title
stringlengths 27
155
| summary
stringlengths 0
557
| content
stringlengths 0
20.5k
| url
stringlengths 35
188
| metadata
dict |
---|---|---|---|---|
Những vấn đề cần giải quyết trong giáo dục mầm non | Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã dẫn tới việc tăng cao cơ học về dân số tại đô thị và kéo theo nhu cầu thiết yếu về giáo dục, nhất là nơi gửi trẻ mầm non của công nhân. Trước thực tế đó, ngành giáo dục các địa phương đã ưu tiên nguồn lực, kịp thời ban hành các chính sách giúp giáo viên mầm non yên tâm công tác cũng như chia sẻ gánh nặng đối với phụ huynh học sinh là công nhân. | Ngay sau khi Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non được ban hành, nhiều địa phương đã có nhiều cách làm, phương pháp để thực hiện Nghị định này.Chỗ đủ, chỗ thiếuTrường mầm non xã Quang Châu (huyện Việt Yên, Bắc Giang) khá khang trang, rộng rãi được bố trí thành nhiều khu vực vui chơi cho trẻ. Nổi bật hơn cả là những bức tường rào, lớp học được trang trí bằng nhiều bích họa vui nhộn, đa mầu sắc.Cô giáo Nguyễn Thị Mến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Phần lớn học sinh của trường là con em công nhân, do đặc thù của công nhân là phải đi làm theo ca cho nên có những gia đình phải gửi con từ rất sớm, có gia đình lại đón con muộn. Mặc dù giáo viên dạy trường công lập không được tính công làm ngoài giờ, thế nhưng bằng lòng yêu nghề, mến trẻ, nhà trường đã phân công giáo viên đón những trẻ gửi sớm hay trả những trẻ đón muộn để phụ huynh yên tâm công tác.Hệ thống Trường mầm non Âu Cơ (huyện Việt Yên, Bắc Giang) cũng có phần lớn học sinh là con em công nhân. Chủ tịch hệ thống Thân Thị Khắc chia sẻ: Nhà trường có ba cơ sở trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu nuôi dạy trẻ cho 70% các gia đình công nhân trong khu vực. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, trường luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên. Những chính sách như hỗ trợ học phí mầm non cho con em công nhân làm việc tại các khu công nghiệp; hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập hằng tháng… rất thiết thực.Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên Nguyễn Văn Chiến cho biết: Huyện Việt Yên là địa bàn trọng tâm phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang, tập trung hơn 150 nghìn công nhân đang làm việc và sinh sống. Huyện mới có 19 trường mầm non công lập, chín trường mầm non tư thục và có 43 cơ sở nhóm trẻ. Vì vậy, vấn đề đáp ứng nhu cầu về trường mầm non, nhóm trẻ đang là áp lực rất lớn ở Việt Yên.Thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025.Huyện Việt Yên đã hỗ trợ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất, xây dựng phòng học cho trường mầm non ngoài công lập đến nay đạt hơn 12 tỷ đồng. Huyện hỗ trợ tiền cho trẻ em là con của công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với 160 nghìn đồng/trẻ/tháng; hỗ trợ tiền cho giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là 800 nghìn đồng/tháng trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.Để giải quyết vấn đề về trường, lớp mầm non tại khu công nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã có các chính sách thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục mầm non, như: miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa; khuyến khích người dân mở rộng các điểm trông giữ trẻ, bảo đảm đủ tiêu chuẩn theo quy định…Cũng như tỉnh Bắc Giang, tỉnh Đồng Nai đã quan tâm, chủ động tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, cho giáo viên và trẻ em mầm non trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai Trương Thị Kim Huệ cho biết: Hiện toàn tỉnh có 33 khu công nghiệp ở 10/11 huyện, thành phố, thu hút khoảng 436 nghìn lao động đang làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có khoảng 60% là người từ các địa phương khác.Đồng Nai đã chủ động xã hội hóa giáo dục, giải quyết cơ bản tình trạng quá tải trường, lớp, mở rộng quy mô phát triển giáo dục mầm non theo một cơ chế linh hoạt đáp ứng cho nhiều đối tượng có điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau. Tỉnh đã ban hành ba chính sách đặc thù hỗ trợ công nhân, cơ sở giáo dục mầm non và giáo viên mầm non ở các khu công nghiệp. Các nhóm trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đủ điều kiện theo quy định, được hỗ trợ đồ dùng, thiết bị dạy học trị giá 30 triệu đồng/nhóm trẻ.Thực tế tại các địa phương cho thấy, nhu cầu gửi trẻ của công nhân tại các khu công nghiệp ngày càng tăng nhưng số lượng nhà trẻ đáp ứng được nhu cầu đó vẫn rất ít. Công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non ở một số địa phương chưa theo kịp nhu cầu.Tại Bắc Giang, vẫn còn tình trạng thiếu trường, lớp mầm non ở khu đông dân cư, khu công nghiệp. Cơ chế khuyến khích đầu tư, cơ chế hỗ trợ giáo dục mầm non ngoài công lập còn nhiều bất cập như tạo quỹ đất sạch giao cho các nhà đầu tư; trình tự, thủ tục giao đất, vay vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đầu tư cho giáo dục mầm non còn chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn hẹp của Nhà nước và mới tập trung cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập.Mặt khác, đội ngũ giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không ổn định, lương thấp do các trường phải thực hiện tự thu, tự chi, mức lương phụ thuộc rất nhiều vào số lượng học sinh trong trường.Không chỉ riêng Bắc Giang, nhiều địa phương như Đồng Nai, Quảng Nam cũng gặp một số khó khăn khi thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp. Đối với những địa phương có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp như tỉnh Bình Dương thì khó khăn lại xuất phát từ tình trạng thiếu giáo viên mầm non, nhất là giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non tư thục.Khuyến khích đầu tư, xây dựng trường mầm nonSở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu các chế độ chính sách hỗ trợ trẻ là con công nhân, người lao động các nhà máy, xí nghiệp nhỏ lẻ ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiếp tục có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu gửi con của người dân.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thụy Mỵ Châu đề xuất: Nhà nước cần tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế để khuyến khích xã hội hóa trong việc đầu tư trường, lớp mầm non ngoài công lập tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặt khác chính các khu công nghiệp, khu chế xuất phải có trách nhiệm đầu tư quỹ đất xây dựng khu lưu trú, tạo chỗ ở ổn định cho công nhân đồng thời dành quỹ đất để xây dựng trường học cho con em công nhân.Từ thực tế địa bàn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Khương Duy kiến nghị cho tổ chức, cá nhân thuê cơ sở vật chất hiện có của Nhà nước làm cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với mức phí ưu đãi; sử dụng ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho thuê để thành lập các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cần được đẩy mạnh. Trình tự, thủ tục giao đất, vay vốn cũng như thủ tục thành lập trường và đăng ký hoạt động cần đơn giản hơn.Phó Vụ trưởng Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Thị Dinh cho biết: Tính đến hết năm học 2022-2023, cấp học giáo dục mầm non có hơn 15 nghìn trường với 203.044 nhóm, lớp. Số trường mầm non ngoài công lập là 3.224 trường và hơn 15 nghìn cơ sở là giáo dục mầm non độc lập ngoài công lập. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã góp phần đáng kể trong việc huy động trẻ đến trường, giảm gánh nặng cho các trường công lập, nhất là tại các địa bàn các thành phố lớn, địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất.Theo thống kê sơ bộ từ báo cáo của các địa phương, cả nước có 212 đơn vị cấp huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với 14.204 cơ sở giáo dục mầm non. Các cơ sở này huy động hơn 1,7 triệu trẻ em, trong đó phần lớn trẻ em là con công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.Tính đến hết tháng 11/2023, đã có 50 tỉnh, thành phố ban hành nghị quyết hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP; 31 tỉnh, thành phố có văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động. Các tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ cao hơn là: Bình Định, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng; có bốn tỉnh mở rộng đối tượng áp dụng tới cụm công nghiệp là: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Dương.Bên cạnh thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, một số tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách địa phương hỗ trợ giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều lao động như: Chế độ thu hút giáo viên mầm non công lập ở những địa bàn khó tuyển dụng, địa bàn có khu công nghiệp (Tiền Giang), hỗ trợ 50% mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Bắc Ninh), hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, đồ chơi… | https://nhandan.vn/nhung-van-de-can-giai-quyet-trong-giao-duc-mam-non-post788352.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:57",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:57",
"tags": [
"Nghị định số 105/2020/NĐ-CP",
"Mầm non",
"Trường mầm non",
"giáo dục mầm non"
]
} |
Báo Nhân Dân hỗ trợ thiết bị cho các trường học vùng sâu, vùng xa tại Tuyên Quang | NDO -Ngày 20/11, Nhân kỷ niệm 41 nămNgày Nhà giáo Việt Nam(20/11/1982-20/11/2023), Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại tỉnh Tuyên Quang phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cùng nhà tài trợ đã trao tặng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho các trường mầm non tại các xã Kim Quan và Lang Quán. Đây là hai xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện Yên Sơn. | Đặc biệt, tại thôn Khuôn Điển, xã Kim Quan, trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1953-1954) vinh dự được Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm địa điểm đóng trụ sở làm việc lãnh đạo kháng chiến. Tại đây, Ban Biên tậpBáo Nhân Dânđã ở và làm việc từ tháng 9 năm 1953 đến tháng 7 năm 1954.Năm 2019, xã Kim Quan hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phần lớn các em học sinh trên địa bàn là người đồng bào dân tộc thiểu số như: H'Mông, Tày, Nùng, Dao, Pà Thẻn. Đến nay, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đến trường đạt 100%; tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 67,7%. Phấn đấu hết năm 2023, xã sẽ về đích nông thôn mới nâng cao.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn, Văn phòng Báo Nhân Dân tại Tuyên Quang và nhà tài trợ trao tặng hệ thống loa cho Trường mầm non xã Lang Quán.Tại hai xã, đại diện Văn phòng Báo Nhân Dân tại Tuyên Quang và lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn cùng nhà tài trợ đã trao tặng hệ thống loa, âm ly và micro không dây… với tổng giá trị gần 50 triệu đồng phục vụ công tác dạy và học của các trường mầm non. Đây là món quà thiết thực và ý nghĩa dành cho giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.Tiết mục văn nghệ chào mừng kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.Trong những năm qua, Báo Nhân Dân luôn đồng hành với cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang trong tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và công tác từ thiện. Qua đó, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, nâng cao dân trí cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang. | https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-ho-tro-thiet-bi-cho-cac-truong-hoc-vung-sau-vung-xa-tai-tuyen-quang-post783507.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:57",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:57",
"tags": [
"Tuyên Quang",
"Báo Nhân Dân",
"Ngày nhà giáo Việt Nam"
]
} |
Gợi ý lời giải chi tiết đề Toán thi vào lớp 10 chuyên Tin của Hà Nội | NDO -Đề Toán thi vào lớp 10 chuyên Tin của Hà Nội năm học 2024-2025 gồm 5 câu, có thời gian làm bài 150 phút. | Lời giải chi tiết đề Toán thi vàolớp 10 chuyên Tincủa Hà Nội năm học 2024-2025 do các giáo viên nhóm Toán tiểu học - THCS - THPT Việt Nam thực hiện. Thí sinh dùng để tham khảo. | https://nhandan.vn/goi-y-loi-giai-chi-tiet-de-toan-thi-vao-lop-10-chuyen-tin-cua-ha-noi-post813619.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:57",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:57",
"tags": [
"đề Toán chuyên",
"giải đề",
"đề thi",
"thi chuyên",
"đề thi chuyên Hà Nội",
"mùa thi 2024"
]
} |
Tăng cường kỷ luật phòng thi trong môn cuối | NDO -Sáng nay, 9/6, các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của thành phố Hà Nội thực hiện bài thi môn Toán. Trong buổi thi môn cuối này, kỷ luật phòng thi tiếp tục được tăng cường, thực hiện nghiêm quy chế ở tất cả các khâu. | Trong buổi thi hôm nay, các thí sinh làm bài thi môn Toán theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.Theo thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại buổi thi ngày 8/6 vẫn có trường hợp thí sinh mang điện thoại di động vào phòng thi. Trong buổi thi môn Toán, cũng làmôn cuối của kỳ thi, các điểm thi cần tiếp tục tăng cường kỷ luật phòng thi, thực hiện nghiêm quy chế thi ở tất cả các khâu.Sở yêu cầu các trưởng điểm thi lưu ý đối với tất cả các thành viên làm nhiệm vụ tại điểm thi tuân thủ quy định về các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân; đồng thời tăng cường nhắc nhở, yêu cầu thí sinh không mang điện thoại vào phòng thi.Theo nhận định của Đài khí tượng Thủy văn khu vực Đồng Bằng và trung du Bắc Bộ, từ đêm 8/6 đến sáng 10/6 Thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông.Tin liên quan[Ảnh] Hàng nghìn thí sinh "đội mưa" tham dự môn cuối vào lớp 10 không chuyênTrận mưa to tối 8/6 khiến Hà Nội đã xuất hiện thêm một sốđiểm úng ngập. Đến sáng nay trời tiếp tục mưa. Các điểm thi đều có phương án phòng ngừa úng, ngập và chuẩn bị phương án hỗ trợ tối đa thí sinh trước ảnh hưởng của thời tiết.Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, chung quanh khu vực 85 điểm thi vào trung học phổ thông năm 2024 không có hiện tượng úng ngập, giao thông đi lại bình thường. | https://nhandan.vn/tang-cuong-ky-luat-phong-thi-trong-mon-cuoi-post813444.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:57",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:57",
"tags": [
"thi lớp 10",
"tuyển sinh vào lớp 10",
"môn Toán",
"thời tiết",
"kỷ luật trường thi"
]
} |
Yên Lạc, vùng đất học của người nông dân | NDO -Ngànhgiáo dụchuyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đang phát huy cao độ truyền thống hiếu học lâu đời, tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, được các cấp, các ngành và nhân dân tin tưởng, hết lòng ủng hộ. | Nhiều năm nay, thành phố Vĩnh Yên và các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường luôn dẫn đầu ngành giáo dục-đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. Đáng chú ý, người dânhuyện Yên Lạc chủ yếu là nông dân, song phong trào khuyến học phát triển rất mạnh.Nhà nhà quan tâm đến giáo dụcThị trấn Tam Hồng, xã Liên Châu đi đầu trong phong trào khuyến học. Xã thuần nông Yên Phương có thủ khoa tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh. Xã Đồng Cương có nhiều con em công nhân, nhưng việchọc được quan tâm hàng đầu.Toàn huyện có 17 hội khuyến học cấp xã, hơn 550 ban khuyến học dòng họ. Tổng số tiền của các quỹ khuyến học toàn huyện đạt hơn 10 tỷ đồng. Ở đâu phong trào khuyến học phát triển mạnh, ở đó chất lượng dạy học của các trường rất tốt, được người dân tin tưởng.Tin liên quanVĩnh Phúc đầu tư 7.600 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất ngành giáo dụcSự nghiệp giáo dục của Yên Lạc cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, thực chất của lãnh đạo huyện, nhất là Bí thư Huyện ủy Nguyễn Khắc Hiếu.Trong nhiều cuộc làm việc với các xã, thị trấn, đồng chí Bí thư Huyện ủy yêu cầu mời ban giám hiệu các trường cùng dự, trao đổi về hoạt động giáo dục.Hội Khuyến học xã Trung Nguyên và doanh nghiệp tặng xe đạp cho học sinhcó hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Nguyễn Phương)Hội nghị tổng kết ngành giáo dục-đào tạo năm học 2022-2023 giống như cuộc đối thoại giữa Thường trực Huyện ủy với Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và cán bộ quản lý giáo dục. Nội dung trao đổi rất thiết thực, cụ thể.Cán bộ lãnh đạo xã phải “trả lời chất vấn” về tình hình giáo dục địa phương. Hiệu trưởng những trường có thành tích dẫn đầu nêu kinh nghiệm hay, bài học quý.Hiệu trưởng những trường đứng cuối bảng xếp hạng phải giải trình, đưa ra giải pháp.Tôn trọng hoạt động chuyên mônCó nhiều yếu tố để bảo đảm chất lượng giáo dục của Yên Lạc, trong đó có sinh hoạt chuyên môn. Tất cả các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của huyện đều chú trọng sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn, tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện nội dung, kế hoạch dạy học, hoạt động giáo dục.Năm học 2022-2023, mỗi cấp học tổ chức được 6 chuyên đề sinh hoạt chuyên môn cấp huyện. Trường trung học cơ sở Tam Hồng tổ chức 2 lần sinh hoạt tổ chuyên môn mỗi tháng, tập trung vào những vấn đề khó trong chương trình giáo dục phổ thông.Cô giáo Chu Thị Hồng Phim, giáo viên môn Văn chia sẻ: khi họp tổ chuyên môn, chúng tôi góp ý rất thẳng thắn. Tôi cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với giáo viên môn Văn ở các trường khác.Để bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà, Trường trung học cơ sở Tam Hồng tổ chức dạy thêm miễn phí cho học sinh yếu vào thứ 3 và thứ 5 hằng tuần. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường rất tốt, trong cuộc khảo sát mới đây đứng thứ 3 toàn huyện. Kể cả những giáo viên đã có tuổi vẫn say sưa, tâm huyết với nghề.Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Tam Hồng Nguyễn Văn Bình nhận xét: Thị trấn Tam Hồng có nhiều người đi làm ăn xa, kinh doanh buôn bán, song nhờ truyền thống hiếu học, các gia đình rất quan tâm đầu tư cho giáo dụcCùng nằm trên địa bàn thị trấn là Trường tiểu học Tam Hồng 1 với khuôn viên rất đẹp. Sân trường vẫn giữ được hàng xà cừ cổ thụ, các khối nhà vuông vắn. Nhiều năm liền trường nằm trong tốp đầu khối tiểu học cả về chuyên môn và các phong trào thi đua khác.Một buổi học của trường Tiểu học Tam Hồng 1. (Ảnh: Hà Hồng Hà)Hiệu trưởng Trường tiểu học Tam Hồng 1, thầy Nguyễn Văn Khanh cho biết: Giáo viên trẻ có xu hướng theo học sinh từ lớp 1 đến hết lớp 5 để nâng cao kiến thức chuyên môn. Giáo viên có tuổi lại muốn dạy lớp 1. Do đó, nhà trường phân công những giáo viên có nhiều năm công tác, chuyên môn tốt, có kinh nghiệm rèn nền nếp chuyên dạy lớp 1.Khốigiáo dục mầm noncũng được các xã, thị trấn quan tâm đầu tư. Nhiều trường có khuôn viên đẹp đẽ, sân chơi, vườn cây rất đẹp như Trường mầm non Tề Lỗ. Mỗi khi có hội thi giáo viên giỏi các cấp, Ban giám hiệu cũng như giáo viên “mất ăn mất ngủ” chuẩn bị cho buổi dạy. Chăm chút cho chuyên môn như thế nên trường có nhiều giáo viên đoạt giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp huyện.Lãnh đạo huyện chủ trương không bổ nhiệm lại đối với hiệu trưởng các trường xếp cuối hoặc gần cuối khối thi đua trong 2 năm cuối nhiệm kỳ.Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Trần Minh Tuấn cho biết: Năm qua, huyện điều động, biệt phái 4 giáo viên cốt cán hỗ trợ các trường trung học cơ sở đứng cuối bảng xếp hạng.Sau một thời gian ngắn, những giáo viên này làm thay đổi hẳn tư duy của đội ngũ giáo viên, tạo nên thay đổi về chất trong dạy học.Với sự quan tâm đầu tư của xã hội và nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, kỳ thi vào lớp 10 năm học 2022-2023, trường xếp cuối của huyện Yên Lạc cũng đứng thứ 63/142 trường trung học cơ sở toàn tỉnh.Có 5 trường của Yên Lạc nằm trong nhóm 20 trường trung học cơ sở có thành tích tốt nhấttoàn tỉnh là Yên Lạc, Đồng Cương, Kim Ngọc, Tề Lỗ và Đại Tự. Kết quả đó cho thấy mặt bằng chất lượng giáo dục của Yên Lạc ở mức cao, đồng đều, không còn trường yếu kém. Về kết quả thi chọn học sinh giỏi lớp 9 và tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông, huyện Yên Lạc đứng thứ 2 toàn tỉnh.Để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, Yên Lạc đang nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch.Hiện nay, toàn huyện mới có 27/54 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt mức độ 2 có 19 trường. Nếu được đầu tư đầy đủ, giáo dục Yên Lạc sẽ giữ vững vị trí tốp đầu của ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc. | https://nhandan.vn/yen-lac-vung-dat-hoc-cua-nguoi-nong-dan-post795299.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:57",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:57",
"tags": [
"Vĩnh Phúc",
"truyền thống hiếu học",
"chất lượng giáo dục",
"quản lý giáo dục",
"giáo dục",
"đào tạo"
]
} |
Kinh tế tuần hoàn - Hướng đi cho phát triển bền vững | NDO -Sáng 25/10, tại Phân hiệu Vĩnh Long, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân, Trường đại học Cần Thơ và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Kinh tế tuần hoàn- Hướng đi cho phát triển bền vững”. | Tại hội thảo, các diễn giả, nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu chia sẻ, trao đổi các vấn đề liên quan về góc nhìn kinh tế tuần hoàn cả về lý luận lẫn thực tiễn.Theo đó, tập trung chia sẻ và trao đổi về kinh tế tuần hoàn với sự phát triển bền vững, các nguyên lý, mô hình kinh tế tuần hoàn, nguồn lực để phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với cuộccách mạng công nghiệp 4.0. Hội thảo cũng nêu lên ứng dụng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thông qua 1 phiên thảo luận chung và 3 phiên song song.Đông đảo đại biểu và sinh viên tham gia hội thảo.Hội thảo mong muốn tăng cường trao đổi học thuật và thực tiễn, đồng thời cung cấp một diễn đàn cho các học giả, các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước thảo luận về cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế và hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.Qua hội thảo, đề xuất các chính sách góp phần thực hiện hiệu quả kinh tế tuần hoàn, thúc đẩyphát triển bền vữngcủa Việt Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. | https://nhandan.vn/kinh-te-tuan-hoan-huong-di-cho-phat-trien-ben-vung-post779285.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:57",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:57",
"tags": [
"Vĩnh Long",
"Hội thảo",
"Kinh tế tuần hoàn",
"phát triển bền vững"
]
} |
Đồng Tháp: Giảng viên, sinh viên kiến nghị nhiều nội dung đến đại biểu Quốc hội | NDO -Cử tri đặt nhiều vấn đề về chính sách tiền lương cho giáo viên, nhân viên trường học. Về tự chủ đại học, Quốc hội cần có cơ chế chính sách để các trường chủ động, vấn đề đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm… | Chiều 14/12, tại Trường Đại học Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), Đoàn đại biểu Quốc tỉnh Đồng Tháptiếp xúc cử tri chuyên đề“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - những vấn đề cần quan tâm”.Tại buổi tiếp xúc, cử tri cho rằng, qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, điều thấy rõ nhất là giáo dục và đào tạo có nhiều điểm mới, chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, về chế độ chính sách, đặc biệt là tiền lương của giáo viên chưa có sự cải thiện. Cần có sự phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, vì so với các cấp học thì đối tượng giáo viên mầm non vừa rất vất vả vừa phải chịu áp lực cường độ làm việc rất cao.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thúy Hà giải trình tại buổi tiếp xúc. (Ảnh: HỮU NGHĨA)Cử tri cũng kiến nghị, hiện nay, trong dự thảo đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo đại học và sư phạm chưa xác định được vị trí, vai trò của trường Đại học Đồng Tháp trong nhóm các cơ sở đào tạo giáo viên.Nhìn trên tổng thể từ việc xuất phát điểm ban đầu đến hiện nay cho thấy, ở đồng bằng sông Cửu Long có 6 cơ sở đào tạo sư phạm thì chỉ Trường Đại học Đồng Tháp là cơ sở đào tạo giáo viên có tiềm lực lâu nhất và có tất cả chương trình đào tạo đầy đủ nhất, đáp ứng quy định.Sinh viên ngành sư phạm cũng đặt câu hỏi về Nghị định 116 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Sinh viên cho biết, hiện tại ở Trường Đại học Đồng Tháp, chỉ có các bạn sinh viên quê tỉnh Long An đã được đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm, còn tỉnh Đồng Tháp thì chưa thấy.Đại diện lãnh đạo các sở đãgiải trình một số ý kiếnthuộc thẩm quyền. Đại biểu Quốc hội tiếp thu, ghi nhận, giải trình cụ thể ý kiến, kiến nghị của cử tri.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thúy Hà cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt kế hoạch đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm giai đoạn năm 2024-2026. Do đó, năm 2023 chưa có cơ chế đặt hàng cho năm nay.Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Lê Quốc Phong phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. (Ảnh: HỮU NGHĨA)Đối với vấn đề giá sách giáo khoa cao, đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết, vấn đề này Quốc hội đã có tiếp thu ý kiến đại biểu.Về vấn đề sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đồng chí đề nghị ngành giáo dục cũng như tất cả trường học, địa phương phải cố gắng trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có sách học. Trong đó, chú trọng vận động nguồn lực xã hội giúp cho các em có sách để học. Do đó, cần phải phát hiện kịp thời, cần sự chia sẻ để cùng chung tay hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Đồng chí Lê Quốc Phong cũng cho rằng vấn đề hỗ trợ thêm các hoạt động trong nhà trường như tư vấn học đường, quan tâm vấn đề tâm lý của người học, người dạy là rất cần thiết. Qua đó, phát hiện sớm những vấn đề xuất hiện trong sinh viên, học sinh và cả giáo viên trong nhà trường.Đồng chí đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Y tế tỉnh làm thí điểm nhóm tư vấn học đường, ban đầu có thể chọn một vài điểm trường thiết lập một số giờ, một số buổi tư vấn dưới sự tư vấn của bác sĩ tâm lý.Đại biểu Quốc hội trao học bổng cho sinh viên. (Ảnh: HỮU NGHĨA)Dịp này,Đoàn đại biểu Quốc hộitỉnh đã trao tặng 20 suất học bổng (7 triệu đồng/suất) cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có hoàn cảnh khó khăn. | https://nhandan.vn/dong-thap-giang-vien-sinh-vien-kien-nghi-nhieu-noi-dung-den-dai-bieu-quoc-hoi-post787528.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:57",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:57",
"tags": [
"Trường Đại học Đồng Tháp",
"Đồng Tháp",
"Sư phạm",
"Tiếp xúc cử tri",
"Phụ cấp ưu đãi"
]
} |
136 giảng viên, nhân viên Trường đại học Quảng Bình bị nợ 8 tháng lương | NDO -Chiều 9/1, nhiều giảng viên, nhân viên Trường đại học Quảng Bình phản ánh với Văn phòng đại diện báo Nhân Dân tạiQuảng Bìnhviệc họ bị nợ lương nhiều tháng nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Trong khi Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần, thì họ lại tiếp tục bị nợ lương từ tháng 1 đến tháng 3/2024 do trường không có nguồn để chi trả. | Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, thông tin trên hoàn toàn chính xác. Hiện nay, 136 viên chức và người lao động của Trường đại học Quảng Bình chưa được nhận lương từ 2 tháng đến 7,5 tháng, nên đời sống của nhiều gia đình gặp rất nhiều khó khăn.Nguyên nhân chậm trả lương là do khó khăn về công tác tuyển sinh, nguồn thu của đơn vị giảm, nên việc chi trả lương, các chế độ liên quan đến người lao động chưa thực hiện theo quy định. Ngoài ra còn các khoản chi trả khác như thanh toán tiền thừa giờ, thi đua khen thưởng của giảng viên, nhân viên cũng đang bị nợ.Nhiều giảng viên, nhân viên phản ánh, họ đều là trụ cột chính trong gia đình, tiền lương từ nhà trường là nguồn thu chính để trang trải phục vụ cho cuộc sống gia đình. Trong suốt thời gian qua, dokhông có tiền lương, thu nhập nên họ phải chạy vạy nhiều cách để duy trì cuộc sống.Khó nhất là có những gia đình có cả vợ và chồng công tác tại trường và đều bị nợ lương nên cuộc sống rất vất vả.Cuối tháng 12/2023, Ban Thường vụ Công đoàn trường đăng ký làm việc Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường và các đơn vị chức năng liên quan để tìm biện pháp nhằm bảo đảm chế độ người lao động.Tuy nhiên, theo kết luận của Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Vượng thì từ tháng 1 đến tháng 3/2024, trường không có nguồn để chi trả tiền lương cho 136 viên chức và lao động hợp đồng. Nhận thông tin, nhiều giảng viên, nhân viên nhà trường càng thêm buồn và bức xúc.Công đoàn Trường đại học Quảng Bình đã có báo cáo việc chậm chi trả lương, chế độ liên quan cho người lao động tại trường gửi Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình.Trường đại học Quảng Bình là cơ sở đào tạo trình độ đại học duy nhất ở địa phương. Trường hiện có 236 viên chức và người lao động, trong đó có 154 giảng viên và 82 viên chức làm công tác hành chính, nhân viên phục vụ. Trong tổng số 236 viên chức và người lao động, có 99 viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, 137 viên chức và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách của đơn vị. | https://nhandan.vn/136-giang-vien-nhan-vien-truong-dai-hoc-quang-binh-bi-no-8-thang-luong-post791303.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:57",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:57",
"tags": [
"Quảng Bình",
"nợ lương",
"nguồn thu giảm",
"bảo đảm chế độ cho người lao động",
"Giáo viên",
"Nhân viên",
"Trường đại học Quảng Bình"
]
} |
Trao tặng 100 máy tính cho 2 trường THPT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình | NDO -Ngày 6/12, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đã trao tặng máy tính cho trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và Trường phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh. | Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã trao tặng 50 bộ máy tính cho trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và 50 bộ máy vi tính cho trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh; tặng giải pháp phần mềm giáo dục trực tuyến onluyen.vn cho ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh. Nguồn hỗ trợ này do Công ty cổ phần R&H Power tài trợ.Phát biểu tại buổi trao tặng, đồng chí Nguyễn Phi Long nhấn mạnh, mặc dù trong điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh vẫn luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất chongành giáo dục và đào tạo. Nhất là các trường trọng điểm, mũi nhọn của tỉnh. Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ và Trường phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh là 2 trường trọng điểm của tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là con emdân tộc thiểu sốcủa tỉnh. Do vậy, việc tặng máy vi tính nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo của nhà trường cũng như của tỉnh trong giai đoạn tới...Trao tặng máy tính tại Trường phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh.Nhân dịp này, đại diện Công ty Cổ phần R&H Power đã trao tặng giải pháp giáo dục trực tuyến online cho các trường học trên địa bàn tỉnh. Đây là những món quà ý nghĩa để dạy học môn tin học, ôn luyện cho học sinh và góp phần thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục của tỉnh Hòa Bình. | https://nhandan.vn/trao-tang-100-may-tinh-cho-truong-2-truong-thpt-tren-dia-ban-hoa-binh-post786149.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Hòa Bình",
"tặng máy tính",
"ngành giáo dục"
]
} |
Nhận diện ma túy "thế hệ mới" xâm nhập học đường | Nhiều loại ma túy "thế hệ mới" núp bóng trà sữa, thực phẩm đã xâm nhập học đường. Cần có nhiều hoạt động triển khai để ngăn chặn tình trạng này. | Chiều 14/12, chương trình tập huấn kỹ năng nhận biết và phòng tránh các loạima tuý "thế hệ mới" xâm nhập học đườngđã được tổ chức tại Trường THCS Chu Văn An tổ chức.Tại buổi tập huấn, Thiếu tá Nguyễn Văn Hoàn - Đội phó Đội Chuyên đề, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an Quảng Ninh) đã có những hướng dẫn cụ thể để nhận biết một số loại ma tuý thế hệ mới đang có dấu hiệu xâm nhập vào môi trường học đường như: ma tuý pha trộn "núp bóng" thực phẩm chức năng, ma túy "trà sữa", ma túy "nước xoài", cà-phê vui, thực phẩm tẩm ướp, bùa lưỡi hay bóng cười, cỏ Mỹ và thuốc lá điện tử.Thiếu tá Nguyễn Văn Hoàn lưu ý về việc thay đổi tâm lý của học sinh.Hội thảo đã phân tích nguyên nhân khiến học sinh, sinh viên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng ma túy.Trong đó xác nhận rõ 3 nguyên nhân đến từ phía lỏng lẻo trong quản lý con cái của gia đình; thiếu sân chơi lành mạnh trong xã hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi người chưa thành niên đang trong quá trình phát triển.Bên cạnh đó, buổi hội thảo cũng chỉ ra một số thủ đoạn của các đối tượng buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thường sử dụng để lôi kéo, cưỡng bức học sinh, sinh viên sử dụng ma túy, tham gia buôn bán ma túy. Đồng thời đề nghị một số biện pháp phòng chống ma túy trong nhà trường và trách nhiệm của học sinh.Đại diện cơ quan CSĐT Tội phạm về ma tuý cũng đã chỉ ra những dấu hiệu nhận biết học sinh sử dụng trái phép ma tuý thế hệ mới từ việc thay đổi tâm sinh lý của học sinh.Ban Giám hiệu và thầy cô giáo Trường THCS Chu Văn An tham gia hội thảo.Các thầy cô cần chú ý tới học lực của các em khi xuất hiện hành vi trốn học, hay ngủ gật trong lớp, tính tình gắt gỏng, mệt mỏi... Bên cạnh đó chú ý đến việc các em hay tụ tập thành nhóm, tham gia nhiều hội nhóm kín hoặc tiêu nhiều tiền, vay mượn bạn bè.Tại buổi hội thảo, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại chia sẻ: “Trong quá trình công tác, bản thân tôi đã mắt thấy tai nghe nhiều vụ việc đau lòng về tác hại của ma tuý. Theo kinh nghiệm của tôi, các thầy cô nên tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu, nhận diện về tác hại của ma túy thế hệ mới”.Nhà báo Triệu Ngọc Lâm đề nghị nhà trường có nhiều hoạt động về công tác phòng chống ma túy.Nhà báo Triệu Ngọc Lâm đề nghị nhà trường nên sớm tổ chức cuộc thi viết và cho biết sẽ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tặng bằng khen cho các học sinh tham gia đạt giải.Ngoài ra, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm cũng gợi ý Trường THCS Chu Văn An phát động thêm một phong trào viết thư cho bạn phạm vi trong và ngoài trường. “Các em học sinh sẽ viết thư cho bạn, khuyên bạn, kể cho bạn nghe về tác hại của ma túy. Khi viết, các em sẽ tìm hiểu và thành thục các kỹ năng về công tác phòng chống tác hại của ma túy hơn” - Nhà báo Triệu Ngọc Lâm chia sẻ.Bên cạnh đó, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cũng gợi ý nhà trường thành lập những CLB chiến sĩ nhỏ về phòng chống ma túy với nhiệm vụ nắm bắt tình hình các bạn trong lớp qua tác phong, nề nếp hay thói quen sử dụng đồ đạc, thức ăn lạ. Đồng thời lồng ghép kiến thức liên quan phòng chống ma túy học đường vào các phong trào thi đua như hoạt động làm báo tường.“Tôi tin tưởng với sự linh hoạt và thấu hiểu tâm lý học sinh của các thầy cô, chúng ta sẽ đạt được mục đích lớn nhất là môi trường lành mạnh trong học đường. Đây là ước mơ của tôi, của thầy cô và của toàn xã hội” – Tổng Biên tập Triệu Ngọc Lâm nhấn mạnh.Cô giáo Vũ Hạnh Nguyên - Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho biết, ngành giáo dục đánh giá rất cao công tác của thầy cô giáo trong công tác phòng chống ma túy bởi thầy cô là người gần gũi với các em, định hướng các em trong độ tuổi thay đổi tâm sinh lý.Thay mặt nhà trường, cô Hạnh Nguyên cảm ơn những ý kiến đóng góp của Nhà báo Triệu Ngọc Lâm và cho biết sẽ triển khai sớm các cuộc thi và tập huấn những phương pháp phòng chống ma túy xâm nhập học đường mới rút ra từ buổi tập huấn. | https://nhandan.vn/nhan-dien-ma-tuy-the-he-moi-xam-nhap-hoc-duong-post787534.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"ma túy",
"học đường",
"cám dỗ"
]
} |
Đào tạo nhân lực cho lĩnh vực bán dẫn, điện tử, vi mạch | Hiện nay, khoa học và công nghệ, nhất là lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch phát triển mạnh mẽ đòi hỏi nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này rất lớn. Vì vậy, các trường đại học đang tích cực triển khai hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao. | Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở các lĩnh vực công nghệ cao, đang là một điểm nghẽn trong việc thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sang Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thiếu hụt này nằm ở quy luật khách quan trong quan hệ cung-cầu giữa hệ thống giáo dục, đào tạo và thị trường lao động.Dự báo của một số chuyên gia kinh tế (thuộc Đại học Fulbright) cho thấy ở nước ta, tổng nhu cầu nhân lực lĩnh vực công nghiệp chíp bán dẫn 5 năm tới là khoảng 20 nghìn người và 10 năm tới là khoảng 50 nghìn người trình độ từ đại học trở lên. Để có thể tăng nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ vi mạch đáp ứng yêu cầu phát triển, cần đánh giá đúng thực trạng, năng lực, tiềm năng phát triển, cơ hội và thách thức, từ đó đặt ra mục tiêu và các kịch bản cho kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.Những năm qua, Việt Nam khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học mở rộng, phát triển các ngành đào tạo STEM, tập trung vào các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), các ngành phục vụ nhân lực cách mạng công nghiệp 4.0-AI, Bigdata…Hơn bốn năm qua, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm (cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%); trong đó, lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hằng năm mạnh nhất là máy tính và công nghệ thông tin (17,1%), công nghệ kỹ thuật (10,6%). Các trường đại học kỹ thuật công nghệ đã tương đối sẵn sàng về năng lực đào tạo đáp ứng yêu cầu về nhân lực lĩnh vực bán dẫn - vi mạch: Nhân lực về nghiên cứu, phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn (có các ngành đào tạo về hóa học, vật lý, vật liệu); nhân lực về thiết kế và sản xuất vi mạch (các ngành đào tạo kỹ thuật điện tử, điện tử-viễn thông)…PGS, TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, mục tiêu của trường đến năm 2030 là có thể đào tạo khoảng 6.000 nhân lực có trình độ chuyên sâu ở lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn. Hiện tại, Đại học Bách khoa Hà Nội có hai chuyên ngành đào tạo trực tiếp và bảy ngành đào tạo gần về hỗ trợ ứng dụng vi mạch bán dẫn, với tổng số hơn 3.300 sinh viên.Bên cạnh đào tạo nhân lực trình độ chuyên môn sâu, Đại học Bách khoa Hà Nội còn có các hoạt động nhằm tăng số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn như tổ chức các khóa học ngắn hạn, đào tạo chuyển đổi kỹ sư ở một số ngành gần; đồng thời phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình, đào tạo dựa trên dự án.Lãnh đạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, quy mô các ngành liên quan đào tạo thiết kế vi mạch của đơn vị chiếm 22% và các ngành gần chiếm 8% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Vì vậy, điểm xét tuyển đầu vào các ngành kỹ thuật và công nghệ thường xuyên nằm trong tốp đầu. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên và nghiên cứu của đơn vị khá đầy đủ, chất lượng cao, có nhiều nhóm nghiên cứu mạnh ở lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết kế vi mạch…Hiện nay, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tuyển dụng và bồi dưỡng thêm cho các giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu đầu tư thêm hai phòng thí nghiệm và xây dựng cơ chế cho các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng sử dụng. Các trường thành viên cũng chủ động hợp tác với các nước nhằm đẩy mạnh đào tạo lĩnh vực nêu trên.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học và công nghệ, nhất là lĩnh vực điện tử, bán dẫn, vi mạch cần tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học, cả về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ, chương trình đào tạo, công cụ phần mềm; thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích người học, để nâng cao số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào (bao gồm cả tuyển sinh học theo các chương trình đào tạo chuyên sâu, chương trình đào tạo chuyển đổi).Các cơ sở giáo dục đại học có giải pháp để thu hút sinh viên đang học các ngành phù hợp, ngành gần; thu hút nhiều hơn nữa học sinh phổ thông đăng ký vào học các ngành, chuyên ngành nêu trên. Mặt khác, các cơ sở giáo dục đại học cần hợp tác với nhau, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực, với các địa phương nơi các doanh nghiệp đang đầu tư hoặc sẽ đầu tư, nhằm chia sẻ tầm nhìn, kinh nghiệm, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhận định, nhu cầu 50 nghìn người có trình độ đại học trở lên để phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn là bài toán không dễ. Đào tạo nhân lực lĩnh vực này cần chú trọng theo hướng rộng, sâu, cao; nhân lực được đào tạo phải đạt được trình độ cao và chuyên môn sâu. Vì vậy, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác doanh nghiệp. Các trường cần đề xuất chính sách ưu đãi thu hút, đào tạo giảng viên, chuyên gia và người học; xây dựng phòng thí nghiệm phù hợp… | https://nhandan.vn/dao-tao-nhan-luc-cho-linh-vuc-ban-dan-dien-tu-vi-mach-post800549.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Bán dẫn",
"STEM",
"BigData",
"Giáo dục đại học",
"Chip",
"Đại học Bách khoa Hà Nội",
"Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"điện tử",
"vi mạch"
]
} |
Vĩnh Phúc tuyển 12.731 chỉ tiêu vào lớp 10 năm học 2024-2025 | NDO -Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, năm học 2024-2025, các trường trung học phổ thông (THPT) công lập trên địa bàn tỉnh sẽ tuyển 12.731chỉ tiêu vào lớp 10. | So kỳ tuyển sinh trước, năm nay số lớp 10 giảm 3 lớp với 103 học sinh. Các trường THPT Bến Tre, THPT Ngô Gia Tự, THPT Trần Nguyên Hãn, mỗi trường giảm 1 lớp. Riêng trường THPT Tam Dương tăng 1 lớp, thêm 53 học sinh.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc không tuyển 2 lớp không chuyên.Các lớp chuyên Toán, Tin, Văn, Anh, mỗi môn chuyên sẽ tuyển 2 lớp.Các môn chuyên còn lại gồm Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, tiếng Pháp, mỗi môn chuyên tuyển 1 lớp.Tin liên quanChỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 8 trường công lập tự chủ tại Hà NộiNăm nay, thí sinh Vĩnh Phúc dự thi tuyển vào lớp 10 chỉ thi 3 môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, thay vì 5 môn thi như các năm trước. Giải pháp này giúp giảm áp lực học và thi cho học sinh.Bài thi môn Toán và Ngữ văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm (phần thi trắc nghiệm chiếm 20%, phần thi tự luận chiếm 80% tổng số điểm bài thi), thời gian 120 phút/bài thi. Thí sinh thi theo hình thức trắc nghiệm đối với bài thi môn Tiếng Anh, thời gian làm bài 60 phút.Ngoài 32 trường THPTcông lập, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 trường tư thục thực hiện giảng dạy chương trình THPT là trường THPT Liên Bảo, trường THCS và THPT Đào Duy Từ, trường Phổ thông Liên cấp Newton Vĩnh Phúc.Kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Vĩnh Phúc sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/6. Các thí sinh thi vào THPT Chuyên Vĩnh Phúc sẽ làm thêm bài thi môn chuyên vào sáng 3/6. | https://nhandan.vn/vinh-phuc-tuyen-12731-chi-tieu-vao-lop-10-nam-hoc-2024-2025-post808243.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"chỉ tiêu vào lớp 10",
"tỉnh Vĩnh Phúc",
"Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc",
"Tuyển sinh vào lớp 10 THPT",
"công lập"
]
} |
Trường đại học Fulbright Việt Nam trao bằng tốt nghiệp cho 128 tân cử nhân | NDO -Ngày 8/6, Trường đại họcFulbright Việt Namtổ chức lễ tốt nghiệp cho 128 tân cử nhân. Đây là khóa học các tân cử nhân phải vượt qua hai năm đại dịch Covid-19, đối mặt với những thách thức chưa từng có trong trải nghiệm học tập và phát triển cá nhân. | Tuy nhiên, với những thách thức này, cáctân cử nhâncũng đã rèn luyện được tính cách kiên cường, phát triển và vươn lên trong khó khăn, và Trường đại học Fulbright Việt Nam gọi các tân cử nhân khóa học này là Class of the Fearless (tạm dịch: Thế hệ tân khoa bản lĩnh).Trong số 128 tân cử nhân, có 26 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, 35 sinh viên có dự án tốt nghiệp loại ưu, và nhiều cá nhân có những đóng góp và kết quả ấn tượng trong các dự án xã hội, khởi nghiệp, ứng tuyển công việc và học thuật.Trong số này, đáng chú ý, bạn Nguyễn Duy Hiếu theo đuổi ngành chính Khoa học tích hợp (Integrated Sciences), và ngành phụ là Tâm lý học (Psychology) đã trúng tuyển chương trình tiến sĩ tại hai trường đại học hàng đầu tại Hoa Kỳ: Ngành Khoa học thần kinh (Neuroscience) tại Đại học Stony Brook và ngành Sinh lý và Sinh học thần kinh tại Đại học bang Connecticut.Trong khi đó, bạn Phạm Hoàng Lân, sinh viên ngành Kỹ thuật vị nhân sinh thực hiện dự án Giải pháp trồng cây thủy canh tự động Hearty Plant. Dự án là mô hình trồng vườn tại đô thị kết hợp giữa công nghệ và nông nghiệp mang lại kết quả cao.Và trong tương lai, dự án sẽ được phát triển ứng dụng bằng công nghệtrí tuệ nhân tạođể nâng cao hiệu quả hơn nữa. Với kết quả học tập xuất sắc của mình, Phạm Hoàng Lân đã nhận được học bổng thạc sĩ tại Đại học California, Hoa Kỳ.Các tân cử nhân tri ân thầy cô, người thân tại lễ tốt nghiệpTại Trường đại học Fulbright Việt Nam, sinh viên được trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức và tư duy kiến tạo giải pháp, phục vụ và đổi mới để có thể phát triển trong một thế giới nhiều thay đổi và đầy thách thức.Tiến sĩ Scott Fritzen, Chủ tịch Trường đại học Fulbright Việt Nam chia sẻ, trong giai đoạn kinh tế-xã hội nhiều biến đổi, công nghệ lại đồng thời phát triển rất nhanh chóng, tái tạo yêu cầu vềkỹ nănglao động. Các trường đại học cần giúp sinh viên có sự chuẩn bị vững vàng, biết nắm bắt và thích ứng nhanh.Mô hình giáo dục khai phóng mà Trường đại học Fulbright Việt Nam đang áp dụng khuyến khích sinh viên khám phá những sở thích đa dạng và đóng góp cho xã hội thông qua các dự án cá nhân và lựa chọn nghề nghiệp. | https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-fulbright-viet-nam-trao-bang-tot-nghiep-cho-128-tan-cu-nhan-post813377.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Trường đại học Fulbright",
