title
stringlengths
11
125
summary
stringlengths
0
672
content
stringlengths
0
18.1k
url
stringlengths
35
338
metadata
dict
Vietnam Airlines đồng hành cùng Festival Huế năm thứ 9 liên tiếp
NDO -Đến với Festival Huế 2024, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tiếp tục tham gia với danh vị “Nhà vận chuyển chính thức”. Đây là năm thứ 9 liên tiếpVietnam Airlinestham gia đồng hành cùng Festival Huế.
Theo đó, các chuyến bay của Vietnam Airlines sẽ đưa nghệ sĩ, đoàn nghệ thuật từ nhiều nơi trên thế giới và các vùng miền khắp Việt Nam quy tụ về thành phố Huế, tham gia chuỗi các hoạt động, lễ hội, chương trình nghệ thuật đa dạng, nhiều sắc màu xuyên suốt Festival trong cả năm 2024.Bên cạnh đó, để trở thành cầu nối hiệu quả đưa du khách đến khám phá cố đô, Vietnam Airlines sẽ chung tay cùng địa phương trong công tác truyền thông với thông điệp Huế là thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam bằng các bài viết về văn hóa,du lịch Huế, giới thiệu về Festival Huế 2024 của ấn phẩm Heritage phát hành trên các chuyến bay và phiên bản điện tử...Tin liên quanVietnam Airlines khẳng định không ngừng vươn tầm trong thế giới nhiều biến độngHiện nay, Vietnam Airlines đang khai thác hai đường bay đến Huế với tần suất 21 chuyến/tuần khởi hành từ Hà Nội và 28 chuyến/tuần khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh.Festival Huế 2024 được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mở đầu bằng Lễ Ban Sóc vào 1/1/2024 và kết thúc bằng Chương trình Countdown vào 31/12/2024, trong đó điểm nhấn chính là Tuần lễ cao điểm Festival 2024 với chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7 đến 12/6/2024.Trong suốt hơn 30 năm phát triển, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam.Festival Huế năm nay tiếp tục khẳng định sức lan tỏa của một lễ hội văn hóa, quy tụ các đoàn nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của các vùng miền trong cả nước và khắp các châu lục đến giao lưu, trình diễn, hứa hẹn thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham dự.Trong suốt hơn 30 năm phát triển, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-dong-hanh-cung-festival-hue-nam-thu-9-lien-tiep-post800122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Festival Huế", "Huế", "Vietnam Airlines", "nhà vận chuyển chính thức", "du lịch Huế" ] }
Ra mắt tản văn “Ngàn mùa hoa” của cố nhà văn Băng Sơn
NDO -Không chỉ là những áng văn đẹp của quê hương, của cảnh vật nông thôn xưa, tản văn “Ngàn mùa hoa” của cố nhà vănBăng Sơnđược Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành với 2 phiên bản, trong đó có một phiên bản được in khổ lớn, màu sắc rực rỡ, để góp phần tạo cảm hứng, giúp bạn đọc nhỏ tuổi học văn tốt hơn.
Cuốn “Ngàn mùa hoa” của cố nhà vănBăng Sơnđem lại cho bạn đọc nét bình yên của nông thôn xưa, với hình ảnh làng quê Việt những năm 70, 80 của thế kỷ trước với những gian nhà lợp mái tranh mỗi khi trời mưa thì từng giọt, từng giọt tí tách như đuổi nhau từ mái nhà chạy xuống đất, chiếc cổng nhà bằng tre xanh vì “một số gia đình mở thêm trại, trổ lũy tre thành cái cổng riêng”, hay chiếc cổng làng rợp bóng “mát rượi vì lũy tre hai bên mọc sát vào vòm cổng” (Cổng làng), những buổi trưa oi ả đám trẻ nằm võng kẽo kẹt nghe đâu đây vọng lại tiếng gà gáy, ...“Ngàn mùa hoa” còn là một bức tranh nhiều màu sắc sống động được tác giả phác họa bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Dưới ngòi bút của ông, màu không chỉ là xanh đỏ tím vàng, mỗi màu còn có nhiều thang bậc khác nhau “màu vàng chanh của hoa mướp, hoa cải, màu vàng thư của hoa bí ngô” (Hoa vàng), “Đỏ tía là hoa chuối, Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng có quanh năm... Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè.” (Hoa đỏ). Đôi khi, ngòi bút của ông không chỉ vẽ hoa mà còn vẽ cây, vẽ lá dẫu chúng non nớt “chưa đủ màu xanh mà hãy còn hồng hồng như chưa biết cuộc đời làm lá” (Rau láo nháo).Bìa cuốn "Ngàn mùa hoa" - Nét đẹp quê hương.Qua góc nhìn của ông, những thứ hết sức bình thường như cây rau sam, rau tập tàng nằm rạp mình trên đất, hay đơn giản là những giọt gianh “trông trong vắt” tí tách từ mái nhà tranh làm chỗ nước rơi “lõm sâu xuống, trơ ra vài miếng gạch hồng hồng, vài viên sỏi”, mái gianh “lơ xơ lác xác như một mái đầu lười cắt tóc” (Giọt gianh) cũng trở thành nỗi nhớ, niềm thương của con người khi đã trưởng thành.Nhà văn dùng ngôn từ vẽ lên từng cái lá, bông hoa, từng góc vườn, ruộng lúa không chỉ đơn giản muốn lột tả cái đẹp của quê hương, hơn hết ông muốn gửi gắm cả nỗi nhớ niềm thương về một nơi ông đã sinh ra và lớn lên, nơi có những kỷ niệm bên gia đình.Những hình ảnh làng quê xa xưa thân thương trong những dòng viết của cố nhà văn Băng Sơn đã giúp bạn đọc nhỏ tuổi ngày nay tìm hiểu, tò mò khám phá những gì đã đi vào trí nhớ của người lớn, những gì đã nằm lại trên dòng chảy lịch sử phát triển của đất nước.Chúng tôi hy vọng cuốn sách không chỉ gợi cho các bậc phụ huynh nhớ lại một thời tuổi thơ đầy trong sáng, hồn nhiên của mình mà còn góp phần giúp các bạn nhỏ, đặc biệt là học sinh tiểu học, đọc và hiểu hơn vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, nét văn hóa truyền thống của quê hương ta. Từ đó giúp các em tích lũy thêm tri thức, mở rộng vốn từ, biết cách sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, từ láy, các biện pháp nhân hóa, so sánh... hài hòa trong làm bài văn để học văn tốt hơn, khiến mỗi giờ văn là một giờ vui.Nhà xuất bản Phụ nữ Việt NamChỉ với hơn trăm trang sách nhưng tác giả đã đưa người đọc trở lại làng quê xưa với đủ âm thanh, hình ảnh và sắc màu sống động. Không những thế bạn còn được trải nghiệm đủ các phong tục tập quán, nét văn hóa dân gian của dân tộc ta qua những câu văn súc tích, ngắn gọn khiến người đọc dễ thấm, dễ thẩm cái ý tác giả muốn truyền tải qua câu chữ.Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam giới thiệu tới bạn đọc tác phẩm “Ngàn mùa hoa” với 2 phiên bản: đen trắng (đã xuất bản) và màu (sắp ra mắt). Với phiên bản màu, khổ lớn, trẻ sẽ được tiếp cận nhiều hơn với những hình ảnh nông thôn Việt Nam xưa với những gam màu rực rỡ, tươi sáng đẹp mắt. Phiên bản đen trắng được thiết kế nhỏ nhắn hơn, thuận tiện để bạn đọc cầm theo tranh thủ đọc ở bất cứ đâu.
https://nhandan.vn/ra-mat-tan-van-ngan-mua-hoa-cua-co-nha-van-bang-son-post814647.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "tản văn \"Ngàn mùa hoa\"", "cố nhà văn Băng Sơn", "tản văn", "giúp trẻ học văn", "Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam" ] }
Tự hào "Con đường thế kỷ Người đi"
NDO -Tối 5/6, tại Nhà hát Thành phố, Ban tổ chức Kỷ niệm các Ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật "Con đường thế kỷ Người đi", nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024); 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024) và 113 năm NgàyBác Hồ ra đi tìm đường cứu nước(5/6/1911- 5/6/2024).
Cuối thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Việt Nam bị thực dân Pháp và giai cấp phong kiến bản địa câu kết với nhau thống trị, nhân dân bị đọa đày áp bức và đau khổ khôn xiết bởi cảnh "một cổ hai tròng".Thân phận nô lệ lầm than là nỗi niềm cùng cực thống thiết của dân tộc lúc bấy giờ. Trước đó, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy trong nước đã diễn ra nhưng đều thất bại do chưa có con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Nguyễn Tất Thành đã tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử, khảo nghiệm thực tiễn và nung nấu phải tìm ra con đường đúng đắn, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược để cứu nước, cứu dân.Ca sĩ Duyên Huyền trình bày ca khúc Tiếng hát giữa rừng Pắc Pó (sáng tác Nguyễn Tài Tuệ).Tại Bến cảng Sài Gòn, ngày này, cách đây 113 năm trên chiếc tàu “L’amiral Latouche-Tréville” người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với tên gọi “Văn Ba” tạm rời xa Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình giải phóng dân tộc.Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam mà còn là nhà lãnh đạo, người anh hùng giải phóng dân tộc được nhân dân thế giới ngưỡng mộ với tình cảm chân thành.Các ca sĩ trình bày ca khúc Qua miền Tây Bắc (sáng tác Nguyễn Thành).Đối với nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là gần gũi mà vô cùng vĩ đại - Người đã cống hiến quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc bền lâu của nhân dân.Người là một vị lãnh đạo phi thường, làm đổi thay tiến trình lịch sử, làm cho đất nước, quê hương mình, dân tộc mình niềm tự hào, đem lại phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới một đường hướng mới.Ca sĩ Quang Linh trình bày ca khúc Mùa xuân trên quê hương (sáng tác Hoài Mai).Chương trình nghệ thuật "Con đường thế kỷ Người đi" gồm 3 chương (Theo dấu chân Người, Tên Người sáng mãi, Tình Bác sáng đời ta) được dàn dựng công phu, giới thiệu đến công chúng nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Bên Tượng đài Bác Hồ, Dấu chân phía trước, Quốc tế ca, Người Cộng sản đầu tiên, Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam, Tiếng hát giữa rừng Pắc Pó, Lá cờ tháng Tám, Lãnh tụ ca, Lời ca dâng Bác, Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Người là niềm tin tất thắng, Thăm Bến Nhà Rồng, Con đường thế kỷ ngày ấy Người đi,…Nghệ sĩ Nhân Dân Tạ Minh Tâm trình bày ca khúc Người là niềm tin tất thắng (sáng tác Chu Minh).Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ: Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Điền, Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Minh Tâm, Nghệ sĩ Ưu tú Vân Khánh, Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Thế Vĩ, Quang Linh, Hồ Trung Dũng, Phạm Trang, Thanh Nguyên, Duyên Huyền, Võ Thành Tâm, Thùy Trinh, Lưu Hiền Trinh, nhóm Mắt Ngọc, nhóm 135, nhóm Lạc Việt, nhóm ca Thế hệ trẻ….
https://nhandan.vn/tu-hao-con-duong-the-ky-nguoi-di-post812877.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Hồ Chí Minh", "Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước", "Bến cảng Sài Gòn" ] }
Nghệ sĩ Nhân dân Minh Thành và duyên nợ với nghệ thuật cải lương
NDO -Đối với nghệ sĩ biểu diễn kịch hát dân tộc, bên cạnh “thanh, sắc” trời ban, điều quan trọng còn phải biết nuôi lửa đam mê nghề nghiệp, biết lắng nghe, học hỏi để hoàn thiện mình. Luôn tâm niệm như thế nên trong suốt hơn 40 năm cống hiến cho nghệ thuật cải lương nước nhà, Nghệ sĩ Nhân dân Minh Thành chưa bao giờ ngừng cố gắng, nỗ lực để tạo nên dấu ấn trong giọng ca và phong cách diễn xuất của riêng mình. Ông được công chúng mến mộ gọi là “Hoàng tử cải lương đất Bắc”.
Nghệ sĩ Nhân dân Minh Thành (tên thật là Nguyễn Văn Thành) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật. Song, ông được thừa hưởng tình yêu dành cho những lời thơ, tiếng hát, điệu đàn từ chính mẹ mình - người phụ nữ đặc biệt mà theo lời ông kể là có khả năng xuất khẩu thành thơ, có thể đọc làu làu từng câu, từng chữ trong "Truyện Kiều".Thế nên khi bắt đầu được tiếp cận nghệ thuậtcải lươngtừ những năm 15 tuổi, 16 tuổi, chàng thanh niên Minh Thành đã lập tức “phải lòng” ngay. Học hết phổ thông trung học, dù được cha định hướng theo ngành công an, ông vẫn quyết tâm ghi danh dự thi cả ba đơn vị là Đoàn Cải lương Chuông Vàng, Đoàn Cải lương Kim Phụng, Đoàn Cải lương Nam Bộ (nay là Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang) để được sống với tình yêu nghệ thuật của mình, và chính thức trở thành diễn viên của Đoàn Cải lương Nam Bộ từ ngày 4/1/1974.Tại đây, nghệ sĩ Minh Thành may mắn được theo học và truyền nghề bởi những người thầy tài danh của giới cải lương. Đó là cố Nghệ sĩ Ưu tú Công Thành, khi ấy là Đoàn phó Đoàn Cải lương Nam Bộ; là cố Nghệ sĩ Ưu tú Tấn Đạt - người đã hướng dẫn ông nhiều kỹ thuật về ca cải lương; là nghệ sĩ Thọ Hùng - người cung cấp cho ông những kiến thức về lý luận sân khấu; và nghệ sĩ Phạm Thành - người dạy ông về vũ đạo.Công tác tại đây được hơn một năm thì tới Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Đoàn cải lương Nam Bộ dời vào miền nam, nghệ sĩ Minh Thành ở lại Hà Nội “đầu quân” cho Đoàn Cải lương Bắc Trung ương (sau là Nhà hát Cải lương Trung ương, nay là Nhà hát Cải lương Việt Nam) từ ngày 10/6/1976. Đoàn khi đó do Nghệ sĩ Nhân dân Ái Liên (ông thường gọi là má Ái Liên) làm trưởng đoàn.Nghệ sĩ Nhân dân Minh Thành được công chúng mến mộ gọi là "Hoàng tử cải lương đất Bắc".(Ảnh: Nhân vật cung cấp)Kể từ khi bước chân vào nghề, vì luôn ý thức được việc mình có xuất phát điểm thấp hơn so với những đồng nghiệp vốn là con nhà nòi, cho nên nghệ sĩ Minh Thành luôn cố gắng khổ luyện. Ngoài việc chăm chú quan sát, học hỏi, lắng nghe từ những người thầy giỏi trong nghề, từ bạn diễn, ông còn học từ chính những giọng ca mà mình thần tượng.Nghệ sĩ Minh Thành chia sẻ, thời ấy, ông mê nhất là tiếng hát của đệ nhất danh ca Minh Cảnh. Đó cũng là lý do ông lựa chọn nghệ danh cho mình là Minh Thành. Ngoài ra, còn có các bậc tiền bối trong nghề như Nghệ sĩ Nhân dân Minh Vương, Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Tuấn, các danh ca Hoài Thanh, Chí Tâm - những người mà đến giờ giọng ca vẫn còn rất hay. Ngày nào ông cũng bật băng đĩa có giọng ca của những “thần tượng” để nghe, luyện hát theo, học cách ép hơi, nhả chữ và đưa vào thêm những sáng tạo cá nhân để tạo dấu ấn riêng.Đến giờ, ông vẫn nhớ như in lời dạy của thầy mình - Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Ngọc Phương, nguyên Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn: “Là người nghệ sĩ, hãy luôn biết đeo cái bị ở đằng trước để đựng tất cả những góp ý khen chê, để rồi từ đó tiếp thu và thay đổi, hoàn thiện hành trang nghề nghiệp”. Luôn mang theo câu nói ấy, ông chịu khó lắng nghe ngay cả tiếng to, nhỏ từ những tràng pháo tay của khán giả, cả những phút người xem im phăng phắc để tận hưởng nghệ thuật hay vỗ đùi đánh đét vì bắt được câu ca ưng ý…, từng ngày cóp nhặt, rút kinh nghiệm để trưởng thành hơn.Giàu tinh thần học hỏi, cầu tiến, lại may mắn được tôi luyện trong những đơn vị vốn được coi là "cánh chim đầu đàn" của cải lương hai miền nam-bắc, có lẽ bởi thế mà giọng hát của nghệ sĩ Minh Thành có sự quyện hòa, mang sắc màu đặc biệt khó nhầm lẫn với bất cứ ai.Vậy nên ngay từ khi mới chỉ thủ vai phụ là vai người lính trong vở “Hương tràm” (năm 1977) của Đoàn Cải lương Bắc Trung ương, cả vở chỉ được giao hát đúng hai câu vọng cổ, nhưng khi nghệ sĩ Minh Thành vừa cất tiếng hát, khán giả đã phải ồ lên vì phát hiện một giọng ca lạ đến thế. Và kể từ năm 1980, khi được Nhà hát Cải lương Trung ương giao vai chính đầu tiên là vai anh công an trong vở “Ngã tư đường phố”, nghệ sĩ Minh Thành đã khẳng định được tài năng, nội lực trong cả giọng hát và diễn xuất, để rồi trở thành kép chính trong hàng loạt vở diễn sau đó của Nhà hát như: “Lục Vân Tiên”, “Miền đất nhớ”, “Hoàng tử biển”, “Tiền và nghĩa”… Danh xưng “Hoàng tử cải lương đất Bắc” cũng gắn liền với ông từ những ngày đó.Những người yêu cải lương vẫn nói, nếu nhắc đến nghệ sĩ Minh Thành mà không nhắc đến nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền sẽ là thiếu sót lớn, bởi đây là “bóng hồng” sân khấu đã góp phần làm nên những phút thăng hoa trong diễn xuất của ông. Ông chia sẻ trong nghiệp diễn cải lương đã từng sánh đôi với nhiều nghệ sĩ nữ, nhưng bạn diễn “tâm đầu ý hợp” nhất với ông là Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Thanh Hiền.Nghệ sĩ Nhân dân Minh Thành và Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Thanh Hiền trong vở "Chuyện tình của hai kẻ thù". (Ảnh: Nhân vật cung cấp)Kể từ lần diễn chung đầu tiên năm 1986 trong vở “Đôi dòng sữa mẹ”, Minh Thành - Thanh Thanh Hiền đã trở thành cặp kép - đào nổi tiếng của Nhà hát và sân khấu cải lương miền bắc, liên tục bắt cặp trong suốt hơn chục năm với thành công của nhiều vở diễn như: "Khi thành phố lên đèn", "Biển tình cay đắng", "Chuyện tình của hai kẻ thù"… “Hiền gọi tôi là chú, xưng cháu, nhưng trên sân khấu, nhiều khi chưa nói trước đã hiểu ý nhau. Chúng tôi diễn ăn ý đến mức khán giả còn từng gọi tới đơn vị hỏi tôi và Thanh Thanh Hiền có phải vợ chồng thật ngoài đời hay không” - nghệ sĩ Minh Thành kể.Ông vẫn nhớ mãi có một khán giả yêu cải lương người Hà Nội đã xem “Biển tình cay đắng” nhiều lần, nhưng vẫn mua vé và căn đúng khoảng thời gian từ 9 giờ đến 9 rưỡi tối để đến rạp hát xem Minh Thành và Thanh Thanh Hiền ca Đoản khúc Lam Giang và ba câu vọng cổ.Ông thường đùa rằng đời mình có hai người vợ, một ở ngoài đời và một trên sân khấu, đó là những người ông luôn khắc trong tim. Nói về người bạn đời kém mình 5 tuổi, ông vẫn thầm cảm ơn duyên phận đã cho ông lấy được một người vợ đảm đang, biết lo toan chu toàn cho gia đình để ông yên tâm thả hồn vào nghệ thuật.Nhớ về thời hoàng kim của sân khấu cải lương những năm 80, 90 của thế kỷ trước, nghệ sĩ Minh Thành vẫn nhớ như in cảm giác hưng phấn khi được diễn trên sân khấu trước khán phòng đông kín khán giả. Có những ngày đoàn phải tăng ca diễn ba suất một vở. Có những vở diễn hàng chục đêm liền, diễn viên chỉ kịp ăn nhanh trong giờ giải lao để kịp diễn tiếp.Đặc biệt, những lần lưu diễn tỉnh, bà con xếp chỗ đợi hàng tiếng để được xem vở, nghe hát. Hiếm lần nào nghệ sĩ phải quay về tay không vì bà con luôn yêu mến, người tặng khúc cá thu, xâu ốc biển, người tặng lít mắm chượp, buồng dừa, nải chuối… làm quà. “Sự mến mộ của khán giả là phần thưởng quý giá nhất đối với cuộc đời người nghệ sĩ” - Nghệ sĩ Minh Thành tâm sự.Sự mến mộ của khán giả là phần thưởng quý giá nhất đối với cuộc đời người nghệ sĩ.Nghệ sĩ Nhân dân Minh ThànhVới những kinh nghiệm dày dạn trong nghiệp diễn, năm 2002, nghệ sĩ Minh Thành được phân công làm Trưởng Đoàn 1 Nhà hát Cải lương Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu năm 2014. Ở vị trí này, ông dành nhiều thời gian hơn để bồi dưỡng kỹ năng ca, diễn cho những đồng nghiệp trẻ. Năm 1997, ông được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.Và mới đây, tạiLễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 10vừa diễn ra ngày 6/3 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nghệ sĩ Minh Thành đã vinh dự được Chủ tịch nước trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.Dù nghỉ chế độ đã lâu nhưng đến nay, Nghệ sĩ Nhân dân Minh Thành vẫn luôn trăn trở với sự phát triển của nghệ thuật cải lương, nhất là trong bối cảnh sân khấu dân tộc đang thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao, thiếu vắng khán giả.Ông mong muốn nhà nước và những đơn vị nghệ thuật sẽ có chính sách để đưa sân khấu truyền thống đến gần hơn với học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng đội ngũkhán giả tương lai; đồng thời chú trọng hơn đến khâu bồi dưỡng tác giả để có những kịch bản sân khấu chất lượng; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đủ sức giữ chân và thu hút những nghệ sĩ tài năng, tạo động lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu dân tộc nói chung, sân khấu cải lương nói riêng.
https://nhandan.vn/nghe-si-nhan-dan-minh-thanh-va-duyen-no-voi-nghe-thuat-cai-luong-post799075.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Nghệ sĩ Nhân dân Minh Thành", "hoàng tử cải lương", "bảo tồn phát huy cải lương" ] }
Kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương
NDO -Nhân kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội), ngày 19/4, tại di tích Thành Cổ Loa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa tổ chức triển lãm “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.
Tại lễ khai mạc triển lãm, các đại biểu đã ôn lại công đức của Ngô Quyền với dân tộc.Đức vua Ngô Quyềnvới chiến công hiển hách đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.Vào mùa xuân năm 939, ông đã xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập, xóa bỏ chức Tiết độ sứ mà họ Khúc, họ Dương trước đây còn phải tạm giữ để hòa hoãn với phương Bắc, tự xưng Vương hiệu, định đô ở Cổ Loa.Việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm đất định đô mang ý nghĩa lịch sử lớn lao. Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương. Đây là sự khẳng định đầy tự hào rằng nước ta đã giành lại độc lập, tự chủ.Với sự kiện này, quốc thống dân tộc qua thử thách hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã được nối lại với sự hưng khởi mới.Công lao và sự nghiệp vĩ đại của Đức vua Ngô Quyền đã đi vào lịch sử nước ta, là một trong những anh hùng vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam. Ngô Quyền được thế hệ sau tôn là Tổ Trung hưng của dân tộc.Triển lãm “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất” được chắt lọc từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học; các tư liệu, hình ảnh sưu tầm của Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Hải Phòng, tranh dân gian, tranh truyện, các sưu tập ảnh tư nhân... để giới thiệu, quảng bá đến công chúng, du khách trong nước và quốc tế, cộng đồng địa phương vềcông lao của Ngô Quyền đối với đất nước.Qua đó, triển lãm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho nhân dân.Triển lãm gồm ba chủ đề, bắt đầu bằng chủ đề Hào trưởng đất Đường Lâm, giới thiệu khái quát về mảnh đất Đường Lâm lịch sử, thân thế và dòng tộc của Ngô Quyền.Nổi sóng Bạch Đằng là tên gọi chủ đề thứ hai, giới thiệu về trận thủy chiến vĩ đại trên cửa biển Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy thắng lợi, đánh tan quân Nam Hán kết thúc nghìn năm năm Bắc thuộc.Chủ đề cuối cùng là Thành Cổ Loa mở nền độc lập, giới thiệu công cuộc định đô, xây dựng nền độc lập và dấu tích, truyền thuyết của Ngô Quyền tại Cổ Loa cũng như công lao của đức vua được các triều đại lịch sử Việt Nam và nhân dân ghi nhận...Triển lãm mở cửa phục vụ du khách tham quan từ nay cho đến hết tháng 11/2024.
https://nhandan.vn/ky-niem-1085-nam-ngo-quyen-xung-vuong-post805544.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Ngô Quyền", "Kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương", "Thành Cổ Loa", "Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất" ] }
Phở Việt Nam gây ấn tượng trong Lễ hội ẩm thực ASEAN 2024 tại Cộng hòa Séc
Ngày 16/5, tại Thủ đô Praha, Ủy banASEANtại Praha đã tổ chức Lễ hội Quảng bá ẩm thực ASEAN (ASEAN COOK SHOW 2024). Tham dự sự kiện có sự hiện diện của đông đảo các đầu bếp đến từ các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng của các nước thành viên ASEAN tại Praha và một số khách mời ngoại giao đoàn tạiCộng hòa Séc.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, tại lễ hội năm nay, các đầu bếp đến từ các nước ASEAN đã mang đến cho các thực khách những món ăn đặc trưng của khu vực Đông Nam Á như Laab Gai (Thái Lan), Phở (Việt Nam), Suman (Philippines), Bebek Betutu (Indonesia), Roji Jaja & và Kari Ayam (Malaysia) và Shwe Htamin (Myanmar).Tham gia sự kiện lần này, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc đã thiệu mónPhởđặc trưng của Việt Nam đang rất thịnh hành ở Cộng hòa Séc. Đầu bếp đoàn Việt Nam đã giới thiệu tới tới bạn bè Séc và các nước ASEAN cách chuẩn bị, chế biến, ý nghĩa cũng như cách thưởng thức Phở của người Việt Nam.Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Dương Hoài Nam giới thiệu Phở là một trong những món ăn tiêu biểu nhất của Việt Nam, được lựa chọn để làm đại diện cho Việt Nam trên bản đồẩm thựcthế giới. Phở nói riêng và các món ăn của Việt Nam nói chung mang hương vị cân bằng giữa các yếu tố mặn, ngọt và thanh, đồng thời kết hợp vị chua và tươi mát, góp phần kích thích vị giác của thực khách. Nét tinh tế, đậm đà của món ăn Việt Nam đó đòi hỏi người đầu bếp phải có kỹ thuật điều phối phù hợp và sự kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu chính để thực hiện thành công.Đại sứ cũng đánh giá cao sáng kiến của Ủy ban ASEAN tại Praha nhằm quảng bá tinh hoa văn hóa ẩm thực của Đông Nam Á đến người dân sở tại và bạn bè quốc tế.Cùng với lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, ẩm thực Việt Nam cũng ngày càng trở nên phổ biến với việc ngày càng có rất nhiều các nhà hàng Việt Nam được mở. Đối với người dân Séc, trong số các món ăn châu Á, các món ăn Việt được đánh giá rất cao và là một trong những đồ ăn được ưa chuộng nhất tại Cộng hòa Séc.
https://nhandan.vn/pho-viet-nam-gay-an-tuong-trong-le-hoi-am-thuc-asean-2024-tai-cong-hoa-sec-post809961.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Phở", "Phở Việt Nam", "Lễ hội ẩm thực", "ASEAN", "Cộng hòa Séc" ] }
NSƯT Hoàng Tùng ca ngợi tình cha với “Cha để lại cho con” của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung
NDO -Nhân Ngày của Cha 16/6, NSƯT Hoàng Tùng đã cho ra mắt ca khúc “Cha để lại cho con”, do nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung sáng tác. Mới đây, anh đã cho ra mắt ca khúc về mẹ“Tôi thương mẹ tôi”.
Cả hai ca khúc đều ra mắt trong tháng 6, nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và cũng là tình cảm của NSƯT Hoàng Tùng và nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung dành cho các bậc sinh thành.“Cha để lại cho con” được NSƯT Hoàng Tùng thể hiện trên tinh thần acoustic với giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng, giản dị, chạm đến với trái tim của người nghe. Với sáng tác này, nhạc sĩNguyễn Thành Trungđem đến những cảm nhận khác lạ, chậm rãi, lắng đọng so với các ca khúc anh từng sáng tác trước đó.Nếu ở “Tôi thương mẹ tôi” được nhạc sĩ Vũ Mạnh Cường phối khí trên tinh thần semi-classical (bán cổ điển) và thêm tiếng đàn bầu mềm mại, tha thiết để tác phẩm vừa sang trọng vừa mang hồn cốt văn hóa truyền thống Việt Nam, thì ở “Cha để lại cho con” được nhạc sĩ Đức Minh phối khí acoustic - lấy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng làm chủ đạo để phát huy giọng hát baritone (nam trung) ấm áp, trữ tình quyến rũ của NSƯT Hoàng Tùng, và ở phần sau của bài hát là âm hưởng dày dặn của bass tạo nên bản hòa âm hoàn chỉnh, lắng đọng để qua đó gửi gắm thông điệp đến người nghe.Ca khúc được phát hành đúng Ngày của Cha (16/6) trên các trang nhạc nền tảng số.NSƯT Hoàng Tùng chia sẻ: “Tôi rất vui khi làm việc với nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, anh là người cầu thị trong sáng tạo âm nhạc. Khá nhiều nhạc sĩ khi đưa bài hát cho ca sĩ thường không muốn ca sĩ thay đổi ca từ hay giai điệu, hoặc phong cách hòa âm, phối khí. Nhưng nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung lại khác, anh lắng nghe ca sĩ, tôn trọng và đồng tình ý kiến của người hát để làm sao có thể mang lại hiệu ứng tốt nhất, chất lượng và giá trị nhất cho tác phẩm”.Cũng theo NSƯT Hoàng Tùng, điều quan trọng khi hát những ca khúc về cha, mẹ thì cảm xúc luôn phải đầy đặn, kết hợp những ca từ, giai điệu sâu lắng, nghĩa tình nữa sẽ tạo hiệu ứng thành công. Bài hát có thể là cảm xúc của chính nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung về cha của mình, cũng có thể là nhạc sĩ khai thác từ câu chuyện của xã hội. Sự tài tình của tác giả là biến câu chuyện của mình thành chuyện của người khác, hoặc cảm xúc của người khác vào chuyện của mình, để rồi vang lên trong tác phẩm âm nhạc lan tỏa đến người nghe. Những ca khúc về cha, mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã tạo cảm xúc và kết hợp với sự sáng tạo của ca sĩ làm nên thành công của “Cha để lại cho con”.
https://nhandan.vn/nsut-hoang-tung-ca-ngoi-tinh-cha-voi-cha-de-lai-cho-con-cua-nhac-si-nguyen-thanh-trung-post814574.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "NSƯT Hoàng Tùng", "nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung", "“Cha để lại cho con”", "Ngày của cha 16/6" ] }
Du xuân lễ hội tháng Giêng - truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc
Sau Tết là đến thời điểm rộn ràng của các lễ hội tháng Giêng ở các miền quê. Hằng năm, cả nước có khoảng 9.000 lễ hội lớn, nhỏ rải khắp mọi miền Tổ quốc, và hầu hết diễn ra vào mùa xuân, trong đó tháng Giêng có nhiềulễ hộinhất.
Ông bà ta có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi” - du xuân, tham gia lễ hội tháng Giêng là truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc.Nhưhội Lim(huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) - lễ hội lớn nhất vùng Kinh Bắc được tổ chức trong hai ngày 12 và 13 tháng Giêng hằng năm, tại ba xã thuộc tổng Nội Duệ xưa. Hội Lim đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vì giá trị văn hóa đặc biệt của trình diễn quan họ trong lễ hội.Đây là lễ hội thường niên của các làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, huyện Tiên Du, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Cùng với phần lễ, phần hội diễn ra tại trung tâm đồi Lim và khu vực hồ điều hòa Vân Tương với nhiều trò chơi dân gian (hát đối đáp quan họ, hát canh quan họ, đu tiên, vật truyền thống, múa rồng, múa lân, bịt mắt bắt dê, đập niêu…).Các câu lạc bộ quan họ, liền anh, liền chị ở làng quan họ gốc, làng quan họ thực hành và quan họ ngoài tỉnh Bắc Ninh được lựa chọn. Nghệ nhân tham gia hát giao lưu quan họ tại 12 lán… tạo thêm không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ động viên người dân tích cực lao động, sản xuất...Lễ khai ấn đền Trần(Nam Định) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông dựng nước và giữ nước. Bốn chữ hán “tích phúc vô cương” trên ấn mà Vua Trần ban cho con cháu là muốn muôn dân lan rộng cái phúc, dạy dỗ trăm họ gìn giữ gia phong, kỷ cương, đạo đức; phải tích tụ phúc cho thật tốt, thật đủ thì mai sau lộc hưởng mới bền vững.Du xuân lễ hội tháng Giêng để hiểu hơn ý nghĩa của tiền nhân, để gắn kết tình cảm gia đình, để rồi đem lại niềm vui, sự hứng khởi, tiếp thêm năng lượng tích cực để mỗi thành viên trong gia đình bước vào một năm lao động, học tập mới.Ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc của việc các Vua Trần ban ấn là muốn truyền cho con cháu lời răn sâu sắc mà tổ tiên để lại cho muôn đời con cháu. Tại lễ khai ấn đền Trần năm nay, thật mừng vì không còn tình trạng người dân tự đóng ấn, nhận ấn “ngoài luồng”. Việc khai ấn hoàn toàn do các cụ thủ từ đền Trần tiến hành trong đêm 14 tháng Giêng, sau đó mới phát cho nhân dân. Việc phát ấn do Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi phường sở tại thực hiện theo phân công.Trù liệu lượng khách về đền chiêm bái, thực hiện các nghi lễ tâm linh và xin lộc ấn đầu năm sẽ rất đông, Ban tổ chức lễ hội và nhà đền đã chuẩn bị tới 30 vạn bản ấn để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách thập phương, kể từ 5 giờ sáng 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn (24/2), nhà đền bắt đầu tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương và kéo dài đến hết tháng Giêng. Nhằm không để xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, mất an toàn trong lễ hội, nhất là tại lễ khai ấn, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định đã huy động 2.500 cán bộ, chiến sĩ công an và nhân viên các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự; bảo đảm giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ...Lễ hội chùa Hương(tại Di tích quốc gia đặc biệt thắng cảnh quần thể Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) kéo dài ba tháng, là lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Quần thể danh thắng chùa Hương gồm có 21 ngôi chùa, động thờ Phật, ngôi đền thờ Thần theo tín ngưỡng nông nghiệp bản địa và gắn liền với Phật giáo Đạo tràng chùa Hương.Lễ hội còn là nơi hội tụ các nét đẹp văn hóa cổ truyền như: Bơi thuyền, leo núi, hát văn, hát chèo, đêm thơ, rước kiệu… cùng với tiếng trống khai hội linh thiêng... Chầm chậm Xuân về lòng đất chuyển/Nhạc trời thanh thoát rộn muôn phương/Tâm linh một thoáng bừng giao cảm/Lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn... Nhà chùa chỉ tổ chức các khóa lễ cầu quốc thái dân an.Đổi thay lớn nhất tại lễ hội năm nay là dịch vụ thuyền đò được kiểm soát bằng hệ thống máy kiểm tra vé đò tự động. Việc bán vé được chuyển từ mô hình truyền thống sang điện tử; bỏ bán vé tại hai cổng Đục Khê và Tiên Mai, chuyển sang phục vụ bán vé thắng cảnh và vé thuyền đò tại bến đỗ phương tiện của du khách. Khách phải có vé đò mới được xuống bến. Tất cả chủ đò, chủ thuyền (đều là thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương vừa ra đời) không còn được tự ý đón khách như trước.Du khách được lực lượng nhân viên thuộc hợp tác xã sắp xếp lên đò, chuyến đò nào đủ 20 khách thì rời bến, chấm dứt tình trạng chèo kéo, vòi thêm tiền từ du khách... Hợp tác xã Dịch vụ du lịch chùa Hương đã phối hợp chính quyền để bảo đảm các điều kiện, như: Đăng ký, đăng kiểm, gắn biển số, phao cứu sinh, ghế ngồi, giỏ đựng rác... trên thuyền, đò; xây dựng phương án điều tiết giao thông đường thủy để giữ an toàn, văn minh, thân thiện cho du khách.Lễ hội mùa xuân trên nước Việt, dẫu là lễ hội có lịch sử hàng ngàn năm, lễ hội trăm năm hay những lễ hội mới xuất hiện cách đây vài thập kỷ, đều phản ánh nét đẹp rạng rỡ của tâm hồn Việt trong niềm vui náo nức đón xuân. Mỗi dịp lễ hội đều mang đến một đặc trưng và giá trị riêng biệt, giúp thế hệ trẻ ngày nay có thêm hiểu biết về công lao của tổ tiên, kế thừa và phát huy niềm tự hào về truyền thống của quê hương đất nước.Mỗi lễ hội giống như một sợi dây kết nối cộng đồng, liên kết quá khứ, hiện tại và tương lai. Các lễ hội không chỉ xây dựng nên các không gian văn hóa trang trọng và linh thiêng, mà còn tạo nên không khí rộn ràng và náo nức. Là nơi mỗi người Việt đến để thưởng thức niềm vui mùa xuân, vừa để dâng tràn xúc cảm tưởng nhớ và kính trọng cha ông, sự tri ân các bậc tiền nhân và thấm nhuần việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.Du xuân lễ hội tháng Giêng để hiểu hơn ý nghĩa của tiền nhân, để gắn kết tình cảm gia đình, để rồi đem lại niềm vui, sự hứng khởi, tiếp thêm năng lượng tích cực để mỗi thành viên trong gia đình bước vào một năm lao động, học tập mới.
https://nhandan.vn/du-xuan-le-hoi-thang-gieng-truyen-thong-van-hoa-ngan-nam-cua-dan-toc-post797445.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Lễ hội", "tháng giêng", "hội lim", "chùa hương", "ấn đền trần" ] }
Đọc sách: Một tác phẩm lịch sử súc tích, sâu sắc, tinh tế
Nhằm tạo điều kiện cho người nước ngoài tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đã viết cuốn sách "Việt Nam, một thiên lịch sử" bằng tiếng Pháp. Nhà xuất bản Ngoại văn - Hà Nội in lần đầu năm 1987 và Nhà xuất bản Thế giới tái bản vào năm 2000. Cuốn sách được đông đảo bạn đọc tiếng Pháp rất hoan nghênh, được giải thưởng Nhà nước năm 2000.Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều nghìn năm, có rất nhiều sự kiện phong phú, phức tạp, đa dạng, phải viết nhiều vạn trang sách vẫn chưa thể gọi là đầy đủ được. Tuy nhiên, chỉ gói gọn trong 500 trang, viết rất súc tích, ngắn gọn, sáng rõ, tư liệu chính xác, phân tích sự kiện trên cơ sở khoa học, tác giả đã giúp người đọc nhìn một cách tổng quát về lịch sử Việt Nam, đồng thời hiểu rõ những sự kiện trọng đại và rất nhiều việc cụ thể quan trọng về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, từ thời các vua Hùng cho đến những năm cuối thế kỷ 20.Ðối tượng nhằm đầu tiên là người nước ngoài muốn nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chủ yếu là thời cận đại và hiện đại, cho nên tác giả đã dành hơn hai phần ba cuốn sách để trình bày về thời Tây Sơn, nhà Nguyễn, và đặc biệt là về nước Việt Nam ngày nay. Tác giả đã phân tích lịch sử một cách sắc bén, trông cả rừng mà vẫn chủ ý đến từng cây, tôn trọng sự thật khách quan, không né tránh những vấn đề còn tranh cãi, có những đánh giá dứt khoát, bảo vệ chân lý, chính nghĩa, lẽ phải, có tính chiến đấu cao.Thí dụ như về Tây Sơn, Nguyễn Huệ, tác giả viết: "Nhờ những chiến thắng lớn do có thiên tài Nguyễn Huệ, tình trạng chia cắt bắc nam được xóa bỏ, các cuộc xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh bị đẩy lùi. Thế nhưng cái gia tài một đất nước thống nhất và độc lập có chủ quyền, sau cái chết của vị anh hùng lại rơi vào tay địch thủ của ông ta là Nguyễn Ánh...". Tác giả đánh giá "Gia Long đã thiết lập một chế độ quân chủ độc đoán với bộ máy quan lại được tuyển lựa bằng thi cử, chọn đạo Khổng làm quốc giáo với những quy chế bảo thủ và hình thức chủ nghĩa nhất". Nói về thủ đoạn xâm lược của đế quốc Pháp và sự nhu nhược của triều đình Huế, tác giả viết: "Pháp lấn tới, triều đình nhân nhượng ký hiệp ước, địch vi phạm hiệp ước, xâm lược, triều đình lại nhân nhượng, lại có hiệp ước mới, rồi lại vi phạm mới, chinh phục mới, cứ thế, kịch bản diễn đi diễn lại nhiều lần cho đến khi đất nước bị thôn tính hoàn toàn... Sự đào nhiệm của một chế độ quân chủ bị tê liệt vì bộ máy quan liêu quan lại và hệ ý thức Khổng giáo đã tước đi khả năng hành động thống nhất trên quy mô cả nước của phong trào kháng chiến...".Về chính phủ Trần Trọng Kim do phát-xít Nhật lập ra sau ngày đảo chính Pháp 19-3-1945, tác giả viết: "Chính phủ Trần Trọng Kim tỏ ra bất lực hoàn toàn trong việc giải quyết những vấn đề lúc đó: nạn đói tiếp tục hoành hành, không một thể chế mới nào được ban hành, việc ân xá tù chính trị không được áp dụng cho những người "cộng sản", tức là 9/10 số người bị giam giữ lúc đó. Một sắc lệnh ký ngày 13-6-1945 phạt tội tử hình những ai tấn công vào các đường giao thông, các kho gạo, kho hàng hóa, cấm chỉ mọi cuộc tụ họp trên mười người, một sắc lệnh ký ngày 15-7 cấm các công đoàn hoạt động chính trị. Chính phủ Trần Trọng Kim tự vạch mặt, đơn giản họ chỉ là tay sai của người Nhật".Về cuộc đấu tranh giành độc lập, làm nên Cách mạng Tháng Tám, xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ thắng lợi, tác giả đã có những trang viết rất sinh động, đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục, có nhiều tư liệu còn ít người biết đến, nói lên những chủ trương đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sức mạnh to lớn của nhân dân Việt Nam anh hùng được phát huy tối đa dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Tác giả đấu tranh thẳng thắn với ý kiến cho rằng cuộc tái thống nhất về chính trị và hành chính sau khi nước nhà hoàn toàn giải phóng đầu năm 1975 "có lẽ là quá sớm, thậm chí là bị áp đặt, bắt buộc".Tác giả viết: "Nghĩ như thế là hoàn toàn không hiểu những nguyện vọng sâu xa của nhân dân Việt Nam nói chung, không hiểu sự đồng thuận của toàn dân dựa trên hai yêu cầu cơ bản là độc lập dân tộc và hòa bình. Những yêu cầu đó chỉ được thỏa mãn khi tất cả các lực lượng vũ trang nước ngoài rút đi".Tác giả cũng không ngần ngại nói lên những khiếm khuyết điểm, trong một số chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Ðiều quan trọng là tìm ra nguyên nhân để khắc phục.Ðể bạn đọc rộng đường tham khảo và thưởng thức văn phong Pháp ngữ của Nguyễn Khắc Viện, riêng bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, sách đã đăng nguyên văn bản tiếng Pháp của Nguyễn Khắc Viện bên cạnh bản tiếng Việt của Bùi Kỷ.Nguyễn Khắc Viện là nhà văn hóa uyên bác đã có nhiều tác phẩm đồ sộ và dịch thuật nổi tiếng, được nhiều giải thưởng lớn trong nước và thế giới. Cuốn "Việt Nam một thiên lịch sử" của ông được dịch sang tiếng Việt và xuất bản trong dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh năm nay là thêm một đóng góp thiết thực, quý giá giúp người đọc hiểu lịch sử nước nhà qua một cây bút viết sử sắc sảo, tinh tế, sinh động.
https://nhandan.vn/doc-sach-mot-tac-pham-lich-su-suc-tich-sau-sac-tinh-te-post512274.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [] }
Vẽ để thắp sáng ước mơ
NDO -Trẻ em dù ở bất cứ đâu đều cần được chăm sóc, bảo vệ, được sống trong mái nhà hạnh phúc và phát triển đủ đầy là thông điệp mà cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” gửi gắm tới các em nhỏ, bậc phụ huynh, các cơ sở giáo dục và toàn xã hội.
Sáng 29/6, Lễ trao giải, đấu giá các tác phẩm đoạt giảicuộc thi vẽ tranh“Ngôi nhà mơ ước” năm 2023 do Tạp chí Trẻ em Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam khởi xướng đã diễn ra tại Hà Nội. Hoạt động nhằm quyên góp, giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong chương trình “Thắp sáng những ước mơ” tổ chức từ năm 2014.Hành động vì trẻ emChia sẻ về sự kiện, Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy cho biết: “Bên cạnh việc khởi tạo, giúp trẻ có một sân chơi phát huy tính sáng tạo, cuộc thi còn là cơ hội để các em bày tỏ nguyện vọng về cuộc sống, về tương lai và thể hiện giá trị bản thân thông qua hình thức hội họa”.Nhìn lại tháng 6 – Tháng hành động vì trẻ em, có không ít các sự kiện bổ ích đã diễn ra khắp cả nước. Nhiều chương trình chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của trẻ đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Không có gì đáng quý hơn khi các em đều được đến trường, có những cơ hội học tập, rèn luyện và được quan tâm để phát triển toàn diện.Thế nhưng, trên thực tế, còn một bộ phận các em nhỏ chưa được đến trường. Đó là trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh, trẻ sinh sống trong gia đình nghèo, ở vùng sâu, vùng xa... Vì nhiều lý do mà các em đã phải chịu thiệt thòi lớn trong việc thực hiện các quyền lợi và những ước mơ chính đáng của mình.Nhằm hỗ trợ cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tiếp tục phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức chương trình “Thắp sáng những ước mơ” trong suốt 8 năm qua.Toàn cảnh Lễ trao giải, đấu giá các tác phẩm đoạt giải cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2023.Sự kiện hướng tới việc vận động các nguồn lực hỗ trợ để trao 1.000 suất học bổng và quà trước thềm năm học mới cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nguy cơ bỏ học, chịu ảnh hưởng của thiên tai và hạn mặn tại các tỉnh miền trung.Chương trình đã góp phần to lớn trong thực hiện chính sách phổ cập giáo dục của Nhà nước và thể hiện sự chung tay chăm lo của cộng đồng đối với những trẻ em nghèo hiếu học, những trẻ em có tài năng cần được bồi dưỡng và phát huy.Nuôi dưỡng những ước mơ của con trẻ cũng là gieo mầm cho sự phát triển của đất nước. Tất cả trẻ em đều xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là những bạn nhỏ đang nỗ lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Chính tình cảm yêu thương đó sẽ là động lực to lớn, thắp sáng trong các em niềm tin về tương lai.Những tấm lòng chắp cánh ước mơKhông chỉ những nhà hảo tâm, chính các em nhỏ được sống trong môi trường đủ đầy cũng là những tấm lòng cao cả, tiếp thêm niềm tin, hy vọng cho các bạn có hoàn cảnh kém may mắn hơn thông qua Cuộc thi “Ngôi nhà mơ ước”.Sau hơn một tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được hơn 13.000 tác phẩm hội họa của hơn 10.000 thí sinh từ khắp mọi miền tổ quốc. Ở vòng sơ loại,hơn 1.000 tác phẩm nổi trội được lựa chọn đểtiến vào vòng Chung khảo.Kết quả, Ban giám khảo đã chọn ra được: 1 giải Đặc biệt, 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Cuộc thi cũng trao tặng 1 giải Tiêu biểu dành cho học sinh khuyết tật, 1 giải cho Thí sinh nhỏ tuổi nhất, 3 giải có lượt bình chọn online cao nhất và 200 tác phẩm đoạt giải Triển vọng.Nhiều phụ huynh cùng con đến tham dự sự kiện.Đồng hành với cuộc thi trong vai trò thành viên Ban giám khảo, Hoa hậu Việt Nam năm 2010 Đặng Ngọc Hân cho hay, từ nhỏ, cô đã yêu thích nghệ thuật. Vì thế, khi làm giám khảo cuộc thi, cô được đắm chìm trong những bức tranh sắc màu của các em nhỏ và trở về tuổi thơ thêm lần nữa.“Tên gọi của cuộc thi toát lên thông điệp rất hay, đối với bất kỳ ai, kể cả trẻ em đều cần có ngôi nhà hạnh phúc của riêng mình. Cuộc thi không giới hạn hay áp đặt về chủ đề mà cho phép các em khám phá và thoải mái bày tỏ suy nghĩ. Nhờ đó, nhiều ý tưởng đặc biệt, sâu sắc khó có thể ngờ tới đã xuất hiện”, Hoa hậu Ngọc Hân nhận xét thêm.Tin liên quanSôi nổi cuộc thi vẽ tranh "Thiếu nhi Việt Nam làm nghìn việc tốt"Vượt qua hơn 13.000 bức tranh, tác phẩm "Mái nhà tình yêu" của thí sinh Phạm Tùng Chi, học sinh Trường tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông, Hà Nội) đã xuất sắc giành được giải Đặc biệt.Thông qua bức tranh này, Tùng Chi gửi gắm thông điệp: "Xây dựng mái nhà chung với tình yêu bao la với các em bé bị bệnh K là mong muốn lớn nhất của em. Trong ngôi nhà ấy, các em được sống giữa ngập tràn niềm vui, được ở với ba mẹ với thế giới ngọt ngào sắc màu và được cùng nhau vui chơi, học tập, sống trong hạnh phúc vô bờ".Theo nhà giáo, chuyên gia mỹ thuật Hữu Hạnh, Trưởng Ban Giám khảo “Ngôi nhà mơ ước”, cuộc thi năm nay quy tụ nhiều tác phẩm chất lượng. Các bức tranh đoạt giải được đánh giá cao về tư duy hình ảnh và khả năng thể hiện ý tưởng trong hội họa.Tác phẩm "Mái nhà tình yêu" của em Phạm Tùng Chi đoạt giải Đặc biệt của cuộc thi.Cuộc thi đã tạo ra sân chơi lý thú cho các em nhỏ, khơi dậy khả năng tưởng tượng, kể câu chuyện thông qua hình ảnh và sắc màu. Thế giới của hội họa là cầu nối, giúp các em bày tỏ nguyện vọng, tâm tư, tình cảm tới gia đình. Qua đó, chương trình cũng lan tỏa yêu thương, phát huy quyền tham gia của trẻ em trong các các hoạt động xã hội.Đây cũng là dịp để các em có cơ hội thể hiện sự sẻ chia với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, ở vùng sâu vùng xa, những người luôn khát khao được sống trong những ngôi nhà kiên cố và yên ấm. Càng thấu hiểu và đồng cảm với những hoàn cảnh ấy, các em mới càng trân trọng gia đình và cuộc sống hiện tại của mình.Được biết, trong năm 2023, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức Giải thưởng Cống hiến vì trẻ em Việt Nam để tôn vinh những cá nhân, tập thể, cơ quan, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo môi trường cho trẻ em phát triển hoặc có những sáng kiến thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
https://nhandan.vn/ve-de-thap-sang-uoc-mo-post759964.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "cuộc thi vẽ tranh", "Ngôi nhà mơ ước", "trẻ em", "thiên tai", "dịch bệnh" ] }
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Tuần lễ “Thành phố Hồ Chí Minh-Di sản-Kết nối”
NDO -Nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa Việt Nam,Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Namvừa tổ chức khai mạc Tuần lễ “Thành phố Hồ Chí Minh-Di sản-Kết nối”. Tuần lễ diễn ra từ ngày 7 đến 17/3 với nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi, thú vị và ý nghĩa.
Theo Chủ tịch Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tâm, Tuần lễ “Thành phố Hồ Chí Minh-Di sản-Kết nối” là dịp để các tổ chức, cá nhân yêu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam kết nối, giao lưu và tìm hiểu về các hoạt động liên quan di sản, từ đó cùng tìm ra những giải pháp đểtôn vinhdi sản văn hóa, giá trị thương hiệu Việt, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng đội ngũ kế thừa.Chủ tịch Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tâm (ngoài cùng bên trái) chia sẻ ý kiến.Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tại sự kiện, Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam đã ra mắt Ban Di sản - Kết nối để quy tụ, liên kết các chuyên gia, nghệ nhân, hiệp hội, trường đại học, kỷ lục gia, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu quốc gia có truyền thống lâu đời…, tiến tới từng bước hình thành mạng lưới di sản-kết nối dưới sự bảo trợ củaQuỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam.Nhấn mạnh tầm quan trọng của hướng đi này, bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể hiện hữu khắp nơi trong đời sống của người Việt. Vì vậy, di sản cần được kết nối với nhau trên phạm vi rộng lớn để lan tỏa mạnh mẽ vẻ đẹp, giá trị, từ đó nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống Việt Nam.Sự kiện mong muốn tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa những cá nhân, tổ chức yêu di sản văn hóa Việt Nam.Tuần lễ “Thành phố Hồ Chí Minh-Di sản-Kết nối” là hoạt động đầu tiên của Ban Di sản-Kết nối, với nhiều hoạt động diễn ra liên tục tại các bảo tàng, phòng triển lãm, tụ điểm văn hóa công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh.Trong đó, có những hoạt động mang tính điểm nhấn như: trưng bày bộ sưu tập ảnh nghệ thuật "Di sản quanh ta" của nhà sưu tập- kỷ lục gia châu Á Nguyễn Thị Thanh Tâm; giao lưu với nhà sưu tập tranh Trần Hậu Tuấn và thưởng thức bộ sưu tập của danh họa Bùi Xuân Phái; Thưởng thức hội họa, âm nhạc và ẩm thực truyền thống tại Nguyen's Art Garden…Ngoài ra còn có nhiều hoạt động như tham quan các gian hàng của Bảo tàng Áo dài; chiêm ngưỡng các tác phẩm tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San; giao lưu tại Lễ hội Việt-Nhật…
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-dac-sac-trong-tuan-le-thanh-pho-ho-chi-minh-di-san-ket-noi-post799315.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Tuần lễ Di sản-Kết nối", "Câu lạc bộ Di sản Áo dài", "Di sản quanh ta", "di sản", "văn hóa", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
[Ảnh] Khán giả "bùng cháy" với chương trình Tây Ninh - Khúc hát tự hào
NDO -Hàng vạn khán giả tại Tây Ninh đã có một đêm "cháy" hết mình cùngchương trình nghệ thuậtdo Báo Nhân Dân phối hợp cùng tỉnh Tây Ninh tổ chức.
Tối 30/3, tại Quảng trường Khu du lịch Núi Bà Đen (Tây Ninh) đã diễn ra chương trình nghệ thuật chính luận Tây Ninh - Khúc hát tự hào. Chương trình do Báo Nhân Dân và tỉnh Tây Ninh tổ chức, hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.Được dàn dựng công phu, kỹ lưỡng với sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng như Noo Phước Thịnh, Hồ Quỳnh Hương, Erik..., chương trình đã thu hút được hàng vạn khán giả tham gia.Nghệ sĩ Ưu tú Thiên Hoa biểu diễn ca khúc Bông huệ đỏ.Không khí cuồng nhiệt tại Tây Ninh tối 30/3.Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng.Những giây phút thoải mái của khán giả Tây Ninh.Cảm xúc của tất cả vỡ òa khi những chùm pháo hoa tầm cao đầu tiên được bắn lên bầu trời...Niềm vui của người dân Tây Ninh tại chương trình.Toàn cảnh chương trình nhìn từ trên cao...Màn pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút khiến cho khán giả vô cùng hào hứng.Ảnh: Thành ĐạtẢnh: Thành ĐạtẢnh: Thành ĐạtChương trình Tây Ninh - Khúc hát tự hào đã để lại dư âm khó quên đối với khán giả Tây Ninh.
https://nhandan.vn/anh-khan-gia-bung-chay-voi-chuong-trinh-tay-ninh-khuc-hat-tu-hao-post802433.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Tây Ninh khúc hát tự hào", "Báo Nhân Dân", "Tây Ninh" ] }
Triển lãm 130 bức tranh của những người làm báo
NDO -Sáng 18/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh,Hội Nhà báo Việt Namphối hợp Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía nam tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm tranh của nhóm họa sĩ với tên gọi “Nhóm 99” - nhóm những người làm báo. Triển lãm là một trong những hoạt động nổi bật chào mừng kỷ niệm99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam(21/6/1925-21/6/2024).
