title
stringlengths 11
125
| summary
stringlengths 0
672
| content
stringlengths 0
18.1k
| url
stringlengths 35
338
| metadata
dict |
---|---|---|---|---|
An Giang bế mạc Ngày hội Văn hóa thể thao đồng bào dân tộc Chăm | NDO -Ngày 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnhAn Giangđã bế mạc “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang, lần thứ X năm 2024” sau 3 ngày tổ chức. | Ngày hội diễn ra tại Nhà thi đấu đa năng huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Các chương trình nghệ thuật như trình diễn trang phục truyền thống của người Chăm như: trang phục cưới, lễ hội, trang phục sinh hoạt hằng ngày, trong lao động, sản xuất… thể hiện nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa, trang phục đặc thù của đồng bào dân tộc Chăm An Giang.Các sự kiện như liên hoan nghệ thuật quần chúng, liên hoan văn hóa ẩm thực truyền thống; triển lãm ảnh, trưng bày hiện vật chủ đề “Di sản văn hóa dân tộc Chăm An Giang”; các hoạt động thể thao bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, việt dã…Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang được định kỳ tổ chức 2 năm lần và luân phiên tổ chức trên địa bàn các huyện, thị xã có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống.Ngày hội thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chăm; góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển kinh tế-xã hội đồng bào Chăm; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.Đồng thời, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc từ những hoạt động văn nghệ, ẩm thực, thể dục thể thao của đồng bào Chăm An Giang với du khách trong và ngoài tỉnh.Ngày hội thể hiện các văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm tại An GiangĐây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên chuyên và không chuyên người dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống.Tại An Giang, người Chăm sống tập trung các xã Vĩnh Trường, Đa Phước, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình (huyện An Phú), xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú), xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) và phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên. | https://nhandan.vn/an-giang-be-mac-ngay-hoi-van-hoa-the-thao-dong-bao-dan-toc-cham-post805564.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:00",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:00",
"tags": [
"An Giang",
"cộng đồng Chăm tại An Giang",
"Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đồng bào Chăm"
]
} |
Đinh Tiên Hoàng | Theo truyền thuyết, một bà mẹ họ Đàm một lần ra đầm làng tắm, về nhà bà thấy trong người khác lạ. Sau đó, bà sinh một cậu con trai, mắt sáng như sao. Theo lời chiêm tinh của thầy địa lý, cậu bé này sẽ trở thành vị vua, vì dưới đầm có huyệt đế vương. Cậu bé đó là Đinh Bộ Lĩnh, sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ bé. Thuở thiếu thời, ông tỏ ra thông minh hơn người, được bạn chăn trâu suy tôn làm thủ lĩnh.Vào độ tuổi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh là người có khí phách phi thường và nung nấu ước mong lập nên nghiệp lớn. Khi ông vua cuối cùng của vương triều Ngô mất (Ngô Xương Văn) năm 966, thừa lúc đất nước không có chủ, hào trưởng khắp nơi nổi dậy chiếm giữ các quận ấp, lập ra 12 sứ quân. Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân.Đinh Bộ Lĩnh vốn là con quan đứng đầu một châu, có uy thế lại thu phục được nhân tâm bằng tài năng của mình và lại chiếm giữ được một vùng khe động hiểm trở nên đã đứng ra đảm trách gánh vác sơn hà.Là người có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mọi kế sách trong nhiều trường hợp, tùy thực trạng mỗi sứ quân mà tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Một trong số 12 sứ quân là Trần Lãm (xưng là Trần Minh Công) là một trong những sứ quân mạnh về kinh tế, lại chiếm giữ vùng đất quan trọng là Bố Hải khẩu (cửa biển, nay là vùng thị xã Thái Bình). Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với ông (Đại Việt sử ký toàn thư).Địa bàn hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh được mở rộng, quân số, binh lương ngày càng lớn mạnh. Được sự ủng hộ của nhân dân, ông đánh đâu thắng đó, nên được gọi là vạn Thắng vương. Hai sứ quân Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) và Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là con cháu Ngô Vương. Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mưu hàng phục được Ngô Nhật Khánh, hàng phục được cả Ngô Xương Xí.Đinh Bộ Lĩnh đi tới đâu, đều được nhân dân góp sức ủng hộ tới đó. Với những sứ quân mạnh như Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, ông đã dùng cung kiếm tiến quân kết hợp với mưu lược. Đỗ Cảnh Thạc chiếm vùng Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Tây) có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, nên phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ. Đỗ Cảnh Thạc quân tướng không ứng cứu được nhau, bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đỗ Cảnh Thạc bị thua. Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu thua, phải ngầm qua sông xin cứu viện sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Các sứ quân Kiều Công Hãn, Kiều Thuận, Nguyễn Thủ Tiệp, Phạm Bạch Hổ... đã thất bại ngay từ trận đánh đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Đất nước thống nhất. Loạn 12 sứ quân đã dẹp xong.Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh được suy tôn lên ngôi Vua, ông lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô. Tháng mười năm 979, ông bị chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết, thọ 56 tuổi, táng ở sơn lăng Trường Yên.Vì công lao của Đinh Bộ Lĩnh, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong * Đại Việt sử ký toàn thư: "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết...Đinh Bộ Lĩnh, ông Vua xứ hoa lau, người lớn lên trong thời bình, lập nghiệp trong dẹp loạn, đã xứng đáng là người giữ vị trí trụ cột trong việc củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền trong thế kỷ thứ 10.Đinh Bộ Lĩnh là người tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn. | https://nhandan.vn/dinh-tien-hoang-post464023.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:00",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:00",
"tags": []
} |
|
Trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật thiếu nhi Dế Mèn | NDO -Chiều 29/5, tại trụ sở số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Báo Thể thao và Văn hóa đã trao các giải thưởng cho các tác giả đoạt giải Dế Mèn lần 5 - 2024, trong đó nhà văn Lý Lan được trao giải Hiệp sĩ Dế Mèn. | Theo Ban tổ chức, Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 5 - 2024 năm nay có 1 giải Hiệp sĩ Dế Mèn, 5 giải Khát vọng Dế Mèn và 2 Tặng thưởng của Hội đồng Giám khảo.Đây là các tác phẩm được lựa chọn trong tổng số 11 tác phẩm lọt vào Vòngchung khảocủa Giải thưởng.Theo đó, các giải Khát vọng Dế Mèn thuộc về các tác phẩm “Cuộc phiêu lưu của Dế Út” (bộ truyện tranh 4 tập của LinhRab, Nhà xuất bản Kim Đồng), “Dưới khung trời ngát xanh” (bản thảo truyện dài của Lữ Mai), “Thư viện kỳ bí” (bản thảo tranh truyện của Lê Sinh Hùng, 14 tuổi), “Trăng ơi… từ đâu đến?” (ca khúc của Thái Chí Thanh, phổ thơ Trần Đăng Khoa), “Vương quốc nhỏ bí mật” (thơ của Lã Thanh Hà, minh họa Như Quỳnh, Nhà xuất bản Hà Nội, Crabit Kidbooks).Hai tác giả nhận giải thưởng của Hội đồng Giám khảo Dế Mèn.Hai giải thưởng của Hội đồng Giám khảo Dế Mèn thuộc về chùm sách thiếu nhi trong bộ “Vun đắp tâm hồn” (Nhà xuất bản Kim Đồng) của nhà văn May gồm “Bánh mì gối xinh” (Thư Cao vẽ) và “Ông già Noel và cuộc phiêu lưu của đôi giày mới” (Thảo Võ vẽ), cùng “Con khỉ vàng Bắp ở Rú Mò” (bản thảo truyện dài của Đặng Chương Ngạn).Nhà văn Lý Lan được trao giải Hiệp sĩ Dế Mèn với "Tự truyện một con heo" (Nhà xuất bản Trẻ) cùng những cống hiến cho văn học thiếu nhi trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của bà.Ban giám khảo cũng trao Chứng nhận lọt vào Vòng chung khảo Dế Mèn cho 3 tác phẩm “Kho báu trong thành phố (truyện dài của Nguyễn Khắc Cường, Nhà xuất bản Trẻ), “Mật hiệu OGO” (truyện dài, 6 tập của Kiều Bích Hương, Nhà xuất bản Kim Đồng) và “Trạng Quỳnh thời nhí nhố” (series phim hoạt hình 3D do Alpha Animation Studio kết hợp cùng SConnect Việt Nam sản xuất, đạo diễn Trịnh Lâm Tùng thực hiện).Một số tranh minh họa trong bộ truyện “Cuộc phiêu lưu của Dế Út” được trưng bày trong khuôn khổ lễ trao giải.Trong khuôn khổ của Lễ trao giải còn có phần trưng bày những bức tranh tiêu biểu rút ra từ bộ truyện tranh “Cuộc phiêu lưu của Dế Út” - một chuyển thể đặc sắc từ “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài.Giải thưởng Thiếu nhiDế Mèndo báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) sáng lập và tổ chức thường niên từ năm 2020 nhằm trao cho các sáng tác, trình diễn nghệ thuật xuất sắc “của thiếu nhi” (thiếu nhi là chủ thể sáng tạo) hoặc “vì thiếu nhi” (thiếu nhi là đối tượng phục vụ), bao gồm 1 Giải thưởng Lớn mang tênHiệp sĩ Dế Mèn(Cricket Knight), các giải đồng hạng mang tên Khát vọng Dế Mèn (Cricket Desire), cùng một số Tặng thưởng của Hội đồng Giám khảo, tùy theo tình hình thực tiễn mỗi mùa giải.Hội đồng Giám khảo do nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, làm Chủ tịch Hội đồng, cùng các thành viên: họa sĩ Thành Chương, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, PGS-TS - nhà phê bình Văn Giá và nhà báo Lê Xuân Thành, Tổng Biên tập báo Thể thao và Văn hóa.Trải qua 4 mùa giải (từ 2020 - 2023) đã có 2 giải Hiệp sĩ Dế Mèn lần lượt được trao cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (2020), Trần Đức Tiến (2023) cùng 18 giải Khát vọng Dế Mèn, 2 Tặng thưởng được trao cho các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, trong đó có 6 tác giả là thiếu nhi.KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG THIẾU NHI DẾ MÈN LẦN 5 - 2024I. Giải Hiệp sĩ Dế Mèn được trao cho nhà văn Lý Lan vớiTự truyện một con heo(Nhà xuất bản Trẻ) cùng những cống hiến cho văn học thiếu nhi trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của bàII. Giải Khát vọng Dế Mèn (5 giải, xếp theo thứ tự a, b, c tên tác phẩm)1.Cuộc phiêu lưu của Dế Út(bộ truyện tranh 4 tập của LinhRab, Nhà xuất bản Kim Đồng)2.Dưới khung trời ngát xanh(bản thảo truyện dài của Lữ Mai)3.Thư viện kỳ bí(bản thảo tranh truyện của Lê Sinh Hùng, 14 tuổi)4.Trăng ơi… từ đâu đến?(ca khúc của Thái Chí Thanh, phổ thơ Trần Đăng Khoa)5.Vương quốc nhỏ bí mật(thơ của Lã Thanh Hà, minh họa Như Quỳnh, Nhà xuất bản Hà Nội, Crabit Kidbooks)III. Tặng thưởng của Hội đồng Giám khảo Dế Mèn (2 Tặng thưởng)1. Chùm sách thiếu nhi trong bộVun đắp tâm hồn(NXB Kim Đồng) của nhà văn May gồmBánh mì gối xinh(Thư Cao vẽ) vàÔng già Noel và cuộc phiêu lưu của đôi giày mới(Thảo Võ vẽ)2.Con khỉ vàng Bắp ở Rú Mò(bản thảo truyện dài của Đặng Chương Ngạn)IV. Chứng nhận vào Vòng chung khảo Dế Mèn1.Kho báu trong thành phố(truyện dài của Nguyễn Khắc Cường, Nhà xuất bản Trẻ)2.Mật hiệu OGO(truyện dài, 6 tập của Kiều Bích Hương, Nhà xuất bản Kim Đồng)3.Trạng Quỳnh thời nhí nhố(series phim hoạt hình 3D do Alpha Animation Studio kết hợp cùng SConnect Việt Nam sản xuất) | https://nhandan.vn/trao-giai-thuong-sang-tac-van-hoc-nghe-thuat-thieu-nhi-de-men-post811701.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"giải thưởng Dế Mèn",
"Báo Thể thao và Văn hóa",
"sáng tác văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi",
"văn học thiếu nhi"
]
} |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Lễ hội Văn Miếu tại Hà Tĩnh | NDO -Sáng 23/3 (ngày 14/2 âm lịch), thành phốHà Tĩnhtổ chức Lễ hội Văn Miếu năm 2024 tại Khu di tích Văn Miếu Hà Tĩnh ở phường Thạch Linh. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng dự buổi lễ. | Lễ hội Văn Miếu được tổ chức trong khuôn viên Khu di tích Văn Miếu Hà Tĩnh (phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh), trong 3 ngày (từ ngày 23-25/3) với 2 phần: lễ và hội.Lễ hội Văn Miếu tại Hà Tĩnh được tổ chức nhằm khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo không gian sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, đề cao, tôn vinh đạo học; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích cho nhân dân.Đồng thời, lễ hội giúp tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích, vai trò của văn hóa, thể thao truyền thống trong việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần, sức khỏe trí tuệ của nhân dân, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; khôi phục, xây dựng và tổ chức lễ hội truyền thống nhằm thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ thành phố.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hàcùng các vị đại biểu thực hiện nghi thức tế lễ.Các đại biểu tham dự đã thực hiện các nghi thức tế lễ - dâng hương các vị tiên hiền khai nguồn đạo học, các danh nhân văn hóa tại Văn Miếu, các vị đại khoa được khắc tên vào văn bia và lễ dâng “Văn phòng tứ bảo” (dâng bút, giấy, mực, nghiên) để cầu may cho người được tặng chữ; tham gia các hoạt động trưng bày sách, báo, ảnh; tặng chữ thư pháp; thi viết chữ đẹp; các trò chơi dân gian; đêm hội thơ nhạc “Thành Sen sức sống mới”; hội chợ ẩm thực, sản phẩm OCOP. | https://nhandan.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-du-le-hoi-van-mieu-tai-ha-tinh-post801236.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Văn miếu",
"Hà Tĩnh",
"Lễ hội Văn Miếu"
]
} |
Những người còn sót lại của các dòng tranh dân gian | 30 năm và một kho tàng không có người thừa kế!Ông Phan Ngọc Khuê có cái may mắn được tham dự rất nhiều lễ cấp sắc và nhiều nghi lễ tôn giáo khác của các tộc người định cư ở vùng núi các tỉnh phía bắc Việt Nam. Hơn 30 năm qua, ông đã sưu tầm được cả một kho tranh thờ có giá trị trên cả hai phương diện: Giá trị tôn giáo và giá trị nghệ thuật. Nhưng ông Khuê rất buồn vì không tìm nổi một đệ tử nào để truyền lại cái đam mê, cái nghiệp sưu tầm dòng tranh đặc biệt này. Cái duyên, cái nghiệp nghiên cứu tranh thờ đã đưa dẫn ông Khuê đến những bản làng heo hút nhất, gặp những thầy cúng kỳ bí nhất, nghe những câu chuyện khó tin nhất với bao kỷ niệm khó quên.Lần ở Lào Cai, cách nay đã hơn mười năm, nghe tin trong một bản xa có gia đình ngày hôm sau làm lễ, thế là ông gấp rút lên đường. Đến nơi, vì là người lạ nên nói khó mãi gia chủ mới cho vào nhà. Khi gia chủ biết rõ mục đích, ông Khuê được chủ nhà mời lên ngồi chiếu trên uống rượu và được "mãn nhãn" nhìn ngắm một bộ tranh cúng đến hơn ba chục bức của thầy cúng bày ra làm lễ.Chục ngày sau, khi đã quen với sự xuất hiện của ông khách lạ, anh thợ vẽ mới mời ông Khuê về nhà. Cũng phải sau bữa rượu khoản đãi của chủ nhà, ông mới tò mò gạn hỏi: Làm sao anh vẽ tranh thờ đẹp và nhanh thế? Bấy giờ anh ta vào buồng và ôm ra rất nhiều tranh. Ông Khuê thực sự bất ngờ vì những mẫu tranh gia bảo đó. Tất cả đều được bảo quản rất nguyên vẹn. Có những mẫu lần đầu tiên ông gặp, có những mẫu chỉ còn lưu được trên bản can giấy dó. Bản can gốc là những mẫu vẽ cổ và chuẩn xác nhất mà các thầy Tào còn giữ.Tranh thờ:Đệ nhất điệnTần Quảng Vương.Tranh công- Hàng Trống.Theo ông Khuê, tranh thờ Đạo giáo phía Bắc có nguồn gốc châu Á nhưng không phải tranh Tây Tạng (Lạt Ma giáo); Ấn Độ ( Ấn Độ giáo) cũng không phải tranh của thời của Trung Quốc như ta đã biết rõ.Những bức tranh thờ của các dân tộc Tày, Nùng, Sán chỉ, Cao lan, Giáy… ngoài ý nghĩa về mặt tôn giáo còn có giá trị rất cao về mặt nghệ thuật. Tranh thường được vẽ trên giấy dó, giấy bản hoặc giấy xuyến chỉ bằng mực tàu và tô phẩm màu.Tại những vùng núi phía bắc, thầy Tào (thầy cúng) ngoài việc “chăm sóc tâm linh” cho đồng bào còn là những nghệ nhân dân gian trong việc vẽ và lưu giữ những mẫu tranh thờ từ đời này sang đời khác. Có những thầy Tào tuổi ngoài bảy, tám mươi vẫn có thể vẽ lại những bức tranh thờ giống y nguyên bản mẫu cổ. Điểm khác nhau duy nhất là bức mới còn thơm mùi mực và bức kia cũ kỹ đã bạc, sờn vì thời gian.Thầy Tào làm công việc cha truyền con nối. Bộ tranh thờ được coi là đồ gia bảo tối linh. Vì vậy, nếu không có người nối dõi, đến cuối đời thầy Tào thường phải làm lễ “giam âm binh”, tức là nhốt những bức tranh thường ngày vẫn dùng cúng tế vào ống tre rồi đem vào tận hang sâu vứt bỏ. Họ tin rằng làm thế sẽ ngăn được những “âm binh” vô chủ tìm đến phá hoại cuộc sống an lành nơi duơng thế. Cũng vì tập tục này mà rất nhiều tranh thờ ngày nay đã không còn nữa.Với hơn 200 bức tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, có lẽ ông Khuê là một trong những người sưu tầm nhiều tranh thờ nhất các tỉnh phía bắc. Với mục đích nghiên cứu, bảo tồn tranh Đạo giáo Việt Nam, hơn ba mươi năm qua, ông đã phân loại và bảo quản chúng cẩn thận tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.Một cuốn sách của ông với tên gọi “Tranh Đạo giáo Việt Nam” đã được Nhà xuất bản Mỹ Thuật ấn hành năm 2001. Nhưng cái lo của ông là một ngày nào đó, chính ông cũng sẽ trở thành một “thầy Tào cuối cùng” trong công việc nghiên cứu.Những bộ tranh “quốc bảo” bị lãng quênTranh thờ“Bát tiên quá hải”.Tranh thờHoàng Hổ-Hàng Trống.Các làng tranh dân gian như Hàng Trống (Hà Nội); tranh Đông Hồ (Bắc Ninh); tranh Đại Hoàng (Hà Tây); tranh Sình (Huế) và tranh Đạo giáo miền núi phía Bắc trên thực tế gần như đã ngừng hoạt động. Có làng tranh đã thất truyền cả những bộ ván khắc kinh điển.Năm 1944, trận lụt tràn qua làng Đại Hoàng (Hà Tây) đã cuốn trôi toàn bộ các ván khắc trong làng. Từ đó tranh Đại Hoàng chỉ còn lại trong ký ức của dân chơi tranh, các nhà nghiên cứu tranh dân gian và tất nhiên là một vài phiên bản vẫn được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật. Những người trong giới sưu tầm tranh ai ai cũng có tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống nhưng rất ít người may mắn có được tranh Đại Hoàng hay tranh Sình. Những bộ tranh mà ván khắc độc bản đã bị thất truyền thì bộ tranh ấy càng được săn lùng mạnh, có giá cao.Ông Lê Đình Nghiên đang đưanhững nét mầu cuối cùngcủa bức tranh Hoàng Hổ.Nghệ nhân Lê Đình Nghiên có lẽ là người cuối cùng còn sót lại của dòng tranh Hàng Trống (Hà Nội). 45 năm đã qua, chỉ còn có ông là người duy nhất am tường và có thể làm được từ đầu đến cuối mọi công đoạn của một bức tranh dân gian Hàng Trống. Làm tranh đối với ông vừa là tình yêu vừa là trách nhiệm. Yêu vì đó là nghề đòi hỏi một khối óc và con tim tràn đầy nhiệt huyết. Trách nhiệm bởi đó là nghề cha truyền con nối đã ba đời của gia đình ông…Năm 1972, ông Nghiên được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mời phục chế tranh của bảo tàng. Chính tại đây, ông có điều kiện nghiên cứu rất nhiều nguồn tranh được lưu giữ trong kho của bảo tàng. Ông được tiếp xúc và tận tay chạm vào từng đường nét của biết bao nhiêu bản khuôn in tranh cổ. Nhờ đó, ông có cơ hội so sánh và tìm ra những nét chung, riêng của từng gia đình làm tranh Hàng Trống.Theo ông Nghiên, dòng tranh Hàng Trống do nghệ nhân của làng Tự Tháp (tên cổ của phố Hàng Trống bây giờ) sáng lập. Ngoài ra, còn có những người làm nghề vẽ từ nhiều vùng tìm đến đây làm ăn sinh sống, chẳng hạn như những nghệ nhân từ Bình Vọng (Thanh Trì) ra kinh đô mang theo phong cách vẽ tranh của quê mình hòa quyện với phong cách vốn có của làng Tự Tháp, tạo nên phong cách tranh dân gian Hàng Trống mà ngày nay chúng ta được biết.Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những dòng ghi chép về tranh dân gian Hàng Trống trong rất nhiều sách cổ. Thi sĩ Hoàng Sĩ Khải (thế kỷ XVI) cũng đã nhắc đến tục chơi tranh dân gian Hàng Trống ngày Tết trong bài thơ tả quang cảnh Tết ở kinh thành Thăng Long .Tranh thờ Đạo giáo:Thần nông dạy cấy cày.Tranh thờ đạo giáo:Thần nông dạy chăn nuôi.Nhớ lại, cách đây chừng 20 năm, những phiên chợ hoa ngày áp tết của Hà Nội vẫn bày bán tranh dân gian nhưng nay tuyệt nhiên không còn nữa. Tranh Hàng Trống tàn phai theo thời gian, hiện chỉ còn thấy ở một vài viện bảo tàng Hà Nội và những gallery bán đồ lưu niệm cho người nước ngoài trong phố cổ…Những bản in cổ nhất được khắc hai mặt của dòng tranh Hàng Trống chỉ còn tìm thấy tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đó là một số ván in có niên hiệu: “Quí mùi lục nguyệt khởi, Minh Mạng tứ niên”, nghĩa là được khắc vào tháng 6 năm 1823 dưới triều vua Minh Mạng thời Nguyễn.Còn theo GS Kiều Thu Hoạch: Tranh dân gian vốn có quan hệ với tín ngưỡng bắt nguồn từ thời nguyên thủy, sau đó chịu ảnh hưởng của các yếu tố Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, từ những hình thức vẽ bùa, chú ban đầu, theo thời gian đã xuất hiện tranh vẽ Tiên, Thánh… Việc vẽ theo huyền thoại chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ thế kỷ XV - XVIII.Hiện ông Nghiên chính là nghệ nhân sở hữu hơn 200 bộ ván in cổ của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Trong đó có những bức ván còn nguyên vẹn có giá trị rất cao về nghệ thuật như: ván in bứcChợ quêvàCanh nông Chi đồ(làm nông nghiệp).Bản khắcChợ quêdiễn tả cảnh họp chợ đông đúc, nhộn nhịp và ồn ào ở một vùng quê. Có những người bán hàng dưới gốc đa, lại có những người ngồi trong những túp lều với đủ mọi hàng hóa… Mọi chi tiết của một chợ phiên được khắc họa bay bướm, tỉ mỉ đến không ngờ, từ cảnh “cò kè bớt một thêm hai”, đến cảnh thợ rèn đang quai búa, cảnh các bà, các cô nón áo thướt tha rồi cảnh anh thợ cày ngồi một góc chợ khoan khoái phả khói thuốc lào. Và đặc biệt thú vị là hình ảnh kẻ gian tham mắt trước mắt sau rình mò ăn trộm…Tranh thờ dân gian Hàng Trống đẹp có thể kể đến như: Tranh Tứ phủ, Tam phủ, Mẫu, Thượng thiên, Thượng ngàn, các thần tướng Bạch hổ, Hắc hổ hay Ngũ hổ.Ngũ hổ không chỉ là "hoạ hổ" đơn thuần mà chủ yếu diễn đạt ngũ hành - âm dương. Khác với tranh Đông Hồ, Đại Hoàng, tranh Hàng Trống có phần thiên về cái đẹp tinh thần dựa theo các điển cố học thuật rất cao, thể hiện khát vọng vươn tới cái toàn thiện, toàn mỹ như: Lý ngư vọng nguyệt, các bức tranh tố nữ, các bức tứ bình (4 bức tranh liên hoàn như Xuân - Hạ Thu - Đông), nhị bình ( hai bức đăng đối như: Xuân Hạ - Thu Đông), điển cố truyện Kiều, Nhị độ mai, Hoa tiên vv...Bộ phận này của tranh Hàng Trống đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trí thức cao. Sau này các danh hoạ như Trần Văn Cẩn, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái vì ít nhiều đã lĩnh hội được phong cách quý phái này.Trong tranh Hàng Trống, ngoài nét in tinh nhỏ, màu trên tranh phần lớn được nghệ nhân vẽ bằng tay. Đặc điểm dễ nhận thấy là tranh Hàng Trống không tuân theo luật sáng tối: Ánh sáng dường như từ trên cao đổ xuống đồng đều nên các đồ vật, người...đều không có bóng. Sắc độ màu trong tranh được điều chỉnh theo cảm nhận của từng người vẽ. Các nhân vật trong tranh được thể hiện to nhỏ không theo luật xa gần mà theo địa vị xã hội.Điều này thể hiện rõ nhất ở tranh thờ bởi các ông hoàng bà chúa lớn hơn người hầu, thần phải lớn hơn dân và phải luôn ở vị trí trung tâm. Bố cục của tranh thường theo phối cảnh các nhân vật mà dàn trải ra khắp tranh, không che khuất nhau. Yếu tố thời gian và địa điểm khác nhau được bố trí theo từng mảng trên cùng một mặt tranh… | https://nhandan.vn/nhung-nguoi-con-sot-lai-cua-cac-dong-tranh-dan-gian-post511125.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": []
} |
|
Nghệ nhân nỗ lực giữ lửa làng nghề trăm tuổi | NDO -Cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 40km, làng hương tăm Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) trở thành điểm tham quan thu hút đông đảo sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi những bó tăm hương được xếp hình độc đáo mà còn là ngôi làng với trăm năm tuổi đời, nơi có những nghệ nhân như chị Nguyễn Thu Phương, chủ cơ sở sản xuất Từ Bi Hương, một trong những người đang nỗ lực duy trì và phát triển làng nghề hương tăm truyền thống. | Bén duyên vớinghề làm hươngtừ nhỏ, chị Phương đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất và làm ra những bó hương để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.Chị Phương cho biết: “Người đầu tiên giới thiệu và dạy cho tôi cách làm hương chính là bố mẹ tôi. Từ lúc tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã đi lên vùng rừng núi để tìm các nguyên liệu làm hương. Thời gian đầu, bố mẹ tôi chủ yếu buôn bán nguyên liệu để làm hương. Sau đó, mẹ tôi quyết định theo học nghề làm hương truyền thống. Từ nhỏ, tôi thường theo mẹ học hỏi cách làm các loại hương. Càng ngày nghề làm hương càng cuốn hút tôi và cũng là cơ duyên mà tôi theo nghề từ đó đến bây giờ”.Cơ sở sản xuất Từ Bi Hương của chị Phương bình quân mỗi tháng sản xuất khoảng một tấn nguyên liệu để làm hương. Trước kia, cơ sở của chị chủ yếu sản xuất theo cách thức thủ công, nhưng những năm gần đây, nhờ đầu tư máy và công nghệ mới, nên hiệu quả, năng suất cao hơn, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi các nước như: Ấn Độ, Malaysia...Chị Phương giới thiệu quá trình đưa nghề hương truyền thống đến với các thị trường quốc tế.Đặc biệt, cơ sở kinh doanh của chị Phương còn là đơn vị đầu tiên tại làng hương tăm Quảng Phú Cầu có tới 8 sản phẩm đạt chứng chỉ OCOP 4 sao.Chị tự hào chia sẻ: “Năm 2021, tôi được khách hàng hướng dẫn mang sản phẩm dự thi chương trình OCOP. Khi đó, tôi mang tới bốn sản phẩm là: hương quế, hương trầm, hương thảo mộc và hương bồ kết. Mỗi sản phẩm tôi đều mang đi kiểm định để chứng minh với giám khảo là hương an toàn, không chứa các chất độc hại. Sau khi dự thi OCOP, một số tờ báo biết đã về tìm hiểu sản phẩm truyền thống của quê hương tôi. Sau một thời gian, nhiều người ở Việt Nam và du khách quốc tế biết đến sản phẩm truyền thống độc đáo của quê hương tôi. Tôi nghĩ, quan trọng nhất là niềm tin của khách hàng với thương hiệu của mình”.Chứng chỉ OCOP là minh chứng cho sự đóng góp và niềm say mê của gia đình chị Phương với nghề làm hương truyền thống.Để có thành quả như hiện nay, chị Phương và gia đình đã phải trải qua không ít khó khăn. Cụ thể, khi bắt đầu khởi nghiệp với tuổi đời còn trẻ, khó khăn lớn nhất thời điểm đó của chị là thiếu nhiều kinh nghiệm, thiếu vốn và nhân lực. Chị chia sẻ: “Chọn các bạn trẻ tuổi thì kinh nghiệm của các bạn còn ít và thường nhanh chán nản, còn đối với những người nhiều tuổi hơn thì phải làm sao thuyết phục và trân trọng tay nghề của họ”.Hoạt động sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng trôi chảy. Chị Phương kể lại: “Trong 6 năm đầu, sau khi lập gia đình, tôi lập xưởng sản xuất hương và xuất khẩu sang Ấn Độ, Malaysia và một số nước khác. Thời điểm đó, tôi chưa nắm vững tình hìnhthị trường quốc tế, nên đã gặp tình trạng lúc thì cháy hàng, lúc hàng bị chậm, hay có những lúc giá nguyên liệu tăng, công nhân bị thiếu...Với niềm say mê nghề truyền thống, tôi đã cố gắng duy trì và tìm hiểu thêm những cách pha chế đa dạng hương vị như: hương quế, hương trầm, hương thuốc bắc, hương trám,...”.Từng chồng hương tăm tắp sẵn sàng để vận chuyển đến tay khách hàng.Trước bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, mô hình kinh doanh của gia đình chị Phương cũng có những chuyển biến để thích ứng thị trường và nhu cầu của khách hàng.Chị Phương không chỉ đưa các sản phẩm của mình tiếp cận gần hơn với các khách hàng qua các hình thức trực tiếp (đại lý, siêu thị, cửa hàng), mà còn thông qua các nền tảng thương mại điện tử như: Shopee, Lazada,… mang tới những trải nghiệm gần gũi hơn cho khách hàng.Chị Phương là đại diện cho những nghệ nhân trẻ tuổi tại thôn Cầu Bầu, với tình yêu say mê nghề làm hương tăm. Chị cùng nhiều nghệ nhân khác trong làng vẫn đang ngày đêm tạo ra những sản phẩm hương tăm chất lượng mang tới cho khách hàng.Với chị Phương, được phục vụ khách hàng là một niềm hạnh phúc và tự hào. Kết hợp việc phát triển kinh tế song song với du lịch làng nghề, làng hương tăm Quảng Phú Cầu ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách cả trong và ngoài nước.Du khách nước ngoài thích thú trước tạo hình bản đồ Việt Nam được làm bằng hàng trăm bó hương sắc màu tại làng Quảng Phú Cầu.Tre già măng mọc, những nghệ nhân như chị Phương đều kỳ vọng các thế hệ trẻ sau này sẽ cùng nhau tiếp nối, trân trọng gìn giữ và phát triển nét đẹp truyền thống của làng nghề quê hương. | https://nhandan.vn/nghe-nhan-no-luc-giu-lua-lang-nghe-tram-tuoi-post810363.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Hà Nội",
"làng nghề trăm tuổi",
"làng hương tăm Quảng Phú Cầu",
"huyện Ứng Hòa"
]
} |
Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” | NDO -Ngày 20/2, tại Không gian văn hóa Trà Tân Cương, thành phốThái Nguyên(tỉnh Thái Nguyên) tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” nhằm tôn vinh vùng đất, người trồng, chế biến chè, loại cây thế mạnh, chủ lực của thành phố và tỉnh Thái Nguyên, thức uống quen thuộc của đa số người dân cả nước. | Lễ hội năm nay có nhiều hoạt động phong phú, trong đó trọng tâm được chú ý nhất là rước cây chè đẹp, thi hái chè nhanh, thi sao chè bằng phương pháp thủ công truyền thống, thi đóng gói chè nhanh; trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các xã vùng chè đặc sản Tân Cương.Các hoạt động này nhằm tôn vinh người trồng, chế biến chè và quảng bá chè Tân Cương, chè Thái Nguyên vốn được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”.Tin liên quanTri thức trồng và chế biến chè Tân Cương là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaTrong khuôn khổ lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”, thành phố Thái Nguyên tổ chức các hoạt động: giải chạy phong trào thành phố Thái Nguyên thu hút hơn một nghìn người, hội thi chọi gà, thi đấu bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, cờ tướng, thi văn nghệ mà “diễn viên” là những người trồng, chế biến chè.Vùng chè đặc sản Tân Cương gồm 6 xã là Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà với diện tích hơn 1.500ha chè, được cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương; “Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; xã Tân Cương được công nhận là điểmdu lịch cộng đồngvùng chè.Địa phương rước cây chè, cây trồng chủ lực mang lại sự sung túc cho người dân.Vùng chè đặc sản Tân Cương nằm ở vùng ngoại ô phía tây của thành phố Thái Nguyên, thuộc vùng trung du bán sơn địa, xen kẽ có nhiều thung lũng hẹp, bằng phẳng; có sông Công chảy qua, nằm gần hồ Núi Cốc và nằm ở phía đông của dãy núi Tam Đảo.Thổ nhưỡng vùng chè đặc sảnTân Cươngchứa những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè; có độ PH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0. Vùng tiểu khí hậu phía đông dãy núi Tam Đảo cao khoảng 1.000m so với mực nước biển là điều kiện lý tưởng cho phẩm chất chè được hoàn thiện. Cùng với bàn tay khéo léo, sự cần cù, sáng tạo của con người đã tạo ra sản phẩm chè đặc biệt, có hương vị đặc trưng riêng, không nơi nào có được.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên Nguyễn Thị Tuyết, chia sẻ: Những năm gần đây người làm chè vùng Tân Cương đã cải tiến công cụ, áp dụng khoa học, kỹ thuật, máy móc vào sản xuất, chế biến nên năng suất, chất lượng sản phẩm chè ngày càng được nâng lên, mẫu mã đóng gói đẹp, có uy tín cao với người tiêu dùng.“Lễ hội hương sắc Trà xuân-Vùng chè đặc sản Tân Cương” là dịp để tôn vinh nghề truyền thống của người dân, không gian gặp gỡ của những người trồng, chế biến chè, của những người thưởng thức và yêu thích trà. Lễ hội trà còn là ngày hội văn hóa của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo trên địa bàn, góp phần quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người, sản phẩm được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”.Thi sao chè truyền thống tại lễ hội. | https://nhandan.vn/le-hoi-huong-sac-tra-xuan-vung-che-dac-san-tan-cuong-post796785.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"TháI Nguyên Đệ nhất danh trà",
"Thái Nguyên",
"chè Tân Cương",
"đặc sản Thái Nguyên",
"chế biến chè"
]
} |
Vĩnh Long đón nhận 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia | NDO -Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ công bố Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Lễ hội Văn Thánh Miếu” và “Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long”. | Vĩnh Longlà một trong những địa phương có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, phản ánh đời sống tinh thần phong phú, sự gắn bó với thiên nhiên và tinh thần lao động cần cù của người dân trong suốt quá trình hình thành và phát triển.Những năm qua, nhận thức được giá trị, tầm quan trọng của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, tỉnh Vĩnh Long luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trịdi sản văn hóatrong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời xem đây là nhiệm vụ quan trọng, là một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh.Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long có từ rất lâu đời và lưu truyền đến hôm nay.Với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của dân tộc, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thiện hồ sơ khoa học và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, ghi danh hai di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ hội truyền thống “Lễ hội Văn Thánh Miếu thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” và nghệ thuật trình diễn dân gian “Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long”.Đến nay, tỉnh Vĩnh Long có 4 di sản phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là: Lễ hội Lăng Ông Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn ở huyện Trà Ôn; Làng nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh; Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long.Văn Thánh Miếu, ngụ phường 4, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long là một trong những nơi còn lưu giữ những nét độc đáo gần như nguyên vẹn.Tỉnh Vĩnh Long còn có 69 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia, cấp tỉnh. Đặc biệt, Bảo tàng Vĩnh Long hiện đang lưu giữ trên 27.000 tư liệu ảnh, hiện vật, trong đó có một hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia. | https://nhandan.vn/vinh-long-don-nhan-2-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post805319.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Vĩnh Long",
"đón nhận",
"2 di sản",
"phi vật thể",
"hát bội",
"Văn Thánh Miếu"
]
} |
Hơn 80.000 bài dự thi “Chữ đẹp tuổi thơ” lần thứ nhất | NDO -Phát động từ ngày 31/8-15/10, cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” đã tiếp nhận hơn 80.000 sản phẩm, gồm 60.000 video và gần 200.000 hình ảnh bài viết từ 45 tỉnh, thành phố gửi về, cho thấy sự hưởng ứng tích cực của các học sinh, phụ huynh và nhiềutrường tiểu học trên toàn quốc. | Chiều 25/11, Lễ trao giải Chung kết cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” doTạp chí Trẻ em Việt Namvà Văn phòng phẩm ERAS Việt Nam phối hợp tổ chức đã diễn ra tạiHà Nội. Theo Ban Tổ chức, với sự tham gia và hỗ trợ triển khai của các cơ sở giáo dục, đào tạo khắp cả nước, cuộc thi đã tiếp cận tới hơn 3,2 triệu người.Phát biểu tại Lễ trao giải, Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy cho biết: “Cuộc thi hướng đến phong trào gìn giữ, tôn vinh chữ đẹp ở phạm vi toàn quốc. Bên cạnh điểm số mà mỗi thí sinh đạt được, Ban Giám khảo còn xem xét ở các tiêu chí khác như: quốc tịch, vùng miền, hoàn cảnh và đặc biệt quan tâm đến các em có nghị lực vượt khó”.Sau thời gian nghiêm túc xét chọn, Ban Giám khảo đã trao 3 giải Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba và 20 giải Khuyến khích với tổng giá trị các giải thưởng lên đến gần 300 triệu đồng. Em Phạm Mai Lâm Đan, học sinh lớp 2C, Trường tiểu học Chiến Thắng (tỉnh Thái Nguyên); em Lưu Hà Phan, học sinh lớp 4A1, Trường tiểu học Điện Biên 1 (tỉnh Thanh Hóa) và em Yui Yoshizaki, học sinh lớp 4US, Trường liên cấp Dạ Hợp (tỉnh Hòa Bình) là những học sinh xuất sắc đoạt giải Nhất.Nhiều học sinh ở các tỉnh, thành phố khắp cả nước ra Thủ đô Hà Nội tham dự Lễ trao giải Chung kết cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ”.Trong số các thí sinh của cuộc thi, nhiều em gây ấn tượng bởi nét chữ đẹp và tình yêu với ngôn ngữ Việt, một trong số đó là Yui Yoshizaki. Mang trong mình hai dòng máu Việt-Nhật, từ nhỏ, Yoshizaki đã được gia đình chỉ dạy và rèn luyện viết chữ Việt Nam.“Bà em thường nói rằng, để có được nét chữ đẹp thì cần luyện tập chăm chỉ và kiên trì. Từ đó, em cũng sẽ học được sự tỉ mỉ, khéo léo và cẩn thận. Không chỉ gia đình mà các thầy giáo, cô giáo cũng luôn động viên em có ý thức giữ gìn tiếng Việt”, Yui Yoshizaki chia sẻ.Đặng Hoàng Minh, học sinh lớp 1/6, Trường tiểu học Hiệp Thành (tỉnh Bình Dương) cho hay, sau khi tham gia cuộc thi, được các thầy, cô hỗ trợ tận tình, em ước mơ mai này sẽ trở thành thầy giáo để đứng trên bục giảng và dạy học sinh viết chữ đẹp.Với chủ đề “Luyện nét chữ, rèn nết người”, sự kiện đã tạo ra sân chơi bổ ích cho các em học sinh. Qua đó, rèn luyện tính tập trung, sự chỉn chu và cách trình bày khoa học, góp phần xây dựng tiền đề để các em tiếp tục phát triển trong tương lai.Để khích lệ các thí sinh, Ban Tổ chức cũng sẽ cấp Giấy chứng nhận cho tất cả các học sinh tham gia cuộc thi theo hình thức online.Đánh giá về chất lượng các bài dự thi năm nay, Tiến sĩ Xuân Thị Nguyệt Hà, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi nhận định, nhiều thí sinh viết đúng mẫu chữ được quy định tại Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về mẫu chữ viết trong trường tiểu học.“Ngoài ra, các bài dự thi cũng trình bày đúng, đẹp và sáng tạo. Để chọn ra các sản phẩm xuất sắc nhất, Ban Giám khảo đã làm việc một cách công tâm, khách quan, vì một cuộc thi công bằng, minh bạch cho tất cả các thí sinh tham gia”, Tiến sĩ Xuân Thị Nguyệt Hà thông tin thêm. | https://nhandan.vn/hon-80000-bai-du-thi-chu-dep-tuoi-tho-lan-thu-nhat-post784472.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Cuộc thi chữ đẹp tuổi thơ",
"Tạp chí Trẻ em Việt Nam",
"thi viết chữ đẹp trường tiểu học"
]
} |
Khai hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc | NDO -Ngày 25/2, tại Khu di tích chùa Côn Sơn, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khaihội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạcvà công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia. | Mở đầu buổi lễ là màn biểu diễn nghệ thuật với hoạt cảnh chèo “Linh khí Côn Sơn” dài 30 phút. Hơn 70 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đã tái hiện những giá trị lịch sử chùa Hun tức “Thiên Tư Phúc” tại Côn Sơn, nơi Đệ Nhất tổ Trần Nhân Tông chọn làm nơi giảng kinh, thuyết pháp.Sau diễn văn khai hội, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia.Lãnh đạo tỉnh Hải Dương nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia.Tiếp đó các đại biểu dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, sinh năm 1254, tại hương Vạn Tư (nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý. Ông cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi khắp nơi trong nước thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị Tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm.Các đại biểu dâng hương tưởng niệm Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.Những năm cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, xây dựng tòa Cửu phẩm liên hoa, biên soạn kinh sách truyền lại cho đời sau. Ngày 23 tháng Giêng năm 1334, ông viên tịch tại chùa Côn Sơn, thọ 80 tuổi.Hằng năm, ngày mất của ông trở thành ngày giỗ Tổ của chùa Côn Sơn. Từ đó, di tích Côn Sơn luôn giữ vai trò là trung tâm Phật giáo xứ Đông xưa.Nghi lễ cúng tế trên hồ Côn Sơn.Trong ngày khai hội tại Khu di tích chùa Côn Sơn còn có nhiều hoạt động nổi bật như: Buổi sáng diễn ra Lễ rước nước. Đây là là nghi thức tâm linh, thể hiện lòng thành kính, tri ân chư vị Phật, thánh, nguyện mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bệnh tật tiêu trừ, nhân khang vật thịnh.Nghi lễ còn biểu dương sức mạnh, gợi mở sự gắn kết tình cảm cộng đồng làng xã. Lễ rước nước là nghi lễ quan trọng, một nét đẹp văn hóa đặc sắc, độc đáo tạiLễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạcmà không nhiều lễ hội có.Cũng trong buổi sáng, Ban tổ chức lễ hội đã khaimạc Tuần Văn hóa ẩm thực, du lịch và xúc tiến thương mại, với 43 gian hàng giới thiệu các món ăn đặc sắc của Hải Dương và các địa phương, cácsản phẩm OCOP, du lịch, làng nghề truyền thống của Hải Dương; các trò chơi dân gian...Buổi chiều diễn ra Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ 11 với sự tham gia của 7 đội pháo đất truyền thống đến từ 3 huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang; khai mạc, thi đấu giải vật dân tộc và cờ tướng. | https://nhandan.vn/khai-hoi-mua-xuan-con-son-kiep-bac-post797469.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc",
"chùa Côn Sơn",
"Thiền sư Huyền Quang",
"bộ tượng Tam Thế Phật",
"Bảo vật quốc gia",
"Hải Dương"
]
} |
Triển lãm “Trường Sa - Nơi đầu sóng” ở huyện biên giới Đắk Lắk | NDO -Từ ngày 2 đến 4/4, Huyện ủy Ea Súp phối hợp nhà báo Nguyễn Quốc Hưng, Trưởng Phòng Văn nghệ-Thể thao Đài Phát thanh-Truyền hìnhĐắk Lắktổ chứctriển lãm ảnhvà chiếu phim phóng sự, tài liệu với chủ đề“Trường Sa - Nơi đầu sóng”. | Triển lãm nhằm giới thiệu, tuyên truyền về quần đảo Trường Sa - mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.Các đoàn viên, thanh niên ở huyện biên giới Ea Súp đến dự triển lãm.Triển lãm “Trường Sa-Nơi đầu sóng” với 2 chủ đề, chủ đề 1: Giới thiệu 97 hình ảnh, tư liệu về các hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và cuộc sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảoTrường Sa; cờ Tổ quốc được mang về từ Trường Sa; cờ của Hải quân nhân dân Việt Nam, Huy hiệu Chiến sĩ Trường Sa và một số hiện vật khác được sưu tầm từ Trường Sa; các loại bằng khen, bằng chứng nhận, biểu tượng về các giải thưởng nhiếp ảnh và phim phóng sự, tài liệu của tác giả sáng tác về đề tài biển đảo quê hương; mô hình 21 đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Giới thiệu mô hình 21 đảo thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam tại triển lãm.Chủ đề 2 của triển lãm sẽ trình chiếu phim phóng sự, tài liệu: Trình chiếu 5 tập phim phóng sự, tài liệu về Trường Sa trong suốt thời gian diễn ra triển lãm, các tập phim đã đạt Giải A tại Liên hoan Phát thanh-Truyền hình Đắk Lắk năm 2020; Giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật Đắk Lắk năm 2021; Giải C, Giải Báo chí do Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam tổ chức năm 2021.Đông đảo cán bộ và nhân dân huyện biên giới Ea Súp tham quan triển lãm.Những hình ảnh, tư liệu được trưng bày cũng như các tập phim được trình chiếu tại triển lãm là nhữngtác phẩm nghệ thuậtđầy tâm huyết, với những góc nhìn ống kính và cảm nhận tinh tế của nhà báo Nguyễn Quốc Hưng để ghi lại những hình ảnh đặc sắc về các hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đời sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa.Đây là những tác phẩm không chỉ có chất lượng cao về nghệ thuật mà còn chuyển tải thông tin, giúp người xem có cái nhìn gần gũi, chân thực và hiểu biết hơn về quần đảo Trường Sa đầy sức sống hôm nay.Cán bộ Cơ quan Quân sự huyện Ea Súp tham quan triển lãm.“Trường Sa - Nơi đầu sóng” không đơn thuần là một cuộc triển lãm, đó còn là dịp để nhân dân các dân tộc huyện biên giới Ea Súp cùng hướng về biển, đảo, nơi luôn có các đồng chí, đồng đội và cả đồng bào đang ngày đêm canh giữ biển, đảo, vùng đất, vùng trời, gìn giữ một phần máu thịt của quê hương.Chính tình yêu quê hương đất nước, ý chí mãnh liệt và nghị lực phi thường, cho dù thời tiết hết sức khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt, công tác hết sức khó khăn nhưng các đồng chí vẫn thực hiện nhiệm vụ canh giữ đất trời giữa biển cả mênh mông, nơi chỉ có những con sóng bạc đầu.Những bãi san hô, rạn đá cũng trở thành pháo đài chiến đấu kiên trung giữa Biển Đông, cùng các điểm đảo tiền tiêu, làm thành phên dậu vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là tất cả giá trị nhân văn, là thông điệp mà tác giả nhà báo Nguyễn Quốc Hưng muốn gửi gắm, chuyển tải đến với các cán bộ, đảng viên và mọi người dân khi đến với triển lãm.Các cháu học sinh huyện biên giới Ea Súp đến với Triển lãm “Trường Sa-Nơi đầu sóng”.Các đoàn viên, thanh niên huyện biên giới Ea Súp tham quan Triển lãm “Trường Sa-Nơi đầu sóng”.Nhà báo Nguyễn Quốc Hưng giới thiệu những hình ảnh về sinh hoạt, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Hải quân chụp ở Quần đảo Trường Sa cho các đồng chí lãnh đạo huyện.Triển lãm cũng là dịp để huyện Ea Súp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ trong việc bảo vệ biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, qua đó, bồi đắp tình yêu, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm về quần đảo Trường Sa, một phần máu thịt thiêng liêng bao đời của Tổ quốc mà các thế hệ cha ông, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu, tuổi thanh xuân để bảo vệ, gìn giữ cho Tổ quốc. | https://nhandan.vn/trien-lam-truong-sa-noi-dau-song-o-huyen-bien-gioi-dak-lak-post802961.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Huyện uỷ Ea Súp",
"nhà báo Nguyễn Quốc Hưng",
"Đài Phát thanh-Truyền hình Đắk Lắk",
"triển lãm ảnh và chiếu phim phóng sự",
"tài liệu",
"Trường Sa-Nơi đầu sóng",
"Quần đảo Trường Sa",
"Biển Đông",
"chủ quyền lãnh thổ quốc gia",
"biển",
"đảo thiêng liêng của Tổ quốc"
]
} |
Giới thiệu, quảng bá về đất nước và con người Việt Nam tại Đan Mạch | Các bạn trẻ Đan Mạch được tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam, các di tích lịch sử, truyền thống, các địa điểm du lịch hấp dẫn, những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của Việt Nam. | Các bạn trẻ Đan Mạch được tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam, các di tích lịch sử, truyền thống, các địa điểm du lịch hấp dẫn, những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của Việt Nam.Nhằm thúc đẩy hợp tác giao lưu nhân dân, tăng cường tình cảm hữu nghị, gắn bó giữa người dân hai nước, ngày 20/03, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đã phối hợp cùng Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam (DAVIFO) tổ chức buổi quảng bá, giới thiệu về Việt Nam và quan hệViệt Nam-Đan Mạchđến các giáo viên và học sinh trường Phổ thông Trung học Slotshaven (Holbaek, Đan Mạch).Tham dự sự kiện có Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch Lương Thanh Nghị, Chủ tịch DAVIFO Trine Glue Doan cùng giáo viên và gần 30 học sinh trường Phổ thông trung học Slotshaven.Tin liên quanViệt Nam - Đan Mạch nâng tầm hợp tácPhát biểu chào mừng, Đại sứ Lương Thanh Nghị hoan nghênh và chào đón đoàn giáo viên và học sinh trường Phổ thông Trung học Slotshaven đã tham dự buổi quảng bá, giới thiệu về Việt Nam nhằm chuẩn bị cho chuyến đi tìm hiểu thực tế tại Việt Nam trong tháng 4/2024.Theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa trong việc thúc đẩy tăng cường sự hiểu biết, gắn bó lẫn nhau giữa người dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.Nhằm cung cấp cho đoàn những kiến thức, hiểu biết chung về Việt Nam, Đại sứ Lương Thanh Nghị đã giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, những thành tựu trong quan hệ giữa hai nước sau hơn 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao đến nay và chức năng, nhiệm vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch trong việc làm sâu sắc và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân của một người nhiều năm gắn bó với công tác báo chí, truyền thông và cộng đồng, có cơ hội được đặt chân đến mọi miền của đất nước, Đại sứ Lương Thanh Nghị tự hào giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, các di tích lịch sử, truyền thống, các địa điểm du lịch hấp dẫn, những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của Việt Nam đến các bạn trẻ Đan Mạch.Theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, các bạn trẻ Đan Mạch nên tận dụng thế mạnh của tuổi trẻ để khám phá, tìm hiểu về Việt Nam bởi mỗi một vùng miền của Việt Nam đều có những vẻ đẹp riêng, độc đáo và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.Trong khi đó, là người có hơn 15 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bà Trine Glue Doan, Chủ tịch DAVIFO đã giới thiệu về DAVIFO các hoạt động của Hội nhằm tăng cường giao lưu, hiểu biết giữa người dân và thế hệ trẻ hai nước cũng như chia sẻ những trải nghiệm cá nhân và tình yêu đối với đất nước và con người Việt Nam.Theo bà Trine Glue Doan, đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp, người dân thân thiện, hiền hòa, mến khách, nềnvăn hóa Việt Namđa dạng, nhiều màu sắc và là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển cao nhất khu vực hiện nay, ngày càng là điểm đến yêu thích của doanh nghiệp và du khách quốc tế.Phần chia sẻ của hai diễn giả chính đã được các giáo viên và học sinh trường Phổ thông Trung học Slotshaven nhiệt tình đón nhận và đặt nhiều câu hỏi, xin những lời khuyên bổ ích để có những trải nghiệm đáng nhớ nhất về Việt Nam.Cũng tại sự kiện, các bạn trẻ Đan Mạch đã được xem triển lãm ảnh và những thước phim ngắn giới thiệu và quảng bá về Việt Nam, thưởng thức một số món ăn truyền thống của Việt Nam.Chúc đoàn giáo viên và học sinh trường Phổ thông Trung học Slotshaven có nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến đi tìm hiểu thực tế tại Việt Nam lần này, Đại sứ Lương Thanh Nghị bày tỏ vui mừng vì thế hệ trẻ Đan Mạch ngày càng quan tâm tìm hiểu về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và tin tưởng rằng sự gắn bó, tình hữu nghị giữa thế hệ trẻ hai nước, những người chủ tương lai của Việt Nam và Đan Mạch, sẽ ngày càng được mở rộng và củng cố, là cầu nối góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Đan Mạch. | https://nhandan.vn/gioi-thieu-quang-ba-ve-dat-nuoc-va-con-nguoi-viet-nam-tai-dan-mach-post800856.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Việt Nam",
"Đan Mạch",
"Quảng bá về Việt Nam",
"Văn hóa Việt Nam"
]
} |
Quân khu 7- Viết tiếp bản hùng ca | Thiết thực chào mừng kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024) và 49 năm thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), ngày 25/4, Cục Chính trị Quân khu 7 tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Quân khu 7-Viết tiếp bản hùng ca". | Triển lãm "Quân khu 7-Viết tiếp bản hùng ca" giới thiệu hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu gồm 3 phần trưng bày chính.Phần 1: Điện Biên Phủ-Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.Phần 2: Viết tiếp bản hùng ca Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã anh dũng đứng lên đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.Phần 3: Quân khu 7-Tự hào tiếp bước, với tinh thần quốc tế trong sáng "giúp bạn là tự giúp mình" chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh đất nước.Qua đó, góp phần giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, quyết tâm xây dựng đất nước phồn vinh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.Đại tá Thái Thành Đức, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7, phát biểu khai mạc triển lãm.Trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp mà tâm điểm là địa bàn Quân khu 7, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” người chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 7 tiếp tục tỏa sáng trong cuộc chiến “chống dịch cứu dân”, một lần nữa khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tô thắm thêm bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.Thắng lợi này khẳng định, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, quân đội cũng luôn là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân; vượt qua mọi khó khăn, thách thức sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù; càng trong gian khó, phẩm chất ấy càng tỏa sáng, Đại tá Thái Thành Đức, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 cho biết.Lãnh đạo Quân khu 7 cùng đại biểu tham quan triển lãmDịp này, Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ cũng đã tiếp nhận những hiện vật do các cựu chiến binh hiến tặng.Triển lãmQuân khu 7- Viết tiếp bản hùng ca diễn ra đến hết tháng 5/2024. | https://nhandan.vn/quan-khu-7-viet-tiep-ban-hung-ca-post806450.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Quân khu 7",
"triển lãm",
"Quân khu 7- Viết tiếp bản hùng ca"
]
} |
Nhiều hoạt động trong Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam | Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Namlần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều hoạt động phong phú nhằm tôn vinh giá trị của sách và tri thức; khuyến khích, nhân rộng việc đọc sách trong cộng đồng, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sách và bạn đọc. | Điểm nhấn là lễ khai mạc tối 17/4 tại Khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức.Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra đến hết ngày 21/4 là Hội Sách giới thiệu đến bạn đọc hơn 40 nghìn đầu sách của các nhà xuất bản và đơn vị phát hành. Cũng trong dịp này, để chào mừngNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Namnăm 2024, nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang đã tổ chức sự kiện hưởng ứng, như: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động “Ngày đọc sách trong thanh niên”; Bộ Công an phát động phong trào đọc sách “Công an nhân dân đẩy mạnh học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại” năm 2024.* Ngày 20/4, tại Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề “Thế giới tôi đọc”. Trong hai ngày 20 và 21/4, công chúng và bạn đọc có cơ hội giao lưu, gặp gỡ trải nghiệm nhiều hoạt động bổ ích, trao đổi tiếp xúc với các tác giả, tác phẩm, nhà phê bình trong các hoạt động mang ý nghĩa văn hóa, tri thức xã hội.Trước đó, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc”, công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024-2025 và ra mắt Câu lạc bộ Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố Hồ Chí Minh.* Từ ngày 19 đến 22/4, tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Nhà báo tỉnh Sơn La tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu hơn 10.000 đầu sách, khuyến khích nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm hơn nữa đến văn hóa đọc, nâng cao tri thức, phục vụ công tác, học tập, nghiên cứu. Tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có chủ đề: “Sách và khát vọng phát triển” và Hội thi “Thiếu niên tuyên truyền, giới thiệu sách” đã được tổ chức.Tại huyện Đăk Hà (Kon Tum), Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà cũng tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Kon Tum” gắn với Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách”. Trong khi đó, Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 diễn ra tại Cà Mau từ 19 đến 21/4 tại Công viên Hùng Vương (thành phố Cà Mau), với sự tham gia của 40 tổ chức, cá nhân. | https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-trong-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-post805688.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Ngày Sách",