"tân cử nhân",
"Class of the Fearless"
]
} |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư chia buồn, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy trường ở Sơn La | NDO -Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gửi thư chia buồn và thăm hỏi tới gia đình, thân nhân các học sinh là nạn nhân trong vụ cháy xảy ra vào ngày 26/11 tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Nà Khoang, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. | Vào ngày 26/11, tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Nà Khoang đã xảy ra vụ cháy nhà bán trú đã làm 1 học sinh là Lậu Dua Pó, sinh năm 2009, học sinh lớp 9B, trú tại bản Huổi Dương, xã Mường Và tử vong; các học sinh khác tuy đã thoát khỏi đám cháy nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe và tinh thần.Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể gia đình, người thân của cháu Lậu Dua Pó và gửi lời thăm hỏi, chia sẻ đối với gia đình các cháu học sinh là nạn nhân trong vụ cháy.Thư chia buồn và hỏi thăm của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời đối với gia đình học sinh Lậu Dua Pó, phối hợp chính quyền địa phương, hỗ trợ gia đình lo chu đáo việc hậu sự cho cháu; quan tâm, tổ chức thăm hỏi động viên, hỗ trợ các cháu học sinh bị ảnh hưởng bởi vụ cháy;Đồng thời, khẩn trương có giải pháp cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Nà Khoang để học sinh và nhà trường sớm trở lại học tập bình thường; triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảng dạy, thực hành diễn tập các kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho học sinh được tổ chức thực hiện theo đúng quy định. | https://nhandan.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-gui-thu-chia-buon-tham-hoi-nan-nhan-vu-chay-truong-o-son-la-post784845.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo",
"cháy trường bán trú",
"thư thăm hỏi",
"an toàn trường học"
]
} |
Nâng cao chất lượng các bài học STEM | Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. | Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức các tiết dạy chuyên đề STEM cấp thành phố tại Trường tiểu học Vạn Thái (huyện Ứng Hòa). Tiết học STEM môn Tự nhiên và Xã hội, chuyên đề “Nơi sống của động vật” được cô giáo Hoàng Thị Thảo mở đầu trong không khí sôi nổi với phần hát và vận động theo nhạc bài “Đố bạn”.Cô Thảo đã khéo léo dẫn dắt học sinh vào tiết học, ôn lại kiến thức cũ gắn với nội dung, đặc điểm, tính chất, sự chuyển động động vật trong tự nhiên, từ đó kích thích học trò tìm hiểu khám phá kiến thức. Qua bài học STEM, học sinh biết môi trường sống của động vật, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ với chúng. Đặc biệt, các em được phát triển năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, cảm nhận và khám phá được vẻ đẹp, hiện tượng tự nhiên. Sau khi tham dự tiết dạy chuyên đề, hầu hết ý kiến đánh giá tiết dạy có ý nghĩa thiết thực, giúp phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; đóng góp một số phương pháp dạy học hiện đại, có thể áp dụng hiệu quả và nhân rộng.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, để nâng cao chất lượng giáo dục STEM, các cơ sở giáo dục của thành phố tập trung đầu tư trong kế hoạch công tác hằng năm; đồng thời tích cực triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử... để tăng cường trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh. Các nhà trường quan tâm đồng bộ các thiết bị dạy học, không được để lãng phí các thiết bị thực hành; giáo viên chủ động cấu trúc lại các nội dung kiến thức để học sinh có nhiều hơn thời gian hoạt động trong các giờ học, nhất là tăng cường các hoạt động thực hành.Trong khi đó, theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng năm học 2023-2024, địa phương đã triển khai giáo dục STEM đối với cấp tiểu học để tạo ra sự giáo dục STEM liền mạch giữa các cấp học. Ở cấp trung học cơ sở đã triển khai dưới dạng các chủ đề bài học STEM, các hoạt động giáo dục STEM gắn với nội dung các môn học. Nhiều giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo hình thức mới là đánh giá sản phẩm STEM thông qua phiếu đánh giá.Đồng thời, giáo viên đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy học các chủ đề STEM. Còn tại Đắk Lắk, để triển khai giáo dục STEM có hiệu quả, Sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo, phổ biến, quán triệt tinh thần STEM đến các nhà trường. Theo đó, các nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục STEM một cách linh hoạt, chủ động, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương.Vụ trưởng Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Xuân Thành cho biết, giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh đã được triển khai thực hiện từ năm 2006 ở một số địa phương. Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các hội thảo, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán thực hiện giáo dục STEM nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hoạt động hiệu quả.Giáo dục STEM đã mang lại những kết quả quan trọng, góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, phát huy tính tích cực, sáng tạo và tự chủ của học sinh, phù hợp định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Số lượng các trường triển khai bài dạy STEM ngày càng tăng so với các năm học trước. Riêng năm học 2022-2023 có hơn 75 nghìn lượt bài dạy STEM đã được triển khai tại các cơ sở giáo dục trung học trên cả nước.Tuy nhiên, quá trình triển khai giáo dục STEM, học sinh mới tham gia chủ yếu ở phần thực nghiệm, việc thiết kế, xây dựng phương án thí nghiệm để giải quyết vấn đề phát hiện còn hạn chế; chưa có nhiều cơ hội để học sinh được áp dụng kiến thức đã học từ chương trình môn học giải quyết các tình huống trong thực tiễn; phần lớn các bài học là STEM kỹ thuật, chế tạo dụng cụ, học sinh thực hiện theo quy trình đã định trước, bài học STEM khoa học còn ít được triển khai.Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội hiểu về STEM. Các thầy, cô giáo, chuyên gia là những người hướng dẫn, học sinh phải là chủ thể chính trong hoạt động giáo dục này. Quá trình triển khai các bài học, hoạt động, dự án phải dễ làm, dễ thực hiện, phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của nhà trường để thực hiện và không áp đặt suy nghĩ, tư duy giải quyết vấn đề của người lớn qua các em học sinh phổ thông.Các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục cần tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai với tinh thần sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và là nhiệm vụ cần thực hiện trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; sẵn sàng góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhân rộng hiệu quả trong quá trình triển khai… | https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-cac-bai-hoc-stem-post803760.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"STEM",
"Sổ điểm",
"Dạy học",
"Hiện tượng tự nhiên",
"Chuyên đề",
"Ứng Hòa",
"Trung học",
"Thiết bị dạy học"
]
} |
Hà Nội tìm giải pháp cho tình trạng thiếu trường, thiếu lớp | Mỗi năm, Hà Nội tăng thêm từ 50 nghìn đến 60 nghìn học sinh, tương ứng với quy mô 30-40 trường học. Tốc độ tăng số lượng học sinh nhanh gây áp lực rất lớn lên hệ thống trường, lớp, đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp căn cơ, quyết liệt. | Sau 10 năm thực hiện Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thành phố đã xây mới và cải tạo được 1.362 trường học các cấp, xây mới 6.776 phòng học và 651 phòng bộ môn, phòng chức năng; cải tạo 14.344 phòng học; diện tích sàn xây dựng/học sinh đã tăng đều ở các cấp học (đạt 9,1m2/học sinh), tăng gấp ba lần so với năm 2012.Vẫn còn thiếu trường, thiếu lớpTuy nhiên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, đến tháng 9/2023, số trường công lập đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố mới đạt tỷ lệ 72,7% (1.632 trường trên tổng số 2.244 trường). Tiến độ công nhận trường công lập đạt chuẩn còn khá chậm. Năm 2022, thành phố đặt kế hoạch công nhận mới 194 trường, nhưng chỉ thực hiện được 142 trường. Năm 2023, kế hoạch công nhận 130 trường, nhưng đến nay mới được 16 trường.Qua giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, hiện nhiều trường chuẩn quốc gia, nhất là các trường khu vực nội thành đang khó bảo đảm, duy trì tiêu chí về diện tích, sĩ số học sinh/lớp…463 trường vượt chỉ tiêu về sĩ số học sinh; 28 quận, huyện đều có trường tiểu học sĩ số vượt tiêu chuẩn (hơn 35 học sinh/lớp). Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà cho biết, nhiều trường học nội thành thiếu diện tích đất, khu sân chơi, bãi tập thể dục thể thao; các trường ở khu vực ngoại thành thì thiếu điều kiện cơ sở vật chất, phòng lớp học, phòng bộ môn, thiết bị và đồ dùng dạy học.Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều khu nhà ở, khu đô thị mới hình thành, kéo theo dân số cơ học tăng nhanh, nên dù 10 năm qua, thành phố đã cải tạo, xây mới được 1.362 trường học, nhưng tình trạng quá tải các trường công lập vẫn xảy ra tại một số quận, huyện, nhất là tại địa bàn các quận nội thành.Theo quy định, tối thiểu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường mầm non, một trường tiểu học, một trường trung học cơ sở và từ 30 nghìn đến 50 nghìn dân có một trường trung học phổ thông. Tuy nhiên, 35 phường tại tám quận đang thiếu 49 trường học.Vấn đề quy hoạch, đầu tư cải tạo, xây dựng trường công lập; thu hồi các dự án chậm triển khai vi phạm Luật Đất đai để bố trí xây dựng trường công lập; dành quỹ đất sau di dời để xây dựng trường công lập đã được Thường trực HĐND thành phố Hà Nội, các Ban HĐND thành phố giám sát nhiều lần, nhưng việc tổ chức thực hiện các kiến nghị giám sát chưa có nhiều kết quả.Theo quy định, các khu đô thị, khu nhà ở sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm thực hiện xây dựng các ô đất trường học theo phương thức xã hội hóa, hoặc bàn giao cho thành phố để đầu tư từ nguồn vốn ngân sách.Hà Nội có khoảng 174 dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy mô từ 2 ha trở lên, trong đó có 119 dự án có quy hoạch xây dựng 393 trường học. Nhưng đến nay, tại các dự án này mới hoàn thành hoặc đang triển khai xây dựng 117 trường học, còn 269 trường chưa triển khai.Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc về quy hoạch, chưa có quy định cụ thể về tiến độ đầu tư xây dựng trường học hoặc chủ đầu tư tự ý chuyển nhượng ô đất xây trường cho chủ đầu tư thứ cấp. Nhiều ô đất xây trường được quy hoạch vào những khu vực như đất nghĩa trang, ao làng, khu dân cư..., rất khó triển khai.Cần các giải pháp linh hoạt, quyết liệtNhư vậy, để hoàn thành chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt từ 80 đến 85%, trong giai đoạn 2023-2025, Hà Nội phải hoàn thành công nhận mới 410 trường, công nhận lại 1.150 trường đạt chuẩn quốc gia. Để thực hiện được mục tiêu này, thành phố cần có những giải pháp đồng bộ, tổng thể và quyết liệt trong thời gian tới, nhất là những giải pháp liên quan đến quỹ đất và nguồn vốn đầu tư.Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, trong ba năm qua, quận Hoàng Mai đã triển khai xây mới 23 trường học, cải tạo, sửa chữa 25 trường học để tăng số lượng lớp học, nhưng hiện quận vẫn thiếu đến 43 trường học.Quận bố trí 50% vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng trường học; rà soát toàn bộ các ô đất quy hoạch xây dựng trường học trên địa bàn và đôn đốc chủ đầu tư các khu nhà ở, dự án đô thị đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học. Nếu chủ đầu tư chậm, “dây dưa” thì quận sẽ kiến nghị thu hồi ngay các ô đất để xây dựng trường công lập.Một trong những khó khăn của Hà Nội là thiếu diện tích đất dành cho trường học tại khu vực nội thành. Điều này dẫn đến không ít trường đã đạt chuẩn, nhưng khi xét lại theo chuẩn mới thì khó bảo đảm các tiêu chí.Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị, để giải quyết tình trạng trường học bị thiếu diện tích theo quy chuẩn, trong khi quỹ đất hạn chế, thì khi xây dựng trường cần có giải pháp bố trí tầng thấp phục vụ học sinh, chuyển các phòng chức năng, giáo vụ lên tầng trên; đồng thời, tiếp tục rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp với địa phương, khu vực bởi thành phố Hà Nội có những đặc thù riêng về đất đai, dân cư.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đề xuất khi di dời các cơ quan, công sở, nhà máy, trường đại học ra khỏi nội đô thì ưu tiên dành đất xây dựng các trường công lập.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vũ Thu Hà, thời gian tới Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát quy hoạch để điều chỉnh, bổ sung theo hướng ưu tiên bố trí quỹ đất cho giáo dục. Với một số trường học trong khu vực nội thành khó khăn về quỹ đất, thành phố sẽ đề xuất nâng tầng để bảo đảm tiêu chí diện tích/học sinh.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố cũng cho biết, Hà Nội đã thực hiện tăng phân cấp cho các quận, huyện, cho nên các địa phương cũng phải chủ động, quyết liệt để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho giáo dục, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. | https://nhandan.vn/ha-noi-tim-giai-phap-cho-tinh-trang-thieu-truong-thieu-lop-post778138.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": []
} |
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng Toán học | NDO -Để thu hút thí sinh có năng lực theo họcngành Toán, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 1543/QĐ–BGDĐT về Quy chế xét, cấp học bổng cho sinh viên hệ đào tạo chính quy ngành Toán học thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030 (Chương trình Toán). Đây là một trong những giải pháp nhằm giải quyết bài toán về nhân lực cho lĩnh vực Toán học. | Mục đích của Quy chế nhằm thu hút và nâng cao chất lượng sinh viên ngành Toán học để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng Toán học. Chương trình Toán đã thực hiện cấp học bổng cho các học sinh trung học phổ thông chuyên Toán là 300 suất/năm và cho sinh viên giỏi ngành Toán học là 200 suất/ năm.Trong giai đoạn 2021-2030, Chương trình Toán chỉ xét cấp học bổng đối với sinh viên theo học các chương trình đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học thuộc ngành Toán học nhằm tuyển chọn các sinh viên xuất sắc để đào tạo thành các giảng viên toán và nghiên cứu viên toán giỏi cho các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học. Số lượng học bổng cấp tối đa 150 suất học bổng/năm. Mức học bổng năm học 2023-2024 có thể lên tới trên 36 triệu đồng/1 năm học.Trưởng Khoa Toán và Thống kê Trường Đại học Quy Nhơn, Thành viên ban điều hành Chương trình Toán PGS, TS Lê Công Trình cho biết: Quy chế này sẽ khích lệ, hỗ trợ thiết thực về mặt tài chính cho các em sinh viên giỏi ngành Toán học, tạo động lực cho sinh viên ngành Toán học nỗ lực trong học tập đạt kết quả xuất sắc, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngành Toán học, thu hút thêm nhiều học sinh giỏi đăng ký theo học các ngành Toán học. Qua đó, góp phần tăng quy mô đào tạo các ngành Toán học của các trường đại học trong cả nước.Theo Phó trưởng Khoa Toán-Tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Võ Đức Cẩm Hải, thực tế việc thu hút sinh viên vào học các ngành khoa học cơ bản nói chung, toán học nói riêng từ sau thời kỳ đổi mới gặp nhiều khó khăn hơn trước. Nguyên nhân là do sự mở rộng của nền kinh tế tạo ra nhu cầu nhân lực cho nhiều ngành nghề mới. Vì vậy, người học có nhiều lựa chọn hơn trong lộ trình học tập.Mặt khác, bản thân nền kinh tế cũng chưa phát triển đủ mạnh. Chúng ta vẫn dựa chủ yếu vào nhân công lao động giá rẻ mà chưa chú trọng đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển. Vì thế, nhu cầu nhân lực có trình độ cao chưa nhiều. Các chính sách đãi ngộ đối với các nhà khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu nhìn chung vẫn ở mức thấp. Người học sẽ đắn đo nhiều hơn khi lựa chọn theo học ngành Toán cũng như nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản khác.Trước thực trạng trên, một trong những giải pháp hiệu quả để thu hút được sinh viên theo học ngành toán là tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho người học các ngành Toán và khoa học cơ bản để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thị trường và nền kinh tế tri thức. Về lâu dài, nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào nghiên cứu phát triển, đồng thời có các chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đổi mới sáng tạo, tạo nên thị trường lao động phong phú hơn cho nhân lực chất lượng cao.Trưởng Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS,TS Phó Đức Tài cho biết: Từ năm 2012 đến 2020, Ban Điều hành Chương trình đều đặn tổ chức xét chọn và trao học bổng cho các học sinh, sinh viên. Đã có 15 kỳ xét cấp học bổng với kinh phí hơn 51 tỷ đồng được cấp cho hơn 2.200 lượt sinh viên ngành Toán và hơn 3.900 lượt học sinh trung học phổ thông chuyên toán. Mỗi suất học bổng trị giá từ 7,35 triệu đến 10,43 triệu đồng/1 học kỳ.Việc cấp học bổng cho sinh viên đã góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng sinh viên, học viên sau đại học (cao học, nghiên cứu sinh) ngành Toán, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Toán. Trong giai đoạn 2021-2030, việc tiếp tục trao học bổng là rất cần thiết vì các ngành khoa học cơ bản vẫn rất cần thu hút nhân lực chất lượng cao.Chương trình trọng điểm quốc gia phát triểnToán họcgiai đoạn 2011-2020 đã đạt được một số kết quả đáng kể. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đào tạo và nghiên cứu toán học, đặc biệt là việc đào tạo đội ngũ các nhà toán học đạt trình độ quốc tế và triển khai các đề tài, dự án ứng dụng Toán học trong công nghiệp; chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động. Việc có một chương trình học bổng sẽ thu hút các sinh viên xuất sắc theo đuổi đam mê của mình, PGS, TS Phó Đức Tài nhấn mạnh. | https://nhandan.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-trong-giang-day-nghien-cuu-va-ung-dung-toan-hoc-post779146.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"toán học",
"thu hút",
"khoa học cơ bản"
]
} |
Dự kiến tuyển trên 1.000 sinh viên ngành bán dẫn năm 2024 | NDO -Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, dự kiến trong năm 2024 sẽ tuyển sinh đào tạo trên 1.000 nhân lực trực tiếp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn, các lĩnh vực liên quan sẽ tuyển khoảng trên 7.000 và sẽ tăng dần số này từ 20-30% hằng năm. | Sáng 1/11, trong phiên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, trong đó có việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm cholĩnh vực công nghệ bán dẫn.Bán dẫn là lĩnh vực công nghệ cao, cần sự đầu tư tương xứngBộ trưởng cho biết, đào tạo nhân lực ngành bán dẫn là trọng trách, sứ mệnh của ngành giáo dục để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đổi mới công nghệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Theo dự báo của Chính phủ, nhu cầu nhân lực ngành bán dẫn là 50.000-100.000 người đến năm 2030, với trình độ và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.“Chúng tôi đã nhận chỉ đạo của Thủ tướng và lên kế hoạch để triển khai. Ngành giáo dục sẽ ưu tiên cho nhóm nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.Bộ trưởng cho biết, Việt Nam hiện có 35 cơ sở giáo dục đại học đào tạo trực tiếp ngành bán dẫn hoặc ngành gần như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông. Sinh viên học những ngành gần có thể bổ túc, chuyển đổi để có ngay nhân lực đảm nhiệm công việc trong lĩnh vực này.Tin liên quanThành lập Trung tâm Đào tạo bán dẫn Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu 50.000 kỹ sư bán dẫnHiện nay, các trường đại học cũng tổ chức mạng lưới để chia sẻ kinh nghiệm, thiết kế chương trình. Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ đã ký hiệp định với Intel và nhiều doanh nghiệp khác để xác định chính xác nguồn nhân lực cho các nhóm, từ đó đào tạo sát nhu cầu, tránh tuyển sinh ào ạt gây dư thừa.Theo Bộ trưởng, dự kiến trong năm 2024 sẽ tuyển sinh đào tạo trên 1.000 nhân lực trong lĩnh vực trực tiếp thiết kế vi mạch bán dẫn. Các lĩnh vực liên quan thì sẽ tuyển khoảng trên 7.000 và sẽ tăng dần số này từ 20 đến 30% hằng năm. “Dự kiến năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn sẽ cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ”, Bộ trưởng Sơn khẳng định.Bộ trưởng nhấn mạnh, bán dẫn là một lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi cao nên cũng cần phải có sự đầu tư tương xứng. Ngành giáo dục cần Quốc hội, Chính phủ quan tâm, đầu tư cơ sở như các phòng thực hành, “nếu không thì không thể tay không bắt chip được”.Chủ đề: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVGóp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị ở Việt NamCông bố Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVCông bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông quaSớm có điều chỉnh về lương, chế độ chính sách, phụ cấp cho nhà giáoVề tình trạngthừa, thiếu giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo số liệu mới nhất, cả nước hiện còn thiếu 127.583 giáo viên. Con số này không ngừng gia tăng, vì riêng đầu năm học vừa rồi số lượng học sinh tăng lên rất nhiều.Bên cạnh đó, tình trạng giáo viên nghỉ việc tiếp tục diễn ra, tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.Đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận ở hội trường sáng 1/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Bộ Nội vụ đưa ra chỉ tiêu tuyển giáo viên cho các tỉnh, tuy nhiên, theo thống kê, các tỉnh vẫn còn lại 64 nghìn chỉ tiêu chưa dùng, vì nhiều lý do khác nhau.Thậm chí, ở một số địa phương, không có nguồn tuyển để tuyển giáo viên theo đúng chỉ tiêu vì “giáo viên mầm non làm thì áp lực, lương thì thấp nên nhiều địa phương tuyển giáo viên nhưng không có người ứng tuyển”.Trước thực trạng đó, Bộ trưởng cho rằng cùng với việc chuẩn bị nguồn tuyển, cần phải sớm có điều chỉnh về lương, chế độ, chính sách, nhà công vụ, phụ cấp ưu đãi và các bước các giải pháp khác đồng bộ để nâng cao đời sống nhà giáo, góp phần thu hút nguồn nhân lực vào ngành giáo dục.Về vấn đềsách giáo khoa, Bộ trưởng cho biết, vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội đã ghi nhận hệ thống sách giáo khoa cơ bản được biên soạn, phê duyệt, phát hành cơ bản đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Nội dung sách giáo khoa bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là sự ghi nhận đối với toàn ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên, những người tham gia soạn sách. Về tài chính chi cho giáo dục, con số 213.449 tỷ đồng đưa ra trong báo cáo là tính cả chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển.Đối với quan tâm của đại biểu về việc Nghị quyết của Đoàn giám sát giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị trình Quốc hội vấn đề phương án có liên quan đến việc soạn một bộ sách giáo khoa, Bộ trưởng cho rằng, từ nay đến năm 2024, việc quan trọng nhất cần ưu tiên là thẩm định chất lượng của các sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 cho thật tốt, bảo đảm đủ sách giáo khoa trước năm học mới.“Còn vấn đề được giao thì chúng tôi sẽ có nghiên cứu đề xuất và cố gắng trong 1, 2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất thì sẽ có những đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội sau”, Bộ trưởng nói. | https://nhandan.vn/du-kien-tuyen-tren-1000-sinh-vien-nganh-ban-dan-nam-2024-post780505.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn",
"lĩnh vực bán dẫn",
"biên soạn sách giáo khoa",
"thừa thiếu giáo viên",
"đào tạo nhân lực",
"kỳ họp thứ 6"
]
} |
Đào tạo nguồn nhân lực phát triển ngành game Việt | NDO -Năm 2024,Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngchính thức mở thêm 3 ngành học mới, tăng 920 chỉ tiêu so với năm trước, đặc biệt trong đó có ngành thiết kế và phát triển game. Đây là tín hiệu tích cực cho công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực để sản xuất vàphát hành trò chơi điện tửở nước ta. | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vừa công bố phương án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024 với 22 ngành được dự kiến đào tạo. Theo đó, có 3 ngành được bổ sung so với năm ngoái là quan hệ công chúng, thiết kế và phát triển game, công nghệ thông tin Việt-Nhật.Tiến sĩ Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Công nghệ thông tin và truyền thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, ngành công nghiệp trò chơi điện tử dự kiến sẽ có những bước phát triển nhanh và mang lại nhiều đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, việc triển khai một chương trình đào tạo chính quy bậc đại học để phát triển nguồn nhân lực game trong nước là một vấn đề mang tính cấp thiết.Thực tế cho thấy, Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ngành game, song tỷ lệ trò chơi được cấp phép phát hành ở trong nước có nguồn gốc từ nước ngoài vẫn chiếm đa số. Nhiều doanh nghiệp lớn kinh doanh về ngành này ở nước ta vẫn chỉ đóng vai trò phát hành hơn là sản xuất.Đểngành công nghiệp game Việtcó thể đạt được sự bứt phá trong khu vực, đào tạo nhân lực là một trong những giải pháp căn cơ, cần được chú trọng. Việc sở hữu nguồn nhân lực vững vàng, có kiến thức chuyên môn sẽ tạo ra hàng loạt các trò chơi điện tử lành mạnh, hấp dẫn. Điều này không chỉ đem lại doanh thu cao và thu hút đầu tư từ quốc tế mà còn có thể quảng bá văn hóa đất nước ra thế giới.Ngành thiết kế và phát triển game là một trong những ngành đào tạo thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ trong các ngày hội tư vấn, tuyển sinh.Được biết, từ sau năm 2010, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã có những môn học tiếp cận với chuyên ngành game như: thiết kế kịch bản game, lập trình game… trong ngành công nghệ đa phương tiện. Các môn học này đã truyền cảm hứng và khơi gợi các định hướng làm việc cho sinh viên. Đồng thời trở thành tiền đề cho việc xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về game sau này.Với những nền tảng ấy, đến năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã làm các thủ tục để xin cấp phép đào tạo thí điểm ngành thiết kế và phát triển game. Nhà trường hướng tới đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, sở hữu khả năng thiết kế kịch bản và phát triển các game ở quy mô đa dạng. Nếu thành công, Học viện sẽ tiếp tục phát triển các ngành tiềm năng liên quan khác như: marketing, quản trị kinh doanh game và thể thao điện tử (eSports).Trong năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến tuyển 5.200 chỉ tiêu cho 2 cơ sở đào tạo tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Học viện vẫn giữ 4 phương thức tuyển sinh, bao gồm: xét tuyển thẳng (không giới hạn chỉ tiêu); xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (chiếm 20% tổng chỉ tiêu); xét tuyển kết hợp (chiếm 30% tổng chỉ tiêu); xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 50% tổng chỉ tiêu). | https://nhandan.vn/dao-tao-nguon-nhan-luc-phat-trien-nganh-game-viet-post799193.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Ngành công nghiệp game",
"Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông",
"Game Việt"
]
} |
Thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa các trường học | Nhằm nâng caochất lượng giáo dụctoàn diện, từng bước thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển-Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022-2025. Qua một thời gian triển khai, các cơ sở giáo dục đã hoạt động kết nối, chia sẻ những kinh nghiệm dạy học, quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần xây dựng môi trường học tập hiệu quả, lành mạnh. | Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) Nguyễn Bội Quỳnh cho biết: Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát động phong trào, nhà trường đã cử 32 giáo viên đến hai trường để chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm dạy học.Nhà trường có đội ngũ giáo viên có năng lực, thuận lợi trong việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu dạy học nhưng nếu chỉ áp dụng tại chỗ sẽ rất lãng phí. Vì vậy, đây là cơ hội để giáo viên được đem kiến thức của mình dạy các đối tượng học sinh khác nhau. Các bài giảng cũng được giáo viên thiết kế lại phù hợp học sinh, từ tốc độ dạy đến cách truyền đạt. Sau mỗi giờ dạy, giáo viên hai trường ngồi lại để cùng nhau trao đổi, chia sẻ phương pháp cũng như đúc rút kinh nghiệm.Là một trong những giáo viên được đưa về dạy mẫu ở các Trường trung học phổ thông Tự Lập (huyện Mê Linh), Trường trung học phổ thông Trung Giã (huyện Sóc Sơn), cô giáo Nguyễn Nguyệt Nga, giáo viên môn Ngữ văn, Trường trung học phổ thông Việt Đức chia sẻ: Khi về trường, tổ chuyên môn của hai trường thống nhất sẽ chọn lớp có nhiều học sinh có học lực yếu, trung bình và chọn tác phẩm “Rừng xà nu” nhiều năm nay không đưa vào sử dụng cho ngữ liệu thi tốt nghiệp trung học phổ thông để giáo viên dạy mẫu.Do điều kiện cơ sở vật chất của hai trường chưa đầy đủ nên thay vì sử dụng thiết bị hỗ trợ, cô Nga đã triển khai phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, phát phiếu hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh phát triển năng lực tự học, kích thích sự sáng tạo, chủ động và tích cực trong học tập. Theo cô Nga, để có một giờ học hấp dẫn đòi hỏi giáo viên phải có cách tiếp cận nội dung phong phú, có chiều sâu kiến thức, linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để dẫn dắt học sinh tiếp cận nội dung, kiến thức. Nhờ đó mà giờ học rất sôi nổi, học sinh hào hứng tranh luận với giáo viên.Tại Trường trung học phổ thông Tân Lập, huyện Đan Phượng, thầy giáo Lý Đức Kim, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đặc thù của nhà trường là học sinh học tập tại trường đến từ gần 40 trường trung học cơ sở khác nhau trên địa bàn huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, quận Bắc Từ Liêm và các vùng phụ cận. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường. Việc triển khai một số nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như hoạt động trải nghiệm và giảng dạy mới, công nghệ mới, hiện đại còn gặp khó khăn.Vì vậy, Ban Giám hiệu Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng (quận Ba Đình) và nhà trường đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ nhau phát triển trong giai đoạn 2022-2025. Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng cử giáo viên về trường tổ chức các giờ dạy. Các buổi dự giờ và sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà còn tạo điều kiện để giáo viên cùng trao đổi, hỗ trợ nhau trong công tác; bổ sung những kiến thức, kỹ năng giảng dạy và quản lý học sinh.Đặc biệt, các cán bộ, giáo viên đã tập trung trao đổi kinh nghiệm việc nâng cao chất lượng giáo dục trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chỉ ra vấn đề khó, còn vướng để cùng tìm ra giải pháp. Trên hết, học sinh được giao lưu, trở nên tự tin, năng động hơn.Không chỉ tổ chức các tiết dạy chuyên đề ở tất cả các bộ môn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường trung học cơ sở Hoàng Mai (quận Hoàng Mai) còn tổ chức chương trình giao lưu đội tuyển học sinh giỏi khối 6, 7, 8 với Trường trung học cơ sở Nguyễn Thượng Hiền (huyện Ứng Hòa). Cô giáo Chu Thị Xuân Hường, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Hoàng Mai cho biết: Hoạt động giao lưu không chỉ ở các giáo viên được giao lưu, học hỏi mà học sinh của hai trường cũng được chia sẻ về những kinh nghiệm học tập, các phương pháp học hiệu quả để có thể giúp nhau cùng tiến bộ và đạt được thành tích cao trong học tập.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển-Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” giai đoạn 2022-2025 đã nhận được sự hưởng ứng, vào cuộc nhiệt tình, hiệu quả tại tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Nhiều hoạt động, nhiều hình thức giao lưu, chia sẻ, hỗ trợ giữa phòng giáo dục với phòng giáo dục, giữa trường với trường đã diễn ra tạo thành phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ.Hiện nay, tất cả các đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn đã kết nối, ký giao ước, xây dựng nội dung, kế hoạch và lộ trình thực hiện phong trào. Nhiều chuyên đề được chia sẻ tập trung chủ yếu vào những hoạt động hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, các chuyên đề về hoạt động trải nghiệm, kỹ năng sống cho trẻ mầm non; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.Ngoài việc chia sẻ về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, các trường học còn tìm hiểu, học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất; tổ chức kết nối thông qua các hoạt động tham quan di tích lịch sử... Việc cho học sinh các trường ngoại thành tham quan học tập ở các trường nội thành và ngược lại cũng được nhiều trường trung học phổ thông tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị tích cực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó.Để phong trào có sức lan tỏa và đạt hiệu quả tốt hơn, thời gian tới, ngành giáo dục Hà Nội cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm; đẩy mạnh tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong dạy và học theo hình thức trực tuyến. Các cơ sở giáo dục phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, vận động cán bộ, giáo viên tổ chức các lớp học phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém, có khó khăn trong học tập. | https://nhandan.vn/thu-hep-khoang-cach-ve-chat-luong-giua-cac-truong-hoc-post810339.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"giáo dục",
"phương pháp giảng dạy",
"chất lượng giáo dục",
"ý kiến cử tri"
]
} |
Thí sinh có thể gặp chút bỡ ngỡ khi đề Ngữ văn ra bài "Đồng chí” | NDO -Với cấu trúc đề thi ổn định, các câu hỏi tương đối cơ bản, theo các giáo viên, thí sinh có thể thuận lợi hoàn thành được bài thi môn Ngữ văn trong khoảng thời gian quy định. Bài thi của thí sinh sẽ được đánh giá cao nếu có những lập luận tốt, dẫn chứng ấn tượng. | Theo nhận xét của giáo viên, cấu trúc đề thituyển sinh lớp 10ở Hà Nội năm nay vẫn giữ ổn định như mọi năm. Với thời gian làm bài 120 phút, thí sinh sẽ thực hiện trả lời các câu hỏi ngắn, viết 2 đoạn văn. Kiến thức Văn học và Tiếng Việt trong đề bám sát chương trình Ngữ văn lớp 9.“Ba câu hỏi đọc - hiểu bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu có thể sẽ khiến một số học sinh bỡ ngỡ vì tác phẩm này đã xuất hiện trong đề thi vào năm 2021. Tuy nhiên đây là một bài thơ không khó để cảm nhận và phân tích nên nếu nắm chắc nội dung của tác phẩm thì các em có thể tự tin hoàn thành tốt tất cả các câu hỏi trong đề thi” – Giáo viên Ngữ văn Nguyễn Phi Hùng của Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định.Ở câu hỏi số 4, bên cạnh yêu cầu về nội dung làm rõ hình ảnh người lính trong tám dòng thơ còn có hai yêu cầu phụ: viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp và sử dụng thành phần tình thái và thán từ. "Các thí sinh cần đặc biệt lưu tâm về dung lượng (15 câu văn) để tránh lan man, mất điểm do không hoàn thành đủ các yêu cầu" giáo viên cho biết.Bài viết "Dám bị ghét" với cuộc đối thoại của triết gia và chàng thanh niên bàn về vấn đề tư duy sống, cách chúng ta đối diện với mong muốn được người khác thừa nhận sẽ tạo được nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi thực hiện yêu cầu về đoạn văn nghị luận xã hội ứng xử thế nào trước những mong đợi của những người thân yêu.Câu hỏi đọc hiểu về một ngữ liệu ngoài sách giáo khoa về cách ứng xử của mỗi người để đáp ứng những mong đợi của người khác với bản thân hay theo đuổi đam mê và giá trị của riêng mình. Những cách diễn đạt của câu hỏi trong đề thi như: “theo em”, “nên ứng xử thế nào…?” cho phép học sinh có thể tự do nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề được đặt ra. Đây là một vấn đề muôn thuở đồng thời gần gũi, quen thuộc với học sinh, nhất là khi các em đang đứng ở ngưỡng cửa của những sự lựa chọn trong cuộc đời.Hai yêu cầu trả lời ngắn xác định phép liên kết và nêu quan điểm về việc chúng ta không sống để đáp ứng mong đợi của người khác tương đối đơn giản, không làm khó được thí sinh.Nhìn chung, với cấu trúc đề thi ổn định, các câu hỏi tương đối cơ bản, thí sinh có thể thuận lợi hoàn thành đượcbài thi môn Ngữ văntrong khoảng thời gian quy định. Tuy nhiên, những thí sinh có khả năng lập luận tốt, tìm được những dẫn chứng ấn tượng để đưa vào bài viết sẽ là một điểm nhấn được đánh giá cao.Theo Ths Lê Minh Thư, Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT Hòa Bình - La Trobe, đề thi bảo đảm phân loại được học sinh. Hầu hết là các câu hỏi yêu cầu học sinh cần ghi nhớ kiến thức liên quan đến tác phẩm, lý giải và phân tích được hiệu quả nghệ thuật trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của tác giả, nắm vững các kiến thức tiếng Việt liên quan đến biện pháp tu từ, phép liên kết,…Vấn đề nghị luận xã hội có tính thiết thực, gần gũi, tuy nhiên sẽ là thách thức với học sinh khi đưa ra cách ứng xử thực tiễn, phù hợp, thể hiện nhìn nhận sâu sắc, chân thành.Theo giáo viên, học sinh có học lực trung bình, khá có thể đạt 6,5 đến 7 điểm, học sinh có học lực giỏi có thể đạt từ 8 điểm trở lên. Dự kiến kiến phổ điểm trung bình trong khoảng 6,5 đến 7. | https://nhandan.vn/thi-sinh-co-the-gap-chut-bo-ngo-khi-de-ngu-van-ra-bai-dong-chi-post813356.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"đề thi",
"Ngữ văn",
"thi vào lớp 10"
]
} |
Đại học Quốc gia Hà Nội tôn vinh các nhà khoa học có sản phẩm khoa học, công nghệ hữu ích | NDO -Ngày 15/5, tại Hòa Lạc,Đại học Quốc gia Hà Nộitổ chức gặp mặt đại diện nhà khoa học nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) nhằm tôn vinh, ghi nhận đóng góp của các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, phát triển các sản phẩm và giải pháp khoa học và công nghệ hữu ích, góp phần tạo dựng nên thương hiệu, uy tín và vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội. | Trong những năm qua, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế của đại học tốt nhất Việt Nam, trong nhóm 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín như Tạp chí Times Higher Education và QS. Đặc biệt, Đại học Quốc gia Hà Nội có 5 lĩnh vực được xếp vào nhóm 500 thế giới của QS là: Cơ kỹ thuật, hàng không và chế tạo; Vật lý và Thiên văn học; Kinh doanh và Khoa học quản lý; Kỹ thuật điện và điện tử.Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng quy hoạch hệ thống tổ chức khoa học, công nghệ và có kế hoạch đầu tư phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh. Không chỉ vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội còn là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng và chất lượng các công trình khoa học với tỷ lệ công bố thuộc danh mục Scopus gia tăng bình quân khoảng 16%/năm và chiếm khoảng 10% tổng số công bố quốc tế của cả nước.Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội đóng góp gần 2.000 bài báo theo chuẩn ISI và SCOPUS mỗi năm, gần 100 sáng chế, giải pháp hữu ích, 15 sản phẩm chuyển giao và khởi nghiệp. Đây là nền tảng giúp gia tăng uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội trong tư vấn chính sách cho các cơ quan trung ương, hợp tác với các đối tác triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương, chuyển giao kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp.Các nhà khoa học đạt thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo năm 2023 được tặng Bằng khen.Với vị thế là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia đóng góp trong việc tham mưu, tư vấn chính sách cho Chính phủ, các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành và tham gia góp ý quy hoạch của một số địa phương; hợp tác với các đối tác triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương, chuyển giao kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp.Đại học Quốc gia Hà Nội đã tăng cường hợp tác với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai và xây dựng các chương trình, nhiệm vụkhoa học và công nghệlớn như: Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh ven biển”; phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng khung chương trình Tây Bắc giai đoạn 2 và đề xuất Ban Chủ nhiệm Chương trình; xây dựng Đề án “Thí điểm liên kết giữa đại học, doanh nghiệp và nhà đầu tư ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2023-2028 ở Đại học Quốc gia Hà Nội”.Tin liên quanĐại học Quốc gia Hà Nội giữ vai trò đầu tàu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt NamNhằm tăng cường thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhà khoa học và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách để tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ đơn vị cũng như đội ngũ nhà khoa học, tiêu biểu như: quy định về chế độ ưu đãi nhóm nghiên cứu mạnh; chương trình tư vấn sức khỏe đối với đội ngũ nhà giáo là giáo sư, phó giáo sư; quy định chế độ làm việc đối với giảng viên; giải thưởng nhà giáo được xét hàng năm dành cho giảng viên xuất sắc, trị giá 300 triệu cho giảng viên xuất sắc nhất và 100 triệu cho giảng viên đứng thứ hai; vinh danh nhà khoa học xuất sắc, với trị giải thưởng hàng trăm triệu đồng…Hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng được nâng tầm thông qua việc ban hành Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030. Mô hình nhóm nghiên cứu mạnh được Đại học Quốc gia Hà Nội thiết lập từ rất sớm, mô hình này đã được nhân rộng ra ở nhiều cơ sở nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam. Sự phát triển và hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh gắn với mục tiêu tạo sản phẩm khoa học, công nghệ chủ lực, mang thương hiệu Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao. Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia với 213 phòng thí nghiệm, trong đó có 1 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 10 phòng thí nghiệm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 2 trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 200 phòng thí nghiệm mục tiêu, chuyên đề và thực hành cơ sở.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cảm ơn, chúc mừng các nhà khoa học đã có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học chất lượng nhân kỷ niệm ngày khoa học và công nghệ Việt Nam.Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu ý kiến.Bên cạnh công tác đào tạo, thời gian qua, Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các nhà khoa học. Sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội là phát triển khoa học cơ bản, đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nhân tài. Những sứ mệnh này vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục đại học những năm qua và trong thời gian tới.Thực tế thời gian qua cho thấy, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đẩy mạnh đào tạo khối ngành kỹ thuật công nghệ, khối nhân lực ứng dụng, khối nhân lực đổi mới sáng tạo. Qua đó, đã cơ bản đáp ứng được cơ cấu đào tạo khoảng hơn 30% các ngành xã hội có nhu cầu cao. Bên cạnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đầu tư kinh phí đào tạo nhân tài trong lĩnh vực khoa học cơ bản; có chính sách tăng lương từ 3 đến 5 lần so với các ngành khác (khoảng 30 đến 40 triệu đồng/người/tháng).Để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chất lượng nghiên cứu khoa học, công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã và đang chuẩn bị khởi công dự án xây dựng tòa nhà điều hành và khu vực nghiên cứu; tăng cường các chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển hiệu quả. Đại học Quốc gia Hà Nội kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, tập trung vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ và hỗ trợ với quan điểm không để tư nhân đào tạo và nghiên cứu thay mà chỉ hỗ trợ những công việc cần thiết. Dự kiến, khu nghiên cứu mới sẽ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia, diện tích sàn khoảng 100.000m2, sẽ khởi công trong 2 tháng tới.Chia sẻ về kế hoạch đầu tư nguồn nhân lực trẻ cho khoa học, công nghệ, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân cho biết, khoa học, công nghệ ở nước ta đang tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn. Chính sách hiện nay đang thu hút nhân tài về nước và đầu tư cho nguồn nhân lực trẻ. Bên cạnh đội ngũ giáo sư, phó giáo sư giỏi đang hoạt động nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ thu hút đủ 500 tiến sĩ trẻ mà kế hoạch đã đề ra. Để hoàn thành các nhiệm vụ, Đại học Quốc gia Hà Nội không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, nhất là cần có chính sách phù hợp, kịp thời, sự tận tâm cống hiến của tập thể các thầy, cô và các nhà khoa học hơn nữa trong thời gian tới. | https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-ton-vinh-cac-nha-khoa-hoc-co-san-pham-khoa-hoc-cong-nghe-huu-ich-post809426.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Đại học Quốc gia Hà Nội",
"gặp mặt các nhà khoa học",
"sản phẩm khoa học hữu ích",
"khoa học",
"công nghệ",
"nguồn nhân lực chất lượng cao"
]
} |