“Nhóm 99” gồm 8 họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã từng và đang công tác, cộng tác ở nhiều đơn vị báo chí khác nhau.Đó là họa sĩ Ngô Thành Nhân ở Hà Nội, từng công tác tại Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin; họa sĩ Nguyễn Nghiêm, từng là phóng viên Đài phát thanh quận Tân Bình, giảng viên mỹ thuật công nghiệp - Đại học Quốc tế Hồng Bàng; Nhà báo Nguyễn Tiến Lễ là nguyên Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía nam.Tin liên quanLạng Sơn: Gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí của tỉnhSau khi nghỉ hưu, ông bắt đầu tự học và vẽ tranh. Ông cũng chính là Trưởng "Nhóm 99", đã chủ động kết nối Hội Nhà báo Việt Nam vớiThông tấn xã Việt Namphía nam cùng phối hợp tổ chức Triển lãm.Các đại biểu tham quan Triển lãm. (Ảnh: Thế Anh)“Nhóm 99” còn có sự tham gia của nhà báo Vũ Kim Sơn, nguyên phóng viên chiến trường của Thông tấn xã giải phóng; nhà báo Đỗ Hương; Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hồng Nga, Phó Chủ tịch Hội nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh; nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo (Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh) và nhà báo Tiểu Tân, gương mặt trẻ nhất trong nhóm tác giả, hiện là phóng viên công tác tại Ban Văn hóa-Văn nghệ Báo Sài Gòn Giải Phóng.Phát biểu tại buổi khai mạc, nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía nam cho biết, những nhà báo và những cộng tác viên của các báo, ngoài việc cầm bút, cầm máy ảnh, còn có cùng một sở thích, một đam mê cháy bỏng là cầm cọ vẽ.Hầu hết, họ đến với hội họa khá muộn màng, có những nhà báo chỉ mới thật sự sáng tác hai, ba năm trở lại đây khi đã nghỉ hưu hoặc khi được bạn bè động viên, khuyến khích.Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tặng Báo Nhân Dân bức tranh Bác Hồ đọc Báo Nhân Dân. (Ảnh: Thế Anh)Là những người gắn bó với hoạt động báo chí, tranh của các cây cọ từng cầm bút viết báo này cũng ít nhiều mang tính thế sự, họ vẽ về đồng nghiệp, về biển đảo, về các phong trào xã hội, song vẫn say mê sáng tác về chân dung, phong cảnh và tĩnh vật…Nhiều người trong số các tác giả còn chưa dám nhận mình là họa sĩ mà chỉ là người có duyên nợ với hội họa, yêu thích thế giới sắc màu, muốn nhờ ngôn ngữ thẩm mỹ nói lên những gì mà con chữ chưa thể nói hết.“Nhưng cũng chính nhờ vậy, có thể nói hơn 130 bức tranh của "Nhóm 99" được trưng bày tại Triển lãm vừa có phần nào chất chuyên nghiệp, vừa đa dạng, phong phú và hồn hậu rất đời”, nhà báo Trần Trọng Dũng chia sẻ.Triển lãm thu hút nhiều người đến xem tranh.Các nhà báo đã trích lại một phần tiền từ sự ủng hộ của người mua tranh để làm từ thiện.“Chúng tôi đã đóng góp cho quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam và xây dựng phòng đọc cho một trường tiểu học ở tỉnh Gia Lai. Đây là hoạt động thể hiện tấm lòng của nhữngngười làm báovới xã hội”, nhà báo Nguyễn Tiến Lễ cho biết.
https://nhandan.vn/trien-lam-130-buc-tranh-cua-nhung-nguoi-lam-bao-post814917.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "triển lãm tranh", "nhà báo", "họa sĩ", "Thành phố Hồ Chí Minh", "người làm báo", "Báo chí Cách mạng Việt Nam" ] }
NSƯT Hoàng Tùng hát về mẹ nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
NDO -NSƯT Hoàng Tùng gửi gắm tình cảm và cảm xúc của mình về mẹ qua ca khúc “Tôi thương mẹ tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Ca khúc lên sóng các nền tảng số âm nhạc từ hôm nay, 3/6.
Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã giới thiệu tới người yêu nhạc ca khúc “Tôi thương mẹ tôi”. Giọng hát có sự đồng cảm, đồng điệu giữa nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung và NSƯT Hoàng Tùng khiến cho ca khúc “Tôi thương mẹ tôi” mang nhiều cung bậc, đem lại nhiều cảm xúc cho người nghe.Chia sẻ về tác phẩm âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, NSƯT Hoàng Tùng nói: “Phải chăng chúng tôi đều đã là người “có tuổi” nên dành tình cảm và những cảm nhận về gia đình lớn hơn, đậm sâu hơn. Vì vậy mà muốn hát, muốn viết nhiều hơn những ca khúc về gia đình, về cha mẹ. Và trong cuộc đời suốt từ ấu thơ cho đến khi trưởng thành, về già ai cũng luôn luôn lưu giữ, nâng niu hình ảnh về mẹ. Trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, những lời viết về mẹ rất mộc mạc, giản dị nhưng cũng đưa đến người nghe nỗi lòng rưng rưng”.“Tôi thương mẹ tôi” là tác phẩm thứ 3 NSƯT Hoàng Tùng cộng tác với nhạc sĩNguyễn Thành Trungsau “Tôi đi”, “Anh sẽ đến khi bình minh” và cũng là tác phẩm Hoàng Tùng tâm đắc. “Âm nhạc của Nguyễn Thành Trung thiên về cảm xúc hơn là bút pháp, nên nhịp điệu và cường độ trong tác phẩm của anh thể hiện rất rõ ở từng câu hát, ấn tượng ở hình ảnh người mẹ lam lũ, gánh gồng chăm lo cho con, cho gia đình. Đó có thể là hình ảnh, câu chuyện của nhạc sĩ đã trải qua và tôi có sự đồng cảm, đồng điệu đặc biệt ngay khi nhận ca khúc từ nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung. Ca từ giản dị nhưng sâu sắc, giai điệu giàu cảm xúc và rất khác với những ca khúc của nhạc sĩ mà tôi đã thể hiện trước đây. Tôi nhìn thấy hình ảnh của mẹ tôi, của tôi trong ca khúc. Và có lẽ bất cứ ai ở thế hệ chúng tôi cũng nhìn thấy hình bóng của mẹ mình, tình yêu của mẹ mình với con cái, gia đình trong đó” - NSƯT Hoàng Tùng bày tỏ.Cũng bởi đồng cảm với tác giả của ca khúc nên NSƯT Hoàng Tùng đã nghiên cứu kỹ ca khúc để thể hiện tác phẩm tốt nhất có thể. Anh đã mời nhạc sĩ Vũ Mạnh Cường phối khí trên tinh thần semi-classical (bán cổ điển) và thêm tiếng đàn bầu mềm mại, tha thiết để tác phẩm vừa sang trọng vừa mang âm hưởng nhạc truyền thống Việt Nam.Với ca khúc “Tôi thương mẹ tôi”, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung cũng thể hiện bước chuyển trong sáng tác, khi đưa màu sắc dân gian vào ca khúc của mình.Sau gần 20 năm theo đuổi sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã có một “gia tài” các tuyển tập thơ và âm nhạc đáng kể, từ trữ tình, tự sự đến những ca khúc trẻ trung, sôi động; các ca khúc về tình yêu quê hương, đất nước…Nói về tác phẩm mới của mình, anh chia sẻ: “Tôi thương mẹ tôi” nằm trong chùm ca khúc tôi viết về cha mẹ và gia đình. Người mẹ trong tác phẩm có nhiều hình ảnh của mẹ tôi những tháng năm vất vả, hết lòng vì gia đình, con cái”. Trong số các ca sĩ từng cộng tác với Nguyễn Thành Trung như NSND Quốc Hưng, NSƯT Hoàng Tùng, ca sĩ Lê Anh Dũng, Quang Hà,Đông Hùng, Mai Diệu Ly,Tô Ngọc Hà…, anh chọn NSƯT Hoàng Tùng thể hiện tác phẩm “Tôi thương mẹ tôi” bởi có sự đồng điệu về tâm hồn và tuổi tác. Nhạc sĩ nhận xét, sự thể hiện thành công của NSƯT Hoàng Tùng trong ca khúc đã nói lên hết ý nghĩa, tấm lòng và cảm xúc của anh với mẹ, với cha và gia đình.Ca khúc “Tôi thương mẹ tôi” được phát hành rộng rãi trên nền tảng số các trang về âm nhạc từ ngày 3/6. Ngoài ra, trong chương trình Giai điệu kết nối chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) ca khúc sẽ được NSƯT Hoàng Tùng thể hiện trên sân khấu và phát trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
https://nhandan.vn/nsut-hoang-tung-hat-ve-me-nhan-ngay-gia-dinh-viet-nam-286-post812488.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "ca khúc \"Tôi thương mẹ tôi\"", "nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung", "NSƯT Hoàng Tùng", "Ngày Gia đình Việt Nam 28/6", "ca khúc về mẹ" ] }
Sập web liên tục, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia mở bán vé trực tiếp “Đào, Phở và Piano”
NDO -Số lượng khán giả đăng ký mua vé online quá đông khiến trang web bán vé liên tục quá tải, sáng nay Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (NCC) đã chính thức thông báo mở bán vé trực tiếp tại quầy vé tất cả các phim đang chiếu rạp.
Đã bước sang tuần làm việc mới sau kỳ nghỉ Tết dài ngày nhưng vé xem phim “Đào, Phở và Piano” vẫn chưa hề hạ nhiệt. Các nền tảng bán vé xem phim bao gồm website, app NCC, app ngân hàng, ví điện tử VNPAY… đều quá tải và liên tục sập.NCC cho biết, trong lúc đội ngũ kỹ thuật nỗ lực khắc phục sự cố, Trung tâm đã mở bán vé trực tiếp tất cả các phim tại quầy vé bên trong Trung tâm. Ngay tối 19/2, website bán vé của Trung tâm lại tiếp tục sập, khán giả truy cập rất khó khăn. Đây cũng là điều chưa từng xảy ra đối với Trung tâm Chiếu phim Quốc gia khi công chiếu một bộ phim Nhà nước.Với nội dung về cốt cách hào hoa của người Hà Nội trước cuộc chiến cam go, quyết liệt bảo vệ Thủ đô, bộ phim “Đào, Phở và Piano” đã tạo nên một cơn sốt và trở thànhhiện tượngphòng vé ngay trong những ngày đầu năm mới. Khán giả đặc biệt quan tâm đến bộ phim, khi các suất chiếu đều hết vé từ rất sớm. Nhiều khán giả không thể đặt mua vé trên website của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và các ứng dụng bán vé.Diễn viên Doãn Quốc Đam trong phim.Cơn sốt “Đào, Phở và Piano” tại Hà Nội cũng đã khiến khán giả ở nhiều địa phương khác trong cả nước mong muốn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở rộng quy mô chương trình thí điểm phổ biến phim do Nhà nước đầu tư kinh phí.“Đào, Phở và Piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, được Nhà nước đầu tư kinh phí 20 tỷ đồng sản xuất phim. Phim có sự tham gia của các diễn viên Doãn Quốc Đam, Thùy Linh, NSND Trung Hiếu, NSƯT Trần Lực, Anh Tuấn, Thiện Hùng, ca sĩ Tuấn Hưng…“Đào, Phở và Piano” cùng với “Hồng Hà nữ sĩ” và 6 phim hoạt hình khác được thí điểm khai thác thương mại tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia theodự án thí điểm phổ biến phimdo Nhà nước đầu tư kinh phí trong hai năm 2024 và 2025.Phim đang được khán giả đặc biệt chú ý và trở thành hiện tượng khi “cháy vé” liên tục và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cũng liên tục phải tăng suất chiếu, từ 3 suất lên đến 18 suất mỗi ngày.Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cũng cảnh báo hiện tượng nhiều khán giả đã bị lừa khi mua lại vé qua các hội, nhóm. Vé xem phim chỉ bán chính thức tại quầy vé của Trung tâm, trên website và các ứng dụng bán vé.
https://nhandan.vn/sap-web-lien-tuc-trung-tam-chieu-phim-quoc-gia-mo-ban-ve-truc-tiep-dao-pho-va-piano-post796773.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "phim Nhà nước đầu tư", "phim chiếu rạp", "phim Tết", "thí điểm chiếu rạp phim Nhà nước", "Đào Phở và Piano", "Trung tâm Chiếu phim Quốc gia" ] }
Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất
NDO -Tối 6/4, tại Nhà hát Thành phố, Ủy ban nhân dânThành phố Hồ Chí Minhtổ chức khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất, năm 2024 (HIFF 2024).
Trong sự phát triển chung của nền điện ảnh Việt Nam hơn 70 năm qua với rất nhiều thành tựu rực rỡ, nhiều tác phẩm và tên tuổi của đội ngũ làm phim đã giúp điện ảnh nước nhà vang danh thế giới, điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh đã vinh dự được đóng góp một phần vào thành công chung đó.Phát biểu khai mạc, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố được xem là thị trường lớn về lĩnh vực sản xuất, phát hành phim của cả nước; với lực lượng nhà làm phim hùng hậu và số lượng lớn phim sản xuất hàng năm rất đa dạng, phong phú và nhiều thể loại.Thành phố đã ban hành “Đề án về Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030”, trong đó, ngành Công nghiệp Điện ảnh được xác định là một trong 8 ngành trọng tâm, có tốc độ phát triển trung bình khoảng 12%/năm, đạt trên 5.000 tỷ đồng (trong đó phim Việt Nam đạt khoảng 30% doanh thu), đóng góp khoảng 0,4% GRDP vào năm 2025.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức phát biểu khai mạc.Theo ông Dương Anh Đức, thành phố mong muốn thông qua hoạt động của cácLiên hoan phim quốc tếsẽ tăng cường thu hút các hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực điện ảnh nói riêng và ngành công nghiệp văn hóa nói chung, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cho Thành phố Hồ Chí Minh.Từ khi công bố, Ban tổ chức Liên hoan phim đã tiếp nhận được 113 phim dài, 206 phim ngắn của các nhà làm phim trong và ngoài nước.Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với mục tiêu xây dựng một Liên hoan phim xứng tầm quốc tế không chỉ ở quy mô số lượng các hoạt động và phim trình chiếu.Liên hoan phim là cơ hội tốt cho ngành điện ảnh thành phố được gặp gỡ và tiếp cận trao đổi trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu từ Hollywood (Mỹ), châu Âu, cũng như các nước phát triển tại châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,…Các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh của Thành phố Hồ Chí Minh cũng có cơ hội được giới thiệu năng lực, các dự án tới các đối tác để tìm cơ hội hợp tác sản xuất cũng như xuất khẩu ra các thị trường mới. Ngoài ra, các nhà làm phim sẽ tham gia các khóa đào tạo, gặp gỡ các quỹ đầu tư, các hãng làm phim.HIFF 2024 có 3 hạng mục tranh giải chính: Phim Đông Nam Á, phim đầu tay và phim ngắn với các giải thưởng Giải sao vàng (Golden Star) dành cho phim Đông Nam Á xuất sắc nhất, Giải Nhà làm phim trẻ xuất sắc nhất (Best Emerging Director), Giải phim ngắn xuất sắc nhất, Giải thưởng Phim Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoài ra, còn có hệ thống giải thưởng cá nhân dành cho đạo diễn, diễn viên, quay phim, dựng phim, kỹ xảo hình ảnh…Các đồng chí lãnh đạo tặng hoa cho các đạo diễn, nhà sản xuất phim.Ngoài các hạng mục tranh giải và hoạt động chuyên môn dành cho nhà làm phim, HIFF còn có chuỗi hội thảo chuyên đề về phát triển điện ảnh Đông Nam Á, chiến lược phát triển điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận từ các vấn đề vĩ mô liên quan phát triển chính sách, ngoại giao văn hóa thông qua điện ảnh, tới những vấn đề thiết thực trong việc hợp tác và sản xuất phim.Các hoạt động giải trí khác trong khuôn khổ Liên hoan phim sẽ được diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ với Cine Show - Nhạc trong phim; hoạt động giao lưu với người hâm mộ của đoàn làm phim Lật Mặt của đạo diễn Lý Hải; chương trình Cine Show nhạc phim kinh điển của Disney - “Người Đẹp và Quái Thú” (Beauty and the Beast), với phần nhạc phim phiên bản gốc được trình diễn bởi Dàn Nhạc Giao Hưởng Sài Gòn (Saigon Philharmonic Orchestra) nhằm hưởng ứng với các hoạt động của Liên hoan phim.Cùng ngày, tại khu vực đường đi bộ Nguyễn Huệ, Ban tổ chức Liên hoan phim đã khai mạc triển lãm với chủ đề “Vẻ vang Điện ảnh cách mạng Việt Nam” nhằm tôn vinh thành tựu rực rỡ của Điện ảnh Việt Nam qua chặng đường 71 năm hình thành và phát triển.Liên hoan phim quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra đến hết ngày 13/4.
https://nhandan.vn/khai-mac-lien-hoan-phim-quoc-te-thanh-pho-ho-chi-minh-lan-thu-nhat-post803473.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "liên hoan phim", "đạo diễn", "ban giám khảo", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Liên hoan phim Quốc tế" ] }
Gần 1.000 diễn viên với 151 tiết mục thể hiện sinh động chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca"
NDO -Tối 14/4, tại Nhà hát Quân đội phía nam (Thành phố Hồ Chí Minh), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức bế mạc Liên hoannghệ thuật quần chúnglực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X năm 2024 tại khu vực I.
Dự bế mạc có đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạoliên hoan; Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; các đại biểu lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các đồng chí trong Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024.Tin liên quanKhai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X, Khu vực ITrong thời gian 7 ngày, với tinh thần lao động, sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc, nhiệt huyết cống hiến, gần 1.000 diễn viên tiêu biểu của 24 đoàn nghệ thuật quần chúng đã mang tới Liên hoan 24 chương trình với 151 tiết mục thuộc nhiều loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc, sân khấu...; thể hiện sinh động chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca"; thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu tại liên hoan.Phát biểu bế mạc, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết khẳng định, đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc, có ý nghĩa chính trị và tinh thần to lớn, hội tụ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống văn hóa nghệ thuật cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, sự đổi mới sáng tạo, đột phá về phong cách, phương pháp dàn dựng, biểu diễn, thông qua những hình tượng nghệ thuật và thông điệp được chắt lọc từ thực tiễn cuộc sống sinh động của cán bộ, chiến sĩ, thanh niên, sinh viên đã tạo nên sức sống mạnh mẽ, cảm xúc sâu sắc, được khán giả nồng nhiệt đón nhận, yêu mến.Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết: "Điểm nổi bật nhất của Liên hoan đó là tinh thần đoàn kết, tự tin, sự nỗ lực vươn lên, say mê sáng tạo không ngừng và niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng của những hạt nhân nghệ thuật quần chúng"."Liên hoan đã phát huy được thế mạnh truyền thống của phong trào văn hóa, loại hình nghệ thuật quần chúng với nhiều tác phẩm mang đặc thù lực lượng vũ trang, thanh niên, sinh viên phản ánh lý tưởng cao đẹp, khát vọng lớn, trách nhiệm cao; khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện trang thiết bị hiện đại; tập trung phản ánh thông điệp “80 năm vang mãi bản hùng ca”, tiếp nối mạnh mẽ những dòng cảm xúc hào hùng, cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay", Thượng tướng Trịnh Văn Quyết nhấn mạnh.Các đại biểu tham dự liên hoan.Đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa đường lối, quan điểm, mục tiêu về văn hóa văn nghệ của Đảng; quan tâm hơn nữa đến các hoạt động văn hóa văn nghệ ở đơn vị cơ sở. Chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng tài năng, nhiệt huyết của các hạt nhân văn hóa văn nghệ; tiếp tục sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để phục vụ bộ đội và nhân dân.Điểm nổi bật nhất của Liên hoan đó là tinh thần đoàn kết, tự tin, sự nỗ lực vươn lên, say mê sáng tạo không ngừng và niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng của những hạt nhân nghệ thuật quần chúng.Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt NamKết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao Cờ thưởng của Tổng cục Chính trị cho 16 chương trình xuất sắc gồm các Đoàn nghệ thuật quần chúng: Trường Quân sự Quân khu 7, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Vùng 2 Hải quân, Trường đại học Kinh tế-Luật thuộc Đại học Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Sư đoàn 367 thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, Tổng cục Kỹ thuật, Trường Sĩ quan Công binh, Đoàn Công an nhân dân 1, Sư đoàn 8 thuộc Quân khu 9, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Binh chủng Pháo binh, Quân đoàn 4, Công an nhân dân 2.64 tiết mục đạt giải A là những tiết mụccó sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng rõ ràng, tính định hướng sâu sắc, tính nghệ thuật cao; tạo được ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm theo dõi của công chúng.Ban tổ chức cũng trao Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tặng 7 chương trình chất lượng tốt; Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tặng 64 tiết mục đạt giải A; Giấy khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tặng 70 tiết mục đạt giải B; Giấy khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tặng 25 giải chuyên đề.Trong đó, có 17 giải diễn viên xuất sắc, 1 giải dàn nhạc xuất sắc, 4 tác phẩm xuất sắc về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 tác phẩm xuất sắc về chủ đề biển đảo; 1 tác phẩm xuất sắc về tình đoàn kết quốc tế.14 tập thể và 29 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm, phục vụ Liên hoan cũng nhận Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
https://nhandan.vn/gan-1000-dien-vien-voi-151-tiet-muc-the-hien-sinh-dong-chu-de-80-nam-vang-mai-ban-hung-ca-post804767.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "80 năm vang mãi bản hùng ca", "Liên hoan nghệ thuật quần chúng", "TP Hồ Chí Minh", "Điện Biên Phủ", "Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam", "Ngày hội Quốc phòng toàn dân", "nghệ thuật quần chúng" ] }
Sôi nổi hội thi gói bánh chưng, giã bánh giày tại Hải Dương
NDO -Ngày 23/2, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnhHải Dươngtổ chức hội thi gói bánh chưng, giã bánh giày. Đây là hoạt động mở màn cho Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2024.
Tham dự Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giày tại Lễ hội Mùa xuânCôn Sơn-Kiếp Bạcnăm nay có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân thuộc 12 đội đến từ các địa phương trong tỉnh.Buổi sáng, 60 nghệ nhân của 12 huyện, thị xã, thành phố tham gia thi gói bánh chưng và luộc bánh trong thời gian 5 giờ.Bánh chưng được chấm điểm dựa trên các tiêu chí: Thời gian gói; bánh gói hình vuông, cao thành, sắc và thẳng cạnh, các bánh đều và đẹp; bánh bóc ra có màu xanh, nhân bánh đều chính giữa bánh; bánh không sống gạo; bánh rền, thơm ngon, mùi vị hấp dẫn...Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giày được tổ chức tại sân chùa Côn Sơn.Các nghệ nhân thực hiện phần thi gói bánh chưng.Buổi chiều diễn ra hội thi giã bánh giày với sự tham gia của 7 đội, gồm: Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Kim Thành, Nam Sách, Kinh Môn, thành phố Hải Dương và thành phố Chí Linh.Các đội thực hiện phần thi giã bánh giày.Các đội phải hoàn thành việc đồ xôi, giã bánh và hoàn thiện 5 chiếc bánh trong vòng 50 phút.Tiêu chí chấm điểm phần thi giã bánh giày cũng tương tự như phần thi gói bánh chưng, đó là dựa vào thời gian làm, hình thức và chất lượng bánh.Các nghệ nhân hoàn thiện phần lên khuôn bánh giày.Các sản phẩm tiêu biểu giành giải tại hội thi được lựa chọn làm lễ vật trong lễ dâng hương tại chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi, đền Trần Nguyên Đán, đền Kiếp Bạc, chùa Nam Tào, đền và chùa Bắc Đẩu. Đây là nghi lễ thể hiện lòng thành kính dâng lên các bậc tiền nhân.Hội thi là một nét đẹp văn hóa hướng về cội nguồn và nhắc nhở các thế hệ sau giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Hội thi sẽ kết thúc vào ngày 24/2.
https://nhandan.vn/soi-noi-hoi-thi-goi-banh-chung-gia-banh-giay-tai-hai-duong-post797263.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Hải Dương", "Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc", "Hội thi gói bánh chưng", "giã bánh giày" ] }
Xúc động và tự hào chương trình văn hóa nghệ thuật “Thanh niên Việt Nam - Khát vọng hùng cường”
NDO -Tối 16/3, trong khuôn khổHội Báo toàn quốc 2024đã diễn ra chương trình văn hóa nghệ thuật “Thanh niên Việt Nam - Khát vọng hùng cường” với nhiều tiết mục được dàn dựng công phu và đặc sắc.
Lần đầu tiên được tổ chức tạiThành phố Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ giới báo chí cũng như công chúng. Hội Báo năm nay ngoài những sự kiện mang đậm dấu ấn chất lượng, quy mô của các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động triển lãm, trưng bày, các chương trình văn hóa, nghệ thuật cũng được đầu tư tổ chức tạo không khí vui tươi, sôi động cho hội báo.Chương trình văn hóa nghệ thuật “Thanh niên Việt Nam - Khát vọng hùng cường” được tổ chức chào mừng thành công Hội báo toàn quốc 2024 và kỷ niệm 93 năm ngày thành lậpĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh(26/3/1931-26/3/2024).Chương trình do Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.Các đại biểu dự chương trình.Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và là lực lượng quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước.Gần 40 năm trên chặng đường đổi mới, Việt Nam đã vượt qua biết bao khó khăn, trở ngại và thách thức to lớn, từ một nước nghèo, bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh, nhiều năm bị cấm vận, đến năm 2023 nước ta đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.Các tiết mục thể hiện trách nhiệm của thanh niên, những người đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình.Xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng “cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” đầu tiên là trách nhiệm của thanh niên, những người đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình, tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực ứng dụng công nghệ 4.0 vào công việc để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Chương trình văn hóa nghệ thuật “Thanh niên Việt Nam - Khát vọng hùng cường” với rất nhiều tiết mục biểu diễn được dàn dựng công phu, đẹp mắt nhằm cổ vũ tinh thần, thể hiện ý chí mạnh mẽ của thanh niên thực hiện khát vọng đóng góp xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.Đồng thời, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, yêu đất nước. Giáo dục nâng cao nhận thức về tinh thần trách nhiệm, khát vọng xây dựng cơ quan, tổ chức và đất nước phát triển phồn vinh.Ban tổ chức trao giải thưởng cho các đội thi tham gia chương trình văn hóa nghệ thuật "Thanh niên Việt Nam - Khát vọng hùng cường".Chủ đề: Hội Báo toàn quốc năm 2024Ấn tượng Hội Báo toàn quốc 2024: Khẳng định báo chí đồng hành và kết nối[Ảnh] Toàn cảnh lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024Báo chí phải bám sát hơi thở cuộc sống, kiến tạo, lan tỏa những giá trị tốt đẹp và nhân ái trong xã hội
https://nhandan.vn/xuc-dong-va-tu-hao-chuong-trinh-van-hoa-nghe-thuat-thanh-nien-viet-nam-khat-vong-hung-cuong-post800343.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Hội Báo toàn quốc 2024", "chương trình văn hóa nghệ thuật", "thanh niên Việt Nam" ] }
Nhiều hoạt động trải nghiệm miễn phí tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
NDO -Nhân kỷ niệm ngày Bảo tàng quốc tế 18/5,Bảo tàng Dân tộc học Việt Namđã tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục miễn phí nhằm mang lại những khám phá thú vị về văn hóa các dân tộc tới công chúng.
Năm 2024, Hội đồng Bảo tàng quốc tế (ICOM) đưa ra chủ đề “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu” (Museums for Education and Research) với mục tiêu đề cao vai trò then chốt của các thiết chế văn hóa trong việc cung cấp một trải nghiệm giáo dục toàn diện.Với mong muốn tiếp cận đa dạng các đối tượng công, trong ngày 18/5/2024, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã mang tới nhiềuhoạt độngmiễn phí thu hút đông đảo du khách tham gia trải nghiệm như: Tour tham quan tìm hiểu văn hóa 54 dân tộc Việt Nam, phòng khám phá dành cho trẻ em, miễn phí vé cho tất cả du khách vào khung giờ vàng từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ và cả ngày với người khuyết tật…Chuỗi hoạt động được nhiều bạn trẻ như Lê Thị Ngọc Huyền (21 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) biết tới và đăng ký tham gia nhằm tìm hiểu về văn hóa các dân tộc.“Đây là lần đầu tiên em đến với Bảo tàng Dân tộc học. Tour miễn phí kỷ niệm ngày Bảo tàng Quốc tế của bảo tàng giúp em có thêm những kiến thức bổ ích để hiểu thêm những câu chuyện đặc biệt liên quan tới đời sống, sinh hoạt các dân tộc được bảo tàng sắp xếp trưng bày theo ngữ hệ ở Việt Nam", Ngọc Huyền chia sẻ.Các em nhỏ có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian diễn ra tại sự kiện.Tham gia tour thăm quan, du khách sẽ được giới thiệu những nội dung giáo dục qua trưng bày về đời sống văn hóa của các dân tộc Việt Nam từ những câu chuyện thú vị đằng sau hiện vật.Các em nhỏ còn có cơ hội tiếp cận, khám phá các hoạt động in tranh Đông Hồ, biểu diễn rối tay, thử trang phục dân tộc, chơi nhạc cụ truyền thống, tìm hiểu về các loại ngũ cốc và cách làm một số đồ chơi dân gian để tìm hiểu kiến thức khoa học.Đây là điểm mới được Bảo tàng Dân tộc Việt Nam ứng dụng trong việc xây dựng các chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm cho bảo tàng hiện nay. Trong khuôn khổ chương trình, du khách còn được trải nghiệm hoạt động kết nối di sản với công nghệ - VR tour.Là một trong những phụ huynh tham gia sự kiện, anh Nguyễn Ngọc Duy (36 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cảm thấy vô cùng hào hứng khi được đồng hành cùng con tìm hiểu những kiến thức văn hóa dân tộc: “Hôm nay tôi và con gái tới tham dự chương trình để giúp con có thêm trải nghiệm thực tế về 54 dân tộc, cũng như tìm hiểu về nhà Rông để hoàn thành bài tập được cô giáo giao trên lớp. Tôi đánh giá rất là cao về trải nghiệm hoạt động của chương trình hôm nay đã mang tới kiến thức rất bổ ích cho các cháu và phụ huynh thăm quan hôm nay. Cả bố mẹ và con đều có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về từng dân tộc, từ đó tăng tình yêu đất nước và có kiến thức một cách nền tảng hơn”.Chuỗi hoạt động miễn phí của Bảo tàng Dân tộc học thu hút đông đảo du khách đăng ký tham gia trải nghiệm.Thông qua chuỗi hoạt động, Ban Tổ chức mong muốn Ngày Quốc tế Bảo tàng năm nay là dịp để đa dạng công chúng có cơ hội khám phá về di sản văn hóa với nhiều hình thức trải nghiệm, tăng cường nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc giáo dục và nghiên cứu trong công tác bảo tàng, góp phần nâng cao ý thức, chung tay gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong bối cảnh đương đại.
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-trai-nghiem-mien-phi-tai-bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-post810073.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Hoạt động trải nghiệm miễn phí", "Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam" ] }
Trò chuyện nghệ thuật “Đường lên Điện Biên”
NDO -Ngày 27/4, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức chương trình Art talk - trò chuyện nghệ thuật “Đường lên Điện Biên”
Đây là hoạt động trong khuôn khổ triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu trưng bày 70 tác phẩm hội họa, điêu khắc về Chiến dịch Điện Biên Phủ tới công chúng đang diễn ra tại Hà Nội do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Tham gia chương trình Art talk, các diễn giả như họa sĩ Lương Xuân Đoàn, nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh, nhà sử học Dương Trung Quốc đã chia sẻ với công chúng yêu nghệ thuật nhiều câu chuyện về những tác phẩm nghệ thuật về Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm khơi gợi lại những ký ức vẻ vang, hào hùng của dân tộc một thời.Họa sĩ Lương Xuân Đoàn chia sẻ tại chương trình. (Ảnh: THANH BÌNH)Trong những năm tháng ác liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với những đoàn quân ra trận năm ấy, đã có nhiều văn nghệ sĩ theo tiếng gọi của Bác Hồ, rời xa cuộc sống nơi đô thị phồn hoa, dấn thân theo kháng chiến, trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bằng những cảm nhận và sự sáng tạo nghệ thuật, họ đã ghi lại chân thực, sinh động hình ảnh của cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, nhưng cũng không kém phần lãng mạn của quân và dân ta.Phát biểu tại chương trình, họa sĩ Lương Xuân Đoàn xúc động cảm ơn Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mang đến một chương trình hết sức ý nghĩa. Nhìn lại những tác phẩm nghệ thuật ra đời trong khói lửa, có thể nói đây là trang sử thi đẹp đẽ nhất được lưu giữ lại bằng ngôn ngữ của mỹ thuật, điêu khắc, ký họa, sơn mài…Chia sẻ về quá trình hình thành nên tác phẩm tâm huyết “Cả nước ra trận” được trưng bày tại triển lãm lần này, nhà điêu khắc Lưu Thanh Danh cho biết, ông cố gắng sáng tạo tác phẩm với góc nhìn chân thực nhất từ những trải nghiệm cá nhân, tái hiện lại nỗ lực, quyết tâm của người chiến sĩ khi vận chuyển nhu yếu phẩm và đạn được trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.Tác phẩm điêu khắc “Cả nước ra trận” của tác giả Lưu Thanh Danh được trưng bày tại triển lãm.TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cho hay, Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân, trong đó sự đóng góp của các văn nghệ sĩ, trí thức, đặc biệt là các thế hệ họa sĩ của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Rất nhiều những họa sĩ trực tiếp tham gia vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, tiêu biểu như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Trọng Hợp, Lưu Văn Sìn, Phan Kế An, … Tại triển lãm “Đường lên Điện Biên” lần này, rất nhiều những bức ký họa của các tác giả trên đang được trưng bày, giới thiệu đến công chúng.Triển lãm “Đường lên Điện Biên” tiếp tục mở cửa đến hết ngày 15/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đường 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/tro-chuyen-nghe-thuat-duong-len-dien-bien-post806891.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Đường lên Điện Biên", "Điện Biên Phủ", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa, Thể thao tại Mường Ảng
NDO -Hưởng ứng hoạt động Năm Du lịch Quốc gia-Điện Biên 2024 và hướng tới Kỷ niệm70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong 2 ngày (19 và 20/3), Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) long trọng tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao-Ẩm thực.
Trong khuôn khổ nội dung Ngày hội, có các hoạt động trưng bày, triển lãm, thi và giới thiệu ẩm thực, các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống. Có gần 1.000 diễn viên, vận động viên và nghệ nhân đến từ 10 xã, thị trấn và các phòng, ban trong huyện tham gia các hoạt động thi đấu thể thao, văn hóa trong ngày hội.Tin liên quanBáo Nhân Dân ra mắt chuyên trang đặc biệt về Chiến dịch Điện Biên PhủTại trung tâm huyện, còn tổ chức chiếu phim tư liệu vềchiến dịch Điện Biên Phủ, triển lãm ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội củahuyện Mường Ảngqua các thời kỳ.Chương trình văn nghệ đặc sắc tại lễ khai mạc ngày hội (tối 19/3) thu hút rất đông nhân dân các xã trên địa bàn tham gia trình diễn các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn.Ông Tô Trọng Thiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng cho biết, việc tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao-Ẩm thực các dân tộc huyện Mường Ảng nhằm giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc; từ đó giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.Các đồng chí lãnh đạo huyện tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương.Đến với không gian văn hóa trong ngày hội, nhân dân và du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động: Trưng bày, giới thiệu nhữngsản phẩm OCOPvà các sản phẩm đặc trưng của địa phương; thi và giới thiệu ẩm thực các dân tộc; các nghệ nhân sẽ tham gia trình diễn nghệ thuật múa khèn H'Mông, hát dân ca dân tộc H'Mông, dân tộc Thái, dân tộc Khơ Mú... Cùng với đó là các hoạt động thi đấu thể thao: tung còn, kéo co, thi giã bánh giầy, đẩy gậy, tù lu, thu hút hàng nghìn người là nhân dân, du khách tham gia trải nghiệm.Đồng chí Tô Trọng Thiện (đầu tiên bên phải), Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng tham quan gian trưng bày sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của xã Ẳng Nưa.Nhân dân các xã chăm chú theo dõi phần thi giã bánh giầy.Hầu hết vận động viên thi giã bánh giầy đều là đồng bào dân tộc H'Mông ở các xã trong huyện Mường Ảng.
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-van-hoa-dac-sac-trong-ngay-hoi-van-hoa-the-thao-tai-muong-ang-post800737.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Mường Ảng", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Văn hóa-Thể thao-Ẩm thực", "chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Công bố đề cử 10 hạng mục giải Âm nhạc Cống hiến
NDO -Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã chính thức công bố Top 10 đề cử giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 18 năm 2024.
Đề cử năm nay gồm 10 hạng mục giải, với 92 tác giả, tác phẩm. Hội đồng bầu chọn mùa giải 2024 gồm các thành viên trong Tổ chuyên môn của Ban tổ chức cùng với 4 vị khách mời là: nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long; nhạc sĩ Tạ Giáng Son; nhà báo Ngô Bá Lục, chuyên gia âm nhạc Nguyễn Lê Nhất Phương.Danh sách đề cử được rút ra từ việc tổng kết, đánh giá tình hình âm nhạc đại chúng trong năm, bao gồm một tập hợp rộng rãi nhất các tác giả, tác phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của giải. Danh sách dự kiến này được gửi tới các nhà báo để thu thập ý kiến.Nhạc sĩ Đức Trí được đề cử là Nhạc sĩ của năm.Giải Cống hiến là giải thưởng do báo Thể thao và Văn hóa khởi xướng và tổ chức từ năm 2005 với sự tham gia bầu chọn của báo chí trong cả nước. Từ năm 2023, Ban tổ chức đã mở rộng phạm vi của giải Cống hiến sang lĩnh vực âm nhạc.Danh sách đề cử được công bố để công chúng tham gia bầu chọn hoàn toàn miễn phí cho các đề cử mà mình yêu thích, cùng với Hội đồng bầu chọn và các nhà báo.Những thành phố mơ màng được đề cử Chuỗi chương trình của năm.Lễ trao Giải Cống hiến 2024, bao gồm cả Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến, dự kiến diễn ra vào ngày 27/3 tại Hà Nội. Trong đó, Giải Thể thao Cống hiến 2024 gồm 4 hạng mục (gồm Chiến tích thể thao của năm, Gương mặt thể thao của năm, Gương mặt Trẻ thể thao của năm, và hạng mục mới thành lập năm nay là Khát vọng Cống hiến) sẽ công bố đề cử và khởi đầu quá trình bầu chọn vào ngày 5/3.TOP 10 ĐỀ CỬ GIẢI ÂM NHẠC CỐNG HIẾN 2024I. BÀI HÁT CỦA NĂM1. À lôi (Sáng tác: Bùi Xuân Trường; Thể hiện: Double2T ft Masew)2. Cắt đôi nỗi sầu (Sáng tác và thể hiện: Tăng Duy Tân)3. Đại minh tinh (Sáng tác: Hứa Kim Tuyền, Thể hiện: Văn Mai Hương)4. Hit me up (Sáng tác và thể hiện: Binz)5. Nấu ăn cho em (Sáng tác: Đen; Thể hiện: Đen ft PiaLinh)6. Nếu lúc đó (Sáng tác: tlinh, 2pillz; Thể hiện: tlinh)7. Ngày mai người ta lấy chồng (Sáng tác: Đông Thiên Đức; Thể hiện: Thành Đạt)8. Từng quen (Sáng tác và thể hiện: Wren Evans)9. Về với em (Sáng tác: CLK, Võ Hạ Trâm & Vikas, Thể hiện:Võ Hạ Trâm)10. Vũ trụ có anh (Sáng tác: DTAP, Phương Mỹ Chi, Haison; Thể hiện: Phương Mỹ Chi)II. MUSIC VIDEO CỦA NĂM1. À lôi (Sáng tác và thể hiện: Double2T – Bùi Xuân Trường; Đạo diễn: Ngô Vương)2. Đại minh tinh (Sáng tác: Hứa Kim Tuyền; Thể hiện: Văn Mai Hương Đạo diễn: Khương Vũ)3. Em là (Sáng tác và biểu diễn: MONO; Đạo diễn: CHOĀNN)4. Hơn 1000 năm sau (Sáng tác: Trịnh Đình Quang; Thể hiện: Quốc Thiên; Đạo diễn: HDWNG)5. Không còn em (Sáng tác, thể hiện, đạo diễn: Madihu)6. Môi chạm môi (Sáng tác: AUGUST; Thể hiện: Myra Trần ft Binz; Đạo diễn: Đinh Hà Uyên Thư)7. Một ngày chẳng nắng (Sáng tác, thể hiện, đạo diễn: Pháo)8. Nấu ăn cho em (Sáng tác: Đen; Thể hiện: Đen ft PiaLinh; Đạo diễn: Vĩnh Duy)9. Thị Mầu (Sáng tác: Nguyễn Hoàng Phong; Thể hiện: Hòa Minzy; Đạo diễn: Nhu Đặng)10. Về với em (Sáng tác: CLK, Võ Hạ Trâm, Vikas; Thể hiện: Võ Hạ Trâm; Đạo diễn: Tùng Phan)III. CHƯƠNG TRÌNH CỦA NĂM1. 1589 (Trung Quân)2. Chân trời rực rỡ - The Glorious Horizon (Hà Anh Tuấn)3. Chúng ta đều muốn một tour (Cá Hồi Hoang)4. Đỗ Bảo & Friends | Một mình bao la (Đỗ Bảo x The Bros)5. Người bình thường (Vũ Cát Tường)6. Show của Đen (Đen)7. Tổ quốc gọi tên mình (Đăng Dương)8. Trần Tiến – Nửa thế kỷ phiêu bạt (Trần Tiến)9. Trên những đám mây (Chillies)10. Tựa như gió phiêu du (Đức Trí)IV. CHUỖI CHƯƠNG TRÌNH CỦA NĂM1. Con đường âm nhạc2. HAY Festival (HAY Glamping Music Festival)3. GENfest (Cổng âm nhạc đa giác quan)4. Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần 3 - Hò Dô 20235. Monsoon Music Festival 20236. Những thành phố mơ màng7. Rap Việt 20238. Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2023V. ALBUM CỦA NĂM1. A Diary of Melody (Hoàng Quyên)2. ái (tlinh)3. Ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó (HIEUTHUHAI)4. Cái đầu tiên (Vũ Đinh Trọng Thắng)5. LOI CHOI: The Neo pop punk (Wren Evans)6. Minh tinh (Văn Mai Hương)7. Như chưa bắt đầu (Đức Trí)8. Ozone (Oplus)9. Sing my Sol (Giáng Son)10. Vũ trụ cò bay (Phương Mỹ Chi)VI. NHÀ SẢN XUẤT CỦA NĂM1. 2pillz2. Đỗ Bảo3. Drum74. DTAP5. Kewtiie6. Masew7. Đức Trí8. Quốc Trung9. Woke upVII. NHẠC SĨ CỦA NĂM1. Đỗ Bảo2. Đông Thiên Đức3. Kai Đinh4. Khắc Hưng5. Giáng Son6. Vũ Đinh Trọng Thắng7. Đức Trí8. Hứa Kim TuyềnVIII. NGHỆ SĨ MỚI CỦA NĂM1. Quỳnh Anh2. Tùng Anh3. Grey D4. Hà An Huy5. Double2T6. Vũ Phụng Tiên7. Anh TúIX. NỮ CA SĨ CỦA NĂM1. Phương Mỹ Chi2. Hồ Ngọc Hà3. Bùi Lan Hương4. Văn Mai Hương5. Hòa Minzy6. Orange7. Pháo8. Hoàng Quyên9. Minh Thu10. Võ Hạ TrâmX. NAM CA SĨ CỦA NĂM1. HIEUTHUHAI2. Đăng Dương3. Đen4. Wren Evans5. Đông Hùng6. Vũ Thắng Lợi7. MONO8. Đức Phúc9. Trung Quân10. Tăng Duy Tân
https://nhandan.vn/cong-bo-de-cu-10-hang-muc-giai-am-nhac-cong-hien-post798057.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "giải Cống hiến", "Báo Thể thao và Văn hóa", "Thông tấn xã Việt Nam", "giải thưởng Âm nhạc Cống hiến", "Đề cử giải Cống hiến" ] }
Xuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”
NDO -Được tiếp cận từ nhiều chiều hướng khác nhau, sử dụng tư liệu trong và ngoài nước với những góc nhìn đa dạng, khách quan, cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ tầm vóc thắng lợi của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược.
Nhân dịp kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách“Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”của PGS, TS Trần Viết Nghĩa, với mong muốn đưa những giá trị và ý nghĩa to lớn của thắng lợi vẻ vang của dân tộc đến với đông đảo bạn đọc.Với bố cục 14 phần, nội dung cuốn sách được thể hiện qua các tên tiết ấn tượng, hấp dẫn gắn liền với những phân tích luận giải sâu sắc, cùng ý tưởng xuyên suốt là muốn lý giải kết cục của một cuộc chiến thì phải tìm hiểu cuộc chiến đó đã bắt đầu như thế nào.Việc lựa chọn xây dựng Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất trong kế hoạch Navarre đã khẳng định tầm quan trọng và mong muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương của Pháp. Điện Biên Phủ như vậy đã trở thành “điểm hẹn lịch sử” trong cuộc đụng đầu giữa hai đối thủ đều khát khao giành thắng lợi.Tuy nhiên, nhiệm vụ được coi là khả thi đó của thực dân Pháp đã sớm trở thành bất khả thi, bởi dã tâm xâm lược không thể ngăn cản được sức mạnh của lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giành lại nền độc lập, hòa bình của dân tộc Việt Nam.Được viết với văn phong cuốn hút, mới lạ, tiếp cận tư liệu trong và ngoài nước đa dạng, phong phú với góc nhìn sử học khách quan, cuốn sách đã góp phần khắc họa sáng tỏ tầm vóc thắng lợi của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” - Điện Biên Phủ.Cuốn sách được kỳ vọng sẽ là tài liệu tham khảo giá trị cho mọi đối tượng bạn đọc về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
https://nhandan.vn/xuat-ban-cuon-sach-dien-bien-phu-nhiem-vu-bat-kha-thi-post813952.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "xuất bản sách", "Điện Biên Phủ", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật" ] }
Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân, học sinh và sinh viên tỉnh Nghệ An
NDO -Ngày 20/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Nghệ An đã trao tặng 1.000 phụ santranh panorama“Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến tay người dân, nhiều cơ quan, đơn vị và trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Nghệ An đã trao tặng phụ san tới: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An; Tỉnh đoàn Nghệ An; Đoàn Thanh niên Công an Thành phố Vinh và một số trường học trên địa bàn như: Đoàn Trường đại học Vinh; Trường trung học phổ thông Lê Viết Thuật; Trường phổ thông dân tộc nội trú - trung học phổ thông số 2 Nghệ An…Khi nhận được thông tin từ ngày 20/5, Báo Nhân Dân trao tặng phụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại các Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân, nhiều bạn đọc đã tìm đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Nghệ An để nhận phụ san.Tin liên quanBáo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ"Vui mừng khi nhận được tranh, em Phan Thị Phương Vy, sinh viên Trường đại học Vinh chia sẻ: “Em học ở Vinh, nhưng gia đình ở Điện Biên. Đây là bức tranh em rất thích, em mong muốn có một bản nhưng không thể nào mua được. Hôm nay em được tặng tranh, em rất vui”.Cầm trên tayphụ santranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, em Lê Kiên cho biết: “Ông của em từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, cho nên em xin tranh về để biếu cho ông em, chắc ông sẽ rất thích”.Nhiều học sinh, sinh viên đến Văn phòng Đại diện Báo Nhân Dân tại Nghệ An để nhận phụ san.Trước đó, để thuận lợi cho bạn đọc nhận phụ san, Văn phòng Đại diện Báo Nhân Dân tại Nghệ An đã phối hợp với phóng viên phụ trách mảng giáo dục của Báo Nghệ An, Tỉnh đoàn Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An thông tin rộng rãi đến người dân, trường học và các đơn vị.Một số bạn đọc ở Nghệ An đề nghị Báo Nhân Dân tiếp tục in thêm phụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” để có thêm nhiều người được tặng phụ san đặc biệt này.Nhân dịp Kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024), Báo Nhân Dân đã phát hành số báo đặc biệt ngày 7/5/2024 với 8 trang thông tin tăng thêm, gồm 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Trao tặng phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" tới Tỉnh đoàn Nghệ An.Trước nhu cầu tăng cao của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân quyết định in thêm100.000 bản phụ san tranh panorama“Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa.Bạn đọc có thể cắt, ghép 4 trang in thành bức tranh panorama dài tới 3,21m và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR. Công nghệ này cho phép người dùng xem một bức tranh panorama động trong chiều không gian vật lý.
https://nhandan.vn/tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-den-voi-nguoi-dan-hoc-sinh-va-sinh-vien-tinh-nghe-an-post810216.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "phụ san tranh panorama", "Nghệ An", "Chiến dịch Điện Biên Phủ", "phụ san", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "tranh panorama", "100.000 bản phụ san tranh panorama" ] }
Độc đáo ngày hội Háng Pò, Bình Gia, Lạng Sơn
NDO -Sáng 9/5, tại chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò truyền thống hằng năm với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Trong chương trình ngày hội Háng Pò năm nay sẽ diễn ra các hoạt động như: Thi đấu bóng chuyền; biểu diễn văn nghệ, trình diễn di sản văn hóa múa Sư tử mèo, các trò diễn, thể thao dân tộc; trưng bày quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa đặc sản của địa phương.Trong đó, điểm nhấn là hát Sli giao duyên nam nữ bên bờ sông, khu vựcLễ hội; dệt, cắt may trang phục dân tộc đặc trưng của đồng bào dân tộc Nùng; tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống...Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và du khách tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, Lèo Văn Hiệp cho biết: Các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò truyền thống được tổ chức hằng năm, nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc.Các nghệ nhân của huyện Bình Gia tham gia khôi phục nghề đan lát, sản phẩm nông cụ của địa phương.Lễ hội sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của huyện Bình Gia, trong phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm OCOP và nông sản đặc sản địa phương.Từ năm 1998, sau khi chợ Pác Khuông được cải tạo mặt bằng và trở thành chợ trung tâm của cụm 8 xã phía tây huyện Bình Gia, được sự giúp đỡ của ngành văn hóa tỉnh Lạng Sơn, huyện Bình Gia đã tổ chức nghiên cứu, phục dựng ngày hội Háng Pò.Nấu rượu thủ công truyền thống của bà con dân tộc Nùng được giới thiệu với du khách tại lễ hội.Qua đó, quy mô và nội dung của ngày hội Háng Pò ngày càng phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút hàng nghìn du khách đến tham gia.Ngày hội Háng Pò được tổ chức từ nay đến hết ngày 11/5.
https://nhandan.vn/doc-dao-ngay-hoi-hang-po-binh-gia-lang-son-post808523.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Lạng Sơn", "hội Háng Pò", "sản phẩm OCOP" ] }
Ðộc đáo "Tết té nước" của người Lào huyện Ðiện Biên
Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) là tết truyền thống của dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Ðiện Biên (Ðiện Biên), được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 13 đến 15-4 theo Phật lịch hằng năm, với ý nghĩa đón mừng năm mới.
Bun huột nặm có ý nghĩa là để tẩy rửa "môn thín" (những điều xui xẻo) gặp phải trong năm cũ. Trong lễ hội, người dân té nước cho nhau với mong muốn người được té nước năm tới sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Ngoài ra, Lễ hội Té nước chính là mong muốn tống tiễn mùa khô, cầu mong mùa mưa trở lại để người dân bắt đầu vụ gieo trồng mới.Trải qua thời gian, trước những đổi thay của đất nước, Bun huột nặm vẫn giữ nguyên giá trị là một lễ hội có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Lào. Ðó là những nét đặc sắc trong văn hóa được thể hiện qua mỗi nghi lễ mang đậm hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc thù và tính cộng đồng cao. Tuy chỉ diễn ra trong khoảng thời gian hai ngày, nhưng từ lễ căm bản, lễ cúng tổ tiên đến lễ cầu mưa, đều thu hút đông đảo người dân và du khách.Tham gia vào Bun huột nặm, bất cứ ai cũng sẽ được sống lại những nghi thức truyền thống của người Lào tại Na Sang. Từ nghi thức trong lễ căm bản với những vật hiến sinh như gà, lợn… đến chuẩn bị chín mâm lễ đặt vào chín ngăn trong miếu thờ để cúng tế thần linh có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người Lào tại Na Sang 1. Sau lễ cúng, mọi người quây quần bên nhau, vui vẻ ăn uống và chúc nhau những điều tốt đẹp.Sau lễ căm bản đến lễ châu xửa (lễ đổi tên). Ðây là nghi thức để người Lào tại Na Sang 1 đoạn tuyệt với tên do ông bà cha mẹ đặt để lấy theo một tên chung là Sen Khăm, Tạo, Kẻo nhằm đánh dấu sự trưởng thành của mỗi cá nhân trong cộng đồng người Lào. Sau lễ căm bản, châu xửa, người Lào tổ chức Lễ Bun huột nặm. Trong ngày này, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cơm gồm: Gà, bánh tráng, hoa quả, bánh kẹo, thuốc lá, chè… dâng thắp hương tổ tiên, mời các đời tổ tiên từ quê cũ về ăn tết, sau đó đến nhà nhau chúc tết và té nước...Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Tết té nước (Bun huột nặm) của người Lào tại xã Núa Ngam, huyện Ðiện Biên vào danh sách bảy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được bảo vệ. Ðây cũng là niềm vui và trách nhiệm của người Lào ở xã Na Sang 1 nói riêng và tỉnh Ðiện Biên nói chung trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản trong đời sống cộng đồng.
https://nhandan.vn/doc-dao-tet-te-nuoc-cua-nguoi-lao-huyen-dien-bien-post306812.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [] }
Khai hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Sáng 15/3, tại cụm Di tích quốc gia đặc biệt đền, chùa, đình Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm 1984 năm Cuộckhởi nghĩa Hai Bà Trưng(40-2024).
Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội.Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng nhân dân địa phương và khách thập phương đã tham dự lễ dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân công đức Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước, khôi phục độc lập, tự chủ cho dân tộc.Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo, đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, in đậm trong tình cảm mỗi người dân Việt như một huyền thoại.Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí vươn lên và tinh thần quật khởi của phụ nữ Việt Nam. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ Việt trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, làm vẻ vang, rạng danh non sông đất nước.Lễ hội chính diễn ra vào ngày 15/3 (tức mùng 6 tháng 2 âm lịch) gồm các hoạt động: Lễ dâng hương và lễ cấp thủy trên sông Hồng theo truyền thống tín ngưỡng. Bên cạnh đó, còn có các hoạt động vui chơi truyền thống, biểu diễn văn nghệ nhằm tăng sức hấp dẫn cho lễ hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
https://nhandan.vn/khai-hoi-truyen-thong-ky-niem-1984-nam-cuoc-khoi-nghia-hai-ba-trung-post800151.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Khai hội", "khởi nghĩa Hai Bà Trưng", "quận Hai Bà Trưng", "Hà Nội" ] }
Sáng tác truyện tranh cùng Nhà xuất bản Kim Đồng
NDO -Hướng tới việc tìm kiếm các tác giả, họa sĩ truyện tranh Việt Nam, phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam,Nhà xuất bản Kim Đồngphối hợp Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức cuộc thi sáng tác truyện tranh.
