title
stringlengths
11
125
summary
stringlengths
0
672
content
stringlengths
0
18.1k
url
stringlengths
35
338
metadata
dict
Ngày Quốc tế Hạnh phúc – ngày của yêu thương và chia sẻ
NDO -NDĐT - Chào mừng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chương trình Ngày Quốc tế Hạnh phúc với chủ đề "Yêu thương và chia sẻ" sẽ diễn ra trong suốt tháng 3 với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật dành cho các gia đình và các em thiếu nhi tại Trung tâm Văn hóa Kim Đồng, 19 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể xã hội về vị trí, vai trò, nghĩa vụ đồng thời tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình, đẩy mạnh tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.Tại chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: Chiếu phim miễn phí theo chủ đề; Hội thi vẽ tranh thiếu nhi “Sắc màu hạnh phúc” dành cho các em thiếu nhi lứa tuổi từ 5 đến 12 tuổi đang học tập và sinh sống trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; Giới thiệu và trưng bày tủ sách gia đình; Khu vui chơi giải trí với các trò chơi thủ công nghệ thuật sáng tạo, các bé sẽ tự trải nghiệm, tự khám phá qua các sản phẩm tự tạo. Khu trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm đồ chơi, giáo dục…Ngoài ra, tham gia chương trình các gia đình và các em thiếu nhi sẽ được tham dự các buổi tọa đàm, tư vấn, nói chuyện của các Tiến sĩ, nhà khoa học – xã hội về chủ đề hạnh phúc gia đình, hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc dòng họ, cộng đồng… nhằm mục đích tuyên truyền về giá trị của hạnh phúc, khuyến khích mọi người hành động vì một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn cho bản thân và cộng đồng.
https://nhandan.vn/ngay-quoc-te-hanh-phuc-ngay-cua-yeu-thuong-va-chia-se-post257278.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [] }
Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Lễ hội Đền Hùng 2024
NDO -Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 Âm lịch), tại sân Trung tâm lễ hội, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Ban tổ chức chương trìnhGiỗ Tổ Hùng Vươngvà Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2024 tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy, với sự tham gia của 13 đội đến từ 13 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Khác với những năm trước, hội thi năm nay, các địa phương sẽ không cử đội đã 3 năm liên tiếp đạt giải Nhất tham gia thi, điều này tạo nên sự hấp dẫn và tinh thần khí thế cho các đội thi.Các nghệ nhân đến từ huyện Cẩm Khê thi gói bánh chưng.Các nghệ nhân gói 5kg gạo nếp, 1kg đỗ xanh, 1kg thịt lợn… thành 10 chiếc bánh chưng vuông trong thời gian tối đa 10 phút, luộc bánh trong 5 giờ đồng hồ.Các đội thi giã bánh giầy phải thổi 5kg gạo nếp thành xôi trong thời gian tối đa 30 phút, giã và bắt thành 10 chiếc bánh giầy trong thời gian tối đa 15 phút.Sản phẩm sau khi hoàn thành phải đạt tiêu chí về thẩm mỹ, bánh giầy phải dẻo, mịn, trắng, bánh tròn, thành cao, bày trên mâm.Cũng như bánh chưng, đội giành giải Nhất hội thi giã bánh giầy năm nay sẽ vinh dự được dâng lên các Vua Hùng vào Lễ hội năm sau.Kết quả, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất nội dung gói, nấu bánh chưng cho đội thành phố Việt Trì; giải Nhất nội dung giã bánh giầy thuộc về đội huyện Yên Lập.Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầynhằm tái hiện nghi lễ làm các lễ vật dâng cúng tổ tiên có từ thời Hùng Vương dựng nước. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử và sự sáng tạo trong lao động, thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, cha mẹ; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị độc đáo của di sản văn hóa thời Hùng Vương và phát huy giá trị đặc sắc của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
https://nhandan.vn/hoi-thi-goi-nau-banh-chung-gia-banh-giay-tai-le-hoi-den-hung-2024-post805031.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Bánh chưng bánh giầy", "hội thi", "Giỗ Tổ Hùng Vương", "Lễ hội Đền Hùng" ] }
Tinh hoa trà Việt - Hương sen lối cũ
NDO -Sáng 14/6, tại ngôi nhà cổ 87 phố Mã Mây (Hà Nội) diễn ra hoạt động tìm hiểu nghệ thuật ướp trà sen Hà Nội với tên gọi Tinh hoa trà Việt - Hương sen lối cũ.
Đây là hoạt động do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp công ty TNHH & Phát triển Nông nghiệp sinh thái TGarden, hợp tác xã Trà Shan Tuyết cổ thụ xã Quảng Ngần, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và trang trại sen sạch tổ chức, nhằm quảng bávăn hóa thưởng tràcủa người Việt Nam, nghệ thuật ướp trà sen và giới thiệu sản phẩm trà shan tuyết của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.Thưởng thức trà ướp sen Hà Nội.Nghệ thuật ướp và thưởng thức trà sen là nét đẹp văn hóa và thú vui tao nhã của người Hà Nội. Các công đoạn ướp trà đều được làm thủ công, cần sự tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo. Vào độ tháng 6, khisen bắt đầu vào vụ, những người yêu trà lại rộn ràng đi tìm giống sen Đầm Trị, phường Quảng An, quận Tây Hồ để ướp những bông trà sen chuẩn vị.Lựa chọn những bông sen Hồ Tây mới hái, nghệ nhân trà sen Đàm Quang Minh vừa nhẹ nhàng tách gạo sen vừa chia sẻ: Theo cách ướp trà sen truyền thống của người Hà Nội, hoa sen dùng để ướp trà là sen Hồ Tây. Sen sẽ đậm vị khi được ướp buổi sáng sớm. Để được 1kg trà sen thì cần hơn 1000 bông sen. Cứ một lượt trà lại rải một lượt gạo sen, sau đó gói gọn gàng trong lá sen và buộc bằng lạt tre.Nghệ nhân Đàm Quang Minh giới thiệu về kỹ thuật ướp trà sen.Điểm nhấn của không gian trà sen này là sự kết hợp của sen Hồ Tây với hai sản phẩm hồng trà, thanh trà của hợp tác xã Trà Shan tuyết cổ thụ xã Quảng Ngần.Có mặt tại ngôi nhà cổ, ông Đặng Văn Quân, Giám đốc hợp tác xã Trà Shan tuyết cổ thụ xã Quảng Ngần chia sẻ: Hồng trà và thanh trà được hái từ những cây trà shan tuyết cổ thụ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh vào đầu vụ xuân. Sự kết hợp vị mộc mạc của trà vùng cao Hà Giang với hương thơm thanh tao của sen Hồ Tây mang đến những chén trà đậm đà, đượm hương thanh khiết của những bông sen Hà Nội.Trà shan tuyết một tôm hai nõn.Thành lập năm 2022, hợp tác xã Trà Shan tuyết cổ thụ xã Quảng Ngần có 8 thành viên, cùng chăm sóc, thu hái, sản xuất các sản phẩm từ trà. Bên cạnh khai thác cây chè cổ thụ, các thành viên còn trồng những cây trà mới. Giao lưu, tìm hiểu thị trường, bên cạnh các sản phẩm trà truyền thống như hồng trà, thanh trà, trà mẫu đơn… trà ống lam và trà phổ nhĩ của hợp tác xã đón nhận sự quan tâm và ủng hộ của người yêu trà.Ông Đặng Văn Quân giới thiệu trà shan tuyết ống lam.Trong không gian cổ kính của Hà Nội, bên những chén trà quyện hương sen thơm ngát, người yêu trà còn thưởng thức những làn điệu dân ca Việt Nam do nghệ sĩ sáo trúc Đỗ Quang Minh trình diễn.Nghệ sĩ trẻ Đỗ Quang Minh trình diễn sáo trúc.Kéo dài đến ngày 30/6, tại Không gian Tinh hoa Trà Việt - Hương sen lối cũ diễn ra nhiều hoạt động: Tìm hiểu văn hóa trà sen Hà Nội cùng các nghệ nhân; tìm hiểu và thực hiện kĩ thuật ướp trà sen cổ và trà sen xổi; thưởng thức đặc sản ẩm thực từ sen cùng âm nhạc dân tộc truyền thống...Trải nghiệm kỹ thuật ướp trà sen.
https://nhandan.vn/tinh-hoa-tra-viet-huong-sen-loi-cu-post814316.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Tinh hoa trà Việt", "Hà Nội", "nghệ thuật trà", "trà sen" ] }
Phim “Phúc âm thư của quái thú” của Philippines đoạt giải Ngôi sao vàng
NDO -Tối 13/4, Lễ bế mạcLiên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minhlần thứ nhất đã được diễn ra tại Nhà hát Thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến dự.
Sau một tuần diễn ra sôi nổi với nhiều suất chiếu phim và hoạt động văn hóa đa dạng, Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (HIFF) lần thứ nhất đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. HIFF đã nhanh chóng trở thành một nền tảng đáng chú ý cho điện ảnh khu vực và toàn cầu.Trong khuôn khổ liên hoan, gần 100 bộ phim đã được trình chiếu, phần lớn là các bộ phim công chiếu lần đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt, ba bộ phim có sự ra mắt toàn cầu tại liên hoan là Doku (Đức), Dead Boy Clubs (Bộ tứ âm binh), Home Is Where The Startfuit Tastes Sour (Quê hương là chùm khế chua).Tin liên quanKhai mạc Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhấtNgoài ra, "Bolero" và "It’s Okay" là hai bộ phim được giới thiệu lần đầu tại châu Á, phim bế mạc Perfect Days cũng được trình chiếu sau khi tham dự Oscar. Một số phim khác cũng lần đầu tiên được công chiếu tại Đông Nam Á.Các đại biểu trên thảm đỏ trong buổi bế mạc. (Ảnh: Quốc Thanh)Điều đặc biệt là hai tác phẩmđiện ảnh Việt Namnổi tiếng "Mùa len trâu" (kỷ niệm 20 năm phát hành) và "Cánh đồng hoang" đã được số hóa và trình chiếu, làm phong phú thêm chương trình phim của liên hoan, giúp khán giả trẻ Việt Nam có cơ hội được tiếp cận các bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt.Sự kiện diễn ra tại 13 rạp chiếu phim trong nhà và hai địa điểm ngoài trời đặc sắc là Phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên Cine Park Thủ Thiêm-thành phố Thủ Đức, mang đến gần 200 suất chiếu, trong đó có 14 suất chiếu đặc biệt ngoài trời, thu hút sự chú ý của công chúng. Hơn 20.000 khán giả đã tham dự trực tiếp các suất chiếu phim, trong khi tổng số khán giả tham gia các hoạt động của liên hoan lên đến hơn 250.000 người.Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thế Thuận phát biểu bế mạc. (Ảnh: Quốc Thanh)Phát biểu bế mạc, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết với hơn 300 tác phẩm, dự án ở các thể loại từ 29 quốc gia, vùng lãnh thổ, hơn 200 khách mời quốc tế và Việt Nam tham gia các hoạt động, Liên hoan phim rất vui mừng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các chuyên gia, nhà làm phim và đội ngũ nghệ sĩ trong và ngoài nước.Ngoài chương trình chiếu phim, chấm giải, thì hoạt động hội thảo, toạ đàm là một trong những điểm nhấn quan trọng trong khuôn khổ Liên hoan phim.“Bên cạnh đó, các hoạt động triển lãm về điện ảnh chủ đề “Vẻ vang 77 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam” và triển lãm Công nghiệp điện ảnh; hoạt động chiếu phim công cộng kết hợp trình diễn nghệ thuật; giao lưu các đoàn làm phim, các diễn viên, đạo diễn, ca sĩ... nổi tiếng qua các thời kỳ tại đường đi bộ Nguyễn Huệ; khu vực công viên bờ sông Sài Gòn-thành phố Thủ Đức cũng là những hoạt động đáng chú ý trong Liên hoan phim, tạo nên một hệ sinh thái đặc trưng của Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh”, ông Trần Thế Thuận nhấn mạnh.Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao giải "Phim Thành phố Hồ Chí Minh xuất sắc nhất".Kết quả, giải "Ngôi sao vàng" dành cho phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất thuộc về phim “The gospel of the beast” (Phúc âm thư của quái thú) của Philippines. Giải phim Thành phố Hồ Chí Minh xuất sắc thuộc về phim Song Lang (Việt Nam); giải thưởng Phim được Hội đồng Giám khảo bình chọn và Phim ngắn được Hội đồng Giám khảo bình chọn dành cho hai phim “Last shadow at first light” (Đêm tối trước bình minh) với sự phối hợp của Singapore, Nhật Bản, Slovenia và phim “Alien 0089” (Trò chơi kỳ lạ) đến từ Chile và Argentina.Ban tổ chức cũng giải Phim đầu tay hoặc phim thứ hai xuất sắc nhất cho phim “City of wind” (Hồn gió) của Pháp và “Night Courier” (Người giao hàng đêm) của Arab Saudi; Phim ngắn xuất sắc nhất dành cho phim “Leila” (Chuyện nàng Leila) của Thụy Điển…Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải: Kỷ xảo hình ảnh, thiết kế, quay phim, âm thanh, dựng phim xuất sắc nhất, nhạc phim, Kịch bản, nam-nữ diễn viên phụ xuất sắc; nam-nữ diễn viên chính xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc...Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao giải "Phim được Hội đồng Giám khảo bình chọn và Phim ngắn được Hội đồng Giám khảo bình chọn". (Ảnh: Quốc Thanh)
https://nhandan.vn/phim-phuc-am-thu-cua-quai-thu-cua-philippines-doat-giai-ngoi-sao-vang-post804606.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "liên hoan phim quốc tế", "Thành phố Hồ Chí Minh", "phim xuất sắc nhất", "đạo diễn xuất sắc nhất", "giải Ngôi sao vàng", "Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh", "điện ảnh Việt Nam" ] }
Hơn 42 nghìn tác phẩm tham dự cuộc thi vẽ tranh về Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuộc thi vẽ tranh về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức đã thu hút hơn 420 nghìn tác phẩm của thiếu niên, nhi đồng cả nước tham dự.
Trong đó, tỉnh Điện Biên có gần 9.400 tác phẩm của các em học sinh tham gia.Với chủ đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnhĐiện Biên Phủhôm nay”, cuộc thi nhằm tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thiếu niên, nhi đồng về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.Qua cuộc thi, Ban tổ chức có thêm cơ sở đánh giá khả năng sáng tạo nghệ thuật hội họa của học sinh, để từ đó bồi dưỡng các hạt nhân có năng khiếu và đam mê hội họa. Cuộc thi cũng tạo điều kiện để các em giao lưu học hỏi, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần.Tranh vẽ của học sinh tỉnh Điện Biên tham dự cuộc thi.Tại Thông báo 403/TB-BGDĐT ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 124 tác phẩm được trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích. Trong đó, giải nhất có 10 tác phẩm; giải nhì có 20 tác phẩm; giải ba có 40 tác phẩm; giải khuyến khích có 54 tác phẩm.Ngoài các giải trao cho cá nhân, Ban Tổ chức cuộc thi còn trao giải tập thể cho Sở Giáo dục và Đào tạo của 10 tỉnh, thành phố có số lượng lớn thiếu niên, nhi đồng tham gia. Cụ thể, gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Nam Định, Khánh Hòa, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Quảng Bình, Thái Bình.
https://nhandan.vn/hon-42-nghin-tac-pham-tham-du-cuoc-thi-ve-tranh-ve-chien-thang-dien-bien-phu-post809440.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Điện Biên", "thi vẽ tranh", "chiến thắng Điện Biên Phủ", "thiếu niên nhi đồng" ] }
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khuyến khích các cơ sở điện ảnh phổ biến phim Việt
NDO -Văn bản mới nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ, Bộ khuyến khích các cơ sở điện ảnh tham gia phổ biến phim "Đào, Phở và Piano" cũng như những phim Nhà nước đặt hàng và phim Việt Nam nói chung.
Bộ cũng đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở điện ảnh phổ biến phim do Nhà nước đặt hàng.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản chính thức nêu rõ, căn cứ Luật Điện ảnh năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, Bộ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-BVHTTDL ngày 6/2/2024 phê duyệt Kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và một số Đài Truyền hình, Đài phát thanh - Truyền hình trên toàn quốc.Đây là một trong những công việc cần thiết góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phát hành, phổ biến phim nói riêng và hoạt động điện ảnh nói chung. Đồng thời, góp phần đưa các tác phẩm điện ảnh được Nhà nước đặt hàng đến rộng rãi với đông đảo khán giả và nhân dân.Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao Cục Điện ảnh phối hợp với Trung tâm Chiếu phim Quốc gia tổ chức phổ biến các phim "Đào, Phở và Piano", "Hồng Hà nữ sĩ" và "Chùm 6 phim hoạt hình Việt Nam" từ ngày 10/2/2024 (tức ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024).Sau khi phổ biến, các bộ phim đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả, tạohiệu ứng truyền thôngvà sự quan tâm của khán giả yêu thích phim Việt Nam. Đặc biệt là bộ phim "Đào, Phở và Piano" (Đạo diễn và Biên kịch: NSƯT Phi Tiến Sơn). Là bộ phim được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặt hàng Công ty Cổ phần Hãng phim truyện I sản xuất, "Đào, Phở và Piano" ra mắt công chúng lần đầu tiên vào tháng 9/2023 và đoạt giải Bông sen Bạc tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23 tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng vào tháng 11/2023.Bộ phim "Đào, Phở và Piano" công chiếu tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia từ ngày 10/2/2024 (mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024) với 3 suất chiếu/ngày. Do lượng khán giả có nhu cầu xem phim tăng đột biến, số suất chiếu đến ngày 20/2 là 18 suất chiếu/ngày, tuy nhiên vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khán giả. Trước tình hình đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Cục Điện ảnh làm việc với một số đơn vịphát hành, phổ biến phim để khuyến khích phổ biến phim Việt Nam sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước đến rộng rãi khán giả và nhân dân nhằm phát huy hiệu quả, qua đó quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khuyến khích các cơ sở điện ảnh tham gia phổ biến phim "Đào, Phở và Piano" cũng như những phim Nhà nước đặt hàng và phim Việt Nam nói chung. Trên cơ sở các quy định hiện hành và yêu cầu từ thực tiễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tham mưu tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở điện ảnh phổ biến phim do Nhà nước đặt hàng.Trước đó, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cũng cho biết quan điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làkhuyến khíchcác đơn vị tham gia phát hành phim Đào, Phở, Piano cũng như những phim nhà nước đặt hàng và phim Việt nói chung.
https://nhandan.vn/bo-van-hoa-the-thao-va-du-lich-khuyen-khich-cac-co-so-dien-anh-pho-bien-phim-viet-cung-nhu-dao-pho-va-piano-post797040.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [] }
Thêm hai di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia
NDO -Các địa điểm chiến thắng Đăk Pek (1974), thuộc thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum và di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đại Hạnh thuộc xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
Di tích Đăk Pek là di tích lịch sử có chiều dài từ kháng chiến chống thực dân Pháp đến thời kỳ chống đế quốc Mỹ cứu nước (từ năm 1929 đến 1974).Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp - năm 1954, thực hiện chiến dịch Bắc Tây Nguyên, lực lượng Quân khu 5 phối hợp với quân và dân Đăk Glei đánh đồnĐăk Pek, giải phóng huyện Đăk Glei (2/4/1954) và toàn tỉnh Kon Tum, góp phần làm nên Chiến thắng Bắc Tây Nguyên và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đăk Pek trở thành một cụm cứ điểm lớn của địch nằm ở phía bắc Tây Nguyên, nhằm ngăn chặn sự tiếp viện của ta từ miền bắc vào chiến trường miền nam; là tiền đồn án ngự khu vực biên giới Lào - Việt Nam. Do đó, nơi đây có hệ thống công sự rất kiên cố, với đủ loại trang thiết bị quân sự hiện đại như: sân bay, pháo, cối và các loại vũ khí khác, đặc biệt là hệ thống ấp chiến lược dày đặc bao quanh khu căn cứ.Chiến thắng Đăk Pek năm 1974 đã đập tan “tấm tường thành bằng súng đạn” chắn giữ và đánh phá con đường chiến lược huyết mạch của địch, từ đó, mở ra con đường để lực lượng của ta tiến thẳng về áp sát Kon Tum tiến tới giải phóng toàn tỉnh.Nơi đây, cũng đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh và quốc gia, cụ thể: sự kiện năm 1968 (chiến dịch Mậu Thân 1968); chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, đặc biệt là trận then chốt quyết định vào ngày 16/5/1974, giải phóng huyện Đăk Glei, góp phần vào việc khai thông con đường tiếp viện quan trọng vào nam - đường Trường Sơn; làm bàn đạp cho lực lượng vũ trang ta tham gia chiến dịch Tây Nguyên lịch sử (tháng 3 năm 1975); góp phần quan trọng để Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền nam thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.Chiến thắng Đăk Pek đã mở ra một bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của đảng bộ và nhân dân H30 và H40 (nay là huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum). Ngày 16/5/1974 chính thức đi vào lịch sử khi trở thành ngày giải phóng hoàn toàn huyện Đăk Glei.Di tích đình Đại Hạnh. (Ảnh Internet)Đình Đại Hạnh thuộc thôn Đại Hạnh, xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được xếp hạng cấp tỉnh năm 2022. Đình thờChử Đồng Tửcùng Nhị vị Phu nhân Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa thời vua Hùng Vương thứ 18.Đình Đại Hạnh được khởi dựng vào thời Hậu Lê với kết cấu kiến trúc kiểu chữ Công (工) gồm các tòa Đại bái, Ống muống và Hậu cung. Từ ngoài vào là Nghi môn được dựng dưới dạng trụ biểu với hai trụ lớn ở giữa và hai trụ nhỏ hai bên. Tiếp đến là sân đình. Khi xưa, sân đình là nơi họp chợ buôn bán. Đình chợ thường họp vào các ngày rằm, tuần tiết. Đây là nét văn hóa đặc sắc của cư dân thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.Đại bái gồm 3 gian 2 chái, kết cấu kiểu bốn mái truyền thống đặc trưng thời Lê. Mái Đại bái được lợp bằng ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng. Đường bờ nóc đắp lưỡng long chầu hổ phù đội mặt nhật.Đình kết cấu kiến trúc kiểu bốn mái nên hai mái phụ ở hai đầu hồi hay gọi là hai chái. Mỗi bên chái gồm một hàng cột quân. Hai hàng cột này xoay vuông góc với hàng cột trong gian chính. Hai bộ vì chính và hai bộ vì giáp chái được liên kết giống nhau kiểu con chồng đấu vuông. Hai bộ vì hồi kết cấu kiểu vì kèo trụ chống đơn giản. Bên dưới câu đầu gian trung tâm đặt bốn đầu dư tạo tác thành hình đầu rồng. Bốn bộ vì nách gian giữa được liên kết bởi các con rường xếp chồng lên nhau khép kín tạo thành bức cốn, mặt trước chạm biểu tượng tứ linh (Long, lân, quy, phượng); mặt sau chạm biểu tượng sóng nước.Nối với Đại bái và Hậu cung là gian Ống muống với kết cấu kiến trúc đơn giản. Ống muống là nơi đặt ban thờ công đồng để thờ những người có công với làng với nước. Hậu cung ba gian, kết cấu kiến trúc kiểu vì giá chiêng đơn giản. Gian trung tâm đặt ngai, bài vị thờ Đức Thánh Chử cùng Nhị vị phu nhân là Tiên Dung và Tây Sa công chúa. Hằng năm, lễ hội tại đình Hạnh được diễn ra vào ngày mồng 10/2 âm lịch để tưởng nhớ tới công lao của các vị Thành hoàng.
https://nhandan.vn/them-hai-di-tich-duoc-xep-hang-di-tich-cap-quoc-gia-post811324.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "xếp hạng di tích cấp quốc gia", "Các địa điểm chiến thắng Đăk Pek", "Đình Đại Hạnh", "Chử Đồng Tử" ] }
Cần cân đối tiêu chí chuyên môn và thị trường
Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy, năm 2024 sẽ có thêm Giải thưởng ở hạng mục Sách được bạn đọc yêu thích nhằm tôn vinh những cuốn sách có chất lượng tốt, ghi dấu ấn về số lượng phát hành và có đông đảo bạn đọc.
Đây được coi là một trong những điểm mới của Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy. Cụ thể, Giải thưởng Sách được bạn đọc yêu thích có thể thuộc bất cứ mảng nào trong số 5 mảng, gồm: Chính trị, kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa; văn học và nghệ thuật; thiếu nhi. Các tác phẩm đề cử ở hạng mục giải này một phần sẽ do bạn đọc quyết định, cùng với sự đánh giá khách quan về nhiều yếu tố khác, như: Tính khoa học, thực tiễn, thẩm mỹ... từ hội đồng chuyên môn.Tại hội nghị quán triệt các quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Điều lệ, Quy chế Giải thưởng Sách quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên chia sẻ: Các cuốn sách được trao giải trước đây nhiều cuốn mang tính hàn lâm và còn xa lạ với công chúng; một số cuốn là sách đặt hàng, không phổ biến trên thị trường… Trong khi đó, theo tiến trình thời gian, Giải thưởng Sách quốc gia muốn vươn tới sự gần gũi với bạn đọc, với thị trường thể hiện qua những cuốn sách được thị trường đánh giá cao. Tất nhiên, các tác phẩm được trao Giải thưởng Sách được bạn đọc yêu thích phải bảo đảm sự hài hòa giữa giá trị thị trường với chất lượng nội dung, hình thức. Sự điều chỉnh này được giới chuyên môn đánh giá là phù hợp, song, vẫn cần chờ đợi kết quả cụ thể để có thể nhìn nhận một cách tổng quan về hiệu quả.Bên cạnh đó, Giải thưởng Sách quốc gia năm nay cũng có sự thay đổi trong cơ cấu giải. Số lượng giải thưởng tăng ở cả 5 mảng sách; trong đó, giải A được tăng từ một lên hai giải cho mỗi mảng sách. Ban Tổ chức cho rằng, những năm gần đây lượng sách dịch tham gia dự giải tăng mạnh, nhiều giải cao được trao cho sách dịch của tác giả nước ngoài cho nên việc phát hiện và trao thêm cơ hội cho các cuốn sách của tác giả Việt là điều cần thiết. Các giải B, C, Khuyến khích cũng được tăng số lượng giải. Ngoài ra, năm nay, sẽ có tặng thưởng cho biên tập viên, họa sĩ có đóng góp trực tiếp vào cuốn sách, bộ sách đoạt giải cao.Tại hội nghị, đại diện các nhà xuất bản, đơn vị liên kết đã đưa một số ý kiến, đóng góp xây dựng cho Giải thưởng Sách quốc gia và nêu các vấn đề còn hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, giải thưởng tầm cỡ, uy tín thì cần thiết phải có một nền tảng tin tức riêng nhằm bảo đảm thông tin chính xác, cập nhật đến báo chí, truyền thông và bạn đọc theo cách chủ động, độc lập. Nền tảng riêng này còn thuận tiện, giúp cho quá trình đánh giá theo tiến trình các mùa giải vừa tổng quát, vừa chi tiết. Hiện, Giải thưởng Sách quốc gia chưa có nền tảng tin tức riêng, những mùa giải trước phải cập nhật gián tiếp thông qua các nền tảng báo chí khác và khi có sự thay đổi ở các nền tảng này thì vấn đề tra cứu, tìm hiểu thông tin trở nên bất cập.Một số nhà xuất bản, công ty sách bày tỏ: Sau lễ trao giải thưởng, có hiện tượng tranh cãi, mâu thuẫn giữa các nhóm thực hiện nội dung sách về việc chia tỷ lệ giải thưởng được cho là chưa thỏa đáng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết, tính liên kết mà còn khiến việc truyền thông cho tác phẩm đoạt giải thiếu tính thống nhất hoặc bị ngưng trệ. Thí dụ, có những tác phẩm dịch, phần hiệu đính có vai trò, đóng góp quan trọng nhưng khi có giải thưởng thì người hiệu đính không được ghi nhận. Đóng góp về giải pháp, các chuyên gia cho rằng, để áp dụng một hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho việc này là điều rất khó. Tuy nhiên, các đơn vị xuất bản, phát hành có thể xem xét ngay từ khâu ký hợp đồng, thỏa thuận in ấn, hướng đến sự chặt chẽ, thỏa đáng với tác giả/nhóm tác giả, trong đó có mục quy định về tỷ lệ chia giải thưởng.Đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đưa ra kiến nghị: Trước và trong thời gian diễn ra lễ trao giải thưởng, các đơn vị xuất bản, phát hành thường khá tích cực, nhưng sau khi đoạt giải, nhiều đơn vị tỏ ra thiếu chủ động, thờ ơ, không phối hợp trong việc quảng bá, lan tỏa đến bạn đọc theo hướng chuyên sâu. Điều này tạo nên nhiều sự hụt hẫng, khoảng trống nhất định. Lãnh đạo Cục Xuất bản, In và Phát hành đồng tình với phản ánh này, đồng thời nêu thêm hiện tượng khá phổ biến: Có những đơn vị xuất bản, phát hành còn chưa quan tâm tới Giải thưởng Sách quốc gia, thậm chí khi biết thông tin, được gợi ý tham gia vẫn “lười” gửi các bản sách tới Ban Tổ chức để tham dự. Dù chưa biết lý do cụ thể cho từng trường hợp, song, các hiện tượng này bị đánh giá là thiếu trách nhiệm, thiếu khát vọng và cũng cần có thêm nhiều hướng kết nối, lan tỏa để giải thưởng thật sự tạo nên sức hút xứng tầm hơn ■
https://nhandan.vn/can-can-doi-tieu-chi-chuyen-mon-va-thi-truong-post810879.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Giải thưởng Sách", "Giải thưởng Sách quốc gia 2024", "các nhà xuất bản" ] }
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đối thoại với cán bộ, công chức năm 2023
NDO -Ngày 19/8, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnhĐắk Lắktổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk với đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh năm 2023, với chủ đề: Nâng cao đạo đức thực thi công vụ gắn với triển khai thực hiện Chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh năm 2023.
Đây là lần đầu tiêntỉnh Đắk Lắktổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh.Đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì buổi đối thoại.Tham dự buổi đối thoại có 350 cán bộ, công chức là trưởng, phó phòng các Ban đảng của Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành của tỉnh.Theo báo cáo của Đảng ủy Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 31/12/2022, tỉnh Đắk Lắk hiện có 22 sở, ban, ngành; 11 tổ chức hội, đoàn thể với 1.276 công chức; trong đó nữ có 453 người, chiếm 35,50%; dân tộc thiểu số có 127 người, chiếm 9,95%.Về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, phó giáo sư 1 người, tiến sĩ có 19 người, chiếm 1,49%; thạc sĩ chiếm 365 người, chiếm 28,61%; đại học có 827 người, chiếm 64,81%; cao đẳng có 9 người, chiếm 0,71%; trung cấp 47 người, chiếm 3,68%; chuyên viên cao cấp và tương đương 25 người, chiếm 1,96%; chuyên viên chính và tương đương 362 người, chiếm 28,37%; chuyên viên và tương đương 801 người, chiếm 6,27%...Đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; có trách nhiệm với công việc, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, có năng lực tham mưu, tổ chức thực thi nhiệm vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; trình độ chuyên môn gần như đạt chuẩn theo chuyên ngành, phù hợp với vị trí việc làm; cán bộ, công chức có kiến thức ngoại ngữ, tin học và quản lý nhà nước đạt tỷ lệ cao; công chức lãnh đạo, quản lý có kiến thức quản lý cấp phòng và trình độ lý luận chính trị đạt chuẩn theo vị trí được bổ nhiệm; cơ cấu giới tính, dân tộc thiểu số cơ bản hợp lý; hằng năm tỷ lệ cán bộ, công chức được đánh giá xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao…Hằng năm các cơ quan, đơn vị đều gắn việc thực thi công vụ với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) của Ban Chấp hành Trung ương và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, nhất là Chuyên đề năm 2023 về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Đắk Lắk thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay”…Các cán bộ, công chức đặt câu hỏi với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk tại hội nghị đối thoại.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh vẫn còn những hạn chế như: đội ngũ cán bộ, công chức có học hàm, học vị cao còn thấp. Toàn tỉnh chưa có giáo sư, phó giáo sư chỉ có 1 người, số tiến sĩ chỉ chiếm 1,49%, chuyên viên cao cấp và tương đương chỉ chiếm 1,96%; công chức dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp và xu hướng giảm.Việc thực hiện các quy định, quy chế, kỷ luật, kỷ cương hành chính, việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa nghiêm; việc triển khai các nhiệm vụ được cấp trên giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng chưa cao.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chưa được thực hiện đồng bộ, kịp thời. Trách nhiệm, phẩm chất, năng lực, tính kỷ luật, kỷ cương hành chính của một số cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại. Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức làm việc quan liêu, hành chính hóa, không thạo việc; thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc được giao; thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; thái độ thờ ơ, hách dịch, gây phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đến liên hệ công tác. Một số cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lợi dụng việc thực thi nhiệm vụ để tư lợi, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự…Công tác kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan, đơn vị đối với việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và hoạt động nghề nghiệp có nơi chưa được quan tâm đúng mức, việc phát hiện vi phạm, xác định trách nhiệm và xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm…Tại buổi đối thoại, các cán bộ, công chức đã gửi tới lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk 6 câu hỏi trực tiếp trong 92 câu hỏi gửi bằng văn bản liên quan đến các nội dung như: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; công tác cải cách hành chính; công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, thu hút nhân tài, nhất là sinh viên giỏi về làm việc tại tỉnh; giải pháp giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, người có thu nhập thấp; công tác kết luận tiêu chuẩn chính trị...Quang cảnh buổi đối thoại.Với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, cầu thị, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã trả lời cụ thể các câu hỏi của các cán bộ, công chức của tỉnhPhát biểu tại buổi đối thoại, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh trong sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh thời gian qua cũng như sự tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế của đội ngũ cán bộ, công chức trước những vấn đề còn tồn tại, hạn chế cũng như những vấn đề mới đang đặt ra với yêu cầu trách nhiệm ngày càng cao hơn đối với sự phát triển của tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung nhấn mạnh: Nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh đối với vùng Tây Nguyên và cả nước, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đề ra nhiều chủ trương và yêu cầu ngày càng cao đối với tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu đưa Đắk Lắk phát triển nhanh, bền vững, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế của vùng, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên…Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung đề nghị: Trong thời gian tới các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nâng cao đạo đức trong thực thi công vụ gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) của Ban Chấp hành Trung ương và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, nhất là Chuyên đề năm 2023 về “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Đắk Lắk thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay”.
https://nhandan.vn/lanh-dao-tinh-dak-lak-doi-thoai-voi-can-bo-cong-chuc-nam-2023-post768188.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Đắk Lắk", "cán bộ", "công chức" ] }
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam
NDO -Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
Tham dự lễ ra mắt có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; ông Đỗ Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; bà Nguyễn Thị Sự, Phó Tổng Giám đốc TTXVN; ông Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị IB Group, Giám đốc sản xuất dự án “Kenny G live in Viet Nam”.Tham dự chương trình còn có đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, các hãng hàng không, các tập đoàn du lịch - khách sạn hàng đầu Việt Nam.Các đại biểu tham dự sự kiệnKHI DU LỊCH ĐƯỢC QUẢNG BÁ HIỆU QUẢ THÔNG QUA ÂM NHẠCTháng 11/2023, nghệ sĩ saxophone Kenny G đã có buổi biểu diễn bùng nổ tại Hà Nội trong lần thứ 2 lưu diễn tại Việt Nam. Tại đêm diễn“Kenny G Live in Vietnam”do Báo Nhân Dân và IB Group Việt Nam phối hợp tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia tối 14/11/2023, hàng ngàn khán giả đã bị mê hoặc bởi tiếng kèn của huyền thoại người Mỹ với những bản nhạc nổi tiếng gắn với tên tuổi của ông, trong đó có bản “Going Home”.Sau đêm diễn, Kenny G xuất hiện tại các địa danh nổi tiếng ở Hà Nội ngay ngày 15/11 để thực hiện MV “Going Home”. Thời điểm quay MV, nghệ sĩ Kenny G đã viết lời nhắn gửi bằng tay để biểu thị tình cảm với Thủ đô Hà Nội và khán giả Việt Nam."Hà Nội là thành phố tuyệt diệu cùng với những con người tuyệt vời. Cảm ơn vì sự chào đón nồng nhiệt của các bạn đã dành cho tôi. Thân ái, Kenny G", nghệ sĩ saxophone người Mỹ viết.Nghệ sĩ Kenny G biểu diễn tại sự kiện Kenny G Live in Vietnam cuối năm 2023.Trong MV “Going Home”, khán giả vừa được nghe tiếng saxophone trong bản nhạc quen thuộc của Kenny G, vừa được chiêm ngưỡng các địa danh mang những giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội cũng như Việt Nam gồm: cầu Long Biên lúc bình minh, Hồ Gươm những ngày cuối năm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám… Thủ đô ngàn năm văn hiến hiện lên với vẻ đẹp vừa bình yên, lãng mạn vừa hào hùng, cổ kính trên nền bản nhạc đã quen thuộc với hàng triệu khán giả.Không chỉ giới thiệu âm nhạc đỉnh cao, thông qua MV “Going home”, Báo Nhân Dân và IB Group mong muốn lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: Là cơ quan báo chí quan trọng trong hệ thống báo chí Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân tham gia quảng bá du lịch Việt Nam bằng 1 MV âm nhạc thay vì sử dụng các sản phẩm thế mạnh vốn có như tin tức, phóng sự...Ông Lê Quốc Minh phát biểu tại buổi ra mắt MV "Going Home"."Ý tưởng này xuất phát từ chương trình Good Morning Việt Nam do Báo Nhân Dân và IB Group khởi xướng vào năm 2023, theo đó toàn bộ tiền bán vé được dùng cho mục đích thiện nguyện. Chúng tôi cũng đã mời được nghệ sĩ kèn saxophone huyền thoại Kenny G trở lại Việt Nam và ông đánh giá cao ý nghĩa tốt đẹp của chương trình. Vì thế ông đã tặng một cây kèn để góp thêm cho quỹ thiện nguyện. Ông cũng nhiệt tình tham gia MV âm nhạc quảng bá du lịch Hà Nội - một sản phẩm mà chúng tôi tin là sẽ thu hút sự quan tâm hơn so với các đoạn phim quảng cáo du lịch truyền thống”.Theo Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, toàn bộ phần quay hình, dựng hậu kỳ đã được sớm hoàn tất với chất lượng cao. Tuy nhiên, công đoạn xin bản quyền khá chi tiết, với nhiều đầu mối nên mất nhiều thời gian. Mặc dù vậy, với mục tiêu có thể quảng bá rộng rãi nhất có thể những hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè thế giới thông qua mạng Internet, Ban tổ chức đã rất quyết tâm.“Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng vì sản phẩm đã hoàn tất để có thể công bố rộng rãi, góp phần giới thiệu về Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung với người dân trong nước và bạn bè quốc tế", ông Lê Quốc Minh khẳng định.Ông Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch IB Group chia sẻ về quá trình thực hiện MV Going Home.Ông Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch IB Group Việt Nam thông tin: Việc thực hiện quảng bá du lịch thông qua MV "Going Home" sẽ giúp tối ưu hóa chi phí, đồng thời bảo đảm được hiệu quả truyền thông khi "những người yêu âm nhạc của Kenny G chắc chắn sẽ xem ngay tức khắc".Bày tỏ sự xúc động khi trực tiếp xem MV "Going Home", ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định: MV đã chạm đến trái tim, cảm xúc của người nghe, mang lại những rung động đặc biệt về Thủ đô ngàn năm văn hiến.Theo ông Trần Sỹ Thanh, quảng bá du lịch thông qua MV âm nhạc là cách làm rất hiệu quả, khi chỉ với chi phí vừa phải nhưng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng có cơ hội đến với đông đảo công chúng toàn cầu.Ông Trần Sỹ Thanh chia sẻ cảm xúc tại sự kiện."Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến Báo Nhân Dân, IB Group đã triển khai dự án này. Xin phép được coi đây là một món quà giàu ý nghĩa của Báo Nhân Dân, IB Group dành cho Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô", ông Thanh bày tỏ.Trong khi đó, ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, âm nhạc à con đường ngắn nhất để xúc tiến du lịch, mang vẻ đẹp của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung tới với thế giới.Đánh giá cao cách làm mới mẻ, sáng tạo của Báo Nhân Dân, Thứ trưởng Hồ An Phong tin tưởng vào sức lan tỏa cũng như hiệu quả tác động của dự án. "Xem MV, khán giả sẽ đặt ra câu hỏi: Hà Nội ở đâu? Tôi muốn tới Hà Nội ngay bây giờ".Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hồ An Phong phát biểu tại sự kiện.NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ VỀ MV GOING HOME DUY NHẤT TRÊN TOÀN CẦUChia sẻ thêm tại sự kiện, ông Nguyễn Thùy Dương cho biết, để thực hiện được MV, Ban tổ chức phải mất 8 tháng để thuyết phục Kenny G đồng ý hợp tác sản xuất. Lý do bởi đây là MV "Going Home" duy nhất của Kenny G trên toàn cầu. Trước đó, huyền thoại saxophone người Mỹ chỉ trình diễn nhạc phẩm này trên sân khấu nên chỉ có các video clip ghi lại buổi trình diễn.Bên cạnh đó, Kenny G cũng đặc biệt "kỹ tính" khi đặt ra những yêu cầu rất cao về thời gian, chất lượng quay, dựng hậu kỳ."Trong hợp đồng, Kenny G nêu rõ có thể từ chối nếu khi ra hiện trường không bảo đảm sức khỏe hoặc kỹ thuật không tốt làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Ông cũng yêu cầu trực tiếp được xem MV sau khi xử lý hậu kỳ, nếu không hài lòng cũng có quyền đơn phương từ chối", ông Dương tiết lộ."Sau khi quay, làm hậu kỳ, Kenny G cũng không sửa bất kỳ chi tiết nào trong MV. Có lẽ, những nét đẹp của Hà Nội đã tạo cảm xúc đặc biệt cho ông", ông Dương kể.Ông Lê Quốc Minh trao tặng MV “Going Home” cho lãnh đạo thành phố Hà Nội.Bản nhạc “Going Home” nằm trong album “Kenny G Live”, sản xuất năm 1989, đoạt giải Grammy cho tác phẩm trình diễn nhạc cụ thể loại Pop hay nhất. Đây là tác phẩm phổ biến nhất, được biết đến nhiều nhất của Kenny G, thậm chí được phát hằng ngày trên loa đài, siêu thị, nhà ga, trường học… ở nhiều thành phố của châu Á trong suốt gần 30 năm qua.Theo The New York Times, bản nhạc đã truyền cảm hứng cho nhiều sinh viên âm nhạc theo học bộ môn kèn saxophone. “Going Home” cũng là một trong những bản nhạc được yêu thích nhất của Kenny G trên toàn thế giới.Bạn đọc thưởng thức MV ca nhạc đặc biệt Going Hometại đây* Cũng tại lễ ra mắt chiều 19/4, Ban tổ chức đã trao tặng MV “Going Home” cho lãnh đạo thành phố Hà Nội, các tập đoàn du lịch - khách sạn, hãng hàng không, các đài truyền hình… nhằm lan tỏa sản phẩm âm nhạc đặc biệt này, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam đến du khách trong nước và quốc tế.Ban tổ chức trao tặng MV “Going Home” cho các đài truyền hình…Ban tổ chức trao tặng MV “Going Home” cho đại diện các tập đoàn du lịch - khách sạn, hãng hàng không...
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-ra-mat-mv-kenny-g-going-home-quang-ba-du-lich-viet-nam-post805427.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Kenny G quảng bá hình ảnh Việt Nam", "MV \"Going home\"", "“Good Morning Vietnam”", "Báo Nhân Dân", "MV \"Going home\" quảng bá hình ảnh Hà Nội", "Kenny G" ] }
Khánh thành Đường cờ Tổ quốc dẫn vào Khu Di tích lịch sử Nghĩa trủng Hòa Vang
NDO -Ngày 6/4, tạiĐà Nẵng, Báo Người lao động phối hợp Câu lạc bộ Cán bộ trẻ TP Đà Nẵng, UBND phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ) khánh thành công trình “Đường cờ Tổ quốc” dẫn vào Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Nghĩa trủng Hòa Vang và trao học bổng hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo, tặng quà cho các hộ chính sách.
Theo đó, Báo Người lao động thực hiện hợp phần “Đường cờ Tổ quốc” thuộc chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc”, tặng Câu lạc bộ Cán bộ trẻ thành phố Đà Nẵng 2.000 lá cờ Tổ quốc.1.500 lá cờ Tổ quốc đã được treo lên đường cờ tại Khu di tích cấp quốc gia Nghĩa trủng Hòa Vang và khu dân cư liền kề thuộc phường Khuê Trung. 500 lá cờ Tổ quốc sẽ hỗ trợ trong chương trình liên kết giữa phường và Câu lạc bộ cán bộ trẻ thành phố trong thời gian đến.Những lá cờ Tổ quốc tung bay trên các tuyến đường dẫn vào Khu di tích lịch sử cũng là một hình thức giáo dục lòng yêu nước cho mọi người, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho người dân, nhất là thế hệ trẻ; thấy tự hào và yêu thêm quê hương, đất nước.Trao tặng cờ Tổ quốc thực hiện công trìnhTại buổi lễ, Báo Người lao động cũng trao 20 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) từ chương trình “Học bổng hỗ trợ học sinh-sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Khuê Trung.Chương trình “Học bổng hỗ trợ học sinh-sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo” do nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình sáng lập, giao cho Báo Người lao động tiếp nhận, quản lý.Trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Đến nay, chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” do Báo Người lao động thực hiện đã trao, ký kết trao 2.082.020 lá cờ Tổ quốc cho 28 tỉnh, thành phố cả nước. Trong đó, 515.300 lá cờ được sử dụng để thực hiện hợp phần “Đường cờ Tổ quốc” cho 25 tỉnh, thành phố.Riêng tại thành phố Đà Nẵng, Báo Người lao động đã trao tặng 16.100 lá cờ để thực hiện hai hợp phần gồm “Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” và “Đường cờ Tổ quốc”.
https://nhandan.vn/khanh-thanh-duong-co-to-quoc-dan-vao-khu-di-tich-lich-su-nghia-trung-hoa-vang-post803446.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Đà Nẵng", "Đường cờ Tổ quốc", "Tự hào cờ Tổ quốc", "Nghĩa trủng Hòa Vang" ] }
Sáu vở diễn đoạt huy chương vàng tại Liên hoan kịch nói toàn quốc-2021
NDO -Tối 17/1, tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (TP Hồ Chí Minh), Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2021 đã bế mạc.
“Khóc giữa trời xanh”, 1 trong 6 vở đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2021. (Ảnh: Linh Bảo)Sau 2 tuần diễn ra liên hoan, Ban tổ chức đã trao các giải thưởng, gồm: Giải vở diễn có 6 huy chương vàng, 5 huy chương bạc, 8 huy chương đồng; Giải diễn viên có 40 huy chương vàng, 46 huy chương bạc, 19 huy chương đồng.Theo đó, 6 vở huy chương vàng gồm: Mưa bóng mây (Công ty TNHH Giải trí Hero Flim); Bao giờ mẹ lấy chồng (Công ty cổ phần dịch vụ truyền thông quảng cáo Sài Gòn Phẳng); Câu hò đất mẹ (Công ty TNHH tổ chức biểu diễn Phiêu Linh); Khóc giữa trời xanh (Công ty cổ phần Sử Việt); Thành Thăng Long thuở ấy (Nhà hát Thế Giới Trẻ, Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh TP Hồ Chí Minh); Thành phố tình yêu (Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh).Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải tác giả xuất sắc nhất (Nguyễn Thanh Bình, vở Mưa bóng mây); đạo diễn xuất sắc nhất ( Huỳnh Công Duẩn, vở Câu hò đất mẹ); họa sĩ xuất sắc (Trần Hồng Vân, vở Khúc nguyệt cầm) và nhạc sĩ xuất sắc (NSƯT Hồ Văn Thành, vở Thành phố tình yêu).Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cũng trao bằng khen Nhà thiết kế xuất sắc cho họa sĩ Sỹ Hoàng (vở Khóc giữa trời xanh) và diễn viên nhỏ tuổi nhất tại  liên hoan cho bé Gia Huy (vở Lạc giữa biển người).Trao huy chương vàng cho 6 vở diễn xuất sắc nhất. (Ảnh: Linh Bảo)Theo Đạo diễn, NSND Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2021, các đơn vị tham gia liên hoan lần này cho thấy nỗ lực rất lớn của sân khấu phía nam, lòng yêu nghề của nhiều thế hệ diễn viên luôn khao khát tìm tòi, sáng tạo cho dù đang trong cơn đại dịch Covid-19 hoành hành. Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao những nội dung kịch thể hiện có nghề, diễn đạt ý tưởng rõ ràng, sâu sắc trong tìm tòi nghệ thuật, hình thức, nội dung phù hợp. Bên cạnh những tác phẩm được đầu tư đủ để tạo nên hình thù của tác phẩm còn có một số tác phẩm được đầu tư  cao nhằm tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cao trong trang trí, phục trang... rất lạ nhưng  không mất tính dân tộc.Cũng theo NSND Trần Minh Ngọc, ngoài các tác phẩm mang đề tài lịch sử, liên hoan lần này cho thấy việc miêu tả các số phận người yếu thế, nghèo về vật chất nhưng rất giàu về tình cảm, sẵn sàng chia sẻ đối với người yếu thế, người nghèo khổ là thế mạnh của sân khấu kịch phía nam. Nhiều câu chuyện cảm động như  “Thành phố tình yêu”, “Sự sống”, “Lạc giữa biển người”, “Sài Gòn có một ngã tư” đã thể hiện trọn vẹn chất nghĩa tình ấy.Phát biểu bế mạc liên hoan, PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trưởng ban chỉ đạo liên hoan, biểu dương các đơn vị nghệ thuật với ý thức trách nhiệm cao đã dành sự quan tâm thỏa đáng về vật chất và đầu tư về chuyên môn đã đưa tới Liên hoan nhiều vở diễn có chất lượng. Nhiều đơn vị phải cố gắng vượt bậc để có vở diễn tham gia Liên hoan là một điều đáng mừng, đáng trân trọng.“Bên cạnh đó, liên hoan cũng cho thấy rõ sự chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa những diễn viên được đào tạo bài bản, chính quy với những diễn viên chỉ được học ở các trung tâm hoặc chưa qua một lớp đào tạo nào. Việc này đòi hỏi Ban Tổ chức cần có Quy chế phù hợp để bảo đảm và nâng cao tính chuyên nghiệp cho các cuộc liên hoan lần sau”, ông Tạ Quang Đông nhận định.Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2021 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh quy tụ sự tham gia của 20 đơn vị nghệ thuật với 26 tác phẩm. Đây là cố gắng lớn của các cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp đang hoạt động tại TP Hồ Chí Minh, địa phương chịu tổn thất vô cùng nặng nề, mọi hoạt động văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn bị ngưng trệ do dịch Covid-19 vừa qua.Liên hoan Kịch nói toàn quốc là hoạt động nghệ thuật luôn được công chúng yêu nghệ thuật mong đợi, là điều kiện thuận lợi cho diễn viên và các đơn vị nghệ thuật kịch nói trong và ngoài công lập được giao lưu, trao dồi thêm về nghề, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật trên lĩnh vực kịch nói.
https://nhandan.vn/sau-vo-dien-doat-huy-chuong-vang-tai-lien-hoan-kich-noi-toan-quoc-2021-post682737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Liên hoan Kịch nói toàn quốc", "Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang" ] }
Lạng Sơn mở lễ hội Háng Pỉnh
NDO -Ngày 26/9 (tức ngày 12/8 âm lịch), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, tổ chức lễ hội Háng Pỉnh, tại khuôn viên tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ, thành phốLạng Sơn.
Theo tiếng dân tộc Tày, Nùng: “Háng” là Chợ, “Pỉnh” là bánh nướng. Háng Pỉnh nghĩa là chợ bánh nướng. Nét đặc biệt của ngày hội này đó là hình ảnh bà con dân tộc Tày, Nùng trong màu áo chàm của trang phục truyền thống nô nức trẩy hội, cùng nhau mua sắm, thưởng thức bánh nướng và hát những câu Sli, Lượn...Tin liên quanTrải nghiệm lễ hội Trung thu lớn nhất cả nước tại Tuyên QuangNhằm tạo sân chơi thiết thực cho người dân trên địa bàn, từ năm 2013 đến nay, cứ vào ngày 12/8 âm lịch hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đều tổ chức hoạt động giao lưu dân ca, tham quan các gian hàng làm bánh nướng.Tại lễ hội Háng Pỉnh năm nay, ban tổ chức đã trao tặng quà bánh trung thu cho Trường Trung học phổ trung Dân tộc nội trú của tỉnh và tặng 20 suất quà cho em học sinh tiêu biểu trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.Các đại biểu dự lễ hội Háng Pỉnh, tham quan gian hàng bánh trung thu của thành phố Lạng Sơn.Lễ hội cũng đã diễn ra các hoạt động tham quan không gian văn hóa chợ Kỳ Lừa xưa, trải nghiệm làm bánh trung thu và chương trình giao lưu nghệ thuật do các câu lạc bộ hát dân ca trên địa bàn tỉnh biểu diễn với các chủ đề: ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi cuộc sống lao động, sản xuất, tình yêu đôi lứa…Việc tổ chức chương trình giao lưu dân ca trong ngày hội Háng Pỉnh đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân trên địa bàn. Qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống đặc sắc của xứ Lạng.
https://nhandan.vn/lang-son-mo-le-hoi-hang-pinh-post774479.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Hội Háng Pỉnh", "Trung thu", "Lạng Sơn", "hát then", "chợ Kỳ Lừa", "Tết Trung thu 2023" ] }
5 họa sĩ tặng tranh đấu giá gây quỹ xây nhà cho người nghèo
NDO -5 họa sĩ Hùng Rô (Nguyễn Mạnh Hùng), Khổng Đỗ Duy, Chu Viết Cường, Nguyễn Thế Hùng và Nguyễn Minh (Minh Phố) tặng tranh để đấu giá lấy kinh phí góp phầnxây nhà cho người nghèotại Gala Nhân ái 2024 của Báo Dân Trí. Gala sẽ diễn ra vào ngày 11/4, là sự kiện kỷ niệm 20 năm Chương trình Nhân ái của báo Dân Trí.
Ra đời vào tháng 12/2004, Chương trình Nhân ái của báo Dân Trí đã trở thành cầu nối yêu thương, hỗ trợ thiết thực cho hàng nghìn mảnh đời bất hạnh trên khắp cả nước.Tính đến nay đã có hơn 5.000 hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội mà báo Dân Trí đăng tải; bạn đọc, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đã giúp đỡ với kinh phí hằng năm từ 50 đến 60 tỷ đồng.Chương trình đã xây dựng được 126 công trình nhân ái. Trong đó, 48 công trình là phòng học, điểm trường; 18 công trình cầu dân sinh ở các địa phương vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. 50 công trình là những nhà phao chống lũ tại 2 xã Tân Hoá và Minh Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Tổng trị giá các công trình lên đến hàng chục tỷ đồng.Đặc biệt, trong thời điểm cả đất nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Chương trình Nhân ái của báo Dân Trí đã triển khai 10 “chiến dịch” lớn, đạt thành công và hiệu ứng rất tốt.Gala Nhân ái 2024: “Hành trình 20 năm sẻ chia hy vọng, nâng bước tương lai” là sự kiện kỷ niệm hành trình nhân ái 20 năm qua, đồng thời tri ân các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đã đồng hành cùng Dân Trí lan tỏa yêu thương tới cộng đồng. Đây cũng là dịp để báo Dân Trí chia sẻ những đổi mới mạnh mẽ của chương trình Nhân ái trong chặng đường sắp tới.Tại chương trình, Báo Dân Trí cũng tổ chức đấu giá tranh với mong muốn chung tay cùng các đối tác, mạnh thường quân thực hiện chương trình “Nhân ái 20 năm - 20 căn nhà nâng bước tương lai”.Chương trìnhđấu giá tranhdiễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 11/4 với các tác phẩm do các họa sĩ Hùng Rô (Nguyễn Mạnh Hùng), Khổng Đỗ Duy, Chu Viết Cường, Nguyễn Thế Hùng và Nguyễn Minh (Minh Phố) trao tặng.
https://nhandan.vn/5-hoa-si-tang-tranh-dau-gia-gay-quy-xay-nha-cho-nguoi-ngheo-post803617.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Chương trình Nhân ái của báo Dân Trí", "Gala Nhân ái", "xây nhà cho người nghèo", "đấu giá tranh gây quỹ", "hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn" ] }
[Ảnh] Người dân xếp hàng mua phở tại Festival Phở 2024
NDO -Sáng 16/3, rất đông người dân đã tớiFestival Phở 2024xếp hàng để thưởng thức những bát phở thơm ngon, tới từ mọi miền Tổ quốc. Người dân được tìm hiểu, chiêm ngưỡng các loại phở Việt Nam từ ngày 15-17/3 tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).
Xuyên suốt trong 3 ngày diễn ra Festival Phở 2024, Ban tổ chức phát hành 15.000-20.000 coupon ưu đãi (mỗi coupon có giá trị 15.000 đồng) để thực khách thưởng thức phở tại các gian hàng tùy chọn.Sáng 16/3, theo ghi nhận của phóng viên, rất nhiều người dân và du khách đã tới xếp hàng từ 8 giờ sáng để chờ mua vé,Các gian hàng sẽ bắt đầu bán từ 9 giờ sáng.Phở bột chuối xanh với các nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng thu hút rất nhiều thực khách tham quan.Những bát Phở Xưa thơm ngon, sẵn sàng để phục vụ khách hàng.Phở Vân Cù đón nhận lượng khách rất đông tới xếp hàng, nhiều người đã có mặt từ 7 giờ để được thưởng thức hương vị của bát phở cổ truyền Nam Định.Bà Lê Thị Hưu (thành phố Nam Định) chia sẻ rằng bà đã có mặt từ sáng sớm cùng gia đình để được thưởng thức những tô phở tại Festival. Tuy vậy tới 9 giờ bà mới mua được phở vì lượng người dân đến đây xếp hàng rất đông, các gian hàng đều tất bật để có thể kịp chuẩn bị phục vụ người dân.Người dân tìm hiểu về nguyên liệu có trong bát phở sâm ngọc linh.Ghi lại quá trình chế biến một tô phở sườn cây.Gian hàng Phở Ngô luôn nhận được sự thích thú của người dân tới thưởng thức và chụp ảnh.Dự kiến sẽ có hàng nghìn bát phở được phục vụ đến người dân trong ba ngày tổ chức.Một đầu bếp của gian hàng Phở Dệt Xưa cho biết, dù mới qua 1 tiếng đồng hồ, gần trăm bát phở đã được bán ra.Theo Ban tổ chức, chỉ trong hơn một giờ sáng nay 16/3 đã có gần 5.000 bát phở được bán ra. Festival Phở năm 2024 tổ chức rất nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa phở, thu hút du khách đến tham quan.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/anh-nguoi-dan-no-nuc-xep-hang-mua-pho-tai-festival-pho-2024-post800263.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Festival Phở 2024", "phở Việt", "con đường phở Việt", "người dân xếp hàng", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Ra mắt hồi ký Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh và tập sách Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
NDO -Tập hồi ký "Nhớ và ghi lại" là những kỷ niệm, ký ức của Anh hùng Hồ Đắc Thạnh về những chuyến vận chuyển vũ khí trên đường Hồ Chí Minh trên biển; Tập sách "Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển" tập hợp những bài viết của các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử về đoàn tàu Không số và chân dung Anh hùng Hồ Đắc Thạnh.