Thanh tra, kiểm tra 6 nội dung về tuyển sinh của các trường đại học | NDO -Các khâu trong công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm công tác tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra tiêu cực, vi phạm. | Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản hướng dẫn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.Các khâu trong công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra, kiểm tra, chú trọng vào 6 nội dung: Xây dựng, ban hành văn bản, quy định về công tác tuyển sinh; Xác định chỉ tiêu tuyển sinh; Công bố, công khai đề án tuyển sinh; Tổ chức thi tuyển sinh; Công tác xét tuyển; Việc nhập học và kiểm tra hồ sơ thí sinh trúng tuyển.Về công khai đề án tuyển sinh, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra việc xây dựng, công bố, công khai đề án tuyển sinh, trong đó lưu ý thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo; các ngành và chương trình đào tạo được phép đào tạo; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp;Thanh tra, kiểm tra thông tin về chi phí đào tạo,mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh, khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học, chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học.Trong công tác tổ chức tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi; thành phần hội đồng thi, các ban hội đồng thi; hình thức tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy tính, việc thực hiện quy định về ra đề thi, in, sao, bảo mật; công tác chấm thi; tổ chức chấm phúc khảo…,Ngoài các vấn đề trên đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn thanh kiểm tra việc xây dựng, ban hành, công khai quy chế tuyển sinh văn bản và hướng dẫn tuyển sinh,quy trình tuyển sinh, kết quả tuyển sinh theo từng phương thức, từng trình độ, ngành/nhóm ngành đào tạo của hai năm liền kề trước đó…Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, việc thanh tra phải tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.Các đoàn thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; không làm thay nhiệm vụ của hội đồng tuyển sinh, không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân tham gia công tác tuyển sinh… | https://nhandan.vn/post-766606.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"chi phí đào tạo",
"học phí",
"thanh tra",
"kiểm tra",
"tuyển sinh đại học",
"cơ sở đào tạo"
]
} |
Lãnh đạo FPT "truyền lửa" đến sinh viên Ngoại thương trong chương trình Leader Talk | NDO -Các lãnh đạo vốn là cựu sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU) đã giới thiệu môi trường làm việc, cơ hội tạiTập đoàn FPT. Qua đó, sinh viên FTU được tìm hiểu về môi trường làm việc đa quốc gia, có nhiều cơ hội để cử nhân kinh tế được phát huy khả năng ở nhiều vị trí khác nhau. | Ngày 2/11, Tập đoàn FPT tổ chức chương trình Leader Talk - Journey To Your Future dành cho sinh viên tạiĐại học Ngoại thương Hà Nội(FTU).Trong chương trình, các lãnh đạo vốn là cựu sinh viên FTU đã giới thiệu môi trường làm việc, cơ hội tại Tập đoàn FPT. Qua đó, sinh viên FTU được tìm hiểu về môi trường làm việc đa quốc gia, có nhiều cơ hội để cử nhân kinh tế được phát huy khả năng ở nhiều vị trí khác nhau.Trong chương trình Leader Talk - Journey To Your Future dành cho sinh viên FTU, diễn giả FPT và bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng trao đổi về cơ hội việc làm cho sinh viên và giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ.Ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT chia sẻ, sinh viên FTU có rất nhiều cơ hội tại FPT.Mở đầu chương trình, ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT khẳng định: “Sinh viên FTU có rất nhiều cơ hội tại tập đoàn công nghệ FPT và trải nghiệm môi trường làm việc đa quốc gia ở đây”. Theo ông Nguyễn Thế Phương, hiện FPT có 8.000 nhân viên không học ngành CNTT ở bậc đại học nhưng vẫn làm việc trong những vị trí quan trọng. Cá nhân ông Nguyễn Thế Phương là cựu sinh viên ngành Kinh tế Đối ngoại hiện đang giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Tập đoàn.Ông Nguyễn Thế Phương nhận thấy, sinh viên FTU có khả năng tự học, được rèn luyện tâm thế chủ động khi tiếp nhận cái mới. Đây là điểm mạnh để các bạn làm việc tại FPT. Ông Thế Phương cũng chỉ ra cơ hội tự học từ đồng nghiệp, người đi trước ở FPT khi sinh viên FTU ứng tuyển vào tập đoàn.“FTU ký kết hợp tác với FPT tạo cơ hội để các bạn sinh viên thực tập, thực hành ngay khi còn ngồi trên giảng đường. Sinh viên càng tiếp xúc với môi trường thực tiễn sớm bao nhiêu, càng sớm trưởng thành bấy nhiêu”, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT nói.Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Công ty Hệ thống Thông tin FPT cũng là cựu sinh viên FTU giới thiệu về Tập đoàn FPT với sinh viên FTU. Theo giới thiệu của ông Trần Đăng Hòa, FPT ra đời năm 1988 khi đất nước còn khó khăn. 13 nhà sáng lập mong muốn lập ra doanh nghiệp trước là để có cuộc sống tốt đẹp hơn, sau là góp phần hưng thịnh quốc gia. Sau 35 năm phát triển, FPT có 70.000 nhân viên, hiện diện tại 30 quốc gia trên toàn cầu, hợp tác chuyển đổi số với 30 tỉnh, thành, có hệ thống giáo dục ở 21 tỉnh, thành. Năm 2023, FPT lọt top 15 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, đóng góp cho ngân sách nhà nước 76.220 tỷ đồng trong 35 năm. Năm 2023, Tập đoàn FPT đạt chứng nhận và danh hiệu uy tín của Great Place To Work cho “Nơi làm việc xuất sắc”.Ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Công ty Hệ thống Thông tin FPT giới thiệu về Tập đoàn FPT với sinh viên FTU.“Gia nhập FPT, các bạn sinh viên FTU có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc toàn cầu, cùng học - cùng làm với các chuyên gia hàng đầu, trau dồi về kỹ năng, liên tục cập nhật về công nghệ, khai mở lộ trình phát triển cá nhân. Ở FPT có 3 thứ: đồng nghiệp, khách hàng, mentor (người hướng dẫn) giỏi. Bên cạnh đó, nếu các bạn có ý tưởng đủ lớn, FPT hỗ trợ để các bạn khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp”, ông Trần Đăng Hòa cho biết.Ông Phạm Mạnh Hưng, Giám đốc Phụ trách đối tác Synnex FPT, Công ty Liên kết của Tập đoàn FPT chia sẻ tại sự kiện.Phân tích về lợi thế của sinh viên FTU và cơ hội làm việc trong ngành thương mại, ông Phạm Mạnh Hưng, Giám đốc Phụ trách đối tác Synnex FPT đưa ra những ví dụ cụ thể về nhân sự ứng tuyển vào Synnex FPT. Để phát triển nghề nghiệp, theo ông Phạm Mạnh Hưng, ngoài kiến thức, sinh viên cần học các kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, đối mặt với áp lực công việc, quản trị các mối quan hệ. Tại FPT, các bạn sinh viên có cơ hội ngắn hạn là thực tập có lương và có cơ hội dài hạn là được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp ở lĩnh vực thương mại với số lượng giao dịch thương mại khổng lồ để tích lũy kinh nghiệm. Ông Phạm Mạnh Hưng khẳng định, các bạn sinh viên hãy nỗ lực học tập vì kiến thức trên giảng đường FTU sẽ dùng được 80-90% ở FPT.Trong phần hỏi đáp, lãnh đạo FPT đã giải thích cho sinh viên FTU nhiều câu hỏi thú vị về cơ hội nghề nghiệp trong thời đại số, khủng hoảng kinh tế tác động thế nào đến nhu cầu tuyển dụng hay FPT và FTU sẽ hợp tác như thế nào trong tương lai.Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, qua khảo sát 54.000 cựusinh viên FTU, cựu sinh viên của trường thường chọn làm việc trong hai mảng hàng đầu: CNTT và giáo dục Đại học. FPT hợp tác với FTU là bước đi đúng đắn của hai bên để mang lại cơ hội trải nghiệm sớm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên nhà trường. Thời gian tới, FTU mong muốn được chuyên gia công nghệ FPT tư vấn, mang hơi thở công nghệ vào chương trình đào tạo và hướng dẫn sinh viên. FTU cũng mong muốn mở lĩnh vực mới - đào tạo Khoa học dữ liệu, Khoa học máy tính trong tương lai.Chuỗi chương trình Leader Talk - Journey To Your Future tại FTU thu hút hàng nghìn sinh viên tham gia. Tổ chức chuỗi chương trình này, FPT luôn sẵn sàng hợp tác cùng các trường đại học trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ sinh viên xây dựng nền tảng kỹ năng, kiến thức và tìm kiếm cơ hội việc làm để phát triển sự nghiệp. Tập đoàn FPT cũng trao nhiều cơ hội thực tập, làm việc lâu dài tại nhiều vị trí dành cho sinh viên sau chương trình. Chuỗi chương trình sẽ tiếp tục được tổ chức tại các trường đại học trong thời gian tới. | https://nhandan.vn/lanh-dao-fpt-truyen-lua-den-sinh-vien-ngoai-thuong-trong-chuong-trinh-leader-talk-post780966.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Đại học Ngoại thương",
"FTU",
"FPT",
"Tập đoàn FPT",
"cơ hội việc làm",
"Leader Talk - Journey To Your Future"
]
} |
Ngày 22/1, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực | NDO -Ngày 11/1,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhcho biết, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 sẽ được đơn vị này tổ chức 2 đợt vào đầu tháng 4 và đầu tháng 6. Ở đợt 1, thí sinh sẽ có hơn 1 tháng tham gia đăng ký dự thi, từ ngày 22/1-4/3. | Đợt 1 được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 7/4 tại 24 tỉnh, thành phố, gồm 21 địa phương như năm 2023 là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và mở rộng thêm 3 địa phương là Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.Dự kiến, kết quả của đợt 1 sẽ được công bố vào đúng 1 tuần sau khi thi, ngày 15/4.Đợt 2 được tổ chức vào ngày 2/6 tại 12 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang.Dự kiến, kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10/6.Thí sinh có thể đăng ký dự thi trực tuyến tại trang: https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/.Các thông tin về đề thi mẫu, hướng dẫn đăng ký thi và phương thức thanh toán sẽ được thể hiện tại địa chỉ http://cete.vnuhcm.edu.vn/thi-danh-gia-nang-luc.html.Thí sinh có thể tham gia dự thi đợt 1, đợt 2, hay cả 2 đợt để tăng cơ hội trúng tuyển.Năm nay, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tụccải tiếnphương thức thanh toán cho thí sinh khi tập trung sử dụng thanh toán lệ phí thi thông qua các ví điện tử. Theo đó, thí sinh sẽ lựa chọn 1 trong 4 phương thức thanh toán qua Viettel Money, Foxpay, Momo và Payoo để hoàn thành thủ tục đăng ký.Các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.Kỳ thi đánh giá năng lựccủa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: Sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.Bài thi chú trọng đánh giá khả năngsuy luậnvà giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.Việc tham dự kỳ thi đánh giá năng lực sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân. | https://nhandan.vn/ngay-221-dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-mo-cong-dang-ky-thi-danh-gia-nang-luc-post791562.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"kỳ thi đánh giá năng lực",
"cấu trúc bài thi",
"mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực"
]
} |
Trường THCS Vĩnh Yên xây dựng môi trường giáo dục chuyên nghiệp, giảm áp lực cho học sinh | Để duy trì vị trí số 1 khối trường Trung học cơ sở (THCS) tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Giám hiệu Trường THCS Vĩnh Yên không chỉ thực hiện nhuần nhuyễn các giải pháp chuyên môn, bảo đảm chất lượng cao, mà còn tìm cách giảm áp lực, tạo không khí sảng khoái tại học đường. | Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) trao đổi kinh nghiệm dạy học với nhà trường.Biết là việc học ở Trường THCS Vĩnh Yên không dễ dàng vì có nhiều thầy giỏi, trò giỏi, áp lực lớn, song các bậc phụ huynh vẫn muốn con em họ được học tại ngôi trường này bởi ở đó trẻ có thể phát huy mọi năng lực.Đoàn kết, nghiêm túc và trách nhiệmKỳ tuyển sinh lớp 6 của Trường THCS Vĩnh Yên năm học này có tới 1.119 thí sinh tham gia để tuyển chọn lấy 450 em, “căng” như thi đại học. Học sinh của trường học 2 buổi mỗi ngày. Cảm thấy chưa yên tâm, một số gia đình vẫn cho con em đi học thêm buổi tối bên ngoài trường.Ham học như thế nên học sinh của trường “ẵm” vô số giải trong các cuộc thi. Năm học 2022-2023, nhà trường dẫn đầu tỉnh về số học sinh thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với 200 em, trong đó có 8/11 thủ khoa và 5/11 á khoa.Năm học 2023-2024, kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố nhà trường có 234 học sinh đạt giải, gồm 9 giải Nhất, 66 giải Nhì, 96 giải Ba và 63 Khuyến khích. Thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, trường có 94 em đạt giải, trong đó có 7 giải Nhất; 26 giải Nhì; 38 giải Ba và 23 Khuyến khích. Số lượng giải năm sau cao hơn năm trước.Chất lượng giáo dục đại trà cũng vươn lên đứng đầu tỉnh trong năm học qua, trong bối cảnh trường còn thiếu khá nhiều giáo viên. Tất cả bắt nguồn từ đoàn kết, nghiêm túc và trách nhiệm. Đội ngũ giáo viên rất yêu nghề, làm việc bằng tất cả tâm huyết và trách nhiệm của mình.Là trường chất lượng cao của thành phố, của tỉnh, nhà trường chú trọng lựa chọn phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đánh giá đúng chất lượng giáo viên và học sinh làm động lực nâng cao chất lượng.Hiệu trưởng Triệu Thị Thanh Hà nêu một số giải pháp trường đang áp dụng như: tổ chức giao ban hàng tuần, họp định kỳ hằng tháng một cách nghiêm túc, dân chủ, thẳng thắn, xây dựng; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.Nhiều hoạt động đổi mới theo hướng thực chất như sinh hoạt tổ chuyên môn, thực hiện các chuyên đề khoa học, tăng cường dự giờ. Đội ngũ giáo viên tập trung hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ.Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em. Các bài kiểm tra kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành; tăng cường ra các câu hỏi mở đối với các môn khoa học xã hội.Học sinh của trường biểu diễn tiết mục văn nghệ.Giảm áp lực, tăng hoạt động giải tríThành tích cao tất nhiên áp lực lớn và điều đó sẽ khó đem lại hạnh phúc cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường. Do đó, cùng với duy trì áp lực cần thiết để mọi người đều phải cố gắng, Hiệu trưởng Triệu Thị Thanh Hà theo đuổi chiến lược cân bằng tâm lý, cân bằng giữa học và chơi cho học sinh.Diện tích nhà trường lên đến 4,6ha với nhiều khu chức năng, thuận lợi để tổ chức các hoạt động tập thể. Trường tổ chức cho học sinh tham gia nhảy dân vũ, đồng diễn, thi “Rung chuông vàng”, tổ chức các câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật thu hút nhiều em tham gia.Trường còn mời nhà tâm lý học đến “giảm áp” cho học sinh thông qua các cuộc nói chuyện về Gen Z, sức khỏe tâm thần học đường, phòng chống bạo lực học đường và rất nhiều hoạt động khác. Những cuộc hội thảo về chuyên môn, về kỹ năng sống cũng đem lại không khí thoải mái cho thầy và trò.Nhờ khơi dậy được cảm hứng sáng tạo và năng khiếu của học sinh, các hội thi, cuộc thi trường đều tham gia và đạt nhiều giải.Hiệu trưởng Triệu Thị Thanh Hà (giữa) tặng quà cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa.Năm qua, trong hội thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, học sinh của trường đạt 1 giải Nhất, 1giải Nhì, 1 giải Khuyến khích cấp thành phố; 1 giải Nhì cấp tỉnh. Thi Trạng Nguyên tuổi 13 quốc gia, trường đạt 3 giải Khuyến khích. Thi chung kết toàn quốc cuộc thi "Những ngôi sao buổi sớm" đạt giải Nhì. Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh trường đạt 4 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng.Giáo viên giao bài về nhà vừa sức với học sinh, giảm nhiều bài kiểm tra giữa kỳ, giảm một số cuộc thi như giao lưu học sinh giỏi các lớp 6, 7 và 8; bỏ cuộc thi vô địch các môn văn hóa lớp 8. Một số cuộc thi năng khiếu không bắt buộc toàn bộ học sinh tham gia.Với số lượng 1.548 học sinh trong năm học này, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, chủ nhiệm lớp 8A1 cho biết: Tôi phải tính toán từng phút trong tiết sinh hoạt lớp sao cho ý nghĩa nhất, có chủ đề, tổ chức hoạt động như bốc thăm thi tìm hiểu các nhân vật lịch sử.Sự tinh tế, chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động dạy học đã đưa Trường THCS Vĩnh Yên trở thành trung tâm trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ của các trường THCS thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và là nơi giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhiều tỉnh bạn. | https://nhandan.vn/truong-thcs-vinh-yen-xay-dung-moi-truong-giao-duc-chuyen-nghiep-giam-ap-luc-cho-hoc-sinh-post808103.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": []
} |
Những điểm mới trong quy định về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú | NDO -Quy định mới về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú bổ sung tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo, đồng thời cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình xét tặng. | Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 2/4/2024 (Nghị định số 35) quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (NGND, NGƯT).Tại Nghị định số 35 có một số điểm mới để giải quyết vướng mắc trong thực tiễn áp dụng thời gian vừa qua và tiếp cận yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đặc biệt yêu cầu của việcnâng cao chất lượngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.Quy định rõ hơn cách tính thời gian, nhóm đối tượng và tiêu chuẩn xét tặngNghị định số 35 quy định các thành tích để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành giáo dục; không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào thì đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT tại đơn vị đó.Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trong thời gian giữ chức vụ quản lý, có tham gia nuôi dạy, giảng dạy đủ định mức tối thiểu theo quy định thì được tính thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và được quy đổi theo các mức cụ thể.Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của từng đối tượng, loại hình cơ sở giáo dục có tính chất tương đồng, Nghị định số 35 chia thành 7 nhóm đối tượng thống nhất ở cả tiêu chuẩn NGND và tiêu chuẩn NGƯT để xây dựng tiêu chuẩn theo 7 nhóm đối tượng.Quan tâm nhóm đối tượng đặc thùMột điểm mới đặc biệt trong Nghị định số 35 là xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.Cụ thể, thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 2 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên khi đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.Bổ sung tiêu chuẩn đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục có 15 năm trở lên liên tục công tác tại các trường, điểm trường ở vùng xa xôi hẻo lánh thuộc thôn, xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, vận động được nhiều người học đến trường và duy trì sĩ số học sinh được cấp huyện khen thưởng thì hội đồng cấp huyện căn cứ đề xuất của cơ sở giáo dục để bình xét và lựa chọn không quá 1 nhà giáo hoặc cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục tiêu biểu cho mỗi đợt xét.Bổ sung tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáoNghị định số 35 bổ sung một số tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo. Cụ thể như: Biên soạn báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng… để thể hiện năng lực sư phạm, kỹ năng mềm, khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn và tính lan tỏa, ảnh hưởng của nhà giáo tại địa phương nơi công tác.Ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, bổ sung danh hiệu giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi…Các nhà giáo dự sự kiện "Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" tháng 8/2023Đối với tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ, hiện nay không phải trường đại học nào, ngành học nào cũng được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, nhất là đối với các trường đại học tư thục, trường đại học trực thuộc địa phương. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất thay thế thành tích đào tạo tiến sĩ đối với các ngành, trường không được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bằng thành tích hướng dẫn học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; hoặc hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường hoặc nhà giáo có đề tài nghiên cứu khoa học đoạt giải (hoặc khen thưởng) cấp trường trở lên… nhằm tạo điều kiện cho các nhà giáo thuộc trường đại học thuộc địa phương, tư thục có cơ hội tham gia xét tặng.Quy định rõ về sáng kiến để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy hoặc quản lý và có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh cho phù hợp với các quy định về điều lệ sáng kiến và Luật Thi đua, khen thưởng (Nghị định số 27/2015/NĐ-CP quy định là sáng kiến do cấp trên trực tiếp quản lý công nhận). Bổ sung sáng kiến do Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị công nhận có phạm vi ảnh hưởng trong ngành tương đương sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy hoặc quản lý và có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành tỉnh (theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, là đơn vị có nhiều đặc thù trong công tác công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến).Cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình xét tặngNghị định số 35/2024/NĐ-CP cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình, thời gian, cụ thể hóa các tiêu chí theo hướng định lượng tiêu chuẩn, tạo thuận lợi cho các đối tượng được xét tặng, cũng như các cấp hội đồng.Chỉ còn 3 cấp hội đồng (cấp cơ sở, cấp bộ/ban/ngành/tỉnh/đại học quốc gia, cấp Nhà nước). Không quy định việc thành lập Hội đồng xét tặng nhà giáo tại các cơ sở giáo dục, đơn vị; việc lấy phiếu tín nhiệm, hướng dẫn khai hồ sơ, xác nhận hồ sơ, đánh giá uy tín, tầm ảnh hưởng của nhà giáo sẽ do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị thực hiện nhằm giảm bớt 1, thậm chí có hồ sơ nhà giáo giảm được 2 cấp hội đồng trong quá trình xét tặng.Điều chỉnh Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng đại học quốc gia đề nghị trình lên Hội đồng cấp Nhà nước, không qua Hội đồng chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện theo đúng quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, bảo đảm sự công bằng về số lượng cấp hội đồng đối với nhà giáo thuộc bậc học mầm non, phổ thông so với các bậc học khác. | https://nhandan.vn/nhung-diem-moi-trong-quy-dinh-ve-xet-tang-danh-hieu-nha-giao-nhan-dan-nha-giao-uu-tu-post803415.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"nhà giáo ưu tú",
"nhà giáo nhân dân",
"danh hiệu",
"nhà giáo",
"quy trình xét tặng",
"xét tặng danh hiệu"
]
} |
Chi tiết lịch thi lớp 10 công lập năm học 2024-2025 của Hà Nội | NDO -Để chuẩn bị cho buổi thi chính thức, tất cả các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 của thành phố Hà Nội trực tiếp đến các điểm thi làm thủ tục dự thi vào ngày 7/6. | Sau buổi làm thủ tục dự thi, kỳ thituyển sinh vào lớp 10trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 của thành phố Hà Nội chính thức diễn ra từ ngày 8/6.Dưới đây là lịch chi tiết các buổi thi đối với hệ không chuyên, chuyên, song bằng: | https://nhandan.vn/chi-tiet-lich-thi-lop-10-cong-lap-nam-hoc-2024-2025-cua-ha-noi-post812943.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"thi lớp 10",
"tuyển sinh lớp 10",
"trường công lập",
"lịch thi",
"lịch thi lớp 10"
]
} |
Bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh đề thi tốt nghiệp THPT | NDO -Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn lưu ý Ban Chỉ đạoKỳ thi tốt nghiệp THPTnăm 2024 TPĐà Nẵngvà các địa phương phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh đề thi. Đặc biệt cần tập huấn kỹ, tập huấn nội dung chuyên đề sâu đối với từng nhóm đối tượng tham gia công tác tại Kỳ thi. | Sáng 13/6, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Thứ trưởng GD&ĐT Hoàng Minh Sơn làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, khảo sát một số điểm thi, điểm in sao đề thi tại TP Đà Nẵng. Đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP Đà Nẵng về công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.Báo cáo tại buổi làm việc, bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, Sở đã phối hợp Công an thành phố trong chuẩn bị cơ sở vật chất, phương án, phương tiện, thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn tại nơi in sao đề thi, bảo quản đề thi, bài thi, hội đồng thi… bảo đảm các điều kiện và phương tiện phòng, chống cháy, nổ, an ninh theo đúng các quy định trong quy chế.Chỉ đạo các Điểm thi phối hợp các lực lượng chức năng rà soát, kiểm tra, mua sắm đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định; bố trí xe và lực lượng phòng cháy, chữa cháy trực 24/24 tại Điểm in sao đề thi và Điểm chấm thi tổ chức vệ sinh trường, lớp sạch sẽ; thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm…Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và Đoàn công tác kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tại Điểm thi Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. (Ảnh ANH ĐÀO)Tại 28 Điểm thi đã chuẩn bị cơ sở vật chất, vệ sinh các phòng thi, chuẩn bị để đảm bảo công tác coi thi theo yêu cầu, mỗi Điểm thi có 1 phòng thi dự phòng.Hội đồng thi chuẩn bị 1 Điểm thi dự phòng trong tình huống đột xuất có thể sử dụng làm Điểm thi đồng thời dự phòng hơn 350 cán bộ, giáo viên tại Hội đồng thi để bổ sung cán bộ coi thi, giám sát ốm, đau hoặc nếu có trường hợp đột xuất.Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, trong thời gian còn lại cho đến khi kỳ thi diễn ra, Đà Nẵng sẽ cần rà soát từng khâu trong công tác chuẩn bị, trong đó sẽ chú trọng công tác tập huấn quy chế cho giáo viên, cán bộ tham gia làm thi và học sinh nhất là lưu ý những điểm mới của kỳ thi. Thành phố nỗ lực tối đa để bảo đảm kỳ thi diễn ra được an toàn, nghiêm túc, trọn vẹn và đúng quy chế.Đà Nẵng có 13.561 thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Trong đó, có 12.853 thí sinh đăng ký dự thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa để xét tuyển cao đẳng, đại học; 605 thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển cao đẳng, đại học và 103 thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT. Đà Nẵng đã huy động 1.389 giáo viên làm cán bộ coi thi; 282 người làm cán bộ giám sát; lực lượng công an, trật tự viên là 112 người.Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của Ban Chỉ đạo thi TP Đà Nẵng, các thành viên Đoàn công tác đã có những trao đổi, lưu ý với tỉnh trong công tác chuẩn bị cho Kỳ thi. Cụ thể là vấn đề địa điểm in sao đề thi bảo đảm biệt lập; bảo đảm an ninh, an toàn tại các Điểm thi; chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ lưỡng; tuyên truyền, phổ biến quy chế cụ thể, rõ ràng, bảo đảm quyền lợi của thí sinh…Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá cao công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TP Đà Nẵng. Tại các điểm thi, cơ sở vật chất bảo đảm; phòng chứa đề và bài thi có gắn camera giám sát, dán niêm phong kín các cửa sổ… Tất cả đã sẵn sàng cho kỳ thi nghiêm túc, an toàn, thành công.Thứ trưởng GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại cuộc họp với UBND TP Đà Nẵng về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh ANH ĐÀO)Ông Đỗ Xuân Giang, đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) lưu ý, trong tập huấn quy chế thi cho cán bộ coi thi, cần chú trọng đến nội dung phòng ngừa gian lận bằng công nghệ cao.Ngoài ra, ở một số kỳ thi trước, khi được hỏi thì một số thí sinh làmlộ, lọt đề thira ngoài trong thời gian đang làm bài thi không hề ý thức được rằng mình đang vi phạm hình sự. Vì vậy, trong phổ biến quy chế thi cho thí sinh, cần phải đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng và tính bảo mật của đề thi.Ông Giang cũng lưu ý đến tình huống lực lượng công an tham gia bảo vệ kỳ thi vi phạm quy chế thi nhưsử dụng điện thoạitrong khu vực thi.Đoàn kiểm tra lưu ý Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của Đà Nẵng thường xuyên rà soát, kiểm tra công tác bảo mật đề thi từ lúc ra đề đến lúc vận chuyển đến điểm thi, in sao, ghép phách, bố trí camera sao cho phù hợp… Trong đó, đặc biệt lưu ý đến công tác bảo vệ, nhân sự ở vòng 3 của điểm in sao đề thi.Đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP Đà Nẵng về công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, sáng 13/6. (Ảnh ANH ĐÀO)Nhấn mạnh tầm quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị Ban Chỉ đạo thi TP Đà Nẵng quán triệt tinh thần, vai trò, ý nghĩa của kỳ thi, cũng như trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh. Kết quả của Kỳ thi không chỉ là để xét tốt nghiệp THPT, mà còn là căn cứ để đánh giá hoạt động dạy và học tại các địa phương, các cơ sở giáo dục, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đặc biệt nhấn mạnh 3 nội dung trọng tâm đối với Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TP Đà Nẵng: Thứ nhất, Ban Chỉ đạo thi của TP Đà Nẵng bên cạnh việc ban hành các văn bản, công tác chuyên môn, quan trọng nhất là cần phân công rõ trách nhiệm của các ban ngành, cho đến từng cá nhân, trong đó đặc biệt lưu ý tới tính an toàn, bảo mật tuyệt đối trong việc tổ chức in sao đề thi theo đúng quy định.Thứ trưởng lưu ý, nếu chỉ một cá nhân để xảy ra vi phạm tại một phòng thi, một điểm thi thì vấn đề xử lý chỉ trong phạm vi phòng thi, điểm thi đó. Nhưng đối với vấn đề xảy ra ở bộ phận in sao đề thi, thì điều này ảnh hưởng đến toàn bộ Kỳ thi.Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TP Đà Nẵng. (Ảnh ANH ĐÀO)Thứ hai, cần tăng cường và quan tâm hơn đối với công tác tập huấn. Tập huấn không chỉ ở vấn đề nội quy, quy chế thi mà cần tập huấn kỹ, chuyên sâu theo yêu cầu nhiệm vụ của tất cả các bộ phận tham gia phục vụ kỳ thi.Thứ ba, công tác kiểm tra cần kỹ lưỡng từng chi tiết, tuyệt đối không chủ quan, kiểm tra nhiều lần, tự kiểm tra, kiểm tra chéo, trong tất cả các khâu.Thứ trưởng cũng lưu ý tới việc bảo đảm tính an toàn, bảo mật của đề thi và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, nhắc nhở, phổ biến quy chế cho thí sinh để đảm bảo các em được dự thi thuận lợi nhất."Đối với thí sinh cần thấy rõ tầm quan trọng, phải tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh lưu ý không được mang bất cứ trang thiết bị nào vào phòng thi, vì rủi ro mang lại rất lớn. Đặc biệt bảo đảm không có thí sinh nào mang bất cứ trang thiết bị nào ngoài quy định vào phòng thi. Cần phải nhấn mạnh việc làm lộ lọt đề thi ra ngoài không chỉ bị dừng ở mức đình chỉ thi mà còn liên quan yếu tố hình sự", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nhấn mạnh. | https://nhandan.vn/bao-dam-tuyet-doi-an-toan-an-ninh-de-thi-tot-nghiep-thpt-post814099.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Đà Nẵng",
"kiểm tra công tác thi tốt nghiệp",
"Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn",
"điểm thi",
"TP Đà Nẵng",
"vi phạm quy chế thi",
"Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024"
]
} |
Cuộc thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc góp phần giáo dục truyền thống cách mạng | NDO -Được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 1 đến 3/12),Cuộc thi Tiếng hát sinh viêntoàn quốc lần thứ XV-S.MUSIC 2023 khu vực phía bắc là cuộc tranh tài của 21 đoàn đến từ các cơ sở giáo dục đại học, với 53 tiết mục và hơn 500 thí sinh biểu diễn. | Tối 3/12, tại Trường đại học Thuỷ lợi, đã diễn ra Lễ bế mạc Cuộc thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XV - S.MUSIC 2023 khu vực phía bắc. Đây là hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức. Công ty Cổ phần Giáo dục Đại dương (Ocean Edu) là đơn vị đồng hành.Với sự đầu tư kỹ lưỡng, tinh thần trách nhiệm, 21 đội thi đã mang đến các tiết mục đặc sắc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, phản ánh quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc; ca ngợi Đảng, Bác Hồ; mang giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc dưới góc nhìn sáng tạo, trẻ trung, năng động của tuổi trẻ.Đặc biệt, nhiều tiết mục mang khát vọng cống hiến, quyết tâm cháy bỏng của thế hệ trẻ trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng đất nước. Nhiều tiết mục được đầu tư dàn dựng công phu, thể hiện được màu sắc riêng, gắn với thương hiệu của nhà trường. Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự quan tâm và đầu tư thoả đáng của các cơ sở giáo dục đại học với phong trào văn hoá, văn nghệ của sinh viên.Ban Tổ chức trao giải Nhất cho đoàn thi Trường đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên).Phát biểu tổng kết cuộc thi, Quyền Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trần Văn Đạt đánh giá, cuộc thi đã diễn ra sôi nổi, hào hứng; được tổ chức chu đáo, khoa học, bảo đảm các yêu cầu, mục tiêu đề ra.Các trường đã quan tâm, tạo điều kiện, động viên để các thí sinh có được các phần biểu diễn thành công. Từng buổi thi thực sự trở thành chương trình nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa dành tặng cho khán giả và sinh viên các cơ sở giáo dục đại học.Cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1991. Cho đến nay qua 14 lần tổ chức, cuộc thi được khẳng định là sân chơi nghệ thuật tạo cơ hội để học sinh, sinh viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện các tài năng nghệ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.Đồng thời, cuộc thi góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, rèn luyện đạo đức, tư tưởng, ý thức tập thể, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua cuộc thi, nhiều ca sĩ đã trưởng thành và trở thành các nghệ sĩ có tên tuổi, có nhiều đóng góp cho nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà.Chủ đề của cuộc thi năm 2023 là “Xây dựng văn hoá học đường” thể hiện qua các tiết mục ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, nhà trường, thầy, cô và bạn bè; thể hiện ước mơ, khát vọng, tình cảm, trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.Kết quả, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích cho các Đoàn dự thi. Trong đó, giải Nhất toàn đoàn thuộc về Trường đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên); 2 giải Nhì được trao cho Học viện Ngân hàng và Học viện An ninh nhân dân; 3 trường đoạt giải Ba gồm: Trường đại học Công nghệ Đông Á, Trường đại học Thủy Lợi; Trường đại học Phenikaa.Ban Tổ chức cũng đã quyết định trao 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 14 giải Khuyến khích dành cho các tiết mục dự thi. Trong đó, 6 tiết mục xuất sắc được lựa chọn vào Vòng chung kết thuộc về các đoàn: Học viện Ngân hàng, Trường đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên), Trường đại học Công nghệ Đông Á, Trường đại học Phenikaa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện An ninh nhân dân.Theo Ban tổ chức, Cuộc thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XV” (S.MUSIC 2023) khu vực phía nam và khu vực phía bắc được tổ chức thành công tốt đẹp, thực sự trở thành ngày hội đối với sinh viên, các cơ sở giáo dục đại học, tạo cơ hội để sinh viên giao lưu, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao vốn hiểu biết về con người và vẻ đẹp đất nước.Cuộc thi đã góp phần quan trọng trong việcgiáo dục truyền thống cách mạng, rèn luyện đạo đức, tư tưởng, ý thức tập thể; phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng thị hiếu âm nhạc, phát hiện các tài năng nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên.Sau 2 vòng khu vực phía nam và khu vực phía bắc, Ban Tổ chức đã chọn 12 tiết mục xuất sắc nhất đạt giải Nhất và Nhì để tham gia vòng chung kết được tổ chức tại Trường đại học Phenikaa, Hà Nội vào ngày 9 và 10/12/2023. | https://nhandan.vn/cuoc-thi-tieng-hat-sinh-vien-toan-quoc-gop-phan-giao-duc-truyen-thong-cach-mang-post785767.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Cuộc thi tiếng hát sinh viên",
"khu vực phía bắc",
"Bộ Giáo dục và Đào tạo"
]
} |
Giáo dục bắt đầu từ trải nghiệm | Khi năm học còn chưa kết thúc, nhiều cha mẹ đã tìm hiểu về các khóa học hè, trại hè cho con. Nắm bắt được nhu cầu này, các đơn vị, trung tâm, tổ chức giáo dục đã thiết kế những chương trình, mô hình trại hè, từ học văn hóa, đến rèn luyện thể chất, phát triển năng khiếu, kỹ năng mềm... Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, để học sinh có được kỳ nghỉ hè thật sự vui tươi và bổ ích, cha mẹ cần tìm hiểu, lựa chọn khóa học hè, trại hè phù hợp mong muốn, sở thích của con mình. | Cuối tháng 5 vừa qua, ngay khi kết thúc năm học, nhóm đồng hành "Đi để hiểu" của Câu lạc bộ Màu xanh ở Hà Nội đã có hành trình "Thắp lửa tri ân" ở tỉnh Quảng Trị. Nhóm tập hợp được 105 thành viên, phần lớn là học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở. Nhiều cha mẹ, ông bà cũng tham gia, trong đó có tám cựu chiến binh và thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Từ Hà Nội, đoàn đi tàu vào Quảng Trị, rồi ra đảo Cồn Cỏ. Tại đây, đoàn thực hiện nghi lễ chào cờ, thăm và tặng quà các học sinh Trường mầm non và tiểu học Hoa Phong Ba; nghe những chiến sĩ Hải quân kể chuyện chiến đấu giữ đảo, chuyện những thanh niên xung phong tình nguyện ra đảo xây dựng cuộc sống mới...Trở lại đất liền, đoàn làm lễ dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị, Đền thờ vọng liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn; thăm địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, ngôi nhà bom, trang trại dó bầu...Nhiều thành viên trong đoàn khóc vì xúc động khi lần đầu được hát quốc ca dưới chân cột cờ Tổ quốc trên đảo Cồn Cỏ, thắp hương lên những ngôi mộ liệt sĩ trong Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn; được sờ tận tay vào vỏ của những quả bom mang sức mạnh hủy diệt của chiến tranh, được thăm ngôi làng dưới lòng đất ở địa đạo Vịnh Mốc..."Tôi muốn đưa các con đến đây để thấu hiểu nỗi đau chiến tranh, sự hy sinh, tinh thần bất khuất, ý chí quật cường và khát vọng thống nhất non sông của thế hệ ông cha, để các con hiểu được giá trị của hòa bình và cuộc sống hôm nay" - Chị Nguyễn Thị Quyết, mẹ của em Lê Duy Kiên, Trường THCS Trưng Vương cho biết.Hoạt động trải nghiệm mang tính giáo dục đang là xu hướng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con trong kỳ nghỉ hè. Chị Nguyễn Quỳnh Trang, một người có kinh nghiệm điều phối và xây dựng nội dung các khóa học hè cho học sinh, chia sẻ: Những năm trước đây, kỳ nghỉ hè là dịp để cha mẹ tăng cường các lớp học thêm nhằm củng cố và nâng cao kiến thức các môn văn hóa cho con. Tuy nhiên, hiện nhận thức của họ đã có nhiều thay đổi. Cùng với việc học văn hóa, cha mẹ muốn hướng cho con đến các hoạt động rèn luyện thể chất, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng tâm hồn và giúp con có những trải nghiệm thực tế. Những mô hình trại hè giúp cân đối giữa học tập, hoạt động thể chất và trải nghiệm thực tế; giữa sinh hoạt vui chơi và lao động, làm việc nhà; những khóa học nuôi dưỡng sự tự tin, nuôi dưỡng lòng biết ơn... đang được nhiều phụ huynh quan tâm, lựa chọn cho con mình tham gia, giúp các con có một mùa hè vừa vui tươi, giảm áp lực học tập, vừa bổ ích, lý thú.Bác Vũ Thanh Hà, một sĩ quan công an nghỉ hưu, vì tình yêu con trẻ đã thành lập nhóm đồng hành "Đi để hiểu" cho biết: "Qua những chuyến đi trải nghiệm thực tế, tìm hiểu lịch sử, thiên nhiên, tham gia các hoạt động thiện nguyện, các con không chỉ được bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện, phát triển kỹ năng sống, mà còn học cách sẻ chia và lan tỏa tình yêu với cộng đồng. Tôi luôn tin rằng, những đứa trẻ được vun đắp tình cảm nguồn cội, gắn bó với quê hương, đất nước, con người, lớn lên với cảm xúc tự hào, biết ơn lịch sử dân tộc thì chắc chắn sẽ trưởng thành, vững vàng hơn"...Cuối tháng 3 vừa qua, gần 100 học sinh và phụ huynh nhóm đồng hành "Đi để hiểu" đã có chuyến đi trải nghiệm từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ. Bác Thanh Hà chia sẻ: "Dù từ Hà Nội lên Điện Biên không đến một giờ bay nhưng chúng tôi lại chọn đi bằng đường bộ để các con tận mắt nhìn thấy con đường năm xưa lớp lớp ông cha kéo pháo, thồ hàng, vượt qua bao dốc núi cao, vực sâu, đầy hiểm trở, bằng những đôi tay trần trầy da, những đôi vai rướm máu, những đôi chân phồng rộp, tím ngắt dưới làn mưa bom, bão đạn của quân thù. Chuyến đi trải nghiệm giúp các con cảm nhận được phần nào những hy sinh, gian khổ của ông cha trong cuộc kháng chiến chín năm làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu-chấn động địa cầu".Một kỳ nghỉ hè đúng nghĩa là học sinh không rong chơi hay miệt mài trong các lớp học thêm, là học sinh cần được nghỉ ngơi sau một năm học vất vả, đồng thời bổ sung những kỹ năng, kiến thức mới từ các hoạt động vui chơi, trải nghiệm. Mỗi chuyến đi thực tế, sẽ giúp các em khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, con người, đất nước, được tìm hiểu, học hỏi và thực hành, từ đó thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi và những cảm xúc tích cực.Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, chia sẻ: "Tôi luôn mong rằng, dù trải nghiệm trại hè ở nơi nào thì trẻ em và câu chuyện của trẻ em vẫn là trung tâm của mọi hoạt động. Hiệu quả của một trại hè chính là sự trưởng thành mà ta thấy được dù chỉ qua một khoảng thời gian không dài". | https://nhandan.vn/giao-duc-bat-dau-tu-trai-nghiem-post813903.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn",
"Trại hè",
"Lễ chào cờ",
"Kỳ nghỉ hè"
]
} |
Bảo đảm quyền lợi khi ở nội trú cho sinh viên Đại học Thái Nguyên | Trong những năm 2010, Ðại học Thái Nguyên được đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ xây dựng khu nội trú tập trung với 16 tòa nhà cao 5 tầng khang trang, có tổng số 393 phòng ở. Nếu bố trí bình quân sáu sinh viên/phòng, khu nội trú giải quyết chỗ ở cho 2.350 sinh viên. Những năm qua, Ðại học Thái Nguyên giao cho mỗi trường thành viên quản lý, sử dụng một số tòa nhà trong khu nội trú để bố trí chỗ ở cho sinh viên của mình. | Cụ thể, Trường đại học Nông-Lâm Thái Nguyên được giao sáu tòa, Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh được giao bốn tòa, Trường đại học Khoa học được giao ba tòa... mỗi tòa nhà lại giao cho một, hai cán bộ quản lý, điều hành. Tổng số sinh viên đang ở tại khu nội trú tập trung là hơn 1.800 sinh viên, còn khoảng hơn 500 chỗ không có người ở.Ðáng chú ý, Trường đại học Y-Dược Thái Nguyên hiện có hơn 10.000 sinh viên đại học và học viên sau đại học, nhưng lại không được phân tòa nhà nào trong khu nội trú tập trung nên nhiều sinh viên phải đi thuê chỗ ở bên ngoài. Trong khi đó, Trường đại học Nông-Lâm Thái Nguyên mỗi năm chỉ tuyển được từ 20%-30% chỉ tiêu thì lại được phân đến sáu tòa nhà nên sử dụng không hết.Ðáng nói là việc phân cho mỗi trường quản lý vài tòa nhà trong khu nội trú tập trung dẫn đến “cát cứ”, có trường làm hàng rào chung quanh ký túc xá của mình để bảo đảm an ninh riêng, bố trí kinh phí để sửa chữa, bảo dưỡng ký túc xá; có trường không có kinh phí sửa chữa nên ký túc xá xuống cấp, không làm hàng rào bảo vệ riêng dẫn đến mất an ninh, có năm xảy ra 30 vụ người bên ngoài vào trộm cắp xe máy, tài sản sinh viên, làm mất an ninh nên sinh viên không yên tâm. Trong điều kiện tự chủ đại học, ký túc xá trường nào trường ấy tự lo, chưa có đơn vị quản lý thống nhất nên cảnh quan xuống cấp, mất vệ sinh.Ở nhiều tòa nhà, vẫn còn tình trạng thiết bị điện, phòng cháy chữa cháy không được sửa chữa, bảo dưỡng. Rãnh thoát nước chung quanh một số tòa nhà không được xử lý dẫn đến đọng nước, nắp đậy rãnh nước bị mất, hư hỏng không được thay thế; hành lang, vỉa hè, sân ký túc xá xuống cấp, cỏ dại mọc.Hồ điều hòa tạo cảnh quan, môi trường tại trung tâm khu nội trú không trữ được nước, cạn trơ đáy, rác rưởi vương vãi làm mất mỹ quan. Một diện tích đất không nhỏ được cho tư nhân thuê 30 năm để xây dựng nhà dịch vụ sinh viên, nhưng do tổ chức hoạt động kém, phục vụ không hiệu quả, cơ sở vật chất xuống cấp nên sinh viên không sử dụng, gần như bỏ hoang.Trưởng ban Công tác Học sinh-Sinh viên (Ðại học Thái Nguyên) Nguyễn Tất Thắng chia sẻ: “Thống kê ban đầu tại 10 tòa ký túc xá, có hơn 40 phòng ở xuống cấp nên phải để trống; cơ sở vật chất nhiều phòng xuống cấp nghiêm trọng, nhất là bóng điện, quạt, vòi nước, chậu rửa, sen tắm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho sinh viên hư hỏng. Nguyên nhân dẫn đến nhiều ký túc xá trong khu nội trú xuống cấp là do mỗi trường được giao quản lý, sử dụng vài tòa nhà, mức độ quan tâm không đồng đều, kinh phí rất hạn hẹp nên duy tu, sửa chữa chắp vá, tình thế hoặc không có kinh phí sửa chữa”.“Với quan điểm lấy người học là trung tâm, là điểm nhấn, chúng tôi chủ trương thu hồi toàn bộ khu nội trú về Ðại học Thái Nguyên để có điều kiện tập trung đầu tư sửa chữa; củng cố về tổ chức, thành lập Ban Quản lý khu nội trú, ban hành quy chế hoạt động để thống nhất quản lý, thuê bảo vệ chuyên nghiệp để giữ gìn an ninh”.PGS, TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Ðại học Thái NguyênThực hiện chủ trương này, thời gian qua hầu hết các trường thành viên đã chuyển giao ký túc xá về Ðại học Thái Nguyên quản lý, tổ chức khai thác tập trung. Ðặc biệt, sau khi Ðại học Thái Nguyên thuê bảo vệ khu nội trú thì tình trạng người bên ngoài vào trộm cắp tài sản của sinh viên giảm hẳn, an ninh trật tự dần đi vào ổn định.Sau khi thu hồi, quản lý khu nội trú tập trung, Ðại học Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch và đang triển khai sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện cảnh quan, môi trường tại một số khu vực. Em Hà Trọng Khôi, sinh viên Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh cho biết: “Ký túc xá có hai loại phòng, bên cạnh phải trả tiền điện, nước, phí ở phòng thường là 100 nghìn đồng/sinh viên/tháng (tối đa tám người); phòng tiêu chuẩn (có điều hòa nhiệt độ) là 200 nghìn đồng/sinh viên/tháng (ở tối đa sáu người)”.Tuy nhiên, PGS, TS Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng Trường đại học Nông-Lâm Thái Nguyên chia sẻ: “Sinh viên Trường đại học Nông-Lâm Thái Nguyên ngày càng ít, mỗi năm tuyển sinh chỉ đạt 20- 30% chỉ tiêu. Ðể thu hút sinh viên, thời gian vừa qua chúng tôi miễn, giảm phí ký túc xá từ sáu tháng đến một năm. Thời gian tới, Ðại học Thái Nguyên cần có chính sách ưu tiên về chỗ ở đối với sinh viên nông-lâm nghiệp để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực các ngành này cho các tỉnh miền núi”. | https://nhandan.vn/bao-dam-quyen-loi-khi-o-noi-tru-cho-sinh-vien-dai-hoc-thai-nguyen-post791524.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Nội trú Đại học Thái Nguyên",
"Quản lý khu nội trú",
"ký túc xá cho sinh viên",
"Cơ sở vật chất xuống cấp",
"Chính sách ưu tiên chỗ ở"
]
} |