"Hội Xuất bản Việt Nam",
"Văn hóa đọc Việt Nam",
"Thư viện Quốc gia Việt Nam",
"Đầu sách",
"Ban Tuyên giáo Trung ương"
]
} |
Khai mạc Hội thi Dân ca quan họ Bắc Ninh mở rộng năm 2024 | NDO -Ngày 13/3, tạiNhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchtỉnh Bắc Ninhtổ chức Khai mạc Hội thi Dân ca quan họ Bắc Ninh mở rộng Xuân Giáp Thìn 2024. Hội thi năm nay thu hút sự tham gia của hơn 600 nghệ sĩ, nhạc công, các liền anh, liền chị. | Được diễn ra trong ba ngày (12-14/3), Hội thi Dân ca quan họ Bắc Ninh mở rộng Xuân Giáp Thìn 2024 có sự tham gia của 9 đoàn nghệ thuật quần chúng và 62 làng Quan họ, với hơn 600 nghệ nhân, diễn viên, nhạc công, các liền anh, liền chị. Đặc biệt, sau 27 năm tái lập tỉnh, Hội thi năm nay có sự tham gia của đoàn nghệ thuật quần chúng và các liền anh, liền chị đến từtỉnh Bắc Giang.Người thi có thể lựa chọn tham dự hai nội dung: thi sân khấu ca nhạc và sân khấu thi hát đối đápquan họ. Ở nội dung thi đối đáp 50 bài và 150 bài dân ca quan họ Bắc Ninh, các thí sinh hát không nhạc đệm, qua đó giúp người xem có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa quan họ cũng như lề lối cổ, chất vang-rền-nền-nảy của dân ca quan họ.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trao Cờ lưu niệm tặng các đơn vị tham gia.Tại nội dung sân khấu thi ca nhạc quan họ, người thi sẽ trình diễn các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ; những bài đặt lời mới dựa trên làn điệu dân ca quan họ, các ca khúc mang âm hưởng dân ca quan họ có nội dung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc và công cuộc đổi mới trên quê hương đất nước.Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh Trịnh Hữu Hùng cho biết: Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa mở đầu năm 2024, đồng thời hướng tới kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội thi là nét đẹp văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của miền đất Bắc Ninh-Kinh Bắc, góp phần tiếp tục khẳng định sự phát triển và sức sống mãnh liệt của Di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh giàu bản sắc văn hóa.Một tiết mục thi hát đối đáp tại Hội thi.Mặt khác, đây cũng là dịp để các liền anh, liền chị quan họ, những hạt nhân văn nghệ tiêu biểu của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc gìn giữ những giá trị độc đáo trong sinh hoạt văn hóa Quan họ. Qua đó khơi dậy niềm tự hào, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hành, lưu truyền, quảng bá di sản văn hóa quan họ, khẳng định sức sống mạnh mẽ của phong trào sinh hoạt văn hóa và ca hát quan họ ngày càng phát triển trong đời sống đương đại. | https://nhandan.vn/khai-mac-hoi-thi-dan-ca-quan-ho-bac-ninh-mo-rong-nam-2024-post799808.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Bắc Ninh",
"quan họ",
"di sản văn hóa quan họ"
]
} |
Thanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ | NDO -Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắngĐiện Biên Phủ(1954-2024), tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Hậu phương và tiền tuyến". | Tháng 5 sắp tới, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Hậu phương và tiền tuyến", được dàn dựng công phu, cùng sự tham gia của các nghệ sĩ: Trọng Tấn, Linh Chi, Lê Anh Dũng…Chương trình nghệ thuật "Hậu phương và tiền tuyến" kể lại những câu chuyệnlịch sửhào hùng, chuyển tải khát vọng thịnh vượng của vùng đất xứ Thanh, được truyền hình trực tiếp trên VTV8 vào 20 giờ 5 phút ngày 6/5.Khơi nguồn, tiếp nối từ bề dày truyền thống “địa linh, nhân kiệt”, anh hùng trong chiến đấu, lao động, Thanh Hóa đang vững bước đi từ sức mạnh nội sinh, tranh thủ ngoại lực, biến thử thách thành động lực phấn đấu, dần hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng. | https://nhandan.vn/thanh-hoa-to-chuc-chuong-trinh-nghe-thuat-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post805358.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": []
} |
Lễ hội Đền Bà Triệu ở Thanh Hóa | NDO -Ngày 31/3, tại Khu di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuậtĐền Bà Triệuở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức lễ tưởng niệm 1776 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2/248-22/2/2024 âm lịch) và khai hội Đền Bà Triệu. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. | Bà Triệu tên húy là Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ 226 tại vùng đất Quan Yên, nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.Lớn lên không cam chịu cảnh phong kiến phương bắc áp bức, bóc lột, Triệu Thị Trinh khẳng khái: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta”.Một cảnh tái hiện khí phách của Bà Triệu cùng nghĩa quân.Đầu năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh trai tập hợp, lãnh đạo nhân dân Cửu Chân khởi nghĩa, “đánh hãm thành ấp” và cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ khiến “châu quận rối động”.Thế lực nghĩa quân ngày càng mạnh, nhà Ngô lo sợ, điều động 8.000 quân do Lục Dận chỉ huy đàn áp cuộc khởi nghĩa.Tại căn cứ Bồ Điền (trung tâm là khu vực Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnhThanh Hóangày nay) từng diễn ra hơn 30 trận chiến đấu ác liệt, làm tiêu hao sinh lực địch. Lục Dận điều thêm quân tăng viện, bao vây căn cứ, dùng mưu bẩn, kế hèn, “đối mặt Bà vương khó”.Ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn (tháng 3 năm 248) Bà Triệu cùng ba vị tướng họ Lý hy sinh tại núi Tùng trong trận kịch chiến chênh lệch tương quan lực lượng có lợi cho địch.Đền thờ Bà Triệu ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.Khu di tích Bà Triệu ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa được công nhận Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt vào năm 2014 và Lễ hội Đền Bà Triệu với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được ghi danh di sản phi vật thể quốc gia năm 2022.Các đại biểu dâng hương tri ân, khắc ghi công lao của Bà Triệu.Sau lễ dâng hương, tế lễ, khắc ghi công lao của liệt nữ anh hùng Triệu Thị Trinh cùng tướng lĩnh, nghĩa quân, nổi trống khai hội Đền Bà Triệu năm 2024, diễn văn khai mạc do Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Phạm Nguyên Hồng nhấn mạnh: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là trang sử vàng chói lọi của lịch sử dân tộc Việt Nam. Liệt nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Hai Bà Trưng; làm vẻ vang truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của phụ nữ Việt Nam. Dân tộc ta đời đời ghi nhớ công ơn và mãi mãi tự hào về vị liệt nữ Anh hùng Triệu Thị Trinh.Thế hệ hôm nay nguyện phát huy bản lĩnh anh hùng trong thời kỳ xây dựng quê hương, đất nước.Tiếp đó là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa tái hiện thân thế, ngợi ca sự nghiệp của người nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh cùng nghị lực, bản lĩnh của Đảng bộ, chính quyền, quân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ xây dựng quê hương, đất nước.Du khách tham quan ảnh trưng bày, giới thiệu về di tích, danh thắng ở Thanh Hóa.Cũng trong dịp này, Trung tâm nghiên cứu lịch sử và bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa trưng bày triển lãm ảnh về di tích, danh thắng ở Thanh Hóa, quảng bá về tiềm năng, lợi thế du lịch, phục vụ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của khách thập phương. | https://nhandan.vn/le-hoi-den-ba-trieu-o-thanh-hoa-post802479.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Thanh Hóa",
"lễ hội",
"Bà Triệu"
]
} |
Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc khánh Nga | NDO -Chiều tối ngày 11/6 tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội diễn ra Lễ kỷ niệm Ngày Quốc khánh Nga. | Tham dự sự kiện có Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyềnLB Ngatại Việt Nam Gennady Bezdetko, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Belarus tại Việt Nam Uladzimir Baravikou, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Azerbaijan tại Việt Nam Shovgi Mehdizada, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.Tiết mục văn nghệ chào mừng.Về phía Việt Nam, có Đại tá Nguyễn Hoa Chi, Phó Cục trưởng Cục đối ngoại, Bộ Công an; ông Nguyễn Hải Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Trần Nhất Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đại tá Nguyễn Phi Long, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga tại Hà Nội; ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội; ông Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Nga, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương; bà Nguyễn Thị Thu Đạt, Giám đốc Phân viện Puskin tại Hà Nội.Các đại biểu tham dự sự kiện.Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền LB Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko và Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội Vladimir Murashkin chúc mừng khách mời nhân ngày lễ lớn của nước Nga - Ngày Quốc khánh 12/6, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa các dân tộc. Năm 2024 còn là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Nga-Việt, khi hai nước kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghịNga-Việt Nam(16/6/1994-16/6/2024).Khán giả được thưởng thức nhiều bài hát Nga nổi tiếng, quen thuộc với người Việt Nam.Đại sứ nhấn mạnh sự phối hợp hành động giữaNgavà Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có tính chất tổng hợp và đa dạng, dựa trên cơ sở kinh nghiệm phong phú tốt đẹp đã được tích lũy trong nhiều năm, mà nền tảng của nó là truyền thống hữu nghị, ủng hộ lẫn nhau nhằm tiếp tục làm sâu rộng hơn mối quan hệ song phương, bảo đảm sự thịnh vượng và phồn vinh của nhân dân hai nước.Khách mời trực tiếp trang trí búp bê Nga và tô màu tranh đĩa bằng gỗ.Trong khuôn khổ sự kiện, khán giả đã được hòa mình trong những giai điệu Nga quen thuộc, tham gia trò chơi giải đố với những phần quà hấp dẫn từ nước Nga, thưởng thức các món ăn dân tộc Nga và tự tay trang trí các hình mẫu búp bê và đĩa Nga. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên đang nghiên cứu tiếng Nga và những người đã từng sống và học tập tại Nga. | https://nhandan.vn/trung-tam-khoa-hoc-va-van-hoa-nga-to-chuc-cac-hoat-dong-ky-niem-ngay-quoc-khanh-nga-post813970.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga",
"Hà Nội",
"Ngày Quốc Khánh Nga",
"Nga-Việt Nam",
"Thông tin cơ bản về LB Nga"
]
} |
Lễ hội Bổng Điền (Thái Bình) được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia | NDO -Tối 20/4, tại xã Tân Lập (huyện Vũ Thư, tỉnhThái Bình), vùng đất cổ thuộc Bổng Điền trang dưới thời Hùng Vương dựng nước, đã diễn ra lễ đón nhận Bằng công nhận Lễ hội Bổng Điền là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời địa phương tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống năm 2024. | Khu di tích đình-đền Bổng Điền được xây dựng vào khoảng thời Hậu Lê trên địa bàn thôn Bổng Điền Nam, bên dòng sông Hồng thơ mộng.Nơi đây có đình thờ nhị vị tướng quân là Tĩnh Bộ Long Hầu đại vương và Tạp Bộ Thủy Thần đại vương, đã có công giúp Vua Hùng đánh giặc giữ nước, bảo vệ quê hương xóm làng. Ngoài ra, vùng đất cổ còn có đền thờ bà Đỗ Thị Quế Hoa (dân gian gọi là Quế nương) là một trong những tướng lĩnh tài ba dưới thời Hai Bà Trưng.Lễ rước nước trên sông Hồng tạo nên nét văn hóa đặc sắc cho Lễ hội Bổng Điền. (Ảnh: TIÊN DUNG)Hằng năm, lễ hội Bổng Điền được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15/3 (Âm lịch), để tưởng nhớ ngày xuất quân đánh giặc của nữ tướng Quế Hoa năm xưa, thu hút hàng chục nghìn du khách thập phương và người dân trong vùng về trẩy hội.Điểm nhấn và làm nên nét đặc sắc của lễ hội chính là nghi lễ thỉnh kinh, rước nước xuất phát từ khu di tích đình-đền Bổng Điền, trống giong cờ mở tiến ra bến sông Hồng.Đoàn rước với trống giong cờ mở, mọi người đều hoan hỷ khi được hòa mình trong không khí lễ hội. (Ảnh: TIÊN DUNG)Đi đầu đoàn rước là cờ thần, trống chiêng, bát âm, bát bửu, chấp kích, kiệu phật đình, kiệu võng, điển nghi nam, điển nghi nữ, kiệu long đình, kiệu bát cống, kiệu hậu bành, theo sau là nhân dân và du khách thập phương.Trong ngày lễ hội, dân làng Bổng Điền làm lễ rước nước trên sông để tưởng nhớ về cuộc đời của đức thánh Mẫu, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, dân làng gặp nhiều điều may mắn.Nổi trống khai mạc Lễ hội Bổng Điền năm 2024. (Ảnh: TIÊN DUNG)Ngoài lễ rước nước được tổ chức quy mô, thì hoạt động quan trọng không kém trong lễ hội Bổng Điền là nghi lễ tế đức Thánh Mẫu và thành hoàng làng do ban hành lễ thực hiện theo nghi thức truyền thống.Các đại biểu tham dự Lễ hội Bổng Điền. (Ảnh: TIÊN DUNG)Đây là thời khắc linh liêng, thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của cộng đồng trước sự che chở của đức Thánh Mẫu và thành hoàng làng đã ban cho người dân Tân Lập một năm phong đăng hòa cốc, mưa thuận gió hòa, người hưng vật thịnh.Qua mỗi năm, Lễ hội Bổng Điền ngày càng được quan tâm, đầu tư. (Ảnh: TIÊN DUNG)Trong những năm qua, lễ hội Bổng Điền đã được nhân dân và các cấp chính quyền địa phương quan tâm và thu hút được mọi tầng lớp tham gia tổ chức lễ hội.Chính vì thế, lễ hội Bổng Điền đã trở thành môi trường bảo tồn, lưu giữ nhiều phong tục, nghi lễ đặc sắc như: lễ rước nước, rước kiệu của cư dân vùng hạ châu thổ sông Hồng. | https://nhandan.vn/le-hoi-bong-dien-thai-binh-duoc-ghi-danh-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cap-quoc-gia-post805716.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Lễ hội Bổng Điền",
"huyện Vũ Thư",
"Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia",
"Thái Bình"
]
} |
25 tác phẩm đạt giải Báo chí viết về ngành giao thông vận tải lần thứ IV | NDO -Ngày 28/8, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Lễ trao Giải “Báo chí viết về ngành giao thông vận tải lần thứ IV (2022-2023) và phát động giải lần thứ V (2023-2024). | Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Giao thông vận tải; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; cùng dự có lãnh đạo một số cơ quan, các nhà báo đạt giải.Theo đại diện ban tổ chức, sau một năm phát động, giải đã thu hút gần 280 tác phẩm tham dự (tăng hơn 50 tác phẩm so với lần thứ III) của gần 60 cơ quan báo chí (tăng hơn 10 cơ quan báo chí). Qua hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức đã chọn được 25 tác phẩm xuất sắc để trao giải.Ban tổ chức quyết định trao hai giải Nhất, ba giải Nhì, 5 giải Ba và 15 giải Khuyến khích; đồng thời cũng trao ba giải tập thể cho ba đơn vị có tác phẩm dự thi nhiều nhất.Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại buổi lễ.Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đánh giá, Giải báo chí viết về ngành giao thông vận tải đã trở thành giải thưởng có uy tín, chất lượng tác phẩm tham dự giải được đánh giá cao, cơ cấu giải thưởng hấp dẫn. Giải thưởng không chỉ tạo sự lan tỏa lớn trong các cơ quan báo chí, các nhà báo ở Trung ương và địa phương, mà còn góp phần tạo sự gắn bó mật thiết hơn giữa Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan báo chí nói chung, các phóng viên theo dõi ngành giao thông vận tải nói riêng.Qua các tác phẩm báo chí tham dự giải, ngành giao thông vận tải được động viên, chia sẻ, đồng thời cũng tự xem xét, sửa đổi để công tác quản lý nhà nước của ngành phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.Tin liên quanPhát động giải báo chí viết về ngành Giao thông vận tải lần thứ IVBộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ mong muốn giải báo chí viết về ngành giao thông vận tải thường niên sẽ tiếp tục phát triển, có bản sắc riêng, bài bản, thu hút được thêm nhiều hơn nữa các tác giả chuyên và không chuyên ở cả Trung ương và địa phương. Đây là cơ hội để ngành giao thông vận tải nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dựng hình ảnh và uy tín của ngành tốt hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng và người dân cả nước.Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã phát động Giải báo chí viết về ngành giao thông vận tải lần thứ V (năm 2023-2024).Về nội dung, tác phẩm báo chí tham dự phải được đăng tải trên các báo chí Trung ương và địa phương có nội dung về lĩnh vực giao thông vận tải trong thời gian từ ngày 1/9/2023 đến hết ngày 1/7/2024. | https://nhandan.vn/25-tac-pham-dat-giai-bao-chi-viet-ve-nganh-giao-thong-van-tai-lan-thu-iv-post769609.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"giải báo chí",
"ngành giao thông vận tải",
"25 tác phẩm đoạt giải",
"Giải báo chí viết về ngành giao thông vận tải",
"giao thông vận tải"
]
} |
Tình đất, tình người trong tác phẩm của Trần Minh Thương | NDO -Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, vừa cho ra mắt hai tác phẩm “Vấn vương hương vị bánh quê” và ‘Dư vị miền xưa” của tác giả - thầy giáo Trần Minh Thương. Cả hai tác phẩm đề cập đến văn hóa miền quê, phong cách sống và ẩm thực tinh hoa của dân tộc Việt, nhất là nếp sống của bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long. | “Dư vị miền xưa” với hơn 420 trang, 22 bàitản vănlấy văn hóa dân gian làm trục chính, tác giả đã đưa người đọc hồi tưởng về miền xưa ở vùng quê sông nước. Ở đó, độc giả sẽ gặp lại cảnh sinh hoạt từ gia đình cho đến làng xóm từ lúc trời rực sáng, đến trưa, đến chiều, và tối … Với những cây đèn dầu leo lét, bên mái nhà lợp lá đơn sơ, mẹ dỗ con ngủ, trai gái rủ nhau giã gạo, gánh nước, chẻ tre đan sàng, đan rổ, vót câu, các cụ bà sàng gạo, vá may, các cụ ông uống trà kể chuyện đời xưa cho con cháu nghe. Và đó gần như là hình thức giải trí phổ biến nhất.Dần về sau, anh em trong xóm rủ nhau đi nghe máy hát đĩa, coi cải lương bằng cái vô tuyến trắng đen của nhà nào đó có điều kiện trong xóm… Rồi cũng trong bóng tối đó, chuyện ma nhát, ma giấu cũng đã không ít lần được người ta truyền miệng cho nhau nghe. Thậm chí, cả chuyện ma quá giang trên những chiếc ghe, chiếc xuồng rủ nhau đi chợ.Bìa cuốn "Dư vị miền xưa".“Dư vị miền xưa” sẽ khiến cho người đọc nhớ mãi những kỷ niệm từ thuở ấu thơ, những câu chuyện ông bà cha mẹ kể, đến những nỗi nhớ quê nhà thắm đượm trong lòng để mỗi người chúng ta nhắc nhớ và trở về.Tác giả Trần Minh Thương chia sẻ: “Khi viết những dòng này là tôi muốn tái hiện lại không gian ở đó có những nét văn hóa ứng xử vừa chân chất, mộc mạc, thắm đượm tình làng nghĩa xóm của người miền quê. Hơn thế, đó cũng chính là hơi thở, cuộc sống thời niên thiếu mà tôi đã từng trải qua”.Ngày Tết đến hay khi anh em, bà con đến nhà, quý nhau người ta lại mần bánh đãi khách. Và chuyện những cái bánh ngon ngọt, đậm đà mùi vị đặc trưng lại gắn liền với những trang trong “Vấn vương hương vị bánh quê”.Bánh bao, bánh bò với chất men nổi mang hàm ý tượng trưng cho sự nảy nở, phồn thịnh. Bánh da lợn gợi nhớ chuyện buồn về thân phận những cô gái bán bánh được học giả Vương Hồng Sển nhắc đến nay, Trần Minh Thương dẫn lại. Bánh xèo, bánh khọt với hàng chục dị bản khác nhau. Tùy người làm và tùy khẩu vị mà người ta… chế biến.Độc đáo hơn, người miền Tây thích ngọt và khoái béo. Nên gần như loại bánh nào cũng có sự góp mặt của đường và nước cốt dừa. Bởi vậy, những cái bánh nhưn (nhân) mặn vẫn được bà con sáng chế thêm những cái bánh ngọt dù nó không phổ biến cho lắm: bánh canh ngọt, bánh tằm ngọt, bánh xèo ngọt… Thậm chí có người còn ăn bánh tét nhưn đậu mỡ chấm… đường cát, đường thốt nốt!Những cái bánh pía, bánh in dần về sau đã trở thành thương hiệu để bà con dùng làm quà tặng, biếu cho người thân sau mỗi chuyến đi có ghé qua vùng đất này. Đi đám giỗ cũng là một tập tục đẹp ở miền quê. Những cái bánh ít, những đòn bánh tét hay bọc bánh kẹp, bánh bông lan … gợi cho người đọc vấn vương cùng vị bánh.Bìa cuốn "Vấn vương hương vị bánh quê".Qua từng trang sách “Vấn vương hương vị bánh quê”, người đọc cảm nhận được những nét văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đất Chín Rồng trù phú thể hiện trong tập sách. Người đọc khi thưởng thức “bánh quê” cảm thấy gần gũi và dễ tìm gặp hơn qua lời kể, tả lại của bà con miền quê, kết hợp với những kiến thức văn hóa dân gian của tác giả Trần Minh Thương sau nhiều chuyến đi tìm hiểu.Là người sinh ra và lớn lên ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, được trải nghiệm qua nhiều chuyến đi điền dã, lượm lặt ghi chép từ vốn sống dân gian, tác giả Trần Minh Thương đã đem đến cho bạn đọc những trang viết mang đậm nét văn hóa xứ này. Lan man, tản mạn ghi theo dòng ký ức, hy vọng hai tác phẩm này sẽ đưa độc giả về lại với miền xưa nơi đó còn lắng đọng lại chút dư vị dịu mát, ngọt lịm của tình đất, tình người. | https://nhandan.vn/tinh-dat-tinh-nguoi-trong-tac-pham-cua-tran-minh-thuong-post801242.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Nhà xuất bản Tổng Hợp",
"Thành phố Hồ Chí Minh",
"Đồng bằng sông Cửu Long",
"bánh quê"
]
} |
Hòa nhạc hợp xướng “Việt Nam thương mến – Loving Vietnam 2024” tại Hà Nội và Huế | NDO -Năm nay, dàn hợp xướngGió Xanhtrở lại với khán giả Huế và Hà Nội vào các ngày 29/6 và 12-13/10, với những bài hát dân gian quen thuộc được thể hiện một cách mới mẻ. Đặc biệt, chương trình sẽ dành khoảng 400-500 chỗ cho các em nhỏ thuộc một số trung tâm bảo trợ trẻ em ở hai thành phố này. | Chương trình hòa nhạc thường niên của Gió Xanh sẽ tới Huế vào ngày 29/6) và sau đó quay về với khán giả Hà Nội trong hai ngày 12-13/10. Đây là chương trình hợp xướng đặc biệt, đánh dấu chặng đường 5 năm của Gió, mang tên “Việt Nam thương mến – Loving Vietnam 2024”.Ở lần trở lại này, dàn hợp xướng Gió Xanh sẽ giới thiệu với khán giả hình ảnh Việt Nam qua những làn điệu dân gian, những khúc tráng ca và những tuyệt tác âm nhạc của thế giới…Tại hòa nhạc “Việt Nam thương mến – Loving Vietnam 2024”, chỉ huy Nguyễn Hải Yến, hợp xướng Gió Xanh, ban nhạc Gió Xanh và các nghệ sĩ khách mời sẽ trình diễn khoảng 22 tác phẩm âm nhạc.Dàn hợp xướng Gió Xanh trình diễn trong một buổi họp báo.Những bài hát dân ca, những ca khúc trữ tình hoặc hào hùng sẽ được dàn hợp xướng đem đến cho khán giả qua những giai điệu quen thuộc nhưng vẫn quyến rũ và đầy bất ngờ bởi cách thể hiện mới, những bản phối mới như “Bắc Kim Thang”, “Mưa rơi”, “Lý Ngựa Ô”, “Người Hà Nội”, “Xin chào Việt Nam”…Đặc biệt, chương trình năm nay giới thiệu tới khán giả một Tổ khúc hợp xướng do một nhạc sĩ Việt Nam viết, phối khí cho hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng kết hợp cùng đàn T’rưng Việt Nam. Tác phẩm nói về câu chuyện 5 giọt nước từ 5 dòng sông, vùng biển của thế giới kể về nơi mình sinh ra, lớn lên và chia sẻ tinh thần nhân ái, đoàn kết, yêu thương.Một số ca khúc quốc tế nổi tiếng như “Heal the world”, “If we hold on together”, “Bohemian Rhapsody”, “Hana wa saku”… cũng sẽ được Gió Xanh biểu diễn trong “Việt Nam thương mến” như một lời khẳng định về sự hội nhập với thế giới.Chỉ huy dàn hợp xướngNguyễn Hải Yếnchia sẻ: “Hành trình của Gió Xanh không chỉ là hành trình âm nhạc, mà hơn thế nữa, một hành trình truyền cảm hứng. Với niềm tự hào là một dàn hợp xướng cộng đồng của Việt Nam, chúng tôi muốn ôm lấy tất cả những gì chảy tràn trong tâm hồn người Việt, qua mọi thế hệ, qua nhiều thời đại sống, như dòng chảy của những con sông mang trong đó tất cả những gì mà nó đi qua. Và vì thế, chương trình có cả các bài dân gian của một số các vùng miền, có cả các bài hát cách mạng, các bài hát đương đại mới, các bài hát nước ngoài được dịch sang lời Việt, và có cả những bài hát kinh điển của thế giới.”Trong các năm 2020, 2022,2023, dàn hợp xướng Gió Xanh đã tổ chức 8 buổi hoà nhạc phi lợi nhuận tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hạ Long. Hơn 1.200 em đến từ các trung tâm bảo trợ xã hội đã được mời tới thưởng thức hòa nhạc, trong đó hơn 100 em đã được biểu diễn cùng dàn hợp xướng trong chương trình.Chị Lê Thị Mai Hương, thành viên Ban điều hành Hợp xướng Gió Xanh, người trực tiếp liên hệ và mời các trung tâm bảo trợ chia sẻ: “Sau mỗi lần Gió Xanh tổ chức concert, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các em ở các trung tâm bảo trợ. Các em háo hức mong tới hòa nhạc sang năm để lại được đi nghe Gió hát. Chính những khán giả đặc biệt này đã trao tặng cho chúng tôi thật nhiều bài học về tình yêu và lòng biết ơn, khiến chúng tôi tự tin thực hiện sứ mệnh kết nối con người và lan tỏa những giá trị tinh thần tới cộng đồng. Cũng vì vậy mà, nhiều khán giả không chỉ mua vé cho mình và người thân, bạn bè mà còn đăng ký tặng vé cho các em ở trung tâm bảo trợ. Chúng tôi vô cùng cảm kích vì điều này.”Ra đời năm 2019 với 80 thành viên, tới nay, Gió Xanh quy tụ gần 200 thành viên từ 6 đến 86 tuổi. Gió Xanh là dàn hợp xướng cộng đồng đầu tiên tự tổ chức hòa nhạc hợp xướng của riêng mình – một sự kiện đã trở thành thường niên và được khán giả mong chờ. Đặc biệt, Gió Xanh luôn dành hàng trăm ghế để tặng những khách mời đặc biệt: các em thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, đến từ các trung tâm bảo trợ xã hội. | https://nhandan.vn/hoa-nhac-hop-xuong-viet-nam-thuong-men-loving-vietnam-2024-tai-ha-noi-va-hue-post811356.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"dàn hợp xướng Gió Xanh",
"hòa nhạc phục vụ trẻ em thiệt thòi",
"hòa nhạc hợp xướng",
"chỉ huy dàn hợp xướng Nguyễn Hải Yến"
]
} |
Chào hè bằng những tác phẩm của Giải thưởng văn học Kim Đồng | Chọn lựa từ hơn 200 bản thảo của các tác giả khắp mọi miền Tổ quốc dự Giải thưởng văn học Kim Đồng, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt 5 tác phẩm của mùa giải lần thứ nhất. | “Quà Tết của rừng xanh” (Hồng Chiến), “Cánh diều hình nốt nhạc” (Niê Thanh Mai), “Mùa động rừng” (Sương Nguyệt Minh), “Nhảy lên và hét” (Phong Điệp) và “Đại náo nhà ông ngoại” (Nguyễn Xuân Thủy) đã chiếm được cảm tình của bạn đọc, nhất là các em thiếu nhi.Tập truyện “Quà Tết của rừng xanh” của tác giả Hồng Chiến gồm 14 truyện ngắn đầy hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Bản sắc văn hóa bản địa, sự kỳ thú của thiên nhiên tạo nét cuốn hút qua những chi tiết đầy thú vị. Nhà văn Sương Nguyệt Minh trong tiểu thuyết mới “Mùa động rừng” gồm 20 chương lại kể về cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Cún Vàng giữa núi rừng Tam Điệp nguyên sơ mênh mông, với những thợ săn và các loài thú hoang dã.Tác phẩm là bài ca ca ngợi vẻ đẹp hoang sơ, thiên nhiên kỳ vĩ của núi rừng, đồng thời gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh để mỗi người cần biết bảo vệ môi trường sống, tôn trọng và sống thuận hòa với thiên nhiên. Cuốn tiểu thuyết được nhà văn Sương Nguyệt Minh viết trải dài trong hơn 20 năm và đây là lần đầu tiên ông viết cho thiếu nhi.Niê Thanh Mai - nữ nhà văn người Ê Đê, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk trong tập truyện dài “Cánh diều hình nốt nhạc” đã mang đến câu chuyện dễ thương về Đèn Pha (9 tuổi) sống với ông bà ngoại, mẹ và em gái, bố là bộ đội biên phòng.Cuộc sống của cậu bé được tác giả kể với cảm xúc tươi tắn, sống động từ chuyện bố đóng chuồng gà, bà nuôi thỏ, trồng rau, ông làm bảo vệ, mẹ đan áo... Trái tim trong sáng của trẻ thơ không ngừng được bồi đắp, mở rộng bởi những câu chuyện nhân văn mỗi ngày.“Nhảy lên và hét” của Phong Điệp và “Đại náo nhà ông ngoại” của Nguyễn Xuân Thủy là hai truyện dài viết về bối cảnh mùa dịch dã tràn đến thành phố. Là cây bút sung sức, luôn dành tâm huyết cho đề tài văn học thiếu nhi, nhà văn Phong Điệp tập trung vào câu chuyện các bạn nhỏ học online giữa mùa dịch bệnh. Bằng nhiều chi tiết hiện thực nóng hổi nhưng vui nhộn và sinh động, tác giả truyền đi thông điệp:Dịch bệnh không đáng sợ bằng việc chúng ta bị mất đi sức mạnh của tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm và thậm chí không còn ước mơ. Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy đầy dí dỏm với câu chuyện của Mắt To (10 tuổi) bỗng nhiên được hưởng một kỳ nghỉ hè đáng nhớ. Thế giới bên ngoài khép cửa, căn nhà của ông bà ngoại “như một hang động để khám phá những điều bí ẩn”. Khám phá từ vườn cổ tích với vô số cây thuốc nam của bà, tủ thuốc tây của ông đến bí mật dưới đáy ao với những loài thủy quái...Từ “bẻ khóa” máy tính đến tập trang điểm, trình diễn thời trang, nhuộm lông cho chú chó cún, giác hơi giải cảm... Không chỉ lũ trẻ, mà người lớn cũng có dịp được “chuyến đi một vé về tuổi thơ” với tác phẩm ấn tượng này.Trong thời gian vừa qua, Ban Tổ chức Giải thưởng văn học Kim Đồng đã triển khai các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi thông qua nhiều buổi gặp gỡ giao lưu với các tác giả tại Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh: Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang... Và mới nhất là vào ngày 27/3, cuộc vận động sáng tác được tổ chức tại Hải Dương.Những tác phẩm dự thi đầu tiên được giới thiệu tới độc giả không chỉ là những trái ngọt của giải thưởng, mà còn là nguồn cổ vũ, động viên, truyền cảm hứng rất lớn đối với những cây bút chuyên viết cho thiếu nhi và cả những tác giả lần đầu viết cho bạn đọc nhỏ tuổi.Lần đầu tiên viết một truyện dài cho thiếu nhi được xuất bản, nhà văn Niê Thanh Mai không giấu nổi niềm vui và xúc động, chị chia sẻ: Nhà xuất bản Kim Đồng đã truyền cảm hứng đặc biệt và quý giá cho các tác giả, nhất là tác giả mới bắt đầu viết cho thiếu nhi. Đó là động lực lớn để tác giả tiếp tục viết, đồng thời cũng là cách truyền lửa với những người viết khác đang nhen nhóm niềm đam mê với đề tài văn học thiếu nhi rất đáng trăn trở hiện nay. Tuy nhiên, quan trọng là viết như thế nào để các em đón nhận thật sự chứ không chỉ là một trào lưu ngắn hạn.Vừa xuất hiện với tác phẩm mới, lại vừa tái bản tập bút ký “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa”, Trung tá, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy tiết lộ: Sau những chuyến trải nghiệm chinh phục các đỉnh núi cao hàng đầu đất Việt, anh nảy ra ý định sẽ viết một cuốn sách kể cho các em nghe về những nóc nhà Tổ quốc.Như vậy những chuyến đi sẽ không chỉ là đam mê mà còn được chuyển hóa thành sách ở dạng kết hợp giữa kiến thức địa chất, khí hậu, sinh vật và văn học... phần nào giống với “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa”. Theo nhà văn, thách thức lớn nhất khi viết cho thiếu nhi là cần đặt mình vào vị thế của trẻ em để sống lại tuổi thơ của mình.Trẻ con thì chưa từng là người lớn, song bất cứ người lớn nào cũng từng là trẻ con, vì thế người lớn có trách nhiệm hiểu hơn là đòi hỏi. Luôn phải cập nhật tâm lý con trẻ theo thời đương đại là một điều kiện tiên quyết để có thể làm bạn được với các em, tuyệt đối tránh sự áp đặt. Viết cho thiếu nhi không dễ, vì cần sự trong trẻo, hồn nhiên để bước cùng các em vào thế giới luôn đầy ắp tiếng cười. | https://nhandan.vn/chao-he-bang-nhung-tac-pham-cua-giai-thuong-van-hoc-kim-dong-post803198.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": []
} |
Ngoại giao văn hóa giúp quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam | NDO -Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, hoạt độngngoại giao văn hóagiúp nâng cao quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới và ngược lại qua giao lưu văn hóa chúng ta cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới. | Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 31, chiều 18/3,Ủy ban Thường vụ Quốc hộitiến hành chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch…Đẩy mạnh triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóaNêu vấn đề chất vấn, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) đề nghị Bộ trưởng thông tin về kết quả của việc triển khaiChiến lược ngoại giao văn hóatrong việc quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nhằm thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng thương hiệu của Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng.Phản hồi đại biểu,Bộ trưởng Bùi Thanh Sơncho biết, Chiến lược ngoại giao văn hóa giai đoạn 2021-2030 đã được Bộ Ngoại giao tham mưu Chính phủ ban hành. Đây là sự phát triển kế tiếp của Chiến lược ngoại giao văn hóa giai đoạn 2011-2020; đồng thời có một số nội dung mới.Đại biểu Trần Thị Thu Hằng đặt câu hỏi chất vấn từ điểm cầu Đắk Nông.Bộ trưởng nhấn mạnh, hoạt động ngoại giao văn hóa không chỉ giúp nâng cao quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam ra thế giới mà ngược lại qua giao lưu văn hóa cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới. Với tinh thần đó, Bộ Ngoại giao đã chủ động hợp tác phối hợp với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).Hiện nay, trong UNESCO có 7 cơ chế quan trọng nhất, Việt Nam được bạn bè quốc tế tín nhiệm bầu vào 5 vị trí, trong đó có Ủy ban Di sản thế giới. Theo Bộ trưởng, đây là cơ chế hợp tác liên thông để Việt Nam phối hợp với bạn bè quốc tế trong việc nâng cao hợp tác văn hóa.Ở cấp độ quốc gia, Bộ trưởng cho biết, hoạt động ngoại giao văn hóa cũng giúp tạo dấu ấn rất quan trọng thân thiện với bạn bè thế giới. Hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao của chúng ta thời gian qua cũng được tô đậm bởi những hoạt động ngoại giao văn hóa.Bộ trưởng cũng đánh giá cao trong thời gian qua các địa phương trên cả nước đều chú ý đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng như quảng bá hình ảnh của địa phương mình trong các lễ hội, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) về gắn hoạt động ngoại giao với thúc đẩy du lịch, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, đây là nhiệm vụ được Bộ Ngoại giao quan tâm, chú trọng triển khai, đồng thời cho biết Bộ cũng đã tham khảo kinh nghiệm các nước về chính sách phát triển du lịch để tham mưu Chính phủ kịp thời điều chỉnh.Quang cảnh phiên chất vấn chiều 18/3. (Ảnh: DUY LINH)Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước đều có nhiệm vụ quảng bá văn hóa. Bộ đã giao các cơ quan đại diện hàng năm tổ chức ngày văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam ở nước sở tại; chủ động xây dựng kế hoạch ngoại giao văn hóa, trong đó mới đây nhất tại Nhật Bản tổ chức lễ hội phở, thu hút nhiều người quan tâm.Bộ Ngoại giao cũng đề nghị các địa phương xây dựng các video clip để quảng bá hình ảnh địa phương mình. Đồng thời, ngay tại trụ sở các cơ quan đại diện của Việt Nam cũng được trang trí mang đậm hình ảnh đất nước con người Việt Nam.Chú trọng phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoàiCó chung mối quan tâm đối với Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030, đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) cho biết, trong chiến lược mà Chính phủ giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng có nhiệm vụ quan trọng là chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam,dạy tiếng Việtcho người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài…Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thông tin về tình hình thực hiện những nhiệm vụ này trong thời gian qua, cũng như những kết quả cụ thể đạt được, những vướng mắc và phương hướng trong thời gian sắp tới.Đại biểu Tạ Đình Thi nêu vấn đề chất vấn. (Ảnh: DUY LINH)Trả lời câu hỏi đại biểu nêu, Bộ trưởng khẳng định việc truyền bá văn hóa Việt Nam, duy trì phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một trong những trọng tâm của công tác ngoại giao văn hóa và công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Thời gian qua, Bộ đã tích cực xây dựng đề án, chiến lược, cụ thể hóa bằng kế hoạch công tác.Theo đó, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sự kiện Ngày Việt Nam, tuần phim, ẩm thực Việt Nam để quảng bá văn hóa Việt Nam. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đều có góc trưng bày sản phẩm văn hóa ở trụ sở, đặc biệt là ở phòng tiếp khách, tiếp công dân. Bộ cũng phối hợp thành lập các trung tâm văn hóa Việt Nam, nghiên cứu Việt Nam tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước sở tại.Về việc duy trì dạy tiếng Việt cho các thế hệ người Việt ở nước ngoài, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh đây là vấn đề Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Bộ đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học để triển khai việc hỗ trợ các hội đoàn người Việt xây dựng các trường, lớp tiếng Việt, qua đó duy trì, phát huy được giá trị văn hóa Việt Nam.Các cơ quan đã xây dựng giáo trình dạy tiếng Việt dành riêng cho đối tượng người Việt tại nước ngoài, cung cấp sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy cho các cơ sở giáo dục, đào tạo về tiếng Việt. Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ hơn 70 nghìn cuốn sách giáo khoa tiếng Việt, nhiều văn hóa phẩm tiếng Việt đi kèm để hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài.Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các hội đoàn người Việt ở nước ngoài thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức dạy tiếng Việt, vận động chính quyền các nước hỗ trợ các cơ sở giảng dạy tiếng Việt của kiều bào ta, đưa tiếng Việt vào hệ thống giáo dục sở tại phù hợp với cấp học, hỗ trợ xây dựng các cơ sở vật chất, xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Bộ Ngoại giao với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. | https://nhandan.vn/ngoai-giao-van-hoa-giup-quang-ba-hinh-anh-dat-nuoc-con-nguoi-viet-nam-post800460.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"ngoại giao văn hóa",
"chất vấn",
"Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn",
"phiên họp 31",
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội"
]
} |
Trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ 1 | NDO -Tối 13/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra lễ traogiải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ 1. Báo Nhân Dân giành 1 giải nhì, 2giải ba, 4 giải khuyến khích ở các loại hình báo in, báo điện tử, ảnh báo chí và truyền hình. | Đến dự lễ trao giải có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, đông đảo các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương, địa phương, các tác giả đoạt giải cũng như các cơ quan thông tấn, báo chí…Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao giải thưởng cho các tác giả giành giải Nhất.Giải nhất thuộc về các tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (Tạp chí Cộng sản) với tác phẩm báo in “Chấn hưng văn hóa Việt Nam - yêu cầu được khẳng định từ thực tiễn”, nhóm tác giả Vũ Lệ Huyền (Khánh Huyền), Phạm Thị Thu Thủy (Thu Thủy, Băng Châu), Nguyễn Thị Thảo (Nguyễn Thảo), Tô Minh Ngọc (Tô Ngọc), Trần Thị Yến (Trần Yến) (Báo Quân đội nhân dân) với loạt bài 4 kỳ loại hình báo điện tử "Các hệ giá trị Việt Nam - "ngọc" càng mài càng sáng", Nguyễn Quý Mạnh Minh, Lê Quang Nga (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương) với tác phẩm truyền hình “Toạ đàm: 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam”, Trần Văn Huấn (Báo Văn hóa) với chùm ảnh “Người thổi hồn cho đất thành Di sản thế giới” ở loại hình báo ảnh.Riêng loại hình Phát thanh không có giải nhất.Trao giải cho các tác giả/ nhóm tác giả giành giải Nhì.Ban tổ chức đã trao 15 giải Nhì, 25 giải Ba và 50 giải Khuyến khích ở các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh.Các giải tập thể được trao cho Báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam và Báo điện tử Tổ quốc.Các tác giả giành giải ba.Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ 1 nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp xuất sắc của tập thể, cá nhân đội ngũ những người làm báo đối với sự nghiệp phát triển văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình.Phát biểu kết thúc lễ trao giải, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, cùng với 94 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả và 3 tập thể được tôn vinh, các tác phẩm tham dự giải được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, phản ánh chân thực, toàn diện, chuyển tải nhiều thông điệp sâu sắc, ý nghĩa, góp phần khẳng định những dấu ấn, kết quả nổi bật nửa nhiệm kỳ ngành văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng tuyên bố phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ 2 năm 2023 để tiếp tục lan tỏa những thành tựu của ngành, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp xuất sắc của tập thể, cá nhân đối với sự nghiệp phát triển văn hóa , thể thao và du lịch.Các tác giả giành giải khuyến khích.Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất được phát động vào ngày 26/12/2022. Kể từ ngày phát động, giải đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà báo, các cơ quan báo chí trong cả nước.Đến hết hạn gửi tác phẩm dự thi, Tiểu ban Thư ký - Tổng hợp nhận được tổng số 1.084 tác phẩm dự giải từ 156 cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Đây là số lượng tác phẩm lớn, nhất là đối với một giải báo chí ngành tổ chức trong năm đầu tiên. Điều này thể hiện sự quan tâm cao của các nhà báo và công chúng báo chí đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.Có 50 giải khuyến khích ở 5 loại hình báo chí.Hội đồng sơ khảo được thành lập gồm 5 tiểu ban: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình và Báo ảnh để chấm 1.028 tác phẩm hợp lệ, trong đó có 345 tác phẩm báo in, 299 tác phẩm báo điện tử, 89 tác phẩm phát thanh, 201 tác phẩm truyền hình, 94 tác phẩm báo ảnh.Sau 3 tuần thẩm định, thảo luận và chấm tác phẩm, Hội đồng sơ khảo đã lựa chọn được 131 tác phẩm xuất sắc nhất trình Hội đồng chung khảo.Hội đồng chung khảo đã tiến hành khẩn trương, công tâm, khách quan, bám sát thể lệ, Quy chế chấm Giải và chọn được 94 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 4 giải Nhất, 15 giải Nhì, 25 giải Ba và 50 giải Khuyến khích cho các cá nhân, đồng thời trao tặng 3 giải tập thể.Các giải thưởng của Báo Nhân Dân:Giải nhì:Phóng sự 9 ảnh: “Nghệ thuật Xòe Thái đón Bằng di sản nhân loại của UNESCO”, tác giả Trần Thanh Hải (loại hình ảnh báo chí).Giải ba:- “Văn hóa là động lực và nguồn lực phát triển quan trọng”, nhóm tác giả Lê Mậu Lâm, Ngô Vương Anh, Nguyễn Hồng Minh (loại hình báo điện tử)- Loạt 4 bài “Khơi dậy những giá trị thiêng liêng, cao quý của người Việt”, nhóm tác giả Nguyễn Sĩ Đại, Thanh Bình, Phương Thảo, Trà My (loại hình báo in)Giải khuyến khích:- Chuyên đề “Bắt kịp xu thế du lịch mới”, nhóm tác giả Lưu Lan Hương, Trần Trung Hiếu, Nguyễn Anh, Bảo Ngọc, Diên Khánh, Anh Đào (loại hình báo in)- “Những giá trị tinh hoa của văn hóa từ chức”, nhóm tác giả Hoài Thu, Bùi Giang, Trường Giang, Ngọc Tuấn, Lê Đức, Lê Hùng- Phóng sự 9 ảnh: “Những "bông hồng vàng" của thể thao Việt Nam”, nhóm tác giả Thủy Nguyên, Tuấn Dũng (loại hình ảnh báo chí).- Phóng sự 10 ảnh: “Hà Nội: Độc đáo trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ”, nhóm tác giả Thủy Nguyên, Tuấn Dũng (loại hình ảnh báo chí). | https://nhandan.vn/trao-giai-bao-chi-toan-quoc-vi-su-nghiep-phat-trien-van-hoa-the-thao-va-du-lich-lan-thu-1-post772342.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa",
"báo chí về văn hóa",
"giải thưởng báo chí về văn hóa",
"giải báo chí toàn quốc về văn hóa",
"Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch"
]
} |
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa | Nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Long - vùng "đất học miệt vườn" đã triển khai các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, biến tiềm năng thành nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch, đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế địa phương. | Vĩnh Long sở hữu nhiều di sản văn hóa có giá trị lâu đời, phản ánh đời sống tinh thần phong phú, sự gắn bó với thiên nhiên, tinh thần lao động cần cù của người dân nơi đây trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Bên cạnh hơn 700 di tích văn hóa vật thể (trong đó có 69 di tích được xếp hạng), Vĩnh Long còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học…Nhiều di sản độc đáoVĩnh Long rất tự hào khi mới đây di sản "Lễ hội Văn Thánh Miếu" và "Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long" được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. "Lễ hội Văn Thánh Miếu" thuộc lĩnh vực lễ hội truyền thống của cư dân Phường 4, thành phố Vĩnh Long - thủ phủ tỉnh Vĩnh Long.Theo Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long, di tích quốc gia Văn Thánh Miếu được xây dựng từ năm 1864, và triều đình nhà Nguyễn hướng dẫn điển lễ tế tự, cấp miếu phu để lo việc quét dọn hằng ngày. Văn Thánh Miếu là nơi hoạt động văn hóa, tôn vinh các bậc hiền tài và giáo dục lòng yêu nước. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long trở thành trung tâm văn hóa của khu vực miền Tây Nam Bộ-nơi các sĩ phu, tao nhân mặc khách từ nhiều nơi quy tụ. Năm 1991, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia.Hằng năm, tại Văn Thánh Miếu tổ chức bốn lễ hội chính, gồm: Lễ Xuân Ðinh (vía ngày mất Ðức Khổng Tử, tổ chức vào ngày Ðinh đầu tháng 2 âm lịch); Lễ Thu Ðinh (vía ngày sinh Ðức Khổng Tử, tổ chức vào ngày Ðinh cuối tháng 8 âm lịch); Lễ giỗ cụ Phan Thanh Giản (tổ chức vào ngày mồng 4 và 5 tháng 7 âm lịch) và Lễ giỗ các Quan Ðại Thần (tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng 10 âm lịch). Các lễ hội tại Văn Thánh Miếu tỉnh Vĩnh Long mang nhiều giá trị văn hóa, truyền thống và có sức lan tỏa.Theo ông Trần Văn Viễn, Trưởng ban Quản lý Di tích Văn Thánh Miếu, ngay sau khi "Lễ hội Văn Thánh Miếu" được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bà con nơi đây rất phấn khởi, tham gia dọn dẹp, trang hoàng, tỉa dọn cây cảnh để chuẩn bị làm lễ đón nhận vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay. Không chỉ các ngày lễ, Tết, mà ngày thường Văn Thánh Miếu cũng đón rất nhiều người dân và du khách thập phương đến tham quan. Có được danh hiệu vinh dự này, bà con nơi đây càng ra sức bảo tồn di sản chu đáo, sạch đẹp hơn…Cùng với các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác, hát bội ở Vĩnh Long được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến. Năm 2007, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Viện Smithsonian, Washington DC (Hoa Kỳ), từng đưa gánh hát bội Đồng Thinh sang Mỹ biểu diễn rất thành công. Sau chuyến lưu diễn này, năm 2010 gánh hát bội Đồng Thinh được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời biểu diễn tại Bảo tàng nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc.Đa số nghệ nhân của gánh hát bội Đồng Thinh đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Đây là sự ghi nhận của Nhà nước đối với những nghệ nhân dân gian gìn giữ và trao truyền nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Hiện, nghệ thuật hát bội vẫn còn những nghệ nhân tâm huyết, đang hoạt động và truyền nghề cho các thế hệ trong gia đình. Đây là điểm đặc biệt của nghệ thuật hát bội ở Vĩnh Long.Những năm gần đây, Vĩnh Long đã tổ chức nhiều đêm diễn hát bội phục vụ khách du lịch tại các đình làng, các khu di tích..., dần đưa nghệ thuật hát bội trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Trường Năng khiếu Nghệ thuật-Thể dục thể thao Vĩnh Long cũng đã tổ chức nhiều lớp giảng dạy nghệ thuật hát bội cho các học viên đam mê môn nghệ thuật truyền thống này, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật hát bội.Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Trọng Tín cho biết: Nhiều năm qua, ngành du lịch Vĩnh Long đã đưa nghệ thuật hát bội vào các tour, tuyến du lịch để khai thác và tạo sự hấp dẫn thu hút du khách, tái hiện cảnh người xưa đi xem hát bội và du khách được tự tay đốt đuốc lá dừa hoặc cầm đèn dầu xem hát bội ở đình làng. Các nghệ nhân cũng biểu diễn hết mình, giúp cho du khách chiêm ngưỡng, trải nghiệm được nét độc đáo không nơi nào có được!Đến nay, Vĩnh Long sở hữu bốn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (gồm: Lễ hội Lăng Ông Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn; Làng nghề làm tàu hũ ky-xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh; Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long).Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Xuân Hoanh cho biết: Ngoài những di sản văn hóa đặc trưng, Vĩnh Long vẫn còn nhiều giá trị văn hóa có thể xem là độc nhất vô nhị. Chẳng hạn, Công Thần Miếu (Phường 5, thành phố Vĩnh Long) hiện vẫn còn giữ 85 đạo sắc, còn gọi là "sắc phong thần". Thông thường, mỗi đình làng hay Công Thần Miếu chỉ lưu giữ được vài đạo sắc, nhưng Vĩnh Long còn bảo quản tốt đến nay 85 sắc phong-Đây cũng là di tích có nhiều sắc phong nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Thành phố Vĩnh Long còn có Minh Hương Hội Quán, hiện lưu giữ hơn 3.000 trang văn bản của người Hoa Minh Hương khi giao thương, mua bán với người dân Vĩnh Long gần 300 năm trước. Ngoài ra, Vĩnh Long còn có 13 chùa Khmer và các đình, miếu của người Hoa, tạo nên nét đặc sắc văn hóa khó nơi nào có được...Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long hiện đang lưu giữ hơn 27.000 hiện vật.Gìn giữ và phát huy giá trị di sảnTheo Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long, thời gian qua, công tác bảo vệ di vật, cổ vật tại các di tích luôn được chú trọng. Bảo tàng tỉnh đã tổ chức nhiều đợt kiểm kê hiện vật, di vật tại di tích nhằm quản lý số lượng và nắm rõ giá trị hiện vật. Theo thống kê chưa đầy đủ, tại các di tích được xếp hạng trên địa bàn Vĩnh Long hiện có 10.000 di vật, cổ vật đã được lập danh mục và hướng dẫn bảo quản. Vĩnh Long cũng đang sở hữu một Bảo vật quốc gia và nhiều cổ vật có giá trị, được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định.Công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật luôn được tỉnh Vĩnh Long quan tâm thực hiện. Hằng năm, tỉnh đều xây dựng kế hoạch trao đổi, sưu tầm bổ sung nguồn tư liệu-hiện vật, trong đó, hơn 100 hiện vật là cổ vật. Có thể kể ra, tượng kỳ lân (bằng đồng, niên đại thế kỷ XIX); Mukhalinga (sinh thực khí, bằng đá, niên đại thế kỷ VI-VII thuộc văn hóa Óc Eo); Thuyền độc mộc (bằng gỗ, đây là thuyền lớn thuộc loại hiếm, niên đại thế kỷ XIV); tượng Phật (bằng gỗ, niên đại thế kỷ XIX); tượng Vishnu (bằng đá sa thạch, niên đại thế kỷ VI-VII được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2018); tượng Nữ thần Saraswati (bằng đá sa thạch, niên đại thế kỷ VI-VII, thuộc nền văn hóa Óc Eo)…Từ năm 2016 đến nay, Bảo tàng Vĩnh Long cùng các cơ quan chức năng đã xây dựng kế hoạch, tổ chức sưu tầm nông, ngư cụ truyền thống trên địa bàn với hơn 1.000 hiện vật; chuẩn bị nguồn tư liệu, hiện vật cho việc thành lập Bảo tàng Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Vĩnh Long.Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Vĩnh Long Lê Ngọc Anh cho biết: "Nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long luôn quan tâm, chỉ đạo ngành văn hóa và các sở, ngành liên quan thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội; triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng".Những năm gần đây, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long chú trọng đổi mới hình thức phục vụ công chúng, như: Đa dạng hóa trưng bày; tổ chức hơn 200 triển lãm, tuyên truyền thông qua phối hợp với các bảo tàng bạn, các nhà sưu tập tư nhân, các cơ quan, ban, ngành, các trường học để trưng bày theo chuyên đề. Cùng với đó, xây dựng các chương trình giáo dục, nói chuyện chuyên đề, kể chuyện truyền thống,… dành cho học sinh phổ thông tại bảo tàng và các điểm di tích theo cách tiếp cận mới, tạo điều kiện cho các em học sinh được trải nghiệm, làm giàu tri thức về lịch sử, di sản văn hóa…Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Xuân Hoanh cho biết thêm: Vĩnh Long được hình thành rất sớm và có vị thế văn hóa cũng như nhiều điểm đặc biệt so với các tỉnh khác trong khu vực. Ngoài các di tích xưa, Vĩnh Long hiện còn rất nhiều di tích cách mạng và di tích đương đại. Trung ương và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đang đẩy mạnh thực hiện các đề án Di sản đương đại Mang Thít và Bảo tàng Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long-một trong những giá trị văn hóa độc đáo hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo người dân quan tâm, tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc biệt nơi đây. | https://nhandan.vn/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-post802865.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long",
"Hát bội",
"Di sản văn hóa phi vật thể"
]
} |
Triển lãm 28 thiết kế nhà ở, nội thất, công trình xanh nổi bật năm 2023 | NDO -Từ ngày 8/6 đến 8/7, tại Vườn hoa Diên Hồng (Hà Nội), Triển lãm kiến trúc-nội thấtTop 10 AwardsPavilion được Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp Kienviet Media thực hiện, giới thiệu đến công chúng những thiết kế nhà ở, nội thất và công trình xanh tiêu biểu năm 2023. | 28 tác phẩm trưng bày là những thiết kế xuất sắc vừa giành Giải thưởng Top 10 Awards 2023-giải thưởng thường niên dưới sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC),Hội Nội thất Việt Namvà Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM)-nhằm tìm kiếm xu hướng kiến trúc nhà ở đương đại và những đại diện trong ngành nội thất tại Việt Nam.Bám sát thông điệp chủ đề “Chạm cuộc sống – Kiến trúc là thiên nhiên”, không gian triển lãm sử dụng chất liệu bản địa quen thuộc và giàu ý nghĩa trong văn hoá Việt Nam: cây tre. Những thân tre nhiều kích cỡ được xử lý, lắp ghép khéo léo quanh khu vực đài phun nước của Vườn hoa Diên Hồng, tạo liên tưởng về một cấu trúc mới nhưng trong đó chứa những giá trị xưa; thay đổi không gian công cộng thân quen bằng vật liệu truyền thống bền vững và không tác động xấu tới môi trường. Các kiến trúc sư thiết kế đã lấy ý tưởng từ nhiều chi tiết lãng mạn của phố cổ Hà Nội, mong muốn cải thiện và lan toả không gian thân thiện này.Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long đánh giá cao ý nghĩa của Giải thưởng Top 10 Awards, nhấn mạnh nhu cầu lớn về cáckhông gian công cộng, không gian xanh và thân thiện hiện nay.Trước đó, tối 8/6, Lễ trao giải Top 10 Awards 2023 đã diễn ra, vinh danh các tác giả, nhóm tác giả có thiết kế kiến trúc, nội thất không chỉ đáp ứng nhu cầu công năng và thẩm mỹ mà còn kiến tạo những giá trị sống nhân văn, bền vững, gắn kết với thiên nhiên. Sau sáu lần tổ chức, mùa giải năm 2023 thu hút số đồ án dự thi kỷ lục: 363 công trình tranh giải.Ban Tổ chức cho biết hạng mục Top 10 công trình nhà ở (Top 10 Houses Awards) nhận được 157 công trình, thuộc nhiều thể loại, đa dạng từ nhà ở đô thị, nhà ở nông thôn đến mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh. Hạng mục Top 10 thiết kế nội thất (Top 10 Interior Designs) nhận được 130 công trình, phong phú về không gian, bối cảnh, vật liệu, tính bản địa. Riêng hạng mục lần đầu tiên được mở rộng là Top 10 công trình xanh (Top 10 Green Project Awards) thu hút 76 công trình với các ý tưởng, thiết kế xanh và bền vững.Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm.Sau nhiều vòng chấm chọn, Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn ra 10 công trình xuất sắc ở từng hạng mục, đáp ứng các tiêu chí, gồm các yếu tố đẹp, công năng, phù hợp với môi trường Việt Nam, tiên phong trong áp dụng công nghệ, vật liệu mới, bảo đảm tính truyền thống, giải quyết các vấn đề xã hội, dẫn dắt xu thế kiến trúc, an toàn cho người sử dụng.10 công trình nhà ở được trao giải của hạng mục Top 10 Houses Awards phân bố ở nhiều địa phương, vùng miền, từ Đồng Văn (Hà Giang), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), cho đến Quảng Ngãi, Cần Thơ, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh… Nhận xét chung về chất lượng hạng mục này, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trưởng Ban giám khảo cho biết: “Điểm đặc biệt của năm nay là khá nhiều giải pháp nhà ở sử dụng công nghệ mới như sử dụng khung thép nhẹ và đơn giản trong quá trình thi công, hạn chế tác động đến môi trường và giảm tải trọng của công trình lên nền đất. Ngoài ra, có những công trình rất giản dị nằm ở ven cảnh quan, hay các khu nghỉ dưỡng ven dòng sông nông thôn đều tôn trọng bối cảnh tự nhiên và bối cảnh văn hóa. Nhiều công trình bộc lộ hình thái, bản sắc nông thôn Việt Nam qua những góc nhìn khác biệt, hiện đại. Hơn hết, những tìm tòi của các kiến trúc sư rất thú vị, độc đáo, bất ngờ và đa dạng”.Ban Tổ chức trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.10 thiết kế nội thấtđoạt giảihạng mục Top 10 Interior Designs cũng rất phong phú, ấn tượng, giàu tính nghệ thuật và giá trị ứng dụng trong đời sống. Top 10 công trình xanh trong hạng mục Top 10 Green Project Awards lần đầu xuất hiện, gồm: thiết kế trường học, văn phòng, thư viện công cộng, công viên, nhà vườn… mang tới những khám phá mới và đậm chất “xanh” từ vật liệu tái chế, tính năng lấy ánh sáng tự nhiên và gió trời, khả năng chống chọi thời tiết, hài hoà với thiên nhiên chung quanh…Trong dịp này, Giải thưởng Top 10 Awadrs 2024 được phát động, tiếp tục tìm kiếm, phát huy sức sáng tạo của các kiến trúc sư, nhà thiết kế trên cả nước. | https://nhandan.vn/trien-lam-28-thiet-ke-nha-o-noi-that-cong-trinh-xanh-noi-bat-nam-2023-post813464.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Giải thưởng kiến trúc",
