title
stringlengths
27
155
summary
stringlengths
0
557
content
stringlengths
0
20.5k
url
stringlengths
35
188
metadata
dict
Hà Nội lần đầu tổ chức chương trình liên hoan hợp xướng học sinh phổ thông
NDO -Lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạoHà Nộitổ chức chương trình liên hoan hợp xướng học sinh phổ thông năm học 2023-2024 với nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước.
Ngày 13/1,Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nộitổ chức chương trình liên hoan hợp xướng học sinh phổ thông thành phố Hà Nội với chủ đề “Vang mãi bài ca dâng Đảng”. Đây là lần đầu tiênngành giáo dục Hà Nộitổ chức sân chơi ý nghĩa này.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, liên hoan hợp xướnghọc sinh phổ thônglà hoạt động văn hóa, nghệ thuật ý nghĩa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong giáo viên và học sinh; tạo không khí thi đua phấn khởi, sôi nổi trong các nhà trường.Tiết mục do các em học sinh tiểu học biểu diễn.Bên cạnh đó, hoạt động còn hướng tới giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống văn hóa nghìn năm văn hiến của Thủ đô, rèn lối sống tốt đẹp cho thế hệ trẻ, chắp cánh ước mơ, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho học sinh.Tin liên quan[Ảnh] Liên hoan Cồng chiêng - múa xoang, thi trang phục dân tộc thiểu số dành cho học sinhNgay lần đầu tiên tổ chức, liên hoan hợp xướng học sinh phổ thông thành phố Hà Nội đã thu hút đông đảo học sinh từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên tham gia.Tiết mục biểu diễn của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên.Trải qua các vòng thi từ cấp trường, cấp cụm, quận, huyện, thị xã tại 3 khu vực, vòng chung khảo cấp thành phố có 49 đơn vị tham gia. Các tiết mục tham dự vòng thi cấp thành phố là những phần biểu diễn xuất sắc nhất, được chuẩn bị nghiêm túc, dàn dựng công phu với sắc màu đa dạng, chất lượng nghệ thuật cao.Bằng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò, các tiết mục thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tình cảm với thầy cô và mái trường.
https://nhandan.vn/ha-noi-lan-dau-to-chuc-chuong-trinh-lien-hoan-hop-xuong-hoc-sinh-pho-thong-post791933.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Liên hoan hợp xướng", "học sinh phổ thông", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội" ] }
Hôm nay, học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội làm bài khảo sát tốt nghiệp
NDO -Sáng 5/4, tất cả học sinh đang học lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu tham gia kỳ khảo sát các bài thi tốt nghiệp THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức.
Năm học này, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 133.000 học sinh lớp 12. Tất cả những học sinh đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã đều tham gia đợt khảo sát.Sáng nay, các học sinh thực hiệnbài khảo sátmôn Ngữ văn trong thời gian 120 phút; buổi chiều là môn Toán trong 90 phút. Ngày mai, các học sinh làm bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Ngoại ngữ.Các bài thi trong đợt khảo sát có cấu trúc tương tự như kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024,Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đợt khảo sát nhằm giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 tới đây. Thông qua kỳ khảo sát, các nhà trường cũng sẽ kịp thời có sự điều chỉnh trong tổ chức giảng dạy, ôn tập cho học sinh bảo đảm phù hợp với năng lực, trình độ các em.Trước đó, vào tháng 3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tiến hành khảo sát đối với hơn 100 nghìn học sinh lớp 11 toàn thành phố. Đây là lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các em sẽ thi tốt nghiệp vào năm 2025. Kỳ khảo sát diễn ra trong một ngày với hai môn Ngữ văn và Toán.
https://nhandan.vn/hom-nay-hoc-sinh-lop-12-toan-thanh-pho-ha-noi-lam-bai-khao-sat-tot-nghiep-post803217.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "khảo sát học sinh", "thi tốt nghiệp", "mùa thi 2024", "kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024", "học sinh Hà Nội" ] }
Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các tỉnh vùng cao: Cần giải pháp ở tầm vĩ mô
Để cónguồn giáo viênbổ sung cho ngành giáo dục trong những năm tới, mới đây, tỉnhHà Giangđã làm việc với Đại học Thái Nguyên để mở Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2023. Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ba ngành gồm: đại học giáo dục mầm non, đại học giáo dục tiểu học, cao đẳng giáo dục mầm non.
Đầu năm học 2022-2023 vừa qua, tỉnh Hà Giang thiếu 3.393 giáo viên, chủ yếu làthiếu giáo viêncác môn chuyên biệt ở bậc tiểu học và giáo viên mầm non.Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang, cho biết, lường trước tình trạng này, từ năm 2019, ngành đã cử 300 giáo viên đi đào tạo văn bằng 2 các môn. Đến cuối năm 2022, đội ngũ này hoàn thành chương trình đào tạo, về tỉnh giảng dạy đã giải quyết một phần khó khăn.Nhiều giải pháp linh hoạt để khắc phụcHà Giang đã đẩy mạnh việc đưa học sinh tiểu học từ điểm trường lẻ về trường chính (nhất là học sinh từ lớp 3).Đến năm học 2022-2023, tỉnh giảm 366 điểm trường tiểu học thôn bản so năm 2016.Các trường giảm số lớp ở điểm trường lẻ, tăng số lượng học sinh tại trường chính, cho nên thuận tiện cho việc sắp xếp giáo viên tiểu học.Bên cạnh đó, tỉnh đề xuất tuyển dụng giáo viên mới theo số biên chế đã giao, trong năm học 2022-2023 tuyển được 400 giáo viên mới ở các cấp học.Cùng với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang chỉ đạo các phòng giáo dục tăng cường biệt phái, điều động giáo viên từ nơi thiếu ít sang nơi thiếu nhiều; phân công giáo viên dạy thêm giờ, một giáo viên dạy nhiều trường; ký hợp đồng với các giáo viên...Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) trong tiết học tìm hiểu văn hóa truyền thống. (Ảnh: Khánh Toàn)Cùng với các giải pháp của ngành giáo dục và đào tạo, các huyện vùng cao cũng chủ động các phương án khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên dạy các môn chuyên biệt.Tại huyện Mèo Vạc, năm học 2022-2023 chỉ có một giáo viên Tiếng Anh bậc tiểu học, trong khi huyện có tới 18 trường tiểu học với 76 lớp 3 bắt buộc phải học Tiếng Anh theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Trước khó khăn trên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc đã liên hệ và được Trường Marie Curie (Hà Nội) hỗ trợ dạy trực tuyến từ điểm cầu Hà Nội.Từ đầu năm học, Trường Marie Curie đã tuyển 20 giáo viên Tiếng Anh dạy trực tuyến cho 18 trường tiểu học trên địa bàn huyện. Mỗi tuần, các lớp 3 trên địa bàn học trực tuyến ba tiết; một tiết học trực tiếp do giáo viên các trường trung học cơ sở giảng dạy, cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh.Học tập cách làm này của huyện Mèo Vạc, tất cả các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều tổ chức dạy trực tiếp kết hợp với trực tuyến bộ môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.Năm học 2022-2023, tỉnh Tuyên Quang còn thiếu 1.986 giáo viên so với nhu cầu và định mức quy định. Để khắc phục tình trạng này, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức mở các lớp bồi dưỡng cho 133 giáo viên dạy Tin học-Công nghệ ở tiểu học; 156 giáo viên trung học cơ sở dạy Lịch sử-Địa lý và 232 giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên.Giáo viên tiểu học ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, tham gia tập huấn chương trình sách giáo khoa mới. (Ảnh: Hải Chung)Sở phối hợp với ủy ban nhân dân cấp huyện phân công, điều động giáo viên các môn chuyên biệt dạy chưa đủ số tiết theo định mức tăng cường cho các trường còn thiếu theo cụm liên trường và cụm trường trong địa bàn huyện.Đối với môn Tin học cấp tiểu học, nhiều trường chưa có phòng máy vi tính đã chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp thực tế. Các trường dạy lý thuyết trước, sau đó liên hệ với các trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông trên cùng địa bàn để mượn và sử dụng phòng máy tính để dạy thực hành sau.Tại tỉnh Sơn La, Sở Giáo dục và Đào tạo vừa triển khai xong khóa bồi dưỡng hơn 650 giáo viên tiểu học để dạy Tin học và Công nghệ cho học sinh từ lớp 3 trở lên của 12 huyện, thành phố trước khi khai giảng năm học 2023-2024.Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức bồi dưỡng cho hơn 1.000 giáo viên trung học cơ sở dạy học tích hợp liên môn theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.Giờ thể dục của thầy, trò Trường trung học cơ sở dân tộc bán trú xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Ngọc Tuấn)Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Nội vụ chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên đối với các môn học mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật…).Tính đến nay đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng được công tác giảng dạy cho năm học mới, trong đó bảo đảm theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.Thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viênMặc dù đã có nhiều giải pháp khắc phục, nhưng hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc vẫn thiếu giáo viên.Theo quy định, định mức giáo viên ở bậc học mầm non là 2,2 giáo viên/lớp, nhưng tỉnh Hà Giang hiện mới có 1,3 giáo viên/lớp; tiểu học mới có 1,31 giáo viên/lớp, cho nên việc thực hiện học hai buổi/ngày rất khó mới đạt 51,1%.Dự kiến đến năm 2030, ngành giáo dục Hà Giang cần phải bổ sung gần 6.000 cán bộ, giáo viên thay thế cho những người nghỉ chế độ hưu trí, nghỉ chế độ trước tuổi.Để giải quyết căn bản tình trạng thiếu giáo viên, ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang cho biết, về ngắn hạn, ngành sẽ tiếp tục duy trì các giải pháp như những năm học trước. Về lâu dài, tỉnh tiếp tục thực hiện công tác tuyển dụng giáo viên theo số biên chế đã được giao, đồng thời tiếp tục đề nghị Trung ương bổ sung biên chế cho ngành giáo dục vùng cao.Giờ học môn giáo dục thể chất tại Trường mầm non Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.Hiện nay số lượng giáo viên còn thiếu so với nhu cầu và định mức quy định là 4.245 người.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang, Vũ Đình HưngSở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp Sở Nội vụ rà soát thực trạng số lớp, học sinh và việc sử dụng, bố trí số lượng người làm việc được giao, thực tế có mặt và nhu cầu của các đơn vị, trên cơ sở đó trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao biên chế số lượng người làm việc đối với từng cấp học, bảo đảm cân đối giữa các huyện, thành phố.Đoàn kiểm tra của tỉnh Tuyên Quang kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới ở huyện Lâm Bình. (Ảnh: Hải Chung)Trong khi chưa tuyển dụng đủ số giáo viên, ngành sẽ cân đối số giáo viên giữa các đơn vị để xây dựng và thực hiện kế hoạch biệt phái và ký hợp đồng lao động để bảo đảm đủ đội ngũ cho việc dạy và học trong năm học 2023-2024.Đối với những bộ môn thiếu giáo viên trong phạm vi toàn tỉnh như môn Tin học cấp tiểu học, không thể bố trí kịp thời giáo viên, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức bố trí dạy học trực tuyến hoặc bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp.Một trong những trở ngại đối với ngành giáo dục vùng cao là việc tuyển giáo viên rất khó khăn do nguồn nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu.Mới đây, tỉnh Hà Giang đã làm việc với Đại học Thái Nguyên để mở Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2023. Theo đó, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ba ngành gồm: đại học giáo dục mầm non, đại học giáo dục tiểu học, cao đẳng giáo dục mầm non.Bên cạnh đó, Phân hiệu phối hợp các trường đại học thành viên Đại học Thái Nguyên đào tạo 12 ngành đại học khác. Hiện nay, với kết quả tuyển sinh bước đầu khả quan đối với ba ngành mà Phân hiệu được cấp phép, tỉnh Hà Giang đã thực hiện các thủ tục cần thiết để đặt hàng đào tạo.Căn cứ vào đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao chỉ tiêu cho phân hiệu thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Hà Giang.Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang được thành lập nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh vùng cao bước vào giảng đường đại học, đào tạo nguồn nhân lực cho con em đồng bào các dân tộc Hà Giang và các tỉnh khu vực miền núi phía bắc ở hệ đại học và cao đẳng chính quy.Ông Lục Quang Tấn, Giám đốc Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà GiangVới cách làm này, tình trạng thiếu giáo viên ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta sẽ phần nào được khắc phục trong những năm tới, góp phần thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương.
https://nhandan.vn/khac-phuc-tinh-trang-thieu-giao-vien-o-cac-tinh-vung-cao-can-giai-phap-o-tam-vi-mo-post771379.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "miền núi phía bắc", "thiếu giáo viên", "môn chuyên biệt" ] }
Ưu tiên phát triển mô hình phòng học thông minh
Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh tập trung đầu tư trang thiết bị phòng học thông minh cho các trường THCS và THPT trên địa bàn. Kết quả bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
Đến thăm Trường THCS Vệ An (TP Bắc Ninh) vào giờ học môn tiếng Anh, cả cô và trò đều hào hứng, sôi nổi. Từ năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) tỉnh Bắc Ninh đầu tư chín phòng học thông minh với nhiều thiết bị cơ bản như bảng tương tác, máy ca-mê-ra, mạng in-tơ-nét, micro, loa đài… Giáo viên và học sinh có thể dễ dàng tiếp cận bài học và cách giảng dạy hiện đại. Cô Nghiêm Thị Quyên, giáo viên môn tiếng Anh, Trường THCS Vệ An cho biết, thiết bị thông minh hiệu quả với tất cả các môn, nhất là môn tiếng Anh bởi đây là môn học đặc thù cần phát triển bốn kỹ năng: Nghe, nói đọc, viết. Trước đây, giáo viên thường soạn giáo án bằng cách viết tay, học sinh tiếp cận thông tin trên sách vở, nhưng đến nay tất cả học sinh của nhà trường được tiếp cận với mô hình phòng học thông minh. Các lớp học được trang bị thiết bị thông minh đầy đủ cho nên việc giảng dạy trở nên thuận lợi hơn. Bài giảng của giáo viên đa dạng, phong phú và chất lượng, tăng khả năng tương tác giữa thầy và trò. Học sinh tập trung chú ý và hào hứng hơn trong mỗi giờ giảng, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh.Không chỉ hỗ trợ cho giáo viên, mô hình lớp học thông minh cũng hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu kiến thức. Em Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 11, Trường THPT Hàn Thuyên (TP Bắc Ninh) cho biết, trong mỗi giờ học, em và các bạn dễ dàng tương tác với thầy cô thông qua hình ảnh trực quan, sinh động. Không chỉ trong giờ học tiếng Anh hay các môn tự nhiên, những giờ học các môn xã hội như Văn học, Lịch sử, Ðịa lý… cũng trở nên sinh động hơn. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Hàn Thuyên cho biết, khi tiếp cận với mô hình lớp học thông minh, trong mỗi bài học, học sinh được đặt trước những tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Bên cạnh đó, cô và trò chủ động sáng tạo, tìm những hình ảnh, vi-đê-ô minh họa thiết thực để thuyết trình, giới thiệu bài giảng. Ðến nay, mỗi tiết học môn Ngữ văn, học sinh được tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, vi-đê-ô liên quan đến tác phẩm, giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ tác phẩm hơn. “Thay vì chỉ giảng dạy lý thuyết thông thường như trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ chia nhóm để học sinh thu thập tài liệu, hình ảnh, vi-đê-ô liên quan đến tác giả, tác phẩm để trình chiếu trên lớp. Việc làm này tuy mất nhiều thời gian nhưng học sinh được trải nghiệm, từ đó giúp các em tiếp thu bài nhanh và chủ động hơn”, cô Hoa nhấn mạnh.Không chỉ áp dụng tại các trường ở thành phố, mô hình lớp học thông minh được triển khai và áp dụng hiệu quả khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Cô Phạm Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Tài (huyện Lương Tài) cho biết, từ khi nhà trường đưa thiết bị thông minh vào trong các tiết học, học sinh tích cực tham gia, hợp tác và tương tác với thầy cô. Ðể bảo quản trang thiết bị thông minh, nhà trường yêu cầu các thầy giáo, cô giáo xây dựng kế hoạch cá nhân để sử dụng thiết bị. Học sinh sẽ được đánh giá mức độ sử dụng các thiết bị thông minh trong mỗi bài giảng. Ðây là một trong những tiêu chí để nhà trường bình xét các danh hiệu của giáo viên hằng năm.Theo Sở GD và ÐT tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, toàn bộ phòng học tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư thiết bị thông minh, phục vụ việc dạy và học. Ðây là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch xây dựng thành phố thông minh của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các thiết bị thông minh cũng phát sinh một số lỗi như: Cảm ứng bảng và bút thông minh; chất lượng hệ thống loa; không có thiết bị tương thích khi bị hỏng; một số giáo viên lớn tuổi còn gặp hạn chế trong quá trình sử dụng… “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ rà soát, kiểm tra, bảo trì định kỳ, bảo đảm chất lượng các thiết bị, không ảnh hưởng đến việc dạy và học. Ngoài ra, Sở sẽ tăng cường tập huấn cho giáo viên và học sinh sử dụng thành thạo các trang thiết bị; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh đầu tư, mua sắm các thiết bị phòng thư viện điện tử, phòng học thông minh. Năm 2020, tỉnh Bắc Ninh đề ra mục tiêu toàn bộ các lớp tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh đều được trang bị phòng học thông minh” - Giám đốc Sở GD và ÐT tỉnh Bắc Ninh Ngô Văn Liên khẳng định.
https://nhandan.vn/uu-tien-phat-trien-mo-hinh-phong-hoc-thong-minh-post446575.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [] }
Những lưu ý trong tuyển sinh
Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.
Theo Bộ GD và ĐT, năm 2023 có 546.686 thí sinh trúng tuyển đại học, trong đó có 82,45% nhập học. Quá trình tuyển sinh vẫn còn tình trạng sai sót khu vực, đối tượng ưu tiên do thí sinh khai sai thông tin, điểm tiếp nhận hồ sơ rà soát chưa kỹ; thí sinh không đăng ký xét tuyển đúng thời gian quy định. Một số cơ sở đào tạo sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển gây nhiễu thông tin; trong khi nhiều phương thức xét tuyển không có hoặc rất ít thí sinh đăng ký, chưa bảo đảm công bằng giữa các phương thức. Theo quy định, thí sinh phải đăng ký xét tuyển trên hệ thống của cơ sở đào tạo và hệ thống chung, nhưng thực tế vẫn có sự nhầm lẫn và có trường hợp không biết đăng ký hệ thống chung. Đáng chú ý, một số cơ sở đào tạo thực hiện chưa đúng các quy định, gọi thí sinh chưa tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nhập học sớm, xét tuyển vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu…Năm 2024, công tác tuyển sinh đại học cơ bản giữ ổn định như những năm trước. Để công tác tuyển sinh hiệu quả, Bộ GD và ĐT đã đưa ra những vấn đề cần đặc biệt lưu ý đối với thí sinh và các trường. Trong đó, đối với thí sinh, cần tìm hiểu kỹ thông tin tại Đề án tuyển sinh và quy chế tuyển sinh của từng cơ sở đào tạo. Thực hiện đăng ký xét tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo về tiêu chí, điều kiện hồ sơ, quy trình, thời gian dự tuyển. Tất cả các nguyện vọng của thí sinh bắt buộc phải đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh chung của Bộ GD và ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia; khai báo, cung cấp đầy đủ, chính xác tất cả các thông tin đăng ký dự tuyển vào các cơ sở đào tạo. Theo hướng dẫn của cơ sở đào tạo, thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để rà soát kết quả điểm học tập (học bạ) cấp THPT trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung và phải phản ánh lại với thầy, cô giáo có trách nhiệm nơi thí sinh học THPT để sửa sai (nếu có) và hoàn thành chậm nhất là 17 giờ ngày 31/5. Đáng chú ý, thí sinh phải khai báo chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm thông tin để hưởng khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên tại thời điểm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả các cơ sở đào tạo theo ngành, chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết. Từ ngày 18/7 đến 17 giờ ngày 20/7, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh vào cơ sở đào tạo được xử lý trên hệ thống chungvà mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển.Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các Sở GD và ĐT hoàn thành tổ chức tập huấn công tác tuyển sinh tại địa phương trước ngày 30/6 và hướng dẫn thí sinh thực hiện theo các quy định của quy chế tuyển sinh. Các trường THPT hoặc các điểm tiếp nhận sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp trong quá trình tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT để kiểm tra, chỉnh sửa sai sót (nếu có) và thông báo cho thí sinh; xác nhận thông tin khu vưc ưu tiên, đối tượng ưu tiên của thí sinh. Cán bộ hướng dẫn tại điểm tiếp nhận khi xác nhận thông tin khu vực, đối tượng ưu tiên của thí sinh phải bảo đảm trung thực, chính xác. Các trường THPT cần lưu ý mở các phòng máy tính có nối mạng internet để thí sinh sử dụng thực hiện đăng ký xét tuyển nguyện vọng.Đối với các cơ sở đào tạo phải công bố đề án tuyển sinh ít nhất trước 30 ngày thí sinh đăng ký dự tuyển. Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo phải cung cấp đầy đủ, đúng cấu trúc, định dạng và bảo đảm tính xác thực của thông tin, dữ liệu tuyển sinh theo hướng dẫn và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. Bộ GD và ĐT yêu cầu cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình với Bộ, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan về đề án tuyển sinh. Các cơ sở đào tạo chỉ được xét tuyển đối với các chương trình, ngành đủ điều kiện đào tạo theo quy định; chỉ tổ chức xét tuyển sớm các phương thức không sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Cơ sở đào tạo không được yêu cầu hay thỏa thuận dưới bất kỳ hình thức nào với thí sinh việc cam kết, xác nhận nhập học sớm…Theo Thứ trưởng GD và ĐT Hoàng Minh Sơn, trong năm 2024, ngành tiếp tục duy trì ổn định công tác tuyển sinh với phương châm: đúng hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn. Bộ GD và ĐT hoàn thiện phần mềm, chỉnh sửa nâng cấp mang tính kỹ thuật tích hợp các cơ sở dữ liệu khác nhau tối đa nhằm bảo đảm thuận lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển. Các cơ sở giáo dục cần lưu ý hoàn thiện đề án tuyển sinh, chỉ tiêu, phương thức; làm thật kỹ và đối sánh phương thức tuyển sinh cũng như phối hợp với Bộ GD và ĐT, với các trường đại học khác thực hiện đúng quy chế, kế hoạch tuyển sinh; bảo đảm công tác tuyển sinh năm 2024 an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế và các văn bản liên quan, tạo thuận lợi cho thí sinh và cơ sở đào tạo ■
https://nhandan.vn/nhung-luu-y-trong-tuyen-sinh-post809180.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "tuyển sinh năm 2024", "trường đại học thực hiện đúng quy chế", "kế hoạch tuyển sinh", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Phát thải khí nhà kính tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn 60 triệu tấn CO2 một năm
NDO -Trung bình mỗi năm, tổng phát thảikhí nhà kínhtrên địa bànThành phố Hồ Chí Minhhơn 60 triệu tấn CO2. Trong đó, có 3 nguồn thải chính là từ hoạt động công nghiệp (khoảng gần 20 triệu tấn CO2), giao thông (khoảng hơn 13 triệu tấn CO2), còn lại là sinh hoạt và các hoạt động khác.
Chiều 24/1, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh Thành phố Hồ Chí Minh.Hội nghị thu hút hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước, các định chế tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế, đại diện các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các chuyên gia trong nước và chuyên gia ở các quốc gia... tham dự.Đối mặt nhiều thách thức từ biến đổi khí hậuPhát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là một trong 10 thành phố trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề củabiến đổi khí hậu.Kết quả nghiên cứu gần nhất do Viện Môi trường-Tài nguyên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) công bố cho thấy, trung bình mỗi năm, tổng phát thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố hơn 60 triệu tấn CO2.Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị.Trong đó, có 3 nguồn thải chính là từ hoạt động công nghiệp (khoảng gần 20 triệu tấn CO2), giao thông (khoảng hơn 13 triệu tấn CO2), còn lại là sinh hoạt và các hoạt động khác.Cùng với xu hướng chung của thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chọn tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển tương lai, ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhĐồng thời, thành phố cũng đang phải đối mặt trước những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn lực và khủng hoảng kinh tế.Thành phố đặt ra mục tiêu giảm phát thải 10% vào năm 2030 trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 nhằm nỗ lực để xây dựng một môi trường sống và làm việc thuận lợi, an toàn và hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.Bên cạnh đó, thành phố cũng chủ động tham khảo, hợp tác phối hợp trao đổi với các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm để học hỏi, rút kinh nghiệm, hướng tới phát triển xanh, bền vững.Hướng đến phát triển xanh, bền vữngTheo bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho rằng, mục tiêu giảm 10% phát thải CO2 của Thành phố Hồ Chí Minh có thể thực hiện được với chiến lược phù hợp.Hiện, Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp một số thách thức trongphát triển xanh, như tình trạng ngập lụt đang gây thiệt hại kinh tế, và tác động lớn đến phát triển xanh.Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị.Do đó, thành phố cần tạo động lực cho khu vực tư nhân tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế.Tuy nhiên, ở nhiều nước, việc sử dụng công cụ thuế để các doanh nghiệp phát triển xanh đã được sử dụng, nhưng không phải quốc gia nào cũng có thể thực hiện, vì giới hạn ngân sách, nhất là với các nước đang phát triển.Ngân hàng thế giới mong đồng hành với Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chiến lược phát triển kinh tế giảm phát thải carbon.Tại hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh, thành phố là đô thị lớn với mật độ dân cư cao, nhiều phương tiện giao thông cá nhân, dẫn đến lượng phát thải thuộc nhóm cao nhất cả nước với mỗi ngày trung bình khoảng 10 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt.Tuy nhiên, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Đây là một phương pháp xử lý rác thải truyền thống, không hiệu quả, tốn kém và gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường.Chất lượng không khí thường xuyên ở mức kém và nguy hại cho sức khỏe, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) trung bình trong năm 2022 cao hơn 2 lần mức an toàn theo tiêu chuẩn của WHO.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí là sự phụ thuộc quá lớn vào các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng và dầu diesel, sản xuất công nghiệp...Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh với 44 cơ chế, chính sách trên 7 lĩnh vực khác nhau, trong đó có nhiều nội dung liên quan tăng trưởng xanh, phát triển bền vững trong các lĩnh vực quản lý đô thị, tài nguyên và môi trường, quản lý khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo.Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí MinhĐể giải quyết được các vấn đề nêu trên, theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh thì cần khơi thông các điểm nghẽn trong thể chế nhằm phát triển hạ tầnggiao thông xanhvà bền vững, phát triển đô thị xanh gắn với tái bố trí lại dân cư và chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất và đời sống, gắn với các công nghệ xanh, thông minh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.Hội nghị đã diễn ra 3 phiên thảo luận về các chủ để chuyên sâu như: Khuôn khổ phát triển và tài chính nền tảng thúc đẩy tăng trưởng xanh; định hướng chiến lược cho khung kinh tế xanh Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất các dự án kêu gọi đầu tư phát triển tăng trưởng xanh thành phố và các báo cáo tham luận mang tính gợi mở vấn đề.Thông qua hội nghị này, thành phố kỳ vọng cùng với cộng đồng doanh nghiệp sẽ đồng lòng hành động khẩn trương hơn nữa, tăng cường phát huy sức mạnh hợp tác công tư để giúp thành phố phát triển kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển xanh, bền vững.
https://nhandan.vn/phat-thai-khi-nha-kinh-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-hon-60-trieu-tan-co2-mot-nam-post793658.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "phát thải khí nhà kính", "CO2", "phát triển xanh", "biến đổi khí hậu", "kinh tế xanh" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
NDO -Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, vì người thầy tượng trưng cho sự chuẩn mực, muốn dạy được phải yêu thương con người, quý trọng con người, nâng niu con người.
Ngày 20/11, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), gặp gỡ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tiêu biểu và trao Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 25 năm 2022.Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đông đảo các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu … tham dự.Phát biểu tại chương trình kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, với sứ mệnh được trao, lòng tự hào với nghề trồng người cao quý đã chọn, với trách nhiệm tin yêu của học sinh, ngành giáo dục thành phố mong muốn mỗi thầy cô giáo trong toàn ngành là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, vì người thầy tượng trưng cho sự chuẩn mực, muốn dạy được phải yêu thương con người, quý trọng con người, nâng niu con người.“Nghề giáo tiêu biểu cho sự yêu thương, giàu tính nhân văn. Muốn dạy được học trò, nhà giáo phải tích lũy kiến thức, giữ gìn phẩm chất, phát triển tư duy, luôn nâng cao hiểu biết, tự học và sáng tạo không ngừng”, ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.Bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến với các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên toàn ngành đã và đang công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho hay, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của giáo dục trong sự nghiệp phát triển, những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều quan tâm, nỗ lực trong phát triển sự nghiệp giáo dục và chăm lo cho đội ngũ trong toàn ngành. Nhờ vậy, ngành giáo dục thành phố đã không ngừng phát triển toàn diện cả về quy mô, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy.Đồng chí Phan Văn Mãi đề nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và xây dựng kế hoạch tổng thể về biên chế đáp ứng yêu cầu về giáo dục và đào tạo của một đô thị đặc biệt, quy mô dân số tăng nhanh và đòi hỏi về giáo dục chất lượng toàn diện ngày càng cao. Ngành giáo dục tiếp tục đổi mới hơn nữa việc dạy học và công tác thi đua; tiếp tục hoàn thiện các đề án về giáo dục thông minh, chuyển đổi số… tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho thời kỳ kỷ nguyên số.“Ngành giáo dục nghiên cứu, đề xuất cho lãnh đạo thành phố các cơ chế khả thi nhất để cải thiện thu nhập, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo, giúp các thầy cô giáo yên tâm công tác, gắn bó với nghề”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố vinh dự được nhận Cờ Thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố vinh dự được nhận Cờ Thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì có nhiều thành tích xuất sắc về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã quyết định tặng bằng khen cho 25 nhà giáo tiêu biểu được vinh danh Giải thưởng Võ Trường Toản qua các thời kỳ.Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trao Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 25 cho 50 cán bộ quản lý, giáo viên có nhiều đóng góp trong đổi mới phương pháp dạy học, được đồng nghiệp tín nhiệm, phụ huynh và học sinh tin yêu.Giải thưởng Võ Trường Toản được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1998, đến nay, có 826 cán bộ quản lý, giáo viên được vinh danh. Đây là những thầy, cô giáo tiêu biểu, đại diện cho hàng trăm nghìn tấm gương nhà giáo tận tụy, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-ky-niem-40-nam-ngay-nha-giao-viet-nam-post725885.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Ngày Nhà giáo Việt Nam", "40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam" ] }
Trung tâm Việt-Úc (VAC) chia sẻ kiến thức lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế
Thông qua chương trình Aus4Skills, Australia đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững của cả hai quốc gia. Khóa học ngắn hạn "Chứng chỉ lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế” tập trung vào chia sẻ kiến thức lãnh đạo chiến lược và hội nhập khu vực.
Năm 2023 đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Australia. Trong cột mốc ngoại giao đặc biệt này, Đại học Curtin tự hào được tham gia vào việc thiết kế và tổ chức khóa học ngắn hạn "Chứng chỉ lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế” dành cho 20 lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, dưới sự quản lý của Trung tâm Việt-Úc (VAC), sáng kiến chung của hai chính phủ Việt Nam và Australia trong việc tập trung vào chia sẻ kiến thức lãnh đạo chiến lược và hội nhập khu vực.Khóa học này được thiết kế và xây dựng với những chuyên đề giúp các cán bộ lãnh đạo cấp cao có thể chia sẻ và cập nhập kiến thức mang tính thực tiễn và chiến lược. Đây cũng là một hoạt động giúp các cán bộ phát triển và nâng cao năng lực lãnh đạo cốt lõi trong lĩnh vực công và quốc tế.Khóa học giới thiệu các chủ đề quan trọng liên quan đến lợi ích chung của hai nước, bao gồm tính bền vững, khả năng dự báo và tầm nhìn chiến lược, chính sách đối ngoại, bình đẳng giới và sự bao gồm, cùng nhiều chuyên đề khác.BàCherie Russell, Tham tán Phát triển, Đại sứ quán Australia phát biểu tại Lễ khai giảng.Khóa học được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách công và lãnh đạo đảm nhận. Trong đó, đội ngũ trường Đại học Curtin gồm các chuyên gia và giảng viên đến từ nhiều khoa, viện nghiên cứu và các cơ sở của Đại học Curtin. Ngoài ra, một số chuyên gia hàng đầu từ Việt Nam, các nhà lãnh đạo khu vực công, các nhà nghiên cứu từ các tổ chức phi chính phủ và trường đại học khác tham gia đào tạo.Trong suốt hành trình diễn ra tại Việt Nam và Australia, các học viên tham gia sẽ trải qua nhiều hoạt động thực tế và gặp gỡ những nhân vật truyền cảm hứng, từ đó xây dựng kế hoạch hành động cho tương lai của mình cũng như đóng góp tích cực cho tổ chức và cộng đồng.Đây là một chương trình đào tạo tiêu biểu và quan trọng của VAC, được tài trợ toàn bộ bởi Chính phủ Australia. Thông qua đó, VAC sẽ tiếp tục tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của Australia, các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng từ Việt Nam và Australia, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để hỗ trợ các nhà lãnh đạo tương lai của Việt Nam và làm nền tảng hoạch định chính sách, chiến lược để tạo ra lợi ích cho chính người dân.
https://nhandan.vn/aus4skills-chia-se-kien-thuc-lanh-dao-chien-luoc-ve-cac-van-de-khu-vuc-cong-va-quoc-te-post777921.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [] }
Ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
NDO -Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Ngày 26/4, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật, làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kể từ ngày 15/5/2024. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã thực hiện quy trình bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam(trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) theo đúng quy định, văn bản thẩm định, hiệp y của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương.Ông Nguyễn Tiến Thanh, sinh năm 1968, có hơn 20 năm làm công tác quản lý tại cơ quan báo chí. Ông đã trải qua các vị trí: Phóng viên báo Thanh Niên; Phó Ban biên tập báo Thanh Niên; Phó Tổng biên tập báo Gia đình và xã hội; Phó Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp luật; Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp luật; Tổng biên tập tạp chí Đời sống và Pháp luật.
https://nhandan.vn/ong-nguyen-tien-thanh-lam-chu-tich-hoi-dong-thanh-vien-tong-giam-doc-nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-post806790.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Nguyễn Tiến Thanh", "Bổ nhiệm", "nhà xuất bản giáo dục", "Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam" ] }
Khai mạc Cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc khu vực miền Bắc
NDO -Trải qua 14 lần tổ chức, cuộc thi "Tiếng hát sinh viên" toàn quốc đã trở thànhsân chơi nghệ thuật, tạo cơ hội để học sinh, sinh viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện các tài năng nghệ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, rèn luyện đạo đức, tư tưởng, ý thức tập thể; phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tối 1/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp vớiBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchtổ chức khai mạc cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc lần thứ XV vòng khu vực phía Bắc quy tụ 21 đội thi với 60 tiết mục biểu diễn. Cuộc thi được tổ chức với mục đích tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên, định hướng, động viên và đánh giá phong trào văn hóa, nghệ thuật trong các trường học.Phát biểu tại cuộc thi, Quyền Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trần Văn Đạt cho biết: Cuộc thi "Tiếng hát sinh viên" toàn quốc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1991, cho đến nay trải qua 14 lần tổ chức, cuộc thi đã được khẳng định là sân chơi nghệ thuật, tạo cơ hội để học sinh, sinh viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần định hướng thị hiếu âm nhạc, phát hiện các tài năng nghệ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, rèn luyện đạo đức, tư tưởng, ý thức tập thể; phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua cuộc thi, nhiều ca sỹ đã trưởng thành và trở thành các nghệ sỹ có tên tuổi, có nhiều đóng góp cho nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà.Cuộc thi năm nay được tổ chức thành hai vòng: Vòng khu vực được tổ chức ở miền Nam và miền Bắc với tổng số 39 đội và 113 tiết mục tham dự. Đây sẽ là cơ hội để các em thể hiện tài năng âm nhạc, giới thiệu các sắc thái văn hóa truyền thống trên mọi miền đất nước.Chủ đề của cuộc thi năm 2023 là ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, nhà trường, thầy cô và bạn bè; thể hiện ước mơ, khát vọng, tình cảm, trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Cách thức tổ chức bao gồm hai phần: Phần ca giữ vai trò chủ đạo và phần phụ họa.Ở phần ca, các đoàn có thể chọn hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca. Các bài hát dự thi thể hiện bằng tiếng Việt phổ thông. Thí sinh hát các bài hát bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số phải có ít nhất một lần hát bằng tiếng Việt (hoặc thuyết minh phần lời dịch ra tiếng Việt). Mỗi sinh viên đăng ký tham gia không quá một tiết mục đơn ca trong chương trình dự thi của mỗi đoàn. Khuyến khích sử dụng các tác phẩm đã tham dự cuộc vận động sáng tác ca khúc về ngành giáo dục.Ở phần phụ họa, có thể kết hợp biểu diễn múa, nhạc cụ để minh họa phần ca, làm nổi bật tiết mục dự thi.Theo Ban tổ chức, trước đó từ ngày 24 đến 26/11, cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” đã tổ chức vòng khu vực phía Nam với sự tham gia của 18 đội thi, 53 tiết mục và hơn 400 thí sinh dự thi. Vòng khu vực miền Bắc có 21 đội với 60 tiết mục với hơn 500 thí sinh đăng ký dự thi. Ban Tổ chức kỳ vọng đây sẽ là những tiết mục hấp dẫn nhất, thu hút sự tham gia và cổ vũ nhiệt tình của các đội thi và của sinh viên, khán giả Thủ đô.Dự kiến, vòng chung kết cuộc thi được tổ chức tại Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) vào ngày 9 và 10/12.
https://nhandan.vn/khai-mac-cuoc-thi-tieng-hat-sinh-vien-toan-quoc-khu-vuc-mien-bac-post785486.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "cuộc thi tiếng hát sinh viên", "bộ giáo dục và đào tạo", "miền bắc" ] }
Đại học Thái Nguyên chấn chỉnh việc cấp văn bằng, chứng chỉ
NDO -Khi xảy ra vụ việc Giám đốc Trung tâm Thực hành-Thực nghiệm của Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (thuộcĐại học Thái Nguyên) bị cơ quan cảnh sát điều tra xử lý vì liên quan đến làm giả tài liệu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên yêu cầu trường này báo cáo vụ việc, đồng thời chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trực thuộc thực hiện nghiêm việc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Tháng 10/2023, Giám đốc Trung tâm Thực hành-Thực nghiệm của Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Nguyên bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vì liên quan đếnlàm giả tài liệu. Sau đó, người này cũng bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, đình chỉ chức vụ công tác.Theo đề nghị của Trung tâm Thực hành-Thực nghiệm, Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Nguyên lập kế hoạch, tổ chức thi, sát hạch, cấp chứng chỉ cho 49 người không được đào tạo tại nhà trường và thu lệ phí 300 nghìn đồng/người.Theo ông Ngô Xuân Hoàng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Nguyên cho biết, mặc dù những người này không được đào tạo tại trường, nhưng có các trình độ kỹ thuật về hàn, cơ khí nên nhà trường tổ chức thi, sát hạch, đạt tiêu chuẩn thì cấp chứng chỉ và thu lệ phí 300 nghìn đồng/người.“Còn Giám đốc Trung tâm Thực hành-Thực nghiệm trực thuộc nhà trường làm giả tài liệu gì, khi nào, như thế nào, tính chất, mức độ ra sao thì nhà trường không biết, không liên quan, ai làm thì người đó phải chịu trách nhiệm pháp luật”, ông Hoàng chia sẻ thêm.Tuy nhiên, lãnh đạo Đại học Thái Nguyên khẳng định, các trường trực thuộc phải có đề án, kế hoạch tuyển sinh, có chương trình, nội dung đào tạo được phê duyệt. Hoàn thành chương trình đào tạo mới tổ chức thi, sát hạch đạt yêu cầu mới cấp chứng chỉ, đằng này không đào tạo mà lại tổ chức sát hạch, cấp chứng chỉ là chưa đúng.Vụ việc Giám đốc Trung tâm Thực hành-Thực nghiệm bị khởi tố tháng 10/2023, đến nay những người có liên quan tại Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Nguyên chưa bị xử lý trách nhiệm. Theo lãnh đạo Đại học Thái Nguyên, khi xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, hình phạt đối với Giám đốc Trung tâm Thực hành-Thực nghiệm thì sẽ xem xét trách nhiệm của những người có liên quan.
https://nhandan.vn/dai-hoc-thai-nguyen-chan-chinh-viec-cap-van-bang-chung-chi-post786113.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Cấp chứng chỉ", "tài liệu giả", "Cấp bằng", "Sát hạch", "Trung tâm Thực hành-Thực nghiệm", "Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật", "Đại học Thái Nguyên" ] }
Bắt đầu chấm bài thi vào lớp 10 của Hà Nội, dự kiến có điểm trước ngày 2/7
NDO -Ngay sau khi các thí sinh hoàn thành bài thi cuối tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, công tác chấm thi đã được triển khai. Dự kiến việc chấm thi sẽ được tiến hành cho đến ngày 23/6, sau đó, công bố điểm cho thí sinh trước ngày 2/7.