[Ảnh] Các sĩ tử Thủ đô trong ngày làm thủ tục tuyển sinh vào lớp 10 | NDO -Sáng 7/6, khoảng 106.000 thí sinh ở Hà Nội bắt đầu làm thủ tục dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025. Thời tiết dịu mát, có mưa nhẹ nên ngày đầu tiên làm thủ tục dự thi của các em tương đối dễ chịu. | Sáng 7/6, các sĩ tử tại Hà Nội bắt đầu làm thủ tục vào thi tại điểm trường Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội.Cụ thể có gần 106.000 học sinh Hà Nội đã đến các điểm thi để làm thủ tục tham dự Kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025.Thời tiết có mưa nhẹ trong sáng nay, các sĩ tử được Đoàn thanh niên hỗ trợ đưa vào điểm thi.Tại điểm thi trường Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội), các thí sinh cũng tới trước giờ làm thủ tục hơn 1 tiếng để kiểm tra thông tin và xem sơ đồ phòng thi.Thí sinh vào phòng thi làm thủ tục sáng nay.Cán bộ trông thi phổ biến quy chế thi, nhắc nhở thí sinh những quy định về kỳ thi năm nay.Tại điểm thi trường THPT Trần Phú, các thí sinh đến làm thủ tục được lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ hướng dẫn vào phòng thi.Cán bộ coi thi kiểm tra giấy tờ của thí sinh trước khi vào phòng thi.Các thí sinh tại điểm thi trường THPT Trần Phú.Thí sinh được phổ biến về lịch thi, quy định về hiệu lệnh trống, hướng dẫn về sơ đồ phòng thi, cách làm bài thi môn ngoại ngữ, cách ghi thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm, cách tô số báo danh, cách tô mã đề…Sĩ tử hồi hộp trong ngày làm thủ tục.Trường hợp thí sinh có yêu cầu sửa chữa các sai sót trong nội dung phiếu báo thi như họ, tên đệm, ngày tháng năm sinh, nơi sinh…, cán bộ coi thi sẽ hướng dẫn cách kê khai, đề nghị chỉnh sửa và nộp lại cho trưởng điểm thi.Tại điểm thi, được cán bộ coi thi phổ biến quy chế thi. Trong ngày làm thủ tục dự thi, thí sinh phải rà soát lại các thông tin cá nhân như họ tên, ngày, tháng, năm sinh, trường đăng ký dự thi… để kịp thời phát hiện các sai sót và báo cho cán bộ coi thi.Ngày mai, 8/6, hơn 100.000 thí sinh ở Hà Nội sẽ chính thức làm bài thi với môn ngữ văn trong buổi sáng và ngoại ngữ trong buổi chiều. Sáng 9/6, thí sinh thi môn toán, kết thúc kỳ thi lớp 10 đối với học sinh không đăng ký lớp chuyên.Chủ đề: Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025Cách tra điểm thi vào lớp 10 của Hà NộiĐiểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 6 của Trường Cầu Giấy năm 2024 | https://nhandan.vn/anh-cac-si-tu-thu-do-trong-ngay-lam-thu-tuc-tuyen-sinh-vao-lop-10-post813187.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"kỳ thi vào lớp 10",
"Hà Nội",
"tuyển sinh lớp 10"
]
} |
Trang bị kiến thức an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên | NDO -Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như đưa giáo dụcAn toàn giao thônglồng ghép vào chương trình giảng dạy chính khóa ở các cấp học và chỉ đạo, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông. | Chiều 27/3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo về tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục.Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cho biết: Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đưa giáo dục An toàn giao thông lồng ghép vào chương trình giảng dạy chính khóa ở các cấp học và chỉ đạo, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức khi tham giagiao thôngcho học sinh, sinh viên. Bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, đã có sự chuyển biến về nhận thức trong học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục đã có quyết tâm thực hiện và có những giải pháp cụ thể nhằm kiềm chế tai nạn khi tham gia giao thông.Tin liên quanTăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinhTuy nhiên, tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông còn diễn biến phức tạp, điển hình là các vi phạm như: phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, lạng lách, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô-tô, xe gắn máy tham gia giao thông; học sinh trung học phổ thông điều khiển xe mô-tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có giấy phép lái xe vẫn còn xảy ra.Nhằm hướng đến các giải pháp tháo gỡ, khắc phục tình trạng nêu trên, hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn và xây dựng văn hóa giao thông. Ngoài ra, cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục và giáo viên chủ nhiệm trong các khâu: Chỉ đạo, điều hành; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, cần đánh giá về chương trình, nội dung tài liệu, thời lượng giảng dạy chính khóa, thời lượng giảng dạy và thời lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục an toàn giao thông hiện hành.Cùng với đó, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị các cơ sở giáo dục cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. Cần quy định cụ thể việc xử lý kỷ luật phù hợp với những trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông để kịp thời nhắc nhở, giáo dục học sinh và thông báo cho tất cả phụ huynh biết để cùng thực hiện.Quang cảnh hội thảo.Thông tin tại hội thảo, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết: Theo thống kê năm 2023, nếu chúng ta tính 7,8% số nạn nhân, thương vong do tai nạn giao thông là ở độ tuổi trẻ em thì có khoảng 900 trẻ em tử vong và gần 1.200 bị thương. Trong số đó có nhiều trẻ em là học sinh bậc trung học phổ thông. Vì vậy, việc tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục trung học phổ thông là điều vô cùng cần thiết.Trong công tác phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia có việc tổ chức thí điểm khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quy định pháp luật, về kỹ năng lái xe cho học sinh phổ thông và tổ chức sát hạch như việc cấp giấy phép lái xe để các em thử thực hiện, thực hành các kỹ năng trước khi đủ tuổi cấp giấy phép thật.Với mong muốn đối tượng học sinh, sinh viên có hiểu biết về pháp luật, về kỹ năng lái xe an toàn, được trang bị kiến thức đầy đủ khi tham gia giao thông, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, cần định hướng, trang bị cho các công dân về đạo đức tham gia giao thông, về niềm tin, tư tưởng thượng tôn và tuân thủ pháp luật. Đây là hoạt động hằng ngày, hằng giờ, cần được rèn luyện, nhận thức để hình thành thói quen, hành vi đúng quy định của pháp luật.Tại hội thảo, đại biểu đến từ các Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh, Cục Cảnh sát giao thông... đã trình bày các tham luận về công tác chỉ đạo quản lý, triển khai thực hiện bảo đảm an toàn giao thông tại các cơ sở giáo dục, phối hợp các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các mô hình giáo dục an toàn giao thông... | https://nhandan.vn/trang-bi-kien-thuc-an-toan-giao-thong-cho-hoc-sinh-sinh-vien-post801890.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"an toàn giao thông",
"trang bị kiến thức",
"học sinh",
"sinh viên",
"giao thông"
]
} |
Ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 | NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Theo kế hoạch, năm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 18/7. | Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành để cơ sở đào tạo, thí sinh và các bên liên quan triển khai đồng bộ, chủ động xây dựng các kế hoạch cụ thể của đơn vị, cá nhân; bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trongcông tác tuyển sinh; đồng thời, bảo đảm công tác tuyển sinh năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế và các văn bản liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và cơ sở đào tạo.Theo kế hoạch, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 18/7, đến 17 giờ ngày 30/7.Chậm nhất ngày 21/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm sàn với khối ngành sức khỏe và sư phạm.Trước 17 giờ ngày 19/8, các trường công bố điểm chuẩn, thông báo cho thí sinh trúng tuyển đợt 1.Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, căn cứ kế hoạch được ban hành, các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của cơ sở đào tạo, trong đó phải bảo bảo đảm công bằng đối với tất cả các thí sinh tham gia dự tuyển;Bảo đảm thí sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác, nhất quán, đúng thời gian để có quyết định lựa chọn theo nhu cầu. Thí sinh được cung cấp thông tin chuẩn xác, hạn chế trường hợp mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo…Quyết định kèm theo kế hoạch về triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, mời xemtại đây. | https://nhandan.vn/ban-hanh-ke-hoach-tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang-nganh-nam-2024-post805001.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"kế hoạch tuyển sinh",
"đại học",
"cao đẳng",
"đăng ký xét tuyển",
"mùa thi 2024"
]
} |
Hà Nội phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5 dùng trong trường học | NDO -Danh mục gồm 39 sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố từ năm học 2024-2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt. | UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2581/QĐ-UBND phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông thành phố Hà Nội.Danh mục bao gồm 39 sách giáo khoa của các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh lớp 5, biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gồm: 3 sách Toán, 2 sách Tiếng Việt, 2 sách Đạo đức, 2 sách Lịch sử và Địa lý, 6 sách Tin học, 2 sách Công nghệ, 3 sách Giáo dục thể chất, 3 sách Âm nhạc, 4 sách Mỹ thuật, 3 sách Hoạt động trải nghiệm, 2 sách Khoa học, 7 sách Tiếng Anh.Các sách giáo khoa đã được các nhà trường tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn để đưa vào sử dụng từ năm học 2024-2025 trên cơ sởdanh mục sách giáo khoađã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.Năm học 2024-2025 tới đây là năm đầu tiên học sinh lớp 5 trên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Danh mục sách giáo khoa lớp 5 sử dụng từ năm học 2024-2025 tại các trường học của Hà Nội, mời xemtại đây. | https://nhandan.vn/ha-noi-phe-duyet-danh-muc-sach-giao-khoa-lop-5-dung-trong-truong-hoc-post811493.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"sách giáo khoa",
"chương trình giáo dục phổ thông 2018",
"danh mục sách",
"sách giáo khoa lớp 5",
"chương trình mới"
]
} |
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI): Ngành học lần đầu được đào tạo tại Việt Nam | NDO -Chương trình đào tạo Kỹ sư chuyên sâu đặc thù về trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI - Engineer Program) vừa được Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho ra mắt. Đây là chương trình đào tạo đầu tiên về trí tuệ nhân tạo tạo sinh tại Việt Nam, và cũng thuộc số ít các chương trình đào tạo chính quy trong lĩnh vực này trên thế giới . | Theo TS Đinh Viết Sang, Giám đốc chương trình đào tạo Kỹ sư GenAI, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, trí tuệ nhân tạo tạo sinh ngày càng có vai trò đối với sự phát triển trong các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, y khoa và đời sống. Năm 2023, giá trị đầu tư vào lĩnh vực này trên thế giới đạt 25 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2022, dự kiến lên 45 tỷ USD vào năm nay.Tại Việt Nam, báo cáo Statista Market Insights nhận định quy mô thị trường GenAI nội địa có mức tăng trưởng hằng năm xấp xỉ 23%, đến năm 2030 sẽ ở mức gần một tỷ USD."Đứng trước sự bùng nổ của GenAI, các công ty công nghệ, các ngân hàng hàng đầu đang đầu tư căn cơ về yếu tố con người, hạ tầng, công nghệ liên quan đến GenAI, do đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực GenAI là nhu cầu cấp thiết ", TS Đinh Viết Sang nhận định.Từ năm 2023, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng đội ngũ chuyên gia và mở phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu lĩnh vực này. Đầu năm 2024, trường quyết tâm tiên phong trong vấn đề đào tạo GenAI.“Chương trình đào kỹ sư trí tuệ nhân tạo tạo sinh sẽ trở thành một bước tiến mới trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam” - PGS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông bày tỏ kỳ vọng.Chương trình đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo tạo sinh là chương trình sau đại học với thời gian đào tạo 1,5 năm dành cho cử nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông hoặc các ngành toán tin, khoa học tính toán, cơ sở toán học cho tin học...“Với sự đầu tư bài bản, cơ sở vật chất hiện đại, và đội ngũ giảng dạy uy tín, chương trình sẽ trang bị cho các sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công” – PGS Tạ Hải Tùng nói.Học viên GenAI sẽ được cung cấp kiến thứcnền tảng về AIvà chuyên sâu về GenAI, học tập thông qua trải nghiệm tại các doanh nghiệp hàng đầu để áp dụng kiến thức vào thực tế. Hoạt động thực hành được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại. Chương trình được thiết kế và giảng dạy bởi các chuyên gia AI, đối tác đào tạo của chương trình là các tập đoàn lớn. Chương trình được thiết kế theo chuẩn quốc tế với thời gian thực hành tại phòng lab tương đương thời gian học lý thuyết.Chương trình gồm các kiến thức nền tảng và nâng cao về Trí tuệ nhân tạo tạo sinh như học máy, học sâu, các mô hình nền tảng, học máy đa thể thức, đạo đức AI, MLOps, chatbot, LLM agent, và các ứng dụng của GenAI để tạo sinh hình ảnh, văn bản, âm thanh, code cho đa dạng các lĩnh vực như kỹ thuật phần mềm, tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, marketing, y tế và sức khỏe… Chương trình khung 48 tín chỉ được áp dụng đối với các sinh viên Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành đúng bao gồm 3 khối kiến thức: Kiến thức bắt buộc, tự chọn kỹ sư, thực tập kỹ sư và đồ án kỹ sư.Ứng viên dự tuyển phải tốt nghiệp đại học thuộc một trong các nhóm đối tượng sau: Khoa học máy tính (Computer Science); Hệ thống thông tin (Information systems); Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering); Khoa học dữ liệu (Data Science); Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence); Công nghệ thông tin (Information technology); Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering); Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Computer networks and data communications); An toàn thông tin (Information security).Bên cạnh đó, ứng viên có thể tốt nghiệp một số ngành gần (với điều kiện phải học bổ sung), như: Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System); Quản lý công nghệ thông tin (Information technology management); Quản lý Hệ thống thông tin (Management of Information Systems) Khoa học tính toán (Computational Science); Cơ sở toán học cho tin học (Mathematical foundations for informatics); Toán tin (Math-informatics); Sư phạm Tin học (Infomatics Teacher Education); Tin học (Informatics). | https://nhandan.vn/tri-tue-nhan-tao-tao-sinh-genai-nganh-hoc-lan-dau-duoc-dao-tao-tai-viet-nam-post815481.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"GenAI",
"trí tuệ nhân tạo tạo sinh",
"ngành học mới",
"đại học Bách khoa Hà Nội",
"kỹ sư",
"sau đại học",
"AI tại Việt Nam"
]
} |
Hiệu quả mô hình trường học an toàn, sáng tạo ở Hòa Bình | NDO -Trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHòa Bình) được đánh giá có môi trường giáo dục đứng tốp đầu của khối tiểu học ở tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh công tác dạy và học, nhà trường luôn chú trọng thay đổi không gian trường, lớp học để mỗi ngày đến trường, cán bộ, giáo viên và học sinh luôn cảm thấy vui vẻ, hứng khởi, giúp những tiết học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. | Ấn tượng nổi bật khi chúng tôi tới thăm trường đó là không gian nơi đây được đầu tư bài bản, văn minh, sáng tạo, thể hiện tư duy giáo dục đổi mới.Để mang đến cho học sinh không gian trường, lớp an toàn, sáng tạo, hiệu quả như hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Trường tiểu học Lê Văn Tám đã tận dụng tối đa các khoảng đất trống, hành lang để thiết kế bồn hoa, tiểu cảnh, làm giàn cây hoa leo...Các không gian chung trong khuôn viên được tận dụng tối đa để trang trí, thiết kế và sắp xếp các góc theo chủ đề, góc văn hóa dân gian được thầy, cô giáo chăm chút với mong muốn truyền dạy cho học sinh tình yêu quê hương và bản sắc văn hóa dân tộc.Ngoài ra, trường có hệ thống cống rãnh thoát nước, bảo đảm nguồn nước sạch, nhà vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên và học sinh, thùng rác có nắp đậy, được đặt tại các vị trí hợp lý thuận tiện bảo đảm mỹ quan, không gian trường, lớp không bị ô nhiễm.Nhà trường cũng tăng cường giáo dục học sinh về ý thức và thực hành giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp-an toàn; hằng ngày, hằng tuần vệ sinh trường, lớp, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây, lao động cải tạo khuôn viên trường.Theo ghi nhận của chúng tôi, ngôi trường khang trang, được bố trí khoa học, đầy đủ các phân khu cho học sinh thỏa sức sáng tạo và học hỏi. Mỗi khu vực được gắn với một chủ đề và thông điệp khác nhau có sự đầu tư bài bản và gắn kết chặt chẽ, thể hiện tư duy sáng tạo của thầy và trò nhà trường.Chị Nguyễn Thị Vân (phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình) có con học lớp 2 tại trường cho biết, hình thức trang trí không gian trường, lớp sáng tạo của trường được hội phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. Thông qua những mô hình sáng tạo trong không gian trường, lớp, giúp các bạn học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng các công cụ, các góc học tập, các không gian trong và ngoài lớp học.Tuy diện tích không lớn nhưng khuôn viên nhà trường luôn xanh mát, tươi đẹp với những góc trải nghiệm lý thú. Suốt thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã tận dụng từng không gian trống trên tường để thiết kế và sắp xếp theo chủ đề, tận dụng không gian hành lang để đưa thiên nhiên vào trường học.Bên trong mỗi lớp học là không gian sống động do giáo viên và học sinh trang trí. Mỗi sản phẩm thủ công là một ý tưởng mới do chính các em tìm tòi, sáng tạo theo cảm nhận riêng của mình.Lớp học trở nên sinh động, không cầu kỳ, tốn kém mà vẫn mang lại kết quả bất ngờ và thú vị. Để các em học sinh tự ý thức được vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan trường, lớp, nhà trường đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp để giữ gìn và chăm sóc cây xanh, bồn hoa, cây cảnh. Đồng thời, tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo từng chủ đề cho học sinh.Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Hòa Bình, hiện nay trên địa bàn thành phố có 28 trường tiểu học được đánh giá đạt chuẩn trường học an toàn, sáng tạo, hiệu quả.Học sinh hứng khởi trong học tập khi không gian trường, lớp được thay đổi.Cô giáo Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Tám, chia sẻ, 26 phòng học trang trí phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh, trình bày sắp đặt đơn giản nhưng bảo đảm tính thẩm mỹ, tính giáo dục, hài hòa, thân thiện, gần gũi, thu hút tạo sự hứng thú, say mê học tập, tăng hiệu quả giờ học.Việc trang trí không gian trường lớp là sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Bởi, bên trong những không gian sáng tạo và hấp dẫn đó, các em sẽ được trải nghiệm những tiết học vui vẻ, được bồi đắp giáo dục thẩm mỹ, việc học trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn.Với sự nỗ lực, trường đã đạt giải nhất Cuộc thi Xây dựng không gian trường, lớp học an toàn, sáng tạo, hiệu quả do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình phát động năm học 2020-2021.Có thể khẳng định rằng, xây dựng không gian trường, lớp học an toàn, sáng tạo, hiệu quả không chỉ làm thay đổi màu sắc, diện mạo mà còn nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, thay đổi tư duy của cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân trên địa bàn thành phố đối với công tác xây dựng môi trường học tập chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dụchiện nay. | https://nhandan.vn/hieu-qua-mo-hinh-truong-hoc-an-toan-sang-tao-o-hoa-binh-post786474.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Giáo dục Hòa Bình",
"trường học an toàn",
"bảo vệ môi trường"
]
} |
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 trường tư thục năm học 2024-2025 tại Hà Nội | NDO -Năm học 2024-2025, 85 trường THPT tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tuyển sinh 29.636 chỉ tiêu vào lớp 10. | Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bốchỉ tiêu tuyển sinhvào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường THPT tư thục.Theo đó, 85 trường tư thục được Sở Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 sẽ tuyển mới 673 lớp và 29.636 chỉ tiêu.Học sinh, cha mẹ học sinh tham khảo thông tin chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh của các trường THPT tư thục để có sự lựa chọn phù hợp.Học sinh, cha mẹ học sinh lưu ý, những trường tư thục được giao chỉ tiêu mới được phép tuyển sinh.Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường: | https://nhandan.vn/chi-tieu-tuyen-sinh-lop-10-truong-tu-thuc-nam-hoc-2024-2025-tai-ha-noi-post805144.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"thi 10 Hà Nội",
"trường tư thục",
"chỉ tiêu trường tư",
"chỉ tiêu lớp 10",
"THPT tư thục"
]
} |
Tìm kiếm nhà vô địch sân chơi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới" | NDO -Trong 2 ngày 31/5 và 1/6, tạiThành phố Hồ Chí Minh, vào đúng dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi, sẽ diễn ra vòng chung kết sân chơi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới" với 13 đội tuyển đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. | Theo thông tin từ Hội đồng Đội Trung ương, 13 đội tuyển tham dự chung kết sân chơi gồm 9 đội giành giải nhất bán kết khu vực, 3 đội giải nhì có điểm số cao nhất và 1 đội có phần thể hiện ấn tượng nhất. Mỗi đội có 3 thành viên, không được thay đổi so với vòng bán kết.Ở vòng chung kết, các đội tuyển sẽ tranh tài bằng cách trưng bày những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, trang phục truyền thống, mô hình di tích lịch sử, công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh, sản phẩm văn hóa đặc trưng, hình ảnh giới thiệu về mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam và các quốc gia theo kết quả bốc thăm.Kết thúc phần thi tại các gian trưng bày, giám khảo sẽ lựa chọn 6 đội có điểm số cao nhất để bước vào phần thi chung kết xếp hạng. Trong phần thi này, mỗi đội sẽ thuyết trình, giới thiệu các sản phẩm trưng bày gắn với nét văn hóa của đất nước đã bốc thăm trong thời gian từ 3-5 phút. Ngay sau đó, các đội sẽ trả lời câu hỏi từ giám khảo để làm rõ hơn ý tưởng thuyết trình. Toàn bộ phần thi thuyết trình, trả lời câu hỏi sẽ phải thực hiện bằng tiếng Anh.Đáng chú ý, ban giám khảo sẽ đặt câu hỏi cho từng thành viên của mỗi đội. Việc đặt câu hỏi và trả lời diễn ra trong không quá 2 phút. Các đội sẽ được sử dụng tranh, ảnh, bảng biểu, mô hình và lực lượng biểu diễn để hỗ trợ minh họa.Ban tổ chức sẽ trao 1 giải nhất chung cuộc trị giá 10 triệu đồng; 5 giải nhì, mỗi giải 5 triệu đồng; 7 giải ba, mỗi giải 3 triệu đồng. Tất cả các giải thưởng đều kèm theo bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương, giấy chứng nhận và nhiều quà tặng giá trị.Sân chơi"Thiếu nhi Việt nam - Vươn ra thế giới" được Hội đồng Đội Trung ương phát động vào ngày 7/11/202, là hoạt động thiết thực để thiếu nhi chủ động nâng cao hiểu biết về xã hội, tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước, từ đó, có thêm cơ hội tham gia hội nhập, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.Sân chơi còn là hoạt động thiết thực tăng cường sự kết nối giữa tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm chung tay hỗ trợ, đồng hành, tạo môi trường để các em thi đua học tập, phát triển năng lực, tự hoàn thiện bản thân, trau dồi kỹ năng sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt và vui chơi giải trí. | https://nhandan.vn/tim-kiem-nha-vo-dich-san-choi-thieu-nhi-viet-nam-vuon-ra-the-gioi-post754875.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Hội đồng Đội Trung ương",
"thiếu nhi",
"hội nhập",
"Ngày Quốc tế thiếu nhi"
]
} |
Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 | NDO -Từ năm 2025, thí sinh tham dựkỳ thi tốt nghiệptrung học phổ thông sẽ thực hiện 4 bài thi, trong đó có 2 bài thi bắt buộc là Ngữ văn và Toán. Nội dung thi bám sát theochương trình giáo dục phổ thông 2018. | https://nhandan.vn/phuong-an-to-chuc-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-tu-nam-2025-post785146.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"kỳ thi",
"kỳ thi tốt nghiệp",
"trung học phổ thông",
"Phương án tổ chức",
"năm 2025",
"bài thi bắt buộc",
"chương trình giáo dục phổ thông 2018"
]
} |
|
RMIT Việt Nam có khóa sinh viên tốt nghiệp lớn nhất từ trước đến nay | NDO -Là đơn vị có sự đầu tư hàng đầu từ Australia vào Việt Nam,Đại học RMIT tại Việt Namtiếp tục thực hiện cam kết đẩy mạnh quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước tại lễ tốt nghiệp năm 2024. | Với vị thế là nhà đầu tư hàng đầu của Australia vào Việt Nam và là trường có cơ sở ở nước ngoài lớn nhất, Đại học RMIT tại Việt Nam tiếp tục củng cố cam kết của trường với nền giáo dục đại học tại Việt Nam và khu vực qua việc đóng góp vào mặt bằng giáo dục, hệ sinh thái tiên tiến và cộng đồng chung.Năm nay, hơn 2.450 sinh viên Đại học RMIT Việt Nam đã kết thúc hành trình học tập và nhận bằng tốt nghiệp tại bảy buổi lễ diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là khóa có số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn nhất từ trước đến nay của Đại học RMIT Việt Nam.Giáo sư Alec Cameron, Phó chủ tịch Hội đồng trường, Giám đốc Đại học RMIT chia sẻ tại buổi lễ.Giáo sư Alec Cameron, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Giám đốc Đại học RMIT chia sẻ:“Chúng tôi rất tự hào về các sinh viên tốt nghiệp từ cơ sở Hà Nội của RMIT ngày hôm nay. Trường chúng tôi đã hoạt động ở Hà Nội được 20 năm và có sự gắn kết sâu sắc với thành phố này. Chúng tôi sẽ tiếp tục đem đến nền giáo dục chất lượng cao đẳng cấp quốc tế để góp phần phát triển nguồn nhân lực của thành phố, giúp họ sẵn sàng cho nền kinh tế toàn cầu”.Ngành Cử nhân Kinh doanh là nhóm sinh viên tốt nghiệp lớn nhất, tiếp theo là chương trình Cử nhân Digital Marketing và Cử nhân Truyền thông. Chương trình Cử nhân Sản xuất phim kỹ thuật số cũng chào đónlứa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên kể từ khi bắt đầu tuyển sinh năm 2020.Em Ngô Việt Lương, sinh viên xuất sắc khóa 2024, Đại học RMIT, Hà Nội nói lời cảm ơn vì những kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà mình có được sau quá trình học tập.Năm nay, trường còn có nhóm tân khoa hoàn thành các chương trình cao học lớn nhất từ trước đến nay, với tổng số 163 người.Hằng năm, Đại học RMIT trao giải thưởng Sinh viên xuất sắc cho hai tân cử nhân từ các cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là những bạn có thành tích học tập vượt trội, thể hiện trách nhiệm với xã hội và tham gia tích cực các hoạt động trong cộng đồng trường.Là cơ sở lớn nhất ở châu Á của Đại học RMIT - RMIT Việt Nam hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, với hơn 12.000 sinh viên. | https://nhandan.vn/rmit-viet-nam-co-khoa-sinh-vien-tot-nghiep-lon-nhat-tu-truoc-den-nay-post804672.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"RMIT Việt Nam",
"sinh viên tốt nghiệp"
]
} |
Những giải pháp chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên | Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm thúc đẩy đổi mới phương thức dạy và học, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục; hình thành nền tảng số cho xã hội học tập, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng tốt với chi phí thấp cho người dân; góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. | Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 309/KH-UBND 19/10/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Hưng Yên đã quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị, trường học; nhất là các thiết bị máy tính, mạng đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh.Thông qua chương trình “Sóng và máy tính cho em” các cấp, các ngành và nhân dân đã đóng góp, hỗ trợ kịp thời để học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh hộ nghèo, cận nghèo có đủ thiết bị và mạng internet để học trực tuyến.Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên tiếp tục triển khai các ứng dụng để tổ chức quản lý cơ sở giáo dục, dạy học, tổ chức hội nghị trực tuyến. Các đơn vị, trường học đã thực hiện số hóa sổ liên lạc, học bạ điện tử trên hệ thống thông tin giáo dục Hưng Yên. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu học sinh, nhân sự-PMIS; thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo lên Trung tâm điều hành (IOC) của UBND tỉnh Hưng Yên; triển khai ứng dụng eNetViet trên điện thoại của cán bộ, công chức, giáo viên, phụ huynh để nắm bắt, phân tích thông tin giáo dục trong chỉ đạo, điều hành.Các phần mềm quản lý giáo dục được khai thác sử dụng hiệu quả như: phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm hệ thống thông tin giáo dục Hưng Yên, phần mềm PCGD-XMC, phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm tổ chức thi online, phần mềm đào tạo bồi dưỡng trực tuyến (hệ thống LMS), hệ thống dạy học, họp trực tuyến MSTeam.Tại các cơ sở giáo dục, ngoài các hệ thống dùng chung, các đơn vị tự lựa chọn trang bị thêm một số phần mềm hỗ trợ quản lý nhưng vẫn bảo đảm kết nối được với cơ sở dữ liệu chung của ngành.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tham gia thực hiện tích hợp một số hệ thống thông tin qua trục kết nối liên thông các hệ thống thông tin của tỉnh Hưng Yên trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh; phối hợp VNPT xây dựng Hệ thống Trung tâm điều hành giáo dục thông minh vnEdu-IOC tỉnh Hưng Yên, sẵn sàng tích hợp vào Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh, giúp xây dựng bức tranh tổng thể về công tác quản lý giáo dục, hỗ trợ ra quyết định điều hành dựa trên số liệu của ngành giáo dụcViệc đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục đào tạo đã mang lại những chuyển biến tích cực: Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã ủng hộ và đồng hành triển khai văn bản điện tử, chữ ký số và đóng các khoản thu trường học bằng hình thức trực tuyến “Không dùng tiền mặt”.Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên đã thực hiện 100%. Hồ sơ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 nộp bằng hình thức trực tuyến đạt 99,4%. Các thông tin trường dữ liệu được chia sẽ, trích xuất từ việc đồng bộ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư lên hệ thống quản lý thi chính xác, an toàn. 100% trường học sử dụng biểu điểm trên máy, thực hiện học bạ điện tử đối với học sinh, 100% các trường từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dùng sổ liên lạc điện tử miễn phí để liên lạc, thông tin kết quả học tập với phụ huynh học sinh. 100% trường học, cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ học sinh củng cố, ôn tập kiến thức, chăm sóc trẻ và sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua ứng dụng Microsoft Teams, Google Forms, Zalo, YouTube...Công tác phổ cập giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2.Phòng tin học Trường trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên.Chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Một số trường thiếu thiết bị dạy học trực tuyến; tốc độ đường truyền internet nhiều trường chưa bảo đảm, một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị phục vụ học trực tuyến. Một số học sinh không có thiết bị sử dụng riêng để học trong thời gian lâu dài. Việc duy trì phần mềm quản lý dạy học trực tuyến cần một lượng kinh phí khá lớn. Việc quản lý học sinh qua lớp học ảo còn nhiều khó khăn, bất cập, cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh…Để đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý và tổ chức dạy học, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học bằng hình thức dạy học trực tuyến, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phê cho biết: "Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ internet tốc độ cao đến tất cả các địa bàn trong tỉnh; đẩy mạnh thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ kịp thời thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục, đến từng địa phương, nhà trường, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; xây dựng văn hóa số trong ngành giáo dục.".Triển khai cơ sở dữ liệu và hồ sơ điện tử trường học, duy trì phần mềm, nền tảng số sẵn có đang hoạt động hiệu quả, tích hợp liên thông các hệ thống phần mềm với nhau. Trên cơ sở dữ liệu đó để xây dựng các trung tâm điều hành, quản lý ngành; xây dựng các nhà trường thông minh.Triển khai nền tảng quản trị tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; triển khai các mô hình dạy học tiên tiến trên nền tảng số phù hợp, tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả. Quan tâm, phát triển kho học liệu số, học liệu mở dùng chung, bài giảng điện tử, học liệu đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử; hình thành một số nền tảng dạy và học trực tuyến.Số hóa hồ sơ, dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo, xây dựng phần mềm khai thác dữ liệu số hóa. Đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số trong toàn ngành. Trong đó chú trọng triển khai hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục và đào tạo; kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu từ trung ương đến địa phương, nhà trường và đồng bộ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác góp phần hình thành cơ sở dữ liệu mở quốc gia. Đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân; thực hiện số hóa triệt để, sử dụng văn bản điện tử, sổ sách, học bạ, sổ điểm điện tử thay thế văn bản, tài liệu giấy; hoạt động chỉ đạo, điều hành, giao dịch, họp, tập huấn được thực hiện chủ yếu trên môi trường mạng.Triển khai mô hình giáo dục STEM/STEAM, phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học bảo đảm quản lý và làm việc hiệu quả trên môi trường số… | https://nhandan.vn/nhung-giai-phap-chuyen-doi-so-linh-vuc-giao-duc-va-dao-tao-tinh-hung-yen-post781618.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Hưng Yên",
"ngành giáo dục và đào tạo",
"chuyển đổi số"
]
} |
Lan tỏa phong trào rèn luyện thể chất, tạo lối sống lành mạnh, tích cực đối với học sinh | NDO -Giáo dục thể chấtvà hoạt động thể thao là phương tiện hữu hiệu giáo dục trẻ em, học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phục vụ tích cực, hiệu quả cho học tập, lao động, hình thành kỹ năng sống. | Ngày 2/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam tổ chứcGiải Thể thao học sinhphổ thông toàn quốc năm 2023 môn bóng rổ trung học cơ sở.Giải Thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023 (môn bóng rổ trung học cơ sở) được tổ chức nhằm đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thường xuyên tập luyện, thi đấu thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.Thông qua đó, giải góp phần đánh giá chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học trong các cơ sở giáo dục; tăng cường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa cán bộ, giáo viên và học sinh vận động viên. Giải đấu góp phần lan tỏa phong trào rèn luyện thể chất, tạo lối sống lành mạnh, tích cực đối với học sinh.Tại buổi lễ khai mạc, Vụ trưởng Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nguyễn Thanh Đề nhấn mạnh: Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao là phương tiện hữu hiệu giáo dục trẻ em, học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phục vụ tích cực, hiệu quả cho học tập, lao động, hình thành kỹ năng sống. Do đó, cần gắn giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống với giáo dục thể chất góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Giải Bóng rổ học sinh trung học cơ sở phổ thông toàn quốc năm nay có sự tham gia của 196 vận động viên học sinh, 86 cán bộ đoàn, huấn luyện viên và hơn 200 phụ huynh.Thời gian diễn ra từ ngày 2 đến 10/12 tại Nhà thi đấu thể thao Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Thực nghiệm giáo dục.Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp giấy chứng nhận thành tích đối với các học sinh vận động viên đạt giải Nhất, Nhì, Ba và cấp giấy chứng nhận cho các học sinh vận động viên tham gia Giải Thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023. | https://nhandan.vn/lan-toa-phong-trao-ren-luyen-the-chat-tao-loi-song-lanh-manh-tich-cuc-doi-voi-hoc-sinh-post785587.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Giải Thể thao học sinh phổ thông toàn quốc",
"Bóng rổ Trung học cơ sở",
"Hà Nội",
"Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam"
]
} |
Học bổng diện Hiệp định năm 2024 tại Hungary | NDO -Chương trình học bổng đi học tại Hungary diện Hiệp định năm 2024 dành tối đa 200 suất cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Hungary theo các trình độ: đại học, thạc sĩ liên thông từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. | Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo tuyển sinh đi học tại Hungary diện Hiệp định năm 2024, theo thỏa thuậnhợp tácgiữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary về Chương trình học bổng Stipendium Hungaricum giai đoạn 2022-2024,Theo đó, Chính phủ Hungary cấp tối đa 200 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Hungary theo các trình độ đại học (cử nhân), thạc sĩ liên thông từ đại học (OTM), thạc sĩ (MA/MSc) và tiến sĩ.Trong số chỉ tiêu có 90 học bổng đại học về Khoa học Nông nghiệp, Nghệ thuật và Nhân văn, Khoa học Xã hội, Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin, Khoa học Kinh tế, Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Sức khỏe, Đào tạo giáo viên, Khoa học Thể thao, Khoa học Tự nhiên, Nghệ thuật và Giáo dục Nghệ thuật;55 học bổng thạc sĩ (MA/MSc) trong các lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp, Nghệ thuật và Nhân văn; Khoa học Xã hội, Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin, Khoa học Pháp lý, Khoa học Kinh tế, Khoa học Kỹ thuật, Khoa học Y tế và Sức khỏe, Đào tạo Giáo viên, Khoa học Thể thao, Khoa học Tự nhiên và Nghệ thuật;25 học bổng chương trình đào tạo thạc sĩ liên thông từ đại học trong các lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp, Khoa học Kỹ thuật, Y tế và Khoa học Sức khỏe, Nghệ thuật; 30 học bổng tiến sĩ trong các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của địa phương, cơ quan cử đi học hoặc ngành học đã tốt nghiệp ở trình độ đào tạo trước đó.Với chương trình đại học, thời gian đào tạo từ 3 năm đến 4 năm học; Chương trình thạc sĩ từ 1,5 năm đến 02 năm học; Chương trình thạc sĩ liên thông từ đại học từ 5 năm đến 6 năm học; Chương trình tiến sĩ trong 4 năm.Trong số 200 chỉ tiêu được Chính phủ Hungary cấp học bổng sẽ có tối đa 100 chỉ tiêu được cấp bù học bổng của Chính phủ Việt Nam.Hạn đăng ký nộp hồ sơ giấy là 12/1/2024, hạn nộp hồ sơ trực tuyến là 15/1/2024. | https://nhandan.vn/hoc-bong-dien-hiep-dinh-nam-2024-tai-hungary-post784365.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"học bổng Chính phủ",
"du học",
"du học Hungary",
"học bổng du học 2024"
]
} |
Toyota tiếp tục mở rộng chương trình đào tạo kỹ thuật chuyên ngành ô-tô | Công ty Ô-tô Toyota Việt Namvừa bàn giao Trung tâm đào tạo kỹ thuật cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Nha Trang (Khánh Hòa), hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình đào tạo kỹ thuật Toyota (T-TEP) nhằm hỗ trợ đào tạo chuyên ngành ô-tô tại khối dạy nghề kỹ thuật, mang tới điều kiện học tập và thực hành tốt nhất cho các học viên nghề công nghệ sửa chữa ô-tô. | Chương trình đào tạo kỹ thuật là hoạt động nổi bật trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Toyota, được bắt đầu triển khai từ năm 2000 tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong năm nay, Toyota Việt Nam sẽ tiếp tục bàn giaoTrung tâm đào tạothứ hai tại Trường Đại học Vinh (Nghệ An), dự kiến vào ngày 1/11 tới đây.Theo đó, Toyota cùng hợp tác với các trường thiết lập và vận hành 2 Trung tâm Đào tạo kỹ thuật Toyota (T-TEP), nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị mới nhiều thiết bị, dụng cụ hiện đại chuyên dụng của Toyota để nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo nghề về kỹ thuật sửa chữa ô tô. Đặc biệt, Toyota sẽ chuyển giao tới Trung tâm T-TEP của 2 trường gói hỗ trợ đầy đủ cho các chuyên ngành kỹ thuật về sửa chữa chung (GJ); kỹ thuật sửa chữa thân xe và sơn (BP) với tổng giá trị quy đổi khoảng 160 nghìn USD.Toyota chuyển giao tới Trung tâm T-TEP gói hỗ trợ đầy đủ cho các chuyên ngành kỹ thuật với tổng giá trị quy đổi khoảng 160 nghìn USD.Chi tiết mỗi gói hỗ trợ gồm có 1 xe ô-tô Innova, 3 bộ động cơ, 3 hộp số xe Toyota các loại, 1 thân xe Fortuner cùng nhiều bộ cánh cửa, tai xe và các bộ học cụ, đặc biệt là mô hình cắt hộp số, bảng thực hành điện, bộ chi tiết điện động cơ cắt bổ, …. Cùng với đó là các bộ dụng cụ sửa chữa chuyên dụng của Toyota, dụng cụ đo và các trang thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa xe Toyota, giáo trình đào tạo để hướng dẫn học viên thực hành kỹ năng sửa chữa xe ô-tô Toyota.Đồng thời, Toyota đã đào tạo cập nhật và tập huấn cho đội ngũ giảng viên của các trường sao cho trường có thể sử dụng, vận hành hiệu quả gói tài trợ và đào tạo cho sinh viên nghề sửa chữa ô-tô, đáp ứng những tiêu chuẩn toàn cầu của Tập đoàn Toyota.Tin liên quanTMV trồng và tặng hơn 11 nghìn cây xanh tại Hà Tĩnh, An GiangTrải qua hơn 20 năm, Toyota đã hỗ trợ hơn 1 triệu USD và 14 chiếc ô-tô cho các trường để phục vụ công tác giảng dạy. Tính đến nay, chương trình đã triển khai thành công 11 trung tâm đào tạo kỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, với 3.200 sinh viên được đào tạo, trong đó hơn 900 sinh viên đã được tuyển dụng vào làm việc tại hệ thống đại lý Toyota, hàng nghìn sinh viên được phân công thực tập, hàng trăm giảng viên các trường được cập nhật kiến thức và kỹ năng sửa chữa xe.Thông qua chương trình này, Toyota mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy nghề trong trường học, cung cấp nguồn lực kỹ thuật viên chất lượng cao cho Toyota nói riêng và ngành kỹ thuật ô-tô tại Việt Nam nói chung. | https://nhandan.vn/toyota-tiep-tuc-mo-rong-chuong-trinh-dao-tao-ky-thuat-chuyen-nganh-o-to-post779182.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Trung tâm T-TEP",
"Sửa xe ô tô",
"Fortuner",
"TMV",
"đào tạo kỹ thuật chuyên ngành ô tô",
"Toyota Việt Nam"
]
} |
"Chìa khóa" nâng cao chất lượng giáo dục mầm non | Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một trong những chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua, nhiều địa phương đã ưu tiên mở rộng diện tích, bố trí đất sử dụng cho giáo dục và tập trung mọi nguồn lực để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bền vững. | Cô giáo Hoàng Thị Hà, Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi thơ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Để thực hiện thành công các tiêu chuẩn về trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, nhà trường đã nghiên cứu văn bản chỉ đạo của các cấp về tiêu chuẩn, điều kiện trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, Ban Giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo để xây dựng trường theo chuẩn quốc gia mức độ 2.Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, chăm sóc, giáo dục trẻ, nhà trường tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy học trong tình hình mới. Kết quả đến nay, toàn trường có 100% số giáo viên đạt chuẩn, 88% đạt trên chuẩn và phấn đấu đến năm 2025 100% số giáo viên đạt trên chuẩn.Đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ đó, chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày càng được nâng cao, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh.Xác định việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tỉnh Ninh Bình luôn ưu tiên mọi nguồn lực cho lĩnh vực này.Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình cho biết: Thời gian qua, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Đến tháng 11/2023 toàn tỉnh có 152/154 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 64 trường đạt chuẩn mức độ 2. Từ phong trào xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, được sự quan tâm đầu tư của cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ sở vật chất các trường mầm non trong tỉnh có nhiều thay đổi tích cực, nhiều công trình được xây dựng mới hoặc cải tạo, tu sửa, trang thiết bị ngày càng được đầu tư tăng cường, trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn theo hướng kiên cố, hiện đại, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.Là địa phương có diện tích rộng thứ hai của cả nước với 44 dân tộc cùng sinh sống, mật độ dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều nên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều điểm trường lẻ, việc đầu tư xây dựng và huy động trẻ trong độ tuổi đủ để phân chia lớp đúng quy định gặp nhiều khó khăn.Để khắc phục những khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã tăng cường công tác truyền thông, vận động triển khai xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là giải pháp quan trọng để hệ thống chính trị địa phương nhận thức được đầy đủ sự cần thiết phải xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhất là đối với các trường mầm non vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Đến thời điểm này, tỉnh Gia Lai có 265/265 trường mầm non thực hiện đạt mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Toàn tỉnh có 100% số trẻ đến trường được chăm sóc sức khỏe theo quy định, an toàn, tỷ lệ trẻ đến trường năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ chuyên cần luôn đạt hơn 92%.Theo Phó Vụ trưởng Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo Cù Thị Thủy, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy định về công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đây là căn cứ để Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương tham mưu chính quyền cấp tỉnh đầu tư các điều kiện và triển khai, hướng dẫn các nhà trường xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Hằng năm, các cơ sở giáo dục mầm non đã nghiêm túc triển khai công tác tự đánh giá, có kế hoạch, lộ trình, thực hiện rà soát các điều kiện, tiêu chuẩn, tích cực tham mưu các cấp có thẩm quyền đầu tư kinh phí, sắp xếp đội ngũ bảo đảm đạt các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Cùng với đó, các nhà trường đã tích cực tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhận thức được công tác đánh giá kiểm định chất lượng và chuẩn quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và khẳng định thương hiệu, vị thế nhà trường.Sau 5 năm triển khai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, toàn quốc hiện có hơn 15 nghìn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 56,9%, tăng 11,3% so với năm học 2017-2018; trong đó, tỷ lệ tăng trường chuẩn quốc gia cao nhất cả nước là đồng bằng sông Cửu Long (18,2%), tiếp đến là Ninh Bình (16,7%), Hà Nam (15,4%), Bắc Giang (15,2%)…Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn do một số quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa phù hợp với thực tiễn, khó triển khai hoặc không khả thi khi triển khai. Một số địa phương do điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, ngân sách bố trí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế hoặc thiếu quỹ đất dẫn tới tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn thấp.Thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục tham mưu chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chú trọng công tác quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, các cơ sở giáo dục cần thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. | https://nhandan.vn/chia-khoa-nang-cao-chat-luong-giao-duc-mam-non-post791208.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Nhà trường",
