title
stringlengths
11
125
summary
stringlengths
0
672
content
stringlengths
0
18.1k
url
stringlengths
35
338
metadata
dict
Chợ Mơ ngàn năm - Tùy bút của BĂNG SƠN
Một vùng bao la xóm làng và đồng ruộng, sông ngòi và hồ ao, theo lệnh chúa đất là Trần tướng quân, nhiều người sinh sống bằng nghề trồng cây mai lấy quả gọi là quả mơ, cứ mùa đông thì hoa mai nở trắng ngần, khiến một vùng mặt đất biến thành một trời mây trắng ngần. Ðó là các giống mai vàng, mai trắng, mai hồng mà tên chữ là hoàng mai, bạch mai và hồng mai.Ðến những năm 80 của thế kỷ 20, làng Ðông Mỹ tức làng Ðông Phù Liệt còn có một cụ Mai Lâm động chủ, tên cúng cơm là cụ Mài có một vườn mai mọc trên ngọn gò nho nhỏ, trồng toàn giống song mai, hoa trắng muốt, mỗi chùm hai bông hoa nở ra hai quả mơ, to bằng quả trứng gà con so, mầu vàng tươi, để chín nục, bóp cho mềm rồi hút nước mơ, nó sẽ là một thứ nước cam lồ vừa chua vừa ngọt, vừa thơm vừa bổ, khó quên. Tiếc sao sang thế kỷ 21, vườn mai thoái hóa, chết dần sau khi cụ Mài, chủ nhân qua đời.Thế kỷ 19, vì kiêng tên húy vua Tự Ðức, làng Hồng Mai phải đổi thành làng Bạch Mai (kiêng chữ Hồng trong Hồng Nhậm). Theo thời gian, ít ai còn nhắc đến chữ Hồng Mai và Bạch Mai cũng trở thành đường phố, cùng với làng Hoàng Mai lui về phía dưới một chút, thành làng Hoàng Văn Thụ, tên một lãnh tụ cách mạng còn ngôi mộ ở cánh đồng làng ấy.Mai tiếng Hán có nghĩa là Mơ, quả mơ mà ta quen thuộc với những quả mơ chùa Hương, mơ Lạng Sơn, ngâm rượu làm rượu mơ, ngâm muối làm ô mai hoặc ăn tươi trên đường trảy hội. Vì thế mà vùng này còn có tên nôm là Kẻ Mơ.Kẻ Mơ từng có món đặc sản nổi tiếng khắp kinh thành:Em là con gái Kẻ MơEm đi bán rượu tình cờ gặp anhRượu ngon chẳng quản be sànhÁo rách khéo vá hơn lành vụng may...Sang đến thế kỷ 20 vùng này còn hoang vu lắm, vắng vẻ lắm, dù có thể đây là những bước đầu tiên của con đường thiên lý vào Kinh Ðô xứ Huế. Cho đến những năm 30, nhà văn Tô Hoài còn ghi lại phố Bạch Mai đúng là một con đường làng, chập tối đã vắng vẻ, chỉ có bóng tre bóng duối soi xuống mặt đường âm u, thấp thoáng ánh đèn dầu trong các ngõ hắt ra mờ tỏ. Mới chập tối đã có tiếng chó sủa trăng văng vẳng. Thời gian đó còn có một nhà văn nổi tiếng khác sống ở đây: Nguyễn Ðình Lạp, người viết "Ngoại ô" mà nguyên mẫu các nhân vật đều là người dân ở đây, lầm than, cơ cực, vất vả lao đao... như người làm nghề bánh dày bánh giò, giò chả.Phố Hàng Gai.Giữa thế kỷ, vẫn còn nhiều người dân cư ngụ nơi khu vực này (không phải dân Ước Lễ) làm nghề bán hàng rong, đội một thúng hàng gồm giò lụa, giò trâu, chả trâu, chả bì, chả mỡ, cùng là bánh dày từng đôi đặt trên lá chuối, gập vào với nhau, bánh giò bột lọc, nhưng đã nguội. Anh ta đi bán hàng, rao hàng bằng một âm đục, khê và kéo dài: "Giòòò...". Một tay xách chiếc đèn chai. Ðèn chai là đèn thắp bằng dầu lạc, bóng đèn là cái chai cắt trôn và cắt cả cái cổ chai. Ðèn đặt trên miếng gỗ, xỏ quai bằng dây thép để lấy chỗ cầm.Phố Bạch Mai và khu vực chợ Mơ cũng tự mình đổi khác. Cho đến năm 1954, Hà Nội được giải phóng, phố Bạch Mai dân từ nội thành ra, qua Ô Cầu Dền, mà cột đèn bên này là nội ô, cột đèn bên kia đã là ngoại ô, phố còn thò ra thụt vào, thưa thớt đôi ba bóng cây bàng đơn độc. Riêng mặt đường vẫn khấp khểnh lầy lội. Con đường xe điện từ Bờ Hồ xuống chợ Mới Mơ được đặt nổi trên mặt đường nhựa giống hệt đường xe lửa, cùng một công thức với đường tàu điện Hà Nội - Hà Ðông. Những ngõ Tô Hoàng, Ðình Ðông, Ðình Ðại, Văn Chỉ, Giếng Mứt, Mai Hương, Lò Lợn là những đường xương cá tỏa ra hai bên, vẫn nhà ở lẫn với hồ ao và vườn tược.Cuối phố Bạch Mai là cái chợ có lẽ đã sinh ra được vài trăm năm, nguyên nó chỉ là cái chợ của mấy làng mơ. Ðây cũng là ngã tư, một rẽ trái sang Nghĩa trang Hợp Thiện, Quỳnh Lôi, nay là phố Minh Khai. Một rẽ phải sang Ngã tư Vọng, có bệnh viện Bạch Mai, nay là phố Ðại La. Còn nếu đi thẳng là ra ngoại ô một thời toàn đồng ruộng, ao rau muống, để xuôi xuống Văn Ðiển, chỗ ngã ba Ðuôi Cá gặp con đường số Một chính thức vào ga Văn Ðiển.Chợ Mơ là kết thúc phố Bạch Mai. Từ cái chợ làng họp theo phiên, năm ngày thì có hai phiên, gồm một phiên chính và một phiên xép (xin phân biệt chợ phiên và phiên chợ là hai khái niệm, hai sự biệt hoàn toàn khác nhau, chợ Mơ là chợ có phiên chợ, chứ chưa bao giờ là chợ phiên, mà nay khái niệm chợ phiên là một thứ Hội chợ vậy).Chợ Mới Mơ vì nó được xây dựng mới, gồm cả một phần của chợ Ðuổi là chợ Hàng Gà phố Huế bị đuổi, phải giạt xuống khu vực này. Chợ nằm bên trái phố, là dãy nhà cuối cùng, dãy số lẻ, một bên là phố Minh Khai, một bên là con ngõ tên là ngõ Lò Lợn, vì từng là nơi giết mổ lợn cung cấp thịt cho thành phố.Chợ đã nhiều lần xây dựng và thay đổi. Ðến nay có ba cầu chợ, không lợp tôn hay mái bằng, không có giàn sắt, mà vẫn có hơi hướng của một cái chợ quê, cột gạch, lợp ngói. Giống như rất nhiều chợ quê khác còn lại, thêm chút ít phong vị thị thành, chợ Mơ có đủ các thứ hàng hóa, thượng vàng hạ cám. Từ khu vực cây xanh, giống cây để trồng chơi hay con su hào, quả su su nảy mầm, cành rau ngót, mớ giống rau mùi... đến khu vực các con giống, từ lợn con đến lợn choai choai da đỏ hồng, da đen nhãy, hay con chó con luôn mồm ăng ẳng, con mèo mướp, mèo vàng, mèo đen kêu meo meo, bị nhốt trong lồng tre, nếu là người buôn thì mới có lồng sắt.Thời bao cấp, có công ty ăn uống, chợ Mơ có cửa hàng mậu dịch, có quầy làm kem và bán kem, chủ yếu là kem que, bán ngay tại chỗ và bán buôn vào các thùng gỗ vuông mang ra ngoại thành.Chợ Mơ không hoàn toàn là chợ quê nữa. Nó khác hẳn chợ Ðơ ở Hà Ðông hay chợ Nủa của Hà Tây. Nó cũng không còn giống chợ Ðồng Xuân hay sang trọng như các siêu thị mới mở ra. Và nó cũng không phải là chợ đầu mối chuyên bán buôn hoa quả nhập từ Trung Quốc, từ miền nam ra hay cá khô sặc mùi nồng nặc như chợ Long Biên. Chợ Mơ là sự pha trộn nửa quê nửa tỉnh, nửa thành thị nửa nông thôn. Nhưng về đời sống, nó không đóng góp gì nhiều cho kinh tế và văn hóa thành phố, nhưng nó rất cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân trong một khu vực rộng lớn phía nam thành phố.Hẳn cũng ít ai còn nhớ đây là đất phong của tướng Trần Khát Chân, dòng tên Hồng Mai cũng chìm vào quá khứ, chữ Mới Mơ cũng chỉ còn gọi tắt là chợ Mơ. Cũng may là chợ chưa bị xây lên cao tầng, để bỏ trống những tầng trên như vài ba chợ khác. Vì chợ Mơ vẫn giữ được nét gì hơi cũ.
https://nhandan.vn/cho-mo-ngan-nam-tuy-but-cua-bang-son-post409142.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [] }
“Tam giác tình yêu” và câu chuyện người trẻ trưởng thành trong “Lỡ hẹn với ngày xanh”
NDO -Những người trẻ bước vào đời với ước mơ và hoài bão về một tương lai tốt đẹp, với tình yêu song hành và làm động lực trong cuộc sống, nhưng những khó khăn, thử thách cũng như những mối tơ vò mà cuộc sống đem lại đã khiến họ phảitrưởng thànhhơn và đứng trước những lựa chọn. Câu chuyện “tam giác tình yêu” trong bộ phim mới nhất của Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) kể về những người trẻ như vậy.
“Lỡ hẹn với ngày xanh” xoay quanh tam giác Duyên - Hiệp - Thắng. Duyên thắng giải cuộc thi kiến trúc về một công trình nhà vệ sinh trường học cho trẻ vùng cao, về làm việc tại công ty của Hiệp và Giang. Tình cảm giữa Duyên và Hiệp nảy sinh, trong khi Giang lại đem lòng yêu Hiệp, và bản thân Hiệp lại có mối nợ ân tình với gia đình Giang.Qua sự trưởng thành của các nhân vật ở từng tập phim, bộ phim cũng đề cập đến khát vọng định vị giá trị của bản thân. Khi đời sống vật chất xã hội thay đổi, những trăn trở đời thường không còn hạn chế ở cơm ăn áo mặc, lớp trẻ được học hành, đào tạo bài bản đã mang theo những khát vọng được tạo ra những giá trị cho xã hội.Tất nhiên, mỗi người trong số họ đều không giống nhau, từ thân thế, hoàn cảnh, tính cách khác dẫn đến quan niệm nghề nghiệp khác nhau và lựa chọn lối đi khác nhau. Đó không hẳn là đúng hay sai, mà là tìm được con đường phù hợp với bản thân. Quan trọng hơn cả, từ hình ảnh của họ, chúng ta nhìn thấy hình ảnh tươi đẹp của các bạn trẻ hôm nay, một thế hệ dám nghĩ dám làm, dám có trách nhiệm với cộng đồng.Bên cạnh câu chuyện nghề nghiệp, câu chuyệngia đìnhcũng là một phần rất quan trọng của “Lỡ hẹn với ngày xanh”. Bộ phim không thiếu những yếu tố gây hấp dẫn nhưng lựa chọn của ê-kíp làm phim ở bộ phim này là một lối kể chuyện nhẹ nhàng, đầy cảm xúc. Qua cách nhân vật ứng xử đầy văn minh với nhau thì những đau khổ, hiểu lầm, những cay đắng oán hận… tất cả như mây đen bị xua đi bởi tình yêu thương, chân tình giữa người với người.Xuân Anh (Lê Bống, bên trái) trong phim.Bộ phim đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trần Hoài Sơn sau nhiều năm vắng bóng. Những ấp ủ, trăn trở nghề nghiệp của anh được thể hiện bởi một dàn diễn viên trẻ bao gồm cả những người đã tạo được ít nhiều dấu ấn như Huỳnh Anh, Minh Thu hay những gương mặt hoàn toàn mới mẻ với phim truyền hình VFC như Xuân Anh (Lê Bống), Thanh Tuấn….NSƯT Trịnh Mai Nguyên và nghệ sĩ Quách Thu Phương trong phim.Bên cạnh đó, phim quy tụ dàn diễn viên gạo cội, đặc biệt là sự tái hợp của Quách Thu Phương và NSƯT Trịnh Mai Nguyên, vợ chồng ông Chủ tịch “bố chồng quốc dân” được nhớ đến nhiều trong bộ phim “Hương vị tình thân”.“Lỡ hẹn với ngày xanh” dài 40 tập sẽ phát sóng trên VTV1 vào lúc 21 giờ các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần kể từ ngày 18/3.
https://nhandan.vn/tam-giac-tinh-yeu-va-cau-chuyen-nguoi-tre-truong-thanh-trong-lo-hen-voi-ngay-xanh-post800498.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "phim VFC", "phim gia đình", "\"Lỡ hẹn với ngày xanh\"", "đạo diễn Trần Hoài Sơn", "Lê Bống", "Huỳnh Anh" ] }
Phát động sáng tác văn học, nghệ thuật về nghề báo và người làm báo
NDO -Chiều 17/6, tạiHà Nội, Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học, nghệ thuật Hà Nội) tổ chức Lễ phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật về nghề báo-người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”.
Phát biểu tại sự kiện, nhà báo Vương Minh Huệ, Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức Cuộc vận động khẳng định: Cuộc vận động là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang cùng những đóng góp quan trọng, to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cũng là dịp để tôn vinh những cống hiến vì sự nghiệp báo chí của người làm báo.Thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, cuộc vận động góp phần tái hiện và lan tỏa hình ảnh nhữngngười làm báovà nghề báo; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người làm báo đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước; bồi đắp, giáo dục niềm tự hào, lòng yêu nghề, quyết tâm phấn đấu trở thành những người làm báo chân chính, góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.Nhà báo Vương Minh Huệ, Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức Cuộc vận động phát biểu.Cuộc vận động dành cho các văn nghệ sĩ chuyên và không chuyên; các nhà báo, phóng viên; công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động trong và ngoài nước; người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Việt Nam.Theo Ban tổ chức, tác phẩm dự thi cần thể hiện một số nội dung: làm nổi bật ý nghĩa, vai trò, sứ mệnh quan trọng của nghề báo, người làm báo và báo chí cách mạng Việt Nam; thông tin, phản ánh những công việc thường nhật của người làm báo trên mặt trận văn hóa tư tưởng; nêu bật những nét đặc trưng, đặc thù riêng của nghề báo, người làm báo so với các ngành khác trong xã hội; nêu gương, giới thiệu nhân tố điển hình tiên tiến trong nghề báo.Tác phẩm dự thi thuộc ba thể loại: ca khúc; thơ; kịch ngắn. Đây phải là những sáng tác mới, chưa dự thi ở cuộc thi nào, chưa từng đoạt giải thưởng ở các cấp khác và không có sự tranh chấp về bản quyền tác phẩm, quyền tác giả.Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 17/5/2025 tại tòa soạn Tạp chí Người Hà Nội (126 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội); hoặc qua địa chỉ email: vdst.nghebao@gmail.com (trên tiêu đề ghi rõ: Bài tham dự “Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật về nghề báo-người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”).Các tác phẩm dự thi sẽ được Hội đồng Thẩm định của từng thể loại chấm chọn qua 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo để xét giải. Sẽ có 30 giải thưởng được trao cho 3 thể loại, trong đó mỗi thể loại có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích. Ngoài ra, các tác phẩm có chất lượng cao sẽ được giới thiệu và đăng tải trên Tạp chí Người Hà Nội ngay sau khi có kết quả chấm Chung khảo.Lễ tổng kết, trao giải và công diễn các tác phẩm đoạt giải dự kiến sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
https://nhandan.vn/phat-dong-sang-tac-van-hoc-nghe-thuat-ve-nghe-bao-va-nguoi-lam-bao-post814752.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "vận động sáng tác", "văn học nghệ thuật", "nghề báo", "người làm báo", "Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam" ] }
“Chia sẻ yêu thương” cho trẻ bại não tỉnh Nam Định
NDO -Ngày 29/3, Công ty TNHH Thương mại công nghiệp và truyền thông Blue Việt Nam tổ chức chương trình “Chia sẻ yêu thương”, trao quà cho Hội gia đình trẻ bại não Việt Nam - Chi hội tỉnh Nam Định. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động Festival Phở 2024.
Phát biểu ý kiến tại chương trình, bà Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định cho biết, Festival Phở 2024 (diễn ra từ ngày 15-17/3) được tổ chức tại Nam Định đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, trải nghiệm đáng nhớ đối với thực khách trong và ngoài tỉnh.Nằm trong chuỗi hoạt độngFestival Phở 2024,chương trình “Chia sẻ yêu thương” nhằm lan toả những thông điệp tích cực và sự chia sẻ cùng cộng đồng. Công ty TNHH BlueVN tổ chức chương trình với ý nghĩa “Cùng nhau gắn kết – cùng nhau sẻ chia”, đem những món quà thiết thực trao tặng cho Hội gia đình trẻ bại não Việt Nam - Chi hội tỉnh Nam Định.Cụ thể, Công ty BlueVN đã tài trợ và trực tiếp trao tặng 100 triệu đồng cho Hội gia đình trẻ bại não Việt Nam - Chi hội tỉnh Nam Định. Cùng với đó là 40 suất quà đến từ Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định và Công ty Phở xưa Nam Định.Bà Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định trao quà cho các gia đình trẻ bại não.Theo bà Thiết, đây không phải lần đầu, các sự kiện về văn hóa ẩm thực tại Nam Định dành sự ủng hộ, hỗ trợ cho gia đình trẻ bại não. Cuối năm 2022, Ban tổ chức chương trình “Ngày của phở” cũng tặng 69 phần quà, mỗi phần trị giá một triệu đồng cho các gia đình trẻ em bại não.Bà Hoàng Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thương mại công nghiệp và truyền thông Blue Việt Nam, đơn vị tài trợ Festival Phở 2024 và phối hợp tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ” xúc động chia sẻ, công ty rất vinh dự khi được tận tay trao tặng các phần quà cho Chi hội gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Nam Định.Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định trao quà cho các gia đình trẻ bại não.Bà Phương bày tỏ hy vọng, sự quan tâm, ủng hộ này sẽ phần nào tiếp thêm động lực tinh thần cho các gia đình trẻ em bại não vượt qua khó khăn, vươn lên chắp cánh ước mơ trong tương lai phía trước; cũng như thu hút được sự chung tay của các đơn vị tài trợ, đồng hành để Festival Phở những năm tiếp theo tiếp tục lan tỏa, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trên cả nước.Theo đại diện Chi hội gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Nam Định, chi hội sẽ có kế hoạch cụ thể để sử dụng nguồn tiền ủng hộ một cách hiệu quả, nhất là trang bị máy móc, thiết bị để chăm sóc, hỗ trợ các trẻ bại não hiện đang gặp khó khăn về vận động.Các đại biểu và các gia đình trẻ bại não được "chia sẻ yêu thương" chụp ảnh lưu niệm tại chương trình.Cũng tại chương trình, gia đình trẻ bại não tỉnh Nam Định đã được thưởng thức những bát phở thơm ngon từ bàn tay chế biến của các nghệ nhân từng góp mặt tại Festival Phở 2024 vừa qua.Gia đình trẻ bại não được thưởng thức những bát phở thơm ngon từ bàn tay chế biến của các nghệ nhân tham gia Festival Phở 2024.Festival Phở 2024 (diễn ra từ ngày 15-17/3) do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở Xưa Nam Định.Đây là sự kiện văn hóa ẩm thực có quy mô toàn quốc nhằm quảng bá tinh hoa ẩm thực phở, xây dựng thương hiệu quốc gia, gắn với phát triển du lịch. Thành công của sự kiện góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu hoàn thiện hồ sơ để công nhận văn hóa ẩm thực phở là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; cũng như trình UNESCO ghi danh trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
https://nhandan.vn/chia-se-yeu-thuong-cho-tre-bai-nao-tinh-nam-dinh-post802226.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Nam Định", "từ thiện", "Festival Phở 2024", "chia sẻ yêu thương", "trẻ bại não" ] }
Người phố cổ mang năng lượng “Làng” trong tiềm thức
Khi tôi về làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam (số 4 phố Thụy Khuê-Hà Nội), đã thấy những “ông già” như Nguyễn Hữu Phần, Vũ Châu… ở đó rồi. Tuy sinh hoạt ở những xưởng khác nhau, nhưng chúng tôi dễ dàng làm quen và trở nên thân thiết vì mấy cái chung: cùng là dân phố cổ, cùng có tí chất văn chương trong người, và cùng… nhiều khát vọng.
Nhìn cái dáng hơi khòng khòng, cái mũi cao trên gương mặt hơi gầy, chúng tôi hay ngầm so sánh Nguyễn Hữu Phần (ảnh) với nhà thơ Phạm Tiến Duật. Tuy ông đã từng là giáo viên dạy văn cấp III (cấp trường Trung học phổ thông bây giờ) nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy ông đọc một bài thơ nào do chính ông làm. Ngay cả khi ông đọc thơ của người khác thì cũng không hay do chất giọng khàn khàn, có lúc nói như mất dấu. Những “khiếm khuyết” ấy khiến vẻ đạo mạo của ông không còn đáng ngại với nhóm biên kịch trẻ chúng tôi nữa.Sau mỗi buổi họp giao ban ở các xưởng vào sáng thứ ba hằng tuần, chúng tôi thường kéo nhau đi uống trà, tán chuyện đời, chuyện nghề trước khi giải tán ai về lo việc nấy. Trong những cuộc “trà dư” ấy, Nguyễn Hữu Phần luôn chiếm diễn đàn. Chúng tôi nhận ra ông rất lợi khẩu và tếu nữa. Thỉnh thoảng, vào lúc sau 9 giờ đêm, nếu nổi hứng muốn nhâm nhi cà-phê “cóc” trên hè phố, thì người đầu tiên chúng tôi nghĩ tới là Nguyễn Hữu Phần. Một hôm như thế, ông chỉ cho tôi những chiếc xích-lô châu đầu nghỉ dưới những gốc bàng già sau một ngày ngược xuôi, và hỏi hình ảnh ấy có gợi nên cái gì không? Thấy tôi lắc đầu, ông bảo: Giống bọn trâu ngủ đêm. Trâu nó hay nằm xoay mông vào nhau, đầu quay ra ngoài, nếu có động thì những cặp sừng sẽ lập tức giương lên sẵn sàng tự vệ. Tôi ngạc nhiên về liên tưởng này, nhưng phải thừa nhận là giống thật.Rồi những cuộc đàn đúm thưa dần, ai cũng lăn vào công việc, thành bại sao chưa biết, nhưng đầy nhiệt huyết. Nguyễn Hữu Phần trình làng phim Bản tình ca trong đêm, một phim rất khác lạ về những chàng tân binh được huấn luyện và sẵn sàng ra trận.Bộ phim về lính tráng mà lãng mạn đến phát thương. Tôi bắt đầu nhìn ông nể trọng hơn. Và đến khi ông tự tìm kiếm nguồn vốn để làm phim Em còn nhớ hay em đã quên thì tôi phải thốt lên “nể quá”. Có lẽ ông là một trong những đạo diễn đầu tiên ở miền bắc tự huy động tiền để làm phim, và làm ở khu vực phía nam, về một người nhạc sĩ với những ca khúc mà chúng tôi mê mẩn nhưng thừa biết không hy vọng có được nguồn tiền từ ngân sách nhà nước ở thời điểm đó. Thực ra lúc ấy (khoảng những năm 1990-2000), việc làm phim tư nhân không còn lạ lẫm với chúng tôi nữa, thậm chí chúng tôi cũng tham gia vào trào lưu ấy một cách hăng hái. Nhưng Nguyễn Hữu Phần thì khác. Ông dứt khoát không hòa mình trong dòng phim hối hả kiếm tìm lợi nhuận kiểu “mì ăn liền”. Em còn nhớ hay em đã quên là một bộ phim sang trọng, sâu lắng… thật sự là một tác phẩm điện ảnh chính vị. Nỗ lực của đạo diễn kiêm biên kịch Nguyễn Hữu Phần đã không uổng phí. Phim có doanh thu tốt, vang danh khắp từ bắc vào nam.Giữa lúc đang nổi như cồn sau bộ phim ấy, Nguyễn Hữu Phần bỗng chia tay điện ảnh để… chuyển sang truyền hình, về với đạo diễn Nguyễn Khải Hưng - người bạn hẩu học cùng lớp đạo diễn với Nguyễn Hữu Phần - đang làm Giám đốc Hãng phim truyền hình Việt Nam (VFC).Bẵng đi một thời gian dài, dù vẫn cộng tác với VFC khá đều đặn, nhưng hầu như tôi không gặp Nguyễn Hữu Phần nữa. Thỉnh thoảng thấy tên ông trên màn hình nhỏ ở vai trò đạo diễn, thì cũng biết bạn vẫn làm nghề, vậy thôi. Cho đến khi phim Đất và người, rồi Ma làng, Gió làng Kình… lần lượt được trình chiếu, và tạo nên cơn sốt với khán giả màn ảnh nhỏ, ngay cả khi những tập cuối đã phát xong. Cái tên “Phần nông thôn” hay “Phần Ma làng” bắt đầu được gọi mỗi khi ông xuất hiện ở đâu đó. Khán giả yêu mến ông, đồng nghiệp ngạc nhiên về ông, vì họ đã quen hình dung ông là một người đàn ông của phố cổ, quen thấy ông lê la hè phố hơn là lặn ngụp với nông thôn, nông nghiệp, nông dân… Thoạt tiên tôi cũng ngạc nhiên, nhưng rồi chợt nhớ cái hình tượng “đàn trâu ngủ đêm” mà ông chỉ cho tôi thấy khi nhìn những chiếc xích-lô dưới gốc bàng đêm. Người có liên tưởng ấy nhất định đã tiềm ẩn cái năng lượng “Làng” từ trong sâu thẳm, và bây giờ nó được “nói ra”, được thể hiện trong những bộ phim đặc sắc của ông. Tôi hiểu vì sao phim làm về nông thôn của ông hay thế. Đó là vì ông đã “gọi” ra từ trong tiềm thức của mình những dấu vết “Làng” đầy khắc khoải, ngọt ngào và khốc liệt cùng một lúc.Sau khi nghỉ hưu, ông lại như con tằm nhả tơ, quay về dìu dắt hàng chục lứa học trò của Trường đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Ông được học trò yêu mến theo cái cách rất đặc biệt, không ồn ào nhưng sâu sắc và bền chặt nghĩa thầy trò. Nhiệt huyết của ông, bản năng cống hiến của ông chuyển hướng để đi sâu vào công việc đào tạo những người trẻ. Học trò coi ông như cha, lại như người bạn lớn.Sau một thời gian lâm bệnh nặng, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần đã trút hơi thở cuối cùng tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi (1948-2024). Nhưng tôi tin rằng cùng với tác phẩm, ông sẽ sống mãi trong lòng công chúng cũng như các học trò đầy ân nghĩa của ông.Với những đóng góp xuất sắc của mình, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2012 cùng nhiều giải thưởng cao quý khác ■
https://nhandan.vn/nguoi-pho-co-mang-nang-luong-lang-trong-tiem-thuc-post810881.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Nhà biên kịch TRỊNH THANH NHÃ", "Nhà biên kịch", "TRỊNH THANH NHÃ", "Nghệ sĩ Nhân dân", "Giải thưởng Nhà nước về văn học" ] }
[Ảnh] Ấn tượng khu trưng bày Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-2024: 99 chuyện nghề
NDO -Hướng đến Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024); 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) và chào mừng Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 15/3, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-2024: 99 chuyện nghề.
