title
stringlengths
11
125
summary
stringlengths
0
672
content
stringlengths
0
18.1k
url
stringlengths
35
338
metadata
dict
Triển lãm sắc màu cuộc sống qua 82 tác phẩm mỹ thuật và nhiếp ảnh
Chiều 8/3, tại Thư viện Tổng hợp tỉnhQuảng Ngãi, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật và nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024, thu hút đông đảo công chúng đến thưởng lãm.
Triển lãmtrưng bày 82 tác phẩm mỹ thuật và nhiếp ảnh của 43 tác giả hiện đang sinh sống ở tỉnh Quảng Ngãi, là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.Cụ thể, về mỹ thuật có 30 tác phẩm của 21 tác giả, đa dạng về đề tài, gồm tranh vẽ, với nhiều kích cỡ, khá phong phú về chất liệu, như sơn dầu, màu nước, lụa, in khắc gỗ, acrylic, tranh đồ họa; cùng các tác phẩm điêu khắc, bằng các chất liệu như: khắc gỗ, gò nhôm, inox, xi-măng,… với nhiều kích cỡ, phản ánh nhiều đề tài khác nhau về đời sống xã hội, về những sắc màu của cuộc sống, về những hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi, như Việt, Hrê, Cor, Ca Dong…Cắt băng khai mạc cuộc triển lãm.Về tác phẩm nhiếp ảnh, có 52 tác phẩm nhiếp ảnh của 22 tác giả lần đầu tiên được trưng bày. Mỗi tác phẩm nhiếp ảnh là mỗi góc nhìn khác nhau, những khoảnh khắc khác nhau, đa sắc, lẫn đơn sắc, về đất nước, con người trên quê hương Quảng Ngãi, từ miền xuôi đến miền ngược, từ những cuộc mưu sinh trên những con sông Trà Bồng, Trà Khúc, Cổ Lũy, cánh đồng muối Sa Huỳnh đến những thửa ruộng bậc thang trên vùng núi; từ các sinh hoạt lễ hội như thả diều, dù lượn,đua thuyềntrên đảo Lý Sơn, ở vùng ven biển, đến đấu chiêng Cor, và làng nghề truyền thống như dệt chiếu, dệt thổ cẩm Hrê…Phát biểu tại buổi khai mạc, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Đăng Vũ chia sẻ, qua cuộc triển lãm lần này, mọi người sẽ nhận thấy ở quê hương núi Ấn-sông Trà vẫn còn một đội ngũ văn nghệ sĩ lặng lẽ sáng tạo, lặng lẽ dâng hiến, lặng lẽ chờ sự khích lệ của nhiều người để tiếp tục được sáng tạo, được trao truyền niềm đam mê nghệ thuật cho lớp trẻ. Họ không chỉ vì một tình yêu bền bỉ với nghệ thuật mà còn vì một tình yêu sâu nặng với quê hương, đất nước.Triển lãm kéo dài đến hết ngày 15/3.
https://nhandan.vn/trien-lam-sac-mau-cuoc-song-qua-82-tac-pham-my-thuat-va-nhiep-anh-post799213.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Quảng Ngãi", "mỹ thuật", "nhiếp ảnh" ] }
Bế mạc Festival Phở 2024: Hơn 50 nghìn bát phở phục vụ du khách
NDO -Festival Phở 2024 đãkết thúctốt đẹp sau 3 ngày quảng diễn, giới thiệu và phục vụ du khách. Theo Ban tổ chức, đã có hơn 50 nghìn bát phở từ các thương hiệu phở nổi tiếng và đặc sắc các vùng miền được bán ra theo hình thức ưu đãi.
Sau 3 ngày tổ chức (15-17/3),Festival Phở 2024đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham dự, hơn 65 nghệ nhân đầu bếp và chuyên gia đầu bếp đến từ Hội Đầu bếp Hoàng Gia Việt Nam, Hiệp Hội Đầu bếp Việt Nam.... Festival Phở cũng quy tụ 50 gian hàng của các doanh nghiệp thương hiệu tham gia trình diễn, quảng bá hình ảnh và thương hiệu phở Việt đến từ mọi vùng miền trên cả nước.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở Xưa Nam Định.Trong 3 ngày, với hơn 30 gian hàng phở đặc trưng của các khu vực, vùng miền khác nhau đã phục vụ hơn 50.000 bát phở với hương vị và chất lượng chăm chút từ các nghệ nhân và chuyên gia phở trên khắp cả nước.Đặc biệt, sự đồng hành và hỗ trợ của nhãn hàng Chinsu đã trợ giá cho hơn 50.000 tô phở cho thực khách, mang đến cho người dân cơ hội thưởng thức món phở thơm ngon với mức giá vô cùng ưu đãi, chỉ với 15.000đ đồng/tô phở.Nằm trong chuỗi các sự kiện của Festival Phở 2024, nổi bật là hoạt động tham quan Làng Phở Vân Cù, cùng tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của nghề Phở qua các tiết mục biểu diễn dân gian.Qua Festival Phở 2024, du khách có cơ hội tìm hiểu về sự phát triển của Phở, từ những sợi bánh phở trắng đơn giản mà giờ đây người dân Việt với tình yêu phở đã và đang cho ra rất nhiều loại phở khác nhau, mang giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng để cho bạn bè quốc tế mỗi khi nhắc đến Việt Nam là nhắc đến phở.Nghệ nhân Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, thành viên Ban tổ chức phát biểu tại lễ bế mạc.Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận của chương trình cho 16 thương hiệu phở tham gia Festival Phở 2024: Câu lạc bộ Phở xưa Nam Định; Câu lạc bộ Phở Vân Cù, Phở Dệt Xưa, Phở 5000, Phở Ngô H’Mong village Hà Giang, Phở Xương nạc 86 Máy Tơ, Phở Sky Restaurant, Phở xưa sườn cây, Phở Nguyễn Bính, Phở Sắn Quế Sơn, Phở bột chuối xanh, Phở chay Thực Dưỡng, Phở Sâm Ngọc Linh, Phở Atiso Đà Lạt, Phở Lạc Hồng, Phở Thìn bờ hồ.Nghệ nhân Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, thành viên Ban tổ chức bày tỏ: Sự kiện Festival Phở 2024 nhằm tôn vinh văn hóa ẩm thực phở; đồng thời là cơ hội giúp du khách tham quan và người dân được tìm hiểu, thưởng thức hương vị phở gắn liền với văn hóa các vùng miền trên cả nước; góp phần quảng bá món phở Việt vươn xa hơn nữa trên bản đồ tinh hoa ẩm thực thế giới.Bên cạnh đó, sự kiện cũng hướng tới mục tiêu đưa phở trở thành một thương hiệu quốc gia, gắn liền với phát triển du lịch trong và ngoài nước. Thông qua Festival Phở 2024, Ban tổ chức kỳ vọng sẽ tiến tới việc lập hồ sơ để đưa văn hóa ẩm thực phở trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và thế giới.
https://nhandan.vn/be-mac-festival-pho-2024-hon-50-nghin-bat-pho-phuc-vu-du-khach-post800381.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Festival Phở 2024", "bế mạc", "50.000 bát phở", "BẢO TỒN NGHỀ PHỞ" ] }
Cảm xúc từ giọng hát và diễn xuất của nghệ sĩ Ngô Hương Diệp
Ngô Hương Diệp đã để lại nhiều ấn tượng với người xem từ vở nhạc kịch “Lá đỏ” (tác giả-nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân) và “Carmen” của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Cô thật sự là một trong những điểm sáng của vở diễn với giọng hát đẹp, kỹ thuật điêu luyện, phong thái trình diễn tươi trẻ, hồn nhiên, tinh tế và giàu biểu cảm. Chất thanh niên xung phong, chất lính ngày kháng chiến được cô thể hiện rất đậm nét cứ như ca sĩ từ chính môi trường này đi ra...
Ngô Hương Diệp là con gái một nghệ sĩ quân đội đã tham gia phục vụ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người cha ấy đã để lại cho con gái một giọng hát tuyệt đẹp, một tình yêu nghệ thuật tha thiết và đã trực tiếp rèn giũa cô từ năm ấu thơ để mai sau trở thành một nghệ sĩ. Lớn lên, Ngô Hương Diệp theo học Nhạc viện Quốc gia Việt Nam, sau đó cô có thời gian dài tu nghiệp cao học ở Học viện Âm nhạc quốc gia Bucarest của Rumani.Cô từng đoạt những giải thưởng âm nhạc quốc tế và sau khi về nước năm 2016 trở thành giọng hát solis của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Trong thời gian học tập và làm việc tại nhà hát, Ngô Hương Diệp đã đoạt các giải thưởng như: Giải ba cuộc thi “Tiếng hát mùa thu” của Đài Truyền hình Hà Nội năm 2010, Giải nhất trong bảng cổ điển tại Festival quốc tế Dinu Lipatti của Rumani năm 2014.Sở hữu chất giọng đẹp, bài bản về kỹ thuật, Ngô Hương Diệp đã để lại dấu ấn trong lòng công chúng khi đảm nhận vai nữ chính trong nhiều vở opera nổi tiếng của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam như: “Cô Sao”, “Đêm huyền ảo”, “Maria de Buenos Aires”, “Những người khốn khổ, “Carmen”, “Lá đỏ” và một số vở opera của nước ngoài: “Der durch das Tal geht” (2011), “Dorabella trong Cosi fan tutte-Mozart” (năm 2012).Đã tám năm trôi qua, Ngô Hương Diệp vẫn bồi hồi về vai Hương cô đảm nhiệm trong vở “Lá đỏ”: “Tôi vẫn ấn tượng với tác phẩm “Lá đỏ” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. Sau khi du học về, tôi may mắn được nhận vai chính trong tác phẩm đó.Đây là một vở opera cực kỳ khó, cũng khó như khi mình chinh phục một vở opera nước ngoài. Đặc thù của tiếng Việt là thanh dấu khác nhau, khi lên nốt cao mình phải hát như thế nào để người nghe không cảm thấy bị chói. Khán giả khi nghe hát opera tiếng Việt sẽ khó tính hơn, đòi hỏi sự kết hợp diễn xuất tinh tế, để khi đến với những trường đoạn cảm xúc có thể khiến khán giả rơi nước mắt...”.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cũng đầy xúc động khi nhớ về vở “Lá đỏ” cùng dàn nghệ sĩ diễn xuất: Ý nghĩa vở “Lá đỏ” rất lớn khi thể hiện đề tài cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vở nhạc kịch có thời lượng hai giờ, hai màn, sáu cảnh xoay quanh câu chuyện bi tráng có thật về tám chiến sĩ Thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trên đường Trường Sơn.Với họ, hằng ngày được khai mở đường vận chuyển vào chiến trường, được giao lưu hồn nhiên với những chiến sĩ trên đường hành quân, được sẻ chia tâm sự về gia đình, ấy là mãn nguyện. Kịch tính của vở nhạc kịch được đẩy lên cao khi trong một trận cứu hàng tránh bom, tám người họ đã bị vùi lấp trong hang. Dù bị kẹt trong hang sâu, họ vẫn không chùn bước, vẫn dạt dào hy vọng, kiên cường động viên nhau trụ lại cho đến phút giây hy sinh.Vở “Lá đỏ” là bản hợp xướng về tình yêu đất nước, tình yêu tuổi trẻ. Đây cũng là chủ đề phù hợp với yêu cầu của ngày hôm nay. Chúng ta không chỉ hát, nói về ngày hôm nay, phải tri ân quá khứ nhất là hai cuộc kháng chiến. Vở diễn không chỉ dành cho khán giả hôm nay mà còn cho những lứa tuổi đã từng tham gia cuộc chiến, những cựu Thanh niên xung phong, những cựu chiến binh đã từng có mặt trên những chiến trường khốc liệt nhất. Nhiều người xúc động thấy đúng là hiện thực được tái hiện sinh động, đầy ý nghĩa.Hơn nữa, được thể hiện bằng ngôn ngữ âm nhạc, nghệ thuật âm nhạc, bằng ca từ, giai điệu, hiệu quả của dàn nhạc giao hưởng, cho nên mang lại hiệu quả, vượt qua thể loại thông thường như những ca khúc, những bài hát mà chúng ta thường thưởng thức.Trước đó, hợp xướng “Hoa lau trắng Khe Sanh” của nhạc sĩ Doãn Nho được con trai của ông là chỉ huy dàn nhạc tài hoa Doãn Nguyên của Nhà hát ca múa nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam dàn dựng làm tiết mục cho đài. Anh đã mời hai giọng hát oprera xuất sắc là Phúc Tiệp và Ngô Hương Diệp lĩnh xướng cho bài hát. Tôi nghe giọng hát của họ mà trào dâng xúc động.Quả thật, âm nhạc và những nghệ sĩ tài năng đã mang lại những xúc cảm thật tuyệt vời, thật lớn lao khiến những câu thơ bay bổng theo các giai điệu sâu lắng, hào hùng: “Con về đây với Đường Chín Khe Sanh/ Nơi con đường năm xưa cha ra trận/ Cha đi trong mây bay là lau trắng/ Khúc quân hành và khẩu súng trong tay/ Cùng những binh đoàn hành quân ra trận/ Từ Điện Biên chiến thắng lẫy lừng/ Từ cột mốc Điện Biên lịch sử/ Trăng đêm nay vầng trăng sáng Him Lam...”.Tôi được biết một vở opera mới của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân mang tên “Vầng trăng Him Lam” khi hoàn thành sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam dàn dựng và chúng ta sẽ lại gặp những nghệ sĩ opera tài danh, trong đó có Ngô Hương Diệp trong những vai chính của vở nhạc kịch trong ngày hội cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Nhưng trước mắt, niềm vui của công chúng là vào ba buổi tối 14, 15 và 16/3 này, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam sẽ ra mắt vở opera được yêu thích nhất trên thế giới mang tên “Carmen”. Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ kỳ cựu: Huy Đức, Ngô Hương Diệp, Anh Vũ, Kiều Thẩm; nghệ sĩ opera Đào Tố Loan và những diễn viên trẻ tài năng như Lan Nhung, Trường Linh cùng sự góp mặt của các nghệ sĩ ballet nổi tiếng như Đức Hiếu, người từng đoạt Giải nhất Tài năng Múa 2022 và sự tham gia của Dàn hợp xướng quốc tế Hanoi Voices.
https://nhandan.vn/cam-xuc-tu-giong-hat-va-dien-xuat-cua-nghe-si-ngo-huong-diep-post799456.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Ngô Hương Diệp", "Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam", "Carmen", "Ô-pê-ra", "Hợp xướng", "ngôn ngữ âm nhạc", "giao hưởng" ] }
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 31/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP, Nghị định số 61/2016/NĐ-CP và Nghị định số 36/2019/NĐ-CP.
Trong đó, Nghị định số 31/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 4/1/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Cụ thể, Nghị định số 31/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP về thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầmdi sản văn hóa phi vật thểnhư sau:Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị nghiên cứu, sưu tầm nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử một bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị (Phụ lục I) kèm theo Đề án (Phụ lục II) nêu rõ mục đích, địa bàn, thời hạn và đối tác Việt Nam tham gia nghiên cứu, sưu tầmdi sản văn hóa phi vật thểđến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.Trong trường hợp địa bàn nghiên cứu, sưu tầm có phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử một bộ hồ sơ đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 10 ngày làm việc đối với Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, thủ trưởng các cơ quan nêu trên có trách nhiệm xem xét cấp phép. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.Ngoài ra, Nghị định số 31/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia như sau: chủ cửa hàng nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử một bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ (Phụ lục IV); Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan...
https://nhandan.vn/sua-doi-thu-tuc-cap-phep-nghien-cuu-suu-tam-di-san-van-hoa-phi-vat-the-post800401.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "di sản văn hóa", "di sản văn hóa phi vật thể", "Nghị định số 31/2024/NĐ-CP", "văn hóa" ] }
Môi trường số là cơ hội lớn để phát thanh chuyển mình
NDO -Chiều 16/3, trong khuôn khổDiễn đàn báo chí toàn quốc 2024đã diễn ra Phiên thảo luận với chủ đề: "Phát thanh năng động trong môi trường số".
Phát biểu khai mạc, nhà báo Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc VOV đánh giá, hiện nay, phần lớn lãnh đạo các Đài Phát thanh truyền hình địa phương đang có sự ưu ái cho truyền hình, chưa có sự quan tâm đúng mức cho phát thanh, chưa hiểu được sức mạnh của truyền thanh.Cơ hội lớn cho phát thanhNhà báo Phạm Mạnh Hùng cho biết, theo một cuộc điều tra năm 2019, người nghe trên nền tảng podcast toàn cầu là 275 triệu người, đến năm 2022 con số này đã tăng gấp đôi. Đây là cơ hội rất lớn cho những người làm phát thanh.Theo Phó Tổng Giám đốc VOV, vấn đề đặt ra là các Đài Phát thanh truyền hình Việt Nam cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội phát triển trong kỷ nguyên số, để từ đó chấp nhận dấn thân vào những đổi thay to lớn đang diễn ra để có những chiến lược đầu tư phát triển phù hợp."Nếu những người làm báo, những nhà quản lý báo chí đầu tư đúng hướng cho phát thanh, đẩy mạnh chuyển đổi số thì phát thanh có cơ hội tiếp tục phát triển, là một trong những loại hình báo chí thân thiết, hữu dụng và gần gũi với công chúng", nhà báo Phạm Mạnh Hùng nhận định.Nhà báo Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc VOV cho rằng, hiện nay, phát thanh đang có cơ hội rất lớn để phát triển.Phát biểu đề dẫn, TS Đồng Mạnh Hùng, Trưởng ban Ban Thư ký biên tập VOV cho biết, cùng với những khó khăn, kỷ nguyên số cũng mở ra những cơ hội cho phát thanh. Việc tận dụng nền tảng số để đưa thông tin đến với công chúng là cơ hội lớn nhất, chỉ với chi phí rất thấp mà có thể tiếp cận với lượng công chúng khổng lồ, so sánh với chi phí rất lớn để truyền dẫn, phát sóng nội dung theo các phương thức truyền thống.Cùng với việc xuất hiện trên nền tảng số, với ưu thế về dữ liệu, về kinh nghiệm, về nội dung thì các Đài Phát thanh-Truyền hình dễ dàng và nhanh chóng thu hút được một lượng công chúng mới. Khi nền tảng số gắn chặt với công chúng số, khi có khả năng tiếp cận trực tiếp và không giới hạn với hàng triệu công chúng, cũng là hàng triệu khách hàng tiềm năng thì câu chuyện có doanh thu từ nội dung báo chí là điều hiển nhiên.Bài toán kinh tế báo chísẽ được giải đáp nhanh chóng.Theo TS Đồng Mạnh Hùng, để phát thanh Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức trong kỷ nguyên số và thực hiện thành công chuyển đổi số, cần đề ra chiến lược phát triển thích ứng với kỷ nguyên số, dựa trên 3 trụ cột chính là: Nội dung số; Truyền tải số; Tương tác số.TS Đồng Mạnh Hùng cho rằng, phát thanh cần phát triển dựa trên 3 trụ cột chính là: Nội dung số, Truyền tải số, Tương tác số.Nhà báo phát thanh cần tự thay đổi trước yêu cầu chuyển sốBàn về câu chuyện nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số, ThS Phan Văn Tú, Chủ nhiệm bộ môn Báo chí, Khoa Báo chí tuyên truyền, Đại học học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, phát thanh trong kỷ nguyên số không chỉ là sự thay đổi hạ tầng truyền dẫn hay các nền tảng phát sóng mà còn là sự thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi nếp tư duy làm nghề. Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số, vì thế, cần chú trọng hơn đến các kỹ năng nghiệp vụ đặc thù trước yêu cầu mới."Nhà báo phát thanh giờ đây không chỉ có máy ghi âm là công cụ sản xuất chính mà là thiết bị đa phương tiện. Năng lực đa phương tiện bao gồm khả năng tạo ra, biên tập, và phát hành nội dung qua nhiều hình thức và kênh truyền thông khác nhau, từ âm thanh, văn bản, hình ảnh, đến video và nội dung tương tác. Hiện nay có nhiều nền tảng hỗ trợ các dạng sản phẩm phát thanh chuyển từ hình thức podcast sang vodcast", ThS Phan Văn Tú cho hay.ThS Phan Văn Tú, Chủ nhiệm bộ môn Báo chí, Khoa Báo chí tuyên truyền, Đại học học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, phát thanh trong kỷ nguyên số không chỉ là sự thay đổi hạ tầng truyền dẫn hay các nền tảng phát sóng mà còn là sự thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi nếp tư duy làm nghề.ThS Phan Văn Tú nhấn mạnh đến kỹ năng của nhà báo phát thanh hiện nay là việc sản xuất vodcast. Với vodcast, công chúng truyền thông nhìn thấy người dẫn chương trình, khách mời, và thậm chí là các hiệu ứng hình ảnh, biểu đồ hoặc slide được sử dụng trong quá trình trình bày nhưng nội dung chính của sản phẩm vẫn là một chương trình phát thanh.Vodcast mang đến một lớp trải nghiệm thêm cho người nghe/xem, giúp họ có thể tiếp nhận thông tin qua cả thị giác lẫn thính giác. Với vodcast, một số đối tượng mục tiêu của những chương trình phát thanh truyền thống được mở rộng. Để làm tốt hình thức này, nhà báo phát thanh truyền thống cũng cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng truyền hình trong sản xuất cũng như kỹ năng quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội.ThS Phan Văn Tú cho biết, nội dung đa phương tiện thu hút sự chú ý và khuyến khích người nghe tham gia tương tác, từ đó tăng cường mối quan hệ giữa nhà báo và khán giả. Bên cạnh việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm, nhà báo phát thanh còn cần sử dụng dữ liệu và phân tích để hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của người nghe, từ đó định hình nội dung cho phù hợp và tăng tính hấp dẫn.Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông Đài Tiếng nói Việt Nam nhận định, cách mạng số về bản chất là cuộc cách mạng về phương thức sản xuất và phân phối sản phẩm, vì thế, cách duy nhất để sống sót và hưởng lợi trong cuộc cách mạng này, các nhà sản xuất nội dung chỉ có một con đường là nhanh chóng hòa mình vào làn sóng cách mạng đó, chuyển đổi sớm phương thức sản xuất và phân phối nội dung theo hướng ứng dụng tối đa các thành quả mà cuộc cách mạng đó mang tới.Theo ông Phạm Trung Tuyến, với phát thanh nói riêng hiện nay, đang có rất nhiều cơ hội, có nhiều công cụ để phát thanh phát triển tốt."Câu chuyện tương tác của VOV giao thông thời đầu mới ra kênh đã gặp nhiều khó khăn, một trong những khó khăn đó là việc bố trí người ở nhiều tuyến đường để gọi điện đưa tin, bây giờ ngoài việc nhận thông tin từ các cuộc gọi, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin thông qua các nền tảng mạng xã hội từ bình luận và tin nhắn trên các fanpage", ông Phạm Trung Tuyến cho hay.Các khách mời trao đổi tại phiên thảo luận.Chia sẻ kinh nghiệm thực tế của Đài Phát thanh-Truyền hình và Báo Bình Phước, bà Nguyễn Thị Minh Nhâm, Giám đốc-Tổng Biên tập Đài Phát thanh-Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) cho biết, trong bối cảnh chuyển đổi số, mạng xã hội phát triển, công chúng có nhiều cơ hội lựa chọn nên BPTV xác định nội dung chương trình phát thanh phải hay, hấp dẫn, thực hiện bài bản, kỹ lưỡng thì mới gia tăng lượng tiếp cận của thính giả.Vì thế, nội dung luôn mới lạ, liên tục thay đổi format, dạng chương trình mở, phù hợp với tâm lý và nhu cầu tiếp nhận của thính giả, hình thức thể hiện hấp dẫn, tăng thời lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra các diễn đàn để thính giả trực tiếp tham gia vào việc phản ánh, giám sát và chia sẻ, lan tỏa thông tin 2 chiều. Tăng sự tương tác với mạng xã hội, khán, thính giả với chương trình và ngược lại.Đồng thời, quảng bá chương trình thông qua mạng xã hội và hạ tầng số; sử dụng mạng xã hội, báo điện tử để quảng bá các chương trình phát thanh, truyền hình, báo in và ngược lại.Cần thận trọng khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo AINhắc đến vấn đề đặt ra của các sản phẩm âm thanh trên báo chí điện tử hiện nay, TS Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, phát thanh có 2 đặc trưng quyết định sức mạnh đó là đặc trưng của tính sống động, gần gũi, riêng tư, thân mật và tính tiện dụng. Từ hai thế mạnh cơ bản của phát thanh nói trên, cách tiếp cận vào các sản phẩm âm thanh trên các báo, tạp chí điện tử hiện nay đang có vấn đề.Thứ nhất,theo TS Phan Văn Kiền việc sử dụng AI đọc lại tin tức có thể giảm sức lao động của con người và tăng tốc độ sản xuất sản phẩm, giúp tăng năng suất lao động sản xuất.Tuy nhiên, việc dùng AI với một giọng đọc đều đều, không nhấn mạnh, không trọng âm từ đó dẫn tới không mang lại cảm xúc gì cho người nghe ngoài việc chỉ tải được thông tin đơn thuần từ chữ viết. "Vì vậy, đối với sản phẩm này, tính thân mật, riêng tư, gần gũi gần như bị triệt tiêu. Hẳn nhiên, với nhu cầu nghe tin tức thì đặc tính mang tính thế mạnh của phát thanh nói trên cũng không hẳn là đã phát huy hết sức mạnh. Người ta vẫn hoàn toàn có thể sử dụng để chuyển tải các dạng thông tin thời sự thường thức hàng ngày", TS Kiền đánh giá.Thứ hai,TS Phan Văn Kiền cho biết, một thực tế có thể thấy rõ là nếu công chúng có điều kiện và thời gian mở bài báo, tạp chí ra, giữa lựa chọn xem ảnh, video, lướt, đọc và nghe file âm thanh thì họ sẽ chọn xem và lướt.TS Phan Văn Kiền đánh giá, sản phẩm âm thanh trên các nền tảng báo chí điện tử, trang tin điện tử… chưa đạt được hiệu quả như loại hình này có thể có trên sóng phát thanh.Như vậy, phương tiện phát thanh với tư cách là một phương tiện có nhiều thế mạnh trong sản phẩm đa phương tiện lại trở thành thế yếu. Nó chỉ có tính chất góp mặt để sản phẩm trở thành sản phẩm đa phương tiện, như là một tiện ích mở rộng hơn là một kênh giúp tiếp cận công chúng.Kết luận Phiên thảo luận, TS Đồng Mạnh Hùng nhận định, với phát thanh, trong thời đại chuyển đổi số này, bên cạnh việc phải thay đổi các nền tảng cung cấp nội dung, không chỉ trên nền tảng truyền thống là phát sóng vô tuyến, mà còn cần cung cấp trên các nền tảng số, thì cần phải tiếp tục đổi mới để cả nội dung và hình thức để đáp ứng những yêu cầu, những nhu cầu ngày càng mới của công chúng.Chủ đề: Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024Ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024: Khẳng định báo chí đồng hành và kết nối[Ảnh] Toàn cảnh lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024Báo chí phải bám sát hơi thở cuộc sống, kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân ái trong xã hội
https://nhandan.vn/moi-truong-so-la-co-hoi-lon-de-phat-thanh-chuyen-minh-post800294.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024", "Cơ hội của phát thanh", "Chuyển đổi số ngành phát thanh" ] }
Đệ trình UNESCO hai di sản văn hóa phi vật thể
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường”và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO.
Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia về việc xin phép ký và gửi các hồ sơ quốc gia “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” để trình, xét ghi danh vào các Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:Đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Mo Mường” (Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội và Đắk Lắk) vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Chèo” (Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội và Hải Phòng) vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ủy quyền Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký các Hồ sơ theo quy định.Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm các thủ tục cần thiết để gửi các Hồ sơ di sản tới UNESCO, bảo đảm thời gian theo quy định của Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 2003 và pháp luật về di sản văn hóa.
https://nhandan.vn/de-trinh-unesco-hai-di-san-van-hoa-phi-vat-the-post802312.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Di sản văn hóa phi vật thể", "Chèo", "UNESCO", "Mo Mường" ] }
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Tối 3/5, tại Điện ảnh Quân đội nhân dân đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(07/5/1954 - 07/5/2024). Phim tài liệu "Hùng ca Điện Biên Phủ" và phim truyện "Hoa ban đỏ" được công chiếu khai mạc, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ khán giả, toàn rạp phim không còn ghế trống.
Thiếu tướng Trần Ngọc Anh - Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị, Cục trưởng Cục Chính trị - Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Vũ Công Hòa - Phó Cục trưởng Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị và đoàn đại biểu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Chính trị trên địa bàn Hà Nội có mặt, tham dự Lễ khai mạc Tuần phim.Đại biểu ngoài Quân đội có đại diện Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Vụ Văn hoá văn nghệ, Vụ Tuyên truyền thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...Đại tá Nguyễn Thế Mạnh, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn phát biểu khai mạc tuần phim.Thừa ủy quyền Thủ trưởng Tổng cục chính trị, Đại tá Nguyễn Thế Mạnh, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn đã phát biểu khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. "70 năm trôi qua, chiến thắng vĩ đại ấy không những là đề tài khai thác cho hoạt động nghiên cứu lịch sử mà còn là một đề tài, nguồn cảm hứng bất tận để các văn nghệ sĩ nước ta cho ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc ở mọi thể loại, trong đó có điện ảnh.Những tác phẩm được lựa chọn trình chiếu trongtuần phim, một lần nữa cho khán giả nhìn lại chiến thắng oai hùng của quân và dân ta trên chiến trường Điện Biên. Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân nay đang trở thành điểm hẹn hòa bình trong thế kỷ 21. Thông qua các tác phẩm này, không chỉ giúp khán giả trong và ngoài nước có thêm cái nhìn rõ nét và đầy đủ hơn về Chiến dịch Điện Biên Phủ mà còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ", Đại tá Nguyễn Thế Mạnh, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn nhấn mạnh.Tuần phim trình chiếu 8 bộ phim, bao gồm 4 phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất:Hùng ca Điện Biên Phủ(đạo diễn Nguyễn Quang Quyết);Cột mốc vàng Điện Biên Phủ(đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải);Nhìn lại Điện Biên(đạo diễn Phạm Quốc Vinh);Điện Biên Phủ trận quyết chiến lịch sử(đạo diễn, NSƯT Phạm Huyên) và 4 bộ phim truyện điện ảnh của đơn vị và các Hãng phim trong nước sản xuất:Hoa ban đỏ(đạo diễn, NSND Bạch Diệp, Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất);Đào, phở và Piano(đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn, Công ty Cổ phần Phim truyện I sản xuất);Sống cùng lịch sử(đạo diễn, NSND Nguyễn Thanh Vân, Hãng phim truyện Việt Nam);Ký ức Điện Biên(đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất).Phim tài liệu "Hùng ca Điện Biên Phủ", hoàn thành đầu năm 2024, được lựa chọn để trình chiếu mở màn Tuần phim đặc biệt này. Đây là bộ phim mới nhất do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, hướng đến dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Phim do nhà văn Hà Đình Cẩn viết kịch bản, đạo diễn Nguyễn Quang Quyết, NSND Lê Thi biên tập.Phim ca ngợi vai trò của những người chiến sĩ trên mặt trận đặc biệt - mặt trận văn hóa văn nghệ. Phim tập trung vào ba lực lượng chính: các nghệ sĩ, văn công, họa sĩ đã trực tiếp có mặt tại khắp các chiến trường Điện Biên Phủ, tham gia xây dựng tư tưởng, củng cố tinh thần chiến đấu, để người lính vượt qua mọi gian khổ, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.NSND Thu Hà tại Lễ khai mạc Tuần phim"Họ chính là một nốt nhạc trong bản hùng ca lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ", đạo diễn Nguyễn Quang Quyết chia sẻ. Phim có sử dụng những bài hát gắn liền với chiến dịch, như:Hò kéo pháo(nhạc sĩ Hoàng Vân),Trên đồi Him Lam(nhạc sĩ Đỗ Nhuận)… Bộ phim hứa hẹn mang đến một góc nhìn mới mẻ với không khí hào hùng trong những năm chiến tranh gian khổ và dữ dội.Đặc biệt, "Hoa ban đỏ" (kịch bản: nhà văn Hữu Mai) - bộ phim truyện nhựa được Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất cách đây 30 năm, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được chiếu mở màn trong tuần phim. Tác phẩm lấy bối cảnh những ngày cuối cùng của chiến dịch, tiểu đoàn trưởng Phương (NSND Trần Lực) bị trọng thương khi chỉ huy cuộc chiếm lĩnh cứ điểm 206. Ở bệnh viện quân y, anh gặp lại Tấm (NSND Thu Hà) - cô y tá đồng hương. Khi vết thương của Phương đã lành, hai người chia tay ở một cánh rừng nở đầy hoa ban đỏ. Ngày tập đoàn cứ điểm bị đập tan, Tấm chạy khắp cánh đồng Mường Thanh mà không tìm được Phương, quanh cô chỉ có tiếng hát quân hành của bộ đội mừng thắng trận."Hoa ban đỏ" được khán giả yêu mến nhờ những cảnh quay giàu cảm xúc. Thời điểm sản xuất 1994, bộ phim được đầu tư dàn dựng hoành tráng, gần như 100% bối cảnh được dựng một cách trung thực. Những đại cảnh hàng nghìn người được dàn dựng công phu, tạo hiệu quả mà những người làm phim mong muốn. Nhờ sự đầu tư kỹ lưỡng, bộ phim tái hiện lịch sử một cách đầy thuyết phục và hấp dẫn, vượt lên trên nhiều phim lịch sử cùng thời. Trong Tuần phim, bộ phim sẽ được trình chiếu với chất lượng hình ảnh gốc từ phim nhựa, đem đến những cảm xúc chân thực cho khán giả về một Điện Biên anh hùng nhưng cũng đầy lãng mạn.Trong buổi chiếu phim khai mạc, NSND Trần Lực, NSND Thu Hà, NSND Trung Hiếu và ê-kíp đoàn làm phim "Hoa ban đỏ" đã hội ngộ với khán giả sau 30 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh. Tuần phim diễn ra từ ngày 3-6/5/2024 tại Điện ảnh Quân đội nhân dân (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
https://nhandan.vn/khai-mac-tuan-phim-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post807786.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Tuần phim Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ", "Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Tuần phim", "Hùng ca Điện Biên Phủ", "Ký ức Điện Biên" ] }
[Ảnh] Sắc màu lễ hội tại Không gian văn hóa vùng cao tỉnh Điện Biên
NDO -Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa của Năm du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban Điện Biên 2024, sáng nay (16/3), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức khai mạc các hoạt độngkhông gian văn hóa vùng caovà trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch.
Không gian văn hóa vùng cao và hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch là điểm nhấn nổi bật trong chuỗi các hoạt động thuộc sự kiện Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban Điện Biên 2024. Đây cũng là hoạt động văn hóa nổi bật do tỉnh Điện Biên tổ chức, hướng tớiKỷ niệm70 nămchiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).Không gian văn hóa vùng cao sẽ tái hiện không gian, sắc màu văn hóa và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc anh em, từ đó góp phần tôn vinh, khơi dậy tình yêu văn hóa các dân tộc.Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đưa văn hóa truyền thống các dân tộc đến gần hơn với nhân dân và du khách trong và ngoài nước.Biểu diễn múa xòe tại không gian văn hóa vùng cao dân tộc Khơ Mú.Đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhĐiện Biênphát biểu khai mạc Không gian văn hóa vùng cao và hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch.Ban tổ chức trao cờ lưu niệm tặng các đơn vị tham gia lễ hội.Hội thi ném còn thu hút nhiều du khách và nhân dân tham gia.Biểu diễn khèn Mông tại lễ hội.Các sản phẩm nông nghiệp được trưng bày giới thiệu tới du khách và nhân dân.Nét duyên ngày hội vùng cao Điện Biên.Các đại biểu trải nghiệm hoạt động lao động hằng ngày của người dân tộc H'Mông.Không gian văn hóa vùng cao đồng bào dân tộc Thái tỉnh Điện Biên.Tại không gian văn hóa vùng cao huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.Du khách hào hứng chụp ảnh cùng phụ nữ dân tộc Hà Nhì.
https://nhandan.vn/anh-sac-mau-le-hoi-tai-khong-gian-van-hoa-vung-cao-tinh-dien-bien-post800268.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Không gian văn hóa", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Điện Biên", "năm văn hóa", "du lịch" ] }
Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - nhớ về Thủy tổ nước Nam
NDO -Nằm bên triền sông Đuống, tại làng cổ Á Lữ (nay thuộc xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành, tỉnhBắc Ninh) có một khu di tích cổ gồm đền thờ, Lăng Kinh Dương Vương - người được tôn là bậc Thủy tổ nước Nam, mở ra thời đại các vua Hùng. Đây là một trong những di tích mang dấu ấn vị vua đầu tiên của nước Việt và kinh thành cổ Luy Lâu nhưng vẫn còn ít người biết đến.
Trong tâm thức người Việt,Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ được coi như những vị Thủy tổ mở nước, nguồn cội của dân tộc. Và làng Á Lữ chính là nơi duy nhất của cả nước có lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ.Hướng về nguồn cộiChúng tôi về Á Lữ vào một ngày lất phất mưa bay khi chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa là đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Không gian tĩnh lặng, trang nghiêm tại Lăng Kinh Dương Vương như rộn ràng hơn khi đoàn cháu nhỏ của Trường mầm non Đại Đồng Thành 2 đến viếng lăng và chụp ảnh kỷ yếu.Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên trong trường chia sẻ: Tháng 9 này các con vào lớp 1, cho nên nhà trường và phụ huynh đưa các con đến Lăng Kinh Dương Vương - người được tôn là bậc Thủy tổ nước Nam để dâng hương. Không gian rộng rãi với nhiều bóng mát của cây xanh cùng ý nghĩa lịch sử, văn hóa của khu di tích trên mảnh đất quê hương là địa điểm lý tưởng để các con lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa.Với ý nghĩa văn hóa lịch sử, Lăng Kinh Dương Vương được nhiều trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chọn tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục truyền thống.Theo truyền thuyết lịch sử và các tài liệu, thư tịch cổ, vào năm 2.879 trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi lập nên nhà nước Xích Quỷ (tên một vì sao sáng đỏ rực bầu trời phương Nam trong dải Ngân Hà) - nhà nước sơ khai, độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta.Kinh Dương Vương đóng lỵ sở ở Luy Lâu, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay rồi dời đô về Việt Trì, Phú Thọ và xây dựng kinh thành.Kinh Dương Vương lấy Thần Long, sinh ra Sùng Lãm (nối vua cha, xưng là Lạc Long Quân). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, mở ra các thời đại vua Hùng, cai quản đất nước kéo dài đến 18 đời...Khu đền thờ Kinh Dương Vương.Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương thờThủy tổdân tộc Việt Nam từ lâu được các triều đại phong kiến coi là chốn linh thiêng bậc nhất, xếp vào loại miếu thờ Đế vương.Quần thể di tích được xây dựng lâu đời trên bãi đất cao bên bờ nam sông Đuống, đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1.840) được trùng tu và đặt văn bia.Trải qua thăng trầm của thời gian, điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội.Mộc bản khắc về Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương.Hiện nay, khu quần thể Lăng và Đền Kinh Dương Vương còn lưu lại những dấu tích xưa với bia, mộ và hoành phi, câu đối: "Nam Bang Thủy Tổ” (Thủy tổ nước Nam), "Nam tổ miếu” (miếu thờ ông Tổ nước Nam), "Bách Việt Tổ” (Vua tổ nước Nam)… Đặc biệt là 15 đạo sắc phong của các triều vua phong cho người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ với các niên đại khác nhau.Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương đã được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.Trở về vấn tổ, tầm tôngTheo truyền thuyết và các tư liệu cổ, Kinh Dương Vương tạ thế vào ngày 18 tháng Giêng tại Khúc Khang, bộ Vũ Ninh (thuộc Bắc Ninh ngày nay).Nhân dân địa phương đã lấy ngày giỗ Vua Thủy tổ để tổ chức lễ hội (từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng).Hằng năm, nhân dân và chính quyền địa phương đều long trọng tổ chức lễ hội Kinh Dương Vương. Ngoài việc cầu mong Quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng, lễ hội còn thể hiện lòng tự tôn dân tộc, gìn giữ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội của con Lạc, cháu Hồng khắp cả nước.Tại vùng Kinh Bắc xưa vẫn có câu:“Nhớ ngày mười tám tháng GiêngGiỗ vua Thủy tổ thiêng liêng nước nhàDù ai xuôi ngược gần xaTìm về bái tổ xứng là đạo con”.Hằng năm, lễ hội Kinh Dương Vương được chính quyền địa phương tổ chức trang trọng.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Thuận Thành Nguyễn Xuân Đương: Trở về vấn tổ, tầm tông là trở về với tiếng gọi tổ tiên, là hồn thiêng sông núi, là khát vọng ngàn đời của những người con đất Việt, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”.Việc dâng hương tưởng niệm Kinh Dương Vương vào dịp giỗ Đức Thủy Tổ là dịp để các thế hệ con cháu tưởng nhớ và tri ân người đã có công khai thiên, lập quốc. Đồng thời, kính cáo với tổ tiên về những thành quả mà các thế hệ con Lạc, cháu Hồng đã cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi gian lao, thử thách, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc và dựng xây quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.Rước kiệu tại lễ hội Kinh Dương Vương năm 2024.Ông Ngô Đức Lơ, người trông nom Đền thờ Kinh Dương Vương, cho biết: Giai đoạn 1949-1952, giặc Pháp kéo đến thôn Á Lữ, đóng đồn bốt ở đây, phá hoại đền, đình chùa, nhưng dân làng đã kịp cất giữ một số đồ thờ tự cổ quý như: ngai, kiệu, sắc phong… của đền và đình.Trải qua nhiều lần tôn tạo, năm 2000, một ngôi đền chung thờ các bậc thủy tổ được phục dựng theo kiểu thức truyền thống. Trong tháng Giêng, đặc biệt những ngày lễ hội, quần thể khu di tích đón hàng chục nghìn du khách thập phương trong và ngoài nước.Những ngày còn lại trong năm, lượng khách thưa hơn. Nhiều người vẫn chọn đến dâng hương tại cụm di tích đền thờ và Lăng Kinh Dương Vương trước khi hành hương về đền Hùng, Phú Thọ.Đám rước trong lễ hội.Đền thờ và Lăng Kinh Dương Vương là quần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia có giá trị văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.Trước đây, đường đến với quần thể di tích khó khăn khi phải đi đò qua sông hoặc đi từ hướng Thuận Thành vào. Từ tháng 10/2023, cung đường đến với quần thể di tích vô cùng thuận lợi khi tỉnh Bắc Ninh đã khánh thành cầu Kinh Dương Vương kết nối các khu di tích lịch sử khu vực phía nam sông Đuống như: Lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu... với các di tích phía bắc sông Đuống như chùa Phật Tích, Đền Đô, đình Đình Bảng, chùa Tiêu...Ngắm hoàng hôn từ Lăng Kinh Dương Vương.Hiện, nhiều bạn trẻ yêu thiên nhiên đã chọn khu vực Lăng Kinh Dương Vương là điểm cắm trại và ngắm hoàng hôn. Tuy nhiên, để khai thác các giá trị văn hóa lịch sử gắn với quần thể di tích thì đến nay vẫn chưa được lan tỏa và quan tâm đúng tầm. Quần thể di tích mang dấu ấn Đức Thủy tổ khai thiên lập quốc bên dòng Thiên Đức xưa vẫn âm trầm đứng đó, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử.
https://nhandan.vn/nhan-ngay-gio-to-hung-vuong-nho-ve-thuy-to-nuoc-nam-post805321.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Bắc Ninh", "Kinh Dương Vương", "Lạc Long Quân", "Âu Cơ" ] }
Khám phá văn hóa Việt Nam qua “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam”
NDO -Cuốn sách “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam” của Louis Bezacier do Nhã Nam ấn hành, gồm 7 bài nói chuyện và một tập sách kèm hình chiếu được thực hiện ở Bảo tàng Louis Finot (hiện làBảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội), dưới sự bảo trợ của Hội Những người bạn của Viện Viễn Đông Bác Cổ.
Đây là một tư liệu quý báu không chỉ dành cho những người yêu nghệ thuật mà còn cho những ai quan tâm đến văn hóa và lịch sử Việt Nam. “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1944 và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Sách cung cấp một cái nhìn toàn diện và có hệ thống về nghệ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến hiện đại.Louis Bezacier (1906-1966), theo học trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926, là một trong số ít học giả đặt những viên gạch đầu tiên cho nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Ông tự nhận thức rằng công việc mà ông làm là nhặt nhạnh từng hạt ngọc, so sánh, đối chiếu, giám định, khảo tả, và phân tích, rồi tổng hợp lại để tạo nên chuỗi vòng nghệ thuật An Nam. Bezacier đã đưa ra một nhãn quan rộng mở khi nhìn các hiện vật với con mắt đa chiều và đa văn hóa.Louis Bezacier muốn thông qua những trang sách này để chỉ ra rằng nghệ thuật ấy xứng đáng hơn thế. Đây là mục tiêu chung: cố gắng nhận thức và hiểu rõ về nghệ thuật An Nam; nghiên cứu không chỉ nguồn gốc và sự phát triển của nó, mà khai thông cả những ảnh hưởng đa dạng mà nó tiếp nhận.Từ những nghiên cứu của Louis Bezacier, các học giả Việt Nam trong thế kỷ 20 đã triển khai hàng loạt chuyên luận, như “Mỹ thuật thời Lý”, “Mỹ thuật thời Trần”, “Mỹ thuật thời Lê”, “Mỹ thuật thời Mạc” của Viện Mỹ thuật, “Mỹ thuật người Việt” của Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng… Sang thế kỷ 21, là cuốn “Arts of Việt Nam 1009-1945” của Kerry Nguyễn-Long (Nxb Thế giới, 2013), “L'envol du dragon-Art royal du Vietnam” (Musée National des Arts Asiatiques - Guimet, Paris, 2014), “Mỹ thuật Nguyễn” của Nguyễn Hữu Thông (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019).Các hình ảnh tư liệu trong sách.Tiểu luận về nghệ thuật An Nam còn là một hành trình khám phá văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bằng cách kết hợp những nghiên cứu chuyên sâu với cảm nhận tinh tế và sự đam mê với nghệ thuật của Louis Bezacier, cuốn sách này mở ra một cánh cửa mới cho người đọc hiểu biết thêm về vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật.Louis Bezacier theo học tại Trường Mỹ thuật Paris từ năm 1926 và tham gia các tiết học về kiến trúc tại xưởng Defrasse-Madeline từ 1931-1932. Ông đến Hà Nội ngày 3/10/1935, đảm nhiệm vai trò bảo tồn các công trình ở Bắc Kỳ, rồi ở miền trung Việt Nam. Ông cũng tham gia tu bổ và nghiên cứu một số công trình cổ, trong đó có việc xác định một phong cách mới: nghệ thuật Đại La (thế kỷ 11-12).Louis Bezacier có một số tác phẩm tiêu biểu gồm “L’Architecture religieuse au Tonkin” (Kiến trúc tôn giáoở Bắc Kỳ, 1938), “L’art et les constructions militaires annamites” (Nghệ thuật và các công trình quân sự An Nam, 1941), “Le panthéon bouddhique des pagodes du Tonkin” (Điện thờ Phật giáo trong các chùa ở Bắc Kỳ, 1943), “Essais sur l’art annamite” (Tiểu luận về nghệ thuật An Nam, 1943), “L’art vietnamien” (Nghệ thuật Việt Nam, 1955).
https://nhandan.vn/kham-pha-van-hoa-viet-nam-qua-tieu-luan-ve-nghe-thuat-an-nam-post802837.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "“Tiểu luận về nghệ thuật An Nam”", "Louis Bezacier", "Bảo tàng Louis Finot", "Bảo tàng Lịch sử Quốc gia", "sách Nhã Nam", "sách về nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20" ] }
270 vận động viên đua tài bơi chải trên hồ Công viên Văn Lang
NDO -Nằm trong chuỗi các hoạt độngGiỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, sáng 13/4, tại hồ Công viên Văn Lang đã diễn ra Giải bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2024.