Theo Viện Pháp tại Việt Nam, cuộc thi còn hướng tới Liên hoan truyện tranh Angoulême, Pháp - một trong ba liên hoan truyện tranh lớn nhất thế giới, mỗi lần tổ chức thu hút hơn 1.500 khách mời và 200.000 người tham dự.Thời gian nhận bài thi bắt đầu từ ngày 1/6, đến hết ngày 1/11, các tác phẩm giành giải thưởng được công bố vào khoảng tháng 12.Cuộc thi dành cho mọi công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên đang sinh sống, làm việc, học tập trong và ngoài nước. Truyện tranh sáng tác được dành cho lứa tuổi từ 13 trở lên.Theo ban tổ chức, cơ cấu giải thưởng bao gồm các giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích, cụ thể như sau:Giải Nhất: Chuyến đi 7 ngày (bao gồm thời gian di chuyển) tham dự Liên hoan truyện tranh Angoulême, Pháp và thăm một số hiệu sách tại Paris (từ ngày 25/1/2024 đến ngày 31/1/ 2025). Nếu Giải Nhất thuộc về nhóm tác giả có nhiều hơn hai thành viên, ban tổ chức chỉ đài thọ kinh phí cho tối đa hai thành viên có tác phẩm giành Giải Nhất. Các giải nhì, ba và khuyến khích lần lượt là 15, 10 và 5 triệu đồng cùng với Bằng chứng nhận của Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng.Hội đồng Giám khảo gồm các tác giả, họa sĩ Việt Nam và Pháp.Các tác phẩm đoạt giải sẽ được Nhà xuất bản Kim Đồngxuất bảnvà giới thiệu đến bạn đọc với sự hỗ trợ của Viện Pháp tại Việt Nam. Các tác giả có tác phẩm được xuất bản sẽ nhận được tiền nhuận bút và một số lượng sách xuất bản theo quy định của Nhà xuất bản Kim Đồng.Đối với các tác phẩm được trao giải từ Cuộc thi, Nhà xuất bản được quyền khai thác tác phẩm dưới hình thức xuất bản thời hạn tối thiểu 5 năm và được quyền ưu tiên gia hạn hợp đồng sử dụng tác phẩm khi hết thời hạn.
https://nhandan.vn/sang-tac-truyen-tranh-cung-nha-xuat-ban-kim-dong-post812415.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "cuộc thi truyện tranh", "truyện tranh Việt Nam", "Nhà xuất bản Kim Đồng", "Liên hoan truyện tranh Angoulême", "thi sáng tác truyện tranh" ] }
Nhiều hội sách hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024
NDO -Sáng 9/4, Hội sách Chào hè 2024 của Nhã Nam đã chính thức khai mạc tại hai địa điểm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong số nhiều hội sách do các đơn vị phát hành tổ chức để hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 trên khắp cả nước.
Đây là lần đầu tiên, Hội sách Nhã Nam chào hè có mặt đồng thời ở cả hai miền nam, bắc. Hội sách diễn ra từ 8 – 22 giờ hằng ngày, từ ngày 9 - 14/4 tại Học viện Thanh thiếu niên, số 3-5 Chùa Láng (Hà Nội) và tại Kho Nhã Nam, 158/69 Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.Năm nay, nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc, Nhã Nam giới thiệu hàng loạt sách mới, như “Cuộc chiến vi mạch” (Chris Miller), “Cứu tinh Xứ Cát” (phần hai của “Xứ Cát”, Frank Herbert), “Cổ tích” (Stephen King), “Một ngày trong đời Ivan Denisovich” (Aleksander Solzhenitsyn), “Tiếng thét câm lặng” (Oe Kenzaburo).Ngoài ra, một số tác phẩm được bạn đọc yêu thích cũng được tái bản và giới thiệu trong dịp này như “Tên của đóa hồng” (Umberto Eco), “Thực hành khắc kỷ” (William B. Irvine), “Tuổi già rực rỡ” (Daniel J. Levitin) và đặc biệt là “Thư cho em”, cuốn sách được tác giả Hoàng Nam Tiến tổng hợp những bức thư tay về tình yêu thời chiến của bố mẹ mình - tướng Hoàng Đan và người vợ là đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị An Vinh.Với chủ đề "Lan tỏa tri thức", hội sáchXuyên Việtdo Ủy ban nhân dân Thành phố Biên Hòa cùng sáu đơn vị xuất bản gồm Đinh Tị Books, Nhã Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Minh Long Book, Saigon Books và Sách Thái Hà tổ chức nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Hội sách diễn ra từ 8 đến 21 giờ hằng ngày, từ ngày 9 đến 14/4, tại Công viên Biên Hùng, đường 30/4, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.Các ấn phẩm về Điện Biên Phủ được Nhà xuất bản Trẻ tái bản và giới thiệu trong dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.Cùng với những ấn phẩm được bạn đọc yêu thích, các đơn vị phát hành giới thiệu những ấn phẩm mới, đặc biệt, Nhà xuất bản Trẻ gửi tới bạn đọc nhiều đầu sách tái bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ như “Hoa ban đỏ”, “Điện Biên Phủ - Không gian và thời gian” và “Không phải huyền thoại” của nhà văn Hữu Mai, “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” của tác giả Hoàng Minh Phương, “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” của tác giả Lưu Trọng Lân…Tại Thành phố Hải Phòng, Sách Thái Hà đã tổ chức Hội sách và Phiên chợ Khuyến đọc, cũng trong thời gian từ ngày 9 đến 14/4 tại Thư viện Thành phố Hải Phòng, 213A Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng.Phiên chợ Khuyến đọc có chủ đề "Từ yêu sách đến yêu LÀNH" hiện đã có sự tham gia của hơn 10 gian hàng đa dạng chủ đề: gian hàng giao lưu trao đổi sách, gian hàng thủ công, gian hàng tarot chữa lành… Các gian hàng sẽ đóng góp 20% doanh thu cho quỹ Khuyến đọc Việt Nam.Đây là lần đầu tiên Thái Hà Books chính thức mang một hội sách với quy mô lớn đến với bạn đọc Hải Phòng. Hội sách có nhiều hình thức thu hút bạn đọc tham gia như Chương trình Buffet sách - Mua sách theo túi với các mức giá 79 nghìn đồng, 119 nghìn đồng, 219 nghìn đồng. Hội sách cũng giới thiệu tới độc giả hàng nghìn đầu sách thú vị thuộc nhiều chủ đề khác nhau thông qua các chương trình đa dạng và phong phú như check-in nhận sách miễn phí, tặng quà theo đơn hàng…Tại các hội sách, các đơn vị xuất bản đều áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi như giảm giá từ 20 đến 80%, tặng quà, giảm giá sách theo combo, giảm giá trong “giờ vàng”…
https://nhandan.vn/nhieu-hoi-sach-huong-ung-ngay-sach-va-van-hoa-doc-2024-post803785.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024", "Hội sách Chào hè 2024", "Hội sách Xuyên Việt", "Phiên chợ Khuyến đọc" ] }
Cơ hội thưởng thức các tác phẩm kinh điển tại Nhà hát Hồ Gươm
NDO -Ngày 21 và 22/4 tới, “Four Season Concert” do Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Hoàng gia Versailles, Pháp sẽ diễn ra tạiNhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Đây là hòa nhạc mở màn cho chuỗi chương trình nghệ thuật quốc tế "Musical Seasons" 2024-2025 mang âm nhạc đỉnh cao đến gần hơn với công chúng Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung, thông qua các nghệ sĩ quốc tế danh tiếng trên thế giới. Không chỉ có khán giả mà chính các nghệ sĩ biểu diễn trong giới nghệ thuật đều háo hức trước sự kiện này.
NSND, Thiếu tướng Nguyễn Công Bẩy - Giám đốc Nhà hát Hồ Gươm khẳng định: “Nhà hát Hồ Gươm luôn sẵn sàng mở cửa đón các nhà hát quốc tế về đây biểu diễn. Chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch để có được những sản phẩm hay nhất của quốc tế như: Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Hoàng gia Versailles, Dàn nhạc Thính phòng Vienna... Một số quốc gia khác cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Nhà hát Hồ Gươm để diễn ở đây. Chúng tôi muốn thông qua đó tạo cơ hội để Nhà hát hòa chung với quốc tế chứ không chỉ ở Việt Nam, vì có thể khán giả quốc tế họ sẽ mua vé về Hà Nội xem biểu diễn. Điều kiện cần và đủ Nhà hát đã có, từ đó khán giả Thủ đô và khắp nơi sẽ được thưởng thức những bữa tiệc âm nhạc thực sự, những đỉnh cao của thế giới”.NSND Nguyễn Công Bẩy cho rằng, Nhà hát Hồ Gươm đang lựa chọn những chương trình phù hợp thị hiếu khán giả Việt Nam và mong muốn có sự thay đổi trong tiềm thức của khán giả, hằng tuần, hằng tháng đáp ứng nhu cầu xem 1 buổi ballet, 1 buổi hòa nhạc nguyên mẫu của dàn nhạc quốc tế. “Chúng tôi đã làm việc với các dàn nhạc quốc tế trong một năm tới và mở đầu với tổ khúc 'Bốn mùa' từ Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Hoàng gia Versailles tới đây” - ông nói.Nhạc trưởng Honna Tetsuji chia sẻ: “Khán giả Hà Nội rất may mắn khi được thưởng thức trọn vẹn một trong những tác phẩm kinh điển của nhân loại - The Four Seasons. Chúng tôi đã có cơ hội biểu diễn tại sân khấu của Nhà hát Hồ Gươm và lần nào cũng cảm thấy thật tuyệt vời khi được biểu diễn ở địa điểm mà tôi nghĩ rằng ai cũng muốn ghé thăm ít nhất một lần trong đời để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp, kiến trúc độc đáo của nơi này. Hòa nhạc Bốn mùa (Four Seasons Concert) diễn ra vào 21-22/4 tới đây sẽ là một trong những điều trên cả tuyệt vời khi có cơ hội thưởng thức một chương trình mang chất lượng nghệ thuật tầm cỡ thế giới ngay tại Hà Nội”.Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh cũng cho rằng, sự xuất hiện của chuỗi chương trình nghệ thuật quốc tế "Musical Seasons 2024-2025" là tín hiệu rất đáng mừng. Đưa các tác phẩm kinh điển về Việt Nam biểu diễn là điều rất tốt vì đó là xu thế chung của thế giới. Hãy cứ nhìn vào những nước phát triển trước chúng ta một chút như Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... họ đầu tư rất nhiều vào nghệ thuật hàn lâm. “'The Four Seasons' của Vivaldi vốn đã quá kinh điển và mọi người đều rất mong đợi nó, chưa kể khi các nghệ sĩ nước ngoài sang Việt Nam biểu diễn thì đều nhận được sự chào đón nồng nhiệt. Do vậy, thật tuyệt vời khi lần này Việt Nam đón chào các nghệ sĩ đến từ những nước sản sinh ra các tác phẩm kinh điển, giúp khán giả không chỉ được xem 'hàng xịn' mà còn được kết nối với thế giới, được tương tác và tiếp xúc với chính cái nôi sản sinh ra các tác phẩm kinh điển đó”.Ông Trần Hải Đăng - Viện phó Viện Âm nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam), cố vấn chương trình Four Seasons Concert khẳng định: “Với chương trình mở màn cho chuỗi 'Musical Seasons 2024-2025' là Four Seasons Concert, trước đây chúng ta có thể chỉ nghe một vài mùa riêng lẻ, Xuân-Hạ-Thu-Đông, nên đây là lần đầu khán giả trong nước được nghe trọn vẹn chùm bốn bản concerto 'Bốn mùa' của Antonio Vivaldi. Và một đêm nghệ thuật như thế là hết sức cần thiết đối với khán giả yêu nhạc cổ điển. Với sự am hiểu nhất định về âm nhạc và nghệ thuật nên tôi đồng hành với Nhà hát Hồ Gươm để tạo ra những chương trình mang dấu ấn, thành nơi gặp gỡ của giới nghệ thuật. Nhà hát Hồ Gươm không chỉ là nơi tổ chức sự kiện mà còn tạo ra các chương trình nghệ thuật ấn tượng khác. Nơi đây đủ điều kiện về phòng, về không gian và hệ thống âm thanh, ánh sáng. Giờ khán giả không chỉ nghe mà còn phải nhìn nữa. May mắn chúng ta có Nhà hát Hồ Gươm dù mới đi vào hoạt động nhưng đã lọt top những nhà hát tốt nhất thế giới”.
https://nhandan.vn/co-hoi-thuong-thuc-cac-tac-pham-kinh-dien-tai-nha-hat-ho-guom-post802739.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Nhà hát Hồ Gươm", "Four Season Concert", "Musical Seasons 2024-2025" ] }
Giữ gìn bản sắc từ nhận thức và sự chung tay của cộng đồng
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg, lấy ngày 19/4 hằng năm làNgày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, mục tiêu nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết, phong tục, truyền thống tốt đẹp… của các dân tộc.
Nhiều năm nay, ngày này luôn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, cũng là dịp để đồng bào các dân tộc gặp gỡ giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.Một trong những hoạt động ý nghĩa là biểu dương,tôn vinh già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của các dân tộc thiểu số trong nỗ lực vận động, trao truyền kiến thức, bảo tồn văn hóa dân tộc.Bên cạnh vinh dự là trách nhiệm, không chỉ tận tâm với công tác bảo tồn các di sản của ông cha, chính đội ngũ nghệ nhân ở các làng, bản còn là những người gắn kết cộng đồng, giữ lửa cho văn hóa truyền thống, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân và gia đình phát triển kinh tế, tìm cách xóa đói, giảm nghèo, xây dựng bản văn hóa, gia đình văn hóa…Tuy nhiên, những đóng góp và cố gắng của các nghệ nhân đang ít nhiều bị tác động tiêu cực từ lối sống thực dụng và cơ chế thị trường, chưa thật sự lan tỏa đến cộng đồng như mong muốn, thậm chí có chiều hướng mai một. Bên cạnh đó, đời sống hiện đại cũng đòi hỏi những thay đổi thích ứng, phù hợp với thế hệ trẻ để có thể vừa giữ gìn, vừa phát huy được bản sắc văn hóa.Tại hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của các dân tộc thiểu số trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vừa qua, các đại biểu nghệ nhân đến từ những cộng đồng, làng bản, phum sóc không khỏi trăn trở.Tin liên quan[Ảnh] Thủ tướng gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín tiêu biểuPhần lớn ý kiến đều đề xuất, kiến nghị chính sách hỗ trợ để phục dựng các nét văn hóa truyền thống, xây dựng thiết chế văn hóa, đãi ngộ, khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân…, nhưng bản thân các nghệ nhân cũng nhận thấy, đối với vùng dân tộc thiểu số, dân trí chưa cao, đang là rào cản trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Thêm nữa, hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và thời đại công nghệ thông tin, chuyển đổi số, những nét văn hóa truyền thống phai nhạt không còn là nguy cơ mà đã hiện hữu rõ nét.Cụ thể, trang phục truyền thống, chữ viết, các loại hình nghệ thuật truyền thống…, do không thường xuyên sử dụng hằng ngày, đang bị biến đổi, lai tạp và biến mất ngay trong chính cộng đồng.Ở địa bàn dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí, kinh tế thấp khiến đồng bào còn tập trung lo sinh kế, không có điều kiện và chưa thật sự quan tâm đến bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc mình. Ở khu vực phát triển hơn, sự giao thoa văn hóa vùng miền khiến văn hóa bản địa bị mờ nhạt, lớp trẻ bắt nhịp công nghệ và lối sống hiện đại, ngày càng xa rời các giá trị cổ truyền của ông cha.Thực tế ở không ít tỉnh miền núi, vùng cao phía bắc, thanh niên các dân tộc thiểu số bây giờ không tìm hiểu nhau qua tiếng khèn, tiếng sáo gọi bạn hay những điệu dân ca mượt mà như truyền thống trước đây mà bằng các phương tiện thông tin hiện đại, điện thoại thông minh và mạng xã hội. Vì vậy, trọng trách bảo tồn di sản và bản sắc văn hóa dân tộc càng đặt nặng lên vai lớp nghệ nhân cao tuổi. Trong khi đó, theo năm tháng, thế hệ các nghệ nhân nắm vững, hiểu rõ các loại hình nghệ thuật, diễn xướng hay nghề truyền thống ngày càng ít dần và ra đi vì tuổi tác, sức khỏe.Ở nhiều nơi, có khi cả vùng, cả bản mới chỉ có một vài nghệ nhân cao tuổi vẫn mày mò, cặm cụi lưu giữ vốn di sản ít ỏi cha ông để lại, cũng vì thế tri thức lưu giữ trong trí nhớ cũng dần bị lãng quên. Ở thành thị, đã xuất hiện một số tổ chức hoặc nhóm cá nhân hứng thú với văn hóa bản địa, hợp tác với nghệ nhân sản xuất, phục dựng chất liệu hoặc nghề truyền thống để sáng tạo nên những sản phẩm lưu niệm, hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng, nhất là với giới trẻ chưa cao. Số nhóm và cá nhân như vậy không nhiều, quy mô sản xuất không lớn và sản phẩm cũng chỉ nhằm phục vụ khách du lịch hoặc nhu cầu một bộ phận nhỏ trong cộng đồng.Lễ hội té nước của dân tộc Lào tại Điện Biên.Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 có dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6), đã áp dụng hiệu quả tại một số địa phương như Hà Giang, Lai Châu, gắn gìn giữ các giá trị văn hóa với phát triển du lịch, tạo sinh kế cho đồng bào.Đối với bảo tồn trang phục truyền thống, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu sốViệt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Theo đó, ở một số tỉnh miền núi, vùng cao, nhiều trường học phổ thông đang vận động học sinh mặc trang phục truyền thống đến trường vào những ngày nhất định trong tuần hoặc các ngày lễ, kỷ niệm… Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức và ý thức cho học sinh trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình, vừa lan tỏa một nét đẹp văn hóa học đường.Từ thực trạng nêu trên, có thể thấy, bên cạnh việc cụ thể hóa giải pháp, hình thức bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong đời sống của cộng đồng và xã hội, thời gian tới, các cấp chính quyền và ngành văn hóa cần tiến hành điều tra, khảo sát, kiểm kê di sản, lựa chọn ưu tiên trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, thực hiện việc ghi âm, ghi hình nhằm lưu trữ dữ liệu văn hóa dân gian và triển khai mạnh mẽ hơn các dự án mục tiêu đã đề ra.Đồng thời, cần thúc đẩy, nâng cao khả năng nhận biết và nhu cầu gìn giữ văn hóa từ chính bản thân cộng đồng, chủ thể văn hóa. Khi nhận thức đúng và đủ về di sản văn hóa bản địa, tự cộng đồng sẽ có những cách làm thiết thực, chung tay bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, giảm nguy cơ mai một, phai nhạt bản sắc…
https://nhandan.vn/giu-gin-ban-sac-tu-nhan-thuc-va-su-chung-tay-cua-cong-dong-post805677.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam", "Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc", "Phục dựng văn hóa cổ truyền các dân tộc", "Dữ liệu văn hóa dân tộc thiểu số" ] }
Người nghệ sĩ nhân hậu
Buổi chiều như dài hơn trong câu chuyện của chúng tôi với Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Trương Tường Vy. Giọng bà vẫn nhẹ nhàng, đằm sâu từng tiếng, hàng trăm kỷ niệm cuộc đời bà cứ thế ùa về như những thước phim quay rất chậm. Bất chợt, căn phòng nhỏ dường như ngưng lại khi bà cất giọng hát oanh vàng một thuở ...Ai nhanh tay vót bằng tay em? Chim hót không hay bằng tiếng hát em. Mỗi mũi chông nhọn hoắt căm thù...
NSND Trương Tường Vy đón chúng tôi trong căn phòng nhỏ bình yên tại Trung tâm Nghệ thuật tình thương (TTNTTT) Ðà Nẵng nằm cuối đường Nguyễn Ðình Chiểu (quận Ngũ Hành Sơn, TP Ðà Nẵng). Nắng nhẹ buổi chiều chừng như dừng lại trước hiên sân. Gần 80 tuổi, bà vẫn phảng phất nét đẹp từ giọng hát, ánh mắt, đến tâm hồn và cả trái tim nhân hậu. Nén lại những cơn đau của tuổi già, đôi bàn chân vẫn run run bước từng nhịp đến phòng dạy năng khiếu của cả một đàn con, bà vẫn lạc quan và yêu đời, để "truyền thêm sức mạnh, nghị lực" cho các con. Rồi bà thầm thì: "Khi nào chết, tôi mới hết làm việc và cống hiến. Cả cuộc đời này, khi đưa âm nhạc chạm đến trái tim hàng trăm trẻ em nghèo, bất hạnh, mang lại cho các con những niềm vui, sự lạc quan, yêu đời, là tôi đã mãn nguyện. Nhưng phía trước cuộc đời các con vẫn là con đường dài, mà tuổi đời tôi thì đã ở bên kia vai, như ngọn đèn trước gió".Bà vừa đáp chuyến bay từ Hà Nội về thăm các con tại hai TTNTTT Ðà Nẵng và Quảng Nam. Bà nhận mình là người bất hạnh nhưng không bao giờ cô đơn. Cố nén lại giọt nước mắt đang chực tràn khóe mi khi chia sẻ đôi lời về hạnh phúc riêng tư, bà vẫn nói lời cảm ơn tình yêu đã qua, cảm ơn hạnh phúc đã có. Bà có một người con ruột duy nhất nhưng bây giờ bà trở thành mẹ của trăm, ngàn đứa con tại ba TTNTTT Hà Nội, Ðà Nẵng, Quảng Nam. Hạnh phúc bây giờ của bà là được chứng kiến sự trưởng thành, lớn lên và thành công trên con đường nghệ thuật của những người học trò mà phần lớn trong số họ không lành lặn như người bình thường.Sinh ra trên vùng quê Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, vào bộ đội năm 13 tuổi, rồi học y tá để chăm sóc thương binh, Tường Vi mang giọng ca trời phú đi hát khắp chiến trường. Bốn mươi năm phục vụ trong quân đội, những cống hiến thời trẻ của bà đã được Ðảng, Nhà nước ghi nhận, phong tặng các danh hiệu cao quý là NSƯT, NSND, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huy chương vàng cuộc thi hát toàn quốc, Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. NSND Tường Vi nổi tiếng với nhiều ca khúc như Tiếng đàn Ta Lư của nhạc sĩ Huy Thục, Cô gái vót chông của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Em là hoa Pơ lang của nhạc sĩ Ðức Minh, Người con gái sông La của nhạc sĩ Doãn Nho... Bà từng đi biểu diễn nhiều nước, như Liên Xô (cũ), Ba Lan, Chi-lê, Tiệp Khắc, Cu-ba... và là một trong số ít ca sĩ được nhiều lần biểu diễn trước Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà cũng là người có nhiều kỷ niệm với Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà còn được biết đến với vai trò một nhạc sĩ với những ca khúc mang nhiều dấu ấn như Phi đội ta xuất kích, Quê hương anh là biển, Ðời cho em những nốt nhạc vui, Trái tim ơi xin đừng buồn, Ước mơ của bé là hòa bình, Em lắng nghe tiếng đời...Bà nói, đừng nhắc nhiều về những cái đã qua, mà hãy nói về những điều đang và sẽ làm của bà. Cả cuộc đời NSND Tường Vy gắn liền với bốn chữ: bộ đội-trẻ em. Cống hiến hết thời thanh xuân cho quân đội, khi nghỉ hưu, bà chọn trẻ em để trao gửi yêu thương, mang tình yêu của người mẹ, người bà xoa dịu những trái tim tật nguyền, những thân thể không lành lặn của những trẻ em nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin, trẻ em khuyết tật. Khi các con không nghe thấy, mẹ dạy các con đàn bằng đôi tay; các con không nhìn thấy, mẹ cho các con cảm nhận cuộc đời qua âm nhạc; các con không đi được, mẹ dạy các con biết cuộc đời trên những phím đàn pi-a-nô, oóc-gan... Rồi mẹ dạy các con học thêu, học vi tính, học vẽ bằng tất cả cảm nhận tươi mới nhất của cuộc đời.Từ cái nôi đầu tiên là TTNTTT Hà Nội với hơn 20 năm, đến các TTNTTT Ðà Nẵng, Quảng Nam, gần 17 năm qua, bà và các cộng sự đã âm thầm giúp đỡ, dạy nhạc, năng khiếu, ngoại ngữ miễn phí cho hàng trăm trẻ em nghèo bất hạnh, trẻ khuyết tật, trẻ em bị phơi nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin. Bây giờ, tất cả các em đều gọi bà bằng mẹ. Ðến với ngôi nhà lớn của mẹ Tường Vy, tất cả các em đã không còn cô đơn, không còn tự ti, mặc cảm. Em Nguyễn Thị Kim Quý, 25 tuổi, quê Phú Thọ nói về NSND Tường Vy: "Mẹ đã cho chúng em thêm nghị lực sống, cho chúng em chạm được ánh sáng cuộc đời qua lời ca, giọng hát, tiếng đàn. Về với mẹ, như về với ngọn nguồn tình yêu thương và chúng em biết ơn mẹ, biết ơn cuộc đời". Là con của cựu chiến binh Nguyễn Văn Ðoàn, nguyên là cảnh vệ trong Phủ Chủ tịch, năm 15 tuổi, Quý bị tai nạn lao động và vĩnh viễn mất đi cánh tay trái. Ðược NSND Tường Vy đón về TTNTTT Hà Nội, Quý gắn bó với mẹ Vy đến bây giờ. Hiện em là người dẫn chương trình cho Ðội văn nghệ lưu động Những trái tim không tật nguyền của TTNTTT Hà Nội.Từ ba Trung tâm này, đã có hàng trăm lượt học sinh trưởng thành, 48 em thi đỗ vào nhiều trường âm nhạc, nghệ thuật như: Nhạc viện Hà Nội, Ðại học Âm nhạc Huế, Trường Múa Việt Nam, Nhạc viện Thượng Hải (Trung Quốc), Ðại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Ðại học Nghệ thuật Hà Nội... Hiện có hơn 240 em đang theo học các lớp múa, hát, đàn pi-a-nô, oóc-gan ghi-ta. Bà cũng thành lập và duy trì được bốn đội văn nghệ lưu động Những trái tim không tật nguyền, hằng tháng tổ chức cho các em đi diễn, giao lưu với học sinh các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là vùng sâu, vùng xa. Các em tự thu tự chi được với mức lương từ 1,5 đến 4 triệu đồng/tháng.Cảm phục việc làm đầy ý nghĩa của NSND Tường Vy, rất nhiều giáo viên đã tự nguyện tham gia dạy các em mà không lấy thù lao hoặc chỉ lấy một phần để "mẹ Vy đỡ áy náy" và các con vui. Thầy giáo, nhạc sĩ Hồ Văn Dũng đã gắn bó TTNTTT Ðà Nẵng 15 năm. Cứ tối thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, xong việc ở cơ quan, anh lại đều đặn lên lớp, lặng thầm giúp các em tiếp cận với đàn oóc-gan, chỉ mong trao cho các em một cái nghề để các em tìm được việc làm, ổn định cuộc sống. Anh chia sẻ: "Tôi muốn góp một phần cùng cô Tường Vy giúp các em có điều kiện tiếp cận nghệ thuật, để các em được sẻ chia, được an ủi và vượt qua mặc cảm tật nguyền. Việc làm xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim, đó là sự chân thành và tình yêu thương không có bức tường nào ngăn cách". Lớp học gồm 24 em, thầy giáo Dũng phải chia giáo trình thành 24 cách tiếp cận bởi mỗi em có một hoàn cảnh, một khiếm khuyết. Từ phương pháp truyền miệng, đến việc dạy các em cảm nhận bằng thính giác, rồi dạy cảm nhận đàn oóc-gan trên đôi tay, chỉ tình yêu thương mới có thể giúp thầy Dũng gắn bó lâu dài với các em như vậy. Thầy giáo Dũng cũng như cô giáo Nguyễn Thị Thúy Anh, thầy giáo Vũ Ðình Tuấn tại TTNTTT Ðà Nẵng, và hơn 20 giáo viên là những người tâm huyết với nghệ thuật tại hai TTNTTT Hà Nội, Quảng Nam đang tiếp sức cùng NSND Tường Vy.Nói về những học trò đã thành đạt của mình, NSND Tường Vy nhiều lần nhắc đến những cái tên như Hà Chương, Khánh Thy, Bích Diệp, Hồng Vi, Giáng Son... Rồi bà xúc động hát lại cho chúng tôi nghe ca khúc Em lắng nghe tiếng đời bà sáng tác riêng cho Hà Chương cách đây hơn mười năm: "Em không thấy trời xanh/Em không thấy biển xanh/Mà chỉ nghe lời thì thầm của sóng/Em không thấy Tiên Sa/Không thấy núi Sơn Trà/Mà chỉ nghe lời ru buồn của bà/Lời ru buồn của mẹ/Ðêm đêm ru em trong tiếng dân ca". Bà nói rằng bà và nhiều thầy, cô giáo khác đã giúp đỡ Hà Chương đều rất thương quý Chương. Rất mừng vì từ cái nôi TTNTTT Ðà Nẵng đã đào tạo được cho nền âm nhạc nước nhà những nghệ sĩ đáng quý, đáng trọng như nhạc sĩ Hà Chương. TTNTTT Ðà Nẵng là cái nôi đầu tiên đưa Hà Chương đến với con đường nghệ thuật. Hiện anh là nhạc sĩ khiếm thị thành danh của âm nhạc Việt Nam.Quyết định gắn bó những năm tháng còn lại của cuộc đời với hàng trăm đứa con, bà vẫn đau đáu vì mình chưa làm được gì nhiều, chưa giúp được gì nhiều để bù đắp hết những mất mát, tổn thương, thiếu thốn đối với các con. Tâm niệm sống của bà là lòng nhân từ biểu hiện một tâm hồn cao thượng, bà gửi lời cảm ơn những cá nhân đã đóng góp tinh thần, vật chất để giúp đỡ các con mình."Chúng con đi làm mẹ ạ", "Thưa mẹ chúng con đi làm". Ðó là các em trong đội văn nghệ Những trái tim không tật nguyền của TTNTTT Hà Nội vừa đặt chân vào Ðà Nẵng, đang chào tạm biệt mẹ Vy để vào Ðiện Bàn, (Quảng Nam) biểu diễn giao lưu với các học sinh địa phương. NSND Tường Vy đứng dậy, tiễn các con ra tận xe, rồi vẫy tay tạm biệt và không quên chúc các con thành công. Mắt bà mãi dõi theo chiếc xe đang khuất dần cuối đường Nguyễn Ðình Chiểu.
https://nhandan.vn/nguoi-nghe-si-nhan-hau-post213709.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [] }
Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3: Khuyến khích thói quen đọc sách
NDO -Hưởng ứngNgày Sách và Văn hóa đọcViệt Nam lần thứ 3 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn trong các cơ quan, đơn vị thường trực Bộ, nhằm lan tỏa văn hóa đọc, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách.
Cụ thể, Bộ đã ra Quyết định 657/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.Theo Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 gắn với các hoạt động sinh hoạt chuyên đề hoặc lồng ghép với các sự kiện, hoạt động chính trị, tinh thần của cơ quan, đơn vị; treo băng rôn, khẩu hiệu chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tại trụ sở hoặc truyền thông trên trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị.Nội dung tổ chức bao gồm: Tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, gắn với thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc", "Sách quý tặng bạn", "Tặng sách hay - Mua sách thật", "Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe".Các hoạt động gồm tuyên truyềngiới thiệu sách, kể chuyện và làm theo sách, vẽ tranh theo sách, xếp sách nghệ thuật, giao lưu, tọa đàm về sách và văn hóa đọc, tôn vinh người đọc, người sáng tác, người làm thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và góp phần phát triển văn hóa đọc, tổ chức không gian giới thiệu sách của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, ký tặng sách, quyên góp, ủng hộ và trao tặng sách, hoạt động đổi sách cũ - lấy sách mới, tổ chức các hoạt động khuyến đọc, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc sách, phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin...Ngoài ra, các đơn vị cũng tổ chức hội thảo, thảo luận, trao đổi kiến thức về xu hướng đọc, chia sẻ các thông tin về cách sử dụng công nghệ và nền tảng số…Hoạt động lan tỏa sách trên không gian mạng cũng được khuyến khích thông qua việc tổ chức các câu lạc bộ đọc sách trực tuyến, tạo ra các nhóm đọc sách trực tuyến để thảo luận về tác phẩm thông qua các nền tảng trực tuyến như Zoom, Skype, Google Meet…Hoạt động truyền thông cũng được đẩy mạnh để giá trị và ý nghĩa của sách và việc đọc sách, của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đến được với đông đảo công chúng…Thời gian tổ chức bắt đầu từ 16/3 đến hết tháng 4, trọng điểm từ ngày 15/4 đến hết ngày 21/4.Những năm trước, các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tổ chức tại Thư viện Quốc gia như giới thiệu sách, giao lưu với tác giả, các cuộc thi vẽ, tìm hiểu về sách, trò chơi đố vui với sách... đã thu hút đông đảo độc giả và các em nhỏ tham gia.
https://nhandan.vn/ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-3-khuyen-khich-thoi-quen-doc-sach-post801433.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024", "văn hóa đọc", "khuyến khích đọc sách", "các hoạt động chào mừng Ngày sách và Văn hóa đọc", "phát triển văn hóa đọc" ] }
Tinh thần, khí phách, ý chí quật cường, khát vọng độc lập tự chủ của Mai Hắc Đế và dân tộc Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị
NDO -Tối 3/2, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu (713-2023); Đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Vua Mai Hắc Đế và Lễ hội đền Vua Mai năm 2023.
Về dự có các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước; Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, tỉnh Nghệ An, một số tỉnh, thành và đông đảo người dân.Trong chiều dài của lịch sử dân tộc, Nghệ An được xem là đất "trọng trấn" của quốc gia, được nhiều triều đại dựa vào để chống giặc, giữ nước và dựng nên đại nghiệp.Ngay trong thời kỳ chống bắc thuộc, vùng đất này đã ghi dấu ấn đậm nét của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu cách đây 1310 năm, gắn với công lao của anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan, lật đổ ách thống trị của nhà Đường, giành lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc sau nhiều thế kỷ bị các thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ, thống trị. Mai Thúc Loan lên ngôi vua, xưng là Mai Hắc Đế và xây dựng, củng cố, duy trì nền độc lập tự chủ, mang lại cuộc sống an lạc, thanh bình suốt hơn 10 năm (từ năm 713 đến năm 723).Mai Hắc Đế, tên chữ là Mai Thúc Loan, sinh năm Canh Ngọ (670). Thân mẫu Mai Hắc Đế sinh ra và lớn lên ở làng Mai Phụ, huyện Thiên Lộc (nay là xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Theo truyền thuyết, sau khi mang thai, bà đã chuyển đến thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) sinh sống. Bà sinh hạ con trai và đặt tên là Mai Thúc Loan.Đã tròn 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu bùng nổ nhưng tinh thần, khí phách, ý chí quật cường, khát vọng độc lập tự chủ của Mai Hắc Đế và dân tộc Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị.Cuộc đời, sự nghiệp của Mai Hắc Đế khởi nguồn và gắn bó chặt chẽ với mảnh đất Nam Đàn mà từ lâu được biết đến là “trùng lai danh thắng địa, cổ lai đa hào kiệt”, nơi những trầm tích văn hóa được tạo dựng và kết tinh qua chiều dài lịch sử hàng nghìn năm. Thời nào mảnh đất này cũng xuất hiện những anh hùng, chí sĩ, những danh nhân kiệt xuất làm rạng danh cho quê hương, đặc biệt nơi đây đã sinh thành và nuôi dưỡng những vĩ nhân kiệt xuất của các thời đại như: Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu và Chủ tịch Hồ Chí Minh…Đền thờ Vua Mai Hắc Đế là một công trình kiến trúc tiêu biểu mà nhân dân cả nước nói chung, người dân xứ Nghệ nói riêng đã tri ân, hương khói thờ phụng vị anh hùng dân tộc suốt nhiều thế kỷ qua. Quần thể gồm nhiều hạng mục di tích đều nằm ở trung tâm căn cứ địa xưa của cuộc khởi nghĩa.Nơi mảnh đất đã chứng kiến những năm tháng rất đỗi hào hùng mà thấm đẫm máu xương của Vua Mai Hắc Đế và ba quân tướng sĩ trong cuộc khởi nghĩa Hoan Châu oanh liệt của dân tộc. Điều đặc biệt là dù đã trải qua hàng nghìn năm, di tích vẫn tồn tại và song hành với lễ hội đặc sắc gắn với các truyền thuyết về vua Mai Hắc Đế lừng danh và được tổ chức hằng năm trang trọng, linh thiêng, là minh chứng sâu sắc cho vai trò, vị trí của Mai triều trong lòng dân chúng cũng như dấu ấn của một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.Việc di tích đền thờ Vua Mai Hắc Đế được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt không chỉ là sự ghi nhận, tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa của di tích mà còn là sự xác lập cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học cho việc bảo tồn phát huy các giá trị lâu dài cho di tích.Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt đền thờ Vua Mai Hắc Đế. (Ảnh Đình Phượng)Trình bày diễn văn khai mạc, đồng chí Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ôn lại thân thế, sự nghiệp của Mai Thúc Loan; ý nghĩa, giá trị trường tồn của sự kiện Mai Thúc Loan xưng Đế, dựng xây đất nước cách đây 1.310 năm.Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh, Lễ kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu, đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt đền thờ Vua Mai Hắc Đế là dịp để tôn vinh, tự hào và trân quý hơn những giá trị lịch sử - văn hóa lớn lao của dân tộc được tạo dựng, bồi đắp, đánh đổi cả bằng máu xương của cha ông qua hàng nghìn năm.Dấu ấn lịch sử qua hệ thống di sản văn hóa và ý chí tự cường, độc lập, tự chủ mà cha ông để lại sẽ là sức mạnh tinh thần cho hậu thế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Tiếp nối truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, mỗi cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân phải tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy mạnh mẽ ý chí, bản lĩnh kiên cường, tinh thần cách mạng, khát vọng vươn lên. Tích cực đổi mới sáng tạo, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn để xây dựng tỉnh Nghệ An giàu về kinh tế; mạnh về chính trị và quốc phòng, an ninh; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thỏa nguyện ước mong của các bậc tiền nhân.Trưởng ban Kinh tế Trung ương biểu dương những thành tựu kinh tế, xã hội mà tỉnh Nghệ An đã đạt được.Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Tôn vinh các bậc tiền nhân có công với nước, tôn vinh giá trị di sản văn hóa là việc làm vô cùng ý nghĩa không chỉ nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn tạo tiền đề cho phát triển tương lai.Khởi nghĩa Hoan Châu cùng khí phách kiên cường, quật khởi của Mai Thúc Loan đã viết nên trang sử nối tiếp truyền thống hào hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc ta thời kỳ Bắc thuộc, để lại những dấu ấn hết sức sâu đậm trong lòng mỗi người con xứ Nghệ và dân tộc Việt Nam. Hàng nghìn năm qua, truyền thống đó đã trở thành sức mạnh to lớn, không ngừng được các thế hệ người dân Nam Đàn, người dân xứ Nghệ và toàn dân tộc ta kế thừa, phát huy trong công cuộc đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương đất nước.Về với đất Hoan Châu xưa, quê hương của Vua Mai Hắc Đế, quê hương của Bác Hồ kính yêu, một xứ Nghệ anh hùng, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng đã thấy sự đổi thay, phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội. Đảng bộ đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn huy động nhiều nguồn lực mới cho đầu tư phát triển. Nhiều công trình, dự án đang được đầu tư xây dựng, góp phần vào những thành tựu chung của cả nước. Kết quả đó là sự minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng quyết tâm của Đảng bộ, dân và quân tỉnh nhà, mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng, hướng đến gần hơn với mục tiêu đưa Nghệ An trở thành Trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã biểu dương những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với mục tiêu bảo tồn, phát huy di sản văn hóa mà Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ An đã đạt được trong thời gian qua.Đồng chí cũng đề nghị tỉnh Nghệ An tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được, khơi dậy, phát huy hơn nữa sức mạnh của toàn hệ thống đảng bộ, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân các dân tộc. Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, định hướng và chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; đặc biệt các chủ trương, chính sách và các cơ chế cho vùng Bắc Trung bộ và tỉnh Nghệ An; tích cực, sáng tạo và năng động hơn nữa, khơi dậy mọi tiềm năng lợi thế, huy động tốt các nguồn lực xã hội để đóng góp vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Cùng với đó, tiếp tục chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa, con người, phát huy thế mạnh truyền thống vẻ vang của tỉnh Nghệ An để vững bước phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.Chương trình nghệ thuật “hào khí Vạn An” gồm ba chương đã kết thúc chương trình buổi lễ.Chương trình nghệ thuật "Hào khí Vạn An". (Ảnh Đình Phượng)* Trước đó, trong chương trình Lễ kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu, đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt đền thờ Vua Mai và Lễ hội Đền Vua Mai năm 2023, tối 3/2, các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước; Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn đã dâng hoa, dâng hương tại Lăng mộ Vua Mai Hắc Đế.Các đại biểu dâng hương, dâng hoa tại Lăng mộ Vua Mai Hắc Đế.Trước anh linh Vua Mai, Đoàn đại biểu thành kính dâng lễ, dâng hoa, dâng hương; nghiêng mình bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những công lao to lớn của Hoàng đế Mai Thúc Loan.
https://nhandan.vn/post-737224.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "khởi nghĩa Hoan Châu", "Vua Mai Hắc Đế", "di tích Quốc gia đặc biệt" ] }
Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29
NDO -Hàng nghìn tác phẩm dự thi đã được gửi về Liên hoan, trong đó, Ban tổ chức đã chấm chọn 162 tác phẩm (41 bộ ảnh và 121 ảnh đơn) của 104 tác giả trưng bày triển lãm. Đây là cuộc hội ngộ hình ảnh ấn tượng của đông đảo nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tạiĐà Nẵng.
Sáng nay (29/3),Liên hoanảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 chính thức khai mạc tại Công viên APEC - thành phố Đà Nẵng.Sự kiện nhân chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2024) và hướng tới kỷ niệm 49 nămNgày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp vớiHội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Namvà Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức.Đây là lần thứ 3 thành phố Đà Nẵng được vinh dự đăng cai tổ chức Liên hoan dành cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của 10 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Bình Định, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi.Các đại biểu tham quan khu vực triển lãm các tác phẩm xuất sắc đạt giải tại Liên hoan. Ảnh: ANH ĐÀOLiên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 góp phần phản ánh những thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế…; những tấm gương điển hình tiên tiến, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Liên hoan cũng nhằm tôn vinh những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị; đẩy mạnh phong trào nhiếp ảnh tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,…Ban tổ chức trao tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị có nhiều tác phẩm tham gia tại Liên hoan. Ảnh: ANH ĐÀOVới đề tài “Đất nước - Con người Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã nhận được 2.032 tác phẩm (166 ảnh bộ và 1.866 ảnh đơn) của 277 tác giả tham gia dự thi.Qua nhiều vòng sơ khảo, chung khảo, Ban tổ chức đã chọn được 162 tác phẩm (41 bộ ảnh và 121 ảnh đơn) của 104 tác giả trưng bày triển lãm.Hội đồng Giám khảo chấm chọn 15 tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024 gồm Huy chương Vàng cho tác phẩm Cà phê Việt (ảnh bộ) của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa (đơn vị Gia Lai).Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi vàChủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông trao Huy chương Vàng cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Hòa. Ảnh: ANH ĐÀOBa Huy chương Bạc cho các tác phẩm: Chinh phục những giấc mơ (ảnh bộ) của tác giả Trương Công Minh (đơn vị Đà Nẵng); Nơi tâm bão lửa (ảnh bộ) của tác giả Trần Hưng Đạo (đơn vị Bình Định); Lợp phên tre bảo vệ mái nhà rông của tác giả Nguyễn Linh Vinh Quốc (đơn vị Gia Lai).Bốn Huy chương Đồng cho các tác phẩm: Bé Ria chơi đàn của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa (đơn vị Gia Lai); Biểu diễn thúng chai của tác giả Nguyễn Anh Cường (đơn vị Đà Nẵng); Nha Trang điểm đến của các siêu du thuyền (ảnh bộ) của tác giả Phạm Quốc Hưng (đơn vị Khánh Hòa); Mạch chảy thời gian (ảnh bộ) của tác giả Nguyễn Hiếu (đơn vị Quảng Nam). Và 7 Giải Khuyến khích dành cho các tác phẩm tiêu biểu khác.Triển lãm mở cửa tự do tại Công viên APEC Đà Nẵng đến hết ngày 2/5. Ảnh: ANH ĐÀOTại liên hoan này, Ban tổ chức trao 6 giải cho cuộc thi ảnh Marathon với chủ đề “Đà Nẵng mùa lễ hội” dành cho các tác giả tham dự Liên hoan, sáng tác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
https://nhandan.vn/khai-mac-lien-hoan-anh-nghe-thuat-khu-vuc-nam-trung-bo-va-tay-nguyen-lan-thu-29-post802197.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Liên hoan ảnh", "Đà Nẵng", "Công viên APEC", "Miền Trung Tây Nguyên", "Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam" ] }
”Những viên ngọc của âm nhạc Nga và Việt Nam” tại Liên bang Nga
NDO -Ngày 6/5, tại Đại khán phòng của Nhạc viện Moskva,Liên bang Ngadiễn ra buổi hòa nhạc “Câu chuyện Moskva”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động “Những viên ngọc của âm nhạc Nga và Việt Nam”, do Dàn nhạc giao hưởng hàn lâm quốc gia Moskva biểu diễn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc Lê Tự Minh (Việt Nam) và Rashid Kalimullin (Liên bang Nga).
Buổi hòa nhạc thu hút đông đảo khán thính giả Nga và Việt Nam. Rất đông người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nga đến thưởng thức, thể hiện niềm tự hào và khẳng định mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữaViệt Nam và Liên bang Nga.Buổi hòa nhạc có sự góp mặt của những nghệ sĩ lớn và nổi tiếng Liên bang Nga. Trong đó, Nghệ sĩ nhân dân Nga và Cộng hòa Tatarstan, nhà soạn nhạc Rashid Kalimullin là một cá tính sáng tạo độc đáo và có sức mạnh nội tâm sâu sắc.Tin liên quanViệt Nam và Nga thúc đẩy phát triển hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuậtTrong những năm gần đây, nhà soạn nhạc chú trọng đến những địa điểm mang tính biểu tượng ở Nga, mong muốn khơi dậy sự quan tâm và làm nổi bật vẻ đẹp, cũng như sự đa dạngvăn hóa của nước Nga. Ông giành giải nhất tại các cuộc thi quốc tế ở Đức và Áo, là người sáng lập, đứng đầu nhiều lễ hội và dự án quốc tế, trong đó có dự án “Những viên ngọc của âm nhạc Nga và Việt Nam”.Trong tác phẩm "Câu chuyện Moskva" gồm 5 chương, nhà soạn nhạc Rashid Kalimullin truyền tải những ấn tượng và suy nghĩ của mình về Moskva, tiềm năng một thành phố lớn và đầy chất trữ tình.Nữ ca sĩ Anna Aglatova. (Ảnh: THÙY VÂN)Các khán giả cũng được dịp thưởng thức giọng ca của Anna Aglatova, nghệ sĩ solo của đoàn opera Nhà hát Bolshoi, người có giọng nữ cao được công nhận là một trong những giọng nữ đẹp nhất thế giới. Bà được nhận Giải thưởng của Tổng thống Nga vì những đóng góp cho sự phát triển văn hóa.Nhà soạn nhạc Việt Nam Lê Tự Minh có các tác phẩm Romance "Hồi sinh", "Về bên mẹ", "Ôi con sông Vàm Cỏ" cho cello và dàn nhạc. Là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhà soạn nhạc Lê Tự Minh đã dịch nhiều bài hát nước ngoài sang tiếng Việt, trong đó có hơn 40 bài hát từ tiếng Nga.Điều đặc biệt là ông tốt nghiệp Học viện chính trị-quân sự V.I.Lênin tại Moskva, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm khoa học Nga. Nhà soạn nhạc cho biết, ông luôn yêu quý nước Nga, nơi ông đã sống và học tập.Các tác phẩm của hai nhà soạn nhạc được Dàn nhạc giao hưởng hàn lâm quốc gia Moskva (MGASO) thể hiện, mang đến cho khán thính giả một đêm diễn đầy cảm xúc. MGASO là một trong những dàn nhạc giao hưởng lâu đời nhất ở Nga, trình diễn xuất sắc những tác phẩm kinh điển thế giới và những tác phẩm hay nhất của các tác giả hiện đại.Buổi biểu diễn thu hút đông đảo khán giả Nga và Việt Nam (Ảnh:THÙY VÂN)Đại khán phòng nhạc viện Moskva (Ảnh:THÙY VÂN)Chỉ huy buổi hòa nhạc Airat Kashaev là một nhạc sĩ đa tài, tác giả và người tổ chức các dự án âm nhạc, lễ hội lớn, chỉ huy Nhà hát Bolshoi của Nga. (Ảnh: THÙY VÂN)Buổi biểu diễn còn có sự góp mặt của các tên tuổi như: Lada Labzina, nghệ sĩ chơi đàn organ và là một trong những đại diện hàng đầu của trường phái đàn organ Nga, Nghệ sĩ công huân của Cộng hòa Tatarstan, đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế.Stanislav Malyshev, một nghệ sĩ violon và nhạc trưởng nổi tiếng người Nga, Phó giáo sư tại Nhạc viện Moskva, đã chinh phục các khán phòng tốt nhất ở Nga.Boris Lifanovsky, nghệ sĩ cello, đồng thời là nhà báo âm nhạc người Nga, nghệ sĩ độc tấu của Dàn nhạc Nhà hát Bolshoi. Ông được biết đến với tư cách là chỉ huy Nhóm tứ tấu Cello Nhà hát Bolshoi, nhà xuất bản và Tổng Biên tập Cổng thông tin ClassicalMusicNews.Ru.
https://nhandan.vn/nhung-vien-ngoc-cua-am-nhac-nga-va-viet-nam-tai-lien-bang-nga-post808064.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "hòa nhạc", "Liên bang Nga", "Lê Tự Minh", "Câu chuyện Moskva", "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống trên nền tảng số
Trong bối cảnh bùng nổ các phương thức giải trí nghe nhìn hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống dường như có phần bị lép vế. Liệu có cách nào giúp những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc vẫn tiếp tục được lan tỏa và tìm được chỗ đứng trong đời sống hôm nay?
Trăn trở với câu hỏi đó, nhiều nghệ sĩ đã chủ động tìm hiểu những ứng dụng công nghệ số, tìm phương thức phù hợp để hiện thực hóa khát vọng đưa tinh hoa văn hóa dân tộc lên các nền tảng mạng xã hội.Vào những ngày cuối tháng 3, công chúng yêu nghệ thuậthát xoanvô cùng hào hứng được thưởng thức chương trình “Giới thiệu di sản âm nhạc hát xoan” phát trên kênh YouTube “Dân ca & Nhạc cổ truyền”.Trước làn sóng công nghệ số phát triển mạnh mẽ, lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng, việc lan tỏa, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trên nền tảng số càng trở thành một yêu cầu có tính cấp bách.Đây là dự án của nhạc sĩ Nguyễn Quang Long và các cộng sự nhằm giới thiệu 16 bài xoan cổ, được thu mộc theo kiểu diễn xướng thời xưa. Nhóm thực hiện mong muốn đem đến các bài xoan được trình diễn theo đúng lề lối cũ để công chúng có thể thưởng thức hoặc khai thác làm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu.Dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát xoan” là một trong nhiều chương trình ý nghĩa được chính các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa tâm huyết thực hiện thời gian qua. Nhà hát Tuồng Việt Nam đã xây dựng trang YouTube riêng để đăng tải các trích đoạn, các vở tuồng đặc sắc nhất do đội ngũ nghệ sĩ của nhà hát thực hiện.Trong lĩnh vực cải lương, phải kể đến tấm gương của Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết với sự miệt mài tìm tòi, đổi mới để thích ứng với nhu cầu của công chúng trong bối cảnh mới.Ở tuổi xấp xỉ 80, bà vẫn nỗ lực tìm hiểu, làm quen với các tiện ích của công nghệ và được coi là người tiên phong trong việc quảng bá nghệ thuật cải lương trên mạng xã hội.Sau 3 năm kiên trì đưa cải lương đến gần với công chúng trong nước và nước ngoài, kênh YouTube của nghệ sĩ Bạch Tuyết đã sản xuất được trên 1.400 video, thu hút rất đông khán giả vào xem, tiêu biểu như video “Tân khúc Lý cô Ba” có tới trên 553.000 lượt xem.Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhất là khi một số loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và đang dần vắng bóng trong các sinh hoạt cộng đồng.Những nỗ lực của các nghệ sĩ đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ cùng chung tay “giữ lửa” cho nghệ thuật truyền thống.Tiêu biểu như dự án “Chèo 48h - Tôi Chèo về quê hương” được các bạn trẻ thuộc thế hệ “gen Z” thực hiện. Với cách làm trẻ trung, gần gũi và sáng tạo, các video có nội dung bổ ích như hát xẩm trong thích ứng văn hóa, hát xẩm nhìn từ âm nhạc đương đại,... kênh YouTube và trang Facebook của nhóm đã nhận được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng.Nhóm cũng có nhiều buổi gặp mặt, sinh hoạt cuối tuần nhằm thực hành, giới thiệu về nghệ thuật chèo tới nhiều đối tượng, từng bước đưa một loại hình văn hóa dân gian trở nên gần gũi hơn trong đời sống hiện đại.Từ thực tế trên cho thấy, nếu có cách làm phù hợp, hấp dẫn, nghệ thuật truyền thống chắc chắn sẽ tiếp tục tìm được chỗ đứng vững chắc trong đời sống hôm nay.Trước làn sóng công nghệ số phát triển mạnh mẽ, lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng, việc lan tỏa, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trên nền tảng số càng trở thành một yêu cầu có tính cấp bách.Với tính năng thân thiện, cho phép kết nối rộng rãi, không bị giới hạn về thời gian và không gian nên khi những tinh hoa nghệ thuật truyền thống của dân tộc được giới thiệu trên các mạng xã hội sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều người, góp phần giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.Tuy nhiên, để việc lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống ngày càng phát huy hiệu quả, bên cạnh sự nhiệt tình, tâm huyết của nhiều nghệ sĩ cũng đòi hỏi những người tham gia có thêm những cách làm sáng tạo, mới mẻ, có chiều sâu, hạn chế tình trạng chạy theo trào lưu nhất thời, nội dung hời hợt, nghèo nàn, gây phản tác dụng.
https://nhandan.vn/lan-toa-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-tren-nen-tang-so-post803395.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "văn hóa truyền thống", "nền tẳng số" ] }
Phương châm hành động đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế
Bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” củaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngcó tính lý luận và thực tiễn cao; tổng kết một cách toàn diện, sâu sắc và rõ ràng về lịch sử của Đảng ta từ quá trình hình thành, phát triển và những thành tựu trong vai trò là tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua.
Với đường lối độc lập, kiên định, sáng tạo, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới ngày càng toàn diện và sâu sắc, đưa đất nước vượt qua những thách thức, tạo những thành quả mới, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra thế và lực mới cho đất nước.Chúng tôi đặc biệt tâm đắc với bài viết, nhất là nội dung nhiệm vụ trọng tâm về phát triển văn hóa, xã hội của Đảng ta trong thời gian tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ quan điểm nhất quán, xuyên suốt, quyết tâm mạnh mẽ và sáng tạo của người đứng đầu Đảng ta về vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển đất nước: Phát triển văn hóa hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm, ngay sau nhiệm vụ ưu tiên phát triển kinh tế.Phát triển văn hóa hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm, ngay sau nhiệm vụ ưu tiên phát triển kinh tế.Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngQuan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định quyết tâm chính trị và cụ thể hóa thành hành động của Đảng ta về văn hóa, các chính sách phát triển văn hóa của Đảng, tiếp tục đưa văn hóa trở thành ánh sáng “soi đường cho quốc dân đi”.Quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân ta trong bối cảnh hiện nay, cùng đồng lòng, dốc sức thực hiện phương châm hành động đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế. Hoạt động cụ thể trong đời sống xã hội là: Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa từ nông thôn đến đô thị; đặc biệt là công cuộc xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh công sở, doanh nghiệp và cộng đồng lành mạnh; ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam đã và đang bám sát các định hướng, chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước trên từng cương vị ra sức đóng góp cho sự phát triển chung.Thấm nhuần tư tưởng, nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trí thức, văn nghệ sĩ chúng tôi thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tâm nguyện cống hiến nhiều hơn cho đất nước, dân tộc phồn vinh, cho ấm no, hạnh phúc của các tầng lớp nhân dân và đó là cơn gió mát đem luồng vượng khí cho Việt Nam phồn thịnh tươi đẹp, sánh vai các cường quốc năm châu trên thế giới.
https://nhandan.vn/phuong-cham-hanh-dong-dat-van-hoa-ngang-hang-voi-kinh-te-post799555.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "bài viết", "Tổng Bí thư", "văn hóa", "phát triển văn hoá" ] }
Hành động quyết liệt để bảo vệ bản quyền trực tuyến
NDO -Trong "cuộc chiến" chốngvi phạm bản quyềntrên môi trường số ở phạm vi toàn cầu, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cùng các bên liên quan và đạt một số thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trước thực tế vẫn còn nhiều thách thức, mới đây Liên minh Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPA) đã đưa ra đề xuất với các cơ quan hữu quan Việt Nam về khuôn khổ thực thi và hành động mạnh mẽ hơn trong năm 2024 nhằm giảm thiệt hại cho thị trường cả trong nước và quốc tế.