Sáng 15/3,Hội Báo toàn quốc năm 2024đã chính thức được khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều công chúng báo chí tỏ ra đặc biệt thích thú với gian trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-2024: 99 chuyện nghề của Bảo tàng Báo chí Việt Nam.Với 23 vách cùng 99 câu chuyện kể về quá trình hình thành, phát triển của báo chí cách mạng trong 99 năm qua như: “Từ viên gạch hồng đến ngôi nhà báo chí cách mạng”, “Báo chí trong tù”, “Dọc đường kháng chiến”, “Những cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn” hay “Báo chí trong dòng chảy công nghệ”…Thông qua các câu chuyện được kể, báo chí cách mạng hiện lên là một lực lượng mang sứ mệnh chiến đấu vì độc lập tự do, vì phồn vinh và hạnh phúc, vì tương lai của dân tộc. Một nền báo chí đã trải qua những giai đoạn lịch sử máu và hoa, hơn 500 nhà báo đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh, hàng chục nghìn nhà báo đang tiếp tục sát cánh bên nhau và cùng xây đắp sự nghiệp cầm bút vinh quang.Công chúng báo chí thích thú ghi lại hình ảnh tại gian trưng bày.Đối với khu vực trưng bày báo Xuân và các hoạt động của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, đã giới thiệu bộ sưu tập các bìa báo Xuân cách mạng tuyển chọn từ hàng nghìn tờ báo Xuân của Bảo tàng Báo chí Việt Nam.Các hiện vật được trưng bày đều có giá trị lịch sử...Khu vực trưng bày được thiết kế ấn tượng với các nhóm chủ đề riêng biệt, qua đó giúp công chúng có cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.Thông qua các câu chuyện, công chúng báo chí hiểu thêm về truyền thống đáng tự hào của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.Một ấn phẩm ấn tượng được trưng bày.Ảnh: Thành ĐạtĐược biết, thời gian qua, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm được hơn 36 nghìn tài liệu, hiện vật từ 15 cuộc vận động hiến tặng và những chuyến đi sưu tầm ở gần 60 tỉnh thành phố; gần 30 cuộc trưng bày chuyên đề và tọa đàm khoa học về báo chí đã được tổ chức tại Bảo tàng và lưu động ở các địa phương khác (Bảo tàng Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh…).
https://nhandan.vn/anh-an-tuong-khu-trung-bay-bao-chi-cach-mang-viet-nam-1925-2024-99-chuyen-nghe-post800129.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Bảo tàng báo chí Việt Nam", "99 câu chuyện báo chí", "Hội Báo toàn quốc năm 2024" ] }
“Bên trong vỏ kén vàng” giành giải cao nhất tại Liên hoan Phim châu Á ở Italia
“Bên trong vỏ kén vàng”kể về hành trình đưa hài cốt chị dâu về cố hương của nhân vật Thiện, hành trình đi qua vùng nông thôn Việt Nam khiến trong Thiện dấy lên những chiêm nghiệm về ý nghĩa cuộc đời.
Tại Lễ Bế mạc Liên hoan Phim châu Á (Asian Festival Film) lần thứ 21, diễn ra tối 17/4 tại rạp chiếu phim Farnese Arthouse, thủ đô Rome, phim Việt Nam “Bên trong vỏ kén vàng” của đạo diễn Phạm Thiên Ân đã được trao Giải Phim hay nhất.Phát biểu khi thay mặt đoàn làm phim lên nhận giải, Đại sứ Việt Nam tại Italia Dương Hải Hưng nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên một bộ phim Việt Nam đạt giải nhất tại Liên hoan Phim châu Á ở Italia.Giải thưởng này là niềm vui và vinh dự lớn lao dành tặng cho đạo diễn, các diễn viên và toàn bộ êkíp làm phim.Đại sứ đánh giá cao và cảm ơn nỗ lực của đoàn làm phim, đã giúp tôn vinh và khẳng định sự phát triển của điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, hiểu biết và tình cảm hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Italia.Ba chủ đề chính của Liên hoan Phim châu Á tại Italia năm nay là những vấn đề thời sự nóng bỏng, như tình trạng của phụ nữ, quá trình trưởng thành qua những câu chuyện về thanh thiếu niên và bạo lực dưới nhiều hình thức khác nhau.Phim “Bên trong vỏ kén vàng” kể về hành trình đưa hài cốt chị dâu về lại cố hương của nhân vật chính Thiện. Hành trình đi qua vùng nông thôn Việt Nam huyền bí đẹp như tranh vẽ khiến cho nội tâm của Thiện dấy lên những chiêm nghiệm về đức tin và ý nghĩa của cuộc đời mỗi con người.Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Antonio Terminini, Giám đốc Liên hoan Phim châu Á, nói: “'Bên trong vỏ kén vàng' vừa giành giải phim hay nhất tại liên hoan phim lần này, chắc chắn là một trong những phim quan trọng nhất của mùa phim bắt đầu từ tháng 5/2023, khi bộ phim gây ngạc nhiên cho thế giới với giải Máy quay Vàng tại Liên hoan Phim Cannes (Pháp), giải thưởng danh giá ở tầm thế giới.Tôi may mắn được quen những người trong đội ngũ sản xuất bộ phim, như nhà sản xuất Trần Văn Thi, người mà chúng ta vừa nhìn thấy trong thông điệp cảm ơn, đạo diễn Phạm Thiên Ân, cũng như nhiều thành viên khác của nhóm.Tôi thấy rằng trong thời gian gần đây điện ảnh Việt Nam đã đạt được bước tiến lớn, không chỉ với sự xuất hiện của những đạo diễn trẻ, như đạo diễn của phim 'Bên trong vỏ kén vàng', mà còn có khả năng lớn trong phát triển hợp tác sản xuất với các nước châu Âu, cũng như với các nước châu Á như Singapore, Philippines, Thái Lan và nhiều đối tác ở phương Đông khác.”Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng phát biểu tại Lễ Bế mạc Liên hoan phim. (Ảnh: Trường Dụy/TTXVN)Trong Ngày Phim Việt Nam (16/4), do Đại sứ quán Việt Nam tại Italia và Ban tổ chức Liên hoan Phim châu Á phối hợp tổ chức, các khán giả Italia được thưởng thức ba tác phẩm điện ảnh, đều nhận được sự hoan nghênh và đánh giá cao tại nhiều liên hoan phim khác trên thế giới.Ngoài phim “Bên trong vỏ kén vàng” còn có “Những nấc thang sẻ chia” (Oasis of Now), bộ phim hợp tác giữa Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia của đạo diễn Chia Chee Sum, chứa đầy những ý tưởng độc đáo, có khả năng miêu tả những mâu thuẫn của thời hiện đại thông qua lời kể đau đớn của cuộc sống đời thường.Còn phim “Thành phố ngủ gật” của đạo diễn Lương Đình Dũng đã được một bộ phận quan trọng giới phê bình quốc tế xếp hạng là phim địa phương hay nhất năm 2023.Sau khi được xem phim phiên bản gốc với phụ đề tiếng Italia, giới chuyên gia và khán giả Italia đánh giá Việt Nam đã thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của mình trong lĩnh vực điện ảnh đương đại, đặc biệt là trong những năm gần đây.Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Tonino Mannella, khán giả yêu phim Việt Nam tại Rome, nói: “Tôi luôn vui mừng khi xem các phim của Việt Nam tại Liên hoan Phim châu Á, bởi vì các bộ phim này đã thể hiện những thực tế đẹp đẽ của điện ảnh châu Á nói chung, cũng như của khu vực địa lý mà Việt Nam đại diện.Đặc biệt, tôi cho rằng việc bộ phim 'Bên trong vỏ kén vàng' giành được giải thưởng phim hay nhất tại liên hoan phim là sự đánh giá cao nhất đối với điện ảnh Việt Nam.Ngoài bộ phim này, tôi cũng rất yêu thích những phim đại diện khác của điện ảnh Việt Nam, những bộ phim có khả năng giới thiệu về các khía cạnh của một dân tộc và mang đến những ấn tượng mạnh mẽ, kể cả với những chủ đề rất khó khai thác.”Giao lưu giữa đại diện các nước tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 21. (Ảnh: Trường Dụy/TTXVN)Tham gia liên hoan phim năm nay có 32 phim truyện và ba phim ngắn ở các hạng mục "Người mới" (đạo diễn đầu tay), phim không tranh giải và phim tranh giải của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Nepal và Mông Cổ. Ngoài các ngày chiếu phim chung, liên hoan phim đã tổ chức riêng các ngày phim Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.Liên hoan Phim châu Á tại Italia là sự kiện do Quỹ Điện ảnh Robert Bresson tổ chức, chuyên tuyển chọn những tác phẩm mới, hay nhất Đông Á của cả các đạo diễn gạo cội lẫn những đạo diễn mới và trẻ tuổi.Liên hoan cũng là dịp để các khách mời đến từ các quốc gia khác nhau, bao gồm các đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất gặp các nhà sản xuất và nhà phân phối Italy để tìm kiếm khả cơ hội hợp tác sản xuất giữa Italia, châu Âu và các nước Đông Á.Phim Việt Nam đã liên tục góp mặt tại liên hoan trong những năm gần đây và được đánh giá cao.
https://nhandan.vn/ben-trong-vo-ken-vang-gianh-giai-cao-nhat-tai-lien-hoan-phim-chau-a-o-italia-post805344.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Liên hoan Phim châu Á tại Italy", "Italy", "Phim Việt Nam", "Bên trong vỏ kén vàng" ] }
Tưởng niệm 773 năm Ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu tại Hải Dương
NDO -Ngày 8/5, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương tổ chứcLễ hội truyền thống, tưởng niệm 773 năm Ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu (1251-2024) tại Di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương.
Cung tuyên văn tế tại buổi lễ lược sử:An Sinh Vương Trần Liễu sinh năm 1211, là con trưởng của Thượng hoàng Trần Thừa. Ông được vua Lý Huệ Tông gả công chúa Thuận Thiên, phong là Phò mã đô úy. Năm 1237, triều đình cắt đất các xã An Phụ (nay thuộc Kinh Môn), An Dưỡng, An Sinh, An Hưng, An Bang, nay thuộc Đông Triều, Uông Bí (Quảng Ninh) ban cho ông làm thực ấp và phong tước An Sinh Vương. Ông giúp vua trấn thủ vùng Đông Bắc, xây dựng, kiến thiết vùng biển Hải Đông thành nơi giàu có, mạnh về kinh tế, quốc phòng.An Sinh Vương Trần Liễu là thân sinh Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông đã dành tâm huyết nuôi dạy con khôn lớn, tìm thầy giỏi rèn luyện con trai trở thành một người trung hiếu, văn võ toàn tài, thống lĩnh quân dân Đại Việt đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông trong cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba.Cung tuyên văn tế tưởng nhớ An Sinh Vương Trần Liễu.Tháng 4 năm 1251, An Sinh Vương tạ thế tại phủ đệ An Phụ, được Vua Trần Thái Tông truy phong tước Khâm Minh Đại Vương, sắc chỉ cho nhân dân lập đền thờ trên núi An Phụ.Tưởng niệm 773 năm Ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu là sự kiện văn hóa quan trọng của thị xã Kinh Môn nhằm thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với cha ông đi trước; khơi dậy và nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần giáo dục, phát huytruyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước trong thời kỳ đổi mới.Lễ rước An Sinh Vương Trần Liễu tại Lễ hội.Đây cũng là dịp để thị xã Kinh Môn tuyên truyền quảng bá các giá trị của khu di tích An Phụ trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời, duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích.
https://nhandan.vn/tuong-niem-773-nam-ngay-mat-cua-an-sinh-vuong-tran-lieu-tai-hai-duong-post808360.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Hải Dương", "An Sinh Vương Trần Liễu", "Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn" ] }
Sao Mai Huyền Trang ra MV mừng sinh nhật Bác Hồ
NDO -Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinhChủ tịch Hồ Chí Minh, Sao Mai Huyền Trang vừa phát hành MV mang tên “Nợ ân tình để tìm hình của nước” của nhạc sĩ Võ Thế Hùng, lời thơ Nguyễn Đăng Quang do Dương Lan Hương làm đạo diễn.
“Nợ ân tình để tìm hình của nước” là một sáng tác của nhạc sĩ Võ Thế Hùng phổ thơ Nguyễn Đăng Quang về Bác Hồ. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, chất liệuâm nhạc dân gian(ví, giặm) được nhạc sĩ sử dụng rất tinh tế, với ẩn ý, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và luôn nhớ về những làn điệu dân ca.Sao Mai Huyền Trang may mắn được hai tác giả chọn để gửi gắm “đứa con” tinh thần của mình. Vốn là một người con xứ Nghệ, luôn mang trong mình niềm tự hào về quê hương, và tôn kính vị cha già của dân tộc, vì thế Huyền Trang đã đầu tư thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để có cảm xúc chân thật nhất khi thể hiện ca khúc này.Với giọng hát bay bổng, mang âm hưởng dân ca ví, giặm, Huyền Trang đã thể hiện ca khúc rất tinh tế và nồng nàn cảm xúc. Cùng với những hình ảnh được quay tạiBến Nhà Rồngvà những tư liệu lịch sử, MV đã giúp người xem thêm một lần nữa được nhìn lại những hình ảnh thân thương của Người và sự kiên định, ý chí quật cường của Bác Hồ trên hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân.“Tôi thực sự xúc động khi đọc và ngấm lời bài hát, và thực sự tự hào, vinh dự khi mình là ca sĩ được các tác giả lựa chọn để thể hiện ca khúc vô cùng ý nghĩa này. Đây cũng được coi là nén tâm nhang dâng lên Người như một lời tri ân những hy sinh trời biển của Người đã dành cho đất nước, để Việt Nam mới có ngày hôm nay Bắc Nam liền một dải, non sông gấm vóc vô cùng tươi đẹp, nhất là nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Bác Hồ”, Huyền Trang chia sẻ.Với giọng hát bay bổng, mang âm hưởng dân ca ví, giặm, Huyền Trang đã thể hiện ca khúc rất tinh tế và nồng nàn cảm xúc.MV “Nợ ân tình để tìm hình của nước” được đạo diễn Dương Lan Hương thực hiện. Vốn là một nữ đạo diễn của VTV đã làm rất nhiều MV ca nhạc nên chị cũng tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm.Với sản phẩm âm nhạc lần này, Dương Lan Hương cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu, sáng tạo bởi đây là một tác phẩm âm nhạc cực kỳ đặc biệt, vì thế chị đã chỉn chu từ kịch bản, chăm chút từng khung hình, trau chuốt từng góc máy để mang đến cho khán giả những cảm xúc chân thành nhưng mãnh liệt nhất, khi xem MV.MV được phát hành đúng ngày hôm nay (13/5), như một lẵng hoa thơm ngát kính dâng lên Người.
https://nhandan.vn/sao-mai-huyen-trang-ra-mv-mung-sinh-nhat-bac-ho-post809072.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Âm nhạc dân gian", "Giá trị văn hóa", "Nghệ sĩ trẻ", "Sản phẩm âm nhạc" ] }
“Đào, Phở và Piano” vượt qua mức doanh thu 1 tỷ đồng
NDO -Theo thông tin từ trang Box Office Việt Nam, bộ phim đang có sức nóng nhất hiện nay “Đào, Phở và Piano” đã có mức doanh thu vượt qua 1 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu ấn tượng đối với một bộ phim có đề tài lịch sử, được Nhà nước đầu tư.
Trang Box Office Việt Nam công bố, doanh thu của phim “Đào, Phở và Piano” tính đến sáng 22/2 đã vượt qua mức 1 tỷ đồng, đạt hơn 1,06 tỷ đồng.Với hơn 154 triệu đồng từ 3.093 vé của 1 suất chiếu, phim đã vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng doanh thu vé rạp ngày hôm nay, chỉ sau “Mai, “Gặp lại chị Bầu” và “Gia Đình x Điệp Viên Mã: Trắng”.“Đào, Phở và Piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, có sự tham gia của các diễn viên Doãn Quốc Đam, Thùy Linh, NSND Trung Hiếu, NSƯT Trần Lực, Anh Tuấn, Thiện Hùng, ca sĩ Tuấn Hưng…Phim đượcNhà nước đầu tư20 tỷ đồng sản xuất, và đang trong dự án thí điểm khai thác thương mại tại các rạp chiếu trong cả nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Phim bắt đầu được chiếu tại 11 địa phương trong cả nước, thông qua hệ thống phát hành của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (tại Hà Nội), của Beta Cinema và Cinestar, gồm Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc và Lào Cai.
https://nhandan.vn/dao-pho-va-piano-vuot-qua-muc-doanh-thu-1-ty-dong-post797064.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "phim Nhà nước đầu tư", "Đào Phở và Piano", "Trung tâm Chiếu phim Quốc gia", "doanh thu" ] }
[Ảnh] Chương trình nghệ thuật "Tây Ninh - Khúc hát tự hào"
NDO -Tối 30/3, tại Quảng trường Khu du lịch Núi Bà Đen đã diễn ra chương trình nghệ thuậtTây Ninh - Khúc hát tự hào. Chương trình do Báo Nhân Dân và tỉnh Tây Ninh phối hợp tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Chương trình“Tây Ninh - Khúc hát tự hào”nhằm ôn lại lịch sử, tôn vinh truyền thống cách mạng vẻ vang của quân và dân ta nói chung, quân và dân Tây Ninh nói riêng trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc; qua đó, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và trách nhiệm của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay.Đây cũng là hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu nặng, ghi nhớ công lao to lớn các Anh hùng, liệt sĩ và những người có công với nước, góp phần thúc đẩy hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân tại các vùng đất cách mạng…Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh.Đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu khai mạc chương trình.Tại chương trình, Ban tổ chức đã trao 10 căn nhà đại đoàn kết gửi tới người dân Tây Ninh; và trao đồ dùng học tập và quà trị giá 500 triệu đồng tặng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Bé (huyện Gò Dầu, Tây Ninh).Đại diện Ban tổ chức tặng hoa cho các đơn vị tài trợ.Các nghệ sĩ của Dàn nhạc dân tộc Sài Gòn ơi và Vũ đoàn Phương Việt biểu diễn tiết mục "Lên ngàn".Chương trình nghệ thuật mở đầu với chương 1 "Tây Ninh chiến khu lịch sử", nhằm tái hiện lại quá khứ "gian lao mà anh dũng" của mảnh đất "đi trước về sau".Ca sĩ Đức Tuấn với ca khúc Vàm Cỏ Đông.Nghệ sĩ Ưu tú Thiên Hoa biểu diễn ca khúc Bông huệ đỏ.Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương và vũ đoàn Phương Việt với ca khúc Tự nguyện.Chương 2 với chủ đề "Rạng rỡ Tây Ninh" được bắt đầu bằng màn biểu diễn dân vũ của các dân tộc sinh sống tại địa bàn tỉnh Tây Ninh.Ca sĩ Đức Tuấn biểu diễn ca khúc "Về giữa đôi sông vàng".Ảnh: Thành ĐạtCa sĩ Noo Phước Thịnh "đốt cháy" sân khấu Tây Ninh với liên khúc "Tôi là một ngôi sao" và "Việt Nam ơi".Ca sĩ Noo Phước Thịnh khiến khán giả có mặt tại Tây Ninh trở nên phấn khích.Ảnh: Thành Đạt.Cảm xúc của tất cả vỡ òa khi màn bắn pháo hoa tầm cao được thực hiện. Trên nền trời Tây Ninh, ánh sáng của pháo hoa như đại diện cho hy vọng, niềm tin về một Tây Ninh anh dũng trong quá khứ, năng động, sáng tạo và không ngừng phát triển trong tương lai.
https://nhandan.vn/anh-chuong-trinh-nghe-thuat-tay-ninh-khuc-hat-tu-hao-post802362.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Tây Ninh khúc hát tự hào", "Khu du lịch núi Bà Đen", "Báo Nhân Dân", "Tây Ninh" ] }
Nâng cao lối sống xanh cho học sinh bằng hội họa
NDO -Tiếp nối thành công từ mùa 1, năm nay,Tạp chí Trẻ em Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tiếp tục tổ chứcCuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước”mùa 2 với chủ đề “Ngôi nhà xanh”. Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu từ ngày 6/3, các tác phẩm đoạt giải sẽ được bán đấu giá để ủng hộ các hoạt động vì trẻ em, cộng đồng.
Cuộc thi “Ngôi nhà mơ ước” năm 2024 được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, hành động của trẻ em vềbảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến khích các em tăng cường tư duy, thực hành kỹ năng xanh, hành vi xanh và thúc đẩy lối sống xanh.Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy chia sẻ: “Đây là sân chơi bổ ích, thiết thực và ý nghĩa giúp các em học sinh được thỏa sức sáng tạo, nâng cao tính thẩm mỹ, hướng về cái đẹp trong cuộc sống. Bằng ngôn ngữ hội họa, các em sẽ có cơ hội được bày tỏ suy nghĩ, mong ước, nguyện vọng của bản thân về một môi trường sống trong lành, hòa hợp với thiên nhiên. Điều này cũng thể hiện tiếng nói và quyền tham gia của trẻ em”.Mỗi thí sinh tham dự được gửi tối đa 2 bức tranh, tác phẩm thứ nhất vẽ về ngôi nhà xanh của em với ý tưởng tuỳ chọn, tác phẩm thứ hai vẽ theo chủ đề về vùng đất Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 loại hình trên.Các tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn để trưng bày tại triển lãm và trao giải vào cuối tháng 5/2024.Với chủ đề "Ngôi nhà xanh", Ban Tổ chức cũng hướng tới khái niệm “không gian xanh về văn hóa”, cùng các thí sinh tham gia chung tay bảo vệ môi trường sống, gìn giữ nơi sống trong lành, tươi đẹp. Đó cũng là lý do mà đội ngũ tổ chức lựa chọn vùng đất xanh Nam Ô - một làng chài cổ có tuổi đời hơn 700 năm ở Đà Nẵng làm địa điểm gợi ý cho bài thi vẽ thứ 2 ở mùa này.Thông qua thế giới của hội hoạ, các em sẽ dùng những đường nét đầy sắc màu để truyền cảm hứng, lan tỏa lối sống xanh tới cộng đồng. Ý nghĩa của cuộc thi càng thêm nhân rộng khi các tác phẩm đoạt giải sẽ được triển lãm và bán đấu giá. Số tiền thu nhận về sẽ được Tạp chí Trẻ em Việt Nam gây quỹ để ủng hộ các hoạt động nhân văn, vì trẻ em và cộng đồng.“Ngôi nhà mơ ước” mùa 2 có sự đồng hành của hoạ sĩ Văn Dương Thành, Hoa hậu Việt Nam năm 2010 Đặng Ngọc Hân cùng nhà giáo, hoạ sĩ Hữu Hạnh. Cuộc thi được triển khai theo 3 giai đoạn:- Vòng 1: Nhận bài dự thi từ ngày 6/3-10/5;- Vòng 2: Vòng sơ khảo diễn ra từ ngày 10-15/5;- Vòng 3: Vòng chung khảo diễn ra từ ngày 15-20/5.Dự kiến, các tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn để trưng bày tại triển lãm và trao giải vào cuối tháng 5/2024.
https://nhandan.vn/nang-cao-loi-song-xanh-cho-hoc-sinh-bang-hoi-hoa-post798874.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Tháng hành động vì trẻ em", "hội họa", "bảo vệ môi trường" ] }
Khám phá nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
NDO -Trong khuôn khổ chương trình“Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, những nghệ nhân người Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng đã tham gia tái hiện nghề thủ công truyền thống in sáp ong được nối tiếp qua nhiều thế hệ.
