chức Ngày hội đã lựa chọn chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”."Từ chủ đề đó, ban tổ chức mong muốn tạo điều kiện để các em thể hiện tình cảm, niềm tin, sự tự hào đối với tổ chức Đoàn, Đội; đồng thời, động viên và cổ vũ, ca ngợi những hình ảnh đẹp, thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân dành cho các thầy, cô giáo làm Tổng phụ trách Đội cũng như các anh, chị đoàn viên, thanh niên trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục đội viên, thiếu niên và nhi đồng" anh Lê Anh Quân cho biết.Tin liên quanSôi nổi cuộc thi vẽ tranh "Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt"Cũng theo Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Lê Anh Quân, ban tổ chức kỳ vọng các tác phẩm sẽ phản ánh một cách chân thực, hồn nhiên về các hoạt động tình nguyện, an sinh xã hội, hoạt động cộng đồng của đoàn viên, thanh niên, các cơ sở Đoàn, Đội và ngợi ca những tấm gương, hình ảnh đẹp của đội viên, thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu trong phong trào tình nguyện cũng như các hoạt động chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.Lễ phát động Ngày hội đã thu hút hơn 500 em thiếu nhi Trường Tiểu học Phước Tiến, diễn ra sôi nổi, vui tươi qua những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong không gian ngập tràn sắc màu.Tại các khu vực trải nghiệm, các em thiếu nhi được hòa mình vào không gian vui chơi cùng sắc màu, tô vẽ để tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích, cùng các trò chơi vận động sôi nổi và nhận về những phần quà hữu ích.Nhân dịp này, ban tổ chức đã trao 30 suất quà tặng học sinh vượt khó vươn lên; trao hơn 500 phần quà tặng học sinh tham gia chương trình.Thiếu nhi vẽ tranh hưởng ứng Ngày hội.“Ngày hội sắc màu” năm 2024 sẽ được triển khai tại 9 tỉnh, thành phố trên cả nước trong thời gian tới đây, với nhiều hoạt động vui tươi, bổ ích, thiết thực, nhằm tăng cường tương tác giữa thiếu nhi trên khắp mọi miền của Tổ quốc.Cuộc thi vẽ tranh “Em vẽ sắc màu tình nguyện” tiếp nhận tác phẩm dự thi từ ngày 6/5 đến hết ngày 25/8 tới đây tại địa chỉ: https://ngayhoisacmau.colokit.com. Dự kiến, lễ trao trao giải Cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 9/2024.
https://nhandan.vn/khoi-dong-cuoc-thi-em-ve-sac-mau-tinh-nguyen-post808093.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "tình nguyện", "Ngày hội sắc màu", "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh", "Hội đồng Đội Trung ương" ] }
Giảm áp lực và chi phí trong kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025
NDO -Sau khiBộ Giáo dục và Đào tạocông bố phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 (gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn), nhiều học sinh và giáo viên cho rằng, phương án này đã bảo đảm tiêu chí như giảm áp lực, chi phí và tạo sự đồng thuận của xã hội.
Xây dựng kế hoạch thực hiệnHiện nay, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu xây dựng kế hoạch với mục tiêu chuẩn bị chokỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngtừ năm 2025 với lứa học sinh đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Thành phố Hà Nội hiện có khoảng hơn 100.000 học sinh lớp 11 đang theo học chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Đây là lứa học sinh sẽ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào năm 2025 theo phương án 2+2 (gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn). Phương án này được xây dựng theo nguyên tắc giảm áp lực cho học sinh và giảm tốn kém trong các khâu tổ chức thi.Thời điểm này, những băn khoăn về việc liệu học sinh có chểnh mảng trong quá trình học các môn không thi cũng đã được giải tỏa. Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) Lê Việt Dương cho rằng, theo phương thức xét tốt nghiệp trung học phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, để được xét công nhận tốt nghiệp, ngoài điểm bài thi, còn sử dụng kết quả đánh giá quá trình học tập của học sinh.“Quy định này cũng được nhà trường thông tin đến toàn thể học sinh để các em chủ động có kế hoạch học tập, vừa đáp ứng tốt yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp, vừa có cơ hội trúng tuyển đại học”, thầy giáo Lê Việt Dương chia sẻ.Chia sẻ về kế hoạch học tập, chuẩn bị cho kỳ thi, em Nguyễn Hải Linh, lớp 11, Trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, quận Hà Đông chia sẻ, em rất vui khi biết phương án 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi tự chọn.Tuy nhiên, với Linh, phương án này lại làm hạn chế tổ hợp môn thi với nhóm học sinh học đều và muốn thử sức với nhiều môn. Theo Linh, tại kỳ thi vừa qua, thí sinh dự thi nhiều môn hơn, có cơ hội xét tuyển nhiều tổ hợp so với phương án thi từ năm 2025; đồng nghĩa với việc thí sinh không còn rộng cửa với các tổ hợp so với trước.Trong khi đó, học sinh Trần Nguyễn Thái An, lớp 11D3, Trường trung học phổ thông Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) lại cho rằng, phương án thi tốt nghiệp với 4 môn không làm ảnh hưởng việc xét tuyển đại học. Bởi theo An, dù tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc nhưng môn này có mặt ở khá nhiều tổ hợp xét tuyển đại học, giúp chúng em có nhiều cơ hội lựa chọn.Còn em Dương Yến Trang, lớp 11D5, Trường trung học phổ thông Xuân Phương (quận Bắc Từ Liêm) mong muốn biết sớm về phương án xét tuyển đại học năm 2025 của các trường. Cụ thể là các tổ hợp môn sẽ điều chỉnh ra sao, để giúp học sinh lựa chọn các môn học ở cấp trung học phổ thông phù hợp nguyện vọng, dự định ngành nghề theo học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.Về quyền lợi xét tuyển đại học khi môn Ngoại ngữ không phải là môn thi bắt buộc, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy nêu rõ, quy chế tuyển sinh đại học đã được giữ ổn định trong 2 năm qua. Dù thi như thế nào các trường vẫn phải bảo đảm nguyên tắc xét tuyển công bằng giữa các phương thức. Thí sinh thi tốt nghiệp năm nào thì ngoài phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp, các em còn có thể tham gia kỳ thi đánh giá tư duy, năng lực do các trường tổ chức; tham gia xét tuyển bằng học bạ, bằng phương thức kết hợp và nhiều phương thức khác.Liên quan vấn đề nêu trên, ý kiến của một số hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội cho rằng, khi biết sớm cấu trúc mới, tổ hợp môn xét tuyển sinh của các trường đại học, các trường phổ thông sẽ có phương án xây dựng, điều chỉnh tổ hợp môn hợp lý hơn cho học sinh lựa chọn; đồng thời có sự chuẩn bị kỹ hơn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học. Điều này vừa đáp ứng nguyện vọng của học sinh, vừa phù hợp chủ trương “học gì thi nấy” của ngành giáo dục, giảm những áp lực không đáng có cho học sinh trong học tập, thi cử.Chung quanh một số băn khoăn của học sinh và cơ sở giáo dục, Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, nguyên tắc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp theo phương án đã công bố không cho phép thí sinh thi đăng ký lựa chọn quá 2 môn tự chọn. Phương án thi từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại đã tạo ra 36 tổ hợp môn. Nếu thí sinh muốn đăng ký nhiều hơn 2 môn tự chọn, tỷ lệ này không cao trong khi gây tốn kém, lãng phí. Thực tế, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng với 1 tổ hợp xét tuyển, do đó việc thi nhiều hơn 2 môn lựa chọn là không cần thiết.Đánh giá kết quả người học theo chương trình mớiTheo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tổ chức kỳ thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức xét công nhận tốt nghiệp: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình học tập và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Hai từ khóa lớn nhất để Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 là giảm áp lực và giảm tốn kém cho xã hội. Phương án thi được xây dựng dựa trên 3 nhóm nguyên tắc: bám sát chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; bám sát các quy định liên quan của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học hiện hành và mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Cùng với đó, phương án thi cũng bảo đảm tính kế thừa, phát huy những kinh nghiệm quý báu tích lũy được trong giai đoạn 2015-2023; chủ động tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông…Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Huỳnh Văn Chương cho biết, bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỳ thi từ năm 2025, Bộ tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện, ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp trung học phổ thông thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội của đất nước.Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lộ trình triển khai thực hiện phương án thi được thực hiện từ năm 2025. Giai đoạn 2025-2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy. Giai đoạn sau năm 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng giải đáp những thắc mắc về phương án thi từ năm 2025.Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, mỗi phương thức thi đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định và dù lựa chọn phương án nào thì cũng phải hội đủ, đáp ứng nhiều tham số. Việc tổ chức kỳ thi theo phương án 2+2 không chỉ giảm áp lực, giảm tốn kém mà quan trọng là đánh giá đúng năng lực của học sinh, bảo đảm chất lượng, đủ độ tin cậy cùng những yếu tố khác. Sau khi công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai phương án này bảo đảm yêu cầu, tiến độ đề ra.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã, đang nghiên cứu cấu trúc, định dạng ngân hàng đề thi. Dự kiến, trong thời gian tới sẽ công bố đề thi minh họa để học sinh, giáo viên, các nhà trường có định hướng dạy học. Thông thường, đề minh họa sẽ được công bố vào thời điểm học sinh học lớp 12, nhưng phương án thi mới có thể công bố sớm, lấy nội dung, kiến thức lớp 10, 11 giúp giáo viên, học sinh hình dung được cấu trúc, hàm lượng kiến thức.
https://nhandan.vn/giam-ap-luc-va-chi-phi-trong-ky-thi-tot-nghiep-tu-nam-2025-post786903.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025", "đánh giá kết quả người học", "giảm chi phí kỳ thi tốt nghiệp", "giảm áp lực thi tốt nghiệp THPT" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh có 1.328 học sinh tuyển thẳng vào lớp 10 công lập
NDO -Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minhcho biết, tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2024-2025 có 1.328 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập.