Những năm gần đây, các chủ sở hữu bản quyền rất chú ý đến sự gia tăng số lượng các dịch vụ vi phạm bản quyền nội dung số có mối liên hệ với Việt Nam. Dai dẳng hơn cả là vi phạm bản quyền phim/chương trình truyền hình.Tháng 7/2023, Liên minh Sáng tạo và Giải trí (ACE)-tổ chức đầu thế giới trong lĩnh vực bảo vệ thị trường pháp lý và chống vi phạm bản quyền số-đã thực hiện hoạt động knock-and-talk (gõ cửa và đàm phán) với những người điều hành hai website phát tán video giải trí lậu quy mô khổng lồ là 2embed và Zoro.to, có trụ sở được xác định là hoạt động tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/2023, ACE thông báo đã đóng cửa thành công một loạtwebsite vi phạm bản quyềnbao gồm cả hai website kể trên.Tuy nhiên, theo trang thông tin về công nghệ và bản quyền TorrentFreak (Hà Lan) thì chỉ sau một thời gian ngắn đã có hai tên miền mới thay thế hai website bị “tắt máy” kia với cách vận hành tương tự. Gần đây hơn, ACE đã gửi đơn tố cáo tội phạm tới Bộ Công an, nhắm vào Fmovies và BestBuyIPTV–hai website có hàng triệu người dùng hằng tháng trên toàn cầu.Thông báo "đổi thương hiệu" thành Aniwatch của dịch vụ phát trực tuyến trái phép Zoro.to sau khi bị đóng. Nguồn: TorrentFreakMặc dù hành lang pháp lý về vi phạm bản quyền trực tuyến tại Việt Nam đã có và được cập nhật, song việc xử lý vi phạm hầu hết vẫn chỉ ở mức phạt hành chính, rất ít vụ việc bị xử lý hình sự và chưa có vụ việc triệt phá cả đường dây vi phạm bản quyền trực tuyến có tổ chức... nên tính răn đe chưa cao. Trong khi, món lợi thu được từ việc ăn cắp bản quyền trực tuyến quá lớn khiến các đối tượng cầm đầu bất chấp.Tháng trước, thông tin được các chủ sở hữu bản quyền và người quan tâm đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đón nhận như tín hiệu vui đó là: Ngày 9/1, Công an tỉnh Quảng Bình đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Phan Ngọc Tuấn (sinh năm 1994, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình); Ngô Quang Huy (sinh năm 2000) và Nguyễn Thành Nhân (sinh năm 1999) đều trú tại thành phố Hồ Chí Minh về hành vi “Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự.Qua đấu tranh bước đầu xác định, từ khoảng năm 2019, nhóm đối tượng này đã chỉnh sửa, tạo lập, điều hành 3 website phát tán phim mà không được sự cho phép của nhà sản xuất, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan; thu lợi bất hợp pháp tới 80-100 triệu đồng/tháng.Để tăng cường lời kêu gọi hành động, IIPA (đại diện cho lợi ích của các nhóm chủ sở hữu bản quyền nổi bật bao gồm MPA–Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ, RIAA–Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ, ESA–Hiệp hội Phần mềm giải trí...) đã kêu gọi Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) hỗ trợ. IIPA đồng thời nêu rõ các vấn đề trong khuyến nghị của Báo cáo đặc biệt 301 năm 2023 (một trong những báo cáo thường niên của USTR về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ).Một báo cáo tại Hội thảo chuyên đề về ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.Tin liên quanBảo vệ sản phẩm trí tuệ trong môi trường sốTheo đó, một số thách thức vi phạm bản quyền cụ thể không chỉ giới hạn ở lĩnh vực giải trí video. Dữ liệu khảo sát gần đây do Liên đoàn Công nghiệp ghi âm Quốc tế (IFPI) công bố cho thấy khoảng hai phần ba (66%) số người Việt Nam được hỏi trong độ tuổi từ 16-44 thường xuyên tải nhạc lậu. Một lựa chọn phổ biến là thông qua các nền tảng sao chép YouTube như Y2mate, được cho là có liên kết đến nhóm tổ chức, quản lý từ Việt Nam. Mặc dù Y2mate.com đã tự nguyện chặn quyền truy cập địa lý từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức, nhưng trên thực tế trang web này vẫn có thể được truy cập bằng nhiều cách.Trong khuyến nghị của IIPA nhấn mạnh việc thiết lập khuôn khổ thực thi mạnh mẽ với sự phối hợp của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để điều tra và truy tố hình sự các website và dịch vụ vi phạm bản quyền;nâng cao uy tín và thu hút đầu tưvào các lĩnh vực kinh tế số.
https://nhandan.vn/hanh-dong-quyet-liet-de-bao-ve-ban-quyen-truc-tuyen-post796835.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "vi phạm bản quyền trực tuyến", "xử lý hình sự", "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", "nội dung số", "bản quyền", "sở hữu trí tuệ" ] }
Tôn nghiêm, trang trọng Lễ khai ấn đền Trần Nam Định
NDO -Đêm 23/2 (tức đêm 14 tháng Giêng Âm lịch), tại Di tích lịch sử-văn hóađền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) đã diễn ra Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đoàn Hồng Phong, Tổng Thanh tra Chính Phủ; Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp; Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên; các đồng chí lãnh đạo tỉnh Nam Định cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố tỉnh Nam Định.Lễ khai ấn (giờ Tý đêm ngày 14 tháng Giêng) là nghi lễ quan trọng trong Lễ hội khai ấn Đền Trần truyền thống, gồm các hoạt động: từ 22 giờ 15 phút đến 22 giờ 40 phút thực hiện nghi lễ dâng hương, từ 22 giờ 40 phút đến 23 giờ 10 phút tổ chức nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, từ 23 giờ 15 phút thực hiện nghi Lễ khai ấn, dâng Chúc văn.Các đại biểu tham dự Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.Lễ khai ấn đền Trần đầu Xuân với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần-“Tích Phúc Vô Cương”, mong muốn muôn dân, bách gia trăm họ giữ gìn gia phong, kỷ cương, đạo đức, tích phúc đủ đầy thì lộc hưởng mới bền vững. Tục lệ này không chỉ mang đậm giá trị nhân văn mà còn có ý nghĩa giáo dục lịch sử, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với quan niệm sai lầm cho rằng hưởng lộc ấn đền Trần là để thăng quan, tiến chức.Trong không gian linh thiêng của Lễ khai ấn, trước ban thờ Trung Thiên, Đền Thiên Trường, các đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng nhớ tổ tiên nhà Trần, tri ân công lao to lớn của các vị Vua Trần và Đức Thánh Trần-Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; qua đó động viên cán bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông, ra sức phấn đấu học tập, lao động, sáng tạo, cống hiến tài năng, tâm sức, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.Nghi thức rước kiệu ấn tại Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.Lễ hộikhai ấn đền Trầnnăm nay được tổ chức quy củ, trang trọng, an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, nếp sống văn minh, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về Hào khí Đông A sáng ngời của quân dân Đại Việt 3 lần đại thắng quân Nguyên-Mông xâm lược.Sau khi kết thúc nghi Lễ khai ấn, từ 23 giờ 55 phút ngày 14 tháng Giêng, đền Trần mới mở để người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5 giờ sáng 15 tháng Giêng, Ban Tổ chức bắt đầu phát ấn cho nhân dân và du khách tại 3 nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa.
https://nhandan.vn/ton-nghiem-trang-trong-le-khai-an-den-tran-nam-dinh-post797363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "Khai ấn đền Trần", "Phát ấn đền Trần cho du khách thập phương", "Nam Định", "Lễ khai ấn" ] }
Vĩnh Phúc: Phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng huyện Lập Thạch
NDO -Sáng 18/6, Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, tổ chức phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện, với sự tham gia của lãnh đạo Hội Mỹ Thuật Việt Nam và nhiều hội viên Hội Văn học Nghệ thuậttỉnh Vĩnh Phúc.
Nêu bật những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Lập Thạch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch Hoàng Long Biên mong muốn, thông qua cuộc thi sẽ chọn được biểu trưng chính thức của huyện phục vụ các hoạt động thông tin, tuyên truyền, các nhiệm vụ chính trị và các hoạt động đối nội, đối ngoại của địa phương.Yêu cầu đối với mẫu biểu trưng sẽ phải là một tác phẩm mỹ thuật đồ họa ứng dụng, có tính khái quát và thẩm mỹ cao, dùng để sử dụng lâu dài và thể hiện trên các vật phẩm có chất liệu khác nhau.Tin liên quanVĩnh Phúc trao giải báo chí về nông thôn mới, văn hóa, du lịchCuộc thisáng tác biểu trưng(logo) huyện Lập Thạch nhận tác phẩm dự thi từ ngày 15/8 đến hết ngày 15/9/2024. Tất cả công dân Việt Nam trên toàn quốc, không phân biệt lứa tuổi đều có thể tham gia.Ban Tổ chức khuyến khích các cá nhân, tổ chức, họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên, người theo chuyên ngành đồ họa, mỹ thuật, kiến trúc tham gia cuộc thi. Mỗi tác giả được gửi không quá hai tác phẩm dự thi, mỗi mẫu phải có mã số tự chọn riêng.Các họa sĩ đi thực tế.Tác phẩm dự thi vẽ trên giấy dày, cứng, khổ A4. Mỗi tác phẩm dự thi kèm theo một bản thuyết minh không quá 300 từ về ý tưởng sáng tác. Tác phẩm dự thi gửi đến Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lập Thạch, tổ dân phố Vĩnh Thịnh, thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.Tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc được chọn làm biểu trưng (logo) của huyện Lập Thạch sẽ được trao giải nhất trị giá 100 triệu đồng.Có hai tác phẩm được trao giải nhì, mỗi giải trị giá 50 triệu đồng và năm tác phẩm trao giải ba, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng.Các giải thưởng sẽ kèm theo Giấy chứng nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lập Thạch.
https://nhandan.vn/vinh-phuc-phat-dong-cuoc-thi-sang-tac-bieu-trung-huyen-lap-thach-post814908.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:37", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:37", "tags": [ "sáng tác biểu trưng", "Vĩnh Phúc", "huyện Lập Thạch", "sáng tác logo" ] }
Lãng du trong thế giới ca trù
Thoạt nhìn, trong một canh hát ca trù, ca nương, kép đàn và người cầm chầu (quan viên) tưởng như là một “ban nhạc” nhỏ, nhưng thực tế lại khác. Phía giáo phường, phía nhà trò chỉ có đào nương, kép đàn. Cầm chầu lại chính là “khách thơ”, là khán giả, là người thưởng thức. Họ chính là những người lãng du trong thế giới ca trù, là một phần di sản ca trù. Có những lúc, quan viên theo đúng lối xưa đã “tuyệt chủng”. Song, bây giờ, một thế hệ quan viên mới bắt đầu hình thành.
1. Hôm ấy, khi vừa điểm tiếng trống chầu kết thúc một canh hát, vừa kịp khoác tà áo ngũ thân đứng lên khỏi chiếu hoa thì quan viên Châu Hải Đường đã bị đào nương Bạch Vân, Chủ nhiệmCâu lạc bộ Ca trù Hà Nộiníu lại. Ở đất Hà thành này, người yêu cổ nhạc không ai lạ gì ca nương Bạch Vân, người đã khơi lại mạch nguồn ca trù sau những năm đứt đoạn, ròng rã bao năm tầm sư để thọ giáo những ngón nghề. Thế mà hôm nay, chị ngỡ ngàng mỗi khi vị quan viên lạ mặt điểm trống. Những khổ song châu (hai tiếng tom vào mặt trống), liên châu (ba tiếng tom) hay xuyên tâm (tom-chát-tom, tiếng chát là tiếng vào thành trống), chính diện (chát-tom-chát) đều mang phong thái đĩnh đạc, của một người có dư thừa nội lực, lại vừa có độ “phiêu” cùng với tiếng hát, tiếng đàn. Đào nương Bạch Vân hỏi dồn quan viên theo học cầm chầu của nghệ nhân nào, đã được bao năm...Cái ngạc nhiên của ca nương Bạch Vân, cũng là cái ngạc nhiên của tất cả những ai sành ca trù. Nghệ thuật ca trù có ba nhạc cụ: Cỗ phách trong tay ca nương; đàn đáy đệm cho ca nương hát và trống chầu. Khi vào canh, khách sẽ lên cầm chầu. Thuở xưa, cầm chầu đều là những bậc tao nhân, mặc khách, hay những nhà nho - tài tử. Sang đến nửa đầu thế kỷ 20, khi ca trù phát triển mạnh ở các đô thị, đối tượng thưởng thức ca trù mở rộng hơn khi Nho giáo đi vào những ngày tàn. Nhưng để “thưởng” ca trù, quan viên cũng cần phải có “vốn liếng” để có thể nhập vai một “nhạc công”. Để tham gia cuộc chơi ấy, người ta phải học, phải hành. Những đổi thay của xã hội khiến ca trù, khiến phách sênh một phen lỡ nhịp đến mấy mươi năm. Mãi đến đầu những năm 2000, ca trù mới lần hồi trở lại. Khi ấy, trên sập gụ, chiếu hoa, cũng có đủ bộ ba: Ca nương, kép đàn, quan viên. Nhưng quan viên theo nghĩa nguyên gốc đã “tuyệt chủng”. Quan viên thế hệ mới đã thành “chuyên nghiệp hóa”. Những người cầm chầu là người của chính các câu lạc bộ, giáo phường “diễn” cho công chúng xem. Thế nhưng quan viên họ Châu lại không thuộc giáo phường, câu lạc bộ nào. Quan viên Châu Hải Đường vốn là tác giả của hàng chục đầu sách dịch, biên soạn, chủ yếu về cổ học, và cũng là người “thưởng” ca trù giống như các bậc tao nhân, mặc khách, những lãng tử độ nào...Dịch giả, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường tên thật là Lê Tiến Đạt. Anh sinh ra vào quãng giữa năm 1970, khi bút lông, mực tàu đã thành dĩ vãng từ lâu lắm. Nhưng ông nội anh lại giỏi chữ Hán. Thế là, một cách tự nhiên, anh tiếp xúc với những con chữ tượng hình từ khi còn thơ bé. Tình cờ một lần, anh đọc được cuốn thơ ca trù của cụ. Một lần khác, khi đến hiệu sách, anh thấy có một cuốn sách về ca trù. Cậu bé Đạt lúc đấy đã mạnh dạn bỏ tiền túi ra mua, chỉ đơn giản bởi: “Chắc ông nội sẽ thích lắm”. Ai dè, đó lại là chữ “duyên” với ca trù, mà trước hết là thơ của ca trù. Bởi sau này, càng học Hán tự, anh thẩm thấu và càng mê thơ ca trù. Đến lúc gặp các nghệ nhân của Giáo phường Ca trù Thăng Long, Châu Hải Đường được các nghệ nhân hướng dẫn. Anh dần ngộ ra và bắt đầu mạnh dạn cầm roi chầu để thử “chát-tom”.Chuyện nghe đơn giản thế nhưng để bắt đầu cầm chầu được cũng là một quãng đường dài. Trước hết, phải sành thơ ca trù. Mà muốn sành thơ ca trù, phải có vốn cổ học. Đối với phần âm nhạc, phải hiểu các khổ phách của ca trù, hiểu các khổ trống. Từ đó mới điểm câu, điểm khổ, khen chê phù hợp. Sau khi hiểu lề lối, quan viên Châu Hải Đường thường nghe những bài ca trù của các ca nương thuộc vào hàng kinh điển để học hỏi. Với anh, chỉ khi cầm chầu, người ta mới thật sự thưởng thức có chiều sâu, mới “nhập cuộc”. Còn không, chỉ là đứng ngoài để “nhìn vào” thế giới ca trù.Nhà nghiên cứu, dịch giả Châu Hải Đường (trái), một quan viên nổi tiếng trong giới những người yêu ca trù hiện nay.2. Có lẽ, không phải ai cũng biết rằng nhiều bậc văn tài thời xưa cũng chính là những quan viên. Họ thưởng thức và sáng tác thơ để rồi chính những đào nương, kép đàn diễn xướng những bài thơ họ sáng tác. Những tên tuổi lẫy lừng phải kể đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê… Ca trù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Hát cửa đình là hát thờ thánh, thường tổ chức trong lễ hội; hát mừng trong dịp các gia đình quyền quý có chuyện vui, thí dụ như chúc thọ, dịp tân xuân… Nửa đầu thế kỷ 20, hình thức ca quán phổ biến ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội. Ca trù thật sự trở thành một bộ môn nghệ thuật thính phòng. Với những bậc văn tài thời đó, thưởng thức ca trù là thú vui phổ biến những lúc giao du, gặp gỡ bạn bè. Thú chơi ca trù có thể tìm thấy trong nhiều áng văn của các văn nghệ sĩ trước năm 1945. Trong đó, cuộc chơi ca trù của các văn nhân được thuật lại rõ nét trong cuốn Đốt lò hương cũ (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2021) của nhà thơ Đinh Hùng. Nhóm văn nhân gồm những Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh… một lần cao hứng rủ nhau đi hát ả đào. Trong thời đại ấy, hai từ “nghe hát” được xem như đồng nghĩa với “cầm chầu”. Thí dụ như khi nữ chủ nhân Bạch Liên (đào Sen) của ca quán đẩy chiếc trống đến trước nhà văn Nhất Linh và thưa: “Xin lời ông anh nghe hát ạ!”, tức là khi Bạch Liên mời nhà văn Nhất Linh lên đánh trống chầu. Cũng trong canh hát đó, với Thạch Lam, khi ca nương tặng riêng bài hát cho ông, thì đích thân ông phải cầm roi chầu để “tom, chát”. Khi nhận lấy roi và trống, ông coi đó là “nghe” bằng tai lẫn đầu và ngực (trí óc và trái tim). Cả Nhất Linh và Thạch Lam vốn đều không sành ca trù, nhưng trong cuộc chơi ấy, cả hai đều cầm chầu không những đạt mà còn có chỗ hay. Lý giải về điều này, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường cho biết: “Chuyện các văn nhân thời đó đi thưởng thức ca trù cho ta hình dung khá rõ nét về không gian của biểu diễn nghệ thuật ca trù thời đầu thế kỷ 20. Tôi cho rằng, trong câu chuyện ấy, dù Thạch Lam vốn không sành ca trù, nhưng vẫn có thể cầm chầu là bởi lúc đó nhà văn sống trong một không khí mà ca trù phổ biến, ngoài cái gọi là điểm trống bằng “linh giác” như tác giả nói thì việc nghe nhiều khiến ông cầm chầu trở nên rất tự nhiên”.Chính việc trở thành một quan viên không phải là chuyện dễ dàng nên sau nửa thế kỷ đứt đoạn, nay khi phục hưng nhạc ả đào, việc tìm được một quan viên cầm chầu chuẩn mực đúng nghĩa trở nên khó khăn hơn bao giờ. Thực tế, ngày càng có nhiều ca nương, kép đàn. Nhưng quan viên đúng nghĩa vẫn là của hiếm. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền - tác giả cuốn “Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” (Nhà xuất bản Văn học, 2024), cuốn sách về ca trù công phu nhất từ trước tới nay, từng than thở: “Trong các cuộc trình diễn hiếm hoi của các câu lạc bộ, giáo phường, vai trò cầm chầu phần lớn lại do chính tự thân đào kép thay nhau đảm nhiệm. Bởi tầng lớp khán giả/quan viên tham dự cuộc chơi như xưa vẫn chưa hình thành. Ở chiều cạnh khác, những khán thính giả thế hệ mới muốn theo đòi thú chơi nghệ thuật tao nhã của cha ông lại không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu? Họ cũng chẳng có bao nhiêu cơ hội để tiếp cận với thực tiễn, trong khi những chỉ dẫn trên thư tịch lại quá ít ỏi và mơ hồ”.Sự kiện “Vọng khúc ca trù” diễn ra tối 14/4/2024 trên phố Lãn Ông, Hà Nội. (Ảnh BAN TỔ CHỨC)3. Trở thành quan viên khó là thế. Nhưng quý vật thì luôn được quý nhân tìm tòi. Cách đây chưa lâu, ởHải Phòng, có một nhóm những người yêu cổ phong phục dựng một canh hát ca trù theo lề lối xưa tại tư gia nghệ nhân hát xẩm nổi tiếng đất cảng Đào Bạch Linh (tức Linh xẩm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xẩm Hải Phòng). Đó thật sự là một cuộc “chơi” ca trù. Khách mời có một số đào nương đến từ Giáo phường Ca trù Hải Phòng và đào nương Kim Ngọc (Giảng viên âm nhạc Đại học FPT, Hà Nội). Nhưng điều đáng chú ý lại nằm ở “nhà tổ chức”, một trong những người đứng ra tổ chức canh hát này là quan viên thế hệ 9x - Duy Linh. Duy Linh vốn mê hát xẩm. Nhưng sau này, nhận ra đẳng cấp ca trù, nhất là khi Linh học chữ Hán. Những ngôn từ trong ca trù có chiều sâu lớp lang, càng nghe, càng ngẫm, càng thấy cuốn hút. Từ năm 2016, Linh bắt đầu nghiên cứu sâu về ca trù, văn hóa ca trù, đặc biệt là kỹ thuật “điểm cổ” (điểm trống). Sau vài năm nghiên cứu, tìm hiểu, Linh đã bắt đầu mạnh dạn cầm chầu. Duy Linh chia sẻ: “Cầm chầu là cả một nghệ thuật, trước hết phải hiểu thơ ca trù. Trống chầu có nhiều khổ. Phải “chấm khổ”, “chấm câu” đúng lúc, đúng chỗ, phải điểm trống khích lệ ca nương đúng thời điểm để ca nương có thêm hưng phấn khi biểu diễn. Nhưng nếu điểm trống quá khuôn khổ thì sẽ trở nên cứng nhắc. Vậy nên vừa phải hiểu, vừa phải có sự đồng điệu với đào nương, kép đàn để có sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Khi đó, người cầm chầu mới có thể kết hợp với đào nương, kép đàn tạo thành chỉnh thể, tạo nên canh hát có hồn”. Đã có khá nhiều năm tìm hiểu, nhưng Duy Linh luôn tự nhận mình là người đi sau, còn phải học hỏi nhiều. Duy Linh không giấu giếm “tham vọng” sẽ trở thành một quan viên theo đúng lề lối xưa, để có thể thưởng thức ca trù một cách có chiều sâu.Từ chỗ đã biến mất hoàn toàn những người biết nghe ca trù, bây giờ, đã có thêm những quan viên thế hệ mới. Tiến sĩ Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) là người nhiều năm gắn bó với ca trù, nhiều lần tham gia tổ chức các Liên hoan ca trù chia sẻ, những năm trước, quan viên hầu như chỉ là người trong giáo phường, câu lạc bộ ca trù thay nhau lên cầm trống. Nhưng bây giờ, nhiều canh hát đã có những người xung phong lên cầm chầu. Trước kia, ca trù chỉ xuất hiện trên sân khấu khi có liên hoan, hội diễn, hay buổi trình diễn của các tổ chức thì nay đã có những canh hát mà người thưởng thức bỏ tiền ra nghe, đã có những cuộc chơi ca trù của các nhóm yêu cổ nhạc, cổ phong. Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức một cuộc thi sáng tác thơ ca trù thể hát nói, rất nhiều bài thơ hay đã xuất hiện. Sự hình thành bước đầu của một lớp khán giả mới, hiểu biết về ca trù, là một dấu hiệu cho thấy sự hồi sinh có tính bền vững của loại hình di sản trình diễn độc đáo này.
https://nhandan.vn/lang-du-trong-the-gioi-ca-tru-post813426.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Cầm chầu", "Đào nương", "Ca trù", "Giáo phường", "Trống chầu", "Ca nương", "Tao nhân", "Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội" ] }
Nghệ sĩ 9x Thanh Phong mang ví, giặm đến Paris
NDO -Mới đây, nghệ sĩ trẻ Lê Thanh Phong cùng các đồng nghiệp đã có một chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt trong khuôn khổ sự kiệnNgày Việt Nam tại Pháp 2023. Trong chương trình này, Thanh Phong biểu diễn tổ khúc Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh với các làn điệu:Ví đò đưa sông Lam, Tứ HoavàVí giận thương.
Đây là dòng nhạc mà Thanh Phong nghiên cứu và thực hành biểu diễn đã lâu. Cùng với những tiết mục hòa tấu nhạc vui tươi, lân sư rồng khí thế, phần trình diễn ví, giặm của Lê Thanh Phong mang đến cho khán giả một cung bậc cảm xúc khác. Cả khán phòng như lắng lại, kìm nén sự xúc động khi nghe nam nghệ sĩ trẻ cất lên những điệu hát ân tình.Sau khi hát, Thanh Phong đã chia sẻ những cảm xúc của mình với khán giả một cách chân thành. “Ví, giặm làDi sản văn hóa phi vật thểđã được UNESCO ghi danh. Phong là người con xứ Nghệ, được khán giả biết đến nhiều khi hát ví, giặm nên càng mong muốn khán giả biết đến loại hình nghệ thuật này rộng rãi”, Thanh Phong cho biết.Đông đảo khán giả đến tham dự chương trình.Nam nghệ sĩ 9x cũng cho biết, anh thực sự xúc động vì sau buổi diễn có rất nhiều cô chú, anh chị khán giả đã đến bắt tay anh và ôm thật chặt. Chị Vương Lan (nghiên cứu sinh tại Pháp) nói với Thanh Phong: “Biết tin em qua đây diễn, chị thu xếp đường xa xôi, đi mấy chuyến tàu đến nghe em hát”.Có một khán giả lớn tuổi tên Vinh mang theo một chiếc máy quay phim khá to ghi lại chương trình, nói với Thanh Phong rằng ở Pháp nghe nhiều dân ca Việt Nam và thuộc, biết rõ từng làn điệu: “Cháu hát Tứ Hoa bồi hồi quá, chú vẫn hay nghe cháu hát ví, giặm thường xuyên”.Thanh Phong dẫn chương trình cùng MC.Không chỉ hát ví, giặm, trong Ngày Việt Nam tại Pháp 2023, Thanh Phong còn hỗ trợ các đồng nghiệp khác ở các phần trình diễn chơi đàn dân tộc, trình diễn áo dài. Đặc biệt, khi biết Thanh Phong đang làm biên tập, dẫn chương trình dân ca và nhạc cổ truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban tổ chức đã đề xuất anh dẫn dắt chương trình nghệ thuật khai mạc cùng một MC tiếng Pháp. Nhiệm vụ được giao khá bất ngờ khiến Thanh Phong không khỏi hồi hộp, lo lắng, nhưng anh đã nhanh chóng lấy lại tự tin, hoàn thành nhiệm vụ một cách trôi chảy, ấn tượng.Thanh Phong trình diễn ví, giặm trong chương trình.Lê Thanh Phong cho biết, anh đã có nhiều dịp biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Uzbekistan… Với anh, lần nào cũng đặc biệt, là niềm vinh dự và anh luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhất.“Mỗi lần có cơ hội ra với thế giới là một lần tôi mang giá trị di sản của dân tộc đến với miền đất khác để quảng bá về đất nước, con người Việt Nam. Những chuyến đi khiến tôi thêm vinh dự, tự hào là công dân Việt Nam, được sinh ra và lớn lên trong một quốc gia giàu bản sắc. Và tôi thấy mình cần sống có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với nghệ thuật dân tộc”, anh chia sẻ.Nghệ sĩ Lê Thanh Phong là Thạc sĩ, Trưởng đoàn Dân ca xứ Nghệ Unesco tại Hà Nội, biên tập viên chương trình Dân ca và nhạc cổ truyền VOV3 - Đài Tiếng nói Việt Nam.Anh từng được trao giải Diễn viên xuất sắc tại Festival âm nhạc dân gian thế giới Uzbekitstan 2017; Bằng khen Liên hoan âm nhạc dân gian do Đài Truyền hình quốc tế Vân Nam – Trung Quốc năm 2019; các Bằng khen Vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trao tặng các năm 2018, 2019, 2020…Ngày Việt Nam tại Pháp năm 2023 do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức. Đây là sự kiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp (1973) và 10 năm Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp (2013). Với chủ đề “Văn hóa sẻ chia”, chương trình đã giới thiệu một không gian văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực dân tộc phong phú và đa dạng, mang đến cho khách mời những ấn tượng về một Việt Nam tươi đẹp, thanh bình, mến khách, phát triển năng động, giàu truyền thống văn hóa.
https://nhandan.vn/nghe-si-9x-thanh-phong-mang-vi-giam-den-paris-post782917.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Thanh Phong", "Ví", "Giặm", "Ngày Việt Nam tại Pháp", "Dân ca xứ Nghệ", "quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp", "đưa Ví Giặm ra thế giới" ] }
124 tác phẩm xuất sắc được trao giải cuộc thi vẽ tranh về Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Sáng 17/5, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi vẽ tranh về "Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
Phát biểu tại buổi tổng kết cuộc thi, ông Phan Việt Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng,Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi cho biết, cuộc thi “Vẽ tranh về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay” là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 nămchiến thắng Điện Biên Phủdo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tỉnh Điện Biên tổ chức dành cho thiếu niên, nhi đồng từ 6 tuổi đến 15 tuổi trong cả nước.Tuy cuộc thi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (bắt đầu từ ngày 1/3/2024 và kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 10/4/2024), song cuộc thi nhận được sự hưởng ứng của đông đảo học sinh trên cả nước.Các em thiếu niên, nhi đồng Điện Biên xem các bức tranh được trao giải cuộc thi.Về chất lượng các tác phẩm dự thi, ông Phan Việt Hùng khẳng định, hầu hết các tác phẩm tham dự cuộc thi đều thể hiện được suy nghĩ, tình cảm và hiểu biết của lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ, về thiên nhiên, con người và sự đổi thay củaĐiện Biên hôm nay.Đặc biệt, các bức tranh được chọn trao giải đã sử dụng ngôn ngữ hội hoạ tương đối thành thạo để thể hiện suy nghĩ sáng tạo, độc đáo của tác giả trên tác phẩm.Đại diện cho tác giả đạt giải, em Nguyễn Lê Hà Linh, học sinh lớp 7B2, Trường trung học cơ sở Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, chia sẻ: Em cảm thấy rất vui khi tham gia cuộc thi, được cùng các bạn thể hiện cảm xúc, tình cảm vẽ nên bức tranh sinh động, màu sắc tươi đẹp về mảnh đất Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và Điện Biên hôm nay đang từng ngày đổi thay.Căn cứ thể lệ cuộc thi, các tiêu chí chấm thi, ban tổ chức đã lựa chọn được 124 bài thi đạt kết quả cao nhất để trao 10 giải nhất, 20 giải nhì, 40 giải ba và 54 giải khuyến khích cho các cá nhân. 10 Sở Giáo dục và Đào tạo có số lượng bài dự thi nhiều nhất cũng được ban tổ chức lựa chọn trao giải tập thể.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/124-tac-pham-xuat-sac-duoc-trao-giai-cuoc-thi-ve-tranh-ve-chien-thang-dien-bien-phu-post809827.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Điện Biên", "thi vẽ tranh Chiến thắng Điện Biên Phủ", "thiếu niên", "nhi đồng", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Thu phí báo chí là hướng đi khả quan
NDO -Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí - truyền thông cho rằng, việc áp dụng thu phí báo chí chính là một hướng đi khả quan, giúp các cơ quan báo chí tăng nguồn thu dựa trên cơ sở nội dung độc đáo, riêng có.
Ngày 14/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Trường Đại học (ĐH) Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế:“Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”. Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề: Mô hình kinh tế báo chí đặc thù Việt Nam.Thu phí báo chílà hướng đi khả quanPhát biểu tại phiên thảo luận, TS Đỗ Anh Đức, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Ở Việt Nam, cơ quan báo chí được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu và Chính phủ khuyến khích các cơ quan báo chí tự chủ tài chính, giảm bao cấp, tăng nguồn thu chính đáng.Nguồn thu của cơ quan báo chí có giá trị to lớn không chỉ giúp cho cơ quan báo chí hoạt động tái sản xuất các sản phẩm báo chí mà còn có giá trị đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân."Tạo nguồn thu cho báo chí không phải là vấn đề mới, nó là điều kiện tiên quyết của nhiều cơ quan báo chí trong quá trình tồn tại và phát triển. Tạo nguồn thu tức là làm kinh tế trong báo chí. Làm kinh tế báo chí là hợp pháp, là nhu cầu cần thiết của nền kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác, đã được khẳng định trong Luật báo chí năm 2016", ông Đức nhấn mạnh.TS Đỗ Anh Đức, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.Tuy vậy,doanh thu của nhiều cơ quan báo chí bị sụt giảm mạnh, điển hình là khối ngành báo in và báo mạng điện tử. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của Internet, sự ra đời của nhiều nền tảng mạng xã hội như: Facebook, YouTube, TikTok... đã chiếm lĩnh một thị phần không nhỏ dịch vụ quảng cáo, truyền thông; cạnh tranh mạnh mẽ với các cơ quan báo chí, tạp chí.Trước thực trạng đó, TS Đỗ Anh Đức cho rằng, các cơ quan báo chí cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn thu báo chí từ hệ sinh thái nội dung số. Đó là toàn bộ những nội dung được sản xuất, phân phối trên không gian số, phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và thực hiện những mục tiêu chiến lược của cơ quan báo chí.Nguyên tắc cốt lõi của hệ sinh thái nội dung số là mang đến những trải nghiệm giá trị cho khách hàng, người tiêu dùng, hay công chúng mục tiêu nói chung.Hệ sinh thái nội dung cần được xây dựng trên 5 trục chính: Chiến lược nội dung (content strategy), quản trị (governance), sáng tạo (creation), phân phối (distribution) và phân tích (analytics).Trong quá trình xây dựng chiến lược này, TS Đỗ Anh Đức cho rằng việc thu phí báo chí là một hướng đi rất khả quan.Quang cảnh phiên làm việc.“Các cơ quan báo chí thành công trên thế giới đều hướng vào nội dung để phát triển và thu phí người dùng. Nói cách khác, muốn người dùng trả phí thì trước hết phải có nội dung chất lượng”, ông Đức nói.Theo ông Đức, nội dung có chất lượng không nhất thiết phải luôn luôn là nội dung chuyên sâu.“Nhiều người cho rằng cần phải thêm ‘gia vị’ vào tin tức, phải biết cách ‘giật tít’, ‘câu view’ thì mới có nhiều người xem. Nhiều tờ báo cũng đang trả nhuận bút theo lượt xem, tương tác. Nhưng báo chí có thể phải trả giá đắt, nếu chạy theo lượt xem, phải hạ chuẩn giá trị nghề nghiệp và dần mất niềm tin, cũng như sự tôn trọng của độc giả”, ông Đức nói.Các cơ quan báo chí thành công trên thế giới chắc chắn đều hướng vào nội dung để phát triển và thu phí người dùng. Nói cách khác, muốn người dùng trả phí thì trước hết phải có nội dung chất lượng - điều mà những người làm nghề đều ý thức được. Tuy nhiên, như thế nào là nội dung chất lượng và thu phí độc giả là thu như thế nào lại là những câu hỏi không dễ trả lời.Tiến sĩ Đỗ Anh Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà NộiÔng Đức cho rằng điều cốt lõi về chiến lược nội dung không phải là chạy theo lượt xem, hoặc cố gắng sản xuất thật nhiều bài vở chuyên sâu - điều vượt quá khả năng của nhiều tòa soạn, cơ quan báo chí, và cũng không hẳn là “khẩu vị” hằng ngày của độc giả. Ngược lại, những nội dung độc đáo, giá trị, có tính đặc thù của cơ quan báo chí mới là quan trọng.Ông Đức đưa ra hai cách triển khai là thu phí toàn bộ và thu phí một phần, tức là đặt tường phí (paywall).“Ở cách làm thứ nhất, các tờ báo chắc chắn phải có năng lực sản xuất nội dung phong phú và chất lượng số một. Họ đã thoát ly khỏi vai trò những tờ báo tin tức. Với khoảng 10 triệu thuê bao và đủ mang lại giá trị kinh tế cho cả tờ báo, New York Times dành cho độc giả đọc sâu, đọc rộng, kể cả những tin tức thời sự cũng được sản xuất như những bài có tính phân tích, bình luận”, ông Đức lấy thí dụ.Tin liên quanTạp chí Ngày nay triển khai thu phí đọc báo bằng thanh toán di độngCách làm này không phải báo nào cũng theo được và cũng không phải độc giả nào cũng có thể đủ trình độ để đọc sâu. Do đó, các cơ quan báo chí Việt Nam có thể thử nghiệm thu phí một phần, tức là tiến hành thu phí sau khi cho phép người đọc truy cập một số bài miễn phí.“Thống kê từ theo dõi hành vi người dùng cho thấy, thường là không nên cho phép quá 5 bài miễn phí rồi mới đặt tường phí. Lý do dễ hiểu là người dùng thường xem lướt dưới 5 bài viết rồi thoát ra khỏi trang, tức là chưa đến điểm chạm tường phí”, ông Đức phân tích.Nói về vấn đề đổi mới phương thức kinh doanh báo chí nhìn từ cơ hội hợp tác trong hệ sinh thái báo chí hiện đại, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê cho hay: Các cơ quan báo chí phải chọn lựa chiến lược phát triển dựa trên đối tượng khách hàng. Họ là những người quyết định đến việc cơ quan báo chí sẽ kinh doanh như thế nào trong hệ sinh thái báo chí.“Các cơ quan báo chí cần phân đoạn hóa, thậm chí là cá nhân hóa các đối tượng khách hàng của mình. Tức là mỗi người, mỗi nhóm khách hàng cần được xem như là một thị trường. Do đó cần phải nghiên cứu nhu cầu cụ thể của thị trường. Hiện nay có nhiều công cụ số giúp cơ quan báo chí tiếp cận vấn đề này”, ông Lê Quốc Vinh nhấn mạnh.Cần có cơ chế đặc thù cho cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trịNêu quan điểm tại phiên thảo luận chuyên đề, nhà báo TS Đồng Mạnh Hùng (Đài Tiếng nói Việt Nam) chia sẻ, thực tế rằng, các đài phát thanh hiện nay đang còn lúng túng trong việc chuyển đổi số cũng như làm kinh tế từ số.Lý giải về hiện trạng trên, TS Đồng Mạnh Hùng cho rằng có hai nguyên nhân chính bao gồm nguồn nhân lực quá yếu và thiếu và việc trang thiết bị không được đầu tư nhiều.TS Đồng Mạnh Hùng (Đài Tiếng nói Việt Nam) chia sẻ tại hội thảo.Bên cạnh đó, nhà báo tới từ VOV cũng kiến nghị: Cần phân biệt rõ giữa các cơ quan báo chí làm nhiệm vụ tuyên truyền, chính trị và các cơ quan làm kinh tế báo chí. Đối với 6 cơ quan báo chí chủ lực cần phải được đầu tư tương xứng để phát triển. Ở phía ngược lại, các cơ quan này cũng sẽ "không thể ngồi yên" và phải chủ động chuyển từ nội dung truyền thống lên nội dung số."Đây là con đường cực kỳ khó khăn. Do đó cần phải được đầu tư cả về trang thiết bị và yếu tố con người", nhà báo Đồng Mạnh Hùng nhấn mạnh.Đồng tình với quan điểm trên, nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus (TTXVN) kiến nghị, báo chí cần có cơ chếchính sách đặt hàngcủa cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị cần phải có ngân sách nhất định. Nhà nước cũng cần có chính sách giảm thuế miễn thuế cho cơ quan báo chí đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn như hiện nay.Nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus (TTXVN).Nhà báo Trần Tiến Duẩn cũng đề cập đến cơ sở pháp lý để bảo vệ bản quyền nội dung cho các cơ quan báo chí trong bối cảnh các trang thông tin điện tử, các nền tảng xuyên biên giới đang khai thác tin tức báo chí mà không trả phí bản quyền, thậm chí không dẫn nguồn."Phải có quy định rất cụ thể đối với các nền tảng số khai thác nội dung báo chí. Ở nhiều nước đã rất chú trọng điều này và có quy định rất rõ khi các nền tảng đăng tải lại tin tức báo chí. Cơ quan chức năng cần quyết liệt để bảo vệ lợi ích của báo chí", ông Duẩn nêu quan điểm.Siết chặt vấn đề bản quyền báo chíPhát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp và sẽ cùng các đơn vị đồng tổ chức nghiên cứu những tri thức thu nhận được trong quá trình sửa đổi Luật Báo chí.Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ, phát triển báo chí, trong đó có vấn đề giải quyết câu chuyện kinh tế báo chí, bao gồm việc sửa đổi, cải cách thể chế.Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Báo chí năm 2016; trong đó, sẽ đưa vào một số thể chế về mô hình, quy mô, vị trí pháp lý của cơ quan pháp lý trong bối cảnh công nghệ biến động, các mô hình kinh doanh biến động. Ngoài ra, những thể chế khác trong việc đặt hàng báo chí như một dịch vụ công, một sản phẩm có ích cho xã hội cũng đang được sửa đổi.Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu kết luận hội thảo.Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng lưu ý, báo chí phải đáp ứng xu hướng đưa nội dung lên không gian mạng để "đón người dùng thế hệ mới" với thói quen hành vi đã hoàn toàn thay đổi.Song song, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có những biện pháp khác nhằm điều tiết một số bất cập trong bức tranh kinh tế báo chí. Điển hình như việc áp dụng"nắn dòng" doanh thuquảng cáo trên không gian mạng, không để dòng doanh thu này chảy về các kênh có nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm bản quyền báo chí; từ đó, sẽ có thêm nguồn doanh thu quảng cáo trở về với những trang, kênh thông tin chính thống, trong đó có báo chí.Chia sẻ về vấn đề vi phạm bản quyền báo chí của các mạng xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết: Cần phải thay đổi thể chế theo hướng khi sử dụng nội dung sáng tạo của báo chí thì các bên phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả.Cũng theo Thứ trưởng, các thách thức về đổi mới phương thức làm báo, giải quyết kinh tế báo chí, xét tới cùng là thách thức quản trị.Quang cảnh hội thảo.“Rõ ràng thách thức về mặt quản trị là phải thay đổi cách làm báo, phải thay đổi cách kinh doanh sản phẩm báo chí. Đây là việc vô cùng khó nhưng không thể không làm!”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh.Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến khích, đồng thời mong muốn các cơ quan báo chí đưa ra mô hình mới để kinh doanh sản phẩm báo chí. Trong quá trình tìm nguồn thu chính đáng, báo chí không nên bỏ qua bất cứ nguồn lực xã hội nào.“Tôi không nghĩ rằng các cơ quan báo chí đóng góp vào sự phát triển chung lại bị bỏ lại phía sau. Cơ quan quản lý Nhà nước cam kết đồng hành với các cơ quan báo chí. Với những vấn đề mà từng cơ quan báo chí riêng lẻ rất khó làm thì lúc này cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm khẳng định.
https://nhandan.vn/thu-phi-bao-chi-la-huong-di-kha-quan-post814335.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Tạo nguồn thu cho báo chí", "Thu phí báo chí", "Cơ chế đặc thù chi báo chí" ] }
Ra mắt cuốn “Câu view và Kinh tế chú ý” nhân dịp 21/6
NDO -Nhân dịp Kỷ niệm 99 nămNgày Báo chí Cách mạng Việt Nam(21/6/1925-21/6/2024), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt bạn đọc tác phẩm “Câu view và Kinh tế chú ý” của nhà báo Đỗ Đình Tấn.
Cuốn sách phân tích những tình huống và chiến lược mà các tổ chức hay cá nhân đẩy mạnh chiến lược quảng bá để thu hút sự chú ý của con người trên mọi nền tảng xã hội.Tác phẩm với tên gọi đầy đủ “Câu view và Kinh tế chú ý: Cái mà bạn trả tiền thì đó là sản phẩm. Cái mà bạn không phải trả tiền thì chính bạn là sản phẩm để bán”.Sách dày 288 trang, gồm 6 chương: Những nhà buôn chú ý; Mô hình thị trường sản phẩm kép; Kinh tế chú ý; Mua bán sự chú ý, cạnh tranh và lợi nhuận; Ai đã “giết” upworthy? Mồi nhử chuột? Facebook? Những tác hại của mạng xã hội; Cùng hành động cho lợi ích tốt nhất của con người.Ngày nay,truyền thông xã hội(phương tiện) đã trở thành một phần cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta kết nối, chia sẻ thông tin, hình ảnh, video và suy nghĩ của mình.Truyền thông xã hội, cụ thể là các trang web, các ứng dụng… nhưmạng xã hộiđã đồng hành với lợi ích của chúng ta và giúp chúng ta thực hiện những điều chúng ta mong muốn.Tin liên quanBáo chí cần làm chủ nền tảng số, truyền thông xã hộiKhông thể phủ nhận những lợi ích mà internet cùng các ứng dụng của nó đã mang lại cho cuộc sống đa dạng và phong phú của chúng ta.Thế nhưng, truyền thông xã hội cũng có một mặt khác, đó là thu hút sự chú ý của người dùng, các nền tảng mạng xã hội đều được thiết kế dựa trên công nghệ thuyết phục.Công nghệ này được tạo ra, chủ yếu là để làm thay đổi quan điểm, thái độ hoặc hành vi của người dùng nhằm đạt được những mục tiêu của nó.Từ nhiều nguồn thông tin cập nhật và nghiên cứu của nhiều tác giả, cuốn sách sẽ là câu trả lời cho những câu hỏi: “Câu view” là gì? Ai “câu view”? Vì sao phải “câu view”? “Câu view” để làm gì”? Những “người buôn chú ý” là ai? Kinh tế chú ý là gì? Vì sao một nền kinh tế lại có thể vận hành chỉ bằng nguồn tài nguyên phi vật chất là sự chú ý của con người?...Phần cuối trong sách mang tới thông điệp “cùng hành động cho lợi ích tốt nhất của con người”. Chúng ta không thể chối bỏ những lợi ích mà thời đại thông tin và kinh tế chú ý mang lại.Thế nhưng, để chống lại những hậu quả tiêu cực mà nó gây ra, chúng ta phải xem xét lại những cách suy nghĩ trên một cách sâu sắc, cả những thói quen đã có và tìm ra những cách mới để kết nối với những gì là quan trọng đối với chúng ta.Chúng ta có thể làm gì và làm như thế nào để trở thành một người tiêu thụ thông minh và có trách nhiệm, cũng như có khả năng thúc đẩy một công nghệ phù hợp lợi ích tốt nhất của nhân loại.Vì vậy, tất cả chúng ta, những người hiểu được mối nguy hiểm của truyền thông xã hội, cần phải có tiếng nói và tác động đúng mực để thay đổi những gì không phù hợp.
https://nhandan.vn/ra-mat-cuon-cau-view-va-kinh-te-chu-y-nhan-dip-216-post814930.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam", "Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh", "Câu view và Kinh tế chú ý", "nhà báo Đỗ Đình Tấn" ] }
Khơi nguồn đam mê, nhiệt huyết và cống hiến cho nghệ thuật của học sinh
English Performance là chương trình nhạc kịch bằng tiếng Anh thường niên do học sinh các khóa Anh 2 Trường trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam thực hiện.
Dự kiến tối 20/6, tại Nhà hát Quân đội Hà Nội, chương trình nhạc kịch English Performance sẽ quay trở lại với tên gọi Impasse The Musical.English Performance 2024: Impasse The Musical xây dựng một câu chuyện với tính chất thực tế xen lẫn huyền ảo, hứa hẹn sẽ mang đến sân khấu kịch mới mẻ với bối cảnh độc đáo và cuốn hút. Chương trình hy vọng sẽ trở thành một vở nhạc kịch lôi cuốn, hấp dẫn, mang lại tiếng cười nhưng cũng không kém phần sâu lắng, nhân văn và ý nghĩa.English Performance 2024 khắc họa câu chuyện về Cassandra Rosewood-nhà vô địch cuộc thi phát minh trò chơi điện tử bị mắc kẹt trong một căn phòng đã được lập trình sẵn và chỉ có lối thoát duy nhất là phá giải những câu đố, thử thách mà máy chủ trò chơi đưa ra. Xuyên suốt quá trình ấy, các nhân vật, với các cá tính khác nhau, đã học được cách bỏ qua cái tôi, sự kiêu ngạo, đối mặt với khuyết điểm của bản thân, và cố gắng cải thiện chúng để cùng chung tay tìm kiếm bí ẩn của căn phòng.Với các tiết mục đặc sắc, hoành tráng do chính học sinh khối Anh 2 đảm nhiệm, từ khâu lên ý tưởng kịch bản đến đạo cụ và diễn xuất, English Performance là nơi học sinh trung học phổ thông được thể hiện đam mê, nhiệt huyết, và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Đồng thời, giới thiệu hình ảnh học sinh khối chuyên Anh năng động, sáng tạo với các hoạt động ngoại khóa bổ ích.English Performance đã ghi dấu ấn với 13 buổi nhạc kịch, qua 13 năm, 13 thế hệ học sinh cùng nhau xây dựng một sự kiện thường niên có quy mô và tầm ảnh hưởng nhất định trong lòng các bạn trẻ yêu thích nhạc kịch.
https://nhandan.vn/khoi-nguon-dam-me-nhiet-huyet-va-cong-hien-cho-nghe-thuat-cua-hoc-sinh-post814239.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "English Performance", "nhạc kịch bằng tiếng Anh", "Trường trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam" ] }
Xúc động chương trình nghệ thuật “Sáng mãi lời dạy của Bác”
NDO -Tối 10/3, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh, Nghệ An) đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Sáng mãi lời dạy của Bác”.
Chương trình do Cục Công tác đảng và công tác chính trị - Bộ Công an tổ chức, nhằm ôn lại chặng đường lịch sử 76 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, gắn với 76 năm Ngày truyền thống Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (11/3/1948-11/3/2024) và nhân dịpCông an tỉnh Nghệ Anvinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.Tới dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị:Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; Giám đốc Công an các tỉnh:Xieng Khouang,Houaphanh,Bolikhamxay(Lào), cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Nghệ An, người dân địa phương tham dự.Các đại biểu tham dự Chương trình nghệ thuật.Chương trình nghệ thuật gồm 2 phần.Phần 1 là màn biểu diễn của Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động - Bộ Công an.Phần 2 là chương trình biểu diễn nghệ thuật với các ca khúc ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu và lực lượng Công an, do Đoàn ca múa nhạcCông an nhân dânbiểu diễn.Đoàn kỵ binh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động biểu diễn.Mở đầu chương trình là những ca khúc “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”; “Người là niềm tin tất thắng”; “Bài ca Hồ Chí Minh”… tạo không khí thiêng liêng, ấm áp, khắc ghi và khẳng định Sáu điều dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị.Những tiết mục văn nghệ đặc sắc.Cảnh sát cơ động kỵ binh vừa cưỡi ngựa, vừa bắn súng.Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi lời dạy của Bác” giúp cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và nhân dân nhận thức sâu sắc về nội dung, ý nghĩa khoa học và tầm quan trọng của Sáu điều Bác Hồ dạy; phát huy bản chất, danh dự, truyền thống tốt đẹp của Công an nhân dân Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn và xúc động.Đông đảo người dân địa phương đến xem Chương trình nghệ thuật.Ngày 7/2/2024, Công an tỉnh Nghệ An vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là niềm vinh dự, tự hào của lực lượng Công an nhân dân nói chung, của lớp lớp thế hệ công an trên quê hương Bác Hồ nói riêng, cũng như của cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An.
https://nhandan.vn/xuc-dong-chuong-trinh-nghe-thuat-sang-mai-loi-day-cua-bac-post799432.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Nghệ An", "Bộ Công an", "Kỵ binh", "Cảnh sát cơ động" ] }
Xuất bản cuốn sách Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức
NDO -Cuốn sách nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những góc nhìn, nhận định, đánh giá khách quan về giá trị lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa quan trọng củaChiến dịch Điện Biên Phủ.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024),Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Tỉnh ủy Điện Biên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sáchĐiện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức.Cuốn sách tuyển chọn các bài viết phân tích, đánh giá sâu sắc về chiến dịch Điện Biên Phủ của các tướng lĩnh có mặt trực tiếp, chỉ huy, tham gia chiến dịch năm ấy, các nhà khoa học, nhà bình luận quân sự, nhà văn, nhà báo ở trong và ngoài nước đã được đăng tải trên các tạp chíXưa & Nay, Lịch sử quân sự, Lý luận chính trị.Với kết cấu gồm 3 phần:“Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, “Những con người làm nên lịch sử”, “Điện Biên Phủ - Những ngày tháng 5 lịch sử”,cuốn sách cung cấp thêm những góc nhìn, nhận định, đánh giá khách quan về giá trị lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa quan trọng củaChiến dịch Điện Biên Phủ,góp phần tái hiện những ngày tháng hào hùng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong trận quyết chiến chiến lược, góp phần quyết định tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta.Đồng thời, đây cũng là lời tri ân sâu sắc gửi đến các anh hùng, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong..., đã anh dũng hy sinh xương máu và tuổi thanh xuân cho chiến thắng lịch sử này.Cuốn sách là tư liệu bổ ích với các nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự; các học viện, trường học, thư viện, bảo tàng trên toàn quốc; giúp sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử và bạn đọc yêu lịch sử dân tộc thêm hiểu biết về những chiến thắng vẻ vang và trọng đại của dân tộc ta diễn ra trong thế kỷ XX.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/xuat-ban-cuon-sach-dien-bien-phu-lich-su-va-ky-uc-post804242.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "xuất bản sách", "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc
NDO -Kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ raLời kêu gọi thi đua ái quốc(11/6/1948-11/6/2024), thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Việt Nam - Khát vọng vươn xa”. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 5/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2.
76 năm qua, kể từ khiChủ tịch Hồ Chí Minhra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã phát động, tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong đời sống xã hội, trong mọi tầng lớp nhân dân. Những phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực đã góp phần tạo động lực to lớn cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chung sức, đồng lòng làm nên những thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Theo Tổng Biên tập Báo Văn hóa Nguyễn Anh Vũ, dù thời gian đã lùi xa nhưng nội dung, giá trị và ý nghĩa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hôm nay vẫn vẹn nguyên giá trị; tư tưởng trong Lời kêu gọi luôn mang tính thời sự nóng hổi, được quán triệt, học tập và thực hành sâu rộng trong cả nước."Với tinh thần ấy, Chương trình nghệ thuật “Việt Nam - Khát vọng vươn xa” không chỉ nhìn lại dấu mốc lịch sử 76 năm về trước mà còn là lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay, thông qua dòng chảy âm nhạc để khơi gợi, tiếp thêm động lực, nhân lên tình yêu quê hương đất nước, bằng những việc làm cụ thể để tiếp tục cống hiến, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp”, ông Nguyễn Anh Vũ nhấn mạnh.Với 3 phần: “Người đi tìm hình của nước”, “Lời kêu gọi ái quốc”, “Kiến thiết và xây dựng Tổ quốc”, chương trình sẽ tạo nên một không gian nghệ thuật với nhiều cung bậc cảm xúc mà mạch nguồn là tình yêu quê hương đất nước, là khát vọng cống hiến, là sự biết ơn và tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ.Chương trình mang đến những bài ca, giai điệu đi cùng năm tháng được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Nghệ sĩ nhân dân Quốc Hưng; các Nghệ sĩ ưu tú: Tân Nhàn, Hoàng Tùng, Lan Anh, Ploong Thiết; các ca sĩ: Trọng Tấn, Anh Thơ; nhóm Đồng Xanh, nhóm Thiên Thanh; Dàn hợp xướng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam…Đảm nhận vai trò “kép”, vừa là Tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật, vừa tham gia biểu diễn trong chương trình, Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hưng cho biết, “Việt Nam - Khát vọng vươn xa” sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả thông qua các phần phối khí, dàn dựng mang màu sắc mới mẻ. Lời kêu gọi thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 76 năm về trước cho đến hôm nay vẫn là lời hiệu triệu vô cùng ý nghĩa, tạo động lực để mỗi nghệ sĩ tham gia chương trình đều cố gắng chuyển tải những cảm xúc đẹp nhất, những lời ca chạm đến trái tim của khán giả đêm nhạc.Chương trình là tiếng lòng tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp khán giả cùng nhìn lại dấu mốc lịch sử 76 năm về trước, khi Người ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, để cùng khơi dậy niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, khí phách hào hùng, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, khát vọng thi đua xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, phồn vinh, hạnh phúc, dưới ngọn cờ của Đảng.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-nghe-thuat-dac-biet-ky-niem-ngay-bac-ho-ra-loi-keu-goi-thi-dua-ai-quoc-post812669.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "thi đua ái quốc", "Việt Nam Khát vọng vươn xa", "Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc" ] }
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách bảo hiểm xã hội
Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sáchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được phát động từ ngày 1/5 đến hết 15/8/2024. Ban tổ chức sẽ trao 11 giải thưởng, với tổng giá trị tiền thưởng lên tới 135 triệu đồng.