Đồng bào Dao ở Cao Bằng từ bao đời nay đã có nghề truyền thống in hoa văn sáp ong trên vải, công việc này do người phụ nữ đảm nhận.Được gia đình truyền nghề từ năm 11 tuổi, nghệ nhân Bàn Thị Liên đến từ xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cho biết, người Dao Tiền đã duy trì tập tục vẽ sáp ong trên những bộ trang phục thường ngày từ nhiều đời.Các thiếu nữ trước khi lấy chồng đều được các bà, các mẹ dạy cách thêu thùa từ những công đoạn đơn giản đến phức tạp để chuẩn bị trang phục ngày cưới cho bản thân. Người phụ nữ Dao Tiền coi việc truyền dạy nghề thêu và in sáp trên vải cho thế hệ sau như một cách giữ gìn bản sắc văn hóa.Trình diễn in sáp ong lên vải.Quy trình in sáp ong cũng đòi sự tỉ mẩn trong từng công đoạn. Theo nghệ nhân Bàn Thị Liên, để có sáp in vải, người Dao Tiền từ xưa luôn gìn giữ hàng trăm tổ ong khoái khổng lồ nằm trong các hang động. Hằng năm, người Dao Tiền cũng tổ chức lễ hội ong khoái vào tháng 6, 7 âm lịch. Việc lấy sáp cũng phải tuân theo tự nhiên, người thợ thủ công chỉlấy sápkhi ong đã di cư vào mùa thu, trước khi trở lại làm tổ vào mùa xuân.Người thợ thủ công sử dụng vải mộc màu trắng đặt trên tấm đá phẳng, dùng nanh lợn mài, miết vải cho nhẵn, mịn. Rồi sau đó, người thợ thủ công mới đun sáp ong, sử dụng khuôn tre hình tam giác, chấm xuống in họa tiết lên vải. Nghệ nhân Bàn Thị Liên chia sẻ đây cũng là công đoạn đòi hỏi phải cẩn thận nhất khi in sáp ong lên vải: "Khi đun sáp ong, người làm phải canh lửa thật vừa phải. Nếu nhiệt độ của sáp cao quá, thì họa tiết dễ bị nhòe. Còn nếu nhiệt độ chưa đạt, thì sáp sẽ dính vào khuôn. Chỗ chúng tôi sử dụng vỏ cây rừng có độ dày để đun sáp”.Nghệ nhân thực hành in sáp ong.Hoa văn in sáp chủ yếu hình tứ giác, hình tròn đồng tiền, và một số họa tiết khác được trang trí trên váy, đều mang ý nghĩa về cuộc sống gắn liền với rừng, thiên nhiên của đồng bào.Sự kiện giới thiệu và trình diễn nghề thủ công truyền thống in sáp ong trên vải của người Dao Tiền tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã thu hút đông đảo du khách tham gia trải nghiệm, đặc biệt là các bạn trẻ. Bạn Lê Anh (20 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) thấy vô cùng ấn tượng khi được nghệ nhân hướng dẫn tận tay các bước in sáp ong lên vải: “Em đã hiểu hơn về nghề truyền thống in sáp ong, sau khi được lắng nghe nghệ nhân giải thích nguyên liệu làm ra những sản phẩm này đều đến từ thiên nhiên và có lịch sử lâu đời. Đối với em, việc bảo tồn di sản chính là giữ gìn cội nguồn và hy vọng các bạn trẻ cũng sẽ quan tâm tới văn hóa dân tộc” – Lê Anh chia sẻ.Ngày nay, đời sống đã có nhiều thay đổi, nhưng với người Dao Tiền ở Cao Bằng, nghề in sáp ong truyền thống vẫn được bảo tồn và duy trì. Để lưu giữ và lan toả bản sắc văn hoá riêng, các nghệ nhân người Dao không ngừng cố gắng truyền dạy cho các thế hệ kế cận và mong muốn tìm hướng đi bền vững cho nghề thủ công truyền thống này.
https://nhandan.vn/kham-pha-nghe-thuat-in-hoa-van-bang-sap-ong-cua-nguoi-dao-tien-post807444.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "nghề in sáp ong của người Dao Cao Bằng", "nghề thủ công truyền thống", "Sắc màu văn hóa các dân tộc", "Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam" ] }
Hơn 80 hoạt động tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 tại TP Hồ Chí Minh
NDO -Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, đặc biệt, lần đầu tiên ban tổ chức công bố và tổ chức giao lưu với 10 Đại sứ Văn hóa đọc trong khuôn khổ sự kiện.
Chiều 13/4, tại Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin vềNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Namlần 2 trên địa bàn Thành phố.Sự kiện do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với sở, ban, ngành, Nhà xuất bản, các đơn vị liên quan tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 19/4 đến ngày 23/4 tại khu vực Công trường Công xã Paris (từ Nguyễn Du đến Lê Duẩn) - đường Nguyễn Văn Bình (Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh), quận 1 và đồng loạt tổ chức tại thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu tại buổi họp báo.Tại sự kiện lần này, Ban Tổ chức thực hiện các không gian triển lãm, trưng bày hơn 300 tư liệu, 30.000 tựa sách như: trưng bày, giới thiệucuốn sách“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” và các tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; triển lãm tư liệu, xuất bản phẩm kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023) và kỷ niệm 137 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2023).Ban Tổ chức còn giới thiệu và nhân rộng mô hình văn hóa đọc như Tủ sách doanh nhân, Tủ sách cộng đồng, Tủ sách gia đình; tổ chức trưng bày và giới thiệu những tựa sách hay, bổ ích với đa dạng thể loại, chủ đề phong phú, đáp ứng nhu cầu đọc sách của bạn đọc.Đại sứ Văn hóa đọc, bà Quách Thu Nguyệt, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ phát biểu tại buổi họp báo.Ngoài ra, hơn 80 chương trình giao lưu, tọa đàm, diễn đàn, hội thi về sách với các chuyên đề về sách, kỹ năng hình thành thói quen đọc sách, các chương trình giao lưu tác giả, tác phẩm, ra mắt sách, ký tặng sách... được diễn ra trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 - năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Trong đó, có 4 chương trình do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Nhà xuất bản, sở, ban, ngành thành phố tổ chức như: Chương trình giao lưu với Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư về Bộ sách “Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020)” nhân kỷ niệm 325 năm hình thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh (1698-2023) và kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023); chương trình giao lưu, giới thiệu cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; diễn đàn “ChatGPTvới việc viết sách, viết văn của giới trẻ hiện nay”; chương trình tọa đàm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em; trao giải Hội thi “Lớn lên cùng sách” lần 8 và Hội thi “Văn hay chữ tốt” lần 23 năm học 2022-2023.Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật- chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi họp báoĐặc biệt vào ngày 21/4 tại sân khấu chính Công trường Công xã Paris, nhiều hoạt động cao điểm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 sẽ được diễn ra. Cụ thể, Ban Tổ chức công bố và tổ chức giao lưu với 10 Đại sứ Văn hóa đọc trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023.Dịp này, các đơn vị xuất bản, phát hành trên địa bàn Thành phố cùng chung tay tổ chức hoạt động trang bị sách cho người dân, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố và phát động “Ngày nhận sách miễn phí (21/4)” hằng năm dành cho người dân thành phố, bạn đọc khi đến tham gia Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.Á hậu Quốc tế 2015 Phạm Hồng Thúy Vân, một trong 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2023-2024.Theo ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 có nhiều điểm nhấn, điểm mới. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 2 - năm 2023 không chỉ là hoạt động cấp thành phố mà đã mở rộng ra 15 quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Điều này góp phần lan tỏa tình yêu sách, xây dựng thói quen đọc sách đến mỗi người dân thành phố đạt hiệu quả hơn.
https://nhandan.vn/hon-80-hoat-dong-tai-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-2-tai-tp-ho-chi-minh-post747633.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Ngày Sách", "Văn hóa đọc Việt Nam", "ngày sách ở Hồ Chí Minh" ] }
Tái bản có bổ sung cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh
NDO -Nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ năm, có bổ sung cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.
Cuốn sách doNhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thậtxuất bản lần đầu tháng 4/2014, tái bản lần thứ nhất tháng 4/2015, tái bản lần thứ hai và lần thứ ba năm 2016, tái bản lần thứ tư năm 2017, được dư luận hoan nghênh, bạn đọc nồng nhiệt chào đón và đánh giá cao.Cuốn tiểu thuyết gồm 19 chương cùng với phần phụ lục gồm 31 tài liệu tham khảo nguyên bản được in toàn văn đã phác họa sinh động sự sụp đổ cùng chân dung của hầu hết tướng lĩnh quân đội và số phận những người cầm đầu chính quyền tay sai Sài Gòn trong bốn tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam (từ tháng 1 đến tháng 4/1975), làm nổi bật chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng ta.Tác phẩm giành được những giải thưởng danh giá trong nước và khu vực: Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015.Tác phẩm giành được những giải thưởng danh giá trong nước và khu vực: Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Năm 2017, tác phẩm được dịch sang tiếng Anh giới thiệu với bạn đọc quốc tế, năm 2018 được dịch sang tiếng Lào và là một trong những đầu sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trao tặng nước bạn Lào năm 2018.Theo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, trong lần tái bản này không chỉ giữ nguyên mà bổ sung 10 tài liệu nguyên bản, đưa số tài liệu tham khảo in ở phần tư liệu ở cuối sách lên 31 tài liệu. 10 tài liệu tham khảo bổ sung trong tác phẩm tái bản lần này gồm: Kế hoạch 3 giai đoạn phòng thủ Quân khu 3, 4 và nội các chiến tranh; Tập công điện chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn; Lệnh giải nhiệm chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn của Cao Văn Viên; Lệnh bổ nhiệm Vĩnh Lộc làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn; Danh sách tướng lĩnh trình diện, dự buổi giao ban cuối cùng của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn; Thư của Đại tá Phạm Bá Hoa, Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn; Lệnh buông súng sáng 30/4/1975 của Dương Văn Minh; Lệnh của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh trên đài Sài Gòn ngày 30/4/1975; Tuyên bố của Kissinger khi Hoa Kỳ chấm dứt sự có mặt ở miền nam Việt Nam; Nguyễn Văn Thiệu nói trực tiếp trên Đài Truyền hình Sài Gòn ngày 4/4/1975.Tác phẩm đã được dịch sang nhiều thứ tiếng để giới thiệu với bạn bè quốc tế.Đây là những tài liệu mà tác giả được tiếp cận sau ngày 30/4/1975 liên quan trực tiếp đến cuộc chiến, trong thời gian diễn ra sự sụp đổ, hầu hết được xem là tuyệt mật của “phía bên kia”, gần như lần đầu được công bố toàn văn. Những tài liệu này, Nhà xuất bản chưa có điều kiện để kiểm chứng từ những văn bản gốc, nhưng tôn trọng ý kiến của tác giả và Nhà xuất bản coi đây là những tài liệu tham khảo phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về những ngày tháng sụp đổ cuối cùng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.Kể từ lần xuất bản đầu tiên (tháng 4/2014) đến nay đã 6 năm. Trong thời gian đó xuất hiện thêm một số tài liệu tuyệt mật được phía Hoa Kỳ giải mật; một số sự kiện, sự việc, tình tiết quan trọng trong giờ phút sụp đổ cuối cùng được các tướng lĩnh và nhân vật chủ chốt trong chính quyền Sài Gòn đang sống định cư ở nước ngoài tiếp tục hé lộ. Nhà xuất bản thống nhất với tác giả trong việc chọn lọc những chi tiết đắt giá, tin cậy, bổ sung cho nội dung một số sự kiện, sự việc trình bày trong cuốn sách đã xuất bản trước đây được thêm phần đầy đủ, hấp dẫn, phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc.Mặt khác, trong cuốn “Viết và Đối thoại”của tác giả Trần Mai Hạnh được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2019 đã có phần “Tác phẩm và Dư luận” giới thiệu khá đầy đủ nhận xét, đánh giá của Hội đồng Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội đồng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015 cũng như của các nhà lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật, các nhà văn, nhà báo đối với cuốn“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”,nên phần “Tác phẩm và Dư luận” trong các lần xuất bản trước đây Nhà xuất bản không đưa vào nội dung cuốn sách tái bản có bổ sung lần này.Từng là phóng viên chiến tranh của Thông tấn xã Việt Nam ở chiến trường miền Nam, đầu năm 1975, tác giả Trần Mai Hạnh được cử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với nhiệm vụ là phóng viên đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam đi trong đoàn do đích thân Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam khi đó dẫn đầu.Bám sát các binh đoàn chủ lực, tác giả đã theo các đoàn quân tiến vào giải phóng hầu hết các thành phố, thị xã suốt từ Huế tới Sài Gòn và may mắn có mặt, chứng kiến những giờ phút lịch sử trưa ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập. Những tài liệu nguyên bản thu được, những trang ghi chép tại chỗ trong quá trình tham gia chiến dịch và trong những ngày tháng đầu tiên của Sài Gòn giải phóng cùng với những tư liệu quý giá từ phía chính quyền Sài Gòn mà tác giả có cơ may và cơ duyên tiếp xúc, khai thác đã giúp tác giả viết nên cuốn sách.
https://nhandan.vn/tai-ban-co-bo-sung-cuon-tieu-thuyet-tu-lieu-lich-su-bien-ban-chien-tranh-1-2-3-475-cua-nha-bao-nha-van-tran-mai-hanh-post802987.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "tái bản", "cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử", "Biên bản chiến tranh", "nhà báo Trần Mai Hạnh", "Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật" ] }
Giới thiệu di sản kiến trúc Hải Phòng đến công chúng Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Sáng 24/5, tại công viên Lam Sơn,Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng phối hợp Viện hàn lâm kiến trúc Pháp-Việt tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”. Đây là sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 11 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Với 65 bộ ảnh (hơn 500 ảnh), triển lãm ảnh nhằm cung cấp thêm thông tin, tư liệu để bạn bè trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn về quy hoạch Hải Phòng qua các thời kỳ; các không gian công cộng; công tác bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu tại Hải Phòng, đặc biệt là các công trình kiến trúc Pháp trong khu vực đô thị lõi trung tâm thành phố; qua đó, tìm kiếm phương án tối ưu cho việc bảo tồn và phát triển đô thị Hải Phòng bền vững.Theo bà Nguyễn Thị Bích Dung, Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng, Hải Phòng là miền đất cổ với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội lâu đời; gắn liền với các chứng tích của người tiền sử ở di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc Văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 4.000 đến 6.000 năm; với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng thuộc văn hóa Đông Sơn; cùng với truyền thuyết về tên tuổi của nữ tướng Lê Chân-người lập Trang An Biên vào đầu Công nguyên-cái nôi hình thành nên đô thị Hải Phòng ngày nay.Bà Nguyễn Thị Bích Dung, Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng phát biểu khai mạc triển lãm.Thành phố Hải Phòng còn được gọi với nhiều tên gắn với đặc thù địa lý như thành phố Cảng, thành phố nơi đầu sóng, thành phố miền cửa biển và “Thành phố Tháng Năm”.Qua bao thăng trầm của lịch sử, Hải Phòng có nhiều công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp đầy tinh tế, lãng mạn và cảm xúc.Các đại biểu tham quan triển lãm.Một trong những điểm nhấn rất quan trọng tạo nên bộ mặt của thành phố, đó chính là Khu đô thị trung tâm, nơi hội tụ nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu, rất có giá trị về kiến trúc, văn hoá và nghệ thuật, thể hiện sự hòa trộn của các nền văn hóa đa dạng, phong phú.Bác Phạm Tuệ, người có nhiều bộ sưu tập về di sản kiến trúc Pháp tại Hải Phòng bên bức ảnh là chân dung của ông lúc nhỏ khi sống ở Hải Phòng được trưng bày tại triển lãm.Với hơn 300 công trình biệt thự, trong đó, hơn 100 công trình kiến trúc tại trung tâm thành phố Hải Phòng vẫn giữ gần như nguyên vẹn, bảo tồn, phát huy giá trị sử dụng.Đây là những công trình tiêu biểu phản ánh sự giao thoa của hai nền văn hóa Pháp-Việt Nam tại Hải Phòng. Trải qua hơn 100 năm, các công trình này vẫn đang được sử dụng và trở thành di sản có giá trị về văn hóa, mang tính thẩm mỹ cao, tạo nên diện mạo độc đáo không thể trộn lẫn; góp phần tạo nên một diện mạo đô thị Hải Phòng vừa cổ kính, vừa hiện đại.Triển lãm diễn ra đến hết ngày 29/5.
https://nhandan.vn/gioi-thieu-di-san-kien-truc-hai-phong-den-cong-chung-thanh-pho-ho-chi-minh-post810932.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Hải Phòng", "di sản", "kiến trúc" ] }
Sách hay, xin đừng “cất kho”
Ngày 6/6 vừa qua,Hội Xuất bản Việt Namđã ra thông báo mời độc giả đề cử sách tham dự Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7-năm 2024.
Đây là lần đầu tiên sau sáu mùa giải, độc giả được quyền tham gia đề cử. Điều lệ, quy chế mới của Giải thưởng Sách quốc gia từ mùa giải 2024 cũng có một số điểm mới, trong đó đáng chú ý là có thêm “giải sách được bạn đọc yêu thích”, mở rộng đối tượng được đề cử giải thưởng tới bạn đọc, dành 10% tổng kinh phí tài trợ cho công tác truyền thông; việc đo lường sức ảnh hưởng trong tính lan tỏa sẽ được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau...Giải thưởng Sách quốc gia là giải thưởng cấp Nhà nước được tổ chức hằng năm, trao giải cho những cuốn sách, bộ sách có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ. Sáu năm qua, Giải thưởng Sách quốc gia đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền xuất bản Việt Nam. Không chỉ vinh danh những tác phẩm xuất sắc, mà tính lan tỏa của tác phẩm cũng ngày càng được quan tâm.Tuy vậy, thời gian qua, dù giải thưởng đã được trao cho các công trình giá trị, song khoảng cách giữa tác phẩm đoạt giải và sức hút đối với độc giả vẫn còn khá lớn. Một trong những hạn chế của giải thưởng là xu hướng nghiêng về những cuốn sách có tính hàn lâm, trong khi sách gần gũi với bạn đọc lại thiếu vắng. Nhiều tác phẩm giành giải khi được công bố lại hoàn toàn xa lạ với công chúng. Cũng có tác phẩm đoạt giải là sách Nhà nước đặt hàng, nằm đâu đó ở thư viện hoặc “cất kho”... Có cuốn sách, bộ sách đoạt giải nhưng thuộc chuyên ngành hẹp, sách chuyên khảo, đối tượng độc giả rất ít, không đủ kinh phí in ấn, phát hành... nên không thể tái bản hoặc in lại để phổ biến, ứng dụng trong thực tế. Công tác truyền thông cho sách đoạt giải chưa thật sự được đẩy mạnh để sách hướng tới bạn đọc, bạn đọc muốn đọc và cần đọc…Làm ra được những cuốn sách hay, những cuốn sách có giá trị là cả một nỗ lực, cố gắng, tâm huyết của rất nhiều người, nhưng để sách đến được với bạn đọc, lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, những giá trị văn hóa trong đời sống xã hội còn là một yêu cầu, thách thức lớn đòi hỏi nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Rất cần có biện pháp để nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc, trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và cộng đồng. Vì thế, truyền thông quảng bá sách đoạt giải là rất quan trọng.Để Giải thưởng Sách quốc gia ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, có sức lan tỏa trong xã hội, giới chuyên gia cho rằng, truyền thông về giải thưởng cần được đẩy mạnh và duy trì liên tục để phát huy giá trị của sách đoạt giải, bằng các hình thức: giới thiệu sách định kỳ; tổ chức tọa đàm, giao lưu giữa độc giả với tác giả, đại diện nhà xuất bản, đơn vị phát hành, người nổi tiếng, có uy tín... để giới thiệu về cuốn sách đoạt giải cả trực tiếp lẫn trực tuyến trên không gian mạng, góp phần định hướng thị hiếu đọc của công chúng. Hội Xuất bản Việt Nam, Cục Xuất bản, In và Phát hành rất cần tổ chức biên soạn, xuất bản một cuốn sách tinh gọn dưới dạng điện tử nhằm giới thiệu về các tác phẩm đoạt giải, lựa chọn cuốn sách có giá trị cao để tập trung đẩy mạnh truyền thông, quảng bá…Các nhà xuất bản có tác phẩm đoạt giải cần chú trọng đến công tác quảng bá sách sau giải thưởng; cần có giải pháp để đưa sách đến gần hơn với độc giả, tiếp tục lan tỏa văn hóa đọc. Đồng thời, cần thành lập kênh truyền thông riêng cho Giải thưởng Sách quốc gia; sớm tóm tắt các nội dung của các cuốn sách đoạt giải dưới hình thức sách điện tử; tạo ra các diễn đàn để giới thiệu các tác giả và tác phẩm đoạt giải…; tăng cường triển lãm các cuốn sách được giải thưởng trong triển lãm, hội chợ; phối hợp các đài phát thanh, truyền hình xây dựng chuyên trang, chuyên mục giới thiệu sách hay, giá trị, trong đó ưu tiên giới thiệu sách hay, giá trị đoạt Giải thưởng Sách quốc gia qua các mùa; kết hợp với một số nhân vật làm truyền thông mạng có nhiều bạn đọc theo dõi giới thiệu sách được giải đến bạn đọc; sớm tính đến việc số hóa các sách đoạt giải nhằm lan tỏa mạnh hơn, không chỉ cho bạn đọc trong nước mà còn cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế quan tâm đến Việt Nam.
https://nhandan.vn/sach-hay-xin-dung-cat-kho-post813425.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:39", "tags": [ "Hội xuất bản", "sách hay", "in ấn", "phát hành", "quảng bá", "bạn đọc" ] }
Cha con Lưu “nát”, “K cơ” và Điền hội ngộ trong phim về cuộc chiến chống ma túy trên biên giới
NDO -Bộ phim “Cuộc chiến không biên giới” về đề tài chống tội phạm ma túy hội tụ những gương mặt diễn viên tài năng của màn ảnh nhỏ Việt, vừa được Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) giới thiệu.