Trong số này, có 145 học sinh đạt giảicấp quốc gia, quốc tế về thể dục thể thao; 100 học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về thể dục thể thao thuộc danh mục của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; 6 học sinh đạt giải cấp quốc gia về văn hóa; 100 học sinh khuyết tật thể chất và 977 học sinh khuyết tật trí tuệ.Kỳ thi tuyển sinhlớp 10 công lậpnăm nay có hơn 98.680 thí sinh đăng ký tham gia dự thi.Trong số này có 7.622 thí sinh đăng ký nguyện vọng lớp 10 chuyên. Kỳ thi diễn ra vào hai ngày 6 và 7/6.Để phục vụ kỳ thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh bố trí 158 điểm thi, trong đó có 147 điểm thi lớp 10 thường và 11 điểm thi lớp 10 chuyên.Để bảo đảm kỳ thi diễn ra thông suốt, an toàn, nghiêm túc, Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động hơn 13.500 cán bộ coi thi và 2.300 nhân viên phục vụ, bảo vệ, công an… làm nhiệm vụ tại các điểm thi.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-co-1328-hoc-sinh-tuyen-thang-vao-lop-10-cong-lap-post812744.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập", "tuyển thẳng", "năm học 2024-2025" ] }
Những điều cần biết về khu vực tuyển sinh khi thi lớp 10 công lập
NDO -Trong công tác tuyển sinh, các trường THPT công lập tại Hà Nội được phân chia vào các khu vực tuyển sinh quy định theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã. Thí sinh dự thi kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập sẽ đăng ký dự thi vào các trường theo khu vực tuyển sinh.
Thực hiện công táctuyển sinh vào lớp 10THPT công lập năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Quy định về khu vực tuyển sinh đã được duy trì thực hiện trong nhiều năm qua.Riêng hai trường: THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây tuyển sinh lớp 10 không chuyên trên toàn thành phố, không phân biệt khu vực tuyển sinh.Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào 3 trường công lập, xếp theo thứ tự: Nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc cùng khu vực tuyển sinh theo quy định; nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sắp xếp để bảo đảm ở mỗi khu vực tuyển sinh có các trường ở các nhóm có điểm tuyển sinh khác nhau, đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể về vị trí địa lý và năng lực học tập, học sinh có thể lựa chọn trường để đăng ký nguyện vọng dự tuyển phù hợp.12 khu vực tuyển sinh của Hà Nội cho kỳ thi vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025
https://nhandan.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-khu-vuc-tuyen-sinh-khi-thi-lop-10-cong-lap-post802250.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "khu vực tuyển sinh", "thi 10 Hà Nội", "tuyển sinh 2024", "đầu cấp", "đăng ký nguyện vọng" ] }
Học sinh Hà Nội đoạt thành tích cao cuộc thi Câu lạc bộ Văn-Toán tuổi thơ toàn quốc
NDO -20 học sinh của quận Ba Đình (Hà Nội) tham dự Cuộc thi Câu lạc bộ Văn-Toán tuổi thơ toàn quốc năm 2024 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đoạt 4 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 7 Huy chương Đồng và 2 giải Triển vọng. Học sinhTrường THCS Giảng Võvinh dự đóng góp 4 giải, trong đó có một Huy chương Vàng.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 8 đến 10/6. Tham dự cuộc thi này, Trường THCS Giảng Võ đã có nhiều học sinh đoạt giải cao, góp phần tạo nên thành tích xuất sắc đối với trường và ngành giáo dục quận Ba Đình.Cô giáo Bùi Thị Thanh Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1, Trường THCS Giảng Võ cho biết, ở bộ môn Ngữ văn, trường có 4 học sinh (lớp 9A1) đoạt giải cao. Theo đó, học sinh Văn Hà Hương đoạt Huy chương Vàng; Dương Kiều Anh đoạt Huy chương Bạc; Đỗ Bảo Quyên và Nguyễn Đăng Huy đoạt Huy chương Đồng.Đây là năm đầu 5 học sinh của trường tham gia cuộc thi đối với bộ môn Ngữ văn thì có 4 em đoạt giải. Có được kết quả đáng tự hào này là nhờ Ban Giám hiệu Trường THCS Giảng Võ luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời và hiệu quả.Ngay từ lớp 6, nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ học sinh yêu thích bộ môn, trong đó có bộ môn Ngữ văn nhằm bồi dưỡng lòng đam mê với môn học, tạo ra sân chơi lành mạnh giúp các em vừa được tích lũy, nâng cao tri thức, vừa được học tập với nhiều phương pháp mới. Vì vậy, khi tham gia cuộc thi, học sinh không bị bỡ ngỡ, đã thể hiện quyết tâm và bản lĩnh của mình.Trường THCS Giảng Võ có 4 học sinh đoạt giải.Các em không chỉ phát huy hết khả năng của mình trong phần thi cá nhân mà còn chủ động, tích cực khi tham gia phần thi đồng đội như: Thi tiếp sức, thi du lịch Văn-Toán.“Những học sinh đoạt giải đều có lòng yêu thích, đam mê với bộ môn Ngữ văn; có ý thức cao trong việc học tập; không ngừng trau dồi kiến thức qua các bài học. Không chỉ vậy, các em còn tham gia các kỳ thi Olympic bộ môn Ngữ văn do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hằng năm và đều đoạt giải cao. Thành tích đạt được là kết quả xứng đáng trong quá trình cố gắng, nỗ lực không ngừng học tập của học sinh”, cô giáo Bùi Thị Thanh Hương chia sẻ .
https://nhandan.vn/hoc-sinh-ha-noi-doat-thanh-tich-cao-cuoc-thi-cau-lac-bo-van-toan-tuoi-tho-toan-quoc-post813659.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Học sinh Hà Nội", "Trường THCS Giảng Võ", "Câu lạc bộ Văn-Toán tuổi thơ toàn quốc" ] }
Khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học
NDO -Ngày 26/12, tại Trường trung học phổ thông Việt Đức, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khai mạcCuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấpthành phố dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024. Toàn thành phố có 97 dự án của học sinh được chọn tham dự cuộc thi.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, cuộc thi được tổ chức với mục đích khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.Tin liên quanHà Nội có 97 dự án tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp thành phố10 năm qua, Hà Nội luôn là địa phương có số lượng dự án dự thi nhiều nhất và có nhiều dự án đạt giải cao. Các dự án được lựa chọn dự thi cấp thành phố năm học 2023-2024 cho thấy, nhiều học sinh thực sự có phẩm chất và năng lực của nhà khoa học. Các ý tưởng sáng tạo của học sinh đã được hiện thực hóa và giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Những thành công bước đầu này mở ra một hướng phát triển mới cho giáo dục phổ thông.Theo thông tin từ Ban tổ chức, có 97 dự án xuất sắc đã vượt qua vòng thi cấp trường, cấp quận, gồm 4 nhóm, lĩnh vực: Vật lý (46 đề tài); hóa học (15 đề tài); y - sinh - môi trường (18 đề tài) và khoa học xã hội - hành vi (18 đề tài). Các bản tóm tắt đề tài nghiên cứu của học sinh đã được gửi đến các nhà khoa học để được đánh giá sơ bộ về câu hỏi, vấn đềnghiên cứu, thiết kế và phương pháp nghiên cứu, tính sáng tạo của từng đề tài.Từ nay đến ngày 29/12, các học sinh sẽ thi phỏng vấn trực tiếp và trình bày dự án nhằm đánh giá toàn diện năng lực của học sinh, tạo cơ hội để các em giao lưu, học hỏi, nhất là được tiếp cận với các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực nghiên cứu, qua đó giúp học sinh tiếp tục phát triển và hoàn thiện đề tài.
https://nhandan.vn/khuyen-khich-hoc-sinh-nghien-cuu-khoa-hoc-post789344.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Khai mạc cuộc thi", "khoa học kỹ thuật", "97 dự án dự thi", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội", "nghiên cứu khoa học" ] }
Học sinh dân tộc thiểu số thích thú với ấn bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”
NDO -“Cháu xem Báo Nhân Dân điện tử và trên mạng xã hội, cháu ước mình cũng có được bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc. Hôm nay, chúng cháu được tận tay quét mã QR trên bức tranh, rất hấp dẫn. Đây là tài liệu quý giúp chúng cháu hiểu biết toàn cảnh chiến thắng Điện Biên Phủ”, Sê Pha, dân tộc Cơ Ho Cil, lớp 11 Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPTtỉnh Lâm Đồngchia sẻ.