Ngày 26/4,Bảo hiểm xã hội Việt Namban hành Kế hoạch số 1146/KH-BHXH phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sáchbảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam (16/2/1995-16/2/2025).Cuộc thi nhằm thu hút, khuyến khích các nhạc sĩ chuyên nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức trong, ngoài ngành và người dân sáng tác các ca khúc về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước, qua đó tuyển chọn những ca khúc có nội dung, chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện được nét đặc trưng riêng của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam.Thông qua việc sáng tác ca khúc giới thiệu thành tựu nổi bật của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam trong những năm vừa qua, góp phần làm nổi bật hình ảnh trụ cột của hệ thống an sinh xã hội.Cuộc thi phải bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của ban tổ chức đề ra. Các ca khúc được tuyển chọn phải bảo đảm chất lượng về nội dung và nghệ thuật, có tính chuyên nghiệp, sát thực tế, có giá trị sử dụng sâu rộng, lâu dài.Với chủ đề “Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Trụ cột an sinh xã hội", nội dung tác phẩm cần phản ánh được những nét đặc trưng về các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tổ chức thực hiện.Đồng thời, phản ánh được tính nhân văn cao cả về chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế-xã hội, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.Phản ảnh, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và những thành tựu to lớn của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đạt được trên lĩnh vực an sinh xã hội từ khi được thành lập (16/2/1995) đến nay, góp phần đưa toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam phát triển vững chắc, hiện đại, chuyên nghiệp và toàn diện trong thời kỳ mới.Ca khúc dự thi theo cá nhân hoặc nhóm tác giả. Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả gửi không quá 3 ca khúc dự thi. Thời gian phát động và tiếp nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1/5/2024 đến hết 15/8/2024.Khuyến khích các nhạc sĩ tìm tòi, sáng tạo những ý tưởng mới trong cấu trúc âm nhạc, ca từ, phương pháp thể hiện và khai thác chất liệu mới, nhất là các ca khúc mang âm hưởng hào hùng.Được phát động rộng rãi trong phạm vi cả nước, đối tượng dự thi là các nhạc sĩ chuyên nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức trong, ngoài ngành và người dân trên toàn quốc đều có quyền gửi ca khúc tham gia. Thành viên trong ban tổ chức, ban giám khảo, tổ thư ký không được dự thi.Ca khúc dự thi theo cá nhân hoặc nhóm tác giả. Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả gửi không quá 3 ca khúc dự thi.Ban tổ chức sẽ sắp xếp cho các tác giả, nhóm tác giả tham quan, nghiên cứu thực tế tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hoặc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố nếu tác giả, nhóm tác giả có nhu cầu.Thời gian phát động và tiếp nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1/5/2024 đến hết 15/8/2024.Trong đó, từ ngày 1/5/2024 đến hết 31/5/2024 tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đó, tiếp nhận và tổng hợp danh sách tác giả/nhóm tác giả có nhu cầu đăng ký đi tham quan, nghiên cứu thực tế tại các cơ quan bảo hiểm xã hội.Từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 15/8/2024, tiếp nhận và tổng hợp các ca khúc dự thi. Thời gian tiếp nhận tính theo dấu bưu điện hoặc biên bản tiếp nhận ca khúc.Từ ngày 15/8/2024 đến 30/9/2024, chấm chọn, thông báo kết quả cuộc thi. Trong quý IV/2024, tổ chức công diễn và trao giải các ca khúc tiêu biểu.Cuộc thi hướng tới sự hưởng ứng rộng rãi trên quy mô toàn quốc, thu hút được sự quan tâm tham gia đông đảo của các tổ chức và cá nhân; bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của ban tổ chức đề ra.Ca khúc dự thi được thể hiện dưới mọi hình thức như đơn ca, tam ca, tốp ca, hợp xướng... Ban tổ chức sẽ sắp xếp cho các tác giả, nhóm tác giả tham quan, nghiên cứu thực tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc tại Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố (nếu tác giả, nhóm tác giả có nhu cầu).Ban tổ chức tiếp nhận các ca khúc tham gia dự thi được đánh máy hoặc chép tay rõ ràng phần nhạc và lời trên khổ giấy A4, bản CD thu thanh ca khúc hoặc USB chứa File chất lượng cao (bao gồm cả nhạc và lời) thông qua hình thức: nhận trực tiếp hoặc qua đường bưu điện kèm với hồ sơ dự thi.Bài dự thi gửi về Đoàn Thanh niên cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số 6 Cương Kiên, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.Ban giám khảo là các nhạc sĩ có uy tín của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đại diện lãnh đạo ngành hoặc lãnh đạo một số đơn vị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ban tổ chức cuộc thi mời, quyết định thành lập.Ban tổ chức sẽ lựa chọn 11 ca khúc xuất sắc nhất để trao giải thưởng. Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải đặc biệt, trị giá 50 triệu đồng; 2 giải A, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng; 3 giải B, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, 5 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng.Tác giả tham gia cuộc thi chấp hành mọi quy định trong thể lệ và chịu trách nhiệm pháp lý đối với ca khúc dự thi của mình.Ca khúc tham gia dự thi phải là ca khúc mới, chưa gửi tham gia bất kỳ cuộc thi nào, chưa được công bố và không có tranh chấp bản quyền tác giả, quyền liên quan.Nếu phát hiện ca khúc đã đạt giải hoặc vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bản quyền tác giả, ban tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không xét giải đối với các ca khúc sao chép, mô phỏng ý tưởng và giai điệu lời ca của các tác giả khác trong và ngoài nước.Sau khi kết thúc cuộc thi, ban tổ chức sẽ lưu giữ các ca khúc sáng tác mà không trả lại tác giả, đồng tác giả; đồng thời là chủ sở hữu ca khúc âm nhạc, có quyền sử dụng các ca khúc để phục vụ công tác truyền thông và các hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam dưới mọi hình thức mà không phải trả chi phí quyền tác giả, các quyền liên quan khác cho tác giả.
https://nhandan.vn/phat-dong-cuoc-thi-sang-tac-ca-khuc-ve-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-post806796.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "sáng tác ca khúc", "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm thất nghiệp", "Bảo hiểm xã hội Việt Nam" ] }
Lễ hội chùa Ông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
NDO -Ngày 14/11, Ủy ban nhân dân tỉnhĐồng Naicho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Lễ hội truyền thốngchùa Ôngvào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cụ thể, theo Quyết định số 3440/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023 do Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký, Lễ hội truyền thống chùa Ông, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, công nhận Lễ hội chùa Ông là loại hình văn hóa phi vật thể quốc gia.Di tích lịch sử văn hóa chùa Ông (Thất phủ Cổ miếu) được kiến lập vào năm 1684. Đây được xem là cơ sở tín ngưỡng đầu tiên của người Hoa trên cả vùng Nam Bộ. Chùa Ông được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2001.Hằng năm, chính quyền tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên Hòa luôn tạo điều kiện để Lễ hội chùa Ông được diễn ra, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.Lễ hội chùa Ông lần thứ nhất diễn ra vào năm 2013. Sau 2 năm bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, từ ngày từ ngày 30/1 đến 3/2/2023 (tức mồng 9 đến 13 tháng Giêng, năm Quý Mão) đã diễn ra Lễ hội chùa Ông lần thứ 8 với nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc.Ngoài lễ nghinh thần, Lễ hội chùa Ông còn có các hoạt động biểu diễn lân-sư-rồng, võ thuật, tuồng; giao lưu thư pháp Việt-Hoa; lễ cúng thiên và lễ vía Đức ông Quan thánh Đế quân; lễ thả phúc khí cầu, thả hoa đăng…
https://nhandan.vn/le-hoi-chua-ong-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post782469.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Lễ hội chùa Ông", "Đồng Nai", "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" ] }
[Ảnh] Hà Nội: Hàng nghìn bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" đến tay độc giả Báo Nhân Dân
NDO -Sáng 20/5, nhiều người dân xếp hàng tạiTrụ sở Báo Nhân Dân(71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để nhận bức tranh panorama về “Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Bức tranh nằm trong bản phụ san thuộc số báo đặc biệt phát hành ngày 7/5 vừa qua, đượcin thêm 100.000 bảnnhằm đáp ứng sự đón đợi của bạn đọc cả nước.
Người dân trên địa bàn Hà Nội tranh thủ giờ nghỉ trưa đến xếp hàng nhận báo. Dù ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã qua, nhưng nhiều bạn đọc vẫn mong muốn sở hữu trang thông tin đặc biệt về sự kiện này.Tranh thủ quãng nghỉ ít ỏi trong giờ làm, anh Lưu Kỳ, trú tại quận Hoàng Mai dành thời gian trải nghiệm về trang thông tin đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Anh Lưu Kỳ cho biết: "Mấy ngày nay, tôi đã đi rất nhiều nơi để tìm báo, hôm nay lại may mắn được tặng miễn phí. Tôi vẫn giữ thói quen đọc báo giấy nhưng từ trước đến nay, chưa bao giờ nhìn thấy bức tranh dài như thế trên báo in. Ý tưởng này quả thực rất ý nghĩa và thú vị".Nhiều người dẫn cả gia đình cùng đến nhận báo.Cầm trên tay bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, độc giả không quên chụp hình lưu niệm trước Trụ sở Báo Nhân Dân.Bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh panorama dài tới 3,21m và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR để đọc thông tin mở rộng.Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc - “kiến trúc sư trưởng” của bức tranh tườngpanorama Chiến dịch Điện Biên Phủ ký tặng cho các độc giả.Ứng Ngân Hà, học sinh lớp 6H, Trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm chia sẻ: "Em biết thông tin phát báo qua Tiktok, vì muốn sưu tầm bức tranh panorama này nên đã nhờ bố chở đến đây ngay khi kết thúc giờ học trên lớp".Không ít bạn trẻ đã săn lùng bản phụ san này trong thời gian vừa qua.Theo đó, trong 8 trang thông tin đặc biệt mà bạn đọc nhận được có 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Để được ưu tiên nhận báo, nhiều độc giả đã đăng nhập vào Báo Nhân Dân điện tử tại địa chỉ https://nhandan.vn/ và đọc ít nhất 3 tin, bài.Độc giả ở ngoài địa bàn thành phố Hà Nội có thể đến trụ sở Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân gần nhất tại các tỉnh, thành phố trên cả nước và cung cấp lịch sử website đã đọc nội dung trên báo điện tử để nhận phụ san.
https://nhandan.vn/anh-ha-noi-hang-nghin-ban-phu-san-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-den-tay-doc-gia-bao-nhan-dan-post810223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Phụ san", "Panorama", "Báo Nhân Dân", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Lào Cai: Khai hội Đền Thượng Xuân Giáp Thìn 2024
NDO -Ngày 24/2 (rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), hàng nghìn người dân và du khách bốn phương nô nức tập trung dưới gốc cây đa hơn 300 năm tuổi tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai tham dự khai mạc Lễ hội Đền Thượng Xuân Giáp Thìn 2024.
Đây là mộtsự kiện văn hóa tín ngưỡng, tâm linhđược thành phố Lào Cai tổ chức hằng năm vào ngày Rằm tháng Giêng, để tưởng nhớ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.Dự lễ khai mạc có đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo thành phố Lào Cai, các sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai; các đại biểu đến từ các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, thành phố Hải Phòng... cùng hàng nghìn người dân và du khách thập phương.Mở đầu chương trình khai mạc Lễ hội Đền Thượng năm 2024 là màn diễn sử thi với chủ đề “Lào Cai - Khí thiêng linh tụ đất biên cương” do các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát Chèo Hà Nội thể hiện. Màn sử thi đã lần lượt tái hiện lịch sử hào hùng một thời của dân tộc, khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cầm quân lên trấn ải vùng biên cương, đánh tan quân xâm lược, mang lại cuộc sống yên bình cho muôn dân; đồng thời, ca ngợi vẻ đẹp sông núi, văn hóa các tộc người, thể hiện quyết tâm dựng xây thành phố Lào Cai ngày càng văn minh và hiện đại nơi địa đầu Tổ quốc.Sau tiếng trống khai hội, các đại biểu cùng đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự lễ rước kiệu lên Đền Thượng để thành kính dâng hương, bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ tới công lao to lớn Đức Thánh Trần; cầu mong cho một năm mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, dân an, nước thịnh.Lễ hội Đền Thượng Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức chính thức trong 3 ngày từ 22-24/2 (tức từ ngày 13 đến hết ngày 15 tháng Giêng) tại khu vực sân Đền Thượng, phường Lào Cai.Trước đó, từ tối 22/2 (tức 13 tháng Giêng), trong khuôn khổ Lễ hội đã diễn ra những hoạt động như: Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn 2024; mở cửa khu trưng bày, quảng bá hình ảnh về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh với hàng trăm bức ảnh và hiện vật…; các hoạt động thể thao được tổ chức như cờ người, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, chọi gà, vật dân tộc, giải đua xe đạp mở rộng Cúp Lễ hội Đền Thượng truyền thống lần thứ XI.Ngoài ra, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm hội chợ thương mại năm nay có sự tham gia của hơn 100 gian hàng đến từ các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Khu vực này là nơi giới thiệu văn hóa ẩm thực và các sản phẩm OCOP của các huyện, xã, phường của thành phố Lào Cai và Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch thành phố Hà Nội.Các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Đền Thượng đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.
https://nhandan.vn/lao-cai-khai-hoi-den-thuong-xuan-giap-thin-2024-post797402.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Lào Cai", "Lễ hội Đền Thượng", "Hưng Đạo Đại Vương" ] }
Livestream đưa sách đến gần hơn với bạn đọc
NDO -Livestream không còn xa lạ gì với thời buổi thương mại điện tử như hiện nay, tuy nhiên với các đơn vị xuất bản và phát hành thì cũng còn tương đối mới mẻ. Hình thức này hiện đang được nhiều đơn vị xuất bản áp dụng để đưa sách đến gần hơn với bạn đọc, thậm chí để tổ chức những sự kiện, tọa đàm về sách cũng như các vấn đề liên quan đến sách, tạo điều kiện cho những bạn đọc không tham gia trực tiếp có thể tiếp cận thông tin, nhất là trong dịpNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam21/4.
Sbooks là một trong những đơn vị phát hành tích cực ứng dụng hình thức livestream trong thời gian diễn ra Hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.Nhằm lan tỏa văn hóa đọc, kết nối được nhiều độc giả ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, Đội ngũ Sbooks đã tiến hành sắp xếp không gian gian hàng đường sách Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho các phiên livestream nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.Ngoài ra, Sbooks đã kết hợp với đại diện Tiktok livestream về vấn đề Sở hữu trí tuệ, Bảo vệ bản quyền tác giả, Mẹo mua sắm tránh sách giả và cách Báo cáo vi phạm cho Tiktok xử lý. Những hoạt động này có ý nghĩa nâng cao ý thức của người tiêu dùng nói chung, và những người yêu thích sách nói riêng. Các hoạt động này cũng góp phần làm sâu sắc vai trò của mỗi đơn vị phát hành trong việc kiểm duyệt, xuất bản, phát hành những cuốn sách hay đến với độc giả.Buổi tọa đàm của Linh Lan Books tại Hồ Văn (Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội) được livestream trên mạng xã hội, thu hút đông đảo bạn đọc.Cũng như Sbooks, nhiều đơn vị cũng tổ chức livestream các hoạt động của mình để mở rộng, tăng tương tác với khán giả, như Linh Lan Books tổ chức livestream buổi tọa đàm “Những cuốn sách đi tìm độc giả”, về câu chuyện PR và marketing trong ngành xuất bản, Thái Hà Books với livestream về “Khuyến đọc Việt Nam thời chuyển đổi số”… Có thể nói đây là một xu hướng mới, khi các đơn vị xuất bản và phát hành đang tìm tòi những hướng đi mới để gần hơn với mục tiêu chuyển đổi số, bên cạnh những phương thức số hóa khác như giới thiệu sách trên các sàn thương mại điện tử, đẩy mạnh các ứng dụng số trong phát hành và kinh doanh sách…Đặc biệt, phiên livestream của Sbooks về ý nghĩa của việc đọc, hướng dẫn lựa chọn sách và đọc sách để thu được những kiến thức tốt nhất diễn ra tối 19/4 tạiĐường Sách Thành phố Hồ Chí Minhthu hút tới 150 nghìn lượt xem, với số lượt xem cao nhất trong một thời điểm là 1.000 lượt, 200 nghìn lượt tương tác (thích, thả tim), đẩy doanh thu của đơn vị này tăng gấp 7 lần so với mức đặt ra ban đầu. Theo thống kê của Sbooks, chỉ riêng trong hoạt động khai mạc trước Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, tổng doanh thu qua livestream củaSbookslà 250 triệu đồng - một thành tựu vô cùng ấn tượng trong ngành xuất bản.Đội ngũ Sbooks hào hứng với thành công của phiên livestream.Ông Nguyễn Anh Dũng - Doanh nhân, tác giả, nhà sáng lập Sbooks chia sẻ: “Livestream không phải một phương thức quá mới, nhưng livestream trong ngành sách chưa bao giờ là một phương thức được ưu tiên trong việc truyền thông tiếp cận khách hàng. Khi quyết định đầu tư thiết bị, nhân sự để Livestream trong hai ngày 18 và 19 vừa qua, tôi biết rằng đây là một việc làm đúng đắn và có ý nghĩa tiên phong, mở ra một con đường phát triển cho sách, cho văn hóa đọc”.Theo ông Nguyễn Anh Dũng, livestream trong ngành xuất bản một điều tất yếu có thể xảy ra. Ngày nay, người dùng đang có xu hướng thương mại hóa hành vi tiêu dùng, vì thế phương thức livestream sẽ là một phương thức tiềm năng cho ngành hàng sách. “Tôi tin rằng nếu ngành sách cũng triển khai phương thức tiên phong này thì sẽ càng có thêm sức mạnh lan tỏa, trước tiên là lan tỏa văn hóa đọc, tiếp cận đông đảo khách hàng, từ đó càng khẳng định thêm giá trị thương hiệu”, ông Nguyễn Anh Dũng nhận định.Livestream không mới với những ngành hàng khác, nhưng vẫn còn rất mới với một ngành hàng có tính văn hóa xã hội cao như sách. Việc livestream không giống với những ngành hàng khác do những đặc thù riêng, đòi hỏi người thực hiện vừa phải có kỹ năng livestream tốt, vừa thấu hiểu những cuốn sách được giới thiệu, đồng thời giữ được giá trị văn hóa xã hội của đặc thù ngành hàng. Hiện nay, nhiều đơn vị đang áp dụng hình thức quảng bá, bán sách mới mẻ này và thu hút được sự chú ý của khá đông bạn đọc, cũng như gặt hái được những kết quả ban đầu, mà Sbooks là một thí dụ điển hình.
https://nhandan.vn/livestream-dua-sach-den-gan-hon-voi-ban-doc-post805851.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam", "chuyển đổi số trong ngành xuất bản", "livestream trong ngành xuất bản", "Sbooks", "Linh Lan Books", "Thái Hà Books", "lan tỏa văn hóa đọc", "phát triển văn hóa đọc" ] }
Ra mắt sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử”
NDO -Sáng 3/3, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giao lưu và giới thiệu tác phẩm “Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử” của tác giả Dương Trọng Phúc.
Giao lưu cùng độc giả, tác giả Dương Trọng Phúc chia sẻ: Đồng chí Lý Tự Trọng là học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người thuộc lớp đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.Từ thuở nhỏ, Lý Tự Trọng đã được nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, đến khi được học tập và hoạt động trong môi trường cách mạng, Lý Tự Trọng càng thể hiện tư chất và bản lĩnh của một người cộng sản kiên trung.Khi bị thực dân Pháp bắt giữ và xét xử, trước tòa án, Lý Tự Trọng đã khẳng khái tuyên bố: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.Khí phách, lý tưởng cách mạng của Lý Tự Trọng đã trở thành tấm gương cho nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam.Tác giả Dương Trọng Phúc giao lưu cùng bạn đọcBằng tình cảm, thái độ trân trọng và lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với người anh hùng đã hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân vì lý tưởng của Đảng và cách mạng, đồng thời nhằm hệ thống lại các nguồn sử liệu để cung cấp thêm những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng củaLý Tự Trọng, tác giả đã thực hiện quyển sách Chân dung anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử.Cuốn sách dày 144 trang với 17 vấn đề liên quan đến anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng (con số này cũng chính là số tuổi của đồng chí Lý Tự Trọng) để kiến giải, minh chứng thông qua nguồn tài liệu lưu trữ, báo chí, hồi ký nhằm làm rõ thông tin liên quan đến anh hùng Lý Tự Trọng.Ý tưởng thực hiện quyển sách được nhen nhóm từ khi tác giả về công tác tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng, ngôi trường có truyền thống và uy tín trong công tác đào tạo cán bộ Đoàn - Hội - Đội của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.Từ 2020, tác giả đã bắt tay thực hiện quyển sách, tác giả đã tìm đọc các tài liệu trên nhiều phương tiện khác nhau, từ các sách lịch sử, khảo cứu, đến các tài liệu trên các trang thông tin, các báo đài, các phim ảnh.Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn sắp xếp thời gian để thực hiện nhiều chuyến đi để gặp gỡ trực tiếp những nhân chứng có liên quan và ghi nhận thông tin.Trong suốt 3 năm thực hiện, tác giả đã có 10 chuyến đi nghiên cứu tại các tỉnh, thành phố gồm An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nội, Hà Nam...Ngoài tiếng Việt, tác giả còn nghiên cứu thêm các tài liệu lưu trữ bằng ngôn ngữ khác có gắn với địa điểm liên quan đến nhóm Đoàn viên đầu tiên. Cụ thể như tiếng Pháp (chủ yếu), tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Thái, tiếng Nga.Tác giả Dương Trọng Phúc cho biết, cuốn sách sẽ góp thêm vàonguồn tư liệu, kiến thức để giáo dục truyền thống, giáo dục đối với thế hệ trẻ về Anh hùng Lý Tự Trọng.
https://nhandan.vn/ra-mat-sach-chan-dung-anh-hung-ly-tu-trong-qua-nhung-tu-lieu-lich-su-post798411.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Tác phẩm mới", "Anh hùng Lý Tự Trọng", "Dương Trọng Phúc", "tư liệu lịch sử" ] }
Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế khai hội vào ngày 16/3
NDO -Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế là sự kiện văn hóa-xã hội quan trọng của tỉnh Bắc Giang, nhằm tri ân các vị thủ lĩnh cùng tinh thần bất diệt của nghĩa quân Yên Thế, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc; khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của đất nước và hòa bình cho nhân dân.
Lễ hội Yên Thế2024 gồm nhiều nghi lễ và hoạt động thiết thực, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, tăng cường tình đoàn kết các dân tộc.Lễ hội giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa, những giá trị đặc sắc của vùng đất, con người, thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Yên Thế nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.Điểm nhấn của Lễ hội Yên Thế 2024 là chương trình khai mạc lễ hội diễn ra vào sáng 16/3/2024 với Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca Yên Thế", được dàn dựng quy mô hoành tráng, công phu, mang tính sử thi, nhằm ca ngợi công lao của thủ lĩnh Lương Văn Nắm, anh hùng dân tộcHoàng Hoa Thámcùng các nghĩa quân Yên Thế đã anh dũng chiến đấu, chống thực dân Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.Cùng với đó là lễ cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đình Hả và dâng hương tại đền thờ Lương Văn Nắm; lễ cắt băng khánh thành công trình Đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế, Đình Ba tầng mái (thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế); Khai mạc trưng bày Khởi nghĩa Yên Thế; Lễ tế, Lễ dâng hương, Lễ phóng ngư-thả điểu; các giải thể thao: Bóng đá, cầu lông, bóng chuyền hơi, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co,...Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, do Đề Nắm (tức Lương Văn Nắm) và Đề Thám (tức Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo. Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, trên bình diện rộng nhất và kéo dài nhất (gần 30 năm từ 1884 đến 1913) trong các cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiêu biểu cho phong trào yêu nước của dân tộc ta trước khi có Đảng lãnh đạo.Thủ lĩnh Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân Yên Thế đẩy lui nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng ThươngTrước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ. Tháng 3/1892, Pháp huy động khoảng 2.200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4/1892.Sau khi Đề Nắm qua đời, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) tập hợp những toán nghĩa binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động. Sáng 19/12/1892, Đề Thám tập hợp một lực lượng gồm 400 quân tại đình làng Đông, xã Quỳnh Đông (nay là thị trấn Bích Động, thị xã Việt Yên), tổ chức lễ tế cờ, chính thức trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.Tháng 10/1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản 4 tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp đã bội ước, lại tổ chức tấn công (tháng 11/1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ ra từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.Giai đoạn 1897-1908, tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương… kéo về.Giai đoạn từ 1909-1913, nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hy sinh, một số phải ra hàng. Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế đi dần vào thoái trào.Hiện nay khu di tích khởi nghĩa Yên Thế gồm 23 điểm di tích, trải rộng trên địa bàn 4 huyện (Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đó có Lễ hội Yên Thế (địa điểm: thị trấn Cầu gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang).
https://nhandan.vn/le-hoi-ky-niem-140-nam-khoi-nghia-yen-the-khai-hoi-vao-ngay-163-post799074.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Lễ hội Yên Thế", "khởi nghĩa Yên Thế", "nghĩa quân Yên Thế", "khu di tích khởi nghĩa Yên Thế", "anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám" ] }
Cảm nhận của du khách khi trải nghiệm tại Festival Phở 2024
NDO -"Phở là món ăn mà bạn sẽ rất thích và khi bạn đã ăn một lần thì sẽ muốn ăn lần hai, lần ba và nhiều lần hơn nữa…", bà Ivana Judiakova, Trưởng Lãnh sự Đại sứ quán Cộng hoà Slovakia tại Việt Nam chia sẻ như vậy khi thưởng thức món phở tạiFestival Phở 2024.
Festival Phở lần đầu tiên được tổ chức ở Nam Định đã thu hút hàng nghìn người dân và khách du lịch tham quan thưởng thức ẩm thực Việt Nam.Đã từng tham dự lễ hội phở năm 2022, bà Ivana Judiakova, Trưởng Lãnh sự Đại sứ quán Cộng hoà Slovakia tại Việt Nam rất vui khi được quay lại thưởng thức phở tại Festival Phở năm nay.“Tôi đã được nghe và biết nhiều câu chuyện về ẩm thực Việt Nam, năm 2022 tôi đã đến đây và biết về câu chuyện phở Việt Nam. Tôi cảm thấy rất yêu thích ẩm thực Việt Nam nói chung và phở Việt Nam nói riêng. Đối với chúng tôi, khi nghĩ đến người Việt Nam là nghĩ đến phở, phở là 1 dấu ấn lớn nhất trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam”, bà Ivana Judiakova chia sẻ.Anh Dương Quốc Nam sáng sớm đã có mặt ở Festival để thưởng thức những tô phở thơm ngon.Bà Ivana Judiakova cũng cho biết, không chỉ bản thân bà mà những người thân của bà khi được thưởng thức phở đều rất thích phở của Việt Nam.Phở là món ngon nhưng khi thưởng thức phở tại Việt Nam với bà điều này càng trở nên đặc biệt hơn. Bà rất ấn tượng khi được tham gia Festival phở năm nay. Đây là một Festival rất độc đáo bởi vì hôm nay có rất nhiều người đã tới đây để cùng nhau thưởng thức phở."Tôi sẽ giới thiệu món ăn tuyệt vời này tới bạn bè và người thân của tôi. Tôi sẽ bảo họ rằng: Phở là món ăn mà bạn sẽ rất thích và khi bạn đã ăn một lần thì sẽ muốn ăn lần hai, lần ba và nhiều lần hơn nữa…”, bà Ivana Judiakova chia sẻ.Có mặt tại Festival Phở 2024, anh Dương Quốc Nam, Chủ tịch Hội Đầu bếp trẻ Việt Nam chia sẻ: Tôi đi nhiều nơi trên thế giới, ăn phở ở nhiều nơi khác nhau như ở Thành phố Hồ Chí Minh, miền Tây, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng… Ở mỗi một vùng đất, món phở được chế biến khác nhau với những hương vị riêng.Nước phở Vân Cù có vị thanh nhẹ, sợi phở vừa ngọt vừa mềm, dẻo, thơm. Đặc biệt khi thưởng thức bát phở, từ miếng thịt, sợi phở và nước phở hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo tạo ra hương vị đặc biệt của phở Vân Cù, Nam Định.Người Nam Định có văn hóa ăn phở rất riêng, thưởng thức đầy đủ nhất hương vị của từng bát phở.“Người Nam Định cũng có văn hóa ăn phở rất đặc biệt, đó là sau khi thưởng thức 1/3 bát phở sẽ bê cả bát phở lên để thưởng thức phần nước phở. Ăn phở theo cách này bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn nhất vị thanh ngọt của nước phở kèm với hương thơm của các loại gia vị hòa quyện trong nước phở, sợi phở mềm ngọt. Nếu bạn chưa từng thưởng thức phở Vân Cù, Nam Định, theo tôi bạn nên thử một lần thưởng thức món quà ngon này, bạn sẽ thích nó”, anh Nam chia sẻ.Có lẽ vui hơn cả là những người con quê hương Vân Cù. Có mặt từ sáng sớm, ông Cồ Như Trọng (Thôn Vân Cù, Đồng Sơn, Nam Trực) phấn khởi chia sẻ rằng, gia đình ông nhiều đời làm phở nhưng đến đời ông thì chuyển sang công việc khác. Tuy không sống bằng nghề phở nhưng ông vẫn nhớ từng công đoạn để làm ra những sợi phở, bát phở thơm ngon. Tình yêu đối với phở ngấm vào máu, vào thịt của mỗi người dân Vân Cù.“Tôi rất phấn khởi khi tham dự ngày hội phở năm nay. Thông qua những sự kiện này, tôi tin sẽ nhiều người dân trong nước và bạn bè quốc tế biết đến thương hiệu phở Vân Cù quê tôi”, ông Trọng phấn khởi nói.Cũng như bao du khách khác, sáng sớm 15/9 anh Cao Duy Tiên, ở Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định dù đang làm ăn xa nhưng cũng trở về quê hương để tham dự Festival Phở 2024.Anh Tiên chia sẻ: "Tôi biết đến lễ hội phở thông qua một người bạn ở làng Vân Cù, sáng sớm hai anh em lái xe từ Hà Nội về để kịp tham dự lễ hội phở. Đây là là lần đầu tiên tôi tham dự lễ hội phở quy mô thế này tại quê hương".Người dân xếp hàng chờ đến lượt mua phở.“Là người con Nam Định, mặc dù vẫn biết phở Nam Định nổi tiếng nhưng tham dự lễ hội hôm nay giúp tôi hiểu hơn về ông tổ làng nghề phở và những giá trị văn hóa của món ăn dân tộc. Được thưởng thức phở ngay tại quê phở trong không khí lễ hội cho tôi những trải nghiệm thú vị hơn”, anh Tiên chia sẻ thêm.Tin liên quan[Ảnh] Khai mạc Festival Phở 2024 tại thành phố Nam ĐịnhFestival Phở 2024 nhằm tôn vinh văn hóa ẩm thực phở; đồng thời là cơ hội giúp du khách tham quan và người dân được tìm hiểu, thưởng thức hương vị phở gắn liền với văn hóa các vùng miền trên cả nước; góp phần quảng bá món phở vươn xa hơn nữa trên bản đồ tinh hoa ẩm thực thế giới.Bên cạnh đó, chuỗi hoạt động tại Festival Phở 2024 cũng hướng tới mục tiêu đưa phở trở thành một thương hiệu quốc gia, gắn liền với phát triển du lịch trong và ngoài nước. Thông qua Festival, Ban tổ chức kỳ vọng sẽ tiến tới việc lập hồ sơ để đưa văn hóa ẩm thực phở trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và thế giới.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, Công Ty TNHH Blue Việt Nam tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, nhãn hàng nước tinh khiết Bluezone, Phở xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/nguoi-dan-no-nuc-tham-du-festival-pho-2024-post800247.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Phở Việt", "món ngon", "Festival phở", "quốc hồn quốc túy", "tình yêu phở", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Phổ biến kiến thức sở hữu trí tuệ trong văn hóa và sáng tạo
Khai thác sản phẩm sở hữu trí tuệ đang có nhiều vi phạm ở các lĩnh vực và khá phức tạp. Đây là vấn đề cần nhận diện rõ và có những giải pháp hiệu quả.
Trong chương trình hòa nhạc tri ân khách hàng mới đây, một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam đã trưng bày bản in tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ nổi tiếng thế giới như: Wassily Kandinsky, Gustav Klimt, Claude Monet…Sự kiện gây ra nhiều phản ứng trong giới nghệ sĩ bởi vấn đề khai thác sản phẩm sở hữu trí tuệ.Rất nhiều câu hỏi về bản quyền xoay quanh việc dùng bản in tranh vẽ như in một bức tranh của tác giả nổi tiếng trên thế giới để trưng bày có vi phạm bản quyền hay không? Việc mua bản quyền những bức ảnh kỹ thuật số diễn ra như thế nào? Ảnh chụp các tác phẩm nghệ thuật để in ra thì cần tuân theo những điều khoản nào? Mua bản quyền kỹ thuật số của các công ty được các bảo tàng nước ngoài ủy quyền chụp lại các tác phẩm nghệ thuật thì như thế nào?Nhiều bạn trẻ hoạt động trong lĩnh vực sáng tác mong muốn hiểu rõ hơn về tài sản trí tuệ và cách thức khai thác, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như hạn chế tình trạng thương mại hóa sản phẩm trí tuệ tràn lan.“Làm thế nào để đúng” là trăn trở của nhiều người khi tiếp xúc và ứng xử với các tác phẩm nghệ thuật. Từ một trường hợp cụ thể cho thấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ cần được tư vấn, giải đáp, cung cấp thông tin cụ thể để tránh xâm phạm.Dự án “Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) chủ trì thực hiện trong gần một năm, hướng tới đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa và những người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, sáng tạo.Viện trưởng VICAS Nguyễn Thị Thu Phương cho biết: Dự án nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nghệ sĩ, những người thực hành sáng tạo về tầm quan trọng của thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên những người tham gia quản lý và thực hành sáng tạo văn hóa còn khá mơ hồ về vấn đề này cho nên việc triển khai dự án là một thách thức.Không chỉ đưa ra những đánh giá tổng quan thực trạng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, thông qua chuỗi tập huấn chuyên sâu, các khóa đào tạo, thực hành cho cán bộ quản lý nhà nước, dự án đã nâng cao sự quan tâm chung về bản quyền, gia tăng hiểu biết về thực tiễn, khuôn khổ pháp lý hiện hành về củng cố, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.Dự án đồng thời khuyến khích mọi người tìm hiểu về sở hữu trí tuệ cũng như giúp những người hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo có thêm nhiều thông tin hữu ích về các biện pháp bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ.Thành quả rõ nét của dự án là ra mắt sổ tay kiến thức căn bản về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo và tài liệu hướng dẫn thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo dành cho cơ quan quản lý nhà nước.Những tài liệu này đã giúp nghệ sĩ và người thực hành sáng tạo có thêm kiến thức cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ để có thể quản lý, khai thác tài sản trí tuệ một cách hiệu quả.Sở hữu trí tuệ là khái niệm gồm nhiều nội dung rộng lớn, nhiều kiến thức mà ngay cả cán bộ quản lý cũng khó bao quát, nắm bắt toàn diện. Từ việc trưng bày bản in tranh vẽ nêu trên cho thấy nhận thức chung về bản quyền ở Việt Nam đang không đồng đều. Trong bối cảnh hiện nay, các tập đoàn, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thương mại có yếu tố văn hóa nghệ thuật đang trở nên phổ biến.Việc nâng cao ý thức tôn trọng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền có liên quan đến văn hóa, sáng tạo cho khối doanh nghiệp cũng cần được quan tâm. Dự án bước đầu đã lan tỏa kiến thức về sở hữu trí tuệ và bản quyền cho nghệ sĩ, người thực hành văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo nhưng về lâu dài, cần có những chiến lược tạo dựng nền tảng chung về văn hóa sở hữu trí tuệ.Tiến sĩ Hoàng Lan Phương, giảng viên bộ môn sở hữu trí tuệ, khoa Khoa học quản lý, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia độc lập của dự án nhìn nhận: Dự án “Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” tác động rõ rệt tới nhận thức của những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa sáng tạo.Vấn đề sở hữu trí tuệ được nhìn nhận rõ ràng hơn, từ bảo vệ quyền sở hữu đến cách khai thác và thương mại hóa giá trị tài sản trí tuệ do mình tạo ra. Tuy nhiên với một khối lượng thông tin rộng lớn, nhiều vấn đề nảy sinh cho nên thực thi sở hữu trí tuệ cần tiếp tục thực hiện bằng nhiều hình thức và giải pháp.Một trong những giải pháp lâu dài là đào tạo về sở hữu trí tuệ cho giảng viên, sinh viên, chuyên gia, nghệ sĩ và người thực hành văn hóa, nghệ thuật.Theo Tiến sĩ Lư Thị Thanh Lê, giảng viên khoa Các khoa học liên ngành, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia đào tạo về sở hữu trí tuệ, tuy nội dung sở hữu trí tuệ đã được đưa vào thành bộ môn giảng dạy trong không ít trường đại học, nhưng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam thì lại tương đối ít.Hiện nay, đối tượng chính mà dự án đang hướng đến là nhóm người đang thực thi các vấn đề về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Vì vậy, cần tăng cường nhận thức về sở hữu trí tuệ cho đội ngũ đào tạo cũng như tăng cơ hội tiếp cận cho các đối tượng sau khi dự án đã kết thúc.Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, việc bảo đảm các vấn đề liên quan bản quyền góp phần bảo vệ sự phát triển sản phẩm, dịch vụ, quảng bá, lưu hành.Bên cạnh việc phát triển các nội dung trong dự án cũng như cập nhật thường xuyên sổ tay kiến thức căn bản về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo, việc tổ chức các khóa đào tạo, thực hành ngắn hạn, nhân rộng việc chia sẻ, bàn luận về thực thi sở hữu trí tuệ sẽ mang lại những chuyển biến tích cực trong bảo vệ, khai thác tài sản trí tuệ lĩnh vực văn hóa, sáng tạo ở Việt Nam.
https://nhandan.vn/pho-bien-kien-thuc-so-huu-tri-tue-trong-van-hoa-va-sang-tao-post749374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "VICAS", "Quyền sở hữu trí tuệ", "Wassily Kandinsky", "Gustav Klimt", "Lư Thị Thanh Lê", "Hoàng Lan Phương", "Tác phẩm nghệ thuật", "Claude Monet" ] }
Chú mèo béo Garfield trở lại rạp chiếu Việt
NDO -Bộ phim “The Garfield Movie” (tựa Việt: Garfield: Mèo béo siêu quậy) sẽ trở lại với khán giả Việt Nam khi ra rạp vào ngày 31/5 tới trên toàn quốc.
Garfield là nhân vật rất đỗi quen thuộc đối với các bạn nhỏ yêu hoạt hình và cả những khán giả trưởng thành. “The Garfield Movie” hiện là một trong những bộ phim hoạt hình được mong đợi nhất năm nay khi đánh dấu sự trở lại của chú mèo Garfield sau nhiều năm vắng bóng trên màn ảnh rộng. Phim cũng quy tụ dàn diễn viên tên tuổi của Hollywood, kết hợp cùng phần đồ họa dễ thương và bắt mắt.Nhà sản xuất vừa tung ra trailer mới nhất của “The Garfield Movie” mô tả tính cách cũng như chuyến phiêu lưu dở khóc dở cười của Garfield (Chris Pratt). Trong trailer, mèo béo Garfileld cực ham ăn, ưa mỉa mai nhưng lại lười biếng và ghét thứ 2. Garfield có tình yêu mãnh liệt với món pizza và phô mai nên béo đến mức… làm hỏng luôn cân của bác sĩ thú y.Cuộc sống hưởng thụ, ăn ngập mặt như thiên đường của anh chàng và chú chó Odie (Harvey Guillén) diễn ra một cách êm ả nhờ sự cung phụng của “con sen” Jon (Nicholas Hoult). Thế nhưng, biến cố ập đến khi Garfield và Odie bị một băng mèo hoang bắt cóc. Người giải cứu họ không ai khác chính là Vic (Samuel L. Jackson) - người bố thất lạc đã lâu của Garfield.Hóa ra, Vic vướng vào rắc rối với đám mèo hoang và buộc phải thực hiện một vụ trộm để thoát kiếp bị truy đuổi. Thế là Garfield và Odie lại bị cuốn vào một phi vụ vui nhộn nhưng cũng lắm rủi ro. Dù bản tính lười biếng, chàng mèo béo giờ đây phải thực hiện nhiều pha rượt đuổi, thoát hiểm trong gang tấc. Cái tính thích châm chọc còn khiến anh chàng rơi vào nhiều tình huống oái oăm hơn.Trailer cho thấy nhiều cảnh hành động lôi cuốn và không kém phần hài hước. Dù bị dập cho tơi tả nhưng Garfield vẫn khiến khán giả cười ra nước mắt bởi độ lầy lội không ai sánh bằng. Đặc biệt, màn kết hợp giữa Chris Pratt và Samuel L. Jackson cũng mang lại nhiều tiếng cười không kém với những pha tranh cãi, đấu khẩu hóm hỉnh.Cặp sao Marvel không còn lạ gì với khán giả ở dòng phim hoạt hình. Chris Pratt từng lồng tiếng cho “The Super Mario Bros. Movie” (2023) hay “Onward” (2020) còn Samuel L. Jackson thì góp giọng trong “The Incredibles” (2004). Ngoài ra, nam diễn viên Harvey Guillén lồng tiếng cho Odie cũng chính là người thể hiện vai chó Perrito trong “Puss in Boots: The Last Wish” (2022). Sự kết hợp của dàn diễn viên tên tuổi và ê-kíp làm phim lành nghề gồm Mark Dindal (“The Great Mouse Detective”, “The Little Mermaid”, “Aladdin”) và David Reynolds (đồng biên kịch “Finding Nemo”) sẽ mang đến một tác phẩm vô cùng giải trí và hấp dẫn.Trailer phim:
https://nhandan.vn/chu-meo-beo-garfield-tro-lai-rap-chieu-viet-post798998.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "“The Garfield Movie”", "phim hoạt hình", "phim chiếu rạp", "mèo Garfield", "hoạt hình cho trẻ em", "công chiếu phim hoạt hình về mèo Garfield" ] }
Gần 60 bức tranh chân dung đặc sắc được trưng bày tại triển lãm “Phạm Luận - Chân dung”
NDO -Để kỷ niệm tuổi 70 của mình, đầu xuân năm mới Giáp Thìn 2024,họa sĩ Phạm Luậnđã trình làng triển lãm tranh cá nhân thứ 24 mang tên “Phạm Luận - Chân dung”. Triển lãm trưng bày gần 60 bức tranh chân dung đặc sắc như một món quà đặc biệt gửi đến công chúng yêu hội họa, đồng thời ghi dấu một nét mới trong hội họa của Phạm Luận ở thể loại tranh chân dung.
Triển lãm diễn ra từ ngày 28/2 đến hết ngày 5/3 tới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.Phạm Luận là họa sĩ tên tuổi trong làng hội họa đương đại. Ông thành danh ở thể loại tranh phong cảnh vẽ theo trường phái ấn tượng với những con phố đầy nắng, những cánh đồng hoa quyến rũ, mơ mộng, hay những cảnh biển xanh bát ngát chân trời.Sinh năm 1954, ông đã có 52 năm cầm cọ, trong 70 năm cuộc đời. Và “ngay từ những bức tranh nho nhỏ đầu tiên, ông đã lẳng lặng đặt cược tâm hồn lành sạch của mình với đời, với nghề trong phố nắng, làng hoa, lãng đãng thả bước tự tin theo bốn mùa thiên nhiên và trên mọi nẻo đường được duyên đưa tới” (họa sĩ Lương Xuân Đoàn).Tự họa của Phạm Luận.Triển lãm trưng bày gần 60 bức tranh chân dung từ hàng trăm bức tranh đã được ông vẽ ngay từ những ngày đầu tiên trong sự nghiệp hội họa. Đáng chú ý, 2/3 số tranh có mặt tại triển lãm này đã được ông tập trung sáng tác trong vòng 2 năm trở lại đây.Với thể loại tranh phong cảnh,Phạm Luậnnổi tiếng bằng khả năng diễn tả ảnh sáng tài tình, bút pháp sơn dầu chắc khỏe nhưng cũng vô cùng tinh tế. Thế mạnh ấy đã được ông tiếp tục phát huy ở dòng tranh chân dung.Đối với ông, tranh chân dung phải thể hiện đúng hình ảnh, thần thái của người được vẽ. Ông không sa đà vào vờn tỉa khéo tay mà thể hiện bút pháp phóng khoáng, tự nhiên, ấm áp, trữ tình như vốn có. Những bức tranh chân dung đẹp nhất là tranh ông vẽ vợ, các con, những anh em, đồng nghiệp, bạn bè thân thiết và… chính mình, đơn giản bởi vì ông “thuộc” họ nhất.Đáng chú ý, trong các bức tranh vẽ bạn bè, ông đã sử dụng những nét bút nhanh, những mảng miếng tạo nên các đường nét trên gương mặt, ánh mắt, sống mũi, khóe miệng…Ông thường vẽ với bố cục đơn giản, để tập trung thể hiện tinh thần, nội tâm và vẻ bề ngoài sống động của nhân vật, đúc kết từ rất nhiều năm kinh nghiệm cầm cọ của ông.Ở một góc nhìn khác, trong một số bức tranh chân dung ông lại vẽ phong cảnh là chính, nhân vật chỉ được điểm xuyết trong tranh. Ở đây, thế mạnh của thể loại tranh phong cảnh đã được ông tiếp tục phát huy, kết hợp với chân dung nhân vật, tạo nên vẻ đẹp mang đậm dấu ấn Phạm Luận.Tối nay có khách (Tranh sơn dầu trên vải).Bên cạnh tranh chân dung cá nhân, lần này họa sĩ Phạm Luận còn công bố những bức tranh chân dung nhóm, có thể kể đến các bứcStudio của Phạm Luận, Tối nay có khách…Từng con người là đồng nghiệp hoặc người thân trong gia đình đã được ông “đặt” vào tranh, hiện lên với cá tính và sắc thái riêng biệt, mang tới nhiều thú vị cho người xem. Đây có lẽ là thử nghiệm mới trong vẽ tranh chân dung của Phạm Luận.Vẽ chân dung người khác cũng có nghĩa họa sĩ đang vẽ chân dung (nghệ thuật) của chính mình. Điều này đúng cả nghĩa bóng và nghĩa đen với Phạm Luận. Bởi vì, ngoài chân dung của người thân, bạn bè, đồng nghiệp, người quen, chính khách…, ông còn công bố nhiều bức tranh tự họa. Đây là nơi họa sĩ Phạm Luận thỏa sức thể nghiệm các cách tạo hình khối trên gương mặt.Chẳng hạn ở bứcChân dung tự họa V,ông không đơn thuần ghi lại hình ảnh chân thực của bản thân mà còn thể hiện sự tìm tòi, trải nghiệm về màu sắc với những mảng màu lạ, tương phản tạo nên các phần của khuôn mặt, tái hiện làn da hằn dấu vết thời gian, qua đó tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật trong dòng tranh chân dung. Người xem còn có thể khám phá nhiều tìm tòi ở dòng tranh chân dung của Phạm Luận qua nhiều bức tranh tự họa khác.Hơn 50 năm qua, Phạm Luận đã đánh dấu từng chặng đường sáng tạo của mình bằng 23 triển lãm cá nhân. Triển lãm đầu tiên tổ chức vào năm 1991 và triển lãm gần nhất mang tên “Tíc Tắc Sài Gòn” diễn ra năm 2022, vẽ về sự hồi sinh của thành phố Sài Gòn sau 2 năm đại dịch Covid-19, đã gây được tiếng vang lớn. Tranh của ông cũng có mặt tại nhiều bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân nổi tiếng trong nước và quốc tế.Triển lãm lần thứ 24 này ghi dấu một nét mới trong hội họa của Phạm Luận ở thể loại tranh chân dung. Ông đã vượt ra ngoài sự thành công quen thuộc để tự đặt cho mình những thách thức mới. Điều này thể hiện sự dấn thân, sáng tạo không ngừng nghỉ. Đúng như họa sĩ Lương Xuân Đoàn đã viết về Phạm Luận: “Không gian Hội họa của riêng ông luôn để ngỏ muôn cửa vào, lối ra khó biết”,...
https://nhandan.vn/gan-60-buc-tranh-chan-dung-dac-sac-duoc-trung-bay-tai-trien-lam-pham-luan-chan-dung-post797411.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "tranh chân dung", "triển lãm “Phạm Luận-Chân dung”", "họa sĩ Phạm Luận", "Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam" ] }
Quản lý chặt việc cấp phép dịch vụ karaoke, vũ trường
Ngày 8/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp nghe báo cáo rà soát dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụkaraoke, dịch vụvũ trường.
Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hoạt động dịch vụkaraoke, vũ trường có tính chất nhạy cảm, cần quản lý chặt chẽ do đây là địa điểm tập trung đông người, hầu hết là người trẻ, có sử dụng đồ uống, tiềm ẩn nguy cơ sử dụng ma túy, chất gây nghiện, phát sinh tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn,… cũng như các nội dung về văn hóa, thuần phong, mỹ tục. Do đó, những cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường đã được cấp phép phải khắc phục triệt để những khiếm khuyết, tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn, kỹ thuật về phòng, chống cháy nổ.Về lâu dài, việc cấp phép hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường phải theo quy hoạch, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự; phòng, chống cháy nổ, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn; không gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu dân cư, hoạt động của các trụ sở cơ quan hành chính, cơ sở giáo dục, y tế, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa,…Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp thu, hoàn thiện quy định phân cấp thẩm quyền cho địa phương, cùng với phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về dịch vụ karaoke, vũ trường. Hoạt động thẩm định hồ sơ, thiết kế phòng cháy, chữa cháy cần phân cấp đến cấp quận/huyện, thực hiện theo hướng tiền kiểm; quy định hồ sơ, thủ tục, tiêu chí đối với những trường hợp tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nghiên cứu phương thức quản lý phù hợp đối với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống kết hợp ca hát, biểu diễn nghệ thuật,…1
https://nhandan.vn/quan-ly-chat-viec-cap-phep-dich-vu-karaoke-vu-truong-post799273.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Vũ trường", "Karaoke" ] }
Vĩnh Long tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
NDO -Tối 17/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long tổ chức Ngày Sách vàVăn hóa đọc Việt Namlần thứ 3 năm 2024.
Quy mô Ngày sách có sự tham gia của 22 gian hàng với 22 đơn vị hoạt động trên lĩnh vực xuất bản phẩm, phát hành sách và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, truyền thông cùng tham gia.Đến với Ngày sách, bạn đọc được thưởng thức triển lãm, trưng bày giới thiệu sách và bán sách giá ưu đãi, nhiều thể loại, sách đẹp, phục vụ đọc sách miễn phí. Đồng thời, giới thiệu các mô hình và phát động phong trào xây dựng văn hóa đọc thông qua các hoạt động phong phú, sâu rộng của các tổ chức, đoàn thể xã hội và trình diễn thư pháp…Tin liên quanNhiều hội sách hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024Đặc biệt, Ngày sách có sự tham gia giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp viễn thông, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số. Đồng thời kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử.Nhiều bạn trẻ chăm chú đọc sách.Ngày sáchnhằm lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc.Ngày sách sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 17/4 đến hết ngày 21/4/2024, tại Khu siêu thị CO.OP Mart Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long.
https://nhandan.vn/vinh-long-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-3-nam-2024-post805201.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Vĩnh Long", "đọc sách", "Ngày Sách Việt Nam", "văn hóa đọc", "Ngày Sách" ] }
“Buiding a Second Brain- Thiết lập bộ não thứ hai”, cuốn sách hướng dẫn tạo hệ thống dữ liệu công việc cá nhân
NDO -Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3, năm 2024 được tổ chức tại Công trường công xã Paris (Quận 1), 1980 Books kết hợp với Sở thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu, ra mắt bộ sách “Building A Second Brain - Thiết lập bộ não thứ 2” và “The PARA Method – Phương pháp tổ chức thông tin trong công việc”.
Sách gốc được phát hành tại thị trường Mỹ từ năm 2022, ngay từ khira mắt bộ đôi gồm 2 cuốn sách"Building A Second Brain - Thiết lập bộ não thứ 2" và "The PARA Method", đã tạo nên một làn sóng khi luôn nằm trong TOP sách bán chạy nhất của The Wall Street Journal - tờ báo về tài chính nổi tiếng hàng đầu thế giới được xuất bản tại New York, và xuất hiện nổi bật trên tạp chí hàng đầu Mỹ: Forbes, Doanh nhân, Billboard, USA Today, Big Think, TIME, CNBC,…Là chuyên gia về khoa học thần kinh và hoạt động trí óc với hơn 10 năm nghiên cứu và trải nghiệm, tác giả Tiago Forte dùng những trải nghiệm, kiến thức của mình để đúc kết nên một phương pháp gọi là “Bộ não thứ 2” - bộ não được xây dựng để hỗ trợ cho bộ não thứ 1 (bộ não mà chúng ta sử dụng hằng ngày), bao gồm các công cụ, phương pháp được tạo ra để hỗ trợ giúp bạn cải thiện năng suất, làm việc hiệu quả. Dù là một phương pháp, thuật ngữ mới, và sách chỉ mới ra mắt năm 2022 và 2023, nhưng "Bộ não thứ 2" mang lại những lợi ích không ngờ, được coi là kim chỉ nam định hình lại hoàn toàn cách chúng ta suy nghĩ về thông tin cũng như cách thức và lý do ghi chú.Xây dựng bộ não thứ hai - phương pháp giao việc ghi nhớ cho công nghệ để giải phóng kiến thức cho bộ não truyền thống bằng các phương pháp ghi chép, take note đã được áp dụng thành một hệ thống có căn cứ, kiến thức, thay vì chỉ ghi chép truyền thống.Sự kiện ra mắt 2 cuốn sách nằm trong chuỗi các sự kiện tạichương trình Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3, năm 2024 được tổ chức từngày 15/4 đến ngày 1/5.Phương pháp PARA Method để tổ chức và sắp xếp thông tin thành hệ thống, có thể đem thông tin được lưu trữ ra bất kỳ lúc nào để áp mà không bị “rối”, khắc phục tình trạng “thông tin này quen quen, hình như mình đã nghe thấy”Nội dung cuốn sách thứ 2 của tác giả “The PARA Method” - Phương pháp tổ chức thông tin trong công việc được giới trẻ Việt Nam đón nhận nồng nhiệt ngay từ khi bản dịch được xuất bản. Cụ thể, PARA là một phương pháp phân loại thông tin theo 4 khu vực: P (Projects) Sắp xếp thông tin theo dự án: Những điều mà bạn đang thực hiện. A (Areas) Sắp xếp thông tin theo lĩnh vực: là những trách nhiệm dài hạn cho các lĩnh vực trong cuộc sống mà chúng ta quan tâm và muốn quản lý. R (Resources) Sắp xếp dựa theo nguồn tài nguyên: bao gồm thông tin hữu ích nào mà bạn muốn lưu trữ và tham khảo trong tương lai. A (Archives) Lưu trữ: Đây là nơi chúng ta đặt những mục không còn hoạt động.
https://nhandan.vn/buiding-a-second-brain-thiet-lap-bo-nao-thu-hai-cuon-sach-huong-dan-tao-he-thong-du-lieu-cong-viec-ca-nhan-post805901.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "chương trình Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần 3", "1980 Books", "Sở thông tin và Truyền thông" ] }
Giai điệu tuổi trẻ Đất sen hồng
NDO -Các tiết mục tại hội thi góp phần thể hiện vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết của hoa sen và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Trong khuôn khổ Lễ hội senĐồng Tháplần II năm 2024, tối 17/5, tại thành phố Cao Lãnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Tháp phối hợp đơn vị liên quan tổ chức chương trình nghệ thuật “Giai điệu tuổi trẻĐất sen hồng” và Hội thi thời trang sen.“Giai điệu tuổi trẻ Đất sen hồng” đã mang đến cho du khách và người dân một đêm nghệ thuật tại không gian sen đầy cảm xúc với những giai điệu du dương, da diết cùng những vũ điệu uyển chuyển, ngợi ca vẻ đẹp quê hương Đồng Tháp và hình ảnh hoa sen.Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp Huỳnh Minh Thức trao giải Nhất cho đội Liên Hoa (huyện đoàn Lấp Vò).Đặc biệt, Hội thi thời trang sen với chủ đề: “Rạng ngời sắc sen” được thiết kế đầy sáng tạo và trình diễn lôi cuốn từ 78 thí sinh đến từ 13 đội thi thuộc Thành đoàn Cao Lãnh, Huyện đoàn Cao Lãnh, Huyện đoàn Lấp Vò, Đoàn trường Đại học Đồng Tháp và Đoàn Khối các cơ quan tỉnh.Hội thi góp phần thể hiện vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết của hoa sen và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng trong việcbảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.Đoàn xe cổ dẫn đoàn Lễ hội Carnival.Dịp này, đoàn Carnival đã tham gia diễu hành và tham gia biểu diễn thưởng thức những tiết mục đặc sắc, như: nhảy hiện đại, ca hát nghệ thuật, trình diễn các môn thể thao truyền thống,…Đặc biệt, hai mànđồng diễn “Rạng ngời sắc sen”với sự tham gia của gần 500 đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi và vận động viên đã góp phần tạo nên không gian ngập tràn sắc màu cho lễ hội.
https://nhandan.vn/giai-dieu-tuoi-tre-dat-sen-hong-post809971.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Đồng Tháp", "Đất sen hồng", "Bảo vệ môi trường", "Lễ hội sen", "Thích ứng với biến đổi khí hậu" ] }
Bản anh hùng ca bằng ảnh
Trong những ngày cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), gần 100 bức ảnh đen trắng được trưng bày trong một triển lãm đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội đã đưa người xem ngược về quá khứ oai hùng, chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần dũng cảm, bất khuất của những con người làm nên “thiên sử vàng” Điện Biên Phủ. Bộ ảnh là thành quả, là di sản vô giá của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) để lại cho đời.