Phim có sự trở lại của cha con Lưu “nát” - “K cơ” (NSƯT Hoàng Hải và diễn viên Việt Hoàng) và “Tô Điền” (diễn viên Tô Dũng), cùng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Danh Dũng của “Cuộc đời vẫn đẹp sao” vừa khép lại.Việt Anh trong vai đồn trưởng Trung.“Cuộc chiến không biên giới” theo bước chân của Trung (Việt Anh), người vừa được điều động làm Đồn trưởng đồn biên phòng Mường Luông, một điểm nóng ở vùng biên, liên quan nhiều đến các vụ buôn lậu và ma túy. Trung phải đối diện với nhiều khó khăn của một người còn “lạ nước lạ cái” ở vùng biên ải phức tạp: Làm sao để được anh em trong đồn tín nhiệm và đoàn kết, làm sao để nâng cao nhận thức và đời sống kinh tế của nhân dân, đồng thời triệt phá được đường dây buôn bán ma túy khi kẻ thù mỗi lúc một thêm dã tâm, mưu mẹo, kín đáo và quá hiểu vùng đất biên ải này.NSƯT Hoàng Hải (giữa) vai đồn phó Quang.Đồng hành với Trung là đồn phó Quang (NSƯT Hoàng Hải), y tá Phương (Thu Quỳnh) cùng nhiều đồng đội khác. Hành trình bảo vệ vùng đất biên giới, triệt phá đường dây tội phạm của Trung cùng đồng đội, tìm ra chân tướng của ông trùm vùng biên cũng chính là hành trình mà anh cùng các chiến sĩ khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lính: tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, đức hy sinh, tình đồng chí, tình quân dân, sự tiếp nối các thế hệ người lính và một lòng yêu nước kiên định, chân thành.Hình ảnh cuộc sống của các chiến sĩ hải quân được khắc họa qua phim.Không chỉ trên trận tuyến biên giới, “Cuộc chiến không biên giới” còn cho thấy hình ảnh sống, lao động, chiến đấu và học tập của các chiến sĩ hải quân, qua hình ảnh Hiếu (Trần Kiên), cậu em trai ngỗ nghịch của Trung. Hiếu từ chỗ một cậu lính “trật đường ray” với nhiều khiếm khuyết, nhưng dần dần qua rèn luyện, đã trở thành người lính ưu tú, nhìn thấy được con đường mà mình muốn đi, thấy lý tưởng mà mình muốn theo đuổi.Phim lấy bối cảnh ở vùng biên giới, với phong cảnh núi non mênh mông kỳ vĩ, cùng những nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc thiểu số. Bối cảnh biển đảo cũng khai thác những hình ảnh đẹp hùng vĩ. Điểm đặc biệt của phim là huy động được những loại xe, máy, vũ khí, trang thiết bị chuyên dụng của quân đội, tạo nên những đại cảnh hoành tráng, bắt mắt.Phim được thực hiện với sự hỗ trợ, theo sát của Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam. Khâu kịch bản ngoài những biên kịch, biên tập quen thuộc của VFC như Nguyễn Thu Thủy, Dương Hồng Hải, Đức Bảo, Nguyễn Trung Dũng, còn có sự tham gia của thiếu tá Phạm Ngọc Hà Lê và thượng tá Bùi Duy Đông. Phần bối cảnh, khí tài cũng như nhân lực cũng được quân đội hỗ trợ.Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, đây là dự án phim do Tổng cục Chính trị giao cho VFC sản xuất về hình tượng Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới. Dự án chia làm 2 giai đoạn: năm 2023 sản xuất 40 tập phim, và giai đoạn 2 là trong năm 2024. Hiện tại phim đã xong những tập đầu tiên, bảo đảm tiến độ phát sóng.Phim gần gũi với cuộc sống của người dân và các chiến sĩ vùng biên.Thiếu tướng Lê Xuân Sang cũng nhận xét, phim có sự đầu tư, chuẩn bị chặt chẽ và công phu, với mục đích đem đến những hình ảnh hết sức dung dị, cũng như những khó khăn của các chiến sĩ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến với khán giả.Phim có sự tham gia của nhiều gương mặt diễn viên được khán giả yêu mến và khẳng định tài năng qua những dự án trước đó. Nhân vật Trung do diễn viên Việt Anh đảm nhiệm, sau rất nhiều vai diễn doanh nhân tù tội.Việt Anh chia sẻ, Trung là một hình mẫu nhân vật mới mà anh phải bỏ ra rất nhiều công sức để “chinh phục”. Không chỉ là rèn luyện thể hình, thể lực cho các đoạn truy đuổi, chiến đấu, mà còn phải nghiên cứu để làm sao tạo nên một hình mẫu chiến sĩ biên phòng điển hình, rõ nét.“Với các vai đời thường, tôi có thể thêm thắt, tô vẽ hoặc học hỏi, tạo thêm từ những nguyên mẫu bên ngoài cuộc sống. Nhưng với hình ảnh một người chỉ huy, phải tuân thủ những chuẩn mực nhất định. Tôi và đạo diễn Danh Dũng đã tranh cãi rất nhiều về nhân vật này, thậm chí có lúc không tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, may mắn thay, sau đó chúng tôi đã tìm ra được cách thể hiện nhân vật Trung sao cho hài hòa, đúng ý đồ của phim. Đây thực sự là một thử thách đối với tôi” - Việt Anh chia sẻ.Thu Quỳnh vào vai y tá Phương.Là con nhà lính, luôn mong muốn có những trải nghiệm lâu dài và sâu sắc hơn với cuộc sống vùng cao, diễn viên Thu Quỳnh đã nhanh chóng nhận lời tham gia dự án “Cuộc chiến không biên giới” 10 tháng sau khi “Hành trình công lý” khép lại.Nhận lời một dự án mới, cũng có nghĩa là Thu Quỳnh đồng thời chấp nhận những gian khổ, khó khăn khi phải ăn ở tại những nơi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, di chuyển liên tục và rất vất vả. Thu Quỳnh cho biết, ngày nào đoàn làm phim cũng phải di chuyển đến 200km, đổi xe rất nhiều, chưa kể những đoạn phải leo trèo...Đối với nữ diễn viên, thực hiện vai dân sự cũng có điểm khó, đó là phải tìm hiểu thật kỹ, thật cẩn thận phong tục, lối sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc bản địa, để thể hiện cho chính xác. “May mắn có các cán bộ Tổng cục Chính trị, bộ đội biên phòng làm công tác dân vận, hỗ trợ, chỉ dẫn cho diễn viên để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ”. - Thu Quỳnh chia sẻ.Diễn viên Hà Việt Dũng vào vai phản diện trong phim.Phim còn có sự tham gia của nhiều gương mặt trẻ, như Việt Hoàng, Trần Kiên, Tô Dũng, Hoàng Dương… đem đến sự trẻ trung, tươi mới. Cùng với các diễn viên trẻ, những gương mặt gạo cội hoặc đã quen thuộc với khán giả như NSƯT Ngọc Tản, NSƯT Tú Oanh, diễn viên Hà Việt Dũng... cũng làm nên màu sắc của những nhân vật trong phim.NSƯT Lê Mạnh, Phó Giám đốc VFC cho biết, phim đã hoàn thành 5 tập đầu, chiếu thử nghiệm và đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía quân đội. Phim được xây dựng gần gũi với đời sống, bám sát tâm tư của các chiến sĩ cũng như bà con vùng biên giới,hải đảo.Phim phát sóng trên kênh VTV1, vào khung giờ 21 giờ từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, bắt đầu từ ngày 11/9.
https://nhandan.vn/cha-con-luu-nat-k-co-va-dien-hoi-ngo-trong-phim-ve-cuoc-chien-chong-ma-tuy-tren-bien-gioi-post771074.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "phim VFC", "\"Cuộc chiến không biên giới'", "NSƯT Nguyễn Danh Dũng", "diễn viên Việt Anh", "diễn viên Thu Quỳnh", "diễn viên Hà Việt Dũng", "phim về chiến sĩ biên phòng", "phim về lực lượng hải quân Việt Nam", "phim về người lính", "phim chống ma túy" ] }
Ấn tượng trước giờ khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024
NDO -Mọi công tác chuẩn bị cho chương trình khai mạcLễ hội đền Trần tỉnh Thái Bìnhđược tổ chức vào 20 giờ ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng) đến nay đã cơ bản hoàn tất. Năm nay, chính quyền địa phương có nhiều đổi mới trong tổ chức lễ hội, nhất là lễ khai mạc được đầu tư công phu, kỹ lưỡng hứa hẹn nhiều bất ngờ cho du khách gần xa.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân, trong chiều 21/2 tại khu vực đền Vua thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà,tỉnh Thái Bình) đã có khá đông du khách đến chiêm bái quần thể di tích, thắp hương và dâng lễ cầu bình an, cầu sức khỏe và mọi việc hanh thông trong năm mới.Ở khu vực quảng trường rộng lớn nằm phía trước Khu di tích, các đồng chí lãnh đạo địa phương đang kiểm tra, đốc thúc bộ phận tổ chức sự kiện hoàn thiện nốt những chi tiết, hạng mục cuối cùng của sân khấu tổ chức lễ khai mạc cũng như chương trình nghệ thuật đặc biệt.Sân khấu chính rộng hơn 1.000m2đang được hoàn thiện những khâu cuối cùng.Đây là sân khấu có diện tích hơn 1.000m2với nhiều tiểu cảnh sông nước, cầu tre, đụn rơm, nhà mái rạ, thuyền nan... được đầu tư kỹ lưỡng, chuyên nghiệp.Được biết, trong lễ khai mạc tại đây sẽ trình diễn vở diễn bán thực cảnh đặc sắc với 3 chương, 9 hồi, kết hợp công nghệ trình chiếu 3D Mapping nhằm tái hiện lại câu chuyện về triều đại vàng son nhà Trần mang chủ đề "Hào khí Đông A-Tiếng vọng ngàn năm".Các địa điểm trong khu di tích đều gắn mã QR để du khách truy cập tìm hiểu về Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình.Ngoài ra, sẽ có màn trống khai hội với 175 tay trống, tượng trưng cho 175 năm trị vì của vương triều Trần hiển hách. Cùng với đó, một ca khúc mới mang tên "Hào khí Đông A-Tiếng vọng ngàn đời" lần đầu tiên được giới thiệu, trình diễn trong đêm khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình.Đồng chí Trần Hữu Nam, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà cho biết: Địa phương rất vinh dự là nơi có quần thể di tích đền Trần quy mô rộng lớn, còn giữ nguyên bản sắc dân tộc, ẩn chứa giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật để lan tỏa, giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.Lãnh đạo huyện trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc đơn vị tổ chức sự kiện điều chỉnh một số chi tiết trong lễ khai mạc diễn ra tối 22/2.Cho đến nay, các công việc chuẩn bị cho khai mạc Lễ hội đền Trần đã cơ bản hoàn tất. Chính quyền địa phương tập trung chú trọng, làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự và giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp trong khu di tích.Lễ hội đền Trần diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 22 đến ngày 26/2/2024 (tức ngày 13 đến ngày 17 tháng Giêng). Điểm nhấn của lễ hội này là lễ mở cửa đền diễn ra lúc 8 giờ sáng ngày 22/2; sau đó là lễ rước nước được tổ chức với quy mô lớn.Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2014.Trong các ngày tiếp theo sẽ tổ chức thi cỗ cá, đây là một nét văn hóa riêng có tại lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình để nhắc nhớ đến nguồn cội của nhà Trần làm nghề chài lưới.
https://nhandan.vn/an-tuong-truoc-gio-khai-mac-le-hoi-den-tran-tinh-thai-binh-nam-2024-post796950.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình", "thi cỗ cá", "huyện Hưng Hà", "Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần" ] }
Triển lãm tranh “Sắc hè Đà Nẵng” của những hoạ sĩ “nhí”
NDO -Chiều tối nay (17/5), tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng khai mạc triển lãm tranh thiếu nhi “Sắc hè Đà Nẵng” với sự tham dự của đông đảo học sinh thành phốĐà Nẵng.  Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 134 nămNgày sinh Chủ tịch Hồ  Chí  Minh, chào mừng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, và đặc biệt nhằm phục vụ thiếu nhi trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2024.
Triển lãm trưng bày các bức tranh do các em thiếu nhi Đà Nẵng vẽ tranh tài trong cuộc thi vẽ tranh cùng đề tài, diễn ra vào sáng 15/7 tạiBảo tàngMỹ thuật Đà Nẵng. Sự kiện do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng phối hợp Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức.Đây là sân chơi bổ ích cho thiếu nhi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, điều kiện để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi, bồi dưỡng năng khiếu, khơi dậy tiềm năng và phát huy tính sáng tạo nghệ thuật, nuôi dưỡng tình yêu của thế hệ trẻ đối với thành phố quê hương.Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng Trần Nguyễn Minh Thành trao giải Nhất cho các em học sinh. (Ảnh ANH ĐÀO)Phát biểu tại khai mạc triển lãm, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng Nguyễn Thị Trinh cho biết: Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc thi vẽ tranh trực tiếp tại không gian nghệ thuật của Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Chúng tôi thật sự xúc động khi quan sát các em vẽ một cách đầy say mê và miệt mài trong suốt 3 tiếng liên tục. Đây là thời gian quy định của Ban tổ chức đối với cuộc thi vẽ của các em.Hầu hết các bức vẽ của các em có màu sắc tươi sáng, nhiều ý tưởng hay với có nội dung phong phú về vẻ đẹp thiên nhiên, con người, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử-văn hóa, các hoạt động vui chơi, giải trí trong mùa hè tại Đà Nẵng với những nét vẽ ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện tình yêu của các em với thành phố quê hương và ước mơ về một mùa hè sôi động, được vui chơi, trải nghiệm và học tập những điều thú vị, bổ ích.Trong tương lai, chúng tôi mong muốn được tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ để tổ chức thêm nhiều hoạt động ý nghĩa cho các em học sinh trên địa bàn thành phố.Em Trần Thị Minh Tình, học sinh Lớp 8/4, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ngũ Hành Sơn giành giải Nhất với tác phẩm Sắc màu Đà Nẵng trong em. (Ảnh ANH ĐÀO)Tham gia cuộc thi vẽ tranh có gần 60 học sinh đến từ các trường tiểu học, trung học cơ sở đăng ký tham gia. Từ kết quả của cuộc thi, Ban tổ chức đã tiến hành chấm giải và chọn lọc các tranh có chất lượng cao để trưng bày trong triển lãm “Sắc hè Đà Nẵng” năm 2024.Ban tổ chức đã chấm chọn và trao trao giải cho 12 tác phẩm xuất sắc nhất, trong đó gồm 2 giải nhất, 4 giải nhì, 6 giải ba và 10 giải khuyến khích.Triển lãm “Sắc hè Đà Nẵng” diễn ra từ ngày 17/5 đến hết tháng 6/2024.
https://nhandan.vn/trien-lam-tranh-sac-he-da-nang-cua-nhung-hoa-si-nhi-post809865.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Sắc hè Đà Nẵng", "Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng", "khai mạc triển lãm", "học sinh Đà Nẵng" ] }
Người dân có thể nhận ấn đền Trần tại những địa điểm nào
NDO -Để bảo đảm nhân dân có thể nhận được những lá ấn đầu xuân, Ban tổ chứclễ hội khai ấn đền Trần Nam Địnhsẽ tổ chức phát ấn từ 5 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn (24/2) tại 4 địa điểm.
Liên quan đến việc nhận ấn đền Trần, ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý khu di tích Đền Trần-Chùa Tháp (Nam Định) đã thông tin chi tiết về quy trình phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương.Cụ thể, sau khi lễ khai ấn diễn ra đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn, từ 5 giờ sáng ngày 24/2, nhà đền sẽ tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách tại 4 địa điểm. Cụ thể, các địa điểm bao gồm: 3 nhà Giải Vũ của 3 đền Thiên Trường, Cố Trạch và Trùng Hoa. Ngoài ra, nhân dân cũng có thể nhận ấn tại Nhà Trưng bày đền Trùng Hoa.Tiếp đó, từ ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn (25/2), hoạt động phát ấn sẽ tiếp tục được tổ chức tại các điểm nhà Giải Vũ từ 7 giờ sáng hằng ngày. Dự kiến, sẽ có hơn 30 vạn ấn bản ấn đền Trần được phát để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.Dự kiến sẽ có khoảng 30 vạn bản ấn đền Trần được phát để đáp ứng nhu cầu của nhân dân."Du khách thập phương và nhân dân không nên chen lấn, xô đẩy vào đêm khai ấn để giữ tôn nghiêm và văn hóa lễ hội. Việc phát ấn sẽ được thực hiện xuyên suốt tháng Giêng và có thể kéo dài đến tháng Hai Âm lịch", ông Bình thông tin thêm.Thông tin về các hoạt động chính trong lễ hội, ông Bình cho hay, từ ngày 14 tháng Giêng (23/2), du khách thập phương và nhân dân vào lễ đầu năm tại đền Trần. Từ 21 giờ đến 21 giờ 30 phút, Ban tổ chức làm công tác chuẩn bị nghi lễ dâng hương, rước kiệu ấn và khai ấn.Từ 22 giờ 15-22 giờ 40 phút, Ủy ban nhân dân thành phố Nam Định sẽ chủ trì các hoạt động dâng hương tại đền Thiên Trường. Ngày 15 tháng Giêng (24/2), từ 2 giờ thực hiện nghi lễ hồi Kiệu ấn; từ 5 giờ tổ chức phát ấn cho người dân và du khách ở các điểm.
https://nhandan.vn/nguoi-dan-co-the-nhan-an-den-tran-tai-nhung-dia-diem-nao-post797315.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Khai ấn đền Trần", "Các điểm nhận ấn", "Nam Định" ] }
Phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật và sáng tác ca khúc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
NDO -Cuộc thi sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội” là dịp để Hà Nội tìm kiếm những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao về Thủ đô. Từ đó, lan tỏa nét đẹp của Thủ đô nghìn năm văn hiến, thành phố Anh hùng, thành phố vì hòa bình và những thành tựu kinh tế, xã hội của Hà Nội sau 70 nămNgày giải phóng Thủ đô(10/10/1954-10/10/2024).
Ngày 2/4, tại Rạp Kim Đồng (phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phát động cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng và cuộc thi sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội” chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).Với chủ đề “Thủ đô Hà Nội-Vị thế mới-Tầm vóc mới”, tiêu chí của cuộc thi là những tác phẩm có thông điệp rõ ràng, góc nhìn mới lạ, độc đáo về Thủ đô Hà Nội, thể hiện tình yêu của người Việt Nam và bạn bè quốc tế đối với Hà Nội dựa trên các thông điệp như: Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến; Hà Nội - Thủ đô anh hùng; Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; Hà Nội - Thành phố sáng tạo; Hà Nội - Hội nhập và phát triển; người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, văn minh; Lễ hội Hà Nội; Hà Nội xanh, sạch, đẹp… Các tác phẩm phản ánh thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập và phát triển của Thủ đô.Tin liên quanHà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đôCác tác phẩm dự thi có thể là ảnh đơn, ảnh bộ, ảnh màu hoặc đen trắng. Ảnh tham dự chưa được trưng bày hoặc đoạt giải tại bất kỳ cuộc thi và triển lãm cấp quốc gia và khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức. Mỗi tác giả được gửi tối đa 10 ảnh đơn hoặc bộ ảnh tham dự.Thời gian nhận tác phẩm từ nay đến hết ngày 1/8/2024. Ban tổ chức sẽ công bố trao giải, triển lãm các tác phẩm vào ngày 20/9/2024.Ban tổ chức sẽ trao 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 20 giải Ba và một số giải phụ khác được trao cho những tác phẩm xuất sắc nhất.Đại diện Ban Tổ chức trao đổi về các tiêu chí, nội dung của tác phẩm ảnh, âm nhạc tham gia cuộc thi.Cũng trong dịp này, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát động cuộc thi sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội” nhằm tìm kiếm những tác phẩm mới cógiá trị nghệ thuậtcao về Hà Nội. Các tác phẩm tập trung vào nội dung ca ngợi Hà Nội, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo, thành phố văn hiến-văn minh-hiện đại, nơi tinh hoa văn hóa dân tộc hội tụ và lan toả, biểu tượng của văn hiến Việt Nam: ca ngợi người Hà Nội với phẩm chất hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh được chắt lọc, kết tinh trong quá trình hình thành và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến.Đối tượng dự thi là những tác giả chuyên và không chuyên trên cả nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài.Tác phẩm dự thi phải là ca khúc có ca từ trong sáng, giàu cảm xúc, giai điệu đẹp; nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật tốt, phù hợp với thuần phong mỹ tục.Ngoài bản nhạc trên giấy A4, các tác giả cần gửi theo bản thu âm dưới định dạng mp3, mp4 đến Ban tổ chức.Ban tổ chức sẽ trao 5 giải A, 5 giải B, 10 giải C và các giải phụ.Ban tổ chức nhận tác phẩm từ nay đến hết ngày 30/7, chấm chọn trong tháng 8/2024 và tổng kết, trao giải vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.Ban tổ chức nhận tác phẩm từ nay đến hết ngày 30/7, chấm chọn trong tháng 8/2024 và tổng kết, trao giải vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.Phát biểu tại lễ phát động, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là ngày kỷ niệm lớn của đất nước và Thủ đô. Cuộc thi là dịp để các nghệ sĩ cũng như các tầng lớp nhân dân bày tỏ tình yêu của mình đối vớiThủ đô Hà Nội; đây cũng là dịp để lan tỏa đi những thành tựu 70 năm phát triển, những nét đẹp của Thủ đô nghìn năm văn hiến, Thành phố Vì hoà bình đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.Do đó, Ban Tổ chức mong muốn các tác giả sẽ dành nhiều tâm huyết để có những tác phẩm chất lượng nhất để tham gia cuộc thi. Để từ đó tuyên truyền tới nhân dân Thủ đô và cả nước về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội, khơi dậy truyền thống Cách mạng, ngàn năm văn hiến, Anh hùng, hoà bình, hữu nghị, tinh thần chủ động sáng tạo, ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên của Thủ đô Hà Nội.
https://nhandan.vn/phat-dong-cuoc-thi-anh-nghe-thuat-va-sang-tac-ca-khuc-ky-niem-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-post802750.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "thi ảnh hà nội", "sáng tác ca khúc hà nội", "giải phóng thủ đô", "70 năm giải phóng thủ đô", "giá trị nghệ thuật", "Hà Nội" ] }
Hàng nghìn tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tại Thanh Hóa
NDO -Vừa qua, Ban chỉ đạo cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tổng kết ba năm hoạt động.
Trong ba năm hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về chủ đề 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', Thanh Hóa đã có hàng nghìn tác phẩm văn học - nghệ thuật ở nhiều thể loại khá phong phú về nội dung tư tưởng và giàu tính nhân văn sâu sắc, phản ánh một phong trào sáng tạo sâu rộng không những trong giới văn hóa, văn nghệ, báo chí mà còn ở các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, ngoài tỉnh cùng tham gia.Từ cách làm có bài bản, hiệu quả, năm 2008 có 11 tập thể, tác giả; năm 2009 có 24 tập thể, tác giả; năm 2010 có 26 tập thể, tác giả có tác phẩm văn, thơ và nghệ thuật đạt chất lượng nghệ thuật cao.Ban chỉ đạo đã rút ra những bài học kinh nghiệm, trong đó vấn đề triển khai nội dung có trọng điểm, quy tụ được nhiều chuyên ngành, nhiều tài năng trên khắp vùng miền của tỉnh cùng tham gia sáng tác. Tỉnh đã kịp thời động viên khen thưởng và triển khai chương trình hành động tiếp theo, gắn kết có hiệu quả giữa thực tế với tìm tòi sáng tạo. Ðẩy mạnh công tác sáng tạo tác phẩm và quảng bá tuyên truyền giá trị tác phẩm đến quần chúng nhân dân kịp thời, sâu rộng từ đô thị đến hải đảo, bản làng.
https://nhandan.vn/hang-nghin-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-bao-chi-ve-de-tai-hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh-tai-thanh-hoa-post541416.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [] }
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản Chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang
NDO -Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 111/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Theo Quyết định, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ các điểm di tích (Chùa Tứ Ân, chùa Cao, am Tam Đức, vườn Tháp, ao Miếu, khuôn viên cảnh quan di tích) thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bổ Đà (Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ) và toàn bộ các thôn Hạ Lát và Thượng Lát liền kề bao quanh khu di tích (khu vực chịu ảnh hưởng và có tác động trực tiếp và gián tiếp đến di tích).Quy mô lập quy hoạch có diện tích 127,15 ha, bao gồm: Diện tích Khu vực bảo vệ I và Khu vực bảo vệ II của Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bổ Đà (theo Hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt), có tổng diện tích là 29,6 ha.Diện tích nghiên cứu, đề xuất đất quy hoạch (bổ sung vào khu vực bảo vệ II) mở rộng về các phía, nằm kề di tích, có diện tích là 97,55 ha; bao gồm: toàn bộ diện tích núi Phượng Hoàng, núi chùa Khám, đồi Bộ Không, đất ruộng nương khai hoang xen kẹt nằm phía trước di tích và một phần khu dân cư thôn Thượng Lát nằm ở phía Đông của di tích.Quyết định nêu rõ, đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch gồm: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Chùa Bổ Đà và các điểm di tích liên quan; không gian kiến trúc cảnh quan, môi trường chung quanh di tích; các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, mộc bản, di sản tư liệu, lễ hội gắn với di tích; công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích; các yếu tố về đô thị, kinh tế - xã hội, dân cư; các thể chế, chính sách liên quan; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tình hình sử dụng đất đai, công tác quản lý, bảo tồn và đầu tư xây dựng tại khu vực xung quanh di tích.Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn, gìn giữ lâu dài và phát huy giá trị di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Chùa Bổ Đà - Chốn tổ của Thiền phái Lâm Tế, trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Đồng thời phát huy giá trị quần thể khu di tích Chùa Bổ Đà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh Bắc Giang; kết nối với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và vùng phụ cận, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của địa phương.Triển lãm, trưng bày Bảo vật quốc gia Mộc bản chùa Bổ ĐàBảo vệ cổ vật chùa Bổ Đà: Cần hài hòa giữa tín ngưỡng và an ninh trật tựGiá trị di sản văn hóa quần thể di tích chùa Bổ ĐàChùa Bổ Đà - dấu xưa tìm lạiMộc bản chùa Bổ Đà được công nhận là Bảo vật quốc giaĐề nghị đình chỉ và yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm việc tu bổ chùa Bổ ĐàChùa Bổ Đà mất trộm cổ vậtChùa Bổ Đà đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệtLễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà
https://nhandan.vn/post-633395.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "chùa Bổ Đà", "quy hoạch di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà" ] }
Thưởng thức 2.500 bát phở từ nồi phở khổng lồ
NDO -Trong khuôn khổFestival phở 2024, khách tham quan được thưởng thức phở từnồi phở khổng lồdo nghệ nhân Lê Văn Khánh, Tổng bếp trưởng của Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội cùng 20 nghệ nhân và 30 người phục vụ chuẩn bị.