Để phục vụ công tác chấm thi vào lớp 10, Hà Nội thành lập Ban phách, Ban chấm thi tự luận, Ban chấm thi trắc nghiệm.Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, từ chiều 9/6, sau khi các thí sinh hoàn thànhbài thi môn Toán, Ban phách bắt đầu thực hiện làm phách và bàn giao bài thi cho ban chấm thi theo quy địnhTừ 14 giờ 30 phút chiều 9/6, ban chấm thi trắc nghiệm đã chuẩn bị máy tính, cài đặt phần mềm… tại khu vực chấm thiTừ ngày 10 đến 23/6, Ban chấm thi trắc nghiệm thực hiện chấm bài thi trắc nghiệm khách quan của thí sinh.Từ ngày 12 đến ngày 23/6, Ban chấm thi tự luận sau khi nhận hướng dẫn chấm thi, phiếu chấm sẽ thực hiện chấm các bài thi tự luận. Đối vớichấm thi tự luận, trong thời gian chấm thi, trưởng ban chấm phải báo cáo kết quả chấm thi về Sở Giáo dục và Đào tạo cuối mỗi ngày.Đến ngày 24/6, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện ghép điểm xét tuyển cho từng thí sinh.Chậm nhất ngày 2/7, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh.
https://nhandan.vn/bat-dau-cham-bai-thi-vao-lop-10-cua-ha-noi-du-kien-co-diem-truoc-ngay-27-post813605.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "chấm thi", "thi lớp 10", "công bố điểm", "điểm thi", "chấm tự luận", "chấm trắc nghiệm" ] }
85 đề tài vào Chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ sinh viên năm 2023
NDO -Sau vòng Sơ khảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã có 85 đề tài đã được lựa chọn vào vòng Chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệdành cho sinh viêntrong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023.
Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học là giải thưởng thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho dành cho sinh viên, giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục đại học của cả nước.Năm nay, từ 481 đề tài tham gia Giải thưởng, đã có 85 đề tài được lựa chọn vào vòng Chung khảo.Các đề tài khoa học vào vòng Chung khảo đến từ 45 cơ sở giáo dục đại học, thuộc 6 lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực Khoa học tự nhiên có 9 đề tài; lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ có 17 đề tài; lĩnh vực Khoa học y - dược có 7 đề tài; lĩnh vực Khoa học nông nghiệp có 5 đề tài; lĩnh vực Khoa học xã hội có 43 đề tài, Khoa học nhân văn có 4 đề tài.Ngày 8/11, tại Đại học Đà Nẵng, phiên họp các Hội đồng vòng Chung khảo Giải thưởng sẽ khai mạc, sau đó, ngày 10/11, lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức tại hội trường Trường đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng.Danh sách 45 cơ sở đại học có đề tài vào vòng Chung khảo:
https://nhandan.vn/85-de-tai-vao-chung-khao-giai-thuong-khoa-hoc-va-cong-nghe-sinh-vien-nam-2023-post777197.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "giải thưởng khoa học công nghệ", "sinh viên nghiên cứu khoa học", "đề tài khoa học", "khoa học và công nghệ" ] }
Đại học Harvard và Fulbright muốn góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
NDO -Chiều 18/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard và các chuyên gia Đại học Fulbright Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp của ông Thomas Vallely trong việc thành lập Đại học Fulbright Việt Nam và chúc mừng Đại học Fulbright đạt nhiều kết quả tích cực về đào tạo và nghiên cứu.  Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi để Đại học Fulbright vươn lên trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.Ghi nhận những quan tâm và khuyến nghị của ông Thomas Vallely và đoàn chuyên gia về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam theo hướng bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đặt trọng tâm vào việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xác định nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam đặt trọng tâm vào việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xác định nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá. (Ảnh: Nhật Bắc)Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh các chính sách, giải pháp nhằm phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, ưu tiên xây dựng thể chế, cơ chế chính sách tạo lập các nền tảng cho tăng trưởng bền vững và lâu dài. Trong đó, xác định phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Đồng thời cũng xác định, thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.Thủ tướng cũng chia sẻ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, chương trình phòng, chống dịch Covid-19; cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu và bảo đảm công bằng, công lý của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu.Để hiện thực hóa các mục tiêu và quan điểm phát triển, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng tăng cường đối thoại, trao đổi, tư vấn chính sách về kinh tế-phát triển với các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của thế giới.Thủ tướng đánh giá cao đề xuất của ông Thomas Vallely về việc Đại học Harvard và Đại học Fulbright phối hợp các cơ quan Chính phủ Việt Nam nghiên cứu tổ chức Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP) để trao đổi, đối thoại về các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.Thủ tướng nhấn mạnh, Chương trình cần bảo đảm các yêu cầu về chất lượng và hiệu quả, bám sát các ưu tiên về phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam.Theo đó, Thủ tướng gợi ý một số nội dung trao đổi, thảo luận trong khuôn khổ Chương trình như thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển năng lượng bền vững, các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác công tư để huy động các nguồn lực, trong đó cần chú trọng đưa ra các khuyến nghị giải pháp và hành động để Chính phủ Việt Nam tham khảo trong quá trình điều hành kinh tế-xã hội.Ông Thomas Vallely cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Chính phủ và các địa phương của Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam trong thời gian qua. Đại học Harvard và Đại học Fulbright rất mong muốn tiếp tục góp phần thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Trong thời gian tới, Đại học Fulbright sẽ nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng để trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao tại Việt Nam và trong khu vực.Thủ tướng nhấn mạnh, Chương trình cần bảo đảm các yêu cầu về chất lượng và hiệu quả, bám sát các ưu tiên về phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam. (Ảnh: Nhật Bắc)Ông Thomas Vallely chia sẻ trong những năm qua, Đại học Harvard và Đại học Fulbright đã phối hợp các cơ quan Việt Nam tổ chức thành công 7 Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp nhằm trao đổi về các vấn đề kinh tế-phát triển toàn cầu và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam như tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chính sách phát triển công nghiệp, giáo dục, nông thôn, hoàn thiện thể chế kinh tế, pháp luật và tư pháp…Ông Thomas Vallely mong muốn phối hợp Chính phủ Việt Nam tổ chức Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp trong năm 2022, gắn với các ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam theo gợi ý của Thủ tướng Phạm Minh Chính.Ông đánh giá cao các mục tiêu, cam kết rất mạnh mẽ với quyết tâm cao của Việt Nam tại COP26; khẳng định sẽ tích cực ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh, mong Việt Nam trở thành một hình mẫu trên thế giới và truyền cảm hứng cho các quốc gia đang phát triển khác trong lĩnh vực này.
https://nhandan.vn/dai-hoc-harvard-va-fulbright-muon-gop-phan-dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-cho-viet-nam-post689775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Thủ tướng Chính phủ", "Đại học Fulbright Việt Nam", "phát triển kinh tế-xã hội", "đào tạo nguồn nhân lực" ] }
5.819 thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
NDO -Trong 2 ngày (5 và 6/1), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi chọnhọc sinh giỏi cấp quốc gianăm học 2023-2024.
Cụ thể, ngày 5/1, thí sinh thi viết các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.Ngày 6/1, thí sinh thi viết các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học; thi nói Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 5.819, tăng 1.230 thí sinh so với năm học 2022-2023. Trong tổng số 12 môn thi, Ngữ văn và Tiếng Anh là các môn có nhiều thí sinh dự thi nhất, với số lượng lần lượt là 648 và 639 thí sinh. Kỳ thi sẽ có 68 Hội đồng coi thi với tổng số 403 phòng thi.Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục trung học phổ thông 2006 và hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp trung học phổ thông theo Công văn số 10803/BGDĐT-GDTrH ngày 16/12/2009 củaBộ Giáo dục và Đào tạo.Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời, phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước.
https://nhandan.vn/post-790807.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Thi học sinh giỏi quốc gia", "gần 6.000 thí sinh dự thi", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Điểm chuẩn Xét tuyển tài năng của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024
NDO -Ngày 14/6, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm chuẩn phương thức Xét tuyển tài năng năm 2024. Ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) năm nay tiếp tục có mức điểm chuẩn cao nhất, lấy 104,58 điểm trên ngưỡng tối đa 110 điểm. Hầu hết mức điểm chuẩn các ngành đều tăng so với năm 2023.
Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, năm nay có 5.791 thí sinh đăng ký theo phương thức Xét tuyển tài năng vào Đại học Bách khoa Hà Nội, trong đó:Diện 1.1 Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 295 thí sinh.Diện 1.2 Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB: 928 thí sinh.Diện 1.3 Xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn: 4.568 thí sinh. Đây là phương thức thí sinh đăng ký Xét tuyển tài năng lựa chọn nhiều nhất, chiếm 79% tổng số thí sinh tham giaphương thức xét tuyển tài năng.Trong những năm qua, nhóm ngành Công nghệ thông tin luôn là nhóm ngành có mức điểm chuẩn cao nhất tại Đại học Bách khoa Hà Nội.Điểm chuẩn Xét tuyển tài năng năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội như sau:Điểm chuẩn Xét tuyển tài năng năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà NộiĐiểm chuẩn Xét tuyển tài năng năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà NộiĐiểm chuẩn Xét tuyển tài năng năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà NộiĐiểm chuẩn Xét tuyển tài năng năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà NộiĐiểm chuẩn Xét tuyển tài năng năm 2024 của Đại học Bách khoa Hà NộiNăm nay, ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) tiếp tục có mức điểm chuẩn cao nhất 104,58 điểm. So với mức điểm năm 2023 là 98,42 điểm, điểm chuẩn ngành IT-E10 tăng 6,16 điểm.Các vị trí còn lại trong top 5 ngành có điểm cao nhất, cũng là nhóm 5 ngành có điểm chuẩn Xét tuyển tài năng cao nhất năm 2023, gồm:Khoa học Máy tính (IT1) 103,89 điểm (tăng 13,72 điểm);Công nghệ Thông tin Global ICT (IT-E7) 102,67 điểm (tăng 20,67 điểm);An toàn không gian số - Cyber Security (IT-E15) 102,6 điểm (tăng 20,56 điểm);Kỹ thuật Máy tính (IT2) 98,3 điểm (tăng 12,95 điểm).Đặc biệt trong năm 2024 đã xuất hiện thêm một số ngành có mức điểm chuẩn cao (90+) thể hiện xu hướng về nhu cầu việc làm trong thời gian tới gồm: Nhóm ngành về Vi mạch, bán dẫn (MS2); Nhóm ngành về Khoa học và Công nghệ sức khỏe (ET2, ET-E5, CH-E11); Nhóm ngành về Logistics và phân tích kinh doanh (EM-E13, EM-E14).Hầu hết mức điểm chuẩn đều tăng so với năm 2023. Mức tăng này được lý giải bởi số lượng hồ sơ Xét tuyển tài năng năm 2024 tăng gần gấp 2 lần so với năm ngoái. Sự cạnh tranh quyết liệt đã được xác định ngay “đầu vào” khi có rất nhiều thí sinh thành tích cao nộp hồ sơ. Mặt khác, đây cũng là nhóm ngành có nhu cầu nhân lực lớn trong xu thế thời đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh.Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 9.260 chỉ tiêu bằng 3 phương thức gồm: Xét tuyển tài năng ( khoảng 20% chỉ tiêu); Xét tuyển dựa theo kết quả bài thi đánh giá tư duy ( khoảng 30% chỉ tiêu); Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 ( khoảng 50% chỉ tiêu).
https://nhandan.vn/diem-chuan-xet-tuyen-tai-nang-cua-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-nam-2024-post814253.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "xét tuyển tài năng", "điểm chuẩn", "đại học bách khoa Hà Nội", "tuyển sinh năm 2024", "mùa thi 2024", "ngành công nghệ thông tin", "trí tuệ nhân tạo" ] }
Đà Nẵng đưa vào vận hành Phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ mới
NDO -Phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ mới được xây dựng tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU),Đại học Đà Nẵng, dự án do Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group) hợp tác đầu tư.
Sáng 3/4, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng tổ chức Lễ khánh thành Phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ mới do Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group) hợp tác đầu tư.Đây là một hoạt động quan trọng trong kế hoạch hợp tác giữa VKU và doanh nghiệp nhằm nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo trên nền tảng các giải pháp và sản phẩm công nghệ tiên tiến hiện đại 4.0 về IoT, AI, GIS Cloud được đưa vào giảng dạy và đào tạo thực hành thông qua các dự án chuyển đổi số thực tế.Chia sẻ về sự kiện này, PGS.TS. Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng VKU cho biết: Dự án hợp tác triển khai phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ mới do NLT Group đầu tư là một mô hình hợp tác điển hình giữa nhà trường và doanh nghiệp.Dự án này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, triển khai thực tập thực tế tại chỗ cho sinh viên, đồng thời triển khai các đề án, dự ánchuyển đổi sốthực tế nhằm góp phần xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số.TS. Bùi Hữu Phú, Chủ tịch NLT Group cho biết, kể từ khi bắt đầu chuỗi dự án đầu tư các phòng công nghệ cao cho ngành giáo dục, trọng tâm là khu vực miền trung, đây là phòng Lab thứ 3 trị giá hàng tỷ đồng mà tập đoàn đã tặng cho các trường đại học.Đặc biệt, phòng Lab thực nghiệm và triển khai công nghệ mới được xây dựng tại VKU lần này, mở ra những cơ hội mới cho nhiều thế hệ sinh viên khi có sự khai thác vận hành từ chuỗi các đơn vị là NLT Group, VKU, Trung tâm Phát triển phần mềm - Đại học Đà Nẵng, Công ty TNHH Techzen.“Thông qua hợp tác này, tôi cũng hy vọng phát hiện ra nhiều nhân tài từ các đơn vị để nguồn nhân lực đào tạo bồi dưỡng, phát triển và tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn chúng tôi trong thời gian tới”, ông Phú nhấn mạnh.Phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ mới nhằm hướng đến triển khai các nhiệm vụ chính, trong đó, đặc biệt chú trọng việc tổ chức đào tạo và thực hành các kiến thức từ căn bản đến nâng cao dựa trên các khóa chuyên đề chuyên sâu và thực tiễn về chuyển đổi số cho sinh viên học tập và cập nhật kiến thức thực tiễn theo nhu cầu xã hội.Các sinh viên được tham quan, thực nghiệm tại Phòng Phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ mới, sáng 3/4. (Ảnh: ANH ĐÀO)Đồng thời, Phòng Lab cũng hướng đến việc tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ công chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần thực hiện thành công đề án chuyển đổi số và xây dựng thành phố/đô thị thông minh của tỉnh, của địa phương; tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để triển khai thực hiện các đề án, dự án chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh/đô thị thông minh cho thành phốĐà Nẵngvà các tỉnh, thành phố khác.Thông qua hợp tác đầu tư, Phòng Lab thực nghiệm và nghiên cứu công nghệ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nghiên cứu, thực tập, góp phần nâng cao chất lượng đào nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu bổ sung nhân sự cho doanh nghiệp.
https://nhandan.vn/da-nang-dua-vao-van-hanh-phong-lab-thuc-nghiem-va-nghien-cuu-cong-nghe-moi-post802877.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Phòng Lap hiện đại", "Đại học Đà Nẵng", "trường ĐH Công nghệ TT-TT Việt Hàn", "sinh viên", "nghiên cứu tại chỗ" ] }
Dấu ấn giáo dục và đào tạo nổi bật năm 2023
NDO -Ngày 30/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 10 sự kiệngiáo dụcnổi bật năm 2023.
1. Đánh giá kết quả 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29: Ngành giáo dục và đào tạo đang từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đổi mới, phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọngNgày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết 29).Năm 2023 đánh dấu 10 năm thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổng kết Nghị quyết 29. Theo đó, sau 10 năm triển khai thực hiện, các quan điểm, định hướng lớn của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết 29 là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của thế giới và thực tiễn phát triển của nước ta.2. Thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo 6 vùng kinh tế-xã hội: Hiện thực hóa nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng miềnĐể tạo bước chuyển biến mới, mạnh mẽ, có tính đột phá trong phát triển của 6 vùng kinh tế-xã hội (Trung du và miền núi phía bắc; đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; đồng bằng sông Cửu Long), Bộ Chính trị khoá XIII đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sáu vùng kinh tế-xã hội trong cả nước. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để triển khai các Nghị quyết.Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 6 hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo 6 vùng kinh tế-xã hội nhằm bàn sâu, đánh giá đúng tình hình, thống nhất các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo của vùng, qua đó góp phần quan trọng để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.3. Đánh giá giữa kỳ quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018: Phát huy thành quả, tháo gỡ khó khăn, kiên trì mục tiêu đổi mớiNăm 2023, đánh dấu một nửa chặng đường triển khai dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì xây dựng báo cáo đánh giá giữa kỳ việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm nhìn lại kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình trong những năm tiếp theo.4. Phê duyệt sách giáo khoa mới: Bảo đảm chất lượng, thẩm định đúng kế hoạchMột trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phê duyệt sách giáo khoa các môn học bảo đảm chất lượng và theo đúng kế hoạch. Tính đến cuối năm 2023, nhiệm vụ này đã được hoàn thành.Đến nay, sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung, chất lượng sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.5. Xác định phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025: Dấu ấn của đổi mớiNgày 28/11/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt “Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025”. Phương án này đã được công bố rộng rãi tới toàn thể xã hội.Theo phương án, nội dung Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bám sát nội dung của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).6. Phát triển và chăm lo đội ngũ nhà giáo: Đổi mới chính sách, bổ sung biên chế, quan tâm, chăm lo đời sống giáo viênBộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại hội nghị gặp gỡ, chia sẻ với nhà giáo cả nước.Tiếp nối những nỗ lực nhằm phát triển và chăm lo cho đội ngũ nhà giáo đã được thực hiện trước đó, năm 2023 tiếp tục cho thấy nhiều dấu ấn trong công tác này.Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2023 - nâng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng đã giúp cho mức lương, thu nhập của giáo viên có sự cải thiện, qua đó giúp giáo viên phần nào bảo đảm cuộc sống, yên tâm gắn bó với nghề.Ngày 25/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý viên chức. Theo đó, chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp thành xét thăng hạng. Việc bỏ thi thăng hạng viên chức đã giúp xóa bỏ những tồn tại từ thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo giáo viên.Đặc biệt, ngày 7/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP; trong đó giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành trình Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo, tạo điều kiện để kiến tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo, nâng cao vị thế của nhà giáo và ngành giáo dục.7. Gặp gỡ trên một triệu giáo viên cả nước: Chia sẻ, đồng thuận, quyết tâm đổi mới giáo dụcNgày 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc gặp gỡ bằng hình thức trực tuyến với trên một triệu giáo viên cả nước. Đây là lần đầu tiên, hoạt động này được tổ chức.Trước khi diễn ra, thông qua kênh của Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã có hơn 6.300 câu hỏi được gửi tới Bộ trưởng, cho thấy sự quan tâm, mong mỏi của giáo viên được trò chuyện, được lắng nghe giải đáp trực tiếp từ người đứng đầu ngành về những vấn đề thiết thân với đội ngũ.Tại cuộc gặp gỡ, hàng loạt ý kiến, câu hỏi liên quan đến chính sách nhà giáo như định mức, lương, phụ cấp nhà giáo; quy định tuổi nghỉ hưu nghề giáo; chính sách đặc thù cho các giáo viên mầm non; chính sách, vị trí việc làm cho nhân viên trong các nhà trường... đã được giáo viên gửi tới Bộ trưởng và được giải đáp thỏa đáng.8. Tích cực, chủ động chuyển đổi số: Số hóa đầy đủ cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc giaNăm 2023, ngành giáo dục lần đầu tiên đưa vào khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học (HEMIS), trong đó có công tác tuyển sinh thực hiện trực tuyến trên HEMIS. Hệ thống Hemis đã kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và thực hiện đồng bộ dữ liệu về người lao động, việc làm.Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng bộ dữ liệu về người lao động, việc làm của trên 97.000 sinh viên đã tốt nghiệp năm 2022 và gần 7.400 sinh viên tốt nghiệp năm 2023.9. Phát động phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đờiNgày 10/6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Hội Khuyến học Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Lễ phát động Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.Lễ phát động với mục đích tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.10. Duy trì top 10 quốc gia đạt kết quả các kỳ thi Olympic quốc tế cao nhấtNăm 2023 tiếp tục đánh dấu một năm thành công của giáo dục mũi nhọn, khi các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế và khu vực liên tục mang về thành tích cao.7 đoàn học sinh tham dự Olympic khu vực và quốc tế với 36 lượt học sinh tham gia, gồm: 1 đoàn Tin học tham dự Olympic khu vực châu Á-Thái Bình Dương, 1 đoàn Vật lý tham dự Olympic khu vực châu Á và 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế là Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý và Tin học.Các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về cho nước nhà thành tích xuất sắc, tất cả các thí sinh của các đoàn đi thi đều đoạt giải, với 8 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng và 4 bằng khen. Các đoàn học sinh của Việt Nam dự thi năm 2023 tiếp tục giữ thành tích trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất, nhiều học sinh đạt số điểm cao nhất.
https://nhandan.vn/dau-an-giao-duc-va-dao-tao-noi-bat-nam-2023-post790001.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "10 sự kiện giáo dục", "giáo dục nổi bật 2023", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Nguồn lực đổi mới giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn
Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất (THCS KVKKN), giai đoạn 2 (Bộ Giáo dục và Đào tạo) được triển khai từ năm 2015, tại 135 huyện thuộc 28 tỉnh khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số và khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ chịu ảnh hưởng của bão, lũ. Đến nay, dự án đã triển khai hoàn thành các mục tiêu, góp phần tích cực nâng cao chất lượng, đổi mới giáo dục THCS vùng khó khăn.
Dự án Giáo dục THCS KVKKN, giai đoạn 2, nhằm giảm khoảng cách về phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng và các nhóm dân tộc thiểu số; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục THCS cho học sinh khu vực khó khăn, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số; xóa bỏ khoảng cách về cơ hội học tập giữa các khu vực; cải thiện chất lượng và sự phù hợp của giáo dục THCS cho các nhóm dân tộc thiểu số; cải thiện cơ sở vật chất, nguồn lực, thiết bị, tài liệu, đổi mới phương pháp dạy học và quản lý, quản trị nhà trường…Theo Giám đốc dự án Đào Ngọc Nam, từ khi triển khai đến nay, các chương trình, hoạt động của dự án đã xây dựng và cung cấp thiết bị cho 747 phòng học, 358 phòng bán trú, 34 bếp ăn bán trú; 96 nhà vệ sinh; 211 phòng ở công vụ cho giáo viên… ở 212 trường thụ hưởng. Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất, các trường khắc phục tình trạng học sinh bỏ học nhiều do trường, lớp xa nhà, đi lại khó khăn, địa hình cách trở, giao thông không thuận tiện, thời tiết khắc nghiệt, không thể đến trường và trở về nhà trong ngày. Ngoài ra, với việc xây dựng và bàn giao 120 phòng học bộ môn, 82 thư viện trường học và cung cấp thiết bị dùng chung hỗ trợ hoạt động thực hiện các thí nghiệm ảo cho 791 phòng học bộ môn Lý, Hóa, Sinh (Khoa học tự nhiên)… giúp các trường kịp thời thực hiện đổi mới phương pháp dạy học kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, dự án còn triển khai nhiều tài liệu, tập huấn phương pháp đổi mới sáng tạo trong dạy học, quản lý, quản trị, giúp các trường tiếp cận tốt nhất các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Trong đó, theo thiết kế của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, lần đầu tiên, nội dung giáo dục địa phương được đưa vào tổ chức dạy học chính thức trong chương trình.Tuy nhiên, những nội dung giáo dục địa phương do các tỉnh, thành phố tổ chức biên soạn cho nên gặp nhiều khó khăn. Dự án đã tập trung triển khai hỗ trợ 17 tỉnh xây dựng bộ tài liệu nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường năng lực cho học sinh các khu vực dân tộc thiểu số. Tài liệu giáo dục địa phương của dự án hỗ trợ ở cả bốn khối lớp từ lớp 6 đến 9 THCS theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Toàn bộ tài liệu địa phương của 17 tỉnh đã được hội đồng thẩm định tỉnh thông qua, được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và được các tỉnh cấp phép phát hành, sử dụng dạy học hiệu quả.Đáng chú ý, dự án đã cung cấp thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin cho 135 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện và các cơ sở giáo dục được lựa chọn phục vụ công tác tập huấn giáo viên; hình thành 344 cụm trường để giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn; biên soạn tài liệu hướng dẫn về giáo dục ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; tư vấn hướng nghiệp.Theo dữ liệu thống kê năm học 2022-2023, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi tăng mạnh ở tất cả các khu vực thuộc dự án với 885.872 học sinh được học trong hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm chất lượng từ dự án. Tính đến tháng 8/2023, đã có 70.694 giáo viên, cán bộ quản lý tham gia tập huấn phục vụ mục tiêu triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.Nhiều trường THCS khó khăn trong các hoạt động do thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng sau khi có sự hỗ trợ của dự án đã hoạt động hiệu quả, đạt chuẩn quốc gia. Điển hình như Trường THCS Yên Sơn, huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ), khi triển khai đổi mới gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ hỗ trợ của dự án cùng sự tích cực vào cuộc của địa phương, trường bảo đảm đủ số phòng lớp học theo quy định.Ngoài ra, trường còn có sáu phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và một phòng thư viện đạt chuẩn thư viện xuất sắc, một phòng thiết bị dùng chung… đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Cô giáo Phạm Thị Bình, giảng dạy môn Vật lý (Trường THCS Yên Sơn) cho biết, với giáo viên, việc có các trang thiết bị dạy học hiện đại sẽ tạo điều kiện quan trọng cho sự thành công của mỗi giờ lên lớp.Trong những năm vừa qua, Dự án giáo dục THCS KVKKN, giai đoạn 2 đã triển khai đầu tư xây dựng phòng lớp học và nhiều thiết bị hiện đại, giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học; phát huy hiệu quả trong triển khai dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Vì vậy, Trường THCS Yên Sơn luôn giữ vững các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.Trường THCS Phan Chu Trinh, xã Cư Né, huyện Krông Búk (Đắk Lắk) cũng có sự chuyển mình mạnh mẽ sau khi được hỗ trợ đầu tư từ dự án. Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, do nằm trên địa bàn thuộc vùng khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk cho nên trường có khoảng 70% học sinh dân tộc thiểu số.Những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư của địa phương, hệ thống trường, lớp học ngày càng được kiên cố, bảo đảm không gian, diện tích cho các hoạt động đổi mới dạy học. Đáng chú ý, những năm gần đây, Dự án giáo dục THCS KVKKN đầu tư thêm 5 phòng học và phòng bộ môn hơn 80 bộ bàn ghế và trang thiết bị dạy học; phối hợp cùng tỉnh biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.Theo các chuyên gia giáo dục, Dự án giáo dục THCS KVKKN giai đoạn 2 đã đem lại những thay đổi mang tính chiến lược để phát triển giáo dục THCS ở các khu vực khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dự án đã có những tác động đáng kể mang tính chiến lược trên ba mặt của giáo dục THCS, bao gồm: Khả năng tiếp cận và tính công bằng; chất lượng và sự phù hợp; hiệu quả và tính bền vững. Dự án đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra và có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng đặc biệt khó khăn, giúp giảm khoảng cách về phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng và các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dự án đã góp phần tích cực duy trì phổ cập giáo dục THCS và thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
https://nhandan.vn/nguon-luc-doi-moi-giao-duc-trung-hoc-co-so-vung-kho-khan-post786766.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Miền núi Thanh Sơn", "Dân tộc thiểu số", "THCS Phan Chu Trinh", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo. Sau thời gian soạn thảo với nhiều công việc, quy trình phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Luật Nhà giáo để lấy ý kiến rộng rãi dư luận xã hội.
Điểm mới, đáng chú ý nhất của dự thảo Luật Nhà giáo là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chứng chỉ hành nghề. Theo đó, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định. Theo Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Vũ Minh Đức, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm của một số ngành, lĩnh vực, Ban soạn thảo đề xuất và dự kiến chứng chỉ hành nghề cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với nhà giáo và cơ sở giáo dục.Cụ thể, chứng chỉ hành nghề tạo thuận lợi cho nhà giáo nếu có những thay đổi nơi hoạt động nghề nghiệp. Chứng chỉ hành nghề có giá trị sử dụng toàn quốc cho nên dù nhà giáo dạy học ở đâu cũng không cần phải thực hiện lại chế độ tập sự; giảm được thủ tục cho nhà giáo khi: Thuyên chuyển và ký hợp đồng làm việc không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, thỉnh giảng hoặc dạy liên trường; khi nhà giáo thuyên chuyển từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ sở giáo dục ngoài công lập hoặc ngược lại; khi nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo nhu cầu của cơ sở giáo dục.Chứng chỉ hành nghề có giá trị bảo đảm đồng đều về chất lượng dạy học và giáo dục giữa các cơ sở giáo dục và dự kiến sẽ điều chỉnh bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay. Để không gây xáo trộn khi áp dụng quy định về chứng chỉ hành nghề, dự thảo Luật Nhà giáo đã tính toán phương án chuyển tiếp thuận lợi cho 1,6 triệu nhà giáo đã được tuyển dụng vào ngành trước khi Luật có hiệu lực sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần đánh giá sát hạch. Những nhà giáo đã nghỉ hưu nếu có nguyện vọng cũng được cấp chứng chỉ hành nghề để ghi nhận sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp.Ở góc độ quản lý, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Thái Hưng cho biết: Nhiều quốc gia trên thế giới, coi chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo là một yêu cầu bắt buộc nhằm bảo đảm rằng các giáo viên, giảng viên đủ điều kiện và có đủ năng lực, phẩm chất để giảng dạy. Các cơ quan cấp phép yêu cầu các ứng viên phải hoàn thành một chương trình đào tạo giáo viên được công nhận, vượt qua các kỳ thi về kỹ năng cơ bản và chuyên môn, và thường xuyên cập nhật kiến thức để duy trì chứng chỉ qua các khóa đào tạo nâng cao. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn bảo vệ quyền lợi của người học bằng cách bảo đảm rằng họ được giáo dục bởi những người có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp. Việc tuân thủ những yêu cầu này cũng giúp tăng cường niềm tin của xã hội vào hệ thống giáo dục và hỗ trợ sự phát triển chuyên nghiệp của giáo viên.Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành có hai con đường để trở thành giáo viên phổ thông là: Tốt nghiệp cử nhân sư phạm; tốt nghiệp cử nhân khoa học cơ bản và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, thông qua tuyển dụng, xét tuyển hoặc ký hợp đồng lao động với các cơ sở giáo dục. “Sau 10 năm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, bên cạnh những chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ nhà giáo còn những điểm bất cập, nhất là sự chênh lệch về chuyên môn nghiệp vụ. Việc đưa quy định bắt buộc về cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo sẽ là một thay đổi căn bản góp phần bảo đảm chất lượng đội ngũ giáo viên, về cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp”, ông Lê Thái Hưng nhấn mạnh.Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Quế, Trường đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ quan điểm: Trong xã hội ngày càng phát triển, đã là nghề nghiệp thì cần phải có chứng chỉ hành nghề. Điều này cũng phù hợp với sự phát triển và xu hướng của thế giới, thời đại. Tuy nhiên, việc quy định về chứng chỉ hành nghề nhà giáo cần phải rõ ràng, chi tiết, hướng dẫn cụ thể bởi đối tượng điều chỉnh lớn. Ngoài ra thủ tục, quy trình cấp chứng chỉ hành nghề không nên gây phiền hà, tạo áp lực cho đội ngũ nhà giáo.Cùng quan điểm nêu trên, nguyên Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với các nghề nghiệp trên thế giới nhằm mục đích bảo đảm chất lượng của ngành nghề đó, gắn liền với yêu cầu, quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân, ngành nghề đó đối với xã hội. Ở nước ta, có nhiều ngành nghề khác đã có chứng chỉ hành nghề như nghề luật sư, y tế... Do đó, đối với nghề giáo cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề. Cần có một quy trình cụ thể để đánh giá sự phát triển của nhà giáo và cấp chứng chỉ hành nghề nếu nhà giáo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu.Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, dự thảo Luật Nhà giáo là vấn đề mới, khó, phức tạp cho nên cần phát huy trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học và mọi tầng lớp trong xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban soạn thảo luôn lắng nghe, tổng hợp tất cả các ý kiến để cùng các chuyên gia, nhà khoa học phân tích, đánh giá, lựa chọn đưa vào luật các nội dung, hàm lượng phù hợp ■
https://nhandan.vn/chuan-hoa-doi-ngu-nha-giao-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-post812539.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo", "đổi mới giáo dục", "bảo đảm chất lượng giáo viên" ] }
Tự chủ giúp trường đại học phát triển và hội nhập
NDO -Ngày 2/5, tại Hà Nội, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam phối hợp Trường đại học Y dược Cần Thơ tổ chức hai Hội thảo: Chia sẻ kinh nghiệm quản trị đại học trong cơ chế tự chủ và chia sẻ kinh nghiệm công bố bài báo quốc tế, nâng cao chất lượng tạp chí khoa học.
Chủ tịch Hội đồng Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam PGS.TS Phạm Quốc Bình đã tóm tắt các nội dung chính của Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản trị đại học trong cơ chế tự chủ, gồm: chia sẻ kinh nghiệmquản trị đại học trong cơ chế tự chủ,xây dựng công cụ quản trị, cách quản lý công việc hiệu quả, mô hình chi trả thu nhập tăng thêm.Hội thảo cũng chia sẻ kinh nghiệm quản trị đại học đang được áp dụng tại Trường đại học Y dược Cần Thơ. Đây là cơ sở giáo dục đại học duy nhất thuộc khối sức khỏe trên cả nước thực hiện cơ chế tự chủ.Hiệu trưởng Trường đại học Y dược Cần Thơ GS.TS Nguyễn Trung Kiên nhìn nhận: Chỉ có tự chủ mới giúp trường phát triển và hội nhập. Năm 2020, bước ngoặt mới của Trường Đại học Y dược Cần Thơ là thay đổi mô hình quản trị. Có hai phương thức: quản trị theo mục tiêu và quản trị theo quá trình. Theo đó, các trường lựa chọn phương thức tối ưu để đạt được mục tiêu tổ chức.GS.TS Nguyễn Trung Kiên đánh giá, cả hai phương thức trên đều có ưu, nhược điểm riêng nên cần tính toán, dung hòa khi áp dụng vào thực tiễn để đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, cần lấy quản trị theo mục tiêu là chính. Cụ thể, phải đặt ra mục tiêu theo từng giai đoạn chiến lược. Muốn quản trị theo mục tiêu cần bảo đảm các điều kiện như xác định được khung thời gian và xây dựng được mục tiêu; phải có công cụ quản lý; phải sử dụng được kết quả đánh giá.Tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công bố bài báo quốc tế, nâng cao chất lượng tạp chí khoa học, Phó trưởng Phòng Khoa công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, PGS.TS Nguyễn Thắng đã đưa ra 12 lý do "Vì sao phải công bố bài báo khoa học trong các tạp chí có uy tín?".Theo đó, việc công bố bài báo khoa học trong các tạp chí có uy tín sẽ đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại; lưu trữ công trình nghiên cứu;công trình nghiên cứuđược nhận diện ở quốc gia hoặc quốc tế; lan tỏa kết quả nghiên cứu đến với nhiều người; khẳng định vị trí của bạn trong bản đồ các nhà khoa học trong nước và quốc tế.Bên cạnh đó, có cơ sở để xin tài trợ từ các quỹ hoặc các tổ chức trong và ngoài nước; để đủ điều kiện hoặc thuận lợi được đề bạt, phát triển chuyên môn; để đủ điều kiện để bảo vệ luận án tiến sĩ hoặc nhận bằng tiến sĩ; để có điểm cộng hoặc thuận lợi khi xin học và/hoặc xin học bổng; để trả sản phẩm đầu ra của dự án được tài trợ; để tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước; để được nhận tiền thưởng.Về kinh nghiệm nâng cao chất lượng tạp chí khoa học, Phó Tổng biên tập Tạp chí Y dược học Cần Thơ PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Vân nhấn mạnh đến 3 yếu tố quan trọng gồm: Quản trị, Ban biên tập và chất lượng bài báo.Riêng về chất lượng bài báo, theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Vân cần chú ý đến hình thức, định dạng, bố cục, tài liệu tham khảo, phản biện kín 2 chiều và nguồn tác giả. Bài báo có tóm tắt bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Chất lượng công trình nghiên cứu phải có tính mới, khoa học và đóng góp kiến thức mới cho ngành, lĩnh vực.
https://nhandan.vn/tu-chu-giup-truong-dai-hoc-phat-trien-va-hoi-nhap-post807576.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "Tự chủ", "phát triển và hội nhập", "nâng cao chất lượng tạp chí khoa học" ] }
Loạt trường đại học sai phạm trong mở ngành học mới
Thanh tra BộGiáo dục và Đào tạovừa công bố kết luậnthanh tra6 trường đại học.