Tại triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”, khi chia sẻ về người cha kính yêu của mình với đông đảo khách tham quan triển lãm, đạo diễn Triệu Tuấn - con trai cả nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại rưng rưng trong niềm tự hào: “Sinh thời, mỗi khi đến dịp kỷ niệm ngày 7/5, ba tôi thường nói với các anh em tôi rằng ông biết ơn dân tộc ta, Đảng ta, quân đội ta đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ, còn ông chỉ là một người có vinh dự và may mắn được chọn để ghi lại những khoảnh khắc lịch sử ấy. Cuộc đời ba tôi gắn liền với các chiến dịch và hành trang người lính Triệu Đại là bộ quân phục cũ, chiếc máy ảnh đeo trên vai và những bức ảnh luôn khét mùi khói bom, thuốc súng...”. Và cái tên Triệu Đại cũng nhận được sự yêu quý, ngưỡng mộ của đồng nghiệp và bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân, nơi ông công tác sau năm 1954.Nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên chiến trường Triệu Đại là tác giả duy nhất ghi lại được hoàn chỉnh chiến dịch Điện Biên Phủ từ khi mở màn đến ngày toàn thắng và đúng dịp này, gia đình ông phối hợp Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với 70 bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ và 20 ảnh trong chiến dịch Biên giới 1950.Nhìn những hàng dài khách tham quan chăm chú xem ảnh và bình luận, kể cả các vị khách quốc tế, có thể thấy được sức hút và tác động mạnh mẽ của những hình ảnh, thông tin về Điện Biên Phủ tới hiện tại và mai sau. Bảy thập kỷ đã trôi qua, những bức ảnh in đậm dấu ấn thời gian dù được lưu trữ và in ấn trong điều kiện tốt nhất có thể.Tuy vậy, chúng ta vẫn được nhìn rõ không gian rộng lớn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với vô số lô cốt, hầm hào, hàng rào thép gai; thấy núi đồi hiểm trở miền Tây Bắc không ngăn được bộ đội kéo pháo, dân công mở đường và thấy được những trận đánh khốc liệt, có người ngã xuống, nhưng phía sau đoàn quân vẫn cuồn cuộn xông lên... Đó là chiến tranh, là diễn biến trực tiếp và chân thực mà chỉ có nhiếp ảnh, điện ảnh mới có thể ghi lại và truyền tải. Hành trình của người lính cầm máy ảnh cũng là hành trình đầy gian khổ, hy sinh của biết bao chiến sĩ, đồng bào. Đáng chú ý, không chỉ có những hình ảnh chiến đấu, ông còn tỉ mỉ ghi lại mọi hoạt động dọc đường và tại căn cứ, như các cuộc họp của tướng lĩnh, sinh hoạt văn nghệ của anh em, đoàn xe tải hậu cần ra trận, quân y chăm sóc thương binh...Bộ ảnh “Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954” đã mang lại Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (năm 2001) cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại cũng được trưng bày tại triển lãm lần này. Đó là năm bức ảnh: Phất cờ trên nóc hầm De Castries; Bộ đội vượt cầu Mường Thanh chiếm chỉ huy sở của De Castries; Dẫn giải tù binh Pháp qua đường Mường Phăng-Điện Biên Phủ; Bác Hồ tặng huy hiệu cho chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh - một trong những chiến sĩ đã bắt sống tướng De Castries ở Điện Biên Phủ; Kéo pháo vào trận địa (Voi ra trận).Chính những hình ảnh Chiến thắng Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại đã kịp thời được gửi sang Hội nghị Geneve về Đông Dương cùng Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu, trở thành một bằng chứng đanh thép khẳng định chiến thắng tất yếu của nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên mặt trận ngoại giao.Bên cạnh nhiều bức ảnh nổi tiếng đã quen thuộc, có một số ảnh lần đầu được công bố. Chẳng hạn như bức bộ đội ta tiến công lên đồi Him Lam, bước chân các anh nhòe đi, nhưng đôi tay cầm súng dũng mãnh tiến lên thì rất nét. Hoặc các bức ảnh bộ đội đánh đồi A1 và đánh chiếm sân bay Mường Thanh cũng rất ấn tượng, gây xúc động mạnh cho khách tham quan. Giữa mặt trận bom rơi đạn nổ không chừa bất cứ ai, khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, nhưng nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại vẫn luôn có mặt ở tuyến đầu và ghi lại được những khoảnh khắc không bao giờ lặp lại. Thấm thía những khó khăn, hiểm nguy của nhiếp ảnh chiến trường, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo Chu Chí Thành đã nhận định: “Kho tàng ảnh vô giá về Chiến thắng Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại dư tầm vóc sánh ngang vai với bất cứ nhà nhiếp ảnh chiến tranh vĩ đại nào trên thế giới cùng thời với ông”.Theo ông Chu Chí Thành và nhiều nghệ sĩ, giảng viên nhiếp ảnh và phóng viên báo chí, các bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại ở mặt trận Điện Biên Phủ không chỉ mang giá trị lịch sử, tính tư liệu, mà còn thể hiện kỹ thuật chỉn chu, tính sáng tạo cùng niềm kiêu hãnh của người chiến sĩ Điện Biên. Có thể kể đến chi tiết lá cờ Quyết chiến quyết thắng được theo sát, chụp lại mỗi khi xuất hiện: Từ ngày Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trao cờ cho Đại đoàn quân Tiên phong trước khi ra trận, đến khi quân ta phất cờ trên đồi Him Lam, rồi cuối cùng là ngọn cờ vinh quang tung bay phấp phới trên nóc hầm De Castries trong chiều hè lịch sử 7/5/1954. Bên cạnh đó, nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại cũng là bậc thầy trong kỹ thuật chụp ảnh chắp nối bằng nhiều lần bấm máy (khi máy ảnh thô sơ chưa thể chụp góc rộng). Bức ảnh Toàn cảnh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta tiêu diệt (chắp bảy tấm), hay bức Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ họp tại chân thác Mường Phăng (chắp hai tấm theo chiều thẳng đứng)... đều cho thấy sự căn chỉnh hoàn hảo về mọi thứ: Bố cục, ánh sáng, cự ly, thời điểm.Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại quê ở Hà Nội trong một gia đình theo nghề buôn bán, song nhiếp ảnh là đam mê và sự nghiệp trọn đời ông, truyền cảm hứng cho gần 50 con, cháu noi theo, làm nhiếp ảnh gia, quay phim, đạo diễn... Hiện nay, nhiều bức ảnh của ông được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự, Ban Ảnh của Thông tấn xã Việt Nam. Những bức ảnh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại giành các giải thưởng trong nước và nước ngoài, trở thành tài sản vô cùng quý báu của nền nhiếp ảnh Việt Nam nói riêng và lịch sử nước nhà nói chung.
https://nhandan.vn/ban-anh-hung-ca-bang-anh-post808018.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "bản anh hùng ca", "dấu ấn thời gian", "Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954" ] }
Góp phần làm giàu hơn kho tàng bảo vật quốc gia
Cả nước hiện có gần 270 bảo vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia (trong đó, 153 bảo vật được lưu giữ, bảo quản, trưng bày tại các bảo tàng, di tích; 13 bảo vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân).
Bảo vật quốc gialà hiện vật hàm chứa giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật lớn đối với quốc gia. Việc quản lý chặt chẽ giúp bảo tồn giá trị của bảo vật, không bị tác động bởi giá trị kinh tế, giúp di sản được gìn giữ, trao truyền cho thế hệ sau.Đó là lý do dự thảoLuật Di sản văn hóa(sửa đổi) - theo lộ trình sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5 tới - cơ quan soạn thảo là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất quy định: “Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển nhượng thông qua mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật và không được kinh doanh”.Đề xuất này nhằm ngăn chặn nguy cơ mất mát, hủy hoại hoặc mua bán trái phép bảo vật quốc gia; ngăn chặn nguy cơ lợi dụng danh hiệu bảo vật quốc gia để trục lợi; giúp bảo đảm di sản văn hóa được gìn giữ, trao truyền cho thế hệ hiện tại và tương lai.Và để thực hiện quy định này, cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư (năm 2020), cụ thể là bổ sung “Kinh doanh bảo vật quốc gia” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, và sửa đổi Phụ lục IV từ “Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” thành “Kinh doanh di vật, cổ vật”.Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức mới đây, đề xuất “cấm kinh doanh bảo vật quốc gia” nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học. Bảo vật quốc gia là tài sản có giá trị đặc biệt, vì thế không được phép kinh doanh. Tuy nhiên, cần phân định cấp độ khác nhau giữa di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia để có ứng xử phù hợp.Nhiều ý kiến đồng thuận với lập luận: Nếu cho kinh doanh bảo vật quốc gia thì sẽ làm suy giảm giá trị hiện vật, làm mất đi ý nghĩa, vinh dự của một danh hiệu có tính biểu tượng về văn hóa, lịch sử, khoa học của đất nước; dễ dẫn tới nguy cơ lợi dụng việc đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho mục đích trục lợi do sau khi được công nhận, giá trị kinh tế của hiện vật sẽ cao hơn rất nhiều.Điều này cũng bảo đảm thống nhất với quy định “Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản” và quy định “Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định” tại khoản 1 Điều 163 và khoản 1 Điều 196 Bộ luật Dân sự.Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, đề xuất “cấm kinh doanh bảo vật quốc gia” trong dự thảoLuật Di sản văn hóa(sửa đổi) cũng làm dấy lên những băn khoăn về việc sẽ làm hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản.Nếu không có những quy định chặt chẽ, hợp lý sẽ xảy ra tình trạng các nhà sưu tập tư nhân có cổ vật quý sẽ cố tình không đăng ký xét công nhận bảo vật quốc gia, dẫn đến việc công chúng bị mất đi cơ hội được tiếp cận, chiêm ngưỡng hiện vật quý và hạn chế việc phát huy giá trị di sản văn hóa.Một chuyên gia chính sách công cho rằng, việc “cấm kinh doanh” chỉ nên áp dụng với bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, còn không nên cấm kinh doanh bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân.Lý do là, việc cấm sẽ hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Hơn nữa, việc cho phép mua bán kinh doanh bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân, sẽ tạo động lực cho những người có tiền mua cổ vật xuất xứ Việt Nam có giá trị đặc biệt ở nước ngoài mang về nước, trong khi Nhà nước còn khó khăn về ngân sách cho việc này.Thực tế thì danh hiệu chỉ là một yếu tố làm nên giá thành của bảo vật quốc gia, bên ngoài là do thị trường quyết định, vì thế Nhà nước cần quan tâm để làm sao thu thuế tốt từ hoạt động kinh doanh này.Việc nhà sưu tập tư nhân có thể thu lợi từ danh hiệu bảo vật quốc gia thì luật có thể ràng buộc thêm quy định chủ sở hữu tư nhân bảo vật quốc gia phải có trách nhiệm trưng bày công ích một thời gian nhất định.Khi được yêu cầu, các chủ sở hữu tư nhân phải chịu trưng tập của Nhà nước mang bảo vật quốc gia tham gia triển lãm phục vụ công chúng. Đây là điều mà cơ quan soạn thảo luật cần cân nhắc.Có ý kiến đánh giá cụm từ “không được kinh doanh” bảo vật quốc gia trong dự thảo luật vẫn còn khá trừu tượng.Bởi trên thực tế, một số bảo tàng có trưng bày bảo vật quốc gia vẫn bán vé cho khách vào tham quan, vậy hoạt động đó có gọi là kinh doanh hay không? Hoặc trong trường hợp nhà sưu tập tư nhân có bảo vật quốc gia muốn quảng bá giá trị hiện vật thông qua thu phí khách tới tham quan; hoặc cho đơn vị khác mượn, thuê để trưng bày có thu phí thì có gọi là kinh doanh không?...Các chuyên gia cho rằng, cần có những quy định thật sự tường minh, đồng thời có những hướng dẫn cụ thể về “chuyển nhượng bảo vật thông qua mua bán” để không mâu thuẫn với quy định “không được kinh doanh”, và các chủ sở hữu bảo vật quốc gia không thể hiểu luật theo cách khác nhau, đồng thời bảo đảm đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của họ khi đăng ký công nhận bảo vật quốc gia nhằm góp phần làm giàu hơn kho tàng bảo vật quốc gia và nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
https://nhandan.vn/gop-phan-lam-giau-hon-kho-tang-bao-vat-quoc-gia-post803485.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "bảo vật quốc gia", "Luật Di sản văn hóa", "bảo tồn văn hóa" ] }
Lễ hội Mục đồng - Nét văn hóa độc đáo của làng quê Phong Lệ
NDO -Diễn ra trong hai ngày 7 và 8/5, Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đã tái hiện được nét đẹp của một không gian văn hóa truyền thống làng quê. Đây làLễ hộicó từ lâu đời và Phong Lệ cũng làng quê duy nhất hiện nay tồn tại lễ hội tôn vinh trẻ mục đồng.
Sự kiện do Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tổ chức phục dựng nhằm tái hiện lại không gian văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương Hòa Vang, thu hút du khách, nhân dân tham gia, trải nghiệm, có những cảm nhận, được hòa mình vào không gian, các hoạt động diễn ra tại lễ hội.Theo Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng Đinh Thị Trang, trong tâm thức của người dân làng Phong Lệ, Thần Nông là vị thần bảo trợ nông nghiệp, ban cho mùa màng tươi tốt, bội thu, nên cứ 3 năm 1 lần người nông dân tổ chứcLễ hội Mục đồngnhằm tạ ơn Thần. Chủ trì là các vị trưởng làng, đại diện các tộc họ và các chủ ruộng. Lễ vật cúng cũng đơn giản gồm: hương đèn, hoa quả, trầu cau, rượu, đồ Thổ thần, xôi và gà luộc và các vật phẩm khác.Tin liên quanĐộc nhất lễ hội Mục ĐồngVào ngày 1/4 âm lịch, các vị trong Ban quý tế và trẻ mục đồng tập trung tại đình, từ tinh mơ, đám rước khởi hành đến cồn Thần, nơi có tảng đá màu trắng nằm phía đông làng. Tại đây, người chủ tế làm lễ xin phép Thần giáng thế, cầu mong sự giúp đỡ của Thần cho “phong điều vũ thuận”, mùa màng bội thu. Sau đó, đoàn mục đồng cầm cờ nối đuôi nhau chạy quanh cồn Thần, rước Thần đi quanh làng rồi sau đó trở về làm lễ ở đình. Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội, vào đêm cuối có hát Mục đồng tạo cho không khí của lễ hội vui tươi, nhộn nhịp.Nhưng kể từ Lễ hội Mục đồng năm 1936 (Bảo Đại năm thứ 11), hoạt động này bị gián đoạn suốt 70 năm, mãi đến năm 2007, lễ hội mới được phục dựng trở lại nhờ sự hỗ trợ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng và đóng góp của nhân dân. Lễ hội Mục đồng tiếp tục được chính quyền và người dân địa phương tổ chức vào các năm 2010, 2014, sau đó, vì nhiều nguyên nhân mà lễ hội không còn được duy trì.Được biết, hiện nay chính quyền địa phương đã xây dựng đề án phục dựng lại Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ, cũng như quy hoạch, tôn tạo lại không gian văn hoá, di tích, di sản gắn với truyền thống lễ hội độc đáo này.Phóng sự ảnh do phóng viên thực hiện ngày 7/5:Cồn Thần - nơi có tảng đá trắng linh thiêng nằm ở phía tây làng Phong Lệ - từ địa điểm này, các nghi thức lễ cúng rước Thần nông được chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu giờ chính lễ. (Ảnh: ANH ĐÀO)Ông Ngô Văn Thành và ông Ngô Tất Nhân, người làng Phong Lệ được các vị bô lão trong làng cắt cử làm nhiệm vụ chuẩn bị mâm cúng lễ tại cồn Thần. Hai ông cho hay, lễ vật cúng xin Thần đơn giản nhưng đủ đầy và trên hết là thể hiện tấm lòng của người dân làng Phong Lệ đối với Thần Nông, vì mùa màng tươi tốt và được mùa. (Ảnh: ANH ĐÀO)Từ Đình Thần nông, đoàn rước Mục đồng bắt đầu di chuyển đi qua nhiều khu vực dân cư và ra cánh đồng làng, nơi cồn Thần với tảng đá trắng lớn. (Ảnh: ANH ĐÀO)Tham gia đoàn rước Mục đồng, có rất nhiều người dân địa phương. (Ảnh: ANH ĐÀO)Rất đông người dân địa phương theo dõi lễ rước Mục đồng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Trước đây, cồn Thần nằm gần Đình thần nông nhưng sau đó, do quá trình chỉnh trang đô thị, cồn Thần được di dời về vị trí mới nên việc rước Thần Nông phải di chuyển qua cầu và buộc đoàn rước lễ phải hạ thấp các cờ, phướn để đi qua. (Ảnh: ANH ĐÀO)Đoàn rước Mục đồng di chuyển về đến cồn Thần và tại đây, nghi lễ rước Thần nông được tổ chức với phần lễ trang trọng, ý nghĩa. (Ảnh: ANH ĐÀO)Các vị bô lão trong làng thực hiện nghi thức cúng rước Thần nông tại cồn Thần - Nơi có tảng đá trắng linh thiêng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Chủ trì là các vị trưởng làng, đại diện các tộc họ và các chủ ruộng. Lễ vật cúng cũng đơn giản gồm hương đèn, hoa quả, trầu cau, rượu, đồ Thổ thần, xôi và gà luộc và các vật phẩm khác. (Ảnh: ANH ĐÀO)Tại đây, người chủ tế làm lễ xin phép Thần chứng giám, rồi cầu mong sự giúp đỡ của Thần cho “phong điều vũ thuận”, mùa màng bội thu. (Ảnh: ANH ĐÀO)Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ vừa mang giá trị văn hóa truyền thống, vừa mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, di sản trên quê hương Phong Lệ. (Ảnh ANH ĐÀO)Trẻ em và người già làng Phong Lệ hóa thân thành những mục đồng trong ngày lễ hội. (Ảnh: ANH ĐÀO)Hình ảnh mục đồng chăn trâu trên cánh đồng được tái hiện tại không gian Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ năm 2024. (Ảnh: ANH ĐÀO)Người dân, du khách cùng hòa vào không gian lễ hội Mục đồng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ hiện là lễ hội duy nhất tôn vinh trẻ mục đồng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Ngay sau lễ cúng thần nông, dân làng đốt đuốc và đoàn rước mục đồng tiếp tục di chuyển trở về đình Thần nông. (Ảnh: ANH ĐÀO)Hình ảnh trẻ mục đồng với đèn lồng trên tay cùng tham gia lễ rước Mục đồng. (Ảnh: ANH ĐÀO)Người dân làng Phong Lệ mong muốn Lễ hội Mục đồng sẽ được khôi phục hoàn toàn trở lại và sớm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp thành phố. (Ảnh: ANH ĐÀO)Đình làng Thần nông - Nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người dân làng Phong Lệ với Lễ hội Mục đồng độc đáo và duy nhất tôn vinh trẻ mục đồng. (Ảnh: ANH ĐÀO)
https://nhandan.vn/le-hoi-muc-dong-net-van-hoa-doc-dao-cua-lang-que-phong-le-post808333.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Lễ hội Mục đồng", "Đà Nẵng", "văn hóa truyền thống", "làng Phong Lệ", "tôn vinh trẻ mục đồng" ] }
Hội nghị quốc tế về thực thi bản quyền trên môi trường số
NDO -Theo thông tin từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội nghị quốc tế về thực thi bản quyền, trong đó tập trung vào thực thi bản quyền trên môi trường số sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 21/6 tại Hà Nội với 34 chủ đề và 50 tham luận của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam.
Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 05/07/2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 của Chính phủ, trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động tích cực tham gia các Điều ước quốc tế đa phương và các Điều ước quốc tế song phương về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là các Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý.Đến nay, Việt Nam đã gia nhập 7/8 Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan như: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ; Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền hình qua vệ tinh; Công ước Rome về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng; Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan tới thương mại củaquyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT); Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WPPT); Hiệp ước về tạo điều kiện cho người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (Hiệp ước Marrakesh).Chuyên gia Hàn Quốc chia sẻ trong việc bảo hộ quyền tác giả tại một diễn đàn.Bối cảnh toàn cầu đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ bởi Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra nhiều cơ hội, đưa đến nhiều công cụ sáng tạo mới, đồng thời tạo ra môi trường lưu giữ, phương thức phân phối và các hình thức khai thác, sử dụng mới đối với các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng...Tuy nhiên,môi trường sốcũng đặt ra nhiều thách thức trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan, nhất là trong bối cảnh hành vi vi phạm bản quyền trên không gian mạng có sự tham gia của nhiều chủ thể từ các quốc gia khác nhau, gây khó khăn cho việc xác định và xử lý hành vi vi phạm trong thẩm quyền tài phán quốc gia.Đứng trước bối cảnh chung toàn cầu về tình hình quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và ghi nhận sự chủ động, tham gia tích cực của phía Việt Nam trong các hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế trong khu vực và các quốc gia cũng như tại WIPO, lãnh đạo WIPO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã đề xuất phối hợp với Việt Nam (đại diện là Cục Bản quyền tác giả) tổ chức Hội nghị quốc tế về thực thi bản quyền, trong đó tập trung vào thực thi bản quyền trên môi trường số từ ngày 17-21/6 tại Hà Nội.Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Hội nghị với 34 chủ đề và 50 tham luận đến từ các chuyên gia quốc tế và Việt Nam: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, Cơ quan Bảo vệ bản quyền Hàn Quốc (KCOPA), Liên minh chống vi phạm bản quyền nghe nhìn quốc tế, Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ, Liên minh Dịch vụ trung gian Trực tuyến quốc tế, Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Tác giả và Nhà soạn nhạc (CISAC).Theo Ban Tổ chức, hội nghị sẽ tập trung vào các nội dung chính, như: Giới thiệu về hệ thống thực thi quyền tác giả của các quốc gia; giá trị của bản quyền và sự đóng góp của các ngành công nghiệp sáng tạo cho nền kinh tế; các phương thức vi phạm bản quyền trực tuyến phổ biến và các mối đe dọa liên quan đến việc sử dụng nội dung vi phạm bản quyền; sự phát triển quốc tế trong thực thi và quản lý trực tuyến; thẩm quyền và luật áp dụng trong tranh chấp bản quyền trực tuyến; phương thức giải quyết vi phạm bản quyền trực tuyến; thu thập, bảo quản bằng chứng, cách tiếp cận cân bằng để thực thi bản quyền và sử dụng công nghệ để ngăn chặn vi phạm bản quyền; các hoạt động chống vi phạm bản quyền do KCOPA (Hệ thống giám sát vi phạm bản quyền Hàn Quốc) thực hiện.Bên cạnh đó, các vấn đề quan trọng khác cũng được đặt ra, như: vai trò và trách nhiệm của các bên trung gian; sự phát triển của án lệ bản quyền-luật giải quyết tranh chấp của WTO; thiệt hại trong các trường hợp vi phạm bản quyền; các biện pháp biên giới; tố tụng hình sự-tội phạm bản quyền trên Internet và thu thập bằng chứng kỹ thuật số; tố tụng hình sự-thu được từ tội phạm và tịch thu tài sản; cơ quan tư pháp chuyên ngành; giải quyết tranh chấp; thực thi bản quyền và các hiệp định thương mại; những thách thức mới nổi và tương lai trong việc thực thi bản quyền; các hoạt động nâng cao nhận thức của WIPO và làm việc với các cơ quan tư pháp.Ngoài ra, còn là vai trò của các tổ chức quản lý tập thể trong thực thi bản quyền; hợp tác công-tư để chống vi phạm bản quyền trực tuyến, quan hệ đối tác công-tư và hợp tác giữa chủ sở hữu quyền; điều phối thực thi bản quyền: Hợp tác giữa các cơ quan; kinh nghiệm quốc gia: những thách thức và cơ hội để thực thi hiệu quả bản quyền, vai trò của lệnh cấm hiệu quả trong việc ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến, những thách thức và cơ hội để thực thi bản quyền hiệu quả, giáo dục bản quyền và nhận thức cộng đồng.Khai thác, thực thi bản quyền trên không gian mạng từng là chủ đề của nhiều hội thảo.Cùng với đó, trong khuôn khổ tổ chức Hội nghị quốc tế về thực thi bản quyền, một số hoạt động bên lề hội nghị sẽ được tổ chức nhằm giao lưu, quảng bá văn hóa Việt Nam, đồng thời là cơ hội để các khách mời quốc tế tham dự có thời gian trao đổi, tăng cường gắn kết giữa các quốc gia.Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, cùng 70 chuyên gia quốc tế và Việt Nam. Các đại biểu quốc tế đến từ 15 quốc gia trên thế giới (khu vực Đông Nam Á, khu vực châu Phi, khu vực Ả Rập, khu vực châu Mỹ-Latin); về phía đại biểu Việt Nam, có sự tham dự của các cơ quan quản lý và thực thi vềquyền tác giả, quyền liên quan: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp...Đây là hội nghị có sức ảnh hưởng và tầm quan trọng lớn trong khu vực và quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan. Thông qua hội nghị quốc tế này, các cán bộ cơ quan quản lý, thực thi, chuyên gia quốc tế, diễn giả trong nước sẽ được cập nhật tình hình bảo hộ và thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan tại mỗi quốc gia; chia sẻ các xu hướng xây dựng chính sách, thách thức trước những xâm phạm về quyền tác giả, quyền liên quan và đặc biệt sẽ là cơ hội cho các quốc gia có thể xây dựng các chương trình hợp tác trong hoạt động quản lý và thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan trong tương lai.
https://nhandan.vn/hoi-nghi-quoc-te-ve-thuc-thi-ban-quyen-tren-moi-truong-so-post814348.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Bản quyền tác giả", "Hội nghị quốc tế về bản quyền", "Bản quyền", "Quyền tác giả", "Cục Bản quyền tác giả" ] }
Nghệ sĩ piano Nguyễn Bích Trà biểu diễn tại chương trình "Đêm nhạc từ Tây sang Đông"
NDO -Tối 25/6, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh (HBSO) sẽ tổ chức chương trình "Đêm nhạc từ Tây sang Đông" với sự tham gia của nghệ sĩ piano nổi tiếng Nguyễn Bích Trà và nghệ sĩ violin trẻ tuổi tài năng người Hàn Quốc, Jeon Min.
Đêm nhạc sẽ giới thiệu Bản concerto cho violin số 1 của S. Prokofiev và Bản concerto cho piano số 3 của S. Rachmaninov. Đặc biệt mở đầu của chương trình sẽ là tác phẩm mới Overture bình minh nhịp phố của nhạc sĩ Trọng Đài.Là bậc thầy của nhiều thể loại âm nhạc bao gồm opera, giao hưởng, ballet, concerto và sonata, sự nghiệp củaSergei Prokofievđã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong nền âm nhạc cổ điển thế kỷ 19. Dù danh tiếng toàn cầu về sự nghiệp của ông bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, di sản nghệ thuật mà ông để lại vẫn trường tồn theo thời gian.Đặc biệt, câu chuyện cổ tích giao hưởng dành cho trẻ em của ông, “Peter và chó sói” (Peter and the Wolf), vẫn là một trong những tác phẩm kinh điển được biểu diễn và nghe nhiều nhất trên thế giới cho đến ngày nay.HBSO sẽ giới thiệu Bản concerto cho violin số 1 cung Rê trưởng của Prokofiev với sự trình tấu của nghệ sĩ violin Jeon Minh. Tác phẩm được sáng tác năm 1917 và công diễn lần đầu vào ngày 18 tháng 10 năm 1923 tại Nhà hát Opera Paris.Tin liên quanHòa nhạc nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhà soạn nhạc Sergei ProkofievTác phẩm gây ấn tượng mạnh bởi năng lượng mạnh mẽ dường như bất tận và sự chuyển điệu vô cùng phong phú. Bắt đầu với sự nhẹ nhàng và trữ tình trong chương nhạc đầu tiên trước khi trở nên táo bạo và dữ dội trong chương thứ hai và trở lại với giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu hơn trong chương cuối cùng.Trong khi Prokofiev được biết đến nhiều nhất với tư cách là một nhà soạn nhạc,Sergei Rachmaninovngoài vai trò nhà soạn nhạc nổi tiếng ông còn là một nghệ sĩ piano huyền thoại.Rachmaninov sáng tác Piano Concerto số 3 cung Rê thứ, op. 30 vào mùa hè năm 1909 và chính ông biểu diễn với vai trò độc tấu piano trong lần công diễn lần đầu cùng năm đó tại thành phố New York. Nổi tiếng bởi kỹ thuật phức tạp, tác phẩm đã hấp dẫn và cũng làm nản lòng cả những nghệ sĩ dương cầm xuất sắc.Các nhà phê bình cho rằng mật độ dày đặc của giai điệu và sự phức tạp của chương đầu tiên khiến nó trở thành một trong những tác phẩm thách thức nhất trong tất cả các tác phẩm của Rachmaninoff và có lẽ cũng là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông.Nghệ sĩ piano nổi tiếng Nguyễn Bích Trà, người đã thành danh tại châu Âu sẽ trình tấu bản Concerto cho piano số 3 của Rachmaninov trong đêm nhạc đặc biệt này tại Nhà hát Thành phố. Cô được kỳ vọng sẽ mang đến cho khán giả những cảm xúc sâu sắc đầy bất ngờ với bản concerto nổi tiếng này.Sinh ra ở Việt Nam, Bích Trà xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội khi mới 10 tuổi. Kể từ đó, cô đã tiếp tục biểu diễn tại các địa điểm danh tiếng ở Anh, Tokyo, Hồng Kông và các nơi khác với các chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp trên khắp thế giới.Mở đầu chương trình hoà nhạc sẽ là tác phẩm overture “Bình minh nhịp phố” của nhạc sĩ Trọng Đài, một tác phẩm mới của ông, rất phù hợp với những mới mẻ sáng tạo của hai nhà soạn nhạc người Nga trong chương trình.Nhạc trưởng Trần Nhật Minh, trưởng đoàn Nhạc kịch và nhạc trưởng chính thức của HBSO sẽ chỉ huy đêm nhạc.
https://nhandan.vn/nghe-si-piano-nguyen-bich-tra-bieu-dien-tai-chuong-trinh-dem-nhac-tu-tay-sang-dong-post759159.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [] }
Sao Mai Khánh Ly giản dị mà đa màu sắc trong MV “Ly”
NDO -Chào đón Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, ca sĩ Nguyễn Khánh Ly chính thức ra mắt MV “Ly” với sáng tác của Vũ Minh Vương. Sản phẩm âm nhạc này như một món quà cô dành tặng những người phụ nữ nói chung và bản thân cô nói riêng nhân ngày 8/3.
“Ly” không chỉ là ca khúcVũ Minh Vươngsáng tác tặng riêng cho Sao Mai Khánh Ly mà còn là bài hát viết về chính nữ ca sĩ. Trưởng nhóm nhạc Dòng thời gian có một mối tình thân sâu sắc trong nghề và cả trong cuộc sống với Nguyễn Khánh Ly nên rất hiểu về đàn chị. Chính vì thế, anh có thể viết được những giai điệu, ca từ đậm “chất” Nguyễn Khánh Ly.Sao Mai Khánh Lyrất yêu loài hoa mang tên cô - những bông hoa ly rực rỡ sắc màu, hương thơm quyến rũ. Khi viết ca khúc, Vũ Minh Vương đã mượn hình ảnh của bông hoa ly “lung linh hương sắc giữa ngàn hoa” để làm nổi bật vẻ đẹp trong tính cách, trong âm nhạc của nữ ca sĩ. “Rất trùng hợp, ý nghĩa màu sắc của hoa ly cũng tương đồng với chính con người của chị ấy: Kiêu sa, lãng mạn, quyến rũ, nồng cháy, ngây thơ…”, nhạc sĩ nói.Vũ Minh Vương cho biết thêm, đàn chị của mình là một người phụ nữ có tính cách đặc biệt, lúc thì rất dịu dàng, điềm tĩnh nhưng cũng rất cá tính, thậm chí có khi là… nóng tính. “Chị ấy xinh đẹp, năng động, là một giảng viên thanh nhạc tâm huyết với nghề, yêu chồng con hết mực. Tình yêu với gia đình, với âm nhạc và con người đa màu sắc của chị đã cho tôi rất nhiều cảm hứng để viết nên ca khúc mang tên của chị”, tác giả ca khúc “Ly” chia sẻ.Hình ảnh trong MV.Sao Mai Khánh Ly là ca sĩ có thể hát tốt cả dòng nhạc nhẹ và thính phòng. Vì thế, ở phần đầu ca khúc “Ly”, Vũ Minh Vương viết hoàn toàn nhạc nhẹ, nhưng ở phần cuối anh lại đẩy lên cao trào để ca sĩ thể hiện được tính học thuật trong giọng hát: “Tôi đã viết một phần vocal không có lời hát với những nốt cao cần được xử lý bởi một người trường cột hơi đầy đặn và một giọng hát đẹp, thì phần vocal đó mới toát ra được. Và khi nghe chị Ly hát, thực sự tôi đã cảm động đến khóc. Chị hát ca khúc này còn hay hơn, đẹp đẽ hơn cả mong đợi của tôi”.Về phía ca sĩ Nguyễn Khánh Ly, cô bày tỏ, khi nhận bản demo ca khúc “Ly”, cô ấn tượng bởi một bản nhạc dễ cảm, dễ hiểu với ca từ gần gũi, mộc mạc. Cô quyết định nhờ nhạc sĩ Huyền Trung phối khí. “Khi nhận bản phối khí, tôi khá bất ngờ, bởi nó khá đơn giản. Nhưng tôi rất thích sự đơn giản ấy. Nó phù hợp với âm nhạc của Vũ Minh Vương, với điều mà tôi muốn chia sẻ đến khán giả - đó là sự lãng mạn, bồng bềnh được thể hiện một cách giản dị, chân thành”, nữ ca sĩ nói.Cũng bởi vậy, khi thực hiện MV “Ly”, cô và đạo diễn Cao Minh Tiến cũng chọn cách đơn giản, không chú trọng vào ngoại cảnh, không xây dựng theo kiểu kể một câu chuyện như thường thấy mà tập trung vào giọng hát, gương mặt để tôn phần âm nhạc, ca sĩ thể hiện. Sự đơn giản có chủ đích ấy đã mang đến cho khán giả một sản phẩm âm nhạc dễ thương, dễ cảm.Tiếp sau MV “Ly”, ca sĩ Nguyễn Khánh Ly sẽ thực hiện đêm nhạc cùng tên vào ngày 21/3 tại Skyline (36 Hoàng Cầu, Hà Nội). MV và đêm nhạc đánh dấu sự trở lại với âm nhạc một cách mạnh mẽ hơn của nữ ca sĩ sau nhiều năm trời khá im hơi lặng tiếng để tập trung cho việc hoàn thành học vị tiến sĩ âm nhạc.Ca sĩ Nguyễn Khánh Ly từng đạt giải Nhì cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Hà Nội năm 2006, giải Ba Sao Mai 2011 dòng thính phòng, giải Nhì cuộc thi Thính phòng - Nhạc kịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Nữ ca sĩ đã cho ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc đáng chú ý như album “Miền xa thẳm”, album “Mùa lá đi qua”, album “Lời ru nguồn cội”, MV “Mùa đông không lạnh”, MV “Khúc ru”, MV “Khúc mùa xuân”, MV “Có Đảng sáng soi”… Nguyễn Khánh Ly bảo vệ thành công luận án tiến sĩ âm nhạc vào năm 2023. Hiện cô là giảng viên khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
https://nhandan.vn/sao-mai-khanh-ly-gian-di-ma-da-mau-sac-trong-mv-ly-post799149.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Sao Mai Khánh Ly", "nhạc sĩ Vũ Minh Vương", "MV \"Ly\"", "ngày quốc tế Phụ nữ 8/3", "ca sĩ Khánh Ly ra mắt MV mừng 8/3" ] }
Đêm nhạc cá nhân đầu tiên của Sao Mai Khánh Ly
NDO -Vào tối 21/3 tới, tại Skyline (36A Hoàng Cầu, bán đảo Hoàng Cầu, Hà Nội) sẽ diễn ra minishow “Ly” của ca sĩ Nguyễn Khánh Ly. Đây là đêm nhạc riêng đầu tiên sau 20 năm theo đuổi âm nhạc chuyên nghiệp của giải ba Sao Mai 2011 Khánh Ly, đồng thời đánh dấu quyết tâm trở lại với sân khấu biểu diễn một cách mạnh mẽ hơn của nữ ca sĩ sau một thời gian dài khá im ắng vì tập trung cho việc học.
Đêm nhạc mang tên nữ ca sĩ “Ly”, cũng là ca khúc được Vũ Minh Vương sáng tác tặng Khánh Ly và viết về chính cô. Chương trình do nhạc sĩ - Thạc sĩ Minh Thành làm Giám đốc âm nhạc, biên tập và chịu trách nhiệm về nội dung do chính Nguyễn Khánh Ly đảm nhận. Khách mời của đêm nhạc là NSND Đức Long, ca sĩ - nhạc sĩ Dương Trường Giang, ca sĩ Thu Ba.Nữ ca sĩ chia sẻ: “Minishow là lời tri ân của Ly dành cho những người Ly biết ơn. Đó là thầy cô, gia đình, những người bạn, người đồng hành và những khán giả mến mộ, những học trò của mình”.Trong đêm nhạc, Sao Mai Khánh Ly sẽ thể hiện các ca khúc trữ tình:Như đã dấu yêu(Đức Huy),Bây giờ tháng mấy(Từ Công Phụng),Họa mi hót trong mưa(Dương Thụ),Ly(Vũ Minh Vương),Đã quá xa rồi(Dương Trường Giang),Sợ yêu(Hoàng Nhã),Niệm khúc cuối(Ngô Thụy Miên). Nữ ca sĩ cũng sẽ song ca cùng với NSND Đức Long bàiMùa hè đẹp nhất(Đức Huy),Chợt nhớ(Nhật Trung); hòa giọng cùng Dương Trường Giang vớiĐã quá xa rồicủa nam nhạc sĩ.NSND Đức LongVề phía khách mời, NSND Đức Long sẽ mang đến các tình khúcTuyết rơi mùa hè(Trần Lê Quỳnh),Chợt như năm 18(Quốc Dũng),Ru khúc tình phai(Trần Thiết Hùng); ca sĩ - nhạc sĩ Dương Trường Giang hát 2 ca khúc do chính anh sáng tác:Hà Nội mùa lá bay, Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết; ca sĩ Thu Ba hátTình lỡ cách xa(nhạc Hoa),Muộn màng là từ lúc(Đức Trí).Ngoài ra, học trò của Nguyễn Khánh Ly là Vũ Quang Công (giải Nhất Tiếng hát Hà Nội 2023, giải Nhì Thính phòng toàn quốc 2023) cùng tốp ca nữ sẽ thể hiện tác phẩmTâm sự người ca sĩcủa nhạc sĩ Phú Quang.Thời gian gần đây,Khánh Lykhông xuất hiện nhiều trên các sân khấu ca nhạc, vì bận rộn cả hai vai trò đào tạo và học để lấy bằng Tiến sĩ với rất nhiều khó khăn, áp lực.Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, Nguyễn Khánh Ly tiếp tục làm nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án Tiến sĩ âm nhạc với sự hướng dẫn của NSND Trung Kiên. Nhưng việc học hành đang dở dang thì NSND Trung Kiên qua đời vào năm 2021 khiến cô thực sự bị sốc. NSND Trung Kiên không chỉ là người thầy, mà còn là chỗ dựa tinh thần cho Sao Mai Khánh Ly.Cú sốc cùng với những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, học tập đã khiến cô bị ảnh hưởng về tâm lý. Cô gần như không thể làm nghề, không thể hát hay được khi cứ phải gồng mình lên… Đến năm 2023, sau khi hoàn thành việc bảo vệ luận án Tiến sĩ, cô mới nghĩ đến chuyện trở lại sân khấu.“Âm nhạc như một liều thuốc có thể xoa dịu, chữa lành. Giờ đây, tôi mong muốn được hát, được sống đúng với tình yêu của mình dành cho âm nhạc. Với đêm nhạc, tôi quyết tâm trở lại với âm nhạc một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn nữa”, nữ ca sĩ chia sẻ.Đồng thời với đêm nhạc“Ly”, ca sĩ Nguyễn Khánh Ly cũng thực hiện album cùng tên để tặng bạn bè, người thân và khán giả dự đêm nhạc. Album được Khánh Ly kết hợp với nhạc sĩ Minh Thành và nhà thiết kế Cao Minh Tiến thực hiện rất chỉn chu từ phần âm nhạc cho đến phần hình ảnh.Sao Mai Khánh Ly sinh ra ở Nghệ An, lớn lên ở Thái Nguyên. Cô từng giành giải Nhì Tiếng hát Truyền hình Hà Nội 2006, giải Ba Tiếng hát trên sóng phát thanh - truyền hình Hải Phòng 2011, giải Nhì Tiếng hát trên sóng phát thanh - truyền hình Bắc Giang 2011, giải Ba Sao Mai toàn quốc 2011, giải Nhì cuộc thi hát Thính phòng - Nhạc kịch Thành phố 2017.
https://nhandan.vn/dem-nhac-ca-nhan-dau-tien-cua-sao-mai-khanh-ly-post800209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Sao Mai Khánh Ly", "đêm nhạc \"Ly\"", "NSND Đức Long", "nhạc sĩ Dương Trường Giang", "ca sĩ Thu Ba" ] }
Khai mạc Hội báo Xuân tỉnh Cao Bằng năm 2024
NDO -Sáng 23/2, Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng khai mạcHội báo Xuân năm 2024và Giải cờ tướng Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng lần thứ 2.
Hội báo Xuân tỉnh Cao Bằng năm nay có 8 gian, trưng bày nhiềuấn phẩm báo Xuân, chương trình phát thanh-truyền hình của các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh; cùng nhiều ấn phẩm sách, báo phục vụ bạn đọc.Tin liên quan[Ảnh] Giao ban báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chúc mừng, biểu dương thành tích, đóng góp của các cơ quan báo chí trong tuyên truyền sâu, rộng, đầy đủ, đậm nét về nỗ lực, thành tích của tỉnh Cao Bằng trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, an sinh xã hội.Thông qua các tác phẩm báo chí, các phóng viên, nhà báo đã tuyên truyền, quảng bá đậm nét về con người, quê hương non nước Cao Bằng, đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.Các đại biểu tham quan gian trưng bày ấn phẩm báo Xuân.Trong tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh, quảng bá điểm đến, cảnh đẹp non nước Cao Bằng, các cơ quan báo chí đã đồng hành, có đóng góp tích cực, quan trọng trong quảng bá cảnh đẹp, điểm đến, thu hút du khách đến với Cao Bằng.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đề nghị, thời gian tới, các cơ quan báo chí, mỗi phóng viên, nhà báo cần tiếp tục năng động, đổi mới, sáng tạo, tiếp tục là người “chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa” trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.Dịp này, Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng cũng khai mạc Giải cờ tướng (mở rộng) với 23 vận động viên là phóng viên, nhà báo, cộng tác viên tham gia tranh tài.Hội báo Xuân tỉnh Cao Bằng năm 2024 sẽ diễn ra đến hết ngày 24/2.
https://nhandan.vn/khai-mac-hoi-bao-xuan-tinh-cao-bang-nam-2024-post797238.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Cao Bằng", "Hội báo Xuân 2024", "Giải cờ tướng Hội Nhà báo", "quảng bá quê hương Cao Bằng", "con người Cao Bằng" ] }
Thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
NDO -Hướng tới kỷ niệm 70 năm NgàyGiải phóng Thủ đô(10/10/1954-10/10/2024), ngày 9/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức phát động cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, cuộc thi sáng tác tranh cổ động nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo mỹ thuật, cổ vũ và động viên các họa sĩ tích cực tham gia phong trào sáng tác tranh cổ động, nhất là các đề tài về Thủ đô.Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không theo lối mòn và giàu ý nghĩa về truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo.Cuộc thiSáng tác tranh cổ độngtuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tập trung vào nội dung tuyên truyền đậm nét về mốc son và ký ức hào hùng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, khát vọng xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại”.Bên cạnh đó, các tác phẩm tuyên truyền về sự anh dũng, hy sinh “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Hà Nội trong suốt 60 ngày đêm khói lửa; những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực như: văn hóa, kinh tế, xã hội, y tế, khoa học kỹ thuật....Cuộc thi dành cho họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên trên toàn quốc, công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Các tác phẩm dự thi có kích thước 54cmx79cm, được sáng tác trong thời gian gần đây, chưa gửi tham gia cuộc thi khác, chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào.Mỗi tác giả được gửi một hoặc nhiều tác phẩm dự thi. Thời gian tiếp nhận từ nay đến ngày 30/6/2024.Ban tổ chức sẽ trao ba giải nhất, năm giải nhì, bảy giải ba và 10 giải khuyến khích.Sau cuộc thi, Ban tổ chức sẽ chọn một số tác phẩm chất lượng để phục vụ công tác triển lãm và sử dụng cho các hoạt động tuyên truyền.
https://nhandan.vn/thi-sang-tac-tranh-co-dong-ky-niem-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-post808530.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "sáng tác tranh cổ động", "kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô", "Giải phóng Thủ đô" ] }
Giấc mơ sơn mài của CAT
NDO -Đối với CAT, tức Đào Anh Thơ, con gái của họa sĩ Đào Anh Khánh, hành trình làm những bức tranh sơn mài khổ lớn như một giấc mơ, và cũng là cách mà cô thực hiện những giấc mơ của chính mình. “Nước Mỹ ngày nay” là triển lãm giới thiệu bức tranh khổ lớn đầu tiên trong hành trình này, dự kiến sẽ ra mắt người yêu nghệ thuật vào ngày 22/5 tới.
CAT là cô con gái đặc biệt của họa sĩ Đào Anh Khánh, sau mộtcú sốcbỗng trở nên có duyên với hội họa ở năm 32 tuổi và gắn bó với hội họa theo cách rất riêng của mình. CAT vẫn nói vui rằng nhà có hai chị em, người học mỹ thuật chuyên nghiệp thì đi làm kinh doanh, còn người vốn theo nghiệp tài chính kinh tế nay lại chuyển hướng sang mỹ thuật.CAT từng có triển lãm tranh gây ngạc nhiên cho nhiều người yêu mỹ thuật khi trình làng những bức tranh sơn mài đầu tiên trong sự nghiệp, nhưng được làm hết sức công phu và thu hút, mỗi bức là một câu chuyện được cô “kể” theo một cách độc đáo.CAT và triển lãm “MetaReverse”.Đây là những bức sơn mài cô làm sau khi học sơn mài từ mẹ chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là triển lãm“MetaReverse”với chủ đề “Tái sinh” diễn ra tại Lunet Art Galerie, 63-65 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội vào cuối tháng 10/2023. Và đó mới là chặng đầu tiên “khởi động” cho một hành trình 10 năm dành cho sơn mài mà nữ họa sĩ đã hoạch định trước cho bản thân mình.“Loa của ai to hơn” (America now) là tác phẩm mà CAT mất tới gần nửa năm để thực hiện, và nếu như người xem được tận mắt nhìn thấy tác phẩm, có lẽ ai cũng nghĩ nửa năm còn là rất nhanh đối với một bức sơn mài choán hết bức tường cao gần 2 tầng nhà, được đổ nhiều lớp màu công phu và tỉ mỉ.Năng lượng trong bức tranh dường như vượt ra khỏi tấm vóc tràn ra ngoài theo những bước nhảy múa của màu sắc. Như CAT nói, cô đón nhận năng lượng từ vũ trụ và hòa nó vào trong các sáng tác của mình, để gửi đến cho người xem những năng lượng vui, tích cực.Tranh sơn mài “Loa của ai to hơn” (America now) có kích thước 3m6x4m8, nặng gần 250kg, mất gần nửa năm để thực hiện.Bức tranh, theo như CAT nói, khởi nguồn từ những ấn tượng mà cô bắt gặp từ chuyến sang Mỹ tìm kiếm cơ hội “xuất khẩu” các tác phẩm nghệ thuật của mình. Bức tranh được sáng tác ở khu dân nhập cư Bushwick ở New York, Mỹ, khi xung quanh cô là một lễ hội âm nhạc, loa đài từ 4 phía tranh nhau phát cả ngày lẫn đêm, trong khi CAT lại rất nhạy cảm với âm nhạc. “Khi đó tôi thấy mình dồn nén đến mức khi tôi vẽ trong vô thức, nước mắt cứ tự tuôn ra rơi vào trang giấy. Nhiều khi năng lượng truyền qua cơ thể quá lớn và cảm xúc quá mạnh khiến tôi bất giác không thể kìm nén cảm xúc của mình” – CAT chia sẻ.CAT và bức tranh cỡ lớn đầu tiên của mình.“Loa của ai to hơn” là tác phẩm đinh trong triển lãm lần thứ 2 của CAT, với những mạch nguồn sáng tác luôn chảy vô tận trong cô, từ những chuyến đi khắp thế giới, từ Mỹ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu… của mình. Dự kiến triển lãm sẽ mở cửa vào ngày 22/5 tới, tại Metareverse Art Gallery - D1-24 Phố Đào Hinh, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.Những lớp màu được đổ công phu.Triển lãm mang tên “America Now” (tạm dịch Nước Mỹ bây giờ) trưng bày 22 bức tranh bút bi của series “America Now” và 1 bức tranh sơn mài khổ lớn đầu tiên của series này, kích thước 3m6x4m8, nặng gần 250kg.Series “America Now” gồm 22 tác phẩm được CAT sáng tác từ tháng 5/2023, trong lần cô trở lại nước Mỹ sau 11 năm. CAT từng du học ở Mỹ gần 5 năm. Những chuyến đi khắp nơi đã truyền cho cô nguồn năng lượng khổng lồ để sáng tạo những tác phẩm mang đầy tinh thần tự do, phóng khoáng, sôi động và rực rỡ sắc màu.Sáng tác của tôi chắc chắn có ảnh hưởng của bố. Bố không góp ý, chỉ khen tác phẩm đẹp và bố tôi là fan lớn của tôi. Tôi thực sự cảm ơn bố vì ông ủng hộ tôi từ những nét vẽ đầu tiên, cho phép con gái bước một bước ngoặt lớn, cho tôi động lực. Khi có những tác phẩm hoàn chỉnh rồi, bố tôi vẫn động viên. Ngay từ đầu bố tôi luôn gọi tôi là “thiên tài hội họa”, “con gái vượt bố rồi”.CATCAT chia sẻ, giấc mơ sơn mài của cô là những tác phẩm khổ lớn như “Loa của ai to hơn”, với những ý tưởng sáng tạo từ sau những chuyến đi, đặt chân đến nhiều vùng đất trên thế giới. Những năm tháng qua là khoảng thời gian cô miệt mài dành cho sơn mài, thậm chí có lúc quên ăn, quên ngủ. Cô luôn sợ mình không thể đuổi theo kịp những ý tưởng, những nguồn năng lượng sáng tạo lúc nào cũng như tuôn trào bùng nổ trong mình.CAT chia sẻ, những tác phẩm của cô có một chút ảnh hưởng của một họa sĩ nổi tiếng trên thế giới là Jackson Pollock - người phát minh ra kiểu vẽ bằng cách ném và nhỏ trực tiếp sơn men đã pha loãng lên một tấm vải trên sàn nhà. “Tôi cũng dùng kỹ thuật đổ màu, để thể hiện sự tự do, phóng khoáng. Tranh của tôi không hẳn là trừu tượng. Trừu tượng là vô hình, vô bóng, vô nét, nhưng tranh tôi vẽ có câu chuyện, có nét, có hình. Series số 1 có truyện, có thơ, có nhạc. Series tranh mới của tôi thuộc dòng tranh ý niệm, trừu tượng vì không thể cắt nghĩa nhưng cũng không nằm trong bất kỳ trường phái nào đã được định nghĩa” – CAT chia sẻ.Hầu hết thời gian của CAT là dành cho vẽ.“Loa của ai to hơn” là tác phẩm đầu tiên, khởi đầu cho giấc mơ sơn mài của CAT với 66 bức tranh khổ lớn, kéo dài trong 10 năm. “Tôi từng nhắc tới điều này trước đây nhưng đến bây giờ mới là hiện hữu. Chưa phải là tất cả, nó là hiện hữu một phần nào đấy, đó là tác phẩm đầu tiên. Tôi đang dần dần biến giấc mơ thành hiện thực” – CAT nói.
https://nhandan.vn/giac-mo-son-mai-cua-cat-post808719.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Đào Anh Thơ", "họa sĩ CAT", "con gái họa sĩ Đào Anh Khánh", "Metareverse Art", "triển lãm “Nước Mỹ ngày nay”" ] }
Nhiều nét mới ở Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc
NDO -Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạcnăm 2024 diễn ra từ từ ngày 23/2-3/3 (tức từ ngày 14 đến 23 tháng Giêng). Ngoài các nghi lễ và các trò chơi dân gian truyền thống, Lễ hội năm nay được tổ chức quy mô lớn và nhiều hoạt động hội hấp dẫn.