Khâu chuẩn bị nồi phở bắt đầu từ ngày 14/3, với khoảng 150kg xương ống bò, được sơ chế kỹ, cạo, nướng và ninh cùng các loại gia vị truyền thống như gừng, quế, hồi, thảo quả.Cùng với nồi nước dùng 1.000 lít, các nghệ nhân cũng phải chuẩn bị 250kg thịt bò, 300kg bánh phở và khoảng 20kg gia vị, rau hành. Toàn bộ khâu sơ chế, chế biến nguyên liệu và chuẩn bị như ninh xương, tráng bánh phở… đều được thực hiện ở làng nghề phởVân Cù.Nghệ nhân Lê Văn Khánh đang kiểm tra chất lượng nồi nước phở.Người phụ trách nồi nước dùng phở là nghệ nhân Lê Văn Khánh, Tổng bếp trưởng của Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội, với sự hỗ trợ của hơn 50 người. Điểm đặc biệt của nồi phở khổng lồ này là có sự kết hợp giữa các đầu bếp chuyên nghiệp và các nghệ nhân làng Vân Cù.Trình diễn thái bánh phở thủ công.Nghệ nhân Lê Văn Khánh cho biết, đây là nồi phở lớn nhất ở miền bắc theo như anh biết đến nay.Để làm được một nồi phở với kích thước lớn như thế này, các nghệ nhân đã phải mất rất nhiều công sức, bởi vì từ khâu chuẩn bị đến cách nấu đều phải cẩn trọng hết sức để cho ra thành phẩm chất lượng cao nhất. Nhất là khâu canh nhiệt cho nồi nước phở, bởi vì nồi nước phở phải giữ cho sôi đủ độ, sau khi sôi thì chỉ đặt nhiệt độ cho đủ lăn tăn chứ không sôi bùng lên, tránh làm đục nước.Gia vị cho nồi phở cũng bao gồm các loại gia vị truyền thống đặc trưng như nước mắm truyền thống của Nam Định, mía, các loại gừng, quế, hồi, thảo quả. Các loại gia vị này cũng đều phải lựa chọn kỹ, chất lượng đồng đều chứ không chỉ có số lượng lớn.Thông qua việc chuẩn bị nồi nước dùng, ban tổ chức cũng mong muốn tôn vinh các loại gia vị truyền thống Việt Nam. Đây cũng là điểm đặc sắc của Festival Phở 2024, định vị cho hương liệu và gia vị trong phở Việt Nam.Các nghệ nhân đang chuẩn bị phở cho đại biểu và khách tham quan.Nồi nước phở khổng lồ trong buổi khai mạc Festival Phở Việt Nam sẽ phục vụ cho khoảng 2.500 thực khách.Nghệ nhân Lê Văn Khánh chia sẻ, anh mong muốn nồi nước phở khổng lồ không chỉ đem lại ấn tượng đặc biệt cho khách tham quan trong kỳ Festival Phở đầu tiên này, mà còn thực sự mang lại cảm giác ngon miệng và nhớ lâu từ chất lượng.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở Xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/thuong-thuc-2500-bat-pho-tu-noi-pho-khong-lo-post800178.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Festival Phở Việt Nam", "nồi phở khổng lồ", "phở Việt", "nghệ nhân phở", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận
NDO -Sáng 29/3, huyện An Dương (thành phốHải Phòng) tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền thờ Phạm Thượng Quận tại xã An Hưng (huyện An Dương) với sự tham dự của lãnh đạo thành phố Hải Phòng, các sở, ban, ngành thành phố, huyện An Dương và đông đảo nhân dân địa phương.
Đền thờ Phạm Thượng Quận thờPhạm Đình Trọng- một danh thần nổi tiếng văn, võ toàn tài, một nhân vật lịch sử, một vị đại quan rất nổi tiếng của đất nước trong triều Hậu Lê, thế kỷ XVIII.Đến thờ Phạm Thượng Quận được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVIII sau khi Phạm Đình Trọng mất, triều đình đã sắc phong làm Phúc thần làng Khinh Dao (nay là làng Khinh Dao, xã An Hưng, huyện An Dương) để ghi nhận những đóng góp của một bậc hiền tài.Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngôi đền đã được tu bổ, tôn tạo, xây dựng lại song vẫn giữ được những nét kiến trúc truyền thống và có giá trị mỹ thuật cao.Đền có mặt bằng kiến trúc chữ nhị ba gian tiền bái, một gian hậu cung và làm theo hình thức chồng diêm nóc các, mái đao cong, lợp ngói mũi.Cổng vào Di tích Quốc gia Phạm Thượng Quận.Ngoài giá trị về lịch sử, Đền thờ Phạm Thượng Quận còn bảo tồn, lưu giữ được khá nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử, mỹ thuật.Với những giá trị, ý nghĩa lịch sử, văn hóa tiêu biểu, Đền thờ Phạm Thượng Quận đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích Quốc gia theo Quyết định số 4244/QĐ-BVHTTDL ngày 29/12/2023.Đền thờ Phạm Thượng Quận thờ Ngài thần chủ và cũng là Thành hoàng Phạm Đình Trọng, người làng Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn (tỉnh Hải Dương), nay là làng Khinh Dao, xã An Hưng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.Phạm Đình Trọng sinh ngày 22 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1714), dưới thời vua Lê Dụ Tông, là một danh thần nổi tiếng văn, võ toàn tài, một nhân vật lịch sử, một vị đại quan rất nổi tiếng của đất nước trong triều Hậu Lê, thế kỷ XVIII được nhiều sách sử ghi chép.Phạm Đình Trọng đỗ Tiến sĩ, làm quan từ chức Cấp sự trung, trải thăng đến chức Bồi tụng, Thượng thư Bộ Binh, hàm Thái tử Thái bảo, tước Hải Quận Công, là người có công dẹp phỉ Tầu Ô Quan Lan tại biên giới Việt Trung, phá được phong trào khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu. Sau đó ông được cử làm Đốc trấn Nghệ An, một trấn hiểm yếu của quốc gia. Ở đây, ông có nhiều chính sách tốt, được sĩ phu, dân chúng kính trọng mến mộ.Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam, Đền thờ Phạm Thượng Quận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Quốc gia không chỉ là sự tôn vinh danh nhân, khẳng định những giá trị lịch sử văn hóa của di tích, mà còn là sự ghi nhận công lao của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã An Hưng, huyện An Dương và các thế hệ dòng họ Phạm trong việc gìn giữ, phục dựng và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của quê hương.Các bậc cao niên thành kính rước Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia vào Đền thờ.Phó Chủ tịch Lê Khắc Nam mong muốn, cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể, các tầng lớp nhân dân địa phương cần tiếp tục xây dựng kế hoạch quản lý, giữ gìn an ninh trật tự, cảnh quan, vệ sinh môi trường, bảo quản, giữ gìn các công trình, khai thác và phát huy tốt giá trị của Di tích nhằm phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị-xã hội, văn hóa của thành phố và địa phươngCùng với đó, các cấp, các ngành cần gìn giữ hệ thống sắc phong, di sản quý giá của quê hương; tổ chức các hoạt động phong phú, thu hút nhân dân đến chiêm bái; ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trục lợi, mê tín dị đoan, các hành vi trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hóa của dân tộc.Dâng thư pháp tại Đền thờ Phạm Thượng Quận.Phó Chủ tịch Lê Khắc Nam cũng đề nghị các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về giá trị, ý nghĩa, giá trị lịch sử của di tích lịch sử quốc gia tới đông đảo người dân trong và ngoài thành phố bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp; lồng ghép với các hoạt động học tập, ngoại khóa tại các nhà trường giúp học sinh tìm hiểu về lịch sử các di tích, di sản văn hóa tiêu biểu, truyền thống hiếu học của các danh nhân, các nhà khoa bảng tại địa phương...Đồng thời, các ngành, các cấp, các địa phương cũng cần tăng cường phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; huy động các nguồn lực thực hiện công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử-văn hóa theo các quy định pháp luật vàLuật Di sản…
https://nhandan.vn/hai-phong-don-nhan-bang-xep-hang-di-tich-quoc-gia-den-tho-pham-thuong-quan-post802236.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Hải Phòng", "Di tích quốc gia", "Phạm Thượng Quận", "Lê Khắc Nam", "văn hóa" ] }
Cấm dự thầu 3 năm ở Thanh Hóa đối với một công ty có hành vi sai phạm
NDO -Phó Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnhThanh HóaĐầu Thanh Tùng vừa ký, ban hành Quyết định số 1006/QĐ-UBND cấm tham gia hoạt động đấu thầu 3 năm đối với Công ty cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan, kể từ ngày 14/3/2024.
Nội dung quyết định nêu rõ: Công ty cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan ở đường Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, thành viên thuộc liên danh có hành vi gian lận khi tham gia đấu thầu, gói thầu: Tư vấn khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực Thành nội Di sản văn hóa thế giớiThành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc (giai đoạn 1 thuộc Nhóm dự án số 3) do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa làm chủ đầu tư.Công ty bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong vòng 3 năm đối với lĩnh vực (gói thầu) dịch vụ tư vấn của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Thanh Hóa và các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.Lý do, Công ty cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan đã trình bày sai một cách cố ý trong E-HSDT khi tham gia dự thầu, nhằm thu được lợi ích về mặt điểm đánh giá kỹ thuật. Vi phạm quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013.Quyết định số 1006/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/3/2024 và thay thế Quyết định số 148/QĐ-UBND ngày 9/1/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu
https://nhandan.vn/cam-du-thau-3-nam-o-thanh-hoa-doi-voi-mot-cong-ty-co-hanh-vi-sai-pham-post800175.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Thanh Hóa", "cấm dự thầu", "thành Nhà Hồ" ] }
Lễ hội bánh chưng, bánh dày ở Sầm Sơn
NDO -Ngày 10/6, thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) tổ chức Lễ hội bánh chưng, bánh dày năm 2022.
Khởi đầu lễ hội truyền thống là nghi thức rước kiệu đón thần, thành hoàng từ đền thờ, đình làng ở các xã, phường tề tựu về khu vực đền Độc Cước tế lễ.Thành kính dâng hương, trình bày diễn văn khai hội và chúc văn, đại diện ban tổ chức lễ hội khắc ghi công đức, tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai phá, xây dựng, phát triển Sầm Sơn.Tiếp đó là chương trình nghệ thuật tái hiện sự tích “Bánh chưng, bánh dày”, ca ngợi vẻ đẹp, đổi thay ở Sầm Sơn.Một trong những hoạt động đặc sắc, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của động đảo nhân dân, du khách là nội dung thi làm bánh dày giữa các phường, xã trên địa bàn, khích lệ du khách cùng vui hội bánh chưng, bánh dày.Lễ hội bánh chưng, bánh dày là hoạt động truyền thống được tổ chức thường niên góp phần bảo lưu, phát triển văn hóa dân tộc, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân các vua Hùng đã có công dựng nước và thế hệ hôm nay càng thêm nỗ lực, quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, dân sinh hạnh phúc.Lễ hội bánh chưng, bánh dày cùng lễ hội cầu ngư, bơi chải, chuỗi sự kiện văn hóa, lễ hội tiếp tục được tổ chức trong dịp hè này tạo thêm sự hấp dẫn, thu hút du khách đến với thành phố biển Sầm Sơn.
https://nhandan.vn/le-hoi-banh-chung-banh-day-o-sam-son-post700808.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Sầm Sơn", "lễ hội bánh chưng", "bánh dày", "Thanh Hóa" ] }
Nói chuyện chuyên đề “Âm vang Điện Biên”
Ngày 10/4, tiến tới kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Âm vang Điện Biên” tại thư viện tỉnh Bắc Giang.
Buổi nói chuyện chuyên đề có sự góp mặt của Đại tá, nhà giáo Nguyễn Thụ, nguyên là chiến sĩ Điện Biên Phủ; Đại tá Đặng Việt Thủy, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch, sản xuất Nhà xuất bản Quân đội nhân dân; Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng cùng đông đảo học sinh Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang, đoàn viên thanh niên của nhiều đơn vị đứng chân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.Tại đây, Đại tá, nhà giáo Nguyễn Thụ đã chia sẻ nhiều kỷ niệm của ông khi ông là chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời, Đại tá Đặng Việt Thủy, nhà văn Phạm Vân Anh đã trích đọc nhiều đoạn tác phẩm lịch sử, văn học về những chiến công hào hùng, những gương sáng anh hùng của bộ đội và nhân dân ta trong quá trình diễn ra chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.Đoàn viên, thanh niên và các em học sinh tham dự chương trình đã trực tiếp giao lưu với nhân chứng lịch sử tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua đó góp phần tăng thêm hiểu biết về chiến công lừng lẫy của Chiến thắng Điện Biên Phủ, nâng cao lòng tự hào dân tộc và biết ơn đối với thế hệ ông cha trong kháng chiến chống thực dân Pháp.Cuốn thư mục về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Thư viện tỉnh Bắc Giang.Tại đây, đồng thời Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức trưng bày, giới thiệu cuốn thư mục chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”. Cuốn thư mục dày 12cm, khổ 80x55cm với hơn 900 trang gồm 3 phần chính: Những dấu mốc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến nay; Chiến thắng Điện Biên Phủ, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại; Các hoạt động kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ từ 1954 đến nay.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/noi-chuyen-chuyen-de-am-vang-dien-bien-post803993.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Điện Biên Phủ", "Thư viện tỉnh Bắc Giang", "buổi nói chuyện" ] }
Khởi động cuộc thi Sống đẹp lần 4 với chủ đề San sẻ yêu thương
Chiều 24/4, tạiThành phố Hồ Chí Minh, Báo Thanh Niên tổ chức lễ khởi động cuộc thi Sống đẹp lần 4, chủ đề San sẻ yêu thương, với tổng giải thưởng gần 400 triệu đồng.
Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên cho biết, chủ đề của cuộc thi là những câu chuyện về một nhân vật, tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân, cộng đồng,lan tỏa những điều ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực.Ở hạng mục ký sự, phóng sự, ghi chép: Câu chuyện phản ánh trong bài dự thi phải là người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân, cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Ở hạng mục truyện ngắn: được sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc, nghĩa cử… có thật hoặc hư cấu, nội dung lan tỏa cảm hứng Sống đẹp.Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài) nhưng không quá 1.600 chữ (truyện ngắn không quá 2.500 chữ). Riêng hạng mục ảnh, người dự thi có thể gửi đến những bức ảnh liên quan đến việc thực hiện các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ cộng đồng, chăm sóc môi trường, đóng góp tích cực cho xã hội hoặc các hành động thực hiện những công việc tốt hằng ngày của cá nhân hoặc tập thể.Thời gian nhận bài từ 24/4/2024 đến 30/9/2024 theo địa chỉ email: songdep2024@gmail.com hoặc qua đường bưu điện: Báo Thanh Niên, số 268-270 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/khoi-dong-cuoc-thi-song-dep-lan-4-voi-chu-de-san-se-yeu-thuong-post806321.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Người dự thi", "cuộc thi viết", "lễ phát động", "Báo Thanh Niên" ] }
Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Tối 25/4, tại Trung tâm Triển lãm-Hội chợ-Quảng cáo, Đài Phát thanh và Truyền hìnhThanh Hóacùng các đơn vị phối hợp khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.
Triển lãm trưng bày, giới thiệu gần 300 ảnh tài liệu, hiện vật lịch sử, bố trí theo các khu vực trưng bày: “Điện Biên Phủ-điểm hẹn lịch sử”, “Thanh Hóa với Chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Âm vang Điện Biên”.Triển lãm còn giới thiệu hơn 300 ấn phẩm sách, các bộ phim tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ và Thanh Hóa vớichiến thắng Điện Biên Phủ.Tin liên quanThanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên PhủQua đó nêu bật vai trò hậu phương Thanh Hóa trongchiến dịch Điện Biên Phủ; ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.Các thế hệ cùng nhìn lại trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ qua hình ảnh.Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ” là hiện thực sinh động về một chặng đường lịch sử gian lao, anh dũng để làm nên thắng lợi vẻ vang cùng những đóng góp, thành tựu đáng tự hào của vùng đất, con người xứ Thanh trong kháng chiến trường kỳ, thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Triển lãm liên tục mở cửa đến ngày 9/5/2024 phục vụ người dân xứ Thanh cùng khách thập phương.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/thanh-hoa-70-nam-voi-chien-thang-dien-bien-phu-post806589.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Thanh Hóa", "70 năm", "Điện Biên Phủ", "triển lãm" ] }
Công chúa Thái Lan sáng tác và trình diễn tác phẩm âm nhạc về Việt Nam
NDO -Ngày 26/3, trong khuôn khổ hòa nhạc thường niên kỷ niệm 107 năm thành lập Đại học Chulalongkorn, trường đại học danh tiếng bậc nhất của Thái Lan ở thủ đô Bangkok,Công chúa Thái LanMaha Chakri Sirindhorn đã cùng một số dàn nhạc nổi tiếng của Thái Lan trình diễn tác phẩm âm nhạc “Việt Nam an lòng”, do Công chúa Maha Chakri Sirindhorn viết lời.
Tham dự công diễn tác phẩm, Công chúa Maha Chakri Sirindhorn đã trình diễn với đàn nhị Thái Lan trong trang phục áo dài Việt Nam. Sự kiện có sự tham gia của hơn 1.500 khán giả là nhân sĩ, trí thức, quan chức của Thái Lan và ngoại giao đoàn tại Bangkok (Thái Lan). Đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan do Đại biện lâm thời Đại sứ quánViệt Namtại Thái Lan Bùi Thị Huệ tham dự sự kiện.“Việt Nam an lòng” là bài thơ dài 68 câu do Công chúa Maha Chakri Sirindhorn sáng tác, kể về những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp của bà trước phong cảnh, đất nước, con người Việt Nam. Bài thơ được chuyển thể thành 9 bài hát trên nền chất liệu âm nhạc Thái Lan và Việt Nam, với thời lượng tổng cộng 50 phút.Tin liên quanKhai mạc Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tại Thái LanTác phẩm âm nhạc “Việt Nam an lòng” tổng hợp nhiều hình thức âm nhạc như hòa tấu, hợp xướng và múa, được trình bày lo bởi gần 150 nhạc công, ca sĩ, diễn viên của Dàn nhạc Sai Yai Chamchuri Band, Dàn nhạc Phương Tây của Đại học Chulalongkorn mặc áo dài Việt Nam và hai giảng viên Nhạc viện Hà Nội trình diễn đàn bầu và đàn tranh. Nhiều giai điệu quen thuộc như: Trống cơm, Lý ngựa ô, Bèo dạt mây trôi, Cò lả... đã được giới thiệu đến khán giả với phần đệm đàn của Công chúa Maha Chakri Sirindhorn.Bài thơ bắt đầu bằng nội dung ca ngợi nền ẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú, với đặc trưng ba miền bắc-trung-nam: “Ta đã nghe người xưa truyền kể lại/ Căn bếp Việt vĩ đại món tuyệt ngon/ Từ xa xưa họ đã ăn món phở/ Đồ ăn Việt cũng chẳng khó để làm/ Người ta nói món Việt có ba kiểu/ Bắc-Trung-Nam ta cảm nhận đều ngon”.Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tham gia trình diễn trong trang phục áo dài (áo hồng ở giữa).(Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan)Nối tiếp là nội dung Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tóm tắt lịch sử Việt Nam hào hùng, vượt qua gian lao, khó khăn đi đến thành công kinh tế ngày nay: “Tới Việt Nam được tìm hiểu lịch sử/ Bao câu chuyện của dân tộc mỗi thời/ Pháp đô hộ đất nước đáng tiếc thay/ Nhưng độc lập giành được về tay như ý nguyện/ Kinh tế Việt Nam từ đó phát triển/ Canh tác nông nghiệp được ở nhiều nơi/ Trồng nào lúa, cà-phê rồi cao-su/ Hoa trái, rau màu thứ gì cũng có.../ Người dân ai nấy lao động hăng say/ Sự cần mẫn giúp giang sơn lớn mạnh”.Tiết mục cũng dành nhiều lời ca ngợi cho đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài, tơ lụa, thêu thùa, hội họa và âm nhạc truyền thống Việt Nam. Xuyên suốt chương trình, hình ảnh đẹp về đất nước-con người, ẩm thực Việt Nam được trình chiếu trên màn hình sân khấu. Các trò chơi dân gian, điệu múa truyền thống cũng được tái hiện qua các hoạt cảnh được chuẩn bị chu đáo, sống động với các diễn viên trong trang phục áo dài, nón lá chạy xe đạp, múa hoa đăng...Thông qua cái nhìn tinh tế của Công chúa, hình ảnh điệu múa sạp được thể hiện đầy hóm hỉnh: “Từng có lần được xem họ múa sạp/ Ta múa được nhưng nào giống được đâu/ Đừng sơ sẩy kẻo kẹp chân đau/ Không cẩn thận chớ trách nhau không nhắc”.Phần cuối bài thơ là lời mời đến thăm và khám phá đất nước Việt Nam được lặp lại nhiều lần: “Còn đó vô vàn chuyện không kể xiết/ Mà khó viết ra bởi lẽ quá nhiều/ Hễ khi nào có dịp ta sẽ mời/ Cùng đi một chuyến vui chơi an lòng”.Màn biểu diễn đậm nétvăn hóa Việt Namtại sự kiện. (Ảnh: Đại học Chulalongkorn).Màn biểu diễn kết thúc trong sự tán thưởng nhiệt tình của toàn bộ khán phòng. Sau phần biểu diễn, các đại biểu cũng đi thăm gian trưng bày một số tặng phẩm mà Công chúa Maha Chakri Sirindhorn được tặng trong các dịp đến thăm Việt Nam trước đây như các loại nhạc cụ của Việt Nam, một số đồ dùng của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồ thủ công mỹ nghệ, các bức ảnh hay phiên bản trống đồng của Việt Nam.Công chúa Maha Chakri Sirindhorn đã đi thăm Việt Nam nhiều lần và triển khai một số dự án từ thiện, giáo dục tại Việt Nam. Hằng năm, Giải thưởng “Công chúa Thái Lan dành cho giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và cộng đồng” được trao cho một giáo viên ưu tú của mỗi nước thành viên Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO), trong đó có Việt Nam. Công chúa Maha Chakri Sirindhorn được người dân Thái Lan cực kỳ yêu mến và còn được gọi là “Công chúa Thiên thần”.Công chúa Maha Chakri Sirindhorn sinh năm 1955, là con thứ ba của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej, là em gái Nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn. Công chúa Maha Chakri Sirindhorn là người rất có cảm tình với Việt Nam và đã đi thăm nhiều tỉnh, thành của Việt Nam.Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tặng Công chúa Maha Chakri Sirindhorn (bên trái) khăn lụa thêu của Việt Nam tại sự kiện. (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan)Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan từng biên soạn cuốn sách ảnh “Việt Nam qua lăng kính của Công chúa Maha Chakri Sirindhorn”, trong đó tập hợp 100 bức ảnh đẹp về Việt Nam.Trong cuốn sách có 60 bức do Công chúa Maha Chakri Sirindhorn chụp trong các chuyến thăm Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2015. Các bức ảnh khác là ảnh tư liệu quý chụp các cuộc gặp của Công chúa Thái Lan với các nhà lãnh đạo Việt Nam, các cuộc tiếp xúc của Công chúa với người dân Việt Nam và những chuyến thăm của Công chúa đến nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,văn hóa Việt Nam.
https://nhandan.vn/cong-chua-thai-lan-sang-tac-va-trinh-dien-tac-pham-am-nhac-ve-viet-nam-post801927.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Quan hệ Việt Nam-Thái Lan", "Công chúa Thái Lan", "sáng tác âm nhạc", "trình diễn âm nhạc", "âm nhạc Việt Nam", "Thái Lan", "Việt Nam", "văn hóa Việt Nam" ] }
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi: “Làm nhạc để tìm về bản ngã”
NDO -Quê hương, tình cảm gia đình, tình cảm con người, giá trị văn hóa… là những điều mà ca sĩ Vũ Thắng Lợi luôn hướng tới trong những sản phẩm âm nhạc của mình. Liên tục ra sản phẩm mới, thử sức mình trong mọi phương tiện âm nhạc nhưng vẫn chung thủy với sự hoài cổ, Vũ Thắng Lợi không ngần ngại khi nói về chất “già” trong âm nhạc của mình.