Giải bơi chải năm nay có sự tham gia của 9 đội chải với 270 vận động viên, trong đó có 5 đội chải của thành phố Việt Trì và 4 đội chải đến từ các huyện Cẩm Khê, Thanh Thủy, Tam Nông và Đoan Hùng.Với tổng cự ly đường bơi là 2,6km, quay vòng ở cự ly 1,3km, được chia thành 3 lượt bơi, sau đó chọn 3 đội có thành tích cao nhất ở vòng loại cùng 1 đội có thành tích về Nhì cao nhất vào vòng chung kết.Các đội chải trên đường đua.Trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả trong và ngoài tỉnh, các đội chải đã cống hiến cho khán giả những đường đua đẹp mắt, gay cấn.Kết quả, giải Nhất thuộc về đội chải phường Bạch Hạc, đội chải huyện Cẩm Khê đạt giải Nhì, đội chải huyện Thanh Thủy và Đoan Hùng đạt giải Ba. Các đội chải còn lại đồng giải Khuyến khích.Đội chải của phường Bạch Hạc, thành phố Việt trì xuất sắc giành giải Nhất.Giải bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng được tổ chức trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm gìn giữ và tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc của nghệ thuật bơi chải.Giải bơi chải được tổ chức theo Luật thi đấu thuyền chải doTổng cục thể dục thể thaoban hành và các quy định chuyên môn của Liên đoàn đua thuyền Việt Nam. Các chặng đua được bốc thăm, sắp xếp, điều hành bởi các trọng tài cấp Quốc tế và Quốc gia.
https://nhandan.vn/270-van-dong-vien-dua-tai-boi-chai-tren-ho-cong-vien-van-lang-post804554.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Phú Thọ", "Đền Hùng", "Bơi chải" ] }
Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo hộ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hàn Quốc
NDO -Sáng 26/3, tạiThành phố Hồ Chí Minh, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Cơ quan bảo vệ Bản quyền Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn bản quyền Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 với chủ đề Chính sách bản quyền trên môi trường số và phương án hợp tác.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực thi trong nước và hội nhập quốc tế vềquyền tác giả, quyền liên quan, năm 2022, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.Cùng thời gian đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền đề xuất gia nhập 2 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng: Hiệp ước về quyền tác giả (WCT), có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 17/2/2022 và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT), có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 1/7/2022.Ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả phát biểu khai mạc.Trong năm 2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Chính phủ về Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (nhằm thay thế Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và hiệu quả thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan).Tin liên quanNâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả trên không gian mạngPhát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục bản quyền tác giả, cho biết, Diễn đàn bản quyềnViệt Nam-Hàn Quốclà một trong những hoạt động thường niên để triển khai Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc được ký kết năm 2013.Diễn đàn năm nay được tổ chức với chủ đề Chính sách bản quyền trên môi trường số và phương án hợp tác giữa hai quốc gia, đặc biệt tập trung vào nội dung bảo hộquyền tác giả âm nhạc.Bà Lee Young Ah, Trưởng phòng Hợp tác thương mại văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, đọc diễn văn chào mừng.Sự xuất hiện của các công nghệ mới như AI và các thiết bị khác nhau đang thay đổi mô hình tiêu thụ và sáng tạo nội dung. Đây cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với thị trường bản quyền.Bà Lee Young Ah, Trưởng phòng Hợp tác thương mại văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn QuốcViệc khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc hiện nay, đặc biệt là việc cấp phép sử dụng xuyên biên giới trên không gian mạng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được thực hiện thông qua các hành vi chiếm đoạt, mạo danh tác giả, chủ sở hữu quyền; sao chép, công bố, phân phối tác phẩm, sửa chữa tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu, gây thiệt hại đáng kể cho các chủ thể quyền, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý, thực thi trong việc phát hiện và xử lý.Đông đảo đại biểu đến tham dự diễn đàn.Tại diễn đàn này, bên cạnh việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo hộ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó có vai trò quan trọng của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, các nhà cung cấp dịch vụ trung gian của hai quốc gia.Các báo cáo viên và các đại biểu có những đề xuất giải pháp cụ thể về mặt pháp lý cũng như công nghệ để góp phần thực hiện có hiệu quả các nội dung về quyền tác giả nói chung, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng.Diễn đàn cũng là cơ hội để Việt Nam có được những bài học kinh nghiệm quý báu từ các bạn Hàn Quốc trong việc quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa nói chung, công nghiệp âm nhạc nói riêng.
https://nhandan.vn/trao-doi-thong-tin-va-kinh-nghiem-ve-bao-ho-quyen-tac-gia-giua-viet-nam-va-han-quoc-post801699.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "công nghệ số", "không gian mạng", "quyền tác giả", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Hàn Quốc", "bản quyền" ] }
Nhớ Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi, người chắp cánh cho những ca khúc
Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi (trong ảnh) vừa ra đi ở tuổi 87. Sở hữu giọng hát nữ cao với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, nữ nghệ sĩ nổi tiếng với những ca khúc kinh điển của dòng nhạc cách mạng trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, được công chúng yêu mến. Cùng với sự nghiệp biểu diễn, nghệ sĩ còn tham gia sáng tác và giảng dạy thanh nhạc, đào tạo nhiều thế hệ ca sĩ.
Cuối năm 1955, ca sĩ Kim Ngọc và một số thành viên của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khi qua Quân y viện 108 bất giác nghe được tiếng hát của cô y tá Tường Vi trong khi chăm sóc những thương binh đang điều trị. Họ phát hiện một chất giọng đầy nội lực và càng ngạc nhiên hơn khi biết, cô gái miền trung đó vừa theo bộ đội Khu V tập kết ra miền bắc.Chỉ thời gian ngắn sau đó, Tường Vi được điều động về công tác tại Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị. Ngày ấy, gặp cô gái nhỏ bé thế mà không ai ngờ một năm sau, Tường Vi đã dám đua tài và đoạt giải thi đấu toàn quân ở nội dung điền kinh nhảy cao! Cũng chính cô gái trẻ này sau đó được chọn theo học thanh nhạc với các chuyên gia nước ngoài: Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, Ấn Độ... khi đến giúp chúng ta bồi dưỡng, đào tạo ca sĩ trẻ.Tường Vi có giọng hát tốt và chất giọng hiếm. Khi dạy cô, có chuyên gia nước bạn đã thốt lên: “Thật hiếm gặp được một ca sĩ có chất giọng như em ấy”. Rất nhanh sau đó, trên sân khấu của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị đã xuất hiện giọng đơn ca trẻ Tường Vi đầy cảm xúc với ca khúc “Bài ca hy vọng” của nhạc sĩ Văn Ký. Những buổi biểu diễn của cô luôn được người xem nhiệt liệt hoan nghênh. Trên sân khấu, Tường Vi không chỉ hát cho khán giả mà dường như cô đang hát cho chính mình, cho nỗi khát khao ngày trở về quê hương miền trung và những người con đang hướng về miền nam thân yêu thời đất nước bị chia cắt. Cũng từ ấy, Tường Vi đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả và bất kỳ ở đâu, lúc nào, khi giọng hát của chị cất lên là người nghe lại gọi tên người hát: “Tường Vi, Tường Vi...”.Vào những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt, giọng hát của Tường Vi càng được tôi luyện qua những chiến trường khi chị cùng các nghệ sĩ Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị đi phục vụ đồng bào và chiến sĩ. Ở những chiến hào, những bìa rừng dọc đường ra tiền tuyến, tiếng hát của chị vang lên góp sức nâng bước đồng đội ra trận, tiến về miền nam cho đến ngày toàn thắng. Những bài hát như “Tiếng đàn Ta lư”, “Người con gái sông La” được các chiến sĩ rất yêu thích. Đặc biệt, chị đã nhiều lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người ân cần động viên, cổ vũ không chỉ biểu diễn mà còn phải sáng tác thật hay, thật cảm xúc.Tường Vi thường kể lại với bạn bè, khi được gặp Bác Hồ, được Người trực tiếp chỉ bảo, khuyên răn về học tập, lối sống, chị ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Trong cuộc sống đời thường và cả trong những năm gian khổ thời chiến tranh, hay khi bước chân vào giảng đường đại học và trong sự nghiệp âm nhạc sau này, tấm gương đạo đức và những lời bảo ban của Bác Hồ luôn là nguồn cổ vũ Tường Vi không ngừng học tập và phấn đấu vươn lên.Theo thời gian, tiếng hát của Tường Vi thêm phần thăng hoa, bay bổng. Chính từ những đợt đi biểu diễn phục vụ chiến trường, Tường Vi đã thể nghiệm đưa giọng hót (staccato) thay vì giọng hót của chim rừng vào bài “Cô gái vót chông” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp và được lãnh đạo Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị cũng như khán giả, nhất là bộ đội, nhiệt liệt ủng hộ, yêu thích. Giọng ca đặc trưng Tường Vi làm cho bài hát thêm hấp dẫn, người nghe thêm yêu quý cô ca sĩ trẻ và cũng từ đó “tiếng chim hót” ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong ca khúc “Cô gái vót chông”.Có thể nói, Tường Vi là ca sĩ có đóng góp lớn, đưa những bài ca kinh điển của dòng nhạc cách mạng thời chiến tranh chống Mỹ, cứu nước như: “Tiếng đàn Ta lư”, “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”, “Người con gái sông La”, “Bài ca hy vọng”... lên những tầm cao của nghệ thuật ca hát. Bên cạnh sự nghiệp biểu diễn, nghệ sĩ Tường Vi còn tham gia sáng tác nhiều ca khúc, trong đó bài hát “Phi đội ta xuất kích” được chọn là một trong mười bài hát chính thức của quân đội.Trong những năm cùng công tác với Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi, tôi thấy chị là nghệ sĩ có rất nhiều đức tính đáng quý, luôn cổ vũ, trọng thị những tài năng nghệ thuật. Chị chính là người phát hiện tài năng Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung từ những ngày đầu Lê Dung còn đang chập chững vào nghề ở đoàn nghệ thuật quân khu. Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi đã đề nghị với tổ chức điều động Lê Dung về Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị và trực tiếp kèm cặp, trao đổi, truyền lại cho Lê Dung mọi kinh nghiệm, kỹ thuật thanh nhạc để Lê Dung không ngừng trưởng thành như chị tâm sự với bạn bè khi ấy: “Lê Dung được chăm sóc tốt sẽ vượt tôi rất nhiều!”.Đến tận cuối đời, Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi vẫn say mê với sự nghiệp biểu diễn, sáng tác và đào tạo khi mở các trung tâm đào tạo âm nhạc dành cho trẻ em khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn. Cũng từ cơ sở đào tạo của chị, nhiều nghệ sĩ đã thành danh hôm nay. Cho đến nay, rất khó có một giọng hát nữ cao nào vượt được âm vực cao chót vót với độ cao ba quãng 8 của nữ Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi. Giọng ca ấy sẽ còn sống mãi với thời gian, với công chúng yêu mến chị.Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi (tên đầy đủ là Trương Tường Vi) vừa qua đời chiều 11/5 tại thành phố Đà Nẵng sau thời gian lâm bệnh nặng. Bà sinh năm 1938 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, nhập ngũ năm 1954 và sau đó về Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị năm 1956 và bắt đầu học thanh nhạc. Năm 1962, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam và cùng năm theo học Khoa Thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội, tốt nghiệp vào năm 1967. Sau đó, bà theo học một lớp sáng tác ngắn hạn của Bộ Văn hóa-Thông tin. Năm 1974, bà học bốn năm tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria. Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1962-1982). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (1962-1982). Bà được phong tặng Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984 và được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân năm 1993. Bà được Nhà nước khen thưởng nhiều huân chương, huy chương cao quý và là nghệ sĩ duy nhất được ghi tên trong Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, xuất bản năm 1996.Đạo diễn KHẮC TUẾ, Nguyên Trưởng đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị
https://nhandan.vn/nho-nghe-si-nhan-dan-tuong-vi-nguoi-chap-canh-cho-nhung-ca-khuc-post809533.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [] }
Doanh thu tại Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn năm 2024 đạt hơn 10 tỷ đồng
NDO -Sáng 15/2, Sở Thông tin và Truyền thôngThành phố Hồ Chí Minhthông tin về hoạt động Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn năm 2024.
Theo đó, sau 8 ngày tổ chức, (tính từ 28 tháng Chạp đến mồng 5 Tết), Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn năm 2024 với chủ đề “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” ước đạt hơn 1.000.000 lượt người tham quan (tăng 11,1% so với năm 2023 với 800.000 lượt người). Doanh thu tại lễ hội ước đạt 10.028.154.500 đồng (trung bình doanh thu hằng ngày đạt 1.285.192.500 đồng, tăng 18,23% so với năm 2023). Số lượng ấn phẩm được bán tại Lễ hội Đường sách Tết là hơn 5.000 tựa tương đương 76.158 quyển (tăng 22,53% so với năm 2023 là 59.000 quyển).Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024có tổng diện tích tổ chức là 11.200m2, tăng hơn 300m2 so với năm 2023; thu hút 30 đơn vị tham gia (so với năm 2023 là 20 đơn vị) cùng kiến tạo nhiều không gian văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, thu hút bạn đọc như Không gian văn hóa trống đồng Đông Sơn với diện tích hơn 300m2, Không gian linh vật rồng hội tụ vào trang sách, robot tri thức cao 7m, với diện tích 20,25m2.Giao lưu với Đại sứ Văn hóa đọc tại Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024.Tại lễ hội, có 63/63 chương trình được diễn ra, trong đó tiêu biểu thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo bạn đọc và người dân là chương trình “Lì xì sách Tết”, một hoạt động văn hóa truyền thống “Lì xì đầu năm” với hơn 16.000 ấn phẩm sách đã được trao tặng đến quý bạn đọc và du khách đến tham quan lễ hội ngay dịp mồng 1 Tết. Bên cạnh đó, ngày mồng 5 Tết, chương trình “Sách và Tình yêu” cũng thu hút đông đảo độc giả đến tham dự.Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố cho biết thêm, đối với Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình), dịp Tết Nguyên đán năm nay, Đường sách đón khoảng 20.000 lượt khách đến tham quan và mua sách đầu năm, doanh thu ước đạt 1 tỷ đồng. Trong khi đó, Đường sách thành phố Thủ Đức đón 5.000 lượt khách đến tham quan và mua sách, doanh thu tại Đường Sách thành phố Thủ Đức ước đạt 300.000.000 đồng.Lì xì sách Tết cho độc giả tại Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024.Theo ban tổ chức, lễ hội năm nay đã khắc phục được những hạn chế năm 2023. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư của thành phố cho ngành xuất bản nói chung và Lễ hội Đường sách Tết nói riêng, lễ hội đã đạt được những kết quả ngoài dự đoán (số lượt người tham quan, số lượng ấn phẩm bán ra, các chương trình diễn ra tại lễ hội, doanh thu,…). Đây là tín hiệu cho thấy nhu cầu “tinh thần” của người dân ngày càng cao, khắt khe hơn với những hoạt động, chương trình trọng tâm được tổ chức tại thành phố.Chủ đề: Tết Việt trên mọi nẻo đườngKhai hội Thái miếu nhà Trần năm 2024Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm ở Bắc Sơn[Ảnh] Người dân Hà Nội đội mưa đi lễ phủ Tây Hồ ngày Tết Nguyên tiêu
https://nhandan.vn/post-796239.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn", "Thành phố Hồ Chí Minh", "lì xì sách", "sách" ] }
Khai hội Yên Thế và khánh thành đền thờ Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân
Kỷ niệm 140 nămKhởi nghĩa Yên Thế(1884-2024), sáng 16/3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai hội Yên Thế và khánh thành đền thờ Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân Yên Thế.
Đến dự lễ khai hội và khánh thành có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang. Đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương; Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.Tin liên quanLễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế khai hội vào ngày 16/3Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh: Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2024) nhằm tôn vinh, tưởng nhớ thủ lĩnh Lương Văn Nắm, Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và tinh thần bất diệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế; khẳng định vai trò, tầm vóc, ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa đối với lịch sử dân tộc; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.Khởi nghĩa Yên Thế được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá "là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân lớn nhất, bền bỉ nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc chống thực dân Pháp trước khi có Đảng".Cuộc khởi nghĩa là một minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của người nông dân, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, lập làng chiến đấu, vừa đánh vừa đàm... được vận dụng sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.Với giá trị độc đáo, tiêu biểu, ngày 27/12/2012, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa Lễ hội Yên Thế vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Cùng với Lễ hội Yên Thế, liên tục trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của cuộc khởi nghĩa Yên Thế: Năm 2012, Di tích Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế (gồm 23 điểm di tích) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.Chương trình nghệ thuật tái hiện khởi nghĩa Yên Thế tại buổi lễ.Được biết Dự án xây dựng đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế cùng công trình phụ trợ được khởi công từ ngày 19/5/2023 với tổng mức đầu tư 184,4 tỷ đồng; trong đó có 99,6 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, còn lại từ nguồn ngân sách.Theo thiết kế, đền thờ được xây dựng với kiến trúc mặt bằng chữ Công (H) gồm tòa tiền bái, trung cung và hậu cung. Tòa tiền bái có 5 gian, kiến trúc khung vì kèo gỗ 6 hàng chân cột, 2 tầng mái và 8 mái đao cong. Tòa trung cung có kiến trúc kiểu phương đình 3 gian, 2 tầng, 8 mái đao cong. Tòa hậu cung có 3 gian, hành lang chạy xung quanh.Đền thờ Hoàng Hoa Thám và các hạng mục trong khu di tích là một quần thể những công trình tâm linh, văn hóa với kiến trúc mang tính truyền thống, trong đó nhiều hạng mục được thực hiện công phu, tỉ mỉ, khắc họa sâu sắc các giá trị văn hóa, tinh thần và đậm đà bản sắc dân tộc.Công trình sau khi hoàn thành bảo đảm kết nối hài hòa với hệ thống các di tích, cảnh quan đã có, tôn thêm ý nghĩa và giá trị quần thể Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn của nhân dân, du khách khi tới Bắc Giang, là địa chỉ giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử, tôn vinh thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân.Tại buổi lễ, các đại biểu cắt băng khánh thành, thực hiện nghi lễ trao chìa khóa, mở cửa đền và dâng hương.Cũng tại buổi lễ, Đoàn nghệ thuật Bộ Công an biểu diễn màn trống hội và múa lân rồng.
https://nhandan.vn/khai-hoi-yen-the-va-khanh-thanh-den-tho-hoang-hoa-tham-cung-nghia-quan-post800272.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Hoàng Hoa Thám", "Khởi nghĩa Yên Thế", "Lễ hội Yên Thế", "đền thờ Hoàng Hoa Thám", "Bắc Giang" ] }
Thanh Hóa: Xây dựng hồ sơ đề cử Di sản thế giới hang Con Moong
NDO -Ngày 8/4,tỉnh Thanh Hóatổ chức Hội thảo khoa học đánh giá khả năng đề cử và xác định tiêu chí xây dựng hồ sơ di sản hang Con Moong, huyện Thạch Thành đề cử UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
Hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, các địa phương, chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, di sản, địa chất, môi trường, du lịch tham gia hội thảo.Khu di sản hang Con Moong gồm hàng chục hang động, mái đá phân bố trong không gian rộng hơn 20.000ha tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cùng một số địa vực thuộc tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình. Khu di sản hang Con Moong được phát hiện, khai quật, nghiên cứu từ năm 1974; tiếp tục được các nhà khảo cổ học Việt Nam và Liên bang Nga nghiên cứu trong các năm 2010-2014 đã xác định được dấu tích người Tiền Sử trong địa tầng dày hơn 10m bảo lưu dấu tích cư trú của con người từ 50.000 năm đến 7.000 năm (cách ngày nay).Khu di sản hang Con Moong có giá trị trong việc nghiên cứu tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á, được nghiên cứu liên tục, có hệ thống trong nửa thế kỷ qua. Di sản đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.Hoạt động khai quật khảo cổ học và xử lý mẫu vật.Các ý kiến tham luận, thảo luận tại hội thảo khoa học nhất trí cho rằng, hang Con Moong và vùng phụ cận có thể đáp ứng 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu, xứng đáng xây dựng hồ sơ đề cử vinh danh là Di sản thế giới. Đó là di sản hang Con Moong có tầng văn hóa dày vào bậc nhất Đông Nam Á với diễn biến tiếp nối nhau liên tục; minh chứng thuyết phục truyền thống chế tác đá cuội với các kỹ nghệ tiêu biểu như Tiền Hòa Bình có niên đại khoảng 40.000-30.000 năm, kỹ nghệ Hòa Bình có niên đại từ khoảng 30.000 năm-20.000 năm và hậu Hòa Bình 17.000 năm-7.000 năm (cách ngày nay).Truyền thống văn hóa đó thích ứng với biến động môi trường cổ khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương, gắn liền với quá trình biến đổi từ cuối Cánh Tân sang đầu Toàn Tân, đặc biệt là giai đoạn băng hà cuối cùng, thể hiện sự tương tác chặt chẽ giữa người với môi trường.Truyền thống văn hóa đó thích ứng với biến động môi trường cổ khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương, gắn liền với quá trình biến đổi từ cuối Cánh Tân sang đầu Toàn Tân, đặc biệt là giai đoạn băng hà cuối cùng, thể hiện sự tương tác chặt chẽ giữa người với môi trường.Khu di sản hang Con Moong đáp ứng nội dung tiêu chí nổi bật về một loại hình cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai, hay sử dụng biển, sự tương tác giữa con người và môi trường. Với tiêu chí này, khu di sản hang Con Moong có sự nổi bật hơn về hình thái cư trú lâu đời trong hang động cùng sự thích ứng văn hóa với các thay đổi của khí hậu qua tổ hợp công cụ và tàn tích cổ sinh. Truyền thống cư trú hang động diễn biến lâu dài tại hang Con Moong bởi các thế hệ người kế tiếp nhau liên tục, nhất là từ giai đoạn Sơn Vi, Hòa Bình và hậu Hòa Bình.Đại biểu thảo luận tại Hội thảo khoa học.Thêm nữa, khu di sản hang Con Moong nằm trong vùng đệm củaVườn quốc gia Cúc Phương. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m bảo tồn đa dạng sinh học rất cao và Vườn quốc gia Cúc Phương được ghi danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.Hội thảo kiến nghị tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan Trung ương triển khai thực hiện nhiệm vụ và xây dựng hồ sơ Khu di sản hang Con Moong đề cử UNESCO, sớm xây dựng Đề án: Nghiên cứu, xây dựng hồ sơ Di tích hang Con Moong trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.Mời Trung tâm Di sản Thế giới, cơ quan tư vấn của UNESCO cử chuyên gia hỗ trợ khảo sát, đánh giá khả năng đề cử Khu di sản hang Con Moong là di sản thế giới; xây dựng hồ sơ đề cử theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của UNESCO. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du Lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các cơ quan UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và ở Paris để thực hiện các quy trình xây dựng hồ sơ di sản thế giới.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín phát biểu tại Hội thảo.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam cho rằng, công tác xây dựng hồ sơ di sản thế giới đòi hỏi sự kiên trì và cần sự tập trung trí tuệ rất cao của hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hóa, các bên liên quan, của các nhà khoa học, quản lý đầu ngành trong nước và quốc tế. Đây là nhiệm vụ hết sức phức tạp, phải thực hiện nhiều khâu, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, lĩnh vực, cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công công việc cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh việc liên hệ và mong sớm được Trung tâm Di sản thế giới xem xét cử chuyên gia tư vấn quốc tế vào khảo sát, đánh giá, nhận xét tính khả thi của việc xây dựng hồ sơ khoa học di tích hang Con Moong, đề cử UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Cần có kế hoạch làm việc hiệu quả với các chuyên gia quốc tế nhiều kinh nghiệm cùng tham gia nghiên cứu, hợp tác xây dựng hồ sơ.Trước mắt, tập trung nghiên cứu, lựa chọn và biện luận cho các tiêu chí xác định giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới hang Con Moong và các di tích có liên quan, xuất bản tài liệu về "Khu di sản hang Con Moong - Tính xác thực, tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu". Quan tâm thực hiện quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, khai thác du lịch Khu di tích hang Con Moong và các di tích có liên quan gắn với tính đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Cúc phương, bản sắc văn hóa tộc Mường và phát triển du lịch bền vững trong liên kết vùng, làm căn cứ cho tỉnh làm việc với các chuyên gia tư vấn của UNESCO về hồ sơ Khu di sản hang Con Moong.
https://nhandan.vn/thanh-hoa-xay-dung-ho-so-de-cu-di-san-the-gioi-hang-con-moong-post803704.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Thanh Hóa", "hang Con Moong", "di sản thế giới", "UNESCO" ] }
“Giang” - Khi đương đại bén duyên cùng truyền thống
“Hội họa đương đại trong giấy Giangdường như cùng tan chảy thật quyến rũ, theo vô vàn điểm chạm không-thời gian. Giang quyền lực và hoan hỷ. Giang hiện hữu cuốn hút tôi trở về một thế giới tâm linh với vẻ đẹp thật khó diễn tả bằng lời”.
Đó là lý giải của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh, khi quyết định chọn bề mặt thô ráp đầy ma lực của loại giấy truyền thống làm chất liệu chuyên chở những tác phẩm trừu tượng biểu hiện với bút pháp đương đại tự do đầy cuốn hút, trong cuộc triển lãm mang một cái tên ngắn gọn: “Giang”.Nghe kể chuyện “Giang”Giấy Giang gắn với địa danh Pà Cò - một bản người H’Mông vùng cao thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đây là vật phẩm vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, gắn liền với nhiều hoạt động văn hóa của tộc người này.Tấm giấy Giang dán lên bức vách đối diện cửa chính minh định một không gian thờ cúng của gia chủ. Vào ngày Tết truyền thống, trên giấy Giang vẽ bùa chú đính kèm lông gà trang trí bàn thờ tổ tiên. Giấy Giang dán lên vật dụng như lá bùa bảo hộ ngăn ma quỷ quấy nhiễu hay được cắt nhỏ thành tiền âm phủ để đốt cho người đã khuất.Đời sống tâm linh củangười H’Môngkhông thể thiếu đi hình bóng của tờ giấy Giang - sợi dây gắn kết giữa người sống với người chết, nhịp cầu kết nối con cháu với tổ tiên. Bởi thế, tờ giấy bao gói cả đức tin, thái độ thành kính cùng sự trân trọng của người làm ra, chuyển tải cả niềm hoan lạc, sự xác tín với cảm thức về thế giới vĩnh hằng mang lại sự an nhiên, mưa thuận gió hòa cho cư dân, làng bản.Dù ban đầu, nghề làm giấy Giang chỉ để phục vụ nhu cầu cúng tế, lễ bái của từng gia đình nói riêng, của một cộng đồng cư dân nhỏ bé nói chung nhưng ít năm trở lại đây, Giang đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của giới nghệ sĩ tạo hình và trở thành một chất liệu sáng tác đặc biệt quyến rũ. Độ thấm, độ loang đầy biến ảo tạo nên những hình khối, mảng màu đầy ngẫu hứng khác biệt giúp giấy Giang tương hợp với đa dạng chất liệu, từ tự nhiên đến công nghiệp. Giang gợi mở, kích thích các họa sĩ tung tẩy thử nghiệm, với biên độ sáng tạo không giới hạn.Trước cuộc “đổ bộ” với 25 tác phẩm khổ lớn mang tên “Giang”, công chúng yêu mỹ thuật đã từng được chiêm ngưỡng những bức tranh sử dụng chất liệu mực và acrylic trên giấy Giang trong triển lãm “Làng” của họa sĩ Nguyễn Bảo Toàn, ngắm hơn 20 bức họa kết hợp lụa cùng giấy Giang ở cuộc trưng bày mang tên “Vùng sống” của Nguyễn Văn Trinh. Cây cọ nữ Thu Trần bồi giấy Giang, bột giấy Giang lên toan để tạo bề mặt bền vững làm nền cho chất liệu tổng hợp như màu nước, acrylic, sơn mài.Phạm Hà Hải dành niềm say mê đặc biệt cho giấy Giang, khi cho ra đời rất nhiều tranh trừu tượng giá trị đậm chất phương Đông, đậm đặc màu Thiền trên cái nền thô ráp nguyên sơ đầy bí ẩn. Đặc biệt, màu nước trên giấy Giang đã trở thành chất liệu sáng tác xuyên suốt được họa sĩ nổi tiếng người Peru - Nicolás Lopéz lựa chọn, trong cuộc trưng bày mang tên “Ngôn ngữ của nước” diễn ra cuối năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.Và nghe “Giang” kể chuyệnHọa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh biết đến loại giấy này từ năm 2020. Lên với Pà Cò, xem dân bản thu lượm cây giang, chế biến thủ công và “đổ giấy” bằng kỹ thuật độc đáo, ông đã ngay lập tức bị mê hoặc, khi ngắm nhìn “xơ của thân cây quện với bột ngâm của lá tạo nên bề mặt thô ráp, hoang dã tự nhiên đầy ma lực. Mặt giấy thay đổi theo ánh sáng như những tầng thiên nhiên huyền bí, vẻ đẹp mờ ảo xuyên qua những tia nắng như không ngừng sáng tạo trong thế giới viễn tưởng huyền hoặc”.Ông tâm sự, “nghệ sĩ luôn đam mê tìm tòi sự mới lạ mà về bản chất, Giang chính là cái mới, hàm chứa sự sáng tạo không ngừng ngay trên mặt giấy. Đứng trước mặt toan bồi giấy Giang, tôi cảm giác giấy hòa hợp với mình làm một, chỉ cần nương theo những xúc cảm đầy ngẫu hứng mà nó tạo ra là có thể bay bổng sáng tạo không ngừng”. Và trái ngọt mà ông thu được là 25 tác phẩm, cùng tên “Giang” (chỉ khác số thứ tự), cùng thời gian sáng tác (từ 2020 đến 2024), cùng chất liệu (tổng hợp) và cùng một kích cỡ (170 cm x 150 cm) đã mang lại những xúc cảm thẩm mỹ mới mẻ đầy hấp dẫn cho công chúng yêu mỹ thuật Thủ đô.Có vẻ như Giang là mối duyên tiền định, khi “Nguyễn Mạnh Quỳnh nghe được lời mách bảo của người xưa ẩn trong đồ vật và tranh thờ làm từ loại giấy này”. Nói như họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, “con mắt mới của ông được đánh thức, cứ tự do lạc bước vào muôn nẻo của biểu hiện trừu tượng và ngôn ngữ siêu hình của thế giới tâm linh. Để rồi Nguyễn Mạnh Quỳnh hồn nhiên thêm duyên mà nên nghiệp”.Có vẻ như Giang đã tạo tiền đề, để người họa sĩ có được một triển lãm thành công.Có vẻ như Giang đã tạo tiền đề, để người họa sĩ có được một triển lãm thành công. Như cảm nhận của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, “điều quan trọng là Nguyễn Mạnh Quỳnh đã hiểu được Giang, hiểu được bản chất cùng những chuyển động bí ẩn của Giang và hiểu được sự tương đồng giữa bản chất của Giang (chất liệu) và thế giới bên trong mà ông đang kiếm tìm không gian để nó hiện ra”.Để từ đó, “Giang và màu đã mở ra những vẻ đẹp cổ xưa với những câu chuyện như cổ tích, như huyền thoại. Còn hình và nét đã làm ra vẻ đẹp hiện đại. Những bức tranh của Nguyễn Mạnh Quỳnh đã dẫn tôi qua những thời đại khác nhau, theo một hành trình tuần tự: cổ xưa-hiện đại-tương lai và ngược lại”.Sau “Giang”, những bức tranh trừu tượng trên giấy Giang vẫn là lộ trình sáng tạo nghệ thuật mà người họa sĩ dự định đi tiếp. Nguyễn Mạnh Quỳnh thổ lộ, mong muốn lớn nhất là tăng được giá trị thương phẩm cho giấy Giang, để người dân Pà Cò có thể cải thiện thu nhập. Một tờ giấy khổ 170 x 150 cm mà ông sử dụng có giá thành 25 nghìn đồng, chất lượng cao hơn hẳn mới mang lại 50 nghìn đồng.Trong khi thời gian từ lúc cây giang được chặt về đến khi trở thành tờ giấy kéo dài tới 5-6 tháng, công sức bỏ ra quá lớn mà hiệu quả kinh tế chẳng đáng bao nhiêu. Người Pà Cò không kinh doanh giấy Giang, nhưng nếu cái bắt tay đặt hàng của giới mỹ thuật khiến họ có động lực sản xuất nhiều hơn, với chất lượng “tinh” hơn thì đó cũng là cách thức hữu hiệu giúp bảo tồn nghề truyền thống của đồng bào dân tộc, để gìn giữ và trao truyền lại cho thế hệ mai sau một sản phẩm văn hóa-tâm linh vô giá, giấy Giang!.
https://nhandan.vn/giang-khi-duong-dai-ben-duyen-cung-truyen-thong-post807057.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "giấy Giang", "hội hoạ", "truyền thống", "người H’Mông" ] }
Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn thu hút du khách trải nghiệm
NDO -Ngày 15/5 (tức ngày 8/4 âm lịch), tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, tỉnhHà Tĩnh) diễn ra Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn.
Đây là lễ hội được ngư dân vùng biển duy trì hàng trăm năm qua, nhằm thể hiện ước vọng cầu mong vị thần của biển cả che chở cho người dân được an lành, trời yên biển lặng, đánh bắt được nhiều hải sản.Với những giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh, lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2021. Đây cũng là một trong những hoạt động trọng tâm, tạo điểm nhấn cho mùa du lịch biển năm nay của Hà Tĩnh.Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có lịch sử hình thành từ lâu đời, được tổ chức hằng năm vào ngày 8/4 âm lịch, tại miếu thờ Đức Ngư Ông, thuộc thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng.Theo nội dung được ghi trên các bản sắc phong lưu giữ tại miếu thờ, Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn đã có từ thời nhà Nguyễn, cách đây hàng trăm năm. Hiện nay, tại miếu thờ Đức Ngư Ông còn lưu giữ 3 sắc phong thời Nguyễn giao cho xã Nhượng Bạn phụng thờ vị tôn thần Nam Hải Nhân Ngư.Tin liên quan[Ảnh] Ngư dân Hà Tĩnh háo hức với Lễ hội cầu ngưÔng Hoàng Anh Tú, thôn Chùa, xã Cẩm Nhượng cho biết: Hằng năm bà con ngư dân rất quan tâm, chuẩn bị chu đáo trong hàng tháng trời trước khi lễ hội diễn ra, nhằm tưởng nhớ, biết ơn vị tôn thần Nam Hải Nhân Ngư. Thông qua đó, cầu cho “mưa thuận gió hòa”, củng cố thêm sức mạnh cho ngư dân vươn khơi, bám biển.Ông Nguyễn Trường Sơn, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: Về với Cẩm Nhượng, du khách không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Thiên Cầm trải dài với nguồn hải sản phong phú, đa dạng mà còn được trải nghiệm những nét độc đáo củalễ hội cầu ngưcủa người dân vùng biển nơi đây. Đây là điểm đặc biệt tạo ấn tượng với du khách khi đến đây vào mỗi dịp hè.Lễ hội cầu ngư được tổ chức trang trọng với các phần chính như: nghi thức tế lễ Nam Hải đại thần; nghinh rước Nam Hải đại thần; lễ hội chèo cạn, lễ rước trên biển và thả thuyền về biển. Các nghi thức đều nhằm báo đáp công ơn của thần Nam Hải-vị thần của biển cả đã phù hộ, che chở cho ngư dân an lành, trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều hải sản; cổ vũ thêm sức mạnh để ngư dânvươn khơi bám biển.Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cẩm Nhượng, cho biết: Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn xuất phát từ nhu cầu cuộc sống cộng đồng, phản ánh ước vọng của người dân địa phương. Thông qua thực hành lễ hội, con người hiểu sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc, thể hiện mong muốn về sự phồn thịnh và niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng. Lễ hội cũng biểu hiện sức mạnh của cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết trong sản xuất và chiến đấu.Bên cạnh các giá trị lịch sử, văn hóa, giá trị khoa học của lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn cũng được thể hiện rất rõ. Các cổ vật, di tích, các thành tố di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ hội như đồ tế khí: long ngai, bài vị, sắc phong, câu đối, miếu Ngư Ông, quy trình tế lễ, văn hóa dân gian, nghệ thuật biểu diễn truyền thống… là nguồn tư liệu lịch sử phong phú.Đây là cơ sở giúp các nhà khoa học nghiên cứu đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh, lịch sử sử hình thành vùng đất, quá trình tụ cư, quá trình chinh phục chủ quyền biển đảo mà nhiều thế hệ tiền nhân đi trước đã gây dựng và vun đắp.Gắn với lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có hò chèo cạn được du nhập dưới thời phong kiến. Đây là di sản văn hóa phi vật thể kết hợp giữa dân ca, dân vũ thể hiện đời sống lao động sản xuất, cũng là ước vọng cầu ngư của ngư dân đi biển vùng Cửa Nhượng-Hà Tĩnh.Dịp này, tại xã Cẩm Nhượng cũng diễn lễ hội đua thuyền và các hoạt động khác nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại, du lịch, thu hút đông đảo du khách tham gia.
https://nhandan.vn/le-hoi-cau-ngu-nhuong-ban-thu-hut-du-khach-trai-nghiem-post809431.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Cẩm Xuyên", "Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn", "Di sản văn hóa phi vật thể", "Hà Tĩnh", "lễ hội cầu ngư", "vươn khơi bám biển" ] }
Cần nghiêm khắc với vi phạm về trang phục biểu diễn
Những ngày gần đây, một lần nữa, câu chuyện nghệ sĩ ăn mặc phản cảm khi biểu diễn lại làm nóng dư luận. Đầu tháng 5, trang phục đeo “huy hiệu lạ” của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow “Ngày em thắp sao trời” diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh gây xôn xao trên mạng xã hội và trên nhiều trang báo. Đa số dư luận bất bình, cho rằng trang phục này không phù hợp với tiết mục, gây dư luận xấu. Ngày 23/5, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã xem xét vấn đề này và cho biết “sẽ có biện pháp đề xuất cấp thẩm quyền xử lý phù hợp”.
Trang phục trên sân khấu là một yếu tố cấu thành tiết mục biểu diễn, là hình ảnh hoàn hảo nhất mà nghệ sĩ nào cũng muốn “trình hiện” trước công chúng. Nghệ sĩ bây giờ ăn mặc đẹp, hấp dẫn hơn trước đây rất nhiều. Quan niệm về nghệ thuật giải trí cởi mở hơn trước, ảnh hưởng từ tiếp nhận và giao lưu với các xu hướngnghệ thuật trẻtrên thế giới đã mang lại điều này. Tuy nhiên, cũng từ đây xuất hiện những câu chuyện không có hồi kết về một số nghệ sĩ lạm dụng trang phục phản cảm khi biểu diễn, sử dụng từ ngữ, động tác, phương tiện biểu đạt với mục đích câu khách, cổ vũ cho lối sống đi ngược lại thuần phong mỹ tục.Đầu năm 2023, ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh phạt Công ty Người hâm mộ Việt, đơn vị tổ chức biểu diễn đêm nhạc “SpaceSpeaker live concert - The Kosmik”, vì để nghệ sĩ múa mặc trang phục hở hang, cùng ca sĩ Binz nằm trên giường ngủ ngay trên sân khấu trong tư thế riêng tư ở một tiết mục.Trước đó, tháng 6/2022, sự cố người mẫu Hà Anh mặc xuyên thấu trong vai trò giám khảo một cuộc thi Hoa hậu khiến dư luận ngao ngán, và Công ty cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn cũng bị xử phạt hành chính. Nhiều cái tên đã trở nên “quen thuộc” với những sự số trang phục phản cảm như: Wowy, Angela Phương Trinh, Hương Tràm, Thu Minh, Hà Hồ, Thủy Tiên, Ngọc Sơn, Minh Hằng… Điều đáng nói, những nghệ sĩ vi phạm đã bị các cơ quan chức năng nghiêm khắc nhắc nhở, đưa ra nhiều hình phạt, mức phạt theo thời gian được tăng gấp hai, ba lần nhưng rồi chuyện lại đâu vào đấy.Là nghệ sĩ khi xuất hiện trước công chúng, ai cũng muốn mang trang phục đẹp, tôn lên nét gợi cảm, hấp dẫn bản thân, đồng thời khắc phục những hạn chế của hình thể. Nhưng chọn trang phục đẹp, bắt mắt cũng còn cần phù hợp nữa. Không ít ca sĩ khi biểu diễn đều chọn trang phục khá chỉn chu, nhưng tiếng hát, cách ứng xử văn minh của họ mới là yếu tố chính chinh phục người hâm mộ.Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng để bù đắp cho sự thiếu hụt tài năng hoặc tài năng chưa tới mà nhiều nghệ sĩ cố tình dùng trang phục lạ để gây sự chú ý. Khi bị dư luận lên án, cơ quan chức năng xử lý thì họ biện bạch, đó chỉ là sự cố vô tình mắc phải. Nhưng với nghệ sĩ “vô tình” mắc lỗi nhiều lần, thì sự cố đã trở thành hành vi cố tình vi phạm. Không chỉ làm xấu hình ảnh bản thân, họ còn tạo ra tấm gương xấu cho các nghệ sĩ trẻ.Nghị định số 38/2021 của Chính phủ ngày 29/3/2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, điều 11 “Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn” và điều 12 “Vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu” đã đưa các mức phạt tiền kèm theo đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 6 tháng đến 2 năm tùy mức độ vi phạm. Tuy nhiên, vẫn có những nghệ sĩ tiếp tục vi phạm, phải chăng hình phạt còn quá thấp so với lợi lộc, cát-xê mà họ và đơn vị tổ chức biểu diễn thu được?Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử cho người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, nhưng có lẽ Bộ Quy tắc này chỉ giúp điều chỉnh hành vi với người tự giác chấp hành hoặc vô tình phạm lỗi chứ không có nhiều tác dụng với người cố tình vi phạm.Vì vậy, để ngăn ngừa các hành vi vi phạm của nghệ sĩ một cách hiệu quả hơn, thời gian tới khi cơ quan chức năng xử lý, cần tách bạch những nghệ sĩ cố tình vi phạm hoặc tái phạm nhiều lần với những nghệ sĩ vô tình hoặc do trình độ nhận thức kém dẫn đến vi phạm. Với những hành vi cố tình vi phạm, vi phạm có hệ thống, bên cạnh hình phạt về tiền cần tăng thời gian đình chỉ hoạt động biểu diễn của cá nhân, tổ chức vi phạm, thậm chí cấm vĩnh viễn như một số nước trong khu vực đã làm. Bên cạnh sự quản lý của cơ quan chức năng, nghệ sĩ nên có nhận thức đúng đắn và tự chịu trách nhiệm về hình ảnh của mình trước công chúng.
https://nhandan.vn/can-nghiem-khac-voi-vi-pham-ve-trang-phuc-bieu-dien-post811170.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "trang phục biểu diễn", "trang phục phản cảm", "vi phạm", "nghệ thuật biểu diễn" ] }
Khai mạc Lễ hội chùa Ông năm 2024
NDO -Tối 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), Ban tổ chức Lễ hội chùa Ông tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khai mạcLễ hội chùa Ônglần thứ 9 năm 2024. Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và thành phố Biên Hòa đến dự.
Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai Lê Thị Ngọc Loan nhấn mạnh, Lễ hội chùa Ông được tổ chức thường niên nhằm giữ gìn truyền thống trong lễ nghi, vừa bổ sung những hoạt động hội vui tươi, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân; đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.Tin liên quanLễ hội chùa Ông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaLễ hội truyền thống chùa Ông vừa được Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 11/2023. Đây là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của tỉnh Đồng Nai được công nhận. Điều này, không chỉ là niềm vui của cộng đồng người Hoa mà còn là niềm vui của đông đảo người dân trên địa bàn.Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai Lê Thị Ngọc Loan cũng cho biết, với trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa, trong nhiều năm qua tỉnh Đồng Nai đã quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ban Trị sự Thất phủ Cổ Miếu (Chùa Ông còn gọi Thất phủ Cổ Miếu) làm tốt công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị vật thể của di tích chùa Ông.Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai kiêm Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chùa Ông lần thứ 9 Lê Thị Ngọc Loan phát biểu khai mạc.Việc duy trì, bảo tồn Lễ hội chùa Ông tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh của tỉnh và khu vực thu hút khách đến từ trong nước, ngoài nước đến tham dự, chiêm bái, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.Trong chương trình khai mạc, các đại biểu và người dân đã cùng đóng góp ủng hộ Quỹ vì người nghèo để hỗ trợ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Biên Hòa.Lễ hội chùa Ông lần thứ 9 năm 2024 sẽ có các hoạt động diễn ra trong 5 ngày, từ 18 đến 22/2 (tức từ mồng 9 đến 13 tháng Giêng), gồm: Lễ nghinh thần trên sông Đồng Nai, diễu hành trên đường phố với những tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, chương trình biểu diễn lân sư rồng, triển lãm và giao lưu thư pháp - thư họa, lễ thả phúc khí cầu và thả hoa đăng...Lễ nghinh thần trên sông Đồng Nai sáng 19/2.Khác với mọi năm, Lễ hội chùa Ông năm nay có sự tham gia của đoàn đại biểu đến từ các nước, gồm: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Singapore.Chùa Ông được xây dựng năm 1684 tại cù lao Phố (nay là phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa), đến nay đã trải qua 340 năm. Hằng năm, chính quyền tỉnhĐồng Naivà thành phố Biên Hòa luôn tạo điều kiện để lễ hội được diễn ra, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.
https://nhandan.vn/khai-mac-le-hoi-chua-ong-nam-2024-post796702.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Lễ hội chùa Ông", "Đồng Nai", "khai hội", "chùa Ông", "lễ nghinh thần" ] }
Hạ thủy 7 đóa sen mừng Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Huế
NDO -Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật. Đây là tác phẩm sắp đặt về đề tài văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam “Bảy đóa sen nâng gót tịnh” do các tăng ni Phật tử trẻ ở Huế thực hiện.
Ngày 12/5 (nhằm mùng 5/4 âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 - Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế đã tổ chứcLễ hạ thủy 7 hoa sen trên sông Hương;đồng thời phóng sanh tái tạo nguồn lợi thủy sản đón mừng Đại lễ Phật đản tại Huế.Tham dự lễ hạ thủy có Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Hương, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng - ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.Chư tôn đức cử hành nghi thức cầu nguyện trước khi hạ thủy 7 hoa sen.Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ Phật đản tại Huế chia sẻ: Đây là một trong những hoạt động Phật sự quan trọng, mở đầu Tuần lễ Phật đản năm 2024 - Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế diễn ra từ ngày 15 đến 22/5 (nhằm ngày mồng 8 đến Rằm tháng 4 năm Giáp Thìn) với nhiều hoạt động ý nghĩa. Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật.Trước đó, để chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản, hàng trăm Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã thực hiện 168 cánh sen bằng cách dán vải lên các bộ khung sườn, sau đó di chuyển từ Học viện về tập kết tại công viên bia Quốc Học. Tại đây, các kỹ thuật viên tiến hành lắp ráp hoàn thiện 7 đóa sen, mỗi đóa sen với đường kính 7,6m, cao gần 4m, trọng lượng 3 tạ/mỗi đóa, được hạ thủy, thuyền kéo đến vị trí theo thiết kế và định vị trên dòng sông Hương. Khoảng cách giữa hai đóa hoa sen là 20m ở trung tâm dòng Hương, bên trong mỗi đóa sen có gắn các bóng đèn chiếu sáng, có máy phát điện độc lập, bảo đảm nguồn sáng, an toàn và không ảnh hưởng đến giao thông đường thủy.Sau nghi thức cầu nguyện, chư tôn đức và các kỹ thuật viên đã tiến hành hạ thủy 7 hoa sen và cố định trên sông Hương với độ sâu gần 6m bằng 4 vị trí cọc trước Nghinh Lương Đình. 7 đóa sen sẽ được Ban Trị sự - Ban tổ chức Đại lễ Phật đản thắp sáng vào 19 giờ tối 15/5 (nhằm 8/4 âm lịch).Đây cũng là hoạt động thường niên trong Tuần lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế.Cùng ngày, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế tổ chứclễ phóng sanh, thả các loại cá giống(cá diếc và cá chép) xuống sông Hương để tái tạo nguồn lợi thủy sản.Đây là hoạt động ý nghĩa, nhằm nuôi dưỡng và đem lại sự sống cho các loài thủy sản nước ngọt đang dần cạn kiệt. Đồng thời, tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh trưởng, phát triển, góp phần cân bằng môi trường sinh thái; là nét đẹp trong văn hóa của con người Việt Nam nói chung và Phật giáo xứ Huế nói riêng.Theo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Tuần lễ Phật đản 2024 - Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế được tổ chức trang nghiêm với nhiều hoạt động ý nghĩa để mừng kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh lần thứ 2648, cúng dường ngày đản sanh Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni, cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.Từng hoa sen được lần lượt hạ thủy và cố định trên dòng Hương Giang.Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản là thiết trí lễ đài, trang trí 7 hoa sen trên sông Hương và các biểu tượng Phật giáo; thực hiện nghi thức tắm Phật và Lễ rước Phật truyền thống cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình; treo cờ, phướn, lồng đèn, biểu ngữ kính mừng Phật đản; thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni; diễu hành thuyền hoa; phóng sanh đăng; triển lãm về văn hoá Phật giáo, văn nghệ cúng dường, tụng kinh, tọa đàm, diễn giảng chánh pháp; đặt vòng hoa tưởng niệm tại đài Thánh tử đạo, nghĩa trang Liệt sĩ…Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cũng tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện hướng về người nghèo như xây dựng 5 nhà tình thương ở huyện A Lưới, tiếp tục chương trình nuôi em tại huyện Quảng Điền, trao 100 suất quà cho Hội người mù thị xã Hương Trà, 200 suất quà cho Hội người mù thị xã Hương Thủy...Một số hình ảnh tại lễ hạ thủy 7 đóa sen trên sông Hương:Hạ thủy 7 đóa sen trên sông Hương đã mở đầu Tuần lễ Phật đản năm 2024 - Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế.Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ Phật đản tại Huế chia sẻ tại buổi lễ.Tăng ni, phật tử cùng thực hiện lễ hạ thủy 7 đóa sen xuống sông Hương.Bảy đóa sen lớn do 168 cánh sen kết thành, được chư tăng ni trẻ tại Huế phát tâm thực hiện cúng dường mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.“Bảy đóa sen nâng gót tịnh” là tác phẩm sắp đặt về đề tài văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam do các tăng ni Phật tử trẻ ở Huế thực hiện.Bảy đóa hoa sen được cố định trên sông Hương với độ sâu gần 6m bằng 4 vị trí cọc trước Nghinh Lương Đình.Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật.Tăng ni Phật tử Huế còn tham gia thả cá phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hương.
https://nhandan.vn/ha-thuy-7-doa-sen-mung-dai-le-phat-dan-nam-2024-tai-hue-post808997.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Đại lễ Phật đản", "7 đóa sen", "Thừa Thiên Huế", "Giáo hội Phật giáo Việt Nam", "Hạ thủy" ] }
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Tình yêu diệu kỳ
NDO -Lễ hội pháo hoa quốc tếĐà Nẵng- DIFF 2024 đã đi được hai phần ba chặng đường. Tối nay (22/6), chờ đón những màn trình diễn pháo hoa tuyệt vời đến từ hai đội Ba Lan và Đức. Chương trình nghệ thuật cho đêm thi được dàn dựng công phu với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi.
Đại sân khấu hình bàn tay củaDIFF 2024,mang ý nghĩa gắn kết con người, là nơi không thể phù hợp hơn để biểu diễn các tiết mục nghệ thuật tâm huyết của hàng trăm nghệ sĩ trong nước và quốc tế đêm “Tình yêu diệu kỳ”. Đến với đêm thi thứ ba giữa đội Ba Lan và Đức, khán giả sẽ không chỉ được mãn nhãn với những màn pháo hoa rực rỡ, mà còn được chìm đắm trong những giai điệu vui tươi, ngọt ngào và sâu lắng của tình yêu.Tin liên quanHơn 46,5 nghìn quả pháo được chuẩn bị trong 9 tháng cho DIFF 2024Bữa tiệc nghệ thuật bên sông Hàn sẽ được mở màn bằng ca khúc “Em xinh” đầy năng động. Những nốt nhạc tươi sáng vang lên, ca ngợi vẻ đẹp của người con gái khiến người nghe không kìm được mà hát và nhún nhảy theo.Tinh thần của đêm tổng duyệt tiếp tục được đẩy lên cao với màn trình diễn “Marry you” tràn đầy năng lượng. Để rồi đưa khán giả đến những chương chuyện tình yêu sâu lắng hơn, mộc mạc nhưng đầy xúc cảm với những bài hát nổi tiếng là “Có chàng trai viết lên cây” và “Chuyện tình thảo nguyên”.Hình ảnh đêm tổng duyệt ấn tượng với nỗ lực lao động nghệ thuật hăng say của các nghệ sĩ, ca sĩ và diễn viên Nhà hát Trưng Vương, Đà NẵngQuán quân Giọng hát Việt nhí 2015, ca sĩ Trịnh Nguyễn Hồng Minh biểu diễn tại chương trình tổng duyệt.Bản hòa ca đầy sắc màu sẽ mang lại cho khán giả những phút giây thư thái tuyệt vời bên sông Hàn Đà Nẵng.Sự cộng hưởng giữa ánh sáng và âm nhạc, đã sẵn sàng để đưa du khách đến một thế giới tràn ngập tình yêu và thú vị trong đêm DIFF 2024 thứ ba “Tình yêu diệu kỳ”.Các nghệ sĩ miệt mài luyện tập để có thể mang đến cho khán giả những màn trình diễn ấn tượng nhất.Các tiết mục hứa hẹn sẽ bùng cháy cùng đêm thứ ba của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2024.Tình yêu diệu kỳ sẽ mang thế giới xích lại gần nhau trong bản hòa ca của âm nhạc và sắc màu pháo hoa tuyệt đẹp trên sông Hàn Đà Nẵng.... Với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi.Đại sân khấu hình bàn tay của DIFF 2024.Chương trình nghệ thuật chuẩn bị chu đáo cho đêm thứ 3 - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tối 22/6.
https://nhandan.vn/dac-sac-chuong-trinh-nghe-thuat-tinh-yeu-dieu-ky-post815612.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "TP Đà Nẵng", "DIFF 2024", "chương trình nghệ thuật", "Tình yêu diệu kỳ", "Ba Lan", "Đức" ] }
Tiền Giang tổ chức Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương
NDO -Chiều 17/4, tỉnhTiền Giangtổ chức Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang. Sáng cùng ngày, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thi gói và trưng bày bánh ít.
Phần lễ được thực hiện theo nghi thức truyền thống gồm: Lễ cúng tế do Ban lễ Đình Điều Hòa thực hiện, biểu diễn múa lân sư rồng, trống hội; chương trình văn nghệ.Phần hội với các hoạt động như Trưng bày hình ảnh Mỹ Tho, Gò Công xưa và nay; trưng bày chuyên đề Văn hóa trầu cau, trưng bày kỷ vật kháng chiến, trưng bày các loại hoa và trái cây trên xuồng ba lá, các tác phẩm thư pháp…Sáng cùng ngày, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thi gói và trưng bày bánh ít.Hội thi có sự tham gia của 11 đội đến từ các huyện, thị, thành của tỉnh Tiền Giang. Trong thời gian hơn 1 giờ, các đội tham gia dự thi sẽ gói, nấu 400 bánh ít và trang trí mâm lễ vật.Hội thi nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử và sự sáng tạo trong lao động, thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, cha mẹ, thể hiện ý thức và tinh thần đoàn kết của dân tộc.Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang vào dâng hương Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang.Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thị Uyên Trang cho biết,Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vươngđược tỉnh Tiền Giang duy trì hằng năm nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, thể hiện lòng thành kính đối Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước; đồng thời, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay.
https://nhandan.vn/tien-giang-to-chuc-le-gio-quoc-to-hung-vuong-post805223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương", "Tiền Giang" ] }
“Nàng tiên cá” và bài học về tôn trọng khán giả
NDO -Bộ phim “Nàng tiên cá” gây sốt khắp thế giới ngay từ khi chưa ra mắt nhưng không phải vì câu chuyện, sức hấp dẫn của bộ phim, mà vì những lùm xùm chung quanh sự lựa chọn diễn viên chính.
“The Little Mermaid” là bộ phim live-action (phim người đóng) chuyển thể từ bản hoạt hình cùng tên của hãng phim Walt Disney sản xuất năm 1989. Ở bản phim hoạt hình này, Walt Disney cũng đã chỉnh sửa kết phim cho có hậu hơn đối với nàng tiên cá Ariel, đồng thời cũng tạo cho Ariel tính cách mạnh mẽ hơn. Bản gốc hoạt hình với hình ảnh nàng tiên cá da trắng, mắt xanh với mái tóc đỏ bồng bềnh đã trở thành biểu tượng huyền thoại trong trí tưởng tượng của hầu hết khán giả về hình ảnh nàng tiên cá. Hình ảnh Ariel tóc đỏ không chỉ tồn tại trong bộ phim, mà đã được phát triển rộng rãi trong đời sống như sản xuất đồ chơi, game, hình trang trí, một số vật dụng…Năm 2019, Disney tuyên bố làm lại “The Little Mermaid” với một số thay đổi như tạo cho nàng tiên cá nhiều tư tưởng thời đại hơn, không chỉ vì tình yêu đối với một chàng trai mà đánh đổi giọng hát, mà còn bởi vì sự khao khát tự do, khao khát tìm hiểu thế giới mới bên ngoài, ở đây cụ thể là thế giới của con người. Ariel được xây dựng tự chủ hơn, hiện đại hơn so với nhân vật hoạt hình. Hoàng tử cũng có những nét tương đồng với Ariel, thích đi đây đi đó, khám phá thế giới, tìm hiểu những nền văn hóa mới lạ, nhưng bị mẹ ngăn cản vì sợ những nguy hiểm từ biển xanh. Sự tương đồng này khiến cho hai con người từ hai thế giới có sự đồng cảm và từ đó dẫn đến tình yêu dành cho nhau.Nữ diễn viên Halle Bailey không nhận được sự ủng hộ của khán giả tại một số thị trường vì không phù hợp với tạo hình nhân vật.Tuy nhiên, khi công bố nhân vật chính Ariel do nữ diễn viên da màu Halle Bailey thủ vai, “The Little Mermaid” của đạo diễn Rob Marshall đã vấp phải sự chỉ trích, phản đối rộng rãi của khán giả. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng, nguyên bản nàng tiên cá Ariel của chính Walt Disney có làn da trắng, đôi mắt xanh như biển và mái tóc đỏ bồng bềnh, không phù hợp với Halle Bailey da màu và có mái tóc nâu tết dreadlock nặng nề. Giải thích cho việc “đổi màu” nàng tiên cá, Walt Disney cho rằng, trong phim, vua Thủy Tề có 7 cô con gái đại diện cho 7 vùng biển dưới quyền cai trị của nhà vua, cùng với những cư dân dưới đáy biển đa dạng, có nhiều nguồn gốc khác nhau, cho nên mỗi tiên cá sẽ có một màu da, một chủng tộc.Khi “The Little Mermaid” chính thức công chiếu ngoài rạp, Walt Disney công bố doanh thu đạt tới 117, 4 triệu USD chỉ trong vòng 4 ngày đầu ra mắt. Tính đến nay, bộ phim đã thu về 327 triệu USD, trong đó có 186 triệu USD từ thị trường Mỹ, phần còn lại là các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số để đánh giá mức độ thành công của bộ phim, khi phải thu về ít nhất là từ 600 đến 650 triệu USD mới hoàn vốn cho con số chi phí sản xuất là 250 triệu USD. Trong khi đó, bộ phim vấp phải những phản ứng hết sức nặng nề tại các thị trường lớn ở châu Á. Tại thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường trọng điểm của hầu hết các phim bom tấn Hollywood, kể từ khi ra mắt vào ngày 28/5 đến nay, phim thu về vỏn vẹn 3,6 triệu USD. Còn tại thị trường Hàn Quốc, doanh thu có khá hơn một chút, đạt 4,4 triệu USD sau 10 ngày công chiếu.Khán giả ở thị trường châu Á tỏ ra khá thất vọng về nhân vật nàng tiên cá Ariel do Halle Bailey thủ vai. Nhiều khán giả nhấn mạnh rằng, trong tâm trí họ, nàng tiên cá luôn có nước da trắng và mái tóc đỏ bồng bềnh, chứ không phải một cô gái da màu có mái tóc tết dreadlock. Một số khán giả chỉ trích Halle Bailey không chịu hy sinh cho vai diễn khi giữ nguyên mái tóc không phù hợp với nguyên tác.Tại Việt Nam, nhiều khán giả đã phản ứng ngay từ khi có thông tin Halle Bailey được chọn vào vai Ariel do sự khác biệt quá xa đối với nhân vật trong phim hoạt hình. Những cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra khắp các mạng xã hội, các bài viết, bình luận về bộ phim, giữa một bên là bảo vệ hình ảnh nguyên tác và một bên ủng hộ cho cái mới, sự sáng tạo táo bạo…Một cảnh quay trong phim.Cho đến khi phim được công chiếu tại Việt Nam, những cuộc tranh cãi này vẫn chưa chấm dứt mà còn bùng nổ mạnh mẽ hơn. Phía ủng hộ bộ phim thì đánh giá cao giọng hát của Halle Bailey, những tư tưởng mới mẻ về nữ quyền mà đạo diễn cài cắm. Phía phản đối thì chỉ trích diễn xuất và vẻ ngoài không phù hợp của diễn viên, đồng thời nhấn mạnh điều quan trọng của phim là diễn xuất chứ không phải là khả năng ca hát.Ngoài ra, bộ phim còn có những bất hợp lý hoặc sạn đến từ cảnh quay, phục trang, nhân vật phụ, logic câu chuyện hoặc logic trong diễn biến tâm lý nhân vật khiến khán giả quay lưng với bộ phim. Một số cảnh quay không chỉ không đạt kỳ vọng mà còn đem lại phản ứng ngược như cảnh quay Ariel ở mỏm đá, cảnh quay với hoàng tử khi mới lên bờ, cảnh lái tàu đâm vào mụ phù thủy…Một số khán giả cho rằng, người da màu có văn hóa, câu chuyện và bản sắc riêng cũng rất nhiều màu sắc và hấp dẫn. Vì thế hoàn toàn không nên đặt một diễn viên da màu vào một nhân vật xuất phát từ châu Âu, mang bản sắc văn hóa châu Âu và khoác lên đó chiếc áo chống phân biệt chủng tộc. Nếu như xây dựng một nhân vật nàng tiên cá da màu, mang bản sắc văn hóa da màu, trong một câu chuyện của người da màu..., có thể mọi chuyện đã khác.Tính đến nay, doanh thu của nàng tiên cá tại Việt Nam đạt khoảng hơn 10,9 tỷ đồng (tương đương với hơn 464 nghìn USD), thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Khán giả tỏ ra thất vọng khi Walt Disney đầu tư lớn vào một bộ phim vốn đã có sẵn khán giả truyền thống, câu chuyện và hướng phát triển nhưng lại tự mình phá bỏ hết tất cả. Cho dù có nhiều luồng dư luận khác nhau, có cả những người bênh vực cho bộ phim nhưng thất bại của phim ở các thị trường châu Á là câu trả lời chính xác nhất của khán giả cho mức độ thành công của một bộ phim từng được kỳ vọng vì dựng theo một huyền thoại.
https://nhandan.vn/nang-tien-ca-va-bai-hoc-ve-ton-trong-khan-gia-post756530.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Nàng tiên cá", "The little mermaid", "Halle Bailey" ] }
Xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm chủ sở hữu trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản
NDO -Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định rõ quyền sở hữu đối vớidi sảnvăn hóa, tạo cơ sở để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ thể di sản trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản, đồng thời cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hóa ra nước ngoài.
Tiếp tục chương trình làm việc củaKỳ họp thứ 7, chiều 18/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình về Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).Tập trung 3 nhóm chính sáchBộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc xây dựngLuật Di sản văn hóa (sửa đổi)nhằm thể chế hóa văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến văn hóa và xây dựng pháp luật. Đồng thời, khắc phục những bất cập, hạn chế sau 23 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa 2001 và 15 năm thực hiện luật di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009."Sửa đổi Luật Di sản văn hóa là cần thiết nhằm thể chế chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa và di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay, đẩy mạnh thu hút nguồn lực xã hội hóa, hợp tác công tư, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế", Bộ trưởng cho biết.Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương 102 điều, tăng 2 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 73 điều).Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159 bao gồm:Đối với Chính sách 1: Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện với nội dung cụ thể như: Bổ sung, hoàn thiện một số thuật ngữ liên quan để tạo cách hiểu thống nhất trong thực thi và áp dụng pháp luật.Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Quy định rõ quyền sở hữu, quyền khác đối với di sản văn hóa, tạo cơ sở để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ thể di sản trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản; quy định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng được chuyển nhượng thông qua mua bán dân sự, trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước để gia tăng giá trị của di sản, chỉ cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật nhằm tránh mất mát di sản văn hoá ra nước ngoài.Đồng thời, quy định các biện pháp quản lý hiệu quả như: Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân phải được quản lý trong các bảo tàng công lập, di tích và các cơ quan, tổ chức Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thích hợp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân sưu tầm và trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; quy định hoạt động kinh doanh giám định di vật, cổ vật nhằm ngăn chặn kinh doanh, mua bán trái phép di vật, cổ vật và làm mất mát di sản văn hóa.Bổ sung quy định xác lập cơ chế ghi danh, công nhận, thực thi các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có phạm vi phân bố liên tỉnh, liên quốc gia.Quy định cụ thể về biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: nhận diện, kiểm kê, ghi danh, xếp hạng, công nhận; lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...Đối với Chính sách 2: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện với nội dung cụ thể như: Quy định phân cấp, phân quyền bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, phân quyền trên cơ sở quy định của pháp luật liên quan.Trong đó, có quy định cụ thể về nội dung phân cấp, phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương, rõ trách nhiệm quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương; quy định rõ cơ chế, nguyên tắc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quản lý Nhà nước về di sản văn hóa.Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Quy định rõ về nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm để phân định rõ các nội dung hoạt động và trách nhiệm của các tổ chức được giao quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa.Quy định về thanh tra, nội dung kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa.Đối với Chính sách 3: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện với nội dung: Quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể di sản văn hóa trong việc đầu tư kinh phí cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa do cá nhân, cộng đồng sở hữu.Đồng thời, có cơ chế, chính sách phù hợp để chia sẻ lợi ích công bằng cho các đối tượng liên quan đối với nguồn thu từ di sản văn hóa khi tham gia đầu tư cho di sản văn hóa và bảo đảm cơ chế phù hợp để khuyến khích hợp tác trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.Quy định về hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa; quy định về các nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quy định nội dung cơ chế, khai thác, sử dụng di sản trong hợp tác công tư để đầu tư, phát huy giá trị di sản trong bối cảnh hiện nay phục vụ công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội…Rà soát, quy định cụ thể đối với các nội hàm về bảo vệ và bảo quản bảo vật quốc giaChủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với những lý do được nêu tại Tờ trình số 119 của Chính phủ.Việc sửa đổi luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.Về quản lý bảo vật quốc gia, ông Vinh cho hay, Điểm c khoản 1 Điều 41 dự thảo Luật quy định “... Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển nhượng ở trong nước theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 42 Luật này và pháp luật khác liên quan; không được kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Luật này và điểm a khoản 1 Điều 78 Luật này...”.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngỦy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, quy định chặt chẽ, đặc biệt làm rõ nội hàm “chuyển nhượng”, “mua bán”, “kinh doanh” để tránh có nhiều cách hiểu khác nhau; đồng thời quy định cụ thể về “chế độ đặc biệt” trong việc bảo vệ và bảo quản bảo vật quốc gia.Có ý kiến cho rằng, quy định không được kinh doanh đối với bảo vật quốc gia là giới hạn quyền sở hữu tài sản của công dân theo Chương XIII Bộ luật Dân sự (quyền sở hữu bao gồm: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt).Đồng thời, quy định này cũng chưa bảo đảm tính thống nhất trong nội dung dự thảo Luật (điểm c khoản 1 Điều 41 giới hạn quyền sở hữu đối với tài sản nhưng khoản 3 Điều 42 lại quy định việc chuyển nhượng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự). Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định để bảo đảm thống nhất với Bộ luật Dân sự.
https://nhandan.vn/xac-dinh-ro-quyen-loi-trach-nhiem-chu-so-huu-trong-bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-post814947.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Luật Di sản văn hóa", "Bảo vật", "Di vật", "Di sản văn hóa", "Cổ vật", "Quốc hội" ] }
Triển lãm bộ ảnh lịch sử về Điện Biên Phủ của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại
NDO -Sáng 3/5, tại Hà Nội, gia đình cố Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợpHội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt NamvàBảo tàng phụ nữ Việt Namtổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên chiến trường Triệu Đạilà tác giả của hàng nghìn tấm ảnh phong phú, quý hiếm về Điện Biên Phủ. Trong đó, bức ảnh nổi tiếng được sử dụng nhiều nhất và nhiều người biết đến nhất cả trong nước lẫn quốc tế là bức ảnh chụp Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng được phất cao trên nóc hầm Tướng chỉ huy quân Pháp De Castries buổi chiều 7/5/1954.Bức ảnh chụp khoảnh khắc chân thực và đầy khí thế hào hùng đã trở thành một biểu tượng cho chiến thắng vĩ đại của quân đội và nhân dân Việt Nam đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới.Tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại được trưng bày.Nhân kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(1954-2024), triển lãm giới thiệu tới công chúng 70 bức ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ cùng 20 bức ảnh về chiến dịch Biên giới (1950). Tham quan triển lãm, người xem như được theo chân Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại, một nhân chứng lịch sử xuyên suốt chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc Bộ Chính trị họp bàn ở Thái Nguyên, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đến khi Bộ chỉ huy Mặt trận Điện Biên Phủ bắt đầu lệnh tiến công... và kết thúc là ngày vui chiến thắng ở Mường Phăng trong niềm hân hoan của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, là lễ mừng sinh nhật Bác Hồ tại cánh đồng Mường Thanh với cờ hoa giăng kín chiếc xe tăng chiến lợi phẩm của Pháp...Triển lãm thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách.Đáng chú ý, toàn bộ hình ảnh về các lực lượng tham gia cũng như mọi công tác chuẩn bị cho chiến trường ở mặt trận Điện Biên Phủ đã được ống kính của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại bám sát, ghi lại đầy đủ, như bộ đội kéo pháo, dân công mở đường, công binh làm hầm, đoàn văn công sinh hoạt văn nghệ cùng chiến sĩ, quân y ngày đêm chăm sóc thương bệnh binh, anh nuôi mang cơm ra tận chiến hào…Đây chính là những tư liệu lịch sử “có một không hai” mang giá trị trường tồn với thời gian, khẳng định sức mạnh tập thể của cả một dân tộc đồng lòng đấu tranh vì chính nghĩa.Theo thông tin từ Ban tổ chức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ từng nói: "Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại...".Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại và Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem lại những bức ảnh chụp Điện Biên Phủ.Không chỉ được đánh giá cao về nội dung, các tác phẩm của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại còn khiến công chúng nể phục bởi kỹ thuật chụp vững vàng, từ ánh sáng cho đến bố cục đều chặt chẽ.Tham quan triển lãm, Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thanh Hà (Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội) bày tỏ ấn tượng trước các tác phẩm được chụp chắp ghép từ nhiều ảnh-kỹ thuật cực khó mà không phải tay máy nào cũng làm được. Chẳng hạn như bức Toàn cảnh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta tiêu diệt, chụp chắp ghép 7 bức liền nhau mà không nghiêng không lệch, không khuyết một chi tiết nào... Ông cũng cho biết thêm rằng nhiều tác phẩm của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại đã và đang thường xuyên được sử dụng làm tư liệu dạy và học cho các thế hệ sinh viên nhiếp ảnh, quay phim.Nhà quay phim, nhiếp ảnh gia Phạm Thanh Hà phân tích sự đặc biệt trong bức ảnh Toàn cảnh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.Triển lãm mở cửa đến hết ngày 12/5 tạiBảo tàng Phụ nữ Việt Nam(36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại sinh năm 1920 tại Hà Nội. Ông học nghề nhiếp ảnh từ năm 1941, trở thành phóng viên mặt trận từ năm 1947. Được sự tin tưởng, điều động của cấp trên, ông đã tham gia tác nghiệp tại những mặt trận khói lửa như chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Hòa Bình 1951, chiến dịch Tây Bắc 1952, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Sau 1954, Nghệ sỹ nhiếp ảnh Triệu Đại công tác tại Báo Quân đội nhân dân, tiếp tục chụp ảnh tại các chiến trường Vĩnh Linh, Quảng Bình 1965, Quảng Trị 1967, Khe Sanh 1968... và để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị.Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 cho những bức ảnh về Điện Biên Phủ.Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm:Kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ.Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ họp tại chân thác Mường Phăng. (Ảnh chụp bằng kỹ thuật chụp chắp 2 kiểu theo chiều đứng)Máy bay B29 của không quân Pháp và phi công đầu tiên bị bắt sống tại mặt trận Điện Biên Phủ.Đánh chiếm sân bay Mường Thanh.Nhân dân các bản Mường Phăng, Nà Tấu chúc mừng bộ đội sau Chiến thắng Điện Biên Phủ.
https://nhandan.vn/trien-lam-bo-anh-lich-su-ve-dien-bien-phu-cua-nghe-si-nhiep-anh-trieu-dai-post807677.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "bản hùng ca bằng ảnh", "Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam" ] }
Tìm ý tưởng định hình công viên văn hóa ven sông Hồng
Cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi giữa và ven sông Hồng” (do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Hội Kiến trúc sư Việt Nam chỉ đạo tổ chức) vừa khởi động đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia văn hóa, quy hoạch và cộng đồng thiết kế. Đây là bước tiến mới trong lộ trình khai thác các giá trị không gian ven sông Hồng - vùng xanh quý báu giữa lòng đô thị Thủ đô.
Bãi giữa sông Hồng có diện tích khoảng 328 ha cùng bãi ven sông Hồng (từ cầu Tứ Liên đến cầu Trần Hưng Đạo) rộng khoảng 63,2 ha nằm trên địa bàn bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Long Biên. Trước kia, diện tích bãi giữa và bãi ven sông Hồng thay đổi nhiều theo mùa nước lũ, tuy nhiên những năm gần đây hai bãi tương đối ổn định do mực nước sông ổn định, hiếm khi dâng cao.Mong muốn biến nơi đây thành không gian công cộng, không gian sáng tạo đặc trưng và hấp dẫn đã được chính quyền Thủ đô Hà Nội đặt ra từ lâu, song do chưa đủ điều kiện chín muồi và phải đối mặt nhiều vướng mắc cho nên chưa có được một lộ trình khả thi để hiện thực hóa. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho rằng, thông qua cuộc thi này sẽ chọn lựa được các ý tưởng hay, độc đáo, khả thi để khai thác không gian đặc biệt của Thủ đô theo hướng bền vững và sáng tạo, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa.Đề bài cụ thể là “thiết kế công viên văn hóa”, nhưng theo các chuyên gia, không gian ven sông Hồng rất rộng và còn nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú, do đó không nên “công viên hóa” kiên cố với mật độ xây dựng dày, mà cần phân chia các khu vực theo chức năng hợp lý để giảm tác động đến môi trường tự nhiên. Các khu vực, như: Không gian ươm trồng cây xanh và dạo bộ thư giãn; không gian sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật; không gian thưởng thức ẩm thực; không gian tổ chức lễ hội, trải nghiệm làng nghề truyền thống cần bổ sung...Đối với đề nghị cần định nghĩa rõ công viên tiếp cận miễn phí hay chuyển đổi công năng mang tính tư nhân, kiến trúc sư Phạm Minh Tuấn, thành viên Hội đồng Giám khảo cho rằng, công viên bản chất là không gian công cộng mở dành cho mọi người, tuy nhiên để có nguồn thu cho việc bảo tồn phát huy (như di sản kiến trúc cầu Long Biên) thì có thể tổ chức một vài không gian đặc thù có hoạt động dịch vụ, thương mại.Khu vực bãi giữa và ven sông Hồng là quỹ đất lớn giữa thiên nhiên tương phản với không gian chật chội của nội thành Hà Nội, cho nên từ nhiều năm nay nơi đây đã xuất hiện hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, du lịch... tự phát. Bên cạnh đó, một diện tích không nhỏ được người dân sử dụng trồng trọt, chăn nuôi, thậm chí xây nhà và kinh doanh không phép. Những hoạt động này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất trật tự an ninh, rủi ro liên quan sức khỏe và tính mạng... Do đó, việc quy hoạch cũng cần xem xét chuyển đổi sinh kế và tích hợp các hoạt động của người dân có sẵn vào quy hoạch phát triển của thành phố.Tại hội thảo chuyên đề “Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng- Tầm nhìn và giải pháp” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức tháng 11/2023, nhiều đại biểu đưa ra, đề xuất dựa trên kinh nghiệm các mô hình không gian xanh ven sông đã thành công của Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc...Điều đặc biệt lưu ý là, bãi giữa sông Hồng rất gần không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, kết nối với nhiều địa danh lịch sử quận Ba Đình và các làng hoa ở hai quận Tây Hồ, Long Biên. Vì thế, nếu được quy hoạch đồng bộ với phát triển giao thông, công viên văn hóa ở bãi giữa sông Hồng sẽ không chỉ phục vụ nhu cầu đời sống người dân mà còn góp phần thu hút du khách trong nước và quốc tế, quảng bá hình ảnh Hà Nội - thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO.Tiến sĩ Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam gợi ý mô hình vườn trồng các cây đại diện vùng miền Việt Nam, vừa cung cấp sản phẩm nông nghiệp, vừa phục vụ ăn uống, dã ngoại, cắm trại... Còn Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Minh (Trường đại học Kiến trúc Hà Nội) đặc biệt lưu ý vai trò điểm nhấn của cầu Long Biên, cho rằng nếu cầu Long Biên là di sản đô thị thì bãi giữa là di sản thiên nhiên, mối quan hệ gắn bó độc đáo này có thể góp phần “nuôi dưỡng bản sắc” và “kiến tạo thương hiệu” đô thị Hà Nội.Qua nghiên cứu và thực tế nhiều địa phương, nhóm kiến trúc sư Nguyễn Lâm, Phan Bảo An, Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Khánh Chi (Đại học Đà Nẵng) đề xuất năm yếu tố trong thiết kế công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng. Một - thích ứng biến đổi khí hậu, sử dụng hệ thống cây xanh bản địa để chống ngập lụt, giảm nhiệt độ; hai - bảo tồn và kế thừa văn hóa, tổ chức hoạt động sản xuất truyền thống hoặc lễ hội, nghệ thuật truyền thống; ba - đa dạng và hòa nhập mọi lứa tuổi, chú ý khả năng tiếp cận của trẻ em, người già, người khuyết tật; bốn - áp dụng công nghệ thông minh, tối ưu hóa sáng tạo và giảm tác động đến tự nhiên; năm - xây dựng, vận hành và quản lý theo hướng bền vững, lâu dài.Dành cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, cuộc thi tìm ý tưởng xây dựng công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi giữa và ven sông Hồng tiếp tục hiện thực hóa định hướng sông Hồng là trục phát triển xanh theo Đồ án Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thông qua. Các bài thi cũng như góp ý sẽ được tiếp nhận, nghiên cứu, xử lý hài hòa để tìm ra phương án triển khai thống nhất cho không gian xanh, an toàn, tiện ích ven sông Hồng. Dự kiến, lễ công bố và trao giải cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 10/2024.
https://nhandan.vn/tim-y-tuong-dinh-hinh-cong-vien-van-hoa-ven-song-hong-post812388.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [] }
Diễn viên Bảo Thanh và một lần mang kịch tới Trường Sa
NDO -Không phải là vai một người con giàu cảm xúc hay một cô gái lí lắc như phong cách thường thấy, diễn viên Bảo Thanh hóa thân vào vai bà mẹ với tình huống dở khóc, dở cười trong vở hài kịch "Tình yêu lính đảo" trong chuyến đi công tác đặc biệt nhất đời diễn viên của mình tớiTrường Sa.
Dí dỏm "Tình yêu lính đảo" trên sân khấu Trường Sa lớnTrên sân khấu ở cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa lớn, các diễn viên Nhà hát kịch Công an nhân dân cuối tháng 4 vừa qua đã mang đến một tiểu phẩm hài đặc sắc "Tình yêu lính đảo" với sự có mặt của nữ diễn viên Bảo Thanh - vai người con xuất sắc trong "Về nhà đi con". Trong vở diễn, Bảo Thanh đảm nhận vai bà mẹ ở vùng miền núi trung du và có một cô con gái hết lòng yêu một chàng trai lính đảo. Việt Tùng và Trúc Mai vào vai diễn tung hứng với những nét diễn rất duyên dáng.Vở “Tình yêu lính đảo” được xây dựng với một kết cấu chuyện giản dị, kể về chuyện tình yêu xa của một anh lính hải quân và một cô gái ở miền trung du xa xôi. Sự nhầm lẫn đáng yêu đã diễn ra khi chàng trai lần theo địa chỉ bức thư về tận quê hương để tìm cô gái. Nhưng tình huống trớ trêu là cô gái đã không dám mạnh dạn lấy tên thật mà lấy tên mẹ mình để thổ lộ tình cảm với chàng trai. Tình huống dở khóc, dở cười khiến chàng trai tưởng đã bị ai đó trêu đùa tình cảm…Kết thúc vở diễn, những tiếng vỗ tay không ngớt. Có những chiến sĩ đã xúc động nghẹn ngào thổ lộ: “Em nhớ nhà, nhớ mẹ quá” - tân binh Nguyễn Thế Thìn thốt lên bên cánh gà. Có chàng trai mới một năm ra đảo, bẽn lẽn bảo: “Em nhớ người bạn gái vẫn thường nhắn tin động viên em hoàn thành nghĩa vụ quân sự”; “Em nhớ mẹ và vợ ở nhà luôn làm hậu phương vững chắc của mình”… Có chàng trai dí dỏm bảo: “Không biết ít nữa về đất liền mình có đi tìm gặp cô gái thường hay hỏi thăm mình bị nhầm lẫn như tình huống này không?”.Trúc Mai, Bảo Thanh và Việt Tùng trình diễn kịch tại sân khấu đảo Trường Sa.Bảo Thanh, kết thúc vai diễn, xúc động bảo, cô ít khi diễn hài và đây có lẽ lần đầu đảm nhiệm vai bà mẹ. Nhưng với hình tượng mới, cô hy vọng đã mang nét diễn tươi mới và nụ cười dí dỏm tới với các chiến sĩ ngoài hải đảo xa xôi.“Diễn cho những chiến sĩ ở đảo xem, cảm xúc người diễn và người xem rất đặc biệt. Người diễn được diễn cho chính người đang xuất hiện trong vở kịch của mình xem, còn người xem được xem chính mình trên sân khấu. Tôi thấy bóng hình của mình đâu đó trong vai diễn, thấy tình yêu với người con gái hậu phương”, Thanh kể.Nữ diễn viên "Về nhà đi con" đã có một hành trình đặc biệt ý nghĩa cùng với các nghệ sĩ nhà hát ra thăm quân, dân đảo Trường Sa và diễn kịch để tặng bà con biển đảo cuối tháng 4 vừa qua.Dù vậy, lúc đầu, nữ diễn viên trẻ không khỏi tâm tư: “Trước đây, tôi chỉ nghe, đọc sách báo về Trường Sa nhưng chưa bao giờ được đặt chân đến những địa điểm thiêng liêng như thế này. Hai ngày trước khi đi công tác, tôi không ngủ được vì lo lắng sợ say sóng, nắng rát. Nhưng sau khi nghe ông xã phân tích có nói những nơi biển đảo thiêng liêng Tổ quốc đánh dấu lãnh thổ chủ quyền nên không phải ai muốn cũng đi ra được, nếu có cơ hội phải tận hưởng nó, cố gắng thư giãn để trải nghiệm hết chuyến đi trọn vẹn nhất".Và trong 6 ngày cùng đoàn công tác, Bảo Thanh đã nhận thấy được tình cảm yêu mến và sự chăm sóc chu đáo của các chiến sĩ, nên thay vì những lo lắng nắng, gió, say sóng, cô chỉ còn cảm thấy sự gần gũi rất đáng yêu và cảm xúc thiêng liêng, tự hào khi được đặt chân tới biển đảo xa xôi.Những ngày lên đảo, cảm nhận sự thiếu thốn và sự khắc nghiệt của thời tiết vùng biển đảo xa xôi, Bảo Thanh càng thấm thía ý chí kiên cường, sự hy sinh của các chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Vở diễn đã mang đến những tiếng cười sảng khoái cho quân, dân trên đảo.Đảm nhận vai con gái trong vở diễn là diễn viên Trúc Mai. Trúc Mai cũng lần đầu tiên được đặt chân tới các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, biểu diễn tiểu phẩm ngắn phục vụ các cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên Đảo Trường Sa."Tôi cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào khi được đại diện cho Nhà hát Kịch Công an nhân dân mang đến cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên đảo một món ăn tinh thần từ đất liền. Đó cũng là tình cảm, là sự sẻ chia và lòng biết ơn sâu sắc của tôi cũng như tập thể Nhà hát Kịch Công an nhân dân tới sự hy sinh và cống hiến thầm lặng của những cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ canh giữ đất trời Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió! Để khi quay trở lại đất liền, trong tôi vẫn mang theo những tình cảm yêu thương và trân quý ấy", Trúc Mai xúc động chia sẻ. Trong hành trình đến Trường Sa, Bảo Thanh và Trúc Mai nhận được sự đón nhận của rất nhiều chiến sĩ trẻ.Các chiến sĩ trẻ lần đầu tiên được thưởng thức kịch trên đảo Trường Sa.Diễn cho các chiến sĩ ở đảo, cảm xúc người diễn và người xem rất đặc biệt. Người diễn được diễn cho chính người đang xuất hiện trong vở kịch của mình xem, còn người xem được xem chính mình trên sân khấu. Tôi thấy bóng hình của mình đâu đó trong vai diễn, thấy tình yêu với người con gái hậu phương.Diễn viên Bảo ThanhSẽ mang vở diễn gần gũi hơn nữa tới Trường SaĐứng phía bên cánh gà, nhìn dàn diễn viên nhà hát biểu diễn, Đại tá, NSND Nguyễn Thị Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát kịch Công an nhân dân không khỏi tự hào. Ngày nhận nhiệm vụ mang kịch ra diễn tại đảo Trường Sa lớn, cả đoàn ai cũng xúc động, tranh nhau đăng ký suất tham gia vở diễn vì đây là lần đầu tiên Nhà hát có cơ hội đặt chân tới nơi biển đảo xa xôi.Với địa hình sân khấu không thể đầy đủ như đất liền, đoàn đã phải tính toán mang các đạo cụ sân khấu, âm thanh, ánh sáng giản tiện nhất, biến sân khấu ở cột mốc chủ quyền thành địa điểm biểu diễn tốt nhất.Kịch bản “Tình yêu lính đảo” được xây dựng lại từ một vở diễn đã thành công của nhà hát, nhưng lần này, nhân vật chính được xây dựng cho một chiến sĩ hải quân nơi biển đảo xa xôi ở Trường Sa, để bất kỳ chiến sĩ nào đang xem vở kịch cũng thấy bóng dáng của mình trong vai nam chính, tạo nên sự gần gũi, giao thoa giữa nghệ sĩ với các chiến sĩ ngoài hải đảo xa xôi.“Thông điệp chúng tôi muốn mang đến qua vở hài kịch ngắn không chỉ tiếng cười vui vẻ được mang đến từ những nghệ sĩ đã thành danh với việc đóng các phim truyền hình, mà thông điệp chính là những người ở đất liền luôn luôn hướng về các chiến sĩ hải quân và khẳng định với các chiến sĩ là những người mẹ, người bạn gái, người vợ của các anh luôn là hậu phương vững chắc để các anh vững vàng tay súng, giữ gìn biển đảo quê hương, giúp các anh yên tâm, vững chắc hoàn thành nhiệm vụ của mình với Tổ quốc”, Đại tá, NSND Thúy Hiền chia sẻ.Nụ cười các chiến sĩ trẻ.Đứng trong cánh gà, Đại tá, NSND Thúy Hiền tâm sự, khi nhìn thấy những giọt nước mắt rơi của chiến sĩ và người dân ở đảo, chị thấy vô cùng vinh dự vì đã cùng một vài đại diện nhà hát mang được tác phẩm thật sự đi vào lòng người trình diễn cho các chiến sĩ tại đây, bởi vì ở mảnh đất xa xôi này, để được thưởng thức kịch là điều rất hiếm hoi và mới mẻ.Nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trên đảo khác với đất liền, người nghệ sĩ nào cũng thấy thiêng liêng vô cùng. Nhìn các chiến sĩ trẻ măng, da đen như gỗ mun, những nghệ sĩ cũng xúc động vô cùng vì cảm nhận được sâu sắc những sương gió mà các chiến sĩ phải nếm trải. Họ đã say mê giao lưu, hát tặng các chiến sĩ ở đảo Sinh Tồn và thấy ánh mắt của các chiến sĩ long lanh niềm tin với đất liền.Đại tá, NSND Nguyễn Thị Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát kịch Công an nhân dân giao lưu với các chiến sĩ ở đảo Sinh Tồn.Chia tay đoàn công tác, chị Lê Thị Hương Trâm, một hộ dân tại đảo Trường Sa lớn bịn rịn níu giữ chân nghệ sĩ, ngân ngấn lệ nói: "Từ ngày chúng tôi ra đây, được xem các chương trình văn nghệ rất nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên được xem kịch. Tôi thấy rất vui khi được xem các nghệ sĩ diễn kịch và đặc biệt là được gặp Bảo Thanh ngoài đời - một diễn viên tôi rất thích sau bộ phim "Về nhà đi con".Chúng tôi muốn gửi gắm thông điệp qua vở diễn, rằng những người ở đất liền luôn luôn hướng về các chiến sĩ hải quân và khẳng định với các chiến sĩ là những người mẹ, người bạn gái, người vợ của các anh luôn là hậu phương vững chắc để các anh vững vàng tay súng, giữ gìn biển đảo quê hương, giúp các anh yên tâm, vững chắc hoàn thành nhiệm vụ của mình với Tổ quốc.Đại tá, NSND Nguyễn Thị Thuý HiềnĐại úy Trương Công Thành đã nhiều năm công tác ở các đảo như Sinh Tồn, Đá Tây... trước khi đến Trường Sa lớn, ngồi phía cuối hàng khán giả không bỏ sót bất kỳ hình ảnh nào trên sân khấu. Với anh, được xem các nghệ sĩ nổi tiếng truyền hình trình diễn kịch trên đảo Trường sa là cảm xúc vô cùng đặc biệt. Những tiếng cười hào sảng, những tiếng vỗ tay không ngớt, những cuộc chia tay bịn rịn... khiến cho đoàn công tác ai nấy đều nghẹn ngào khi phải rời đảo trong vài phút nữa.Những dư âm sau đêm nghệ thuật, những cảm xúc rưng rưng của quân và dân trên đảo khi được thưởng thức nghệ thuật kịch nói rất hiếm hoi... còn kéo dài mãi. Đại tá, NSND Thúy Hiền kỳ vọng vào một ngày không xa, Nhà hát kịch Công an nhân dân sẽ tiếp tục được ra đảo xa, trình diễn những tác phẩm kịch ngắn ý nghĩa hơn, gần gũi hơn nữa với quân, dân trên đảo, để góp một phần nhỏ bé chia sẻ với khó khăn vất vả của người chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi.Một số hình ảnh biểu diễn văn nghệ tại sân khấu đảo Trường Sa lớn:Các chiến sĩ trên đảo thưởng thức chương trình giao lưu văn nghệ. (Ảnh: ĐÌNH KÝ)Các chiến sĩ trên đảo tặng lại đoàn công tác tiết mục nghệ thuật đặc sắc. (Ảnh: ĐÌNH KÝ)(Ảnh: ĐÌNH KÝ)Quân, dân trên đảo kết hợp trong một tiết mục văn nghệ. (Ảnh: ĐÌNH KÝ)Các em bé trên đảo Trường Sa dành tặng các cô, chú tiết mục văn nghệ đặc sắc. (Ảnh: ĐÌNH KÝ)
https://nhandan.vn/dien-vien-bao-thanh-va-mot-lan-mang-kich-toi-truong-sa-post807468.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Bảo Thanh", "diễn viên \"Về nhà đi con\"", "Tình yêu lính đảo", "Nhà hát kịch Công an nhân dân", "Trường Sa" ] }
Lần đầu công bố bộ sưu tập tranh 12 con giáp của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm tại Đà Lạt
NDO -Lần đầu tiên các tác phẩm của danh họa thời mỹ thuật Đông DươngNguyễn Tư Nghiêmđược triển lãm tại Đà Lạt. Các bức tranh 12 con giáp được tuyển lựa lần này thuộc bộ sưu tập riêng của pianist Trần Lê Bảo Quyên.
Những phát hiện mới về tranh Nguyễn Tư NghiêmCác tác phẩm 12 con giáp của một trong bộ tứ danh hoạ thời mỹ thuật Đông Dương lần đầu tiên được giới thiệu tới người xem trong Triển lãm “Nguyễn Tư Nghiêm, đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây”, thuộc khuôn khổ Lễ hội âm nhạc cổ điển Đà Lạt 2024.Sự kiện có những điều trùng lặp thú vị: lần đầu tiên một lễ hội âm nhạc cổ điển được tổ chức tại Việt Nam, bộ sưu tập tranh 12con giápcủa Nguyễn Tư Nghiêm lần đầu tiên được công bố tại Đà Lạt, đồng thời là lần đầu tiên được vén mở những giá trị đương đại.Giám tuyển Nguyễn Như Huy cho biết: “Đây là triển lãm một danh họa Đông Dương, song không phải chỉ để tạo ra một không gian thẩm mỹ, mà đặc biệt để tạo ra một không gian đối thoại liên văn hoá và liên nghệ thuật về các chủ đề triết học, văn hoá thị giác và con người”.Chính vì thế, theo giám tuyển Nguyễn Như Huy, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm trong triển lãm này không xuất hiện như danh họa “vang bóng một thời". Ông hiện diện với tư tưởng và các vấn đề thị giác đương đại. Ở góc độ này, triển lãm tiên phong trong việc đề xướng một góc nhìn giám tuyển mới về các bậc thầy quá khứ, đặc biệt là nhóm các họa sĩ thời Đông Dương.Lâu nay, góc nhìn cũ mang tính hoài niệm khiến công chúng chỉ biết đến giá trị thương mại và giá trị lịch sử của họ. Những lớp văn hoá, tư tưởng nếu có được đề cập tới sẽ luôn bị đặt ở chiều lùi của thời gian và biến thành trầm tích dù thời đại của họ cách chúng ta chưa đầy thế kỷ.Trong khi ấy, giám tuyển Nguyễn Như Huy khẳng định, tranh Nguyễn Tư Nghiêm mang giá trị đương đại bền vững trong mối quan tâm và những đối thoại chưa bao giờ ngưng nghỉ nơi các tác phẩm của ông về con người. Điều này càng thấy rõ hơn khi soi chiếu vào cách ông thực hành nghệ thuật trong giai đoạn nửa sau cuộc đời.Không hề ngẫu nhiên khi danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm về cuối đời chọn giấy dó làm chất liệu sáng tác chủ yếu. Giấy dó và bột màu và sự đối lập với nghệ thuật sơn dầu phương Tây.Giấy dó với đặc tính xốp, thấm màu, khô nhanh đòi hỏi họa sĩ khi thao tác buộc phải nhập một vào cùng chất liệu. Với giấy dó, họa sĩ không có đủ thời gian để tính toán, dàn xếp, không thể cạo rửa rồi vẽ lại như vẽ sơn dầu, không sửa được, không làm lại được. Quá trình vẽ vì thế mang tính trực thời - ngay ở đây, lúc này, bây giờ. Đó cũng là tâm thức thời gian phương đông: thời gian không phải là một thực hữu khách quan mà luôn gắn bó mật thiết với hiện hữu của con người.Khi Nguyễn Tư Nghiêm chọn giấy dó, ông chọn trở thành chính nguồn cội Á Đông của mình theo cách sáng tạo nhất. Trong “hệ sinh thái” bột màu, màu nước, giấy dó này, Nguyễn Tư Nghiêm phục hồi lại bản tính gốc của nghệ thuật, tức không phải một thực hành sản xuất thẩm mỹ hiện đại mà như một thao tác tâm linh hoá thế giới.“Ta có thể thấy rõ sự thật này, chẳng hạn, thông qua đề tài con giáp mà Nguyễn Tư Nghiêm là hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên đề hóa nó. Ông luôn bắt đầu một năm mới theo lịch Âm bằng thực hành vẽ màu nước hay bột màu trên giấy dó các con giáp đại diện cho từng năm Âm lịch đó.Thực hành lặp đi lặp lại này vào đầu các năm Âm lịch - khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao lặp đi lặp lại giữa năm cũ và năm mới, với tôi, đã không còn là thực hành nghệ thuật theo cách hiểu hiện đại phương Tây. Đây chính là hành vi vẽ bùa và tinh thần hóa, tức nhắm tới việc khả kiến hóa các mối quan hệ tinh thần vô hình để qua đó mang lại năng lượng tốt đẹp vào năm mới cho mọi người”, giám tuyển Nguyễn Như Huy phân tích.Dưới góc nhìn này, Nguyễn Tư Nghiêm không chỉ là một nghệ sĩ bậc thầy mà còn là một vị thầy bùa, cũng đồng thời đang chơi một trò chơi con trẻ, ngẫu nhiên, nguệch ngoạc với nghệ thuật.Đối thoại Nguyễn Tư Nghiêm và nhạc cổ điển phương TâyCác tác phẩm tranh giấy dó 12 con giáp của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm trong triển lãm lần này nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nghệ sĩ piano Trần Lê Bảo Quyên, chắt ruột nhà văn Nguyễn Tuân (cha của bà Thu Giang, vợ danh họa Nguyễn Tư Nghiêm).Nghệ sĩ piano Trần Lê Bảo Quyên.Việc quyết định giới thiệu bộ sưu tập tới công chúng trong không gian của âm nhạc cổ điển được nữ nghệ sĩ xem là cơ hội để đối thoại với bậc tiền bối của gia đình, và qua đó khai mở những chiều kích mới trong chính bản thân khi theo đuổi nghệ thuật phương tây trong bối cảnh văn hoá - xã hội phương đông.Triển lãm sẽ đi kèm với hai buổi biểu diễn âm nhạc cổ điển của nghệ sĩ Trần Lê Bảo Quyên và Trần Lê Quang Tiến trong không gian trưng bày, xét như sự đối thoại trực tiếp với các tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm. Một buổi vào ngày khai mạc triển lãm 10/3, một buổi vào ngày kết thúc triển lãm 18/3.Cuộc đối thoại giữa tranh giấy dó, bột màu, màu nước vẽ con giáp của Nguyễn Tư Nghiêm và nhạc giao hưởng được mong đợi là sự kiện thú vị, chưa từng có tiền lệ. Một bên đại diện cho nghệ thuật phương tây, quan niệm thời gian phương tây, trọng tính chính xác, khoa học. Một bên là không gian phương đông, thời gian phương đông với hệ thức thời gian độn giáp, con người và thời gian là nhất thể và sự hoà hợp với nhịp vũ trụ được xem là đạo.Thông qua cuộc đối thoại, công chúng có cơ hội tiến đến một nấc thang cao hơn trong thưởng lãm nghệ thuật, đó là truy vấn các vấn đề văn hoá và con người của hiện tại bằng tư tưởng và các cách đặt vấn đề thị giác của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
https://nhandan.vn/lan-dau-cong-bo-bo-suu-tap-tranh-12-con-giap-cua-danh-hoa-nguyen-tu-nghiem-tai-da-lat-post799167.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "tranh Nguyễn Tư Nghiêm", "họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm", "nghệ sĩ Trần Lê Bảo Quyên", "tranh con giáp", "triển lãm tranh Nguyễn Tư Nghiêm", "Triển lãm “Nguyễn Tư Nghiêm", "đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây”", "Lễ hội âm nhạc cổ điển Đà Lạt 2024" ] }
Sôi động Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Nậm Pồ
NDO -Từ ngày 19 đến hết ngày 21/2 (tức ngày mồng 10 đến 12 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), tại sân vận động xã Phìn Hồ, Ủy ban nhân dânhuyện Nậm Pồ(tỉnh Điện Biên) long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc.
Tham gia ngày hội, người dân và du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân tộc hấp dẫn, các trò chơi dân gian, liên hoan nghệ thuật quần chúng; thi ẩm thực và đặc biệt là cuộc thi chọi dê lần đầu được tổ chức tại Nậm Pồ.Trong khuôn khổ ngày hội, còn có các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng được các xã, nhân dân địa phương thực hiện với mong muốn quảng bá tiêu thụ sản phẩm.Tin liên quanSôi nổi Ngày hội Văn hóa dân tộc H’Mông tại huyện biên giới Nậm PồPhát biểu tại lễ khai mạc vào tối 19/2, ông Nguyễn Hữu Đại, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ, nhấn mạnh: Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Nậm Pồ lần thứ 2 là hoạt động văn hóa tiêu biểu trong năm 2024.Thông qua các hoạt động của ngày hội, nhằm bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào cácdân tộc thiểu sốhuyện Nậm Pồ; để những giá trị văn hóa đặc sắc ấy tiếp tục được tỏa sáng giữa vùng trời biên cương của Tổ quốc, góp phần làm giàu đẹp thêm văn hóa truyền thống của đất nước, nâng cao truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 98%; là vùng đất với nhiều màu sắc văn hóa được giao thoa giữa các dân tộc thiểu số cùng cư trú xen kẽ với nhau từ lâu đời. Các dân tộc có những nét riêng nhất định về tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội dân gian; tạo nên nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo.Trình diễn nghi lễ dân gian tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Nậm Pồ.Thi chọi dê thu hút sự theo dõi thích thú của đông đảo nhân dân và du khách.Hát múa Mừng Đảng-Mừng Xuân tại lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Nậm Pồ.Người dân, du khách hào hứng chụp ảnh lưu niệm tại các không gian văn hóa được trang trí độc đáo, cuốn hút.
https://nhandan.vn/soi-dong-ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-huyen-nam-po-post796767.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Điện Biên", "Nậm Pồ", "Ngày hội Văn hóa các dân tộc", "đồng bào dân tộc thiểu số" ] }
Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu tiên lưu diễn tại Việt Nam
NDO -Từ ngày 30/3 đến 12/4, lần đầu tiên, Dàn nhạc Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra - WYO) sẽ đến Việt Nam để tập luyện và biểu diễn cùng các thành viên Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (VNAMYO).
Nghệ sĩ Nhân dân Bùi Công Duy, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết, năm nay, Học viện vinh dự được lựa chọn là đơn vị đối tác của WYO để cùng tổ chức, góp mặt trong dự án “Âm thanh của tình anh em”. Hiện tại, các học sinh, sinh viên được chọn của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các sinh viên,nghệ sĩ trẻ quốc tếcủa WYO đang tích cực luyện tập để chuẩn bị cho sự kiện nghệ thuật này.Dàn nhạc Trẻ Thế giới được thành lập năm 2001 bởi nhạc trưởng người Italia Damiano Giuranna, quy tụ hơn 2.000 thành viên tài năng từ khắp các châu lục. Dàn nhạc đã biểu diễn nhiều buổi hòa nhạc ở Italia, Trung Đông, Maghreb, châu Âu, Mỹ, tổ chức nhiều buổi hội thảo, trao đổi âm nhạc tại các trường học nơi dự án vùng được thực hiện.Dàn nhạc đã được UNICEF đề cử làm Đại sứ thiện chí và được Tổng thống Cộng hòa Italia trao tặng Huân chương Bạc và Huy chương Bạc vì thành tích văn hóa, xã hội.Đến với Việt Nam lần này, nhạc trưởng Damiano Giuranna và 45 thành viên của WYO đến từ các nước như Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Italia, Anh, Hàn Quốc, Bỉ, Trung Quốc, Pháp, Nga, Kazakhstan… sẽ cùng kết hợp với 25 thành viên hệ đào tạo từ trung cấp đến đại học củaVNAMYOđể mang đến những phần biểu diễn ấn tượng.Đáng chú ý là chương trình Hòa nhạc “Đêm Thăng Long” diễn ra tối 6/4 tại Phòng hòa nhạc lớn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và chương trình “Gala Opera Puccini” diễn ra ngày 10/4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đem đến cho khán giả thủ đô nhiều tác phẩm khí nhạc kinh điển cùng các tiết mục đặc sắc, đỉnh cao của các nhà soạn nhạc lỗi lạc thế giới như P.Tchaikovsky, G.Rossini, G.Puccini... và của các nhà soạn nhạc Việt Nam như Đặng Hữu Phúc, Trần Mạnh Hùng…Sự kết hợp đa dạng và đặc biệt của các nghệ sĩ trẻ đến từ 20 quốc gia hứa hẹn sẽ lan tỏa nguồn năng lượng trẻ trung, tích cực, giàu năng lượng và sáng tạo nghệ thuật đến đông đảo công chúng yêu nhạc hàn lâm của thủ đô Hà Nội.
https://nhandan.vn/dan-nhac-tre-the-gioi-lan-dau-tien-luu-dien-tai-viet-nam-post802073.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Dàn nhạc Trẻ Thế giới", "WYO", "VNAMYO", "Đêm Thăng Long", "Âm thanh của tình anh em", "Việt Nam" ] }
Tranh chân dung của họa sĩ Phạm Luận: Bình dị, ấm áp
NDO -Chiều 28/2, triển lãm tranh "Phạm Luận - Chân dung" khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), giới thiệu gần 60 bức chân dung được lựa chọn từ hàng trăm tác phẩm sáng tác ngay từ những ngày đầu trong sự nghiệp của họa sĩ Phạm Luận cho đến gần đây nhất là năm 2023.
Triển lãm được tổ chức dịp đầu xuân năm mới Giáp Thìn 2024 nhằm kỷ niệm tuổi 70 của họa sĩ, đồng thời đánh dấu triển lãm tranh cá nhân lần thứ 24 của ông.Nổi tiếng trong nền mỹ thuật đương đại với thể loại tranh phong cảnh, đây là lần đầu tiên họa sĩ Phạm Luận giới thiệu tới công chúng những tác phẩm chân dung - mộtkhông gian hội họa đặc sắcriêng của họa sĩ. Tại buổi khai mạc, họa sĩ giao lưu, trò chuyện với khách tham quan và chia sẻ nhiều kỷ niệm thú vị, dí dỏm. Ông cho rằng độ tuổi 70 như lúc này là thích hợp để mở triển lãm tranh chân dung, với những trải nghiệm và độ chín - điều mà chẳng hạn khi họa sĩ ở độ tuổi 50 chưa thể làm được...Triển lãm thu hút đông đảo người xem yêu nghệ thuật, đặc biệt nhiều nhân vật là nguyên mẫu trong tranh cũng có mặt.Những thế mạnh trong tranh phong cảnh của ông như kỹ thuật diễn tả ánh sáng tài tình, bút pháp sơn dầu chắc khỏe nhưng cũng vô cùng tinh tế, đã kết hợp với chân dung của các nhân vật, tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật mang đậm dấu ấn Phạm Luận.Một bức chân dung tự họa của họa sĩ Phạm Luận và người vợ của ông.Nhà thơ, nhà báo Trần Hữu Việt bày tỏ cảm xúc tại triển lãm, nhận định ngắn gọn rằng "Phạm Luận là hội họa - Hội họa là Phạm Luận".Họa sĩ Phạm Luận vẽ khá nhiều chân dung phụ nữ với vẻ đẹp mềm mại, tươi sáng, mang lại cảm giác ấm áp, dịu dàng.Triển lãm mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 5/3 tạiBảo tàng Mỹ thuật Việt Nam(số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).
https://nhandan.vn/tranh-chan-dung-cua-hoa-si-pham-luan-binh-di-am-ap-post797975.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "triển lãm mỹ thuật", "tranh chân dung", "họa sĩ Phạm Luận", "Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam" ] }
Văn học với nền tảng tinh thần xã hội
LTS - Văn học nghệ thuật luôn hướng đến trả lời các vấn đề của cuộc sống. Một trong những lĩnh vực quan trọng mà thực tiễn đang đòi hỏi người cầm bút hướng đến giải quyết thấu đáo, cởi mở và dân chủ là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thêm một góc nhìn về vấn đề cơ bản này, Báo Nhân Dân cuối tuần giới thiệu cùng bạn đọc vệt bài của nhà lý luận phê bình Trần Thiện Khanh, đồng thời mong được đón nhận những chia sẻ, trao đổi của các nhà văn hóa, nhà lý luận, phê bình cùng những người quan tâm đến khía cạnh trách nhiệm của văn học nước nhà trong việc góp phần xây dựng nền tảng tinh thần và đạo đức xã hội.
Bài 1: Quyền lực của niềm tin1.Nhà nghiên cứu Ðặng Thai Mai khi viết Văn học khái luận, công trình lý luận văn nghệ mác-xít có hệ thống đầu tiên ở ta, đã chỉ rõ rằng: văn học cũng như hình thái ý thức khác nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt kinh tế - xã hội; phát triển trên nền sinh hoạt chung, văn học "góp sức vào công cuộc bồi bổ nền văn hóa", "văn học có sứ mạng bồi bổ cải tạo sinh hoạt về mặt tinh thần và cả mặt vật chất nữa" (Văn học khái luận,1944).Nhà văn là đại biểu tinh thần của xã hội, phụng sự kiến tạo tinh thần xã hội. So với các thể loại lời nói khác, văn học (nghệ thuật) có sức mạnh không gì sánh được trong việc kiến tạo các hệ giá trị sống, các mẫu người văn hóa tiêu biểu cho thời đại, xã hội. Sáng tạo văn học là con đường đặc thù để kiến tạo tri thức về thế giới, xã hội, con người; là con đường xây dựng, củng cố niềm tin về các giá trị chân - thiện - mĩ, các biểu tượng thiêng liêng.Trong việc xây dựng nền tảng tinh thần xã hội đương đại, nhìn chung có hai vấn đề cấp bách cần giải quyết, hai vấn đề then chốt quyết định đến đường hướng văn nghệ, khuôn mặt văn nghệ hiện tại, thậm chí quyết định đến cả việc nhìn nhận, đánh giá di sản văn học cách mạng và thành quả đổi mới thời gian qua của chúng ta. Thứ nhất: xây dựng, củng cố niềm tin. Thứ hai: bảo vệ hệ tư tưởng mà dân tộc, lịch sử đã lựa chọn, đồng thời phải bảo vệ các biểu tượng, các huyền thoại thiêng liêng của cộng đồng - cơ chế vận động của văn hóa dân tộc. Ðánh mất niềm tin, làm sụp đổ các biểu tượng, huyền thoại của dân tộc đưa đến sự phủ nhận tuyệt đối là đánh mất, hủy hoại các giá trị nhân văn đẹp đẽ do bao thế hệ gây dựng, rộng hơn là nền tảng tinh thần của xã hội.Trước hết, Xây dựng niềm tin là vấn đề nóng, bức thiết, phức tạp nhất trong đời sống văn hóa tư tưởng hiện nay. Ðó vừa là điều kiện vừa là kết quả của việc bảo vệ, xây dựng nền tảng tinh thần xã hội. Quyền lực và chức trách của văn học là tạo dựng niềm tin. Thể hiện niềm tin là phô diễn chỗ sâu sắc nhất, chân thực nhất trong tâm hồn. Ðọc một tác phẩm văn học, suy cho cùng là đọc niềm tin của người viết về con người, về thực tại. Chừng nào chưa trả lời được câu hỏi, nhà văn tin vào điều gì, vì sao anh ta tin điều đó, cách thể hiện niềm tin đó ra sao... thì coi như chưa đọc vỡ văn bản. Chẳng hạn đọc Truyện Kiều phải đọc cho ra niềm tin của Nguyễn Du về phẩm giá con người, niềm tin tôn giáo. Niềm tin của nhà văn chính là cơ sở của việc cắt nghĩa, lý giải thế giới và chiều hướng con đường đời của nhân vật. Ðọc Hồ Xuân Hương cũng vậy, ta tin vào sức sống, bản lĩnh của người phụ nữ. Ðọc truyện Chí phèo, qua nhân vật Thị Nở, ta tin vào sức mạnh cảm hóa của tình yêu, tình người. Chữ người tử tù gây dựng niềm tin về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiên lương trước cái ác, cái xấu. Ðọc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài không thể không tin vào sức sống tiềm tàng của con người. Rừng xà nu bồi đắp tinh thần yêu nước, cách mạng, khiến chúng ta thêm tin tưởng cách mạng, tin vào sức mạnh quật khởi, chính nghĩa của nhân dân ta.Mục đích cuối cùng của văn học là làm cho con người tin tưởng vào một hệ giá trị nhân văn nào đó, tin tưởng để hành động, vun đắp, xây dựng, bảo vệ nó. Nói như Nam Cao, văn học có chức trách nâng đời sống con người lên. Một tác phẩm lớn phải là tác phẩm làm cho con người tin vào chính bản thân mình, tin vào chính con người, làm cho người ta sống đẹp hơn, tốt hơn, sống nhân ái, bao dung hơn: "Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn" (Ðời thừa).Tác phẩm thật giá trị là tác phẩm truyền cho người ta một niềm tin đẹp đẽ nào đó, một lý tưởng sống cao đẹp nào đó, làm cho chúng ta như bừng ngộ ra, có thêm điểm tựa tinh thần, tâm đắc và hứng khởi. Niềm tin là kết tinh, biểu hiện sâu sắc nhất của tư tưởng, nhận thức, quan niệm. Cái gốc của niềm tin chính là tư tưởng, tâm trạng, nhận thức của mỗi chủ thể. Ðộng chạm đến niềm tin tức là khơi ra câu chuyện về nhận thức, khuynh hướng tư tưởng, tâm trạng xã hội. Trong sáng tác nghệ thuật, đặt niềm tin vào con người là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn. Ðể mất niềm tin, lòng tin trong con người, ở con người, giữa con người và với thể chế xã hội là điều rất lớn. "Người ta sống không chỉ bằng cơm ăn, nước uống, mà còn bằng tình thương và lòng tin. Mất tình thương và lòng tin thì còn sống thế nào?" (Tố Hữu). Gần đây, nhiều người cho rằng, thời đại ngày nay là thời đại bất tín nhận thức, khủng hoảng niềm tin đối với tất cả những giá trị tồn tại từ trước đây. Nếu đúng như vậy, thì văn học nghệ thuật đã có vai trò và trách nhiệm gì đối với việc hình thành nên thế giới quan kiểu đó?Văn học có thể tác động, làm thay đổi cách nhìn, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thị hiếu, lối sống, tín ngưỡng, hành động của con người. Văn học là một phương tiện thể hiện các chuẩn mực chủ đạo trong đời sống xã hội; công cụ chống các hiện tượng tiêu cực, lệch lạc, các quan điểm sai trái; là động lực để điều chỉnh, củng cố, bồi đắp niềm tin; phát huy những giá trị, truyền thống cao đẹp; xây dựng con người mới, hình thành cuộc sống mới, lối sống mới, góp phần bảo vệ nền tảng tinh thần xã hội.2.Nói chuyện tại Ðại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ II (1957), đồng chí Trường Chinh yêu cầu văn nghệ sĩ: "phải làm sao tự toàn bộ tác phẩm toát ra được thái độ rõ rệt, đúng đắn đối với chế độ ta. Ðó là có thái độ nhiệt tình ủng hộ chế độ, hiểu biết và tin tưởng, không bi quan, không thổi phồng cái xấu, cũng không bóp méo sự thật, không lẫn lộn hiện tượng với bản chất"(1).Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, nhà thơ Tố Hữu cho rằng: người sáng tác văn nghệ phải có sứ mệnh xây dựng niềm tin vào con người, nhân dân, chế độ của mình; tin để gắn bó, góp sức, ra sức làm cho mọi thứ tốt dần lên. Ðể xây dựng, củng cố niềm tin, văn nghệ không chỉ có nhiệm vụ khẳng định những giá trị tư tưởng tích cực, những thành tựu của nền văn nghệ kháng chiến, sự đúng đắn của đường lối văn nghệ của Ðảng, mà còn phải lên tiếng chống lại những tiếng nói lũng đoạn làm xói mòn niềm tin, chống lại những tiếng nói bất mãn xuyên tạc, nổi loạn phá phách, phản động thù địch con người, chế độ, nhân dân ta. Cũng theo Tố Hữu, văn nghệ không chỉ xây dựng, củng cố mà còn phải bảo vệ niềm tin chế độ và Ðảng lãnh đạo, bảo vệ mỹ học Mác - Lê-nin, bảo vệ con đường đúng đắn vì Tổ quốc, vì nhân dân và vì chủ nghĩa xã hội của nhà văn chân chính thời đại mới. Ðó là một sứ mệnh thiêng liêng, là trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ(2).3.Không có "văn học thuần túy" đứng ngoài hệ tư tưởng. Văn học không chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng mà còn tham gia kiến tạo, duy trì, thực thi hệ tư tưởng của thời đại. Hệ tư tưởng nào thì văn học ấy. Không có thứ văn học không xuất phát và biểu hiện quan niệm có tính hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng là sản phẩm của văn hóa xã hội, nó không phải là ý muốn chủ quan của cá nhân.Nhà văn lớn đồng thời là nhà văn hóa, nhà tư tưởng, sáng tạo theo một thế giới quan. Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng lớn của thời đại quân chủ phong kiến. Thơ văn ông là sản phẩm của hệ tư tưởng phong kiến, đồng thời cũng là một tác nhân kiến tạo, duy trì, bảo vệ hệ tư tưởng phong kiến, nền văn hóa Ðại Việt. Nhắc đến Nguyễn Trãi người ta nghĩ ngay đến chủ nghĩa yêu nước Ðại Việt, đến tập đại thành của tư tưởng yêu nước. Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị hiện đại, một đại biểu của thơ trữ tình cách mạng. Thơ Tố Hữu là bản anh hùng ca về thời đại Hồ Chí Minh, nhưng cũng là sản phẩm văn hóa của thời đại đó. Chỉ đến với cách mạng, viết về tình cảm lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn..., Tố Hữu mới có thể đưa kiểu thơ trữ tình chính trị lên đỉnh cao như vậy.Cơ chế hoạt động của văn hóa là các biểu tượng, các huyền thoại. Ðể xây dựng niềm tin, giá trị, thế giới quan... không thể không quan tâm đến sự sinh thành các biểu tượng, huyền thoại của dân tộc, của cộng đồng. Chức năng của văn học không phải là kéo đổ các biểu tượng, các giá trị thiêng liêng, đẹp đẽ, không phải là giải thiêng các anh hùng dân tộc. Ngược lại, chính văn học với tư cách là một hiện tượng ý thức hệ, đã biểu tượng hóa, huyền thoại hóa, hợp thức hóa một trật tự văn hóa xã hội nhất định, tôn vinh những anh hùng có công lao to lớn đối với cộng đồng, dân tộc. Biểu tượng hóa là con đường lớn của sáng tạo văn học.(Còn nữa)-------------------1. Xem Trường Chinh, Về văn hóa và nghệ thuật, tập I, Nxb.Văn học, H, 1985, tr.222.2. Xem thêm Tố Hữu, Về văn học và nghệ thuật, Văn phòng Bộ Văn hóa, H,1972.
https://nhandan.vn/van-hoc-voi-nen-tang-tinh-than-xa-hoi-post217301.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [] }
[Ảnh] Độc đáo lễ hội vật cầu nước làng Vân, tỉnh Bắc Giang
NDO -Lễ hội vật cầu nước(hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm một lần tại làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Lễ hội thuộc tín ngưỡng dân gian thờ Thần Mặt Trời của người nông dân vùng đất này từ thời cổ xưa còn truyền lại. Trước đó vào năm 2022 lễ hội vật cầu nước làng Vân đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
16 trai làng đóng khố cởi trần được tuyển chọn tham gia vật cầu nước gọi là quân cầu, chia làm hai giáp (giáp Thượng và giáp Hạ), mỗi giáp tám người.Trước khi vào trận đấu, các quân cầu thực hiện nghi lễ tế Đức Thánh Tam Giang.Quả cầu được đặt ở giữa sân, các quân cầu lao vào tranh cướp cầu, nhiệm vụ của hai giáp phải tranh cướp khối cầu trong tay đối thủ, cùng nhau di chuyển đưa quả cầu về phía phần sân của đối thủ rồi đặt vào lỗ cầu để giành chiến thắng.Trận đấu kịch tính, giằng co quyết liệt giữa hai giáp.Khi cướp được cầu, quân cầu phải nhanh chóng chạy về hố của đối phương, cùng với đó là sự truy cản quyết liệt của đối thủ.Các quân cầu cố gắng lôi người giữ hố cầu để giáp của mình đặt cầu vào ghi điểm.Quả cầu được làm từ gỗ có trọng lượng gần 20kg được các quân cầu tranh giành quyết liệt.Hội vật cầu nước với ý nghĩa là hội mừng chiến thắng. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn của cư dân trồng lúa nước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.Khi trận đấu kết thúc, tất cả người dân cùng đổ xuống sân "tắm bùn" chung vui cùng 2 đội.
https://nhandan.vn/anh-doc-dao-le-hoi-vat-cau-nuoc-lang-van-tinh-bac-giang-post810467.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "lễ hội vật cầu nước", "làng Vân", "tỉnh Bắc Giang" ] }
Sức lan tỏa của Festival Huế
Sau 24 năm nỗ lực đổi mới và sáng tạo, thương hiệu Festival Huế đã trở thành sự kiện được chú ý. Festival Huế 2024 với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7 đến 12/6. Lần đầu tiên, chương trình khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 với chủ đề “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau” được tổ chức tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
Ngay lần đầu tiên tổ chức vào năm 2000, Festival Huế (diễn ra 12 ngày đêm với chủ đề “Huế - thành phố của nghệ thuật sống”), có sự tham gia của hơn 30 đoàn nghệ thuật của Việt Nam và Pháp với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đã để lại ấn tượng tốt.Festival thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự, trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6.000 lượt khách quốc tế... Đây thực sự là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, là hoạt động giao lưu có tính chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy sự phục hồi của tỉnh Thừa Thiên Huế sau trận lũ lịch sử năm 1999.Đến nay, sau 11 lần tổ chức, Festival Huế để lại ấn tượng và sức hấp dẫn riêng. Mỗi kỳ Festival có một chủ đề để Ban tổ chức xây dựng kịch bản, các chương trình nghệ thuật phù hợp. Festival Huế từng thành công với các chủ đề: “Huế - Thành phố của nghệ thuật sống” (2000); “Khám phá nghệ thuật sống của Cố đô Huế” (2002); “700 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên Huế” (2006); “Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” (2012); “710 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên Huế (2016)” và “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” (2004, 2008, 2010, 2014).Năm 2018, Festival Huế lần thứ 10 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển-Huế, 1 điểm đến 5 di sản”, là sự kế thừa và khẳng định sự thành công của chín kỳ Festival trước đó; nơi hội tụ, giao lưu nghệ thuật giữa các nền văn hóa của các quốc gia, nhằm tiếp tục đẩy mạnh quan hệ giao lưu quốc tế; giới thiệu, quảng bá những giá trị đặc sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, đẩy mạnh phát triển du lịch và kinh tế-xã hội của Thừa Thiên Huế. Từ năm 2022, Festival Huế (lần thứ 11) được đổi mới theo hình thức lễ hội bốn mùa - mỗi mùa một festival, để thu hút du khách đến Huế.Thương hiệu Festival Huế đã lan tỏa và khẳng định trong lòng du khách gần xa, các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, và Huế xứng đáng là thành phố Festival đầu tiên của Việt Nam. Ban tổ chức cho biết, Festival Huế 2024 có 13 đoàn và nhóm nghệ thuật từ bảy quốc gia tham dự biểu diễn.Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Phó Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2024 Hoàng Việt Trung, Festival Huế 2024 theo định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm, từng bước xây dựng hệ thống chương trình lễ hội mới. Không chỉ có các chương trình nghệ thuật mang tính tiêu biểu, đại diện dấu ấn của nhiều nền văn hóa trong nước và quốc tế để du khách cùng tham gia, mà còn có các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian… được dày công tái tạo, giữ gìn hay các lễ hội mới phù hợp xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng.Tiến sĩ Phan Thanh Hải-Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết: Văn hóa luôn là yếu tố quan trọng nhất để khai thác và biểu dương thương hiệu của Huế. Slogan xuyên suốt của Festival Huế là “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Đối với Huế, yếu tố quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng, nên Festival Huế chính là dịp quảng bá về văn hóa, hội tụ tinh hoa văn hóa, để các giá trị văn hóa đó được thể hiện rõ giá trị, phát huy và lan tỏa. Đó là cách mà Huế vừa quảng bá vừa xây dựng thương hiệu.Theo Ban tổ chức, Festival Huế là một đại chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, chuyên nghiệp, hoành tráng. Ngoài những chương trình mang đậm dấu ấn cung đình, văn hóa truyền thống Huế như đêm hoàng cung, dạ tiệc cung đình, lễ ban sóc, lễ tế giao, lễ hội áo dài..., Festival Huế còn có nhiều chương trình nghệ thuật mới mẻ, mang hơi thở thời đại do các đoàn nghệ thuật nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia tham gia biểu diễn. Festival Huế không ngừng được đổi mới qua các kỳ tổ chức.Ông Nguyễn Phước Hải Trung- Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Trưởng ban nội dung Festival Huế 2024 cho biết, Festival Huế vượt qua khoảng cách không gian, thời gian, vị trí địa lý, là dịp để giao lưu văn hóa ngôn ngữ, gắn kết tình yêu thương, đoàn kết con người của các quốc gia, dân tộc... Festival Huế 2024 (được tổ chức theo định hướng bốn mùa) tiếp tục khai thác các lễ hội trải dài trong năm, như các hình thái lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, tôn giáo, lễ hội truyền thống, đồng thời từng bước xây dựng các chương trình lễ hội mới, phù hợp với xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng, phát triển trở thành sản phẩm du lịch định kỳ, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương.Đặc biệt, trong Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (từ ngày 7 đến 12/6), có chuỗi hoạt động nghệ thuật chất lượng cao, quy tụ các nghệ sĩ của Huế, các vùng văn hóa Việt Nam và các đoàn nghệ thuật đặc sắc quốc tế; giới thiệu các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao...Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2024 cho rằng, thương hiệu đặc trưng riêng của Festival Huế là nơi văn hóa, nghệ thuật truyền thống trên thế giới và trong nước cùng hội tụ và giao thoa.Vì vậy, Festival Huế tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, nối kết giữa Huế trong lịch sử và Huế hiện tại để khẳng định một Huế tương lai, tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa đặc thù, khai thác thế mạnh danh thắng, kiến trúc, du lịch tâm linh của vùng đất, để Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.Theo ông Hoàng Việt Trung, xây dựng và phát triển, lan tỏa thương hiệu Festival Huế là mục tiêu tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì, thông qua các chương trình nghệ thuật đậm chất truyền thống và những không gian văn hóa nghệ thuật sôi động, để Festival Huế ngày càng mở rộng khán giả, hướng đến thành phố của lễ hội thật sự.Festival Huế 2024 có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Thừa Thiên Huế đang phấn đấu sớm hoàn thiện mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
https://nhandan.vn/suc-lan-toa-cua-festival-hue-post813314.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Festival Huế 2024", "Thừa Thiên Huế", "di sản" ] }
Chương trình tọa đàm “Tinh thần Duy Tân hào kiệt”
NDO -Ngày 19/3, tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình, quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ tổ chức chương trình tọa đàm “Tinh thần Duy Tân hào kiệt”, nhân kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 98 của nhà ái quốcPhan Châu Trinh(1926- 2024).
Chương trình nhằm tôn vinh một trong những nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc - nhà ái quốc Phan Châu Trinh, đồng thời ghi nhận và ca ngợi di sản văn hóa đặc biệt mà ông đã góp phần xây dựng cho đất nước.Chương trình đã đưa khán giả trở lại quá khứ, tìm hiểu về tinh thần Duy Tân và những ý nghĩa sâu sắc, có tính ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và hạnh phúc của nhân dân. Diễn giả Hồ Nhựt Quang đã giới thiệu cho khán giả chân dung 3 nhân vật củaphong trào Duy Tân: Nhà sáng lập tờ báo Tiếng Dân - Huỳnh Thúc Kháng, Doanh nhân ái quốc Phan Thúc Duyện và bậc thầy Duy Tân - Phan Châu Trinh.Theo diễn giả Hồ Nhựt Quang, KHAI DÂN TRÍ - CHẤN DÂN KHÍ - HẬU DÂN SINH, đó là 3 chuỗi giá trị trong sứ mệnh - tầm nhìn rất tiến bộ của những người thanh niên đầy nghĩa khí, có lý tưởng lớn lao. Chương trình tập trung vào ý nghĩa của tinh thần Duy Tân trong ba khía cạnh giá trị chính: cải cách xã hội, nâng cao dân trí và giáo dục, cùng với phương pháp bất bạo động để khôi phục đất nước.Khán giả đã được nghe những câu chuyện về hoạt động thực tế mà những người như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Trần Quý Cáp và các đồng đội đã tiến hành như mở rộng kinh tế, xây dựng các trường học hiện đại, và khám phá con đường dân chủ văn minh.Ông Nguyễn Đông Hòa (bìa trái) chia sẻ về Khu lưu niệm mộ Phan Châu Trinh tại chương trình.Tại chương trình, những người cháu của cụ Phan Châu Trinh kể lại những câu chuyện ôn cố tri tân về các tấm gương kiên cường, lòng dũng cảm, qua đó giúp cho khán giả cảm nhận rõ ràng ý nghĩa của tinh thần Duy Tân. Đó không chỉ là một cuộc vận động lịch sử, mà còn là một nguồn cảm hứng vô tận, động lực để chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước với tình yêu thương, niềm tự hào và sự tự tin về nền tảng của cha ông buổi trước đã dầy công kiến tạo.Ông Nguyễn Đông Hòa, Phó Tổng Giám đốc Saigontourist Group, một người cháu cố ngoại của cụ Phan Châu Trinh cho biết, Khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh tại số 9 đường Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia hiện lưu giữ nhiều kỷ vật của cụ. Tiếp nối truyền thống của cụ, gia đình đã xây dựng nguồn quỹ khai dân trí, cấp học bổng dành cho học sinh trên địa bàn quận Tân Bình, học bổng dành cho con cháu họ Phan ở Quảng Nam, học bổng của Hội Khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh…Các nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình.Hiện nay, ngoài khu trưng bày, gia đình còn xây dựng Thư viện cộng đồng Phan Châu Trinh với gần 3.000 đầu sách đa dạng về thể loại. “Trong lễ giỗ cụ Phan Châu Trinh sắp tới, chúng tôi sẽ rước tượng Phan Thúc Duyện về đền thờ để tạo nên một vườn tượng gồm những chí sĩ cách mạng yêu nước là bạn của cụ Phan Châu Trinh trong phong trào Duy Tân như một cách tri ân đối với thế hệ đi trước, qua đó giúp cho thế hệ sau có cơ hội tìm hiểu về những nhân vật lịch sử của dân tộc, lan tỏa và gìn giữ di sản văn hóa của những nhân vật vĩ đại”- ông Nguyễn Đông Hòa cho biết thêm.Tại chương trình, khán giả được hòa mình vào không gian của những năm đầu thế kỷ 20, khi phong trào Duy Tân nổ lên như một ngọn lửa hy vọng, đánh thức lòng tự hào dân tộc và khát vọng giành lại độc lập, phát triển xã hội và tiến bộ văn hóa qua những bài ca cổ, chặp cải lương.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-toa-dam-tinh-than-duy-tan-hao-kiet-post800613.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Phan Châu Trinh", "phong trào Duy Tân", "Thành phố Hồ Chí Minh", "thư viện cộng đồng", "chí sĩ yêu nước" ] }
Hợp ca Quê hương tham dự Liên hoan hợp xướng quốc tế Paris lần thứ 26
NDO -Giao lưu hợp xướng quốc tế Paris là dịp để lan tỏa, trao đổi kinh nghiệm của loại hình nghệ thuật độc đáo giữa các nhóm hợp xướng tại Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, gắn kết tình hữu nghị và giao lưu văn hóa giữa các đoàn nghệ thuật.
Liên hoan hợp xướng quốc tế Paris lần thứ 26, diễn ra ngày 16/3 tại Paris (CH Pháp), là cuộc hội ngộ của những người yêu nghệ thuật hợp xướng. Đây cũng là dịp để giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm trình diễn hợp xướng, đồng thời qua đó tăng cường sự hiểu biết về bộ môn nghệ thuật này tới công chúng.Chia sẻ với phóng viên thường trú Báo Nhân Dân tại Pháp, bà Nguyễn Ngân Hà, phụ trách Hợp ca Quê hương cho biết, dàn hợp xướng vinh dự là đại diện duy nhất của cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp tham dự Liên hoan hợp xướng quốc tế Paris lần thứ 26.Trong lần thứ ba tham gia,Hợp ca Quê hươngđem tới Liên hoan hợp xướng quốc tế Paris 2024 hai chương trong tác phẩm “Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy" của nhạc sĩ Tô Hải.Bản hợp xướng hào hùng “Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy” nhận được tràng pháo tay lớn của khán giả. (Ảnh: MINH DUY)Bản hợp xướng hào hùng “Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy” vốn ghi sâu trong lòng biết bao thế hệ bộ đội biên phòng và mọi người dân Việt Nam của cả một thời oanh liệt, nay được cất lên giữa lòng thủ đô Paris, khiến cho những người trẻ như anh Phạm Quốc Đạt, dù đã tham gia dàn hợp xướng Hợp ca Quê hương hơn 13 năm qua, vẫn không khỏi xúc động và tự hào.Đối với chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, hai tiết mục mà dàn hợp xướng Hợp ca Quê hương mang tới giới thiệu cho bạn bè quốc tế nhân dịp lần này, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn tương đối cao. Nhưng tất cả các thành viên trong nhóm vẫn luôn nỗ lực tập luyện suốt thời gian qua và cống hiến cho khán giả những tiết mục ấn tượng nhất.“Thật đặc biệt vì không chỉ âm nhạc, những chiếc áo dài trắng tinh khôi của Việt Nam xuất hiện tại Nhà thờ Sainte-Marie-Madeleine, một không gian hợp xướng bậc nhất của thành phố, cũng thu hút sự quan tâm của công chúng Pháp, góp phần quảng bá những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam tới bạn bè quốc tế”, chị Hồng Nhung chia sẻ.Liên hoan hợp xướng quốc tế Paris lần thứ 26 có sự tham gia của tám dàn hợp xướng đến từ Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều địa phương của Pháp.Không gian Nhà thờ Sainte Marie-Madeleine chật cứng khán giả trong Liên hoan hợp xướng quốc tế Paris lần thứ 26. (Ảnh: MINH DUY)Hợp ca Quê hương là nhóm hợp xướng hoạt động tích cực và tiêu biểu của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Pháp, quy tụ hàng chục thành viên độ tuổi từ 20 đến 72 tuổi.Trong nỗ lực thúc đẩy quảng bá bộ môn hợp xướng của Việt Nam tới công chúng Pháp và quốc tế, Hợp ca Quê hương chủ yếu trình diễn những bài hát dân gian truyền thống, các ca khúc về cách mạng và tình yêu quê hương đất nước của Việt Nam.Các nhóm hợp xướng mang tới những tiết mục ấn tượng cho công chúng Paris. (Ảnh: MINH DUY)
https://nhandan.vn/hop-ca-que-huong-tham-du-lien-hoan-hop-xuong-quoc-te-paris-lan-thu-26-post800336.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Hợp ca Quê hương", "Liên hoan hợp xướng quốc tế Paris lần thứ 26", "Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp" ] }
Đắk Lắk tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
NDO -Ngày 25/4, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng vàphát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Theo đánh giá của Tỉnh ủy Đắk Lắk, sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật trong đời sống xã hội ngày càng được nâng cao. Hoạt động văn học, nghệ thuật ngày càng được quan tâm đầu tư, có bước phát triển mới; không khí hoạt động sáng tạo văn học,nghệ thuậtdiễn ra sôi nổi.Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và các chi hội trực thuộc được quan tâm kiện toàn; lực lượng hội viên ngày càng đông đảo; đội ngũ văn nghệ sĩ giữ vững được bản lĩnh chính trị trong hoạt động sáng tạo, đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị phản ánh về đời sống, lao động của nhân dân...Các tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác bảo đảm tính định hướng của Đảng, số lượng tác phẩm có giá trị, đoạt giải khu vực, quốc gia, quốc tế ngày càng tăng; hoạt động phổ biến, tuyên truyền, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật đa dạng, phong phú; chất lượng Tạp chí Chư Yang Sin từng bước được nâng cao...Những di sản văn hóa truyền thống Đắk Lắk tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Cụ thể, toàn tỉnh đã sưu tầm và thống kê một bản danh mục 70 sử thi Ê-đê, 145 sử thi M’nông, 20 câu chuyện cổ và trên 10.000 trang lời nói vần trong ca dao, dân ca; có khoảng 3.000 người biết hát dân ca; sưu tầm 5.000 trang lời cúng trong nghi lễ vòng đời người, nghi lễ vòng cây lúa của dân tộc Ê-đê, M’nông; 3.000 trang nội dung điều trong luật tục Ê đê, M’nông; cấp phát 151 bộ chiêng và 283 bộ trang phục truyền thống cho cộng đồng ở buôn làng và học sinh, sinh viên...Các tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác bảo đảm tính định hướng của Đảng, số lượng tác phẩm có giá trị, đoạt giải khu vực, quốc gia, quốc tế ngày càng tăng.Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong trào phát triển sâu rộng, thu hút ngày càng đông cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.Công tác quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật đạt được những kết quả nhất định; việc cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm trên lĩnh vực văn hóa được chú trọng; tổ chức nhiều đợt kiểm tra các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ, qua đó sàng lọc, loại bỏ những bài viết, ấn phẩm, hoạt động biểu diễn nghệ thuật có nội dung lệch lạc, sai quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở từng bước được đầu tư xây dựng; công tác xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật được đẩy mạnh. Chương trình phối hợp giữa Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương được triển khai bước đầu đạt kết quả tích cực. Phương thức phát hành, trình diễn, quảng bá tác phẩm dần được đổi mới.Các văn nghệ sĩ của tỉnh không ngừng nỗ lực sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị, tính chuyên nghiệp cao; góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, định hướng tư tưởng, thẩm mỹ trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân...Trong 15 năm qua, có 57 tác giả được nhận Giải thưởng Chư Yang Sin của tỉnh; 2 hội viên đoạt giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; 8 hội viên đoạt giải thưởng của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; 60 lượt hội viên được tặng giải thưởng hàng năm của Hội văn học nghệ thuật tỉnh; hơn 30 hội viên đoạt giải tại các cuộc thi khác do các ngành, đơn vị địa phương trong tỉnh tổ chức...Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng nghệ sĩ nhân dân, 4 nghệ sĩ ưu tú và 44 nghệ nhân ưu tú.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) vẫn còn những hạn chế như: Công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của một số cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị chưa được chú trọng; công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành chức năng trong hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết có lúc, có nơi còn thiếu đồng bộ.Mặc dù số lượng tác phẩm ngày càng nhiều và phong phú về đề tài, nhưng số lượng tác giả thật sự tiêu biểu ở từng lĩnh vực còn ít, tác phẩm đạt chất lượng cao và tác phẩm lớn chưa nhiều,Mặc dù số lượng tác phẩm ngày càng nhiều và phong phú về đề tài, nhưng số lượng tác giả thật sự tiêu biểu ở từng lĩnh vực còn ít, tác phẩm đạt chất lượng cao và tác phẩm lớn chưa nhiều, nhất là các tác phẩm về đề tài lịch sử cách mạng của địa phương, về công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới...; chưa có những tác phẩm tạo tiếng vang trong nước giới thiệu về vùng đất và con người Đắk Lắk anh hùng.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ chưa được tiến hành thường xuyên, chủ yếu tham gia các lớp bồi dưỡng do Trung ương tổ chức. Chưa xây dựng được đội ngũ sáng tác, nhất là tác giả trẻ, tác giả là người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật hiệu quả chưa cao.Lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn yếu; công tác phổ biến tác phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn hiện tượng một số văn nghệ sĩ chưa thật sự yên tâm trong hoạt động sáng tạo, tư tưởng đôi lúc còn hoài nghi... sáng tác một số tác phẩm thể hiện sự bi quan, đi sâu khai thác mặt trái của xã hội, nhấn mạnh đến mảng tối cuộc sống.Tại Hội nghị, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận, nêu bật những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Tỉnh ủy Đắk Lắk đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển văn học, nghệ thuật trong thời gian tới theo định hướng khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;Đồng thời, tỉnh coi trọng xây dựng và phát huy niềm tự hào dân tộc, ý chí tự cường, sức sáng tạo, tinh thần cống hiến vì đất nước, khát vọng phát triển thịnh vượng, lòng nhân ái, sự đồng thuận xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.Nhận dịp này, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
https://nhandan.vn/dak-lak-tiep-tuc-xay-dung-va-phat-trien-van-hoc-nghe-thuat-trong-thoi-ky-moi-post749635.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "văn học", "nghệ thuật", "Tây Nguyên", "Đắk Lắk", "Nghị quyết số 23" ] }
Phát huy giá trị thương hiệu “Thành phố Festival Hoa Đà Lạt”
NDO -Thông qua hoạt động Festival Hoa Đà Lạt, nghề trồng hoa được tôn vinh và khẳng định thương hiệu hoa Đà Lạt, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương. Đây cũng là dịp giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về phong cách văn hóa người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”.
Ngày 23/12, Ủy ban nhân dân TP Đà Lạt (Lâm Đồng) và Trường Đại học Đà Lạt, tổ chức hội thảo khoa học Phát huy giá trị thương hiệu “Thành phố Festival Hoa Đà Lạt” và phong cách người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”; với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, kinh tế; nhà khoa học và nhà quản lý ngành liên quan. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022.Ban tổ chức đã lựa chọn 33 bài báo cáo khoa học và tham luận có giá trị khoa học và thực tiễn để đưa thông tin tại hội thảo, gồm những nội dung chính, như giá trị thương hiệu “Thành phố Festival Hoa Đà Lạt”, giữ gìn và phát huy phong cách người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”, các nghiên cứu liên ngành về Đà Lạt-Lâm Đồng.Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Đà Lạt Tôn Thiện San cho biết, Đà Lạt đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Thành phố Festival Hoa Việt Nam”. Thông qua hoạt động Festival Hoa Đà Lạt, nghề trồng hoa được tôn vinh và khẳng định thương hiệu hoa Đà Lạt, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương; đây cũng là dịp giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về phong cách văn hóa người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng và các nông sản địa phương... Qua 9 kỳ tổ chức, đến nay có thể khẳng định, Festival Hoa Đà Lạt đã trở thành sự kiện văn hóa, du lịch tầm cỡ quốc gia và đẳng cấp quốc tế.Quang cảnh hội thảo.Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Đà Lạt nhấn mạnh, Đà Lạt không chỉ đẹp về cảnh quan, môi trường và khí hậu, mà còn có bề dày văn hóa, sự kết hợp hài hòa giữa phương Đông và phương Tây với gần 130 năm hình thành và phát triển. Tất cả những điều đó đã tạo dựng cho con người Đà Lạt một phong cách văn hóa khá riêng biệt, đó là “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”.Với chủ đề Phát huy giá trị thương hiệu “Thành phố Festival Hoa Đà Lạt”, tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ một số nội dung cốt lõi liên quan mô hình du lịch thông minh trong một đô thị thông minh; về thương hiệu, hình ảnh điểm đến và marketing địa phương; những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương; những xu hướng du lịch hiện nay gắn với thương hiệu “Thành phố Festival Hoa” và những ý tưởng, định hướng giải pháp nhằm phát triển thương hiệu “Festival Hoa Đà Lạt”.Chủ đề thứ hai, hội thảo tập trung phân tích, làm rõ một số nội dung liên quan vấn đề bảo tồn và phát huy phong cách người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách” trong xu hướng hội nhập hiện nay; việc duy trì bản sắc địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa; những bài học kinh nghiệm và các giải pháp trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương.Theo Tiến sĩ Lê Minh Chiến, Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi mỗi địa phương đều phải vươn lên tạo dựng và giữ gìn thương hiệu của riêng mình. Giá trị thương hiệu địa phương chính là những gì làm nên địa phương đó, những giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là sự xác thực và tạo ra sự khác biệt giữa các địa phương.Hội thảo không chỉ là diễn đàn của các nhà khoa học, mà là cơ hội để chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cư dân thành phố Đà Lạt và các bên liên quan cùng chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và đóng góp ý tưởng, giải pháp cho quá trình xây dựng, giữ gìn, phát huy giá trị thương hiệu và phong cách con người của một thành phố đáng sống.
https://nhandan.vn/phat-huy-gia-tri-thuong-hieu-thanh-pho-festival-hoa-da-lat-post731371.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "giá trị thương hiệu", "Festival Hoa Đà Lạt", "du lịch Đà Lạt", "nghề trồng hoa" ] }
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc tại Lễ hội Đền Hùng năm 2024
NDO -Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo đó,Lễ Giỗ Tổ Hùng Vươngvà Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ.Trong đó, phần lễ gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 14/4 (ngày 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 18/4 (ngày 10/3 âm lịch); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong tỉnh từ ngày 9-18/4 (từ 1-10/3 âm lịch).Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhPhú ThọNguyễn Đắc Thủy cho biết, năm nay, các hoạt động phần hội gắn kết chặt chẽ với các quảng bá, xúc tiến du lịch, trong đó, điểm nhấn là Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ với nhiều hoạt động văn hóa độc đáo, tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Qua đó, nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch ở Phú Thọ.Hội thi bơi chải trên Hồ công viên Văn Lang luôn là hoạt động thu hút đông đảo du khách tham dự.Ngoài ra, cũng trong dịp này còn diễn ra nhiều hoạt động khác như Trưng bày hiện vật, di sản tư liệu, sách báo, tư liệu ảnh tại Thư viện tỉnh Phú Thọ (thành phố Việt Trì), Bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích lịch sử Đền Hùng); Chương trình âm nhạc đường phố "Việt Trì Livemusic" tại Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì; Hội trại văn hóa và trưng bày sản phẩm đặc trưng; Liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ; đánh trống đồng, đâm đuống tại Nhà công quán tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.Bên cạnh đó còn có một số hoạt động khác được tổ chức nhằm phục vụ tốt nhất du khách và đồng bào cả nước khi hành hương về đất Tổ như trình diễn hát Xoan làng cổ tại các phường Xoan gốc An Thái, đình Thét, miếu Lãi Lèn, đình Hùng Lô (thành phố Việt Trì); Giải bóng chuyền các đội mạnh tranh cúp Hùng Vương; Hội chợ thương mại và trưng bàysản phẩm OCOP; Hội thi bơi chải mở rộng tại hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì; Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Đặc biệt là Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa tầm cao tại hồ Công viên Văn Lang diễn ra vào tối 17/4 (ngày 9/3 âm lịch)…Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các vua Hùng và các bậc tiền nhân có công dựng nước, giữ nước; giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hướng về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên.
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-van-hoa-nghe-thuat-dac-sac-tai-le-hoi-den-hung-nam-2024-post800154.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Phú Thọ", "Giỗ Tổ", "Đền Hùng" ] }
Sinh viên truyền cảm hứng về cổ nhạc Việt Nam qua mô hình "bảo tàng sống"
NDO -Một nhóm sinh viên chuyên ngành Truyền thông và tổ chức sự kiện của Trường cao đẳng FPT Polytechnic đã tự tay lên kế hoạch, dàn dựng và triển khai một chương trình theo mô hình "bảo tàng sống", qua đó tái hiện nhiều loại hình ca kịch cổ truyền của Việt Nam như ca trù, xẩm, chèo cổ, diễn xướng.
Diễn ra trong 2 ngày 6 và 7 tại khu di tích lịch sử - văn hóaBích Câu Đạo Quán(quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), sự kiện "Cổ nhạc Kinh Kỳ" bao gồm hàng loạt hoạt động trải nghiệm cho khách tham quan như: thưởng thức âm nhạc dân gian, thưởng trà, viết thư pháp, mặc thử cổ phục, chơi thử nhạc cụ và trò chơi dân gian.Một bạn trẻ tham gia trải nghiệm chơi nhạc cụ dân tộc trong khuôn viên Bích Câu Đạo Quán.Đáng chú ý, sự kiện cũng có sự góp mặt của nhiều gương mặt nghệ nhân tiêu biểu trong giới văn hóa nghệ thuật truyền thống như: Nghệ nhân ưu tú Vân Mai, Nghệ nhân ưu tú Văn Trúc, Nghệ sĩ ưu tú Tuyết Mai, Nghệ sĩ ưu tú Quốc Nha…Với sự đồng hành của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, sự kiện đã tái hiện một số loại hình ca kịch dân gian của đất nước như: ca trù, xẩm, chèo cổ, diễn xướng... bằng cách tái tạo, mô phỏng không gian, bối cảnh lịch sử và phục dựng hệ thống các hiện vật, nhân vật lịch sử nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách tham quan.Khách nước ngoài hào hứng tham gia các hoạt động tại “Cổ nhạc kinh kỳ”.Thực tế, đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của sinh viên Trường cao đẳng FPT Polytechnic về chủ đề văn hóa cổ truyền dân tộc. Tiêu biểu, cuối tháng 3 vừa qua, các bạn trẻ đã tổ chức thành công đêm trình diễn “Biểu diễn nghệ thuật Múa rối nước” tại thành phố Đà Nẵng.Bên cạnh đó, có thể kể đến Chương trình Giao lưu văn hóa - nghệ thuật "TânKhúc nguyệt cầm", tại xã Mỹ Lệ (tỉnh Long An) tôn vinh giá trị văn hóa nghệ thuật Nam Bộ nói chung, nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng. Chương trình đã mang đến cho khán giả những trích đoạn cải lương đã đi vào huyền thoại như: "Tiếng trống Mê Linh", "Đời cô Lựu"…, với sự thể hiện của các nghệ sĩ gạo cội như: các Nghệ sĩ ưu tú Tú Sương, Võ Minh Lâm, nghệ sĩ Thanh Hằng...Màn trình diễn nghệ thuật sân khấu tại sự kiện ở xã Mỹ Lệ (tỉnh Long An).Tin liên quanĐưa âm nhạc cổ điển và dân tộc đến với học sinhThông tin từ Trường cao đẳng FPT Polytechnic cho biết, các hoạt động trên thuộc khuôn khổ chương trình đào tạo với phương châm “thực học - thực nghiệp” của nhà trường. Thông qua mỗi dự án, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng nghề nghiệp, có thêm cơ hội cọ xát thực tiễn ngành tổ chức sự kiện.Theo ông Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng Nhà trường, để có được thành công qua hàng loạt dự án thực tế kể trên, cán bộ, giảng viên và đặc biệt là sinh viên Trường cao đẳng FPT Polytechnic luôn đặt trách nhiệm tăng nhận thức cộng đồng về lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc lên hàng đầu.Workshop thưởng thức trà tại sự kiện "Cổ nhạc Kinh Kỳ".“Tuy nhiên, do các sự kiện được tổ chức bởi sinh viên, cho nên thường gặp khó khăn về kinh phí và việc tiếp cận các nghệ sĩ. Vì vậy, Nhà trường chú trọng định hướng để sinh viên tổ chức những dự án về văn hóa truyền thống với đa dạng chủ đề, tối ưu chi phí, quy mô vừa sức nhưng vẫn thể hiện rõ trách nhiệm xã hội”, ông Thành cho hay.
https://nhandan.vn/sinh-vien-truyen-cam-hung-ve-co-nhac-viet-nam-qua-mo-hinh-bao-tang-song-post803694.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "ca trù", "xẩm", "chèo cổ" ] }
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển Công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030
NDO -Ngày 23/5, tạiThành phố Hồ Chí Minh, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy phát triển Công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030”.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập báo Người Lao Động cho biết, Việt Nam có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhờ kết tinh thành quả hàng nghìn năm văn hiến. Văn hóa từ lâu đã trở thành sức mạnh mềm của dân tộc, làm rạng danh tên tuổi và vị thế con người Việt Nam anh hùng, hòa hiếu; tô đẹp thêm cho danh xưng Việt Nam, hồn hậu mà hấp dẫn trong mắt bạn bè quốc tế.Để biến sức mạnh mềm vô biên đó thành nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đểphát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa.Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Thúy phát biểu tại buổi tọa đàm.Theo đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nếu như năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp chỉ 2,68% GDP thì năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3,61% GDP. Giai đoạn 2018-2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng, tương ứng 44 tỷ USD.Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới, công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay mới phát triển ở tầm trung, lực cản còn lớn, phải tập trung tháo gỡ.Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta, từ các vấn đề từ công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và giao lưu, hợp tác quốc tế đến đẩy mạnh truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư tài chính để xây dựng những sản phẩm, dịch vụ đỉnh cao…Bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Hoàng Triều)Thành phố Hồ Chí Minh xác định xây dựng yếu tố thương hiệu cho thành phố về văn hóa phải là công việc của cả thành phố, chính quyền và các ban ngành cùng với doanh nghiệp. Cái bắt tay đó phải thật chặt, hiệu quả để những sản phẩm văn hóa thật sự bền vữngNghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí MinhĐối với Thành phố Hồ Chí Minh, đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 tập trung thực hiện chỉ tiêu chủ yếu của 8 ngành, trong đó điện ảnh là một trong những ngành được thành phố xác định là thế mạnh.Bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng thành phố cần có cơ chế riêng về chính sách bảo hộ điện ảnh để phát triển hoạt động sản xuất phim Việt Nam như, ưu tiên cho việc chiếu phim Việt Nam; thu thuế ở mức thấp đối với phim Việt Nam, ngân hàng dành lãi suất ưu đãi cho những nhà làm phim trong nước vay vốn…Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh các cơ chế chính sách để doanh nghiệp phát triển thuận lợi, nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh…Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đã đưa ra 10 giải pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp văn hóa.Thành phố tập trung bổ sung vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp văn hóa, trong đó có các dịch vụ văn hóa như phim trường, trung tâm thời trang, trung tâm biểu biễn, trung tâm trưng bày triển lãm, cơ sở đào tạo chuyên ngành công nghiệp văn hóa. Thành phố sẽ thực hiện công tác quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa.Một cảnh trong chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện tại Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần 1, năm 2023.Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế thành phố, khơi thông tối đa các nguồn lực hiện có để vượt lên, bứt phá và phát triển.“Đây là một trong những cơ chế để thành phố tháo gỡ trên lĩnh vực này. Sắp tới, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư để các doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng các dự án văn hóa và thể thao”, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Thanh Thúy chia sẻ thêm.
https://nhandan.vn/tim-giai-phap-thuc-day-phat-trien-cong-nghiep-van-hoa-viet-nam-den-nam-2030-post810813.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "công nghiệp văn hóa", "Thành phố Hồ Chí Minh", "tọa đàm", "chiến lược", "Công nghiệp văn hóa Việt Nam", "phát triển văn hóa" ] }
Những người "gieo mầm" sách
NDO -Họ là những gương mặt tiêu biểu trong số những người bao năm nay vẫn lặng lẽ, cần mẫn từng ngày gom nhặt từng cuốn sách, kết nối sách đến với bạn đọc ở từng làng quê, vùng sâu, vùng xa, nơi hải đảo, những nơi còn vô vàn khó khăn.Giải thưởngPhát triển Văn hóa đọc là một ghi nhận dành cho những nỗ lực của họ, nhưng giải thưởng lớn nhất là những “mầm sách” được gieo đã bắt đầu bén rễ, xanh cây, đem những hoa trái tri thức đến cho người đọc.
Câu lạc bộ Văn hóa đọc đa thế hệ thôn Giá Thượng (Gia Hòa, Gia Viễn, Ninh Bình) là một trong những đơn vị ấn tượng nhất được trao giải tập thể tại Giải thưởng Phát triển Văn hóa đọc lần thứ VI.Ban đầu chỉ là một thư viện thôn với ban chủ nhiệm và các thành viên hầu hết đều ở độ tuổi 70-80 tuổi. Các thành viên đều là cán bộ đảng viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực công tác nay đã nghỉ hưu, đứng ra thành lập Câu lạc bộ với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã.Thư viện được đặt tại nhà sinh hoạt cộng đồng trong khu di tích lịch sử văn hóa chùa Giá Thượng, có diện tích khoảng 68m2, được trang bị đầy đủ điện chiếu sáng, quạt mát, bàn ghế, giá sách.Ban đầu số sách các cụ đóng góp, xin, vận động… cho thư viện là 1.150 cuốn, chưa kể hơn 300 tờ báo, tạp chí của các báo lớn. Số thành viên khi mới thành lập câu lạc bộ là 18, nay đã tăng lên 30 người.Các cụ mỗi năm đều vận động người dân, các cháu thiếu nhi, các cán bộ hưu tham gia câu lạc bộ. Năm 2021, Câu lạc bộ Văn hóa đọc đa thế hệ thôn Giá Thượng chính thức được thành lập, trên cơ sở thư viện, hằng tuần mở cửa 1 ngày chủ nhật cả hai buổi sáng và chiều, đôi khi mở thêm cả thứ 7 khi bạn đọc có nhu cầu.Các cá nhân và tập thể được trao giải thưởng Phát triển Văn hóa đọc 2024.Ông Đinh Duy Quyết, Trưởng Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết, từ khi câu lạc bộ thành lập và đi vào hoạt động, bạn đọc mỗi ngày thường xuyên được duy trì, có hướng phát triển tích cực, học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở tại xã hằng tuần đến phòng đọc và đăng ký mượn sách. Không chỉ vậy, thư viện còn thu hút cả người dân, bạn đọc lớn tuổi đến thăm và tìm hiểu, mượn sách.Câu bộ sách thôn Giá Thượng với những người điều hành đều ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng cách vận hành lại hết sức năng động. Hằng năm, các cụ đều vận động các đơn vị xuất bản, cơ quan báo chí ủng hộ sách báo cho Câu lạc bộ, nhưNhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam(tặng 100 cuốn sách), Báo Hà Nam, Báo Ninh Bình…., tổ chức luân chuyển sách.Đến nay, tổng số sách thường xuyên có trong phòng đọc đã lên tới 4.500 cuốn với đủ thể loại phong phú. Không những thế, Câu lạc bộ còn còn phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các chương trình giao lưu, mời diễn giả về chia sẻ, truyền cảm hứng đọc sách...Ở thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Tiểu học Trưng Nhị là một trong những đơn vị ứng dụng được nhiều cách làm hay, thu hút trong việc khuyến khích các em học sinh đọc sách.Theo những gì cô giáo Đàm Thị Hằng, Trường Tiểu học Trưng Nhị chia sẻ, bí quyết của nhà trường là tạo một “môi trường sách” cho các em học sinh, từ thư viện đến lớp học, cho đến các giờ sinh hoạt, vừa để thuận tiện cho các em đọc sách ở bất cứ đâu, vừa tạo ra một bầu không khí đọc sách cho các em.Cô Đàm Thị Hằng cho biết, nhà trường tổ chức cho các em có thể đọc bất cứ thời gian nào khi đến trường, như đọc đầu giờ tại lớp, ra chơi đọc tại thư viện; đọc theo lịch tại thư viện xanh; đọc ở tiết “Đọc mở rộng” tại lớp thuộc phân môn Tiếng Việt đối với khối 2,3,4; đọc ở tiết Kể chuyện đối với khối 1,5.Thư viện lưu động tại Trường Tiểu học Trưng Nhị.(Ảnh: Trang fanpage của trường)Ngoài ra, nhà trường còn phát động phong trào “Đọc sách cùng con” 30 phút mỗi ngày tới tất cả phụ huynh.Việc đọc sách được nhà trường “biến hóa” thành những hoạt động hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia, thí dụ như thi kể chuyện theo sách, thi đọc diễn cảm, thi viết cảm nghĩ, cảm nhận về câu chuyện trong sách, thi vẽ tranh theo sách… Mỗi cuộc thi đều có phần thưởng, tuy nhỏ nhưng góp phần khuyến khích, động viên các em, tạo sự hào hứng cho các em khi tham gia các buổi đọc sách.Môi trường đọc sách tại nhà trường cũng được xây dựng thân thiện, gần gũi. Mỗi lớp được trang bị một tủ sách, được các học sinh trang trí, đóng góp sách để đọc hằng ngày. Hình thức này giúp các em tiếp cận gần hơn với sách.Ngoài ra, vào các dịp Hội sách, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, trường kết hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Thư viện lưu động để học sinh được thay đổi hình thức đọc, thay đổi vốn tài liệu, tạo hứng thú đọc sách cho học sinh.“Gieo mầm sách” là công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại. Cũng giống như trồng cây, phải qua nhiều tháng mới bắt đầu cho thấy mầm xanh phát triển thành cây vững chắc và khỏe mạnh.“Gieo mầm sách” cũng cần có những phương pháp phù hợp với điều kiện của từng nơi, và khi “cây sách” đã đâm chồi, bén rễ, nó sẽ cho quả ngọt tới cả người "gieo mầm" và người đọc sách.
https://nhandan.vn/nhung-nguoi-gieo-mam-sach-post803351.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Giải thưởng Phát triển Văn hóa", "Gieo mầm sách", "phát triển văn hóa đọc", "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam", "Trường Tiểu học Trưng Nhị", "Câu lạc bộ Văn hóa đọc đa thế hệ thôn Gia Hòa" ] }
Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”
NDO -Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ -Bản hùng cathời đại Hồ Chí Minh”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024), Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng và Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thượng tá, Thạc sĩ Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khẳng định: Cách đây tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường “máu trộn bùn non, gan không núng chí không mòn”, quân dân Việt Nam đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.“Hội thảo được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; khẳng định và làm sâu sắc hơn giá trị vĩ đại, tầm vóc, ý nghĩa to lớn củaChiến thắng Điện Biên Phủ. Từ đó khơi dậy niềm tự hào, cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”- Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhấn mạnh.Với hơn 70 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở đào tạo trong cả nước, hội thảo tập trung thảo luận những nội dung chính về: Hoàn cảnh lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ, âm mưu của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong Kế hoạch Navarre; Chủ trương, đường lối, sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính trị, quân sự, ngoại giao; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trong đó có vai trò của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch.Bên cạnh đó là tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của quân và dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; sự phối hợp giữa các địa phương, các lực lượng vũ trang trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; giới thiệu những tư liệu, tài liệu, hình ảnh, hiện vật, hồi ký về Chiến dịch Điện Biên Phủ.Hội thảo cũng thể hiện sâu sắc hơn tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội và nhân dân ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia, sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, cùng nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.Từ đó, hội thảo đánh giá tầm vóc, nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Chiến dịch Điện Biên Phủ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; đề xuất giải pháp góp phầnphát huyhiệu quả giá trị di sản của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Phát biểu tổng kết Hội thảo, Tiến sĩ Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” do hai Bảo tàng quốc gia của Việt Nam đồng tổ chức, nên vấn đề sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị những tài liệu, hiện vật, di tích liên quan tới Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại hai Bảo tàng cũng như tại vùng đất Điện Biên anh hùng được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm.Một số tham luận đã giới thiệu những tài liệu, hiện vật, di tích quan trọng liên quan đến Chiến thắng Điện Biên Phủ như: những vật dụng đã song hành cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình chỉ đạo Chiến dịch; những hiện vật thể hiện vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; sự ủng hộ của nhân dân cả nước cho chiến dịch… Từ đó, phân tích những kết quả đạt được, điểm còn hạn chế, và đề ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy giá trị của những hiện vật và di tích trong giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ giai đoạn hiện nay."Hội thảo là dịp để chúng ta cùng nhìn lại, hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, gian khổ, mất mát nhưng cũng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam; từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tiếp tục kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng hào hùng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhữngbài học quý báucủa Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, để đất nước Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời", Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/hoi-thao-khoa-hoc-chien-thang-dien-bien-phu-ban-hung-ca-thoi-dai-ho-chi-minh-post809271.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Chiến dịch Điện Biên Phủ", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Bản hùng ca thời đại", "Bảo tàng Hồ Chí Minh", "Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam" ] }
Tìm hiểu về "Con đường phở Việt" tại Festival Phở 2024
NDO -Tại Tọa đàm "Con đường phở Việt" diễn ra tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) sáng 16/3, trong khuôn khổFestival Phở 2024, các diễn giả đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm trong kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, sự phát triển của nghề phở và tôn vinh những nghệ nhân nghề phở.
Tham dự tọa đàm có nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực Lê Tân; Nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Lưu; Tiến sĩ Vũ Thế Long; Tiến sĩ, Phó Ban Bảo tồn văn hoá ẩm thực Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam Trịnh Quang Dũng.Các diễn giả đã chia sẻ về hành trình của phở qua hơn 100 năm có mặt ở Việt Nam, những biến đổi của phở qua từng vùng miền để phù hợp với thói quen, khẩu vị của mỗi địa phương.Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, có thể coi phở là sự hội tụ của các "bếp" khác nhau, từ bếp Pháp với món thịt bò hầm đặc trưng, bếp vùng Đông Á với thói quen sử dụng các sản phẩm từ lúa gạo, bếp vùng Đông Nam Á với cách sử dụng nước mắm đặc trưng. Những khẩu vị của các "bếp" này hội tụ trong phở và tạo nên món phở như ngày nay.Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho rằng, quan trọng là chúng ta dõi tìm nguồn gốc của phở trong quá khứ để đi tìm con đường phát triển phở trong tương lai.Nhà báo Nguyễn Lưu lại đưa ra một đề xuất bất ngờ đối với các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định, là nên đặt tên một phố của thành phố Nam Định là phố Phở. Ông cho rằng, với mật độ dân số của Nam Định, nhiệt huyết cũng như tình yêu của người dân Nam Định đối với phở, hoàn toàn nên có một con phố mang tên Phở ở Nam Định.Nhà nghiên cứu Lê Tân nói về gia vị của phở, với những loại gia vị thuần Việt, với cách chế biến được biến đổi theo từng vùng miền, từng địa phương, và dù ở vùng miền nào cũng không thể thiếu được nước mắm, hồn cốt của phở.Nhà nghiên cứu Vũ Thế Long, một người dành nhiều thời gian nghiên cứu ẩm thực Việt Nam trong đó có phở chia sẻ về những cuốn sách nghiên cứu về phở của nhiều học giả, với những thông tin khá thú vị, trong đó có thông tin về hai dòng phở Hà Nội và Nam Định.Trong hội thảo, các diễn giả cũng nhấn mạnh đến việc cần sớm xúc tiến xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh ẩm thực phở Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở Xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/tim-hieu-ve-con-duong-pho-viet-tai-festival-pho-2024-post800256.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Nhiều hoạt động giao lưu thương mại, văn hóa và du lịch tại Lễ hội Việt-Nhật lần thứ 9
NDO -Chiều 29/2, tại Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi họp báo thông tin về Lễ hội Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 9.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội Việt-Nhật là một trong những Lễ hội lớn nhất được tổ chức thường niên dành được sự quan tâm người dân thành phố cũng như du khách. Năm 2023, Lễ hội Việt-Nhật lần thứ 8 tại nhânkỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bảnđã diễn ra thành công tốt đẹp với nhiều hoạt động ý nghĩa và nổi bật thu hút gần 500.000 lượt khách đã đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động.Trên tinh thần tiếp nối những giá trị và thành tựu đã đạt được,Lễ hội Việt-Nhậtlần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được tổ chức với chủ đề “ Cùng nắm chặt tay nhau - Từ giờ về sau” nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu văn hóa, thương mại và ẩm thực góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với Nhật Bản. Đồng thời, giúp doanh nghiệp hai nước tìm kiếm và đẩy mạnh các cơ hội hợp tác kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của hai nước.Theo ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, “Lễ hội Việt-Nhật lần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ diễn ra xuyên suốt từ ngày 9-10/3 bao gồm nhiều hoạt động giao lưu thương mại, ẩm thực và du lịch; quảng bá sản phẩm Việt Nam-Nhật Bản và chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật Việt Nam và Nhật Bản đa dạng, phong phú đặc sắc và thu hút tại Khu B, Công viên 23/9.Ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi họp báo.“Với sự quyết tâm, đồng lòng và nỗ lực của hai bên, chúng tôi tin tưởng rằng Lễ hội Việt-Nhật lần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả thiết thực, góp phần vào việc gắn kết người dân hai nước, tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy hợp tác hai nước phát triển ngày càng sâu rộng và thực chất”- ông Trần Phước Anh khẳng định.Việt Nam-Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/1973, trải qua 50 năm, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực.Năm 2023 vừa qua, nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại song phương giữa các kênh, các cấp, các ngành đã được diễn ra cùng với hơn 500 hoạt động được tổ chức tại Việt Nam và Nhật Bản nhân kỷ niệm 50 năm kỷ niệm thiết lập quan hệ Việt Nam-Nhật Bản (1973-2023) đã góp phần làm sâu sắc và khăng khít hơn tình cảm hữu nghị, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.Vào tháng 11/2023, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thăm Nhật Bản, Lãnh đạo hai bên đã tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì Hoà bình và Thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” mở ra một trang mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Nhật phát triển mạnh mẽ, hiệu quả trên mọi lĩnh vực và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới.Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ 2 về hợp tác lao động, đứng thứ 3 về hợp tác đầu tư và du lịch, đứng thứ 4 về hợp tác thương mại. Kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 40 tỷ USD trong 11 tháng năm 2023, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt gần 20 tỷ USD. Với 1.657 dự án, có tổng vốn đầu tư hơn 5,7 tỷ USD, hiện Nhật Bản là nhà đầu tư đứng thứ 3 có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh tính đến cuối năm 2023.Cùng với sự mở rộng quan hệ kinh tế, hợp tác văn hóa, giao lưu giữa nhân dân hai nước cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Hiện nay, có khoảng 22.000 người Nhật Bản làm việc, sinh sống, học tập tại Việt Nam và trên 500.000 người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc tại Nhật Bản.
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-giao-luu-thuong-mai-van-hoa-va-du-lich-tai-le-hoi-viet-nhat-lan-thu-9-post798080.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "quan hệ ngoại giao", "lễ hội Việt-Nhật", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Hội thảo khoa học cấp quốc gia 190 năm chiến thắng Vàm Nao - Cổ Hũ
NDO -Chiến thắng Vàm Nao - Cổ Hũ đầu năm 1834 thực sự là một trận quyết chiến chiến lược, một trong những chiến công lừng lẫy trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Ngày 16/4, tại thành phố Cao Lãnh, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đồng chủ trìhội thảo khoa họccấp quốc gia “Chiến thắng Vàm Nao - Cổ Hũ (1834) - 190 năm nhìn lại”.Trận đánh quân Xiêm trên sông Vàm Nao - Cổ Hũ là cuộc đối đầu giữa hai vương triều hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời đó. Vua Minh Mạng quyết làm thất bại âm mưu bành trướng lãnh thổ về phía đông của vua Rama III (Xiêm La).Chiến dịch Vàm Nao - Cổ Hũ được tạm chia thành 2 giai đoạn chính, với nhiều trận đánh nối tiếp nhau, xen lẫn những lần tạm ngưng ngắn để quân Xiêm củng cố lực lượng.Giai đoạn 1 (từ 14/1/1834 - 21/1/1834): Tiêu hao quân thủy-bộ Xiêm, khóa chặt cửa sông Vàm Nao, đẩy quân Xiêm vào thế phòng thủ.Với không đầy 1.000 quân và một ít thuyền chiến, quân ta đã đánh lui quân thủy-bộ Xiêm (14/1/1834), chủ động tiến sâu vào sông Vàm Nao, đương đầu với hàng trăm chiến thuyền Xiêm chờ sẵn và quân bộ Xiêm đã tăng thêm đồn lũy, súng pháo ở hai bên bờ sông trên đoạn 3-4km từ giữa sông Vàm Nao ra sông Hậu (15/1/1834).Giai đoạn 2 (25/1/1834 - 30/1/1834): Quyết chiến phòng giữ Cổ Hũ, đánh bại hoàn toàn đại quân Xiêm.Ngày 2/2/1834, quân Xiêm lại phát động tấn công các đồn bờ hữu (Ba Răng) rồi chuyển hướng qua bờ tả (Thủ Chiến Sai cũ) để cầm chân quân Việt Nam cho số thuyền chiến còn lại của Phi Nhã Phật Lăng và phần lớn quân bộ của Phi Nhã Chất Tri tháo chạy về Hà Tiên, Châu Đốc.Hội thảo đã tập hợp được 45 báo cáo của 55 tác giả, trong đó có nhiều tác giả là chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực sử học, văn hóa học, quân sự học, tư liệu học...Sau 1 ngày tổ chức, Hội thảo đã nghe trình bày toàn văn 12 báo cáo, và các ý kiến trao đổi thảo luận của các chuyên gia, đặc biệt là các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn hay có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu thực địa ở Đồng Tháp, An Giang.Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thuận trình bày tham luận "Chiến trận Vàm Nao - Cổ Hũ qua Châu bản triều Nguyễn”. Ảnh: HỮU NGHĨATrong trao đổi thảo luận, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vào không gian chiến trường, diễn biến chiến trận và đánh giá vai trò, vị trí, tầm vóc của chiến thắngVàm Nao - Cổ Hũkhông chỉ trong cuộc kháng chiến chống Xiêm năm 1834, không chỉ trong lịch sử vương triều Nguyễn, mà cả trong toàn bộ tiến trình lịch sử đất nước và những ảnh hưởng, tác động trong các mối quan hệ khu vực.Chiến thắng Vàm Nao - Cổ Hũ đầu năm 1834 trên địa bàn 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp hiện nay thực sự là một trận quyết chiến chiến lược, một trong những chiến công lừng lẫy trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta và có một không hai của lịch sử Vương triều Nguyễn.Chiến công này là một tầm cao mới của truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ của người dân Nam Bộ, qua đó, Nam Bộ đã làm nên và giữ vững tính toàn vẹn của quốc gia dân tộc Việt Nam.Hội thảo được tổ chức nhằm nhận diện một cách tương đối đầy đủ, toàn diện, thống nhất về chiến thắng Vàm Nao - Cổ Hũ.Qua hội thảo có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản, hướng tới kỷ niệm 200 năm chiến thắng Vàm Nao - Cổ Hũ ngang tầm với những cống hiến và hy sinh của tổ tiên cho công cuộc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia lãnh thổ Việt Nam.
https://nhandan.vn/hoi-thao-khoa-hoc-cap-quoc-gia-190-nam-chien-thang-vam-nao-co-hu-post805032.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Sông Vàm Nao", "Đồng Tháp", "An Giang", "Hội thảo khoa học", "chiến thắng Vàm Nao - Cổ Hũ" ] }
Nguyễn Duy Tiếu - vị Tiến sĩ được vinh danh ông tổ ngành tòa án và tư pháp
NDO -Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu là danh nhân từ thế kỷ 15 tại Hải Phòng, từng giữ chức Hình bộ Thượng thư thời vua Lê Thánh Tông. Ông cũng là chủ biên của bộ Luật Hồng Đức, và từng được triều đình nhà Nguyễn sắc phong Trác vĩ - Dực Bảo Trung Hưng - Thượng Đẳng Thần. Ngày giỗ của ông 30/5 âm lịch là dịp người dân Vĩnh Bảo tưởng nhớ và tri ân công đức của ông.
Vĩnh Bảo, Hải Phòng là vùng đất địa linh nhân kiệt, sinh ra những nhân vật lịch sử, nhân tài cho dân tộc như Danh nhân Văn hóa - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tiến sĩ Phạm Đức Khản (Vị Tiến sĩ đầu tiên của Hải Phòng), Đại Danh yĐào Công Chínhvà Danh nhân - Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu.Sử sách ghi: Danh nhân - Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu (sinh năm 1456, năm mất chưa rõ), người làng Đoài, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn 4, làng Tây Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Thủy tổ của ông là Định Quốc Công Nguyễn Bặc ở làng Đại Hữu, tổng Đại Hoàng; nay thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Vì tránh nạn nên tổ tiên ông dời về ở Hồng Châu (Vĩnh Bảo ngày nay).Bàn thờ Danh nhân, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu.Ông là người hiếu học, thông minh, có trí nhớ tốt, đi thi đỗ đầu kỳ thi Hương. Tháng 3 năm Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1475), ông dự thi Hội. Tham gia kỳ thi cả nước có tới hơn 3.000 thí sinh, trải qua bốn trường thi chỉ chọn được 43 người vào thi Đình.Đến ngày 11 tháng 5, cùng năm, nhà vua “ngự điện Kính Thiên, thân ra đề văn sách, hỏi về đạo vua tôi ngày xưa để chọn thứ bậc”. Nguyễn Duy Tiếu đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (lúc ông 19 tuổi). Khoa thi này có 27 người đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (ông được ghi tên thứ 3). Đây là khoa thi thứ năm được tổ chức thời vuaLê Thánh Tông. Họ tên, quê quán và thứ hạng đỗ đạt của vị Tiến sĩ được khắc trên tấm bia đề danh Tiến sĩ hiện còn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia đá đề danh Tiến sĩ. Bia đề danh Tiến sĩ Khoa Ất Mùi (1475) ghi tên Nguyễn Duy Tiếu là 7 trong 10 tấmbiađược dựng ở đợt đầu tiên này hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhằm thể hiện sự trân trọng nhân tài và sự học, Triều đình nhà Lê cử hành nghi lễ trang trọng xướng danh Tiến sĩ tân khoa và ban yến.Đình Tây Am.Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu được Vua Lê Thánh Tông ban cấp cờ có thêu học vị và tấm biển sơn son thếp vàng mặt trước khắc hàng chữ: “Ân tứ vinh quy”, mặt sau khắc tên tuổi thứ hạng đỗ đạt đề tiến sĩ tân khoa cùng mũ áo, phẩm vật, vàng, bạc, lụa màu.Ông được bổ nhiệm vào Đại lý tự, vinh dự được thăng chức Tự Khanh làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư (Tương đương với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Trưởng Bộ Tư pháp ngày nay). Triều đình nhà Lê sắc lệnh cho địa phương, quê hương Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu tu sửa đường xá, dựng lên những nhà trạm để làm nơi nghỉ dọc đường về cho vị tân khoa.Sau khi đạt được học vị Tiến sĩ, Nguyễn Duy Tiếu được Triều đình nhà Lê ban ngựa, cấp năm người phu để theo hầu tân Tiến sĩ, đồng thời sắc lệnh cho các quan địa phương cử năm mươi quân lính binh phục đầy đủ để hộ tống tân Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu về vinh quy bái tổ.Sau đó, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu trở lại kinh đô Thăng Long (Hà Nội) làm quan. Ông đã tâu xin nhà vua chia làng Đoài thành 3 làng: Tây Am, Vạn Hoạch, Đông Lại (sự kiện diễn ra vào cuối thế kỷ XV, sau khi ông đỗ Tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê). Do vậy, ở địa phương phải xây cống chung gọi là cống Ba làng “Tây Vạn Lại cống”. Cũng từ đó, có thông lệ “Sinh đồng cư, tử đồng táng”, tức là người dân gốc của 3 làng thì ở làng nào cũng được, khi chết thì chôn ở làng nào cũng được (không bị coi là chôn nhờ).Không chỉ là nhà chính trị xuất sắc, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu còn là một nhà ngoại giao tài ba có nhiều đóng góp, cống hiến to lớn và những kinh nghiệm quý báu trong công tác ngoại giao được thể hiện rất rõ trong thời gian làm quan, từng đi sứ nhà Minh.Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu cũng là người chủ biênLuật Hồng Đức, ông là người có nhiều công lao trong việc hoàn chỉnh các điều khoản của Bộ “Quốc triều Hình luật” hay còn được gọi là Luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức là bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Đây có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính.Dù ở vị trí nào, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu cũng mang hết tài năng và tình cảm của mình chăm lo đời sống nhân dân. Khi làm quan, Nguyễn Duy Tiếu nổi tiếng là vị quan đức độ, tiết tháo ngay thẳng, thanh liêm, chính trực, cần mẫn thận trọng, được vua yêu dùng, tận tụy chăm dân, được dân tin yêu, ở đâu cũng có tiếng là có chính sự tốt, không ai dám đem quà biếu để cầu cạnh.Khi giữ pháp luật của nhà nước thì sớm khuya trung quân, rất lo về việc xét xử bị oan uổng, quá lạm. Mỗi khi xét một việc án thì đều nghiên cứu trước sau, tất cầu không cho việc nghi ngờ, hối tiếc chút nào; hoặc có kẻ nào tình ngay lý gian chưa rõ ràng thì bất đắc dĩ tất xét mà bác đi, không để cho việc hình có oan uổng, quá lạm. Dụng tâm rất thật, lo nghĩ việc tinh tường.Ông cũng là người đứng ra trùng tu đình chùa, miếu làng Tây Am, hưng công xây dựng đình, chùa thôn Đông Lại và đình làng Vạn Hoạch. Sau khi mất, ông được nhân dân tôn thờ làm Phúc thần.Sắc phong Thần cho Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu của triều Nguyễn.Ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ hai (1918) Triều đình nhà Nguyễn ban tặng sắc phong Thần cho Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu là Trác vĩ - Dực Bảo Trung Hưng - Thượng Đẳng Thần. Hằng năm, nhân dân biết ơn, tổ chức cúng giỗ tri ân tưởng niệm ông vào ngày 30 tháng 5 âm lịch.Ngày 14/12/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành quyết định công nhận Đình làng Tây Am thờ Danh nhân - Tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu là Di tích Lịch sử.