"mầm non",
"giáo dục"
]
} |
Nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả cấp học, chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh | NDO -Chiều 17/11, tại Trụ sở Chính phủ, nhân kỷ niệmNgày Nhà giáo Việt Nam(20/11), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện cácnhà giáo tiêu biểu. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, Hội Khuyến học Việt Nam.. | Báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là năm thứ 3 liên tiếp, Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà giáo, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu Chính phủ đến các nhà giáo.Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và ngành giáo dục luôn dành sự quan tâm tới đội ngũnhà giáo. Đây là lực lượng nòng cốt, hạt nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nhiều năm qua, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp không ngừng lớn mạnh về số lượng, nâng cao chất lượng; cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Quang cảnh buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu.Cả nước hiện có hơn 1,6 triệu nhà giáo ở các cấp học từ mầm non, phổ thông, đến dạy nghề, đại học, làm việc trong cả hai khối công lập và ngoài công lập. Tính đến hết năm học 2022-2023, tỷ lệ đạt chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 của cấp mầm non là 86,3%, cấp tiểu học là 83,3%, cấp THCS là 90,3%, cấp THPT là 99,9%.Năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên, bước đầu đáp ứng yêu cầu cơ bản về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đội ngũ cán bộ quản lý phần lớn đều là nhà giáo giỏi được điều động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; cơ bản đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, quản lý ở cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục.Cả nước hiện có hơn 1,6 triệu nhà giáo ở các cấp học từ mầm non, phổ thông, đến dạy nghề, đại học, làm việc trong cả hai khối công lập và ngoài công lập. Tính đến hết năm học 2022-2023, tỷ lệ đạt chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 của cấp mầm non là 86,3%, cấp tiểu học là 83,3%, cấp THCS là 90,3%, cấp THPT là 99,9%.Nhà giáo, nhà khoa học công tác tại cơ sở giáo dục đại học đã và đang đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.Những phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, công bố khoa học quốc tế, phần lớn được thực hiện bởi các nhà giáo-nhà khoa học.Đối với giáo dục nghề nghiệp, khoảng trên 80% người tốt nghiệp qua đào tạo nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có việc làm. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín về chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp có tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp đạt 100%.Đã hình thành các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế theo từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từng vùng, địa phương và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, lĩnh vực. Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu và từng bước khắc phục được tình trạng bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề của nhà giáo; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm từng bước được chuẩn hóa và nâng cao. Đội ngũ nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN đáp ứng yêu cầu giảng dạy các chương trình chuyển giao, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới…Trong buổi gặp mặt ý nghĩa ngày hôm nay, thay mặt toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ, nhân viên ngành giáo dục và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã luôn dành sự quan tâm hết sức thiết thực đến đội ngũ nhà giáo, ngành giáo dục. Thủ tướng Chính phủ đã dành nhiều buổi làm việc với ngành giáo dục để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đặc biệt, Chính phủ đã quan tâm trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ bản cho đội ngũ công chức, viên chức, trong đó có công chức, viên chức ngành giáo dục, đồng thời chỉ đạo sát sao để có thể tăng phụ cấp ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên.Tại buổi gặp mặt, đại một số thầy cô giáo bày tỏ xúc động được đại diện cho đội ngũ giáo viên tiêu biểu trong cả nước tham dự chương trình; cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà cũng như đội ngũ giáo viên; chia sẻ những nỗ lực vượt qua khó khăn, vất vả của nghề giáo với lòng nhiệt huyết, tận tâm với nghề, phấn đấu rèn luyện về đạo đức, xứng đáng là tấm gương nhà giáo mẫu mực cho học sinh noi theo; tích cực, chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, vừa linh động, sáng tạo, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp; lan tỏa những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân đến đồng nghiệp; cùng đồng hành, hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp tiến bộ.Các thầy cô giáo cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, có nhiều chính sách đãi ngộ, tôn vinh, thu hút và trọng dụng nhà giáo, thu nhập được nâng cao, nhà giáo yên tâm gắn bó với nghề…Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt.Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi ân cần, lời chúc sức khỏe và lời chúc mừng tốt đẹp nhất của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới tất cả các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh trên cả nước nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023.Với tình cảm chân thành, sự tri ân sâu sắc, Thủ tướng nhiệt liệt chào mừng các thầy, cô giáo có mặt tại buổi gặp mặt và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.Theo Thủ tướng, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ, đạo đức, văn hóa và con người Việt Nam. Ngay từ những bước đi đầu tiên trong quá trình trưởng thành, các thế hệ người Việt Nam đều biết và ngày càng thấu hiểu sâu sắc những câu ca dao, tục ngữ về công ơn của các thầy, cô giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, giáo dục luôn tồn tại, phát triển cùng đất nước, đóng vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của nước nhà.Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp tục được củng cố, duy trì. Giáo dục đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm, đã ban hành, triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và đã đạt được những kết quả quan trọng về tư duy, nhận thức, phương thức, quy mô, chất lượng dạy và học; về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo; về cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực; về hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo…Đặc biệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục đã cùng các cấp, các ngành, các địa phương nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.Những kết quả nổi bật là: Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp tục được củng cố, duy trì. Giáo dục đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.Công bằng trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế.Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Học sinh Việt Nam đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi Olympic. Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới, tăng 5 bậc so năm trước.Giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm phù hợp kỹ năng nghề tăng; nhiều học sinh, sinh viên đạt giải thưởng cao trong các kỳ thi tay nghề khu vực, thế giới; lao động Việt Nam từng bước tham gia và đảm nhận nhiều vị trí công việc trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm."Đạt được những kết quả đáng tự hào nêu trên có sự đóng góp, cống hiến của đội ngũ nhà giáo - những người luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, yêu nghề; luôn nỗ lực tu dưỡng, nâng cao năng lực, khắc phục nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thách thức để "bám trường, bám lớp", hết mình truyền thụ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tư duy, đạo đức nhằm phát triển toàn diện thế hệ tương lai của đất nước", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu.Qua những chia sẻ chân thành, xúc động của các thầy, cô về chuyện đời, chuyện nghề, Thủ tướng bày tỏ: các thầy, các cô là những nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo; là những hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh; thực sự là những tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, tận tâm, tận hiến cho sự nghiệp trồng người.Thật đáng biểu dương các thầy, cô giáo không những làm tốt công tác chuyên môn, quản lý, mà còn tích cực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, áp dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học, công bố nhiều bài báo khoa học, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế cao quý; tích cực tham gia hoạt động xã hội, thiện nguyện, vì học trò và vì cộng đồng như cô Hoàng Thị Thái Hòa (Đại học Huế), thầy Lê Anh Tuấn (Đại học Phenika), thầy Nguyễn Hải Nam (Đại học Dược Hà Nội), thầy Nguyễn Trí (Bình Dương)…Thật đáng tự hào khi có những thầy cô vừa làm tốt công tác giảng dạy trên lớp, vừa hướng dẫn, đào tạo nhiều em học sinh giỏi, tham gia và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế, góp phần làm rạng danh giáo dục nước nhà, thể hiện bản lĩnh, tài năng, trí tuệ của học sinh Việt Nam như thầy Hoàng Văn Nam (Hà Tĩnh), thầy Lê Đức Thịnh (Hải Phòng)…Thật đáng khâm phục những thầy, cô giáo bền bỉ băng suối, vượt đèo, gác lại nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, quyết "gùi con chữ" lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo; những nhà giáo mang theo lòng yêu nghề, đức hy sinh và tình yêu học trò, ngày nối ngày kiên trì "cắm bản", cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào, vào từng nhà, gặp từng người, vận động từng con em đi học để tri thức, văn hóa nẩy mầm sinh sôi trên những vùng đất khó như cô giáo Lầu Y Pay (Nghệ An), thầy Vũ Văn Tùng (Gia Lai), cô Phạm Thị Hồng (Yên Bái)…Chính phủ luôn thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả đó của các thầy, các cô giáo trong suốt những năm qua, nhất là trong đại dịch Covid-19.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi và đóng góp, cống hiến của đội ngũ nhà giáo nói riêng và toàn hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước ta trong những năm qua.Nhấn mạnh kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho chúng ta những cơ hội, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mới, nhất là đối với đội ngũ nhà giáo - những hạt nhân trong sự nghiệp "trồng người", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 29 của Trung ương, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả cấp học, chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh.Phương châm đặt ra là: "Lấy học sinh làm trung tâm", "Lấy nhà trường làm nền tảng", "Lấy thầy, cô giáo làm động lực". Đồng thời bảo đảm yêu cầu đặt ra là: "Học thật, thi thật, nhân tài thật", "Thực tâm, thực tài, thực nghề".Để đạt được mục tiêu đó, Thủ tướng nêu lên một số vấn đề lớn đặt ra. Đó là, chúng ta đã, đang và sẽ phải làm gì để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo một cách hiệu quả? Trong bối cảnh, tình hình mới, công tác dạy và học cần thay đổi như thế nào cho phù hợp? Làm thế nào để "học" thực sự đi đôi với "hành"? Làm sao để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế chúng ta?Giải pháp nào để vừa xây cho các em những kiến thức nền tảng, cơ bản, vừa tạo điều kiện để các em phát triển năng khiếu bản thân ở bất kỳ môn học nào? Chúng ta cần phát triển thể thao học đường như thế nào để các em phát triển đầy đủ cả về trí tuệ, thể chất và tinh thần?Nghề giáo là nghề cao quý, vậy chính sách đãi ngộ thế nào là phù hợp để thầy, cô yên tâm công tác, không ngừng phấn đấu, cống hiến vì nền giáo dục nước nhà, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn?Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, cơ quan liên quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiếp tục quan tâm, chăm lo hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó, tập trung, tổng kết đầy đủ, toàn diện, thực chất công tác đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29 của Trung ương.Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, nhất là bếp ăn, bảo đảm vệ sinh y tế học đường, vệ sinh trường học, phòng, chống bạo lực trong trường học; tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa học đường.Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo. Tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn... Đặc biệt, cần sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thực hiện đúng tinh thần: "Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên" nhưng phải hợp lý và hiệu quả.Nhấn mạnh vai trò của đội ngũ nhà giáo là đặc biệt quan trọng, Thủ tướng đã chia sẻ, gợi mở với các thầy giáo, cô giáo một số suy nghĩ. Đó là, muốn có học sinh giỏi, phải có người thầy tốt. Học sinh chỉ tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất nếu nhận được sự dìu dắt và chỉ bảo của thầy cô có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm và phương pháp truyền cảm hứng, tạo động lực cho học sinh.Thành công của giáo dục không phải là nhồi kiến thức cho đầy, không chỉ là tạo ra những chuyên gia giỏi mà là thắp lên ngọn lửa đam mê, ươm mầm khát vọng, chắp cánh ước mơ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, đổi mới sáng tạo, bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân-thiện-mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.Giáo dục đào tạo phải bám sát nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng, khuyến khích sự sáng tạo, tìm hiểu, tiếp thu tri thức dân tộc và nhân loại, tư duy phản biện, khát vọng cống hiến…, phát huy cao nhất tiềm năng, trí tuệ, phẩm chất của mỗi học sinh.Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà, mọi bậc phụ huynh... chung tay, chung sức, sát cánh với ngành giáo dục và đào tạo, chung sức với các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người cao cả, chung tay xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện với tinh thần thúc đẩy xã hội học tập, học tập suốt đời.Về các đề xuất, kiến nghị tại buổi gặp mặt, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết sớm, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho công tác dạy và học, tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. | https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-giao-duc-o-tat-ca-cap-hoc-chu-trong-phat-trien-nhan-cach-dao-duc-tinh-sang-tao-cua-hoc-sinh-post783143.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Ngày Nhà giáo Việt Nam",
"Thủ tướng",
"Phạm Minh Chính",
"Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"nhà giáo tiêu biểu"
]
} |
Nhiều bất cập cần tháo gỡ ở nội dung giáo dục địa phương | Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nội dung giáo dục địa phương được áp dụng thực hiện từ lớp 1-12 nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương và giúp học sinh vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương đang phát sinh nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. | Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Thái Văn Tài cho biết: Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, nội dung giáo dục địa phương có thời lượng là 35 tiết/lớp/năm học (140 tiết đối với cấp trung học cơ sở và 105 tiết đối với cấp trung học phổ thông), có vị trí như một môn học độc lập, do địa phương chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn, thẩm định, trình Bộ Giáo dục và Ðào tạo phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương.Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện hướng dẫn biên soạn, thẩm định tài liệu; hướng dẫn tổ chức dạy học tài liệu giáo dục địa phương; tổ chức xuất bản, phát hành tài liệu; tư vấn, hướng dẫn, đôn đốc phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương. Ðến thời điểm hiện tại, cơ bản các địa phương đã hoàn thành việc biên soạn tài liệu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Riêng đối với tài liệu giáo dục địa phương các lớp 5, 9, 12 vẫn đang được địa phương hoàn thiện để tổ chức thẩm định.Chia sẻ kinh nghiệm triển khai nội dung giáo dục địa phương, đại diện Sở Giáo dục và Ðào tạo Ninh Bình cho biết: Ngay từ đầu năm học, 100% số cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục được tập huấn, bồi dưỡng sử dụng dạy học tài liệu giáo dục địa phương đối với từng khối lớp với các hình thức: Trực tiếp, trực tiếp kết hợp trực tuyến. Sở Giáo dục và Ðào tạo giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong việc phối hợp các nhà xuất bản in ấn theo nhu cầu của học sinh; xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học trong đó nội dung giáo dục địa phương được dạy lồng ghép, tích hợp cụ thể ở môn học, bài học. Giáo viên đã sử dụng hợp lý và có hiệu quả các thiết bị dạy học, trong đó chú trọng các loại hình như mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, bản đồ, sơ đồ… Ðồng thời, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá; chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới; tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện nội dung giáo dục địa phương, một số địa phương gặp khó khăn trong việc ban hành kế hoạch, xây dựng khung nội dung, biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Bắc Kạn Ðào Thị Mai Sen cho biết: Việc tham mưu ban hành tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh Bắc Kạn ở một số năm còn chậm so với kế hoạch. Hiện tại tỉnh chưa phát hành được tài liệu các lớp 4, 8 và 11 do quy trình biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cần nhiều thời gian; đội ngũ tác giả chủ yếu là người địa phương, thuộc nhiều đơn vị khác nhau, kinh nghiệm biên soạn tài liệu cho học sinh chưa đồng đều; tiến độ in ấn, phát hành tài liệu còn chậm cho nên các cơ sở giáo dục phải sử dụng bản PDF để giảng dạy và học tập.Trong khi đó, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Phạm Vĩnh Thái cho biết: Do không có quy định chi tiết về nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho nên khi các địa phương chủ động xây dựng các mạch kiến thức theo lớp học, cấp học còn gặp nhiều khó khăn; thiếu đội ngũ tác giả có chất lượng cao, vừa am hiểu sâu sắc về địa phương, vừa có kinh nghiệm viết sách tham gia biên soạn, nhất là theo định hướng phát triển năng lực, bảo đảm yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Bên cạnh đó, chế độ nhuận bút dành cho tác giả chưa phù hợp cho nên không thu hút được nhiều tác giả có uy tín tham gia biên soạn. Thêm nữa, vấn đề bản quyền sau khi biên soạn thuộc chủ sở hữu là Sở Giáo dục và Ðào tạo, các tác giả chỉ được hưởng chế độ nhuận bút lần đầu, không được bảo đảm quyền lợi ở các năm tiếp theo. Nguồn hình ảnh bảo đảm chất lượng tại địa phương không nhiều. Muốn có ảnh bảo đảm chất lượng, phù hợp nội dung, đáp ứng được yêu cầu trong tài liệu giáo dục địa phương, các đơn vị tổ chức bản thảo phải tổ chức đi chụp ảnh theo kịch bản trong tài liệu, mất nhiều công sức và tốn kém.Trước những bất cập nêu trên, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Phạm Vĩnh Thái đề xuất Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp với Bộ Tài chính để bổ sung nguồn kinh phí cho công tác biên soạn, biên tập, in và phát hành; điều chỉnh chế độ nhuận bút tác giả tương đương nhuận bút biên soạn sách giáo khoa. Ðồng thời, Bộ Giáo dục và Ðào tạo sớm chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, hướng dẫn cụ thể đối với phương án dùng ngân sách nhà nước, phương án xã hội hóa để các địa phương có thể triển khai in tài liệu giáo dục địa phương.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Trà Vinh Tăng Thị Ngọc Mai mong muốn Bộ Giáo dục và Ðào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thiết lập tủ sách riêng về tài liệu giáo dục địa phương của 63 tỉnh, thành phố để cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh tham khảo, đọc tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, thắng cảnh… của các vùng miền trên cả nước.Theo Thứ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Phạm Ngọc Thưởng, nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là vấn đề khó, phức tạp. Vì vậy, các địa phương trong quá trình biên soạn, in ấn, phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương phải theo hướng đơn giản, có căn cứ pháp lý, phải đúng quy định, hiệu quả. Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia công tác biên soạn, in ấn, phát hành cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận; thực hiện đồng bộ các giải pháp để có được tài liệu giáo dục địa phương bảo đảm đúng quy định và tiến hành giảng dạy cho học sinh.Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu Vụ Giáo dục tiểu học chủ trì tổng hợp kiến nghị của các sở giáo dục và đào tạo, từ đó đề xuất các giải pháp tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan; chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch công tác tập huấn về triển khai nội dung Giáo dục địa phương vào thời gian thích hợp. | https://nhandan.vn/nhieu-bat-cap-can-thao-go-o-noi-dung-giao-duc-dia-phuong-post813712.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Biên soạn",
"Nhuận bút",
"In ấn",
"Môn học",
"Sách giáo khoa",
"Giáo dục"
]
} |
Đà Nẵng vinh danh 25 Nhà giáo tiêu biểu toàn thành phố | NDO -Thành phố Đà Nẵng vinh danh 25 nhà giáo được tặng danh hiệuNhà giáotiêu biểuĐà Nẵng, đây là những thầy cô giáo có thành tích xuất sắc, có nhiều cống hiến cho ngành giáo dục và đào tạo. | Sáng nay (17/11), Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” và tuyên dương khen thưởng năm học 2022-2023.Tại buổi lễ, ông Trần Chí Cường – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ghi nhận biểu dương, gửi lời chúc đến tất cả các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đồng thời, khẳng định, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững.Thời gian đến, chúng ta tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, vì vậy đề nghị ngành giáo dục tiếp tục bám sát và triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt.Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cần quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới.Thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách, tập trung xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận, cho biết, trong những năm học qua được sự quan tâm của của lãnh đạo các cấp, sự ủng hộ nhiệt thành của nhân dân, ngành giáo dục thành phố có bước tiến tương đối toàn diện.Mạng lưới trường lớp từng bước được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường học được tăng cường, đến nay, thành phố có 147 trường học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.Các tập thể vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được quan tâm bồi dưỡng, đảm bảo về số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu bộ môn, tỷ lệ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt trình độ đào tạo trên chuẩn cao.Phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt; kỷ cương, nền nếp trong quản lý được đảm bảo; chất lượng giáo dục, đào tạo có chuyển biến tích cực theo quan điểm “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học…Bên cạnh đó, nhiều nhà giáo đã miệt mài tìm tòi, nghiên cứu giảng dạy học sinh đạt nhiều huy chương trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế.Tại buổi lễ, thành phố Đà Nẵng vinh danh 25 nhà giáo được tặng danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu Đà Nẵng.Giải thưởng Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu ngành giáo dục - đào tạo nhằm công nhận và tôn vinh những nhà giáo, gương điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy để nhân rộng và tạo sự lan tỏa trong phạm vi toàn thành phố Đà Nẵng.Đồng thời, khơi dậy tinh thần “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong mỗi cá nhân đang làm việc trong ngành giáo dục- đào tạo thành phố Đà Nẵng; tạo động lực để các nhà giáo ngày càng yêu nghề, phục vụ tốt hơn nữa cho sự nghiệp trồng người, góp phần đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về đạo đức nhà giáo.Ngoài ra, 2 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp thành phố; 28 tập thể được tặng Bằng khen của của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 8 tập thể được tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố.23 tập thể được tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, 3 tập thể các khối thi đua được tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân thành phố và 5 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. | https://nhandan.vn/da-nang-vinh-danh-25-nha-giao-tieu-bieu-toan-thanh-pho-post783087.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"Nhà giáo tiêu biểu Đà Nẵng",
"vinh danh",
"Lê Thị Bích Thuận",
"Bằng khen Thủ tướng"
]
} |
Hơn 18 nghìn thí sinh thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đợt 2 | NDO -Đợt 2 trong tổng số 6 đợt năm 2024 của kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội đã có hơn 18 nghìn thí sinh tham dự. Tỷ lệ thí sinh dự thi đạt cao tại các điểm diễn ra kỳ thi, nhiều điểm tỷ lệ thí sinh có mặt dự thi đạt 100%. | Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trong 2 ngày 6 và 7/4, đợt 2 kỳ thi Đánh giá năm lực (HSA) năm 2024 đã diễn ra tại 12 điểm thi: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Công nghệ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường đại học Thăng Long, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Đại học Thái Nguyên, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trường đại học Thái Bình, Trường đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Trường đại học Hà Tĩnh.Tổng số thí sinh đăng ký dự thi đợt này là 18.213, số thí sinh có mặt dự thi là 18.069, đạt 99,2%. Theo đánh giá của Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đây là tỷ lệ thí sinh dự thi cao nhất từ trước đến nay, nhiều điểm thi đạt 100% thí sinh dự thi.Đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành 2 trong tổng số 6đợt thi HSA năm 2024, số thí sinh đã dự thi là 29.082 chiếm gần 1/3 quy mô kỳ thi HSA năm 2024.Đợt thi kế tiếp sẽ diễn ra ngày 20 và 21/4 tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương Nghệ An, Hà Tĩnh... với số thí sinh đăng ký dự thi là 24.250.Từ năm 2023, điểm bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) có thể quy đổi với điểm bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (APT). Thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học có thể sử dụng kết quả của một trong hai bài thi của hai đại học quốc gia để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.Hiện có 74 trường đại học, học viện sử dụng kết quả kỳ thi HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội để làm phương thức xét tuyển. | https://nhandan.vn/hon-18-nghin-thi-sinh-thi-danh-gia-nang-luc-cua-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-dot-2-post803695.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"HSA",
"HSA 2024",
"Đánh giá năng lực",
"mùa thi 2024",
"ĐHQGHN",
"ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh"
]
} |
Nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc | NDO -Từ 3 cơ sở giáo dục thí điểm xây dựngmô hình trường học hạnh phúchiệu quả (bắt đầu thực hiện từ năm học 2022-2023), năm học mới 2023-2024, quận Ba Đình tiếp tục nhân rộng thêm 4 cơ sở giáo dục để thực hiện mô hình này. | Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND quận Ba Đình ban hành kế hoạch triển khai thí điểm dự án trường học hạnh phúc trong 3 năm, từ 2022 đến 2025.Bắt đầu từ năm học 2022-2023, cùng sự hỗ trợ của đơn vị đối tác, kế hoạch của UBND quận Ba Đình đã đi vào thực tiễn và phát triển giai đoạn 1 với sự tham gia của 3 cơ sở giáo dục trên địa bàn, gồm: Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, và Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Thực nghiệm khoa học giáo dục.Với mục tiêu đề ra, dự án tập trung vào việc đào tạo đội ngũ giáo viên nòng cốt của các trường hiểu và thực hành những kỹ năng hạnh phúc với 3 cấu phần: kết nối với bản thân, kết nối với người khác và kết nối với thiên nhiên thông qua 2 công cụ là thực hành sự chú tâm và học tập cảm xúc xã hội.Trải qua 1 năm triển khai, các giáo viên đã từng bước vượt qua thách thức của bản thân để thay đổi và chuyển hóa nhận thức, hiểu được vai trò của giáo viên hạnh phúc sẽ tác động mạnh mẽ như thế nào đến học sinh, hiểu được trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ với đồng nghiệp và với phụ huynh để tạo thành một hệ sinh thái an toàn, tin cậy trong quá trình kiến tạo môi trường học tập hạnh phúc thực sự cho các em học sinh.Bằng niềm tin, sự bền bỉ và trái tim nhiệt huyết của các thầy, cô giáo nòng cốt tham gia, các trường đã có sự thay đổi trong nhận thức và phương thức hoạt động; đơm hoa kết trái với những kết quả là giá trị của tình yêu thương, lòng biết ơn, lòng trắc ẩn, sự lắng nghe sâu sắc được hiện diện trong đời sống hằng ngày tại chính các ngôi trường triển khai dự án.Bước sang giai đoạn 2, dự án tiếp tục triển khai và lựa chọn 4 cơ sở giáo dục tham trường học hạnh phúc, gồm: Trường tiểu học Thành Công A, Trường tiểu học Việt Nam-Cuba, Trường trung học cơ sở Thống Nhất và Trường trung học cơ sở Phúc Xá.Giai đoạn 2 của dự án có thêm 4 cơ sở giáo dục xây dựng mô hình trường học hạnh phúc.Tại buổi làm việc mới đây, các đơn vị được chia sẻ những thông tin về dự án và một số điều chỉnh, thay đổi phù hợp thực tế sau một năm triển khai ở giai đoạn 1 nhằm có đánh giá tổng quan và lộ trình chi tiết thực hiện các bước của dự án, trong đó nhấn mạnh đến sự quyết tâm đổi mới, hỗ trợ tối đa các điều kiện về con người, thời gian và kinh phí để thực hiện trong các năm tiếp theo.Trong thời gian tới, dự án xây dựng hỗ trợ nền tảng, tạo điều kiện cho giáo viên học tập và thực hành. Giáo viên đồng tổ chức các hoạt động đào tạo nội bộ cùng chuyên gia cho các giáo viên trong nhà trường; giáo viên có đầy đủ năng lực để tự tổ chức các hoạt động với sự giám sát.Cô giáo Đỗ Thị Mai Thanh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Việt Nam-Cuba, thay mặt các trường tham gia dự án trường học hạnh phúc giai đoạn 2 cho biết, tham gia dự án mặc dù biết là khó, nhưng tập thể lãnh đạo nhà trường sẽ quyết tâm, có kế hoạch cụ thể trong triển khai.Ban lãnh đạo và đội ngũ nhà trường đã sẵn sàng về mặt tinh thần để tham gia dự án, mong nhận được sự đồng hành và hợp tác chặt chẽ từ đơn vị đối tác và Phòng Giáo dục quận Ba Đình để dự án này mang lại giá trị thiết thực cho các em học sinh, đội ngũ thầy, cô giáo trong những năm học tới. | https://nhandan.vn/post-773096.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:58",
"tags": [
"giai đoạn 2",
"trường học hạnh phúc",
"giáo dục Ba Đình"
]
} |
14 tác phẩm nhận giải tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước | NDO -Chiều 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2022. Ban Tổ chức đã trao giải cho 12 tác phẩm xuất sắc và 2 tập thể. | Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho biết, cuộc thi nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Cuộc thi được phát động từ tháng 5/2022. Ban Tổ chức đã nhận được gần 20.000 tác phẩm. Với 123 tác phẩm vào vòng chung khảo, Ban Tổ chức đã quyết định công nhận trao giải cho 12 tác phẩm xuất sắc và 2 tập thể, trong đó có 1 tác phẩm đoạt giải nhất, 2 tác phẩm giải nhì; 3 tác phẩm giải ba; 6 tác phẩm đoạt giải khuyến khích và 2 tập thể có nhiều tác phẩm dự thi, đạt chất lượng tốt.Theo đánh giá của Ban Giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi khá tốt. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc, bởi có sự đầu tư công phu từ nội dung cho đến hình thức thể hiện. Phần lớn các tác phẩm viết về chủ đề về chủ đề lịch sử dân tộc và tinh thần yêu nước. Mỗi tác giả lại có một cách tiếp cận và cảm nhận khác nhau về đề tài mình lựa chọn.Các tác giả không chỉ dày công nghiên cứu, đầu tư vào nội dung tác phẩm mà còn sáng tạo trình bày theo những cách thức mới mẻ, lồng ghép hình ảnh và clip công phu, sinh động. Có tác phẩm còn được phiên dịch sang tiếng Anh. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đó là góp phần đưa lịch sử Việt Nam đến gần hơn với quốc tế, để mọi người trên khắp các châu lục được biết đến có một Việt Nam anh hùng như thế... | https://nhandan.vn/14-tac-pham-nhan-giai-tim-hieu-ve-lich-su-truyen-thong-yeu-nuoc-post730687.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:58",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"tác phẩm dự thi",
"tìm hiểu",
"về lịch sử",
"truyền thống yêu nước",
"Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"Bộ Thông tin và Truyền thông"
]
} |
Hỗ trợ các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn | NDO -Ngày 25/1, Công đoàn ngành Giáo dụcHà Nộitổ chức chương trình “Tết sum vầy” - gặp mặt các nhà giáo là vợ, học sinh là con các chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. | Theo ban tổ chức, hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tổ chức gặp mặt và tặng quà các nhà giáo là vợ, các em học sinh là con các chiến sĩ đang công tác tại biển đảo.Đây là hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm động viên vợ, con các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại biển đảo, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, giúp các đồng chí yên tâm công tác.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, những tình cảm, sự quan tâm chia sẻ từ phía hậu phương, từ những người vợ ở quê nhà, chắc chắn là nguồn động viên lớn, là động lực tiếp lửa cho các chiến sĩ biển đảo đang ngày đêm bám biển.Trong những người vợ đó cónhững cô giáođang trực tiếp giảng dạy trong ngành giáo dục. Các cô đã thay chồng chăm sóc cha, mẹ già và các con thơ, không những quán xuyến, đảm đang công việc gia đình, các cô còn đạt những thành tích trong công tác như: Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, “Cô giáo tài năng, duyên dáng”, “Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” hay danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, “Cô giáo người mẹ hiền”.Bên cạnh các hoạt động quan tâm đến giáo viên và học sinh diện chính sách, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội luôn có các hoạt động quan tâm chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên và em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, ngành Giáo dục Thủ đô đã hỗ trợ và tặng quà tổng số là 2.202 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên và 151 học sinh với tổng kinh phí là 1.968.940.000 đồng.Các học sinh là con cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại biển đảo được động viên, tặng quà.Trong đó, Liên đoàn Lao động thành phố hỗ trợ 275 cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn gần 400 triệu đồng; tặng quà 31 vợ chiến sĩ đang công tác tại biển đảo với tổng giá trị 62 triệu đồng; ngành Giáo dục Hà Nội hỗ trợ 1.754 cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng; tặng quà 31 cán bộ, giáo viên, nhân viên là vợ và 111 học sinh là con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo với tổng số tiền 71 triệu đồng…Theo kế hoạch, vào ngày 30 và 31/1, Ban Giám đốc Sở cùng Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tổ chức 5 đoàn thăm hỏi, tặng quà trực tiếp các giáo viên mắc các bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nhằm chia sẻ, động viên kịp thời các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn... | https://nhandan.vn/ho-tro-cac-nha-giao-co-hoan-canh-kho-khan-post793784.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Hỗ trợ các nhà giáo",
"ngành giáo dục Hà Nội",
"vượt qua khó khăn",
"Tết Nguyên đán",
"Hỗ trợ giáo viên"
]
} |
Thành phố Sơn La được công nhận là thành phố học tập toàn cầu | Vào 19 giờ (giờ Việt Nam) ngày 14/2, UNESCO đã tổ chức công bố 2 thành phố củaViệt Nam, trong đó có Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La được ghi danh vào "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu". | Sự kiện Thành phố Sơn La được ghi danh vào thành phố học tập thuộc mạng lưới toàn cầu củaUNESCOlà niềm tự hào của tỉnh vùng Tây Bắc, động lực để Sơn La tập trung các giải pháp duy trì các tiêu chí sau khi được vinh danh.Thành phố Sơn La là thành phố trẻ, năng động, giàu bản sắc văn hóa và luôn dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục và đào tạo với hệ thống cơ sở giáo dục chính quy và thường xuyên phủ khắp 12/12 xã, phường mang lại cơ hội học tập cho mọi người dân.Sở Giáo dục-Đào tạo và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sơn La ký kết chương trình xây dựng xã hội học tập khu vực biên giới giai đoạn 2018-2025.Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Sơn La, một tỉnh miền núi phía bắc còn nhiều khó khăn, nhưng đang có tốc độ tăng trưởng nhanh với nhiều giải pháp phát triển năng động, sáng tạo.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, thông tin: Để được ghi danh vào mạng lưới học tập toàn cầu của UNESCO,Thành phố Sơn Lađã tích cực phối hợp với các sở, ngành tỉnh Sơn La triển khai nhiều hoạt động, tất cả bằng sự nỗ lực qua nhiều năm, chứ không hiển nhiên chỉ đăng ký giấy tờ là được.Tin liên quanLễ vinh danh thành phố Cao Lãnh được ghi danh vào Mạng lưới học tập toàn cầu UNESCODanh hiệu thành phố học tập là sự tự hào của người dân Sơn La, là sự đóng góp của người dân được ghi nhận, góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của một tỉnh vùng Tây Bắc.Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La đã và đang tiếp tục nhân lên những mô hình học tập tiêu biểu, từng bước để người dân thấy sách vở là thiết yếu, lan tỏa tinh thần học tập ra toàn xã hội, chứ không chỉ một không gian hay một cộng đồng nào.Thành phố Sơn La phấn đấu mục tiêu trung hạn xóa mù chữ mức độ 1 cho 99% người trong độ tuổi 35-60 tuổi; mức độ 2 cho 100% người trong độ tuổi 15-34 tuổi.Với đặc thù là một tỉnh miền núi phía bắc có gần 60% là người dân tộc thiểu số, thành phố Sơn La đã và đang quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, chú trọng bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất “Học suốt đời, văn hóa bền, tương lai sáng, hội nhập sâu rộng”.Thành phố học tập toàn cầu là giải thưởng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh. Hội nghị quốc tế về thành phố học tập được tổ chức 2 năm một lần từ năm 2013-2021 và 3 năm một lần kể từ năm 2021.Mạng lướithành phố học tập toàn cầu UNESCOlà một mạng lưới quốc tế bao gồm các thành phố thúc đẩy thành công việc học tập suốt đời trong cộng đồng để chia sẻ cảm hứng, bí quyết và phương pháp tốt nhất cho nhau.Tháng 5/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã công bố vận hành IMS hệ thống quản lý chất lượng tích hợp QMS 9001:2025 và EOMS 9001: 2018.Hiện tại Việt Nam có 3 trong tổng số 294 thành phố từ khắp nơi trên thế giới được UNESCO công nhận là thành viên "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu" gồm các thành phố: Sa Đéc, Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), Vinh (Nghệ An).Trong dịp này, có thành phố Sơn La và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam được UNESCO công nhận là thành viên "Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu".Những quốc gia hiện có nhiều thành phố học tập nhất là Hàn Quốc (53 thành phố), Bồ Đào Nha (15 thành phố), Trung Quốc (10 thành phố) và Mexico (10 thành phố).Danh hiệu thành phố học tập của UNESCO được trao tặng nhằm khuyến khích học tập suốt đời và biểu dương các điển hình tiên tiến trong việc xây dựng thành phố học tập. Danh hiệu được trao cho các thành phố đang triển khai các đặc trưng cơ bản của thành phố học tập và đã đạt được kết quả xuất sắc… | https://nhandan.vn/thanh-pho-son-la-duoc-cong-nhan-la-thanh-pho-hoc-tap-toan-cau-post796179.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Sơn La",
"Thành phố Sơn La",
"UNESCO",
"thành phố học tập",
"Việt Nam"
]
} |
Trao chứng nhận kiểm định của HCERES cho 4 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam | NDO -Trường đại học Bách Khoa - Đại họcĐà Nẵnglà một trong bốn cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đạt chuẩn kiểm định châu Âu (chu kỳ 2). | Chiều 14/6, tại Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ traoChứng nhận đạt kiểm địnhCơ sở Giáo dục Đại học (chu kỳ 2) theo tiêu chuẩn châu Âu của Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES), Cộng hòa Pháp cho 4 cơ sở giáo dục đại học.4 cơ sở giáo dục đại học gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Xây dựng Hà Nội, Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Trường đại học Bách khoa - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Đây là lần thứ hai, 4 cơ sở giáo dục đại học cùng đạt chuẩn chất lượng Cơ sở Giáo dục Đại học theo tiêu chuẩn châu Âu HCERES và được cấp chứng nhận trong thời hạn 5 năm (10/4/2024-10/4/2029).Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong việc nâng cao uy tín và chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác quốc tế rộng lớn.Chứng nhận từ HCERES là sự công nhận của sự đáp ứng đầy đủ và chặt chẽ với các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc tế bao gồm: Quản lý chiến lược và điều hành; Chính sách về nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và đưa khoa học vào cuộc sống; Chính sách về giáo dục, người học và môi trường.PGS, TS Nguyễn Hữu Hiếu, Hiệu trưởng Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng đón nhận Chứng nhận đạt kiểm định HCERES. (Ảnh: AĐ)Phát biểu tại buổi lễ, PGS,TS Nguyễn Hữu Hiếu, Hiệu trưởng Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng, cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đào tạo đối với người học và xã hội, trong nhiều năm qua, nhà trường luôn quan tâm không ngừng cải tiến, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.Công tác bảo đảm chất lượng luôn được nhà trường chú trọng. Trường hiện có 26 chương trình đào tạo đại học và 4 chương trình đào tạo thạc sĩ được cấp chứng nhận chất lượng bởi các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế AUN-QA, CTI, ASIIN. Nhiều chương trình tái kiểm định chu kỳ 2, chu kỳ 3, chu kỳ 4."Bảo đảm chất lượng không bao giờ có điểm kết thúc, mà là một hành trình đổi mới, cải tiến liên tục. Vì vậy, với các khuyến nghị của đoàn đánh giá lần này, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục rà soát, cải tiến, bảo đảm và nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống; hướng tới thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường", PGS, TS Nguyễn Hữu Hiếu, Hiệu trưởng Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng."Bảo đảm chất lượng không bao giờ có điểm kết thúc, mà là một hành trình đổi mới, cải tiến liên tục. Vì vậy, với các khuyến nghị của đoàn đánh giá lần này, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục rà soát, cải tiến, bảo đảm và nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống; hướng tới thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường".PGS, TS Nguyễn Hữu Hiếu, Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà NẵngĐể chuẩn bị cho công tác tái kiểm định sau 5 năm, cả 4 cơ sở giáo dục đại học đã chuẩn bị báo cáo tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của HCERES phiên bản mới năm 2022 gồm 3 lĩnh vực, 17 tiêu chuẩn, 122 tiêu chí. Ba lĩnh vực gồm Quản trị và điều hành; Chính sách nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và Chính sách giáo dục, người học và môi trường học tập.Kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế được xem là thước đo mức độ hội nhập quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học.Việc được công nhận đạt chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học chu kỳ 2 theo tiêu chuẩn HCERES khẳng định 4 cơ sở giáo dục đại học trên luôn cam kết và phấn đấu liên tục trong việc xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu cũng như các hoạt động khác góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước.Trước đó, vào tháng 6/2017, 4 cơ sở giáo dục đại học trên đã được Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Cộng hòa Pháp ra kết luận đánh giá đạt chuẩn kiểm định trường đại học với hiệu lực 5 năm, từ 2017 đến 2022 và sau đó được gia hạn đến cuối năm 2023. | https://nhandan.vn/trao-chung-nhan-kiem-dinh-cua-hceres-cho-4-co-so-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-post814353.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"chứng nhận kiểm định của HCERES",
"cơ sở giáo dục đại học",
"Đại học Bách khoa Hà Nội",
"Trường đại học Xây dựng Hà Nội",
"Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng",
"Trường đại học Bách khoa - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh"
]
} |