Trong làng âm nhạc Việt, Vũ Thắng Lợi là một trong những ca sĩ nhạc truyền thống chăm chỉ ra sản phẩm âm nhạc nhất. Trong suốt những năm tháng dịch Covid-19 hoành hành, anh liên tục ra album, MV với nhiều nội dung phong phú, vừa quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước, vừa cổ vũ lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch…Tháng 8/2020, ca sĩ Vũ Thắng Lợi giới thiệu album “Khát vọng” gồm 9 bài hát đi cùng năm tháng như "Bài ca không quên", "Khát vọng" (Phạm Minh Tuấn); "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa" (Nguyễn Văn Tý); "Một đời người một rừng cây" (Trần Long Ẩn); "Hãy yên lòng mẹ ơi" (nhạc Lư Nhất Vũ, thơ Lê Giang); "Chiếc vòng cầu hôn", "Điệp khúc tình yêu" (Trần Tiến); "Tự nguyện" (Trương Quốc Khánh); "Mùa xuân bên cửa sổ" (nhạc Xuân Hồng, thơ Song Hảo). Album do nhạc sĩ Hồng Kiên phối khí, vừa tươi mới, hiện đại, vừa phù hợp với giọng ca của Vũ Thắng Lợi, đồng thời vẫn giữ được tinh thần, tư tưởng của các ca khúc đã ăn sâu vào tâm trí của người yêu nhạc cách mạng. Trong album này, Vũ Thắng Lợi mời một giọng ca nhạc truyền thống khác là ca sĩ Lan Anh cùng tham gia. Chị cũng là người bạn thân thiết của Vũ Thắng Lợi ngoài đời.Tháng 4/2021, Vũ Thắng Lợi ra mắt MV “Hương mộc miên” với nhiều cảnh đẹp đặc trưng của cao nguyên đá Hà Giang, kể câu chuyện về tình yêu của những chàng trai, cô gái ở miền cao nguyên đá, của vùng núi đôi Quản Bạ, sông Nho Quế và đặc biệt là chợ tình Khau Vai.Tháng 7/2021, Vũ Thắng Lợi đã thực hiện MV “Thương nhớ Sài Gòn” với tinh thần cả nước hướng về TP Hồ Chí Minh, như một món quà tinh thần, lời động viên gửi đến tuyến đầu chống dịch, đến nhân dân, đến tất cả các lực lượng đang ngày đêm làm nhiệm vụ chống Covid-19.Đĩa than "Quê" của Vũ Thắng Lợi.Tháng 1 năm nay, sản phẩm mới nhất của ca sĩ làm bất ngờ tất cả những người yêu mến anh, đó là đĩa than với cái tên ngắn gọn “Quê”. Đây là sản phẩm đĩa than đầu tiên anh thực hiện, đĩa kén phương tiện, nhạc kén người nghe, nhưng cũng là lời khẳng định chắc nịch về những gì anh mong muốn và dự định theo đuổi.Vũ Thắng Lợi chia sẻ, hiện nay, có rất nhiều phương tiện hiện đại để người nghe nhạc lựa chọn, nhưng với đĩa than, không chỉ là câu chuyện nghe nhạc, mà còn là một cách để lưu giữ những gì anh coi là di sản âm nhạc. “Với sản phẩm đĩa than, có thể 10 năm, 20 năm sau người ta vẫn nghe. Bây giờ có rất nhiều kiểu chơi âm nhạc, chỉ cần có sản phẩm, dù ở dạng thức nào cũng vẫn có người nghe đón nhận. Tôi cho rằng, quan trọng là sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Đặc biệt hiện nay xu hướng quay lại nghe đĩa than rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ bây giờ mình cứ làm khi có khả năng, sẽ được người nghe đón chờ. Tôi có những đĩa nhạc tình ca từ năm 2013, bây giờ tái bản lại dưới định dạng đĩa than, vẫn được giới chuyên môn đánh giá tốt, bảo đảm đủ chất lượng để được đón nhận” - ca sĩ cho biết.Khi được hỏi vì sao không lựa chọn dòng nhạc trẻ, cho ra đời những sản phẩm trẻ trung hơn để tiếp cận giới trẻ nhiều hơn, Vũ Thắng Lợi bộc bạch, đôi khi âm nhạc cũng là cách để tìm về bản ngã. “Tôi nghĩ ai rồi cũng phải già, cũng đến một lứa tuổi nào đó phải chững lại và tự suy nghĩ, chiêm nghiệm. Tôi thấy, khi đến tầm tuổi này, mình mới bắt đầu ngẫm lại những điều được mất, những gì cho đi rồi sẽ được nhận lại, những sự đánh đổi khi mình rời xa quê hương. Tôi cứ theo đuổi dòng nhạc này, rồi đến lúc khán giả sẽ phải tìm về bản ngã của mình, như tình cảm quê hương, gia đình, tình cảm con người, những giá trị của văn hóa, nhân cách...”.Đam mê theo đuổi dòng nhạc “đỏ”, làm mới mình từ những giá trị cũ, theo đuổi tôn chỉ “ít mà tinh”, cho nên tất cả các sản phẩm âm nhạc của Vũ Thắng Lợi đều được đầu tư rất kỹ, chỉnh sửa từ những chi tiết nhỏ. Có những ca khúc anh phải thu nhiều bản mới lựa chọn được bản ưng ý. “Đôi khi đó không phải là bản có kỹ thuật tốt nhất, nhưng lại đem đến nhiều cảm xúc nhất” - anh chia sẻ.Vũ Thắng Lợi cho biết, dòng nhạc chính thống vốn đã kén người nghe, những người hát dòng nhạc này cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà anh cho ra đời những sản phẩm “tạm bợ”, nhanh chóng. “Tôi muốn làm các sản phẩm âm nhạc của mình thật chỉnh chu, trau chuốt, vừa để tôn vinh dòng nhạc mình theo đuổi, vừa để cho công chúng cũng như bạn nghề thấy được dòng nhạc chính thống cũng có những sản phẩm được đầu tư kỹ lưỡng” - anh nói.Theo Vũ Thắng Lợi, những nghệ sĩ hát dòng nhạc chính thống, cũng như nhạc truyền thống, dân gian nên được Nhà nước có những chính sách, cơ chế riêng hỗ trợ. “Những nghệ sĩ theo đuổi các dòng nhạc truyền thống như tuồng, chèo, cải lương còn chật vật, vất vả hơn. Tôi rất may mắn là vẫn còn show diễn. Tôi cũng hy vọng Nhà nước quan tâm hơn, đẩy mạnh hơn đối với dòng nhạc này. Bởi vì đây cũng là dòng nhạc hội tụ đủ yếu tố từ văn hóa, sự nhân văn, và có tính giáo dục rất cao. Vậy tại sao chúng ta không đầu tư, tiếp cận gần hơn nữa với người nghe trẻ để các bạn trẻ hiểu hơn về những giá trị của dòng nhạc này” - Vũ Thắng Lợi nói.
https://nhandan.vn/ca-si-vu-thang-loi-lam-nhac-de-tim-ve-ban-nga-post702594.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "ca sĩ Vũ Thắng Lợi" ] }
Di sản hát Kiều nơi tả ngạn sông Gianh
Hát Kiều là một trong các loại hình nghệ thuật dân gian được hình thành từ việc thể hiện kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Song nghệ thuật này có đặc trưng riêng là thể hiện tính độc đáo, giàu sức sáng tạo, gắn bó với đời sống tinh thần của người dân vùng tả ngạn sông Gianh, được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện di sản này đang tiếp tục được tỉnh Quảng Bình gìn giữ, trao truyền, lan tỏa và phát huy, làm đẹp thêm cuộc sống.
Không biết chính xác mốc thời gian hình thành nghệ thuật hát Kiều từ bao giờ, nhưng di sản này đã tồn tại như một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều thế hệ người dân vùng tả ngạn sông Gianh - dòng sông gắn liền với những sự kiện lịch sử bi hùng của dân tộc, nơi trực tiếp chứng kiến giai đoạn lịch sử mấy trăm năm chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài.Ở đó, quá trình tổ chức hát Kiều đã hình thành nên các lớp diễn viên quần chúng, là những người nắm giữ những hồn cốt tinh túy nhất của nghệ thuật dân gian vừa có tính học thuật vừa mang tính quần chúng, gắn bó, tác động sâu sắc tới đời sống văn hóa tinh thần của người dân nhiều địa phương khác ở Quảng Bình.Về xã Quảng Kim (huyện Quảng Trạch), nơi được xem là cái nôi hát Kiều ở Quảng Bình với lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm, chúng tôi cảm nhận được sức sống của di sản hát Kiều trên mảnh đất này.Một tiết học hát Kiều của học sinh Trường tiểu học và trung học cơ sở Quảng Kim dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân.Những bậc cao niên trong xã cho biết, khoảng đầu những năm 1930 đã có hát Kiều ở địa phương và từng có 5 đoàn hát Kiều của 5 thế hệ kế tục nhau ở vùng đất dưới chân dãy Hoành Sơn này. Họ đi nhiều nơi trong Quảng Trạch, lên tận huyện miền rừng Tuyên Hóa và còn vượt dãy Hoành Sơn ngược ra phía bắc sang huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), thậm chí ra tận đất Tiên Điền-quê hương của cụ Nguyễn Du - để biểu diễn.Theo ông Đặng Văn Đôn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Kiều Quảng Kim, hiện ở địa phương còn truyền giữ được hơn 32 làn điệu hát Kiều. Ngoài những điệu hát quen thuộc như nói lối, hát xướng, ngâm thơ,... thì hát Kiều ở Quảng Kim còn có thêm điệu “la chớ”, điệu “dạo gót vườn đào” mà theo ông Đôn thì đây là các điệu độc đáo, chỉ riêng Quảng Kim mới có.Hiện nay, mỗi tháng Câu lạc bộ hát Kiều Quảng Kim sinh hoạt định kỳ hai lần để tập hát điệu mới, tích hát mới và biểu diễn phục vụ người dân trong xã cũng như tham gia các hội diễn văn nghệ quần chúng các cấp trong tỉnh.Các học sinh Trường tiểu học và trung học sơ sở Quảng Kim thể hiện một làn điệu chính trong hát Kiều.Nghiên cứu về loại hình nghệ thuật dân gian này, Tiến sĩ Nguyễn Tri Nguyên, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa-nghệ thuật quốc gia Việt Nam, nhận xét: “Hát Kiều ở Quảng Kim có nhiều nét độc đáo bản địa, khác với hát Kiều của vùng đất khác. Đây là một kho tàng âm nhạc dân gian quý giá cần được bảo tồn và phát triển”...Ngược dòng sông Gianh lên phía thượng nguồn, chúng tôi đến xã Châu Hóa (huyện Tuyên Hóa) để được thưởng thức hát Kiều nơi miền rừng xưa kia từng là xứ heo hút. Theo những người cao tuổi trong Câu lạc bộ Kiều cổ thôn Lâm Lang, xã Châu Hóa, hát Kiều xuất hiện ở đây khoảng đầu thế kỷ 20. Người có công sưu tầm, nghiên cứu và dàn dựng hát Kiều ở vùng đất Lâm Lang xưa là cụ Cao Điền, rồi từ đó truyền lại cho các thế hệ sau này.Là người say mê hát Kiều từ nhỏ, cô giáo Trương Thị Phương luôn nung nấu ý định khôi phục lại đội hát Kiều của làng. Dù bận rộn với công việc dạy học nhưng cô Phương vẫn dành nhiều công sức để nghiên cứu, sưu tầm lại, biên soạn kịch bản để rồi khi nghỉ hưu, cô đã dành hết thời gian cho việc tập luyện, vận động thành lập Câu lạc bộ Kiều cổ Lâm Lang. Cô Phương cho biết, Câu lạc bộ Kiều cổ Lâm Lang hiện có 25 thành viên, trong đó thành viên lớn tuổi nhất năm nay đã ngoài 80, người trẻ nhất mới chưa đến 12. Những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, bận rộn mưu sinh, nhưng đêm đến mọi người tề tựu để luyện tập say mê, hóa thân vào những vai diễn một cách hoàn hảo. Hiện tại, Câu lạc bộ Kiều cổ Lâm Lang biểu diễn được 15 cảnh với 21 vai diễn phỏng theo từng phần trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thành cho biết, từ kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, hàng trăm năm trước ở Quảng Bình đã hình thành nhiều loại hình nghệ thuật như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghệ thuật hát Kiều luôn thể hiện tính độc đáo và giàu sức sáng tạo hơn cả. Hát Kiều là loại hình sân khấu được chuyển thể từ tác phẩm Truyện Kiều, bao gồm hát, diễn xuất và làm trò; trong đó lời ca được pha trộn giữa các làn điệu như ca Huế, tuồng, chèo, ngâm Kiều, lẩy Kiều kết hợp với dân ca Nghệ Tĩnh, ca trù...Ngoài các nhân vật chính, có thêm một số vai diễn mà trong nguyên tác không có như nhân vật mang tính dẫn chuyện, vai thằng bán tơ, vai lính xá, vai hề, vai đồng con, vai quan xử kiện... nhằm tăng thêm sự phong phú, độc đáo cho vở diễn. Không chỉ hát, mà các diễn viên đóng vai các nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều đều hóa trang thành các nhân vật. Trong đó, từng nhân vật thể hiện hình dáng, sắc thái tình cảm, lời nói riêng của mình. Không gian và thời gian của hát Kiều dùng lối ước lệ, vũ đạo để ứng chỉ sự chuyển biến trong “hoạt động sống” của nhân vật.Hát Kiều còn được gọi là “trò Kiều” bởi khi hát, người diễn viên vừa hát vừa diễn trò vui. Trong hát Kiều, thường phải tập hợp, xây dựng một đội Kiều gồm vài chục người, mỗi người đóng một vai theo các nhân vật trong Truyện Kiều, hoặc cũng có thể một người đóng nhiều vai, tùy theo khả năng diễn xuất. Trong từng trường đoạn, mỗi nhân vật sẽ ứng với làn điệu cụ thể. Người hát luôn chuyển động bằng những bước chân ngắn theo tuyến đi hình tròn hoặc qua lại giữa hai người hát; tay cầm quạt thể hiện các vũ điệu mềm dẻo, điêu luyện, đồng bộ và đẹp mắt.Chính sự pha trộn, uyển chuyển trong lời hát và điệu múa của các làn điệu nghệ thuật dân gian khác đã tạo thành nét đặc sắc của hát Kiều. Cũng từ đó tạo sự gần gũi cả về cách thức thể hiện lẫn ca từ để nhiều thành phần, đối tượng có thể tiếp cận và tham gia vào nghệ thuật hát Kiều. Nói cách khác, hát Kiều là một loại hình nghệ thuật dân gian khá đặc biệt, gần gũi với nghệ thuật chèo về hình thái biểu diễn và phần âm nhạc, nhưng về ca từ lại chủ yếu là những trích đoạn của Truyện Kiều để trình diễn.Điều đáng mừng là giờ đây, nhiều địa phương ở Quảng Bình đã mở rộng, đưa không gian hát Kiều vào các trường học và trao truyền di sản nghệ thuật hát Kiều cho lớp trẻ. Thầy Lê Phúc Luận, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Quảng Kim cho biết: “Việc đưa hát Kiều vào trường học nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của quê hương. Nhà trường mời nghệ nhân Đặng Văn Đôn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Kiều Quảng Kim trực tiếp đến trao truyền và giảng dạy cho học sinh. Điều này không chỉ lan tỏa giá trị văn hóa của địa phương mà còn góp phần giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước cho các em”.Thầy Trần Nam Giang, giáo viên âm nhạc, Trường tiểu học và trung học cơ sở Quảng Kim chia sẻ thêm, để những làn điệu hát Kiều được thể hiện một cách tươi mới, thu hút lớp trẻ, Câu lạc bộ hát Kiều của trường được thành lập và hoạt động khá nền nếp, tạo được sức lan tỏa trong học sinh và cả cộng đồng. Ngoài việc đưa hát Kiều vào môn học giáo dục địa phương, các giờ học ngoại khóa, Câu lạc bộ hát Kiều của trường đã mời các nghệ nhân về trao truyền cho các em; tiến hành sưu tầm, chỉnh lý và ghi âm được 15 bài hát dựa theo 5 làn điệu chính trong hát Kiều. Việc làm này đã giúp các em chọn lọc những lời thoại hợp lý, tạo cho giới trẻ sự hứng thú, lôi cuốn với hát Kiều.Mới đây, bằng tất cả tình yêu và niềm tự hào về làn điệu nghệ thuật dân gian của quê hương, dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo và nghệ nhân, nhóm học sinh Tạ Ánh Tuyết và Giả Thị Thảo Vy (Trường tiểu học và trung học cơ sở Quảng Kim) đã hoàn thành dự án “Đưa nghệ thuật dân gian hát Kiều Quảng Kim vào trường học” và tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học tỉnh Quảng Bình, năm học 2023-2024. Dự án đã xuất sắc giành một trong bốn giải nhất của cuộc thi.Chứng kiến một tiết học, giai điệu mới của nghệ thuật hát Kiều đã được thầy Trần Nam Giang xướng lên để các em học sinh say sưa thể hiện, chúng tôi thật sự bị cuốn hút. So với hát Kiều cổ truyền thống của các diễn viên lớn tuổi, thay vì sử dụng các loại đạo cụ dân tộc như trống, gõ phách... thì hát Kiều của các em học sinh được thể hiện bằng giọng ca trong trẻo, trẻ trung của các em trên nền nhạc du dương, hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên lời và giai điệu cổ, cho thấy sức sống và mạch nguồn dân ca tuôn chảy, lan tỏa trong giới trẻ.
https://nhandan.vn/di-san-hat-kieu-noi-ta-ngan-song-gianh-post803397.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "hát kiều", "sông giang", "nét văn hóa dân gian", "di sản văn hóa" ] }
Nhật ký chiến trường Điện Biên Phủ trong tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn
NDO -70 bức tranh của cố họa sĩ Lê Huy Toàn trong một triển lãm đặc biệt nhân kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ mang tên “Ký ức Điện Biên” không chỉ là những trang nhật ký về những ngày tháng cam go ác liệt tại chiến trường Điện Biên Phủ, những hình ảnh đẹp về vùng đất và con người Tây Bắc, nơi họa sĩ đã gắn bó, mà còn cho thấy cảm xúc, những tình cảm từ trái tim của một người lính cầm cọ giữa cuộc chiến đầy khốc liệt.
Triển lãm do Quỹ hỗ trợBảo tồn di sảnvăn hóa Việt Nam cùng Công ty cổ phần Kỹ thuật công nghiệp Á Châu – ACIT phối hợp cùng gia đình cố họa sĩ Lê Huy Toàn tổ chức tại Aqua Art, 44 đường Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội.Chiếm phần lớn trong số 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm là những bức ký họa bằng bột màu và chì, ghi lại rất nhiều hình ảnh từ chiến trận đến đời thường của những người línhĐiện Biên Phủvà bà con các dân tộc ở Tây Bắc.Chuẩn bị bữa cơm chiều để rồi đi suốt đêm.Đó là các cô thiếu nữ cùng chăm sóc thương binh với quân y, bà con các dân tộc thăm hỏi thương binh, đó là lực lượng hậu cần tải đạn và lương thực, bữa cơm trước giờ hành quân, các chiến sĩ ngồi đánh máy giấy tờ, các chiến sĩ đào hào đánh sân bay, dân công, biểu diễn văn nghệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước trận đánh lớn…Triển lãm thu hút đông đảo người xem.Có những bức vẽ hết sức giản dị nhưng đầy cảm xúc, và đã khiến nhiều người xem phải dừng bước rất lâu, như bức “Vĩnh biệt người chiến sĩ” với những người dân đứng lặng lẽ, vẻ mặt đau buồn, có người bưng mặt, nỗi đau có thể cảm nhận ở gương mặt từng người."Người yêu ở Điện Biên".Hay bức “Người yêu ở Điện Biên”, mô tả một cô gái cúi đầu mải mê trong công việc ở nhà, sự cô đơn không che khuất được vẻ mạnh mẽ.Hay bức tranh không đề tên, mô tả một người mẹ trẻ đang vắt từng giọt sữa của mình bên cạnh một anh thương binh. Những bức tranh ở những góc cạnh khác nhau của cuộc chiến đã gợi lên rất nhiều cảm xúc cho người xem.Trong những bức vẽ của cố họa sĩ Lê Huy Toàn, có thể thấy rất nhiều lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ như dân công, quân y, pháo binh, sư đoàn 312 nơi họa sĩ đóng quân, tiểu đội súng cối… Họa sĩ đã mô tả công việc của họ trong từng bức tranh, thậm chí tỉ mỉ chi tiết những công việc âm thầm lặng lẽ nhưng góp phần rất lớn trong chiến dịch."Chăm sóc thương binh".Cùng với những bức ký họa đen trắng, triển lãm cũng giới thiệu các tác phẩm tranh màu của họa sĩ ghi lại cảnh vật và con người vùng Tây Bắc, những nơi ông đã đi qua, đã gắn bó trong những tháng năm đẹp nhất của cuộc đời mình.Có mặt tại triển lãm, ông Lê Huy Tuấn, con trai cả của cố họa sĩ Lê Huy Toàn không khỏi xúc động. Ông chia sẻ rằng, đã từng được nhìn thấy cha vẽ tranh rất nhiều, từ khi còn là những bức phác thảo cho đến lúc hoàn thiện, nhưng ở triển lãm hôm nay, ông mới thấy tranh của cha đẹp nhất.“Cha tôi ra đi đã nhiều năm, nhưng những tác phẩm ông để lại, bây giờ xem lại vẫn thấy rõ sự sống động của tất cả những gì đã diễn ra ở Điện Biên Phủ” – ông Lê Huy Tuấn nói.Họa sĩ Lê Huy Toàn nguyên là đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, từng có mặt tại hầu hết những chiến trường trọng điểm trong suốt những năm tháng quân ngũ của mình. Ngoài chiến dịch Điện Biên Phủ, họa sĩ – đại tá Lê Huy Toàn từng có mặt tại những chiến dịch lớn trong lịch sử dân tộc như chiến dịch giải phóng Biên giới năm 1950, chiến dịch Sầm Nưa và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền nam thống nhất đất nước năm 1975."Cầu phao qua sông Đà".40 năm trong quân ngũ cũng là 40 năm ông dùng những cây bút của mình ghi lại mọi điều cảm nhận được về những gì đang diễn ra quanh ông, từ chiến trường đầy cam go khốc liệt cho đến tình cảm gắn bó quân dân, song hành cùng tinh thần và ý chí quật cường của mỗi người dân đất Việt.Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát tập đoàn cứ điểm.Họa sĩ Lê Huy Toàn cũng có những tác phẩm hoành tráng về chiến dịch Điện Biên Phủ vô cùng nổi tiếng như “Lịch sử Điện Biên Phủ” dài 8m, “Việt Nam anh hùng ca”, “Thắng 2 đế quốc to” và rất nhiều những tác phẩm khác được trưng bày tại triển lãm.Những món đồ dùng cá nhân gắn bó với sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Lê Huy Toàn.70 bức tranh tại triển lãm chỉ là một phần trong kho tàng ký họa của họa sĩ Lê Huy Toàn. Và người xem có thể cảm nhận được phần nào cường độ và tốc độ làm việc của ông khi được tận mắt chứng kiến những món đồ dùng cá nhân gắn bó với họa sĩ ở khắp các chiến trường. Đó là sổ, sách, các loại bút chì, bút mực, bút lông, compa, thước kẻ, thậm chí cả ngọn đèn dầu… đã giúp ông “ghi nhật ký” cả bằng chữ và bằng hình trong suốt 40 năm.Những trang nhật ký bằng hình đó, sau 70 năm, đã giúp cho thế hệ sau thấy và hiểu được hơn về lịch sử hào hùng của các thế hệ đi trước.Triển lãm “Ký ức Điện Biên” của cố họa sĩ Lê Huy Toàn diễn ra từ 4 đến hết 19/5 tại Aqua Art số 44 đường Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội.
https://nhandan.vn/nhat-ky-chien-truong-dien-bien-phu-trong-tranh-cua-co-hoa-si-le-huy-toan-post807898.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "cố họa sĩ Lê Huy Toàn", "triển lãm \"Ký ức Điện Biên\"", "triển lãm tranh về Điện Biên Phủ", "Aqua Art", "chiến dịch Điện Biên Phủ", "kỷ niệm 70 năm chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long chúc mừng 8/3 bằng âm nhạc
NDO -Công chúng yêu nhạc vừa đón nhận bài hát mới mang tên “Trúc mọc bên đình”- một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Quang Long do NSƯT Tân Nhàn thể hiện. Đây là bài hát mang đậm chất liệu âm nhạc dân gian đồng bằng Bắc Bộ.