Sáng 23/5, phố núi Đà Lạt trải nắng vàng, nhiều học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT tỉnh Lâm Đồng đã đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng để trải nghiệm bản phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân dành tặng bạn đọc:Bức tranh panorama“Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Xúng xính trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, Sê Pha nói: “Đọc trên mạng chúng cháu chỉ biết vậy thôi, giờ được trải nghiệm thực tế mới thấy thú vị. Cháu học lịch sử và biết về chiến thắng Điện Biên Phủ. Cháu nhớ như in câu bất hủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, giờ xem thông tin từ bức tranh panorama này cháu càng biết rõ hơn”.Học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT tỉnh Lâm Đồng đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân trải nghiệm ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Cùng các bạn dùng điện thoại thông minh quét mã QR trên ấn bản tranh panorama để khám phá những điều ẩn chứa,gây hiệu ứng mạnhvới giới trẻ, Sa Li, lớp 10 Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ: “Giờ cháu mới biết tại sao ấn bản bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc hấp dẫn nhiều người và gây “sốt” khắp cả nước đến vậy. Cháu nghĩ, môn lịch sử sẽ sinh động hơn, hấp dẫn hơn nếu làm được như thế này”.Các bạn trẻ đồng bào dân tộc thiểu số quét mã QR khám phá "bí ẩn" trên ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Vừa quét mã QR tại vị trí hình ảnh chiến sĩ ta cầm chắc lá cờ Tổ quốc trên nóc hầm tướng Đờ Cát, hình ảnh sống động như thước phim quay chậm về “người chiến sĩ giương cao lá cờ Tổ quốc đang tung bay” hiện ra trên màn hình điện thoại, cuộn xuống là nội dung sự kiện “Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng”, em Cil Khánh Doan (dân tộc Cơ Ho, học lớp 11), La Hoàng Anh và Đàm Thị Hoài Thương (dân tộc Tày, đều học lớp 10) tỏ ra thích thú. Hoài Thương nói: “Quá hấp dẫn và thú vị chú ạ! Có được ấn bản bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đặc biệt này, chắc chắn chúng cháu sẽ có những sáng tạo để môn họclịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn”.Đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng hướng dẫn các em học sinh quét mã QR trải nghiệm ấn phẩm tranh panorama.Hòa với sự háo hức, thích thú của các bạn trẻ con em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng nhận ấn bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng Hoàng Xuân Hường cho biết, con gái ông đang theo học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh và gọi điện về cho bố phải xin bằng được ấn bản bức tranh này. “Con gái nói, đây là ấn bản đặc biệt, khoa học và hấp dẫn lắm. Giờ được cầm tận tay, được chiêm ngưỡng bức tranh, được trải nghiệm sự kiện lịch sử bằng điện thoại mới thấu lời con gái”, ông Hường chia sẻ.Bạn đọc là học sinh, sinh viên đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng để trải nghiệm và nhận quà tặng ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho rằng, đây là hoạt độngrất ý nghĩa và thiết thựccủa Báo Nhân Dân, mang tính khoa học và tiện ích, giúp bạn đọc có thể tiếp cận đầy đủ các góc cạnh chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Đồng thời, với những người chưa có điều kiện đặt chân đến Điện Biên, chưa được xem trực tiếp bức tranh gốc, có thể hình dung đậm nét hơn khúc khải hoàn trong chiến thắng lịch sử của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.Đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng cùng các học sinh đồng bào dân tộc thiểu số với 4 trường đoạn tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” gồm 4 trường đoạn, cùng tài liệu tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký. Bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh panorama dài tới 3,21m (kỷ lục đối với báo in) và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR để đọc thông tin mở rộng. Công nghệ AR cho phép người dùng xem một bức tranh panorama động trong chiều không gian vật lý.Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số thích thú với ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Sau cuộc trải nghiệm thú vị, các bạn trẻ đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất Nam Tây Nguyên được tặng nhữngấn bản tranh panorama“Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc trong sự thích thú. “Đây là món quà rất ý nghĩa với chúng em. Và chắc chắn, gia đình sẽ rất vui khi em mang bức tranh đặc biệt này về và dán lên tường để cả nhà cũng trải nghiệm, khám phá”, Sê Pha nói.Đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng trao ấn bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc.Từ ngày 22/5, đông đảo người dân địa phương, cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh và sinh viên đã đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng (15 Lê Hồng Phong, thành phố Đà Lạt) để nhận phụ san Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc.Chương trình tặng ấn bản tranh panorama“Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Lâm Đồng diễn ra đến hết ngày 24/5.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-dan-toc-thieu-so-thich-thu-voi-an-ban-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-post810791.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đà Lạt", "Tranh panorama", "Chiến dịch Điện Biên Phủ", "Đồng bào dân tộc" ] }
Trường đại học Sư phạm Hà Nội cần nhập cuộc đổi mới nhanh hơn nữa
NDO -Ngày 15/5, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốtTrường đại học Sư phạm Hà Nộiđánh giá, làm rõ vai trò, vị trí và những việc cần làm của Trường trong đổi mới, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả nước.
Tại buổi làm việc, PGS, TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, trường có 1.030 cán bộ giảng viên, người lao động. Trong đó có 10 GS, 126 PGS. Số lượng GS hiện nay đang giảm so với những năm trước, có những ngành hầu như không còn GS là những thách thức lớn của trường. Số lượng sinh viên đại học chính quy khoảng gần 17 nghìn và khoảng gần một nghìn học viên cao học mỗi năm.Để tiếp tục phát triển, thực hiện đổi mới, Trường đại học Sư phạm Hà Nội kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục với hai nhóm đối tượng chính kiểm định cơ sở đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh. Trường đại học Sư phạm Hà Nội cũng mong muốn được xem xét hỗ trợ tài chính cho Trường THPT Chuyên; được đầu tư cơ sở vật chất cho các khu nhà đã quá cũ; được tham gia đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ 2018…Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hệ thống các trường sư phạm có vai trò quan trọng và Trường đại học sư phạm Hà Nội là trường quan trọng nhất trong hệ thống đó. Trong xu thế vận hành của ngành, đất nước, Trường đại học Sư phạm Hà Nội đang có nhiều lợi thế, thuận lợi cho sự phát triển; với trị trí là trường sư phạm trọng điểm của cả nước, là đơn vị then chốt, quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục đang đổi mới, trong đó lực lượng nhà giáo là nền tảng, đột phá, yếu tố quan trọng để đổi mới và Trường đại học Sư phạm Hà Nội có vai trò hàng đầu trong phát triển đội ngũ này.Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, nhu cầu học tập và nhu cầu cung cấp các dịch vụ giáo dục của xã hội ngày càng lớn, đa dạng cũng là cơ hội rất lớn cho sự phát triển mở mang của Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã nhập cuộc đổi mới nhưng cần nhập cuộc nhanh hơn nữa; bảo đảm xuất hiện vị trí của trường trong dòng đổi mới giáo dục một cách đậm nét hơn nữa. Một trong những việc rất quan trọng trường cần đổi mới về mô hình, cách thức dạy và học. Ngành giáo dục, các trường phổ thông đang như một cuộc cải cách giáo dục thì các trường như Trường đại học Sư phạm Hà Nội phải thực sự có mộtcông cuộc cải tổ. Mô hình trường năng động giàu sức sống hơn, phù hợp mô hình đào tạo thời kỳ thiết kế module hóa.Chia sẻ thêm về mô hình một số trường sư phạm của Trung Quốc khi chuyển động theo hướng trở thành các tập đoàn giáo dục, qua đó đáp ứng nhu cầu giáo dục đa dạng, phong phú của xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắn gửi “với tất cả sự kỳ vọng, phó thác, với nhiệm kỳ mới, việc lớn nhất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ là điều chỉnh đường hướng, đường đi nước bước”.Đối với một số nhiệm vụ, kiến nghị cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Trường đại học sư phạm Hà Nội rà soát lại chiến lược của nhà trường, kiện toàn đội ngũ; sắp xếp lại cơ cấu chương trình, ngành nghề, mô hình đào tạo; nghiên cứu nhiều hơn vào hướng đánh giá thực tiễn. Cân nhắc với kiến nghị trung tâm kiểm định riêng các trường sư phạm; tích cực chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh; lưu ý đào tạo bằng tiếng Anh; tăng cường đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc và văn hoá các dân tộc… Trường đại học Sư phạm Hà Nội cũng cần tìm địa điểm, không gian ngay, lập kế hoạch, đề án phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch trung hạn...
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-su-pham-ha-noi-can-nhap-cuoc-doi-moi-nhanh-hon-nua-post809469.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Trường đại học Sư phạm Hà Nội", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "đổi mới" ] }
Đại tướng Phan Văn Giang gặp mặt Đoàn đại biểu Quỹ học bổng Vừ A Dính
NDO -Sáng 26/9, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt Đoàn đại biểuQuỹ học bổng Vừ A Dính.
Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; Đặng Ngọc Tùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đại biểu lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng và đại biểu Quỹ học bổng Vừ A Dính.Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Trương Mỹ Hoa trân trọng cảm ơn lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã tổ chức buổi gặp mặt chu đáo; đồng thời khẳng định, sự quan tâm, giúp đỡ ý nghĩa, thiết thực của Bộ Quốc phòng trong những năm qua đã góp phần giúp quỹ phát triển mạnh mẽ, có sức lan tỏa trong xã hội.Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa phát biểu tại buổi gặp mặt.Nhân dịp này, đồng chí Trương Mỹ Hoa đã khái quát quá trình phát triển, kết quả hoạt động của Quỹ học bổng Vừ A Dính thời gian qua. Theo đó, gần 25 năm qua, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã cấp 125 nghìn suất học bổng, với hơn 1.600 học sinh, sinh viên qua 4 dự án đầu tư, gồm: Ươm mầm tương lai; Mở đường đến tương lai; Chắp cánh ước mơ và Hỗ trợ sinh viên. Đến nay, đã có hơn 230 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng.Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, sau gần 25 năm hoạt động, với tình cảm, trách nhiệm và bằng nhiều dự án, chương trình, công trình thiết thực, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm rất lớn đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số, trong đó có con em cán bộ, chiến sĩ Quân đội, giúp các em vượt khó, vươn lên.Bên cạnh đó, Giải thưởng Vừ A Dính đã vinh danh hàng trăm cá nhân và tập thể, kịp thời biểu dương những tấm gương có nhiều đóng góp cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo.Chặng đường hình thành, phát triển Quỹ học bổng Vừ A Dính là một hành trình xứng đáng được ghi nhận và vinh danh, qua đó lan tỏa thông điệp nhân văn, việc làm thầm lặng của những thành viên đầy tâm huyết đã xây dựng, phát triển Quỹ đến ngày hôm nay.Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi gặp mặt.Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, những năm qua, Quân đội đã có nhiều chương trình, mô hình giúp nhân dân được cấp ủy, chính quyền các địa phương ghi nhận, đánh giá cao, như: “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”; “Hải quân nhân dân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”; “Điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới”; “Bò giống giúp người nghèo biên giới”; “Nhà tình nghĩa quân dân”; “Tết quân dân”; “Gắn kết giữa hộ người Kinh với hộ đồng bào dân tộc thiểu số”; “Nâng bước em tới trường, con nuôi đồn biên phòng”; “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương”; “Phụ nữ Quân đội đồng hành cùng phụ nữ biên cương”...Thông qua thực hiện các chương trình, mô hình hoạt động trên đã góp phần để Quân đội thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Tin liên quanTrao 113 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh dân tộc thiểu số ở Sóc TrăngTrung bình mỗi năm, toàn quân đã tham gia giúp nhân dân các địa phương hơn một vạn ngày công; tu sửa, nâng cấp hơn 900km đường nông thôn, kênh mương thủy lợi; chăm sóc, thu hoạch hơn 3.000ha hoa màu; nhận đỡ đầu hơn 3.500 học sinh nghèo vượt khó ở khu vực biên giới; mở 130 lớp tình thương, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho gần 3.000 lượt người; khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho gia đình người có công với cách mạng và nhân dân.Bên cạnh đó, toàn quân cũng hỗ trợ xây dựng 3.400 nhà đồng đội, nhà tặng người nghèo, nhà đại đoàn kết vùng tôn giáo trị giá hơn 250 tỷ đồng; huy động hơn 30 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và hơn 1.000 lượt phương tiện tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị toàn quân đã nhận phụng dưỡng hơn 2.800 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.Cảm ơn những kết quả, hỗ trợ thiết thực mà Quỹ học bổng Vừ A Dính mang lại, Đại tướng Phan Văn Giang hy vọng, thời gian tới, Ban Điều hành Quỹ và cá nhân nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa sẽ tiếp tục hành trình lan toả yêu thương, quan tâm, chia sẻ đến được nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa hơn, giúp được nhiều học sinh, sinh viên nghèo có cơ hội được đến trường, động viên được nhiều con em quân nhân có hoàn cảnh khó khăn đang công tác nơi biên giới, biển, đảo.
https://nhandan.vn/dai-tuong-phan-van-giang-gap-mat-doan-dai-bieu-quy-hoc-bong-vu-a-dinh-post774550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Quỹ học bổng Vừ A Dính", "hỗ trợ học sinh", "sinh viên", "hỗ trợ sinh viên", "Đại tướng Phan Văn Giang" ] }
Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy văn học trong bối cảnh hội nhập
NDO -Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy văn học, trước hết là đổi mới cái nhìn, quan điểm, cách tiếp cận, lối nghĩ và hướng thực hành các hoạt động văn học. Đây vừa là nhu cầu nội tại màđời sống văn chươngđòi hỏi, vừa là yêu cầu của thời đại trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lậpViện Văn học, Hội thảo khoa học Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học từ tầm nhìn hiện đại đã diễn ra vào ngày 21/12, tại Khối các Viện nghiên cứu quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Phát biểu tại sự kiện, Tiến sĩ Trần Thiện Khanh, Phó Viện trưởng Viện Văn học nhận định, vấn đề tầm nhìn hiện đại đặt ra trong Hội thảo được hiểu là khung tri thức mới, hệ hình tri thức hiện đại. Đó là thành quả của khoa học xã hội, nhân văn hiện đại và là kết quả của quá trình đổi mới ở Việt Nam.Hội thảo tập trung thảo luận ở 2 tiểu ban với các vấn đề chính như: những thành tựu, kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong bối cảnh mới; những vấn đề mới về phương pháp tiếp cận, việc đánh giá những hiện tượng văn học mới, các di sản văn học… trong nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học nước ngoài; mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học ở viện hàn lâm với thực tiễn giảng dạy ở các trường đại học; vấn đề đổi mới giảng dạy và đào tạo văn học ở nhà trường trong bối cảnh mới.Trình bày tham luận “Nên ứng xử như thế nào với tác phẩm văn học trong giảng dạy văn học của nhà trường phổ thông?”, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết cho biết: “Mục đích của hầu hết các kỹ thuật dạy học hiện đại đều nhằm giúp các em kết hợp tư duy độc lập và hoạt động nhóm, khám phá cái hay, cái đẹp cùng các thông điệp, tư tưởng trong các tác phẩm văn học. Đó là việc mà bất kỳ giáo viên nào có ý thức phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh cũng đều thực hiện trong các tiết học, thông qua hệ thống câu hỏi tạo tình huống cho các em suy nghĩ, thảo luận, trao đổi”.Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết cho rằng, ý kiến của giáo viên ngữ văn nên mang tính gợi mở, dẫn dắt cho học sinh suy nghĩ, trao đổi và thảo luận.Trên tinh thần ấy, giáo viên có thể là người đặt ra vấn đề nhưng không hẳn là người chốt lại nội dung cuối cùng. Ý kiến của họ nên mang tính gợi mở, dẫn dắt cho học sinh suy nghĩ, trao đổi và thảo luận. Hơn nữa, giáo viên cũng cần đặt mình vào vai trò người tiếp nhận văn bản cùng với học sinh, thay vì đưa ra những kết luận theo khuôn mẫu.Nhìn chung, các ý kiến tại Hội thảo đã phân tích, bàn luận những vấn đề xoay quanh mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học một cách hàn lâm với thực tiễn giảng dạy trong các trường đại học. Từ đó, chỉ ra sự tương thích của các lý thuyết, phương pháp tiếp cận đối với thực tiễn văn học dân tộc và ảnh hưởng của các thành tựu nghiên cứu lý luận, phê bình văn học sử, góp phần việc xây dựng các chương trình đào tạo ngữ văn trong nhà trường.Hội thảo là dịp để nhiều thế hệ cán bộ đã và đang công tác tại Viện Văn học, các nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học trên toàn quốc có cơ hội gặp gỡ, công bố và chia sẻ những thành quả nghiên cứu khoa học mới. Các tham luận đạt chất lượng sẽ được lựa chọn để Viện Văn học xuất bản kỷ yếu.Hội thảo đã nhận về gần 80 tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà văn, nhà lý luận và phê bình văn học đến từ các viện nghiên cứu, hội nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt, Ban tổ chức cũng nhận được tham luận từ tác giả đến từ Trường đại học Quốc gia Saint Petersburg, Liên bang Nga với đề tài “Thực tiễn giảng dạy và học văn học Việt Nam tại khoa phương Đông” của trường đại học này.
https://nhandan.vn/doi-moi-nghien-cuu-va-giang-day-van-hoc-trong-boi-canh-hoi-nhap-post788685.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Viện Văn học", "Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam", "đổi mới dạy ngữ văn" ] }
Triển lãm các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của sinh viên và giảng viên Trường đại học Hòa Bình
NDO -Triển lãm là nơi giao lưu, trao đổi về những kinh nghiệm sáng tạo và nâng cao thẩm mỹ ứng dụng giữa các giảng viên với sinh viên, đồng thời tạo nên một không gian văn hóa nghệ thuật sống động.
Trường đại học Hòa Bình vừa phối hợp Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức triển lãm “Giao Mùa 2”. Đây là triển lãm thường niên lần thứ 2 được tổ chức nhằm trưng bày các tác phẩm và sản phẩm sáng tạo của thầy và trò Khoa Mỹ thuật Công nghiệp và Kiến trúc.Hơn 100 tác phẩm và sản phẩm được trưng bày trong triển lãm “Giao Mùa 2” là thành quả lao động miệt mài sáng tạo của các thầy cô trong Khoa Mỹ thuật Công nghiệp và Kiến trúc. Các tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng đều có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội về cái đẹp và ứng dụng.Tin liên quanKhai mạc Triển lãm Mỹ thuật các tỉnh khu vực Tây Bắc-Việt BắcBên cạnh những tác phẩm của các thầy cô, triển lãm còn trưng bày những bài tập Mỹ thuật cơ sở, cơ sở ngành, đồ án nhỏ các chuyên ngành. Đây là kết quả của quá trình học tập và sáng tạo rèn luyện của các sinh viên các khóa hệ trong năm học 2022-2023 đang theo học tại các ngành: Kiến trúc, nội thất, đồ họa, thời trang tại Khoa Mỹ thuật Công nghiệp và Kiến trúc.Dưới đây là một số hình ảnh tác phẩm tại triển lãm:
https://nhandan.vn/trien-lam-cac-tac-pham-my-thuat-ung-dung-cua-sinh-vien-va-giang-vien-truong-dai-hoc-hoa-binh-post778995.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Trường đại học Hòa Bình", "triển lãm", "Giao Mùa 2" ] }
Đổi mới, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Huyện Châu Thành (Tiền Giang) hiện có tất cả 22 xã đều đạt chuẩnnông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và thị trấn Tân Hiệp đạt chuẩn đô thị văn minh; thu nhập bình quân gần 67 triệu đồng/người/năm, tăng gấp nhiều lần so lúc bắt đầu xây dựng huyện nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,10%.