https://nhandan.vn/nguyen-duy-tieu-vi-tien-si-duoc-vinh-danh-ong-to-nganh-toa-an-va-tu-phap-post814096.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "danh nhân tiến sĩ Nguyễn Duy Tiếu", "bộ luật Hồng Đức", "triều vua Lê Thánh Tông", "bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám" ] }
Nhiều thách thức trong lĩnh vực Phát thanh-Truyền hình trước công cuộc chuyển đổi số
NDO -Chiều ngày 8/3, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 và tổng kết phong trào thi đua khen thưởng năm 2023 lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởngPhát thanh-Truyền hìnhvà Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, năm 2023 là năm Dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, là nền tảng của phát triển.Chủ đề Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Ngày Chuyển đổi số quốc gia được diễn ra thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước chung tay đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.Trong năm qua, các đài PTTH đã phản ánh đậm nét, trung thực, kịp thời những diễn biến quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Nội dung thông tin trên PTTH phong phú, đa dạng, toàn diện, có tính phản biện xã hội cao về các vấn đề nóng thuộc các lĩnh vực.Đặc biệt là với việc xây dựng, ban hành và thực thi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; về công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước đang triển khai….Ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) báo cáo tại hội nghị.Tại hội nghị, nhiều đại biểu đến từ các đài địa phương trong cả nước đã phát biểu tham luận sôi nổi, cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong công tác sản xuất truyền hình, đổi mới theo hướng đẩy mạnh nội dung số…Năm 2007, Đài Truyền hình Vĩnh Long thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp www.thvl.vn, thực hiện truyền hình online, phát thanh online giúp khán giả trong nước và kiều bào xem được các chương trình của Đài. Tháng 3/2014, website của Truyền hình Vĩnh Long đưa vào hoạt động giao diện dành riêng cho các thiết bị di động giúp khán giả có thể xem các chương trình phát thanh truyền hình trực tuyến, video clip dễ dàng trên các thiết bị di động.Trang thông tin điện tử tổng hợp của Đài luôn được cải tiến về mặt hình thức, đổi mới nội dung, do đó, luôn nhận được sự quan tâm theo dõi của độc giả trong và ngoài nước, đặc biệt là kiều bào. Đến nay, sau thời gian khai thác quản lý nội dung trên nền tảng số, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long đã có được những thành công ban đầu.Chia sẻ về những đổi mới sáng tạo trong công tác tuyên truyền để lan tỏa thông tin báo chí chính thống trên môi trường internet, ông Đỗ Lê Thăng, Phụ trách Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số, Truyền hình Quốc hội Việt Nam (THQHVN) cho biết, THQHVN đã khởi động hệ sinh thái số của mình đúng dịp kỷ niệm Ngày Tổng tuyển cử 5/1/2022.Sau hơn 2 năm phát triển, hệ sinh thái này đã hỗ trợ đắc lực cho THQHVN trong việc truyền thông cho Quốc hội và cho chính thương hiệu của THQHVN.Ông Đỗ Lê Thăng, Phụ trách Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát biểu tại hội nghị.Hiện nay, THQHVN đang hoàn thiện version cuối cùng của Chiến lược phát triển Truyền hình Quốc hội Việt Nam đến năm 2030, trong đó làm nổi bật hai trụ cột là Sản xuất và Phân phối. Ông Thăng cho biết, lâu nay nhiều tòa soạn sản xuất theo quán tính và dành rất nhiều nguồn lực vào nâng cao chất lượng sản phẩm.Thực tế đây là một việc khó, mất rất nhiều thời gian và chắc chắn là chưa đủ. Chương trình hay mà không phân phối được đến với khán giả thì hiệu quả tuyên truyền cũng không đạt được. Và chúng tôi tin rằng, toàn bộ các khâu từ nội dung, kỹ thuật, chuyển đổi số cho đến hành chính, tài chính, nhân sự cũng đều xoay quanh hai trụ cột này.Đến nay, THQHVN đã có một số thành tựu trong sản xuất và phân phối nội dung số, tuy nhiên cũng như các cơ quan báo chí và các đài PTTH khác, thách thức là không nhỏ. Do đó, THQHVN vẫn phải đứng trước những câu hỏi mà đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng như: Có được sản xuất và phân phối trên nền tảng mạng xã hội không? Nếu được sản xuất thì đơn giá cho các sản phẩm sẽ được tính như thế nào? Làm thế nào để tính đúng, tính đủ với những vị trí nhân sự mới như quản trị nền tảng, truyền thông số…Tất cả để giải quyết bài toán kinh tế báo chí, mở rộng độ phủ, từ đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nhất là nhiệm vụ lan tỏa thông tin báo chí chính thống trên môi trường internet, ông Thăng cho biết.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang phát biểu ý kiến tại hội nghị.Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ mà ngành TT&TT tỉnh Bình Định đã đạt được trong năm qua. Đồng chí cho biết, công tác quản lý báo chí ngày càng được tăng cường, đẩy mạnh hoạt động truyền thông chính sách và quảng bá xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch trên nền tảng mạng xã hội.Trong đó, tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trị lớn, các ngày kỷ niệm, lễ, tết; đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường tuyên truyền phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên môi trường mạng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và các chương trình thực hiện chuyển đổi số của tỉnh…Năm 2023, được xác định là năm dữ liệu số Việt Nam, vì vậy việc triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, xây dựng hệ thống Kho dữ liệu số dùng chung của tỉnh đã tích hợp đầy đủ các dữ liệu về kinh tế, tài chính, đầu tư, tài nguyên đất, giá, dịch vụ… của các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của tỉnh.Các đại biểu tham luận tại hội nghị.Hiện nay, ngành TT&TT đã và đang nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa triển khai công tác kết nối, thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển.Công tác báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội, lan tỏa những nhân tố tích cực, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn để thúc đẩy sự phát triển xã hội.
https://nhandan.vn/nhieu-thach-thuc-trong-linh-vuc-phat-thanh-truyen-hinh-truoc-cong-cuoc-chuyen-doi-so-post799237.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Bình Định", "thông tin truyền thông", "chuyển đổi số", "Kho dữ liệu số" ] }
Một cách tiếp cận và lý giải lịch sử
Sau bốn năm, từ 2018 - 2021, Điện ảnh Quân đội nhân dân vừa ra mắt bộ phim tài liệu đặc biệt 22 tập với tên gọi Con đường đã chọn. Các nhà làm phim đã mang đến cho khán giả bộ tác phẩm quy mô, với những thước phim mang màu sắc mới mẻ, khách quan về cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Sức mạnh Việt NamCon đường đã chọnlà câu chuyện kể lại với thế hệ trẻ hôm nay điều gì đã làm nên sức mạnh Việt Nam. Bộ phim quy tụ đội ngũ nhiều kinh nghiệm làm phim về chiến tranh, am hiểu tư liệu chiến tranh như NSND Đặng Xuân Hải, NSND Lê Thi, NSND Lưu Quỳ, NSƯT Phạm Huyên, nhà biên kịch Phạm Minh Lợi, Hà Đình Cẩn, Lại Văn Sinh, Lê Ngọc Minh…, cùng những đạo diễn nhiều nhiệt huyết như đạo diễn, NSND Nguyễn Hoàng Lâm, Đặng Thái Huyền, Phạm Hồng Thắng, Phạm Thanh Hùng, Bùi Chí Trung,… Sự kết hợp của những nhà làm phim nhiều thế hệ đã mang lại màu sắc mới mẻ, sinh động và đa dạng trong từng tập phim mà vẫn bảo đảm được sự thống nhất về phong cách cho trọn bộ 22 tập.Mỗi tập phim trongCon đường đã chọnmang một tên riêng tương ứng với từng sự kiện, từng giai đoạn lịch sử. Bộ phim không chỉ hệ thống lại các sự kiện lịch sử trong những chặng đường kháng chiến giữ nước mà cố gắng tìm tòi và lý giải điều gì đã làm nên sức mạnh Việt Nam; nêu bật tầm nhìn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc lãnh đạo toàn dân kháng chiến; sự mưu lược của những tướng lĩnh cầm quân, và trên hết là sự hy sinh vô bờ bến của nhân dân, để non sông thu về một mối, dân tộc Việt Nam làm chủ vận mệnh của mình.Trong bối cảnh đã có nhiều bộ phim tài liệu về đề tài chiến tranh Việt Nam được đầu tư công phu, để xây dựng một bộ phim quy mô lớn, với những cách tiếp cận và góc nhìn mới là một thử thách đối với đội ngũ các nhà làm phim đã cùng làm nênCon đường đã chọn. Ở mỗi tập, khán giả sẽ không chỉ được tiếp nhận những thước phim tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử mà còn có những đánh giá, nhận định của nhiều học giả, nhà báo, nhà quân sự và của chính những người trong cuộc ở cả hai chiến tuyến về các sự kiện lịch sử đó. Bộ phim được thể hiện qua góc nhìn của người lính, phản ánh những lĩnh vực khác của cả nước và các địa phương trong cuộc chiến, có sự khái quát để nói lên sức mạnh hậu phương, sức mạnh toàn dân và những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hôm nay.Chất anh hùng ca đậm nétMong muốn gửi gắm những thông điệp ý nghĩa đến người xem, đặc biệt là tới thế hệ khán giả trẻ tuổi, nữ đạo diễn Đặng Thái Huyền, được giao đảm trách vai trò đạo diễn trong tập mở đầu và tập kết thúc, bộc bạch: "Tôi hy vọng khi phim phát sóng thì khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ sẽ thích cách tiếp cận các vấn đề lịch sử, chính luận của các nhà làm phim trong bộ phim này. Một cách tiếp cận vừa trực diện, vừa khách quan, vừa sòng phẳng với các sự kiện lịch sử được đặt ra trong mỗi tập…".Ở vai trò Tổng đạo diễn, Đại tá, NSND Lê Thi cho rằng, những sự kiện lịch sử, nhân chứng lịch sử và các tướng lĩnh qua các thời kỳ đánh giá về các cuộc kháng chiến là những điểm nhấn quan trọng trong phim.Một trong những cố vấn nội dung của bộ phim, NSND Đặng Xuân Hải (Hội Điện ảnh Việt Nam) cho rằng, bộ phimCon đường đã chọnthể hiện một giai đoạn lịch sử khá dài, chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ khi có Đảng, Bác Hồ, trong đó trọng tâm là giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Đây là chặng đường gian nan nhất nhưng thể hiện sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, ý chí, khát vọng toàn dân tộc đứng lên giành độc lập. Nhiều tấm gương của các anh hùng, liệt sĩ hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước đã được đề cập trong bộ phim.Con đường đã chọnlà bộ phim thể hiện chất anh hùng ca rất đậm nét. Bởi vậy, khi công chiếu rộng rãi, bộ phim sẽ mang tới những cảm nhận, thông điệp giúp người xem hiểu thêm giá trị của độc lập, tự do; hiểu được thế hệ đi trước đã trải qua những chặng đường gian nan như thế nào để có được một Việt Nam ngày hôm nay. NSND Đặng Xuân Hải tin tưởng, những thước phim sẽ tạo nguồn sức mạnh tinh thần để tiếp sức cho thế hệ hôm nay vững bước trong tương lai.Cũng theo Điện ảnh Quân đội nhân dân, bối cảnh sản xuất phimCon đường đã chọngặp khá nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên đội ngũ làm phim đã điều hành sản xuất linh hoạt với những giải pháp phù hợp để kịp hoàn thành tác phẩm, ra mắt vào dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 theo kế hoạch đề ra.Bộ phimCon đường đã chọnđược phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Truyền hình Nhân Dân, Truyền hình Thông tấn và một số kênh truyền hình khác từ ngày 25/8/2021.
https://nhandan.vn/mot-cach-tiep-can-va-ly-giai-lich-su-post661887.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [] }
[Video] Bạn đọc cắt, dán ảnh panorama chiến thắng Điện Biên Phủ từ số báo Nhân Dân ngày 7/5/2024
NDO -Số báo in Nhân Dân đặc biệt ngày 7/5/2024 được tăng thêm 8 trang, gồm 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh, 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Bạn đọc có thể cắt các trang báo Nhân Dân số đặc biệt, ghép thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài tới 3,21m (kỷ lục đối với sản phẩm báo in) rồi treo trong phòng khách, nơi công cộng hoặc chụp ảnh check-in trên mạng xã hội cùng các hashtag #chienthangdienbienphu #dienbienphu. Những người yêu thích công nghệ có thể trải nghiệm tương tác bằng cách dùng điện thoại quét các mã QR trên tranh hoặc tải ứng dụng xem hình ảnh chuyển động bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).
https://nhandan.vn/video-ban-doc-cat-dan-anh-panorama-chien-thang-dien-bien-phu-tu-so-bao-nhan-dan-ngay-752024-post808237.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Điện Biên Phủ", "Báo Nhân dân", "ấn phẩm đặc biệt" ] }
Lạng Sơn tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày 1/6
Ngày 29/5, Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cùng các sở, ban, ngành của tỉnh đã đến thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập KAZUO Lạng Sơn (thành phố Lạng Sơn).
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập KAZUO Lạng Sơn được thành lập năm 2020. Hiện nay, trung tâm có 36 thầy, cô giáo tiếp nhận chăm sóc, giáo dục 102 trẻ đặc biệt. Các em là trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn học tập đặc hiệu, rối loạn giao tiếp...Tại đây, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đã ân cần hỏi thăm, động viên toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trung tâm; chúc các cháu thiếu nhi vui khỏe, chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ, cô giáo.Lãnh đạo tỉnh mong muốn các thầy, cô giáo của trung tâm tiếp tục nỗ lực, hết lòng nuôi dạy, chăm sóc, tạo điều kiện học tập thuận lợi, giúp các cháu hòa nhập cộng đồng.Cùng ngày, đoàn công tác của tỉnh do lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Hy vọng Lạng Sơn (huyện Hữu Lũng). Đoàn công tác đã tặng quà của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cho các cháu thiếu nhi của trung tâm.Đại diện lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn tặng quà cho các cháu thiếu nhi tại Trung tâm hy vọng Lạng Sơn.Hiện nay, Trung tâm Hy vọng Lạng Sơn đang nuôi dưỡng, chăm sóc 30 trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thay mặt đoàn công tác, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chúc các cháu đón Tết Thiếu nhi vui vẻ, đầm ấm, luôn chăm ngoan, nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện để sau này trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội. Đồng thời, mong muốn cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu vui chơi, học tập
https://nhandan.vn/lang-son-tang-qua-tre-em-co-hoan-canh-kho-khan-nhan-ngay-16-post811675.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Lạng Sơn", "Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6", "Trẻ em hoàn cảnh khó khăn" ] }
Lễ hội Ánh sáng tại Festival Huế 2024
NDO -Tiếp nối thành công của “Huế by light - The liveshow”, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên giới thiệu chương trình Lễ hội ánh sáng, một hành trình khám phá với 12 tác phẩm sắp đặt âm thanh và ánh sáng trong lòng Đại NộiHuế.
Khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng Thái Bình Lâu cùng khuôn viên xung quanh thông qua trải nghiệm không gian nghệ thuật số kỳ ảo và đầy tính tương tác.Lễ hội ánh sáng diễn ra từ ngày 8 đến 22/6, với mỗi hành trình kéo dài khoảng từ 40 đến 50 phút vào các buổi tối từ 18 đến 22 giờ.Lễ hội ánh sáng diễn ra trong khuôn khổ củaFestival Huế 2024cũng nhằm tăng cường kỹ năng của đội ngũ địa phương thông qua việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng và bí quyết chuyên môn của Pháp, đã được công nhận và đánh giá cao trên toàn thế giới.Ngoài đèn lồng, lễ hội còn sử dụng 350 chiếc đèn led.Dự án Lễ hội ánh sáng được lên ý tưởng vào cuối năm 2022, với mong muốn mang đến cho khách tham quan một hành trình khám phá ảo diệu và đầy chất thơ trong lòng Đại Nội Huế thông qua việc kết hợp các công nghệ và kỹ thuật sáng tạo khác nhau, với những chiếc đèn lồng Huế truyền thống được thắp sáng đồng bộ kết hợp với cảnh quan trong Đại Nội.Lễ hội ánh sáng là thành quả của hơn một năm sáng tạo, tìm kiếm giải pháp kỹ thuật và sản xuất của đội ngũ AC3 Studio.Hình ảnh minh họa cổng vào.Để thực hiện toàn bộ các tác phẩm sắp đặt này, ê kíp sáng tạo đã phải xây dựng một hệ thống điều khiển tập trung, được thiết kế riêng gồm 9 máy chủ dữ liệu, 22 thiệp điện tử, nhiều km dây cáp và hơn 4.500 nguồn sáng mang đến sinh lực cho các tòa nhà, khu vườn, cây cối, các hòn non bộ và cả khu vực hồ nước.Các công nghệ sử dụng được đa dạng hóa tùy thuộc vào từng sắp đặt cụ thể, để phục vụ tốt nhất cho trải nghiệm của khách tham quan gồm hệ thống lưới điện thông minh thông qua các tấm quang năng, hệ thống đèn sân khấu truyền thống, hệ thống trình chiếu video (video mapping), hệ thống đèn led điều khiển được (Artnet), cảm biến hồng ngoại, sợi quang học hoặc thậm chí cả máy tạo khói được điều khiển. Công nghệ được sử dụng để phục vụ trải nghiệm người xem và được thiết kế để du khách không thể nhận biết.
https://nhandan.vn/le-hoi-anh-sang-tai-festival-hue-2024-post808953.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Lễ hội Ánh sáng tại Festival Huế 2024", "Festival Huế 2024", "Viện Pháp tại Việt Nam", "trình diễn ánh sáng trong Đại Nội Huế" ] }
Bắc Kạn sẽ trình diễn màn dân vũ múa bát 1.000 diễn viên
NDO -TỉnhBắc Kạnđã thống nhất sẽ tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch Bắc Kạn năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 3/5. Điểm nhấn trong chương trình là màn trình diễn dân vũ múa bát với sự tham gia của 1.000 diễn viên.
Múa bátmô phỏng lại các động tác ươm tơ, dệt vải của người Tày từ xa xưa. Chiếc bát dùng để ươm tơ, nén tơ, đôi đũa để khuấy đều tơ tằm được nén trong bát, các chị em phải đảo đều tay để cho những sợi tơ cuốn vào chiếc đũa và động tác cứ như vậy, lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi đủ sợi tơ để dệt vải.Đạo cụ được thể hiện trong điệu múa là chiếc bát, đôi đũa được bà con dùng trong bữa ăn hằng ngày.Nhịp điệu và cácđộng tác múabát không khó, không cầu kỳ để bất kỳ ai từ già đến trẻ đều có thể tham gia và tạo nên sự lôi cuốn đối với cộng đồng.Tiếng gõ bát lúc trầm, lúc bổng như thay cho lời kể, lời tâm tình của những người phụ nữ về những nhọc nhằn trong việc ươm tơ, dệt vải, qua đó còn thể hiện khát vọng về cuộc sống đủ đầy.Múa bát của người Tày tỉnh Bắc Kạn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mụcdi sản văn hóa phi vật thểcấp quốc gia trong năm 2022.Loại hình dân vũ này đã và đang tạo ra điểm nhấn vô cùng đặc sắc cho các lễ hội tại Bắc Kạn.Trong lễ hội Lồng Tồng(xuống đồng) Ba Bể từ ngày 18-20/2 vừa qua, màn múa bát với sự tham gia của 250 diễn viên quần chúng đã tạo ra ấn tượng sâu sắc cho du khách.Màn dân vũ với sự tham gia của 1.000 diễn viên trong Tuần lễ du lịch tới đây sẽ là hoạt động trình diễn nghệ thuật dân vũ lớn nhất của Bắc Kạn từ trước tới nay.Thắng cảnh hồ Ba Bể là trung tâm kết nối các chuỗi sự kiện du lịch trong năm 2024 của Bắc Kạn. (Một góc thắng cảnh hồ Ba Bể). Ảnh: TUẤN SƠN.Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Tuần Văn hóa, Du lịch Bắc Kạn năm 2024 sẽ tổ chức các hoạt động tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì và thành phố Bắc Kạn.Lễ bế mạc sẽ gắn với Lễ hội văn hóa “Chợ tình Xuân Dương” cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn khác.Bắc Kạn kỳ vọng Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu, mở rộng thị trường, xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch mới giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế.Đồng thời, đây là hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch; giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc trưng và các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng để thu hút các doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu và đầu tư.Được biết, để hiện thực hóa mục tiêu đưadu lịchthành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, thời gian qua, song song với đầu tư hạ tầng du lịch, Bắc Kạn đã rất nỗ lực xây dựng các hoạt động mang tính điểm nhấn đặc sắc.Trong năm 2024, địa phương này sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động gắn với du lịch, như: giải đua xe đạp, giải chạy marathon bên hồ Ba Bể, ngày hội bí xanh thơm, chương trình“Qua những miền di sản Việt Bắc”lần thứ XV, Giải đua “Ba Be Adventure Race” năm 2024 (đua sup/kayak/xe đạp địa hình/chạy trail...),Sắc thu hồ Ba Bể…
https://nhandan.vn/bac-kan-se-trinh-dien-man-dan-vu-mua-bat-1000-dien-vien-post796927.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Bắc Kạn", "múa bát", "di sản phi vật thể", "du lịch", "hồ Ba Bể" ] }
Công bố các clip vào vòng chung khảo cuộc thi quảng bá hình ảnh Việt Nam
NDO -Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam cho biết, Ban Giám khảo đã chấm điểm và lựa chọn ra 10 clip xuất sắc nhất vào vòng chung khảo Cuộc thi Clip trực tuyến “Tôi yêu Việt Nam” (I Love Viet Nam).
Cuộc thi Clip trực tuyến “Tôi yêu Việt Nam” (I Love Viet Nam) khởi động tại đêm khai mạcLiên hoan phimchâu Á Đà Nẵng lần thứ nhất (DANAFF I) 9/5/2023, do ông Edward Neubronner - Phó Chủ tịch cấp cao của Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ Quốc tế - khu vực châu Á Thái Bình Dương và bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến Phát triển điện ảnh Việt Nam phát động.Cuộc thi doHiệp hộiXúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam và Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ phối hợp cùng Đại sứ quán Mỹ, BHD, K+, TikTok Việt Nam tổ chức, nhằm lan tỏa tình yêu đất nước Việt Nam, đồng thời giới thiệu quảng bá với bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam là điểm đến du lịch và là địa điểm lý tưởng để quay những bộ phim lớn.Ban giám khảo cuộc thi.Ban Giám khảo cuộc thi gồm bà Lý Phương Dung - Nhà biên kịch, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh - Chủ tịch; ông Stephen P. Jenner - Phó Chủ tịch Truyền thông khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPA); ông Nguyễn Trinh Hoan - Giám đốc hình ảnh, Giám đốc Công ty HK Film; bà Trần Thị Bích Ngọc - Nhà sản xuất phim; ông Đinh Tuấn Vũ - Đạo diễn Điện ảnh.Tiêu chí lựa chọn là các clip có nội dung khám phá những điểm đến mới lạ, ghi lại hiệu quả vẻ đẹp của những cảnh quan ở Việt Nam, ưu tiên các cảnh quan chưa được khám phá, cụ thể: địa điểm/bối cảnh mới mẻ, phù hợp để quay những bộ phim lớn, không phải những điểm du lịch quen thuộc; địa điểm/bối cảnh có những yếu tố độc đáo, tạo cảm xúc cho người xem.Các clip lọt vào vòng chung khảo.Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam cho biết, Ban tổ chức đã nhận được 289 clip dự thi hợp lệ, từ đó đã chọn ra ra 10 clip xuất sắc nhất vào vòng chung khảo bao gồm:Cinematic Adventure Kong, Bước chân Tây Nguyên, An Giang - Way back home, Khám phá hang Hổ, Rừng lá phong Quảng Trị, LOST IN VIETNAM, Việt Nam mãi đỉnh, Pieces of Vietnam, Why you should visit Vietnam, Cắm trại trên đồi thông La An.Kết quả của cuộc thi sẽ được Ban tổ chức công bố trên website chính thức Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam https://vfda.vn/ và fanpage của Hiệp hội https://www.facebook.com/hiephoixuctienphattriendienanhGiải thưởng của cuộc thi bao gồm 1 Giải Nhất: Phantom 4 Pro V2.0 Drone; 1 Giải Nhì: Mobile Master kit; 3 Giải Ba: Pocketfilm kit.Lễ trao giải cuộc thi sẽ diễn ra tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 2 (DANAFF II) diễn ra từ ngày 2 đến 6/7 tại thành phố Đà Nẵng.
https://nhandan.vn/cong-bo-cac-clip-vao-vong-chung-khao-cuoc-thi-quang-ba-hinh-anh-viet-nam-post803668.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "cuộc thi quảng bá hình ảnh Việt Nam", "Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam", "Cuộc thi Clip trực tuyến “Tôi yêu Việt Nam”", "quảng bá Việt Nam - điểm đến điện ảnh" ] }
Tưng bừng khai hội Xuân An toàn khu Chợ Đồn
NDO -Ngày 23/2, tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) khai hội Xuân An toàn khu (ATK) năm 2024 với chủ đề “Mùa xuân du lịch về nguồn”.
Dự hội Xuân có Bí thư Tỉnh ủyBắc KạnHoàng Duy Chinh; lãnh đạo tỉnh, các địa phương trong tỉnh và hàng nghìn du khách, người dân.Chợ Đồn là An toàn khu, nơi ở, làm việc của Bác Hồ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.Năm 2016, ATK Chợ Đồn được xếp hạngdi tích quốc gia đặc biệt. Năm 2019, huyện Chợ Đồn được công nhận là vùng an toàn khu của Trung ương đặt ở tỉnh Bắc Kạn.Tại Chợ Đồn, hiện dày đặc các di tích lịch sử cách mạng, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống và nhiều tiềm năng phát triển du lịch lịch sử.Hội Xuân ATK được huyện Chợ Đồn xác định là một trong những hoạt động chủ chốt nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử này.Lãnh đạo huyện Chợ Đồn đánh trống khai hội. Ảnh: TUẤN SƠNKhai mạc hội Xuân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Triệu Huy Chung nhấn mạnh, với những đặc trưng riêng của vùng miền được thể hiện ở trong mỗi không gian của Hội, hy vọng Hội Xuân ATK Chợ Đồn sẽ đem đến những trải nghiệm thú vị, những ấn tượng sâu sắc về đất và người nơi đây. Đồng thời, đây còn là cơ hội để kết nối, phát huy giá trị di tích, di sản gắn với phát triển du lịch của quê hương Chợ Đồn đến với bạn bè trên khắp mọi miền đất nước.Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra màn đánh trống khai hội và trình diễn ra mắt ca khúc mới “Về Chợ Đồn ATK” của nhạc sĩ Phạm Tịnh.Trong phần lễ, Ban tổ chức đã tiến hành lễ cầu mùa, cầu an với các đặc sản địa phương dâng cúng lên các vị thần, cầu mong mùa màng bội thu, năm mới an lành.Hội Xuân cũng trình diễnmàn múa bátvới sự tham gia của 200 diễn viên.Tại hội Xuân, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Kạn cũng tổ chức khai mạc Triển lãm báo Xuân Giáp Thìn 2024.Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đọc các ấn phẩm báo chí tại triển lãm báo Xuân. Ảnh: TUẤN SƠNTại khu triển lãm, Hội Nhà báo tỉnh trưng bày hơn 200 ấn phẩm báo, tạp chí số Xuân Giáp Thìn 2024 của các cơ quan báo chí Trung ương, ngành và tỉnh Bắc Kạn; trưng bày thiết bị sản xuất chương trình phát thanh-truyền hình và báo điện tử của các cơ quan báo chí tỉnh Bắc Kạn; trưng bày xuất bản phẩm của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.Hội Xuân ATK Chợ Đồn sẽ diễn ra đến hết ngày 25/2. Theo kế hoạch, trong 2 ngày tới, lễ hội sẽ có các hoạt động trình diễn trang phục dân tộc; trải nghiệm không gian văn hóa, chuyển đổi số, triển lãm ảnh; trưng bày các gian hàng sản phẩm OCOP; thi đấu các môn thể thao dân tộc.Dịp này, huyện Chợ Đồn cũng giới thiệu tới du khách 3 tuyếntrải nghiệm du lịch. Tuyến 1: thị trấn Bằng Lũng-di tích Nà Pậu-di tích Khuổi Linh, Pù Cọ-di tích Bản Ca. Tuyến 2: thị trấn Bằng Lũng-di tích nhà máy in tiền, nhà nghiên cứu kỹ thuật, xưởng quân giới, hệ thống cáp tời quặng thời Pháp thuộc, đền Phja Khao, đền Tiên Sơn-thác Đăng Vài, dấu tích đường goòng tời quặng. Tuyến 3: thị trấn Bằng Lũng-thôn Cọn Poỏng-trang trại cá tầm, Bó Lồm.
https://nhandan.vn/tung-bung-khai-hoi-xuan-an-toan-khu-cho-don-post797287.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Bắc Kạn", "ATK Chợ Đồn", "hội Xuân An toàn khu Chợ Đồn" ] }
[Ảnh] Học sinh Trường tiểu học Tràng An hào hứng khám phá tranh panorama về "Chiến dịch Điện Biên Phủ"
NDO -Nhân kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024), ngày 7/5, Trường tiểu học Tràng An tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quanTriển lãm tương tác tranh panoramakỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cho các em học sinh khối 4 tại Trụ sởBáo Nhân Dân(71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Các em học sinh nghiêm túc xếp hàng, chờ đợi đến lượt để vào tham quan Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chụp hình lưu niệm cùng cô, trò lớp 4G và 4ETrường tiểu học Tràng An.Khu vực check-in với chủ đề hò kéo pháo thu hút nhiều học sinh trải nghiệm.Tại Triển lãm, các em được chiêm ngưỡng bức tranh panorama bao quanh hình tròn với đường kính dài 5,5m, chiều cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường với mô hình tranh panorama 360 độ.Nhiều em bày tỏ sự thích thú khi được ngắm nhìn bức tranh panorama khổ lớn.Quét mã QR ngay trên bức tranh, học sinh có thể chủ động tìm kiếm các thông tin về 56 ngày đêm chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.Lê Trịnh Hải Minh, học sinh lớp 4G Trường tiểu học Tràng An chia sẻ: "Trước đó, em đã được nghe nhiều về trận đánh ở Điện Biên Phủ, nhưng chỉ khi đến đây, được tham quan Triển lãm, em mới thực sự hình dung rõ và hiểu hơn về sự kiện lịch sử này".Dưới bức tranh panorama là diễn tiến chiến dịch với các thông tin trọng tâm được trình bày theo từng ngày cùng mã QR kết nối đến trang thông tin chi tiết.Các bạn học sinh cùng nhau cắt, dán bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Bức tranh này nằm trong 12 trang thông tin đặc biệt của số Báo Nhân Dân ra ngày 7/5/2024.Học sinh có thể cắt các trang báo, ghép thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài tới 3,21m rồi treo trong lớp học, phòng truyền thống của nhà trường.Các em cũng chụp ảnh check-in cùng bức tranh và đăng tải lên mạng xã hội với hashtag #chienthangdienbienphu #dienbienphu.Triển lãm sẽ mở cửa tự do trong khoảng thời gian 9-17 giờ, diễn ra từ ngày 7-12/5 tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
https://nhandan.vn/anh-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-trang-an-hao-hung-kham-pha-tranh-panorama-ve-chien-dich-dien-bien-phu-post808296.html#808296|zone-highlight-1251|3
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Báo Nhân Dân", "Tranh panorama Điện Biên Phủ", "Triển lãm tương tác tranh panorama", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Sức thu hút của Mái đá Ngườm
NDO -Năm 1982, di chỉ này đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Với các kết quả nghiên cứu mới từ cuộc khai quật năm 2017 và năm 2024 vừa qua cho thấy di chỉ Mái đá Ngườm hoàn toàn xứng đáng để xem xét xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt trong tương lai gần.
Xem xét là Di tích quốc gia đặc biệtDi chỉ khảo cổ học Mái đá Ngườm thuộc thôn Kim Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Mái đá có dạng hàm ếch, cao hơn mặt đường dân sinh hiện tại khoảng 30m.Đứng dưới mái đá, cao hơn mực nước mùa tháng ba khoảng 40m, có thể nhìn thẳng tới một đoạn sôngThần Sachảy qua sông Cầu. Diện tích bề mặt mái đá còn vết tích tầng văn hóa rộng khoảng gần 1.000 mét vuông.Mái đá Ngườm được phát hiện tháng 3/1980. Từ đó đến nay đã qua bốn cuộc khai quật khảo cổ học ở đây trong các năm 1981, 1982, 1985, 2017.Các kết quả khai quật xác định đây là nơi chế tác công cụ - một “di chỉ xưởng” có ý nghĩa lớn chẳng những với nghiên cứu thời tiền sử Việt Nam mà còn có thể nghiên cứu so sánh với các di chỉ cùng hoặc gần niên đại khác trong khu vực và trên thế giới.Hội thảo khoa học từ năm 1982 ở Thái Nguyên đã xác lập thuật ngữ “Kỹ nghệ Ngườm” trong chế tác công cụ đá của người cổ đại. Các kết quả khai quật khảo cổ học đã cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị cho các nhà nghiên cứu để hiểu sâu hơn về kỹ nghệ chế tác đá cổ đại không chỉ ở Việt Nam mà còn trong phạm vi Đông Nam Á.Năm 2024, Bảo tàng Thái Nguyên và Viện Khảo cổ học tiếp tục phối hợp khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ năm nhằm nghiên cứu làm rõ thêm đặc trưng của loại hình di vật đá trong khoảng 41.500 năm đến 22.500 năm cách ngày nay và xác định các loài động vật được săn bắt, hái lượm còn dấu vết trong tầng văn hóa để tìm hiểu sự thay đổi về hành vi sử dụng thức ăn của người cổ đại.Hạch cuội có vết chế tác.Các loại hình hiện vật trong hố khai quật bao gồm một số nhóm loại hình công cụ hạch cuội, công cụ mảnh tu chỉnh, mảnh tước, mảnh tách, công cụ xương cùng với một số hạch cuội nguyên liệu đã được phát hiện trong tầng văn hóa. Trong lần khai quật này, một số bằng chứng về phương pháp chế tác lần đầu tiên được phát hiện tạimái đá Ngườm.Phát hiện này đã cung cấp những nhận thức mới, quan trọng đối với nghiên cứu quá trình tiến hóa của các phương pháp và kỹ thuật chế tác đá trong thời đại Đá cũ ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Đây cũng là di tích đầu tiên thuộc thời đại Đá cũ ở Việt Nam ghi nhận các kỹ thuật chế tác đá đặc sắc như vậy. Cho đến nay, đây cũng là địa điểm mái đá/hang động phát hiện các bằng chứng sớm nhất về quá trình cư trú, chế tác và sử dụng các công cụ đá có niên đại sớm nhất ở Việt Nam - từ 41.500 cách ngày nay và còn có thể xa hơn.Công cụ mảnh có niên đại41.500năm.Mái đá Ngườm là địa điểm đã được phát hiện và nghiên cứu sớm. Di chỉ này và các di chỉ khảo cổ học khác tương đối cận kề nằm trong không gian cổ địa lý - địa chất tương đồng thuộc kỷ Devon (niên đại từ 420-390 triệu năm), tương ứng địa giới hành chính thuộc huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) và huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) ngày nay.Trong khu vực đã có gần 40 di tích hang động/mái đá có những đặc điểm tương đồng về hành vi sử dụng công cụ mảnh tước tu chỉnh tương đương/giống với kỹ nghệ Ngườm đã được phát hiện và nghiên cứu.Cũng đã có nhiều phát hiện hóa thạch động vật biển trong các hang động, mái đá hoặc trên vách đá/đồi. Khu vực này vừa chứa đựng hệ thống các di chỉ vừa có tính nối bật toàn cầu về khảo cổ học đồng thời hội tụ nhiều giá trị nổi bật toàn cầu về cổ địa lý - địa chất ở miền bắc Việt Nam.Khẳng định và bảo vệ những giá trị nhiều mặtCác kết quả nghiên cứu từ những năm trước và kết quả cuộc khai quật gần đây nhất cho thấy khu vực huyện Võ Nhai có mật độ di tích khảo cổ học tiền sử khá cao. Tại Thần sa, bên cạnh mái đá Ngườm còn có nhiều di chỉ khảo cổ học khác có sự tương đồng về phương pháp và kỹ thuật chế tác đá giống mái đá Ngườm.Ngoài các hang có giá trị nghiên cứu về khảo cổ học hay cổ khí hậu thì tại khu vực này còn có nhiều hang động có cảnh quan độc đáo có thể kết hợp khai thác để phát triển du lịch văn hóa - sinh thái bền vững.Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm.Tại Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm tại xã Thần Sa ngày 12/4, TS Phạm Thanh Sơn, Viện Khảo cổ học, người chủ trì cuộc khai quật năm 2024, cho biết: “Mái đá Ngườm mang lại những nhận thức hoàn toàn mới đối với khảo cổ học tiền sử Việt Nam. Di chỉ này chứa đựng những giá trị mang tầm khu vực trong nghiên cứu thời đại Đá cũ ở Việt Nam và châu Á. Trong tương lai nếu tiếp tục mở rộng khai quật nghiên cứu khảo cổ học tại mái đá Ngườm có thể hy vọng phát hiện thêm di cốt người cổ ở giai đoạn sớm trên 41.500 năm cách ngày nay thì những đóng góp của Mái đá Ngườm vào tri thức khảo cổ học khu vực và thế giới sẽ càng trở nên nổi bật hơn”.Tuy nhiên, đồng thời với việc cần tiếp tục mở rộng và nghiên cứu sâu hơn để làm đậm nét những giá trị nhiều mặt của di tích, đồng thời cũng đặt ra vấn đề bảo vệ hiện trạng di tích để khách du lịch đến tham quan di tích không xuống hố khai quật thắp hương làm cho cảnh quan di tích mất đi nguyên trạng.
https://nhandan.vn/suc-thu-hut-cua-mai-da-nguom-post804410.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Mái đá Ngườm", "Viện Khảo cổ học", "di chỉ Mái đá Ngườm", "kết quả khai quật khảo cổ học", "kỷ Devon", "di tích thuộc thời đại Đá cũ", "khảo cổ học tiền sử" ] }
65 nghệ nhân và các chuyên gia đầu bếp hội tụ tại Festival Phở 2024
NDO -Festival Phở 2024 khai mạc vào ngày 15/3 tới đây tại Nam Định có sự tham gia của 65 nghệ nhân đầu bếp và các chuyên gia đầu bếp trên toàn quốc, sẽ mang tới cho du khách trong và ngoài nước những hương vị ẩm thực phở tinh tế của 3 miền.
Diễn ra từ ngày 15-17/3 tại Quảng trường Khách sạn Nam Cường, TP Nam Định,Festival Phở 2024có một chuỗi hoạt động hấp dẫn du khách.Nghệ nhân Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định cho biết, Festival Phở 2024 sẽ có sự tham gia của 65 nghệ nhân đầu bếp và các chuyên gia đầu bếp đến từ Hội Đầu bếp hoàng gia, Hiệp hội đầu bếp Việt Nam, Ban Nghệ nhân VCCA, Chi hội đầu bếp trẻ Việt Nam, Ban cố vấn chuyên môn VCCA Việt Nam, Chi hội Phở Vân Cù, Chi hội Phở xưa Nam Định.Trong ngày đầu tiên diễn ra sự kiện vào 15/3, các quan khách trong và ngoài nước sẽ được tham quan trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực phở truyền thống của làng Vân Cù, Nam Trực, Nam Định; tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của phở theo dòng thời gian; trực tiếp trải nghiệm những công đoạn làm nên món phở truyền thống và thưởng thức phở mang chuẩn hương vị làng Phở Vân Cù trứ danh.Lễ khai mạc chương trình “Con đườngPhở Việt” được diễn ra chiều 15/3 tại Thành phố Nam Định, sẽ giới thiệu với du khách sự đa dạng của phở giữa các vùng miền: Nam Định, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, phở chua Lạng Sơn, phở ngô Hà Giang, Lâm Đồng, Gia Lai….Festival Phở 2024 tại Nam Định sẽ xác lập nồi phở khổng lồ nấu với 2.000 bát phở có định chuẩn về nguyên liệu và chất lượng để phục vụ thực khách. Nhiều chương trình quảng diễn về cách làm sợi phở, chọn nguyên liệu, gia vị nấu nước dùng sẽ được các nghệ nhân cao niên bật mí với du khách…Trong ngày 16/3, tọa đàm “Con đường Phở Việt và sợi Phở” với sự tham gia của các nghệ nhân, các chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực, các nhà văn hóa… sẽ trao đổi, chia sẻ các nội dung phát huy và kế thừa những giá trị truyền thống của nghề phở song hành là sự phát triển của nghề phở, lan tỏa món ăn đến gần hơn với người dân và bạn bè du khách quốc tế…Cùng ngày, nhiều nhà hàng nổi tiếng của thành phố Nam Định và nhà hàng toàn quốc sẽ cùng tham gia chương trình quảng diễn “Hương vị phở Việt”.Các nghệ nhân sẽ quảng diễn hương vị phở Việt tại Festival Phở 2024.Tối 16/3, khán giả sẽ được thưởng thức đêm nhạc trẻ “Phở trong tôi”. Chương trình sẽ có những màn trình diễn kết hợp ẩm thực truyền thống và âm nhạc hiện đại truyền tải câu chuyện, hình thành sự phát triển của nghề phở theo dòng thời gian.Trong ngày cuối cùng của chuỗi sự kiện sẽ là chương trình quảng diễn “Sợi phở Việt”, tái hiện quy trình làm ra sợi phở và ý nghĩa văn hóa sợi phở Việt theo vùng miền. Các nghệ nhân sẽ chế biến các sợi phở khô, tươi đến từ khắp nơi trên tổ quốc: Phở Ngô (Hà Giang), Phở hạt gạo (Hà Nội), Phở hai tô (Gia Lai), Phở sắn (Quảng Nam), Phở sen, Phở bột chuối xanh....Trong suốt 3 ngày lễ, Ban tổ chức có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá văn hóa phở vì cộng đồng. Chương trình “Đi tìm hương vị phở Việt” quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu tham gia trình diễn, thúc đẩy quảng bá hình ảnh và thương hiệu.Ban tổ chức sẽ phát hành chương trình ưu đãi đặc biệt dự kiến từ 15.000 đến 20.000 bát phở cho thực khách theo hình thức coupon. Sau đó, Ban tổ chức sẽ trích số tiền thu được từ 5.000 coupon để trao tặng cho Quỹ trẻ em bại não tại tỉnh Nam Định.Ngoài ra, Festival Phở sẽ có “Không gian giới thiệu văn hóa Phở Việt Nam”; giới thiệu hình thành phở… lấy cảm hứng từ sự đa dạng gia vị phở, tái hiện sự hình thành của phở theo trình tự thời gian.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, Công Ty TNHH Blue Việt Nam tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, nhãn hàng nước tinh khiết Bluezone, Phở xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/post-799681.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Festival Phở", "Nam Định", "quảng diễn Phở Việt", "quảng diễn sợi phở", "hoạt động tại Festival Phở 2024", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Xem “Màu nắng” thu Hà Nội
NDO -Triển lãmhội họa và điêu khắc với tên gọi "Màu nắng" của 6 nghệ sĩ: Đinh Khắc Công, Vũ Thanh Yên, Hoàng Ngọc Hà, Lê Ngọc Huyền, Lưu Thanh Lan, Nguyễn Nghĩa Cương sẽ khai mạc chiều 14/10, đón công chúng tham quan tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Qua cách tiếp cận của nhóm, triển lãm "Màu nắng" sẽ mang đến cho người yêu nghệ thuật sự đa dạng của ngôn ngữ tạo hình, điêu khắc, phản ánh những chuyển động không ngừng của xã hội trong nghệ thuật đương đại.Trưng bày các tác phẩm về chủ đề vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên mọi miền đất nước, triển lãm giới thiệu với công chúng yêunghệ thuật, đam mê hội họa những chất liệu, những tính cách khác nhau. Vì tình yêu cái đẹp, họ đã trở thành những người bạn đồng hành trong đam mê sáng tạo.Tin liên quanTìm giải pháp bảo tồn Di sản mỹ thuật dân gian trong kiến trúc, điêu khắc xứ QuảngĐó là những bức tranh sơn mài của nữ họa sĩ Vũ Thanh Yên lộng lẫy, trong trẻo diễn tả con người, cảnh vật, tĩnh vật hòa đồng trong bảng màu huyền bí, chắt lọc của chất liệu sơn mài truyền thống. Là thiếu nữ điệu đà như ở chốn cung đình xưa chất liệu lụa sang trọng mang tính đương đại của nữ họa sĩ Hoàng Ngọc Hà hay tranhphong cảnh mang cá tính độc đáo của Nguyễn Nghĩa Cương.Từ hình ảnh cây cô đơn trên đỉnh núi, những con người gắn liền với mảnh đất Phía Bắc tổ quốc, với bút pháp hiện thực, tranh của nữ hoạ sĩ Lê Ngọc Huyền lại ẩn dấu tâm hồn mạnh mẽ và bí ẩn. Bên cạnh đó,nữ điêu khắc gia Lưu Thanh Lan với ngôn ngữ nghệ thuật chắt lọc hình khối tinh giản đường nét đem đến cho người xem những tác phẩm điêu khắc hiện đại, khỏe khoắn nhưng vẫn đầy nữ tính.Triển lãm "Màu nắng" mở cửa hằng ngày từ ngày 14 đến hết 23/10, tạiNhà triển lãm 16 Ngô Quyền.Một số tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm:Chợ phiên (sơn mài) - Đinh Khắc Công.(Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Mùa đông ấm áp (sơn mài) - Vũ Thanh Yên. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Nắng Quây Sơn (acrylic) - Nguyễn Nghĩa Cương. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Vũ điệu tình yêu (lụa) - Hoàng Ngọc Hà.(Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Sân chơi (acrylic) - Lê Ngọc Huyền.(Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Gió mùa (đúc đồng) - Lưu Thanh Lan.(Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)
https://nhandan.vn/xem-mau-nang-thu-ha-noi-post777076.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Màu nắng", "Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền", "điêu khắc", "nghệ thuật", "Triển lãm hội họa và điêu khắc", "hội họa" ] }
Triển khai nhiệm vụ diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Sáng 21/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Tiểu ban diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954- 7/5/2024). Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, Trung tướng Thái Văn Minh, Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết: Đến nay, các cơ quan, đơn vị tham gia diễu binh, diễu hành tạiLễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủtriển khai cơ bản theo kế hoạch đã xác định.Cục Quân huấn tiếp tục bám nắm, đề nghị phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện, kế hoạch huấn luyện, luyện tập; kế hoạch sơ duyệt, tổng duyệt để các cơ quan, đơn vị có cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể theo chuyên ngành, triển khai tổ chức thực hiện.Cùng với đó, Cục Quân huấn tổ chức khảo sát xác định vị trí bố trí trận địa pháo lễ; tiến hành hiệp đồng bố trí ăn ở, luyện tập và các kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn; kế hoạch công tác hậu cần, kỹ thuật, cơ động lực lượng tại thực địa; triển khai các mặt bảo đảm cho luyện tập, hợp luyện và làm nhiệm vụ chính thức theo kế hoạch.Các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).Phát biểu kết luận hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa nhấn mạnh, diễu binh, diễu hành là linh hồn, là nội dung cốt lõi tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; là nhiệm vụ quan trọng, thể hiện hình ảnh, uy tín của Quân đội. Vì vậy, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, trên cơ sở kế hoạch tổ chức lực lượng thực hiện đề án của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.Các đơn vị khẩn trương ổn định biên chế, thành lập ban tổ chức của đơn vị, tổ chức huấn luyện cơ bản, lấy luyện tập cơ bản từng người, từng tổ, từng hàng là chính, làm cơ sở để luyện tập hiệp đồng động tác trong 1/3 khối, 1/2 khối đến cả khối, bảo đảm yêu cầu: Đúng, đều, nhanh, mạnh, đẹp, thống nhất.Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa yêu cầu, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai bảo đảm tốt tác chiến; kỹ thuật; hậu cần; thông tin liên lạc; an ninh, an toàn… chú ý có phương án dự phòng chu đáo, kỹ lưỡng. Xây dựng quy chế thi đua, theo dõi, đánh giá cụ thể từng cơ quan, đơn vị trong tham gia thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).Theo kế hoạch, sau khi huấn luyện diễu binh, diễu hành tại đơn vị, từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 sẽ tổ chức huấn luyện và hợp luyện tại Trung tâm huấn luyện quân sự quốc gia 4. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 cơ động lên thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) hợp luyện, sơ duyệt, tổng duyệt và làm nhiệm vụ chính thức.