“Trúc mọc bên đình” có giai điệu đơn giản nhưng rất “bắt tai” người nghe, được khởi nguồn từ nguồn cảm xúc trong những câu Quan họ giã bạn, trong câu hát Cây trúc xinh vốn đã rất quen thuộc với mỗi người dân Kinh Bắc - Bắc Ninh và Bắc Giang, cũng như với người yêu dân ca khắp nơi.“Trúc mọc bên đình” có bố cục ngắn gọn, chỉ vẻn vẹn có 4 câu hát ngắn chia thành hai phần, phần mở đầu và điệp khúc. Vậy nhưng, ca từ của ca khúc thì lại rất đáng yêu, như lời “nũng nịu” đầy yêu thương của cô gái trẻ dành cho người mình thương, cùng với đó là sự nhớ nhung và mong ngày gặp lại.“Trúc mọc bên đình”ngợi ca tình yêu đôi lứa, sự khát khao mong chờ hạnh phúc được nhạc sĩ Nguyễn Quang Long viết từ năm 2020, trong chùm 3 ca khúc “Mong ngày tương phùng” và “Sao đứng một mình”.Khi hoàn thành “Trúc mọc bên đình”, Nguyễn Quang Long đã nghĩ ngay tới việc gửi gắm ca khúc cho NSƯT Tân Nhàn.“Tân Nhàn là một nghệ sĩ gắn liền với dòng ca khúc mang chất liệu dân gian được khán giả yêu mến nhiều năm qua, khi Tân Nhàn hát những ca khúc chất liệu đồng bằng Bắc Bộ, nó vừa có độ đằm thắm lại có nét duyên dáng”, tác giả ca khúc chia sẻ.Cũng chính vì vậy, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đã chủ động thực hiện phần phối khí với quãng giọng phù hợp với Tân Nhàn. Phần phối khí đã hoàn thành ngay từ năm 2021, nhưng rồi phải tới thời điểm này của năm 2024 “Trúc mọc bên đình” mới đến được với công chúng do một vài lý do khách quan.NSƯT Tân Nhàn và NS Nguyễn Quang Long.NSƯT Tân Nhàn cho biết: “Khi hát tác phẩm này, Tân Nhàn thấy mình như trở về tuổi đôi mươi, lạc vào một miền quê Bắc bộ, xao xuyến, bâng khuâng mỗi độ xuân về, nôn nao mong chờ mỗi mùa lễ hội để được sánh đôi bên người thương. Tân Nhàn thấy bài hát hội tụ đủ mọi yếu tố của một tác phẩm mang âm hưởng dân gian bắc bộ: trữ tình, mộc mạc, gần gũi và cực kỳ duyên dáng”.Còn đối với tác giả Nguyễn Quang Long, anh muốn chia sẻ “Trúc mọc bên đình” ở thời điểm này trước hết là bởi như một lời chúc mừng Tân Nhàn được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (6/3). Và đặc biệt, anh muốn dành tặng “Trúc mọc bên đình” cho những người phụ nữ, mong mỗi người đều có được cho mình một tình yêu thật đẹp, thật vững vàng và bền lâu như hình ảnh cây trúc mọc ở bên đình của làng quê Việt Nam.
https://nhandan.vn/nhac-si-nguyen-quang-long-chuc-mung-83-bang-am-nhac-post798768.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Nguyễn Quang Long", "Âm Nhạc", "Tân Nhàn" ] }
Roadshow quảng bá Festival Phở 2024 tại thành phố Nam Định
NDO -Trước thềm lễ khai mạcFestival Phở 2024, 20 bạn trẻ đã cùng tham gia roadshow đạp xequảng bágiới thiệu chương trình Festival Phở 2024 khắp thành phố Nam Định, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân.
Đây là hoạt động diễn ra trước thềm lễ khai mạc Festival Phở 2024.Hoạt động thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân địa phương.Các bạn trẻ đã đi qua các tuyến đường đi: Đường Trần Thừa, đường Phù Nghĩa, đường Hàn Thuyên, đường Hùng Vương, đường Lê Hồng Phong, đường Trần Phú, đường Trần Hưng Đạo, đường Đại Lộ Đông A…. phát tờ rơi quảng bá nội dung chương trình Festival Phở.Bên cạnh đó, hoạt động còn dừng tại các điểm tiêu biểu của Thành phố Nam Định: Bảo Tàng, Quảng trường Hòa Bình, Tượng đài Trần Quốc Tuấn, Cột cờ,..... để giới thiệu với người dân về Festival Phở.Hoạt động có sự tài trợ đồng hành của nhãn hàng Masan, Chinsu, nước tinh khiết Bluezone và Hiệp hội Nước mắm Việt Nam.
https://nhandan.vn/roadshow-quang-ba-festival-pho-2024-tai-thanh-pho-nam-dinh-post799702.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Festival Phở 2024", "roadshow", "quảng bá Festival Phở 2024", "thành phố Nam Định", "BẢO TỒN PHỞ", "BẢO TỒN VĂN HÓA PHỞ", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Sách tranh kể chuyện thời thiếu nữ sống ở chiến khu của nữ đạo diễn Việt Linh
NDO -“Sống”, cuốnsách tranhvới sự kết hợp của hai tác giả trẻ Trần Hải Anh (thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên ở Pháp) và Pauline Guitton – một hoạ sĩ Pháp, bạn từ nhỏ của Hải Anh, đã chính thức được giới thiệu tới bạn đọc tạiNhà xuất bản Kim Đồng, số 55 Quang Trung, Hà Nội.
“Sống” là cái nhìn của cô con gái về thời thanh xuân của mẹ, những năm tháng sống tại chiến khu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Truyện đan cài quá khứ và hiện tại, những cuộc chuyện trò của hai mẹ con, từ đó khắc họa chân dung và phần đời của đạo diễn Việt Linh với cô con gái nhỏ của mình. Là một cô gái trẻ từ thành phố quyết tâm vào chiến khu, cố gắng thích nghi với những điều kiện sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, gian khổ và nguy hiểm khi đó, và một là cô gái trẻ đang cố gắng kết nối với mẹ để hiểu thêm về mẹ và về lịch sử dân tộc.Tuyến thời gian quá khứ lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc từ năm 1969 tới năm 1975. Trong bảy năm sống tại chiến khu, cô thiếu nữ Linh (trong ký ức của người mẹ) đã làm quen với các chiến sĩ cách mạng, những người đưa cô đến với kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như đến với điện ảnh. Cuộc sống và cuộc chiến đấu ở chiến khu trong “Sống” được mô tả sinh động với những câu chuyện đời thường hằng ngày, những sinh hoạt trong điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn, ở đó Linh cùng cha mình và đồng đội sống, làm việc, làm phim đầy đam mê trong làn bom rơi bão đạn và trong tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời.Sách tranh "Sống". (Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng)Đan xen với những kỷ niệm quá khứ đầy rung động của người mẹ là cuộc sống hiện tại, được khắc họa dưới góc nhìn của người con gái. Cô thiếu nữ tên Linh ngày nào giờ đã trở thành một đạo diễn đương đại nổi tiếng của Việt Nam, nhưng đâu đó bên trong con người bà vẫn chịu ảnh hưởng của quá khứ. Những trải nghiệm ấy tác động lớn đến cuộc sống của bà và mối quan hệ giữa bà và con gái.Người con gái mang dòng máu Việt sinh ra và lớn lên tại Pháp gặp rất nhiều khó khăn để có thể kết nối với người mẹ sống trong thời chiến, kết nối với cội nguồn Việt Nam trong mình. Theo từng câu chuyện, người con dần hiểu rõ hơn về người mẹ, về quá khứ của dân tộc để từ đó thông cảm, sẻ chia, tạo dựng chiếc cầu nối rút ngắn khoảng cách thế hệ và văn hóa.Trần Hải Anh và họa sĩ Pauline Guitton.Trần Hải Anh là con gái của đạo diễn Việt Linh với giáo sư Trần Hải Hạc, cô gặp nhiều khó khăn để kết nối với người mẹ sống trong thời chiến và với cội nguồn Việt Nam trong mình. Cuốn sách tranh là cách để cô hiểu mẹ hơn, hiểu mình hơn và kể câu chuyện về mẹ, về nền văn hóa Việt Nam mà cô luôn tự hào là mình có hai quê hương.Chia sẻ về cuốn sách, Trần Hải Anh cho biết, cô biết ơn cha mẹ vì đã giữ được cho mình ngôn ngữ và văn hóa Việt từ nhỏ, và thường xuyên được về Việt Nam. Từ câu chuyện của ba mẹ mình, cô cảm thấy mình được kết nối với quê hương. Đây là cuốn truyện tranh đầu tiên của Trần Hải Anh và Pauline Guitton, hai người vốn là bạn thân từ thủa nhỏ với nhau. Pauline Guitton vẽ lại theo hình dung từ mô tả bằng lời và hình ảnh của Hải Anh, sau đó cả hai cùng bàn bạc và điều chỉnh để cho ra phiên bản vừa ý nhất.Độc giả xếp hàng xin chữ ký hai tác giả.Đạo diễn Việt Linh cho biết, bà rất thích từ “Sống” mà con gái bà đã nghĩ ra, với cách viết giữ nguyên cả dấu trong tiếng Việt ở các bản in tiếng Anh, tiếng Pháp của cuốn sách. Bà cũng đã dạy con biết cả văn hóa Pháp và văn hóa Việt Nam. “Sống” với bà là một sự tồn tại có ý nghĩa. Khi theo ba vào chiến khu, bà mới hiểu thêm được ý nghĩa của sự sống trong cái chết đang bủa vây. "Khi người ta luôn ở lằn ranh sống chết và suy nghĩ về sự sống chết đó, họ sẽ sống bao dung hơn, sâu sắc hơn”, nữ đạo diễn chia sẻ.Đạo diễn Việt Linh cũng chia sẻ, cuốn sách là hành trình hai mẹ con hiểu nhau. Khi 40 tuổi, bà mới hiểu được mẹ mình và lý do mẹ đi lấy chồng khác ở những tháng năm khắc nghiệt đó. Khi con gái 20 tuổi, cô mới hiểu được bà. Và với nữ đạo diễn, bà coi mình là gạch nối giữa mẹ mình, chính bản thân mình và con gái mình.“Sống” lần đầu ra mắt tại Pháp vào đầu năm 2023. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, cuốn sách đã nhanh chóng gây ấn tượng với độc giả tại Pháp với 8.000 bản phát hành. Trước đấy, ngay từ khi còn là bản thảo, “Sống” đã nhận được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ xuất bản dành cho những tác phẩm xuất sắc bằng Pháp ngữ - La Scam. Đầu năm 2024, vượt qua rất nhiều tác phẩm sách minh hoạ Pháp ngữ, cuốn sách đoạt giải Prix du Jury oecuménique de la BD 2024.
https://nhandan.vn/sach-tranh-ke-chuyen-thoi-thieu-nu-song-o-chien-khu-cua-nu-dao-dien-viet-linh-post799762.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "sách tranh \"Sống\"", "đạo diễn Việt Linh", "tác giả Trần Hải Anh", "Pauline Guitton", "Nhà xuất bản Kim Đồng", "sách tranh về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước" ] }
“Biên niên sử” về lực lượng Cảnh sát cơ động bằng ngôn ngữ nghệ thuật
NDO -Chương trình là lời tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc, nhân dân, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thân nhân, hậu phương vững chắc, động viên cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Tối 13/4, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động phối hợp Nhà hát Ca múa nhạc Công an nhân dân, Trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ chức Chương trình nghệ thuật “50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang”.Đây là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động(15/4/1974 - 15/4/2024).Các đại biểu dự chương trình nghệ thuật.Dự chương trình cócác đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.Chương trình nghệ thuật gồm 4 chương: Chặng đường vẻ vang - Những mốc son lịch sử; vì bình yên cuộc sống; quả đấm thép giữa thời bình; mãi một niềm tin theo Đảng.Các tiết mục tham dự chương trình được dàn dựng công phu.Gần 500 nghệ sĩ, chiến sĩ trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân tham gia chương trình, trong đó có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.Cóthể coi đây là “biên niên sử” vềLực lượng Cảnh sát Cơ độngđược thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ của sân khấu, với nhiều tiết mục ca, múa, nhạc được dàn dựng công phu, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.Chương trình có sự tham gia biểu diễn của đông đảo nghệ sĩ trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân.Chương trình do Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh Cảnh sát cơ động chỉ đạo nội dung, Đại tá, nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn làm Giám đốc âm nhạc, chỉ đạo nghệ thuật.
https://nhandan.vn/bien-nien-su-ve-luc-luong-canh-sat-co-dong-bang-ngon-ngu-nghe-thuat-post804603.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Cảnh sát cơ động", "Biên niên sử", "50 năm Ngày truyền thống Lực lượng Cảnh sát Cơ động", "Chương trình nghệ thuật" ] }
Công bố dự án phim hài mới “Làm giàu với ma”
NDO -Dự án phim hài kết hợp với đề tài gia đình, tâm linh mang tên “Làm giàu với ma” của đạo diễn Nguyễn Nhật Trung vừa khởi động, với sự tham gia của nhiều diễn viên tên tuổi, trong đó Tuấn Trần đảm nhiệm vai chính.
Tuấn Trần, nam diễn viên đang nổi đình đám với vai Sâu trong phim doanh thu 500 tỷ đồng “Mai” của Trấn Thành, và trước đó là"Bố già", lần này tham gia vai chính Lanh trong “Làm giàu với ma”. Phim kể về hành trình “làm giàu” của Lanh dưới sự giúp đỡ của một “hồn ma” một cách hài hước và vui nhộn với đầy các biến cố dở khóc dở cười.Tuấn Trần chia sẻ: “Mỗi khi Tuấn nhận lời đóng một phim nào cũng đều tìm hiểu kỹ đạo diễn, ê-kíp là ai. Tuấn đã từng hợp tác với anh Nguyễn Nhật Trung và thích phong cách làm việc của anh, cũng như thấy được sự đầu tư của dự án nên nhận lời. Tính cách Lanh cũng khác với các vai trước đây của Tuấn. Nhân vật có tính bốc đồng, quậy hơn nên Tuấn cũng muốn biết xem mình có thể ‘quậy’ tới đâu”.Phim còn có sự tham gia của Diệp Bảo Ngọc, gương mặt khá thành công khi tham gia“Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh”năm 2023. Diệp Bảo Ngọc tham gia một vai diễn có cả yếu tố bi lẫn hài trong phim, và đây cũng là yếu tố khiến nữ diễn viên nhận lời ngay với đạo diễn Nhất Trung mà chưa cần đọc kịch bản.Phim cũng quy tụ cả những nghệ sĩ lâu năm, có tên tuổi như NSƯT Hữu Châu, NSƯT Hoài Linh, Quang Minh, Lê Giang… Tuy nhiên, “Làm giàu với ma” lại là phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn Nguyễn Nhật Trung. Trước đây, anh từng tham gia các dự án thành công như MV “Trọn đời bên em” của Lý Hải, một số tiểu phẩm hài của Nhật Cường, Việt Hương, Hoàng Sơn… Nguyễn Nhật Trung còn thực hiện một số phim truyền hình đình đám như “Gia đình là số 1” (2017), “Ngôi sao khoai tây” (2018), “Gia đình là số 1” - Phần 2 (2019), “Sui gia hay xui gia” (2022). Anh cũng tham gia với vai trò diễn viên trong các phim “Bí mật lại bị mất” và “Siêu lừa gặp siêu lầy”.Chia sẻ về dàn diễn viên, đạo diễn Nhật Trung cho biết: “Hầu như trong dàn diễn viên thì mình đều đã làm việc chung và hiểu được màu sắc của từng người. Trung thấy được ở Tuấn Trần sự yêu nghề và tâm huyết với từng vai diễn. Tuấn Trần và Diệp Bảo Ngọc cũng là hai diễn viên có nét diễn rất mộc mạc, dùng cảm xúc từ bên trong để thể hiện nhân vật mà tôi rất thích”.Phim dự kiến khởi chiếu ngày 2/9 tại các rạp trên toàn quốc.
https://nhandan.vn/cong-bo-du-an-phim-hai-moi-lam-giau-voi-ma-post798697.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "phim hài “Làm giàu với ma”", "đạo diễn Nguyễn Nhất Trung", "Tuấn Trần", "Diệp Bảo Ngọc", "phim chiếu rạp" ] }
Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tại Đắk Lắk
NDO -Các đêm lưu diễn giúp nhân dân các dân tộc ở nhiều địa phương tỉnh Đắk Lắk ôn lại truyền thống hào hùng của những năm tháng cả nước “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của thế hệ cha anh đi trước.
Nhân kỷ niệm 65 nămNgày mở đường Hồ Chí Minhvà Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, từ ngày 19 đến 27/4, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động với chủ đề “Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại”, thu hút 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc diễn ra vào ngày 19/4 tại huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An và Lễ tổng kết, bế mạc sẽ diễn ra vào ngày 27/4 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Các đội tuyên truyền lưu động thể hiện các tiết mục nghệ thuật đặc sắc trong chương trình kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.Từ ngày 20 đến 26/4, các đơn vị tham gia đi biểu diễn phục vụ người dân dọc theo tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tại 31 điểm diễn thuộc 12 tỉnh, thành phố gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai,Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và Bình Dương.Tại tỉnh Đắk Lắk, trong hai ngày 23 và 24/4, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk và Ủy ban nhân dân các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, Lắk, Krông Pắc, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức biểu diễn các tiết mục nghệ thuật trong Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn phục vụ nhân dân trên địa bàn.Trong các đêm lưu diễn giúp nhân dân các dân tộc ở các địa phương tỉnh Đắk Lắk ôn lại truyền thống hào hùng của những năm tháng cả nước “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của thế hệ cha anh đi trước.Hình ảnh những người lính Bộ đội Trường Sơn, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, văn nghệ sĩ, đồng bào các dân tộc đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh với khí sục sôi “Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai” được các đội tuyên truyền lưu động tái hiện sinh động bằng các tiết mục nghệ thuật đặc sắc trên sân khấu.Trong các đêm lưu diễn giúp nhân dân các dân tộc ở các địa phương tỉnh Đắk Lắk ôn lại truyền thống hào hùng của những năm tháng cả nước “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của thế hệ cha anh đi trước.Theo đó, tháng 1/1959, dưới sự chủ trì củaChủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đề ra nhiệm vụ quan trọng là giải phóng miền nam.Tháng 5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (Đoàn 559) có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường miền nam.Trong suốt 16 năm thực hiện nhiệm vụ từ 1959 đến 1975, Bộ đội Trường Sơn thông qua tuyến đường Hồ Chí Minh đã vận chuyển chi viện cho các chiến trường trên 1,5 triệu tấn hàng hóa và 5,5 triệu tấn xăng dầu, bảo đảm cho hơn 1,1 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ đi vào chiến trường miền Nam và các hướng mặt trận lớn, đưa hơn 650.000 lượt cán bộ, chiến sĩ từ các chiến trường về hậu phương miền bắc, góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.Thông qua Hội thi để tuyên truyền sâu rộng về truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn thử thách của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm nên con đường huyền thoại Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.Đến nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng quyết định mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi mãi là một nghệ thuật quân sự độc đáo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân. Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại là nơi phát huy cao độ phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta, quân đội ta.Các đêm lưu diễn thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến xem, cổ vũ.Hội thi Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024 cũng là hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 49 nămNgày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5…Thông qua Hội thi để tuyên truyền sâu rộng về truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn thử thách của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm nên con đường huyền thoại Trường Sơn - Hồ Chí Minh; khẳng định ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây cũng là dịp để các diễn viên, tuyên truyền viên trên cả nước có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền lưu động… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền trong tình hình mới của đất nước.
https://nhandan.vn/tuyen-truyen-luu-dong-ky-niem-65-nam-ngay-mo-duong-ho-chi-minh-va-ngay-truyen-thong-bo-doi-truong-son-tai-dak-lak-post806416.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Ngày mở đường Hồ Chí Minh", "Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn", "Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch", "Hội thi tuyên truyền lưu động", "Đội tuyên truyền lưu động", "Đắk Lắk", "Cục Văn hóa cơ sở", "Ngày giải phóng miền Nam" ] }
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác quảng bá văn hóa thông qua điện ảnh
NDO -Ngày 27/2, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự kỳ họp thường kỳ Công ước UNESCO 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa tại Paris, bà Trần Hải Vân - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có buổi làm việc với đại diện của Cơ quan điện ảnh quốc gia Pháp (CNC) về việc tăng cường hợp tácquảng bá văn hóathông qua điện ảnh.