"Top 10 Awards",
"kiến trúc xanh",
"Hội kiến trúc sư Việt Nam"
]
} |
Lan tỏa giá trị của triết học thông qua các nền tảng số | NDO -Lần đầu tiên, triết học - lĩnh vực tưởng khô khan và hàn lâm sẽ được lan tỏa với những cách thức dễ hiểu và gần gũi hơn với nhiều đối tượng xã hội, thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá, thông qua việc ký kết hợp tác toàn diện giữa Hội Triết học Việt Nam với một đơn vị truyền thông - Halotimes cuối tuần qua. | Đây là bước quan trọng trong việc thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên khi có chung mong muốn nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về triết học trong cộng đồng và xã hội.Mục đích chính của buổi ký kết này là tạo ra một nền tảng chung để các triết gia, nhà nghiên cứu và những người quan tâm có thể chia sẻ kiến thức, ý kiến và trải nghiệm của mình, từ đó tạo ra những ý tưởng mới, khám phá sâu hơn vềtriết họcvà ứng dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống.Sự hợp tác này cũng nhằm mục đích mở rộng tầm nhìn và tạo ra những cơ hội phát triển mới cho cả hai bên trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng triết học trong các lĩnh vực đời sống cụ thể.Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam cho rằng, sự đồng hành của Halotimes sẽ thúc đẩy các hoạt động của Hội, đặc biệt giúp những người trẻ, các em sinh viên hiểu hơn về những giá trị của Triết học gần gũi với cuộc sống”.Ông Lê Văn Thương - Giám đốc điều hành Halotimes cho biết, theo nội dung hợp tác, Halotimes sẽ trở thành đơn vị duy nhất phụ trách truyền thông, marketing phát triển thương hiệu của Hội Triết học Việt Nam. Đồng thời, là đơn vị quản lý và vận hành phương tiện truyền thông của Hội bao gồm Tạp chí in (các bài khoa học được thông qua Ban biên tập và Tổng Biên tập của tạp chí), website, tạp chí điện tử…Các đại biểu tại lễ ký kết.Halotimes sẽ xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình hoạt động nhằm đưa các nội dung của Hội tiếp cận đến đông đảo người đọc. Để đạt được mục tiêu này, Halotimes đầu tư, khai thác 100% các kênh truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số của Hội và đầu tư chi phí hoạt động thường xuyên của Hội.Từ nhu cầu phát triển của xã hội, từ thực trạng các mặt của ngành triết học Việt Nam, thông qua sự kiện hợp tác lần này,Hội Triết học Việt Namcũng nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Hội trong việc chủ động xây dựng kế hoạch các hoạt động của Hội, quản trị các nội dung truyền thông do Halotimes sản xuất.“Từ anh xe ôm, cô bán hàng rong tới những người nông dân đều có những triết lý sống và làm việc của riêng mình… Các nội dung của triết học thông qua các kênh truyền thông trong hệ sinh thái của Halotimes sẽ được tiếp cận gần hơn đến mọi đối tượng, tầng lớp lao động trong xã hội, để thấy rằng, triết học không phải điều gì đó quá xa xôi, mà nó phản ánh những hiện thực của cuộc sống” - Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch thường trực Hội Triết học chia sẻ.Từ đầu năm đến nay, Halotimes cũng là đối tác tin cậy của nhiều cơ quan, đơn vị khi đồng hành trong nhiều hoạt động ý nghĩa.Điển hình, Halotimes và Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đối tác chiến lược toàn diện với mục tiêu tập trung phát triển, quảng bá các giá trị văn hóa, du lịch Việt Nam. | https://nhandan.vn/lan-toa-gia-tri-cua-triet-hoc-thong-qua-cac-nen-tang-so-post813392.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Hội triết học Việt Nam",
"lan tỏa triết học trên nền tảng số",
"Halotimes",
"truyền thông cho triết học",
"đưa triết học gần gũi với người đọc"
]
} |
Hơn 100 nghệ sĩ, ban nhạc hội tụ tại Chương trình Jazz Quốc tế lần thứ nhất - Nha Trang 2024 | NDO -Chương trình Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam sẽ kéo dài liên tục trong suốt 5 đêm, từ ngày 27/4 đến 1/5 tại thành phố Nha Trang,Khánh Hòa, đem đến cái nhìn toàn cảnh cho khán giả, du khách về sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của nhạc Jazz trên toàn thế giới và dòng chảy nhạc Jazz Việt Nam. | Ngày 15/4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp báo giới thiệu vềChương trình Jazz Quốc tếlần thứ I - Nha Trang 2024.Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định:Nhạc Jazzđang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tại các cơ sở đào tạo âm nhạc như Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hay Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đều có khoa nhạc Jazz.Lực lượng nghệ sĩ chơi Jazz ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Trong đó, có những nghệ sĩ, ban nhạc nổi tiếng, đạt đến trình độ khu vực, quốc tế. Rất nhiều du khách khi đến Việt Nam cũng đã tìm những chương trình biểu diễn nhạc Jazz để thưởng thức. Và đó là lí do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định phối hợp tổ chức Chương trình Jazz quốc tế lần thứ nhất năm 2024 tại Nha Trang.“Ban Tổ chức mong muốn qua chương trình có thể giới thiệu tới người dân, du khách những giai điệu Jazz đẹp của Việt Nam. Với việc mời các nghệ sĩ Jazz tên tuổi của thế giới tới Việt Nam biểu diễn, chương trình hi vọng sẽ tạo ra sân chơi nghệ thuật để các nghệ sĩ nhạc Jazz trong nước, quốc tế giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, đồng thời góp phần xây dựng văn hóa thưởng thức âm nhạc của công chúng, thu hút nhiều du khách trong nước, quốc tế đến với Nha Trang", Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.Toàn cảnh buổi họp báo.Theo đó, trong 5 đêm diễn, công chúng sẽ có cơ hội thưởng thức miễn phí những “bữa tiệc” âm nhạc Jazz đặc sắc, đa dạng về thể loại: từ Classic, Bossa Nova tới Jazz Funk, World Music…Nhạc sĩ Hoàng Anh Minh, Giám đốc Âm nhạc của chương trình cho biết, Ban Tổ chức đã và đang làm việc để mời nhiều nghệ sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng của Mỹ, Singapore, Hàn Quốc tới Việt Nam tham dự chương trình. Về phía Việt Nam sẽ có sự góp mặt của những ban nhạc, nghệ sĩ như: ban nhạc của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, ca sĩ Mỹ Linh, Phương Vy… Dự kiến, sẽ có hơn 100 nghệ sĩ, ban nhạc của Việt Nam và quốc tế đến với Chương trình Jazz Quốc tế.Để có thể phục vụ đông đảo công chúng và du khách, các đêm diễn của chương trình sẽ được tổ chức tại hai sân khấu ngoài trời của thành phố biển Nha Trang.Cụ thể, tại Quảng trường 2/4 (đường Trần Phú) sẽ diễn ra: đêm diễn khai mạc chủ đề “The spotlight off jazz” (ngày 27/4), đêm diễn “The Latin Night” (ngày 29/4); chương trình Bế mạc chủ đề “Jazz Flows” (ngày 1/5).Sân bóng Thanh Niên (phường Vĩnh Nguyên) sẽ là địa điểm diễn ra: đêm nhạc chủ đề “Living The Legend” (ngày 28/4); đêm nhạc chủ đề “The Collection” (ngày 30/4).Ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết: Chương trình Jazz Quốc tế hướng tới sẽ trở thành chuỗi hoạt động biểu diễn âm nhạc quy mô quốc tế được tổ chức thường niên tại thành phố biển Nha Trang, là điểm nhấn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đưa Nha Trang thành điểm đến của du lịch và âm nhạc.Qua chương trình, tỉnh Khánh Hòa cũng muốn giới thiệu tới nhân dân, du khách hình ảnh về một điểm đến an toàn, năng động, mến khách, tích cực phát triển và hội nhập bằng chính những giá trị bản sắc truyền thống. Chương trình cũng kỳ vọng sẽ đem đến cho du khách quốc tế những trải nghiệm mới về thành phố Nha Trang - Khánh Hòa, nơi thường xuyên có các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn để du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm, thưởng thức. | https://nhandan.vn/hon-100-nghe-si-ban-nhac-hoi-tu-tai-chuong-trinh-jazz-quoc-te-lan-thu-nhat-nha-trang-2024-post804866.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Chương trình Jazz quốc tế",
"Nha Trang",
"Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch"
]
} |
Tranh, ảnh nghệ thuật đặc sắc hội tụ về Lễ hội đền Trần Thái Bình | NDO -Mở đầu cho các hoạt động văn hóa phong phú diễn ra tạiLễ hội đền Trầntỉnh Thái Bình năm 2024 là triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng-mừng Xuân mang chủ đề "Sắc xuân" được khai mạc sáng 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần, thuộc xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnhThái Bình). | Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình cho biết: Đây là sự kiện văn hóa nằm trong chuỗi các hoạt động chính thức tạiLễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình; đồng thời là sân chơi bổ ích của giới họa sĩ và nghệ sĩ nhiếp ảnh trên địa bàn.Chỉ sau một thời gian phát động sáng tác, Ban tổ chức đã tuyển chọn được hơn 60 tác phẩm tiêu biểu để tổ chức triển lãm trưng bày phục vụ công chúng tại Lễ hội đền Trần.Tác phẩm "Sắc thắm mùa hoa" của tác giả Quang Thọ.Tác phẩm "Rước kiệu chùa Phượng Vũ" của tác giả Quang Viện.Với chủ đề "Sắc xuân", các họa sĩ và nghệ sĩ nhiếp ảnh đã dày công khai thác, dụng công để hoàn thiện các tác phẩm mang hơi thở của mùa xuân trên mọi vùng quê lúa Thái Bình cũng như tại mọi miền đất nước.Công chúng thưởng ngoạn triển lãm bị cuốn hút vào sắc xuân của những thiếu nữ trên cánh đồng hoa khoe sắc; những bản làng đỏ thắm hoa đào bung nở trong nắng sớm; hay như được hòa mình vào lễ hội làng rộn ràng ngày xuân với hình ảnh rước kiệu, đấu vật, cờ người quyện hồn quê hương.Giới họa sĩ, nghệ sĩ rất chờ đợi sự kiện này, bởi đây là cơ hội quý giá để các tác phẩm tiếp cận gần nhất đến công chúng.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, họa sĩ Hoàng Trung Dũng chia sẻ: "Đây là lần thứ 2 Hội Văn học nghệ thuật tổ chức triển lãm trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật đến với công chúng ở vùng đất linh thiêng Hưng Hà. Hy vọng những tác phẩm trưng bày lan tỏa được tình yêu trong nghệ thuật, trong hội họa và trong nhiếp ảnh đến với công chúng một cách gần nhất".Tác phẩm "Xuân phố Cáo" của tác giả Ngô Cảnh.Theo quan sát, trong buổi sáng triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật có khá đông khách du lịch ghé thăm thưởng lãm, cảm nhận về đất và người Thái Bình thông qua các tác phẩm được giới nghệ sĩ dày công đầu tư sáng tác trong thời gian qua.Triển lãm sẽ diễn ra trong suốt 5 ngày tổ chức Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024. | https://nhandan.vn/tranh-anh-nghe-thuat-dac-sac-hoi-tu-ve-le-hoi-den-tran-thai-binh-post797109.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"triển lãm",
"Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình",
"họa sĩ",
"sắc xuân",
"tỉnh Thái Bình"
]
} |
Hoàn thiện dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội | NDO -Sáng 12/3, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự ánLuật Di sản văn hóa(sửa đổi), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh. | Để chuẩn bị cho Hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành kế hoạch về tổ chức phản biện xã hội đối vớidự án Luật; đồng thời, tổ chức nghiên cứu, họp các chuyên gia để xác định những nội dung trọng tâm cần phản biện.Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về phạm vi, đối tượng điều chỉnh và bố cục của dự án Luật; sự bảo đảm, phù hợp văn bản của Đảng, tính hợp hiến, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật cũng như tính phù hợp với cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.Cùng với đó, các đại biểu cũng đã cho ý kiến về các quy định liên quan đến quyền con người, trong đó tập trung phản biện xã hội quyền hưởng thụ, tiếp cận và sử dụng các di sản văn hóa; các quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa của tổ chức, cá nhân trong dự án Luật.Tin liên quanSửa Luật Di sản văn hóa cần tham khảo quốc tếNhiều đại biểu bày tỏ quan tâm về quy định liên quan các loại hình di sản văn hóa vật thể; việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, giá trị di sản văn hóa do Nhà nước, tư nhân quản lý; các loại hìnhdi sản văn hóa phi vật thể.Bên cạnh đó, một số ý kiến đã tập trung làm rõ việc bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong các quy định về quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa do các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo quản lý; điều kiện bảo đảm nguồn lực và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ di sản văn hóa; vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong dự án Luật... | https://nhandan.vn/hoan-thien-du-an-luat-di-san-van-hoa-sua-doi-truoc-khi-trinh-quoc-hoi-post799583.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Luật Di sản văn hóa",
"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam",
"Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)",
"di sản văn hóa"
]
} |
Bùng nổ đêm khai mạc Amazing Bình Định Fest 2024 | NDO -Tối 22/3, tại vịnh Thị Nại, thành phố Quy Nhơn,tỉnh Bình Địnhlong trọng tổ chức khai mạc Tuần lễ Thể thao, văn hóa và du lịch Bình Định 2024 (Amazing Bình Định Fest 2024). Đây là sự kiện văn hóa thể thao nổi bật, mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu du lịch năm 2024 của tỉnh. | Tuần lễAmazing Bình Định Fest 2024bắt đầu từ ngày 22/3 đến ngày 31/3 gồm nhiều sự kiện, hoạt động phong phú, đa dạng, gồm chuỗi sự kiện giao lưu, kết nối văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Định.Với các chương trình chính mang chủ đề“Tinh hoa Đất Võ”,Amazing Bình Định Fest 2024 cũng là hoạt động đồng hành cùng Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024 nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch và tinh thần thể thao của vùng đất, con người Bình Định.Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng lễ khai mạc.Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024 có các sự kiện chính như: Lễ hội Văn hóa ẩm thực; Tiệc Buffet 77 món đặc sản tinh hoa Bình Định; Đêm nhạc quốc tế; Đêm Võ đài Bình Định; Chương trình Aquabike Show; Biểu diễn ánh sáng nghệ thuật bằng thiết bị bay không người lái Drone Light và Dù lượn có động cơ; Hội nghị xúc tiến đầu tư; Hội nghị xúc tiến thương mại với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Canada; Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền trung.Trong khuôn khổ tuần lễ này, còn có các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch bên lề đặc sắc như: Giải Việt dã với chủ đề “Chạy vì sức khỏe cộng đồng”; Chương trình Carnival đường phố; Chương trình âm nhạc đường phố và Biểu diễn nghệ thuật “Sáng mãi một tình yêu Quy Nhơn”; Giải đua thuyền truyền thống... hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng thắp đuốc khai mạc.Điểm nhấn của Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024 là Giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024, bao gồm Giải vô địch thế giới mô-tô nước ABP Aquabike(diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3)vàGiải vô địch thế giới thuyền máy công thức 1 UIM F1H2O(diễn ra từ ngày 29 đến ngày 31/3).Bình Định là địa phương đầu tiên của Việt Nam đăng cai Chặng đua của Giải vô địch thế giới thể thao dưới nước và vinh dự, tự hào hơn khi có đội đua thuyền máy đầu tiên của nước chủ nhà - Đội đua thuyền máy F1H20 Bình Định - Việt Nam cùng tranh tài.Đây là sự kiện thể thao đặc biệt, đẳng cấp, với sự tham dự của các tay đua hàng đầu trên thế giới, đồng thời là cơ hội tuyệt vời cho những người yêu thích môn thể thao dưới nước trong và ngoài nước được trực tiếp chứng kiến những cuộc đua đầy kịch tính.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn phát biểu tại lễ khai mạc.Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, giải đua hứa hẹn sẽ mở ra bước ngoặt cho thể thao biển ở Việt Nam, đưa mô hình mới về kinh tế thể thao gắn với các sự kiện quốc tế lan tỏa ra cả nước. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để quý vị đại biểu, khách quý, các vận động viên, du khách có giây phút trải nghiệm thú vị tại vịnh Thị Nại, thưởng thức những hương vị ẩm thực độc đáo, riêng có của vùng “đất võ trời văn”, từ đó mang đến những phút giải trí đầy màu sắc và hấp dẫn, kịch tính.Các hoạt động về văn hoá, nghệ thuật sẽ được diễn ra vào các buổi tối từ ngày 23/3 cho đến hết ngày 31/3, có thể kể đến một số điểm nhấn như: Amazing Binh Dinh Fest; hoạt động âm nhạc đường phố; Đêm võ đài Bình Định; Carnival đường phố; Đêm nhạc quốc tế với những ngôi sao nổi tiếng thế giới...Sự kiện thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham gia.Vào đêm bế mạc chương trình, tỉnh Bình Định cũng sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp như là lời chào thân ái gửi tới những du khách trong và ngoài nước. Theo đó, pháo hoa tầm thấp (thời gian 7 phút, số lượng 80 giàn) được bắn tại sân khấu vịnh Thị Nại vào hôm khai mạc và bế mạc (tối 31/3) Amazing Bình Định Fest 2024. Đây sẽ là những show diễn ấn tượng, mãn nhãn phục vụ du khách trong và ngoài nước đến với Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest. | https://nhandan.vn/bung-no-dem-khai-mac-amazing-binh-dinh-fest-2024-post801173.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"vịnh Thị Nại",
"Quy Nhơn",
"Amazing Bình Định Fest",
"H1F20",
"đua thuyền máy công thức 1",
"kinh tế thể thao"
]
} |
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí | NDO -Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạcDiễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí. | Tới dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tậpBáo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịchỦy ban Quốc gia về Chuyển đổi số.Cùng dự còn có các đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng đại diện các cơ quan báo chí, quản lý báo chí, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương.Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024.Báo chí cách mạng Việt Nam đang chạm mốc 100 năm. Trải qua hành trình phát triển gần một thế kỷ, báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng thể hiện rõ tính định hướng, đề cao sứ mệnh, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước khẳng định tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, đóng góp rất quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, dân tộc.Trong giai đoạn hiện nay, báo chí đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng và làm chủ công nghệ truyền thông hiện đại với sự ra đời nhiều chương trình, sản phẩm mới, lan tỏa sâu rộng trên các nền tảng số, có hiệu ứng tốt trong xã hội.Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các loại hình thông tin mới như mạng xã hội, hiện tại đang là thời điểm vô cùng khó khăn của báo chí thế giới cũng như báo chí Việt Nam do sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi trong thói quen và hành vi tiêu dùng thông tin của công chúng, lại thêm cả sự phát triển tràn lan của thông tin giả, thông tin sai lệch khiến cho niềm tin của xã hội đối với báo chí bị giảm sút, trong khi đó nguồn thu quảng cáo càng ngày càng sụt giảm với mọi loại hình báo chí, kể cả điện tử. Báo chí mang lại thông tin hữu ích cho xã hội, nhưng vai trò quan trọng và sức mạnh hàng trăm năm qua đang bị đe dọa bởi những biến chuyển liên tục, đặc biệt trong khoảng 1 thập niên trở lại đây.Quang cảnh lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí Việt Nam năm 2024.Thực tế cấp bách đó cũng chính là lý do, trong khuôn khổHội Báo toàn quốc2024, Hội Nhà báo Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Báo chí toàn quốc. Diễn đàn sẽ diễn ra trong 2 ngày với 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc và bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.Tổ chức Diễn đàn Báo chí toàn quốc, Hội Nhà báo Việt Nam kỳ vọng đây sẽ là Diễn đàn thường niên bàn về các vấn đề liên quan đến đời sống báo chí đang được giới báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế quan tâm đồng thời Diễn đàn cũng sẽ là điểm hẹn tăng cường giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, những người làm báo cũng như các chuyên gia truyền thông, công nghệ.ĐẦU TƯ VÀO CÔNG NGHỆ SỐ, NHÂN LỰC SỐ, DỮ LIỆU SỐ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO LÀ ĐẦU TƯ VÌ TƯƠNG LAI BÁO CHÍPhát biểu khai mạc Diễn đàn, đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh luôn xem báo chí cách mạng là lực lượng cơ hữu đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Thành phố.Thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như những khó khăn mà Thành phố đang gặp phải, đồng chí Phan Văn Mãi bày tỏ mong muốn báo chí tiếp tục quan tâm hơn nữa, giúp Thành phố nhận diện rõ hơn các điểm nghẽn chiến lược, nhìn rõ hơn định hướng, giải pháp cho chặng đường phát triển sắp tới.Đồng chí đề nghị đội ngũ những người làm báo tiếp tục đồng hành, góp ý cho Thành phố những cách làm mới, sáng tạo; đồng thời, có những phân tích, gợi ý thêm để làm sao khơi lên được các động lực bên trong giúp cho sự phát triển của Thành phố.Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phát biểu chào mừng Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024.Đồng chí Phan Văn Mãi cho biết, 2025 là năm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động kỷ niệm, chào mừng, từ sáng tác văn học nghệ thuật đến phát động phong trào thi đua đặc biệt, triển khai các công trình, dự án…Đồng chí mong muốn báo chí chung tay trong những hoạt động kỷ niệm này, không chỉ ở góc độ tuyên truyền, lan tỏa thông tin mà có thể tham gia trực tiếp, sâu hơn vào các hoạt động thiết thực chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất là đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông và tạo ra sự thay đổi căn bản của lĩnh vực này. Không gian mạng bây giờ là trận địa chính, là trận chiến chính của báo chí. Nguồn thu chính của báo chí rồi cũng sẽ đến từ không gian mạng.“Công nghệ số lấy đi một số việc cũ nhưng cũng tạo ra những việc mới. Vậy là báo chí phải làm những việc mới”, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng nói và nêu rõ, đổi mới báo chí nằm ở chỗ báo chí phải làm hơn những gì mình đang làm. Báo chí cần một không gian rộng hơn là đưa tin “Ai, cái gì, khi nào và ở đâu”.Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại sự kiện.Báo chí muốn phát triển thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới và cần động lực mới. Không gian mới là không gian số. Lực lượng sản xuất mới là công nghệ số. Nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số. Yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số.“Bởi vậy, đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số, dữ liệu số và đổi mới sáng tạo số sẽ là đầu tư vì tương lai của báo chí”, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, những khó khăn và những vấn đề của báo chí gần đây không làm giảm đi vai trò của báo chí như một số người nghĩ , mà chỉ nói lên một điều là báo chí cần phải đổi mới. Không thay đổi thì sẽ bị thay thế.Công nghệ số, internet và truyền thông xã hội là những cú huých mạnh mẽ để đổi mới báo chí. Sự đổi mới này sẽ chỉ làm tăng lên vai trò và sự đóng góp của báo chí cách mạng vào sự nghiệp xây dựng Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, báo chí muốn đổi mới thì phải tìm về và giữ vững những giá trị cốt lõi và sứ mệnh ban đầu của báo chí cách mạng. “Giữ cái bất biến này để ứng vạn biến. Cái vạn biến này chính là cách mà chúng ta làm báo. Không gian sáng tạo vô hạn của chúng ta là ở đây. Công cụ để thực hiện sự sáng tạo vô hạn đó chủ yếu là công nghệ số”, đồng chí nhấn mạnh.Chủ đề: Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024Ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024: Khẳng định báo chí đồng hành và kết nối[Ảnh] Toàn cảnh lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024Báo chí phải bám sát hơi thở cuộc sống, kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân ái trong xã hộiBÁO CHÍ VIỆT NAM ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI LỚNĐồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định hiện nay, báo chí đang đứng trước những thách thức cũng như cơ hội lớn.Trình bày kết quả khảo sát được Hội Nhà báo Việt Nam thực hiện trong năm 2023, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chỉ rõ xu hướng phát triển cũng như bức tranh toàn diện của nền báo chí Việt Nam hiện nay. Đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức cũng như cơ hội lớn mà báo chí Việt Nam nói riêng, báo chí thế giới nói chung đang phải đối mặt.Đồng chí Lê Quốc Minh trình bày tại sự kiện.Thứ nhất, là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI. Khẳng định, AI đang góp phần cải thiện công việc của nhà báo, đồng chí cũng cho rằng: AI mang lại tiềm năng to lớn cho thế giới và cho nghề báo, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro, do đó, cần phải hết sức thận trọng. Nhiều tòa soạn lớn trên thế giới cũng có chung nỗi lo trước những rủi ro mà AI có thể mang lại, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nội dung.Thứ hai, hiện nay, báo chí thế giới cũng phải đối mặt với vấn nạn tin giả. Nhiều đối tượng đã sử dụng AI để bóp méo hình ảnh, tạo ra deep fake gây ra hậu quả nghiêm trọng.Thứ ba, việc ngày càng có nhiều thiết bị mới xuất hiện đã và đang tạo ra cơ hội lớn cho báo chí phát triển."Trong năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến sự xuất hiện của những thiết bị mới ngoài điện thoại thông minh, sử dụng các cách thức tương tác như ra lệnh bằng giọng nói, chuyển động của mắt hoặc tay", đồng chí Lê Quốc Minh thông tin.Đồng chí Lê Quốc Minh chỉ ra những thách thức cũng như cơ hội mà báo chí Việt Nam nói riêng, báo chí thế giới nói chung đang phải đối mặt.Nói về những việc cần làm ngay trong thời gian tới, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Các cơ quan báo chí cần phải thúc đẩy để ban hành những quy định pháp lý nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của báo chí, để không bị sử dụng và phân tích bởi các hệ thống AI mà không có sự chấp thuận và không có đền bù tài chính thỏa đáng.Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần tìm ra thị trường ngách, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới. Cần xác định rõ đối tượng độc giả để có thể phát triển những mô hình kinh tế báo chí với biên lợi nhuận cao, người dùng trung thành hoặc mối quan hệ trực tiếp với các nhà quảng cáo cụ thể mà không bị lệ thuộc vào các nền tảng công nghệ.Đồng chí gợi ý, ngoài quảng cáo, các cơ quan cần tìm kiếm các nguồn doanh thu khác, trong đó phải coi doanh thu từ độc giả phải được coi là chiến lược bền vững hàng đầu.Tiếp theo, ưu tiên Digital nhưng không có nghĩa là ưu tiên mạng xã hội. Đồng chí cho rằng, đã đến lúc cần kéo độc giả trở lại với website của báo chí.Thêm nữa, đồng chí cho rằng, báo in cần được nâng niu và đối xử như một sản phẩm cao cấp, mang lại những thông tin giá trị với chiều sâu cùng sự hiểu biết mà chỉ con người mới có thể mang lại.Diễn đàn Báo chí Toàn quốc sẽ diễn ra trong 2 ngày với 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc và bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí. Tổ chức Diễn đàn Báo chí Toàn quốc, Hội Nhà báo Việt Nam kỳ vọng đây sẽ là Diễn đàn thường niên bàn về các vấn đề liên quan đến đời sống báo chí đang được giới báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế quan tâm đồng thời Diễn đàn cũng sẽ là điểm hẹn tăng cường giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, những người làm báo cũng như các chuyên gia truyền thông, công nghệ. | https://nhandan.vn/dien-dan-bao-chi-toan-quoc-nam-2024-ban-thao-ve-thach-thuc-va-co-hoi-cua-bao-chi-post800135.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Diễn đàn báo chí Việt Nam năm 2024",
"Hội Báo toàn quốc năm 2024",
"TP Hồ Chí Minh"
]
} |
Giá trị đặc biệt từ những kỷ niệm về Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng | NDO -Ở bất cứ nơi đâu trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - nơi Bác đã ở và làm việc trong suốt 15 năm cuối cùng của cuộc đời, đều chứa đựng những kỷ niệm về Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng, nhất là vào dịp Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6 hằng năm. | Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình yêu thương đặc biệt. Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi,Chủ tịch Hồ Chí Minhchuyển về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch. Tuy bận rộn với biết bao công việc quan trọng, Người vẫn luôn dành thời gian quan tâm, chăm sóc các cháu thiếu niên, nhi đồng.Nhân NgàyQuốc tế Thiếu nhinăm 1955, Bác Hồ có thư gửi cho các cháu và cán bộ các trường miền nam. Bác khuyên: "Trước hết, các cháu phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ. Đoàn kết giữa các cháu lớn và các cháu bé... giữa các cháu vùng này với các cháu vùng khác... giữa các cháu và các cô, các chú cán bộ". Bác nhắc các cháu thiếu nhi các trường miền nam phải "yêu lao động, giữ kỷ luật. Chớ tự do phóng túng, phải tự lực cánh sinh... Các cháu nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc...". Người cũng căn dặn các cô, các chú cán bộ "thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình".Tin liên quanĐa dạng các hình thức thể hiện tình yêu của thiếu nhi với Bác HồCũng ngày 1/6/1955, Bác Hồ có bài viết “1-6” đăng trên Báo Nhân Dân số 455. Bác nhắn nhủ các bậc phụ huynh, các đoàn thể, tổ chức về trách nhiệm với các em nhi đồng. Theo Bác, để chăm sóc và giáo dục các cháu thiếu niên, nhi đồng thành những người công dân tốt, đòi hỏi phải có phương pháp tốt, cách giáo dục tốt.Người cho rằng chăm sóc, giáo dụcthiếu niên, nhi đồnglà một môn khoa học đặc biệt, trước hết phải hiểu được tâm lý trẻ và có phương pháp, cách thức giáo dục phù hợp để phát huy tính sáng tạo, thông minh đối với trẻ em: "phải lấy tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em "5 điều yêu: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công"; "phải khéo nuôi dạy giúp cho nhi đồng phát triển sức khoẻ và trí óc, thành những trẻ em có 4 tính tốt: hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà"; và có "tư cách của con người mới: không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan".Buổi chiều, dù bận rộn nhiều việc, Người vẫn dành thời gian đón các cháu thiếu nhi và cùng vui chơi với các cháu ở vườn trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Qua đó, chúng ta thấy được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt mà Bác dành cho các cháu nhi đồng.Bác Hồ với các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh)Tòa nhà Phủ Chủ tịch bề thế, uy nghi là nơi đã diễn ra những hoạt động đối nội, đối ngoại của Bác trên cương vị người đứng đầu Đảng, đứng đầu Nhà nước. Căn phòng sang trọng nhất, nơi có 5 vòm cửa lớn ở chính diện tòa nhà là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước như: những phiên họp của Hội đồng Chính Phủ, Quốc hội và cũng là nơi trang trọng để đón tiếp các Nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ Đảng các nước anh em, các đại sứ đến trình quốc thư.Vậy nhưng, nhân dịp kỷ niệm Ngày quốc tế Thiếu nhi năm 1961, Bác đã dành nơi đặc biệt này cho các cháu vui chơi và triển lãm "Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy". Trong 20 ngày, có gần 10 vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và vui chơi trong dịp hè. Trung tâm triển lãm chính là phòng khách sang trọng của ngôi nhà. Nhiều em lần đầu tiên được đến nơi này thích lắm, chỗ nào cũng sờ, sung sướng lăn cả ra nhà, ra bãi cỏ.Những tiếng hát, tiếng cười nói vang vang, đúng là ngày hội. Có đồng chí sợ tiếng loa làm ảnh hưởng sang các cơ quan chung quanh nên xin Bác bỏ bớt loa đi, nhưng Bác bảo: "Triển lãm của các cháu phải để loa mới vui". Bác còn nhắc phải có nhiều kem, si-rô, nước và bánh kẹo để phục vụ các cháu…Vào dịp sinh nhật mình, Bác thường lấy lý do "đi công tác xa" để tránh sự chúc thọ rườm rà, nhưng mỗi khi đến dịp Quốc tế Thiếu nhi, dù bận đến mấy, Bác vẫn dành thời gian vui chơi với các cháu nhỏ. Có những lần Bác đón các cháu vào chơi tại Phủ Chủ tịch, trong vườn Bác, có những lần Người đến tận các trường học, trại thiếu nhi để thăm hỏi các cháu. Trong những bức thư gửi thiếu niên, nhi đồng, cuối thư, Bác thường hay viết: "Bác yêu các cháu rất nhiều", hay "Bác hôn các cháu!".Những ngày tháng cuối cùng, Bác vẫn dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho các cháu thiếu nhi. Ngày 31/5/1969, các em học sinh thuộc hệ sơ trung của Trường Âm nhạc Việt Nam vinh dự được vào Phủ Chủ tịch biểu diễn. Hôm ấy, tuy sức khỏe Bác đã yếu nhưng Bác vẫn rất vui khi thấy các cháu biểu diễn. Bác trìu mến gọi các cháu là "những nghệ sĩ tí hon", "những nghệ sĩ tương lai". Bác căn dặn: "Các cháu phải học giỏi để sau này phục vụ nhân dân"…Ngày 1/6/1969, Bác Hồ đã viết bài "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng" đăng Báo Nhân Dân, số 5526. Bác viết: "Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ"…Những kỷ niệm, bức thư, bài viết Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng mỗi dịp Tết thiếu nhi từ nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch đều thấm đẫm tình yêu thương sâu sắc của Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người.Trong bản Di chúc Bác để lại trước lúc đi xa, Người không quên gửi những lời yêu thương nhất cho các cháu: "Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…".Thấm nhuần tư tưởng của Bác "Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân", Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhiều cháu thiếu niên, nhi đồng đã đạt được những thành tích xuất sắc trên nhiều các lĩnh vực, làm rạng danh đất nước, đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, đó chính là điều mà Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. | https://nhandan.vn/gia-tri-dac-biet-nhung-ky-niem-ve-bac-ho-voi-thieu-nien-nhi-dong-post812189.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Bác Hồ với thiếu nhi",
"Thư Bác Hồ",
"Phủ Chủ tịch",
"Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6"
]
} |
[Ảnh] Ấn tượng Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia-Điện Biên và khai mạc Lễ hội Hoa Ban 2024 | NDO -Tối 16/3, trên quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức trọng thể Lễ Khai mạcNăm Du lịch Quốc gia-Điện Biênvà Lễ hội Hoa Ban 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ-Trải nghiệm bất tận”. | Chương trình là sự kiện thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn:70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/2024); 115 năm Ngày thành lập tỉnh Điện Biên (28/6/2024) và 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/2024); đồng thời là hoạt động cụ thể tiếp tục thực hiện mục tiêu “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển” mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.Chương trình nghệ thuật gồm các tiết mục khắc ghi công lao hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh trong chiến dịch Điện Biên Phủ...Chương trình nghệ thuật tại lễ Khai mạc Năm du lịch Quốc gia-Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban Điện Biên 2024 có chủ đề “Về miền Hoa Ban”. Chương trình gồm 3 chương với 19 cảnh diễn đem đến cho người xem vẻ đẹp về thiên nhiên, con người mọi vùng miền trong cả nước.Hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên tham gia chương trình nghệ thuật trong đêm khai mạc.Trong đó, chương 1 với chủ đề “Điện Biên - miền đất huyền thoại” khắc họa không gian văn hóa đa dạng về vẻ đẹp phong cảnh, truyền thống, lịch sử tâm linh và huyền thoại về các anh hùng giữ nước bảo vệ quê hương; chương 2 có chủ đề “Điện Biên - Du lịch theo những cánh bay”, giới thiệu du lịch Việt Nam theo các tuyến du lịch hàng không mà khách du lịch có thể lựa chọn theo những cánh bay tới khắp vùng miền để thưởng thức, trải nghiệm văn hóa, khám phá lịch sử các vùng đất lịch sử; trong đó có du lịch theo những cánh bay về với Điện Biên lịch sử, anh hùng.Văn hóa độc đáo các dân tộc, các vùng miền trong cả nước được khắc họa đậm nét qua các tiết mục.Chương 3 có chủ đề “Điện Biên - kết nối những mùa hoa” đem đến cho người xem, nhân dân, du khách khắp mọi miền trong nước, thế giới về hình ảnh Điện Biên ngày mới với khát vọng hòa bình, phát triển và kết nối muôn phương cùng nhau gìn giữ thái bình thịnh vượng.Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phác họa đậm nét qua các tiết mục nghệ thuật tại Lễ khai mạc.Đặc biệt, sau chương trình nghệ thuật đặc sắc là màn bắn pháo hoa tầm thấp, trình diễn nghệ thuật ánh sáng bằng máy bay không người lái.Vòng xòe đoàn kết khép lại chương trình.Rất đông nhân dân, du khách tham dự chương trình tại quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. | https://nhandan.vn/anh-an-tuong-le-khai-mac-nam-du-lich-quoc-gia-dien-bien-va-khai-mac-le-hoi-hoa-ban-2024-post800313.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Điện Biên",
"Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên",
"Chiến thắng Điện Biên Phủ"
]
} |
Sôi nổi hoạt động văn nghệ nhân kỷ niệm 63 năm thành lập quận Hoàn Kiếm | NDO -Quận Hoàn Kiếm là vùng lõi của văn hóa Thăng Long-Hà Nội. Nhân dịp 63 năm thành lập (31/5/1961-31/5/2024), người dân trên địa bàn quận đã đem đến công chúng những tiết mục văn nghệ hấp dẫn. | Nhân dịp kỷ niệm 63 năm Ngày thành lậpquận Hoàn Kiếm(31/5/1961-31/5/2024), tối 31/5, tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng với chủ đề “Hà Nội-Niềm tin và hy vọng”. Liên hoan có sự góp mặt của 18 đội đến từ 18 phường trong quận Hoàn Kiếm.Cách đây 63 năm, thực hiện chủ trương xây dựng, mở rộng Thủ đô của Bộ Chính trị và Nghị quyết của kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa II, ngày 31/5/1961, Chính phủ đã ra quyết định về tổ chức hành chính thành phố Hà Nội gồm 4 khu phố nội thành (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng) và 4 huyện: Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh.Đến năm 1981, bộ máy chính quyền thành phố được tổ chức thống nhất thành 3 cấp, khu phố Hoàn Kiếm chuyển thành quận Hoàn Kiếm.Đông đảo công chúng và khách du lịch thưởng thức các tiết mục văn nghệ.Phát huy truyền thống cách mạng, cán bộ và nhân dân trong quận luôn đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quận ngày càng phát triển, xứng đáng với vị thế quận trung tâm của Thủ đô. Đặc biệt, sau hơn gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm đã đổi mới toàn diện.Quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu thành phố về thu ngân sách.Năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 15.980 tỷ đồng, đạt 100,3% dự toán.Những tiết mục thể hiện bề dày truyền thống văn hóa của Hoàn Kiếm.Hoàn Kiếm tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, nhất là văn hóa của khu phố cổ - văn hóa Thăng Long - Kẻ Chợ để thu hút du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa, trở thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn nhất của Thủ đô.Ban Tổ chức vinh danh những đơn vị có tiết mục hấp dẫn.Liên hoan nghệ thuật quần chúng là ngày hội của toàn dân nhằm tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng; truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, chung sức đồng lòng xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trên tiến trình hội nhập và phát triển.Tham gia vòng chung khảo Liên hoan nghệ thuật quần chúng của quận là 18 đội đến từ 18 phường trong quận Hoàn Kiếm, với 36 tiết mục được lựa chọn từ cơ sở gồm nhiều thể loại phong phú như đồng ca, hợp xướng, múa, trống hội, nghệ thuật sáng tạo.....Các tiết mục tham dự Liên hoan đa dạng về nội dung với chủ đề: ca ngợi Việt Nam - Đất nước, con người; ca ngợi công cuộc đấu tranh hào hùng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Bác Hồ kính yêu; kiến thiết đất nước, vì một Việt Nam hùng cường; ca ngợi Thủ đô Hà Nội “Thành phố vì hòa bình - Thành phố sáng tạo”, “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong hội nhập và phát triển; ca ngợi người Hoàn Kiếm thanh lịch, văn minh với những giá trị truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và các tiết mục mới, sáng tạo.Liên hoan cũng là dịp để biểu dương, khích lệ những diễn viên không chuyên, những hạt nhân văn hóa, văn nghệ ở cơ sở; là cơ hội để các đơn vị, diễn viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của quận, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân chào mừng kỷ niệm 63 năm Ngày thành lập quận Hoàn Kiếm và 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.Diễn ra trong không gian phố đi bộ vào dịp cuối tuần, Liên hoan đã thu hút đông đảo công chúng Thủ đô và khách quốc tế, tạo một không gian nghệ thuật hấp dẫn cho người dân. | https://nhandan.vn/soi-noi-hoat-dong-van-nghe-nhan-ky-niem-63-nam-thanh-lap-quan-hoan-kiem-post812155.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"phố cổ Hà Nội",
"văn hóa Hà Nội",
"63 năm thành lập quận Hoàn Kiếm"
]
} |
“Bad Boys: Ride or Die”: Cặp bài trùng Will Smith – Martin Lawrence làm bùng nổ rạp chiếu | NDO -Bộ phim của hãng Sony và Columbia “Bad Boys: Ride or Die” ghi dấu ấn sự tái hợp của cặp bài trùng Will Smith – Martin Lawrence, đã làm bùng nổ các rạp chiếu Bắc Mỹ trong những ngày đầu công chiếu, với doanh thu tại Bắc Mỹ tính đến nay là khoảng hơn 21 triệu USD. | Sau 4 năm kể từ “Bad Boy for life”, cặp cảnh sát “lầy lội” Mike (Will Smith) và Marcus (Martin Lawrence) chính thức tái ngộ người hâm mộ trong một hành trình mới mang tên “Bad Boys: Ride Or Die” (Chơi Hay Bị Xơi) bùng nổ hơn, hài hước hơn và giữ vững phong độ của thương hiệu hành động hài được yêu thích nhất trên toàn thế giới.“Bad Boys” được đạo diễn Michael Bay thực hiện từ năm 1995. Ngay từ lần xuất hiện đầu tiên, “Bad Boys” nhanh chóng thu hút khán giả nhờ màn kết hợp ăn ý của Will và Martin bên cạnh những phân cảnh cháy nổ đã mắt cùng nhịp phim hành động lôi cuốn. Sau 3 phần phim, sự tung hứng của Mike (Will Smith) và Marcus (Martin Lawrence) thu về hơn 840 triệu USD tại phòng vé toàn cầu.Trải qua 29 năm kể từ loạt phim đầu tiên ra mắt, “Bad Boys: Ride or Die” với sự hội ngộ của những tên tuổi đã làm nên loạt phim trở lại với khán giả trong một hành trình thú vị hơn với các mảng miếng bất ngờ, các cú “lật” khó đoán hoặc câu chuyện sâu sắc hơn.Điểm đáng chú ý khiến “Bad Boys: Ride Or Die” tăng sức hút của mình chính là việc tái ngộ của bộ đôi đạo diễn Adil và Bilall. Đây là cặp đôi đã mang đến màn khuấy đảo phòng vé cho “Bad Boys For Life” trước đó, đồng thời thoát khỏi chiếc bóng mà Michael Bay thiết lập với phần 1 và 2.Thừa hưởng từ tinh thần của thương hiệu “buddy cop”, “Bad Boys: Ride or Die” không có nhiều bất ngờ, nhưng rất hấp dẫn từ các phân cảnh hành động.Bắt nguồn từ việc cảnh sát quá cố Howard (Joe Pantoliano thủ vai) bị kết tội tham nhũng, Mike (Will Smith) và Marcus (Martin Lawrence) quyết tìm ra chân tướng sự thật, dù hiện tại họ đều là những người đàn ông bước qua độ tuổi trung niên và đã yên bề gia thất. Chính lựa chọn này đã biến họ từ cảnh sát điều tra trở thành những kẻ đào tẩu. Một bên phải nỗ lực minh oan cho người sếp quá cố, một bên cố tránh khỏi sự truy lùng của cảnh sát, một bên phải ra sức bảo vệ an toàn của người thân. Những gã trai hư muốn “về vườn” sẽ làm gì? Cách đặt vấn đề của “Bad Boys: Ride or Die” chính là cách đã giữ chân khán giả xuyên suốt thời lượng phim.Kịch bản phim đậm chất hành động, các pha cháy nổ vừa phải, không lạm dụng yếu tố bạo lực mà tôn trọng yếu tố hành động của thương hiệu khi vừa kết hợp góc quay truyền thống, vừa “đổi gió” cho người xem khi áp dụng góc nhìn người thứ nhất như các thể loại FPS (First Person Shooter) mà các game thủ vô cùng quen thuộc nhằm tạo cảm giác hồi hộp, chân thật. Ở những phân cảnh này, diễn viên vừa diễn vừa mang theo chiếc máy quay từ góc nhìn chính diện của mình, để mang lại cái nhìn thực tế nhất cho người xem.Đồng hành qua 4 phần phim, kéo dài hơn 2 thập kỷ tính từ lần hợp tác đầu tiên vào năm 1995, bộ đôi Mike Lowrey (Will Smith) và Marcus Burnett (Martin Lawrence) vẫn chứng tỏ được sự ăn ý khéo léo và duyên dáng với nhau, và đây chính là điểm sáng không thể bỏ qua khi nhắc đến thương hiệu “Bad Boys”.Với phần 4, Mike vừa lập gia đình với những nỗi hoang mang của một người đàn ông đã thành gia lập thất nhưng vẫn là một thanh tra nhiệt huyết, Marcus lại mang đến yếu tố bất ngờ với khoảnh khắc “giác ngộ” siêu hài hước, lột xác khỏi hình tượng điềm đạm của “Bad Boys For Life” mà quậy tới cùng với tinh thần YOLO. Sự tung hứng mượt mà của bộ đôi khiến cả mạch phim trở nên lôi cuốn, sôi nổi.Đề cao tính hài hước nhưng “Bad Boys: Ride or Die” tập trung mang lại tiếng cười chất lượng, có chiều sâu như đúng với lứa tuổi trưởng thành của nhân vật. Yếu tố hài hước chủ yếu là dựa vào các câu đối đáp của Mike, Marcus hay các tình huống hài tự nhiên được sắp xếp theo mạch phim, không sa đà vào hài hình thể và hay các từ lóng, chửi thề.“Tôi rất hào hứng với phần phim này. Chúng tôi muốn phim làm hài lòng người hâm mộ lâu năm với tinh thần chủ đạo đã giúp thương hiệu phim thành công. Nhưng chúng tôi cũng muốn thể hiện những trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi trưởng thành của nhân vật. Đó là một cách tạo ra hành trình vui vẻ và luôn thú vị. Đối với tôi, phần phim này giống như một loại bỏng ngô, ai ăn cũng được, kể cả những người sành ăn với một ít nước sốt đặc biệt được thêm vào” - Will Smith hài hước chia sẻ trong bài phỏng vấn liên quan đến phim.Hành động căng thẳng, cháy nổ tưng bừng, rượt đuổi nghẹt thở, sự tung hứng không thể ăn ý hơn đến từ Will Smith và Martin Lawrence, chất lượng diễn xuất của dàn sao, những yếu tố này đã đưa bộ phim lên top ăn khách hàng đầu ở Bắc Mỹ.Ở Việt Nam, phim vừa ra rạp ngày 7/6 và đã nhanh chóng giữ vị trí số 5 trên bảng xếp hạng doanh thu của Box Office Việt Nam với doanh thu hơn 3,4 tỷ đồng chỉ sau hơn 1 ngày. Sức hút của Will Smith dường như vẫn chưa giảm, nhất là khi bộ phim ghi dấu ấn sự trở lại của anh sausự cốtrên sân khấu lễ trao giải Oscar năm2022. | https://nhandan.vn/bad-boys-ride-or-die-cap-bai-trung-will-smith-martin-lawrence-lam-bung-no-rap-chieu-post813462.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"phim chiếu rạp",
"“Bad Boys: Ride or Die”",
"Will Smith",
"Martin Lawrence",
"Galaxy"
]
} |
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi: Danh hiệu NSƯT là áp lực và cũng là động lực cống hiến | NDO -Trong đợt trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT vừa qua, ca sĩVũ Thắng Lợivinh dự được là một trong số 389 nghệ sĩ được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý NSƯT. Đối với anh, đó là sự tự hào, là áp lực nhưng cũng là động lực để tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa trong sự nghiệp nghệ thuật của mình. | Vũ Thắng Lợi là một trong số các ca sĩ hát dòng nhạc đỏ để lại ấn tượng với khán giả. Mới đây nhất, show diễn“Quê hương”do Vũ Thắng Lợi thực hiện đúng dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân (22/12) đã tạo một dấu ấn son trong sự nghiệp của anh, với quyết tâm theo đuổi dòng nhạc cách mạng, dòng nhạc quê hương.Ca sĩ Vũ Thắng Lợi đã có 20 năm hoạt động trên con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, với anh, ngoài giọng hát trời phú cho, còn là sự rèn giũa, học hỏi và phấn đấu không ngừng nghỉ. Anh còn tìm tòi, khám phá, để tạo nên bản thân mình như một giọng hát đa màu sắc, đa phong cách trên sân khấu âm nhạc. Đó là một Vũ Thắng Lợi sang trọng, hào sảng, kỹ thuật và đầy nội lực trong những tác phẩm âm nhạc thính phòng, cách mạng; lúc lại uyển chuyển, mộc mạc, lãng mạn trữ tình giàu cảm xúc; đôi khi nghệ sĩ lại trẻ trung, sôi động và tràn đầy năng lượng trong những sáng tác nhạc trẻ.Ca sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Thắng Lợi.Là giọng solist chính của Đoàn Văn công Quân khu 2, Vũ Thắng Lợi cũng là ca sĩ-chiến sĩ hiếm hoi ham học hỏi và đến nay đã tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Nghệ thuật biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.Với Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Thắng Lợi, ngoài sức cống hiến, đam mê và tận tâm phục vụ công chúng, thì những kiến thức mới trong nghệ thuật cũng là điều luôn cần thiết để người nghệ sĩ nâng cao chuyên môn, trình độ để có thể vững chãi, tự tin trên chặng đường nghệ thuật cống hiến cho sự phát triển của nghệ thuật nước nhà. Dù bận rộn với lịch kín những kế hoạch đi biểu diễn cán bộ, chiến sĩ và bà con ở địa bàn Đoàn đóng quân – mảnh đất Tây Bắc rộng dài, hay những chuyến biểu diễn phục vụ hải đảo, vùng cao, biên giới dài ngày; thậm chí là những chuyến đi cả tháng trời, nhưng Vũ Thắng Lợi luôn dành thời gian để học tập, nâng cao trình độ.Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Thắng Lợi luyện tập cho một đêm diễn.Bên cạnh đó, Vũ Thắng Lợi còn được giới làm nghề và khán giả biết đến là một trong những giọng ca nhạc đỏ chăm chỉ thực hiện những sản phẩm âm nhạc có quy mô lớn. Chàng ca sĩ xứ Nghệ luôn tự hào, cho đến nay có một “gia tài” âm nhạc khá ấn tượng. Đó là những liveshow âm nhạc riêng của mình lan tỏa giá trị nghệ thuật của âm nhạc và để lại dấu ấn như “Khát vọng”, “Hà Nội riêng tôi”, “Quê hương”; bên cạnh đó còn là những sản phẩm âm nhạc được đầu tư kỹ lưỡng, chất lượng như album “Tình ca”, “Khát vọng”… cùng rất nhiều những chương trình nghệ thuật lớn, nhỏ và các sản phẩm MV được ca sĩ biểu diễn và ra mắt người yêu nhạc.Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Thắng Lợi trong đêm diễn "Quê hương".Đặc biệt là album đĩa than “Quê” được Thắng Lợi kỳ công thực hiện, đưa đến người yêu nhạc một sản phẩm âm nhạc chất lượng cao mà không phải ca sĩ nhạc đỏ nào cũng “dám” đầu tư thực hiện. Thắng Lợi cũng là một trong gương mặt ca sĩ đạt được dấu ấn và ghi danh trong “Con đường âm nhạc”, do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và truyền hình trực tiếp trên VTV1.Một trong những mong mỏi của nam ca sĩ, là làm sao đưa được dòng nhạc đỏ, nhạc cách mạng đến gần hơn với giới trẻ. Anh từng chia sẻ mong muốn truyền tải những thông tích cực tới giới trẻ thông qua âm nhạc của mình. Trong đó, có tình yêu và cao hơn trong tình yêu đôi lứa có tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, tính vị tha, hướng thiện. Đó là những giá trị mà anh mong muốn gửi tới giới trẻ thông qua những sản phẩm âm nhạc kỳ công của mình.Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Thắng Lợi và ca sĩ Bùi Lê Mận.“Tôi nghĩ ai rồi cũng phải già, cũng đến một lứa tuổi nào đó phải chững lại và tự suy nghĩ, chiêm nghiệm. Tôi thấy, khi đến tầm tuổi này, mình mới bắt đầu ngẫm lại những điều được mất, những gì cho đi rồi sẽ được nhận lại, những sự đánh đổi khi mình rời xa quê hương. Tôi cứ theo đuổi dòng nhạc này, rồi đến lúc khán giả sẽ phải tìm về bản ngã của mình, như tình cảm quê hương, gia đình, tình cảm con người, những giá trị của văn hóa, nhân cách...” - anh nói.Vũ Thắng Lợi nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.Chính vì thế, trong niềm tự hào, hạnh phúc của nghệ sĩ được vinh danh, được phong tặng danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, Vũ Thắng Lợi có nhiều cảm xúc. Với anh, đây là danh hiệu anh thầm mơ từ khi mới chập chững vào nghề.“Đến thời điểm hiện tại, qua thời gian tích góp cho mình những thành công nhất định trong sự phấn đấu, được ghi nhận và được trao danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, tôi thấy trọng trách lớn hơn. Thêm danh hiệu, cũng là thêm trách nhiệm, áp lực và động lực để mỗi nghệ sĩ khi đứng trước khán giả, nhân dân càng phải thể hiện sự chỉn chu, tâm huyết, mực thước và sức cống hiến cho nhân dân, vì nhân dân” - Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Thắng Lợi bày tỏ.Cũng theo nghệ sĩ, danh hiệu Đảng, Nhà nước trao tặng còn là sự ghi nhận của khán giả. Nên khi nhận, bản thân nghệ sĩ cũng đau đáu: Mình đã xứng đáng với danh hiệu hay chưa? Phải tiếp tục cống hiến như thế nào để đáp ứng được sự tin yêu, hâm mộ của khán giả?... Bởi so sánh với thầy giáo của mình - Nghệ sĩ Nhân dân Dương Minh Đức, trong lần phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân lần thứ 10 này, thầy - một nghệ sĩ gần 80 tuổi đã trải qua một chặng đường dài trong sự cống hiến trên sân khấu khắp các mặt trận trong nam, ngoài bắc, biên giới, hải đảo, giọng hát đi vào lòng công chúng gần 60 năm qua và đào tạo không biết bao nhiêu thế hệ học trò, mà trước đó nhiều học trò của thầy đã nhận vinh dự danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân.Trong cả quãng thời gian thầy nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú mấy chục năm, cho đến nay mới nhận Nghệ sĩ Nhân dân, là tâm huyết của người nghệ sĩ - người thầy - người chiến sĩ vừa làm nghệ sĩ biểu diễn vừa làm trọng trách người “lái đò” đào tạo nên những tài năng cống hiến cho sự nghiệp nghệ thuật của nước nhà nói chung, Quân đội nói riêng. Thầy cô - Nghệ sĩ Nhân dân Dương Minh Đức, Nghệ sĩ Nhân dân Hà Thủy luôn là tấm gương cả về nghề nghiệp trí thức và tuổi đời đối với Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Thắng Lợi. Từ sức cống hiến và danh hiệu của thầy cô khiến là động lực để Vũ Thắng Lợi đã phấn đấu càng tiếp tục phấn đấu, học hỏi, tích lũy cho mình nhiều hơn. | https://nhandan.vn/ca-si-vu-thang-loi-danh-hieu-nsut-la-ap-luc-va-cung-la-dong-luc-cong-hien-post799480.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Vũ Thắng Lợi",