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra kết luận với các trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Trường Đại học Hoa Sen (TP Hồ Chí Minh), Trường Quốc tế Hồng Bàng (TP Hồ Chí Minh) và Thủ Dầu Một (Bình Dương). Cụ thể như sau:Trong năm 2022,Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh)mở nhiều ngành khi chưa đủ điều kiện tự chủ là chưa đúng quy định.Cụ thể, Hiệu trưởng ký ban hành quyết định mở 3 ngành trình độ đại học (Quản trị văn phòng, Quản trị giáo dục, Tâm lý học giáo dục), 2 ngành trình độ thạc sĩ (Giáo dục học, Báo chí học) và 1 ngành trình độ tiến sĩ (Việt Nam học) sử dụng dấu của trường là chưa đúng quy định.Thanh tra Bộ phát hiện, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ban hành quyết định mở ngành Hàn Quốc học trình độ thạc sĩ và đại học khi chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định.Thanh tra Bộ cũng chỉ ra sai sót trong văn bản chỉ đạo của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh khi giao cho các trường thành viên ban hành quyết định mở ngành; trong khi các trường này lúc đó chưa đủ điều kiện tự chủ, vi phạm quy định Luật Giáo dục đại học.Trường Đại học Hoa Senkhông tổ chức tuyển sinh hoặc không tuyển được 6 ngành từ năm học 2021-2022, gồm Quản lý tài nguyên môi trường, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Công nghệ thực phẩm, Quản trị văn phòng, Hoa Kỳ học, Bảo hiểm. Trường còn ngừng tuyển 4 ngành nữa, gồm Nhật Bản học, Luật Quốc tế, Bất động sản, Hệ thống thông tin quản lý.Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàngphải ngừng tuyển 7 ngành từ năm học trước, gồm Giáo dục thể chất, Thiết kế thời trang, Quản lý công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học.Trường Đại học Thủ Dầu Mộtdừng tuyển 11 ngành từ năm 2022 gồm Lịch sử, Văn học, Văn hóa học, Toán kinh tế, Chính trị học, Địa lý học, Quốc tế học, Sinh học ứng dụng, Vật lý học, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, Quản lý đô thị. Năm 2023, trường cũng dừng tuyển sinh hai ngành là Quản lý văn hóa và Quản lý công.Với ngành Quản lý công của Trường Đại học Thủ Dầu Một, trong hồ sơ mở ngành, trường cho biết đã khảo sát, nhận thấy 47 đơn vị ở Bình Dương cần tuyển 250 nhân sự mà ở tỉnh chưa có trường đào tạo ngành này. Trường nhận định nhu cầu nhân lực ngành Quản lý công ở các khu công nghiệp, đơn vị hành chính, tổ chức phi chính phủ tăng. Tuy nhiên, trường vừa mở ngành năm 2022 thì đã phải dừng tuyển sinh ngay năm sau.Kết luận Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ những sai phạm củaHọc viện Nông nghiệp Việt Namtrong việc mở ngành Luật, chưa bảo đảm quy định tối thiểu 3 tiến sĩ liên quan ngành học này. Theo đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở ngành Luật có đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhưng chưa bảo đảm có tối thiểu ba tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực pháp luật. Theo thanh tra Bộ, trách nhiệm để xảy ra sai phạm này thuộc về Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn và các bộ phận quản lý ngành của nhà trường.Kết luận Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối vớiTrường Đại học Công nghiệp Hà Nộinhư sau: Trường tự rà soát, đánh giá về điều kiện bảo đảm ngành đào tạo, đối với các ngành đào tạo không bảo đảm điều kiện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã chủ động đóng ngành, dừng tuyển sinh.Số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ bảo đảm ngành phù hợp tham gia giảng dạy ở các ngành: Du lịch; Công nghệ vật liệu Dệt, may; Thiết kế thời trang còn hạn chế. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Trách nhiệm để xảy ra hạn chế trên thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và các bộ phận quản lý đào tạo.
https://nhandan.vn/loat-truong-dai-hoc-sai-pham-trong-mo-nganh-hoc-moi-post803256.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "đại học", "thanh tra", "giáo dục và đào tạo", "ngành học" ] }
Xây dựng đề thi tốt nghiệp THPT bám sát yêu cầu đổi mới
Ngày 11/3,Bộ Giáo dục và Đào tạotổ chức hội thảo về công tác chuẩn bị đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Phạm Ngọc Thưởng, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW.Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 chuyển phương pháp giảng dạy từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực cho nên sẽ đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi cử. Mặt khác, việc thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa cũng đòi hỏi xây dựng đề thi phải bảo đảm ngữ liệu không theo một bộ sách riêng nào trong số các bộ sách. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng cần bảo đảm làm căn cứ tin cậy cho công tác tuyển sinh của các trường đại học.Thời gian qua, Bộ GD và ĐT đã mời chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo xây dựng, khảo sát, đề xuất định dạng đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Đây là việc khó vì tác động đến xã hội, học sinh, phụ huynh; tác động đến cả quá trình dạy học lẫn quá trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, Bộ GD và ĐT đã triển khai, tổ chức khảo sát, thực nghiệm; chuẩn bị bài bản khoa học, công bố lấy ý kiến, được dư luận xã hội đánh giá cao.Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD và ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, cấu trúc, định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có tính kế thừa khi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm và vẫn giữ một phần dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn.Đề thi từ năm 2025 phát triển thêm các dạng trắc nghiệm mới để hạn chế nhược điểm của dạng đề trắc nghiệm nhiều lựa chọn.Ngoài ra, đề thi từ năm 2025 phát triển thêm các dạng trắc nghiệm mới để hạn chế nhược điểm của dạng đề trắc nghiệm nhiều lựa chọn; kiểm tra được đồng thời bốn biểu hiện năng lực trong cùng câu hỏi kết hợp với quy tắc tính điểm tạo nên tính phân loại rất cao; thi trắc nghiệm nhưng có tư duy làm bài như bài tự luận.Cấu trúc định dạng đề thi từ năm 2025 vẫn giữ nguyên 40 lệnh hỏi ở hầu hết các môn nhưng giảm bớt khối lượng công việc, giảm bớt rủi ro khi in ấn cũng như quá trình ghép tờ đề thi. Định hướng xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi được lựa chọn từ đề khảo sát, đề kiểm tra học kỳ của các trường, các sở GD và ĐT. Trên cơ sở kết quả thi, kiểm tra từ các trường, địa phương cơ quan chuyên môn của Bộ GD và ĐT phân tích bằng lý thuyết khảo thí các câu hỏi thi và chuyển thành ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.Từ thực tiễn địa phương, Phó Giám đốc Sở GD và ĐT tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Khâm cho biết, qua cấu trúc định dạng đề thi, địa phương đã triển khai cho công tác kiểm tra, đánh giá học sinh THPT nhằm giúp các em làm quen, bước đầu cho kết quả tốt. Với cấu trúc, định dạng đề thi đã được Bộ GD và ĐT ban hành thì kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ có tính phân loại cao và đáng tin cậy để các trường đại học tuyển sinh.Tuy nhiên, những điểm mới của cấu trúc định dạng đề thi có tác động mạnh đến đổi mới dạy học; trong đó dạy học phải hướng đến tư duy vận dụng kiến thức thực tiễn mới làm bài thi tốt được. Vì vậy, Bộ GD và ĐT cần sớm triển khai xây dựng ngân hàng đề không chỉ dành cho thi tốt nghiệp THPT mà còn cho cả kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Khi kết quả thi đáng tin cậy thì việc xét tốt nghiệp cần giảm tỷ lệ điểm học bạ; công tác tuyển sinh của các trường đại học cũng nên hạn chế xét kết quả học bạ THPT.Đại diện Sở GD và ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, từ năm 2025 sẽ có hai môn lần đầu được tổ chức thi tốt nghiệp là Tin học và Công nghệ. Bộ GD và ĐT cần làm rõ định hướng đề thi của hai môn học này. Mặt khác, đề thi có tính mở cao thì cần xác định phạm vi, tài liệu của tính mở như thế nào để học, ôn tập, chuẩn bị thi cho hiệu quả.Kỳ thi tốt nghiệp THPT là một trong những căn cứ quan trọng để xét tuyển đại học nên các trường đại học cần xác định sớm tổ hợp môn thi để học sinh có sự chuẩn bị, không hoang mang, lo lắng với những điểm mới. Giám đốc Sở GD và ĐT tỉnh Quảng Trị Lê Thị Hương cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 có nhiều điểm mới, sử dụng nhiều sách giáo khoa cho nên khi biên soạn đề thi cần có sự thống nhất nội dung để bảo đảm chất lượng đề, tránh gây nhầm lẫn cho học sinh.Từ góc độ tuyển sinh, Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng, kỳ thi THPT từ năm 2025 tiếp tục phục vụ cả mục tiêu xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học là hợp lý. Tuy nhiên, cấu trúc đề thi có sự thay đổi cho nên Bộ GD và ĐT cần tổ chức lấy ý kiến tham vấn kỹ lưỡng. Cấu trúc định dạng đề thi khi đưa vào sử dụng cần có sự ổn định; tránh tình trạng năm nào cũng thay đổi sẽ gây khó khăn cho các trường phổ thông, học sinh và các trường đại học…Theo Thứ trưởng GD và ĐT Phạm Ngọc Thưởng, phương thức thi tốt nghiệp THPT sẽ giữ ổn định, không gây xáo trộn hằng năm. Bộ GD và ĐT hướng tới xây dựng đề thi cho cả quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên và thi tốt nghiệp THPT nhằm bảo đảm học sinh học thật, thi thật, không học tủ, học mẹo.Thời gian tới, các đơn vị chuyên môn của Bộ GD và ĐT sẽ tổng hợp, tiếp thu ý kiến để điều chỉnh, bổ sung. Bộ GD và ĐT cũng xây dựng kế hoạch chi tiết soạn thảo đề thi minh họa và sớm công bố; hướng dẫn các sở GD và ĐT chỉ đạo các trường phổ thông kiểm tra, đánh giá theo định dạng đề thi sau năm 2025. Các sở GD và ĐT cần chủ động tập huấn, bồi dưỡng; ra đề đánh giá thường xuyên, định kỳ theo cấu trúc, định dạng đề thi đã công bố. Bộ GD và ĐT cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ để tuyển sinh.
https://nhandan.vn/xay-dung-de-thi-tot-nghiep-thpt-bam-sat-yeu-cau-doi-moi-post799550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "đề thi", "tốt nghiệp", "yêu cầu đổi mới", "tốt nghiệp THPT" ] }
Gợi ý giải đề chi tiết môn Toán thi vào lớp 10 của Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Sáng 7/6, các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025 của Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành bài thi môn Toán. Thí sinh có thể tham khảo gợi ý lời giải chi tiết của đề thi môn Toán do các giáo viên thực hiện.
Gợi ý lời giải chi tiết đề thi môn Toán, kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 của Thành phố Hồ Chí Minh do các giáo viên nhóm Toán tiểu học - THCS - THPT Việt Nam thực hiện.
https://nhandan.vn/goi-y-giai-de-chi-tiet-mon-toan-thi-vao-lop-10-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-post813234.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:55", "tags": [ "gợi ý giải đề", "giải đề", "đề Toán", "thi lớp 10", "tuyển sinh lớp 10", "đề thi", "lời giải" ] }
Thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
NDO -Chiều 15/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã thăm và chúc mừng cán bộ, giảng viên, nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội nhân kỷ niệm 41 nămNgày Nhà giáo Việt Nam(20/11/1982-20/11/2023).
Chúc mừng các thế hệ lãnh đạo, giảng viên và nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao và chúc mừng những thành tích vẻ vang, dấu ấn rất tự hào mà các thế hệ thầy giáo, cô giáo, nhà khoa học củaĐại học Quốc gia Hà Nộiđã dày công vun đắp, tạo lập trong hành trình 30 năm xây dựng và phát triển.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, tình hình trong nước và quốc tế đang đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng những trọng trách mới trong việc thực hiện mục tiêu phát triểnnguồn nhân lực chất lượng caovà tạo dựng một nền khoa học-công nghệ tiên tiến phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để trở thành cái nôi, bệ đỡ, môi trường để tiếp thu và trao truyền tri thức, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học xuất sắc, đầu ngành tham gia xây dựng, phát triển đất nước nhanh, bền vững, Đại học Quốc gia Hà Nội cần tiếp tục bám sát, triển khai thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp trong các nghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.Đại học Quốc gia Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động theo hướng hiện đại, phù hợp chuẩn mực quốc tế; mở rộng cơ cấu giáo dục, đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, ưu tiên phát triển khối kỹ thuật, công nghệ đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh thời đại số, cuộc sống số, xã hội số; phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiệm cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp, số hóa trong công tác quản trị đại học.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm Đại học Quốc gia Hà Nội.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách và khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ; gắn kết mật thiết giữa giáo dục, đào tạo với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị con người Việt Nam.Đơn vị cần quan tâm chính sách đột phá chăm lo, phát triển đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia; nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác, mở rộng giao lưu học thuật với các quốc gia, tổ chức đối tác quan trọng có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến...Đáng chú ý, Đại học Quốc gia Hà Nội cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tham gia đề xuất, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu mang tầm quốc gia, quốc tế, giải quyết những vấn đề lớn của đất nước…Trong khuôn khổ buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao giải thưởng cho các nhà giáo đạt danh hiệu giải thưởng “Nhà giáo xuất sắc Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023”.Theo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân, chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Đại học Quốc gia Hà Nội xác định nhiệm vụ “Xây dựng đại học nghiên cứu tiên tiến, vừa là mục tiêu vừa là động lực để tăng cường các nguồn lực, phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ đỉnh cao phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” được coi là trọng tâm hàng đầu.Trong đó, mục tiêu cụ thể được xác định qua Đề án phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội vào nhóm 500 cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới. Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết sử dụng mọi nguồn lực và tạo điều kiện tốt nhất để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.Sau 30 năm thành lập, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có khoảng 500 giáo sư và phó giáo sư, hơn 2.000 tiến sĩ; tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học trên tổng số giảng viên cơ hữu của là 66%, đứng đầu cả nước.Công bố đạt chuẩn quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội không ngừng gia tăng theo các năm, từ 400 bài năm 2012 lên 1.600 bài năm 2022.Chỉ sau gần 30 năm từ chỗ chưa có tên trên bản đồ, năm 2022 Đại học Quốc gia Hà Nội đã vươn lên trong top 800 thế giới theo các bảng xếp hạng uy tín thế giới.
https://nhandan.vn/thuc-hien-muc-tieu-phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-post782773.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "nguồn nhân lực chất lượng cao", "Ngày Nhà giáo Việt Nam", "Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa", "Đại học Quốc gia Hà Nội" ] }
Gợi ý lời giải chi tiết đề thi Toán vào lớp 10 của Hà Nội
NDO -Đề bài môn thi Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Hà Nội sáng 9/6 và gợi ý lời giải chi tiết do các giáo viên thực hiện để thí sinh tham khảo.
Gợi ýlời giải chi tiếtđề thi Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Hà Nội do nhóm giáo viên nhóm Toán tiểu học - THCS - THPT Việt Nam thực hiện.
https://nhandan.vn/goi-y-loi-giai-chi-tiet-de-thi-toan-vao-lop-10-cua-ha-noi-post813467.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "giải đề thi", "giải đề", "đề thi Toán", "thi lớp 10", "mùa thi 2024", "đề thi" ] }
Đình chỉ công tác giáo viên túm áo kéo học sinh vào lớp ở Trường THPT Đa Phúc
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Đa Phúc, huyện Sóc Sơn,Hà Nộitạm đình chỉ công tác đối với cô Nguyễn Thị Phượng, người có mặt trong clip một giáo viên có hành độngtúm áo nữ sinh, kéo từ hành lang vào lớp học.
Ngày 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành văn bản số 3560/SGDĐT-TCCB về việc tạm đình chỉ công tác đối với giáo viên Trường trung học phổ thông Đa Phúc.Công văn nêu rõ, ngày 2/10/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhận được Báo cáo số 145/BC-THPTĐP của Trường Trung học phổ thông Đa Phúc về vụ việc clip trên mạng ngày 29/9/2023 liên quan bà Nguyễn Thị Phượng, giáo viên của trường.Hình ảnh cô Nguyễn Thị Phượng kéo học sinh N.T.K.C vào lớp. (Ảnh cắt từ clip).Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019; Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội; trong thời gian chờ các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận chính thức vụ việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Đa Phúc tạm đình chỉ công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp và công tác tư vấn tâm lý học đường đối với bà Nguyễn Thị Phượng, giáo viên Trường trung học phổ thông Đa Phúc theo quy định, bố trí giáo viên thay thế bảo đảm đúng quy định hiện hành để bảo đảm hoạt động giáo dục của nhà trường diễn ra bình thường theo kế hoạch của đơn vị.
https://nhandan.vn/dinh-chi-cong-tac-giao-vien-tum-ao-keo-hoc-sinh-vao-lop-o-truong-thpt-da-phuc-post775521.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "giáo viên túm áo kéo học sinh", "trường THPT Đa Phúc", "bạo lực học đường", "Hà Nội" ] }
Sân chơi thể thao-nghệ thuật mới cho các bạn trẻ
NDO -Nhà văn hóa quận Hai Bà Trưng (thành phố Hà Nội) ngày 6/8 tràn ngập sắc màu rực rỡ từ trang phục khiêu vũ của các vận động viên đủ lứa tuổi từ nhi đồng tới cao niên. Đây là lần đầu Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Khiêu vũ thể thao - VietSdance Open Cup 2023.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông thanh thiếu nhi Lê Duy Hưng Thịnh, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan, đây là sự kiện hướng tới việc tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên, thanh thiếu niên, nhất là các bạn trẻ đam mê bộ môn khiêu vũ thể thao.Lần đầu triển khai Liên hoan, Ban tổ chức đã chủ động phối hợp các cơ quan chuyên môn chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như các điều kiện liên quan để các đoàn vận động viên, trọng tài quốc gia và quốc tế có được điều kiện thi đấu, điều hành tốt nhất.Từ việc tổ chức Liên hoan, Trung tâm mong muốn góp phần động viên, cổ vũ, khuyến khích phong tràotập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe, thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu về văn hóa của những người trẻ; mở rộng, gắn kết mạng lưới các câu lạc bộ, đội, nhóm nghệ thuật để phát huy trách nhiệm, thế mạnh trong xây dựng các mô hình hoạt động thu hút đông sự quan tâm của cộng đồng.Tin liên quanViệt Nam đoạt 5 Huy chương Vàng môn thi đấu khiêu vũ thể thaoĐược biết, Liên hoan có sự góp mặt của khoảng 700 vận động viên đến từ hơn 50 đoàn thể thao, câu lạc bộ và các trung tâm khiêu vũ thể thao thuộc nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước; tranh tài ở nhiều sự kiện thi đấu đồng diễn cũng như cá nhân, theo cặp...Một màn song đấu của 2 cặp vận động viên.Đây là bước khởi động để Ban tổ chức xem xét, nghiên cứu tiến tới triển khai Liên hoan hằng năm, trở thành sân chơi thể thao-nghệ thuật quen thuộc đối với giới trẻ nói riêng và những người yêu thích bộ môn khiêu vũ thể thao nói chung.
https://nhandan.vn/san-choi-the-thao-nghe-thuat-moi-cho-cac-ban-tre-post765957.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "khiêu vũ thể thao", "Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh", "dancesport", "VietSdance Open Cup", "khiêu vũ", "liên hoan" ] }
Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng kỹ năng thực hành cho sinh viên
NDO -Ngày 22/12,Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minhtổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với hơn 30 đơn vị, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước về hợp tác chương trình đào tạo chất lượng cao.
Hiện, chương trình đào tạo chất lượng cao của Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh gồm 47 lớp, với hơn 1.700 sinh viên, chia thành 7 định hướng: Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật tăng cường tiếng Pháp; Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật tăng cường tiếng Nhật; Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật tăng cường tiếng Anh; Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Quản trị-Luật…Theo Tiến sĩ Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động kiến tập thực tế, đưa sinh viên đến quan sát trực tiếp hoạt động chuyên môn tại các đơn vị tiếp nhận kiến tập là một trong các hoạt động đặc thù của chương trìnhđào tạo chất lượng caonhằm giúp sinh viên củng cố kiến thức và cung cấp góc nhìn đa dạng về môi trường thực hành nghề nghiệp trong thực tiễn.Tại buổi lễ, hơn 30 đơn vị đến từ các cơ quan tư pháp, công ty luật trong và ngoài nước, các doanh nghiệp... đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiếp nhận sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao của nhà trường đến kiến tập, thực tập và tổ chức các hoạt động chuyên môn khác.Với phương châm kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, cùng với sự đầu tư bài bản, chương trình đào tạo chất lượng cao của Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua không ngừngnâng cao chất lượngvà hiệu quả, đã nhận được sự đánh giá tích cực từ xã hội và người học.Đây là tiền đề quan trọng để nhà trường tiếp tục đầu tư, mở rộng chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-ho-chi-minh-tang-ky-nang-thuc-hanh-cho-sinh-vien-post788792.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "chương trình đào tạo chất lượng cao", "Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh", "nguồn nhân lực chất lượng cao", "ký kết", "hợp tác" ] }
Tạo điều kiện cho người dân học tập mọi lúc, mọi nơi
Với chủ đề "Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số", Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức, được kỳ vọng tạo lan tỏa về ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào học tập thường xuyên, học tập suốt đời và hình thành mạng học tập mở để tạo điều kiện cho người dân học tập mọi lúc, mọi nơi.
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay hướng đến mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức về năng lực tự học trong kỷ nguyên số. Tuần lễ nhằm tăng cường trách nhiệm và huy động sự quan tâm, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ, xây dựng, cung ứng các kênh và công cụ học tập suốt đời đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.Đặc biệt, yêu cầu xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số góp phần triển khai thành công phong trào thi đua "Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030".Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho biết: Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của việc tự học trong kỷ nguyên số mang lại nhiều giá trị, cơ hội để thay đổi, để tiếp cận tri thức của nhân loại, mở ra cho mọi người cơ hội học tập thường xuyên, cơ hội học tập suốt đời mọi lúc, mọi nơi, mở rộng quan điểm sống, mở rộng không gian, thời gian, phương pháp và hình thức học tập.Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển theo hướng tiếp cận với nhiều mô hình tiên tiến hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều tiền đề về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, truyền thông để xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh, mỗi người dân trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu.Xã hội hiện đại yêu cầu con người phải không ngừng học tập, học để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, để nâng cao chất lượng công việc, tự tin bản thân, để tiến bộ và phát triển. Nếu không học tập suốt đời sẽ bị lạc hậu, không còn đáp ứng được với xã hội số ngày càng tiến bộ, hiện đại và luôn đổi mới. Ý thức tự học trong kỷ nguyên số làm cho "tài nguyên con người" được tái tạo, dồi dào và phát triển.Trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay, các sở, ban, ngành, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo triển khai tuần lễ với hình thức, nội dung phù hợp, linh hoạt, sáng tạo, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số.Trong đó, tăng cường cung cấp các nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích, các chương trình học tập trực tuyến; tích cực phổ biến, giới thiệu các tài nguyên này trên cổng thông tin điện tử của đơn vị; khuyến khích giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và học viên khai thác sử dụng và phổ biến các phương pháp, kỹ năng, phương tiện học tập…Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho rằng: Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là hoạt động diễn ra hằng năm trong quá trình triển khai Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn thành phố. Qua sự kiện này, rất nhiều hoạt động về phong trào học tập, rèn luyện được đẩy mạnh; ý thức tự học, tự rèn luyện của người dân ngày càng được nâng cao; những tấm gương điển hình ngày càng nhiều và được nhân rộng trên địa bàn thành phố. Tuần lễ năm nay gửi đến toàn thể chúng ta thông điệp: Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào học tập thường xuyên, học tập suốt đời và hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam, tiến tới phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Hiện, thành phố đang tổ chức tốt và nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ số từ hệ thống các trường học chính quy, đến hệ thống giáo dục thường xuyên.Đồng chí Dương Anh Đức đề nghị các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho mọi người được học tập đáp ứng yêu cầu công việc, đáp ứng yêu cầu hội nhập để phát triển.Theo kế hoạch, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, việc triển khai học tập phải tạo chuyển biến cơ bản việc xây dựng xã hội học tập trong năm 2023, bảo đảm mục tiêu đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo. Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.Để thực hiện được mục tiêu trên, thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong nền tảng số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dục và các phương thức khác.Đồng thời, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời.Cụ thể, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên, các thiết chế văn hóa. Tổ chức các chương trình giáo dục trên kênh phát thanh, truyền hình, các trang mạng báo điện tử, các ứng dụng truyền hình của các đài phát thanh, truyền hình; đăng tải trên nền tảng công nghệ số của các mạng xã hội có nhiều người dùng tại Việt Nam...
https://nhandan.vn/tao-dieu-kien-cho-nguoi-dan-hoc-tap-moi-luc-moi-noi-post776144.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Phong trào học tập", "Suốt đời", "Tự học" ] }
Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo năm 2023 sẽ được trao vào dịp 20/11
NDO -Hướng tới kỷ niệm 41 năm Ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội tổ chức Hội đồng xét duyệtGiải thưởngNhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 7 năm 2023 để ghi nhận, tôn vinh danh các nhà giáo tiêu biểu.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, đây là năm thứ 7 ngành giáo dục Thủ đô tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động nhằm động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện các giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả nhiệm vụ được giao, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.Theo đó, các trường học, đơn vị giáo dục tiếp tục thực hiện phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”, duy trì các nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”, từ đó tạo cơ hội cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, hỗ trợ thực hiện những giải pháp đổi mới, sáng tạo.Để thực hiện tốt phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp Công đoàn Giáo dục Hà Nội tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 7 năm 2023.Giải thưởng nhằm tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; khích lệ các nhà giáo tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả, chuyển biến mới ở mỗi nhà trường.Đồng thời, quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những sáng tạo độc đáo, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, giúp đỡ những học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu phát triển tài năng; góp phần xây dựng đơn vị và ngành giáo dục Thủ đô ngày càng vững mạnh.Đặc biệt, giải thưởng năm nay còn hướng tới kỷ niệm 41 năm Ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023).Giải thưởng đã được các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc triển khai sâu rộng đến các nhà giáo, biểu dương một số Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức giải thưởng cấp quận, huyện hiệu quả.Nhà giáo trình bày bài thi trước Hội đồng xét duyệt.Qua các vòng khen thưởng cấp trường, cấp quận, huyện, 135 nhà giáo tiêu biểu ở các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã được đề nghị xét duyệt và trao Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo cấp ngành.Tạivòng chung khảo, ngành giáo dục Hà Nội đã lựa chọn 41 nhà giáo tiêu biểu (gồm: 11 nhà giáo cấp học mầm non, 10 nhà giáo cấp học tiểu học, 10 nhà giáo cấp học trung học cơ sở, 10 nhà giáo cấp học trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên). Mỗi nhà giáo được trực tiếp báo cáo những đổi mới, sáng tạo và trả lời một số câu hỏi mà Hội đồng xét duyệt sẽ đưa ra.Dự kiến, lễ tổng kết và trao Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm 2023 sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
https://nhandan.vn/giai-thuong-nha-giao-ha-noi-tam-huyet-sang-tao-nam-2023-se-duoc-trao-vao-dip-2011-post779359.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Nhà giáo Hà Nội", "tâm huyết sáng tạo", "nhà giáo tiêu biểu" ] }
Sôi nổi giải bóng đá học sinh trung học phổ thông
NDO -Ngày 10/12, tại Trung tâm thể thao quận Tây Hồ (Hà Nội) diễn ra trận chung kết Giải bóng đá học sinh trung học phổ thông Hà Nội - An ninh Thủ đô 2023, Cúp Number 1 Active. Sau hơn một tháng tranh tài sôi nổi, giải bóng đá đã khép lại với ngôi vô địch thuộc về Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú-Thạch Thất.
Dự trận chung kết có hơn 3.000 cổ động viên là các thầy, cô giáo, học sinh các trường trung học phổ thông. Giải bóng đá năm nay có sự góp mặt của100 đội bóngđến từ các trường công lập, bán công, dân lập trên địa bàn Hà Nội.Kết quả, Huy chương vàng thuộc về Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú-Thạch Thất; Huy chương bạc thuộc về Trường trung học phổ thông Phùng Khắc Khoan-Thạch Thất và Huy chương đồng thuộc về Trường trung học phổ thông Thạch Bàn.Các đội chia làm 25 bảng, thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm chọn 25 đội nhất và 7 đội nhì có thành tích tốt nhất vào vòng 1/16. Sau 180 trận đấu từ vòng bảng đến vòng bán kết đã có 493 bàn thắng được ghi, trung bình 2,8 bàn/1 trận.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Ban Biên tập, Báo An ninh Thủ đô - Trưởng Ban Tổ chức giải cho biết, hơn một tháng qua, giải đã chứng kiến 180 trận đấu với gần 500 bàn thắng được ghi.Đông đảo cổ động viên cổ vũ tại giải bóng đá.Hàng vạn học sinh của các trường, hàng nghìn cầu thủ đã được trải qua những cảm xúc khác nhau, có vui, có buồn, có hứng khởi, có hụt hẫng. Thế nhưng, được trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc ấy đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống bóng đá tuổi học trò trong suốt 22 năm qua…
https://nhandan.vn/soi-noi-giai-bong-da-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-post786817.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Giải bóng đá", "học sinh trung học phổ thông", "ngôi vô địch", "Giải bóng đá học sinh trung học phổ thông Hà Nội", "Trung tâm thể thao quận Tây Hồ", "Cúp Number 1 Active" ] }
[Infographic] Lịch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2024-2025 của Hà Nội
NDO -Năm học 2024-2025, các trường công lập của Hà Nội tuyển sinh trẻ mầm non, học sinh lớp 1, lớp 6 từ ngày 1/7;kỳ thi tuyển sinhlớp 10 sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/6.
https://nhandan.vn/infographic-lich-tuyen-sinh-cac-lop-dau-cap-nam-hoc-2024-2025-cua-ha-noi-post804750.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "tuyển sinh", "mùa thi 2024", "lịch tuyển sinh", "năm học 2024-2025", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội" ] }
Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh dành 12 tỷ đồng tặng học bổng cho sinh viên
Ngày 29/5,Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minhcho biết, nhà trường vừa tổ chức họp Hội đồng xét duyệt Học bổng khuyến khích học tập học kỳ 2 năm học 2023-2024 cho sinh viên.
Căn cứ kết quả điểm học tập và điểm rèn luyện của sinh viên đạt được qua học kỳ 1 năm học 2023-2024 để xét học bổng cho học kỳ 2 năm học 2023-2024, Hội đồng xét duyệt Học bổng khuyến khích học tập của Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh xét duyệt cho hơn 550 sinh viên được nhậnhọc bổngvới tổng giá trị hơn 12 tỷ đồng.Để nhận học bổng,sinh viênmỗi khóa phải hoàn thành các học phần bắt buộc với số tín chỉ quy định riêng cho từng khóa và có số điểm học tập, rèn luyện đạt theo quy định sẽ được nhận học bổng tương ứng với các mức học bổng loại xuất sắc, giỏi, khá.Tin liên quanTrường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đạt chất lượng giáo dục cấp cơ sởMức học bổng loại xuất sắc được nhận 150% mứchọc phí, loại giỏi được nhận 100% mức học phí, loại khá được nhận 50% mức học phí.Theo danh sách xét duyệt, có nhiều sinh viên được nhận học bổng với giá trị hơn 55.000.000 đồng/sinh viên.Để hỗ trợ cho sinh viên có điều kiện thuận lợi học tập, hằng năm, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận, triển khai đa dạng học bổng như: học bổng doanh nghiệp, học bổng cựu sinh viên, học bổng du học, sau đại học... để đồng hành, hỗ trợ người học có thêm nhiều cơ hội học tập, phát triển.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-ho-chi-minh-danh-12-ty-dong-tang-hoc-bong-cho-sinh-vien-post811669.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh", "học bổng", "sinh viên", "khuyến khích học tập", "học phí" ] }
Tám điểm mới trong tuyển sinh đại học từ năm 2015 đến nay
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2024, công táctuyển sinhcơ bản ổn định như những năm trước, đây cũng là năm thứ 10 thực hiện đổi mới tuyển sinh từ năm 2015. Quá trình triển khai công tác tuyển sinh từ năm 2015 đến nay có tám điểm mới được thực hiện qua các năm.
Thứ nhất, điểm mới tổ chức thi để xét tuyển, phương thức xét tuyểnNăm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp và xéttuyển sinh đại học, cao đẳng; các cơ sở đào tạo xét tuyển căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT.Đại học Quốc gia Hà Nộitổ chức thi đánh giá năng lực để lấy kết quả xét tuyển.Năm 2017, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thi đánh giá năng lực để lấy kết quả xét tuyển.Năm 2018, các trường được tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm.Năm 2019, cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển.Năm 2020, bổ sung điều kiện tổ chức tuyển sinh riêng; Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức thi đánh giá tư duy.Năm 2022, các trường đại học: Sư phạm Hà Nội Hà Nội, Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn, Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh… tổ chức kỳ thi riêng. Các trường thuộc Bộ Công an tổ chức thi riêng để lấy kết hợp với điểm thi THPT, điểm học tập bậc THPT để xét tuyển.Năm 2024, hình thành nhóm sáu cơ sở đào tạo (Trường đại học Sài Gòn, Trường đại học Cần Thơ, Đại học Thái Nguyên, Học viện Ngân hàng, Trường đại học Tài chính - Marketing Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức thi và công nhận kết quả lẫn nhau.Năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 có nhiều điểm mới.Tin liên quanGiải đáp nhiều thắc mắc trong tuyển sinh đại học năm 2024Thứ hai, điểm mới đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyểnNăm 2015, trong xét tuyển đợt 1, thí sinh được đăng ký tối đa bốn nguyện vọng vào một trường, thời gian đăng ký khoảng tháng tám, nếu thay đổi nguyện vọng phải đến trực tiếp cơ sở đào tạo. Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tại cơ sở đào tạo. Đợt xét tuyển bổ sung: thí sinh không được rút hồ sơ. Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phiếu và nộp tại cơ sở đào tạo.Năm 2016, đợt 1, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển tối đa vào hai trường, mỗi trường không quá hai ngành. Trong các đợt bổ sung: thí sinh đăng ký xét tuyển tối đa vào ba trường, mỗi trường không quá hai ngành.Năm 2017, thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào các thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phiếu cùng với đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và nộp tại cơ sở giáo dục. Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi; chỉ trúng một nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhấtNăm 2021, đăng ký xét tuyển bằng phiếu hoặc trực tuyến (nơi có điều kiện) theo quy định của sở giáo dục và đào tạo, thời gian đăng ký cùng với đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa ba lầnNăm 2022, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển trực tuyến sau khi thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần trong thời gian quy địnhNăm 2023, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo ngành-trường, không cần chọn phương thức xét tuyển.Thứ ba, điểm mới ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượngNăm 2015, điểm ưu tiên khu vực: KV1: 1,5 điểm, KV2NT: 1,0 điểm, KV2: 0,5 điểm, KV3 không hưởng ưu tiên. Ưu tiên đối tượng: Nhóm 1: 2,0 điểm; Nhóm 2: 1,0 điểm.Năm 2018, giảm ½ điểm ưu tiên khu vực; cụ thể: KV1: 0,75 điểm, KV2NT: 0,5 điểm, KV2: 0,25 điểm, KV3 không hưởng ưu tiên. Ưu tiên đối tượng giữa nguyên như năm 2017.Năm 2022, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.Năm 2023, điểm ưu tiên giảm dần từ 22,5, tối đa điểm xét tuyển (đã cộng ưu tiên) là 30 điểm.Trường đại học FPT tư vấn xét tuyển cho thí sinh.Thứ tư, điểm mới quy định ngưỡng bảo đảm chất lượngNăm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào chung.Năm 2018, các cơ sở đào tạo tự quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đối với các ngành đào tạo giáo viên.Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đối với các ngành sức khỏe có chứng chỉ hành nghề.Thứ năm, điểm mới xét tuyển, lọc ảoNăm 2015, điểm môn xét tuyển làm tròn đến 0,25. Các cơ sở đào tạo chủ động tự xét tuyển.Năm 2016, tổng điểm các môn thi làm tròn đến 0,25. Hình thành nhóm xét tuyển (nhóm GX).Năm 2017, hình thành các nhóm xét tuyển và lọc ảo: Nhóm phía bắc, Nhóm phía nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo lọc ảo chung phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.Năm 2018, điểm xét tuyển làm tròn đến hai chữ số thập phân. Các cơ sở đào tạo được xét tuyển nhiều đợt trong năm.Năm 2022, tất cả các nguyện vọng (theo các phương thức xét tuyển) của thí sinh đều được lọc ảo trên hệ thống chung.Năm 2023, xét tuyển tất cả các phương thức do cơ sở đào tạo công bố cho các nguyện vọng thí sinh đăng ký đủ điều kiện xét tuyển.Thứ sáu, điểm mới về cơ sở dữ liệuNăm 2015, điểm thi tốt nghiệp của thí sinh được cập nhật hệ thống chung. Thí sinh được cấp giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển.Năm 2017, các cơ sở đào tạo tải dữ liệu thi tốt nghiệp THPT trên hệ thống chung để xét tuyển.Năm 2018, liên thông giữa các hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung với hệ thống báo cáo xác định chỉ tiêu.Năm 2022, kết quả học tập bậc THPT trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành được đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ xét tuyển sinh chung để các CSĐT làm căn cứ xét tuyển. Kết nối giữa hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.Năm 2023, các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đưa kết quả thi lên hệ thống chung để các cơ sở đào tạo dùng xét tuyển.Năm 2014, liên thông giữa các Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung với Hệ thống báo cáo xác định chỉ tiêu và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học. Dự kiến hỗ trợ các trường có tổ chức thi năng khiếu đưa dữ liệu lên hệ thống chung.Thứ bảy, điểm mới chỉ tiêu tuyển sinhTrước năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu tuyển sinh.Năm 2018, các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh (trừ ngành đào tạo giáo viênBộ Giáo dục và Đào tạogiao). Nếu đã kiểm định cơ sở giáo dục (còn hạn) được tăng không quá 120%.Năm 2019, nếu ngành được kiểm định thì chỉ tiêu ngành được tăng theo năng lực.Năm 2021, cơ sở đào tạo được kiểm định thì được tăng theo năng lực. Chỉ tiêu vừa làm vừa học tăng từ 30% lên 50% so chỉ tiêu chính quy đối với các nhóm ngành đào tạo giáo viên và văn hóa nghệ thuật.Từ năm 2023, chỉ tiêu vừa làm vừa học được tính theo năng lực chính quy (không theo chỉ tiêu chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo hoặc trường xác định).Thứ tám, một số điểm mới khácNăm 2018, đề án tuyển sinh phải công khai tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng.Năm 2019, thí sinh xác nhận nhập học phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi vào một trường và không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.Năm 2020, quy chế tuyển sinh áp dụng trong tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non bao gồm các hình thức đào tạo: Chính quy; Vừa làm vừa học; Theo đặt hàng; Liên thông. Dừng tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm.Năm 2022, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến. Cơ sở đào tạo phải có phương án giải quyết rủi ro trong quá trình xét tuyển cho thí sinh.Năm 2023, thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. Cơ sở đào tạo phải ban hành quy chế tuyển sinh.Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 có một phần mục đích nhằm cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Tuy nhiên, từ năm 2025 sẽ có một số điểm mới như: Thí sinh học và thi theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; có thêm một số môn thi khác và không còn tổ hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội như hiện nay. Công tác tuyển sinh từ 2025 dự kiến cơ bản vẫn ổn định.
https://nhandan.vn/tam-diem-moi-trong-tuyen-sinh-dai-hoc-tu-nam-2015-den-nay-post800060.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "tuyển sinh", "tuyển sinh đại học", "Đại học Quốc gia Hà Nội", "Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Trí thức trẻ nơi đầu nguồn Kỳ Cùng
NDO -Tháng 2/2022, đoàn viên Lý Thu Huyền dân tộc Tày (sinh năm 1999) được tuyển vào Đội Trí thức trẻ tình nguyện thuộc Nông-Lâm trường 461 (Đoàn 338, Quân khu 1).
Nhiệm vụ của Huyền và Đội trí thức trẻ tình nguyện là giúp chính quyền và nhân dân các xã biên giới - nơi thượng nguồnsông Kỳ Cùng(huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội,...Sau gần 2 năm trên cương vị Đội trưởng đội Trí thức trẻ tình nguyện, Lý Thu Huyền đã luôn có mặt ở những điểm sâu, xa nhất của huyện biên giới Đình Lập; đặc biệt là các thôn, bản bị chia cắt nơi thượng nguồn sông Kỳ Cùng, tham gia các hoạt động góp phần phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng tại địa phương.Tháng 10/2023 vừa qua, nữ trí thức trẻ tình nguyện Lý Thu Huyền đã vinh dự được Đảng ủy Nông-Lâm trường 461 kết nạp vàoĐảng Cộng sản Việt Nam. Đây là kết quả xứng đáng với sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của Lý Thu Huyền và cũng là niềm vinh dự, tự hào của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.Lãnh đạo Nông Lâm trường 461 giao nhiệm vụ cho các tri thức trẻ tình nguyện lên đường làm nhiệm vụ.Không quản nắng, mưa các bạn trẻ vượt qua các cung đường khó khăn, vất vả để vào bà con ở xã Bắc Xa, nơi thượng nguồn sông Kỳ Cùng.Lý Thu Huyền đã cùng cán bộ Nông-Lâm Trường tham gia xây dựng hàng trăm công trình nông thôn mới tại các xã vùng cao biên giới.Thăm hỏi và tặng quà cho bà Lộc Thị Kít, đối tượng chính sách ở xã Bính Xá, huyện Đình Lập, Lạng Sơn.Tham mưu với chính quyền các cấp xây dựng, cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số.Tổ chức các chương trình sinh hoạt hè bổ ích, vui tươi cho thanh thiếu nhi vùng biên giới.Hướng dẫn nông dân trồng giống lúa ngắn ngày PB53 và PB10 cho năng suất cao, chịu được giá lạnh của khí hậu miền núi phía bắc.Sau công việc vào ban ngày, buổi tối Lý Thu Huyền lại đến tận nhà dạy kèm cho các em học sinh tại địa phương.Tặng hàng trăm con dê, bò và hỗ trợ chăm sóc giúp các hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế bền vững.Cùng với y, bác sĩ Nông Lâm trường 461, y tế huyện Đình Lập khám chữa bệnh cho đồng bào vùng biên giới.Hỗ trợ công an huyện Đình Lập làm thẻ căn cước công dân gắn chíp cho đồng bào.
https://nhandan.vn/anh-tri-thuc-tre-noi-dau-nguon-ky-cung-post777635.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "trí thức trẻ", "tình nguyện", "Kỳ Cùng" ] }
Hà Nam tích cực đổi mới giáo dục và đào tạo
Sau 10 năm triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam đã đạt các mục tiêu chung và dần theo kịp với sự phát triển một nền giáo dục và đào tạo tiên tiến.
Đến nay, tỉnh Hà Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và đạt chuẩn xóa mù chữ ở mức độ 2. Chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trung bình 10 năm đạt tỷ lệ 97,94%. Tỉnh Hà Nam luôn nằm trong tốp bảy địa phương có điểm trung bình các môn thi cao nhất toàn quốc trong giai đoạn 2013-2022. Trong giáo dục đại trà, các nhà trường đã xác định rõ mục tiêu đổi mới chương trình môn học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất người học, giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục.Về giáo dục mũi nhọn, trên cơ sở tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý trường học, coi trọng công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, các trường phổ thông đã nối dài thêm truyền thống hiếu học của quê hương. Hằng năm, đã có hàng nghìn lượt học sinh các cấp tham gia và đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp. Riêng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của tỉnh Hà Nam luôn đứng trong tốp 10 các địa phương có thành tích cao. Từ năm 2013 đến năm 2023, các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của tỉnh đã giành được 524 giải; trong đó có 14 Giải nhất, 90 Giải nhì, 176 Giải ba, 244 Giải khuyến khích. Thành tích học sinh giỏi ở các đấu trường khu vực, quốc tế cũng ghi nhận nhiều thành tích vượt trội: Năm 2019 có 1 học sinh đoạt Huy chương đồng Olympic Vật lý châu Á, 1 học sinh đoạt Huy chương bạc Olympic Vật lý quốc tế; năm 2022 có 1 học sinh đoạt Huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế. Kết quả thi THPT quốc gia nhiều năm trở lại đây của tỉnh được duy trì và giữ vững ở mức cao, có những năm phổ điểm thi các môn xếp thứ nhất cả nước.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam Phạm Anh Tuấn cho biết: Việc đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực của người học được tăng cường. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được tỉnh Hà Nam triển khai bài bản, đạt chất lượng, hiệu quả tích cực. Hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo được đổi mới, bảo đảm thực chất, khách quan. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên các cấp cơ bản đủ về số lượng, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ. Công tác giáo dục đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong 10 năm qua, ngành giáo dục tỉnh Hà Nam đã đẩy mạnh công tác quản lý, thực hiện từng bước việc phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đồng thời làm tốt công tác đánh giá cán bộ, giáo viên theo quy định. Công tác phát triển đội ngũ đã theo sát với mục tiêu đề ra, đội ngũ giáo viên các cấp cơ bản được bố trí đủ về số lượng, đúng về cơ cấu vị trí việc làm, được tham gia bồi dưỡng thường xuyên, gần 100% giáo viên các cấp đạt chuẩn chuyên môn đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, có khả năng tiếp cận và triển khai tốt các yêu cầu về đổi mới giáo dục.Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng tới hiệu quả. Trong đó, một số cấp ủy, chính quyền chưa linh hoạt, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chất lượng giáo dục đại trà chưa cao; hệ thống phòng học bộ môn còn thiếu, thiết bị dạy học để thực hiện yêu cầu đổi mới chưa đồng bộ; quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp ở một số địa phương chưa phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung; đội ngũ nhà giáo còn bất cập về số lượng, chất lượng, cơ cấu và còn tình trạng thiếu giáo viên ở một số cấp học…Để tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, tỉnh Hà Nam tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm và triển khai thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, trọng tâm là Nghị quyết số 29-NQ/TW. Ngành giáo dục tỉnh Hà Nam tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo giáo viên cho từng cấp; nâng cao chất lượng giảng dạy các môn liên môn đáp ứng tốt yêu cầu dạy theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ■
https://nhandan.vn/ha-nam-tich-cuc-doi-moi-giao-duc-va-dao-tao-post798001.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam", "đổi mới giáo dục", "nâng cao chất lượng giảng dạy" ] }
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La
NDO -Chiều 3/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La (3/1/1963-3/1/2023).
Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; lãnh đạo Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Houaphanh, nước Cộng hòa Dân Chủ nhân dân Lào.Trước lễ kỷ niệm, các đại biểu đã dâng hương Đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc.Cách đây 60 năm, thực hiện Chỉ thị của Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, ngày 3/1/1963, Ban Chỉ huy Công an nhân dân vũ trang Sơn La được thành lập (nay là Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La).Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã phát huy sức mạnh tổng hợp, thể hiện rõ vai trò nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; làm tốt chức năng tham mưu và trực tiếp triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới.Bước vào thời kỳ đổi mới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã tổ chức các hoạt động quản lý biên giới hết sức chặt chẽ: thường xuyên tuần tra đơn phương, song phương, tuần tra chung, kiểm soát hệ thống đường biên, mốc quốc giới trên địa bàn tỉnh; tích cực thực hiện dự án tăng dày, tôn tạo tuyến biên giới, đã hoàn thành 125 cột mốc quốc giới, làm trên 150km đường đường công vụ đường biên giới Sơn La.Đại biểu các tỉnh nước bạn Lào và Bộ đội Biên phòng Sơn La tham quan ảnh trưng bày 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La.Từ năm 1986 đến nay, nhiều bản trắng đảng viên ở khu vực biên giới đã được Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tham mưu “xóa trắng”. Hơn 870 người dân mù chữ ở khu vực biên giới được các “thầy giáo quân hàm xanh” dạy chữ. Mỗi năm có từ 600 lượt người dân đến 800 lượt người dân đã được các “bác sĩ quân hàm xanh” khám, cấp phát thuốc điều trị, thoát khỏi ốm đau, từ bỏ tập tục mê tín dị đoan. Chương trình “Nâng bước em tới trường và con nuôi Đồn Biên phòng”, “Bữa sáng cho em” mỗi năm giúp đỡ từ 80 cháu đến 150 cháu học sinh trên địa bàn, trong đó có 10 cháu học sinh nước bạn Lào...Hằng năm, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã tiến hành bắt và khởi tố từ 80 vụ đến 180 vụ án về ma túy, xử lý từ 200 vụ đến 300 vụ việc xâm phạm trật tự xã hội. Đặc biệt là các loại tội phạm vận chuyển ma túy có vũ khí qua biên giới, tội phạm tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và vũ khí tự chế, buôn lậu, gian lận thương mại…Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 1 tập thể và 2 cá nhân; 46 Huân chương Quân công, Chiến công các hạng; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng nhiều cờ thi đua xuất sắc và bằng khen về thành tích bảo vệ biên giới, tham gia xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.Đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La trao bức trướng cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La.Trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế, Bộ đội Biên phòng Sơn La được Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng 16 Huy chương Tự do, 109 Huân chương, Huy chương Hữu nghị và 208 Kỷ niệm chương cho các tập thể và cá nhân.Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.Nhân dịp này, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La tặng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh bức trướng mang dòng chữ “Đoàn kết, trung thành, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo”; Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho 15 cá nhân có thành tích xuất sắc.
https://nhandan.vn/ky-niem-60-nam-ngay-truyen-thong-bo-doi-bien-phong-tinh-son-la-post733108.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Bộ đội Biên phòng", "60 năm Ngày truyền thống", "Bộ đội Biên phòng Sơn La" ] }
Công bố thành lập Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2
NDO -Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 (quận Ba Đình, Hà Nội) được thành lập trên cơ sở táchTrường trung học cơ sở Giảng Võđể hướng tới xây dựng trường chất lượng cao.
Chiều 17/5, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Ba Đình cho biết, quận vừa tổ chức Hội nghị công bố, quyết định thành lập Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng.Trước đó (ngày 10/5), Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến ký quyết định về việc thành lập Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 trên cơ sở tách Trường trung học cơ sở Giảng Võ. Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 có địa chỉ tại số 1B, phố Trần Huy Liệu, phường Giảng Võ.Tin liên quanBí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ khai giảng tại Trường THCS Giảng VõNhà giáo Phạm Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi (Ba Đình) về công tác tại Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 và bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, thời gian giữ chức vụ là 5 năm.Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, việc thành lập Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 là góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2020-2025) và Kế hoạch số 81 (ngày 20/2/2024) của Ủy ban nhân dân quận Ba Đình về thành lập trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 trên cơ sở tách trường trung học cơ sở Giảng Võ. Quận Ba Đình tập trung đầu tư cơ sở vật chất để Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đảm bảo các điều kiện trường chất lượng cao.Theo kế hoạch của quận Ba Đình, năm học 2024 -2025, Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2 tuyển sinh bảy lớp 6 với 315 chỉ tiêu thuộc các tổ dân phố (8, 9, 10A, 10B, 11, 12, 13A, 13B và 14D) phường Giảng Võ.Đến nay, quận Ba Đình có 43/49 trường chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 88%, chất lượng giáo dục đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội; đồng thời, Ba Đình luôn trong nhóm dẫn đầu về giáo viên giỏi, học sinh giỏi, chuyển đổi số, mô hình điểm, hội nhập quốc tế…
https://nhandan.vn/cong-bo-thanh-lap-truong-trung-hoc-co-so-giang-vo-2-post809894.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Tuyển sinh bảy lớp 6", "hướng tới trường chất lượng cao", "Trường trung học cơ sở Giảng Võ 2", "thành lập trường" ] }
Đại học Đà Nẵng: Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
NDO -Sáng 8/3, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Quỹ châu Á và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thuộc Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam” và khai giảng khóa đào tạo thiết kếvi mạch bán dẫntại Đà Nẵng.
Sự kiện có sự tham gia của đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ cao, đối tác của NIC; các trường đại học tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung tham gia đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi các nội dung liên quan đến nhu cầu tiềm năng phát triển nguồn nhân lực ngành thiết kế bán dẫn, định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại thành phố Đà Nẵng, những cơ hội và thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.Đại diện Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia trình bày dự thảo đề án: “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng năm 2045”.Trình bày dự thảo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng năm 2045”, đại diện NIC cho biết, mục tiêu của đề án đến năm 2030, Việt Nam sẽ đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị (thiết kế, sản xuất, lắp ráp/đóng gói/kiểm thử). Đến năm 2045, 50% kỹ sư có trình độ từ thạc sĩ trở lên.Góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2050Đà Nẵngtrở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ của cả nước; phát triển các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; thời gian qua, Đại học Đà Nẵng và các trường đại học thành viên đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.Trong đó, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng đã mở mới các chương trình đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch, xây dựng phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch bán dẫn với hệ thống thiết bị đo, kiểm thử chip bán dẫn.Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ, phối hợp đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.PGS, TS Phan Cao Thọ, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng, cho biết nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực liên quan gần vi mạch bán dẫn đã đến nhà trường ký kết hợp tác và tài trợ các hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.Tại Hội thảo, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với nhiều nội dung trong hỗ trợ, phối hợp đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn. Trong đó có việc cung cấp một số bản quyền phần mềm đào tạo về bán dẫn cho nhà trường phục vụ giảng dạy; chia sẻ mạng lưới chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong và ngoài nước cho các hoạt động của cả hai bên; chia sẻ các nguồn lực của cả hai bên để triển khai kế hoạch hoạt động theo thỏa thuận hợp tác...Ngay sau lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, lễ khai giảng khóa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng được xây dựng với sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Công ty TNHH Giải pháp Acronics - công ty tư nhân duy nhất ở miền trung hoạt động ở lĩnh vực thiết kế vi mạch trên công nghệ FPGA và tích hợp phát triển, kéo dài 3 tháng với số lượng từ 25 - 30 học viên là giảng viên và sinh viên năm cuối các ngành liên quan đến bán dẫn của các trường đại học đào tạo về khoa học kỹ thuật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và khu vực miền trung – Tây Nguyên.
https://nhandan.vn/dai-hoc-da-nang-tang-cuong-dao-tao-phat-trien-nguon-nhan-luc-nganh-cong-nghiep-ban-dan-post799215.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Đà Nẵng", "Hội thảo về đào tạo", "Bán dẫn", "Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng", "NIC", "Vi mạch bán dẫn" ] }
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giáo dục Tây Nguyên phát triển
Trong những năm gần đây, lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đã có bước phát triển toàn diện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống trường lớp mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Tuy nhiên, so với cả nước thì giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.Đạt nhiều kết quả quan trọngTheo đánh giá của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, trong giai đoạn 2011-2022, các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Ðào tạo trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi tỉnh và toàn vùng. Một số địa phương đã có các chính sách đặc thù tạo chuyển biến tích cực về quy mô và chất lượng giáo dục, góp phần thu hẹp dần khoảng cách giữa các địa phương vùng Tây Nguyên với cả nước.Cụ thể, tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại khu vực tăng dần qua các năm, năm 2021 là 12.812 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2011… Nhờ đó, đến năm 2022, toàn vùng không còn xã trắng về giáo dục mầm non, tất cả các xã đều có trường tiểu học; các điểm trường, lớp ghép được mở ở hầu hết các thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội cho trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi đều được đi học. Hầu hết các xã đã có trường THCS, các huyện đều có trường THPT.Ðến năm học 2021-2022, toàn vùng có 3.984 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, tăng 494 cơ sở so với năm học 2010-2011. Ngoài ra, trong vùng có 9 cơ sở giáo dục đại học và phân viện của các trường đại học, 4 trường cao đẳng sư phạm và 107 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Cùng với việc mở rộng cơ sở giáo dục, các tỉnh vùng Tây Nguyên tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Năm học 2021-2022, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia toàn vùng đối với trường mầm non là 42,23%, trường tiểu học là 59,14%, trường THCS là 50,49% và trường THPT là 35,58%. Toàn vùng có 66,9% phòng học được kiên cố hóa; chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng cải thiện.Năm học 2021-2022, tỷ lệ trẻ ở nhà trẻ suy dinh dưỡng toàn vùng giảm xuống còn 4,84%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng còn 8,24%; tỷ lệ trung bình học sinh lên lớp đối với cấp tiểu học là 98,29%, cấp THCS là 98,04% và cấp THPT là 98,18%. Ðặc biệt, đến nay về cơ bản toàn vùng đã đạt được mục tiêu xóa mù chữ, 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 đến 60 tuổi biết chữ là 97,6%.Với đặc thù là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đến nay, toàn vùng đã phát triển được 59 trường phổ thông dân tộc nội trú, với khoảng 13.533 học sinh và 68 trường phổ thông dân tộc bán trú với khoảng 12.494 học sinh, trong đó có 49 trường phổ thông dân tộc nội trú được công nhận đạt chuẩn quốc gia.Trong năm học 2021-2022, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của các trường phổ thông dân tộc nội trú đạt 99,7%, THPT đạt 98,7%; tỷ lệ học sinh bán trú cấp tiểu học hoàn thành cấp học đạt 98,9%; học sinh bán trú THCS hoàn thành cấp học đạt 92%..., góp phần quan trọng nâng cao trình độ văn hóa, tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn…Nhưng không ít khó khăn cần được tháo gỡTheo đánh giá của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển giáo dục và đào tạo ở khu vực Tây Nguyên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, vướng mắc như: Quy hoạch mạng lưới trường lớp còn bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Việc rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp ở một số nơi còn chưa thực sự khoa học, hiệu quả, chưa bảo đảm môi trường học tập cho trẻ em, học sinh.Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn còn thiếu phòng học, phòng học đã xuống cấp và quá tải, phải học 2 ca, học nhờ, học tạm; thiếu thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu, nhiều thiết bị đã cũ, bị hỏng, xuống cấp không đáp ứng yêu cầu dạy, học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nhất là ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.Số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các địa phương, trường học. Chất lượng giáo dục vùng Tây Nguyên còn thấp hơn mặt bằng chung của cả nước và tỷ lệ học sinh các cấp bỏ học cao hơn bình quân chung cả nước. Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa giáo dục nhiều nơi còn hạn chế do đời sống nhân dân ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên được điều động, tăng cường, luân chuyển từ vùng có điều kiện thuận lợi lên công tác vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn còn gặp một số vướng mắc. Số lượng giáo viên bỏ việc, ra khỏi ngành có xu hướng gia tăng ở một số địa bàn khó khăn làm tăng thêm áp lực về thiếu giáo viên…Tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Giáo dục và Ðào tạo tổ chức mới đây tại Ðắk Lắk, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ðắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh thẳng thắn đánh giá: Bên cạnh những kết quả đạt được thì sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn như: Số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập đang thiếu so với định mức quy định, chưa đáp ứng việc triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018; cơ hội tiếp cận thông tin của giáo viên vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn, thu nhập của giáo viên còn thấp; hệ số, tỷ suất đầu tư cơ sở vật chất, cơ cấu tài chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương; chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng dân cư, các dân tộc còn khá lớn; mức độ thiệt thòi trong thụ hưởng giáo dục vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số còn tồn tại…Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Y Ngọc cho biết, toàn tỉnh thiếu 973 giáo viên và thiếu nguồn dự tuyển ở một số bộ môn như tiếng Anh, Tin học, các môn nghệ thuật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số cơ sở giáo dục còn thiếu, chưa đồng bộ so với yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học, thiết bị thí nghiệm, thực hành; giáo dục vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng còn hạn chế về nhiều mặt...Ðể tháo gỡ những khó khăn hiện tại, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị thời gian tới, các địa phương trong khu vực triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo.Các tỉnh cần chủ động thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp với thực tiễn, có các biện pháp, phương án cụ thể giải quyết vấn đề trường, lớp tại từng địa bàn; có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai để thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển các cơ sở giáo dục tư thục; bảo đảm mức chi tối thiểu 20% ngân sách địa phương cho giáo dục theo quy định; có kế hoạch đặt hàng, định hướng các cơ sở đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp với địa phương.Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, các địa phương cần có nhận định, đánh giá về đặc điểm của vùng, của địa phương để kịp thời đưa ra những chính sách, định hướng phát triển phù hợp; tập trung cao độ cho việc triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm đổi mới hiệu quả giáo dục. Giáo dục phổ thông ở Tây Nguyên phải bảo đảm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn; tiếp tục đề ra các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ người học đại học trong độ tuổi nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Bộ Giáo dục và Ðào tạo đề ra mục tiêu đến năm 2030, giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng cơ bản chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhân lực của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Ðến năm 2030, các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục, đào tạo của vùng Tây Nguyên tiệm cận với mặt bằng chung của cả nước, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đưa Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững.
https://nhandan.vn/thao-go-kho-khan-thuc-day-giao-duc-tay-nguyen-phat-trien-post749746.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "giáo dục", "đội ngũ nhà giáo", "cơ sở vật chất", "Tây Nguyên", "chương trình giáo dục phổ thông", "giáo viên" ] }
15 người trúng tuyển kỳ thi tuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
NDO -Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách 15 ứng viên trúng tuyển kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các phòng và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở năm 2023.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã ký Quyết định phê duyệt kết quả trúng tuyển đối với ứng viên tham dự kỳthi tuyển chức danhlãnh đạo, quản lý các phòng và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở năm 2023.Theo đó, sau phần trình bày đề án với 57 ứng viên tham dự, có 15 ứng viên được công nhận trúng tuyển. Trong số những người trúng tuyển có 5 giáo viên, những người còn lại hiện đang là Phó Hiệu trưởng của các trường trung học phổ thông công lập.Danh sách ứng viên trúng tuyển (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)Trước đó, vào tháng 12/2023, Sở đã ban hành kế hoạch thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các phòng và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở năm 2023. Có 61 ứng viên đủ điều kiện tham dự kỳ thi tuyển, bao gồm 36 ứng viên dự tuyển chức danh hiệu trưởng; 25 ứng viên dự tuyển chức danh phó hiệu trưởng.Các ứng viên tham gia hai phần thi, gồm thi viết và trình bày đề án. Ngày 17/3, sau lễ khai mạc kỳ thi, các ứng viên đã tham gia phần thi viết trong 180 phút. Nội dung thi viết là kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục và đào tạo, nghiệp vụ quản lý…Từ kết quả phần thi viết, 57 ứng viên dự tuyển đạt yêu cầu đã tiếp tục tham gia phần thi trình bày đề án, trả lời chất vấn của hội đồng thi tuyển. Nội dung phần trình bày đề án tập trung đánh giá thực trạng, phân tích mặt mạnh và hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn, chỉ ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển, đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn, chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.
https://nhandan.vn/15-nguoi-trung-tuyen-ky-thi-tuyen-hieu-truong-pho-hieu-truong-post812636.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "tuyển dụng", "thi tuyển chức danh", "tuyển hiệu trưởng", "Sở giáo dục và đào tạo" ] }
Hà Nội tuyên dương, khen thưởng 179 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
Tại lễ tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạoHà Nộiđã trao thưởng 34 giải Nhất, 47 giải Nhì, 74 giải Ba và 24 giải Khuyến khích cho các giáo viên dự thi.
Ngày 4/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học cơ sở năm học 2023-2024.Hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học cơ sở năm nay được tổ chức cho giáo viên dạy môn Ngữ văn và phân môn Lịch sử (trong môn Lịch sử và Địa lý), phân môn Hóa học (trong môn Khoa học tự nhiên). Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên là hai môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, hiện đang được tổ chức dạy học ở lớp 6, 7 và 8.Hội thi thu hút 179 giáo viên tiêu biểu đại diện cho 675 trường trung học cơ sở trên địa bàn tham gia. Các giáo viên thực hành dạy 1 tiết theo thời khóa biểu của trường đăng cai và trình bày 1 biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tại nơi giáo viên đang công tác.Ban giám khảo nhận định, các tiết dạy có nội dung bảo đảm chính xác, khoa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, có nhiều sáng tạo trong cách truyền tải, thiết kế các hoạt động học, tiêu biểu như giờ dạy của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Vân (Trường trung học cơ sở Cầu Giấy); giờ dạy của cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Vân (Trường trung học cơ sở Nguyễn Du); giờ dạy của thầy giáo Phùng Chí Tân (Trường trung học cơ sở Vân Canh)... Các tiết dạy đều coi trọng yếu tố thực hành, luyện tập, vận dụng.Đáng chú ý, thành phần Ban giám khảo có nhiều thầy giáo, cô giáo là tác giả của chương trình, sách giáo khoa mới nhận thấy các thí sinh đã kỳ công phỏng vấn tác giả, sưu tầm những mẫu vật thật, clip cũng như sơ đồ hóa bài học, thực hành. Có tới hơn 97% số bài dự thi tập trung ở lớp 6, 7, 8, điều đó cho thấy sự tiên phong, tự tin bắt nhịp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của giáo viên Hà Nội.Đánh giá chung, tiêu chí dạy học của các giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường các hoạt động trải nghiệm; chú trọng thực hành ứng dụng, vận dụng thực tiễn được thể hiện rõ nét ở các tiết dự thi. Ngoài ra, tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh cũng được các giáo viên thực hiện hiệu quả.Tại lễ tổng kết, Ban tổ chức đã trao thưởng 34 giải Nhất, 47 giải Nhì, 74 giải Ba và 24 giải Khuyến khích cho các giáo viên dự thi.
https://nhandan.vn/ha-noi-tuyen-duong-khen-thuong-179-giao-vien-day-gioi-cap-thanh-pho-post785782.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Giáo viên dạy giỏi", "cấp trung học cơ sở", "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội" ] }
Tuyên Quang: Tạm đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng trường THCS Văn Phú
NDO -Ngày 6/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định số 7710/QĐ-UBND tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với ông Nguyễn Duy Sáng, Hiệu trưởngTrường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương. Lý do: để phục vụ cho công tác kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc liên quan đến nội dung công tác quản lý giáo viên, học sinh của trường THCS Văn Phú. Thời hạn tạm đình chỉ là 15 ngày, kể từ ngày 7/12/2023 đến hết ngày 21/12/2023.
Trong thời gian ông Nguyễn Duy Sáng tạm đình chỉ chức vụ và công tác, ông Lê Minh Quảng, Phó Hiệu trưởng nhà trường sẽ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Trường THCS Văn Phú theo quy định của pháp luật hiện hành.Quyết định đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng trường THCS Văn Phú.Trước đó, ngày 5/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang cũng đã ban hành văn bản số 6099/UBND-THVX gửi: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Giáo dục và Đào tạo; Công an tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương. Thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo và giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc xảy ra tại Trường Trung học cơ sở Văn Phú, huyện Sơn Dương nêu trên; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của pháp luật (trong đó, xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc để xảy ra sự việc).Tin liên quanVụ việc nhóm học sinh gây rối, xúc phạm giáo viên tại Tuyên Quang: Biện pháp căn cơ là giáo dục và quản lýSở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác quản lý, đánh giá giáo viên; xây dựng đội ngũ nhà giáo; thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cường kỷ cương trường học, xây dựng văn hóa học đường; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện ở các cơ sở giáo dục; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục học sinh.Công an tỉnh chỉ đạo theo dõi nắm tình hình, làm rõ nguyên nhân sự việc; bảo đảm ổn định dư luận xã hội; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Tuyên Quang.Ngày 6/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tiếp tục có văn bản chỉ đạo: Sở Giáo dục và Đào tạo; Trường Đại học Tân Trào; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong tỉnh tích cực tuyên truyền chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo theo đúng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không để xảy ra việcvi phạm đạo đức nhà giáo. Đồng thời tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống các vi phạm về đạo đức nhà giáo; thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về đạo đức nhà giáo theo đúng quy định của pháp luật; có biện pháp chủ động nắm bắt thông tin tại các cơ sở giáo dục để kịp thời xử lý, giải quyết ngay khi sự việc xảy ra.Đồng chí Giang Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương cho biết, sẽ xử lý nghiêm những sai phạm, bảo đảm khách quan, công tâm và theo quy định của pháp luật; đồng thời ổn định tình hình, bảo đảm việc dạy và học của nhà trường.
https://nhandan.vn/tuyen-quang-tam-dinh-chi-chuc-vu-hieu-truong-truong-thcs-van-phu-post786240.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Tuyên Quang", "học sinh", "giáo viên" ] }
6 tỷ đồng học bổng và hành trình tiếp sức ước mơ vượt khó của sinh viên
NDO -Năm vừa qua, đã có gần 600 suấthọc bổng"Vững tương lai" được trao gửi đến tay học sinh, sinh viên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học tập xuất sắc trên khắp mọi miền Tổ quốc. Trong năm 2024, chương trình đồng hành đầy nhân văn, được kỳ vọng tiếp tục chắp cánh ước mơ tương lai của nhiều bạn trẻ ngồi ghế giảng đường.
Năm học 2022-2023 đánh dấu đợt triển khai đầu tiên của học bổng"Vững tương lai", với tổng kinh phí 6 tỷ đồng. Theo thống kê, từ hơn 1 nghìn hồ sơ đăng ký,Trung ương Hội Sinh viên Việt Namđã chọn lựa, trao 40 suất học bổng loại A (trị giá 80 triệu đồng/suất) và gần 600 suất học bổng loại B (5 triệu đồng/suất) tặng học sinh, sinh viên thuộc diện thụ hưởng trên khắp mọi miền đất nước.Trong đó, tỷ lệ nhận học bổng của học sinh chiếm 48,76%, của sinh viên chiếm 51,24%. Tính theo nhóm đối tượng, học bổng đến với học sinh, sinh viên gia đình chính sách đạt 35,83%, với các bạn trẻ hoàn cảnh khó khăn chiếm 25,32% và nhóm học sinh, sinh viên mắc hoặc có người nhà mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật chiếm khoảng 33,9%.Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Hồ Hồng Nguyên (bên phải) tiếp nhận kinh phí triển khai chương trình từ đại diện Vietcombank.Đáng chú ý, có nhiều suất học bổng loại A đã được trao đến tay học sinh, sinh viên tài năng, đạt thành tích học tập xuất sắc như: Huy chương vàng Giải vô địch Đông Nam Á, Huy chương vàng SEA Games 32 môn điền kinh và hàng loạt giải thưởng cao ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia...Tin liên quan“Người bạn” 30 năm đồng hành với sinh viênĐể tăng độ mở và sức lan tỏa từ chương trình, Ban tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động bên lề theo tiêu chí thiết thực, mang tính cộng đồng cao. Tiêu biểu, có thể kể đến Giải chạy "Vietcombank Run & Share: Vạn trái tim - Một niềm tin", nhằm gây quỹ "Vững tương lai" năm 2024, diễn ra cuối tháng 3 vừa qua tạiThủ đô Hà Nội.Học bổng "Vững tương lai" được trao đến tay các chiến sĩ lực lượng vũ trang.Tiếp nối những giá trị nhân ái trên, Ban tổ chức tin tưởng rằng, năm 2024 sẽ tiếp tục là một nhịp cầu nối ý nghĩa trên hành trình chung tay vì cộng đồng, tiếp tục thắp lên yêu thương, niềm tin tươi sáng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, tài năng, đồng hành với ước mơ vươn cao, bay xa và tỏa sáng của các bạn trẻ.Có thể khẳng định, "Vững tương lai" không chỉ là nguồn động lực về mặt tài chính, mà còn là sự công nhận, động viên khuyến khích và tiếp sức hiệu quả để học sinh, sinh viên ưu tú chinh phục giảng đường đại học, trở thành lực lượng trí thức trẻ vững bản sắc, hiện thực hóa các mốc mục tiêu lớn của đất nước vào các năm 2025, 2030 và 2045.Học sinh, sinh viên thành phố mang tên Bác nhận học bổng "Vững tương lai"."Vững tương lai" là một trong những nội dung phối hợp trọng tâm giữaTrung ương Hội Sinh viên Việt Namvà Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giai đoạn 2023-2027, nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên cả nước trong học tập, rèn luyện, nhất là nhóm bạn trẻ vượt khó, vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện.
https://nhandan.vn/6-ty-dong-hoc-bong-va-hanh-trinh-tiep-suc-uoc-mo-vuot-kho-cua-sinh-vien-post803786.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Học bổng \"Vững tương lai\"", "Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam", "học bổng", "học sinh", "sinh viên" ] }
Các cơ quan báo chí tổ chức gặp mặt, tri ân nhà giáo dịp 20/11
NDO -Chiều 17/11, các cơ quan báo chí gồm: Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức gặp mặt các nhà giáo. Đây là dịp để những người làm báo gửi lời chúc mừng, tri ân tới đội ngũ nhà giáo, những người công tác trong ngành giáo dục trên mọi miền đất nước nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Dự buổi lễ gặp mặt, tri ân nhà giáo có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Kim Sơn, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đỗ Tiến Sỹ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.Cùng dự có đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; các đồng chí Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, các đồng chí Phó Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 4 cơ quan báo chí.Đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam và đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Cùng dự buổi gặp mặt, tri ân có hơn 30 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, những thầy cô đang giảng dạy tại những trường phổ thông ở nhiều vùng khó khăn trên cả nước.Đây là lần đầu tiên 4 cơ quan báo chí đồng tổ chức gặp mặt, tri ân các nhà giáo, cùng vào dịp kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thay mặt lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên 4 cơ quan báo chí gửi lời chúc mừng, lời tri ân tới đội ngũ nhà giáo, những người đang làm nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp "trăm năm trồng người" trong công cuộc đổi mới của đất nước.Đồng chí Lê Quốc Minh cho biết, dịp 20/11 hằng năm là ngày để cả xã hội thể hiện tình cảm, tấm lòng trân trọng, tri ân đối với đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, cán bộ ngành giáo dục vì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp “trồng người”.Các đồng chí lãnh đạo Báo Nhân Dân tặng hoa cán bộ ngành giáo dục. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Các thế hệ nhà giáo đã nỗ lực khắc phục khó khăn, luôn giữ vững ngọn lửa đam mê; là tấm gương sáng, tận tụy, tâm huyết với nghề. Có những thầy giáo, cô giáo đã hy sinh cả tuổi xuân của mình, hết lòng vì học sinh, bám trường, bám lớp, trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em ở những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.“Các nhà giáo cũng được xã hội tôn vinh, trân trọng bởi luôn giữ gìn và phát huy phẩm chất, tinh thần sáng tạo không ngừng, tiên phong trong việc phát triển tri thức, đổi mới sáng tạo, vững vàng về tư tưởng, mẫu mực về đạo đức, nhân cách, đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hết lòng vì học sinh thân yêu. Các nhà giáo dạy bảo, dẫn dắt, chỉ đường cho những lớp lớp học trò lớn lên, trưởng thành, vươn lên chinh phục những đỉnh cao tri thức và đóng góp cho xã hội” - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh bày tỏ.Đồng chí Lê Quốc Minh cũng cho biết, những năm qua, 4 cơ quan báo chí gồm: Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam luôn đồng hành cùng ngành giáo dục, nỗ lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.“Chặng đường phía trước còn nhiều thử thách, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành cũng như của người thầy giáo, cô giáo; đồng thời là cầu nối, trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên, các chuyên gia, nhà khoa học và toàn thể nhân dân đóng góp ý kiến, góp phần tạo đồng thuận và niềm tin trong xã hội” - đồng chí Lê Quốc Minh khẳng định.Đến từ một ngôi trường ở nơi đặc biệt khó khăn, cô giáo H’ Phen Êya, dân tộc M’Nông, giáo viên Trường mầm non Ea T’ling huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông xúc động cho biết, cảm thấy mình thật vinh dự, tự hào là một trong hàng nghìn bông hoa trong sự nghiệp trồng người của ngành giáo dục nước nhà có mặt tại buổi lễ.Cô giáo H’ Phen Êya, giáo viên Trường mầm non Ea T’ling huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)“Với phương châm mỗi người thầy, người cô phải “làm cây thông giữa sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhắc nhở, tôi đã không ngừng nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao” - cô giáo H’ Phen Êya chia sẻ.“Buổi lễ hôm nay cũng là một phần động lực để tôi tiếp tục cố gắng hơn nữa, đem hết sức lực, trí tuệ tình thương yêu của mình để đóng góp nhiều hơn nữa" - cô cho biết và nói rằng bản thân sẽ xin "… Nguyện thắp sáng lửa tin yêu trong lòng con trẻ/ Nguyện chung vai biến gỗ hóa trầm/ Nguyện rút ruột tằm để nhả sợi tơ/… Nguyện thân tằm dâu xanh nghiền ngấu/ Nguyện đời ong nung nấu trăm hoa…”Cô giáo Hoàng Thị Thưu, Trường tiểu học Hương Liên, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Tại buổi lễ, các đại biểu cũng lắng nghe chia sẻ của những thầy cô giáo đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số - nơi kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn nhưng các thầy cô đã luôn nỗ lực, tận tâm gắn bó với học trò, với trường, với lớp, như: cô giáo Hoàng Thị Thưu, Trường tiểu học Hương Liên, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, người đã có 27 năm gắn bó với học sinh dân tộc Chứt; cô giáo Đặng Thị Nụ, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; thầy giáo Nguyễn Văn Lên, giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.Nhiều thầy cô đang chung tay trong công tác phát hiện đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi và những thầy cô đang đảm nhiệm công tác quản lý trong ngành giáo dục cũng phát biểu và chia sẻ tại buổi gặp, như: thầy giáo Vương Trường Sơn, giáo viên Trường trung học phổ thông chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; thầy giáo Nguyễn Ngọc Thắng, Khoa Kỹ thuật Công nghệ, Trường đại học Tiền Giang; cô Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thay mặt cho các thầy cô, cán bộ trong ngành giáo dục bày tỏ sự cảm động và niềm vui trong buổi gặp mặt đặc biệt lần đầu tiên được đồng tổ chức bởi 4 cơ quan báo chí lớn.Bộ trưởng cho rằng, ngày 20/11 là ngày xã hội tri ân tới các nhà giáo và người làm nghề giáo cũng chọn ngày này để cảm ơn tới cuộc đời đã cho chúng ta một nghề nghiệp thật đặc biệt, là ngày để những nhà giáo cùng nhìn lại hành trình của mình để cố gắng phấn đấu cho xứng với sự tri ân của xã hội.“Chúng tôi muốn nói lời cảm ơn tới 4 cơ quan báo chí và qua đó bày tỏ sự cảm ơn tới xã hội, người dân và đất nước” - Bộ trưởng bày tỏ.Trong dịp này, Bộ trưởng cũng đã có những chia sẻ về giá trị của nghề dạy học cùng lời nhắn nhủ: “Nhà giáo tự mình bằng trí tuệ, tri thức hãy làm hết việc mình cần phải làm bằng bản lĩnh, tri thức”.
https://nhandan.vn/cac-co-quan-bao-chi-to-chuc-gap-mat-tri-an-nha-giao-dip-2011-post783157.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "nhà giáo tiêu biểu", "tri ân nhà giáo", "cơ quan báo chí", "gặp mặt nhà giáo", "20/11", "tri ân thầy cô", "tôn sư trọng đạo", "giáo viên vượt khó", "giáo viên tâm huyết" ] }
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
NDO -Thời gian gần đây, tình trạng dạy liên kết tiếng Anh, kỹ năng sống và các hoạt độnggiáo dụckhác trong nhà trường đã gây bức xúc dư luận.
Trước thực trạng trên,Bộ Giáo dục và Đào tạovừa có Văn bản số 5333/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và chủ trương xã hội hóa giáo dục, các địa phương đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động như: Giáo dục kỹ năng sống; liên kết dạy ngoại ngữ, dạy tin học tăng cường; tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường… theo nhu cầu người học tại các cơ sở giáo dục. Kết quả đã góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách toàn diện cho người học.Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa còn có hạn chế dẫn đến băn khoăn, lo lắng và tạo ra dư luận không tốt về loại hình hoạt động giáo dục này.Tin liên quanBộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu, sửa đổi quy định về dạy thêm, học thêmĐể tăng cường hiệu quả quản lý, bảo đảm quyền lợi của giáo viên, học sinh và học viên khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu người học.Ngoài ra, các Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo về tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương với các nội dung như: Công tác chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo; công tác triển khai tại các cơ sở giáo dục; đánh giá thuận lợi, khó khăn; đề xuất, kiến nghị và tổng hợp số liệu tên hoạt động giáo dục, đối tượng học sinh tham gia, đơn vị liên kết... về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/10.
https://nhandan.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-yeu-cau-ra-soat-hoat-dong-giao-duc-ngoai-gio-chinh-khoa-post775328.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "tiếng anh liên kết", "kỹ năng sống", "rà soát", "giáo dục ngoài giờ chính khóa" ] }
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên
Thời gian qua, khởi nghiệp đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, địa phương. Trong đó, đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên là một chương trình có ý nghĩa khoa học và xã hội to lớn, là sân chơi trí tuệ rộng mở để khẳng định, tôn vinh sức sáng tạo, thành quả của học sinh, sinh viên.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục và đào tạo.Đến nay, 100% cơ sở giáo dục đại học ban hành quy định hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dành cho giảng viên và người học góp phần phát triển và hình thành văn hóa khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Cả nước có gần 30% cơ sở giáo dục đại học hình thành và phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp của đơn vị, 90% trong số đó tham gia các mạng lưới khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học khác phát triển mạng lưới khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.Hiện nay, bình quân mỗi cơ sở giáo dục đại học hợp tác với khoảng 60 doanh nghiệp trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu. Một bộ phận doanh nghiệp đã chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo để tìm kiếm nhân lực, đặt hàng nhân lực chất lượng cao và đồng hành cùng nhà trường trong quá trình đào tạo. Có 60% trường đại học đã thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh của các cơ sở đào tạo; 50 cơ sở đào tạo đã thành lập trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp...Nhiều cơ sở giáo dục đại học như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Trường đại học Ngoại thương, Trường đại học Phenikaa... đã trở thành những địa chỉ tin cậy và ươm mầm mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp. Đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, có hơn 60% các địa phương triển khai xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp.Nhiều cơ sở giáo dục đã tổ chức các hoạt động dưới các hình thức phong phú, đa dạng như lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục ngoại khóa, hình thành các loại hình câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động khoa học...Đáng chú ý, để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên hằng năm luôn có nhiều hoạt động mang ý nghĩa thiết thực. Năm 2024, tại ngày hội đã diễn ra nhiều hoạt động như: Chuỗi các diễn đàn, hoạt động tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh; trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp tại các gian hàng; chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI; diễn đàn kết nối mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các trường đại học, cao đẳng; diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.Trong đó, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” thu hút hàng trăm ý tưởng, dự án khởi nghiệp tham gia. Em Nguyễn Thị Hoài Ni, lớp 12A8, Trường THPT Trần Văn Giàu, TP Hồ Chí Minh cho biết, cuộc thi mang đến cho học sinh, sinh viên trải nghiệm hành trình học hỏi, sáng tạo, thể hiện ước mơ, xây dựng ý tưởng khởi nghiệp và có thêm niềm tin biến ước mơ khởi nghiệp thành hiện thực.Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” đã thu hút đông đảo cơ sở giáo dục, các em học sinh, sinh viên và cộng đồng các doanh nghiệp tham gia. Tất cả học sinh, sinh viên đã tập trung thể hiện bản lĩnh, sức trẻ, nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo, tinh thần vì cộng đồng, vận dụng các kiến thức, kỹ năng để đưa ra sáng kiến, giải pháp giải quyết vấn đề của cộng đồng, của xã hội và hình thành nên những ý tưởng sáng tạo.Những dự án khởi nghiệp mang tính đột phá không chỉ để tham dự cuộc thi này mà còn nhằm mang lại những giá trị hữu ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội. Năm 2024, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” đã thu hút 707 bài dự thi, trong đó có 80 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng bình chọn và vòng chung kết. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 10 giải nhất, 20 giải nhì, 30 giải ba, 20 giải khuyến khích cho những ý tưởng, bài dự thi xuất sắc. Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn, thông qua cuộc thi, các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư sẽ quan tâm và tiếp tục hỗ trợ các dự án để học sinh, sinh viên có thể nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp của mình...Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; rà soát, sửa đổi, cập nhật, ban hành và đề ra các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạocho học sinh, sinh viên gắn với hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và hướng nghiệp. Mặt khác, ngành giáo dục cũng triển khai tổ chức các chương trình giáo dục gắn với các hoạt động thực tiễn nhằm từng bước nâng cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp để học sinh sớm hình thành ý chí tự thân lập nghiệp; thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học triển khai có hiệu quả các quy định về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hợp tác nhà trường và doanh nghiệp, hợp tác quốc tế nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục và đào tạo.
https://nhandan.vn/lan-toa-tinh-than-khoi-nghiep-trong-hoc-sinh-sinh-vien-post811417.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Quyết định số 1665/QĐ-TTg", "Khởi nghiệp", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "ý tưởng khởi nghiệp" ] }
Nâng cao trình độ, năng lực chỉ huy, tham mưu cấp chiến dịch, chiến lược
NDO -Sáng 23/3, tại Hà Nội, Học viện Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ bế giảng Lớp đào tạo ngắn hạn Chỉ huy-Tham mưu cao cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia khóa 19; Quân đội nhân dân Lào khóa 5.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Thượng tướng Lương Đình Hồng, Chính ủy Học viện Quốc phòng Việt Nam cho biết, thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng Việt Nam về hợp tác đào tạo cán bộ cao cấp Quân đội Hoàng gia Campuchia và Quân đội nhân dân Lào, trong thời gian qua, Học viện Quốc phòng Việt Nam đã và đang đào tạo, bồi dưỡng cho nhiều đối tượng cán bộ của Quân đội Hoàng gia Campuchia và Quân đội nhân dân Lào.Quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Quốc phòng Việt Nam, các học viên được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, chuyên sâu, cập nhật thực tiễn; giúp học viên nâng cao tri thức, khả năng tư duy và năng lực lãnh đạo, chỉ huy, nghiên cứu khoa học ở cấp chiến dịch-chiến lược, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội Hoàng gia Campuchia và Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn mới. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và thắt chặt hơn tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa ba nước trên bán đảo Đông Dương, góp phần tích cực vào giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.Thượng tướng Lương Đình Hồng, Chính ủy Học viện Quốc phòng Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện Quốc phòng, các học viên đã được nghiên cứu về truyền thống đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia; về văn hóa chính trị, lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, quân sự và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam; về nâng cao năng lực tư duy của cán bộ chiến dịch, chiến lược trong thời kỳ mới; về đặc điểm tình hình thế giới và khu vực tác động đến quốc phòng, an ninh những năm đầu thế kỷ 21; chiến lược một số nước lớn liên quan đến quốc phòng, an ninh khu vực; sự phát triển mới về tác chiến tiến công của quân đội một số nước; phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng an ninh trong tình hình mới ở Việt Nam.Bên cạnh đó, các học viên cũng được nghiên cứu về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới; xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; những vấn đề cơ bản về nghệ thuật chiến dịch; về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), phòng thủ dân sự; về tác chiến phòng thủ chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; về bảo đảm, sử dụng quân binh chủng-ngành; công tác chỉ huy-tham mưu trong tác chiến, diễn tập…
https://nhandan.vn/nang-cao-trinh-do-nang-luc-chi-huy-tham-muu-cap-chien-dich-chien-luoc-post744242.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Học viện Quốc phòng Việt Nam", "đào tạo ngắn hạn Chỉ huy-Tham mưu", "Campuchia", "Lào", "bế giảng" ] }
Đổi mới tư duy xây dựng Trường học hạnh phúc
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Bộ tiêu chí và kế hoạch thực hiện mô hình Trường học hạnh phúc. Đây là cơ sở quan trọng để các trường học trên địa bàn thành phố triển khai, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Trường học hạnh phúc.
Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc với 18 tiêu chí được áp dụng triển khai trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên… trên địa bàn thành phố.Để trường học là ngôi nhà thứ haiTừ năm 2013 đến nay, Trường trung học cơ sở Linh Đông, thành phố Thủ Đức luôn chú trọng triển khai, tích cực hưởng ứng các hoạt động đổi mới giáo dục như: đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng nguyên tắc quản lý dân chủ, yêu thương và tôn trọng. Qua quá trình thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa nhà trường giai đoạn 2019-2025” và xây dựng trường học hạnh phúc, nhà trường dần hướng đến việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng, giúp chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên.Cùng với đó, tập thể sư phạm nhà trường, phụ huynh, học sinh phát huy tốt truyền thống yêu thương con người, sáng tạo trong lao động, học tập. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi làm nên thành công trong hoạt động xây dựng Trường học hạnh phúc của Trường trung học cơ sở Linh Đông trong thời gian tới. Để đạt được kết quả này, Trường trung học cơ sở Linh Đông đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện bộ ba giải pháp, đó là: Xây dựng môi trường nhà trường an toàn, yêu thương và tôn trọng; đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học và hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn; xây dựng, phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.Tuy nhiên, theo nhà trường, trong quá trình triển khai, đơn vị cũng gặp các khó khăn cần được tháo gỡ nếu muốn thực hiện thành công mô hình Trường học hạnh phúc. Cụ thể, một bộ phận giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp dạy học làm cho việc cập nhật công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học gặp nhiều hạn chế.Một bộ phận phụ huynh chưa nắm bắt kịp thời những thông tin về đổi mới dạy học hướng tới xây dựng Trường học hạnh phúc, chưa tích cực hợp tác với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục học sinh. Cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp sau hơn 20 năm đưa vào hoạt động, việc tự trang bị thêm màn hình máy chiếu để đáp ứng đổi mới dạy học gặp nhiều khó khăn. Sĩ số học sinh trong một lớp khá đông, nhất là khối 6 trung bình gần 50 em/lớp đã làm cho hiệu quả làm việc nhóm và công tác quản lý nhóm học chưa được như mong muốn…Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với mục tiêu vì sự tiến bộ của học sinh, bằng tình thương và trách nhiệm, những năm qua, tập thể sư phạm nhà trường đã không ngừng hưởng ứng các hoạt động đổi mới giáo dục, nghiên cứu thực hiện những giải pháp phù hợp để xây dựng trường học an toàn, yêu thương, để giáo viên và học sinh luôn cảm thấy đây thật sự là ngôi nhà thứ hai của mình.Trường học hạnh phúc là xu hướng tất yếuTheo các chuyên gia, xây dựng Trường học hạnh phúc là nhiệm vụ tất yếu của ngành giáo dục nói chung và từng nhà trường nói riêng. Tùy điều kiện thực tế ở mỗi trường học mà Ban giám hiệu nhà trường có chiến lược xây dựng mang tính đặc thù. Tuy cách thức thực hiện khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của Trường học hạnh phúc là cho giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày đến trường.Để thực hiện điều này, từng giáo viên, nhà trường và kể cả phụ huynh học sinh… cần thay đổi tư duy. Theo đó, người giáo viên cần xem học sinh là trung tâm, còn giáo viên là người tổ chức hướng dẫn để học sinh tự khám phá tri thức, đồng thời, giáo viên không buông xuôi trước những khó khăn thách thức mà không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển bản thân để làm gương cho các em. Đối với học sinh, để mỗi ngày đến trường sẽ không còn là sự bắt buộc mà là niềm vui, các em cần được giáo dục đạo đức, lối sống chuẩn mực, trách nhiệm, yêu thương và tôn trọng. Cần giáo dục cho các em có được sự tự chủ, tự do và cảm hứng trong từng hoạt động khi ở trường; tạo cho các học sinh hình thành được cho mình lối sống văn hóa tốt đẹp khi học tập tại trường...Với mong muốn xây dựng, phát triển mô hình Trường học hạnh phúc dựa trên nguyên lý trải nghiệm hạnh phúc của con người: Kết nối với bản thân-kết nối với người khác-kết nối với thế giới tự nhiên. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên được yêu thương, tôn trọng, an toàn, chia sẻ và thấu hiểu, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc với 18 tiêu chí được chia làm ba nhóm tiêu chuẩn.Cụ thể, nhóm tiêu chuẩn về con người gồm sáu tiêu chí; nhóm tiêu chuẩn về dạy học và hoạt động giáo dục gồm tám tiêu chí; nhóm tiêu chuẩn về môi trường gồm bốn tiêu chí. Dựa vào Bộ tiêu chí, Ban giám hiệu, ban lãnh đạo, hội đồng sư phạm tự đánh giá mức độ đạt được của trường. Chỉ tiêu nào đã thực hiện tốt cần duy trì, chỉ tiêu nào chưa đạt được cao thì cần đưa ra mục tiêu, phương hướng để cải thiện mức độ và chất lượng để Trường học hạnh phúc.Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết: Việc đưa ra Bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc nhằm hướng đến mục tiêu tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, qua đó, tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và học viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thành phố Hồ Chí Minh:“Sống tử tế, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo”. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai bài bản về xây dựng Trường học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc không phải học sinh sẽ học ít đi mà là học với niềm đam mê, được phát huy tối đa năng lực và phẩm chất người học. Việc thực hiện Trường học hạnh phúc cần trên tinh thần tự nguyện, lợi ích thật sự của đơn vị, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội, tránh chạy theo thành tích.
https://nhandan.vn/doi-moi-tu-duy-xay-dung-truong-hoc-hanh-phuc-post782999.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [] }
Trao 391 suất học bổng “Lương Định Của” cho học sinh hiếu học tiêu biểu tỉnh Sóc Trăng
NDO -Ngày 6/2, Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ trao 391 suất học bổng “Lương Định Của” tỉnh Sóc Trăng cho học sinh, sinh viên hiếu học tiêu biểu năm 2023, với tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng.
Trong đó, có 338 suất cho sinh viên hiếu học tiêu biểu đang học tại các trường đại học trong cả nước (3 triệu đồng/suất); 50 suất cho học sinh đỗ đại học có tổng số điểm thi 3 môn cao nhất tỉnh (5 triệu đồng/suất); 3 suất cho nhóm tác giả đạt Giải Nhất trong Cuộc thi “Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng” cấp tỉnh (7 triệu đồng/suất). Kinh phí học bổng do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiếtSóc Trăngtài trợ.Trao học bổng cho nhóm tác giả đạt Giải Nhất trong Cuộc thi “Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng”.Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho rằng, việctrao học bổnghôm nay có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua đó, động viên, khích lệ tinh thần hiếu học, tạo động lực cho các em học sinh, sinh viên hiếu học tiêu biểu có hoàn cảnh nghèo khó được tiếp tục học tập tốt.Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn trao học bổng Lương Định Của cho học sinh hiếu học tiêu biểu.Đồng chí mong muốn các em cố gắng học tập tốt hơn nữa để xứng đáng với ý nghĩa của quỹ học bổng mang tên Nhà Nông học Lương Định Của, người con ưu tú của quê hương Sóc Trăng đã có sự đóng rất lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước trong việc lai tạo lúa giống.
https://nhandan.vn/trao-391-suat-hoc-bong-luong-dinh-cua-cho-hoc-sinh-hieu-hoc-tieu-bieu-tinh-soc-trang-post795500.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Hiếu học", "Khuyến học", "Nhi đồng", "Suất học bổng", "Thanh thiếu niên", "Lúa giống", "Học bổng “Lương Định Của” cho học sinh hiếu học tiêu biểu tỉnh Sóc Trăng" ] }
Hà Nội: Công bố điểm thi chọn đội tuyển học sinh giỏi thành phố
NDO -Ngày 28/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm thi chọnđội tuyển học sinh giỏiThành phố dự thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 (Vòng 2).
Để tra cứu kết quả thi, học sinh truy cập, nhập số báo danh của mình trên trang công bố điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại địa chỉ: https://tracuu.hanoi.edu.vn .Kỳ thi chọn học sinh giỏi vào các đội tuyển thành phố dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vào ngày 21/10 vừa qua tại Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường trung học phổ thông Chu Văn An.Có 1.188 học sinh dự thi ở 12 môn học: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung và Tiếng Nga.Sau khi công bố kết quả, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ thành lập 12 đội tuyển, tương ứng với 12 môn thi để tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi trung học phổ thông cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.Theo Thông tư số 17/2023/TT-BGDĐT về quy chế thi học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có hiệu lực từ năm học này, số lượng học sinh của mỗi đội tuyển của thành phố Hà Nội sẽ được tăng lên thành 20 học sinh. Như vậy, dự kiến sẽ có 240 học sinh được vào đội tuyển thành phố Hà Nội dự thi quốc gia.
https://nhandan.vn/ha-noi-cong-bo-diem-thi-chon-doi-tuyen-hoc-sinh-gioi-thanh-pho-post779911.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "thi chọn học sinh giỏi", "thi quốc gia", "thi học sinh giỏi", "giáo dục Thủ đô", "tra cứu điểm thi", "học sinh Hà Nội" ] }
Hàng chục nghìn học sinh Sa Pa và Bắc Hà phải nghỉ học tránh rét hại
NDO -Sáng 23/1, nhiệt độ nhiều địa phương vùng núi cao Lào Cai như Sa Pa, Bắc Hà… giảm thấp dưới 6 độ C, theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết, có hai địa phương là thị xã Sa Pa và huyện Bắc Hà phải chohọc sinh nghỉ họctránh rét hại…
Tại thị xã Sa Pa, sáng sớm 23/2 nhiệt độ hạ xuống chỉ còn dưới 4 độ C khiến 17/59 trường (trong đó, có 9 trường mầm non, 8 trường tiểu học và trung học cơ sở) với 7.402 học sinh phải tạm dừng đến trường để ở nhà tránh rét.Tại huyện Bắc Hà, 12 trường học ở khu vực vùng cao chịu rét hại đã phải cho 3.624 học sinh tạm nghỉ học tránh rét.Tin liên quanSáng nay, các trường mầm non, tiểu học Hà Nội cho học sinh nghỉ vì rét đậmChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã yêu cầu ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại. Theo đó, đối với các trường có học sinh bán trú, thầy, cô giáo có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, bổ sung chăn, áo ấm cho học sinh; chỗ ngủ bảo đảm kín và ấm áp.Các trường mầm non, tiểu học phải có nước ấm để phục vụ, chăm sóc các cháu; đồng thời bảo đảm chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý trong những ngàyrét đậm, rét hại kéo dài.
https://nhandan.vn/hang-chuc-nghin-hoc-sinh-sa-pa-va-bac-ha-phai-nghi-hoc-tranh-ret-hai-post793314.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "học sinh nghỉ học vì rét", "Sa Pa", "Bắc Hà", "rét đậm", "rét hại", "thời tiết khắc nghiệt" ] }
Học sinh Hà Nội tìm hiểu và trải nghiệm “Ngày tiếng Trung quốc tế” năm 2024
NDO -Ngày 15/4, thầy và trò Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam đã có những hoạt động trải nghiệm, giao lưu bổ ích thông qua ngày hội trải nghiệm văn hóa Trung Quốc và “Ngày tiếng Trung quốc tế” năm 2024 do Trường đại học Hà Nội tổ chức.
Sự kiện thu hút đông đảo học sinh khối chuyên tiếng Trung của Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam tham dự, giao lưu.Theo Ban Tổ chức, ngày hội trải nghiệm văn hóa và “Ngày tiếng Trung quốc tế” là hoạt động thường niên của Trường đại học Hà Nội nhằm tạo sân chơi cho học sinh trung học phổ thông và sinh viên chuyên ngành tiếng Trung. Tại đây, các em có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, thể hiện sự hiểu biết của mình đối với ngôn ngữ Trung Quốc.Nhà giáo Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam cho biết, quá trình tiếp nhận và vận dụng triết lý giáo dục của Khổng Tử ở Việt Nam là một trong những biểu hiện quan trọng của lịch sử hội nhậpvăn hóa Việt-Trung.Với vị thế của ngôi trường tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tại Thủ đô, Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam luôn coi trọng việc học hỏi, áp dụng tinh thần giáo dục của Khổng Tử để nâng cao chất lượng trong quá trình dạy và học.Không chỉ vậy, hoạt động giao lưu văn hóa Việt-Trung cũng được tổ chức tại trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm văn hóa với nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn.Cũng theo nhà giáo Trần Thùy Dương, học sinh khối chuyên tiếng Trung luôn có niềm đam mê và sự yêu thích đối với ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Trong quá trình học tập, các em luôn chủ động tìm hiểu về văn hóa; tích cực xây dựng và tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa Việt-Trung.Học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam biểu diễn văn nghệ tại buổi giao lưu.Nhà trường mong muốn, với sự hiểu biết, năng động và tinh thần nhiệt huyết của mình, học sinh Trường THPTchuyên Hà Nội-Amsterdamcó thể trở thành những đại sứ lan tỏa niềm đam mê, nhu cầu tìm tòi, khám phá văn hóa Trung Quốc tới nhiều bạn trẻ tại Việt Nam. Đó cũng là một sứ mệnh quan trọng của nhà trường trong việc thắt chặt tinh thần hữu nghị bền vững Việt-Trung.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-ha-noi-tim-hieu-va-trai-nghiem-ngay-tieng-trung-quoc-te-nam-2024-post804868.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam", "Ngày tiếng Trung quốc tế", "Trường đại học Hà Nội" ] }
Bảo đảm quyền lợi tối đa cho thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
NDO -Ngày 17/6, Đoàn công tác số 1 của Ban Chỉ đạo quốc giaKỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thôngnăm 2024 do Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Tại đây, đoàn công tác kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị, động viên các em học sinh đang ôn tập tại điểm thi Trường trung học phổ thông Bình Xuyên (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) và Trường trung học phổ thông Vĩnh Yên (thành phố Vĩnh Phúc); địa điểm in sao đề thi.Không lơ là, chủ quan trong tổ chức kỳ thiBáo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Huyến cho biết: Năm nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 15.563 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, giáo dục phổ thông có 11.545 thí sinh, giáo dục thường xuyên có 3.557 thí sinh và 461 thí sinh tự do (có 50 thí sinh xét tuyển đại học bằng kết quả học bạ điểm thi tốt nghiệp năm trước nên không dự thi), tăng 1.470 thí sinh so với kỳ thi tốt nghiệp năm 2023.Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đã bố trí 30 điểm thi với 706 phòng thi và hơn 2.500 cán bộ trong, ngoài ngành và giáo viên tham gia các khâu của kỳ thi. Trong đó, trên 1.430 cán bộ coi thi, 316 người làm cán bộ giám sát; lực lượng công an và gần 100 người làm thanh tra...Tin liên quanSẵn sàng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024Đến thời điểm này, toàn bộ 30 điểm thi đã được rà soát, kiểm tra, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp an toàn, đúng quy chế; Phương án giao đề thi và bảo quản đề thi, bài thi tại điểm thi đượcbảo đảm an toàn, bảo mật, đúng quy định. Các điểm thi đều bảo đảm là khu vực biệt lập, bảo đảm an ninh, an toàn, thuận tiện giao thông. Phương án vận chuyển đề thi, bài thi, phòng chống cháy nổ, trang bị máy phát điện dự phòng, công tác chuẩn bị đối phó với tình huống bất thường, mưa bão cũng được chuẩn bị chặt chẽ.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn khẳng định: Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là nhiệm vụ quốc gia và cũng là nhiệm vụ quan trọng của địa phương nên tỉnh Vĩnh Phúc xác định làm sao cho tốt nhất. Nhấn mạnh hai từ khóa được tỉnh Vĩnh Phúc xác định là trọng tâm trong tổ chức kỳ thi là “chu đáo” và “an toàn”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Chúng tôi xác định đây là “chiến dịch”, phải kỹ càng, vất vả mới có kết quả và phải làm hết trách nhiệm. Tinh thần chung của tỉnh là cầu thị và nghiêm túc; không tạo ra căng thẳng nhưng không lơ là, chủ quan".Quang cảnh buổi làm việc.Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh Vĩnh Phúc, các thành viên Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia đã có những trao đổi, lưu ý với tỉnh trong công tác chuẩn bị cho kỳ thi. Liên quan đến việc gian lận trong kỳ thi, Trưởng phòng An ninh thông tin mạng, Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Đại tá Phan Thị Kim Dung cho biết: Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin thì việc xuất hiện các thiết bị công nghệ cao giúp thí sinh gian lận trong các kỳ thi diễn ra ngày càng phổ biến. Về cơ bản các thiết bị có hình dạng giống các đồ vật thông dụng, thiết kế tinh vi, nhỏ gọn, mắt thường không phát hiện được ra.Đặc biệt, trong thời gian vừa qua đã phát hiện nhiều hội nhóm rao bán thiết bịgian lận trong kỳ thivà được nhiều người đặt mua. Vì vậy, ngành giáo dục cần nâng cao nhận thức cho trưởng điểm thi, cán bộ trông thi, thí sinh về mức độ nghiêm trọng của hành vi gian lận, cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Các cán bộ làm công tác tổ chức thi không được lơ là, chủ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm (nếu có).Chủ động phương án, kịch bản dự phòngQua kiểm tra công tác chuẩn bị và đi thực tế một số điểm thi trên địa bàn, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận và đánh giá cao ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Vĩnh Phúc là một trong những địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và ban hành Chỉ thị về kỳ thi của địa phương sớm. Công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cũng được địa phương quan tâm thực hiện với tinh thần chu đáo với ngành, với học sinh, phụ huynh và cán bộ tham gia kỳ thi.Thứ trưởng cho biết, năm 2024 là năm cuối cùng của kỳ thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Đây là kỳ thi có quy mô toàn quốc, kết quả của kỳ thi phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp trung học phổ thông, làm cơ sở để xét tuyển đại học, cao đẳng và đánh giá chất lượng giáo dục, do đó kỳ thi luôn nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.Trong quá trình chuẩn bị cho Kỳ thi, Ban Chỉ đạo quốc gia mong muốn các địa phương quán triệt đầy đủ nội dung cơ bản trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024. Trong đó, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh năm nhóm vấn đề trong tổ chức kỳ thi năm nay. Cụ thể là công tác chỉ đạo sâu sát, toàn diện; công tác phối hợp nhịp nhàng, thông suốt, hiệu quả; công tác chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng; công tác tổ chức đúng quy trình, đúng quy chế; công tác truyền thông chủ động, kịp thời, cung cấp đầy đủ thông tin, công khai minh bạch.Lưu ý một số việc cần làm tiếp theo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Ban Chỉ đạo thi tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc tại các điểm thi, chủ động kịch bản các phương án dự phòng, chú trọng công tác phối hợp và quan tâm công tác lựa chọn nhân sự. Thiết bị hỗ trợ tối tân đến đâu nhưng nếu con người cố tình vi phạm vẫn không thể tránh được. Vì vậy, Thứ trưởng lưu ý và đề nghị địa phương quan tâm công tác tập huấn nâng cao nhận thức và thông tin đầy đủ về những hệ lụy khi xảy ra sai sót, sai phạm.Thứ trưởng cũng lưu ý địa phương về yêu cầu “bốn đúng”, “ba không” trong tổ chức kỳ thi. Cụ thể, “bốn đúng” là đúng quy chế và hướng dẫn thi; đúng và đủ quy trình; đúng vị trí chức trách nhiệm vụ được giao; đúng thời điểm, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. “Ba không” là không lơ là chủ quan; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không căng thẳng, áp lực quá mức.
https://nhandan.vn/bao-dam-quyen-loi-toi-da-cho-thi-sinh-tham-du-ky-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-post814732.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "ngành giáo dục Vĩnh Phúc", "gian lận trong kỳ thi", "Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông", "quyền lợi" ] }
Tháo gỡ vướng mắc về chế độ chính sách đối với giáo viên
Ngày 15/8, tại Hà Nội, lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục". Tại đây, những vấn đề về tiền lương, phụ cấp, dạy học tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được các nhà giáo đặc biệt quan tâm.
Là giáo viên mầm non có nhiều năm gắn bó với nghề, cô giáo Lê Thị Tuyết Hường, Trường mầm non Thanh Nưa (huyện Ðiện Biên, tỉnh Ðiện Biên) cho biết: Mặc dù chế độ tiền lương của giáo viên mầm non đã được quan tâm nhưng vẫn ở mức thấp, đối với giáo viên mới ra trường chỉ ở mức dưới 5 triệu đồng/tháng, chưa tương xứng với thời gian và công việc của giáo viên, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Mặt khác, theo quy định, thời gian làm việc của giáo viên mầm non là 8 giờ/ngày, nhưng trên thực tế thường làm việc ở trường từ 10 đến 11 giờ/ngày, cho nên không có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình. Thậm chí có trường hợp do thiếu giáo viên, một cô giáo phải một mình nuôi dạy hơn 30 trẻ.Cùng quan điểm về những khó khăn nêu trên, cô giáo Lý Thị Trinh Nguyên, Trường mẫu giáo Họa Mi (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) kiến nghị Bộ Giáo dục và Ðào tạo tiếp tục quan tâm, tham mưu Chính phủ sớm tăng mức phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 70% giống như các trường chuyên biệt để thu hút được giáo viên mầm non và giúp các cô yên tâm công tác.Còn cô giáo Dương Thị Thanh Hồng, Trường mầm non 1 (thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) cho biết: Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác hành chính trong các cơ sở giáo dục mức lương được hưởng còn thấp. Ngoài lương thì đối tượng này không được hưởng chế độ ưu đãi, chế độ thâm niên và cũng không có thu nhập khác, nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Ðề nghị Bộ Giáo dục và Ðào tạo tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ làm hành chính trong các cơ sở giáo dục bảo đảm cuộc sống. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Hồng Phong (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) cho biết: Mong mỏi lớn nhất của giáo viên là được tháo gỡ bất cập về chế độ chính sách như chính sách tiền lương, hưởng lương theo bằng cấp; có cơ chế để giáo viên có thể được làm thêm bằng chính nghề của mình.Vấn đề thu nhập của nhân viên nhà trường cũng là nội dung được đặt ra. Cô giáo Trần Thị Phương Thảo, Trường trung học cơ sở Lê Anh Xuân (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Hiện nay, nhóm vị trí việc làm gắn với công việc phục vụ, hỗ trợ trong trường trung học cơ sở có 8 vị trí nhân viên, gồm: thư viện, thiết bị thí nghiệm, công nghệ thông tin, kế toán, văn thư, thủ quỹ, y tế và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Tuy nhiên hiện nay, mức thu nhập của những nhân viên này còn quá thấp, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.Từ thực tế, cô Lương Thị Thuận Ánh, nhân viên thư viện Trường trung học cơ sở thị trấn Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: Nhân viên nhà trường chỉ có lương chính, không có phụ cấp hoặc nếu có cũng rất thấp (thí dụ, đối với nhân viên thư viện được hưởng phụ cấp độc hại là 0.2 so với mức lương cơ bản), không được hưởng phụ cấp thâm niên. Do đó, nhiều cán bộ, nhân viên giảm tâm huyết gắn bó với nghề, tìm nguồn mưu sinh ở những lĩnh vực khác. Cũng chính vì vậy, việc tuyển viên chức ngành giáo dục hằng năm cho các vị trí thư viện, văn thư, thiết bị có rất ít hồ sơ đăng ký dự tuyển và hiện tại các vị trí này ở một số trường vẫn còn thiếu nhân viên chuyên trách.Tại sự kiện, vấn đề dạy học tích hợp được đông đảo giáo viên cả nước quan tâm. Ðại diện cho các giáo viên tỉnh Khánh Hòa, cô giáo Hoàng Hải Vân, Trường trung học cơ sở Võ Thị Sáu (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) cho biết: Qua hai năm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học cơ sở cho thấy, đây là điều kiện để giáo viên tìm tòi, phát huy các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại; học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn gặp những khó khăn như việc tích hợp các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội còn bất cập do giáo viên được đào tạo để dạy từng môn; giải pháp tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy tích hợp cũng chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy, cô cùng nhiều giáo viên khác mong Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo có giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy học các môn tích hợp.Thấu hiểu những băn khoăn, trăn trở của đội ngũ nhà giáo về vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Nghị quyết số 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" có nêu "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng". Mong muốn là vậy nhưng con đường để hiện thực hóa còn nhiều việc phải làm và cần thuyết phục các bộ, ngành và cơ quan hữu quan. Trách nhiệm của chúng ta là thuyết phục và rất cần sự đóng góp của xã hội.Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách quan tâm đến giáo viên mầm non. Theo đó, ngoài lương, giáo viên mầm non còn có phụ cấp ưu đãi, phụ cấp tính theo thâm niên, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu; trợ cấp một lần khi chuyển công tác đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… Nhưng dù vậy, mức lương của giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung và so với công sức thầy cô bỏ ra. Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Ðào tạo làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành. Bước đầu, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non thêm 10%, giáo viên tiểu học thêm 5%. Còn lại, cần có sự thống nhất với Bộ Tài chính, sau đó thông qua Chính phủ… Mức tăng dù nhỏ nhưng cũng thêm một phần để động viên, bù đắp cho giáo viên mầm non, tiểu học. Ðồng thời, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Ðào tạo tiếp tục lưu ý đến việc bù đắp thù lao giờ làm việc nhiều của giáo viên mầm non.Trước kiến nghị của giáo viên về việc thực hiện giảng dạy tích hợp các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn bất cập, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc triển khai tích hợp liên môn là một điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khi thiết kế chương trình, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, mục tiêu là phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Song khi triển khai thực tế, các địa phương, cơ sở giáo dục, giáo viên đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Có những nhà giáo đủ năng lực nên đã dạy được tích hợp với đủ hợp phần. Song cũng có giáo viên còn nhiều lúng túng, nhất là với giáo viên vùng khó dù đã được tập huấn, bồi dưỡng. Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Ðào tạo sẽ xem xét để có thể điều chỉnh dạy học tích hợp cấp trung học cơ sở. Việc điều chỉnh không gây ra những xáo trộn mà để tốt hơn, thuận lợi hơn và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
https://nhandan.vn/thao-go-vuong-mac-ve-che-do-chinh-sach-doi-voi-giao-vien-post767556.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Chế độ chính sách", "bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn", "Giáo viên", "Phụ cấp" ] }
Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đạt chất lượng giáo dục cấp cơ sở
Ngày 30/3, Trường đại học LuậtThành phố Hồ Chí Minhtổ chức Lễ kỷ niệm 48 năm truyền thống và đón nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục (chu kỳ 2).
Thực hiện Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc kiểm định chất lượng giáo dục cấp cơ sở (chu kỳ 2).Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩnchất lượng giáo dụccó thời hạn đến tháng 2/2029 với tỷ lệ điểm trung bình của các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực đạt từ 3,92 - 4,05 điểm, vượt xa so với mức điểm yêu cầu tối thiểu là 3,5 điểm trở lên.Việc thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục cấp cơ sở giáo dục vừa nhằm thực hiện các quy định nghiêm ngặt của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng, vừa có ý nghĩa giúp các cơ sở giáo dục tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của đơn vị, lập và triển khai các kế hoạch hành động, cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.Qua đó, điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội.Ngoài ra, đánh giá chất lượng đào tạo còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của các trường trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.Tiến sĩ Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.Quá trình tự đánh giá còn giúp mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ “bức tranh chất lượng” với từng nội dung tiêu chuẩn, nội hàm các tiêu chí... để khắc phục các tồn tại, thiếu sót và hoàn thiện dần các mặt, các hoạt động, nâng cao chất lượng giáo giáo dục và đào tạo.Đây là lần thứ hai liên tiếp Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đạt được kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục theo Thông tư số 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-ho-chi-minh-dat-chat-luong-giao-duc-cap-co-so-post802348.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "kiểm định chất lượng", "Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh", "Thông tư số 12" ] }
Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng học phí sau 3 năm không tăng
NDO -Sau 3 năm không tăng học phí,Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minhvừa công bố mức học phí mới áp dụng theo Nghị định 97/2023 của Chính phủ.
Theo đó, sinh viên trúng tuyển đại học chương trìnhchính quyvăn bằng 1 năm 2024 của trường này có học phí dự kiến thấp nhất hơn 35,2 triệu đồng/năm.Đối với chương trình chất lượng cao (CLC) giảng dạy 100% bằng tiếng Anh có mức học phí lên tới 181,5 triệu đồng/năm.Học phí cụ thể từng năm học theo từng nhóm ngành hệ chính quy văn bằng 1 như bảng sau:STTHệ chính quy K46, K47, 482023-20242024-20252025-20262026-20271Đào tạo chính quy ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh31.250.00035.250.00039.750.00044.750.0002Đào tạo chính quy ngành Quản trị-Luật37.080.00041.830.00047.170.00053.100.0003Đào tạo chính quy CLC (ngành Luật, Quản trị kinh doanh)62.500.00070.500.00079.500.00089.500.0004Đào tạo chính quy CLC Quản trị-Luật74.160.00083.660.00094.340.000106.200.0005Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Anh văn pháp lý)36.000.00037.500.00042.250.00047.750.0006Chương trình CLC giảng dạy 100% bằng tiếng Anh165.000.000181.500.000199.700.000219.700.000Học phí hệ chính quy văn bằng 2 sẽ bằng 1,17 lần của học phí hệ chính quy văn bằng 1.Sinh viên Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong giờ học tập.Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước đó, nhằm chia sẻ khó khăn với xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhà trường đã hoãn áp dụng mức học phí mới và không tăng học phí từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023.Đi đôi với việc thực hiện quy định về mức học phí mới, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch để phát triển về đội ngũ,chất lượnggiảng viên, thu hút nhân tài, tăng cường cơ sở vật chất, chăm lo cho người học thông qua việc trích lập nguồn thu học phí để lập các quỹ học bổng, hỗ trợ sinh viên theo quy định (lên tới gần 28 tỷ đồng/ năm).Đồng thời, nhà trường tăng quỹ phát triển hoạt độngkhoa học và công nghệcủa giảng viên và sinh viên lên mức 20 tỷ đồng/năm; thực hiện cấp bù kinh phí để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí dành cho các đối tượng chính sách, sinh viên có điều kiện khó khăn. Nhà trường duy trì sự linh hoạt trong thời gian đóng học phí (kéo dài thời gian đóng), gia hạn thời gian nộp học phí cho sinh viên gặp khó khăn.Bên cạnh đó, trường đẩy mạnh hợp tác đưa vào sử dụng ký túc xá dành cho sinh viên, tăng cường các hoạt động chăm lo về đời sống, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, liên kết doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, ngày hội việc làm tạo cơ hội cho sinh viên tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp…
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-ho-chi-minh-tang-hoc-phi-sau-3-nam-khong-tang-post801962.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh", "tăng học phí", "Nghị định 97", "hệ chính quy" ] }
"Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" về địa chỉ đỏ, trải nghiệm kéo pháo và đẩy xe đạp thồ
NDO -Ngày 25/4, trong khuôn khổ Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" toàn quốc lần thứ 5, năm 2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức hành trình về nguồn và hoạt động trải nghiệm cho các đại biểu tham dự Liên hoan tại các địa chỉ đỏ ở tỉnh Điện Biên. Đến dự, có đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước.
Mở đầu chuỗi hoạt động, các đại biểu đã dâng hương, hoa tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ ở di tích Đồi F và tham quanBảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Ngay sau đó, đoàn đại biểu đã phát lệnh triển khai chuỗi hoạt động trải nghiệm với chủ đề "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên theo bước chân những người anh hùng" tại 5 địa chỉ đỏ: di tích Hầm tướng De Castries, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, di tích Đồi E, di tích Đồi A1 và Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.Đồng chí Trương Mỹ Hoa (áo xanh da trời, bên trái) và Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang cùng các đại biểu.Tại mỗi địa chỉ đỏ, các đại biểu đã tham gia hoạt cảnh tái hiện hoạt động kéo pháo, mắc võng dã chiến, tải vũ khí lên dốc, múa xòe, ném còn… Chuỗi hoạt động đã góp phần giúp các em thêm yêu môn lịch sử, có thế giới quan sâu sắc hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc, nhất là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.Tin liên quanKhánh thành "Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội" tại Điện BiênĐại biểu Liên hoan trải nghiệm với những chiếc xe đạp thồ đã trở thành huyền thoại.Qua các hoạt động, đại biểu đã hiểu rõ hơn về sự hy sinh, gian khổ, công lao to lớn của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc và được trau dồi kỹ năng sống, trở nên sáng tạo, nhạy bén hơn trong hoạt động nhóm. Từ đó, các em có thêm ý thức phấn đấu học tốt, xứng đáng là những"Chiến sĩ nhỏ Điện Biên".Các bạn nhỏ tự nắm cơm và ăn trưa như những chiến sĩ Điện Biên năm xưa.Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ 5 là hành trình về nguồn đặc biệt của các đội viên tiêu biểu từ mọi miền Tổ quốc. 200 đại biểu tham dự Liên hoan đều là những tấm gương độiviên, thiếu nhi có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và công tác Đội.
https://nhandan.vn/chien-si-nho-dien-bien-ve-dia-chi-do-trai-nghiem-keo-phao-va-day-xe-dap-tho-post806547.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Liên hoan \"Chiến sĩ nhỏ Điện Biên\"", "Hội đồng Đội Trung ương" ] }
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trao 30 suất học bổng cho học sinh, sinh viên đặc biệt khó khăn
NDO -Ngày 7/3, Quỹ phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các nhà tài trợ trao 30 suất học bổng trị giá 1,2 tỷ đồng cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang theo học tạiĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình học bổng toàn phần dành cho học sinh, sinh viên cóhoàn cảnh đặc biệt khó khănđược Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh triển khai từ năm học 2019-2020.Đối tượng nhận học bổng của chương trình là học sinh, sinh viên khuyết tật; hoặc có điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình thuộc hộ hộ nghèo/cận nghèo; hoặc mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ.Tin liên quan1,7 tỷ đồng học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khănTổng số suấthọc bổngđược trao tại buổi lễ là 30 suất, trong đó 27 suất dành cho sinh viên và 3 suất cho học sinh trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Giá trị cao nhất của học bổng là 50.000.000 đồng cho sinh viên năm nhất, tiếp theo là 30.000.000 đồng cho sinh viên năm hai, 20.000.000 đồng cho sinh viên năm ba và 10.000.000 đồng cho sinh viên năm cuối. Học sinh trung học sẽ nhận học bổng trị giá 20.000.000 đồng.Nhà tài trợ trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Từ năm học 2019-2020 đến nay, chương trình đã hỗ trợ tổng cộng gần 110 học sinh, sinh viên với tổng kinh phí lên đến gần 4,2 tỷ đồng.Chương trình không chỉ mang lại sự hỗ trợ tài chính thiết thực cho các sinh viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà còn tạo động lực giúp các em khắc phục trở ngại trên con đường học tập, giúp các em có được cơ hội học tập để xây dựng cho mình tương lai tốt đẹp.Chương trình học bổng thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của cộng đồng, các doanh nghiệp trong việcphát triển giáo dục, thúc đẩy sự công bằng và cơ hội học tập cho tất cả học sinh, sinh viên.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-tp-ho-chi-minh-trao-30-suat-hoc-bong-cho-hoc-sinh-sinh-vien-dac-biet-kho-khan-post798984.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "đặc biệt khó khăn", "Quỹ phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "học bổng", "học sinh", "sinh viên" ] }
100 ngày vượt khó, hoàn thành dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả
NDO -NDĐT - Sau hơn ban năm thi công, đến nay hầm đường bộ qua Đèo Cả đã thi công được hơn 86% khối lượng công việc, dự kiến đưa vào sử dụng vào trung tuần tháng 8-2017.
Để bảo đảm tiến độ cam kết, sáng 20-4, tại tỉnh Phú Yên, CTCP đầu tư Đèo Cả đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “100 ngày đêm vượt khó về đích” của dự án xây dựng Hầm đường bộ qua Đèo Cả, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả trên Quốc lộ 1, nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Điểm đầu của dự án tại Km 1353+150 thuộc địa phận tỉnh Phú Yên, điểm cuối tại Km 1374+525 thuộc tỉnh Khánh Hòa với tổng chiều dài 13,19km; trong đó, hầm Đèo Cả dài 4.125m, hầm Cổ Mã đã hoàn thành dài 500m.Theo CTCP đầu tư Đèo Cả, hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã có quy mô mặt cắt lớn nhất trên Quốc lộ 1 với hai ống hầm song song. Mỗi ống hầm có hai làn xe khai thác cùng chiều, bảo đảm vận tốc 80km/h.Cùng với hầm Cù Mông đang triển khai thi công, dự án Hầm đường bộ qua Đèo cả không chỉ rút ngắn thời gian lưu thông, giảm thiểu tai nạn, mà còn giúp các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa kết nối giao thương, mở rộng hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
https://nhandan.vn/100-ngay-vuot-kho-hoan-thanh-du-an-ham-duong-bo-qua-deo-ca-post290891.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [] }
Hiệu quả từ chuyển đổi số trong giáo dục
Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh xác định đẩy mạnh chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành; qua đó góp phần tạo nên môi trường học tập đa dạng, phong phú, hấp dẫn, mang tính tương tác cao, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Hiện, nhiều trường học ở thành phố đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho người học được học tập mọi lúc, mọi nơi.Tạo môi trường học tập đa dạng, sinh độngHiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, Trường trung học cơ sở Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh đã triển khai chuyển đổi số trong toàn trường và bước đầu thu được những kết quả nhất định. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, giải pháp, coi công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu cho các hoạt động giáo dục.Trong đó, Ban Giám hiệu nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ trực tuyến, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến, đồng thời chỉ đạo giáo viên đẩy mạnh việc thực hiện đề án chuyển đổi số của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là cơ sở quan trọng để nhà trường từng bước hình thành kho học liệu, chia sẻ trực tuyến, phục vụ người học tự học, tự nghiên cứu trên nhiều phương tiện khác nhau.Nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, nhất là các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên. Nhà trường đã thành lập đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin cốt cán để tham gia các buổi hội thảo, tập huấn công nghệ thông tin, từ đó hướng dẫn cho giáo viên, nhân viên toàn trường.Hướng đến xây dựng “Môi trường giáo dục thông minh”, trong giai đoạn 2022-2025, Trường trung học cơ sở Lê Văn Tám xây dựng các mô hình: Lớp học thông minh, người dạy thông minh-người học chủ động, thư viện thông minh. Theo Ban Giám hiệu nhà trường, mô hình thư viện thông minh đang trong quá trình hoàn thiện, khi được đưa vào hoạt động sẽ giúp học sinh có môi trường học tập hiện đại, thân thiện. Thư viện dự kiến đầu tư các học liệu số do giáo viên nhà trường xây dựng cùng với kho tài nguyên số được kết nối từ Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.Với Trường trung học cơ sở Bình Khánh, huyện Cần Giờ, nhận thức việc chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều cơ hội mới nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, ban hành quy chế, kế hoạch chuyển đổi số; xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá dạy học trực tuyến, phân công các giáo viên tin học tổ chức tập huấn và xây dựng các video, file hướng dẫn thiết kế các giáo án điện tử một cách sinh động, phong phú, đa dạng, lôi cuốn người học.Từ năm học 2021-2022 đến nay, công tác chuyển đổi số tại Trường trung học cơ sở Bình Khánh có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm học 2022-2023, giáo viên nhà trường đã xây dựng học liệu số cho khối lớp 6 và 7; năm học 2023-2024, nhà trường tiếp tục chỉ đạo các tổ chuyên môn tạo học liệu số cho khối 8 và tiến tới sẽ số hóa toàn bộ bài giảng khi có sách giáo khoa khối 9 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Nhà trường cũng chỉ đạo các giáo viên thực hiện clip có tương tác trực tuyến với học sinh từ 5-10 phút/clip để hướng dẫn học sinh học bài mới hàng tuần… Việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy và học, nhất là dạy học trực tuyến đã giúp học sinh có ý thức làm chủ kiến thức, có thể tìm hiểu, tham khảo thêm các nguồn kiến thức thông qua việc sử dụng các thiết bị học tập.Xem nhẹ chuyển đổi số sẽ tụt hậuCác chuyên gia cho rằng, để chuyển đổi số thành công, cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn, dẫn dắt sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ với các nền tảng số phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục, đồng thời cần chú trọng việc thay đổi nhận thức và khả năng sẵn sàng thay đổi của đội ngũ quản lý và giáo viên.Theo kết quả khảo sát về các chỉ số sẵn sàng áp dụng công nghệ vào giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh của nhóm công nghệ giáo dục toàn cầu (Ngân hàng Thế giới) cho thấy, có đến 88% số trường học tại địa phương này đã có chiến lược kỹ thuật số, hoặc kế hoạch kết hợp sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý trường học; 82% số học sinh sử dụng các thiết bị kỹ thuật số một cách an toàn và phù hợp; 64% số giáo viên tham gia sử dụng các tài nguyên dùng chung trên internet...Đến nay, công tác xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu của ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh được chú trọng và đã hoàn thiện được trục cơ sở dữ liệu ngành, tạo tính liên thông, liên kết cơ sở dữ liệu ngành. Hiện, tất cả cơ sở giáo dục từ mầm non, giáo dục phổ thông đến giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố với hơn 2.420 đơn vị được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cấp tài khoản quản lý trực tuyến.Đơn vị này cũng xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hơn 1,7 triệu dữ liệu học sinh và gần 122 nghìn dữ liệu giáo viên. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng hoàn thành các nhiệm vụ về xây dựng Bản đồ Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng nền tảng số, dạy học trực tuyến; số hóa học liệu điện tử, xây dựng giáo trình điện tử, sách điện tử, bài giảng, bài học trực tuyến bám sát lộ trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 để chia sẻ dùng chung cho các trường.Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Hiếu cho biết: Việc xây dựng dữ liệu số là cơ sở quan trọng để ứng dụng, triển khai chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cũng như nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, giảm cường độ lao động cho đội ngũ giáo viên. Cùng với xây dựng, khai thác dữ liệu số, việc phát triển học liệu số dùng chung cũng giúp giáo viên trên địa bàn thành phố có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.Để chuyển đổi số tạo động lực quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thời gian tới, ngành giáo dục thành phố tập trung xây dựng chiến lược chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng 2030; đồng thời, triển khai các công nghệ mới phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng công nghệ tiên tiến…Đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Việc ứng dụng công nghệ thông tin được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đổi mới phương pháp dạy học, trong công tác quản lý, cũng như nâng cao chất lượng các hoạt động trong giáo dục. Trong thời đại hiện nay, nếu chúng ta không quan tâm đến chuyển đổi số nghĩa là chúng ta đang tụt hậu. Để chuyển đổi số thành công là một việc không dễ, bởi chuyển đổi số không chỉ là vấn đề của công nghệ, mà quan trọng là ý thức của từng người.
https://nhandan.vn/hieu-qua-tu-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-post788924.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Học liệu", "Ban Giám hiệu nhà trường", "Thư viện", "Ngân hàng Thế giới", "Chuyển đổi", "Công nghệ thông tin", "Dạy học", "Cường độ lao động", "Tin học" ] }
Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào Khmer Nam Bộ
NDO -Theo thông tin từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng, sau thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được đội ngũ y bác sĩ cùng với gia đình, người thân hết lòng chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu Nhà giáo Nhân dân Lâm Es đã từ trần vào lúc 14 giờ 00 phút, ngày 5/4/2024 (nhằm ngày 27 tháng 2 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 84 tuổi.