Chiều 7/6, tại Khu du lịch Sao Mai (xã An Phú, TP Tuy Hòa) Chương trình đầu tư sáng tác sách sử thi về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính (Bộ Quốc phòng) tổ chức lễ ra mắt hồi ký "Nhớ và ghi lại" của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh, Thuyền trưởngtàu Không sốvà tập sách về "Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển" (nhiều tác giả).Đây là các cuốn sách được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và kỷ niệm 60 năm tàu Không số cập bến Vũng Rô (11/1964-11/2024).Tập hồi ký "Nhớ và ghi lại" của Anh hùng Hồ Đắc Thạnh dày 300 trang do Nhà Xuất bản Văn học liên kết với Tạp chí Văn nghệ Quân đội xuất bản. Đây là những kỷ niệm, ký ức của Anh hùng Hồ Đắc Thạnh về những chuyến vận chuyển vũ khí trên đường Hồ Chí Minh trên biển; ký ức về đồng chí, đồng đội đã gắn bó với ông trong những năm tháng chiến đấu...Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh giới thiệu tập hồi ký Nhớ và ghi lại về những chuyến tàu Không số do ông làm thuyền trưởng.Tập sách "Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển" (nhiều tác giả) tập hợp những bài viết của các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử về đoàn tàu Không số và chân dung Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh.Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội: Hồi ký của Anh hùng Hồ Đắc Thạnh ngắn nhưng không phải là sơ sài. Nó thể hiện sự cô đúc, tinh tế của người viết. Tác giả chọn thời điểm những sự kiện, những chi tiết quan trọng nhất để nhớ và nhìn lại nên không bị sa vào dông dài.Những bài viết trong các cuốn sách này giúp chúng ta hình dung được tinh thần anh dũng của cán bộ, chiến sĩ góp phần hình thành con đường Hồ Chí Minh trên biển. Các cuốn sách này sẽ được lan tỏa trong toàn lực lượng quân đội và độc giả ngoài quân đội. Đây không chỉ là những trang văn mà còn là những bài học lịch sử có giá trị lan tỏa đến thế hệ trẻ hôm nay.Tại buổi ra mắt sách, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh tâm sự: Ký ức về những ngày cùng con tàu và đồng đội “rạch biển Đông cứu lấy sơn hà”, những kỷ niệm về tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân cứ ùa về trong tôi. Mình muốn cầm bút ghi lại những điều ấy nhưng rồi cứ chần chừ chưa viết.Những bài viết trong các cuốn sách này giúp chúng ta hình dung được tinh thần anh dũng của cán bộ, chiến sĩ góp phần hình thành con đường Hồ Chí Minh trên biển.Cho đến khi Thủ tướng Phạm Minh Chính về thăm và thắp hương tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Bến tàu Không số Vũng Rô và nhắn nhủ rằng: Bác phải cố nhớ và ghi lại những gì màĐoàn tàu Không sốvận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt tại bến Vũng Rô này. Nếu chậm trễ thì thế hệ con cháu mai sau sẽ không hiểu được thế hệ cha ông đã đánh giặc giành lại độc lập tự do thống nhất nước nhà như thế nào. Lời nói đó đã trở thành động lực để tôi nhớ và ghi lại những sự kiện, những kỷ niệm không thể phai mờ trong tôi về những ngày trong lửa đạn chiến tranh...Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh, sinh năm 1934, hiện ở phường 3, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là thuyền trưởng Tàu không số, gắn liền với các chuyến tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô… Anh hùng Hồ Đắc Thạnh có 12 lần là thuyền trưởng, chỉ huy 12 chuyển tàu Không số chi viện vũ khí cho miền Nam thành công, trong có 3 chuyến cập bến Vũng Rô. Tàu C41, hiện nay là tàu số hiệu 671 là tập thể duy nhất hai lần được trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tàu 671 hiện được đưa về Bảo tàng Quân chủng Hải quân. Tàu này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.
https://nhandan.vn/ra-mat-hoi-ky-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-ho-dac-thanh-va-tap-sach-huyen-thoai-duong-ho-chi-minh-tren-bien-post813333.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Hồ Đắc Thạnh", "Đường Hồ Chí Minh trên biển", "Bến Vũng Rô", "Vũng Rô", "Hồi ký", "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", "tàu không số" ] }
Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao
NDO -Chiều 18/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013-2023”, dưới sự điều hành của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội.
Dự phiên giải trình, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Để chuẩn bị cho phiên giải trình, Thường trựcỦy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộiđã ban hành kế hoạch, tiến hành khảo sát thực tế, làm việc với Ủy ban nhân dân 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nghiên cứu báo cáo của 3 bộ, 20 địa phương; tổ chức làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.Trên cơ sở đó, Thường trực Ủy ban đã xây dựng báo cáo kết quả khảo sát; xin ý kiến các thành viên Ủy ban về các nhóm vấn đề giải trình; phối hợp vớiBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Quốc hội, các bộ, cơ quan liên quan tổ chức phiên giải trình.Các đại biểu thảo luận tại phiên giải trình.Theo các báo cáo, kế hoạch vốn đầu tư ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngành Văn hóa, thể thao giai đoạn 2014-2015 là 1.564 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 là hơn 2.687 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025 là hơn 7.032 tỷ đồng.Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư ngân sách Trung ương bố trí các dự án xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao thuộc đối tượng báo cáo giai đoạn 2014-2015 là khoảng 308 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là hơn 688 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 là hơn 943 tỷ đồng.Tin liên quanĐể không lãng phí thiết chế văn hóaPhát biểu ý kiến tại phiên giải trình, đồng chí Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Phiên giải trình là hoạt động xem xét, đánh giá thực trạng việc ban hành, triển khai chính sách pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013-2023, tập trung các thiết chế văn hóa, thể thao do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý và thiết chế văn hóa, thể thao ở địa phương.Cùng với đó, phiên giải trình đánh giá nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành, địa phương; làm rõ những khó khăn, bất cập, nguyên nhân của khó khăn, bất cập; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, có giải pháp tháo gỡ kịp thời vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định: Phiên giải trình sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giải trình tại các cơ quan của Quốc hội, để những vấn đề nóng, bức xúc, dư luận xã hội và cử tri, Nhân dân quan tâm, các đại biểu Quốc hội phản ánh được kịp thời giải quyết; góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý, phụ trách.Đồng chí Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên giải trình.Nhấn mạnh thực tế về những bất cập, hạn chế liên quan đến công tác quy hoạch, bố trí đất, kinh phí xây dựng, công tác quản lý, vận hành các thiết chế văn hóa, thể thao; chế độ đãi ngộ, khuyến khích, tôn vinh người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa; tình trạng thiết chế văn hóa, thể thao ở nhiều nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, sử dụng chưa hiệu quả, lãng phí, không phù hợp, nhất là ở vùng miền núi, vùng khó khăn… đồng chí đề nghị Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan phân tích, đánh giá đúng thực tế, làm rõ nguyên nhân những tồn tại, hạn chế.Từ đó, các bên liên quan xác định cụ thể trách nhiệm, đưa ra các giải pháp thiết thực để khắc phục có hiệu quả những khó khăn, hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa, thể thao trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/danh-gia-thuc-trang-quan-ly-va-su-dung-cac-thiet-che-van-hoa-the-thao-post792663.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "thiết chế", "văn hóa", "thể thao", "kiến nghị", "hạn chế" ] }
Công bố hệ thống tài liệu lưu trữ quốc gia về Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ
NDO -Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chiến ở Việt Nam, ngày 5/4, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức giới thiệu các tài liệu lưu trữ quốc gia liên quan.
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Trần Việt Hoa cho biết, trong số tài liệu đang lưu giữ tại Trung tâm, khối tài liệu vềchiến dịch lịch sử Điện Biên PhủvàHội nghị Giơ-ne-vơnăm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.Trong đó, khối tài liệu liên chiến dịch Điện Biên Phủ gồm một lượng lớn hồ sơ, tài liệu tái hiện hoàn cảnh lịch sử, quá trình chỉ đạo, sự chuẩn bị chiến dịch; diễn biến và kết quả, ý nghĩa của chiến dịch; quá trình quân dân cả nước phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ; dư luận và tình cảm bạn bè quốc tế về chiến dịch; công tác hậu cần chiến dịch; chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các thương bệnh binh và với các hàng binh; tài liệu về tinh thần lạc quan chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch…Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp bàn quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)Các tài liệu đã tái hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng, của Bác Hồ và Quân đội Nhân dân Việt Nam qua những quyết sách, chiến lược nhạy bén và sức mạnh đoàn kết của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc; cũng như vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ…Khối tài liệu lưu trữ về Hội nghị Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954 gồm những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả Hội nghị Giơ-ne-vơ, tác động và quá trình thực thi hiệp định; dư luận thế giới đối với Hội nghị Giơ-ne-vơ… Đặc biệt, có nhiều bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia Hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam.Phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị Giơ-ne-vơ, tháng 7/1954. (Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga)Về nguồn xuất xứ, tài liệu lưu trữ liên quan các sự kiện được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan tổ chức nhà nước thuộc các phông: Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III, Ủy ban Hành chính Khu tự trị Tây Bắc, Ủy ban Kháng chiến Hành chính khu Tả Ngạn, Nha Giao thông, tài liệu ảnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), tài liệu ảnh phông Bộ Ngoại giao…Cùng với đó là các tài liệu, tư liệu, sách, báo có nguồn gốc cá nhân thuộc các phông: Đặng Thai Mai; Đại tá Đại sứ Hà Văn Lâu… Ngoài ra, Trung tâm cũng tiếp nhận khối tài liệu từ Lưu trữ quốc gia Pháp, Lưu trữ Liên bang Nga…Tin liên quanĐánh thức giá trị tài liệu lưu trữ quốc giaGiám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III khẳng định, những tài liệu, tư liệu, hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và về Hội nghị Giơ-ne-vơ bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là minh chứng hết sức quan trọng góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về các sự kiện lịch sử, quân sự, ngoại giao... và về lịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời có giá trị, ý nghĩa to lớn, góp phần thiết thực giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.Thời gian qua, khối tài liệu này đã được chỉnh lý, sắp xếp khoa học và được bảo quản an toàn để phục vụ các nhu cầu khai thác của đông đảo công chúng. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cũng đã tổ chứcphát huy giá trị khối tài liệudưới nhiều hình thức: viết bài, trưng bày, triển lãm, xuất bản sách, xây dựng phim...Các đại biểu tham quan trưng bày tài liệu lưu trữ về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ.Ngay trong khuôn khổ sự kiện, Trung tâm đã lựa chọn khoảng 200 tư liệu, hình ảnh, hiện vật trong số hàng ngàn tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ để trưng bày.Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhận định: Tài liệu lưu trữ gốc là tài liệu có giá trị nhất để trở về với sự kiện lịch sử. Trưng bày của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III không chỉ giới thiệu những tư liệu gốc về phía Việt Nam mà còn có những tư liệu liên quan từ Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp, Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga..., qua đó mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn để nhận diện chuẩn xác hơn về lịch sử.Đại diện Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tặng các đại biểu khách mời Bộ sưu tập chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Được biết, thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đang phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, xuất bản sách.Đặc biệt, Trung tâm cũng đang phối hợp Lưu trữ Quốc gia Pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quan hệ Việt Nam-Pháp: Từ Điện Biên Phủ đến đối tác chiến lược” từ nguồn tài liệu của nhiều tổ chức, cơ quan.
https://nhandan.vn/cong-bo-he-thong-tai-lieu-luu-tru-quoc-gia-ve-dien-bien-phu-va-hoi-nghi-gio-ne-vo-post803265.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "tài liệu lưu trữ", "chiến thắng Điện Biên Phủ", "Trung tâm Lưu trữ quốc gia III", "Hội nghị Giơ-ne-vơ" ] }
Đạo diễn Lê Hải Yến: "Tôi muốn dòng sông kể câu chuyện của mình"
NDO -Theo thông tin từ New Media,nữ đạo diễn Lê Hải Yếnđã được lựa chọn để thực hiện chương trình thực cảnh đồ sộ “Sài Gòn - dòng sông kể chuyện” diễn ra trên sông Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh).
Chương trình là công sức, tâm huyết của nữ đạo diễn, với những sự đầu tư công phu về kiến thức văn hóa, lịch sử, kết hợp với công nghệ và con người. Đây cũng là chương trình mới nhất trong số những sự kiện nghệ thuật biểu diễn có quy mô lớn mà đạo diễn Lê Hải Yến từng tham gia.Chương trình thực cảnh “Sài Gòn – dòng sông kể chuyện” nằm trong khuôn khổLễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minhlần thứ nhất năm 2023, do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức, Sở Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao cùng các sở, ngành thực hiện. Lễ hội dự kiến diễn ra trong 3 ngày từ 4 đến 6/8.“Sài Gòn – dòng sông kể chuyện” là chương trình thực cảnh đồ sộ với quy mô gần 700 diễn viên, lần đầu tiên được tổ chức trên sông Sài Gòn - dòng sông đầy hoài niệm, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Gia Định - Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, gắn với hình ảnh thương cảng quốc tế lớn nhất tại Việt Nam, và là một biểu tượng sống động của lịch sử khẩn hoang, mở mang bờ cõi của người Việt. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 6/8 tại Cảng Sài Gòn - Cảng Hành khách tàu biển.Đạo diễn Lê Hải Yến chia sẻ về chương trình.Đây không chỉ là chương trình thực cảnh đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là chương trình thực cảnh tái hiện sự hình thành của tự nhiên, con người qua các thời kỳ phát triển của Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh và dòng sông chính là một “nhân chứng” hào hùng. Câu chuyện sẽ được kể bằng sự kết hợp các loại hình nghệ thuật từ dân gian đến đương đại, âm nhạc, vũ kịch, ánh sáng, điện ảnh đậm sắc màu văn hóa - nghệ thuật, giải trí kết hợp cùng các công nghệ trình diễn hiện đại, được diễn ra trên một dòng sông thật, một thương cảng thật, những con thuyền thật, con người thật, bối cảnh thật và những câu chuyện thật cùng cảm xúc chân thật nhất được nâng tầm thành nghệ thuật.Chương trình dự kiến sẽ gồm 5 chương lần lượt với các tên gọi: “Khẩn hoang”, “Mở cõi”, “Trên bến dưới thuyền”, “Hòn ngọc viễn đông”, “Rực rỡ thành phố bên sông”…, tái hiện lịch sử hình thành của thành phố.Tôi muốn mỗi người dân Sài Gòn sẽ thấy mình trong câu chuyện, sẽ thấy bóng dáng của cha ông và thế hệ tiền nhân trong câu chuyện, sẽ du ngoạn bằng mọi giác quan cùng câu chuyện.Tổng đạo diễn Lê Hải YếnChương trình nghệ thuật thực cảnh “Sài Gòn – dòng sông kể chuyện” sẽ gói trọn cả dòng chảy lịch sử vắt qua nhiều thế kỷ lẫn mạch nguồn văn hóa nghệ thuật truyền thống, vừa tác động đến mọi giác quan của người xem, đưa những “hạt vàng ròng” tinh hoa bản nguyên, độc đáo của mảnh đất Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế.Chia sẻ về “Sài Gòn – dòng sông kể chuyện” , đạo diễn Lê Hải Yến nói: “Tôi đã dành gần một năm trời chỉ để nghiên cứu, tìm hiểu, du khảo trong các không gian lịch sử, chìm đắm trong những ký ức rực rỡ của Gia Định - Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh và xưa hơn nữa, cũng như để thấu hiểu được tận tường về mạch nguồn của dòng chảy và con nước tại Sông Sài Gòn. Tôi muốn đây không chỉ là một chương trình nghệ thuật, mà là một thước phim sống động được kể trên một dòng sông thật, với bến cảng thật, con người thật, tàu thuyền thật và những câu chuyện chân thật đầy cảm xúc được nâng tầm thành nghệ thuật. Tôi muốn để dòng sông tự kể nên câu chuyện của mình”.Tất cả những công nghệ, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng chỉ nhằm duy nhất một mục đích là đem lại cảm xúc và chạm đến trái tim của khán giả. Để rồi sau đó, tự mỗi khán giả sẽ có được cái nhìn đầy đủ về văn hóa, lịch sử và những giá trị tinh hoa trên bản đồ du lịch của thành phố. Quan trọng hơn, khán giả sẽ có được câu trả lời rằng chúng ta nên ứng xử thế nào với dòng sông này, nên tri ân, trân trọng, gìn giữ và phát huy di sản thiên nhiên quý giá này như thế nào?Tổng đạo diễn Lê Hải YếnĐạo diễn Lê Hải Yến cho biết, đêm nghệ thuật thực cảnh sẽ sử dụng công nghệ 3D, mapping lên toàn bộ phần sàn của bối cảnh trên bờ; hệ thống nhạc nước lập trình theo âm nhạc; hệ thống ánh sáng được tính toán công phu, chi tiết theo từng tiết mục. Để tạo ra được những hình ảnh chân thật nhất, trong màn khẩn hoang, ekip đạo diễn phải đi lục tìm lại những chiếc ghe bầu cổ từ miền trung, phục dựng lại những cánh buồm xưa.Ở màn chợ nổi, ekip cũng huy động hơn 40 chiếc xuồng ba lá và tam bản để tái hiện khung cảnh chợ hoa bến Bình Đông ngày Tết. Màn diễu hành với hơn 30 tàu thuyền du lịch các loại: từ cano, thuyền buồm, tàu nhà hàng, tàu du lịch, water bus… sẽ là một hình ảnh ẩn dụ cho sự phát triển phồn thịnh mà ngành du lịch sẽ mang lại cho dòng sông Sài Gòn. Chương cuối phô diễn các công nghệ trình diễn hiện đại bậc nhất với hệ thống đèn lazer công suất lớn, màn trình diễn flyboard đặc sắc, kết hợp cùng phần trình diễn drone show và pháo hoa trên trời cùng ánh sáng từ hàng chục tàu thuyền lớn trên sôngĐây là chương trình nghệ thuật thực cảnh được đầu tư công phu, do Newday Media thực hiện cùng sự tham gia của ekip các đạo diễn, chuyên gia, cố vấn, nghệ sĩ hàng đầu trong ngành nghệ thuật hiện nay như: Tổng đạo diễn Lê Hải Yến, cố vấn kỹ thuật - Đạo diễn ánh sáng Phạm Hoàng Nam, Tổng biên đạo múa: NSƯT Thanh Hằng, Đạo diễn âm nhạc - Nhạc sĩ Mạnh Tiến, cố vấn trang phục – nhà thiết kế Việt Hùng, cố vấn văn học - Nhà báo Phạm Công Luận…Newday Media là đơn vị có gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực PR Marketing và tổ chức sự kiện. Newday Media là đơn vị có bề dày kinh nghiệm tổ chức các sự kiện văn hóa lớn như: “Lễ Hội văn hóa du lịch Mường Lò & Khám phá Danh thắng Ruộng Bậc Thang Mù Cang Chải 2019", “Lễ hội Văn hoá và Du lịch Mường Lò 2022”… cùng rất nhiều sự kiện lớn khác của các doanh nghiệp, tập đoàn. Newday Media còn là đơn vị duy nhất của Việt Nam 2 năm liên tiếp (2018 – 2020) đoạt giải vàng danh giá Steve Awards (tại Mỹ) và giải Vàng hạng mục Sự kiện văn hoá nghệ thuật xuất sắc EMA 2023 (tại Hồng Kông)
https://nhandan.vn/dao-dien-le-hai-yen-toi-muon-dong-song-ke-cau-chuyen-cua-minh-post762079.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "“Sài Gòn – dòng sông kể chuyện”", "Lê Hải Yến", "đạo diễn Lê Hải Yến", "Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh", "Newday Media" ] }
Giới thiệu cuốn sách “Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam” của tác giả Edward Miller
NDO -Chiều 25/3, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánhNhà xuất bảnChính trị quốc gia Sự thật tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm, giới thiệu cuốn sách “Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam” của tác giả Edward Miller (Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Dartmouth).
Trong cuốn sách Liên minh sai lầm: Ngô Ðình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam, với cách nhìn ở một góc độ khác so với các nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam, tác giả Edward Miller đã phác họa rõ nét và đa chiều hình ảnh Ngô Đình Diệm và lý giải bản chất mối quan hệ giữa chính quyền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm và Mỹ.Cuốn sáchmở đầu vào một ngày tháng 6/1954, khi Ngô Đình Diệm đặt chân lên mảnh đất Sài Gòn sôi động với nghi lễ đón tiếp có phần ít ồn ào dành cho thủ tướng mới của chính quyền Nam Việt Nam, và kết thúc vào ngày 1/11/1963, với sự kiện Diệm cùng em trai là cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết trong chiếc xe bọc thép M-113 khi đang trên đường tới Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại buổi tọa đàm, ra mắt sách.Với độ lùi thời gian 60 năm, dựa trên nguồn tư liệu phong phú về Việt Nam trong giai đoạn từ 1954-1963, đặc biệt là các tư liệu tiếng Việt của chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ kho lưu trữ của các nước phương Tây, tác giả Miller đã chỉ rõ giữa Diệm và Mỹ, dù cùng chung mục tiêu “chống Cộng”, nhưng giữa hai đồng minh này vẫn thường xuyên tồn tại bất đồng, tạo nên xung đột và cạnh tranh liên quan đến những vấn đề cốt lõi mà tác giả Miller gọi là “nguyên lý xây dựng quốc gia”, vốn được hình thành và chi phối toàn bộ lịch sử quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Diệm từ lúc mới hình thành cho đến lúc lụi tàn.Theo Miller, chính xung đột về tầm nhìn, chiến lược khác nhau của người Mỹ và Ngô Đình Diệm đối với vận mệnh của miền Nam Việt Nam thời kỳ hậu thực dân là tác nhân quan trọng gây nên mối quan hệ đầy thăng trầm Mỹ-Diệm và cả số phận chính quyền Việt Nam Cộng hòa, dẫn đến sự sụp đổ của liên minh Mỹ- Diệm vào năm 1963.Dựa trên quan điểm, lập trường của mình và nguồn tư liệu khai thác, tác giả có một số luận giải, đánh giá về một số sự kiện, nhân vật có sự khác biệt với đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, như đánh giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh; về chủ nghĩa cộng sản, cách mạng miền Nam, phong trào Đồng Khởi; về cá nhân Ngô Đình Diệm; về nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chính quyền Sài Gòn,...Tôn trọng chính kiến của tác giả và để bạn đọc thuận tiện nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi cố gắng giữ nguyên nội dung như bản gốc, đồng thời khẳng định rằng đây là quan điểm riêng của tác giả.Đây là cuốn sách rất đáng tìm đọc, như lời của Larry Berman, tác giả cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo: cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn, Phóng Viên Tạp Chí Time Và Điệp Viên Cộng Sản Việt Nam” đã nhận xét khi cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 2013 tại Mỹ.Tác giả Edward Miller (giữa) trả lời câu hỏi của độc giả tại buổi tọa đàm, ra mắt sách.Ông cho rằng cuốn sách là “Một đóng góp to lớn để chúng ta hiểu biết về sự can thiệp lầm lạc của Mỹ tại Việt Nam. Những cuốn sách tuyệt vời nâng cao kiến thức cũng như tranh luận lịch sử, và đây chính xác là điều mà Miller đã đạt được. Liên minh sai lầm có thể dễ dàng trở thành cuốn sách mới hay nhất của năm”.Cuốn sách Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam (Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United State, and the fate of South Vietnam) của tác giả Edward Miller được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt vào năm 2016.Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong lần xuất bản này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã bổ sung vào nội dung sách một công trình nghiên cứu của tác giả về chấn hưng tôn giáo và khía cạnh chính trị của công cuộc kiến quốc-góc nhìn khác về “Biến cố Phật giáo” năm 1963 ở Nam Việt Nam, đặt trong phần Phụ lục.Đông đảo đại biểu, độc giả đến dự buổi tọa đàm, ra mắt sách chiều 25/3.Qua đó, Nhà xuất bản muốn cung cấp thêm nguồn thông tin, tư liệu của người nước ngoài về một giai đoạn lịch sử đầy cam go của dân tộc Việt Nam, phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của các học giả, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên ngành lịch sử và chính trị,... cũng như độc giả quan tâm đến chủ đề này.
https://nhandan.vn/gioi-thieu-cuon-sach-lien-minh-sai-lam-ngo-dinh-diem-va-so-phan-nam-viet-nam-cua-tac-gia-edward-miller-post801525.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Edward Miller", "Ngô Đình Diệm", "Miller", "Việt Nam Cộng hòa", "Ngô Ðình Diệm", "Nxb Chính trị quốc gia", "Ngô Đình Nhu", "Chống cộng" ] }
Thơ ca đồng hành cùng quê hương, đất nước
NDO -Ngày 24/2, Hội Văn học Nghệ thuậttỉnh Thanh Hóatổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII-2024 có chủ đề “Bản hòa âm đất nước”.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII tại Thanh Hóa thu hút đông đảo các nhà thơ, văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong tỉnh tham gia.Hiện thực cuộc sống sinh động, nhất là những thành tựu trong thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đưa Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thanh Hóa vào cuộc sống; bề dày truyền thống của quê hương “địa linh, nhân kiệt”, đất nước tươi đẹp, đang đổi thay từng ngày, dần hiện thực hóa khát vọng hùng cường, sánh vai cùng các cường quốc, năm châu, tiếp tục khơi nguồn cảm hứng thi ca, thúc đẩy các tầng lớp nhân dân lao động, sáng tạo.Ngày thơ Việt Nam ở Thanh Hóa còn là dịp để các nhà thơ, văn nghệ sĩ gặp gỡ, giao lưu, khích lệ nhau nỗ lực, say mê lao động, sáng tạo nên những tác phẩm thơ ca nồng nàn hơi thở cuộc sống, hướng con người tới cái đẹp, chung sức, đồng lòng hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, đậm đà bản sắc, lan tỏa giá trị văn hóa xứ Thanh.Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Ngày thơ Việt Nam.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng ghi nhận, các nhà thơ xứ Thanh đã lao động, sáng tạo với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao. Nhiều tác phẩm của các nhà thơ được các tầng lớp nhân dân, độc giả đón nhận, lan tỏa trong cộng đồng.Thơ ca làm cho con người sống có nhân cách, có ước mơ, hoài bão, không ngừng hướng đến chân-thiện-mỹ; đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển nền tảng văn hóa-xã hội của quê hương Thanh Hóa.
https://nhandan.vn/tho-ca-dong-hanh-cung-que-huong-dat-nuoc-post797414.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Thanh Hóa", "ngày thơ", "đồng hành cùng quê hương" ] }
Triển lãm tranh màu nước của họa sĩ từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ
NDO -Hơn 200 bức tranh màu nước của các hoạ sĩ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ được giới thiệu tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội). Đây là một trong những triển lãm màu nước đa dạng về sắc thái văn hóa nhất từ trước đến nay.
Chiều 16/3, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội), tổ chức phi lợi nhuận quốc tế VietnamInAcquarello phối hợp Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức khai mạcTriển lãm tranhmàu nước quốc tế “Sắc màu văn hóa".Triển lãm thu hút 465 bức tranh của họa sĩ từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.Trong đó, hơn 200 bức tranh chọn lọc sẽ được trưng bày chính thức tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám.Đây được xem là triển lãm tranh màu nước lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay, đóng góp vào sự phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam.Triển lãm đem đến cho người yêu nghệ thuật những bộ sưu tập tranh màu nước đặc sắc của các quốc gia.Nét văn hóa đặc trưng được thể hiện rõ thông qua các chủ đề thân thuộc về thiên nhiên, đất nước, con người… và qua nét vẽ mềm mại nhưng dứt khoát, tinh tế và uyển chuyển của các họa sĩ với chất liệu màu nước.Sáng tác của một tác giả Ba Lan được giới thiệu tại triển lãm.VietnamInAquarello là chi nhánh của Mạng lưới Tổ chức màu nước quốc tế - tổ chức phi lợi nhuận có mạng lưới rộng khắp tại hơn 100 quốc gia và kết nối hơn 800.000 đơn vị.VietnamInAcquarello tạo cơ hội để các họa sĩ trong nước giao lưu, trao đổi kỹ thuật với các họa sĩ trong khu vực cũng như trên thế giới, gặp gỡ các nghệ sĩ, nhà sưu tập, sinh viên và các cá nhân tổ chức quan tâm đến nghệ thuật màu nước.Tại sự kiện lần này, VietnamInAcquarello đón hơn 60 họa sĩ đến từ 22 quốc gia như Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh, Canada, Pháp, Brazil, Guatemala… đến Việt Nam, tham gia các hoạt động hội họa và trao đổi văn hóa nghệ thuật….Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: sự kiện Triển lãm tranh màu nước “Sắc màu Văn hóa” là một hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa trong việc phát huy, quảng bá những giá trị tinh thần, văn hóa cộng đồng, góp phần từng bước đưa Văn Miếu-Quốc Tử Giám trở thành một không gian sáng tạo. Chúng tôi luôn chú trọng trong việc đa dạng hóa các hoạt động văn hóa tại di tích nhằm phục vụ khách tham quan trong nước và quốc tế ngày càng tốt hơn.Trong khuôn khổ triển lãm, 18 họa sĩ quốc tế đã trình diễn vẽ tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám trong ngày 16/3. Đây là hoạt động đặc trưng của các triển lãm màu nước quốc tế.Thông qua phần trình diễn, công chúng yêu nghệ thuật có thể trực tiếp theo dõi quá trình hình thành một bức tranh màu nước vẽ nhanh, cũng như thấy được phần nào sự ảnh hưởng của các nền văn hóa đối với việc chọn chủ đề và phong cách vẽ của các họa sĩ.Ngoài trưng bày tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, hơn 200 bức tranh còn lại sẽ được trưng bày tại Nhau Studio (số 364, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) từ nay đến hết ngày 24/3/2024.
https://nhandan.vn/trien-lam-tranh-mau-nuoc-cua-hoa-si-tu-60-quoc-gia-va-vung-lanh-tho-post800296.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "văn miếu", "triển lãm tranh màu nước" ] }
Đặc sắc các nghi lễ ở Đền Trần Nam Định
NDO -Vào các ngày 20/2 và 21/2 (tức các ngày 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra các nghi lễ quan trọng củaLễ hội khai ấn Đền Trần, đó là lễ rước kiệu Ngọc Lộ và lễ nước, tế cá.
Lễ rước kiệu Ngọc Lộ diễn ra ngày 11 tháng Giêng, với ý nghĩa rước hương linh của Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông từ Chùa Phổ Minh sang bái yết tiên tổ Trần triều và chứng kiến các nghi lễ thờ thủy tổ tại đền Thiên Trường. Nghi lễ biểu hiện sự dung hòa giữa tín ngưỡng dân tộc và tôn giáo (đạo Phật) của Việt Nam.Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị vua thứ 3 của nhà Trần. Với đời, ngài là vị vua anh minh kiệt xuất, lãnh đạo, đoàn kết quân dân đánh giặc Nguyên-Mông xâm lược. Với đạo, ngài là vị thiền sư đắc đạo, là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền riêng của Phật giáo Việt Nam.Nghi lễ được thực hiện với ý nghĩa rước hương linh Phật hoàng Trần Nhân Tông từ chùa Phổ Minh sang đền Thiên Trường để bái yết tiên tổ Trần triều.Tại lễ rước kiệu Ngọc Lộ, đám rước hàng trăm người, có đầy đủ cờ, nghi trượng, dàn bát âm, khởi hành từ đền Thiên Trường sang chùa Phổ Minh. Đội múa rồng đi đầu đoàn rước kiệu, biểu diễn trong tiếng trống hội rộn rã, náo nức của ngày xuân. Nổi bật giữa đám rước là kiệu Ngọc Lộ rất lớn, chạm khắc tinh xảo, được gánh bởi các trai tráng khỏe mạnh.Khi đoàn rước kiệu trở về đền Thiên Trường, nơi cách chùa Phổ Minh khoảng 500m, bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông được thỉnh từ trong kiệu ra, với ý nghĩa về bái tổ, tri ân công đức các bậc tiền nhân. Các vị cao niên, thủ nhang đền Thiên Trường làm lễ kính cáo với các vị vua Trần.Đội múa rồng dẫn đầu đoàn rước kiệu hàng trăm người, với đầy đủ cờ, nghi trượng, dàn bát âm...Trong không gian linh thiêng, rất nhiều người dân đã đến để chứng kiến một nghi lễ quan trọng trongLễ hội khai ấn Đền Trần. Từng có thời gian dài lễ rước kiệu Ngọc Lộ bị mai một, trước khi được phục dựng đầy đủ vào năm 2015.Ngày 12 tháng Giêng xuân Giáp Thìn, tại Đền Trần tiếp tục diễn ra nghi lễ rước nước, tế cá. Nghi lễ này có ý nghĩa tôn vinh nghề chài lưới vốn là xuất thân của nhà Trần, và cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.Lễ rước nước, tế cá có ý nghĩa tôn vinh nghề chài lưới vốn là xuất thân của nhà Trần, đồng thời cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.Đoàn rước có đầy đủ đội rước rồng, lân; chiêng, trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với vật dụng đầy đủ như vó, giậm, nơm; kiệu thánh, đội tế nam quan, đội tế nữ quan…Đầu tiên, đoàn lễ thực hiện nghi thức rước nước ở giếng Rồng ở phía đông đền Cố Trạch. Sau đó, đoàn tổ chức đánh bắt hai loại cá “triều đẩu” (cá quả) và “long ngư” (cá chép), chuyển đến kiệu Rồng, rước về đền Thiên Trường. Kết thúc nghi lễ, các vị cao niên thực hiện nghi thức dâng nước, tế cá.Đoàn lễ sẽ chọn những con cá đẹp nhất, khỏe nhất để làm lễ rước nước, tế cá trước khi phóng sinh chúng ra sông Hồng.Cũng như lễ rước kiệu Ngọc Lộ, lễ rước nước, tế cá từng có thời gian bị mai một trước khi được phục dựng từ năm 2014 dựa trên việc nghiên cứu các thư tịch cổ, sự tìm tòi trong dân gian và những ý kiến đóng góp của các bô lão địa phương.Cùng lễ khai ấn sẽ diễn ra đêm 14 tháng Giêng, các nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ, rước nước, tế cá đậm đà màu sắc truyền thống đang được gìn giữ, phát huy, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương, cũng như ước mong giữ mãi hào khí Đông A chói lọi của vương triều Trần.
https://nhandan.vn/dac-sac-cac-nghi-le-o-den-tran-nam-dinh-post796974.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Nam Định", "lễ rước kiệu Ngọc Lộ", "lễ rước nước tế cá", "Đền Trần" ] }
Quảng Trị tổ chức Lễ hội tôn vinh giá trị của hòa bình
NDO -Tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên tổ chứcLễ hội Vì hòa bìnhvào tháng 7/2024 với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”.
Sáng 31/5, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo giới thiệu Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 với chủ đề Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình.Tham dự sự kiện có các đồng chí: Đinh Như Hoan, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Ngoại giao.Về phía tỉnh Quảng Trị có các đồng chí Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị; Hoàng Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Trưởng Ban tổ chức lễ hội.Các đại biểu tham dự Họp báo.5 NĂM CHUẨN BỊ CHO LỄ HỘI VÌ HÒA BÌNHPhát biểu tại sự kiện, đồng chí Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết: Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình. Trải qua những cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, chịu đựng biết bao mất mát, hy sinh, hơn ai hết, dân tộc Việt Nam nhận rõ giá trị của hòa bình.Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nơi đây từng được xem là “chiến địa”, “trấn biên”, phên dậu” và ba lần được chọn làm thủ phủ của đất nước.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, trong các cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc, Quảng Trị là nơi gánh chịu nhiều đau thương, hy sinh mất mát, chứng kiến bao cảnh tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh. Nhưng hôm nay, nơi đây “đất thiêng đã nở đóa hoa hòa bình”, Quảng Trị đã hồi sinh và vươn mình lớn dậy, khởi sắc trên tro tàn đổ nát của chiến tranh, trong thế giới hòa bình và hội nhập.Tin liên quanQuảng Trị tổ chức lễ hội vì hòa bình - Nhân lên khát vọng hòa bình và phát triển"Vì lẽ đó, Quảng Trị là nơi lựa chọn ứng hợp nhất, nơi của những nhịp cầu kết nối, nơi của những điểm chạm sâu thẳm trong lòng người để tổ chức một lễ hội lần đầu tiên tại Việt Nam với quy mô quốc gia, quốc tế - một lễ hội mang thông điệp Hòa bình", đồng chí Võ Văn Hưng nhấn mạnh.Xuất phát từ ý nghĩa đó, đồng chí Võ Văn Hưng cho biết, tỉnh Quảng Trị đã ấp ủ, thai nghén Đề án tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình từ 5 năm trước với mục đích nhân văn lớn lao nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình; tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc, tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh; góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam; xây dựng Quảng Trị từng bước trở thành không gian văn hóa vì hòa bình, điểm đến vì hòa bình, truyền đi thông điệp yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam, kêu gọi nhân loại chung tay xây dựng nền hoà bình bền vững trên thế giới.Lễ hội Vì Hòa bình lần đầu tiên được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm70 năm ngày ký kết Hiệp định Genèvevề đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình Đông Dương (20/7/1954 - 20/7/2024), 77 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).Đồng chí Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị chia sẻ thông tin tại sự kiện.Đây cũng là sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch quy mô quốc gia, quốc tế trong giai đoạn 2024-2025 theo Quyết định số 3032/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch."Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới hiện nay đang còn có những điểm xung đột, Lễ hội Vì hòa bình được tổ chức trên vùng đất Quảng Trị từng nhiều đau thương, mất mát, hủy diệt bởi chiến tranh, nơi 'đất thiêng nở đóa hoa hòa bình' sẽ truyền đi thông điệp về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, kêu gọi nhân loại chung tay xây dựng nền hoà bình bền vững trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh con người, đất nước Việt Nam", đồng chí Võ Văn Hưng nhấn mạnh.Đồng chí Đinh Như Hoan, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân tham dự buổi họp báo.Đại diện Ban tổ chức thông tin, lễ hội sẽ được khai mạc vào tối 6/7/2024, tại Di tích quốc gia đặc biệtĐôi bờ Hiền Lương-Bến Hảivới chuỗi các hoạt động ý nghĩa, các chương trình nghệ thuật đặc sắc với mong muốn dấu ấn của lễ hội sẽ tạo ra các điểm nhấn cảm xúc “mang cả thế giới hòa bình đến Quảng Trị”- mảnh đất đã trở thành biểu tượng cho khát vọng hòa bình, sự hàn gắn và hồi sinh.Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 sẽ là một minh chứng sống động cho khát vọng ấy, khi Quảng Trị đón nhận bạn bè quốc tế, cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, đoàn kết và phát triển, biến quá khứ đau thương thành động lực mạnh mẽ cho những bước tiến mới.ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG TƯƠNG LAIPhát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh 5 ý nghĩa của sự kiện, bao gồm:Thứ nhất,Lễ hội đáp ứng đúng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế hiện nay. Hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng của nhân loại, đặc biệt trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay.Thứ hai,Lễ hội cũng truyền đi thông điệp: Việt Nam yêu chuộng hòa bình, bao dung và nhân nghĩa. Việt Nam mong muốn đóng góp vào vấn đề nóng bỏng nhất của thời đại là kiến tạo và gìn giữ hòa bình.Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc chia sẻ về ý nghĩa Lễ hội vì Hòa bình năm 2024.Thứ ba,Lễ hội góp phần quảng bá những sắc màu văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của Quảng Trị; là sự kết hợp sống động giữa truyền thống và hiện đại, lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc, giàu tính nhân văn và đầy sức cuốn hút.Thứ tư,Lễ hội đóng góp vào việc tôn vinh, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo cơ hội để các nền văn hóa các quốc gia gặp gỡ, qua đó thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, gắn kết người dân, đưa văn hóa trở thành động lực mạnh mẽ cho phát triển, chung tay xây dựng một thế giới hòa bình đoàn kết và phồn vinh."Bên cạnh đó, thông qua quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Quảng Trị nói riêng, Việt Nam nói chung, sự kiện cũng giúp tôn vinh, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại", Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhấn mạnh.Cuối cùng, Thứ trưởng Ngoại giao tin tưởng, lễ hội sẽ tạo động lực quan trọng để Quảng Trị không chỉ trở thành không gian văn hóa vì hòa bình, địa chỉ đỏ vì hòa bình, nơi hội ngộ bạn bè bốn phương yêu chuộng hòa bình, mà còn góp phần quảng bá tiềm năng, thu hút du lịch, hợp tác quốc tế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương.Quang cảnh buổi họp báo.Thông tin thêm tại sự kiện, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, cá nhân ông đã gặp trực tiếp Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay tại Paris để giới thiệu về sự kiện. Người đứng đầu UNESCO đánh giá cao, hoan nghênh sáng kiến nhân văn của Việt Nam: "Vì chiến tranh bắt nguồn từ trong tâm trí con người, nên phải xây dựng thành trì về hòa bình từ trong tâm trí con người..." Bà Audrey Azoulay cũng khẳng định sẽ gửi thông điệp tới Lễ hội.Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông mong muốn Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 sẽ là minh chứng sống động cho khát vọng khi Quảng Trị đón nhận bạn bè quốc tế, cùng nhau xây dựng một tương lai hòa bình, đoàn kết và phát triển, biến quá khứ đau thương thành động lực mạnh mẽ cho những bước tiến mới.NHIỀU HOẠT ĐỘNG ĐA DẠNG, ĐẶC SẮC TẠI LỄ HỘITại sự kiện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đã thông tin nhanh về các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024.Theo đó, cùng với hoạt động tri ân, tưởng niệm, chương trình Lễ hội được thiết kế với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, âm nhạc, giải trí, thể thao, ẩm thực được tổ chức ở nhiều không gian khác nhau, với nhiều cung bậc khác nhau, hướng đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người trẻ.Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 sẽ có các hoạt động chính bao gồm: Ngày hội Đạp xe vì hòa bình (29-30/6), dự kiến có khoảng 1.000 vận động viên phong trào trong nước và quốc tế tham dự; Chương trình nghệ thuật đặc biệt Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình với chủ đề Kết nối những nhịp cầu (tối 6/7); Lễ hội Văn hóa, ẩm thực Hương vị miền hoa nắng (12-14/7). Ngoài ra, công chúng cũng sẽ được tham dự nhiều chương trình giao lưu âm nhạc đặc biệt xuyên suốt thời gian diễn ra Lễ hội...Đáng chú ý, hiện Ban tổ chức đã mời được 7 quốc gia đồng ý cử đoàn nghệ thuật tham dự Lễ hội, trong đó có không ít nghệ sĩ nổi tiếng thế giới tới từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị chia sẻ về các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Vì hòa bình năm 2024.Một chương trình chính khác tại Lễ hội Vì hòa bình là "Ước nguyện hòa bình" vào tối 26/7 tại Bến thả hoa bờ Bắc sông Thạch Hãn và Di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị với các hoạt động như: Lễ dâng hoa, dâng hương, thả hoa đăng, cầu nguyện. Đặc biệt, tiếng chuông cầu nguyện hòa bình diễn ra đồng thời với các hoạt động tri ân tại tất cả nghĩa trang, bia tưởng niệm, nhà thờ các Anh hùng liệt sĩ.Ngoài các hoạt động nói trên, trong của Lễ hội, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Lễ hội vì hòa bình, đặc biệt là Chương trình nghệ thuật chính luận "Vĩ tuyến 17-Khát vọng hòa bình" do Báo Nhân Dân tổ chức diễn ra vào tối 19/7 tại khu vực Kỳ đài bờ Bắc khu di tích đặc biệt Quốc gia đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải. Giải Chạy Marathon "Hành trình về đất lửa" tỉnh Quảng Trị diễn ra từ ngày 15-16/6; Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam; các giải thể thao quốc gia, Hội chợ thương mại quốc tế "Nhịp cầu xuyên Á"…"Đặc biệt, tất cả các hoạt động đều được tổ chức vào những ngày cuối tuần, tạo điều kiện cho du khách gần xa có thể về tham dự", Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị thông tin thêm.Ngoài ra, Lễ hội Vì Hòa bình sẽ được tổ chức theo hướng "mở", chỉ có ngày bắt đầu chứ không có... bế mạc. Đây cũng là cách Ban tổ chức gửi đi thông điệp: Bất cứ lúc nào, công chúng cũng có thể tới tận hưởng không khí lễ hội, không khí vì hòa bình tại Quảng Trị."Chúng tôi kỳ vọng Lễ hội Vì Hòa bình sẽ trở thành một sản phẩm du lịch hoàn toàn mới ở Việt Nam và riêng có của Quảng Trị, thu hút khách du lịch tới và trở lại trong nhiều lần tiếp theo", Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh.Thông tin thêm về việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ du khách tham gia lễ hội, đồng chí cho biết hiện tỉnh Quảng Trị đang thống kê toàn bộ cơ sở lưu trú trên địa bàn, đồng thời tính phương án huy động các ký túc xá, homestay, nhà dân... đủ điều kiện. Ngoài ra, địa phương cũng lên phương án dự phòng, chia sẻ du khách với 2 tỉnh lân cận là Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế."Sau Lễ hội, tỉnh Quảng Trị sẽ tập trung vào phát triển du lịch dựa trên cơ sở liên kết vùng, lấy mũi nhọn là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch về chiến trường xưa. Đây là một chiến lược rất lớn của tỉnh Quảng Trị", Phó Chủ tịch Hoàng Nam thông tin.Lễ hội Vì hòa bình được tổ chức vào tháng 7 là mùa tri ân và tôn vinh giá trị hòa bình trên "vùng đất lửa" Quảng Trị. Vào tháng 7 hằng năm, dòng người từ mọi miền Tổ quốc lại về với Quảng Trị, vùng đất gánh chịu nhiều đau thương, mất mát, chứng kiến bao cảnh tàn khốc và hủy diệt của chiến tranh để tưởng nhớ và tri ân những người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất non sông.Bộ nhận diện Lễ hội Vì Hòa bình 2024 - Ảnh: Ban tổ chức lễ hội cung cấpTrên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có hai Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Trường Sơn - nơi an nghỉ của gần 60.000 Anh hùng liệt sĩ trên khắp cả nước.Với gần 500 di tích lịch sử cách mạng, Quảng Trị được xem như bảo tàng sinh động về di tích chiến tranh cách mạng của Việt Nam; trong đó có các hệ thống di tích gắn liền với cuộc chiến tranh vệ Tổ quốc như: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đường Hồ Chí Minh, Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 Ngày đêm năm 1972...
https://nhandan.vn/quang-tri-to-chuc-le-hoi-ton-vinh-gia-tri-cua-hoa-binh-post811944.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Lễ hội Vì hòa bình", "Quảng Trị", "Cầu Hiền Lương", "Sông Bến Hải" ] }
Đặc sắc Festival "Cao nguyên trắng Bắc Hà - Nghiêng say mùa xuân"
NDO -Tối 8/3, tại sân vận động thị trấn huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã diễn ra lễ khai mạc Festival ''Cao nguyên trắng Bắc Hà'' với chủ đề ''Nghiêng say mùa xuân'' và chương trình nghệ thuật tôn vinh di sản phi vật thể ''Lễ hội đua ngựatruyền thống huyện Bắc Hà'' năm 2024.
Chương trình là những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc giới thiệu những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của con người và cảnh sắc thiên nhiên như: nhạc cảnh nghi lễ cầu may và nghiêng say Bắc Hà, múa sính lễ rước dâu, múa hát ngựa dũng mãnh, múa ngựa giấy, đón em xuống chợ và chợ phiên vùng cao...Các tiết mục đã đưa người xem đến với mùa xuân ởcao nguyên trắng Bắc Hà, hoa mận, hoa lê nở trắng, hòa lẫn màn sương giăng mắc trên sườn núi...Ở Bắc Hà, ngựa giữ vai trò quan trọng đối với đời sống đồng bào dân tộc. Con ngựa vừa là người bạn thân thiết vừa là phương tiện vận chuyển quan trọng hằng ngày… Ngựa đã đồng hành cùng người dân trong cuộc sống nơi núi cao, sương trắng.Tin liên quanĐua ngựa trên cao nguyên trắng Bắc HàĐêm khai mạc cũng diễn ra cuộc đua ngựa Bắc Hà. Đây là cuộc đua của những nông dân, ngựa đua là những con ngựa thồ. Những nài cưỡi trên lưng ngựa không có yên cương, không bàn đạp giữ chân mà chỉ có đai buộc ngựa, hai móc sắt buộc vào dây hai bên hàm để điều khiển.Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của đồng bào vùng cao Bắc Hà.Đua ngựa biểu hiện của tinh thần thượng võ, phóng khoáng, dũng cảm và tự tin. Ngày 27/5/2021,lễ hội đua ngựa Bắc Hàđược ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp ưuốc gia, được giữ gìn và phát huy trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc của huyện Bắc Hà, trở thành thương hiệu gắn liền với "Cao nguyên trắng”.Festival ''Cao nguyên trắng Bắc Hà'' 2024 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 10/3, trong khuôn khổ Festival còn có các hoạt động hấp dẫn thu hút du khách như: Lễ hội nhảy lửa dân tộc Dao; triển lãm ảnh "Bắc Hà xưa và nay"; sắc lê cao nguyên trắng; giải leo núi chinh phục đỉnh ba mẹ con; lễ hội Đền Bắc Hà...
https://nhandan.vn/dac-sac-festival-cao-nguyen-trang-bac-ha-nghieng-say-mua-xuan-post799275.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Cao nguyên trắng Bắc Hà", "Lào Cai", "lễ hội đua ngựa Bắc Hà" ] }
Giải pháp cải tạo tổng thể khu vực bờ vở sông Hồng
NDO -Sáng 29/5, tại Tòa nhà Xanh Liên hợp quốc (Hà Nội), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống tổ chức tọa đàm chuyên đề “Tiếp cận sinh thái và xã hội trong việc thúc đẩy đô thị bền vững và dung hợp: Sự tham gia của các bên liên quan từ kinh nghiệm ở Hà Nội”.
Tọa đàm là dịp chia sẻ kết quả nghiên cứu khảo sát môi trường và sử dụng không gian bờ vở sông Hồng khu vực thuộc phường Phúc Tân và phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) do Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống kết hợp Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Đại học Xây dựng Hà Nội) và GreenHub thực hiện.Báo cáo cũng phản ánh thực trạng môi trường và kỳ vọng của người dân về cách thức phát triển vùng bờ vở một cách bền vững, đồng thời giới thiệu một số kinh nghiệm thực tế nhằm đóng góp vào mục tiêu phát triển đô thị bền vững của Hà Nội.Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình môi trường khu vực bờ vở sông Hồng đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng với khối lượng chất thải rắn tích tụ chồng chất qua nhiều năm cùng nhiều cống xả nước thải lộ thiên, chưa được xử lý, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, cần có giải pháp tổng hợp để cải thiện. Chất thải rắn, chất thải nhựa, và nước thải sinh hoạt không được xử lý cũng là những nguyên nhân chính khiến diện tích xanh lớn ở sát trung tâm thành phố Hà Nội chưa được tận dụng cho sự phát triển bền vững của địa phương.Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng không gian công cộng của người dân khu vực bờ vở sông Hồng rất lớn và đa dạng. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng công trình công cộng tại khu vực đang rất hạn chế, nhỏ hẹp và khó tiếp cận, đặc biệt đối với các nhóm đối tượng người già, người khuyết tật, người có sức khỏe yếu.Ông Lê Quang Bình, Điều phối viên Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống cho biết: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan hơn về cách quản lý môi trường thông qua cải tạo không gian với sự tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu này cũng là một thực hành dung hợp xã hội khi có sự tham gia của cơ quan quản lý địa phương, người dân, sinh viên, giảng viên, chuyên gia các ngành như quy hoạch, sinh thái, môi trường, xã hội. Điều này bảo đảm kết quả khảo sát tích hợp được nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó đưa ra giải pháp triệt để và dung hợp hơn.Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển trình bày tham luận.Trình bày chủ đề “Hiện trạng sinh thái bãi nổi giữa và ven sông Hồng khu vực Hà Nội”, ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) cung cấp thông tin thực tiễn, cái nhìn tổng quan về thực trạng sinh thái và xã hội tại khu vực bãi giữa và bãi bồi ven sông Hồng. Với chiều dài 120 km chảy qua địa phận Hà Nội, bắt đầu từ Ba Vì và kết thúc ở Phú Xuyên, vùng bãi sông Hồng có giá trị tự nhiên và giá trị đa dạng sinh học nổi bật. Tuy nhiên, vùng bãi nằm giữa nội đô đang biến động tự nhiên và suy giảm hệ sinh thái do chịu áp lực phát triển, tác động đô thị hóa và các hoạt động canh tác nông nghiệp không bền vững ở vùng bãi gây ô nhiễm hệ sinh thái.Với những giá trị đặc biệt về giáo dục và du lịch, chính quyền thành phố cần có những biện pháp quản lý vùng bãi ven sông nhằm bảo tồn sinh thái, tăng diện tích không gian công cộng cho người dân.Tham luận với chủ đề “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực bờ vở sông Hồng khu vực Hà Nội - Cách tiếp cận sinh thái bền vững”, Kiến trúc sư Phạm Anh Tuấn, Đại học Xây dựng Hà Nội báo cáo khảo sát thực trạng môi trường và sử dụng không gian bờ vở sông Hồng khu vực phường Phúc Tân và Chương Dương, quận Hoàn Kiếm.Tuy địa hình phức tạp, một số khu vực trũng, tạo nên sình lầy, tập trung rác sinh hoạt và rác xây dựng, phế liệu nhưng khu vực này có sự đa dạng văn hóa lớn bởi tích tụ nhiều thành phần. Nhiều sân chơi mang tính cộng đồng, không gian sinh thái nghệ thuật được tạo nên. Không gian ven sông lý tưởng, có tiềm năng rất lớn nhưng chưa khai thác để kết nối các giá trị không gian công cộng cho người dân khu vực nội đô. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, để khôi phục không gian bờ vở sông Hồng trở thành không gian sinh thái lý tưởng, cần khơi thông dòng chảy, xử lý nước thải, rác thải; tạo không gian công cộng, không gian sống linh hoạt cho cộng đồng dân cư trong khu vực…Phát biểu tại Tọa đàm, bà Sabina Stein, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia, UNDP tại Việt Nam chia sẻ: Chúng tôi đồng tình với kỳ vọng của người dân về việc biến bờ vở sông Hồng trở thành một biểu tượng của phát triển bền vững, đóng góp vào sự thịnh vượng về kinh tế, xã hội và văn hóa của Hà Nội. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyềnHà Nộivà quận Hoàn Kiếm, chúng ta có thể biến tầm nhìn này thành hiện thực.
https://nhandan.vn/giai-phap-cai-tao-tong-the-khu-vuc-bo-vo-song-hong-post811692.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "bờ vở sông Hồng", "cải tạo", "Mạng lưới Vì một Hà Nội" ] }
Những ký ức không thể nào quên khi làm phim tài liệu “Cột mốc vàng Điện Biên Phủ”
NDO -“Cột mốc vàng Điện Biên Phủ” là bộphim tài liệucủa Điện ảnh Quân đội nhân dân, do đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải thực hiện năm 2004. Đã tròn 20 năm kể từ khi bắt tay vào thực hiện bộ phim, nhưng đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải vẫn nhớ như in những kỷ niệm, cảm xúc về bộ phim.