"danh hiệu NSND NSƯT",
"nhạc cách mạng",
"nhạc quê hương",
"đưa nhạc cách mạng tới gần với giới trẻ"
]
} |
Việt Nam phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm tại UNESCO | Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác đa phương và vai trò củaUNESCO; cam kết sẽ tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực hơn nữa cho công việc chung. | Trong hai ngày 18 và 19/3, tại thủ đô Paris, đã diễn ra Phiên khai mạc toàn thể của Kỳ họp lần thứ 219 Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) với sự tham dự của 58 quốc gia thành viên và hơn 100 nước quan sát viên.Đây là kỳ họp đầu tiên của Hội đồng Chấp hành nhiệm kỳ 2024-2025 nhằm triển khai các quyết định quan trọng, mang tính định hướng của UNESCO trong thời gian tới.Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Kỳ họp.Tin liên quanViệt Nam và UNESCO quyết tâm đưa quan hệ hợp tác tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chấtPhát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc cho rằng thế giới đang ở thời điểm khó khăn, với nhiều thách thức đan xen, như khủng hoảng khí hậu và môi trường, sự bùng nổ củaTrí tuệ nhân tạo(AI), sự gia tăng bất bình đẳng, bạo lực và xung đột vũ trang... tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế trên cơ sở rộng mở, bình đẳng, cùng có lợi, và sứ mệnh của UNESCO thúc đẩy hoà bình thông qua đối thoại, hiểu biết lẫn nhau, tiên phong trong hợp tác toàn cầu về giáo dục-đào tạo, văn hóa, di sản, khoa học-công nghệ, thông tin-truyền thông càng quan trọng hơn bao giờ hết.Trước những kết quả đáng ghi nhận mà UNESCO đã đạt được trong thời gian qua, Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Tổng giám đốc, Ban Thư ký UNESCO và các quốc gia thành viên trong thúc đẩy tiếp cận liên ngành, đa lĩnh vực, đa dạng hóa nguồn lực, mở rộng mạng lưới quan hệ đối tác toàn cầu nhằm tăng cường hơn nữa vai trò và tính hiệu quả của tổ chức.Ông Hà Kim Ngọc đề xuất UNESCO và Hội đồng chấp hành tiếp tục triển khai các sáng kiến, chương trình, hoạt động thực hiện mục tiêu SDG-4, giáo dục chất lượng, công bằng và học tập cho tất cả mọi người, tăng cường hiệu quả Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu, các trường học liên kết của UNESCO, Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu; gắn kết văn hóa, di sản vì phát triển bền vững; thúc đẩy khoa học mở, đạo đức trong trí tuệ nhân tạo, bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh nguồn nước, quản trị đại dương và ứng phó biến đổi khí hậu… đóng góp cho Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai (tháng 9/2024), góp phần hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của Liên hợp quốc…Ông Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác đa phương và vai trò của UNESCO; cam kết sẽ tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực hơn nữa cho công việc chung.Tiết mục văn nghệ mở đầu buổi Lễ khai hội Xuân Yên Tử 2024. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc, làm việc với Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay, Phó Tổng giám đốc UNESCO Xing Qu, Chủ tịch Hội đồng chấp hành Vera Khoury Lacoeuilhe, Chủ tịch Đại hội đồng Simona-Mirela Miculescu, Trợ lý Tổng Giám đốc về Quan hệ đối ngoại và khu vực châu Phi Anthony Ohemeng-Boamah, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học tự nhiên Lida Brito, và trưởng đoàn của một số quốc gia, để thúc đẩy các hợp tác song phương và đa phương.Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cũng đã làm việc với Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới Lazare Assomo, Giám đốc bộ phận tư vấn và giám sát thực hiện Công ước di sản thế giới của ICOMOS Regina Durighello để trao đổi về tăng cường hợp tác trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản thế giới tại Việt Nam.Trong các cuộc làm việc, tiếp xúc, lãnh đạo UNESCO và trưởng đoàn của các quốc gia đều đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với UNESCO và các quốc gia thành viên, cũng như đóng góp quan trọng, hiệu quả của Việt Nam trong công việc chung của tổ chức, với tư cách là thành viên của 5 cơ chế điều hành then chốt của UNESCO như Hội đồng chấp hành, Đại hội đồng, Ủy ban Di sản thế giới, Ủy ban Liên chính phủ Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể và Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, cũng như các công việc chung của UNESCO; nhấn mạnh Việt Nam là hình mẫu của sự hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững, phát triển kinh tế và sinh kế của người dân.Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Hà Kim Ngọc mong muốn Lãnh đạo và Ban thư ký UNESCO quan tâm, hỗ trợ tư vấn và ủng hộ các hồ sơ di sản mới của Việt Nam như Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Côn Sơn-Kiếp Bạc, Khu khảo cổ học Óc Eo-Ba Thê, Con Moong, các hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể như Lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam, Nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ, hồ sơ công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn...Việt Nam cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới đã được UNESCO ghi danh, trong đó có Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.Lãnh đạo UNESCO và ICOMOS cam kết hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng, thúc đẩy các hồ sơ di sản mà Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đề nghị.Quần thể danh thắng Tràng An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)Nhân dịp này, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc trân trọng mời, đồng thời chuyển lời mời của các địa phương đến các lãnh đạo UNESCO tới tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắngTràng Anđược ghi danh (Ninh Bình, tháng 4/2024), Lễ hội vì hòa bình năm 2024 (Quảng Trị, tháng 7/2024), Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Cao Bằng, tháng 9/2024)…Các nhà lãnh đạo UNESCO đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức các hoạt động có ý nghĩa này, cảm ơn vì lời mời, rất mong được tham dự và sẽ khẳng định sớm.Kỳ họp lần thứ 219 của Hội đồng chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tiếp tục diễn ra đến ngày 28/3 với chương trình nghị sự trải rộng trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, nhân sự, quản lý, quan hệ đối ngoại. | https://nhandan.vn/viet-nam-phat-huy-vai-tro-thanh-vien-tich-cuc-co-trach-nhiem-tai-unesco-post800853.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"danh lam thắng cảnh",
"Việt Nam",
"UNESCO",
"Quần thể danh thắng Tràng An",
"SDG-4"
]
} |
Trải nghiệm tour đêm tâm linh mới nhất ở Hà Nội: Kỳ công, hoành tráng và nhiều hứa hẹn | NDO -Vốn đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan bất kể ngày thường hay ngày nghỉ, Đền Ngọc Sơn, một biểu tượng văn hóa tâm linh của Thủ đô sẽ có thể bứt phá hơn nữa khi được “sống dậy” về đêm? | Có thể nóidu lịch đêm Hà Nộingày càng tỏa sáng khi hàng loạt tour đêm được ra mắt với những trải nghiệm độc đáo và đầy mới lạ.Nếu như cuối năm 2023, giới trẻ Hà Thành rầm rộ rủ nhau “đi tìm con chữ” vào buổi tối tạiVăn Miếu - Quốc Tử Giámthì đến đầu năm 2024, mọi người lại háo hức trước sự xuất hiện một tour đêm mới lạ mang tên “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí”.Trải nghiệm tour đêm tâm linh tại đền Ngọc Sơn.Đối với người Việt nói chung và người dân ở Hà Nội nói riêng, chiếc cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn cổ kính… vốn là những hình ảnh quá đỗi quen thuộc từ những ngày ê a bài tập đọc lớp 1.Tuy nhiên cũng có lẽ vì sự quen thuộc ấy nên càng lớn lại chẳng mấy ai để ý đến. Dù có những buổi lượn quanh bờ hồ không biết bao nhiêu lần, thế nhưng số lần bước qua cầu Thê Húc để sang đến đền Ngọc Sơn thì chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay.Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân, đền Ngọc Sơn luôn tấp nập người đến thăm thú, chiêm bái, đặc biệt là khách du lịch người nước ngoài. Vậy nên sự xuất hiện của tour đêm khiến nơi đây trở nên thu hút hơn hẳn.Chỉ cần bước đến cổng đền, ánh sáng đỏ rực đã lập tức khiến du khách tò mò dừng chân. Ấy cũng là ấn tượng đầu tiên mang đến cho du khách một cái nhìn mới lạ về ngôi đền cổ đặc biệt mà hằng ngày mình vẫn lướt qua. Và khi di tích trăm tuổi được “sống dậy” thì chuyện nơi đây như một thế giới khác là có thật!Trải nghiệm tâm linh trong tour đêm huyền bí tại đền Ngọc SơnNhắc đến tour đêm, chúng tôi cứ đinh ninh các phần trình diễn hầu hết chỉ có ánh sáng xen lẫn âm thanh tạo hiệu ứng sống động. Nhưng thực tế thì lại nhiều hơn thế, cả hành trình đều có chủ đề rõ ràng tương ứng với những địa điểm nổi bật trong di tích.Sơ đồ tham quan trải nghiệm đền Ngọc Sơn.Bạn sẽ bắt đầu chuyến đi của mình từ khi tham gia lễ ban chữ thánh hiền trước Tháp Bút, tiếp tục băng qua con đường Trường Lắng với những ngọn đuốc cháy bập bùng hướng về cổng Đài nghiên.Lễ ban chữ thánh hiền trước Tháp Bút.Từ đây tour đêm mới trở nên thú vị hơn, khi cánh cổng Đài Nghiên đóng im lìm là lúc cây cầu Thê Húc bừng sáng, hiện lên giữa cầu là "Điệu múa của mặt trời" trong làn sương khói huyền ảo. Điệu múa chỉ diễn ra khoảng 5 phút nhưng cũng khiến cho du khách cảm thấy phấn khích hơn.Chiêm ngưỡng "Điệu múa của mặt trời" huyền ảo trên cầu Thê Húc.Càng tiến sâu vào bên trong, cảm giác trải nghiệm tâm linh lại càng rõ rệt hơn bao giờ hết, nếu đang mải chiêm ngưỡng cảnh quan chưa kịp đuổi theo đoàn thì có khi chỉ dám rón rén bước nhẹ bởi cả không gian được bao trùm trong sự linh thiêng, đầy huyền bí. Lại thêm tiếng trống nhịp nhàng vọng từ Đắc Nguyệt Lâu, khung cảnh xung quanh nhuộm sắc đỏ với sương khói hòa quyện.Rất đông du khách trong và ngoài nước thưởng thức các tiết mục của chương trình.Chắc hẳn mỗi tour đêm đều có cho riêng mình một điểm nhấn nổi bật.Và ở “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí”, điểm nhấn ấy chính là màn biểu diễn thực cảnh tái hiện truyền thuyết Vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng trước đình Trấn Ba.Đây cũng là màn trình diễn khiến không ít khách tham quan “nổi da gà” vì hình ảnh và âm thanh sống động. Cuối cùng khép lại hành trình trải nghiệm tâm linh, khách tham quan sẽ được chiêm bái nghi lễ cầu an trong khu đền chính và tham quan phòng trưng bày tiêu bản Rùa Hồ Gươm.Phân đoạn vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, rùa vàng nổi lên đòi gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược.Sau màn biểu diễn tái hiện truyền thuyết trả gươm, du khách sẽ tham quan đền chính nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân. Kết thúc chương trình, du khách được chiêm ngưỡng tiêu bản rùa tại phòng trưng bày.Du khách tham quan tiêu bản rùa tại đền.Show diễn kỳ công và được kỳ vọng với nhiều hoạt động sáng tạo hơn nữaMỗi điểm dừng trong tour đều được thắp sáng bởi công nghệ hiện đại từ 3D mapping cho đến công nghệ trên mặt nước. Và điều thú vị mà có lẽ phải đến tận nơi bạn mới chứng kiến được đó chính là màn trình diễn tái hiện truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa vàng.Nhiều tình huống phát sinh ngoài dự kiến khiến các diễn viên cần tập trung để giữ được trọn vẹn kịch bản.Nhìn thì có vẻ đơn giản là chèo một chiếc thuyền đến bên "cụ rùa", thế nhưng không phải màn trả gươm nào cũng thuận buồm xuôi gió. Người xem lúc ấy cảm thấy hồi hộp không kém, để rồi khi chiếc gươm được hoàn trả thì ai nấy mới thở phào trong tiếng vỗ tay vang dội.Các góc đền đều được sắp đặt rất "hút mắt".Mang tới cái nhìn mới, sự trải nghiệm mới về di tích đến công chúng, vậy nên rất nhiều khách du lịch người nước ngoài bày tỏ sự hứng thú với tour đêm tại đền Ngọc Sơn. Điều này cũng thể hiện sự thành công bước đầu cho hành trình làm phong phú trải nghiệm du lịch của du khách khi đến với Hà Nội.Chương trình ca múa nhạc mang đậm âm sắc Việt.30 phút là thời gian tương đối ngắn đối với việc tái hiện và kể về 183 năm lịch sử thăng trầm của một di tích đã trải qua nhiều biến động như đền Ngọc Sơn.Điều mà chương trình hướng đến và làm được đó là sân khấu hóa mọi thứ một cách hấp dẫn hơn để làm sao khách tham quan có thể hiểu và yêu hơn quần thể di tích đặc biệt này.Mọi điểm dừng trong chương trình đều được sân khấu hóa một cách khéo léo.Có thể thấy tour đêm đền Ngọc Sơn cũng được xây dựng theo các mô hình tour đêm khá thành công trước đó. Với giá 268 nghìn đồng/vé thì giới trẻ lại mong ngóng được trải nghiệm nhiều hơn nữa.Dù mưa lạnh nhưng sự quan tâm từ người xem luôn ấm nóng.Bên cạnh đó "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí" sẽ có 3 tour liên tiếp nhau vào khung giờ 19h, 20h và 21h mỗi thứ 4 và thứ 5 hàng tuần. Nếu như các tour đêm khác thường tổ chức vào đầu hoặc cuối tuần thì việc tổ chức tour đêm Ngọc Sơn vào thời điểm giữa tuần là khá hợp lý, để mỗi ngày du khách có thể trải nghiệm 1 sản phẩm du lịch đêm khác nhau ở Hà Nội.Ngoài tận hưởng hoạt động chính của tour, du khách cũng được tìm hiểu thêm nhiều thông tin về di tích.Sự xuất hiện của “Ngọc Sơn - đêm huyền bí” khiến ta nhận thấy rõ rệt hơn Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày.Dù Thủ đô xinh đẹp đang ngày càng náo nhiệt, nhộn nhịp và phát triển hơn với những tòa cao ốc mọc lên khắp nơi, nhưng nép mình đâu đó, vẫn là một Hà Nội luôn cần mẫn bảo tồn những kiến trúc cổ xưa, những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Và hy vọng rằng trong thời gian tới, những sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội sẽ còn được phát triển mạnh mẽ hơn nữa.Tour đêm: "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí"Địa điểm:Đền Ngọc Sơn, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà NộiThời gian: 30-45 phút vào thứ 4 và thứ 5 hàng tuần. Mỗi tối phục vụ 60-70 khách.(Tour đêm có thể mở thêm vào thứ 3 tùy theo số lượng khách đăng ký trải nghiệm)Giá vé: 268.000 đồng (Có thể mua vé ở quầy bán vé trực tiếp tại di tích hoặc đăng ký qua fanpage facebook của đền Ngọc Sơn) | https://nhandan.vn/trai-nghiem-tour-dem-tam-linh-moi-nhat-o-ha-noi-ky-cong-hoanh-trang-va-nhieu-hua-hen-post800724.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Đền Ngọc Sơn",
"văn hóa Hà Nội",
"du lịch đêm"
]
} |
Khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội "Quảng Bình-Hào khí 420 năm" | NDO -Chiều tối 31/5, tại thành phố Đồng Hới, Ủy ban nhân dântỉnh Quảng Bìnhtổ chức khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh với chủ đề “Quảng Bình-Hào khí 420 năm”. | Đây là sự kiện ý nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604-2024), 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi (15/7/1949-15/7/2024) và 35 năm Ngày tái lập tỉnh (1/7/1989-1/7/2024).Với chủ đề “Quảng Bình-Hào khí 420 năm”, không gian trưng bày gồm phòng trưng bày chung của tỉnh trưng bày 150 ảnh, 170 hiện vật và 74 gian hàng của 46 cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trong tỉnh nhằm giới thiệu khái quát những thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Quảng Bình qua 420 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là những thành tựu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, phát triển.Đặc biệt, lần đầu tiên bảo vật quốc gia “Ấn quan Tuần phủ Đô tướng quân” được đưa ra trưng bày tại triển lãm.Các đại biểu tham quan bảo vật quốc gia “Ấn quan Tuần phủ Đô tướng quân”.Trong dịp này còn có phòng tranh trưng bày với chủ đề “Về miền trung” gồm 23 tác phẩm của họa sĩ Ngô Thị Thanh Thủy.Theo Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao Quảng Bình Nguyễn Thị Bích Thủy, không chỉ giới thiệu một cách khái quát những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của tỉnh mà thông qua đợt triển lãm này góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương đến với quần chúng nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ; đồng thời qua đó tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và định hướng, chính sách thu hút đầu tư phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.Trải nghiệm công nghệ VR khám phá du lịch Quảng Bình tại triển lãm.Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm cổ vũ, động viên toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh phát huy hào khí 420 năm; tạo khí thế thi đua, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh của tỉnh Quảng Bình năm 2024 và những năm tới.Triển lãm kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Bình mở cửa đón người xem đến ngày 3/6 tại khuôn viên Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình. | https://nhandan.vn/khai-mac-trien-lam-thanh-tuu-kinh-te-xa-hoi-quang-binh-hao-khi-420-nam-post812153.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Quảng Bình",
"420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình",
"triển lãm",
"bảo vật quốc gia",
"gian hàng"
]
} |
Tái bản cuốn sách của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về “nghề” lãnh đạo, quản lý | NDO -Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 5 chương, trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản, quan trọng, cần thiết đối với “nghề” lãnh đạo, quản lý. | Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thậtvừa tái bản cuốn sách “A, B, C về “nghề” lãnh đạo, quản lý” củanguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và có phần lý thú về một “nghề” khá đặc biệt.Theo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, xuất phát từ quan niệm lãnh đạo, quản lý là một cương vị, một nhiệm vụ nên không ít người cho rằng cứ trở thành “sếp” là có thể dẫn dắt, vận hành tốt cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương mà họ được giao vị trí đứng đầu.Thực tế cho thấy, để làm tốt vai trò thủ lĩnh, ngoài tố chất thiên bẩm, những người “đứng mũi chịu sào” phải thực sự có “nghề”, nghĩa là họ phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng của người lãnh đạo, quản lý.Với mong muốn được chia sẻ với bạn đọc những điều tâm đắc, những kinh nghiệm quý được đúc rút từ thực tiễn 50 năm “làm nghề”, năm 2017, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đã viết cuốn sách: A, B, C về “nghề” lãnh đạo, quản lý.Ông là người đã từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo, quản lý quan trọng như: Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao (1991-2000), Bộ trưởng Bộ Thương mại (2000-2002), Phó Thủ tướng Chính phủ (2002-2006); Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa VII đến khóa IX, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX.Dù ở cương vị nào, Ông đều có những đóng góp quan trọng và để lại dấu ấn riêng. Là một nhà hoạt động thực tiễn, Ông luôn trăn trở trước những vấn đề mới đặt ra trong quá trình công tác và nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp xử lý.Qua thực tế hoạt động, ông đã chiêm nghiệm, đúc rút ra nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu, thiết thực về “nghề” lãnh đạo, quản lý được thể hiện trong cuốn sách.Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 5 chương, trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản, quan trọng, cần thiết đối với “nghề” lãnh đạo, quản lý như: lịch sử khoa học lãnh đạo, quản lý và một số khái niệm chung; quyền uy và tiêu chuẩn của nhà lãnh đạo, quản lý; công tác tổ chức; phép dùng người; một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý.Cách tiếp cận tự nhiên nhưng chặt chẽ, văn phong giản dị mà sâu sắc của cuốn sách phản ánh phong cách và trí tuệ của nguyên Phó Thủ tướng. Ngay cả những vấn đề lý thuyết cũng được Ông trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu, chứa đựng hơi thở của cuộc sống.“A, B, C về “nghề” lãnh đạo, quản lý” nghĩa là những kiến thức cơ bản nhất của công tác lãnh đạo, quản lý. Đó là cách nói gần gũi với ngôn ngữ đời thường và thể hiện sự khiêm tốn của một tư duy uyên bác.Cuốn sách là tài liệu quý đối với những người làm công tác lãnh đạo, quản lý và bạn đọc quan tâm về vấn đề này. | https://nhandan.vn/tai-ban-cuon-sach-cua-nguyen-pho-thu-tuong-vu-khoan-ve-nghe-lanh-dao-quan-ly-post800783.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"tái bản sách",
"nghề lãnh đạo quản lý",
"nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan",
"Nhà xuất bản Chính trị quốc gia"
]
} |
Thanh Hóa kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam | NDO -Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnhThanh Hóatổ chức lễ kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) và trao Giải báo chí Trần Mai Ninh năm 2023. | Những năm qua, số lượng cơ quan và những người làm báo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có bước phát triển nhanh chóng.Các nhà báo không ngừng đổi mới, say mê lao động sáng tạo, chuyển tải thông tin nhanh, nhạy, kịp thời, chính xác, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần ngày càng cao của công chúng, góp phần vào sự phát triển đi lên của tỉnh Thanh Hóa.Tổ chức Hội Nhà báo chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên, tập hợp, mở rộng mặt trận đoàn kết, đồng hành cùng những người làm báo.Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa trao tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa cùng đội ngũ những người làm báo ở tỉnh Thanh Hóa.Ban tổ chức trao phần thưởng cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải.Tại lễ kỷ niệm, Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hóa tổ chức tổng kết,trao Giải báo chíTrần Mai Ninh cho các tác giả có tác phẩm báo chí tiêu biểu viết về Thanh Hóa trong năm 2023.Với 120 tác phẩm báo in, báo điện tử, báo hình, báo phát thanh gửi tham dự Giải báo chí Trần Mai Ninh năm 2023, Hội đồng thẩm định và Ban tổ chức trao thưởng cho các tác giả, nhóm tác giả có các tác phẩm đoạt 4 giải A, 10 giải B, 15 giải C và 17 giải khuyến khích.Chủ đề: 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt NamGiải chạy Press Marathon 2024 - ngày hội thể thao lớn nhất dành cho các phóng viên48 tác phẩm đạt Giải báo chí Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ lần thứ XVIII[Ảnh] Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII: Ấn tượng, hiện đại và sáng tạo | https://nhandan.vn/thanh-hoa-ky-niem-99-nam-ngay-bao-chi-cach-mang-viet-nam-post815113.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Thanh Hóa",
"trao giải báo chí",
"kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam"
]
} |
Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ở khu vực biên giới Đắk Lắk | Hưởng ứngNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, từ ngày 19-21/4, các Đồn Biên phòng và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động thuộcBộ đội Biên phòngtỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới tham gia. | Tại 4 xã biên giới, gồm Ia Lốp, Ia R’vê, Ea Bung, huyện Ea Súp và xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, các Đồn Biên phòng đã phối hợp chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức Ngày hội đọc sách với nhiều hoạt động như: giới thiệu sách, báo; tổ chức tuyên truyền qua loa truyền thanh cơ sở về mục đích, ý nghĩa của Ngày Sách Việt Nam; trao tặng sách, báo tại các trường học và giới thiệu các đầu sách pháp luật mới tại Đội công tác địa bàn Đồn Biên phòng và tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã biên giới, thu hút đông đảo cán bộ và nhân dân trên địa bàn biên giới tham gia.Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bo Heng hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.Hiện nay, trên địa bàn 4 xã biên giới, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòngtỉnh Đắk Lắkđã cấp 26 tủ sách pháp luật với hơn 20.000 cuốn sách. Đây chính là một trong những kênh thông tin hữu hiệu, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới, đồng thời khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc.Bên cạnh đó, tại các Đồn Biên phòng và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ đọc sách, bình sách; phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa; tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh nội bộ, giáo dục thông qua các hoạt động giới thiệu sách, kể chuyện… | https://nhandan.vn/soi-noi-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-o-khu-vuc-bien-gioi-dak-lak-post805734.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam",
"Bộ đội Biên phòng",
"Đắk Lắk",
"khu vực biên giới",
"Ngày hội đọc sách",
"tủ sách pháp luật"
]
} |
Tái hiện nghề làm hương truyền thống của người Nùng An ở Cao Bằng | NDO -Trong khuôn khổ chương trình“Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội, các nghệ nhân người Nùng An đã tái hiện lại nghề làm hương Phia Thắp truyền thống của người Nùng An ở Cao Bằng. | Làng hương Phia Thắp tọa lạc tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử phát triển hơn 100 năm. Với sự gắn bó lâu dài, nơi đây đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của ngườiNùng An- một nhóm dân tộc địa phương tại tỉnh Cao Bằng.Hương Phia Thắp là sản phẩm được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên trong vùng miền núi đá vôi. Người Nùng An sử dụng cây mai, còn được gọi là "mạy mười" trong tiếng Tày để tạo que hương.Điểm đặc biệt của hương Phia Thắp là quá trình sản xuất hoàn toàn thủ công mà không sử dụng hóa chất. Nguyên liệu chính là lá cây "bầu hắt" được thu hái từ rừng tự nhiên.Theo quan niệm của người dân địa phương, chỉ có cây rừng tự nhiên mới mang lại mùi hương đặc trưng nhất. Lá cây "bầu hắt" sau khi được thu hái về được phơi khô, nghiền nhỏ và trộn lẫn với mùn cưa, được lựa chọn từ các cây gỗ thân mềm để bảo đảm hương cháy tốt nhất.Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, các nghệ nhân người dân tộc Nùng đã tái hiện đầy đủ quy trình sản xuất hương Phia Thắp.Nghệ nhân trình diễn làm hương.Đầu tiên, để làm được que hương, bà con phải vào rừng tìm hái lá cây bầu hắt. Loại cây này chỉ mọc tự nhiên bên những vách đá. Đây là nguyên liệu để tạo nên chất keo dính - thành phần không thể thiếu khi làm hương. Lá bầu hắt đem về được phơi khô khoảng ba ngày, sau đó tán nhỏ để làm keo. Trong khoảng thời gian chờ khô lá thì bà con sẽ làm chân hương.Tiếp theo, chân hương thường được bà con Nùng An làm từ tre mạy mười có gióng dài hoặc cây mai, vừa thẳng, vừa dẻo lại dễ bắt lửa. Tất cả các công đoạn chẻ mai, vót nhỏ đều được làm hoàn toàn bằng tay. Những que mai tròn đều, thẳng tắp không khác gì làm bằng máy.Sau đó, cây hương được nhúng vào lớp keo lá và rắc bột mùn cưa lên. Mùn cưa được chọn từ cây tràm và cây mạy khảo, được người dân thu hái từ trước một năm để cho mùn cưa đạt chất lượng tốt nhất.Khác biệt với các làng nghề làm hương khác tại Việt Nam, ở Phia Thắp, que hương được nhuộm đỏ sau khi hương đã được làm xong bằng lá cây “chăm che” trồng quanh nhà. Đặc biệt, việc phơi hương chiếm thời gian lâu nhất trong quy trình sản xuất. Người Nùng An tận dụng mọi vị trí trống để phơi hương, từ cánh đồng lúa sau khi thu hoạch đến con đường và dưới chân nhà sàn trong các khay bằng đá. Nếu thời tiết thuận lợi, hương chỉ cần một ngày để khô, nếu không thì có thể mất đến ba ngày. Mỗi que hương được cắm tỉ mẩn trên các khay nhỏ, xếp đều thành hình tròn để tránh bị dính lại với nhau.Du khách trải nghiệm nghề làm hương của người Nùng An.Nghệ nhân Vương Thị Cậy cho biết: “Nghề làm hương của người đồng bào dân tộc Nùng đã có từ lâu đời, được ông cha truyền lại cho các con cháu, bố mẹ làm rồi các con lớn lên làm theo. Chúng tôi làm ra thành phẩm này để thờ cúng tổ tiên trong dịp đặc biệt như lễ tết, tảo mỗ, mồng một hoặc ngày rằm. Chúng tôi rất tự hào vì đã giữ gìn và bảo tồn được làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, nghề làm hương không chỉ đem lại nguồn kinh tế ổn định cho người Nùng làng Phia Thắp mà còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của đồng bào”.Khi tham gia và trải nghiệm nghề hương làng Phia Thắp, anh Nguyễn Ngọc Long (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi được biết người dân tộc Nùng có làng hương truyền thống, trải nghiệm này thực sự rất thú vị".Nghề làm hương không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân làng Phia Thắp. Bên cạnh đó, du khách khi đến đây còn được tìm hiểu cách người dân giữ gìn nghề truyền thống, hiểu hơn về nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Nùng An. | https://nhandan.vn/tai-hien-nghe-lam-huong-truyen-thong-cua-nguoi-nung-an-o-cao-bang-post807445.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"nghề làm hương của người Nùng An",
"hương Phia Thắp",
"người Nùng An",
"nghề thủ công truyền thống ở Cao Bằng",
"Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nâm"
]
} |
Thành phố Hồ Chí Minh mời tham gia ý tưởng thiết kế cho Lễ hội Đường sách Tết năm 2025 | NDO -Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh vừa có thông báo về việc mời các đơn vị đăng ký tham gia ý tưởng thiết kế cho Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ, năm 2025. | Theo thông báo, năm 2025 là năm đánh dấu kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng như: Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025) và kỷ niệm 15 năm tổ chứcLễ hội Đường sách Tết(2011-2025).Với ý nghĩa đó, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh mời các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện, truyền thông, thiết kế tham gia đóng góp ý tưởng thiết kế cho Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ.Thành phần và số lượng hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị đăng ký tham gia ý tưởng thiết kế của đơn vị (1 bản); thiết kế 2D, 3D (3 bản); thuyết minh về ý tưởng thiết kế (3 bản). Các hồ sơ đăng ký gửi về Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh trước 17 giờ ngày 28/6/2024.Dự kiến, Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ sẽ ra trong 8 ngày, từ ngày 26/1/2025 (nhằm 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 2/2/2025 (Mùng 5 Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ) tại tuyến đường Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến công trường Quách Thị Trang, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).Bạn đọc tại Lễ hội Đường sách Tết Giáp Thìn 2024.Lễ hội Đường sách Tết là hoạt động văn hóa đặc sắc nằm trong chuỗi những sự kiện trọng tâm đón chào năm mới của Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ hội góp phần kiến tạo không gian du xuân, giao lưu văn hóa, phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn, đọc sách của bạn đọc, du khách trong và ngoài nước đến thành phố trong dịp Tết đến, xuân về. Qua đó, lễ hội góp phần nâng cao thói quen đọc sách cho người dân thành phố và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.Tại Lễ hội Đường sáchTết Giáp Thìn 2024, sau 8 ngày tổ chức, có hơn 1 triệu lượt người tham quan (tăng 11,1% so với năm 2023); doanh thu tại Lễ hội đạt trên 10 tỷ đồng (tăng 18,23% so với năm 2023).Ngoài ra, số lượng ấn phẩm được bán tại Lễ hội Đường sách Tết 2024 là hơn 5.000 tựa tương đương 76.158 quyển (tăng 22,53% so với năm 2023 là 59.000 quyển). | https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-moi-tham-gia-y-tuong-thiet-ke-cho-le-hoi-duong-sach-tet-nam-2025-post813013.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"Lễ hội Đường Sách Tết",
"văn hóa đọc",
"Thành phố Hồ Chí Minh",
"ý tưởng thiết kế",
"Lễ hội Đường sách Tết năm 2025"
]
} |
“Vương quốc thơ bí mật” của nữ tác giả 9x | NDO -Tập thơ “Vương quốc nhỏ bí mật” của tác giả Lã Thanh Hà, một cô gái thuộc thế hệ 9x vừa được trao giảiKhát vọng Dế Mèn. Theo Ban tổ chức, cô là tác giả đầu tiên có tập thơ được trao giải thưởng này qua 5 mùa giải. Vương quốc thơ của cô là cả một thế giới trong trẻo, tươi sáng, mà cô vẫn cần mẫn đem đến cho các độc giả nhí, không chỉ từ những vần thơ của mình, mà còn bằng cả những buổi đọc thơ, trình diễn thơ dành cho trẻ em. | Nhà thơ trẻ Lã Thanh Hà có một biệt danh rất dễ thương là "Hà mã đi bộ". Giải thích về cái tên này, cô cho biết mình chọn nó bởi cái tên nghe thật dễ gần với các bạn nhỏ và, cô cũng thích đi bộ như hà mã vậy.“Vương quốc nhỏ bí mật” là tập thơ đầu tay của Lã Thanh Hà, do Crabit Kidbooks ấn hành. Cuốn thơ chất đầy sự ngọt lành này không chỉ dành cho trẻ em, mà cho cả người lớn, những người đang tìm kiếm khoảnh khắc an yên trong cuộc sống vội vã.Những bài thơ trong tập thơ là những lối nhỏ để mời bạn đọc cùng bước vào, khám phá và hiểu hơn về thế giới diệu kỳ của trẻ thơ.Tập thơ “Vương quốc nhỏ bí mật”.Tập thơ gồm 46 bài thơ được chia thành 4 phần, mỗi phần đều có 2 tranh minh họa lớn trong trẻo và mỗi bài thơ được điểm xuyết bằng những minh họa nhỏ nhắn đáng yêu. Khoảng trống rộng rãi được chủ ý sắp đặt trên mỗi trang thơ giúp bạn đọc có nhiều “quãng nghỉ” cho đôi mắt, cũng như mở ra nhiều không gian để bạn ở trong sự riêng tư của chính mình, ngẫm nghĩ và tưởng tượng cùng những vần thơ, tranh vẽ mình vừa thưởng thức.Bắt đầu từ miền cỏ cây xanh tươi mà đứa trẻ nào cũng tò mò và thích thú trong phần một “Ôi chà rất xanh”. Ở đó, một cọng rơm bé xíu, một bước chân khẽ chạm trên mặt đất hay một chú chim ruồi trên sợi dây phơi chính là những người bạn thú vị và ngộ nghĩnh đối với trẻ nhỏ.Những bức tranh minh họa dễ thương trong tập thơ.Thế giới trẻ em cũng được khám phá từ góc nhìn của trí tưởng tượng trong phần hai “Ơ kìa rất vui”. Trong thế giới bay bổng của trẻ, chiếc va ly hóa thành con thuyền vượt biển xa, quả bí đang chơi trốn tìm trong vườn và chiếc đầu gối nhỏ nhắn của em chính là một cánh đồng ẩn chứa nhiều điều lý thú!Phần ba “À ơi rất thương” đem lại cảm giác êm đềm như lời hát ru, ấm áp như vòng tay của mẹ, và cả sự sâu sắc thấu hiểu những cung bậc cảm xúc đa dạng đang nảy nở trong tâm hồn bé thơ.Phần bốn “Êm êm ngày xưa” là những miền thần tiên riêng tư của trẻ. Mỗi em nhỏ đều có một “vương quốc nhỏ bí mật” nơi các em tìm thấy những niềm vui bất tận và cảm giác an toàn dễ chịu. “Vương quốc” đó có thể nằm bên dưới một tấm chăn, trên khoảnh sân nhỏ trước nhà hay bên trong chiếc hộp tủ của riêng các em. “Vương quốc” đó cũng có thể nằm trong tiếng hát, lời ru êm ái của mẹ cha. Tập thơ “Vương quốc nhỏ bí mật” đưa người lớn đến gần thế giới của trẻ thơ, đưa trẻ em vào “một chuyến phiêu lưu trong vòng tay rất an toàn của cha mẹ”, như lời của tác giả Lã Thanh Hà.Lã Thanh Hà tại lễ trao giải Dế Mèn.Lã Thanh Hà sinh năm 1993, là một tác giả sách thiếu nhi sinh ra và lớn lên ở Ninh Bình. Chị tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Nghiên cứu về Trẻ em và Gia đình tại Đại học New Mexico, Ngành học và công việc giúp cô có cơ hội tương tác và thấu hiểu trẻ, ấy cũng là lý do tác giả gửi trọn những trang chữ của mình cho các độc giả nhí. Lã Thanh Hà cũng từng đồng hành cùng tổ chức phi lợi nhuận Room to Read với hai cuốn sách tranh chị sáng tác là “Hoàng tử Hằng” và “Mái tóc của cô bé bù nhìn”.Bén duyên với cây bút từ tấm bé, nhưng Lã Thanh Hà chỉ thật sự dành trọn mình cho câu chữ sau một lần viết kịch bản một vở diễn nhỏ năm vào 2020. Để hiểu nhân vật của mình hơn, cô bắt đầu làm thơ gửi người bạn tưởng tượng đó. Dần dần, cô viết cho bản thân, cho các bạn nhỏ từng gặp, cho những điều nhỏ bé xung quanh...Lã Thanh Hà cho biết, cô thường lấy cảm hứng từ các bạn nhỏ và từ thiên nhiên. Phần nhiều bài thơ đến trong lúc cô đi dạo một mình, hoặc từ những câu chuyện thật của các em bé mà cô được nghe hoặc được quan sát.“Khi ở cạnh trẻ con, tôi luôn cảm thấy mình đang được nhận lấy một thứ cảm giác "con trẻ", rất khó gọi tên cụ thể, nhưng tôi sẽ cố giữ lấy cái cảm giác đó để mang vào trong thơ” – nữ tác giả cho biết.Qua đôi mắt của Lã Thanh Hà, những điều bình dị nhất trong cuộc sống như khoảng trời trước sân nhà, chú chim ruồi đậu trên dây phơi hay… kể cả hai chiếc đầu gối nhỏ nhắn của một em bé cũng đều là cảm hứng. Lã Thanh Hà chia sẻ chúng lên Instagram, lên blog cá nhân và rồi một ngày khi nhìn lại, chị thấy rằng đã thật vừa vặn để làm một tập thơ… Đó là lý do “Vương quốc nhỏ bí mật” ra đời.Lã Thanh Hà chia sẻ, hiện nay thơ đang là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh để đọc cho con mình: "Khi viết thơ cho thiếu nhi, tôi quan sát thấy có rất nhiều bố mẹ dù không thích đọc thơ, nhưng lại tin việc đọc thơ có thể tốt cho con, nuôi dưỡng tâm hồn con, tạo nên khoảng thời gian và không gian gắn kết cho mình với con. Đó là một điều rất đẹp đẽ, bởi sở thích ban đầu của nhiều bố mẹ không phải là thơ nhưng vì tình yêu hướng đến con trẻ mà những người làm bố làm mẹ hoàn toàn có thể đến với thơ và thích thơ". | https://nhandan.vn/vuong-quoc-tho-bi-mat-cua-nu-tac-gia-9x-post812138.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"tập thơ \"Vương quốc nhỏ bí mật\"",
"nhà thơ Lã Thanh Hà",
"giải thưởng Dế Mèn",
"thơ thiếu nhi",
"Crabit Kidbooks"
]
} |
Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” | NDO -Ngày 3/5, trongKhu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Phủ Chủ tịch bắt đầu trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”. | Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Khu Di tích, nhằm thiết thực kỷ niệm 134 nămNgày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890 – 19/5/2024),70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954 - 7/5/2024); 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (12/1954 - 12/2024); 55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn, phát huy giá trị di sản Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (2/9/1969 - 2/9/2024); 15 năm Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch được xếp hạngDi tích Quốc gia đặc biệt; và thực hiện hiệu quả Kết luận số 01 của Bộ Chính trị Về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Phát biểu khai mạc trưng bày, bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khẳng định: Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã làm nên trang sử vàng chói lọi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam nói riêng và của nhân dân các nước thuộc địa trên toàn thế giới ở thế kỷ XX nói chung.Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự kiện lịch sử trọng đại ấy chính là sự chỉ đạo sáng suốt và đúng đắn của Trung ương Đảng, đứng đầu làChủ tịch Hồ Chí Minhvề phương hướng tác chiến, giáo dục chính trị, cổ vũ kịp thời quân, dân ta trong suốt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.“Với ý nghĩa thời đại của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thực hiện trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” nhằm giới thiệu tới khách tham quan trong và ngoài nước những góc nhìn, nhận định, đánh giá khách quan về giá trị lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, về đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng ta dưới sự lãnh đạo vàtư tưởngthiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh; góp phần tái hiện những ngày tháng hào hùng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong trận quyết chiến chiến lược chống thực dân Pháp xâm lược” - bà Lê Thị Phượng nhấn mạnh.Các đại biểu tham quan trưng bày.Với khoảng 130 ảnhtư liệu, trưng bày, đưa người xem đến với không gian được kết nối theo 3 phần:Phần 1: “Từ Hà Nội đến Việt Bắc” giới thiệu về tư tưởng hoà bình và nỗ lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tránh một cuộc chiến tranh giữa hai nước Việt Nam-Pháp; về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và tự lực cánh sinh; về quá trình tổ chức và xây dựng lực lượng mọi mặt, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; về đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.Phần 2: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng Điện Biên Phủ” giới thiệu về quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân đội Pháp trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng; khẳng định vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ trương, giải pháp quân sự chỉ đạo và huy động sức mạnh của quân và dân ta dốc sức phục vụ chiến dịch; những lời khen ngợi, động viên kịp thời của Người tới cán bộ và chiến sĩ tại mặt trận.Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo một bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đưa đến việc ký kếtHiệp định Genèvevề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương cũng như mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.Du khách tìm hiểu về các nội dung trong trưng bày chuyên đề.Phần 3: "Âm vang Điện Biên Phủ" khẳng định 70 năm trôi qua, nhân loại tiến bộ đã hát vang: “Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên phủ”. Âm hưởng của lời ca ấy mãi mãi là niềm tự hào, sự cổ vũ to lớn đối với các thế hệ người dân Việt Nam, nhất là góp phần giáo dục về truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường của dân tộc, về tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta, cổ vũ thế hệ trẻ hôm nay và mai sau vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát huy sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Trưng bày chuyên đề diễn ra đến hết tháng 9/2024 để đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về truyền thống lịch sử của người dân, du khách khi đến tham quan Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. | https://nhandan.vn/trung-bay-chuyen-de-chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-ban-hung-ca-thoi-dai-ho-chi-minh-post807658.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:01",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:01",
"tags": [
"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh",
"Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch",
"Phủ Chủ tịch",
"Điện Biên Phủ"
]
} |
Đền Voi Phục-Tây trấn Thăng Long | Tọa lạc trên một gò đất gọi là Long Thủ, với cây cao bóng cả che mát quanh năm, đền Voi Phục là một trong những danh thắng nổi tiếng của Hà Nội. Ngôi đền thờ Linh Lang đại vương và là một trong Tứ trấn Thăng Long. | Từ trung tâm thành phố đi đến cuối đường Kim Mã, người ta sẽ thấy một vùng đất tập trung nhiều cổ thụ quanh năm xanh tốt. Đó chính là đền Voi Phục (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình). Đền Voi Phục gắn với huyền thoại về Linh Lang đại vương, một vị phúc thần có công với đất nước.Theo thần tích được lưu giữ tại đền, vào đời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), nhà vua có lấy một bà phi tên là Hạo nương. Con của Long Vương thác, đầu thai làm con bà Hạo nương là Hoàng tử Hoằng Chân. Thời thơ ấu, hoàng tử sống cùng mẹ trong cung ở khu Thị Trại, chính là nơi có đền Voi Phục ngày nay. Lúc bấy giờ, đất nước rơi vào thế lâm nguy khi giặc Tống xâm lược nước ta. Hoàng tử đã xin vua xung trận dẹp giặc.Giặc tan, nhưng Hoàng tử Linh Lang lâm bệnh nặng và qua đời. Nhà vua khi ấy vô cùng tiếc thương bèn cho lập đền thờ ở chính quê hương ngài. Tương truyền, khi ngài chuẩn bị ra trận, con voi chiến đã phủ phục dưới chân ngài để ngài bước lên. Đó là lý do ngôi đền có đắp hai con voi ở nghi môn. Đồng thời, ngôi đền cũng có tên là Voi Phục.Trong tín ngưỡng dân gian, vùng đất Thăng Long có bốn ngôi đền trấn ở bốn hướng kinh thành. Đền Voi Phục là ngôi đền trấn phía tây kinh thành. Theo khảo sát của ngành văn hóa, Linh Lang đại vương được 269 nơi trên khắp cả nước phụng thờ. Do đó, ngoài vai trò là một trong bốn trấn của Thăng Long, đền Voi Phục còn là “chính từ” thờ phụng Linh Lang đại vương.Ngôi đền được khởi dựng từ đời Lý, trải qua nhiều lần được trùng tu lớn, hiện vẫn còn giữ được nhiều hạng mục di tích quan trọng và là một danh thắng đẹp của Thủ đô. Ngôi đền có tiền đường ba gian hai dĩ, chính điện bày lỗ bộ, bên trái đặt trống đại, bên phải treo chuông đồng, hai đầu hiện có xây áp vào hai mái nhỏ che cặp ngựa tế hồng, bạch. Hậu cung thượng điện gồm ba gian, có bàn thờ với các pho tượng bằng gỗ và đồng.Mái đền chính được đắp lưỡng long trên nóc, bốn phía có các đầu đao cong vút mang hình rồng, phượng, lân, hổ. Hậu đường cũng là nơi thờ mẫu thân của thần Linh Lang và Tam tòa Thánh Mẫu, gồm năm gian có cửa bức bàn với kèo cột làm bằng gỗ lim. Một điều đặc biệt là các pho tượng đá từ thềm tam quan đến thềm hậu đường đều mô phỏng hình con cá sấu trước và trong khi hóa rồng. Lễ hội tưởng nhớ Linh Lang đại vương được tổ chức vào ngày 10/2 âm lịch hằng năm, là một lễ hội lớn trong vùng. Nhiều địa phương từ 269 nơi thờ phụng Linh Lang đại vương đến tế lễ, thể hiện lòng biết ơn.Hiện nay, đền Voi Phục là một trong những địa điểm du lịch quan trọng của Thủ đô. Mới đây, các công ty du lịch đã đưa đền Voi Phục vào tua du lịch đạp xe qua Tứ trấn Thăng Long (đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, đền Kim Liên). Tua du lịch này giúp khách trải nghiệm nét đẹp văn hóa của Hà Nội, khám phá thêm chiều sâu tâm linh của người dân vùng đất Thăng Long cho nên được nhiều khách du lịch ưa chuộng. | https://nhandan.vn/den-voi-phuc-tay-tran-thang-long-post703391.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": []
} |
Xuất bản sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” | NDO -Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20. | Nhân dịp kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Viện Hòa bình Hà Nội (HANPRI) và Công ty CP Truyền thông Media 21 xuất bản cuốn sách ảnh“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”.Sách được in trên giấy chất lượng cao với kích thước 24 x 25cm. Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảng khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận chiến nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.Nội dung cuốn sách được chia thành bốn phần theo tuyến tính thời gian.Những con đường đếnĐiện Biên Phủcung cấp cho người xem tư liệu hình ảnh về bối cảnh, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đã hình thành “chảo lửa” Điện Biên.Cuốn sách gồm gần 200 bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu.Điện Biên Phủ: “Chiếc nhọt tụ độc” ngoài kế hoạchgiúp hình dung khái quát về sự hình thành của một “con nhím giữa núi rừng Tây Bắc” từ cuối năm 1953 tới đầu tháng 3/1954.Bão lửacung cấp cái nhìn trực diện về 56 ngày đêm khốc liệt, cũng là diễn trình mà “con nhím” chuyển biến từ mưu đồ “cối xay thịt Việt Minh” thành “địa ngục trần gian” của đội quân viễn chinh.Chấn động địa cầucho thấy hệ quả và những sự kiện diễn ra sau ngày 7/5/1954.Mỗi trang sách bao hàm những bức ảnh có giá trị lịch sử và mang tính biểu tượng cao về sự kiện. Bên cạnh đó là những thông tin tư liệu giúp bạn đọc nắm bắt thông tin về bối cảnh chung và thời điểm cụ thể mà “khoảnh khắc lịch sử” đã thực sự diễn ra.Trong suốt 70 năm qua, hàng trăm cuốn hồi ký, tác phẩm văn học, sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu khoa học… về sự kiện đã “gióng lên tiếng chuông cáo chung của chủ nghĩa thực dân cũ” lần lượt được ra mắt công chúng. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một ấn phẩm tập hợp toàn diện, đa chiều và đầy đủ nhất những hình ảnh cung cấp cái nhìn chân thực và toàn cảnh về sự kiện Điện Biên Phủ 1954 được thực hiện.Đây là lần đầu tiên một ấn phẩm tập hợp toàn diện, đa chiều và đầy đủ nhất những hình ảnh cung cấp cái nhìn chân thực và toàn cảnh về sự kiện Điện Biên Phủ 1954 được thực hiện.Cuốn sách ra đời sau nhiều năm tháng công phu tập hợp tư liệu, biên soạn, với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu lịch sử, quan hệ quốc tế và truyền thông như: PGS, TS Bùi Chí Trung, TS Nguyễn Đình Thuận, nhà báo Đặng Bảo Trung, nhà báo Bùi Xuân An, nhà thiết kế trẻ Nguyễn Hoàng Khôi… Cùng với đó là sự tư vấn, giúp đỡ của nhiều chuyên gia như: cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, GS, NGND Vũ Dương Ninh, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Đại sứ Phạm Quang Vinh, TS Lê Kiên Thành, Đại tá Đào Chí Công, nhà văn Bình Ca…, và nhiều học giả quốc tế.PGS, TS Bùi Chí Trung, chủ biên cuốn sách cho biết: “Những khoảnh khắc từ lịch sử có sức mạnh không thể chối cãi bởi tính chân thực, khách quan là bản chất vốn có của nhiếp ảnh. Cuốn sách không nhằm mục đích lý giải lịch sử. Cuốn sách minh chứng lịch sử đã diễn ra và lịch sử thật sự vĩ đại. Tâm nguyện của nhóm biên soạn là ấn phẩm sẽ góp phần giúp cho những thế hệ mai sau và bạn bè quốc tế có cơ hội được nhìn thấy và cảm nhận bằng trực giác về một sự kiện có ý nghĩa rất lớn lao trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.”Với 286 trang nội dung, ấn phẩm đặc biệt“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”là một trong số rất ít ấn phẩm được trình bày đồng thời bằng 3 ngôn ngữ Việt-Anh-Pháp.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi | https://nhandan.vn/xuat-ban-sach-anh-dien-bien-phu-nhung-khoanh-khac-tu-lich-su-post807816.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"sách ảnh",
"Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật",
"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"Điện Biên Phủ"
]
} |
Tìm giải pháp phát triển kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam | NDO -Ngày 14/6 tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trường Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số. | Theo Ban tổ chức, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 670 tạp chí; 72 cơ quan phát thanh, truyền hình. Tuy khác nhau về loại hình nhưng phần lớn cơ quan báo chí đang sụt giảm về nguồn thu, nhất là các đài truyền hình và cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về tài chính.Khó khăn này một phần do các cơ quan báo chí trong nước đang bị các nền tảng xã hội cạnh tranh về quảng cáo - truyền thông và cả người đọc, người xem. Các doanh nghiệp còn cắt giảm chi phí cho quảng cáo - truyền thông, nhất là những năm gần đây. Bên cạnh đó nguồn lực và cơ chế của Nhà nước cho đặt hàng báo chí còn hạn chế vàtình trạng vi phạm bản quyềnchưa được giải quyết triệt để.Tin liên quanSẽ có những sửa đổi quan trọng để kinh tế báo chí tốt hơnTheo PGS.TS Bùi Chí Trung, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông: “Việc phát triển kinh tế báo chí truyền thông không chỉ cần nhìn từ góc độ một vài trường hợp cụ thể, từ riêng một lĩnh vực hay loại hình riêng biệt mà cần được nhìn nhận ở quy mô tổng thể, chiến lược và toàn diện của hệ thống báo chí quốc gia, gắn với bối cảnh phát triển kinh tế số mạnh mẽ hiện nay. Từ đó có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng, của hệ thống truyền thông Việt Nam chuyên nghiệp và nhân văn”.Nhằm phân tích làm rõ vấn đề trên, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo điện tử Vietnamnet (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo quốc tế: “Kinh tế báo chí truyền thôngViệt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”.Hội thảo nằm trong khuôn khổ sự kiện thường niên của cộng đồng báo chí Việt Nam mang tên “Diễn đàn báo chí tháng 6”- lần thứ ba (năm 2024), do Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo điện tử Vietnamnet và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đồng chủ trì.Hội thảo quốc tế: “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” được tổ chức trong 1 ngày làm việc, với 3 phiên họp, thảo luận với các nội dung: Nhận diện bức tranh kinh tế báo chí Việt Nam; Xây dựng mô hình kinh tế báo chí đặc thù; Phát triển thị trường truyền thông trong sự bùng nổ nền kinh tế số; Bài toán kinh tế báo chí truyền thông, những gợi mở và kết nối ý tưởng.Tin liên quanChuyển đổi số báo chí-xuất bản: Cần giải bài toán nhân lực và kinh tếCác phiên thảo luận nhằm làm rõ những thành công, hạn chế, những vấn đề bất cập trong kinh tế báo chí tại Việt Nam; các mô hình, ý tưởng, cơ chế phát triển kinh tế báo chí, đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quốc tế và những bước tiến mới tại Việt Nam.Bên cạnh đó, hội thảo cũng tập trung phân tích về những dự báo, vấn đề cần quan tâm chú trọng trong hoạt động kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển kinh tế số trong thời gian tới cũng như vai trò của hệ thống đào tạo báo chí trong lĩnh vực kinh tế báo chí nói riêng, sự phát triển bền vững của báo chí Việt Nam nói chung.Hội thảo có sự hiện diện của các vị lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng lý luận Trung ương, Văn phòng Quốc hội; lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính; lãnh đạo các cơ quan báo chí; các đại biểu, chuyên gia đến từ nhiều cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp tới hoạt động báo chí truyền thông. Lãnh đạo của các cơ quan báo chí truyền thông trung ương và địa phương toàn quốc.Đặc biệt, Hội thảo có sự tham dự của rất nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực báo chí truyền thông, đặc biệt là các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Liên minh châu Âu, ASEAN, Trung Quốc, chuyên gia các tập đoàn Google, Viettel, VieOn, Galaxy, Le Bros… những người có sự quan tâm sâu sắc và sẽ mang tới Hội thảo nhiều ý kiến quý báu.Hội thảo được sự đồng hành của: Tập đoàn TH, Tập đoàn GELEX, Tập đoàn Viettel. | https://nhandan.vn/tim-giai-phap-phat-trien-kinh-te-bao-chi-truyen-thong-viet-nam-post813731.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Kinh tế báo chí",
"Báo chí trước thách thức chuyển đổi",
"Nhà báo Lê Quốc Minh"
]
} |