Nhà giáo Lâm Es, sinh năm 1940 trong một gia đình nông dân Khmer ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên,tỉnh Sóc Trăng. Thầy nguyên là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng.Cùng với công tác quản lý, thầy giáo Lâm Es còn tham gia giảng dạy ngữ văn Khmer. Nhận thấy cần có bộ sách giáo khoa tiếng Khmer thống nhất để học sinh phổ thông dễ học nên thầy giáo Lâm Es bắt tay vào soạn thảo bộ sách dạy song ngữ Khmer-Việt cho học sinh phổ thông.Chân dung Nhà giáo Nhân dân Lâm EsSau hàng chục năm nghiên cứu, biên soạn, sách giáo khoa tiếng Khmer do thầy Lâm Es chủ biên được tái bản nhiều lần và trở thành bộ sách giáo khoa được sử dụng chính thức cho hoạt động dạy và học tiếng Khmer cho đến nay. Ngoài ra, thầy còn có nhiều công trình liên quan đến việc dạy và học tiếng Khmer có tầm ảnh hưởng toàn quốc.Công trình nghiên cứu, biên soạn sách giáo khoa của Nhà giáo Nhân dân Lâm Es đều hướng đến mục đích giúp người học chữ Khmer dễ đọc, viết đúng. Những bộ sách chữ Khmer do thầy soạn thảo được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá rất cao.Nhà giáo Nhân dânLâm Es còn thường xuyên tham gia dạy lớp Ngữ văn Khmer cho những nơi có nhu cầu. Mong muốn của thầy là đem kiến thức cho mọi người dân Khmer để đồng bào nâng cao trình độ nhận thức và kiến thức khoa học.Nhà giáo Nhân dân Lâm Es có khoảng 100 đầu sách được xuất bản, trong đó có 53 đầu sách mang tầm Quốc gia. Trong đó, có nhiều bộ sách có giá trị, như: Bộ Ngữ văn Khmer cho học sinh phổ thông từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở; bộ sách dành cho trường Bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ từ lớp 10 đến lớp 12; giáo trình giảng dạy chữ Khmer ở trường Trung học sư phạm, Cao đẳng sư phạm; tài liệu dạy tiếng Khmer căn bản nâng cao trình độ cho cán bộ.Thầy giáo Lâm Es trong một tiết dạy chữ KhmerVới những cống hiến to lớn, thầy giáo Lâm Es đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu: Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; Huy chương Chữ thập đỏ; Huy chương xây dựng tổ chức công đoàn; Huy chương dân số; Huy chương thế hệ trẻ; Huy chương giai cấp nông dân Việt Nam; Huy chương giải phóng phụ nữ; Huy chương Dân vận; Huy chương sự nghiệp phát triển dân tộc, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều Bằng khen, giấy khen khác,…Để tỏ lòng tiếc thương và ghi nhận những thành tích, cống hiến của Nhà giáo Nhân dân Lâm Es, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng tiến hành tổ chức Lễ tang đối với đồng chí.Lễ viếng bắt đầu từ 6 giờ 00 phút, ngày 6/4 (nhằm ngày 28 tháng 2 năm Giáp Thìn), tại nhà riêng: Ấp Khu 2, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
https://nhandan.vn/vinh-biet-nha-giao-nhan-dan-dau-tien-cua-dong-bao-khmer-nam-bo-post803371.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Khmer", "Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào Khmer Nam Bộ", "tỉnh Sóc Trăng" ] }
Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp
Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2024 là năm cuối kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Kể từ năm 2025, kỳ thi sẽ có những điều chỉnh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đón trước những điều chỉnh về kỳ thi tốt nghiệp, hiện nhiều trường đại học bên cạnh việc công bố các phương án tuyển sinh, còn chủ động đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp để học sinh có thêm thông tin, lựa chọn đúng ngành nghề cũng như cơ hội việc làm sau này.Tại một buổi đối thoại, tư vấn, học sinh Phạm Ngọc Linh, lớp 12A1, Trường THPT Đồng Quan (Phú Xuyên, Hà Nội) nêu câu hỏi: “Em muốn học tại trường đào tạo chuyên sâu về ngành kinh tế, khối ngành khoa học tự nhiên, nhưng hiện còn một số băn khoăn về việc chọn ngành, chọn trường. Vì vậy, em phải làm thế nào để bảo đảm trúng tuyển và tăng cơ hội việc làm sau này?”.Em Trần Tuấn Anh, Trường THPT Phú Xuyên A cũng chia sẻ, chỉ một thời gian ngắn nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác đăng ký xét tuyển nguyện vọng bắt đầu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, em còn nhiều băn khoăn về lựa chọn ngành nghề cũng như quy trình xét tuyển. Tuấn Anh cho rằng, bản thân thích nghề kế toán nhưng lại lo lắng bão hòa nhân lực ngành này trên thị trường lao động cho nên mong muốn được các thầy, cô giáo tư vấn, định hướng…Chia sẻ với học sinh, TS Phạm Văn Tư, Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, năm nay trường có năm phương thức xét tuyển bao gồm: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển học sinh giỏi, học sinh trường chuyên cấp tỉnh, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; xét tuyển học bạ THPT; sử dụng kết quả thi năng khiếu với một số ngành giáo dục thể chất, âm nhạc; bài thi đánh giá năng lực. Trường đại học Sư phạm Hà Nội chỉ tuyển các học sinh có hạnh kiểm khá trở lên. Ngoài ra, các em nên lưu ý các mốc thời gian nộp hồ sơ được quy định cụ thể trên website của trường.Theo Phó Hiệu trưởng Trường đại học Thành Đô Nguyễn Thúy Vân, năm 2024, trường có bốn phương thức xét tuyển. Học sinh có thể tìm hiểu thông tin về phương thức tuyển sinh, các chương trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp tại website và fanpage của trường để lựa chọn ngành nghề phù hợp.Để tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, trường luôn nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ sinh viên, hình thành mạng lưới doanh nghiệp đối tác; tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.Trước một số băn khoăn về chọn nghề phù hợp, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Thành Đô Nguyễn Thúy Vân chia sẻ: Các em nên sắp xếp thứ tự ngành nghề mình yêu thích; xác định thế mạnh bản thân; tìm hiểu các doanh nghiệp đang tuyển dụng các vị trí nào đối với ngành nghề mình theo học; xu hướng và nhu cầu tuyển dụng của xã hội; căn cứ vào điều kiện kinh tế gia đình để chọn ngành nghề cho phù hợp.Trong khi đó, Trưởng phòng Hợp tác, Trường đại học Anh quốc Việt Nam Đặng Thị Ngọc Quyên thì cho rằng, chọn một ngành học như chọn người bạn đời. Vì vậy, các em cần thực hiện theo các bước: Hiểu mình (hiểu về bản thân, có những điểm mạnh, yếu như thế nào, điều kiện hoàn cảnh, vấn đề chung quanh); hiểu ngành, hiểu trường mà mình theo học trong tương lai như thế nào, chương trình dạy ra sao; trải nghiệm, gặp gỡ những người mình quan tâm, đến thực tế tham quan, tìm hiểu các trường dự kiến đăng ký xét tuyển, các ngành nghề định chọn; thu thập tất cả thông tin các bước trên, lập bảng kế hoạch và ra quyết định.Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh như “hai mùa” tuyển sinh gần nhất để tạo tâm lý ổn định cho học sinh. Theo đó, toàn bộ quy trình từ đăng ký xét tuyển, đăng ký nguyện vọng, thay đổi nguyện vọng, nộp lệ phí tuyển sinh và xác nhận nhập học đều tiến hành trực tuyến.Vì vậy, học sinh không được bỏ lỡ những mốc quan trọng, bởi hệ thống xét tuyển chung không thể chỉ vì chờ đợi một vài học sinh mà quay ngược trở lại những khâu trước đó. Bên cạnh đó, các em cũng cần đặc biệt lưu ý khi tham gia vào các phương thức xét tuyển sớm của cơ sở giáo dục đại học. Học sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của trường đại học đã công bố trên website, bám sát hồ sơ, thủ tục, giấy tờ và các thời hạn.Khi học sinh được thông báo đã trúng tuyển sớm thì vẫn chưa phải là đỗ đại học, bởi các em chưa dự thi và chưa tốt nghiệp THPT, do đó chưa phải trúng tuyển chính thức. Tất cả nguyện vọng của các em dù theo phương thức trúng tuyển sớm hay không thì sau khi có điểm thi tốt nghiệp đều phải đăng ký trên Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu các em không nhập các nguyện vọng xét tuyển sớm lên hệ thống thì sẽ không được ghi nhận là nguyện vọng xét tuyển và không được xác định trúng tuyển.Hiện nay, các trường đại học sử dụng nhiều phương thức xét tuyển (theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo có khoảng 20 phương thức); trong đó, ngoài xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, những phương thức còn lại được xem là xét tuyển sớm.Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
https://nhandan.vn/chon-nganh-nghe-dang-ky-tuyen-sinh-phu-hop-post807174.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "kỳ thi tốt nghiệp THPT" ] }
Hà Nội thi khảo sát học sinh lớp 11 theo chương trình giáo dục phổ thông mới
NDO -Nhằm chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm 2025, ngày 12/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chứckhảo sáthơn 100 nghìn học sinh lớp 11.
Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, kỳ khảo sát học sinh lớp 11 toàn thành phố diễn ra trong một ngày với hai môn Ngữ văn và Toán.Đầu giờ sáng, trước giờ làm bài môn Ngữ văn, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã kiểm tra công tác tổ chức khảo sát tại Trường trung học phổ thông Trần Phú (quận Hoàn Kiếm).Tin liên quanXử lý nghiêm đối tượng bạo hành trẻ em ở Bình PhướcVới mục tiêu hỗ trợ học sinh tốt nhất, tạo cho các em tâm thế tự tin sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào năm 2025, các trường đều xác định đây là cuộc tập dượt quan trọng và nhiều ý nghĩa.Là lứa đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các em cũng chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng tham gia kỳ khảo sát với tinh thần kiểm tra thử như thật.Học sinh Trường trung học phổ thông Trần Phú (quận Hoàn kiếm làm bài khảo sát).Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Sở chỉ đạo các trường không sử dụng điểm bài kiểm tra này trong đánh giá học sinh. Kết quả khảo sát là căn cứ để sở cũng như các trường có định hướng trong chỉ đạo, tổ chức dạy, học, nhất là giúp học sinh có thêm kênh tiếp cận, làm quen dần với cấu trúc định dạng đề thi theo chương trình mới, từ đó sẵn sàng tâm thế, kỹ năng đáp ứng tốt với yêu cầu mới…
https://nhandan.vn/ha-noi-thi-khao-sat-hoc-sinh-lop-11-theo-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-post799662.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "Khảo sát học sinh lớp 11", "Sở Giáo dục và Đào tạo", "khảo sát", "chương trình giáo dục phổ thông mới" ] }
Điểm trúng tuyển thi vào lớp 10 Trường chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2024
NDO -Điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) kỳ thi vào lớp 10 của Trường trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên năm học 2024 -2025 được xác định từ 16 đến 20,25 điểm.
Hội đồng tuyển sinh Trường đại học Khoa học Tự nhiên vừa công bố điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên năm học 2024-2025. Điểm chuẩn cụ thể như sau:Điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường chuyên Khoa học Tự nhiên năm học 2024-2025Điểm trúng tuyển là tổng điểm của môn Toán vòng 1 (phải đạt từ 4,0 điểm trở lên và được nhân hệ số 1) cộng với điểm của môn chuyên (phải đạt từ 4,0 điểm trở lên và được nhân hệ số 2). Điểm môn Ngữ văn không tính vào điểm trúng tuyển nhưng phải đáp ứng điều kiện đạt từ 4,0 trở lên.Hội đồng tuyển sinh Trường đại học Khoa học Tự nhiên cho biếtthông báo trúng tuyểnđược gửi tới thí sinh qua tin nhắn SMS theo số điện thoại thí sinh đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký dự thi, hoặc tra cứu trên trang thông tin của nhà trường. Thí sinh trúng tuyển nhập học vào ngày 8/7 tại Trường chuyên Khoa học Tự nhiên.Chủ đề: Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025Cách tra điểm thi vào lớp 10 của Hà NộiĐiểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 6 của Trường Cầu Giấy năm 2024
https://nhandan.vn/diem-trung-tuyen-thi-vao-lop-10-truong-chuyen-khoa-hoc-tu-nhien-nam-2024-post813671.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:56", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:56", "tags": [ "điểm chuẩn", "điểm trúng tuyển", "thi lớp 10", "mùa thi 2024", "Trường chuyên Khoa học Tự nhiên" ] }
Xây dựng trường học hạnh phúc: Tôn trọng tính cá nhân, sự khác biệt của mỗi học sinh
NDO -Trường học hạnh phúc là một khái niệm đang được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.Trường học hạnh phúckhông chỉ mang đến niềm vui cho học sinh mà cho chính mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường, từ đó thúc đẩy sự phát triển giáo dục mạnh mẽ hơn.
Ngày 25/10, tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã phối hợp Quỹ Happy Lof Schools tổ chức tọa đàm "Trường học hạnh phúc tại Việt Nam". Buổi tọa đàm có sự tham dự của các chuyên gia trong và ngoài nước, hướng đến mục tiêu xây dựng mô hình trường học hạnh phúc, từ đó có thể nhân rộng để không chỉ là mô hình trường học trong mơ mà còn tạo ra môi trường học tập, giúp mọi học sinh được nuôi dưỡng những giá trị về cả phẩm chất tinh thần lẫn hành vi tốt đẹp.Theo Viện trưởng Khoa học Giáo dục Việt Nam GS,TS Lê Anh Vinh, trường học hạnh phúc là một khái niệm đang được quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Trường học hạnh phúc không chỉ mang đến niềm vui cho học sinh mà cho chính mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường, từ đó thúc đẩy sự phát triển giáo dục mạnh mẽ hơn.Sự hiểu biết một cách hệ thống, toàn diện các thành tố tạo ra một nhà trường hạnh phúc là vấn đề không chỉ các nhà giáo dục, các nhà quản lý, cha mẹ học học sinh mà cả cộng đồng quan tâm. Vì vậy, xây dựng một chương trình giáo dục hướng đến trường học hạnh phúc tại Việt Nam một cách khoa học, hiện đại, được chuẩn hóa phù hợp xu thế các nước trên thế giới là một vấn đề được hết sức ưu tiên. Đó là một trong những nền tảng quan trọng để xây dựng nhà trường hạnh phúc mà ở đó luôn tràn ngập cảm giác yêu thương, chấp nhận sự đa dạng, tôn trọng tính cá nhân, hòa nhập, nuôi dưỡng sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, phát huy trí tuệ của mỗi nhà trường, mỗi thầy cô và mỗi em học sinh.Theo Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Vũ Minh Đức, năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động xây dựng Trường học hạnh phúc. Sau quá trình triển khai, trường học hạnh phúc trở thành cụm từ quen thuộc,mục tiêu hướng tớicủa nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước.Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dụcmong muốn, việc xây dựng trường học hạnh phúc phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên vì mục tiêu mang lại hạnh phúc cho học sinh chứ không biến việc xây dựng trường học hạnh phúc thành hoạt động mang tính phong trào, một tiêu chí thi đua rồi bắt các trường phải thực hiện. Đồng thời, cũng lưu ý các nhà trường khi triển khai mô hình trường học hạnh phúc cần tránh việc lợi dụng, thương mại hóa.Toạ đàm thu hút sự tham dự của các chuyên gia trong và ngoài nước.Đến từ Nhà xuất bản Đại học Oxford, Trưởng Bộ phận Hợp tác quốc tế, ông Luke Sweetman cho biết, tiếp nối sứ mệnh của Đại học Oxford, Nhà xuất bản Oxford tiếp tục phát triển và thích ứng để bảo đảm rằng học sinh được trang bị những kỹ năng cần thiết để phát huy tốt tiềm năng và đón nhận những sự thay đổi của thế giới với cơ hội thành công cao nhất. Sự hợp tác giữa Nhà xuất bản Oxford và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chắc chắn sẽ đóng góp vào tầm nhìn chiến lược của giáo dục Việt Nam về xây dựng mô hình trường học hạnh phúc cũng như đưa ra nhiều hỗ trợ sâu rộng về kiến thức và kỹ năng thực hành hạnh phúc cho nhà trường, phụ huynh và đặc biệt là học sinh.Tại buổi lễ, Giám đốc Quỹ hỗ trợ và Phát triển trường học hạnh phúc, Đặng Phạm Minh Loan cho biết, Quỹ Happy Lof School được thành lập với mong muốn đóng góp vào việc trưởng dưỡng các giá trị hạnh phúc đặc biệt là với thế hệ trẻ. Chương trình trường học hạnh phúc - Happy Lof School được thiết kế với những kế hoạch hành động cụ thể dành cho giáo viên và học sinh với hai mô hình căn bản và toàn diện để có thể ứng dụng cả về chiều sâu và bề rộng. Trong điều kiện hiện nay, trường học hạnh phúc là nhu cầu cực kỳ cần thiết của xã hội.Tại tọa đàm, Quỹ Happy Lof Schools đã ký thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Nhà xuất bản Đại học Oxford bao gồm cung cấp quyền sử dụng và chuyển ngữ, biên soạn bằng tiếng Việt một số nội dung chọn lọc và cung cấp các khóa học và cấp chứng chỉ cho các giáo viên nhằm hướng đến xây dựng các bộ công cụ hoàn chỉnh để trường học hạnh phúc được triển khai đến mọi trường học trên toàn quốc.Quỹ Happy Lof Schools ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Nhà xuất bản Đại học Oxford.
https://nhandan.vn/xay-dung-truong-hoc-hanh-phuc-ton-trong-tinh-ca-nhan-su-khac-biet-cua-moi-hoc-sinh-post779336.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Xây dựng trường học hạnh phúc", "Quỹ Happy Lof Schools", "Quỹ hỗ trợ và Phát triển trường học hạnh phúc" ] }
Kỷ niệm 3 năm thành lập Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục
NDO -Ngày 6/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 3 năm thành lập Viện ( IAPE ) (1/4/2021-1/4/2024), với sự tham dự của gần 100 đại biểu nhà khoa học, chuyên gia tâm lý học, xã hội học và các chuyên ngành liên quan đại diện các viện nghiên cứu, các trường,  bệnh viện, các trung tâm...
Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục (IAPE) là một tổ chức khoa học-công nghệ được thành lập với sứ mệnh phát triển nền khoa học giáo dục Việt Nam; tham mưu, nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chính sách và chương trình giáo dục phù hợp cho tất cả các cấp học, đối tượng có nhu cầu; tổ chức, thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội và các hoạt động về đào tạo tham vấn tâm lý, kỹ năng mềm cùng với các loại hình dịch vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục và các quy định của pháp luật.Từ những ngày đầu thành lập cho đến thời điểm hiện tại, Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục đã và đang thực hiện sứ mệnh của mình thông qua các chương trình liên kết đào tạo với các bệnh viện, phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh, thành phố; các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn cả nước, xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng mềm, tầm soát sức khỏe dành cho học sinh, sinh viên, tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực tham vấn học đường cho cán bộ viên chức và xây dựng các phòng Tham vấn tâm lý học đường.Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dụcđã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của mình trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng thông qua các khóa học “Trở thành chuyên viên tham vấn tâm lý”, “Trở thành giảng viên kỹ năng mềm”.Trao giấy khen cho các học viên tốt nghiệp khóa học “Trở thành chuyên viên tham vấn tâm lý”.Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục là một tổ chức khoa học-công nghệ hoạt động đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dụctrong quá trình hội nhập quốc tế.Cụ thể như: Hướng đến sự phát triển giáo dục toàn diện, giúp đối tượng người học trở thành công dân toàn cầu; hoạt động tích cực, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện chủ trương của Hội khoa học tâm lý-giáo dục Việt Nam, ngành giáo dục và đào tạo, ngành khoa học-công nghệ về Nghiên cứu khoa học, thực hiện các chương trình, đề tài, dự án, công trình nghiên cứu; tiếp nhận những chương trình giáo dục, các mô hình tiên tiến trong lĩnh vực khoa học tâm lý giáo dục, nhằm hiện thực hóa các sản phẩm khoa học và công nghệMục tiêu đến năm 2035, Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục mong muốn trở thành một tổ chức khoa học có uy tín trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và học thuật, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu khoa học; phát triển công nghệ; hợp tác và tổ chức giáo dục kỹ năng mềm tại các trường học trong khu vực và thế giới; đẩy mạnh hoạt động tham vấn tâm lý; tiếp tục thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội góp phần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
https://nhandan.vn/ky-niem-3-nam-thanh-lap-vien-ung-dung-khoa-hoc-tam-ly-giao-duc-post803448.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Viện Ứng dụng khoa học tâm lý-giáo dục", "tâm lý giáo dục" ] }
Gần 67 nghìn thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ
NDO -Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 có tổng số 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi, tăng hơn 45.000 thí sinh so với Kỳ thi năm 2023.
Tại Kỳ thi năm nay có 66.927 thí sinh đăng ký miễn thi Ngoại ngữ, chiếm 6,25% tổng số thí sinh. Trong đó, Hà Nội có 21.554 thí sinh; Thành phố Hồ Chí Minh có 13.076 thí sinh. Đây cũng là 2 địa phương cóđông thí sinh nhất.Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, số thí sinh đăng ký miễn bài thi Ngoại ngữ của cả nước là 46.670 thí sinh, chiếm khoảng 4,5%.Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 2 đối tượng được miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024: Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Thí sinh có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (đạt từ bậc 3 trở lên).Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thôngNăm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sungchứng chỉ ngoại ngữđược miễn thi tiếng Anh: Chứng chỉ tiếng Anh B1 Preliminary, B1 Business Preliminary, B1 Linguaskill; Chứng chỉ Aptis ESOL B1; Chứng chỉ Pearson English International Certificate (PEIC) level 2; Chứng chỉ TOEIC 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; Chứng chỉ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (VSTEP).
https://nhandan.vn/gan-67-nghin-thi-sinh-dang-ky-mien-thi-ngoai-ngu-post815270.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "miễn thi", "chứng chỉ ngoại ngữ", "Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024", "mùa thi 2024" ] }
Nơi lưu giữ truyền thống hiếu học của thành phố Cảng
Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng là nơi khắc họa cuộc đời, sự nghiệp của ông, người được ví như ngôi sao sáng trên bầu trời đất Việt ở thế kỷ XVI. Đây còn là nơi lưu giữ, truyền bá và tôn vinh truyền thống hiếu học của thành phố Cảng.
Vùng đất Vĩnh Bảo vốn nổi tiếng về truyền thống hiếu học và khoa bảng của Hải Phòng với nhiều gương danh sĩ nổi tiếng trong lịch sử, trong đó, nổi bật là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà học giả, nhà tiên tri, nhà triết học nổi tiếng. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, những câu chuyện, lời thơ, câu hát, “sấm Trạng”… đã thấm vào trong tim, hun đúc nên nhiều thế hệ người con vùng đất văn hóa, khoa bảng nổi tiếng của thành phố và đất nước này.Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng). Ông liên tiếp đỗ đầu 3 kỳ: thi Hương, thi Hội, thi Đình và giành học vị Trạng Nguyên. Ông được vua Mạc bổ nhiệm nhiều chức quan, cao nhất là Tả thị lang Bộ Hình rồi Tả thị lang Bộ Lại, tước Trình Quốc Công. Làm quan được tám năm, triều Mạc bất ổn, ông dâng sớ vạch tội 18 lộng thần, nhưng không được chấp thuận. Mùa thu năm Nhâm Dần (1542), ông từ quan về quê dựng Am Bạch Vân, mở trường dạy học đến cuối đời nhằm truyền lại tri thức và đào tạo con người cho thế hệ mai sau.Sau khi ông mất, đền thờ ông được lập tại quê nhà. Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngôi đền ngày nay được lập dựng, nâng cấp, mở rộng thành Khu di tích lịch sử-văn hóa. Nhiều hạng mục có giá trị được phục dựng. Trong đó, nhà lưu niệm được bổ sung và trưng bày, giới thiệu nhiều di cảo quý giá của ông như các tác phẩm: Bạch Vân Am thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi, Sấm ký... Am Bạch Vân - nơi được coi là trường đại học tư thục lớn nhất thời đó, nơi Trạng Trình đã trực tiếp đào tạo nhiều Trạng nguyên và để lại cho đời một đội ngũ trí thức kiệt xuất như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Đinh Thời Trung, Trương Tuân, Nguyễn Quyện...Tại đền, nhiều di vật quý báu vẫn được lưu giữ như các bức đại tự, các đôi câu đối với nội dung ca ngợi quê hương và tài năng, đức độ của Trạng Trình. Đặc biệt, đôi câu đối nổi tiếng của ông ở gian chính giữa: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Đắc quốc ưng tri tại đắc dân” (Từ xưa đến nay, nước lấy dân làm gốc/ Được nước là nhờ được lòng dân). Đôi câu đối đã thể hiện rõ quan điểm “lấy dân làm gốc”, nhân dân là cội nguồn sức mạnh của đất nước và thể hiện rõ tấm lòng yêu nước, thương dân của ông. Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015 và Lễ hội Đền thờ Trạng Trình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019.Trong dịp cuối năm, tại Khu di tích, người dân lại tưng bừng mở hội nhân kỷ niệm ngày mất của ông. Lễ hội diễn ra hết sức trang trọng, phần hội có nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn với các loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền của huyện Vĩnh Bảo được trình diễn như: đánh pháo đất, thả diều, đua thuyền, đấu vật, đu sòng, kéo co, múa rối nước, múa rối cạn, hát múa chèo…Khu di tích không chỉ đáp ứng nhu cầu du khách về dâng hương, tưởng niệm, là điểm đến của tour du lịch “Du khảo đồng quê”…, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa đặc sắc, vinh danh học sinh, sinh viên xuất sắc của đất Cảng, cũng như các hoạt động nhằm khơi dậy truyền thống hiếu học trong các tầng lớp nhân dân…Mới đây, thành phố Hải Phòng đã thành lập Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân văn hóa nhân kỷ niệm 450 năm Ngày mất của ông (1585-2035). Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, với sự tích cực, sở đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, huy động các nguồn lực, tập trung vào công tác nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc hơn về thân thế, sự nghiệp, vai trò và những đóng góp của ông…, để sớm hoàn thành hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân văn hóa của thế giới.
https://nhandan.vn/noi-luu-giu-truyen-thong-hieu-hoc-cua-thanh-pho-cang-post781500.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [] }
Đưa vào sử dụng một lớp học khu vực biên giới Sơn La
NDO -Ngày 6/1, Đồn biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập,Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn Lađã bàn giao lớp học và tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa tại xã biên giới Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Đồn biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập đã kêu gọi các đơn vị đồng hành ủng hộ kinh phí, cử cán bộ chiến sĩ tham gia; ban quản lý bản Pu Nhan, xã Lóng Sập góp ngày công làm nhà lớp học.Các đơn vị đồng hành hỗ trợ làm lớp học, gồm: Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Tổng Công ty Công nghệ-Viễn thông toàn cầu, Bộ Công an; Bệnh viện Phụ sản Trung ương; tập thể học sinh, phụ huynh lớp 4A0, Trường Liên cấp tiểu học và trung học cơ sở Ngôi sao Hà Nội.Các đơn vị cắt băng khánh thành lớp học tại điểm trường bản Pu Nhan.Sau hơn 2 tháng khởi công xây đã đưa vào sử dụng công trình “Phòng học yêu thương - nâng bước em tới trường”với diện tích 96m2.Công trình lớp học còn có sân trường với một phần mái che rộng gần 200m2, cổng trường, hệ thống tường rào bao quanh dài gần 30m dành cho điểm trường mầm non bản Pu Nhan, tổng trị giá 270 triệu đồng.Các đơn vị đồng hành trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.Các đơn vị đồng hành còn tặng quà cho học sinh, giáo viên Trường mầm non Lóng Sập và điểm trường mầm non bản Pu Nhan nhiều phần quà, như: 2 ti-vi, 1 bộ máy tính, 1 bộ bếp ga đôi, 1 téc nước, 1 máy lọc nước, thảm trải sàn cho toàn bộ diện tích 96m2, 50 giường ngủ học sinh, 1.500 cuốn tập tô màu cho điểm trường, 1 tủ đựng đồ, chăn bông và nhiều phần quà khác.Đồn biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập đã phối hợpBệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu và Trạm y tế xã Lóng Sập tổ chức khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.000 người dân ở các bản biên giới của xã Lóng Sập và hơn 30 đồng chí là lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn Lào.Bác sĩ khám sức khỏe cho lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn Lào.Các đơn vị đồng hành còn tặng thiết bị y tế cho các trạm y tế trên địa bàn huyện Mộc Châu và Trạm xá quân dân y kết hợp của Đồn biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập với tổng giá trị 200 triệu đồng.Nhân dịp này, Đồn biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập đã tổ chức chương trình “Chào cột mốc chủ quyền” và giới thiệu về biên giới lãnh thổ, truyền thống lực lượng Bộ đội biên phòng với sự tham gia của hơn 200 người là thành viên của các đơn vị đồng hành.Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La phát động và hướng tới chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân, 65 năm ngày truyền thống Bộ đội biên phòng.
https://nhandan.vn/dua-vao-su-dung-mot-lop-hoc-khu-vuc-bien-gioi-son-la-post790926.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Sơn La", "Mộc Châu", "lớp học", "biên giới Sơn La", "cửa khẩu Lóng Sập" ] }
Kỳ thi lớp 10 công lập Thành phố Hồ Chí Minh: 6 thí sinh "đặc biệt" thi tại phòng riêng
NDO -Chiều 4/6, Sở Giáo dục và Đào tạoThành phố Hồ Chí Minhcho biết, tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025, có 6 thí sinh “đặc biệt” được bố trí thi tại phòng riêng, có camera giám sát.
Những thí sinh này ở các địa điểm thi ở quận 1, quận 3, quận 12 và huyện Củ Chi. Trong số 6 thí sinh bị tai nạn này, có một thí sinh bị lệch cột sống phải nằm viết, 5 thí sinh còn lại bị gãy tay phải.Để hỗ trợ các thí sinh này tham gia kỳ thi an toàn, đúng quy chế, tại điểm thi có thí sinh bị tai nạn, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh bố trí các phòng thi riêng.Các phòng thi đều cócamera quan sátvà cán bộ coi thi hỗ trợ thí sinh. Cán bộ coi thi được phân công hỗ trợ thí sinh là giáo viên dạy môn học không cùng môn thi của thí sinh, đang công tác tại trường khác quận thí sinh đang theo học, có cán bộ y tế theo dõi.Năm nay,kỳ thi tuyển sinhlớp 10 công lập năm học 2024-2025 ở Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 98.680 thí sinh đăng ký tham gia dự thi. Trong số này có 7.622 thí sinh đăng ký nguyện vọng lớp 10 chuyên.Để phục vụ kỳ thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh bố trí 158 điểm thi, trong đó có 147 điểm thi lớp 10 thường và 11 điểm thi lớp 10 chuyên.Mỗi điểm thi đều có 3 phòng thi dự phòng, mỗi phòng thi tối đa 24 thí sinh.Các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2023-2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh.Để chuẩn bị cho kỳ thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh huy động 13.539 giáo viên làm cán bộ coi thi và 2.370 nhân viên, bảo vệ, công an… làm nhiệm vụ tại các điểm thi.Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lậpnăm học 2024-2025diễn ra trong hai ngày 6 và 7/6.Thí sinh tham gia 3 bài thi bắt buộc gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán và môn chuyên hoặc tích hợp (nếu có nguyện vọng đăng ký lớp 10 chuyên hoặc tích hợp).
https://nhandan.vn/ky-thi-lop-10-cong-lap-thanh-pho-ho-chi-minh-6-thi-sinh-dac-biet-thi-tai-phong-rieng-post812676.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "tuyển sinh lớp 10", "năm học 2024-2025", "đăng ký nguyện vọng", "lớp 10 chuyên" ] }
Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" 2023 tôn vinh 58 cá nhân tiêu biểu
NDO -Thông tin từ Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam sáng 3/11 cho biết, chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023 đã tìm ra 58 giáo viên tiêu biểu từ 47 tỉnh, thành phố trên cả nước để tuyên dương đúng vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Theo thống kê, Ban tổ chức chương trình năm nay ghi nhận 107 hồ sơ giới thiệu của 49 Hội Liên hiệp thanh niên các tỉnh, thành phố gửi về tham dự. Từ 105 hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét chọn đã đánh giá và tìm ra 58 giáo viên tiêu biểu để vinh danh trong khuôn khổchương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023.Trong đó, có 26 giáo viên nam (chiếm 45%) và 32 giáo viên nữ (chiếm 55%). Về thành phần dân tộc, có 19 cá nhân là người dân tộc thiểu số. Phần lớn các giáo viên được tuyên dương dịp này đều có thâm niên công tác hơn 10 năm.Đáng chú ý, có 11 cá nhân công tác từ 20-30 năm và có 2 cá nhân đã công tác hơn 30 năm ở vùng dân tộc thiểu số. Cụ thể, người có số năm công tác nhiều nhất là cô giáo Nguyễn Thị Ngà (53 tuổi, quê quán tỉnh Bình Định) đã miệt mài với nghề trong 32 năm và 9 tháng.Tin liên quanNâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu sốNăm nay, chương trình tập trung tìm kiếm, vinh danh các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu công tác ở những cơ sở giáo dục tạicác xã khó khăn khu vực I, II và III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núitại 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn 2021-2025.Đặc biệt, chương trình triển khai một chuỗi hoạt động toàn diện từ trực tiếp đến trực tuyến, với sự đồng hành của nhiều đại sứ là các nghệ sĩ nổi tiếng, chuyên gia giáo dục, giáo viên uy tín và học sinh tiêu biểu.Từ đó, chương trình đặt kỳ vọng đóng góp tiếng nói, hành động cụ thể, thiết thực nhằm giữ gìn, lan tỏa truyền thống quý báu "Tôn sư trọng đạo", "Uống nước nhớ nguồn" trong thanh niên cũng như toàn xã hội.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-chia-se-cung-thay-co-2023-ton-vinh-58-ca-nhan-tieu-bieu-post780857.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Chương trình \"Chia sẻ cùng thầy cô\" năm 2023", "Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam", "Ngày Nhà giáo Việt Nam", "dân tộc thiểu số và miền núi" ] }
Rời ghế giảng đường, nữ sinh Gen Z nỗ lực trở thành đại sứ tổ chức sinh viên toàn cầu
NDO -Từ mộtsinh viênkhông có gì nổi trội tại trường đại học, Nguyễn Phước Quý Ngân đã thay đổi bản thân, trở thành hình mẫu năng động với loạt thành tích học tập cũng như ngoại khóa xuất sắc, đồng thời trở thành Đại sứ truyền thông của tổ chức phi chính phủ (AIESEC).
Vốn có năng khiếu về ngoại ngữ, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Nguyễn Phước Quý Ngân quyết định theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tạiTrường Đại học Ngoại ngữ(Đại học Đà Nẵng). Tuy nhiên, sau một thời gian, cô gái sinh năm 2002 dần nhận ra đây không phải ngành học phù hợp, dù dành nhiều thời gian rèn luyện, học thêm và theo đuổi thành tích trên giảng đường.Chặng đường định hình lại bản thânTheo Quý Ngân, điều khiến cô nữ sinh mất dần đam mê là do môi trường học tập thiếu năng động, không có cơ hội thể hiện bản thân, dần trở nên thụ động. Ngân ngày càng "chìm" hơn trong lớp, thậm chí có lúc nghi ngờ năng lực của chính mình."Tôi nhận thấy khá rõ việc ngành ngôn ngữ Anh sẽ trở thành đại trà hơn trong tương lai không xa. Vì vậy, tôi quyết tâm đi tìm một hướng phát triển bản thân tốt hơn và đã từ bỏ việc học đại học. Nhiều người đã hỏi tôi có hối hận với quyết định đó không. Đến thời điểm này, câu trả lời của tôi vẫn là không", Quý Ngân chia sẻ.Sau khi rời ghế giảng đường, cô gái trẻ dành thời gian trải nghiệm một số công việc khác nhau để tìm hiểu năng lực cá nhân. Cũng trong thời gian này, dịch bệnhCovid-19bùng phát khiến con đường đã chọn của Quý Ngân ngày càng trắc trở.Không bỏ cuộc, Quý Ngân tiếp tục đưa ra một quyết định khiến nhiều người thân không khỏi bất ngờ: đi học cao đẳng, mà cụ thể là chuyên ngành Quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện tại Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Đà Nẵng.Nguyễn Phước Quý Ngân trong một buổi lễ tuyên dương sinh viên tiêu biểu. Ảnh do nhân vật cung cấp.Trái với nhận định của bạn bè, do được theo đuổi đúng đam mê và sở thích, cô luôn duy trì thành tích đáng ngưỡng mộ khi liên tiếp đạt danh hiệu "Sinh viên xuất sắc" trong nhiều học kỳ.Trong các hoạt động ngoại khóa, cô nữ sinh Gen Z cũng trở thành một "thủ lĩnh sinh viên" đúng nghĩa. Sau nhiều vị trí quan trọng ở các cuộc thi, hoạt động, gần đây, Nguyễn Phước Quý Ngân đã chính thức trở thành Đại sứ truyền thông của một dự án do AIESEC, tổ chức phi chính phủ về thanh niên, sinh viên lớn nhất thế giới, tổ chức. Không những vậy, Quý Ngân thời gian qua còn tự tin thử sức trong nhiều lĩnh vực mới như người dẫn chương trình, nhà sáng tạo nội dung.Nhà tuyển dụng hiện đại không quá ưu tiên bằng cấpTheo chuyên gia tuyển dụng Hà Nguyễn (Hà Nội), trong môi trường ngày nay, những "nhà săn tìm tài năng trẻ" của các công ty thường tập trung vào kinh nghiệm làm việc trước khi nghiên cứu bằng cấp của ứng viên.Ngoài ra, đối với các nhà tuyển dụng, hồ sơ của sinh viên tốt nghiệp đại học hay cao đẳng hoặc thậm chí trái ngành có giá trị như nhau và phụ thuộc thời gian hoạt động, làm việc trước khi ứng tuyển."Thực tế, ngay trong công ty của tôi, có không ít nhân viên từng là sinh viên làm trái ngành hoặc học cao đẳng. Quan trọng là, họ có kinh nghiệm "thực chiến" tốt cùng khả năng xử lý các vấn đề nhuần nhuyễn khi làm việc. Nhiều nhân viên tốt nghiệp cao đẳng thậm chí được đánh giá là năng động, cầu tiến, giao tiếp tốt. Đây là điểm cộng rất lớn khi ứng tuyển vào môi trường doanh nghiệp", chị Hà Nguyễn cho hay.
https://nhandan.vn/roi-ghe-giang-duong-nu-sinh-gen-z-no-luc-tro-thanh-dai-su-to-chuc-sinh-vien-toan-cau-post809906.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Gen Z", "sinh viên", "Nguyễn Phước Quý Ngân", "AIESEC" ] }
[Infographic] Hà Nội quy định các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục
NDO -Thành phố Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), như: Dịch vụ phục vụ bán trú, dịch vụ chăm sóc bán trú, dịch vụ học 2 buổi/ngày, dịch vụ nước uống học sinh, dịch vụ giáo dục ngoài giờ chính khoá, dịch vụ đưa đón,…; hiệu lực thi hành từ ngày 8/4/2024.
https://nhandan.vn/infographic-ha-noi-quy-dinh-cac-khoan-thu-va-muc-thu-dich-vu-ho-tro-hoat-dong-giao-duc-post804332.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "hoạt động hỗ trợ giáo dục", "khoản thu", "trường học", "mức thu", "tiền bán trú", "tiền nước uống", "dịch vụ đưa đón", "trông trẻ ngoài giờ" ] }
Dán nhãn cho sách: Cần thiết và linh hoạt
Sau hiện tượng một số cuốn sách gây tranh cãi về nội dung, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành đã đưa ra khuyến cáo: Các nhà xuất bản cần lưu tâm việc dán nhãn, phân loại sách để tác phẩm đến đúng đối tượng bạn đọc. Nhiều nhà xuất bản đã quyết định dán nhãn 18+ cho các tác phẩm sắp xuất bản, tái bản dựa theo nhận định về nội dung, ngôn ngữ trong sách.