Bộ phim ra đời đúng dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Thời điểm đó, đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải đang là Giám đốcĐiện ảnh Quân đội nhân dân. Những thôi thúc từ mong muốn làm được một sản phẩm điện ảnh “ra tấm ra món”, toát lên được sự vĩ đại của chiến thắng Điện Biên lừng lẫy khiến ông ấp ủ ý định thực hiện một tác phẩm tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ. Đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải xác định sẽ tìm một hướng khai thác khác, từ phía Pháp, để thấy được sự “tâm phục khẩu phục” của họ trước chiến thắng của quân và dân ta.Khi đó, với cương vị là Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân, đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải đã mời nhà văn Hữu Mai chắp bút viết kịch bản. “Chúng tôi thuộc thế hệ kháng chiến chống Mỹ, về sau này, còn nhà văn Hữu Mai là thế hệ trước, từ thời kháng chiến chống Pháp, ông hiểu và có nhiều kinh nghiệm. Nhà văn Hữu Mai khi đó đã rất phấn khởi nhận lời”, đạo diễn Đặng Xuân Hải chia sẻ.Đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Lúc nhà văn Hữu Mai viết xong kịch bản, sợ không kịp thời gian nên đích thân đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải đứng ra thực hiện bộ phim, mặc dù vô cùng bận rộn với công việc làm quản lý. “Tôi sợ không kịp thời gian, sợ phim làm ra không có gì đặc biệt, không để lại ấn tượng, không đạt được mục tiêu phục vụ tuyên truyền, cho nên đã tự đứng ra làm”, ông kể lại.Bộ phim được thực hiện với sự công phu trong tìm kiếm, sưu tầm tài liệu, tư liệu. Đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải chia sẻ, ông đi tìm tư liệu từ nhiều nguồn, mất rất nhiều công sức, nhất là về phía quân Pháp, phải chứng minh được là mưu đồ của Pháp như thế nào, tướng lĩnh Pháp khi đó đã huênh hoang như thế nào, và ta đã bẻ gãy sự huênh hoang đó như thế nào, sự thông minh và sáng tạo của người cầm quân như thế nào. Một số tư liệu hình được lấy từ nguồn của đồng nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, cũng như một số phim tài liệu nước ngoài về Điện Biên Phủ.Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nói là trong số các phim về Điện Biên Phủ, đây là phim ông thích nhất. Điều đó cho thấy phim toát lên quy mô, tính chuẩn xác với lịch sử.Đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải“Tôi đã tìm hiểu rất kỹ và được biết, ở cuộc họp với chuyên gia Trung Quốc ở Mường Phăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Tôi quyết định không đánh nhanh thắng nhanh ở Điện Biên Phủ nữa, mà chuyển sang đánh chắc thắng chắc”. Sau này, ông cũng đã tìm được vị chuyên gia Trung Quốc này để đưa vào bộ phim, làm tăng tính thuyết phục.Hình ảnh tướng lĩnh Pháp tại Điện Biên Phủ trong phim.Một nguồn tư liệu quan trọng nữa mà đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải tìm kiếm được là các tạp chí nước ngoài, thậm chí ông tìm đến cả các nhà văn, các tác giả của Pháp, kết hợp giữa ảnh và phim để dựng thành các tuyến tư liệu của Pháp. “Khi đó, các tuyến chiến trường của Pháp có rất nhiều: Tây Nam Ninh Bình, Tây Nguyên, Khu 5, Bắc Lào… chia lửa và hỗ trợ cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong phim, tôi đề cập đến rất nhiều tướng lĩnh Pháp đến Điện Biên Phủ vào thời điểm đó. Khó khăn lớn nhất là phải xác định cho đúng tên tuổi, chức danh, cấp bậc quân hàm, ai chỉ huy pháo binh, ai chỉ huy tăng thiết giáp, bộ binh, đồi A1…” – ông nói.Đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)Sau khi khảo sát nhiều lần, đối chứng các tài liệu, nhất là được nhà văn Hữu Mai hỗ trợ, bộ phim đã được sản xuất và hoàn thành. Kể về nhà văn Hữu Mai, đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải chia sẻ: “Hai anh em chúng tôi gắn kết với nhau qua bộ phim này. Chính anh Hữu Mai có nói với tôi là không ngờ tôi làm quản lý lâu rồi mà làm phim này lại hiệu quả, cách làm truyền cảm. Vừa đúng, phù hợp với suy nghĩ của nhà biên kịch, toát lên toàn bộ ý đồ của kịch bản, nhưng vẫn đúng lịch sử”.Cảnh trong phim "Cột mốc vàng Điện Biên Phủ".Bộ phim sau khi hoàn thành, đã được công chiếu rộng rãi ở nhiều địa phương, và được đem đi chiếu ở một số nước, cả ở Pháp. Đạo diễn, NSND Đặng Xuân Hải chia sẻ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nói là trong số các phim về Điện Biên Phủ, đây là phim ông thích nhất. Đó không chỉ là lời khen của người trong cuộc, mà còn là sự động viên lớn lao của Đại tướng dành cho người làm điện ảnh tài liệu như ông.Năm 2004, tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIV, bộ phim tài liệu “Cột mốc vàng Điện Biên Phủ” giành giải Bông sen bạc ở hạng mục Phim tài liệu.
https://nhandan.vn/nhung-ky-uc-khong-the-nao-quen-khi-lam-phim-tai-lieu-cot-moc-vang-dien-bien-phu-post807155.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "phim tài liệu “Cột mốc vàng Điện Biên Phủ”", "Điện ảnh Quân đội nhân dân", "NSND Đặng Xuân Hải", "điện ảnh tài liệu", "phim tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích cho xã hội
NDO -Sáng 16/3, trong khuôn khổDiễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích đã chính thức diễn ra.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chủ trì phiên thảo luận. Diễn giả bao gồm các nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong; Lê Anh Đạt, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Đại Đoàn Kết. Khách mời bao gồm các nhà báo Hồ Trí (VTV24); Võ Mạnh Hùng (Báo điện tử VietnamPlus), Chu Trung Đức (Đài Tiếng nói Việt Nam-VOV).Theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, phóng sự điều tra là thể loại đặc biệt, được coi là trọng pháo của báo chí nhưng cũng tốn kém nhất và gây hiệu ứng lớn nhất.CẦN HÀNH LANG PHÁP LÝ RIÊNG CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM PHÓNG SỰ ĐIỀU TRAChia sẻ tại phiên, nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong đã nêu ra những thách thức mang tính sống còn trong việc phát triển thể loại báo chí điều tra.Khẳng định, phóng sự điều tra là thể loại "búa bổ", là "hòn đá tảng" trên mỗi tờ báo, nhà báo Phùng Công Sưởng cũng nhận định, hiện nay, số lượng các tác phẩm thuộc thể loại này đang khá thưa thớt, ít tác phẩm thực sự hấp dẫn và lay động.Nhà báo Phùng Sưởng cũng thẳng thắn chỉ ra những rào cản như tâm lý ngại khó, ngại khổ, ngại tiếp xúc, va đập với cuộc sống của nhiều phóng viên trẻ; nguy cơ khi tác nghiệp; chi phí bỏ ra lớn; thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, việc bạn đọc ngày một kén tác phẩm cũng khiến cho điều tra đứng trước nguy cơ lớn.Nhà báo Phùng Công Sưởng chia sẻ tại phiên thảo luận.Nhà báo Phùng Sưởng cũng vạch rõ những nguy cơ pháp lý mà nhà báo điều tra hay gặp phải, bao gồm việc sử dụng những tài liệu chưa được giải mật; thông tin về những vấn đề đang trong quá trình điều tra theo quy trình tố tụng, nhưng sau khi khi kết luận thì thông tin không như báo nêu; tiếp cận thông tin từ các nguồn chưa được kiểm chứng; người cung cấp thông tin không phải là người đúng thẩm quyền; nhập vai trong quá trình tác nghiệp vượt giới hạn cho phép dẫn đến vi phạm pháp luật, thậm chí bị đe doạ và bị hành hung."Trong luật chưa thừa nhận nhà báo khi tác nghiệp là người thi hành công vụ. Đó cũng chính là những rủi ro cho người làm điều tra", ông Sưởng nêu thực trạng.Để phát triển báo chí điều tra, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong đưa ra 4 nhóm giải pháp, bao gồm:Một là,tiếp tục có chương trình, giáo trình, có đội ngũ nhân sự để đào tạo các phóng viên điều tra ngay từ khi các em còn học đại học; tăng cường sự tương tác giữa môi trường học và hành; tăng cường trao đổi kinh nghiệm kỹ năng nghề nghiệp với các nhà báo điều tra có kinh nghiệm với mục đích truyền nghề, truyền cảm hứng cho các thế hệ phóng viên điều tra.Đông đảo nhà báo, công chúng báo chí tham dự phiên thảo luận.Hai là, tại các cơ quan báo chí nhất là các cơ quan báo chí lớn, tuỳ điều kiện khôi phục lại nhóm/ tổ/ phòng ban chuyên về thể loại điều tra. Trên các số báo; giao diện; chương trình của các cơ quan báo chí nên duy trì những chuyên mục, mục, chương trình với tên gọi gắn với thể loại nhằm “giữ lửa” cho thể loại và giữ chân độc giả yêu thích thể loại này đồng thời lôi kéo phát triển các nhóm độc giả mới.Ba là, cần có cơ chế chính sách phù hợp về điều kiện làm việc, thu nhập, nhằm khuyến khích những cây viết lĩnh vực này yên tâm công tác, có thu nhập khá, có sự đảm bảo khi gặp rủi ro, sự cố. Cần thiết có thể thành lập “Quỹ phòng ngừa rủi ro”. Cơ quan báo chí ưu tiên đầu tư về công nghệ phương tiện để hỗ trợ các tác phẩm báo chí không chỉ có chất lượng cao mà còn có hình thức hấp dẫn, tiếp cận nhanh nhất đến độc giả.Bốn là,Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cần nghiên cứu cơ chế, chính sách; đưa ra các kiến nghị để coi người làm báo chí điều tra là những người thi hành công vụ.Nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, hiện nay, hệ thống pháp luật chưa đủ để bảo vệ các nhà báo. Do đó, cần phải có quy định rõ ràng hơn, đủ hiệu năng hơn; cũng như cần những người thực thi pháp luật để bảo vệ các nhà báo.Ngoài ra, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Mỗi Tổng Biên tập cần phải luôn luôn ở phía sau phóng viên, để họ cảm thấy có chỗ dựa."Tổng Biên tập dũng khí, thấy cái sai kiên quyết đấu tranh, thấy cái đúng kiên quyết bảo vệ thì sẽ có những phóng viên có phẩm chất như thế trong chính toà soạn của mình", nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.NHỮNG BÀI HỌC XƯƠNG MÁU PHÍA ĐẰNG SAU TRANG VIẾTChia sẻ tại phiên thảo luận, nhà báo Lê Anh Đạt, Phó Tổng biên tập Thường trực Báo Đại Đoàn Kết đã có những chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện phóng sự điều tra cũng như những bài học rút ra phía sau trang viết.Đồng tình với nhà báo Phùng Công Sưởng về việc thiếu hành lang pháp lý cho những người làm điều tra, ông Đạt lưu ý, các nhà báo, phóng viên khi tham gia vào thể tài này cần phải có kế hoạch được Ban Biên tập phê duyệt và lên phương án bảo đảm an toàn.Nhà báo Lê Anh Đạt chia sẻ kinh nghiệm làm điều tra tại Báo Đại Đoàn Kết.Bên cạnh đó, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Đại Đoàn Kết cũng đưa ra thực tế về việc các tuyến bài điều tra thường xuyên bị can thiệp từ nhiều cấp bậc và các mối quan hệ đan xen. Ông Đạt khẳng định: Nếu không xử lý khéo vấn đề này, hầu hết các tuyến bài điều tra sẽ bị "việt vị".Dẫn chứng kinh nghiệm khi thực hiện loạt bài “Vén bức màn bí ẩn Câu lạc bộ Tình Người mang màu sắc 'ma mị' giữa Thủ đô”, ông Đạt cho biết, vào thời điểm đó, Báo Đại Đoàn Kết cũng từng bị can thiệp rất nhiều. Mặc dù vậy, Ban Biên tập báo vẫn quyết định đi tới cùng sự việc và sử dụng báo giấy-phương thức không thể bị gỡ bỏ-để phát hành."Có ngày, chúng tôi dành đến 5 trang báo giấy để đăng tải về vụ việc", nhà báo Lê Anh Đạt thông tin.Loạt bài “Vén bức màn bí ẩn Câu lạc bộ Tình Người mang màu sắc ma mị giữa Thủ đô” được thực hiện từ đầu tháng 3/2021.Đây là loạt bài điều tra độc quyền của Báo Đại Đoàn Kết về hoạt động lợi dụng tâm linh để trục lợi.Ban Biên tập báo khẳng định quan điểm: Đi tới cùng vấn đề, và làm tổng lực trên các ấn phẩm, với nhiều cách khác nhau. Bắt đầu từ một ấn phẩm không thể gỡ bài khi đã xuất bản, đó là báo giấy.Sau khi báo giấy tiên phong đi trước đăng gần chục bài đưa ra ánh sáng hoạt động ma mị của Câu lạc bộ này, ngày 19/4/2021, Báo Đại Đoàn Kết điện tử tổ chức Tọa đàm trực tuyến: “Thực hành tâm linh thế nào cho đúng”; và “Trách nhiệm công chức trước hoạt động mê tín dị đoan”.Loạt bài về sau đã nhận giải A - giải cao nhất Giải Báo chí quốc gia năm 2021 và Giải báo chí toàn quốc về chống tham nhũng, tiêu cực năm 2021.Chia sẻ lại câu chuyện trên, nhà báo Lê Anh Đạt khẳng định: Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội tiến bộ là sứ mệnh cao cả của báo chí. Ông đồng thời cũng đưa ra các bài học "xương máu" trong hành trình dấn thân và làm nghề như việc nhập vai thế nào cho an toàn và không vượt qua... ranh giới; quy trình bảo mật đề tài và quá trình thực hiện; cách lựa chọn nền tảng đăng tải; việc thẩm định chi tiết; xử lý phản hồi; cách bảo vệ nguồn tin và lưu trữ tài liệu.ĐIỀU TRA CẦN KIẾN THỨC, CÁI TÂM TRONG SÁNG VÀ MỘT TINH THẦN DẤN THÂNBước sang phần thảo luận, các nhà báo cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong hành trình "điều tra để làm điều có ích" cho xã hội.Đứng trên góc độ lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà báo Phùng Công Sưởng cho rằng, mỗi tờ báo cần cân bằng giữa thông tin thời sự và các tuyến bài sâu để giữ được giá trị cốt lõi; đồng thời phù hợp với tài chính của từng cơ quan.Khẳng định những người làm điều tra vô cùng cô đơn, các nhà báo Hồ Trí (VTV24), Chu Trung Đức (VOV Giao thông) và Võ Mạnh Hùng (VietnamPlus) cho rằng, điều cần thiết nhất là lòng quyết tâm và niềm tin vào việc mình đã, đang và sẽ làm những điều có ích cho xã hội."Làm điều tra tuy vất vả và hiểm nguy nhưng cũng rất đáng để tự hào, để đam mê vì lý tưởng", nhà báo Võ Mạnh Hùng nói.Các khách mời chia sẻ tại phiên thảo luận.Bàn về vấn đề sức ép khi làm điều tra, nhà báo Lê Anh Đạt khẳng định: Bản thân ông đã nhận được rất nhiều lời đe doạ khi thực hiện loạt bài về Câu lạc bộ tình người."Những cuộc tấn công, can thiệp đến từ nhiều nơi. Chúng tôi đã phải chống đỡ rất kinh khủng. May mắn, chúng tôi luôn nhận được ủng hộ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo thành phố Hà Nội; Ban Tôn giáo Chính phủ; nhiều nhà tu hành Phật giáo; nhiều nhà khoa học, đặc biệt là sự ủng hộ của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Niềm hạnh phúc của chúng tôi là đã đi tới tận cùng sự việc", nhà báo Lê Anh Đạt bày tỏ.Chia sẻ tại phiên thảo luận, nhà báo Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh cho rằng, điều cốt lõi của nhà báo điều tra là sự dấn thân và truyền cảm hứng."Hành trình của phóng sự điều tra từ xưa tới nay vẫn là hành trình làm điều có ích cho xã hội", nhà báo Nguyễn Xuân Hải nhấn mạnh.Tới dự toạ đàm, nhà báo lão thành Hồng Vinh, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đánh giá cao các ý kiến tham luận; đồng thời khẳng định, điều cả xã hội quan tâm là nhà báo sẽ mang lại điều gì có ích cho nhân dân.Nhà báo Hồng Vinh, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân chia sẻ tại phiên thảo luận.Nhà báo Hồng Vinh đưa ra lời khuyên: Để làm được thể tài điều tra, các nhà báo cần hội tụ đủ 3 phẩm chất: Bản lĩnh - Tri thức và trình độ tác nghiệp."Người làm điều tra cần xác định rõ việc mình làm có vì lợi ích nhóm hay không, có phải để nổi danh hơn hay không? Quan trọng và cao cả hơn, mỗi người cần khẳng định mình đang chống tiêu cực để hướng tới mục tiêu có ích cho xã hội, cho nhân dân và dấn thân để đi tới cùng", nhà báo Hồng Vinh chia sẻ.Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân cũng lưu ý, nhà báo điều tra cần tích luỹ tri thức, hiểu rõ, hiểu sâu về đề tài mình lựa chọn cũng như các quy định pháp luật có liên quan. Ngoài ra, nhà báo cũng cần lựa chọn cách viết để bảo đảm tác phẩm có tính thuyết phục và hấp dẫn.Đồng tình với nhà báo lão thành Hồng Vinh, nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là khả năng tác nghiệp của các nhà báo."Đây là một điều vô cùng quan trọng. Mỗi nhà báo phải trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, hiểu biết xã hội và đặc biệt khả năng tác nghiệp. Mỗi phóng viên phải tự bảo vệ được mình mới có thể bảo vệ được sự thật và lẽ phải", nhà báo Hồ Quang Lợi đúc kết.Nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ tại phiên thảo luận.
https://nhandan.vn/phong-su-dieu-tra-va-hanh-trinh-lam-dieu-co-ich-cho-xa-hoi-post800212.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Phóng sự điều tra", "Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng", "Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024" ] }
Khai phá lợi thế phát triển thương hiệu từ nhân vật hoạt hình nổi tiếng
NDO -Ngành công nghiệp hoạt hình đang chuyển mình mạnh mẽ với nhiều sản phẩmsở hữu trí tuệ(IP) ra đời, mở ra thị trường thương mại đầy tiềm năng. Trong đó, xu hướng cấp quyền sử dụng tài sản trí tuệ (Licensing) là hoạt động phổ biến nhất, hỗ trợ các doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách với khách hàng và tăng doanh thu.
Khai phá mảnh đất hoạt hình màu mỡTại Việt Nam, phim hoạt hình đem lại 10-15% doanh thu của ngành điện ảnh. Theo thống kê từ Box Office Việt Nam năm 2023, có khoảng 20 bộ phim hoạt hình được chiếu, đạt tổng doanh thu hơn 570 tỷ đồng, tương đương 23 triệu USD.Đồng thời, sự xuất hiện của hàng loạt studio và hãng sản xuất mới cũng góp phần cải thiện chất lượng kỹ thuật và hình ảnh. Nội dung phim đa dạng hơn, từ giáo dục giải trí cho trẻ em mở rộng ra các thể loại phiêu lưu, hành động cho người lớn.Những năm trước đây khi nhắc tới hoạt hình cho trẻ em, mọi người thường chỉ nghĩ tới các series nổi tiếng như Tom và Jerry, Doraemon, Hãy đợi đấy hay các bộ phim của Disney, Cartoon Network thì những năm gần đây, một số series “make in Việt Nam” đã phủ sóng rộng tới khán giả Việt. Có thể kể đến bộ nhân vậtWolfoo, Luka, Tiny, Lego hay Trạng Quỳnh... dần được công chúng đón nhận, yêu thích với những nét độc đáo riêng.Tiềm năng thương mại hóa các IP hoạt hìnhNắm bắt được thời cơ, đẩy mạnh phát triển thương hiệu và mở ra cơ hội kinh doanh, hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển sang xu hướng thương mại hóa các IP. Trong đó lĩnh vực cấp quyền sử dụng IP (Licensing) là một trong những hoạt động thương mại hóa phổ biến nhất.Lĩnh vực Licensing trong cấp quyền hình ảnh nhân vật đã có hơn 150 năm hình thành và phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, Licensing mới phát triển khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã có những ứng dụng nhất định. Có thể kể đến một số tên tuổi lớn tiên phong như nhãn hàng thời trang Canifa đã khai thác Mickey, Disney Superman, Disney Princess, Hello Kitty, Angry Birds...., hay thương hiệu văn phòng phẩm Hồng Hà sử dụng hình ảnh của Pororo, Baby Shark...Tất cả những nhãn hiệu tiên phong trong ứng dụng và duy trì khai thác bản quyền nhân vật hoạt hình đã chứng minh tính phù hợp và đón nhận của thị trường Việt Nam với các nhân vật hoạt hình nổi tiếng, cũng như tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Licensing được dự đoán sẽ “lên ngôi” trong thời gian tới. Bởi nhìn vào cơ cấu dân số của Việt Nam hiện có khoảng 68% số dân nằm trong độ tuổi từ 15-64 và tỷ lệ hộ gia đình có trẻ em cao nhất khu vực Đông Nam Á. Điều này mở ra thị trường tiêu dùng lớn và đa dạng cho các sản phẩm hoạt hình.Đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam hiện nay, Licensing cũng được đẩy mạnh. Thực tế, năng lực sản xuất hoạt hình của Việt Nam đã có những thành tựu nhất định: đảm nhiệm khâu sản xuất gia công cho các hãng phim quốc tế như: Xilam Animation của Pháp (phim Oggy và những chú gián), Asia Holding animation của Hàn Quốc (phim Birdy Friends), Piece Visual Works của Hàn Quốc (phim Super 10)...; vai trò tự phát triển thương hiệu và sản xuất cho riêng mình như Sconnect Việt Nam (với bộ phim Wolfoo, Trạng Quỳnh thời Nhí Nhố, Bearee, WOA Fairy Tales...).Nhân vật hoạt hình Wolfoo trên các sản phẩm thời trang của Canifa.Một số nhà sản xuất phim hoạt hình Việt Nam đã tỏ ra nhạy bén khi liên tục phát triển những nhân vật mới, mở ra cơ hội cho việc cấp quyền sử dụng hình ảnh nhân vật để nhanh chóng tạo độ phủ nhận diện thương hiệu nhân vật đa lĩnh vực và cộng hưởng thúc đẩy kinh doanh của các bên liên quan.Thách thức của người đi trướcChia sẻ về kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực Licensing, ông Tạ Mạnh Hoàng, Tổng Giám đốc Sconnect Việt Nam cho biết: “Những bước đầu tiên rất khó khăn khi chúng tôi vừa đi vừa học vì ngành còn khá mới, chưa có tiêu chuẩn. Nhưng nhận thấy những tiềm năng của ngành, học hỏi từ các ông lớn như Disney, chúng tôi âm thầm làm và tạo giá trị trên thực tế.”Ông Tạ Mạnh Hoàng, Nhà sáng lập - Tổng Giám đốc Sconnect Việt Nam chia sẻ về những khó khăn và thách thức trong ngành sáng tạoDù nắm trong tay những tiềm năng và thế mạnh nhất định, song Licensing tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Lý do đầu tiên là Licensing mới xuất hiện tại thị trường khoảng 10 năm, còn quá “non trẻ” so với lịch sử hơn 150 năm của ngành. Vậy nên dù có sự bứt phá và đạt một số bước tiến nhưng nhận thức tại thị trường về ngành chưa lớn, độ phủ sóng chưa cao.Chia sẻ về bối cảnh của thị trường Licensing Việt Nam, bà Lại Thị Mai - Giám đốc mảng Character Licensing của Sconnect Việt Nam nhận định: “Bối cảnh thị trường hiện nay vừa là khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới. Bởi nhận thức của thị trường Việt Nam về Licensing còn hạn chế và hầu như chưa nắm bắt được tiềm năng về giải pháp của Licensing, ứng dụng của ngành này để thúc đẩy kinh doanh và chiến lược kinh doanh cho các sản phẩm của mình.”Bà Lại Thị Mai, Giám đốc mảng Character Licensing của Sconnect Việt Nam chia sẻ về tiềm năng và thách thức trong thương mại hóa sản phẩm sở hữu trí tuệ.Nhiều doanh nghiệp chọn cách làm hời hợt, ăn xổi kiểu như làm nhanh một thiết kế nhân vật đại diện, rồi kỳ vọng nó sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, kỳ vọng nó làm nhân vật đồng hành cho doanh nghiệp của mình... Cách làm này không sai, nhưng chỉ là bề nổi và thực sự không khai thác hết được lợi thế của nhân vật để nó nổi bật và lâu bền. Nó cần được thổi vào, được đầu tư vào một cách xứng đáng về các câu chuyện nội dung, bảo đảm tần suất, thông điệp nhất quán, thiết kế nhất quán và độ phủ đủ lớn. Lấy thí dụ như mì tôm thanh long là xu hướng mới nhưng nếu không làm nội dung duy trì tiếp sẽ lại nhanh chóng rơi vào quên lãng, nhường chỗ cho các xu hướng khác.Cũng nhiều thương hiệu chọn phương án đồng hành cùng KOL, KOC cho các chiến dịch truyền thông và bán hàng, nhưng hầu như các nhân vật là người nổi tiếng này lại khó được ứng dụng được trong phát triển sản phẩm, trưng bày, tương tác đa nền tảng, đa hình thức xoay quanh sản phẩm dịch vụ của nhãn hàng; thậm chí có rất nhiều rủi ro về scandal khi KOL, KOC đó thay đổi ngoại hình, gặp biến cố về công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội.Hạn chế nữa là nhiều doanh nghiệp hiện nay tập trung sản xuất và phát triển sản phẩm sở hữu trí tuệ nhưng chưa nắm bắt được các cơ hội và tiềm năng để phát triển cấp quyền nhân vật. Minh chứng là số doanh nghiệp lựa chọn mua quyền sử dụng nhân vật IP tại Việt Nam chưa nhiều. Hơn nữa, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với những thách thức liên quan tới bản quyền và sự cạnh tranh nhất định từ các tên tuổi lớn trên thị trường quốc tế.Để vượt qua những thách thức này, doanh nghiệp sở hữu IP cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa phải tận dụng hết nguồn lực và tiềm năng từ các kênh phân phối mới như các nền tảng OTT hay mạng xã hội.
https://nhandan.vn/khai-pha-loi-the-phat-trien-thuong-hieu-tu-nhan-vat-hoat-hinh-noi-tieng-post803995.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "nhân vật hoạt hình nổi tiếng", "bản quyền nhân vật hoạt hình", "khai thác thương mại từ nhân vật hoạt hình", "sở hữu trí tuệ" ] }
"Chúng em mong có thêm nhiều triển lãm như tranh tương tác panorama chiến thắng Điện Biên Phủ"
NDO -Sinh viên Lương Thị Hiền (năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) mong có thêm nhiều triển lãm như tương tác tranh panoramaChiến thắng Điện Biên Phủđể các bạn trẻ có thể đến chiêm ngưỡng, lan tỏa khí thế và tinh thần dân tộc. Còn với chàng trai Hồ Văn Đôi thì thấy được "kéo gần" lại lịch sử nhờ các chuyển tải triển lãm đầy mới mẻ.
Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Báo Nhân Dân chính thức mở cửa tự do từ sáng 7/5, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.Là sinh viên Học viện dân tộc, Hồ Văn Đôi thốt lên đầy hào hứng khi thực hiện những bước quét mã để trực tiếp xem tranh panorama tái hiện lại chiến thắng Điện Biên Phủ.Đã từng tham gia nhiều triển lãm, nhưng đây là lần đầu tiên Hồ Văn Đôi được xem một triển lãm sử dụng công nghệ mới về câu chuyện lịch sử. Đôi bảo, đây là sáng tạo mới mẻ, tạo sự thích thú cho giới trẻ hiện đại ngày nay."Với một sự kiện lịch sử đã trải qua rất lâu, nhưng đến hiện tại được tái hiện bằng phương thức rất là mới giúp mình là một người trẻ cảm thấy được kéo gần lại với lịch sử hơn nữa. Những triển lãm này là một cách nhắc nhớ thế hệ trẻ ngày nay hiểu và biết rõ về lịch sử và trân trọng những công sức, xương máu của cha ông", Hồ Văn Đôi tâm sự.Sinh viên Hồ Văn Đôi.Sinh viên Lương Thị Hiền (năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đứng rất lâu trước bức tranh panorama, tìm hiểu về chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" Điện Biên Phủ năm xưa.Cô sinh viên trẻ tâm sự, là người trẻ, chưa từng đặt chân tới Điện Biên, nhưng được trực tiếp xem bức tranh tái hiện giai đoạn lịch sử hào hùng của chiến dịch 56 ngày đêm "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt", cô càng thấu hiểu được sự hy sinh quả cảm của cha ông ta ngày xưa."Hòa trong không khí của rất nhiều sự kiện, triển lãm lớn nhỏ nhân ngày hội lớn của đất nước, em thấy triển lãm tranh panorama do Báo Nhân Dân tổ chức hôm nay rất ý nghĩa và độc đáo. Nội dung tranh chủ yếu xoay quanh chiến dịch 56 ngày đêm, qua đó đã tái hiện sống động hình ảnh con người, thắng lợi, và những khó khăn trong chiến dịch tiến tới ngày toàn thắng. Ngoài sự tự hào, bản thân em cũng có chút xúc động và hân hoan.Sinh viên Lương Thị Hiền.Khi những người trẻ chưa có cơ hội đặt chân đến Điện Biên, tại triển lãm này cũng có thể hòa mình vào không gian đầy tự hào của chiến thắng lịch sử này. Em nghĩ, nếu có cơ hội để nhiều người trẻ được xem triển lãm là điều rất tuyệt vời. Bởi vậy, chúng em luôn mong có nhiều triển lãm để các bạn trẻ có thể đến chiêm ngưỡng, qua đó tự hào hơn về lịch sử của dân tộc ta, lan tỏa khí thế và tinh thần dân tộc đến muôn nơi", Hiền tâm sự.Thượng tá Đàm Đình Hòa, đại diện Cục Tuyên huấn, Quân đội nhân dân Việt Nam chia sẻ, cách đây 70 năm, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi một dấu mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc về chiến tranh cách mạng. Nhiều cơ quan, bộ ngành trong cả nước đang tổ chức nhiều sự kiện để hướng tới.Đánh giá cao về buổi triển lãm tương tác tranh panorama, Thượng tá Đàm Đình Hòa chia sẻ: "Chúng tôi nhận thấy sức sáng tạo của Báo Nhân Dân trong tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ".Đây là bức tranh tái hiện chính quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơi lại nguồn cảm hứng sáng tạo và cũng phục vụ cho việc giáo dục tuyên truyền tới các tầng lớp nhân nhân.Bức tranh quan trọng như vậy đã được tái hiện rất sống động, sáng tạo. Tầm ý nghĩa quan trọng của triển lãm là tạo cơ hội cho người dân được thưởng lãm một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa to lớn về lịch sử."Chúng tôi cũng thấy đây là một phần trách nhiệm của chúng ta đối với các thế hệ trước, và cũng là điều kiện để phát triển công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Báo Nhân Dân đã có một ý tưởng rất sáng tạo, góp phần trực tiếp lan tỏa ý nghĩa của bức tranh", Thượng tá Đàm Đình Hòa chia sẻ.
https://nhandan.vn/chung-em-mong-co-them-nhieu-trien-lam-nhu-tranh-tuong-tac-panorama-chien-thang-dien-bien-phu-post808138.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Báo Nhân Dân", "thế hệ trẻ", "triển lãmtranh panorama", "tranh tương tác" ] }
Lễ hội Tây Thiên năm 2024 diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao
NDO -Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 24-26/3 (tức ngày 15-17/2 âm lịch năm Giáp Thìn) tại Khu di tích danh thắng Tây Thiên, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo. Đây là lễ hội hằng năm lớn nhất của tỉnhVĩnh Phúc.
Lễ hội năm nay có nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc như Liên hoan hát văn, hát chầu văn tỉnh Vĩnh Phúc gắn với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên; biểu diễn hát văn, hát chầu văn tại nhà Công quán đền Thượng Tây Thiên.Phần hội có biểu diễn dân ca Soọng cô với sự tham gia của các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh và các huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc. Hội chợ Thương mại - Du lịch trưng bày các sản phẩm OCOP và ẩm thực đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.Huyện Tam Đảo tổ chứclễ hộicủa đồng bào Sán Dìu gắn vớilễ hội Tây Thiên; trình diễn tái hiện một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Sán Dìu, biểu diễn dân ca Soọng cô, trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số.Hội trại văn hóa các xã, thị trấn huyện Tam Đảo.Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác cũng được tổ chức như Giải vô địch bóng chuyền tỉnh Vĩnh Phúc; Giải bóng chuyền hơi, kéo co, cờ tướng các xã, thị trấn huyện Tam Đảo; Hội thi làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Đảo; Hội trại văn hóa các xã, thị trấn huyện Tam Đảo...Huyện Tam Đảo yêu cầu các hộ kinh doanh trong Khu di tích cam kết niêm yết giá công khai và bán hàng theo đúng giá niêm yết, không chèo kéo khách gây mất trật tự; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.Theo lịch sử, ngày 15/2 âm lịch là ngày giỗ của Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu - Chính Vương Phi của Hùng Chiêu Vương thứ VII. Người có công giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, dạy dân trồng lúa, dệt tơ lụa trong buổi đầu dựng nước của dân tộc.
https://nhandan.vn/post-794839.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Lễ hội Tây Thiên năm 2024", "Khu di tích danh thắng Tây Thiên", "Vĩnh Phúc" ] }
Vinamilk đồng hành cùng các barista tại cuộc thi quốc tế Asia Latte Art Battle
Vừa qua, Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ ngày 9 đến ngày 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP Hồ Chí Minh).
Vinamilk trở thành trợ thủ đắc lực hỗ trợ các barista tại cuộc thiCuộc thi Asia Latte Art Battle (ALAB) năm nay không chỉ thu hút sự tham gia của các thí sinh trong nước, mà còn được mở rộng cho cả các thí sinh barista quốc tế đến tham dự từ: Thụy Sĩ, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc... Đến với cuộc thi, các barista sẽ có cơ hội thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình thông qua 2 vòng thi: thi vẽ Latte Art và thi thức uống sáng tạo.Chị Kim Bùi, đại diện ban tổ chức chương trình, chia sẻ: “Trong pha chế, bên cạnh việc đòi hỏi sự khéo léo từ người barista, thì nguyên liệu là yếu tố thổi hồn cho các món thức uống. Sự đồng hành của các sản phẩm chất lượng Vinamilk tại cuộc thi sẽ giúp barista thêm thăng hoa trong việc sáng tạo”.Ở vòng thi vẽ Latte Art đòi hỏi sự khéo léo và kỹ thuật ở Latte Artist để biến những tách cà-phê thông thường thành những tác phẩm nghệ thuật tinh tế, gợi lên sự kỳ diệu và hấp dẫn. Trong pha chế và tạo hình cà-phê, các barista sẽ kỹ càng lựa chọn nguyên liệu sữa tươi vừa có độ béo thơm để tôn lên hương cà-phê, vừa giữ được bọt sữa lâu, bóng mịn để tạo hình đẹp mắt.Vì vậy ở vòng thi này, sự góp mặt của trợ thủ đắc lực Sữa tươi thanh trùng Vinamilk Green Farm với công nghệ kép hút chân không độc đáo nhằm giảm 50% gốc oxy tự do, giúp khóa tươi & lưu hương cỏ hoa trong sữa sẽ giúp ly latte có sự hòa quyện giữa sữa và cà-phê, tạo nên lớp nền sánh ngậy khi pha chế.Điểm mới năm nay của cuộc thi còn có vòng thi thức uống sáng tạo, bởi sự sáng tạo của barista không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những hình ảnh trên cà-phê, mà còn thể hiện trong việc kết hợp những nguyên liệu để tạo ra các thức uống độc đáo. Ở vòng thi này, các thí sinh sẽ được bốc thăm để chọn một nguyên liệu bất kỳ và từ đó sáng tạo công thức dựa trên nguyên liệu đó.Các nguyên liệu đa dạng từ Sữa hạt 9 loại hạt với hương vị thanh béo từ các loại hạt kết hợp, đến Sữa đặc Ngôi Sao Phương Nam - lựa chọn hàng đầu của các barista - với dòng sữa sánh đặc, vị ngọt thanh, hòa quyện với cà-phê giúp tôn vinh hương vị cà-phê . Ngoài ra còn có sữa chua uống men sống Probi chứa lợi khuẩn tốt tiêu hóa, khỏe đề kháng - nhiều hương vị thơm ngon kết hợp với soda và trái cây tạo nên những thức uống thanh mát tốt cho sức khoẻ vào dịp hè.Ban giám khảo chấm “tác phẩm” được sáng tạo ra sau vòng thi.Bà Đỗ Ngọc Chi Mai - Trưởng Bộ phận Marketing ngành hàng Vinamilk, cho biết: “Với sự phát triển của ngành FnB và dịch vụ ăn uống, Vinamilk mong muốn đồng hành và tiếp cận đến các bạn trẻ đam mê cà-phê, thức uống, các bạn barista hoặc các doanh nghiệp kinh doanh cà-phê thông qua việc giới thiệu những sản phẩm chất lượng được top barista quốc tế và trong nước lựa chọn”.Các sản phẩm Vinamilk nhận được sự yêu thích từ người tham dự tại triển lãm cà-phê ShowKhông chỉ là nhà tài trợ của cuộc thi ALAB 2024, Vinamilk còn mang đến những hoạt động hấp dẫn, thu hút sự chú ý và tham gia của người tiêu dùng tại triển lãm Café Show.Tại đây người tham dự sẽ lần lượt khám phá từng chặng hành trình tại gian hàng Vinamilk, đầu tiên là chặng THƯỞNG VỊ NGUYÊN BẢN - nơi mọi người sẽ được thưởng thức hương vị sản phẩm nguyên bản, tinh khiết từ các nhãn hàng. Tiếp đến là chặng 2 "CHECK-IN CHỤP HÌNH", nơi để mỗi người tham gia sẽ được khám phá trọn vẹn các khu vực của Vinamilk và được lưu giữ khoảnh khắc.Cuối cùng là chặng THƯỞNG VỊ CẢM XÚC - nơi người dùng được trải nghiệm thức uống sáng tạo được pha chế theo nghệ thuật cảm xúc. Chẳng hạn như món Matcha Latte thanh béo từ sữa hạt 9 loại hạt, cà-phê sữa đá thơm ngon đúng điệu từ Ngôi Sao Phương Nam, Coffee Chocolate Creamy ngọt ngào từ Sữa đặc Ông Thọ vị socola, Fresh Keo Lì thanh mát từ Probi và Green Farm Latte đầy sánh mịn.Tại gian hàng Vinamilk được thiết kế trẻ trung và hiện đại, người tham quan cũng có thể thưởng thức các đồ uống với hương vị độc đáo, được top barista lựa chọn pha chế và phục vụ tại chỗ.Bạn Ngọc Anh, người tham dự sự kiện, hào hứng chia sẻ: “Năm nay gian hàng của Vinamilk có nhiều hoạt động thú vị, điểm mình ấn tượng nhất là sự kết hợp giữa các nguyên liệu Vinamilk để tạo ra các món đồ uống, vừa quen thuộc lại độc đáo”.Có thể nói, Vinamilk đã khẳng định vị thế trong lĩnh vực pha chế thông qua việc ghi điểm trong lòng người tiêu dùng lẫn các barista nhờ yếu tố vị ngon và chất lượng trong các sản phẩm.“Về diện mạo bên ngoài, chúng tôi muốn hướng tới phong cách thương hiệu trẻ trung, táo bạo, giàu năng lượng, phù hợp với người tiêu dùng mới, thế hệ Gen Z. Tuy nhiên, dù đổi mới mang hơi thở lối sống hiện đại, hướng đến người tiêu dùng Gen Z nhưng Vinamilk khẳng định vẫn đồng hành với những người tiêu dùng trung thành. Giá trị cốt lõi của Vinamilk luôn không đổi. Đó là sứ mệnh “Born to care” - Vinamilk được sinh ra để “chăm sóc” người tiêu dùng nhiều thế hệ, bằng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao”, bà Chi Mai chia sẻ.Hiện Vinamilk vẫn đang trong giai đoạn tái định vị thương hiệu. Các sản phẩm đang lần lượt được thay "áo mới" và tiếp tục ra mắt trong năm nay, cùng với đó là càng nâng cao về chất lượng sản phẩm.
https://nhandan.vn/vinamilk-dong-hanh-cung-cac-barista-tai-cuoc-thi-quoc-te-asia-latte-art-battle-post809054.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [] }
“Đường lên Điện Biên”
Những ngày tháng ác liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều nghệ sĩ, họa sĩ trực tiếp lên đường ra trận, hòa cùng những đoàn quân hướng về Điện Biên. Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, họ khắc họa chân thực, sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), triển lãm “Đường lên Điện Biên”giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp-phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ được khai mạc ngày 26 và trưng bày đến ngày 15/5 tại 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.“Kéo pháo Điện Biên”. Tác giả: Trần Đình Thọ (Sơn mài - 1994)Với phương pháp trưng bày truyền thống, kết hợp ứng dụng công nghệ trình chiếu cinemagraph và không gian tương tác trải nghiệm, triển lãm sẽ đưa người xem trở lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa. Công tác kéo pháo vào trận địa chuẩn bị cho chiến dịch được thể hiện qua tác phẩm “Tô Vĩnh Diện chèn pháo”, “Kéo pháo” của Dương Hướng Minh, “Cả nước ra trận” của Lưu Danh Thanh; tình cảm quân và dân gắn bó khăng khít, đùm bọc lẫn nhau trong thời chiến được các họa sĩ diễn tả qua các tác phẩm “Tình quân dân” của Nguyễn Sáng, “Đường lên Điện Biên” của Trần Khánh Chương… Bên cạnh đó còn có những tác phẩm kinh điển về tinh thần anh dũng chiến đấu như “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng, “Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng” của Lê Vinh, và chùm ký họa chiến trường Điện Biên Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân trước lúc hy sinh, đó là những điểm nhấn quý giá của triển lãm này.Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra chương trình Art Talk với chủ đề “Đường lên Điện Biên” và “Những kỷ niệm về họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân”.
https://nhandan.vn/duong-len-dien-bien-post806487.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [] }
Sống lại những thời khắc lịch sử qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”
NDO -Trong quãng thời gian chiến đấu khốc liệt củaChiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều nghệ sĩ, họa sĩ đã trực tiếp lên đường, hòa cùng các đoàn quân hướng về mặt trận. Bằngngôn ngữ tạo hìnhphong phú và màu sắc, họ khắc họa một cách chân thực, sinh động hình ảnh của quân và dân ta từ những ngày “nếm mật nằm gai” cho đến thời khắc giành được chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Đường lên Điện Biên” từ ngày 26/4-15/5 tới đây. Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa và áp phích về Điện Biên của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949-2009.Với phương pháp trưng bày truyền thống, ứng dụng cùng công nghệ trình chiếu ảnh động (cinemagraph) giữa không gian tương tác và trải nghiệm, triển lãm đưa người xem sống lại những khoảnh khắc lịch sử của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.Cuộc sống chiến đấu của những người lính Điện Biên được tái hiện rõ nét qua triển lãm. Nhiều tác phẩm khắc họa sâu sắc các trận đánh hào hùng, oanh liệt tại chiến trường như: “Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ” của Nguyễn Thế Vị, “Điện Biên năm ấy” của Cao Trọng Thiềm… Công tác kéo pháo vào trận địa chuẩn bị cho chiến dịch được thể hiện đặc sắc qua tác phẩm “Tô Vĩnh Diện chèn pháo”, “Kéo pháo” của Dương Hướng Minh và “Kéo pháo Điện Biên” của Trần Đình Thọ.Tranh sơn mài "Kéo pháo Điện Biên” của tác giảTrần Đình Thọ.Sự hỗ trợ của hàng chục ngàn dân công được mô tả qua tác phẩm “Việt Bắc” của Đào Đức, “Tiễn nhau đi dân công” của Lưu Văn Sìn, “Cả nước ra trận” của Lưu Danh Thanh. Tình cảm quân và dân gắn bó khăng khít, đùm bọc lẫn nhau trong thời chiến cũng được diễn tả qua “Tình quân dân” của Nguyễn Sáng và “Đường lên Điện Biên” của Trần Khánh Chương.Chùm ký họa chiến trường Điện Biên Phủ mà họa sĩ Tô Ngọc Vân thực hiện trước lúc hy sinh là điểm nhấn của triển lãm lần này. Không ít tác phẩm có hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các chiến sĩ và đồng bào tham gia kháng chiến, đoàn kết một lòng hướng về Điện Biên.Bên cạnh đó, tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng, “Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng” của Lê Vinh… đều là những tác phẩm kinh điển thể hiện tinh thần anh dũng ở chiến đấu.Triển lãm “Đường lên Điện Biên” không chỉ thể hiện sự trân trọng và tự hào về những trang sử vàng của dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đại đoàn kết của toàn dân, toàn quân mà còn là sự tri ân sâu sắc đối với thế hệ các anh hùng, liệt sĩ từng tham gia kháng chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.Triển lãm là lời tri ân của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam gửi tới những họa sĩ, nhà điêu khắc. Chính sự sáng tạo của họ sẽ mang đến cho công chúng một khí thế hào hùng và cảm xúc qua “Đường lên Điện Biên”. Buổi thảo luận với chủ đề “Đường lên Điện Biên” và “Những kỷ niệm về họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân” cũng sẽ diễn ra trong khuôn khổ chương trình.Triển lãm tranh và điêu khắc “Đường lên Điện Biên” dự kiến mở cửa từ ngày 26/4-15/5 ở tầng 1 nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tại số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.
https://nhandan.vn/song-lai-nhung-thoi-khac-lich-su-qua-trien-lam-duong-len-dien-bien-post805528.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Chiến dịch Điện Biên Phủ", "Triển lãm tranh về Điện Biên Phủ", "Điện Biên" ] }
Mời bạn đọc tham gia đề cử sách dự Giải thưởng Sách Quốc gia
NDO -Theo thông tin từ Hội Xuất bản,Giải thưởng Sách Quốc gianăm 2024 có nhiều đổi mới, đột phá, trong đó nổi bật nhất là mời bạn đọc tham gia đề cử sách dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII.
Ban tổ chức cho biết, để kịp thời phát hiện và tôn vinh những cuốn sách, bộ sách có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ; có tác động mạnh mẽ đến cộng đồng hoặc đóng góp sâu rộng về chuyên môn,Hội Xuất bản Việt Namđã mời bạn đọc cả nước tham gia đề cử sách tham gia Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII.Giải thưởng Sách Quốc gia được tổ chức và trao giải hằng năm do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo quản lý, Hội Xuất bản Việt Nam, Cục Xuất bản, In và Phát hành trực tiếp thực hiện.Theo đó, sách được đề cử phải được viết bằng tiếng Việt, sách dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và sách chuyển ngữ Hán-Nôm hoặc từ tiếng dân tộc ít người sang tiếng Việt. Sách được lựa chọn xét giải phải bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật về xuất bản, sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật có liên quan.Sách được đề cử được xuất bản bằng tiếng Việt và đã được Cục Xuất bản, In và Phát hành xác nhận nộp lưu chiểu trong khoảng thời gian từ ngày 1/11/2022 đến ngày 31/10/2023.Đối với bộ sách nhiều tập có nội dung liên tục và kết nối với nhau chỉ được tham dự xét giải khi đã xuất bản trọn bộ, trong đó, tập cuối của bộ sách nộp lưu chiểu đến ngày 31/10/2023; cả bộ sách được tính là một tên sách.Đối với bộ sách xuất bản theo chủ đề, các tập có nội dung độc lập, hoàn chỉnh: Mỗi tập được tính là một tên sách riêng biệt, được tham gia xét giải.Sách dự xét giải bao gồm sách in truyền thống và sách điện tử được xuất bản lần đầu hoặc tái bản (chưa được xét giải), thuộc các thể loại: Sách chính trị, kinh tế; sách khoa học tự nhiên và công nghệ; sách khoa học xã hội và nhân văn; sách văn hóa, văn học và nghệ thuật; sách thiếu nhi.Sách dự xét giải phải đạt yêu cầu về trình bày, minh họa đẹp, kỹ thuật in đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, không có sai sót về hình thức trình bày sách.Những tác phẩm, công trình đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước; sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh không tham dự Giải thưởng này.Bạn đọc đề cử sách dự Giải thưởng sách Quốc gia có thể vào trang web của Hội xuất bản điền các thông tin theo form cùng với bản tóm tắt cuốn sách (không quá 150 từ).
https://nhandan.vn/moi-ban-doc-tham-gia-de-cu-sach-du-giai-thuong-sach-quoc-gia-post812948.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024", "mời bạn đọc đề cử sách dự giải Sách Quốc gia", "Hội Xuất bản Việt Nam", "Cục Xuất bản In và Phát hành" ] }
Trang web của Beta Cinema lại quá tải vì “Đào, Phở và Piano”
NDO -Sau khi có thông tin Beta Cinema và Cinestar nhậnchiếu rộng rãi“Đào, Phở và Piano” tại các cụm rạp của mình, số lượng khán giả truy cập và trang web của Beta Cinema để tìm kiếm đặt vé tăng đột biến, khiến đơn vị phát hành này rơi vào tình trạng tương tự như Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
Tối 20/2 và cả sáng nay 21/2, sau khi có thông tin Beta Cinema sẽ chiếu “Đào, Phở và Piano”, nhiều khán giả truy cập vào trang web của rạp đều thấy báo quá tải, đang bảo trì.Trang Fanpage của rạp nhận được lượng tương tác “khủng” khi nhận về gần 4 nghìn lượt “thích” và hơn 1 nghìn lượt bình luận cho thông báo công chiếu phim. Phần lớn khán giả hỏi về lịch chiếu tại các địa phương, cách thức mua vé online hoặc tải app.Trang web của Beta Cinema sáng nay 21/2 vẫn chưa thể truy cập được.Tương tự, trang Fanpage của Cinestar cũng nhận về hơn 2,7 nghìn lượt “thích” và hàng trăm bình luận về sự kiện công chiếu “Đào, Phở và Piano” tại các cụm rạp của Cinestar.Khán giả đợi xem “Đào, Phở và Piano”.Cũng với “Đào, Phở và Piano”, tối 20/2 Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã chính thức thông báo chỉ bán vé phim này trực tiếp tạiquầy vé. Lý do là số lượng khách mua vé xem phim quá đông nên hệ thống bán vé online vẫn tiếp tục gặp sự cố. Quầy vé mở bán từ 8 giờ đến 23 giờ 30 hằng ngày. Tình trạng trang web gặp sự cố khiến thống kê vé online của phim cũng không được cập nhật trên trang web doanh thu vé rạp Box Office Việt Nam.Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cũng công bố bán vé “Đào, Phở và Piano” cho tất cả các suất chiếu đến hết cuối tuần 25/2.Nhiều người cảm thấy may mắn khi mua được vé xem phim.“Đào, Phở và Piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, có sự tham gia của các diễn viên Doãn Quốc Đam, Thùy Linh, NSND Trung Hiếu, NSƯT Trần Lực, Anh Tuấn, Thiện Hùng, ca sĩ Tuấn Hưng…Phim có nội dung về cốt cách hào hoa của người Hà Nội trước cuộc chiến cam go, quyết liệt bảo vệ Thủ đô.“Đào, Phở và Piano” trở thành hiện tượng chưa từng có.Phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng, Công ty cổ phần Phim truyện 1 thực hiện với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng và đang thử nghiệm chiếu khai thác thương mại theodự áncủa Bộ trong hai năm 2024 và 2025. Phim đang được khán giả đặc biệt chú ý và trở thànhhiện tượngkhi “cháy vé” liên tục và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cũng liên tục phải tăng suất chiếu. Hiện tại có thêm Beta Cinema và CInestar ký hợp đồng khai thác phim với Cục Điện ảnh.
https://nhandan.vn/trang-web-cua-beta-cinema-lai-qua-tai-vi-dao-pho-va-piano-post796887.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "đạo diễn Phi Tiến Sơn", "phim chiếu rạp", "phim Nhà nước cháy vé", "thí điểm chiếu rạp phim Nhà nước", "Đào Phở và Piano", "Trung tâm Chiếu phim Quốc gia" ] }
Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng
Tuần qua, trên cả nước diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi và thiết thực hưởng ứngNgày Sách và Văn hóa đọcViệt Nam. Ðáng chú ý, năm nay, hoạt động livestream đểquảng bá và giới thiệu sáchđược nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách triển khai có chất lượng, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của cộng đồng. Hướng đi mới này đã góp phần đưa sách đến gần với độc giả đồng thời thúc đẩy văn hóa đọc phát triển sâu rộng trong cộng đồng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, hình thứclivestream(video truyền phát trực tiếp) ngày càng được nhiều người sử dụng mạng xã hội yêu thích vì giúp dễ dàng theo dõi cũng như tương tác với sự kiện ngay cả khi không có điều kiện tham gia trực tiếp.Trong các hoạt động của Hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), nhiều đơn vị xuất bản, phát hành đã tổ chức các buổi phát sóng trực tiếp những hoạt động của mình.Nắm bắt được xu thế này, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh đã nhanh chóng khai thác lợi thế từ hình thức livestream để tổ chức sự kiện quảng bá thương hiệu, giới thiệu và bán sản phẩm. Trong lĩnh vực xuất bản, phát hành, livestream dần được nhiều nhà xuất bản, công ty sách quan tâm lựa chọn như một hướng đi mới nhiều triển vọng.Mới đây, trong các hoạt động của Hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), nhiều đơn vị xuất bản, phát hành đã tổ chức các buổi phát sóng trực tiếp những hoạt động của mình.Như tại Hà Nội, Linh Lan Books livestream buổi tọa đàm “Những cuốn sách đi tìm độc giả”, chia sẻ câu chuyện PR và marketing trong ngành xuất bản; Thái Hà Books với livestream về “Khuyến đọc Việt Nam thời chuyển đổi số”…Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Sbooks đã chủ động bài trí, sắp xếp không gian tại quầy sách của mình với mục tiêu phục vụ cho các phiên livestream nhằm kết nối với nhiều độc giả trên khắp mọi miền đất nước.Chia sẻ về cách làm này của công ty, ông Nguyễn Anh Dũng, Tổng Giám đốc Sbooks cho biết: “Livestream không phải một phương thức quá mới, nhưng trong ngành sách chưa bao giờ là một phương thức được ưu tiên trong việc truyền thông tiếp cận khách hàng. Khi quyết định đầu tư thiết bị, nhân sự để livestream trong hai ngày 18 và 19/4 vừa qua, tôi biết rằng đây là một việc làm có ý nghĩa tiên phong, mở ra một con đường phát triển cho sách, cho văn hóa đọc”. Sự mạnh dạn của Sbooks đã thu lại được kết quả ấn tượng. Chỉ tính riêng trong tối 19/4, livestream của công ty đã thu hút hơn 150.000 lượt xem, đạt doanh thu 250 triệu đồng, tăng gấp 7 lần so với mục tiêu đặt ra ban đầu.Tuy nhiên, không cần phải đợi đến sự kiện Hội sách mà ngay từ đầu năm 2024, nhiều đơn vị xuất bản, phát hành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt chú trọng phát huy lợi thế của hình thức livestream trong các hoạt động của mình. Tại Linh Lan Books thường xuyên thực hiện livestream với nhiều chủ đề đa dạng để tương tác với độc giả và đã mang lại những kết quả khả quan. Như một buổi livestream ra mắt sản phẩm mới kéo dài 3 giờ đồng hồ đã giúp Linh Lan Books có được doanh thu là 42 triệu đồng.Sự chú trọng, đầu tư vào việc livestream giới thiệu và bán sách được nhiều đơn vị xuất bản chú trọng, nhất là các đơn vị tư nhân đã và đang tác động mạnh mẽ đến những đơn vị xuất bản, phát hành trên toàn quốc. Rõ ràng trong bối cảnh thị trường có nhiều sự cạnh tranh, các đơn vị xuất bản dù có thương hiệu lâu đời hay mới thành lập nếu muốn tồn tại và phát triển buộc phải có sự thay đổi mạnh mẽ để thích ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, đòi hỏi của thị trường.Thực tế hình thức livestream quảng bá, giới thiệu sách mới chỉ nở rộ và dần trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Ðặc biệt phải kể đến dấu mốc năm 2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và hoành hành. Thời điểm đó, livestream đã góp thêm một cách tiếp cận khách hàng mới cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Ngành xuất bản, phát hành cũng không nằm ngoài xu thế đó. Phương thức mua sách online, giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách trực tuyến bắt đầu trở nên quen thuộc với độc giả.Năm 2020 cũng là năm đầu tiên Hội sách Quốc gia được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với chủ đề “Khuyến khích văn hóa đọc trong mùa dịch”. Cùng với đó hàng chục sự kiện tọa đàm, giao lưu trực tuyến đã diễn ra, được đông đảo bạn đọc đón nhận. Tiêu biểu có thể kể đến Thái Hà Books, Ðông A, Saigonbooks... thường xuyên tổ chức các sự kiện trực tuyến, tọa đàm Bàn tròn văn học giúp tác giả, tác phẩm đến gần với bạn đọc, thúc đẩy sự hứng thú đọc sách trong cộng đồng.Nhờ “cú hích” từ các sự kiện này số lượng sách bán ra, doanh thu của các đơn vị làm sách thông qua hình thức livestream đạt con số ấn tượng, giúp thị trường sách từng bước “phá băng”, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.Như talkshow “Triều đại Tây Sơn và Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII” của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức livestream đã thu hút 2.400 lượt xem và hàng nghìn lượt người theo dõi. Chính vì thế bất chấp dịch Covid-19, năm 2020 được ví là năm được mùa của livestream giới thiệu sách.Bước qua thời kỳ dịch bệnh, yêu cầu của chuyển đổi số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, khai thác những lợi thế của mạng xã hội cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã trở thành một xu thế tất yếu của toàn xã hội. Trong hoạt động của lĩnh vực xuất bản, phát hành cho thấy sự trì trệ, chậm đổi mới đã khiến cho nhiều đơn vị dần bị tụt hậu, kém phát triển, hoạt động cầm chừng và thậm chí không đủ điều kiện để tồn tại nên phải chấp nhận rút lui khỏi thị trường vốn đầy thách thức và áp lực.Ngược lại, nếu biết chủ động nắm bắt xu thế vận động của xã hội, sẵn sàng đổi mới, đa dạng hoạt động, biết tận dụng, khai thác những lợi thế của công nghệ cũng như các nền tảng mạng xã hội sẽ tạo nền tảng vững chắc giúp cho nhiều đơn vị xuất bản khẳng định được thương hiệu, chỗ đứng của mình trên thị trường.Theo đánh giá của nhiều đơn vị xuất bản, hình thức livestream có nhiều ưu điểm là giúp xóa bỏ những khoảng cách về thời gian và không gian, thông tin đến người xem trực tiếp, không hạn chế lượng người tham gia, theo dõi, tiết giảm chi phí cho đơn vị tổ chức sự kiện, tăng tương tác, nhờ đó góp phần kích cầu tiêu dùng,... Hơn nữa trong bối cảnh thị trường có rất nhiều đầu sách mới được ra mắt hàng tuần, độc giả rất dễ mất phương hướng nên cần những kênh thông tin khác nhau, trong đó có cả việc theo dõi livestream bán sách để dễ lựa chọn.Tuy nhiên không phải cá nhân, đơn vị xuất bản nào cũng có thể livestream tùy thích trên các nền tảng mạng xã hội. Nhà văn Ðức Anh, giám đốc truyền thông đồng thời là cổ đông sáng lập Linh Lan Books cho biết muốn bán hàng hiệu quả đơn vị xuất bản nên livestream trên một kênh thương mại điện tử mạnh như Lazada hay Shopee bởi lẽ ở đó người mua đã có sẵn thói quen mua sắm, kể cả là người đọc sách. Người dẫn dắt buổi phát sóng trực tiếp muốn thu hút được nhiều người theo dõi phải bảo đảm hai yếu tố: biết tương tác nói chuyện với năng lượng cao, liên tục và am hiểu về các tựa sách.Tuy vậy, theo dõi một số hoạt động livestream bán sách hiện nay, độc giả không khỏi có những lúc thất vọng, phiền lòng. Bởi việc rao bán sách đang được một số nơi thực hiện một cách cẩu thả, tùy tiện, thậm chí đơn vị/cá nhân thực hiện livestream bất chấp mọi cách để bán được sách, kể cả việc dùng những ngôn từ dung tục, phản cảm để câu view, câu like. Ðã xuất hiện tình trạng những cuốn sách có nội dung yếu kém, biên tập ẩu, thậm chí có nội dung phản cảm, sai dữ liệu lịch sử,... vẫn được một số đơn vị xuất bản dành cho những lời quảng bá “có cánh” miễn sao độc giả thấy lôi cuốn để nhanh tay chốt đơn.Cùng với đó, người livestream giới thiệu thông tin về tác giả, tác phẩm không chính xác, có thái độ khiếm nhã khi bị góp ý khiến người theo dõi không khỏi bất bình. Trong một số trường hợp, độc giả cho biết họ ham mua sách qua livestream nhất là những chương trình “xả kho bán sách” song chỉ nhận về những sản phẩm bị in lỗi, sách cũ, bị quăn mép, long gáy, rách trang... không giống như những gì đơn vị xuất bản quảng cáo.Có độc giả đã phát hiện việc livestream bán sách trên nền tảng mạng xã hội của một số đơn vị tiếp tay cho sách lậu, thậm chí những cuốn sách cấm, bị cơ quan chức năng ra văn bản thu hồi. Những việc làm này tác động tiêu cực đến hoạt động xuất bản, phát hành sách nói chung và phương thức livestream quảng bá, lan tỏa sách trên các nền tảng mạng xã hội nói riêng. Hệ quả là đã có những độc giả bất bình với một số hành vi chưa đẹp trong việc phát sóng bán sách trực tiếp quay lưng lại với chính tác giả, tác phẩm và đơn vị xuất bản.Cần thấy rằng trong bối cảnh “cuộc sống số”, khi các thiết bị công nghệ hiện đại thu hút ngày càng nhiều người tham gia trải nghiệm, đặc biệt là giới trẻ thì việc tận dụng những lợi thế của mạng xã hội để quảng bá và lan tỏa sách đến cộng đồng là cần thiết và cũng là yêu cầu có tính cấp bách. Tuy nhiên, các đơn vị xuất bản cũng cần cẩn trọng trong cách thức thực hiện. Sách là sản phẩm văn hóa do đó cũng đòi hỏi cách thức thực hiện khác biệt với những sản phẩm tiêu dùng thông thường khác.Việc quảng bá tuyệt đối không thể lố bịch, kệch cỡm, “treo đầu dê bán thịt chó”. Ðể xây dựng thương hiệu bền vững, các đơn vị xuất bản cần sàng lọc, lựa chọn cho ra mắt những đầu sách có chất lượng, không thể chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả mà cho ra mắt những đầu sách có nội dung nhảm nhí, phản cảm, cổ xúy bạo lực và lối sống hưởng thụ ích kỷ, sa đọa.Cần xác định rằng mọi lời quảng bá dù hoa mỹ đến đâu, những ứng dụng công nghệ dù tân tiến, hiện đại thế nào cũng không thể thay thế cho chất lượng thật sự của mỗi cuốn sách, đó mới là giá trị đích thực mà người đọc cần đến và từ đó mới góp phần phát triển mạnh mẽ văn hóa đọc trong cộng đồng.
https://nhandan.vn/thuc-day-van-hoa-doc-trong-cong-dong-post806607.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "văn hóa đọc", "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" ] }
Phim “Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối” hé lộ những hình ảnh đầu tiên
NDO -Dự án phim điện ảnh lịch sử cách mạng “Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên và poster nhân dịp 30/4 năm nay.