Cổ vũ người trẻ tìm kiếm, tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc | Là sân chơi dành riêng cho các bạn trẻ, Cuộc thi sáng tác video clip “Tinh hoa Việt Nam” đã khép lại sau 6 tháng triển khai; ghi nhận gần 12.000 tác phẩm dự thi ngay từ vòng sơ loại, thu hút tổng cộng hơn 56 triệu lượt xem và hơn 679.000 lượt bình chọn trên các nền tảng số, mạng xã hội. | Do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai từ cuối tháng 11/2023, Cuộc thi “Tinh hoa Việt Nam” là hoạt động nằm trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của tổ chức đoàn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ.Đặt mục tiêu bồi dưỡng, vun đắp hiểu biết, tình cảm của người trẻ đối với các giá trị truyền thống, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…, cuộc thi dành cho cá nhân, nhóm cá nhân là học sinh, sinh viên Việt Nam các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng trong và ngoài nước.Thí sinh tham gia tranh tài bằng cách làm video clip, phóng sự ngắn hoặc phim ngắn khắc họa, giới thiệu nét đẹp văn hóa dân tộc, bản sắc truyền thống Việt Nam qua các nội dung như nét đẹp đời sống, danh lam thắng cảnh, ẩm thực, trang phục, âm nhạc, nhạc cụ truyền thống…Thống kê từ Trung ương Đoàn cho thấy, vòng sơ loại của Cuộc thi ghi nhận gần 12.000 tác phẩm từ đoàn viên, thanh niên cả nước gửi tham dự (tăng hơn 9.000 tác phẩm so với lần triển khai trước). Trong đó, ba địa phương có số lượng tác phẩm dự thi nhiều nhất lần lượt là: Quảng Bình, Phú Yên và Quảng Nam. Kết thúc vòng bình chọn, đã có hơn 679.000 lượt bình chọn trên trang web chính thức của cuộc thi. Tính đến ngày 5/5, các tác phẩm dự thi đã thu hút 56 triệu lượt xem trên các nền tảng số và mạng xã hội.Tác phẩm “Trang phục truyền thống của người Bố Y” do thí sinh Lồ Phà Tú Anh (lớp 12A2, Trường trung học phổ thông Số 1 huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) thực hiện đã xuất sắc giành giải nhất. Bằng những thước phim được thực hiện trau chuốt, tỉ mỉ tại nhiều địa điểm có khung cảnh hùng vĩ đan xen hình ảnh chân thực về đời sống người dân địa phương, nữ sinh người Bố Y đã đưa người xem đến với những bản làng vùng cao, tạo cảm giác như được hòa mình vào bầu không khí trong lành nơi núi rừng Tây Bắc. Chỉ kéo dài năm phút, nhưng tác phẩm đã góp phần lan tỏa những nét văn hóa đặc trưng, giúp người xem tiếp cận nhiều thông tin bổ ích về bản sắc của một trong 16 dân tộc thiểu số rất ít người của Việt Nam.Trong số clip giành giải cao của cuộc thi, đáng chú ý còn có một số tác phẩm thể hiện rõ nét, đặc sắc những tinh hoa của văn hóa các dân tộc anh em theo dọc chiều dài lãnh thổ đất nước như: “Nét đẹp thổ cẩm và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” của tác giả Tạ Thanh Ngọc Kim (Trường trung học phổ thông thực hành Cao Nguyên, tỉnh Đắk Lắk); “Khu di tích quốc gia đặc biệt - Lam Kinh” của nhóm tác giả Câu lạc bộ Truyền thông sinh viên HDU Media; “Tinh hoa miền Quan họ”, nhóm tác giả Tạ Quốc An Vũ, Phạm Trần Nhật Anh (Trường trung học phổ thông Yên Hòa, thành phố Hà Nội)…Tại lễ tổng kết cuộc thi, diễn ra ngày 24/5 vừa qua, Ban tổ chức đã trao một giải nhất trị giá 15 triệu đồng, một giải nhì - 10 triệu đồng, một giải ba - năm triệu đồng và hai giải khuyến khích, mỗi giải ba triệu đồng; tám giải tác phẩm được bình chọn nhiều nhất qua mỗi tuần thi và một giải bình chọn nhiều nhất chung cuộc; hai giải tập thể tặng đơn vị tỉnh đoàn, thành đoàn, đoàn trực thuộc và trường có số lượng tác phẩm dự thi nhiều nhất. | https://nhandan.vn/co-vu-nguoi-tre-tim-kiem-ton-vinh-net-dep-van-hoa-dan-toc-post811175.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"tinh hoa việt nam",
"văn hóa dân tộc",
"phát huy và gìn giữ"
]
} |
Hội nghị đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật quý I/2024 | NDO -Chiều 5/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao ban quý I/2024 với Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam và các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương. | Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam; Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Văn hóa-Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương).Theo báo cáo tình hình công tác văn học, nghệ thuật: Quý I/2024, trên cả nước, các hoạt động sáng tạo, biểu diễn, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật diễn ra sôi nổi, với các hình thức phong phú, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng của công chúng. Những cuộc liên hoan, triển lãm toàn quốc và từng khu vực do Liên hiệp và các Hội văn học, nghệ thuật tổ chức đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy sáng tạo và xây dựng phong trào.Các đơn vị nghệ thuật từng bước được phục hồi, các loại hình nghệ thuật đã có những tìm tòi, đổi mới đáng trân trọng, sân khấu truyền thống, điển hình là cải lương, có nhiều khởi sắc.Nhiều tác phẩm được in ấn, triển lãm, biểu diễn, nhiều chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp được dàn dựng công phu, có chất lượng. Phong trào văn học, nghệ thuật quần chúng ở cơ sở cũng được quan tâm, đầu tư, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc.Đáng chú ýbộ phim “Đào, phở và piano”gây được tiếng vang trong công chúng. Qua sự việc này, Cục Điện ảnh, Hội Điện ảnh Việt Nam cũng có đề xuất tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Trung ương để có chủ trương, chính sách và cơ chế phù hợp trong việc đầu tư và phát hành phim do nhà nước đặt hàng.Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhất trí với những đánh giá trong báo cáo, đồng thời đồng chí yêu cầu các địa phương và đơn vị chuyên môn làm tốt những công tác phục vụ các hoạt động kỷ niệm, lễ lớn của dân tộc trong thời gian tới. Quan tâm xây dựng đội ngũ văn, nghệ sĩ phát triển cả về số lượng, chất lượng và loại hình; khuyến khích tạo điều kiện cho văn, nghệ sĩ sáng tác, sáng tạo được nhiều tác phẩm, sản phẩm văn học nghệ thuật chất lượng. | https://nhandan.vn/hoi-nghi-danh-gia-tinh-hinh-van-hoc-nghe-thuat-quy-i2024-post803368.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Văn hóa văn nghệ",
"Ban Tuyên giáo",
"Đào phở và piano"
]
} |
Cuộc thi Phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng: Tôn vinh giá trị văn hóa của Hà Nội | Ngày 14/5, tại UBND thành phố Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi Phương án kiến trúcTháp Tài chính 108 tầng thuộc Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nộiđã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ hai. | Sau khi lắng nghe bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển, các thành viên đã lựa chọn phương án kiến trúc của Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) là phương án giành Giải nhất của cuộc thi.TS, KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chia sẻ: “Các phương án đều có những ưu điểm riêng do đều được các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới tập trung những tinh hoa và kinh nghiệm tốt nhất của mình.Các thành viên Hội đồng đã thật sự gặp thách thức để đi đến thống nhất tìm ra phương án tối ưu nhất là phương án của đơn vị tư vấn Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) với ý tưởng sáng tạo, độc đáo, đáp ứng tầm nhìn phát triển đô thị hiện đại, đồng bộ, thông minh áp dụng công nghệ tiên tiến nhất. Chúc mừng chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đã tìm được một phương án kiến trúc để sẵn sàng tạo nên biểu tượng xứng tầm cho kỷ nguyên phát triển của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam”.Phương án của hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) tôn vinh những giá trị văn hóa và thiên nhiên tuyệt vời của Hà Nội. Thiết kế tòa tháp là sự giao thoa giữa kiến trúc hiện đại và truyền thống, nổi bật với tầm nhìn 360 độ không giới hạn tới phong cảnh chung quanh, định hướng tối ưu hóa năng lượng mặt trời.Sự kết hợp tinh tế giữa chất liệu và màu sắc của các không gian như Thủy (nước), Viên (vườn), Phong (gió), và Nguyệt (trăng) đan cài với các khu vườn trên không thuộc tòa tháp tạo nên một không gian sống động và lý tưởng cho tiêu chí giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Phòng Mặt trăng (Lunarium) - một không gian nghệ thuật đặc biệt tại sảnh quan sát trên đỉnh tòa nhà với hình ảnh một quả cầu mô phỏng chu kỳ mặt trăng trên đỉnh tòa nhà sẽ thay đổi qua từng thời điểm trong ngày. Sự kết hợp giữa những bức tường nước chung quanh và hình ảnh phản chiếu từ các hồ nước cùng với ánh sáng của quả cầu Mặt trăng mang lại những trải nghiệm thị giác đầy tính nghệ thuật.Hiểu rõ mong muốn của chủ đầu tư dự án trong nỗ lực kiến tạo Tháp Tài chính 108 tầng là công trình điểm nhấn của một trong những dự án đô thị trọng điểm của Thủ đô, cả bốn đơn vị tư vấn đều đầu tư rất nhiều công sức và tâm huyết cho cuộc thi với mục tiêu tạo nên một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc mới, tiếp nối những công trình được coi là kỳ quan hiện đại của thế giới.Dự kiến sau khi hoàn thành, Tháp Tài chính 108 tầng sẽ là tòa tháp cao nhất Việt Nam và là một trong những tòa nhà cao nhất khu vực Đông Nam Á.Tòa tháp là công trình điểm nhấn của dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (Đông Anh, Hà Nội) do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC), liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự án là 4,2 tỷ USD trên tổng diện tích gần 272 ha.Dự án không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo mà còn là biểu tượng bền vững cho quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản với kỳ vọng hiện thực hóa một trung tâm đô thị đẳng cấp quốc tế dẫn đường cho kỷ nguyên mới của khu vực Đông Nam Á. | https://nhandan.vn/cuoc-thi-phuong-an-kien-truc-thap-tai-chinh-108-tang-ton-vinh-gia-tri-van-hoa-cua-ha-noi-post809526.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Hà nội",
"tháp tài chính",
"cuộc thi",
"Kiến trúc"
]
} |
Đại lễ Vu Lan 3 miền năm 2023: Lắng đọng và sâu sắc | NDO -Vu Lan là một trong những đại lễ quan trọng của Phật giáo và đã trở thành nét đẹp truyền thống trong văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam, nhằm mục đích tri ân và tưởng nhớ công sinh thành và dưỡng dục của mẹ cha. Lễ Vu Lan đã hòa quyện với đạo hiếu dân tộc Việt Nam, góp phần củng cố đạo lý uống nước nhớ nguồn. | Nhằm đưa triết lý đạo đức củalễ Vu Lanthành hơi thở của cuộc sống, tối ngày 29/8, tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phối hợp chùa Tam Chúc tổ chức chương trình Đại lễ Vu Lan 3 miền năm 2023.Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; các đại biểu lãnh đạo tỉnh Hà Nam cùng hàng nghìn phật tử và nhân dân.Nghi thức Tụng kinh sám Vu Lan.Với chủ đề “Mẹ” gồm các phần: Tụng kinh sám Vu Lan; Phóng sự tự sự về gia đình; chia sẻ về ý nghĩa Vu Lan và Thông điệp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mùa Vu Lan báo hiếu 2023, chương trình đã tôn vinh giá trị của ngày lễ Vu Lan cũng như nâng cao tinh thần hiếu đạo, tri ân và báo ân trong lòng người dân Việt Nam.Mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chương trình Đại lễ Vu Lan 2023, có chủ đề: “Mẹ” đã giúp chúng ta hiểu thêm về mùa Vu Lan - mùa hiếu hạnh và tôn vinh thêm giá trị của ngày lễ Vu Lan, cũng như nâng cao tinh thần hiếu đạo, tri ân và báo ân trong lòng người dân Việt Nam.Nghi lễ thắp nến hoa đăng.Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên - vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật - cứu mẹ khỏi địa ngục bằng sự từ bi và lòng hiếu thảo.Ngày nay, lễ Vu Lan chính là cơ hội để những người còn cha mẹ tụ họp cùng gia đình tỏ lòng biết ơn, chia sẻ tình cảm. Cũng vào ngày này,nhiều người chọn đi chùa, phóng sinh, làm điều thiện lành để cha mẹ được hưởng công đức, có cuộc sống hạnh phúc.Hàng nghìn phật tử về dự lễ.Dựa theo tinh thần của lễ Vu lan, xã hội cộng đồng đều có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc người già, người có hoàn cảnh khó khăn hay người khuyết tật. Đây thực sự là ngày lễ văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị gia đình, sự đồng cảm, chia sẻ trong xã hội của người dân Việt Nam. | https://nhandan.vn/dai-le-vu-lan-3-mien-nam-2023-lang-dong-va-sau-sac-post769822.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Vu lan",
"Thích Thanh Nhiễu",
"Mục Kiền Liên",
"Đại lễ Vu Lan 3 miền"
]
} |
Đầu bếp Hà Hải Đoàn được bầu là Chủ tịch Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội | NDO -Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội (HPC) đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029 với Chủ tịch Hội là đầu bếp Hà Hải Đoàn. Hội đặt mục tiêu “Kết nối tạo giá trị” trong nhiệm kỳ mới này. | Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội do Hiệp hội du lịch thành phố Hà Nội thành lập, là tổ chức nghề nghiệp của các đầu bếp trong và ngoài nước làm việc tại Hà Nội. Hội có ban chấp hành là các đầu bếp, nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực của Thủ đô Hà Nội. Hội xác định mục tiêu đến năm 2025 trở thành tổ chức nghề nghiệp uy tín hàng đầu khu vực Đông Nam Á, thông qua các hoạt động giúp nâng tầm ẩm thực Hà Nội và nâng cao sự chuyên nghiệp của đầu bếp Hà Nội.Tại Đại hội, Ban chấp hành và các hội viên cũng đã tổng kết, đánh giá lại công tác của Hội trong nhiệm kỳ qua. Sau hơn 3 năm hoạt động, Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội đã phát triển cả về số lượng các thành viên và chất lượng hoạt động, từng bước khẳng định uy tín của Hội trong cáchoạt động.Hội đã tổ chức thành công các chương trình có tính chuyên môn cao như: Giao lưu và trình diễn ẩm thực Việt Nam và Thế giới, 3 số Cooking class, các chương trình Workshop và Cheftalk. Cáchoạt độngtrên luôn được sự ủng hộ của rất nhiều đầu bếp, vì vậy số lượng đầu bếp đăng ký trở thành Hội viên của Hội liên tục gia tăng.Bên cạnh đó, Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội đã kết nối thành công các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có cơ hội được quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến với hàng nghìn đầu bếp Hà Nội. Hiện nay, rất nhiều thương hiệu lớn nổi tiếng trong ngành đã trở thành đối tác chiến lược, đối tác tiêu biểu của Hội.Ngoài ra, Hội đã thực hiện các hoạt động từ thiện thiết thực bằng việc tặng quà hoặc tiền mặt cho các Hội viên (đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch Covid-19); tổ chức các chương trình thiện nguyện giúp đỡ được rất nhiều tổ chức, cá nhân gặp khó khăn với số tiền và hàng hóa lên đến hàng tỷ đồng.Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội đã được trao tặng nhiều giấy khen, bằng khen từ các tổ chức, ban ngành. Đặc biệt, Hội đã được nhận Bằng khen danh dự của Bộ Y tế.Trong nhiệm kỳ tới, Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và đổi mới hoạt động của các Ban trực thuộc Hội, với mục tiêu mang lại nhiều giá trị thiết thực cho hội viên, cùng nhau “Nâng tầm ẩm thực Hà Thành”.Đại hội lần này đã bầu ra thêm các thành viên Ban chấp hành mới, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực đầu bếp chuyên nghiệp, mà nhiều thành viên là những người có chuyên môn cao và uy tín, tầm ảnh hưởng trong xã hội ở các lĩnh vực: tài chính ngân hàng, tổ chức sự kiện, truyền thông, marketing, quản trị nhân sự…Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Hà Hải Đoàn chia sẻ: “Tôi tin rằng, với sự gia nhập và đóng góp công sức của các anh chị trong Ban chấp hành kỳ này, chắc chắn Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong việc kết nối thương mại, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, mở rộng phạm vi hoạt động. Đây là yếu tố then chốt giúp cho Hội mang lại giá trị thiết thực cho các hội viên là các đầu bếp chuyên nghiệp và các doanh nghiệp trong ngành F&B, nhà hàng, khách sạn nói chung”. | https://nhandan.vn/dau-bep-ha-hai-doan-duoc-bau-la-chu-tich-hoi-dau-bep-chuyen-nghiep-ha-noi-post806917.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội",
"đầu bếp Hà Hải Đoàn",
"ẩm thực Hà Nội",
"ẩm thực Việt Nam"
]
} |
2 nghệ sĩ từng được vinh danh quốc tế hát trong Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh | NDO -Hai nghệ sĩ đã từng được vinh danh tại các Liên hoan nghệ thuật quốc tế làLê Thanh Phongvà Lê Minh Ngọc sẽ góp mặt tại Đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương chủ đề “Linh thiêng nguồn cội” vào sáng 18/4, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. | Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 ở Hà Tĩnh sẽ diễn ra tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh) từ ngày 16 đến 18/4 (tức ngày 8 đến 10/3 âm lịch) với nhiều hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao. Tâm điểm của chuỗi sự kiện là Đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương chủ đề “Linh thiêng nguồn cội” vào sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch) với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có 2 gương mặt đã được vinh danh tại các Liên hoan nghệ thuật quốc tế là Lê Thanh Phong và Lê Minh Ngọc.Ca sĩ Lê Minh Ngọc sinh năm 2000 tại Thạch Hà, Hà Tĩnh, từng gặt hái được nhiều thành công. Năm 20 tuổi, cô đoạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2020. Năm 2022, cô giành giải Nhất Sao Mai thành phố Hải Phòng và tiếp đó, cô chiến thắng ngôi Quán quân dòng dân gian cuộc thiSao Maitoàn quốc. Năm 2023, cô giành giải Nhất Cuộc thi hát Thính phòng-Nhạc kịch toàn quốc. Đặc biệt, cô là ca sĩ duy nhất của Việt Nam tham gia và được vinh danh Nghệ sĩ xuất sắc nhất tại Liên hoan âm nhạc Thái Bình Dương ABU Song tổ chức tại Ấn Độ vào năm 2022.Nghệ sĩ Lê Thanh Phong sinh năm 1992, là Thạc sĩ, Trưởng đoàn Dân ca xứ Nghệ UNESCO tại Hà Nội, biên tập viên chương trình Dân ca và nhạc cổ truyền VOV3 - Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh từng được trao giải Diễn viên xuất sắc tại Festival âm nhạc dân gian thế giới Uzbekitstan 2017; Bằng khen Liên hoan âm nhạc dân gian do Đài Truyền hình quốc tế Vân Nam-Trung Quốc năm 2019; các Bằng khen Vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trao tặng các năm 2018, 2019, 2020… Thời gian gần đây, anh được mời tham gia nhiều chương trình ngoại giao văn hóa lớn như Ngày Việt Nam tại Nhật Bản năm 2023, Ngày Việt Nam tại Pháp năm 2023.Tại Đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương chủ đề “Linh thiêng nguồn cội”, nghệ sĩ Lê Thanh Phong sẽ thể hiện 2 ca khúc “Huyền thoại núi Hồng” của nhạc sĩ Quốc Việt và ca khúc “Nhớ ngày Bác về đất Tổ” do chính anh sáng tác. Trong khi đó, Lê Minh Ngọc hát 2 ca khúc “Người Hà Tĩnh có thương” của nhạc sĩ Lưu Hà An và “Người con gái sông La” của nhạc sĩ Doãn Nho.Chia sẻ về phần trình diễn của mình, nghệ sĩ Lê Thanh Phong cho biết, anh đã viết thêm vào ca khúc “Huyền thoại núi Hồng” lời tứ hoa trong dân ca ví giặm như một lời tự sự với nội dung chàng trai Hà Tĩnh đón người yêu về quê và kể cho cô nghe câu chuyện trong truyền thuyết. Sáng tạo của Lê Thanh Phong được nhạc sĩ Quốc Việt ủng hộ và người dân Hà Tĩnh rất yêu thích. Đó cũng chính là lý do khiến anh được mời biểu diễn trong dịp đặc biệt Đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.Ca khúc “Nhớ ngày Bác về đất Tổ” được Lê Thanh Phong sáng tác năm 2021. Bài hát này nhanh chóng được mọi người yêu thích và Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ đã mời Lê Thanh Phong lên Đền Hùng ghi hình bài hát này để phát sóng nhân dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2023.Còn ca sĩ Lê Minh Ngọc chia sẻ, là một người con sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, những bài hát về quê hương luôn mang đến cho cô cảm xúc yêu thương, ngọt ngào và cô luôn muốn được chia sẻ những cảm xúc đó với khán giả. Lần này, cảm xúc của cô càng đặc biệt hơn bao giờ hết khi được hát ngay trên quê hương mình, cho bà con Hà Tĩnh nghe trong một dịp trang trọng như Đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức tại đất thiêng Hồng Lĩnh.Là những người con xứ Nghệ thành danh ở Thủ đô và đã được vinh danh ở những sự kiện nghệ thuật quốc tế, hai ca sĩ đều thấy hồi hộp, xúc động khi được hát trước người dân quê hương mình: “Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng về bài vở cũng như cảm xúc để có thể biểu diễn tốt nhất trong một chương trình trọng đại, linh thiêng và ý nghĩa này”. | https://nhandan.vn/2-nghe-si-tung-duoc-vinh-danh-quoc-te-hat-trong-le-gio-quoc-to-hung-vuong-tai-ha-tinh-post804769.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"ca sĩ Lê Thanh Phong",
"ca sĩ Lê Minh Ngọc",
"Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh",
"Đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương",
"Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng",
"giỗ Tổ Hùng Vương"
]
} |
Khám phá các sắc màu văn hoá trong “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” | NDO -Từ ngày 18 đến 21/4, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, diễn ra“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. | Dự kiến, có khoảng hơn 300 người, 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố tham gia các hoạt động tạiLàng, trong đó huy động khoảng 100 đồng bào người dân tộc Hoa, Khmer, Kinh tỉnh Sóc Trăng); dân tộc Dao (tỉnh Thanh Hóa) và dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk).Trong khuôn khổ Ngày hội, tại Làng tổ chức Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc tại địa phương. Đồng thời, lễ Báo công, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp gỡ lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ diễn ra ngày 19/4 tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và trụ sở lãnh đạo Đảng, Nhà nước.Tại Làng, một số hoạt động trình diễn giới thiệu di sản, văn hóa các địa phương được tổ chức như Ngày hội Văn hóa du lịch tỉnh Sóc Trăng với hoạt động tái hiện Lễ đấu đèn của dân tộc Hoa, giao lưu văn hóa nghệ thuật như trình diễn nhạc Ngũ âm, trống Schay Dăm, dạy múa Rom vong, múa chằn, thổi sáo, biểu diễn Rô băm, múa Rom vông...Ngoài ra còn có chương trình Giới thiệu trình diễn Nghệ thuật Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa đại diện của nhân loại.Trong khuôn khổ Ngày hội có Không gian giới thiệu và thực hành nghề truyền thống với hoạt động giới thiệu và trình diễn nghề làm bánh Pía của người Hoa ở Sóc Trăng, nghề vẽ tranh trên kiếng, giới thiệu quảng bá du lịch, ẩm thực, triển lãm hình ảnh và trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh Sóc Trăng.Ngoài ra, tại Ngày hội còn có hoạt động tái hiện Lễ rước rể trong lễ cưới của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk, giới thiệu âm nhạc dân tộc Ê Đê với các loại nhạc cụ truyền thống: cồng chiêng, chiêng tre, ching cram..., biểu diễn các tiết mục dân ca dân vũ: hát Aray, dân ca, các ca khúc về Tây Nguyên, múa xoang... kết hợp với giới thiệu nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm OCOP...Du khách đến tham quan còn được thưởng thức và tìm hiểu các loại cà phê truyền thống tại Không gian trình diễn cà phê Tây Nguyên.Trong khuôn khổ chương trình “Sắc màu văn hóa bản Dao”, có hoạt động tái hiện Lễ cấp sắc của dân tộc Dao tỉnh Thanh Hóa, giới thiệu văn hóa dân tộc Dao qua âm nhạc dân gian, tranh thờ và trang phục truyền thống của dân tộc Dao xứ Thanh.Bên cạnh đó, tại Làng vẫn có các hoạt động của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hàng ngày với các hoạt động dân ca dân vũ, giới thiệu ẩm thực dân tộc, trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống… | https://nhandan.vn/kham-pha-cac-sac-mau-van-hoa-trong-ngay-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-post803614.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam",
"Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam",
"Hội nghị tuyên dương già làng trưởng bản nghệ nhân",
"“Sắc màu văn hóa bản Dao”",
"Nghệ thuật Đờn ca tài tử",
"Ngày hội Văn hóa du lịch tỉnh Sóc Trăng"
]
} |
Hồng Kông (Trung Quốc) tài trợ 8 dự án phim cho các nước châu Á | NDO -Mới đây, trong buổi gặp gỡ công bố chương trình tài trợ hợp tác làm phim giữa các nhà làm phim Hồng Kông (Trung Quốc) với các nhà làm phim Việt Nam, ông Gary Mak, đại diện Cơ quan Phát triển ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo Hồng Kông(CCIDA) cho biết, Hồng Kông mong muốn trao đổi hợp tác sản xuấtphim ảnhvới các đối tác châu Á, trong đó có Việt Nam. | Chương trình tài trợ hợp tác phim Hồng Kông-châu Á đặc biệt sẽ tài trợ tối đa 8 dự án phim. Đây là cơ hội phát triển điện ảnh với du lịch Việt Nam.Những năm gần đây,điện ảnh Việt Namcó rất nhiều lợi thế trong phát triển du lịch vừa hiệu quả về mặt quảng bá điểm đến vừa tiết kiệm được nguồn kinh phí xúc tiến quảng bá.Theo đánh giá của đại diện Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, hoạt động điện ảnh đã tác động tích cực đến nhiều điểm đến. Mối quan hệ qua lại giữa du lịch và điện ảnh đã và đang tạo ra những giá trị mới.Thực tế, cả Việt Nam và thế giới đều cho thấy những bộ phim thành công góp phần đưa địa điểm quay phim thành những điểm đến hấp dẫn. Thí dụ như bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" chinh phục khán giả với cảnh thiên nhiên ở Phú Yên; phim "Mắt biếc" đến bối cảnh tại Cố đô Huế…Theo các chuyên gia, để không lãng phí tiềm năng của điểm đến Việt Nam, chúng ta cần tăng cường các giải pháp quảng bá để thu hút các đoàn làm phim quốc tế và tận dụng cơ hội đầu tư từ các nước để phát triển du lịch điện ảnh.Theo ông Gary Mak, chương trình tài trợ hợp tác phim Hồng Kông-châu Á đặc biệt sẽ tài trợ tối đa 8 dự án phim. Mỗi dự án được phê duyệt có thể nhận được tới 9 triệu đô-la Hồng Kông để chi trả cho toàn bộ hoạt động sản xuất của mình.Có thể nói, đây là cơ hội cho nhà làm phim, đạo diễn biến Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành một phim trường quốc tế trong thời gian tới. Đồng thời, du lịch cũng phát triển thông qua điện ảnh.Hợp tác sản xuất giữa Hồng Kông (Trung Quốc) và các nhà làm phim từ các nước châu Á khác nhằm tối ưu hóa việc quảng bá những sự hợp tác ở thị trường châu Á và quốc tế, cũng như đạt được sự trao đổi chuyên sâu và học hỏi lẫn nhau.Chương trình này nhằm mục đích tăng cường tiếp xúc quốc tế và trao đổi văn hóa thông qua các dự án hợp tác về phim truyện dài tập và các dự án hoạt hình dài tập.Ngoài ra, phía Hồng Kông (Trung Quốc) còn quảng bá về Tuần lễ Thiết kế thời trang Hồng Kông (đặc biệt họ yêu thích và ấn tượng với Áo dài Việt Nam) sẽ được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 11/2024 với quy mô lớn, một siêu sự kiện thời trang ở châu Á. | https://nhandan.vn/hong-kong-trung-quoc-tai-tro-8-du-an-phim-cho-cac-nuoc-chau-a-post814756.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"điện ảnh",
"du lịch",
"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh",
"quảng bá",
"du lịch Việt Nam"
]
} |
Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đề tài Quốc phòng toàn dân khai mạc ngày 9/10 | NDO -Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đề tài Quốc phòng toàn dân khẳng định thành tựu văn học nghệ thuật cách mạng, vị thế, vai trò của hoạt động biểu diễn nghệ thuật đối với đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và toàn xã hội. | Sáng 5/10, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài Quốc phòng toàn dân năm 2023, với chủ đề“Vang mãi khúc quân hành”.Hội diễn là hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật trong Quân đội; thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).Qua đó, khẳng định thành tựu văn học nghệ thuật cách mạng, vị thế, vai trò của hoạt động biểu diễn nghệ thuật đối với đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và toàn xã hội; nâng cao chất lượng biểu diễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; động viên, khích lệ đội ngũ văn nghệ sĩ phát huy tài năng sáng tạo nghệ thuật.Đây cũng là dịp để các đơn vị nghệ thuật của Quân đội, Công an và các Đoàn nghệ thuật ngoài lực lượng vũ trang giao lưu, quảng bá các tác phẩm xuất sắc và thể hiện những tài năng mới trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, góp phần vào kho tàng nghệ thuật của đất nước.Toàn cảnh buổi họp báo.Hội diễn được tổ chức tại Nhà hát Quân đội (số 130, đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội); khai mạc vào 20 giờ ngày 9/10/2023, được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.Với các loại hình nghệ thuật: Ca, múa, nhạc và sân khấu, nội dung các tiết mục tham gia Hội diễn ca ngợi truyền thống cách mạng; tình yêu quê hương, đất nước; Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh; Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.Một nét mới trong quy chế của Hội diễn năm nay là các chương trình phải có một tác phẩm hành khúc độc lập được sáng tác mới, dàn dựng công phu, phản ánh đời sống của người chiến sĩ hôm nay.Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấnThiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) cho biết, một nét mới trong quy chế của Hội diễn năm nay là các chương trình phải có một tác phẩm hành khúc độc lập được sáng tác mới, dàn dựng công phu, phản ánh đời sống của người chiến sĩ hôm nay. Ban Tổ chức khuyến khích các đơn vị sử dụng nhạc sĩ, biên đạo múa là người thuộc biên chế; phát huy nội lực, sức sáng tạo của các nghệ sĩ tham gia Hội diễn; mở rộng thời lượng của mỗi chương trình so với các hội diễn trước đây, bảo đảm phát huy tối đa khả năng sáng tạo nghệ thuật.Sau bảy lần diễn ra với tên gọi “Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân”, đây là lần đầu tiên chương trình được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức với sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, gồm: Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên; các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương; đồng thời đổi tên gọi thành “Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài Quốc phòng toàn dân”, bảo đảm đầy đủ nội hàm, quy mô, mục đích tổ chức hội diễn.Thành phần Hội đồng Nghệ thuật gồm các chuyên gia có uy tín trong và ngoài Quân đội, có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm của các chuyên ngành; cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.Bên lề Hội diễn, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức sẽ tới thăm, động viên các đoàn tham gia Hội diễn; tổ chức cho 13 đoàn nghệ thuật biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân trên địa bàn Hà Nội tại 13 điểm trong thời gian từ ngày 13-16/10/2023.Hội diễn có sự tham gia của 19 đơn vị trong và ngoài Quân đội. Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm: Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội; Nhà hát Chèo Quân đội; Nhà hát Kịch Quân đội; Đoàn nghi lễ Quân đội; Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; Đoàn văn công Bộ đội Biên phòng; Đoàn văn công Phòng không-Không quân; Đoàn văn công Hải quân; Đoàn văn công Quân khu 1; Đoàn văn công Quân khu 2; Đoàn văn công Quân khu 3; Đoàn văn công Quân khu 4; Đoàn văn công Quân khu 5; Đoàn văn công Quân khu 7; Đoàn văn công Quân khu 9.Bên cạnh đó có các đơn vị tham gia thuộc Bộ Công an (Nhà hát Kịch Công an nhân dân; Đoàn nghi lễ Công an nhân dân); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc) và tỉnh Thái Nguyên (Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên).Dự kiến Lễ bế mạc Hội diễn được tổ chức vào 19 giờ 30 phút ngày 21/10/2023. | https://nhandan.vn/hoi-dien-nghe-thuat-chuyen-nghiep-de-tai-quoc-phong-toan-dan-khai-mac-ngay-910-post776006.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"hội diễn nghệ thuật",
"quốc phòng toàn dân",
"Tổng cục Chính trị",
"văn học"
]
} |
Triển lãm và Hội sách trực tuyến phục vụ kiều bào Việt Nam ở nước ngoài | NDO -Theo thông tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành, hưởng ứngNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Namlần thứ 3 năm 2024, Triển lãm và Hội sách trực tuyến trên trang mạng vietnam.vn được mở đặc biệt dành cho bạn đọc ở các địa phương khác và bà con kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế. | Các hoạt động này sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 30/4 với chủ đề “Sách hay tìm bạn đọc” phục vụ đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.Triển lãm và Hội sách trực tuyến do Cục Xuất bản, In và Phát hành phối hợp Cục Thông tin đối ngoại và các nhà xuất bản cùng các cơ quan liên quan tổ chức.Triển lãmsẽ trưng bày các cuốn sách có giá trị cao thuộc các chủ đề: Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước; sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước…; các tác phẩm, công trình nghiên cứu về văn hóa, văn học nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam; các tác phẩm, công trình nghiên cứu được viết và xuất bản bằng tiếng nước ngoài đã xuất bản trong thời gian qua.Bạn đọc nhỏ tuổi háo hức xếp hàng chờ nhận sách tặng tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023.Song song với tham quan triển lãm online trên nền tảng số quốc gia vietnam.vn, bạn đọc trong và ngoài nước (đặc biệt là bà con kiều bào ở nước ngoài) có thể trực tiếp lựa chọn mua sách tại sàn mua bán sách trực tuyến books365.vn thông qua kết nối trực tiếp giữa nền tảng số quốc gia vietnam.vn.Hiện nay, các đơn vị vận hành nền tảng số quốc gia và sàn sách trực tuyến books365.vn đang phối hợp chặt chẽ để xây dựng và hoàn thiện các kết nối giữa hai nền tảng, đồng thời Hội sách trực tuyến cũng đã nhận được cam kết đồng hành từ phía các nền tảng thanh toán trực tuyến, các đơn vị logistic nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bạn đọc là người Việt Nam ở nước ngoài có thể mua sách từ các nhà xuất bản và đơn vị phát hành trong nước.Cũng nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Cục Xuất bản, In và Phát hành phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày đọc sách trong Thanh niên.Lễ phát động Ngày đọc sách trong Thanh niên nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, đặc biệt là phong trào đọc sách trong thế hệ trẻ, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội học tập.Học sinh, sinh viên hào hứng tham gia các trò chơi với sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.Lễ phát động diễn ra vào ngày 19/4 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, với sự tham dự của đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hội Xuất bản Việt Nam... cùng các tổ chức đoàn thuộc một số cơ sở giáo dục đại học và đại diện một số nhà xuất bản, đơn vị phát hành xuất bản phẩm.Nhân dịp Lễ phát động Ngày đọc sách trong thanh niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ trao Kỷ niệm chương vì Thế hệ trẻ cho các đồng chí đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ; đại diện các đơn vị xuất bản sẽ trao tặng tủ sách cho một số đơn vị đào tạo và tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu sách.Ngoài ra, trên cả nước, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể Trung ương cũng tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, thiết thực nhằm đẩy mạnh và phát triển văn hóa đọc trong từng cơ quan, đơn vị, nhà trường cũng như toàn xã hội.Tại các địa phương, với lực lượng nòng cốt là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng hệ thống Thư viện, các nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn, song hành với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024. | https://nhandan.vn/trien-lam-va-hoi-sach-truc-tuyen-phuc-vu-kieu-bao-viet-nam-o-nuoc-ngoai-post803714.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam",
"Hội Xuất bản Việt Nam",
"triển lãm sách trực tuyến",
"hội sách trực tuyến",
"Cục Xuất bản In và Phát hành",
"phát triển văn hóa đọc"
]
} |
Tưng bừng Lễ hội đền Kim Liên ở Hà Nội | NDO -Đền Kim Liên là một trong bốn di tích thuộc cụm Di tích quốc gia đặc biệtThăng Long Tứ trấn. Lễ hội đền Kim Liên đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. | Ngày 24/4, tại đền Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), một trong bốn di tích thuộc cụmDi tích quốc gia đặc biệtThăng Long Tứ trấn, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Kim Liên 2024.Hằng năm, lễ hội đền Kim Liên được tổ chức vào ngày 16/3 âm lịch (ngày sinh của Đức thánh Cao Sơn Đại vương), nhằm tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn tới vị thần có công với nước.Sau phần nghi lễ, hội đền Kim Liên có nhiều trò chơi dân gian truyền thống, thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng được các thế hệ người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và trao truyền cho các thế hệ nối tiếp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, gìn giữ thuần phong mỹ tục của vùng đất phía nam kinh thành Thăng Long xưa.Lễ hội đền Kim Liên năm 2024 diễn ra trong hai ngày 23-24/4 (ngày 15-16 tháng ba âm lịch).Phần lễ chính được tổ chức vào ngày 24/4 với nhiều nghi thức truyền thống được thực hiện như: tế Thượng đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương, lễ dâng hương, biểu diễn trống hội Thăng Long, múa cờ hội, khởi kiệu, rước kiệu...Một số hoạt động nghệ thuật, thể dục-thể thao và văn nghệ cũng được tổ chức, đặc sắc nhất là màn sử thi về Thần tích Cao Sơn Đại Vương.Biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong lễ hội.Ông Trần Vũ Đại, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phương Liên, Trưởng Ban Quản lý di tích phường cho biết, để tổ chức lễ hội an toàn, văn minh, Ban Tổ chức đã xây dựng kế hoạch, lên sơ đồ đoàn rước và các phương án dự phòng để bảo đảm trật tự đô thị, không gây ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, để nhân dân về dự hội, Ban Tổ chức đã bố trí các khu vực trông giữ xe phù hợp, phương án phòng cháy, chữa cháy cũng được sẵn sàng ứng phó trong các tình huống phát sinh.Đền Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, được xây dựng năm 1509, thờ Cao Sơn Đại Vương. Đây là trấn phía Nam của Kinh thành Thăng Long xưa.Ngoài các giá trị đặc sắc về kiến trúc, tại đền Kim Liên hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý giá như văn bia do sử thần Lê Tung soạn năm 1510; 39 đạo sắc phong của nhiều đời vua nhằm ghi nhận, ca tụng công lao của thần Cao Sơn…Với ý nghĩa về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ tiêu biểu, năm 2022 Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long Tứ Trấn – đền Kim Liên được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. | https://nhandan.vn/tung-bung-le-hoi-den-kim-lien-o-ha-noi-post806315.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"thăng long tứ trấn",
"lễ hội đền kim liên",
"Hà Nội"
]
} |
Tưởng niệm 602 năm Ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly | NDO -Ngày 24/3, tại di tích Đàn tế Nam Giao ở thị trấn huyện Vĩnh Lộc, Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa phối hợp Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ tổ chức Lễ tưởng niệm 602 Ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly (1422-2024) và kỷ niệm 622 nămVương triều Hồlập Đàn tế Nam Giao (1402-2024). | Tại buổi lễ, các đại biểu cùng con cháu họ Hồ, khách thập phương thành kính dâng hương, hoa, lễ vật; đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa trình tấu chúc văn tưởng niệm 602 năm Ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly, ôn lại công lao, đóng góp của Hồ Quý Ly trong lịch sử dân tộc.Đọc chúc văn ôn lại thân thế, đóng góp của Hồ Quý Ly.Quyết định chuyển kinh đô từ Thăng Long vềThanh Hóa, đăng quang vào mùa Xuân năm Canh Thìn (1400), đặt quốc hiệu là Đại Ngu, Hồ Quý Ly cùng triều Hồ đã ban hành, triển khai những cải cách về hành chính, giáo dục khoa cử, kinh tế, quân sự nhằm chấn hưng đất nước.Nổi bật là triều Hồ để lại cho hậu thế Thành nhà Hồ, công trình kiến trúc đá độc đáo, đã được công nhận Di sản văn hóa thế giới cùng Đàn tế Nam Giao triều Hồ. Đàn tế Nam Giao Thành Nhà Hồ là một trong ba đàn tế còn mặt bằng tương đối nguyên vẹn, cổ nhất trong lịch sử Đàn tế Nam Giao ở Việt Nam.Tưởng niệm 602 năm Ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm Vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao góp phần bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ cùng văn hóa Tây Đô.Màn biểu diễn trống hội truyền thống.Tại buổi lễ, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa biểu diễn chương trình nghệ thuật tái hiện thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Quý Ly đối với quê hương, đất nước. | https://nhandan.vn/tuong-niem-602-nam-ngay-mat-hoang-de-ho-quy-ly-post801376.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Thanh Hóa",
"Hồ Quý Ly",
"Thành nhà Hồ",
"602 năm Ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly"
]
} |
Phát huy văn hóa đọc ở Đồng Tháp | Vùng đất sen hồng Ðồng Tháp với truyền thống hiếu học vừa vinh dự được UNESCO công nhận hai thành phố trực thuộc (Cao Lãnh và Sa Ðéc) là thành viên của mạng lưới thành phố học tập toàn cầu. Hiện tại, Ðồng Tháp là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long có đường sách. Ðạt được những điều này là nhờ sự bền bỉ duy trì và phát triển văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân. | Ðể phát huy văn hóa đọc, Ðồng Tháp đã có nhiều cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả cao, góp phần tô đậm thêm bản sắc của con người và vùng đất sen hồng...Cách làm riêng độc đáoKhóm 1, Phường 6, thành phố Cao Lãnh (thủ phủ tỉnh Ðồng Tháp) có gần 600 hộ dân với hơn hai nghìn nhân khẩu, trong đó có nhiều trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi... đi bán vé số dạo, rất cần một không gian để học tập, vui chơi vào những ngày nghỉ cuối tuần.Trước thực tế này, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Nhân dân khóm Ngô Thị Ánh Tuyết, mong muốn tạo lập một điểm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập cho trẻ cũng như để người dân, đảng viên có thể đến đọc các loại sách, báo.Năm 2023, từ gợi ý của Hội Khuyến học tỉnh và thành phố Cao Lãnh; được sự thống nhất của Ðảng ủy, Ủy ban nhân dân Phường 6, đồng chí Ngô Thị Ánh Tuyết đã tận dụng một góc nhỏ của Văn phòng Ban Nhân dân khóm hình thành "Không gian đọc sách, học tập và sinh hoạt văn hóa". Ðến nay, không gian với hơn 300 đầu sách này đã trở thành địa điểm thân thuộc, mở cửa hằng ngày để phục vụ nhu cầu đọc sách của người dân và đảng viên nơi đây.Những năm gần đây, Thư viện tỉnh Ðồng Tháp hình thành các thư viện nhỏ và một phòng đọc chuyên đề. Mỗi thư viện nhỏ và phòng đọc chuyên đề đều có những công năng đặc biệt, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát huy văn hóa đọc.Ðầu năm 2024, mô hình "Thư viện cùng nông dân làm giàu” đã chính thức hoạt động theo phương thức “Thư viện lưu động” và tổ chức phòng đọc chuyên đề nông nghiệp-du lịch. Theo đó, thư viện lưu động kết hợp phục vụ tài liệu, tổ chức hoạt động đọc sách và kết nối với các chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp, du lịch nông nghiệp, quản trị nông sản… nhằm giúp bà con nông dân, sinh viên chuyên ngành nông nghiệp tiếp cận tài liệu, tư liệu, tri thức được đúc kết từ thực tiễn thành công ở cả trong nước và nước ngoài.Thư viện lưu động đã thực hiện thành công bốn chuyến phục vụ tại các hội quán ở thành phố Sa Ðéc và hai huyện Cao Lãnh, Hồng Ngự với năm chuyên đề rất thiết thực, thí dụ như cung cấp tất cả tài liệu liên quan đến sản phẩm xoài phục vụ bà con vùng xoài Mỹ Xương-huyện Cao Lãnh)... Giám đốc Thư viện tỉnh Ðồng Tháp Trần Thị Mỹ Trinh nhớ lại: "Lúc đầu, tôi chưa hình dung được sự ủng hộ của các cô bác nông dân ở hội quán. Các cô bác ở đây đã rất ngạc nhiên là vì sao có nhiều sách với những thông tin bổ ích cho nghề nông như vậy mà lâu nay họ không hề hay biết".Một ngày cuối tháng 5/2024, chúng tôi đã có trải nghiệm thật thú vị tại phòng đọc chuyên đề nông nghiệp-du lịch ở Thư viện tỉnh. Như nhiều bạn đọc khác, chúng tôi được thưởng thức trà sen và nghe giới thiệu về phòng đọc cũng như các mô hình liên quan nông nghiệp nơi đây. Ðây là phòng đọc chuyên đề duy nhất đang hoạt động trong hệ thống thư viện công cộng cấp tỉnh trên cả nước.Giám đốc Thư viện Trần Thị Mỹ Trinh cho biết: Phòng đọc chuyên đề này chính là nơi phục vụ những người muốn nghiên cứu chuyên sâu về hai lĩnh vực kinh tế trụ cột của Ðồng Tháp. Mô hình này đã góp phần xây dựng thư viện tỉnh trở thành trung tâm thông tin, địa chỉ học tập, môi trường giao lưu, nghiên cứu của nông dân, thành viên hội quán, sinh viên chuyên ngành và đông đảo người dân quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và du lịch.Trong phòng đọc, em Phạm Hoàng Yến Nhi (quê Bạc Liêu), sinh viên năm thứ nhất, ngành sư phạm mầm non, cho chúng tôi biết: "Em chọn phòng đọc chuyên đề để đọc sách tại chỗ. Sách ở đây rất phong phú, cách bài trí cũng rất khoa học, nhất là khu vực sách nông nghiệp. Ðọc các cuốn sách viết về sen giúp em thu nhận được nhiều tri thức hay để có thể làm được nhiều đồ dùng từ cây sen".Bạn đọc trẻ tại phòng đọc chuyên đề nông nghiệp-du lịch, Thư viện tỉnh Đồng Tháp.Ra mắt cuối năm 2023, phòng đọc chuyên đề nông nghiệp-du lịch này có hơn 1.200 đầu sách (gồm hơn 5.000 bản, toàn bộ số sách đều do các cá nhân, đơn vị tặng thư viện) về lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Chúng tôi còn gặp hai mẹ con chị Lê Thị Kim Ngoan (ngụ khóm Mỹ Phước, Phường 3, thành phố Cao Lãnh). Chị Ngoan cho biết, đây là lần đầu hai mẹ con đến Thư viện tỉnh, chị rất mong muốn con mình sau này sẽ thường xuyên đến đây để đọc được nhiều sách mở rộng hiểu biết.Khích lệ thói quen đọc sáchThành phố Cao Lãnh cũng rất chú trọng khuyến khích văn hóa đọc, xem việc thường xuyên đọc sách, học tập là một nhu cầu, một thói quen của mỗi cá nhân, cơ quan, đơn vị. Thực tế, thành phố này đã phát triển khá tốt phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập...Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo thành phố Nguyễn Hoàng Thanh cho biết: "Ngành giáo dục thành phố luôn tích cực, chủ động tạo điều kiện cho mọi người dân được tham gia các hoạt động học tập; trong đó, phối hợp ban điều hành đường sách tạo điều kiện thuận lợi nhất để các trường thường xuyên đưa học sinh đến tham gia các hoạt động văn hóa đọc tại đường sách".Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Thị Mai Trinh cho biết thêm: "Ðịa phương đang cố gắng để hoàn thiện các tiêu chí thành phố học tập toàn cầu đã đạt được. Vừa qua, thành phố đã trích một phần kinh phí sự nghiệp giáo dục để phát triển thành phố học tập toàn cầu thông qua việc phối hợp tổ chức lồng ghép các hoạt động, các buổi sinh hoạt tại đường sách. Cùng với đó, huy động các nguồn lực xã hội trong và ngoài thành phố để xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, qua đó, góp phần phát triển về văn hóa đọc".Thư viện Ðồng Tháp là một trong những thư viện cấp tỉnh ở khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long đi đầu trong chuyển đổi số nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc trên môi trường mạng. Các tài liệu số trên website của thư viện thường xuyên được cập nhật để bạn đọc dễ dàng tìm hiểu về văn hóa, vùng đất và con người Ðồng Tháp. Thư viện tỉnh có mục tiêu trở thành một điểm đến nằm trong tour du lịch của tỉnh…Ðến nay, Hội Khuyến học tỉnh Ðồng Tháp đã vận động xây dựng được 266 tủ sách khuyến học đặt tại các trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng, hội quán, câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhiều nhất là tại các trường tiểu học, trung học cơ sở. Tủ sách khuyến học hiện đã phủ khắp các trường tiểu học ở các xã biên giới các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và thành phố Hồng Ngự.Tuy vậy, mô hình này chỉ đạt hiệu quả khoảng 50%. Bà Nguyễn Thị Nhàn, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, nhìn nhận: Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân, học sinh trong việc đọc sách, trong đó có thói quen và đam mê đọc sách. Cùng với đó, khung thời gian phục vụ bạn đọc ở các trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng không phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc cũng khiến việc phát huy hiệu quả Tủ sách khuyến học chưa được như mong muốn…Theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng một xã hội học tập không thể tách rời việc khuyến khích, phát huy văn hóa đọc trong cộng đồng. Ðể lan tỏa văn hóa đọc đến từng hộ gia đình, mỗi gia đình cần có một không gian, kệ sách, tủ sách để trang bị sách, từ đó có thêm nhiều kiến thức, góp phần nâng cao thói quen đọc sách trong từng thành viên gia đình.Cùng với đó, cần tiếp tục vận động hình thành, phát triển các tủ sách cộng đồng, điểm đọc sách cộng đồng, định kỳ thay thế đầu sách, nhất là ở các vùng nông thôn, nơi ít có điều kiện tiếp cận thông tin từ sách; qua đó, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa văn hóa đọc sách. Việc này là cần thiết, không chỉ riêng ở Ðồng Tháp... | https://nhandan.vn/phat-huy-van-hoa-doc-o-dong-thap-post812167.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Ðồng Tháp",
"Sa Ðéc",
"Thư viện lưu động",
"Cao Lãnh",
"Hội quán",
"Thư viện",
"Văn hóa đọc"
]
} |
Nhà thơ Nguyễn Kim Huy tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng | Đại hội Hội Nhà văn thành phốĐà Nẵng(Liên Hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật (VHNT) thành phố Đà Nẵng), khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028 đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 7 thành viên, Nhà thơ Nguyễn Kim Huy, tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng. | Hội Nhà văn Đà Nẵng vinh dự được trao tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.Trong nhiệm kỳ IV (2018-2023),Hội Nhà vănthành phố Đà Nẵng đã có sự phát triển về đội ngũ, vững vàng về tổ chức, thực sự là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp vững mạnh ở thành phố. Hội đã tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà văn gắn bó máu thịt với cuộc sống của nhân dân; không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đưa văn học thành phố phát triển lên một trình độ mới, có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Đà Nẵng.Quang cảnh Đại hội Hội Nhà văn Đà Nẵng ngày 17/12. (Ảnh: ANH ĐÀO)Hội Nhà văn Đà Nẵng đã góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, quê hương; góp phần tích cực vào sự phát triển nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Chủ tịch Liên Hiệp các hội VHNT thành phố Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng, nhấn mạnh, sau Đại hội này, Ban chấp hành Hội Nhà văn khóa V vẫn do nhà thơ Nguyễn Kim Huy đứng mũi chịu sào lãnh đạo hội viên đồng thuận, đồng lòng, cùng nhau hướng về đại cuộc để tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của đại hội đã đề ra.Trước mắt là tổ chức thành công Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII với chủ đề “Bản hòa âm đất nước” do Hội Nhà văn Việt Nam gợi ý.Chủ tịch Liên Hiệp các hội VHNT thành phố Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng phát biểu tại Đại hội. (Ảnh: ANH ĐÀO)Trong 10 năm qua, Liên hiệp Hội trực tiếp đứng ra tổ chức Ngày thơ Việt Nam hằng năm, không phải vì muốn bao biện làm thay mà do lâu nay Ngày thơ Việt Nam nhưng được thể hiện chủ yếu dưới hình thức trình diễn ca khúc phổ thơ. Có lẽ đã đến lúc Hội nhà văn đảm trách công việc này, thay đổi cách nghĩ, cách làm để nguyên tiêu năm nay thực sự là thời điểm quảng bá thơ, vinh danh nhà thơ.Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng Bùi Văn TiếngTrong nhiệm kỳ qua, ngọn lửa đam mê sáng tác văn học luôn được duy trì thường xuyên trong hầu hết các Hội viên Hội Nhà văn. Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, đã có nhiều tác phẩm của Hội viên xuất bản và đăng báo, kịp thời phục vụ cho công cuộc chống dịch của nhân dân thành phố và cả nước.Ngoài các tuyển tập in chung của Hội như: “Biển bắt đầu từ sóng” (Tuyển thơ Nhiều tác giả; Nguyễn Ngọc Hạnh chủ biên - NXB Đà Nẵng năm 2019), “Hội Nhà văn Đà Nẵng - Tác phẩm đoạt giải 2001-2021” (NXB Đà Nẵng năm 2022), đã có từ 12 đến 20 đầu sách văn, thơ, lý luận phê bình và dịch thuật của các tác giả Hội viên xuất bản và giới thiệu rộng rãi với bạn đọc mỗi năm, đặc biệt có những tác giả đã xuất bản 2 đến 3, 4 tác phẩm trong 5 năm qua như: Nguyễn Đông Nhật, Nguyễn Ngọc Hạnh, Thanh Quế, Lê Anh Dũng, Nguyễn Nho Khiêm…Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy phát biểu tham luận tại Đại hội. (Ảnh: ANH ĐÀO)Với sự sáng tạo say mê liên tục và những tác phẩm đã xuất bản trong năm năm qua, nhiều tác phẩm của các Hội viên Hội Nhà văn Đà Nẵng đã được dư luận bạn đọc ghi nhận, đánh giá cao và được trao tặng nhiều Giải thưởng Văn học quốc tế, trung ương và địa phương.Giải thưởngquốc tế: tiểu thuyết “Trong vô tận” của Nhà văn Vĩnh Quyền được trao tặng giải thưởng Văn học ASEAN 2021.Giải thưởng Trung ương: “Trong vô tận” - Vĩnh Quyền, giải Nhì tiểu thuyết giai đoạn 2016-2019 của Hội nhà văn Việt Nam; “Trầm” - truyện ngắn Phạm Phát, giải A Liên hiệp VHNT Việt Nam năm 2018, “Giới hạn” - thơ Phan Hoàng Phương, Giải B Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2020.Giải thưởng VHNTlần thứ III (2014-2019) và IV (2015-2020) của Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng: Năm 2019, Hội Nhà văn có ba tác giả được trao giải của Giải thưởng VHNT Đất Quảng lần thứ III (2014-2019) của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam: Nguyễn Kim Huy với tác phẩm “Kéo co với mùa xuân”, Trần Trung Sáng với tác phẩm “Hạt bụi bay xa” và Nguyễn Nhã Tiên với tác phẩm “Đi tìm huyền thoại cho đất”.Năm 2022, 9 tác giả Hội Nhà văn Đà Nẵng đã vinh dự nhận được các giải thưởng: Bùi Tự Lực, Đinh Thị Như Thúy - giải A văn học thiếu nhi và thơ; Trần Trung Sáng - giải B văn xuôi; Nguyễn Kim Huy, Phan Hoàng Phương, Nguyễn Ngọc Hạnh - giải C thơ; Nguyễn Nhã Tiên, Bùi Xuân, Thanh Quế giải Khuyến khích về văn xuôi, văn học dịch và thơ…Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Hoài Nam trao Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho Hội nhà văn thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Hội Nhà văn Đà Nẵng luôn quan tâm xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực sự là một tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp có tiếng nói, tác phẩm và hoạt động đóng góp vào sự phát triển VHNT của thành phố và đất nước; đồng thời thực sự là một mái ấm gia đình chung để toàn thể Hội viên gắn kết, giúp đỡ, động viên hỗ trợ nhau.Công tác phát triển Hội viên mới được chú trọng, đặc biệt đối với các tác giả trẻ. Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã phát triển 17 hội viên mới, trong đó tiếp nhận, công nhận 6 Hội viên từ các tỉnh thành bạn chuyển về sinh hoạt và kết nạp 11 hội viên mới với nhiều tác giả trẻ đang độ sung sức về các chuyên ngành thơ văn, lý luận phê bình như: TS Hoàng Thị Hường, Nguyễn Thu Thủy, Trần Thiên Hương, Hồ Hoàng Thái, Lê Hải Kỳ, Trần Ngọc Đức, Lệ Hằng…Trong nhiệm kỳ, có 5 hội viên của Hội được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam gồm: Nguyễn Ngọc Hạnh, Hồ Sĩ Bình, Nguyễn Thị Anh Đào, Lê Huy Hạnh, Nguyễn Nhã Tiên. Hiện Hội Nhà văn TP có 111 hội viên các thế hệ sinh hoạt, trong đó có 19 tác giả là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hội nhà văn Đà Nẵng khóa V gồm 7 thành viên, gồm các nhà thơ: Nguyễn Kim Huy, Nguyễn Minh Hùng, Mai Hữu Phước, Trương Thị Bách Mỵ; các nhà văn gồm Lê Thị Lệ Hằng, Trần Ngọc Đức và nhà nghiên cứu-phê bình Nguyễn Thị Thu Thủy.Tại phiên họp thứ nhất, Ban chấp hành đã bầu Nhà thơ Nguyễn Kim Huy làm Chủ tịch Hội nhà văn, hai Phó chủ tịch gồm nhà thơ: Nguyễn Minh Hùng, Mai Hữu Phước; các Ủy viên gồm: Trương Thị Bách Mỵ, Lê Thị Lệ Hằng, Trần Ngọc Đức và Nguyễn Thị Thu Thủy. | https://nhandan.vn/nha-tho-nguyen-kim-huy-tai-dac-cu-chu-tich-hoi-nha-van-da-nang-post787931.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Nhà thơ Nguyễn Kinh Huy",
"Đại hội Hội nhà văn Đà Nẵng",
"giải thưởng quốc tế",
"“Trong vô tận” của Nhà văn Vĩnh Quyền",
"Chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng"
]
} |
NSƯT Phương Nga: “Cố Giáo sư, NSND Trung Kiên là người thầy ảnh hưởng lớn nhất trong sự nghiệp của tôi” | NDO -Nữ ca sĩ, Tiến sĩ Phương Nga vừa nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú trong đợt trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú mới đây. Hành trình trở thành Tiến sĩ âm nhạc và Nghệ sĩ Ưu tú của Phương Nga luôn có hình bóng những người thầy, người cô hết lòng tận tụy, yêu thương chị. | Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú là dấu ấn, là động lựcLễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú vừa diễn ra sáng 6/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Tại đợt trao tặng lần này, ca sĩ, Tiến sĩ âm nhạc Phương Nga vinh dự là một trong 256 cá nhân được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Danh hiệu chính là sự ghi nhận cho những nỗ lực, cố gắng hết mình của người nghệ sĩ. Chính vì vậy, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga vô cùng tự hào và hạnh phúc.Chị chia sẻ: “Đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú là niềm vui, hạnh phúc, tự hào của bản thân tôi, của gia đình và đặc biệt là của gia đình lớn khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Với tôi, đây là một dấu ấn trong sự nghiệp và cũng là động lực để cố gắng hoàn thiện bản thân hơn nữa mỗi ngày. Tôi luôn thầm nhủ, mình cần học hỏi thêm từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, chắt chiu thêm kiến thức và kỹ năng để ngày càng hoàn thiện hơn”.Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga nhận danh hiệu từ Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Mạnh Hùng.Để xứng đáng với danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cao quý, chị tự hứa với bản thân mình sẽ cống hiến hơn nữa trong công tác đào tạo, biểu diễn và nghiên cứu khoa học để có thêm thật nhiều học trò giỏi, hát hay, được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Danh hiệu cũng chính là động lực để chị có thêm những sản phẩm âm nhạc chất lượng là những món quà tinh thần có giá trị trân trọng gửi đến quý khán giả trong cả nước và mong rằng sẽ yêu thương Phương Nga nhiều hơn nữa.Luôn yêu nghề cháy bỏng và chưa từng muốn bỏNghệ sĩ Ưu tú Phương Nga là một trong những nghệ sĩ giọng nữ cao hàng đầu của dòng thính phòng opera cùng thế hệ với các nghệ sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ, Lan Anh… Nữ ca sĩ từng giành giải NhấtSao Mai mùa đầu tiên(năm 2001) với bài hát Bóng cây Kơ-nia của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, lời thơ Ngọc Anh.Chị đã tham gia rất nhiều chương trình phục vụ chính trị cho Đảng, Chính phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, của Học viện và chương trình cho các nhà hát… Ngoài ra, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga đã phát hành nhiều album ca nhạc như: Bóng cây Kơ-nia năm 2004, Ơi cuộc sống mến thương phát hành năm 2012, Hoa và nhạc phát hành năm 2014, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó phát hành năm 2021. Chị cũng có nhiều MV được phát hành trên kênh YouTube Phương Nga Sao Mai.Chị cũng là giám khảo của nhiều cuộc thi âm nhạc lớn trong nước như:Cuộc thiâm nhạc Mùa thu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, Giải Sao Mai do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, Cuộc thi Hát Thính phòng và Nhạc kịch Thành phố Hồ Chí Minh do Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, cuộc thi Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.Bắt đầu học thanh nhạc chuyên nghiệp từ năm 14 tuổi, 3 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp, 4 năm đại học, 3 cao học và 6 năm tiến sĩ, nữ ca sĩ kết thúc sự nghiệp học tập nghiêm túc, khổ luyện năm 39 tuổi. Chị chưa từng một lần hối hận về con đường đã chọn dù những giọt nước mắt đã rơi không ít lần.“Con đường của một người nghệ sĩ vinh quang nhiều nhưng cũng có cả những giọt mồ hôi và nước mắt. Đó là một hành trình rèn luyện bản thân dài và thật nhiều khó khăn, vất vả. Mệt nhất và áp lực nhất chính là quãng thời gian học tiến sĩ. Đã có thời điểm vì mệt mỏi và áp lực mà tôi muốn buông bỏ việc học. Tôi là một người thực sự yêu nghề, cho nên dù vất vả đến đâu tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Thanh nhạc và âm nhạc đã ở trong máu của tôi”, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga tâm sự.Người thầy đầu tiên của Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga chính là bố chị - Tiến sĩ Xã hội học Nguyễn Mạnh Hiền. Lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học nên bố mẹ chị rất nghiêm khắc với các con và chính nhờ sự nghiêm khắc ấy mà chị luôn chăm chỉ học tập, lao động nghiêm túc và hiếu thảo.Nói về bố, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga tâm sự: “Tôi vẫn nhớ như in những điều bố đã dạy khi tôi bắt đầu học cấp 2. Bố bảo tôi có thể không thông minh, không cao, không xinh đẹp bằng các bạn nhưng ý chí, nghị lực và sự chăm chỉ thì không được thua kém bất cứ bạn nào”.Bên cạnh bố, mẹ cũng là người đặc biệt quan trọng với chị. Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga kể, mẹ chị luôn hết lòng yêu thương chồng, con và bây giờ là các cháu. “Mẹ tần tảo, chắt chiu, tiết kiệm lo cho gia đình có một cuộc sống sung túc, đầy đủ. Tôi luôn biết ơn bố mẹ và các thầy, cô đã dạy tôi bằng cả tình yêu thương để hôm nay có thể trở thành Nghệ sĩ Ưu tú”, chị chia sẻ.Với chị, cuộc sống là hữu hạn nên chị luôn trân trọng mỗi ngày đang sống. Chị luôn tự nhủ bản thân hãy “sống như một đoá hoa hồng đỏ thắm, thơm ngát để toả hương sắc cho cuộc đời; sống yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống”.Gieo hạt giống cho tài năng tỏa sángVới chị, thành công của một người đến không chỉ đến từ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân mà còn đến từ những người thầy, người cô tận tình truyền dạy. Chị tự nhận mình là người may mắn khi được gặp những người thầy, người cô tuyệt vời. “Tôi may mắn khi được học với những người thầy, người cô rất giỏi. Cô giáo đầu tiên của tôi là Nghệ sĩ Ưu tú Phan Thu Lan, nguyên Trưởng khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Cô dạy tôi 3 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp.Sau đó, khi bước vào đại học, tôi may mắn được cố Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung gọi tôi là "hạt giống đỏ", vì cô nhìn thấy được tiềm năng ở tôi. Dù chỉ được học cô một năm thôi nhưng tôi đã được cô truyền dạy rất nhiều kiến thức, kỹ thuật thanh nhạc và cả nhiều điều trong cuộc sống vô cùng đáng quý.Một người thầy nữa mà tôi vô cùng kính trọng và yêu quý, đó là cố Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên - người có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp thanh nhạc của tôi. Thầy Trung Kiên dạy tôi đại học, cao học và Tiến sĩ. Thầy là người thầy vĩ đại, giáo sư đầu ngành thanh nhạc Việt Nam. Tất cả tâm huyết của thầy đã gửi gắm trọn vẹn vào toàn bộ giáo trình đào tạo cho trung cấp và đại học cũng như rất nhiều cuốn sách quý thầy để lại cho sự nghiệp đào tạo và biểu diễn ngành thanh nhạc Việt Nam. Thầy cũng là người sống rất tình cảm và yêu thương tôi rất nhiều”, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga chia sẻ.Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú là động lực đối với ca sĩ, Tiến sĩ Phương Nga.Với chị, có được những người thầy, người cô giỏi chuyên môn, yêu thương học trò chính là sự khởi đầu thuận lợi cho con đường sự nghiệp âm nhạc. Trên hành trình hoàn thiện bản thân ấy, thầy cô chính là người đã gieo hạt giống về sự yêu nghề, về sự nỗ lực không ngừng nghỉ, về mong muốn được mang kiến thức của mình để góp phần nuôi dưỡng những mầm xanh tương lại cho nền thanh nhạc Việt Nam. Và sau nhiều năm gắn bó với công việc giảng dạy, chị hạnh phúc khi có những học trò giỏi, giành được nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế, được khán giả yêu thương.Nghiêm khắc để học trò thành côngKhác với vẻ ngoài dịu dàng, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga là một cô giáo nghiêm khắc. Với chị, trong thành công của một nghệ sĩ chỉ có 5% là may mắn được ông trời ban tặng còn lại 95% là do sự nỗ lực của bản thân mỗi người. Vì vậy, nghiêm khắc chính là cách để chị rèn sinh viên, đưa các bạn trẻ vào kỷ luật, vào khuôn khổ để bừng nở khi cơ hội đến.Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga chia sẻ: “Đối với nghệ thuật, nếu mình không nằm trong top đầu thì sẽ không có cơ hội trở thành ngôi sao. Đó chính là cái khó riêng của việc học thanh nhạc. Hiếm có người sinh ra đã có giọng hát vang, khoẻ mà hầu như tất cả đều phải do khổ luyện mà thành. Vì thế, trong giờ học, tôi luôn rất nghiêm khắc với các học trò của mình nhưng ngoài giờ học tôi lại trở thành một người bạn có thể thủ thỉ, tâm tình với học trò như người thân. Tôi yêu thương các em và có thể chia sẻ với các em nhiều điều trong cuộc sống khi các em cần”.Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga trong buổi lễ trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.Và chính nhờ sự nghiêm khắc ấy mà Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga đã có nhiều học trò xuất sắc, đạt giải cao tại các liên hoan, cuộc thi quốc gia và quốc tế.Năm 2011, sinh viên Nguyễn Thị Bích Hồng giành giải Ba dòng Dân gian cuộc thi Sao Mai. Năm 2015, sinh viên Nguyễn Thu Hằng giành giải Nhất dòng Dân gian cuộc thi Sao Mai. Năm 2018, sinh viên Nguyễn Đoàn Thảo Ly, giải Vàng Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương tại Malaysia. Năm 2019, Nguyễn Đoàn Thảo Ly lại đạt giải Nhất. Năm 2018, sinh viên Đặng Khánh Linh, Đào Diễm Quỳnh đạt giải Vàng; Phạm Yến Nhi giải Bạc tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Singapore. Năm 2017, sinh viên Phan Ngọc Ánh, giải Nhì dòng Dân gian cuộc thi Sao Mai. Năm 2019, sinh viên Nguyễn Diệu Thúy đạt giải Nhất dòng Thính phòng chung kết miền bắc, giải Giọng hát Ấn tượng nhất Sao Mai chung kết toàn quốc.“Tôi hạnh phúc khi có nhiều học trò giỏi. Tôi nghiêm khắc để các em thành tài. Thành công của các em chính là niềm vui, sự hạnh phúc của tôi”, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga tâm sự. | https://nhandan.vn/nsut-phuong-nga-co-giao-su-nsnd-trung-kien-la-nguoi-thay-anh-huong-lon-nhat-trong-su-nghiep-cua-toi-post799146.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"NSƯT Phương Nga",
"trao danh hiệu NSND NSƯT",
"ca sĩ Phương Nga",
"Sao Mai Phương Nga",
"NSND Trung Kiên"
]
} |
Lan tỏa văn hóa Việt Nam đến bạn bè ASEAN và quốc tế | NDO -Ngày 27/4, tại Phnom Penh (Campuchia) đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ văn hóa-ẩm thực ASEAN (ASEAN Bazaar). Đại sứ quánViệt Namvà các nước ASEAN đã mang đến sự kiện những tiết mục biểu diễn nghệ thuật cùng các gian hàng giới thiệu sản phẩm độc đáo của mỗi quốc gia. | Phát biểu khai mạc ASEAN Bazaar do Đại sứ quán Indonesia đăng cai tổ chức, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea nêu rõ, sự thống nhất trong đa dạng chính là điều quan trọng làm nên bản sắc của ASEAN.Tin liên quanĐưa văn hóa Việt Nam ngày càng lan tỏa đến bạn bè quốc tếTại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 tại Bali (Indonesia) năm 2011, các nhà lãnh đạo khu vực đã công nhận tầm quan trọng của yếu tố văn hóa trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN, với cam kết bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn hóa của các nước ASEAN.Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea (giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng các Đại sứ và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Theo đó, Hội chợ diễn ra tại Phnom Penh là cơ hội rất tuyệt vời để các nước quảng bá những sản phẩm chất lượng cao cùng tay nghề thủ công của ASEAN, là nền tảng lý tưởng để nâng cao nhận thức của công chúng, thúc đẩy hơn nữa sự trao đổi về văn hóa, di sản và ẩm thực đa dạng của khu vực.“Đây cũng là dịp quan trọng để thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác trong ASEAN, thông qua việc trực tiếp trải nghiệm một loạt các sản phẩm văn hóa, các màn biểu diễn nghệ thuật, qua đó làm sâu sắc thêm sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea khẳng định.Tiết mục giới thiệu áo dài của phụ nữ Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo người đến hội chợ (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Tham gia hội chợ lần này, Đại sứ quán Việt Nam đem đến một số tiết mục biểu diễn nghệ thuật và hai gian giới thiệu hàng hóa và ẩm thực Việt Nam. Tiết mục trình diễn áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam là nét nổi bật, thu hút đông đảo sự quan tâm của các đại biểu ASEAN và quốc tế.Hình ảnh áo dài duyên dáng và hoa sen tươi thắm được thể hiện trên nền nhạc bài hát Một thoáng quê hương (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Chị Nguyễn Thị Tảo, Trưởng nhóm phụ nữ Đại sứ quán Việt Nam cho biết, đến với Hội chợ văn hóa-ẩm thực ASEAN lần này, chị em đã dành nhiều thời gian để chuẩn bị, với mong muốn đưa vẻ đẹp tà áo dài của người phụ nữ Việt Nam đến với công chúng các nước ASEAN và bạn bè quốc tế.Chị Nguyễn Thị Tảo (áo tím) cùng đội văn nghệ Đại sứ quán Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)“Bên cạnh hoạt động quảng bá văn hóa nước nhà, phụ nữ Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan bên cạnh cũng thường xuyên tham gia các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm những ngày lễ lớn và Tết cổ truyền của dân tộc. Qua đó, thể hiện tình cảm với quê hương đất nước cũng như những đức tính tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam”.Đại sứ Nguyễn Huy Tăng (áo trắng) hướng dẫn Phó Thủ tướng Campuchia Sok Chenda Sophea thăm gian hàng ẩm thực Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Cùng với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các gian hàng giới thiệu sản phẩm chất lượng cao, như cà-phê, trà, nước mắm, rượu, đồ thủ công mỹ nghệ và ẩm thực của Việt Nam cũng thu hút nhiều khách tham quan.Chị Nguyễn Thị Kim Yến, chủ nhà hàng Magnolia tại Phnom Penh chia sẻ, qua kinh nghiệm 20 năm kinh doanh nhà hàng chuyên ẩm thực Việt Nam, chị nhận thấy phở là món thích nhất của khách châu Á và châu Âu.Chị Nguyễn Thị Kim Yến mang ẩm thực Việt Nam đến hội chợ. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)“Ẩm thực Việt Nam có những món ăn được công nhận và xếp hạng trong danh sách những món ăn ngon nhất thế giới. Nhân hội chợ hôm nay, nhà hàng chúng tôi giới thiệu với các bạn ASEAN và quốc tế về món phở bò và phở gà, là những món ăn nổi tiếng trongẩm thực Việt Nam”, chị Nguyễn Thị Kim Yến chia sẻ.ASEAN Bazaar thu hút nhiều khách quốc tế tham gia. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Bên cạnh việc quảng bá văn hóa đa dạng của các nước thành viên, ASEAN Bazaar càng có ý nghĩa hơn khi được tổ chức đúng vào dịp Campuchia đang hướng tới lễ kỷ niệm 25 năm được kết nạp làm thành viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (30/4/1999-30/4/2024). | https://nhandan.vn/lan-toa-van-hoa-viet-nam-den-ban-be-asean-va-quoc-te-post806898.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"ASEAN Bazaar",
"Ẩm thực Việt Nam",
"Đại sứ quán Việt Nam",
"văn hóa Việt Nam",
"Việt Nam",
"ASEAN"
]
} |
Phát huy giá trị dân gian, truyền thống trong lĩnh vực âm nhạc | Thời gian qua, trong lĩnh vực âm nhạc, nhiều nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ đang có xu hướng tìm đến các giá trị văn hóa của dân tộc. Từ đây nhiều sản phẩm âm nhạc kết hợp giữa chất liệu dân gian, truyền thống và chất liệu hiện đại ra đời, mang lại những cảm xúc mới mẻ cho công chúng và từng bước chinh phục bạn bè quốc tế. | Ðây là hướng đi đáng khuyến khích, góp phần tạo nên sự đa dạng, sôi động cho đời sống âm nhạc nước nhà, đồng thời đưa văn hóa truyền thống không ngừng lan tỏa trong đời sống hiện đại.Năm 2023, ca khúc “À lôi” của rapper Double2T (tên thật là Bùi Xuân Trường) được nhiều người đánh giá như một hiện tượng âm nhạc trong năm. Cụ thể, chỉ sau 13 ngày đăng tải ca khúc này đã đứng ở vị trí thứ nhất top trending (xu hướng) của nền tảng YouTube với 10 triệu lượt nghe, còn ở các nền tảng nghe nhạc trực tuyến, “À lôi” thu về hàng triệu lượt theo dõi. “Bí quyết” giúp “À lôi” - sản phẩm của một tên tuổi hoàn toàn mới - ghi điểm ngoạn mục chính là nhờ sự kết hợp đặc sắc giữa phong cách hiện đại với chất liệu dân gian, truyền thống của dân tộc Tày.Vốn xuất thân từ Tuyên Quang, một tỉnh thuộc miền núi phía bắc, rapper Double2T có lợi thế trong việc khai thác và sử dụng chất liệu âm nhạc và từ ngữ dân tộc trong các bản rap của mình, trong đó có “À lôi” giúp tạo ra mầu sắc âm nhạc khác biệt trong thị trường âm nhạc hiện nay. Ðiều đáng nói là rapper Double2T đã xây dựng thương hiệu bản thân, với các bài rap đậm đà bản sắc dân tộc, thường xuyên xuất hiện các điệu hát Then, tiếng đàn tính, kèn lá,... được tính toán một cách hợp lý, giúp cân bằng giữa yếu tố nghệ thuật và thị hiếu của khán giả.Chính vì vậy “À lôi” cùng với các ca khúc khác như “Người miền núi chất”, “Kéo em về làm vợ” (lấy cảm hứng từ truyện Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài) của Double2T góp phần đem bản sắc văn hóa của người dân vùng cao đến gần hơn với cộng đồng.Theo dõi đời sống âm nhạc những năm gần đây có thể thấy đang xuất hiện một làn sóng mới trong các nghệ sĩ trẻ, đó là trào lưu khai thác chất liệu âm nhạc dân gian, nghệ thuật truyền thống các vùng miền vào các sản phẩm âm nhạc của mình. Trường hợp Double2T chỉ là một trong số đó. Những năm trước, công chúng đã vô cùng thích thú với các MV đầy tính sáng tạo của Ngô Hồng Quang, Tân Nhàn, Hoàng Thùy Linh, Ðức Phúc, Hòa Minzy, Chi Pu… Ðiểm chung của các sản phẩm này là các nghệ sĩ rất chú trọng việc khai thác, sử dụng chất liệu văn hóa dân gian, truyền thống của dân tộc cũng như những nét đặc sắc của mỗi vùng miền từ đó kết hợp với yếu tố hiện đại một cách đầy sáng tạo.Không chỉ dừng lại như là một trào lưu thời thượng, mang tính nhất thời, sự đầu tư và thái độ làm việc nghiêm túc của các nghệ sĩ cho thấy đây là một hướng đi mới mà họ muốn thử sức và khẳng định tài năng của mình. Tiêu biểu như ca sĩ Hà Myo, sau thể nghiệm thành công với chùm ca khúc khai thác chất liệu xẩm (một loại hình dân ca của Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ) tiêu biểu là “Xẩm Hà Nội”, “Xẩm xuân xanh”, “Xẩm bốn mùa hoa Hà Nội”, “Xẩm Xuân chúc phúc”… cô đã mạnh dạn hơn trong việc khai thác văn hóa truyền thống trong các sản phẩm âm nhạc mới.Ðầu năm 2022, Hà Myo đã cho ra mắt MV “Ðập nàng Khọt” với sự kết hợp hết sức độc đáo giữa dân ca Mường, đọc rap bằng tiếng Mường và nhạc điện tử. Chưa dừng lại ở đó, chỉ ít lâu sau, cô tiếp tục cho ra mắt MV “Ký sự Trường Sa” hòa trộn giữa nhạc điện tử, rap và dân ca Nam Trung Bộ, với nội dung ca ngợi vẻ đẹp Trường Sa; ý chí, nghị lực của các chiến sĩ nơi hải đảo và thể hiện tình yêu biển, đảo Tổ quốc của thế hệ trẻ. Chia sẻ về hướng đi của mình, ca sĩ Hà Myo cho biết: “Tôi vẫn kiên trì và miệt mài trên con đường đưa vẻ đẹp âm nhạc dân gian, nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả trẻ hôm nay”.Chính nhờ những sản phẩm âm nhạc khai thác hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ thế hệ các nghệ sĩ trẻ đã truyền cảm hứng rất lớn đến công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Các sản phẩm âm nhạc này không chỉ giúp mang đến những trải nghiệm âm nhạc độc đáo, mới mẻ mà còn góp phần lan tỏa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hôm nay, giúp công chúng có sự tiếp cận và hiểu biết hơn về văn hóa dân gian với góc nhìn và cảm xúc vô cùng mới mẻ.Chính từ đây đã từng bước củng cố và tăng lên niềm tự hào của công chúng, nhất là thế hệ trẻ với kho tàng văn hóa vô giá mà cha ông đã để lại. Những sản phẩm âm nhạc mang đậm dấu ấn văn hóa Việt khi được lan tỏa trên các nền tảng mạng xã hội cũng sẽ giúp cho bạn bè quốc tế hiểu và yêu Việt Nam hơn. Như thời gian qua, ca khúc “See tình” của Hoàng Thùy Linh khai thác khéo léo chất liệu âm nhạc đờn ca tài tử, cùng nét văn hóa đặc sắc của miền Tây Nam Bộ đã chinh phục đông đảo khán giả quốc tế và trở thành một hiện tượng gây sốt ở nước ngoài.Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cho đến cả những ngôi sao trong lĩnh vực thể thao của nhiều nước đã học hát theo ca khúc và thực hành các động tác vũ đạo trong MV sau đó đăng tải trên mạng và thu hút rất đông người xem. Thậm chí nữ vận động viên bóng chuyền Lee Da-hyeon của Hàn Quốc trong một trận đấu đã ăn mừng chiến thắng bằng cách nhảy trên nền nhạc ca khúc “See tình” của Hoàng Thùy Linh.Trong dòng chảy phát triển của nền âm nhạc nước nhà, việc khai thác, sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian, nghệ thuật truyền thống các vùng miền đưa vào các sản phẩm âm nhạc hiện đại không phải là điều mới mẻ. Nhiều thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ Việt Nam đã có những sự kết hợp tài tình giữa âm nhạc và văn hóa truyền thống với các yếu tố hiện đại để sáng tạo ra những sản phẩm đặc sắc, không ngừng làm giầu có thêm cho kho tàng âm nhạc đất nước.Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, âm nhạc Việt Nam đang cởi mở, tiếp cận nhiều xu hướng, trào lưu âm nhạc thế giới, có không ít nghệ sĩ quá đề cao giá trị âm nhạc của thế giới, mải mê với các trào lưu đang thịnh hành ở các nước mà chưa coi trọng đúng mức các giá trị văn hóa cũng như âm nhạc truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy sự xuất hiện một thế hệ nghệ sĩ trẻ biết trân trọng, có ý thức giữ gìn, khai thác các giá trị truyền thống, làm giàu thêm cho nền âm nhạc Việt Nam là điều rất ý nghĩa và cần khuyến khích.Sự xuất hiện của thế hệ nghệ sĩ này với sự nhạy bén, sức sáng tạo dồi dào, nắm bắt kịp thời thị hiếu của công chúng để từ đó cho ra đời nhiều sản phẩm âm nhạc chất lượng, sẽ giúp đời sống âm nhạc Việt Nam thêm phần phong phú, sôi động. Ðồng thời, nhờ lựa chọn hướng đi đúng đắn, biết chắt lọc, khai thác hiệu quả tinh hoa văn hóa của dân tộc trong các sản phẩm âm nhạc của mình, không ít nghệ sĩ đã gặt hái được thành công, xác lập được chỗ đứng trong lòng khán, thính giả.Cũng cần phải nói thêm, bên cạnh yếu tố đáng khuyến khích nêu trên, đã và đang có hiện tượng một số nghệ sĩ vì chạy theo trào lưu hoặc thiếu vốn sống, hiểu biết đã vội vàng cho ra mắt những sản phẩm âm nhạc có tính chất “ăn xổi”, lai ghép thô vụng, sống sượng âm nhạc truyền thống với âm nhạc hiện đại, sử dụng chất liệu văn hóa dân gian thiếu tinh tế, ngôn từ phản cảm,… gây bức xúc dư luận.Thực tế để đưa chất liệu âm nhạc dân gian, truyền thống cũng như các yếu tố văn hóa cổ truyền vào các sản phẩm âm nhạc hiện đại cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc, thấu đáo, để vừa phù hợp với nội dung, hình thức thể hiện vừa tạo sự cộng hưởng làm gia tăng hiệu quả. Nếu chỉ là sự cóp nhặt vội vàng, học đòi theo trào lưu để gây sự chú ý thì chắc chắn sẽ chỉ cho ra những sản phẩm nửa vời, hời hợt, kém chất lượng, hình ảnh, nội dung không phù hợp thuần phong mỹ tục, lai căng, thậm chí phản văn hóa. Ðã có không ít tình trạng khai thác, biến tấu vốn cổ quá đà làm méo mó văn hóa truyền thống, phản tác dụng.Không thể phủ nhận việc kết hợp chất liệu văn hóa truyền thống và hiện đại trong lĩnh vực âm nhạc cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác để đáp ứng nhu cầu của công chúng hôm nay luôn là bài toán khó. Những thử nghiệm của nghệ sĩ không phải lúc nào cũng gặt hái được thành công như mong muốn. Ở đây đòi hỏi người nghệ sĩ trước khi khai thác chất liệu truyền thống cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, thận trọng khi kết hợp với chất liệu hiện đại. Như ca sĩ Hoàng Thùy Linh, để có được thành công với “See tình” cũng đã từng vấp phải những ý kiến trái chiều ở một vài sản phẩm công bố trước đó, khi cô bắt đầu thử sức với chất liệu dân gian, truyền thống.Ðiều quan trọng là người nghệ sĩ phải không ngừng trau dồi, học hỏi, có thái độ cầu thị, biết lắng nghe và tiếp thu những góp ý từ giới chuyên môn cũng như từ khán giả để có những sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu âm nhạc Ðặng Hoành Loan - nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam, việc sáng tạo cần phải dung hòa giá trị truyền thống và hiện đại.Thực tiễn đã chứng minh, trong bất kỳ giai đoạn nào, âm nhạc dân tộc vẫn luôn có giá trị lâu dài, bền vững và là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nghệ sĩ. Bởi vậy, nếu mỗi nghệ sĩ biết trân trọng, có ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống, biết kết nối giá trị di sản với đương đại sẽ tạo ra giá trị mới vừa góp phần bảo tồn và làm nổi bật nét đặc sắc của nghệ thuật truyền thống, đưa nghệ thuật truyền thống gần gũi hơn với nhiều đối tượng khán giả, đặc biệt là những người trẻ, vừa không ngừng đổi mới sáng tạo để cho ra những sản phẩm đặc sắc đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Về phía các nghệ sĩ, dù lựa chọn dòng âm nhạc nào, muốn thử nghiệm ra sao thì cũng đòi hỏi một thái độ làm nghề nghiêm túc, chịu khó trau dồi, học hỏi, biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ðó mới chính là nền tảng, bệ phóng cho tài năng và sự thành công. | https://nhandan.vn/phat-huy-gia-tri-dan-gian-truyen-thong-trong-linh-vuc-am-nhac-post796736.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Âm nhạc dân gian",
"Giá trị văn hóa",
"Nghệ sĩ trẻ",
"Sản phẩm âm nhạc",
"Double2T"
]
} |
[Ảnh] Học sinh Trường tiểu học Tràng An hào hứng khám phá tranh panorama về "Chiến dịch Điện Biên Phủ" | NDO -Nhân kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024), ngày 7/5, Trường tiểu học Tràng An tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quanTriển lãm tương tác tranh panoramakỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cho các em học sinh khối 4 tại Trụ sởBáo Nhân Dân(71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội). | Các em học sinh nghiêm túc xếp hàng, chờ đợi đến lượt để vào tham quan Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chụp hình lưu niệm cùng cô, trò lớp 4G và 4ETrường tiểu học Tràng An.Khu vực check-in với chủ đề hò kéo pháo thu hút nhiều học sinh trải nghiệm.Tại Triển lãm, các em được chiêm ngưỡng bức tranh panorama bao quanh hình tròn với đường kính dài 5,5m, chiều cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường với mô hình tranh panorama 360 độ.Nhiều em bày tỏ sự thích thú khi được ngắm nhìn bức tranh panorama khổ lớn.Quét mã QR ngay trên bức tranh, học sinh có thể chủ động tìm kiếm các thông tin về 56 ngày đêm chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.Lê Trịnh Hải Minh, học sinh lớp 4G Trường tiểu học Tràng An chia sẻ: "Trước đó, em đã được nghe nhiều về trận đánh ở Điện Biên Phủ, nhưng chỉ khi đến đây, được tham quan Triển lãm, em mới thực sự hình dung rõ và hiểu hơn về sự kiện lịch sử này".Dưới bức tranh panorama là diễn tiến chiến dịch với các thông tin trọng tâm được trình bày theo từng ngày cùng mã QR kết nối đến trang thông tin chi tiết.Các bạn học sinh cùng nhau cắt, dán bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Bức tranh này nằm trong 12 trang thông tin đặc biệt của số Báo Nhân Dân ra ngày 7/5/2024.Học sinh có thể cắt các trang báo, ghép thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài tới 3,21m rồi treo trong lớp học, phòng truyền thống của nhà trường.Các em cũng chụp ảnh check-in cùng bức tranh và đăng tải lên mạng xã hội với hashtag #chienthangdienbienphu #dienbienphu.Triển lãm sẽ mở cửa tự do trong khoảng thời gian 9-17 giờ, diễn ra từ ngày 7-12/5 tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội). | https://nhandan.vn/anh-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-trang-an-hao-hung-kham-pha-tranh-panorama-ve-chien-dich-dien-bien-phu-post808296.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Báo Nhân Dân",
"Tranh panorama Điện Biên Phủ",
"Triển lãm tương tác tranh panorama",
"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ"
]
} |
[Ảnh] Du khách đội mưa tới đền Trần Nam Định trước giờ khai ấn | NDO -Lễ hội Khai ấnđền Trần Nam ĐịnhXuân Giáp Thìn diễn ra từ ngày 20 đến 25/2/2024 (tức từ ngày 11-16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong đó nghilễ khai ấnbắt đầu từ 23 giờ 15 phút ngày 23/2 (14 tháng Giêng). Chiều 23/1, hàng nghìn du khách vẫn đội mưa tới hành lễ, dâng hương trước giờ khai ấn. | Lễ hội khai ấn đền Trần (thành phố Nam Định) tổ chức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng, là một trong những lễ hội lớn dịp đầu xuân của cả nước.Ở lễ hội đền Trần năm nay, lễ khai ấn diễn ra vào đêm 23/2 (14 tháng Giêng).Theo ghi nhận của phóng viên, từ đầu giờ chiều, hàng nghìn du khách đã kéo về khu vực đền chính để hành lễ, dâng hương.Bất chấp cơn mưa rả rích kéo dài, các du khách vẫn dâng lễ, cầu mong một năm mới nhiều may mắn và tài lộc.Du khách đội mưa làm lễ tại đền Trần trước giờ khai ấn.Chị Minh Nguyệt - du khách đến từ Hải Phòng cho biết, chị thấy phấn khởi khi hòa vào dòng người hướng đến về đền Trần. "Năm nay không còn cảnh chen lấn xô đẩy, gia đình tôi cũng thấy an toàn, yên tâm hơn khi đi lễ hội đền Trần", chị Nguyệt nói.Cũng giống chị Nguyệt, nhiều du khách bày tỏ niềm phấn khởi khi tới dự lễ khai ấn đền Trần năm nay. Chị Ánh tới từ Hà Nội cho hay, năm nào chị cũng tới đền Trần để cầu bình an cho gia đình. "Tôi không đặt nặng việc xin ấn, quan trọng là đến cầu bình an", chị cho hay.Bên trong các đền, khách thập phương cũng đã có mặt để dâng lễ, cầu bình an.Ông Trần Minh Chiến, thủ từ đền Trần chia sẻ, công tác chuẩn bị cho đêm khai ấn cơ bản hoàn tất.Sau 3 ngày đầu diễn ra lễ hội (từ ngày 11 đến 13 tháng Giêng), công tác quản lý và tổ chức lễ hội bảo đảm an toàn, lành mạnh và văn minh, không xảy ra tình trạng vi phạm nếp sống văn minh trong lễ hội.Ước tính có hàng vạn lượt du khách dự lễ hội khai ấn đền Trần và chiêm bái di tích, nhất là thời điểm diễn ra 2 nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ và rước cước, tế cá vào các ngày 11, 12 tháng Giêng.Lễ khai ấn đền Trần 2024 được tổ chức vào giờ Tý (23 giờ) đêm 14 tháng Giêng (23/2) với các nghi lễ thiêng truyền thống.Ảnh: Thành ĐạtĐặc biệt, để phục vụ nhu cầu của khách thập phương, từ 5 giờ sáng 15 tháng Giêng (24/2), nhà đền tổ chức phát ấn cho nhân dân ở bốn địa điểm: nhà Giải vũ tại cung Thiên Trường, đền Cố Trạch và nhà trưng bày tại cung Trùng Hoa.Phía ngoài đền Cố Trạch...Du khách chụp ảnh kỷ niệm tại lễ khai ấn đền Trần.Ảnh: Thành ĐạtChiều 23/2, mặc dù mưa lớn, nhiều du khách vẫn đội mưa dâng hương tại đền Trần. | https://nhandan.vn/photo-du-khach-doi-mua-toi-den-tran-nam-dinh-truoc-gio-khai-an-post797162.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Khai ấn Đền Trần",
"Nam Định",
"Đền Trần Nam Định"
]
} |
Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng xứng đáng là “ngôi nhà chung” của người làm báo cả nước | NDO -Chiều 17/6, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương có cuộc làm việc với Đảng đoànHội Nhà báo Việt Nam. Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lại Xuân Môn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam. | Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Thường trực Hội Nhà Báo Việt Nam luôn đoàn kết, nhất trí trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội. Hoạt động của các cấp Hội trong cả nước có nhiều chuyển biến tích cực, đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, tập trung xử lý giúp ổn định tư tưởng, đoàn kết thống nhất.Tin liên quanTìm giải pháp phát triển kinh tế báo chí truyền thông Việt NamHội Nhà báo Việt Nam đã có phối hợp tốt với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý, chỉ đạo báo chí; Thường trực Hội làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương để bảo đảm quyền lợi của Hội và hội viên. Hoạt động của các cấp Hội từ trung ương đến địa phương ngày càng nền nếp, hiệu quả; đã đẩy mạnh xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệpngười làm báoViệt Nam, xử lý kịp thời và nghiêm minh một số vụ vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Hội cũng đã chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác bảo vệ quyền tác nghiệp đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên.Đồng chí Lê Quốc Minh, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo Hội Nhà báo Việt Nam từ đầu nhiệm kỳ đến nay.Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận, đánh giá cao Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội nghiêm túc quán triệt, triển khai các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.Cùng với đó, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí được Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam hết sức quan tâm chỉ đạo. Đây có thể coi là điểm sáng nổi bật trong công tác Hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay.Hội Nhà báo các cấp tích cực đổi mới hoạt động có trọng tâm, trọng điểm. Công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ ngoại giao giữabáo chí Việt Namvới các nước được quan tâm chỉ đạo. Các hoạt động văn hóa, xã hội, từ thiện của Hội Nhà báo Việt Nam, các cấp Hội trên cả nước được triển khai thiết thực, hiệu quả, kịp thời, thể hiện nét đẹp nhân văn của người làm báo Việt Nam, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị trong thời gian tới, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục quán triệt hội viên hiểu rõ vai trò Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, có vị trí quan trọng trong hệ thống các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp ở nước ta, là nơi tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.Quang cảnh buổi làm việc.Cùng với đó, Đảng đoàn chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để người làm báo nhận thức sâu sắc làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng.Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa chúc mừng sự trưởng thành vững vàng của đội ngũ báo chí cả nước, trong đó có đóng góp không nhỏ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam; chúc Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng xứng đáng là “ngôi nhà chung”, tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người làm báo cả nước. | https://nhandan.vn/hoi-nha-bao-viet-nam-ngay-cang-xung-dang-la-ngoi-nha-chung-cua-nguoi-lam-bao-ca-nuoc-post814754.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Tuyên giáo",
"báo chí Việt Nam",
"Hội Nhà báo Việt Nam",
"Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam",
"người làm báo"
]
} |
Gần 100 nghìn du khách đến với Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024 | NDO -Chiều 26/2, thông tin cho phóng viên Báo Nhân Dân, ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà (tỉnhThái Bình), cho biết, trong 5 ngày diễn raLễ hội Đền Trầnđã thu hút rất đông du khách gần xa đến chiêm bái, vãn cảnh, thắp hương tri ân các vị vua triều Trần. | Đến chiều nay (tức ngày 17 tháng Giêng), Lễ hội đền Trần - được coi là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn nhất trong năm trên quê lúa Thái Bình đã kết thúc. Trong 5 ngày qua, nơi đây tiếp đón gần 100 nghìn du khách, đây là năm có số lượng người đến tham quan, trải nghiệm lễ hội đông đảo.Lễ hội đền Trần Thái Bình ghi nhận sự thành công trong khâu tổ chức, nhất là công tác an ninh trật tự được bảo đảm.Lễ khai mạcđược đầu tư kỹ lưỡng, dàn dựng công phu tạo thành điểm nhấn không quên cho mọi du khách trong đêm 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng).Nghi lễ bái yết tại đền Vua trong Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024.Lễ rước nước (hay còn gọi lễ cấp thủy) trước giờ khai mạc Lễ hội đền Trần cũng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, với khoảng 10 nghìn người tham gia và kéo dài gần 3km.Thi cỗ cá - một nét văn hóa đặc trưng chỉ có trong Lễ hội đền Trần Thái Bình.Cùng với những hoạt động truyền thống gắn với lễ hội như: thi cỗ cá, thi têm trầu cánh phượng, thi pháo đất, thi gói bánh chưng, thi kéo lửa nấu cơm…, trong Lễ hội đền Trần Thái Bình còn có những hoạt động văn hóa tiêu biểu như: Trình diễn thư pháp; Liên hoan hát văn, giao lưu các câu lạc bộ chèo; Triển lãm nhiếp ảnh, mỹ thuật; Trưng bày các sản phẩm OCOP… thu hút đông người tham dự.Đây là năm thứ 2 sau đại dịch Covid-19, Lễ hội đền Trần được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Sau mỗi năm, việc tổ chức ngày càng bài bản, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh của mọi người dân.Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật với chủ đề "Sắc xuân" trong Lễ hội đền Trần.Bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Lễ hội đền Trần, cho hay, kể từ khi di tích được phục dựng và tôn tạo, Lễ hội tại Đền thờ các vua Trần tại Tam Đường, thuộc xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà) đã được khôi phục và duy trì vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm theo đúng định lệ cổ truyền.Điểm nhấn văn hóa tại lễ hội là nhiều lễ thức cổ truyền có cội nguồn từ thời Trần, nhất là tục giao chạ giữa hai làng Tam Đường và Vân Đài cùng nhiều mỹ tục khác vẫn được duy trì nghiêm cẩn và bền vững.Lễ rước nước mở đầu cho hàng loạt những hoạt động văn hóa đặc sắc trong Lễ hội đền Trần.Bà Hằng cho biết thêm, tháng 9/2021, quần thể Khu di tích đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tổng thể với diện tích 195,01ha. Trong đó, Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần là 118,47ha; khi khảo cổ học thời Trần là 76,54ha.Hiện nay, các cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn thành việc Quy hoạch chi tiết để làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích trong thời gian tới. | https://nhandan.vn/gan-100-nghin-du-khach-den-voi-le-hoi-den-tran-thai-binh-nam-2024-post797656.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Lễ hội đền Trần",
"lễ rước nước",
"thi cỗ cá",
"tục giao chạ",
"huyện Hưng Hà",
"Thái Bình"
]
} |
Khai mạc triển lãm Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) | NDO -Chiều 25/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” và “Thành phố Hồ Chí Minh - vì cả nước, cùng cả nước” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2024). Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến dự. | Triển lãm đã trưng bày hơn 150 tác phẩm ảnh bộ, ảnh đơn tiêu biểu và những ảnh đạt giải từ Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp quốc gia với chủ đề “Tổ quốc bên bờ sóng” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân.Tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, Ban Tổ chức cũng trưng bày 80 hình ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh- vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm giới thiệu khái quát về đại thắng mùa Xuân năm 1975 – đỉnh cao là cuộc đấu tranh hào hùng của quân và dân miền nam - với sự động viên sức người, sức của to lớn của cả nước đã tiến hành ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn kết thúc vào ngày 30/4/1975.Các đồng chí lãnh đạo tham quan triển lãm. (Ảnh: QUỐC THANH)Qua gần hai tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị và quân sự, quân và dân ta đã giành được toàn thắng, thu non sông về một mối, kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.Cùng thời điểm này, tại đường Nguyễn Du - Đồng Khởi (phía trước Sở Văn hóa và Thể thao), Ban Tổ chức cũng trưng bày triển lãm với chủ đề “Công nhân Thành phố Hồ Chí Minh phát huy truyền thống, bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm” gồm 70 ảnh. Triển lãm giới thiệu những hình ảnh sinh động về phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam, lực lượng công nhân đã phát huy vai trò tiên phong, là lực lượng nòng cốt thu hút nhiều tầng lớp nhân dân cùng tham gia các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc… góp phần đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: QUỐC THANH)Đối diện Công viên Chi Lăng, triển lãm với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố truyền thống, thành phố nhân ái, nghĩa tình” cũng được Ban Tổ chức trưng bày gồm 50 ảnh.Triển lãm thể hiện cùng với việc xây dựng và phát triển thành phố, truyền thống nhân ái, nghĩa tình đã trở thành đặc trưng trong văn hóa ứng xử, tư duy hành động của người dân thành phố mang tên Bác và được đúc kết, gìn giữ, lan tỏa ngày càng sâu rộng trong suốt quá trình phát triển. Đây cũng là một động lực quan trọng tạo nên sự đồng lòng, hiệp lực, vượt qua khó khăn, thách thức của người dân thành phố trong những năm qua.Triển lãm diễn ra từ ngày 25/4 đến ngày 2/5. | https://nhandan.vn/khai-mac-trien-lam-ky-niem-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoc-3041975-3042024-post806537.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"triển lãm",
"thành phố Hồ Chí Minh"
]
} |
“Sáng đèn”: Câu chuyện dung dị và ấm áp về nghệ thuật cải lương | NDO -“Sáng đèn” là một trong những bộ phim thương mại hiếm hoi lấynghệ thuật cải lươnglàm đề tài thể hiện. Phim là câu chuyện dung dị về đời sống của những con người “Đã mang lấy kiếp con tằm, Không vương tơ nữa, cũng nằm trong tơ”, có niềm vui, có nỗi buồn, có hy vọng và tràn đầy tính nhân văn. Phim hiện đang được công chiếu tại các rạp trong cả nước. | “Sáng đèn” xoay quanh câu chuyện tìm cách vượt qua những gian khó của gánh cải lương rong Viễn Phương ở bối cảnh những năm 1990. Ông chủ của đoàn cải lương Viễn Phương là ông Bầu, thường được các thành viên trong đoàn thương mến gọi là Ba Bầu, bởi đây là gánh hát quy tụ những người tứ cố vô thân, người đang trên chặng đường đi tìm gia đình, những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, những đứa trẻ bỏ nhà đi… Từ lâu, họ đều coi đoàn hát như gia đình, như mái ấm duy nhất của đời mình, và đều gắn bó với nghiệp hát.Phim theo chân đoàn hát trong suốt hành trình rong ruổi khắp các bến thuyền, ăn nghỉ thì ở đình miếu đền chùa, lấy bãi sông, sân chùa làm nơi kéo màn biểu diễn. Đoàn hát cứ như thế gồng gánh nhau đi qua năm tháng, từ lúc khán giả kéo đến đông nghịt những đêm diễn, cho đến lúc mỗi đêm chỉ còn lèo tèo vài người. Cùng với những tích tuồng cổ sáng đèn mỗi đêm, cuộc đời mỗi người trong gánh cải lương Viễn Phương cũng dần được “kéo màn”, qua những câu chuyện riêng của họ…Thế rồi, cùng với sự đi xuống nói chung của nghệ thuật truyền thống, đoàn cải lương Viễn Phương rơi vào cảnh khó khăn chồng chất khó khăn khi vắng khách, ông bầu đổ nợ. Có những lúc, kép phải đi bốc vác thuê, đào phải đi đánh véc-ni để kiếm tiền trang trải qua ngày… Các kép, đào chính, phụ lại lần lượt gặp những biến cố không thể theo nghề, hoặc chạy theo những lời mời gọi hấp dẫn khác để tìm cuộc sống tốt hơn cho cá nhân mình. Thế nhưng, vẫn có những người của đoàn Viễn Phương, mặc dù bươn chải và va vấp nhiều chuyện, nhưng vẫn đau đáu hướng về cái nghề mà Tổ nghiệp đã trao cho mình, chờ đợi ngày trở lại với sân khấu.Đoàn làm phim trong buổi chiếu ra mắt.“Sáng đèn” quy tụ những cái tên quen thuộc. NSƯT Hữu Châu trong vai ông Ba Bầu đem đến nhiều cảm xúc nhất cho khán giả. Cái tình của một người nhiều năm gắn bó với sân khấu đã được NSƯT Hữu Châu gửi gắm hết vào vai Ba Bầu, từ chuyện đôn đáo đi lo từng buổi diễn cho đoàn, cho đến những nỗi niềm riêng của từng người và của chính mình. Từ bé gắn bó với sân khấu, NSƯT Hữu Châu từng rong ruổi theo bà nội mình là bà bầu Thơ của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga đi lưu diễn khắp nơi. Dù gia đình có 4 đời làm bầu gánh hát, nhưng NSƯT Hữu Châu lại chưa từng đảm nhận vai trò này. Đây cũng là lý do ông nhận lời tham gia “Sáng đèn”, để được một lần làm “bầu” dù chỉ là trong phim.Phim có sự tỏa sáng của diễn viên nhiều thế hệ. Ngoài NSƯT Hữu Châu, nhân vật ông thầy đờn Sơn do nghệ sĩ Chí Tâm thể hiện cũng đem lại sự xúc động cho khán giả. Trong hình ảnh một người chồng, người cha rong ruổi theo gánh hát đi tìm vợ con thất lạc đã lâu, nghệ sĩ Chí Tâm cho thấy một thầy đờn nhân hậu, hiền lành, chuyên giảng hòa những cuộc cãi vã, chữa lành cho những đau thương, dạy dỗ bọn trẻ từ cách hát, cách múa cho đến lối sống, cách xử sự trong đời, trong khi bản thân chịu rất nhiều thiệt thòi…Đôi kép – đào chính Thanh Kim Yến và Vũ Lâm do hai diễn viên Lê Phương và Cao Minh Đạt thể hiện, cho thấy mối tình khắc khoải của một đôi nghệ sĩ trung niên, yêu thương nhau nhưng gặp những biến cố đến nỗi phải chia xa.Cặp đào – kép trẻ Trúc Linh và Cảnh Thanh do Trúc Mây và Bạch Công Khanh thể hiện khá tròn vai, mô tả hai nghệ sĩ cùng hoàn cảnh là trẻ mồ côi, lớn lên cùng nhau, học hát, học diễn cùng nhau, và đem lòng yêu thương nhau nhưng chưa kịp nói ra thì có biến cố xảy đến. Bạch Công Khanh diễn rất tốt đoạn gặp lại người yêu sau 6 năm, cái nhìn vừa da diết vừa ân hận vô bờ vì đã không thể bảo vệ được người mình yêu năm đó.Các diễn viên phim "Sáng đèn".Cùng với tuyến nhân vật chính, các nhân vật phụ trong phim góp phần mang lại tiếng cười hài hước, vui nhộn ở nhiều cảnh phim. Tiêu Minh Phụng, Lê Trang, Tuấn Dũng, Lam Tuyền… không hề khô cứng mà đem lại cảm giác rất đời, rất thật từ những tâm sự miếng cơm manh áo cho đến đùa vui, pha trò hoặc gặp phải sự cố “muốn độn thổ”…Phim còn có sự tham gia của NSND Hồng Vân và NSƯT Kim Tử Long trong các vai phụ bà Tư Phượng chủ tiệm vàng và ông chủ trại hòm. NSND Hồng Vân với lối diễn tưng tửng, diễn mà như không diễn, lột tả một bà chủ tiệm vàng mê đắm kép chính Vũ Lâm, “đu idol” mọi nơi mọi lúc, sẵn sàng bao ăn cả đoàn, trả tiền khắc phục các sự cố mà đoàn gặp phải, chỉ để chiếm được người mình yêu thích. Nhưng bà chủ tiệm vàng cũng rất hiểu cho tình yêu nghề của Vũ Lâm, và cuối cùng đã đưa ước nguyện của anh thành hiện thực.NSƯT Kim Tử Long tham gia với một vai diễn phụ nhưng hết sức gây ấn tượng trong phim. Anh vào vai một ông chủ trại hòm giàu có, vừa si tình vừa ngây ngô, nhưng cũng có cách cư xử hết sức dễ thương, đem lại tiếng cười cho khán giả. Có lẽ trước phim này, ít ai hình dung một nghệ sĩ cải lương “kép chánh” lại diễn hài điện ảnh “ngọt” như thế.Khai thác đề tài nghệ thuật cải lương, nhưng “Sáng đèn” không đi sâu vào cái bi lụy của sự thoái trào nói chung của nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống trong những năm gần đây, mà đem đến những góc nhìn gần gũi, dung dị về cải lương. Có buồn, có bi, có những giọt nước mắt, nhưng vẫn có sự hài hước, tiếng cười sảng khoái, có sự hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Phim có những biến cố, có những mất mát đau thương, nhưng cách xử sự, cách sống của những nhân vật trong phim cho thấy con đường mà họ lựa chọn là con đường thẳng hướng về phía trước và đi theo ánh sáng từ trái tim mình.Phim lấy bối cảnhmiền Tâysông nước, cho nên có những cảnh quay hết sức đặc trưng, gần gũi và đem lại nhiều cảm xúc. Dòng sông với những đám lục bình trôi lững lờ, chiếc ghe chở khách rời bến trong ánh hoàng hôn đỏ rực, đám trẻ “xé rào” chui vào xem trộm gánh hát, người dân mang quà Tết tặng gánh hát đang tá túc tại chùa vì không có tiền về quê… Phim cũng ghi lại những hình ảnh chân phương, hồn hậu của khán giả tại những nơi gánh hát ghé vào, từ ánh mắt, nụ cười cho đến cảm xúc được thể hiện hết sức thật. Phim còn lồng ghép khéo léo những trích đoạn mang tính yêu nước, như “Dậy sóng Bạch Đằng Giang”…Ở thời điểm đầu năm, “Sáng đèn” có thể coi là phim tốt nhất của điện ảnh Việt Nam ngoài rạp. Kịch bản phim chắc tay, câu chuyện có lớp lang, có thắt mở, các vấn đề đặt ra đều được giải quyết thấu đáo, mặc dù đôi chỗ còn có một số chi tiết chưa được hợp lý, cùng với dàn diễn viên thể hiện tốt, được đầu tư chỉn chu. Thật đáng tiếc khi “Sáng đèn” ra rạp vào đúng thời điểm có hàng loạt phim “bom tấn” công chiếu, cho nên chưa thu hút được sự chú ý của khán giả. Với những gì đã thể hiện, “Sáng đèn” xứng đáng có được vị trí tốt hơn hiện nay trên bảng doanh thu vé rạp."Sáng đèn" do đạo diễn Hoàng Tuấn Cường thực hiện. Phim có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm NSƯT Hữu Châu, nghệ sĩ cải lương Chí Tâm, Bạch Công Khanh, Trúc Mây, NSƯT Kim Tử Long, NSND Hồng Vân, Lê Phương, Tiêu Minh Phụng, Lê Trang, Tuấn Dũng, Lam Tuyền ... | https://nhandan.vn/sang-den-cau-chuyen-dung-di-va-am-ap-ve-nghe-thuat-cai-luong-post802335.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"phim \"Sáng đèn\"",
"NSND Hồng Vân",
"NSƯT Hữu Châu",
"phim về nghệ thuật cải lương",
"phim chiếu rạp",
"cải lương"
]
} |
Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Ninh Bình lan tỏa giá trị từ bi, trí tuệ và tri ân | Ngày 18/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình phối hợp chùa Bái Đính long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024. | Tới dự có lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử và nhân dân.Đại lễ Phật đản- Lễ Tam hợp (lễ Vesak) là ngày lễ quan trọng nhất đối với tất cả những người con Phật, chào mừng 3 sự kiện quan trọng của đức Phật cũng như Phật giáo thế giới: Đức Phật đản sinh, đức Phật thành đạo và đức Phật nhập Niết bàn. Đại lễ đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết công nhận là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới.Đây cũng là dịp để các tăng ni, phật tử thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với đức Phật thông qua thực hành những giáo lý nhà Phật. Từ đó, sống có ý thức, trách nhiệm, biết yêu thương, giúp đỡ mọi người, cùng hướng tới một thế giới hòa bình, hạnh phúc.Đông đảo tăng ni, phật tử tham dự Đại lễ.Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc thông điệp Phật đản, Phật lịch năm 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đọc diễn văn và ý nghĩa của Phật đản.Theo đó, thông điệp và diễn văn Phật đản kêu gọi tất cả những người con Phật hãy tinh tấn thực hành những lời dạy vàng ngọc của đức Phật, lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết, chung sống vị tha, kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc; tịnh hóa tâm thức; chuyển hóa tam độc tham, sân, tuệ; nhất tâm cầu nguyện cho chiến tranh chấm dứt, hận thù tiêu tan.Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hoàng Hà, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho biết:Tỉnh Ninh Bình, là một trong những địa phương mà Phật giáo được truyền vào từ rất sớm, là nơi còn ghi nhiều dấu tích về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Năm 2014, sự kiện Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc tại Bái Đính, ra Tuyên bố Ninh Bình là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng với bạn bè quốc tế.Thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh luôn phát huy tinh thần "Lục hòa, cộng trụ", hướng dẫn tăng ni, tín đồ phật tử sống theo giáo lý Phật giáo, chấp hành pháp luật nhà nước, làm tròn nghĩa vụ công dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình mong muốn, thời gian tới, Ban Trị sự, các vị chư tôn đức, tăng ni và đồng bào Phật giáo Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục phát huy truyền thống "Hộ quốc an dân", phương châm "Đạo pháp Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới; với đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và mỗi tăng ni, tín đồ Phật giáo sẽ cụ thể hóa Thông điệp Phật đản của Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Đồng thời, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tiếp tục phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của Phật giáo trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần cùng với các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh, xây dựng Ninh Bình ngày càng phát triển, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí và đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.Các đại biểu thực hiện nghi thức tắm Phật tại Đại lễ Phật đản.Trong không khí thành kính, trang nghiêm, các đại biểu cùng các tăng ni, phật tử tham gia các nghi lễ Phật đản truyền thống như: dâng hương, cầu nguyện, tắm Phật… với mong muốn quốc thái, dân an, mọi người nhiều sức khỏe. | https://nhandan.vn/dai-le-phat-dan-nam-2024-tai-ninh-binh-lan-toa-gia-tri-tu-bi-tri-tue-va-tri-an-post810004.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Ninh Bình",
"Đại lễ Phật đản"
]
} |
Ra mắt sách về Biển đảo Việt Nam dành cho thiếu nhi | NDO -Trong tháng 3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc nhỏ tuổi các ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam, giúp các em hiểu thêm về vùng lãnh hải thân yêu của Tổ quốc. | “Trong giông gió Trường Sa” là tuyển tập bút ký hay về Trường Sa của các nhà văn nổi tiếng như Duy Khán, Chu Lai, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Đình Tú, Sương Nguyệt Minh…Với những trang viết chân thực và giàu cảm xúc, các nhà văn đã miêu tả lại mộtTrường Savới những khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết, của cuộc sống trên đảo và khắc họa tâm trạng con người. Đối lập với những khó khăn đó là những cảnh đẹp hiếm gặp chỉ có ở Trường Sa, những phút giây thú vị trong cuộc sống của những chàng lính đảo.Độc giả sẽ được trải nghiệm một chuyến đi Trường Sa từ khi bước lên tàu, trải qua những khó khăn trên tàu, cho tới khi lên được đến đảo, được thăm cuộc sống và sinh hoạt của các chiến sĩ trên đảo nổi, đảo chìm, nhà giàn…“Trường Sa kì vĩ và gian lao” của tác giả Sương Nguyệt Minh.Qua những trang viết giàu hình ảnh và đầy xúc cảm, độc giả sẽ được trải nghiệm cuộc sống trên đảo với nhiều cung bậc cảm xúc: một Trường Sa thật dữ dội, khắc nghiệt nhưng cũng thật hiền hòa, dịu êm; cuộc sống trên đảo có lúc cô đơn rợn ngợp nhưng cũng thật thú vị, đầm ấm, chứa chan tình người.“Trường Sa kì vĩ và gian lao” bao gồm 22 bút ký đầy xúc cảm về biển đảo của tác giả Sương Nguyệt Minh. Với “Trường Sa kì vĩ và gian lao”, tác giả đã chọn một góc nhìn đặc biệt, nhìn từ biển đảo về đất liền để thấy sự kỳ vĩ nơi đây cũng như sự gian lao của mỗi người lính biển. Mỗi bút ký là một chặng đánh dấu hành trình của suy tư, cảm xúc từ “Đường đến Trường Sa”, “Đảo nổi, “trận chiến” giữa thời bình”, “Đảo chìm - cột mốc chủ quyền sừng sững giữ Biển Đông”, “Nhà giàn DK1, hiên ngang trên thềm lục địa”, cảm phục người lính “Kéo nước ngọt trên… ngọn sóng mặn”, và “Kì công trồng rau xanh ở đảo mặn”, rồi nhận ra “Sức sống trên đảo khát” thật diệu kỳ. Tác giả cũng đã thấy, đã nghe những “Chuyện lạ ở Trường Sa” trong một “Trường Sa - thiên nhiên kì thú”, rồi lặng lẽ trước “Bia mộ và những hy sinh thầm lặng” rưng rưng và tự hào với “Khúc bi tráng trên thềm lục địa”, “Gạc Ma - xót thương nghiêng trời lệch đất”, và bồi hồi thấy “Tổ quốc nhìn từ phía Trường Sa”…Cùng với hai tập bút ký trên, “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” và “Cà Nóng chu du Trường Sa” của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Tiểu Quyên cũng là những tác phẩm được độc giả đón nhận, và giới chuyên môn đánh giá cao. Hai cuốn sách đều nhận được những giải thưởng lớn ngay sau khi ra mắt.Tác giả Nguyễn Xuân Thủy là một người lính đã từng nhiều năm gắn bó với Trường Sa. Với những hiểu biết và tình cảm của mình, tác giả kể cho các em về biển cả, sóng gió, những loài cỏ cây, động vật tự nhiên và cuộc sống của các chú bộ đội cùng nhân dân trên quần đảo Trường Sa. Những câu chuyện thú vị, kỳ lạ, hấp dẫn về cây phong ba, cây bão táp, cá heo, cá chuồn biết bay... cùng những sự tích oanh liệt, bi tráng, những tấm gương anh hùng, dũng cảm và cả những mất mát, hy sinh của cha anh chúng ta trong sự nghiệp bảo vệ, gìn giữ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” được trao giải Vàng Sách Hay năm 2012 của Hội Xuất bản Việt Nam.“Cà Nóng chu du Trường Sa”, cuốn sách từng giành Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2022.“Cà Nóng chu du Trường Sa”là chuyến phiêu lưu kỳ thú của chiếc máy ảnh đi thăm Trường Sa. Những ngày trên tàu rồi đặt chân lên các điểm đảo, Cà Nóng được sống một cuộc đời mà con người và máy ảnh đều ước mơ. Mở ra trước mắt Cà Nóng là khung cảnh kỳ vĩ của trời biển, đảo chìm đảo nổi, những nhà giàn do bàn tay khối óc con người xây dựng nên. Cà Nóng được gặp gỡ các nhân vật đặc biệt trên từng điểm đến. Không những vậy, cậu còn được du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử oai hùng trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo của dân tộc Việt Nam. Cà Nóng giống hệt các bạn nhỏ đầy háo hức muốn khám phá tất cả về Trường Sa. Câu chuyện gần gũi, sống động đầy ắp sự bất ngờ thú vị mang cho “Cà Nóng chu du Trường Sa” Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2022 và nhiều giải thưởng khác. | https://nhandan.vn/ra-mat-sach-ve-bien-dao-viet-nam-danh-cho-thieu-nhi-post801443.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"sách thiếu nhi về Trường Sa",
"Tủ sách Biển đảo Việt Nam",
"“Cà Nóng chu du Trường Sa”",
"“Trường Sa kì vĩ và gian lao”",
"“Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa”",
"“Trong giông gió Trường Sa”",
"sách Kim Đồng",
"Nhà xuất bản Kim Đồng"
]
} |
Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024 được tổ chức quy mô cấp tỉnh | NDO -Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Trần diễn ra trong dịp đầu xuân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch tổ chức sự kiện văn hóa quan trọng này với những mục tiêu cụ thể, trên tinh thần bảo lưu, gìn giữ những giá trị truyền thống. | Đây là lần thứ hai Thái Bình quyết định tổ chứcLễ hội đền Trầnở quy mô cấp tỉnh nhằm tiếp tục khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần; tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết, Lễ hội đền Trần diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 22 đến ngày 26/2/2024 (tức ngày 13 đến ngày 17 tháng Giêng) tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).Thi cỗ cá - một nét văn hóa riêng có tại Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình.Phần lễ sẽ diễn ra các hoạt động như: Lễ tế mở cửa đền; Lễ dâng hương tại Khu lăng mộ các vua Trần; Lễ rước nước thủy bộ.Điểm nhấn trong Lễ hội đền Trần làlễ khai mạc và lễ bái yếtđược tổ chức trang trọng vào tối 22/2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch) tại sân tòa Tiền tế, Trung tế thuộc đền Vua.Lễ khai mạc dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 80 phút bao gồm chương trình nghệ thuật múa lân sư; màn trình chiếu ánh sáng 3D-Mapping với chủ đề “Hào khí Đông A-Tiếng vọng ngàn năm".Tiếp đó là diễn văn khai mạc, nổi trống khai hội, dâng chúc văn bái yết, dâng hương, màn pháo hoa nghệ thuật và kết thúc là chương trình văn nghệ đặc sắc.Bà Trần Thị Bích Hằng cho biết thêm, phần hội sẽ có 15 hoạt động phong phú như: Thi cỗ cá, thi têm trầu cánh phượng, thi pháo đất, thi gói bánh chưng, thi vật cầu, thi kéo lửa thổi cơm, tổ chức Ngày thơ Việt Nam, giao lưu các Câu lạc bộ Chèo, tổ chức triển lãm mỹ thuật…Rước nước thủy bộ tại Lễ hội đền Trần.Để chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội lớn trong năm, tỉnh Thái Bình thành lập Ban chỉ đạo tổ chức Lễ hội; Ban tổ chức Lễ hội; thành lập 4 tiểu ban gồm: Tiểu ban nội dung, Tiểu ban tuyên truyền, Tiểu ban hậu cần và Tiểu ban an ninh trật tự.Thông qua các hoạt động lễ hội, tỉnh Thái Bình đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản gắn với thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh. | https://nhandan.vn/le-hoi-den-tran-tinh-thai-binh-nam-2024-duoc-to-chuc-quy-mo-cap-tinh-post792468.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Lễ hội đền Trần",
"tỉnh Thái Bình",
"lễ rước nước",
"lễ bái yết"
]
} |
Công bố Giải thưởng văn học sáng tác mới San Hô lần thứ nhất | NDO -Ngày 26/2, San Hô Books phối hợp cùng Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà và Zzz Review chính thức công bố tổ chức cuộc thi văn họcSáng tác mớiSan Hô lần thứ nhất năm 2024. | Giải thưởng mong muốn tìm kiếm những cây viết mới trong cả 3 lĩnh vực - tiểu thuyết, truyện dài và truyện ngắn, với hy vọng sẽ đem lại những cái nhìn độc đáo và tôn vinh sức sáng tạo từ các tác giả Việt Nam.Hội đồng giám khảo gồm có nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà phê bình Quyên Nguyễn - đồng sáng lập Zzz Review, dịch giả Nguyễn An Lý - đồng sáng lập Zzz Review, biên tập viên Khải Q. Nguyễn, và bà Kim Trần, Chủ tịch San Hô Books. Ban tổ chức sẽ nhận bản thảo tác phẩm tới hết ngày 8/8/2024.Chia sẻ về giải thưởng này, bà Kim Trần, Chủ tịch San Hô Books nói: “Từ hành trình làm sách của San Hô tới cuộc thi này, nhiệm vụ của chúng tôi luôn rất rõ ràng - khuyến khích, truyền cảm hứng và đem đến sự nâng đỡ, dù là nhỏ nhất, tới thế hệ viết mới. Cho dù họ đang tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, dệt những tự sự phức tạp hay khám phá cách kể chuyện sáng tạo, cuộc thi sẽ là sân chơi để họ được thể hiện kỹ năng và nhận được sự công nhận xứng đáng”.Đại diện các đơn vị ký thoả thuận hợp tácKhông chỉ hướng tới vun đắp các tác giả mới, hoạt động này còn là lời tri ân tới các thế hệ đã đồng hành với thương hiệu Văn phòng phẩm Hồng Hà suốt 65 năm qua. Từ ngày đầu thành lập, những cây bút, trang sổ của Hồng Hà đã đồng hành cùng bao lớp người Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử đất nước, không ít trong đó là những thế hệ nhà thơ nhà văn đã thành danh.Theo Ban Tổ chức, đối tượng tham gia cuộc thi là những người viết chuyên và không chuyên, là công dân Việt Nam, đang sinh sống, làm việc, học tập trong và ngoài nước. Đối với thể loại tiểu thuyết, dung lượng tác phẩm tham dự không hạn chế, dài trên 30.000 chữ; truyện dài dung lượng từ 18.000 - 30.000 chữ; tập truyện ngắn tối thiểu 7 truyện. Ban Tổ chức không tiếp nhận thơ, kịch bản văn học, ký.Quang cảnh buổi họp báoĐối với tiểu thuyết và truyện dài, bản thảo phải chưa từng được công bố, xuất bản bằng bất kỳ hình thức nào trước khi dự thi. Đối với tuyển tập truyện ngắn, có tối thiểu 3 truyện mới chưa từng công bố, xuất bản.Mỗi tác giả có thể gửi một hoặc nhiều tác phẩm. Tác giả phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi.Cuộc thi sẽ trao một giải Nhất, một giải Nhì, một giải Ba và ba giải Khuyến khích, với tổng giá trị giải thưởng là 75.000.000 đồng. Bên cạnh đó, sau khi trải qua đánh giá, các tác phẩm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba sẽ được đơn vị San Hô Books hợp tác phát hành. | https://nhandan.vn/cong-bo-giai-thuong-van-hoc-sang-tac-moi-san-ho-lan-thu-nhat-post797647.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"sáng tác mới",
"Giải San Hô"
]
} |
Món quà xuân hương sắc của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn | Mùa xuân này, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn vừa tròn 82 tuổi. Tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng sức sáng tạo nghệ thuật của ông vẫn như thuở nào. | Mới đây nhất, ông đã giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc hai ca khúc “Hành quân nghe O hát Xa khơi” và “Nụ cười thành phố”.Những sáng tác mới đã cho thấy tài năng, nhiệt huyết, và tình yêu thắm thiết với cuộc sống của người nhạc sĩ - tác giả của những ca khúc sống mãi với thời gian như: “Qua sông”, “Bài ca nữ tự vệ Sài Gòn” và nhất là “Đất nước”, “Bài ca không quên”... từng theo bước những đoàn quân ra trận trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, vang vọng trên các chiến hào của những người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế ở đất bạn Campuchia hay bảo vệ biên cương phía bắc.Cho đến bây giờ, những ca khúc của ông vẫn được các ca sĩ trẻ hát trên các sân khấu đương đại, làm lay động lòng người và dâng trào cảm xúc về quê hương, đất nước, về những thế hệ đi trước để chúng ta thêm trân quý.Ở tuổi 82, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn tiếp tục có nhiều sáng tác âm nhạc mới cống hiến cho đời và xuân này là hai ca khúc “Nụ cười thành phố” hưởng ứng cuộc thi âm nhạc “Đất nước trọn niềm vui” của báo Người Lao động phát động và bài hát “Hành quân nghe O hát Xa khơi” mới được Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thu thanh với tiếng hát nam ca sĩ Võ Thành Tâm để giới thiệu đến đông đảo công chúng yêu âm nhạc.Nhớ lại năm 1963 của thế kỷ trước, một tốp ca nữ lừng danh nhất bấy giờ của Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương, bao gồm các nghệ sĩ: Ngọc Dậu, Tân Nhân, Chu Tứ, Thiên Nga, Hoàng Anh, Mai Lan, Phương Thảo, Đàm Nọc, Thu Phương… với chiếc khăn rằn khoác vai, vừa hát, vừa đệm đàn thập lục đã mang ca khúc “Qua sông” của ông đi khắp các miền đất nước, theo bước chân chiến sĩ vượt Trường Sơn, theo họ trong từng trận đánh khốc liệt và đến nhiều nước trên thế giới.Ở nơi đâu, các nghệ sĩ cũng được hoan nghênh nhiệt liệt khi giai điệu bài hát “Qua sông” với hình ảnh những cô gái chèo xuồng đưa đoàn quân ra trận trong cuộc chiến đấu của quân dân miền nam kiên cường chống Mỹ, cứu nước: “Hò khoan, chúng em khua mái chèo/ Ðưa các anh qua dòng sông lạnh lẽo/ Ðường hành quân các anh đi khắp nẻo/ Vì quê hương mà anh chẳng ngại gian lao/ Hò khoan hỡi khoan hò khoan hỡi khoan hò khoan...”.Mọi người lại càng hoan nghênh nhiệt liệt hơn khi biết đây là một bài hát được sáng tác từ chiến trường miền nam gửi ra và của một nhạc sĩ rất trẻ mới 21 tuổi của Đoàn Văn công giải phóng là nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Trong đạn lửa và gian lao, bài hát vừa trữ tình lãng mạn, vừa phơi phới một niềm lạc quan cuả tuổi trẻ miền nam tham gia kháng chiến: “Dòng sông, dòng sông rọi ánh trăng thanh/ Long lanh in hình đoàn giải phóng ớ qua sông/ Qua sông ra chiến trường/ Nơi miền quê khói lửa tràn lan/ Vì tương lai tay súng em sẵn sàng/ Bảo vệ xóm làng để tiếng hò ngân vang”.Với bài hát này, tốp ca nữ của Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương biểu diễn cũng nhận được niềm yêu mến. Năm 1965, bài hát được Giải thưởng văn học nghệ thuật cao quý mang tên Nguyễn Đình Chiểu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam. Bên cạnh những văn nghệ sĩ giải phóng “cây đa cây đề” thâm niên, Phạm Minh Tuấn là tác giả trẻ nhất được nhận giải thưởng này.Năm ấy, chàng trai trẻ Phạm Minh Tuấn đang là nhạc công của Đoàn Văn công giải phóng, ngày đêm tay súng, tay đàn đi chiến đấu và biểu diễn phục vụ quân và dân đánh giặc “gạo hẩm cầm hơi và điếu thuốc cũng chia đôi”. Tài năng sáng tác của Phạm Minh Tuấn cũng bộc lộ từ đây, trong khói lửa chiến tranh của miền nam anh dũng, trong ánh sáng lý tưởng cách mạng, từ trái tim rất giàu tình yêu quê hương, đồng đội của người nghệ sĩ-chiến sĩ giải phóng quân.Năm 1968, trong chiến dịch Mậu Thân, Phạm Minh Tuấn đã cùng nhà thơ Lê Anh Xuân sáng tác nên ca khúc “Bài ca nữ tự vệ Sài Gòn” rất đặc sắc và tiếp tục được tốp ca nữ Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương ở miền bắc làm tiết mục chủ lực đi biểu diễn khắp nơi, được phát trên làn sóng đài vào tận Sài Gòn, động viên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta...Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua. Phạm Minh Tuấn vẫn là người nhạc sĩ năm xưa, trong trẻo, giàu ánh sáng lý tưởng. Ông vẫn là nhạc sĩ của khát vọng, của tình yêu và của “Bài ca không quên” đậm đà tình nghĩa đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp: “Bài ca tôi không quên, tôi không quên/ Tháng ngày vất vả/ Bài ca tôi không quên, tôi không quên/ Gót mòn hành quân hối hả/ Làm bạn cùng trăng và ôm súng ngắm sao khuya”.Có lẽ bởi ân tình sâu đậm ấy, ông không bao giờ quên những đồng đội cùng mình chiến đấu năm xưa, là em gái giao liên “chỉ một lần gặp thôi mà nỗi nhớ mênh mang” và những đồng đội, đồng nghiệp tay súng, tay đàn những năm cùng ông tham gia kháng chiến. Và càng không quên các nghệ sĩ miền bắc đã hát những bài ca chiến đấu của miền nam, của chính ông mà ngày ấy chỉ được nghe từ những chiếc đài bán dẫn nhỏ xíu giữa cánh rừng Tây Ninh còn khét lẹt mùi đạn bom.Những người nghệ sĩ ấy đã hát các ca khúc của ông, của đồng nghiệp như: “Qua sông”, “Bài ca nữ tự vệ Sài Gòn”, đã hát “Xuân chiến khu”, “Cây chông tre” và đã hát cả “Xa khơi”, “Câu hò bên bến Hiền Lương”... vì một khát vọng thống nhất nước nhà, động viên miền nam chiến đấu.Trong ca khúc mới nhất “Hành quân nghe O hát Xa khơi”, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã thể hiện tình cảm in đậm một thời trong lòng mỗi người lính giải phóng: “Dừng chân bên bờ suối, lắng nghe O hát Xa khơi/ Nắng tỏa chiều nay.../ Đường đêm lạnh buốt chân không giày/ Thương thương lắm những chàng trai ra trận/ Hướng về Nam nên O hát Xa khơi...”.Bài hát của người nghệ sĩ tuổi 82 thật sự rất xúc động. Nó gợi nhớ lại tháng năm, những người nghệ sĩ mang theo tiếng hát có sức mạnh của một binh đoàn ra trận. Trong binh đoàn ấy, có Phạm Minh Tuấn và vợ ông Hồng Cúc, có những nghệ sĩ văn công Giải phóng giữa rừng sâu muỗi vắt, có những nghệ sĩ của cả nước như Tân Nhân, Tường Vi, tốp ca nữ Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương đi suốt hai cuộc kháng chiến.Bài hát của Phạm Minh Tuấn mang giai điệu hào hùng như tiếng kèn xung trận, nhưng sâu thẳm trong đó là những dạt dào tình cảm của người nghệ sĩ, dù là nam hay bắc, nhưng cùng đứng chung một chiến hào, cùng chung một lý tưởng và khát vọng thống nhất nước nhà như ông và các nghệ sĩ đã từng hát: “Bài ca tôi đã hát/ Với quê hương, với bạn bè, với cả cuộc đời/ Tôi không thể nào quên... Bài ca tôi đã hát/ Với em yêu, với đồng đội, với cả lòng mình/ Tôi không thể nào quên”.Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn tiếp tục tận hiến cho đời những sáng tác rất có giá trị, lay động trái tim và mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay... Nó nối dài thêm những sáng tác bất hủ của anh: “Đất nước”, “Bài ca không quên”, “Dấu chân phía trước”, “Đường tàu mùa xuân”, “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ”, “Khát vọng” ...Cũng xin được nói thêm, cùng với “Hành quân nghe O hát Xa khơi”, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn còn có thêm ca khúc rất ý nghĩa “Nụ cười thành phố” được ông viết để tham gia cuộc thi âm nhạc “Đất nước trọn niềm vui” do báo Người Lao động tổ chức. Đó là một góc nhìn đầy tự hào, kiêu hãnh về chặng đường vẻ vang 50 năm bảo vệ, xây dựng, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh mà nhạc sĩ là một người trong cuộc. Theo đánh giá của giới chuyên môn, tác phẩm này có giai điệu dạt dào, lời ca rất rung động lòng người...Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn mùa xuân này là như vậy. Càng có tuổi, sáng tác của ông càng thêm sâu sắc và đó là niềm vui chung với công chúng yêu nhạc. | https://nhandan.vn/mon-qua-xuan-huong-sac-cua-nhac-si-pham-minh-tuan-post800412.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": []
} |
Những tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng Văn học Kim Đồng chính thức ra mắt độc giả | NDO -Theo thông tin từ Nhà xuất bản Kim Đồng, đã có 5 tác phẩm dựGiải thưởngVăn học Kim Đồng được xuất bản và chính thức giới thiệu tới độc giả. Đây là những trái ngọt đầu tiên của mùa giải lần thứ nhất, được phát động từ mùa hè năm 2023. | Sau một thời gian phát động, Ban tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc.5 tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản giới thiệu với bạn đọc. Đó làQuà Tết của rừng xanh(Hồng Chiến),Cánh diều hình nốt nhạc(Niê Thanh Mai),Mùa động rừng(Sương Nguyệt Minh),Nhẩy lên và hét(Phong Điệp) vàĐại náo nhà ông ngoại(Nguyễn Xuân Thủy).Tập truyệnQuà Tết của rừng xanhcủa tác giả Hồng Chiến gồm 14 truyện ngắn đầy hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Tác giả đã khéo léo khai thác chất liệu từ bản sắc văn hóa bản địa cho đến sự phong phú của thiên nhiên nơi đây. Độc giả sẽ bị cuốn hút với những chi tiết đầy hiếu kỳ về những con thú trong rừng như: hoẵng, nai thấy ánh đèn thì tò mò đứng nhìn, mắt con cái màu xanh, con đực màu đỏ; con hổ ban tối mắt hồng khi gặp ánh đèn thì mắt như tóe lửa, đặc biệt khi hổ nhìn đèn thì một mắt nhắm một mắt mở cứ một lúc lại đổi; hay bầy le le đen thủi đen thui, đàn gà nước bơi bì bõm suốt ngày, đám xít đầu đội mũ đỏ chót, nhọn hoắt như mũ ông già Noel, gà rừng biết đóng kịch để đánh lạc hướng kẻ thù…Tiểu thuyết "Mùa động rừng".Mùa động rừnglà tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Tiểu thuyết gồm 20 chương kể về cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Cún Vàng giữa núi rừng Tam Điệp nguyên sơ mênh mông với những thợ săn, và những loài thú hoang dã.Mùa động rừnglà bài ca ca ngợi vẻ đẹp hoang sơ, thiên nhiên kỳ vĩ oai hùng của núi rừng Tam Điệp và gióng lên tiếng tiếng chuông cảnh tỉnh lớn lao dữ dội về việc con người cần bảo vệ, tôn trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên và muông thú trên trái đất để bảo vệ chính cuộc sống của mình.Mùa động rừngđược nhà văn Sương Nguyệt Minh viết trong hơn 20 năm và là tiểu thuyết đầu tiên của ông viết cho thiếu nhi.Cánh diều hình nốt nhạclà truyện dài của nhà văn Niê Thanh Mai. Cậu nhóc Đèn Pha chín tuổi là nhân vật chính trong câu chuyện. Đèn Pha sống với ông bà ngoại, mẹ và em gái, bố Đèn Pha là lính biên phòng chỉ thỉnh thoảng mới được về phép. Đèn Pha có anh em nhà Một Chấm là bạn thân. Hàng xóm của cậu còn có nhạc sĩ Vĩ Cầm rất giỏi chế tạo nhạc cụ. Những câu chuyện bình dị xung quanh cuộc sống của Đèn Pha được tác giả Niê Thanh Mai kể với cảm xúc tươi tắn, sống động từ chuyện bố đóng chuồng gà, bà nuôi thỏ, trồng rau, ông làm bảo vệ, mẹ đan áo… qua mắt của Đèn Pha đều rất thú vị và đầy yêu thương. Trái tim trong sáng của cậu nhóc không ngừng được đắp bồi và mở rộng bởi những câu chuyện nhỏ xinh diễn ra mỗi ngày.Nhẩy lên và hétcủa Phong Điệp vàĐại náo nhà ông bà ngoạilà hai truyện dài viết về bối cảnh mùa dịch dã tràn đến thành phố.Mắt To 10 tuổi, nhân vật chính của câu chuyệnĐại náo nhà ông bà ngoạicùng với anh trai Gấu Trúc và 2 chị họ Ngúng Nguẩy và Mắt Híp bỗng nhiên được hưởng một kỳ nghỉ hè lịch sử "Đại náo nhà ông bà ngoại". Thế giới bên ngoài khép cửa, căn nhà của ông bà ngoại “như một hang động để khám phá những điều bí ẩn”. Chúng khám phá từ vườn cổ tích với vô số cây thuốc nam của bà, tủ thuốc Tây đến bí mật đáy ao với những loài thủy quái… từ “bẻ khóa” máy tính đến tập trang điểm, trình diễn thời trang, nhuộm lông cho chó, đánh giác hơi. Không trò gì chúng không thử: đá bóng, trượt patin, đóng kịch… Y như rằng, hễ chúng cứ tò mò về cái gì là chỉ một lúc sau cái đó sẽ trở thành một mớ hỗn độn. Nhưng với Đại náo nhà ông bà ngoại không chỉ lũ trẻ được tận hưởng một kỳ nghỉ hè lịch sử mà người lớn cũng có dịp được đi một vé về tuổi thơ.Nhẩy lên và hétlà câu chuyện học online giữa mùa dịch bệnh. “Con virus Hủy Diệt chẳng thể nào dập tắt được mọi mầm sống trên Trái Đất này” và tất nhiên Dũng “đen” chân bóng cừ khôi của lớp 8K1 cũng tìm được cách để được chơi với trái bóng giữa những ngày giãn cách. Tác giả Phong Điệp đã ghi lại các chi tiết nóng hổi hiện thực, vui nhộn, sinh động, vào “sổ ghi bảng” những trò nghịch ngợm của đám học trò nhất quỷ nhì ma trước khi chúng bị “xóa khỏi bộ nhớ”. “Dịch bệnh không đáng sợ bằng việc chúng ta bị mất đi sức mạnh của tinh thần lạc quan ý chí quyết tâm và thậm chí không còn mơ ước”.Đúng dịp Tết Thiếu nhi năm 2023, Nhà xuất bản Kim Đồng phát động Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất (2023 - 2025) với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết chothiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam.Trong suốt thời gian vừa qua, Ban tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã tổ chức các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi thông qua các buổi gặp gỡ giao lưu với các tác giả tại Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk và An Giang. Ngày 27/3, cuộc vận động sáng tác sẽ được tổ chức tại Hải Dương.Những tác phẩm dự thi đầu tiên được giới thiệu tới độc giả không chỉ là những quả ngọt của giải thưởng, mà còn là nguồn cổ vũ, động viên lớn đối với những cây bút viết cho thiếu nhi, hoặc cả những tác giả lần đầu tiên viết cho thiếu nhi. | https://nhandan.vn/nhung-tac-pham-dau-tien-du-giai-thuong-van-hoc-kim-dong-chinh-thuc-ra-mat-doc-gia-post801222.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"văn học thiếu nhi",
"Nhà xuất bản Kim Đồng",
"sách thiếu nhi",
"tác phẩm dự giải thưởng Văn học Kim Đồng"
]
} |
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời | NDO -GS,TSKH Tô Ngọc Thanh, người dành cả cuộc đời tận hiến cho văn hóa dân gian, đã qua đời sáng 24/4 ở tuổi 90. | GS,TSKH Tô Ngọc Thanh sinh năm 1934 tại Hà Nội, là con trai của danh họa Tô Ngọc Vân. Từ nhỏ, dù được học mỹ thuật, nhưng ông đã sớm bộc lộ đam mê về âm nhạc và lựa chọn âm nhạc là hướng đi của đời mình.Ông thi tuyển và theo học khóa I Trường âm nhạc Việt Nam (1956-1959), tốt nghiệp loại giỏi.Năm 1978, ông bảo vệ xuất sắc Luận án và được phong học vị Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) tại Nhạc viện Quốc gia Bulgaria. Năm 1988, ông tiếp tục bảo vệ thành công Luận án và được phong học vị Tiến sĩ Khoa học về chuyên ngành Âm nhạc tại Nhạc viện Quốc gia Bulgaria.Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và được phong Giáo sư năm 1991.Cả cuộc đời GS Tô Ngọc Thanh gắn bó với công việc nghiên cứu về văn hóa dân gian. Ông đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu như: “Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc” (1969), “Âm nhạc dân gian Mường” (1971); “Âm nhạc dân gian nhóm tộc người Nam Á ở Việt Nam” (1979); “Tìm hiểu âm nhạc cổ truyền”, viết chung với nhạc sĩ Hồng Thao (1982); “Fonclo Bahna”, do ông chủ biên (1988), “Nhạc cụ các dân tộc thiểu số Việt Nam” (1995), tư liệu “Âm nhạc cung đình Việt Nam” (2000); “Ghi chép về văn hóa và âm nhạc” - công trình đồ sộ, dày hơn 900 trang…GS,TSKH Tô Ngọc Thanh còn nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, nâng cao, đưa vào đời sống văn hóa cộng đồng 12 tập dân ca phổ biến tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số và 30 tập dân ca chuyên đề từng dân tộc.Trong sự nghiệp của mình, GS,TSKH Tô Ngọc Thanh từng trải qua nhiều vai trò như Phó Viện trưởng rồi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật; Tổng Thư ký,Chủ tịchHội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Hội đồng Quốc tế Âm nhạc Truyền thống ICTM của UNESCO.Năm 2001, GS Tô Ngọc Thanh được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.GS,TSKH Tô Ngọc Thanh còn được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý như Huân chương Độc lập hạng Nhì (2019), Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất (2001)… | https://nhandan.vn/giao-su-tien-si-khoa-hoc-to-ngoc-thanh-qua-doi-post806278.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"GS Tô Ngọc Thanh",
"văn hóa dân gian Việt Nam",
"âm nhạc cổ truyền Việt Nam",
"Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam"
]
} |
Ra mắt sách "Hành trình lãnh đạo" dành cho các nhà quản lý giáo dục | NDO -Cuốn sách chia sẻ những kinh nghiệm trong việc điều hành và phát triển năng lực trong lĩnh vực quản lýgiáo dụcdo Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lý Giáo dục (ELRD) biên soạn vừa được giới thiệu tới độc giả. | Sách cũng sẽ được giới thiệu trong khuôn khổ Hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2024” của Mạng lưới quản lý giáo dục không biên giới EduLightenUp.“Hành trình lãnh đạo” (tên gốc: Leading Every Day) do ELRD mua bản quyền từ SAGE. ELRD sở hữu độc quyền ấn bản tiếng Việt của cuốn sách, tổ chức phát hành cùng với các hoạt động của Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới EduLightenUp.Theo đại diện ELRD, quá trình biên tập cuốn sách được Ban điều hành là những Nhà Lãnh đạo/Quản lý Giáo dục uy tín trực tiếp tham gia. Cuốn sách gồm 5 chương, mỗi chương là một năng lực lãnh đạo quan trọng, được cụ thể hóa thành 31 chiêm nghiệm cho tất cả các ngày trong tháng."Hành trình lãnh đạo” là hướng dẫn thiết thực hằng ngày cho việc quản lý hiệu quả trong trường học. Cuốn sách chia sẻ những chiêm nghiệm và thực hành quan trọng trong việc phát triển năng lực lãnh đạo trường học, giúp nhà lãnh đạo điều hành trường học của mình một cách hiệu quả hơn.Chia sẻ về lý do tổ chức phát hành cuốn sách xuyên suốt cùng các hoạt động của EduLightenUp, bà Phan Thị Hồng Dung – nhà đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Mạng lưới cho biết: “Với những lời khuyên đơn giản nhưng sâu sắc, Mạng lưới EduLightenUp cùng hơn 600 thành viên hy vọng cuốn sách “Hành trình lãnh đạo” sẽ trở thành cẩm nang hữu ích trên bàn làm việc, để mỗi nhà quản lý giáo dục sẽ mở ra đọc, suy ngẫm vàvận dụnghằng ngày”.Hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên 2024 - Leading everyday" sẽ diễn ra vào ngày 29 và 30/3 tại Ninh Bình với sự tham gia của 200 nhà quản lý giáo dục hàng đầu tại Việt Nam và khu vực. Hội thảo do Câu lạc bộ Quản lý giáo dục không biên giới (EdulightenUp) thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lý Giáo dục (ELRD)tổ chức thường niên với sự bảo trợ truyền thông của Tạp chí Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo. | https://nhandan.vn/ra-mat-sach-hanh-trinh-lanh-dao-danh-cho-cac-nha-quan-ly-giao-duc-post799378.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"sách v ề quản lý giáo dục",
"sách giáo dục",
"sách \"Hành trình lãnh đạo\"",
"Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lý Giáo dục"
]
} |
Liên đoàn Xiếc Việt Nam sẽ phục vụ khán giả hơn 20 chương trình đặc sắc trong năm 2024 | NDO -Đó là thông tin vừa được Liên đoàn Xiếc Việt Nam công bố tại Hội nghị khách hàng do Liên đoàn tổ chức chiều 1/3, tại Hà Nội. | Khoảng 5 năm trở lại đây,Liên đoàn Xiếc Việt Namluôn là đơn vị nghệ thuật tiên phong tổ chức Hội nghị khách hàng thường niên và giới thiệu kế hoạch biểu diễn các chương trình trong năm để chủ động quảng bá, tiếp cận khán giả.Theo Nghệ sĩ nhân dân Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, việc tổ chức hội nghị khách hàng với sự tham gia của các đối tác là doanh nghiệp lữ hành, truyền thông, đơn vị tổ chức biểu diễn… không những tạo sự kết nối hiệu quả để quảng bá các chương trình, sản phẩm xiếc tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mà còn mang đến cơ hội để những người làm nghề được trực tiếp lắng nghe những góp ý, trao đổi của đối tác, từ đó hoàn thiện hơn nữa chương trình biểu diễn, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khả năng tiếp cận khán giả.Tin liên quanLiên đoàn Xiếc Việt Nam kỷ niệm 65 năm thành lập“Hội nghị cũng mang đến cơ hội tìm ra cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị nhà nước và tư nhân để xây dựng các chương trình chất lượng cao, đáp ứng đúng thị hiếu của từng đối tượng công chúng, góp phần xây dựng nghệ thuật xiếc phát triển bền vững”, Nghệ sĩ nhân dân Tống Toàn Thắng nhấn mạnh.Tại Hội nghị, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã công bố hơn 20 chương trình xiếc có chủ đề khác nhau được lên kế hoạch biểu diễn xuyên suốt trong năm nay.Trong đó, có nhiều chương trình góp phần làm nên thương hiệu Liên đoàn Xiếc Việt Nam, gắn liền những ngày kỷ niệm lớn của đất nước như: “Những cánh hồng bay -Công chúa xiếc Việt Nam" kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3; “Sống mãi với Điện Biên” kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; Chương trình kỷ niệm ngày sinh nhật Bác; “Đi cùng năm tháng” số 6 kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7; “Gala Xiếc thú 2024” chào mừng Quốc khánh 2/9; "Vui tết Trung Thu"; “Hà Nội trong tim tôi” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10...Lãnh đạo Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng cho biết, trong năm 2024, “Tấm Cám-bống bống bang bang” - vở diễn từng gây ấn tượng với hàng ngàn khán giả nhí cùng hàng chục suất diễn năm 2023 sẽ tiếp tục được khai thác biểu diễn tại Rạp xiếc Trung ương, các trường học ở các tỉnh, thành. Vở “Câu chuyện nàng tiên cá” được dàn dựng theo hình thức đầu tư xã hội hóa cũng sẽ được khai thác diễn tại Rạp Xiếc trung ương, sân khấu vuông tại Hà Nội và các tỉnh. | https://nhandan.vn/lien-doan-xiec-viet-nam-se-phuc-vu-khan-gia-hon-20-chuong-trinh-dac-sac-trong-nam-2024-post798281.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Liên đoàn Xiếc Việt Nam",
"Hội nghị khách hàng",
"NSND Tống Toàn Thắng",
"rạp xiếc Trung ương",
"nghệ thuật"
]
} |
Giúp trẻ yêu toán hơn với “Hack não tư duy toán học” | NDO -“Hack não tư duy toán học” là cuốn sách giúp các bạn học sinh từ tiểu học đến trung học cơ sở hiểu và yêu thích môn toán hơn qua những lời giảng, cách hướng dẫn học hết sức dễ hiểu, logic và gần gũi của tác giả, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền. | Sách do1980Booksxuất bản, với hình thức đẹp, gọn xinh, gần gũi, phù hợp với trẻ nhỏ.Trong buổi ra mắt sách, tác giả Nguyễn Thị Hiền cho biết, chị đã dành ra hơn 1 năm để suy nghĩ, viết cuốn sách. Khi đó gia đình chị chuyển vào sống tại Đà Nẵng, và chị thường lựa chọn những khu vực có khung cảnh đẹp, yên tĩnh ở Đà Nẵng như các bãi biển, bán đảo Sơn Trà để tư duy về cuốn sách.Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ,toán họctừ lâu đã được biết đến là một môn học giúp rèn luyện khả năng tư duy, suy luận logic. Nhưng để học môn toán như thế nào cho hiệu quả, hay làm thế nào để môn toán không trở thành nỗi sợ luôn là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh và các em học sinh.Bằng tất cả những kinh nghiệm trong việc giảng dạy Toán của mình, chị đã viết cuốn sách “Hack não tư duy toán học” với hy vọng sẽ giúp các bạn nhỏ thay đổi phương pháp học tập và có cái nhìn đúng hơn về môn ToánCuốn sách “Hack não tư duy toán học” được thiết kế dưới dạng tương tác, với mục tiêu giúp các em học sinh khắc phục tâm lý sợ toán. Được xây dựng trên những nghiên cứu giáo dục tiên tiến, cuốn sách không chỉ giúp các em vượt qua nỗi sợ mà còn khơi gợi niềm yêu thích toán học ngay từ những bước đầu tiên.Điều đặc biệt về cuốn sách này là không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn đưa ra những phương pháp học tập mới mẻ, lồng ghép các bài toán vào những tình huống thực tế giúp học sinh “Học thật nhanh, nhớ thật lâu”.Sách gồm 3 phần: “Hành trình người hùng”, “Học thật nhanh, nhớ thật lâu bảng cửu chương” và “Khám phá 13 dạng toán thông minh”.Một điểm nổi bật của “Hack não tư duy toán học” chính là hệ thống video bài giảng tương tác đi kèm được giảng dạy bởi cô Hiền. Các video này bao gồm các hướng dẫn của cô cho từng bài toán giúp các bạn nhỏ dễ dàng học trực tiếp, hiểu sâu hơn kiến thức và nắm rõ từng bước để giải một bài toán tư duy.Thông qua việc học kết hợp giữa sách và video, các em sẽ hình thành kỹ năng suy luận logic và lập luận chặt chẽ. Điều này không chỉ giúp các em tự tin giải quyết những bài toán khó hơn trong tương lai mà còn xây dựng nền tảng tư duy vững chắc cho các môn học khác.Tác giả, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền cho biết, sách khơi gợi toán tư duy sáng tạo ở các em từ cách tiếp cận kiến thức không khô khan, nhàm chán, cách mà các bài toán tiếp cận với đời sống, toán học đi vào đời sống thường ngày như thế nào... Các em sẽ học được những bài học từ cuộc sống, thay đổi góc nhìn; có cách tư duy logic hơn ngay từ nhỏ, phát triển toàn diện về cả trí tuệ, cảm xúc và định hình dần được tính cách của riêng mình.Ngoài ra, sách còn tích hợp 13 dạng toán thông minh trong các kỳ thi trong và ngoài nước. Những bài toán tưởng chừng là khó vì xuất hiện trong các đề thi quốc tế sẽ được cô Hiền hướng dẫn để chinh phục một cách dễ dàng thông qua cuốn sách.Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền cũng cho biết, sách đưa ra những dạng toán gần gũi, một số dạng thường gặp ở các chương trình thuộc hệ Cam hoặc Tú tài quốc tế, giúp các em học tập tốt hơn ở trường.Không chỉ đơn thuần mang lại kiến thức, kỹ năng về môn toán, tác giả đưa những câu chuyện đầy cảm hứng về Thomas Edison, chàng trai nghị lực Nick Vujicic vào sách để giúp các bạn nhỏ có thêm nhiều động lực học tập và khai phá những năng lực tiềm ẩn bên trong mình.Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền là tốt nghiệp thạc sĩ ngành Phương trình Vi phân và tích phân Đại học Sư phạm Hà Nội, với 11 năm kinh nghiệm là giảng viên đại học, Bằng khen Giảng viên giỏi năm 2020.Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền từng cùng bạn bè, đồng nghiệp "đem" toán lên các trường vùng cao Mèo Vạc, Hà Giang, tặng máy tính bảng, tặng những bài học, kinh nghiệm dạy và học toán tới cô trò vùng cao.Chị chia sẻ, đối với các em học sinh vùng cao, cách tiếp cận khó hơn bởi các em phần lớn nói tiếng Mông, vì vậy các bài giảng của chị đều phải do các cô giáo địa phương truyền tải lại cho học sinh. "Tôi vui vì không chỉ giúp được học sinh mà còn giúp được cả giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học toán. Đến nay, nhiều cô giáo ở Mèo Vạc vẫn liên hệ với tôi để hỏi về kinh nghiệm và các bài giảng toán" - cô giáo Nguyễn Thị Hiền chia sẻ.Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền cũng là một trong những người đầu tiên đưa môn toán lên giảng dạy, chia sẻ ở nền tảng TikTok. Cô sở hữu 1,2 triệu lượt follow trên Tiktok, cùng cộng đồng dạy Toán thu hút hơn 300.000 lượt quan tâm từ cha mẹ.Cô luôn kiên trì cùng với các bậc phụ huynh trên hành trình giúp các con chinh phục môn toán, biến môn học này từ khô khan trở nên thú vị hơn. Mong muốn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền là giúp được 1 triệu trẻ em Việt Nam yêu môn toán và giỏi toán. “Tôi muốn tất cả học sinh đều yêu toán từ cuốn sách này”, cô nói. | https://nhandan.vn/giup-tre-yeu-toan-hon-voi-hack-nao-tu-duy-toan-hoc-post813386.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"“Hack não tư duy toán học”",
"Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền",
"sách dạy toán",
"sách giúp trẻ học toán"
]
} |
Tổ chức Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam tại Huế | NDO -Đây là lần thứ hai sau hơn 50 năm, một lễ hội truyền thống, đa sắc màu tâm linh theo tín ngưỡng thờ Mẫu được tái hiện và tổ chức một carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn tại Festival mùa Hạ nằm trong khuôn khổFestival Huế 2024. | Ngày 10/4 (nhằm ngày mồng 2 tháng 3 Giáp Thìn), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Festival Huế phối hợp Ban Bảo trợ điện Huệ Nam (còn gọi điện Hòn Chén), Ban chấp hành Hội và Chi hội Di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Lễ hội điện Huệ Nam năm 2024 với sự tham dự của hàng trăm thanh đồng, đạo hữu theo đạo Mẫu cùng đông đảo người dân địa phương và du khách.Nét độc đáo củaLễ hội điện Huệ Nam(còn gọi điện Hòn Chén) năm nay là lần thứ 2 tái hiện lại lễ rước - cung nghinh Thánh Mẫu bằng đường bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng) lên Nghinh Lương Đình (thành phố Huế) trước khi xuống thuyền di chuyển lên điện Huệ Nam.Từ sáng sớm, Ban tổ chức tiến hành lễ cáo Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo.Ngay từ sáng sớm, hàng trăm thanh đồng, đạo hữu cùng người dân và du khách thập phương có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo để tham gia nghi lễ cung nghinh Thánh Mẫu.Ngay sau lễ cáo, ban tổ chức đã tiến hành nghi lễ cung nghinh bằng đường bộ đi qua các tuyến đường trung tâm thành phố Huế.Đoàn cung nghênh bắt đầu từ Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng) dọc theo tuyến Chi Lăng lên đường Trần Hưng Đạo, tiếp nối đến Lê Duẩn trước khi đến di tích Nghi Lương Đình với chiều dài gần 3km.Nét đặc sắc của lễ hội năm nay là hoạt động rước - cung nghinh Thánh Mẫu bằng đường bộ với sự tham gia của hàng trăm thanh đồng, đạo hữu lễ rước long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, cờ, quạt; có đội hầu bóng, những người phục dịch và đông đảo khách hành hương đi theo.Lễ hội cũng được xem là một festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của Cố đô.Cùng với các hương án, đông đảo các thanh đồng, đạo hữu trong trang phục truyền thống cùng với cờ, phướn tạo nên một đám rước đa màu sắc nhưng vẫn giữ được không khí trang nghiêm, thành kính.Theo ban tổ chức Lễ hội điện Huệ Nam, sau hơn 50 năm (kể từ năm 1971), một lễ hội truyền thống, đa sắc màu tâm linh theo tín ngưỡng thờ Mẫu được tái hiện và xây dựng một carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn tại Festival Huế 2024.Lễ hội Điện Huệ Nam là hoạt động rước Thánh Mẫu với sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền rồng trên sông Hương. Đặc biệt, điểm mới trong chương trình lễ hội năm nay là Trung tâm Festival Huế phối hợp Ban Bảo trợ điện Huệ Nam, Ban chấp hành Hội và Chi hội Di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tỉnh tổ chức lễ rước Thánh Mẫu bằng đường bộ nhằm tái hiện, xây dựng một carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu.Tại di tích Nghinh Lương Đình, ban tổ chức cùng Đoàn cung nghênh đã làm lễ cáo yết cầu an trước khi nghênh giá xuống các thuyền rồng để ngược theo dòng sông Hương lên thượng nguồn đến điện Huệ Nam thuộc xã Hương Thọ (thành phố Huế).Ngoài lễ rước Thánh Mẫu bằng đường bộ, Nét độc đáo của lễ hội truyền thống điện Huệ Nam còn là hoạt động rước Thánh Mẫu bằng hàng loạt thuyền rồng di chuyển trên sông Hương.Hoạt động cung nghinh Thánh Mẫu bằng đường bộ đã được tái hiện, một carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn và đầy màu sắc của trang phục cổ xưa, mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.Hoạt động rước Thánh trên sông Hương có sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền rồng, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, cờ, quạt. Đoàn thuyền có sự tham gia của đông đảo các thanh đồng, đạo hữu, những người phục dịch và du khách hành hương theo các thuyền lên điện Huệ Nam.Tại điện Huệ Nam, sau khi sắp xếp nghi lễ và khai hội, Lễ hội tiếp tục diễn ra nghi lễ quan trọng khác như lễ Chánh Tế, cầu nguyện Quốc thái dân an và lễ Hoàn tạ… Đoàn thuyền rồng sau đó sẽ quay đầu trở về thành phố Huế.Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải cho biết, lễ hội Điện Huệ Nam được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm. Lễ hội thu hút hàng vạn lượt người đến tham dự và đây được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.Lễ hội Điện Huệ Nam diễn ra trong hai ngày 10 và 11/4 (nhằm mồng 2 và 3 tháng 3 âm lịch), là lễ hội dân gian truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu.Lễ hội được xem như là một Festival về văn hóa dân gian trên sông Hương.Đoàn thuyền rồng xuất phát từ di tích Nghinh Lương Đình, xuôi theo sông Hương lên thượng nguồn đến điện Huệ Nam (xã Hương Thọ).Ngoài các lễ chính, còn các lễ phóng sinh, phóng đăng, với các làn điệu chầu vănxứ Huế... thu hút nhiều thuyền ngược dòng sông Hương với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước về với lễ hội. | https://nhandan.vn/to-chuc-le-hoi-truyen-thong-dien-hue-nam-tai-hue-post804048.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Thừa Thiên Huế",
"Lễ hội điện Huệ Nam",
"tín ngưỡng thờ Mẫu",
"rước Thánh Mẫu",
"Festival văn hóa dân gian",
"Festival Huế 2024"
]
} |
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính | NDO -Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí,phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn. | Nhà báo Trần Đức Chính (còn có bút danh Hà Văn, Trần Chinh Đức) nguyên là Phó Tổng biên tập báo Lao Động, Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận. Ông là tác giả của hàng trăm báo trên mục Nói hay Đừng của báo Lao Động với cái tên Lý Sinh Sự, mà sau này bạn bè, đồng nghiệp thường gọi là “cụ Lý”. Ông đã giữ chuyên mục này tới 20 năm, khi đã về hưu, ở tuổi 70, ông vẫn đều đặn viết bài cho Nói hay Đừng với văn phong vô cùng ổn định, sắc lẹm và cao tay.Nhà báo Trần Đức Chính được bạn nghề, đồng nghiệp nhiều thế hệ nhắc đến như một cây viết giàu năng lượng, viết nhanh, tinh tế và có khả năng tóm bắt được rất nhiều ý tưởng từ những câu chuyện, diễn biến ngoài xã hội để viết. Nhà báo Trần Đình Thảo, đồng nghiệp và cũng là người bạn thân thiết lâu năm của nhà báo Trần Đức Chính kể lại, chỉ trong một chuyến đi dạy lớp bồi dưỡng nghiệp vụ từ ngoài bắc vào miền trung, nhà báo Trần Đức Chính đã viết được rất nhiều, thậm chí có những bài viết xong giữa “hai cơn say”.Nhà báo Lưu Quang Định thay mặt nhóm biên soạn tặng hoa cho gia đình nhà báo Trần Đức Chính.Nhà báo Trần Đình Thảo nhẩm tính rằng, trong 10 năm đầu gác mục Nói hay Đừng, mỗi ngày ông viết một bài cho chuyên mục, một tháng 30 bài, một năm 360 ngày, 10 năm 3.600 bài thể hiện dưới hình thức tiểu phẩm báo chí. Đó là chưa kể ông còn có khoảng 10% bài đăng trên các báo khác, tức là trên dưới 4.000 bài tiểu phẩm.“Nhẩm tính thì cụ Lý (cách nhà báo Trần Đức Thảo gọi nhà báo Lý Sinh Sự) đã có khoảng trên dưới 6.000 bài Nói hay Đừng đăng báo, nghĩa là cụ đã “gây sự” với xã hội, với quan chức, với cơ chế, với những điều sai quấy trong cuộc sống và gây “nghiền” cho không ít bạn đọc”, nhà báo Trần Đình Thảo nói.Điều quan trọng ở đây, như nhà báo Trần Đình Thảo nhấn mạnh, không chỉ là bút lực, là sự khám phá, mà còn là trách nhiệm của người cầm bút, là kỷ luật nghiệp vụ, khi một mình giữ một mục, không thể lấp bằng bài khác, càng không thể bỏ trống. Đó là trách nhiệm của người làm báo.Nhà báo Trần Đình Thảo còn cho rằng, ngoài sự nhanh nhạy, nhà báo Trần Đức Chính còn có sự tinh tế, khi ông phát hiện và bắt ý để viết bài kể cả từ những chi tiết nhỏ. “Anh giỏi ở chỗ có những phát hiện rất tinh tế, dù chỉ một chi tiết rất nhỏ” - nhà báo Trần Đình Thảo nhận xét.Chính những điều đó đã khiến cho các nhà báo thuộc thế hệ sau của ông yêu quý và trân trọng khoảng thời gian sống và làm việc cùng ông, bằng cách gửi những tình cảm của mình vào cuốn sách.Nhà báo Lưu Quang Định, nguyên Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, chủ biên của nhóm biên soạn và cũng là đồng nghiệp cũ của nhà báo Trần Đức Chính ở báo Lao Động chia sẻ: “Chúng tôi nảy ra ý tưởng thực hiện cuốn sách này khi đến thăm và thấy nhà báo Trần Đức Chính sức khỏe không còn tốt như trước nữa. Các thành viên trong nhóm biên soạn đều từng làm việc ở Báo Lao Động. Các bài viết của ông trong suốt sự nghiệp rất nhiều, cho nên nhóm biên soạn không mấy khó khăn để lựa chọn các bài viết”.Nhóm biên soạn, những đồng nghiệp cũ của nhà báo Trần Đức Chính trò chuyện về những kỷ niệm làm nghề cùng ông.Nói về nhà báo Trần Đức Chính, nhà báo Lưu Quang Định cho biết, ông là người hoạt ngôn, giàu năng lượng, sinh ra để làm báo, viết như chơi.Nhà báoĐỗ Doãn Hoàng, một thành viên của nhóm soạn thảo cho hay, nhà báo Trần Đức Chính là người dạy anh viết phóng sự, mặc dù anh và ông gặp nhau rất ít.Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết, điều anh tâm đắc nhất khi cùng bạn bè, đồng nghiệp thực hiện cuốn sách là “chúng tôi muốn nói gì và học hỏi gì từ ông”. Mong muốn lớn nhất của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng và nhóm biên soạn là giữ được những bài báo của ông, có những bài từ thời chưa có báo điện tử, để giúp các nhà báo thế hệ sau học hỏi.“Chúng tôi muốn giữ gìn và lan tỏa giá trị của các bài báo này, những bài báo sâu sắc, hóm hỉnh đúng chất báo chí. Tôi vẫn thường dạy sinh viên với thí dụ là những bài viết của tác giả Lý Sinh Sự” - nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nói.Buổi ra mắt cuốn sách vắng mặt tác giả - nhà báo Trần Đức Chính - vì lý do sức khỏe, nhưng bạn bè, đồng nghiệp các thế hệ đã cùng nhau chia sẻ những câu chuyện đẹp và ấm áp về ông. Đối với nhà báo Thiếu Mai, vợ ông và gia đình, đây là món quà quý nhất, giá trị nhất dành cho nhà báo Trần Đức Chính vào năm ông tròn 80 tuổi, và vào đúng dịp kỷ niệm99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.Nhà báo Trần Đức Chính (còn có bút danh (Hà Văn, Trần Chinh Đức) – nguyên Phó Tổng Biên tập báo Lao Động, Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận. Ông từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1967.Từ 1968-1972, ông là phóng viên chiến trường tại Vĩnh Linh (Quảng Trị) và đường mòn Hồ Chí Minh. Ông từng học Đại học Văn hóa Lê-nin-grát (Liên Xô cũ). Ông công tác tại báo Lao Động từ cuối năm 1967 nhưng đến năm 1994 mới chính thức “cầm trịch” mục Nói hay Đừng trên báo Lao Động. | https://nhandan.vn/noi-hay-dung-dau-an-chang-duong-lam-bao-cua-nha-bao-tran-duc-chinh-post814948.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"nhà báo Trần Đức Chính",
"sách \"Nói hay Đừng\"",
"Lý Sinh Sự",
"báo Lao Động"
]
} |
Sách về biển đảo và ngôn ngữ tiếng Việt giành giải A Giải thưởng Sách Quốc gia 2023 | NDO -Tối 29/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Lễ traogiải thưởng Sách Quốc gia 2023. Giải thưởng do Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. | Đây là giải thưởng cấp Nhà nước được tổ chức hằng năm, trao giải cho nhữngcuốn sách (bộ sách)có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ, nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến đông đảo bạn đọc; thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển đúng định hướng và phù hợp xu thế hội nhập.Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu có 41/57 nhà xuất bản tham gia với 312 tên sách và bộ sách, bao gồm 435 cuốn sách (nhiều hơn 14 tên sách và bộ sách, 49 cuốn sách so với Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ năm).Ban tổ chức trao giải cho 41 cuốn sách, bộ sách, trong đó có: hai giải A, 10 giải B, 11 giải C và 18 giải Khuyến khích thuộc năm mảng sách: chính trị, kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa, văn học và nghệ thuật; thiếu nhi.Cơ cấu giải thưởng: 100 triệu đồng cho giải A, 50 triệu đồng cho giải B, 30 triệu đồng cho giải C, 10 triệu đồng cho giải Khuyến khích.Đến dự Lễ trao giải có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và đặc biệt là các tác giả, dịch giả, các nhà xuất bản và đơn vị liên kết vinh dự được nhận Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu năm 2023.Các tác giả đoạt giải B.Phát biểu khai mạc lễ trao giải, đồng chí Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng sách Quốc gia nhấn mạnh, qua 6 mùa giải được tổ chức hằng năm, Giải thưởng đã góp phần phát hiện và quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc, tạo động lực thúc đẩy văn hóa đọc, thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển theo đúng hướng và phù hợp với xu thế hội nhập. Với tinh thần đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng các tác phẩm đoạt giải, vừa qua, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Quy định sửa đổi Quy chế Giải thưởng Sách Quốc gia cho phù hợp với tình hình thực tế.Đồng chí Phạm Minh Tuấn cũng cho biết, Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia đánh giá các cuốn sách, bộ sách vinh danh lần này được đầu tư công phu, phong phú về đề tài, sắc sảo về nội dung, đồ sộ về quy mô, đa dạng về phong cách và giàu tính sáng tạo, mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Trong đó, nhiều tác phẩm với sự tìm tòi, đột phá, mới mẻ và hấp dẫn, được độc giả đón nhận, đánh giá cao. Sức hấp dẫn và hiệu ứng sâu rộng của các tác phẩm ngày càng khẳng định sự ủng hộ to lớn của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân đối với ngành xuất bản Việt Nam.Các tác giả đoạt giải C.Phát biểu tại lễ trao giải, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận định, trải qua các mùa giải, Giải thưởng Sách Quốc gia đã tác động mạnh mẽ đến cộng đồng, đóng góp sâu rộng về chuyên môn và được công chúng đón nhận, đánh giá cao. Chúng ta tôn vinh các tác giả, dịch giả, người làm công tác xuất bản, cũng chính là tôn vinh văn hóa đọc.Đồng chí Đỗ Văn Chiến cho rằng, ở Giải thưởng lần thứ sáu này, với nhiều đổi mới, từ quy chế đến công tác chấm giải, tổ chức Lễ trao giải, Giải thưởng đã có bước phát triển mới, có sự tương tác với người đọc, xứng tầm là giải thưởng cấp quốc gia.Đồng chí Đỗ Văn Chiến thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan chỉ đạo, chủ trì, tổ chức và phối hợp; xin chúc mừng các tác giả, dịch giả, các đơn vị xuất bản, phát hành sách đã có những cuốn sách có giá trị, được giới chuyên môn đánh giá cao, được vinh danh, trao giải hôm nay.Ban tổ chức đã trao 2 giải A, 10 giải B, 11 giải C và 18 giải Khuyến khích thuộc năm mảng sách: chính trị, kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa, văn học và nghệ thuật; thiếu nhi.Hai bộ sách đoạt giải cao nhất tại lễ trao giải Sách Quốc gia năm nay là "Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển" của các tác giả: Bùi Công Quế (Chủ biên), Phùng Văn Phách, Đỗ Huy Cường, Trần Tuấn Dũng, Lê Đức Anh, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, và"Chào tiếng Việt"(Cấp độ 1: Ra khơi, Cấp độ 2: Khám phá) của tác giả Nguyễn Thụy Anh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.Tại lễ trao giải, Công ty TNHH Sáng tạo Trí Việt; Công ty Văn hóa Nhã Nam và Công ty Phương Nam được trao bằng khen vì nỗ lực tổ chức liên kết xuất bản nhiều đầu sách có lượng phát hành lớn.Các cơ quan báo chí tiêu biểu trong việc tích cực truyền thông về xuất bản và văn hóa đọc.Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã khen thưởng 13 cơ quan báo chí tiêu biểu trong việc tích cực truyền thông về xuất bản và văn hóa đọc, trong đó có Ban Văn hóa Văn nghệ, Báo Nhân Dân.Ban tổ chức cũng trao Kỷ niệm chương cho các đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương và Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia từ lần thứ nhất đến lần thứ năm về những đóng góp, tạo điều kiện cho Giải thưởng tổ chức thành công trong những năm qua.Các tác phẩm đoạt giải Sách Quốc gia 2023:Giải A:1. Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển.Tác giả: Bùi Công Quế (Chủ biên), Phùng Văn Phách, Đỗ Huy Cường, Trần Tuấn Dũng, Lê Đức Anh; Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.2. Bộ sáchChào tiếng Việt(Cấp độ 1: Ra khơi, Cấp độ 2: Khám phá). Tác giả: Nguyễn Thụy Anh; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.Giải B:1.Hồ Chí Minh - Cơ hội cuối cùng.Tác giả: Henri Azeau; người dịch: Trần Xuân Trí, Ninh Xuân Thao; hiệu đính: Nguyễn Thị Hạnh, Dương Văn Quảng"; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.2.Bách khoa thư làng Việt cổ truyền. Tác giả: Bùi Xuân Đính; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.3.Đông Dương: Một nền thuộc địa nhập nhằng giai đoạn 1858-1954.Tác giả: Pierre Brocheux, Daniel Hémery; người dịch: Phạm Văn Tuân; hiệu đính: Thư Nguyễn"; Nhà xuất bản Thế giới liên kết với Công ty CP sách Omega Việt Nam.4.Thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm.Tác giả: Kiều Thu Hoạch; Nhà xuất bản Khoa học xã hội liên kết với Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam.5.Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ da đầu Trần Thiết Sơn(Chủ biên), Nhà xuất bản Y học.6.Chuyển đổi số thế nào?Tác giả: Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.7.Mỹ thuật Việt soi từ phía khác.Tác giả: Trần Hậu Yên Thế; Nhà xuất bản Mỹ thuật.8.Nghệ thuật dessin.Tác giả: Nguyễn Đình Đăng; Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty CP Văn hóa Đông A.9. Bộ sách:Hít hà mùi đất nước(6 cuốn). Các tác giả: Mình là Hũ (viết), Trúc Nhi Hoàng (vẽ)"; Nhà xuất bản Hà Nội liên kết với Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.10.Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch.Tác giả: Nguyễn Khắc Cường; Nhà xuất bản Trẻ.Giải C:1.Kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản giám sát - Cuộc chiến vì tương lai loài người ở biên giới mới của quyền lực.Tác giả: Shoshana Zuboff, biên dịch: Mai Chí Trung; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.2.Phong trào chấn hưng Phật giáo miền nam Việt Nam.Tác giả: Dương Thanh Mừng , Nhà xuất bản Đà Nẵng.3.Bảo vật quốc gia - Lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.Tác giả: Bảo tàng Lịch sử quốc gia, TS Nguyễn Văn Đoàn (Chủ biên); Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.4.Bệnh học nội khoa(2 tập). (Tập 1) Chủ biên: PGS,TS Đỗ Gia Tuyển, GS,TS Ngô Quý Châu, PGS,TS Phạm Mạnh Hùng, TS Nguyễn Trung Anh.(Tập 2) Chủ biên: PGS,TS Đỗ Gia Tuyển, PGS,TS Trần Ngọc Ánh, PGS, TS Nguyễn Hà Thanh, PGS, TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, PGS,TS Đặng Quốc Tuấn, PGS,TS Nguyễn Văn Hùng; Nhà xuất bản Y học.5.Cây thuốc của dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Kô ở Quảng Trị.Tác giả: Ninh Khắc Bản (Chủ biên), Phan Văn Kiệm, Ninh Khắc Thanh Tùng, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.6.Cơ cấu trí khôn.Tác giả: Howard Gardner, người dịch Phạm Toàn, hiệu đính Nguyễn Dương Khư, Phạm Anh Tuấn; Nhà xuất bản Tri thức.7.Chơi Jazz ở Việt Nam.Tác giả: Stan BH Tan - Tangbau, Quyền Văn Minh, người dịch: Hiền Trang; Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Công ty CP Sách Omega Việt Nam.8.Linh ứng: Hành trình của kẻ siêu vô thần đến thế giới tâm linh.Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn; Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt (First News).9.Kể chuyện trên mặt nước.Tác giả: Lương Linh; Nhà xuất bản Hà Nội liên kết với Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội SUNBOX.10.Mùa hè đáng nhớ của Vàng A Lềnh và Vừ Mí Lùng.Tác giả: Dương Đình Lộc; Nhà xuất bản Dân trí.11. Bộ sách: 15 bí kíp giúp tớ an toàn(7 cuốn). Các tác giả: Nguyễn Hương Linh, Hoàng Anh, Dương Thùy Ly, Nguyễn Trọng An, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hồng Ánh, Thu Thủy; Nhà xuất bản Kim Đồng. | https://nhandan.vn/sach-ve-bien-dao-va-ngon-ngu-tieng-viet-gianh-giai-a-giai-thuong-sach-quoc-gia-2023-post789935.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"tôn vinh văn hóa đọc",
"trao giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6",
"trao giải",
"giải thưởng Sách Quốc gia",
"năm 2023"
]
} |
Khám phá Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mùa hoa gạo | NDO -Một không gian đậm chất làng quê dưới sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo vào mùa đang đem lại cho Bảo tàng Lịch sử một vẻ bề ngoài khác lạ, thu hút khách tham quan. Đây cũng là thời điểm Bảo tàng tổ chức chương trình khám phá mang tên “Hồn quê làng Việt”. | “Hồn quê làng Việt” là chương trình khám phá Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vào mỗi mùa hoa gạo do Bảo tàng phối hợp với Công ty Du lịch Bền vững Việt Nam (S.T.I.D) thực hiện.Nghệ nhân làm hoa giấy.Chương trình đưa khách tham quan khám phá tòa nhà Bác Cổ, một công trình gần 100 tuổi mang dấu ấn kiến trúc Đông Dương với những chi tiết gợi cho chúng ta về hình ảnh kiến trúc Việt xưa, mặc dù đã rất quen với nhiều người nhưng những chi tiết, hoa văn kiến trúc chắc hẳn không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc hết.Mùa này, tòa nhà trở nên rực rỡ hơn với nét kiến trúc châu Âu hòa quyện cùng những nét văn hóa bản địa, xen lẫn sắc hoa thắm đỏ, rực một góc trời của cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi.Khách tham quan trải nghiệm cùng hoa gạo tại Bảo tàng.Cùng với tòa nhà Bác Cổ, du khách còn được chiêm ngưỡng và khám phá những tinh hoa của làng quê Việt Nam thông qua những hiện vật trưng bày, đặc biệt là các bảo vật quốc gia. Đó là Cây Hương đá chùa Tứ Kỳ (thế kỷ 17) - biểu tượng của sự kết nối giữa trời và đất, giữa cõi âm và cõi dương… để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đối với con người với bao câu chuyện gắn với phong tục, lối sống, tâm linh của làng quê xưa.Cây Cầu đá có niên đại Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 18); Trống đồng Ngọc Lũ và Chuông Vân Bản (linh khí, nhạc khí không thể thiếu trong nghi lễ, tôn giáo của người Việt).Không gian làng quê ở Bảo tàng.Đặc biệt, có bốn buổi tối cuối tuần trong mùa hoa gạo năm nay, những khách tham quan may mắn đăng ký trước sẽ có cơ hội được trải nghiệm “Thanh âm Đồng Cổ” trong kiến trúc tòa nhà Bác Cổ về đêm, cùng cây gạo, cây đa, các bảo vật quốc gia… lung linh hơn dưới ánh đèn.Các chuyên gia cũng sẽ chia sẻ, bật mí về kỹ thuật đúc trống đồng của ông cha ta cách ngày nay hàng nghìn năm, về thanh âm và cách đánh trống đồng.Một số hình ảnh trong chương trình tại Bảo tàng:Khách tham quan trải nghiệm “Thanh âm Đồng Cổ”.Chuyên gia chia sẻ về trống đồng.Nghe thuyết minh về cây hương đá chùa Tứ Kỳ.Cây Cầu đá có niên đại Thời Lê Trung Hưng. | https://nhandan.vn/kham-pha-bao-tang-lich-su-quoc-gia-mua-hoa-gao-post742989.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Bảo tàng Lịch sử Quốc gia",
"Bác Cổ",
"“Hồn quê làng Việt”",
"“Thanh âm Đồng Cổ”",
"bảo vật quốc gia"
]
} |
Bé tự làm tác giả với bộ sách tô màu | NDO -Độc giả nhí lần đầu tiên được tham gia vào nhiều quá trình sáng tạo một cuốn sách trong bộ “Truyện cổ tích của chúng mình”, một sản phẩm mới trong Tủ sách cá nhân hóa củaCrabit Kidbooks. | “Truyện cổ tích của chúng mình” mang đến cho trẻ trải nghiệm tuổi thơ đặc biệt khi được tự làm tác giả một bộ sách.Không chỉ đơn thuần là những tranh vẽ để trẻ tô màu, bộ sách được nghiên cứu và thiết kế chỉn chu để khuyến khích trẻ tham gia nhiều nhất vào quá trình sáng tạo một cuốn sách, nhằm thúc đẩy trí tưởng tượng, sự tự tin thực hiện hóa các ý tưởng của bản thân và niềm vui thích với việc đọc sách của trẻ.Bộ sách “Truyệncổ tíchcủa chúng mình” có nhiều điểm khác biệt đầy thú vị. Nếu như sách tô màu thông thường là tập hợp những tranh vẽ đơn lẻ, thì mỗi cuốn trong bộ sách này lại là một câu chuyện hoàn chỉnh với nhân vật chính – phụ, với các tình tiết truyện được kể mạch lạc và lôi cuốn.Chẳng hạn như, trong cuốn 1, độc giả nhí sẽ “bị” biến thành người tí hon và bắt đầu chuyến du hành vào thế giới động vật kỳ bí; còn cuốn 4 mời bé tham gia chuyến thám hiểm vũ trụ trên phi thuyền Rùa vui vẻ.Mỗi cuốn sách đều đưa ra những lời mời khuyến khích trẻ phát huy trí tưởng tượng để sáng tạo nên câu chuyện thú vị mà không lo sợ sai. Trẻ được mời tô màu cho cuốn sách từ trang bìa cho đến các trang bên trong; vẽ thêm chi tiết nhỏ để hoàn thiện các bức minh họa (như vẽ thêm con vật, bộ phận của con vật, họa tiết...). Từ lựa chọn và kết hợp màu sắc, suy nghĩ xem nên vẽ thêm những chi tiết nào, trẻ sẽ có cơ hội phát huy trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của bản thân.Bộ truyện cho các em tập tô màu và điền câu văn.Bên cạnh sáng tạo phần tranh, các “tác giả nhí” còn được tham gia vào khâu hoàn thiện phần lời. Thông qua hoạt động điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu văn, trẻ sẽ học được cách tư duy, liên kết tranh và lời, học cách sắp xếp, ghép câu và tiếp nối câu chuyện.Sau khi hoàn tất tranh và lời, bạn đọc nhỏ tuổi còn được đặt tên cho cuốn sách độc nhất vô nhị của mình cũng như điền tên “tác giả nhí” (hoặc một bút danh, biệt danh mà con yêu thích) lên trên bìa sách.Không chỉ thúc đẩy sự tự tin trong việc khám phá bản thân, bộ sách cá nhân hóa “Truyện cổ tích của chúng mình” còn giúp trẻ tự tin hơn trong việc đọc. Bởi lẽ khi nhìn thấy bản thân trong cuốn sách của riêng mình, trẻ sẽ không khỏi ngạc nhiên, phấn khởi. Theo thời gian, cảm giác phấn khích này giúp trẻ cảm thấy gắn kết hơn với những gì chúng đang đọc và đang học.Một nghiên cứu của National Literacy Trust cũng chứng minh được “việc nhìn thấy chính mình trong sách tạo ra tác động mạnh mẽ đến trẻ, khiến trẻ tin rằng chúng được chào đón bước vào thế giới văn chương”. Và khi trẻ có được “cảm giác thuộc về” ấy, đó là bước tiên quyết để trở thành một độc giả thực thụ. | https://nhandan.vn/be-tu-lam-tac-gia-voi-bo-sach-to-mau-post807342.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"sách thiếu nhi",
"sách tranh tô màu",
"Crabit Kidbooks",
"sách sáng tạo cho trẻ em",
"bé tập làm tác giả truyện tranh"
]
} |
“Giữ lửa và truyền lửa”, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc | Chiều 19/4, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chínhgặp mặt Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín - những người có vai trò “giữ lửa và truyền lửa”, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhânNgày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và 128 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu. | Tại buổi gặp mặt, báo cáo về những việc làm thiết thực trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các già làng, trưởng bản và nghệ nhân bày tỏ vui mừng vì Đảng, Nhà nước quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân thẳng thắn phản ánh những khó khăn trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có chính sách, tạo điều kiện tốt hơn, khen thưởng, động viên kịp thời những người, tổ chức tâm huyết, có công trong gìn giữ, trao truyền, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.Phát biểu ý kiến tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời chào thân ái, lời chúc sức khỏe, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất của đồng chíTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngđến các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu trong cả nước.Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng, xúc động được đón tiếp, gặp gỡ các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số - những người có nhiều thành tích đóng góp trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta, đúng vào Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, của đất nước, cả nước đang tưng bừng, hào hùng hướng tới kỷ niệm70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).Thủ tướng nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc không chỉ là tài sản riêng của mỗi con người, vùng đất, quê hương, địa phương mà là tài sản chung của cả quốc gia, dân tộc, của toàn dân. Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng, là nguồn lực và sức mạnh mềm để phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. Mỗi dân tộc anh em đều gìn giữ kho tàng văn hóa quý báu, có bề dày lịch sử và đậm đà bản sắc.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất".Thủ tướng khẳng định những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đạt được nhiều thành tựu nổi bật.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự buổi gặp mặt.Theo Thủ tướng, đạt được những thành tựu đó là nhờ sự lãnh đạo sát sao của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo luôn quan tâm tới phát triển văn hóa, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương; trong đó, có vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa; sự đồng lòng, hưởng ứng tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế.“Đặc biệt là vai trò ‘giữ lửa’ của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín - những điển hình tiêu biểu, gương mẫu, cốt cán, đã tham gia tích cực, đóng góp quan trọng trong việc đói giảm nghèo, vận động đồng bào các dân tộc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, những phong tục, tập quán tốt đẹp, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, tích cực đóng góp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, Thủ tướng nhấn mạnh.Theo đó, 128 đại biểu dự cuộc mặt là 128 “ngọn lửa” tiêu biểu của khối đại đoàn kết dân tộc - những tấm gương điển hình dù ở độ tuổi, cương vị nào, ngành nghề nào, dù ở đâu cũng đều tỏa sáng tinh thần yêu nước, trách nhiệm, nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo; tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển văn hóa, phát triển đất nước.Thủ tướng nhắc tới những già làng, trưởng bản, người có uy tín như: ông Hoàng Chí Cốt (dân tộc H'Mông, ở tỉnh Cao Bằng), ông Nguyễn Văn Viễn (dân tộc Mường, ở tỉnh Ninh Bình), ông Đàng Chí Quyết (dân tộc Chăm, ở tỉnh Ninh Thuận) - những người luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực vận động đồng bào, giáo dục con cháu trong dòng họ và cộng đồng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình, làng bản văn hóa.Những già làng, người có uy tín của các dân tộc thiểu số rất ít người như: ông Lò Văn Liên (dân tộc Cống, ở tỉnh Điện Biên), ông Sìn Văn Doi (dân tộc Mảng, ở tỉnh Lai Châu), ông Hồ Văn Sơn (dân tộc Chứt, ở tỉnh Hà Tĩnh) - những người am hiểu về văn hóa dân tộc, luôn phát huy vai trò nòng cốt trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bà con, là cầu nối chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của bà con đến các cấp chính quyền.Những nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú luôn nặng lòng với văn hóa truyền thống, văn hóa nguồn cội, như ông Lò Văn Lả (dân tộc Thái, ở tỉnh Sơn La), ông Vi Văn Sang (dân tộc Khơ Mú, ở tỉnh Yên Bái), bà Nguyễn Thị Quỳnh (dân tộc Kinh, ở tỉnh Bắc Ninh) - những người đã dành cả cuộc đời để sưu tầm, nghiên cứu, lưu giữ, biên soạn, thực hành di sản văn hóa dân tộc và luôn trăn trở, suy nghĩ tìm mọi cách trao truyền, hướng dẫn con cháu, các lớp thế hệ trẻ.“Và còn rất nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu khác đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, sáng tác, luyện, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cho sự trường tồn và phát triển của đất nước”, Thủ tướng nêu rõ.Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và nhiệt liệt chúc mừng những kết quả, đóng góp quan trọng mà những già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín trên cả nước nói chung và các đại biểu có mặt tại buổi gặp mặt đã đạt được thời gian qua.Thủ tướng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn còn băn khoăn, trăn trở, lo lắng trước không ít khó khăn, thử thách đối với công tác bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc. Trào lưu đô thị hóa nông thôn cùng với quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn hóa đã làm không ít giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc có biểu hiện mai một.Nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nhất là của các dân tộc ít người chưa được bảo tồn và phát huy đúng mức. Nhiều di sản bị xâm hại, chưa có được những giải pháp toàn diện phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.Việc phát triển công nghiệp văn hóa hay gắn kết, khai thác văn hóa gắn với phát triển du lịch, gia tăng giá trị kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân đã có bước phát triển mạnh nhưng còn chưa thực sự hiệu quả, thiếu cách làm mang tính đột phá. Những biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa vẫn còn và diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ phận lớp trẻ có biểu hiện xa rời bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình hội nhập quốc tế cũng có mặt tác động không tốt đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Thủ tướng nhấn mạnh, văn hóa là những gì tinh túy, tinh hoa, cốt lõi nhất của dân tộc, của xã hội, của mỗi người. Văn hóa có tính dân tộc, khoa học và đại chúng. Văn hóa phải được thụ hưởng, tạo động lực, truyền cảm hứng bởi mọi người dân. Đảng, Nhà nước ta xác định văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội. Phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là nguồn lực của sự phát triển và sự nghiệp đổi mới. Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển. Xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội.Quang cảnh buổi gặp mặt.Thời gian tới, để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng các bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ trong phát triển văn hóa; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục văn hóa truyền thống, tích cực tích hợp chủ đề văn hóa truyền thống vào chương trình giáo dục cơ bản các cấp; đồng thời, khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo trong lĩnh vực này.Thứ hai, huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công tư; khuyến khích sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp để phát triển văn hóa; phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.Bên cạnh đó, phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa, khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo; thúc đẩy tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội và sự kiện cộng đồng để tăng cường nhận thức và niềm tự hào về di sản.Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện đầu tư xây dựng Làng Văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam với cơ chế quản lý phù hợp, xứng đáng là “Ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em.Thứ tư, nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách ưu đãi để khuyến khích già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín thực hiện hiệu quả chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.Thứ năm, thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển văn hóa; phát triển hạ tầng văn hóa, khẩn trương khắc phục các vùng lõm về điện và sóng tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh từ các nền văn hóa khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào Việt Nam.Thủ tướng bày tỏ khi cảm nhận sâu sắc sự đam mê, niềm khát vọng cống hiến, ý chí, nỗ lực không mệt mỏi của các đại biểu trong sự nghiệp gìn giữ và phát triển nền văn hóa truyền thống, lâu đời, đậm đà bản sắc của dân tộc ta.Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, các già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn; khắc phục được mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, không ngừng nêu gương sáng cho con cháu và cộng đồng, thực sự là những nhân tố tích cực trong việc bảo tồn, phát huy, trao truyền các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc.Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác vận động đồng bào các dân tộc anh em cùng phát huy giá trị văn hóa giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo, cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực; trong đó, có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, người dân thêm ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với truyền thống nghìn năm văn hiến và anh hùng của dân tộc ta. | https://nhandan.vn/giu-lua-va-truyen-lua-bao-ton-va-phat-huy-van-hoa-dan-toc-post805554.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Thủ tướng Phạm Minh Chính",
"Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam",
"già làng",
"trưởng bản",
"nghệ nhân"
]
} |
Đón nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ hội Cầu ngư làng Cam Lâm (Hà Tĩnh) | NDO -Sáng 21/4, xã Xuân Liên,huyện Nghi Xuân(Hà Tĩnh) long trọng tổ chức lễ đón nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Cầu ngư làng Cam Lâm. | Lễ hộiCầu ngưcủa làng Cam Lâm được tổ chức vào dịp đầu năm mới, bắt đầu từ lễ Khai hạ nhằm vào ngày 6 âm lịch và kết thúc vào ngày lễ chính là rằm tháng Giêng hằng năm, với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân nghề biển và các ngành, nghề khác tham gia, trở thành hoạt động chung cho nhiều người dân trên địa bàn.Từ lễ Tất niên vào ngày 30 tháng Chạp hằng năm cho đến lễ Khai hạ từ mồng 6 Tết kéo dài đến ngày 15 tháng Giêng là chuỗi hoạt động của lễ hội, gồm lễ dâng hương tại 2 đền và đình làng để tri ân Thành hoàng làng, các vị đại thần đã che chở cho người dân trong một năm làm ăn mưa thuận gió hòa; dâng hương tại các nhà thờ họ, tổ chức hoạt động văn nghệ thể thao và các trò chơi dân gian... kết thúc là rước kiệu các bài vị về các đền và đình.Sáng ngày 16 tháng Giêng là lễ xuất quân của ngư dân ra khơi đánh cá, bám biển với nghề truyền thống, đồng thời ký các cam kết về bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.Người dân làng Cam Lâm thực hiện nghi lễ rước theo phong tục địa phương.Lễ hội Cầu ngư Làng Cam Lâm mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân miền biển nơi đây.Ngoài ý nghĩa cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, còn mang ý nghĩa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của các vị tiền nhân có công lập làng và dựng nghề; ẩn chứa những giá trị tích cực tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của con người, bảo tồn và phát triển những loại hình tín ngưỡng dân gian trong xã hội hiện nay và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa lễ hội.Ngày 21/2/2024, Lễ hội cầu Ngư làng Cam Lâm, xã Xuân Liên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào to lớn đối với Đảng bộ, nhân dân xã Xuân Liên.Văn nghệ chào mừng tại Lễ đón nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.Tích xưa kể lại: Vào một buổi sáng, ngoài biển trôi dạt vào bãi cát của làng một bộ xương cá voi, người dân trong làng đã đưa về đặt thờ trong đền làng. Mỗi khi ra khơi đánh cá, người dân đều đến đền làm lễ cầu xin bình an, may mắn và rất linh nghiệm.Về sau, dân làng xin lập đền riêng để thờ vị ngư thần gọi là đền Đông Hải.Trước đây, ngoài ngôi mộ cá voi được chôn ngay giữa gian chính điện còn có 17 mộ cá Ông được người dân đưa chôn cất tại khu vực đền. Đến nay, người dân đã tiếp nhận, an táng 28 ngôi mộ cá Ông tại đền Đông Hải.Cũng theo gia phả của các dòng họ tại làng Cam Lâm ghi lại, việc xây dựng nên truyền thống lễ hội này gắn liền với sự ra đời của làng.Làng Cam Lâm (xã Xuân Liên) trước đây có 5 thôn nay sát nhập còn lại 3 thôn. Đền thờ cá Ông hay còn gọi là đền Đông Hải được xây dựng cách đây gần 300 năm nằm ở thôn Lâm Hải Hoa; thờ vị thần Đông Hải Đại Vương.Tin liên quanĐặc sắc Lễ hội Cầu ngư truyền thống Đà Nẵng năm 2024Hiện nay, đền còn lưu giữ nhiều sắc phong Vua ban và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2017. | https://nhandan.vn/don-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cap-quoc-gia-doi-voi-le-hoi-cau-ngu-lang-cam-lam-ha-tinh-post805709.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Làng Cam Lâm",
"Đền Đông Hải",
"Đền thờ Cá Ông",
"Mưa thuận gió hòa",
"Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia"
]
} |
Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp luật ngân hàng | NDO -Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn đề pháp lý)” của Luật sư Trương Thanh Đức giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnhpháp luật ngân hàng, đồng thời cũng đưa ra các điểm nhấn và những vấn đề quan trọng, nổi bật hoặc chưa thống nhất trong lĩnh vực này. | Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thậtvừa xuất bản cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn đề pháp lý)” của Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.Theo Nhà xuất bản, ngành ngân hàng là một bộ phận cấu thành quan trọng, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế và lĩnh vực giao thương, tiền tệ; sự phát triển của hệ thống ngân hàng góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng quốc gia.Với vai trò quan trọng như vậy, pháp luật đã đặt ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt, quy định chặt chẽ nhằm bảo đảm sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả cho hoạt động của khách hàng và của chính ngân hàng, đồng thời là cho cả nền kinh tế.Gần đây, nhiều vụ án phức tạp liên quan tới hoạt động của các ngân hàng, trong đó có nhiều đại án đã xảy ra, để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng và lâu dài cho nền kinh tế.Do vậy, việc nghiên cứu, tham khảo các quy định pháp luật về ngân hàng, trang bị những kiến thức cần thiết để có thể tham gia các giao dịch một cách đúng luật, thuận lợi và tránh rủi ro, là một nhu cầu được nhiều bạn đọc rất quan tâm.Đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trân trọng giới thiệu cuốn sách Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn đề pháp lý) của Luật sư Trương Thanh Đức.Luật sư Trương Thanh Đức hiện là Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, là người có hơn 37 năm kinh nghiệm luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; 27 năm nghiệp vụ và quản lý tại doanh nghiệp, trong đó có gần 20 năm tại 4 ngân hàng thương mại.Ông đã tham gia tranh tụng bào chữa cho các bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các ngân hàng, doanh nghiệp trong hàng trăm vụ án kinh tế, dân sự, hình sự tại tất cả các cấp Tòa án, trong đó có các đại án ngân hàng như Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên - ACB), Huỳnh Thị Huyền Như (Vietinbank)…Hiện nay, ông là một trong hơn 200 luật sư tham gia bào chữa cho 86 bị cáo trongvụ án Trương Mỹ Lan(Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoànVạn Thịnh Phát).Cuốn sách gồm 5 chương, 21 mục và 140 tiểu mục, giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh pháp luật ngân hàng, đồng thời cũng đưa ra các điểm nhấn và những vấn đề quan trọng, nổi bật hoặc chưa thống nhất trong lĩnh vực này.Theo đánh giá của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, cuốn sách thực sự là một “cẩm nang” trong tìm hiểu và tra cứu pháp luật về ngân hàng. | https://nhandan.vn/ra-mat-cuon-cam-nang-tra-cuu-ve-phap-luat-ngan-hang-post804925.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"cẩm nang tra cứu",
"pháp luật ngân hàng",
"luật sư Trương Thanh Đức",
"Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật"
]
} |
Lễ hội mở cửa biển ở xã đảo Thanh Lân, Quảng Ninh | NDO -Sáng 24/2 (tức Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), Lễ hội mở cửa biển cầu cho quốc thái dân an, một năm mưa thuận gió hòa, trời yên, biển lặng, cá tôm đầy khoang đã diễn ra tại xã Thanh Lân, huyện đảo Cô Tô,Quảng Ninh. | Lễ hội mở cửa biểnđược bắt đầu với các hoạt động khai hội, lễ tế cá Ông, thần Biển và lễ dâng hương thể hiện lòng biết ơn với biển, với trời đất và các đấng thần linh. Sau lễ mở cửa biển, lễ tế các vị Thủy thần linh thiêng, ngư dân mới bắt đầu ra khơi đánh bắt thủy, hải sản.Bà Nguyễn Thị Thanh Thái, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Lân cho biết: Lễ xuất quân mở cửa biển với niềm mong ước một năm thuận hòa, trời yên biển lặng, lộc trời đầy khoang, mang ấm no đến mọi nhà. Đây là năm đầu tiên Lễ hội mở cửa biển được tổ chức tại xã Thanh Lân và trong những năm tiếp theo Lễ hội tiếp tục được duy trì nhằm tạo khí thế lao động sản xuất cho ngư dân trên đảo ngay từ những ngày đầu năm mới.Lễ hội mở cửa biển được tổ chức lần thứ nhất trên cơ sở tín ngưỡng thờ ngư Ông của người dân các vùng biển hội tụ sinh sống tại xã đảo Thanh Lân.Đông đảo người dân xã Thanh Lân hào hứng tham gia buổi lễ và cầu chúc cho các ngư dân ra khơi được một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.Được biết tục thờ cá Ông là tín ngưỡng dân gian của cư dân ven biển Việt Nam. Cá Ông là danh xưng tôn kính, hàm chỉ về cá voi, động vật sống ở biển, được ngư dân tôn thờ bởi tín niệm về sự giúp đỡ, phù hộ đối với những người đi biển; đặc biệt khi họ gặp nạn giữa biển khơi.Trong dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện về sự giúp đỡ thần kỳ của loài cá này đối với con người. Và mỗi khi phát hiện cá voi chết, ngư dân miền biển đều chôn cất cẩn thận.Tại nhiều làng ven biển Việt Nam, có nhiều cơ sở tín ngưỡng được dựng nên để thờ cá Ông và cùng phối thờ các đối tượng khác rất đa dạng. Từ tín ngưỡng thờ cá Ông hình thành lễ hội cầu ngư, lễ hội mở cửa biển của cư dân ven biển Việt Nam, Lễ hội được duy trì ở nhiều địa phương với những nghi thức lễ, trò hội quan trọng và thường được tổ chức vào mùa xuân, mùa thu.Thời gian, nghi thức, hội trò… trong lễ hội ở mỗi địa phương có những điểm, quy mô khác nhau nhưng tựu chung mang ý nghĩa lớn trong đời sống của cư dân ven biển.Ngay sau lễ mở cửa biển các ngư dân xã Thanh Lân đã xuất quân ra khơi đánh bắt thủy, hải sản.Việc duy trì và tổ chức lễ hội mở cửa biển góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân gian tốt đẹp của cư dân ven biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Cô Tô nói riêng, vừa phát triển kinh tế-xã hội, vừa tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển đảo của Tổ quốc. | https://nhandan.vn/le-hoi-mo-cua-bien-o-xa-dao-thanh-lan-quang-ninh-post797390.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:02",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:02",
"tags": [
"Quảng Ninh",
"Lễ mở cửa biển",
"Cô Tô",
"đảo Thanh Lân"
]
} |
Triển lãm và ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ xưa và nay” | NDO -Sáng 4/5, tại Đường SáchThành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh và ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ xưa và nay” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). | Cuốn sách ảnh "Điện Biên Phủ xưa và nay" do nhà xuất bản Tri Thức phát hành gồm 2 phần, sách dày hơn 300 trang với hơn 300 ảnh.Phần 1 có chủ đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ-Mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc" với những nội dung nổi bật: chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến dịch Điện Biên Phủ; diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ; Chiến thắng Điện Biên Phủ.Bìa sách ảnh Điện Biên Phủ xưa và nay.Đây là nhữnghình ảnh tư liệuquý do các nhà nhiếp ảnh Triệu Đại, Đinh Ngọc Thông và một phần tư liệu do bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ cung cấp,Phần 2 của cuốn sách có nội dung "Điện Biên hôm nay" trong đó có các tiểu mục: Phong cảnh và di tích Điện Biên; Điện Biên trên đường đổi mới; nét văn hoá Điện Biên; sự kiện qua ảnh; lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên; Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh một lòng hướng về Điện Biên.Ngoài ra, nhiều bức ảnh trong phần 2 giới thiệu các hoạt động Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh ở Điện Biên. Phần này ảnh do các nhiếp ảnh gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và các phóng viên thuộc báo Điện Biên Phủ thực hiện.Tặng sách cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh có tác phẩm trong sách Điện Biên Phủ xưa và nay.Theo Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Hoài Trung, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, sách ảnh “Điện Biên Phủ xưa và nay” được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là một tác phẩm được lựa chọn công phu từ nhiều nguồn tư liệu, tài liệu, hình ảnh quý giá; đã tái hiện một cách khái quát, sống động, truyền cảm về trận thắng lịch sử hào hùng của dân tộc.Các đại biểu tham quan triển lãm.Cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ xưa và nay” sẽ góp phần giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có thêm nguồn tài liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu thêm về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; đồng thời, tạo thêm động lực niềm tin, giá trị tinh thần, bổ sung thêm hành trang để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa.Du khách nước ngoài tham quan triển lãm.Ban tổ chức đã chọn lọc 100 tấm ảnh từ cuốn sách để triển lãm tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 4 đến 8/5. Sau đó toàn bộ tác phẩm triển lãm được đưa về trưng bày tại Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và đưa đi triển lãm tại các quận, huyện, các đơn vị quân đội trong thành phố. | https://nhandan.vn/trien-lam-va-ra-mat-sach-anh-dien-bien-phu-xua-va-nay-post807809.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:03",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:03",
"tags": [
"Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"Chiến dịch Điện Biên Phủ",
"Điện Biên Phủ",
"Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam"
]
} |
Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể | Tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003. | Tại Pháp, ngày 11/6, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), đã khai mạc với sự tham dự của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên.Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này.Tại phiên khai mạc, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003, đưa số lượng các cơ chế then chốt của UNESCO mà Việt Nam tham gia lên con số 6 (thành viên Uỷ ban Di sản thế giới và Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003).Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu, và đặc biệt là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Việt Nam trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nước và trên thế giới. Đây cũng là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cũng như Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030.Ở vị trí điều hành, Việt Nam sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO về văn hóa, đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu của Công ước 2003, cũng như tranh thủ các chương trình, kế hoạch, sáng kiến củaUNESCOphục vụ phát triển đất nước, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trong hợp tác văn hóa ở tầm toàn cầu.Phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể của Kỳ họp lần thứ 10, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên Chính phủ, Ban thư ký và các quốc gia thành viên Công ước 2003 trong thúc đẩy các mục tiêu của Công ước, nâng cao nhận thức về vai trò của bảo vệ và trao truyền di sản phi vật thể, đặt cộng đồng vào trung tâm của nỗ lực bảo tồn di sản. Thứ trưởng khẳng định Việt Nam, với 15 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh và 550di sản văn hóa phi vậtthể cấp quốc gia, luôn luôn quan tâm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp quốc gia, và gần đây nhất là Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Phát triển Văn hóa đến 2045, và Luật Di sản văn hóa sửa đổi.Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề xuất UNESCO và các nước thành viên cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai hiệu quả Công ước, ưu tiên chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển, các quốc gia Châu Phi, nhóm đảo nhỏ đang phát triển, thúc đẩy tham gia và đóng góp của cộng đồng, phụ nữ và thanh niên.Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam dẫn đầu tham dự Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể, ngày 11-12/6 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris.Các quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao những kinh nghiệm, hiểu biết và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở cả phương diện lý luận, luật pháp và thực tiễn, là bài học tốt cho nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế, góp phần bảo vệ khẩn cấp những di sản có nguy cơ bị mai một, gìn giữ những di sản đại diện cho nhân loại và quảng bá những hình mẫu di sản được bảo vệ tốt trên thế giới.Diễn ra trong hai ngày, 11 và 12/6, Kỳ họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Công ước 2003 là dịp để các nước thành viên cùng nhau thảo luận các vấn đề quan trọng đối với tương lai của Công ước và hướng các nỗ lực của các quốc gia và cộng đồng vào việc bảo vệ di sản sống của thế giới. Các chủ đề chính trong chương trình nghị sự bao gồm: tổng kết các hoạt động của Đại hội đồng giai đoạn 2022-2023; xem xét việc triển khai rộng rãi hơn Điều 18 của Công ước; xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lực của Quỹ Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2024 và 2025; công nhận các tổ chức phi chính phủ mới và bầu 12 thành viên mới của Ủy ban.Đại hội đồng Công ước 2003 là cơ quan quyền lực cao nhất của UNESCO trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, gồm đại diện của 183 nước thành viên. Đại hội đồng quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách, đường lối phát triển của Công ước, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn di sản phi vật thể ở các quốc gia, bầu Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003. Việt Nam chính thức tham gia Công ước 2003 vào ngày 05/09/2005, trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập Công ước quan trọng này. Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã 2 lần được tín nhiệm, trúng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tinh thần của Công ước đã được vận dụng vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và vào thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, với những kết quả rất đáng ghi nhận.Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, đệ trình và thúc đẩy việc ghi danh các hồ sơ đề cử như: Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc; Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê; Hang Con Moong; Lễ hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam; Nghệ thuật Tranh dân gian Đông Hồ; Nghệ thuật Chèo; Mo Mường; Công viên địa chất Lạng Sơn; và đặc biệt là Dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. | https://nhandan.vn/viet-nam-duoc-bau-lam-pho-chu-tich-dai-hoi-dong-cong-uoc-2003-ve-bao-ve-di-san-van-hoa-phi-vat-the-post813913.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:03",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:03",
"tags": [
"Công ước 2003",
"Hà Kim Ngọc",
"Ủy ban liên Chính phủ",
"Đại hội đồng",
"Di sản văn hóa phi vật thể",
"Công ước",
"Đại hội đồng UNESCO"
]
} |
500 thiếu nhi xác lập kỷ lục Việt Nam với tiết mục múa xòe có đông thiếu nhi trong cả nước | NDO -Tối 25/4, tại Quảng trườngthành phố Điện Biên Phủ(tỉnh Điện Biên), 200 đại biểu là thiếu nhi tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” và 300 thiếu nhi tỉnh Điện Biên đã xác lập kỷ lục Việt Nam với “Tiết mục múa xòe có thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia" biểu diễn chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. | Đây là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ 5 năm 2024, do Hội đồng đội Trung ương tổ chức hướng tới chào mừngKỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/2024).Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, cho biết: Liên hoan đã chào đón 200 đại biểu thiếu nhi trong độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Các em đều là những tấm gương sáng trong học tập, rèn luyện và công tác Đội, tiêu biểu cho phong trào "Nghìn việc tốt", cháu ngoan Bác Hồ, chỉ huy Đội giỏi cấp tỉnh. Trong số đại biểu, có nhiều em hoàn cảnh khó khăn nhưng nỗ lực vươn lên.Hội đồng Đội Trung ương trao Bằng khen vinh danh các thiếu nhi tiêu biểu.“Đây là dịp để các em được vinh danh, giao lưu học hỏi và tham gia các hoạt động ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ”, bà Nguyễn Phạm Duy Trang cho biết thêm như thế.Thiếu nhi cả nước hào hứng tham gia các hoạt động tại Liên hoan tối ngày 25/4.Trước đó, Ban tổ chức chương trình đã tổ chức cho các đại biểu thiếu nhi tham gia hoạt động dâng hoa, dâng hương Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ; tham quan Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ; tham gia Chương trình hoạt động trải nghiệm “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”; trang trí trại, trưng bày các sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc trưng của các địa phương, dân tộc.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi | https://nhandan.vn/500-thieu-nhi-xac-lap-ky-luc-viet-nam-voi-tiet-muc-mua-xoe-co-dong-thieu-nhi-trong-ca-nuoc-post806551.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:03",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:03",
"tags": [
"Điện Biên",
"thiếu nhi",
"70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ"
]
} |
Phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai | Điều gì đã làm nên một tỉnh Đồng Nai nổi bật đối với các nhà đầu tư, du khách, người dân về một điểm đến khởi nguồn của hội tụ và lan tỏa trong hàng trăm năm qua; đó là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý tại hội thảo “Thực hiện Đề cương văn hóa Việt Nam trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đồng Nai, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” vừa được tỉnh Đồng Nai tổ chức. | Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Đồng Nai là điểm khởi phát và lan tỏa của dòng chảy văn hóa Nam Bộ. Sẽ không thể có một Đồng Nai tiên phong, hiện đại, văn minh nếu người dân địa phương thiếu vắng bản sắc và truyền thống văn hiến trong từng hơi thở, từng nhịp đập trái tim mình.Vùng đất Đồng Nai có sứ mệnh lịch sử gìn giữ và trao truyền cho các địa phương khác ở Nam Bộ truyền thống văn hiến và tinh thần khai phóng, tiên phong của cha ông các thời đại. Trong mối quan hệ tổng thể của văn hóa Nam Bộ, văn hóa Đồng Nai thể hiện nổi trội các đặc trưng tiêu biểu về đa dạng, văn hiến, tiên phong và đang trên đường hướng tới hiện đại, văn minh. Các cộng đồng dân tộc, tôn giáo sinh sống chan hòa, nương tựa nhau cùng tạo nên một bức tranh văn hóa Đồng Nai đa dạng, dung hòa, hội tụ và lan tỏa. Các thuộc tính này vừa là điều kiện tích cực, vừa là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế không chỉ của riêng Đồng Nai mà của cả vùng Đông Nam Bộ.Cùng quan điểm trên, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay khẳng định: Tinh thần tiên phong mạnh mẽ hướng về phía trước luôn luôn chảy trong mạch nguồn kết nối văn hóa vùng đất Biên Hòa-Đồng Nai từ xưa đến nay. Chính việc lựa chọn Trấn Biên để xây văn miếu từ rất sớm đã minh chứng cho việc mảnh đất này có nhiều động lực lan tỏa phát triển cho Đồng Nai và toàn vùng Nam Bộ. Đây cũng là nơi phải chịu đựng những thử thách đầu tiên trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc trước sự xâm lược của thực dân Pháp.Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những nơi đầu tiên tiếp cận với những cái mới mẻ, văn minh của phương Tây. Đến khi thống nhất đất nước thì Đồng Nai cũng là cái nôi dẫn đầu về phát triển công nghiệp. Để phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai, trước hết cần phải nhận thức vị thế của Đồng Nai trong tổng thể, ít nhất là của Nam Bộ. Về giáo dục, phải làm sao để người dân Đồng Nai biết tự hào về lịch sử, văn hóa của vùng đất và trách nhiệm của bản thân đối với nơi mình sinh sống.Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho rằng: Để phát triển văn hóa, con người Đồng Nai trong thời gian tới, tỉnh cần khơi dậy khát vọng phát triển quê hương Đồng Nai ngày càng đổi mới, tiến bộ, giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc. Xây dựng con người Đồng Nai phát triển toàn diện là những chủ thể văn hóa có bản lĩnh, sáng tạo, đổi mới với những phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, đoàn kết, dũng cảm, tài trí. Tập trung cao cho việc xây dựng con người Đồng Nai có trình độ học vấn và văn hóa cao hơn, thực chất hơn, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa quê hương, vươn lên theo kịp bước đi của đất nước và hội nhập quốc tế.Đồng Nai là nơi mà có nhiều doanh nghiệp cho nên phải làm sao phát triển văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân. Trước hết, mỗi sản phẩm phải chứa một hàm lượng văn hóa, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tin tưởng lẫn nhau, giữ chữ tín với khách hàng. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, để xác định được một hệ giá trị văn hóa mang tính đặc thù cho Đồng Nai, không chung chung, không trùng lặp với các địa phương khác và đem lại hiệu quả thiết thực, tỉnh nên gấp rút thực hiện một đề tài khoa học nghiên cứu hệ giá trị văn hóa, con người Đồng Nai với bốn nhiệm vụ chính tương ứng với bốn bước trong quy trình xây dựng hệ giá trị văn hóa, con người. Từ đó, mới có cơ sở khách quan để xác định được một hệ giá trị văn hóa, con người mang tính đặc thù cho Đồng Nai, tạo ra nguồn lực giúp Đồng Nai phát triển kinh tế-xã hội bền vững.Cũng theo các nhà khoa học, để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay, tỉnh còn rất nhiều việc phải làm nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, biến thách thức thành cơ hội. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là khơi dậy được khát vọng phát triển quê hương Đồng Nai ngày càng đổi mới, tiến bộ, giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc và xây dựng con người Đồng Nai phát triển toàn diện.Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhấn mạnh: Ý nghĩa của hội thảo là tổng hợp những đặc trưng, thuộc tính, phẩm chất căn cốt nhất, có tính đại diện tiêu biểu của địa phương, tổng hòa trên tất cả các mặt, lĩnh vực của đời sống, được hun đúc, định hình từ điều kiện tự nhiên, kết quả quá trình lao động, đấu tranh để sinh tồn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử.Đây là sợi dây kết nối, diễn đàn quan trọng để quy tụ lòng người, đoàn kết xã hội, gắn kết các định hướng lớn cho xây dựng, phát triển bền vững tỉnh Đồng Nai, đồng thời, tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững: “Tôi tin rằng, với một tỉnh có bề dày lịch sử 325 năm hình thành và phát triển, giàu truyền thống cách mạng, nơi hội tụ của “hồn thiêng sông núi” đất phương nam, đội ngũ cán bộ lãnh đạo tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao vì sự phát triển chung; cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, chúng ta sẽ vượt qua mọi thách thức để xây dựng hình ảnh văn hóa, con người Đồng Nai phát triển bền vững, thịnh vượng, mang tầm cỡ khu vực”, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh.Người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đề nghị các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. | https://nhandan.vn/post-783388.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:03",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:03",
"tags": [
"Biên Hòa-Đồng Nai",
"Đồng Nai",
"giá trị văn hóa",
"con người",
"phát triển bền vững"
]
} |
[Ảnh] Khoảnh khắc ấn tượng trong chương trình "Dưới lá cờ quyết thắng" tại điểm cầu Điện Biên | NDO -Tối 5/5, đông đảo nhân dân tỉnh Điện Biên đã được sống trong không khí xúc động, đầy lắng đọng khi tham dự Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng". Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu: Hà Nội, Điện Biên, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Kon Tum. | Ngay từ 7 giờ tối, rất đông khán giả tại thành phố Điện Biên Phủ đã có mặt ở khu vực Sân hành lễ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1, thành phố Điện Biên Phủ để chờ tới giờ tham dự chương trình.Nhiều cựu chiến binh từng là chiến sĩ Điện Biên cũng có mặt tham dự.Tại điểm cầu Điện Biên có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn; các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.Mở đầu chương trình, nhạc phẩm Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân vang lên, khiến tất cả khán giả có mặt lặng đi vì xúc động.Trong phút chốc, khán giả tại Điện Biên như được sống lại với những giây phút hào hùng, oanh liệt.Bên cạnh phần âm nhạc được đầu tư kỹ lưỡng, các màn biểu diễn, vũ đạo cũng được dàn dựng công phu, đem lại nhiều cảm xúc cho khán giả Điện Biên.Theo chia sẻ từ đạo diễn chương trình, tên gọi “Dưới lá cờ quyết thắng” được lấy ý tưởng từ lá cờ luân lưu “Quyết chiến - Quyết thắng” Bác Hồ gửi ra mặt trận vào ngày 22/12/1953. Thông qua 5 điểm cầu, bức tranh về chiến thắng đỉnh cao được tái hiện chân thực và toàn cảnh, không chỉ ở Điện Biên mà còn trên khắp cả nước.Các nhạc phẩm nổi tiếng như Qua miền Tây Bắc, Hò kéo pháo, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Chiến thắng Điện Biên... vang lên, khiến khán giả tại chiến trường xưa được sống lại trong không khí của 56 ngày đêm "mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" 70 năm về trước.Các đại biểu tham dự chương trình tại đầu cầu Điện Biên.Rừng cờ đỏ sao vàng được khán giả tại thành phố Điện Biên Phủ tạo nên tại chương trình.Tại điểm cầu Điện Biên, khán giả đã được chứng kiến màn trình diễn Drone. Lần lượt, các biểu tượng tiêu biểu của Điện Biên Phủ được tái hiện trên nền trời đêm của thành phố Điện Biên Phủ.Người dân thành phố Điện Biên Phủ hào hứng với màn biểu diễn Drone. | https://nhandan.vn/anh-khoanh-khac-an-tuong-trong-chuong-trinh-duoi-la-co-quyet-thang-tai-diem-cau-dien-bien-post807970.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:03",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:03",
"tags": [
"Dưới lá cờ Quyết thắng",
"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"Điện Biên hôm nay"
]
} |
Nghệ An khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 | NDO -Tối 11/5, nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinhChủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2024), tại Sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An đã tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. | Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an; Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Quân khu 4 cùng đông đảo người dân địa phương, du khách đã đến tham dự.Lễ hội Làng Sennăm 2024 được tổ chức quy mô cấp tỉnh, phần lễ gồm các sự kiện: Lễ dâng hương tại phòng thờ Bác Hồ và dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ ở Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh) và diễu hành về quê Bác; Lễ dâng hoa, dâng hương tại Nhà tưởng niệm Bác tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên và đền Chung Sơn - đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh.Lễ rước ảnh Bác được tổ chức trang nghiêm.Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, thiếu niên, nhi đồng là đối tượng được Bác Hồ dành sự quan tâm đặc biệt.Các đại biểu tham dự Lễ khai mạc.Phần hội có các hoạt động như: Biểu diễn kỵ binh, nhạc kèn, biểu diễn vở kịch về Bác Hồ; Liên hoan Tiếng hát Làng Sen tỉnh Nghệ An; Giải bóng chuyền và Giải võ cổ truyền; Quảng diễn đường phố “Quê hương mùa sen nở”; tổ chức các trò chơi dân gian gắn với hoạt động tuổi thơ của Bác Hồ; Chương trình nghệ thuật “Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh”; Giải Marathon Nghệ An năm 2024 “Hành trình về Làng Sen và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội trại, các trò chơi dân gian gắn với thời niên thiếu của Bác…Đoàn kỵ binh diễu hành trước khi thực hiện các màn trình diễn.Nhiều kỹ thuật phức tạp như: điều khiển ngựa chạy đại buông hai tay; cưỡi ngựa chạy đại kết hợp sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ; vượt qua vòng lửa; điều khiển ngựa nằm... được Cảnh sát cơ động kỵ binh trình diễn.Các chiến sĩCảnh sát cơ động kỵ binh với màn băng qua lửa đầy ấn tượng.Đông đảo người dân Nghệ An và du khách đến tham dự lễ khai mạc.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung phát biểu tại lễ khai mạc.Những tiết mục văn nghệ mang đậm âm hưởng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.Lễ hội Làng Sen năm 2024 diễn ra từ ngày 8/5 - 9/6 với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa. | https://nhandan.vn/nghe-an-khai-mac-le-hoi-lang-sen-nam-2024-post808912.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:03",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:03",
"tags": [
"Nghệ An",
"Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024",
"kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh",
"Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên",
"Lễ hội Làng Sen"
]
} |
Xu hướng xanh, bền vững trong thiết kế kiến trúc | Từ 363 công trình tranh giải, Hội đồng giám khảo của Giải thưởng kiến trúc nhà ở-nội thất Top 10 Awards 2023 mới đây đã lựa chọn, vinh danh 30 thiết kế xuất sắc, vừa bảo đảm công năng, thẩm mỹ vừa thân thiện với môi trường. Không khó nhận thấy các kiến trúc sư, nhà thiết kế trên cả nước ngày càng chú trọng và phát huy tính sinh thái, bền vững trong tác phẩm của mình. | Kiến trúc là nghệ thuật thiết kế và xây dựng các công trình, tổ chức các môi trường không gian, phục vụ cuộc sống và hoạt động của con người. Với đặc thù là nghệ thuật sáng tạo kết hợp khoa học kỹ thuật, kiến trúc hiện nay cũng phản ánh ý thức và hành động trong việc tôn trọng thiên nhiên, thích nghi với biến đổi khí hậu, giảm tác hại tới môi trường...Ra đời từ năm 2018, Giải thưởng Top 10 Awards được Hội Kiến trúc sư Việt Nam bảo trợ, nhằm tìm kiếm và nêu bật các giá trị thẩm mỹ, sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của ngành thiết kế kiến trúc-nội thất nói riêng, công nghiệp văn hóa nói chung tại Việt Nam. Năm nay, 10 công trình nhà ở được trao giải của hạng mục Top 10 Houses Awards phân bố ở nhiều địa phương từ Hà Giang, Vĩnh Phúc, Thủ đô Hà Nội cho đến Quảng Ngãi, Cần Thơ, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh…Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở nhiều vùng miền, các thiết kế này nhìn chung đều giữ được tính bản địa, cảm hứng truyền thống đồng thời áp dụng các công nghệ hiện đại. Thí dụ như Pả Vi Homestay, một ngôi nhà cũ đặc trưng của người H’Mông ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được kiến trúc sư Trần Mạnh Trung cải tạo thành cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch.Theo giám khảo Torsten Illgen (kiến trúc sư người Đức), công trình hòa quyện hoàn hảo với không gian ngôi làng dân tộc H’Mông lâu đời và núi non tuyệt đẹp chung quanh. “Mái nhà nổi bật với những tấm lợp mái âm dương của địa phương, được sáng tạo thông minh và tạo ra một sự nhất quán liên tục giữa bên trong và bên ngoài. Khái niệm chuyển đổi của Pả Vi Homestay với một cách tiếp cận kiến trúc truyền thống không chỉ giúp bảo tồn vẻ đẹp hấp dẫn của miền núi phía bắc Việt Nam, mà còn thể hiện ý tưởng về du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm”, ông Illgen nhấn mạnh.10 thiết kế nội thất đoạt giải hạng mục Top 10 Interior Designs được đánh giá là phong phú, ấn tượng, trong đó có nhiều không gian công cộng như nhà hàng, phòng tranh và xưởng vẽ, không gian sáng tạo, triển lãm... Cách tiếp cận thiết kế liên ngành cùng chia sẻ ý tưởng bao gồm kiến trúc sư, nghệ sĩ thị giác, họa sĩ, nghệ nhân nghề thủ công… trong cùng một dự án là xu hướng nổi bật đáng chú ý.Có thể kể đến công trình nhà hàng Pizza 4P’s tại trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake (Tây Hồ, Hà Nội), lấy cảm hứng và sử dụng vật liệu từ một số làng nghề truyền thống có ảnh hưởng trong văn hóa Hà Nội nhiều thế kỷ như mây, tre đan, gốm sứ, giấy dó... Không gian nội thất nhà hàng được tạo điểm nhấn bởi hai lò nướng đặc trưng cho thương hiệu và một số tác phẩm nghệ thuật đầy tính năng động và màu sắc do hai nghệ sĩ trẻ Việt Nam sáng tạo. Nhiều chi tiết trên sàn, tường, vách ngăn, rèm... lấy từ nguồn vật liệu tái chế, như đĩa vỡ, đồng phục cũ, vỏ chai...Kiến trúc sư Vũ Hoàng Sơn, thành viên Hội đồng giám khảo nhận xét, đây là câu chuyện kể về những người nước ngoài (sáng lập nhà hàng là người Nhật Bản) sống ở Việt Nam và mong muốn tôn vinh những giá trị bản địa nơi họ sinh sống, gắn bó. Đây cũng là một thiết kế nội thất đặc thù khi ý tưởng còn vươn ra cả bên ngoài công trình hiện hữu tạo nên những không gian cảnh quan thú vị.Xuất hiện lần đầu từ mùa giải này, hạng mục Top 10 Green Project Awards là các trường học, văn phòng, thư viện công cộng, công viên, nhà vườn… với những khám phá mới và đậm chất “xanh”.Một trong những công trình gây chú ý bởi thiết kế thông minh và tính nhân văn là Mật Ngọt Library - thư viện cho trẻ em vùng núi được xây dựng trong khuôn viên Trường tiểu học Phước Tân A, thôn Ma Ty, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Nhóm tác giả dự án là kiến trúc sư Hoàng Minh Quân và hai sinh viên Nguyễn Hoàng Phước, Phan Đình Tuấn (Trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh).Thư viện ra đời từ ý tưởng, khát vọng bồi dưỡng văn hóa đọc cho hơn 100 trẻ em khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cùng sự góp ý của đội ngũ giáo viên, sự hỗ trợ của người dân chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm, thư viện được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2022.Về mặt thiết kế, công trình thuyết phục Hội đồng giám khảo nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả, có khả năng tận dụng nước mưa và lấy gió theo mùa trong điều kiện địa phương nắng nóng, khô hạn quanh năm. Thư viện Mật Ngọt là điển hình của một không gian công cộng có thiết kế không quá phức tạp nhưng lại tích hợp đầy đủ các tính năng “xanh” thiết yếu, cho thấy thiết kế xanh có thể được ứng dụng đối với bất cứ loại công trình kiến trúc nào.Bên cạnh các giải thưởng đã tìm được chủ nhân xứng đáng, Top 10 Awards còn gây chú ý bởi triển lãm Pavilion các đồ án, mô hình đoạt giải tại không gian ngoài trời. Triển lãm năm nay có chủ đề “Chạm cuộc sống-Kiến trúc là thiên nhiên” và diễn ra đến hết ngày 8/7 tại Vườn hoa Diên Hồng (còn được gọi là Vườn hoa Con cóc) ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).Nhóm kiến trúc sư của Công ty Kiến trúc Sunjn Việt Nam muốn truyền tải thông điệp giáo dục, văn hóa và bảo tồn qua thiết kế Pavilion làm bằng tre. Cây tre không chỉ là chất liệu bản địa bền, rẻ, đa năng mà còn là một biểu tượng phổ biến và giàu ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Giàn giáo bằng tre bao quanh khu vực đài phun nước cổ giữa phố phường nhộn nhịp như một sự giao thoa giữa bản sắc truyền thống và tính đương đại, tạo nên một không gian sáng tạo thu hút người dân Thủ đô và du khách đến tham quan, chụp ảnh.Năm 2023, triển lãm Pavilion cũng tại địa điểm này đã nhận được sự quan tâm và tương tác lớn nhờ sử dụng nhiều tấm gương lớn ghép lại, phản chiếu cây cối xanh tươi, các công trình kiến trúc cổ kính và sinh hoạt thể thao, văn hóa của cộng đồng. | https://nhandan.vn/xu-huong-xanh-ben-vung-trong-thiet-ke-kien-truc-post814659.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:13:03",
"crawled_date": "2024-07-03T16:13:03",
"tags": [
"Giải thưởng kiến trúc nhà ở-nội",
"Top 10 Awards",
"Hội Kiến trúc sư Việt Nam",
"kiến trúc sư",
"thiết kế kiến trúc"
]
} |