Chỉ tiêu, lịch thi vào lớp 10 Trường chuyên Đại học sư phạm | NDO -Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, thuộc Trường đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, lịch thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. | Trường THPT chuyên Đại học sư phạm tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS trên toàn quốc. Năm học 2024-2025, nhà trường đưa ra 420 chỉ tiêu tuyển sinh vào các lớp 10 chuyên: Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lý.Tổng chỉ tiêu của Trường năm nay là 420, tăng so vớikỳ tuyển sinh năm trước.Trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 10/4 đến hết ngày 3/5.Ngày thi chính thức diễn ra vào thứ tư, ngày 5/6. Thí sinh tham dự sẽ làm 3 bài thi môn Ngữ văn, Toán và môn chuyên.Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm | https://nhandan.vn/chi-tieu-lich-thi-vao-lop-10-truong-chuyen-dai-hoc-su-pham-post803184.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"chuyên sư phạm",
"thi chuyên",
"trường chuyên",
"mùa thi 2024",
"tuyển sinh lớp 10"
]
} |
Cuốn từ điển cần thiết trong hoạt động xuất bản | Nhằm thống nhất và chuẩn hóa hệ thống khái niệm và hệ thống thuật ngữxuất bản(in và phát hành) trong sự phát triển và biến đổi liên tục của lĩnh vực này, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt cuốn “Từ điển Xuất bản Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Ý và Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Dũng. | Cuốn “Từ điển Xuất bản Việt Nam” đã được hai tác giả dày công nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng trong thời gian dài, đúc kết từ những tích lũy tri thức và kinh nghiệm nhiều năm gắn bó trong lĩnh vực xuất bản, có sự tham khảo, tiếp thu chọn lọc từ các tài liệu cùng những từ điển tương tự đã có trước đó ở trong nước và ngoài nước cũng như các lĩnh vực liên quan.Cuốn “Từ điển Xuất bản Việt Nam” dày 452 trang, bao gồm ba phần nội dung chính. Phần một là các mục từ được trình bày tuần tự theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm hơn 550 từ hoặc cụm từ là các thuật ngữ thể hiện các nội dung chuyên ngành xuất bản.Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Dũng,xuất bản(in và phát hành) là đối tượng nghiên cứu chuyên môn, có quy luật và đặc điểm phát triển riêng với nhiều vấn đề cần soi rọi của khoa học, trong đó có các vấn đề cần xác định về hệ thống khái niệm, ranh giới và sự giao thoa giữa trường khái niệm xuất bản với các khái niệm thuộc lĩnh vực liên quan như báo chí, in ấn, phát hành, nhất là vấn đề sáng tạo, thống nhất và chuẩn hóa hệ thống khái niệm và hệ thống thuật ngữ xuất bản bằng tiếng Việt, hướng tới việc xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ ngành thông tin và truyền thông của Việt Nam.Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xuất bản (in và phát hành) trong thời đại biến đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin, tiếp cận sự phát triển của xuất bản thế giới, bên cạnh các khái niệm, thuật ngữ xuất bản truyền thống, đã nảy sinh những khái niệm, từ ngữ, thuật ngữ mới liên quan các vấn đề tổ chức, quản lý xuất bản, số hóa xuất bản, xuất bản điện tử...Đây cũng là cơ sở cần có để ra đời “Từ điển Xuất bản Việt Nam”, cập nhật thông tin, hệ thống hóa, chuẩn hóa và là công cụ giúp tra cứu, sử dụng chính xác, khoa học các khái niệm, từ ngữ, thuật ngữ xuất bản, nhất là với những thuật ngữ mới sử dụng trong tiếng Việt trên cơ sở nội dung khái niệm được phản ánh trong các thuật ngữ nước ngoài.Cuốn “Từ điển Xuất bản Việt Nam” dày 452 trang, bao gồm ba phần nội dung chính. Phần một là các mục từ được trình bày tuần tự theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm hơn 550 từ hoặc cụm từ là các thuật ngữ thể hiện các nội dung chuyên ngành xuất bản.Phần hai là bảng đối chiếu thuật ngữ xuất bản Việt-Anh cũng theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt với khoảng 2.350 từ và thuật ngữ xuất bản, nhằm mục đích thống nhất trong sử dụng cùng phần bảng tra cứu mục từ và tài liệu tham khảo.Những khái niệm, từ ngữ, thuật ngữ xuất bản (in và phát hành) trong cuốn từ điển được chắt lọc, thường sử dụng trong chuyên môn, được giải nghĩa ngắn gọn, chính xác, qua đó bước đầu thống nhất các thuật ngữ và cách hiểu các khái niệm xuất bản trong các văn bản chuyên môn cũng như trong giao tiếp nghề nghiệp hằng ngày.Cuốn sách đã cho thấy tâm huyết và quá trình làm việc công phu, kiên trì của hai tác giả, đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu, bởi làm từ điển về một lĩnh vực như xuất bản khi hệ thống khái niệm, thuật ngữ chưa ổn định, chưa thống nhất, chưa chuẩn hóa là một công việc rất khó khăn, nhất là việc xử lý các thuật ngữ đồng nghĩa khi lập bảng từ hoặc định nghĩa và giải thích các thuật ngữ gần nghĩa lại càng không đơn giản.Theo các tác giả, hệ thống khái niệm của riêng lĩnh vực xuất bản và ranh giới hay chỗ giao thoa giữa hệ khái niệm khoa học xuất bản với ngành in và phát hành, báo chí còn cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, có như vậy mới có thể phân biệt, sử dụng chính xác trong hoạt động chuyên môn ở từng lĩnh vực, thậm chí xác định đúng hơn tên gọi và cả cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý về xuất bản.Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Dũng cho biết: Cuốn “Từ điển Xuất bản Việt Nam” được nghiên cứu biên soạn theo hướng mở, có thể chưa đầy đủ và như một dạng sơ thảo để tiếp tục bổ sung dày dặn, đầy đủ hơn.Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cuốn sách thật sự hữu ích đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất bản (in và phát hành) trong các hoạt động chuyên môn. | https://nhandan.vn/cuon-tu-dien-can-thiet-trong-hoat-dong-xuat-ban-post794257.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Từ điển Xuất bản Việt Nam",
"xuất bản sách",
"Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông"
]
} |
Ngăn chặn tình trạng lạm thu trong trường học | Năm học 2023-2024chính thức được triển khai hơn một tháng, cũng là thời điểm hiện tượng lạm thu trong nhiều trường học lại tái diễn, gây bức xúc trong các bậc cha mẹ học sinh và dư luận xã hội. | Ngay sau những ngày khai giảng năm học mới 2023-2024, UBND huyện Thanh Trì (thành phố Hà Nội) đã phải lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin về việc vận động quỹ cha mẹ học sinh tại Trường THCS Tứ Hiệp chưa đúng quy định. Kết quả kiểm tra cho thấy, Trường THCS Tứ Hiệp phối hợp, hướng dẫn hội cha mẹ học sinh chưa tốt; dự thảo chi một số hoạt động đưa ra xin ý kiến cha mẹ học sinh chưa phù hợp quy định, chưa nhận được sự đồng thuận 100% nhưng đã triển khai. UBND huyện Thanh Trì đã phê bình Hiệu trưởng Trường THCS Tứ Hiệp; chấn chỉnh, nhắc nhở ban đại diện cha mẹ học sinh…Hiện tượng lạm thu không còn là hiếm. Không chỉ tại Hà Nội mà nhiều địa phương, dư luận bức xúc về các khoản thu không đúng quy định. Điển hình như tại Thành phố Hồ Chí Minh, dư luận cũng bức xúc trước việc có trường họclạm thu quỹ cha mẹ học sinh, xã hội hóa không đúng quy định số tiền hàng trăm triệu đồng. Một số trường học công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã lập kế hoạch, phổ biến, thậm chí đã thu, tạm thu đối với các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục năm học 2023-2024 không đúng quy định.Hiện nay, các khoản thu vận động, tài trợ trong cơ sở giáo dục đã được quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT; trong khi hoạt động của quỹ cha mẹ học sinh quy định theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngay khi bước vào năm học mới 2023-2024, các cơ quan quản lý giáo dục đều có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường trong đó nhấn mạnh yêu cầu công khai, minh bạch các khoản thu, nhất là những khoản thu khác ngoài học phí…Ngày 2/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024, đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/8/2018 của Chính phủ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.Ngày 2/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024, đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/8/2018 của Chính phủ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học.Mặc dù, các quy định khá đầy đủ, văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành là không ít. Tuy nhiên, tình trạng lạm thu vẫn xảy ra. Một trong những nguyên nhân chính là do một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của Nhà nước; nhiều hoạt động biến tướng để thu tiền học sinh, cha mẹ học sinh mượn danh nghĩa “tự nguyện”, “xã hội hóa” nguồn lực phục vụ cho các hoạt động giáo dục.Vì vậy, để chấm dứt tình trạng lạm thu, ngoài việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn hằng năm, trước khi bước vào năm học mới, ngành giáo dục cần tổ chức quán triệt cụ thể đến người đứng đầu các cơ sở giáo dục về việc thực hiện thu chi trong trường học, nhất là các khoản thu tự nguyện, xã hội hóa. Cần gắn trách nhiệm của người đứng đầu với các khoản thu, kể cả những khoản thu liên quan hoạt động của hội cha mẹ học sinh; tránh tình trạng đại diện hội cha mẹ học sinh trở thành “cánh tay nối dài” của nhà trường để thực hiện các khoản lạm thu, khi xảy ra vấn đề gì thì người đứng đầu cơ sở giáo dục “vô can”.Ở chiều ngược lại, các địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cần hạn chế lấy kết quả công tác xã hội hóa để làm thước đo thành tích nhằm tránh gây áp lực lên người đứng đầu các cơ sở giáo dục. Ngành giáo dục và chính quyền các địa phương cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc người đứng đầu cơ sở giáo dục và công bố công khai những trường học để xảy ra tình trạng lộn xộn trong thu, chi đầu năm học. Cần kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng cán bộ quản lý và cơ quan quản lý cơ sở giáo dục gợi ý, ép buộc trá hình các trường triển khai các hoạt động giáo dục ngoài chương trình chính khóa nhằm vụ lợi cá nhân... | https://nhandan.vn/ngan-chan-tinh-trang-lam-thu-trong-truong-hoc-post776953.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"lạm thu",
"năm học 2023-2024",
"quỹ cha mẹ học sinh"
]
} |
Phổ điểm Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội đợt 1 năm 2024 | NDO -Điểm cao nhất của thí sinh trong kỳĐánh giá tư duy(TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội đợt 1 năm 2024 là 95,85/100. Điểm trung bình của các thí sinh là 52,48/100 điểm. | Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố phổ điểm kỳ Đánh giá tư duy đợt 1 năm 2024. Đợt đánh giá đầu tiên cho mùa tuyển sinh năm 2024 này đã diễn ra vào ngày 3/12 vừa qua, tại 9 cụm thi: Hà Nội (8 trường đại học, học viện), Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng.Thống kê theo kết quả thi đợt 1 vừa qua, điểm cao nhất là 95,85/100, điểm trung bình 52,48/100, trung vị tại 52,14/100.Phổ điểm Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội đợt 1 năm 2024Có 3 thí sinh đạt trên 90 điểm, 27 thí sinh đạt trên 80 điểm. Tỷ lệ thí sinh đạt trên 70 điểm khoảng 5,28%, đạt trên 60 điểm chiếm 23,86% và đạt trên 50 điểm chiếm 57,26%.Đại học Bách khoa Hà Nội đánh giá, nhìn chung kết quả thi đợt 1 này thấp hơn so với các lần thi của kỳ TSA năm 2023. Nguyên nhân có thể là do đây là lần thi đầu tiên của đa số các thí sinh và kỳ thi diễn ra ở học kỳ 1 của năm học 2023 - 2024.Trong các kỳ thi TSA 2024 và các năm tiếp theo, thí sinh sẽ được công bố cả điểm TSA thành phần, gồm: Điểm Toán, Đọc hiểu, Khoa học/Giải quyết vấn đề.Dự kiến để chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức 6 đợt Đánh giá tư duy. | https://nhandan.vn/pho-diem-danh-gia-tu-duy-cua-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-dot-1-nam-2024-post787817.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"TSA",
"Đánh giá tư duy",
"Đại học Bách khoa Hà Nội",
"TSA 2024",
"phổ điểm"
]
} |
Đa dạng các hình thức thể hiện tình yêu của thiếu nhi với Bác Hồ | NDO -Sáng 18/5, tạiBảo tàng Hồ Chí Minh(Hà Nội), Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức Lễ tổng kết và trao thưởng cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" năm học 2023-2024. | Đây là lần thứ tư cuộc thi ý nghĩa này được tổ chức rộng rãi trên cả nước, dành cho đối tượng các em học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Cuộc thi kéo dài từ ngày 15/12/2023 đến hết ngày 15/4/2024, với hai nội dung riêng biệt dành cho cá nhân và tập thể.Đặc biệt, trong lần tổ chức thứ tư này, cuộc thi có sự mở rộng hơn trước về hình thức dự thi (gồm cả viết, vẽ và video clip) để các thí sinh có thể linh hoạt lựa chọn tùy theo năng lực, sở trường của mình.Các em thiếu nhi trình diễn văn nghệ tại Lễ tổng kết và trao giải.Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các em học sinh cùng các thầy cô giáo từ hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và đạt được những kết quả vô cùng ấn tượng trong các phần thi.Phần thi tập thểBan tổ chức nhận được 717 video dự thi của 717 trường Tiểu học và Trung học cơ sở thuộc 50 tỉnh thành trên cả nước.Được biết, nhiều trường đã biến cuộc thi trở thành một phong trào thi đua sôi nổi và thực hiện sơ kết, tổng kết cuộc thi ở cấp trường. Có những trường thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng cũng rất quan tâm và có nhiều sáng tạo thú vị để tham gia tốt nhất vào cuộc thi này.Rất nhiều nhà trường đã đầu tư vô cùng nghiêm túc cho tác phẩm dự thi của trường mình, như phần dàn dựng, quay video, lựa chọn trang phục biểu diễn, thu âm… để tạo nên những video vô cùng hấp dẫn và nổi bật.Các video dự thi đã thể hiện rõ sự sáng tạo, đồng thời cho thấy sự đầu tư nghiêm túc của các nhà trường dành cho cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ” năm học 2023-2024.Phần thi cá nhânThi viết:Ở hạng mục thi viết, Ban tổ chức đã nhận được bài dự thi của hơn 53.000 thí sinh, trong đó rất nhiều tác phẩm dự thi có chất lượng rất tốt. Không chỉ kể lại những câu chuyện xúc động về tình cảm củaBác Hồvới thiếu nhi, các em còn rút ra được nhiều bài học sâu sắc từ câu chuyện mình vừa kể, đồng thời cũng nêu được rất nhiều những việc làm tốt của chính mình để kết thành cả một rừng hoa “nghìn việc tốt” kính dâng lên Bác.Tác phẩm dự di viết đạt giải Đặc biệt của bạn Phạm Thảo Phương (Lớp 7A4, trường THCS Trần Phú, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình).Với tất cả tấm lòng kính yêu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, các em thí sinh dành rất nhiều thời gian, tâm huyết và sự sáng tạo để trình bày bài thi một cách ấn tượng nhất. Ngoài những tác phẩm được đóng quyển công phu, dày dặn với nhiều tư liệu sưu tầm quý, còn có cả những tác phẩm được thiết kế dưới dạng biểu trưng rất độc đáo, công phu.Đặc biệt, không chỉ dừng lại ở việc tự tìm tòi và thực hiện bài thi của mình, có em đã thực sự tạo ra hiệu ứng lan tỏa tốt khi phát động các bạn trong toàn trường cùng mình ký cam kết thi đua thực hiện những điều Bác kính yêu đã dạy.Thi vẽ tranh:Với thể lệ có nội dung mới, hấp dẫn, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng vô cùng sâu rộng với hơn 85.000 bài dự thi phần thi vẽ tranh - một khối lượng tranh rất lớn của các em học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở. Đây vừa là niềm vui vừa là một áp lực thú vị cho đội ngũ giám khảo của phần thi vẽ tranh năm nay.Bác Hồ với thiếu nhi qua nét vẽ của bạn Dương Phương Nhi (Lớp 7A2, trường Tiểu học Nguyễn Bình Khiêm, Long Biên, Hà Nội) đã đạt giải Nhì.Mỗi bức tranh dự thi, ngoài chất lượng mỹ thuật, phong cách, chất liệu thể hiện, còn mang trong mình một nội dung, bài học sâu sắc - đó là những câu chuyện kể về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi hoặc những việc làm ý nghĩa của các em học sinh học tập được từ những câu chuyện về tấm gương của Bác Hồ.Năm nay, tiếp tục phong độ của các cuộc thi từ những năm trước, tranh dự thi của các em ngày càng có chất lượng cao hơn. Phong phú về phong cách cũng như chất liệu thể hiện. Từng nét bút, mảng màu tới nội dung bức tranh của các em đều chứa đựng vô vàn tình cảm với Bác Hồ kính yêu.Tác phẩm đạt Giải ba của bạn Lê Ngô Mẫn Tuệ (Lớp 7A1, trường THCS thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, Long An).Các em đã miệt mài, nỗ lực và sáng tạo với rất nhiều chất liệu đặc biệt như: Lá cây ép khô, hạt gạo, hạt đỗ, bột nặn cho tới vải vụn cũng như những hạt cát nhỏ từ các vùng trên cả nước… Tất cả những chất liệu đó chỉ là phương tiện sáng tác để các em kể những câu chuyện bằng tranh đầy ý nghĩa về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam và quốc tế.Qua nhiều vòng chấm tranh với tinh thần làm việc vô cùng nghiêm túc, khẩn trương, các giám khảo đã thống nhất chọn ra được các tranh đặc biệt xuất sắc cả về chất lượng mỹ thuật, chất liệu và phong cách thể hiện cũng như chứa đựng nội dung câu chuyện xúc động.Tác phẩm giành giải Khuyến khích của bạn Phạm Hoàng Khánh Ngọc (Lớp 3A2, trường TH Ngọc Khê 2, thị trấn Ngọc Lặc, Thanh Hóa).Thi video:Ở hạng mục thi video, Ban tổ chức đã nhận được bài dự thi của gần 1.300 cá nhân từ 55 tỉnh thành trên cả nước. Rất nhiều bài thi chất lượng tốt, được đầu tư một cách công phu và kỹ lưỡng. Nhiều thí sinh đã tìm hiểu rất chi tiết về những câu chuyện của Bác với thiếu nhi, đồng thời, liên hệ, mở rộng một cách sâu sắc và cụ thể về những việc mình cần làm để đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.Có rất nhiều bạn đã tìm đến những địa danh lịch sử gắn liền với Bác để lựa chọn làm bối cảnh cho video dự thi của mình. Chất lượng âm thanh và hình ảnh được chú trọng, tạo ra những bài dự thi vô cùng cuốn hút và đặc sắc.Số lượng giải thưởng đi lên cùng chất lượngTranh dự thi của bạn Đỗ Mạnh Quân (Lớp 8A, trường THCS Hải Phú, huyện Hải Hậu, Nam Định).Do cuộc thi năm nay có sự tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng bài dự thi nên sau khi cân nhắc, Ban Tổ chức quyết định điều chỉnh tăng thêm số lượng giải thưởng so với thể lệ. Cụ thể như sau:Giải tập thể:16 giải (gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích)Giải cá nhân:23 giải (gồm 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 15 giải Khuyến khích).Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục trên cả nước, cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” năm học 2023-2024 đã có sự lan tỏa rộng rãi tới các nhà trường và các em thiếu niên, nhi đồng trên cả nước, từ đó tiếp tục tạo nên những phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thiết thực và ý nghĩa.Kết quả tốt đẹp của cuộc thi này chính là những bông hoa tươi thắm và ngát hương mà các thầy cô giáo cùng các em học sinh cả nước kính dâng lên Bác Hồ kính yêu nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2024). | https://nhandan.vn/da-dang-cac-hinh-thuc-the-hien-tinh-yeu-cua-thieu-nhi-voi-bac-ho-post809996.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng",
"Chủ tịch Hồ Chí Minh",
"Thiếu nhi",
"Bác Hồ",
"Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ"
]
} |
[Ảnh] Đồn biên phòng Mường Lèo: "Ba bám, bốn cùng" | NDO -Đồn biên phòng Mường Lèo, thuộc xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là 1 trong 10 đồn biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào ở Sơn La có vị trí địa lý xa xôi, giao thông đi lại khó khăn. | Đồn biên phòng Mường Lèo được thành lập ngày 3/1/1963, tiền thân là Trạm biên phòng Púng Bánh. Trải qua các giai đoạn lịch sử, Đồn Biên phòng Mường Lèo đã nhiều lần thay đổi vị trí đóng quân. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 21/9/2018, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1430/QĐ-TM phê duyệt quy hoạch, xây dựng đồn biên phòng mới tại bản Huổi Làn, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Đây là đồn biên phòng được xây dựng khang trang, hiện đại, trên diện tích gần 10ha, nằm ở độ cao 1.030 mét so mực nước biển.Hiện nay, Đồn biên phòng Mường Lèo được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 45km đường biên giới, với 18 cột mốc, 1 cọc dấu, tiếp giáp với hai tỉnh Luông Pha Băng và Hủa Phăn (Lào) và là điểm tiếp nối trên tuyến biên giới với xã Mường Lói của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.Phát huy truyền thống của lực lượng Bộ đội biên phòng, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng Mường Lèo đã thực hiện phương tốt khẩu hiệu: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, phương châm: “Ba bám, bốn cùng” để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.Mặc dù hoạt động ở địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Mường Lèo đã phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương, vận động nhân dân tham gia quản lý và bảo vệ biên giới; ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, không để xảy ra đột biến xấu trên biên giới; đồng thời tổ chức hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo.Đồn biên phòng Mường Lèo còn phối hợp tốt với Đại đội biên phòng 161 của nước bạn Lào thực hiện tốt công tác tuần tra bảo vệ biên giới, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân, giải quyết tốt những vấn đề liên quan giữa 2 bên biên giới; củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, góp phần xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, ổn định và phát triển toàn diện.Trở lại trạng thái bình thường mới sau thời gian giãn cách phòng, chống dịch Covid-19, từ giữa tháng 7/2022, Đồn Biên phòng Mường Lèo và Đại đội Biên phòng 161 đã chủ động nối lại hoạt động tuần tra song phương. Mới đây, 2 bên đã tiến hành Hội nghị sơ kết và ký kết chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia năm 2023.Sương sớm trên đồn biên phòng Mường Lèo.Tuần tra biên giới.Vượt đỉnh Pu Sâng.Hành quân ngoại tuyến.Niềm vui của người lính biên phòng.Cấy lúa giúp dân.Khai giảng lớp học xóa mù chữ.Gặp gỡ bên biểu tượng Bác Hồ với chiến sĩ bộ đội biên phòng.Toàn cảnh đồn biên phòng Mường Leo mới được đầu tư xây dựng. | https://nhandan.vn/anh-don-bien-phong-muong-leo-ba-bam-bon-cung-post731096.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Đồn biên phòng Mường Lèo",
"Sơn La",
"chủ quyền lãnh thổ",
"Việt Nam-Lào",
"biên giới",
"Chặng đường hợp tác Việt-Lào"
]
} |
Thanh Hóa kiểm tra việc “bớt xén” tiền ăn bán trú của học sinh | NDO -Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa vừa có văn bản số 1452/UBND-VP gửi các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên quan đến đơn tố cáo bà Vũ Thị Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Thọ “bớt xén” tiền ănbán trúcủa học sinh nhà trường. | Nội dung văn bản nêu rõ, sau khi cấp ủy, chính quyền thành phố Thanh Hóa nhận được đơn tố cáo (kèm theo file ghi âm) và các nguồn đơn của cấp trên chuyển đến, để giải quyết vụ việc được đúng theo quy định, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo (kèm theo đơn và tài liệu có liên quan) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Thanh Hóa đểkiểm tra, xác minh.Tin liên quanBộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu làm rõ bữa ăn bán trú ở Lào CaiTheo đó, ngày 29/2/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Thanh Hóa đã có Quyết định số 795/QĐ-ĐCSKT-MT về việc phân công giải quyết nguồn tin theo trình tự Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT của Bộ Công an-Bộ Quốc phòng-Bộ Tài chính-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để kiểm tra xác minh theo quy định của pháp luật đối với vụ việc trên.Ngày 28/2/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa nhận được đơn xin thôi giữ chức vụ của bà Vũ Thị Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa với lý do bị bệnh hiểm nghèo.Qua nghiên cứu hồ sơ bệnh án và các quy định pháp luật, ngày 7/3/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa có Quyết định số 2006/QĐ-UBND về việc thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa đối với bà Vũ Thị Thúy Hà.Vụ việc trên đang chờ kết quả kiểm tra, xác minh của cơ quan pháp luật. | https://nhandan.vn/thanh-hoa-kiem-tra-viec-bot-xen-tien-an-ban-tru-cua-hoc-sinh-post800059.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Thanh Hóa",
"tiền ăn bán trú",
"bớt tiền ăn bán trú",
"Trường tiểu học Đông Thọ"
]
} |
Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024 thí sinh cần nhớ | NDO -Năm nay, thí sinh bắt đầu tiến hành đăng ký nguyện vọng xét tuyển để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng từ thời điểm giữa tháng 7. Dưới đây là các mốc thời gian thí sinh cần ghi nhớ trong kỳtuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. | https://nhandan.vn/moc-thoi-gian-tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang-nam-2024-thi-sinh-can-nho-post805419.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"mùa thi 2024",
"tuyển sinh đại học",
"xét tuyển",
"đăng ký nguyện vọng",
"điểm sàn",
"điểm chuẩn"
]
} |
|
Học sinh Việt Nam đoạt nhiều giải tại World Robot Olympiad 2023 | NDO -Tranh tài cùng 415 đội thi từ 81 quốc gia và vùng lãnh thổ tại vòng Chung kết robot thế giới -World Robot Olympiadtổ chức tại Panama, các đội tuyển học sinh Việt Nam đã đạt được những thành tích xuất sắc. | World Robot Olympiad là cuộc thi STEM robot, thu hút đông đảo thí sinh trên toàn thế giới tham gia tranh tài hằng năm. Góp mặt tại Vòng chung kết thế giới diễn ra luân phiên tại các quốc gia thành viên là những đại diện xuất sắc nhất.Sau hơn 8 tháng chuẩn bị, trải qua 2 vòng loại và 1 vòng chung kết quốc gia, 14 đội tuyển thuộc nhóm tuổi từ 8 đến 16 đại diện Việt Nam đã tham gia tranh tài tại Vòng chung kết World Robot Olympiad tổ chức tại Panama. Cùng tham dự có 451 đội tuyển đại diện của 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Thông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch ngày 15/11, các đội tuyển của Việt Nam đã đạt được thành tích xuất sắc. Các đội Hồng Bàng 2 và Hồng Bàng 1 của Việt Nam, đến từ Trường THCS Hồng Bàng, quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu tiên tham gia bảng RoboSports - bảng thi đấu đối kháng lấy cảm hứng từ bộ môn tennis. Đây được xem là một trong những bảng thi khó nhất của cuộc thi. Kết quả, đội đã đạt thành tích Top 8 và xếp hạng chung cuộc ở hạng 6 và 7 toàn thế giới.Trong đó, đội Hồng Bàng 2 đạt hạng 6 thế giới liên tiếp chiến thắng ở vòng loại và chỉ dừng bước tại tứ kết; đội Hồng Bàng 1 đạt hạng 7 thế giới, dừng bước tại tứ kết.Đối với các bảng thi robot làm nhiệm vụ, ở bảng Elementary cho độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi, đội HKN-B1-01 đến từ Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 8 thế giới. Hồng Bàng 4, Trường THCS Hồng Bàng tại bảng Junior cho độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi xếp hạng 9 thế giới và đều đoạt giải Bạc toàn cuộc thi.Các đội còn lại của Việt Nam như Wellspring SG 01, Hong Bang 5, Viet Robot B2-01, WS.AIDs, WS_DTMKK, Viet robot B4-02, Wellspring SG 05, Porterror.WS từ các Trường Wellspring Sài Gòn, Wellspring Hà Nội, Hồng Bàng Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Vietrobot & Kids Engineers đạt giải Đồng chung cuộc.Việt Nam có 14 đội đại diện tham gia tại Vòng chung kết thế giới. (Ảnh WRO 2023)Bảng thi Senior cho các thí sinh từ 14-19 tuổi là bảng có tính cạnh tranh cao với nhiều đội mạnh từ: Ấn Độ, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hy Lạp, Đài Loan (Trung Quốc). Cả hai đại diện của Việt Nam là Viet Robot B3-02 từ Trung tâm Vietrobot và We Are From Vietnam từ Trung tâm Kids Engineer đã đoạt giải Bạc chung cuộc.WRO 2023 có 451 đội thi với gần 1.500 thí sinh từ 81 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. (Ảnh: WRO 2023)Cuộc thi World Robot Olympiad tập trung vào phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề cùng các kỹ năng của học sinh thế kỷ 21 như làm việc nhóm, tư duy phản biện bên cạnh việc ứng dụng các kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Năm nay chủ đề cuộc thi là Connecting the world, các đội thi phải thiết kế, lập trình robot để giúp kết nối toàn cầu về giao thương, công nghệ, con người…Tại Việt Nam, cuộc thi năm 2023, trong chuỗi giải đấu ROBOTACON, do Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp Công ty cổ phần Việt Tinh Anh tổ chức với sự tham gia đồng hành của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, Thành đoàn thành phố Hải Phòng, nhà tài trợ Vinamilk. | https://nhandan.vn/hoc-sinh-viet-nam-doat-nhieu-giai-tai-world-robot-olympiad-2023-post782743.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"robot",
"sáng tạo robot",
"STEM",
"World Robot Olympiad",
"đội tuyển Việt Nam",
"thi robot",
"STEM robot"
]
} |
Khánh thành điểm trường mầm non vùng biên giới Sơn La | NDO -Ngày 3/11, tại xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Quân đội phối hợp vớiĐồn Biên phòng Mường Lèo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tổ chức khánh thành điểm trường mầm non cho học sinh đồng bào dân tộc H’Mông. | Những năm qua Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đồng bào các dân tộc xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp phát triển kinh tế-xã hội.Tuy nhiên, cơ sở vật chất trong hệ thống giáo dục tại nơi đây còn nhiều khó khăn, mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất nhưng do điều kiện, kinh phí còn hạn chế nên giáo viên, học sinh vẫn phải học tập trong điều kiện khó khăn, vất vả.Nhằm chia sẻ những khó khăn của học sinh và giáo viên tại điểm trường bản Huổi Luông, xã Mường Lèo, Bộ Chỉ huyBộ đội Biên phòng Sơn La, Đồn Biên phòng Mường Lèo đã nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ về kinh phí từ phía Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Quân đội.Tin liên quanSơn La khánh thành điểm trường cho trẻ em nghèo vùng biên giớiSau hơn 2 tháng thi công tích cực, khẩn trương, với tình cảm và trách nhiệm cao của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lèo, chính quyền địa phương thường xuyên giám sát, đôn đốc, công trình đã được hoàn thành đúng tiến độ.Các hạng mục công trình phụ trợ gồm: nhà công vụ cho giáo viên, bếp ăn cho các cháu học sinh và bập bênh, cầu trượt trẻ em, đồ chơi xích đu, cùng nhiều phần quà khác… cho điểm trường Huổi Luông, thuộc Trường Mầm non Biên Cương. Tổng trị giá hơn 300 triệu đồng.Mường Lèo là xã vùng sâu, vùng cao biên giới thuộchuyện Sốp Cộp, xã có 13 bản, 8 bản giáp biên giới và 8 cột mốc quốc giới. Đây là xã cách trung tâm tỉnh Sơn La gần 200km, giao thông đi lại khó khăn.Trên địa bàn xã Mường Lèo còn một số điểm trường khó khăn, trong đó có điểm trường Mầm Non bản Huổi Luông. Từ trung tâm xã đến điểm trường là 20km, trong đó 6km đường đất. Tại điểm trường hiện có 55 học sinh dân tộc H’Mông, gồm 3 nhóm lớp trong đó 2 lớp mẫu giáo, 1 nhóm trẻ đang theo học.Trước đó, Đồn Biên phòng Mường Lạn, huyện Sốp Cộp cũng đã phối hợp các nhà tài trợ tổ chức bàn giao điểm trường Pu Hao, Huổi Lè cho Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã biên giới Mường Lạn.Điểm trường Huổi Lè được khởi công từ tháng 2/2023, đến nay đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng với 3 phòng học, được xây dựng kiên cố, khang trang.Điểm trường được Đồn Biên phòng Mường Lạn kết nối Nhóm tình nguyện Đom Đóm Xanh-Hải Phòng kêu gọi xây dựng và được tài trợ bởi Công ty Skechers miền bắc, trị giá điểm trường 500 triệu đồng. | https://nhandan.vn/khanh-thanh-diem-truong-mam-non-vung-bien-gioi-son-la-post780885.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Sơn La",
"Huổi Luông",
"Sốp Cộp",
"xã biên giới",
"điểm trường",
"Bộ đội Biên phòng"
]
} |
Đề xuất quy định lương giáo viên ở mức cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp | NDO -Đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng đề nghị cần quy địnhlương của giáo viênở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp để giáo viên yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. | Sáng 1/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giákết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.Tham gia ý kiến thảo luận, đại biểu Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.Góp ý về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đại biểu cho biết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tiếp tục phát triển hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đề ra. Công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.Công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông cho các tỉnh, thành phố trong năm học vừa qua đã từng bước khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại địa phương, nhất là các vùng khó khăn. Năng lực đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học không ngừng được nâng cao cả về số lượng hoặc chất lượng…Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự phiên thảo luận sáng 1/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Tuy nhiên, theo đại biểu, từ năm 2024-2030, Việt Nam cần khoảng 50.000-100.000 nhân lực chất lượng cao làm cho lĩnh vực công nghệ bán dẫn.Nữ đại biểu cho rằng, đây là một việc vô cùng khó thực hiện và băn khoăn Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm như thế nào để hiện thực hóa được điều này.Đề cập về vấn đề lương của giáo viên và nhân viên trường học hiện nay, đại biểu nhận thấy, thực tế qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình.Tin liên quanTháo gỡ vướng mắc về chế độ chính sách đối với giáo viênNhiều người đã phải nghỉ, chuyển việc hoặc là làm thêm, vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề.Bên cạnh đó, nhân viên trường học là một bộ phận thường chiếm tỷ lệ ít hơn 10% tổng biên chế của trường học nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và phát triển của một ngôi trường.“Mặc dù họ làm việc 8 tiếng một ngày nhưng họ không được hưởng phụ cấp công vụ như công chức và họ cũng không được hưởng thâm niên như nhà giáo dù làm cùng một ngành. Hiện nay phụ cấp của họ rất thấp, thậm chí có những vị trí không được hưởng phụ cấp gì”, đại biểu Hà Ánh Phượng nói.Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Đồng thời, phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.Trước đó, trong phiên thảo luận tổ về các vấn đề kinh tế-xã hội vừa qua, phát biểu về nội dungcải cách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là một tư duy đột phá hoàn toàn, xây dựng hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo quản lý.Tin liên quanDự toán chi cải cách tiền lương của ngân sách trung ương năm 2024 khoảng 48-49 nghìn tỷ đồng“Bảng lương theo hệ số lương hiện nay tồn tại từ năm 2004. Qua 4 lần cải cách tiền lương, chưa có lần nào đồng bộ, toàn diện, căn bản như lần này. Đây là một chính sách lương mới rất tiến bộ, công bằng, thật sự hài hòa và hợp lý”, Bộ trưởng nói.Cải cách chính sách tiền lương lần này cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản, tỷ lệ phụ cấp và loại hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù.“Nhưng điều chúng ta mong mỏi nhất khi cải cách tiền lương là đối với ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương cho họ. Khi đó, xã hội phấn khởi, viên chức, nhất là giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi”, Bộ trưởng Nội vụ nói thêm.Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương được chuẩn bị đến năm 2026, nên sau năm 2026, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, nếu không nỗ lực tăng thu và tiết kiệm chi thì rất khó khăn để tiếp tục thực hiện trả lương cho chính sách mới.Chủ đề: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVGóp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị ở Việt NamCông bố Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVCông bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông qua | https://nhandan.vn/de-xuat-quy-dinh-luong-giao-vien-o-muc-cao-nhat-trong-thang-bac-luong-hanh-chinh-su-nghiep-post780469.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"lương giáo viên",
"cải cách tiền lương",
"đại biểu Hà Ánh Phượng",
"thảo luận kinh tế-xã hội",
"kỳ họp thứ 6",
"Quốc hội khóa XV"
]
} |
[Ảnh] Hơn 105.000 thí sinh Hà Nội bước vào môn thi Ngữ văn | NDO -Sáng nay 8/6, hơn 105.000 thí sinh Hà Nội chính thức bước vào thi Ngữ văn, môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. | Thời tiết mát mẻ, ngay từ 6 giờ, tại điểm thi Trường THCS Khương Đình (quận Thanh Xuân), nhiều thí sinh và phụ huynh đã có mặt tại trường.Các thí sinh thận trọng xem lại thông tin cá nhân và sơ đồ phòng thi. Một số thí sinh khác tranh thủ trước giờ thi ôn lại kiến thức cho môn thi đầu tiên.Theo lịch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 8 giờ thí sinh bắt đầu làm bài môn đầu tiên. Nhưng từ hơn 6 giờ, một số em lo lắng nên đã tới điểm thi sớm để tranh thủ ôn lại một số tác phẩm thơ chưa tự tin.Trong sáng nay, các thí sinh sẽ dự thi với môn thi ngữ văn, thời gian bắt đầu làm bài là 8 giờ, thời gian thu bài là 10 giờ, tổng thời gian làm bài là 120 phút.Sáng nay, 8/6, hơn 105.000 thí sinh Hà Nội làm bài thi đầu tiên của Kỳ thi Tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025. Hồi hộp, lo lắng là cảm xúc chung của nhiều thí sinh.Phụ huynh đưa con tới điểm thi từ sớm.Nét mặt lo âu của các thí sinh.Một thí sinh tranh thủ xem lại kiến thức trước khi bước vào kỳ thi.Thí sinh làm thủ tục trước khi bước vào môn thi Ngữ văn. | https://nhandan.vn/anh-gan-106000-thi-sinh-ha-noi-buoc-vao-mon-thi-duy-nhat-theo-hinh-thuc-tu-luan-post813338.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"kỳ thi tuyển sinh lớp 10",
"tự luận",
"thí sinh Hà Nội"
]
} |
Ra mắt Quỹ đồng hành học sinh, sinh viên vùng khó khăn | NDO -Lễ ra mắt Quỹ đồng hành học sinh, sinh viên vùng khó khăn củaTrường đại học Sư phạm Hà Nộidiễn ra tối 12/1. Quỹ được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài, tài trợ học bổng, trao giải thưởng nhằm động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó, phát huy năng lực của bản thân trong học tập và rèn luyện. | Theo Ban tổ chức, quỹ tiếp nhận và quản lý nguồn tài chính được tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cựu người học để thực hiện các hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích của quỹ và quy định pháp luật.Từ đó, học sinh, sinh viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội sẽ có thêm cơ hội để tiếp tục vượt khó, đạt được thành tích cao trong học tập, rèn luyện và đóng góp cho sự phát triển của giáo dục nước nhà.Trường đại học Sư phạm Hà Nội cam kết bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn quỹ; bảo đảm tính công bằng, dân chủ trong xét, chọn đối tượng học sinh, sinh viên được hỗ trợ.Chia sẻ tại buổi lễ ra mắt quỹ, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội mong muốn, quỹ dày lên để có thể hỗ trợ được nhiều học, sinh viên vùng khó. Từ nguồn quỹ này, nhà trường sẽ tìm đến những học sinh ở những vùng khó khăn để nuôi dưỡng, đào tạo; sau này các em trở về phục vụ quê hương - nơi "phên dậu" của Tổ quốc…Các nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ đồng hành học sinh, sinh viên vùng khó khăn.Nhân dịp này, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội - tác giả cuốn sách “Những lời chia sẻ” và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm sẽ dùng toàn bộ nhuận bút, lợi nhuận phát hành cuốn sách để ủng hộ quỹ.Cuốn sách được xuất bản lần đầu và ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/2023), đến nay đã phát hành gần 1.000 bản. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã tiếp tục tái bản để kịp phục vụ bạn đọc ủng hộ chương trình gây Quỹ đồng hành với học sinh, sinh viên vùng khó khăn.Cũng tại buổi lễ ra mắt, nhiều tập thể, cá nhân, doanh nghiệp đã ủng hỗ quỹ nhằm góp phần thiết thực hỗ trợ, đồng hành cùng học sinh, sinh viên vùng khó khăn. | https://nhandan.vn/ra-mat-quy-dong-hanh-hoc-sinh-sinh-vien-vung-kho-khan-post791871.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Trường đại học sư phạm Hà Nội",
"ra mắt quỹ đồng hành",
"học sinh sinh viên"
]
} |
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai 6 trụ cột để định vị thương hiệu | NDO -Ngày 18/11,Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minhtổ chức lễ “Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”. | Sự kiện, đánh dấu một cột mốc mới đối với lịch sử Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), trở thành 1 trong 7 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hoạt động theo mô hình “Đại học đa ngành, đa lĩnh vực”, đồng nhất và hội nhập với hệ thống các đại học tiên tiến trên thế giới.Từ đây, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng cho một hành trình mới - tiên phong trong giáo dục và nghiên cứu tất cả các lĩnh vực, đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội và đất nước.Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố và trao Quyết định số 1146/QĐ-TTg, ngày 4/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.Công bố và trao Quyết định số 3688/QĐ-BGDĐT về việc công nhận Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đông Phong là Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.Công bố và trao Quyết định số 3689/QĐ-BGDĐT về việc công nhận Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành là Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.Trao Quyết định số 3668/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Công nhận Hội đồng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.Theo Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ nay đến 2030, đơn vị này sẽ tiên phong trong xây dựng một nền giáo dục toàn diện hơn, với chiến lược đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có danh tiếng quốc tế và bền vững với6 trụ cộtchính:Triển khai đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, luật, quản lý, thiết kế và công nghệ. Nhất quán yêu cầu về giáo dục chất lượng gắn thực tiễn, tạo điều kiện cho người học học tập suốt đời với kiến thức hội nhập quốc tế...Thực hiện các nghiên cứu, tư vấn theo hướng tích hợp đa lĩnh vực, liên kết nghiên cứu trong nước và quốc tế những nội dung mới, mang tính toàn cầu gắn với giải quyết các vấn đề đặt ra của địa phương...Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ “Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh” đánh dấu một cột mốc mới đối với lịch sử Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), trở thành 1 trong 7 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hoạt động theo mô hình “Đại học đa ngành, đa lĩnh vực”, đồng nhất và hội nhập với hệ thống các đại học tiên tiến trên thế giới.Đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ nguồn lực trong nước và quốc tế trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, tư vấn, quản trị đại học và cùng thực hiện trách nhiệm và hành động vì sự phát triển bền vững.Xây dựng chiến lược và hiện thực hóa mô hình quản trị đại học hiệu quả, gắn với tín hiệu của thị trường, thực hiện chuyển đổi số và phát triển theo các tiêu chí bền vững.Xây dựng cộng đồng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những người đã và đang học tập, làm việc, giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong thay đổi hướng đến sự phát triển bền vững, cuộc sống chất lượng, hạnh phúc và truyền cảm hứng nghệ thuật.Duy trì môi trường đại học theo chuẩn quốc tế cùng với vận hành hoạt động theo mô hình đại học xanh, gắn kết với cộng đồng, thân thiện với môi trường.“Triển khai thành công 6 định hướng chiến lược trên cũng có nghĩa là thực hiện định vị thương hiệu Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”, Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành, Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành, Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ công bố.Cho rằng chặng đường mới với tên gọi mới, cũng đồng thời đi với những thách thức mới, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đề nghị Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cần hoàn thiện chiến lược và định hướng phát triển lâu dài, hiện thực hóa mô hình quản trị đại học hiệu quả, hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động.Với vị thế là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của đất nước, giữ vai trò chủ lực trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng.Đồng thời, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ cấu, tổ chức để thực sự trở thành đại học theo định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu về giáo dục chất lượng gắn liền thực tiễn; xây dựng nhà trường thành một trung tâm nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực có chất lượng cao của khu vực và thế giới. | https://nhandan.vn/dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh-trien-khai-6-tru-cot-de-dinh-vi-thuong-hieu-post783236.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh",
"Quyết định số 1146/QĐ-TTg",
"đào tạo đa ngành",
"đa lĩnh vực",
"UEH"
]
} |
120 sinh viên nhận học bổng "Nâng bước thủ khoa" năm 2023 | NDO -Ngày 9/1, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức chương trình vinh danh, trao học bổng “Nâng bước thủ khoa" năm 2023 cho 120 tân sinh viên là thủ khoa, á khoa có hoàn cảnh khó khăn, đạt tích xuất sắc đầu vào các trường đại học trên cả nước. Chương trình được tổ chức tại hai đầu cầu thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. | Chương trình “Nâng bước thủ khoa" nhằm tuyên dương những tân sinh viên nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng đã vươn lên học giỏi, trở thành thủ khoa, á khoa các trường đại học trên cả nước trong kỳ thi đầu vào năm 2023 và được các nhà trường giới thiệu.Trong số sinh viên được trao học bổng có 35 em là người dân tộc thiểu số, trong đó có ba em thuộc dân tộc rất ít người (dân tộc Chứt) là: Trần Nữ Trà My, Trần Nữ Hương Mây, Cao Thị Lan Hoa, (thủ khoa hoặc top điểm cao của Trường đại học Quảng Bình).Năm nay, chương trình có ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra đầu năm mới và đúng vàoNgày Truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam(ngày 9/1).Năm 2023, chương trình Nâng bước thủ khoa nhận được hơn 350 hồ sơ ứng viên gửi về từ các trường đại học, học viện; trong đó đa phần là các em có hoàn cảnh khó khăn là hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi, dân tộc thiểu số, khuyết tật…Sau khi xét chọn, Ban tổ chức chương trình "Nâng bước Thủ khoa" đã quyết định trao học bổng cho 120 tân sinh viên là thủ khoa và sinh viên có thành tích xuất sắc đầu vào các trường đại học trên cả nước, có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, có 55 sinh viên các trường đại học khu vực phía bắc (từ Quảng Trị trở ra) và 52 sinh viên các trường đại học khu vực phía nam.Ngoài những gương tân thủ khoa vượt khó học giỏi, Ban tổ chức cũng trao 13 suất học bổng cho các sinh viên từng nhận học bổng Nâng bước thủ khoa những năm trước và hiện tiếp tục có thành tích học tập tốt. Mỗi suất gồm 10 triệu đồng tiền mặt cùng với nhiều hiện vật giá trị.Phát biểu tại chương trình, Bí thư Trung ươngĐoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triếtchúc mừng và biểu dương nghị lực, thành tích đạt được của các thủ khoa, á khoa được nhận học bổng trong chương trình.Chương trình thể hiện sự quan tâm, là minh chứng rõ nét về sự chăm lo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho thanh niên, đặc biệt học sinh, sinh viên có thành tích tốt trong học tập của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Báo Tiền Phong và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ.Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết đề nghị các thủ khoa, á khoa tiếp tục nỗ lực học tập và rèn luyện để đạt được những kết quả tốt nhất, sớm chuẩn bị hành trang, hoàn thiện bản thân,là tấm gương, tuyên truyền viên giúp học sinh, sinh viên trên khắp cả nước và học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài thấy được bài học, tấm gương có thêm động lực để hoàn thành quá trình học tập, rèn luyện. | https://nhandan.vn/120-sinh-vien-nhan-hoc-bong-nang-buoc-thu-khoa-nam-2023-post791316.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Sinh viên",
"học bổng",
"thủ khoa",
"Nâng bước thủ khoa"
]
} |
Phú Thọ coi trọng giáo dục di sản trong trường học | Những năm qua, giáo dục di sản trong dạy và học ở trường phổ thông được nhiều trường tại tỉnh Phú Thọ triển khai hiệu quả. Kết quả việc giáo dục di sản trong trường học góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. | Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có gần 970 di tích lịch sử, văn hóa; trong đó, có hơn 300 di tích đền, đình, miếu đã được Nhà nước xếp hạng; tiêu biểu như Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Hùng Vương Tổ Miếu, Đền Tiên, Đình Hùng Lô, Miếu Lãi Lèn (thành phố Việt Trì), Đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hòa), Đền Lăng Sương (huyện Thanh Thủy)... Ngoài ra, Phú Thọ còn có hai di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ.Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai công tác phối hợp thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, giá trị các di tích lịch sử trong trường học; đồng thời ban hành nhiều nội dung hướng dẫn gửi các cơ sở giáo dục về nhiệm vụ trọng tâm giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ.Mô hình trường học gắn bảo vệ các di sản văn hóa, tìm hiểu di tích lịch sử đã được triển khai sâu rộng đến tất cả cấp học ở các địa phương trong tỉnh. Trong đó, có 47 mô hình điểm phù hợp từng địa phương giúp học sinh hiểu hơn về các giá trị truyền thống, giá trị trường tồn của các di sản văn hóa, di tích lịch sử có tác động to lớn đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc ở địa phương.Cô giáo Lê Thị Thu, giáo viên Trường phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở Thu Cúc (xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn) chia sẻ, những năm qua, nhà trường đã chú trọng việc giáo dục di sản cho học sinh. Trong từng năm học, nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch giáo dục địa phương thông qua các môn học như Đạo đức, Mỹ thuật, Âm nhạc...Cô giáo Bùi Thị Thanh Huyền, Trường trung học cơ sở Vũ Duệ, huyện Lâm Thao cho biết, để việc giáo dục lịch sử địa phương đạt chất lượng, nhà trường đã có nhiều cách làm như tổ chức các phần thi hỏi-đáp trong các tiết học, các buổi sinh hoạt ngoại khóa hoặc lồng ghép vào các đề kiểm tra. Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên tổ chức cho học sinh tham quan tại các di tích lịch sử, di sản văn hóa nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về đất nước, con người trên quê hương đất Tổ…Việc các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động cho học sinh tìm hiểu giá trị các di sản, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của địa phương nhằm tạo điều kiện cho học sinh không chỉ thụ động nghe giảng, nghe thuyết minh giới thiệu một chiều, mà giúp các em chủ động, tự giác tìm hiểu trước, trao đổi, tự khám phá thực tế di tích, tự rút ra kết luận, bài học để bổ sung kiến thức.Học sinh tham gia giáo dục di sản, tìm hiểu di tích lịch sử không chỉ được xem, nghe, nhìn một cách đơn thuần mà được trải nghiệm qua việc tự khám phá, tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin; giúp học sinh biết cách hỏi, chia sẻ, chắt lọc thông tin để bổ sung kiến thức cho bản thân, từ đó tạo sự thích thú, ham học hỏi, khám phá cho học sinh.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ Nguyễn Văn Mạnh cho biết, trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục địa phương là hoạt động có ý nghĩa trong các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội.Các hoạt động giáo dục địa phương góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu, vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh và có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đến nay, hầu hết cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở các trường đã nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của sử dụng di sản trong dạy học đối với việc hình thành các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần phát triển năng lực của học sinh.Nhiều thầy, cô giáo cho biết, công việc sưu tầm tư liệu, hình ảnh và xử lý thông tin, viết báo cáo và trình bày kết quả đã tác động tích cực, giúp đỡ họ rất nhiều trong việc triển khai áp dụng, sử dụng di sản trong dạy học vào các bài học cụ thể của các bộ môn Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc hay bộ môn giáo dục địa phương...Thời gian tới, ngành giáo dục Phú Thọ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh về vai trò, ý nghĩa của các di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đặc sắc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ngành cũng tăng cường biên soạn và bổ sung các tài liệu, các băng đĩa, các tiết dạy minh họa để giáo viên, học sinh tham khảo trong giảng dạy, học tập; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình giáo dục di sản văn hóa trong nhà trường; coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử tiêu biểu ở địa phương. | https://nhandan.vn/phu-tho-coi-trong-giao-duc-di-san-trong-truong-hoc-post795441.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"giáo dục di sản",
"học hát Xoan",
"bảo tồn và phát huy",
"giá trị văn hóa",
"giá trị phát huy"
]
} |
Doanh nghiệp Việt Nam trao học bổng cho sinh viên Campuchia có hoàn cảnh khó khăn | NDO -Sáng 5/10, tại Phnom Penh, Công ty Viettel Cambodia Pte., Ltd (VTC) phối hợp Đại sứ quán Việt Nam và Hội Khmer-Việt Nam tổ chức trao học bổng cho 10 sinh viên Campuchia có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học ở Việt Nam. | Phát biểu tại sự kiện, Tổng Giám đốc VTC Cao Mạnh Đức cho biết, thực hiện triết lý “Kinh doanh gắn liền trách nhiệm xã hội”, doanh nghiệp luôn quan tâm triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội. VTC cũng là đơn vị tiên phong triển khai nhiều giải pháp, ứng dụng công nghệ cho trường học, cơ sở đào tạo; áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, tặng học bổng khuyến học cho học sinh, sinh viên.Tổng Giám đốc VTC Cao Mạnh Đức phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Sơn Xinh)Trao học bổng trị giá mỗi suất là 1.440 USD cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong khuôn viên Đại sứ quán, ông Cao Mạnh Đức nhấn mạnh: “Sinh viên đã tốt nghiệp có ngành nghề phù hợp sẽ có cơ hội được VTC tiếp nhận vào làm việc, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Campuchia”.Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng đánh giá cao VTC với thương hiệu Metfone, trong suốt thời gian từ năm 2006 đến nay luôn có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của Campuchia, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục-đào tạo.“Việc tặng học bổng hôm nay là nguồn cổ vũ, động viên các cháu sinh viên Campuchia đang theo học tại các trường đại học tại Việt Nam khắc phục được khó khăn để phấn đấu học tập, tìm được việc làm ổn định, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Campuchia và Việt Nam, góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước và hai dân tộc”, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng bày tỏ tin tưởng.Sinh viên Chem Chakrey chia sẻ cảm xúc khi được nhận học bổng. (Ảnh: Sơn Xinh)Được trao tặng học bổng, Chem Chakrey, sinh viên năm thứ 5 ngành Y đa khoa của Trường đại học Trà Vinh cho biết, học bổng này đã tiếp sức cho em tiếp tục thực hiện ước mơ của mình và gia đình.“Đại sứ quán Việt Nam, Hội Khmer-Việt Nam và VTC đã giúp đỡ chúng tôi giảm bớt khó khăn, yên tâm trong học tập. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành khóa đào tạo 6 năm, không để phụ lòng cha mẹ, sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan và đơn vị tài trợ”, Chem Chakrey xúc động chia sẻ.Được biết, trong thời gian năm 2022-2025, mỗi năm VTC cấp 10 suất học bổng, trị giá 160 USD/tháng/người cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sang học đại học tại Việt Nam. | https://nhandan.vn/doanh-nghiep-viet-nam-trao-hoc-bong-cho-sinh-vien-campuchia-co-hoan-canh-kho-khan-post776031.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Doanh nghiệp Việt Nam",
"học bổng",
"sinh viên Campuchia",
"Hội Khmer-Việt Nam",
"Công ty Viettel Cambodia Pte",
"Hợp tác Việt Nam-Campuchia"
]
} |
Trồng người nơi thượng nguồn sông Đà | Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, song những năm qua, ngành giáo dục Mường Tè đã có nhiều đóng góp trong việc bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn; đóng góp chung vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. | Mô hình nuôi học sinh tại nhà dânMường Tè là địa phương vùng xa, vùng biên giới có xuất phát điểm thấp hơn so với các địa phương khác trong toàn tỉnh. Những năm trước đây, Mường Tè là địa phương mà điều kiện kinh tế của các dân tộc sinh sống trên địa bàn đều thiếu thốn; mạng lưới trường lớp học chưa phát triển, nhiều xã chưa có trường trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp còn thấp; đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu, chất lượng dạy và học còn thấp, học sinh còn bỏ học nhiều…Tin liên quanĐất khó Lai Châu đón năm học mớiNhớ về thời khó khăn đó, bà Lò Phù Mé, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho biết, thời của những người như bà, cơ sở vật chất trường lớp của huyện rất tạm bợ, đời sống của đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn; địa hình của huyện phân tán mà giao thông đi lại rất vất vả…Tuy nhiên, bằng vào sự kiên trì vượt khó của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên ở vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã gieo mầm giúp thế hệ của bà Mé và hàng loạt các thế hệ học sinh sau này của huyện luôn có tinh thần hiếu học, vươn lên.Chỉ cách đây hơn chục năm, sự học ở các bản vùng sâu, xa của Mường Tè còn rất nhiều khó khăn.Dấu ấn lịch sử lớn lao của giáo dục Mường Tè nói riêng, giáo dục vùng cao nói chung là tấm gương thầy giáo, Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Bôn. Đó là tấm gương về sự cống hiến và sáng tạo.Những câu chuyện về dạy chữ của thầy Bôn hiện vẫn được những người già nhớ và kể cho con cháu các thế hệ sau, đại loại như: Sáng sớm, thầy Bôn dạy chữ cho người đi nương, rời con chữ trên bảng, họ lại được thầy Bôn lấy phấn viết chữ trên lưng trâu để vừa đi vừa ôn bài. Chiều tối là lớp học bên bếp lửa của các bà, các mẹ. Suốt nhiều tháng ròng, mỗi ngày thầy Bôn đứng ở 4 lớp như thế…Học trò đi bộ cả ngày đường để đến trường là chuyện thường ngày (Trong ảnh: Học sinh cấp II bản U Pa Tết xã Tà Tổng đi bộ ra trung tâm học năm 2012).Cho đến nay ký ức của người già ở xã Mù Cả về thầy giáo Bôn vẫn là những câu chuyện để giáo dục con cháu.Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của thầy Bôn và trò lúc bấy giờ, xã biên giới Mù Cả là xã đầu tiên của vùng cao phía bắc được ghi nhận đã xóa nạn mù chữ. Và thầy Bôn được biểu dương là “cha đẻ” của mô hình nuôi học sinh tại nhà dân ở miền bắc.Việc một xã biên giới vùng sâu, xa như Mù Cả được công nhận là xã đầu tiên của vùng cao phía bắc được ghi nhận đã xóa nạn mù chữ là điều không tưởng với một vùng đất nằm tách biệt với cộng đồng dân tộc Hà Nhì từng được gọi là “U ní” (mông muội).Và bản thân thầy Nguyễn Văn Bôn là người đầu tiên trong ngành giáo dục cả nước được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động do chính Bác Hồ ký tháng 6/1962.Theo lời kể của Anh hùng Lao động, thầy giáo Nguyễn Văn Bôn, lúc đó theo lời kêu gọi của nhà nước thì mình xung phong để lên dạy chữ cho bà con. Khi được cử về Mường Tè cũng giống như những giáo viên khác, mỗi người được giao về một bản để dạy chữ cho bà con ở bản đó.Học sinh đi lấy củi, đi bắt cá cải thiện bữa ăn sau giờ học cũng chẳng hiếm đối với những bản vùng khó cách đây hơn chục năm (trong ảnh học sinh trường Nậm Ngà xã Tà Tổng đi lấy củi sau giờ học).Học sinh đi lấy củi, đi bắt cá cải thiện bữa ăn sau giờ học cũng chẳng hiếm đối với những bản vùng khó cách đây hơn chục năm (Trong ảnh: Học sinh Trường Nậm Ngà, xã Tà Tổng bắt cá cải thiện cuộc sống sau giờ học)."Lên đó rồi mình thấy như vậy thì lãng phí, mình đã tập trung học sinh 7 bản về bản Mù Cả để học. Lúc đầu có 40 học sinh đến và hình thành nên lớp học đầu tiên ở Mù Cả. Lớp học mở ra nhưng giấy bút lại không có, bấy giờ thầy trò bảo nhau lấy lá chuối và dùng que để viết. Lúc đó, các xã trong huyện Mường Tè mỗi xã chỉ có 4-5 học sinh, riêng xã Mù Cả có đến 40 học sinh và đã có học sinh học cấp hai đầu tiên trong toàn huyện", thầy Bôn nói thêm.Năm 1963, xã Mù Cả được công nhận xóa mù chữ, và rồi ký túc xá đầu tiên của miền bắc được xây dựng với hình thức dân tự nuôi được Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc bấy giờ ký công nhận sáng kiến. Sau mỗi buổi học thầy và trò cùng nhau xuống suối bắt cá, trồng rau, trồng lúa để tự túc thực phẩm...Phát huy truyền thống nơi thượng nguồnTừ việc xác định nâng cao mặt bằng dân trí là nền tảng của sự phát triển kinh tế-xã hội, trong suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền cùng với sự đồng thuận, đồng lòng của nhân dân các dân tộc đã nỗ lực, quyết tâm chăm lo cho ngành giáo dục và đào tạo, góp phần tích cực nâng cao dân trí để đưa Mường Tè thoát khỏi huyện đặc biệt khó khăn của cả nước.Những năm trở lại đây sự học ở Mường Tè đã có nhiều đổi thay.Trong những năm qua, giáo dục Mường Tè đã có sự phát triển vượt bậc với nền tảng là phong trào thi đua yêu nước, nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào này đã trở thành cán bộ quản lý các trường.Trong 5 năm trở lại đây, đã có 117 học sinh đạt giải cấp tỉnh trong đó có 2 giải Nhất; 16 giải Nhì; 31 giải Ba; 68 giải Khuyến khích. Quy mô trường lớp học không ngừng mở rộng về mặt số lượng và chất lượng; toàn huyện Mường Tè hiện có 40 cơ sở giáo dục bao gồm: 14 trường mầm non; 7 trường tiểu học; 7 trường trung học cơ sở; 8 trường tiểu học và trung học sở; 3 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.Trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang.Cô Vũ Thị Hường, Hiệu trưởng Trường mầm non xã Bum Tở cho biết, do xã chủ yếu là học sinh dân tộc La Hủ nên việc dạy của các cô cũng phải nỗ lực hơn so với các trường ở vùng thuận lợi.Đơn cử như việc học sinh nói ngọng nhiều, các cô phải mất nhiều thời gian rèn phát âm cho các cháu mọi lúc, mọi nơi với tần suất nhiều lần trong ngày. Hay như việc tận dụng thay đổi công năng cho đồ dùng học tập, đồ chơi của học trò; cụ thể thay vì để nguyên như thiết kế, các cô đã sáng tạo bằng cách gắn các tên chữ, số chung quanh những đồ chơi, khu vui chơi của trẻ để khi vừa chơi trẻ vừa nhìn vào đó rồi đọc, phát âm theo yêu cầu của các cô.Từ sự nỗ lực, cố gắng và sáng tạo này của các cô đã góp phần củng cố và nâng cao chất lượng đọc thông viết thạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mặc dù ở địa bàn khó khăn nhưng Trường mầm non xã Bum Tở đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia đầu tiên ở vùng đặc biệt khó khăn.Học sinh được học tập rèn luyện trong môi trường tốt.Chính nhờ những cố gắng của đội ngũ giáo viên giống như các thầy, cô ở Trường mầm non xã Bum Tở như đã nêu trên, ngành giáo dục huyện Mường Tè mới có những phát triển mạnh mẽ và luôn là đơn vị đi đầu trong các phong trào của huyện, của tỉnh. Mỗi năm có cả chục tập thể, gần sáu chục lượt cán bộ, giáo viên được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Hàng trăm lượt tập thể và cá nhân được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng giấy khen trong các phong trào thi đua…Theo ông Tống thanh Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè, trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với nỗ lực trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, ngành giáo dục và đào tạo huyện Mường Tè đã có những đổi thay tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ về nhiều mặt, trong đó bảo đảm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chuyên môn, kế hoạch năm học và ngân sách tài chính chi thường xuyên cho các đơn vị trường.Chế độ, chính sách cho giáo viên, học sinh, người lao động được chi trả kịp thời, đúng quy định. Chất lượng giáo dục được củng cố, duy trì và nâng cao dần các tiêu chí, đặc biệt là chất lượng đội ngũ (hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo toàn huyện đã đạt hơn 88%).Những bữa cơm bán trú đủ chất giúp các em phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học dần đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục, đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 (hiện nay, tỷ lệ phòng học kiên cố đã đạt hơn 97%). Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh bán trú dần đi vào nền nếp. Các phong trào thi đua được đẩy mạnh, tập trung vào khâu khảo sát thực tiễn, triển khai và đánh giá thực chất kết quả. Đặc biệt xây dựng được 2 đơn vị trường trên địa bàn hai xã có 100% con em là dân tộc La Hủ đạt chuẩn Quốc gia mức độ một.Thời gian tới ngành sẽ tiếp tục Phát huy vai trò người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong chỉ đạo, điều hành mọi mặt của từng đơn vị trường. Trong đó tập trung vào việc tiếp tục phát huy, nâng cao dần các tiêu chí, mục tiêu đã đạt được và khắc phục những hạn chế, yếu kém. Triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đã xác định, bảo đảm thực chất, phù hợp với thực tiễn tại từng địa bàn xã, thị trấn. Hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo giao.Môi trường giáo dục được đầu tư, học sinh học tập và phát triển toàn diện hơn. | https://nhandan.vn/trong-nguoi-noi-thuong-nguon-song-da-post783975.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"giáo dục",
"Mường Tè",
"Sở Giáo dục và Đào tạo",
"Chương trình giáo dục phổ thông 2018",
"xóa nạn mù chữ"
]
} |
Xây dựng Luật Nhà giáo đáp ứng mong mỏi của 1,6 triệu giáo viên | NDO -Dự thảo Luật Nhà giáođã được đăng công khai trên Cổng thông tin Chính phủ để Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, đoàn thể; trong đó cơ quan báo chí có vai trò quan trọng trong định hướng truyền thông những vấn đề cốt lõi của dự án luật. | Chiều 17/5, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Đã có nhiều Luật về giáo dục được ban hành nhưng một luật dành cho nhà giáo vẫn là mong mỏi, dự định trong hàng chục năm qua. Ngành giáo dục coi phát triển lực lượng nhà giáo là một trong những giải pháp trọng tâm, đột phá. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.Dự án Luật Nhà giáo được Chính phủ đồng ý xây dựng, Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh đã trở thành bước đột phá và mang lại ý nghĩa động viên to lớn với 1,6 triệunhà giáotrong cả nước. Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật.Tin liên quanXây dựng Luật Nhà giáo nhằm phát triển đội ngũ nhà giáoTại tọa đàm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin về dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có 5 chính sách được thiết kế trong dự thảo Luật Nhà giáo gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.Một trong những quy định mới thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo là quy định Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Theo đó,Bộ Giáo dục và Đào tạocho biết chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định.Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm của một số ngành, lĩnh vực, Ban soạn thảo đề xuất và dự kiến chứng chỉ hành nghề cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với nhà giáo và cơ sở giáo dục.Cụ thể, chứng chỉ hành nghề tạo thuận lợi cho nhà giáo nếu có những thay đổi nơi hoạt động nghề nghiệp. Chứng chỉ hành nghề có giá trị sử dụng toàn quốc nên dù nhà giáo dạy học ở đâu cũng không cần phải thực hiện lại chế độ tập sự; giảm được thủ tục cho nhà giáo khi: thuyên chuyển và ký hợp đồng làm việc không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, thỉnh giảng hoặc dạy liên trường; khi nhà giáo thuyên chuyển từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ sở giáo dục ngoài công lập hoặc ngược lại; khi nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo nhu cầu của cơ sở giáo dục.Chứng chỉ hành nghề có giá trị đảm bảo đồng đều về chất lượng dạy học và giáo dục giữa các cơ sở giáo dục và và dự kiến sẽ điều chỉnh bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay. Để không gây xáo trộn khi áp dụng quy định về chứng chỉ hành nghề, dự thảo Luật Nhà giáo đã tính toán phương án chuyển tiếp thuận lợi cho 1,6 triệu nhà giáo đã được tuyển dụng vào ngành trước khi Luật có hiệu lực sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần đánh giá sát hạch. Những nhà giáo đã nghỉ hưu nếu có nguyện vọng cũng được cấp chứng chỉ hành nghề để ghi nhận sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp.Ngoài ra, đối với chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo, dự thảo quy định, nhà giáo được xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập. Bên cạnh đó, dự thảo còn đề xuất các chế tài để bảo đảm tiền lương và chính sách theo lương của nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, tự chủ phải bảo đảm không ít hơn so với nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.Trong năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hơn 100 cuộc họp chuyên môn, tọa đàm xin ý kiến chuyên gia trong và ngoài ngành với các quy mô khác nhau; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của 547.786 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và giáo dục nghề nghiệp để phục vụ phân tích, đánh giá để phục vụ hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo.Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định việc đề xuất việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong giai đoạn từ 2021-2025, vì vậy, việc chuẩn bị đề xuất xây dựng luật đã được chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, tạo cơ sở bước đầu quan trọng để xây dựng Luật. | https://nhandan.vn/xay-dung-luat-nha-giao-dap-ung-mong-moi-cua-16-trieu-giao-vien-post809887.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"dự thảo luật nhà giáo",
"lấy ý kiến",
"dư luận xã hội",
"giáo viên",
"Luật Nhà giáo",
"xây dựng Luật Nhà giáo",
"Bộ Giáo dục và Đào tạo"
]
} |
1.773 chương trình đào tạo giáo dục đại học đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng | NDO -Cả nước hiện có 1.773 chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong đó, có 1.254 chương trình đào tạo đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước, 519 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài. | Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay Việt Nam có 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và 10 tổ chức kiểm định nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoạt động.Tính đến ngày 30/4/2024, cả nước có 1.773 chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong đó, có 1.254 chương trình đào tạo đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước, 519 chương trình được đánh giá theotiêu chuẩn nước ngoài.Thời điểm trước đó, tính đến ngày 31/1, cả nước có 1.142 chương trình đào tạo giáo dục đại học và 5 chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước, 500 chương trình đào tạo giáo dục đại học được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ngoài.Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Huỳnh Văn Chương, công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học ngày càng được quan tâm. Việc ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tham gia kiểm định nước ngoài và được công nhận, là sự ghi nhận nỗ lực của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và đang đi đúng theo kế hoạch đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.Danh sách các chương trình đào tạo giáo dục đại học đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, mời xemtại đây. | https://nhandan.vn/1773-chuong-trinh-dao-tao-giao-duc-dai-hoc-dat-chung-nhan-tieu-chuan-chat-luong-post811502.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"kiểm định chất lượng",
"chương trình đào tạo",
"giáo dục đại học",
"tiêu chuẩn trong nước",
"tiêu chuẩn nước ngoài",
"chương trình kiểm định"
]
} |
Đà Nẵng cho học sinh không bán trú nghỉ học chiều nay do mưa lớn | NDO -Ngày 13/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phốthành phố Đà Nẵngđã ban hành Công điện Ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ xảy ralũ quét và sạt lởđất khu vực thành phố Đà Nẵng. | Theo ghi nhận, một số tuyến đường trên địa bàn thành phố đã có ngập cục bộ như: Nguyễn Văn Linh, Đống Đa, Quang Trung, Lê Quý Đôn… gây khó khăn cho người dân trong việc di chuyển, nhất là vào thời điểm giờ trưa.Trưa 13/10, Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Đà Nẵng ban hành công văn khẩn nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh.Cụ thể, ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng yêu cầu các trường, cơ sở giáo dục thông báo khẩn cho học sinh, học viên trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học không học học bán trú trên toàn thành phố nghỉ học chiều ngày cùng ngày do một số đoạnđường ngập sâu, đi lại khó khăn, nguy hiểm.Riêng đối với các trường có học bán trú, trẻ mầm non và học sinh vẫn học buổi chiều, nhà trường chủ động sắp xếp thời gian, thông báo phụ huynh đón con vào cuối buổi học chiều nay bảo đảm an toàn (dự kiến sau 15 giờ sẽ ngớt mưa).Đường Đống Đa có ngập nhẹ.Để chủ động ứng phó với tình hình mưa lớn, ngập lụt, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 07/CĐ-PCTT ngày 11/10/2023 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng.Các sở, ban, ngành, các quận, huyện chủ động, chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất; sẵn sàng triển khai phương án sơ tán nhân dân theo Phương án đã được phê duyệt.Bên cạnh đó, các sở, ngành, UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, mưa, lũ; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24; thường xuyên báo cáo công tác ứng phó và tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra (nếu có) về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố.Đường Nguyễn Văn Linh ngập cục bộ gây khó khăn cho các phương tiệnTheo tin cảnh báo mưa lớn tại thành phố Đà Nẵng của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ: Trong 24 giờ qua tại thành phố Đà Nẵng có mưa to đến mưa rất to, tổng lượng mưa từ 7 giờ sáng 12/10 đến 7 giờ sáng 13/10 tại thành phố Đà Nẵng phổ biến 50-130mm, có nơi cao hơn.Dự báo từ sáng nay (13/10) đến sáng 15/10, trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Cảnh báo từ trưa ngày 15 đến hết 17/10, khả năng trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi trên 300mm. | https://nhandan.vn/da-nang-chu-dong-ung-pho-voi-mua-lon-post777444.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Đà Nẵng",
"mưa lớn",
"ngập lụt"
]
} |
Cải thiện chất lượng dạy và học tại vùng dân tộc thiểu số | Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cũng như các địa phương đã quan tâm, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Vì vậy, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường trong vùng được cải thiện và từng bước hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. | Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chiếm ba phần tư diện tích tự nhiên cả nước, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn. Chiếm 14,6% dân số cả nước, đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán, đời sống còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ trong phát triển giáo dục và đào tạo.Trước những khó khăn nêu trên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cũng như các địa phương đã có một số giải pháp khắc phục, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong việc dạy và học.Ðược khởi công từ tháng 7/2023, dự án cải tạo, nâng cấp Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Hộ Ðáp (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2024. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 19,3 tỷ đồng từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vốn đầu tư của tỉnh và huyện gồm các hạng mục: Nhà lớp học ba tầng với chín phòng học, nhà chức năng hai tầng, nhà ăn bán trú...Theo thầy giáo Nguyễn Xuân Tình, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Hộ Ðáp, số học sinh dân tộc thiểu số của trường hiện chiếm hơn 80%, phần lớn các em có hoàn cảnh khó khăn, khoảng cách từ nhà đến trường học khá xa cho nên phải ở bán trú. Việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường học đã tạo điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Tại tỉnh Cao Bằng, ngành giáo dục huyện Nguyên Bình vừa tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học; quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Nguyên Bình Vi Thị Hương cho biết, toàn huyện có 11 trường phổ thông dân tộc bán trú với bình quân từ 2.800-3.100 học sinh/trường được hưởng các chế độ, chính sách; trong đó, học sinh ăn, ngủ và học tập (ở nội trú) hơn 1.600 em. Thông qua mô hình này, chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng cao. Các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và THCS bảo đảm cho học sinh học hai buổi/ngày; tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt hơn 98%; giảm tỷ lệ học sinh cấp THCS bỏ học xuống còn 0,6%/năm học. Trong thời gian tới, huyện Nguyên Bình tiếp tục phát triển mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Bên cạnh xây dựng trường, lớp học, nhiều cơ sở giáo dục đã chú trọng các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Theo cô giáo Nguyễn Thị Chung, Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), năm học 2023-2024, Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên chỉ đạo, động viên cán bộ, giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng. Trường cũng thực hiện tốt việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình. Năm học vừa qua, trường thực hiện việc giáo viên không dùng giáo án giấy (chỉ sử dụng giáo án điện tử); sử dụng học bạ điện tử các khối 6, 7, 8, 10, 11, 12. Cùng với đó là sử dụng các phần mềm trong công tác quản lý, dạy học; lắp đặt đủ 14 camera tại các lớp và một số khu vực để quản lý học sinh. Các lớp học hiện được trang bị đầy đủ ti-vi kết nối internet và có phòng học trực tuyến...Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Tuyên Quang Hoàng Minh Cảnh cho biết, hằng năm, Sở chỉ đạo các trường xây dựng, thực hiện, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Năm học 2023-2024, tỉnh Tuyên Quang có bảy trường phổ thông dân tộc nội trú và 39 trường phổ thông dân tộc bán trú với gần 23 nghìn học sinh, học sinh dân tộc thiểu số là 21.100 em. Giai đoạn 2021-2024, Ủy ban nhân dân các huyện đã xây dựng mới 184 phòng ở bán trú, 11 nhà ăn, 12 công trình vệ sinh nước sạch, 188 phòng học; mua sắm trang thiết bị dạy học, thiết bị phục vụ công tác nội trú, bán trú.Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, thời gian qua, công tác giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ðảng, Nhà nước. Những chủ trương, chính sách đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.Ngoài chính sách của Nhà nước có tính ổn định, còn có các chương trình, đề án, dự án về phát triển giáo dục vùng khó khăn. Vì vậy, hệ thống trường, lớp học vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Các điểm trường, lớp học được xây dựng đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh.Ðến nay, các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã hoàn thành cơ bản mục tiêu về phổ cập giáo dục; chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn được nâng lên qua từng năm học. Khi trường, lớp được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại và có chính sách hỗ trợ học sinh kịp thời, tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hằng năm đều tăng. Công tác dạy và học được khuyến khích đã tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và ổn định an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. | https://nhandan.vn/cai-thien-chat-luong-day-va-hoc-tai-vung-dan-toc-thieu-so-post813713.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Bán trú",
"Dân tộc thiểu số",
"Nội trú",
"Phòng học",
"Miền núi"
]
} |
Tổng thống CHLB Đức: Đại học Việt Đức là ngọn hải đăng trong quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Đức và Việt Nam | NDO -Nói chuyện trước sinh viên và giảng viênTrường đại học Việt Đứctại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương vào chiều ngày 24/1 nhân chuyến công tác tại Việt Nam cùng các thành viên trong phái đoàn, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh, Đại học Việt Đức là ngọn hải đăng trong quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Đức và Việt Nam. | Cùng thăm Trường đại học Việt Đức có Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên Hội đồng Trường đại học Việt Đức; đại diện các bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Bình Dương; đại diện thành viên Hiệp hội các trường đại học hỗ trợ Trường đại học Việt Đức...Trường đại học Việt Đức là đại học công lập hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào 2008 theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với định hướng trở thành một trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.Tổng thống Frank-Walter Steinmeier phát biểu ý kiến.Được thành lập với vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục quốc dân trong nghiên cứu và giảng dạy, phát triển nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao, Trường đại học Việt Đức tập trung vào các lĩnh vực Kỹ thuật công nghệ cao, Công nghiệp 4.0, Công nghệ môi trường, Phát triển bền vững, Kinh tế học và Quản trị hiện đại...Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và phái đoàn Đức chụp hình lưu niệm với các đại biểu và lãnh đạo Trường đại học Việt Đức.Hiện, Trường đại học Việt Đức đang đào tạo khoảng gần 3.000 sinh viên đến từ trong và ngoài nước; hằng năm, tỷ lệ sinh viên trao đổi đến từ trường đối tác Đức hơn 12%.Định hướng phát triển, đến năm 2030 trường dự kiến có quy mô 6.000 sinh viên và kiến tạo những bước đột phá mới trong quan hệ đối tác học thuật giữa châu Á và châu Âu.Phát biểu ý kiến trước sinh viên và giảng viên Trường đại học Việt Đức,Tổng thống Frank-Walter Steinmeierđã cảm ơn sự đón tiếp nồng ấm của lãnh đạo tỉnh Bình Dương và lãnh đạo, giảng viên, sinh viên của trường dành cho phái đoàn.Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và phái đoàn Đức chụp hình lưu niệm với các đại biểu và sinh viên Trường đại học Việt Đức.Cho rằng hai quốc gia tuy xa cách về địa lý song trong gần 50 năm qua, mối quan hệ hữu nghị hợp tác của hai bên đã có bước phát triển ở nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năng lượng, giáo dục đào tạo…, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực, tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên trường thế giới.Chia sẻ nhiều khó khăn và thách thức mà hai nước đang phải đối mặt trước tình hình thế giới có nhiều biến động, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tin tưởng hai quốc gia sẽ tiếp tục thực hiện đúng quy tắc, tôn trọng luật pháp quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ hữu nghị hợp tác và đây sẽ là yếu tố quan trọng để cùng vượt qua các khó khăn và thách thức.Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và phái đoàn Đức tham quan phòng nghiên cứu Trường đại học Việt Đức.Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đánh giá cao những thành tựu phát triển của Việt Nam và cho rằng, với thế mạnh của mình Đức sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Nhấn mạnh dự án Trường đại học Việt Đức chính là ngọn hải đăng trong quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai quốc gia Đức và Việt Nam, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tin tưởng đến năm 2030, Trường đại học Việt Đức sẽ tăng quy mô lên gấp đôi và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam và có thể sang làm việc tại Đức.Tin liên quan[Ảnh] Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân thăm Văn Miếu - Quốc Tử GiámTại buổi thăm và làm việc, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và các thành viên trong phái đoàn Đức đã tham quan phòng nghiên cứu Trường đại học Việt Đức, trao đổi về môi trường học tập và nghiên cứu và trao đổi về tuyển dụng lao động trình độ cao từ Trường đại học Việt Đức.Dịp này, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã trồng cây lưu niệm tại Trường đại học Việt Đức. | https://nhandan.vn/tong-thong-chlb-duc-dai-hoc-viet-duc-la-ngon-hai-dang-trong-quan-he-hop-tac-tot-dep-giua-hai-nuoc-duc-va-viet-nam-post793694.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Tổng thống Đức",
"Đại học Việt Đức",
"Bình Dương",
"Việt Nam-Đức"
]
} |
Trường THCS Ngoại ngữ tuyển 150 chỉ tiêu lớp 6 | NDO -Năm học 2024- 2025, Trường THCS Ngoại ngữ, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển 150 chỉ tiêu lớp 6. Kỳ kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh sẽ diễn ra vào ngày 8/6. | Đối tượng tuyển sinh vào lớp 6 Trường THCS Ngoại ngữ là học sinh tiểu học trên toàn quốc, tốt nghiệp năm 2024; học sinh có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài về nước hoặc con em người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Điều kiện dự tuyển là học sinh đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học, có độ tuổi theo quy định.Nhà trường vừa công bố thông tin tuyển sinh năm học 2024-2025, theo đó, số chỉ tiêu tuyển vào trường năm học tới đây là 150chỉ tiêu vào lớp 6. Phương thức tuyển sinh là kiểm tra đánh giá năng lực qua 3 bài kiểm tra Đánh giá năng lực: Khoa học tự nhiên và Toán, Khoa học xã hội và tiếng Việt,Tiếng Anh. Các bài thi theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.Trường phát hành hồ sơ trực tuyến trên website từ ngày 11/4, nhận hồ sơ trực tiếp từ ngày 21/4 đến 4/5.Trường dự kiến tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực vào ngày 8/6, công bố kết quả ngày 22/6.Trường THCS Ngoại ngữ, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức đi vào hoạt động tháng 3/2019 với mục đích là tạo lập một môi trường mang tính thực hành khoa học ngoại ngữ và là nơi bồi dưỡng năng khiếu ngoại ngữ, thực hành khoa học truyền đạt ngoại ngữ đối với lứa tuổi học sinh THCS.Khoá đầu tiên, nhà trường đã tuyển sinh 100 chỉ tiêu vào lớp 6.Qua kỳ tuyển sinh các năm, số lượng thí sinh có nguyện vọng vào trường luôn đông đảo với hàng nghìn hồ sơ. Năm 2023, đã có hơn 2.400 thí sinh tham gia dự thi trong khi số học sinh tuyển vào chỉ lấy 150 chỉ tiêu. | https://nhandan.vn/truong-thcs-ngoai-ngu-tuyen-150-chi-tieu-lop-6-post804467.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"THCS",
"THCS Ngoại ngữ",
"tuyển sinh lớp 6",
"mùa tuyển sinh 2024",
"đánh giá năng lực"
]
} |
Cần có Luật Nhà giáo để nâng cao vị thế người thầy | NDO -Để nâng cao vị thế người thầy trong xã hội hiện nay,Bộ Giáo dục và Đào tạođang xây dựng Luật Nhà giáo để hiện thực hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là giáo dục là quốc sách hàng đầu, vị thế của giáo viên được nâng cao. | Liên quan vụ việc cô giáo bị học sinh ném dép tại Trường trung học cơ sở Văn Phú, tỉnh Tuyên Quang, ngày 8/12, tại Hà Nội, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt”.Chia sẻ tại tọa đàm, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Minh cho biết: Khi sự việc đã xảy ra, tìm cách đổ lỗi không phải là giải pháp tối ưu. Chúng ta phải tìm ra gốc rễ vấn đề để tìm giải pháp căn cơ khi các giá trị bị xô lệch, quan niệm trở nên méo mó, từ đó sẽ hành động sai lầm, thiếu suy nghĩ, thậm chí là thô bạo. Sự việc ởTuyên Quangchính là điển hình.Trong môi trường giáo dục, không phải trường nào cũng thực hiện nguyên tắc dân chủ. Không phải hiệu trưởng nào cũng quan tâm sát sao vào cuộc sống của nhà giáo. Vì vậy, có những phản ứng chưa chắc được giải quyết, đồng hành hay thấu hiểu.Mặt khác, tại một số đơn vị, nhẽ ra phụ huynh là người giám sát, góp ý cho hoạt động của nhà trường nhưng họ lại can thiệp thô bạo tới các hoạt động của trường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động giảng dạy. Học sinh đáng nhẽ phải tôn trọng nội quy nhưng lại ngược lại. Thực tiễn có những chế tài nhưng quá trình thực hiện, các giải pháp làm chưa chuẩn và “chưa dám làm chuẩn” nên mới xảy ra tình trạng trên.Để giáo dục được học sinh, điều đầu tiên, người thầy phải hiểu và yêu thương học sinh.Để giáo dục được học sinh, điều đầu tiên, người thầy phải hiểu và yêu thương học sinh. Đây là những quy chuẩn rất cần thiết. Giáo viên nên tập trung toàn bộ thời gian, công sức vào công việc dạy học. Tuy nhiên, do những tác động bên ngoài đòi hỏi người giáo viên phải chia sẻ và hy sinh bớt đi một phần thời gian của mình để giải quyết những vấn đề đó, nên việc thực hiện trọng trách đúng nghĩa của một người nhà giáo là rất khó khăn.Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Thái Văn Tài khẳng định: Thiết chế trong một đơn vị đã có đủ quy định nhưng chưa thực hiện tốt dân chủ. Khi giáo viên chọn sự im lặng có lẽ đây không phải lần đầu tiên, chắc chắn cô giáo đã đáp trả nhưng không được bảo vệ. Vì vậy, sự việc diễn ra tại Trường trung học cơ sở Văn Phú lỗi lớn nhất thuộc về hiệu trưởng. Người đứng đầu có trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tất cả sự việc diễn ra trong nhà trường.Cũng theo Vụ trưởng Giáo dục tiểu học, trong nhà trường còn có Hội đồng trường có vai trò rất quan trọng, trong đó có đại diện cha mẹ học sinh, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại diện chính quyền địa phương. Trong trường hợp cô giáo phản ánh nhưng không được người đứng đầu trường giải quyết, thì cô nên báo cáo với hội đồng trường để được giúp đỡ.Vụ việc học sinh có lời lẽ,hành động xúc phạm giáo viênở Tuyên Quang cho thấy học sinh đã vi phạm nghiêm trọng quy định những điều không được làm trong trường học. Cụ thể, tại Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về những hành vi học sinh không được làm trong trường trung học như sau:Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ; Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép...Đối với giáo viên bộ môn, thực tế, thời gian tiếp xúc với học sinh rất ngắn. Vì vậy, các giáo viên bộ môn nên tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm đặc tính của lớp đó.Để nâng cao vị thế người thầy trong xã hội hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Luật Nhà giáo để hiện thực hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là giáo dục là quốc sách hàng đầu, vị thế của giáo viên được nâng cao.Rất mong các cấp lãnh đạo và toàn xã hội ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, để xây dựng nền tảng cho một thế hệ chuẩn mực trong xã hội, để có thể giải quyết được những vấn đề chúng ta đang vướng trong hành lang pháp lý hiện nay, góp phần nâng cao vị thế của người thầy. | https://nhandan.vn/can-co-luat-nha-giao-de-nang-cao-vi-the-nguoi-thay-post786742.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Giáo viên",
"học sinh",
"tuyên quang",
"bộ giáo dục và đào tạo"
]
} |
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT được tổ chức vào ngày 5 và 6/1/2024 | NDO -Kỳ thi chọnhọc sinh giỏi quốc giatrung học phổ thông năm học 2023-2024 sẽ diễn ra vào ngày 5 và 6/1/2024. Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục trung học phổ thông và chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp trung học phổ thông. | Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên về việc tổ chứckỳ thichọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2023-2024.Theo đó, ngày 5/1/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi viết các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.Ngày 6/1, thi viết các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học; thi nói các môn: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.Giờ cắt bì đề thi tại phòng thi là 7 giờ 50 phút. Thời gian bắt đầu làm bài của mỗi buổi thi là 8 giờ.Công tác tổ chức kỳ thi được thực hiện theo quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục trung học phổ thông và chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp trung học phổ thông. | https://nhandan.vn/ky-thi-chon-hoc-sinh-gioi-quoc-gia-thpt-duoc-to-chuc-vao-ngay-5-va-612024-post781008.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Kỳ thi học sinh giỏi",
"tổ chức năm 2024",
"trung học phổ thông"
]
} |