Nổi bật là trong Lễ khai hội (ngày 25/2) sẽ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn làbảo vật quốc gia.Lễ tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả được tổ chức lớn hơn mọi năm do là năm chẵn.Tin liên quanCáo yết khai hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp BạcTuần Văn hóa, ẩm thực, du lịch và xúc tiến thương mại sẽ được tổ chức quy mô với nhiều gian hàng, nhiều chủng loại sản phẩm cùng các hoạt động phong phú, hấp dẫn.Phần thi giã bánh giầy tại Lễ hội.Đặc biệt, gắn với lễ hội năm nay, lần đầu tiên tỉnh tổ chức Giải việt dã “Hành trình kết nối di sản văn hóa" có quy mô lớn nhất, cự ly dài nhất tổ chức tạiHải Dương… Qua đó tăng cường quảng bá các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương cùng với tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.Khu vực cổng chùa Côn Sơn trước ngày khai hội.Hoạt cảnh chèo “Linh khí Côn Sơn” dài 30 phút tại Lễ khai hội có sự tham gia của hơn 70 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công trong đó có nhiều gương mặt xuất sắc. Hoạt cảnh mang tính nghệ thuật cao sẽ tái hiện những giá trị lịch sử chùa Hun tức “Thiên Tư Phúc” tại Côn Sơn, nơi Đệ Nhất tổ Trần Nhân Tông chọn làm nơi giảng kinh, thuyết pháp. Chùa Hun cũng là nơi kết nối chùa Hoa Yên-Yên Tử với chùa Vĩnh Nghiêm. Nơi đây, Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông từng ở trước khi lên Yên Tử. Sau đó, Huyền Quang tôn giả đã trụ trì ở Thiên Tư Phúc nhiều năm. Côn Sơn cũng là nơi ở của Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ngày 15/2/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã về thăm chùa Côn Sơn.Trong 2 ngày 23 và 24/2, trước khi khai hội, Ban tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc tổ chức Hội thi bánh chưng, bánh giầy thu hút hơn 100 nghệ nhân dân gian ở 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Hải Dương tham gia.
https://nhandan.vn/nhieu-net-moi-o-le-hoi-mua-xuan-con-son-kiep-bac-post797374.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Hải Dương", "Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc", "Hội thi bánh chưng bánh giầy", "Bộ tượng Tam Thế Phật", "Bảo vật quốc gia" ] }
Sự trở lại mạnh mẽ của chương trình truyền hình thực tế
NDO -Chiếm khung giờ “vàng” trên các kênh sóng của nhiều nhà đài, chương trình truyền hình thực tế gây ấn tượng với công chúng bởi diễn biến thật, con người thật và cảm xúc thật. Khác với cách làm truyền hình truyền thống, thể loại này ít phụ thuộc vào kịch bản sẵn có, yếu tố diễn xuất được hạn chế tối đa.
Sau khoảng thời gian bão hòa, gần đây, xu hướng sản xuất các chương trìnhtruyền hình thực tếmua bản quyền từ nước ngoài dần quay trở lại trên thị trường giải trí. Tận dụng phạm vi tiếp cận rộng rãi của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều sản phẩm thu về hàng triệu lượt theo dõi và tương tác từ khán giả.Cuộc cạnh tranh gắt gao trong nền công nghiệp giải tríỞ Việt Nam, truyền hình thực tế là thể loại được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng trong hoạt động khai thác các sản phẩm văn hóa quốc tế. Để bắt kịp những xu hướng giải trí trên thế giới, không ít lần các công ty truyền thông chạy đua sản xuất cùng một định dạng chương trình. Họ chi khoản đầu tư “khủng”, hướng đến chung một nhóm đối tượng người xem và phát sóng trên cùng một khung giờ.Cuộc cạnh tranh này đã thúc đẩy sức sáng tạo của những người làm nội dung số. Nhiều sản phẩm tạo được tiếng vang lớn trên thị trường nhờ sự hấp dẫn và công phu trong cả nội dung lẫn hình thức. Thế nhưng, cũng có những cái tên phải dừng sản xuất vì chưa nhận được sự hưởng ứng của khán giả chỉ sau một mùa phát sóng.Thạc sĩ Phan Văn Tú, Trưởng Bộ môn Báo chí, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: “Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong cuộc chơi sáng tạo ở nền công nghiệp giải trí. Để tạo ra sức nóng cho chương trình, đội ngũ sản xuất cần có những kịch bản thú vị và đánh trúng vào tâm lý của số đông khán giả. Sản phẩm không đạt hiệu quả sẽ lập tức bị đào thải”.Thông thường, format (định dạng) chương trình truyền hình thực tế luôn được xây dựng theo hướng mở. Với những chương trình mua bản quyền từ các quốc gia khác, đội ngũ sản xuất thường có 2 lựa chọn: mua toàn bộ nội dung đã được hoàn thiện hoặc chỉ mua lõi format. Tùy vào mục đích khai thác, bên mua có quyền thay đổi bản gốc trong chừng mực nhất định để phù hợp với định hướng nội dung.Từ cấu trúc gốc, ekip sản xuất thường thêm thắt những yếu tố liên quan đến con người, văn hóa, lịch sử và địa lý đặc trưng của đất nước để bản địa hóa sản phẩm. Các nội dung này làm nên nét bản sắc riêng của mỗi quốc gia khi cùng phát sóng một định dạng chương trình.Tuy nhiên, sản xuất chương trình truyền hình thực tế không chỉ là câu chuyện về sáng tạo nội dung, mà còn liên quan đến thị trường nội địa và nhu cầu khán giả. Bản chất của hoạt động này giống như việc bán các sản phẩm tinh thần đến với công chúng. Vì thế, bất kể là chương trình thuần Việt hay ngoại nhập, nếu chúng có format tương đồng, hoặc làm cùng lĩnh vực và chủ đề thì khó tránh khỏi sự so sánh khi lên sóng.Theo biên tập viên Phạm Thị Phương Nhi, người phụ trách nội dung gameshow “Siêu tài năng nhí” (phát sóng trên kênh HTV7), với những chương trình công chiếu nhiều mùa, ekip sản xuất vừa phải cạnh tranh với các đối thủ, vừa phải đối mặt trước trở ngại do chính họ tạo ra.“Sự thành công của mùa trước sẽ tạo áp lực rất lớn cho nhà sản xuất và biên tập ở mùa sau. Muốn duy trì sức hút, chúng tôi buộc phải xem xét, thay đổi format để nâng cấp chất lượng và làm mới chương trình”, biên tập viên Phương Nhi chia sẻ thêm.Trải qua 3 mùa lên sóng, nhóm sản xuất của “Siêu tài năng nhí” mùa 4 đã thêm các thử thách mới và tăng độ khó cho những nhiệm vụ cũ để không làm khán giả nhàm chán. Công tác dàn dựng sân khấu cũng được đề cao nhằm tạo nên diện mạo hấp dẫn và tăng sự kịch tính cho chương trình.Cần khắc phục nhiều hạn chếThực chất, xu hướng remake (làm lại) các chương trình thực tế mua bản quyền từ nước ngoài vốn không phải là hướng đi mới mẻ. Cách làm này đã được nhiều đài truyền hình và nhà đầu tư trong nước thực hiện ở thập kỷ trước.Không ít gameshow nổi tiếng có bản quyền từ các nước phương Tây đã ra đời như: “Giọng hát Việt”, “Cuộc đua kỳ thú”, “Bước nhảy hoàn vũ”,… Song vài năm trở lại đây, các nhà sản xuất Việt lại chuộng sử dụng những sản phẩm mua lại từ các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan và đặc biệt là Hàn Quốc.Bắt đầu với “Running man”, chương trình đánh dấu làn sóng du nhập các gameshow thực tế nổi danh khắp châu Á về Việt Nam. Liên tiếp sau đó, có thể kể đến các sản phẩm như “Rap Việt”, “2 ngày 1 đêm”, “Mẹ vắng nhà, ba là siêu nhân” nhận được sự quan tâm từ đông đảo khán giả. Những chương trình này đã thành công ở nhiều quốc gia, bao gồm cả phiên bản được nhượng quyền.Không khó để nhận ra, lợi thế của việc sản xuất lại những chương trình này là đã có sẵn một lượng khán giả theo dõi nhất định. Tiếng vang của bản gốc sẽ mang lại hiệu quả về mặt truyền thông, khiến khán giả tò mò và đón đợi ngay khi ra mắt. Các vấn đề về nội dung như bố cục kịch bản, kết cấu trò chơi, vai trò khách mời; cùng những yếu tố thuộc hình thức như phông chữ phụ đề, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh thường được cung cấp theo bản quyền. Nhờ đó, hoạt động sản xuất trở nên dễ dàng hơn.Việc duy trì phát sóng của thể loại truyền hình thực tế cũng gặp không ít khó khăn. Một số sản phẩm khi du nhập vào Việt Nam gặp nhiều rào cản do những khác biệt trong văn hóa và nhu cầu tiếp nhận của công chúng. Công tác kiểm duyệt trước khi lên sóng chưa thực sự chặt chẽ, gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị thẩm mỹ của chương trình.“Việc kiểm soát phát ngôn trong những chương trình truyền hình thực tế của các nhà đài còn hạn chế. Để lôi kéo sự chú ý, đôi lúc, các khách mời đã phát ngôn quá đà. Đồng thời, một số chi tiết ứng xử bị biên tập viên xào nấu không được “sạch sẽ”, gây bức bối cho người xem”, Thạc sĩ Phan Văn Tú cho biết.Với đặc trưng không có kịch bản chi tiết, sự tương tác giữa các khách mời là nhân tố quan trọng trong việc mang lại sức sống cho truyền hình thực tế. Thế nên, những lúc thiếu chất liệu hấp dẫn, một số nhà sản xuất còn sử dụng cả chiêu trò để gây sự chú ý với người xem. Câu chuyện về đời tư, màn tranh cãi nảy lửa, những phát ngôn gây sốc của người chơi được tận dụng triệt để. Những chiêu trò này dần khiến khán giả ngán ngẩm và mất niềm tin vào yếu tố “thực” của thể loại này.Ở thời điểm thị trường ghi nhận sự trở lại mạnh mẽ của nhiều chương trình thực tế, các nhà sản xuất cần phán đoán chính xác nhu cầu của người xem. Bên cạnh đó, vấn đề Việt hóa cũng nên được chú trọng. Trong quá trình chuyển giao, các chương trình, trò chơi truyền hình nên biến tấu theo thị hiếu của người Việt để phù hợp với thuần phong mỹ tục và tâm lý tiếp nhận của công chúng.
https://nhandan.vn/su-tro-lai-manh-me-cua-chuong-trinh-truyen-hinh-thuc-te-post772397.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "gameshow", "Gameshow truyền hình", "2 ngày 1 đêm", "rap việt", "remake", "format truyền hình", "truyền hình thực tế" ] }
Khai mạc Triển lãm Hải Phòng-Pháp Heritage tại Hà Nội
NDO -Ngày 26/4, tại Hà Nội đã khai mạc Triển lãmHải Phòng-Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúchôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”.
Đây sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhân dịp hai nước Việt Nam-Pháp tổ chức kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 11 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.Tại triển lãm đã trưng bày 65 bộ ảnh với 570 bức ảnh về di sản, kiến trúc tại Hải Phòng cùng một số bản đồ quy hoạch thành phố Hải Phòng qua thời kỳ các năm 1874, 1885, 1926…; sự mở rộng, phát triển của thành phố và quy hoạch thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; không gian công cộng (đường phố chính, quảng trường…); Trung tâm Chính trị-Hành chính mới của thành phố.Nhà hát thành phố Hải Phòng - công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu tại trung tâm thành phố.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam, được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng phát triển trở thành thành phố Cảng có lịch sử lâu đời và hội tụ nhiều công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Các công trình kiến trúc tiêu biểu này đã trở thành di sản có giá trị về văn hóa, nghệ thuật và tính đặc trưng của đô thị Hải Phòng, thể hiện sự hòa trộn của các nền văn hóa đa dạng, phong phú.Trước tác động của thời gian, thành phố Hải Phòng cũng chú trọng thực hiện các giải pháp bảo tồn, lưu giữ những công trình kiến trúc này nhằm tạo điểm nhấn cho kiến trúc đô thị Hải Phòng.Các đại biểu xem trưng bày tại triển lãm.Triển lãm “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai” cũng nhằm góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, giá trị của các công trình kiến trúc Pháp và tầm quan trọng trong việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp ở khu vực đô thị lõi trung tâm thành phố Hải Phòng.Tại triển lãm cũng trưng bày ảnh các công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu tại thành phố được xếp theo nhóm công trình gồm: văn hóa, trụ sở, hạ tầng kỹ thuật; giáo dục; tôn giáo; biệt thự...Cùng với đó, triển lãm còn trưng bày một số hình ảnh minh họa về công tác bảo tồn tại một số thành phố ở Pháp và Hà Nội, hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới quần đảo Cát Bà…Bưu điện thành phố Hải Phòng công trình kiến trúc Pháp mới được tu bổ.Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam cho hay, triển lãm vừa đề cao giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử của đô thị Hải Phòng, vừa đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Hải Phòng, trong đó có quần đảo Cát Bà-Vịnh Hạ Long vừa được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.Qua triển lãm, thành phố Hải Phòng cũng mong tìm được giải pháp hiệu quả, lâu dài, bền vững nhằm kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, cũng như sự trân trọng của thế hệ sau với các giá trị của lịch sử.Triển lãm mở cửa đến hết ngày 30/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội).
https://nhandan.vn/khai-mac-trien-lam-hai-phong-phap-heritage-tai-ha-noi-post806734.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Hải Phòng", "Kiến trúc Pháp", "triển lãm", "Quần đảo Cát Bà", "Di sản" ] }
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
NDO -Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoạiđược tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.
Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.Năm 2024 đánh dấu 10 năm Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại ra đời, cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được thực hiện sau khi Kết luận số 57-KL/TW, ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới được ban hành. Giải thưởng ngày càng được mở rộng, đổi mới, phù hợp với sự phát triển của các loại hình tác phẩm, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.Giải thưởng mở ra cơ hội hiểu biết sâu hơn về thế giới chung quanh và gắn kết tầm nhìn của cộng đồng làm công tác thông tin đối ngoại Việt Nam, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các tổ chức, cá nhân, thúc đẩy sự phát triển chung, đóng góp vào mục tiêu quốc gia về thông tin đối ngoại.Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ươngPhát biểu ý kiến tại buổi họp báo, đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, Giải thưởng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoại, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.Khẳng định mục đích khơi dậy phong trào sáng tác, tuyên truyền về thông tin đối ngoại trong các cơ quan báo chí, thông tấn, các đơn vị, tổ chức, cũng như các cá nhân trong và ngoài nước, đồng chí Vũ Thanh Mai nhấn mạnh, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại khuyến khích sáng tạo, đổi mới trong công tác thông tin đối ngoại, góp phần xây dựng, phát triển hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Giải thưởng mở ra cơ hội hiểu biết sâu hơn về thế giới chung quanh và gắn kết tầm nhìn của cộng đồng làm công tác thông tin đối ngoại Việt Nam, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các tổ chức, cá nhân, thúc đẩy sự phát triển chung, đóng góp vào mục tiêu quốc gia về thông tin đối ngoại.Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai đánh giá cao chặng đường Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại trải qua chín mùa giải, khẳng định thương hiệu của một giải thưởng quốc gia, uy tín với nhiều nét độc đáo, ưu việt, sự riêng biệt, thể hiện trong tính đa dạng, phong phú của các tác phẩm tham dự từ trong và ngoài nước, từ các tác giả chuyên nghiệp, bán chuyên đến không chuyên.Đồng chí Vũ Thanh Mai bày tỏ tin tưởng, những thành tựu phát triển của đất nước là nguồn cảm hứng, là chất liệu để có nhiều tác phẩm xuất sắc cho Giải thưởng năm nay. Đồng thời, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại sẽ góp phần triển khai hiệu quả Kết luận 57 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới vào thực tiễn, góp phần truyền tải, thu hút sự quan tâm của công chúng, lan tỏa rộng rãi tới cộng đồng trong và ngoài nước.Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai phát biểu.Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Đỗ Đức Hoàng khẳng định, các nền tảng thông tin của Đài Truyền hình Việt Nam, cùng với hệ thống bản tin bằng nhiều ngôn ngữ sẽ góp phần truyền tải sâu rộng thông tin về Giải thưởng, thu hút bạn bè quốc tế. Đặc biệt, kênh truyền hình đối ngoại (VTV4), với số lượng cộng tác viên đông đảo đang sinh sống tại các quốc gia trên thế giới sẽ là cầu nối hữu hiệu kết nối các tác giả trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cũng như các tác giả là người nước ngoài tham dự giải thưởng.Giải Thông tin đối ngoại lần thứ X xét tặng các tác phẩm, sản phẩm thông tin đối ngoại trong các hạng mục: video clip; các sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại; ảnh; truyền hình; phát thanh; sách; báo in tiếng Việt; báo điện tử, trang thông tin điện tử tiếng Việt; báo in tiếng nước ngoài; báo điện tử, trang thông tin điện tử tiếng nước ngoài.Các tác phẩm, sản phẩm được xét tặng Giải thưởng trong năm là các tác phẩm/sản phẩm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; xuất bản, phát hành, công bố, sáng tạo, áp dụng ở trong và ngoài nước, trong thời gian từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 30/6/2024 . Đối với những tác phẩm/sản phẩm phát hành trước hoặc sau thời điểm nêu trên, phải có 2/3 thời lượng, số lượng tác phẩm/sản phẩm được công bố trong thời gian quy định.Năm nay, Ban Tổ chức khuyến khích các tác giả/ nhóm tác giả gửi tác phẩm/ sản phẩm tham gia Giải thưởng bằng file điện tử, gửi về địa chỉ email: giaithongtindoingoai10@gmail.comĐối với các hạng mục sách, báo in tiếng Việt và tiếng nước ngoài gửi về địa chỉ: Văn phòng Đài Truyền hình Việt Nam, số 43 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 02437714353Thời hạn cuối cùng nhận tác phẩm là ngày 31/7/2024.Theo Ban Tổ chức, năm 2023, Ban Tổ chức Giải thưởng lần thứ IX đã nhận được 1.456 tác phẩm, sản phẩm dự thi. Lễ trao giải được tổ chức vào tối 12/10/2023 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Hội đồng Giải thưởng chọn ra 110 tác phẩm/sản phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó, có 8 giải Nhất, 22 giải Nhì, 30 giải Ba, 50 giải Khuyến khích.
https://nhandan.vn/phat-dong-giai-thuong-toan-quoc-ve-thong-tin-doi-ngoai-lan-thu-x-post801998.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Giải thưởng toàn quốc", "thông tin đối ngoại", "lần thứ X" ] }
Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ"
NDO -Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.
Báo Nhân Dân sẽ ưu tiên tặng phụ san cho độc giả đã đăng ký/đăng nhập trên Báo Nhân Dân điện tử tại địa chỉhttps://nhandan.vn/và đọc ít nhất 3 tin, bài.Bạn đọc có thể đến trụ sở Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân tại các tỉnh, thành phố đang sinh sống và cung cấp lịch sử website đã đọc nội dung trên Báo Nhân Dân để nhận phụ san.Video hướng dẫn độc giả nhận phụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ.“Cơn sốt” ấn phẩm báo in đặc biệtNhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024),Báo Nhân Dânđã phát hành số báo đặc biệt ngày 7/5/2024 với 8 trang thông tin tăng thêm, gồm 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”, 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Bạn đọc có thể cắt, ghép thành bức tranh panorama dài tới 3,21m (kỷ lục đối với báo in) và tương tác với tranh thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc quét mã QR để đọc thông tin mở rộng. Công nghệ AR cho phép người dùng xem một bức tranh panorama động trong chiều không gian vật lý.Ngay sau khi phát hành, số báo Nhân Dân ngày 7/5/2024 đã tạo “cơn sốt”, các sạp báo in đã “cháy hàng” từ sáng, hàng nghìn bạn trẻ gen Z tìm mọi cách để “săn lùng” tờ báo đặc biệt trong nhiều ngày.Tài khoản Panony chia sẻ:“Em xin chỗ bán ở Quảng Ninh ạ. Đội nắng đi tìm chỗ bán từ qua tới giờ không thấy. Đợt này mà không mua được em tiếc”.Khi tài khoản Nhà của Lá khoe tìm được 3-4 số báo trên mạng xã hội, rất nhiều bạn trẻ đã năn nỉ xin mua lại:“Bạn ơi, bạn có thể chia ngọt sẻ bùi lại không?”.Tin liên quanGen Z "săn lùng" mua báo Nhân Dân số đặc biệt kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên PhủTrước nhu cầu tăng cao của bạn đọc, ngày 10/5, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 5.000 bản phụ san tranh để tặng độc giả. Trong đó, 1.000 bản được gửi tới cư dân, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa. Tòa soạn dành tặng 4.000 bản còn lại cho độc giả tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và độc giả liên lạc qua kênh fanpage Báo Nhân Dân. Tuy nhiên, số lượng phụ san tăng thêm vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của độc giả.Bạn đọc xếp hàng từ sớm để nhận phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân vào ngày 11 - 12/5 tại 71 Hàng Trống. (Ảnh: THẾ ĐẠI)Mong mỏi từ bạn đọc trên cả nước“5.000 bản thật sự quá ít, 50.000 bản còn hết”; “Mình tăng lên 1 triệu bản đi ạ, cho cháu mua tặng học sinh với Báo Nhân Dân ơi”; “Báo Nhân Dân cho bán online đi ạ! Người dân chúng tôi muốn mua về tặng các bác cựu chiến binh ở địa phương”,… Đây là vài trong số hàng nghìn bình luận của bạn đọc trên TikTok bày tỏ muốn có tờ Báo Nhân Dân đặc biệt ngày 7/5/2024.“Mong báo sẽ được bán tại tất cả các bưu điện trên toàn nước. Mình thực sự muốn mua và trân trọng ý tưởng của Báo Nhân Dân”.Một độc giả trẻ đã may mắn sở hữu phụ san panorama. (Ảnh: THẾ ĐẠI)Cũng niềm mong mỏi có được ấn phẩm Nhân Dân số đặc biệt, chị Nguyễn Huyền (người dân thành phố Điện Biên Phủ) có hai con trai đang học tiểu học, mầm non trên địa bàn thành phố đã đi tìm khắp các hiệu sách tìm mua, nhưng không có. Chị Nguyễn Huyền nhắn tin cho phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tỉnh Điện Biên, đề nghị mua giúp chị một tờ Báo Nhân Dân có in bức tranh panorama về Chiến dịch Điện Biên Phủ.Sau khi ra mắt 10 ngày, vẫn có hàng nghìn bạn đọc gửi thư về tòa soạn, qua fanpage mong muốn có phụ san đặc biệt ngày 7/5. Từ nguồn xã hội hóa, Báo Nhân Dân quyết định phát hành thêm 100.000 bản phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ để tặng độc giả trên cả nước. Từ ngày 20/5/2024, Báo Nhân Dân sẽ ưu tiên tặng bạn đọc đã có tài khoản và đọc tin bài trên tranghttps://nhandan.vn/. Bạn đọc có thể đến trụ sở Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân gần nhất để nhận phụ san.Danh sách địa chỉ nhận phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân tại 63 tỉnh/thành phố:LinkChủ đề: Triển lãm tương tác tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên PhủHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiHuy động gần 7 tỷ đồng thực hiện các công trình, phần việc trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè ở Sơn LaNhiều giáo viên, học sinh ở Bạc Liêu phấn khởi được tặng tranh "Chiến thắng Điện Biên Phủ"
https://nhandan.vn/bao-nhan-dan-tang-ban-doc-100000-ban-phu-san-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-post809845.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:38", "tags": [ "Phụ san", "Bản phụ", "Panorama", "Báo Nhân Dân", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng”: Hào hùng và lắng đọng
NDO -Kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối 5/5, Chương trình cầu truyền hình trực tiếp“Dưới lá cờ quyết thắng”do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đã diễn ra tại 5 điểm cầu: Hà Nội, Điện Biên, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Kon Tum.
Tham dự chương trình, tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự chương trình từ điểm cầu TP Hồ Chí Minh.Tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025; Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; đồng chí Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự chương trình từ điểm cầu Hà Nội.Tại điểm cầu Điện Biên có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn; các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự chương trình tại điểm cầu Điện Biên.Tại điểm cầu Kon Tum có các đồng chí: Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.Tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.Những cảm xúc lắng đọng từ 5 đầu cầu của Tổ quốcCầu truyền hình“Dưới lá cờ quyết thắng”là chương trình quy mô lớn, có sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên trực tiếp tham gia biểu diễn ở 5 điểm cầu.Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn, Phạm Thu Hà, Đào Tố Loan, Võ Hạ Trâm, Đức Tuấn, Y Garia, Rơ Chăm Peng, nhóm Oplus, Anh Bằng, Bencanto…Với thời lượng hơn 110 phút, chương trình đã đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn. Những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.Mở đầu chương trình, nhạc phẩm bất hủBác vẫn cùng chúng cháu hành quânđồng loạt được vang lên ở cả 5 điểm cầu, đem lại cho khán giả cảm xúc tự hào. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cha già dân tộc như hiện hữu chung quanh.Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật tại chương trình cầu truyền hình trực tiếp.Điểm cầu Điện BiênNhững vần thơ hào hùng trong thi phẩmHoan hô chiến sĩ Điện Biêncủa nhà thơ Tố Hữu do ca sĩ Phúc Tiệp và tốp nam trình bày đã đưa khán giả sống lại không khí hào hùng của 56 ngày đêm không thể quên củaChiến dịch Điện Biên Phủlịch sử.Điểm cầu TP Hồ Chí MinhTại chân Cột cờ Thủ Ngữ, TP Hồ Chí Minh vào ngày 23/9/1945, khi đại đội quân Anh đến để hạ lá cờ đỏ sao vàng xuống, một tiểu đội tự vệ của ta đã anh dũng chiến đấu, chống trả quyết liệt tới người cuối cùng. Tinh thần quyết tử của các anh đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của quân và dân Nam Bộ trong những ngày kháng chiến.Màn trình diễn diễn nghệ thuật Nam Bộ kháng chiến.Màn trình diễn diễn nghệ thuậtNam Bộ kháng chiếnđã phần nào tái hiện không khí đấu tranh mạnh mẽ của người dân Nam Bộ thời điểm ấy. Tiết mục do nghệ sĩ Đức Tuấn và tốp ca nam nữ thể hiện.Điểm cầu Hà NộiNghệ sĩ Lan Anh, nhóm Belcanto và hàng chục nghệ sĩ từ hai điểm cầu Hà Nội, Điện Biên đã đưa không khí của Hà Nội những ngày tháng năm 1946 đến với hiện tại thông qua ca khúcNgười Hà Nội.Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Nội.Điểm cầu Thanh HóaĐiểm cầu Thanh Hóa tiếp nối với màn trình diễnBình Trị Thiên khói lửa, do nghệ sĩ Đào Tố Loan và tốp nam nữ 30 người thể hiện. Sau thất bại Thu Đông 1947, quân Pháp tập trung lực lượng càn quét dữ dội ở Bình Trị Thiên. Đầu năm 1948, chúng liên tục mở các trận càn ở Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, gây ra những vụ thảm sát. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương khi ấy đang công tác tại Nghệ An, đã viết ca khúc này.Song song với điểm cầu Thanh Hóa, tiết mục còn có sự tham gia của các nghệ sĩ múa ở điểm cầu Kon Tum.Điểm cầu Kon TumTiết mụcTây Nguyên bất khuất(nhạc sĩ Văn Ký) do hai nghệ sĩ Rơ Chăm Phiang và Y Garia biểu diễn đã miêu tả một Tây Nguyên hiện lên với những con người hào hùng, bất khuất, hiên ngang đạp đổ xiềng xích đứng lên giải phóng.Tại chương trình, cùng với việc thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật với những bài ca đi cùng năm tháng, khán giả còn được xem các phóng sự cùng những đoạn phim tư liệu về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” diễn ra cách đây vừa tròn 70 năm.Những phong trào đấu tranh đòi hoà bình, chống bắt lính; các trận phục kích tập kích, phá hoại các sân bay, kho xăng, đồn bốt, tàu bè giặc của đồng bào Nam Bộ đã được tái hiện sinh động.Câu chuyện của những dân công hỏa tuyến và thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng được kể lại trong chương trình cầu truyền hình. Gian khổ, vất vả nhưng những thanh niên thời ấy vẫn không ngừng nghỉ vận chuyển lương thực tới chiến trường.Câu chuyện về hệ thống giao thông hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã được tái hiện trong phóng sự "Siết chặt vòng vây lửa". Những câu hỏi như Pháp củng cố lực lượng như thế nào? Với lớp phòng ngự kiên cố và thiện chiến như vậy, chúng ta đã làm gì?... cũng được trả lời.Bên cạnh đó, khán giả được gặp gỡ và giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, trong đó có cựu chiến binh Trần Khôi - nguyên Chính trị viên, Bí thư chi bộ Đại đội xe thồ 101.Cựu chiến binh Trần Khôi là nguyên Chính trị viên, Bí thư chi bộ Đại đội xe thồ 101. Ông và các đồng đội đã xuất phát từ Thanh Hóa vận chuyển lương thực tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Sau 70 năm, ký ức về chiến trường năm xưa vẫn được ông lưu giữ vẹn nguyên trong tâm trí. Ông còn lưu lại những kỷ vật chiến trường năm xưa của mình trong nhà như bảo vật quý giá.Nếu so với cầu Thanh Hóa có các dân công hỏa tuyến, Kon Tum là lực lượng chia lửa với Điện Biên thì câu chuyện hậu cần mặt quân y của cầu Hà Nội sẽ được khai thác sâu hơn. Những câu hỏi như Năm ấy các sinh viên y khoa của Hà Nội đã rời lên chiến trường như thế nào? Những sáng kiến có một không hai của các bác sĩ tuyến đầu xuất phát từ Hà Nội cống hiến cho chiến trường Điện Biên là gì?... đã được trả lời trong chương trình, thông qua cuộc trò chuyện với Thiếu tướng Nguyễn Tụ - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y và ông Lê Văn Sầm - Chiến sĩ liên lạc của GS Tôn Thất Tùng tại mặt trận Điện Biên Phủ.Thiếu tướng Nguyễn Tụ - nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y chia sẻ tại chương trình. (Ảnh chụp màn hình)Trong lúc chiến dịch leo thang, thương bệnh binh gặp phải các chấn thương nặng, đặc biệt về sọ não, vượt ngoài phạm vi xử lý của quân y nên lực lượng có đánh điện xin sự trợ giúp của các giáo sư tiến sĩ hàng đầu. GS Tôn Thất Tùng đã lên thăm và quyết định ở lại, vừa tự mình chữa trị cho các chiến sĩ vừa hướng dẫn các đồng nghiệp của mình thực hiện.Cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa hai thế hệChương trình cầu truyền hình tiếp nối với sự trở lại điểm cầu Điện Biên, tại Di tích cứ điểm D1 (Dominique 2), là cứ điểm ở vị trí cao nhất của dãy đồi phía đông thuộc Phân khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây cũng là nơi chiến đấu của Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312.Một điều đặc biệt là hai con gái của liệt sĩ Nguyễn Thiện Thuật, một trong những chiến sĩ từng chiến đấu tại cứ điểm D1 (Dominique 2), cũng có mặt trong chương trình. Hai chị em Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Thị Kim đã có cơ hội gặp gỡ những cựu chiến binh cùng Đại đoàn 312 với cha mình là ông Nguyễn Hữu Chấp, ông Vũ Đình Ới, ông Bùi Kim Điều.Cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa hai thế hệ.Không chỉ vậy, một món quà đặc biệt khác cũng được ê-kíp chuẩn bị để gửi tặng tới hai con gái của liệt sĩ Nguyễn Thiện Thuật. Đó là bức chân dung liệt sĩ được tạo bởi phương pháp tổng hợp hình ảnh của ông bà và các con. Chương trình mong muốn một phần nào đó thực hiện giấc mơ gặp lại cha của con gái, bởi bao năm qua, gia đình vẫn luôn nỗ lực tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Thiện Thuật nhưng vẫn không có kết quả.Cầu truyền hình“Dưới lá cờ quyết thắng”khép lại với những hình ảnh trao kỷ niệm chương cho các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến ở 5 điểm cầu. Suốt 70 năm qua, lá cờ mang khát vọng chiến thắng đã dẫn dắt quân và dân ta vượt qua các cuộc kháng chiến giành độc lập tự do, tập hợp sức mạnh ý chí để đổi mới dựng xây đất nước. Và lá cờ quyết chiến quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường.Cầu truyền hình“Dưới lá cờ quyết thắng”mong muốn truyền tải thông điệp Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến công chung của cả dân tộc, được hun đúc bởi khát khao giành độc lập tự do của một dân tộc.Gần 9 năm, chúng ta đã dồn sức để có được Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng đó không phải là chiến thắng tại riêng Điện Biên Phủ mà khắp cả nước đều có những chiến công để đóng góp chung.
https://nhandan.vn/cau-truyen-hinh-truc-tiep-duoi-la-co-quyet-thang-hao-hung-va-lang-dong-post807969.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "cầu truyền hình trực tiếp", "dưới lá cờ quyết thắng", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Điện Biên Phủ", "Điện Biên" ] }
Nhiều nét mới tại Hội Sách thiếu nhi TP Hồ Chí Minh năm 2024
NDO -Chiều 27/5, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về sự kiệnHội Sách thiếu nhiThành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2024 sẽ được diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 9/6, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm nay, Hội sách có chủ đề “Vui hè cùng sách hay” thu hút sự tham gia của 24 đơn vị là các nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách trên địa bàn thành phố. Tại ngày hội, Ban tổ chức sẽ trưng bày, triển lãm những quyển sách hay dành cho thiếu nhi phát hành trong dịp hè 2024, trưng bày, giới thiệu bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh (tiếng Việt và tiếng Anh) nhân kỷ niệm 30 năm bộ sách được xuất bản, phát hành.Cùng với đó, hơn 20.000 tựa sách đa dạng thể loại, phong phú về nội dung dành cho thiếu nhi (bao gồm sách giấy, sách điện tử, sách nói) cũng được mang đến các gian hàng phục vụ nhu cầu của bạn đọc và phụ huynh.Tin liên quanKhai mạc hội sách thiếu nhi đầu tiên tại TP Hồ Chí MinhĐiểm nhấn của Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh năm nay chính là thành phố sẽ công bố Hội đồng chuyên môn và Quy chế Giải thưởng Sách thiếu nhiThành phố Hồ Chí Minh.Phối cảnh không gian Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2024.Tại Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần IV năm 2023, lần đầu tiên thành phố công bố một giải thưởng sách dành riêng cho thiếu nhi. Năm nay, để bảo đảm tiến độ xét và trao tặng giải thưởng, Hội đồng chuyên môn và Quy chế Giải thưởng Sách Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được công bố trong chương trình khai mạc Hội sách thiếu nhi.Theo Ban tổ chức, Hội Sách thiếu nhi hè năm nay tiếp tục được đầu tư tổ chức với nhiều nét mới, hoạt động sôi nổi để phục vụ cho các em thiếu nhi bên cạnh các hoạt động chăm lo trẻ em của thành phố trong chuỗi các hoạt động hè năm 2024.Trong 10 ngày diễn ra, tại sân khấu chính, Hội Sách thiếu nhi có gần 60 chương trình hoạt động (tăng 50% so với Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần IV) gồm: giao lưu, ra mắt sách, các hoạt động tương tác, trải nghiệm, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cho thanh thiếu nhi, chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật, giao lưu âm nhạc dân tộc, trình diễn võ thuật, chiếu phim tiếng Anh chuyển thể từ các tác phẩm văn học, văn hóa, lịch sử…Nhiều chương trình ưu đãi, giới thiệu sách mới tại Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2024.Hội sách còn có hoạt động trải nghiệm “Chuyến xe công nghệ” khám phá hệ thống thiết bị kính thực tế ảo với các nội dung kiến thức về khoa học,thư viện sách, khoa học sáng tạo; hoạt động giới thiệu cẩm nang, tổ chức hướng dẫn các kỹ năng sơ cứu cho thanh thiếu nhi và chương trình biểu diễn trống kèn của các trường học trên địa bàn thành phố sẽ được diễn ra xuyên suốt.Đặc biệt, trọng tâm trong chuỗi sự kiện chào mừng là Diễn đàn với chủ đề “Làm bạn với sách”. Diễn đàn có sự tham gia của diễn giả là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố Hồ Chí Minh, nhà văn, nhà báo, người sáng tác, chuyên gia về giáo dục, tâm lý và những tác giả trẻ, nhân vật truyền cảm hứng hứa hẹn sẽ mang đến góc nhiều đa chiều, chia sẻ hữu ích giúp thiếu niên và nhi đồng xây dựng những kỹ năng, sử dụng hiệu quả các thiết bị bổ trợ trong học tập, giải trí để phát triển toàn diện ở giai đoạn chuyển đổi số hiện nay.Ngoài ra, năm nay lần đầu tiên Robot Al sẽ được đưa vào không gian ngày hội để phục vụ đón tiếp, hỗ trợ bạn đọc. Đây là nét mới nhằm tạo cơ hội cho các em nhỏ tham gia trải nghiệm, tương tác với các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, khơi dậy niềm đam mê khoa học, công nghệ ở giới trẻ.
https://nhandan.vn/nhieu-net-moi-tai-hoi-sach-thieu-nhi-tp-ho-chi-minh-nam-2024-post811363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Hội sách thiếu nhi", "Thành phố Hồ Chí Minh", "công nghệ AI", "nhà xuất bản", "Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2023
NDO -Nhân dịp kỷ niệm 155 Ngày sinh bà Hoàng Thị Loan (1868-2023) - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), tối 12/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnhNghệ Antổ chức Lễ khai mạc Lễ hội làng Sen năm 2023 và Chương trình nghệ thuật “Người mẹ làng Sen”.
Tới dự có đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội; Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Công an; Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị; Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cùng diện lãnh đạo: Quân khu 4, tỉnh Nghệ An; các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; đại diện các dòng họ Hà, Hoàng Xuân, Nguyễn Sinh ở Nam Đàn và đông đảo nhân dân...Các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành và nhân dân tham dự Lễ khai mạc Lễ hội làng Sen năm 2023.Lễ hội làng Senđược tổ chức hằng năm là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tình cảm của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện nhằm tuyên truyền, giáo dục, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; giới thiệu, quảng bá về văn hóa làng Sen, quê hương Nghệ An.Nghệ An là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều bậc anh hùng, hào kiệt, danh nhân văn hóa lớn. Nghệ An cũng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, trọng hiền tài; nhân dân đoàn kết, nhân ái, nghĩa tình, cần cù lao động, kiên cường, quả cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Mỗi người dân Nghệ An luôn vinh dự và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng của quê hương.Càng tự hào hơn khi mảnh đất này đã sinh thành một vĩ nhân kiệt xuất -Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, nhà hoạt động quốc tế xuất sắc.Đọc diễn văn tại buổi lễ khai mạc Lễ hội làng Sen năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung nêu bật: Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, ngay từ thuở ấu thơ, Nguyễn Sinh Cung đã được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy dỗ của người thân. Cuộc đời tần tảo của Mẹ, sự cương trực, trí tuệ của Cha, sự quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn của các anh chị em là nền tảng hình thành nên nhân cách, đạo đức của Người.Truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của quê hương là chiếc nôi nuôi dưỡng, hun đúc tâm hồn, khí phách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hành trình những năm tháng ấu thơ, Thân mẫu Hoàng Thị Loan - người phụ nữ giàu lòng nhân ái, đảm đang, chịu thương, chịu khó đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành đạo đức, nhân cách của Người.Truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của quê hương là chiếc nôi nuôi dưỡng, hun đúc tâm hồn, khí phách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hành trình những năm tháng ấu thơ, Thân mẫu Hoàng Thị Loan - người phụ nữ giàu lòng nhân ái, đảm đang, chịu thương, chịu khó đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành đạo đức, nhân cách của Người.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức TrungCả cuộc đời bà cần cù lao động, hết lòng thương yêu, chăm lo cho chồng con, hy sinh cho gia đình. Dù đã trở về với cõi vĩnh hằng nhưng trái tim của bà vẫn mãi nồng ấm những thương yêu, chở che, bà đã kịp gửi gắm cả những ước mơ cuộc đời của mình trong sự nghiệp của chồng, tương lai của các con.Bằng tấm lòng nhân hậu và sự mẫn cảm của người mẹ, bà đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ cho con những bài học đầu tiên về đạo lý làm người. Với vốn hiểu biết văn hóa dân gian phong phú cùng những câu hò, điệu ví, qua những lời ru ngọt ngào, chứa chan tình cảm, Mẹ đã truyền tới các con tình yêu quê hương đất nước, tâm hồn rộng mở, tấm lòng nhân ái bao la...Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Cứ mỗi dịp tháng 5, nhân kỷ niệm ngày sinh của Người, tỉnh Nghệ An lại trang trọng tổ chức Lễ hội Làng Sen. Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh, tri ân Bác. Đồng thời, là dịp để quảng bá với cả nước và bạn bè quốc tế về hình ảnh một Nghệ An năng động, thân thiện, luôn rộng mở với nhiều cơ hội hợp tác, phát triển.Các cháu thiếu nhi Nghệ An biểu hiện lòng yêu thương vô bờ bến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.Lễ hội Làng Sen năm nay diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa tập trung tại thành phố Vinh, huyện Nam Đàn và thị xã Cửa Lò. Ngoài các nghi lễ trang trọng, thiêng liêng, lễ hội năm nay phong phú và đa dạng với những hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.Nổi bật là Liên hoan Tiếng hát Làng Sen với sự tham gia của hơn 600 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 21 đoàn nghệ thuật quần chúng của các huyện, thành, thị; trình diễn dân ca ví, giặm và giao lưu biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân; triển lãm chuyên đề về Bác Hồ; cuộc thi “Bác Hồ trong trái tim thanh thiếu nhi Nghệ An”; giải bóng chuyền và võ cổ truyền toàn tỉnh...Ngoài ra còn có các cuộc thi ẩm thực chế biến món ăn từ sen; các trò chơi dân gian gắn với hoạt động tuổi thơ của Bác Hồ tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn; Festival khinh khí cầu Cửa Lò 2023; chương trình Lễ hội đường phố với chủ đề “Quê hương mùa sen nở” với các màn trình diễn văn hóa, di sản văn hóa nghệ thuật đầy màu sắc.Điểm nhấn của Lễ hội là Chương trình nghệ thuật “Người mẹ làng Sen” đồng thời diễn ra ở thành phố Vinh và thành phố Huế, nơi Bác Hồ kính yêu và gia đình đã sống gần 10 năm thời niên thiếu nhằm tôn vinh những phẩm chất và giá trị nhân văn sâu sắc của bà Hoàng Thị Loan và Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bên cạnh đó, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Từ Làng Sen đến thành phố mang tên Hồ Chí Minh” cũng thể hiện tình cảm thành kính của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân từ thành phố mang tên Bác nhân kỷ niệm ngày sinh nhật của Người trong Lễ bế mạc tối 19/5.
https://nhandan.vn/khai-mac-le-hoi-lang-sen-nam-2023-post752423.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Lễ hội Làng Sen", "Danh nhân văn hóa", "Nghệ An" ] }
Nam Định gấp rút chuẩn bị cho Festival Phở
NDO -Trước thềm Festival Phở 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 15-17/3) tạitỉnh Nam Định, các cơ quan liên quan của tỉnh đã phối hợp lên kế hoạch chuẩn bị một cách chu đáo nhất cho sự kiện quảng bá văn hóa ẩm thực phở với quy mô toàn quốc này.
Theo đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, đây là lần đầu tiên trong cả nước,Festival Phởđược tổ chức tại một địa phương. Sự kiện năm nay quy tụ rất nhiều nghệ nhân của nghề phở, với 50 gian hàng (gồm 30 gian hàng phở tiêu biểu, đặc trưng trên mọi miền và 20 gian hàng thương mại, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP).Không gian diễn ra sự kiện là khoảng 4.600m² tại khu vực quảng trường Khách sạn Nam Cường (thành phố Nam Định) và làng Vân Cù, xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực). Không chỉ là sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài tỉnh, Festival Phở 2024 dự kiến sẽ đón nhiều đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện các đại sứ quán và tổ chức quốc tế.Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định chủ trì hội nghị về công tác tổ chức Festival Phở 2024.Chuỗi hoạt động trong chương trình Festival Phở 2024 rất phong phú, gồm chương trình “Con đường phở Việt”; nấu nồi phở khổng lồ (chứa đến 1.500-2.000 bát); tọa đàm “Con đường Phở Việt và sợi phở”; quảng diễn “Hương vị Phở Việt”; đêm nhạc trẻ “Phở trong tôi”; các hoạt động bên lề, giải trí, trình diễn giới thiệu văn hóa phở…Ngoài việc tôn vinh nghề phở truyền thống, Festival Phở còn là cơ hội gắn kết trao đổi, xúc tiến thương mại giữa các làng nghề, doanh nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực. Đồng thời, đây cũng là dịp để du khách tham quan, tìm hiểu, thưởng thức hương vị phở gắn liền với văn hóa vùng miền ở khắp nơi trên cả nước.Khu vực tổ chức sự kiện tại quảng trường Khách sạn Nam Cường, thành phố Nam Định đang được gấp rút hoàn thiện.Tại Festival Phở 2024, sẽ có khoảng 25.000 bát phở được phục vụ dưới hình thức mua coupon (vé), với giá chỉ 15.000 đồng/vé, chỉ bằng phân nửa giá trị thấp nhất của mỗi bát phở. 50% doanh thu từ việc bán coupon sẽ được dành làm công tác từ thiện, hỗ trợ trẻ em khuyết tật.Để chuẩn bị cho công tác tổ chức Festival Phở 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhNam Địnhđã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan lên phương án đón tiếp, bảo đảm an ninh, an toàn cho các đại biểu, khách mời và du khách tham dự sự kiện; chú trọng đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn điện lực.Dự kiến sẽ có 25.000 bát phở được phục vụ tại Festival Phở 2024, dưới hình thức mua vé với giá chỉ 15.000 đồng/vé.Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định nhấn mạnh, Festival Phở là sự kiện được lãnh đạo tỉnh Nam Định rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Việc tổ chức tốt sự kiện sẽ có đóng góp quan trọng trong việc đề nghị công nhận “nghề phở” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; từ đó trình UNESCO đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/nam-dinh-gap-rut-chuan-bi-cho-festival-pho-post799778.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Nam Định", "Festival Phở", "chuẩn bị", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Sớm tháo dỡ công trình quốc phòng hết giá trị sử dụng ra khỏi di tích Huế
NDO -Đoàn công tác Quân khu 4 sau buổi làm việc với lãnh đạo tỉnhThừa Thiên Huếđã thống nhất sẽ sớm kiến nghị Bộ tổng tham mưu ra quyết định tháo dỡ, chuyển đổi mục đích sử dụng các công trình quốc phòng khu vực thượng thành, tử cấm thành thuộc hệ thống di tích kinh thành Huế.
Trên khu vực Thượng Thành, Tử cấm thành thuộc hệ thống di tích kinh thành Huế hiện có 31 công trình trình quốc phòng trong đó có 26 công trình là lô cốt, 2 vọng gác, 2 hầm ẩn nấp và 1 trận địa phòng không. Các công trình này đều do Quân đội Mỹ xây dựng khoảng từ năm 1957 đến 1975, đã bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến mỹ quan khu di tích.Đáng nói, theo đánh giá của địa phương, các công trình không còn còn mang lại hiệu quả trong khu vực phòng thủ vì vậy trong chuyến làm việc củaBộ trưởng Quốc phòngtại Thừa Thiên Huế mới đây, lãnh đạo tỉnh đã kiến nghị Bộ Quốc phòng tháo dỡ, chuyển đổi mục đích để bảo đảm trả lại giá trị nguyên trạng yếu tố gốc của di tích kinh thành Huế và không gian, cảnh quan môi trường trong khu vực.Công trình lô cốt án ngữ bên trên cửa Hậu lối vào, ra kinh thành Huế.Thống nhất với kiến nghị của địa phương, Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã yêu cầu Thừa Thiên Huế đánh giá thực trạng các lô cốt một cách chặt chẽ, trong đó phải cho thấy được việc cần thiết phải tháo dỡ các công trình.Đồng thời khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để có kiến nghị, đề xuất với Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ Tổng Tham mưu để sớm có quyết định tháo dỡ.Đây được biết là quyết tâm tiếp theo sau quyết định di dời cơ quan làm việc của Bộ chỉ huy quân sự tỉnhThừa Thiên Huếra khỏi khu vực Mang Cá với mục đích bảo tồn nguyên vẹn giá trị di sản Huế.
https://nhandan.vn/som-thao-do-cong-trinh-quoc-phong-het-gia-tri-su-dung-ra-khoi-di-tich-hue-post812927.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Cầu Thừa Thiên Huế", "Lô cốt", "Vọng gác", "Kinh thành", "Bộ Tư lệnh Quân khu", "Khu vực phòng thủ", "Di tích", "Đoàn công tác Quân khu 4", "tháo dỡ", "Hoàng Thành Huế" ] }
Khởi động Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên
NDO -Lần thứ 10 triển khai, Liên hoan có chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước và truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam; khai thác, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; thể hiện khát vọng cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vinh danh gương người tốt, việc tốt, tình đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, hình tượng người chiến sĩ.
Tại buổi họp báo diễn ra vào chiều 2/4 tại Hà Nội, đại diện Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, mỗi chương trình tham gia Liên hoan có thời lượng ít nhất 30 phút và nhiều nhất 45 phút; trong đó, cần có ít nhất 2 loại hình nghệ thuật (ca, múa, nhạc, sân khấu...); riêng chương trình của mỗi đoàn nghệ thuật quần chúng trong quân đội cần có ít nhất 1/3 tiết mục sáng tác tự biên mới để xét giải thưởng "chương trình xuất sắc".Về thành phần, các đại diện tham gia Liên hoan chia thành 2 nhóm: trong quân đội và ngoài quân đội. Đối với nhóm trong quân đội, mỗi quân khu cử 2 đoàn nghệ thuật quần chúng (đại diện khối bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ); các Quân chủng Hải quân, Phòng không-Không quân và Bộ đội Biên phòng cử 2 đoàn/đơn vị (đại diện khối học viện, nhà trường và vùng hải quân, sư đoàn, bộ đội biên phòng tỉnh); mỗi đơn vị đầu mối còn lại trực thuộc Bộ Quốc phòng cử 1 đoàn.Đối với nhóm ngoài quân đội (Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ươngĐoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh), mỗi đầu mối tại một khu vực cử 2 đoàn tham gia Liên hoan.Tổng cộng, có lần lượt 62 và 18 đoàn nghệ thuật quần chúng thuộc 2 nhóm nêu trên; mỗi đoàn nghệ thuật quần chúng được phép tham gia nhiều nhất 40 thành viên. 100% diễn viên trong đoàn không thuộc tổ chức, biên chế của bất kỳ đơn vị nghệ thuật nào.Tin liên quanKhai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XII, năm 2023 khu vực IVLiên hoan sẽ diễn ra tại 3 khu vực. Ở miền nam, các đoàn nghệ thuật quần chúng sẽ trình diễn tại Nhà hát Quân đội khu vực phía nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Các đoàn miền trung/Tây Nguyên và miền bắc lần lượt tranh tài tại Nhà văn hóa Binh đoàn 15 (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) và Nhà hát Quân đội (thành phố Hà Nội).Về cơ cấu khen thưởng, Liên hoan có các giải xuất sắc, tốt, A, B cùng một số phần thưởng dành tặng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thể hiện các chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; biển, đảo, biên cương Tổ quốc; tình đoàn kết quốc tế; bài hát quy định trong Quân đội nhân dân Việt Nam.Ngoài ra, Ban tổ chức cũng sẽ trao các giải thưởng tặng tác giả xuất sắc, có sáng tác tự biên mới; khai thác, ứng dụng, phát triển các hình thức múa, hát tập thể trong quân đội; ban nhạc, tốp nhạc tham gia hiệu quả Liên hoan; các diễn viên đặc thù về độ tuổi, chức vụ, dân tộc...Liên hoan Nghệ thuật quần chúng là hoạt động lớn về văn nghệ quần chúng do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì tổ chức. Sau 15 năm, Liên hoan đã được mở rộng quy mô, đến nay đã được tổ chức cả ở địa bàn Tây Nguyên.Năm nay, Liên hoan ghi nhận sự tham gia của 80 đoàn nghệ thuật quần chúng (tăng 19 đoàn so Liên hoàn lần thứ 9, năm 2019), gắn với kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, Liên hoan năm nay không phân biệt giữa đoàn nghệ thuật quần chúng của quân đội và đoàn mời tham gia. Bên cạnh đó, tất cả các đoàn nghệ thuật đến với Liên hoan đều được Bộ Quốc phòng hỗ trợ kinh phí.
https://nhandan.vn/khoi-dong-lien-hoan-nghe-thuat-quan-chung-luc-luong-vu-trang-va-thanh-nien-sinh-vien-post802772.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "nghệ thuật quần chúng", "Bộ Quốc phòng", "Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam" ] }
Bản quyền và phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số
NDO -Sáng 17/4, tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số tổ chức tọa đàm "Bản quyềnvà phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số".
Cuộc tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan cũng như khuyến khích các hoạt động trong lĩnh vực sáng tạonội dung số.Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Cục Bản quyền tác giả, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia, Cục Điện ảnh cùng các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung.Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Trần Hoàng nhấn mạnh: Năm nay, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đưa ra thông điệp "Sở hữu trí tuệvà các mục tiêu phát triển bền vững - xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo".Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, vai trò của sở hữu trí tuệ cũng ngày càng thể hiện rõ nét và là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế sáng tạo, đặc biệt là gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ là trung tâm để giải quyết những thách thức toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của xã hội.Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Trần Hoàng phát biểu khai mạc.Theo số liệu khảo sát công bố năm 2021 của WIPO về đóng góp kinh tế của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên bản quyền thì tại các nước phát triển như Hoa Kỳ đóng góp này chiếm khoảng 11,99% GDP, Hàn Quốc là 9,89% GDP, Pháp là 7,02% GDP, Australia là 6,8% GDP, Singapore là 6,19%GDP, Canada là 6,15% GDP; các nước đang phát triển như Trung Quốc đóng góp này chiếm khoảng 7,35% GDP, Malaysia là 5,7% GDP và Thái Lan là 4,48% GDP, Indonesia là 4,11% GDP. Những số liệu này cho thấy việc bảo hộ hiệu quả bản quyền có vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia.Tại Việt Nam, qua số liệu ước tính, giá trị tăng thêm (giá hiện hành) của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 ước đạt 5,82%; năm 2019 ước đạt 6,02%; năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch nên số liệu có sự sụt giảm chỉ còn khoảng 4,32% và 3,92%; đến năm 2022 các ngành đã bắt đầu phục hồi và giá trị đóng góp có sự tăng trưởng ước đạt 4,04%. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).Hiện, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển mới về mặt nghệ thuật, công nghệ và cách thức tiếp cận công chúng; khía cạnh thương mại của các ngành công nghiệp văn hóa cũng được chú trọng đầu tư, phát triển. Làm tốt công tác bảo hộ bản quyền là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.Các diễn giả trao đổi tại tọa đàm.Ông Phạm Thanh Tùng, Phó trưởng Phòng quản lý quyền tác giả, quyền liên quan và hợp tác quốc tế, Cục Bản quyền tác giả đã trình bày các vấn đề liên quan đến chính sách bản quyền, chính sách phát triển công nghiệp văn hoá và các công cụ hỗ trợ thúc đẩy bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số. Theo đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được chú trọng triển khai.Nhằm tăng cường quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan đến môi trường số, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp ước WCT từ ngày 17/2/2022 và là thành viên của Hiệp ước WPPT từ ngày 1/7/2022. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng tích cực phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác chuyển đổi số và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số. Các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan được thi hành từ Trung ương đến địa phương, từng bước đưa pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan được thi hành trong đời sống.Về chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, theo trưởng phòng Quản lý Công nghiệp văn hóa của Cục chia sẻ, Nhà nước đã cho ban hành nhiều chủ trương, đường lối chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc qua các Nghị quyết như: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, phần mềm trò chơi, thiết kế... được đề xuất cụ thể trong cuộc tọa đàm.Nội dung bản quyền trên nền tảng số được giới chuyên môn rất quan tâm.Theo ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm Bản quyền số (thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam), công nghệ là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong bảo vệ bản quyền trên nền tảng số. Vì vậy, cần nâng cao hỗ trợ đăng ký bản quyền, kiểm duyệt nội dung tự động, hỗ trợ pháp lý bản quyền hay phát hiện, báo cáo vi phạm bản quyền.Các chủ đề về quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa, chính sách thuế, thông tin và truyền thông, lĩnh vực sáng tạo nội dung số tiếp tục được thảo luận tại phần trao đổi từ các chuyên gia.Nhiều ý kiến cho rằng, sáng tạo nội dung số là một lĩnh vực mới tại thị trường Việt Nam. Sự giao thoa giữa kỹ thuật công nghệ cùng với sáng tạo tạo ra khó khăn không nhỏ đối với các đơn vị quản lý các nền tảng số, cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.Các khó khăn về thuế không thể tránh khỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực trạng doanh nghiệp phải đóng thuế 2 lần khi kinh doanh trên các nền tảng của các quốc gia khác như Tiktok hay Facebook vẫn liên tục diễn ra.Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực thi các hành lang pháp lý về quyền tác giả. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có nhiều điểm mới về quyền tác giả, quyền liên quan, nhưng về mặt thực thi còn hạn chế.Theo đó, cần có sự tích cực hơn nữa từ phía chủ sở hữu bản quyền trong các trường hợp sai phạm. Các đơn vị này có thể cung cấp chứng cứ của các bên phát hành bất hợp pháp, phối hợp với các dịch vụ cung cấp dữ liệu trung gian, lưu trữ máy chủ và đơn vị quản lý nhà nước nhằm giải quyết triệt để các vi phạm.Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh tại Việt Nam cũng cần trang bị đủ kiến thức để tỉnh táo trước các tranh chấp bản quyền. Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin VNPost Vũ Kiêm Văn đề xuất dưới góc nhìn của một doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam: Nhân lực của ngành cần được đào tạo chuẩn hóa về mặt quốc tế, nắm bắt được xu thế phù hợp với văn hóa các quốc gia mà người sáng tạo đó hướng tới. Bên cạnh đó, các cá nhân cũng cần hiểu rõ bản quyền tác giả để bảo vệ sản phẩm của mình trước hoạt động thương mại.Tọa đàm là dịp để giao lưu, trao đổi nhiều nội dung thú vị, bổ ích về quyền tác giả, quyền liên quan; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.Song song với tọa đàm còn có nhiều hoạt động triển lãm, trưng bày các tác phẩm sáng tạo của các doanh nghiệp sáng tạo nội dung số diễn ra cùng ngày tại khách sạn La Thành, Hà Nội.
https://nhandan.vn/ban-quyen-va-phat-trien-ben-vung-nganh-cong-nghiep-sang-tao-noi-dung-so-post805147.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Cục Bản quyền tác giả", "Sáng tạo nội dung số", "Bản quyền sáng tạo nội dung số", "Bản quyền tác giả", "bản quyền" ] }
Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang giới thiệu di sản các triều đại trong bộ sưu tập áo dài
NDO -Nhà thiết kếVũ Thảo Giangđã liên tiếp lần thứ 6 được lựa chọn trình diễn đêm khai mạc tại Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh. Năm nay, cô gái Tày 9x đem đến cho công chúng những di sản của các triều đại Việt Nam thông qua các hình tượng rồng, phượng, ngọc...
Năm nay, Vũ Thảo Giang giới thiệu tới công chúng bộ sưu tập "Viễn Đông Long Hội" lấy cảm hứng từ những di sản của các triều đại trong lịch sử và sự tích “rồng ngậm ngọc”, như rồng, phượng, lá đề, các họa tiết trên gốm sứ…,Bộ sưu tập là thành quả kết tinh của những lao động sáng tạo miệt mài của Vũ Thảo Giang và sự nâng tầm của những nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống Việt Nam.Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang (ở giữa, áo dài cam) tại Lễ hội.Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang cho biết: "Bộ sưu tập là sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu, kỹ thuật in nhuộm hiện đại và các kỹ thuật thêu đính thủ công truyền thống với đôi bàn tay tinh hoa của các nghệ nhân làng nghề Mỹ Đức và Thường Tín, và nhiều chất liệu vải: lụa, nhung, tơ tằm, satin, the lụa, sa lụa… của các nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt Nam. Bộ sưu tập "Viễn Đông Long Hội" được thực hiện từ năm 2022 dần hoàn thiện tới nay.Được biết, một phần bộ sưu tập với tên gọi “Dấu ấn vàng son” cũng được mời trình diễn trong lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945-2/9/2022) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brunei (1992-2022)” tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam. Sự kiện có sự tham dự của đại diện đông đảo quan khách quốc tế là đại diện gần 40 quốc gia.Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang chia sẻ tại đêm khai mạcLễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minhlần thứ 10 năm 2024: "Tôi muốn gửi gắm thông qua bộ sưu tập ước muốn về Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vươn mình trở thành viên Minh Châu Viễn Đông rực sáng nói riêng và tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định là nền kinh tế năng động, phát triển, sớm vươn mình trở thành một con rồng mới của khu vực châu Á - hóa rồng vươn mình bay cao, bay xa”.Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 10 năm 2024 diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), do Sở Du lịch và Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.Trong đêm khai mạc, công chúng được chiêm ngưỡng bộ sưu tập 800 mẫu áo dài được chế tác công phu trong chương trình nghệ thuật gồm 2 chương: Chương 1 với chủ đề “Áo dài - Tâm hồn Việt, văn hóa Việt” và chương 2 với chủ đề “Áo dài ra thế giới”.
https://nhandan.vn/nha-thiet-ke-vu-thao-giang-gioi-thieu-di-san-cac-trieu-dai-trong-bo-suu-tap-ao-dai-post799162.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "quảng bá áo dài", "nhà thiết kế Vũ Thảo Giang", "Lễ hội Áo dài", "Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh", "áo dài di sản" ] }
Đề nghị bổ sung cơ chế, chính sách về xây dựng thiết chế văn hóa tại khu công nghiệp
NDO -Để chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động yên tâm làm việc, đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung và quy định thật cụ thể cơ chế, chính sách trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp.
Từng bước khắc phục “lỗ hổng” trong xây dựng thiết chế văn hóaSáng 19/6, tiếp tục chương trìnhKỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tưChương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóagiai đoạn 2025-2035.Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Thị Song An (Long An) bày tỏ quan tâm đến vấn đề xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là việc đầu tư các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp.Theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp là mục tiêu chiến lược, lâu dài của Đảng, Nhà nước, bởi không chỉ góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân lao động mà còn tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Đại biểu Lê Thị Song An - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An. (Ảnh: DUY LINH)Tuy nhiên, đại biểu Song An nêu rõ, trên thực tế, việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cho người lao động tại các khu công nghiệp vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.Nữ đại biểu cho rằng, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các doanh nghiệp phần lớn vẫn quan tâm đến sản xuất, hiệu quả kinh doanh mà chưa chú trọng nhiều đến nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động.Một số doanh nghiệp thiếu quỹ đất, hoặc là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính còn yếu, dẫn đến chưa có vốn để đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa...Ngoài ra, cũng do người lao động thường xuyên phải làm việc tăng ca nên ít có thời gian thư giãn, giải trí...Toàn cảnh phiên thảo luận của Quốc hội, sáng 19/6. (Ảnh: DUY LINH)Vì thế, để từng bước khắc phục “lỗ hổng” trong việc xây dựng thiết chế văn hóa, tạo sân chơi dành cho người lao động, đại biểu Song An đề nghị cần bổ sung và quy định thật cụ thể cơ chế, chính sách trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp.Theo đó, rất cần sự phối hợp giữa các cấp ngành và các doanh nghiệp trong việc đầu tư, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trong khu công nghiệp; nâng cao chất lượng các hoạt động, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người lao động, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Nghiên cứu xây dựng thể chế về khuyến khích văn hóa đọcTham gia đóng góp ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ nhất trí với việc xem phát triển văn hóa đọc là một trong những mục tiêu quan trọng.Tuy nhiên, đại biểu nhận thấy các giải pháp phát triển văn hóa đọc trong dự thảo chương trình chủ yếu mới thiên về điều kiện cần, tức là điều kiện về khả năng tiếp cận với sách của người dân thông qua hệ thống thư viện.Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)Đại biểu nêu số liệu thực tế cho thấy việc phát triển hệ thống thư viện không phải lúc nào cũng đi kèm với sự phát triển văn hóa đọc. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số thư viện công cộng với hơn 6.000 thư viện, trong khi quốc gia đứng thứ 2 là Thái Lan có khoảng 2.000 thư viện công cộng.Tuy nhiên, tỷ lệ số người có thói quen đọc sách ở Việt Nam chỉ khoảng 20%, còn ở Thái Lan là khoảng 86%, Singapore là khoảng 80%; trung bình mỗi năm người Việt chỉ đọc khoảng 4 cuốn sách thì số lượng này ở Singapore, Malaysia, Thái Lan là từ 10-15 quyển sách.Vì vậy, đại biểu Hiếu cho rằng, để phát triển văn hóa đọc thì không chỉ cần phát triển hệ thống thư viện mà còn cần có những chương trình khuyến đọc hiệu quả, khuyến khích văn hóa đọc sách của từng cá nhân, từng gia đình, từng cộng đồng.Từ đó, đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị bổ sung vào chương trình các mục tiêu cụ thể đến năm 2035 để đánh giá chính xác hơn về việc phát triển văn hóa đọc, như tỷ lệ người dân có thói quen đọc sách, số lượng trung bình số sách mỗi người dân đã đọc hàng năm, mức tăng số lượng sách được xuất bản hàng năm…Tin liên quanThúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồngBên cạnh đó, cần nghiên cứu để bổ sung một số chương trình khuyến đọc hiệu quả. Theo đại biểu, hiện nay đã có những chương trình như Ngày sách quốc gia, Tuần lễ đọc sách nhưng tác động của các chương trình này chưa tạo ra kết quả lâu dài, bền vững.Vì vậy, cần nghiên cứu để có những chương trình khuyến đọc hiệu quả hơn, chẳng hạn có thể tham khảo các chương trình khuyến đọc đã được thực hiện thành công ở một số nước trong khu vực như các chương trình Phong trào đọc sách quốc gia ở Singapore, Thập niên phát triển văn hóa đọc của Malaysia, Chương trình khuyến khích hoạt động đọc sách cho trẻ em của Nhật Bản…Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng thể chế về khuyến khích văn hóa đọc. Đại biểu nêu kinh nghiệm quốc tế có thể tham khảo, như Nhật Bản đã xây dựng Luật Khuyến khích trẻ em đọc sách, Luật Chấn hưng văn hóa đọc để phát triển văn hóa đọc toàn dân, trong đó xác định rõ văn hóa đọc là một lĩnh vực văn hóa tinh thần, có vai trò quan trọng trong nâng cao dân trí, xây dựng nhân cách con người.Phát triển văn hóa cần đặt ngang hàng với kinh tế-chính trịBộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)Phát biểu giải trình, làm rõ thêm các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 rất rộng chứ không phải chỉ là một chương trình đầu tư công. Do đó, cần cách tiếp cận phù hợp trong quá trình triển khai, đặc biệt cần đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế-chính trị về phát triển văn hóa.Đi vào cụ thể các nhóm vấn đề các đại biểu đề cập, Bộ trưởng cho biết, chương trình mục tiêu này đã tiếp thu, kế thừa Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các nội dung thành phần Quốc hội đã phê duyệt.Ban soạn thảo cũng dựa vào Điều 3 Nghị định 27 hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công để quy định dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình mục tiêu quốc gia.Tuy nhiên, trước ý kiến đại biểu cho rằng cần phải có những danh mục dự án cụ thể để làm tốt hơn, chứ không đưa vào trong 9 nội dung thành phần đang trình, Bộ trưởng cho biết, vấn đề này Bộ sẽ tiếp thu và cùng làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban soạn thảo, Ủy ban thẩm tra để làm rõ hơn và sẽ báo cáo lại vớiQuốc hội.“Nếu như có một danh mục cụ thể cho một số lĩnh vực thì đó phải là trách nhiệm của các địa phương cùng làm, trách nhiệm của các bộ, ngành mới đưa lên được danh mục, còn chúng tôi không thể tự vẽ ra danh mục cho từng địa phương hoặc cho từng đơn vị”, Bộ trưởng nêu rõ.Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu giải trình. (Ảnh: DUY LINH)Bộ trưởng cũng cho biết, qua rà soát trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia không thấy có sự trùng lặp nào với các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, chỉ có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì có dự án số 6, nhưng dự án này thực hiện đến năm 2025, phần chuyển tiếp của sau năm 2025 đến 2030 thì sẽ kế thừa và chuyển giao thực hiện sau.Theo Bộ trưởng, quy định trong dự án này nâng cấp, cải tạo, tôn tạo di tích quốc gia, di tích đặc biệt của đồng bào dân tộc, văn hóa thiểu số chỉ có định mức 6 tỷ đồng trong một trường hợp, không phải quá lớn và chuyển tiếp qua để thực hiện cũng không có vấn đề trùng lặp.Về nguồn lực, Bộ trưởng cho biết, xây dựng chương trình cũng phải dựa trên số liệu của Bộ Tài chính, tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tính toán trong lộ trình, thí dụ các nguồn thu, bội thu ngân sách của Nhà nước trong những năm gần đây, tính toán về tổng nguồn để dự kiến có thể phù hợp và tương thích với các chương trình khác trong chương trình mục tiêu.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngVề hoạt động của các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, Bộ trưởng cho rằng các trung tâm này hiện nay hoạt động rất tốt, là nơi dạy tiếng Việt, ngôi nhà chung của kiều bào Việt Nam, là nơi thể hiện văn hóa Việt.Theo đó, chương trình không đề xuất xây dựng tất cả các trung tâm văn hóa ở nước ngoài mà chỉ tập trung ở nơi có cộng đồng người Việt Nam đông đảo nhất, tiến hành theo thứ tự và Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội các dự án cụ thể.“Hiện nay, các trung tâm này hoạt động rất tốt, biên chế chỉ có 3 người và có nghệ sĩ luân phiên nhau sang hoạt động, còn chủ yếu dựa vào Hiệp đoàn, Liên đoàn, Hiệp hội và đồng bào, đội ngũ văn nghệ sĩ sở tại, rất gọn”, Bộ trưởng nói.
https://nhandan.vn/de-nghi-bo-sung-co-che-chinh-sach-ve-xay-dung-thiet-che-van-hoa-tai-khu-cong-nghiep-post815079.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Thiết chế", "Đọc sách", "Kỳ họp thứ 7", "Nghị định 27", "văn hóa", "Quốc hội" ] }
Nhà hát Lớn Hà Nội ra mắt không gian Vườn âm nhạc
NDO -Với sự kết hợp đầy lãng mạn giữa khung cảnh thiên nhiên cùng ánh sáng và âm nhạc, không gian ngoài trời của Nhà hát Lớn Hà Nội đã trở thành không gian nghệ thuật mang đến nhiều xúc cảm cho người yêu nhạc. Không gian đặc sắc này mang tên Vườn âm nhạc (Music Garden), vừa chính thức khai trương tối 2/3.
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thủ đô,Nhà hát Lớn Hà Nộilà một trong những địa chỉ văn hóa quan trọng được nhiều người trong nghề ví như “thánh đường nghệ thuật”. Trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, công trình đặc biệt này vẫn đang được bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật, tiếp tục tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự mở rộng giao lưu văn hóa trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay.Phát biểu tại buổi lễ ra mắt Vườn âm nhạc, ông Chu Anh Hùng, Phó Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội khẳng định: Trong những năm qua, Nhà hát Lớn Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chất lượng cao, được biểu diễn bởi nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và ngoài nước. Để tiếp tục phát huy chức năng nhiệm vụ, Nhà hát đã giao Trung tâm biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa nghiên cứu, đề xuất, tạo ra một không gian mới dành cho khán giả Thủ đô, đồng thời hướng tới những du khách trong và ngoài nước yêu âm nhạc.“Chúng tôi hy vọng thời gian tới, với sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của các đại sứ quán, cùng các công ty sự kiện và du lịch, Vườn Âm nhạc sẽ trở thành điểm đến để khán giả hòa mình vào không gian thiên nhiên, âm nhạc vàtham quan Nhà hát. Tôi tin Vườn âm nhạc sẽ hội tụ không chỉ những ca sĩ, nhạc công nổi tiếng trong nước mà còn là địa điểm lý tưởng để các tổ chức quốc tế quảng bá văn hóa đặc trưng của nước mình tại Việt Nam”, ông Chu Anh Hùng nhấn mạnh.Phần biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ từ các ô cửa của Nhà hát. (Ảnh: Đoàn Thăng Long)Với góc nhìn độc đáo là tòa Nhà hát Lớn Hà Nội, không gian Vườn âm nhạc đã được quan tâm đầu tư làm mới để mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu, với sân vườn được lát cỏ nhân tạo, trang trí tiểu cảnh phục vụ khách đến check-in. Điểm nhấn của không gian là sân khấu biểu diễn âm nhạc, kết hợp tượng đài phun nước cổ điển giúp khán giả có thể thư giãn, thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, đa dạng.Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết, người xem có thể lựa chọn nhiều khung giờ khác nhau để thưởng thức không gian âm nhạc có một không hai này. Cụ thể, buổi sáng từ 9 giờ-12 giờ sẽ biểu diễn nhạc cụ dân tộc, nhạc cổ điển; buổi chiều từ 13 giờ-18 giờ biểu diễn nhạc cụ dân tộc, nhạc cổ điển; buổi tối từ 19 giờ 30 phút-22 giờ biểu diễn âm nhạc cổ điển, hiện đại.Đặc biệt, những buổi diễn liveshow concert của các ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước vào buổi tối, trong những dịp đặc biệt tại khuôn viên Vườn âm nhạc hứa hẹn sẽ tạo ra những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng.Ca sĩ giao lưu cùng khán giả. (Ảnh: Đoàn Thăng Long)Theo Ban tổ chức, Vườn âm nhạc là địa điểm có bán vé cho công chúng thưởng thức nghệ thuật, giá ban ngày là 69.000 đồng/vé (bao gồm tặng một đồ uống), buổi tối là 69.000-99.000 đồng/vé (bao gồm tặng một đồ uống).Có mặt tại lễ ra mắt Vườn âm nhạc, nhạc sĩ Lưu Quang Minh nhận định: “Đây thực sự là một không gian đẹp cho các buổi diễn âm nhạc ngoài trời. Tôi đã xem nhiều chương trình ca nhạc của các nghệ sĩ thế giới trình diễn tại không gian bên cạnh các công trình kiến trúc đẹp, cổ kính, điều đó thực sự mang tới cảm giác khác cho khán thính giả. Không gian ngoài trời trong một khu vườn bên cạnh công trình đẹp như Nhà hát Lớn sẽ là sân khấu âm nhạc mang dấu ấn Hà Nội thơ mộng và sang trọng. Hy vọng có nhiều đêm nhạc của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế sẽ diễn ra tại đây theo một phong cách gần gũi nhưng vẫn đầy tính nghệ thuật’’.Ca sĩ Tăng Ngân Hà cho hay, cô đã từng biểu diễn ở sân khấu của Nhà hát Lớn, nhưng được trình diễn ở không gian Vườn âm nhạc lại mang đến những cảm xúc rất khác. “Tôi nghĩ đây sẽ là nơi phù hợp để nhiều nghệ sĩ tổ chức các mini show tri ân khán giả. Với vị trí trung tâm, chắc chắn nhiều khách du lịch trong nước hay nước ngoài sẽ lựa chọn không gian này để thưởng thức âm nhạc khi đến Hà Nội”, nữ ca sĩ bày tỏ.
https://nhandan.vn/nha-hat-lon-ha-noi-ra-mat-khong-gian-vuon-am-nhac-post798406.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Nhà hát Lớn Hà Nội", "Vườn âm nhạc", "Music Garden", "không gian âm nhạc" ] }
Bắc Kạn: Khai hội Chợ tình Xuân Dương
NDO -Ngày 2/5, tại xã Xuân Dương, Ủy ban nhân dân huyện Na Rì tổ chức khai mạc Lễ hộiChợ tìnhXuân Dương năm 2024.
Đây là một lễ hội độc đáo ởBắc Kạngắn liền với sự tích về câu chuyện tình yêu của đôi vợ chồng ở xã Xuân Dương.Chuyện kể rằng có hai vợ chồng ở thôn Pác Sen, xã Xuân Dương hết mực thương yêu nhau. Ngày nọ, hai vợ chồng cùng nhau ra đồng, chồng phát cây ở cuối ruộng, vợ cuốc đất đầu ruộng.Khi mặt trời đứng bóng, người chồng mới thôi chặt cây, phát cỏ để gọi vợ về nghỉ, nhưng không nghe được tiếng trả lời của vợ, chỉ nghe tiếng núi đồi vọng lại.Tin liên quanBắc Kạn khai mạc lễ hội “Chợ tình Xuân Dương”Tìm mãi chẳng thấy vợ đâu, khi tới đầu ruộng, chỉ thấy cây cuốc vứt chỏng chơ, cỏ cây gẫy, nát. Sau này người chồng mới hay, một tên quan đi qua thấy người phụ nữ đẹp đã cho quân bắt nàng mang đi. Người vợ chống cự, kêu cứu thảm thiết nhưng do thửa ruộng quá dài, người chồng không nghe thấy.Sau này, nàng có dịp trở lại quê, vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi, nhưng cũng chỉ biết ôm nhau khóc chứ không thể hàn gắn lại tình xưa vì mỗi người đều đã yên bề gia thất.Màn múa rước lễ tại lễ hội. (Ảnh: NÔNG VUI)Biết chuyện, dân làng ai cũng tỏ lòng thương. Cảm động trước tình cảm của những người yêu nhau nhưng không đến được với nhau nên mọi người đồng ý để hai vợ chồng cũ có một ngày ôn lại chuyện xưa và chọn thửa ruộng dài (theo tiếng dân tộc Tày là Nà Rì) của vợ chồng nhà nọ làm nơi tụ họp, đó là ngày 25/3 Âm lịch.Ruộng dài (Nà Rì) sau này cũng trở thành tên của cả huyện Na Rì (Nà Rì đọc chệch thành Na Rì) ngày nay.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nông Quang Kế, tỉnh đã triển khai công tác bảo tồn, phục dựng lễ hội, lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội văn hóa truyền thống Chợ Tình Xuân Dương vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Huyện cũng triển khai Dự án bảo tồn làng tại thôn Nà Tuồng, xã Xuân Dương nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóatruyền thống, góp phần tạo điểm đến hấp dẫn tại xã Xuân Dương, nhất là vào dịp lễ hội văn hóa truyền thống Chợ tình Xuân Dương hằng năm.Trình diễn hát Sli tại lễ hội. (Ảnh: NÔNG VUI)Lễ hội năm nay có các hoạt động như: Chương trình “Ngày hội hàng hóa vì người tiêu dùng”, Hội trại thanh niên, triển lãm ảnh; thi đấu bóng chuyền; biểu diễn nghệ thuật và thả đèn hoa đăng…Lễ hội là dịp bạn bè, thân hữu gần xa gặp mặt, hát và nghe những làn điệu sli, hát lượn, hát phong slư. Bên cạnh đó, du khách còn được mua những sản phẩm đặc sản của địa phương, đồ lưu niệm, thưởng thức những ẩm thực đặc sảnLễ hội “Chợ Tình Xuân Dương” sẽ diễn ra đến hết ngày 3/5.
https://nhandan.vn/bac-kan-khai-hoi-cho-tinh-xuan-duong-post807456.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Bắc Kạn", "Chợ tình", "Chợ Tình Xuân Dương" ] }
Hà Tĩnh, nhân tố phát triển nhìn từ truyền thống văn hóa
Tỉnh Hà Tĩnh có tất cả các loại hình di tích kết tinh những giá trị lịch sử, văn hóa, phản ánh quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Thực tế ghi nhận qua nhiều nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh luôn xác định truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh là nguồn tài nguyên có giá trị to lớn cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
Khơi nguồn dòng chảy, sức mạnh nội sinhMới đây, kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh (15/6/1957-15/6/2022) các hoạt động được tổ chức phong phú, hấp dẫn, tạo khí thế thi đua sôi nổi thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, huy động nguồn lực xây dựng hạ tầng đô thị... Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh, Dương Tất Thắng trao đổi: Thành phố tập trung huy động nguồn lực để xây dựng nhiều công trình chào mừng như: Chỉnh trang Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh; khánh thành, gắn biển và đưa vào sử dụng các công trình giao thông; sửa chữa, tu bổ Văn Miếu Hà Tĩnh; xây dựng và nâng cấp một số trường học trên địa bàn. 15 phường, xã triển khai tốt việc quản lý trật tự xây dựng, trật tự kỷ cương, mỹ quan đô thị; tổ chức liên hoan một lễ hội dân gian hoặc các giải thể dục thể thao... tạo động lực, khí thế mới trong phát triển.Quá trình xây dựng và phát triển, Hà Tĩnh luôn kiên trì mục tiêu, xây dựng đời sống, môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương, biện pháp đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quán triệt, nghiên cứu, cụ thể hóa chủ trương phát triển văn hóa, con người của Đảng, Nhà nước. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định rõ nhiệm vụ các cấp ủy, chính quyền, địa phương và từng ngành bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp trong lĩnh vực này.Với mục tiêu, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, khơi dậy ý chí, khát vọng đổi mới, sáng tạo của con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới, tỉnh chú trọng triển khai các kế hoạch, giải pháp cụ thể để phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử-văn hóa. Việc phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử-văn hóa được tỉnh quan tâm từ thực hiện huy động đa dạng các nguồn lực. Những năm qua, tỉnh đã phân bổ và huy động 160 tỷ đồng nguồn xã hội hóa để bảo tồn, trùng tu, tôn tạo phát huy di tích trên địa bàn.Hà tĩnh hiện có hơn 1.800 di tích lịch sử-văn hóa đã được kiểm kê, trong đó có hai di tích quốc gia đặc biệt là hệ thống di tích đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh và Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du; 86 di tích cấp quốc gia và 501 di tích được xếp hạng cấp tỉnh với đủ các loại hình. Đến nay, đã có gần 300 lượt di tích ở tỉnh được trùng tu, tôn tạo khang trang. Nhiều di tích trở thành điểm du lịch văn hóa, truyền thống như: Khu di tích Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích Nguyễn Du, Đền Chợ Củi, Chùa Hương Tích, Đền Cả - ích Hậu, Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu,... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tri ân, tưởng niệm. Tỉnh đã chỉ đạo ngành chuyên môn triển khai thực hiện có hiệu quả việc khai quật các di chỉ khảo cổ học, sưu tầm hàng nghìn trang tư liệu, số hóa hàng trăm sắc phong, tài liệu Hán-Nôm đang được lưu giữ tại các di tích, xuất bản sách gắn với hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh. Nhiều di tích đã và đang được đầu tư, tôn tạo nhằm giữ gìn các giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống. Cùng với việc phát huy giá trị các di tích lịch sử, Hà Tĩnh chú trọng bảo tồn, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, như: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, Truyện Kiều gắn với Danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Di sản tư liệu ký ức thế giới Mộc bản Trường Lưu, Hoàng hoa sứ trình đồ...Để khẳng định và làm rõ hơn những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các di tích, các giá trị lịch sử, truyền thống, Hà Tĩnh đã nghiên cứu và tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học. Những kết quả nghiên cứu, ấn phẩm, tư liệu được phát hiện, bổ sung, góp phần làm sâu sắc thêm những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất và con người Hà Tĩnh.Thực tế cho thấy, tại các di tích trọng điểm của tỉnh như: Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du; Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; Khu di tích Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc; Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú; Khu di tích Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã thu hút, đón tiếp hàng trăm nghìn lượt du khách hành hương, thăm viếng hằng năm. Một số di tích lịch sử cách mạng trở thành nơi tổ chức các hoạt động tri ân, hành hương về "địa chỉ đỏ" nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; nơi giáo dục tư tưởng, tình cảm, truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đây cũng là nhân tố quan trọng khiến di tích lịch sử, văn hóa, truyền thống vùng đất, con người quê hương phát huy nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế-xã hội.Nguồn lực bảo đảm phát triển nhanh, bền vữngHà Tĩnh đang trong lộ trình phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Với mục tiêu đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định Hà Tĩnh tiếp tục khơi dậy và phát huy cao độ các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng hào hùng của quê hương, ý chí tự lực, tự cường trong mỗi người và cộng đồng. Năm 2022 được tỉnh chọn là năm chủ đề về văn hóa gắn liền tập trung triển khai các nhiệm vụ trong khung chương trình. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, trong đó bảo đảm thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án xây dựng thí điểm tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới gắn với cơ cấu lại nông nghiệp; xây dựng đô thị văn minh; khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển dịch vụ, du lịch, nhất là du lịch biển, du lịch sinh thái... Quá trình này tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn kết đồng bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.Quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thông qua các phong trào quần chúng tại các địa phương, nhất là "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa và đạt được nhiều kết quả tích cực. Hương Sơn là huyện miền núi biên giới phía tây của tỉnh. Bước vào xây dựng nông thôn mới từ điểm xuất phát thấp, sau hơn 10 năm, nông thôn Hương Sơn đã có sự đổi thay rõ nét. Toàn huyện đã đầu tư, nâng cấp hệ thống đường bộ dài gần 1.900km đạt tiêu chuẩn. Cùng với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, Hương Sơn không ngừng củng cố, nâng cấp hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... đạt chuẩn, bảo đảm phục vụ việc nâng cao văn hóa, giáo dục, sức khỏe cho người dân. Đến nay, toàn huyện có 65/67 trường đạt chuẩn quốc gia; hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên toàn huyện đã đạt chuẩn. Toàn huyện có 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9/9 tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn theo quy định.Với huyện miền núi, biên giới Vũ Quang, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nguyễn Quang Điền cho biết, huyện hiện có 1.865 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên; 123 doanh nghiệp, 42 hợp tác xã, 155 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả; 13 sản phẩm nông nghiệp được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Tại xã Thọ Điền, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đăng Nhàn cho biết, những năm gần đây, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân xã nhà ngày càng được nâng cao; người dân luôn tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Toàn xã hiện có 120 mô hình kinh tế cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh, Trần Nhật Tân cho biết, phát huy truyền thống "tương thân, tương ái", khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử tháng 10/2020 trên địa bàn, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm đã đóng góp được 240 tỷ đồng vào chương trình xây dựng nhà ở người dân và nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão, lũ. Tỉnh đã hoàn thành xây dựng 2.053 nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai; cùng 25 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão, lũ.Mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với cấp ủy đảng, chính quyền và cộng đồng xã hội.Với phương châm kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững, bước vào năm 2022, tỉnh Hà Tĩnh đã coi trọng, tăng cường nguồn lực đầu tư cho mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh. Thực tế đang đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 33-NQ/TW khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"; nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên.
https://nhandan.vn/ha-tinh-nhan-to-phat-trien-nhin-tu-truyen-thong-van-hoa-post705199.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [] }
Khai mạc Trại sáng tác ca khúc kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Chiều 22/3, tại Trung tâm Đào tạo tài năng trẻ và sáng tác, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã khai mạc Trại sáng tác ca khúc chào mừng kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024).
Trại sáng tác quy tụ 16 nhạc sĩ từ khắp cả nước về tham dự sáng tác. Theo đó, các tác phẩm tham dự sẽ tập trung thể hiện giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo, bản lĩnh trí tuệ, ý chí quyết chiến, quyết thắng; tấm gương sáng ngời của quân và dân ta. Cùng với đó là phản ánh thành tựu kinh tế, quốc phòng an ninh, văn hóa xã hội của đất nước trong âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ suốt 70 năm qua.Các tác phẩm tham dự là ca khúc được sáng tác theo những phong cách âm nhạc đang lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Ban tổ chức khuyến khích các nhạc sĩ tìm tòi, sáng tạo những ý tưởng mới trong cấu trúc âm nhạc, ca từ, phương thức thể hiện.Trại sáng tác diễn ra từ 22/3 đến 28/3/2024 là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và tri ân sâu sắc sự hy sinh của bộ đội, nhân dân cho thắng lợi vẻ vang của đất nước; tôn vinh những đóng góp to lớn của các thế hệ người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, Tầm vóc thời đại”.Thông qua trại sáng tác lần này nhằm tìm ra những tác phẩm mới, có giá trị nghệ thuật cao, quảng bá hình ảnh, đất nước và con người nói chung, du lịch Quảng Ninh nói riêng tới những người yêu nhạc trên cả nước.Trại sáng tác cũng nhằm cung cấp kiến thức về sáng tác âm nhạc, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sáng tác cho các hội viên, đi thực tế sáng tác để cho ra đời những tác phẩm tốt, phục vụ đời sống âm nhạc tại địa phương, phù hợp sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới hiện nay.
https://nhandan.vn/khai-mac-trai-sang-tac-ca-khuc-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post801115.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Quảng Ninh", "Trại sáng tác", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
[Ảnh] Trước giờ khai mạc Festival Phở 2024
NDO -Festival Phở 2024sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ 15-17/3 tại quảng trường khách sạn Nam Cường, thành phố Nam Định (tỉnhNam Định). Trong ngày 14/3, mọi công cuộc chuẩn bị đang được gấp rút hoàn thành.
Không gian diễn ra sự kiện là khu vực quảng trường Khách sạn Nam Cường (thành phố Nam Định) với diện tích khoảng 4.600m².Các đơn vị đang gấp rút chuẩn bị, sửa soạn cho gian hàng của mình thật bắt mắt, thu hút du khách tham quan.Các khu vực photobooth tại không gian sự kiện đang được lắp đặt.Để chuẩn bị cho công tác tổ chức Festival Phở 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan lên phương án đón tiếp, bảo đảm an ninh, an toàn cho các đại biểu, khách mời và du khách tham dự sự kiện; chú trọng đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn điện lực.Mô hình phố cổ Hà Nội và toa tàu hỏa được tái hiện tại không gian lễ hội.Tại Festival Phở 2024, các nghệ nhân đầu bếp sẽ tái hiện lại cách làm phở truyền thống.Tối 14/3, tại làng phở Vân Cù đã diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ trước thềm khai mạc.Chương trình được sự đón nhận vô cùng đông đảo đến từ người dân trong làng.Để chuẩn bị khoảng hơn 2.000 bát phở cho khách tham quan, các đầu bếp trong làng đã chế biến các nguyên liệu và nồi nước dùng từ sáng sớm.Thịt bò được đưa vào nồi để ninh cho hơn 2.000 bát phở sẽ có mặt trong Festival Phở 2024.Anh Cồ Khắc Đảm, chủ một hàng phở trên Hà Nội, đã tham dự Festival năm 2022, bày tỏ sự phấn khởi khi một lần nữa được tham gia làm những bát phở thơm ngon tới thực khách.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/anh-truoc-gio-khai-mac-festival-pho-2024-post800006.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Festival Phở 2024", "Nam Định", "làng Vân Cù", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chínhdự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.
Cùng dự có các đồng chí nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025; Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương; các vị khách quốc tế; đông đảo nhân dân địa phương…Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự chương trình.Phát biểu ý kiến tại chương trình, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, 70 mùa Hoa ban về trước, ngày 7/5/1954 đã được đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20 và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.Chiến thắngĐiện Biên Phủđã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng về văn hóa kháng chiến, văn hóa giữ nước, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của cả dân tộc Việt Nam anh hùng.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiBộ trưởng nêu rõ, văn hóa nghệ thuật có sứ mệnh bồi đắp quan điểm, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ cho đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tiếp cận theo hướng đó, bằng ngôn ngữ, hình tượng, thủ pháp nghệ thuật độc đáo, chương trình nghệ thuật khắc hoạ một thời kỳ, hướng đến sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, khắc hoạ một thời kỳ toàn dân theo tiếng gọi của Đảng để lên đường ra trận.Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu ý kiến tại chương trình.Những ca khúc tiêu tiêu biểu trong chương trình thể hiện khúc tráng ca của thế kỷ 20, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc.70 năm sau ngày chiến thắng, Điện Biên nói riêng, Việt Nam nói chung đã vươn mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trở thành những biểu tượng, giá trị nhân văn cao đẹp của lương tri, hòa bình của thế giới…Tiết mục nghệ thuật tại chương trình.Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủlà sự kiện tri ân các anh hùng, liệt sĩ và những người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; đồng thời, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương đất nước.Chương trình mang đến cái nhìn về Điện Biên hôm nay, từ chiến trường khốc liệt năm xưa, những thế hệ hôm nay đang chung sức dựng xây quê hương trong sự phát triển chung của đất nước với tinh thần tự hào quá khứ, hướng tới tương lai, qua đó gửi đi thông điệp về khát vọng hòa bình, phát triển của dân tộc Việt Nam.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiChương trình “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” gồm 14 tiết mục, được chia làm 3 phần: “Toàn dân ra trận”, “Khúc tráng ca thế kỷ XX” và “Điểm hẹn hòa bình”.Chương trình sử dụng công nghệ hiện đại, vẽ lại bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ, mang đến không khí linh thiêng ngay chính tại chiến trường ác liệt năm xưa.Tiết mục nghệ thuật tại chương trình.Sân khấu được dàn dựng với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, tạo nên không khí trang trọng, bi tráng để kể câu chuyện xúc động và rất đỗi tự hào về mảnh đất huyền thoại Điện Biên Phủ.Chương trình có nhiều tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu, tái hiện những đoàn xe đạp thồ vận chuyển lương thực, hàng hoá cung cấp cho chiến dịch; hình ảnh hàng trăm chiến sĩ kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ; tái hiện trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ… Kết thúc chương trình nghệ thuật là màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ.
https://nhandan.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-chuong-trinh-nghe-thuat-dac-biet-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post808162.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Chương trình nghệ thuật đặc biệt", "Điện Biên Phủ", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" ] }
Nâng tầm di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm
NDO -Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnhThái Nguyênđược biết đến là di chỉ khảo cổ thuộc thời đại đá cũ với kỹ nghệ Ngườm nổi tiếng, dấu tích của loài người sinh sống có niên đại cách đây khoảng 41.500 năm. Với những phát hiện mới trong lần khai quật thứ 5 được tổ chức đầu năm 2024, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp các nhà khoa học lập hồ sơ đề nghịMái Đá Ngườmlà di tích quốc gia đặc biệt.
Mái Đá Ngườm có dạng hàm ếch, nằm trên sườn núi, cao hơn mặt đường dân sinh khoảng 30m và cao hơn so với mực nước sông Thần Sa khoảng 40m. Diện tích bề mặt mái đá còn vết tích tầng văn hóa rộng gần 1.000m2.Đến nay, Mái Đá Ngườm đã được tiến hành khai quật 5 lần, vào các năm: 1981, 1982, 1985, 2017 và lần gần đây nhất là vào đầu năm 2024 do Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên thực hiện.Trong lần khai quật thứ 5 mới đây, các nhà khoa học phát hiện sự tồn tại của các lớp văn hóa có cấu trúc và màu sắc hoàn toàn khác biệt so với trước, lớp văn hóa 5 có màu cam, khô và bở rời; lớp văn hóa 6 có màu nâu vàng ẩm hơn nhưng cấu trúc bở rời chứa nhiều tảng đá vôi nhỏ.Trong các lớp văn hóa 5 và 6 đều phát hiện các công cụ mảnh, hạch cuội nguyên liệu, công cụ hạch, mảnh tước, mảnh tách cùng di cốt động vật, hạt quả và một số lượng khiêm tốn các loài nhuyển thể trên cạn và dưới nước. Đặc biệt, khai quật phát hiện xương động vật cháy.Đợt khai quật này mang lại những nhận thức mới, làm nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ có uy tín xúc động về những hiện vật thu được, xác định niên đại cư trú của con người có thể sớm hơn so với niên đại đã xác định rất nhiều.Mái Đá Ngườm đã được tiến hành khai quật 5 lần, vào các năm: 1981, 1982, 1985, 2017 và lần gần đây nhất là vào đầu năm 2024 do Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên thực hiện.Tại hội nghị báo cáo kết quả khai quật di chỉ khảo cổMái Đá Ngườmlần thứ 5 được tổ chức mới đây, sau khi nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện cơ quan chuyên môn khẳng định giá trị của di chỉ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng yêu cầu Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn ở Trung ương tiếp tục tham khảo ý kiến, tư vấn của các nhà khoa học và tiến hành lập hồ sơ đề nghị công nhận đây là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đặc biệt.Đồng thời, yêu cầu bổ sung quy hoạch tổng thể khu di tích này vào quy hoạch chung của huyện Võ Nhai, bảo đảm diện tích quy hoạch phù hợp, không ảnh hưởng đến vùng lõi, vùng đệm của khu di tích.Trước mắt cần nghiên cứu, tham khảo các chuyên gia để triển khai các giải pháp bảo vệ, bảo tồn lâu dài di tích. Về lâu dài, cần quan tâm bảo tồn không gian văn hóa Thần Sa, phát huy giá trị của di tích nhằm thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
https://nhandan.vn/nang-tam-di-chi-khao-co-mai-da-nguom-post806629.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Thái Nguyên", "Mái Đá Ngườm", "Kỹ nghệ Ngườm" ] }
Khuyến khích thiếu nhi đam mê văn học nghệ thuật
Mùa hè năm nay, nhiều địa phương tổ chức trại hè với nội dung khuyến khích cảm thụ, sáng tác văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi.
Trong đó, không thể không kể đến những địa phương dù còn nhiều khó khăn vẫn nỗ lực tạo nên sân chơi bổ ích, khuyến khích trẻ em phát triểnđời sống tinh thầnngày càng phong phú hơn.Hơn 20 năm qua, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk đều đặn tổ chức hiệu quả nhiều trại bồi dưỡng sáng tác thơ văndành cho thiếu nhi. Trong vai trò Chủ tịch Hội, nhà văn Niê Thanh Mai chia sẻ: Mỗi dịp hè, Hội đều tổ chức các hoạt động ý nghĩa này, góp phần bồi dưỡng cho hàng trăm lứa học sinh từ tiểu học đến trung học cơ sở. Yếu tố Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk chú trọng, đó là nỗ lực đổi mới, làm thế nào để thiếu nhi cảm thấy thu hút, thích thú hơn với văn học, đồng thời phát huy tốt nhất khả năng cảm thụ, sáng tác.Dù địa phương còn khó khăn, Hội vẫn cố gắng để các em nhận được ngọn lửa truyền từ các thế hệ nhà văn, nhà thơ; để thiếu nhi có thể yêu sách, dành nhiều thời gian cho sách từ đó vun đắp tình yêu với thơ văn... thông qua việc tìm tòi cách tổ chức trại bồi dưỡng sáng tác mới mẻ, phù hợp và thay đổi theo từng năm.Những năm gần đây, hội văn học nghệ thuật ở các tỉnh khi tổ chức những lớp bồi dưỡng sáng tác cho thiếu nhi đều đượcHội Nhà văn Việt Namvà các nhà văn, nhà thơ trong cả nước quan tâm, thể hiện qua hoạt động tham gia trực tiếp hướng dẫn, lên lớp và chia sẻ. Nhờ đó, suốt quá trình tổ chức, thiếu nhi thường được tìm hiểu về văn hóa các dân tộc trong và ngoài tỉnh thông qua những chuyến đi dã ngoại, thực tế sáng tác và gặp gỡ với người dân, nhất là trải nghiệm văn hóa, ẩm thực các dân tộc… Những hoạt động phong phú, phù hợp lứa tuổi, kích thích sự say mê tìm hiểu và khám phá của các em phần nào sẽ giúp các trại, lớp bồi dưỡng sáng tác có hiệu quả.Các nhà văn cũng đã có nhiều chuyến đi thực tế đến những trường học trên cả nước, nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn để trao đổi về văn hóa đọc. Bên cạnh đó còn là nỗ lực kết nối với nhiều doanh nghiệp, các nhà xuất bản trao tặng những cuốn sách dành cho các đối tượng yếu thế, học sinh các trung tâm bảo trợ xã hội...Tại Hà Nội, Câu lạc bộ Đọc sách cùng con do Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh sáng lập đã tổ chức nhiều đợt trại hè bổ ích gắn với tên gọi EcoCamp. Chia sẻ về giá trị cốt lõi từ hoạt động ý nghĩa này, “thuyền trưởng EcoCamp” cho biết: Sự thấu hiểu và chia sẻ những vấn đề về tâm lý của trẻ em luôn là điều cần làm đầu tiên. Chính vì thế, trại hè trước hết là một cơ hội để thấu hiểu trẻ. Với chị, mỗi mùa trại là một “mùa quan sát”. Những người phụ trách thuộc tên tuổi, hoàn cảnh của từng bạn nhỏ và thường chỉ qua một vài ngày đầu đã có thể phát hiện được những vấn đề của trẻ. Có vấn đề vốn là bình thường, dễ nảy sinh trong cuộc sống, nhưng cũng có vấn đề lại là bất thường, cần can thiệp.Nhiều năm qua, EcoCamp chú trọng tạo cớ tương tác với các hoạt động giản dị, kết nối, như: Ngồi nghe tiếng sóng biển và guitar bập bùng; góc hòm thư “Tâm tình với Thuyền trưởng”, góc pha chế “Vị cuộc sống”, góc “Âm thanh xủng xoảng”, xưởng vẽ, làm thủ công, góc thư viện... Trò chơi luôn là chìa khóa mở ra những cánh cửa thú vị trong tư duy, đồng thời hóa giải mọi e ngại, căng thẳng của trẻ. “Ý nghĩa của mùa hè, mục tiêu của trại hè chính là: Mùa hè là mùa lớn! Trại hè là nơi để trẻ từng bước trưởng thành!”, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh nhấn mạnh.Với mô hình bán trú, Câu lạc bộ Cây Bút Nhí đang thật sự tạo sức hấp dẫn với trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Các khóa: Làm bạn với thiên nhiên, Triệu phú ngôn từ, Bí kíp làm văn, Kỹ năng viết văn miêu tả, Tuyệt chiêu viết văn, Nghị luận xã hội, Sáng tác truyện đồng thoại… được triển khai cùng sự đồng hành, gắn bó của các văn nghệ sĩ, nhà sư phạm.Tuy không phải là mô hình trại hè, song hình thức bán trú cũng tạo sự tiện lợi với nhiều gia đình và mang đến cho trẻ em cơ hội phát triển vẻ đẹp của thế giới tinh thần. Các em yêu văn học nghệ thuật hơn và có những thành quả bước đầu được thẩm định, khích lệ, có tác phẩm được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí văn học nghệ thuật.Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, bốn năm qua, Hội đã bền bỉ với “Dự án sách miễn phí cho trẻ em miền núi và vùng sâu, vùng xa”. Trong năm nay, Hội dự kiến in và tổ chức tặng 30.000 bản sách thiếu nhi cho trẻ em ở các địa phương còn khó khăn. Đại diện Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phối hợp hội văn học nghệ thuật các tỉnh để tặng sách tới nhiều trường học, giúp các em nhỏ có thể tiếp cận với sách, văn hóa đọc nhất là trong dịp hè.Ông Nguyễn Quang Thiều cho biết: “Chúng tôi tin cứ bền bỉ hết ngày này qua tháng khác mang sách tới từng em ở những vùng miền xa xôi thì đến một lúc nào đó, vẻ đẹp và những điều tốt lành từ trang sách sẽ trở thành một phần trong tâm hồn các em. Vì sách chúng tôi lựa chọn để in và tặng là những tác phẩm nổi bật trong văn học thiếu nhi, mang bài học về tình yêu thiên nhiên, con người, gia đình và văn hóa dân tộc”.
https://nhandan.vn/khuyen-khich-thieu-nhi-dam-me-van-hoc-nghe-thuat-post814206.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Trại hè", "Hội Nhà văn Việt Nam", "Thiếu nhi", "Văn học", "Nhà văn", "sáng tác thơ văn", "cảm thụ" ] }
Một số vấn đề về xây dựng hệ giá trị quốc gia
Mỗi quốc gia, dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển luôn luôn xây dựng cho mình một hệ thống giá trị nhất định hay còn gọi là hệ giá trị quốc gia. Giá trị quốc gia là tất cả những gì mang lại ý nghĩa nhất định cho quốc gia, được cả quốc gia thừa nhận, trở thành mục tiêu, chỗ dựa tinh thần để con người trong quốc gia và cả quốc gia khao khát, hướng tới và hành động theo. Giá trị quốc gia vừa mang những nét riêng của dân tộc, vừa mang những nét chung phổ biến của nhân loại.
Hệ giá trị quốc gia là tổng hợp các giá trị của quốc gia được sắp xếp, liên kết với nhau theo một logic nhất định và đảm nhận những chức năng xã hội nhất định. Chức năng xã hội của hệ giá trị quốc gia là: nhận thức, định hướng và điều chỉnh. Trên cơ sở nhận thức, định hướng đúng các giá trị sẽ điều chỉnh nhận thức và hành vi của cá nhân, cộng đồng xã hội, cả quốc gia trong thực hiện hướng tới hệ giá trị quốc gia.Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng rất quan tâm chú ý tới xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng đánh dấu bước phát triển quan trọng trong nhận thức tầm quan trọng, sự cần thiết phải nghiên cứu, xác định hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người trong sự gắn kết với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam: "Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới". Đây là điểm mới, bởi lẽ chỉ trên cơ sở xác định các hệ giá trị này chúng ta mới khơi dậy, phát huy, phát triển nguồn động lực to lớn này cho phát triển đất nước nhanh và bền vững.Để xây dựng hệ giá trị quốc gia, trước hết, cần xác định rõ nội hàm của hệ giá trị quốc gia. Đối với nước ta "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử". Hệ giá trị quốc gia Việt Nam phải thống nhất với hệ giá trị của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn xây dựng.Hệ giá trị quốc gia Việt Nam hiện nay sẽ bao gồm các thành tố mà Cương lĩnh 2011 đã nêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Trong đó, nhân dân là chủ thể, là vị trí trung tâm trong xã hội xã hội chủ nghĩa, là đối tượng mà Đảng và Nhà nước ta phục vụ. Giàu phải được hiểu toàn diện, giàu về vật chất, giàu về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, giàu về tình thương yêu, nhân ái, bao dung, độ lượng, vị tha, giàu về trí tuệ.Nghĩa là giàu đa chiều, toàn diện. Dân giàu gắn liền với nước mạnh. Mạnh ở đây cũng là mạnh toàn diện cả kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, về uy tín và vị thế quốc tế. Dân giàu, nước mạnh phải gắn liền với một chế độ xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Bởi lẽ, dân chủ, công bằng, văn minh vừa là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội vừa là xu thế, ước vọng, giá trị cốt lõi mà nhân loại hướng tới. Do vậy, những thành tố của hệ giá trị quốc gia Việt Nam không mâu thuẫn mà còn thống nhất với các giá trị cốt lõi của nhân loại tiến bộ.Cần dựa vào nhân dân để xây dựng hệ giá trị quốc gia gắn với xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người và hệ giá trị gia đình Việt Nam. Bởi lẽ, bốn hệ giá trị này tự thân đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó, hệ giá trị con người là trung tâm; hệ giá trị văn hóa là cơ sở, nền tảng; hệ giá trị gia đình là bệ đỡ.Theo chúng tôi, có thể bổ sung thêm thành tố "hạnh phúc" vào hệ giá trị quốc gia thành "Dân giàu, hạnh phúc, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Bởi lẽ, trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc". Hạnh phúc như một chỉ số tổng hợp của mọi sự giàu có và thành công, thành đạt, sự thỏa mãn tâm lý với xúc cảm tích cực.Đưa thêm thành tố "hạnh phúc" vào hệ giá trị quốc gia cũng tiếp tục kế thừa di sản, di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc". "Hạnh phúc" cũng là tiêu chí mà nhiều quốc gia đưa vào hệ giá trị quốc gia của mình. Chỉ số hạnh phúc của các quốc gia này được tính toán dựa trên các tiêu chí như tổng sản phẩm quốc nội, tuổi thọ trung bình, tình trạng tham nhũng, sự bình đẳng, tự do cá nhân, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe.Các quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao thường có nền kinh tế khá phát triển, tuổi thọ trung bình của người dân cao, mức tham nhũng thấp, mức an sinh xã hội cao, an ninh con người tốt... Do vậy, theo chúng tôi, hệ giá trị quốc gia Việt Nam sẽ bao gồm "Dân giàu, hạnh phúc, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".Cần dựa vào nhân dân để xây dựng hệ giá trị quốc gia gắn với xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người và hệ giá trị gia đình Việt Nam. Bởi lẽ, bốn hệ giá trị này tự thân đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó, hệ giá trị con người là trung tâm; hệ giá trị văn hóa là cơ sở, nền tảng; hệ giá trị gia đình là bệ đỡ. Hơn nữa, những con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa là nhân dân, là chủ thể sáng tạo văn hóa cũng là chủ thể sáng tạo hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình, đồng thời là chủ thể được hưởng thụ và hướng tới xây dựng, bồi đắp hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia và hệ giá trị gia đình.Cần quán triệt tốt quan điểm của Đảng về vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước nói chung, trong xây dựng hệ giá trị quốc gia nói riêng. Thấm nhuần bài học kinh nghiệm mà Đại hội XIII đã rút ra "trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm "dân là gốc". Nếu phát huy được vai trò của nhân dân chúng ta sẽ từng bước xây dựng, củng cố được hệ giá trị quốc gia.Xây dựng hệ giá trị quốc gia là công việc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả dân tộc, không thể nóng vội nhưng cũng không thể chậm trễ. Do vậy, cần có chương trình, kế hoạch, lộ trình, bước đi phù hợp yêu cầu thực tiễn đất nước, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cũng cần "Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam.Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại". Từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thật sự trong sạch.Tăng cường tuyên truyền, lan tỏa hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình và hệ giá trị con người Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của từng địa phương, từng ngành có chương trình, kế hoạch, lộ trình xây dựng các hệ giá trị phù hợp.Cần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam trong xây dựng hệ giá trị quốc gia. Đồng thời phải tích cực, chủ động phòng, chống những biểu hiện lệch lạc về văn hóa; nâng cao sức đề kháng của nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai, độc hại.Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam trước hết phải tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng các thành tố trong hệ giá trị quốc gia. Đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương, vùng miền, xuất phát từ điều kiện thực tiễn mà xác định tiêu chí, chuẩn mực của các thành tố "dân giàu, hạnh phúc, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" cho phù hợp.Các yêu cầu trên phải được quán triệt và thực hiện đồng bộ, toàn diện thì việc xây dựng hệ giá trị quốc gia mới hiệu quả, thiết thực, tránh được giáo điều cũng như thành tích và hình thức.
https://nhandan.vn/mot-so-van-de-ve-xay-dung-he-gia-tri-quoc-gia-post738670.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "hệ giá trị quốc gia" ] }
Triển lãm “Mẹ yêu con”: Tôn vinh tình mẫu tử tha thiết, thiêng liêng
NDO -Chiều 1/3, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm và tiếp nhận bộ ảnh nghệ thuật với chủ đề “Mẹ yêu con” của nhiếp ảnh gia Lê Bích, nhân dịp kỷ niệm ngàyQuốc tế Phụ nữ8/3 và hướng tới ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3.
Triển lãm trưng bày 30 bức ảnh về những khoảnh khắc giữa mẹ và con được nhiếp ảnh gia Lê Bích thực hiện trong khoảng thời gian gần 20 năm. Tác giả đã đi từ các tỉnh miền núi phía bắc cho đến các tỉnh miền trung để gặp gỡ, trò chuyện và “chớp” được những phút giây đầy cảm xúc chân thực, như những thước phim sống động về tình mẫu tử.Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bày tỏ sự niềm xúc động bởi “Ai cũng sinh ra từ mẹ”, sự gắn bó giản dị và thiêng liêng ấy được hiện hữu trong từng khuôn hình, dù trên những bản làng xa xôi, nơi rẻo núi cao mờ sương hay những vùng đồng bằng. Dù là người Mông, Thái, Nùng, Lô Lô... hay người Kinh thì việc thể hiện tình cảm với những đứa con yêu thương của mình luôn rất tự nhiên, dù trong giây phút lao động, vui chơi, nghỉ ngơi hay trao truyền tri thức.Bà Nguyễn Thị Minh Hương chia sẻ về chương trình “Mẹ đỡ đầu” doHội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namphát động, đã giúp đỡ 27.670 trẻ em mồ côi sau đại dịch Covid-19.Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích sinh năm 1972, bắt đầu cầm máy từ năm 2005, thành danh trong giới nhiếp ảnh với đề tài phố nghề, làng nghề,di sản văn hóa. 30 tác phẩm "Mẹ yêu con" được anh chọn lựa từ những sáng tác trong cuộc đời cầm máy rong ruổi nhiều vùng miền đất nước.Nói về bộ ảnh “Mẹ yêu con”, anh cho biết: “Năm 2005 khi lần đầu tiên thực hiện bức ảnh “Trên lưng mẹ”, tôi đã có một cảm xúc đặc biệt về tình mẫu tử. Hình ảnh em bé dân tộc H’Mông ngủ ngon trên lưng người mẹ đang bán hàng tại phiên chợ Bắc Hà đã chạm đến trái tim của tôi một cách mạnh mẽ và tôi đã quyết định sẽ bắt đầu hành trình khám phá những cung bậc cảm xúc khác nhau về tình mẫu tử. Với những tác phẩm của mình, tôi hy vọng sẽ chạm được tới trái tim các bạn”.Nhiếp ảnh gia Lê Bích chia sẻ về cảm hứng và hành trình của bộ ảnh.Trong khuôn khổ sự kiện, nhiếp ảnh gia Lê Bích đã trao tặng bộ ảnh “Mẹ yêu con” cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để các tác phẩm tiếp tục được giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước.Triển lãm ảnh “Mẹ yêu con” diễn ra đến hết ngày 15/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội).Khách tham quan triển lãm trong ngày khai mạc.
https://nhandan.vn/trien-lam-me-yeu-con-ton-vinh-tinh-mau-tu-tha-thiet-thieng-lieng-post798275.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "triển lãm ảnh", "Mẹ yêu con", "Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam", "Quốc tế Phụ nữ", "nhiếp ảnh gia Lê Bích" ] }