Qua ghi nhận thực tế ở huyện cho thấy yếu tố quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựngnông thôn mớilà phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó chú trọng việc nêu cao trách nhiệm và nêu gương.Cố diện tích tự nhiên hơn 23.250ha, huyện Châu Thành chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp, với các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, gồm lúa, cây ăn trái và rau, màu. Làm thế nào để phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương trong xây dựng nông thôn mới là trăn trở của các đồng chí lãnh đạo các cấp và là vấn đề được bàn sâu trong nhiều cuộc họp của Ban Thường vụ Huyện ủy.Xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải nhằm phát huy được vai trò chủ thể, tính chủ động, tích cực của người dân, tạo nền tảng động lực trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, trong đó trọng tâm là đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy và cả hệ thống chính trị trong việc huy động nguồn lực, sức sáng tạo trong dân.Đồng chí Lê Văn Phú, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết, Huyện ủy phân công rõ ràng trách nhiệm, địa bàn phụ trách cho từng đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành trong việc cùng cấp ủy, chính quyền cơ sở xác định nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; đặt ra yêu cầu cao đối với người đứng đầu các đơn vị về trách nhiệm kiểm tra, giám sát, cũng như tăng cường hoạt động đối thoại ở cơ sở, tích cực, chủ động đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp.Đến xã Nhị Bình, chúng tôi cảm nhận sự phấn khởi của người dân trước những kết quả xây dựng nông thôn mới. Rõ hơn cả là từ năm 2022, ngay sau khi được tỉnh tái công nhận xã nông thôn mới, cả xã chung sức, đồng lòng trong từng phần việc hướng đến đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.Xây dựng nông thôn mới hay nông thôn mới nâng cao, điều quan trọng và trước hết là phải gắn với nâng cao thu nhập của người dân.Bí thư Đảng ủy xã Nhị Bình Phan Văn TháiĐồng chí Bí thư Đảng ủy xã Phan Văn Thái chia sẻ: Xây dựng nông thôn mới hay nông thôn mới nâng cao, điều quan trọng và trước hết là phải gắn với nâng cao thu nhập của người dân. Nhị Bình là xã thuần nông, chuyển đổi cách làm ăn, phát triển kinh tế vườn có giá trị kinh tế cao vẫn là việc khó, bởi tập quán sản xuất cũ vốn thấm sâu trong nhận thức của người dân, điều kiện hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế và khâu liên kết trong sản xuất vẫn còn là khái niệm mà nhiều người chưa biết vận dụng.Để khắc phục những vấn đề này, Đảng ủy xã Nhị Bình chỉ đạo các chi bộ khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới nâng cao, phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên phụ trách khu dân cư, nhóm gia đình, tổ liên gia, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban công tác Mặt trận làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong toàn ấp. Tại ấp Nam, với tinh thần đảng viên nêu gương đi đầu, Bí thư chi bộ và cấp ủy đã vào cuộc tích cực, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, nhờ đó ấp đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra.Thí dụ, về phát triển giao thông, các tuyến đường Lê Văn Bê, Cao Văn Kỳ,... dài từ 400 đến hơn 750m, mở rộng gần 4m đều có sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.Nhiều đảng viên của chi bộ như các đồng chí Lê Văn Ẩn, Đỗ Văn Ba, Nguyễn Thị Ngọc Mai đã vận động gia đình hiến hàng trăm mét vuông đất, chặt bỏ nhiều cây dừa, đồng thời còn tham gia hỗ trợ người dân lùi hàng rào, cổng ngõ để đường mới rộng và đẹp hơn. Năm 2023, Chi bộ ấp Nam được chọn làm điểm xây dựng mô hình “Chi bộ bốn tốt”.Ở Nhị Bình bây giờ, cùng với phát triển kinh tế vườn, kinh tế nông nghiệp, nhiều hộ dân còn đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ.Bác Nguyễn Văn Nị ở ấp Tây cho biết, được nhiều đảng viên của ấp động viên, hướng dẫn, mời tham gia các lớp tập huấn, bác mạnh dạn chuyển đổi và mua thêm 4 công đất vườn để tiếp tục trồng nhãn, dừa xiêm xanh. Sau vài vụ thu hoạch, gia đình tích lũy được kinh nghiệm và vốn để phát triển kinh tế vườn, còn mở thêm cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng. Cùng làm với gia đình bác Nị hiện có 18 lao động, với thu nhập 8 triệu đến 10 triệu đồng/người/tháng.Ghi nhận thực tiễn tại xã Nhị Bình và nhiều xã khác cho thấy, việc nâng cao đời sống của người dân luôn được huyện Châu Thành xác định là mục tiêu quan trọng. Huyện đã và đang phát huy khá hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương, kết hợp phát triển kinh tế nông nghiệp với phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ...Huyện đang xây dựng vùng nguyên liệu tập trung các sản phẩm chủ lực, tạo thuận lợi để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản trên địa bàn. Trong đó, từng bước hình thành chuỗi giá trị trên cây rau, màu ở các xã Nhị Bình, Tam Hiệp, Tân Lý Đông... (đầu mối là các hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp); chú trọng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào phát triển cây ăn trái chủ lực như sapô, sầu riêng, bưởi da xanh...Toàn huyện hiện có 26 HTX đang hoạt động hiệu quả. Điển hình có HTX Nông nghiệp cá cảnh Miền Tây ở ấp Long Thới, xã Long An. HTX này có hơn 100 thành viên liên kết sản xuất, mỗi năm cung ứng cho thị trường hàng triệu con cá cảnh các loại, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 70 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,4%.Theo Chủ tịch UBND xã Long An Huỳnh Thị Hồng Cúc, kinh tế phát triển, nhân dân các ấp phấn khởi tự nguyện hiến đất, ngày công lao động, góp tiền với tổng trị giá nhiều tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, trong đó, các tuyến đường liên xã, ấp, xóm được cứng hóa, sáng-xanh- sạch-đẹp. Bên cạnh kinh tế hợp tác, ở huyện Châu Thành còn có 22 Tổ khuyến nông thường xuyên hỗ trợ, tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng. Đến nay, huyện có 19 sản phẩm OCOP 4 sao, 20 sản phẩm OCOP 3 sao. Toàn huyện hiện có 525 công ty hoạt động, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.Từ những nỗ lực và kết quả trong xây dựng nông thôn mới của địa phương, đồng chí Nguyễn Văn Phú, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Châu Thành chia sẻ kinh nghiệm: Điều quan trọng là chính quyền các cấp luôn tích cực định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông qua việc ban hành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách.Cùng với đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Huyện ủy coi trọng đổi mới phương thức, phong cách lãnh đạo, nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát,... trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý dành nhiều thời gian xuống cơ sở nắm bắt tình hình, đôn đốc, hướng dẫn địa phương thực hiện nhiệm vụ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân và doanh nghiệp.
https://nhandan.vn/doi-moi-sang-tao-trong-xay-dung-nong-thon-moi-o-huyen-chau-thanh-tinh-tien-giang-post790254.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "xây dựng nông thôn mới", "Tiền Giang", "nông thôn mới nâng cao" ] }
Nâng cao kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực quản lý thị trường
NDO -Ngày 28/5, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu thực tế công tácquản lý thị trườngcho gần 60 sinh viên ngành Quản lý thị trường thuộcTrường đại học Kinh tế quốc dân. Đây là hoạt động nằm trong chương trình giảng dạy mà các em sinh viên ngành quản lý thị trường hệ chính quy sẽ được trải nghiệm trong thời gian học tập.
Tổng cục trưởng Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã chia sẻ với giảng viên và các em sinh viên ngành Quản lý thị trường về công tác thanh tra kiểm tra,bảo vệ thị trườngcủa các lực lượng chức năng.Trong đó, nhấn mạnh đến nhiệm vụ, cơ chế hoạt động, thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường cũng như những lưu ý về các lĩnh vực nóng mà lực lượng đang chủ trì hoặc phối hợp triển khai trong thời gian qua.Đồng thời, giúp các em sinh viên hiểu hơn về chức nănggiám sát thị trườngtại Việt Nam hiện nay, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giám sát thị trường, bởi đây là nhiệm vụ rất quan trọng.Tin liên quanTạo chuyển biến tích cực trong quản lý thị trườngTổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, đối với các lực lượng chức năng, công tác giám sát thị trường sẽ mang tính phòng ngừa, cảnh báo, hỗ trợ, tư vấn giúp các đối tượng, chủ thể biết, phòng tránh để không vi phạm.Điều đó thể hiện mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, nghĩa vụ của lực lượng Quản lý thị trường, bởi trách nhiệm là giám sát được thị trường thông qua các hoạt động mang tính phòng ngừa, cảnh báo, khuyến khích, tư vấn. Cuối cùng, nếu sai mới tính đến biện pháp xử lý.Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định, nhiệm vụ chính của các lực lượng thanh tra, kiểm tra, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường là giám sát thị trường để làm sao cho doanh nghiệp phát triển và người tiêu dùng được bảo vệ.Chính vì vậy, việc được đào tạo bài bản chính quy sẽ giúp lực lượng Quản lý thị trường nâng cao trình độ, bởi khi đi làm ranh giới xử phạt hay không xử phạt rất mong manh. Việc xử phạt hành vi gì và bao nhiêu tiền, nếu không làm đúng thì bản thân người đi xử phạt sẽ bị xử phạt. Hơn lúc nào nào lực lượng Quản lý thị trường cần những người cán bộ được đào tạo bài bản có đạo đức để bổ sung nguồn lực.Các bạn sinh viên tìm hiểu thực tế hoạt động tại Đội Quản lý thị trường số 24 (Hà Nội).Chia sẻ tại chương trình thực tế, TS Đinh Lê Hải Hà, Phó Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế (Trường đại học Kinh tế Quốc dân) gửi lời cảm ơn đến lãnh đạoTổng cục Quản lý thị trườngbởi trong suốt quá trình từ lúc đặt vấn đề mở chương trình đào tạo đến nay luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về mặt chuyên môn, xây dựng về chương trình cũng như công tác đào tạo từ phía Tổng cục Quản lý thị trường.Đồng thời, TS Đinh Lê Hải Hà bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, khi các bạn sinh viên bước vào các kỳ thực tập sẽ tiếp tục được Tổng cục Quản lý thị trường bố trí thực tập tại các đơn vị trong lực lượng để có thời gian, điều kiện hiểu hơn về hoạt động nghiệp vụ quản lý thị trường; tiếp tục hỗ trợ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực quản lý thị trường cho đội ngũ giảng viên nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy thiết thực, hiệu quả hơn.Cùng ngày, các em sinh viên ngành Quản lý thị trường đã được tham quan, tìm hiểu thực tế hoạt động tại Đội Quản lý thị trường số 24 và số 16 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, phụ trách địa bàn huyện Hoài Đức và quận Long Biên. Tại đây các em sinh viên đã được trao đổi về hoạt động nghiệp vụ cũng như giải đáp các thắc mắc trong quá trình hoạt động công vụ.
https://nhandan.vn/nang-cao-kien-thuc-thuc-tien-trong-linh-vuc-quan-ly-thi-truong-post811676.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Quản lý thị trường", "Trường Đại học Kinh tế quốc dân", "Giám sát thị trường", "Tổng cục Quản lý thị trường" ] }
Quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 về lương nhà giáo khi thực hiện cải cách tiền lương
NDO -Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, thời gian tới khi thực hiệncải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là ưu tiên xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, và điều này là nhất quán.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 7/11, sau khi kết thúc chất vấn nhóm lĩnh vực kinh tế ngành, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đối với nhóm lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.Sẽ rà soát dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáoTham gia chất vấn Bộ trưởng Nội vụ, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình) cho biết, theo giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn.Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo với 1 triệu nhà giáo, đã có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan vấn đề này.Bên cạnh đó,Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ươngvề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.Đại biểu đề nghị tư lệnh ngành Nội vụ cho biết, chủ trương này của Đảng được cụ thể hóa như thế nào trong cải cách chính sách tiền lương năm 2024, đồng thời thông tin về những giải pháp liên quan chính sách cho nhà giáo.Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội dự phiên chất vấn sáng 7/11. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nhìn một cách tổng thể, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có tiền lương theo bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương cũng đã có cải thiện hơn so với các ngành, nghề khác. Tuy nhiên, so với tính chất đặc thù nhà giáo thì thực tế vẫn còn thấp.Trong thời gian tới, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29, đó là ưu tiên xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. “Điều này là nhất quán”, Bộ trưởng khẳng định.Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp, về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Chủ đề: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVGóp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị ở Việt NamCông bố Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVCông bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông quaChế độ lương đối với nhân viên trường học còn rất thấpCũng quan tâm vấn đề tiền lương, đại biểu Trịnh Minh Bình (đoàn Vĩnh Long) cho biết, nhân viên trường học có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, hiện lương của nhân viên nhà trường còn rất thấp.Đại biểu đề nghị tư lệnh ngành nội vụ chia sẻ về những giải pháp để cải thiện lương của nhân viên trường học khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới.Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin, các nhân viên trường học hiện bao gồm kế toán, thủ quỹ, văn thư. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 150 nghìn viên chức công tác làm nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ tại các trường học, trong đó có gần 38 nghìn nhân viên là kế toán.Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)“Hiện nay, chế độ lương đối với nhân viên trường học còn rất thấp, chưa bảo đảm được mức lương tối thiểu vùng theo quy định”, Bộ trưởng nêu rõ.Bộ trưởng đề nghị thời gian tới, các địa phương tiến hành rà soát lại toàn bộ nhân viên trường học để bảo đảm theo đúng tinh thần Thông tư số 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và căn cứ vào Thông tư 77 của Bộ Tài chính để xem xét thêm, có phương án rà soát, sắp xếp bảo đảm đúng danh mục vị trí việc làm để chuẩn bị cho việc cải cách chính sách tiền lương đối với đối tượng này.Cũng theo Bộ trưởng, nhân viên trường học đang là viên chức, không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, vì vậy có thể sẽ có những thiệt thòi khi xét lương sang chính sách tiền lương mới. Trong khi đó, có nhiều đơn vị, địa phương, bộ, ngành cũng chưa hướng dẫn thực hiện việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức đối với họ.“Có những nhân viên kế toán là viên chức 10 năm nay nhưng cũng chưa được thi thăng hạng”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói, đồng thời đề nghị tiến hành rà soát lại và hướng dẫn để xét thăng hạng cho các nhân viên đang là viên chức trong trường học, bảo đảm điều kiện để thực hiện việc xét lương cho đối tượng này tốt hơn khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương tới đây.Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét đối với một số đối tượng đặc thù, vì nhân viên trường học thường thực hiện rất nhiều nhiệm vụ kiêm nhiệm.
https://nhandan.vn/quan-triet-tinh-than-nghi-quyet-29-ve-luong-nha-giao-khi-thuc-hien-cai-cach-tien-luong-post781401.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "cải cách tiền lương", "Nghị quyết 29", "lương nhà giáo", "lương nhân viên trường học", "Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà", "chất vấn", "kỳ họp thứ 6", "Quốc hội khóa XV", "lương giáo viên", "đổi mới toàn diện giáo dục" ] }
Bình Thuận: Trao tặng 56 bộ máy vi tính cho các trường học ở xã Vĩnh Tân
NDO -Ngày 12/12, tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, đại diện chính quyền địa phương xã Vĩnh Tân phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1 tổ chức Lễ bàn giao Phòng học máy tính với 56 bộ máy vi tính cho Trường Tiểu học Vĩnh Tiến và Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng trên địa bàn xã.
Theo đó, Trường Tiểu học Vĩnh Tiến được nhận bàn giaoPhòng học máy tínhvới 36 bộ máy vi tính cùng bàn ghế; Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng nhận phòng học với 20 bộmáy vi tínhvà bàn ghế.Đây là hai phòng học máy tính do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1, thuộcTrung tâm Điện lực Vĩnh Tân, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong tặng với tổng giá trị khoảng 700 triệu đồng.Trường Tiểu học Vĩnh Tiến được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2004, trường có 16 lớp học với gần 500 em học sinh từ 6 tuổi đến 10 tuổi theo học. Còn Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng được xây dựng vào năm 2006 có 8 lớp học với gần 300 em học sinh từ 11 tuổi đến 14 tuổi theo học.Thời gian qua, mặc dù được sự quan tâm của địa phương và ngành giáo dục, nhưng cơ sở vật chất thiết bị dạy học ở hai trường này còn thiếu thốn nhiều, số lượng máy tính dùng để phục vụ cho các em học còn thiếu, mỗi một lần học, bình quân 3 em học sinh học trên một máy tính, trong khi đó theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tối thiểu 2 học sinh/bộ máy tính.Qua thời gian sử dụng, các trang thiết bị phục vụ dạy và học trong đó có máy tính của 2 trường xuống cấp, hư hỏng cần phải sửa chữa và bổ sung thay thế.Tuy nhiên, do điều kiện các trường còn khó khăn, kinh phí còn hạn hẹp, nên việc đầu tư mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, nhất là máy vi tính để phục vụ cho các em rất hạn chế. Trong khi đó, môn Tin học là môn bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục phổ thông của các em.Thầy Nguyễn Bá Sol, Hiệu trưởng Trường Trung học cở sở Lý Tự Trọng cho biết, việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1 hỗ trợ trao 56 bộ máy tính mới cho hai trường trên địa bàn góp phần tạo điều kiện cho các em học sinh ở địa phương làm quen và thực hành các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng máy tính.Qua đó, giúp học sinh có thêm điều kiện học tập tốt hơn, tiếp cận được nguồn kiến thức tốt nhất.
https://nhandan.vn/binh-thuan-trao-tang-56-bo-may-vi-tinh-cho-cac-truong-hoc-o-xa-vinh-tan-post787154.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân", "Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1", "Tặng máy tính" ] }
Chấn chỉnh hoạt động của Trường Tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ tại TP Hồ Chí Minh
NDO -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 28/CĐ-TTg về chấn chỉnh hoạt động của Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông quốc tế Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Công điện nêu rõ, thời gian qua, báo chí phản ánh về một số bất cập trong hoạt động giáo dục của Trường Tiểu học, Trung học sở sở, Trung học phổ thông quốc tế Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trường phổ thông liên cấp quốc tế Mỹ) liên quan đến việc học tập của học sinh, để bảo đảm quyền lợi của học sinh Trường phổ thông liên cấp quốc tế Mỹ, chấn chỉnh hoạt động đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục bảo đảm đúng quy định và tính nghiêm minh của pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan của Thành phố: khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp phù hợp, bảo đảm quyền lợi học tập cho học sinh, không để việc học tập của học sinh bị gián đoạn; có giải pháp để ổn định tâm lý đối với học sinh và phụ huynh học sinh, cũng như việc bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn xã hội và ổn định tình hình.Khẩn trương tiến hành rà soát, xem xét trách nhiệm chủ đầu tư của Trường phổ thông liên cấp quốc tế Mỹ và xử lý hoạt động giáo dục của nhà trường bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh.Thực hiện nghiêm việcrà soát, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các trường trên địa bàn đang giảng dạy chương trình tích hợp và các trường có yếu tố nước ngoài để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm có thể xảy ra từ sớm, từ xa, nguy cơ khi mới manh nha.Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có giải pháp tăng cường quản lý các loại hình trường có yếu tố nước ngoài đang thực hiện việcliên danh, liên kếtvà triển khai các chương trình tích hợp, chương trình quốc tế, chương trình liên kết với nước ngoài.Thực hiện rà soát, kiểm tra các trường cóyếu tố nước ngoàitrên toàn quốc đang giảng dạy chương trình tích hợp, chương trình quốc tế, chương trình liên kết với nước ngoài để kịp phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm nếu có.Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo xử lý dứt điểm vấn đề này.
https://nhandan.vn/chan-chinh-hoat-dong-cua-truong-tieu-hoc-thcs-thpt-quoc-te-my-tai-tp-ho-chi-minh-post802285.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:07", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:07", "tags": [ "Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính", "Công điện số 28/CĐ-T Tg", "Trường phổ thông liên cấp quốc tế Mỹ" ] }
Kỷ niệm 65 năm phong trào "Kế hoạch nhỏ"
NDO -Sáng 2/12, tại Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền (thành phố Hải Phòng), Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình kỷ niệm 65 năm phong tràoKế hoạch nhỏ(2/12/1958-2/12/2023) với chủ đề “Kế hoạch nhỏ - Ý nghĩa lớn”.