Bộ phim“Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối”của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là dự án điện ảnh kỷ niệm 50 năm hòa bình thống nhất đất nước, dự kiến khởi chiếu 30/4/2025.Nhân dịp lễ 30/4 năm nay, đoàn làm phim đã hé lộ First look trailer và poster nhuốm màu khốc liệt của trận càn mà các chiến sĩ giải phóng phải đối diện trong cuộc chiến giữ vững trận địa quan trọng.Những hình ảnh đầu tiên cho thấy quang cảnh quân Mỹ đi tuần trong rừng với xe tăng, vũ khí nai nịt trang bị đến tận răng, bên dưới là hầm trú ẩn của quân giải phóng.Nhân vật Bảy Theo (Thái Hoà) lăm lăm khẩu súng trường, mặt vã mồ hôi trong cái nóng bức và ngột ngạt của địa đạo chật hẹp. Một phần bối cảnhđịa đạo Củ Chiđược lộ ra, một ngã ba hầm đắp đất gồ ghề và điểm giao này cũng là đặc trưng đã tạo nên một mạng lưới địa đạo cực kỳ phức tạp.Hình ảnh địa đạo Củ Chi trong phim.Địa đạo Củ Chi được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự trên thế giới đánh giá là công trình quân sự khoa học và kỳ vĩ, đã giúp một lực lượng mỏng cả về số lượng lẫn khí tài có thể đứng vững trước đối thủ mạnh. Khó có thể tưởng tượng được, những người lính, những dân quân kiên cường đã dùng những dụng cụ thô sơ để xây dựng một hệ thống phòng thủ dày đặc và phức tạp như vậy ở ngay dưới lòng đất.Và đó là lý do đạo diễnBùi Thạc Chuyênnung nấu 10 năm để chuẩn bị cho phim điện ảnh Địa Đạo, đem câu chuyện huyền thoại về trí thông minh và tinh thần yêu nước ngoan cường của nhân dân miền nam lúc ấy lên màn ảnh rộng.Hình ảnh quân Mỹ càn quét trên bề mặt địa đạo.Đoạn trailer ngắn giới thiệu đến người xem không khí của địa đạo, một căn cứ phức tạp nằm dưới lòng đất luôn bị càn quét tàn khốc trên bề mặt. Bên trên hầm, xe tăng rầm rập, bom đạn mù mịt, lính Mỹ rà soát cả khu rừng để truy tìm dấu vết chiến sĩ và tiêu diệt.Bên dưới mặt đất, căn hầm rung lên từng đợt trước tiếng bom nổ, đất cát rơi vãi tưởng chừng sẽ đổ sụp, dù chưa tiết lộ nhiều cảnh sinh hoạt và chiến đấu bên trong địa đạo nhưng đã khắc họa rõ ràng cuộc sống bên trong địa đạo: ngột ngạt, không khí đặc quánh và nguy hiểm luôn treo lơ lửng trên đầu.Poster phim "Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối".Phim “Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối” có sự tham gia của nhiều diễn viên tên tuổi như Thái Hòa, Quang Tuấn, Hồ Thu Anh, Cao Minh, Hằng Lamoon, Hoàng Minh Triết, Nhật Ý…Phim đưa người xem trở lại lịch sử vào năm 1967, khi chiến tranh Việt Nam ngày càng khốc liệt. Đội du kích 21 người do Bảy Thao chỉ huy tại căn cứ Bình An Đông trở thành mục tiêu “Tìm và diệt” số 1 của quân đội Mỹ khi nhận nhiệm vụ bằng mọi giá phải bảo vệ một nhóm thông tin tình báo chiến lược mới đến ẩn náu tại căn cứ. Các cuộc liên lạc vô tuyến điện từ với nhóm tình báo bị quân đội Mỹ phát hiện và định vị, lấy đi lợi thế duy nhất của đội du kích là sự vô hình trong hệ thống địa đạo rộng khắp, phức tạp và bí ẩn.Bộ phim là những câu chuyện đan xen giữa tình đồng đội, tình yêu và khát khao sống của những người lính, nhưng trên hết vẫn là nghĩa vụ và sự hy sinh vì Tổ QuốcPhim do HKFilm, Galaxy Entertainment & Education, Galaxy Play phối hợp sản xuất, phát hành, dự kiến ra rạp ngày 30/4/2025.Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là cái tên quen thuộc của dòng phim nghệ thuật, khi có nhiều dự án phim nghệ thuật thu hút sự chú ý của công chúng và giới làm nghề như "Chơi vơi", "Sống trong sợ hãi", "Lời nguyền huyết ngải"... Mới đây nhất, phim “Tro tàn rực rỡ” của anh đã giành giải cao nhất tại Liên hoan phim 3 châu lục năm 2022.
https://nhandan.vn/phim-dia-dao-mat-troi-trong-bong-toi-he-lo-nhung-hinh-anh-dau-tien-post807157.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "phim “Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối”", "đạo diễn Bùi Thạc Chuyên", "kỷ niệm 50 năm hòa bình thống nhất đất nước", "phim lịch sử cách mạng", "địa đạo Củ Chi" ] }
Stop motion – công nghệ làm phim hoạt hình lâu đời và độc đáo
NDO -Mặc dù chứng kiến sự ra đời của nhiều kỹ thuật, kỹ xảo điện ảnh hiện đại, hoạt hình stop motion (hoạt hình tĩnh vật) vẫn là lựa chọn của nhiều nhà làm phim theo đuổi nghệ thuật thủ công, tìm tòi cái đẹp từ mọi chi tiết của cuộc sống. Sự kỳ công, tỉ mỉ mang lại những hiệu ứng và cảm xúc rất đặc trưng cho loại hình này.
Nghệ thuật từ sự kiên trì, tỉ mẩnTrên thế giới, đã có nhiều tựa phim hoạt hình stop motion nổi tiếng được khán giả quốc tế ưa chuộng trong thời gian dài hoặc được trao các giải thưởng điện ảnh danh giá, chẳng hạn như series “Shaun the Sheep” (ra đời từ năm 2007) hay bộ phim “Guillermo del Toro's Pinocchio” (vừa đoạt giải Oscar 2023 cho “Phim hoạt hình xuất sắc nhất”).Ở Việt Nam, kỹ thuật stop motion cũng đã được ứng dụng, phát triển trong làm phim hoạt hình, MV ca nhạc, quảng cáo... Năm 2022, phim hoạt hình “Giấc mơ gỏi cuốn” của nữ đạo diễn Vũ Thị Phương Mai (sinh năm 1992) gây tiếng vang khi được lựa chọn tranh giải một trong các hạng mục chính của Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 75 tại Pháp.Có tuổi đời hơn 100 năm và ngang ngửa với lịch sử điện ảnh, công nghệ stop motion (còn có thể gọi là hoạt ảnh chuyển động dừng) là kỹ thuật điện ảnh lâu đời bậc nhất trên thế giới. Một bộ phim stop motion được tạo nên bằng cách dựng nhân vật theo từng động tác, sau đó chụp lại và ghép thành phim hoạt hình. Mỗi khung ảnh thể hiện từng động tác riêng của nhân vật, sau khi ghép lại tạo cảm giác nhân vật đang thực sự chuyển động.Thông thường, nhà làm phim sẽ sử dụng các chất liệu bằng silicon hay đất sét, con rối để phục vụ quá trình làm phim. Với mỗi khung hình, nhà sản xuất cần trau chuốt từng chi tiết của nhân vật; từ biểu cảm trên khuôn mặt đến chuyển động đều được tính toán chính xác. Mỗi giây tương ứng với vài chục chuyển động nhỏ, như vậy một bộ phim hoàn chỉnh có thể mất từ vài tháng cho tới vài năm để hoàn thiện.Tin liên quanHợp tác để phát triển phim hoạt hình Việt trên nhiều nền tảng sốSự xuất hiện và phát triển của hàng loạt công nghệ kỹ xảo điện ảnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang khiến công việc của con người trở nên đơn giản hơn. Lợi ích có thể kể đến là chi phí và thời gian sản xuất được tối ưu, giải quyết những hạn chế của các công nghệ truyền thống. Vì vậy, đã có ý kiến cho rằng dạng công nghệ thủ công như stop motion không còn được ưa chuộng trong thời đại 4.0.Tuy nhiên, stop motion đã chứng minh sức hấp dẫn bằng thành công của hàng loạt phim hoạt hình nổi tiếng thời gian qua, cũng như việc nhiều xưởng hoạt hình hàng đầu ở các nền điện ảnh tân tiến như Mỹ, Nhật Bản vẫn liên tục ra mắt các dự án hoạt hình stop motion mới. Công nghệ này vẫn đang tạo nên nhiều bộ phim chất lượng cạnh tranh tốt với các phim 2D, 3D thời thượng.Với việc “sống” hơn một thế kỷ và chứng kiến đủ mọi thăng trầm của lịch sử làm phim hoạt hình, stop motion không những không lạc hậu mà còn tồn tại thách thức thời gian, trở thành sân chơi cho các nhà làm phim cần cù, tỉ mỉ.Hoạt hìnhStop motionViệt Nam nỗ lực bước ra thế giớiTạo hình nhân vật Clay Mixer được thực hiện bằng đất sét, giấy, vải...(Ảnh: Sconnect Việt Nam)Stop motion là một công nghệ khó, đòi hỏi sự đầu tư công phu và tỉ mỉ trong thời gian dài của cả ekip, nên hiện nay tại Việt Nam không có nhiều đơn vị chọn hướng đi này. Tuy nhiên, quá trình sản xuất kỳ công cũng đem lại lợi thế là sự độc đáo, phát huy tối đa sự sáng tạo, dễ gây ấn tượng với khán giả nhỏ tuổi. Có thể kể đến loạt phim hoạt hình stop motion Clay Mixer cho trẻ từ 5-8 tuổi, thuộc hệ sinh thái WOA của Sconnect Việt Nam.Ra mắt từ năm 2017 đến nay với hơn 1.200 tập phim, Clay Mixer là sản phẩm hoạt hình đáp ứng nhiều tiêu chuẩn quốc tế, đã và đang được nhiều khán giả toàn cầu đón nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, kênh YouTube của Clay Mixer ghi nhận gần 5 triệu lượt đăng ký, khoảng 300 triệu lượt xem hàng tháng. Không chỉ riêng YouTube, Clay Mixer còn được thu hút người xem trên nhiều nền tảng trực tuyến khác.Các tập phim khai thác đa dạng chủ đề từ trường học, gia đình, bạn bè đến các tình huống hài hước, nhập vai… mang tới những phút giây giải trí, sáng tạo cùng nhiều bài học định hướng phát triển kỹ năng cho trẻ em. Đằng sau những video triệu view là “phim trường thu nhỏ” với các nhân vật tạo hình thủ công bằng đất sét cùng hàng chục bối cảnh được thiết kế đa dạng, khéo léo trong xưởng hoạt hình Sconnect tại Hà Nội. Vài phút phim có khi cần tới hàng nghìn tấm ảnh, kết hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng để tạo nên trải nghiệm nghe nhìn thú vị cho người xem.Thông qua những thước phim hài hòa tính giải trí và tính giáo dục, sản phẩm “make in Vietnam” này vẫn đang được cải tiến không ngừng để mang đến những tập phim chất lượng hơn, nâng cao vị thế của công nghệ stop motion.Đồng thời, công ty sản xuất của Clay Mixer - Sconnect Việt Nam cũng mong muốn tận dụng lợi thế của nguồn nhân lực trong nước để sản xuất những thước phim tạo tiếng vang trên trường quốc tế, không chỉ phim 2D, 3D mà còn ở lĩnh vực khó nhằn như stop motion.Dự án phim dài tập “Tiny Series” do Việt Nam sản xuất sắp ra mắt trên nhiều nền tảng số. (Ảnh: Sconnect Việt Nam)Với những bước tiến của Clay Mixer, trong thời gian tới, hệ sinh thái WOA dự kiến sẽ sớm cho ra mắt dòng phim dài tập “Tiny Series” kể về hành trình của cậu bé Tiny và những người bạn ở xứ sở đất sét, hướng tới phát sóng trên các nền tảng trả phí. Sự sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ nhân sự Việt cho thấy tiềm năng không nhỏ để hoạt hình stop motion Việt Nam gây dựng được chỗ đứng trên thị trường toàn cầu.
https://nhandan.vn/stop-motion-cong-nghe-lam-phim-hoat-hinh-lau-doi-va-doc-dao-post754131.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Stop motion", "phim hoạt hình", "kỹ xảo điện ảnh", "hoạt hình tĩnh vật" ] }
Lễ hội chùa Thầy đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
NDO -Lễ hội chùa Thầy (Thiên Phúc tự) tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội năm nay có nhiều hoạt động quảng bá di sản và du lịch. Đây cũng là dịp nhân dân địa phương đón nhận Quyết định ghi danh Lễ hội chùa Thầy là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Tối 12/4, tại Di tích quốc gia đặc biệtchùa Thầy, Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội chùa Thầy, Lễ khai hội chùa Thầy và khai mạc Tuần văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024.Lễ hội chùa Thầy là một lễ hội lớn trong vùng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và khách thập phương với nhiều nghi lễ truyền thống độc đáo, đặc sắc được thực hành như: Lễ tế khai hội, lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị, lễ cúng yên vị khai hội và rước lễ của các thôn lên chùa Cả.Bên cạnh phần lễ, còn có những không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi dân gian...Tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn chia sẻ: Lễ khai mạc và các hoạt động trong chương trình Lễ hội chùa Thầy được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm văn hóa nghệ thuật, du lịch độc đáo, mang đến một sự lựa chọn mới trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thủ đô; chương trình là nơi hội tụ, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, niềm tự hào về quê hương đất nước.Cũng tại buổi lễ, các đại biểu và nhân dân được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Quốc Oai - Khởi nguồn di sản” cũng như các loại hình di sản phi vật thể của Quốc Oai như: Múa rối nước, cồng chiêng, hát dô...Đặc biệt, trong sự kiện lần này, các đại biểu và nhân dân được chứng kiến màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật độc đáo đến từ 200 drone, kết hợp âm thanh, ánh sáng.Chương trình biểu diễn drone đã tái hiện các biểu tượng đặc trưng của Quốc Oai như: Bản đồ huyện Quốc Oai, Thủy đình, Thiền sư Từ Đạo Hạnh ngồi trên tòa sen, Tản Viên Sơn Thánh và các di sản văn hóa đặc trưng.Chương trình thu hút sự đông đảo người dân đến thưởng thức. Trong lễ khai hội, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Quốc Oai, xã Sài Sơn và nhân dân địa phương đã vinh dự đón Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội truyền thống Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai”.Song song với lễ khai hội Chùa Thầy, huyện Quốc Oai cũng phối hợp Trung tâm Xúc tiến, Thương mại, Du lịch thành phố tổ chức Tuần lễ văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2024.Đây là dịp giới thiệu và quảng bá vẻ đẹp tự nhiên, di sản văn hóa và tiềm năng du lịch của huyện Quốc Oai đến với du khách và các nhà đầu tư.Tuần lễ Văn hoá du lịch diễn ra tại khu vực chùa Thầy và Khu du lịch, vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Nội, gồm chuỗi hoạt động trò chơi dân gian, trình diễn múa rối nước, trình diễn các loại hình nghệ thuật đặc sắc.Với hơn 100 gian hàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hoá du lịch, ẩm thực, sản phẩm làng nghề, đây chính là cơ hội quảng bá hình ảnh các tỉnh, thành phố, các huyện lân cận và trên địa bàn huyện Quốc Oai.Trong dịp này, khu du lịch, vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Nội cũng đồng loạt tổ chức với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi trải nghiệm, các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực.Đặc biệt, chương trình nghệ thuật biểu diễn “Tinh hoa Bắc bộ” được đưa vào đẩy mạnh trình diễn, tái hiện lại khung cảnh đồng quê Bắc bộ một cách chân thực và tràn đầy cảm xúc.Chuỗi sự kiện diễn ra đến hết ngày 16/4.
https://nhandan.vn/le-hoi-chua-thay-don-nhan-danh-hieu-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post804494.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Lễ hội chùa Thầy", "chùa Thầy", "Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia", "huyện Quốc Oai", "Hà Nội" ] }
Họa sĩ Quỳnh Thơm mang “Sắc quê” đến với công chúng Thủ đô
NDO -Chiều 27/5, tạiNhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền(Hà Nội), triển lãm tranh “Sắc quê và Ký họa” của họa sĩ Quỳnh Thơm đã khai mạc, giới thiệu 168 tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ người Vĩnh Phúc.
Họa sĩ Quỳnh Thơm sinh năm 1971 tại xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Khóa 1988-1991 anh là sinh viên khoa đồ họa Trường trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phú, sau đó tiếp tục theo học Đại học Sư phạm Mỹ thuật Trung ương (Hà Nội). Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong một thời gian dài họa sĩ ít sáng tác, chủ yếu thiết kế đồ họa phục vụ hoạt động thương mại. Từ năm 2021 đến nay, anh mới liên tục cầm cọ vẽ cho ra đời nhiều tác phẩm và đã có 6triển lãm mỹ thuậttại Vĩnh Phúc.Những bức tranh phong phú đề tài và chất liệu được trưng bày kín tầng 2 và tầng 3 của Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, khẳng định niềm đam mê nghệ thuật cùng sức sáng tạo dồi dào của họa sĩ Quỳnh Thơm như nhiều tên tuổi trong giới mỹ thuật đã nhận xét.Triển lãm mang tới khán giả những sắc màu quê hương vùng trung du, từ rừng cọ đồi chè đến bản làng các dân tộc thiểu số.Tại buổi khai mạc, nhà phê bình mỹ thuật Mai Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết, họa sĩ Quỳnh Thơm là một trường hợp khá đặc biệt khi mở triển lãm tại Hà Nội mà được đại diện cả hai Hội Văn học nghệ thuật địa phương là Vĩnh Phúc và Phú Thọ cùng đến dự, ủng hộ.Tham quan phòng tranh, người xem dễ nhận thấy những sắc màu tươi tắn, cảm xúc tích cực bao trùm. Nhiều danh lam thắng cảnh của Vĩnh Phúc được tác giả tái hiện, như Tam Đảo mờ sương, Tây Thiên huyền diệu, Lô Giang hùng vĩ, Đại Lải biếc xanh… hay chỉ đơn giản là cảnh thiên nhiên mộc mạc, bình yên bắt gặp ở nhiều vùng quê Việt Nam như cánh đồng lúa vàng, lũy tre nghiêng nghiêng, con đò lặng lẽ, đầm sen rực hồng…Họa sĩ Quỳnh Thơm đi rất nhiều nơi và ghi chép những cảm nhận của mình bằng hội họa.Họa sĩ Đỗ Ngọc Dũng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Phú Thọ phân tích: “Quỳnh Thơm có bút pháp khá khoáng đạt, làm chủ được chất liệu, biết khai thác thế mạnh của chất liệu để diễn tả và anh khá thành công trong nhiều tác phẩm, đặc biệt ở những tranh phong cảnh núi non, mây nước. Dù tĩnh lặng hay xao động, Quỳnh Thơm đều tái hiện khá thành công. Chúng ta hãy nhìn kỹ cái bóng đổ trong veo của những vạt đồi, lũy tre, hay bụi chuối xuống mặt nước trong tranh, hay những vệt bút phóng túng, buông thả, nhấn nhá gợi những tia nắng của ban mai, của hoàng hôn, rồi cả độ nhuyễn, nhòe chuyển tiếp của các sắc màu…”.Trong lần đầu tiên trình làng triển lãm cá nhân tại Hà Nội, họa sĩ Quỳnh Thơm chia sẻ, chủ đề “Sắc quê” có ý nghĩa màu sắc văn hóa vùng miền, cũng là sắc màu của hội họa. Tác giả muốn mang những cảm xúc, những sắc thái về quê hương tới khán giả yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế.Không gian trưng bày ký họa chân dung văn nghệ sĩ, người nổi tiếng, bạn bè thân quý của tác giả.Sáng tác thuần thục trên nhiều chất liệu, nhưng họa sĩ Quỳnh Thơm cũng nhấn mạnh sự yêu thích, hứng thú với tranh mực nho, ký họa và acrylic.Triển lãm mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 4/6.
https://nhandan.vn/hoa-si-quynh-thom-mang-sac-que-den-voi-cong-chung-thu-do-post811381.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền", "Hội Mỹ thuật Việt Nam", "hoạ sĩ Quỳnh Thơm", "Vĩnh Phúc", "sắc quê" ] }
Hào hùng chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông"
NDO -Trong khuôn khổ chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” do Trung ương Đoàn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, tỉnh Điện Biên tổ chức tối 26/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban tổ chức đã trao giải Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam; phát động Cuộc thi tìm hiểu 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đến dự chương trình, có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt nam; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn; các đồng chí đại diện thủ trưởng các đơn vị trong quân đội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn và các ban, bộ, ngành, đoàn thể.Tin liên quan550 thanh thiếu nhi tiêu biểu xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông"Tuổi trẻ cả nước hướng về Điện BiênHướng tới kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp bộ Đoàn trên cả nước đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi, ý nghĩa như giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, hành quân đến địa chỉ đỏ, thăm hỏi, trao quà tặng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ; tổ chức các hội thi; khởi công, khánh thành các công trình, phần việc thanh niên...Các đại biểu thanh niên, sinh viên thực hiện lễ chào cờ chủ quyền tại Cột mốc số 0 ở xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ đạo triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng “70 năm - Tự hào tiến bước”, phát động đợt thi đua cao điểm “Tiếp bước chiến sĩ Điện Biên Tiến lên giành 3 nhất”, xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị, luyện tập phục vụ diễu binh, diễu hành và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, an sinh xã hội...Đáng chú ý, trong các ngày từ 24 đến 26/4,Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chứccác hành trình về nguồnvà Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" toàn quốc lần thứ 5 với sự tham gia của 550 cán bộ Đoàn, Hội, Đội, đoàn viên, thanh niên, sinh viên, thiếu nhi tiêu biểu cả nước.Các bạn trẻ chung vui cùng những em nhỏ vùng cao trong khuôn khổ Hành trình.Trên những hành trình hướng về thành phố Điện Biên Phủ, qua chính những con đường huyền thoại mà các thế hệ cha anh đã hành quân 70 năm trước đây, các đại biểu đã thực hiện nhiều công trình thanh niên góp phần hỗ trợ các địa bàn khó khăn, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.Đặc biệt, trong khuôn khổ Hành trình, các đại biểu đã tới thăm hỏi, tri ân 131 cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên.Tin liên quanNhững người trẻ hãy nhắc nhở bản thân trân trọng hòa bìnhCầu nối giữa những giá trị lịch sửPhát biểu ý kiến tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy khẳng định: Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca bất hủ, bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta cũng như sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân, ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do Tổ quốc của quân và dân ta.Không khí sôi nổi, hào hùng tại chương trình nghệ thuật.Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, thế hệ ngày hôm nay có được bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng, khát vọng độc lập dân tộc, phát triển đất nước; tinh thần tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng; nghị lực, bản lĩnh, nỗ lực tuổi trẻ trong những bước chuyển mình đi lên của đất nước.Đánh giá về những hoạt động của tuổi trẻ cả nước hướng về Điện Biên dịp này và nhất làHành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông", Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh: Hành trình là cầu nối giữa những giá trị của lịch sử, truyền thống hào hùng của dân tộc với thời đại mới; sự trao truyền từ thế hệ cha anh về khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước với những người trẻ mang trong mình vinh dự và trách nhiệm hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.Đồng chí Bùi Quang Huy phát biểu ý kiến tại chương trình.Lưu ý Hành trình có thể coi là khởi đầu của đợt sinh hoạt chính trị trong tuổi trẻ cả nước hướng tới kỷ niệm những ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 và 2025, đồng chí Bùi Quang Huy kêu gọi đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi cả nước nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tiếp nối, phát huy truyền thống của dân tộc, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.Tại chương trình, đại diện thế hệ trẻ đã có cơ hội giao lưu với cựu chiến sĩ, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ban tổ chức đã trao 70 suất quà tặng thương, bệnh binh, cựu chiến sĩ, cựu thanh niên xung phong Điện Biên và thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.Hoạt động giao lưu truyền lửa giữa các thế hệ tại chương trình.Từ tháng 12/2023, Trung ương Đoàn và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát động Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm Ngày ký Hiệp định Genève. Cuộc thi ghi nhận 600 tác phẩm, bài viết từ khắp mọi miền đất nước gửi tham gia và gần 2,2 triệu lượt thi tương tác trực tuyến.Tại chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông", Ban tổ chức Cuộc thi đã trao giải đặc biệt tặng nhóm tác giả từ Tổng cục Hậu cần; trao 5 giải A, 15 giải B, 20 giải C, 30 giải khuyến khích và 5 giải tập thể tặng các tác giả, nhóm tác giả tiêu biểu khác.Dịp này, Trung ương Đoàn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.
https://nhandan.vn/hao-hung-chuong-trinh-nghe-thuat-dien-bien-phu-khat-vong-non-song-post806794.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:03", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:03", "tags": [ "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Trung ương Đoàn", "Điện Biên Phủ", "khát vọng non sông" ] }
TS, NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam
NDO -Tiến sĩ âm nhạc, NSƯTTân Nhànđã chính thức được Ban Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam trao Quyết định bổ nhiệm giữ chức Trưởng Khoa Thanh nhạc Học viện kể từ ngày 6/5/2024.
NSND Quốc Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phát biểu tại buổi lễ: “Tân Nhàn được bổ nhiệm vị trí Trưởng khoa ở tuổi khá trẻ, với điểm mạnh là dám nghĩ dám làm và rất quyết liệt. Sự năng động cũng như quyết tâm hành động chính là điều tôi ủng hộ ở Tân Nhàn đảm nhận cương vị, trọng trách này. Tôi mong muốn, ở vai trò lãnh đạo Khoa Thanh nhạc, Tân Nhàn sẽ đồng hành cùng Ban Giám đốc, cùng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, luôn đoàn kết, sáng tạo để Khoa ngày càng vững mạnh cùng sự phát triển không ngừng của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Tôi tin và hy vọng Tân Nhàn sẽ làm tốt chức trách của mình”.Trong Lễ trao Quyết định, NSND Bùi Công Duy - Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam bày tỏ: “Đây là tin vui của Trường, đồng thời là tin vui của ngành thanh nhạc. Khoa Thanh nhạc là niềm tự hào của nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng. Qua nhiều năm tháng xây dựng, chúng tôi luôn ước mơ xây dựng ngành chuẩn mực. Sự khác biệt của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam là được làm nên bởi những con người xuất sắc, để lại những giá trị cho thế hệ sau. Chúng ta tiếp tục phát triển, kế thừa và trao truyền cho thế hệ sau.Trong vai trò mới, NSƯT Tân Nhàn chắc chắn sẽ vất vả khi vừa là nghệ sĩ, giảng viên lại vừa lãnh đạo ngành, sẽ luôn có sự chú ý của xã hội. Mong rằng, NSƯT Tân Nhàn sẽ vững vàng vượt khó khăn để Khoa Thanh nhạc có một chặng đường mới phát triển hơn”.Trong ngày nhận trọng trách mới, NSƯT Tân Nhàn chia sẻ: “Khoa Thanh nhạc có vị thế, uy tín xã hội lớn vì không chỉ làm tốt việc đào tạo mà song song với đó mảng biểu diễn cũng phát triển rất mạnh. Ở cương vị mới, tôi vừa vinh dự vì được tin tưởng, lại vừa cảm thấy áp lực không hề nhỏ.Ngay lúc này đây, tôi chưa dám hứa trong thời gian 5 năm nhiệm kỳ mình làm được những gì, nhưng tôi xin hứa sẽ cùng các thầy cô cố gắng hết sức đưa Khoa Thanh nhạc tiếp tục phát triển theo sự phát triển chung của trường trong giai đoạn mới, vươn xa hơn nữa trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Tôi mong nhận được sự ủng hộ, đồng lòng của các thầy cô Khoa, của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam để cùng đoàn kết, đưa Khoa Thanh nhạc, đưa Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phát triển hơn nữa”.Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn sinh năm 1982 tại Hà Nam, có quá trình cống hiến hết mình với nghệ thuật và lĩnh vực đào tạo ngành thanh nhạc. Cô từng giành giải Nhất cuộc thi "Sao Mai 2005" dòng nhạc dân gian và giải khán giả truyền hình bình chọn.Sau khi tốt nghiệp Cao học chuyên ngành nhạc thính phòng cổ điển, Tân Nhàn trở thành giảng viên tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, đạt được học vị Tiến sĩ năm 2019, được bổ nhiệm là Phó trưởng Khoa Thanh Nhạc của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam từ năm 2017.Trong sự nghiệp âm nhạc, Tân Nhàn là một trong những nghệ sĩ tích cực cống hiến, thực hiện rất nhiều sản phẩm âm nhạc, các liveshow, kết hợp các yếu tố truyền thống, dân tộc với giao hưởng thính phòng… Cô cũng đã có nhiều sản phẩm, chương trình âm nhạc thành công.Trong vai trò là giảng viên, Tân Nhàn đã góp sức đào tạo ra những học trò xuất sắc của dòng nhạc Dân gian như: Lại Thị Hương Ly (Giải Ba Sao Mai 2017), Nguyễn Thanh Quý (Giải Ba Sao Mai 2019), Lan Quỳnh (Giải Nhất Sao Mai 2022)... và nhiều học trò đoạt giải thưởng quốc tế như: Năm 2024 học sinh Phạm Thuỳ Linh - Giải Xuất sắc bảng sinh viên của Cuộc thiKyushu Musicđược tổ chức lần thứ 26 tại Nhật Bản; Nguyễn Thị Yến Linh- Giải Đặc biệt Cuộc thi Kyushu Music được tổ chức lần thứ 26 tại Nhật Bản bảng sinh viên; Lê Thị Tuyết Ánh - Giải Vàng bảng sinh viên Cuộc thi Kyushu Music được tổ chức lần thứ 26 tại Nhật Bản.
https://nhandan.vn/ts-nsut-tan-nhan-duoc-bo-nhiem-giu-chuc-truong-khoa-thanh-nhac-hoc-vien-am-nhac-quoc-gia-viet-nam-post808577.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc", "NSƯT Tân Nhàn", "Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam", "NSND Quốc Hưng" ] }
“Đào, Phở và Piano” giữ vị trí thứ 5 doanh thu trong ngày 19/2
NDO -Theo thống kê của trang web doanh thu vé rạp Việt Nam tối 19/2, bộ phim “Đào, Phở và Piano” đã lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng, chỉ với vỏn vẹn 18 suất chiếu tại duy nhất một điểm chiếu là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
Dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu vé rạp là “Mai” của Trấn Thành với hơn 22 tỷ đồng từ 4.605 suất chiếu trong cả nước. Các vị trí tiếp theo lần lượt là “Gặp lại chị Bầu” với hơn 2,2 tỷ đồng từ 1.153 suất chiếu, “Gia đình x Điệp viên Mã: Trắng” với doanh thu hơn 536 triệu đồng từ 432 suất chiếu, và “Madame Web” với hơn 228 triệu đồng từ 506 suất chiếu.Đáng chú ý, trong số 10 phim dẫn đầu bảng xếp hạng doanh thu, “Đào, Phở và Piano” là phim có số suất chiếu ít nhất và cũng chỉ chiếu duy nhất tại một địa điểm. Doanh thu vé rạp trong ngày 19/2 của “Đào, Phở và Piano” là gần 170 triệu đồng, nâng tổng doanh thu sau 10 ngày công chiếu lên hơn 505 triệu đồng.NSƯT, đạo diễn Trần Lực trong phim.Nhiều khán giả cho biết,săn vé“Đào, Phở và Piano” vào các giờ chiếu phù hợp ngoài giờ đi học, đi làm khá khó khăn, vì trang web bán vé của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia tiếp tục kín chỗ. Chỉ có thể mua vào những giờ sáng sớm hoặc trong giờ hành chính…“Đào, Phở và Piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, có sự tham gia của các diễn viên Doãn Quốc Đam, Thùy Linh, NSND Trung Hiếu, NSƯT Trần Lực, Anh Tuấn, Thiện Hùng, ca sĩ Tuấn Hưng… Phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng, Công ty cổ phần Phim truyện 1 thực hiện với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng. Phim đang được khán giả đặc biệt chú ý và trở thành hiện tượng khi “cháy vé” liên tục và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cũng liên tục phải tăng suất chiếu, từ 3 suất lên đến 18 suất mỗi ngày.“Đào, Phở và Piano” cùng với “Hồng Hà nữ sĩ” và 6 phim hoạt hình khác là những phim đầu tiên trongdự án thí điểmkhai thác chiếu rạp thương mại đối với phim nhà nước đầu tư kinh phí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phim khởi chiếu từ ngày mồng 1 Tết (tức 10/2), với hình thức bán vé duy nhất tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia.
https://nhandan.vn/dao-pho-va-piano-giu-vi-tri-thu-5-doanh-thu-trong-ngay-192-post796703.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "phim “Đào", "Phở và Piano”", "vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng doanh thu vé rạp", "đạo diễn Phi Tiến Sơn", "phim Nhà nước đầu tư", "phim chiếu rạp", "phim Nhà nước cháy vé" ] }
Triển lãm “Mây tre đan - Made of Tre” thu hút giới trẻ
NDO -Sáng 1/6, tại Đền Quan Đế, 28 Hàng Buồm (Hà Nội) diễn ra triển lãm “Mây tre đan - Made of Tre” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp sinh thái TGarden tổ chức.
Trong khuôn khổ triển lãm diễn ra các hoạt động: Tham quan không gian trưng bày các sản phẩm thủ công của làng nghềMây tre đan Phú Vinh(Chương Mỹ, Hà Nội); trò chuyện cùng Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Trung về làng nghề, các sản phẩm mây tre đan và hành trình lưu giữ nghề truyền thống; trải nghiệm trang trí chuồn chuồn tre; thưởng thức không gian âm nhạc cùng nghệ sĩ sáo trúc Đỗ Quang Minh; thưởng trà lá tre...Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung chia sẻ về sản phẩm mây tre đan.Triển lãm được tổ chức ngay trong lòngphố cổ Hà Nội, giới thiệu đến bạn trẻ, người dân thủ đô và du khách các sản phẩm mây tre đan độc đáo, tinh xảo, tỉ mỉ được những đôi bàn tay khéo léo của cácnghệ nhânlàng nghề hơn 300 năm tuổi tạo tác.Qua những đồ dùng mộc mạc, quen thuộc trong gia đình như: mẹt, sọt, giỏ giữ nhiệt ấm trà... đến những sản phẩm trang trí thiết kế đẹp mắt, mang đậm hồn Việt như chao đèn, túi xách, khay... người tham quan hiểu thêm về nghề thủ công mây tre đan truyền thống đặc trưng của Việt Nam.Trình diễn sáo trúc trong không gian triển lãm.Với thông điệp “Tre bền chặt cùng văn hóa - Tre mềm mại hợp thiên nhiên”, triển lãm mong muốn lan tỏa ý nghĩa và giá trị văn hóa của cây tre Việt Nam; lợi ích của tre với thiên nhiên, môi trường và ứng dụng trong đời sống hằng ngày.Từ đó, khuyến khích người trẻ tiêu dùng các sản phẩm truyền thống có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và thân thiện với môi trường; đồng thời có những góc nhìn mới mẻ trong bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề mây tre đan trong cuộc sống đương đại.Bạn trẻ trải nghiệm workshop trang trí chuồn chuồn treTin liên quanHà Nội có thêm 15 làng nghề, làng nghề truyền thống
https://nhandan.vn/trien-lam-may-tre-dan-made-of-tre-thu-hut-gioi-tre-post812202.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Hà Nội", "Mây tre đan", "Made of Tre", "làng nghề mây tre đan Phú Vinh" ] }
Thầy trò ở vùng cao Tủa Chùa có thêm điểm trường mới
NDO -Nhờ sự kêu gọi, ủng hộ của Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Huổi Só huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) vừa có thêm 2 phòng học mới khang trang với đầy đủ tiện nghi.
Thầy Phạm Thế Long, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Huổi Só, cho biết: Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Huổi Só có 18 lớp với 534 học sinh. Tại điểm trường chính có 471 học sinh chia thành 15 lớp nhưng các em phải học tại 2 cơ sở cách nhau khoảng 1km. Tại cơ sở 1 điều kiện lớp học tốt hơn nên Ban giám hiệu sắp xếp cho học sinh tiểu học; cơ sở 2 xuống cấp thì bố trí học sinh khối cấp 2.Từ số tiền 600 triệu đồng do Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ, 6 tháng trước công trình xây dựngĐiểm trường ước mơchính thức được khởi công. Công trình gồm 2 phòng học xây mới, tổng diện tích 130m2 đáp ứng nhu cầu học tập của hơn trăm học sinh tại điểm trường chính ở trung tâm xã Huổi Só.Đại diện đơn vị tài trợ, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, huyện Tủa Chùa cùng chính quyền địa phương cắt băng khánh thành công trình điểm trường mới.“Thành lập và đi vào hoạt động đã lâu, cơ sở vật chất trường lớp của trường không chỉ thiếu mà còn xuống cấp, tiềm ẩn nguy hiểm khi nhiều tường lớp học nhiều vết nứt. Thêm vào đó, là số học sinh ngày càng tăng nên nhu cầu phòng học của trường càng khó khăn hơn. Song từ nay có thêm 2 phòng học mới diện tích rộng rãi hơn thì thầy, trò nhà trường đã vơi bớt nỗi lo”, thầy Phạm Thế Long cho biết thêm.Dự lễ khánh thành đưa điểm trường mới vào hoạt động, nhà báo Phan Huy Hà, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, gửi lời cảm ơn các nhà tài trợ, chính quyền địa phương, nhà trường và bà con nhân dân trên địa bàn đã chung tay xây dựng để “Điểm trường mơ ước” hoàn thành đúng chất lượng, tiến độ đặt ra.Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Huổi Só lau dọn, vệ sinh phòng học mới.Nhà báo Phan Huy Hà cũng bày tỏ tin tưởng những phòng học mới ở Huổi Só được đưa vào sử dụng sẽ giúp thầy, trò nhà trường vơi bớt khó khăn, yên tâm với việc dạy và học từ đó đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của huyện Tủa Chùa và tỉnh Điện Biên.
https://nhandan.vn/thay-tro-o-vung-cao-tua-chua-co-them-diem-truong-moi-post784973.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Tủa Chùa", "Huổi Só", "điểm trường mới" ] }
Trao tặng hơn 500 đèn lồng cho Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên
NDO -Nhânkỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2024), Khu Du lịch sinh thái Thung Nham (Ninh Bình) vừa trao tặng hơn 500 đèn lồng cho Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên.
Hơn 500 chiếc đèn lồng gỗ với họa tiết đẹp đã được treo trên các hàng cây, các tuyến đường, tạo không gian lung linh, huyền ảo mỗi khi tối đến ởKhu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên.Những chiếc đèn lồng lung linh, huyền ảo trên các tuyến đường ở Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên.Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại và Du lịch Doanh Sinh,Khu Du lịch sinh thái Thung Nham, Phạm Công Chất cho biết: Trong một chương trình về nguồn dâng hương tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, Ban lãnh đạo Khu Du lịch sinh thái Thung Nham đã bày tỏ mong muốn được dâng tặng hệ thống đèn lồng để tạo nên không gian lung linh trên tuyến đường vào Khu Di tích Kim Liên và nhận được sự đồng tình của Ban quản lý Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên.Đèn lồng được treo trong vườn cây ở Khu di tích Kim Liên.Sau đó, bằng tất cả sự tâm huyết, thể hiện tình cảm của doanh nghiệp cùng tấm lòng thành kính, sự biết ơn vô hạn đối với anh linh Bác Hồ kính yêu - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, đội ngũ cán bộ, nhân viên đã tự tay chế tác hơn 500 chiếc đèn lồng gỗ, với họa tiết hoa sen quê Bác trong thời gian hơn một tháng để trao tặng cho Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên vào dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tại buổi lễ trao tặng, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với tấm lòng của đội ngũ cán bộ, nhân viên Khu Du lịch sinh thái Thung Nham.Đồng thời, đơn vị mong muốn thời gian tới, Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại và Du lịch Doanh Sinh, Khu Du lịch sinh thái Thung Nham sẽ tiếp tục có những hoạt động đồng hành với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích Kim Liên - nơi lưu giữ những di tích, di vật gắn liền với quê hương, gia đình, thời niên thiếu và hai lần về thăm quê của Bác Hồ, điểm du lịch lịch sử-văn hóa, giáo dục truyền thống cách mạng, tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
https://nhandan.vn/trao-tang-hon-500-den-long-cho-khu-di-tich-lich-su-quoc-gia-dac-biet-kim-lien-post808954.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Khu di tích Kim Liên", "Nghệ An", "Khu du lịch sinh thái Thung Nham" ] }
Ấn tượng với tài năng của các "cây cọ nhí" Hà Nội
NDO -Trong lần thứ 3 được tổ chức, cuộc thi hội họa “Những sắc màu cuộc sống” do Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel (Hà Nội) phối hợp Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn hóa Việt Nam khởi xướng tiếp tục thu hút lượng thí sinh đông đảo và chất lượng.
Ngày 19/5, gần 130 học sinh đến từ nhiều trường học các cấp trên địa bàn Hà Nội đã tham gia thi tài vẽ tranh “Những sắc màu cuộc sống” lần thứ 3 - năm 2024.Được tổ chức định kỳ thường niên, cuộc thi là sân chơi lành mạnh, bổ ích với nhiều giải thưởng hấp dẫn dành cho các em thiếu nhi đam mê và có năng khiếu hội hoạ.Theo Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Alfred Nobel Phùng Thị Kim Dung, mùa giải năm nay ghi nhận số thí sinh đăng ký trực tuyến tăng rất nhanh, chứng tỏ sự quan tâm của phụ huynh đếnhoạt động ngoại khoá, bồi dưỡng văn-thể-mỹ của con em mình.Các thí sinh từ 6-13 tuổi thi tài với nhiều phong cách, nội dung khác nhau.Cuộc thi diễn ra trong khoảng 90 phút, các thí sinh được tự do vẽ bằng mọi chất liệu mình thích, sáng tạo mọi bối cảnh, nhân vật xoay quanh chủ đề “Những sắc màu cuộc sống”.Có thể thấy, đa phần các em đều có thái độ nghiêm túc, nỗ lực với việc vẽ tranh. Một số thí sinh hoàn thành phác thảo từ rất sớm và tỉ mẩn tô màu, trau chuốt hoàn thiện tác phẩm. Một số khác thì mất một khoảng thời gian để tìm được cảm hứng, sau đó mới khẩn trương thể hiện lên giấy vẽ.Mỗi em một chủ đề, một góc nhìn riêng về cuộc sống chung quanh đã tạo nên một thế giới đầy sắc màu, sinh động và giàu cảm xúc. Không chỉ có các sinh hoạt thường ngày, phong cảnh quê hương, mà nhiều vấn đề đương đại với tầm ảnh hưởng vĩ mô cũng được các em cảm nhận và tái hiện qua nét vẽ, như thông điệp bảo vệ đại dương, chống săn bắt động vật hoang dã, kỷ nguyên Internet, hội nhập văn hóa toàn cầu...Nhiều bạn nhỏ thể hiện tư duy và kỹ năng hội hoạ khá chuyên nghiệp.Ban giám khảo cuộc thi là các họa sĩ, chuyên gia uy tín. Kết quả, có 3 giải nhất đã được trao cho các em: Phạm Bình Minh (lớp 2, Tiểu học Alfred Nobel), Đàm Ngọc Lâm Vy (lớp 4, Tiểu học Phạm Tu - huyện Thanh Trì), Phạm Hà Bảo Long (lớp 6, Trung học cơ sở Alfred Nobel).Đây là các bức tranh đáp ứng tiêu chí: phù hợp độ tuổi, thông điệp rõ ràng, bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hoà và có ý tưởng sáng tạo độc đáo, gây ấn tượng. 6 giải nhì và 12 giải ba cũng được trao cho các em có tác phẩm xuất sắc.Sau cuộc thi, các bức tranh đoạt giải và chất lượng tốt sẽ được triển lãm tại không gian Art Gallery tại Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel, tiếp tục lan tỏa các giá trị tích cực.Bà Đào Thị Liên Hương cùng 3 bức tranh được chọn đi trưng bày tại Geneve (Thuỵ Sĩ) trong tháng 6 tới đây.Phát biểu tại sự kiện, bà Đào Thị Liên Hương, TrưởngBan vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn hóa Việt Namcho biết 3 tác phẩm đạt giải cao nhất cuộc thi lần này sẽ được lựa chọn tham gia một triển lãm mỹ thuật đặc biệt sẽ diễn ra tại thành phố Geneve (Thuỵ Sĩ), nhân kỷ niệm 70 năm ngày Ký Hiệp định Geneve (21/7/1954-21/7/2024). Tranh của các em nhỏ Việt Nam sẽ có dịp đứng chung với tác phẩm của nhiều họa sĩ tên tuổi trong một dịp quan trọng, khẳng định vị thế ngoại giao và quảng bá văn hoá Việt Nam với công chúng quốc tế.Nhận định chung về cuộc thi năm nay, họa sĩ Hải Kiên - Trưởng Ban giám khảo nhấn mạnh các bạn nhỏ ngày càng có nhiều ý tưởng mới mẻ, thú vị, cách diễn tả cũng phong phú và giàu tính nghệ thuật. Nếu được ủng hộ, khuyến khích, bồi dưỡng, các em hoàn toàn có thể theo đuổi đam mê hoặc phát huy tài năng hội hoạ trên nhiều lĩnh vực.
https://nhandan.vn/an-tuong-voi-tai-nang-cua-cac-cay-co-nhi-ha-noi-post810110.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Những sắc màu cuộc sống", "thiếu nhi Hà Nội" ] }
Phát huy truyền thống văn hóa qua "Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc" năm 2024
NDO -Năm thứ 10 được tổ chức, chương trình “Vu Lan- Đạo hiếu và Dân tộc” sẽ đổi mới chương trình nghệ thuật và thực hiện chuỗi hoạt động an sinh xã hội gắn với những dịp kỷ niệm trọng đại của đất nước trong năm 2024.
Đó là thông tin vừa được đưa ra tại họp báo giới thiệu chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024” do Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Công ty cổ phần Sen Cộng tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Từ năm 2014 đến nay, chương trình diễn ra định kỳ vào mỗi dịp đón mùa Vu Lan.Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức chương trình bày tỏ: “Đứcbáo ân, báo hiếutrong Phật giáo có khả năng tạo lập chất keo gắn kết các cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội".Hòa thượng Thích Gia Quang phát biểu tại họp báo.Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh:Vu Lanlà dịp để mỗi chúng ta bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến đất nước, đồng bào, đến các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nhớ tới ơn đức cao cả của các bậc cha ông, anh hùng liệt sĩ đã sống, chiến đấu và hy sinh vì hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Lễ Vu Lan hằng năm là dịp để mỗi người con nhớ về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời thể hiện lòng hiếu thảo bằng những hành động thiết thực. Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ chung của toàn dân tộc, thể hiện truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,...Theo Ban tổ chức, chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024” chào mừng và hướng đến các sự kiện lớn của đất nước như: Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024); 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024); 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); chào mừng Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 và đặc biệt là hướng tới chào mừng và đón chờ sự kiệnĐại lễ Phật đảnLiên hiệp quốc (Vesak) năm 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đảm nhiệm vai trò cố vấn cho chương trình.Điểm nhấn của chương trình là sự kiện giao lưu nghệ thuật diễn ra vào tối 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, truyền hình trực tiếp trên nhiều kênh truyền hình và mạng xã hội. Chương trình nghệ thuật được thiết kế, dàn dựng nhằm nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo", lan tỏa các giá trị nhân văn - nhân bản - nhân quả của đạo Phật trong xã hội. Những năm gần đây, đại lễ Vu Lan được tổ chức ở nhiều địa phương với nhiều quy mô, không chỉ diễn ra trong phạm vi các tín đồ đạo Phật mà còn phổ biến có tầm ảnh hưởng tới đông đảo nhân dân.Đạo diễn Điệp Văn cho biết chương trình nghệ thuật sẽ có nhiều tiết mục đặc biệt với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi.Dự kiến trong tháng 7/2024, Ban tổ chức sẽ tổ chức chuyến hành hương “Theo dấu chân Chiến sĩ Điện Biên năm xưa”, viếng Nghĩa trang quốc gia A1, tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã nằm lại chiến trường Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, đoàn cũng sẽ trao quà từ thiện cho các gia đình chính sách tại địa phương, tặng nhà ăn cho trẻ em mầm non tại vùng sâu, vùng xa khó khăn của tỉnh Điện Biên, trao quà và sổ tiết kiệm cho một số cựu chiến binh Điện Biên... từ nguồn quỹ vận động các doanh nghiệp và nhà hảo tâm cả nước.
https://nhandan.vn/phat-huy-truyen-thong-van-hoa-qua-vu-lan-dao-hieu-va-dan-toc-nam-2024-post810555.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Đại lễ Vu Lan", "uống nước nhớ nguồn", "Vu Lan 2024", "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" ] }
Khai mạc hội sách thiếu nhi đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh
NDO -NDĐT - Chiều tối 27-9, tại Đường sách TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cùng các nhà xuất bản, công ty sách tổ chức Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh năm 2019 từ ngày 27 đến 29-9 với chủ đề “Mở trang sách - Sáng tương lai”.
Đây là lần đầu tiên Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh 2019 được tổ chức với mong muốn tìm kiếm và phát triển những ý tưởng hay về mô hình đọc sách hay để cùng chia sẻ rộng rãi cho các địa phương trên địa bàn thành phố.Tại hội sách, các bạn nhỏ sẽ được rèn luyện thói quen đọc sách với nhiều đầu sách hay. Ngoài ra, các em còn được tham gia các trò chơi rèn luyện trí tuệ, các hoạt động tăng khả năng sáng tạo thông qua các sân chơi hấp dẫn như: gấp giấy origami, trải nghiệm với trò chơi lắp ráp Lego, nặn đất sét Playdoh, dạy làm gốm, vẽ tranh, tập pha chế. Các gia đình, phụ huynh cùng các em nhỏ có thể cùng chia sẻ, thảo luận về một quyển sách hay trong không gian tương tác "đọc sách cùng con", hay việc hướng dẫn, định hướng trẻ yêu và bảo vệ môi trường, chương trình đổi sách cũ lấy sách mới...Ngoài ra, đến với Hội sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh, bạn đọc sẽ nhận được chiết khấu từ 20-50% sách dành cho thiếu nhi tại các gian hàng: Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ, Nhà xuất bản Tổng hợp, Công ty Cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam, Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A, Công ty Cổ phần sách Alpha, Nhà xuất bản Kim Đồng… Đặc biệt, hoạt động “Sách đổi sách” sẽ khuyến khích các bé chia sẻ những kiến thức quý báu với mọi người và có thêm những quyển sách mới cùng kiến thức mới.Hội sách sẽ tạo ra không gian văn hóa đọc và các hoạt động ý nghĩa dành cho các em thiếu nhi, góp phần xây dựng xã hội học tập qua việc phát triển phong trào đọc sách và khuyến khích thói quen đọc sách của thế hệ trẻ từ gia đình, nhà trường và xã hội.
https://nhandan.vn/khai-mac-hoi-sach-thieu-nhi-dau-tien-tai-tp-ho-chi-minh-post372233.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [] }
[Ảnh] Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
NDO -Kỷ niệm 134 năm Ngày sinhChủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2024), sáng 18/5, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đến đặt vòng hoa, vàoLăngviếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương-Bộ Công an vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương-Bộ Công an thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đoàn Quân nhạc thực hiện nghi thức tại buổi lễ trên Quảng trường Ba Đình.Quang cảnh lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình.Tiếp sau đó, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đến đặt vòng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương-Bộ Công an tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
https://nhandan.vn/anh-cac-dong-chi-lanh-dao-dang-nha-nuoc-vao-lang-vieng-chu-tich-ho-chi-minh-post809966.html#:~:text=NDO%20%2D%20K%E1%BB%B7%20ni%E1%BB%87m%20134%20n%C4%83m,t%E1%BA%A1i%20%C4%90%C3%A0i%20T%C6%B0%E1%BB%9Fng%20ni%E1%BB%87m%20c%C3%A1c
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "lãnh đạo Đảng", "Nhà nước", "vào Lăng", "viếng", "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ] }
Theo chân đoàn 70 văn nghệ sĩ cả nước "Qua miền Tây Bắc, về với Điện Biên"
NDO -Đoàn văn nghệ sĩ trong cả nước vừa hoàn thành chương trình hành hương về nguồn "Qua miền Tây Bắc, về vớiĐiện Biên" do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ. Các hoạt động phong phú, mang nhiều ý nghĩa đã để lại ấn tượng với đồng bào vùng Tây Bắc- Điện Biên, khơi dậy nhiều cảm hứng sáng tác.
Đoàn văn nghệ sĩ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam với hành trình “Qua miền Tây Bắc, về với Điện Biên" lên đường vào sáng 15/4. Đoàn do Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Việt Nam dẫn đầu.Đoàn bao gồm 70 văn nghệ sĩ của các cơ quan trong liên hiệp cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Kiến trúc Việt Nam, Thời báo Văn học nghệ thuật... với nhiều bậc cao niên và tên tuổi như: nhà thơ Vũ Quần Phương, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội nay đã 85 tuổi; nhà báo Đỗ Quảng 81 tuổi; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện 77 tuổi... cùng nhiều tên tuổi trong làng văn học nghệ thuật.Các văn nghệ sĩ trong đoàn tham quan quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La.Buổi lên đường, trong tiếng nhạc hào hùng "Giải Phóng Điện Biên” của đoàn quân nhạc, toàn đoàn đã trang nghiêm và kính cẩn ra Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dâng hương hoa tưởng nhớ tới công ơn Người và xin phép Bác lên đường, toàn đoàn cũng tới tư dinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh, chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dâng hoa và dâng hương lên Đại tướng...Với hành trình 8 ngày, đoàn đã lần lượt qua các địa phương: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên... thăm các di tích lịch sử: Tượng đài Bác Hồ tại Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Bảo tàng dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình, khu di tích Nhà tù Sơn La; dâng hương tại Đền thờ các liệt sĩ Điện Biên Phủ, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ, Đồi Him Lam, thăm chỉ huy sở chiến dịch tại Mường Phăng, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ và hầm De Castri tại tỉnh Điện Biên...Đêm giao lưu văn nghệ với đồng bào các dân tộc tại Sơn La.Những dấu tích lịch sử cùng những chiến công ngời sáng của bộ đội, dân công ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm đã tạo nên những rung động, xúc cảm rất mạnh mẽ cho các văn nghệ sĩ trong đoàn, để rồi nhà thơ Vũ Quần Phương có ngay một chùm thơ tinh khôi về Điện Biên. Nhạc sĩ, Đại tá Trọng Lưu (con trai của tác giả ca khúc "Người Châu Yên em bắn máy bay" - Đại tá Trọng Loan) cũng có ngay sáng tác mới là bài hát "Cảm xúc Điện Biên". Anh hùng Lao động, Giáo sư, nhạc sĩ Nguyễn Anh Trí có bài hát mới "Tình Bác mãi tỏa lan", Bài hát được sáng tác ngay khi nhạc sĩ tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ và nghe câu chuyện do Thiếu tướng, Phó Giáo sư Hồng Sơn kể về Bác Hồ.Điều nhiều người mong chờ ở đoàn là những chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật phối hợp với lực lượng văn học nghệ thuật các địa phương phục vụ đồng bào các dân tộc ở các địa phương đoàn thăm. Ghi nhận chung, qua những đêm giao lưu biểu diễn tại Hòa Bình, Sơn La, chân tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ..., các chương trình nghệ thuật của đoàn được nhiệt liệt hoan nghênh, làm nên những âm hưởng và cảm hứng dào dạt, góp phần vào không khí sôi nổi của vùng Tây Bắc và Điện Biên trong những ngày hướng về lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân giao lưu với khán giả trong chương trình nghệ thuật tại Điện Biên.Nhiều tiết mục của đoàn hết sức đặc sắc như màn hát múa “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận do chính con trai ông - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân thể hiện rất sôi nổi với tiếng kèn trompet của nghệ sĩ Hà Đình Cường hay tiết mục trình diễn ca khúc "Tướng quân Võ Nguyên Giáp" do giọng hát xuất sắc của Đoàn nghệ thuật Quân khu 1 do nghệ sĩ Dương Đức trình bày và bài hát “Tôi đã nghe Tổ quốc gọi tên mình” do chính nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn hát cùng Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên. Nghệ sĩ Thế Hiển từ miền nam ra cũng song ca cùng Dương Đức bài "Hát về anh" đầy xúc động, tự hào...Hội thảo khoa học về Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật tại Điện Biên.Một hoạt động rất ý nghĩa khác của đoàn tại Điện Biên là hội thảo khoa học “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” do Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật của Liên hiệp tổ chức. 35 đại biểu đã có tham luận trình bày tại hội thảo, trong đó có: Giáo sư Hà Minh Đức; Nghệ sĩ nhân dân, họa sĩ Vương Duy Biên; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý; nhà thơ Vũ Quần Phương; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện; Nghệ sĩ nhân dân Ứng Duy Thịnh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, hoạ sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú...Nhiều nghệ sĩ ở các lĩnh vực nghệ thuật đã dựvà có tham luận sôi nổi tại hội thảo.Hội thảo cho thấy không khí học thuật trang nghiêm, có sức lan tỏa lớn, mang những ý nghĩa lớn lao về 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, thúc đẩy mạnh mẽ sự thăng hoa, sức sáng tạo cho các văn nghệ sĩ về đề tài Điện Biên Phủ, để từ đó, tiếp tục có thêm nhiều sáng tác có giá trị về Điện Biên Phủ trên tất cả các lĩnh vực văn học nghệ thuật của nước nhà...
https://nhandan.vn/theo-chan-doan-70-van-nghe-si-ca-nuoc-qua-mien-tay-bac-ve-voi-dien-bien-post807046.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "đoàn nghệ sĩ", "Điện Biên", "Qua miền Tây Bắc", "về với Điện Biên" ] }
"Hồi sinh" cho lá cây, vỏ quả
Với mong muốn gìn giữ và phát huy nguồn tài nguyên bản địa, chị Nguyễn Trang Phương, Giám đốc Công ty cổ phần hoa khô Xavia toàn cầu đã thu gom, tái chế phụ phẩm cây trồng nông nghiệp. Những nguyên vật liệu ấy sau khi được "thổi hồn" đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá trị kinh tế cao, nhằm mang lại thu nhập bền vững cho phụ nữ nghèo vùng nông thôn.
Trong căn phòng của xưởng hoa khô Xavia ở Hà Nội, có lẽ ai bước vào cũng cảm giác dễ chịu trước một không gian gần gũi thiên nhiên, được bày biện trang trí bởi các loài hoa đang độ khoe sắc. Những bức tranh treo trên tường được gắn kết từ những loại hoa làm bằng nguyên liệu từ thiên nhiên cùng với những lời nhắn nhủ "Ở đây ai cũng được thương".Chia sẻ về hành trình bén duyên với dự án "Biến phụ phẩm cây trồng nông nghiệp thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao", chị Trang Phương cho biết, sau những chuyến đi trải nghiệm ở vùng quê, thấy những nguyên vật liệu thiên nhiên, nhất là tài nguyên bản địa từng vùng đều có những nét đặc sắc riêng. Những vỏ bắp ngô, vỏ quả vừng, cỏ lá... đều có cuộc sống đẹp riêng nhưng sau đó sẽ lụi tàn. Chính vì lẽ đó, chị Phương đã lựa chọn công việc là "hồi sinh" cho cỏ cây, hoa lá, biến chúng thành những nguyên vật liệu, tác phẩm có giá trị cao trong cuộc sống. Mong muốn đó được chị ấp ủ ngay từ chính cái tên Xavia. Với chị Phương, "Xavia" có ý nghĩa là xanh Việt Nam, màu xanh của ước mong những phụ phẩm cây trồng nông nghiệp không chỉ biến thành những bông hoa đẹp mà còn tỏa sáng thật sự, vươn tầm thế giới. Những bông hoa được kết tinh từ nắng, mưa, gió, từ giọt mồ hôi của người nông dân và sự sáng tạo không giới hạn của những nghệ nhân Xavia.Không chỉ thổi hồn cho các loại cỏ cây, hoa lá, chị Phương và đồng nghiệp còn "biến hình" cho "các bạn" hoa lá thành nguồn học liệu phong phú, an toàn cho trẻ thơ. Từng có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, tiếp cận với những phương pháp giáo dục hiện đại, chị Phương nhận thấy, ngoài việc giáo dục trẻ em, phát triển chỉ số thông minh thì phát triển chỉ số cảm xúc cũng rất quan trọng thông qua các hoạt động kích thích sự sáng tạo, cảm hứng, tình yêu thiên nhiên, từ đó nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì thế, mỗi khi nhìn thấy các em học sinh đam mê sáng tạo, chị Phương lại nảy ra những ý tưởng mới làm sao để các con có những học liệu gần gũi, thân thuộc với thiên nhiên, mang tính an toàn cao.Càng nghiên cứu tìm hiểu, chị Phương lại càng thấy mỗi tài nguyên từ thiên nhiên đều có sự độc đáo khác biệt. Từ đó, chị đã ứng dụng những nguyên liệu này vào phương pháp dạy học để trẻ em được tham gia trải nghiệm, sáng tạo và rèn luyện tính kiên trì, mang lại tình yêu thiên nhiên, yêu thương cuộc sống.Hàng triệu trẻ em được chạm tay vào những tài nguyên bản địa, chạm tay vào thiên nhiên, những ngôi trường được thiết kế những xưởng làm nghệ thuật sẽ giúp tìm được sự an nhiên là điều chị Phương luôn khao khát hướng đến. "Trong khi những loài hoa trong thiên nhiên có thể bị gió, bị mưa, bị sâu... làm cho úa tàn thì những bông hoa được kết dưới đôi tay, tình yêu của những con người ở Xavia sẽ luôn nở rộ, đẹp đẽ"."Ở đây ai cũng được thương", cho nên tại xưởng hoa khô Xavia của chị Phương, những người thợ lành nghề có khi là trẻ khuyết tật, có lúc là những người phụ nữ yếu thế đã được chị dạy nghề, tạo thu nhập ổn định, giúp họ tự tin hòa nhập cuộc sống. Là một thành viên đang học tại xưởng hoa khô, chị Trần Thị Dung, công tác tại Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Thanh Hóa cho biết: "Chị Phương đồng hành cùng chúng tôi đem Xavia đến với các em nhỏ kém may mắn để các em được học và tự làm ra những sản phẩm, giúp các em có cơ hội học tập, trải nghiệm và phát triển, thêm yêu thương cuộc sống".Với tình yêu thiên nhiên và mong muốn mang những điều tốt lành cho trẻ nhỏ cũng như các gia đình, chị Phương là một trong 33 phụ nữ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc đã được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ vinh danh năm 2023. Cho đến nay, chị vẫn đang ngày đêm miệt mài, kiên trì với hành trình lưu giữ, "hồi sinh" cho cỏ cây, hoa lá của mình, đồng thời tiếp tục hướng đến đào tạo nghề cho phụ nữ khó khăn, khuyết tật, những phụ nữ nghèo vùng nông thôn.
https://nhandan.vn/hoi-sinh-cho-la-cay-vo-qua-post807548.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Bông hoa", "Cây trồng", "nông nghiệp" ] }
Để không mai một thương hiệu phở làng Vân Cù, Nam Định
NDO -Năm 2022, thế hệ thứ tư của thương hiệu phở Vân Cù,Nam Định- anh Cồ Như Đồi - nghĩ mình cần phải gây dựng lại và gìn giữ thương hiệu phở làng mình không bị thất truyền. Tập hợp tới hàng trăm đầu bếp trong làng, Câu lạc bộ Phở Vân Cù ra đời gần 2 năm qua đã có những bước phát triển, hoạt động quy củ hơn và đang xúc tiến đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu "Phở Vân Cù".
Hơn 50 tuổi, nghệ nhân phở làng Vân Cù - anh Cồ Như Đồi đã có hơn 35 năm mưu sinh ở Hà Nội bằng chính món phở gia truyền của làng Vân Cù. Ông nội của anh là nghệ nhân Cồ Như Đát đã mang phở Vân Cù ra Hà Nội từ thời Pháp thuộc. Bấy giờ, ông đã có 3 cửa hàng Phở Cồ Nam Định bán ở phố Tạ Hiện, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến.Năm 15 tuổi, anh Cồ Như Đồi theo ông nội lên Hà Nội bán phở. Những bí quyết gia truyền cách nấu một nồi nước dùng thơm ngon đã được anh nằm lòng từ tấm bé.Chia sẻ về hương vị khác biệt của phở Vân Cù so với nhiều thương hiệu phở khác, theo anh Cồ Như Đồi, phở làng Vân Cù đã được cha truyền, con nối từ thời Pháp và con cháu vẫn lưu giữ những bí quyết gia truyền cha ông để lại.Nghệ nhân Cồ Như Đồi và các đầu bếp chuẩn bị nguyên liệu phục vụ du khách dịp Festival Phở 2022."Bí quyết nấu nồi nước dùng ngon chính là việc chọn nguyên liệu. Xương phải chọn kỹ, chọn loại nhiều ống, thịt tươi. Xương được ninh với quy tắc nghiêm ngặt về nhiệt độ và thời gian. Đặc biệt, trong các gia vị cho vào nước phở, cần phải nước mắm ngon, gừng dé và muối hạt thô”, anh Cồ Như Đồi cho hay.Bởi vậy, nghệ nhân này rất tự tin nói: "Ai đã ăn phở làng Vân Cù, sẽ không thể quên được hương vị đậm đà với nước dùng rất đặc sắc".Các thành viên câu lạc bộ không được làm gì sai với kỹ thuật nghề nghiệp để đem lại những bát phở tinh túy nhất. Nếu anh em không đáp ứng đúng quy chế của câu lạc bộ như học hỏi cách làm phở bên ngoài, thêm nếm gia vị, chúng tôi nhất quyết sẽ loại, không cho tham gia câu lạc bộ nữa.Nghệ nhân Cồ Như ĐồiSau này khi ông nội mất đi, những năm 2000, anh Cồ Như Đồi mở nhiều cửa hàng phở mới ở phố Trương Định, Khương Trung, Khương Đình. “Giai đoạn 2001-2005, mỗi cửa hàng bán lượng trung bình hơn 2 tạ bánh/ngày”, anh Cồ Như Đồi nói.Nhiều năm sau, anh và các anh em trong làng Vân Cù vẫn mưu sinh bằng nghề phở, mang hương vị phở Nam Định đi khắp cả nước. Nhưng trong cuộc mưu sinh, có không ít người đã lựa chọn cách nấu nước dùng đơn giản hơn với gia vị sẵn, không bảo đảm được quy chuẩn gốc của làng Vân Cù. Có nhiều người mở cửa hàng "nhái" thương hiệu Vân Cù.Các nghệ nhân, đầu bếp làng phở Vân Cù nhận Bảng vàng ẩm thực Việt Nam.Năm 2022, sauFestival Phở, anh Cồ Như Đồi nung nấu ý tưởng cần phải gìn giữ bản sắc phở Vân Cù. Anh kêu gọi anh em trong làng cùng góp sức mình, xây dựng một cộng đồng Phở Vân Cù vững mạnh, gìn giữ gốc phở Vân Cù. Sau lời kêu gọi tâm huyết ấy, khoảng 50 đầu bếp đã đồng tâm, nhất trí tham gia Câu lạc bộ phở Vân Cù, Nam Trực, Nam Định.“Mong muốn của thành viên câu lạc bộ là đem hết nhiệt huyết nghề, tinh túy của nghề truyền bá thời ông cha để lại để vừa học hỏi lẫn nhau, vừa rút kinh nghiệm để mang đến những bát phở ngon nhất, đúng gốc thương hiệu phở Vân Cù”, anh chia sẻ mục tiêu.Câu lạc bộ Phở Vân Cù ra đời nhanh chóng dựa trên tinh thần tự nguyện, tâm huyết của anh em trong làng. Quy chế đầu tiên của Câu lạc bộ chính là các cửa hàng phở phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng phở phải như nhau."Đặc biệt, các thành viên câu lạc bộ không được làm gì sai với kỹ thuật nghề nghiệp để đem lại những bát phở tinh túy nhất. Nếu anh em không đáp ứng đúng quy chế của câu lạc bộ như học hỏi cách làm phở bên ngoài, thêm nếm gia vị, chúng tôi nhất quyết sẽ loại, không cho tham gia nữa", anh Cồ Như Đồi chia sẻ.Từ thời điểm sơ khai chỉ có khoảng 50 anh em, dần dần, mấy trăm chủ quán phở trong làng đã cùng tự nguyện gia nhập Câu lạc bộ phở Vân Cù. Hàng trăm cửa hàng tại vùng quê này, đang ngày càng tạo thành một cộng đồng vững mạnh, bảo vệ thương hiệu làng mình. Đúng như tâm huyết ban đầu của anh Đồi “câu lạc bộ đã truyền đi tâm huyết về nghề, để phát triển hơn nữa thương hiệu”.Làng phở Vân Cù giới thiệu với du khách về nét ẩm thực đặc sắc.Trước việc nhiều cửa hàng đang "nhái" thương hiệu phở Vân Cù, anh Cồ Như Đồi càng nghĩ tới việc phải bảo vệ thương hiệu nghề phở Vân Cù.Anh em chúng tôi một lòng tâm sức để phát triển phở Vân Cù không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà có thể sớm xuất khẩu ra nước ngoài.Nghệ nhân Cồ Như ĐồiCho chúng tôi xem hồ sơ xây dựng Điều lệ Chi hội Phở truyền thống Vân Cù trực thuộc Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định, anh Cồ Như Đồi nói: “Chúng tôi đang hoàn thiện hồ sơ xin đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu phở Vân Cù. Chúng tôi mong muốn làm được món ăn chất lượng thật bằng việc làm thật từ những con người thật làng Vân Cù. Chúng tôi cũng đang nghĩ đến việc xây dựng các cửa hàng phở ở làng Vân Cù đều giống nhau về chất lượng, biển hiệu để làm thương hiệu nhận diện với du khách".Điều anh Cồ Như Đồi và anh em mong muốn là được các cơ quan, đoàn thể giúp đỡ, thúc đẩy câu lạc bộ phát triển hơn nữa, giữ được nét ẩm thực đặc sắc của Nam Định ngày càng lan tỏa trên khắp cả nước.Nghệ nhân Cồ Như Đồi. (Ảnh: NHẬT QUANG)Sau Festival Phở 2024, anh hy vọng ấn tượng phở Vân Cù sẽ tạo thêm được nhiều dấu ấn về mặt ẩm thực với du khách cả nước. Trong tương lai, khi có nhiều sự ủng hộ của khách hàng, các anh em trong câu lạc bộ sẽ sản xuất các sản phẩm nước dùng phở Vân Cù đóng gói để bán ra thị trường."Anh em chúng tôi một lòng tâm sức để phát triển phở Vân Cù không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà có thể sớm xuất khẩu ra nước ngoài”, anh Cồ Như Đồi bày tỏ tâm huyết.
https://nhandan.vn/de-khong-mai-mot-thuong-hieu-pho-lang-van-cu-nam-dinh-post798465.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Festival Phở 2024", "nghệ nhân Cồ Như Đồi", "phở làng Vân Cù", "Nam Trực", "Nam Định", "BẢO TỒN PHỞ", "BẢO TỒN VĂN HÓA PHỞ", "BẢO TỒN NGHỀ PHỞ" ] }
Lễ hội Ẩm thực Pháp có quy mô lớn nhất Việt Nam
NDO -Lễ hội ẩm thực Pháp "Balade en France" với quy mô lớn nhất từ trước đến nay sắp quay trở lại Hà Nội. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 5-7/4 tại Công viên Thống Nhất, góp phần quảng bá Thế vận hội mùa hè Paris 2024.
Tại buổi họp báo tổ chức vào ngày 27/3, Ban tổ chứcLễ hội Ẩm thực Pháp2024 đã chính thức công bố thông tin về sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu văn hóa Pháp. Đây là sự kiện để người dân Thủ đô Hà Nội khám phá và trải nghiệm văn hóa Pháp thông qua ẩm thực, đồng thời góp phần tăng cường giao lưu văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa Pháp và Việt Nam.Đây là lần đầu tiên Lễ hội được tổ chức tại Công viên Thống Nhất. Với gần 80 gian hàng - gấp rưỡi số lượng năm ngoái, các quầy hàng được bài trí độc đáo với các đặc sản nông nghiệp vàthực phẩm Phápcùng các hoạt động nếm thử và trình diễn của các đầu bếp. Du khách sẽ có cơ hội thưởng thức ẩm thực Pháp nguyên bản với các món ăn truyền thống như bánh mì, socola, pho mát, thịt nguội, trái cây cùng nhiều loại rượu vang Pháp.Đặc biệt, lễ hội lần đầu tiên có sự xuất hiện của khu vực Làng thể thao với không gian rộng 300m2, được tài trợ bởi Decathlon – đối tác chính thức của Olympic Paris 2024. Tại khu vực Làng thể thao, du khách sẽ được tham gia miễn phí nhiều hoạt động hấp dẫn như thi đấu bóng rổ, bóng đá, bắn cung, phi tiêu, cầu lông,… và nhận nhiều phần quà hấp dẫn như balo, bình nước, túi rút hay các voucher mua hàng…Họp báo Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 diễn ra tại Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán PhápÔng Olivier Brochet, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, chia sẻ: "Lễ hội lần này được tổ chức xoay quanh khẩu hiệu Hương vị ẩm thực, Sắc màu thể thao". Bên cạnh nét chủ đạo là không gian lễ hội ẩm thực sôi động, năm nay sự xuất hiện lần đầu tiên của Làng thể thao hướng tới thông điệp khuyến khích những thói quen tốt duy trì cuộc sống mạnh khỏe thông qua ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao.Bên cạnh đó, lễ hội hứa hẹn thu hút đông đảo các bạn trẻ với Liên hoan nhảy đường phốBalade En France- All in One 2024, cùng các chương trình nghệ thuật đặc sắc thông qua hai đêm trình diễn của dàn nhạc giao hưởng Sức sống mới và Ca sĩ Hoàng Dũng.Lễ khai mạc “Balade en France” sẽ diễn ra vào 19 giờ tối thứ Sáu ngày 5/4 và mở cửa đón công chúng từ 10 giờ đến 22 giờ thứ Bảy ngày 6/4 và 10 giờ đến 20 giờ Chủ nhật ngày 7/4. Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ cho những ai yêu thích ẩm thực Pháp và muốn trải nghiệm văn hóa Pháp độc đáo.
https://nhandan.vn/le-hoi-am-thuc-phap-co-quy-mo-lon-nhat-viet-nam-post801839.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [] }
Đọc sách Tháng ngày mê mải của Lê Ngọc Sơn
Lê Ngọc Sơn đến với văn chương bằng một cơ duyên tự nhiên như anh đã thừa nhận: “Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi thấy tôi thuộc về một điều gì đó rất khác, rất quen thuộc mà ngay lúc này tôi chưa xác định được”, người viết nhận ra bản thân-một Sơn của ký ức, một Sơn của những rung động tâm hồn trong trẻo. Vì thế mà anh không thể không viết Tháng ngày mê mải, cuốn sách gần 200 trang của Nhà xuất bản Văn học mới ra mắt.
Đọc Tháng ngày mê mải, chúng ta thấy Sơn đi dọc miền ký ức bằng đôi chân trần của một cậu bé và tâm hồn nhạy cảm của một tài năng. Sách không dày nhưng vẫn được phân định rõ ba phần.Ở phần một, với tên gọi Phố xưa - bạn cũ là hành trình của cậu bé nhớ về quãng thời gian gần mười năm mẹ đi làm xa, ba bố con trải qua những vất vả, nhưng vô cùng thú vị. Tình cảm gia đình cứ thế được nhân lên và đặc sắc nhất là: “Nhớ hình ảnh ông đội nồi cơm trên đầu, mình trần bơi đi tìm chỗ không ngập để nấu cơm giữa mênh mang biển nước”. Cho đến khi cậu đã trở thành chàng sinh viên với cái giường gỗ, chiếc đồng hồ bị kẻ xấu chiếm đoạt cùng những sự va vấp khác...Phần hai là Những cung đường tuổi trẻ, dẫu Lê Ngọc Sơn chưa đi nhiều, nhưng anh đã điểm danh những: Tà Năng- Phan Dũng, Pù Luông, Hà Giang..., đó là con đường hình thành một cái “tôi”, là hành trình tìm đường của tháng năm tuổi trẻ: “Cung đường sáng hôm sau đúng thật gian nan, thử thách bởi sương mù và đường trơn trượt.Đoạn gần đỉnh núi thậm chí chỉ còn vài khóm trúc nhỏ xíu để bám víu vào. Mới hôm qua còn được ngắm đỗ quyên giữa bạt ngàn xanh mát trong vạt nắng chiều vàng dịu khi nhìn về phía Lai Châu, sáng nay chỉ còn sương giăng mịt mù. Lầm lụi leo từng bước một, mãi tới gần 10 giờ sáng, chúng tôi như vỡ òa sung sướng khi nghe những người đi trước nhất bất ngờ reo lên, “tới rồi, tới rồi!” (Tôi leo núi).Phần ba của cuốn sách dẫu mang chủ đề Tôi đi tìm tôi, song thực chất là một cuộc phiêu lưu rất xa cả bằng đôi chân và những ý nghĩ. Chúng ta gặp một Lê Ngọc Sơn với những kỷ niệm ở Anh, ở Nhật Bản, bằng diện mạo tâm hồn của một người đàn ông đã trưởng thành.Chàng trai xứ Thanh viết đơn giản và tự nhiên một cách kỳ lạ. Hình như anh không ngại, cứ thế kể những gì mình biết nhưng lại khéo léo đến mức không để lộ những khúc chiết của tư duy.Ký ức của một người hay một gia đình không phải là chuyện quá to tát, nhưng khi người viết biết kể một cách chân thực, khơi gợi ký ức của một thế hệ thì trang viết ấy bỗng dưng chất chứa một thông điệp: Chắc bạn cũng sẽ như tôi. Trong chừng ấy bài viết, có gần có xa, có kỷ niệm trẻ con, trải nghiệm người lớn, nhưng có lẽ điều làm nên sức hấp dẫn của Sơn là những hồi ức thật trong trẻo và ấm áp thuở thơ bé hiển hiện ở mỗi người.Thời xa vắng ấy đều có trong mỗi chúng ta và chỉ với ai yêu cuộc sống này tha thiết sẽ thấy đó là tất cả những gì ý nghĩa nhất của một gia đình. Chúng ta sẽ an nhàn, no ấm hơn và cũng sẽ chìm đắm trong sự già nua, quên lãng nếu như không tự “ghim” lại cho mình những trang hồi ức của cuộc đời.
https://nhandan.vn/doc-sach-thang-ngay-me-mai-cua-le-ngoc-son-post807056.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [] }
Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao
NDO -Với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triểnthiết chế văn hóa, thể thao”, Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra ngày 12/5 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Ninh.
Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, và tỉnh Quảng Ninh tổ chức, nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, tiếp nối nội dung Hội thảo Văn hóa năm 2022.Trao đổi tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức Hội thảo diễn ra chiều ngày 8/5 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo cho biết: Hội thảo Văn hóa năm 2024 là diễn đàn để tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao về việc thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát triểnthiết chế văn hóa, thể thao.Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc, Hội thảo sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tinh thần chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam.Hội thảo dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của khoảng hơn 300 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các cơ quan Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các bộ, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và liên quan tới văn hóa, thể thao.Toàn cảnh cuộc họp rà soát công tác triển khai tổ chức Hội thảo.Hội thảo diễn ra với 2 phần: tham luận và thảo luận.Ở phần tham luận, Hội thảo sẽ nghe phát biểu khai mạc của lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; phát biểu đề dẫn của lãnh đạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, báo cáo trung tâm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; báo cáo của các bộ, ngành Trung ương và địa phương; tham luận của các chuyên gia về chính sách và nguồn lực cho phát triểnthiết chế văn hóa, thể thao.Ở phần thảo luận, với hình thức trao đổi, thảo luận bàn tròn, Hội thảo sẽ tập trung bàn về thực trạng quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao; thể chế, chính sách và nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Qua đó, làm rõ hơn một số nội dung về: mối quan hệ giữa chính sách đầu tư của nhà nước và của xã hội đối với phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; cơ chế để các thiết chế tồn tại, phát triển tốt; mối quan hệ giữa thiết chế Trung ương và thiết chế cơ sở; tính đa dạng của các thiết chế…Kết thúc hai phần, Hội thảo sẽ nghe phát biểu của lãnh đạo Chính phủ và Phát biểu tổng kết, bế mạc Hội thảo của lãnh đạo Quốc hội.Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh cho biết, đến thời điểm này, Ban tổ chức Hội thảo Văn hóa 2024 đã nhận được hơn 80 tham luận.Với việc tổ chức Hội thảo, Ban tổ chức hy vọng góp phần đẩy mạnh thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật cụ thể và triển khai các nguồn lực một cách thiết thực, hiệu quả để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
https://nhandan.vn/chinh-sach-va-nguon-luc-cho-phat-trien-thiet-che-van-hoa-the-thao-post808419.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Hội thảo văn hóa 2024", "thiết chế văn hóa", "chính sách", "nguồn lực" ] }
Chuyện chưa kể về đội Quân nhạc nữ lần đầu tiên tham gia diễu binh
NDO -Theo tiết lộ của Trung tá Phan Đình Chiến, Trưởng khối Quân nhạc nữ, Đoàn Nghi lễ quân đội, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, dịp kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủcũng là lần đầu tiên có đội Quân nhạc nữ tham gia diễu binh.
Chỉ còn 2 ngày nữa, chương trình Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ chính thức diễn ra. Điểm nhấn của chương trình làlễ diễu binh, diễu hànhvới sự tham gia của hơn 12.000 người.Năm nay, lực lượng của Bộ Quốc phòng gồm khối nghi trượng (khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc), 16 khối diễu binh và khối dân công hỏa tuyến. Trong đó có những khối lần đầu tiên xuất hiện trong lễ diễu binh như khối Quân nhạc nữ, khối nữ Gìn giữ hòa bình.Đây là lần đầu tiên, một đội nữ Quân nhạc tham dự lễ diễu binh.Đi ngay sau khối nghi trượng, những cô gái mang nhạc cụ trên tay, bước đi đều tăm tắp theo nhịp trống gõ, cất lên những tiếng kèn ngân vang, hào hùng đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem.Theo Trung tá Phan Đình Chiến, Trưởng khối Quân nhạc nữ, Đoàn Nghi lễ quân đội, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ trước đến nay, chưa từng có Quân nhạc nữ. Vì vậy, đây có thể coi là nét đặc sắc khi Bộ Quốc phòng để khối Quân nhạc nữ xuất hiện trong một dịp trọng đại thế này.Do đó, quy trình tuyển chọn nhân sự đã được tiến hành nghiêm ngặt với những tiêu chí rõ ràng, bao gồm nữ trong độ tuổi từ 20-34; chiều cao 1m60-1m70; hình thể, khuôn mặt cân đối; có phẩm chất chính trị trong sạch và có năng khiếu về âm nhạc.Trung tá Phan Đình Chiến là người trực tiếp huấn luyện cho các nữ quân nhân tham gia Khối quân nhạc nữ.Những thành viên trong các trường năng khiếu, nghệ thuật Quân đội đã có sẵn nền tảng về âm nhạc thì sẽ đảm nhiệm vị trí khối trưởng, đứng các đầu hàng. Kết quả, 86 “bóng hồng” quân nhân chuyên nghiệp đã được lựa chọn từ 18 đơn vị trong toàn quân, bao gồm 71 quân nhân diễu binh chính thức, 15 quân nhân dự bị.Chia sẻ thêm về khó khăn trong quá trình tập luyện chuẩn bị cho lễ diễu binh, Trung tá Chiến cho biết: "Vốn các quân nhân nam trong dàn quân nhạc đều có thể hình cao to mà việc mang vác nhạc cụ cũng tương đối vất vả nên với quân nhân nữ thì đây thực sự là nỗ lực rất lớn. Bởi không chỉ biểu diễn, các bạn còn phảitham gia diễu binhvới tổng quãng đường gần 7km."Những bóng hồng của đội Quân nhạc chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Bên cạnh đó, môn nghệ thuật kèn hơi ở Việt Nam rất ít nữ giới chơi được, bởi phái nữ thường chọn đàn dây, những nhạc cụ nhẹ. Vì vậy, ngay từ cuối tháng 2, khi toàn đội tập trung tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4, các cô gái đã phải bắt đầu từ những bài tập thể lực, điều lệnh đội ngũ. Sau đó đội tiếp tục được huấn luyện tư thế mang vác, cách sử dụng nhạc cụ."Mặc dù ban đầu nhiều người còn bỡ ngỡ do lần đầu tiếp cận với nhạc cụ nhưng sau hơn 1 tháng, toàn đội đã đi vào khuôn khổ, thành thục nhiều nội dung huấn luyện", Trung tá Phan Đình Chiến thông tin thêm.Nam quân nhân mang vác các nhạc cụ đã vất vả nên với nữ quân nhân thì đây là sự nỗ lực hết sức mình.Trung tá Phan Đình Chiến, Trưởng khối Quân nhạc nữMặt lấm tấm mồ hôi sau buổi tập luyện, Trung úy Lương Thị Hà Phương tâm sự: Đã rèn luyện trong quân đội lâu năm nhưng khi lần đầu tiên tiếp xúc với nhạc cụ, chị không ngờ lại… nặng tới vậy.Phương quay sang, chỉ cây kèn helicon và nói tiếp: Đặc biệt, khi phải di chuyển trên quãng đường dài, đây là một thách thức không nhỏ. Nếu không tập luyện đúng tư thế, lấy hơi sao cho chuẩn thì rất dễ mất thăng bằng khi đi ngược gió.“Được Trưởng đoàn và các đồng chí ở dàn quân nhạc hướng dẫn, tôi làm quen với với từng bộ phận của chiếc kèn, bắt đầu từ phần loa kèn, sau đó là phần thân dưới”, Trung uý Lương Thị Hà Phương kể.Cũng giống Trung úy Phương, nữ quân nhân Phạm Thị Hồng (30 tuổi, ngoài cùng bên trái) là một trong hai thành viên nữ của khối Quân nhạc đảm nhiệm nhạc cụ có kích thước lớn và nặng nhất đó là chiếc kèn helicon. Chị cho biết lần đầu tiên được tiếp xúc với chiếc kèn này ở ngoài đời.Tham gia trong đội quân nhạc nữ, suốt 2 tháng qua, Thiếu úy Vũ Thị Tâm đã dồn toàn bộ sức lực cho việc tập luyện. Đây cũng là khoảng thời gian chị phải xa cậu con trai nhỏ ở nhà. Chị bảo, những ngày đầu, chị rất nhớ nhà, nhớ con, nhưng may mắn được mọi người động viên nên chị càng cố gắng và quyết tâm hơn để hoàn thành nhiệm vụ.“Bố mẹ chồng dặn dò tôi rằng, đây không chỉ là vinh dự của cá nhân, mà là niềm tự hào cả đời quân ngũ của toàn gia đình. Vì vậy, hai bên nội ngoại đều hết lòng hỗ trợ vợ chồng tôi chăm sóc cháu để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ", Thiếu úy Vũ Thị Tâm chia sẻ.Mặc dù phải xa gia đình, con nhỏ, nhưng Thiếu úy Vũ Thị Tâm (thứ hai từ trái qua) vẫn quyết tâm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/chuyen-chua-ke-ve-doi-quan-nhac-nu-lan-dau-tien-tham-gia-dieu-binh-post807888.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Đội quân nhạc nữ", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Điện Biên Phủ" ] }
Xây dựng văn hóa bền vững tại các cơ quan báo chí
NDO -Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2024, Hội Nhà báo tổ chức tọa đàm Chủ đề “Xây dựng môi trường văn hóa báo chí”.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự.Các diễn giả bao gồm các nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Phan Thanh Phong, Trưởng Ban Nhân Dân hằng tháng, Báo Nhân Dân; Đoàn Minh Long, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa; Nguyễn Xuân Hải, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh; Phạm Văn Báu, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Thanh Hóa; Nguyễn Tiến Thanh, Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật; Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên Môi trườngNhững gam màu sáng tối trong văn hóa báo chíPhát biểu đề dẫn tại phiên thảo luận, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, phiên thảo luận xây dựng môi trường văn hóa báo chí trong khuôn khổHội Báo toàn quốc năm 2024lần này là hết sức có ý nghĩa cho các đồng chí, đồng nghiệp.Báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt của văn hóa, tác phẩm báo chí là sản phẩm văn hóa tinh thần phổ biến nhất trong xã hội hiện tại. Báo chí cũng là tấm gương phản chiếu văn hóa cộng đồng, tích cực quảng bá và góp phần phát triển các loại hình văn hóa khác.Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng xung kích về mặt trận tư tưởng, văn hóa, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, nâng cao sản xuất của nhân dân, bù đắp nền tảng tinh thần xã hội, những thay đổi lớn cho môi trường kinh tế xã hội, tạo ra động lực, điều kiện thuận lợi để báo chí phát huy theo hướng rộng mở, tốt nghiệp hơn.Các đại biểu tham dự phiên thảo luận với chủ đề "Xây dựng môi trường văn hóa báo chí".Tuy nhiên, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang đối diện với cái thách thức, những hệ lụy mặt trái của sự phát triển, trong đó, nổi lên hiện tượng một bộ phận báo chí xa rời, tôn chỉ, mục đích, thờ ơ với công chúng, bạn đọc của mình, tìm đến các thị hiếu tầm thường, sản xuất, nội dung chủ yếu nhằm tăng số lượng truy cập; tình trạng nhà báo vi phạm đạo đức công việc, sách nhiễu cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí dọa nạt, đóng tiền, vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng.Để góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, việc gìn giữ, phát huy văn hóa báo chí phải tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng mạnh mẽ. Đúng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân dân phối hợp tổ chức lễ phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, đồng thời công bố Bộ tiêu chí thực hiện cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa người làm báo Việt Nam, trong đó có sáu điểm dành cho cơ quan báo chí và sáu điểm dành cho người làm báo.Tin liên quanDiễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chíCho đến nay, có thể khẳng định, phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí đã nhận được sự hướng tích cực, sự vào cuộc mạnh mẽ của hầu hết cho các cơ quan báo chí các cấp, Hội Nhà báo trên cả nước, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho đời sống báo chí nói chung và hoạt động tác nghiệp của những người làm báo nói riêng bước đầu đã tạo được điều chuyển mới, tích cực, tạo được nhận thức và hành động trong hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Đặc biệt hàm lượng văn hóa trong các tác phẩm báo chí đã được nâng lên rõ rệt.Tuy nhiên, trong năm 2023 vừa qua, một trong những điều khiến chính những người làm báo nặng lòng nhất đó là việc có nhiều trường hợp là nhà báo, cộng tác viên tại các cơ quan báo chí và tạp chí; cơ quan báo và tạp chí bị khởi tố về tội danh cướp loạt tài sản số trong năm 2023 vừa qua, vẫn còn không ít hiện tượng không ít nhà báo bất chấp trong quy định về đạo đức, bảo nghiệp, bất chấp mọi hệ lụy để đưa tin, chụp hình nhiều nhân vật, sự kiện chỉ để câu view.Nhưng bên cạnh đó, không thể phủ nhận thực tế là nhiều nhà báo thiếu bản lĩnh chính trị và văn hóa, suy thoái về đạo đức, lối sống đã, đang thể hiện một bộ phận nhà báo chỉ đơn thuần có báo chí là phương tiện kiếm sống.Để được có một nền báo chí Việt Nam thật sự hiện đại, nhân văn, các cơ quan báo chí thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng trong gìn giữ, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần, động lực phát triển, phát huy giá trị văn hóa của sứ mệnh con người Việt Nam, mỗi người làm báo, mỗi cơ quan báo chí cần có những chiến lược, kế hoạch như thế nào để xây dựng môi trường báo chí.Tính gương mẫu của người đứng đầuTại phiên thảo luận, các diễn giả đã đề xuất giải pháp, cách làm để phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa báo chí đi vào thực chất và có hiệu quả cao.Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật cho rằng, tại sao phải xây dựng văn hóa trong môi trường báo chí? Có nhiều nguyên nhân nhưng gốc rễ của vấn đề là báo chí hiện nay đã thay đổi theo những thay đổi của xã hội, thời cuộc. Bản thân của sản phẩm báo chí đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Vì thế việc xây dựng môi trường văn hóa báo chí cần tương ứng với thị trường, thời cuộc nhằm phù hợp với thời cuộc và đáp ứng được các nhu cầu thông tin của bạn đọc.Trong quá trình làm báo đáp ứng nhu cầu bạn đọc, việc xây dựng văn hóa tại cơ quan được thực hiện như thế nào?Nếu chúng ta chỉ kêu gọi chung chung thì sẽ rất khó, trong khi nhiều cơ quan báo chí hiện nay đang thiếu cơ chế và các nguồn lực để xây dựng môi trường văn hóa, trong đó cần chú trọng đến những vấn đề thiết thực liên quan đến công tác xuất bản của tòa soạn, quy trình, hỗ trợ đời sống cho các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên.Ông Nguyễn Tiến Thanh cho rằng, nếu để ý sẽ thấy, nếu thông tin của tòa soạn tốt thì ở đó họ cũng xây dựng được môi trường văn hóa ổn định. Mỗi cơ quan cần có một cách thức, chiến lược để xây dựng văn hóa khác nhau.Ông Đoàn Minh Long, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa phát biểu tại tọa đàm.Trước câu hỏi của việc hiện đã có quy định về sử dụng mạng xã hội, quy tắc, đạo đức người làm báo của người làm báo đã có nhưng nhiều người làm báo vẫn chưa tuân thủ, ông Phạm Văn Báu, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Thanh Hóa cho rằng, có tình trạng dẫn link bài báo một đường nhưng nêu ý kiến một nẻo để dẫn dắt dư luận. Cũng có tình trạng về việc “ảo tưởng quyền lực” của một số nhà báo để lèo lái dư luận. Đó là thực trạng đáng lo ngại nếu đặt bên cạnh những quy chuẩn của đạo đức nhà báo và những đồng nghiệp làm việc với nghề chân chínhTham gia ý kiến tại phiên tham luận, nhà báo Thanh Trang, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Báo hiện có hơn 170 cán bộ, phóng viên, có 4 cơ quan đại diện tại các tỉnh, thành trong cả nước. Khi có tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa, năm 2019, báo đã phát động việc xây dựng văn hóa, bằng cách: Xây dựng cơ quan tuân thủ các quy định; Xây dựng môi trường đoàn kết, vì sự nghiệp chung;… để quán triệt, giáo dục đến tất cả các cán bộ, phóng viên trong cơ quan.Nhà báo Hồ Quang Lợi, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, xây dựng môi trường văn hóa báo chí là rất quan trọng. Nhiều năm nay, Hội Nhà báo đã nỗ lực xây dựng tiêu chí này để làm trong sạch môi trường báo chí. Yếu tố đạo đức và văn hóa đan xen, bổ trợ, tạo nền tảng cho nhau để nâng cao chất lượng cho nền văn hóa của người làm báo.Qua phiên thảo luận này, chúng ta cùng mong muốn tiếp tục tìm thêm những yếu tố để xây dựng ngày càng tốt hơn nữa đạo đức, văn hóa của những người làm báo.Ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh: Người đứng đầu là rất quan trọng để xây dựng văn hóa cho các đồng nghiệp. Dù anh có xây như thế nào nhưng nếu người đứng đầu không gương mẫu thì mọi nỗ lực đều sẽ thất bại.Việc xây dựng môi trường văn hóa báo chí cần phải được thực hiện lâu dài, thường xuyên để đạt được những hiệu quả thực sự cho nghề báo Việt Nam.Văn hóa của người làm báo có vai trò vô cùng quan trọngTại phiên thảo luận, ông Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên môi trường đã có bài tham luận với chủ đề: “Trách nhiệm, nghĩa vụ của người làm báo trong phong trào xây dựng môi trường văn hóa ở cơ quan báo chí”. Nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa trong báo chí, ông Hưng chia sẻ, văn hóa của người làm báo, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người làm báo trong một cơ quan báo chí là rất quan trọng.“Tôi nghĩ rằng, một nhà báo theo đúng nghĩa, phải hội tụ đầy đủ các yếu tố, trong đó có trình độ học vấn nói chung và chuyên ngành nói riêng, song song với đó là có tri thức hiểu biết đúng đắn về văn hóa.Bởi phải có văn hóa thì mới định hướng và hình thành cho mình một phương cách làm việc và hành động đúng theo tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ của tập thể và cá nhân, khai thác thông tin để viết nên những tác phẩm báo chí có chất lượng về chính trị, giá trị nhân văn, tính định hướng giáo dục sâu sắc”, ông Hưng thông tin.Cũng theo Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên môi trường, trách nhiệm của nhà báo trước hết phải đặt lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết để soi xét vào các vấn đề, các hiện tượng, sự việc một cách trung thực, đầy tính nhân văn. Mỗi cơ quan báo chí cần tạo điều kiện đề những người làm báo sống với nghề, làm việc tận tâm có trách nhiệm, để xây dựng được uy tín, thương hiệu qua các tác phẩm báo chí mà công chúng đón nhận.Thực trạng hiện nay cho thấy, vẫn còn tình trạng người làm báo có xu hướng thương mại hóa báo chí, lợi ích nhóm, tự chuyển biến tự chuyển hóa… để ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan báo chí và sự phát triển chung của tòa soạn.Trách nhiệm, nghĩa vụ người làm báo trong phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí được thể hiện qua các tác phẩm báo chí có giá trị, được ví như nguồn nước trong mát, trong dòng chảy thông tin của xã hội, mà ở đó cần có sự bồi đắp thường xuyên về văn hóa, đạo đức, chuyên môn để góp phần xây dựng nền báo chí hiện đại và nhân văn.Tác phẩm báo chí phải đạt hàm lượng văn hóa caoNhà báo Phan Thanh Phong, Trưởng Ban Nhân Dân hằng tháng (ngồi giữa), Báo Nhân Dân và nhà báo Nguyễn Xuân Hải, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh (bên phải) trong phiên thảo luận.Trao đổi về chủ đề hàm lượng văn hóa trong cơ quan báo chí, Nhà báo Phan Thanh Phong, Trưởng Ban Nhân Dân hằng tháng, Báo Nhân Dân cho rằng, trong bối cảnh báo chí hiện đại hiện nay thì tác phẩm báo chí đạt hàm lượng văn hóa cao là một nhu cầu cần thiết.Những năm qua, Báo Nhân Dân luôn giữ được môi trường báo chí lành mạnh với những cái người làm báo uy tín, trách nhiệm với bạn đọc. Để đạt được kết quả này công tác tổ chức toà soạn phải rất bài bản và rất nguyên nghiêm túc. Tôi cho rằng, hàm lượng văn hóa trong một tòa soạn và trong từng môi trường báo chí tạo cho người làm báo môi trường học hỏi, tu rèn, bồi đắp cho mình những phẩm chất đạo đức.Đối với công tác chuyển đổi số, nhà báo Nguyễn Xuân Hải, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, chuyển đổi số là một tất yếu và báo chí muốn vươn tới giá trị chuyên nghiệp nhân văn thì chuyển đổi số cũng là điều bắt buộc. Bởi vì chuyển đổi số sẽ giúp cho các cơ quan báo chí đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, xã hội số đòi hỏi chúng ta chuyển đổi số vì chất lượng của tờ báo.Tuy nhiên, trước những mặt trái của mạng xã hội, công nghệ như hiện nay, sứ mệnh của nhà báo càng quan trọng hơn trong mỗi tác phẩm của mình để định hướng, dẫn dắt bạn đọc đến với những thông tin hữu ích.Trả lời câu hỏi của chủ toạ về yếu tố kinh tế báo chí có tác động đến vấn đề văn hoá trong các cơ quan báo chí, nhà báo Phan Thanh Phong cho rằng, đây là vấn đề rất được nhiều cơ quan báo chí quan tâm bởi trong bối cảnh hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đang gặp khó khăn về nguồn tài chính để duy trì công tác xuất bản.Khi bản thân người làm báo còn phải cáng đáng thêm nhiệm vụ làm kinh tế báo thì sẽ rất khó để hài hoà được chất lượng tác phẩm của mình do có nhiều yếu tố chi phối.Nhiều nhà báo vì lòng tự trọng đã chọn cách rời đi nhưng cũng có những nhà báo đã chọn thoả hiệp để hài hoà giữa lợi ích kinh tế cho toà soạn và tác phẩm của mình. Đó thực sự là một lựa chọn rất khó khăn đối với nhiều nhà báo.Chủ đề: Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024Ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024: Khẳng định báo chí đồng hành và kết nối[Ảnh] Toàn cảnh lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024Báo chí phải bám sát hơi thở cuộc sống, kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân ái trong xã hội
https://nhandan.vn/xay-dung-van-hoa-ben-vung-tai-cac-co-quan-bao-chi-post800172.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Văn hoá báo chí", "Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024", "Xây dựng văn hoá báo chí" ] }
Giới thiệu 17 ấn phẩm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng hình thức và thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, ký, nhật ký, truyện tranh... nhân dịp kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024).
Đó là những ấn phẩm tái hiện một cách đầy sống động những khoảnh khắc, hoàn cảnh cũng như tinh thần của những con người tham gia chiến dịch với một trái tim khát khao độc lập, tự do cho Tổ quốc...Nhiều ấn phẩm ra mắt trong dịp này được đầu tư công phu về mặt mỹ thuật. Cuốn “Kể chuyện Điện Biên Phủ” của nhà văn Hữu Mai cung cấp hình dung cơ bản nhất về Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” với những bức tranh minh hoạ màu công phu, sinh động của họa sĩ Nguyễn Thế Phương.Bộ sách “Những anh hùng trẻ tuổi” với 3 cuốn sách khắc họa chân dung, chiến công và sự hy sinh anh dũng của ba chiến sĩ kiên cường trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Phan Đình Giót - anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn - lấy thân mình làm giá súng để đồng đội nhằm thẳng quân thù mà bắn, Tô Vĩnh Diện - anh hùng lấy thân mình chèn pháo.Câu chuyện về cuộc đời của ba chiến sĩ Điện Biên anh hùng được khắc hoạ rõ nét và sinh động qua lời kể súc tích của tác giả Hoài Lộc, Hiếu Minh và tranh minh họa màu sống động của họa sĩ Lê Minh Hải.“Ký họa trong chiến hào - Nhật kí chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ” của họa sĩ Phạm Thanh Tâm.Trong số các ấn phẩm ra mắt lần này có một cuốn sách đặc biệt: “Ký họa trong chiến hào - Nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ” của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.Ấn bản tiếng Việt sử dụng tư liệu thiết kế và hình ảnh của ấn bản tiếng Anh “Drawing Under Fire: War diary of a young Vietnamese artist” ấn hành năm 2005. Toàn bộ phần nhật ký của họa sĩ Phạm Thanh Tâm được đánh máy lại từ bản chép cuốn nhật ký năm 1954 của họa sĩ, do Nhà xuất bản Asia Ink cung cấp. Đây là lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam.Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi. “... Những bức ký họa của Phạm Thanh Tâm là tư liệu hiếm hoi còn sót lại từ chiến trường. Những hình ảnh mong manh trên những trang sổ tay khiến ta cảm nhận được tài hoa phác họa cái đẹp của một họa sĩ trẻ trung trong một trận chiến mà nhà báo Bernard B. Fall gọi là ‘một góc địa ngục’.” - Nhà xuất bản Asia InkBà Vũ Thị Quỳnh Liên - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng chia sẻ: “Cuốn nhật ký là một tư liệu lịch sử quý giá với cách thể hiện độc đáo và đầy cảm xúc về chiến dịch Điện Biên Phủ. Chúng tôi tin rằng, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc trẻ tuổi hiểu hơn về quá khứ hào hùng của dân tộc, về lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ của những người lính bộ đội Cụ Hồ, từ đó thêm trân trọng và biết ơn những hy sinh của cha ông vì nền độc lập của dân tộc”.“Mùa ban thay áo” là tập truyện dài của tác giả trẻ Phan Đức Lộc khắc họa một Điện Biên với những ngọn núi ngời sắc màu kỳ ảo, những câu chuyện lịch sử hào hùng bên ánh lửa bập bùng, những tình cảm nồng ấm của đồng bào các dân tộc anh em và những mùa hoa ban đẹp man mác như dải thổ cẩm được dệt bằng hoài niệm.Tác giả Phan Đức Lộc chia sẻ: “Sáu năm sinh sống và làm việc tại Điện Biên, tôi luôn ấp ủ dự định viết một cuốn sách về mảnh đất thiêng liêng này. Khi sự trải nghiệm đủ chín, sự cảm nhận đủ chạm, tôi mang những điều tôi ấn tượng vào truyện dài 'Mùa ban thay áo', thật tự nhiên, mộc mạc”.“Những ký ức Điện Biên” là tập truyện ngắn tuyển chọn những tác phẩm hay viết về Điện Biên: “Người tù binh da đen” (Nguyễn Đình Thi), “Kéo pháo” (Chu Phác), “Đột phá khẩu” (Vũ Cao), “Chiến sĩ phá bom” (Hồ Phương), “Tổ chiến đấu không cầm súng” (Hải Hồ), “Ở bến phà P.12” (Vũ Sắc), “Phía rừng xa” (Cao Tiến Lê), “Về dưới bóng thông reo” (Lê Đình Trung), “Ông Điện Biên” (Du An).Những truyện ngắn khắc họa chân dung những chiến sĩ “trẩy hội Điện Biên”, “khó khăn đến thế nào họ cũng quyết đi, không hề sợ hãi chùn bước” và cả những khoảng lặng sau chiến tranh, nỗi nhớ thương đồng đội khôn nguôi của người lính Điện Biên.Để giúp các bậc phụ huynh, các em đội viên, thiếu nhi, các tổ chức cơ sở Đội, các thầy cô giáo và anh chị phụ trách Đội… có tư liệu học tập, tìm hiểu, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản cuốn sách “70 câu hỏi - đáp về Chiến thắng Điện Biên Phủ”. Với cách thể hiện gần gũi, cuốn sách gồm những câu hỏi và đáp án ngắn gọn về địa danh, chiến thuật, chiến dịch, ý nghĩa lịch sử, gương anh hùng, liệt sĩ…Cũng trong dịp này, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tái bản với hình thức mới những ấn phẩm đặc sắc, khắc họa hình ảnh “người người lớp lớp” các vị tướng cầm quân tài ba, các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến và cả những người dân bình dị góp phần làm nên chiến thắng lịch sử.Đó là “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” - cuốn sách kể về tuổi thơ, tuổi trẻ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại; “Người lính Điện Biên kể chuyện” - hồi ức của nhà giáo Đỗ Ca Sơn, một người lính đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. “Chuyện ở Đồi A1” của tác giả Nguyễn Tân là câu chuyện về trận đánh đồi A1 ác liệt và dai dẳng nhất suốt 38 ngày đêm trong chiến dịch Điện Biên Phủ. “Phía núi bên kia” - tiểu thuyết dành cho thiếu nhi đặc sắc của nhà văn Xuân Sách, vừa thấm đẫm tình cảm gia đình, tình bè bạn, vừa hồn nhiên trong trẻo. “Lá cờ chuẩn đỏ thắm” - tập truyện của nhà văn Hồ Phương không những khắc họa gương chiến đấu, hy sinh của các anh bộ đội Cụ Hồ, mà còn là truyện kể về người dân công, về đồng bào tham gia chiến dịch nồng hậu, nghĩa tình cùng chung lòng yêu nước và quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp.Ngoài ra,Kim Đồngcũng tái bản nhiều tác phẩm như “Người thợ chữa đồng hồ tại đường hầm số 1” - tập truyện ngắn của nhà văn Hữu Mai, “Điện Biên Chiến thắng, Điện Biên thơ” tuyển chọn những bài thơ đặc sắc, “Điện Biên Phủ của chúng em” - tập truyện ký tuyển chọn tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Trọng Quỳnh, Lê Vũ…Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/gioi-thieu-17-an-pham-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post806808.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "ấn phẩm về Điện Biên Phủ", "Nhà xuất bản Kim Đồng", "sách về Điện Biên Phủ", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Trải nghiệm Tết Hội An tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
NDO -Ngày 2/2 (23 tháng Chạp), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã diễn ra chương trình“Trải nghiệm Tết Việt”với sự tham gia của các nghệ nhân, học sinh và sinh viên đến từ Bắc Ninh, Hà Nội.
Các em học sinh đã có dịp trải nghiệm những hoạt động truyền thống trong ngàyTết cổ truyềncủa dân tộc như dựng cây nêu, gói bánh chưng, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, múa rối nước…, cùng với nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đánh cầu lông gà, đánh mảng, ném pao, tung còn, đẩy gậy, múa sạp, nặn tò he, nặn con giống đất…Đặc biệt, chương trình năm nay có các hoạt động khám phá Hội An như như: Tô vẽ khám phádi sản Hội An: tìm hiểu di sản qua tô vẽ các bức tranh…Dựng cây nêu.Với các em nhỏ yêu công nghệ, những trò chơi khám phá Tết, tri thức dân gian hay trò chơi tương tác là những hoạt động rất được ưa chuộng, như STEM, trải nghiệm thực tế ảo, làm đồ chơi, làm thí nghiệm khoa học gắn với chủ đề Tết truyền thống.Các bạn nhỏ khoe nhau chữ vừa được thầy đồ viết tặng.Chương trình có sự tham gia của PGS.TS. Trần Trọng Dương với chủ đề Năm Rồng nói chuyện Rồng: Những đứa con của rồng - huyền thoại long sinh cửu tử trong văn hóa Việt Nam; con rồng cháu tiên - biểu tượng rồng trong văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam… Đây là hoạt động nhằm hướng đến chương trình Vui xuân Giáp Thìn của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từ mồng 4 đến mồng 9 Tết.Bạn nhỏ học cách làm tò he.Theo đó, từ mồng 4 - 7 Tết (13 - 16/2), từ 8 giờ 30 – 17 giờ 30, Bảo tàng tổ chức Khai xuân với các hoạt động: Hát múa Ải Lao (mồng 4 Tết), múa rối nước, viết thư pháp, nặn tò he, khám phá văn hóa Mường…Thích thú với trò đi cà kheo.Mồng 8 và 9 Tết (17 và 18/2), từ 8 giờ 30 – 21 giờ, là hai ngày diễn ra chương trình “Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An” với nhiều hoạt động hấp dẫn của hơn 40 nghệ nhân đến từ Hội An, trong đó có chương trình đặc biệt “Đêm Hội An: Cùng thắp sáng di sản”.
https://nhandan.vn/trai-nghiem-tet-hoi-an-tai-bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-post795031.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Tết ở Bảo tàng Dân tộc học", "“Trải nghiệm Tết Việt”", "Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam", "hoạt động truyền thống trong ngày Tết cổ truyền", "“Đêm Hội An: Cùng thắp sáng di sản”" ] }
Bắc Ninh sẵn sàng cho ngày hội Lim
NDO -Lễ hội vùng Lim Xuân Giáp Thìn năm 2024 được tổ chức trong hai ngày 21, 22/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng) tại thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, thuộc huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất.
Ông Ngô Xuân Tính, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, Thể thao huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho biết, đến ngày 20/2, công tác chuẩn bị tổ chức đang hoàn tất những khâu cuối cùng để đón người dân và du khách đến với hội Lim.Ban tổ chức đã chuẩn bị cơ sở vật chất để trang trí ở các khu vực của lễ hội, căng pa-nô quảng cáo tuyên truyền về dân ca quan họ Bắc Ninh, sơ đồhội Limtại các điểm dẫn vào khu vực lễ hội. Công tác vệ sinh trên khu vực đồi Lim và các trục đường chung quanh khu vực lễ hội, trước, trong và sau lễ hội cũng được chú trọng.Lễ hội vùng Lim bắt đầu từ ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng) với nghi thức dâng hương tại chùa Hồng Ân, lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim. Vào ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng), tiến hành rước sắc từ đình làng Đình Cả sang đình làng Lộ Bao và tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống tại các đình, đền, chùa ở các làng thuộc xã Nội Duệ, xã Liên Bão, thị trấn Lim.Các thành viên câu lạc bộ Quan họ măng non tham gia hội Lim năm 2023.Bên cạnh các hoạt động phần lễ, hội Lim còn có nhiều hoạt động phần hội như: tổ chức 12 lán hát quan họ tại trung tâm đồi Lim, hồ điều hòa Vân Tương; các lán thơ, lán thư pháp; các trò chơi dân gian, chương trình văn nghệ biểu diễn tại sân khấu chính của lễ hội; tổ chức các hoạt động văn hóa ẩm thực, vui chơi giải trí, bắn pháo hoa tại hồ điều hòa Vân Tương dự kiến lúc 22 giờ tối 12 tháng Giêng.Ban tổ chức lưu ý, các điểm hát quan họ nhận tiền ‘‘thướng’’ (tương đương với chữ "thưởng") của du khách phải bảo đảm văn hóa, phù hợp giá trị truyền thống. Đồng thời, Ban tổ chức mong muốn người dân, du khách đi xem hội, có hành vi, thái độ đúng chuẩn mực, nhiệt tình, trách nhiệm, văn minh, lịch sự.Để bảo đảm thuận lợi cho khách du xuân, trẩy hội, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch phân luồng giao thông. Thời gian áp dụng phân luồng từ 7 giờ ngày 21/2 cho đến hết ngày 22/2.Theo đó, đối với xe ô-tô đi trên Tỉnh lộ 295B, chiều từ Hà Nội-Bắc Giang, đi theo các hướng: từ Tỉnh lộ 295B, qua nút giao liên thông cầu Đồng Xép ra Quốc lộ 1A. Từ Tỉnh lộ 295B ra Tỉnh lộ 295 về Yên Phong hoặc Quốc lộ 18 mới; từ Tỉnh lộ 295B đi qua đường trung tâm Khu công nghiệp Tiên Sơn, qua nút giao liên thông khu công nghiệp ra Quốc lộ 1A.Đối với xe ô-tô đi trên tuyến Tỉnh lộ 295B chiều từ Bắc Giang-Hà Nội đi theo các hướng: Từ Tỉnh lộ 295B đi hướng Quốc lộ 18 cũ (đường Trần Hưng Đạo) hoặc Quốc lộ 38 (đường Nguyễn Trãi) hoặc ngã 3 Tỉnh lộ 295B với đường Lý Anh Tông ra Quốc lộ 1A; từ Tỉnh lộ 295B đi hướng Quốc lộ 38 qua cầu Hồ, Quốc lộ 17 đi Hà Nội. Từ Tỉnh lộ 295B đi hướng ra nút giao Tây Nam ra Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18 mới đi Hà Nội; Từ Tỉnh lộ 295B đi hướng Tỉnh lộ 286 đi Yên Phong về Hà Nội.Đối với xe mô-tô, xe gắn máy và xe thô sơ, khi xảy ra ùn tắc giao thông, cấm tất cả các loại xe mô-tô, xe gắn máy và các loại xe thô sơ đi qua hoặc vào khu vực lễ hội. Lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn các loại phương tiện đi theo các hướng: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 18; Quốc lộ 38; Tỉnh lộ 295B; Tỉnh lộ 286; đường trung tâm Khu công nghiệp Tiên Sơn và các đường giao thông liên xã để qua lễ hội Lim.Ban tổ chức cũng bố trí các điểm trông giữ xe tại các tuyến đường nhánh, mặt bằng Khu trung tâm hành chính huyện và Sân vận động. Khu đất 4,6ha, 12ha và Khu Cầu Chiêu Bãi Lán (thị trấn Lim); khu dân cư dịch vụ Hoài Thượng-Liên Bão…
https://nhandan.vn/bac-ninh-san-sang-cho-ngay-hoi-lim-post796811.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Bắc Ninh", "Lễ hội Lim", "hội Lim", "Xuân Giáp Thìn năm 2024" ] }
Sân chơi mới thú vị từ trang sách
Với nhiều sáng kiến của các đơn vị trong giới thiệu sách cho thiếu nhi, giờ đây, phụ huynh có thể đưa trẻ đến đọc sách tại các không gian mở và tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm. Sự xuất hiện của các mô hình mới khiến trẻ cảm thấy hứng thú và tiếp nhận kiến thức từ trang sách theo hướng sinh động, trực quan hơn.
Vào thảo cầm viên… đọc sáchCuối tuần vừa qua, gia đình chị Lê Thị Thanh Thảo (quận Phú Nhuận) đến Thảo cầm viên Sài Gòn chơi. Phát hiện gần khu vực chuồng gấu và hồ nước rộng có một “Vườn sách” thiếu nhi, chị Thảo cùng con gái là bé Trần Thảo Nhi (7 tuổi) vô cùng thích thú. Ở khu nhà lục giác có mái che, nhiều bộ bàn ghế rực rỡ sắc mầu xếp ngay ngắn bên cạnh các kệ sách đủ thể loại. Rất nhiều bạn nhỏ đang tập trung tại khu vực này để đọc sách, xem các hình ảnh về động, thực vật. Không chỉ sách thiếu nhi, ở đây còn có sách cho mẹ và bé, sách kỹ năng, sách về thiên nhiên - lịch sử… phù hợp nhu cầu tham khảo của phụ huynh.Xem mấy cuốn tô mầu “Thảo cầm viên của em” được mô phỏng từ chính hình ảnh các “bạn thú” quen thuộc tại sở thú này, bé Nhi hớn hở chọn bút sáp mầu, tô một bức tranh tặng mẹ. Trong khi chờ con, chị Thảo xem qua các đầu sách, chọn vài cuốn ưng ý để đọc cùng con. “Trước đây mỗi khi thích đọc sách, vợ chồng tôi hay đưa bé đến Đường sách TP Hồ Chí Minh hoặc các nhà sách lớn, giờ có thêm không gian này thật lý tưởng. Sách ở đây được chọn lựa kỹ càng, bố trí khu vực rộng rãi, mát mẻ, đầy đủ bàn ghế nên ngồi đọc khá thoải mái. Cái hay là ngồi giữa không gian xanh mát với chung quanh toàn chim, thú, cây cối, các con được đọc sách về thiên nhiên, động vật sẽ cảm nhận rõ hơn những gì tác giả viết”, chị Thảo vui vẻ cảm nhận.Vườn sách là công trình nằm trong chuỗi dự án hợp tác giữa Thảo cầm viên Sài Gòn và NXB Trẻ, đồng hành với chương trình “Giáo dục, bảo tồn và bảo vệ môi trường”. Bà Phan Thị Thu Hà, Giám đốc NXB Trẻ cho biết, các kệ sách được chọn lọc theo chủ đề gần gũi nhu cầu tìm hiểu thế giới thiên nhiên, cuộc sống của độc giả nhí và các bậc phụ huynh. Bên cạnh 1.000 cuốn sách vừa trao tặng, NXB Trẻ còn đang thực hiện những đầu sách do Thảo cầm viên Sài Gòn “đặt hàng” để tạo nét riêng cho không gian đọc sách này. Trong đó nổi bật nhất là cuốn bách khoa thư về các loại động, thực vật tại Thảo cầm viên Sài Gòn và bộ tranh truyện thiếu nhi “Thiên nhiên kỳ thú” do các nhà văn, nhà báo thực hiện sau đợt thực tế tại đây. Mỗi cuốn sách kể về một loài vật đặc trưng tại vườn thú gần 160 tuổi này với những câu chuyện thú vị mà hiếm khi khách tham quan được nghe. Nhà thơ, nhà báo Hồ Huy Sơn, tác giả của ba trong số 10 tựa sách đang triển khai trong dự án “Thiên nhiên kỳ thú” cho biết, chính quá trình thực tế, tác nghiệp tại Thảo cầm viên Sài Gòn giúp anh có thêm nhiều thông tin bổ ích về thiên nhiên: “Tôi thật sự rất hứng thú với dự án này vì hình thức thể hiện tương tự những gì tôi đã và đang muốn theo đuổi là truyện đồng thoại. Thông qua những câu chuyện nhỏ, tôi muốn truyền cho độc giả nhí tình yêu thiên nhiên, tình yêu muôn loài và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn trong các em”.“Thăm” rùa biển giữa lòng thành phốMới đây, hàng trăm bạn nhỏ và phụ huynh đã có dịp trải nghiệm mô hình rùa biển sinh trưởng và tìm hiểu về các rạn san hô ngay tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh. Đó là sự kiện “Đại dương là nhà” do Công ty Lionbooks thực hiện. Toàn bộ các mô hình trưng bày đều được làm thủ công theo tỷ lệ 1:1, giúp trẻ tương tác hiệu quả, an toàn và tiếp thu kiến thức theo cách sinh động nhất. Theo chị Nguyễn Chiều Xuân, nhà sáng lập Lionbooks, các mô hình, tranh ảnh trưng bày tại sự kiện lần này chủ yếu được chọn lọc dựa theo nội dung bộ sách “Rùa biển” và “San hô”, thuộc tủ sách “Bật mí tí ti - Thế giới diệu kỳ”.Tại sự kiện, tác giả bộ sách “Rùa biển” và “San hô” - Huyền Machi chính là một tình nguyện viên bảo tồn rùa biển của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tại Côn Đảo vào năm 2022, đã giới thiệu, giúp các em nhỏ làm quen với những kiến thức liên quan đến vòng đời của rùa biển, đặc tính của san hô. Các kiến thức tưởng chừng khô khan được truyền tải bằng những dẫn chứng dí dỏm, cụ thể khiến các bé thích thú tương tác, trả lời các câu hỏi và thu về nhiều thông tin quan trọng. Trực quan nhất có lẽ là cảm giác được sờ tay lên mặt cát, chạm vào vật mô phỏng trứng rùa, rùa con và rùa mẹ.Điểm nhấn cho sự kiện chính là mô hình tái hiện cảnh rùa biển bị mắc vào lưới cá với phần bụng chứa đầy rác thải nhựa. Rất nhiều em nhỏ tò mò khi bắt gặp hình ảnh này. Từ đó, các thông tin về sự nguy hại của sinh vật biển do thói quen xả rác bừa bãi của con người được đưa ra với những con số, dẫn chứng cụ thể khiến người nghe ấn tượng. Kết thúc phần tham quan triển lãm và tìm hiểu các mô hình, các bé được thực hiện nhiều sản phẩm thủ công cùng chủ đề nhằm nhắc lại những kiến thức vừa nghe qua.Đây không phải lần đầu Lionbooks đưa các kiến thức từ sách vào sân chơi cho trẻ. Trước đó, nhiều hoạt động liên quan đến rèn kỹ năng sống tích cực, yêu môi trường cũng đã được đơn vị này giới thiệu đến thiếu nhi qua hình thức sân chơi tương tác. Theo chị Chiều Xuân, muốn trẻ hào hứng tham gia các hoạt động trải nghiệm được truyền tải từ trang sách, điều quan trọng nhất là phải “mềm hóa” những kiến thức mới, thông tin khô khan, diễn đạt mọi thứ bằng ngôn ngữ và hình ảnh sống động, vui nhộn nhất có thể. Khi kết hợp kiến thức từ sách với một sự kiện, một không gian trải nghiệm mới, các bạn nhỏ sẽ cảm thấy thú vị và dễ dàng tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức vừa được làm quen.
https://nhandan.vn/san-choi-moi-thu-vi-tu-trang-sach-post755747.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [] }
Hiền Nguyễn Soprano tỏa sáng đam mê với opera cổ điển
NDO -Nhân sự kiện thầy giáo là Giáo sư Đại học âm nhạc và biểu diễn Graz, Áo - Gianni Kriscak sang thăm Việt Nam để ra mắt sách khảo cứu về Lịch sử Opera Italia (I) do ông chủ biên, đồng tác giả gồm Nguyễn Thị Hiền và Trịnh Thị Oanh- Hiền Nguyễn Soprano đã tổ chức hòa nhạc La Passione vào 20 giờ ngày 1/3 tại Phòng Hoà nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội).
Hiền Nguyễn Soprano chia sẻ: “Điều tôi muốn làm với âm nhạc chính là làm thế nào từ câu chuyện âm nhạc đến hình ảnh, cách làm phải được kể mới mẻ, lan toả tình yêu âm nhạc hàn lâm tới mọi người. Trở về từ Italia, tôi nhận thấy nhạc cổ điển vẫn “kén” khán giả trong nước. Từ những nền tảng nhạc lý và kỹ thuật thanh nhạc được học, tôi có một ý chí muốn thay đổi, đa dạng phong cách hát cổ điển, tiếp cận một lớp khán giả mới. Trong nỗ lực đó, tôi muốn khán giả của mình dần định hình Hiền Nguyễn Soprano là chân dung nữ nghệ sĩ biểu diễn cá tính, nhiều đam mê và chuyên chú vào phong cách bán cổ điển, đóng góp vào sự phát triển chung chonhạc cổ điểnở Việt Nam".Mang chủ đề “La Passione” bao gồm tuyển tập những bài hát kinh điển của thế giới và trữ tình Việt Nam, Hiền Nguyễn Soprano sẽ lần đầu thử sức hát live cùng với thầy giáo đáng kính của mình - nghệ sĩ pianist quốc tế/ Giáo sư Gianni Kriscak. Hiền Nguyễn Soprano chia sẻ “đó vừa là niềm vinh hạnh rất lớn, nhưng cũng là một thách thức trong sự nghiệp biểu diễn của tôi.”Hòa nhạc La Passione gồm hai chương: “Cổ điển” giới thiệu những bản opera bất hủ với tiếng đàn mực thước của thầy giáo - Giáo sư Gianni Kriscak và “Semi bán cổ điển” tươi mới, dễ tiếp cận với đại chúng khán giả,Hiền Nguyễn Sopranođã cho thấy bản lĩnh đĩnh đạc trong trình diễn thanh nhạc cổ điển và đam mê luôn bùng cháy với âm nhạc hàn lâm, được cất tiếng hát dưới ánh đèn nhà hát.Điểm nhấn trong La Passione ngoài sự tỏa sáng, yêu kiều và thăng hoa của Hiền Nguyễn Soprano sau nhiều nỗ lực làm sản phẩm, đa dạng phong cách bán cổ điển chính là đam mê của người nghệ sĩ với âm nhạc. Một lần nữa trình diễn hai bản hit tình ca kinh điển cũng là Caruso và Je T’aime, Hiền Nguyễn Soprano đã thực sự chinh phục khán phòng.Đêm hòa nhạc biến hóa nhiều sắc màu khi có sự góp giọng của bass-baritone Quốc Đạt- giọng hát vừa đạt giải nhất cuộc thi thính phòng 2023. Nhiều tâm tư khi vừa mất đi người yêu với “Triítezza” (Nỗi buồn) lại vừa tha thiết với “Ah! Per sempre io ti perdei” (V.Bellini), thoắt lại là chàng hoàng tử hóa thân vào người hầu để chinh phục cô bé lọ lem với “Come un’ape ne giorni” (G. Rossini).Kể từ khi về hoạt động nghệ thuật trong nước, sở hữu giọng nữ cao truyền cảm, Hiền Nguyễn Soprano đã cho thấy sự chuyên chú của cô trong khai thác thế mạnh qua sự chỉn chu và đầu tư làm sản phẩm mang đặc trưng cổ điển giao thoa.Cô đã nhập cuộc đầy hồ hởi với hai music video mang đậm phong vị tây phương về hình ảnh và câu chuyện là Lavie En Rose (2019) và Thank God It’s Friday (2020); pop hóa opera qua album song ngữ “Yêu & Mơ”; hát cổ điển theo phong cách jazz qua Concert “Yêu,” Live in studio “Rhythm Trip”… cùng nỗ lực thúc đẩy giao lưu văn hóa giữaViệt Nam và Italia- chiếc nôi của văn hóa nhân loại nói chung và thể loại opera nói riêng.Luôn ấp ủ sẽ đóng góp cho dòng nhạc cổ điển ở Việt Nam và trở thành cầu nối, đại diện giới thiệu di sản văn hóa Italia cho công chúng yêu nghệ thuật trong nước, Hiền Nguyễn luôn đánh dấu hành trình hoạt động nghệ thuật của mình với các dự án giao thoa văn hóa giữa Việt Nam-Italia như là ưu tiên hàng đầu và là sứ mệnh và trách nhiệm trong phương châm hoạt động nghệ thuật của mình.Và cột mốc UNESCO công nhận Nghệ thuật hát Opera của Italia là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại (ngày 6/12/2022) đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho Hiền Nguyễn thực hiện ý tưởng sẽ cùng thầy giáo Gianni Kriscak của mình cùng tổ chức đêm hòa nhạc và biên soạn một tuyển tập sách khảo cứu cho ngành về lịch sử Opera Italia và chuyển ngữ để giới học thuật và công chúng trong nước tiếp cận.
https://nhandan.vn/hien-nguyen-soprano-toa-sang-dam-me-voi-opera-co-dien-post798360.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Hiền Nguyễn", "Âm nhạc cổ điển", "Việt Nam-Italia" ] }
Đồng Tháp tưng bừng khai mạc Lễ hội sen
NDO -Lễ hội nhằm mong muốn giới thiệu văn hóa, quảng bá tiềm năng để đẩy mạnh các hoạt động kinh tế từ sen, liên kết phát triển du lịch gắn với kinh tế nông nghiệp; mở ra nhiều cơ hội kết nối, đưa ngành hàng sen phát triển xứng tầm vị thế.
Với chủ đề “Rạng ngời sắc sen”, tối 16/5, tại thành phố Cao Lãnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai mạcLễ hội senĐồng Tháp lần thứ 2 năm 2024.Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh, có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay trong các kỳ lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với 28 hoạt động.Trong đó, nổi bật như: Hội thảo quốc tế về sen; hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp; không gian trưng bày sen quốc tế; dòng sông sen; hội thi ẩm thực các món ăn chế biến từ sen; phố ẩm thực sen; diễu hành xe cổ; lễ hội Carnival sen và chương trình nghệ thuật “Giai điệu tuổi trẻ Đất sen hồng”.Các đại cảnh, tiểu cảnh của lễ hội là không gian đặc sắc về sen, cùng với các hoạt động hấp dẫn như: Thực hiện Bản đồ từ sen lớn nhất Việt Nam; diễu hành áo dài sen, với sự tham gia của 5.500 phụ nữ Đồng Tháp.Ngoài ra còn có không gian sen với 100 nghìn chậu sen, 52 giống sen được sắp xếp, bố trí đẹp mắt, tạo nên không gian trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách.Trong khuôn khổ lễ hội còn có không gian trưng bày chuỗi ngành hàng sen, giới thiệu gần 60 sản phẩmOCOPtừ sen và hơn 120 sản phẩm chế biến từ sen sẽ là nơi mua sắm thỏa thích dành cho người dân và du khách trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.Tự hào là xứ sở của sen hồng, Đồng Tháp luôn chú trọng phát huy giá trị văn hóa-kinh tế của loài cây đặc trưng này gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương.Tỉnh đã quy hoạch, kết nối, thúc đẩy nông dân cùng sản xuất, tạo nên vùng nguyên liệu tập trung. Nhờ đó mà các sản phẩm, quà tặng từ sen phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.Cũng từ sen, qua bàn tay tài hoa và quá trình tìm tòi, sáng tạo đã cho ra đời nhiều sản phẩm quà tặng đặc sắc, mang tính nghệ thuật, mỹ thuật tinh tế, nâng tầm giá trị sen Đồng Tháp như: Tranh lá sen, lụa tơ sen. Đặc biệt, trà ướp hoa sen thượng hạng của Đồng Tháp còn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước chọn làm quà tặng khách quốc tế.Phát biểu tại đêm khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết: “Tiếp nối thành công củaLễ hội sen lần thứ nhất, lễ hội lần này là một bước tiến mới trên hành trình xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch, đưa sản phẩm Sen Đồng Tháp vươn lên tầm cao mới”.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu khai mạc lễ hội sen.Để sen hồng tỏa sắc rực rỡ như hôm nay, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cũng bày tỏ sự tri ân các thế hệ lãnh đạo đã dầy công gầy dựng, phát triển ngành hàng sen từ không đến có.Cảm ơn các doanh nghiệp chọn Đồng Tháp để phát triển sự nghiệp, cùng chung tay đưa sen hồng vươn ra thế giới. Cảm ơn các bạn trẻ khởi nghiệp đã nỗ lực miệt mài và không ngừng sáng tạo để làm ra những sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị của sen Đồng Tháp…Đây chính là động lực tinh thần to lớn để Đồng Tháp hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng tỉnh Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, phấn đấu trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách, xứng đáng với danh xưng “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn sen”.Lễ hội sen Đồng Tháp lần hai có nhiều hoạt động hấp dẫn.Ngay trong đêm khai mạc, đông đảo du khách đã tham quan,mua sắm, trải nghiệmtại khu vực Công viên Văn Miếu. Hoa sen được trang trí tại đây đa dạng về chủng loại, kết hợp với những ánh đèn led về đêm đã tạo nên không gian lung linh đầy màu sắc nhưng cũng không kém phần lắng đọng.Du khách trong và ngoài tỉnh có mặt rất sớm tại đêm diễn ra lễ khai mạc để chờ thưởng thức những tiết mục biểu diễn văn nghệ với những bài ca, điệu múa tôn vinh hoa sen, người trồng sen.Nhiều du khách cũng đã đến tham quan, chụp ảnh tại đại cảnh Hội nhập vươn xa - sắc sen lan tỏa. Đây là nơi “hội nhập” của những tinh hoa về sen, từ đó mang khát vọng của tỉnh, với mong muốn ngành hàng sen vươn cao, bay xa đến bạn bè quốc tế.Một góc đại cảnh tại Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2.Tại đại cảnh Nguồn cội quê hương, trong đó hình ảnh bé Sen điểm tô cho sự năng động, tươi trẻ, tạo tính kết nối với du khách.Hay Không gian trưng bày 52 giống sen tại lễ hội, với mỗi giống sen có mã QR phục vụ người dân, du khách tìm hiểu thông tin cũng thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm.Lễ hội diễn ra từ ngày 16 đến 19/5, tại Công viên Văn Miếu (thành phố Cao Lãnh).
https://nhandan.vn/dong-thap-tung-bung-khai-mac-le-hoi-sen-post809719.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Đồng Tháp", "Cao Lãnh", "Lễ hội sen", "Kinh tế nông nghiệp", "Ngành hàng sen" ] }
Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024: Bữa tiệc điện ảnh Việt Nam và quốc tế
NDO -Tiếp nối thành công của Liên hoan phim châu Á Đà Nẵnglần thứ Nhất, UBND thành phố Đà Nẵng tiếp tục chỉ đạo, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Công ty UNIMedia và các đơn vị tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ Hai, 2024 (Da Nang Asian Film Festival - DANAFF II) từ ngày 2-6/7 tại thành phố biển Đà Nẵng.
Các hoạt động phong phúDANAFF IIsẽ lựa chọn và vinh danh các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, giàu tính nhân văn, có khám phá mới mẻ, nghệ thuật thể hiện độc đáo; khích lệ tài năng, giới thiệu rộng rãi đến công chúng những tác phẩm điện ảnh mới, có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật của các nền điện ảnh Việt Nam, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng các bộ phim chọn lọc của điện ảnh thế giới.Tham dự Liên hoan phim sẽ có Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành, các nghệ sĩ - ngôi sao, chuyên gia điện ảnh nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế.Khán giả Đà Nẵng xem phim ngoài trời tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 1. (Ảnh: ANH ĐÀO)Chương trình DANAFF II sẽ diễn ra trong 5 ngày với nhiều sự kiện và hoạt động đặc sắc gồm lễ Khai mạc (tối 2/7) và lễ Bế mạc - Trao giải (tối 6/7) được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Đà Nẵng, An ninh TV, Truyền hình Quốc hội, các đài truyền hình tỉnh, thành phố trong cả nước và các nền tảng số tiếp sóng; các hạng mục dự thi (Phim châu Á dự thi và Phim Việt Nam dự thi), chương trình “Điện ảnh Việt Nam hôm nay”; “Tiêu điểm Điện ảnh Pháp”; Tuyển chọn phim của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh.Ngoài ra, trong khuôn khổ Liên hoan phim, còn có các hội thảo và tọa đàm “Phong cách sáng tác đạo diễn Đặng Nhật Minh”; “Điện ảnh Pháp và mối quan hệ với điện ảnh Việt Nam”; “Hợp tác sản xuất phim - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp phát triển”; “Chia sẻ kinh nghiệm kết nối các liên hoan phim bờ biển”; Workshop “Ươm mầm tài năng”.Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam, Giám đốc Liên hoan phim DANAFF, cho biết, số lượngphimdự Liên hoan phim năm nay vượt trội so với kỳ trước, với tổng 63 phim so với 46 phim tham dự DANAFF I.Đặc biệt, lần đầu tiên tại Việt Nam, DANAFF II sẽ trao giải Thành tựu điện ảnh cho một nhà làm phim xuất sắc.Tại Liên hoan phim năm nay, Mạng lưới khuyến khích Điện ảnh châu Á (Network for the Promotion of Asian Cinema/NETPAC) là một trong các đối tác nước ngoài tham gia tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng.Bữa tiệc điện ảnh Việt Nam và quốc tếTiến sĩ Ngô Phương Lan cho biết, năm nay số lượng và chất lượng phim dự Liên hoan đều tăng. Các nhà làm phim quốc tế đã gửi đến nhiều phim có chất lượng và đề tài phong phú, trong đó có nhiều tác phẩm của các nhà làm phim trẻ, các tài năng mới của dòng phim độc lập, cũng như tác phẩm của các nhà làm phim tên tuổi.Phim "Lật mặt 7: Một điều ước".Ở các chương trình phim Việt Nam, năm nay có sự góp mặt của rất nhiều phim từng “làm mưa làm gió” ngoài rạp chiếu, ăn khách và được khán giả yêu thích, tiêu biểu là “Mai”, “Đào, Phở và Piano”, “Lật mặt 7: Một điều ước”, “Người vợ cuối cùng”, “Quỷ cẩu”, “Con Nhót mót chồng”, “Sáng đèn”, “Kẻ ăn hồn”…Danh sách phim dự thi quy tụ tác phẩm của các nhà làm phim Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines…Cảnh trong phim "Hoa nhài".Chương trình phim củađạo diễn Đặng Nhật Minhquy tụ những tác phẩm thành công nhất của ông từ trước tới nay, như “Bao giờ cho đến tháng Mười”, “Thương nhớ đồng quê”, “Cô gái trên sông”,“Đừng đốt”… cho đến bộ phim mới nhất của ông được thực hiện năm 2022 về Hà Nội“Hoa nhài”.Phim "Muôn vị nhân gian" của đạo diễn Trần Anh Hùng được giới thiệu trong chương trình Tiêu điểm Điện ảnh Pháp.Chương trình Tiêu điểm Điện ảnh Pháp giới thiệu 8 tác phẩm, trong đó nổi bật nhất là “Anatomy of a Fall” - phim từng giành giải Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất, giải Cành cọ vàng và hơn 100 giải thưởng điện ảnh lớn khác, và “The taste of things” (Muôn vị nhân gian) của đạo diễn Trần Anh Hùng, từng giành giải Cành cọ vàng.Chương trình Điện ảnh Việt Nam hôm nay đem đến cho khán giả những chùm phim hoạt hình, phim tài liệu và những bộ phim truyện đặc sắc, thu hút sự chú ý của khán giả như chùm phim hoạt hình của các đạo diễn Trịnh Lâm Tùng, phim kinh dị “Taboo - Điều cấm kỵ kinh hoàng” của đạo diễn Vũ Thành, các phim truyện “Khi ta hai lăm”, “Biệt đội rất ổn”…Chùm phim Varatt giới thiệu phim của các đạo diễn trẻ như “Giấc mơ là công nhân” của Trần Phương Thảo, “Người đưa linh” của Trương Vũ Quỳnh và “Bọn trẻ ngày nay” của Hoàng Tùng.Nhiều nhà làm phim nổi tiếng tham gia các ban giám khảoTiến sĩ Ngô Phương Lan cho biết, Liên hoan phim năm nay quy tụ nhiều nhà làm phim tên tuổi quốc tế và trong nước tham gia ban giám khảo các hạng mục phim dự thi.Ở hạng mục Phim châu Á dự thi, Chủ tịch Ban Giám khảo là đạo diễn, nhà văn Pháp gốc Hoa tên tuổi Đới Tư Kiệt. Thành viên Ban Giám khảo gồm có Cựu Giám đốc CineFondation LHP Cannes Georges Goldenstern (Pháp); Giám đốc Liên hoan phim Berlin (2019-2024) Meriette Rissenbeek (Đức); diễn viên Trần Nữ Yên Khê; đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm.Ở hạng mục Phim Việt Nam dự thi, Chủ tịch Ban Giám khảo là đạo diễn Hồng Kông (Trung Quốc) nổi tiếng Quan Cẩm Bằng; các thành viên Ban Giám khảo: nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc, NSND Lê Khanh, đạo diễn Leon Quang Lê và nhà điều phối và Giám đốc chương trình Lorna Tee - Tổng Thư ký Liên minh điện ảnh châu Á (Asian Film Alliance Network /AFAN).Giải NETPAC, Chủ tịch Ban Giám khảo là ông Jean-Marc Thérouanne (Đồng sáng lập, Đồng Giám đốc Liên hoan phim châu Á Vesoul (Pháp); các thành viên Ban Giám khảo là Tiến sĩ Mara Matta, Đại học Sapienza, Rome (Italia), PGS. TS Phan Thị Bích Hà, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng khoa Nghệ thuật Trường Đại học Văn Lang.Ngoài ra, tại Liên hoan phim còn có một số hoạt động nghề nghiệp như lớp “Diễn xuất cơ bản” với giảng viên Lydia Park (Hàn Quốc) và lớp “Diễn xuất nâng cao” với các giảng viên Tsuyoshi Sugiyama (Nhật Bản), Phan Đăng Di và Nguyễn Hoàng Điệp (Việt Nam).Năm nay, lớp “Diễn xuất nâng cao”, bên cạnh phần học chuyên sâu về diễn xuất với đạo diễn sân khấu Tsuyoshi Sugiyama, sẽ có thêm những bài học về “kinh nghiệm làm việc trên hiện trường” do đạo diễn Phan Đăng Di và Nguyễn Hoàng Điệp phụ trách.Workshop “Ươm mầm tài năng” do DANAFF và Autumn Meeting phối hợp tổ chức là một hoạt động có sức hút lớn với các bạn trẻ yêu thích diễn xuất và muốn trở thành diễn viên chuyên nghiệp. Trong số hơn 400 hồ sơ, Ban Giám khảo đã chọn được 16 học viên Việt Nam và 3 học viên Hàn Quốc cho lớp cơ bản này.Lớp Diễn xuất nâng cao dự kiến sẽ tuyển 20 học viên thông qua hồ sơ.Tiến sĩ Ngô Phương Lan chia sẻ về Liên hoan phim.Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho biết, đây là lần đầu tiên, các phim Việt Nam được thẩm định qua con mắt xanh của những chuyên gia uy tín, hàng đầu, không chỉ của khu vực mà còn là thế giới. Điều này góp phần giúp các nhà làm phim Việt Nam định hướng được các tác phẩm của mình, với các tiêu chí như có tính nghệ thuật cao, doanh thu chiếu rạp tốt, ngày càng chuyên nghiệp…Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho biết phần nội dung cho liên hoan phim đã gần như hoàn tất. Ban tổ chức chọn xong phim nước ngoài, mua bản quyền, dịch, xin cấp phép phổ biến và chỉ còn một vài phim đang chờ duyệt. Chương trình đã được lên khung và ban giám khảo đã được mời đầy đủ.Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng đã sẵn sàng đón khán giả và các nhà làm phim đến với “bữa tiệc điện ảnh” của năm 2024.
https://nhandan.vn/lien-hoan-phim-chau-a-da-nang-2024-bua-tiec-dien-anh-viet-nam-va-quoc-te-post813194.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024", "Tiến sĩ Ngô Phương Lan", "Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam", "đạo diễn Đặng Nhật Minh", "điện ảnh Việt Nam", "điện ảnh châu Á" ] }
“Về nơi nguồn cội”- cuốn truyện ký hấp dẫn về một dòng họ
NDO -Ngày 25/5, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buồi giao lưu, giới thiệu truyện ký “Về nơi nguồn cội” của đạo diễn, nhà văn Đới Xuân Việt tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Về nơi nguồn cội” phản ánh gần như bức tranh toàn cảnh của gia tộc tác giả những năm đầu thế kỷ trước cho đến khi đất nước được độc lập, giang sơn thu về một mối. Lồng ghép vào đó là phần ký sự, ghi lại các biến cố của dòng họ thông qua số phận các nhân vật gắn liền với sự biến động của đất nước.Sách dày 208 trang với các nội dung tiêu biểu: Mẹ tôi về làm dâu họ Đái huyện Quảng Xương; Tuổi thơ; Trang ấp của ông ngoại; Trở lại Huế; Ra Hà Nội; Về sống ở trường Chu Văn An; Bố Tôi; Đam mê và liều lĩnh; Mẹ tôi một đời gồng gánh… “Về nơi nguồn cội” là một thiên ký sự, một truyện dài về một dòng họ đã trải qua hơn một thế kỷ từ khi đất nước còn chìm đắm trong đêm dài nô lệ cho đến khi đất nước hoàn toàn được độc lập.Qua đó, cuốn sách đã ghi nhận những đóng góp của các vị đức cao vọng trọng trong dòng tộc cho xã hội và cho dòng họ. Đó chính là lý do tác giả Đới Xuân Việt đặt bút viết thiên ký sự này.Cuốn sách kể về cội nguồn của dòng họ nội, họ ngoại của nhà văn Đới Xuân Việt, về các bậc tiên tổ cũng như những tấm gương sáng đáng được ca ngợi và noi theo của các vị đã để lại cho con cháu.Khai thác nét đẹp trong cội nguồn được quán xuyến trong toàn bộ tác phẩm. Thông qua dòng họ của mình, tác giả còn cho thấy người Việt Nam ta từ xưa tới nay đều gắn bó máu thịt với quê hương, làng xóm, đều có lòng yêu nước và tự hào dân tộc.Tác giả và các khách mời trong buổi giao lưu, ra mắt sách.Trong truyện, có những đoạn đời, phần đời gắn với nhiều sự kiện lớn của đất nước. Bằng giọng văn chân thật và trân trọng, những vấn đề gai góc, thường rất khó truyền tải suôn sẻ bỗng trở nên đơn giản, dễ chấp nhận.Tác giả đã kể cho người đọc biết những câu chuyện đau lòng, cười ra nước mắt nhưng không khoét sâu vào nỗi đau quá khứ mà chủ yếu phản ánh những con người, những số phận đã chịu nhiều thiệt thòi, mất mát đã đứng dậy ra sao, đã phấn đấu ra sao cho một cuộc sống bình yên và tốt đẹp hơn.Những đau khổ, đắng cay của cuộc đời đã không đẩy họ đến những hành động tiêu cực. Họ vẫn phấn đấu hướng đến những điều tốt đẹp, tiếp tục có những đóng góp tích cực cho xã hội, cho đất nước.Theo nhà văn Kao Sơn, qua từng trang sách, độc giả sẽ bắt gặp những chân dung sống động về những người con ưu tú của họ Đái như giáo sư Đái Xuân Ninh, nhà văn TchyA Đái Đức Tuấn, kỹ sư Đái Xuân Du, bác sĩ Đái Xuân Phương…“Bằng giọng văn chân thật cùng cái nhìn của một đạo diễn điện ảnh, Đới Xuân Việt đã đem lại cho độc giả một cái nhìn vừa sâu sắc đậm chất văn học vừa như một cận cảnh trong một thước phim quay chậm làm rõ đến từng chi tiết nhỏ nhất về dòng họ mình”- Nhà văn Kao Sơn nhận xét về cuốn sách.Chính vì thế, giá trị của cuốn sách đã vượt qua giới hạn là một cuốn gia phả, trở thành một cuốn truyện ký sự hấp dẫn rất đáng được quan tâm.Nhà văn Kao Sơn chia sẻ về cuốn sách "Về nơi nguồn cội".“Về nơi nguồn cội” là tác phẩm tôn vinh các bậc tiền nhân của tác giả đã có công xây dựng dòng họ, đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng, của xã hội và để lại các tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Nó cũng là nguồn động lực tiếp sức cho các thế hệ sau phấn đấu và vươn lên.“Tôi chợt nghĩ đến công lao của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, mở rộng bờ cõi, tạo dựng nên nước Việt Nam hào hùng và tươi đẹp như ngày hôm nay. Do vậy, tôn trọng công lao của của các bậc tiền nhân là phẩm giá của lớp người kế thừa lịch sử”- tác giả Đới Xuân Việt chia sẻ.
https://nhandan.vn/ve-noi-nguon-coi-cuon-truyen-ky-hap-dan-ve-mot-dong-ho-post811130.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh", "tác giả", "truyện ký" ] }
Trưng bày 140 năm khởi nghĩa Yên Thế
Chiều 15/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang khai mạc trưng bày chuyên đề “Kỷ niệm 140 nămkhởi nghĩa Yên Thế(1884-2024)” tại Nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế).
180 hình ảnh, tư liệu tiêu biểu được trưng bày về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, gắn với hình ảnh thủ lĩnh Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và Anh hùng dân tộcHoàng Hoa Thám(Đề Thám).Nội dung trưng bày chia theo các chủ đề của từng giai đoạn: Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20; thời kỳ đầu của phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Lương Văn Nắm lãnh đạo (1884-1892); phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1892-1913).Bên cạnh đó, những hình ảnh về vụ “Hà thành đầu độc” nổi tiếng (năm 1908); các hình ảnh tư liệu về cuộc tấn công của Pháp vào Yên Thế (1909-1913); hình ảnh tư liệu về Đề Thám và các tướng lĩnh thân cận ở Phồn Xương (Yên Thế); những dòng sau cùng về khởi nghĩa Yên Thế; những hình ảnh về công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Yên Thế... cũng được trưng bày.Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh đầu tiên Lương Văn Nắm và sau này là Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất (gần 30 năm từ năm 1884 đến năm 1913) trong các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu cho phong trào yêu nước của nhân dân ta trước khi có Đảng lãnh đạo.
https://nhandan.vn/trung-bay-140-nam-khoi-nghia-yen-the-post800228.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "khởi nghĩa Yên Thế", "Lương Văn Nắm", "Hoàng Hoa Thám" ] }
[Ảnh] Chiêm ngưỡng những bộ tem quý giá qua các dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Định kỳ 10 năm một lần sẽ có một bộ tem Việt Nam được phát hành nhân dịp kỷ niệmChiến thắng Điện Biên Phủ. Mỗi năm, các bộ tem, con tem đều mang những thiết kế đặc thù, dễ nhận biết và đẹp mắt.
Những bộ tem kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm hội nghị, văn hóa tỉnh Điện Biên (thành phố Điện Biên Phủ), nhân dịp Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chiều 5/5.Trong ảnh là bộ tem Chiến thắng Điện Biên Phủ đầu tiên, phát hành tháng 10/1954, do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế, sử dụng hình ảnh lịch sử những người lính đang cắm cờ chiến thắng trên nóc hầm tướng Đờ Cát.Bộ tem gồm 4 mẫu, tương đương 4 màu, được đánh số từ 030-033. Trong ảnh là chiếc tem màu kem đồng, mẫu 033. Chiếc tem này nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Lê Hùng tại Hà Nội.Không lâu sau bộ tem này, họa sĩ Bùi Trang Chước bắt tay vào thiết kế mẫu quốc huy và sau này mẫu của ông cộng với phần chỉnh sửa của họa sĩ bậc thầy Trần Văn Cẩn được chọn làm quốc huy Việt Nam.Trong ảnh là bộ tem kỷ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1964), do họa sĩ Trần Lương thiết kế, giá 3 xu, 6 xu, 12 xu.Bộ tem dịp này có 4 thiết kế khác nhau, được đánh số từ 353 đến 356, khắc họa những thành tố quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử cũng như tái hiện hình ảnh Điện Biên năm 1964. Trong ảnh là mẫu tem số 353 tái hiện cảnh kéo pháo huyền thoại vào chiến dịch. Ảnh nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Lê Hùng tại Hà Nội.Trong ảnh là mẫu 356 Điện Biên ngày nay với cảnh cánh đồng Mường Thanh vào vụ gặt. Tem được bán với giá 12 xu. Hiện, chiếc tem nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Lê Hùng tại Hà Nội.Bộ tem kỷ niệm 20 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1974), thể hiện hình ảnh người chiến sĩ phất cao lá cờ Quyết chiến quyết thắng trên nóc hầm tường Đờ Cát và Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ. Tem do họa sĩ Trần Huy Khanh thiết kế, có giá 12 xu.Bộ tem kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được phát hành vào ngày 7/5/1984, gồm 7 mẫu tem, từ 1485 đến 1491, tái hiện những hình ảnh tiêu biểu của quân và dân ta chiến đấu và giành chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ.Mẫu trong hình là mẫu số 1485, tái hiện cảnh họp Bộ Chỉ huy Mặt trận, gồm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Mẫu 1486 khắc họa cảnh bộ đội ta hành quân trong đêm.Mẫu số 1487 thể hiện vai trò của lực lượng dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Tem nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Lê Hùng (Hà Nội).Mẫu tem 1488 thể hiện cảnh kéo pháo huyền thoại. So với bộ tem kỷ niệm 10 năm, thiết kế lần này rõ nét hơn. Tem nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Lê Hùng (Hà Nội).Mẫu 1490 thể hiện cảnh các chiến sĩ xông lên đánh chiếm cứ điểm. Tem nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Lê Hùng (Hà Nội).Khoảnh khắc quân ta giương cao cờ trên hầm Đờ Cát được chọn làm hình ảnh kết thúc bộ tem Kỷ niệm năm 1984.Đặc biệt, cũng trong dịp kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, còn có mẫu tem Quân đội do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế.Bộ tem kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm hai mẫu, do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế, với hình ảnh kéo pháo vào trận địa và hình ảnh mừng chiến thắng. Bên góc trái mỗi mẫu tem có hình ảnh Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên, có giá 400 đồng và 3.000 đồng.Trong ảnh là mẫu tem 2601 mang tên Kéo pháo vào trận địa. Tem đang nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Lê Hùng, Hà Nội.Mẫu 2602 Mừng chiến thắng. Tem đang nằm trong bộ sưu tập cá nhân của nhà sưu tập Lê Hùng, Hà Nội.Bộ tem kỷ niệm 50 năm gồm hai mẫu tem và một blốc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Điện Biên năm xưa cùng không khí công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước tại mảnh đất Điện Biên những năm đầu thế kỷ 20, do họa sĩ Vũ Kim Liên thiết kế.Bộ tem kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2014 có một mẫu duy nhất, với hình ảnh tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ và hoa ban - loại hoa đặc trưng của Tây Bắc, do họa sĩ Tô Minh Trang thiết kế.Bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 4 mẫu tem được thiết kế bằng phương pháp đồ họa, sử dụng hình ảnh thực tế trong lịch sử, thể hiện hành trình 70 năm từ quá khứ chiến thắng hào hùng đến hiện tại phồn vinh, hạnh phúc.
https://nhandan.vn/anh-chiem-nguong-nhung-bo-tem-quy-gia-qua-cac-dip-ky-niem-chien-thang-dien-bien-phu-post808038.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Tem Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Bộ sưu tập tem", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Lễ hội Đền thờ Trần Nhật Duật
NDO -Chiều 23/2, tại Đền thờ Trần Nhật Duật dưới chân núi Ngọc Sơn, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, đã diễn ra khai mạc lễ hội truyền thống năm 2024.
Chiêu Văn vương Trần Nhật Duậtlà nhà quân sự dũng lược có đóng góp lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông xâm lược vào thế kỷ XIII, góp phần làm ngời sáng hào khí Đông A thời Trần. Ông được giao trấn trị Thanh Hóa, lập điền trang thái ấp ở Văn Trinh và là người khai sinh ra hát nhà trò Văn Trinh, một trong những điệu hát đầu tiên của ca trù Việt Nam.Sau khi ông mất, triều đình, thân tộc, nhân dân xây dựng đền thờ ông dưới chân núi Ngọc Sơn. Đền thờ Trần Nhật Duật được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2004; hát nhà trò Văn Trinh đang đề cử công nhận di sản phi vật thể quốc gia.Một điệu hát ngợi ca công đức Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.Cùng với việc trùng tu, tôn tạo Đền thờ Trần Nhật Duật, trồng cây cảnh, cây xanh, cải tạo khuôn viên đền, tôn tạo giai đoạn 1 khu mộ cổ Đồng cơ, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tổ chức lễ hội truyền thống thường niên, khắc ghi công lao, tôn vinh Anh hùng dân tộc, tái hiện hát nhà trò Văn Trinh, thả đèn hoa đăng, thắp đèn lồng, trình diễn múa lân.Lãnh đạo xã Quảng Hợp phát biểu khai hội năm 2024.Phát biểu khai mạc lễ hội, lãnh đạo xã Quảng Hợp nhấn mạnh: Đảng bộ, nhân dân xã Quảng Hợp luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Chính trị ổn định, kinh tế có bước phát triển khá. Quảng Hợp đã đạt 15/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, có 2 thôn đạt tiêu chí kiểu mẫu là thôn Hợp Lực và thôn Phương Cơ. Các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn, phát huy. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.Khai hội Đền thờ Trần Nhật Duật năm nay, xã Quảng Hợp đồng thời tổ chức lễ Nguyên tiêu Giáp Thìn 2024. Theo đó, các hoạt động khai ấn, khai bút, bình thơ, biểu diễn văn nghệ dân gian, thi đấu các môn thể thao dân tộc, biểu diễn võ thuật… được tổ chức sinh động, sôi nổi, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân và khách thập phương.
https://nhandan.vn/le-hoi-den-tho-tran-nhat-duat-post797333.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Thanh Hóa", "khai hội", "Trần Nhật Duật" ] }
Chương trình quảng bá cảnh sắc nông thôn và nông dân Việt Nam
NDO -Thông qua những thước phim chân thực về các vùng đất, điểm đến hấp dẫn trải dọc khắp mảnh đất hình chữ S,chương trình truyền hình thực tế“Haha nông dân” hứa hẹn sẽ mang những hình ảnh mới mẻ về cảnh sắc, con người và đặc sản của từng vùng, miền. Từ đó, góp phần giới thiệu, quảng bá một cách gần gũi mà hiệu quảdu lịch, văn hóaViệt Nam tới du khách trong và ngoài nước.
Ngày 10/4, đại diện Tập đoàn Yeah1 cho biết, trong quý 4/2024 sắp tới, đơn vị này sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng nền tảng TikTok cho ra mắt chương trình truyền thực tế với tên gọi "Haha nông dân".Chủ tịch Tập đoàn Yeah1 Lê Phương Thảo khẳng định: “Mục tiêu của chương trình là tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Việt Nam không giới hạn. Đó là các cảnh đẹp, du lịch làng nghề, con người, văn hóa và nông sản của từng vùng, miền”."Haha nông dân" cũng hướng đến việc đẩy mạnhChương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu, tuyên truyền và hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên phương tiện số. Điều này sẽ góp phần xúc tiến thương mại điện tử trong nước và giao thương quốc tế cho các sản vật địa phương.Các nghệ sĩ tham gia chương trình dưới vai trò khách mời, sẽ tạm rời ra thành thị để về với những vùng đất bình yên. Để trở thành nhà nông thực thụ, họ sẽ phải tự mưu sinh bằng việc canh tác, chăn nuôi, chăm bón và thu hoạch nông sản và cùng nhau tạo nên gia đình nhỏ ấm cúng, rộn ràng tiếng cười ở chốn thôn quê.Các khách mời trong chương trình sẽ tạm rời ra thành thị để về với những vùng đất bình yên và trải nghiệm công việc của một nhà nông thực thụ.Trong chương trình, khán giả sẽ có dịp chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp khắp mọi miền quê, cảm nhận được sự ấm áp của tình người, bản sắc văn hóa và sự phong phú củanông sản Việt Nam.Theo ông Nguyễn Xuân An, đại diện truyền thông của chương trình “Haha nông dân”, từ những thước phim rất đỗi bình dị, đời thường, bình dị và trong trẻo, cùng những trải nghiệm thực tế của các nhân vật khách mời, chương trình tôn vinh sự cần mẫn, chăm chỉ lao động của người nông dân. Từ bắc chí nam, khán giả còn được nhìn thấy nét đẹp từ lối sống của các dân tộc anh em, tính chất phác, kiên trì, bền bỉ khi họ đang cố gắng lưu truyền và gìn giữ văn hóa qua nhiều thế hệ.“Chương trình hy vọng có thể truyền tải mạnh mẽ thông điệp tới giới trẻ thành thị để hình thành kết nối tự nhiên với những con người, văn hóa bản địa và cảnh sắc thiên nhiên trên mọi nẻo đường. Qua đó, khơi gợi sự mong muốn trải nghiệm, tinh thần tự do của các bạn trẻ nói riêng và công chúng nói chung, góp phần thúc đẩy du lịch đất nước phát triển”, ông Nguyễn Xuân An cho biết thêm.Về định dạng sản phẩm, chương trình được Việt hoá từ format gốc “Haha nông phu” do MangoTV sản xuất vào năm 2019. Ngay từ khi lên sóng độc quyền trên Đài Truyền hình Hồ Nam, “Haha nông phu” đã được đánh giá là một trong những chương trình ăn khách nhất tại Trung Quốc, thu hút lượng lớn khán giả trẻ quan tâm.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-quang-ba-canh-sac-nong-thon-va-nong-dan-viet-nam-tren-tik-tok-post803985.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Chương trình truyền hình thực tế", "Đặc sản vùng miền", "Quảng bá du lịch Việt Nam" ] }
Lễ hội kỷ niệm 1.480 năm ngày Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế
1.480 năm trước đây, Lý Bí đã lên ngôi Hoàng đế, trở thành người đầu tiên trong lịch sử nước ta xưng đế. Nước Vạn Xuân do ông thành lập chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng sự ra đời của nhà nước đã thể hiện ý chí quật cường trong đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Ngày 21/2, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.480 năm Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nước Vạn Xuân; khai hội đền Giang Xá xuân Giáp Thìn 2024.
Tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường đã thay mặt chính quyền, nhân dân huyện Hoài Đức ôn lại công lao của VuaLý Nam Đế.Theo truyền thuyết và sử sách ghi lại, Lý Bí sinh ra ở thôn Cổ Pháp (nay thuộc phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên).Cha mẹ mất sớm, ông được đưa về nuôi dưỡng và tu tập tại chùa Linh Bảo (tức chùa Giang Xá, thuộc mảnh đất Hoài Đức hôm nay).Lớn lên giữa thời Bắc thuộc, căm ghét chế độ đô hộ nhà Lương, ông đã chiêu mộ quân sĩ ở các châu, huyện lân cận.Đầu năm 542, tại đất Giang Xá, Lý Bí khao mừng quân sĩ và phát động khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ nhà Lương. Nhân dân và hào mục các châu đua nhau hưởng ứng, thanh thế của nghĩa quân rất hùng mạnh.Chỉ sau ba tháng khởi sự, cuộc khởi nghĩa đã xóa bỏ chính quyền đô hộ của nhà Lương ở Giao Châu.Tiếp đó, Lý Bí cùng đại quân của mình tiếp tục tổ chức kháng chiến chống lại hai đợt tấn công của nhà Lương ở phía bắc và cuộc xâm lấn của Lâm Ấp ở phía nam.Tháng Giêng năm Giáp Tý (năm 544), Lý Bí lên ngôi Hoàng đế xưng là Nam Việt Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Mặc dù nước Vạn Xuân chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng sự ra đời của nước Vạn Xuân thể hiện ý chí độc lập, bản lĩnh quật cường của dân tộc ta. Lý Bí trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam.Biểu diễn múa rồng trong Lễ kỷ niệm.Sau khi ông mất, đền Giang Xá trở thành một trong nhiều địa điểm thờ phụng Lý Nam Đế.Lễ hội Giang Xá được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 1.480 Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nhà nước Vạn Xuân. Tại lễ khai hội đình Giang Xá, các đại biểu đã thực hiện nghi thức dâng hương, tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Lý Nam Đế.Ngoài hoạt động lễ, trong dịp này đền Giang Xá còn có các hoạt động văn hóa văn nghệ; trò chơi dân gian như: Cờ người, Tổ tôm điếm, chọi gà...; trưng bày ảnh, tư liệu về di sản; tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Hoài Đức… nhằm phục vụ nhân dân và du khách địa phương đến du xuân, trẩy hội.Tin liên quanTăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tại các lễ hộiPhát huy truyền thống khi xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức đang phấn đấu xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.Đến nay, huyện đã có 16/19 xã đạt nông thôn mới nâng cao, trong đó có 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Trong công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí trong đề án xây dựng huyện Hoài Đức thành quận, đến nay đã đạt 28/31 tiêu chí.Diện mạo, cảnh quan đô thị, các khu dân cư có nhiều thay đổi rõ nét; an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng an ninh được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được được nâng cao.Lễ hội Giang Xá diễn ra từ ngày 21 đến hết ngày 23-2 (tức ngày 12 đến 14 tháng Giêng Âm lịch).
https://nhandan.vn/le-hoi-ky-niem-1480-nam-ngay-ly-nam-de-len-ngoi-hoang-de-post796942.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Lễ hội Giang Xá", "đền Giang Xá", "Lý Nam Đế" ] }
[Ảnh] Tìm hiểu lịch sử đất nước qua bức tranh panorama về “Chiến dịch Điện Biên Phủ”
NDO -Nhằm khơi gợi lòng yêu nước, tạo điều kiện để các học sinh tìm hiểu về lịch sử dân tộc, ngày 8/5,Trường trung học cơ sở Lê Lợitổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quanTriển lãm tương tác tranh panoramakỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 12/5 tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Nhiều học sinh trầm trồ khi nhìn thấy bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ khổ lớn. Tác phẩm được xây dựngvới hơn 4.500 nhân vật do hàng trăm họa sĩ hoàn thiện trong nhiều năm.Bên cạnh ngắm nhìn bức tranh bao quanh hình tròn với đường kính 5,5m và chiều cao hơn 3m, các học sinh còn được trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường với mô hình tranh panorama 360 độ.Quét mã QR đặt trên các điểm của bức tranh, học sinh sẽ được cung cấp đầy đủ những nội dung liên quan về Chiến dịch Điện Biên Phủ.Đảm nhận vai trò vẽ hình ảnh cho cuốn nhật ký về Điện BiênPhủ - tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ cấp trường,Ngô Ngọc Diệp bày tỏ sự thích thú khi đứng trước bức tranh panorama. Ngọc Diệp cho biết: "Quy mô thực hiện của bức tranh rất lớn, màu sắc được các họa sĩ phối rất hài hòa. Hình tượng của chú bộ đội Việt Nam cũng được khắc họa rất sinh động".Ngay dưới bức tranh panorama là diễn tiến chiến dịch với các thông tin trọng tâm được trình bày theo 56 ngày đêm.Theo dõi diễn biến 56 ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bùi Minh Nguyệt, học sinh lớp 6A1 Trường trung học cơ sở Lê Lợi chia sẻ: "Triển lãm đã tái hiện chân thực khung cảnh quân và dân ta anh dũng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Không chỉ bị cuốn hút bởi những trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường, em còn rất ấn tượng bởi lượng thông tin vô cùng đồ sộ và chi tiết đằng sau những QR được Báo Nhân Dân thu thập".Dưới sự hướng dẫn của Đoàn Thanh niên Báo Nhân Dân, các bạn học sinh lớp 6A1 hào hứng cắt, dán để hoàn thiện bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Từng đường cắt được các học sinh luân phiên nhau thực hiện một cách tỉ mỉ và cẩn thận.Bức tranh được nhóm học sinh lớp 6A1 cùng nhau thực hiện trong vòng 15 phút.Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Lợi Nguyễn Ngọc Hân cho hay: "Nhà trường mong muốn, bên cạnh các kiến thức trong sách vở hay được học trên lớp, các bạn sẽ được tiếp xúc và trải nghiệm trực tiếp với các mô hình, triển lãm lịch sử. Có như thế, học sinh sẽ nhớ lâu hơn và hứng thú hơn khi tìm hiểu về các sự kiện, nội dung của môn học quan trọng này".
https://nhandan.vn/anh-tim-hieu-lich-su-dat-nuoc-qua-buc-tranh-panorama-ve-chien-dich-dien-bien-phu-post808445.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Học lịch sử từ thực tế", "Báo Nhân Dân", "Tranh panorama Điện Biên Phủ", "Triển lãm tương tác tranh panorama", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Độc đáo nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng
NDO -Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Đúng 7 giờ 30 phút ngày 15/4, Lễ rước kiệu từ các đình, đền của 7 xã, thị trấn vùng ven Khu di tích gồm: các xã Hùng Lô, Kim Đức, Hy Cương, Chu Hóa và phường Vân Phú (thành phố Việt Trì); xã Tiên Kiên, thị trấn Hùng Sơn (huyện Lâm Thao) đã diễn ra tại Trung tâm hành lễ,Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.Tin liên quanĐặc sắc Lễ rước kiệu của các xã vùng ven về Đền HùngĐội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự: Đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đội rước cờ thần nhỏ; các thiếu nữ đội lễ vật, hương hoa; đoàn người đánh chiêng, trống, đội bát âm và múa sinh tiền, rước bát bửu, rước tàn, lọng, đội kiệu, chủ tế và quan viên... Lễ vật gồm: hương, hoa, quả, bánh chưng, bánh giầy và các sản vật địa phương...Đoàn kiệu của phường Vân Phú, thành phố Việt Trì.Theo truyền thống, hằng năm cứ vào dịpGiỗ Tổ Hùng Vương, các làng, xã chung quanh khu vực di tích Đền Hùng, nơi có các di tích thờ Vua Hùng và vợ con, tướng lĩnh thời Hùng Vương, cùng tổ chức các nghi lễ, trò diễn nhằm tái hiện lại các hình thức sinh hoạt văn hóa xưa của người Việt cổ.Trong các nghi lễ ấy, rước kiệu về Đền Hùng dâng cúng lễ vật lên Tổ tiên là một nghi lễ dân gian truyền thống, mang tính cộng đồng sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tôn kính Tổ tiên.Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng đã trở thành nét đẹp truyền thống của nhân dân các xã, phường vùng ven Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.Đồng thời, nghi lễ tạo nên sự gắn kết giữa mọi thành viên cộng đồng, đại đoàn kết bền chặt, tạo ra sức mạnh tinh thần trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua đó nhằm tôn vinh giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
https://nhandan.vn/doc-dao-nghi-le-ruoc-kieu-ve-den-hung-post804777.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Phú Thọ", "rước kiệu", "Đền Hùng", "Giỗ Tổ Hùng Vương" ] }
Khai mạc Cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc năm 2023
NDO -Tối 23/9, Cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc năm 2023, do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchtỉnh Bạc Liêutổ chức, đã chính thức khai mạc tại Nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu.
Cuộc thi thu hút sự tham gia của 60 thí sinh đến từ 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên cả nước. Điều đặc biệt là bên cạnh sự góp mặt của những đơn vị danh tiếng phía nam như Nhà hát Tây Đô, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Đoàn Cải lương Hương Tràm, cuộc thi còn có sự tham gia khá đông đảo của các đơn vị phía bắc như Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Thanh Hóa, Đoàn Cải lương Hải Phòng.Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: Cuộc thi Tài năng diễn viêncải lươngtoàn quốc 2023 là một trong những hoạt động thiết thực góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc, giá trị của các di sản văn hóa Việt Nam, góp phần vào sự phát triển chung, bền vững đất nước.Ông Trần Hướng Dương phát biểu tại Lễ khai mạc cuộc thi.Đây cũng là dịp phát hiện, tôn vinh tài năng và những cá nhân có thành tích trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật cải lương; đồng thời giúp các đơn vị nghệ thuật cải lương tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên kế cận; là cơ hội để nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật cải lương.“Cuộc thi cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đánh giá đúng thực trạng hoạt động của nghệ thuật cải lương, thúc đẩy nghệ thuật cải lương phát triển phù hợp với thực tế của đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, ông Trần Hướng Dương khẳng định.Ban tổ chức tặng hoa cho các thành viên Hội đồng giám khảo.Ông Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi cho biết: Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, sân khấu cải lương đã và đang khẳng định giá trị trường tồn của loại hình nghệ thuật độc đáo đồng hành cùng dân tộc. Nếu như miền bắc là cái nôi của nghệ thuật chèo, miền trung là nơi sinh ra nghệ thuật tuồng thì miền nam là nơi nảy nở và phát triển nghệ thuật cải lương.Nghệ thuật cải lương qua quá trình hình thành, phát triển đã tạo cho mình chỗ đứng vững chắc, góp phần khẳng định vẻ đẹp huyền diệu của dòng âm nhạc dân tộc Việt Nam, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam Bộ trong dòng chảy thời gian hơn một thế kỷ qua.“Do vậy, cuộc thi tài năng diễn viên cải lương lần này có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ hướng đến mục tiêu tìm kiếm các tài năng diễn viên để trình diễn và lưu truyền nghệ thuật sân khấu cải lương, mà còn góp phần quảng bá loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Thông qua cuộc thi, chúng tôi cũng mong muốn giới thiệu đến bạn bè về vùng đất, con người Bạc Liêu thủy chung, nhân hậu, nghĩa tình, yêu cải lương, nơi sản sinh ra bài “Dạ cổ hoài lang” bất hủ của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu…”, ông Phan Thanh Duy nhấn mạnh.Hình ảnh trong phần dự thi của thí sinh đến từ Nhà hát Cao Văn Lầu.Ngay sau lễ khai mạc là phần dự thi của các thí sinh đến từ Nhà hát Cao Văn Lầu với các vai diễn trong các trích đoạn: "Kẻ sĩ Thăng Long", "Thời con gái đã xa", "Lửa", "Dòng sông đỏ".Cuộc thi diễn ra đến ngày 30/9. Sau khai mạc, các buổi thi bắt đầu vào lúc 9 giờ và 20 giờ các ngày.
https://nhandan.vn/khai-mac-cuoc-thi-tai-nang-dien-vien-cai-luong-toan-quoc-nam-2023-post774102.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương", "cải lương", "Bạc Liêu" ] }
55 năm bảo tồn, phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
NDO -Ngày 18/6, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Hội thảo “55 năm ngày Bác đi xa - 55 năm bảo tồn và phát huy giá trịKhu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Phủ Chủ tịch (1969-2024)”.
Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm loạt sự kiện lớn: 55 năm ngày Bác Hồ đi xa, 55 năm thực hiện Di chúc của Người và 55 năm bảo tồn, phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024); 70 năm Bác về ở và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954-2024); 15 năm Khu Di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt (2009-2024).Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất đã để lại cho đất nước, nhân dân ta một di sản văn hóa vô giá, đó là Khu di tích về Người tại Phủ Chủ tịch.Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc 15 năm cuối đời (1954-1969), quãng thời gian trên cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Người đã cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đề ra đường lối chiến lược, sách lược cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu khai mạc.Sau khi Bác Hồ qua đời, ngày 2/9/1969, quần thể di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được hình thành trong khu vựcPhủ Chủ tịch, có giá trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trải qua bao biến động lịch sử, thời gian chiến tranh ác liệt, di sản nơi ở và làm việc của Bác tại Phủ Chủ tịch vẫn được bảo vệ an toàn chu đáo, hạn chế đến mức thấp nhất mọi tác động ảnh hưởng từ tự nhiên và con người, đồng thời liên tục đón khách tham quan trong nước, quốc tế; tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng và cuộc sống đời thường của Bác.Với giá trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng mang tính lịch sử, chính trị văn hóa, khoa học và tính nguyên trạng của Khu Di tích, ngày 12/8/2009 Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là 1 trong 10 di tích được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1272/QĐ-TTg xếp hạng quốc gia đặc biệt đợt đầu tiên.Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, Hội thảo là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn to lớn, là dịp để đánh giá công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của các thế hệ đi trước, các đơn vị quản lý, các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn sâu để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa quốc gia đặc biệt này; để tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, góp phần to lớn thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh như Bác Hồ hằng mong muốn.Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Lê Thị Phượng phát biểu đề dẫn hội thảo.Đề dẫn hội thảo, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Lê Thị Phượng cho biết, ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bộ Chính trị đã ra quyết định bảo vệ, bảo quản và giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch để khu vực linh thiêng này trở thành khu di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh.Quần thể Khu Di tích gồm có 13 nhà Di tích (Phủ Chủ tịch, Nhà 54, Nhà sàn, Phòng họp Bộ Chính trị, Nhà 67, Nhà bếp A, Nhà bếp B, Nhà Bác ký sắc lệnh, Hầm H66, Hầm D1...); 1.738 tài liệu, hiện vật vốn có thuộc các nhà Di tích; 7 Di tích ngoài trời như: Ao cá, giàn hoa Phủ Chủ tịch, đường xoài, con đường mòn, cầu gỗ qua ao… cùng 50 cây di tích là những cây Bác đem về trồng hoặc trực tiếp chăm sóc.55 năm qua, Khu Di tích của Người tại Phủ Chủ tịch đã đã trở thành “địa chỉ đỏ” thiêng liêng, đón gần 90 triệu khách từ khắp mọi miền đất nước và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến thăm, trong đó có nhiều đoàn nguyên thủ, nhiều đoàn khách cấp cao.Với hơn 50 tham luận, Hội thảo đã tập trung khẳng định những giá trị di sản Hồ Chí Minh trong Khu Di tích; làm rõ và nhấn mạnh ý nghĩa của công tác bảo tồn di sản Hồ Chí Minh trong khu Di tích suốt 55 năm qua, cũng như tầm quan trọng của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch với công tácphát huy giá trịdi sản Hồ Chí Minh...Những kết quả đạt được của hội thảo góp phần gợi mở cho Khu Di tích những cách thức tiếp cận mới, phù hợp bối cảnh chuyển đổi số nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị vinh dự, cao cả đã được Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao phó.
https://nhandan.vn/55-nam-bao-ton-phat-huy-gia-tri-khu-di-tich-chu-tich-ho-chi-minh-tai-phu-chu-tich-post814960.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Phủ Chủ tịch", "Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh", "55 năm ngày Bác đi xa", "55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh" ] }
Đưa nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đến với công nhân Đồng Nai
Tại Ngày thơ và Ngày văn nghệ sĩ năm 2024 do tỉnh Đồng Nai tổ chức vào chiều 23/2 (tức 14 tháng Giêng), Nhà văn Nguyễn Một cho rằng, với đặc thù địa bàn đông công nhân, hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai cần đưa nhiều tác phẩm đến với người lao động tại các doanh nghiệp.
Nghệ sĩ nhân dân Giang Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai cho biết, năm 2023 vừa qua, hoạt động sáng tácvăn học nghệ thuậttrên địa bàn có những đột phá, nhiều tác phẩm có giá trị cao đoạt giải cao tại các giải thưởng toàn quốc và quốc tế.Cụ thể, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai đã sáng tác hơn 3.000 tác phẩm ở các thể loại, trong đó có 17 đầu sách, hơn 1.000 tác phẩm đăng trên Tạp chí văn nghệ Đồng Nai.Trong năm 2024, Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai sẽ tập trung thực hiện 34 nhiệm vụ, chương trình thuộc 8 nhóm vấn đề chính. Trong đó, tổ chức thành công Đại hội lần thứ 7 của Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai; tổ chức các trại sáng tác tại các tỉnh Điện Biên, Quảng Bình và Kiên Giang; xuất bản, biểu diễn các tác phẩm trong và ngoài tỉnh,...Chia sẻ tại diễn đàn, Nhà văn Nguyễn Một, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai cho rằng, hiện Hội đã được đầu tư tốt về cơ sở vật chất, được ví như hoàn thiện “đường băng”, vấn đề còn lại nỗ lực để “cất cánh”.Cùng với đó, với đặc thù địa bàn có nhiều khu công nghiệp, tập trung đông công nhân, Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai cần tiếp cận nhiều hơn đến các doanh nghiệp để vừa đưa tác phẩm đến công chúng là công nhân lao động, vừa bảo đảm đời sống của văn nghệ sĩ.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Ngày thơ và Ngày văn nghệ sĩ năm 2024.Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng trăn trở trước việc có nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật nhưng thực tế chưa có tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có tác động tích cực đến xã hội.Tỉnh Đồng Nai có dân số hơn 3 triệu người, nhưng hiện chỉ có 270 văn nghệ sĩ là khiêm tốn.Điều này, cho thấy cần phải mở rộng chào đón thêm nhiều người cầm bút, cầm cọ, cầm đàn cháy bỏng đam mê biểu diễn, sáng tác đến với Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sẽ tạo điều kiện tốt nhất để văn nghệ sĩ tham gia sâu và hiệu quả hơn vào các hoạt động kinh tế-xã hội của địa phương, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.Một tiết mục đọc thơ.Dịp này, các đại biểu đã được thưởng thức các tiết mục ca múa nhạc, ngâm thơ đặc sắc do các hội viên và diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn.Đại diện Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai đón nhận Cờ thi đua xuất sắc.Đại diện Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã trao Cờ thi đua xuất sắc năm 2023 cho Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai; một số hội viên mới được trao quyết định kết nạp đợt này.Các hội viên được kết nạp đợt này.
https://nhandan.vn/dua-nhieu-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-den-voi-cong-nhan-dong-nai-post797306.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "ngày thơ", "văn học nghệ thuật", "văn nghệ sĩ" ] }
Lễ hội cầu ngư tại miền biển Cà Mau
NDO -Tại nhiều địa phương ven biển trong cả nước, Lễ hội cúng cá Ông còn gọi làLễ hội nghinh Ông, hoặc Lễ hội cầu ngư, cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, có vụ mùa khai thác thuận lợi. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 23 đến 25/3 (tức ngày 14 đến 16/2 âm lịch), tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.
Đến nay, miền biển Sông Đốc đã 99 lần tổ chức Lễ hội nghinh Ông, kể từ lần đầu tiên khi Lăng thờ cá Voi (cá Ông) của làng chài Sông Đốc được xây dựng vào năm 1925.Lễ hội tín ngưỡng dân gian này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.Linh vật được suy tôn trong lễ hội là cá Ông. Năm 1925, ngư dân Sông Đốc phát hiện xác cá Ông trôi dạt vào bờ, sau đó cất giữ xương cốt thờ trong lăng, nay gọi là Vạn Lăng Ông Nam Hải.Với ngư dân làm nghề biển, cá Ông được xem là loài vật thiêng liêng, ví như vị thần Đại tướng quân Nam Hải độ trì hộ mệnh ghe tàu ra khơi khai thác thủy sản lúc gặp hiểm nguy trên biển. Vì vậy, khi Ông bị lụy, ngư dân làng chài ven biển sẽ xây dựng lăng thờ cúng.Tin liên quanLễ hội Nghinh Ông Sông Đốc thu hút đông đảo ngư dân và khách thập phươngTheo ban tổ chức lễ hội, nghinh Ông Sông Đốc năm nay gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ được bắt đầu từ nghi thức cúng tế, tiếp theo là nghi thức rước Long Đình từ Vạn Lăng Ông Nam Hải với cung nữ, hội ông, hội bà cùng đội cầm cờ nước, cờ phướn, kích, trống, lân…, cùng hàng nghìn người tham gia diễu hành từ Lăng Ông đến Cảng cá Sông Đốc trước khi đưa xuống tàu ra biển nghinh Ông.Ở phần hội, nhiều hoạt động được tổ chức, tạo thêm sinh khí, như: Thi bơi thúng; trò chơi dân gian bắt vịt trên sông; thi kéo co; biểu diễn múa lân; biểu diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp kết hợp giao lưu giữa các tài tử, múa dân vũ; triển lãm tư liệu hình ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng pháp lý”...Phần quan trọng nhất của lễ hội là lễ rước Ông (thỉnh Ông), diễn ra vào 15/2 âm lịch. Vào ngày này, hàng trăm phương tiện tàu cá cùng hàng nghìn ngư dân tham gia rước Ông. Chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn tàu thuyền, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông để người dân tham gia ra biển thỉnh Ông về.Theo Bí thư Đảng ủy thị trấn Sông Đốc Võ Quốc Thống, lễ hội nghinh Ông Sông Đốc cầu mong mưa thuận gió hoà, ngư dân khai thác biển trúng được nhiều cá tôm, an toàn và thuận lợi.Việc thực hành nghi thức tín ngưỡng dân gian này còn giúp gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết, tương thân tương ái, từ đó ra sức lao động sản xuất để chung tay xây dựng quê hương ngày thêm phát triển.Lễ hội cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo của ngư dân các vùng ven biển tạiCà Mau.Một số hình ảnh tại Lễ hội nghinh Ông:Ban trị sự Lăng Ông cùng các hội tập trung tại sân chuẩn bị nghi lễ Nghinh Ông.Nghi thức diễu hành chuẩn bị đi thỉnh Ông tại miền biển Sông Đốc.Hội thi vá lưới tại Lễ hội nghinh Ông Sông Đốc, thể hiện sự khéo léo của chị em phụ nữ trong công việc hậu cần nghề biển.Thi kéo co tại lễ nghinh Ông, thể hiện sức khỏe dẻo dai của ngư dân hành nghề biển, qua đó tạo sự đoàn kết trong lao động, sản xuất.Trưng bày tư liệu hình ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng pháp lý” tại lễ hội nghinh Ông Sông Đốc.Rất nhiều ghe tàu khai thác hải sản được trang trí cờ hoa, băng-rôn rực rỡ tham gia ra biển thỉnh Ông.
https://nhandan.vn/le-hoi-cau-ngu-tai-mien-bien-ca-mau-post801458.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Lễ hội nghinh Ông", "Lễ hội cầu ngư", "miền biển Sông Đốc", "Vạn Lăng Ông Nam Hải", "Lễ hội cúng cá Ông", "Cà Mau" ] }
Trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội Đền Bà Triệu
NDO -Tại Khu Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, tỉnh Thanh Hóa vừa long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu.
Đền Bà Triệu ở làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014. Gắn liền với di tích là lễ hội truyền thống được cộng đồng dân cư sở tại tổ chức thường niên.Nhân dân rước kiệu truyền thống.Lễ hội đền Bà Triệu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gìn giữ, bảo tồn trong đời sống cộng đồng và thời gian qua,Thanh Hóa đã xây dựng hồ sơ, đề cử, được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia.Nghi thức đọc chúc văn tại lễ hội đền Bà Triệu.Tưởng niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh tại vùng đất Bồ Điền lịch sử, các đại biểu, nhân dân cùng ôn lại bối cảnh ra đời, diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vào thế kỷ 3 sau Công nguyên; bày tỏ lòng tri ân, tôn vinh người có công với nước. Tại buổi lễ, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu cho tỉnh Thanh Hóa.Đại diện Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Di sản phi vật thể quốc gia- Lễ hội đền Bà Triệu cho tỉnh Thanh Hóa.Cũng trong dịp này, nhân dân, khách thập phương cùng tham gia các hoạt động rước kiệu, tế lễ truyền thống, các trò chơi, trò diễn dân gian, hoạt động thể dục thể thao; tham quan trưng bày pa-nô ảnh giới thiệu về Di sản văn hóa xứ Thanh và xem chương trình nghệ thuật sân khấu hóa nêu bật chủ đề “Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh - rạng ngời trang sử vàng dân tộc”.Một cảnh trong chương trình sân khấu hóa về Bà Triệu.Lễ hội đền Bà Triệu làm giàu và sáng tạo nên những giá trị mới trong đời sống cộng đồng; nhân thêm truyền thống yêu nước, bản lĩnh bất khuất, tự cường của con người, dân tộc Việt Nam cùng sức mạnh mềm cho công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.Đông đảo nhân dân khách thập phương tham dự Lễ hội đền Bà Triệu 2023.
https://nhandan.vn/trao-bang-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-cho-le-hoi-den-ba-trieu-post742547.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Lễ hội", "đền Bà Triệu", "di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" ] }
Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật
70 năm đã trôi qua, nhưng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn tiếp tục xuất hiện trong các tác phẩm văn học, hội họa, điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc…, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật của văn nghệ sĩ trong nước và quốc tế.
Nguồn cảm hứng ấy bắt nguồn và bắt đầu ngay trên mặt trận Điện Biên Phủ. Nhà nhiếp ảnh Triệu Đại được biên chế vào thê đội 1, đơn vị xung kích trực tiếp đánh các cứ điểm của địch.Những bức ảnh vô giá ông chụp 70 năm trước công bố tại triển lãm “Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngày 3/5 vừa qua cho thấy, ống kính máy ảnh của ông đã theo sát ngay phía sau các chiến sĩ xung kích trên đồi Him Lam, đánh đồi A1, phất cao lá cờ Quyết chiến quyết thắng trên nóc hầm De Castries và bắt sống toàn bộ Bộ Tham mưu quân Pháp tại Điện Biên Phủ.Cùng với nhiếp ảnh, có một “Bản hùng ca bằng âm nhạc về Điện Biên Phủ”. Tận mắt chứng kiến nỗi gian nan, vất vả của hàng trăm chiến sĩ gò lưng kéo những khẩu trọng pháo nặng hàng tấn, kéo vào rồi lại kéo ra, nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác ngay bài hát “Hò kéo pháo”.Đứng trên cứ điểm Him Lam, nơi bộ đội ta nổ những phát súng đầu tiên tiến công vào tập đoàn cứ điểm, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã viết ngay bài hát “Trên đồi Him Lam” - một ca khúc sôi sục lòng căm thù giặc, hừng hực khí thế chiến đấu và tình đồng đội.Sau đó 56 ngày, vào đêm 7/5/1954, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã thức trắng đêm để hoàn thành ca khúc “Chiến thắng Điện Biên Phủ”. Bài hát này không chỉ vang lên trong những ngày mừng chiến thắng Điện Biên mà còn vang vọng tới tận hôm nay.Cùng với nhiếp ảnh, âm nhạc, hội họa cũng tham gia vào bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ. Các họa sĩ Huy Toàn, Ngô Mạnh Lân, Phạm Thanh Tâm và nhiều họa sĩ khác… khi ấy mới ngoài 20 tuổi, nhưng đã vẽ hàng nghìn ký họa (sau này nhiều trong số đó trở thành tác phẩm hoặc đã là tác phẩm), ghi lại hình ảnh chân thực của bộ binh, pháo binh, dân công, quân y, văn công, nhà báo ngay tại trận địa.Cùng các họa sĩ trẻ, có các danh họa của nền mỹ thuật Việt Nam tham gia chiến dịch như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng… Những ký họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác trước khi hy sinh là hình ảnh mẫu mực của bậc danh họa để lại cho hậu thế.Đông đảo nhất có lẽ là đội ngũ các nhà văn, nhà thơ, nhà báo; hầu hết họ là những cán bộ, chiến sĩ quân đội, trực tiếp cầm súng và cầm bút. Nhiều chiến sĩ Điện Biên năm ấy đã trở thành những tên tuổi của văn học nước nhà sau này như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Mai, Hồ Phương, Dũng Hà, Trần Đình Vân…Nhà văn Trần Dần đã viết tiểu thuyết “Người người lớp lớp” ngay tại mặt trận. Chỉ hai tháng sau ngày toàn thắng, tác phẩm này đã ra đời, trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về Chiến dịch Điện Biên Phủ.Chính Hữu viết tác phẩm ”Giá từng thước đất”: “Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo dội/Ta mới hiểu thế nào là đồng đội… Ngã trên dây thép ba tầng/Một bàn tay chưa rời báng súng/Chân lưng chừng nửa bước xung phong/Ôi những con người mỗi khi nằm xuống/Vẫn nằm trong tư thế tiến công!”.Mỗi một bài thơ, ca dao, truyện ngắn, mẩu tin đều trở thành món ăn tinh thần cổ vũ, thúc giục người chiến sĩ xông lên giết giặc lập công.Chín năm kháng chiến chống Pháp mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hình thành một đội ngũ văn nghệ sĩ của chiến tranh cách mạng.Nói như nhà văn Nguyễn Đình Thi thì, văn học nghệ thuật của chúng ta ra đời trong kháng chiến, phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem lại cho văn học, nghệ thuật một sức sống mới. Nhiều tác phẩm nghệ thuật cần có độ lùi về thời gian đã nối tiếp nhau ra đời từ nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của Chiến thắng Điện Biên Phủ.Năm 1963, danh họa Nguyễn Sáng vẽ kiệt tác sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”, thấm đẫm chất anh hùng ca và được đánh giá là không tác phẩm hội họa nào về đề tài này có thể sánh được.Năm 2013, bức tranh ấy được công nhận là bảo vật quốc gia. 67 năm sau Ngày chiến thắng (năm 2021) nhóm tác giả do họa sĩ Nguyễn Văn Mạc chủ trì đã hoàn thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, lập kỷ lục tranh toàn cảnh về độ hoành tráng, là tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật mỹ thuật, hội họa, âm thanh, ánh sáng, âm nhạc. Tác phẩm này được đánh giá là một đỉnh cao của nghệ thuật hội họa Việt Nam đương đại.Phong phú nhất thuộc về lĩnh vực âm nhạc. Nhiều ca khúc, tổ khúc, giao hưởng hợp xướng đã tiếp tục ra đời lấy cảm hứng từ Điện Biên Phủ. Trong đó, đáng chú ý nhất là “Tiến bước dưới quân kỳ”của nhạc sĩ Doãn Nho (sáng tác năm 1958 trên đồi A1, Điện Biên Phủ).Bên cạnh những chiến sĩ Điện Biên tiền bối đã xuất hiện thế hệ chiến sĩ trẻ “Nghe rung núi đồi từng bước ta đi/nhắc tới chiến công ngàn năm xưa…”. Đó là đội quân “Giữ vững hòa bình dựng xây tương lai/chân trời mới sáng ngời quân ta đi”, tiếp nối truyền thống bách chiến bách thắng từ chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài hát này đã trở thành một trong 10 bài hát truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.Ở lĩnh vực văn học, nhiều tác phẩm về Điện Biên Phủ đã ra đời: Người tù binh da đen (Nguyễn Đình Thi); Đột phá khẩu (Vũ Cao); Cao điểm cuối cùng, Hoa ban đỏ, Điện Biên Phủ thời gian và không gian (Hữu Mai); Lá cờ chuẩn đỏ thắm (Hồ Phương); Phía bên kia núi (Xuân Sách); Người lính Điện Biên kể chuyện (Đỗ Ca Sơn); Chuyện ở đồi A1 (Nguyễn Tân)…Đặc biệt là, bộ hồi ký “Đường tới Điện Biên Phủ” và “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Hữu Mai thể hiện), có giá trị như một sử thi. Điều đáng mừng là hôm nay, có thêm nhiều cây bút trẻ tiếp tục sáng tác về Điện Biên Phủ, như nhà văn trẻ Phan Đức Lộc với tập truyện “Mùa ban thay áo”.Nguồn cảm hứng “Điện Biên Phủ” cũng đã cho ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh ấn tượng như: Hoa ban đỏ (đạo diễn Bạch Diệp); Ký ức Điện Biên (đạo diễn Đỗ Minh Tuấn); Sống cùng lịch sử (đạo diễn Thanh Vân)…, hay các bộ phim tài liệu Cột mốc vàng Điện Biên Phủ (đạo diễn Đặng Xuân Hải); Hùng ca Điện Biên (đạo diễn Nguyễn Quang Quyết)…, mang đến những góc nhìn khác nhau, từ nhiều phía về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Điện Biên Phủ còn trở thành đề tài của các nhà làm phim nước ngoài. Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương kể lại: Đạo diễn người Pháp Pierre Schoendoerffer, tác giả bộ phim Điện Biên Phủ vốn là một cựu chiến binh tại tập đoàn cứ điểm.Ông đã chia sẻ tâm huyết khi làm bộ phim này: “Nếu tôi làm bộ phim này, nhân dân Việt Nam không hài lòng thì tôi sống cũng như chết. Nếu bộ phim này được nhân dân Việt Nam yêu mến, tôi sẽ rất hạnh phúc để giã từ cuộc đời này”. Điện Biên Phủ đã làm thức tỉnh ông về hòa bình, độc lập, tự do và cái giá của đội quân xâm lược phải trả.70 năm đã trôi qua, nguồn cảm hứng sáng tạo mang tên Điện Biên Phủ cho các văn nghệ sĩ sẽ còn được tiếp nối, làm nên những tác phẩm ca ngợi cuộc đấu tranh của các dân tộc yêu hòa bình, độc lập, tự do và chỉ ra một tất yếu: “Điện Biên Phủ là điểm hẹn mà lịch sử dành cho những cuộc chiến tranh xâm lược trong thời đại ngày nay” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
https://nhandan.vn/nguon-cam-hung-bat-tan-cho-sang-tao-nghe-thuat-post808193.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ", "Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam", "đồi Him Lam" ] }
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Gắn với chuyển đổi số
NDO -Năm nay, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra từ 15/4 đến hết 1/5 trên phạm vi cả nước với các thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”. Đặc biệt, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay gắn liền với chuyển đổi số, với mục tiêu đưa sách đến với nhiều người đọc hơn.
Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024; Hội Sách chào mừngNgày Sáchvà Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 sẽ diễn ra tại thành phố Hà Nội, từ ngày 17 đến ngày 21/4. Các địa phương, các cơ quan, ban, bộ, ngành tổ chức các chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ ngày 15/4.Chuyển đổi số là một trong những hướng đi quan trọng mà ngành xuất bản, in và phát hành hướng tới trong thời gian tới. Năm nay, các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cũng được chú trọng trong khuôn khổ Ngày Sách vàVăn hóa đọcViệt Nam.Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mới đây đã phát biểu trong Hội nghị Triển khai công tác Xuất bản và Phát hành xuất bản phẩm năm 2024: “Xuất bản sẽ phải hoạt động đồng thời ở cả 2 không gian. Không gian cũ với sự trợ giúp của công nghệ mới sẽ được mở rộng, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Còn không gian mới – không gian mạng sẽ giúp cho xuất bản mở rộng thị trường, tạo ra các sản phẩm mới, tạo ra sự phát triển trong dài hạn. Nhưng 2 không gian này không hoạt động độc lập mà bổ trợ: chỗ nào, cái nào online tốt hơn thì hãy online và ngược lại”.Bạn đọc tham gia kín chỗ một sự kiện giới thiệu sách tại Thư viện Quốc gia.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh, một nền tảng số mở sẽ thu hút được nhiều nguồn lực để làm sách, có thể là vô hạn. Xây dựng một nền tảng số làm sách cho các nhà xuất bản, cung cấp các công cụ tự động và thông minh cho người làm sách, từ khâu sáng tác, biên tập, sản xuất, giới thiệu và phân phối đa nền tảng, làm ra nhiều phiên bản đa hình tướng của sách, rồi đến thu thập phản hồi của người đọc, tương tác với người đọc, rồi người đọc cũng tham gia vào các công đoạn của sách, phân tích dữ liệu để phục vụ riêng từng khách hàng theo hướng đối tượng, phân tích dữ liệu để phát hiện xu thế thị trường... Hợp tác với các công ty công nghệ số là lời giải chính cho ngành Xuất bản.Chính vì thế, một trong những nội dung quan trọng của các hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay là kết hợp với chuyển đổi số.Theo kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông, các hoạt động năm nay theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; đổi điểm thưởng tích lũy của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại lấy quà tặng bằng sách; kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử, mạng xã hội.Các sự kiện giảm giá, khuyến mãi, tri ân khách hàng của các đơn vị xuất bản luôn thu hút đông đảo bạn đọc tham gia.Năm nay, ngoài các hoạt động truyền thống như tổ chức các tuần lễ sách, hội sách, tháng phát hành hành sách trọng tâm tri ân khách hàng, các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành còn được khuyến khích tổ chức các kênh phát hành trực tuyến, kết hợp với các nền tảng công nghệ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sách, song hành cùng các chương trình tặng sách đến các đối tượng yếu thế; các chương trình khuyến mại hỗ trợ bạn đọc, phát triển văn hóa đọc.Năm nay là năm thứ 3 Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra, với mục tiêu đưa sách tới càng nhiều người đọc càng tốt. Và công tác quảng bá cả trực tiếp và trực tuyến đều được chú trọng. Không chỉ giới thiệu, quảng bá sách, mà còn quảng bá, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nền tảng công nghệ, mạng xã hội nhằm lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng; kết nối bạn đọc trong nước và nước ngoài.Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương giao lưu với các bạn đọc trẻ.Hằng năm, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được coi như một ngày hội của những người yêu sách. Với số lượng độc giả trẻ đang ngày càng tăng như hiện nay, việc triển khai các hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cũng góp phần thu hút bạn đọc trẻ, phù hợp với thói quen đọc sách thời đại công nghệ số, bên cạnh những phương thức tiếp cận sách truyền thống.
https://nhandan.vn/ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-2024-gan-voi-chuyen-doi-so-post802783.html#:~:text=C%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ph%C6%B0%C6%A1ng%2C%20c%C3%A1c%20c%C6%A1,Nam%20t%E1%BB%AB%20ng%C3%A0y%2015%2F4.
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam", "chú trọng chuyển đổi số trong xuất bản", "phát triển văn hóa đọc", "văn hóa đọc", "khuyến khích đọc sách" ] }
[Ảnh] Mường Phăng ngày ấy, bây giờ
NDO -Nhắc đến chiến thắngĐiện Biên Phủ, ngoài các địa danh nổi tiếng như Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, đồi A1... không thể không nhắc đếnMường Phăng. Đây là nơi đặt Sở Chỉ huy - cơ quan đầu não của chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày (từ 31/1-15/5/1954).
Với ý chí, khát khao “Làm một trận Điện Biên Phủ trong xu thế hội nhập và phát triển” tuổi trẻ Mường Phăng nói riêng và tuổi trẻ thành phố Điện Biên Phủ nói chung, đã và đang cùng cả nước góp phần giáo dục, bồi dưỡng hình thành lớp thanh niên mới “vừa hồng, vừa chuyên”. Đặc biệt, có kiến thức vững vàng, khả năng tiếp cận trí tuệ của thời đại; khơi gợi ý chí “tự lực, tự cường”, xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; chung tay xây dựng nông thôn mới, làm chủ cuộc sống trên chính mảnh đất quê hương.Dưới tán rừng của đại ngàn Mường Phăng, Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao trước bọc sau, thuận lợi khi di chuyển và phù hợp với đặc thù làm việc khẩn trương của Bộ Chỉ huy chiến dịch, vừa bảo đảm bí mật, vừa tuyệt đối an toàn.Diện mạo ngày càng khang trang, sạch đẹp, không gian yên tĩnh, thoáng đãng, đó là cảm nhận của rất nhiều du khách khi đến thăm Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cơ quan đầu não của quân đội - Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ trong thời kỳkháng chiến chống thực dân Pháp. Sau khi dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng, du khách sẽ men theo con đường mòn nhỏ lên núi Pú Đồn.Du khách tiếp tục đi bộ dọc theo con đường nhựa để lên Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Những chỗ khó dọc theo đường đều có bậc thang, núi cũng không cao, nên ngay các cựu chiến binh đã cao tuổi vẫn có thể đi bình thường.Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ hiện còn lưu giữ nhiều di tích có giá trị lịch sử tiêu biểu như lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; lán ở, nơi làm việc, hầm ngủ của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái. Đến với di tích Sở Chỉ huy, du khách còn được tham quan trạm gác tiền tiêu, lán ngủ điện báo viên, hầm tổng đài điện thoại, lán làm việc của Ban Thông tin, nhà tác chiến - nơi giao ban hàng ngày của Bộ Chỉ huy, hội trường - nơi diễn ra các Hội nghị cán bộ do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy triệu tập, bếp Hoàng Cầm… tất cả được chỉnh trang, tu sửa gọn gàng, sạch đẹp.Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên hoàn, ẩn mình trong rừng già dưới chân núi Pú Đồn, trong vòng 105 ngày từ 31/1/1954 đến 15/5/1954 cơ quan đầu não quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Từ Sở Chỉ huy này, đi lên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1...Năm 2004, trong lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại thăm Mường Phăng, thấy người dân nơi đây phải sống trong cảnh khan hiếm nước sản xuất. Sau chuyến thăm ấy, Đại tướng đã viết thư gửi Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Bắc của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đáp ứng nguyện vọng của người dân xã Mường Phăng về việc xây dựng hồ chứa thủy lợi Loọng Luông.Sau 2 năm thi công, năm 2013 hồ Loọng Luông hoàn thành và đưa vào khai thác, với tổng diện tích lưu vực 1,9km2, dung tích hữu ích hơn 1 triệu m3, cấp nước tưới 150ha đất trồng lúa trên địa bàn, mở ra thời kỳ phát triển nông nghiệp bền vững, ổn định tại xã Mường Phăng.Từ khi có hồ chứa nước Loọng Luông, những hạn chế trong sản xuất đã được khắc phục. Không chỉ có 5 bản người Mông, hồ Loọng Luông còn cung cấp nước cho gần như toàn bộ 20 bản của xã Mường Phăng. Đủ nước sản xuất, diện tích đất lúa hai vụ của xã liên tục tăng.Với lối tư duy mới, quyết tâm cao, tinh thần dám nghĩ dám làm, Hợp tác xã Dâu tây Mường Phăng-Điện Biên của thanh niên Hoàng Văn Dán, thế hệ trẻ của xã Mường Phăng đã bước đầu đem lại thành công về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên trong xã. Anh là tấm gương đoàn viên tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế-xã hội.Vào vụ thu hoạch, trung bình mỗi ngày Hợp tác xã thu hái được từ 60 đến 70kg quả. Giá mỗi kg khoảng 150 nghìn đồng. Với ưu thế là nông sản địa phương, mẫu mã đẹp, chất lượng quả đồng đều và giá cả phù hợp thị trường nên dâu tây Mường Phăng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Sản phẩm quả sau khi thu hái được đóng gói và đưa đi tiêu thụ ở siêu thị, cửa hàng hoa quả và phục vụ khách du lịch khi đến với Mường Phăng. Với 3ha hiện có, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu nhập khoảng 300 triệu đồng/vụ.Người trẻ của xã Mường Phăng hôm nay đã trưởng thành, có thể đảm nhận những các vị trí đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội như hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Văn phòng Ủy ban nhân dân, trở thành công chức, viên chức khi còn rất trẻ.Một trong những điểm du lịch cộng đồng đặc sắc ở Mường Phăng là bản văn hóa du lịch Che Căn nằm ngay trung tâm xã. Che Căn có địa thế dựa lưng vào một phần dãy núi Pú Đồn, có đỉnh cao nhất là Pú Huốt, cao hơn 1.700m so với mặt biển. Bản có gần 100 hộ dân tộc Thái sinh sống.Không khó để nhận thấy nét đặc sắc ở Che Căn là những ngôi nhà sàn truyền thống nhuốm màu thời gian của đồng bào dân tộc Thái, lấp ló giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng.Hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Người dân ở đây gìn giữ và phát huy tốt các giá trị văn hóa, văn nghệ, ẩm thực truyền thống. Hiện nay, bản Che Căn có 1 homestay và gần 20 hộ làm dịch vụ du lịch. Ðến Che Căn, du khách được tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm thực tế đời sống sinh hoạt, văn hóa, phong tục tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái.Homestay Phương Ðức là cơ sở lưu trú phục vụ du lịch đầu tiên do người dân Mường Phăng thực hiện. Đến đây, du khách được cung cấp các dịch vụ: ăn, ngủ và tham gia hoạt động trải nghiệm văn hóa, khám phá thiên nhiên. Homestay Phương Đức đủ phục vụ từ 45 đến 50 khách ăn, ở trong ngày, ngoài ra du khách còn được trải nghiệm đầy đủ không gian văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái.70 năm sau giải phóng, mảnh đất căn cứ địa cách mạng Mường Phăng cũng vươn mình, “thay da đổi thịt” từng ngày. Mường Phăng ngày nào giờ đây đã khoác lên mình diện mạo khởi sắc của xãnông thôn mới.Xây dựng nông thôn mới, xã Mường Phăng được quy hoạch vừa mang yếu tố hiện đại, văn minh nhưng vẫn gìn giữ và phát huy tốt giá trị truyền thống các dân tộc. Hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ. Các trục đường liên xã được mở rộng, trải nhựa; 100% tuyến đường nội bản, liên bản được bê tông hóa kiên cố.Cựu chiến binh Ngô Văn Toàn, 77 tuổi, du khách đến từ Hà Nội cho biết: “Sau hơn 10 năm, tôi mới có dịp trở lại Mường Phăng. Mường Phăng hôm nay đẹp hơn hẳn. Đây là điều đáng mừng và rất cần thiết đối với một địa danh lịch sử quan trọng của quốc gia”.Hàng ngày, các đoàn khách vẫn tấp nập trở lại thăm khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Mường Phăng. Ngoài chiêm ngưỡng cảnh quan, du khách còn muốn tận mắt chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu của mảnh đất kiên cường, hào hùng trong quá khứ, từng bước khởi sắc thời hiện tại và xây dựng thành công phong trào nông thôn mới. Đó tiếp tục là điều khích lệ đối với mỗi cán bộ và thế hệ trẻ Mường Phăng nỗ lực tiến lên với tinh thần Ðiện Biên Phủ năm xưa.Chiến tranh đã lùi xa 70 năm, Mường Phăng trở thành địa chỉ chói lọi trong bản đồ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Để Mường Phăng có được sự đổi thay như ngày hôm nay, đó là kết quả quá trình chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cũng như sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc. Các thế hệ thanh niên hôm nay quyết tâm chung tay, góp sức gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử xây dựng quê hương cách mạng khởi sắc.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/anh-muong-phang-ngay-ay-bay-gio-post804431.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "Mường Phăng", "Điện Biên", "70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ", "Sở Chỉ huy", "nông thôn mới" ] }
Thiêng liêng Lễ Thượng cờ tại thắng cảnh quốc gia Bãi Môn-Mũi Điện
NDO -Sáng 30/3, tại quần thể Di tích thắng cảnh quốc gia Bãi Môn-Mũi điện, (thị xã Đông Hòa, Phú Yên), UBNDtỉnh Phú Yênphối hợp Ban tổ chức giải Vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024 tổ chức Lễ Thượng cờ và tôn vinh lá cờ Tổ quốc.
Dự Lễ Thượng cờ có hơn 3.200 người đại diện cho cán bộ, nhân dân, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, sinh viên, học sinh và các đoàn vận động viên thi đấu tại giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65.3.200 học sinh, sinh viên, với sắc áo cờ đỏ sao vàng, xếp hình phác họa nên hình ảnh “Tổ quốc trong lòng Tổ quốc”.Lễ Thượng cờ được tổ chức ở nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền của Việt Nam đã vượt lên một nghi lễ bình thường để trở thành khúc ca hùng tráng ca ngợi tinh thần yêu nước, thương nòi, ý chí mạnh mẽ vềbảo vệ chủ quyềnbiển đảo quốc gia, khát vọng vươn lên cống hiến và dựng xây đất nước.Lễ Thượng cờ và tôn vinh lá cờ Tổ quốc.Từ trên cao nhìn xuống khu vực Lễ Thượng cờ nổi bật và đầy ý nghĩa, trong lòng Bãi Môn - Mũi Điện mang dáng hình Tổ quốc còn có một dáng hình Việt Nam thu nhỏ hơn nữa, được xếp bởi 3.200 đoàn viên, thanh niên, học sinh tỉnh Phú Yên với sắc áo cờ đỏ sao vàng, phác họa nên hình ảnh hoàn hảo “Tổ quốc trong lòng Tổ quốc”.Các lực lượng vũ trang tham gia Lễ Thượng cờ.Lễ Thượng cờ thiêng liêng cũng ghi nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của tỉnh Phú Yên; sự thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ của Nhân dân tỉnh nhà, trong những năm qua Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách xây dựng LLVT nhân dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Ngay sau Lễ Thượng cờ theo nghi thức quốc gia do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên điều hành, Ban tổ chức đã kết nối những hình ảnh ý nghĩa, xúc động và đầy tự hào về các vận động viên là cán bộ, chiến sĩ ở đảo Trường Sa lớn cũng đang làm công tác chuẩn bị để ngày mai (31/3) chạy hưởng ứng Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024.Để thể hiện sự tự hào dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc đến bao thế hệ đi trước, thể hiện ý chí Việt, tâm hồn Việt, thể hiện sự tin tưởng vào tương lai hùng cường của Tổ quốc, Ban tổ chức cùng các VĐV trải lá cờ Tổ quốc rộng hơn 1.000 m2.Lá cờ Tổ quốc rộng hơn 1.000m2 được trải rộng giữa khu vực Bãi Môn.Lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió tại khu vực di tích thắng cảnh quốc gia Bãi Môn- Mũi Điện gửi đến thông điệp kết nối bao trái tim người Việt Nam, tinh thần dân tộc, sự đoàn kết bền vững, ý chí kiên cường cùng sự hòa ái, bao dung đã hun đúc bao thế hệ người Việt Nam. Cùng nghiêng mình biết ơn quá khứ, cùng trân trọng những phút giây hiện tại và cùng tin tưởng vào tương lai tươi sáng là tiền đề để dựng xây một Việt Nam hùng mạnh.Quần thể di tích thắng cảnh quốc gia Bãi Môn- Mũi Điện.
https://nhandan.vn/thieng-lieng-le-thuong-co-tai-thang-canh-quoc-gia-bai-mon-mui-dien-post802337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "lễ thượng cờ", "Bãi Môn- Mũi Điện", "Tổ quốc", "chủ quyền quốc gia" ] }
Hành trình hàn gắn vết thương gia đình trong “Người một nhà”
NDO -Những sai lầm và vết thương trong quá khứ được hai anh em Trí và Tuệ cùng nhau chữa lành trong bộ phim mới nhất của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam VFC “Người một nhà”.
Chuyện phim kể về cuộc sống của hai anh em Trí và Tuệ khi đã ở tuổi ngoài 40, bị đặt vào thế cờ phải làm lại cuộc đời sau một thời gian dài mỗi người bị cuộc sống cuốn đi theo một lối rẽ riêng.Khi bất ngờ đoàn tụ, Tuệ những muốn mang lại cho anh mình một cuộc sống gia đình ấm áp, bù đắp cho anh những thiếu vắng và thiệt thòi sau bao nhiêu năm, nhưng hành trình chữa lành ấy của hai anh em lại gặp rất nhiều cản trở từ những sai lầm trong quá khứ, và có cả những nghi ngại từ người thân trong gia đình.Phim là sự trở lại của nhiều diễn viên được khán giả yêu mến. Hai nhân vật chính Trí và Tuệ do Duy Hưng và Tuấn Tú đảm nhiệm. Ngoài đời, Tuấn Tú hơn Duy Hưng đến 5 tuổi, nhưng với tạo hình và lối diễn của cả hai diễn viên, người xem vẫn thấy được một người anh xù xì, gai góc, trải qua rất nhiều bầm dập của cuộc sống nhưng có một tấm lòng khảng khái, trượng nghĩa, và một người em nhát cáy, bốc đồng nhưng hết lòng vì anh, luôn yêu thương và mong muốn gánh vác cùng anh.Duy Hưng đã được hóa trang cho già đi.Chia sẻ về vai diễn, Tuấn Tú cho biết, ê-kíp làm phim đã phải hóa trang rất nhiều để tạo choDuy Hưngnét già, và cùng với nét diễn, Tuấn Tú cũng đã phải cố gắng để cho ra dáng là một người em. “Với sự hướng dẫn của đạo diễn Trịnh Lê Phong, chúng tôi đều tìm ra được cách diễn đúng nhất cho mình, để khi xem phim, ai cũng thấy đây đúng là hai anh em chứ không nhận ra khoảng cách tuổi tác thật giữa tôi và Duy Hưng” - nam diễn viên bật mí.Đóng cặp với Tuấn Tú là Thanh Hương, trong vai Khanh, vợ của Tuệ. Thoát khỏi hình ảnh cô Luyến bôn ba lao động chân tay trong"Cuộc đời vẫn đẹp sao", Thanh Hương đem đến hình ảnh một người vợ ngược xuôi chăm chồng, và có chút ích kỷ, hẹp hòi do cuộc sống mưu sinh vất vả.Thanh Hương chia sẻ, cô từng đóng chung cùng Tuấn Tú trong “Những ngày không quên” nhưng không có nhiều phân cảnh chung với nhau. Với cô, Tuấn Tú là một bạn diễn khá ăn ý, thông minh và chịu khó tìm tòi nhiều để cho vai diễn hay hơn. Thanh Hương cũng cho biết, vai Khanh rất khó và khá nặng về tâm lý: “Nhiều lúc ra trường quay tôi cứ ngơ ngẩn, không biết phải làm thế nào cho phù hợp”.Nói về vai Khanh, Thanh Hương cho biết, với mỗi vai diễn khác nhau, diễn viên đều phải nỗ lực tìm nét diễn phù hợp. “Tôi thích vai diễn thì nhận, và nhận vai nào cũng nỗ lực làm tốt chứ không nỗ lực để làm khác với các vai diễn trước đó. Khi nhận vai, diễn viên cũng phải làm cho tạo hình của mỗi vai diễn khác nhau, nhưng cũng phải phù hợp với vai của các bạn diễn. Vai diễn nào cũng đều có những khó khăn, nhưng với mỗi diễn viên, nhưng nếu không có áp lực thì không làm được. Với người đóng nhiều vai, khi đã được khán giả đón nhận thì các vai sau đều phải làm tốt hơn”, cô chia sẻ.Phim có sự tham gia của hai diễn viên gạo cội là NSƯT Quốc Trọng và nghệ sĩ Vân Dung. Với nghệ sĩ Vân Dung, đây là vai diễn đầu tiên trong suốt sự nghiệp đóng phim truyền hình của chị không phải là vai hài.Vào vai một bà mẹ mê tiền, nghệ sĩ Vân Dung cho biết, ám ảnh lớn nhất của chị khi đóng phim này là những cảnh bạo hành gia đình. “Từ trước đến nay tôi toàn vào vai đánh người khác, nay mới vào một vai bị người khác đánh. Trên trường quay, anh Quốc Trọng đánh rất nhẹ tay, nhưng tôi kêu la rất thảm thiết vì tôi thấy sợ thật. Tôi không nghĩ là bị đánh lại đau đớn khổ sở thế, cảm xúc khi đó của tôi rất thật” - Vân Dung chia sẻ.Với NSƯT Quốc Trọng, một lần nữa ông lại vào một vai diễn “xấu xí”, một người cha độc đoán, vũ phu, thích dùng bạo lực để giải quyết mọi chuyện.Ông chia sẻ: “Sau ‘Biệt dược đen’ và‘Người phán xử’, tôi lại phải vào một vai diễn xấu xa. Tôi phải tìm những nét diễn khác để cho ra hình ảnh một ông bố độc đoán, ảnh hưởng tới cả gia đình. Ở trường quay, chúng tôi trao đổi với nhau thẳng thắn để vai diễn tốt hơn”.Trong dàn diễn viên, Quỳnh Châu là diễn viên trẻ nhất. Nữ diễn viên không khỏi xúc động khi lần đầu tiên được tham dự một buổi họp báo chính thức ra mắt phim.Vào vai Diệp, người cùng xóm trọ với Trí, ở bên cạnh Trí trong nhiều lần anh gặp khó khăn, Quỳnh Châu cho biết mình là người “bị mắng” nhiều nhất trong quá trình đóng phim. “Chưa bao giờ tôi đi làm mà lại bị mắng nhiều như phim này, không ngày nào đi làm mà không bị mắng. Nhiều lúc tôi xấu hổ vì mình được đào tạo chuyên nghiệp nhưng lại như thế. Tuy nhiên, đạo diễn Trịnh Lê Phong là người rất kiên nhẫn với tôi, chỉ cho tôi từng nét diễn. Có những lúc bị mắng nhiều quá, tôi cũng mất tinh thần, nhưng sự quan tâm của mọi người trong ê kíp và đạo diễn đã giúp tôi lấy lại được sự tích cực” - Quỳnh Châu chia sẻ.Phim còn có sự tham gia của các diễn viênHà Việt Dũng, Phạm Tuấn Anh, Hoàng Du Ka...Phim “Người một nhà” sẽ lên sóng lúc 21 giờ 40 các ngày thứ 5, thứ 6 hằng tuần trên kênh VTV3, bắt đầu từ ngày 28/3 tới.
https://nhandan.vn/hanh-trinh-han-gan-vet-thuong-gia-dinh-trong-nguoi-mot-nha-post800657.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "phim \"Người một nhà\"", "phim VFC", "phim tâm lý", "phim gia đình", "Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam VFC" ] }
Đến hội làng Diềm, nhớ về Thủy tổ quan họ
NDO -Ngày 15/3 (mồng 6/2 âm lịch), tại phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra lễ hội làng Viêm Xá (hay còn gọi là lễ hội làng Diềm). Từ năm 2016, lễ hội làng Diềm đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng Diềmlà một trong 49 làng quan họ gốc, là nơi duy nhất có đền thờ Vua Bà-Thủy tổ quan họ.Năm nay, dù tiết trời se lạnh và có mưa nhưng vẫn có rất đông người dân trong vùng và du khách thập phương về trảy lễ hội.Lễ hội diễn ra với phần lễ và phần hội. Phần lễ được mở đầu bằng màn chạy cờ, tiếp đến là biểu diễn trống hội, tái hiện lại sự tích Vua Bà phát lệnh mở hội xuân với phần tung cầu, cướp cầu.Tái hiện tiết mục tung cầu trong lễ hội.Tại lễ hội còn có lễ rước ngai thờ, bài vị Vua Bà quanh làng với sự tham gia của hàng trăm người. Đám rước dừng lại ở đền Cùng-giếng Ngọc, các cụ cao niên trong làng xuống giếng Ngọc lấy nước rồi rước về đền Vua Bà làm lễ tắm Vua Bà. Các nghi lễ được tiến hành nghiêm trang, thể hiện lòng thành kính, cầu mong Vua Bà che chở cho dân làng làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt, dân an vật thịnh.Các cụ cao niên trong làng lấy nước giếng Ngọc rước về đền làm lễ tắm Vua Bà.Đến với lễ hội làng Diềm tưởng nhớ Vua Bà - Thủy tổ quan họ, người sáng tạo và truyền dạy các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, du khách có dịp hòa mình vào không gian văn hóa quan họ truyền thống, độc đáo riêng có của người quan họ.Đặc sắc là các hoạt động giao lưu văn hóa quan họ như: Hát thờ ở đền Vua Bà, đền Cùng-giếng Ngọc; giao lưu hát đối đáp quan họ trên sân khấu trung tâm lễ hội; hát canh ở nhà chứa; hát thuyền; hát tại các gia đình nghệ nhân...Đám rước đi quanh làng trong sự cổ vũ của người dân.Trong ba ngày tổ chức lễ hội, bên cạnh các canh hát quan họ, du khách còn có thể tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi khác như thi đấu cờ tướng, thi bóng chuyền hơi, các trò chơi dân gian: đánh đu, cờ tướng, đập niêu, bịt mắt bắt vịt trên cạn…Được góp mặt tham dự đội rước là niềm vinh dự của dân làng.Lễ hội làng Diềm được tổ chức hằng năm nhằm thể hiện sự tôn kính các bậc tiền nhân, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cả cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị đặc sắc củadân ca quan họ Bắc Ninh- di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
https://nhandan.vn/den-hoi-lang-diem-nho-ve-thuy-to-quan-ho-post800187.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "làng Diềm", "Đền Cùng", "Giếng Ngọc", "quan họ Bắc Ninh", "Thủy tổ quan họ" ] }
Đưa nét đẹp áo dài Hải Phòng bay xa
Trong gần 60 đơn vị tham gia ngày hội “Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo năm 2024” vừa diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), có một gian hàng thủ công độc đáo thu hút đông đảo khách tham quan, nhất là phụ nữ.
Ngắm những chùm phượng thắm khoe sắc trên áo dài, khăn tay, túi xách... nhiều người có thể nhận ra thương hiệu thời trang đến từ “thành phố hoa phượng đỏ” Hải Phòng.Sau quầy trưng bày, cô gái trẻ Mai Ngọc Tuyền (sinh năm 2005) chăm chú đưa cọ vẽ phác thảo lên một tấm áo dài trắng từng nụ, từng bông hoa phượng rồi tô mầu đỏ cam sinh động, tươi tắn.Nếu không hỏi chuyện, có lẽ khách tham quan không thể biết rằng em là một người câm điếc bẩm sinh. Tuyền là một trong số các nhân viên lành nghề của Áo dài An An Hải Phòng, cơ sở thiết kế sản xuất áo dài và quà tặng du lịch có tiếng tại địa phương.Nhà thiết kế Cao Thị Thu Vân, người sáng lập Áo dài An An chia sẻ: “Ngày đầu được mẹ đưa đến An An học nghề, Tuyền nhút nhát, ủ rũ lắm. Bây giờ là thợ chính rồi, được đi nhiều nơi, kiếm được tiền từ lao động cho nên em tự tin và cởi mở hơn nhiều, khiến tôi cùng các chị em đều thấy vui”.Nói về cơ duyên gắn bó với tà áo dài truyền thống, chị Thu Vân cho biết đã gây dựng Áo dài An An khoảng 10 năm trước, xuất phát từ việc bản thân yêu thích và thường xuyên có dịp mặc áo dài.Nhận thấy nhiều phụ nữ chung quanh cũng quan tâm, chị học thiết kế, tìm về các nghệ nhân và các làng nghề lâu đời, mày mò khởi nghiệp. Đến nay, thương hiệu An An có nhà máy tại Nga Sơn (Thanh Hóa) và 3 cửa hàng tại thành phố Hải Phòng.Sản phẩm đa dạng từ áo dài nam-nữ, cổ phục cung đình, túi xách, khăn choàng, khẩu trang vải, trang sức... mang lại thu nhập trung bình 5,5-8 triệu đồng/tháng cho mỗi nhân viên. Sản phẩm khăn thêu thủ công truyền thống, áo dài thêu thủ công truyền thống đạt chứng nhận OCOP của thành phố Hải Phòng.Bên cạnh áo dài, An An đã và đang phát triển thêm sản phẩm lưu niệm theo tiêu chí hàng thủ công mỹ nghệ phát huy tài nguyên bản địa. Có thể kể đến những chiếc túi sợi đay vẽ tay hình ảnh đặc trưng vùng, miền như hoa phượng, trà cúc (Hải Phòng), rau má (Thanh Hóa), búp chè (Thái Nguyên)... để đựng đồ thường ngày hoặc làm quà, được người tiêu dùng trong nước và quốc tế thích thú.Chị Thu Vân cho biết ý tưởng đã ra đời và đạt giải cao trong một cuộc thi sáng tạo của phụ nữ thành phố Hải Phòng, đó là một chiếc túi thân thiện với tất cả mọi người, hình thức độc đáo với khách hàng cao cấp, giá cả phù hợp với khách hàng bình dân.Từ đây, chị tìm về làng nghề dệt đay ở Ninh Bình để đặt hàng túi chống thấm nước và được chứng nhận an toàn. Trên từng chiếc túi, các họa sĩ tài hoa ở xưởng An An lại cần mẫn chăm chút từng nét cọ, vẽ lên chùm phượng vĩ, cánh đồng quê... hay mọi hoa văn theo nhu cầu khách hàng.Điều mang nhiều ý nghĩa là đơn vị đã đồng hành nhiều năm với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hải Phòng để mở Trung tâm Áo dài và dạy nghề cho phụ nữ khuyết tật và phụ nữ nghèo, hỗ trợ hàng trăm phụ nữ yếu thế học nghề miễn phí, có việc làm ổn định và phát triển cuộc sống.Theo chị Vân, nhiều học viên khuyết tật hoặc hoàn cảnh khó khăn nhưng có năng khiếu nghệ thuật và chăm chỉ. Trung tâm không chỉ mở lớp, thuê họa sĩ và nghệ nhân về dạy mà còn hỗ trợ ăn ở nếu cần. Một số chị em thành nghề, tự mở cơ sở riêng và mang nghề may, thêu áo dài tiếp tục lan tỏa.Tất nhiên, trên thực tế việc đào tạo nghề thủ công tay nghề cao hay kinh doanh sản phẩm văn hóa-xã hội đều đối mặt nhiều khó khăn, không chỉ vấn đề kinh phí. Đơn cử, mỗi lần Áo dài An An đi các hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm, luôn phải có thêm nhân sự hỗ trợ mọi sinh hoạt cho các nghệ nhân khuyết tật.Tuy nhiên, chị Thu Vân vẫn tự hào bày tỏ điểm mạnh chính là chị em luôn cảm thông, đùm bọc lẫn nhau. Đáng chú ý, cơ sở chủ trương không nhận tiền tài trợ hay quyên góp từ thiện từ các nhà hảo tâm, mà tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để khách mua hàng hài lòng và trở lại.Theo chị Thu Vân, đó mới là cách làm tạo giá trị bền vững và đi được đường dài, khẳng định năng lực của chị em phụ nữ.Những nỗ lực, hy vọng ấy được đền đáp bằng sự yêu mến của người tiêu dùng, uy tín trong cộng đồng. Áo dài An An vinh dự được lựa chọn trình diễn thời trang và nghệ thuật tại Lễ hội Áo dài thành phố Hải Phòng từ năm 2022 tới nay.Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2024 vừa qua, người dân và du khách mãn nhãn với không gian sân khấu hoành tráng, tôn vinh những bộ sưu tập áo dài thướt tha của các nhà thiết kế đất Cảng.Trong đó, nhà thiết kế Cao Thị Thu Vân và Áo dài An An đóng góp 3 bộ sưu tập đặc sắc: “Bức họa quê hương” khắc họa dáng hình đất nước Việt Nam, “Nguồn cội” tái hiện lịch sử hình thành và biến đổi của áo dài, “Hải Phòng xưa và nay” lấy cảm hứng từ các địa danh thân thuộc và nổi tiếng. Họa tiết hoa phượng đỏ - biểu tượng Hải Phòng trên áo dài, mũ mấn, túi xách được vẽ theo tư duy thẩm mỹ và cảm hứng riêng, không sao chép hàng loạt.Theo từng bước chân của các người mẫu và các em thiếu nhi, khán giả như được du lịch vòng quanh Hải Phòng theo cách mới lạ, chiêm ngưỡng những công trình gắn bó với mảnh đất và con người Hải Phòng như Nhà hát Lớn, Ga Hải Phòng, Cảng Hải Phòng, Bưu điện thành phố, cầu Bính, cầu Hoàng Văn Thụ...Mới đây, Áo dài An An chính thức trở thành một thành viên tiên phong của Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam thành phố Hải Phòng, góp phần vào hành trình khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.Nhà thiết kế Thu Vân cũng nhấn mạnh tinh thần sẵn sàng hợp tác, kết nối để nhân rộng chương trình đào tạo nghề miễn phí tại các địa phương trên toàn quốc, không chỉ dành riêng phụ nữ hay người khuyết tật mà tất cả những ai mong muốn gìn giữ, quảng bá di sản áo dài.
https://nhandan.vn/dua-net-dep-ao-dai-hai-phong-bay-xa-post811291.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "áo dài Hải Phòng", "Văn Miếu", "áo dài Việt Nam" ] }
Tô Ngọc Hà ra mắt MV nhạc trữ tình “Anh không yêu mùa xuân”
NDO -Ngày 18-4, Á quân Thần tượng Bolero – ca sĩ Tô Ngọc Hà đã cho ra mắt MV ca nhạc “Anh không yêu mùa xuân”. Đây là tác phẩm mới của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung viết riêng cho giọng hát của ca sĩ Tô Ngọc Hà.
“Anh không yêu mùa xuân” đánh dấu một bước tiến mới trong việc hợp tác ăn ý của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung và ca sĩ Tô Ngọc Hà, trước đó là nhiều những ca khúc được Tô Ngọc Hà thể hiện sau dấu ấn của nữ ca sĩ tại sân chơi Thần tượng Bolero 2019, như: “Nỗi nhớ”, “Nỗi nhớ 2”,“Kẹp tóc màu xanh”…Đây cũng là ca khúc thứ 4 trong nhóm ca khúc về bốn mùa của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, bao gồm“Mùa hè bỏng cháy", “Thu trả cho đời” và“Mùa đông nhớ anh”, đều do Tô Ngọc Hà thể hiện.“Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung luôn biến hóa màu sắc âm nhạc trong những sáng tác của mình, cũng là vừa thách đố ca sĩ, nhạc sĩ phối khí, nhưng cũng thể hiện khả năng sáng tác luôn mang đến những đổi mới thú vị của anh”, ca sĩ Tô Ngọc Hà chia sẻ.Ca sĩ Tô Ngọc Hà.Nữ ca sĩ bày tỏ, sở dĩ nhạc sĩ tin tưởng gửi gắm những “đứa con tinh thần” của mình cho Ngọc Hà để thực hiện những sản phẩm âm nhạc trình làng, là bởi cả hai có sự đồng điệu trong tâm hồn gắn với âm nhạc.“Ca từ và giai điệu trong các tác phẩm của anh Trung rất nhẹ nhàng, chân thành và đầy chất thơ. Vốn dĩ hầu hết những ca từ của anh Trung viết trước khi lên khuông nhạc đã là những vần thơ hết sức dung dị. Nên khi nhạc sĩ gửi bài hát bao giờ cũng bảo tôi thấy thích thì hãy hát! Mỗi khi nhận bài hát từ nhạc sĩ, tôi vừa trăn trở vừa háo hức vì vừa phải làm sao qua ca khúc “nói hộ” được nỗi lòng của nhạc sĩ với người yêu nhạc, còn háo hức là được thoải mái sáng tạo ca khúc của nhạc sĩ. Đôi lúc tôi cũng mạnh dạn “cãi” để ra được sản phẩm âm nhạc mà cả nhạc sĩ và tôi ưng ý nhất”, Tô Ngọc Hà cho hay.Tô Ngọc Hà gắn bó với các ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.Nữ ca sĩ cũng bộc bạch thêm, hát nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung không phải dễ dàng. Lời ca, giai điệu có thể rất dễ hiểu, nhưng cảm nhận được đầy đủ ẩn ý của nhạc sĩ trong mỗi nốt nhạc, lời ca là điều cần phải suy nghĩ rất nhiều.Chính vì thế, sau mỗi lần thực hiện tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, nhiều đàn anh trong âm nhạc cũng bày tỏ sự cảm mến và trân trọng những sáng tạo của Ngọc Hà cùng ê kíp – là nhạc sĩ phối khí Đức Hoàng – người cũng đã đồng hành với giọng hát của nữ ca sĩ và các sản phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung từ sản phẩm âm nhạc đầu tiên cho đến “Anh không yêu mùa xuân”.Hình ảnh trong MV.Từ ca khúc, MV “Anh không yêu mùa xuân” được ca sĩ Tô Ngọc Hà và êkip thể hiện chuyện tình của đôi bạn trẻ yêu nhau nhưng cuối cùng lại không đến được với nhau, cô gái ra đi chàng trai là người ở lại và có nhiều cảm xúc. Khi nhìn cảnh sắc mùa xuân, chàng trai nhớ lại mối tình đã qua, khắc khoải, nhớ nhung cô gái năm nào.Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc bolero, nhưng với chất giọng trầm ấm, nữ ca sĩ mỗi lần trình làng sản phẩm âm nhạc lại thường chọn nhạc trữ tình để đưa đến một màu sắc khác trước người yêu nhạc.Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung mặc dù luôn tự nhận mình là làm nghệ thuật “tay ngang” và không muốn “lộ diện” trước truyền thông, công chúng, nhưng sau gần 20 năm theo đuổi sáng tác, đến nay anh đã có một “gia tài” các tuyển tập thơ và âm nhạc đáng kể, từ trữ tình, tự sự đến những ca khúc trẻ trung, sôi động; và những ca khúc viết về tình yêu quê hương, đất nước…Nhiều sản phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung có sự tham gia của những nghệ sĩ tên tuổi như: NSND Quốc Hưng, ca sĩ Lê Anh Dũng, Quang Hà, Hoàng Tùng, Đông Hùng, Mai Diệu Ly,… Sau sự kết hợp với Thần tượng Bolero Tô Ngọc Hà với MV “Anh không yêu mùa xuân”, sắp tới nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung sẽ kết hợp với NSND Quốc Hưng giới thiệu tới khán giả một ca khúc mang đậm tính hào sảng, tri ân “Đất nước yêu người” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và các ngày kỷ niệm lớn trong năm của đất nước.
https://nhandan.vn/to-ngoc-ha-ra-mat-mv-nhac-tru-tinh-anh-khong-yeu-mua-xuan-post805306.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "MV \"Anh không yêu mùa xuân\"", "ca sĩ Tô Ngọc Hà", "nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung" ] }
Lan tỏa giá trị mỹ thuật Đà Nẵng trong triển lãm “Nắng tháng 4”
NDO -Triển lãm mỹ thuật “Nắng tháng 4” chính thức khai mạc chiều 16/4 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Sự kiện được tổ chức nhân chào mừng kỷ niệm 49 nămNgày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), cũng như ghi nhận những đóng góp tích cực của các họa sĩ, nhà điêu khắc cho lĩnh vực mỹ thuậtĐà Nẵngtrong năm qua.
Đây làtriển lãm mỹ thuậtđầu tiên do Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức với một phần kinh phí được xã hội hóa thông qua tài trợ của tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước đó là Hiệp hội Quảng cáo Đà Nẵng và Nhà sưu tập Lê Quang Khải.Triển lãm này là cơ hội tuyệt vời để công chúng yêu nghệ thuật khám phá những tác phẩm mới, đa dạng và phong phú về nội dung, chất liệu và kỹ thuật sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc là hội viên và cộng tác viên của Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng.Khai mạc triển lãm mỹ thuật "Nắng tháng 4" tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng chiều ngày 16/4. (Ảnh: ANH ĐÀO)Họa sĩ Thân Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng, cho biết: Mỹ thuật Đà Nẵng lúc khởi nghiệp cho đến thời điểm này đã và đang phát triển ngày càng lớn mạnh. Qua đó, nhiều thế hệ họa sĩ đã trưởng thành ở nhiều trường phái nghệ thuật như Hiện thực, Ấn tượng, Siêu thực, Trừu tượng…Mỗi họa sĩ ít nhiều đạt được thành công nhất định trong dòng chảy của nhiều xu hướng nghệ thuật hội nhập, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp từ thực tế cuộc sống và văn hóa, truyền thống dân tộc.Nhiều du khách nước ngoài tham quan, thưởng lãm tranh tại triển lãm "Nắng tháng 4". (Ảnh: ANH ĐÀO)Triển lãm mỹ thuật “Nắng tháng Tư” là sự kiện tôn vinh sự sáng tạo nghệ thuật, mở đầu chuỗi các sự kiện do Hội Mỹ thuật thành phố tổ chức trong năm 2024. Chủ đề triển lãm ca ngợi tình yêu quê hương, phản ánh trung thực con người và khí hậu đặc trưng của miền trung đầy gió và nắng, trên nền những chất liệu phong phú đa dạng."Từ nay đến năm 2030, Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng tiếp tục tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm duy trì sức sống cho hoạt động mỹ thuật của thành phố và có tầm nhìn dài hạn để thúc đẩy không gian sáng tạo của các họa sĩ, nhà điêu khắc", ông Thân Trọng Dũng cho biết.Không gian trưng bày các tác phẩm mỹ thuật tại triển lãm "Nắng tháng 4" thu hút đông đảo người xem. (Ảnh: ANH ĐÀO)Triển lãm "Nắng tháng 4" với 43 tác phẩm của 37 tác giả, với những góc nhìn, cảm nhận về hình ảnh quê hương, đất nước, con người, cảnh sắc thiên nhiên… được thể hiện bằng nhiều chất liệu, mầu sắc, tạo hình khác nhau, mang lại nhiều cảm nhận riêng biệt dành cho người thưởng lãm.Ban tổ chức trao giải trẻ đồng hạng của năm 20244 cho bốn họa sĩ trẻ là Lê Ngân Thủy, Nguyễn Tiến Việt, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Thị Đào vì đã có nhiều đóng góp cho mỹ thuật thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Tại triển lãm này, Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng trao 4 giải đồng hạng cho 4 họa sĩ trẻ (dưới 40 tuổi) có nhiều thành tích đóng góp cho phong trào hoạt động của Hội Mỹ thuật thành phố.Thời gian triển lãm diễn ra đến ngày 16/5.
https://nhandan.vn/lan-toa-gia-tri-my-thuat-da-nang-trong-trien-lam-nang-thang-4-post805027.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng", "Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng", "khai mạc", "Đà Nẵng", "triển lãm mỹ thuật", "Nắng tháng 4" ] }
Mang lại gam màu tươi sáng cho phim “giờ vàng”
Kể các câu chuyện hướng thiện, nhân văn với những tình huống chân thật, dung dị và gần gũi là nội dung mà một số phim “giờ vàng” trên truyền hình thời gian gần đây đang hướng tới. Dòng phim nhiều bi kịch, mâu thuẫn “long trời lở đất” không còn giữ sức hút như xưa.
Những năm gần đây có khá nhiều bộ phim truyền hình đi sâu vào đề tài cuộc sống hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng những mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân, gia đình khó tránh gây mệt mỏi, căng thẳng cho người xem. Phim Trạm cứu hộ trái tim nhận nhiều ý kiến trái chiều vì dồn dập tình tiết bi kịch, kịch bản u uất, tiêu cực. Phim Gia đình mình vui bất thình lình lên sóng giữa năm 2023 cũng có điểm trừ vì có nhiều tình tiết bi thương. Một nhân vật được xây dựng với tính cách hiền lành, chu đáo, hết lòng vì gia đình nhưng liên tục gặp biến cố: chồng bị ung thư, bản thân sảy thai tới ba lần,…Với khán giả đang phải đối mặt với sự mệt mỏi, áp lực cuộc sống thì cách chữa lành tốt nhất là kể các câu chuyện hướng thiện, nhân văn với những tình huống chân thật, dung dị và gần gũi. Đó là điều mà một số phim “giờ vàng” gần đây đang hướng tới. Những bộ phim này không đào sâu vào mâu thuẫn, đẩy xung đột giữa các nhân vật lên đến đỉnh điểm, thay vào đó mang đến những thông điệp tích cực, nhân văn qua những tình tiết nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng không kém phần sâu sắc. Đừng làm mẹ cáu phát sóng đầu năm 2023 cho người xem tận hưởng cảm giác ấm áp len lỏi khi theo dõi hành trình làm mẹ bất đắc dĩ của Hạnh (do diễn viên Quỳnh Kool thủ vai). Sau những ngày tháng bên “con gái” bé bỏng dù không mang nặng đẻ đau với nhiều tình huống phát sinh dở khóc dở cười, nhưng Hạnh đã trở thành người mẹ đích thực.Từ nhu cầu của khán giả, các nhà sản xuất, đặc biệt là Đài Truyền hình Việt Nam gần đây đã chú tâm hơn tới những bộ phim mang sắc màu ấm áp, tươi sáng. Trên nhiều diễn đàn phim Việt, những bộ phim như Gặp em ngày nắng, Lỡ hẹn với ngày xanh được khán giả yêu mến. Câu chuyện phim của Gặp em ngày nắng gần gũi, đề cập mâu thuẫn trong gia đình, sự khác biệt trong tư duy và lối sống của những tầng lớp khác nhau trong xã hội nhưng không căng thẳng, không khoét sâu vào sự khác biệt hay chênh lệch giàu-nghèo. Vượt qua sự khác biệt, các nhân vật đều tìm ra cách giải quyết ôn hòa.Lỡ hẹn với ngày xanh dù vừa phát sóng được vài tập nhưng cũng thu hút khán giả nhờ các nhân vật trẻ do các diễn viên Huỳnh Anh, Xuân Anh thủ vai. Họ có lý tưởng, dám theo đuổi mơ ước, khát vọng… Từ màu sắc tươi tắn đến lời thoại của những nhân vật chính đều chiếm thiện cảm của khán giả.Người một nhà chuẩn bị lên sóng cũng là một trong những bộ phim được kỳ vọng mang đến góc nhìn ấm áp về tình cảm gia đình, nhất là tình cảm anh em. Các nhân vật tuy gặp hoàn cảnh éo le nhưng họ chọn cách sửa sai, vượt qua thử thách bằng cách bao bọc, chăm lo cho nhau.Nhìn ra thế giới, nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc hiện đang đi tiên phong sản xuất dòng phim chữa lành, với các tác phẩm đa dạng đề tài. Khán giả yêu mến các tác phẩm như Điệu cha cha cha làng biển, kể về nơi nuôi dưỡng những tâm hồn bị tổn thương, Cuộc đình công mùa hè nói về người trẻ tuổi tạm biệt cuộc sống ồn ào nơi thành thị để tận hưởng nhịp điệu chậm rãi, an lành ở nông thôn. Bộ phim Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo xoay quanh cô gái tự kỷ, vượt lên nghịch cảnh để trở thành luật sư tài ba, có được hạnh phúc trong đời sống. Các tác phẩm mang tinh thần tươi sáng, chữa lành đang “nở rộ” và áp đảo về mặt số lượng. Không xoáy sâu vào những bi kịch long trời lở đất, các nhà làm phim Hàn Quốc ưu tiên những lát cắt đời sống nhẹ nhàng và dung dị như ký ức thời thanh xuân, đời sống tình yêu dân văn phòng…Những bộ phim truyền hình phát vào “giờ vàng” ít nhiều sẽ tác động đến đời sống xã hội trong việc thay đổi hành vi, thái độ sống, phê phán cái xấu và đem đến sự hướng thiện cho người xem. Vì vậy, chất lượng sản xuất phim và đổi mới trong sáng tác kịch bản cần phải đặt lên hàng đầu. Nhà thơ, phê bình phim Nguyễn Phong Việt nhận định, xu hướng phim chữa lành được ưa chuộng là tất yếu, sau một thời gian khán giả ngập trong câu chuyện của xê-ri truyền hình liên quan đến đề tài “tiểu tam”, bi kịch hôn nhân, mâu thuẫn gia đình nhiều thế hệ... “Đó là chưa kể các đề tài bị lặp lại với ít góc nhìn mới mẻ, từ đó dẫn đến việc món ăn dù ban đầu có thể ngon nhưng nếu ăn mãi thì cũng trở nên nhàm chán. Dòng phim chữa lành, yêu đời, ít bi kịch... đã mang đến hương vị mới lạ cho khán giả, giúp họ cảm thấy ấm áp hơn khi xem phim, nhất là trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng có nhiều áp lực”, Nguyễn Phong Việt nói. Anh cho rằng, nếu được khai thác tốt, dòng phim này chắc chắn tạo ra được một xu hướng mới trong tương lai gần với khán giả màn ảnh nhỏ ■
https://nhandan.vn/mang-lai-gam-mau-tuoi-sang-cho-phim-gio-vang-post801422.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "phim “giờ vàng”", "phim Gặp em ngày nắng", "nền công nghiệp giải trí", "Phim Gia đình mình vui bất thình lình" ] }
Để nghệ sĩ Việt "bước ra" thị trường nghệ thuật quốc tế
NDO -Sáng 7/6, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) diễn ra tọa đàm "Kỹ năng cho nghệ sĩ khi ra khơi". Sự kiện do ngân hàng UOB Việt Nam tổ chức, nhằm chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng hỗ trợ nghệ sĩ khi tham gia thị trường nghệ thuật khu vực và quốc tế.
Tham gia tọa đàm có các diễn giả:Họa sĩ Đặng Xuân Hòa, họa sĩ Trịnh Tuân,giám tuyển Ace Lêvà Giám đốcHanoiGrapevine Trương Uyên Ly.Đánh giá tiềm năng và cơ hội của nghệ sĩ Việt Nam khi tham gia thị trường khu vực và thế giới, giám tuyển Ace Lê nhìn nhận, các nghệ sĩ của Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều tiềm năng để bước ra khu vực và thế giới. Nội dung, đề tài sáng tác có nhiều điểm chung cùng các nghệ sĩ trong khu vực Đông Nam Á. Điều này khiến các nhà sưu tập trong khu vực cảm nhận được các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam. Bên cạnh đó, mỹ cảm và thẩm mỹ của họa sĩ Việt Nam tương đồng với nhóm các nước có ngôn ngữ dựa trên Hán tự như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Vì vậy, số lượng nhà sưu tập các tác phẩm Đông Dương và đương đại ở Việt Nam ngày càng tăng.Về mặt thị trường, những năm 1990, 90% số lượng nhà sưu tập là khách quốc tế, chỉ 10% là nhà sưu tập nội địa. Hiện nay, tỷ lệ này đã đảo ngược với 70% nhà sưu tập nội địa. Sự đảo chiều này giúp nghệ sĩ Việt Nam có lợi thế khi đối thoại được với các nhà sưu tập trong nước. Thêm nữa, trên các sàn đấu giá, các tác phẩm hội họa đương đại của nghệ sĩ Việt Nam đang có mức giá thấp hơn so với nghệ sĩ trong khu vực. Điều này tạo điều kiện để giới nghệ sĩ Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ các nhà sưu tập trong khu vực. Tuy nhiên, khi cơ hội rộng mở, các nghệ sĩ cần phải chú trọng kỹ năng chuyên môn của mình.Bên cạnh nỗ lực của bản thân nghệ sĩ và khả năng tự định vị bản thân, thì hệ sinh thái nghệ thuật (giám tuyển, phòng tranh, không gian nghệ thuật và truyền thông) đang hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sáng tác và phát triển sự nghiệp của nghệ sĩ tốt hơn.Giao lưu, trao đổi tại tọa đàm.Là giám đốc nền tảng trực tuyến về văn hóa và nghệ thuật, chị Trương Uyên Ly chia sẻ: Cộng đồng nghệ thuật hiện nay có rất nhiều cơ hội giao lưu với quốc tế. Nhiều năm trước, khán giả truy cập nền tảng trực tuyến Hanoi Grapevine chủ yếu là người nước ngoài, nhưng hiện nay, cộng đồng khán giả đa số là người Việt Nam, trong lứa tuổi từ 18 đến 50. Số lượng truy cập tăng dần cho thấy sự quan tâm nhất định của khán giả đối với các hoạt động nghệ thuật, văn hóa của Việt Nam. Hanoi Grapevine đang hỗ trợ nghệ sĩ truyền thông theo cách chuyên nghiệp và bài bản hơn. Khi thể hiện tốt hơn tác phẩm và quá trình sáng tạo của mình, nghệ sĩ có nhiều cơ hội bước ra thị trường thế giới thông qua nền tảng trực tuyến này.Hiện nay, Hanoi Grapevine còn tập trung quản lý, nghiên cứu về thị trường và lịch sử nghệ thuật, giúp định hướng cho nền nghệ thuật Việt Nam, trong đó có cộng đồng nghệ sĩ sáng tạo kể được câu chuyện của mình với thế giới một cách bài bản, rõ ràng và minh bạch hơn. Ngoài ra, Hanoi Grapevine thường xuyên xây dựng các workshop, khoá học ngắn, các buổi trao đổi nhằm cung cấp, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ và bản quyền, nghệ sĩ lưu trú sáng tác… để nghệ sĩ cập nhật, nắm bắt được bối cảnh nghệ thuật thế giới hiện nay.Trao đổi với những người yêu nghệ thuật tham dự tọa đàm, họa sĩ Đặng Xuân Hòa, người đã có nhiều tác phẩm trưng bày trong và ngoài nước chia sẻ, bên cạnh sự hỗ trợ của các nền tảng xã hội, tình yêu với nghệ thuật, trải nghiệm cuộc sống, quan sát xã hội, cảm nhận thiên nhiên... nghệ sĩ trẻ cần trang bị nền tảng kiến thức về mỹ thuật nói riêng và nghệ thuật nói chung, quan niệm về đời sống xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.Họa sĩ Trịnh Tuân - người có kinh nghiệm kết nối nghệ thuật Việt Nam với thế giới, thành lập nhóm nghệ sĩ mỹ thuật Đông Nam Á (Asia Art Link) nhấn mạnh, bên cạnh kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ là yếu tố quan trọng để nghệ sĩ Việt tự tin bước ra thị trường quốc tế. Khi được trao cơ hội và biết nắm bắt cơ hội, ngoại ngữ sẽ là chìa khóa để nghệ sĩ bước ra khỏi vùng an toàn, tiếp cận và hội nhập.Triển lãm hội họa tại VCCA (Hà Nội).Đa dạng về góc nhìn, trải nghiệm, tọa đàm đã tạo không gian kết nối, đối thoại, giao lưu, giúp nghệ sĩ định vị được bản thân đồng thời trang bị kỹ năng, kiến thức cần thiết trước khi tham gia đấu trường quốc tế. Tại tọa đàm, các diễn giả đã cung cấp thêm thông tin về định giá tác phẩm nghệ thuật, kỹ năng mô tả tác phẩm nghệ thuật… cho các nghệ sĩ xác định theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp.Cuộc thi UOB Painting of the year là dự án phát triển cộng đồng do ngân hàng UOB tổ chức. Với vai trò là nhà bảo trợ nghệ thuật, UOB thiết lập các chương trình thúc đẩy nghệ thuật thị giác ở tất cả các nước trong khu vực mà ngân hàng có hoạt động. Năm 2023, lần đầu tiên cuộc thi Painting of the year được tổ chức tại Việt Nam, thu hút đông đảo sự tham gia của nghệ sĩ trên cả nước.Năm nay, UOB Painting of the year được khởi động từ ngày 7/5, tiếp tục mang đến sân chơi hội họa cho các nghệ sĩ Việt Nam. Hội đồng Giám khảo gồm: họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam- Cố vấn nghệ thuật; họa sĩ Đặng Xuân Hòa, Trưởng Ban giám khảo; họa sĩ Trịnh Tuân và họa sĩ Nguyễn Thị Châu Giang.
https://nhandan.vn/de-nghe-si-viet-buoc-ra-thi-truong-nghe-thuat-quoc-te-post813252.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:04", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:04", "tags": [ "nghệ sĩ Việt", "thị trường nghệ thuật quốc tế", "VCCA", "ngân hàng UOB Việt Nam" ] }
Ngăn chặn hiện tượng lệch chuẩn về văn hóa trong giới trẻ
Tôi tâm huyết với nhiều bài viết, bài phát biểu củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngđề cập tới lĩnh vực văn hóa với nhiều tổng kết và gợi mở giải pháp.
Ðặc biệt, trong bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng, người lãnh đạo Ðảng ta đã có nhiều trăn trở với việc phát triển văn hóa nước nhà, nhất là trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tin rằng sự thấu cảm đó sẽ được các cấp ủy đảng, chính quyền và mỗi người dân quán triệt sâu sắc và coi đó là “kim chỉ nam” để văn hóa Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới đầy tự tin và bản lĩnh.Có thể khẳng định rằng với sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian qua văn hóa Việt Nam đã được lan tỏa tích cực. Chúng ta tự hào khi thấy ngày càng có nhiều người nước ngoài học tiếng Việt để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Việt Nam. Trong lĩnh vực ẩm thực, thời trang, du lịch, văn hóa Việt Nam được bạn bè quốc tế biết tới và ca ngợi với nhiều mỹ từ. Nhiều di sản văn hóa của cha ông để lại đã được UNESCO công nhận là di sản đại diện cho nhân loại, là văn hóa tiêu biểu của loài người… Bên cạnh những vinh dự, tự hào, vẫn canh cánh mối lo, đó chính là nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc trong một bộ phận giới trẻ.Những năm gần đây cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và internet, các mạng xã hội xuất hiện lan tràn kéo theo nhiều tác động tiêu cực. Mạng xã hội là môi trường dễ dàng lan truyền những thông tin xấu độc, gây hại đến sự phát triển tư duy của một bộ phận giới trẻ. Những hiện tượng như bắt nạt, bôi nhọ cá nhân, tập thể; thần tượng, tôn sùng những đối tượng “giang hồ mạng”; tung hô, cổ vũ những hành vi lệch chuẩn văn hóa để câu lượt thích, lượt xem… tạo ra một diện mạo xấu xí khi nhắc đến mạng xã hội.Một báo cáo gần đây cho thấy, hoạt động sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội của Việt Nam đã thu về khoảng 1.500 tỷ đồng, thu hút khoảng 20.000 lao động, con số này chưa bao gồm các hoạt động kinh doanh. Trong đợt đại dịch Covid-19, nhiều lớp học đã được tổ chức thông qua các ứng dụng trên nền tảng mạng xã hội. Như vậy, mạng xã hội còn có một không gian “trong lành” rất lớn dành cho sáng tạo, kinh doanh và học tập.Nhiều nghị quyết của Ðảng các nhiệm kỳ gần đây đều coi mục tiêu xây dựng kinh tế đồng thời với sự phát triển văn hóa.Nhiều nghị quyết của Ðảng các nhiệm kỳ gần đây đều coi mục tiêu xây dựng kinh tế đồng thời với sự phát triển văn hóa. Văn hóa cũng là nội lực để xây dựng, phát triển nền kinh tế của đất nước. Ngược lại, một nền kinh tế mạnh sẽ giúp văn hóa phát triển tốt đẹp, bền vững. Trong những năm qua chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội đã góp phần nâng cao và cải thiện đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân. Ðảng, Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân cũng là nội dung thiết thực nhất trong phát triển văn hóa.Trong phần II của bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết và gợi mở: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Vận dụng linh hoạt chỉ đạo của Tổng Bí thư, chúng ta có thể giải bài toán phát triển văn hóa hài hòa, đồng bộ với tăng trưởng kinh tế.Ðể làm được vậy, thiết nghĩ các cấp ủy đảng cần có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt hơn, quy định chặt chẽ hơn, cụ thể hơn về hành vi được và không được làm trên không gian mạng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng sát với bối cảnh xã hội để giới trẻ dễ tiếp thu, tiếp cận. Gia đình cần được phát huy vai trò, người lớn trong gia đình cần trở thành tấm gương ứng xử có văn hóa ở mọi nơi, mọi lúc cho giới trẻ noi theo. Nhà trường giữ vai trò định hướng, có những chương trình giáo dục đi sâu vào tâm lý để các em có một cái nhìn thực tế và am hiểu hơn về văn hóa ứng xử, góp phần xây dựng xã hội văn minh.
https://nhandan.vn/ngan-chan-hien-tuong-lech-chuan-ve-van-hoa-trong-gioi-tre-post811775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "bài viết", "Tổng Bí thư", "văn hoá", "giới trẻ", "lệch chuẩn" ] }
Đạo diễn Victor Vũ công bố dự án phim mới
NDO -Đạo diễn Victor Vũ đã công bố tuyển diễn viên cho dự án phim mới của mình với tên gọi “Thám tử Kiên”. Đây chính là nhân vật trong bộ phim“Người vợ cuối cùng”công chiếu năm 2023 của anh.
Thám tử Kiên là một nhân vật trong bộ phim “Người vợ cuối cùng”, nhận nhiệm vụ của triều đình đi điều tra vụ án mạng liên quan đến gia đình quan huyện Đức Trọng.Vai Thám tử Kiên trong phim do diễn viên Quốc Huy thủ vai. Anh đã gây ấn tượng và tạo được cảm tình với khán giả khi thể hiện một quan thầy Kiên cầm cân nảy mực, không bỏ sót tội phạm, nhưng cân nhắc có tình có lý, để đường sống cho những nạn nhân thực sự và lôi kẻ ác ra ánh sáng.Quốc Huyđã cho thấy một ông quan điều tra có ánh nhìn sắc sảo, khiến cho người đối diện cảm giác như những gì bị che giấu đã bị lộ hết, nhưng lại cũng có cái nhìn bao dung, thấu hiểu và thương cảm cho những thân phận bị đẩy đến bước đường cùng.Khi đó, nhiều khán giả đã bày tỏ niềm yêu thích nhân vật quan thầy - thám tử Kiên bằng việc đề nghị đạo diễn Victor Vũ dành riêng một bộ phim cho nhân vật này có nhiều đất diễn hơn.Đạo diễnVictor Vũcho biết, nhận được tình cảm của khán giả cho nhân vật Thám tử Kiên ở phim điện ảnh “Người vợ cuối cùng”, anh cùng Galaxy Studio và November Films chính thức thông báo tuyển chọn diễn viên cho dự án phim điện ảnh “Thám tử Kiên”.Đạo diễn cho biết, anh đang tìm một diễn viên cho nhân vật quan trọng nhất trong dự án phim "Thám tử Kiên". Nhân vật này vừa mạnh mẽ, phong độ, vừa thông minh, quyết đoán, đặc biệt là sống có tình và có lý.Cùng với Thám tử Kiên, dự án cũng đang tìm kiếm các diễn viên phù hợp cho các vai diễn quan trọng khác của phim như Thạc, Đông, Tuyết, Nga, Mùi…
https://nhandan.vn/dao-dien-victor-vu-cong-bo-du-an-phim-moi-post811998.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Thám tử Kiên", "đạo diễn Victor Vũ", "casting nhân vật Thám tử Kiên", "phim \"Người vợ cuối cùng\"", "Galaxy Studio" ] }
[Ảnh] Công chúng thích thú tương tác với tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Hà Nội
NDO -Tại Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, công chúng có thể cắt các trang báo Nhân Dân số đặc biệt, ghép thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài tới 3,21m. Những người yêu thích công nghệ có thể trải nghiệm tương tác bằng cách dùng điện thoại quét các mã QR trên tranh hoặc tải ứng dụng xem hình ảnh chuyển động bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).
TạiLễ khai mạc Triển lãm, diễn ra tại Trụ sở Báo Nhân Dân (số 71 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), công chúng lần đầu được đồng thời chiêm ngưỡng bức tranh panorama độc đáo và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường (AR) với mô hình tranh panorama 360 độ.Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Báo Nhân Dân đã tổ chức Đợt thông tin đặc biệt về sự kiện với sự chuẩn bị công phu, bài bản, kỹ lưỡng trong gần nửa năm, mở đầu bằng việc ra mắt chuyên trang điện tử Chiến thắng Điện Biên Phủ (tại địa chỉdienbienphu.nhandan.vn) vào ngày 13/3.Điểm nhấn trong Đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ là số Báo Nhân Dân ra ngày 7/5/2024 được tăng thêm 12 trang thông tin đặc biệt. Phụ trương gồm 4 trang nội dung, 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh và 4 trang in toàn bộbức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”với hơn 4.500 nhân vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Triển lãm sẽ mở cửa tự do từ 9 giờ đến 17 giờ từ ngày 7/5 đến 12/5/2024.Tại Lễ khai mạc, Báo Nhân Dân đã tặng phụ trương đặc biệt kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ cho khách tham quan tại cả hai địa điểm triển lãm ở Hà Nội và Điện Biên. Trong ảnh: Em bé chăm chú cắt dán tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Niềm vui sau khi hoàn thành cắt dán bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài tới 3,21m (kỷ lục đối với sản phẩm báo in).Các đại biểu đọc phụ trương đặc biệt của Báo Nhân Dân.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam giới thiệu với các đại biểu điểm nhấn của Triển lãm.Đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản tương tác với bức tranh.Đoàn viên thanh niên Báo Nhân Dân hướng dẫn công chúng trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường.Du khách nước ngoài thích thú tương tác với bức tranh và thông tin về Chiến dịch Điện Biên Phủ.Phát biểu trước các phóng viên, Tổng Biên tập Lê Quốc Minh chia sẻ: "Chúng tôi mong đợi triển lãm này sẽ giúp khán giả không những có cơ hội xem những hình ảnh ấn tượng mà còn tương tác với hình ảnh, đọc thêm nhiều thông tin về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây sẽ là cơ hội để công chúng hiểu thêm về lịch sử hào hùng của đất nước Việt Nam".Triển lãm thu hút đông đảo khách tham quan ngay từ Lễ khai mạc.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/anh-cong-chung-thich-thu-tuong-tac-voi-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-tai-ha-noi-post808122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Báo Nhân Dân", "tranh panorama Điện Biên Phủ", "Triển lãm tương tác tranh panorama", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
“Đào, Phở và Piano” vượt mốc doanh thu 11 tỷ đồng
NDO -Lần đầu tiên, một bộ phim với đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, do Nhà nước đầu tư sản xuất, đã vượt qua mốc doanh thu 11 tỷ đồng tại các rạp chiếu. “Đào, Phở và Piano” vẫn giữ nguyên sức hút và tiếp tục tạo nên những bất ngờ trong đầu năm nay.
Theo công bố doanh thu từ trang web thống kê doanh thu vé rạp Box Office Việt Nam, doanh thu của bộ phim “Đào, Phở và Piano” tính đến sáng 5/3 đạt hơn 11,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này chưa sát với thực tế, bởi theo đại diện Box Office Việt Nam, hiện tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vẫn tiếp tục bán vé trực tiếp phim này mà chưa mở lại trang online, cho nên doanh thu từ cụm rạp này được cập nhật thủ công từ quầy vé theo thống kê cuống vé.Đây là hiện tượng chưa từng có đối với một bộ phim có đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, và được Nhà nước đầu tư vốn sản xuất.“Đào, Phở và Piano” do đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, có sự tham gia của các diễn viên Doãn Quốc Đam, Thùy Linh, NSND Trần Lực, NSND Trung Hiếu, ca sĩ Tuấn Hưng, các nghệ sĩ Anh Tuấn, Nguyệt Hằng… Phim làm về những người Hà Nội cuối cùng ở lại Thủ đô trong cuộc chiến 63 ngày đêm hồi cuối năm 1946, đầu năm 1947.Phim nằm trong dự án thử nghiệm phổ biến phim do Nhà nước đầu tư sản xuất, cùng với “Hồng Hà nữ sĩ” và 6 phim hoạt hình khác. Ra rạp đúng ngày mùng 1 Tết nguyên đán, phim đã làm nên mộtcơn sốtchưa từng có trong giới trẻ khi rạp chiếu đầu tiên là Trung tâm chiếu phim Quốc giaquá tải, phải tăng số suất chiếu lên gấp nhiều lần. Hiện tại phim được phát hành qua Trung tâm chiếu phim Quốc gia, các hệ thống rạp củaBeta CinemasvàCinestar, và rạp Kim Đồng (Hà Nội).Bộ phim là tấm lòng tri ân của đạo diễn Phi Tiến Sơn đối với Hà Nội, nơi anh sinh ra và lớn lên.
https://nhandan.vn/dao-pho-va-piano-vuot-moc-doanh-thu-11-ty-dong-post798674.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "\"Đào Phở và Piano\"", "doanh thu vé rạp", "doanh thu \"Đào Phở và Piano\"", "phim Nhà nước đầu tư", "phim lịch sử", "phim chiến tranh cách mạng", "phim chiếu rạp" ] }
Tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương
NDO -Đêm ngày 4/2 (tức 14 tháng Giêng), tại đền Trần Thương (xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần xuân Quý Mão năm 2023.
Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn đầu năm của tỉnh Hà Nam, được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.Lễ hội diễn ra ngay tại ngôi đền chính là nơi Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo cho quân đội trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ thứ 13.Đại diện bô lão trong xã Trần Hưng Đạo đọc văn trình tại buổi lễ.Lễ phát lương được tổ chức vào giờ Tý đêm ngày 14, rạng ngày 15 tháng Giêng với các nghi trình: Lễ rước lương thảo từ kho lương vào trong đền làm lễ; lễ châm đuốc và dâng hương của các đại biểu cùng nhân dân và lễ rước lương thảo vào làm mật lễ tại hậu cung.Du khách và nhân dân nhận lương tại các điểm phát lương tại đền Trần Thương.Nghi lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương nhằm tái hiện lịch sử về "phát quân lương" khao quân của quân đội nhà Trần khi đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ ba (năm 1288).Theo các bô lão của xã Trần Hưng Đạo giải thích; Hai chữ in trên túi lương là chữ Hán “Trần Thương”. Túi được làm bằng vải điều, màu đỏ tượng trưng cho Hỏa. Màu vàng của chữ tượng trưng cho Thổ. Bên trong túi gồm các loại ngũ cốc là sản vật của vùng quê Lý Nhân đó là nếp cái hoa vàng, đậu tương, ngô đỏ.Ý nghĩa về giá trị tinh thần của lễ phát lương được thể hiện qua từng túi lương, theo người dân là cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu đón linh khí trời đất, cho một năm sung túc, nhà nhà no đủ, hạnh phúc.Các bô lão phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương.Việc tổ chức Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần vào dịp đầu năm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, đồng thời tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn.Các đội chuẩn bị tế lễ.Trước đó, trong sáng sớm 2/2/2023, (tức 12 tháng Giêng Quý Mão), các cụ cao niên và nhân dân xã Trần Hưng Đạo và Ban quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương đã làm lễ rước nước từ sông Hồng về đền Trần Thương theo nghi thức truyền thống đã có lịch sử hàng trăm năm và cho đến ngày nay vẫn được duy trì, gìn giữ như một nét đẹp văn hóa truyền thống mỗi dịp đầu xuân, đồng thời gợi nhớ nguồn gốc của dòng tộc nhà Trần.Năm nay, Ban Tổ chức đã chuẩn bị hơn 10 nghìn gói lương và bố trí phát lương cho nhân dân và du khách thập phương ở 18 điểm quanh khu vực đền Trần Thương từ 23 giờ ngày 4/2 đến hết ngày 6/2/2023 (tức ngày 16 tháng Giêng).Cùng với phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đan xen như: Giải cờ tướng Hà Nam mở rộng; Các chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân và du khách thập phương.Để bảo đảm an toàn cho các đại biểu và nhân dân về dự lễ hội, Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch, phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng triển khai các phương án bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông trên địa bàn, đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời những trường hợp lợi dụng lễ hội để có hành vi gây phức tạp về an ninh trật tự.
https://nhandan.vn/to-chuc-le-phat-luong-duc-thanh-tran-den-tran-thuong-post737305.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Lễ phát lương", "đền trần thương" ] }
Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long
NDO -Tết Đoan Ngọ (giết sâu bọ) là một lễ tiết quan trọng trong văn hoá truyền thống Việt Nam ở cả cung đình và dân gian. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội giới thiệu nhiều nét đẹp của nghi thức cung đình liên quan đến ngày Tết này.
Ngày 6/6, tại Khu di sản văn hoá thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” trong chuỗi hoạt động nhân dịp tết Đoan Ngọ 2024 (tức ngày 5/5 âm lịch).Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương, thường được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là ngày tết truyền thống của một số quốc gia Đông Á trong đó có Việt Nam. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi là “tết giết sâu bọ”. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.Gian hàng giới thiệu các loại thuốc trừ dịch bệnh trong mùa nắng nóng.Tết Đoan Ngọ cũng là một dịp lễ tiết quan trọng trong cung đình. Hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong ước ban phúc lành, ban sức khỏe, bình an cho muôn nhà.Tết được các vương triều tổ chức trang trọng với những lễ nghi mang tính cung đình.Tết Đoan Ngọ trong dân gian cũng có những phong tục hết sức độc đáo như dâng cúng sản vật của mùa hạ lên ông bà tổ tiên, dùng thức ăn để “diệt sâu bọ” trong người, hái lá làm thuốc nam vào giờ ngọ, đeo bùa và chỉ ngũ sắc, dùng lá nhuộm móng tay móng chân, mặc áo dấu, bôi rượu hùng hoàng cho trẻ con, treo con giáp tết từ ngải cứu, khảo cây...Các đại biểu trải nghiệm tục giết sâu bọ.Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của khu di sản Hoàng thành Thăng Long, những năm gần đây Trung tâm đã tổ chức, thể nghiệm các nghi lễ cung đình với mong muốn mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch đặc sắc, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm nay gồm có các hoạt động: Tái hiện hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ trong cung đình, trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ, thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà.Các nghi thức cung đình được phục dựng trên cơ sở nghiên cứu về phong tục, nghi lễ thời Lê Trung hưng.Trong đó, những nghi thức cung đình gồm: Lễ tiến phẩm dâng hương lên các vị tiên đế và nghi lễ ban quạt được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các nghi lễ cung đình được thực hiện dưới triều Lê Trung hưng.Phần trưng bày, giới thiệu những phong tục Tết Đoan Ngọ, công chúng sẽ được tìm hiểu các phong tục: Ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, xương bồ để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm; tục hái thảo mộc làm thuốc và làm trà vào giờ ngọ; tục đeo chỉ ngũ sắc, đeo túi thơm có đựng hạt mùi, bột hùng hoàng để xua đuổi côn trùng…Người dân và du khách cũng sẽ được trải nghiệm thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và phần giao lưu, trò chuyện cùng Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết về phong tục này; tìm hiểu nghệ thuật thưởng trà cung đình với các nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng, Nguyễn Cao Sơn.Chương trình diễn ra từ nay đến hết ngày 9/6.
https://nhandan.vn/trai-nghiem-tet-doan-ngo-cung-dinh-tai-hoang-thanh-thang-long-post812983.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Tết đoan ngọ", "hoàng thành thăng long", "trải nghiệm" ] }
Tôn vinh cống hiến của nhà văn nữ
Nhà văn Trần Thị Trường (Hà Nội) và nhà thơ Lê Thị Kim (Thành phố Hồ Chí Minh) là hai gương mặt vừa được Hội Nhà văn Việt Nam tôn vinh qua Giải thưởng Nhà văn nữ ấn tượng năm 2023. Miệt mài sáng tác, tạo dấu ấn bằng tác phẩm, họ là biểu tượng cho nghị lực sống với tấm lòng nhân ái hướng tới cộng đồng.
Từ năm 2021, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã phê duyệt và triển khai giải thưởng trên nhằm ghi nhận, tôn vinh nỗ lực, sáng tạo của các nhà văn nữ trong cuộc sống và sự nghiệp, nhất là những đóng góp cho cộng đồng. Giải thưởng đồng thời khuyến khích, cổ vũ, động viên các nhà văn nữ tiếp tục nâng cao chất lượng sống, góp phần nhân lên giá trị tốt đẹp, nhân ái, phù hợp với truyền thống, nhân cách của người phụ nữ Việt Nam.Năm 2023, sau những nỗ lực tìm kiếm ứng viên tiêu biểu khắp các vùng miền, Ban Nhà văn nữ của Hội đã thống nhất bình chọn hai nhà văn để trao giải thưởng là nhà văn Trần Thị Trường và nhà thơ Lê Thị Kim. Đề xuất này nhận được sự nhất trí của Hội Nhà văn Việt Nam. Đây là hai nhà văn nữ có đóng góp lâu năm cho nền văn học. Họ thành danh từ những năm 1980-1990 và đã đạt nhiều giải thưởng uy tín của Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam... Dù cuộc sống đầy rẫy khó khăn thử thách, song, nghị lực sáng tạo và cống hiến của họ luôn dồi dào trong tất cả các giai đoạn.Nhà văn Trần Thị Trường sinh năm 1950 tại Tuyên Quang, quê quán ở Hoài Đức, Hà Nội. Tiểu thuyết đầu tay “Lời cuối cho em” của bà do NXB Thanh niên ấn hành với tranh bìa của họa sĩ Thành Chương khi vừa ra mắt đã thu hút chú ý dư luận và gây sốt trên thị trường xuất bản Việt Nam từ năm 1990. Động lực văn chương khích lệ Trần Thị Trường theo đuổi nghiệp viết. Bà trở thành phóng viên, đôi khi đảm nhiệm cả vai trò họa sĩ trình bày cho một số tờ báo. Năm 1994 bà trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tính tới nay, gia tài tác phẩm của bà gồm nhiều tiểu thuyết và các tập truyện ngắn. Sự nghiệp lấp lánh nhưng nữ nhà văn có cuộc sống riêng đầy gian truân, nhiều biến động.Cùng thế hệ, nhà thơ Lê Thị Kim sinh năm 1950 tại Thanh Hóa, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm 1979-1982, bà là nhà thơ nữ duy nhất trong nhóm ca khúc của Hội Trí thức yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh và đi lưu diễn nhiều nơi. Năm 1981, bà trở thành một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lần lượt đảm nhận các vị trí: Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa 4-5; Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ; Ủy viên Hội đồng Thơ khóa 6 (2010-2015) của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh… Nữ nhà thơ đã cho ra mắt nhiều tác phẩm, có thể kể đến: “Thành phố tháng Tư” (in chung với Nguyễn Nhật Ánh, năm 1986); “Khi tình yêu đến” (năm 1988); “Đóa quỳ hư ảo” (năm 1991); “Sương bụi tình yêu” (năm 1997); “Em lạc đâu sao kim” (năm 2020)... Bản tính ấm áp, dịu dàng giúp Lê Thị Kim có được cái nhìn thiện cảm, tích cực với thơ ca và cuộc sống. Trước khi là nhà thơ, bà từng là kỹ sư hóa học. Chồng qua đời từ khi còn trẻ, số phận đặt bà vào cảnh mẹ góa con côi. Nữ nhà thơ từng viết những câu đầy chua xót: “Vì con đi hết đường này/ thôi đành phận số cát bay đá mòn/ mẹ như một cánh lá non/ khi cha bặt vắng mẹ còn hư vô/ vì con mẹ phải tự ru/ thôi thì ráng nốt kiếp hư vô này”. Trong hai con trai của bà, họa sĩ Nguyễn Trọng Hiếu có nhiều tranh triển lãm, được các nhà sưu tập chọn mua. Anh bị yếu chân từ nhỏ, phải chống nạng, làm mọi việc đều khó khăn hơn bình thường, nhưng vẫn dành nhiều thời gian sáng tác, làm từ thiện cùng mẹ.Vừa là nhà văn, nhà thơ, hai cây bút nữ cũng là những họa sĩ có nhiều tác phẩm, nhiều triển lãm thành công và có hoạt động tích cực quảng bá cho văn học nghệ thuật. Nhà văn Trần Thị Trường được biết đến với không gian Cà-phê thứ bảy, Phố Hoài; nhà thơ Lê Thị Kim với nhóm ca khúc của Hội Trí thức yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu diễn nhiều nơi. Họ đầy nhiệt tâm trong các chương trình thiện nguyện, giúp đỡ những số phận kém may mắn khác trong xã hội. Hai người phụ nữ ấy vẫn liên tục làm những việc đáng quý một cách âm thầm, giản dị. Nhà thơ Lê Thị Kim từng chuyển toàn bộ số tiền bán tranh (khoảng 200 triệu đồng) trong một cuộc triển lãm tặng cho các tổ chức thiện nguyện và các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nhà văn Trần Thị Trường tích cực tham gia các tổ chức thiện nguyện và các tổ chức hỗ trợ cho trẻ em vùng cao và tại địa phương mình sinh sống.Năm 2022-2023 với hai nữ nhà văn là giai đoạn thử thách khắc nghiệt của số phận. Họ đều mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng với nghị lực mạnh mẽ, ý chí kiên cường, họ đã đứng vững, tiếp tục sáng tạo và cống hiến. Ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc sống, dù nhiều lần họ đã phải vào ra bệnh viện, có lúc tưởng thập tử nhất sinh, trái tim những người phụ nữ tài hoa ấy luôn ngân rung những cung bậc của tâm hồn nhân hậu, bao dung. Nghị lực, tình yêu với cuộc sống, văn chương, hội họa và sự sẻ chia đầy lặng lẽ với cộng đồng luôn là mối quan tâm hàng đầu của họ ■
https://nhandan.vn/ton-vinh-cong-hien-cua-nha-van-nu-post799121.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Hội Nhà văn Việt Nam", "cống hiến của nhà văn nữ", "nhà văn nữ" ] }
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”
NDO -Tối 24/2, tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2024 có chủ đề“Bản hòa âm đất nước”.
Đến dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cùng đông đảo các nhà thơ, nhà văn, những người yêu thơ ở Hà Nội…Phát biểu khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nói: “Trong đêm thơ Rằm tháng Giêng này, gió rét và mưa bay như một thách thức của thi ca nhưng với dân tộc Việt Nam càng trong thách thức, càng trong khổ đau và mất mát, những “đóa hoa” của trái tim, của mỗi gương mặt được mở ra. Đó chính là bản chất của dân tộc Việt Nam và khiến Việt Nam trở thành cái tên khác biệt trong toàn bộ lịch sử thế giới”.Trong lời phát biểu khai mạc, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: “Hãy để thơ ca ngự trị mãi trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam trên mảnh đất thiêng liêng của dân tộc mình. Hãy để thơ ca mang khát vọng về cái đẹp và tự do đến mọi số phận ở mọi miền đất nước của xứ sở yêu thương, kỳ vĩ, bất khuất và đầy kiêu hãnh này. Các nhà thơ hãy cùng nhau cất lên bản hòa âm đất nước. Những người yêu thơ ca hãy bước đến để đón nhận, hưởng thụ bằng vòng tay, trái tim và lương tri của mình vẻ đẹp của dân tộc, mà một trong những vẻ đẹp đó là thơ ca”.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhận bó hoa tươi thắm từ nhà thơ Kiều Maily người dân tộc Chăm.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đã gióng hồi trống khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2024.Đêm thơ gồm 4 phần: Trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực phía bắc; Các nhà thơ quốc tế tham gia giao lưu và đọc thơ; Trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực miền trung-Tây Nguyên và miền nam; Những dư âm còn mãi.Điểm đặc biệt nhất của đêm thơ khai mạc Ngày thơ năm nay là sự gặp gỡ của các nhà thơ đại diện cho 54 dân tộc trên khắp mọi miền đất nước. Người nghe được nghe những vần thơ từ những ngôn ngữ khác nhau, mang đến những nét văn hóa đặc sắc khác nhau, kể những câu chuyện về vùng đất, con người của họ. Đêm thơ là những bản hòa ca của các dân tộc miền núi phía bắc, của vùng trung du, của miền trung và Nam Trung Bộ, của vùng Nam Bộ và Tây Nguyên.Nhà thơ Jeon-Min (Hàn Quốc) trình bày bài thơ "Có một Vịnh Hạ Long trong lòng Hà Nội". (Ảnh: NHƯ TRANG)Ngày thơ còn có sự tham gia và trình bày thơ của các nhà thơ đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc.Đêm thơ năm nay có sự kết hợp hài hòa, cân đối các yếu tố sân khấu hóa trong trình diễn thơ, sử dụng các hiệu ứng âm nhạc, diễn xướng, âm thanh, ánh sáng, trang phục…, song song với việc duy trì lối đọc thơ truyền thống của các nhà thơ, với mong muốn đem đến sự thưởng thức trọn vẹn những tác phẩm thơ xuất sắc của các nhà thơ dân tộc cho khán giả.Ngày thơ diễn ra trong hai ngày 24 và 25/2, với tọa đàm“Từ bản lĩnh đến bản sắc của nhà thơ”diễn ra sáng 25/2, cùng không gian Ngày thơ với Đường thơ, Cây thơ, Nhà ký ức - nơi trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, đứng đầu là nhà thơ - Chủ tịch Hồ Chí Minh và 11 nhà thơ người dân tộc đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
https://nhandan.vn/khai-mac-ngay-tho-viet-nam-lan-thu-22-voi-chu-de-ban-hoa-am-dat-nuoc-post797434.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Ngày thơ Việt Nam 2024", "\"Bản hòa âm đất nước\"", "Đêm thơ Nguyên tiêu", "Hội Nhà văn Việt Nam", "tọa đàm “Từ bản lĩnh đến bản sắc của nhà thơ”" ] }
Trường ca “Giao hưởng Điện Biên”, tác phẩm mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
Nhân dịp kỷ niệm70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, nhà thơ Hữu Thỉnh kịp cho ra mắt tập trường ca mới Giao hưởng Ðiện Biên (dày 332 trang), gồm 21 chương, được viết từ tháng 5/2023 đến tháng 3/2024.
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vốn là đề tài không xa lạ với văn học nghệ thuật, báo chí trong và ngoài nước.Nhà thơ Hữu Thỉnhcũng biết rõ điều này khi nói: “Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã được các nhà quân sự, các sử gia, các nhà văn, nhà báo và nhất là những người trong cuộc nói tới rất nhiều rồi, khai thác dưới mọi khía cạnh rồi, đến lượt mình, liệu tôi còn có thể đem đến một cái gì mới?”. Như vậy, tác giả đã lường được những khó khăn sẽ phải đối diện.Khi chiến dịch Ðiện Biên Phủ nổ ra, tác giả mới 12 tuổi. Những tư liệu tác giả đưa vào trường ca, đã được dày công nghiên cứu, tham khảo từ các tài liệu không còn xa lạ với người đọc.Lối thoát cũng được ông hé lộ: “Tôi muốn đặt Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đúng với hoàn cảnh lịch sử của nó và những suy cảm của một người làm thơ sau độ lùi 70 năm”.Hiện thực hóa ý định đó, Giao hưởng Ðiện Biên chọn phương thức tự sự, bên cạnh các yếu tố chính luận, trữ tình. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm hiện lên qua một “tổng phổ” từ khái quát đến cụ thể, từ vĩ mô đến đặc tả, “cận cảnh” hình ảnh một tập thể những con người tại “điểm hẹn lịch sử”, kể từ vị Chủ tịch nước, “người ra trận đầu tiên”, đến Ðại tướng Tổng Tư lệnh; từ Sở chỉ huy đến các chiến sĩ trên “từng thước đất” chiến hào, đến các văn nghệ sĩ, đến những dân công hỏa tuyến, đến những con người bình thường có số phận cá nhân đặc biệt trong chiến tranh, đến các tướng lĩnh và lính tráng quân đội Pháp, Mỹ đang lâm trận tại Ðiện Biên Phủ.Khi chiến dịch Ðiện Biên Phủ nổ ra, tác giả mới 12 tuổi. Những tư liệu tác giả đưa vào trường ca, đã được dày công nghiên cứu, tham khảo từ các tài liệu không còn xa lạ với người đọc. Phương thức tự sự cũng không có gì mới mẻ, nhưng từ 332 trang sách, một không khí chiến tranh được làm “sống lại” qua các câu thơ mang tính “biên niên” lịch sử trong cái “hơi thở” khi khoan thai trong tác phong, suy nghĩ của Lãnh tụ, khi sục sôi, khi gấp gáp hiểm nguy của chiến trận, khi hào sảng trước những chiến công, trong mạch đi khỏe khoắn, trong cái uyển chuyển của thể thức câu chữ của trường ca. Bởi vậy, tác phẩm có gì đó phảng phất âm hưởng của các Khan, các trường ca cổ Ê Ðê về những chiến công anh hùng mà các nghệ nhân dân gian vẫn kể cho con cháu bên bếp lửa đại ngàn Tây Nguyên.Yếu tố chính luận cũng được tác giả sử dụng như một biện pháp cần thiết. Sự kiện “chấn động địa cầu” như Ðiện Biên Phủ tạo cảm hứng chính luận cho các ngòi bút. Trường ca Giao hưởng Ðiện Biên có 5 khúc “Bình luận”.Tại đây, yếu tố miêu tả tự sự lùi xuống nhường chỗ cho chính luận như một nơi dừng nghỉ, gói lại để kết thúc một chương, nơi tác giả bày tỏ trực tiếp ý thức của mình, cũng là nơi gợi mở liên tưởng, nâng tầm khái quát của chủ đề. Chẳng hạn “Bình luận 2”: Sau khi miêu tả những chiến công của lực lượng pháo binh Việt Nam tại mặt trận Ðiện Biên Phủ, tác giả nồng nhiệt bộc lộ xúc cảm tự hào, vui mừng và liên tưởng đến những sự kiện lịch sử từ Nguyễn Tri Phương đến Hoàng Diệu đã để mất thành Hà Nội chỉ vì vài viên đạn pháo giặc bắn vào thành Cửa Bắc. Lúc này, tại Ðiện Biên Phủ, pháo binh Việt Nam liên tục dội lửa xuống đầu giặc, làm câm họng các loại vũ khí của chúng, dập tắt mọi ý định kiêu căng của chúng. Bình luận về điều này, có thể thấy âm hưởng tự hào, sảng khoái hiện lên trong từng câu chữ: Hồng Cúm, Mường Thanh đều câm bặt/những tiếng gầm rửa hận trăm năm/...ta đợi mãi từ buổi đầu đánh Pháp/đến bây giờ mới thấy đây (Bình luận 2).Hoặc “Bình luận 5”: Là khúc Khải hoàn, khúc tưởng niệm, ý nghĩa to lớn của chiến thắng lịch sử đối với độc lập - tự do của dân tộc, cũng như lòng biết ơn của hậu thế 70 năm sau chiến thắng. Tác giả dùng những ngôn từ gợi lên sự khoáng đạt, nêu bật ý nghĩa to lớn, bất tử của sự kiện lịch sử, mang đến sự hân hoan, xúc động sâu xa trong tâm thức của người đọc, như một lần nữa khẳng định ước mơ ngàn đời của dân tộc đã trở thành hiện thực: cả đất trời đang cất tiếng nói/ ý nghĩa thiêng liêng của một kiếp người/ hãy nhẹ bước lắng nghe từng viên sỏi/ nói với ta lời của muôn đời/ Ðiện Biên Phủ từng giờ từng phút/ đang gửi đi thông điệp khắp hành tinh/ những lời hịch của Tự Do, Ðộc Lập/ những khát khao cháy bỏng hòa bình (Bình luận 5).Ở trường ca Giao hưởng Ðiện Biên, bên cạnh yếu tố tự sự, “mật độ” trữ tình tuy được “tiết chế”, nhưng cũng có vai trò nhất định. Tại những nơi này, Hữu Thỉnh có dịp bộc lộ “chủ thể trữ tình” trực tiếp, vốn rất phong phú ở ông. Chẳng hạn, ở Chương III: Ðâu có giặc là ta cứ đi. Một thoáng nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ hậu phương của người chiến sĩ, như một năng lượng tích cực của họ trong đêm hành quân chiếm lĩnh trận địa: ta bước vào thu đông năm thứ tám/ lá rụng dày thêm nỗi nhớ nhà/ heo may se sẽ luồn trong gối/ ta nhìn Việt Bắc ngắm mây xa/ sông Lô thương lính thu bờ hẹp/ ta đỡ cùng em mấy mái chèo/ ta nhờ nước xuôi về nhắn hộ/ bóng mẹ cùng ta vượt núi đèo...Nhà thơ Hữu Thỉnh đã có hơn 60 năm cầm bút, đã có nhiều kinh nghiệm và thành công trong thơ trữ tình, cũng như trong thể loại trường ca.Hoặc một giây phút lắng lại nghe bốn phía âm vang tiếng cuốc đào công sự, nghe cả tiếng cha mẹ, quê hương trong đêm vây lấn. Ðó là ý chí quyết tâm, là tâm trạng của người chiến sĩ Ðiện Biên trong đêm vây lấn: Ðiện Biên Phủ/ chìm trong cơn động đất/ những chiến hào/ gan góc xuyên đêm/ ta rút ngắn thời gian/ bằng tiếng cuốc/ đất mở ra/ sức mạnh khôn lường/…tiếng cuốc/hòa vào đêm/ thành giao hưởng Ðiện Biên/ tiếng cuốc/ vọng về quê/ xa lắc/ cha ta đang chờ/ mẹ đang mong...Nhà thơ Hữu Thỉnh đã có hơn 60 năm cầm bút, đã có nhiều kinh nghiệm và thành công trong thơ trữ tình, cũng như trong thể loại trường ca. Ðến tác phẩm này, có thể thấy sự điềm tĩnh của ngòi bút, sự liền mạch (cả trường ca với những câu thơ qua hàng tác giả không viết hoa chữ đầu của câu như muốn người đọc cảm nhận được sự liền mạch) của giọng kể, sự kỹ lưỡng trong quan sát và miêu tả, sự liên tưởng phong phú trong tư duy sáng tạo...Giao hưởng Ðiện Biên thêm một đóng góp mới vào dòng văn học về đề tài Ðiện Biên Phủ nói riêng và đề tài chiến tranh cách mạng nói chung.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/truong-ca-giao-huong-dien-bien-tac-pham-moi-cua-nha-tho-huu-thinh-post806595.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "nhà thơ Hữu Thỉnh", "Giao hưởng Điện Biên", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
"Cuộc đua" ấn tượng của văn học thiếu nhi
Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất (2023-2025) đã nhận được gần 300 tác phẩm của các tác giả từ mọi miền Tổ quốc và tác giả đang sinh sống ở nước ngoài. Bên cạnh các nhà văn chuyên nghiệp còn có nhiều tác giả mới, trong đó người lớn tuổi nhất sinh năm 1932, người nhỏ tuổi nhất sinh năm 2015.
Đó là thông tin ấn tượng được Nhà xuất bản Kim Đồng chia sẻ tại cuộc gặp gỡ các tác giả viết cho thiếu nhi và sơ kết một năm phát động Giải thưởng Văn học Kim Đồng vừa được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.Một năm trước (ngày 30/5/2023), Nhà xuất bản Kim Đồng đã công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng, đến nay, giải thưởng đã có những tín hiệu vui. Ban Tổ chức đã nhận được gần 300 tác phẩm dự giải, đa dạng về thể loại (thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tự truyện...) của các tác giả trong nước và đang sinh sống tại nước ngoài, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Song song với việc nhận bản thảo dự thi, Ban Thư ký giải thưởng đã tiến hành đọc thẩm định và chọn lọc các tác phẩm đạt chất lượng đưa ngay vào kế hoạch xuất bản.Đến nay, đã có gần 20 tác phẩm dự Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất được in thành sách. Đó là các tác phẩm:Bạn có thích làm mèo?(truyện dài của Hoài Thư);Cánh diều hình nốt nhạc(truyện dài của Niê Thanh Mai);Cậu bé Bi Đất(truyện dài của Bôn Đông Huân);Chú dế đêm trăng(tập thơ của Mai Quyên);Cuộc phiêu lưu của còng gió Vân Xanh(truyện dài của Lê Đức Dương);Đại náo nhà ông ngoại(truyện dài của Nguyễn Xuân Thủy);Hải âu đi tìm cha(truyện dài của Trần Thu Hằng);Hạt bắp vỗ tay(thơ của Nguyễn Thánh Ngã)...Những cuốn sách dự Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã tham gia vào đời sống văn học, trở thành những tác phẩm mới dành cho thiếu nhi ngay trong dịp Tết và dịp hè 2024, được các em đón nhận. Một trong những điểm nổi bật của giải thưởng là trong một năm phát động, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức các cuộc gặp mặt trực tiếp các tác giả ở nhiều vùng miền khác nhau, thông qua hội văn học nghệ thuật địa phương để giới thiệu về giải thưởng và vận động các tác giả tham gia sáng tác cho thiếu nhi. Đây là cơ hội để những người làm sách và tác giả, độc giả được giao lưu, chia sẻ chuyên môn cũng như tạo nguồn cảm hứng sáng tác.Các cuộc vận động sáng tác đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắk, An Giang và Hải Dương. Sơ kết giải thưởng được tổ chức tại Đà Nẵng và Quảng Nam là cơ hội để thông tin về Giải thưởng được giới thiệu với các tác giả tại các địa phương này.Bên cạnh đó, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng tổ chức các buổi giao lưu giữa nhà văn và độc giả tại trường học để giới thiệu về giải thưởng, cùng các tác giả lắng nghe sở thích, nhu cầu của bạn đọc. Các buổi giao lưu được tổ chức với sinh viên Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn (Bình Định), học sinh Trường trung học phổ thông Pleiku (thành phố Pleiku-Gia Lai) và học sinh Trường tiểu học Lê Quý Đôn (thành phố Long Xuyên-An Giang).Trao đổi về chặng đường sôi nổi, dù giải thưởng chưa bước vào giai đoạn chung cuộc, bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, đánh giá: Khép lại một chặng đường, Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất đã có được những kết quả khả quan đúng với mục tiêu "phát hiện thêm những cây bút tài năng viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam".Trong dịp hè này, nhiều đơn vị khác cũng đã tổ chức hiệu quả các sân chơi dành cho thiếu nhi, vì thiếu nhi. Có thể kể đến Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ năm-2024 với giải thưởng cao nhất "Hiệp sĩ Dế Mèn" được trao cho nhà văn Lý Lan. Từ 135 tác phẩm, lựa chọn ra 11 (tỷ lệ 1 chọi 12) là một công việc thật sự khó khăn.Phát biểu tại Lễ trao giải, nhà báo Lê Xuân Thành, Tổng Biên tập báo Thể thao và Văn hóa - Trưởng ban Tổ chức chia sẻ: Sự tươi mới, với cái chất đương đại của đời sống hôm nay vẫn luôn là điều cần thiết để hấp dẫn công chúng, nhất là trẻ em, đến với văn hóa nghệ thuật, cho dù chúng ta vẫn rất yêu quý các tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển và không ngừng quảng bá những giá trị bất biến đó đến với các thế hệ người đọc. Năm nay, bản thảo truyện tranhThư viện kỳ bí(của Lê Sinh Hùng, 14 tuổi) được trao giải "Khát vọng Dế Mèn". Ý tưởng viết tác phẩm này xoay quanh hai nhân vật gồm một chú mèo và một chú chó - hai thú cưng của gia đình cậu bé. Khi hai thú cưng đi lạc và không thể trở về, tác giả đã quyết tâm hoàn thành cuốn sách như cách để tưởng nhớ hai "bạn" tuổi thơ thân thiết.Dù các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác chưa phải là bức tranh toàn cảnh về văn học thiếu nhi trong năm qua, nhưng những sân chơi này khẳng định nỗ lực đáng kể của các đơn vị báo chí, xuất bản trong việc truyền cảm hứng xem, nghe, đọc cho trẻ em và cho cả người lớn để từ đó khơi lên nguồn cảm hứng trong trẻo, dồi dào, đầy khát vọng.
https://nhandan.vn/cuoc-dua-an-tuong-cua-van-hoc-thieu-nhi-post813103.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:13:05", "crawled_date": "2024-07-03T16:13:05", "tags": [ "Văn học thiếu nhi", "Thiếu nhi", "Trẻ em" ] }