https://nhandan.vn/post-796983.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Bộ Quốc phòng", "Diễu binh", "diễu hành", "Điện Biên Phủ" ] }
Người vẽ tranh qua hai cuộc kháng chiến
Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức trưng bày tranh của họa sĩ Phạm Thanh Tâm với chủ đề “Kháng chiến và hội họa”. Cuộc đời gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quãng thời gian đó đã trở thành tư liệu quý để ông sáng tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Họa sĩ Phạm Thanh Tâm sinh năm 1933 tại Hải Phòng, nhưng quê quán của ông ở làng Vĩnh Lại, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Ðịnh. Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, từ năm 14 tuổi ông đã tham gia làm liên lạc viên của Ban tuyên truyền Chiến khu 3. Là người yêu hội họa từ nhỏ, năm 15 tuổi, họa sĩ Phạm Thanh Tâm bước đầu tiếp xúc với mỹ thuật bằng cách theo học sáu tháng lớp hội họa Phù Lưu Chanh của Hội văn hóa khu 3. Từ đó, ông cùng đồng đội tham gia vẽ tranh tuyên truyền, cổ động phục vụ quân đội. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến hồi ác liệt nhất, ông đã tình nguyện tham gia quân đội và có mặt trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ lẫy lừng. "Những giây phút chiến đấu trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ là những giây phút không thể nào quên trong cuộc đời tôi, in đậm trong tôi để sau đó tôi ghi lại bằng chính tác phẩm của mình", họa sĩ Phạm Thanh Tâm kể trong niềm xúc động.Từ chiến dịch lịch sử ấy, họa sĩ Phạm Thanh Tâm đã cho ra đời các tác phẩm nổi bật: Xuân trong hầm pháo Ðiện Biên Phủ, Ðường lên Ðiện Biên năm xưa, Cảnh nhà sàn Ðiện Biên Phủ. Ðây không chỉ là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật mà còn là những tư liệu lịch sử quý giá.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, họa sĩ Phạm Thanh Tâm tiếp tục lên đường theo tiếng gọi non sông. Ông có mặt ở những chiến trường ác liệt nhất như Khe Sanh, Quảng Trị… Nơi trận chiến ác liệt, người chiến sĩ, họa sĩ, phóng viên Phạm Thanh Tâm vẫn không ngừng say mê nghệ thuật. Mỗi vùng đất, mỗi trận đánh ông đều ký họa lại một cách nhanh chóng. Trong thời gian này, họa sĩ Phạm Thanh Tâm còn vẽ nhiều ký họa, tranh đả kích, châm biếm được đăng trên các báo với bút danh Huỳnh Biếc. Với tình yêu hội họa mãnh liệt, ông đã cho ra đời những tác phẩm Cửa ngõ Sài Gòn 30-4-1975, Sâu thẳm rừng Trường Sơn, Ngày xưa Quảng Trị… một cách chân thật và xúc động.Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1989, họa sĩ Phạm Thanh Tâm cùng gia đình vào TP Hồ Chí Minh sinh sống. Suốt cuộc đời cách mạng và hoạt động nghệ thuật của mình, họa sĩ Phạm Thanh Tâm đã có hàng nghìn tác phẩm hội họa đa dạng về chất liệu. Trong đó, mảng đề tài về người lính, cuộc sống và tình quân dân trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chiếm phần lớn và là đề tài thành công nhất của ông.Họa sĩ Tạ Kim Dung, người cùng học chung với họa sĩ Phạm Thanh Tâm tại Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường đại học Mỹ Thuật Việt Nam) giai đoạn 1964 - 1968, nhận xét: "Ðiểm nổi bật trong tác phẩm của họa sĩ Phạm Thanh Tâm là ông vẽ trực diện cho nên chứa đựng nhiều xúc cảm. Những bức tranh miêu tả về cuộc sống của người dân, cuộc sống Bộ đội Cụ Hồ nơi chiến trường thật sự là những tư liệu quý hiếm".Nhìn lại quãng thời gian sáng tác nơi chiến trường của mình, họa sĩ Phạm Thanh Tâm cho biết, hình ảnh đẹp nơi chiến trường nhiều lắm, đẹp từ cảnh vật đến con người. Nhưng mọi thứ đều lướt qua rất nhanh, cho nên người họa sĩ phải biết cách để ghi lại những gì tiêu biểu nhất. "Những lúc ấy, điều quan trọng đối với người họa sĩ là đã thấy được, đã cảm nhận và ghi nhớ… Ðấy chính là cơ sở dựng lại tranh bố cục về sau và cũng là vốn sống của người nghệ sĩ", họa sĩ Phạm Thanh Tâm chia sẻ.Chính vì thế, trong cuốn sổ tay của ông luôn đầy ắp những ký họa. Sau mỗi chuyến đi, có những bức dùng để triển lãm nhưng cũng có những bức chỉ là "của để dành" cho những bức họa sau này. Tranh của họa sĩ Phạm Thanh Tâm luôn nhận được nhiều ý kiến đánh giá, phần lớn là lời khen. "Trước mỗi khen chê, tôi phải nhận ra ngay đâu là lời khuyến khích, chỗ nào là quá khen, chỗ nào là chê vừa phải, chỗ nào chê nhẹ. Từ đó tôi tìm ra những đặc điểm để ký họa tốt nhất. Dù thế nào, trước hết, đó là những tài liệu tốt vì chúng đang mang trong mình hơi thở nóng hổi của cuộc sống ngoài mặt trận", họa sĩ Phạm Thanh Tâm tâm sự.Ở độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng với họa sĩ Phạm Thanh Tâm, niềm đam mê hội họa vẫn luôn cháy mãi. Khi nào sức khỏe cho phép, ông vẫn ngồi trước giá vẽ để tiếp tục ghi lại ký ức của mình qua hai cuộc kháng chiến mà với ông đã thấm sâu vào hồn, đã trở thành máu thịt.
https://nhandan.vn/nguoi-ve-tranh-qua-hai-cuoc-khang-chien-post323579.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [] }
Hải Dương khai hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc
NDO -Ngày 6/2, tại khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn (thành phố Chí Linh), tỉnh Hải Dương tổ chức trọng thể khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc và tưởng niệm 689 năm Ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, sinh tháng Giêng năm Giáp Dần, niên hiệu Nguyên Phong thứ 4 (năm 1254) đời vua Trần Thái Tông, nguyên quán tại hương Vạn Tư, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cắt băng khai mạc Tuần lễ văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại.Đương thời, Huyền Quang là một trong những trí thức tài năng, nổi tiếng thơ văn, đỗ Tiến sĩ từ năm 21 tuổi, từng làm quan tại Viện Hàn lâm. Song cũng như vua Trần Nhân Tông, ông đã từ bỏ chốn quan trường, quyết chí tu hành, học đạo, được Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông giao chuyên tâm biên soạn kinh sách về Phật học.Thi giã bánh dày tại lễ hội.Huyền Quang cùng với Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để hoằng dương Phật pháp và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, tôn tạo mở rộng chùa với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như đài Cửu Phẩm Liên Hoa, Am Bạch Vân, xây dựng tăng viện, đào tạo tăng ni, giảng kinh thuyết pháp… đưa Côn Sơn trở thành đại danh lam, đại tùng lâm và chùa Côn Sơn trở thành một trong những trung tâm của dòng thiền phái Phật giáo Trúc Lâm, có vị thế quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.Thi gói bánh chưng tại lễ hội.Ngày 23 tháng Giêng năm Khai Hựu thứ 6 (1334), Tổ Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn, Thái Thượng Hoàng Trần Minh Tông đã ban thụy hiệu là: Trúc Lâm thiền sư đệ tam đại, đặc phong tự pháp Huyền Quang Tôn giả và xuất ngân quỹ để xây Đăng Minh Bảo Tháp cho sư tổ ở sau chùa. Ngày giỗ Tổ Huyền Quang đã trở thành ngày hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn.Liên hoan pháo đất tại lễ hội.Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm nay được tổ chức với các nghi lễ như: lễ rước nước, lễ tưởng niệm và khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc; phần hội với hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày, liên hoan pháo đất, vật cổ truyền, cờ tướng...Đoàn rước lễ sản vật quê hương dâng lên Phật, Thánh ở chùa Côn Sơn.Đặc biệt, Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại sẽ góp phần quảng bá những sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của Hải Dương tới bạn bè trong nước và quốc tế.
https://nhandan.vn/hai-duong-khai-hoi-mua-xuan-con-son-kiep-bac-post736959.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Hải Dương", "thành phố Chí Linh", "Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc", "Côn Sơn" ] }
Hoạt hình Việt Nam khởi sắc cùng đà phát triển nội dung số
NDO -Sự bùng nổ củacông nghệ sốthời gian qua đã và đang hỗ trợ đắc lực nhiều xưởng hoạt hình Việt cho ra đời các sản phẩm chinh phục được thị trường quốc tế khắt khe như Mỹ, châu Âu.  Hoạt hình Việt cũng có nhiều nỗ lực đổi mới hình thức, nội dung để lấy lại vị thế trên “sân nhà”.
Những chuyển biến tích cựcSự kiện được coi như dấu mốc hình thành của hoạt hình Việt Nam là việc Xưởng phim hoạt họa búp bê Việt Nam (nay là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam) thành lập tháng 11/1959 và ra mắt bộ phim hoạt hình đầu tiên “Đáng đời thằng cáo” vào tháng 6/1960. Trải qua lịch sử 65 năm, đến nay đã có gần 800 bộ phim hoạt hình Việt Nam ra đời.Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt hình đã có bước tiến đáng kể khi đóng góp 10-15% doanh thu cho toàn ngành điện ảnh. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khai thác hết những tiềm năng, lợi thế của ngành công nghiệp nội dung vốn không chỉ dành riêng cho trẻ em này.Tại một toạ đàm bàn về phát triểnhoạt hình Việt, Tiến sĩ Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, trăn trở: “Theo đánh giá của thế giới, nếu điện ảnh là “nghệ thuật thứ bảy” thì phim hoạt hình được công nhận là “nghệ thuật thứ tám”. Nhiều quốc gia có những sản phẩm, nhân vật hoạt hình nổi tiếng như “Doraemon”, “Chuột Mickey”, “Bánh mì đám mây”... với số lượng hàng tỉ người xem toàn cầu. Làm sao để Việt Nam cũng đạt được đỉnh cao như thế?”Doraemon, "tượng đài" hoạt hình từ Nhật Bản với sự ăn khách và giá trị nhân văn trường tồn nhiều thế hệ. (Ảnh: Internet)Còn theo Chủ tịch Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) Tạ Mạnh Hoàng thì Việt Nam cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hoạt hình cũng như đưa sản phẩm ra quốc tế. Ông Tạ Mạnh Hoàng nêu thí dụ: “Ở một số nước trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc, ngànhcông nghiệp điện ảnhcủa họ phát triển nhanh chóng vì có sự kết nối giữa các doanh nghiệp và được chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện để tổ chức các sự kiện để kết nối các sản phẩm hoạt hình ra thế giới. Doanh nghiệp Việt cũng rất cần thị trường, nhưng ở Việt Nam thì đầu ra chưa có, những ưu đãi về chính sách hầu như chưa có, việc truyền thông hay tổ chức sự kiện giới thiệu về năng lực của các doanh nghiệp cũng hạn chế.”Dù còn một số rào cản, lĩnh vực nội dung hoạt hình tại Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ trong vài năm qua. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), các nền tảng số xuyên biên giới… đã góp phần thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo, phát huy năng lực đội ngũ nhân sự thế hệ mới. Chưa thể so sánh với các “ông lớn” như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… song tín hiệu đáng mừng là hoạt hình Việt Nam đang dần hình thành các tiêu chuẩn hướng tới “sáng tạo bền vững”, tạo ra những nội dung có giá trị văn hoá và sức ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng.Nhiều doanh nghiệp Việt tham gia thị trường với loạt hoạt hình áp dụng công nghệ 2D, 3D, Stop-motion được thị trường quốc tế đón nhận. Có thể kể đến Sconnect Việt Nam đã phát triển được 18 bộ nhân vật hoạt hình với tổng số lượng sản xuất lên tới hơn 50.000 video, phát hành toàn thế giới với hàng tỷ lượt xem, nổi bật nhất là series hoạt hình Wolfoo. Việc sản xuất hoạt hình chiếu rạp lâu nay khó thực hiện do thiếu kịch bản, chi phí sản xuất lớn, phụ thuộc hệ thống rạp khi phát hành… nhưng cũng đã trở thành hiện thực với việc công chiếu thương mại phim hoạt hình “Wolfoo và hòn đảo kỳ bí” tháng 10/2023, đánh dấu mốc hoạt hình “make in Việt Nam” lọt top 3 doanh thu phòng vé."Trạng Quỳnh thời nhí nhố", hoạt hình sản xuất bằng công nghệ 3D hiện đại, mang đậm nét văn hoá Việt Nam. (Ảnh: Internet)Gần đây nhất, series hoạt hình 3D “Trạng Quỳnh thời nhí nhố” do Alpha Animation Studio và Sconnect Việt Nam hợp tác sản xuất đã chinh phục Hội đồng giám khảo và được chọn vào top 10 chung khảo Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn năm 2024. Tuy mới phát sóng được 45 tập (trên tổng số 450 tập), loạt phim đón nhận sự yêu thích của trẻ em và sự tin tưởng của phụ huynh. Không chỉ có hình ảnh, âm nhạc được trau chuốt, phim còn xây dựng đượchệ thống nhân vật thuần Việtvới bối cảnh, tình huống đậm đà bản sắc nông thôn Việt Nam xưa. Xem các tập hoạt hình ngắn, khán giả nhỏ tuổi vừa được thư giãn, vừa được học hỏi điều hay lẽ phải một cách nhẹ nhàng, phù hợp tâm lý. Dự kiến phiên bản chiếu rạp cũng sẽ được các nhà sản xuất ra mắt công chúng.Việt Nam đủ năng lực sản xuất hoạt hình phục vụ thị trường quốc tếTheo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 200 công ty, studio lớn nhỏ có thể tham gia hoạt động sản xuất phim hoạt hình ở các mức độ khác nhau. Năng lực sản xuất hoạt hình đạt những thành tựu nhất định: từ đảm nhiệm khâu gia công cho các hãng phim quốc tế cho đến tự xây dựng thương hiệu và sản xuất.Thời kỳ “nở rộ” của hoạt hình Việt đánh dấu bằng sự ra đời của ngày càng nhiều doanh nghiệp sáng tạo và các sản phẩm chất lượng đang dần chinh phục khán giả thế giới. Nổi bật trong bức tranh lớn là series hoạt hìnhchú sói nhỏ Wolfoothu hút sự yêu thích và quan tâm của hàng trăm triệu trẻ em thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam. Wolfoo được mệnh danh là chú sói “tỷ view” với hơn 4.000 tập phim ngắn phát sóng trên YouTube, bình quân 4 tỷ view/tháng, 3 nút kim cương trên YouTube, được dịch ra khoảng 20 ngôn ngữ. Wolfoo dần trở thành người bạn, cùng chơi cùng học và đồng hành với các em nhỏ mỗi ngày.Nhân vật sói Wolfoo và các bạn tạo nên series hoạt hình hấp dẫn trẻ em khắp thế giới.Đứng sau thành công của Wolfoo là đội ngũ 100% nhân sự người Việt của Sconnect Việt Nam. Để dần thu hẹp khoảng cách hoạt hình Việt Nam với các nền điện ảnh tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, Sconnect đã và đang phát triển 18 bộ nhân vật hoạt hình cho đủ mọi lứa tuổi. Nội dung hoạt hình được phát hành trên đa nền tảng: mạng xã hội, truyền hình, OTT/IPTV và phim chiếu rạp. Đơn vị này tham gia sản xuất nội dung số từ năm 2014, khi công nghiệp nội dung số ở Việt Nam còn sơ khai.Nhận thấy tiềm năng của hoạt hình cũng như khao khát tạo nên một thương hiệu lớn mạnh kiểu “Disney của Việt Nam”, những người sáng lập Sconnect vừa làm, vừa học, vừa nghiên cứu, vừa cải tiến sao cho tận dụng và phát huy tối đa ưu thế. Chẳng hạn như Việt Nam có hàng nghìn làng nghề truyền thống, có những sản phẩm thủ công lâu đời được thị trường quốc tế đánh giá cao; lao động người Việt chăm chỉ, tỉ mỉ, khéo léo… Đầu tư nghiên cứu, tham gia sản xuất hoạt hình bằngcông nghệ stop-motion(hoạt hình tĩnh vật, hoạt hình đất nặn) từ những ngày đầu từng được coi là bước đi mạo hiểm của Sconnect. Tuy nhiên, sức sống bền vững của hoạt hình stop-motion trên thế giới, cũng như những dấu ấn của bộ nhân vật Luka, Clay Mixer… hiện nay đã cho thấy cơ hội không nhỏ dành cho các đơn vị sản xuất hoạt hình Việt Nam.Theo báo cáo của Yahoo Finance, quy mô thị trường phim hoạt hình toàn cầu dự kiến lên tới 587,1 tỷ USD vào năm 2030, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 5,2%. Riêng hoạt hình 3D ước đạt 47 tỷ USD vào năm 2030. Không nằm ngoài xu hướng quốc tế, ngành hoạt hình Việt Nam cũng bước vào sân chơi nội dung số với sự tham gia tích cực của nhiều đơn vị cả trong và ngoài quốc doanh, hướng tới đưa sản phẩm hoạt hình góp phần đáng kể thúc đẩy công nghiệp điện ảnh, công nghiệp văn hoá nước nhà.
https://nhandan.vn/hoat-hinh-viet-nam-khoi-sac-cung-da-phat-trien-noi-dung-so-post812357.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "hoạt hình Việt Nam", "nội dung số", "công nghiệp điện ảnh", "công nghiệp văn hoá" ] }
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và chúc Tết Chol chnam Thmay tại Vĩnh Long
NDO -Ngày 13/4, đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế-xã hội và chúc Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer địa phương.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Vĩnh Long chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Hiện, hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 2.808 hộ/294.840 hộ (chiếm tỷ lệ 0,95%); hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm còn 302 hộ/8.735 hộ (chiếm tỷ lệ 3,46%).Lĩnh vực văn hoá - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều kết quả tích cực. Các cơ sở giáo dục được xây dựng khang trang, Trường phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh có 3 khối lớp, ngoài việc học chương trình phổ thông, trường còn dạy chữ Khmer theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Quang cảnh buổi làm việcTrạm y tế được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia; đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo cơ bản; trang thiết bị y tế bảo đảm phục vụ cho việc khám, điều trị bệnh cho nhân dân; các chính sách bảo hiểm y tế được bảo đảm.Nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Long luôn quan tâm triển khai và thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng, nhờ vậy mà đời sống kinh tế của bà con không ngừng được cải thiện. Các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh Vĩnh Long chú trọng quan tâm…Phát biểu tại buổi làm việc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đánh giá cao công tác phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Vĩnh Long trong thời gian qua, đồng thời ghi nhận những kiến nghị từ thực tế của địa phương.Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại buổi làm việc.Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm, nhấn mạnh, Vĩnh Long cần tập trung chỉ đạo việc cụ thể hóa, triển khai đầy đủ các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Nghị quyết số 111 của Quốc hội khóa XV.Cùng với đó, phát huy tốt truyền thống tương thân, tương ái, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các doanh nghiệp với đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.Đồng chí tin tưởng lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long sẽ tiếp tục quan tâm, dành nguồn lực, thăm hỏi, hỗ trợ giúp đỡ bà con ổn định cuộc sống; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, nắm chắc cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và cả nhiệm kỳ.Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm tặng quà cho Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long.Cùng ngày, đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà Hội đoàn kết sư sãi yêu nước và tặng quà cho một số phật tử trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.Đoàn công tác dâng hương tại Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.Dịp này, đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng ở xã Long Phước, huyện Long Hồ và Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
https://nhandan.vn/hoi-dong-dan-toc-cua-quoc-hoi-khao-sat-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-va-chuc-tet-chol-chnam-thmay-tai-vinh-long-post804571.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Vĩnh Long", "Hội đồng dân tộc", "Quốc hội", "Y Thanh Hà Niê Kđăm", "chúc Tết", "khmer" ] }
Đà Nẵng tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu "Bản hòa âm đất nước" tại Đình làng Thạc Gián
NDO -Tối 23/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn),Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵngphối hợp Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu theo chủ đề Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 của Hội Nhà văn Việt Nam “Bản hòa âm đất nước”.
Chương trình được tổ chức long trọng tại Đình làng Thạc Gián - là một trong những ngôi đình làng có từ rất sớm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, là một trong những địa danh lâu đời còn giữ lại được cho đến ngày nay. Năm 2007, đình Thạc Gián được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia”.Đêm thơ thu hút đông đảo anh chị em văn nghệ sĩ, người yêu thơ đến tham dự, thưởng thức.Đêm thơ Nguyên tiêu "Bản hòa âm đất nước" được tổ chức tại Đình làng Thạc Gián. (Ảnh: ANH ĐÀO)Cách đây 22 năm, vào ngày rằm tháng Giêng năm Quý Mùi 2003, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Thủ đô Hà Nội,Ngày Thơ Việt Namlần đầu tiên được long trọng tổ chức nhằm tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam và những đóng góp của các nhà thơ đối với sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc.Đây cũng là dịp để đông đảo người Việt Nam tiếp nhận vẻ đẹp độc đáo của thơ ca - một loại hình nghệ thuật đặc biệt của dân tộc Việt Nam và nhân loại.Các nghệ sĩ trình bày bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.(Ảnh: ANH ĐÀO)Phát biểu khai mạc đêm thơ, Nhà thơ Nguyễn Kim Huy, Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng, nhấn mạnh: Hòa trong tinh thần yêu thơ ca bốn ngàn năm của dân tộc, người Đà Nẵng các thế hệ luôn gắn bó cùng thơ qua các giai đoạn từ thuở cha ông mở cõi đến các cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương và những ngày hòa bình xây dựng hiện nay.Nhà thơ Nguyễn Kim Huy, Chủ tịch Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng phát biểu tại chương trình. (Ảnh: ANH ĐÀO)Có thể nói, thơ chính là tâm hồn người Đà Nẵng, tiếng lòng người Đà Nẵng, là lịch sử hào hùng gian khó và là ý chí, khát vọng người Đà Nẵng luôn hướng đến những điều yêu thương cao cả nhất trong cuộc sống từ bao đời nay, cho đến hôm nay.Với mong muốn để thơ trở lại giá trị đích thực trong cuộc sống, để thơ có sự lan tỏa mạnh mẽ đến với mọi người, mọi tầng lớp bạn đọc, đêm nay - 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn, Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng phối hợp Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Bản hòa âm đất nước”.Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy trình bày bài thơ Tuổi mùa xuân. (Ảnh: ANH ĐÀO)Đêm thơ Nguyên tiêu tại Đà Nẵng mang đến cho người thưởng thức những bài thơ và những bài hát phổ thơ mang cảm hứng về tình yêu, về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về sự đổi mới trên thành phố Đà Nẵng.Người nghe đã được lắng lại với những giây phút thiêng liêng khi các nghệ sỹ trình bày bài thơ Nguyên tiêu/ Rằm tháng Giêng - bản phiên âm Hán Việt của Hồ Chí Minh và bản dịch thơ theo thể lục bát của Xuân Thủy.Các ca khúc Sông Hàn 18 tuổi - thơ Bùi Công Minh, nhạc Minh Khang; Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao; Về đây nghe em của nhạc sỹ Trần Quang Lộc; Phía nào cũng gió, thơ Nguyễn Kim Huy, nhạc Thu Loan...Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các văn nghệ sĩ tham dự, trình diễn tại Đêm thơ Nguyên tiêu. (Ảnh: ANH ĐÀO)Và các bài thơ tiêu biểu của các nhà thơ Đà Nẵng như Qua quê mẹ của nhà thơ Thu Bồn, Thăm Trường Sa của nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm; bài thơ Tuổi mùa xuân của nhà thơ Đinh Thị Như Thúy; Chạm ngõ mùa xuân của nhà thơ Võ Kim Ngân...Đêm thơ Nguyên tiêu "Bản hòa âm đất nước" tại Đà Nẵng mang lại nhiều cảm xúc lắng đọng đối với người thưởng thức.
https://nhandan.vn/da-nang-to-chuc-dem-tho-nguyen-tieu-ban-hoa-am-dat-nuoc-tai-dinh-lang-thac-gian-post797335.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "đêm thơ", "Đình làng Thạc Gián", "Đà Nẵng", "quận Thanh Khê", "Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng" ] }
NSND Hoàng Cúc ra mắt Trường ca "Cúc"
NDO -Ngày 2/6, tạiHà Nội, NSND Hoàng Cúc tổ chức lễ ra mắt tập trường ca với tựa đề bằng chính tên thật của mình - "Cúc". Được công chúng biết đến qua thành tựu của sự nghiệp sân khấu và điện ảnh, đây là lần đầu tiên nữ nghệ sĩ ra mắt một tác phẩm văn chương dù bà luôn lặng lẽ sáng tác.
NSND Hoàng Cúc được công chúng biết đến qua nhiều vai diễn điện ảnh, như: Tám Bính trong "Bỉ vỏ", Thủy trong "Tướng về hưu" và giành nhiều giải thưởng uy tín. Ở lĩnh vực sân khấu, bà còn giữ cương vị Phó giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội từ năm 2001 cho đến khi nghỉ hưu. Bà đã tìm các kịch bản hay, dựng được những vở kịch thành công, như:Cát bụi(2004),Mắt phố(2009)...Sự kiện ra mắttrường ca"Cúc" thu hút sự quan tâm của đông đảo giới văn nghệ sĩ và công chúng. Tập sách có dung lượng 177 trang, do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, gồm ba phần:Cánh đồng của mẹ, Hồn thu xứ mặt trời, Phục sinh.Xuyên suốt tác phẩm là một cuộc hành trình dằng dặc, ăm ắp cảm xúc và suy tưởng về cuộc đời của tác giả, từ tuổi thơ đến khi trưởng thành, những chuyến đi hay những tháng ngày mạnh mẽ chiến đấu với bạo bệnh… Tác giả sử dụng nhiều thể loại, từ thơ tự do, đến bảy chữ, lục bát... để chuyển tải những cung bậc cảm xúc và thi ảnh khác nhau.Quang cảnh lễ ra mắt tập sách đầu tiên của NSND Hoàng Cúc.Chia sẻ về con đường văn chương lặng lẽ của mình, NSND Hoàng Cúc bày tỏ, bà sáng tác với mong muốn cất lên tiếng nói cảm xúc của mình về cuộc sống hằng ngày, về những ký ức, suy nghĩ bên trong của bản thân.Yêu thơ từ những ngày còn rất bé, có những thời điểm, thơ như cứu cánh, nâng đỡ NSND Hoàng Cúc lúc biến động, khi bạo bệnh và đưa bà đi tới những hy vọng. Bà đến với việc sáng tác thơ rất tự nhiên, theo tiếng lòng và muốn mượn câu chữ để giãi bày cảm xúc. Bà viết thơ từ nhiều năm qua nhưng đến nay mới quyết định ra mắt tác phẩm thơ đầu tiên là trường ca.Có mặt tại lễ ra mắt tác phẩm,Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiềucho biết, trước đây, ông chỉ biết đến NSND Hoàng Cúc thông qua bóng dáng nhân vật bà thể hiện trên sân khấu và điện ảnh. Sau khi đọc trường ca này, ông thêm phần cảm phục và gọi bà là một thi sĩ.NSND Hoàng Cúc và một vị khách đến từ Nhật Bản."Trường ca "Cúc" là bản tuyên ngôn, bản hồ sơ trọn vẹn nhất, trung thực nhất về Hoàng Cúc. Tác phẩm làm thơ ca trở nên bí ẩn và đầy quyến rũ. Có quá nhiều câu thơ đẹp và kỳ lạ được viết trong sự đập cánh lộng lẫy của tâm hồn và mang theo giấc mơ lớn để bay lên. Trong "Cúc", tôi nhìn thấy vẻ đẹp mới của đời sống và thi ca", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định.PGS.TS Phùng Gia Thế - Giảng viên, nhà nghiên cứu và phê bình văn học chia sẻ, trước hết, "Cúc" mang một nội lực xúc cảm cực kì mạnh mẽ, một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, lãng mạn, lắng sâu, đâu đó phảng phất hư vô nhưng trên hết là sự vượt thoát hoàn toàn khỏi những tục lụy xác thân để được "rong chơi giữa cõi vô thường". "Cúc" là trường ca của cảm xúc. Tính tự sự trong đây dường như chỉ là cái cớ để chủ thể trữ tình cất cánh/xuyên không những xúc cảm của mình.Thứ hai, có cảm giác trường ca của Hoàng Cúc mang bóng dáng "thiền ca", bóng dáng thơ của một người tu hay kẻ hành thiền. Trước buồn vui dâu bể của cuộc đời, chủ thể dường như đã tu tập tới hạn để vượt qua, buông bỏ và giải thoát (an tĩnh trước sự chảy trôi của thời gian, của kiếp người, bình thản xem cái chết chỉ như là một cuộc ra đi).Tin liên quanTái bản trường ca “Một trăm bước cuối cùng”Thứ ba, "Cúc" tuôn chảy nhuần nhị tự nhiên những "cổ mẫu" của văn hóa như: đền đài, hình tượng tôn giáo, huyền thoại (Chử Đồng Tử-Tiên Dung, các biểu tượng Thiên Chúa giáo, đạo Mẫu, đạo Phật…) nhưng không hề nhạt phai những âu lo, muộn sầu đương đại (sự tàn phá thiên nhiên, dịch bệnh, cô đơn...).Thứ tư là một khả năng ngôn ngữ tuyệt vời. Có cảm giác, Hoàng Cúc viết trong trạng thái vô thức, mơ hồ, câu chữ biến ảo, tuôn chảy tự nhiên, không gượng ép. Chị không làm chữ, không chủ ý thiết tạo hình thức nhưng vẫn có nhiều câu thơ lạ và hay. "Cúc" không kể chuyện mà có chuyện, không phô phang tình cảm mà vẫn ngập tràn xúc cảm.Nhà thơ Hồng Thanh Quang (trái) giao lưu cùng NSND Hoàng Cúc.Với nhà phê bình văn học Đỗ Anh Vũ, trường ca "Cúc" là một bất ngờ lớn. Hiếm thấy tác giả nào trong làngthơ Việt hiện đạimà in tập thơ đầu là một trường ca. Thể loại này đòi hỏi một sức viết, một trường lực, một câu chuyện cùng vô vàn những chi tiết, sự kiện. Những chi tiết, sự kiện ấy lại phải được hình tượng hóa bởi ngôn ngữ thơ.Trong thế giới nội tâm ấy, nhân vật chính đã đưa đến cho bạn đọc nhiều câu chuyện, nỗi niềm, giãi bày rất nhiều tâm sự, được trải ra trong một khoảng thời gian kéo dài, từ những ngày thơ ấu, thời kỳ thiếu nữ cho đến những năm tháng về sau. Ngôn ngữ thơ phóng khoáng, tự nhiên, linh hoạt về hình thức.Ở phần nào của trường ca, người đọc cũng dễ dàng tìm được những câu thơ ấn tượng, những khổ thơ hay, những câu thơ cảm động. Chẳng hạn tác giả viết về mẹ:Không còn bóng mẹ bên hiên vắng/ Cả cánh hoa vàng dệt kín sân/ Con ngõ nhỏ cựa mình nghiêng bóng nắng/ Đôi chim câu cũng bạt gió ngàn.Cũng tại lễ ra mắt trường ca, NSND Hoàng Cúc chia sẻ sẽ dành toàn bộ doanh thu từ việc bán sách cho hoạt động từ thiện, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu miền xa vượt lên khó khăn để đến trường. Đây là việc làm mang tính tiếp nối các hoạt động thiện nguyện mà bà đã lặng lẽ thực hiện trong nhiều năm qua.
https://nhandan.vn/nsnd-hoang-cuc-ra-mat-truong-ca-cuc-post812403.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Hoàng Cúc", "NSND Hoàng Cúc", "Trường ca Cúc" ] }
Đưa tác phẩm “Bỉ vỏ” lên sân khấu nhạc kịch
NDO -Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn Nguyên Hồng, vở nhạc kịch “Bỉ vỏ” do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng chỉ đạo, Đoàn Ca múa Hải Phòng thực hiện sẽ chính thức công diễn vào tối 29/6 tại Nhà hát Lớn Hải Phòng và truyền hình trực tiếp trong Chương trìnhSân khấu Truyền hình-Đài Truyền hình Hải Phòng (THP).
Với thời lượng khoảng 80 phút, vở diễn đưa người xem đến với mạch kịch được kết nối gồm 3 hồi, 15 cảnh. Trong đó, Hồi I - “Trùm cuối” gồm 3 cảnh: Hải Phòng 1937, Bản án, Trùm cuối; Hồi II - “Cuộc rượt đuổi của số phận” gồm 6 cảnh: Phố Hạ Lý, Tiếng đêm, Lời cuối, Người đàn bà bạc phận, Cũng một kiếp người, Giấc mơ giải thoát; Hồi III - “Con đường bụi mờ” gồm 6 cảnh: Tình nghĩa giang hồ, Chuyến tàu, Bến 6 kho, Sống mòn, Chạm vào yêu thương, Giọt lương tri.Tin liên quanVở nhạc kịch “Những người khốn khổ” lên sân khấu Hải PhòngQua sự kết hợp của âm nhạc, vũ đạo, diễn xuất, vởnhạc kịchmang đến hình dung sống động về thân phận cùng cực của những con người nhỏ bé sống dưới đáy xã hội thực dân nửa phong kiến. Họ bị bần cùng hóa, tha hóa, bị đẩy vào con đường ăn chơi trụy lạc, lưu manh trộm cướp, trở thành dân anh chị giang hồ mà Năm Sài Gòn cùng đồng bọn và Tám Bính là những nhân vật trung tâm.Cảnh trong vở nhạc kịch "Bỉ vỏ". (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Mặc dù vậy, từ những kiếp người ám ảnh như Năm Sài Gòn, Tám Bính, vẫn nhận ra những khao khát của con người dưới chế độ xã hội tàn khốc. Đó là khát khao được sống cho ra sống, được cảm nhận ánh sáng của tự do, hạnh phúc, dù đó chỉ là hy vọng le lói nơi cuối con đường hun hút, xa xăm…Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của “Bỉ vỏ” là trong những câu chuyện khổ đau, nhơ nhuốc, người đọc vẫn cảm nhận được vẻ đẹp lấp lánh của tinh thần nhân văn. Và đó cũng chính là điều mà tác giả kịch bản, tổng đạo diễn Tuyết Minh cố gắng thể hiện trong vở nhạc kịch.Chị cho biết đã nghiên cứu rất kỹ tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng và nhiều tư liệu, hình ảnh về Hải Phòng xưa để có cảm nhận rõ nét về một thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Dương những năm 30 của thế kỷ trước.Thạc sĩ Tuyết Minh không muốn vở nhạc kịch chỉ là minh họa lại nguyên tác của nhà văn Nguyên Hồng, mà muốn kết nối với tư tưởng của ông để khán giả thấy một Hạ Lý rất khác với bối cảnh của văn bản nhưng lại gần với ký ức, với những tấm ảnh xưa cũ mang hơi thở bản sắc Hải Phòng.Những cảnh đời, số phận được tái hiện sống động trên sân khấu. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Những nghệ sĩ thể hiện tác phẩm là những người sinh ra, lớn lên ở đây, mang giọng nói Hải Phòng mạnh mẽ, hào sảng sẽ đưa khán giả bước lên chuyến tàu nhạc kịch “Bỉ vỏ” đầy sống động.Nhạc sĩ Lưu Quang Minh chia sẻ, anh nhận lời tham gia sản xuất âm nhạc cho nhạc kịch “Bỉ vỏ” không chỉ vì bản thân là người con của đất cảng Hải Phòng, mà còn bởi câu chuyện và kịch bản đã chạm tới cảm xúc của chính anh. Điều khiến anh thấy áp lực nhất là phải tìm cho ra mạch âm nhạc để lột tả được hết những sắc thái cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm văn học đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ.Trong vở diễn, có một số ca khúc được anh đưa chất liệu rock vào để nhấn sâu hơn sự u tối, dữ dội, giằng xé của hiện thực phũ phàng. Chất liệu rộn ràng của Funky hay cách điệu của Jazz, cùng một số kỹ thuật sáng tác chuyển điệu hòa thanh đột ngột cũng được khai thác để mang đến nhiều sắc mầu cho vở nhạc kịch.Sự kết hợp của âm nhạc, lời ca, vũ đạo, diễn xuất, hiệu ứng sân khấu hứa hẹn mang đến những trải nghiệm nghệ thuật giàu cảm xúc. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Bên cạnh sự dụng công của ngôn ngữ âm nhạc, vũ đạo, diễn xuất…, sự đầu tư trong thiết kế sân khấu cùng những hiệu ứng trình chiếu hiện đại dự kiến sẽ làm nên những trải nghiệm nghệ thuật mãn nhãn, giàu cảm xúc cho khán giả khi thưởng thức nhạc kịch “Bỉ vỏ”.Vở nhạc kịch do Nghệ sĩ nhân dân Khánh Hòa, Trưởng Đoàn Ca múa Hải Phòng chỉ đạo nghệ thuật; Thạc sĩ Tuyết Minh viết kịch bản, lời ca khúc kiêm tổng đạo diễn; nhạc sĩ Lưu Quang Minh đảm nhận phần âm nhạc; Dàn dựng hợp xướng: nhạc sĩ Chinh Ba; Kỹ thuật thanh nhạc: Nghệ sĩ nhân dân Hà Thủy-Lê Cường; Tổng biên đạo: Nghệ sĩ ưu tú Văn Dũng.
https://nhandan.vn/dua-tac-pham-bi-vo-len-san-khau-nhac-kich-post815446.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "nhạc kịch", "Bỉ vỏ", "sân khấu truyền hình Hải Phòng", "sân khấu nhạc kịch", "Sân khấu Truyền hình" ] }
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21
NDO -Ngày thơ Việt Nam 2023 đã chính thức trở lại với những người yêu văn chương, trong một diện mạo mới, cùng nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội sáng 5/2.
Sự kiện được tổ chức trực tiếp trở lại sau 3 năm gián đoạn vì dịch Covid1-19. Năm nay, Ngày thơ Việt Nam có tiêu đề “Nhịp điệu mới” với ước vọng, khi đất nước chúng ta đã vượt qua đại dịch thế kỷ, cuộc sống bình thường mới trở lại với nhịp điệu, khí thế và niềm tin mới cùng sự phục hồi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, hướng tới một tương lai tràn đầy hy vọng về những điều tốt đẹp.Cổng chào Ngày thơ Việt Nam 2023.Ngày thơ Việt Nam 2023 do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long tổ chức, do ê-kíp sáng tạo tên tuổi thiết kế và dàn dựng, gồm Tổng đạo diễn: nhà thơ, đạo diễn Lê Quý Dương; phụ trách mỹ thuật: họa sĩ Phạm Hà Hải, họa sĩ Lê Đình Nguyên.Đây là lần đầu tiên Ngày thơ Việt Nam diễn ra tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với không gian rộng mở, nhiều hoạt động, sau 18 lần tổ chức tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.Hoạt động chính của ngày thơ là Đêm nghệ thuật diễn ra vào 19 giờ tối nay, đúng đêm rằm để tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng và tính sân khấu.Không gian Ngày thơ gồm toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng Thành. Người yêu thơ sẽ được chào đón tại Cổng thơ – một thiết kế cách điệu của họa sĩ Phạm Hà Hải để bước vào Cõi thơ.Dọc con Đường thơ để vào khu vực sân khấu chính là 100 câu thơ hay của thi ca Việt Nam được trình bày dọc hai bên đường. Giữa khuôn viên của Hoàng thành Thăng Long là Nhà ký ức, nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp. Bên cạnh Nhà ký ức là Quán thơ, nơi các nhà thơ, tao nhân mặc khách nhiều thế hệ giao lưu với công chúng, đọc thơ và trò chuyện về nền thi ca Việt Nam.Đường Sách, nơi giới thiệu và bán các ấn phẩm thơ cho độc giả.Song song với Đường thơ, phía phố Nguyễn Tri Phương, là Đường sách, với khoảng 40 ki-ốt của các nhà xuất bản, công ty văn hóa, đơn vị phát hành sách giới thiệu và bán giảm giá các tác phẩm văn học, các tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại.Tại vị trí trung tâm, trước cửa Đoan Môn là sân khấu diện tích khoảng 350m2 sàn, trong đó có 100m2 sàn bằng kính, được gọi là Đàn thơ - nơi diễn ra Đêm thơ Nguyên tiêu.Thời gian tổ chức của Ngày thơ năm nay bao gồm cả ngày Rằm tháng Giêng (tức ngày 5/2) thay vì chỉ diễn ra vào buổi sáng ngày Rằm như những lần tổ chức trước.Tọa đàm về thơ thu hút đông đảo công chúng tham gia. (Ảnh: NHẬT QUANG)Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30, tại Hội trường lớn của Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì Tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay”, với sự tham gia các nhà thơ nhiều thế hệ, thảo luận và làm rõ về hiện thực và vai trò của thi ca đương đại.Song song với tọa đàm trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn sẽ phần trình chiếu các phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ nổi tiếng đã góp phần xây dựng nên nền thi ca Việt Nam.Buổi trưa từ 11 giờ 30 phút đến 14 giờ, trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn trình chiếu video clip tuyển chọn các ca khúc nổi tiếng được phổ nhạc từ những bài thơ được nhiều người yêu thích.Buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ là các hoạt động đọc thơ, trò chuyện về thơ trong Quán thơ; công chúng tham quan và giao lưu tại Nhà ký ức thơ, cùng với chiếu các phim tư liệu về các hoạt động nổi bật của Hội Nhà văn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn.Khách tham quan tìm hiểu các tư liệu, hiện vật về các nhà văn, nhà thơ. (Ảnh: NHẬT QUANG)Buổi tối, bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ là chương trình nghệ thuật chính của Ngày thơ, diễn ra tại sân khấu trung tâm trước cổng Đoan Môn. Điểm đặc biệt của năm nay là chỉ có một sân thơ duy nhất (khác với những lần tổ chức trước tại Văn Miếu-Quốc tử Giám, chia ra hai sân thơ) dành cho các nhà thơ mọi thế hệ.Sẽ có 21 bài thơ/tác giả thơ xuất hiện trong chương trình, tương đương với con số Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21. Công chúng được gặp lại hình ảnh của các nhà thơ nổi tiếng giai đoạn Thơ Mới đến thơ kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Chính Hữu… qua giọng đọc của các nhà thơ từ kho tư liệu của Bảo tàng Văn học Việt Nam.Tiếp theo là phần đọc, trình diễn, diễn xướng thơ của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ; thế hệ nhà thơ sau 1975 đến thời kỳ Đổi mới; và cuối cùng là của các nhà thơ Trẻ. Đan xen với đọc thơ, các nghệ sĩ nổi tiếng trình diễn những ca khúc được phổ nhạc từ các bài thơ được công chúng yêu thích.
https://nhandan.vn/khai-mac-ngay-tho-viet-nam-lan-thu-21-post737374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Ngày thơ Việt Nam", "ngày thơ", "khai mạc" ] }
Hàng nghìn du khách dự khai hội Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh
NDO -Ngày 25/2 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ dâng hương và khai hội Kinh Dương Vương, kỷ niệm 4.903 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước.
Trong không gian thành kính, linh liêng, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủyBắc Ninhcùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nhân dân địa phương và du khách thập phương thành kính dâng hương, hoa, lễ vật để tri ân công đức của vị Vua Thủy tổ nước Nam.Lễ hội Kinh Dương Vương năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ 25-27/2 ( từ 16-18 tháng Giêng năm Giáp Thìn), với các hoạt động phần lễ gồm: Các nghi thức tế lễ truyền thống tại Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương; phần hội tổ chức các sân khấu hát tuồng, hát quan họ, biểu diễn múa rối nước, hát trống quân, hát chèo, ca trù, các trò chơi dân gian…Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh dâng hương, tri ân công đức của vị Vua Thủy tổ nước Nam.Lễ hộiđược tổ chức nhằm giới thiệu, tuyên truyền, giáo dục lớp lớp các thế hệ con cháu nhớ về nguồn cội của dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa để lại, gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn.Bên cạnh đó, lễ hội còn tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc; góp phần giáo dục các thế hệ người Việt Nam nêu cao ý thức tự hào dân tộc, cùng nhau đoàn kết, thi đua lao động, học tập để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trời rét vẫn không ngăn nổi bước chân của hàng nghìn du khách và người dân địa phương đến hội.Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương thờ Thủy tổ dân tộc Việt Nam được xây dựng từ lâu đời trên bãi đất cao bên bờ nam sông Đuống, đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1.840) được trùng tu và đặt văn bia.Trải qua thăng trầm của thời gian, hiện nay khu quần thể Lăng và Đền Kinh Dương Vương còn lưu lại những dấu tích xưa với bia, mộ và hoành phi, câu đối: "Nam Bang Thủy Tổ” (Thủy tổ nước Nam), "Nam tổ miếu” (miếu thờ ông Tổ nước Nam), "Bách Việt Tổ” (Vua tổ nước Nam)…Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
https://nhandan.vn/hang-nghin-du-khach-du-khai-hoi-kinh-duong-vuong-tai-bac-ninh-post797507.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Thủy tổ nước Nam", "Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương", "Bắc Ninh", "Lễ hội Kinh Dương Vương" ] }
Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bộ sách về Điện Biên Phủ
NDO -Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Nhà xuất bản Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh) phát hành bộ sách về Điện Biên Phủ được họa sĩ Mai Quế Vũ thiết kế bìa đồng bộ, ấn tượng.
