title
stringlengths
27
155
summary
stringlengths
0
557
content
stringlengths
0
20.5k
url
stringlengths
35
188
metadata
dict
Viết tiếp truyền thống hiếu học trên đất học Đô Lương
Đô Lương nổi tiếng là vùng đất hiếu học với nhiều dòng họ, nhiều làng nổi danh về sự học và có những đóng góp quan trọng cho quê hương, đất nước. Viết tiếp truyền thống hiếu học đó, những năm qua, Đô Lương tiếp tục là điểm sáng về giáo dục và đào tạo của tỉnh Nghệ An.
Trường THCS Lý Nhật Quang (huyện Đô Lương) là một trong những trường có chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh Nghệ An. Năm học 2023-2024, tại Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9, đội tuyển Toán của trường có tám em đã xuất sắc đoạt 3/5 giải Nhất toàn tỉnh (trong đó có một thủ khoa) cùng bốn giải Nhì, một giải Ba.Ngoài thành tích môn Toán, trong kỳ thi này, nhà trường có 48 học sinh đoạt giải trong các môn học khác, góp phần đưa thành tích đội tuyển huyện Đô Lương đứng thứ nhì toàn tỉnh, trong đó có sáu giải Nhất, 19 giải Nhì, 8 giải Ba… Ngoài thủ khoa môn Toán, trường còn có học sinh thủ khoa môn Vật lý. Về giáo dục đại trà, học sinh Đô Lương cũng ghi dấu ấn. Năm học 2022-2023, có 470 em đạt loại giỏi, chiếm 72,4%; 100% học sinh lớp 9 thi đậu vào lớp 10 công lập với điểm bình quân 25,6 điểm, xếp thứ nhất toàn tỉnh; trong đó 49 em đỗ vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và các trường chuyên khác, chiếm 30%...Có được kết quả nêu trên là cả một chặng đường gây dựng "thương hiệu". Hiệu trưởng Trường THCS Lý Nhật Quang Nguyễn Thị Hồng Kiên chia sẻ: Mặc dù xuất thân là nông dân, nhưng các phụ huynh rất quan tâm tới chuyện học hành của con em. Ngoài đội ngũ giáo viên đầy tâm huyết, có chuyên môn sâu, những năm qua việc dạy thật, học thật, thi thật và chất lượng thật được nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc. Ngay từ lớp 6, trường tổ chức đánh giá khảo sát chất lượng để nắm bắt được năng lực của các em, từ đó có giáo án phù hợp xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9. Khi trường làm thật, phụ huynh đồng tình, học sinh và giáo viên thấy được thực lực, từ đó cùng nhau cố gắng nâng cao học lực cho học sinh.Song song với dạy và học, Trường THCS Lý Nhật Quang chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa như các giải thể dục, thể thao, cầu lông, cờ vua, bóng bàn, đá cầu, bơi lội; tổ chức nhiều hoạt động của các câu lạc bộ như: Văn học-Nghệ thuật, Tiếng Anh, Toán; tích cực khuyến khích học sinh tham gia đọc, viết bài gửi các tạp chí Toán học tuổi trẻ, Toán tuổi thơ, Vật lý tuổi trẻ...Không được thuận lợi như Trường THCS Lý Nhật Quang, Trường THCS Kim Đồng thường có chất lượng đầu vào xếp thứ 7, 8 toàn huyện. Tuy nhiên với trách nhiệm, tâm huyết, nỗ lực của thầy cô và mỗi học sinh, những năm qua kết quả tuyển sinh vào lớp 10, thi học sinh giỏi cấp tỉnh của trường luôn nằm trong tốp đầu của huyện. Năm học 2023-2024, trường có năm học sinh giỏi cấp tỉnh, đứng thứ hai toàn huyện.Phó Hiệu trưởng Trường THCS Kim Đồng Nguyễn Thị Thuận cho biết: Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục từng bước một qua các năm. Trường thường xuyên tổ chức các buổi khảo sát để có lộ trình giảng dạy phù hợp năng lực của các em. Giáo viên liên tục được trau dồi kiến thức khi hằng tuần, hằng tháng đều sinh hoạt chuyên môn. Trường tự hào có đội ngũ giáo viên cần mẫn, tâm huyết, có trình độ, hình ảnh thầy giáo, cô giáo ở lại trường đến tận chiều tối để bồi dưỡng cho học sinh đã quá quen thuộc.Cô Hoàng Thị Thanh Tân, giáo viên dạy môn Toán Trường THCS Kim Đồng chia sẻ, cô và trò thường xuyên ngồi lại với nhau vào cuối buổi chiều để bổ sung kiến thức cho các học sinh có học lực yếu và bồi dưỡng cho các học sinh giỏi. Riêng trong thời điểm các em ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cô và trò liên tục ôn tập không kể giờ giấc; những ngày lễ, Tết, để tiện ôn tập, các em đều đến ăn, ngủ, nghỉ tại nhà cô...Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đô Lương Nguyễn Tất Tây cho biết: Đô Lương hiện có 92 trường học đáp ứng cho hơn 50.000 học sinh ở các cấp học. Nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất và trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn là rất khó khăn. Nhiều trường học đạt chuẩn quốc gia đã xuống cấp hoặc không đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhiều trường đã quá hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trước tình hình đó, đầu năm học 2022-2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị chuyên đề về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, nhà trường và toàn thể nhân dân, đến nay, cơ sở vật chất của các trường được đầu tư kiên cố với kinh phí hàng trăm tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa và kinh phí hỗ trợ của các cấp. Kết thúc năm học 2022-2023, có 29 trường được thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận tái đạt chuẩn quốc gia và ba trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ hai. Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, phát triển kỹ năng "mềm" cho học sinh cũng được ngành giáo dục Đô Lương quan tâm. Đã có 65 trường học các cấp tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh hay thực hiện Chương trình Tiếng Anh tăng cường. Nhờ đó, chất lượng dạy học ngoại ngữ được nâng lên rõ rệt…Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đô Lương Nguyễn Tất Hoài Hiệp, thời gian tới, huyện chỉ đạo ngành tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tiếp tục triển khai đồng bộ, khoa học Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 cũng như thực hiện mô hình trường trọng điểm chất lượng cao, trường học tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục ở những vùng khó của huyện…
https://nhandan.vn/viet-tiep-truyen-thong-hieu-hoc-tren-dat-hoc-do-luong-post806010.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Thủ khoa", "Học sinh giỏi", "Môn Toán", "Học lực" ] }
Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu chỉ đạo xử lý vụ nữ sinh bị đánh hội đồng
NDO -Mấy ngày qua, trên mạng xã hội phát tán đoạn clip ghi lại hình ảnh một nữ học sinh ở Bạc Liêu bịđánh hội đồng, gây bức xúc trong cộng đồng.
Chiều 22/4, trả lời phóng viên Báo Nhân Dân, Tiến sĩ Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu, cho biết, lãnh đạo Sở đã nắm thông tin vụ việc và chỉ đạo Ban Giám hiệu Trường trung học phổ thông Ninh Thạnh Lợi ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu báo cáo cụ thể, giải quyết dứt điểm vụ việc.Hiện, Trường trung học phổ thông Ninh Thạnh Lợi có cả học sinh cấp trung học cơ sở theo học.Trước đó, trên các trang mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh một bé gái tóc ngắn, mặc áo thun đỏ, quần sọc ca-rô bị nhóm khoảng 4-5 học sinh nữ thay phiên nhau đánh, tát vào mặt, đầu và dùng những lời lẽ thô tục. Nạn nhân chỉ biết đứng chịu trận.Clip trên đã thu hút sự chú ý của dư luận, nhiều người rất bức xúc, phẫn nộ trước hành động của nhóm học sinh đánh bạn; mong muốn nhà trường, cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm để lấy lại công bằng cho bé gái bị đánh, tạo tính răn đe, chấm dứt vấn nạn bạo lực trong học đường.Hình ảnh một nữ sinh (lớp 7) ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị đánh hội đồng, "bùng nổ" trên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận.Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạotỉnh Bạc Liêu, vụ việc học sinh đánh nhau ngoài nhà trường. Tuy nhiên, Sở chỉ đạo Trường trung học phổ thông Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) cần nghiêm túc xem xét, xử lý phù hợp quan điểm giáo dục các em là chính, bởi các em tuổi còn nhỏ (học sinh lớp 7).Qua vụ việc này, Sở cũng tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực trong học đường nhằm hạn chế, tiến tới chấm dứt các vụ việc bạo lực học đường xảy ra tại các trường học trên địa bàn tỉnh.Cũng theo Tiến sĩ Lâm Thị Sang, ngay khi biết vụ việc, nhà trường đã có buổi làm việc với gia đình các học sinh để đưa ra hướng xử lý tiếp theo. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc được xác định là xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ giữa các nữ sinh.Nhà trường đã mời phụ huynh các bên gặp nhau để hiểu rõ vụ việc, không để tình hình diễn biến phức tạp, nhất là không để tái diễn tình trạng học sinh bị đánh hội đồng nêu trên.
https://nhandan.vn/so-giao-duc-va-dao-tao-bac-lieu-chi-dao-xu-ly-vu-nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-post805897.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Bạc Liêu", "xử lý vụ học sinh bị đánh hội đồng" ] }
Sinh viên Việt Nam và Campuchia luôn nỗ lực học tập, là nhịp cầu nối quan trọng cho tình hữu nghị hai nước
NDO -Sáng 12/12, tại Hà Nội, tiếp tục chương trình thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Campuchia,Thủ tướng Phạm Minh Chínhvà Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet thăm, giao lưu với cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Ngoại thương.
Tại buổi giao lưu, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương đã biểu diễn các tiết mục ca ngợi tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.Tự hào là một trong những trung tâm giáo dục hàng đầu tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương không chỉ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nơi thu hút được những sinh viên ưu tú hàng đầu của Việt Nam và khu vực, nơi tiếp đón hàng nghìn sinh viên quốc tế đến từ khắp mọi châu lục trên thế giới, mà còn là trung nghiên cứu khoa học phục vụ cho phát triển kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, đồng thời là cơ sở giáo dục tiên phong thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hướng tới nuôi dưỡng năng lực tự thân của giới trẻ, đáp ứng nhanh chóng với những thách thức và cơ hội mới của thế giới biến động không ngừng.Trường Đại học Ngoại thương tự hào đã góp phần trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Vương Quốc Campuchia. Trong những năm qua, đồng hành với sự phát triển bền vững của Campuchia, góp phần tích cực trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia, Nhà trường đã đào tạo nhiều sinh viên từ Vương Quốc Campuchia trong các chương trình đào tạo ngành kinh tế, kinh doanh, thương mại và quan hệ kinh tế Á - Âu, quản trị đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác. Trong thời gian tới, Nhà trường mong muốn tiếp tục hợp tác mật thiết với các trường, các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục của Campuchia trong đào tạo, nghiên cứu, tư vấn chính sách và đặc biệt trong phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thúc đẩy khả năng tự thân của giới trẻ hai nước.Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương.Sự kiện hai Thủ tướng đến thăm Trường sẽ mở ra những cơ hội mới để chia sẻ, học hỏi và cùng nhau xây dựng những hướng đi mới cho sự phát triển của 2 nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thúc đẩy sự hợp tác giữa 2 quốc gia, và góp phần vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới...Phát biểu ý kiến tại buổi đến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bày tỏ rất vui mừng cùng Samdech ThipadeiThủ tướng Hun Manetđến thăm Trường Đại học Ngoại thương. Đặt chân tới ngôi trường giàu truyền thống này, gặp gỡ, giao lưu với các bạn sinh viên, chúng tôi thực sự cảm nhận được sức trẻ, sự nhiệt huyết, tinh thần cống hiến, như được tiếp thêm nguồn cảm hứng mạnh mẽ, tươi trẻ; nêu rõ, không phải ngẫu nhiên mà hai Thủ tướng Việt Nam và Campuchia lựa chọn đến thăm và giao lưu với các bạn sinh viên - thế hệ trẻ hai nước Việt Nam và Campuchia tại Trường Đại học Ngoại thương với bề dày truyền thống, đặc trưng riêng cao. Cùng uống chung dòng nước sông Mekong, Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống gắn bó từ lâu đời. Hai dân tộc đã đoàn kết, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn và hoạn nạn, cùng nhau vượt qua nhiều thăng trầm lịch sử.Thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1967; 2 năm sau đó - năm 1969, Campuchia đã chính thức công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong những năm tháng tiếp theo, Campuchia đã ủng hộ Việt Nam, cùng gánh mưa bom lửa đạn của chiến tranh để tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam củng cố và phát triển lực lượng.Thủ tướng Hun Manet tại buổi đến thăm và nói chuyện với cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Ngoại thương.Sau chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia thiết tha mong muốn được sống trong hòa bình để khôi phục và phát triển đất nước. Nhưng chế độ diệt chủng Pol Pot Ieng Sary đã phản bội lại nhân dân Campuchia và phá hoại truyền thống đoàn kết hữu nghị của nhân dân hai nước, thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia và xâm lược biên giới Tây-Nam của Việt Nam.Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia và thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng các lực lượng yêu nước Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng vào ngày 7 tháng Giêng năm 1979, giúp khép lại một trang sử đen tối của đất nước Campuchia và mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do, hoà bình, trung lập và phát triển của nhân dân Campuchia anh em.Thủ tướng muốn nhắc lại những giai đoạn lịch sử đó để chúng ta càng thêm trân trọng và trân quý những thành quả tốt đẹp của quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia ngày nay. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, thế hệ trẻ hai nước cần mãi mãi khắc ghi và biết ơn sâu sắc công lao to lớn của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước; đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của các anh hùng, liệt sĩ Việt Nam và Campuchia vì nền độc lập, tự do của mỗi nước, vì tình hữu nghị và đoàn kết của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.Được xây dựng trên nền tảng đặc biệt và vững chắc đó, mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia liên tục phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng nhắn nhủ cần tiếp tục vun đắp tình hữu nghị đặc biệt của nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia nói riêng, ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung, không để các thế lực thù địch kích động, chia rẽ mối đoàn kết của ba nước Đông Dương này. Trong Trường Đại học Ngoại thương có các sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Campuchia và Lào, là đặc trưng riêng có của trường.Thủ tướng nhấn mạnh, đặc biệt, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tiếp tục phát huy vai trò gắn kết hai nước, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước. Chính 3.000 sinh viên Campuchia đang theo học tại Việt Nam, trong đó có các bạn sinh viên đang có mặt tại đây hôm nay, là những nhịp cầu nối quan trọng cho tình hữu nghị giữa hai nước, là chất keo dính giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia anh em. Có được những thành quả đó là nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sát sao của Lãnh đạo cấp cao hai nước qua các thời kỳ; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đoàn kết, gắn bó, ủng hộ, đồng hành của nhân dân và doanh nghiệp hai nước chúng ta.Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi, nói chuyện với cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương.Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia đã luôn tin tưởng, lựa chọn Việt Nam là một trong những điểm đến, đối tác hàng đầu trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Campuchia; đánh giá cao vai trò quan trọng và đóng góp rất hiệu quả, thực chất của ngành giáo dục hai nước nói chung và Trường Đại học Ngoại thương nói riêng, trong nhiều năm qua đã góp phần xây dựng và củng cố những “nhịp cầu nối” cho quan hệ hai nước chúng ta.Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược, là một trong những yếu tố quyết định để đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đất nước. Ngày nay, chúng ta phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo với con người là yếu tố trung tâm. Trong bối cảnh thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia anh em.Việt Nam xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược, là một trong những yếu tố quyết định để đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đất nước.Thủ tướng Phạm Minh ChínhThế hệ trẻ hai nước ngày nay đang có được hành trang kiến thức ngày càng toàn diện và hiện đại hơn; nhưng cũng cần luôn trân trọng truyền thống đoàn kết, hy sinh xương máu, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai dân tộc để thêm quyết tâm, góp phần bồi đắp cho tình hữu nghị và quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai nước. Trường Đại học Ngoại thương được biết đến là trường đại học tiên phong trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng tuyển sinh và chất lượng đầu ra thuộc nhóm các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu tại Việt Nam.Thời gian tới, với thế mạnh là trường đại học có tính hội nhập quốc tế cao và khả năng tự chủ, Thủ tướng mong muốn Trường Đại học Ngoại thương phát huy truyền thống tốt đẹp, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, tích cực đóng góp cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phục vụ các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước nói chung và với Campuchia nói riêng.Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các trường học, cơ sở giáo dục của Việt Nam hết sức quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về học tập, nghiên cứu, về nơi ăn chốn ở cho các bạn học sinh, sinh viên Campuchia. Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học nói chung, Trường Đại học Ngoại thương nói riêng phát huy vai trò dẫn dắt trong đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia.Đối với các sinh viên của Trường Đại học Ngoại thương, Thủ tướng nhắn nhủ, là những người được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực ngoại thương, các bạn hãy không ngừng nỗ lực, cố gắng học tập, rèn luyện, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để có những đóng góp xứng đáng đối với công tác hội nhập quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác thương mại với các quốc gia trên thế giới nói chung cũng như tăng cường hợp tác thương mại với Campuchia nói riêng, góp phần vào củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Các bạn hãy cùng những người bạn Campuchia trong lớp, trong khóa của mình học tập thật tốt, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng nhau vun đắp những tình bạn đẹp, để từ đó cùng đóng góp, vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.Thủ tướng chúc các bạn sinh viên Việt Nam và sinh viên Campuchia luôn tiến bộ trong học tập, đồng thời luôn trân trọng và ý thức sâu sắc về tầm quan trọng đặc biệt của việc gìn giữ và phát huy truyền thống quan hệ hữu nghị và đoàn kết lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia.Thủ tướng Campuchia Hun Manet trao đổi, nói chuyện với cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương.Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Hun Manet cảm ơn Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức sự kiện có ý nghĩa này; chia sẻ đây là lần đầu tiên, Thủ tướng được phát biểu chính thức với các sinh viên ở nước ngoài, đồng thời bày tỏ hoàn toàn nhất trí với ý kiến phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính.Thủ tướng nêu rõ, hai nước chúng ta gần gũi về địa lý, trong lịch sử luôn có sự ủng hộ lẫn nhau, Campuchia đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây, Việt Nam giúp đỡ Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng vào năm 1979, giúp xây dựng lại đất nước Campuchia. Đó là chân lý lịch sử mà chúng ta cần tiếp tục vun đắp tinh thần đoàn kết giữa Campuchia và Việt Nam. Đó là cơ sở để chúng ta xây dựng tương lai.Thủ tướng Hun Manet khẳng định, những gì của ngày hôm nay thì 20-30 năm sau vẫn sẽ là lịch sử; nêu rõ hai Thủ tướng Campuchia và Việt Nam ngày hôm qua đã có hội đàm thành công, nhất trí thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác mạnh mẽ, đó là mục tiêu cao cả của hai nước trong bối cảnh thế giới phức tạp, khó lường hiện nay. Thủ tướng cũng khẳng định, quan hệ 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia có yếu tố lịch sử, không thể tách rời, cần giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích 3 nước. Chính phủ 2 nước Campuchia và Việt Nam vẫn đang tiếp tục quan hệ trên các cấp độ. Do đó, chúng ta cần tiếp tục vun đắp mối quan hệ hai nước tốt đẹp hơn nữa. Hiện cũng có sinh viên Việt Nam đang theo học tại Campuchia. Giáo dục có ý nghĩa quan trọng; nếu nhân dân hai nước không có kiến thức, năng lực, sức khoẻ thì không thể phát triển. Thủ tướng Hun Manet hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu: con người là trung tâm, quyết định. Chúng ta phải củng cố tinh thần của người dân, là trung tâm của mối quan hệ hai nước, tạo thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, giáo dục, Việt Nam.Liên quan chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Thủ tướng Hun Manet chia sẻ, chính sách phát triển kinh tế của Campuchia có tương đồng các chính sách của Việt Nam, đó là tích cực hội nhập kinh tế, đẩy nhanh hội nhập khu vực. Có hai điểm khác biệt lớn giữa 2 nước, đó là Campuchia bắt đầu đi lên từ số 0 sau năm 1979.Với những nỗ lực không mệt mỏi, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, Campuchia đạt tăng trưởng kinh tế hết sức tích cực. Chính phủ Campuchia tiếp tục quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển đã đề ra; nỗ lực giữ gìn và bảo vệ môi trường hòa bình, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thủ tướng nhấn mạnh, ổn định và hoà bình là cơ sở cốt yếu. Cần xây dựng và củng cố cơ sở căn bản. Chính phủ Hoàng gia Campuchia đề ra Chiến lược Ngũ giác với 5 ưu tiên chiến lược: bảo đảm tăng trưởng cao với tinh thần tự cường, đối phó các thách thức; bảo đảm công ăn việc làm; hoàn thành mục tiêu giảm nghèo một cách tối thiểu; năng lực quản trị cấp quốc gia và địa phương; bảo đảm hiệu quả dịch vụ công, nâng cao thuận lợi môi trường kinh doanh; bảo đảm sự bền vững của kinh tế-xã hội và khả năng ứng phó biến đổi khí hậu.Theo Thủ tướng, nguyên tắc căn bản phát triển kinh tế xã hội của Campuchia vẫn là lấy con người làm trung tâm. Campuchia đã tiến tới sự phát triển mới; đồng thời thực hiện cải cách và quản trị tốt có thể làm cho Campuchia phát triển linh hoạt, nắm bắt xu thế từ sự thay đổi, nâng cao cuộc sống của nhân dân.Đề cập sự hợp tác kinh tế của Campuchia với Việt Nam, Thủ tướng Hun Manet nhấn mạnh, phạm vi hợp tác của hai nước hết sức rộng lớn và có lịch sử lâu đời. Campuchia không bao giờ quên sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại, nguồn đầu tư quan trọng đối với Campuchia. Giao lưu thương mại hai nước tiếp tục tăng trưởng trung bình 25%/năm trong 5 năm qua. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia hiện đạt khoảng 2,6 tỷ USD. Hai nước có sự hợp tác cấp Tiểu vùng Mekong và ASEAN là vô cùng ý nghĩa; chúng ta luôn ủng hộ kết nối sự hợp tác mở rộng cơ sở hạ tầng là hết sức cần thiết. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kết nối hai nước đang tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, trong đó gia tăng sự bảo hộ, chia rẽ kinh tế thì Campuchia luôn coi trọng củng cố thương mại đa phương, tăng cường kết nối kinh tế với các nước láng giềng.Thủ tướng Hun Manet mong muốn thế hệ trẻ hai nước cần tiếp tục góp phần vun đắp tình hữu nghị trên các lĩnh vực; bảo vệ nền hoà bình của chúng ta; hy vọng việc kết nối hai nước thông qua giáo dục, học tập và hiểu biết lẫn nhau thì mãi mãi không bao giờ thay đổi, mãi mãi chung một đường biên giới hoà bình. Nếu chúng ta nắm bắt cơ hội, củng cố, xây dựng quan hệ vững mạnh từ thế hệ này sang thế hệ khác là cơ sở vững chắc, là vận mệnh phát triển chung của 2 nước, của Campuchia, Việt Nam, Lào và nhờ đó, góp phần làm cho khu vực ASEAN là trung tâm của sự phát triển.
https://nhandan.vn/sinh-vien-viet-nam-va-campuchia-luon-no-luc-hoc-tap-la-nhip-cau-noi-quan-trong-cho-tinh-huu-nghi-hai-nuoc-post787103.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Thủ tướng Campuchia", "Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet", "Sinh viên", "Việt Nam và Campuchia", "Trường Đại học Ngoại thương", "Hợp tác Việt Nam-Campuchia" ] }
Học sinh Việt Nam đoạt giải Nhì Hội thi khoa học, kỹ thuật quốc tế 2024
NDO -Đoàn Việt Nam tham dự Hội thiKhoa học, kỹ thuậtquốc tế 2024 có 9 dự án (gồm: 1 dự án cá nhân và 8 dự án tập thể) thuộc 9 lĩnh vực. Trong đó có một dự án đoạt giải Nhì.
Hội thiKhoa học, kỹ thuậtquốc tế 2024được tổ chức từ ngày 11 đến 17/5 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Hội thi năm nay có 67 quốc gia tham dự với 1.699 học sinh trung học và 1.353 dự án dự thi. Trong đó có 1.082 dự án cá nhân, 271 dự án tập thể thuộc 21 lĩnh vực.Đoàn Việt Nam tham dự có 9 dự án (gồm: 1 dự án cá nhân và 8 dự án tập thể) thuộc 9 lĩnh vực.Tổng số giải của Hội thi năm 2024 (bao gồm giải Nhất, Nhì, Ba, Tư) chiếm khoảng 25% tổng số dự án dự thi. Trong đó, mỗi lĩnh vực có 1 giải Nhất, một số ít lĩnh vực có nhiều dự án dự thi được trao 2 giải Nhất; từ 2 đến 3 giải Nhì; còn lại là giải Ba và giải Tư.Đoàn Việt Nam năm nay đoạt 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống. Đó là dự án của học sinh Nguyễn Lê Quốc Bảo và Lê Tuấn Hy, lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh.Dự án của 2 học sinh này đồng thời cũng nhận được Giải Tư (Special Awards) do Hiệp hội Tin học Hoa Kỳ trao tặng.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-viet-nam-doat-giai-nhi-hoi-thi-khoa-hoc-ky-thuat-quoc-te-2024-post809969.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Hội thi khoa học kỹ thuật", "Việt Nam đoạt giải nhì", "Thành phố Hồ Chí Minh." ] }
Trao giải Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023
NDO -Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023. Ban tổ chức đã trao 3 giải Nhất, 9 giải Nhì, 18 giải Ba và 60 giải Tư cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, đoàn viên, thanh niên.
Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 đã lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia mà còn nhận được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trường học trong cả nước và thanh niên, du học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài.Đây là lần thứ 9 cuộc thi được tổ chức nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức và tạo cơ hội để các đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong và ngoài nước hiểu biết sâu sắc hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm hiểu những giá trị trong Di chúc của Người, đồng thời nâng cao hiểu biết về lịch sử hào hùng của đất nước, chủ quyền quốc gia về biển, đảo Việt Nam, từ đó góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.Cuộc thi góp phần tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn ngành nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cuộc thi được diễn ra từ ngày 11/9 đến ngày 26/11 bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến với ba bảng dự thi. Bảng A: Dành cho học sinh phổ thông (bao gồm học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên). Bảng B: Dành cho sinh viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo và du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Bảng C: Dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên trẻ, đoàn viên, thanh niên (không thuộc đối tượng của Bảng A và Bảng B, dưới 35 tuổi).Phát biểu tại lễ trao giải, Vụ trưởng Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Giáo dục và Đào tạo) Trần Văn Đạt cho biết: Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là hoạt động được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm. Đây là một trong nhiều hoạt động của ngành Giáo dục nhằm cụ thể hóa các nội dung củaChỉ thị 05-CT/TWngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” một cách hiệu quả, sâu rộng và sáng tạo. Cuộc thi nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên.Đồng thời, đây là dịp để các cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo; các đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở trong và ngoài nước nâng cao nhận thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động học tập, rèn luyện, giảng dạy ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, từ đó lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng xã hội.Cuộc thi đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Sau hơn ba tháng tổ chức, Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 đã lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia mà còn nhận được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trường học trong cả nước và thanh niên, du học sinh Việt Nam đang sinh sống, học tập ở nước ngoài.Thời gian tới, Ban Tổ chức cuộc thi tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương thức tổ chức theo hướng: mở rộng phạm vi, đa dạng hoá các hình thức, mức độ trả lời câu hỏi, tăng cường liên hệ, vận dụng để người dự thi có cơ hội thể hiện trực tiếp kiến thức sâu sắc, năng lực vận dụng sáng tạo của bản thân về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cập nhật, bổ sung các vấn đề thực tiễn đặt ra cho thế hệ trẻ trong việc hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của từng cá nhân đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gắn với việc tiếp tục thực hiệnKết luận số 01-KL/TWngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" để Cuộc thi ngày càng thiết thực, hiệu quả và hấp dẫn hơn.Theo số liệu thống kê, có 63 tỉnh, thành phố tích cực tham gia; 562 Trường đại học, Học viện, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng nghề tham gia với 2.133.658 thí sinh đăng ký dự thi. Ngoài việc thu hút học sinh, sinh viên trong nước tham gia dự thi, cuộc thi đã lan tỏa và thu hút được hơn 900 thí sinh đang là du học sinh ở nước ngoài dự thi.
https://nhandan.vn/trao-giai-cuoc-thi-tuoi-tre-hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh-nam-2023-post789331.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Học tập và làm theo tư tưởng", "đạo đức", "phong cách Hồ Chí Minh" ] }
Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”
NDO -Chiều 9/10, tạiHà Nội, diễn ra lễ phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
Cuộc thi được tổ chức từ năm 2011 với tên gọi “Những kỷ niệm sâu sắc về giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp”. Bắt đầu từ năm 2018, cuộc thi mang tên “Những kỷ niệm sâu sắc vềthầy cô và mái trường” và được tổ chức thường niên.Mở đầu buổi lễ phát động, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại Triệu Ngọc Lâm cho biết, cũng như các năm trước, cuộc thi năm nay được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục và những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy học và giáo dục học sinh.Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại Triệu Ngọc Lâm công bố thể lệ cuộc thiCuộc thi là cơ hội để lan tỏa những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với các thầy giáo, cô giáo và các nhà trường, góp phần nâng cao tính giáo dục, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh, sinh viên với trường, lớp và thầy cô; động viên, khuyến khích các thầy, cô giáo vượt qua khó khăn, tiếp tục có những cống hiến cho ngành giáo dục và xã hội.Tác phẩm dự thi tập trung vào những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Đó là những ấn tượng sâu sắc về thầy, cô giáo mà tác giả yêu quý, ngưỡng mộ hoặc những tác động, ảnh hưởng đặc biệt của thầy cô giáo tới việc học tập, nhận thức, làm thay đổi cuộc sống của cá nhân tác giả (hoặc bạn bè, người thân tác giả).Đó là những tình huống sư phạm tiêu biểu, điển hình và cách giải quyết các tình huống ấy của thầy, cô giáo mà tác giả đã từng gặp hoặc trải qua, thể hiện năng lực nghề nghiệp, khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy, cô giáo đối với học sinh, đối với nghề.Bên cạnh đó, còn là những kỷ niệm, ấn tượng, tình cảm gắn bó sâu sắc đối với ngôi trường mà tác giả hoặc bạn bè, người thân của tác giả đã và đang theo học.Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam, có tác phẩm phù hợp thể lệ của cuộc thi. Những thành viên tham gia ban tổ chức và ban giám khảo của cuộc thi không được gửi tác phẩm tham dự cuộc thi.Các đại biểu tham dự lễ phát độngCác tác phẩm dự thi viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (hình ảnh, video minh họa kèm theo nếu có); chưa đăng tải trên sách báo, chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào hoặc gửi dự thi ở các cuộc thi khác do bộ, ngành Trung ương tổ chức tính đến ngày gửi đến ban tổ chức.Theo ban tổ chức, cơ cấu giải thưởng, gồm 2 giải tập thể; 2 giải Nhất; 4 giải Nhì; 6 giải Ba; 10 giải Khuyến khích; 2 giải dành cho nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm đoạt giải; giải thưởng phụ do ban tổ chức cuộc thi xem xét, quyết định, tùy tình hình thực tế của mỗi năm tổ chức.Tác phẩm dự thi gửi về Báo Giáo dục và Thời đại hoặc gửi vào email: cuocthi.gdtd@gmail.com.Thời hạn nhận tác phẩm dự thi tính từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 30/11/2023. Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2023.Tại lễ phát động cuộc thi, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ, nghề “Dạy chữ, dạy người” là nghề cao quý, không chỉ dạy bằng kiến thức mà còn dạy bằng cả nhân cách, trí tuệ của mình.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu ý kiến“Giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục, do đó các thầy cô phải có đủ đức, đủ tài, trở thành tấm gương tốt và được xã hội tôn vinh. Đây cũng là điều mà nhiều tác giả đã gửi gắm, chia sẻ trong các tác phẩm của mình. Những giá trị tốt đẹp đó qua mỗi năm tổ chức cuộc thi đều được lan tỏa, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cuộc thi được tổ chức năm nay sẽ là nơi để các thế hệ học trò chia sẻ, tri ân các thầy cô. Sau cuộc thi, những hình ảnh đẹp trong mỗi tác phẩm sẽ được nhân rộng, lan tỏa hơn nữa”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/phat-dong-cuoc-thi-viet-nhung-ky-niem-sau-sac-ve-thay-co-va-mai-truong-post776662.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Cuộc thi viết", "kỷ niệm sâu sắc về thầy cô", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Các thầy, cô giáo là những "nghệ sĩ" tô thắm bức tranh tươi đẹp ở vùng cao
NDO -Sáng 17/11, tạiHà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức buổi gặp mặt 58 thầy giáo, cô giáo được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn.
Tại buổi gặp mặt, các thầy, cô giáo đã chia sẻ, đề xuất với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc một số vấn đề còn khó khăn trong công tác giảng dạy ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Theo cô giáo Lý Thị Lan (dân tộc Nùng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), học sinh địa phương hiện ít được gia đình quan tâm đúng mức, do phụ huynh hầu hết đi làm công nhân tại các công ty ở dưới xuôi. Vì vậy, các thầy, cô giáo thường phải tới đến động viên, thăm hỏi, vận động các em đến trường, đến lớp.Đồng tình với ý kiến trên, cô giáo Hoàng Thị Huyền (huyện Xí Mần, tỉnh Hà Giang) cho biết: trên vùng cao mùa đông rất lạnh, nhưng trang thiết bị phục vụ cuộc sống lại có nhiều hạn chế. Cô Huyền mong muốn Ủy ban Dân tộc và các cơ quan chức năng sẽ tăng cường hỗ trợ học sinh, giáo viên vùng cao để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy.Tin liên quanNâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu sốLắng nghe chia sẻ từ các thầy, cô giáo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệmỦy ban Dân tộcNông Quốc Tuấn ghi nhận, đánh giá cao cống hiến của 58 giáo viên được tuyên dương trong chương trình năm nay.“Các thầy, cô giáo đã, đang và sẽ tiếp tục tô thắm bức tranh tươi đẹp ở vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi, góp phần không nhỏ thực hiện chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộcnói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng”, đồng chí Nông Quốc Tuấn bày tỏ.Đồng chí Nông Quốc Tuấn phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt.Đánh giá cao hoạt động của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Tập đoàn Thiên Long và các đơn vị liên quan trong duy trì, phát triển chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" trong suốt 8 năm qua, đồng chí đề nghị các vụ, đơn vị chức năng của Ủy ban Dân tộc tiếp thu để nhanh chóng xây dựng, triển khai các chương trình, phong trào phù hợp nhằm đồng hành với đội ngũ giáo viên vùng cao.Dịp này, Ủy ban Dân tộc đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” và nhiều phần quà giá trị tặng 58 thầy, cô giáo được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023.Chiều qua, 16/11, trong khuôn khổ chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức buổi gặp mặt các thầy, cô giáo được tuyên dương nêu trên dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh. Đồng chí Ngô Thị Minh đã trao Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng 58 giáo viên của chương trình năm nay.Buổi gặp mặt 58 thầy, cô giáo của chương trình tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.
https://nhandan.vn/cac-thay-co-giao-la-nhung-nghe-si-to-tham-buc-tranh-tuoi-dep-o-vung-cao-post783092.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023", "Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam", "giáo viên vùng cao" ] }
Phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"
NDO -Sáng 16/4, tạiHà Nội, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự và phát biểu ý kiến.
Theo ban tổ chức, cuộc thi viết "Sức khỏe học đườngvì chất lượng nguồn nhân lực đất nước" nhằm tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối chuyên gia, nhà giáo, nhà báo, phụ huynh, học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về sức khỏe học đường.Theo Tổng Biên tập Tạp chí Công dân và Khuyến học Tô Phán, "Sức khỏe học đường" là chủ đề đã thu hút sự quan tâm của dư luận sau rất nhiều những vấn đề "nóng" của sức khỏe học sinh, sinh viên diễn ra trong thời gian qua. Đó là những vụ học sinh, sinh viên bị bạo hành thân thể và bạo hành tinh thần; những lớp học thiếu thốn phương tiện sinh hoạt và học tập; những bữa ăn trường học thiếu dinh dưỡng, những vụ ngộ độc thực phẩm, ma túy xâm nhập vào trường học; áp lực và căng thẳng học tập khiến một số ít học sinh có những quyết định dại dột. Nhiều phụ huynh khóc ngất vì "sáng đưa con đi, chiều... nhận tin dữ" chỉ vì những tai họa bất ngờ nơi học đường.Các đại biểu tham dự tọa đàm và phát động cuộc thi viết.Sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của chính các em, cũng như ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực tương lai. Vì vậy, qua chuỗi tọa đàm và cuộc thi viết, ban tổ chức mong muốn nâng cao nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân, các cấp chính quyền... quan tâm và đầu tư đúng mức vào chương trình sức khỏe học đường...Các bài viết dự thi có chất lượng sẽ được Ban sơ khảo chọn lọc, xuất bản trên Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học, đồng thời được xuất bản trên hạ tầng đa nền tảng số.Ban tổ chức nhận bài thi từ 16/4, kết thúc vào ngày 31/8/2024. Dự kiến, chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9, ban tổ chức sẽ tổng kết trao thưởng chuỗi tọa đàm và trao giải cuộc thi.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu ý kiến tại lễ phát động.Phát biểu ý kiến tại lễ phát động, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao về tọa đàm và cuộc thi viết "Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước".Theo đồng chí Lê Quốc Minh, sức khỏe học đường và bạo lực học đường là vấn đề của trẻ em, học sinh cần được quan tâm hơn nữa. Mặc dù các cơ quan đã có nhiều giải pháp nhưng thực tế vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc liên quan sức khỏe học đường.Thay mặt Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Lê Quốc Minh mong rằng, cuộc thi sẽ có sức lan tỏa, tạo ra sự khác biệt, không chỉ có các nhà báo hưởng ứng mà cần lan tỏa đến mọi người dân. Qua đó sẽ có được những giải pháp, ý tưởng, sáng kiến hay để ngành giáo dục, y tế tham khảo, lan tỏa trong các trường học và xã hội...
https://nhandan.vn/phat-dong-cuoc-thi-viet-suc-khoe-hoc-duong-vi-chat-luong-nguon-nhan-luc-dat-nuoc-post804958.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Tạp chí Công dân và Khuyến học", "cuộc thi viết về sức khỏe học đường", "sức khỏe học đường", "nguồn nhân lực" ] }
Lê Xuân Mạnh vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2023
NDO -Vòng nguyệt quế cùng ngôi vô địch của cuộc thiĐường lên đỉnh Olympianăm 2023 đã thuộc về Lê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa) sau màn bứt phá ngoạn mục ở phần thi "Về đích".
Vòng Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 vừa khép lại với vòng nguyệt quế kèm giải thưởng cao nhất trị giá 50.000 USD thuộc vềLê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa); Giải Nhì trị giá 200 triệu đồng thuộc về Nguyễn Trọng Thành, Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng); giải Ba trị giá 100 triệu đồng thuộc về: Nguyễn Minh Triết, Trường trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên, Huế) và Nguyễn Việt Thành, Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội).Kết thúc phần thi "Tăng tốc" để bước vào phần thi "Về đích", Trọng Thành tạm dẫn đầu với 165 điểm, Việt Thành đứng thứ hai, tiếp đến Xuân Mạnh, Minh Triết.Ở vòng thi cuối cùng "Về đích" có sự thay đổi điểm số liên tục khi cả 4 nhà leo núi đều thể hiện quyết tâm cao nhất. Trọng Thành có lợi thế dẫn đầu 165 điểm, đã lựa chọn gói 3 câu 20 điểm. Sau 2 đáp án không chính xác, Trọng Thành đã lựa chọn ngôi sao hy vọng ở câu hỏi cuối và trả lời đúng câu hỏi này.Việt Thành bước vào phần thi cuối với 140 điểm và đã chọn gói câu hỏi 30 điểm, 20 điểm và 20 điểm. Câu hỏi đầu tiên, Việt Thành đã không có đáp án đúng và Trọng Thành nhanh chóng bấm chuông, trả lời đúng và ghi điểm. Việt Thành quyết định chọn ngôi sao hy vọng ở câu trả lời thứ hai.Đang có số điểm 100, với quyết tâm vượt lên, Xuân Mạnh chọn gói 3 câu 30 điểm. Xuân Mạnh trả lời đúng câu hỏi đầu tiên. Sau câu trả lời tiếp theo không chính xác, Xuân Mạnh lựa chọn ngôi sao hy vọng ở câu cuối và đã trả lời đúng, đưa số điểm của mình lên 190 điểm.Minh Triết đang có số điểm 90 và quyết định chọn gói câu hỏi 3 câu 30 điểm. Lúc này, Xuân Mạnh vươn lên dẫn đầu với số điểm 220 khi trả lời đúng câu hỏi thứ 2 của Minh Triết.Ở câu hỏi cuối có mức 30 điểm, Minh Triết đã quyết định không trả lời mà nhường câu hỏi cho 2 thí sinh đang dẫn đầu là Xuân Mạnh (220 điểm) và Trọng Thành (215 điểm) tranh tài.Trọng Thành bấm chuông giành cơ hội trả lời nhưng không đưa ra được đáp án đúng. Kết quả, với 220 điểm, Lê Xuân Mạnh là người nhận vòng nguyệt quế, vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2023.
https://nhandan.vn/le-xuan-manh-vo-dich-duong-len-dinh-olympia-2023-post776475.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Olympia 2023", "chung kết Đường lên đỉnh Olympia", "Olympia mùa thứ 23", "nhà leo núi", "nhà vô địch", "vòng nguyệt quế", "giải thưởng 50.0000 USD" ] }
Đắk Nông tăng tiến độ chương trình giảm nghèo bền vững
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Đắk Nông đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, kết quả triển khai một số tiểu dự án vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, tỷ lệ giải ngân toàn Chương trình chưa cao. Tỉnh đang chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong những tháng cuối năm 2023.
Bất cập về thủ tục hành chínhTrong 2 năm 2022 và 2023, tỉnh Đắk Nông được phân bổ tổng vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (Chương trình) gần 548 tỷ đồng. Đến ngày 30/9, tổng vốn đã giải ngân toàn Chương trình, lũy kế giải ngân vốn 2 năm là hơn 149 tỷ đồng, đạt hơn 27,2%, trong đó, nguồn vốn năm 2022 giải ngân được gần 139 tỷ đồng, đạt hơn 63,6% trên tổng vốn được bố trí, nguồn vốn năm 2023 giải ngân được gần 11 tỷ đồng, chỉ đạt 3,15% trên tổng vốn được bố trí.Tỉnh Đắk Nông đánh giá, nguyên nhân đạt thấp do giai đoạn đầu hệ thống cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện, văn bản hướng dẫn chậm ban hành cho nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn.Chương trình giai đoạn 2021-2025 có nhiều thay đổi về đối tượng, phạm vi, nội dung hỗ trợ, cơ chế quản lý Chương trình so với giai đoạn trước; số dự án, tiểu dự án thành phần nhiều hơn; cơ chế quản lý chặt chẽ hơn, nên các cấp, các ngành cần có nhiều thời gian để được nghiên cứu, hướng dẫn triển khai bài bản, kỹ lưỡng so với giai đoạn trước.Các nội dung hướng dẫn Chương trình được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, nội dung của các văn bản thường rất dài, trong khi năng lực chuyên môn, hiểu biết của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp thôn, cấp xã còn hạn chế...Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 27/2022/NĐ-CP và Nghị định 38/2023/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương thì trong giai đoạn 2021-2025, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải ban hành rất nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch để tổ chức thực hiện Chương trình, phần lớn là văn bản quy phạm pháp luật, đòi hỏi phải được xây dựng và ban hành theo trình tự chặt chẽ.Cán bộ các cấp, các ngành dành nhiều thời gian để nghiên cứu, phối hợp tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm tại địa phương, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ tổ chức thực hiện Chương trình. Vốn đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn toàn Chương trình, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh, một số dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển có tiến độ giải ngân chậm, hoặc tỷ lệ giải ngân chưa cao, do vướng quy hoạch bô-xít và quy hoạch ba loại rừng làm ảnh hưởng tới tổng tỷ lệ giải ngân của toàn Chương trình.Chính sách hỗ trợ về lĩnh vực việc làm và giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 chương trình giai đoạn 2021-2025 cơ bản các đối tượng, nội dung hỗ trợ là giống nhau dẫn đến các địa phương, đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện gặp khó khăn, dễ trùng lặp, chồng chéo.Ngoài ra, một số dự án, tiểu dự án không có đối tượng đăng ký tham gia, như tiểu dự án 1 thuộc dự án 4 phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, các đối tượng đăng ký hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng đa số là người dân tộc thiểu số, nên kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề chủ yếu sử dụng nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; dự án 2; tiểu dự án 1 thuộc dự án 3, tiểu dự án 2 thuộc dự án 3, quá trình triển khai cơ quan được giao vốn không nhận được hồ sơ đăng ký tham gia dự án; năng lực, nhân lực của đơn vị được giao vốn không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; không phát sinh nội dung chi từ dự án đã được cấp kinh phí…Nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độPhó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông Hoàng Viết Nam cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả Chương trình cần nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các đơn vị, địa phương, tập trung đi vào chiều sâu theo mục tiêu đã đề ra; tránh tình trạng thụ động, máy móc. Phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ tham mưu về trách nhiệm, tránh tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, chờ đợi để làm theo; thiếu chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ được giao.Tại huyện Đắk Glong, việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững hiện rất chậm và đang gặp nhiều khó khăn, vướng quy hoạch bô-xít, nhất là tiểu dự án 1 thuộc dự án 4, tiểu dự án 1 thuộc dự án 3, vấn đề quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, tái tạo rừng...Tuy nhiên, cùng với việc kiến nghị các cấp có thẩm quyền tháo gỡ, có hướng dẫn thực hiện cụ thể, thì địa phương cũng chủ động đề ra nhiều giải pháp, triển khai đồng bộ trên toàn địa bàn nhằm đẩy nhanh tiến độ với quyết tâm đạt kết quả từ 70-80% vào cuối năm.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong Trần Nam Thuần cho biết, huyện đã thành lập tổ công tác đặc biệt do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường làm Tổ trưởng, trực tiếp giải quyết và tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết những vấn đề về đất đai cho người dân thuộc đối tượng thụ hưởng; căn cứ vào quy hoạch để sửa chữa, nâng cấp các công trình giao thông, giáo dục, sản xuất, công trình cấp bách phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Tương tự, tại huyện Tuy Đức, đến nay kết quả giải ngân nguồn vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022-2023 là gần 123/347.829 tỷ đồng, chỉ đạt 35,4% kế hoạch.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đinh Ngọc Nhân cho rằng, ngoài những vướng mắc, khó khăn chung như các địa phương khác, Tuy Đức đang gặp khó khăn về việc cấp đất ở, đất sản xuất, làm nhà cho người dân, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, theo quy định của pháp luật muốn xây nhà ở phải có đất thổ cư, nhưng hiện nay các đối tượng thụ hưởng phần lớn sống ở khu vực nông thôn, chủ yếu đất sản xuất nông nghiệp nên không đủ điều kiện; chưa có văn bản hướng dẫn về định mức cụ thể đối với đất sản xuất cấp cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định... nên địa phương còn gặp khó khăn. Để tháo gỡ vướng mắc, thực hiện có hiệu quả ngồn vốn của các Chương trình, Tuy Đức đã chỉ đạo các phòng, ban thành lập các tổ hỗ trợ về thủ tục, hỗ trợ vay vốn thực hiện chương trình, tập trung hỗ trợ người dân về thủ tục pháp lý liên quan, hỗ trợ tiền và chỉ đạo phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay thêm vốn để mua đất ở, làm nhà ở... quyết tâm, đến cuối năm nay giải ngân vốn toàn Chương trình đạt khoảng 85%.Tại hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh đánh giá, tỷ lệ giải ngân vốn đến nay đạt rất thấp, các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiểu dự án, phải linh hoạt lồng ghép các chương trình để đạt hiệu quả cao nhất.Đối với những vướng mắc trong quá trình triển khai, bà Hạnh đề nghị các đơn vị, địa phương cần phối hợp, bàn bạc để tìm cách tháo gỡ. Trường hợp cần xin hướng dẫn của Trung ương thì các sở, ngành, địa phương phải chủ động tham mưu để tỉnh trình các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ, với quyết tâm đạt kết quả cao nhất có thể.
https://nhandan.vn/dak-nong-tang-tien-do-chuong-trinh-giam-ngheo-ben-vung-post779402.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Tổng vốn", "Giải ngân", "Giảm nghèo" ] }
Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, 10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục mầm non. Vì vậy, giáo dục mầm non từ chỗ là cấp học còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, mạng lưới trường lớp chưa được quan tâm quy hoạch thì đến nay đã có bước phát triển khá toàn diện. Trong đó, việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; chuẩn bị các điều kiện cho trẻ em sẵn sàng vào lớp 1.Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi, hiện nay, cả nước có gần 15,5 nghìn trường mầm non ở các loại hình và gần 16 nghìn cơ sở độc lập (nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập). Toàn quốc có 56,9% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 87,3%, năng lực sư phạm từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.Các địa phương đã quan tâm đầu tư xây mới phòng học, kiên cố hóa trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ em mầm non, trung bình toàn quốc đã bố trí bảo đảm tỷ lệ một phòng học/lớp, trong đó phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 80%. Các chính sách hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ con em công nhân... được triển khai góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.Đáng chú ý, hiện nay, tỷ lệ huy động trẻ tới nhà trẻ mới đạt 32,1%; trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi mới đạt 93,1% (hiện có khoảng gần 300 nghìn trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được đến trường, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long).Mặc dù được quan tâm, đạt được những kết quả tích cực, nhưng so với nhu cầu phát triển giáo dục mầm non vẫn là bậc học còn nhiều hạn chế, bất cập. Chương trình giáo dục mầm non chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW; yêu cầu của Luật Giáo dục…Đáng chú ý, hiện nay, tỷ lệ huy động trẻ tới nhà trẻ mới đạt 32,1%; trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi mới đạt 93,1% (hiện có khoảng gần 300 nghìn trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được đến trường, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long).Trong khi đó, hệ thống trường mầm non công lập chưa đủ điều kiện để nhận thêm trẻ; hệ thống trường ngoài công lập khó phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt ở những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư… Phần lớn trẻ em con công nhân, con người lao động đang được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non độc lập với điều kiện về chất lượng còn nhiều hạn chế. Toàn quốc hiện còn khoảng hơn 5.000 phòng học nhờ, học tạm không bảo đảm an toàn.Tình trạng thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đạt chuẩn, thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định ở các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn khá phổ biến. Nhiều địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp mầm non, chưa dành quỹ đất để xây dựng trường mầm non. Tình trạng thiếu giáo viên mầm non kéo dài trong nhiều năm chưa được giải quyết, hiện nay toàn quốc còn thiếu khoảng 50 nghìn giáo viên mầm non.Để phát triển giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đặt nền móng quan trọng trong phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, cần sớm khắc phục những hạn chế, khó khăn hiện nay. Từ thực tiễn địa phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho rằng, phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi được triển khai từ năm 2010-2015.Như vậy, đến nay, việc triển khai phổ cập trẻ mầm non năm tuổi đã được gần 10 năm cho nên cần triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ ba tuổi trở lên. Mặt khác, để đổi mới giáo dục mầm non hiệu quả, cần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên. Chính phủ, ngành giáo dục cũng như các địa phương cần có giải pháp để có lộ trình bảo đảm số lượng, nâng cao chất lượng giáo viên bởi hiện nay giáo viên mầm non thiếu nhưng dù có chỉ tiêu tuyển dụng cũng không tuyển dụng được vì thiếu nguồn tuyển.Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, hơn 10 năm qua, giáo dục và đào tạo của đất nước đã có nhiều sự thay đổi mang tính cách mạng. Tuy nhiên, đổi mới được tiến hành mạnh mẽ và được chú ý nhiều hơn ở giáo dục đại học, giáo dục phổ thông. Sự đầu tư, quan tâm, chuyển biến của giáo dục mầm non vẫn chưa thật sự nhiều như mong muốn. Với chủ trương phát triển con người một cách toàn diện, lấy dạy người làm gốc, lấy sự phát triển con người để làm nền tảng cho sự phát triển của nguồn nhân lực, thì việc đổi mới và chăm lo cho giáo dục mầm non càng trở nên quan trọng.Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, cần tăng cơ hội tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng cho trẻ em mầm non thông qua thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo. Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư; coi trọng phát triển giáo dục hòa nhập và vấn đề công bằng trong xây dựng, triển khai các chính sách nhà nước dựa trên quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em.Các địa phương chủ động tổ chức triển khai có hiệu quả nguồn vốn có thể có được từ ngân sách trung ương, từ các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn lực xã hội hóa khác cho phát triển giáo dục mầm non. Trong đó, ưu tiên nguồn ngân sách đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để xây dựng bổ sung phòng học; sửa chữa, cải tạo thay thế phòng học tạm, bán kiên cố bảo đảm an toàn cho trẻ, giáo viên; ưu tiên bố trí kinh phí cho phát triển giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu huy động trẻ em tới trường và thực hiện mục tiêu phổ cập.Đáng chú ý, các địa phương cần đẩy mạnh việc phát triển cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; dành quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, đầu tư đủ cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; bố trí đủ nhân viên y tế trường học và đủ định mức giáo viên/lớp đối với cấp học mầm non theo định mức và quy định...
https://nhandan.vn/doi-moi-de-giao-duc-mam-non-phat-trien-toan-dien-post803748.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Phổ cập", "Mẫu giáo", "Mầm non", "Phòng học", "Trường mầm non", "Giáo dục và đào tạo", "Có giáo dục", "Kiên cố", "giáo dục mầm non", "cơ sở vật chất" ] }
Học sinh Việt Nam đoạt giải ba Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế 2021
NDO -Dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” của hai học sinh Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An, Trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh đoạt giải ba tại Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế - REGENERON ISEF 2021.
Theo kết quả Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế - REGENERON ISEF 2021 vừa được công bố, Việt Nam có một dự án đoạt giải Ba - giải chính thức của Hội thi  và hai dự án đoạt đặc biệt do các tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng. Việt Nam là một trong 34 quốc gia/vùng lãnh thổ có dự án đoạt giải của Hội thi, trên tổng số 81 quốc gia/vùng lãnh thổ tham dự REGENERON ISEF 2021.Cụ thể, dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” của hai học sinh Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An, Trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh đoạt giải ba.Dự án “Khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến của học sinh trung học phổ thông” của Hoàng Việt Phúc, Vũ Phương Mai, học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai và dự án “Kích thích tư duy toán học thông qua hệ thống bài tập Hình học và trò chơi được thiết kế bằng phần mềm Scratch” của Huỳnh Đăng Khoa, Lê Anh Châu, học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương, tỉnh Thừa Thiên Huế đoạt đặc biệt do các tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.Năm 2021, Hội thi ISEF 2021 có tên là “REGENERON ISEF 2021” tổ chức trực tuyến tại Hoa Kỳ với sự tham gia của 81quốc gia và vùng lãnh thổ. Đã có 1.431 của 1.893 tham dự.Việt Nam có 7 dự án tham dự REGENERON ISEF 2021. Ban tổ chức REGENERON ISEF 2021 đánh giá cao việc Việt Nam đã phát động rộng rãi công tác nghiên cứu khoa học và tổ chức Hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học hằng năm với hàng ngàn học sinh tham gia. Đây là tiền đề quan trọng để từng bước Việt Nam nâng chất lượng công tác nghiên cứu khoa học nói chung và các dự án dự thi quốc gia, quốc tế nói riêng.Đoàn học sinh Việt Nam đã tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động của REGENERON ISEF 2021 bằng hình thức trực tuyến từ ngày 16 đến ngày 21-5 trên các không gian ảo do Ban tổ chức REGENERON ISEF 2021 thiết kế, góp phần tạo nên thành công chung của Hội thi, được bạn bè quốc tế đánh giá tốt.Để chọn được 7 dự án tham dự REGENERON ISEF 2021 từ 141 dự án dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021, đã có hàng chục ngàn dự án được thực hiện trong các nhà trường, trong số đó có trên 5.000 dự án tham gia Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh/thành phố.
https://nhandan.vn/post-647235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "REGENERON ISEF 2021", "Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia" ] }
Điều chỉnh phương thức tuyển sinh phù hợp thực tế từng trường
Mặc dù còn gần một học kỳ nữa mới kết thúc năm học nhưng hiện nay, nhiều trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Đề án tuyển sinh của phần lớn các trường đại học cơ bản giữ ổn định như năm 2023, chỉ có một số điều chỉnh cho phù hợp thực tế.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023 có hơn 660 nghìn thí sinh đăng ký xét tuyển với xấp xỉ 3,4 triệu nguyện vọng đăng ký; trong đó có hơn 494 nghìn thí sinh trúng tuyển và xác nhận nhập học ngay đợt 1 trên hệ thống. Tuy nhiên, năm 2023 vẫn còn trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp, nhiều nơi chưa bảo đảm công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống.Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được lượng thí sinh ảo. Vì vậy, năm 2024, phần lớn các trường đại học giữ ổn định phương thức tuyển sinh và chỉ điều chỉnh, hoàn thiện thêm nhằm tránh gây phức tạp, rắc rối đối với thí sinh.Trong số các trường công bố đề án tuyển sinh năm 2024, Trường đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển 6.200 chỉ tiêu. Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng Phạm Hồng Chương: Trường cơ bản giữ ổn định tuyển sinh như năm 2023 với ba phương thức xét tuyển.Trong đó, phương thức xét tuyển thẳng chiếm tỷ lệ 2%, phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 chiếm tỷ lệ 18% và phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm tỷ lệ 80% so với chỉ tiêu. Ngưỡng đầu vào đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dự kiến là 20 điểm.Trong khi phương thức xét tuyển kết hợp, ngưỡng đầu vào là điều kiện nộp hồ sơ của từng đối tượng xét tuyển kết hợp, gồm 2 nhóm: Nhóm 1, không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT và nhóm 2, sử dụng kết hợp điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Mỗi nhóm đều được trường quy định điều kiện ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ cụ thể khác nhau.Trường đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp trong các nguyện vọng thí sinh đã đăng ký; nếu đã trúng tuyển nguyện vọng có ưu tiên cao hơn, thí sinh sẽ không được xét các nguyện vọng có mức độ ưu tiên tiếp theo.Cơ bản giữ ổn định như những năm trước, nhưng Đại học Đà Nẵng cho biết tùy vào đặc điểm đào tạo của ngành thuộc các trường, đơn vị thành viên mà phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bố chỉ tiêu giữa các phương thức sẽ khác nhau.Trong đó, Trường đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) dự kiến năm 2024 tuyển sinh 3.600 chỉ tiêu và có tới sáu phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh; tuyển sinh riêng theo đề án của cơ sở đào tạo; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét kết quả học tập THPT (học bạ); xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; xét kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.Trong khi đó, cùng là thành viên Đại học Đà Nẵng nhưng Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng chỉ tuyển theo năm phương thức mà không xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Các phương thức tuyển sinh của Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng gồm: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét kết quả học tập cấp THPT; xét tuyển thẳng theo đề án của trường; xét tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Không chỉ các trường công lập, nhiều trường ngoài công lập cũng sớm công bố đề án tuyển sinh năm 2024 với nhiều cách thức khác nhau. Trong đó, Trường đại học Phenikaa, năm 2024, tuyển 9.896 chỉ tiêu cho 48 ngành, chương trình đào tạo.Trường đưa ra bốn phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh của trường 5-10% tổng chỉ tiêu; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 40-60% tổng chỉ tiêu; xét tuyển dựa vào học bạ bậc THPT 30-40% tổng chỉ tiêu; xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội 5-10% tổng chỉ tiêu.Trường đại học Phenikaa cũng lưu ý thí sinh trong quá trình triển khai sẽ xem xét và điều chỉnh linh động tỷ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức cho phù hợp với tình hình thực tế. Trường đại học Phenikaa sẽ tổ chức tuyển sinh nhiều lần/năm, dự kiến xét tuyển sớm đợt 1 từ ngày 1/3 đến 31/5; xét tuyển tất cả các phương thức theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương án tuyển sinh năm 2024 không thay đổi ở mặt hệ thống chung nhưng ở mỗi trường thì có thể có sự phân bổ lại hoặc điều chỉnh thêm, bớt một số phương thức xét tuyển hoặc phân bố lại chỉ tiêu cho mỗi phương thức so với năm trước để phù hợp hơn với tình hình thực tế của trường.Tùy vào sự phân tích, đối sánh dữ liệu về phương thức xét tuyển đầu vào cũng như kết quả học tập của sinh viên qua các năm thì những điều chỉnh là cần thiết đối với từng trường. Các trường nên có kênh thông tin hướng dẫn, hỗ trợ khi thí sinh cần tìm kiếm thông tin và hướng dẫn chi tiết khi các em đến đăng ký tại trường trong các đợt xét tuyển sớm.Đối với các trường đại học đào tạo các ngành không có mức độ cạnh tranh quá cao, thì việc thí sinh đạt một ngưỡng kết quả học tập (thể hiện qua điểm thi tốt nghiệp THPT hay học bạ) là có thể vào học được, và các em cũng không gặp khó khăn gì khi theo học. Đối với các trường đại học, các ngành đào tạo có mức độ cạnh tranh cao, cần có sự đối sánh công bằng và cần một mặt bằng chung tin cậy ở mức cao để xét tuyển, từ cao xuống thấp.Do vậy, các trường có thể sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực hoặc kỳ thi năng khiếu (các trường đào tạo các ngành đặc thù). Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, các trường tuyển sinh dù bằng phương thức nào thì điều quan trọng nhất vẫn phải bảo đảm chất lượng đầu vào của thí sinh đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo, bảo đảm sự công bằng giữa các thí sinh ứng tuyển…
https://nhandan.vn/dieu-chinh-phuong-thuc-tuyen-sinh-phu-hop-thuc-te-tung-truong-post796616.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "Thi đại học", "Sinh viên" ] }
Triển khai công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư
NDO -Ngày 11/6, tại Đà Nẵng, Hội đồngGiáo sưNhà nước tổ chức hội nghị công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) năm 2024, khu vực miền trung.. Đông đảo các chuyên gia, các ứng viên tham gia, trao đổi về các hoạt động chuẩn bị công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Theo PGS, TS Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, năm 2024, cả nước có 110 Hội đồng Giáo sư cơ sở với tổng số 1.033 ứng viên đăng ký (gồm 93 ứng viên Giáo sư, 940 ứng viên Phó Giáo sư).Các hội đồng và ứng viên theo khu vực gồm: Khu vực miền bắc có 64 Hội đồng Giáo sư cơ sở, 534 ứng đăng ký (45 ứng viên GS, 489 ứng viên PGS); khu vực miền trung có chín Hội đồng Giáo sư cơ sở với 112 ứng viên đăng ký (chín ứng viên GS, 103 ứng viên PGS); khu vực miền nam có 37 Hội đồng Giáo sư Cơ sở, 387 ứng viên đăng ký (39 ứng viên GS, 348 ứng viên PGS).Trong số các Hội đồng Giáo sư Cơ sở, hội đồng có số ứng viên đăng ký nhiều nhất là 33 ứng viên (bảy ứng viên GS, 26 ứng viên PGS); hội đồng có số ứng viên đăng ký ít nhất là một ứng viên PGS. Đáng chú ý, năm 2024, có năm Hội đồng Giáo sư Ngành, liên ngành tổ chức xét hồ sơ trực tuyến (Công nghệ thông tin, Điện-Điện tử-Tự động hóa, Thủy lợi, Toán học, Vật lý).Hội đồng Giáo sư Nhà nước lưu ý các ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cần những tiêu chuẩn bắt buộc là giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng đang giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam. Trong đó, tiêu chuẩn xét bắt buộc đối với ứng viên GS là đã được bổ nhiệm PGS; ứng viên PGS phải có bằng TS; có sản phẩm từ nghiên cứu khoa học được tính điểm.Ngoài ra, các ứng viên phải chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hướng dẫn chính nghiên cứu sinh, học viên cao học; chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên; chủ trì hoặc tham gia phát triển chương trình đào tạo, nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được thẩm định đưa vào sử dụng là tiêu chuẩn bắt buộc đối với ứng viên GS; đủ thâm niên giảng dạy, giờ giảng, điểm công trình khoa học theo quy định…Các chuyên gia, ứng viên tham dự.Hội đồng Giáo sưCơ sở thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ ứng viên; phối hợp với cơ sở giáo dục đại học tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Hội đồng Giáo sư Cơ sở cũng phối hợp với người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kết quả xét lên Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Đối với Hội đồng Giáo sư Ngành, liên ngành tổ chức thẩm định hồ sơ ứng viên và kết quả xét của Hội đồng Giáo sư Cơ sở; xác định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu khoa học, định hướng nghiên cứu của ứng viên; đánh giá cho điểm các công trình khoa học…Một số điểm đáng lưu ý, đối với Hội đồng Giáo sư các cấp khi tổ chức xét đạt tiêu chuẩn, từng thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành phải viết bản nhận xét (nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu về chuyên môn và kết luận ứng viên có đủ hoặc không đủ điều kiện) trước khi biểu quyết cho ứng báo cáo khoa học tổng quan. Quá trình biểu quyết bằng phiếu kín tại Hội đồng Giáo sư Cơ sở và Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành phải đạt ít nhất 2/3 số phiếu của tổng số thành viên hội đồng; tại Hội đồng Giáo sư Nhà nước phải đạt ít nhất 1/2 số phiếu của tổng số thành viên hội đồng.Ứng viên GS, PGS năm 2024 trao đổi tại hội nghịTại hội nghị, các ứng viên, thành viên các Hội đồng Giáo sư Cơ sở đã nêu ra các vấn đề về thời điểm, quy cách triển khai hồ sơ của ứng viên; các vấn đề liên quan đến công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học trong quá trình đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Các chuyên gia, ứng viên cũng tìm hiểu, chia sẻ về cách thức xác định tác giả chính trong các bài báo khoa học quốc tế có nhiều tác giả; xác định đề tài khoa học các cấp; cách tính điểm khi ứng viên đi học tập …PGS, TS Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước lưu ý hồ sơ đã nộp, sau ngày 1/7 thì ứng viên không được thay đổi và không nộp lại; nếu chỉnh sửa sẽ thành sai lệch hồ sơ so với đăng ký sẽ bị loại. Đối với việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học (bài báo) là tiêu chuẩn bắt buộc đối với ứng viên GS, PGS. Khái niệm tác giả chính được hiểu là tác giả đứng đầu, là tác giả liên hệ duy nhất của bài báo. Quá trình xét ứng viên, cơ sở giáo dục đại học nào có Hội đồng Giáo sư Cơ sở thì ứng viên là giảng viên của trường đó phải xét ở hội đồng trường đó. Nếu trường không đủ chuyên gia thẩm định theo quy định thì phải mời chuyên gia bên ngoài đủ tiêu chuẩn tham gia thẩm định hồ sơ ứng viên.PGS, TS Trần Anh Tuấn cũng lưu ý các ứng viên, hội đồng xét tránh trường hợp nhầm lẫn mẫu hồ sơ giữa chức danh GS và chức danh PGS…
https://nhandan.vn/trien-khai-cong-tac-xet-cong-nhan-dat-tieu-chuan-chuc-danh-giao-su-pho-giao-su-post813809.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Giáo sư", "Hội đồng Giáo sư", "ứng viên", "đạt tiêu chuẩn" ] }
Học sinh khám phá công trường Metro Bến Thành-Suối Tiên
NDO -Ngày 25/11, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Công ty Tokyo Metro Việt Nam và Nhà thầu Shimizu Meada tổ chức sự kiện đọc sách Ehon: “Đường hầm tàu điện ngầm được xây dựng như thế nào?”.
Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản(1973-2023), với mục tiêu giới thiệu quá trình xây dựng đường hầm tàu điện ngầm số 1 Thành phố Hồ Chí Minh (tuyến Bến Thành-Suối Tiên), một trong những biểu tượng của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.Các em học sinh nhiều lứa tuổi được tham quan, xem hình ảnh thực tế từ công trình.Tại sự kiện, 30 học sinh lớp 5 đến từ các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được tham quan xưởng đóng tàu, nhà ga Ba Son; nghe đọc truyện “Đường hầm tàu điện ngầm được xây dựng như thế nào?” và tham gia giao lưu với Ban Quản lý, Ban Đầu tư, Giám đốc Dự án trong không khí rất thú vị và sôi nổi.Phát biểu tại buổi đọc sách, bà Vũ Minh Huyền, Phó Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến nay, lũy kế khối lượng của toàn dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 đã đạt khoảng 96,74%. Năm 2024, thành phố sẽ tiến hành đưa tuyến Metro số 1 vào vận hành khai thác. Dự án này huy động bình quân 1.500 chuyên gia, kỹ sư, công nhân Nhật Bản và Việt Nam.Trẻ em đọc sách, cùng nhau khám phá và trải nghiệm công trình Metro Bến Thành-Suối TiênTuyến tàu với tổng chiều dài 19,7km, bắt đầu hành trình đi qua địa bàn các quận: 1, Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Dĩ An (Bình Dương) với đoạn đi ngầm dài 2,6km, đoạn đi trên cao dài 17,1km với 14 nhà ga gồm: 3 nhà ga ngầm, 11 ga trên cao và 1 khu vực neo đỗ, bảo trì, sửa chữa tàu rộng 20,56ha.Ông Lê Thành Lê, Quyền Giám đốc Dự án, Liên danh Shimizu-Maeda chia sẻ: Phương pháp đào hở và phương pháp khiên đào là hai “chiến thuật” quan trọng trong quá trình xây dựng đường hầm tàu điện ngầm mà thành phố áp dụng. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sử dụng robot đào hầm để hỗ trợ các hoạt động trên công trường.“Tôi mong rằng buổi đọc sách thú vị này sẽ tạo cơ hội để các em hiểu thêm về loại hình phương tiện giao thông công cộng hiện đại, thân thiện, dễ tiếp cận. Góp phần hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng của trẻ em thành phố trong tương lai”, ông Lê cho biết thêm.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-kham-pha-cong-truong-metro-ben-thanh-suoi-tien-post784449.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh", "Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản", "Metro Bến Thành- Suối Tiên" ] }
Tương lai của giáo dục đại học trong nền kinh tế chuyển đổi số
NDO -Nhằm tăng cường sự trao đổi giữa các chuyên gia, học giả và nhà hoạch định chính sách vềxu hướng giáo dục đại họctrong bối cảnh chuyển đổi số, ngày 26/10, tọa đàm “Tương lai của giáo dục đại học trong nền kinh tế hướng tớichuyển đổi sốvà chuyển đổi xanh” đã diễn ra tại Hà Nội.
Chương trình do Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Trường đại học Kinh doanh CT.Bauer (Đại học Houston) và chính quyền thành phố Houston, Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.Sự kiện là diễn đàn để các chuyên gia, học giả, nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và Hoa Kỳ trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực giáo dục, cũng như về quan hệ kinh tế của 2 quốc gia.Chủ đề thảo luận chính của chương trình bao gồm: các mô hình và chính sách giáo dục đại học bền vững; quốc tế hóa trong giáo dục đại học; khởi tạo môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục đại học; thúc đẩy mô hình phối hợp quốc tế trong việc hỗ trợ, ươm tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.Tọa đàm có sự tham dự của nhiều chuyên gia, học giả và nhà hoạch định chính sách.Tọa đàm đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tạo dựng môi trường năng động, hình thành cơ chế kết nối và lan tỏa quốc tế đối với các ý tưởng khởi nghiệp mới mẻ của sinh viên ở các trường đại học này nói riêng và sinh viên Việt Nam, Hoa Kỳ nói chung.Bên cạnh đó, sự kiện là dịp để hai bên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, quản lý đổi mới, sáng tạo và phát triển các ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.Hoạt động hợp tác này cũng thể hiện cam kết đối với việc nâng cao tri thức, xây dựng những giải pháp sáng tạo cho các thách thức cần được giải quyết trong xã hội.
https://nhandan.vn/tuong-lai-cua-giao-duc-dai-hoc-trong-nen-kinh-te-chuyen-doi-so-post779611.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "giáo dục đại học", "chuyển đổi số giáo dục", "sinh viên khởi nghiệp" ] }
Thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 đạt 1.116 điểm
NDO -Ngày 10/6, Hội đồng thi Đánh giá năng lựcĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhđã họp và quyết định công bố kết quả thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả phân tích bàithi đánh giá năng lựcđợt 2 cho thấy, phân bố điểm của 39.031 bài thi có dạng gần phân bố chuẩn, với điểm trung bình 725,8 điểm, điểm cao nhất là 1.116/1.200 điểm và điểm thấp nhất là 289 điểm.Tính chung cả hai đợt thi, có 104.843 thí sinh đã đăng ký dự thi. Phân bố điểm năm 2024 đồng dạng, tương đương với phân bố điểm của các năm trước, thể hiện sự ổn định của đề thi.Tin liên quanĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 39 nghìn thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2Trong quá trình chấm thi, 2 “lỗi kỹ thuật” của đề thi được phát hiện, cụ thể: Lỗi 1, câu 52 ở Mã đề 115: thiếu chữ “không” ở câu “K là người duy nhất nặng hơn L”. Câu đúng là: “K là người duy nhất không nặng hơn L”.Lỗi 2, câu 71 ở Mã đề 115: thừa một số 2 ở trước ký hiệu Br2tại phương trình phản ứng hóa học “Z +2Br2+ H2O → CH3COOH + 2 HBr”.Câu đúng là: “Z + Br2+ H2O → CH3COOH + 2 HBr”.Hội đồng thi đã quyết định chấm đủ điểm đối với 2 câu hỏi bị lỗi kỹ thuật cho tất cả thí sinh có làm bài thi nhằm bảo đảm quyền lợi cho thí sinh.Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi bước vào phòng thi đánh giá năng lựcTheo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy trình xây dựng và in sao đề thi để tránh các lỗi liên quan đến đề thi trong thời gian tới.Thí sinh có thểtra cứukết quả thi bằng cách truy cập vào tài khoản đã đăng ký trên hệ thống https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/dgnl/tra-thong-tin-ket-qua-thi.Sau 7 ngày từ ngày công bố điểm, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ gửi giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực qua đường bưu điện ở dạng thư bảo đảm tới địa chỉ liên lạc mà thí sinh đã đăng ký nhận.Sau khi công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 2, thí sinh vẫn có thể đăng ký bổ sung/điều chỉnh nguyện vọng đến hết ngày 15/6.Dự kiến trước ngày 24/6, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển.Hiện, 109 cơ sở giáo dục đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đểxét tuyển, gồm: 9 đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 91 trường đại học và 9 trường cao đẳng ngoài hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/thu-khoa-ky-thi-danh-gia-nang-luc-dot-2-dat-1116-diem-post813618.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "kỳ thi đánh giá năng lực", "Phân bố điểm", "xét tuyển", "thủ khoa" ] }
Đã xác minh việc nhóm học sinh gây rối, xúc phạm giáo viên tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
NDO -Chiều 5/12, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương đã có báo cáo về việc kiểm tra, xác minh nội dung hành vi xúc phạm giáo viên tại trường THCS Văn Phú, xã Văn Phú, huyện Sơn Dương,tỉnh Tuyên Quang.
Theo đó, khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 29/11/2023 tại Trường THCS Văn Phú, vào giờ học tiết 3 môn Âm nhạc ở lớp 7C do giáo viên Phan Thị Hằng trực tiếp giảng dạy. Khi đến giờ vào lớp thì có một số học sinh vẫn ở ngoài chưa vào lớp học, cô Hằng nhắc nhở thì có một vài học sinh phản ứng.Khi tiết học bắt đầu thì có một số học sinh xin ra ngoài nhưng cô Hằng không đồng ý và sau đó giữa giáo viên và học sinh có những khúc mắc trong giờ học.Sau giờ dạy tiết 3 của lớp 7C, cô Hằng sang dạy tiết 4 tại lớp 6A. Sau tiết học, một số em học sinh lớp 7C sang lớp 6A tiếp tục có phát ngôn và có hành vi thiếu chuẩn mực đối với cô giáo Hằng (nói tục, có hành vi xúc phạm giáo viên, quay video và đăng tải lên mạng xã hội Facebook).Trường THCS Văn Phú.Ngay sau khi nắm thông tin sự việc liên quan đến giáo viên, học sinh Trường THCS Văn Phú, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương đã ban hành Văn bản số 3010/UBND-VX ngày 30/11/2023 về việc kiểm tra, xác minh, giải quyết thông tin sự việc, trong đó chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ, Công an huyện và các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh, giải quyết thông tin sự việc, báo cáo theo đúng quy định.Ngày 30/11/2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công an huyện và các cơ quan chức năng đã làm việc và yêu cầu Trường THCS Văn Phú họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của giáo viên, học sinh và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định.Cùng ngày, nhà trường đã tiến hành họp Ban Chấp hành chi bộ và lãnh đạo nhà trường xem xét, giải quyết sự việc; tổ chức họp toàn thể giáo viên và phụ huynh học sinh lớp 7C, 6A để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh phối hợp với nhà trường giáo dục đạo đức học sinh không để xảy ra sự việc như trên.Ngày 1 và 2/12/2023, Trường THCS Văn Phú đã họp, yêu cầu giáo viên và học sinh liên quan viết tường trình sự việc, xác định rõ mức độ vi phạm để xem xét, giải quyết theo quy định.Ngày 5/12/2023, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương phân công đồng chí Phạm Thị Nhị Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp đến Trường THCS Văn Phú chỉ đạo nhà trường xem xét, giải quyết sự việc và tiếp tục chỉ đạo Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công an huyện phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo nhà trường tiếp tục kiểm tra, xác minh, giải quyết, xem xét đề xuất xử lý đối với tập thể, cá nhân liên quan bảo đảm chặt chẽ theo đúng quy định.
https://nhandan.vn/da-xac-minh-viec-nhom-hoc-sinh-gay-roi-xuc-pham-giao-vien-tai-huyen-son-duong-tinh-tuyen-quang-post785981.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Tuyên Quang", "THCS Văn Phú", "Bạo lực học đường", "học sinh" ] }
Gợi ý lời giải đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của Hà Nội
NDO -Bài thi môn Ngữ văn của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Hà Nội gồm 2 phần với 7 câu hỏi. Đề ra theo hình thức tự luận, có thời gian làm bài 120 phút.
Dưới đây là gợi ý đáp ánđề thi môn Ngữ văntuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Hà Nội do các giáo viên Trường trung học phổ thông Hòa Bình - La Trobe thực hiện. Thí sinh dùng để tham khảo.
https://nhandan.vn/goi-y-loi-giai-de-thi-ngu-van-vao-lop-10-cua-ha-noi-post813354.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "lời giải", "đề thi", "ngữ văn", "thi lớp 10", "tuyển sinh lớp 10", "mùa thi 2024", "đáp án", "giải đề" ] }
Thanh tra, kiểm tra các khoản thu đầu năm học
NDO -Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục, đào tạo; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học… là một trong những yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024.
Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã có văn bản về việc thực hiện cáckhoản thutrong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024.Theo đó, để triển khai hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.Nội dung dự thảo Nghị định theo hướng giữ ổn định học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp công lập từ năm học 2023-2024 so với năm học 2021-2022. Đối với học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập, lùi lộ trình học phí 1 năm so với lộ trình học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP; các quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập tiếp tục thực hiện. Hiện nay, dự thảo Nghị định đang được Chính phủ xem xét, quyết định.Về thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quản lý hướng dẫn người học thủ tục nộp bản sao hồ sơ hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo đúng quy định.Người học được lựa chọn một trong các hình thức nộp bản sao hồ sơ, gồm bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc. Các cơ sở giáo dục không được đưa ra quy định bắt buộc người học phải nộp hồ sơ chỉ theo hình thức bản sao chứng thực…Đặc biệt, trước tình trạng “lạm thu” xảy ra tại một số địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/8/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học; chỉ đạo và quán triệt các cơ sở giáo dục thực hiện việc vận động, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, viện trợ theo đúng quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng và thu, chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT- BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo; chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu.Đối với giá sách giáo khoa, vật tư thiết bị giáo dục, đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành có liên quan tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn. Trong đó, cần tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm, bảo đảm công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật giá và các văn bản có liên quan…
https://nhandan.vn/thanh-tra-kiem-tra-cac-khoan-thu-dau-nam-hoc-post776070.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Thanh tra kiểm tra", "tránh lạm thu", "năm học 2023-2024", "các khoản thu đầu năm học" ] }
Giúp học sinh trở thành công dân toàn cầu
Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, chiều 20/1, Trường THCS Trưng Vương (Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội) tổ chức Ngày hội “Xuân yêu thương - Tết hội nhập năm 2024" với sự tham gia của hơn 2.000 học sinh.
Chương trình được tổ chức với hai hoạt động lớn: Hội chợ xuân và ngày hội ngôn ngữ quốc tế. Đây là một trong nhiều hoạt động được tổ chức hàng năm nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh giáo dục mà nhà trường đã xác định: Đào tạo học sinh Trưng Vương trở thành những công dân toàn cầu mang bản sắc văn hóa dân tộc.Hội chợ Xuân yêu thương được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: Thi các trò chơi dân gian, viết câu đối, các hoạt động trải nghiệm, các gian hàng… để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên dùng toàn bộ kinh phí thu được để ủng hộ quỹ “Trái tim Trưng Vương”. Nguồn quỹ này được sử dụng để chia sẻ, tặng quà cho những học sinh còn nhiều khó khăn, thiệt thòi trong và ngoài nhà trường. Hơn thế, các em còn được tìm hiểu và trải nghiệm những trò chơi dân gian, những nét đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc, từ đó, giúp cho học sinh thêm yêu nhữnggiá trị văn hóa truyền thống.Giáo dục học sinh về ngày Tết cổ truyền.Những năm qua, Trường THCS Trưng Vương đã tổ chức mô hình lớp 2 ngoại ngữ, song ngữ với các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Nhật; Hàn, mang đến cơ hội cho khoảng 40% học sinh trong trường sử dụng được song song 2 ngoại ngữ.Chia sẻ về mục đích của hoạt động này, nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hội chợ Xuân và ngày hội ngôn ngữ quốc tế là hoạt động thường niên của trường trong những năm qua. Đáng chú ý, đây là một trong những sự kiện được học sinh khối ngoại ngữ nói riêng, học sinh toàn trường nói chung mong chờ và đón đợi nhất trong năm. Qua hoạt động này, học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình, gia đình và xã hội trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong thời kỳ hội nhập.Học sinh xin chữ với mong muốn học tập ngày càng tốt hơn.Không chỉ vậy, các em có thêm cơ hội để thực hành và thể hiện khả năng ngoại ngữ của bản thân, ý thức được một cách sâu sắc hơn ý nghĩa của việc học thêm một ngôn ngữ mới. Thông qua các hoạt động diễn ra trước và trong ngày hội, học sinh còn được phát triển nhiều kỹ năng và năng lực quan trọng như: năng lực phản biện, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực công nghệ thông tin, kinh doanh-khởi nghiệp … Tất cả sẽ trở thành những nền tảng quan trọng để các em trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai.
https://nhandan.vn/giup-hoc-sinh-tro-thanh-cong-dan-toan-cau-post792977.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Trường THCS Trưng Vương", "giáo dục học sinh", "công dân toàn cầu" ] }
Hơn 3.500 học sinh ở Hà Nội dự kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9
NDO -Ngày 21/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chứckỳ thi chọn học sinh giỏicấp thành phố các môn văn hóa và môn khoa học lớp 9, năm học 2023-2024.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạoHà Nội, kỳ thi có hơn 3.500 học sinh đăng ký dự thi 13 môn văn hóa và môn khoa học.Đây là những học sinh xuất sắc, được lựa chọn từ hàng chục nghìn học sinh lớp 9 của các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thành phố.Toàn thành phố có 30 điểm thi, đặt tại 30 quận, huyện, thị xã. Các học sinh đăng ký dự thi ở 13 môn, gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Giáo dục công dân và môn Khoa học. Trong đó, môn khoa học bao gồm nội dung kiến thức, kỹ năng của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, với định hướng chung của đề thi là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.Để bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng và thực chất của kết quả thi, đội ngũ cán bộ, giáo viên coi thi được đổi chéo giữa các quận, huyện, thị xã. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội điều động 1.055 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại kỳ thi này.Trong ngày diễn ra kỳ thi, các đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đi kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tại nhiều điểm thi. Lãnh đạo các điểm thi đều khẳng định, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị cần thiết được thực hiện chu đáo và toàn diện, bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, chính xác, công bằng.Dự kiến kết quả kỳ thi sẽ được công bố trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
https://nhandan.vn/hon-3500-hoc-sinh-o-ha-noi-du-ky-thi-chon-hoc-sinh-gioi-lop-9-post793036.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội", "kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9", "bảo đảm điều kiện tổ chức", "Thi chọn học sinh giỏi", "Hà Nội" ] }
Đại học Quốc gia Hà Nội công bố cấu trúc bài Đánh giá năng lực năm 2025
NDO -Bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Với cấu trúc gồm 3 phần, bài thi năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần Khoa học và cách đặt câu hỏi.
Ngày 30/5, Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bốcấu trúc bàiĐánh giá năng lực (HSA) năm 2025.Theo đó, bài thi HSA năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông. Cấu trúc gồm 3 phần: Phần 1 - Toán học và xử lý số liệu; Phần 2- Ngôn ngữ - Văn học ; Phần 3 – Khoa học .Về hình thức, bài Đánh giá năng lực năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở Phần 3 và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, phần thi thứ 3 thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút. Riêng phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần Khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.Về câu hỏi, mỗi chủ đề thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1 đến 3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể theo chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho.Dạng thức bài thi HSA năm 2025 (phần thi Ngoại ngữ được công bố sau).Phần 1 (bắt buộc): Toán học và Xử lý số liệu được làm bài trong 75 phút gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.Phần 2 (bắt buộc): Ngôn ngữ - Văn học được hoàn thành trong 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.Phần 3 (tự chọn): Khoa học thiết kế thời gian là 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực: Vật lý (Động học, Động lực học, Công, Năng lượng và công suất, Động lượng, Chuyển động tròn, Biến dạng của vật rắn, Dao động, Sóng, Điện, Từ, Vật lý nhiệt, Hạt nhân và phóng xạ, Thí nghiệm/thực hành…);Hóa học (Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Liên kết hóa học, Năng lượng hóa học, Động hóa học, Điện hóa học, Hóa học vô cơ và các nguyên tố, Đại cương kim loại, Phức chất hóa học, Các dãy hidrocacbon, Dẫn xuất halogen – alcohol- phenol, các hợp chất carnonyl, Chất béo (ester – lipid), Carbohydrate, Hợp chất chứa dị tố nitơ, lưu huỳnh, Hợp chất polymer, Thí nghiệm/thực hành…);Sinh học (Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, Sinh học tế bào, Vi sinh vật và virus, Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học và môi trường, Sinh học phân tử, Kiểm soát sinh học, Thí nghiệm/thực hành….);Lịch sử (Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, Lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam…);Địa lý (Địa lý đại cương, Địa lý kinh tế - xã hội thế giới, Địa lý Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) và một số chuyên đề thiên tai và các biện pháp phòng chống, phát triển làng nghề…).Ngoài ra, phần 3 của bài thi cũng có thể thiết kế chỉ có các câu hỏi ngoại ngữ dành để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt.Đề thi tham khảo của bài thi Đánh giá năng lực năm 2025 dự kiến công bố trong tháng 8 tới đây.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-cong-bo-cau-truc-bai-danh-gia-nang-luc-nam-2025-post811886.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "đánh giá năng lực", "Đại học Quốc gia Hà Nội", "cấu trúc bài thi", "đề thi 2025", "Đánh giá năng lực 2025" ] }
Đại học Ngoại Thương giành quán quân Cuộc thi hùng biện tiếng Trung
NDO -Tối 11/11, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền trung-Tây Nguyên (VTV8), sau 1 ngày thi đấu, thí sinh Nguyễn Mạnh Cường, đến từ Trường đại học Ngoại Thương (Hà Nội) đã xuất sắc giành giải NhấtCuộc thi hùng biện tiếng Trungtoàn quốc - Đà Nẵng 2023.
2 giải Nhì được trao cho thí sinh Hoàng Thị Lu Ly (Đại học Nông - Lâm Bắc Giang) và Nguyễn Thị Hoài Thương (Học viện Ngoại giao). Ban tổ chức cũng trao 4 giải Ba, 28 giải Khuyến khích và 3 giải phụ cá nhân cho các thí sinh còn lại.Vòng chung kết Cuộc thi hùng biện tiếng Trung toàn quốc năm nay có 35 thí sinh đến từ 26 trường Đại học, học viện, trung tâm Hán ngữ, liên hiệp các tổ chức hữu nghị… thuộc 17 tỉnh, thành phố trên cả nước về tranh tài.Mỗi thí sinh đã trình bày bài hùng biện của mình và trả lời một câu hỏi phản biện của Ban giám khảo liên quan đến chủ đề và nội dung hùng biện của thí sinh. 10 thí sinh có thành tích cao nhất được vào chung cuộc, để tiếp tục tranh tài bằng cách trả lời câu hỏi chung.Ông Nguyễn Thế Sự, đại diện Ban giám khảo nhận định: Hầu hết bài dự thi bám sát chủ đề “Vai trò của thanh niên Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, ngôn ngữ tiếng Trung biểu đạt khá nhuần nhuyễn, chuẩn xác, phong cách tự tin. Có thí sinh học tiếng Trung ở trung tâm ngoại ngữ thời gian ngắn, nhưng đã có kỹ năng sử dụng tiếng Trung khá thuần thục và tự tin. Có nhiều bài thi dựng video minh họa cho nội dung bài thi rất công phu và hấp dẫn.“35 thí sinh vào vòng chung kết hôm nay là hình ảnh thu nhỏ, thể hiện tình yêu ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc, trình độ tiếng Trung và kỹ năng hùng biện đang ngày một nâng cao của thanh niên sinh viên Việt Nam, cũng thể hiện nguyện vọng của các em mong muốn góp phần vun đắp tình hữu nghị Việt-Trung mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”, ông Sự nhấn mạnh.Thí sinh hùng biện tại cuộc thi.Trong khuôn khổ chương trình, các thí sinh cũng tham gia các hoạt động xã hội tại Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và Trẻ em bất hạnh thành phốĐà Nẵng, tham quan một số danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của thành phố.Bên cạnh tạo ra sân chơi bổ ích, Ban Tổ chức cuộc thi mong muốn tăng cường tính giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc giúp đỡ cộng đồng; qua đó giúp thanh niên, sinh viên không ngừng phấn đấu, nỗ lực học tập, trở thành những công dân có ích, đóng góp cho sự phát triển của quê hương đất nước, gia đình và xã hội.Cuộc thi do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng, Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng), VTV8 tổ chức.
https://nhandan.vn/dai-hoc-ngoai-thuong-gianh-quan-quan-cuoc-thi-hung-bien-tieng-trung-post782138.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Đà Nẵng", "Cuộc thi hùng biện tiếng Trung", "giáo dục", "nâng cao nhận thức", "trách nhiệm của thanh niên", "tình hữu nghị Việt -Trung" ] }
Đại học RMIT hỗ trợ Việt Nam phát triển với quỹ đầu tư chiến lược 250 triệu AUD
NDO -Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Đại học RMIT đã công bố giai đoạn tiếp theo trong cam kết đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và hợp tác vào Việt Nam, trong đó có quỹ đầu tư chiến lược trị giá 250 triệu đô-la Australia (tương đương hơn 3,8 nghìn tỷ đồng).
Trong bối cảnh 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam, quỹ đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và hợp tác từRMITsẽ tiếp tục gia tăng theo Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia, góp phần hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.Thủ tướng Australia Anthony Albanese trao đổi tại chuyến thăm.Quỹ hợp tác đã cho ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kết nối doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo RMIT tại Hà Nội, nơi giao lưu giữa các đối tác địa phương và chuyên gia quốc tế.Ông Nguyễn Tất Thành, Đại sứ Việt Nam tại Australia, nhận định: “Trong 50 năm qua, Australia luôn là đối tác tin cậy của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và những tác động tích cực từ tác động mà trường đại học RMIT đóng góp cho hoạt động đối ngoại nhân dân giữa hai nước”.Sinh viên Đại học RMIT giới thiệu sản phẩm thực hành với Thủ tướng Australia tại trung tâm Kết nối doanh nghiệp và Đổi mới sáng tạo RMIT tại Hà Nội.Trung tâm này sẽ tạo điều kiện để các cộng đồng, cơ quan chính phủ và tổ chức, doanh nghiệp tại Hà Nội tăng cường hợp tác nhằm phục vụ các ưu tiên phát triển, bao gồm thành phố thông minh và bền vững, hợp tác khu vực, công nghệ mới nổi và đổi mới xã hội.“Giáo dục có khả năng thay đổi cuộc sống, cộng đồng và nền kinh tế. Do vậy, chúng tôi cam kết hợp tác lâu dài với Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam vươn lên thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Là cơ sở giáo dục bậc cao lớn nhất của Australia tại Việt Nam và được công nhận là hình mẫu giáo dục quốc tế tại đây, chúng tôi tự hào về những đóng góp mà RMIT mang đến Việt Nam trong suốt 23 năm qua”, Giáo sư Alec Cameron, Phó Chủ tịch Hội đồng trường và Giám đốc Đại học RMIT cho biết.(Từ trái qua phải) Tổng Giám đốc Đại học RMIT Việt Nam Giáo sư Claire Macken, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Phó Chủ tịch Hội đồng trường và Giám đốc Đại học RMIT Giáo sư Alec Cameron.Song song với các chương trình đào tạo đại học và sau đại học tại RMIT, trung tâm sẽ góp phần xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng và khả năng thích ứng cao hơn thông qua các giải pháp giáo dục ngắn hạn và các khóa đào tạo cho người lao động.
https://nhandan.vn/dai-hoc-rmit-ho-tro-viet-nam-phat-trien-voi-quy-dau-tu-chien-luoc-250-trieu-aud-post755960.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "RMIT", "giáo dục", "Việt Nam-Australia" ] }
Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đối thoại với 355 cán bộ, giáo viên trên địa bàn
NDO -Ngày 20/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình, đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Thường trực Tỉnh ủy với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tiêu biểu tỉnh Thái Bình. Rất nhiều vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục hiện nay được thầy, cô giáo cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và chính quyền huyện, thành phố trao đổi, bàn luận trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng.
Trong cả buổi sáng, Thường trực Tỉnh ủyThái Bìnhđã lắng nghe 24 ý kiến phát biểu, trong đó có 11 ý kiến của cán bộ, giáo viên, còn lại là ý kiến các sở, ngành và chính quyền địa phương.Dù thời gian tiếp xúc ngắn nhưng nhìn chung các ý kiến nêu ra tại hội trường hết sức thiết thực, cụ thể, mang hơi thở cuộc sống, phản ánh được tâm tư, tình cảm nguyện vọng của đội ngũ thầy giáo, cô giáo trên địa bàn tỉnh Thái Bình.Cô Nguyễn Thị Thanh, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Nam Thịnh (huyện Tiền Hải) phát biểu tại Hội nghị.Cô Nguyễn Thị Thanh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Nam Thịnh (huyện Tiền Hải) nêu ý kiến: Hiện nay nhà trường còn thiếu nhiều nhân viên nuôi dưỡng, tình trạng này diễn ra từ lâu. Để khắc phục, trường tự hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng theo thời hạn. Hầu hết đội ngũ này chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội nên cuộc sống rất khó khăn, không yên tâm công tác.Thầy Trần Ngọc Quế, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Lập (huyện Vũ Thư) chia sẻ: Cơ sở vật chất ở trường học đã xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho thầy và trò học tập. Đề nghị lãnh đạo tỉnh hằng năm bổ sung thêm nguồn kinh phí để nhanh chóng cải tạo, sửa chữa cho các nhà trường, nhất là ưu tiên những xã khó khăn. Bên cạnh đó, tỉnh có chính sách thu hút, xây dựng nguồn nhân lực giáo viên để các huyện hằng năm tuyển đủ giáo viên theo định mức biên chế. Hiện, các trường Tiểu học đang thiếu giáo viên, nhất là môn Tin học hiện khối Tiểu học vẫn chưa có giáo viên biên chế để giảng dạy.Ông Nguyễn Trọng Văn, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hưng Hà nêu nhiều ý kiến xác đáng về những bất cập trong hoạt động giáo dục hiện nay, rất cần cách tháo gỡ kịp thời.Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Trọng Văn, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hưng Hà kiến nghị: Giáo viên các cấp học hiện đang rất thiếu, do đó lãnh đạo tỉnh cân nhắc không tinh giảm biên chế đối vớingành giáo dục. Bên cạnh đó, tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho đối tượng khó khăn trên địa bàn tỉnh.Ngoài ra, quy mô của các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh không đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở. Như ở Hưng Hà, chỉ có 4 trường Trung học phổ thông công lập, mới đáp ứng được hơn 50% số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở có nhu cầu học tập. Đề nghị tỉnh xem xét cho mở rộng quy mô các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn các huyện, thành phố để tăng chỉ tiêu tuyển sinh.Ông Văn cho biết thêm, hiện nay chúng tôi được biết ngân sách của nhà nước, của địa phương phục vụ cho việc mua sắm trang, thiết bị dạy học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có, nhưng không hiểu sao việc mua để cung cấp cho các cơ sở giáo dục hiện hết sức khó khăn và chậm. Đến nay, tại các địa phương mới có trang, thiết bị dạy học của lớp 1, còn toàn bộ thiết bị dạy học từ lớp 2 đến lớp 8 chưa được cung ứng đến cơ sở.Các ý kiến còn lại của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên nêu ra tại buổi đối thoại tiếp tục đề cập đến nhiều vấn đề về cơ sở vật chất, chế độ, đội ngũ giáo viên, vấn đề tuyển dụng, một số vấn đề liên quan đến chính sách của tỉnh Thái Bình.Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình thẳng thắn đề cập đến hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan đang diễn ra, nhất là tại thành phố và các thị trấn trên địa bàn.Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Tiến Thành ngoài việc ghi nhận, đánh giá cao những cống hiến, nỗ lực vượt khó của ngành giáo dục, của mỗi thầy cô trong nhiều năm qua, thì cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần nghiêm túc xem xét, chấn chỉnh.Cụ thể là vấn nạn học thêm và dạy thêm tràn lan hiện nay ở khu vực thành phố và các thị trấn thuộc các huyện. Dạy thêm, học thêm không có gì xấu, hình ảnh người thầy đi suốt cuộc đời mỗi con người, rất đáng trân trọng. Nhưng có một bộ phận giáo viên đang làm mất hình ảnh đẹp này khi thực hiện việc dạy thêm tràn lan, gây bức xúc trong dư luận, nhất là các bậc phụ huynh.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình phân tích: “Chúng ta thử nghĩ xem, bậc Tiểu học có cần phải học thêm nhiều không? Quy định không giao bài về cho học sinh khối Tiểu học, nhưng thực tế tôi được biết chúng ta vẫn giao bài. Các con ngày 2 buổi đến trường, tối lại học thêm. Đêm khuya tiếp tục làm bài tập thầy cô giao hết sức vất vả, áp lực”.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đề nghị toàn ngành giáo dục cần nhìn nhận rõ những tồn tại, kịp thời chủ động uốn nắn, khắc phục những hạn chế.Cùng chung quan điểm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận nhấn mạnh: Thường trực Tỉnh ủy hết sức lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã phát biểu. Tuy nhiên, các đồng chí cũng phải tự nhìn nhận thật rõ về những tồn tại hiện nay trong ngành giáo dục và có sự chủ động trong khắc phục những hạn chế đó.Trước hết, các huyện, thành phố phải thực hiện tuyển đủ số lượng giáo viên được phân bổ; triển khai dần hoạt động tự chủ trong trường học; rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay và cũng có thể tính đến cả việc sáp nhập để giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ tại các địa phương.Bên cạnh đó, chủ động xây dựng ngay Đề án bố trí việc làm, đây là cơ sở quan trọng để tổ chức thăng hạng giáo viên, cùng với đó là đào tạo lại đội ngũ giáo dục để nâng cao trình độ, nhất là tiếng Anh.Để giảm áp lực cho các nhà trường, đồng chí cho rằng cần hạn chế các cuộc thanh tra, kiểm tra; giảm thiểu các cuộc thi không cần thiết trong trường học và siết chặt hoạt động học tập trải nghiệm đang bị lạm dụng, biến tướng.Đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình đề nghịỦy ban nhân dân tỉnh tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy để tiếp tục đầu tư cho ngành giáo dục trong thời gian tới.Kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải khẳng định: Thường trực Tỉnh ủy hết sức quan tâm đến ngành giáo dục và buổi gặp gỡ hôm nay thể hiện rõ điều này.Các phát biểu, kiến nghị của thầy cô giáo được Thường trực Tỉnh ủy ghi chép, tổng hợp đầy đủ, sau đây sẽ có phân tích, đánh giá và trả lời cụ thể đến các đầu mối, các địa phương và ngành giáo dục.Đồng chí nhấn mạnh, hơn ai hết chính cấp ủy, chính quyền địa phương, cụ thể là cấp huyện có thể nắm bắt, giải quyết được những vấn đề về chất lượng đội ngũ giáo viên trên địa bàn; về cơ cấu, năng lực, trình độ, số lượng và kể cả việc phân bổ đội ngũ giáo viên trong từng trường, từng lớp sao cho khắc phục được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu bằng nhiều giải pháp khác nhau một cách đồng bộ, toàn diện chứ không phải tập trung vào mỗi việc tuyển dụng.Các đại biểu tham dự Hội nghị tiếp xúc, đối thoại.Tại buổi đối thoại, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý các địa phương phải quan tâm ngay đến việc hoàn thiện Đề án vị trí việc làm vì nó gắn với việc củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên; gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo và công tác quản lý; rồi cũng gắn ngay vào quyền lợi của đội ngũ giáo viên. Nếu không làm sớm sẽ ảnh hưởng ngay đến thời điểm chuyển lương mới (tháng 7/2024) và như vậy rất thiệt thòi cho đội ngũ giáo viên.Vừa qua, tỉnh Thái Bình đã có các mô hình trường liên cấp, rồi các mô hình sáp nhập các cơ sở giáo dục theo đơn vị hành chính. Sau 3 năm thực hiện, điểm được là gì và bất hợp lý là gì? Đối với vấn đề này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy rất cần sự đánh giá trực tiếp của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, kể cả của học sinh và phụ huynh học sinh.Đồng chí cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời gian tới có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn cũng như các điều kiện tiêu chuẩn khác cho đội ngũ giáo viên trong toàn tỉnh để theo kịp yêu cầu phát triển giáo dục.Bên cạnh đó, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy để tiếp tục đầu tư cho ngành giáo dục trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/thuong-truc-tinh-uy-thai-binh-doi-thoai-voi-355-can-bo-giao-vien-tren-dia-ban-post800758.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình", "đối thoại", "giáo viên", "tuyển dụng", "cơ sở vật chất", "dạy thêm", "học thêm" ] }
Kiên cố hóa trường, lớp ở vùng đặc biệt khó khăn
Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các địa phương đã có nhiều giải phápkiên cố hóa trường, lớp học, nhất là những cơ sở giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Công tác này đã tạo điều kiện thuận lợi để các trường tăng cường điều kiện dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Là địa phương có tới hơn 80% số trường học nằm ở vùng khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, trong thời gian qua, tỉnh Hòa Bình cũng như các trường học có nhiều nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức dạy học.Trường mầm non Bắc Sơn (huyện Kim Bôi) thời gian qua đã có nhiều giải pháp huy động các nguồn lực kiên cố hóa trường, lớp học. Năm học 2023-2024, trường tiếp tục rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp học; tăng cường cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.Trường hiện có 18 phòng (gồm 10 phòng học, 8 phòng hành chính quản trị) và các phòng chức năng; 2 bếp ăn, 6 công trình vệ sinh dành riêng cho trẻ và 2 công trình vệ sinh dành cho cán bộ, giáo viên, 2 sân chơi có đồ dùng, đồ chơi ngoài trời…Cô giáo Bùi Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường mầm non Bắc Sơn cho biết, để có được kết quả nêu trên là nhờ sự cố gắng của tập thể nhà trường và sự quan tâm đầu tư của tỉnh trong suốt nhiều năm qua. Thông qua việc kiên cố hóa trường, lớp học, cơ sở vật chất được đầu tư, trường đã tổ chức được bữa ăn bán trú, dạy học 2 buổi/ngày, tỷ lệ trẻ đến trường năm sau cao hơn năm trước, chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên.Tại tỉnh Điện Biên, công tác kiên cố hóa trường, lớp học cũng được địa phương và các cơ sở giáo dục đặc biệt quan tâm thực hiện. Theo Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện Điện Biên Trần Đăng Khoa, đến nay trường có sự phát triển vượt bậc. Quy mô trường lớp, chất lượng giáo dục nâng lên; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được bổ sung, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học; đội ngũ nhà giáo được chuẩn hóa, nâng cao chất lượng. Hằng năm, hơn 60% số học sinh của trường thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng…Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cho thấy, kinh phí đầu tư cho giáo dục liên tục tăng; giai đoạn 2013-2023, tổng kinh phí sự nghiệp bố trí cho các đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là hơn 397 tỷ đồng. Thời gian qua, huyện Điện Biên đã triển khai xây dựng các phòng học từ chương trình kiên cố hóa với tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng. Cùng với việc huy động xã hội hóa, đến nay, toàn huyện đã kiên cố hóa được 78,8% số phòng học, còn lại là phòng học bán kiên cố, phòng học tạm.Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Thêm, kiên cố hóa trường, lớp học là một trong những nhiệm vụ khó. Tuy nhiên, cấp quản lý giáo dục đã tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, kiên cố hóa, chuẩn hóa trường, lớp học theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Đến nay, tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp toàn tỉnh Bắc Giang đạt 96,4% (cao hơn 14,2% so với trung bình cả nước); trong đó, mầm non đạt 94,2%, tiểu học 95,8%, trung học cơ sở 98,8%, trung học phổ thông công lập 99,3%. Tháng 10/2023, tỉnh Bắc Giang có 709 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 161 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; dự kiến hết tháng 12/2023, có 713 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 183 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí thuộc các chương trình mục tiêu và nguồn kinh phí của tỉnh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo,sửa chữa các phòng họcvà các phòng chức năng phục vụ dạy học, cũng như phục vụ điều kiện ăn ở cho học sinh nội trú, bán trú ở vùng sâu, vùng xa. Nhờ đó, toàn tỉnh có 245 phòng học được đầu tư xây dựng mới, trong đó mầm non 92 phòng, tiểu học 73 phòng, trung học cơ sở 43 phòng, trung học phổ thông 37 phòng.Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho năm học 2023-2024 từ nguồn chương trình mục tiêu, đầu tư công, xã hội hóa là 446.870 triệu đồng. Mặc dù vậy, trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ phòng học chưa được kiên cố còn cao, nhất là cấp học mầm non, tiểu học; nhiều nơi còn thiếu nhà ở công vụ cho giáo viên, phòng học, trang thiết bị dạy học và các công trình phụ trợ khác.Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, để hỗ trợ các địa phương vùng khó khăn tăng cường cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp các bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.Trong năm học này, ngành giáo dục cũng như các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học ở vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người dạy, người học, cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi; đồng thời tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới, tổ chức lại các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú phù hợp quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
https://nhandan.vn/kien-co-hoa-truong-lop-o-vung-dac-biet-kho-khan-post790252.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "kiên cố hóa trường lớp", "nâng cao chất lượng giáo dục", "giáo dục" ] }
Công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024
NDO -Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, kỳ thi diễn ra vào các ngày từ 26 đến 29/6.
Ngày 23/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã ban hành văn bản số 1277/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26 đến 29/6.Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề ra thời gian dự kiến công bố kết quả thi là vào 8 giờ ngày 17/7. Sau đó, các địa phương tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.Trong tháng 4 và tháng 5, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức các Hội nghị tập huấn kỹ thuật về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cho tất cả các địa phương trong cả nước.
https://nhandan.vn/cong-bo-lich-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2024-post801121.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "lịch thi", "lịch thi tốt nghiệp THPT 2024", "kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024" ] }
Thành lập thêm một trường đại học đào tạo y dược thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Ngày 4/6, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc thành lậpTrường đại học Khoa học Sức khỏelà trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định được ký ngày 3/6, trong đó nhấn mạnh, thành lập Trường đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên củaĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minhtrên cơ sở Khoa Y trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Trường đại học Khoa học Sức khỏe là cơ sở giáo dục đại học công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 2009, là cơ sở đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe, theo mô hình trường học-bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.Khoa Y đang đào tạo sinh viên thuộc 5 ngành: Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền và Điều dưỡng.Đối với bậc đào tạo sau đại học, chuyên khoa cấp 1, có 5 chuyên ngành gồm: Nội khoa, Ngoại khoa, Sản phụ khoa, Nhi khoa và Tai Mũi Họng.Đối với bậc đào tạo bác sĩ nội trú, có 4 chuyên ngành gồm: Ngoại khoa, Sản phụ khoa, Nhi khoa và Tai Mũi Họng.Sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trường đại học Khoa học Sức khỏe) tại lễ tốt nghiệp.Tính đến nay, khoa Y đã có 8 khóa tốt nghiệp bác sĩ y khoa, 3 khóa tốt nghiệp dược sĩ, cung cấp nguồn nhân lực cho hệ thống y tế cả nước hơn 1.000 bác sĩ, dược sĩ.Ngày 23/5 vừa qua, tổ chức AUN (ASEAN University Network) đã trao giấy chứng nhận đạt chuẩnchất lượng kiểm địnhcho ngành đào tạo Y khoa của Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 2024, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến khởi công xây dựng 3 tòa nhà cho khoa Y (YB1, YB2, YB3) với tổng diện tích sàn 33.400m2, đáp ứng quy mô đào tạo cho khoảng 3.000 sinh viên.
https://nhandan.vn/thanh-lap-them-mot-truong-dai-hoc-dao-tao-y-duoc-thuoc-dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-post812599.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "Khoa Y", "Răng Hàm Mặt", "Y học cổ truyền", "Điều dưỡng", "Trường đại học Khoa học Sức khỏe" ] }
Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Đội ngũgiáo viênđóng vai trò quyết định trong thực hiện thành côngđổi mới giáo dụcmầm non, giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng hiện nay vẫn còn nhiều rào cản.
Để từng bước giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế tuyển dụng hợp đồng lao động để các cơ sở giáo dục được ký kết hợp đồng lao động, góp phần tháo gỡ khó khăn về thiếu giáo viên, hỗ trợ các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện triển khai Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông theo quy định.Bộ cũng phối hợp các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung một số quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập để làm căn cứ pháp lý cho các địa phương tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.Công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được ngành Giáo dục quan tâm thực hiện theo hướng dẫn, gắn với nhu cầu thực tiễn yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.Việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ tinh giản biên chế 10% đã làm tình trạng thiếu giáo viên càng chậm được khắc phục. Cả nước vẫn thiếu hơn một trăm nghìn giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thấp hơn so với quy định.Đáng chú ý, ngành Giáo dục cũng đề xuất các chính sách đặc thù nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; đồng thời tạo động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác và gắn bó với nghề.Các địa phương tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được giao; tích cực chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bố trí, sử dụng đội ngũ cơ bản bảo đảm theo khung năng lực, vị trí việc làm, chuyên môn đào tạo, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Vì vậy, đội ngũ nhà giáo phát triển về số lượng, khắc phục dần những bất cập về cơ cấu.Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng so với thực tế nhu cầu đổi mới đặt ra, tại các địa phương, biên chế sự nghiệp giáo dục được giao bổ sung không đáp ứng được nhu cầu.Việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ tinh giản biên chế 10% đã làm tình trạng thiếu giáo viên càng chậm được khắc phục. Cả nước vẫn thiếu hơn một trăm nghìn giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thấp hơn so với quy định.Cơ cấu đội ngũ giáo viên còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau; tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật... Trong khi số trẻ đến trường hằng năm thường tăng thêm nhưng công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát, không theo kịp thực tế.Đáng chú ý, chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 quy định giáo dục tiểu học tổ chức học hai buổi/ngày và thêm một số môn học mới, bắt buộc... cũng góp phần gây nên tình trạng thiếu giáo viên.Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thực hiện hiệu quả quá trình đổi mới, ngành Giáo dục cần tiếp tục rà soát số chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên hiện có của các địa phương để phối hợp các bộ, ngành liên quan bổ sung biên chế cho ngành; tiếp tục triển khai có lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông và thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018; đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục...Đáng chú ý, các địa phương cần tuyển dụng hết số chỉ tiêu biên chế giáo viên đã được giao, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học còn thiếu, tránh tình trạng có chỉ tiêu nhưng không tuyển để tính vào kết quả giảm 10% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức nói chung.Ngoài ra, các địa phương cần thực hiện hợp đồng giáo viên theo quy định trong trường hợp chưa tuyển đủ giáo viên; nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút, tạo nguồn tuyển dụng giáo viên và hỗ trợ để giáo viên yên tâm công tác, nhằm bảo đảm đủ đội ngũ thực hiện hiệu quả đổi mới giáo dục và đào tạo...
https://nhandan.vn/xay-dung-doi-ngu-giao-vien-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-giao-duc-post783415.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "đổi mới giáo dục", "ngành giáo dục" ] }
Tạo điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT
NDO -Ngày 20/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo cấp quốc giakỳ thi tốt nghiệp THPTnăm 2024 với Ban chỉ đạo thi 63 tỉnh, thành phố. Theo đó, công tác coi thi diễn ra từ ngày 26 đến 29/6; chấm thi từ ngày 29/6; công bố kết quả thi ngày 17/7; xét công nhận tốt nghiệp THPT ngày 19/7.
Theo ban tổ chức, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có tổng số 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi, (tăng hơn 45.000 thí sinh so với năm 2023). Trong đó, số thí sinh tự do là 46.978, chiếm 4,38% tổng số thí sinh.Các thí sinh dự thi tại 2.323 điểm thi, tăng 51 điểm thi so với năm 2023; tổng số phòng thi là 45.149. Có tổng số 66.927 thí sinh đăng ký miễn thi môn Ngoại ngữ, chiếm 6,25% tổng sốthí sinh.Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Huỳnh Văn Chương cho biết,kỳ thi tốt nghiệp THPTnăm 2024 được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chung; các tỉnh, thành phố chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương. Các Hội đồng thi tổ chức coi thi trong các ngày 26, 27, 28 và 29/6; chấm thi từ ngày 29/6; công bố kết quả thi ngày 17/7; xét công nhận tốt nghiệp THPT ngày 19/7.Các công việc chuyên môn cũng được tích cực chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng như: xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi; các hệ thống, phần mềm cho kỳ thi; công tác tập huấn.Đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban chỉ đạo cấp quốc gia đã kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại nhiều tỉnh, thành phố. Các địa phương được kiểm tra đã chủ động trong công tác chuẩn bị cho kỳ thi như: sớm thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành phố với đầy đủ các thành phần theo quy định; phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết đến từng thành viên. Nhiều địa phương thành lập Ban chỉ đạo thi cấp huyện và huy động các sở, ban, ngành và cả hệ thống chính trị vào cuộc.Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã phối hợp công an địa phương bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự cho Hội đồng ra đề thi và quá trình vận chuyển, giao nhận đề thi đến 63 Hội đồng thi cả nước.Đồng thời, tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện các nguy cơ tiêu cực gian lận và vi phạm pháp luật liên quan đến kỳ thi. Trong đó, chú trọng nắm tình hình, đấu tranh xử lý các đối tượng có hành vi rao bán thiết bị công nghệ cao sử dụng để gian lận thi cử hoặc các đường dây tiêu cực, gian lận.Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) chia sẻ công tác bảo đảm an ninh an toàn kỳ thi.Thực tế cho thấy, giữa hai ngành: Công an và Giáo dục đã có sự phối hợp chặt chẽ, thông suốt, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để bảo đảm an ninh an toàn cho kỳ thi. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, một số địa phương còn có vướng mắc, cách hiểu khác nhau về quy định bảo đảm an ninh an toàn cho kỳ thi như: chưa rõ nơi bảo quản đồ dùng của thí sinh bảo đảm đúng khoảng cách, nơi để xe của thí sinh hoặc nhà dân ở gần sát phòng thi.Vì vậy, các Hội đồng thi hướng dẫn thí sinh hạn chế tối đa việc mang vật dụng không cần thiết vào điểm thi, nơi bảo quản đồ dùng của thí sinh có thể bố trí một cách linh hoạt, cách phòng thi tối thiếu là 25 mét hoặc có thể xa hơn để nâng cao hiệu quả phòng ngừa…Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, kỳ thi được cả xã hội quan tâm. Hiện nay, công tác chuẩn bị thi diễn ra chu đáo, sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực để kỳ thi diễn ra an toàn.Để kỳ thi đáp ứng yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các tỉnh, thành phố cần sâu sát, toàn diện; chuẩn bị chu đáo các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi, thanh tra kiểm tra, lường trước các vấn đề có thể xảy ra.Kỳ thi diễn ra với quy mô toàn quốc, số lượng đông, nhiều cơ quan cùng tham gia, cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành như Công an, Y tế, đoàn thanh niên…do đó, công tác phối hợp cần nhịp nhàng, thông suốt và hiệu quả, không chồng chéo.Công tác tổ chức kỳ thi cần bảo đảm đúng khâu, rõ nhiệm vụ, đúng quy chế cũng như quy trình xử lý các tình huống bất thường; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi.Các địa phương, cơ sở giáo dục tăng cường quán triệt quy chế thi đối với cán bộ, giáo viên, học sinh; tuyệt đối không để thí sinh mang điện thoại, thiết bị vào phòng thi.Đối với những địa phương giao thông đi lại khó khăn hoặc do ảnh hưởng mưa lũ cần tạo điều kiện hỗ trợ thí sinh nơi ăn, nghỉ trước ngày diễn ra kỳ thi. Trong quá trình tổ chức sẽ không tránh khỏi những sơ suất, tình huống bất thường, các điểm thi cần có phương án dự phòng, nhất là bảo đảm an toàn cho cán bộ làm công tác thi, thí sinh; làm tốt công tác bảo mật và an toàn khu vực in sao đề thi, nơi bảo quản đề thi, bài thi…
https://nhandan.vn/tao-dieu-kien-thuan-loi-nhat-ho-tro-thi-sinh-du-thi-tot-nghiep-thpt-post815311.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Hội nghị trực tuyến", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "kỳ thi tốt nghiệp THPT", "gian lận" ] }
Đại học Fulbright Việt Nam bổ nhiệm Giám đốc Học thuật
NDO -NDĐT- Theo thông tin từ Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Học thuật (CAO) của Đại học Fulbright Việt Nam.
Thông tin cho biết, Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đã thông qua việc bổ nhiệm Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot vào vị trí lãnh đạo trường về mặt học thuật. Ông được tuyển chọn và bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Học thuật của FUV dựa trên một quá trình tìm kiếm và tuyển dụng rộng rãi trên thế giới do một Ủy ban uy tín giám sát.Giám đốc Học thuật của FVU là người có vai trò rất quan trọng, là người kiến tạo từ đầu văn hóa của trường, tuyển chọn các giảng viên và thiết kế các chương trình đào tạo đầu tiên.Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot gia nhập FUV sau 8 năm làm việc tại Đại học Quest Canada, một trường đại học tư thục theo mô hình giáo dục khai phóng ở British Columbia, trong đó có 4 năm làm Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Học thuật.Trước đó, Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot có ba năm làm Phó Giáo sư tại Đại học Hoa Kỳ ở Cairo. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Pomona, ông giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên Nhật Bản thông qua Chương trình Giáo dục và Đào tạo Nhật Bản (JET).Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot có bằng Tiến sĩ Toán học tại Đại học Texas ở Austin. Ông nghiên cứu về địa hình học và các vật thể cấu tạo nên hình thái vũ trụ. Ông cũng là tác giả của nhiều nghiên cứu về toán học và phương pháp giảng dạy, giáo dục được xuất bản trên các ấn phẩm khoa học.
https://nhandan.vn/dai-hoc-fulbright-viet-nam-bo-nhiem-giam-doc-hoc-thuat-post303600.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [] }
4 thí sinh bắt đầu tranh tài tại Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023
NDO -Sáng 8/10, 4 “nhà leo núi” bước vào màn thi được mong chờ nhất trong năm - Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23. Cuộc thi được truyền hình trực tiếp với điểm cầu chính tại Đài Truyền hình Việt Nam và các điểm cầu tạiHà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế.
4 thí sinh xuất sắc đã vượt qua các vòng thi tuần, thi tháng, thi quý đầy kịch tính để xuất sắc có mặt ở chặng Chung kết gồm:Nguyễn Việt Thành, Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội), Nhất Quý I;Nguyễn Minh Triết, Trường trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên,Huế) Nhất Quý II;Lê Xuân Mạnh, Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa), Nhất Quý III;Nguyễn Trọng Thành, Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Nhất Quý IV.Vị trí xuất phát cho 4 thí sinh tại Chung kết như sau: ở vị trí số 1 là Nguyễn Trọng Thành, xuất hiện ở vị trí số 2 là Nguyễn Minh Triết, số 3 là Nguyễn Việt Thành và vị trí thứ 4 là Lê Xuân Mạnh.Cả 4 thí sinh đều ngang tài, ngang sức và sẵn sàng bứt phá tiến tới ngôi vị quán quân với chiếc vòng nguyệt quế danh giá của năm.Theo Ban tổ chức, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 sẽ nhận được giải thưởng lớn nhất từ trước tới nay với vòng nguyệt quế mạ vàng 24k kèm giải thưởng trị giá 50.000 USD.Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài điểm cầu chính tại Đài Truyền hình Việt Nam, có 4 điểm cầu khác tại: Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội), Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa), Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Trường THPT chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên Huế).
https://nhandan.vn/4-thi-sinh-bat-dau-tranh-tai-tai-chung-ket-duong-len-dinh-olympia-nam-2023-post776473.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "chung kết Olympia", "đường lên đỉnh Olympia", "mùa thứ 23", "nhà leo núi" ] }
"NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC" NƠI VÙNG CAO BA CHẼ
https://nhandan.vn/ngoi-truong-hanh-phuc-noi-vung-cao-ba-che-post776907.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [] }
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Những năm qua, công nghệ thông tin đã mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mầm non thông qua các phương pháp giảng dạy tích hợp. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non không chỉ giúp cho giáo viên thiết kế ra những bài giảng điện tử sinh động mà còn tạo nên một môi trường học tập tích cực, tăng khả năng tương tác cho học sinh.
Theo TS Lê Thị Kim Cúc, giảng viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương, trong giáo dục mầm non, ứng dụng công nghệ thông tin mang lại nhiều lợi ích thiết thực như tạo ra môi trường học tập thú vị và hấp dẫn trẻ, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và phát triển các kỹ năng. Ứng dụng công nghệ cũng có thể được sử dụng để tạo ra hoạt động học tập tương tác, sinh động, phù hợp tâm lý và khả năng của trẻ.Ngoài ra, ứng dụng công nghệ được sử dụng để lưu trữ thông tin về quá trình học tập của trẻ, giúp giáo viên và phụ huynh nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để hỗ trợ kịp thời. Thạc sĩ Đỗ Thị Thùy Liên, Trưởng phòng Phát triển chương trình, Công ty TNHH Digital Power Media cho biết: Cung cấp cho trẻ một môi trường học tập phù hợp và ứng dụng công nghệ trong hoạt động dạy học tích hợp có tác động đáng kể đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.Các ứng dụng công nghệ có thể giúp trẻ mở rộng từ vựng và nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Qua việc nghe và tương tác với âm thanh, hình ảnh, trẻ có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tự tin hơn, giúp quá trình học tập và tiếp thu dễ dàng hơn.Là một trong những đơn vị đẩy mạnh công nghệ thông tin, chuyển đổi số hướng tới trường học thông minh, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Trường đang phối hợp cùng phụ huynh thí điểm ứng dụng công nghệ AI & Quick check in điểm danh học sinh.Ứng dụng này không chỉ giúp giáo viên điểm danh thông minh, phụ huynh an tâm khi con đã đến trường, được cập nhật tin tức, tình hình sức khỏe, học tập của con hằng ngày mà còn hỗ trợ nhà trường trong rất nhiều hoạt động vận hành và quản lý. Đây là một giải pháp hiệu quả.Có thể thấy rằng, các tiến bộ về công nghệ đã mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho giáo viên và học sinh. Điển hình như thiết kế bài giảng điện tử kết hợp với âm thanh, hình ảnh, video trong bài giảng đã giúp cho học sinh tập trung và duy trì sự hứng thú trong suốt quá trình học tập.Cô giáo Đỗ Thị Thảo, giáo viên Trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: Với trẻ mầm non, não bộ của trẻ thường có xu hướng lưu giữ lại kiến thức thông qua hình ảnh, video, âm thanh hơn là so với cách dạy học tương tác một chiều truyền thống.Vì vậy, bài giảng điện tử chất lượng tốt sẽ giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu những kiến thức, kỹ năng, trở thành những trẻ em thông minh trong thời đại công nghệ số. Mỗi buổi học sẽ là những giờ phút khám phá đầy thú vị của cả cô và trò; học sinh phát triển toàn diện về cả giác quan lẫn nhân cách.Để bài giảng điện tử đạt hiệu quả cao, theo cô Thảo, giáo viên cần đầu tư thời gian, cập nhật kịp thời xu thế thời đại, thay đổi tư duy, tìm hiểu những điều mới mẻ. Cùng với đó, kết hợp linh hoạt các phần mềm công nghệ để biến thành công cụ hỗ trợ thực hiện ý tưởng riêng của mình.Các chuyên gia giáo dục cũng chỉ ra rằng công nghệ không thể và không nên thay thế các hoạt động như đọc truyện, trò chuyện với trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng đúng cách, phần mềm tương tác kỹ thuật số có thể đóng vai trò như chất xúc tác cho các tương tác trò chuyện liên quan đến công việc của trẻ. Một lớp học được thiết lập để khuyến khích tương tác và việc sử dụng công nghệ thích hợp sẽ không làm suy yếu mà còn làm tăng sự phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc viết.Để ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đạt hiệu quả, các cơ quan quản lý giáo dục cần hỗ trợ các trường mầm non xây dựng môi trường học tập số, hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin.Các cơ sở giáo dục, giáo viên cần chủ động đổi mới, sáng tạo trong hoạt động giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Cha mẹ học sinh cũng cần quan tâm, phối hợp nhà trường về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin.
https://nhandan.vn/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-giao-duc-mam-non-post799556.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Giáo dục mầm non", "chuyển đổi số", "Đổi mới giáo dục", "Mầm non" ] }
Đề thi Toán lớp 10 của Hà Nội giảm độ khó
NDO -Đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội giữ ổn định về cấu trúc đề thi các năm gần đây, bám sát cấu trúc định dạng và đề minh họa nhưng có sự giảm nhẹ về độ khó.
Giảm độ khó so với đề minh họaSáng 9/6, các thí sinh của Thủ đô đã hoàn thành bài thi môn Toán, cũng là môn cuối trongkỳ thi tuyển sinhvào lớp 10 trung học phổ thông công lập của thành phố. Đề thi môn Toán năm nay vẫn giữ tính ổn định về cấu trúc so với các năm gần đây đồng thời bám sát cấu trúc định dạng và đề minh họa do Sở Giáo dục và đào tạo đã công bố trước đó.Theo nhận xét của giáo viên, đề thi giảm độ khó so với đề minh họa, tuy nhiên vẫn có sự phân hóa để bảo đảm yêu cầu, tính chất của một đề thi tuyển sinh vào lớp 10.Cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các dạng bài đã quen thuộc. Theo thầy Nguyễn Mạnh Cường, giáo viên Toán, Hệ thống giáo dục HOCMAI, bài 1 là dạng quen thuộc và không gây khó khăn cho các bạn thí sinh khi làm bài. Ý 3 có thể mất điểm nếu thí sinh thiếu điều kiện x # 1.Bài 2 giữ nguyên tính ổn định về cấu trúc và dạng bài. Ý đầu là bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình có yếu tố thực tế. Thí sinh cần có khả năng phân tích đề, chọn từ khóa và dữ kiện mấu chốt để giải quyết bài toán. Ý thứ 2 là câu hỏi liên quan đến hình học không gian, thí sinh chỉ cần vận dụng đúng công thức là tìm ra đáp án.Bài 3 là các dạng bài quen thuộc và có giảm nhẹ về độ khó (ý 2b). Cấu trúc bài toán tương tự như các năm gần đây, gồm câu hỏi giải hệ phương trình đưa về bậc nhất và câu hỏi về sự tương giao giữa đồ thị hai hàm số. Trong đó, ý 2b thí sinh cần vận dụng định lý Vi-et để xử lý (biểu thức đề bài cho đã giảm bớt các bước biến đổi để vận dụng định lý).Bài 4 là một bài toán về hình học và các dạng bài xuất hiện trong các câu hỏi đều là dạng bài quen thuộc như: chứng minh tứ giác nội tiếp, chứng minh góc bằng nhau, chứng minh đẳng thức và chứng minh đường thẳng đi qua điểm. Và ý c của bài toán vẫn luôn là câu hỏi khó, dành để phân loại thí sinh.“Tuy nhiên, các yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng đều có sự giảm nhẹ so với đề thi năm 2023-2024 và so với đề minh họa” – thầy Nguyễn Mạnh Cường cho biết.Bài 5 là bài toán về bất đẳng thức và là câu hỏi có tính phân loại của đề. Bài toán giảm về độ khó và để giải quyết bài toán, thí sinh cần vận dụng linh hoạt các kỹ năng biến đổi biểu thức và áp dụng bất đẳng thức hợp lý, đúng thời điểm với các dữ kiện đề bài đã cho.Ths Trịnh Thu Vân, Tổ trưởng tổ Toán, Trường THPT Hòa Bình-La Trobe-Hà Nội nhận xét mức độ các câu hỏi trong đề thi hợp lý. Mức độ phân loại thể hiện trong ý 3 bài hình học và bài số 5.Theo giáo viên, mức điểm trung bình của thí sinh có thể rơi vào khoảng 7 điểm, học sinh học lực khá có thể đạt 7 đến 8,5 điểm.
https://nhandan.vn/de-thi-toan-lop-10-cua-ha-noi-giam-do-kho-post813461.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "đề thi toán", "giải đề", "nhận định đề thi", "thi lớp 10 Hà Nội", "mùa thi 2024", "đề minh hoạ", "đề thi" ] }
Gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học trong đào tạo để phù hợp thực tiễn
NDO -Những năm qua, Trường đại học Kinh tế quốc dân luôn không ngừng nghiên cứu, đổi mới và tiên phong trong việc phát triển các chương trình đào tạo mới nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Để đạt được những thành công đó, nhà trường ghi nhận sự đồng hành của các doanh nghiệp, tổ chức vào quá trình đào tạo nhân lực cho xã hội.
Chiều 19/12, tại Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá công tác triển khai hoạt động thực tế doanh nghiệp dành cho người học của trường trong giai đoạn vừa qua; gặp mặt, tri ân các doanh nghiệp, tổ chức là đối tác đã phối hợp, hỗ trợ trong việctriển khai hoạt động đào tạo.Tại hội nghị cũng diễn ra chương trình Tọa đàm lấy ý kiến góp ý về việc triển khai tổ chức đào tạo chuyên đề thực tế trong các chương trình đào tạo hiện hành của trường.Đến nay, trường bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về các tổ chức, doanh nghiệp để phục vụ công tác đào tạo về các hoạt động trải nghiệm thực tế, kiến tập, thực tập…Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Hiệu Trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân cho biết, trong suốt gần 70 năm phát triển vừa qua, Trường đại học Kinh tế quốc dân luôn là địa điểm tin cậy, nơi nuôi dưỡng những đam mê và khuyến khích các ý tưởng sáng tạo của người học.Trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để người học phát huy những tiềm năng cũng như khả năng khẳng định bản thân ở cộng đồng trong nước và quốc tế. Đồng thời, khẳng định được vị thế là một trường đầu ngành, cung cấp các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học giỏi trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển…Trong quá trình phát triển, trường đặc biệt ghi nhận và bày tỏ sự trân trọng cho những đóng góp của các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp trong nhiều mô hình hợp tác trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Mô hình hợp tác đào tạo gắn kết thực tiễn giữa nhà trường với doanh nghiệp, mô hình hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo gắn với các bài toán thực tiễn tại địa phương đã đem lại hiệu quả cao trong giai đoạn vừa qua, góp phần đào tạo ra những con người đổi mới sáng tạo có năng lực dẫn dắt và lãnh đạo tổ chức.Lãnh đạo nhà trường nhấn mạnh, sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và nhà trường đã tạo nên bước đột phá trong đổi mới sáng tạo nội dung giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo gắn kết thực tiễn, tạo sự phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức nói riêng và thị trường lao động nói chung.Các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm trongđào tạo nguồn nhân lựccho chính mình bằng cách đặt hàng đào tạo, tham gia sâu vào quá trình tổ chức đào tạo, góp ý điều chỉnh nội dung giảng dạy gắn kết với thực tiễn giải quyết công việc thực tế…
https://nhandan.vn/gan-ket-chat-che-giua-doanh-nghiep-va-truong-dai-hoc-trong-dao-tao-de-phu-hop-thuc-tien-post788300.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Đào tạo gắn với thực tiễn", "gắn kết chặt chẽ", "Trường đại học Kinh tế Quốc dân" ] }
Phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam đến học sinh ở biên giới biển Sóc Trăng
NDO -Ngày 6/11, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng phối hợp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 và tuyên truyềnLuật Biên phòng Việt Namvà chủ quyền biển, đảo cho các em học sinh Trường trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng .
Hơn 400 giáo viên và học sinh vùng biên giới biển Trần Đề đã được nghe cán bộ Đồn Biên phòng Trung Bình thông tin về những nội dung cơ bản của Luật Biên phòng Việt Nam và chủ quyền biển, đảo Việt Nam.Luật Biên phòng Việt Nam gồm 6 chương, 36 điều và có hiệu lực từ năm 2022. Luật Biên phòng Việt Nam quy định đầy đủ, toàn diện, cụ thể về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.Luật cũng quy định, phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng cũng như của các cấp, ngành và của cả hệ thống chính trị trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vùng biển, đảo; đáp ứng 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…Quang cảnh buổi tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho các em học sinh.Buổituyên truyềnđã giúp giáo viên, học sinh nắm được các nội dung cơ bản và sự cần thiết ban hành Luật Biên phòng Việt Nam. Qua đó, góp phần bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.Dịp này, Đồn Biên phòng Trung Bình đã trao tặng 20 đầu sách pháp luật cho thư viện của nhà trường và trao tặng 300 cuốn tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt; 2 suất học bổng cho các em học sinh trong chương trình “Nâng bước em tới trường”.
https://nhandan.vn/pho-bien-luat-bien-phong-viet-nam-den-hoc-sinh-o-bien-gioi-bien-soc-trang-post781234.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Đồn Biên phòng Trung Bình", "Luật Biên phòng Việt Nam", "Bộ đội Biên phòng", "tỉnh Sóc trăng", "tuyên truyền" ] }
Một số trường Australia tạm ngừng nhận hồ sơ du học từ một số nước
Sự thay đổi của chính phủ Australia trong xử lý hồ sơ thị thực đã gây hoang mang cho các trường đại học và cao đẳng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục khác.
Tờ The Sydney Morning Herald đưa tin ít nhất 2 trường cao đẳng của Australia đãngừng nhận đơn xin nhập họctừ Ấn Độ, Pakistan, Nigeria và một số quốc gia khác, nơi sinh viên có nguy cơ cao bị từ chối cấp thị thực.Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, bài viết dẫn lời các chuyên gia tư vấn giáo dục cho biết sự thay đổi của chính phủ Australia trong xử lý hồ sơ thị thực đã gây hoang mang cho các trường đại học và cao đẳng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục khác.Theo đó, tỷ lệ từ chối cấp thị thực du học đã ở mức cao kỷ lục, sau khi chính phủ liên bang công bố chiến lược di trú mới hồi năm ngoái, tăng điểm bài thi tiếng Anh cũng như yêu cầu sinh viên chứng minh ý định du học thực sự.Imagine Education Australia, một trường cao đẳng dạy nghề và trường dạy tiếng Anh, đã viết thư thông báo gửi tới các công ty tư vấn du học cho biết sẽ chỉ chấp nhận hồ sơ của các ứng cử viên từ châu Âu và 11 nước khác, do không chắc chắn về tỷ lệ cấp thị thực và thời gian chờ đợi.Danh sách các quốc gia được phê duyệt không bao gồm các thị trường quốc tế lớn nhất của Australia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Pakistan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia.Trường Cao đẳng Kinh doanh Kaplan cũng đã tạm ngừng xử lý tất cả các hồ sơ từ Pakistan và Nigeria.Một số trường đại học của Australia cũng đã phải đưa ra quyết định khó khăn này và đang tiến hành quy trình tương tự với sinh viên của mình, cũng như những người đã nhận COE (giấy xác nhận ghi danh được các trường đại học ở Australia cấp chosinh viên quốc tế).Kể từ cuối năm ngoái, chính phủ Australia đã ưu tiên cấp thị thực cho sinh viên các trường có mức độ rủi ro thấp nhằm ngăn chặn tình trạng sinh viên đến Australia để làm việc thay vì học tập.Tỷ lệ từ chối thị thực cao sẽ khiến trường bị xếp hạng rủi ro cao. Do đó, một số trường hiện chặn đơn ghi danh từ một số nước, hoặc hủy COE trước khi sinh viên được cấp thị thực.Việc từ chối đơn xin thị thực phần lớn ảnh hưởng đến các trường cao đẳng dạy nghề và đại học có mức độ rủi ro cao, nhưng một số trường đại học hàng đầu bao gồm Đại học Quốc gia Australia và Đại học Sydney cho biết sinh viên các trường này cũng bị ảnh hưởng do việc cấp thị thực trễ.
https://nhandan.vn/mot-so-truong-australia-tam-ngung-nhan-ho-so-du-hoc-tu-mot-so-nuoc-post796889.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Australia", "hồ sơ thị thực", "sinh viên quốc tế", "hồ sơ du học" ] }
[Infographic] Khuyến cáo người dân cảnh giác khi đăng ký tham gia các lớp học trên mạng xã hội
TheoCông an thành phố Hà Nội, hiện nay trên mạng xã hội facebook xuất hiện các trangfanpage giả mạo“Trung tâm Đào tạo Cờ vua nhí” nhằm lôi kéo phụ huynh tham gia để chiếm đoạt tài sản.
Phụ huynh muốn đăng ký cho con tham gia lớp học đã truy cập vào đường link do đối tượng gửi, trở thành “cộng tác viên online” mua sản phẩm, chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng. Sau một vài đơn hàng có giá trị thấp thành công, các đối tượng yêu cầu người dân thực hiện các đơn hàng có giá trị cao, số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng, các đối tượng sẽ ngắt kết nối, xóa nhóm chat ở ứng dụng Telegram.
https://nhandan.vn/infographic-khuyen-cao-nguoi-dan-canh-giac-khi-dang-ky-tham-gia-cac-lop-hoc-tren-mang-xa-hoi-post794150.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:51", "tags": [ "Khuyến cáo", "đăng ký lớp học", "mạng xã hội", "facebook", "fanpage giả mạo", "Trung tâm Đào tạo Cờ vua nhí" ] }
[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao
NDO -68 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên đã đạt chuẩn quốc gia, là điểm sáng của giáo dục dân tộc, phát huy, tỏa sáng danh hiệu lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạotỉnh Điện Biên.
Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên là mô hình Trường THPT chuyên biệt, dành riêng chocon em đồng bào các dân tộc thiểu sốtrong toàn tỉnh, đóng vai trò mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục dân tộc của tỉnh Điện Biên.Năm học 2023-2024, nhà trường có 19 lớp học bao gồm 8 lớp 10; 5 lớp 11; 6 lớp 12; với tổng số 665 học sinh thuộc 17 dân tộc, trong đó có 29 học sinh dân tộc rất ít người là Cống, Sila và Lự.Trường hiện có 19 phòng học, 6 phòng bộ môn, 21 phòng chức năng quản trị hành chính và 56 phòng nội trú được đầu tư kiên cố đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.Hằng năm, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi chiếm trên 95%; học sinh có hạnh kiểm khá, tốt chiếm hơn 98%. Tỷ lệ học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT hằng năm đạt 100%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hằng năm đạt 100% trong đó tất cả các môn thi đều cao hơn mặt bằng chung toàn tỉnh, nhiều môn cao hơn mặt bằng chung toàn quốc dẫn đầu cụm thi đua các trường phổ thông dân tộc nội trú.Thực hiện Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc nâng cấp quy mô các trường dân tộc nội trú giai đoạn 2018-2025, nhà trường đang được đầu tư, cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất để nâng cấp quy mô từ 19 lớp học với 655 học sinh lên 30 lớp học, với hơn 1.000 học sinh.Ngoài việc nâng cao chất lượng trong dạy học chính khóa, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua. Tỷ lệ học sinh tham gia các đội tuyển các năm chiếm từ 45% tổng học sinh toàn trường. Tỷ lệ đoạt giải các năm từ 66% lượt học sinh dự thi, xếp vị trí thứ 2 toàn tỉnh, đứng thứ nhất trong các Trường THPT không chuyên toàn tỉnh.Các hoạt động ngoại khóa cũng được trường quan tâm và tạo điều kiện cho học sinh. Thầy và trò nhà trường đang tích cực tập luyện để tham gia hai cuộc thi là: Biểu diễn xòe Thái tỉnh Điện Biên năm 2024 và dân vũ dân ca điệu nhảy đường phố của học sinh sinh viên tỉnh Điện Biên lần thứ nhất.Tiết mục múa dự thi: Vòng xòe ngày xuân với sự tham gia của 180 em học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú đã hoàn thiện phần tập luyện để sẵn sàng đi thi. Các em rất háo hức và phấn khởi khi được tham gia ngày hội để có dịp giao lưu với bạn bè cùng trang lứa ở các địa phương khác trong tỉnh.Ngoài ra Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chọn cử học sinh các lớp tham gia cuộc thi, hội thi do Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng như Thành đoàn thành phố Điện Biên tổ chức cụ thể như âm vang Điện Biên; thi dân vũ học đường; trình diễn trang phục dân tộc hưởng ứng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Cùng với đó hoạt động ngoài giờ gắn với các chủ đề, chủ điểm gần gũi, phù hợp với tâm lý học sinh dân tộc thiểu số, đã giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Điển hình như: Cuộc thi tìm hiểu về “An toàn giao thông”; “Thi tìm hiểu về ma túy”; “Nước sạch và vệ sinh môi trường”; “Tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng chống buôn bán người và xâm hại trẻ em”; “Tuyên truyền về kiến thức cơ bản phòng chống HIV/AIDS”; “Cuộc thi tìm hiểu nét đẹp Bản sắc văn hóa dân tộc”… Nhờ đó, nhận thức toàn diện của các em học sinh trong trường đã được nâng cao.Sau giờ học chính khóa các hoạt động thể dục thể thao ngay trong khuôn viên của trường được các em rất yêu thích, vừa nâng cao sức khỏe vừa tăng tình đoàn kết giữa các bạn trong lớp cũng như với học sinh lớp bạn.Học sinh trong cùng 1 lớp sẽ được sắp xếp ăn ngủ và sinh hoạt cùng nhau trong 1 phòng với 8 bạn. Những lúc rảnh rỗi mỗi em lại chọn cho mình một cách thư giãn riêng, người nghe nhạc, người đọc sách, người chơi đàn.Với các em học sinh nơi đây, thầy giáo, cô giáo không chỉ là người truyền thụ cho kiến thức mà còn là chỗ dựa tinh thần, hướng dẫn các em những kỹ năng sống, những nề nếp hằng ngày từ ăn, uống, ngủ, nghỉ...Ngoài thời gian đứng lớp, các thầy giáo, cô giáo còn tranh thủ học thêm tiếng dân tộc thiểu số để gần gũi, truyền đạt kiến thức cho các em dễ dàng hơn. Cùng học trò tập đánh đàn, chơi bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… Đồng hành trong cuộc sống hằng ngày với các em ngay cả những lúc nghỉ ngơi sau giờ học.Do ăn ở tập trung tại trường cho nên các em học sinh chỉ về thăm nhà vào những dịp nghỉ lễ, Tết dài ngày trong năm và thời gian hè. Chính vì vậy mọi liên lạc với gia đình đều qua điện thoại hằng ngày hoặc là những chuyến thăm bất chợt không hẹn trước của gia đình với các em.
https://nhandan.vn/anh-ngoi-nha-chung-cua-hoc-sinh-cac-dan-toc-vung-cao-post805129.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "học sinh nội trú", "học sinh các dân tộc vùng cao", "Trường phổ thông dân tộc nội trú", "Điện Biên" ] }
Sáng nay, các trường mầm non, tiểu học Hà Nội cho học sinh nghỉ vì rét đậm
Sáng nay, nhiều trường tiểu học và mầm non tại Hà Nội đã thông báocho học sinh nghỉ họcvìtrời rét đậm, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.
Sáng nay, 23/1, nhiệt độ Hà Nội lúc 6 giờ sáng là 9,9 độ C, theo thông báo được phát trên kênh VTV1 và HTV1. Vì thế, đầu giờ sáng, các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Thủ đô đã nhanh chóng gửi thông báo đến phụ huynh học sinh về việc cho học sinh nghỉ học do trời rét.Chị Nguyễn Thị Lan Hương (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết từ lúc 6 giờ 30 phút, gia đình chị đã nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm của cả hai con ở trường Mầm non Hoàng Liệt và Tiểu học Chu Văn An trên nhóm Zalo của các lớp về việc con được nghỉ học vì nhiệt độ xuống dưới ngưỡng 10 độ C.“Trời quá rét nên việc nghỉ học sẽ bảo đảm an toàn về sức khỏe cho các con dù sẽ có phát sinh vấn đề bố mẹ phải thu xếp công việc ở nhà trông con,” chị Hương chia sẻ.Giáo viên thông báo cho học sinh nghỉ học vì trời rét đậm.Trước đó, từ ngày 18/12/2023, trước tình hình thời tiết chuyển rét, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản gửi các Phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị, trường học trực thuộc về việc triển khai công tác phòng, chống rét và dịch bệnh mùa đông xuân cho học sinh.Theo đó, để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị, trường học trực thuộc sở thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bản tin dự báo thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng" trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình "Hà Nội buổi sáng" trên kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào 6 giờ hằng ngày.
https://nhandan.vn/sang-nay-cac-truong-mam-non-tieu-hoc-ha-noi-cho-hoc-sinh-nghi-vi-ret-dam-post793306.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "trường mầm non", "tiểu học", "Hà Nội", "học sinh nghỉ", "rét đậm" ] }
Đại diện thành phố mang tên Bác vô địch cuộc thi tranh biện thiếu nhi
NDO -Tối 11/11, tạiThành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP tổ chức Vòng chung kết toàn quốc, tổng kết và trao giải thưởng Sân chơi tranh biện “Lead with Lof scholar’s cup” năm 2023, với sự tham gia của 4 đội thi từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và tỉnh Lâm Đồng.
Triển khai từ tháng 5/2023,"Lead with Lof scholar's cup"là hoạt động xây dựng môi trường để đội viên, thiếu niên học hỏi, giao lưu, nâng cao tinh thần tự tìm hiểu, khám phá năng lực bản thân, từ đó rèn luyện tư duy phản biện, logic và đặc biệt là tư duy đa chiều trong nhìn nhận vấn đề, hướng đến phát triển, kiến tạo tương lai.Theo thống kê, sân chơi đã thu hút hơn gần 3.300 bài dự thi của đội viên, thiếu niên cả nước. Các bài dự thi có nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, được thể hiện qua phần hùng biện tự nhiên, sinh động qua góc nhìn đa chiều của các em.Tin liên quanThư của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023Từ đây, Ban tổ chức đã lựa chọn được 32 đội tiêu biểu để triển khai vòng bán kết toàn quốc, với những chủ đề đang được giới trẻ quan tâm như:mạng xã hội, thiết bị điện tử đang làm con người cách xa nhau hơn, bệnh vô cảm trong giới trẻ, bảo vệ môi trường...Các đội thi tranh tài tại vòng chung kết.Sau khi vòng bán kết toàn quốc khép lại, đã có 4 đội xuất sắc giành quyền lọt vào vòng chung kết toàn quốc, gồm các đội từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và tỉnh Lâm Đồng.Vòng tranh tài diễn ra sôi nổi, gay cấn nhưng không kém phần lý thú trong suốt gần 3 giờ. Kết quả, đội Trường Trung học cơ sở Tùng Thiện Vương đến từ thành phố mang tên Bác đã xuất sắc giành giải nhất chung cuộc.Không khí sôi nổi, hào hứng đến từ Trường Trung học cơ sở Tùng Thiện Vương (thành phố Hồ Chí Minh).Ban Tổ chức cũng đã trao một giải nhì tặng đội thi từ Trường Trung học cơ sở Lương Khánh Thiện (thành phố Hải Phòng).Hai giải ba của sân chơi đã thuộc về các đội thi: Trường Trung học cơ sở thị trấn Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ), Trường Trung học cơ sở Trần Phú (tỉnh Lâm Đồng).
https://nhandan.vn/dai-dien-thanh-pho-mang-ten-bac-vo-dich-cuoc-thi-tranh-bien-thieu-nhi-post782151.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Sân chơi tranh biện “Lead with Lof scholar’s cup” năm 2023", "Hội đồng Đội Trung ương" ] }
Mở rộng cơ hội hợp tác giáo dục với Liên bang Nga
NDO -Nhằm phát triển quan hệ hợp tác với các hiệp hội cựu học viên và những đại diện đang làm việc tronglĩnh vực giáo dụcở châu Á, ngày 3/10, Cơ quan hợp tác Liên bang Nga đã tổ chức Diễn đàn học viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga (ngày nay) tại Hà Nội.
Tham dự sự kiện, có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ; Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.Về phía Liên bang Nga, có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko; Phó giám đốc Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga Pavel Anatolyevich Shevtsov.Chương trình còn có sự góp mặt của Ban chấp hành Hội cựu học viên Nga ở các nước châu Á, cùng đại diện nhiều cơ quan thông tấn, báo chí trên cả nước.Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ nhấn mạnh: “Nền giáo dục của Liên bang Nga có uy tín cao ở Việt Nam. Việc đào tạo được thực hiện ở các cấp, bậc từ dự bị đến đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo lại. Những năm gần đây, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Điều đó được minh chứng bằng các văn kiện hợp tác về giáo dục và đào tạo đã được ký kết suốt thời gian qua và sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới”.Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ phát biểu tại diễn đàn.Ông Đinh Công Sỹ cũng chia sẻ, truyền thống tiếp nhận nền giáo dục ở Liên bang Nga của nước ta được thực hiện liên tục và xuyên suốt trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước. Và một trong những người đặt nền móng cho hành trình ấy là Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam. Người từng theo học tại Trường đại học Lao động Cộng sản phương Đông ở Moscow. Người nói và viết tiếng Nga rất thành thạo. Năm 2023 đánh dấu tròn 100 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân đến Nga.Tiếp nối truyền thống đó, nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam đã lựa chọn theo học tại các trường đại học, học viện của Liên bang Nga. Hằng năm, có khoảng 5.000 sinh viên nước ta theo học tại các cơ sở đào tạo ở Nga. Sau khi tốt nghiệp, không ít người đã trở về nước và nắm giữ những vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực.Thực tế cho thấy, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ở Nga đã có những đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Họ là cầu nối cho mối quan hệ bền chặt, nghĩa tình giữa nhân dân hai nước. Điều này không chỉ là sự tin tưởng về chất lượng đào tạo mà còn thể hiện sự yêu mến của người dân Việt Nam với con người và văn hóa Nga.Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay cần tiếp tục gìn giữ và phát huy mối quan hệ tốt đẹp mà Việt Nam và Liên bang Nga đã cùng nhau vun đắp trước đó. Ông cũng đề cập, năm 2024, hai nước sẽ kỷ niệm một số ngày quan trọng và đáng nhớ trong mối quan hệ song phương. Đây là những sự kiện đặt nền móng cho tình hữu nghị và sự tương trợ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.Các đại biểu tham dự diễn đàn chụp hình lưu niệm.Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao vai trò tích cực của các trường đại học ở Nga trong quá trình thúc đẩy về hợp tác giáo dục, đào tạo. Hiện có hơn 350 thỏa thuận hợp tác giữa các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục bậc cao giữa hai nước. Mục tiêu của các thỏa thuận này là hướng tới sự trao đổi một cách cởi mở các ý tưởng, tổ chức các hoạt động nghiên cứu chung, cùng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm cải thiện chất lượng đào tạo.Đánh giá về ý nghĩa của diễn đàn, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Diễn đàn là cơ hội để chúng ta nhìn lại sự giúp đỡ quý báu của Liên bang Nga dành cho Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị truyền thống sâu sắc, những đóng góp, hợp tác hiệu quả của hai quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.
https://nhandan.vn/mo-rong-co-hoi-hop-tac-giao-duc-voi-lien-bang-nga-post775729.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "hợp tác", "Việt Nam-Nga", "hợp tác giáo dục", "du học Nga" ] }
Tiêu chuẩn xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở
NDO -Từ nay đến trước ngày 14/5, các trườngtrung học cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, lập danh sách, thực hiện xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh.
Tiêu chuẩn xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đối với người họcdự xét công nhận tốt nghiệp THCS lần đầunhư sau: Xếp loại hạnh kiểm cả năm học lớp 9 từ Trung bình trở lên, đối với diện phải xếp loại hạnh kiểm; Xếp loại học lực cả năm học lớp 9 từ Trung bình trở lên, nếu không thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích; Xếp loại học lực Yếu nhưng các môn học tính điểm trung bình đều đạt từ 3,5 điểm trở lên, trong đó môn Toán hoặc môn Ngữ văn đạt từ 5,0 trở lên, nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.Đối với người họcchưa tốt nghiệpở lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trước, tiêu chuẩn công nhận tốt nghiệp đối với từng trường hợp như sau:+ Người học chưa dự xét công nhận tốt nghiệp THCS hoặc đã dự xét nhưng chưa được công nhận tốt nghiệp THCS hoặc không được dự xét công nhận tốt nghiệp THCS do nghỉ học quá 45 buổi học phải dự kiểm tra môn Toán và môn Ngữ văn theo chương trình lớp 9; nếu điểm trung bình của 2 bài kiểm tra từ 5,0 trở lên (không có bài nào bị điểm 0) thì được công nhận tốt nghiệp THCS;+ Người học chưa được dự thi, dự xét công nhận tốt nghiệp THCS do xếp loại học lực Yếu hoặc loại Kém được lựa chọn một môn hoặc một số môn trong số những môn học có điểm trung bình cả năm học lớp 9 dưới 5,0 hoặc môn xếp 5 loại chưa đạt để dự kỳ kiểm tra do cơ sở giáo dục tổ chức. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ sở giáo dục xếp loại học lực, nếu đạt loại học lực từ Trung bình thì được công nhận tốt nghiệp THCS;+ Người học chưa được công nhận tốt nghiệp THCS vì lý do hạnh kiểm phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý người học cấp giấy xác nhận loại tốt hoặc đã có tiến bộ về phẩm chất đạo đức và chấp hành chính sách của Nhà nước.Đối với người học thuộcdiện phải kiểm tra văn hóa: nộp đơn đăng ký môn kiểm tra, thực hiện bài kiểm tra theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục. Thời gian làm bài kiểm tra: Các môn Ngữ văn và Toán thời gian làm bài là 90 phút, các môn còn lại là 45 phút. Nội dung và mức độ tương đương đề kiểm tra học kỳ II lớp 9 của trường. Đề kiểm tra, bài làm của học sinh và bảng ghi điểm kiểm tra (có xác nhận của Hiệu trưởng) phải lưu trữ theo quy định hiện hành (cho tới kỳ xét công nhận tốt nghiệp năm sau).Đối với người học làđối tượng khuyết tậthọc hòa nhập: Xét tốt nghiệp theo hướng động viên, khuyến khích sự nỗ lực, sự tiến bộ và bảo đảm quyền lợi học sinh. Việc xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp đối với học sinh khuyết tật cấp THCS được thực hiện theo Thông tư của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Tài chính về việc quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật. Cơ sở giáo dục căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của người khuyết tật để xét lên lớp hoặc công nhận tốt nghiệp THCS đối với người khuyết tật học chương trình chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp hoặc công nhận tốt nghiệp THCS.Đối với người học theomô hình trường học mới: Thực hiện việc chuyển đổi đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới sang đánh giá theo Quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, thực hiện xét tốt nghiệp học sinh theo mô hình trường học mới quy định tại Công văn số 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới.Năm học 2022-2023, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố dự kiến có hơn 129.000 học sinh đăng ký xétcông nhận tốt nghiệptrung học cơ sở, con số này tương đương với năm học 2021-2022.
https://nhandan.vn/post-746377.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "xét tốt nghiệp", "THCS", "tốt nghiệp trung học", "tiêu chuẩn xét tốt nghiệp" ] }
Tết đầm ấm của những học sinh đặc biệt ở Hà Nội
NDO -Ngày 30/1, Trường tiểu học Bình Minh (Hà Nội) tổ chức chương trình "Em yêuTết". Đây là ngôi trường chuyên biệt dành cho những học sinh khuyết tật, học sinh hòa nhập trên địa bàn Thủ đô.
Cô giáo Trịnh Thị Lệ Thu, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường tiểu học Bình Minh cho biết, chương trình nhằm mang đến không khí, ý nghĩa ngày Tết cho những học sinh đặc biệt mỗi dịpTết đến, Xuân về. Chương trình gồm nhiều hoạt động như: Gói bánh chưng, trang trí đèn lồng, chia sẻ ý nghĩa ngày Tết cổ truyền của dân tộc...Trường thiết kế các hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh khuyết tật. Ngoài sân khấu chung, nhà trường tổ chức những hoạt động trải nghiệm theo góc cho các con. Góc làm đồ handmade, trang trí đèn lồng... Phòng đa năng, các bạn học sinh khuyết tật được cô giáo giới thiệu những nguyên liệu, thực phẩm ngày Tết. Các con học sinh được cầm từng nắm gạo nếp, đỗ để quan sát, ngửi mùi thơm…Tin liên quanTết sớm với học sinh dân tộc thiểu số nghèo tỉnh Kon TumNhân dịp này, nhà trường phát động chương trình vé số vui Xuân - gây quỹ ủng hộ hoạt động học sinh Bình Minh hiếu học.Trường tiểu học Bình Minh là cơ sở giáo dục phổ thông chuyên biệt công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục chuyên biệt đối với học sinh khuyết tật trí tuệ và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học đối với học sinh phát triển bình thường theo qui định của pháp luật. Trường hiện đang dạy học, chăm sóc bán trú học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội theo mô hình trường tiểu học chuyên biệt công lập.Học sinh háo hức với hoạt động gói bánh chưng.Trải qua 30 năm xây dựng, trường đã góp phần giáo dục cho mô hình học sinh khuyết tật và học sinh hòa nhập của Thủ đô đạt được nhiều thành tích, nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và cũng là nơi được cha mẹ học sinh đặt nhiều niềm tin...Trong những năm qua, trường có 45 lượt học sinh đạt giải cấp thành phố, 125 lượt học sinh đạt giải cấp quận, nhiều học sinh tham gia các cuộc thi Em học giỏi Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, thi viết chữ đẹp, thi vẽ tranh, bơi lội, thể dục thể thao… cấp quận và thành phố.Các em học sinh khuyết tật ra trường, có nhiều em đã hòa nhập cộng đồng tốt, có thể tham gia các công việc như: Làm đồ thủ công đơn giản; làm bảo vệ ở một số trung tâm; tham gia sản xuất rau sạch... Một số em tiếp tục theo học ở một số trường trung học cơ sở, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề.
https://nhandan.vn/tet-dam-am-cung-nhung-hoc-sinh-dac-biet-o-ha-noi-post794505.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Trường tiểu học Bình Minh", "chương trình Em yêu Tết", "học sinh chuyên biệt", "Hà Nội", "Tết đầm ấm" ] }
Triển khai Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2
NDO -Ngày 2/10, đại diện AstraZeneca cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phối hợp đơn vị và Tổ chức Plan International Việt Nam chính thức khởi động Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 (từ tháng 6/2023-12/2025).
Đây là một sáng kiến đầu tư cộng đồng toàn cầu của AstraZeneca, tập trung vào sức khỏe của thanh thiếu niên và các can thiệp dự phòng các bệnh không lây nhiễm phổ biến như ung thư, tiểu đường, tim mạch, phổi mãn tính.Chương trình Sức khỏethanh thiếu niên Việt Namgiai đoạn 2 được triển khai trong 3 năm nhằm mục đích góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt nhóm từ 10-24 tuổi.Bên cạnh các chiến dịch truyền thông rộng rãi, các hoạt động tại trường học dự kiến sẽ được tổ chức trong phạm vi các trường tại quận Cầu Giấy, Long Biên, Đông Anh và Hai Bà Trưng trên địa bàn Hà Nội.Mục tiêu cụ thể của Chương trình này nhằm bảo đảm rằng giới trẻ được nâng cao nhận thức về những hành vi nguy cơ và những biện pháp phòng tránh các bệnh không lây nhiễm để từ đó họ có năng lực để đưa ra những quyết định về vấn đề sức khỏe của họ, trên nền tảng các dịch vụ y tế được cải thiện, hệ thống y tế và môi trường chính sách thuận lợi.Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giámđốc AstraZeneca Việt Nam, chia sẻ: “Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan dự phòng các bệnh không lây nhiễm trực tiếp cho khoảng 49.300 thanh thiếu niên Việt Nam tại 29 trường phổ thông và trường đại học trong dự án.Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đặt mục tiêu cung cấp thông tin cho khoảng 300.000 người dân trong cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng”.Theo AstraZeneca, trên toàn cầu, kể từ khi bắt đầu năm 2010, Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên đã tiếp cận tới hơn 10 triệu thanh niên ở trên 40 quốc gia thuộc 5 châu lục.Sau 3 năm triển khai giai đoạn 1 (2019-2022), mặc dù phải đối mặt với nhiều thử thách của đại dịch Covid-19, Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu chính và có tác động quan trọng đến các nhóm đối tượng được hướng đến.Các tác động rất có ý nghĩa của chương trình như: 81% thanh thiếu niên tham gia chương trình đã thể hiện sự tăng cường nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm , 79% tăng cường nhận thức về từ 3 loại bệnh không lây nhiễm trở lên và tỷ lệ thanh thiếu niên có các hành vi tích cực về dinh dưỡng lành mạnh tăng 63% …
https://nhandan.vn/trien-khai-chuong-trinh-suc-khoe-thanh-thieu-nien-viet-nam-giai-doan-2-post775517.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "sức khỏe thanh thiếu niên", "bệnh không lây nhiễm", "giai đoạn 2", "Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên" ] }
Ban hành chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam
NDO -Mục tiêu chung của chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam là nhằm giúp giáo viên người nước ngoài phát triển kỹ năng dạy tiếng Anh hiệu quả, linh hoạt và phù hợp với văn hóa, bối cảnh của Việt Nam, góp phần bảo đảm chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ và trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Quyết định số 4159/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình đào tạo vàcấp chứng chỉđào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh dạy tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình này được sử dụng để đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo dạy tiếng Anh cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại ở Việt Nam bao gồm: người bản ngữ (ngôn ngữ tiếng Anh) có bằng cao đẳng trở lên, người nước ngoài có bằng cao đẳng tiếng Anh trở lên; người nước ngoài có bằng cao đẳng trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.Mục tiêu chung nhằm giúp học viên phát triển kỹ năng dạy tiếng Anh hiệu quả, linh hoạt và phù hợp với văn hóa, bối cảnh của Việt Nam; đáp ứng nhu cầu đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo dạy học cho học viên; góp phần bảo đảm chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ và trung tâm ngoại ngữ, tin học.Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên cần đáp ứng được yêu cầu về năng lực dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ như: Vận dụng được kiến thức, phương pháp và cách tiếp cận chính trong dạy tiếng Anh; phân tích, đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng người học, văn hóa và bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam; vận dụng các kỹ năng hỗ trợ việc dạy và học một cách linh hoạt, hiệu quả; phân tích, đánh giá, điều chỉnh các kỹ năng quản lý và tổ chức lớp hiệu quả nhằm hỗ trợ việc học; sử dụng công nghệ, học liệu và phương pháp dạy tiếng Anh phù hợp với đối tượng người học,…Chương trình bao gồm 10 chuyên đề về kiến thức, phương pháp và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh và 1 chuyên đề thực tập với thời lượng 160 tiết dạy, mỗi tiết dạy là 45 phút (tương đương với 120 giờ dạy, mỗi giờ dạy là 60 phút).Nội dung cụ thể chương trình đào tạo, mời xemtại đây.
https://nhandan.vn/ban-hanh-chuong-trinh-dao-tao-cap-chung-chi-cho-nguoi-nuoc-ngoai-day-tieng-anh-tai-viet-nam-post786350.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "chứng chỉ ngoại ngữ", "dạy tiếng Anh", "giáo viên bản ngữ", "giáo viên nước ngoài" ] }
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: 45% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức thi đánh giá năng lực
NDO -Ngày 7/4, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết,kỳ thi đánh giá năng lựcđợt 1 năm 2024 do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng 7/4 có gần 94.000 thí sinh tham gia.
Kỳ thi được tổ chức tại 24 địa phương trải dài từ miền Trung đến Tây Nam Bộ với 51 cụm thi và 90 điểm thi.Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạoĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm nay, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dành tối thiểu 45% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức thi đánh giá năng lực.“Kết quả kỳ thi được hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng để tuyển sinh. Sự tin tưởng ngày càng tăng của thí sinh và của các trường đại học, cao đẳng đã khẳng định chất lượng của kỳ thi”, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính cho biết.Từ ngày 16/4 đến 7/5, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2024.Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển cho cả 2 đợt thi sẽ được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thông báo sau. Tương tự mọi năm, thí sinh có thể tham gia thi cả 2 đợt. Kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được sử dụng đểxét tuyển.Ở đợt 2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng chủ nhật ngày 2/6 tại 12 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh-45-chi-tieu-xet-tuyen-bang-phuong-thuc-thi-danh-gia-nang-luc-post803539.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "kỳ thi đánh giá năng lực", "đăng ký nguyện vọng xét tuyển", "kết quả kỳ thi", "chỉ tiêu xét tuyển" ] }
Khởi tranh chương trình "Vươn cao ước mơ" năm 2023
NDO -Với đối tượng là đội viên, thiếu niên Việt Nam từ 11 đến 14 tuổi học tập tại các trường trung học cơ sở, hoặc bậc trung học cơ sở trong các trường liên cấp, chương trình đặt mục tiêu xây dựng môi trường để các thí sinh tự tin chia sẻ về ước mơ đúng với sở thích, đam mê để xây dựng kế hoạch tương lai cho bản thân.
Là hoạt động cụ thể hóa Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030", chương trình "Vươn cao ước mơ" năm 2023 có 4 vòng tranh tài.Cụ thể, tại vòng 1 "Chia sẻ ước mơ", diễn ra từ ngày 10/12/2023 đến 31/1/2024, thí sinh tham gia bằng cách ghi hình video clip, hoặc ghi âm bài dự thi bằng tiếng Anh không dài quá 3 phút giới thiệu về bản thân, nơi học tập và nội dung liên quan đến chương trình tại địa chỉ vuoncaouocmo.fsel.vn.Bước sang vòng 2 "Ươm mầm ước mơ", kéo dài từ ngày 19 đến 29/2/2024, Ban tổ chức sẽ lựa chọn 100 thí sinh xuất sắc ở vòng 1 để triển khai tập huấn kỹ năng sử dụng tiếng Anh, thể hiện ý tưởng qua video clip cùng các chuyên gia để làm bài kiểm tra năng lực cho vòng bán kết "Vươn tới ước mơ".Diễn ra từ ngày 11 đến 24/3/2024, vòng bán kết chương trình là nơi tranh tài của 50 thí sinh tiêu biểu của vòng 2. Các em sẽ vận dụng kiến thức được tập huấn, thực hiện ghi hình videoclip tranh tài bằng tiếng Anhđể chia sẻ về ước mơ, xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện ước mơ đó.Vòng chung kết của chương trình dự kiến được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 5/2024, với sự góp mặt của 4 sản phẩm dự thi xuất sắc nhất vòng bán kết. Tại vòng tranh tài cuối cùng này, mỗi thí sinh sẽ giới thiệu về bản thân và người đồng hành trong thời gian không quá 2 phút. Sau đó, Ban Giám khảo sẽ dựa trên video clip dự thi tương ứng ở vòng bán kết để đặt câu hỏi đánh giá.Sau nghi thức khởi động chương trình, diễn ra sáng 9/12 tại thành phố Hải Phòng, các em thiếu nhi đã tham gia hưởng ứng chương trình với những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn. Chương trình do Hội đồng Đội Trung ương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam phối hợp Tập đoàn Giáo dục Atlantic triển khai tổ chức.
https://nhandan.vn/khoi-tranh-chuong-trinh-vuon-cao-uoc-mo-nam-2023-post786721.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Vươn cao ước mơ", "khơi dậy khát vọng cống hiến", "lý tưởng cách mạng" ] }
Quỹ Vừ A Dính vận động hơn 77 tỷ đồng chăm lo cho học sinh, sinh viên nghèo
NDO -Ngày 6/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ học bổngVừ A Dínhtổ chức họp báo thông tin về chương trình giao lưu nghệ thuật “Hành trình mùa xuân lên rừng xuống biển 2023" đồng thời ký kết ủng hộ hoạt động thường niên và tài trợ các dự án của quỹ.
Đồng chí Trương Mỹ Hoa, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính cho biết, năm 2023 là một năm đặc biệt để khởi động các hoạt động nhằm chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 25 năm Quỹ học bổng Vừ A Dính, Kỷ niệm 75 năm Ngày chiến sĩ Vừ A Dính hi sinh và 10 năm câu lạc bộ Hoàng Sa-Trường Sa ra đời. Năm 2023, Quỹ tập trung vận động các nguồn lực trong và ngoài nước đồng hành cho các hoạt động của quỹ và câu lạc bộ.Năm học 2022-2023, tất cả học sinh, sinh viên của cácdự án đầu tưtheo chiều sâu của Quỹ học bổng Vừ A Dính đạt nhiều kết quả đáng khích lệ: Dự án “Ươm mầm tương lai” có 244 em đạt loại giỏi; dự án “Chắp cánh ước mơ” có 40 em đạt loại giỏi; dự án “Mở đường đến tương lai” có 19 em đạt loại xuất sắc, giỏi;…Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu” hiện có 155 Hội viên tập thể và 4.162 hội viên cá nhân.Tại chương trình, Quỹ đã vận động hơn 77 tỉ đồng (gồm hiện vật và tiền mặt) nhằm triển khai cho cácdự ánƯơm mầm tương lai, Chắp cánh ước mơ, Hỗ trợ sinh viên và Thắp sáng tương lai và các hoạt động thường niên thời gian tới.Ngày 9/12, Quỹ Học bổng Vừ A Dính và câu lạc bộ Vì Hoàng Sa Trường Sa thân yêu phối hợp với Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Hành trình mùa xuân lên rừng xuống biển 2023”.
https://nhandan.vn/quy-vu-a-dinh-van-dong-hon-77-ty-dong-cham-lo-cho-hoc-sinh-sinh-vien-ngheo-post786148.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "TPHCM", "Vừ A Dính", "hỗ trợ học sinh", "sinh viên nghèo", "hải đảo" ] }
TMV nhận giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 19 liên tiếp
NDO -Ngày 27-4, Công ty Ô-tô Toyota Việt Nam (TMV) đã vinh dự được nhận Giải thưởng Rồng Vàng tại chương trình Rồng Vàng thường niên lần thứ 20.
Năm nay, TMV được vinh danh là một trong 10 doanh nghiệp FDI phát triển bền vững - là doanh nghiệp ô-tô duy nhất đạt được danh hiệu cao quý này. Đây là lần thứ 19 liên tiếp TMV được vinh danh tại Giải thưởng Rồng vàng.Giải thưởng Rồng Vàng là chương trình thường niên được Thời báo Kinh tế Việt Nam, nay là Tạp chí Kinh tế Việt Nam, tổ chức từ năm 2001. Đây là sự kiện khích lệ những doanh nghiệp FDI hoạt động lành mạnh, hiệu quả, đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tạo sân chơi giao lưu văn hóa và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.Giải thưởng Rồng Vàng là một trong những sự ghi nhận đối với những nỗ lực TMV đã cố gắng đạt được, đó là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ô tô, cũng như đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của xã hội Việt Nam.Trải qua hơn 26 năm hoạt động tại Việt Nam, TMV đã nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của hơn 709 nghìn khách hàng nhờ những sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Với hệ thống 72 đại lý, chi nhánh đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền trải dài trên 35 tỉnh, thành phố trên cả nước, được trang bị hiện đại, hoạt động theo quy trình tiêu chuẩn của Toyota toàn cầu, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên được đào tạo bài bản, tính đến nay, đã có hơn 13,4 triệu lượt khách tin tưởng sử dụng dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa, cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng khác.Bên cạnh đó, TMV còn tập trung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, thông qua việc cung cấp công việc ổn định cho hơn 1.900 nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp các thành viên vượt qua năm 2020 đầy thách thức.Hằng năm, TMV luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách, với tổng số thuế cộng dồn lên gần 9,9 tỷ USD.
https://nhandan.vn/tmv-nhan-giai-thuong-rong-vang-lan-thu-19-lien-tiep-post643665.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "TMV", "Giải thưởng Rồng Vàng" ] }
Hà Nội: Không nhận học sinh trái tuyến khi trường tuyển đủ chỉ tiêu
NDO -Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh; kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa tuyển sinh trái tuyến, không tiếp nhận học sinh trái tuyến với các trường đủ chỉ tiêu.
Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh năm học 2022-2023 thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2022-2023.Thành phố Hà Nội phấn đấu huy động ít nhất 50% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 100% trẻ em độ tuổi mẫu giáo đi học; duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường và được học đủ 2 buổi/ngày; ít nhất 75% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập; 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe được vào lớp 1; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào học lớp 6; 100% học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu được tiếp tục đi học tại các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Đối với tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh năm học 2022-2023 thành phố Hà Nội yêu cầu tổ chức tuyển sinh đúng quy chế, chính xác, công bằng, khách quan, công khai, phân tuyến hợp lý, bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh. Công tác tuyển sinh được thực hiện theo phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã phê duyệt.Hình thức tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 được giữ nguyên như các năm trước là trực tuyến qua cổng điện tử http://tsdaucap.hanoi.gov.vn. Các phụ huynh không có điều kiện ứng dụng về công nghệ thông tin sẽ thực hiện theo hình thức trực tiếp.Thành phố yêu cầu các đơn vị, địa phương tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh; kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc tuyển sinh trái tuyến, không tiếp nhận học sinh trái tuyến đối với các cơ sở giáo dục đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao; không tổ chức khảo sát đầu năm học, tuyệt đối không tổ chức thi tuyển vào lớp 1.Với công tác tuyển sinh vào lớp 10, căn cứ nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành; có phương án xử lý kịp thời khắc phục các tình huống; chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác tuyển sinh... Các điểm thi đều phải có tường bao chung quanh, có phương án đề phòng thiên tai, hỏa hoạn...Theo phân công của Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh năm học 2022-2023 thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị thường trực, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện toàn bộ kỳ thi, tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2022-2023.Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức thi và tuyển sinh bảo đảm yêu cầu đề ra.Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện của các cơ sở giáo dục về đối tượng, chỉ tiêu tuyển sinh; bảo đảm số học sinh/lớp đúng quy định, góp phần đẩy mạnh kế hoạch công nhận trường chuẩn quốc gia. Mẫu giáo 3-4 tuổi có không quá 25 trẻ/lớp; mẫu giáo 4-5 tuổi có không quá 30 trẻ/lớp; mẫu giáo 5-6 tuổi có không quá 35 trẻ/lớp; tiểu học có không quá 35 học sinh/lớp và trung học có không quá 45 học sinh/lớp.
https://nhandan.vn/ha-noi-khong-nhan-hoc-sinh-trai-tuyen-khi-truong-tuyen-du-chi-tieu-post699825.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Hà Nội", "tuyển sinh trái tuyến" ] }
Tăng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Nếu như những năm trước, danh sách học sinh tham gia cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia thường chủ yếu tập trung ở các trường chuyên thì hiện nay, đã có sự góp mặt của nhiều học sinh đến từ trường trung học phổ thông công lập cùng "so tài". Ðây là thành quả cũng như hướng đi mới mà ngành giáo dục và các địa phương triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Yếu tố tạo nên thành công trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi bên cạnh sự nỗ lực của học sinh, còn có sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ kịp thời của ngành giáo dục và chính quyền các cấp.Tạo sự lan tỏa từ trường chuyênNgành giáo dục Hải Phòng luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, và thành quả là trong nhiều năm liên tục, địa phương này đều có học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi. Chỉ tính riêng năm 2023, Hải Phòng có ba học sinh dự thi Olympic Toán và Vật lý quốc tế thì cả ba em đều đoạt huy chương, gồm một Huy chương vàng và hai Huy chương bạc.Trường trung học phổ thông chuyên Trần Phú là lá cờ đầu, trong 25 năm gần đây đều có học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế; 21 năm liên tục trường có học sinh đoạt giải quốc tế, trong đó có bộ môn chín năm liên tục có học sinh đoạt giải quốc tế.Cô giáo Nguyễn Thúy Nga, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Ðể duy trì và đạt được thành tích đáng tự hào này, trường liên tục đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá; chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học. Ðồng thời, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. Bên cạnh đó, các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh…Tại Hà Nội, bên cạnh việc quan tâm, đầu tư đối với các trường trung học phổ thông chuyên, ngành giáo dục Thủ đô quan tâm, hỗ trợ để các trường công lập trên địa bàn có điều kiện thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, những năm gần đây, một số trường trung học phổ thông ở huyện ngoại thành như: Phùng Khắc Khoan-Thạch Thất (huyện Thạch Thất), Minh Quang (huyện Ba Vì), mặc dù điểm đầu vào lớp 10 thuộc tốp thấp nhất, nhưng đã có một số học sinh tham dự kỳ thi cấp quốc gia và đoạt giải.Học sinh Ðỗ Chí Tiến, học sinh lớp 12 A2, Trường trung học phổ thông Minh Quang vừa vinh dự là một trong những học sinh ở ngoại thành Hà Nội tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia môn Ðịa lý. Mặc dù chưa có kết quả chính thức, nhưng theo đánh giá của lãnh đạo trường, với sự cố gắng, học đâu chắc đó, khả năng Tiến sẽ đạt kết quả cao tại kỳ thi này. Tiến chia sẻ, những ngày chuẩn bị kỳ thi em đã xa gia đình hơn hai tháng để ôn luyện tại Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam. Xa nhà, mọi thứ đều bỡ ngỡ nhưng em luôn quyết tâm thi tốt.Cô giáo Ðinh Thị Hồng Như, Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Minh Quang chia sẻ, từ năm lớp 8, Tiến đã yêu thích môn học Ðịa lý và đạt nhiều thành tích như: Năm học lớp 9, đoạt giải nhì cấp huyện, giải nhì cấp thành phố; lớp 10 đoạt giải nhì cấp trường; lớp 11 đoạt giải nhất cấp trường, giải nhì cấp cụm, giải nhì cấp thành phố; lớp 12 giải nhì cấp thành phố và được lựa chọn thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Ðáng chú ý, năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024, Trường trung học phổ thông Minh Quang đều có học sinh đoạt giải nhì, giải khuyến khích môn Ðịa lý, Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học cấp thành phố. Ðặc biệt, năm học 2023-2024, trường có học sinh Ðỗ Chí Tiến vinh dự được tham gia đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia.Tại Trường trung học phổ thông Phùng Khắc Khoan-Thạch Thất, thầy giáo Nghiêm Hồng Trung, Hiệu trưởng nhà trường vui mừng cho biết, nhờ sự quan tâm, đổi mới cách dạy, sự nỗ lực của học sinh, một số năm gần đây, trường đều có học sinh tham dự và đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Năm học này, trường có một học sinh tham dự kỳ thi cấp quốc gia môn Vật lý.Quan tâm và đầu tư đúng hướngHà Nội nhiều năm liền dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Năm học 2022-2023, Thủ đô có 141 học sinh đạt giải, tăng 16 giải so với năm học trước; năm học 2023-2024, dù mới đi được nửa chặng đường nhưng cũng đã có sáu học sinh đoạt giải quốc tế với ba Huy chương bạc, hai Huy chương đồng và một giải khuyến khích.Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Trần Thế Cương, có kết quả này là do thành phố có bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng giáo dục và của chính mỗi trường học trên địa bàn. Ðể duy trì kết quả bền vững, thành phố sẽ tiếp tục duy trì các giải pháp nâng cao chất lượng, nhất là giáo dục mũi nhọn. Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội tiếp tục đề xuất Bộ Giáo dục và Ðào tạo chính sách cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10 cho học sinh lớp 9 đoạt giải chính thức trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố; có hình thức khen thưởng kịp thời đối với học sinh đoạt giải và giáo viên có học sinh đoạt giải…Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Hải Phòng Ðỗ Văn Lợi, những năm qua, ngành giáo dục đặc biệt quan tâm và đầu tư đúng hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong đó, đã tham mưu lãnh đạo thành phố xây dựng các trường trọng điểm ở các quận, huyện để tạo nguồn cho trường chuyên; bồi dưỡng, tuyển chọn giáo viên có năng lực công tác ở những trường có thể phát huy được hết khả năng, thế mạnh. Không chỉ vậy, Hải Phòng thường xuyên tổ chức thi tuyển giáo viên không chỉ ở địa phương mà cả thầy, cô giáo ở các tỉnh, thành phố khác vào Trường trung học phổ thông chuyên Trần Phú. Thành phố xây dựng nghị quyết về công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ thầy, cô giáo có thành tích cao trong công tác đào tạo học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Với sự nỗ lực của các thầy, cô giáo, sự quan tâm của thành phố, của ngành giáo dục, cho nên kết quả có được là sự tổng hợp của nhiều yếu tố.Hiện nay, Hải phòng có nhiều cơ chế, chính sách cho ngành giáo dục như: Hỗ trợ 100% học phí đối với học sinh mầm non, phổ thông; học sinh đoạt giải nhất cấp quốc gia được thưởng 50 triệu đồng, giải nhì 40 triệu đồng; Huy chương vàng quốc tế thưởng 500 triệu đồng, Huy chương bạc 400 triệu đồng, Huy chương đồng 300 triệu đồng. Các thầy giáo, cô giáo trực tiếp hướng dẫn, ôn luyện được thưởng bằng 50% số tiền mà học sinh đoạt giải... Qua thi tuyển, những giáo viên được tuyển vào trường chuyên thành phố hỗ trợ ban đầu 300 triệu đồng để bảo đảm cuộc sống cho nên ngày càng thu hút được nhiều giáo viên dạy giỏi…Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 5 năm gần đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tổ chức hằng năm đã được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Kết quả thi phản ánh đúng chất lượng thực tế về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các địa phương, đơn vị trên phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao thành tích của các đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế. Công tác tổ chức thi và kết quả đạt được đã tác động mạnh mẽ đến phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của các trường phổ thông, nhất là các trường trung học phổ thông chuyên, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo Ngô Thị Minh cho biết, các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic khu vực và quốc tế đều đạt kết quả cao, giữ ổn định trong nhiều năm. Một số đội tuyển có xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi như: Ðội tuyển Toán, Hóa học, Vật lý và Tin học. Nhiều học sinh xuất sắc đoạt hai Huy chương vàng trong hai năm liền dự thi hoặc đạt điểm cao nhất (thủ khoa). Thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục có những chuyển biến, tiến bộ theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Ðiều đó đã khẳng định chính sách đúng đắn trong phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi suốt nhiều năm qua.Năm 2023, Việt Nam có bảy đoàn học sinh tham dự Olympic khu vực và quốc tế (gồm 36 lượt học sinh tham gia) thì đoạt tám Huy chương vàng, 12 Huy chương bạc, 12 Huy chương đồng và bốn Bằng khen; tiếp tục giữ thành tích trong tốp 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất.(Nguồn Bộ Giáo dục và Ðào tạo)
https://nhandan.vn/tang-chat-luong-dao-tao-boi-duong-hoc-sinh-gioi-post793087.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Học sinh giỏi", "Trường chuyên", "Đoạt giải", "Chất lượng đào tạo", "Đội tuyển" ] }
Tạp chí Kinh tế và Phát triển chính thức gia nhập danh mục Scopus
NDO -Sau hành trình nỗ lực bền bỉ, lâu dài, cùng quy trình đăng ký, thẩm định, đánh giá và xét duyệt hồ sơ nghiêm ngặt, Tạp chí Kinh tế và Phát triển của Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã chính thức ghi tên vào danh sách các tạp chí thuộc danh mục Scopus.
Ngày 16/1, tại Hà Nội,Trường đại học Kinh tế Quốc dântổ chức lễ công bố Tạp chí Kinh tế và phát triển gia nhập danh mục Scopus.Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao những nỗ lực của Trường đại học kinh tế quốc dân và Tạp chí Kinh tế và phát triển chính thức được ghi tên vào danh sách các tạp chí thuộc danh mục Scopus uy tín; trở thành tạp chí thứ 12 của Việt Nam nằm trong danh mục Scopus.Việc Tạp chí Kinh tế và phát triển gia nhập Scopus là minh chứng cho việc Trường đại học Kinh tế quốc dân và Tạp chí Kinh tế và phát triển đã thực hiện thành công nhiệm vụ Dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hỗ trợ 21 tạp chí khoa học thuộc các cơ sở giáo dục đại học thực hiện nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế triển khai trong giai đoạn từ 2019 đến nay."Với việc gia nhập Scopus, từ nay các nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam có thể tham gia công bố quốc tế tại Tạp chí Kinh tế và phát triển chứ không chỉ công bố tại các tạp chí quốc tế như trước đây. Điều này sẽ góp phần nâng cao sự hiện diện và lan tỏa khoa học Việt Nam trên cộng đồng khoa học quốc tế", Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị Tạp chí Kinh tế và phát triển chia sẻ những kinh nghiệm để Việt Nam có thêm nhiều tạp chí đạt chuẩn quốc tế và gia tăng tiềm lực khoa học của Việt Nam trên thế giới, góp phần vào việc thực hiện thành công Đề án 69 của Chính phủ về “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025”.Lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị trong thời gian tới, Tạp chí Kinh tế và phát triển và Trường đại học Kinh tế quốc dân tiếp tục phát huy được những thế mạnh, thực hiện những giải pháp sáng tạo, đột phá để duy trì sự phát triển bền vững của Tạp chí Kinh tế và phát triển trong Scopus và gia nhập các cơ sở dữ liệu quốc tế uy tín khác.Bên cạnh đó, Tạp chí Kinh tế và phát triển cần tập trung vào những mảng nghiên cứu trọng điểm có tính ảnh hưởng cao như các vấn đề phát triển bền vững trong bối cảnh mới để đóng góp nhiều hơn nữa cho nền khoa học nước nhà, cho khu vực và toàn cầu.Quang cảnh buổi lễ.Nhấn mạnh việc đưa Tạp chí Kinh tế và phát triển bản tiếng Anh gia nhập danh mục Scopus là một nội dung quan trọng được đề ra trong Chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2021-2030, NGƯT, GS, TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Sau một quá trình nỗ lực cố gắng, ngày 10/12/2023 Tạp chí Kinh tế và Phát triển chính thức ghi tên vào danh sách các tạp chí thuộc danh mục Scopus. Đây là bước tiến lớn trong 30 năm xây dựng và phát triển của Tạp chí và là đóng góp quan trọng trong lịch sử 68 năm xây dựng và phát triển của Trường đại học kinh tế quốc dân.Sự kiện Tạp chí Kinh tế và phát triển gia nhập Scopus là niềm vinh dự và tự hào của tập thể sư phạm nhà trường. Chứng tỏ năng lực nghiên cứu khoa học không chỉ các nhà khoa học của Trường đại học Kinh tế quốc dân mà còn của các nhà khoa học Việt Nam, là bằng chứng của sự liên kết chặt chẽ, kết nối giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước thông qua việc công bố các bài báo khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế.Trường Đại học Kinh tế quốc dân cam kết tiếp tục đồng hành, hỗ trợ để Tạp chí Kinh tế và phát triển có thể khẳng định được vị thế. Đồng thời, đây sẽ là nơi quy tụ, kết nối các nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước để công bố các bài báo khoa học chất lượng cao, đóng góp vào tri thức toàn cầu, góp phần nâng cao danh tiếng học thuật của Trường đại học Kinh tế quốc dân và khoa học Việt Nam trong khu vực và thế giới.Nhân dịp này, GS, TS Phạm Hồng Chương cũng mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng khoa học đối với Tạp chí Kinh tế và phát triển nói riêng và tạp chí khoa học Việt Nam nói chung.Scopus là một cơ sở dữ liệu khoa học có uy tín được xây dựng từ tháng 11/2004. Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí đều phải vượt qua vòng đánh giá, lựa chọn nghiêm ngặt từ Hội đồng thẩm định chuyên môn với 21 tiêu chí liên quan đến các nội dung quan trọng như: Tính đa dạng quốc tế Ban biên tập và tác giả, chất lượng bài viết, hệ số trích dẫn, chính sách công khai...Tạp chí Kinh tế và phát triển là tạp chí khoa học về lĩnh vực kinh tế và phát triển bao gồm hai phiên bản: Phiên bản tiếng Anh phát hành 4 số/năm trên hệ thống của Nhà xuất bản Emerald; và phiên bản tiếng Việt xuất bản 12 số/năm. Tính từ thời điểm chính thức hiện diện trên cơ sở dữ liệu của Hệ thống Nhà xuất bản Emerald từ tháng 5/2019 đến nay, Tạp chí Kinh tế và phát triển đã xuất bản được 15 số với 104 bài nghiên cứu của tác giả đến từ 45 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó, số tác giả người nước ngoài chiếm hơn 70%.
https://nhandan.vn/tap-chi-kinh-te-va-phat-trien-chinh-thuc-gia-nhap-danh-muc-scopus-post792316.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Tạp chí Kinh tế và Phát triển", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "Scopus" ] }
Người thầy dìu dắt hơn 600 học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế
Những năm qua, bên cạnh công tác phụ trách chuyên môn của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, thầy giáo Bùi Văn Phúc còn dành nhiều thời gian, công sức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bằng sự tâm huyết, sáng tạo, thầy đã "chắp cánh" ước mơ cho nhiều thế hệ học trò, trong đó có 608 học sinh đoạt giải quốc gia, giải quốc tế. Ðể ghi nhận sự đóng góp tích cực này, mới đây, thầy được thành phố Hà Nội tặng thưởng danh hiệu công dân Thủ đô Ưu tú năm 2023.
Sinh ra tại Thái Bình, thầy giáo Bùi Văn Phúc sớm bén duyên với bộ môn Vật lý và có một thời gian công tác tại Trường THPT Chuyên Thái Bình. Tại ngôi trường này, thầy gặt hái được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, nhiều học sinh đoạt các giải quốc gia, quốc tế.Năm 2004, thầy Phúc chuyển đến công tác tại Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam và sau đó là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trong nhiều năm liền dù giảng dạy hay quản lý, thầy Phúc cùng tập thể nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời trực tiếp tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi.Trong số các học sinh đoạt giải, điều khiến thầy Phúc và trường ấn tượng là có một số học sinh đoạt giải Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế. Ðây là môn thi mới, không có trong chương trình, sách giáo khoa cho nên thầy và trò phải vận dụng các kiến thức thực tế khác nhau để giải quyết vấn đề.Năm 2016, lần đầu thầy Phúc "xuất ngoại" đưa học sinh đi thi Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế tại Ấn Ðộ, tại kỳ thi này, có một học sinh đoạt Huy chương bạc và bằng khen. Theo thầy Phúc, đó là tín hiệu tốt vì năm đó học sinh chỉ mới làm quen môn thi này và ôn luyện trong thời gian ngắn. Khi trở về, thầy đã xây dựng nội dung, cách thức ôn luyện bài bản hơn; đồng thời, mời các chuyên gia, giảng viên trường đại học, trung tâm thiên văn hỗ trợ; tăng cường cho học sinh đi thực tế, giáo dục tính tự học cho các em cho nên kết quả môn thi này năm sau đều cao hơn năm trước.Chỉ tính từ năm học 2018-2019 đến năm học 2022-2023, thầy Phúc đã ôn tập, bồi dưỡng được 536 học sinh giỏi quốc gia và 72 học sinh đoạt giải quốc tế.Em Trần Quang Minh Duy, lớp 12 Lý 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam chia sẻ, thầy Phúc là người tận tâm, luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc với tất cả học sinh kể cả khi hết giờ trên lớp. Trong suốt quá trình học, ôn thi, thầy luôn theo sát, hỗ trợ không chỉ học tập mà còn chuẩn bị về sức khỏe, ăn uống, đi lại. Học sinh đã học được ở thầy rất nhiều, trong đó ấn tượng nhất là phương pháp giảng dạy, cách tiếp cận, giải quyết vấn đề."Kỳ thi Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế năm 2022, thầy đã theo sát, hỗ trợ chúng em rất nhiều về tinh thần, động viên vượt qua khó khăn trong quá trình dự thi. Qua các bài thi, thầy luôn dặn dò cẩn trọng, chia sẻ cách giữ bình tĩnh khi bước vào bài thi. Nhờ đó, em đã đoạt Huy chương đồng tại kỳ thi này"- Duy cho biết.Kỳ thi Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế năm 2022, thầy đã theo sát, hỗ trợ chúng em rất nhiều về tinh thần, động viên vượt qua khó khăn trong quá trình dự thi. Qua các bài thi, thầy luôn dặn dò cẩn trọng, chia sẻ cách giữ bình tĩnh khi bước vào bài thi. Nhờ đó, em đã đoạt Huy chương đồng tại kỳ thi này.Em Trần Quang Minh Duy, lớp 12 Lý 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội-AmsterdamCô giáo Phạm Vũ Bích Hằng, giáo viên Vật lý, Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam cho biết rất vinh dự, tự hào khi vừa là học trò vừa là đồng nghiệp của thầy Phúc. Kỷ niệm đáng nhớ của cô Hằng khi còn là học trò là dù bài khó đến mấy thầy cũng biến thành bài học vui nhộn, nhẹ nhàng, dễ hiểu, gần gũi cuộc sống; giúp học sinh biết cách tự khám phá kiến thức và quên đi sợ hãi môn học. Vì vậy, tất cả lứa học trò khi đó ra trường, làm các ngành nghề khác nhau nhưng vẫn luôn nhớ và yêu quý, kính trọng thầy.Với phong cách giản dị, chuẩn mực, thầy đã "gieo" cho cô Hằng tình yêu môn học nói chung và Vật lý nói riêng. Ở vị trí đồng nghiệp, cô Hằng càng thấm thía tấm gương đạo đức, nhiệt huyết của thầy. Theo cô, đối với những đồng nghiệp mới ra trường, thầy luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chuyên môn, dự giờ góp ý, động viên để các nhà giáo trẻ có động lực cố gắng, tin yêu nghề và phát triển chuyên môn.Cô giáo Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam cho biết, thầy Phúc là người yêu nghề, say chuyên môn, trách nhiệm cao. Với sự đóng góp tích cực đó, thầy Phúc được học sinh, cán bộ, giáo viên ghi nhận là "tượng đài" mà đến nay chưa ai phá vỡ được kỷ lục về bề dày thành tích này. Tháng 10/2023, thầy Bùi Văn Phúc nghỉ hưu cũng là thời điểm thầy được thành phố Hà Nội vinh danh là công dân Thủ đô Ưu tú. Ðây được xem là món quà đặc biệt ý nghĩa đối với thầy Phúc và là động lực để cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, phấn đấu hơn nữa…
https://nhandan.vn/nguoi-thay-diu-dat-hon-600-hoc-sinh-doat-giai-quoc-gia-quoc-te-post782438.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Vật lý thiên văn", "Thiên văn", "Giáo dục", "Giải quốc tế", "Giải quốc gia" ] }
Quy định mới về công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạovừa ban hành Thông tư mới quy định về công khai nhằm minh bạch các thông tin có liên quan của cơ sở giáo dục để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học, gia đình người học và xã hội biết, tham gia giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục, đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT ngày 3/6/2024 quy định công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư 09). Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 (Thông tư 36).Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Thông tư 36 được ban hành từ năm 2017, đến nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng làm căn cứ ban hành Thông tư 36 đều đã được thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới.Bên cạnh đó, với 21 biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 36 chi tiết các nội dung mà cơ sở giáo dục cần công khai có nhiều nội dung chồng chéo, không còn bảo đảm thống nhất với yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành: về tuyển sinh; mở ngành; bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; công khai tài chính, cơ cấu tổ chức, bộ máy đối với đơn vị sự nghiệp công, cơ sở giáo dục tư thục, phần nào gây khó khăn chocơ sở giáo dụckhi thực hiện.Về điểm mới, Thông tư 09 thay thế Thông tư 36 được bố cục lại rõ và gọn hơn, với nội dung công khai gồm 2 phần: Phần công khai chung đối với các cơ sở giáo dục và phần công khai riêng đối với từng cấp bậc học, giảm tối đa các biểu mẫu bắt buộc cơ sở giáo dục phải kê khai (từ 21 phụ lục giảm còn 2 phụ lục trong báo cáo thường niên).Để tránh chồng chéo trong việc thực hiện công khai của cơ sở giáo dục, Thông tư 09 chỉ quy định nội dung, cách thức, thời điểm công khai và nguyên tắc công khai để cơ sở giáo dục chủ động xây dựng thông tin theo chủ đề tương thích với cấu trúc của trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục.Về hình thức công khai, Thông tư 09 lược bỏ một số quy định cơ sở giáo dục phải niêm yết nội dung công khai tại cơ sở giáo dụcThông tư 09 quy định cụ thể hơn thời gian công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục tối thiểu là 5 năm kể từ ngày công bố công khai. Thời gian niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục tối thiểu là 90 ngày và sau khi niêm yết phải lưu giữ nội dung công khai để bảo đảm cho việc tiếp cận thông tin tối thiểu là là 5 năm kể từ ngày niêm yết công khai…Thông tư 09 có hiệu lực thi hành từ ngày 19/7. Mời xem nội dung chi tiết Thông tư 09tại đây.
https://nhandan.vn/quy-dinh-moi-ve-cong-khai-doi-voi-co-so-giao-duc-thuoc-he-thong-giao-duc-quoc-dan-post812978.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "thông tư mới", "quy định về công khai", "công khai thông tin", "cơ sở giáo dục", "hệ thống giáo dục", "minh bạch thông tin", "Thông tư 09", "Thông tư 36", "niêm yết" ] }
Phấn đấu đi đầu trong phong trào sinh viên cả nước
NDO -Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt NamThành phố Hồ Chí Minhlần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra phiên trọng thể tại Nhà Văn hóa Sinh viên (khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Các đồng chí: Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam; lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dự đại hội.Tham dự Đại hội có 459 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 600.000 cán bộ Hội, hội viên, sinh viên trên toàn thành phố. Đại hội xác định khẩu hiệu hành động nhiệm kỳ 2023-2028 là: “Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh sáng tri thức, vững kỹ năng, tiên phong hội nhập”.Trong phiên trọng thể, Đại hội ra mắt Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028 lần VII gồm 45 đồng chí; Đoàn Đại biểu chính thức gồm 140 người và 14 đại biểu dự khuyết dự Đại hội Hội Sinh viên toàn quốc lần thứ XI.Đồng chí Trần Thu Hà, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2023 tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028.Trong nhiệm kỳ mới, các đại biểu đã biểu quyết đồng thuận thực hiện công trình Cổng dữ liệu số về phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.Đồng thời, Đại hội cũng nhất trí triển khai ba chương trình: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh; Hội Sinh viên Việt Nam thành phố tham gia xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố Hồ Chí Minh, vùngkinh tế trọng điểmphía nam và cả nước giai đoạn 2023-2028; Sáng kiến sinh viên giai đoạn 2023-2028.Đại hội Hội sinh viên lần thứ VII ứng dụng nhiều công nghệ trong quá trình tổ chức Đại hộiCùng với đó, Đại hội chọn thực hiện hai đề án gồm: Hỗ trợ sinh viên tiếp cận các nguồn tín dụng phục vụ học tập giai đoạn 2023-2028; Nâng cao năng lực cán bộ Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2028.“Chúng tôi hứa quyết tâm sẽ là một tập thể hành động, đoàn kết, bản lĩnh, năng động, sáng tạo, nỗ lực cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đại hội, các nội dung, công trình, chương trình, đề án của nhiệm kỳ; xứng đáng với vai trò là người bạn đồng hành cùng sinh viên thành phố sáng tri thức,vững kỹ năng, tiên phong hội nhập”.Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thu HàĐồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam phát biểu tại Đại hộiPhát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam đánh giá nhiệm kỳ vừa qua là nhiệm kỳ đặc biệt vớiphong trào sinh viênthành phố mang tên Bác.Để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội Sinh viên thành phố xứng đáng với sứ mệnh phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh tổ chức Hội cần phấn đấu trở thành đầu tàu dẫn dắt trong công tác Hội và phong trào sinh viên cả nước.Hội cần xác định sinh viên là sức mạnh nội lực trọng tâm; nghiên cứu giải pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy tâm thế, kỹ năng khởi nghiệp, hội nhập, đặc biệt là đối với lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xác định tâm thế và vai trò tiên phong tham gia chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại.Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Lộc kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới, các hoạt động của Hội Sinh viên thành phố phải hướng tới thực chất, hiệu quả và tránh hình thức. Phong trào Sinh viên 5 tốt và danh hiệu Sinh viên 5 tốt cần gắn liền với thực tiễn học tập, rèn luyện của sinh viên và các hoạt động hỗ trợ, kết nối, phát huy.Hội Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nướcLãnh đạo thành phố mong muốn tổ chức Hội Sinh viên chú trọng và tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, định hướng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên. Từ đó, góp phần xây dựng hình mẫu thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh yêu nước, khát vọng đạo đức, trách nhiệm, tri thức, năng động, văn minh.Các cấp Hội thành phố cần đổi mới mạnh mẽ về phương thức hoạt động gắn với chuyển đổi số trong triển khai các phong trào thi đua, hỗ trợ sinh viên phát triển toàn diện để tạo động lực phấn đấu, thu hút đông đảo sinh viên tham gia vào tổ chức Hội. Từ việc nắm bắt các nhóm nhu cầu cơ bản của sinh viên, Hội có thể triển khai các hoạt động, phong trào phù hợp đặc trưng của sinh viên, với xu hướng phát triển theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế.Đồng chí Nguyễn Phước Lộc nhấn mạnh việc xây dựng, tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố cùng đội ngũ cán bộ Hội Sinh viên vững mạnh cả về lượng và chất là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.“Đảng bộ, chính quyền thành phố luôn có những chủ trương, cơ chế thuận lợi để hỗ trợ phát triển tài năng trẻ là các thanh niên, sinh viên đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, mỗi sinh viên cần chủ động nghiên cứu các chủ trương để định vị những tiêu chuẩn cần phấn đấu, từ đó nỗ lực rèn luyện để đạt được mục tiêu”, đồng chí Nguyễn Phước Lộc chia sẻ.Tại Đại hội, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Lộc trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.Dịp này, Đại hội cũng trao 60 suất học bổng “Bồ câu trắng” cho các cán bộ hội viên.
https://nhandan.vn/phan-dau-di-dau-trong-phong-trao-sinh-vien-ca-nuoc-post781135.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Đại hội sinh viên", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Hội Sinh viên Việt Nam" ] }
Hơn 300 chương trình đào tạo liên kết nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
NDO -Chiều 25/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại Việt Nam: "Thực trạng và định hướng phát triển".
Tại buổi tọa đàm, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thu Thủy cho biết, tính đến đầu năm 2022, cả nước có hơn 300 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số 25 nghìn sinh viên đang theo học. Trong đó, Vương quốc Anh có số lượng trường liên kết đào tạo tại Việt Nam nhiều nhất, tiếp theo là Mỹ, Pháp, Australia, Hàn Quốc, Nhật, New Zealand...Hiện nay, nếu xét tỷ trọng các chương trình đào tạo liên kết nước ngoài trong từng lĩnh vực thì có hơn 60% tập trung ở khối ngành kinh tế, quản lý; 25% là các chương trình liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ; chưa tới 10% là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, còn lại là các lĩnh vực khác. Xét về trình độ trong liên kết đào tạo quốc tế thì phổ biến nhất là trình độ đại học, rất hiếm trình độ thạc sĩ. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn các cơ sở đào tạo đẩy mạnh hơn nữa các chương trình liên kết đào tạo sau đại học.
https://nhandan.vn/hon-300-chuong-trinh-dao-tao-lien-ket-nuoc-ngoai-dang-hoat-dong-tai-viet-nam-post726925.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "đào tạo đại học", "liên kết nước ngoài", "Bộ Giáo dục và Đào tạo" ] }
Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh cho 150 ngành, chương trình đào tạo
NDO -Ngày 31/5, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức ban hành Đề ántuyển sinhnăm 2024. Theo đề án, năm 2024 Đại học Quốc gia Hà Nội có 13 đơn vị tuyển sinh đại học chính quy với 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành, chương trình đào tạo.
Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội có các phương thức tuyển sinh gồm: Thí sinh xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học, người nước ngoài xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy chế, quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội; Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định; Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên; Xét tuyển theo các phương thức khác (chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh; kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt tối thiểu 1100/1600 điểm trở lên; chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 5.5 điểm…).Ngoài các phương thức tuyển sinh trên, một số đơn vị có ngành, chương trình đào tạo, lĩnh vực đặc thù có phương thức tuyển sinh riêng. Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định của quy chế tuyển sinh của Bộ và quy định đặc thù, quy chế tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội.Học sinh THPT đặt câu hỏi về lựa chọn ngành nghề trong ngày hội tư vấn tuyển sinh.Đại học Quốc gia Hà Nội lưu ý một số mốc thời gian quan trọng đối với thí sinh: Nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển về đơn vị đào tạo trước 17 giờ ngày 30/6; đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không giới hạn số lần) trong thời gian quy định từ ngày 18-30/7; xác nhận nhập học trực tuyến (đợt 1) trên Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 17 giờ ngày 27/8. Học phí năm học 2024-2025 được thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Thủ tướng chính phủ.Hiện nay, quy môđào tạochính quy của Đại học Quốc gia Hà Nội là 55.685 sinh viên đại học; 6.160 học viên thạc sĩ và 1.086 nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tầm nhìn năm 2030, Đại học Quốc gia Hà Nội phấn đấu trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao; trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-tuyen-sinh-cho-150-nganh-chuong-trinh-dao-tao-post812158.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Đại học Quốc gia Hà Nội", "tuyển sinh", "chương trình đào tạo" ] }
Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh khai giảng năm học mới
Ngày 19/11, Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ Khai giảng năm học 2023-2024; đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Năm học 2023-2024, Trường đại họcSư phạm Thể dục thể thaoThành phố Hồ Chí Minh đón gần 500 tân sinh viên, nâng tổng số sinh viên toàn trường lên hơn 1.600 sinh viên.Tại buổi lễ, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Châu Vĩnh Huy cho biết, Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh bước vào một năm học mới với tâm thế tự tin và chủ động, chuẩn bị đầy đủ cho mình động lực, phương án và các kế hoạch làm việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà tập thể nhà trường đã xác định, trong nhiệm vụ chung của toàn ngành giáo dục.Nếu năm học 2022-2023, nhà trường đã phấn đấu để hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu của năm học, nhất là việc hoàn thành công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, thì năm học 2023-2024, nhà trường tiếp tục mạnh dạn đề ra những tham vọng lớn về hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động xây dựng và kiến thiết cơ sở-tổ chức, hoạt động mở rộng hợp tác hướng đến giáo dục quốc tế.Bên cạnh đó, chú trọng đẩy mạnh hình ảnh nhà trường trở thànhthương hiệudễ nhận diện và phổ biến trong toàn xã hội. Cụ thể, như “mở tối thiểu 2 mã ngành trong công tác đào tạo hướng đến trường đa ngành trong công tác phát triển giáo dục thể chất, mở trường đào tạo năng khiếu thể dục thể thao”, ông Châu Vĩnh Huy nhấn mạnh.Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục.Nhắn nhủ đến các tân sinh viên, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh khuyên các em phải tự đặt ra cho mình những nguyên tắc về lối sống tự chủ, lối học sáng tạo, vui vẻ chan hoà, để sớm có thể bắt nhịp với hành trình mới.Đồng thời chăm học tập, chăm tập luyện, nhất là biết cân bằng giữa học tập, bạn bè và giải trí, để sau 4 năm trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm với gia đình và xã hội.Tại buổi lễ, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục công bố quyết định công nhận Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.Đây là một trong những cơ sở quan trọng để nhà trường hướng đến năm 2030, trường trở thành trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia, cóuy tíntrong nước và khu vực về đào tạo giáo viên giáo dục thể chất.Đồng thời, là trung tâm nghiên cứu khoa học về giáo dục thể chất, thể thao trường học và là trung tâm bồi dưỡng tài năng trẻ thể dục thể thao Việt Nam.Dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen, Cờ thi đua cho tập thể, cá nhân Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh vì có thành tích tiêu biểu, xuất sắc; tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục cho một số các cá nhân của nhà trường.
https://nhandan.vn/truong-dai-hoc-su-pham-the-duc-the-thao-tp-ho-chi-minh-khai-giang-nam-hoc-moi-post783350.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Trường đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh", "kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục", "giáo dục thể chất", "đào tạo ngành thể dục", "thể dục thể thao" ] }
Sự học ở mái trường vùng biên còn nhiều gian khó
Vừa đảm nhiệm công tác giảng dạy, vừa chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện biên giới đặc biệt khó khăn, các thầy, cô giáo Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) gặp muôn vàn gian khó.
Song với tình thương yêu học trò và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, giáo viên, ngôi trường nổi tiếng “nhiều không”, “nhiều khó” ấy đã vươn lên, trở thành điển hình trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, chắp cánh vươn xa cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền biên viễn...Thầy Phạm Văn Hạ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT huyện Mường Nhé kể lại từng dấu mốc trong chặng đường dạy và học của thầy trò nơi đây kể từ khi thành lập trường năm 2003. Thầy Phạm Văn Hạ cho biết: Khi mới thành lập, trường được đặt tại xã Chà Cang, huyện Mường Nhé (nay là xã Chà Cang thuộc huyện Nậm Pồ).Năm học đầu tiên trường chỉ có 5 lớp, 135 học sinh ăn ở và học tập dưới sự kèm cặp, dìu dắt của 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Những ngày đầu ấy, thầy và trò thiếu phòng học, phòng ở; nhà ăn, nhà bếp được làm tạm bằng gianh nứa, bất đồng ngôn ngữ, phụ huynh không quan tâm việc học của con em. Cảm thương sự nghèo khó của học trò và thiếu thốn của người dân trên địa bàn, nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã vượt suối sâu, đèo cao với bao cung đường gập ghềnh để đến từng bản làng xa xôi thuyết phục, vận động phụ huynh cho con em đến trường.Chính những tháng ngày gian khó đã gắn kết, thôi thúc giáo viên tìm tòi giải pháp thích hợp để vừa bảo đảm việc dạy trên lớp, vừa có thời gian gần gũi, nắm bắt tâm tư, lực học của học sinh để từ đó có phương pháp giảng dạy hiệu quả.Để đáp ứng yêu cầu từng bước đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học, năm 2013-2014, nhà trường tiếp tục được nâng cấp hoàn thiện giai đoạn 2 về cơ sở hạ tầng, nhiều hạng mục công trình được bổ sung với 50 phòng ký túc, nhà đa năng, nhà ăn, các phòng học chức năng, thư viện, phòng thiết bị, nhà làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, dãy nhà công vụ với 14 phòng, các hạng mục dụng cụ thể thao được đa dạng hóa. Đến nay, quy mô nhà trường được mở rộng với 12 lớp học, 420 học sinh và 46 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cơ sở vật chất hoàn thiện, tập thể nhà trường tiếp tục nỗ lực phấn đấu đạt các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.Để các em chuyên tâm học tập, ngoài giờ học trên lớp, mỗi thầy, cô giáo còn dành thời gian dạy các em học cách ăn, nếp ở, sắp xếp đồ dùng sinh hoạt. Học sinh nào ốm, gia đình em nào có việc, giáo viên chủ nhiệm đều nắm bắt để chăm lo, động viên học sinh và cả phụ huynh. Cứ như thế, các thầy, cô lặng lẽ làm mà không một lời đếm việc, kể công.Với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể giáo viên nhà trường, tinh thần vượt khó học tập của hàng nghìn học sinh, tròn 11 năm sau ngày thành lập, năm học 2014-2015, Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT huyện Mường Nhé chính thức được Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trao bằng công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia và là trường đầu tiên trong khối trung học phổ thông trên địa bàn huyện được nhận danh hiệu này.Tiếp bước thành quả, kinh nghiệm dạy và học, đến nay, nhà trường không ngừng đầu tư chuyên môn vào các hoạt động giáo dục mũi nhọn trọng điểm như ôn tốt nghiệp trung học phổ thông, ôn thi học sinh giỏi. Công tác quản lý nội trú luôn được quan tâm, học sinh được chăm sóc bảo đảm về chế độ dinh dưỡng, sức khỏe bằng việc tăng cường luyện tập các môn thể thao: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá sau giờ học.Việc giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh qua hoạt động lao động cải tạo trường lớp, trồng rau tăng gia sản xuất, tổ chức các cuộc thi mang tính sáng tạo, các phong trào thi đua cụ thể, gắn với thi đua dạy và học...Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT huyện Mường Nhé đã từng bước đổi mới toàn diện, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. 5 năm gần đây chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh trong trường có sự tiến bộ rõ rệt: Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt hơn 90%; tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt hơn 60%; 8 năm học liền kề, trường luôn đạt tỷ lệ 100% số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT.Đặc biệt trong các cuộc thi chuyên môn cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhà trường đã đạt nhiều giải cao: Năm học 2016-2017 có 1 giải khuyến khích cấp quốc gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai; năm học 2017-2018 trường có 1 Giải nhất cấp quốc gia thi tích hợp liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn. Năm học 2019-2020 có 1 Giải ba thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, 1 Giải ba cuộc thi cấp quốc gia An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai. Năm học 2020-2021 có 2 Giải ba cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Đáng ghi nhận, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2022-2023 nhà trường đạt 61 giải, tăng 10 giải so với năm học 2021-2022; năm 2023-2024 trường đạt 64 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, trở thành trường đứng đầu trong khối các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông vùng huyện có nhiều học sinh đạt giải cao.Nhờ sự tận tụy, tình cảm thương yêu và sự dày công chăm bẵm của các thầy, cô giáo rất nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, nhiều học sinh đỗ các trường đại học tốp đầu. Nhiều em sau khi học các trường chuyên nghiệp đã trở về Mường Nhé làm việc, trở thành giáo viên, công chức xã tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng quê hương. Điển hình là em Giàng Thị Duyên, học sinh khóa đầu tiên của trường hiện là Phó Bí thư Huyện đoàn Mường Nhé, là cán bộ trẻ được quy hoạch nguồn kế cận của địa phương.Kiên định mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần đào tạo ra nguồn cán bộ, lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số có đủ đức, đủ tài góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT huyện Mường Nhé tiếp tục chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi những môn văn hóa cơ bản, đồng thời có các biện pháp giúp học sinh yếu kém; phấn đấu tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp đạt 100%; nâng cao tỷ lệ đỗ các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
https://nhandan.vn/su-hoc-o-mai-truong-vung-bien-con-nhieu-gian-kho-post804909.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "nghèo khó và thiếu thốn", "khắc phục khó khăn", "nâng cấp đổi mới", "đào tạo con em thiểu số", "đạt nhiều thành tích" ] }
12 tỉnh chưa có nghị quyết hỗ trợ giáo viên mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp
NDO -Tính đến ngày 30/11/2023, cả nước có 51 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân hỗ trợ giáo viên mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp; trong đó có ba tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay, chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp được thực hiện theo Điều 10, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP. Trong đó, các đối tượng được hỗ trợ là giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp.Các giáo viên mầm non bảo đảm điều kiện: Có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non theo quy định; có hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.Giáo viên mầm nonbảo đảm các điều kiện được hỗ trợ tối thiểu 800 nghìn đồng/tháng. Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế trong năm học.Mức hỗ trợ trên nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Mức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố quyết định.Tính đến ngày 30/11/2023, cả nước mới có 51 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dânhỗ trợ giáo viên mầm nondân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp. Trong đó, có ba tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ cao hơn mức tối thiểu theo quy định của Nghị định 105/2020/NĐ-CP, gồm: Hà Nội và Quảng Ninh hỗ trợ 1,2 triệu đồng/giáo viên/tháng; Hải Phòng mức hỗ trợ 1 triệu đồng/giáo viên/tháng; có 48 tỉnh, thành phố có mức hỗ trợ bằng mức tối thiểu theo quy định của Nghị định 105/2020/NĐ-CP là 800 nghìn đồng/giáo viên/tháng.12 tỉnh chưa có Nghị quyết Hội đồng nhân dân hỗ trợgiáo viên mầm nondân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Cà Mau.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản theo thẩm quyền quy định mức hỗ trợ cụ thể và hướng dẫn các cấp quản lý triển khai thực hiện chính sách. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách ở địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc về cách xác định đối tượng, địa bàn được hưởng chính sách, thủ tục thực hiện…Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đẩy mạnh hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, các cấp quản lý trong quá trình triển khai thực hiện chính sách nhằm giúp cha mẹ trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và cán bộ quản lý giáo dục các cấp triển khai chính sách bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng và đúng các quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/13-tinh-chua-co-nghi-quyet-ho-tro-giao-vien-mam-non-dan-lap-tu-thuc-o-dia-ban-co-khu-cong-nghiep-post790484.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "nghị quyết", "giáo viên mầm non", "dân lập", "tư thục", "khu công nghiệp" ] }
Điểm chuẩn vào lớp 10 Trường chuyên Đại học Sư phạm năm 2024
NDO -Điểm trúng tuyển kỳ thi vào lớp 10 của Trường trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm vừa được công bố, lớp lấy điểm cao nhất là chuyên Hoá học với điểm chuẩn là 27,75. Đáng chú ý, Trường mở phương án 2, xét tuyển vào lớp chuyên Địa lý đối với những thí sinh không trúng tuyển vào 8 lớp chuyên.
Điểm chuẩn trúng tuyển của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của Trường trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm, thuộc Trường đại học Sư phạm Hà Nội cụ thể như sau:Điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Hoá học của Trường cao nhất, lấy 27,75 (tăng tới 2 điểm so với 2023).Cao thứ hai làđiểm chuẩnvào lớp chuyên Toán với 26,75 điểm.Để được xét tuyển, thí sinh phải làm đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế và có điểm thi mỗi môn đạt hơn 2 điểm. Điểm xét tuyển là tổng điểm ba bài thi, môn chuyên nhân hệ số hai.Thời gian phúc khảo bài thi từ ngày 20/6 đến 24/6/2024 (trong giờ hành chính, trừ ngày chủ nhật).Đáng chú ý, Trường mở xét tuyển vào lớp chuyên Địa lý theo Phương án 2 đối với những thí sinh không trúng tuyển vào 8 lớp chuyên.Điều kiện là thí sinh đã tham gia thi đủ 3 môn, không vi phạm quy chế thi, có điểm thi mỗi môn lớn hơn 2, nếu có tổng số điểm hai môn: Ngữ văn chung và Toán chung từ 12 điểm trở lên (≥ 12.00).Thời gian đăng ký xét tuyển từ ngày 20/6 đến 24/6/2024 (trong giờ hành chính, trừ ngày chủ nhật).
https://nhandan.vn/diem-chuan-vao-lop-10-truong-chuyen-dai-hoc-su-pham-nam-2024-post815207.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "điểm chuẩn", "điểm trúng tuyển", "chuyên Sư phạm", "thi lớp 10", "trường chuyên", "xét tuyển", "mùa thi 2024" ] }
Xóa mù chữ cho đồng bào vùng miền núi, dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa
NDO -Ngày 2/4, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy mới ban hành đến 47.593 cán bộ, đảng viên qua gần 800 điểm cầu trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Quán triệt Chỉ thị số 29/CT-TW của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc,xóa mù chữcho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh giáo dục phổ thông; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng nêu rõ, hơn thập niên qua công tác xóa mù chữ cho người lớn có chuyển biến tích cực, khuyến khích người mới biết chữ tiếp tục học tập để không tái mù chữ. Tuy nhiên kết quả xóa mù chữ cho người lớn một số nơi chưa bền vững, nhất là ở vùngđồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quán triệt nội dung chỉ thị.Để nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho người lớn, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội tập trung lãnh chỉ đạo, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là người đứng đầu về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn. Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện, bảo đảm mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ học tập, hoàn thành phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc; chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng thiết yếu cho người mù chữ, duy trì, nâng cao bền vững kết quả xóa mù chữ cho người lớn, chú trọng xóa mù chữ chức năng. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo sự đồng thuận, liên thông, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và nhấn mạnh vai trò chủ đạo, trách nhiệm quản lý nhà nước tăng cường nguồn lực, bảo đảm ngân sách để hoàn thành các mục tiêu về phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ.Cán bộ, đảng viên tham gia học tập tại các điểm cầu trực tuyến.Trên địa bàn 11 huyện miền núi vùng thượng du Thanh Hóa hiện còn 12.430 người từ 15 tuổi đến 60 tuổi mù chữ mức độ 2. Một số huyện có số lượng người mù chữ cao như: Mường Lát 3.203 người, Quan Sơn 2.772 người, Thường Xuân 1.826 người, Thạch Thành 1.430 người, Như Thanh 1.213 người…Đồng bào H'Mông vui múa hát mừng khai giảng lớp học xóa mù chữ.Bộ đội Biên phòng đóng quân tại các huyện vùng cao, biên giới đã và đang tiếp tục tham gia giảng dạy, xóa mù chữ cho người dân khu vực này. Tại huyện vùng cao biên giới Mường Lát, Đồn Biên phòng Trung Lý phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, xã, Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Trung Lý vừa khai giảng lớp học xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho 30 học viên là hội viên phụ nữ và nhân dân bản Tà Cóm, xã Trung Lý; Đồn Biên phòng Tam Chung đang tổ chức lớp học xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho 32 học viên ở bản Suối Phái, xã Tam Chung.Bộ đội Biên phòng tham gia giảng dạy, xóa mù chữ cho người dân bản Tà Cóm, xã Trung Lý.Cùng với việc triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là các nội dung Dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực vùng dân tộc, miền núi; hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đang tham mưu, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định nội dung, mức chi hỗ trợ để khuyến khích người dân tham gia học xóa mù chữ. Theo đó, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học tập, hoàn thành chương trình xóa mù chữ dự kiến được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người để hoàn thành mỗi giai đoạn xóa mù chữ.Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình xóa mù chữ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 các học viên học các môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, tổng 1.005 tiết; Giai đoạn 2 các học viên học các môn: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, tổng 949 tiết.Bước đầu ngân sách tỉnh cần bố trí 5,4 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ 3.000 lượt người ở vùng miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh hoàn thành chương trình xóa mù chữ trong giai đoạn 2024-2025.
https://nhandan.vn/xoa-mu-chu-cho-dong-bao-vung-mien-nui-dan-toc-thieu-so-o-thanh-hoa-post802755.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Thanh Hóa", "xóa mù chữ", "dân tộc thiểu số" ] }
Không có việc lộ đề thi Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội
NDO -Sau buổi thi môn Ngoại ngữ chiều 8/6, dư luận xuất hiện tin đồn đề thi môn Ngữ văn củaKỳ thi tuyển sinh lớp 10tại Hà Nội bị lộ vào 5 giờ ngày 8/6, trước khi kỳ thi diễn ra. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định, không có việc lộ đề thi Ngữ văn, Sở đã đề nghị cơ quan công an điều tra, xác minh thông tin trên mạng xã hội không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng tới thí sinh dự thi.
Sau buổi thi môn Ngoại ngữ chiều 8/6, dư luận xuất hiện tin đồn đề thi mônNgữ văncủa Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội bị lộ vào 5 giờ ngày 8/6, trước khi kỳ thi diễn ra. Sự việc khiến Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phải thay đề và dùng đề dự phòng cho cả 3 môn thi.Về việc này, sáng 9/6, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh năm học 2024 - 2025 thành phố Hà Nội khẳng định: Không có việc lộ đề thi Ngữ văn tại Hà Nội.“Việc xây dựng, in sao và vận chuyển đề thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, đúng quy chế thi và bảo đảm bảo mật tuyệt đối. Toàn bộ quy trình này có sự tham gia giám sát của lực lượng an ninh. Đề thi được bàn giao tới các điểm thi vào ngày 7/6, trước ngày thi chính thức 1 ngày. Phòng bảo quản đề thi tại 201 điểm thi trên địa bàn thành phố đều có lực lượng công an và hệ thống camera an ninh giám sát 24/24 giờ. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đề nghị cơ quan công an điều tra, xác minh thông tin trên mạng xã hội không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng tới thí sinh đang dự thi”, ông Trần Thế Cương thông tin thêm.Trước đó, vào tối 8/6, sau khi thí sinh Hà Nội hoàn thành hai môn Ngữ văn và Ngoại ngữ của Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, mạng xã hội có thông tin lộ đề thi Ngữ văn.Theo thông tin đăng tải, đề thi Ngữ văn ban đầu có sử dụng ngữ liệu trong tác phẩm "Bếp lửa" của tác giả Bằng Việt, câu nghị luận bàn về “lòng dũng cảm”.Tuy nhiên do đề thi bị lộ, cho nên vào 5 giờ ngày 8/6, trước giờ thi môn Ngữ văn, toàn bộ đề thi đã được thay mới, kể cả đề thi môn Toán và môn tiếng Anh.Sáng 9/6, khi kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tại điểm thi Trường Trung học Phổ thông Yên Hòa (quận Cầu Giấy), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc và toàn diện của Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh quận Cầu Giấy; đồng thời nhắc nhở các cán bộ, giáo viên, nhân viên của điểm thi tiếp tục làm việc nghiêm túc, đúng quy chế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong buổi thi cuối cùng.Trò chuyện, động viên thí sinh trước giờ vào thi môn Toán, ông Trần Thế Cương một lần nữa khẳng định thông tin Hà Nội lộ đề Ngữ văn là không chính xác, thí sinh hoàn toàn yên tâm làm bài thi.Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh các cấp và các thầy, cô giáo sẽ tiếp tục duy trì các điều kiện thuận lợi, an toàn và nghiêm túc để thí sinh làm bài.
https://nhandan.vn/khong-co-viec-lo-de-thi-ngu-van-vao-lop-10-tai-ha-noi-post813460.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "không bị lộ đề thi ngữ văn vào lớp 10", "kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội", "bào thơ \"Bếp lửa\" của Bằng Việt", "Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương" ] }
Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK
NDO -Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK giữa Trường đại học Phenikaa và Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán ngữ (Bắc Kinh), Trung Quốc.
Theo Quyết định số 1537/QĐ-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt liên kết tổ chức thi cấpchứng chỉ tiếng TrungHSK giữa đơn vị phía Việt Nam là Trường đại học Phenikaa với bên nước ngoài là Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán ngữ (Bắc Kinh), Trung Quốc.Địa điểm tổ chức thi là nhà A2 và A6, Trường đại học Phenikaa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Hà Nội). Hình thức thi gồm bài thi trên giấy và bài thi trên máy tính. Chứng chỉ được cấp có tên gọi là HSK Test Score Report.Thời hạn hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK giữa 2 đơn vị tính từ ngày 30/5/2024 đến hết ngày 31/10/2026.
https://nhandan.vn/phe-duyet-lien-ket-to-chuc-thi-cap-chung-chi-tieng-trung-hsk-post813023.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "HSK", "Chững chỉ tiếng Trung", "liên kết thi", "cấp chứng chỉ", "đại học Phenikaa", "Hán ngữ", "khảo thí" ] }
Khẳng định vị thế dẫn đầu trong nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực giao thông vận tải
NDO -Chiều 8/5, Cơ quan Thường trựcBáo Nhân Dântại Thành phố Hồ Chí Minh và Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (UTH) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị.
Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học đa ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải lớn nhất phía nam.Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực giao thông vận tải như hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sông, đường sắt...Với bề dày truyền thống hơn 35 năm và giá trị cốt lõi “Đoàn kết-Nhân văn-Chất lượng-Sáng tạo-Hội nhập”, thời gian qua, trường đã đạt được những thành tích nổi bật trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ sở vật chất...Tại lễ ký kết, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết,Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minhlà trường công lập với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhận lực cho lĩnh vực giao thông vận tải phía nam.Việc Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng hành cùng với Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh góp phần cho nhà trường nắm vững những vấn đề lý luận, Nghị quyết của Đảng, giúp cho trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ký kết thỏa thuận hợp tácTheo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Phương, hướng đến 2 ngày kỷ niệm: Ngày thành lập Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 18/5), và kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6). Sự kiện ký kết hợp tác giữa hai đơn vị ngày hôm nay càng có ý nghĩa rất quan trọng.Đồng chí Lê Nam Tư, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng rằng, sự hợp tác thông tin tuyên truyền mà hai đơn vị thực hiện sẽ tiếp tục đưa thương hiệu của nhà trường lan tỏa hơn nữa.Qua đó, khẳng định vị thế Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị dẫn đầu về nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải ở khu vực phía nam.Với thế mạnh của mình, Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đề ra các giải pháp để triển khai phối hợp, thực hiện các nội dung hợp tác đạt kết quả cao nhất.Tại buổi lễ, hai bên đã tiến hành lễký kết thỏa thuận hợp tác. Mục tiêu chương trình hợp tác là hai bên cùng thống nhất hợp tác trên cơ sở phát huy khả năng và thế mạnh của mỗi bên về năng lực, kinh nghiệm, nguồn lực, đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở đào tạo, cơ sở dịch vụ.Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh tặng Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh bức tranh nhân ngày hai bên ký kết hợp tác.Cùng phối hợp, hỗ trợ và ưu tiên lẫn nhau trong các hoạt động đào tạo, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của các bên; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn theo khả năng và nhu cầu thực tế của hai đơn vị.Thống nhất hỗ trợ nhau trong hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm dịch vụ nhằm gia tăng giá trị, năng lực, uy tín, thương hiệu của các bên.Cùng hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, củng cố vị thế và tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực cốt lõi của mỗi bên, cũng như các lĩnh vực mà 2 cùng quan tâm.Dịp này, Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh tặng Ban Giám hiệu Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh bức tranh Bác Hồ đọc Báo Nhân Dân.
https://nhandan.vn/khang-dinh-vi-the-dan-dau-trong-nghien-cuu-dao-tao-linh-vuc-giao-thong-van-tai-post808414.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Thành phố Hồ Chí Minh", "Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh", "ký kết thỏa thuận hợp tác", "Báo Nhân Dân" ] }
Đà Nẵng: Tiếp tục cho học sinh nghỉ học ngày 16/10 do mưa lớn
NDO -Chiều 15/10, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phốĐà Nẵngđã có thông báo cho trẻ mầm non, học sinh, học viên học sinh toàn thành phố nghỉ học ngày thứ 2 (16/10) do mưa lớn.
Theo đó, theo thông tin dự báo khí tượng thủy văn, ngày 16/10 trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to, gâyngập úng nhiều nơi.Nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị, trường học cho trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học ngày 16/10. Các trường đại học tư thục căn cứ tình hình thực tế, chủ động quyết định việc đi học của sinh viên.Tin liên quanChung sức, đồng lòng giúp dân vượt qua thiên tai, mưa lũSở Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng đề nghị các trường học trực ban 24/24 giờ với phương châm “bốn tại chỗ”; thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến tình hìnhmưa lớn, giữ liên lạc qua nhiều kênh để ứng phó an toàn, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra.Ngoài ra, các trường chủ động khẩn trương tổ chức dọn dẹp, vệ sinh trường lớp khi nước rút, mưa ngớt. Trong trường hợp diễn biến thời tiết còn phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố sẽ có thông báo nghỉ học tiếp theo.Dự kiến thành phố sẽ vẫn còn mưa, một số khu vực nước chưa rút hết.Nhiều ngày qua, khi xảy ra mưa lớn, trên địa bàn thành phố đã có 48 phường/7 quận, huyện bị ngập lụt tại các khu vực trũng thấp khoảng từ 30-50cm, có nơi ngập 100-150cm.Tính đến sáng 15/10, vẫn còn một số khu vực ở Thanh Khê, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang ngập. Thành phố đã sơ tán 6.835 người (tập trung: 372 người, tại chỗ: 6.463 người).Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, từ ngày 15/10 đến sáng 16/10, trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa to, rất to và dông. Tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm, có nơi trên 500mm.Từ ngày 16-17/10, còn tiếp tục mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm, có nơi hơn 200mm.
https://nhandan.vn/da-nang-tiep-tuc-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-ngay-1610-do-mua-lon-post777738.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Đà Nẵng", "mưa lớn", "ngập úng", "học sinh nghỉ học", "học sinh nghỉ học do mưa lớn" ] }
Báo Nhân Dân tặng 50 máy tính bảng cho học sinh nghèo Bắc Kạn
NDO -Ngày 19/10, tạiBắc Kạn, Báo Nhân Dân đã trao 50 máy tính bảng cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn để tặng các học sinh nghèo vượt khó của tỉnh.
Tại sự kiện, đồng chí Vũ Hoàng Vĩnh, Chánh Văn phòngBáo Nhân Dânnhấn mạnh, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, Ban Biên tập Báo Nhân Dân luôn xác định và đẩy mạnh thực hiện các hoạt động an sinh xã hội.Thời gian qua, Báo Nhân Dân đãhỗ trợnhiều gia đình chính sách, học sinh nghèo học giỏi ở nhiều địa phương. Báo Nhân Dân cũng luôn đồng hành, chia sẻ với những khó khăn của tỉnh Bắc Kạn.Đồng chí cho biết, Báo Nhân Dân mong muốn số máy tính bảng hỗ trợ tỉnh đợt này sẽ giúp một phần cho các em học sinh nghèo có thêm điều kiện học tập để vươn lên trong cuộc sống.Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn đã chia sẻ với đoàn công tác của Báo Nhân Dân về tình hình của tỉnh nói chung và ngành giáo dục nói riêng.Đồng chí nhấn mạnh, ngành giáo dục của Bắc Kạn còn gặp nhiềukhó khăn, nhất là các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn các phương tiện kỹ thuật số phục vụ học tập.Đồng chí cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của Báo Nhân Dân và cam kết sẽ lựa chọn đúng đối tượng để chuyển số máy tính bảng này tới các em học sinh, các điểm trường vùng sâu, vùng xa phục vụ công tác dạy và học trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-tang-50-may-tinh-bang-cho-hoc-sinh-ngheo-bac-kan-post778354.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Bắc Kạn", "Báo Nhân Dân", "học sinh nghèo", "máy tính bảng" ] }
Hà Nội: Thêm 12 trường công bố chỉ tiêu lớp 10
NDO -12 trường trung học phổ thông tư thục và công lập tự chủ vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 trong đợt 2 với tổng chỉ tiêu là 3.210 học sinh.
12 trường trung học phổ thông được giao chỉ tiêu đợt này (đợt 2) gồm 11 trường tư thục và 1 trường công lập tự chủ. Đây là những trường chưa được giao chỉ tiêu trong đợt 1.Như vậy trong năm học 2024-2025, thành phố sẽ có thêm 3.210 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10.Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT tư thục và công lập tự chủ năm 2024-2025 (đợt 2)Trước đó, vào ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của8 trường trung họcphổ thông công lập tự chủ và85 trường trung họcphổ thông tư thục. 85 trường tư thục năm nay được giao tuyển mới 673 lớp với 29.636 chỉ tiêu.Học sinh, cha mẹ học sinh tham khảo thông tin chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh của các trường trung học phổ thông tư thục để có sự lựa chọn phù hợp. Học sinh, cha mẹ học sinh lưu ý, những trường tư thục được giao chỉ tiêu mới được phép tuyển sinh.
https://nhandan.vn/ha-noi-them-12-truong-cong-bo-chi-tieu-lop-10-post811862.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "chỉ tiêu tuyển sinh", "tuyển sinh lớp 10", "trường tư thục", "công lập tự chủ", "thi 10 Hà Nội" ] }
Đại học Quốc gia Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
NDO -Ngày 10/12, tại Hòa lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Chính phủ ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội và 117 năm truyền thống (1906-2023); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư và lẵng hoa chúc mừng. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và trao phần thưởng cao quý.Tại buổi lễ, Giám đốcĐại học Quốc gia Hà Nội, GS, TS Lê Quân đã trân trọng đọc thư chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Kế thừa và tiếp nối 117 năm truyền thống từ Đại học Đông Dương (năm 1906), Trường đại học Việt Nam (năm 1945) và Trường Đại học Tổng hợp (năm 1956), sau 30 năm phấn đấu xây dựng và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, trở thành trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học đa ngành lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng hàng đầu của đất nước, được quốc tế đánh giá và xếp hạng cao, có vai trò nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, Tổng Bí thư ghi nhận, chúc mừng, biểu dương và cảm ơn Đại học Quốc gia Hà Nội về những kết quả đã đạt được trong những năm qua, nhất là từ khi thuyên chuyển trụ sở chính lên khu đô thị mới Hòa Lạc.Tổng Bí thư khẳng định: “Nghị quyết số 45-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới đã đề ra nhiệm vụ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực để phát triển cơ sở giáo dục đại học đạt trình độ tiên tiến, trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới vào năm 2030. Vì vậy, tôi tin tưởng và mong rằng tập thể thầy và trò Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ phát huy trí tuệ, lòng nhiệt huyết, niềm đam mê và sức sáng tạo để hoàn thành thắng lợi mục tiêu nêu trên”.Tôi tin tưởng và mong rằng tập thể thầy và trò Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ phát huy trí tuệ, lòng nhiệt huyết, niềm đam mê và sức sáng tạo để hoàn thành thắng lợi mục tiêu.Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTrong bức thư, Tổng Bí thư chúc Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục giữ vững vị thế hàng đầu quốc gia, từng bước vươn lên trên bản đồ các đại học hàng đầu châu Á và thế giới; sớm xây dựng thành côngKhu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nộitại Hòa Lạc thông minh, hiện đại, bền vững, ngang tầm khu vực.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trao phần thưởng cao quý Huân chương Lao động hạng Nhất và phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định: Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, tự hào trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước; trở thành cơ sở giáo dục đại học có uy tín lớn trong nước và khu vực, từng bước xác lập và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.Đồng chí Đỗ Văn Chiến phát biểu ý kiến tại buổi lễĐồng chí Đỗ Văn Chiến cũng cho biết, Hội nghị Trung ương 8 vừa qua đã ban hành Nghị quyết số 45 về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Trong đó xác định rõ phải tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực để phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới vào năm 2030. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực, giải pháp để đất nước ta có đội ngũ trí thức lớn mạnh, đủ sức tham mưu, hiến kế cho Đảng, Nhà nước giải quyết hiệu quả những vấn đề khó, mới đặt ra trong thực tiễn. Đúng như khẩu hiệu đặt ra cho Đại học Quốc gia Hà Nội: Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội đổi mới sáng tạo, trách nhiệm quốc gia, phát triển bền vững.Vì vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 và các chủ trương đường lối của Đảng; dành tâm sức xây dựng trình Chính phủ xem xét, phê duyệt các giải pháp về cơ chế và nguồn lực để phát huy mọi tiềm năng của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó xây dựng Khu Đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc trở thành niềm tự hào, tiêu biểu cho trí tuệ, nơi khởi nguồn cảm hứng học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hợp tác phát triển, xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội thành cơ sở giáo dục đào tạo có danh tiếng trong nước, khu vực và quốc tế.Quang cảnh buổi lễChủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng tin tưởng và mong muốn Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ thực hiện tốt hơn nữa công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng để Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh, thật sự là hạt nhân chính trị, lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao; Đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, đồng lòng, chung sức xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội là 1 trong những biểu tượng sinh động tiêu biểu cho trí thông minh, sức sáng tạo, nhân nghĩa, nhân tình của con người Việt Nam.Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành một đại học đa ngành, đa lĩnh vực với chín trường đại học và năm viện nghiên cứu do Thủ tướng Chính phủ thành lập; bảy trường, khoa, viện, trung tâm nghiên cứu trực thuộc; 14 đơn vị dịch vụ hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học cùng hai bệnh viện, bốn trường phổ thông chuyên và chất lượng cao.Đại học quốc gia Hà Nội hiện có gần 5.200 viên chức và người lao động, trong đó số giảng viên và cán bộ nghiên cứu hơn 2.700 người với 556 GS, PGS và 1700 TS. Số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ của Đại học Quốc gia Hà Nội chiếm hơn 62%, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, có uy tín lớn trong và ngoài nước; có thứ hạng cao trong nhóm các nhà khoa học ảnh hưởng trên thế giới, đạt nhiều giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh cũng như các giải thưởng khoa học quốc tế danh giá.Đến nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có hơn 500 chương trình đào tạo, gồm 190 chương trình đại học và hơn 300 chương trình sau đại học. Quy mô đào tạo khoảng gần 60 nghìn người học, trong đó có khoảng 1.000 sinh viên quốc tế. Trong 30 năm qua, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo gần 230 nghìn cử nhân, gần 43 nghìn thạc sĩ và 3.000 tiến sĩ.Học sinh Trung học phổ thông chuyên đã giành được hơn 300 Huy chương tại các kỳ Olympic quốc tế. Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội có hơn 1700 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, tiếp tục duy trì mức tăng trên 16% hằng năm. Nhiều công trình được tặng những giải thưởng lớn, trong đó có 18 giải thưởng Hồ Chí Minh, 13 giải thưởng Nhà nước, ba giải thưởng quốc tế, bốn giải thưởng Tạ Quang Bửu và hàng chục giải thưởng khoa học có uy tín khác.Đại học Quốc gia Hà Nội đã xác lập vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín và luôn duy trì vị trí trong nhóm 1.000 đại học hàng đầu thế giới. Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành đại học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng về Cải tiến chất lượng của tổ chức xếp hạng QS với sáu lĩnh vực được xếp hạng từ 350-600 thế giới. Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng trong nhóm 401–600 thế giới theo tiêu chí của bảng xếp hạng THE Impact Rankings trong đó chỉ số Chất lượng Giáo dục đạt vị trí 70 thế giới (thứ 5 Đông Nam Á và thứ 1 ở Việt Nam).
https://nhandan.vn/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat-post786820.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Đại học Quốc gia Hà Nội", "30 năm Ngày Chính phủ ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội", "Huân chương Lao động hạng Nhất", "Khu Đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội", "Nghị quyết số 45-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII" ] }
Sôi nổi ngày hội hướng nghiệp trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 13/4,Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minhtổ chức Ngày hội hướng nghiệp, tuyển dụng và tư vấn tuyển sinh (ULAW CAREER DAY) 2024. Sự kiện thu hút hàng nghìn sinh viên, học sinh và đông đảo các cơ quan, doanh nghiệp tham gia.
Ngày hội diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như: tổ chức cho học sinh trung học phổ thông tham quan nhà trường; tìm hiểu các ngành học và tham gia các hoạt động trong ngày hội; tọa đàm hướng nghiệp “Những câu chuyện nghề luật”; phỏng vấn, tuyển dụng tại các gian hàng của các đơn vị tham gia.Ban Tổ chức còn tổ chức chương trình tư vấn các thông tin về du học và chứng chỉ ngoại ngữ chosinh viên; hội sách ưu đãi đặc biệt cho sinh viên, học sinh…Ngày hội là một trong những cơ hội giúp sinh viên tiếp cận những thông tin bổ ích về cơ hội nghề nghiệp, quy trình, điều kiện tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động. Từ đó, giúp sinh viên có được sự định hướng, chuẩn bị cần thiết về nghề nghiệp trước khi tham giathị trường lao động.Tin liên quanTrường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đạt chất lượng giáo dục cấp cơ sởPhát biểu tại ngày hội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, với xu thế phát triển đa dạng như hiện nay, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Nhà trường, xác định phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó pháp luật là lĩnh vực trọng tâm, tiếp tục khẳng định là một trong hai cơ sở đại học trọng điểm trong cả nước đào tạo cán bộ về pháp luật, chú trọng phát triển đào tạo sau đại học. Qua đó, đào tạo đội ngũ chuyên gia pháp lý, cung cấpnguồn nhân lựcchất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và toàn xã hội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại ngày hội.Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Việt Dũng, thông qua ngày hội, nhà trường sẽ gắn kết hơn nữa với các đối tác chiến lược đã có, cũng như sẽ ký kết hợp tác thêm với các đơn vị mới để tăng cường các hoạt động trao đổi, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, tạo cơ hội cho sinh viên tìm kiếm các cơ hội việc làm từ các đơn vị, doanh nghiệp, công ty luật…Theo kết quả khảo sát tỷ lệ sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh có việc làm sau khi tốt nghiệp trong vòng 12 tháng, năm 2022, tỷ lệ sinh viên có việc làm chiếm gần 92%, năm 2023 chiếm khoảng 87%.Để có được kết quả trên, trong quá trình học tập, ngoài việcđào tạo kiến thứcchuyên môn chuyên sâu, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh còn chú trọng đào tạo, trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc theo yêu cầu thực tiễn của xã hội.Trong khuôn khổ ngày hội, nhà trường đã ký kết biên bản hợp tác với các đối tác để tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác nghiên cứu khoa học; tài trợ quỹ học bổng cho sinh viên...
https://nhandan.vn/soi-noi-ngay-hoi-huong-nghiep-truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-ho-chi-minh-post804560.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh", "Ngày hội hướng nghiệp", "tuyển dụng", "tư vấn tuyển sinh", "tỷ lệ sinh viên có việc làm" ] }
Học sinh Thừa Thiên Huế tiếp tục nghỉ học đến ngày 17/11 do mưa lũ
NDO -Do tình hìnhmưa lũcòn diễn biến phức tạp, nhiều vùng trên địa bàn tỉnh nước vẫn còn ngập sâu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo học sinh tiếp tục nghỉ học đến 17/11.
Sáng 16/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnhThừa Thiên Huếcho biết, do diễn biễn phức tạp của lũ, nước lụt vẫn còn cao đang chưa rút nên học sinh trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục được nghỉ học trong các ngày 16 và 17/11.Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các trung tâm và Hiệu trưởng các trường thông báo để học sinh, giáo viên và phụ huynh biết, thực hiện nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên và chủ động của phụ huynh.Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở huyện Nam Đông bị ngập. (ảnh: CTV)Riêng đối với một số địa bàn nước đã rút hoặc không thuộc vùng ngập lụt, giao Hiệu trưởng các trường và Giám đốc các trung tâm tự đánh giá mức độ an toàn và đảm bảo an toàn đi lại của học sinh, giáo viên để quyết định thông báo và tổ chức cho học sinh đi học trở lại.Trước đó, do mưa lớn gây ngập úng cục bộ nên học sinh toàn huyện Nam Đông được nghỉ học trong ngày 14/11. Một số vùng khác như huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà cũng có một số điểm trường phải nghỉ học từ ngày 14/11 do mưa lớn gây ngập đường.Trường THCS Thủy Biều (TP Huế) nước lũ ngập sâu ngày 15/11. (Ảnh: ĐD)Trên huyện miền núi Nam Đông, mưa lớn gây ngập nhiều nơi nên học sinh toàn huyện được nghỉ học trong ngày 14/11. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông Lại Quốc Trình cho biết, dù các trường học không bị ngập nhưng nhiều tuyến đường dẫn đến các điểm trường trên địa bàn huyện đã ngập nhiều đoạn, nhất là các đập tràn nên rất nguy hiểm. Vì vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.Một số vùng khác thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và thị xã Hương Trà cũng có nhiều điểm trường phải nghỉ học từ 2 ngày trước do mưa lớn gây ngập đường. Các trường tiểu học, trung học cơ sở và mầm non ở Hương Toàn và Hương Xuân thuộc thị xã Hương Trà cũng tạm nghỉ trong ngày 14/11. Ở huyện Quảng Điền, một số trường ở Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phú… cũng cho học sinh nghỉ học do đường ngập.Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, toàn TP Huế có 85% tuyến đường của 36 phường, xã đã bị ngập bình quân từ 0,5 đến 1,2m. Nhiều huyện, thị trong tỉnh cũng xảy ra tình trạng ngập úng diện rộng.Mưa lớn chỉ trong hơn 24 tiếng đồng hồ với lượng mưa gần 1.000mm tại huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) trong ngày 14/11 đã khiến cho nước lũ đổ về sông Hương với cường độ lớn gây ngập lụt trên diện rộng.Hiện tại nước lũ đang xuống dần, một số trường trên địa bàn đã huy động các thầy, cô giáo tổng vệ sinh trường lớp để tổ chức cho học sinh đi học trở lại. (Ảnh: MH)Từ sáng 15/11, toàn bộ 28 phường, xã thuộc TP Huế đã ngập sâu từ 0,4-1m. Các tuyến giao thông tê liệt toàn bộ. Nhiều địa phương khác như thị xã Hương Thủy, Hương Trà, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc... cũng ngập nặng.Dự báo từ hôm nay đến ngày 17/11, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 400mm. Mực nước trên các sông duy trì ở mức cao trên báo động III, gây ngập lụt diện rộng.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-thua-thien-hue-tiep-tuc-nghi-hoc-den-ngay-1711-do-mua-lu-post782811.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "nước ngập sâu", "lũ lụt diễn biến phức tạp", "học sinh nghỉ học", "Thừa Thiên Huế" ] }
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn 3 phương thức xét tuyển sớm
NDO -Chiều 20/6, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) công bố điểm chuẩn 3 phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Mặt bằng điểm tăng mạnh so với năm 2023 ở cả cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và ở Phân hiệu Vĩnh Long.
Các phương thứcxét tuyển sớmcủa Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa tuyển sinh đại học chính quy 2024 bao gồm:Phương thức 3-Xét tuyển học sinh giỏi (PT3): điểm xét tuyển là điểm quy đổi từ kết quả học tập cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 với một số tiêu chí không bắt buộc (chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 6.0 trở lên, đạt giải học sinh giỏi tỉnh/thành phố, học sinh trường chuyên/năng khiếu). Điểm tối đa là 100.Phương thức 4-Xét tuyển quá trình học tập theotổ hợp môn(PT4): điểm xét tuyển là điểm trung bình theo tổ hợp môn của lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 với các tiêu chí tương tự như trên, tối đa cũng 100 điểm.Phương thức 5-Xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đợt 1 năm 2024 (PT5): điểm xét tuyển bằng điểm thi, tối đa là 1.200 điểm.Kết quả xét tuyển cho thấy, điểm chuẩn 56 chương trình đào tạo tăng mạnh so với năm 2023. Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh (mã trường: KSA), điểm chuẩn PT3 dao động từ 48-83, ngành tăng cao nhất là 11 điểm.PT4 từ 49-85 điểm, ngành tăng cao nhất 9 điểm, và PT5 từ 800-995, ngành tăng cao nhất là 40 điểm.Nhóm chương trình Cử nhân tài năng và Cử nhân ASEAN Co-op là 72-73 điểm. Phổ điểm trúng tuyển này tương ứng với các thí sinh đạt thành tích học tập loại giỏi trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 73 điểm trở lên, đa phần là học sinh trường chuyên, học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố.Tại Vĩnh Long (KSV), phổ điểm các PT3, PT4 lần lượt là từ 49, 40, tăng từ 1-8 điểm so với năm 2023 và PT5 là 550-650, tăng 50 điểm. Năm nay, cơ sở này thu hút nhiều thí sinh có kết quả học tập từ loại giỏi trở lên đăng ký hồ sơ xét tuyển.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Hùng, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, mặt bằng điểm chuẩn PT3, PT4 cho thấy đa phần các thí sinh trúng tuyển vào Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tập hợp 3 tiêu chí: học sinh giỏi trở lên; sở hữu chứng chỉ tiếng Anh hoặc giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; thuộc các trường chuyên, năng khiếu.Đặc biệt, năm nay, gần một nửa thí sinh trúng tuyển đạt trình độtiếng Anhtương đương IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 73 điểm trở lên. Đây là cơ sở thuyết phục cho mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao, có năng lực quốc tế của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh-cong-bo-diem-chuan-3-phuong-thuc-xet-tuyen-som-post815325.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh", "UEH", "công bố điểm chuẩn", "đại học chính quy năm 2024", "Phương thức 3", "Phương thức 4", "Phương thức 5" ] }
Đồng Nai đưa vào vận hành phòng thí nghiệm tự động hóa hơn 6,5 tỷ đồng
NDO -Sáng 8/4, Trường Đại học Lạc Hồng,tỉnh Đồng Naiđã tiếp nhận, khai trương Phòng thí nghiệm tự động hóa SMC Automation Lab có trị giá hơn 6,5 tỷ đồng. Toàn bộ kinh phí do Tập đoàn sản xuất thiết bị khí nén và công nghệ tự động hóa (SMC) đến từ Nhật Bản tài trợ.
Trước đó, tháng 6/2023, Trường Đại học Lạc Hồng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn SMC Manufacturing Việt Nam thuộc Tập đoàn SMC Nhật Bản đã ký kết hợp tác chiến lược. Trong đó, có việc SMC Việt Nam tài trợ thiết bị Phòng thí nghiệm tự động hóa SMC Automation Lab cho Trường đại học Lạc Hồng trị giá hơn 6,5 tỷ đồng.Ngoài ra, Đại học Lạc Hồng cũng nhận được sự đồng hành của Công ty Trách nhiệm hữu hạn SMC Manufacturing Việt Nam về tài trợ các gói thiết bị khí nén vàcông nghệ tự động hóacho hoạt động chế tạo robot, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.Đến đầu tháng 4/2024, Công ty Trách nhiệm hữu hạn SMC Manufacturing Việt Nam hoàn thành chuyển giao hoàn chỉnh phòng thí nghiệm cho Trường đại học Lạc Hồng với hàng nghìn thiết bị khí nén, công nghệ tự động hóa hiện đại, tiêu chuẩn cao.Các đại biểu cắt băng đánh dấu mốc chính thức Phòng thí nghiệm tự động hóa đi vào hoạt động.Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn giúp nhà trường đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ giảng viên ngành cơ điện-điện tử về lĩnh vực khí nén và tự động hóa, trang bị các phần mềm giảng dạy vận hành thiết bị khí nén, tự động hóa thực tế.Trong năm 2023 và 2024, Công ty Trách nhiệm hữu hạn SMC Manufacturing Việt Nam còn tài trợ cho sinh viên Trường đại học Lạc Hồng nhiều gói thiết bị khí nén và tự động hóa phục vụ chế tạo robot để tham dự Cuộc thi sáng tạo robocon Việt Nam.Tập đoàn SMC của Nhật Bản hiện đã đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị khí nén và công nghệ tự động hóa tại Khu công nghiệp Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích 26ha và đang tiếp tục mở rộng nhà máy. Đây là một trong những nhà nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp thiết bị khí nén lớn nhất thế giới.Tiến sĩ Lâm Thành Hiển (bên trái), Hiệu trưởng Trường đại học Lạc Hồng tiếp nhận bảng biểu trưng Phòng thí nghiệm trị giá hơn 6,5 tỷ đồng từ đại diện Tập đoàn SMC.Trong khi đó, Đại học Lạc Hồng là trường đại học đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào năm 1997. Từ 70 cán bộ, giảng viên và nhân viên khi mới thành lập, đến nay nhà trường hơn 500 người, trong đó, có 20 giáo sư, phó giáo sư, 72 tiến sĩ, 244 thạc sĩ.Trong hơn 26 năm qua đã có hơn 40 nghìn sinh viên, học viên Đại học Lạc Hồng tốt nghiệp ra trường, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng Nai, khu vực phía nam và cả nước. Hiện nay, Đại học Lạc Hồng đang đào tạo 22 ngành đại học, 8 ngành thạc sĩ và 2 ngành tiến sĩ với 8 nghìn sinh viên, học viên theo học.Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng tham gia thực hành tại Phòng thí nghiệm tự động hóa.Đối với lĩnh vực chuyển giao công nghệ, Đại học Lạc Hồng là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của cả nước trong đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Nhiều năm liền trường đạt giải cao nhất tại cuộc thi Robocon toàn quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhà trường đang phấn đấu xây dựng trở thành trường đại học ứng dụng hàng đầu cả nước vào năm 2030.
https://nhandan.vn/dong-nai-dua-vao-van-hanh-phong-thi-nghiem-tu-dong-hoa-hon-65-ty-dong-post803661.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Phòng thí nghiệm tự động hóa" ] }
Nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam
NDO -Với sự nhanh nhạy và linh hoạt,thanh niên Việt Namđang dần trở thành lực lượng chủ chốt trong việc thúc đẩy kinh doanh số. Số lượng các startup công nghệ và dự án kinh doanh số do thanh niên sáng lập đang ngày càng tăng, minh chứng cho khả năng sáng tạo, khát vọng khởi nghiệp và cơ hội vươn mình trở thành những doanh nhân kinh doanh số thành công.
Sáng 20/12, tại Hà Nội,Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam(Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) phối hợp cùng Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp, Trung tâm hỗ trợ sinh viên (Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức công bố chương trình “Hợp tác nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam” với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và đông đảo học sinh, sinh viên.Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam Nguyễn Phan Huy Khôi cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, kinh doanh số đã trở thành một xu hướng không thể bỏ qua. Với Việt Nam, một quốc gia có dân số trẻ và đang trên đà phát triển, kinh doanh số mở ra nhiều cơ hội và thách thức, đặc biệt đối với thanh niên - lực lượng nòng cốt của sự đổi mới và sáng tạo.Với sự nhanh nhạy và linh hoạt, thanh niên Việt Nam đang dần trở thành lực lượng chủ chốt trong việc thúc đẩy kinh doanh số. Số lượng các startup công nghệ và dự án kinh doanh số do thanh niên sáng lập đang ngày càng tăng, minh chứng cho khả năng sáng tạo, khát vọng khởi nghiệp và cơ hội vươn mình trở thành những doanh nhân kinh doanh số thành công.Bên cạnh những lợi thế và cơ hội, thanh niên Việt Nam cũng như các doanh nghiệp do thanh niên làm chủ đang đối mặt nhiều thách thức như năng lực về nguồn lực tài chính, nền tảng, công nghệ, kỹ năng quản lý, cho đến việc kết nối và hội nhập với thị trường toàn cầu,...Do đó, chương trình “Hợp tác nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam” là một dự án tổng thể nhằm hỗ trợ phong trào khởi nghiệp, nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên trên toàn quốc với các nội dung chính như: hỗ trợ tài liệu, pháp lý, chính sách, hệ sinh thái cho các dự án khởi nghiệp; kết nối các nguồn lực hỗ trợ; hỗ trợ công nghệ, tặng phần mềm quản lý, số hóa các hoạt động bán hàng; các chương trình đào tạo, tư vấn xuyên suốt; các sự kiện online, offline kết nối và xúc tiến thương mại,...Giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam Nguyễn Phan Huy Khôi cũng cho biết, chương trình diễn ra được hỗ trợ, tạo điều kiện về mặt chính sách, cách thức triển khai cùng sự đồng hành của các ban, ngành, tổ chức và đơn vị liên quan. Trong đó, một trong những điểm nhấn là việc tạo cơ hội thuê mặt bằng với chi phí ưu đãi tại các cơ sở ươm tạo, cung cấp không gian làm việc chuyên nghiệp và tiện ích. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trẻ tiếp cận nguồn lực và môi trường làm việc chất lượng cao, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển.Bên cạnh đó, chương trình còn tập trung tư vấn và hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức lớn như: Trung ương Đoàn, Trung ương Hội và các quỹ đầu tư. Sự hỗ trợ toàn diện về sở hữu trí tuệ, nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng và quản trị nội bộ là những yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp trẻ phát triển bền vững,...Chương trình được triển khai dự kiến sẽ mang lại hiệu quả toàn diện như: Hơn 500 dự án được tiếp cận và nhận được ưu đãi trong việc sử dụng các cơ sở ươm tạo và cơ sở vật chất tại các khu làm việc chung; dự kiến 5.000 tài khoản phần mềm quản lý bán hàng được trao tặng tại mỗi tỉnh thành trong năm 2024, mở rộng sang năm 2025 và tăng trưởng qua các giai đoạn sau, hơn 1 triệu cá nhân, tổ chức nhận gói hỗ trợ phần mềm kinh doanh số,...“Tất cả những nỗ lực này góp phần tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh số và khởi nghiệp, mở ra cơ hội cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số đầy hứa hẹn. Với sự hỗ trợ đúng đắn và chiến lược phát triển toàn diện, thanh niên Việt Nam không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế số của quốc gia mà còn có thể vươn ra thị trường toàn cầu, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh doanh số thế giới” - Giám đốc Nguyễn Phan Huy Khôi khẳng định.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao chương trình, đồng thời khẳng định đây là cơ hội để học sinh, sinh viên khởi nghiệp, thể hiện ý tưởng, đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình chuyển đổi, phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, việc các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tìm đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh sẽ là những cơ hội lớn để học sinh, sinh viên nắm bắt cơ hội và phát triển.“Với dân số gần 100 triệu người, tỷ lệ doanh nghiệp hiện còn ít sẽ là cơ hội rất lớn để sinh viên khởi nghiệp. Bộ cũng đang rất quan tâm, thúc đẩy các lĩnh vực khoa học-công nghệ, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, thiết kế vi mạch bán dẫn... Tương lai, mong muốn của đất nước sẽ chế tạo chíp bán dẫn, công nghệ sinh học,... Với xu thế rất lớn trong thời gian tới, kỳ vọng học sinh sinh viên quan tâm nhiều hơn nữa tới các lĩnh vực này, đồng thời, thể hiện quyết tâm, nhiệt huyết và giàu ý tưởng để khởi nghiệp, cố gắng đóng góp vào xu thế phát triển mạnh mẽ đó của đất nước...”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/nang-cao-nang-luc-kinh-doanh-so-cho-20-trieu-thanh-nien-viet-nam-post788424.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "kinh doanh số", "thanh niên Việt Nam", "startup công nghệ", "Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam" ] }
Đắk Lắk linh hoạt tổ chức hoạt động giáo dục thể chất trường học trong điều kiện thời tiết nắng nóng
NDO -Để bảo đảm việc dạy và học của các trường học trên địa bàn trong điều kiệnthời tiết nắng nónggay gắt, ngày 9/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk ban hành Văn bản số 554/SGDĐT-GDTrH-GDTX về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tácgiáo dục thể chấtở trường học.
Những ngày gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời tiết nắng nóng gay gắt, vào buổi trưa nhiệt độ tăng lên 38-39 độ C, trên địa bàn haihuyện biên giới Buôn Đôn và Ea Súpnhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dạy và học của các trường học trên địa bàn.Đặc biệt, trong ngày 8/4, tạiTrường trung học cơ sở Lê Hồng Phong, xã Ea Huar, huyện biên giới Buôn Đôn, trong giờ học thể dục, em H.B.A.Y học sinh lớp 7A bất ngờ ngã xuống đất, sau đó em được giáo viên dạy bộ môn thể dục cùng các bạn học sinh của lớp đưa em vào phòng y tế của trường để sơ cấp cứu ban đầu, sau đó nhà trường đã đưa em H.B.A.Y đến Bệnh viện đa khoa huyện Buôn Đôn cấp cứu và được chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, em H.B.A.Y đã tử vong.Tin liên quanXây dựng giờ học giáo dục thể chất năng động, sáng tạoĐể bảo đảm việc dạy và học của các trường học trên địa bàn trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, ngày 9/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk ban hành Văn bản số 554/SGDĐT-GDTrH-GDTX về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giáo dục thể chất ở trường học.Do thời tiết nắng nóng gay gắt nên trong giờ ra chơi, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các em học sinh không ra ngoài trời sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.Công văn nêu rõ, do biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; do đó toàn ngành giáo dục sẽ linh hoạt thực hiện công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh phù hợp với yêu cầu thực tế.Cụ thể là điều chỉnh thời gian giảng dạy môn Giáo dục thể chất và tổ chức các hoạt động thể thao trường học; lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp như nơi có nhiều bóng mát, nhiều cây xanh, trong nhà đa năng…; không bố trí các tiết dạy vào tiết thứ 5 của các buổi sáng hằng tuần, không dạy ghép 2 tiết/buổi đối với môn Giáo dục thể chất; kiểm tra, rà soát kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất và kế hoạch tổ chức hoạt động thể thao trường học theo hướng phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh…Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc vận dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học và hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực vận động ở học sinh; hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp với thời tiết và thể trạng của học sinh trong quá trình tập luyện…
https://nhandan.vn/dak-lak-linh-hoat-to-chuc-hoat-dong-giao-duc-the-chat-truong-hoc-trong-dieu-kien-thoi-tiet-nang-nong-post803877.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Đắk Lắk", "giáo dục thể chất", "thời tiết nắng nóng", "Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk" ] }
Bảo đảm quyền học tập của con trẻ ở Thanh Hóa
NDO -Cuối tuần qua, nhiều phụ huynh ở thị trấn huyện Triệu Sơn, tỉnhThanh Hóakhông đưa con em đến Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc học tập nhằm phản đối việcsáp nhậptrường. Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn tạm dừng sáp nhập 2 trường tiểu học và phụ huynh tiếp tục cho học sinh đến trường học tập.
Nhiều trường học, quy mô nhỏTrên địa bàn thị trấn Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có 3 trường tiểu học, thu hút 1.413 học sinh theo học tại 47 lớp. Ngoài Trường tiểu học Kim Đồng đã được đầu tư nâng cấp có quy mô tới 30 lớp, hiện có 22 lớp, 714 học sinh học tập; Trường tiểu học Lê Văn Tám tiếp quản cơ sở vật chất rộng rãi, khá khang trang từ 2 trường học ở xã Minh Dân cũ có quy mô 20 lớp, hiện chỉ có 242 học sinh theo học tại 10 lớp.Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc vốn chia tách từ Trường phổ thông cơ sở xã Minh Châu trước đây, hiện có một dãy phòng học 2 tầng cùng 2 khu nhà cấp 4 tạo thành kiến trúc hình chữ L, tọa lạc trên diện tích 6.700m2. Toàn trường có 23 cán bộ, giáo viên, nhân viên và năm học này có 457 học sinh theo học tại 15 lớp học, trung bình 30,5 học sinh/lớp.Một khu lớp học của Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.Thực tiễn cho thấy, việc tồn tại nhiều đơn vị trường học có quy mô nhỏ làm tăng đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập, nhân sự quản lý cùng chi phí hành chính, khó bố trí nguồn lực tập trung, khắc phục bất cập về cơ cấu đội ngũ, thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục: “Các xã có 2 đến 3 trường tiểu học, xem xétsáp nhậpthành một trường nhưng phải bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên”.Căn cứ thực trạng các trường tiểu học ở khu vực thị trấn huyện lỵ cùng dự báo số lượng học sinh trung học cơ sở gia tăng và khảo sát khoảng cách di chuyển của học sinh, Ủy ban nhân dân thị trấn và huyện Triệu Sơn có tờ trình, được Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn thống nhất chủ trương sáp nhập Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Trường tiểu học Lê Văn Tám thành một trường.Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Sơn giao ban với Tập thể Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Triệu Sơn Nguyễn Văn Cận cho biết: Phòng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo cùng cấp có thẩm quyền về chủ trương sáp nhập Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc với Trường tiểu học Lê Văn Tám. Nếu được chấp thuận, bước tiếp theo là xây dựng đề án, phương án sáp nhập, phân luồng học sinh thuận lợi nhất cho học sinh tiểu học theo học tại Trường tiểu học Kim Đồng và Trường tiểu học Lê Văn Tám, bàn giao đất cùng các công trình trên đất của Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho Trường trung học cơ sở Tô Vĩnh Diện.Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn thống nhất chủ trương dừng xây dựng mới Trường trung học cơ sở Tô Vĩnh Diện tại khu đất Nam Đồng Nẫn 3, giao Ủy ban nhân dân thị trấn Triệu Sơn thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng Trường trung học cơ sở Tô Vĩnh Diện tại vị trí cũ, bao gồm diện tích Trường phổ thông cơ sở xã Minh Châu trước đây, đáp ứng số lượng học sinh gia tăng.Bảo đảm quyền học tập của trẻ emMấy ngày cuối tuần qua, nhiều phụ huynh học sinh ở các khu phố thuộc xã Minh Châu cũ không đưa con em đến Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc học tập. Hàng chục người thường tụ tập trước cổng trường, có thời điểm mang theo, căng băng rôn phản đối việc sáp nhập Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc với Trường tiểu học Lê Văn Tám. Người dân không muốn sáp nhập trường, phải đưa, đón con em quá xa; có nhận thức cho rằng chính quyền dồn trường để bán đất và không ít bậc cha mẹ bày tỏ quan điểm cực đoan, nhất quyết không cho con trẻ đi học nhằm phản đối việc sáp nhập trường.Học sinh tập đọc trên lớp.Ông Hà Quang Toàn, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc bộc bạch: Dù đã tích cực tuyên truyền nhưng vẫn có những phụ huynh không đưa con em đến trường học tập, vi phạm quyền học tập của con trẻ. Nhà trường cùng đại diện hội cha mẹ học sinh kiên trì vận động các phụ huynh đưa con em đến trường học tập; giải thích chủ trương sáp nhập 2 trường tiểu học, tạo quỹ đất tập trung có quy mô hơn 12.000m2xây dựng Trường trung học cơ sở Tô Vĩnh Diện khang trang hơn cho con em học tập. Trong phiên họp bất thường gần đây, chi bộ cơ sở cũng quán triệt đến các đảng viên về chủ trương của cấp ủy để mỗi phụ huynh tự giác đưa con em đến trường học tập, vận động các phụ huynh khác cùng làm theo.Khảo sát buổi học chính khóa tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cuối tuần qua, nhiều lớp học có rất ít học sinh nhưng các học sinh bày tỏ miền vui lớn khi được đến lớp, đến trường; thầy cô giáo cùng học sinh nghiêm túc duy trì hoạt động dạy và học. Học sinh Nguyễn Văn Đạt đang theo học lớp 5A hào hứng: “Con rất thích đến lớp, đến trường để được gặp thầy, cô giáo, bạn bè; được học tập, tiếp thu kiến thức để sau này lập thân, lập nghiệp, giúp đỡ bố mẹ”.Cô giáo chăm sóc, hướng dẫn học sinh học tập.Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh, Chủ nhiệm lớp 3C trao đổi: Số lượng học sinh đến lớp không đầy đủ nhưng cô và trò vẫn duy trì hoạt động dạy và học bình thường. Thông tin qua nhóm zalo và giáo viên trực tiếp gọi điện thoại, vận động phụ huynh tạo điều kiện, đưa con trẻ đến trường học tập. Với những học sinh không đến lớp học tập mấy buổi học vừa qua, Ban Giám hiệu nhà trường chưa tổ chức dạy bù nhưng quan điểm của giáo viên là bằng mọi phương thức truyền đạt tri thức cho học sinh, không để học sinh hụt hẫng kiến thức.Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với đại diện Ban cán sự lớp học.Các phụ huynh muốn giữ lại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, tiện lợi đưa, đón con; đó là nguyện vọng chính đáng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn Lê Quang Trung ghi nhận. Tuy nhiên sáp nhập 2 trường tiểu học sẽ mở rộng khuôn viên, từng bước đầu tư xây dựng Trường trung học cơ sở Tô Vĩnh Diện có cơ sở vật chất tốt hơn cho học sinh học tập, đáp ứng yêu cầu hiện tại, dự báo tăng số lượng học sinh trung học cơ sở trong các năm kế tiếp và phù hợp với định hướng xây dựng Triệu Sơn trở thành thị xã tương lai. Dù đã được tuyên truyền, phổ biến, giải thích về chủ trương, quy trình, các bước sáp nhập trường nhưng sau buổi đối thoại, đa số phụ huynh học sinh và người dân vẫn chưa đồng thuận.Thầy giáo hướng dẫn học sinh học tin học.Trước tình hình trên, Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy trước mắt xem xét tạm dừng sáp nhập 2 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Lê Văn Tám.Ủy ban nhân dân thị trấn Triệu Sơn chưa thực hiện lập đề án, phương án sáp nhập trường tiểu học; không thực hiện phương án sáp nhập trường khi chưa lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và nhân dân.Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc vẫn ở nguyên vị trí, tổ chức dạy và học bình thường; tuyên truyền, vận động học sinh không tự ý nghỉ học, vận động phụ huynh tiếp tục cho học sinh đến trường; giao các giáo viên nắm chắc tình hình, số lượng học sinh đến lớp, quản lý và tổ chức dạy học bình thường.Tổ dân phố 1,2,3,4 tuyên truyền, vận động nhân dân về chủ trương tạm dừng việc sáp nhập trường để phụ huynh đưa con em đến trường, không làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh.Chính quyền các cấp đề nghị Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh phối hợp nhà trường tuyên truyền đến tất cả các phụ huynh nội dung chưa thực hiện sáp nhập trường; vận động, tạo điều kiện cho học sinh đi học bình thường, không vi phạm quyền học tập của con trẻ.Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Sơn cùng Ban Giám hiệu nhà trường thường giao ban, nắm tình hình, quán triệt tới giáo viên bảo đảm hoạt động dạy và học đi đôi với chủ động tiếp cận, vận động các phụ huynh đưa con em đến trường học tập.Học sinh học tập tại Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Phạm Trọng Dũng thông tin vui: Buổi sáng 1/4, cơ bản học sinh toàn trường đến lớp học đầy đủ, chỉ vắng 4 học sinh có lý do. Nhà trường ổn định, tổ chức hoạt động dạy và học bình thường đi đôi với xúc tiến triển khai dạy bù, cập nhật kiến thức cho số học sinh nghỉ học mấy buổi học cuối tuần qua.
https://nhandan.vn/bao-dam-quyen-hoc-tap-cua-con-tre-o-thanh-hoa-post802576.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Thanh Hóa", "tạm dừng", "sáp nhập trường", "chia tách" ] }
Chú trọng thúc đẩy đại học đổi mới sáng tạo
Ðổi mới sáng tạo là cơ sở quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của các trường đại học, bởi vậy, Ðại học Quốc gia Hà Nội đang theo đuổi mô hình đại học đổi mới sáng tạo, thể hiện qua các chính sách trong đào tạo, nghiên cứu và triển khai, từ đó, tạo ra tri thức và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao.
Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có 9 trường đại học, 5 viện nghiên cứu và 22 đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ trực thuộc, đào tạo nhiều lĩnh vực quan trọng, then chốt cả về lý thuyết hàn lâm và khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng. Bên cạnh đó, đơn vị này còn có 210 phòng thí nghiệm ở các lĩnh vực: trong đó, có một phòng thí nghiệm trọng điểm cấp nhà nước, 9 phòng thí nghiệm trọng điểm/trung tâm nghiên cứu trọng điểm cấp Ðại học Quốc gia Hà Nội...Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định, thời gian qua, Ðại học Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng các công trình khoa học được công bố hằng năm; đồng thời, Ðại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục chuyển dịch sang mô hình đại học trách nhiệm xã hội cao, phục vụ trực tiếp sự phát triển của xã hội bằng việc thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp/đổi mới sáng tạo, chuyển giao tri thức, tập trung phát triển các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ.Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của Ðại học Quốc gia Hà Nội tăng liên tục theo các năm. Theo bảng xếp hạng đại học QS, năm 2022, Ðại học Quốc gia Hà Nội đã nằm trong tốp 800 đại học hàng đầu thế giới và có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng khác của quốc tế như THE, ARWU.Trong số 36 nhóm nghiên cứu mạnh, năm 2023, có 30 nhóm được cấp kinh phí thường xuyên 100 triệu đồng/nhóm, cùng với nguồn ưu tiên đầu tư từ Quỹ khoa học và công nghệ và nguồn đầu tư các dự án trung dài hạn của Ðại học Quốc gia Hà Nội; 6 nhóm có thành tích công bố đỉnh cao được hỗ trợ dưới dạng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (1 tỷ đồng/nhóm) gồm: Nhóm Công nghệ môi trường xanh và tái chế chất thải; Vật liệu và kết cấu tiên tiến; Kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu môi trường và bảo vệ sức khỏe; Các giải pháp và nền tảng thông minh trong trí tuệ nhân tạo 4.0; Quan trắc và đánh giá rủi ro các độc chất hữu cơ trong môi trường; Công nghệ xử lý và phục hồi môi trường đất.Ðại học Quốc gia Hà Nội cũng hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các nhóm thực hiện hoàn thiện sản phẩm; tìm kiếm quỹ, doanh nghiệp đầu tư; hỗ trợ, tư vấn về quy trình, thủ tục thành lập và vận hành doanh nghiệp, xác lập tài sản trí tuệ, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, kết nối nhà đầu tư,… Ðáng chú ý, Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp đã phát huy vai trò trong việc ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ với hai doanh nghiệp được thành lập trong năm 2023 và dự kiến thành lập 5 doanh nghiệp vào quý I/2024.Ðại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá có trách nhiệm trong thực hiện sứ mệnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước, phát triển bền vững các vùng, địa phương. Ngày 8/2/2022, Ðại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Quyết định số 286/QÐ-ÐHQGHN về Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030.Theo đó, quan điểm và mục tiêu xuyên suốt trong giai đoạn 2021-2030 là coi khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò nòng cốt, góp phần quan trọng trong thực hiện Chiến lược phát triển Ðại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo thuộc nhóm 300 đại học hàng đầu thế giới, tham gia giải quyết một số thách thức và cấp bách của quốc gia.Tháng 10/2023, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII đã họp và tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về đội ngũ trí thức và thông qua Nghị quyết mới về việc xây dựng, phát huy vai trò của trí thức xứng tầm là nguyên khí quốc gia; trong đó, kết luận ưu tiên đầu tư phát triển Ðại học Quốc gia Hà Nội, Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và hai viện hàn lâm. Ðây là những quan điểm chỉ đạo quan trọng để Ðại học Quốc gia Hà Nội vững bước phát triển trong giai đoạn mới.Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Ðại học Quốc gia Hà Nội đang đứng trước những thách thức về mô hình phát triển trường đại học tự chủ trong đại học; mô hình đại học quốc gia trong bối cảnh mới; đứng trước những thách thức về sự phát triển vượt bậc về quy mô (giữa số lượng và chất lượng), về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm; về công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; cạnh tranh về thu nhập của cán bộ giảng viên; chất lượng đào tạo và nghiên cứu, chất lượng đội ngũ; sự hội nhập với trình độ và các chuẩn mực của quốc tế...
https://nhandan.vn/chu-trong-thuc-day-dai-hoc-doi-moi-sang-tao-post791887.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Khoa học ứng dụng", "Phòng thí nghiệm", "Khoa học cơ bản", "Nghị quyết 27-NQ/TW", "Công trình khoa học", "Đổi mới sáng tạo", "Ðại học Quốc gia Hà Nội" ] }
30 suất học bổng toàn phần dành cho công dân Việt Nam
30 suất học bổng toàn phần của Chương trình học bổng Asian Nursing Scholarship (ANS) chuyên ngành Điều dưỡng đang dành cho công dân Việt Nam.
Công dân Việt Nam, từ 18-24 tuổi; điểm trung bình lớp 12, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán từ 7 trở lên; điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh từ 6 ( hoặc có chứng chỉ IELT từ 6.0); điểm thi tốt nghiệp THPT một trong 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học từ 7 trở lên có thể nộp đơn xét tuyển. Ứng viên sẽ có 2 tháng ôn luyện và thực hiện phỏng vấn tại Trường cao đẳng Bách khoa Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh).* Trung ương Đoàn, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam đang tuyển chọn ứng viên đại biểu Việt Nam tham gia Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) năm 2024. Tham gia chương trình, đại biểu sẽ hoạt động và giao lưu trên tàu Nippon Maru, Nhật Bản và một số quốc gia thành viên ASEAN. Ứng viên đại biểu từ 18 - 30 tuổi; sử dụng thành thạo tiếng Anh; hiểu biết về đất nước, con người, về lịch sử, chính trị, văn hóa - xã hội, kinh tế, về thanh niên và các phong trào, hoạt động của thanh niên Việt Nam. Đồng thời, phải có hiểu biết về ASEAN, Cộng đồng ASEAN và Nhật Bản. Ứng viên đủ điều kiện gửi thư ứng cử về địa chỉsseaypvietnam.ncyv@gmail.comtrước ngày 10/5.* Trường đại học FPT đã có thông báo các mức học phí áp dụng cho sinh viên nhập học mới năm 2024 hệ đại học chính quy tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, với mức tăng học phí từ 1,8 - 2 triệu đồng/học kỳ ngay trong khóa học. Cụ thể, chương trình chính khóa gồm 9 học kỳ, mỗi học kỳ 4 tháng, học phí chuyên ngành được chia làm 3 mức: từ học kỳ 1 đến học kỳ 3: 28,7 triệu đồng/học kỳ; từ học kỳ 4 đến học kỳ 6: 30,5 triệu đồng/học kỳ và từ học kỳ 7 đến học kỳ 9: 32,5 triệu đồng/học kỳ. Như vậy, sinh viên phải đóng 3 mức học phí khác nhau trong một khóa học, mức sau cao hơn mức trước từ 1,8 - 2 triệu đồng/học kỳ.
https://nhandan.vn/30-suat-hoc-bong-toan-phan-danh-cho-cong-dan-viet-nam-post804212.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [] }
Học sinh trường làng đoạt giải quốc gia
NDO -Trong kỳ thichọn học sinh giỏi quốc giatrung học phổ thông năm học 2023-2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về số giải ở kỳ thi này.
Trong tổng số 3.359 học sinh cả nước đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thì Hà Nội có 184 học sinh đoạt giải. Trong số này, có 14 giải Nhất, 61 giải Nhì, 54 giải Ba và 55 giải Khuyến khích.Trong số 14 giải Nhất của học sinh thành phố, môn Tiếng Anh có 6 giải Nhất, Hóa học 2 giải Nhất; các môn Toán, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Pháp mỗi môn có 1 giải Nhất.Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam tiếp tục dẫn đầu thành phố Hà Nội và cả nước với 105 học sinh đoạt giải, trong đó có 11 học sinh đoạt giải Nhất, 46 học sinh giải Nhì, 29 học sinh giải Ba và 19 học sinh giải Khuyến khích.Tiếp theo là Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ có 39 học sinh đoạt giải, trong đó có 1 giải nhất. Trường trung học phổ thông Chu Văn An có 29 học sinh đoạt giải, trong đó có 2 giải nhất. Trường trung học phổ thông Sơn Tây có 6 học sinh đoạt giải.Thành tích đáng tự hào của học sinh trường làngTại kỳ thi năm nay, Hà Nội ghi nhận một số học sinh ở huyện ngoại thành, có điểm đầu vào lớp 10 thuộc tốp thấp nhất Hà Nội, nhưng nhờ chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục, các em đã nỗ lực “so tài” với học sinh trường chuyên và đoạt giải.Trường trung học phổ thông Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất (huyện Thạch Thất) nằm trên địa bàn khó khăn với điểm đầu vào lớp 10 rất thấp, nhưng lần thứ 2 liên tiếp có học sinh đoạt giải quốc gia môn Vật lý.Thầy giáo Nghiêm Hồng Trung, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất vui mừng cho biết, nhờ sự quan tâm, đổi mới cách dạy, sự nỗ lực của học sinh, một số năm gần đây, trường đều có có học sinh tham dự và đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Năm học này, trường có một học sinh tham dự kỳ thi cấp quốc gia môn Vật lý và đoạt giải Nhì.Trong khi đó, Trường trung học phổ thông Minh Quang, huyện Ba Vì cũng được ghi nhận nỗ lực trong công tác đào tạo học sinh giỏi và có học sinh đoạt giải Ba môn Địa lý ở kỳ thi này. Đó là em Đỗ Chí Tiến, lớp 12A2. Đây là lần đầu tiên trường có học sinh được Hà Nội chọn tham gia kỳ thi này. Theo thầy giáo Nguyễn Duy Bỉnh, Hiệu trưởng nhà trường, là trường miền núi, kinh tế người dân khó khăn, lại ở xa trung tâm cho nên các học sinh của trường ít có điều kiện học thêm như học sinh ở các trường khác. Vì vậy, việc học sinh của trường đoạt giải học sinh giỏi quốc gia là niềm vinh dự, là kết quả sự nỗ lực rất lớn của cả học sinh và giáo viên.
https://nhandan.vn/hoc-sinh-truong-lang-doat-giai-quoc-gia-post793932.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Học sinh giỏi quốc gia", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "Hà Nội dẫn đầu cả nước" ] }
Khơi dậy tình yêu đất nước thông qua giáo dục trải nghiệm
Thời gian qua, thông qua việc kết hợp đi thực tế đến các địa chỉ đỏ trên địa bàn, nhiều trường học của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã sáng tạo, xây dựng mô hình, không gian trải nghiệm ngoài trời giúp học sinh thêm hứng thú với những giờ học Lịch sử, Địa lý, Giáo dục địa phương... góp phần giáo dục, bồi dưỡng tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ.
Trường tiểu học Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đứng chân cạnh nơi thờ tự Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi ở núi Long Ngâm. Cùng với địa danh cửa Sót - núi Nam Giới, đền thờ Lê Khôi từ lâu đã trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.Thầy giáo Hồ Đăng Thiên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đỉnh Bàn cho biết: Với lợi thế về các loại hình di tích, di sản trên địa bàn, hằng năm, nhà trường đều tổ chức các dịp cho học sinh tham quan thực tế, tìm hiểu và trải nghiệm tại khu lăng mộ, đền thờ Lê Khôi và danh thắng cửa Sót - núi Nam Giới để các em học sinh hiểu rõ hơn về thân thế, sự nghiệp vị tướng đã đi vào huyền thoại của nhà hậu Lê và chiêm ngưỡng công trình, không gian kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên tại đây.Theo chia sẻ của thầy Hồ Đăng Thiên, bên cạnh việc tổ chức các chuyến trải nghiệm, tham quan thực tế, nhà trường còn xây dựng các mô hình trải nghiệm độc đáo với các chủ đề như: "Quê hương em", "Tự hào lịch sử", "Biển đảo Việt Nam" và "Góc điều muốn nói" để đưa những giờ học Lịch sử-Địa lý, Giáo dục địa phương của học sinh nơi đây trở nên sống động, thu hút hơn.Em Nguyễn Văn Nhật Huy, học sinh lớp 5A4, Trường tiểu học Đỉnh Bàn bày tỏ: "Em cảm thấy rất hứng thú với những giờ học trải nghiệm ngoài trời. Các kiến thức về lịch sử, địa lý và truyền thống địa phương được các thầy cô xây dựng qua các mô hình, mốc sự kiện rất dễ nhớ, dễ thuộc. Qua các tiết học, chúng em được thay phiên nhau thuyết trình về các sự kiện, từ đó chúng em được tự tin, mạnh dạn hơn".Bên cạnh đó, trong khuôn viên Trường tiểu học Đỉnh Bàn còn có góc thể dục giữa giờ, các trò chơi dân gian, thư viện ngoài trời với diện tích hơn 350 m2… đáp ứng không gian vui chơi, học tập của học sinh. Nhà trường còn dán mã QR tại các hình ảnh minh họa để giáo viên, cha mẹ học sinh và khách đến tham quan có thể thông qua việc quét mã QR để cập nhật những kiến thức, hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức, chủ đề giáo dục.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đỉnh Bàn cho biết: "Bằng sự hỗ trợ từ UBND huyện Thạch Hà, sự đồng thuận và đóng góp của cha mẹ học sinh, khu trải nghiệm ngoài trời đã được hoàn thiện. Đây là nơi học sinh được tiếp cận với những kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa địa phương một cách trực quan, sinh động. Các em cũng được rèn luyện các kỹ năng mềm thông qua việc thuyết trình và chia sẻ suy nghĩ của mình".Có mặt tại Trường tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà) qua giới thiệu của giáo viên và học sinh nhà trường, chúng tôi được biết, góc giáo dục địa phương cũng là một điểm nhấn trong các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh. Tại đây, học sinh được tìm hiểu về các làng nghề, sản phẩm truyền thống của quê hương Hà Tĩnh.Từ những làng nghề truyền thống như chiếu cói, tơi (Can Lộc) đến làng nghề rèn Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh)… được tái hiện giản dị, gần gũi bằng chính những nguyên liệu thân thiện như tre, nứa… Bên cạnh đó, các gian trưng bày "Sản phẩm OCOP" tiêu biểu, các hình ảnh về địa danh, lễ hội, của địa phương cũng được khéo léo lồng ghép. Bên cạnh góc giáo dục địa phương, các giáo viên và học sinh còn sáng tạo công trình "Tự hào lịch sử Việt Nam" bằng những vật liệu tái chế.Trên diện tích gần 100 m2, công trình bao gồm các hạng mục như: Bản đồ Việt Nam; khu trưng bày tài liệu, thông tin về các địa danh, nhân vật và sự kiện lịch sử; sách ảnh "Lịch sử nước ta"..., trong đó, Bản đồ Việt Nam là mô hình được làm từ hàng nghìn chiếc chai nhựa.Theo chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Dung Huế, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thạch Đài, tại mô hình Bản đồ Việt Nam, những đảo, quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam như: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc... đều được thiết kế đúng với vị trí, hình dáng thực; qua đó giúp học sinh ý thức sâu sắc hơn về chủ quyền biển, đảo - một phần lãnh thổ của Việt Nam. Tại cuốn sách ảnh "Lịch sử nước ta", các mốc sự kiện trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ được tái hiện qua những hình ảnh sinh động chân thực; thông tin chính xác, ngắn gọn, súc tích.Em Dương Trúc Lâm, học sinh lớp 5A, Trường tiểu học Thạch Đài chia sẻ: "Qua những giờ học trải nghiệm, em say mê và tìm tòi thêm nhiều kiến thức mới mẻ hơn về lịch sử, địa lý dân tộc cho nên em đạt được nhiều giải cao tại các sân chơi kiến thức khác.Cô giáo Đào Thị Hằng, giáo viên Trường tiểu học Thạch Đài cho biết, bên cạnh giáo dục lịch sử, địa lý qua các mô hình trải nghiệm trong khuôn viên, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế, qua đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với văn hóa truyền thống của quê hương, niềm tự hào dân tộc trong mỗi học sinh.Từ sự sáng tạo, liên kết và tích hợp kiến thức giữa các môn, đến nay, hầu hết các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã có cách làm linh hoạt, phù hợp trong việc xây dựng những mô hình giáo dục mở, tạo sự hứng thú, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018."Thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục lan tỏa mô hình giáo dục trải nghiệm, chỉ đạo các nhà trường tập trung nghiên cứu cấu trúc, nội dung, chương trình để xây dựng các mô hình, không gian học tập ngoài trời một cách phù hợp với từng cấp học", thầy giáo Lê Văn Phương, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Hà cho biết thêm.
https://nhandan.vn/khoi-day-tinh-yeu-dat-nuoc-thong-qua-giao-duc-trai-nghiem-post796059.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Đất nước", "Giáo dục", "Học sinh" ] }
Khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học
NDO -Chiều 20/3, tại thành phốBắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Khai mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024.
Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, trong đó có 62/63 Sở Giáo dục và Đào tạo và 12 đơn vị thuộc các đại học, trường đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.Năm nay, Cuộc thi có tổng số 149 dự án dự thi (trong đó 15 dự án cá nhân, 14 dự án của học sinh trung học cơ sở), đây là các dự án được tuyển chọn từ các cuộc thi cấp tỉnh, cấp trường (đối với các trường trung học trực thuộc đại học, trường đại học); thuộc 21 lĩnh vực bao gồm: Khoa học động vật, Khoa học xã hội và hành vi, Hóa sinh, Y sinh và khoa học sức khỏe, Kỹ thuật Y sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Hóa học, Sinh học trên máy tính và Sinh tin, Khoa học Trái đất và Môi trường, Hệ thống nhúng, Năng lượng hóa học, Vật lý, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường, Khoa học vật liệu, Toán học, Vi sinh, Vật lý và Thiên văn, Khoa học thực vật, Rô-bốt và máy tính, phần mềm hệ thống, Y học dịch chuyển.Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi cho biết: Cuộc thi được tổ chức bắt đầu từ năm học 2011-2012 đến nay là năm thứ 12. Qua các kỳ thi đã lựa chọn được những dự án, những thí sinh tiêu biểu để tôn vinh.Đồng thời, Cuộc thi cũng lựa chọn được những dự án để tham gia các kỳ thi quốc tế và đoàn Việt Nam đều đạt thứ hạng cao, điều đó nói lên sự nỗ lực cố gắng của học sinh, sự tận tâm hướng dẫn của các thầy cô giáo và công tác tổ chức kỳ thi bảo đảm khách quan, công bằng, chất lượng, đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra.Các đại biểu tham quan mô hình dự thi tại lễ khai mạc.Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích nhấn mạnh:Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc giahọc sinh trung học được tổ chức tại Bắc Giang là cơ hội để học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Bắc Giang giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm giáo dục với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.Bắc Giang mong muốn qua Cuộc thi, sẽ khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học kỹ thuật; các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân tham gia hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.Theo Ban tổ chức, tổng số giải của Cuộc thi không vượt quá 50% số lượng dự án tham gia dự thi. Điểm của các dự án dự thi là căn cứ xếp giải Nhất, Nhì, Ba, Tư. Các dự án đạt giải Nhất, Nhì, Ba sẽ nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các dự án đạt giải Nhất, Nhì sẽ được tặng “Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo” của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh; các dự án đạt giải Tư sẽ được tặng Giấy khen của Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC). Các giáo viên hướng dẫn học sinh đạt giải Nhất tại Cuộc thi được Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng Bằng khen.Những dự án tốt nhất của Cuộc thi sẽ được tuyển chọn tham gia Hội thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (ISEF) tại Hoa Kỳ năm 2024. Dự kiến Lễ tổng kết, trao giải sẽ diễn ra vào chiều 23/3.
https://nhandan.vn/khai-mac-cuoc-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-quoc-gia-hoc-sinh-trung-hoc-post800778.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "cuộc thi", "Khoa học kỹ thuật", "sáng tạo trẻ", "Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia" ] }
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mô hình trường chuyên tiếp tục được điều chỉnh, đổi mới
NDO -Chiều nay (22/3), tại thành phốĐà Nẵng, Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Đoàn công tác đã có buổi thăm, làm việc với Hội đồng sư phạm Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn.
Báo cáo tại buổi làm việc, cô giáo Trương Nguyễn Ngọc Vinh, Phó Hiệu trưởngTrường THPT chuyên Lê Quý Đôncho biết, hiện nay, Trường có 100 cán bộ, giáo viên thuộc 11 tổ chuyên môn và 31 nhân viên thuộc tổ văn phòng. Trong đó, có 8 tiến sĩ, 75 thạc sĩ và 2 giáo viên đang làm nghiên cứu sinh.Trường có 33 phòng học đều có màn hình tương tác, 11 phòng học bộ môn, 1 phòng âm nhạc, 1 bể bơi có mái che và sân vận động có đường chạy phục vụ cho việc dạy học môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.Hiện trường có 875 học sinh với 33 lớp, trong đó, 298 học sinh khối lớp 10, 288 học sinh khối lớp 11 và 289 học sinh khối lớp 12. Mỗi khối có 11 môn chuyên gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học…Trong những năm học qua trường chỉ đạo tất cả các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với đặc trưng của từng lớp chuyên.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao tặng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Trường chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện trong và ngoài lớp học… theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường với 4 loại hoạt động chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ...Ngoài ra, Trường xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn ở các khối lớp 10 và 11 theochương trình Giáo dục phổ thông 2018.“Nhà trường đã đạt Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2021. Nhận cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ năm 2022. Năm 2023, trường có 1 học sinh đạt Huy chương Đồng tại Olympic Tin học châu Á-Thái Bình Dương”, cô Vinh thông tin thêm.Thăm cơ sở vật chất và các phòng học tại Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những nỗ lực của thầy trò nhà trường trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dạy-học trong hơn 20 năm qua.Trao đổi thêm thông tin về mô hình trường chuyên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay Bộ đã ban hành Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/2/2023 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên.Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hệ thống trường chuyên đã có đóng góp phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, giai đoạn sắp tới theo đổi mới giáo dục mô hình Trường chuyên cần thiết phải điều chỉnh, đổi mới và đây là điều tất yếu. Các thầy cô giáo hãy yên tâm công tác và cống hiến.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thăm đội tuyển học sinh giỏi Văn của trường chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)“Trường chuyên nhưng chúng ta không được quên là phải dạy-học để phát triển triển toàn diện học sinh. Học sinh phát huy sở trường môn chuyên nhưng phải được học đầy đủ các môn không chuyên khác; đồng thời đổi mới quan điểm về phát triển môn chuyên, cần tăng cường sáng tạo của học sinh trong chính môn chuyên đó”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.Đối với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bản thân mô hình trường chuyên cũng cần có đổi mới để thực hiện vai trò dẫn dắt hệ thống.Thời gian tới, Bộ trưởng mong muốn thầy cô giáo Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn luôn tìm tòi, chia sẻ trao đổi với đồng nghiệp khác về kinh nghiệm trong dạy chương trình mới để làm tốt hơn trong công tác giảng dạy.
https://nhandan.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-mo-hinh-truong-chuyen-tiep-tuc-duoc-dieu-chinh-doi-moi-post801147.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn", "Đà Nẵng", "học sinh giỏi", "đổi mới trường chuyên", "Trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn", "giáo dục" ] }
Hơn 530 triệu đồng học bổng dành tặng sinh viên Đà Nẵng
NDO -TạiNgày hội việc làm Nhật Bản2024 trường Đại học Đông Á, các đối tác Nhật Bản đã dành tặng hơn 530 triệu đồng học bổng trao tặng sinh viênĐà Nẵng.
Ngày 18/5, trường Đại học Đông Á Đà Nẵng tổ chứcNgày hội việclàm Nhật Bản 2024, với sự có mặt tham gia tuyển dụng của đại diện nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và đông đảo sinh viên. Đây là lần thứ 16 trường Đại học Đông Á tổ chức chương trình này.Ngày hội việc làm Nhật Bản 2024 với 714 vị trí tuyển dụng đến từ 21 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng nhân sự trực tiếp và trực tuyến. Ông Lương Minh Sâm, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đông Á, cho biết: Tính đến hết niên độ 2023, Đại học Đông Á đã cử 550 sinh viên các ngành sang thực tập nghề nghiệp và làm việc trong các doanh nghiệp tại Nhật. Và chỉ tính 2 quý đầu năm 2024, nhà trường tiếp tục có 133 sinh viên sang Nhật làm việc theo 2 giai đoạn internship và chính thức.Nhiều trong số các sinh viên trở về sau kỳ thực tập và làm việc tại Nhật hiện đang là những nhân sự cốt cán tại các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật đầu tư tại Việt Nam - đây chính là sự đóng góp cụ thể và ý nghĩa nhất trong chiến lược hợp tác đào tạo và việc làm với Nhật Bản mà nhà trường kiên trì thúc đẩy nhiều năm nay.Hơn 530 triệu đồng học bổng đã được các doanh nghiệp, đối tác trao tặng sinh viên tại chương trình. Ảnh: ANH ĐÀO.Dịp này, các đối tác Nhật cũng dành hơn 530 triệu đồng học bổng trao đến sinh viên trường Đại học Đông Á. Theo đó, 49 suất học bổng được trao cho sinh viên tham gia chương trình thực tập nghề nghiệp 1 năm và làm việc chính thức tại các đối tác Tập đoàn Y tế xã hội Aijinkai, Asai, Sun Frontier,… trong năm 2024 và 2025.Được biết, Quỹ học bổng doanh nghiệp Nhật Bản dành cho sinh viên nhà trường được duy trì nhiều năm nay, trong đó tổng giá trị học bổng được trao lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.Trong khuôn khổ Ngày hội việc làm này, cùng với các phiên phỏng vấn ứng viên sôi nổi tại các phòng tuyển dụng là chuyên đề “bí kíp chinh phục kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPT” dành cho sinh viên đang theo học tiếng Nhật.
https://nhandan.vn/hon-530-trieu-dong-hoc-bong-danh-tang-sinh-vien-da-nang-post809981.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "ngày hội việc làm", "sinh viên Đà Nẵng", "Trường ĐH Đông Á Đà Nẵng", "học bổng sinh viên xuất sắc", "hàng trăm cơ hội việc làm tại Nhật Bản" ] }
Khuyến khích các trường đại học thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo
NDO -Chiều 16/9, Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị chuyên đề “Giáo dục đại học và một số kết quả thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chương trình hành động số số 46-CtrHĐ/TU trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
Báo cáo kết quả hoạt động 8 tháng năm 2023 của Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bànThành phố Hồ Chí Minhnhấn mạnh, các trường đại học thành viên luôn quan tâm củng cố điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục theo đúng quy định.Đồng thời, luôn tích cực tham gia phối hợp, hỗ trợ, tư vấn có hiệu quả cho các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và định hướng phát triển thành phố theo phương châm “Đại học phát triển cùng với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh”.Các trường đại học thành viên cũng tích cực tham gia thực hiện các chương trình, đề án của Thành phố Hồ Chí Minh theo đặt hàng đúng tiến độ hợp đồng ký kết.Cùng với đó, các trường đại học có nhiều hoạt động mang tính chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực của khối ngành, tạo môi trường giao lưu học thuật và kết nối, học tập kinh nghiệm, chia sẻ nguồn lực trong đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên giữa các trường đại học thành viên để cùng nhau phát triển.Đại biểu phát biểu tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, tuy Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bànThành phố Hồ Chí Minhđã xây dựng và ứng dụng nền tảngsố trong việc kết nối các trường đại học thành viên nhưng các nền tảng số vẫn còn một số hạn chế như giao diện còn sơ sài, chưa được thiết kế bắt mắt, sinh động, nội dung tin bài chưa sôi động.Khối ngành sức khỏe vẫn còn tình trạng thiếu giảng viên chuyên sâu như cấp cứu ngoại viện, phục hồi chức năng… Điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.Nguyên nhân là số lượng trường đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe chuyên sâu tại Việt Nam không nhiều và hầu hết phải đi nước ngoài đào tạo.Do vậy, để khắc phục tình trạng trên, Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện để các giảng viên được đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là các chuyên ngành sâu nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.Một trong những nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023 của Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là tập trung xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo nhân lực trình độ quốc tế các ngành trọng điểm thuộc Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế (8 ngành) giai đoạn 2020-2035 và đại học chia sẻ sau khi các đề án thành phần được nghiệm thu.Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghịTiếp tục tham gia các chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học do thành phố đặt hàng; tích cực góp ý, xây dựng các dự thảo chính sách của thành phố khi được đề nghị.Nghiên cứu đăng ký chương trình, đề án, công trình của Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)...Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận những kết quả đạt được của Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Đồng chí mong muốn hoạt động của Hội đồng cần khoa học, thiết thực, hiệu quả hơn, thật sự là nơi có thể bàn những việc lớn của cộng đồng các trường đại học tại thành phố.Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị các sở, ngành của thành phố tiếp thu những kiến nghị và chủ động đưa ra những nội dung đặt hàng của thành phố với Hội đồng Hiệu trưởng các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Nhấn mạnh đến sự cần thiết việc thúc đẩy hơn nữa các hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng chí Phan Văn Mãi khuyến khích các trường thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo; trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển).
https://nhandan.vn/khuyen-khich-cac-truong-dai-hoc-thanh-lap-trung-tam-doi-moi-sang-tao-post772928.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:52", "tags": [ "trung tâm đổi mới sáng tạo", "Thành phố Hồ Chí Minh", "chất lượng giáo dục" ] }
[Infographic] Những khó khăn của giáo dục mầm non
NDO -Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đến nay, công tác phổ cậpgiáo dục mầm noncho trẻ 5 tuổi đã được thực hiện trên phạm vi cả nước và thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, bậc học này vẫn còn đối diện nhiều khó khăn.
*Nguồn số liệu: Bộ Giáo dục và Đào tạo
https://nhandan.vn/infographic-nhung-kho-khan-cua-giao-duc-mam-non-post803411.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "mầm non", "giáo dục mầm non", "huy động trẻ đến lớp", "phát triển con người" ] }
Thí sinh Đồng Nai vô địch cuộc thi "Sinh viên với khát vọng non sông"
NDO -Sau 1 tháng triển khai, cuộc thi thiết kế sản phẩm tuyên truyền có chủ đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ dành cho sinh viên đã khép lại với giải đặc biệt là việc được hỗ trợ toàn bộ chi phí tham gia Hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
Chiều 18/4, thông tin từTrung ương Hội Sinh viên Việt Namcho biết: Cuộc thi thiết kế sản phẩm tuyên truyền "Sinh viên với khát vọng non sông" đã tìm được chủ nhân cho các giải thưởng ở cả 2 hạng mục "Ấn phẩm truyền thông hiện đại trên nền tảng số" và "Video clip" từ tổng cộng 900 tác phẩm trên cả nước gửi tham dự.Cụ thể, ở hạng mục đầu tiên, giải nhất đã thuộc về thí sinh Võ Minh Hiếu (Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai). Các thí sinh Đỗ Tiến Đô (Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an) và Dương Văn Tuấn (Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ) đã giành 2 giải Nhì.Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã trao 3 giải ba và 4 giải Khuyến khích tặng các thí sinh có thành tích tiêu biểu ở hạng mục nêu trên.Tin liên quanSinh viên tranh tài thiết kế sản phẩm tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên PhủỞ hạng mục "Video clip", ngôi đầu đã thuộc về nhóm thí sinh "Lê Lưu Vĩnh Khoa, Đặng Quốc Việt (Trường Đại học An ninh nhân dân). 2 giải Nhì được trao tặng các nhóm thí sinh Nguyễn Minh Anh, Vương Thanh Thảo (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) và Nguyễn Thị Hồng Vân, Võ Minh Hiếu (Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi). Hạng mục này cũng đã tìm được chủ nhân của 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích.Chung cuộc, giải đặc biệt của Cuộc thi đã về tay Võ Minh Hiếu, cũng là thí sinh giành giải Nhất ở hạng mục "Ấn phẩm truyền thông hiện đại trên nền tảng số". Qua đó, thí sinh từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã giành quyền góp mặt và được hỗ trợ toàn bộ chi phí tham gia Hành trình "Sinh viên với khát vọng non sông" tại thành phốĐiện Biên Phủvàhuyện Mường Nhé(tỉnh Điện Biên) vào cuối tháng 4/2024.
https://nhandan.vn/thi-sinh-dong-nai-vo-dich-cuoc-thi-sinh-vien-voi-khat-vong-non-song-post805313.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Sinh viên với khát vọng non sông", "Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam", "Điện Biên Phủ" ] }
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục kiến nghị về chế độ ưu đãi với nhà giáo
NDO -Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục có kiến nghị về chế độ ưu đãi với nhà giáo; tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách thu hút học sinh giỏi vào học sư phạm.
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 6/12, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao đổi một số vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạocử tri quan tâmlà: Chính sách thu hút học sinh giỏi vào học sư phạm; Chế độ cho giáo viên; Thu hút học sinh vào học các ngành công nghệ, kỹ thuật.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục đã và đang triển khai nhiều chính sách thu hút học sinh vào học tại các cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.Sau 3 năm triển khai Nghị định 116, số sinh viên chọn học sư phạm tăng rõ rệt. Để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cơ chế đặt hàng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 116.Về chế độ lương của nhà giáo, theo Bộ trưởng, hiện nay các giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã có phụ cấp ưu đãi. Mức phụ cấp ưu đãi cao nhất là 70% lương cơ bản. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề với giáo viên công tác tại vùng khó như: Khó khăn trong điều kiện sinh hoạt, thiếu nước sạch, thiếu nhà công vụ, khó khăn về điều kiện dạy học,…“Mặc dù khó khăn song tuyệt đại đa số thầy cô tâm huyết với nghề nghiệp, bám trường, bám lớp, thuyết phục học sinh đến trường, thực hiện trách nhiệm giáo dục của nhà giáo”, Bộ trưởng nói và cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục có kiến nghị về chế độ ưu đãi với nhà giáo, kiến nghị lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong thang, bảng lương hệ thống hành chính sự nghiệp.Đối với việc tuyên truyền, thu hút học sinh vào học các ngành công nghệ, kỹ thuật, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ trưởng thông tin: Bộ Giáo dục và Đào tạo coi đây là hướng ưu tiên trong định hướng chỉ đạo. Thời gian qua các trường đại học đã có nhiều chính sách, dành nhiều học bổng thu hút học sinh vào học các ngành công nghệ, kỹ thuật. Chính phủ cũng đang có kế hoạch triển khai đào tạo nhân lực ngành công nghệ bán dẫn, vi mạch và các ngành công nghệ cao khác.
https://nhandan.vn/bo-giao-duc-va-dao-tao-se-tiep-tuc-kien-nghi-ve-che-do-uu-dai-voi-nha-giao-post786241.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "chính sách cho nhà giáo", "Nghị định 116", "phụ cấp ưu đãi", "lương nhà giáo", "sinh viên sư phạm", "ngành sư phạm", "ngành công nghệ bán dẫn" ] }
20 suất học bổng diện Hiệp định tại Ba Lan năm 2024
NDO -Năm 2024 có 20 suất học bổng đi học tại Ba Lan theo diện Hiệp định dành cho công dân Việt Nam theo học trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đi học tại Ba Landiện Hiệp địnhnăm 2024 với chỉ tiêu 20 suất học bổng cho công dân Việt Nam theo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.Chính phủ Ba Lan sẽ miễn học phí và phí nghiên cứu, bố trí chỗ ở phải trả tiền tại ký túc xá theo quy định của Chính phủ Ba Lan. Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế và cấp bù sinh hoạt phí hằng tháng theo chế độ hiện hành đối với du học sinh học bổng Hiệp định tại Ba Lan.Thời gian đào tạo đối với chương trình đại học từ 3 đến 4 năm học; chương trình thạc sĩ 2 năm học; chương trình tiến sĩ từ 3 đến 4 năm; chưa bao gồm 1 năm học dự bị tiếng Ba Lan. Phía Ba Lan không tiếp nhận đào tạo các ngành liên quan đến y, dược, nghệ thuật.Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập và nghiên cứu là tiếng Ba Lan. Ứng viên chưa từng học đại học hoặc sau đại học tại Ba Lan sẽ được bố trí học 1 năm dự bị tiếng Ba Lan trước khi vào học chuyên ngành.Ứng viên dự tuyển cần tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cục trao đổi học thuật quốc gia Ba Lan (NAWA), đồng thời nộp hồ sơ giấy bằng tiếng Việt đến Cục Hợp tác quốc tế.Thời hạn đăng ký online và thời hạn nộp hồ sơ giấy bằng tiếng Việt là ngày 6/4.Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ xem xét ứng viên dự tuyển có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và căn cứ các tiêu chí tuyển chọn sẽ sơ tuyển ứng viên để đề cử với phía Ba Lan. Ứng viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cử được Chính phủ Ba Lan duyệt cấp học bổng mới thuộc diện trúng tuyển và sẽ được Cục Hợp tác quốc tế thông báo, hướng dẫn và giải quyết thủ tục liên quan tiếp theo để đi học tại Ba Lan trong tháng 10/2024.
https://nhandan.vn/20-suat-hoc-bong-dien-hiep-dinh-tai-ba-lan-nam-2024-post799311.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Học bổng Chính phủ", "học bổng Hiệp định", "du học", "du học Ba Lan", "học bổng Ba Lan", "du học sinh", "Cục Hợp tác quốc tế" ] }
Tạo động lực để cán bộ, giáo viên gắn bó với nghề
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhà giáo luôn là nỗi trăn trở của ngành giáo dục cũng như các cấp, các ngành và toàn xã hội. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, Báo Nhân Dân đã trao đổi với Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) VŨ MINH ĐỨC (trong ảnh) về những cơ chế chính sách, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm cống hiến và gắn bó với nghề.
Phóng viên:Đội ngũ nhà giáo là một trong những yếu tố quyết định thực hiện đổi mới thành công lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng chí đánh giá như thế nào về thực trạng đội ngũ nhà giáo hiện nay?Cục trưởng Vũ Minh Đức:Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022-2023, toàn quốc có khoảng 1,6 triệu giáo viên, trong đó có gần 1,2 triệu giáo viên phổ thông, mầm non. Đội ngũ nhà giáo hiện nay đã có rất nhiều cố gắng, nhất là việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bất cứ một công cuộc đổi mới nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức.Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn, thách thức đó, các thầy giáo, cô giáo đã nỗ lực vượt qua và sẵn sàng đổi mới chính mình để thích nghi với các yêu cầu đặt ra. Với khoảng 1,6 triệu giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm chăm lo để bảo đảm đội ngũ nhà giáo thật sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Bộ cũng nỗ lực kiến nghị, triển khai nhiều giải pháp để có các cơ chế chính sách chăm lo nhiều hơn cho đội ngũ nhà giáo.Phóng viên:Một trong những cơ chế chính sách được dư luận xã hội quan tâm là vấn đề chính sách tiền lương và phụ cấp nhà giáo. Theo đồng chí, các chính sách hiện nay đã phù hợp và tương xứng với những đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo chưa?Cục trưởng Vũ Minh Đức:Thực hiện quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành cho ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên rất nhiều ưu đãi. Hiện nay, ngoài được nhận tiền lương cơ bản, đội ngũ giáo viên còn được hưởng một số chính sách như phụ cấp thâm niên; phụ cấp ưu đãi nghề; phụ cấp khu vực; phụ cấp thu hút; trợ cấp lần đầu; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, trợ cấp tham quan, học tập; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…Đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện-kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng một số ưu đãi như: Phụ cấp ưu đãi với mức cao hơn so với các nhà giáo dạy ở đồng bằng, thành phố. Mặc dù được hưởng nhiều chính sách, chế độ phụ cấp ưu đãi nhưng so với mặt bằng chung, đời sống của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn… Nghề giáo với đặc thù thời gian gắn bó với nhà trường khá lớn. Đối với giáo viên mầm non, quỹ thời gian đó trải dài, thời gian làm việc sớm, kết thúc công việc muộn, ít có cơ hội có thêm thu nhập khác. Chính vì vậy, khi thực hiện chính sách tiền lương mới đối với giáo viên mầm non, tiểu học rất cần được Đảng và Nhà nước quan tâm trong thời gian tới.Phóng viên:Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm gì để các cơ chế, chính sách đãi ngộ từng bước đáp ứng nhu cầu giúp giáo viên yên tâm cống hiến, tận tâm với nghề?Cục trưởng Vũ Minh Đức:Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản kiến nghị với Bộ Nội vụ trong việc xây dựng chính sách tiền lương mới. Theo đó, lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang, bảng lương cao nhất của hệ thống hành chính sự nghiệp. Bên cạnh đó, nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề; các thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa được hưởng phụ cấp khu vực.Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, có rất nhiều ý kiến của giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học và nhân viên trường học kiến nghị về thu nhập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị, đối với giáo viên mầm non và tiểu học, ngoài việc xếp lương ở vị trí cao nhất trong bảng lương hành chính sự nghiệp thì sẽ được hưởng ưu đãi nghề ở nhóm cao nhất. Đối với nhân viên trường học, Bộ sẽ nghiên cứu để có phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp ở mức độ phù hợp so với cơ cấu tiền lương của ngành giáo dục.Phóng viên:Cơ chế chính sách không thể đồng đều giữa các cấp, bậc học. Nhiều ý kiến cho rằng giáo viên mầm non là lao động nặng nhọc cho nên cần được nghỉ hưu sớm hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhìn nhận vấn đề này như thế nào?Cục trưởng Vũ Minh Đức:Đối với đặc thù nghề nghiệp của giáo viên mầm non vừa chăm sóc, vừa nuôi dưỡng trẻ, nên việc có một độ tuổi nghỉ hưu hợp lý rất chính đáng. Năm 2020, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức thăm dò ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy, trong đó có 96% giáo viên mầm non mong muốn được nghỉ hưu ở độ tuổi 55. Gần đây, trong các văn bản góp ý với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có ý kiến đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa tuổi nghỉ hưu giáo viên mầm non ở độ tuổi 55.Trước đó, năm 2022, Bộ cũng đã có văn bản góp ý và đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đưa nhóm giáo viên mầm non vào nhóm lao động nặng nhọc để có tuổi nghỉ hưu sớm hơn. Hiện nay, chúng tôi tiếp tục kiên trì kiến nghị việc này với các cấp có thẩm quyền về việc giảm độ tuổi nghỉ hưu cho giáo viên mầm non để phù hợp với đặc thù nghề nghiệp.Phóng viên:Với nhiều vấn đề đặt ra trong xây dựng cơ chế chính sách, phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp, bậc học khác nhau, theo đồng chí, có cần có những chính sách, quy định tổng thể liên quan đội ngũ nhà giáo?Cục trưởng Vũ Minh Đức:Bước sang thế kỷ 21, trước các cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giáo dục được coi là nền tảng chuẩn bị cho thế hệ tương lai những năng lực cần thiết. Chìa khóa mở cánh cửa giáo dục đó nằm trong tay nhà giáo và vì thế, nhà giáo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc xây dựng một bộ luật riêng cho nhà giáo là một mong ước của rất nhiều thế hệ nhà giáo, người lao động trong ngành giáo dục. Trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chính phủ và được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội đưa vào chương trình Xây dựng pháp luật năm 2024 việc xây dựng Luật Nhà giáo.Có thể nói đây là một bộ luật có tính chất đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo. Các nhà giáo và toàn xã hội đang kỳ vọng Luật Nhà giáo sẽ là cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ làm cơ sở để nhà giáo phát triển nghề nghiệp cũng như cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và thu hút đội ngũ nhà giáo gắn bó với nghề.Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, dự kiến Luật Nhà giáo gồm năm chính sách và đã được Chính phủ đồng ý thông qua, bao gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo. Với năm chính sách này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức nghiên cứu, rà soát thực trạng, tham vấn các chuyên gia để đề xuất các nội dung cụ thể trong từng chính sách, bảo đảm tính khả thi và góp phần cải thiện chính sách cho nhà giáo.Phóng viên:Cùng với việc xây dựng các cơ chế, chính sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo có kỳ vọng, mong mỏi gì ở đội ngũ nhà giáo trong thực hiện đổi mới hiện nay?Cục trưởng Vũ Minh Đức:Mọi sự đổi mới của ngành muốn thành công được trước hết phải bắt nguồn từ đội ngũ nhà giáo. Chúng tôi mong muốn trong xu thế đổi mới chung, đội ngũ nhà giáo cần thể hiện sự quyết tâm mới, cố gắng mới, đồng thuận chủ trương đổi mới của ngành để quyết tâm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Trong đổi mới, các thầy cô giáo đặc biệt chú ý cả dạy chữ và dạy người, giúp hoạt động giáo dục đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước cũng như kỳ vọng của nhân dân.Đối với các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cố gắng tiếp tục kiến nghị với Đảng và Nhà nước những chính sách ưu đãi, hỗ trợ các thầy giáo, cô giáo cũng như hỗ trợ trong hoạt động nghề nghiệp để thực hiện chủ trương không có bất cứ giáo viên nào bị bỏ lại phía sau.Phóng viên:Trân trọng cảm ơn đồng chí!
https://nhandan.vn/tao-dong-luc-de-can-bo-giao-vien-gan-bo-voi-nghe-post783417.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Vũ Minh Đức", "Luật Nhà giáo", "Nghị quyết số 29-NQ/TW", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "Thầy giáo", "Ngày Nhà giáo Việt Nam" ] }
Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”
NDO -Ngày 15/1, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho 100 học sinh của các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Theo đó, các em học sinh tham gia trả lời những câu hỏi trắc nghiệm và được tuyên truyền những kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam; về Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển; các quy định của pháp luật Việt Nam và Quốc tế về biển, đảo như: Công ước của Liên hợp quốc vềLuật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam vàLuật Cảnh sát biển Việt Nam; các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).Chung kết 100 em học sinh thi trực tiếp theo kịch bản gameshow “Rung chuông vàng”.Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” do Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức được chia thành 2 vòng.Vòng 1 đã diễn ra từ ngày 25/12/2023 đến ngày 10/1/2024 theo hình thức thi trực tuyến với hơn 25 nghìn học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Vũng Tàu tham gia.Tại vòng 2 - vòng chung kết trực tiếp là màn tranh sức, đua tài của 100 em học sinh có thành tích tốt nhất sau vòng 1, bằng hình thức thi trực tiếp theo kịch bản gameshow “Rung chuông vàng”.Kết quả, Ban tổ chức trao giải Nhất cho em Vương Ngọc Anh, lớp 9.1 Trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh và 9 Giải: Nhì, Ba, Khuyến khích.Ban tổ chức trao 80 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học giỏi.Ban tổ chức cũng đã trao tặng 15 xe đạp và 80 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học giỏi.Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung, thành phố Vũng Tàu nói riêng. Qua đó, xây đắp lòng yêu nước, yêu biển, đảo của Tổ quốc, tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với nhân dân, thầy, cô giáo và các em học sinh trên địa bàn đóng quân.
https://nhandan.vn/chung-ket-cuoc-thi-em-yeu-bien-dao-que-huong-post792138.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Cảnh sát biển", "Biển đảo", "Vũng Tàu" ] }
Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ trao giải thưởng cho chương trình Ngôi nhà Trí tuệ của Việt Nam
NDO -Giải thưởng Xóa mù chữ - Phổ biến tri thức của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ năm 2023 đã trao giải cho 18 tổ chức đến từ 6 quốc gia gồm: Hoa Kỳ (chiếm 2/3 số giải), New Zealand, Ấn Độ, Anh, Indonesia, Pakistan và Việt Nam
Ngày 19/10, đại diện Chương trìnhTủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệchia sẻ sự tự hào, vui mừng khi tại Lễ trao giải Xóa mù chữ và Phổ biến tri thức diễn ra tại trụ sở chính của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (The Library of Congress), Washington D.C.Năm nay, chương trình đã vinh dự được xướng tên tại hạng mục Thực hành xuất sắc của Giải thưởng uy tín này vì những nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái đọc sách vàhọc tập suốt đời, góp phần tạo nên những thế hệ công dân toàn cầu có đầy đủ trí tuệ và lòng nhân ái.Giải thưởng Xóa mù chữ - Phổ biến tri thức của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ra đời vào năm 2013, nhằm vinh danh các tổ chức có chiến lược đột phá, sáng tạo và hiệu quả trong khuyến đọc và kiến tạo các cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Sau 11 năm, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã trao giải cho 180 tổ chức từ 39 quốc gia trên thế giới.Năm nay, ban tổchức đã trao giải cho 18 tổ chức đến từ 6 quốc gia gồm: Hoa Kỳ (chiếm 2/3 số giải), New Zealand, Ấn Độ, Anh, Indonesia, Pakistan và Việt Nam.Phát biểu tại lễ trao giải, Tiến sĩ Carla Hayden - Giám đốc Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ nhấn mạnh: “Biết chữ chính là con đường dẫn tới hạnh phúc, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Hôm nay, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ trân trọng ghi nhận và tôn vinh 18 tổ chức đã có nhiều đóng góp to lớn và cam kết mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực biết chữ và phổ biến tri thức trên toàn cầu”.Giải thưởng của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ là sự công nhận ở quy mô quốc tế đối với Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.Tính đến thời điểm hiện tại, 2 chương trình này của Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 20,090 tủ sách (hơn 1,1 triệu cuốn sách) tại hơn 3.000 trường học và cộng đồng dân cư và 168 không gian học tập cộng đồng tại 6 quốc gia (Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ), mang tới cơ hội học tập suốt đời hoàn toàn miễn phí cho hàng triệu trẻ em và người lớn.Đoàn Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước, con người Việt Nam và những hoạt động nhân ái của Chương trình Ngôi nhà Trí Tuệ, Tủ sách Nhân ái. (Ảnh: CTV)Bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, chia sẻ: Rất vui mừng và tự hào khi biết thông tin về giải thưởng, cũng như sự đóng góp to lớn của chương trình đối với hoạt động khuyến đọc, khuyến học và nâng cao dân trí của người Việt Nam.Hy vọng thành công của giải thưởng này sẽ lan tỏa, cổ vũ phong trào đọc sách trong cộng đồng với sự tham gia, đóng góp của các tổ chức và cá nhân cả ở trong và ngoài nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ sẽ tích cực và chủ động kết nối để thúc đẩy sự hợp tác giữa Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ cũng như các tổ chức khuyến đọc của Việt Nam với cộng đồng đọc sách tại Mỹ và Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu văn hóa-giáo dục và nhân dân giữa hai nước, đóng góp thiết thực và hiệu quả vào mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.Bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Đại sứ Việt Nam tại MỹÔng Nguyễn Anh Tuấn, người sáng lập Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ chia sẻ: “Giải thưởng này không phải của cá nhân ai, mà của tất cả các nhà nhân ái, tổ chức, cá nhân, quý thầy cô giáo, các tình nguyện viên với hàng vạn con người từ nhiều quốc gia đã đồng hành ủng hộ, chung tay góp sức làm nên chương trình. Được công nhận và vinh danh ở quy mô quốc tế bởi một tổ chức văn hóa và giáo dục uy tín, danh tiếng bậc nhất thế giới cũng khẳng định thêm tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức và giá trị của chương trình mà chúng tôi đã miệt mài theo đuổi trong nhiều năm qua”.Các đại biểu đến thăm và trao đổi thông tin với đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. (Ảnh: CTV)Sau sự kiện lễ trao giải vào buổi sáng, các hoạt động bên lề bao gồm trưng bày, giới thiệu, chia sẻ, kết nối… giữa các tổ chức đạt giải đã diễn ra sôi nổi.Tiến sĩ Carla Hayden, Giám đốc Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, cho rằng, các hoạt động này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các tổ chức có cùng chung sứ mệnh với nhau và với Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người, vì sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
https://nhandan.vn/thu-vien-quoc-hoi-hoa-ky-trao-giai-thuong-cho-chuong-trinh-ngoi-nha-tri-tue-cua-viet-nam-post778397.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ", "chương trình Ngôi nhà Trí tuệ", "Tủ sách Nhân ái", "văn hóa đọc", "Giải thưởng Xóa mù chữ - Phổ biến tri thức" ] }
Nâng cao chất lượng nguồn đào tạo các trường quân đội
Năm 2024, các học viện, trường sĩ quan (gọi chung là các trường) trong quân đội tiếp tục tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng. Hiện nay, công tác tuyển sinh quân sự đã và đang được các địa phương, đơn vị tích cực triển khai thực hiện.
Theo thông tin từ Cơ quan Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, trong những năm qua, các địa phương, đơn vị và trường quân đội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tuyển sinh; chất lượng nguồn tuyển sinh quân sự ngày càng được nâng cao. Tính riêng năm 2023, số lượng thí sinh đủ điều kiện sơ tuyển vào các trường trong quân đội là hơn 14 nghìn.Các trường quân đội tổ chức xét tuyển và báo gọi nhập học đúng thời gian quy định, một số trường quân đội có điểm chuẩn ngang bằng với các trường đại học tốp đầu của cả nước. Kết quả tuyển sinh đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học đạt 99,26% so với chỉ tiêu; tuyển sinh đào tạo hệ cao đẳng quân sự đạt 93,75% so với chỉ tiêu.Trung tướng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Phó Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc có những yêu cầu phát triển mới.Để xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải phát triển tương ứng; cần quán triệt và thực hiện tốt quan điểm “người trước, súng sau”; trong đó ưu tiên xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố có ý nghĩa quyết định đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác giáo dục và đào tạo trong quân đội.Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, công tác tuyển sinh quân sự có vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác giáo dục và đào tạo của quân đội, là một nội dung trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nhằm tuyển chọn thí sinh có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, văn hóa, sức khỏe và độ tuổi vào đào tạo; đây là nguồn bổ sung lớn nhất, được tuyển chọn công bằng, công khai, minh bạch, khách quan, tự giác nhất để bổ sung vào đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trong quân đội.Trao đổi về công tác tuyển sinh quân sự, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái, Trưởng ban Thư ký Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông tin: Năm 2024, các trường quân đội thực hiện bốn phương thức tuyển sinh: 1- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc trung học phổ thông; 2- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; 3- Xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông không quá 10% chỉ tiêu cho các đối tượng đã tốt nghiệp trung học phổ thông có điểm tổng kết chung từng năm học trung học phổ thông đạt từ 7,0 trở lên và điểm tổng kết các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường từng năm học đạt từ 7,5 điểm trở lên; riêng đối với tuyển sinh tại Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Quân y chưa sử dụng phương thức này để xét tuyển; 4- Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức không quá 20% chỉ tiêu cho thí sinh: Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 150 điểm); có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 1.200 điểm). (Năm 2023, sử dụng phương thức xét tuyển 1,2; năm 2024, bổ sung thêm hai phương thức xét tuyển 3,4).Để nâng cao chất lượng tuyển sinh quân sự năm 2024, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, học viện, trường trong toàn quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng nghiệp quân sự, giúp quân nhân và thanh niên có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào các trường quân đội.Theo đó, năm 2024, có 17 học viện, trường sĩ quan tuyển sinh 5.212 chỉ tiêu đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học (tăng khoảng 900 chỉ tiêu so với năm 2023). Tuyển sinh cao đẳng quân sự có ba trường sĩ quan, trường cao đẳng được giao tuyển sinh 150 chỉ tiêu vào đào tạo nhân viên chuyên môn, kỹ thuật; riêng Trường Sĩ quan không quân tuyển sinh đào tạo cả trình độ đại học và cao đẳng. Có 17/19 trường quân đội tuyển thí sinh trong cả nước (trừ Trường Sĩ quan lụcquân 1 và Trường Sĩ quan lục quân 2). Trong đó, Trường Sĩ quan lục quân 1 tuyển thí sinh có nơi thường trú từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía bắc; Trường Sĩ quan lục quân 2 tuyển thí sinh có nơi thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía nam. Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam, gồm nam quân nhân và nam thanh niên ngoài quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tham gia công an nhân dân).Năm 2024, có bốn học viện được tuyển sinh đối với thí sinh nữ (kể cả nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân), đó là: Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Khoa học quân sự và Học viện Hậu cần. Theo quy định của Bộ Quốc phòng, để được đăng ký dự tuyển vào các trường quân đội, các thí sinh phải đủ điều kiện tiêu chuẩn về 4 nội dung: Lý lịch chính trị, độ tuổi, văn hóa và sức khỏe.Đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người, các trường được tuyển thí sinh nam đạt chiều cao từ 1,58m trở lên, nặng 46 kg trở lên; thí sinh nữ phải đạt chiều cao từ 1,52m trở lên, nặng 44 kg trở lên; các tiêu chuẩn thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung.Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hệ quân sự các trường quân đội phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, nếu không tham gia sơ tuyển thì các em không được tham gia xét tuyển. Thời gian sơ tuyển từ ngày 15/3/2024 đến trước ngày 20/5/2024.Để chủ động trong việc tham gia sơ tuyển, các em có nguyện vọng dự tuyển vào các trường quân đội chủ động đến ban chỉ huy quân sự cấp huyện, quận, thị xã, thành phố để tìm hiểu thông tin và đăng ký sơ tuyển. Thí sinh là thanh niên ngoài quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban tuyển sinh quân sự cấp huyện. Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương.Tất cả các thí sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng trong quân đội đều được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn như quy định chung của Nhà nước và quân đội, bao gồm chính sách ưu tiên theo đối tượng và ưu tiên theo khu vực.Năm 2024, tất cả 19 trường quân đội có tuyển sinh đã thành lập các đoàn công tác, trực tiếp đến các trường trung học phổ thông để tổ chức tư vấn, tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh và thanh niên tại địa phương (mỗi trường chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp tại ít nhất từ bốn đến năm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đến nay các trường đã đến tuyên truyền tại hơn 250 trường trung học phổ thông).Các trường quân đội đẩy mạnh tuyên truyền tại các trường chuyên, trường trọng điểm, các trường trung học phổ thông ở nơi đông dân cư, kinh tế-xã hội phát triển để thu hút ngày càng nhiều học sinh đạt giải quốc tế, học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh, các em có học lực khá, giỏi đăng ký dự tuyển vào các trường quân độ.
https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-nguon-dao-tao-cac-truong-quan-doi-post809038.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "trường quân đội", "Nghị quyết số 29-NQ/TW", "Ban Tuyển sinh quân sự", "phương thức tuyển sinh" ] }
Tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho 100 ngư dân Sóc Trăng
Chiều 6/10, Bộ Chỉ huyBộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăngtổ chức hội nghị tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho 100 đại biểu là cán bộ, nhân dân, trên địa bàn khu vực biên giới biển huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Tại hội nghị các đại biểu được phổ biến những kiến thức cơ bản vềLuật Biên phòng Việt Namvà các văn bản quy định chi tiết. Trọng tâm là những điều Luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng, khu vực biên giới; các hành vi bị nghiêm cấm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ ở khu vực biên giới biển.Dịp này báo cáo viên cũng đã hướng dẫn cho bà con nhân dân cách tải, cài đặt và sử dụng phần mềm Luật Biên phòng Việt Nam trên điện thoại thông minh nhằm giúp bà con tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn ở mọi lúc mọi nơi.Trao tặng cờ Tổ quốc và phao cứu sinh cho ngư dân.Cùng với đó, đơn vị đã trao tặng 100 lá cờ Tổ quốc và 100 phao cứu sinh, cấp phát hơn 100 tờ rơi tuyên truyền về Luật Biên phòng Việt Nam và một số nội dung cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho bà con nhân dân.Thông qua buổi tuyên truyền nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân về nhận thức, ý thức trách nhiệm, chấp hành các quy định của Luật Biên phòng Việt Nam; tích cực giúp đỡ, cùng với Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
https://nhandan.vn/tuyen-truyen-luat-bien-phong-viet-nam-cho-100-ngu-dan-soc-trang-post776317.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng", "Luật Biên phòng Việt Nam", "ngư dân Sóc Trăng" ] }
Khai giảng 21 lớp xóa mù chữ tại huyện Đắk Glong (Đắk Nông)
NDO -Ngày 29/10, Ban Chỉ đạo xây dựngxã hội học tậpvà phổ cập giáo dục, xóa mù chữ huyện Đắk Glong phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông tổ chức khai giảng 21 lớp xóa mù chữ trên địa bàn huyện, với 530 học viên tham gia.
Trong thời gian học tập, các học viên sẽ được truyền đạt các kiến thức kỹ năng cơ bản trong giai đoạn 1 của chương trìnhxóa mù chữ, có kiến thức tương đương từ lớp 1 đến lớp 3. Sau đó, các học viên sẽ tiếp tục học giai đoạn 2, tương đương với trình độ lớp 4, lớp 5.Trong giai đoạn 1 có 9 lớp với 219 học viên, giai đoạn 2 có 12 lớp với 311 học viên. Học viên tham gia lớp xóa mù chữ chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi.Thời gian của các lớp học chủ yếu diễn ra vào buổi tối, nguồn kinh phí tổ chức học tập được trích từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022, 2023; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2022, 2023.Việc khai giảng các lớp học xóa mù chữ nhằm giúp người dân, đặc biệt người dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đắk Glong biết đọc, biết viết, tính toán phục vụ cho cuộc sống và hoạt động phát triển kinh tế-xã hội địa phương, góp phần nâng cao chất lượngphổ cập giáo dụcvà xóa mù chữ trên địa bàn.
https://nhandan.vn/khai-giang-21-lop-xoa-mu-chu-tai-huyen-dak-glong-dak-nong-post780026.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "Đắk Nông", "huyện Đắk Glong", "xóa mù chữ" ] }
Phát triển ngành xuất bản thành ngành kinh tế, công nghệ hiện đại
NDO -Sáng 18/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao bancơ quan chủ quản nhà xuất bảnnăm 2023.
Các đồng chí: Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông; Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản, chủ trì Hội nghị.Hội nghị thống nhất đánh giá: Năm qua, tiếp tục bám sát nhiệm vụ chính trị, các cơ quan chủ quản đã tăng cường chỉ đạo nhà xuất bản thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; định hướng nâng cao chất lượng xuất bản phẩm; chỉ đạo, đôn đốc đẩy mạnh xuất bản các xuất bản phẩm phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan chủ quản.Nội dung các xuất bản phẩm luôn giữ đúng định hướng chính trị, bảo đảm tính khoa học, đại chúng, đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Nhiều xuất bản phẩm có giá trị tiêu biểu về nội dung chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức và khoa học, thu hút sự quan tâm của độc giả, tính lan tỏa cao.Công tác quản lý của cơ quan chủ quản đối vớinhà xuất bảntrực thuộc bám sát thực tiễn hơn. Nhiều cơ quan chủ quản ngày càng xác định rõ hơn trách nhiệm trong chỉ đạo, tăng cường bảo đảm điều kiện hoạt động đối với nhà xuất bản; hỗ trợ tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện chính sách giao nhiệm vụ, tạo điều kiện để nhà xuất bản hoạt động ổn định, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.Các nhà xuất bản đã nỗ lực trong khai thác, tổ chức bản thảo, xuất bản được nhiều xuất bản phẩm có giá trị, phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị. Ngành luôn chủ động bắt nhịp thị trường, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong xã hội.Năm 2023, các cơ quan chủ quản đã chủ động phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng, trình Ban Bí thư ban hànhQuy định số 100-QĐ/TWngày 28/2/2023 về “trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo nhà xuất bản”, thay thế Quyết định số 282-QĐ/TW ngày 26/1/2010 của Ban Bí thư về “Quy định trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản”, tạo thống nhất, đồng bộ với các quy định của Đảng và pháp luật hiện hành.Hội nghị cũng chỉ rõ những khó khăn, phân tích các nguyên nhân, hạn chế, xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp để lãnh đạo các nhà xuất bản thực hiện công tác năm 2024 hiệu quả, đưa Ngành Xuất bản phát triển thành ngành kinh tế, công nghệ hiện đại.
https://nhandan.vn/phat-trien-nganh-xuat-ban-thanh-nganh-kinh-te-cong-nghe-hien-dai-post792563.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "ngành xuất bản", "cơ quan chủ quản nhà xuất bản", "nhà xuất bản", "xuất bản" ] }
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - khu vực IV năm 2024 tại tỉnh Đắk Lắk
NDO -Tối 20/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra lễ khai mạcHội khỏe Phù Đổngtoàn quốc lần thứ X - khu vực IV năm 2024.
Tham dự lễ khai mạc có Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh và lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố thuộc khu vực IV; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Đắk Lắk.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - khu vực IV năm 2024 phát biểu khai mạc hội khỏe.Phát biểu khai mạc Hội khỏe Phù Đổng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - khu vực IV năm 2024 bày tỏ, tỉnh Đắk Lắk rất vinh dự và vui mừng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn là địa phương đăng cai tổ chức. Tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp, chuẩn bị tốt mọi điều kiện cơ sở vật chất cho Hội khỏe Phù Đổng trong quá trình chuẩn bị và hoàn thiện các điều kiện để sẵn sàng cho Hội khỏe.Các đoàn tham gia lễ khai mạcHội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - khu vực IV năm 2024.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh đề nghị Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các trọng tài và các lực lượng liên quan phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, khách quan, vô tư, công bằng, đánh giá chính xác thành tích, kết quả của các vận động viên theo đúng Điều lệ và bảo đảm an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình diễn ra Hội khỏe. Các vận động viên thi đấu hết mình với tinh thần thể thao trung thực, đoàn kết, ý chí quyết tâm, chiến thắng.Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại lễ khai mạc Hội khỏe.Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc Hội khỏe, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh, Hội khỏe Phù Đổng làngày hội văn hóa thể thao của tuổi trẻ học đường, có ý nghĩa quan trọng, là sự biểu dương lực lượng của phong trào thể dục thể thao học sinh, động viên đông đảo học sinh phổ thông các cấp tham gia tích cực phong trào tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe. Từ đó, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh với tinh thần “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội khỏe Phù Đổng cũng là dịp để gặp gỡ, giao lưu, học hỏi trong công tác Giáo dục thể chất học đường, tạo cơ hội để các em học sinh thể hiện năng khiếu, tài năng thể dục thể thao, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực thể dục thể thao cho các địa phương và quốc gia.Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị Ban Tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức Hội khỏe Phù Đổng lần thứ X - khu vực IV bảo đảm an toàn tuyệt đối, khoa học, khách quan, công bằng và chính xác.Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - khu vực IV năm 2024 được tổ chức tại tỉnhĐắk Lắkdiễn ra từ ngày 20 đến 28/4 tại tỉnh Đắk Lắk có 13 đoàn với 1.468 vận động viên tham gia tranh tài ở 11 môn thi đấu gồm: Bóng đá, Bóng chuyền, Đẩy gậy, Kéo co, Aerobic, Bóng rổ, Cầu lông, Đá cầu, Bơi, Điền kinh và Bóng bàn.Các môn thi đấu diễn ra tại 5 địa điểm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk gồm: Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Đắk Lắk; Trường Đại học Tây Nguyên; Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Hoàng Việt; Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Du và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục trẻ khuyết tật tỉnh Đắk Lắk.Kết quả của Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - khu vực IV năm 2024 tại tỉnh Đắk Lắk sẽ lựa chọn các đoàn có thành tích cao tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 tại thành phố Hải Phòng vào cuối tháng 7/2024.
https://nhandan.vn/khai-mac-hoi-khoe-phu-dong-toan-quoc-lan-thu-x-khu-vuc-iv-nam-2024-tai-tinh-dak-lak-post805666.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "thành phố Buôn Ma Thuột", "tỉnh Đắk Lắk", "khai mạc", "Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - khu vực IV năm 2024", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "Đắk Lắk", "Hội khỏe Phù Đổng", "tuổi trẻ học đường", "Giáo dục thể chất học đường" ] }
Tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc
NDO -Tối 26/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X, năm 2023.
Tham dự Lễ tuyên dương có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, cùng 143 em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc đến từ 50 tỉnh, thành phố trong cả nước.Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và các đại biểu dự Lễ tuyên dương. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam; đồng thời, biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội của học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số năm học 2022-2023.Qua 10 kỳ tuyên dương, đã có trên 1.300 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được đứng trên bục vinh danh. Các em chính là nguồn cảm hứng, truyền động lực để thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ dân tộc thiểu số nỗ lực, phấn đấu, hiện thực hoá ước mơ và khát vọng; góp sức xây dựng quê hương, đất nước.Phát biểu khai mạc buổi lễ, đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt.Thời gian qua, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã ưu tiên dành nhiều sự quan tâm và nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội nói chung, sự nghiệp phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Đến nay, những kết quả đạt được đã toàn diện trên mọi mặt, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Đồng chí Hầu A Lềnh cho biết, quá trình triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số tham gia ngày càng nhiều vào bộ máy của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, các ngành kinh tế... Rất nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã trở thành tấm gương điển hình tiên tiến trên lĩnh vực công tác của mình.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu khai mạc. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)“Việc tổ chức Lễ tuyên dương nhằm kịp thời biểu dương, khích lệ, tạo sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số nỗ lực hơn nữa, vượt qua chính mình, hội nhập và phát triển, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển của quê hương, đất nước”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nói.Ghi nhận và biểu dương các em học sinh, sinh viên, thanh niên được tuyên dương, đồng chí Hầu A Lềnh nhấn mạnh, qua thành tích mà các em đạt được cho thấy hiệu quả của các chính sách đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đồng thời, cũng thể hiện khả năng, nghị lực ý chí và khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số để trở thành những người có đủ tâm-tầm và tài để góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững vùng dân tộc thiểu số, miền núi.Đồng chí Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn các em không bằng lòng với kết quả đã đạt được; tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để gặt hái được nhiều thành quả hơn trong thời gian tới; luôn là tấm gương sáng, truyền cảm hứng, khơi dậy khát vọng vươn xa cho thế hệ trẻ cả nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng trên hành trình chung tay, góp sức xây dựng bản làng, quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.Các em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu tham dự Lễ tuyên dương. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Lễ tuyên dương năm 2023 có nhiều điểm mới, nổi bật so với các năm trước, cụ thể: tiêu chí xét chọn học sinh, sinh viên, thanh niên cao hơn (xét chọn các em trúng tuyển vào đại học đạt số điểm từ 28 điểm trở lên, không tính điểm ưu tiên; năm 2022 chọn các em đạt từ 27 điểm).Năm 2023, thành phần dân tộc, địa phương có học sinh, sinh viên, thanh niên được lựa chọn đưa vào tuyên dương cao nhất từ trước đến nay, với 51 dân tộc (trong đó, có 12 dân tộc thuộc các dân tộc có khó khăn đặc thù); 50 địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, 143 em học sinh, sinh viên, thanh niên được lựa chọn tuyên dương là niềm tự hào của gia đình, làng bản, là minh chứng thuyết phục cho sự phát triển của lĩnh vực giáo dục dân tộc.“Thành tích học tập và công tác của các em đã và đang góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, sớm đưa vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi khó khăn và chậm phát triển”, Phó Thủ tướng nói.Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Lễ tuyên dương. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Phó Thủ tướng bày tỏ trân trọng, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tất cả vì học sinh thân yêu của các thầy cô giáo, các cấp chính quyền, đoàn thể và các bậc phụ huynh đã động viên, chăm lo cho các em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số trong suốt quá trình học tập, công tác để các em đạt được những thành tích rất đáng tự hào.Cho rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhắn nhủ các em học sinh không thỏa mãn, bằng lòng mà cần nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người cán bộ giỏi, những người có tri thức, có kỹ năng, trở về xây dựng quê hương, làng bản.Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã cùng các đại biểu trao Bằng khen tặng các em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và công tác năm 2023.Trước đó, trong khuôn khổ Lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu đã được tham gia một số hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống, bao gồm:Lễ báo côngdâng Bác;ghi sổ vàngtại Văn Miếu Quốc Tử Giám; tham quan khu di tích Phủ Chủ tịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộcgặp mặtĐoàn học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.Trong số143em học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương có:-38em đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023;-4em học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia;-30em trúng tuyển vào các trường đại học, học viện có tổng số 28 điểm trở lên theo tổ hợp ba môn xét tuyển đại học (không tính điểm ưu tiên);-9em học sinh thuộc các dân tộc có khó khăn đặc thù trúng tuyển vào đại học (có 3 em thuộc các dân tộc có dân số dưới 1.000 người);-2em đạt Huy chương Vàng, Đồng trong các kỳ thi đấu thể thao cấp quốc gia;-29thanh niên đạt thành tích xuất sắc trong công tác, khởi nghiệp thành công;-31em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu do các tỉnh lựa chọn.Trong đó, có nhiều em đạt thành tích rất xuất sắc như: emĐặng Thị Tuyết, dân tộc Dao, ở Lào Cai; emNông Thị Hồng Thoa, dân tộc Tày, ở Cao Bằng đạt giải Nhất môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023; emTrần Thanh Tú, dân tộc Chơ Ro, ở Bà Rịa-Vũng Tàu trúng tuyển vào Đại học với 29,05 điểm và 3 năm học THPT đạt loại giỏi; emLò Văn Biển, dân tộc Thái, ở Điện Biên đạt 2 Huy chương Vàng tại giải vô địch Karate Đông Nam Á và SEA Games 32; emVi Dương Phong, dân tộc Thái, ở Nghệ An, đạt Huy chương Vàng và Special Award Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế năm 2023.
https://nhandan.vn/tuyen-duong-143-hoc-sinh-sinh-vien-thanh-nien-dan-toc-thieu-so-xuat-sac-post789363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:04:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:04:53", "tags": [ "học sinh dân tộc thiểu số", "Ủy ban Dân tộc", "lễ tuyên dương" ] }