Phát động cuộc thi tìm hiểu về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu | NDO -Cuộc thi "Giấc Mơ Xanh" được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, góp phần thay đổi hành vi, lối sống trong cộng đồng để cùng chung tay bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. | Ngày 20/5, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường "Giấc mơ xanh".Cuộc thi hướng tới tôn vinh tập thể, cá nhân có hoạt độngbảo vệ môi trườngthiết thực, ý nghĩa, góp phần lan tỏalối sống xanhtrong bối cảnh môi trường đang bị suy thoái, ô nhiễm, thiên tai ngày càng khắc nghiệt và dị thường.Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam cư trú trong và ngoài nước, không phân biệt độ tuổi, ngành nghề, dân tộc, tôn giáo.Theo Ban tổ chức, nội dungbài dự thi có thể hướng tới một số nhóm chủ đề như phản ánh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường; giới thiệu các mô hình tiên tiến, sáng kiến kỹ thuật, những kinh nghiệm hay cũng như các giải pháp, ý tưởng mới về bảo vệ môi trường, thích ứng vớibiến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững; những hình ảnh về sự chung sức, hành động của con người trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.Tin liên quanTrao giải Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà NộiCuộc thi được tổ chức dưới bốn hình thức gồm: thi viết, trắc nghiệm, ảnh và video. Nội dung thi viết là các bài nghiên cứu, phản ánh, ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, chân dung nhân vật, mô hình tiêu biểu về các nhóm nội dung được gợi ý ở trên. Ban tổ chức không giới hạn số lượng bài dự thi với mỗi cá nhân. Người tham dự có thể gửi bài viết của mình qua Cổng thông tin điện tử Cuộc thi, tại địa chỉ:https://giacmoxanh.tienphong.vn.Ở hạng mục giải Cá nhân, Ban tổ chức sẽ trao 4 giải Nhất, gồm một tác phẩm Viết, một bài Trắc nghiệm, một tác phẩm Ảnh và một tác phẩm Video, mỗi giải thưởng trị giá 12 triệu đồng. Bên cạnh đó, sẽ có 4 giải Nhì, 8 giải Ba và 12 giải Khuyến khích.Ở giải tập thể, Ban tổ chức sẽ trao một giải Nhất trị giá 15 triệu đồng, một giải Nhì trị giá 10 triệu đồng, một giải Ba trị giá 5 triệu đồng.Ngoài ra, các tác phẩm vào Vòng chung khảo được nhận quà tặng trị giá 300 nghìn đồng, các tác phẩm vào Vòng chung kết được nhận quà tặng trị giá 500 nghìn đồng.Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1/5 đến 30/11. Vòng thi tháng sẽ diễn ra từ tháng 5/2024 đến tháng 11/2024. Vòng chấm chung khảo và chung kết diễn ra từ 1 đến 15/12. Lễ trao giải dự kiến diễn ra cuối tháng 12/2024. | https://nhandan.vn/phat-dong-cuoc-thi-tim-hieu-ve-moi-truong-va-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-post810207.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Phát động",
"môi trường",
"cuộc thi",
"Giấc mơ xanh"
]
} |
Học sinh tiểu học trải nghiệm "lớp học trong rừng", tập thói quen tiết kiệm nước | NDO -Trong các ngày 6-7/12, tại Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan,tỉnh Ninh Bình, lần đầu tiên diễn ra một hoạt động tập huấn - tham quan trải nghiệm bảo vệ rừng và nguồn nước với sự tham gia của 400 học sinh tiểu học và 100 giáo viên tổng phụ trách. | Hoạt động lý thú trên do Hội đồng Đội Trung ương, Cục Kiểm lâm, Tập đoàn Suntory Holdings Limited, Công ty Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam, Trung tâm Giáo dục phát triển bền vững phối hợp tổ chức, với tên gọi “Hành trình cùng Mizu bảo vệ môi trường” năm 2023.Các thành viên Ban tổ chức và một số thành viên Hành trình chụp ảnh lưu niệm trước chuyến đi lý thú.Nằm trong khuôn khổchương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch” năm 2023, Hành trình đặt mục tiêu nuôi dưỡng nhận thức cho thế hệ tương lai về bảo vệ nguồn nước thông qua giảng dạy trong trường học, trải nghiệm rừng, tăng cường tiếp cận nước sạch qua các công trình.Các "nhà khoa học nhí" hồ hởi với Hành trình.Các hoạt động trải nghiệm của Hành trình được thiết kế như “lớp học trong rừng”, với nhiều nội dung xoay quanh vai trò, tầm quan trọng của rừng, mối quan hệ mật thiết của rừng và nguồn nước, vấn đề bảo vệ rừng, giữ đất và bảo vệ nguồn nước ngầm…, góp phần tạo lập thói quen sống xanh thân thiện với môi trường.Tin liên quanVì nước sạch chính là tương laiĐược biết, “Hành trình cùng Mizu bảo vệ môi trường” sẽ không chỉ tổ chức các hoạt động ngoại khóa trải nghiệm rừng, mà còn từng bước mở rộng quy mô tổ chức thông qua việc xây dựng các góc thông tin môi trường tại các vườn quốc gia, lắp đặt các hệ thống thùng phân loại rác, tổ chức các buổi tập huấn cho nhân sự và tình nguyện viên tại cácvườn quốc gia… góp phần lan tỏa ý thức và khẳng định vai trò của việc bảo vệ tài nguyên rừng - giữ gìn nguồn nước sạch cho thiếu nhi Việt Nam.Cùng tìm hiểu về thảm thực vật trong Vườn quốc gia Cúc Phương.Thông tin chi tiết về Chươngtrình “Mizuiku - Em yêu nước sạch" và “Hành trình cùng Mizu bảo vệ môi trường” được đăng tải tại địa chỉ: http://mizuiku-emyeunuocsach.vn.Một "nhà khoa học nhí" ghi chép lại những trải nghiệm trong Hành trình.“Mizuiku – Em yêu nước sạch" là sáng kiến giáo dục nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cho học sinh tiểu học, được khởi xướng bởi tập đoàn Suntory tại Nhật Bản từ năm 2004. Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà dự án mở rộng phạm vi bên ngoài Nhật Bản vào năm 2015. Sau gần 9 năm triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã có hàng triệu học sinh, thầy cô giáo và người dân Việt Nam được hưởng lợi từ chương trình. | https://nhandan.vn/hoc-sinh-tieu-hoc-trai-nghiem-lop-hoc-trong-rung-tap-thoi-quen-tiet-kiem-nuoc-post786239.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Hội đồng Đội Trung ương",
"Chương trình “Mizuiku – Em yêu nước sạch”",
"Vườn quốc gia Cúc Phương"
]
} |
Ngành giáo dục Nghệ An tiếp tục được bổ sung gần 2.200 biên chế | Theo Thông báo số 1192-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủyNghệ Anvề việc bổ sungbiên chếviên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2024, ngành giáo dục Nghệ An sẽ tiếp được bổ sung 2.187 biên chế cho giáo dục mần non và phổ thông công lập từ năm học 2023-2024. | Thông báo này nêu rõ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất đồng ý bổ sung 151 biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của khối Chính quyền (từ nguồn biên chế dự phòng năm 2024) cho một số đơn vị. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được bổ sung 121 biên chế.Ngoài ra, đồng ý chủ trương để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bố bổ sung 2.187biên chế sự nghiệpgiáo dục mầm non và phổ thông công lập từ năm học 2023-2024 theo Quyết định số 2392-QĐ/BTCTW ngày 6/12/2023 của Ban Tổ chức Trung ương. Trong đó, khối mầm non 1.352 biên chế; khối tiểu học 369 biên chế; khối trung học cơ sở 441 biên chế và khối trung học phổ thông 25 biên chế.Giáo viên khối mần non được bổ sung 1.352 biên chế.Đây là tin vui với các nhà trường và đội ngũ giáo viên tỉnh Nghệ An. Việc bổ sung biên chế cho ngành giáo dục trong thời điểm này có ý nghĩa rất lớn với các nhà trường, nhất là khi hiện nay tình trạng thiếu giáo viên diễn ra tại nhiều địa phương, nhiều trường học và nhiều bậc học khác nhau.Trước đó, vào đầu năm học này, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Nội vụ tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị các cấp Trung ương bổ sung cho Nghệ An 6.600 biên chế để bảo đảm đủ giáo viên dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. | https://nhandan.vn/nganh-giao-duc-nghe-an-tiep-tuc-duoc-bo-sung-gan-2200-bien-che-post792789.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Nghệ An",
"năm học 2023-2024",
"biên chế giáo viên",
"giáo viên"
]
} |
Mở lớp học xóa mù chữ cho 101 học viên vùng biên giới Sơn La | NDO -Ngày 5/3, Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Sông Mãphối hợp với xã Mường Sai, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương tổ chức khai giảnglớp xóa mù chữcho học viên là đồng bào dân tộc Thái tại xã Mường Sai, huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La. | Xã Mường Sai là xã vùng ba còn nhiều khó khăn có 12 bản với đồng bào thuộc 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào Thái chiếm tỷ lệ cao. Giai đoạn trước đây vì nhiều lý do, như nhà xa trung tâm, điều kiện kinh tế khó khăn…, nên một số người bỏ học giữa chừng và không có điều kiện đi họcVới sự phát triển của truyền thông và công tác vận động quần chúng của các cấp, nhất làBộ đội Biên phòng Sơn La, nhân dân đã thấy được ý nghĩa, sự cần thiết phải biết chữ để phục vụ đời sống hằng ngày, mua bán, trao đổi hàng hóa.Giáo viên đảm nhiệm giảng dạy lớp học là thầy, cô giáo trường tiểu học Mường Sai và cán bộ Đồn biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương. Các giáo viên đứng lớp đều là người biết song ngữ (tiếng phổ thông và tiếng Thái), có năng khiếu sư phạm.Các học viên tham gia lễ khai giảng lớp xóa mù chữ.Lớp học được mở tại nhà văn hóa bản Sai, xã Mường Sai, thời gian học tập từ 19 giờ đến 21 giờ hằng ngày, để ban ngày các học viên vẫn có thời gian lao động, sản xuất.Với nhận thức về tầm quan trọng trong việc học chữ của đồng bào nơi đây, lớp học đã thu hút được 101 học viên tham gia.Tin liên quanNỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu sốTheo kế hoạch, lớp học sẽ thực hiện với giáo trình xóa mù chữ cho các học viên, giúp học viên biết đọc, biết viết và làm những phép tính đơn giản (tương đương trình độ lớp 1). Dự kiến bế mạc lớp học vào ngày 28/5.Lớp học thuộc giai đoạn I, tiếp theo giai đoạn II, các đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp và khảo sát mở lớp tại bản Nong Phạ, xã Mường Sai, bản có 100% đồng bào đều là ngườidân tộc H’Mông, nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc các bản vùng cao biên giới thuộc địa bàn xã Mường Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. | https://nhandan.vn/mo-lop-hoc-xoa-mu-chu-cho-101-hoc-vien-vung-bien-gioi-son-la-post798754.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Sơn La",
"Bộ đội Biên phòng Sơn La",
"lớp xóa mù",
"xã Mường Sai",
"Sông Mã",
"đồng bào dân tộc thiểu số"
]
} |
Đoàn viên, thanh niên cả nước sẽ trở thành các "công dân học tập" | NDO -Giai đoạn 2024-2030, Hội Khuyến học Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ tăng cường phối hợp trong 6 nội dung, góp phần cụ thể thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030", hưởng ứng phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030". | Sáng 21/3, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vàHội Khuyến học Việt Namvề đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024-2030.Dự buổi lễ, có các đồng chí: Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.Theo Chương trình, giai đoạn 2024-2030, hai bên sẽ tăng cường phối hợp triển khai 6 nội dung trọng tâm. Trong đó, đáng chú ý có việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời cho đoàn viên, thanh niên trên các nền tảng số.Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn và Hội Khuyến học Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh thực hiện những mô hình học tập trong các cơ quan, đơn vị; vận động xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài; phát hiện, biểu dương, khen thưởng và phối hợp trao học bổng...Tin liên quanHết lòng với công tác khuyến họcCụ thể hơn, Trung ương Đoàn sẽ xây dựng các cơ quan, đơn vị, tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc trở thành “Đơn vị học tập”; mỗi đoàn viên, thanh niên trong toàn Đoàn trở thành “Công dân học tập” và làm nòng cốt trong xây dựng gia đình, dòng họ mình thành “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”.Đồng thời, Trung ương Đoàn sẽ đẩy mạnh tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận động, hoạt động nhằm hỗ trợ,thúc đẩy học tập suốt đờitrong tuổi trẻ cả nước; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi theo hình thức hiện đại về học tập suốt đời; lan tỏa những tấm gương đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, nhà giáo tiêu biểu.Các đồng chí Nguyễn Thị Doan, Bùi Quang Huy (ở giữa trong mỗi ảnh) trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khuyến học", "Vì thế hệ trẻ" tặng các cá nhân tiêu biểu.Dịp này, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khuyến học", Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao Kỷ niệm chương "Vì thế hệ trẻ" tặng một số cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong các công tác liên quan. | https://nhandan.vn/doan-vien-thanh-nien-ca-nuoc-se-tro-thanh-cac-cong-dan-hoc-tap-post800867.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Học tập suốt đời",
"Trung ương Đoàn",
"Hội Khuyến học Việt Nam",
"công dân học tập"
]
} |
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu làm rõ bữa ăn bán trú ở Lào Cai | NDO -Trước thông tin hơn 10 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (Bắc Hà, Lào Cai) ăn 2 gói mì tôm chan với cơm gây bức xúc dư luận xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu xác minh, làm rõ nội dung phản ánh về tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh. | Chiều 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc tăng cường chỉ đạo, quản lý thực hiện chính sách đối vớigiáo dục dân tộcvà bảo đảm an toàn trong các cơ sở giáo dục.Công văn nêu rõ: Trong những ngày qua, một số cơ quan thông tấn, báo chí có phản ánh việc tổ chứcbữa ăn cho học sinh bán trútại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1.Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tăng cường chỉ đạo, quản lý việc thực hiện đầy đủ chính sách về giáo dục dân tộc, đặc biệt quan tâm chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông ở xã thôn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan.Đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chỉ đạo, xác minh, làm rõ nội dung phản ánh của cơ quan thông tấn, báo chí về tổ chức bữa ăn cho học sinh bán trú tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1; xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có vi phạm) theo quy định của pháp luật.Trước đó, một số cơ quan báo chí phản ánh bữa ăn của hơn 10 học sinh chỉ có 2 gói mì tôm chan cơm đã gây bức xúc trong dự luận xã hội, đặc biệt là phụ huynh học sinh. Ngay sau đó, tỉnh Lào Cai và các cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh; bước đầu đình chỉ hiệu trưởng nhà trường để làm rõ sự việc này. | https://nhandan.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-yeu-cau-lam-ro-bua-an-ban-tru-o-lao-cai-post788279.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"Xác minh bữa ăn bán trú",
"Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"gây bức xúc dư luận"
]
} |
Hà Nội: Hướng dẫn tuyển sinh trực tuyến vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 | NDO -Năm học 2024-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục thực hiện tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 theo hình thức trực tuyến qua cổng thông tin điện tử đăng ký tuyển sinh đầu cấp của thành phố Hà Nội nhằm tăng tính minh bạch và tạo sự thuận lợi cho người dân. | Cha mẹ học sinh truy cập trang: https://tsdaucap.hanoi.gov.vn tìm hiểu các thông tin tuyển sinh vàthời gian đăng kýtuyển sinh trực tuyến chính thức để đăng ký.Thời gian tuyển sinh như sau:Tuyển sinh vào lớp 1: từ 0 giờ ngày 1/7 đến 24 giờ 00 ngày 3/7/2024.Tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào trường mầm non: từ 0 giờ ngày 4/7 đến 24 giờ 00 ngày 6/7/2024.Tuyển sinh vào lớp 6: từ 0 giờ ngày 7/7 đến 24 giờ 00 ngày 9/7/2024.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hướng dẫn quy trình đăng ký tuyển sinh trực tuyến như sau: | https://nhandan.vn/ha-noi-huong-dan-tuyen-sinh-truc-tuyen-vao-truong-mam-non-lop-1-lop-6-post815799.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"tuyển sinh đầu cấp",
"tuyển sinh trực tuyến",
"lịch tuyển sinh",
"hướng dẫn tuyển sinh",
"Hà Nội"
]
} |
Đề thi, đáp án chính thức các môn Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Hà Nội | NDO -Ngày 13/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi, đáp án chính thức các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập của thành phố năm học 2024-2025. | Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025 đã diễn ra vào ngày 8 và 9/6 với hơn 105.000thí sinh dự thi. Thí sinh dự thi 3 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh lựa chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Đức, Hàn, Nhật, Pháp.Dưới đây là đề thi, đáp án chính thức do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố:ĐềToánĐáp án mônToánĐềNgữ vănĐáp ánNgữ vănĐềTiếng AnhĐáp ánTiếng AnhĐềTiếng ĐứcĐáp ánTiếng ĐứcĐềTiếng HànĐáp ánTiếng HànĐềTiếng PhápĐáp ánTiếng Pháp | https://nhandan.vn/de-thi-dap-an-chinh-thuc-cac-mon-ky-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-nam-hoc-2024-2025-cua-ha-noi-post814112.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"đề thi",
"đáp án",
"thi lớp 10",
"mùa thi 2024",
"đáp án chính thức",
"thi 10 Hà Nội"
]
} |
Bảo đảm chính xác trong đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT | Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh trên cả nước chính thức đăng ký dựthi tốt nghiệp THPTnăm 2024 trực tuyến. Kỳ thi năm nay được tổ chức gồm năm bài thi, trong đó có ba bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; một bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên; một bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. | Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi bốn bài thi, gồm ba bài thi độc lập và một bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; thí sinh giáo dục thường xuyên phải dự thi ba bài thi, gồm: hai bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và một bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn, đồng thời có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.Để thí sinh đăng ký dự thi chính xác, bảo đảm tốt nhất các ưu tiên (nếu có) trong việc xét tốt nghiệp hoặc lấy kết quả để xét tuyển đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn cụ thể việc triển khai đăng ký dự thi, tập huấn và quán triệt quy chế thi, nghiệp vụ tổ chức thi và những lưu ý đăng ký dự thi, phần mềm đăng ký dự thi lên hệ thống. Các đơn vị đăng ký dự thi hướng dẫn thí sinh sử dụng tài khoản được cấp để đăng ký dự thi trực tuyến; kiểm tra thông tin cá nhân; đăng ký xét và nộp các minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng.Các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường phổ thông và các đơn vị đăng ký dự thi kiểm tra và kiểm tra chéo thông tin thí sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trong đó, các đơn vị cần lưu ý các thông tin về diện ưu tiên, điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT và thông tin để hưởng ưu tiên trong xét tuyển sinh đại học, cao đẳng và tổ chức lưu giữ hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh.Thí sinh khi đăng ký dự thi cần có căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, định danh cá nhân, hộ chiếu và phải dùng thống nhất với đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để đăng nhập vào Hệ thống Quản lý thi qua internet tại địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn và cần bảo mật thông tin, bảo mật tài khoản và mật khẩu của mình, dùng để biết được các thông tin: Đăng ký dự thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, giấy báo dự thi, kết quả thi, kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lưu ý, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá sáu tháng. Trong thời hạn đăng ký dự thi, thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo quy định.Sau khi kết thúc thời hạn đăng ký dự thi, thí sinh không được thay đổi các thông tin về bài thi, môn thi đã đăng ký…Sau khi kết thúc thời hạn đăng ký dự thi, thí sinh không được thay đổi các thông tin về bài thi, môn thi đã đăng ký…Mặc dù kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra hằng năm, các quy định, quy chế, hướng dẫn được ngành giáo dục phổ biến rộng rãi, tuy nhiên, với khoảng một triệu thí sinh thực hiện đăng ký dự thi nên rất dễ xảy ra các sai sót, nhầm lẫn không đáng có.Vì vậy, ngoài các quy định, hướng dẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bố trí nhân lực trực hỗ trợ liên tục 24/24 giờ trong các ngày đăng ký dự thi của thí sinh, thường xuyên liên lạc trao đổi thông tin với các tỉnh, thành phố để công tác đăng ký dự thi của thí sinh được thông suốt; chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ chủ động giám sát số lượng truy cập và chuẩn bị phương án, chuẩn bị thiết bị dự phòng để bổ sung kịp thời khi hệ thống có nguy cơ xảy ra tắc nghẽn.Các sở giáo dục và đào tạo cũng như các trường phổ thông cần phân công người trực thường xuyên tại điểm đăng ký để hỗ trợ thí sinh trong quá trình thực hiện đăng ký dự thi. Đáng chú ý, đối với các thí sinh, cần xem và lắng nghe kỹ hướng dẫn, trao đổi với thầy cô hỗ trợ đăng ký dự thi của trường và thực hiện đăng ký dự thi theo đúng quy định.Các em cần lưu ý đến việc lựa chọn bài thi, môn thi và những ưu tiên cũng như các quy định liên quan đến công tác xét tuyển đại học, cao đẳng để thông tin đăng ký chính xác, tránh những sai sót đáng tiếc có thể dẫn đến những thiệt thòi sau này khi bước vào giai đoạn xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển sinh.Những ngày đăng ký dự thi, thí sinh cần có sự liên lạc, liên thông, thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị, các trường và thí sinh nhằm bảo đảm công tác đăng ký dự thi suôn sẻ, chính xác, bảo đảm tốt nhất quyền lợi thí sinh và triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt kết quả tốt nhất. | https://nhandan.vn/bao-dam-chinh-xac-trong-dang-ky-du-thi-tot-nghiep-thpt-post807769.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"thi tốt nghiệp THPT",
"đăng ký",
"dự thi"
]
} |
Hình ảnh người lính, cách “ứng xử trước mong đợi của người thân yêu” vào đề Ngữ văn | NDO -Đề thi Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay đề cập đến tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu với hình ảnh người lính. Ở phần viết Nghị luận, thí sinh được yêu cầu bàn về việc “nên ứng xử thế nào trước mong đợi của những người thân yêu với chúng ta”. | Sáng 8/6, các thí sinh tham dự kỳ thituyển sinh vào lớp 10công lập năm học 2024-2025 của Hà Nội đã hoàn thành bài thi đầu tiên là Ngữ văn trong thời gian 120 phút.Hình ảnh đề thi Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Hà Nội: | https://nhandan.vn/hinh-anh-nguoi-linh-cach-ung-xu-truoc-mong-doi-cua-nguoi-than-yeu-vao-de-ngu-van-post813351.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"đề thi",
"tuyển sinh",
"thi lớp 10",
"mùa thi 2024",
"ngữ văn",
"đề văn",
"đề thi 2024",
"đề thi môn Ngữ văn"
]
} |
Chính sách hỗ trợ trẻ mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp | NDO -Trẻ em học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ /tháng. | Theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, trẻ em đang học tại cáccơ sở giáo dục mầm nonthuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định được hưởng mức hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng.Mức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/thành phố quyết định. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.Hiện nay, mức hỗ trợ cao nhất trong các địa phương là Bình Định với 300.000 đồng/trẻ/tháng; Hà Nội, Quảng Ninh đang hỗ trợ mức 240.000 đồng/trẻ/tháng;…Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộcloại hình dân lập, tư thục trên địa bàn tỉnh/huyện có khu công nghiệp nhưng có cha, mẹ là công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp nằm ngoài địa bàn tỉnh/huyện nơi con họ đang học thì vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ, không phân biệt địa bàn nơi cha, mẹ, người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em làm việc. | https://nhandan.vn/chinh-sach-ho-tro-tre-mam-non-la-con-cong-nhan-nguoi-lao-dong-tai-khu-cong-nghiep-post801607.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"hỏi đáp chính sách",
"chính sách giáo dục",
"hỗ trợ trẻ mầm non",
"khu công nghiệp",
"mầm non tư thục",
"chính sách hỗ trợ"
]
} |
Xây dựng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 | NDO -Chiều 11/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo về công tác chuẩn bị đềthi tốt nghiệp THPTtừ năm 2025 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhiều vấn đề đổi mới công tác đề cho kỳ thi tốt nghiệp THPT triển khai, bàn thảo. | Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TƯ.Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông 2018 chuyển phương pháp giảng dạy từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực cho nên sẽ đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi cử. Mặt khác, việc thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa cũng đòi hỏi xây dựng đề thi phải bảo đảm ngữ liệu không theo một bộ sách riêng nào trong số các bộ sách học sinh học. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng cần bảo đảm làm căn cứ tin cậy cho công tác tuyển sinh của các trường đại học.Tin liên quanĐiểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mời chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo xây dựng, khảo sát, đề xuất định dạng đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Đây là việc khó vì tác động đến xã hội, học sinh, phụ huynh; tác động đến cả quá trình dạy học lẫn quá trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai, chức khảo sát, thực nghiệm; chuẩn bị bài bản khoa học, công bố lấy ý kiến, được dư luận xã hội đánh giá cao.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội thảo.Theo phương án thi và cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp từ năm 2025 có nội dung thi bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, có tính kế thừa là môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm và vẫn giữ một phần dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn.Điểm mới của cấu trúc định dạng đề thi từ năm 2025 là phát triển thêm các dạng trắc nghiệm mới để hạn chế các nhược điểm của dạngđề trắc nghiệmnhiều lựa chọn và thuận lợi hơn trong việc đánh giá học sinh; kiểm tra được đồng thời bốn biểu hiện năng lực trong cùng câu hỏi kết hợp với quy tắc tính điểm tạo nên tính phân loại rất cao; thi trắc nghiệm nhưng có tư duy làm bài như bài tự luận.Cấu trúc định dạng đề thi vẫn giữ nguyên 40 lệnh hỏi ở hầu hết các môn nhưng được thiết kế giảm bớt được khối lượng công việc, giảm bớt rủi ro khi in ấn cũng như quá trình ghép tờ đề thi.Định hướng xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi được lựa chọn từ đề khảo sát đề kiểm tra học kỳ của các trường, các sở giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở kết quả thi, kiểm tra từ các trường, địa phương cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo phân tích bằng lý thuyết khảo thí các câu hỏi thi và chuyển thành ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.Tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà giáo từ các sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông, trường đại học đã phân tích, chia sẻ, kiến nghị những giải pháp nhằm xây dựng đề thi có cấu trúc định dạng ổn định; sử dụng cho cả thi kiểm tra đánh giá thường xuyên lẫn thi tốt nghiệp THPT, là căn cứ tin cậy cho công tác tuyển sinh đại học.Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch tập huấn việc đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT; triển khai xây dựng tiến tới sẽ cung cấp cho các sở giáo dục và đào tạo phần mềm chấm thi. Dù nhiều bộ sách nhưng công tác soạn thảo đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 phải dựa vào yêu cầu cần đạt của chương trình phổ thông 2018; đề thi có tính phân hóa cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh. | https://nhandan.vn/xay-dung-de-thi-tot-nghiep-thpt-tu-nam-2025-post799535.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:04:59",
"crawled_date": "2024-07-03T16:04:59",
"tags": [
"thi tốt nghiệp THPT",
"Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"giáo dục",
"Giáo dục phổ thông 2018",
"đề thi trắc nghiệm"
]
} |
Đại học Đà Nẵng vinh danh thủ khoa và trao học bổng cho sinh viên vượt khó, học giỏi | NDO -Tối 30/11, Đại họcĐà Nẵngtổ chức chương trình vinh danh thủ khoa và nâng bước sinh viên năm 2023. | Đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng dự, vinh danh, khen thưởng các tân thủ khoa Đại học Đà Nẵng.Sự kiện nhằm vinh danh cáctân sinh viênđạt điểm cao kỳ thi tuyển sinh năm 2023, tuyên dương khen thưởng sinh viên có thành tích xuất sắc trong năm học 2022-2023, trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 500 triệu đồng.Tin liên quanĐà Nẵng vinh danh thủ khoa và trao hàng trăm suất học bổng cho sinh viên nghèoPhát biểu tại chương trình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thành Bắc, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng, khẳng định: Năm 2023 đặc biệt ghi dấu ấn với nhiều thành tích trong phong trào học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viênĐại học Đà Nẵng: Đạt vô địch Cuộc thi lập trình quốc gia ICPC năm 2023, Giải nhất Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;Giải Quán quân Cuộc thi Mô phỏng Kinh doanh Cesim Elite Việt Nam-2023; đạt 2 giải Nhất, 7 giải Nhì, 6 giải Ba tại Giải Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2023;... cùng rất nhiều thành tích khác trong các cuộc thi học thuật, nghệ thuật, thể thao trong và ngoài.Đại học Đà Nẵng vinh danh thủ khoa năm học 2023-2024. (Ảnh: ANH ĐÀO)“Những kết quả này là minh chứng khẳng định uy tín Học hiệu Đại học Đà Nẵng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, tạo môi trường học thuật để sinh viên phát triển toàn diện.Công tác đồng hành, hỗ trợ sinh viên cũng luôn được Đại học Đà Nẵng và các trường đại học thành viên, các đơn vị đào tạo thuộc, trực thuộc quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Năm học 2022-2023, toàn Đại học Đà Nẵng đã huy động và trao hơn 9 tỷ đồng tiền học bổng từ nguồn ngoài ngân sách”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thành Bắc, Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng.Tại chương trình, Đại học Đà Nẵng đã vinh danh 9 sinh viên thủ khoa các trường đại học thành viên, các đơn vị đào tạo thuộc và trực thuộc, tuyên dương 3 sinh viên tuyển thẳng, khen thưởng 32 sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện năm học 2022-2023; đồng thời, nhằm hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Đại học Đà Nẵng đã trao 60 suất học bổng "Nâng bước sinh viên Đại học Đà Nẵng", giúp các em sinh viên thêm vững bước trên con đường học tập. Tổng giá trị khen thưởng vàhọc bổngđược trao tại Chương trình là 500 triệu đồng.Các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học giỏi được nhận học bổng Nâng bước sinh viên. (Ảnh: ANH ĐÀO)Tại chương trình, Công đoàn Đại học Đà Nẵng tiếp nhận 380 triệu đồng học bổng cho năm học này từ công đoàn cơ sở một số ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng.Đầu năm học 2023-2023, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng đã trao tặng nhiều suất học bổng học bổng cho sinh viên thông qua các trường đại học thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc. Đây là nguồn động viên, khích lệ, đồng thời tạo niềm tin để các bạn sinh viên vững bước trên con đường học tập, rèn luyện, sớm đạt được ước mơ. | https://nhandan.vn/dai-hoc-da-nang-vinh-danh-thu-khoa-va-trao-hoc-bong-cho-sinh-vien-vuot-kho-hoc-gioi-post785289.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:05:00",
"crawled_date": "2024-07-03T16:05:00",
"tags": [
"Đại học Đà Nẵng",
"trao học bổng",
"Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"Đà Nẵng",
"thủ khoa",
"sinh viên nghèo vượt khó"
]
} |
Chiều nay, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm Xét tuyển tài năng của thí sinh | NDO -Theo kế hoạch, trong chiều ngày 30/5 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố tổng điểm hồ sơ của thí sinh đăng ký theo phương thức Xét tuyển tài năng, bao gồm các đầu điểm: Học tập + Thành tích + Phỏng vấn + Điểm thưởng. Sau đó, dự kiến ngày 15/6 kết quả Xét tuyển tài năng sẽ được công bố. | Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như các năm trước. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 9.260 sinh viên vào 64 ngành/chương trình đào tạo.3 phương thức xét tuyển năm 2024 có tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu như sau: 20% chỉ tiêu cho phương thức Xét tuyển tài năng; 30% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy; 50% chỉ tiêu theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2024. Tại Đề án tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội có thông tin chi tiết về tỷ lệ phân bổ này cho từng chương trình đào tạo.PGS Vũ Duy Hải, Trưởng ban Tuyển sinh-Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Việc phân bổ tỷ lệ 20% cho Xét tuyển tài năng, 30% choĐánh giá tư duyvà 50% cho kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông thể hiện rõ sự ổn định về phương thức tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội trong những năm qua. Bên cạnh đó, tỷ lệ phân bổ này sẽ bảo đảm tính công bằng về cơ hội học tập tại Đại học Bách khoa Hà Nội cho tất cả các thí sinh trên cả nước. Thí sinh có thế mạnh về phương thức nào có thể lựa chọn phương thức đó để xét tuyển.Về phương thức Xét tuyển tài năng, theo Đại học Bách khoa Hà Nội, năm nay, số lượng thí sinh nộp hồ sơ Xét tuyển tài năng đạt mức cao chưa từng có. Với 4.566 thí sinh vào vòng phỏng vấn, số lượng thí sinh xét tuyển tài năng tăng gấp đôi so với mùa tuyển sinh năm 2023.Dữ liệu phương thức Xét tuyển tài năng diện 1.3 cho thấy, đa số thí sinh đăng ký nguyện vọng 5 ngành “hot” là: IT1 - Khoa học máy tính; IT2 - Kỹ thuật máy tính; EE2 - Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa; ET1 - Kỹ thuật Điện tử Viễn thông và MS2 - Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano.5 ngành học này được dự báo sẽ có điểm chuẩn theo phương thức Xét tuyển tài năng, Đánh giá tư duy hay xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ đều ở mức chạm ngưỡng tuyệt đối. Thí sinh đăng ký xét tuyển diện theo phương thức Xét tuyển tài năng vào những ngành học này sẽ phải có sự cạnh tranh quyết liệt về thành tích.“Điểm sẽ suýt soát tuyệt đối từ 95 điểm trở lên (nếu tính thang điểm 100); điểm các chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, IB, AP) cũng sẽ cao, trong đó có SAT dự báo khoảng 1590 đến 1600 điểm…” - PGS Vũ Duy Hải nhận định.Theo kế hoạch, trong chiều ngày 30/5 Đại học Bách khoa Hà Nội công bố tổng điểm hồ sơ của thí sinh đăng ký theo phương thức Xét tuyển tài năng, bao gồm các đầu điểm: Học tập + Thành tích + Phỏng vấn + Điểm thưởng. Sau đó, dự kiến ngày 15/6 kết quả theo phương thức Xét tuyển tài năng sẽ được công bố tới thí sinh.Đại học Bách khoa Hà Nội dành thời gian 7 ngày từ 27/5 đến 2/6 cho các thí sinh Xét tuyển tài năng diện 1.2, 1.3 thay đổi nguyện vọng trên Hệ thống xét tuyển. Thí sinh sau khi biết tổng điểm hồ sơ xét tuyển tài năng có thể tìm hiểu kỹ thêm thông tin về các ngành đào tạo, cân nhắc khả năng trúng tuyển,... để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp. | https://nhandan.vn/chieu-nay-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-cong-bo-diem-xet-tuyen-tai-nang-cua-thi-sinh-post811815.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:05:00",
"crawled_date": "2024-07-03T16:05:00",
"tags": [
"đại học Bách khoa Hà Nội",
"xét tuyển tài năng",
"đánh giá tư duy",
"điểm chuẩn",
"công bố điểm",
"ngành học hot",
"thi",
"tuyển sinh 2024"
]
} |
Hàng nghìn học sinh Thủ đô "so tài" tại Hội khỏe Phù Đổng năm 2024 | NDO -Hội khỏe Phù Đổngthành phốHà Nộilần thứ X năm 2024 sẽ chính thức diễn ra ngày 15/3 với sự tham gia của gần 8.000 lượt vận động viên, thi đấu ở 16 bộ môn. | Ngày 11/3,Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nộitổ chức hội nghị thông tin về Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X năm 2024.Hội khỏe Phù Đổng năm 2024 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chủ trì, với sự phối hợp thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Liên đoàn Bóng rổ Hà Nội, trung tâm thể thao các quận, huyện, thị xã.Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 15/3 tại Cung Thi đấu điền kinh thành phố với 16 bộ môn, gồm: Điền kinh, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, cờ vua, đá cầu, thể dục, karatedo, taekwondo, võ vovinam, kéo co, võ cổ truyền, cầu lông, đẩy gậy, bóng đá.Chương trình dự kiến có khoảng 5.000 người tham gia, gồm diễu hành biểu dương lực lượng của đại diện học sinh 30 quận, huyện, thị xã, trọng tài và màn đồng diễn thể dục, nghệ thuật của học sinh Thủ đô…Ban tổ chức cho biết, Hội khỏe Phù Đổng lần thứ X có nhiều điểm đặc sắc hơn so với các kỳ Hội khỏe trước đây, thu hút số lượng lớn học sinh tham gia.Tính đến 11 giờ ngày 11/3, có gần 8.000 lượt vận động viên là học sinh của các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố đăng ký tham gia thi đấu. Tính đến ngày 11/3, Hà Nội đã tổ chức thi đấu và trao giải cho 9 môn trong chương trình Hội khỏe Phù Đổng thành phố.Ban tổ chức thông tin về Hội khỏe Phù Đổng năm 2024.Để chuẩn bị cho công tác tổ chức Hội khỏe Phù Đổng thành phố, nhất là trong việc bảo đảm an toàn sức khỏe và quyền lợi của học sinh, Ban tổ chức cho biết, rất quan tâm đến việc rà soát kỹ hồ sơ của học sinh; thường xuyên kiểm tra, hoàn thiện đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu. Từ tháng 11/2023 đến nay, các đơn vị, trường học, các quận, huyện, thị xã đã tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng cấp cơ sở...Theo kế hoạch, Hội khỏe Phù Đổng thành phố sẽ diễn ra đến hết ngày 6/4. Căn cứ kết quả thi đấu, Ban tổ chức sẽ chọn ra những vận động viên có thành tích tốt nhất để tiếp tục tổ chức tập luyện, tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. | https://nhandan.vn/hang-nghin-hoc-sinh-thu-do-so-tai-tai-hoi-khoe-phu-dong-nam-2024-post799509.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:05:00",
"crawled_date": "2024-07-03T16:05:00",
"tags": [
"Hội khỏe Phù Đổng năm 2024",
"Thu hút hàng nghìn học sinh tham gia",
"Thi đấu 16 bộ môn",
"Hà Nội",
"học sinh"
]
} |
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón là vụ việc nghiêm trọng | NDO -Đánh giá vụ trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón là vụ việc nghiêm trọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình báo cáo sự việc; phối hợp các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có sự động viên, chia sẻ, hỗ trợ gia đình cháu bé. | Ngày 30/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, ngày 29/5, Bộ nhận được thông tin qua nguồn không chính thức về việc bé trai 5 tuổi tử vong do bịbỏ quên trên xeđưa đón học sinh. Vụ việc xảy ra tại Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.“Xét tính chất nghiêm trọng của sự việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình báo cáo thông tin về sự việc trước 12 giờ ngày 30/5”.Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành những công việc cần thiết để xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Bình và nhà trường động viên, chia sẻ, hỗ trợ gia đình cháu bé; cũng như thực hiện các giải pháp để bảo đảm ổn định việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em của Trường mầm non Hồng Nhung và các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn.Chủ đề: Những vụ bỏ quên trẻ em trên xe thương tâmSớm luật hóa quy định về an toàn cho trẻ em trên ô-tôThái Bình: Khởi tố 2 giáo viên, 1 lái xe liên quan vụ bé tử vong trên xe ô-tôTrẻ nhỏ bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh: Bài học cũ, nỗi đau mới | https://nhandan.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-tre-tu-vong-do-bi-bo-quen-tren-xe-dua-don-la-vu-viec-nghiem-trong-post811834.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:05:00",
"crawled_date": "2024-07-03T16:05:00",
"tags": [
"trẻ tử vong",
"xe đưa đón",
"trường học",
"trẻ mầm non",
"Trường mầm non Hồng Nhung"
]
} |
Ngôi trường với triết lý giáo dục "Là những người tử tế" kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập | NDO -Ngày 1/6, Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập, một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển và cống hiến của ngôi trường ngoài công lập tại Thủ đô. | Đúng với phong cách củaTrường THCS và THPT Lương Thế Vinh, bài phát biểu diễn ra ngắn gọn, xúc tích, thay vào đó là Tọa đàm "Cố nhà giáo Văn Như Cương, lá Mobius và quan điểm giáo dục trường tồn"; cùng với các chuyên gia, khách mời chia sẻ về những câu chuyện giáo dục nhân văn và triết lý giáo dục của cố nhà giáo Văn Như Cương: “Cho dù sau này các em có là bất cứ ai thì trước hết, các em phải là những người tử tế!”.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, cô giáo Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh cho biết, cuối năm 1988, thầy giáo Văn Như Cương đã viết một lá đơn xin mở trường dân lập. Lá đơn này được gửi tới Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.Tọa đàm "Cố nhà giáo Văn Như Cương, lá Mobius và quan điểm giáo dục trường tồn".Đến ngày 1/6/1989, thầy Văn Như Cương đã nhận được quyết định thành lập ngôi trường dân lập đầu tiên trong thời kỳ đổi mới. Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh chính thức ra đời và thầy Văn Như Cương được biết đến là người đặt viên gạch đầu tiên chogiáo dục ngoài công lậpkể từ ngày hoà bình lập lại.Sau 35 năm thành lập, từ lúc không có một nơi ở cố định, không có "một tấc đất cắm dùi", thì nay Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh có hai cơ sở khang trang, sạch đẹp, ấm cúng và thân thiện. Từ chỗ có 800 học sinh trên một khoá thì nay đã tăng lên đến hơn 4.000 học sinh. Nhà trường tuyển chọn học sinh đủ tiêu chí và kiên quyết không tăng số lượng để giữ vững chất lượng.Là trường ngoài công lập duy nhất của thành phố Hà Nội suốt 35 năm qua đạt 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, với tỷ lệ xét tuyển vào đại học hơn 92%. Học sinh Trường THCS và THPT Lương thế Vinh luôn được các trường đại học đánh giá là những học sinh đầy năng lượng, tích cực; phần lớn các em trở thành những người tử tế, có ích cho xã hội...Lễ khánh thành Thư viện Văn Như Cương.Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm, Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh tổ chức lễ khánh thành Thư viện Văn Như Cương và triển lãm “Một đời người - Một rừng cây”. Thông qua triển lãm, nhà trường muốn khắc họa lại người Hiệu trưởng đầu tiên của trường cũng như hành trình kiến tạo nên thương hiệu Lương Thế Vinh.“Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh cũng là lời hứa của Ban Giám hiệu nhà trường là luôn nỗ lực trong công cuộc giáo dục, luôn nâng cấp để các học sinh có điều kiện và môi trường học tập tốt nhất và trở thành những người tử tế", cô giáo Văn Thùy Dương chia sẻ. | https://nhandan.vn/ngoi-truong-voi-triet-ly-giao-duc-la-nhung-nguoi-tu-te-ky-niem-35-nam-ngay-thanh-lap-post812226.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:05:00",
"crawled_date": "2024-07-03T16:05:00",
"tags": [
"Trường Lương Thế Vinh",
"giáo dục ngoài công lập"
]
} |
Kỳ thi Đánh giá năng lực hướng đến triết lý giáo dục toàn diện | NDO -Chiều 24/11,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhtổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023, dự thảo kế hoạch năm 2024 và định hướng kỳ thi năm 2025. | Kỳ thi Đánh giá năng lựcđược tổ chức lần đầu từ năm 2018, với mục tiêu tuyển chọn được người học có năng lực tốt, phù hợp triết lý giáo dục toàn diện.Theo đó, Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến việc đánh giá các năng lực quan trọng của thí sinh để học đại học như sử dụng ngôn ngữ,tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề…Sau 6 năm tổ chức, quy mô và chất lượng của Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được khẳng định.Cụ thể, từ năm 2018-2023, số lượng thí sinh đăng ký dự thi tăng đều theo từng năm.Nếu năm 2018, có gần 5.000 thí sinh (đến từ khoảng 616 trường trung học phổ thông) đăng ký dự thi thì đến năm 2023, con số này hơn 100.000 thí sinh (đến từ 1.815 trường trung học phổ thông).Số lượng đăng ký dự thi năm 2023 tăng 9% so năm 2022 và tăng hơn 50% so với năm 2021.Đồng thời, kỳ thi mở rộng công tác phối hợp từ việc tổ chức trong phạm vi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với 7 trường đại học thành viên vào năm 2018, đến năm 2023 đã có 47 trường đại học, cao đẳng trong cả nước cùng tham gia phối hợp tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực.Số lượng các trường đăng ký sử dụng kết quả từ Kỳ thi Đánh giá năng lực tăng theo từng năm, từ 7 trường vào năm 2018 lên gần 100 trường vào năm 2023.Quang cảnh Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.Phân tích phổ điểm ở mỗi đợt thi cho thấy, phổ điểm của Kỳ thi Đánh giá năng lực đều có dạng gần với phân bố chuẩn, đồng dạng với nhau.Đồng thời, độ rộng của phân bố điểm thể hiện bài thi có mức độ phân hoá tốt phù hợp mục tiêu tuyển sinh đại học.Ngoài ra, qua các nghiên cứu đối sánh kết quả học tập ở trường đại học của sinh viên nhập học bằng phương thức đánh giá năng lực với kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển bằng các phương thức khác cho thấy, tình hình nhập học của sinh viên nhập học bằng phương thức đánh giá năng lực đạt kết quả học tập rất tốt so với một số phương thức khác.Với cách tiếp cận mới và các kết quả tích cực trên, Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ tăng thêm cơ hội vào đại học cho các thí sinh mà còn góp phần định hướng tốt hơn cho học sinh các trường trung học phổ thông, giúp học sinh học tập và rèn luyện hiệu quả những năng lực quan trọng để học tập lên các bậc cao hơn.Theo kế hoạch, năm 2024, Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được phát triển theo hướng ổn định, bền vững; tổ chức 2 đợt thi trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.Cụ thể, đợt 1 dự kiến tổ chức vào ngày 7/4/2024 và đợt 2 dự kiến tổ chức vào ngày 2/6/2024.Ngoài 21 địa điểm đã tổ chức trong năm 2023, dự kiến sẽ bổ sung thêm hai điểm thi tại tỉnh Bình Phước và Tây Ninh trong năm 2024.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng có định hướng tiếp tục được mở rộng quy mô Kỳ thi Đánh giá năng lực trong năm 2025; đồng thời, cấu trúc đề thi sẽ có điều chỉnh để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới. | https://nhandan.vn/ky-thi-danh-gia-nang-luc-huong-den-triet-ly-giao-duc-toan-dien-post784285.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:05:00",
"crawled_date": "2024-07-03T16:05:00",
"tags": [
"Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"Kỳ thi Đánh giá năng lực",
"cấu trúc đề thi"
]
} |