Thực tế, việc dán nhãn, phân loại xuất bản phẩm đã được quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong đó quy định xuất bản phẩm dành cho trẻ em (trừ sách giáo khoa) phải ghi rõ đối tượng phục vụ ở bìa 4. Thông tư cũng chia đối tượng ra ba lứa tuổi khác nhau là trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em từ 6 đến 11 tuổi và trẻ em từ 11 đến 16 tuổi.Đồng thời các tiêu chí cụ thể cũng được đặt ra cho xuất bản phẩm như: Chính xác về lịch sử, chủ quyền lãnh thổ, đề cao tình yêu dân tộc, phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, bồi dưỡng tâm hồn và phù hợp với mức độ trưởng thành của trẻ. Thông tư còn quy định với xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả nước ngoài cũng cần bảo đảm các yếu tố nêu trên. Luật Xuất bản năm 2012 còn quy định rằng nội dung liên quan truyền bá lối sống dâm ô, đồi trụy, phá hoại thuần phong mỹ tục đều bị cấm xuất bản. Điều khoản này cũng áp dụng với tác phẩm của tác giả trong nước và nước ngoài.Tuy nhiên, các văn bản pháp luật mới chỉ quy định về phân loại đối tượng, chưa đề cập các nhóm nội dung của từng đối tượng. Do vậy, với thể loại sách thiếu nhi, các đơn vị xuất bản, phát hành thường tuân thủ điều này, song quy định dán nhãn 16+, 18+ lại chưa có. Do vậy, việc linh hoạt phân loại, dán nhãn cho sách trong trường hợp cần thiết đều phụ thuộc vào sự thẩm định và tự áp dụng của các đơn vị xuất bản.Tại các cuộc tọa đàm, giao lưu về sách được tổ chức thời gian gần đây, rất nhiều thắc mắc của thầy cô giáo, cha mẹ học sinh chủ yếu xoay quanh các vấn đề: Chọn sách thế nào, đâu là ranh giới, cách xác định ra sao... và nhìn chung chưa có giải pháp mang tính thống nhất.Nếu thực hiện những yêu cầu về dán nhãn cho sách thì chắc chắn ngành xuất bản cần xây dựng một kênh riêng chuyên thẩm định, đánh giá và phân loại tác phẩm theo các cách hội đồng phân loại phim.Giám đốc Công ty HanoiBooks Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, trong khi chưa có quy định cụ thể, đơn vị này và nhiều công ty khác chủ động dán nhãn sách sau khi tự thẩm định nội dung. Nếu tác phẩm không phù hợp với lứa tuổi mới lớn, ban biên tập sẽ ghi chú trên trang bìa, thí dụ “sách 16+” hoặc “sách 18+”. Đại diện Nhà xuất bản Kim Đồng chia sẻ, trên các ấn phẩm dành cho thanh thiếu niên của đơn vị có ghi rõ đối tượng bạn đọc ở bìa sau của sách và bìa phụ. Với các ấn phẩm dành cho cha mẹ học sinh, nhà xuất bản có tủ sách “Làm cha mẹ” và logo nhận diện riêng xuất hiện trên trang bìa đầu tiên; mảng sách hướng đến tuổi trưởng thành, nhà xuất bản đề rõ lưu ý “Dành cho tuổi trưởng thành” ở bìa chính của ấn phẩm.Lãnh đạo Cục Xuất bản cho biết, trước hết, các đơn vị cần chủ động phân loại, hướng dẫn bạn đọc, nhất là đối với sách có nội dung liên quan tình dục hoặc bạo lực. Tất nhiên, không phải tác phẩm nào có các yếu tố nêu trên cũng quy thành phản cảm hay cần thiết phải dán nhãn mà ranh giới “vùng cấm” cần được đội ngũ biên tập, thẩm định xác định phụ thuộc vào tỷ lệ chi tiết, ngôn ngữ và có đánh giá tác động về nhận thức, tâm lý của bạn đọc. Các đơn vị xuất bản cần nâng cao trách nhiệm trong thẩm định nội dung, nghệ thuật từ đó làm rõ thông điệp và đối tượng bạn đọc trước khi phát hành.Theo đánh giá từ giới chuyên môn, sẽ là khiên cưỡng, cứng nhắc nếu so sánh lĩnh vực xuất bản sách với điện ảnh và áp dụng dán nhãn theo độ tuổi của sách giống như phim. Bởi lẽ, sự định lượng về hình ảnh, ngôn ngữ của điện ảnh có tính cụ thể hơn văn học. Ngoài ra, nếu một bộ phim ra rạp được thông báo về độ tuổi khán giả, có giám sát quản lý thì việc dán nhãn độ tuổi cho sách thật ra chỉ mang tính cảnh báo. Nó hoàn toàn không thể ngăn cản bạn đọc tiếp cận tác phẩm. Dù vậy, nhãn sách vẫn có tác dụng như một sự cảnh báo, góp phần tác động vào nhận thức, cho thấy bạn đọc cần cân nhắc hoặc xác định trước về hậu quả. Bên cạnh đó, nhãn sách cũng tác động đáng kể vào lựa chọn của nhà trường, gia đình khi muốn lan tỏa văn hóa đọc tới đối tượng nhỏ tuổi/trẻ tuổi.Giới chuyên môn cho rằng, sách thường được nhà xuất bản phân loại, dán nhãn nhưng một chuỗi cung ứng sau đó, gồm: phân phối, phát hành, thư viện, gia đình vẫn có thể chủ động đưa ra những biện pháp để nhận định và phân loại sách nhằm định hướng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.
https://nhandan.vn/dan-nhan-cho-sach-can-thiet-va-linh-hoat-post811947.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Xuất bản phẩm", "Luật Xuất bản", "Thuần phong mỹ tục", "Nhãn", "Đối tượng phục vụ", "Cục Xuất bản", "Đồi trụy", "Phân loại", "Ấn phẩm" ] }
Hơn 41 nghìn thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2
NDO -Ngày 8/5, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công bố kết quả thống kê số thí sinh đăng ký thiđánh giá năng lựcđợt 2.
Theo thống kê của trung tâm, có 41.542 thí sinh đã đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 2 củaĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Trong số này, có 40.143 thí sinh đã hoàn thành thủ tục. Thí sinh sẽ hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi đến ngày 10/5.Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng đăng ký dự thi nhiều và vượt trội với gần 21.700 thí sinh, tiếp đến là Đồng Nai (2.435), Đà Nẵng (2.251) và An Giang (2.020).Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2sẽ được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng Chủ nhật 2/6 tại các địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang và dự kiến tại Cà Mau.Theo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trước ngày thi 1 tuần, thí sinh đăng nhập vào hệ thống để in phiếu báo dự thi.Trong giấy báo dự thi sẽ có thông tin chi tiết về địa điểm thi, phòng thi, số báo danh, thời gian thí sinh cần có mặt tại phòng thi. Dự kiến, kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 10/6.Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.Năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã thu hút lượng đăng ký thi cao kỷ lục với 106.895 thí sinh. Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi cả 2 đợt là 28.797 thí sinh.Hiện, có 109 trường đại học, cao đẳng đã đăng ký sử dụngkết quảkỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức để xét tuyển.Trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vừa qua, có 93.828 thí sinh đã tham dự thi. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 1.076 điểm.
https://nhandan.vn/hon-41-nghin-thi-sinh-dang-ky-thi-danh-gia-nang-luc-dot-2-post808426.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "kỳ thi đánh giá năng lực", "Thành phố Hồ Chí Minh", "đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2" ] }
Nỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số
Bắc Kạn là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, một bộ phận đồng bào trước đây chưa có điều kiện tham gia học tập, cho nên tỷ lệ mù chữ còn cao. Vì vậy, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích người dân tham gia học chữ.
Từ trung tâm xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn) đến điểm trường Sáo Sào hơn 10 km. Đường tới trường vẫn là đường đất, nhiều đoạn dốc hẹp, ổ voi, ổ gà, nếu không quen địa hình, chắc tay lái thì việc đến đây khá khó khăn.Theo thầy Chu Thanh Tú, giáo viên dạy tại lớp xóa mù chữ ở Sáo Sào, trời khô ráo, đi xe máy mất khoảng 30 phút, còn hôm mưa đi sẽ lâu hơn. Nhưng điều này không ngăn được bước chân của những giáo viên nhiệt huyết ngày đêm mang con chữ đến với đồng bào.Điểm trường Sáo Sào nằm trên triền đồi cao gồm hai lớp ghép. Ban ngày là giờ học chính của học sinh tiểu học, chiều tối trở đi là thời gian học của lớp xóa mù chữ.Lớp học bắt đầu lúc hơn 16 giờ và kết thúc vào 19 giờ, có 18 học viên, chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông ở nhiều độ tuổi khác nhau, người ít nhất 30 tuổi và lớn nhất là 54 tuổi. Có học viên phải đi bộ tới 6 km, nhưng vì cái chữ, hằng ngày họ vẫn đều đặn đến lớp, thậm chí mang theo cơm để đến lớp ăn.Theo thầy giáo Hoàng Văn Vĩnh, giáo viên dạy Toán, lần đầu tiếp xúc với cái chữ, con số, các anh, chị học viên rất hào hứng, chú tâm lắng nghe. Có người tiếng phổ thông còn hạn chế, cho nên việc truyền dạy mất khá nhiều thời gian. Giáo viên phải nhờ đến người phiên dịch, sử dụng đồ dùng trực quan cho dễ hiểu. Sau vài tháng, các anh, chị cơ bản biết đọc, biết viết, cộng trừ các phép tính đơn giản.Bà Đào Thị Thàng, 54 tuổi, học viên lớn tuổi nhất ở lớp cho hay: “Tôi đi học thấy vui lắm, vì biết cái chữ, biết tính toán mà không phải phụ thuộc người khác, tôi rất biết ơn các thầy, cô giáo, Đảng và Nhà nước”. Chung niềm vui biết chữ, chị Linh Thị Súng chia sẻ: “Mình đã biết soạn tin nhắn trên điện thoại, không phải nhờ đến các con. Biết cộng, trừ, nhân, chia nên thấy vui lắm, rất cảm ơn các thầy, cô giáo”.Vào cuối năm 2022, Bắc Kạn còn hơn 10.300 người, chiếm 4,48% dân số còn mù chữ. Năm 2023, ở khắp các huyện của Bắc Kạn đã mở lớp học xóa mù chữ. Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chợ Đồn, Hứa Hoàng Anh, năm 2022, huyện đã mở được tám lớp xóa mù chữ cho 128 học viên. Năm 2023, huyện tiếp tục mở thêm sáu lớp cho 165 học viên ở năm xã vùng cao. Nhờ đó, đến nay, Chợ Đồn đã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.Hằng năm, Bắc Kạn chỉ đạo các đơn vị cấp huyện nghiêm túc điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, trong đó quan tâm điều tra, rà soát số người mù chữ, tái mù chữ. Các hoạt động điều tra thường diễn ra mỗi năm một lần vào tháng 8, tháng 9; chủ yếu do các giáo viên cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thực hiện, có sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ thôn/tổ.Bắc Kạn tích cực triển khai nội dung xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 5 của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo kế hoạch, trong hai năm (2022-2023), các địa phương trong tỉnh được giao hơn 430 triệu đồng để tổ chức các lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa biết chữ.Đến nay, tỉnh đã tổ chức được hơn 30 lớp, thu hút gần 860 học viên tham gia. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cấp tỉnh cho hơn 80 lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học, nhất là giáo viên dạy xóa mù chữ ở các địa phương. Học viên của những lớp học xóa mù chữ này là người dân tộc thiểu số mù chữ và tái mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60.Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết về việc chi hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ. Theo đó, người dân tham gia học xóa mù chữ sẽ được hỗ trợ 3,6 triệu đồng/người/giai đoạn học tập. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, Chương trình xóa mù chữ đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân.Người dân biết đọc, biết viết, biết tính toán, có thể tự biết được thông tin từ những văn bản liên quan như giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế, thông tin trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận gia đình văn hóa hay giấy chứng nhận hộ nghèo, những văn bản triển khai của các cơ quan nhà nước; tự mình viết được những lá đơn, ký tên...Từ khi tỉnh có Nghị quyết hỗ trợ, việc vận động, duy trì số lượng học viên các lớp cũng thuận lợi hơn. Tỉnh củng cố, duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với Bắc Kạn là tình trạng duy trì một số lớp học vẫn còn gian nan, một số học viên không tham gia lớp học thường xuyên. Tài liệu giảng dạy cho giáo viên, học viên chưa có, gây khó khăn cho giáo viên...Để khắc phục những khó khăn này, Bắc Kạn chỉ đạo các địa phương, ngành giáo dục đưa chỉ tiêu xóa mù chữ vào nhiệm vụ kinh tế-xã hội; rà soát thống kê đầy đủ đối tượng mù chữ để có kế hoạch mở các lớp bảo đảm phù hợp, hiệu quả; phát huy vai trò của trung tâm học tập cộng đồng trong việc xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập.Tỉnh kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm phát hành bộ tài liệu về dạy học xóa mù chữ cho giáo viên, học viên; tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nhất là tập huấn thực hiện Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2. Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 100% số người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông và tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
https://nhandan.vn/no-luc-xoa-mu-chu-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post794419.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [] }
Tuyên dương 198 học sinh giỏi Quốc gia và học sinh tiêu biểu
Sáng 6/6, Sở Giáo dục và Đào tạoLai Châuphối hợp Viễn thông Lai Châu tổ chức lễ tuyên dương giáo viên và 198 học sinh trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia bậc học Trung học phổ thông và học sinh tiêu biểu trong các phong trào thi đua năm học 2023-2024.
Theo đó, năm học 2023-2024Lai Châucó 4 giáo viên đạt thành tích cao trong việc tổ chức ôn thi học sinh giỏi quốc gia bậc học Trung học phổ thông; có 5 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc học Trung học phổ thông; 3 học sinh đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 khu vực I; 190 học sinh các cấp có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào học tập.Đây là năm học mà Lai Châu có nhiều học sinh đạt giảihọc sinh giỏi quốc gianhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên có học sinh đạt huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 khu vực I.Phát biểu tại lễ tuyên dương, đồng chí Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu khẳng định, việc tuyên dương khen thưởng không chỉ là việc tôn vinh cá nhân mà còn là việc thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.Nhân dịp này, lãnh đạo tỉnh Lai Châu đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu và giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo cho 207 giáo viên, học sinh có thành tích cao trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia bậc học Trung học phổ thông và học sinh tiêu biểu trong các phong trào thi đua năm học 2023-2024, thành tích cao tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 khu vực I.
https://nhandan.vn/tuyen-duong-198-hoc-sinh-gioi-quoc-gia-va-hoc-sinh-tieu-bieu-post812954.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Lai Châu", "Học sinh giỏi quốc gia", "tuyên dương" ] }
Cảnh giác với đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc ngoài cổng trường
NDO -Để tránh những trường hợp đáng tiếc như bịngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe, học sinh cần có ý thức trong sử dụng thực phẩm hằng ngày, tuyệt đối không mua, sử dụng đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiều dạng đồ ăn không bảo đảm hiện nhắm tới học sinh, dễ để các em tiếp cận khi chúng được bày bán ở khu vực chung quanh trường học.
Hiện nay, tại khu vực chung quanh các trường học có rất nhiều loại đồ ăn, thức uống không có nguồn gốc xuất xứ, thậm chí chứa các hoá chất, chất phụ gia độc hại được bày bán. Những món đồ này lại có hình thức phong phú, bắt mắt, giá rẻ nên rất thu hút học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi. Dễ thấy, dễ mua và "bán chạy" có thể kể đến là các loại: tăm cay, que cay, chân gà, cá viên, vòi rồng, thạch dừa, … đóng trong các gói nhỏ, không nhãn mác hoặc nhãn phụ.Đã có nhiều trường hợp học sinh bị ngộ độc do ăn, uống những đồ ăn vặt mua ngoài trường học mà không rõ xuất xứ hoặc thực phẩm được chế biến không bảo đảm.Gần đây nhất, ngày 29/11 vừa qua, một nhóm học sinh lớp 6 và lớp 7 Trường Nguyễn Quý Đức, (Nam Từ Liêm, Hà Nội) sau khi chia nhau ăn túi kẹo có vỏ màu xanh, chữ nước ngoài đã có dấu hiệu bị đau đầu, buồn nôn. Sau khi được chăm sóc tại phòng y tế của nhà trường, sức khỏe của 11 học sinh đã ổn định trở lại.Loại kẹo gây đau đầu, buồn nôn các học sinh ăn phảiTrường hợp nặng hơn, 17 học sinh lớp 5 Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (Buôn Dù, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột) đã phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện của ngộ độc thực ăn sau khi cùng uống trà sữa được bán cạnh trường học.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài nguy cơ gây ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, khó thở,… những thực phẩm không có bao bì nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản xuất không đúng quy trình, … thường được bày bán gần các trường học còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại lâu dài cho sức khỏe của học sinh như: béo phì, tim mạch, đái tháo đường, thậm chí gây ung thư.Sau sự việc 11 học sinh Trường Nguyễn Quý Đức ăn phải kẹo lạ gây buồn nôn, chóng mặt, tối 1/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị, hiệu trưởng các nhà trường trên địa bàn thành phố về việc tăng cường công tác bảo đảman toàn trường học.Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin, thời gian gần đây, tại một số tỉnh, thành phố xảy ra tình trạng học sinh có dấu hiệu bị ngộ độc sau khi ăn “kẹo lạ” mua ở khu vực ngoài cổng trường học, gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trường học và sức khỏe của học sinh.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị trưởng phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố cần tập trung thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cha mẹ học sinh và học sinh. Học sinh không mua, ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời phổ biến cha mẹ học sinh cần lưu tâm, tăng cường quản lý tình hình học tập, sinh hoạt của con em.Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị, trường học chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phát hiện các cơ sở quanh khu vực cổng trường kinh doanh sản phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc và báo cho chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.Để bảo đảm an toàn sức khỏe, học sinh cần có ý thức về việc sử dụng thực phẩm, các gia đình cũng nên bố trí cho con ăn uống tại nhà đầy đủ và chuẩn bị các đồ ăn nhẹ đáp ứng nhu cầu của con em.Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng những sản phẩm được bán trên thị trường, thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kịp thời giải tỏa những hàng quán không đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là những hàng quán bày bán ở khu vực chung quanh trường học.
https://nhandan.vn/canh-giac-voi-do-an-thuc-uong-khong-ro-nguon-goc-ngoai-cong-truong-post785570.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "thực phẩm bẩn", "ngộ độc thực phẩm", "an toàn trường học", "kẹo lạ", "hàng quán cổng trường" ] }
Thắp sáng ước mơ cho học sinh nghèo
Trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều em học sinh trên địa bàn huyện, những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc, tỉnhHòa Bìnhđã tích cực triển khai Chương trình “Đồng hành cùng em đến trường”. Tấm lòng nhân ái và sự quan tâm, sẻ chia của cán bộ, nhân viên Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc đã giúp nhiềuhọc sinh nghèovững bước đến trường, đạt thành tích cao trong học tập.
Về thăm nhà ngày cuối tuần, em Lý Văn Bản (dân tộc Dao), học sinh lớp 9B, Trường trung học cơ sở Cao Sơn (ở xóm Nà Chiếu, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) xúc động khoe với mẹ cùng các anh, các chị trong gia đình giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình tặng em vì đã đoạt giải nhì môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh vào đầu năm 2024. 5 năm trước, em Bản từng ngậm ngùi bỏ học, ở nhà làm nương, trồng lúa, trồng ngô, xuống suối bắt cá để đi chợ bán kiếm tiền, vì thương mẹ tần tảo một mình nuôi ba anh em ăn học.Nhưng nhờ các cô, chú, các anh bộ đội ở Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc đến nhà động viên, mua tặng sách, vở, đồ dùng học tập, xe đạp và hỗ trợ em 300 nghìn đồng/tháng, Lý Văn Bản đã cố gắng học tập. 5 năm qua, em liên tục đạt học sinh giỏi, điểm trung bình học tập luôn đứng tốp đầu trong lớp. Với tình yêu, niềm tự hào về truyền thống, lịch sử của đất nước, Bản cũng đoạt nhiều giải cao trong các hội thi tìm hiểu và kỳ thi học sinh giỏi môn lịch sử các cấp.Nhớ lại thời gian đã qua, em Lý Văn Bản tâm sự: “Nếu không nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các chú bộ đội trong Ban Chỉ huy quân sự huyện, em không thể yên tâm đi học và đạt kết quả nêu trên. Các chú bộ đội không chỉ hỗ trợ em và gia đình về vật chất mà còn động viên, hỗ trợ về tinh thần, thường xuyên thăm hỏi về những khó khăn của em khi học tại trường; có bài nào khó, môn nào học chưa tốt, các chú bộ đội lại giảng thêm cho em hoặc nhờ thầy, cô chỉ bảo giúp”.Đại diện Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trao góc học tập tặng học sinh xã Vầy Nưa, huyện Đà BắcKhông chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ các em học sinh đang theo học các bậc học phổ thông, Chương trình “Đồng hành cùng em đến trường” của Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc còn hướng đến những em sinh viên tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.Đó là trường hợp của em Triệu Thị Sáng (dân tộc Tày), ở xóm Phiếu, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, hiện đang là sinh viên năm thứ tư Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Với ước mơ trở thành cô giáo, mang kiến thức trở về thôn, bản giúp các em nhỏ học tập, bốn năm trước, Sáng nộp hồ sơ và thi đỗ vào khoa Toán, Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Nhưng vì nhà nghèo, lại là con gái cho nên bố mẹ Sáng muốn em ở nhà lao động và sớm lấy chồng. Không được bố mẹ ủng hộ, Sáng rất buồn, hằng đêm chỉ biết khóc một mình.Thật may mắn, nhờ những lần đi cơ sở làm công tác dân vận, cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc biết được hoàn cảnh gia đình của em khó khăn nên đã phối hợp cùng cán bộ thôn, xã đến tuyên truyền, vận động bố mẹ Sáng ủng hộ để Sáng đi học đại học; đồng thời, trích quỹ và vận động các cơ quan, doanh nghiệp trong huyện hỗ trợ kinh phí cho em đến trường. Sự giúp đỡ kịp thời đó đã mang đến cho Sáng cơ hội được theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo.Trong niềm vui khi con gái chuẩn bị tốt nghiệp đại học, ông Triệu Văn Nam (bố đẻ của em Triệu Thị Sáng) phấn khởi cho biết: “Các chú bộ đội ở Ban Chỉ huy quân sự huyện đã giúp tôi và gia đình thay đổi cách nghĩ rất nhiều. Phải học hành, có kiến thức thì mới cải thiện được cuộc sống, giúp đỡ được gia đình và quê hương. Dù hoàn cảnh còn khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của các chú bộ đội, tôi sẽ quyết tâm cho các con ăn học”.Cũng như Lý Văn Bản hay Triệu Thị Sáng, nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Đà Bắc đã nhận được sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần từ cán bộ, nhân viên Ban Chỉ huy quân sự huyện. Năm 2023, thông qua Chương trình “Đồng hành cùng em đến trường”, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc đã tặng 50 xe đạp, 15 nghìn quyển sách giáo khoa, sách tham khảo và nhận đỡ đầu 11 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Để gây quỹ cho Chương trình “Đồng hành cùng em đến trường”, cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc có nhiều hình thức quyên góp ủng hộ như: thông qua các kỳ lĩnh lương, phụ cấp, các đợt huấn luyện của dân quân, tự vệ, dự bị động viên hàng năm,.. Nhiều người còn tự nguyện ủng hộ tiền khen thưởng, ủng hộ một phần tiền phụ cấp trách nhiệm, tiền công tác phí để gây quỹ chương trình nêu trên.Để tiếp tục triển khai chương trình hiệu quả hơn, Thượng tá Bùi Văn Sang, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện Đà Bắc cho biết: Cán bộ, nhân viên đơn vị luôn tâm niệm, giúp được một học sinh nghèo tiếp tục đến trường là trực tiếp góp phần giúp đồng bào bớt đi đói nghèo, lạc hậu.Bởi vậy thời gian tới, Đảng ủy, Ban Chỉ huy quân sự huyện sẽ tăng cường phối hợp với ban giám hiệu các nhà trường và cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục rà soát, lựa chọn những trường hợp học sinh đặc biệt khó khăn để trực tiếp hỗ trợ. Tùy vào hoàn cảnh từng em, các cơ quan, đơn vị đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp để giúp đỡ đạt hiệu quả cao nhất.
https://nhandan.vn/thap-sang-uoc-mo-cho-hoc-sinh-ngheo-post800323.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Hòa Bình", "học sinh nghèo" ] }
Tặng phòng máy tính cho trường học khó khăn
Sáng 30/11, Công ty Bảo hiểm Bảo lãnh Seoul Hàn Quốc (SGI) phối hợp Tổ chức GCS Hàn Quốc tại Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức lễ bàn giao phòng máy tính cho Trường THCS Tri Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Trường THCS Tri Trung là một ngôi trường còn nhiều khó khăn. Tuy đã được huyện Phú Xuyên và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện quan tâm cải thiện, nhưng cơ sở vật chất chưa đầy đủ.Trong đó, trường còn thiếu phòng tin học. Năm học này, trường có tám lớp với 228 học sinh. Với môn học tin học, các em hiện chỉ được học lý thuyết, chưa được họcthực hành trên máy tính.Do đó, với mong muốn cải thiện môi trường học tập cho các em học sinh, dự án SGI Dream Class đã xây dựng một phòng tin học đạt chuẩn, gồm 35 bộ máy tính mới, hiện đại, bàn ghế, trang, thiết bị nghe nhìn, màn hình ti-vi, máy in, mạng internet và các trang, thiết bị khác... tặng nhà trường.Các em học sinh trường THCS Tri Trung hào hứng với phòng Tin học được tặng.Không giấu được niềm vui thích khi được ngồi trước chiếc máy tính hiện đại, em Đào Phương Anh, học sinh lớp 8A hào hứng: “Trước đây, vào giờ Tin học, chúng em chủ yếu chỉ học lý thuyết, không có điều kiện thực hành. Giờ mỗi bạn được ngồi riêng một máy tính, em thấy rất hào hứng với môn học này”.Dự án hỗ trợ “SGI Dream Class” là dự án xây dựng các phòng học tin học ở các trường đang gặp nhiều khó khăn của Việt Nam.Giám đốc chi nhánh Công ty Bảo hiểm Bảo lãnh Seoul tại Hà Nội (SGI Hà Nội) (đơn vị tài trợ dự án) Kwon Soon Yong chia sẻ, SGI được thành lập từ năm 1969, chuyên cung cấp các dịch vụ bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng, mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc và đời sống từng người dân trong hơn 50 năm qua.Đơn vị mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình, chung tay cùng cải thiện môi trường đào tạo giáo dục tại trường THCS Tri Trung nói riêng và các trường học ở Việt Nam nói chung."Trong tương lai, SGI sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động cống hiến xã hội đa dạng hơn để giúp đỡ cho các hoàn cảnh, các khu vực còn khó khăn, thiếu thốn” - đại diện SGI khẳng định.Nhiều năm qua, Dự án SGI Dream Class đã có nhiều hoạt động xã hội thiết thực đóng góp cho hoạt động giáo dục trên địa bàn Hà Nội.Cụ thể, năm 2016, dự án đã trang bị một phòng máy vi tính tại trường Tiểu học Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên; Năm 2019 trang bị một phòng máy vi tính tại trường THCS Yên Bình, huyện Thạch Thất; Năm 2021 đã trang bị một phòng máy vi tính tại trường THCS Liên Châu, huyện Thanh Oai và năm 2022 đã trang bị một phòng máy vi tính tại trường THCS Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây… Qua đó, góp phần giúp các em học sinh được tiếp cận công nghệ thông tin, giúp nhà trường đổi mới giáo dục theo hướng chuyển đổi số.Đại diện dự án SGI Dream Class trao tặng phòng máy tính cho trường THCS Tri Trung.Tại buổi tiếp nhận, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội Nguyễn Nam Hải đề nghị, đơn vị tiếp nhận có kế hoạch sử dụng và quản lý tốt phòng máy được trang bị. Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, các đơn vị để đóng góp vào quá trình phát triển chung của thành phố.Cảm ơn sự hỗ trợ của dự án, Cô giáo Ngô Thị Liên, Hiệu trưởng trường THCS Tri Trung cho biết: “Đây là điều kiện tốt và là động lực để thầy trò nhà trường thi đua học tốt, dạy tốt. Nhà trường xin tiếp nhận, đồng thời cam kết sẽ quản lý tốt, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, bảo quản và giữ gìn cẩn thận phòng tin học, góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.
https://nhandan.vn/tang-phong-may-tinh-cho-truong-hoc-kho-khan-post785194.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "phòng máy tính", "giáo dục", "Hà Nội", "Dự án SGI Dream Class", "Việt Nam - Hàn Quốc", "từ thiện" ] }
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Anh Ian Frew
Chiều 24/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đãtiếp ngài Ian Frew, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quan hệViệt Nam-Anhcủa Đại sứ Ian Frew. Bày tỏ vui mừng về quan hệ Việt Nam-Anh đang phát triển tích cực, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ ấn tượng tốt đẹp với những kết quả rất thành công trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh năm 2022, cảm ơn Đại sứ về những nỗ lực đóng góp vào thành công chung đó.Việt Nam rất coi trọng tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược với Vương quốc Anh. Quan hệ hai nước đã đạt những bước phát triển tích cực gần đây, đặc biệt là việc Tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập Đối tác chiến lược (2010-2020) với tầm nhìn hướng tới nâng tầm quan hệ trong thập kỷ tới.Đại sứ Ian Frew cảm ơn Chủ tịch Quốc hội đã dành thời gian cho cuộc tiếp; nhấn mạnh trong tình hình thế giới có những biến động, việc trao đổi ý kiến thúc đẩy hợp tác quốc tế là rất quan trọng. Chúc mừng Quốc hội Việt Nam vừa tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ 5 với việc thông qua hai đạo luật quan trọng là Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Đại sứ cảm ơn Chủ tịch Quốc hội trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế với Anh, đặc biệt là Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Anh (UKVFTA).Đại sứ Ian Frew nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội cho rằng, năm 2023 là dấu mốc kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao với rất nhiều hoạt động trao đổi đoàn, hoạt động kỷ niệm đã góp phần tăng cường sự tin cậy chiến lược hai bên. Đây là nền tảng quan trọng nhất.Cùng với đó, quan hệ Đối tác chiến lược hai nước đã bao trùm rất nhiều vấn đề, lĩnh vực hợp tác như: chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển bền vững, an ninh, quốc phòng, y tế… Việc triển khai UKVFTA trên thực tế đã mang lại những lợi ích tích cực cho hai nước. Cụ thể, mặc dù năm 2023, thương mại toàn cầu có những khó khăn nhưng kim ngạch thương mại hai nước vẫn tăng.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew. (Ảnh: DUY LINH)Chúc mừng Vương quốc Anh đã gia nhập Hiệp định CPTPP trong năm 2023, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Việt Nam luôn ủng hộ Anh sớm trở thành thành viên của Hiệp định và vui mừng khi được tham gia đóng góp một phần vào những thành quả tích cực này. Là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với trình độ phát triển cao và là thành viên nhóm G7, việc Anh trở thành nước châu Âu đầu tiên tham gia CPTPP có ý nghĩa chiến lược, giúp nâng tầm CPTPP từ một khuôn khổ khu vực Thái Bình Dương thành một hiệp định rộng lớn và bao trùm.Cùng vớiHiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Anh(UKVFTA), việc Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ song phương Việt Nam và Anh, củng cố khuôn khổ hợp tác cho sự phát triển quan hệ thương mại, kinh tế giữa hai nước, giúp doanh nghiệp Việt-Anh đa dạng hóa thị trường và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội Việt Nam ủng hộ Anh gia nhập CPTPP và các cơ quan hữu quan của Việt Nam đang tích cực thực hiện quy trình để trình Quốc hội phê chuẩn.Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hiện nay kinh tế, địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, Đại sứ tiếp tục góp phần tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại hai nước trên nền tảng đã có, làm mới chuỗi cung ứng hiện có, thiết lập chuỗi cung ứng mới mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng cao. Doanh nghiệp của Anh tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực, hành động quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, trong đó có doanh nghiệp Anh.Việt Nam đánh giá cao tiềm lực, khả năng của Anh trong lĩnh vực thị trường tài chính, tiền tệ, mong tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này; hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong phát triển thị trường tài chính tiền tệ, trong đó có phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam mong muốn cùng Anh tham gia giải quyết những vấn đề mang tính chất toàn cầu, trong đó có công cuộc chuyển đổi số và chuyển đổi năng lượng công bằng, nhất là về nguồn lực tài chính, công nghệ, xây dựng thể chế cho chuyển đổi năng lượng công bằng, thực hiện cam kết đưa ra tại Hội nghị COP 26 là đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Nhân dịp này, qua Đại sứ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lời mời Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Anh sớm thăm chính thức Việt Nam.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại sứ Vương quốc Anh Iain Frew cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tiếp. (Ảnh: DUY LINH)Đại sứ Ian Frew cho rằng, Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác hai nước trên kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có giao lưu hợp tác nghị sĩ trẻ hai nước. Vừa qua, Quốc hội Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU, Hạ nghị sĩ Vương quốc Anh Dan Carden đã tham gia và góp phần vào thành công chung.Nhấn mạnh lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là chuyển đổi năng lượng công bằng không chỉ là thách thức của Việt Nam, Đại sứ cho biết, Anh vui mừng tham gia hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là khi Việt Nam triển khai xây dựng cơ chế, phân bổ nguồn lực tài chính phục vụ chuyển đổi năng lượng...
https://nhandan.vn/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-tiep-dai-su-anh-ian-frew-post793699.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Việt Nam-Anh", "Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ", "Đại sứ Anh", "Đối tác chiến lược" ] }
Kỷ luật cô giáo kéo lê nữ sinh ở cửa lớp
NDO -Chung quanh vụ học sinh quỳ khóc trước cửa lớp, theo báo cáo của Trường trung học phổ thông Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cô giáo trong clip đã nhận lỗi và bị kỷ luật.
Sau gần 3 tháng xảy ra vụ cô giáo kéo lê học sinh ở hành lang lớp học (sự việc xảy ra ngày 29/9) tại Trường trung học phổ thông Đa Phúc, nhà trường vừa có báo cáo xác minh và thông tin về phương án kỷ luật ban đầu với cô giáo N.T.P, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D4.Hội đồng sư phạm nhà trường tổ chức kiểm điểm giáo viên và kết luận: Cô giáo N.T.P đãvi phạm đạo đức nhà giáonghiêm trọng. Sau khi sự việc xảy ra, bản thân cô giáo đã nhận lỗi. Kết quả lấy phiếu kín xem xét kỷ luật cho thấy, 77% số người có mặt đồng ý xử lý cô giáo N.T.P ở mức cảnh cáo.Liên quan đến hình thức kỷ luật đảng viên, chi bộ nhà trường hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, dự kiến thi hành kỷ luật Đảng với cô N.T.P trong tháng 12/2023.Sau khi chi bộ tổ chức kiểm điểm và kỷ luật, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, nhà trường làm công văn đề nghị cơ quan điều tra công an huyện cung cấp kết quả điều tra (nếu có) để tiến hành kỷ luật viên chức theo quy định.Trước đó, mạng xã hội đăng tải clip nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp. Sau đó, có một cô giáo túm cổ áo kéo lê em học sinh vào lớp. Sự việc được xác định xảy ra vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 29/9/2023 tại Trường trung học phổ thông Đa Phúc. Cô giáo này đã bị đình chỉ công tác theo quy định để cơ quan chức năng xác minh sự việc.
https://nhandan.vn/ky-luat-co-giao-keo-le-nu-sinh-o-cua-lop-post788316.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "kéo lê học sinh ở cửa lớp", "vi phạm đạo đức nhà giáo", "bạo lực học đường" ] }
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm Đánh giá tư duy ngày 19/5
NDO -Hôm nay, 28/5, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi Đánh giá tư duy năm 2024 (TSA 2024) đối với các thí sinh dự thi ngày 19/5. Đợt thi này có gần 6.000 thí sinh tham dự.
Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ngày 19/5 đã tổ chức thi bù cho các em tham dự kíp chiều đợt 4 của Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2024. Kíp thi có sự tham dự của 5.859 thí sinh.Kết quả, điểm cao nhất là 94,22/100; có 3 thí sinh đạt trên 90 điểm; 28 thí sinh đạt trên 80 điểm; 274 thí sinh đạt trên 70 điểm.Thủ khoa của của kíp thi đến từ Trường THPT Thái Hòa (Nghệ An). 2 thí sinh của nhóm đạt trên 90 điểm còn lại đến từ Trường THPT Hậu Lộc 3 (Thanh Hoá) và Trường THPT Bắc Kiến Xương (Thái Bình).Điểm trung bình của kíp thi là 53.06/100.Phổ điểm TSA 2024 kíp thi đợt 4 ngày 19/5/2024Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, kỳ Đánh giá tư duy TSA năm 2024 sẽ còn 2 đợt thi vào các ngày 9/6 và 16/6. Hiện nay, các thí sinh đã hoàn thành việc đăng ký dự thi. Công tác chuẩn bị của Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường đại học phối hợp đã cơ bản hoàn thành.Thí sinh có thể tra cứu các kết quả và chứng chỉ TSA của mình trên tài khoản của thí sinh tại địa chỉ https://tsa.hust.edu.vn/Đáng chú ý, năm nay điểm Đánh giá tư duy của thí sinh dùng đểxét tuyển đại họcnăm 2024 sẽ được Đại học Bách khoa Hà Nội đưa lên tài khoản của thí sinh trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại địa chỉ https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/Thí sinh có thể tra cứu điểm thi trong tài khoản của mình và các trường đại học cũng có thể sử dụng kết quả Đánh giá tư duy để xét tuyển một cách thuận tiện.
https://nhandan.vn/dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-cong-bo-diem-danh-gia-tu-duy-ngay-195-post811455.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "đại học bách khoa hà nội", "phổ điểm", "TSA", "Đánh giá tư duy", "xét tuyển đại học", "mùa thi 2024" ] }
Vĩnh Phúc đầu tư 7.600 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất ngành giáo dục
NDO -Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa thống nhất chủ trương thực hiện Kế hoạch bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2025 có 70% số trường học đạt chuẩn quốc gia. Kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2023-2025 dự kiến khoảng 7.600 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc mới có 33% số trường học đạt chuẩn quốc gia theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ này vẫn thấp so với yêu cầu. Do đó, tỉnh triển khai Kế hoạch bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025.Mục tiêu chính là trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Đáp ứng mức tối thiểu sau đó nâng dần lên mức độ 1, mức độ 2, đủ tiêu chí về cơ sở vật chất để xây dựng trường chuẩn quốc gia. Từng bước xây dựng các công trình phục vụ giáo dục theo kiểu mới, hiện đại và trang bị các thiết bị dạy học tiên tiến ở những nơi có điều kiện. Từng bước trang bị thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ thực hiện chuyển đổi số ngành giáo dục.Cụ thể, đối với cấp Mầm non: Đầu tư xây mới 421 phòng học, 136 phòng giáo dục thể chất, 52 phòng giáo dục nghệ thuật, 44 nhà bếp, 106 phòng đa năng, 44 nhà điều hành.Đối với cấp Tiểu học: Đầu tư xây mới 408 phòng học, 73 phòng bộ môn âm nhạc, 59 phòng bộ môn mỹ thuật, 149 phòng bộ môn khoa học-công nghệ, 101 phòng học ngoại ngữ, 76 phòng học tin học, 200 nhà đa năng, 37 phòng thư viện, 28 nhà điều hành, 59 nhà bếp.Khuôn viên trường tiểu học Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên.Đối với cấp Trung học cơ sở: Đầu tư xây mới 378 phòng học, 129 phòng bộ môn âm nhạc, 135 phòng bộ môn mỹ thuật, 114 phòng bộ môn công nghệ, 32 phòng bộ môn khoa học tự nhiên, 148 phòng bộ môn ngoại ngữ, 4 phòng bộ môn tin học, 285 phòng phòng học đa chức năng, 141 phòng bộ môn khoa học xã hội, 17 phòng thư viện, 36 phòng thiết bị giáo dục, 23 phòng truyền thống, 26 phòng đoàn đội, 16 nhà điều hành. Đầu tư cơ sở vật chất các trường THCS trọng điểm.Theo Kế hoạch này, tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thành phố để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Đối với cấp Trung học phổ thông, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng sân thể thao và trang thiết bị thể dục thể thao ngoài trời cho các trường THPT; xây dựng mới trường THPT Yên Lạc; quy hoạch, xây dựng mới trường THPT Trần Phú …Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan yêu cầu, trong quá trình triển khai thực hiện phải ưu tiên cho các trường đạt chuẩn mức độ 1 để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo đảm yêu cầu tối thiểu theo danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu dạy và học; ưu tiên đầu tư xây dựng cho các trường thiếu phòng học, thiếu sơ sở vật chất do xuống cấp.
https://nhandan.vn/vinh-phuc-dau-tu-7600-ty-dong-nang-cap-co-so-vat-chat-nganh-giao-duc-post734758.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Vĩnh Phúc", "giáo dục", "cơ sở vật chất" ] }
Chuyển đổi thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Tạo bước đột phá mới về chất lượng đào tạo và nghiên cứu
Dự kiến năm 2025, Trường đại học Kinh tế Quốc dân sẽ phát triển thành Đại học Kinh tế Quốc dân. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn NGƯT, GS,TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân về những định hướng chính của trường để trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Phóng viên:Việc chuyển từ Trường đại học thành Đại học là một bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển của nhà trường. Để hoàn thành mục tiêu trên, xin ông chia sẻ cụ thể về những định hướng chiến lược của Trường đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay?NGƯT,GS, TS Phạm Hồng Chương:Từ nhiều nhiệm kỳ trước, Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã có chủ trương và mong muốn thực hiện những thay đổi phát triển để trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi các văn bản như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được ban hành tạo cơ sở pháp lý để các Trường đại học trở thành Đại học.Để thực hiện mong muốn này, Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã xây dựng và ban hành chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, trong đó xác định rõ lộ trình để hướng tới đại học. Từ mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng đến các bước triển khai cụ thể. Dự kiến, năm 2024 nhà trường sẽ triển khai các hoạt động, làm hồ sơ và những thủ tục cần thiết để đến năm 2025 được công nhận chuyển đổi từ Trường đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. Bước quan trọng nhất đầu tiên đã được thực hiện là Đảng ủy, Hội đồng trường ban hành Nghị quyết thành lập ba trường trực thuộc theo quy định: Trường Kinh tế và Quản lý công, Trường Kinh doanh và Trường Công nghệ.Phóng viên:Việc thành lập ba trường thành viên sẽ phát huy những thế mạnh của trường, góp phần hoàn thiện mô hình phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân. Vậy các trường sẽ hoạt động như thế nào theo mô hình mới?NGƯT,GS, TS Phạm Hồng Chương:Trong số ba trường được thành lập, Trường Kinh tế và Quản lý công, Trường Kinh doanh thuộc lĩnh vực đào tạo truyền thống, thế mạnh của nhà trường. Trong đó, Trường Kinh tế và Quản lý công xác định đào tạo đầu ra chủ yếu là các cán bộ quản lý, các nhà nghiên cứu, hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Trường Kinh doanh với nhiệm vụ chủ yếu đào tạo các doanh nhân, nhà quản trị, cán bộ quản lý kinh tế, doanh nghiệp.Đối với Trường Công nghệ, được xây dựng dựa trên nền tảng của ba đơn vị đào tạo đang có sức thu hút mạnh mẽ với sinh viên; hình thành, phát triển cùng với bề dày lịch sử của trường là: Viện Công nghệ thông tin và kinh tế số, Khoa Toán kinh tế và Khoa Thống kê. Chúng tôi đặt mục tiêu phát triển Trường Công nghệ với đặc thù riêng là công nghệ hướng đến áp dụng trong kinh tế, quản lý và kinh doanh. Vì vậy, các kỹ sư, các cử nhân của nhà trường có đặc điểm khác so với kỹ sư công nghệ là họ có tư duy về kinh doanh, kinh tế, am hiểu những vấn đề công nghệ mà các doanh nghiệp, tổ chức quản lý cần giải quyết. Mặt khác, họ sẽ là cầu nối để những công ty chuyên nghiệp làm việc với các tổ chức kinh tế áp dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Dự kiến, trường sẽ tập trung một số ngành mới, trong đó nổi bật là ngành Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu. Chúng tôi đã và đang mời một nhóm các chuyên gia, các thầy cô là các GS, PGS, TS tốt nghiệp ở nước ngoài trong lĩnh vực này về giảng dạy.Phóng viên:Việc phát triển từ Trường đại học thành Đại học sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến mô hình quản trị. Vậy khi chuyển đổi, mô hình quản trị của Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ ra sao?NGƯT,GS, TS Phạm Hồng Chương:Sau khi thành lập 3 trường thành viên, nhà trường sẽ tiến hành mô hình quản trị mới theo hướng tăng cường chuyên môn hóa; các khoa, các trường trực thuộc sẽ tập trung chủ yếu vào công việc chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy. Toàn bộ những công việc quản lý hành chính sẽ do các đơn vị phòng, ban chức năng đảm nhiệm. Do vậy, trường vẫn dựa theo mô hình quản lý tập trung chức năng nhưng độc lập và có sự phân cấp mạnh mẽ về mặt chuyên môn cho các trường trực thuộc, các khoa. Trước đây, các bộ môn phụ trách môn học, khoa phụ trách các ngành đào tạo, nhưng bây giờ sẽ thay đổi, các khoa sẽ phụ trách cả chương trình đào tạo và môn học; giảm bớt đầu mối về số lượng môn học, ngành đào tạo.Phóng viên:Khi đổi mới mô hình quản trị sẽ có những đột phá gì về chất lượng, thưa ông?NGƯT,GS, TS Phạm Hồng Chương:Nhà trường kỳ vọng sẽ có những bước đột phá mới cao hơn nữa về chất lượng. Kế hoạch đến năm 2025, nhà trường sẽ tiến đến trở thành đại học thông minh, với hệ thống các phòng học thông minh hiện đại, mô hình giảng dạy và học tập sẽ được tổ chức theo mô hình Lecture - Seminar. Theo mô hình này, với các lớp Lecture, sinh viên có thể nếu không đến trường thì vẫn theo dõi được bài giảng trực tuyến trên lớp hoặc tải video bài giảng về để xem và thực hiện học tập bất cứ lúc nào. Đối với các lớp Seminar quy mô tối đa từ 25 đến 30 sinh viên thì bắt buộc sinh viên phải tới trường để thảo luận hoặc thực hành môn học. Hình thức học tập mới đòi hỏi cần tổ chức lớp học tốt hơn, khoa học hơn, giảng viên phải làm việc nhiều hơn và là phương thức tốt nhất để sinh viên áp dụng tất cả kiến thức, kỹ năng, năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn.Đồng thời, nhà trường sẽ tách biệt quá trình học và thi; ứng dụng các phần mềm công nghệ giúp cho quá trình đánh giá học tập của sinh viên khách quan và chính xác hơn; sinh viên tự giác hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.Phóng viên:Việc chuyển thành Đại học kinh tế Quốc dân là chủ trương đúng đắn. Với cương vị là Hiệu trưởng, ông kỳ vọng điều gì đối với bước chuyển mình này?NGƯT, GS, TS Phạm Hồng Chương:Thực ra, kỳ vọng của cá nhân tôi cũng là kỳ vọng chung của cả trường. Kỳ vọng lớn nhất mà chúng tôi mong muốn đó chính là tạo ra một chất lượng đào tạo hoàn toàn mới, một sự gắn kết phải được thể hiện trên hai mặt: Thứ nhất, gắn chặt với thị trường lao động, khi sinh viên chưa ra trường đã thu hút được các nhà tuyển dụng; thứ hai, có sự đột phá về mọi phương diện, có nghĩa là thu nhập sinh viên khi ra trường cũng phải có thuộc loại tốt.Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn vị thế nhà trường sẽ được cải thiện trên các bảng xếp hạng quốc tế. Hiện nay, Tạp chí Kinh tế và Phát triển của nhà trường vừa được ghi tên vào danh sách tạp chí thuộc danh mục Scopus là sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của nhà trường.Với tư cách cá nhân, tôi mong muốn mỗi một cán bộ giảng viên Trường đại học Kinh tế Quốc dân sẽ cảm thấy yêu trường nhiều hơn; thu nhập của cán bộ giảng viên được tăng hơn so với năm trước. Trường đại học Kinh tế Quốc dân là nơi đáng để làm việc, đáng để gắn bó.Trong năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân được công nhận thêm 2 GS, 11 PGS và gần 30 cán bộ giảng viên đạt trình độ TS; tỷ lệ cán bộ giảng viên có trình độ TS trở lên chiếm khoảng 60%. Trường có gần 300 bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế; Tạp chí Kinh tế và Phát triển của nhà trường được ghi tên vào danh sách tạp chí thuộc danh mục Scopus. Trường có 16 chương trình đã được kiểm định trong nước, 19 chương trình đã được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế, 15 chương trình đang tiếp tục kiểm định quốc tế; tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, thu nhập tốt sau 12 tháng đạt 98%-99%.
https://nhandan.vn/chuyen-doi-thanh-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-tao-buoc-dot-pha-moi-ve-chat-luong-dao-tao-va-nghien-cuu-post795545.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [] }
Hợp tác thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả
NDO -Ngày 7/3, tại Đà Nẵng,Tập đoàn Đèo Cảvà Trường đại học Đông Á đã ký thỏa thuận hợp tác về đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, cụ thể hóa việc thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả. Dự kiến, Viện sẽ ra mắt vào tháng 4/2024.
Mục tiêu hợp tác nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Đèo Cả và ngành giao thông vận tải dựa vào khả năng, thế mạnh của các bên về năng lực, kinh nghiệm, nguồn lực, cơ sở vật chất.Tại buổi lễ, ông Lê Quỳnh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả đã giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn, văn hóa doanh nghiệp, quan điểm quản trị điều hành và chiến lược phát triển nhân lực của Tập đoàn; hướng đến phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng, chất lượng cho ngành giao thông.Tin liên quanThành lập Viện Nghiên cứu-Đào tạo Đèo CảTheo ông Lê Quỳnh Mai, thực trạng chung nguồn nhân lực ngành hạ tầng giao thông hiện nay nhìn chung còn thiếu về số lượng, yếu về chất; dư địa phát triển hạ tầng giao thông trong nước thời gian tới là rất lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào mới đáp ứng được cho công việc.Tập đoàn Đèo Cả và Trường đại học Đông Á thống nhất hợp tác thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả, trực thuộc Trường đại học Đông Á. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn Đèo Cả sẽ tham gia vào Hội đồng sáng lập và Ban điều hành của Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả. Viện sẽ kết hợp nguồn lực, kinh nghiệm tổ chức thực hiện các công trình giao thông của Tập đoàn Đèo Cả và thế mạnh đào tạo của Trường đại học Đông Á. Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả sẽ tiếp nhận, đào tạo kiến thức, kỹ năng “thực chiến”, áp dụng kỹ thuật-khoa học công nghệ mới về lĩnh vực giao thông vận tải cho học viên.Tập đoàn Đèo Cả và Trường đại học Đông Á thống nhất hợp tác thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả, trực thuộc Trường đại học Đông Á.Đối tượng đào tạo ưu tiên sinh viên, học viên Trường đại học Đông Á, nhân sự Tập đoàn Đèo Cả và đối tác. Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả sẽ triển khai tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn từ cấp độ đại học như kỹ sư thực hành (kỹ sư đường bộ, đường sắt - metro…) đến cấp cao học, nghiên cứu sinh.Bên cạnh đó, hai bên thống nhất thành lập phân hiệu Trường đại học Đông Á tại tỉnh Bình Dương với quy mô đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ sư ứng dụng thực hành cho Tập đoàn Đèo Cả, các đối tác của Tập đoàn Đèo Cả và cho ngành giao thông vận tải trong nước.Trong khuôn khổ lễ ký, các bên đã thảo luận để đưa ra phương án, kế hoạch hợp tác cụ thể. Tại đây, các chuyên gia đã đưa ra nhận định và tin tưởng sự hợp tác này là bước khởi đầu tạo nền tảng để hai bên làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nhân lực cho đất nước trong tương lai.Với việc thành lập đưa vào hoạt động Viện Nghiên cứu đào tạo Đèo Cả, cùng với Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả đang vận hành, Tập đoàn Đèo Cả hướng tới mục tiêu thành lập Trường đại học Đèo Cả - định hướng là đơn vị đào tạo nhân lực chất lượng cao, có năng lực “thực chiến” phục vụ ngành giao thông vận tải uy tín hàng đầu trong nước.
https://nhandan.vn/hop-tac-thanh-lap-vien-dao-tao-thuc-hanh-deo-ca-post799025.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Tập đoàn Đèo Cả", "Đại học Đông Á", "Lương Minh Sâm", "Hồ Minh Hoàng", "Giao thông vận tải", "Hạ tầng giao thông", "Nguồn nhân lực" ] }
Hơn 33.800 cuốn sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
NDO -Ngày 30/5, Cục Quản lý thị trườngĐồng Naiđang tạm giữ hơn 33.800 bản phẩm sách giáo khoa để xác minh dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa củaNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Theo thông tin ban đầu, trước đó, lực lượng Đội quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, phối hợp với Công an huyện Nhơn Trạch kiểm tra đột xuất doanh nghiệp tư nhân T.T., khu phố Mỹ Khoan, thị trấn Hiệp Phước do ông N.T.T. làm chủ.Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bộ 33.809 bản phẩm sách giáo khoa các loại. Tổng giá trị hàng hóa theo giá bán niêm yết khoảng 600 triệu đồng.Trên bìa số sách giáo khoa trên có logo “GD”, ghi tên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, có tem chống hàng giả có dấu hiệu giả mạo sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.Tại thời điểm kiểm tra, chủ doanh nghiệp chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ của toàn bộ số hàng hóa trên.Niêm phong, tạm giữ số sách nghi giả mạo để xác minh làm rõ.Sau khi thống kê toàn bộ số sách, lập biên bản, lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số sách giáo khoa trên đưa về trụ sở Cục Quản lý thị trường Đồng Nai để tiếp tục làm rõ, đồng thời mời đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đến giám định.Kiểm tra bước đầu cho thấy, số hàng trên có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng và được làm giả với thủ đoạn rất tinh vi.Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục thẩm tra, xác minh lại toàn bộ số sách giáo khoa trên, từ đó sẽ có hướng xử lý tiếp theo.
https://nhandan.vn/hon-33800-cuon-sach-giao-khoa-co-dau-hieu-gia-mao-nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-post811891.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Hàng nghìn sách giáo qua giả mạo", "Đồng Nai", "sách giả", "sách giả mạo" ] }
Hải Phòng quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
NDO -Chiều 15/11, tạiHải Phòngđã diễn ra cuộc gặp mặt của đông đảo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các nhà giáo ưu tú đang công tác trong các cơ sở giáo dục, các cấp học trên địa bàn thành phố Cảng nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023).
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam ghi nhận những đóng góp của các thế hệ cán bộ, giáo viên và những người công tác trong ngành giáo dục, đào tạo đối với sự nghiệp giáo dục cũng như sự phát triển chung của thành phố.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Khắc Nam khẳng định, thành phố luôn quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo.2 đơn vị đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ và 1 cá nhân đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.Cụ thể, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo như: hỗ trợ học phí từ mầm non đến trung học phổ thông; hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non; biểu dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế; tạo môi trường giáo dục thuận lợi để các nhà giáo cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp "trồng người"….Đồng chí Lê Khắc Nam nhấn mạnh, để hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế biển theo Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, Hải Phòng sẽ tiếp tục quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Trong đó, vai trò của các nhà giáo là yếu tố quan trọng, then chốt.Lãnh đạo thành phố Hải Phòng trao cờ thi đua và Bằng khen tặng các tập thể có thành tích xuất sắc.Lãnh đạo thành phố mong muốn ngành giáo dục, đào tạo Hải Phòng tiếp tục tập trung cao cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi nghề, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các nhà giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…Tại cuộc gặp mặt, nhiều nhà giáo đã chia sẻ, trao đổi nhiều tâm tư, nguyện vọng, tình cảm về sự nghiệp “trồng người” với chủ đề “Nhà giáo nói về nghề, nhà giáo nói về nhà giáo” …Quang cảnh cuộc gặp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.Nhân dịp này, các trường trung học phổ thông Ngô Quyền, Cát Bà vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ; cô giáo Nguyễn Thị Nhung, giáo viên Trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; các trường trung học phổ thông: Cát Bà, Thái Phiên được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen; Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng trao Cờ thi đua tặng Trường trung học phổ thông Thăng Long, trao Bằng khen tặng 5 tập thể và 18 tập thể được tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
https://nhandan.vn/hai-phong-quan-tam-xay-dung-doi-ngu-giao-vien-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-giao-duc-post782752.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Giáo dục đào tạo Hải Phòng", "kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam" ] }
Bắc Ninh công bố 3 môn thi đầu vào trung học phổ thông
Ủy ban nhân dântỉnh Bắc Ninhvừa ban hành Quyết định số 117/QĐ-UBND về Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 và lớp 10 trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh năm học 2024-2025. Năm nay, các thí sinh  tham dự kỳ thi vào lớp 10 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ dự thi ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh.
Kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên vàtrung học phổ thông Chuyên Bắc Ninhnăm nay được tổ chức trong cùng một đợt.Cụ thể, thí sinh thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên vào ngày 6, 7/6/2024. Các thí sinh dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh.Cụ thể: Môn Toán, thời gian làm bài 120 phút, đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút, hình thức thi Tự luận. Môn Tiếng Anh, thời gian làm bài 60 phút, hình thức thi Trắc nghiệm.Ngay sau đó, kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh được tổ chức ngày 8/6/2024, các thí sinh thi môn chuyên. Như vậy, thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh ngoài việc dự thi ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh sẽ dự thi thêm môn thứ tư (môn chuyên).Riêng thí sinh đăng ký vào lớp chuyên Tin học sẽ dự thi môn Toán. Thí sinh đăng ký vào lớp chuyên Tiếng Anh và Tiếng Trung sẽ dự thi môn Tiếng Anh. Các môn Chuyên: Thời gian làm bài 150 phút, hình thức thi Tự luận.Các thí sinh tham dự kỳ thi tại Bắc Ninh.Theo đồng chí Nguyễn Thế Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, điểm mới trongkỳ tuyển sinh vào lớp 10năm nay là các thí sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển nhiều hơn.Cụ thể, thí sinh thi trường trung học phổ thông Chuyên được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng, xếp theo thứ tự nguyện vọng Chuyên; nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Thí sinh đăng ký dự thi vào các trường trung học phổ thông công lập không chuyên được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng xếp theo thứ tự.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh lưu ý, thí sinh đăng ký tuyển thẳng vào trường trung học phổ thông công lập không chuyên nào thì nộp hồ sơ vào trường đó.Năm học này, trường trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh tuyển 12 lớp gồm: 2 lớp chuyên Toán, 2 lớp chuyên Ngữ văn, 1 lớp chuyên Tiếng Anh và 1 lớp chuyên Tiếng Trung; 1 lớp chuyên Vật lý, 1 lớp chuyên Hóa học, 1 lớp chuyên Sinh học, 1 lớp chuyên Lịch sử, 1 lớp chuyên Địa lý, 1 lớp chuyên Tin học. Mỗi lớp không vượt quá 35 học sinh.
https://nhandan.vn/bac-ninh-cong-bo-3-mon-thi-dau-vao-trung-hoc-pho-thong-post802202.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Bắc Ninh", "giáo dục", "tuyển sinh vào lớp 10", "thi đầu vào trung học phổ thông" ] }
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ tham dự AIPA-44, thăm chính thức Indonesia và Iran
NDO -Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệsẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4/8 đến 10/8/2023.
Theo Thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội chiều 31/7: Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4/8 đến 10/8/2023.
https://nhandan.vn/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-se-tham-du-aipa-44-tham-chinh-thuc-indonesia-va-iran-post765046.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:", "AIPA-44", "Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Indonesia", "Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Iran" ] }
Nhà trường nhận thiếu sót khi vận động học sinh đi xem phim “Đất rừng phương Nam”
NDO -Chiều tối 16/10, Trường Trung học cơ sở Đồng Khởi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin chính thức về kế hoạch tổ chức cho học sinh đi xem phim "Đất rừng phương Nam".
Tại buổi họp báo, thay mặt Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở Đồng Khởi, bà Hồ Thị Ngọc Sương, Hiệu trưởng nhà trường xin nhận toàn bộ trách nhiệm về thiếu sót trong việc phát hành thư ngỏ.Bà Hồ Thị Ngọc Sương xác nhận, nhà trường có phát hành thư ngỏ đến phụ huynh nhưng mới chỉ triển khai đến giáo viên chủ nhiệm các lớp.Sau khi nhà trường nắm bắt tình hình dư luận phản hồi đa chiều về bộ phim “Đất rừng Phương Nam", trường đã dừng lại việc phát hành thư ngỏ và thu hồi toàn bộ thư ngỏ.Tuy nhiên, có một lớp do chưa kịp thời cập nhật thông tin từ Ban Giám hiệu nên giáo viên chủ nhiệm đã đưa vào nhóm zalo chung của giáo viên và phụ huynh các em học sinh trong lớp, dẫn đến việc thư ngỏ phát tán trên các trang mạng xã hội.Hiện nay, nhà trường đã dừng hoạt động trải nghiệm tích hợp liên môn cho học sinh khối 8, 9 thông qua hình thức xem phim này.Theo nhà trường, học sinh Trường Trung học cơ sở Đồng Khởi đã được tiếp cận với tác phẩm văn học “Đất rừng phương Nam” trước đó.Trên cơ sở đề xuất của các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục địa phương và Nghệ thuật, Ban Giám hiệu nhà trường thông qua việc tổ chức xem phim với mục đích trực quan hóa, đa dạng hóa hoạt động kỹ năng mềm và tạo điều kiện cho các em tiếp cận với các thể thức khác của tác phẩm.Việc bộ phim đang có nhiều dư luận trái chiều không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc thu hồi thư ngỏ. Thay vào đó, việc tạm dừng triển khai hoạt động là do chưa có sự đồng thuận của phụ huynh, nếu phụ huynh đồng thuận thì nhà trường vẫn tổ chức.Trước đó, vào sáng cùng ngày, mạng xã hội xôn xao thông tin về bức thư ngỏ của Trường Trung học cơ sở Đồng Khởi về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tích hợp liên môn cho học sinh khối 8, 9 bằng hình thức xem phim "Đất rừng phương Nam".Theo thư ngỏ, sau khi xem phim tại một rạp phim xong, học sinh đi chung xe của trường về trường và tiếp tục học theo thời khóa biểu. Lệ phí tham dự là 80.000 đồng/học sinh, bao gồm vé xem phim và tiền xe lượt về trường.Thư ngỏ có đoạn, rất mong nhận được sự hợp tác của quý phụ huynh để nhà trường tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm trên.Nhiều ý kiến cho rằng, việc học tập trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường theo quy định là theo tự nguyện của học sinh và phụ huynh.Cùng với đó, trong những ngày qua, bộ phim "Đất rừng Phương Nam" đang có nhiềudư luậnphản hồi trái chiều.
https://nhandan.vn/nha-truong-nhan-thieu-sot-khi-van-dong-hoc-sinh-di-xem-phim-dat-rung-phuong-nam-post777914.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Đất rừng phương Nam", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Trường Trung học cơ sở Đồng Khởi" ] }
Gợi ý giải đề Toán chuyên thi vào lớp 10 của Hà Nội
NDO -Đề Toán chuyên kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 của thành phố Hà Nội gồm 5 câu hỏi với thời gian làm bài 150 phút.
Lời giảiđề Toán chuyênkỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Hà Nội do các giáo viên nhóm Toán tiểu học - THCS - THPT Việt Nam thực hiện. Thí sinh dùng để tham khảo.
https://nhandan.vn/goi-y-giai-de-toan-chuyen-thi-vao-lop-10-cua-ha-noi-post813637.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "đề thi", "đề Toán chuyên", "thi chuyên", "mùa thi 2024", "thi vào lớp 10", "giải đề" ] }
Lịch thi vào lớp 10 các trường chuyên thuộc trường đại học
NDO -Các trường: THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, THPT chuyên Ngoại ngữ, THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn đã công bốlịch tuyển sinhvào lớp 10 năm học 2024-2025. Đây là các trường chuyên thuộc trường đại học, đều tổ chức thi vào đầu tháng 6.
Hầu hết các trường THPT chuyên thuộc trường đại học đều tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 vào đầu tháng 6. Đến thời điểm này, còn Trường THPT chuyên Sư phạm, thuộc Trường đại học Sư phạm Hà Nội chưa công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10.Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 525 chỉ tiêu vào lớp 10 cho năm học 2024-2025. Trường lấy tối đa là 10% chỉ tiêu tuyển sinh vào các chuyên để xét tuyển thẳng học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc.Lịch thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên KHoa học Tự nhiênTrường trung học phổ thôngchuyên Ngoại ngữ, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ lấy 525chỉ tiêu. Trường tổ chức thi vào sáng thứ Bảy, ngày 1/6.Lịch thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Ngoại ngữTrường trung học phổ thôngchuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có 140 chỉ tiêu. Trường tổ chức thi vào sáng thứ Bảy, ngày 1/6.Lịch thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn
https://nhandan.vn/lich-thi-vao-lop-10-cac-truong-chuyen-thuoc-truong-dai-hoc-post802556.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "lịch thi lớp 10", "chuyên ngữ", "chuyên sư phạm", "chuyên tự nhiên", "thi 10", "tuyển sinh vào 10", "trường chuyên", "thi chuyên" ] }
Rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có thể kéo dài nhiều ngày tới
NDO -Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, hôm nay (23/1), ở khu vực Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết. Cảnh báo đợt rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (23/1),không khí lạnh tăng cườngđã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.Dự báo ngày và đêm 23/1, không khí lạnh tăng cường mạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Nam Trung Bộ.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An trời rét hại; khu vực Hà Tĩnh trời rét đậm, rét hại; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trời rét, có nơi rét đậm.Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 8-10 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ từ 9-11 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế từ 13-16 độ C.Cảnh báo, đợtrét đậm, rét hại diện rộngở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới. Trong đợt rét đậm, rét hại diện rộng này vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.Ngoài ra, từ ngày 23-24/1, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Dự báo thời tiết ngày và đêm 23/1 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc cấp 3. Trời rét hại. Nhiệt độ thấp nhất từ: 8-10 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 10-13 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác. Gió nhẹ. Trời rét hại. Vùng núi có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết. Nhiệt độ thấp nhất từ: 8-11 độ C; có nơi dưới 0 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 13-15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C; riêng Lai Châu, Điện Biên 16-19 độ C, có nơi hơn 19 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Trời rét hại. Vùng núi có khả năng xảy rabăng giá, mưa tuyết.Nhiệt độ thấp nhất từ: 7-10 độ C, vùng núi 3-6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 10-13 độ C, vùng núi 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Nhiều mây, phía bắc sáng và đêm có mưa và mưa nhỏ; phía nam có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Phía bắc trời rét hại; phía nam trời rét, có nơi rét đậm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: Phía bắc 9-12 độ C; phía nam 13-16 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: Phía bắc 12-15 độ C; phía nam 16-19 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Nhiều mây, phía bắc có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và dông; phía nam ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi có gió giật mạnh cấp 6-7. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: Phía bắc 18-21 độ C; phía nam 21-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: Phía bắc 21-24 độ C, có nơi hơn 25 độ C; phía nam 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 26-29 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C.
https://nhandan.vn/post-793281.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Thời tiết hôm nay", "không khí lạnh", "rét đậm", "rét hại", "băng giá", "mưa tuyết", "Bắc Bộ", "Bắc Trung Bộ" ] }
400 học sinh tham gia lớp "trải nghiệm rừng" để bảo vệ nguồn nước sạch
NDO -Lần đầu tiên, tại Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), có một hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tế, với sự tham gia của hàng trăm học sinh tiểu học và giáo viên làm tổng phụ trách.
Diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/12, “Hành trình cùng Mizu bảo vệ môi trường" là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình“Mizuiku - Em yêu nước sạch”, với mục tiêu nuôi dưỡng nhận thức cho thế hệ tương lai về bảo vệ nguồn nước thông qua giảng dạy ở trường học, trải nghiệm thực tế trong rừng, tăng cường tiếp cận nước sạch qua các công trình.Đại biểu Hành trình chụp ảnh lưu niệm tại Vườn quốc gia Cát Tiên.Theo đó, hoạt động trải nghiệm được thiết kế như một “lớp học trong rừng”, nhằm nâng cao nhận thức của đội viên, thiếu niên, nhi đồng về vai trò, tầm quan trọng của rừng, mối quan hệ mật thiết của rừng và nguồn nước, công tác bảo vệ rừng cũng như vấn đề giữ đất và bảo vệ nguồn nước ngầm…, góp phần tạo lập thói quen sống xanh thân thiện với môi trường.Tin liên quanHọc sinh tiểu học trải nghiệm "lớp học trong rừng", tập thói quen tiết kiệm nướcHành trình doHội đồng Đội Trung ươngphối hợp Cục Kiểm lâm, Công ty Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam, Trung tâm Giáo dục phát triển bền vững tổ chức tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai và Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, với sự tham gia của hơn 100 giáo viên làm tổng phụ trách đội và 400 học sinh tiểu học.Các “nhà bảo vệ môi trường nhí” tìm hiểu về cách thức bảo vệ nguồn nước sạch.Được biết, “Hành trình cùng Mizu bảo vệ môi trường” không chỉ triển khai các hoạt động ngoại khóatrải nghiệm rừng, mà sẽ từng bước mở rộng quy mô qua việc xây dựng những góc thông tin môi trường tại các vườn quốc gia, lắp đặt hệ thống thùng phân loại rác, tập huấn nhân sự và tình nguyện viên…, góp phần lan tỏa ý thức, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng, giữ gìn nguồn nước sạch cho các thế hệ tương lai.Đại biểu thiếu nhi trong khuôn khổ Hành trình.Chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch” là sáng kiến giáo dục giúp nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cho học sinh tiểu học, được khởi xướng bởi Tập đoàn Suntory tại Nhật Bản từ năm 2004.Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà dự án mở rộng quy mô triển khai bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản vào năm 2015, nhằm lan tỏa ý thức bảo vệ nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh và toàn cộng đồng.Sau gần 9 năm tổ chức tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, hàng triệu học sinh, thầy cô giáo và người dân Việt Nam đã được thụ hưởng các thành quả thiết thực từ chương trình.
https://nhandan.vn/400-hoc-sinh-tham-gia-lop-trai-nghiem-rung-de-bao-ve-nguon-nuoc-sach-post787418.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Vườn quốc gia Cát Tiên", "Hội đồng Đội Trung ương", "Nguồn nước", "Thiếu nhi", "trải nghiệm rừng", "bảo vệ nguồn nước" ] }
Ngày 29/11 sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025
NDO -Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chiều mai 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 29/11, Bộ tổ chức họp báo công bốphương án tổ chứckỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.Năm 2025 là năm đầu tiên có học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Trước đó, ngày 14/11, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có phiên họp thảo luận về dự thảo phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình bày dự thảo phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, các thành viên Hội đồng đã trao đổi, cho ý kiến về các phương án được đề xuất.Tại phiên họp, đa số ý kiến thành viên Hội đồng ủng hộ phương án 2+2. Đây là phương án thí sinh thi 2 môn bắt buộc: Ngữ văn, Toán và 2 môn thi tự chọn trong các môn được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học. Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.Các thành viên Hội đồng đã phân tích, làm rõ những ưu việt của phương án 2+2 như: Đáp ứng chủ trương giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội; không gây nên sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội và khối khoa học tự nhiên; tạo điều kiện giúp học sinh phát huy năng lực, sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018...Trước đó, Dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến. Theo dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã lấy ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo các phương án lựa chọn là: 4+2, 3+3 và 2+2.Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết trên cơ sở phân tích khách quan, ý kiến góp ý của các Sở Giáo dục và Đào tạo, dựa theo các nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng Phương án thi, Bộ kiến nghị, đề xuất thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 theo phương án: Mỗi thí sinh thi 4 môn (Lựa chọn 2+2), gồm: Thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12.Các phương án còn lại là :Phương án 4+2, thí sinh thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn.Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn.Phương án 3+2, thí sinh thi 5 môn, gồm 3 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn.Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn.
https://nhandan.vn/ngay-2911-se-cong-bo-phuong-an-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-tu-nam-2025-post784887.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thu hút các nhà khoa học xuất sắc, đầu ngành
NDO -Ngày 28/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm Chương trình thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Chương trình VNU350).
Trong đợt đầu tiên của năm 2024,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhsẽ tuyển dụng 65 chỉ tiêu, làm việc tại các đơn vị thành viên và trực thuộc.Để tham gia ứng tuyển Chương trình VNU350, các ứng viên cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như: Có trình độ tiến sĩ; có khả năng giảng dạy, nghiên cứu độc lập; có khát vọng, hoài bão, mong muốn đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước và của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Tin liên quanHội nghị Khoa Y thu hút hơn 100 báo cáo của các giáo sư, nhà khoa họcĐối với nhà khoa học đầu ngành, cần đáp ứng đủ 5 tiêu chí về kinh nghiệm và năng lực: Đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc trưởng phòng thí nghiệm; chủ trì đề tài, dự án khoa học-công nghệ; có công trình công bố trên các chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế; có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh; có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế.Nghiên cứu khoa học tại Trường đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, có ba nhân tố quan trọng để thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tới làm việc tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Thứ nhất, là không gian tự chủ, sáng tạo hay nói cách khác là sự trao quyền. Nhà khoa học về công tác tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có cơ hội đứng đầu nhóm nghiên cứu mạnh, Trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm hay Trưởng ngành đào tạo mới, được hỗ trợ nguồn lực tài chính để chủ động thực hiện kế hoạch nghiên cứu.Thứ hai, là không gian đóng góp, cống hiến. Với sứ mệnh được Đảng, Nhà nước giao là nghiên cứu, phát triển,ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo giải quyết các nhiệm vụ quốc gia, khu vực và thế giới, khi các nhà khoa học về làm việc tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, họ sẽ có cơ hội làm chủ nhiệm các đề tài, dự án nghiên cứu lớn.Đối với nhà khoa học trẻ, cần đáp ứng ít nhất một trong bốn tiêu chí sau: Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín; có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công; có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao; có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Đồng thời, mở rộng mạng lưới hợp tác trong và ngoài nước; tham gia đào tạo, hướng dẫn sinh viên xuất sắc, học viên cao học, nghiên cứu sinh để hiện thực hóa khát vọng đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của đất nước.Thứ ba, có không gian phát triển và thăng tiến. Các nhà khoa học sẽ xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp như kế hoạch trở thành phó giáo sư, giáo sư, trở thành nhà khoa học đầu ngành, hướng đến các giải thưởng khoa học uy tín trong và ngoài nước. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cam kết đồng hành và hỗ trợ các nhà khoa học trong lộ trình phát triển nghề nghiệp.Về chính sách đãi ngộ, các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tham gia Chương trình VNU350 sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.Quang cảnh Tọa đàm Chương trình VNU350.Đối với nhà khoa học trẻ xuất sắc, trong thời gian hai năm đầu được cấp một đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200.000.000 đồng). Năm thứ ba được cấp một đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng).Năm thứ tư được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng. Năm thứ năm được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cấp nhà nước.Nhà khoa học sẽ hưởng thu nhập vàđãi ngộkhác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác (gồm lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, khen thưởng…)Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2024-2025 đại học này sẽ giải ngân khoảng 100 triệu USD từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới để xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Trường đại học Khoa học Sức khỏe và Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, phục vụ đào tạo, nghiên cứu.Đối với các nhà khoa học đầu ngành trong thời gian hai năm đầu được cấp một đề tài nghiên cứu khoa học loại B với kinh phí tối đa 1 tỷ đồng. Các năm tiếp theo được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-thu-hut-cac-nha-khoa-hoc-xuat-sac-dau-nganh-post797892.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "nhà khoa học trẻ xuất sắc", "nhà khoa học đầu ngành", "Chương trình VNU350", "nhà khoa học trẻ" ] }
Phát triển hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam-Nhật Bản
NDO -Thông qua những nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã đưa ra những nhìn nhận, đánh giá vềmối quan hệ ngoại giao Việt-Nhật, góp phần hệ thống hóa, cập nhật các tư liệu và kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua
Từ đó, tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ của nhân dân hai nước về sự hợp tác bền chặt trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.Nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, sáng 3/11,Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănvà Trường đại học Việt-Nhật trực thuộcĐại học Quốc gia Hà Nộitổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai”.Phát biểu khai mạc sự kiện, GS, TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, Việt Nam và Nhật Bản có lịch sử quan hệ bang giao lâu dài. Ngày 21/9/1973, hai quốc gia ký kết văn bản, chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Từ đó đến nay, sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được tăng cường và củng cố; đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng phát triển lên tầm cao mới, sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn.Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu và là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Hai nước đang hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực then chốt như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.Hội thảo khoa học quốc tế trên quy tụ nhiều nhà khoa học, sử học hàng đầu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam và Nhật Bản. Sự kiện được tổ chức nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu về Việt Nam của các học giả Nhật Bản và đánh giá kết quả nghiên cứu về Nhật Bản của các học giả Việt Nam.Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học, sử học hàng đầu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam và Nhật Bản.Bàn về trào lưu và khuynh hướng nghiên cứu Nhật Bản học tại Việt Nam, GS, TS Nguyễn Văn Kim, Giám đốc Trung tâm Biển và hải đảo (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) nhận định: “Từ thời kỳ Đổi mới (1986), Việt Nam thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu về Nhật Bản đã trở thành xu thế trên quy mô toàn quốc. Cùng với những công trình nghiên cứu trong nước, nhiều chuyên khảo nổi tiếng của các học giả Nhật Bản và quốc tế đã được dịch sang tiếng Việt. Nguồn tài liệu quan trọng này đã góp phần thúc đẩy và mở rộng tầm nhìn cho việc học tập, nghiên cứu Nhật Bản”.Việc thành lập các cơ sở nghiên cứu, đào tạo là nhân tố quan trọng trong việc định hình, tạo động lực cho sự phát triển về tổ chức và xây dựng lực lượng nghiên cứu ở Việt Nam. Trong khoảng 30 năm, trào lưu và khuynh hướng chính được các nhà nghiên cứu Việt Nam tập trung quan tâm gồm: lịch sử; kinh tế; quan hệ quốc tế, chính trị; văn hóa, xã hội và nghiên cứu liên ngành trong những năm gần đây.Các định hướng nghiên cứu này đã phản ánh sự đa dạng về nội dung và đầu tư công phu cho khoa học. Nhiều đề tài thể hiện được sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế. Các trung tâm, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo về Nhật Bản tại Việt Nam được thành lập và ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm, đạt được thành tựu cao hơn trong nghiên cứu.Hội thảo đã mở ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh của hai nước được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu. Kết quả của buổi thảo luận sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực khoa học và giáo dục lịch sử ở Việt-Nhật trong thời gian tới.Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng sẽ gợi mở những hướng nghiên cứu mới, các phương pháp và tư duy nghiên cứu mới cho ngành sử học ở Việt Nam và Nhật Bản; hướng đến thúc đẩy phát triển cho lĩnh vực giáo dục ở nước ta.
https://nhandan.vn/phat-trien-hop-tac-nghien-cuu-khoa-hoc-giua-viet-nam-nhat-ban-post780875.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:57", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:57", "tags": [ "quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản", "hợp tác giáo dục Nhật Bản", "Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }