title
stringlengths
11
125
summary
stringlengths
0
672
content
stringlengths
0
18.1k
url
stringlengths
35
338
metadata
dict
55 nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ các vùng miền dự trại sáng tác tại Đồng Tháp
NDO -Các trại viên có dịp trao đổi, cùng làm giàu thêm kinh nghiệm sáng tạo, từ đó nâng cao chất lượng sáng tác, tạo nguồn tác phẩm mới, có chất lượng cao, mang đậm nét đặc trưng văn hóa, con người Đồng Tháp.
Ngày 20/4, tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, thành phố Cao Lãnh, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp phối hợp Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức khai mạc Trại sáng tác ca khúc và văn học về Đồng Tháp với chủ đề “Đất và người Đồng Tháp qua 50 năm xây dựng và phát triển”.Trại sáng tác nhằm tạo điều kiện cho các nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơthâm nhập thực tế, khám phá những nét đẹp về thiên nhiên, văn hóa, con người Đồng Tháp, tạo cảm xúc để sáng tác những tác phẩm có giá trị về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật về Đồng Tháp.Qua đó, còn tạo nguồn tác phẩm mới, có chất lượng cao, mang đậm nét đặc trưng văn hóa, con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân; góp phần phát triển du lịch, tạo dựng hình ảnh địa phương.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn phát biểu khai mạc. (Ảnh: HỮU NGHĨA)Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn, Trưởng ban tổ chứcTrại sáng tácca khúc và văn học cho biết: “4 ngày đi thực tế cho âm nhạc và 10 ngày đi thực tế cho văn học sẽ là nguồn cảm hứng chủ đạo cho tất cả trại viên có được nhiều tác phẩm hay cho đất và người Đồng Tháp. Lãnh đạo tỉnh mong muốn và kỳ vọng những tác phẩm của quý nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác không chỉ cho thế hệ hôm nay, mà còn có giá trị cho các thế hệ mai sau”.Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội khẳng định: “Mỗi người nghệ sĩ là một cá tính, là một góc nhìn riêng, một cách tiếp cận riêng. Vì thế, sẽ rất thú vị khi Đồng Tháp được nhìn nhận, cảm nhận, soi chiếu bởi những nghệ sĩ ở khắp các vùng miền.Đồng Tháp là xứ sen hồng theo một cách gọi hết sức trìu mến và lãng mạn, nhưng cũng là mảnh đất có những trận chiến ác liệt để bảo vệ quê hương. Đồng Tháp cũng là mảnh đất của những người lao động cần cù, và cũng là vùng đất của những con người khoáng đãng, hào sảng nhưng cũng hết sức sâu lắng, tinh tế.Mở trại viết cũng là cách tạo điều kiện cho các nhà văn, nhà thơ ở tỉnh cũng như các vùng miền khác có dịp gặp nhau, kiến tạo, trao đổi, cùng làm giàu thêm kinh nghiệm sáng tạo, cũng như từ đó nâng cao chất lượng sáng tác, không chỉ cho tỉnh, mà cho đời sống văn học trong toàn quốc”.Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội phát biểu. (Ảnh: HỮU NGHĨA)Trại sáng tác diễn ra từ ngày 20-29/4, với sự tham gia của 55 nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ đến từ các địa phương: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Bình Thuận, Tây Ninh, Quảng Nam… Các trại viên có dịp đi thực tế tại nhiều huyện, thành phố, khu điểm du lịch, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.Theo đó, về chuyên ngành văn học, có tổng số trại viên được triệu tập là 25 trại viên, trong đó có 15 trại viên là những cộng tác viên do Tạp chí Văn nghệ Quân đội mời, 10 trại viên là các nhà thơ, nhà văn của tỉnh Đồng Tháp.Vềchuyên ngành âm nhạc, có 30 trại viên là các nhạc sĩ đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các nhạc sĩ ở tỉnh Đồng Tháp được triệu tập.
https://nhandan.vn/55-nhac-si-nha-van-nha-tho-cac-vung-mien-du-trai-sang-tac-tai-dong-thap-post805649.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Trại sáng tác", "Đồng Tháp", "Đất sen hồng", "Văn học nghệ thuật" ] }
Chờ sự “chuyển mình” của sân khấu thiếu nhi
Ngay trước thềm Tết Thiếu nhi 1/6, các đơn vị nghệ thuật tưng bừng “tung” hàng loạt sản phẩm sân khấu chào hè, cho thấy những người làm sân khấu đã quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của công chúng nhỏ tuổi. Tuy nhiên, để thu hút các em, sân khấu thiếu nhi vẫn cần nỗ lực chuyển mình trong đầu tư, sáng tạo và dàn dựng.
“Bữa tiệc” nghệ thuật đa sắcĐầu tháng 5, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi động mùa kịch thiếu nhi với chuỗi chương trình “Hành trình kỳ diệu” gồm ba vở diễn; trong đó, vở diễn “Bộ quần áo mới của hoàng đế” vừa ra mắt đã đón nhận nhiều phản hồi tích cực.Phỏng theo câu chuyện cùng tên của nhà văn Andersen, dưới bàn tay dàn dựng của đạo diễn người Nhật Hiroyuki Muneshige, vở diễn đã tìm được cách tiếp cận đầy mới lạ khi kết hợp nhiều ngôn ngữ nghệ thuật như kịch nói, kịch câm, vũ đạo, âm nhạc, ánh sáng...Hai vở diễn còn lại: “Rồng thần trở lại”, “Biệt đội siêu anh hùng” lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh “Bảy viên ngọc rồng” và vũ trụ Marvel, với sự kết hợp của bộ đôi Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc-Nghệ sĩ Nhân dân Tự Long trong vai trò đạo diễn-kịch bản cũng hứa hẹn trở thành những “siêu phẩm” hút khách.Góp thêm sự sôi động cho sân khấu thiếu nhi năm nay, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu bốn vở diễn mới: “Giải cứu bà nội”, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Jerome Poncin, là kết quả hợp tác với Nhà hát Bốn bàn tay (Bỉ); nhạc kịch “Zorba-Chú mèo thám tử”, hợp tác với Nhà hát SangsangMaru (Hàn Quốc); nhạc kịch “Bữa tiệc của Elsa” và “Vị vua không ngai”, khẳng định những thông điệp ý nghĩa về giá trị của tình thân gia đình, tinh thần đoàn kết, nhân ái...Với Liên đoàn Xiếc Việt Nam, ngoài “Ninja Magic Show” - chương trình kết hợp giữa xiếc Việt Nam và ảo thuật Nhật Bản, còn có vở diễn mới “Giấc mơ tuổi thần tiên”. Các đơn vị nghệ thuật phía nam cũng hâm nóng sân khấu hè bằng nhiều vở diễn như: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, “Trạm cứu hộ động vật hoang dã”, “Ngày xửa ngày xưa 35: Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad- Huyền thoại mắt thần”, Nhạc kịch “Colora - Xứ sở rực rỡ”...Có thể thấy, so với những mùa trước, các chương trình nghệ thuật của sân khấu thiếu nhi hè năm nay đa dạng hơn hẳn.Bằng nhiều cách, như: kết hợp với các nghệ sĩ quốc tế, sử dụng ưu thế của nhiều loại hình nghệ thuật, khai thác các câu chuyện, tác phẩm văn học quen thuộc theo hướng mới..., những người làm sân khấu đang cố gắng mang đến làn gió mới cho sân khấu thiếu nhi.Cần những sáng tạo tâm huyết, trách nhiệmTuy nhiên, dễ thấy bên cạnh số ít những vở diễn được dàn dựng từ kịch bản Việt Nam, những tác phẩm chuyển thể từ kịch bản nước ngoài hoặc lấy cảm hứng từ câu chuyện, nhân vật nước ngoài chiếm tỷ lệ áp đảo, điều này vô hình trung đã làm bộc lộ “khoảng trống” lớn về kịch bản sân khấu thiếu nhi Việt Nam.Đây cũng là thực trạng được nhiều chuyên gia đề cập tại Tọa đàm “Phát triển sân khấu dành cho thiếu nhi” trong khuôn khổ Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất-2024 vừa diễn ra tại thành phố Hải Phòng.Đầu tư cho sân khấu thiếu nhi chính là vun bồi cho cái gốc của nền sân khấu nước nhà, bởi đây là đối tượng khán giả đặc biệt mang trong mình sứ mệnh lịch sử tiếp nối, gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu cha ông. Song đáng tiếc, sân khấu dành cho thiếu nhi lâu nay chưa được quan tâm đúng mức và không nhiều người dám dấn thân vào lĩnh vực này.Thực trạng cho thấy, sân khấu thiếu nhi còn đang phát triển thiếu đồng đều về loại hình và chất lượng.Các vở diễn phục vụ khán giả nhỏ tuổi chủ yếu là rối, xiếc, kịch nói, rất hiếm các tác phẩm tuồng, chèo, cải lương, dẫn đến một bộ phận không nhỏ thiếu niên, nhi đồng chưa thể phân biệt các loại hình sân khấu truyền thống cha ông. Ngay trong 17 tác phẩm của 14 đơn vị tham gia liên hoan vừa qua, chỉ có lác đác vài vở chèo, không có bất kỳ vở tuồng hay cải lương nào.Bên cạnh một số vở diễn nổi bật hẳn, giành giải cao như: “Chú mèo dạy hải âu bay” (Nhà hát Tuổi trẻ), “Rồng thần trở lại” (Nhà hát Kịch Việt Nam), “Dế Mèn phiêu lưu ký” (Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng), và vở “Nắm xôi kỳ diệu- Chuyện thằng Bờm” (Nhà hát Chèo Hà Nội)...; vẫn còn không ít tác phẩm dự liên hoan với chất lượng chưa bảo đảm.Nói như Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo liên hoan: “Có nhiều đơn vị chưa phân biệt rõ tác phẩm đề tài thiếu nhi và tác phẩm dành cho thiếu nhi, dẫn đến vở diễn chưa thật sự thu hút khán giả nhỏ tuổi”.Với kinh nghiệm nhiều năm phát triển sân khấu thiếu nhi, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Sĩ Tiến, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ khẳng định, việc đổi mới, đầu tư cho vở diễn không chỉ nằm ở khâu kịch bản mà còn nằm ở kỹ thuật, công nghệ biểu diễn.Đó là lý do thời gian qua, nhà hát liên tục hợp tác với các nghệ sĩ, nhà hát quốc tế uy tín nhằm tiếp cận những công nghệ, kỹ thuật dàn dựng hiện đại của sân khấu thế giới.Để giải quyết phần nào vấn đề thiếu kịch bản, nhà hát cũng đã chủ động tham gia tổ chức Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em với mong muốn có thể tìm ra những kịch bản chất lượng, làm tiền đề dàn dựng những vở kịch, nhạc kịch đặc sắc. Nhà hát cũng đang xây dựng mô hình “Sân khấu hóa các tác phẩm văn học”.Em Nguyễn Như Khôi, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (hiện đang là học sinh lớp 12, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), từng tham gia một số vở diễn dành cho thiếu nhi của Sân khấu Lệ Ngọc, Nhà hát Tuổi trẻ) cho rằng, sân khấu muốn thu hút các em trước hết cần đẹp, hiện đại, nội dung dễ hiểu, giàu tính tương tác.“Các em nhỏ hiện nay rất thông minh, nhạy bén cho nên cách tiếp cận các em cũng đòi hỏi sự tinh tế và chuyên nghiệp chứ không phải bằng những pha gây cười nhảm nhí, chưa thật sự chạm đến trái tim trẻ nhỏ”, Như Khôi chia sẻ.
https://nhandan.vn/cho-su-chuyen-minh-cua-san-khau-thieu-nhi-post811289.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "sân khấu thiếu nhi", "Tết Thiếu nhi 1/6", "Nhà hát Kịch Việt Nam" ] }
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5
NDO -Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, nhiều bảo tàng tổ chức các hoạt động đa dạng dành cho công chúng, để tìm hiểu, tôn vinh và phát huy giá trị của những di sản được lưu giữ tại bảo tàng.
Năm nay, Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế (ICOM) định hướng các bảo tàng hướng hoạt động tới chủ đề: "Bảo tàng, Tính bền vững và An sinh" (Museums, Sustainability and Wellbeing).Tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, công chúng có cơ hội trải nghiệm ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc tìm hiểu và khai thác thông tin văn hóa các dân tộc tại phòng trưng bày số 1 (nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) và số 2 (nhóm ngôn ngữ Tày - Thái) khu trưng bày trong nhà Bảo tàng từ nay đến hết 18/5. Ngoài ra, còn một số hoạt động như chiếu phim tư liệu về di sản văn hóa các dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người tại phòng chiếu phim của Bảo tàng, tìm hiểu Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và các chương trình giáo dục di sản văn hóa tại Bảo tàng" dưới hình thức online, trưng bày tác phẩm thi vẽ tranh và ảnh với chủ đề: "Bảo tàng với di sản văn hóa Việt Nam".Còn tạiBảo tàng Dân tộc học Việt Nam, khách tham quan có cơ hội trải nghiệm tour tham quan bảo tàng miễn phí vào các khung giờ 9 giờ, 10 giờ, 14 giờ và 15 giờ trong ngày 18/5.Hiện vật gốm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. (Ảnh: MINH DUY)TạiBảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, bộ sưu tập gốm cổ Bát Tràng sẽ được giới thiệu tới khách tham quan với các hiện vật từ từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20, chia làm 3 giai đoạn. Đây là một bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao, giúp công chúng hiểu sâu sắc, trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.Triển lãm khai mạc ngày 18/5 và kéo dài đến hết tháng 9.
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-huong-toi-ky-niem-ngay-quoc-te-bao-tang-185-post753048.html#:~:text=NDO%20%2D%20Nh%C3%A2n%20d%E1%BB%8Bp%20k%E1%BB%B7%20ni%E1%BB%87m,l%C6%B0u%20gi%E1%BB%AF%20t%E1%BA%A1i%20b%E1%BA%A3o%20t%C3%A0ng.&text=Du%20kh%C3%A1ch%20vui%20ch%C6%A1i%2C%20tham,D%C3%A2n%20t%E1%BB%99c%20h%E1%BB%8Dc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5", "Tham quan miễn phí nhiều bảo tàng", "Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam", "Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Việt Nam", "Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam" ] }
Đồng Tháp đón nhận di sản quốc gia “Nghề làm bột gạo Sa Đéc”
NDO -Sản phẩm bột gạo Sa Đéc hình thành và phát triển hơn 100 năm, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Từ bột gạo, có thể chế biến ra nhiều mặt hàng hấp dẫn, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Tối 26/4, Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian“Nghề làm bột gạo Sa Đéc”xã Tân Phú Đông và phường 2, thành phố Sa Đéc. Đồng thời, khai mạc Lễ hội Hòa Bình lần thứ III năm 2024.Nghề làm bột gạo Sa Đéc được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là kết quả cả quá trình nâng niu, gìn giữ và phát huy giá trị, gắn với tập quán sinh hoạt của cư dân.Làm bột gạo tươi tại cơ sở sản xuất của ông Tư Nương (phường 2, thành phố Sa Đéc). Ảnh: KIM NGÂNNghề làm bộtSa Đéctrải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển. Thị trường tiêu thụ bột ngày nay đã phát triển, các nhà máy chế biến thực phẩm trong và ngoài tỉnh tiêu thụ bình quân hàng trăm tấn bột tươi mỗi ngày để làm ra các sản phẩm ăn liền như: mì, hủ tiếu, phở, bánh canh, cháo…Bột Sa Đéc còn được cung cấp, tiêu thụ ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, khắp các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và xuất khẩu đi một số nước.Sản phẩm bột được chia làm 2 loại: Bột tươi ướt được cung cấp trực tiếp cho các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm; bột khô có thể dùng dự trữ lâu, chế biến dần.Từ bột, người ta có thể chế biến ra nhiều mặt hàng rất hấp dẫn, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.Hiện nay, nghề làm bột Sa Đéc có gần 350 hộ sản xuất với hơn 2.000 lao động, chủ yếu ở xã Tân Phú Đông và phường 2, sản xuất hơn 50 ngàn tấn bột/năm.Tặng Giấy khen cho 2 tập thể, 14 hộ gia đình và 6 cá nhân có thành tích đóng góp trong công tác giữ gìn, bảo tồn và phát triển “Nghề làm bột gạo Sa Đéc.Với cách làm thủ công truyền thống, nhiều cơ sở cho ra sản phẩm bột đạt chất lượng ngon, dẻo dai, trắng mịn. Nghề làm bột gạo phải trải qua 10 công đoạn như: Lựa chọn tấm (gạo), làm sạch tấm (gạo), xay tấm (gạo), dằn bột, đánh tơi bột, lắng gạn, hớt bột, chia bột, bẻ bột, phơi bột và đóng gói thành phẩm.Các sản phẩm OCOP làm từ bột Sa Đéc được xếp hạng 4 sao như bột gạo lứt lúa mạch hạt sen, bánh hỏi khô, bột bánh xèo cốt dừa, nui gạo, bún gạo lứt, hủ tiếu gạo lứt, phở gạo lứt, hủ tiếu khô, phở khô.Lễ hội Hòa Bình và Lễ đón nhậndi sản văn hóa phi vật thể quốc gia“Nghề làm bột gạo Sa Đéc” là dịp để khẳng định quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời khẳng định vị thế của nghề làm bột gạo Sa Đéc trong đời sống xã hội hôm nay và mãi mãi về sau.
https://nhandan.vn/dong-thap-don-nhan-di-san-quoc-gia-nghe-lam-bot-gao-sa-dec-post806864.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Sa Đéc", "Bột gạo", "Di sản văn hóa phi vật thể", "Nghề thủ công", "Đồng Tháp" ] }
Hà Nam khai hội lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương
NDO -Tối 17/2 (mồng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tổ chức khai hội lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Phát biểu Khai mạc Lễ hội, đồng chí Nguyễn Đức Nhương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân, Trưởng ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương nêu rõ công lao to lớn của Đức Thánh Trần và kiến trúc, lịch sử, văn hóa củađền Trần Thương.Tương truyền trên chuyến thuyền từ trấn Sơn Nam Hạ về kinh thành Thăng Long để tìm kế sách đánh giặc Mông Nguyên, khi qua dòng Nhị Hà, trấn Sơn Nam Thượng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã phát hiện ra vùng đất thiêng Lục Đầu Khê nơi nổi tiếng với câu ca “cá Nhân Đạo, gạo Trần Thương”, Ngài lập tức lệnh cho dân binh cùng quân sĩ khởi dựng 6 kho lương bí mật làm kế sách lâu dài kháng chiến chống quân xâm lược. Trong đó, kho lương chính nằm trên làng Miễu cổ nay là thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo.Sau khi Đức Thánh Trần dời cõi thế, nhân dân trong vùng đã khởi dựng ngôi đền để tưởng vọng ngài, ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, bề thế, tôn nghiêm, cổ kính, tọa lạc ở thế đất linh thiêng “hình nhân bái tướng ngọa nhân mỹ”.Hằng năm, cứ vào giờ Tý ngày 14 tháng Giêng, nhân dân trên khắp mọi miền lại nô nức về đây tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần để tưởng nhớ công lao của Trần Hưng Đạo và nhận phúc lộc của Đức Thánh Trần ban cho muôn dân, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân được ấm no, thụ hưởng thái bình.Đồng chí Bí thư Huyện ủy Lý Nhân đánh trống khai mạc lễ hội.Đền Trần Thương là một trong ba địa danh, di tích tiêu biểu thờ Đức Thánh Trần cùng với đền Bảo Lộc (Nam Định), đền Kiếp Bạc (Hải Dương). Năm 2015, Đền Trần Thương đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt.Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương là hoạt động mang ý nghĩa tâm linh truyền thống cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà mạnh khỏe, sung túc và bình yên, đồng thời nhắc nhở các thế hệ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của Đức Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước cho các thế hệ ngày nay; là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn tại Lễ khai hội.Trong thời gian diễn ra Lễ hội có các hoạt động như: Lễ rước nước, lễ rước lương, đêm hội Trần thương cùng các hoạt động văn hóa, thể thao phong phú khác. Điểm nhấn của Lễ hội là nghi thức phát lương Đức Thánh Trần được bắt đầu từ 21 giờ ngày 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng.
https://nhandan.vn/ha-nam-khai-hoi-le-phat-luong-duc-thanh-tran-den-tran-thuong-post796538.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Đền Trần Thương", "Lễ phát lương" ] }
Tôn vinh sắc màu văn hóa dân tộc trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”
NDO -“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ 14 đến 19/4 tạiLàng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Namvới nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc. Các hoạt động tôn vinh văn hóa dân tộc với sự tham gia của 100 đồng bào thuộc 16 dân tộc đang sinh sống tại Làng, và 100 đồng bào các dân tộc từ các tỉnh Đắk Lắk, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Lâm Đồng.
Các hoạt động chính trong dịp này bao gồm diễn đàn văn hóa với chủ đề: “Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; Triển lãm giới thiệu bộ sưu tập hiện vật về văn hoá các tộc người; Tái hiện những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc và các hoạt động thể thao quần chúng.Trong đó, Diễn đàn văn hóa “Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” dự kiến diễn ra ngày 15/4, với khoảng 40 tham luận, 2 talk show, trưng bày các hình ảnh về sắc màuvăn hoá các dân tộcViệt Nam kết hợp với thực hành di sản và nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt, xoè, sạp…Trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên.Một số nghệ thuật trình diễn được UNESCO ghi danh và một số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại; Nghệ thuật sân khấu Rô băm của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng; Trích đoạn nghi thức truyền thống của dân tộc Mạ tỉnh Lâm Đồng, dân tộc Thái tỉnh Thanh Hoá… cũng được giới thiệu, trình diễn tại diễn đàn.Diễn đàn là hoạt động thiết thực triển khai hiệu quả những nội dung của Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021; Chiến lược phát triển Văn hoá đến năm 2030; Kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương Văn hoá Việt Nam” và 15 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hằng năm là Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam.Ngoài ra, trong khuôn khổ ngày hội, triển lãm giới thiệu bộ sưu tập hiện vật về văn hoá các tộc người sẽ diễn ra từ ngày 15-19/4.Triển lãm trưng bày các hiện vật văn hóa gắn với đời sống sinh hoạt của tộc người tại địa phương đặc biệt qua nhạc cụ dân tộc kết hợp thao tác, trình diễn. Các hiện vật gồm có đồ dùng, vật dụng, tài liệu về văn hóa của các dân tộc, về đời sống sinh hoạt, sản xuất, tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào…Mỗi hiện vật chứa đựng cả đời sống tinh thần, là những câu chuyện văn hóa, linh hồn của tộc người vùng đất ấy góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng tin, sự phấn khởi cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các cộng đồng dân tộc trong việc nhân lên và lan tỏa sâu rộng ý nghĩa của các giá trị văn hoá dân tộc.Chùa Khmer tại Làng.Cũng trong dịp này, một số lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc cũng được tái hiện, như nghi lễ nông nghiệp truyền thống “Mang lúa về kho” (Nhô Yàng kòi) của dân tộc Mạ tỉnh Lâm Đồng (dự kiến ngày 15/4); Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng (dự kiến ngày 15/4); Lễ cúng ché của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk và giới thiệu bộ sưu tập ché độc đáo của dân tộc Ê Đê (dự kiến ngày 16/4); Lễ Chá mùn của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa (dự kiến ngày 16/4).Bên cạnh đó, còn có các hoạt động của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động tại Làng gồm tái hiện, trình diễn các nghi lễ, trang phục, dân ca, dân vũ, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, trò chơi, phong tục tập quán… tại chính không gian ngôi làng của dân tộc mình.Các hoạt động thể thao quần chúng, các môn võ cổ truyền Việt Nam cũng được giới thiệu trong dịp này, dự kiến vào ngày 16/4.
https://nhandan.vn/ton-vinh-sac-mau-van-hoa-dan-toc-trong-ngay-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-post746252.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam", "phong tục tập quán các dân tộc", "triển lãm văn hóa", "văn hóa dân tộc", "Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam" ] }
"Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" được vinh danh, tạo thêm sức mạnh cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc
NDO -NDĐT- Ngày 6 tháng 12 năm 2012 tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tin vui đối với mỗi người dân Việt Nam vì chúng ta có thêm một di sản văn hoá được thế giới vinh danh và điều đặc biệt hơn là nhân dân thế giới hiểu biết thêm về nên văn hoá cội nguồn của dân tộc Việt Nam; hiểu được sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, giúp Việt Nam chiến thắng các thế lực xâm lược hùng mạnh, và ngày nay đang xây dựng đất nước trên đà phát triển.
Từ nhận thức ngày càng rõ hơn về ý nghĩa thờ cúng tổ tiên và sức mạnh cội nguồn, tỉnh Phú Thọ đã đề nghị với Đảng, Nhà nước cho phép lập hồ sơ khoa học về "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" để trình với tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hoá - Thông tin - Du lịch và tỉnh Phú Thọ, Viện Văn hoá NTVN phối hợp với khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các ngành chức năng của tỉnh làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học đã làm việc hết mình, tranh thủ mọi thời gian để hoàn thành bộ hồ sơ khoa học kịp trình tổ chức UNESCO theo đúng thời gian quy định. Tiếp đến là quá trình vận động, giải trình để các thành viên thuộc tổ chức UNESCO hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng và sự lan toả của "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" trong cộng đồng người Việt và ảnh hưởng ra thế giới. Mọi công sức của các cơ quan từ trung ương đến tỉnh và các nhà ngoại giao, các nhà khoa học đã được đền đáp xứng đáng. "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã được UNESCO công nhận là di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ đây chúng ta có thêm một di sản văn hoá tiêu biểu, góp chung vào kho tàng Di sản văn hoá độc đáo của nhân loại.Đã từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam đều coi vua Hùng là Quốc Tổ. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong thực tế đã được trao truyền từ đời nay qua đời khác. Cho đến nay việc thờ cúng tổ tiên được đồng bào cả nước ngưỡng mộ và tôn thờ, được coi như tổ tiên chung của dân tộc.Vừa qua cũng có ý kiến cho rằng việc thờ cúng Hùng Vương là của riêng người Việt. Chúng ta không áp đặt về việc thờ cúng tổ tiên cho tất cả các tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc bắt nguồn từ sức mạnh cội nguồn. Có sức mạnh cội nguồn chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được toàn dân tộc để bảo vệ và xây dựng non sông đất nước. Vì vậy, việc tôn vinh các vua Hùng là ông Tổ, là biểu tượng của sức mạnh cội nguồn là điều cần thiết, để tập hợp tất cả mọi người dân đang sinh sống trên đất nước Việt Nam, kể cả kiều bào ở nước ngoài hướng về cội nguồn, thực hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây", ghi nhớ công ơn của những bậc tiền nhân đã từng khai sơn phá thạch để gây dựng nên nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.Đến nay cả nước đã có trên 1400 ngôi đền thờ vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Cứ đến dịp mùa xuân - Lễ hội Đền Hùng hàng năm có hàng triệu người con đất Việt về vùng đất cội nguồn linh thiêng để thắp nén tâm hương tri ân công đức tổ tiên. Những người ở xa không có điều kiện về nơi đất Tổ thì đến các đền thờ vọng để thắp hương bái Tổ.Khi chúng ta được tổ chức UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại thì trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lại càng cao hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục tuyên truyền giáo dục để mỗi người dân đất Việt dù ở nơi đâu, làm bất cứ việc gì đều có ý thức kính hiếu tổ tiên, cùng nhau đoàn kết như "cây một gốc" như "con một nhà" để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn. Việc thế giới vinh danh "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" sẽ càng tạo thêm sức mạnh cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
https://nhandan.vn/tin-nguong-tho-cung-hung-vuong-duoc-vinh-danh-tao-them-suc-manh-cho-tinh-than-dai-doan-ket-dan-toc-post582187.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [] }
Hải Phòng khai mạc Triển lãm “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”
NDO -Chiều 15/11, tại Trung tâm Triển lãm mỹ thuật Hải Phòng đã khai mạc triển lãm với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”.
Triển lãm do Ủy ban nhân dân thành phốHải Phòngphối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cộng hòa Pháp (1973-2023) và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa 2 quốc gia (2013-2023).Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ, thành phố Hải phòng có bề dày phát triển hơn một thế kỷ với nhiều công trình mang đậm dấu ấn kiến tạo thuở ban đầu củakiến trúc Pháp.Các đại biểu xem và nghe giới thiệu các nội dung triển lãm.Các di sản văn hóa, kiến trúc trên chính là nguồn tài sản quý giá, cấu thành môi trường sống của người dân đất Cảng, góp phần tạo nên diện mạo độc đáo không thể trộn lẫn của thành phố Hải Phòng.Đây cũng là một trong những tiềm năng, thế mạnh, là cơ sở, nguồn lực để Hải Phòng phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phát triển du lịch văn hóa.Trải qua hơn 100 năm, các công trình kiến trúc Pháp vẫn đang được bảo tồn, sử dụng và trở thành di sản có giá trị về văn hóa, mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên một diện mạo đô thị Hải Phòng vừa cổ kính, vừa hiện đại như: Nhà hát thành phố, ga Hải Phòng, Bưu điện thành phố, trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố...Các chuyên gia, kiến trúc sư người Pháp giới thiệu về các công trình kiến trúc Pháp tại Hải Phòng.Triển lãm đã thể hiện 3 không gian: không gian trung tâm là những tư liệu hình ảnh minh họa các giai đoạn phát triển của thành phố Hải Phòng trong một thế kỷ, từ 1874 đến 1975.Không gian “IN” thể hiện sự phong phú và đa dạng về kiến trúc của khu vực trung tâm thành phố, trong sự gắn kết tuyệt vời với đô thị Hải Phòng. Ở đây sẽ giới thiệu 13 tòa nhà được xếp hạng đặc biệt, được trình bày xoay quanh năm chủ đề chức năng cụ thể: công trình công cộng, công trình văn hóa, nhà ở và dịch vụ, không gian công cộng, các tổ hợp công nghiệp...Học sinh Hải Phòng cũng thích thú với triển lãm kiến trúc Pháp.Không gian “OFF” nhằm mục đích làm nổi bật giá trị di sản của ngày mai bổ sung với phần “IN” làm nổi bật giá trị của di sản hôm nay.Những tài liệu tại triển lãm lần này mang đến cái nhìn đầy đủ hơn về những công trình kiến trúc tiêu biểu do các kiến trúc sư Pháp thiết kế và xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tại thành phố Hải Phòng.Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại triển lãm.Triển lãm còn là điểm nhấn sinh động về hoạt động văn hóa, lịch sử hấp dẫn đông đảo người dân thành phố và du khách tới tham quan, tìm hiểu.Triển lãm cũng góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản kiến trúc, nhất là trong giai đoạn thành phố Hải Phòng đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.Triển lãm kéo dài đến hết ngày 22/11.
https://nhandan.vn/post-782742.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Triển lãm kiến trúc Pháp", "Hải Phòng", "Di sản kiến trúc hôm nay", "Triển lãm mỹ thuật" ] }
Chủ tịch cũ và mới của Liên hoan phim quốc tế Busan tham dự Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 2
NDO -Cựu Chủ tịch Kim Dong-ho và Tân Chủ tịch Park Kwang-su của Liên hoan phim quốc tế Busan mới đây đã xác nhận tham giaLiên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 2với vai trò khách mời danh dự và diễn giả.
Ông Kim Dong-ho, cựu Chủ tịch Liên hoan phim quốc tế Busan sinh năm 1937, không chỉ là nhà sáng lập củaLiên hoan phim quốc tế Busan, mà còn là biểu tượng của điện ảnh Hàn Quốc với sự nghiệp rực rỡ trong ngành điện ảnh.Ông từng tốt nghiệp ngành luật Trường đại học Quốc gia Seoul danh tiếng, được chỉ định công tác nhiều vị trí tại Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) của Hàn Quốc.Từ năm 1988, ông là Chủ tịch Hội Xúc tiến điện ảnh Hàn Quốc (nay là Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc - KOFIC), sau đó ông còn làm Chủ tịch Hội đồng xếp loại phim Quốc gia.Năm 1993 ông trở thành Thứ trưởng Văn hóa và Giám đốc Hội đồng Đánh giá truyền thông Hàn Quốc. Từ năm 1996-2010, với cương vị là Chủ tịch của Liên hoan phim quốc tế Busan, ông đã có những đóng góp to lớn để đưa sự kiện này vươn tầm quốc tế, thu hút được nhiều bộ phim chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia trình chiếu và tranh tài, tạo điều kiện và phát hiện ra nhiều tài năng điện ảnh của thế giới. Sau khi nghỉ hưu, ông có một thời gian là Giám đốc danh dự liên hoan phim này.Ông Kim Dong-ho đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế cả về điện ảnh và văn hóa. Ông đã được chính phủ Pháp trao tặng giải thưởng Hiệp sĩ Bắc đẩu Bội tinh; Huân chương Fellini danh giá của UNESCO (2007), vinh danh những nhân vật lớn trong ngành điện ảnh; và Huân chương Văn hóa quốc gia Hàn Quốc, Giải thưởng Vương miện Bạc.Ông Park Kwang-su, tân Chủ tịch Liên hoan phim quốc tế Busan sinh năm 1955 tại Busan, Hàn Quốc. Ông gia nhập Tập đoàn điện ảnh Yallasung khi còn là sinh viên ngành Mỹ thuật tại Đại học Quốc gia Seoul. Sau khi tốt nghiệp, ông thành lập và đứng đầu Tập đoàn Điện ảnh Seoul và trở thành gương mặt tiêu biểu của Làn sóng điện ảnh mới Hàn Quốc vào những năm 1990.Ông Park Kwang-su, tân Chủ tịch Liên hoan phim quốc tế Busan.Ông theo học điện ảnh tại trường điện ảnh ESEC ở Paris, sau đó trở về Hàn Quốc để làm trợ lý đạo diễn cho nhà làm phim kỳ cựu Lee Chang-ho. Ông thực hiện bộ phim đầu tiên vào năm 1988 và tới năm 1993, ông trở thành nhà làm phim Hàn Quốc đầu tiên thành lập công ty sản xuất của riêng mình.Park Kwang-su được coi là một trong những người đi đầu trong phong trào "Điện ảnh Hàn Quốc mới" vào những năm 90. Ông từng được trao nhiều giải thưởng, đề cử danh giá trong và ngoài nước…Ông Park Kwang-su cũng từng là thành viên sáng lập của Liên hoan phim quốc tế Busan và là Phó Giám đốc Liên hoan phim trong ba năm liên tiếp kể từ lần tổ chức đầu tiên, là một trong những nhân vật đóng vai trò then chốt trong việc đưa thành phố Busan trở thành “thánh địa điện ảnh” của Hàn Quốc. Không những vậy, ông còn là Giám đốc sáng lập của Ủy ban Điện ảnh Busan - tổ chức đầu tiên ở Hàn Quốc hỗ trợ sản xuất phim, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố ngành công nghiệp nội dung ở Hàn Quốc.Cựu Chủ tịch Kim Dong-ho và tân Chủ tịch Park Kwang-su của Liên hoan phim quốc tế Busan không chỉ là khách mời danh dự của Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 2, mà còn là diễn giả Hội thảo “Liên hoan phim quốc tế tại các thành phố ven biển, những mô hình thành công, bài học về kinh nghiệm tổ chức, cơ hội kết nối cho thành phố Đà Nẵng và DANAFF”.Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 2 do Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với UBND cùng Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức, diễn ra từ ngày 2 đến 7/7.
https://nhandan.vn/chu-tich-cu-va-moi-cua-lien-hoan-phim-quoc-te-busan-tham-du-lien-hoan-phim-chau-a-da-nang-lan-2-post815044.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Chủ tịch Liên hoan phim quốc tế Busan dự Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng", "Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng", "Liên hoan phim quốc tế Busan", "Kim Dong-ho", "Park Kwang-su" ] }
Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống gia đình
Trải qua nhiều thế hệ,gia đìnhở Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Gia đình là nơi duy trì nòi giống và cũng là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người.
Giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam là sự kết tinh của văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc, chi phối nhận thức và hành vi của mỗi thành viên, đặt nền móng cho sự phát triển của gia đình trong hiện tại và tương lai. Kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc có nhiều câu đúc rút giá trị truyền thống gia đình: "Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"; "Giấy rách phải giữ lấy lề"; "Ðói cho sạch, rách cho thơm"...Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay. Lịch sử đã chứng minh, một khi có sự đoàn kết từ trong gia đình, dòng họ đến rộng hơn là toàn dân, thì một dân tộc dù nhỏ yếu hơn vẫn chiến thắng giặc ngoại xâm cường bạo.Những năm qua, Ðảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như triển khai các giải pháp để xây dựng, gìn giữ và phát huytruyền thốngtốt đẹp của gia đình Việt Nam.Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định: "Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư "Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới" khẳng định: "Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước".Những năm qua, Ðảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như triển khai các giải pháp để xây dựng, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.Tuy nhiên, hiện nay mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, ảnh hưởng tiêu cực từ giao lưu hội nhập và tiếp thu sự đa dạng văn hóa… đang có nguy cơ "đánh thức" những tính xấu trong nhiều người, làm biến đổi giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt. Dưới góc nhìn của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống gia đình hiện đại. Nó giúp gia đình không rơi vào khủng hoảng khi mà các giá trị mới đang hình thành và chưa xác định được vị trí trong đời sống hiện đại. Những di sản của gia đình truyền thống vẫn có tác dụng củng cố sự bền vững của gia đình, ngay cả trong bối cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa, di cư lao động.Nhằm củng cố sự bền chặt, gắn bó gia đình, dân tộc ta có nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, đề cao giá trị văn hóa trong đời sống tâm linh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tâm lý "lá rụng về cội" được người Việt duy trì và phát huy. Mỗi gia đình, dòng họ có ban thờ tổ tiên, mỗi địa phương đều có đền, đình thờ danh nhân; cả nước có Lễ hội Ðền Hùng... Ðó đều là những hoạt động chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" vẫn giữ nguyên giá trị.Ðể giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Hệ thống nhà trường, từ mầm non đến đại học; hệ thống thiết chế văn hóa từ cơ sở đến Trung ương… tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thống nhất nội dung giáo dục con người Việt Nam truyền thống mà hiện đại, từng bước hình thành nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh hội nhập cho mỗi công dân.Chính quyền các cấp, cần không ngừng chăm lo phát triển kinh tế cho hộ nghèo, để gia đình trở thành khối vững chắc, là hạt nhân quan trọng của xã hội; là sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, là động lực để xây dựng và bảo vệ đất nước.
https://nhandan.vn/giu-gin-va-phat-huy-gia-tri-truyen-thong-gia-dinh-post799739.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "gia đình", "truyền thống", "gìn giữ" ] }
Lan tỏa giá trị di sản nghệ thuật bài chòi ở Thừa Thiên Huế
Cùng với chín tỉnh, thành phố khác ở khu vực Trung Bộ, Thừa Thiên Huế là địa phương làm tốt công tác gìn giữ, phát huy giá trị di sản bài chòi. Nhiều mô hình câu lạc bộ bài chòi ra đời với hình thức sinh hoạt phong phú, tổ chức các hoạt động trình diễn nghệ thuật bài chòi trong các lễ hội, dịp lễ, Tết… nhằm lan tỏa, gìn giữ giá trị di sản của loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Bài chòi là một trò chơi, đồng thời là một loại hình diễn xướng dân gian khá phổ biến của cư dân các tỉnh ven biển miền trung từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, thường được tổ chức vào các dịp lễ hội, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Thời gian qua, công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được sự đồng tình ủng hộ của các nghệ nhân, cộng đồng nhân dân, sự hưởng ứng tích cực của các trường học trên địa bàn.Đưa di sản bài chòi vào trường họcNghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được UNESCO chính thức công nhận vào tháng 12/2017, trong đó Thừa Thiên Huế là một trong chín tỉnh, thành phố nằm trong danh sách được ghi danh. Không lâu sau khi được công nhận, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn, giai đoạn 2019-2023.Trong đó, điểm nhấn của đề án được xác định là việc trao truyền di sản văn hóa cho thế hệ trẻ bằng cách đưa bài chòi vào trong trường học, giúp học sinh nhận diện di sản nghệ thuật bài chòi.Từ đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành địa phương tiên phong đưa di sản bài chòi vào trường học, qua đó lan tỏa một cách tự nhiên, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật này trong đời sống xã hội.Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã phối hợp với các huyện, thị xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách hát, hò, kỹ năng trình diễn, cách gõ phách bài chòi cho hàng trăm giáo viên bộ môn âm nhạc, cũng như các tổng phụ trách. Ở các buổi sinh hoạt, tập huấn về bài chòi, những nghệ nhân lão luyện đã hướng dẫn các kỹ năng như cách gõ phách, cách hát…, sau đó các giáo viên đưa di sản bài chòi vào dạy lồng ghép trong chương trình môn âm nhạc, cũng như các chương trình ngoại khóa để giới thiệu, truyền dạy cho các em học sinh.Bà Nguyễn Thị Lợi, công tác tại Phòng Quản lý Di sản Văn hóa (Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, từ năm 2019 đến năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã phối hợp Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, các huyện Quảng Điền và Nam Đông tổ chức bảy lớp tập huấn hát bài chòi trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có hai lớp tập huấn cho 48 học viên là những người yêu thích, đam mê bài chòi trên địa bàn huyện Quảng Điền và Nam Đông, năm lớp tập huấn đưa di sản bài chòi vào trường học cho 75 giáo viên bộ môn âm nhạc, tổng phụ trách các trường và 225 em học sinh trên địa bàn các huyện, thị xã…“Việc đưa di sản bài chòi vào trường học không chỉ đơn thuần là hướng dẫn cho học sinh tập hát, hô bài chòi, mà còn giúp các em nhận ra những giá trị nhân văn ẩn chứa trong nội dung từng câu hò. Thông qua hoạt động này, các em học sinh được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về nghệ thuật bài chòi, xem các nghệ nhân biểu diễn và các em được tham gia trực tiếp vào các hội chơi bài chòi, được các nghệ nhân hướng dẫn hò các làn điệu bài chòi với tinh thần vui tươi, sôi nổi, vừa chơi vừa học nhằm tạo sức lôi cuốn”, bà Lợi chia sẻ.Theo bà Nguyễn Thị Lợi, chương trình đưa di sản bài chòi vào trường học còn giúp các em biết trân trọng, yêu quý di sản nghệ thuật bài chòi, có niềm đam mê với bài chòi nói riêng và âm nhạc truyền thống dân tộc nói chung. Qua đó, bồi đắp cho thế hệ trẻ giá trị thẩm mỹ và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sự tiếp nối cho các thế hệ trong việc bảo vệ và phát huy di sản đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Bên cạnh việc đưa di sản bài chòi vào trường học, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều câu lạc bộ bài chòi được thành lập và tham gia nhiều liên hoan nghệ thuật, cuộc thi bài chòi trong và ngoài tỉnh. Ngoài mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, những câu lạc bộ này còn phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.Đáng chú ý, thông qua các hội thi, các buổi sinh hoạt, trình diễn được tổ chức vào những lễ hội, dịp hè, Tết Nguyên đán… đã xuất hiện các nhân tố mới với giọng ca tiềm năng không những chỉ về chất giọng, kỹ thuật hô, hát bài chòi mà còn thể hiện các tiết mục bằng cả sắc thái tình cảm, đem lại hiệu quả cảm xúc cho người nghe. Những nhân tố mới này về sau được đào tạo, bồi dưỡng kỹ hơn để tiếp nối công tác bảo tồn cũng như phục vụ các hoạt động nghệ thuật liên quan đến bài chòi.Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị di sản nghệ thuật bài chòi được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả thiết thực. Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế thực hiện các chương trình giới thiệu nghệ thuật bài chòi để phát trên sóng truyền hình và phát thanh của tỉnh.Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế đã xây dựng và duy trì các chương trình tuyên truyền, quảng bá về di sản nghệ thuật bài chòi, qua đó góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, cán bộ ở các cấp chính quyền nói chung và cộng đồng xã hội về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản nghệ thuật bài chòi ở Thừa Thiên Huế.Vẫn còn nỗi lo thất truyềnMột thực tế cho thấy, các nghệ thuật bài chòi đang đứng trước sự cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, trò chơi, thú tiêu khiển công nghệ cao, hiện đại khác. Thị hiếu thưởng thức văn hóa, âm nhạc của một bộ phận người dân, đa phần là lớp trẻ đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Hầu hết các nhóm, câu lạc bộ thực hành bài chòi dân gian trên địa bàn tỉnh hoạt động tự nguyện, công tác truyền dạy ở các câu lạc bộ bài chòi còn hạn chế, chủ yếu truyền dạy lời hò giữa các thành viên trong gia đình, làng xã. Kinh phí để duy trì các hoạt động còn hạn hẹp, chủ yếu từ nguồn triển khai đề án và một phần nhỏ từ nguồn xã hội hóa.“Nghệ thuật bài chòi đang dần mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất. Những lớp nghệ nhân là những người thực hành nghệ thuật bài chòi dân gian, được coi là những “di sản sống”, “thư viện sống” đã lần lượt qua đời vì tuổi tác, trong khi thế hệ trẻ lại bị lôi cuốn theo các trò chơi hiện đại, trò chơi công nghệ cao. Đặc biệt, không gian diễn xướng của các làng xã đang dần bị biến dạng dưới tác động của quá trình đô thị hóa đã làm cho không gian thực hành nghệ thuật bài chòi dân gian bị biến đổi”, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phan Thanh Hải chia sẻ.Ông Phan Thanh Hải khẳng định, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi nhận được sự đồng tình ủng hộ của các nghệ nhân, cộng đồng nhân dân, sự hưởng ứng tích cực của các trường học trên địa bàn, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Qua 5 năm thực hiện đề án bảo tồn, về cơ bản đã bảo đảm được các nội dung công việc đề ra theo lộ trình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nỗi lo, trong đó việc duy trì đội ngũ nghệ nhân có chất lượng hoạt động trong lĩnh vực bài chòi đang đặt ra nhiều thách thức, nhất là khi đội ngũ này ngày càng lớn tuổi, trong khi những nghệ nhân, học viên trẻ, những người biết hát bài chòi ngày càng ít dần, lớp trẻ ngày nay không còn mặn mà với nghệ thuật truyền thống, vì thế di sản bài chòi đang đối mặt trước nguy cơ thất truyền.Trước đây, Hội bài chòi Thủy Thanh thường được tổ chức ở trước sân đình hay nơi họp chợ. Mỗi lần có hội bài chòi thì hầu hết người dân trong làng từ các em nhỏ, các cô, cậu thanh niên cho đến các bà, các cụ đều háo hức tham gia.Nghệ nhân Trần Duy Đối, người đã hơn 50 năm gắn bó với “nghề” hò bài chòi ở xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy)Ông Đối chia sẻ: “Nghệ thuật bài chòi tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh duyên hải miền trung đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Vì vậy, chúng tôi muốn đem hết sức mình để đưa Câu lạc bộ bài chòi Thủy Thanh và nghệ thuật bài chòi của các làng ngày một phát triển bền vững. Tôi sẽ đào tạo, trao truyền ngọn lửa đam mê này cho thế hệ trẻ trong thôn, trong xã, nhất là các em học sinh để tiếp nối, kế cận”.Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho rằng, để nâng cao hiệu quả công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi, ngành văn hóa cần tiếp tục xây dựng Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”. Ngành tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản; phối hợp các địa phương đẩy mạnh việc sưu tầm, kiểm kê, hệ thống hóa về di sản nghệ thuật bài chòi.“Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa di sản này trong cộng đồng; nâng cao hiệu quả chương trình đưa di sản bài chòi vào trường học; xây dựng đội ngũ nghệ nhân có chất lượng, đào tạo đội ngũ kế cận để tiếp nối, phát huy giá trị; tổ chức nhiều sân chơi, cuộc thi liên quan; đưa nghệ thuật này trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc để thu hút du khách nhằm bảo tồn, phát huy phù hợp đặc trưng, bản sắc của di sản nghệ thuật bài chòi Thừa Thiên Huế”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/lan-toa-gia-tri-di-san-nghe-thuat-bai-choi-o-thua-thien-hue-post808824.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Bài chòi", "Hát chòi", "Di sản", "Nghệ nhân", "Diễn xướng", "Di sản văn hóa phi vật thể", "Truyền dạy" ] }
“Chạm một nét hoa”: Những bức tranh từ vải vụn tái chế
NDO -Triển lãm “Chạm một nét hoa” diễn ra tại nhà triển lãm Atena tại số 96 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm,Hà Nộilà sự kiện thuộc khuôn khổ dự án 4V for "Vải" for Vietnam phối hợp với Câu lạc bộ Mỹ thuật Atena tổ chức, cùng sự tham gia của hơn 30 họa sĩ trẻ tuổi đến từ các tỉnh, thành phố khác nhau.
Triển lãm nhằm lan tỏa ý nghĩa và tinh thần của việc sử dụng những vật liệu tái chế như vải vụn làm thành những bức tranh đầy màu sắc và tính nghệ thuật. Triển lãm góp phần nâng cao ý thức, giúp mọi người có cái nhìn tích cực trong nhận thức và hành động đối với việcbảo vệ môi trường.Triển lãm gồm hơn 43 tác phẩm của 30 họa sĩ được trưng bày với các chủ đề đa dạng. Mỗi tác phẩm là những góc nhìn riêng biệt của từng tác giả về cuộc sống, thế giới nội tâm và cảm hứng sáng tác nghệ thuật.Khán giả xem các tác phẩm trong sách giới thiệu.Trưởng ban tổ chức Đào Nhật Hải cho biết 4V là dự án phi lợi nhuận, ra đời từ cuộc thi ASEAN Social Impact Program 2023 với 9 thành viên ở khắp các tỉnh, thành phố. 4V đã tổ chức thành công sự kiện đầu tiên “Lớp lớp Hà Nội” và sau đó là dự án “Chạm một nét hoa”, với mục đích lan tỏa tính nhân văn, nâng cao ý thức về tái chế, kiểm soát sử dụng đối với rác thải nhưvải vụn.Ngày 23/3, 4V đã hợp tác với Le Eco Chic tổ chức thành công sự kiện trưng bày tranh nghệ thuật tại Singapore, mở rộng tác động của dự án ra phạm vi quốc tế.Theo chủ nhiệm dự án, họa sĩ Vũ Anh Tuấn, đây là một dự án nhân văn, mang tính chất cộng đồng, nhằm mục đích hướng tới một cộng đồng văn minh, yêu môi trường và có cái nhìn tích cực hơn về những vật liệu tái chế như vải vụn. Từ đó, triển lãm ra đời với sứ mệnh “Người dọn rác vũ trụ”.Họa sĩ chia sẻ: “Trong 20 năm hoạt động nghệ thuật, tôi đánh giá đây là triển lãm đặc biệt nhờ ý nghĩa nhân văn và thông điệp về bảo vệ môi trường mà các bạn trẻ mang lại. Đặc biệt, các bạn trẻ còn có trình độ, khả năng, phông thẩm mỹ rất tốt để cho ra những tác phẩm thật sự chất lượng.”'Lá đùm lá" của Nguyễn Giáng.Đến với “Chạm một nét hoa”, người xem có thể trải nghiệm đa tầng những góc nhìn khác nhau về cuộc sống đời thường với chất liệu mới. Mỗi tác phẩm được trưng bày tại triển lãm thể hiện một thế giới, một cá tính cũng như phong cách riêng biệt của người họa sĩ. Với chất liệu đặc biệt như vải, để tạo nên các bức tranh, các họa sĩ đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm. Mỗi tấm toan là một bài toán khó, buộc họ phải nghĩ cách để kết hợp những mảng vải không đồng nhất với ý tưởng để tạo ra thành phẩm hoàn hảo."Tái sinh" - tác phẩm của họa sĩ Hồ Nguyên Đán.Khác với chất liệu giấy thông thường, tranh vẽ trên vải đòi hỏi sự công phu, tỉ mẩn của họa sĩ trong khâu phối và sử dụng màu. Để tranh bám sơn, họa sĩ phải phủ qua một lớp màu acrylic trắng, vecni hay thạch cao cho toàn bộ bức tranh.Mỗi mảnh vải là một loại tơ-sợi khác nhau, cách dệt và độ dày của từng mảng cũng khác nhau, bởi vậy nếu chỉ đơn thuần vẽ trên vải chưa qua xử lý sẽ khiến màu dễ dàng thấm qua vải và mất đi tính nghệ thuật. Độ dày chất liệu khác nhau còn làm cho thời hạn sử dụng khác nhau. Đây cũng là điều đặc biệt tạo nên sự độc nhất cho tác phẩm.Họa sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt và tác phẩm"Viễn".Chia sẻ tác phẩm “Viễn”, họa sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt cho biết, anh lấy cảm hứng từ khu tập thể cũ ở Hà Nội với nhiều thế hệ khác nhau. Sự xoay chuyển của con người, thời gian ở thế hệ mới đối lập với thế hệ cũ đã giúp anh có ý tưởng để sáng tác “Viễn”.“Trong quá trình hoàn thành tác phẩm, khó khăn nhất đối với mình là lúc bắt đầu lên ý tưởng, cân bằng cảm xúc hội họa và tìm chất liệu xúc tác. Tác phẩm này đặc biệt quan trọng với mình vì nó lột tả rõ nội tâm của bản thân và mình muốn góp phần nhỏ cho dự án bảo vệ môi trường lần này” - họa sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt cho biết.Họa sĩ Trịnh Hùng Tân với tác phẩm "Vô vi".Đặc biệt, trong buổi triển lãm có tiết mục vẽ tranh giao lưu cùng khán giả của họa sĩ Trịnh Hùng Tân với bức họa “Vô vi”. Anh chia sẻ: “Bức tranh lấy cảm hứng từ chính buổi triển lãm với sự tham gia của các bạn trẻ. Thực chất thì bức tranh không có ý đồ gì cụ thể, mình nghĩ gì vẽ nấy”.Triển lãm đem lại những cảm nhận thú vị đối với người xem. Chị Ngọc Hoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thấy các bạn rất tài năng, có góc nhìn hội họa và sự sáng tạo độc đáo. Nhìn những tác phẩm này, tôi không nghĩ chúng được tạo nên từ những mảnh vải vụn. Đây cũng là dự án nhân văn, giúp mọi người có cái nhìn thiết thực hơn về bảo vệ môi trường bền vững”.Toàn bộ doanh thu từ triển lãm và workshop sẽ góp vào Quỹ học bổng Mỹ Thuật 4V, hỗ trợ các em học sinh đam mê hội họa có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, “Chạm một nét hoa” cũng góp phần xử lý khoảng 30kg vải vụn từ cửa hàng dệt may tư nhân và xưởng của Canifa. Mong muốn của 4V là phát triển hơn, giúp các họa sĩ biết thêm về chất liệu mới để tái chế thành những tác phẩm sáng tạo.
https://nhandan.vn/cham-mot-net-hoa-nhung-buc-tranh-tu-vai-vun-tai-che-post804550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "“Chạm một nét hoa”", "tranh từ vải vụn", "Quỹ học bổng Mỹ Thuật 4V", "4V for \"Vải\" for Vietnam", "tranh vẽ từ vải vụn", "tranh từ vải tái chế" ] }
Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 324 (1700-2024)
NDO -Sáng 21/6, Ban Quản lý Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ GiỗĐức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnhlần thứ 324 (1700-2024) tại Đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Khu Trung Đại thuộc Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc, thành phố Thủ Đức.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến dự.Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là vị Anh hùng dân tộc có công khai phá bờ cõi phương nam, xác lập chủ quyền ở Đàng Trong, đặc biệt là vùng đất Sài Gòn-Gia Định sau này. Ông, một nhà lãnh đạo văn võ song toàn, một vị tướng tài ba, một nhà quản lý hành chính xuất sắc, đã dùng tài đức của mình để thu phục lòng người, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã có nhiều công lao to lớn. Vốn dòng dõi võ tướng, Nguyễn Hữu Cảnh sớm theo cha chinh chiến, lập được nhiều chiến công, được Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) phong chức Cai cơ.Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. (Ảnh: Dũng Phương).Mùa xuân, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, đem quân đi kinh lược xứ Đồng Nai, lấy đất Nông Nại Đồng Phố đặt làm phủ Gia Định, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt doanh Trấn Biên, lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng doanh Phiên Trấn. Ông tập hợp và chiêu mộ lưu dân; đồng thời, đặt các chức quan, binh để quản lý, tổ chức khai khẩn ruộng đất, định ngạch tô thuế, làm sổ đinh điền, xác lập chủ quyền của Đàng Trong.Ông qua đời vào ngày 16/5 năm Canh Thìn (1700) tại Sầm Khê (Rạch Gầm, nay thuộc tỉnh Tiền Giang), thọ 51 tuổi. Với những công lao trong việc xác lập chủ quyền ở Đàng Trong và chống giặc ngoại xâm, Chúa Nguyễn Phúc Chu phong tặng Hiệp tán công thần, đặc tiến Chưởng doanh, thụy Trung Cần.Năm Gia Long thứ 4 (1805), ông được truy tặng Tuyên lực Công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty,… liệt vào thượng đẳng công thần, thờ phụ vào Thái Miếu.Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. (Ảnh: Dũng Phương).Ông chính là vị công thần với tinh thần “Trung quân ái quốc” của bậc tiền nhân hết lòng vì nước vì dân, góp phần xác lập chủ quyền, giữ vững lãnh thổ Việt Nam của nhà Nguyễn, tiếp tục khẳng định sự hiện diện và trường tồn của người Việt ở dãi đất phương nam.Ông đã được nhân dân kính phục, nhớ ơn, tôn thờ. Để tưởng nhớ công lao của ông, ngày nay đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng, bảo tồn ở nhiều địa phương.Sự kiện Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng biết ơn và ghi nhận công đức đối với Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - vị tướng đặt nền móng cho vùng đất Sài Gòn-Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), người có công đầu trong thiết lập hệ thống chính quyền ở vùng đất Nam Bộ.Ngày 21/6, tại Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã tổ chức Lễ giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai Hồ Thanh Sơn cùng nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa cùng tham dự.Trong không khí trang nghiêm, thành kính tri ân, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, đại biểu và người dân địa phương đã thực hiện nghi thức dâng lễ vật, dâng hương; đọc chúc văn tưởng nhớ công ơnĐức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; đồng thời ôn lại lịch sử hơn 325 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa-Đồng Nai.Tin liên quanLễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 324 (1700-2024)Nguyễn Hữu Cảnh, sinh năm 1650, tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào kinh lược vùng đất phía nam và đặt bản doanh tại cù lao Phố (nay là phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa).Từ vùng lưu dân sinh sống tự phát, Nguyễn Hữu Cảnh chính thức sáp nhập, quản lý vùng đất mới, định hướng phát triển, thu nạp, chiêu mộ thêm dân, khai khẩn ruộng đất, đặt đơn vị hành chính, chuẩn định thuế, lập bộ tịch đinh điền… tạo cơ sở cho việc phát triển xứ Đồng Nai-Gia Định và cả vùng Nam Bộ sau này.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai dâng hương tại Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh.Tri ân công lao to lớn của Nguyễn Hữu Cảnh, sau khi ông qua đời người dân Biên Hòa-Đồng Nai tôn thờ như một vị Thần Thành Hoàng, nơi đây chính là điểm ghi dấu bước chân “người đi mở cõi”.Cũng tại Cù lao Phố, vào ngày 16/5/1700, người dân địa phương đã chiêm bái Đức ông trước khi di quan về an táng tại quê nhà ở tỉnh Quảng Bình sau cơn bạo bệnh trong chuyến công du lần thứ 2 ở miền nam.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa Nguyễn Xuân Thanh, đây là năm đầu tiên thành phố tổ chức Lễ giỗ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh. Qua đó, thể hiện lòng tri ân công đức của các bậc tiền nhân trong công cuộc khai khẩn và mở cõi vùng đất phương nam.Đảng bộ và nhân dânthành phố Biên Hòanguyện tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước cách mạng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng địa phương ngày càng phát triển.Học sinh tham gia thi vẽ tranh về các nhân vật lịch sử.Dịp này, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa đã tổ chức hội thi vẽ tranh chủ đề các nhân vật lịch sử, cảnh đẹp vùng đất Biên Hòa-Đồng Nai. Trước đó, chiều 20/6, tại Di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao cũng được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Giỗ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh năm 2024.
https://nhandan.vn/le-gio-duc-le-thanh-hau-nguyen-huu-canh-lan-thu-324-1700-2024-post815452.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Sài Gòn Gia Định" ] }
Phát động cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam 2024
NDO -Cuộc thi "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024" hướng đến phát hiện và tôn vinh những khoảnh khắc, những câu chuyện có ý nghĩa về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội.
Ngày 20/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam2024”.Lễ phát động đồng thời được tổ chức trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước.Phát biểu tại lễ phát động, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông cho biết, cuộc thi là một trong những hoạt động trọng tâm trong kế hoạch truyền thông về quyền con người của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2024.Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại lễ phát động Cuộc thi Happy Vietnam 2024. (Ảnh: Hải Đăng)Thông qua cuộc thi, Ban Tổ chức hướng đến mục tiêu phát hiện và kịp thời tôn vinh những khoảnh khắc, những câu chuyện có ý nghĩa về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội. Qua đó, khẳng định những thành tựu trong lĩnh vực bảo đảmquyền con người ở Việt Namtrong những năm qua.Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Anh Tuấn, Cục trưởng Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn cuộc thi sẽ huy động sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân ở trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế vào công tác truyền thông, quảng bá hình đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.Cục trưởng Thông tin đối ngoại Phạm Anh Tuấn công bố những điểm mới của Cuộc thi năm nay. (Ảnh: Hải Đăng)Từ đây, khẳng định với thế giới rằng Việt Nam là một đất nước thanh bình, tươi đẹp và đang phát triển năng động.Ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Cuộc thi năm nay có nhiều điểm mới trong thể lệ, tiêu chí và cơ cấu giải thưởng. Các nội dung này được quy định cụ thể tại website: https://happy.vietnam.vnCơ cấu giải thưởng Mỗi hạng mục dự thi có các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:- 1 Huy chương Vàng: 70.000.000 đồng- 2 Huy chương Bạc: 20.000.000 đồng- 3 Huy chương Đồng: 10.000.000 đồng- 10 giải Khuyến khích: 5.000.000 đồng- 1 Tác phẩm được bình chọn nhiều nhất: 5.000.000 đồngĐể lan tỏa Cuộc thi sâu rộng đến khắp mọi miền Tổ quốc và quốc tế, Ban Tổ chức sẽ tiến hành truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các nền tảng số. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng hợp tác với nhiều gương mặt nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội phổ thông để thu hút sự tham gia từ các tác giả trẻ.Theo thông báo từ Ban Tổ chức, thời gian nhận tác phẩm dự thi từ 20/3/2024 đến 20/8/2024.Tác giả gửi trực tiếp tác phẩm dự thi trên website: https://happy.vietnam.vn. Đầu mối liên hệ: Phòng Dự án và Khai thác - Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế - Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin và Truyền thông. Địa chỉ: 61 Bis Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.3938.6811.
https://nhandan.vn/phat-dong-cuoc-thi-anh-video-happy-vietnam-2024-post800729.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Happy Vietnam 2024", "Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam", "Quyền con người", "Bộ Thông tin và Truyền thông" ] }
Bình chọn "Cuốn sách được các bạn trẻ yêu thích nhất" trên mạng xã hội
NDO -Do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức, chương trình "Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn" năm 2024 được tích hợp nhiều nội dung như: chương trình bình chọn "Cuốn sách được các bạn trẻ yêu thích nhất trên mạng xã hội", cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi”, cuộc thi video clip "Lịch sử Việt Nam", xây dựng "Tủ sách đổi đời", "Tủ sách học đường".
Để mở đầu cho chuỗi hoạt động, chiều 19/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Diễn đàn “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn” năm 2024 với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành, đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.Theo Phó Chủ tịch Thường trựcHội Liên hiệp Thanh niên Việt NamNguyễn Kim Quy, năm nay, chương trình "Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn" tập trung vào các hoạt động chính: truyền thông thúc đẩy đam mê đọc sách trong thanh niên (từ tháng 5 đến tháng 12/2024) như tọa đàm, giao lưu, đối thoại về văn hóa đọc; bình chọn "Cuốn sách được các bạn trẻ yêu thích nhất trên mạng xã hội"...Bên cạnh đó, tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên các cấp sẽ triển khai các hoạt động tặng sách, xây dựng tủ sách, thư viện sách trên phạm vi cả nước như:"Tủ sách đổi đời"(sách gắn với ngành nghề, lao động tại từng địa phương), "Tủ sách học đường" (sách theo lứa tuổi, văn hóa học đường), "Thư viện học đường" (thư viện lưu động, sân trường).Tin liên quanKỳ vọng phát triển văn học và văn hóa đọcDịp này, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã phát động cùng lúc 2 cuộc thi liên quan, gồm Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip "Lịch sử Việt Nam", cùng diễn ra từ nay đến tháng 10 tới đây.Trong khi cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” tạo điều kiện để thí sinh chia sẻ về những cuốn sách hay, ý nghĩa, thay đổi nhận thức và cuộc sống bản thân, thì cuộc thi video clip "Lịch sử Việt Nam" tập trung vào giới thiệu các danh nhân lịch sử, văn hóa Việt Nam qua những cuốn sách.Các chuyên gia thảo luận tại Diễn đàn.Gala trao giải của cả 2 cuộc thi trên sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2024).Tại Diễn đàn, Trung ương Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và các đơn vị liên quan đã trao 10 suất học bổng, trao sách tặng sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải vượt khó học tốt.
https://nhandan.vn/binh-chon-cuon-sach-duoc-cac-ban-tre-yeu-thich-nhat-tren-mang-xa-hoi-post805541.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam", "Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn", "Cuốn sách được các bạn trẻ yêu thích nhất" ] }
Hoàn thành giai đoạn 1 tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán
NDO -Ngày 24/4, nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại khuôn viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Quận ủy-Ủy ban nhân dân quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hoàn thành giai đoạn 1 công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán - nơiđồng chí Trần Phúbị giam giữ và hy sinh.
Từ năm 1862, một bệnh viện đã được xây dựng hoàn chỉnh với tên gọi Bệnh viện Chợ Quán dưới sự cai trị, quản lý của thực dân Pháp. Sau đó, cùng với sự tiếp quản của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Quán đã có nhiều thay đổi, trong đó khu trại giam vẫn được sử dụng như một công cụ để quản lý và giám sát các tù nhân bị bệnh.Trải qua nhiều năm, di tích Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán đã xuống cấp. Trước tình hình đó, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận và giao cho quận 5 thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán, nơi đồng chí Trần Phú -Tổng Bí thư đầu tiêncủa Đảng Cộng sản Việt Nam bị giam giữ và hy sinh.Dự án có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: tu bổ nhà giam theo nguyên trạng khu đất, hoàn thành vào dịp kỷ niệm 120 Ngày sinh của đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024); giai đoạn 2: mở rộng diện tích và xây dựng nhà mới để tiếp đón khách tham quan, xây dựng không gian Văn hóa Hồ Chí Minh, nhà trưng bày các hiện vật.Các đại biểu tham quan công trình vừa hoàn thành.Ngày 28/12/2023, quận 5 đã tổ chức Lễ khởi công công trình và sau 4 tháng triển khai thực hiện thì giai đoạn 1 đã hoàn thành.Tại buổi lễ, các đại biểu dành một phút mặc niệm, thực hiện nghi thức dâng hương, dâng hoa, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì tự do của nhân dân.
https://nhandan.vn/hoan-thanh-giai-doan-1-ton-tao-di-tich-lich-su-cap-quoc-gia-khu-trai-giam-benh-vien-cho-quan-post806268.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Trần Phú", "không gian văn hóa Hồ Chí Minh", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán" ] }
Nghề làm bánh tráng Túy Loan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
NDO -Nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bánh tráng Túy Loan" (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) được Công nhận làDi sản văn hóaphi vật thể quốc gia.
Ngày 21/2, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 374/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo đó, Quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bánh tráng Túy Loan" xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phốĐà Nẵngtrong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa đối với Nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bánh tráng Túy Loan".Nghệ nhân nghề làm bánh tráng Túy LoanĐặng Thị Túy Phong. Ảnh: ANH ĐÀONghề làm bánh tráng Túy Loancó lịch sử lâu đời. Hiện, ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang còn 15 hộ gia đình duy trì nghề làm bánh tráng truyền thống, tập trung chủ yếu ở thôn Túy Loan.Làng nghề này gắn kết nhiều giá trị văn hóa, di sản với làng cổ Túy Loan - nơi có Đình làng Túy Loan với lịch sử trên 500 năm tuổi.Mỗi dịp Tết Nguyên đán hằng năm, toàn xã Hòa Phong có trên 40 hộ cùng tham gia tráng bánh mới đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp bánh tráng ra thị trường. Hiện, bánh tráng Túy Loan đã được đăng ký bản quyền.Bánh tráng Túy Loan gắn với món mì Quảng nổi tiếng. Ảnh: ANH ĐÀOHuyện Hòa Vang đã xây dựng đề án phục hồi làng nghề, hỗ trợ người dân vay vốn ưu đãi để đầu tư làm bánh. Mong muốn của địa phương là làm sao có thể kết hợp giữa việc khôi phục, phát triển làng nghề gắn với các tour du lịch tham quan, trải nghiệm thực tế tại làng.Bánh tráng Túy Loan được làm hoàn toàn bằng thủ công và người dân tại làng chỉ làm một loại bánh tráng nướng. Để làm ra một chiếc bánh tráng phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, trong mỗi công đoạn đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và thành thạo.Nguyên liệu để làm bánh tráng Túy Loan gồm bột gạo, mè, gừng, tỏi, đường, muối... Ảnh: ANH ĐÀOBánh tráng Túy Loan chủ yếu làm bằng bột gạo và các nguyên liệu khác như mè (vừng trắng), gừng, tỏi, đường, nước mắm, muối…, tạo nên hương vị đặc trưng riêng cho bánh tráng.Bánh tráng Túy Loan được làm thủ công hoàn toàn, sấy khô bằng than củi. Ảnh: ANH ĐÀOViệc làng nghề truyền thống Nghề làmbánh tráng Túy Loanđược ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tạo thêm tiếng vang cho một làng nghề hàng trăm năm tuổi của Đà Nẵng, cũng là điều kiện thiết yếu để địa phương tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy hơn nữa giá trị của làng nghề này.
https://nhandan.vn/nghe-lam-banh-trang-tuy-loan-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post796943.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Di sản văn hoá phi vật thể", "bánh tráng Tuý Loan", "Đà Nẵng", "danh mục quốc gia", "làng nghề lâu năm" ] }
Tái hiện cuộc đời Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam trên màn ảnh rộng
NDO -Galaxy Studio, HKFilm và MAR6 Studios phối hợp sản xuất bộ phim điện ảnh về Nam Phương Hoàng hậu, vị hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam, dự kiến khởi quay vào đầu năm 2025.
Bộ phim mang tên “Hoàng hậu cuối cùng”, kể về quãng thời gian hơn 10 năm sống trong Cấm thành của Nam Phương Hoàng hậu với cuộc sống hôn nhân trải qua đủ các cung bậc, từ hạnh phúc đến buồn đau cùng Hoàng đế Bảo Đại, cho đến ngày Hoàng gia rời khỏi Đại Nội để bắt đầu sống một cuộc đời lặng lẽ.Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nam Phương Hoàng hậu vẫn luôn tỏa sáng với sự tri thức, đức hạnh, tài giỏi, và khéo léo để tồn tại trước mọi sóng gió của thời cuộc.Bên cạnh đó, bộ phim cũng khắc họa hình ảnh Đức Thái hậu Từ Cung, một hình mẫu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, với tình yêu và sự hy sinh cho gia đình cũng như sự quyết liệt bảo vệ và gìn giữ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của Hoàng tộc nói riêng và của dân tộc nói chung.Kịch bản phim được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Tình sử Nam Phương Hoàng Hậu” của nhà văn Trần Thị Hảo và tác phẩm “Nam Phương Hoàng Hậu” của tác giả Lê Lan Khanh. Bộ phim hoàn toàn không chú trọng vào tính “cung đấu” mà thông qua hình ảnh của Nam Phương Hoàng hậu hay Đức Thái hậu Từ Cung để thể hiện và tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, thông minh, tài giỏi, dịu dàng nhưng mạnh mẽ, luôn bình tĩnh đương đầu với khó khăn, cũng như có một tình yêu lớn với quê hương đất nước.Phim được quay tại điện Kiến Trung, nơi Vua Bảo Đại và Hoàng gia từng sinh sống.Bộ phim được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hết sức hỗ trợ để tạo điều kiện thực hiện phần lớn thời lượng phim tại quần thểdi tích Cố đô Huế. Đặc biệt, bối cảnh chính của bộ phim làĐiện Kiến Trung, từng là nơi ăn ở, làm việc của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương cùng các Hoàng tử, Công chúa.Ngoài ra, dự án phim điện ảnh “Hoàng hậu cuối cùng” còn nhận được sự hỗ trợ, cố vấn chuyên môn từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử uy tín.Đoàn làm phim đã có cuộc họp công bố dự án với tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng đại diện các sở, ban, ngành tại thành phố Huế. Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hoan nghênh đoàn phim đã chọn Huế để thực hiện dự án phim điện ảnh “Hoàng hậu cuối cùng”. Bên cạnh đó, các lãnh đạo sở, ban, ngành tại cuộc họp cũng đã cho ý kiến và ủng hộ đề tài cũng như hướng khai thác về Nam Phương Hoàng hậu.Bên trong điện Kiến Trung gần như còn giữ được nguyên vẹn nội thất.Đồng thời, để giúp đoàn phim hoàn thành tốt quá trình quay phim, UBND tỉnh quyết định lập ban hỗ trợ đoàn phim do bà Phan Thị Thúy Vân - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phụ trách, nhằm phối hợp giải quyết và giúp đỡ công tác sản xuất bộ phim được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả khi tác nghiệp tại các điểm di tích cũng như các cảnh quan khác tại Huế.Đại diện Galaxy Studio đã chia sẻ định hướng đẩy mạnh sản xuất phim Việt, trong đó khai thác các đề tài lịch sử mà phim điện ảnh về Nam Phương Hoàng hậu là một trong những dự án quan trọng: “Chúng tôi luôn mong muốn đáp ứng nhu cầu xem phim với đa dạng đề tài hơn nữa của khán giả Việt, cũng như lấy cảm hứng để có thể khai thác nhiều hơn nữa bề dày văn hóa lịch sử của Việt Nam”.Đặc biệt, đạo diễn Bảo Nhân cũng là một người con xứ Huế, có thể thấy anh luôn hướng về quê hương trong nhiều dự án nổi bật của mình khi lấy Huế làm bối cảnh cho 2 phần phim “Gái già lắm chiêu”, thành công cả về mặt doanh thu lẫn các giải thưởng điện ảnh uy tín.Phim điện ảnh “Hoàng hậu cuối cùng” dự kiến khởi quay vào năm 2025 tại Huế, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Chabrignac - Pháp, nơi Hoàng hậu Nam Phương đã sống những giây phút cuối cùng của đời mình.
https://nhandan.vn/tai-hien-cuoc-doi-hoang-hau-cuoi-cung-cua-viet-nam-tren-man-anh-rong-post808374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "phim về Hoàng hậu Nam Phương", "phim về triều đình Nguyễn", "phim Việt Nam", "phim lịch sử", "Hoàng hậu Nam Phương", "Cố đô Huế" ] }
Nhạc kịch “Shreck” trở lại Việt Nam
NDO -Sau thành công năm 2023, vào tháng 7 và tháng 8 tới, vở nhạc kịch nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway sẽ trở lại Việt Nam với một diện mạo mới mang tên "Shrek: On National Tour!" - Tour diễn nhạc kịch trên các tỉnh, thành phố, bắt đầu là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Ông Nicholas Gentile, Giám đốc của The YOUniverse cho biết, sau thành công năm 2023, năm nay nhạc kịch “Shreck” sẽ trở lại Việt Nam, lớn hơn và hoành tráng hơn.Ông Nicholas Gentile cũng cho biết, với sức lan tỏa của “Shreck the Musical”, năm nay ê-kíp sẽ đưa vở nhạc kịch đi lưu diễn cả nước. Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vở nhạc kịch sẽ được trình diễn ở những nhà hát có “quy mô Broadway” để hàng nghìn khán giả có thể được thưởng thức.Vở nhạc kịch có nhiều đổi mới về bối cảnh, trang phục, hứa hẹn sẽ đem lại một không gian đầy kỳ thú đối với khán giả.Nhiều trang phục và phụ kiện của vở diễn được làm từ nguyên liệu tái chế.Đặc biệt, ông Nicholas Gentile cũng bật mí, vở nhạc kịch sẽ có nhiều điều thú vị hơn nữa vào năm 2025.Vở nhạc kịch“Shreck”đến với khán giả Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2023, dưới hình thức mua bản quyền. Vở diễn do đội ngũ sáng tạo gồm Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Châu Anh, đạo diễn Ylaria Rogers, biên đạo Madison Price và Giám đốc âm nhạc Nicholas Gentile thực hiện. Đây là dự án nghệ thuật lớn nhất của The YOUniverse trong năm 2023, được đầu tư về mọi mặt, từ chuyên môn, trang phục cho đến sân khấu, được dàn dựng chuyên nghiệp và hoành tráng.Cùng với vở nhạc kịch, dự án “Shrek the Musical” còn có nhiều sự kiện song hành để bổ trợ và khai phá tiềm năng nghệ thuật, sáng tạo cho các bạn trẻ không chuyên, trẻ khuyết tật, giúp các bạn có cơ hội tiếp cận với nhạc kịch, tỏa sáng trên sân khấu và lan tỏa những giá trị tích cực cho cộng đồng.Các diễn viên trong vở nhạc kịch đều là diễn viên không chuyên.Dự án còn chia sẻ thông điệp bảo vệ môi trường, với các bộ trang phục, phụ kiện sử dụng trên sân khấu nhạc kịch đều được làm từ nguyên liệu tái chế.Năm 2022, The YOUniverse cũng từng mua bản quyền, tổ chức biểu diễn vở “Alice in wonderland”, nhưng dưới hình thức dành cho các học sinh.Năm 2023, The YOUniverse phối hợpĐài Truyền hình Việt Namsản xuất vở nhạc kịch “Cái Tết của Mèo con”, phát sóng trong dịp Tết Nguyên đán.Dự kiến, vở nhạc kịch "Shreck" sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 đêm 12, 13 và 14/7, còn tại Hà Nội vào đêm 2/8.
https://nhandan.vn/nhac-kich-shreck-tro-lai-viet-nam-post815116.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "\"Shrek: On National Tour!\"", "“Shreck the Musical”", "nhạc kịch \"Shreck\"", "The YOUniverse", "nhạc kịch thiếu nhi" ] }
Đầu tư bài bản để phim lịch sử trở nên hấp dẫn
Đã có không ít nhà làm phim Việt Nam về đề tài lịch sử, song, nếu kể tên những bộ phim điện ảnh, truyền hình... thật sự hấp dẫn, có tác động sâu sắc tới công chúng thì vẫn rất hiếm hoi. Bên cạnh thách thức về mặt thể loại, còn tồn tại khá nhiều rào cản khiến mảng phim này chưa tạo được dấu ấn và thành tựu rõ nét.
Lâu nay, phim đề tài lịch sử chủ yếu được Nhà nước đặt hàng với mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhưng tiến độ và chất lượng phim luôn dấy lên những mối băn khoăn. Theo Văn bản báo cáo của Cục Điện ảnh gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kinh phí sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2018-2021 là gần 115 tỷ đồng (2018), hơn 147 tỷ đồng (2019), hơn 148 tỷ đồng (2020) và hơn 148 tỷ đồng (2021). Thế nhưng, các tác phẩm chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng chưa tương xứng đầu tư, chưa hấp dẫn được khán giả... là hiện trạng tồn tại của phim lịch sử.Kết quả chưa tương xứng đầu tưLý giải nguyên nhân, phần lớn chuyên gia nghiên cứu điện ảnh cho rằng, có rất nhiều lý do. Đầu tiên là thiếu kịch bản hay, tiếp đến là khâu sản xuất chưa bài bản, phát hành chưa linh hoạt. Quan trọng nhất, quy trình chưa đồng bộ, bị tụt hậu so với nhịp phát triển sôi động của nền công nghiệp điện ảnh.Năm 2010, phim truyền hình “Thái sư Trần Thủ Độ” (đạo diễn Đào Duy Phúc) có kinh phí đầu tư lên tới 57 tỷ đồng nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhưng phải mất ba năm chờ đợi mới được lên sóng. Năm 2013, phim “Những người viết huyền thoại” (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng) dù đoạt nhiều giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18, song lại thất bại về doanh thu, sau một tuần, nhà phát hành phải rút phim khỏi lịch chiếu.Năm 2014, phim “Sống cùng lịch sử” (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân) bị các rạp tư nhân từ chối, nhà quản lý chọn hình thức chiếu miễn phí mà khán giả đến rạp vẫn rất ít ỏi. Trong khi đó, phim lịch sử của nước ngoài hoặc giải trí trong nước thì giới trẻ xếp hàng dài mua vé.Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần chia sẻ, nhiều chục năm qua, các nhà làm phim thường áp dụng chung công thức cũ kỹ cho nên phim na ná nhau. Dân tộc ta là cái nôi của nhiều đề tài hấp dẫn, vô số câu chuyện lịch sử đầy độc đáo, xúc động, nhân văn..., nhưng khi lên màn ảnh, cách kể của từng phim vẫn thiếu cá tính, hấp dẫn và đổi mới cần thiết để tạo dấu ấn mạnh mẽ. Không ít nhà làm phim đi theo lối mòn, quen với quy trình làm phim theo kế hoạch được đầu tư, khai thác lại những câu chuyện đã được xã hội tiếp nhận. Chưa kể, phim về lịch sử thường được đặt hàng cho nên nhiều bộ phim làm gọi là cho xong, thiếu sự quan tâm, nghiên cứu kỹ và đầy đủ từ lịch sử đến văn hóa, khán giả...Không chỉ yếu ở khâu kịch bản, sản xuất... mà nhiều vấn đề khác liên quan phim lịch sử đang chưa được giải quyết. Thí dụ, các cuộc họp hội đồng giám định, xét duyệt liên tiếp bị hoãn hoặc hủy kết quả vì... thiếu thành viên.Thông tin về vấn đề này, đại diện Cục Điện ảnh chia sẻ, kịch bản có dự thảo giám định đã ít ỏi, nhưng nhiều lần, sau thông báo họp hội đồng đều không đủ 2/3 số thành viên theo quy chế tổ chức và hoạt động. Bên cạnh đó, vấn đề phát hành phim lịch sử cùng gặp khó khăn. Bộ phim truyền hình 10 tập “Bình minh phía trước” của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng khắc họa hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ từ nhỏ đến tuổi trưởng thành được giới chuyên môn và khán giả đánh giá là công phu, hấp dẫn, nhưng phim lại phát sóng vào các buổi sáng, thay vì được chiếu vào khung giờ vàng trên kênh VTV1 hoặc VTV3.Cần đổi mới đồng bộNhững năm gần đây, tại các kỳ Liên hoan phim, trong khi phim điện ảnh, phim truyền hình... đề tài lịch sử thất bại về giải thưởng thì mảng phim tài liệu lại có nhiều khởi sắc, nhất là thành công của nhiều đạo diễn thế hệ 8x. Bỏ qua thuận lợi về mặt thể loại, có thể nhận thấy quy trình của phim tài liệu lịch sử đã có nhiều tiến bộ, cập nhật để tạo nên sự hấp dẫn. Yếu tố đặc biệt khiến tác phẩm của các đạo diễn trẻ như Tạ Quỳnh Tư, Vũ Minh Phương đoạt những giải thưởng quan trọng và khiến khán giả xúc động đó là cách đổi mới trong lựa chọn, khai thác đề tài và kỹ thuật quay.Thí dụ, phim tài liệu “Đường về” của Tạ Quỳnh Tư nội dung về hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nhưng đạo diễn không kể lại hành trình mà khai thác các mảnh ghép còn ít được biết đến ở bối cảnh hậu chiến: nhầm lẫn trong quá trình tìm mộ và cách ứng xử đầy nhân văn của những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Cảnh cuối phim, hình ảnh hai người mẹ ở tuổi ngoài tám mươi nắm tay nhau ra thăm mộ, vừa đi vừa thủ thỉ: “Tôi với bà thắp hương cho con mình, thôi thì con chung bà ạ” đã thật sự chạm vào trái tim khán giả.Một trường hợp khác cũng thuộc thế hệ 8x là Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo (Đà Nẵng) đã cùng ê-kíp sản xuất bộ phim tài liệu “Không chiến Việt Nam-Những cánh én đầu tiên” với nội dung tái hiện trận ra quân đầu tiên của không quân Việt Nam mang về những thắng lợi quan trọng.Khi học ở Mỹ, anh đã xem rất nhiều phim hay về đề tài lịch sử, cho nên quyết định làm phim với mong muốn giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về chiến tranh Việt Nam qua kỹ thuật, góc nhìn hiện đại. Anh xây dựng dự án “Én bạc Studio” với hơn 20 thành viên ban đầu, chung mục đích chinh phục ngành công nghệ VFX (Visual Effect or Effect) còn non trẻ ở Việt Nam. Tại hầu hết các buổi chiếu phim ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, phim đã thu hút đông khán giả, phần lớn là người trẻ tuổi.Hoạt động xã hội hóa điện ảnh diễn ra đã mang lại nhiều bài học trong việc giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa các nhiệm vụ và bài toán đầu tư, phát hành, sao cho hiệu quả.Phía sau thành công của những bộ phim đề tài lịch sử của điện ảnh thế giới và khu vực đều là một quy trình chặt chẽ bắt đầu từ khâu thẩm định. Hội đồng thẩm định sẽ đánh giá mức độ khả thi trên quy mô tổng thể dự án, gồm: Kịch bản, biên kịch, đạo diễn, diễn viên... chứ không chia cắt nhỏ lẻ, rời rạc. Muốn thế, các hội đồng thẩm định cũng cần hội tụ nhân tố đủ năng lực, trách nhiệm trong thẩm định, đổi mới về tư duy và cách thức làm việc hiệu quả. Việc phổ biến phim đề tài lịch sử lên không gian số cũng là một giải pháp cần thiết để khán giả có thêm cơ hội tiếp cận, thụ hưởng, tuy nhiên, cần rất nhiều thận trọng cho quy trình này.Cách đây chưa lâu, Viện Phim Việt Nam từng đưa chín bộ phim do hãng phim Nhà nước sản xuất với 100% vốn đầu tư từ ngân sách lên kênh YouTube, gồm: Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công, Nhìn ra biển cả, Mùa ổi, Lương tâm bé bỏng, Đừng đốt, Chung cư, Cuộc đời của Yến, Mặt trận không tiếng súng, Dòng sông hoa trắng và bị các đơn vị có phim được đăng tải phản ứng gay gắt. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu Cục Điện ảnh, Viện Phim Việt Nam và các đơn vị liên quan rà soát, phân loại đồng thời nhấn mạnh, việc khai thác, phổ biến trên nền tảng trực tuyến là nhiệm vụ cần thiết, song, các đơn vị không được tự ý thực hiện.Việc đưa phim lên các kênh thông tin, nền tảng trực tuyến vừa hạn chế được sự lãng phí của việc tác phẩm vốn chỉ nằm lưu kho, vừa góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần quảng bá vẻ đẹp Việt Nam tới bạn bè quốc tế.Ngoài ra, việc ưu tiên yếu tố con người trẻ, đủ năng lực chuyên môn, đam mê dấn thân sáng tạo cộng với sự đổi mới về khoa học-kỹ thuật là vấn đề đáng quan tâm của dòng phim lịch sử để bứt phá khỏi tư duy, cách thức cũ dẫn tới sự chậm trễ, bế tắc. Về lâu dài, cần có định hướng, chế tài, mức đầu tư cụ thể áp dụng với từng dự án phim để đội ngũ làm nghề chuyên tâm sáng tạo, cùng lúc tạo ra những tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả ■
https://nhandan.vn/dau-tu-bai-ban-de-phim-lich-su-tro-nen-hap-dan-post710373.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [] }
Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa
Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.
Ra mắt dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, bộ trò chơi Cờ Mặt Trời của tác giả - đạo diễn Ninh Quang Trường lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc và kế thừa các đặc điểm của trò chơi dân gian Việt Nam, đã nhanh chóng thu hút người chơi. Cờ Mặt Trời là một sáng tạo mới lồng ghép yếu tố văn hóa bản địa, là trò chơi tạo ra bối cảnh để người chơi cờ tương tác, kết nối. Các quân cờ được thiết kế giống hình trống đồng thu nhỏ với họa tiết mặt trời đặc trưng. Bàn cờ hình vuông, quân cờ hình tròn tượng trưng cho trời và đất.Đạo diễn Ninh Quang Trường chia sẻ: “Tôi đã dành 12 năm ấp ủ nghiên cứu, thử nghiệm từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thiện bộ Cờ Mặt Trời này. Dịp Tết năm 2012, tôi làm một chương trình nghệ thuật với ý tưởng “cầm-kỳ-thi-họa”, trong đó có hình ảnh bốn thiếu nữ thể hiện bốn kỹ năng tài hoa.Bị mắc ở chữ “kỳ”, tôi không tìm được bộ cờ nào phù hợp vừa bảo đảm yếu tố Việt Nam vừa mang màu sắc truyền thống. Trong đầu tôi nảy ra mong muốn làm một bộ cờ mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và mọi người Việt Nam đều chơi được. Hành trình sáng tạo bộ cờ dành cho người Việt Nam và do người Việt Nam thiết kế bắt đầu từ đó”.Tiêu chí đầu tiên của đạo diễn Ninh Quang Trường khi sáng tạo bộ cờ này là yếu tố truyền thống và hình ảnh dân tộc. Luật chơi phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trò chơi hiện đại. Tạo hình của bộ cờ phải có cảm giác truyền thống. Theo chia sẻ của đạo diễn Ninh Quang Trường, anh đã thử hàng trăm bộ khác nhau để tìm ra được luật chơi nhanh chóng chỉ sau 1-2 phút đọc hướng dẫn.Về tạo hình, sau nhiều thử nghiệm, các quân cờ được tạo hình giống hình tượng trống đồng thu nhỏ, đường kính khoảng 3 cm, di chuyển dễ dàng, chiều cao và chiều ngang hài hòa, tạo nên một tổng thể, bố cục chặt chẽ, trên bề mặt quân cờ có thiết kế hình tròn để đưa họa tiết mặt trời đặc trưng. Thêm nữa, hình tượng trống đồng được đưa vào quân cờ và hình dáng quân cờ thôi thúc người chơi muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.Có thể thấy, việc đưa các yếu tố văn hóa truyền thống vào sản phẩm đương đại là cách thức mềm dẻo để chia sẻ và truyền tải câu chuyện văn hóa Việt Nam. Khoảng 10 năm trước, văn hóa board game (trò chơi trí tuệ tương tác) du nhập vào Việt Nam, trong đó Công ty TNHH Everjoy Publishing là đơn vị nhập khẩu và phát hành nhiều trò chơi mang văn hóa quốc tế.Hiện nay, công ty đang sở hữu thương hiệu board game Việt Nam, nổi tiếng với trò chơi Thần Tích, khai thác câu chuyện hùng tráng về thần thoại và cổ tích Việt Nam với các nhân vật Lạc Long Quân, Âu Cơ; Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thời gian đầu khi vào thị trường Việt Nam, công ty chủ yếu giới thiệu các sản phẩm văn hóa ngoại. Sau một thời gian, nhận thấy kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đồ sộ, công ty đã tập trung phát triển các trò chơi bản địa, khai thác nội dung con người, văn hóa, lịch sử, lối sống của Việt Nam.Đa dạng hóa các loại hình vật phẩm như bộ trò chơi, ấn phẩm, bộ mô hình sử dụng yếu tố bản địa, board game Việt hóa được cộng đồng quốc tế ưa thích và đánh giá cao. Tiêu biểu như bộ trò chơi gia đình Cuộc đua Sao Chổi, Cờ Ô Chữ, Chọi Chữ lấy cảm hứng từ thư pháp Việt Nam.Bộ trò chơi nghệ thuật Tiệm cà phê sữa đá, lấy ý tưởng từ món đồ uống quen thuộc kết hợp những nhân vật truyện tranh nổi tiếng dễ thương như Pikalong, Vàng Xám, Mèo Mốc với bối cảnh uống cà-phê ở vỉa hè đặc biệt thu hút công chúng. Bà Hiền Đỗ, Giám đốc thương mại phát hành, sản xuất các sản phẩm văn hóa Việt Nam cho biết, những câu chuyện về văn hóa Việt Nam được chuyển tải qua trò chơi trở nên phổ biến với cách thể hiện nhẹ nhàng, vui vẻ, giúp người chơi vừa học vừa cảm nhận về văn hóa Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ mới và dần thay thế các nội dung quốc tế thành nội dung bản địa được cộng đồng board game trong nước đón nhận.Dấn thân, thử nghiệm, những người sáng tạo trẻ đã biết chắt lọc, pha trộn chất liệu văn hóa Việt Nam trong các sản phẩm mới đương đại. Một trong những người đam mê, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm từ giấy dó là chị Lê Hồng Kỳ, sáng lập Chạm Dó, là nơi tổ chức workshop trải nghiệm các sản phẩm thủ công sáng tạo từ giấy dó truyền thống.Chia sẻ về quá trình bén duyên với giấy dó, chị Kỳ cho biết: “Năm 2017, lần đầu tiên chạm vào giấy dó, ngay lập tức tôi cảm nhận sự kết nối đặc biệt với loại giấy truyền thống của Việt Nam. Tìm hiểu và sáng tạo các sản phẩm thủ công từ giấy dó, cho đến năm 2021, thương hiệu Chạm Dó ra đời, hướng tới sáng tạo các sản phẩm thủ công mới mẻ có tính ứng dụng cao, dễ sử dụng như sổ tay, bông tai, vòng tay, thiệp, bao lì xì, tranh hoa lá khô, đèn... Từ đó, ngày càng nhiều người biết đến loại giấy này hơn”.Không chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm thông dụng, Chạm Dó còn hướng đến những sản phẩm có giá trị cao như làm menu bằng giấy dó cho các khách sạn, quán trà, cà-phê, spa, đặc biệt là bộ sản phẩm quà tặng khách hàng cho các khách sạn 5 sao. Ở Chạm Dó thường xuyên diễn ra các workshop trải nghiệm làm giấy dó cùng nghệ nhân, làm sổ, thiệp, viết thư pháp trên giấy dó.Để gìn giữ, tiếp nối, lan tỏa nghề làm giấy dó truyền thống, chị Lê Hồng Kỳ còn hợp tác nghệ nhân sản xuất các dòng sản phẩm giấy dó theo đơn đặt hàng. Đến bây giờ, giấy dó không còn bó hẹp dùng trong dòng tranh dân gian Đông Hồ, sắc phong, kinh sách mà đang được ứng dụng rộng rãi, pha trộn nét hiện đại và vẻ đẹp truyền thống riêng biệt...Những yếu tố truyền thống đôi khi không còn phù hợp, nay được sống lại với những sáng tạo đầy mới mẻ. Được truyền cảm hứng từ kho tàng giá trị dân gian của cha ông, cộng đồng trẻ đã tham gia mạnh mẽ vào quá trình khai thác yếu tố bản địa, tạo nên các sản phẩm văn hóa, trò chơi “made in Vietnam”, tạo đà cho các khởi nghiệp liên quan đến di sản văn hóa dân tộc. Cách làm này đang góp phần giữ gìn, bảo tồn và lan tỏa văn hóa Việt Nam rộng rãi trong cộng đồng quốc tế.
https://nhandan.vn/luong-gio-moi-cho-san-pham-van-hoa-ban-dia-post809033.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Văn hóa Việt Nam", "văn hóa ngoại lai", "văn hóa bản địa", "văn hóa truyền thống", "bộ trò chơi Cờ Mặt Trời" ] }
Tiếng cười đả kích thói phù phiếm, học đòi
"Ả cave nhà hàng Maxim" được lấy từ nguyên tác "La Dame de chez Maxim", một kiệt tác hài kịch của nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp Georges Feydeau, vừa được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng và công diễn. Vở diễn từng được dàn dựng và mang lại những thành công vang dội ở sân khấu nhiều nước, đả kích sâu cay thói phù phiếm, học đòi thông qua tiếng cười hài hước.
Với một loạt vở hài kịch về giới thượng lưu quý tộc ở Paris thế kỷ 19, Georges Feydeau đã phơi bày cuộc sống phù phiếm, ăn chơi, hưởng lạc sa đọa, sự phân hóa và những mặt trái của xã hội đương thời khi đó. Không cao giọng rao giảng hay cao siêu trong tư tưởng, Feydeau thông qua câu chuyện của những con người đại diện cho tầng lớp được gọi là tinh hoa xã hội, từ những đối lập của đạo đức và nhân cách, của trí tuệ và kiến thức, để lật tẩy, chỉ trích những thói xấu, hám tiền, hống hách, ưa hư danh, vỗ vào mặt họ tiếng cười chua cay, sâu sắc.Các tác phẩm của Feydeau thấm đẫm thực tế của một xã hội tư bản với những mảng tối phía sau, được soi chiếu từ những con người ở tận cùng đáy xã hội, châm biếm, giễu cợt và phản ánh bộ mặt thật của giới thượng lưu mà ông đã có nhiều năm thâm nhập, từ đó viết nên các chuyện kịch lôi cuốn, sống động, trở thành những kiệt tác của sân khấu thế giới.Điệu nhảy Cancan được khai thác trong vở diễn.So với nguyên tác của kịch bản và vởẢ cave nhà hàng Maximtừng được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng cách đây 20 năm, vở diễn lần này của đạo diễn-Nghệ sĩ nhân dân Tuấn Hải có phần cô đọng, ngắn gọn hơn, song vẫn chuyển tải đầy đủ nội dung, tư tưởng chủ đề với sự hài hước, hóm hỉnh cần có và lời thoại được Việt hóa, gần gũi với khán giả hôm nay. Đạo diễn chú trọng từ hình thức đến những chi tiết, hành động kịch biểu trưng, thúc đẩy cao trào trong các tình huống kịch để khắc họa tính cách nhân vật qua những nhầm lẫn hài hước.Câu chuyện được dẫn dắt từ một đêm rượu trác táng ở nhà hàng Maxim, bác sĩ Petypon đã đưa ả gái nhảy đàng điếm Crevette về nhà và tiếp tục gây nên những ngộ nhận, hiểu nhầm thành phu nhân của mình với chú anh ta là ngài Đại tướng Petypon và họ hàng, bạn bè khi về quê tham dự lễ cưới của con gái ông.Những hiểu nhầm trào lộng cứ thế móc nối với nhau một cách tự nhiên, hấp dẫn người xem, qua đó dần hiển hiện dụng ý lột tả bộ mặt tầng lớp quý tộc của nông thôn nước Pháp ngu dốt, ưa học đòi, coi Crevette với những lời nói và hành vi, điệu nhảy thô tục nơi quán rượu, nhưng lại đến từ Paris, trở thành hình mẫu và thần tượng để họ học hỏi. Việc dối trá, che đậy vụng về cùng mối quan hệ dằng dịt trong tình yêu, trong hôn nhân của gia đình Petypon đã tạo ra nhiều tình huống bi hài, là điều kiện để ả gái nhảy tha hồ tung tảy, bịt mắt cả một xã hội thượng lưu ngu muội và rỗng tuếch, đang sôi sục học đòi những điều nhảm nhí.Đạo diễn-Nghệ sĩ nhân dân Tuấn Hải đã khai thác tối đa tính hài trong từng tình huống, tổ chức các lớp kịch chặt chẽ, trang phục lộng lẫy kết hợp sự lôi cuốn của âm nhạc và vũ đạo Pháp. Điệu nhảy Cancan từng phổ biến ở các quán rượu Paris với động tác lắc hông, tung váy, đá chân cao của các vũ nữ được sử dụng vừa đúng chừng mực, tạo hiệu ứng vui nhộn, hài hước, đồng thời cho thấy rõ nét bản chất nhân vật.Bên cạnh đó, nhiều câu thoại tiếng lóng, cách nói lái, chơi chữ đầy ẩn ý kiểu Pháp đã được chuyển thể theo kiểu dân gian Việt Nam đầy dí dỏm. Thậm chí cả lối nói quý tộc kiểu cách, nịnh đầm cũng được Việt hóa thành dạng thơ "Bút tre" gây cười nghiêng ngả cho khán giả.Đạo diễn-NSND Tuấn Hải (hàng đứng, thứ năm, từ trái qua) và các nghệ sĩ tham gia vở diễn.Để có được sự thành công của vở kịch phải kể đến diễn xuất của dàn diễn viên trẻ tài năng của Nhà hát Kịch Việt Nam. Nhân vật trung tâm của vở diễn Crevette do nữ diễn viên Mai Duyên vào vai đã khắc họa rõ nét chân dung của ả gái nhảy đàng điếm thành Paris, vừa mang vẻ quyến rũ, gợi cảm chuyên nghiệp, dạn dày của dân làng chơi, vừa có nét hồn nhiên, quyết liệt trong tình yêu và có lúc sỗ sàng, thô tục đấy, nhưng cũng có lúc khá kiểu cách, quý phái, mềm mỏng khi cần.Trong khi đó, Hồng Phúc và Duy Nam đã thể hiện được những nét tính cách dễ thay đổi của nhân vật bác sĩ Petypon luôn tìm mọi cách dối trá để che nhẹm việc làm khuất tất, chơi bời và Đại tướng Petypon có vẻ ngoài đường bệ, uy nghiêm, mặt sắt, song thực ra dễ bị lừa và không kém phần háo sắc.Là vở diễn đầu tiên của chương trình nghệ thuật "Xuân 24" đón năm mới Giáp Thìn, vở hài kịchẢ cave nhà hàng Maximsẽ mở màn cho hàng loạt vở diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam trong năm nay.Nối tiếp là chương trình "Điểm hẹn 8/3" với các đêm diễn hai vở hài kịch kinh điển khác của sân khấu thế giới và Việt Nam làQuan Thanh travàNghêu sò ốc hến. Những tiếng cười sảng khoái và cả ý nghĩa gửi gắm sâu sắc trong đó là món quà đầu năm mà Nhà hát Kịch Việt Nam hy vọng được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
https://nhandan.vn/tieng-cuoi-da-kich-thoi-phu-phiem-hoc-doi-post797216.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Nhà hát Kịch Việt Nam", "Hài kịch", "Vở diễn" ] }
Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang và hành trình khởi nghiệp từ văn hóa truyền thống
NDO -Văn hóa truyền thống không chỉ là nguồn cảm hứng cho những người làm công việc sáng tạo, mà còn thực sự là cơ hội và nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp của nhiều nhà thiết kế trẻ, trong đó cóVũ Thảo Giang.
Buổi tọa đàm “Vốn dân tộc, đòn bẩy cho khởi nghiệp sáng tạo” trong khuôn khổLễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nộilà dịp để Vũ Thảo Giang bộc bạch về hành trình phát triển sự nghiệp thiết kế sáng tạo của mình dựa trên vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.Ngay từ khi bước vào nghiệp thiết kế, Vũ Thảo Giang đã chọn hướng đi khác biệt so với những nhà thiết kế khác và đã gặt hái thành công với những ý tưởng của mình. Đó là việc sử dụng các chất liệu từ văn hóa truyền thống để ứng dụng vào những sáng tạo của mình, như thổ cẩm của người Tày, họa tiết của nghệ thuật khảm sành sứ ở Huế, những danh thắng nổi tiếng ở Việt Nam, các chi tiết trên kiến trúc cung đình xưa, hay hình ảnh của những di sản được UNESCO ghi danh…Hình ảnh ruộng bậc thang được Vũ Thảo Trang thể hiện trên tà áo dài của bộ sưu tập "Việt Nam gấm hoa".Là người dân tộc Tày, thành công với thương hiệu áo dài, tuy nhiên Vũ Thảo Giang cho biết, ban đầu cô không có nhiều lợi thế, và dấu ấn văn hóa là vốn khởi nghiệp lớn nhất của cô. “Qua quá trình theo đuổi nghề thiết kế thời trang, vốn dân tộc, văn hóa hiện diện trong từng thiết kế, tôi nhận ra rằng, khi người trẻ sáng tạo, ứng dụng vốn văn hóa vào khởi nghiệp sẽ dễ thành công hơn nhiều” - Vũ Thảo Giang nói.Bên cạnh đó, Vũ Thảo Giang cũng cho rằng, những người trẻ khởi nghiệp bằng vốn văn hóa còn được tiếp sức mạnh mẽ hơn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng mong muốn đồng hành với những hình ảnh, biểu tượng xưa và kể câu chuyện văn hóa tới công chúng.Dấu ấn của kiến trúc cung đình xưa trên bộ sưu tập "Dấu ấn vàng son".Những dấu ấn văn hóa truyền thống mà Vũ Thảo Giang đã ứng dụng thành công trên những sáng tạo của mình có thể kể đến các bộ sưu tập mà cô thực hiện, trước hết là đam mê theo đuổi áo dài dân tộc. Có thể kể đến bộ sưu tập“Dấu ấn vàng son”mà nhà thiết kế trẻ lấy cảm hứng từ các hoa văn họa tiết trong kiến trúc cung đình xưa như rồng, phượng, hoa sen, lá bồ đề, gốm sứ… hay từ các di vật khảo cổ Cung đình Huế và Hoàng Thành Thăng Long.Những danh lam thắng cảnh trong bộ sưu tập "Việt Nam gấm hoa".Các bộ sưu tập khác của Vũ Thảo Giang đều có những dấu ấn từ văn hóa truyền thống, như có bộ sưu tập “Bát Nhã” với hoa văn gốm khảm, bộ sưu tập “Dáng ngọc Phương Đông” với các họa tiết cung đình, bộ sưu tập “Qua miền Di sản” - 26 di sản Việt Nam được UNESCO công nhận, bộ sưu tập thổ cẩm “Phố Làng”, bộ sưu tập di sản công viên địa chất toàn cầu và thổ cẩm người Tày “vẻ đẹp Á Đông”... Đó là những dấu ấn đặc biệt mà nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã ghi trên hành trình khởi nghiệp của mình.Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang (thứ hai từ trái qua) tại tọa đàm “Vốn dân tộc, đòn bẩy cho khởi nghiệp sáng tạo”.“Vốn văn hoá dân tộc” được nhà thiết kế trẻ sử dụng như đòn bẩy tạo nên thương hiệu của mình, không chỉ tạo ra tính thương mại có giá trị cao với sản phẩm mà còn có giá trị với cộng đồng. Những bộ sưu tập của Vũ Thảo Giang từ những ngày đầu tiên vào nghề cho tới nay đều mang tính chất quảng bá Di sản, Văn hóa và Du lịch Việt Nam, góp phần tạo nên thương hiệu Việt, bản sắc Việt.Nhà thiết kế Thảo Giang tại Nhà máy dệt lụa tơ tằm Bảo Lộc.Thảo Giang chia sẻ, cô không bao giờ cạn ý tưởng về các bộ sưu tập bởi vì nguồn vốn văn hóa dân tộc là một kho tàng vô cùng đa dạng. Việc khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống vào thời trang còn tạo ra mối liên hệ gắn kết sâu sắc giữa nhà thiết kế và các nghệ nhân làng nghề, tạo sinh kế cho cộng đồng làm nghề truyền thống, góp phần giữ gìn những giá trị truyền thống.“Vốn văn hoá dân tộc” cũng tạo nên sản phẩm mang tính nghệ thuật tinh hoa có giá trị và trị giá cao, bởi yếu tố văn hóa và sự tinh xảo vốn có từ những giá trị gốc. Những sản phẩm này không chạy theo xu hướng “thời trang nhanh”. Chính điều đó làm nên sự phát triển bền vững đối với những sáng tạo thời trang sử dụng vốn văn hóa dân tộc, một bài học mà Vũ Thảo Giang đã áp dụng rất thành công.Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang.Vũ Thảo Giang là nhà thiết kế trẻ nhiều năm góp mặt tại các chương trình, sự kiện thời trang hàng đầu Việt Nam như: Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh (từ 2019 đến 2023), Lễ hội thổ cẩm Việt Nam, Lễ hội Áo dài và Du lịch Hà Nội, Festival Huế-Lễ hội Sen, Festival Hoa Đà Lạt - Hương trà Sắc tơ…Vũ Thảo Giang từng tham gia các chương trình giao lưu văn hóa, quảng bá văn hóa truyền thống phi vật thể và áo dài tại Hàn Quốc, Brunei, thực hiện nhiều bộ sưu tập với các đại sứ quán Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hàn Quốc…Vũ Thảo Giang được vinh danh Top 10 công dân trẻ tiêu biểu của năm 2019.
https://nhandan.vn/nha-thiet-ke-vu-thao-giang-va-hanh-trinh-khoi-nghiep-tu-van-hoa-truyen-thong-post784140.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Vũ Thảo Giang", "văn hóa dân tộc", "thiết kế áo dài truyền thống", "áo dài mang bản sắc văn hóa", "áo dài", "thiết kế áo dài dựa trên văn hóa truyền thống" ] }
Khởi động sân chơi đặc biệt cho các nhà làm phim "nhí" toàn cầu
NDO -Thông tin từ Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) chiều 24/5 cho biết: lần đầu tiên, những bộ phim xuất sắc tham gia chương trình sẽ được lựa chọn để phát trên sóng truyền hình.
DoTrung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi, Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) và Panasonic Việt Nam tổ chức, chương trình "Qua ống kính trẻ thơ" (Kid Witness News) năm 2024 sẽ tiếp nhận đơn đăng ký tham gia từ nay đến hết ngày 12/6 tới đây.Chương trình dành cho học sinh Việt Nam từ 10-18 tuổi, tham gia theo hình thức cá nhân hoặc nhóm từ 3-5 thành viên. Những kịch bản tiềm năng, tiêu biểu sẽ được lựa chọn tham gia khóa đào tạo làm phim miễn phí với nhiều thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp, dự kiến diễn ra trong các tháng 6 và 7/2024.Cụ thể hơn, năm nay, Panasonic Việt Nam cùng các đối tác sẽ mang đến Chương trình nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị, mới lạ như: tham quan các trường quay, trải nghiệm làm bình luận viên thể thao trong thời gian chuẩn bị các chương trình vềThế vận hội Olympic Paris 2024; tham gia các buổi chia sẻ về các mục tiêu phát triển bền vững; chuỗi hoạt động trải nghiệm, đào tạo kỹ năng.Thí sinh của Chương trình tham quan các trường quay chuyên nghiệp.Đặc biệt, lần đầu tiên, sản phẩm xuất sắc do các thí sinh của chương trình sản xuất sẽ được lựa chọn để phát sóng trên sóng Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và được lan tỏa rộng rãi trên các nền tảng truyền thông của tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp.Ngoài ra, sau khi tham gia khóa học làm phim chuyên nghiệp, các đạo diễn, diễn viên, quay phim “nhí” sẽ được bắt tay vào thực hiện bộ phim của chính mình.Tin liên quanẤn tượng với tài năng của các "cây cọ nhí" Hà NộiNhững tác phẩm hoàn chỉnh sẽ được đánh giá bởi các đạo diễn có tên tuổi của Việt Nam, lựa chọn ra các bộ phim xuất sắc nhất để vinh danh tại lễ trao giải (dự kiến diễn ra tháng 8/2024) và có cơ hội trao giao lưu, tranh tài với các nhóm làm phim khác trên toàn thế giới tại sự kiện Kid Witness News Global Summit (được tổ chức trực tuyến vào tháng 10 năm nay).Thông tin chi tiết được đăng tải tại trang web chính thức của Chương trình:https://www.panasonic.com/vn/corporate/sustainability/kid-witness-news.html.
https://nhandan.vn/khoi-dong-san-choi-dac-biet-cho-cac-nha-lam-phim-nhi-toan-cau-post810576.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Chương trình \"Qua ống kính trẻ thơ\"", "Kid Witness News", "năm 2024", "Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi" ] }
Hỗ trợ dạy thiết kế áo dài miễn phí cho giáo viên, sinh viên
NDO -Nhà thiết kếĐỗ Trịnh Hoài Namvà SVF Academy do anh điều hành phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức chương trình “Cắt may và thiết kế áo dài ly vuông Đỗ Trịnh Hoài Nam 2024” cho hàng nghìn giáo viên, sinh viên cả nước.
Năm 2023, dự án đào tạo cắt may và thiết kế áo dài của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kết hợp với Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam - Giám đốc Học Viện SVF Academy đã hỗ trợ gần 10 nghìn hội viên học nghề thiết kế, cắt may áo dài miễn phí.SVF Academy, với đại diện là nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam đã tổ chức 2 khóa học “Cắt may và thiết kế áo dài" và Đào tạo tư vấn nghề nghiệp, xây dựng thương hiệu và khởi nghiệp - phát huy tài nguyên bản địa, với 100% học phí hỗ trợ cho các hội viên. Hai chương trình đang được thông tin rộng rãi đến hội viên, phụ nữ cả nước qua hệ thống Hội và đã giúp gần 10 nghìn hội viên phụ nữ trong và ngoài nước được đào tạo cắt may, thiết kế áo dài.Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga tặng hoa cho nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam.Ghi dấu cho sự kiện này, vào tháng 2, chương trình trình diễn áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” hưởng ứngTuần lễ áo dàiViệt Nam do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kết hợp cùng Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam và SVF Holding đã diễn ra thành công tại Hà Nội.Nối tiếp thành công của chương trình hỗ trợ này, năm 2024 Học viện SVF Academy tiếp tục phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam triển khai chương trình “Cắt may và thiết kế áo dài ly vuông Đỗ Trịnh Hoài Nam 2024” với mục tiêu hỗ trợ dạy nghề may áo dài cho giáo viên, sinh viên cả nước.Chương trình đào tạo học viên thiết kế được những chiếc áo dài phục vụ cho công việc, đời sống của các giáo viên, sinh viên với mẫu áo dài ly vuông kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một phong cách riêng biệt. Công thức cắt may áo dài ly vuông là công thức đặc biệt của SVF Academy giúp áo dài không nhăn nách, dúm cổ, tôn dáng, che khuyết điểm một cách hoàn hảo.Sản phẩm của các học viên trong dự án với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết: "Mục đích của chương trình là giúp các học viên biết cắt may áo dài đẹp theo công thức áo dài ly vuông, biết chỉnh dáng áo dài, khắc phục khuyết điểm theo từng dáng người, có thể khởi nghiệp, mở cửa hàng/thương hiệu áo dài và kinh doanh hiệu quả".Bên cạnh đó, các học viên cũng được học hỏi, tham khảo cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, tư vấn khởi nghiệp áo dài góp phần giảm những rủi ro khi đầu tư khởi nghiệp ngành nghề may mặc áo dài.Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam tại lễ trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa năm 2023.Không chỉ được biết đến là một nhà tạo mẫu áo dài tâm huyết với nghề với bề dày hơn 30 năm kinh nghiệm, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, đại diện SVF Academy đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ học viên, nhà thiết kế về thiết kế, may áo dài."Bộ sưu tập Di sản Thanh Oai" của nhà thiết kế Kim Phú, một hội viên phụ nữ được đào tạo từ dự án.Nhiều người trong số đó đã tạo dựng được tên tuổi và sống được với nghề. Các chương trình đào tạo của anh cũng gây tiếng vang, thu hút sự tham gia của ngày càng nhiều học viên trong cả nước.
https://nhandan.vn/ho-tro-day-thiet-ke-ao-dai-mien-phi-cho-giao-vien-sinh-vien-post805209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "dạy thiết kế áo dài miễn phí", "nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam", "dạy nghề may áo dài cho giáo viên", "áo dài Việt Nam", "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "Công đoàn Giáo dục Việt Nam" ] }
Sóc Trăng sẽ tổ chức Tết quân-dân mừng Chôl Chnăm Thmây
NDO -Chiều 22/3, Ban Chỉ đạo Tết quân-dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch Tết quân-dân mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer.
Tết quân-dân năm 2024 với chủ đề “Quân-dân Sóc Trăng mừngChôl Chnăm Thmâynăm 2024” trong 3 ngày từ ngày 12-14/4, tại phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu,tỉnh Sóc Trăng.Dự kiến tại đây sẽ diễn ra các hoạt động tổ chức lao động giúp địa phương và nhân dân, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, như: xây dựng, sửa chữa nâng cấp cầu, đường giao thông nông thôn và phát quang, thu gom rác trên địa bàn.Bên cạnh đó, Ban tổ chức triển lãm trưng bày thành tựu xây dựng nông thôn mới, những đặc sản của địa phương và hội chợ đưa hàng Việt phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân nông thôn.Đặc biệt, các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc như tổ chức xây tặng nhà “Đại đoàn kết”; thăm, tặng quà các cơ sở thờ tự, đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho các đối tượng gia đình chính sách; trao tặng học bổng, tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.Tại Tết quân-dân còn diễn ra các hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, tổ chức hội thi các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả, hội thi mâm cơm ngày Tết, tổ chức văn nghệ phục vụ nhân dân.Tết quân-dân là hoạt động được đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng hưởng ứng nhiệt tình.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam - Trưởng Ban Chỉ đạo Tết quân-dân đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương, tiếp tục tích cực xây dựng các kế hoạch hoạt động, chi tiết, cụ thể.Khảo sát vị trí xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi xã hội. Đặc biệt, làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân nhận thức sâu sắc nội dung, ý nghĩa của hoạt động, thể hiện sự quan tâm chăm lo của các cấp chính quyền và lực lượng vũ trang đối với đồng bào dân tộc Khmer; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời tạo không khí vui tươi, ấm áp, nghĩa tình quân dân.
https://nhandan.vn/soc-trang-se-to-chuc-tet-quan-dan-mung-chol-chnam-thmay-post801131.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Thị xã Vĩnh Châu", "Vĩnh Phước", "Phúc lợi xã hội", "Khmer", "Chôl Chnăm Thmây", "Tết quân-dân" ] }
Nghe nhạc phim Ghibli và nặn tò he tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản
NDO -Những khán giả yêu thích các bộ phim hoạt hình của xưởng phim đình đám Nhật BảnGhiblicó cơ hội trải nghiệm những bản nhạc phim trong “Đêm nhạc Ghibli”, chương trình hòa nhạc sân vườn tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, số 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đêm nhạc là chương trình số 24 trong chuỗi hòa nhạc sân vườn, do Hanoi Ensemble & Những người bạn biểu diễn vào tối thứ Sáu 15/3.Trong chương trình hòa nhạc sân vườn số 24 này, Hanoi Ensemble và Những người bạn sẽ giới thiệu tới khán giả Hà Nội một chùm âm nhạc đặc sắc từ những bộ phim hoạt hình đáng yêu của Studio Ghibli đến từ Nhật Bản. Chương trình vào cửa miễn phí, yêu cầu đăng ký trước.Cùng với đêm nhạc, khán giả còn có cơ hội tham gia trải nghiệm nặn tò he và trò chuyện cùng nghệ nhân tò he Đặng Văn Khang trước buổi hòa nhạc.Hanoi Ensemble là một nhóm nhạc thính phòng do các nghệ sĩ và giảng viên trẻ của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam thành lập năm 2010. Các thành viên của nhóm đã từng tu nghiệp tại Việt Nam và các nhạc viện danh tiếng trên thế giới và từng giành nhiều giải thưởng âm nhạc có uy tín trong nước và quốc tế. Nhóm đã tham gia nhiều chương trình hòa nhạc, liên hoan âm nhạc cũng như các chương trình giao lưu văn hóa trong và ngoài nước.Chuỗi hòa nhạc thính phòng ngoài trời của Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản được tổ chức với mong muốn góp phần vào hoạt động âm nhạc đa dạng tại Hà Nội qua giới thiệu các tác phẩm âm nhạc Nhật Bản và quốc tế, do các nghệ sĩ xuất sắc của Việt Nam biểu diễn.“Spirited away”, bộ phim từng giành giảI Oscar cho phim hoạt hình của Ghibli.Ghibli Studio là xưởng phim hoạt hình nổi tiếng nhất của Nhật Bản, gắn liền với tên tuổi đạo diễn huyền thoạiHayao Miyazakivới những bộ phim hoạt hình đặc trưng, mang đậm nét văn hóa và tôn giáo Nhật Bản. Ghibli Studio cũng là xưởng phim hoạt hình duy nhất ngoài nước Mỹ có phim giành giải Oscar, với “Spirited away” (Vùng đất linh hồn). Cho đến nay, đây vẫn là bộ phim hoạt hình vẽ tay và không nói tiếng Anh duy nhất trong lịch sử giành được giải thưởng này.Đêm nhạc sẽ diễn ra vào 20 giờ tối thứ sáu 15/3 tại sân vườn Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, số 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đăng ký miễn phí qua trang web của Trung tâm, bắt đầu từ 11 giờ 30 phút sáng 7/3.
https://nhandan.vn/nghe-nhac-phim-ghibli-va-nan-to-he-tai-trung-tam-giao-luu-van-hoa-nhat-ban-post798829.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Đêm nhạc Ghibli", "Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam", "Spirited away", "Ghibli Studio", "Hayao Miyazaki", "Hanoi Ensemble", "chuỗi hòa nhạc sân vườn" ] }
“Khát vọng phương Nam” trong Ngày thơ Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Ngày 5/2 (tức rằm tháng Giêng năm Quý Mão), Ngày thơ Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai mạc tại Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, Ngày thơ Việt Nam năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện mong muốn của Hội Nhà văn Thành phố, tiếp tục đồng hành với cán bộ, chiến sĩ và người dân Thành phố trên con đường xây dựng một đô thị tầm cỡ quốc tế, mà hạnh phúc của mỗi con người vừa là trung tâm và cũng là động lực của sự phát triển.“Khát vọng phương Nam” là khát vọng thăng hoa trên đôi cánh thi ca, để hướng tới chân trời sáng tạo rộng mở và bất tận. “Khát vọng phương Nam” cũng là khát vọng cống hiến, khát vọng văn minh, khát vọng chân lý, khát vọng nhân ái và khát vọng cái đẹp luôn được nảy nở, sinh sôi.“Với Ngày thơ Việt Nam và không chỉ có Ngày thơ Việt Nam, thì mỗi câu thơ, dẫu nhỏ bé, dẫu mơ hồ, hay dẫu chỉ là những giấc mơ, vẫn lặng lẽ nuôi dưỡng sự lương thiện và khơi dậy lòng trắc ẩn của con người trong cuộc sống hiện tại và trên hành trình vươn tới tương lai”- nhà văn Bích Ngân chia sẻ.Diễn ra xuyên suốt trong hai ngày 4, 5/2 (14 và 15 tháng Giêng), Ngày thơ Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm nhiều hoạt động ý nghĩa, tạo được sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố cũng như đông đảo công chúng yêu thơ như: tọa đàm Dòng thơ giữa phố, trình diễn thơ, đường thơ, sân thơ trẻ…Ngoài ra, Ngày thơ Việt Nam tại Thành phố còn có sự tham gia của 24 câu lạc bộ thơ trên địa bàn với nhiều hoạt động sôi nổi.Các câu lạc bộ thơ tham gia Ngày thơ Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.Theo đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày thơ năm nay được tổ chức trở lại là tín hiệu vui cho hoạt động văn hóa nghệ thuật trên địa bàn Thành phố. Đồng chí bày tỏ mong muốn thi ca Thành phố sẽ có nhiều sự phát triển hơn nữa và góp phần tạo nên hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh tươi đẹp.Ngày thơ năm nay cũng ghi dấu sự trở lại sau 2 năm tạm dừng do dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, trong phần trình diễn thơ “Khát vọng bình yên” và “Khát vọng yêu thương”, ban tổ chức sẽ xoay quanh chủ đề về quá trình vượt qua Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh.Ở phần 3 của chương trình với chủ đề “Khát vọng yêu thương”, người yêu thơ sẽ càng hiểu hơn, càng thấm hơn về tình yêu thương đôi lứa nói riêng và tình yêu thương rộng lớn nói chung qua việc vinh danh thi nhân Nguyễn Bính.Trong phần 4 “Khát vọng phương Nam”, ban tổ chức mong muốn thể hiện khát vọng về một thành phố trẻ trung, sôi động qua thi ca.
https://nhandan.vn/khat-vong-phuong-nam-trong-ngay-tho-viet-nam-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-post737386.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:34", "tags": [ "Ngày thơ Việt Nam 2023", "Khát vọng phương Nam", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
“Hoa vui ca” - Chương trình mới dành cho thiếu nhi lên sóng VTV
NDO -Mùa hè này, chương trình mới mang tên “Hoa vui ca” sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới các emthiếu nhilúc 18 giờ 50 phút hằng ngày, bắt đầu từ ngày 1/6 trên VTV3 và nhiều kênh quảng bá khác cùng nền tảng số của VTV.
Chương trình sôi động, hấp dẫn về nội dung, quy mô, sáng tạo trong thể hiện, mang đến không khí tươi vui, tràn đầy năng lượng, là điểm hẹn kết nối giữa các thành viên trong gia đình.Mỗi tuần, “Hoa vui ca” sẽ mang đến một series chương trình với những mảnh ghép thú vị. Từ thứ 2 đến thứ 6, các em nhỏ được dạy nhảy, dạy hát, hướng dẫn chuẩn bị trước khi lên sân khấu, xem giới thiệu các clip khán giả gửi về, biểu diễn bài hát chủ đề tại trường học… và cùng bùng nổ trong buổi công diễn trên một sân khấu hoành tráng, được dàn dựng công phu, với dàn vũ công đông đảo, diễn ra vào thứ Bảy hằng tuần. Chủ nhật là ngày công bố MV bài hát chủ đề của tuần kế tiếp.Tin liên quanNhiều chương trình ấn tượng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lên sóng VTVTheoVTV, các ca khúc trong chương trình đều được lựa chọn kỹ lưỡng và hòa âm, phối khí hoàn toàn mới. Ở đó, khán giả có thể gặp lại những giai điệu đã gắn bó tuổi thơ bao thế hệ như: “Tiếng ve gọi hè”, “Bé yêu biển lắm”, “Ba em là công nhân lái xe”, “Inh lả ơi”, “Cò lả”, “Đi cấy”… với âm hưởng mới mẻ, hiện đại, lôi cuốn.Điểm nhấn của chương trình là sự xuất hiện của 8 MC nhí, được tuyển chọn kỹ lưỡng từ hơn 500 hồ sơ. Tân Anh, Hiểu Minh, Thanh Mai, Tuấn Minh, Gia Bảo, Minh Anh, Thái Linh và Ali Thục Phương - mỗi bạn nhỏ là một tài năng, thế mạnh, cá tính, dẫn dắt các chủ đề một cách tự nhiên, khi thì lý lắc, hóm hỉnh, lúc duyên dáng, nhẹ nhàng…Chương trình góp phần định hướng cho các bạn nhỏ về tư duy âm nhạc, vũ đạo, thẩm mỹ. (Ảnh: VTV)Trên sân khấu được thiết kế nhiều không gian đẹp mắt, linh hoạt thay đổi theo mỗi chủ đề, còn có sự hợp tác của các nghệ sĩ trẻ như rapper: Phong Windy, ca sĩ Thục Trang, Nhật Anh, các CLB nghệ thuật tại Hà Nội…, góp phần làm nên những tiết mục hấp dẫn, mang tới những gợi ý hữu ích, dễ thực hiện dành cho các em nhỏ.“Hoa vui ca” đượcĐài Truyền hình Việt Namthực hiện với sự quy tụ đội ngũ sản xuất hùng hậu, giàu kinh nghiệm làm việc với các bạn nhỏ đến từ: Ban Thư ký-Biên tập, Ban Khoa giáo, Ban Sản xuất các chương trình giải trí, Trung tâm Phim tài liệu, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số...Chương trình mong muốn mang đến những giờ phút ý nghĩa để sau một ngày làm việc, các phụ huynh có thể yên tâm khi thấy con mình có một “sân chơi” bổ ích đồng hành trong dịp hè này. “Hoa vui ca” cũng hi vọng góp phần định hướng cho các bạn nhỏ về tư duy âm nhạc, vũ đạo, thẩm mỹ...Các bạn nhỏ cả nước có thể cùng tham gia chương trình bằng cách gửi các video biểu diễn về cho chương trình, lan tỏa một mùa hè thú vị vừa chơi, vừa học, vừa có cơ hội trình diễn.
https://nhandan.vn/hoa-vui-ca-chuong-trinh-moi-danh-cho-thieu-nhi-len-song-vtv-post811634.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:35", "tags": [ "Hoa vui ca", "chương trình truyền hình", "thiếu nhi", "MC nhí", "VTV" ] }
Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1.100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế
NDO -Được thiết kế theo phong cách đồ họa, hình ảnh chính trên mẫu tem là tượng thờ Đinh Tiên Hoàng đế trong đền thờ Vua Đinh tại Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, bộ tem "Kỷ niệm 1.100 năm sinhĐinh Tiên Hoàng đế(924-979)" được phát hành nhằm tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng đế, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Ngày 22/3, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Namphát hành bộ tem“Kỷ niệm 1.100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)” gồm 1 mẫu, giá mặt 4.000 đồng.Bộ tem do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, có kích thước 32x43mm, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 22/3/2024 đến ngày 31/12/2025.Được thiết kế theo phong cách đồ họa, hình ảnh chính trên mẫu tem là tượng thờ Đinh Tiên Hoàng đế trong đền thờ Vua Đinh tại Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) với màu sắc mạnh mẽ, hình nét rõ ràng cùng chất liệu sơn son thếp vàng làm cho bức tượng thờ trở nên uy nghi, sáng lấp lánh trên nền màu nâu đậm, đem lại cảm giác sâu lắng, trầm mặc.Đinh Tiên Hoàng, tên húy là Đinh Bộ Lĩnh, sinh ngày 22/3 năm Giáp Thân 924 (mất năm Kỷ Mão 979) tại thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc thôn Văn Bồng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là người có công bình định 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, được tôn vinh là Đại Thắng Vương.Năm Mậu Thìn 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà nước Đại Cồ Việt mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Để phát triển kinh tế, thuận lợi trong giao thương, ông đã cho đúc và phát hành đồng tiền đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt là đồng “Thái Bình Hưng Bảo”.Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới Vua Đinh xưng làm hoàng đế. Một số vị vua xưng đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc đều bị thất bại trước họa ngoại xâm.Đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống.Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành một số bộ tem nhằm tôn vinh công lao to lớn của các vị Hoàng đế qua các triều đại.- MS 114: Vua Quang Trung (1752-1792); Ngày phát hành: 16/9/1962; Số mẫu: 2.- MS 487: Kỷ niệm 600 năm sinh Lê Lợi (1385 - 1985); Ngày phát hành: 1/3/1986; Số mẫu: 1- MS 789: Kỷ niệm Vua Lê Thánh Tông (1442-1497); Ngày phát hành: 12/10/1998; Số mẫu: 1- MS 815: Kỷ niệm Ngô Quyền; Ngày phát hành: 21/10/1999; Số mẫu: 1- MS 841: Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến; Ngày phát hành: 7/10/2000; Số mẫu: 3 mẫu tem và 1 mẫu blốc.
https://nhandan.vn/phat-hanh-bo-tem-ky-niem-1100-nam-sinh-dinh-tien-hoang-de-post801095.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:35", "tags": [ "Đinh Bộ Lĩnh", "vnpost", "Đinh Tiên Hoàng", "bộ tem", "phát hành bộ tem" ] }
60 năm đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh
LTS - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19-5-1959 - 19-5-2019), từ số báo hôm nay, Báo Nhân Dân mở chuyên mục “60 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh” vào các ngày: thứ hai, thứ tư, thứ sáu hằng tuần (từ ngày 24-4 đến 18-5-2019), nhằm tuyên truyền sâu rộng, khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước; tôn vinh, tri ân công lao, đóng góp to lớn của quân và dân ta, đặc biệt là Bộ đội Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước…
Một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lượcCách đây 60 năm, trước đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã ra đời, từng bước được xây dựng, phát triển, góp phần đặc biệt quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm tháng trôi qua, nhưng quyết định mở đường Trường Sơn là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược của Đảng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.Trên thực tế, đường Trường Sơn xuất hiện từ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy nhiên đó chỉ là những con đường mòn nhỏ hẹp, hình thức vận chuyển chủ yếu là gùi thồ đơn giản. Sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược, trước yêu cầu ngày càng cao của tiền tuyến miền nam, nếu chỉ dựa vào những con đường mòn nhỏ hẹp như vậy thì không thể vận chuyển đủ và kịp thời nhân lực, vật lực cho quân và dân miền nam đánh Mỹ; cho nên, việc khai thông, mở rộng hệ thống đường mòn Trường Sơn thật sự cấp thiết. Nhận thức rõ yêu cầu của thực tiễn lịch sử, tháng 5-1959, Hội nghị T.Ư Đảng lần thứ 15 khẳng định: “Đây là một việc làm lớn, có ý nghĩa chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc”(1).Ngày 5-5-1959, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy T.Ư) quyết định thành lập Phòng Nghiên cứu công tác chi viện quân sự miền nam, trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, do Thượng tá Võ Bẩm làm Trưởng phòng, có nhiệm vụ: mở một con đường đặc biệt trên dãy Trường Sơn từ bắc vào nam để chuyển nhân lực, vật lực từ miền bắc phục vụ cách mạng miền nam cũng như cách mạng Lào và Cam-pu-chia. Đến ngày 19-5-1959, Bộ Chính trị T.Ư Đảng quyết định thành lập Đoàn 559, xây dựng tuyến chi viện chiến lược - đường Trường Sơn trên bộ và trên biển. Vai trò của đường Trường Sơn được Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy khẳng định là: “con đường chi viện miền nam, cho bạn là cơ bản nhất, chủ yếu nhất, có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trước mắt và lâu dài”(2). Ngày 19-5-1959 trở thành Ngày truyền thống của Đoàn 559 - Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh và Bộ đội Trường Sơn.Đi vào hoạt động, Đoàn 559 chọn khe Hó - nằm giữa một thung lũng ở tây nam Vĩnh Linh là địa điểm xuất phát để tiến vào Trường Sơn “soi đường”, lập trạm. Sau một thời gian, ngày 13-8-1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn. Sau tám ngày đêm vượt qua sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt chốt chặn nghiêm ngặt của địch, hàng được bàn giao cho chiến trường Trị Thiên. Đây là dấu mốc có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, vì mỗi khẩu súng, viên đạn đến với chiến trường là thể hiện “ý Đảng”, “lòng dân”, là tình cảm của Bác Hồ kính yêu, của nhân dân miền bắc gửi tới đồng bào, chiến sĩ miền nam ruột thịt.Trong quá trình xây dựng, phát triển đường Trường Sơn, T.Ư Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng luôn theo dõi sát sao. Trong thư gửi Đoàn 559 nhân dịp Xuân Canh Tý (1960), Tổng Quân ủy đánh giá: “Các đồng chí đã đảm nhận một nhiệm vụ rất vinh quang, góp phần cống hiến rất cụ thể vào sự nghiệp đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc của nhân dân ta... Nhờ có tinh thần yêu nước, cách mạng cao, nên các đồng chí đã vượt khó khăn gian khổ, đạt được những kết quả bước đầu rất tốt đẹp...”.Năm 1973, trong dịp vào thăm và kiểm tra bộ đội đường Trường Sơn, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành T.Ư Đảng phát biểu: “Vinh quang thay Bộ đội Trường Sơn anh hùng đã chiến đấu và chiến thắng trên con đường mang tên Bác Hồ vĩ đại! Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn hãy phát huy truyền thống oanh liệt của quân đội ta để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của con đường chiến lược vẻ vang này trong giai đoạn mới của cách mạng”. Chỉ tính riêng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã vận chuyển lần lượt 413.450 tấn vũ khí và hàng hóa các loại(3), trong đó có cả vũ khí hạng nặng, như: pháo cơ giới, xe tăng,... góp phần quyết định thực hiện thắng lợi chủ trương chiến lược giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Biết rõ đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là con đường chiến lược nối liền nam - bắc, cho nên Mỹ quyết tâm đánh phá. Do đó, đường Trường Sơn đã trở thành chiến trường thử nghiệm chiến lược “chiến tranh ngăn chặn”, “chiến tranh bóp nghẹt” bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt với các loại thiết bị, vũ khí hiện đại của nền khoa học - công nghệ cao của Mỹ. Ngày 31-12-1971, Báo Lơ Phi-ga-rô đăng bài viết của học giả Giắc-cơ Rơ-ma, khẳng định: Điều làm cho người ta buồn phiền là đường mòn Hồ Chí Minh không thể phá hủy được... Nước Mỹ đã chi tiêu hàng tỷ đô-la để hòng bóp nghẹt đường mòn Hồ Chí Minh. Nó vẫn tồn tại. Nó là con rắn trăm đầu luôn mọc lại. Không phải là những cái đầu mà chính là những cánh tay của con rắn này luôn mọc lại vì không thể bị chặt đứt cùng một lúc. Còn Cục Tình báo Trung ương Mỹ khẳng định: “Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành trận đồ bát quái trong rừng rậm”(4). Nhà báo Pháp Van Giê nhận xét: “Đường mòn Hồ Chí Minh không chỉ là con đường tiếp tế mà còn là biểu tượng của cuộc chiến tranh Việt Nam...”(5).Nhìn chung, trải qua 16 năm, kể từ ngày đầu “soi đường”, “mở lối” cho đến khi kết thúc chiến tranh, chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã phải đương đầu với sự ngăn chặn khốc liệt, tàn bạo, bằng nhiều lực lượng, nhiều thủ đoạn, nhiều loại phương tiện chiến tranh và vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của kẻ thù. Tuy nhiên, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, lực lượng chiến đấu, công tác trên đường Trường Sơn suốt bao năm ròng không tiếc tuổi xuân, không tiếc máu xương, vì sự sống của con đường, đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bền bỉ và kiên cường trụ bám trận địa, trụ bám mặt đường, giữ vững mạch máu giao thông, đập tan mọi âm mưu và hành động đánh phá ngăn chặn của quân thù. Nhờ đó, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn không ngừng phát triển, đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương lớn miền bắc cho tiền tuyến lớn miền nam. Những tháng năm rầm trời bom đạn ấy, miền bắc đã dốc toàn bộ sức mạnh của cả chế độ cho miền nam, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Lớp lớp thanh niên rời ruộng đồng, xưởng máy, trường học, theo tiếng gọi của non sông đất nước, lên đường đánh giặc với ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Lớp cha trước, lớp con sau/ Đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Công việc hậu phương dồn xuống đôi vai của người ở lại… Đằng đẵng những năm tháng chiến tranh ấy, bao người mẹ, người vợ, người chị, người em cắn răng chịu đựng thiếu thốn, vất vả, gian lao, thực hiện “ba đảm đang” để cho người thân yên lòng ra trận. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong việc quyết định mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.Thực tế đã chứng minh rõ ràng, mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược và sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với quyết định đó, tuyến vận tải chiến lược đã ra đời, phát triển trong mưa bom, bão đạn và đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20. Trong bài viết nhân kỷ niệm 45 năm truyền thống đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19-5-1959 - 19-5-2004), Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một chiến công hào hùng, một kỳ tích lịch sử, một kinh nghiệm quý báu của Đảng”. Do đó, trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, những bài học đúc kết từ quá trình xây dựng, phát triển đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng cần được chắt lọc, vận dụng sáng tạo, phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng đất nước mạnh giàu, dân chủ, công bằng, văn minh, vươn lên sánh vai các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.----------------------------------------------------(1)Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam,Nxb GTVT, H.1999, tr.473.(2)Phương Việt:Đường Hồ Chí Minh - một kỳ công chiến lược,Tạp chí lịch sử quân sự, số 4, năm 1989, tr.15.(3)Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị -Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H. 1995, tr.318.(4)Phương Việt:Đường Hồ Chí Minh - một kỳ công chiến lược, Tạp chí lịch sử quân sự, số 4, năm 1989, tr.40.(5)Phương Việt:Đường Hồ Chí Minh - một kỳ công chiến lược,Tạp chí lịch sử quân sự, số 4, năm 1989, tr.40.Thiếu tướng, TS NGUYỄN HOÀNG NHIÊN,Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
https://nhandan.vn/60-nam-duong-truong-son-duong-ho-chi-minh-post356565.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:35", "tags": [] }
Dân tộc Chơ Ro
NDO -Dân tộc Chơ Ro với số dân gần 30.000 người, sống tập trung ở vùng núi thấp thuộc tây nam và đông nam tỉnh Ðồng Nai, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Hiện cuộc sống của người Chơ Ro ngày càng khởi sắc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
1. Nguồn gốc lịch sử:Người Chơ Ro cư trú lâu đời ở vùng đồi núi thấp, nằm về phía đông nam của tỉnh Đồng Nai và một phần ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Tên gọi khác: Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng.2. Dân số:Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019, Dân tộc Chơ Ro có: 29.520 người, trong đó dân số nam là 14.822 người và dân số nữ là 14.698 người. Quy mô hộ: 4,0 Người/hộ. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 91,2%.Cách làm bánh truyền thống của người Chơ Ro (Ảnh: THÀNH ĐẠT)3. Phân bố địa lý:Hiện nay, người Chơ Ro sống tập trung ở vùng núi thấp thuộc tây nam và đông nam tỉnh Ðồng Nai. Nơi có số người Chơ Ro cư trú nhiều nhất là các xã: Xuân Bình, Xuân Trường, Xuân Thọ, Xuân Phú thuộc huyện Xuân Lộc. Rải rác tại tỉnh Sông Bé và Bà Rịa, ven quốc lộ 15 cũng có một số gia đình Chơ Ro sinh sống.4. Ngôn ngữ:Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), thuộc chi miền núi phía Nam, khá gần gũi với tiếng nói của các tộc người Xtiêng, Mạ, Cơ-ho, song lượng từ Khơ-me trong tiếng Chơ Ro khá nhiều. Trước đây người Chơ Ro chưa có chữ viết riêng. Một số nhà truyền giáo đã phiên âm tiếng Chơ Ro qua hệ tiếng La-tinh.Giáo dục:Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Tỷ lệ người Chơ Ro từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 81,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 101,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 72,7%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 36,8%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 23,6%; Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình: 4,9%.Cách trỉa lúa truyền thống của người Chơ Ro (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam)5. Đặc điểm chính:Trang phục:Xa xưa đàn ông đóng khố, đàn bà quấn váy tấm. Mùa hè ở trần hay mặc áo cánh ngắn, mùa lạnh thường khoác trên mình một tấm chăn. Nhưng ngày nay, đại đa số người Chơ Ro đã ăn mặc theo lối của người Việt cùng địa phương.Nhà ở:Trước đây, họ ở trên những ngôi nhà sàn cao, cửa ra vào mở ở đầu hồi. Ðến nay phổ biến ở nhà đất. Họ đã tiếp thu lối kiến trúc nhà cửa người nông dân Nam bộ: nhà có vì kèo. Nét xưa còn giữ được trong ngôi nhà là cái sạp nằm, chiếm nửa diện tích theo chiều ngang và dài suốt từ đầu đến cuối phần nội thất. Một số nhà có tường xây, mái ngói.Quan hệ xã hội:Trong cơ cấu xã hội Chơ Ro, các quan hệ của gia đình mẫu hệ đã tan rã nhưng quan hệ của gia đình phụ hệ chưa xác lập được. Trong gia đình, nữ giới vẫn được nể vì hơn nam giới. Trong một làng gồm có nhiều dòng họ cùng cư trú.Cưới xin:Việc lấy chồng, lấy vợ của người Chơ Ro tồn tại cả hai hình thức: nhà trai đi hỏi vợ hoặc nhà gái đi hỏi chồng. Hôn lễ tổ chức tại nhà gái, sau lễ thành hôn thì cư trú phía nhà vợ, sau vài năm sẽ dựng nhà ra ở riêng.Ma chay:Người Chơ Ro theo tập quán thổ táng. Mộ phần được đắp cao lên theo hình bán cầu. Trong 3 ngày đầu, người ra gọi hồn người chết về ăn cơm; sau đó là lễ "mở cửa mả" với 100 ngày cúng cơm. Tập quán dùng vàng mã đã xuất hiện trong tang lễ của người Chơ Ro và hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người ta đi tảo mộ như người Việt ở địa phương.Nhà truyền thống của dân tộc Chơ Ro (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các Dân tộc Việt Nam)Nhà mới:Lễ khánh thành nhà mới luôn là dịp chia vui giữa gia chủ với dòng họ và buôn làng.Lễ Tết:Ngày cúng thần lúa là dịp lễ trọng hàng năm. Các loại bánh như: bánh tét, bánh ống và bánh giầy trộn vừng được mọi nhà chế biến để ăn mừng và tiếp khách. Lễ cúng thần rừng được tổ chức như một dịp hội làng và hiện nay, cứ 3 năm một lần nghi lễ này lại được tổ chức trọng thể.Lịch:Người Chơ Ro cũng có nông lịch riêng theo chu kỳ canh tác rẫy và căn cứ vào tuần trăng.Văn nghệ:Vốn văn nghệ dân gian chỉ còn một vài điệu hát đối đáp trong những dịp lễ hội, họ cất lên lời khẩn cầu Thần lúa và hiện nay rất ít người biết đến. Nhạc cụ đáng lưu ý đến là bộ chiêng đồng 7 chiếc gồm 4 chiếc nhỏ và 3 chiếc lớn. Ngoài ra, đàn ống tre, sáo dọc còn thường thấy ở vùng núi Châu Thành.6. Điều kiện kinh tế:Người Chơ Ro chủ yếu làm rẫy, canh tác theo lối phát đốt rồi chọc lỗ tra hạt. Việc săn bắn, hái lượm thường tập trung vào thời gian nông nhàn (khoảng tháng 6, 7 âm lịch). Hiện người Chơ Ro đã định canh định cư, chủ yếu canh tác lúa nước kết hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn trái và cây màu. Họ đã biết phát triển sản xuất như mua máy móc phục vụ lao động trồng trọt, sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu...Người Chơ Ro có: Tỷ lệ hộ nghèo 4,2%; Tỷ lệ hộ cận nghèo: 5,5%; Tỷ lệ thất nghiệp: 1,55%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ: 26,6%; Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp: 56,3%; Tỷ trọng lao động làm công việc quản lý hoặc CMKT bậc cao và trung: 1,2%; Tỷ lệ hộ làm nghề thủ công truyền thống: 0,01%.● Français:L’ethnie Chơ Ro● English:Cho Ro ethnic minority group
https://nhandan.vn/dan-toc-cho-ro-post723904.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:35", "tags": [] }
Tuyên Quang phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024
Ngày 15/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay-Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc-Tai nghe”.
Đây là năm thứ ba tỉnh Tuyên Quang triển khai hưởng ứngNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam(21/4).Sự kiện năm nay gồm chuỗi hoạt động văn hóa gắn liền với sách như tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Tuyên Quang năm 2024; Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống trường học; Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, nhà văn hóa; Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc thông qua hệ thống xuất bản, phát hành; Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.Các đại biểu và học sinh đọc sách tại chương trình.Tại lễ phát động, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang đã phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, kêu gọi mỗi tổ chức, cá nhân, các cấp, các ngành hãy chung tay góp sức xây dựng một phong trào đọc sách, hướng tới một phong trào học tập và học tập suốt đời.Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tiếp tục tích cực tham gia,phát triển phong trào đọc sách truyền thống; xây dựng, phát triển phong trào đọc sách tại cơ sở thông qua hệ thống thư viện, tủ sách thôn, xã; nâng cao chất lượng phục vụ tại hệ thống thư viện các cấp trên địa bàn, thường xuyên bổ sung sách, báo và cập nhật thông tin phục vụ bạn đọc phù hợp với từng đối tượng; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích các hoạt động tìm hiểu về sách trong nhà trường, đặc biệt là thông qua thư viện nhà trường, các câu lạc bộ về sách, các hoạt động ngoại khóa...Sự kiện Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đã trở thành sự kiện văn hóa, lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân, mang lại nhiều giá trị thiết thực, khẳng định vị thế quan trọng của sách trong xã hội.Cùng với các hoạt động liên quan, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam còn mang ý nghĩa nhân văn, thúc đẩy sự đóng góp, hỗ trợ sách cho các địa phương; đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi đang thiếu sách, thiếu thông tin, đồng thời, tuyên truyền, biểu dương và nhân rộng các điển hình có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa đọc của cộng đồng.Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Tuyên Quang tặng sách cho trường Phổ thông Dân tộc nội trú-THCS huyện Yên Sơn.Nhân dịp này, các cơ quan, đơn vị đã tặng sách cho Thư viện tỉnh, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, tổ chức Ngày hội đọc sách cho học sinh các trường học và hỗ trợ, ủng hộ Quỹ Khuyến học tỉnh.Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang năm 2024 diễn ra đến ngày 1/5.
https://nhandan.vn/tuyen-quang-phat-dong-huong-ung-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-nam-2024-post804816.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:35", "tags": [ "văn hóa đọc", "Ngày Sách Việt Nam", "Tuyên Quang" ] }
Brad Pitt và George Clooney tái hợp trong siêu phẩm hài - hành động
NDO -Hai ngôi sao hành động Brad Pitt và George Clooney sẽ gặp lại nhau trong bộ phim hài - hành động ra mắt trong mùa hè năm nay “Wolfs”. Phim dự kiến khởi chiếu tại các rạp toàn quốc từ ngày 20/9.
Cuối năm nay, nam tài tử đình đám nhất nhì HollywoodBrad Pittsẽ trở lại trong một dự án vừa hành động kịch tính nhưng cũng đầy hài hước là “Wolfs” (Tựa Việt: "Sói” Thủ Đối Đầu), kết hợp cùng đạo diễn Jon Watts của bộ baSpider-Manvà một nam tài tử đình đám gạo cội khác là George Clooney.Trong Wolfs, George Clooney vào vai một “chuyên gia giải quyết rắc rối”. Nhiệm vụ của anh là dọn dẹp xác chết và hiện trường vụ án khi khách hàng nhờ đến. Phi vụ tưởng chừng đơn giản như bao năm qua bỗng nảy sinh rắc rối khi một đồng nghiệp khác của anh (do Brad Pitt thủ vai) bất ngờ xuất hiện. Thế là cả hai buộc phải cùng nhau giải quyết một vụ án mạng.Brad Pitt vào vai một nhân viên dọn dẹp hiện trường.Tuy nhiên, hóa ra nạn nhân vẫn còn sống và còn đang che giấu một lượng ma túy khổng lồ. Thế là một màn truy đuổi kịch tính diễn ra khi cả hai bất đắc dĩ phải truy tìm danh tính của nạn nhân, sau đó lại phải cùng giải quyết những rắc rối từ số ma túy khổng lồ, lôi kéo thêm sự xuất hiện của tổ chức tội phạm đáng sợ.Bộ đôi kết hợp ăn ý nhờ là bạn thân ngoài đời và từng đóng cùng trong nhiều dự án ăn khách.Trong trailer vừa được công bố, khán giả được chứng kiến một loạt cảnh hành động khốc liệt và hấp dẫn với nhiều phân đoạn rượt đuổi, bắn súng và đối đầu giữa bộ đôi "chuyên gia” và nhóm tội phạm. Đồng thời, “Wolfs” cũng chứa nhiều chi tiết hài hước thú vị đến từ vẻ ngoài, tính cách và lối hành xử giống y hệt nhau giữa bộ đôi nhân vật chính.Brad Pitt và George Clooney gắn bó với nhau qua nhiều dự án và cả ngoài đời.Brad Pitt và George Clooney không chỉ là bạn thân ngoài đời thực mà còn từng làm chung trong nhiều dự án, tiêu biểu nhất là loạt phim Ocean's Eleven. Cả hai kết hợp rất ăn ý với nhiều pha tung hứng hài hước. Đạo diễn Jon Watts từng thực hiện bộ ba phim Spider-Man của Tom Holland cũng là bảo chứng cho chất lượng, hứa hẹn một bộ phim đậm tính giải trí trong dịp cuối năm nay.Wolfs (Tựa Việt: "Sói” Thủ đối đầu) dự kiến công chiếu ngày 20/9 tại các rạp trên toàn quốc.
https://nhandan.vn/brad-pitt-va-george-clooney-tai-hop-trong-sieu-pham-hai-hanh-dong-post811819.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:35", "tags": [ "phim chiếu rạp", "phim hài - hành động", "Brad Pitt", "George Clooney", "phim \"Sói\"", "\"Wolf\"", "Galaxy Distribution" ] }
Phim mới của Mai Thu Huyền quảng bá tại Mỹ
NDO -Bộ phim mới nhất của đạo diễn Mai Thu Huyền mang tên “Đóa hoa mong manh” vừa được công chiếu ra mắt khán giả tại Mỹ.
Cuối tuần qua, đoàn làm phim đã có buổi họp báo giới thiệu "Đoá hoa mong manh" tại Saigon Grand Center, Fountain Valley, bang California.Nhân dịp này, ê-kíp cũng chính thức thông báo lịch trình tổ chức Premiere và Cinetour dày đặc với 16 sự kiện tại các tiểu bang khác nhau trên khắp nước Mỹ từ bờ Đông sang bờ Tây từ 21/3 đến 4/4. Đây có thể nói là bộ phim Việt Nam có kế hoạchquảng bárộng rãi nhất từ trước đến nay tại Mỹ.Phim thuộc thể loại tâm lý xã hội - âm nhạc, xoay quanh cuộc đời của một nữ ca sĩ trẻ, nhờ sở hữu giọng hát thiên phú nên nhanh chóng nổi tiếng, chạm đến đỉnh vinh quang. Nhưng, trên hành trình danh vọng ấy cô cũng phải trả những cái giá rất đắt.Các diễn viên Maya và Mai Thu Huyền trong phim.Tính từ cuối tháng 2 đến nay, “Đóa hoa mong manh” (tựa tiếng Anh: A Fragile Flower) đã tham dự nhiều Liên hoan phim quốc tế và mang về 7 giải thưởng khác nhau. Trong đó, tại World Film Festival in Cannes (Pháp), Mai Thu Huyền đã vinh dự nhận giải Nữ đạo diễn phim truyện xuất sắc nhất (Best Female Director Feature Film). Vào ngày 4/3, tại FLOW Film Festival ở bang Florida, phim còn chiến thắng vang dội hơn với 6 giải thưởng: Phim hay nhất, Nhạc phim hay nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Maya), Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Mai Thu Huyền), Nhà sản xuất xuất sắc (Jacqueline Nguyễn), Nhà làm phim đầu tay xuất sắc (Jacqueline Nguyễn). Ngoài ra, bộ phim còn nhận được nhiều đề cử các hạng mục giải thưởng tại các liên hoan phim khác nhau.Phim có sự tham gia của nhiều diễn viên tên tuổi như Mai Thu Huyền, Quốc Cường, danh ca Nhật Hạ, Trizzie Phương Trinh, Baggio Saetti, Đức Tiến, Nguyễn Anh Dũng, Jacqueline Thu Thảo…Mai Thu Huyền và Quốc Cường trong phim.Sau khi ra mắt và công chiếu tại Mỹ, phim sẽ tham dự và có màn ra mắt chính thức tại Việt Nam trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (diễn ra từ ngày 6 đến 13/4). Sau đó, thông qua nhà phát hành BHD phim sẽ được khởi chiếu chính thức tại các cụm rạp trên toàn quốc từ ngày 18/4.Phim có những bối cảnh quay tại Mỹ.Với mục tiêu quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thị trường toàn cầu, phim cũng chính thức được trình chiếu tại thị trường Ấn Độ. Đặc biệt, đây cũng là bộ phim Việt Nam đầu tiên được phát hành thương mại tại Ấn Độ và được lồng cả tiếng Anh và tiếng Hindi.Phim sẽ bắt đầu khởi chiếu tại 70 cụm rạp ở Ấn Độ từ ngày 31/5 tại các thành phố lớn như: Delhi, Mumbai, Bangalore, Pune, Kolkata, Hyderabad, North East, Chennai...Đạo diễn Mai Thu Huyền hé lộ: “Sau chuyến quảng bá phim ở Ấn Độ vào cuối năm 2023, Huyền rất vui khi các nhà làm phim và khán giả Ấn Độ đón nhận bộ phim rất nhiệt tình”.“Đóa hoa mong manh” do Tincom Media sản xuất, BHD phát hành tại thị trường Việt Nam sẽ rarạptừ ngày 18/4.
https://nhandan.vn/phim-moi-cua-mai-thu-huyen-quang-ba-tai-my-post800722.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:35", "tags": [ "phim \"Đóa hoa mong manh\"", "phim chiếu rạp", "đạo diễn Mai Thu Huyền" ] }
Tưng bừng lễ hội và nghi lễ “Kéo co ngồi” đền Trấn Vũ
NDO -Ngày 11/4 (tức ngày mùng 3 tháng ba âm lịch), tại lễ hội đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội), diễn nghi lễ “Kéo co ngồi” -di sảnVăn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Lễ hội đền Trấn Vũ được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 3 tháng ba (âm lịch), mang bản sắc văn hóa truyền thống, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ, khát vọng của con người, mong muốn có cuộc sống an bình, tốt đẹp. Lễ hội cũng là nét sinh hoạt văn hóa xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của con người, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, luôn hướng về nguồn cội; đồng thời là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ.Một trong những giá trị văn hóa độc đáo của Lễ hội truyền thống đền Trấn Vũ là nghi lễ “Kéo co ngồi” - tập quán xã hội, tín ngưỡng có từ lâu đời trong hội làng Cự Linh, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm xưa (nay là cụm Ngọc Trì, phường Thạch Bàn, quận Long Biên).Người dân hào hứng tham gia lễ hội và nghi lễ kéo co tại đền Trấn Vỹ.Theo sử sách, nghi thức “Kéo co ngồi" được tổ chức trong lễ hội đền Trấn Vũ vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm với 3 mạn tham gia: mạn Chợ, mạn Đường và mạn Đìa. Điểm độc đáo của nghi lễ này là các đội tham gia ngồi trên nền đất để kéo, người kéo co ngồi chân co chân duỗi và ngồi xen kẽ, người quay mặt bên này, người bên kia của dây. Trò chơi và nghi lễ “Kéo co ngồi" là cách thức người dân cầu cho mưa thuận, gió hòa và mùa vụ bội thu.Ngày 19/12/2014, nghi thức "Kéo co ngồi" đền Trấn Vũ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tháng 12/2015, Kéo co truyền thống châu Á đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dưới tên "Nghi lễ và trò chơi kéo co", do 4 quốc gia Campuchia, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam cùng đệ trình.Dây song để thực hành nghi lễ kéo co.Theo hồ sơ đề nghị của Việt Nam, UNESCO công nhận "Nghi lễ và trò chơi kéo co" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có "Kéo co ngồi" đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, thành phố Hà Nội).Nghi lễ và trò chơi "Kéo co ngồi".Đại diện Ban tổ chức cho biết, việc tổ chức trình diễn nghi lễ"Kéo co ngồi"- Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại lễ hội đền Trấn Vũ nhằm đưa đến cho nhân dân, khách thập phương xa gần cùng chiêm ngưỡng nghi lễ cổ của ông cha, tái hiện nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện mong muốn, khát vọng của người dân Ngọc Trì nói riêng, Thạch Bàn nói chung: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, một cuộc sống đủ đầy, ấm no, hạnh phúc.Ngoài ra, tại đền Trấn Vũ hiện nay còn lưu giữ pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ - pho tượng đồng đúc liền khối được chế tác khoảng thế kỷ 18, cao hơn 4m, nặng khoảng hơn 4.000kg. Pho tượng được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015 và đã đi vào truyền thuyết, gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc.Cùng với Bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, hiện nay, tại đền cũng còn lưu 23 đạo sắc phong có từ niên đại Cảnh Hưng 44 đến thời Nguyễn (từ năm 1740 đến năm 1940) đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
https://nhandan.vn/tung-bung-le-hoi-va-nghi-le-keo-co-ngoi-den-tran-vu-post804201.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:35", "tags": [ "nghi lễ “Kéo co ngồi”", "di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại", "Lễ hội Đền Trấn Vũ", "hội làng Cự Linh", "lễ hội dân gian" ] }
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card