"Kế hoạch nhỏ” là phong trào lớn của thiếu nhi Việt Nam. 65 năm đã trôi qua, phong trào “Kế hoạch nhỏ” mãi mãi là niềm tự hào của lớp lớp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam.Từ phong trào thu nhặt phế liệu, phế phẩm,thu nhặt giấy vụn, mảnh chai, túi ni lông, hạt táo... làm “Kế hoạch nhỏ” năm xưa đã góp phần xây dựng hàng nghìn công trình mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, Đoàn tàu lửa chạy trên đường sắt thống nhất Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Khách sạn Khăn quàng đỏ, tôn tạo Khu di tích lịch sử mộ Anh hùng Kim Đồng - Người đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh...Theo Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang, từ năm 2018 đến nay, qua phong trào "Kế hoạch nhỏ", thiếu nhi cả nước đã thu gom được hơn 8,2 triệu tấn giấy vụn để xây dựng "Quỹ Đội" và giúp đỡ thiếu nhi nghèo vượt khó.Tin liên quanGiáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinhCũng qua đây, các em nhỏ còn quyên góp xây dựng được hơn 1.300 tủ sách học đường; nuôi hơn 7 nghìn "Đàn gà khăn quàng đỏ" (mỗi đàn 20 con gà giống); xây dựng hơn 7 nghìn khu vui chơi, công trình phúc lợi thiếu nhi cùng 170 ngôi nhà khăn quàng đỏ.Nhiều địa phương, đơn vị đã có cách làm sáng tạo, mô hình hay với hiệu quả giáo dục tốt, tạo được sự ủng hộ, đồng thuận từ phía gia đình và nhà trường như "Vườn rau em chăm", “Xe đạp giúp bạn đến trường”, “Túi gạo tặng bạn”, “Nuôi heo đất giúp bạn đến trường”, “Một triệu cuốn vở tặng bạn”, “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt đội”, Ngôi nhà Kế hoạch nhỏ...Tại chương trình, ban tổ chức đã tuyên dương, khen thưởng 65 Hội đồng Đội cấp tỉnh, huyện và liên đội có thành tích xuất sắc trong triển khai phong trào giai đoạn 2018-2023.Đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang (thứ 8 từ trái sang) cùng đại diện các ban, sở, ngành trao Bằng khen tặng các đơn vị.Nhân dịp này, Hội đồng Đội Trung ương đã trao công trình máy lọc nước, cột bóng rổ và 20 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cùng nhiều phần quà tặng 20 học sinh hoàn cảnh khó khăn của Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền.Trong khuôn khổ chương trình, đội viên, thiếu niên và nhi đồng còn được tham gia nhiều hoạt động hưởng ứng như: Hội thu Kế hoạch nhỏ; Triển lãm các sản phẩm, mô hình từ phong trào “Kế hoạch nhỏ”; các hoạt động vui chơi, trải nghiệm...Ngoài ra, Hội đồng Đội Trung ương cũng đã chính thức phát động, triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ” giai đoạn 2023-2028 với nhiều nội dung phong phú, thiết thực.
https://nhandan.vn/ky-niem-65-nam-phong-trao-ke-hoach-nho-post785575.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:08", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:08", "tags": [ "Phong trào “Kế hoạch nhỏ”", "Hội đồng Đội Trung ương", "kế hoạch nhỏ", "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh", "gom giấy vụn" ] }
Hà Nội: Tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 trường công lập từ ngày 1/7
NDO -Năm học 2024-2025, các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục tuyển sinh theo tuyến. Thời gian tuyển sinh bắt đầu từ ngày 1/7. Cha mẹ học sinh đăng ký tuyển sinh cho con em theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các trường công lập trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo tuyến do UBND quận, huyện, thị xã quy định và sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn thành phố.Thời gian tuyển sinh theo hình thức trực tuyến như sau: Tuyển sinh vào lớp 1 từ ngày 1/7 đến hết ngày 3/7; Tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào trường mầm non từ 4/7 đến hết ngày 6/7; Tuyển sinh vào lớp 6 từ ngày 7/7 đến hết ngày 9/7.Các trường tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp từ ngày 13/7 đến hết ngày 18/7.Đối với các trường THCS được UBND thành phố công nhận là trường chất lượng cao sẽtuyển sinh lớp 6không theo tuyến. Nếu số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu thì các trường thực hiện phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực.Đối với các trường tư thục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, các trường tư thục trên địa bàn thành phố bắt đầu tuyển sinh ngay sau khi kết thúc năm học 2023-2024, cụ thể là từ ngày 1/6 đến ngày 12/7.Các trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra đánh giá năng lực lựa chọn thời gian tuyển sinh hợp lý, bảo đảm hoàn thành chậm nhất vào ngày 29/6.Năm học 2024- 2025, Hà Nội phấn đấu ít nhất 53% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 99% trẻ em độ tuổi mẫu giáo đi học; ít nhất 80% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập; 100% trẻ đủ 6 tuổi đủ sức khỏe được vào lớp 1; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào học lớp 6.
https://nhandan.vn/ha-noi-tuyen-sinh-vao-lop-1-lop-6-truong-cong-lap-tu-ngay-17-post804023.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:08", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:08", "tags": [ "tuyển sinh đầu cấp", "mầm non", "trẻ 5 tuổi", "trường tư thục", "trường chất lượng cao" ] }
Khánh thành điểm trường mầm non Háng Đề Sủa
NDO -Tập đoàn FPT và Quỹ Hy vọng vừa khánh thànhđiểm trườngmầm non Háng Đề Sủa - một trong những điểm trường đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, nơi đã bị lũ quét cuốn trôi toàn bộ hai lớp học.
Điểm trường Háng Đề Sủa thuộc trường Mầm non Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái được khởi công xây dựng vào tháng 12/2023, gồm 2 phòng học có diện tích gần 140m2, một nhà bếp 40m2.Tổng giá trị dự án gần 1 tỷ đồng, trong đó Quỹ Hy vọng và Tập đoàn FPT tài trợ hơn 730 triệu đồng.Cô Hoàng Thị Tâm, Hiệu trưởng trường Mầm non Xéo Dì Hồ cho biết, năm 2018, một trận lũ quét đã cuốn trôi toàn bộ hai lớp học tại điểm trường Háng Đề Sủa. Để bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh chính quyền địa phương đã bố trí di dời 2 lớp học đến học tại nhà cộng đồng của bản từ tháng 8/2018 cho đến nay. Tuy nhiên, đây là nhà lắp ghép được xây dựng để làm nhà sinh hoạt cộng đồng của bản nên diện tích nhỏ hẹp, không phù hợp và đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt tại lớp của các em học sinhmầm non. Điểm trường cũng chưa có phòng ngủ cho học sinh và chưa có nhà bếp nấu ăn cho trẻ.Ông Lê Trọng Khang, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải chia sẻ, Mù Cang Chải là huyện đặc biệt khó khăn, nguồn ngân sách còn hạn hẹp, chưa có nhiều nguồn lực đầu tư cho các trường mầm non, nhất là đầu tư cho các điểm trường lẻ. Huyện tập trung vận động tài trợ cơ sở vật chất cho các điểm trường mầm non từ các nguồn xã hội hóa. Do vậy, khi nhận được thông tin Tập đoàn FPT và Quỹ Hy vọng tài trợ điểm trường, bà con trong bản đã đồng lòng ủng hộ, sự tài trợ của các tổ chức doanh nghiệp đã mang lại ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương.Các em học sinh mầm non thích thú trải nghiệm tại khu vui chơi mới của trườngPhó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Thế Phương cho biết: "Nhìn những gương mặt vui, hân hoan của các em học sinh, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã góp phần một nhỏ bé đóng góp vào sự phát triển vào sự giáo dục của địa phương. Chúng tôi mong rằng với điểm trường khang trang, sạch đẹp và an toàn này, các em học sinh có động lực để thích đến trường hơn, các thầy cô cũng có niềm vui để dạy học, động viên các bậc phụ huynh cho gửi con em đến trường. Đây là món quà của hơn 70.000 cán bộ nhân viên qua các chương trình thiện nguyện như giải chạy và quỹ một ngày lương".Được biết đây là công trình thứ 21 được FPT và Quỹ Hy vọng hoàn thành trong dịp cuối năm 2023, đầu năm 2024, giúp gần 4.000 học sinh và giáo viên các vùng khó khăn có môi trường học tập khang trang, an toàn.
https://nhandan.vn/khanh-thanh-diem-truong-mam-non-hang-de-sua-post798361.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:08", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:08", "tags": [ "Quỹ Hy vọng", "điểm trường mầm non Háng Đề Sủa", "điểm trường mầm non vùng cao", "Tập đoàn FPT", "Yên Bái" ] }
PGS, TS Nguyễn Đức Sơn làm Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội
NDO -Ngày 15/5, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao Quyết định công nhận PGS, TS Nguyễn Đức Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội, giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.
Trước đó, ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1166/QĐ-BGDĐT về việc công nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 cho PGS, TS Nguyễn Đức Sơn.PGS, TS Nguyễn Đức Sơn đã từng giữ các chức vụ: Trưởng khoa Tâm lý giáo dục; Phó Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội.Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (bên phải ảnh) trao Quyết định cho PGS, TS Nguyễn Đức Sơn.Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn bày tỏ kỳ vọng, tân Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội sẽ vượt qua được khó khăn thử thách, tận dụng được nhiều điều kiện thuận lợi từ công cuộc đổi mới giáo dục, nhu cầu học tập rất lớn của người Việt Nam hiện nay và nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để đưa nhà trường phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.Tân Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: "Hình ảnh Trường đại học Sư phạm Hà Nội là sự kết tinh của trí tuệ những người thầy, người cô, sinh viên đã đi qua suốt chiều dài lịch sử của nền giáo dục Việt Nam. Tập thể lãnh đạo sẽ tiếp tục cùng với cán bộ Nhà trường thực hành những giá trị đã được định hình “Chuẩn mực – Sáng tạo – Tiên phong”, đồng thời hiện thực hóa triết lý giáo dục của Nhà trường. Trong thời gian sắp tới, Nhà trường sẽ phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể để xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2025-2030, thực hiện tốt nhất sứ mạng của Trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước.”Trường đại học Sư phạm Hà Nội hiện có 45 ngành đào tạotrình độ đại học, trong đó có 28 chuyên ngành sư phạm, 17 chuyên ngành ngoài sư phạm, 55 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 43 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Trường đã được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng chu kỳ 2 theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường xây dựng chiến lược đến năm 2030 sẽ có những kết quả vượt trội trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên chất lượng cao ở tầm quốc gia và quốc tế.
https://nhandan.vn/pgs-ts-nguyen-duc-son-lam-hieu-truong-truong-dai-hoc-su-pham-ha-noi-post809416.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:08", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:08", "tags": [ "Nguyễn Đức Sơn", "Đại học Sư phạm Hà Nội", "Bộ trưởng Bộ Giáo dục", "Quản lý giáo dục", "Đại học Sư phạm", "tân hiệu trưởng" ] }
Hơn 5.000 học sinh, giáo viên Đà Nẵng trải nghiệm Ngày hội Khoa học - Công nghệ
NDO -Ngày 16/12, Trường tiểu học và trung học cơ sở FPT Đà Nẵng tổ chức Ngày hội Khoa học và Công nghệ Fschool STEM Day 2023 với sự tham gia của hơn 5.000 học sinh, phụ huynh, giáo viên khối tiểu học và trung học cơ sở trên toàn thành phốĐà Nẵng.
Với chủ đề “Joyful Experience in Tech” (tạm dịch: Trải nghiệm thú vị với công nghệ), ngày hội diễn ra với nhiều hoạt động như: Hội thảo “AI - Trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dục” dành cho cán bộ giáo viên; không gian trải nghiệm ứng dụngSTEMChallenges đa dạng cho học sinh; chung kết cuộc thi Fschool Stempetition; chung kết cuộc thi Robotics…Hào hứng với các thí nghiệm hoá họcNăm nay, vòng Chung kết Robotics cấp trường với chủ đề “Tet in Tech” (tái hiện Tết bằng công nghệ) quy tụ 20 đội thi. Sân thi đấu robot mô phỏng lại quá trình làm bánh chưng và bắn pháo hoa - những biểu tượng văn hóa truyền thống ngày Tết của Việt Nam. 20 đội thi đã thi đấu vòng tròn chọn ra 4 đội có điểm cao nhất để trao các giải: Champion, 1st Runner-Up, 2nd Runner-Up và Innovation Prize.Em Nguyễn Thế Quân, đã cùng các bạn trong đội thi robot T-Rex vừa hoàn thành phần thi của mình. Để tham gia cuộc thi, cả đội 4 thành viên đã dành hai ngày để lắp ráp robot. "Tham gia cuộc thi con được ứng dụng kiến thức học trên lớp để làm robot, hiện nhóm đang háo hức cho những phần thi của mình, dù được kết quả gì mọi người cũng đều vui" - Thế Quân chia sẻ.Học sinh chăm chú với mỗi hoạt độngTại sự kiện, hàng ngàn học sinh cũng tham gia và trải nghiệm không gian STEM Challenges với hơn 16 gian hàng. Mỗi gian hàng với một chủ đề như: không gian lễ hội số, chế tạo pin điện hóa, chế tạo tên lửa cồn, thử thách IQ, biểu diễn các thí nghiệm, các trải nghiệm Robotics…Chị Phan Thị Yến (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) dẫn con trai đang học lớp 2, trường Tiểu học Lê Lai đến tham gia các gian hàng. Chị và con cùng tìm hiểu về các gian hàng vật lý, hoá học "săn" con dấu ở mỗi gian hàng để nhận phần thưởng từ chương trình. Chị Yến tâm sự: "Con tôi rất háo hức với các hoạt động này, với nhiều mô hình thực tế có thể góp phần phát triển tư duy của con, giúp cho con tự tìm thấy sở thích của mình trong học tập".Hàng nghìn học sinh, phụ huynh từ các trường trên địa bàn thành phố về tham giaFschool STEM Day là một hoạt động thường niên do Hệ thống FPT Schools tổ chức nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu và trải nghiệm phương pháp học STEM mới nhất, đồng thời đem đến sân chơi STEM bổ ích cho học sinh các cấp.Giám đốc Khối tiểu học và trung học cơ sở FPT Đà Nẵng Nguyễn Thị Kiều Ngân cho biết: "Là đơn vị luôn chú trọng đầu tư trải nghiệm về khoa học công nghệ cho học sinh, nên ngày hội hôm nay chúng tôi mong muốn lan tỏagiáo dục STEMđến tất cả học sinh trên địa bàn thành phố. Việc trang bị năng lực khoa học- công nghệ cho thế hệ học sinh hiện nay là việc vô cùng cần thiết, cần được thúc đẩy sớm để giúp các con làm chủ tương lai”.Đây là hoạt động thường niên do Hệ thống FPT Schools tổ chứcNgày hội là diễn đàn để các giáo viên, nhà trường, nhà quản lí, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận về những vấn đề, khía cạnh trong triển khai, phát triển và sáng tạo giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học) tại Việt Nam. Cùng với đó, sự kiện còn là cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp tiếp cận tiên phong, hiện đại để thúc đẩy và triển khai các phương pháp giáo dục STEM đến học sinh.
https://nhandan.vn/hon-5000-hoc-sinh-giao-vien-da-nang-trai-nghiem-ngay-hoi-khoa-hoc-cong-nghe-post787820.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:08", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:08", "tags": [ "Đà Nẵng", "Giáo dục STEM", "Ngày hội Khoa học Công nghệ" ] }
Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập tại Đà Nẵng cao nhất là 58,13 điểm
NDO -Trưa nay (22/6), Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố Đà Nẵng chính thức công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2023 các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập. Theo đó, điểm chuẩn cao nhất thuộc Trường THPT Phan Châu Trinh với 58,13 điểm - mức điểm chuẩn cao nhất từ trước tới nay.
Theo đó,Kỳ thi tuyển sinh lớp 10năm học 2023-2024 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra trong 3 ngày 6, 7 và 8/6. Có 15.484 thí sinh đăng ký dự thi vào 21 trường THPT công lập trên địa bàn và 1.287 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.Kết quả kỳ thi, có 11.161 thí sinh (trong đó có 254 em được tuyển thẳng) đậu vào hệ công lập của 21 trường THPT trên toàn thành phố.Điểm chuẩn cao nhất thuộc Trường THPT Phan Châu Trinh là 58,13 điểm với 1.348 thí sinh trúng tuyển.Các trường thuộc Top cao gồm: THPT Hoàng Hoa Thám là 53,88 điểm với 493 thí sinh trúng tuyển; Trường THPT Hòa Vang với 55,63 gồm 396 chỉ tiêu; Trường THPT Nguyễn Khuyến là 52,63 điểm với 268 chỉ tiêu; Trường THPT Trần Phú với 51,75 điểm gồm 799 thí sinh trúng tuyển;…Trường có điểm chuẩn thấp nhất là Trường THPT Võ Chí Công là 38,13 điểm với 354 thí sinh trúng tuyển.Điểm chuẩn vào 21 trường THPT hệ công lập tại Đà Nẵng do Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố Đà Nẵng cung cấp.Đối với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, có 299 học sinh trúng tuyển, trong đó có 295 học sinh Đà Nẵng và 4 học sinh tỉnh Quảng Nam. Mức điểm chuẩn lớp chuyên cao nhất thuộc môn là tiếng Nhật với 48 điểm, thấp nhất là môn Hóa học với 38 điểm.Điểm chuẩn vào các lớp chuyên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố Đà Nẵng cung cấp.Thí sinh nộp đơn phúc khảo kết quả các bài thi từ ngày 23/6 đến 17 giờ ngày 25/6 tại các trường thí sinh đăng ký dự thi; và từ ngày 3/7 đến 17 giờ ngày 10/7 tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
https://nhandan.vn/diem-chuan-vao-lop-10-cong-lap-tai-da-nang-cao-nhat-la-5813-diem-post758806.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:05:08", "crawled_date": "2024-07-03T16:05:08", "tags": [ "Đà Nẵng", "tuyển sinh lớp 10", "điểm chuẩn lớp 10", "công lập", "Trường THPT Phan Châu Trinh" ] }