Sáu tựa sách trong bộĐiện Biên Phủđược phát hành lần này gồm: Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên (Nguyễn Huy Tưởng), Điện Biên Phủ- Thời gian và Không gian (Hữu Mai), Điện Biên Phủ-Hoa ban đỏ (Hữu Mai), Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ (Lưu Trọng Lân), Điện Biên Phủ-Nhớ lại để suy ngẫm (Trần Thái Bình), Điện Biên Phủ-Những trang vàng lịch sử (Hoàng Minh Phương).“Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” là tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, do chính con trai ông là Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn.Nguyễn Huy Tưởng là người dẫn đoàn nhà văn đầu tiên lên Điện Biên Phủ (“Tổ Điện Biên”) kể từ sau ngày chiến sự; tham gia vào mọi công việc lao động thường nhật của các chiến sĩ xây dựng mảnh đất Tây Bắc lịch sử này. Tác phẩm được thai nghén chính trong cái khó khăn, vất vả của một đời sống xây dựng chuyên cần, vị lai, không ngưng nghỉ một phút giây nào ấy.Bìa cuốn sách "Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên".Điểm nhấn của tác phẩm này chính là những trang nhật ký và thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: Mỗi dòng chữ đều cho thấy phẩm chất chân thành của một nhà văn trong công cuộc kiến thiết Tổ quốc, với tất cả sự hối hả bức thiết của việc đằm mình trong thực tế để sống và viết.“Hoa ban đỏ” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Hữu Mai. Tác phẩm vừa là bức tranh tái hiệnChiến thắng Điện Biên Phủ"lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", vừa là câu chuyện về những con người đã hy vọng, đã chiến đấu, đã yêu và đã hy sinh cho đất nước mình. Cuốn sách cũng là kịch bản cho bộ phim cùng tên năm 1994 đã chiếm trọn trái tim nhiều khán giả.“Điện Biên Phủ-Thời gian và Không gian” là câu chuyện độc đáo về Điện Biên Phủ thông qua lời kể của nhiều thế hệ. Họ trở về Điện Biên Phủ để thăm lại chiến trường xưa, giải tỏa những nỗi niềm quá khứ, và tìm lại những mối ân tình kỳ lại nơi mảnh đất họ tìm được sự sống trong cái chết.Với cách viết lôi cuốn, cảm động, đan xen khéo léo tư liệu lịch sử, tác phẩm giúp bạn đọc hình dung được sự kỳ vĩ của chiến dịch, những tác động lịch sử đối với cuộc đời nhiều con người và nhiều thế hệ.Bìa tác phẩm Hoa ban đỏ.“Điện Biên Phủ-Nhớ lại để suy ngẫm” được viết bởi tác giả Trần Thái Bình. Ông là Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông đã dành nhiều thời gian nhìn lại những sự kiện trong trận quyết chiến chiến lược lớn ở Điện Biên Phủ năm 1954. Tác phẩm “Điện Biên Phủ-Nhớ lại để suy ngẫm” là tập hợp những tư liệu trực tiếp và gián tiếp, từ phía Việt Nam và nước ngoài, để độc giả thấy rõ hơn những ý nghĩa và bài học lịch sử từ sự kiện này.Bìa cuốn "Điện Biên Phủ- Những trang vàng lịch sử".“Điện Biên Phủ-Những trang vàng lịch sử” là tác phẩm của đại tá Hoàng Minh Phương, với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Hoàng Minh Phương là trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4, Trưởng khoa Lý luận chung-Viện Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng.Tập sách được viết từ những tư liệu do tác giả thu thập, cộng thêm ký ức của chính ông, nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ vì sao Điện Biên Phủ lúc đầu không có trong kế hoạch tác chiến của quân viễn chinh Pháp cũng như kế hoạch tác chiến của ta-về sau lại trở thành nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược vĩ đại.Trong khi đó, “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” là tác phẩm tâm huyết của tác giả Lưu Trọng Lân. Hình ảnh bộ đội, dân công chuẩn bị chiến trường và chiến đấu quyết liệt trong 55 ngày đêm, những máy bay quân thù bốc cháy, lao đầu xuống đất, phi công bị bắt sống, hàng nghìn binh lính địch kéo nhau ra hàng - từ trong ký ức không thể nào quên đó, tác giả sẽ đem đến với bạn đọc nhiều thực tế sống động.
https://nhandan.vn/nha-xuat-ban-tre-ra-mat-bo-sach-ve-dien-bien-phu-post807614.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Điện Biên Phủ", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Nhà xuất bản Trẻ", "Hoa ban đỏ" ] }
Cần quy định cụ thể về thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa
NDO -Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu cần nghiên cứu, quy định cụ thể về thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa khi xây dựng dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luậtChiều 18/6, phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 13 về dự án luật trên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, dự thảoLuật Di sản văn hóa (sửa đổi)lần này có phạm vi tác động lớn, liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực, vì vậy phải tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về di sản văn hóa với các luật khác như Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở…, đặc biệt là quy định về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực này.Đối với quy định về quyền sở hữu và các quyền liên quan, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Luật Di sản văn hóa hiện hành công nhận 5 hình thức sở hữu di sản văn hóa gồm: Sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu chung của cộng đồng; sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa; đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ đối với chủ sở hữu di sản văn hóa.Theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã chuyển từ quy định “sở hữu nhà nước” thành “sở hữu toàn dân”. Đây là vấn đề cần được quan tâm thảo luận, cho ý kiến kỹ lưỡng.Đồng thời, dự thảo luật chưa xác định thẩm quyền, tiêu chí công nhận loại hình sở hữu. Trên thực tế có khả năng xảy ra trường hợp cá nhân, tổ chức sở hữu di sản văn hóa là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nhưng khi có tranh chấp về sở hữu lại chưa có chế tài xử lý.Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 13. (Ảnh: DUY LINH)Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, dự thảo luật cần quy định cụ thể thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa; nguyên tắc quản lý, thẩm quyền và trách nhiệm bảo vệ, phát huy di sản văn hóa; giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản văn hóa (nếu có), đồng thời phát huy tối đa vai trò của chủ sở hữu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.Liên quan đến quy định về khu vực bảo vệ của di tích; phân cấp trong việc cho phép đầu tư, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, luật hiện hành và dự thảo luật sửa đổi thống nhất về nguyên tắc: Khu vực bảo vệ 1 của di tích là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Điều 26, Điều 27 dự thảo Luật quy định khu vực bảo vệ 1 của di tích được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian đối với những yếu tố gốc cấu thành di tích.Tin liên quanXác định rõ quyền lợi, trách nhiệm chủ sở hữu trong bảo vệ và phát huy giá trị di sảnTuy nhiên, dự thảo luật lại quy định cho phép đầu tư, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ ở trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; đồng thời phân cấp, phân quyền cho địa phương (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định đối với dự án này ở các di tích được xếp hạng các cấp độ.Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải có phương án để bảo vệ di tích nghiêm ngặt, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân đang sinh sống trong khu vực di tích.Cũng theoChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc bảo tồn, tôn tạo đối với các khu di tích, các vấn đề liên quan đến xây mới, cấp phép phải được quan tâm, chú trọng bảo đảm phù hợp, đúng quy định.Hài hòa giữa giữ gìn di tích và bảo đảm cuộc sống của người dânĐại biểu Lò Thị Luyến - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 8. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Bày tỏ đồng thuận về nội dung trên, đại biểu Lò Thị Luyến - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểuQuốc hộitỉnh Điện Biên cho rằng, khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật đã quy định riêng về việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại nhà ở riêng lẻ trên cơ sở hiện trạng công trình đã có trong khu vực bảo vệ di tích và việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích theo hướng đơn giản, thuận lợi hơn cho người dân.Cụ thể, việc thực hiện quy trình dự án sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại nhà ở riêng lẻ trên cơ sở hiện trạng công trình đã có trong khu vực bảo vệ di tích thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và chỉ được triển khai thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Theo đại biểu Luyến, quy định này là phù hợp để bảo đảm hài hòa giữa giữ gìn yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích và bảo đảm cuộc sống sinh hoạt bình thường của người dân sinh sống tại khu vực có di tích.Đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định về trường hợp được xác định là có khả năng tác động tiêu cực đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích đối với công trình nhà ở riêng lẻ, làm căn cứ để các hộ gia đình, cá nhân đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước để có căn cứ thực hiện quy định liên quan đến việc cho ý kiến theo quy định của luật, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.Đại biểu Quốc hội, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)Liên quan đến quy định về di vật, cổ vật, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nêu thực tế, hiện nay chúng ta khuyến khích việc các tổ chức, cơ quan, cá nhân có những phát hiện và đem những cổ vật của Việt Nam từ nước ngoài trở lại quê hương - tức hồi hương cổ vật.Đại biểu nhấn mạnh, chủ trương này hết sức ý nghĩa, cần thiết và quan trọng, đúng với tinh thần văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nhất là khi do hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh… nên hiện nay, nhiều cổ vật của nước ta vẫn nằm rải rác ở nước ngoài.Để tạo thuận lợi cho công tác hồi hương cổ vật, đại biểu kiến nghị tháo gỡ vướng mắc liên quan thuế đối với cổ vật hồi hương, theo đó đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu, khuyến khích, động viên công tác này bằng cách miễn giảm các khoản thuế khi hồi hương cổ vật nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân cam kết không buôn bán, không kinh doanh cổ vật.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngĐại biểu cũng bày tỏ nhất trí với Ban soạn thảo về việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa để kịp ứng xử với những vấn đề mà ngân sách không thể chi trả được.“Nếu hồi hương cổ vật thì lại càng cần thiết lập quỹ này, bởi những phiên đấu giá cổ vật diễn ra rất nhanh, nếu cứ chờ phải duyệt các cấp rồi mới chi ngân sách để mua thì đã qua mất, mà nếu chúng ta có mong muốn mua bằng được thì lúc đấy giá lại lên rất cao, do đó có thể sử dụng nguồn từ quỹ bảo tồndi sản văn hóanày chi trả”, đại biểu nêu quan điểm.
https://nhandan.vn/can-quy-dinh-cu-the-ve-tham-quyen-tieu-chi-xac-dinh-cac-hinh-thuc-so-huu-doi-voi-di-san-van-hoa-post814968.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Luật Di sản văn hóa", "Cổ vật", "Di sản văn hóa", "Chủ tịch Quốc hội", "Di tích", "Trần Thanh Mẫn" ] }
Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội là xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại
NDO -Chiều 15/3, trong khuôn khổDiễn đàn Báo chí Việt Namđã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề: Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội.
Tới dự phiên thảo luận có đồng chí Vũ Việt Trang, Ủy viên Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam. Nhà báo; đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì phiên.Các diễn giả tham luận bao gồm ông Kah Whye Lee, Giám đốc khu vực châu Á, Hiệp Hội báo chí xuất bản thế giới; PGS,TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; ThS Ngô Việt Anh, Phó Trưởng ban Nhân dân điện tử Báo Nhân Dân và ThS Trần Lệ Thùy, chuyên gia báo chí truyền thông.Các khách mời bao gồm nhà báo Ngô Đức Kiên, Tổng Biên tập Báo Nghệ An; nhà báo Bùi Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh; Nhà báo Vũ Minh Việt, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam và nhà báo Trần Anh Tú, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Thông tin và Truyền thông.Phát biểu đề dẫn phiên thảo luận, PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng thông tin: Vài năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mạng xã hội và gần đây là trí tuệ nhân tạo (AI) đã tác động đến hành vi người dùng internet và xu thế phát triển của báo chí hiện đại.PGS,TSS Đỗ Thị Thu Hằng phát biểu đề dẫn phiên thảo luận.Theo báo cáo xu hướng báo chí-truyền thông năm 2024 của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (Anh), có 3 xu hướng chính đang tác động đến báo chí truyền thông: Thứ nhất, nhiều loại thiết bị mới ra đời. Thứ hai, các nền tảng số, mạng xã hội chuyên biệt về sáng tạo âm thanh và video phát triển bùng nổ. Thứ ba, làn sóng trí tuệ nhân tạo. Một số tòa soạn gọi sự thay đổi này là “giai đoạn thứ hai” trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có chiến lược nội dung khác biệt, vượt trội để giữ chân công chúng."Tại Việt Nam, một số cơ quan báo chí đang thúc đẩy chiến lược nội dung đa phương tiện, kết hợp báo chí dữ liệu với khoa học công nghệ và các ý tưởng sáng tạo; một số cơ quan báo chí tập trung vào chiến lược nội dung chuyên sâu vào các thị trường ngách", PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng nhận định.ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU ĐỂ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÁO CHÍ VƯỢT TRỘIMở đầu phiên thảo luận, ông Kah Whye Lee, Giám đốc khu vực châu Á, Hiệp Hội báo chí xuất bản thế giới (WAN-IFRA) đã trình bày tham luận Chiến lược nội dung báo chí vượt trội: Xu hướng và kinh nghiệm thế giới.Theo ông Kah Whye Lee, kết quả nghiên cứu của WAN-IFRA cho thấy, mặc dù còn nhiều thách thức nhưng lãnh đạo báo chí thế giới vẫn tỏ ra khá lạc quan trong năm 2024 cũng như trong dài hạn.Cũng trong năm 2024, các tòa soạn chờ đợi có sự tăng trưởng về doanh thu, trong đó có nhiều nguồn doanh thu mới như tổ chức sự kiện hay hợp tác với các nền tảng khác.Ông Kah Whye Lee, Giám đốc khu vực châu Á, Hiệp Hội báo chí xuất bản thế giới (WAN-IFRA) đã trình bày tham luận Chiến lược nội dung báo chí vượt trội: Xu hướng và kinh nghiệm thế giới.Chuyên gia tới từ WAN-IFRA cũng cho biết, hiện nay, số lượng tòa soạn có quá trình chuyển đổi số sâu đang có xu hướng tăng. Về đầu tư liên quan đến kỹ thuật, hiện các tòa soạn tập trung chính vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); đồng thời phát triển phân tích dữ liệu và thông tin chuyên sâu...Nhìn nhận dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam, PGS,TS Trần Quang Diệu cho rằng, việc ứng dụng khoa học dữ liệu để phát triển nội dung báo chí vượt trội là xu hướng tất yếu hiện nay.Đưa ra thông tin chung về mô hình tòa soạn số, PGS,TS Trần Quang Diệu cho rằng, nếu như trước đây, dữ liệu chỉ tham gia một phần vào các tuyến bài. Nhưng hiện nay, công nghệ đã khiến dữ liệu hiện diện như một thể loại báo chí mới mẻ.Về quy trình, PGS,TS Trần Quang Diệu đưa ra mô hình hoàn chỉnh, bắt đầu từ ý tưởng, các nhà báo sẽ xác định dữ liệu, làm giàu dữ liệu dựa trên các nền tảng công nghệ, phân tích đánh giá rồi tiến hành trực quan hóa trước khi tiến hành xuất bản.PGS,TS Trần Quang Diệu cho rằng, việc ứng dụng khoa học dữ liệu để phát triển nội dung báo chí vượt trội là xu hướng tất yếu hiện nay.Dựa trên các nghiên cứu cụ thể, diễn giả nhận định: Hiện tại các cơ quan báo chí mới chỉ dừng ở mức tương đối độc lập, chưa có sự liên kết và chia sẻ. PGS,TS Trần Quang Diệu cho rằng, cần xây dựng một hệ sinh thái báo chí mà ở đó các cơ quan báo chí có thể cùng chia sẻ dữ liệu, tạo thành một kho dữ liệu chung. Để làm được điều này, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự hướng dẫn, định hướng cụ thể."Ngoài ra, các cơ sở báo chí truyền thông cũng cần thay đổi chương trình đào tạo để đáp ứng với nhu cầu thực tế hiện nay", PGS,TS Trần Quang Diệu nhấn mạnh.Cần xây dựng một hệ sinh thái báo chí mà ở đó các cơ quan báo chí có thể cùng chia sẻ dữ liệu, tạo thành một kho dữ liệu chung. Để làm được điều này, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự hướng dẫn, định hướng cụ thể.PGS,TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhCHIẾN LƯỢC NỘI DUNG VƯỢT TRỘI CỦA BÁO NHÂN DÂN HIỆN NAYTrình bày tại phiên thảo luận, nhà báo Ngô Việt Anh, Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử (Báo Nhân Dân) đã trình bày tham luận Chiến lược nội dung vượt trội của Báo Nhân Dân và vai trò của báo chí dữ liệu.Theo nhà báo Ngô Việt Anh, hiện nay, báo chí thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ mạng xã hội. Các nền tảng như TikTok phát triển nhanh chóng, tiếp cận ngày càng nhiều lượng khán giả trẻ. Nhiều nhà sáng tạo nội dung video thậm chí có nhiều người theo dõi và xem hơn cả các kênh báo chí chính thống trên TikTok.Những tổ chức tin tức và truyền thông chất lượng vẫn có thể tăng trưởng bền vững vào năm 2024 trên cơ sở phát triển các gói đăng ký và kết hợp nhiều nguồn doanh thu. Bên cạnh đó, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện chính trị (hơn 40 cuộc bầu cử) và thể thao (Thế vận hội Olympic) trong năm 2024. Đây sẽ là đòn bẩy để các tòa soạn tăng số lượng độc giả.Nhà báo Ngô Việt Anh, Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân DânMặc dù vậy, theo nhà báo Ngô Việt Anh, báo chí thế giới vẫn đang đón nhận nhiều tín hiệu lạc quan. Những tổ chức tin tức và truyền thông chất lượng vẫn có thể tăng trưởng bền vững vào năm 2024 trên cơ sở phát triển các gói đăng ký và kết hợp nhiều nguồn doanh thu. Bên cạnh đó, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện chính trị (hơn 40 cuộc bầu cử) và thể thao (Thế vận hội Olympic) trong năm 2024. Đây sẽ là đòn bẩy để các tòa soạn tăng số lượng độc giả.Nhà báo Ngô Việt Anh trình bày về chiến lược nội dung vượt trội của Báo Nhân Dân và vai trò của báo chí dữ liệu.Dẫn kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, nhà báo Ngô Việt Anh khẳng định: Mô hình cơ quan báo chí-công nghệ (media-tech) là xu hướng mà nhiều tập đoàn báo chí lớn đang hướng tới và báo chí Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc.Với vai trò là cơ quan báo chí chủ lực, thời gian qua, Báo Nhân Dân đã đặc biệt chú trọng đến chiến lược phát triển nội dung vượt trội, trong đó tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển báo chí chuyên sâu, báo chí dữ liệu kết hợp công nghệ.Cụ thể, Báo Nhân Dân đã triển khai cácmô hình tòa soạn số, áp dụng công cụ theo dõi hành vi bạn đọc trên trang chủ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)...Bên cạnh đó, Báo Nhân Dân cũng đẩy mạnh phát triển báo chí chuyên sâu, báo chí dữ liệu kết hợp công nghệ, điển hình như chuyên mụcTri thức chuyên sâuvới slogan: Mọi câu hỏi đều có lời giải. Đây là chuyên mục đầu tiên, khác biệt so với tất cả các chuyên mục khác trên các báo ở Việt Nam."Mỗi sản phẩm Tri thức chuyên sâu sẽ cung cấp thông tin hệ thống về một sự kiện, vấn đề, nhân vật, tổ chức, địa danh... dưới dạng hỏi đáp. Ngoài ra, chuyên mục cũng có giao diện hiện đại, thu hút bạn đọc. Mỗi sản phẩm được trình bày theo một định dạng thống nhất, có bản sắc", nhà báo Ngô Việt Anh thông tin thêm.Thời gian qua, Báo Nhân Dân đã đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, trong đó chú trọng đến chiến lược phát triển nội dung vượt trội, trong đó tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển báo chí chuyên sâu, báo chí dữ liệu kết hợp công nghệ.Một trong những dấu ấn nổi bật khác của Báo Nhân Dân chính là việc liên tục ra mắt các chuyên trang đặc biệt, kết hợp công nghệ với các ý tưởng sáng tạo để số hóa kho tư liệu quý, đem lại trải nghiệm đặc biệt cho độc giả.Trong 3 năm qua, Báo Nhân Dân đã khai trương nhiều trang thông tin đặc biệt nhằm tiếp tục hiện thực hóa chiến lược phát triển đa nền tảng, đa phương tiện của Báo Nhân Dân, kết hợp thông tin, dữ liệu chính thống với khoa học công nghệ và các ý tưởng sáng tạo, nhằm tuyên truyền sinh động, hiệu quả về xây dựng Đảng, đặc biệt là lĩnh vực phát triển lý luận về xây dựng Đảng như trang thông tin đặc biệtLý luận, thực tiễn và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân là gốc”,Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và "Những việc cần làm ngay”và gần đây nhất làChuyên trang Chiến dịch Điện Biên Phủ.Trong 3 năm qua, Báo Nhân Dân đã khai trương nhiều trang thông tin đặc biệt nhằm tiếp tục hiện thực hóa chiến lược phát triển đa nền tảng, đa phương tiện của Báo Nhân Dân, kết hợp thông tin, dữ liệu chính thống với khoa học công nghệ và các ý tưởng sáng tạo, nhằm tuyên truyền sinh động, hiệu quả về xây dựng Đảng, đặc biệt là lĩnh vực phát triển lý luận về xây dựng Đảng như trang thông tin đặc biệtLý luận, thực tiễn và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,Hồ Chí Minh và tư tưởng “lấy dân là gốc”,Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và "Những việc cần làm ngay”và gần đây nhất làChuyên trang Chiến dịch Điện Biên Phủ.Nhà báo Ngô Việt Anh, Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân DânGiao diện chuyên trang đặc biệt về Chiến dịch Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân.Báo Nhân Dân đã được trao giải "Cơ quan có sản phẩm truyền thông sáng tạo về xây dựng Đảng với Trang thông tin đặc biệt "Chủ nghĩa xã hội" và "Hồ Chí Minh và tư tưởng lấy dân làm gốc.Cũng tại phần trình bày của mình, nhà báo Ngô Việt Anh đã tổng kết kinh nghiệm của Báo Nhân Dân trong việc phát triển chiến lược nội dung vượt trội và báo chí dữ liệu. Theo đó, về nhân sự, cần thay đổi tư duy lãnh đạo và nhân viên theo hướng digital-first; đồng thời vận hành toà soạn theo hướng mở, tương tác; chú trọng đào tạo nhân sự đa phương tiện, đa nền tảng và khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo.Về công nghệ, cần phát triển mô hình tòa soạn báo chí công nghệ, tăng cường đầu tư trang thiết bị, kỹ sư công nghệ; đẩy mạnh hợp tác với các công ty công nghệ cũng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo.Về tài chính, các cơ quan báo chí cần sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách; đồng thời đa dạng nguồn thu từ quảng cáo nội dung, tổ chức sự kiện để tái đầu tư.PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ DỮ LIỆU LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾUKhẳng định: Báo chí đang trải qua quá trình biến đổi sâu sắc do sự tiến bộ của công nghệ số, Thạc sĩ Trần Lệ Thùy cho rằng báo chí dữ liệu là một xu hướng tất yếu."Báo chí dữ liệu là một lĩnh vực mới mẻ, kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, như khoa học xã hội, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, phân tích dữ liệu, thiết kế thông tin và kể chuyện", chuyên gia nhấn mạnh.Theo diễn giả, một trong những chiến lược phổ biến để đầu tư dài hạn vào việc phát triển kỹ năng báo chí dữ liệu là sử dụng phần mềm sáng tạo. Đồng thời, để sản xuất câu chuyện tương tác và hình ảnh, hầu hết các phòng báo chí phụ thuộc, ít nhiều, vào các nền tảng bên ngoài.Hầu hết các dự án báo chí dữ liệu đoạt giải đều chứa đựng các đồ họa tương tác và động, được xây dựng và lưu trữ trên nhiều nền tảng nội bộ và bên ngoài, theo nghiên cứu được thực hiện về các dự án đoạt giải báo chí dữ liệu (Ojo và Heravi, 2018).Báo chí dữ liệu là một lĩnh vực chuyên sâu trong ngành báo chí đã phát triển để đáp ứng sự lan rộng ngày càng tăng của việc tạo ra và định lượng dữ liệu. Tính chất cơ bản của báo chí dữ liệu bao gồm việc sử dụng các cách kể chuyện hình ảnh tương tác, phân tích thống kê, bản đồ 3D và nhiều phương pháp khác để truyền đạt tin tức và thông tin dựa trên dữ liệu.Năm 2017, Simon Rogers, Jonathan Schwabish và Danielle Bowers đã xuất bản một báo cáo về tình hình lĩnh vực báo chí dữ liệu. Các kết quả cho thấy sản phẩm của báo chí dữ liệu thông thường được chia thành ba loại: báo chí điều tra, các câu chuyện giải thích dữ liệu và các câu chuyện được làm giàu bởi dữ liệu.Khám phá câu chuyện và tìm hiểu sự thật được xem là hai lĩnh vực có giá trị lớn nhất trong báo chí dữ liệu. Về mặt đóng góp của báo chí dữ liệu đối với xã hội, đa số người cho rằng nó làm cho một câu chuyện đáng tin cậy hơn và giúp độc giả hiểu được những gì họ đang đọc.Thạc sĩ Trần Lệ Thùy cho rằng báo chí dữ liệu là một xu hướng tất yếu.Thạc sĩ Trần Lệ Thùy nhận định, tiếp cận dữ liệu chất lượng chính là rào cản chính đối với các nhà báo dữ liệu, chuyên gia cũng đồng thời chỉ ra nhiều thách thức với việc phát triển loại hình báo chí đặc biệt này như thiếu nguồn lực tài chính, áp lực về thời gian, thiếu kiến thức về phân tích dữ liệu hoặc trực quan hoá...Dẫn chứng nhiều thí dụ để khẳng định tính hiệu quả vượt trội của báo chí dữ liệu, Thạc sĩ Trần Lệ Thùy cho rằng, các toà soạn báo chí Việt Nam nên quan tâm đến phát triển báo chí dữ liệu, trở thành nghiệp vụ không thể thiếu của nhà báo. Nghiệp vụ dữ liệu đi cùng với kỹ năng sản xuất tác phẩm báo chí có thể bảo đảm tính công bằng, chính xác, cân bằng trong tác phẩm báo chí, xây dựng lòng tin đối với độc giả. Đây là một chiến lược quan trọng trong xây dựng nội dung vượt trội.Tại phần thảo luận, nhà báo Bùi Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 5 năm qua, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã số hóa toàn bộ hệ thống tư liệu của Đài Phát thanh truyền hình, Báo Quảng Ninh... Các dữ liệu đều được gán các trường thông tin cụ thể, bảo đảm việc tra cứu và sử dụng thuận tiện nhất.Bà Hương cho biết thêm, dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu nói trên, Trung tâm đã thực hiện được nhiều ấn phẩm đặc biệt. Tới đây, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ tiến tới thực hiện kế hoạch số hóa toàn bộ hệ thống các di tích, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh này.Các diễn giả chia sẻ tại phần thảo luận, hỏi đáp.Trong khi đó, nhà báo Ngô Đức Kiên, Tổng Biên tập Báo Nghệ An chia sẻ báo Nghệ An đang ở bước đầu của quá trình chuyển đổi số và thực hiện các nội dung vượt trội. Hiện báo Nghệ An đang tập trung vào việc nghiên cứu sâu về độc giả, hướng tới việc kéo công chúng về với mình dựa trên 3 giải pháp con người - công nghệ và chiến lược nội dung vượt trội."Chúng tôi đã làm việc với các chuyên gia truyền thông của Google, Youtube để tìm hiểu kỹ hơn về độc giả của báo. Chúng tôi cũng xác định: Ở đâu có người Nghệ An thì ở đó phải có báo Nghệ An", nhà báo Ngô Đức Kiên nhấn mạnh.Chia sẻ cách tiếp cận "thị trường ngách", nhà báo Minh Việt, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, thời gian qua, báo Nông nghiệp Việt Nam xác định rõ mục tiêu cần phải đi theo hướng báo chí chuyên sâu, chuyên biệt; trong đó tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể dành riêng cho người nông dân.Chủ đề: Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024Ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024: Khẳng định báo chí đồng hành và kết nối[Ảnh] Toàn cảnh lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024Báo chí phải bám sát hơi thở cuộc sống, kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân ái trong xã hộiCẦN COI PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ DỮ LIỆU NHƯ MỘT YÊU CẦU BẮT BUỘCPhát biểu kết luận phiên, PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng khẳng định: Báo chí dữ liệu có vị trí trung tâm và vai trò cốt lõi trong tiến trình phát triển báo chí số trên thế giới và Việt Nam, là giải pháp mạnh để thực thi chiến lược nội dung vượt trội, nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ quan báo chí.Các cơ quan báo chí hiện nay cần coi việc phát triển báo chí dữ liệu như một yêu cầu bắt buộc. Nguồn dữ liệu mở, dữ liệu liên kết, dữ liệu tự thân của các cơ quan báo chí, đặc biệt là dữ liệu cho việc phân tích xu hướng báo chí sẽ là cơ sở cho việc lọc và làm giàu dữ liệu, phân tích đánh giá, trực quan hoá dữ liệu là những thao tác cơ bản để ứng dụng báo chí dữ liệu trong kể chuyện đa phương tiện, tạo tính đặc sắc và vượt trội của nội dung báo chí.Nhà báo, PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt NamTrưởng ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, các cơ quan báo chí hiện nay cần coi việc phát triển báo chí dữ liệu như một yêu cầu bắt buộc. Nguồn dữ liệu mở, dữ liệu liên kết, dữ liệu tự thân của các cơ quan báo chí, đặc biệt là dữ liệu cho việc phân tích xu hướng báo chí sẽ là cơ sở cho việc lọc và làm giàu dữ liệu, phân tích đánh giá, trực quan hóa dữ liệu là những thao tác cơ bản để ứng dụng báo chí dữ liệu trong kể chuyện đa phương tiện, tạo tính đặc sắc và vượt trội của nội dung báo chí.Bên cạnh đó, để phát triển báo chí dữ liệu, cần hiểu rõ bản chất, vai trò, điều kiện thực thi nó, có giải pháp tổng thể trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn năng lực, nguồn lực, xu hướng thế giới, đặc thù công chúng của từng cơ quan báo chí. Chỉ có nội dung vượt trội khi cơ quan báo chí đổi mới sáng tạo cả 4 lĩnh vực: chiến lược sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực công chúng - khách hàng và kinh tế báo chí truyền thông.Quang cảnh phiên thảo luận.Khẳng định: Báo chí dữ liệu là hướng đi không thể tách rời dòng chảy báo chí Việt Nam, PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng để có một sự phát triển bền vững, ngoài tự thân các cơ quan báo chí chủ động nghiên cứu, tìm kiếm cho riêng mình mô hình báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội thì cần xây dựng một hệ sinh thái báo chí truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại, hướng tới báo chí số. Thông qua hệ sinh thái này, các cơ quan báo chí có khả năng sẵn sàng chia sẻ, kết nối dữ liệu.Để thực hiện điều này, vai trò của các cơ quan có tính định hướng, quản lý, dẫn dắt như Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Hội nhà báo Việt Nam rất quan trọng.Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tham mưu, hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; Hội Nhà báo có vai trò dẫn dắt, tư vấn xây dựng các mô hình quản lý và mô hình nghiệp vụ của các cơ quan báo chí trong xây dựng hệ sinh thái này.Chủ đề: Hội Báo toàn quốc năm 2024Ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024: Khẳng định báo chí đồng hành và kết nối[Ảnh] Toàn cảnh lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024Báo chí phải bám sát hơi thở cuộc sống, kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân ái trong xã hội
https://nhandan.vn/bao-chi-du-lieu-va-chien-luoc-noi-dung-vuot-troi-la-xu-huong-tat-yeu-cua-bao-chi-hien-dai-post800108.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Báo chí dữ liệu", "Xu hướng báo chí thế giới", "Ứng dụng công nghệ trong phát triển báo chí" ] }
Đêm nhạc Lam Phương “Mắt biếc giai nhân” với những sắc thái mới
NDO -Đêm nhạc Lam Phương 8 với tên gọi “Mắt biếc giai nhân” tại Nhà hát Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) đã đem đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc ngập tràn sự lãng mạn và những sắc thái mới.
Đương đại và mới mẻ nhưng vẫn đong đầy xúc cảm, lãng mạn, đó là cách nhà sản xuất, đạo diễnVạn Nguyễn“kể” câu chuyện âm nhạc Lam Phương bằng chính những tác phẩm vượt thời gian của nhạc sĩ tài hoa.Đêm nhạc hội tụ những ca sĩ từng nhiều lần hát nhạc Lam Phương, nhưng cũng có những ca sĩ chưa từng hát nhạc của ông. Với cái nhìn chọn lọc và khai thác, đạo diễn Vạn Nguyễn đã mang những giọng ca trẻ thành danh ở nhiều dòng nhạc hội tụ về âm nhạc Lam Phương tạo nên sắc thái mới. Những màu sắc, chất liệu, phong cách mới, đương đại, quyến rũ, sôi nổi nhưng vẫn đậm chất nhạc Lam Phương.Ca sĩ Lệ Quyên.Cùng với Quang Dũng và Lệ Quyên, hai giọng hát trữ tình với những sáng tạo riêng hiện đại, đêm nhạc còn có sự xuất hiện trở lại của danh ca Cẩm Vân, người hiếm khi hát nhạcLam Phương. Trong số này, danh ca Cẩm Vân liên tục trình diễn 4 nhạc phẩm bằng chất giọng tràn đầy nội lực mà đạo diễn Vạn Nguyễn gọi một cách đầy trân trọng như tiếng “Ngọc vỡ sương tan”, từ “Nghẹn ngào”, “Thu sầu”, “Kiếp nghèo” đến “Cho em quên tuổi ngọc” thực sự để lại dấu ấn sâu đậm của Cẩm Vân trong dòng nhạc tình Lam Phương.Ca sĩ Cẩm Vân.Đêm nhạc còn quy tụ những ca sĩ trẻ thành danh được khán giả yêu thích hiện nay như Lô Thuỷ, một giọng ca rất thành công với nhạc Trịnh Công Sơn, lần này đã xuất hiện với "Mưa lệ", “Lạy trời cho con được bình yên” vô cùng mới mẻ. Tiến Hưng Sao Mai, ca sĩ rất nổi tiếng ở dòng nhạc đỏ cũng được khai phá để hát dòng nhạc Lam Phương, mang đến màu sắc hoàn toàn mới gây ấn tượng mạnh với khán giả nghe nhạc qua “Giọt lệ sầu”, “Mùa thu yêu đương”. Lê Việt Anh tiếp tục để lại dấu ấn đẹp với “Lầm”, “Tình chết theo mùa đông”. Trường Sang với “Duyên kiếp” cùng bộ sưu tập áo dài Ý Xuân của nhà thiết kế - Hoa hậu Ngọc Hân.Bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế, Hoa hậu Ngọc Hân.Show diễn đặc biệt một phần bởi nhiều ca sĩ không thuộc dòng nhạc trữ tình Lam Phương nhưng lại hát nhạc Lam Phương rất thành công với một phong cách mới, mỗi người một thế mạnh, mang đến một sắc thái âm nhạc khó quên cho đêm nhạc này.Là đơn vị tổ chức 8 đêm nhạc Lam Phương, nhà sản xuất, đạo diễn Vạn Nguyễn đã phải liên tục đổi mới để cùng với nhạc sĩ Dương Hùng và ban nhạc mỗi đêm diễn mang đến cho khán giả một sắc thái riêng. Vạn Nguyễn chia sẻ: “Liên tục bắt nhịp thị hiếu âm nhạc của khán giả để đổi mới dựa trên sự tôn trọng nguyên thủy, Vạn Show luôn nỗ lực tổ chức các show diễn mới mẻ, khác với những chương trình âm nhạc Lam Phương theo cách truyền thống, đó là lý do chúng tôi đi tới số Lam Phương thứ 10 và là số thứ 8 trong chuỗi ‘Trăm nhớ ngàn thương’ kỷ niệm 70 năm Âm nhạc Lam Phương, một di sản vô cùng quý giá”.Đông đảo khán giả đến với chương trình.“Mắt biếc giai nhân" đánh dấu một chặng đường đi dài của nhà sản xuất, đạo diễn Vạn Nguyễn và nhà tổ chức Vạn Show. Đây là một trong những đóng góp đáng kể đối với thị trường âm nhạc trong nước nói chung và dòng nhạc Lam Phương nói riêng, để ngày càng có những hơi thở mới trong biểu diễn đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tinh tế của khán giả ngày hôm nay.
https://nhandan.vn/dem-nhac-lam-phuong-mat-biec-giai-nhan-voi-nhung-sac-thai-moi-post799381.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "đêm nhạc Lam Phương", "“Mắt biếc giai nhân”", "đạo diễn Vạn Nguyễn", "ca sĩ Cẩm Vân", "Vạn Show" ] }
Nỗ lực đưa âm nhạc cổ điển đến gần công chúng trẻ
Tốt nghiệp từ những trường đào tạo âm nhạc danh giá thế giới, không ít sinh viên Việt Nam ở lại xứ người để có cơ hội phát triển trong môi trường chuyên nghiệp, song vẫn có những tài năng lựa chọn về nước để được cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà. Trong số đó có nghệ sĩ pi-a-nô trẻ Lưu Đức Anh và những người bạn cùng chí hướng. Bằng những hoạt động âm nhạc mới mẻ, ấn tượng, họ đã và đang góp phần lan tỏa tình yêu âm nhạc cổ điển đến với công chúng Việt Nam, nhất là với những người trẻ.
Chúng tôi được thưởng thức phần biểu diễn của nghệ sĩ Lưu Ðức Anh lần gần đây nhất vào những ngày cuối tháng 3 trong chương trình hòa nhạc Evolution Vol.2 - "Hành trình âm nhạc qua bốn thời kỳ". Trong không gian của Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom, Hà Nội, nơi diễn ra triển lãm số "Lặng yên rực rỡ" với 50 tác phẩm của hai đại danh họa thế giới là Clốt Mô-nê (Claude Monet) và Pi-e Bôn-nác (Pierre Bonnard), Lưu Ðức Anh cùng những đồng nghiệp trẻ đã đưa người xem đi qua bốn không gian của bốn thời kỳ âm nhạc khác nhau: tiền cổ điển, cổ điển, lãng mạn, hiện đại. Những phong cách âm nhạc riêng biệt được thể hiện trên nền tranh số làm nên sự gặp gỡ ấn tượng giữa âm nhạc và hội họa, mang đến trải nghiệm mới lạ cho người xem. Ðảm nhận vai trò trưởng ban tổ chức chương trình, nghệ sĩ Lưu Ðức Anh chia sẻ đây là mô hình hòa nhạc đặc biệt mà anh đã muốn thực hiện từ lâu. Sự kết hợp giữa biểu diễn âm nhạc và triển lãm, sắp đặt giúp khán giả như được bước vào một bảo tàng âm nhạc sống. Thay vì phải ngồi liên tục suốt vài tiếng để nghe nhạc như thường thấy, khán giả được di chuyển qua các không gian tách biệt cùng âm nhạc, từ đó được làm mới lại tâm lý nghe và suy ngẫm, so sánh về từng thời kỳ âm nhạc khác nhau. Theo một cách nào đó, mô hình này vừa tạo hiệu ứng biểu diễn, vừa có ý nghĩa giáo dục khi có thể mang đến những cảm nhận toàn diện hơn về các khía cạnh của âm nhạc cổ điển...Tốt nghiệp thủ khoa bậc đại học và cao học chuyên ngành biểu diễn pi-a-nô tại Nhạc viện Hoàng gia Li-e-gơ (Bỉ), tiếp đó là khóa nâng cao tại Học viện âm nhạc Man-mô (Thụy Ðiển), cộng thêm việc sở hữu những giải thưởng quốc tế uy tín từ nhiều lần biểu diễn ở những sân khấu lớn tại Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Ðiển, Ba Lan, I-ta-li-a, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản..., Lưu Ðức Anh có đầy đủ khả năng để có thể phát triển bản thân ở những kinh đô âm nhạc lớn trên thế giới. Ðiều bất ngờ là nghệ sĩ trẻ sinh năm 1993 này đã quyết định về nước khởi nghiệp. Trên hành trình này, Lưu Ðức Anh tìm được nhiều tài năng âm nhạc cùng chung chí hướng.Cuối năm 2017, bốn người bạn bao gồm: Dương Vũ Minh, nhạc trưởng Nguyễn Phú Sơn, hai nghệ sĩ pi-a-nô Lưu Ðức Anh và Nguyễn Ðức Anh đã thành lập tổ chức âm nhạc Maestoso để tạo cầu nối chung giữa các nghệ sĩ Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm gìn giữ và giới thiệu những giá trị của âm nhạc cổ điển đến với khán giả Việt Nam. Cả bốn thành viên sáng lập đều đã có thời gian học tập tại nước ngoài và cùng chung khát vọng có thể mang những tinh hoa của âm nhạc thế giới đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam nói chung và môi trường âm nhạc cổ điển trong nước nói riêng. Thời gian đầu, họ gặp khá nhiều khó khăn vì nhân lực còn hạn chế, vừa phải lo biểu diễn, vừa phải tổ chức, sắp xếp sân khấu, kết nối khán giả... Tuy nhiên, sự quan tâm và hưởng ứng tích cực từ công chúng đã thôi thúc họ không ngừng nỗ lực. Với tiêu chí đưa âm nhạc cổ điển tới công chúng một cách gần gũi nhất mà vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên bản của thể loại, Maestoso đã ghi dấu ấn với nhiều buổi diễn chất lượng ở Nhà hát Lớn Hà Nội, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cùng chuỗi chương trình biểu diễn ở một số nhà thờ tại Hà Nội. Các nghệ sĩ kỳ vọng những hoạt động với hình thức này sẽ giúp công chúng, nhất là những người trẻ dần hình thành thói quen nghe nhạc cổ điển, từ đó từng bước nâng tầm văn hóa thưởng thức âm nhạc cổ điển trong nước.Lưu Ðức Anh chia sẻ, để tạo ra môi trường cho âm nhạc cổ điển, không chỉ biểu diễn hay tổ chức biểu diễn mà còn cần đào tạo và giảng dạy. Cũng vì lẽ đó mà năm 2018, ngay sau khi về nước, Lưu Ðức Anh quyết định "đầu quân" cho Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, trở thành một trong những giảng viên trẻ tuổi nhất. Năm 2019, anh mạnh dạn thành lập Trường âm nhạc Inspirito để hiện thực hóa mong muốn được ươm mầm những tài năng âm nhạc cổ điển cho đất nước. Ý tưởng của anh nhanh chóng được nhiều nghệ sĩ trẻ hưởng ứng, cùng tham gia vào đội ngũ giảng dạy và tổ chức, biểu diễn âm nhạc. Ðó là nghệ sĩ xen-lô Phan Ðỗ Phúc, tốt nghiệp xuất sắc chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành xen-lô với nhiều giải thưởng danh giá ở Mỹ; nghệ sĩ pi-a-nô Hoàng Hồ Thu, tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc tại Học viện Âm nhạc Lít-dơ Phê-ren (Hung-ga-ri); nghệ sĩ Nguyễn Quỳnh Trang, tốt nghiệp chuyên ngành pi-a-nô và sư phạm âm nhạc Nhạc viện Các-ru-he (Ðức); nhạc trưởng Nguyễn Phú Sơn, tốt nghiệp chuyên ngành Chỉ huy dàn nhạc tại Nhạc viện Man-hem (Ðức)... Họ đã đi thật xa nhưng là để trở về góp sức và cống hiến cho sự phát triển của âm nhạc cổ điển quê hương.Những năm gần đây, sự gia tăng của những buổi biểu diễn âm nhạc hàn lâm, sự xuất hiện của những tài năng nhí, sự quan tâm đầu tư hơn của các bậc cha mẹ đối với việc học nhạc của con em mình... chính là những tín hiệu tích cực về sự chuyển mình của âm nhạc cổ điển trong nước. Ðiều này càng thôi thúc, củng cố thêm niềm tin cho những nghệ sĩ trẻ đang bền bỉ trên hành trình đưa âm nhạc cổ điển Việt Nam từng bước khẳng định vị thế trong dòng chảy âm nhạc thế giới.
https://nhandan.vn/no-luc-dua-am-nhac-co-dien-den-gan-cong-chung-tre-post641660.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [] }
Điện ảnh Quân đội tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Tuần phim Kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(07/5/1954 – 07/5/2024) do Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 3-6/5/2024 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội - 17 phố Lý Nam Đế (Hà Nội).
Tuần phim trình chiếu tám bộ phim, bao gồm bốn phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội sản xuất:Hùng ca Điện Biên Phủ, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ, Nhìn lại Điện Biên, Điện Biên Phủ trận quyết chiến lịch sử; và bốn bộ phim truyện điện ảnh do Điện ảnh Quân đội và các Hãng phim trong nước sản xuất:Hoa ban đỏ(Điện ảnh Quân đội nhân dân);Đào, phở và Piano(Công ty Cổ phần Phim truyện I);Sống cùng lịch sử(Hãng phim truyện Việt Nam);Ký ức Điện Biên(Hãng phim truyện Việt Nam).Tuần phim được tổ chức nhằm giúp cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân hiểu hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là những nhân tố cơ bản làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc; tôn vinh, tri ân công lao, cống hiến của quân và dân ta, nhất là những chiến công, đóng góp to lớn của cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.Poster giới thiệu các bộ phim sẽ được công chiếu tại Tuần phimBên cạnh đó, Tuần phim giới thiệu các bộ phim về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng do Điện ảnh Quân đội nhân dân và các Hãng phim trong nước sản xuất; qua đó động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng, khát vọng phát triển, ra sức thi đua giành những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.Những tác phẩm được lựa chọn trình chiếu trong tuần phim đưa khán giả trở lại với chiến thắng oai hùng của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân, nay đang trở thành điểm hẹn hòa bình của thế kỷ 21. Các tác phẩm không chỉ giúp khán giả trong và ngoài nước có thêm cái nhìn rõ nét và đầy đủ hơn về Chiến dịch Điện Biên Phủ, mà còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc."Hùng ca Điện Biên Phủ" là phim tài liệu chiếu mở màn Tuần phimPhim tài liệu"Hùng ca Điện Biên Phủ"hoàn thành đầu năm 2024, được lựa chọn để trình chiếu mở màn Tuần phim đặc biệt này. Đây là bộ phim mới nhất do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, hướng đến dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Phim do nhà văn Hà Đình Cẩn viết kịch bản, Đạo diễn Nguyễn Quang Quyết, NSND Lê Thi ở vai trò biên tập."Hùng ca Điện Biên Phủ" ca ngợi vai trò của những người chiến sĩ trong mặt trận đặc biệt - mặt trận văn hóa văn nghệ. Phim tập trung vào 3 đối tượng chính: các nghệ sĩ, văn công, họa sĩ đã trực tiếp có mặt tại khắp các chiến trường Điện Biên Phủ, tham gia xây dựng tư tưởng, củng cố tinh thần chiến đấu, để người lính vượt qua mọi gian khổ, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng."Họ chính là một nốt nhạc trong bản hùng ca lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ" - Đạo diễn Nguyễn Quang Quyết chia sẻ. Phim có sử dụng những bài hát gắn liền với chiến dịch, như:Hò kéo pháo(nhạc sĩ Hoàng Vân),Trênđồi Him Lam(nhạc sĩ Đỗ Nhuận)… Bộ phim hứa hẹn mang đến một góc nhìn mới mẻ với không khí hào hùng trong những năm chiến tranh gian khổ và dữ dội.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/dien-anh-quan-doi-to-chuc-tuan-phim-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post806865.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:06", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:06", "tags": [ "Tuần phim Điện Biên Phủ", "Tuần phim Điện ảnh quân đội", "Phim về Điện Biên Phủ", "Hùng ca Điện Biên Phủ" ] }