Tại buổi làm việc, ông Jérémie Kessler nhấn mạnh, trong thời gian qua, thị trường điện ảnh nội địa Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh thật ấn tượng với nhiều tác phẩm điện ảnh có doanh thu phòng vé cao, cũng như nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình điện ảnh trong và ngoài nước.Ông Jérémie Kessler cho biết, CNC coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực, đã và đang có nhiều hoạt động hợp tác có hiệu quả như cung cấp chuyên gia về điện ảnh, hỗ trợ các dự án của các nhà làm phim trẻ Việt Nam...Tham dự buổi làm việc có NSƯT Tăng Thanh Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp.Phó Cục trưởng Trần Hải Vân chia sẻ, điện ảnh là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam. Năm 2024, lần đầu tiên có tới 3 liên hoan phim quốc tế sẽ diễn ra lần lượt tại 3 thành phố lớn của Việt Nam là Liên hoan phim quốc tế Hồ Chí Minh, Liên hoan phim châu Á Thái Bình Dương tại Đà Nẵng và Liên hoan phim quốc tế Hà Nội.Do vậy, Phó Cục trưởng Trần Hải Vân đề nghị CNC đồng hành và hỗ trợ các liên hoan phim này dưới các hình thức đa dạng, phù hợp với khả năng, điều kiện, nhu cầu của mỗi bên.Bà Trần Hải Vân cho biết, công nghiệp văn hóa, sáng tạo Việt Nam đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.Trong vai trò đầu mối Công ước UNESCO 2005, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi lời mời CNC hỗ trợ và cử đại diện tham dự các hội thảo về công nghiệp văn hóa, sáng tạo như Hội thảo tham vấn về báo cáo triển khai Công ước 2005 tại Việt Nam giai đoạn 2020-2023, chuỗi các hội thảo đối thoại chính sách được tổ chức trong thời gian tới…Nhân dịp này, Phó Cục trưởng Trần Hải Vân đề nghị CNC quan tâm, hỗ trợ và phối hợp với Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức các hoạt động giới thiệu điện ảnh Việt Nam tới công chúng Pháp cũng như cộng đồng người Việt tại Pháp và châu Âu.Theo ông Tăng Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, Trung tâm hiện có phòng hội trường với số lượng ghế lên tới 200-250 người, trang bị hệ thống trình chiếu và âm thanh hiện đại, sẵn sàng tổ chức các hoạt động điện ảnh như chiếu phim, hội thảo, giao lưu… phục vụ mục đích giao lưu, quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp và châu Âu thông qua điện ảnh.Đại diện CNC rất quan tâm tới các đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời bày tỏ sẽ sớm lên kế hoạch hoạt động hợp tác cụ thể trong thời gian tới.Trước mắt, hai bên nhất trí phối hợp tổ chức giới thiệu các bộ phim kinh điển của điện ảnh hai nước, đặc biệt là những bộ phim được giải quốc tế có sự hỗ trợ, đầu tư của CNC nói riêng và Pháp nói chung ngay tại Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Paris.CNC cũng sẽ tìm kiếm cơ hội tiếp tục hợp tác quảng bá điện ảnh Việt Nam tại các Liên hoan phim của Pháp như Liên hoan phim Cannes, Liên hoan phim 3 châu lục.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-phap-tang-cuong-hop-tac-quang-ba-van-hoa-thong-qua-dien-anh-post797948.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Jérémie Kessler", "CNC", "điện ảnh", "bà Trần Hải Vân", "quảng bá văn hóa" ] }
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - giá trị lịch sử và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
(Bài phát biểu củađồng chí NGUYỄN XUÂN THẮNG,Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư,Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Vào giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đứng trước muôn vàn khó khăn, gian khổ và cam go, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Với ngôn từ giản dị, dễ hiểu nhưng sâu sắc, lôi cuốn lòng người, Lời kêu gọi thi đua ái quốc đã trở thành lời hiệu triệu của non sông, có sức lan tỏa sâu rộng, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân Việt Nam, hình thành nên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, góp phần đưa công cuộc “kháng chiến, kiến quốc” đi đến thắng lợi hoàn toàn.70 năm đã trôi qua nhưng âm hưởng của Lời kêu gọi thi đua ái quốc vẫn còn lay động, với tính thời sự sâu sắc, vẹn nguyên những giá trị đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.Thứ nhất, Lời kêu gọi thi đua ái quốc là nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện sự sáng tạo trong phương cách lãnh đạo của Đảng ta, nhằm khơi dậy sức mạnh vĩ đại của toàn dân tộcChủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(1). Trải qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống quý báu đó được hun đúc, tôi luyện thành chủ nghĩa yêu nước cách mạng; là đạo lý, là giá trị và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, chủ nghĩa yêu nước không nên chỉ là báu vật được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta là làm cho những báu vật đó được đưa ra trưng bày, nghĩa là phải ra sức tuyên truyền, khơi dậy, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước (2). Bởi vậy, yêu nước trở thành mục tiêu, là động lực mạnh mẽ và lý tưởng nhân văn sâu sắc của thi đua:“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”(3).Lời kêu gọi thi đua ái quốccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh hình thành từ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng ta, trên nền tảng mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bằng bản lĩnh, trí tuệ và tầm nhìn xa, Người đã lấy chủ nghĩa yêu nước làm trọng tâm để xây dựng khối đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, dù khác biệt về địa vị, dân tộc, tôn giáo, già trẻ, gái trai; dù ở trong nước hay ở nước ngoài. Người đã khơi dậy“lực lượng vô tận của dân tộc ta”;“lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta”(4), để phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc với niềm tin sắt đá:“Người người thi đua, ngành ngành thi đua, Ta nhất định thắng, địch nhất định thua”(5).70 năm qua, phương châm gắn thi đua với yêu nước đã được thực hành, phát triển và nâng lên thành một nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trở thành một phương thức lãnh đạo hết sức sáng tạo, độc đáo của Đảng ta, nhằm nhân sức mạnh tinh thần và vật chất vô cùng to lớn của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu tại lễ mít-tinh kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc đã khẳng định:“Thi đua đã thực sự trở thành một động lực cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”(6).Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, vững vàng trên nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hệ thống lý luận về thi đua yêu nước, về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua yêu nước phù hợp với thực tiễn mới, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới.Thứ hai, Lời kêu gọi thi đua ái quốc khởi đầu cho phong trào yêu nước, là động lực xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mớiTừ Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đã dấy lên các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi. Lịch sử cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất cho Tổ quốc, qua thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và trên cả nước sau Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã in đậm hình ảnh các phong trào thi đua trên khắp các mặt trận, từ tiền tuyến đến hậu phương, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược; trên khắp các lĩnh vực; ở mọi tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp.Nối tiếp truyền thống cách mạng vẻ vang đó, hơn 30 năm qua các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, mang tinh thần Đổi mới đã được phát động rộng khắp. Nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến, nhiều anh hùng lao động đã được vinh danh bởi sự cống hiến, sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập và chiến đấu. Đây là những minh chứng rõ ràng nhất của“tinh thần thi đua ái quốc”, biểu hiện rõ ràng nhất cho nét đẹp của hệ giá trị văn hóa Việt Nam, cho giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Những điển hình tiên tiến xuất hiện trong các phong trào thi đua yêu nước không phải biểu hiện chỉ ở những thành tích cá nhân. Vượt lên chính bản thân mình, họ là những tấm gương“vì nước, vì dân” - phẩm chất ưu tú được hình thành từ sự giáo dục tư tưởng của Đảng, từ niềm tin vào lý tưởng cách mạng, từ sự giúp đỡ của tập thể, rèn luyện của công việc và chỉ bảo, dạy dỗ của nhân dân, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng. Có tập thể anh hùng là vì có nhân dân anh hùng, dân tộc anh hùng, Đảng anh hùng”(7).Phong trào thi đua không phải chỉ cốt lấy thành tích, mang tính hình thức, mà phải tiến hành liên tục, lâu dài, hướng tới lợi ích thiết thực. Bởi vậy,“công việc hàng ngày chính là nền tảng của thi đua”(8), thi đua không nhất thiết phải đưa ra những mục tiêu to lớn, cao siêu, càng không phải là việc cao hứng nhất thời; thi đua chính là việc mỗi người nỗ lực làm tốt hơn công việc hằng ngày của chính mình.Thi đua còn là một phương cách tốt để mọi người giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, để quần chúng nhân dân hăng hái tham gia vào đời sống thực tiễn, tôi luyện và trưởng thành. Thi đua xã hội chủ nghĩa giúp cải tạo con người, nhằm xây dựng những nhân tố tiên tiến, nâng đỡ những người kém cỏi, làm cho mọi người giỏi hơn, tốt đẹp hơn. Như thế,“thi đua không phải là tranh đua” mà là việc “người đi trước hiểu biết, dẫn người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ”(9).Thấm nhuần những tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cần khẳng định, phong trào thi đua yêu nước là đường lối cách mạng đúng đắn nhằm huy động nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, do nhân dân Việt Nam chúng ta thực hiện. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - với những chỉ dẫn soi đường để hành động vì mục tiêu: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm trong thời kỳ kháng chiến, kiến quốc và hơn nữa là thực hiện nguyện ước của Người về:dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc(10), thôi thúc phong trào yêu nước của chúng ta vì khát vọng, tầm nhìn phát triển Việt Nam để được tiếp thêm sức mạnh và cảm hứng cho mọi sự đổi mới, sáng tạo và phát triển trong giai đoạn tới.Thứ ba, Lời kêu gọi thi đua ái quốc là chỉ dẫn quý giá đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nayTrước hết, lực lượng và cách thức thi đua ái quốc phải dựa vào“Lực lượng của dân, Tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân”(11),“Làm cho mau, Làm cho tốt, Làm cho nhiều”(12), làm cho phong trào thi đua ái quốc“ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân”(13); phải tập hợp lực lượng một cách rộng rãi, động viên, khuyến khích, lôi cuốn được mọi người cùng tự nguyện tham gia, đồng sức, đồng lòng phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị trên từng vị trí công tác. Với lời dạy đó, chúng ta càng ý thức được vai trò và sức mạnh của nhân dân đối với sự thành công của phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ Đổi mới.Hai là, phong trào thi đua yêu nước“phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình”(14), bảo đảm tính thường xuyên, lâu dài và hiệu quả. Thi đua yêu nước phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, kết hợp mục tiêu, lợi ích trước mắt với mục tiêu, lợi ích lâu dài. Thi đua ngắn ngày hay dài ngày, từng đợt hay nhiều đợt... đều phải có sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả. Như vậy, việc phát động thi đua mới có ý nghĩa, mới tìm ra, cổ vũ và nêu gương những cá nhân tích cực, sáng tạo, những tập thể biết đoàn kết khắc phục khó khăn để trở thành điển hình tiên tiến. Cần nhân rộng những mô hình hay, những cách làm tốt, những tấm gương điển hình tiên tiến, như lời Người đã dạy:“một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(15).Ba là, tiếp tục tinh thần phê phán tư tưởng thi đua hình thức, khoa trương “phát” mà không “động”, hoặc lối làm ăn kiểu “đánh trống bỏ dùi”; “đầu voi đuôi chuột”, “nói thì hay mà làm thì dở”. Lãnh đạo các cấp, các ngành khi phát động thi đua phải tổ chức tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra đôn đốc; tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm; kịp thời động viên khen thưởng các cá nhân tập thể đạt được nhiều thành tích, kỷ luật những người vi phạm, phê bình những người chưa hăng hái, hoặc thường coi thi đua, coi thi đua chỉ mang hình thức.Từ phong trào thi đua, phải chỉ ra được những cá nhân thiếu tích cực, yếu kém, những tập thể mất đoàn kết, làm ăn không có hiệu quả, để từ đó có giải pháp khắc phục.Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc là dịp để chúng ta trở lại với những chỉ dẫn của Người nhằm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng hiện nay. Chúng ta có sứ mệnh lan tỏa tinh thần thi đua ái quốc bằng những hành động thiết thực với việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; học tập và triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng được ban hành trong thời gian gần đây như các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về tổ chức bộ máy và về công tác cán bộ, góp phần tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr.381(2) Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (11-2-1951), trong: Hồ Chí Minh: Vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr.407(4) Lời kêu gọi thi đua ái quốc (Viết ngày 11-6-1948, Báo Cứu quốc, chi nhánh số 6, số 968, ngày 24-6-1948), Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, Tập 5, tr.556(5) Bài nói tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (Nói ngày 1-5-1952. Báo Nhân Dân, số 57, ngày 8-5-1952), Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 7, tr.402(6) Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ mít-tinh kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Hà Nội, ngày 3-6-2018(7) Phát biểu tại buổi tiếp đại biểu các đơn vị anh hùng và chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước ngày 2-1-1967; đăng trên Báo Nhân Dân, số 4660 ngày 10-1-1967, Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 15, tr.263(8) Lời kêu gọi thi đua chuẩn bị tổng phản công (Báo Sự thật, số 116, ngày 1-8-1949), Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tập 6, tr.167(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 10, tr.479(10) Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tập 5(11) Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tập 5, tr.556(12) Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tập 5, tr.556(13) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.557(14) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 8, tr.92(15) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. Tập 1, trang 263
https://nhandan.vn/loi-keu-goi-thi-dua-ai-quoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-gia-tri-lich-su-va-y-nghia-to-lon-doi-voi-su-nghiep-cach-mang-viet-nam-post326549.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [] }
Đen và Hòa Minzy giành giải Nam, Nữ ca sĩ của năm
NDO -Tối 27/3, Lễ traogiải Cống hiếnlần 18 năm 2024 do báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo các nghệ sĩ, vận động viên, huấn luyện viên, khách mời.
Đây là mùa giải Cống hiến lần 18 được tổ chức và là mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến.Lễ trao giải được livestream trên các kênh: VNews, Fanpage Giải thưởng Cống hiến, YAN News, YANTV, YAN Talents, Bestie, Dienanh.net...Tham gia trình diễn tại đêm trao giải có các nghệ sĩ Tùng Dương, Văn Mai Hương, rapper Double2T, nhóm nhạc Oplus, Đào Tố Loan, Đen...Năm nay, Giải thưởng Cống hiến vinh danh nhiều tên tuổi mới. Ngoài nhạc sĩ Đỗ Bảo là gương mặt kỳ cựu, còn lại hầu hết là những nhân tố trẻ.N hạc sĩ Đỗ Bảo được vinh danh ở hạng mục Chương trình của năm.Ở mùa Cống hiến năm nay, nhạc sĩĐỗ Bảođược đề cử ở 2 hạng mục là Chương trình của năm với “Đỗ Bảo & Friends | Một mình bao la” (Đỗ Bảo x The Bros) và hạng mục Nhạc sĩ của năm. Kết quả cuối cùng, nhạc sĩ sinh năm 1978 đã được vinh danh ở hạng mục Chương trình của năm.Đen nhận giải Nam ca sĩ của năm.Ở hạng mục Nam ca sĩ của năm, người được xướng tên là Đen. Không những vậy, Đen cùng với ê-kíp của mình còn giành thêm giải Music Video của năm (“Nấu ăn cho em” - Sáng tác: Đen; Thể hiện: Đen ft PiaLinh; Đạo diễn: Phương Vũ).Double2T l nhận giải Nghệ sĩ mới của năm.Double2T là cái tên vượt qua Đông Thiên Đức, Tăng Duy Tân, Wren Evans và tlinh ở hạng mục Bài hát của năm là với ca khúc “À lôi” (Sáng tác: Bùi Xuân Trường; Thể hiện: Double2T ft Masew). Đây là ca khúc mà ngay khi được phát hành đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt nhờ nắm bắt được tâm lý của người nghe, đặc biệt là giới trẻ. Không chỉ vậy, "à lôi" còn là xu hướng phủ sóng mạng xã hội TikTok với trào lưu "biến hình à lôi" trong một thời gian dài. Và, thành công của "À lôi" một lần nữa minh chứng cho sức hút của việc kết hợp giữa yếu tố dân gian và âm nhạc đương đại không phải là hướng đi mới nhưng nó vẫn là mảnh đất màu mỡ để các nhạc sĩ, nhà sản xuất khai thác. Không chỉ vậy, Double2T còn đem về cho mình giải thưởng Nghệ sĩ mới của năm.Hạng mục Nhạc sĩ của năm mùa Cống hiến lần 18 đã vinh danh Hứa Kim Tuyền, nhà sản xuất âm nhạc cho album “Minh tinh” của Văn Mai Hương và gần như dành hết thời gian năm 2023 để sáng tác cho nữ ca sĩ.Văn Mai Hương và Hứa Kim Tuyền nhận giải Album của năm.Đây cũng là album mang về giải thưởng Album của năm cho Văn Mai Hương sau khi vượt qua những album nặng ký khác gồm: “A Diary of Melody” (Hoàng Quyên), “ái” (tlinh), “Ozone” (OPlus), “Vũ trụ cò bay” (Phương Mỹ Chi).Giải thưởng Cống hiến năm nay ghi dấu ấn lần thứ 3 nhóm DTAP được vinh danh Nhà sản xuất của năm. Trước đó, DTAP từng ẵm giải Cống hiến ở hạng mục này tại mùa giải 2020 và 2023.Trong năm 2023 vừa qua, sự kết hợp của DTAP với ca sĩ Phương Mỹ Chi cho album “Vũ trụ cò bay” (đề cử hạng mục Album của năm mùa giải năm nay) mang đậm yếu tố văn học đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam những giá trị nghệ thuật chất lượng, đồng thời thay đổi và mang đến nét mới trong cá tính âm nhạc của Phương Mỹ Chi. Năm 2023, DTAP cũng giữ vai trò Giám đốc âm nhạc của hai chương trình lớn là “Vietnam Idol 2023” và “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023”.Ở hạng mục Chuỗi chương trình của năm, “Thần tượng âm nhạc - Vietnam Idol 2023” đã được vinh danh. Trong 5 đề cử ở hạng mục này có tới 3 là lễ hội âm nhạc ngoài trời đã gây được tiếng vang trong lòng khán giả yêu nhạc, đó là HAY Festival (HAY Glamping Music Festival), Monsoon Music Festival 2023 và GENfest (Cổng âm nhạc đa giác quan) và 1 sân chơi âm nhạc trên truyền hình như Vietnam Idol là Rap Việt 2023.Cuối cùng, căn cứ theo Quy chế Giải thưởng, Ban tổ chức và Hội đồng bầu chọn Giải thưởng Cống hiến năm nay đã quyết định xét trao Giải Ấn tượng Cống hiến 2024 cho Ban tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt” kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao vì chương trình này đã lan tỏa, truyền cảm hứng và để lại ấn tượng sâu sắc đối với công chúng và giới chuyên môn. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam là các đơn vị đã phối hợp tổ chức chương trình này và vinh dự được nhận Giải Ấn tượng Cống hiến.Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam nhận giải Chiến tích thể thao của năm.Ở Giải Thể thao Cống hiến, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam với thành tích lịch sử lần đầu tiên lọt vào Top 4 châu Á đã giành chiến thắng ở hạng mục Chiến tích thể thao của năm. Dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Tuấn Kiệt, quy tụ được toàn bộ những tay đập xuất sắc nhất thời điểm hiện tại, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có sự vươn lên mạnh mẽ khi vào tới vòng bán kết tại ASIAD 19 và giải vô địch châu Á, khẳng định vị trí nhóm 4 đội mạnh nhất của bóng chuyền nữ châu lục trong năm 2023.VĐV bơi Nguyễn Huy Hoàng nhận giải Gương mặt thể thao của năm.Ở hạng mục Gương mặt thể thao của năm, Nguyễn Huy Hoàng đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng. Anh là đại diện duy nhất lọt vào Top 3 đề cử mùa trước tiếp tục có mặt trong đề cử ở Giải Thể thao Cống hiến 2024. Thành tích giành vé dự Olympic 2024, giành 2 HCĐ ASIAD 19 và 3 HCV, 1 HCĐ SEA Games 32, cùng với sự ủng hộ của người hâm mộ và bình chọn từ Hội đồng chuyên môn đã giúp Nguyễn Huy Hoàng lần đầu tiên giành chiến thắng ở Giải thưởng Cống hiến.Trong khi đó, vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, tuyển thủ Trần Thị Ngọc Yến đã giành chiến thắng ở hạng mục Gương mặt trẻ thể thao của năm. Ở tuổi 19, cô em út của đội tuyển cầu mây quốc gia đã cùng các đồng đội trải qua một năm thi đấu đầy thành công. Trong đó, tiêu biểu là việc đem về tấm HCV ASIAD 19 cho cầu mây Việt Nam sau 17 năm chờ đợi, bên cạnh ngôi vô địch châu Á và thế giới nội dung đội tuyển 4 nữ trong năm 2023.Giải Khát vọng Cống hiến - hạng mục lần đầu có mặt trong Giải Thể thao Cống hiến 2024 – được trao cho Trung tâm bóng đá trẻ em VietGoal do ông Nguyễn Hoài Nam sáng lập và điều hành.VietGoal thành lập năm 2012, là Trung tâm bóng đá trẻ em lớn nhất Việt Nam với 15.000 học viên đang tham gia tập luyện hàng tuần dưới sự hướng dẫn của 500 HLV tại hơn 154 địa điểm ở 6 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.Giải thưởng Cống hiến lần 18 năm 2024 do báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức có sự đồng hành của Truyền hình thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation.KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG CỐNG HIẾN LẦN 18 NĂM 2024I. GIẢI ÂM NHẠC CỐNG HIẾNNghệ sĩ mới của năm: Double2TChương trình của năm: Đỗ Bảo & Friends | Một mình bao la (Đỗ Bảo x The Bros)Chuỗi chương trình của năm: Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2023Nhà sản xuất của năm: DTAPBài hát của năm: À lôi (Sáng tác: Bùi Xuân Trường; Thể hiện: Double2T ft Masew)Music Video của năm: Nấu ăn cho em (Sáng tác: Đen; Thể hiện: Đen ft PiaLinh; Đạo diễn: Phương Vũ)Album của năm: Minh tinh (Văn Mai Hương)Nhạc sĩ của năm: Hứa Kim TuyềnNữ ca sĩ của năm: Hoà MinzyNam ca sĩ của năm: ĐenẤn tượng Cống hiến: Chương trình nghệ thuật Đàn chim Việt kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhạc sĩ Văn CaoII. GIẢI THỂ THAO CỐNG HIẾNChiến tích thể thao của năm: Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu lọt vào Top 4 châu ÁGương mặt thể thao của năm: VĐV Nguyễn Huy Hoàng - Đội tuyển Bơi quốc giaGương mặt trẻ thể thao của năm: VĐV Trần Thị Ngọc Yến - Đội tuyển Cầu mây quốc giaKhát vọng Cống hiến: Trung tâm Bóng đá trẻ em VietGoal
https://nhandan.vn/den-va-hoa-minzy-gianh-giai-nam-nu-ca-si-cua-nam-post801935.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Giải Cống hiên 2024", "Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến", "Giải thưởng Thể thao Cống hiến", "Báo Thể thao & Văn hóa", "Hòa Minzy", "Đen", "Nấu ăn cho em" ] }
Vấn vương câu lượn Slương
Về vùng đất thơm hương hồi, hương quế, lòng người còn say thêm câu lượn Slương của đồng bào Tày xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Làn điệu dân ca xưa thổn thức, nhớ thương đã có từ hàng trăm năm và cho đến nay những thế hệ người Tày nơi đây vẫn trân trọng, gìn giữ…
Hát lượn Slương-một loại hình dân ca sinh hoạt rất phổ biến trong đời sống văn hóa từ xa xưa của đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Lượn Slương có những hình thức diễn xướng khác nhau, có hát tự do và hát theo lễ hội. Lời ca tiếng lượn từ bao đời nay đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của bà con người Tày.Những giai điệu gây thương nhớChúng tôi tìm đến Nghệ nhân Ưu tú Ma Văn Vịnh (81 tuổi, dân tộc Tày) ở thôn Phiêng Dường, xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, người đã cất công sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép tỉ mỉ những câu lượn Slương làm tư liệu. Công trình của nghệ nhân Ma Văn Vịnh gồm có hai mảng là lượn Slương Giao duyên gồm 900 câu và lượn Slương Lễ trong ngày hội Lồng tồng gồm 280 câu, trong đó mỗi câu 4 dòng.Khi chúng tôi nhắc đến làn điệu dân ca của quê hương, ngọn lửa nhiệt huyết trong Nghệ nhân Ưu tú Ma Văn Vịnh như bùng cháy, đôi mắt tinh anh ngời lên niềm vui. Ông cho biết việc sưu tầm, nghiên cứu lượn Slương đến nay đã gần 30 năm. Sự yêu mê làn điệu dân ca của dân tộc Tày ông được thừa hưởng từ người mẹ của mình. Giọng hào sảng, ông tự hào kể, ngày xưa mẹ ông từng có 18 năm đi hát lượn, dù bà mù chữ nhưng thuộc làu hàng trăm câu hát lượn, hát then, thơ lẩu.Thuở xưa, người trong bản chưa biết đến ti-vi, xe máy, đường sá còn khó khăn, hiểm trở nhưng đời sống tinh thần của nhân dân luôn phong phú, lạc quan bởi có những làn điệu dân ca gắn kết tình người, tình duyên đôi lứa. Sau vụ gặt lúa mùa, nam, nữ thanh niên mới lớn ban ngày đi phát nương, lấy củi đun, kéo sợi làm vải, nhuộm chàm, xay thóc, giã gạo, đêm đến thường tụ tập ngồi quanh bếp lửa nhà sàn nghe người lớn nói về quy trình các bước hát của mỗi cuộc lượn. Kể chuyện mùa hát lượn suốt cả tháng Giêng và tháng Hai. Họ lập thành từng tốp nam, nữ rủ nhau đi chơi lễ hội Lồng tồng ở các thôn bản xa để hát lượn Slương. Những đêm quây quần bên bếp lửa, là cơ hội cho trai gái trẻ chủ động học thuộc nhiều câu, bài lượn và học được kinh nghiệm đi hát lượn.Không gian trong lượn Slương chủ yếu là không gian sinh hoạt, diễn ra trong mọi sinh hoạt của đời sống con người. Không gian hiện lên với cả những gì gắn bó, gần gũi. Không gian gắn liền với địa điểm diễn xướng như bên bờ suối, ven chợ, ngoài ruộng đồng, trên nương rẫy, trên nhà sàn, bên bếp lửa. Tiếng lượn như tiếng lòng tha thiết: “Kết duyên với người bạn đồng tâm/Ra bến đường đi mà đứng đợi/Miệng tự lẩm bẩm tay bẻ củi/Nghe xong xiên lý lòng ái ân”.Nghệ nhân Ưu tú Ma Văn Vịnh cho biết, lượn Slương khác với các thể lượn khác là mỗi cuộc lượn Slương thường có từ 1 đến 15 cặp, mà chỉ diễn ra trên nhà sàn. Tư thế ngồi lượn, thậm chí trong một cặp lượn họ không nhìn thấy nhau. Họ hát đơn ca từng cặp nam, nữ. Những người nhận hát lượn giao duyên với nhau phải bảo đảm yếu tố ba khác: Khác giới, cư trú khác xã, không có quan hệ có chung dòng huyết thống. Người giữ vai Chúa bản là người sở tại. Người giữ vai Xiên lý là khách. Khi chưa lượn với nhau câu nào thì chỉ được xưng hô là bạn. Nếu đã được lượn với nhau ít nhất một câu lượn Giao duyên mới thành Cựu - bạn lượn của nhau để vào cuộc hát lượn.Những cuộc hát lượn giao duyên chỉ xảy ra khi có ít nhất một người từ xã khác đến. Nếu là nam thì các nữ chưa chồng của bản đó phải đến tiếp để thực hiện cuộc lượn. Ngược lại có bạn nữ đến các bạn nam chưa vợ của bản đó phải đến tiếp trên căn nhà sàn của hộ gia đình có khách đến để hát lượn.Những cuộc lượn được hình thành từ 1 cặp thường xảy ra nhân dịp đi thăm họ hàng, vào nhà mới, cuộc lượn có từ 3 đến 15 cặp lượn thường được hình thành từ các lễ hội cưới hỏi, lễ Lẩu then, lễ hội Lồng tồng. Mỗi cuộc lượn hình thành theo tuần tự 13 bước. Những câu lượn Slương mượt mà tình tứ giao duyên, ngỏ ý, thử tài văn chương đối ứng đều nói lên những mong muốn về cuộc sống tốt đẹp của con người. “Từ những cuộc hát lượn Slương lôi cuốn song cũng đầy kịch tính, hấp dẫn đã có nhiều cặp đôi trong vùng trở thành bạn tâm giao về chung một nhà, sống cuộc đời hạnh phúc”-Nghệ nhân Ưu tú Ma Văn Vịnh chia sẻ thêm.Lượn Slương hay và ý nghĩa như vậy, nhưng theo thời gian câu hát bị mai một đi nhiều, người trẻ hầu như không biết làn điệu này. Với mong muốn gìn giữ và trao truyền làn điệu lượn Slương của dân tộc Tày Nghệ nhân Ưu tú Ma Văn Vịnh đã dành thời gian và tâm huyết soạn giáo trình, truyền dạy dân ca người dân trong vùng. Đến nay, có ba tổ lượn Slương ở các xã Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư, huyện Chợ Mới (là ba xã liền kề thuộc phía nam của tỉnh Bắc Kạn) thu hút nhiều người yêu văn nghệ, dân ca tham gia học hát. Ông Vịnh mong muốn trong thời gian tới, ở địa phương sẽ thêm các lớp dạy hát dân ca cho các cháu học sinh.Hát lượn Slương để thương nhau hơnLà thành viên cao tuổi trong tổ hát dân ca và biết đến lượn Slương từ khá sớm, bà Hà Thị Thụ ở xã Yên Hân bày tỏ sự am hiểu và say mê với lượn Slương. Với bà Thụ, lượn Slương không chỉ mang giá trị văn hóa, tinh thần của quê hương mà còn gắn với ký ức tươi đẹp thuở niên thiếu. Bà cho biết: “Từ bé tôi rất thích hát, mỗi lần nghe mẹ và bá ruột hát lượn vào những dịp cưới xin, vào nhà mới, tâm trí tôi lại cuốn theo những câu hát mượt mà trong không khí rộn rã, vui tươi ấy. Người hát sao cho khéo cho hay, người nghe thích thú, tán thưởng, trầm trồ. Mẹ tôi từ hồi còn trẻ đã trở thành Cốc Lượn của chủ bản, Cốc Lượn của thiên lý, vừa lượn lồng tồng vừa lượn thiên đình, bà đã truyền lại cho tôi lòng yêu mến dân ca”.Ngày ấy, bà Thụ cũng tỉ mỉ chép được một số câu lượn giao duyên và cả văn đám cưới. Những câu thơ sâu sắc, giàu vốn văn hóa người Tày khiến bà thắc mắc, tò mò muốn biết tác giả của những câu thơ tiếng lượn ấy là ai nhưng chỉ nghe mẹ đáp lại rằng: “Cốc Lượn dú cốc phấy/Thấy Lượn dú Bán Tinh” - dịch nghĩa “Nguồn gốc câu Lượn ở gốc tre/Thầy Lượn ở Bản Tinh”. Tức là lượn Slương đã có từ ngày xửa ngày xưa và truyền miệng nhau qua nhiều thế hệ, bà Thụ tự hào cho biết thêm: “Lượn Slương giao duyên và lồng tồng là hai làn điệu chủ chốt của lượn. Người lượn phải có chất giọng tốt để khi lượn theo luật cố định mới đủ để người nghe cảm nhận được cái hay, cái đẹp tinh tế của thơ lượn. Vì vậy người hát phải say mê, kiên trì quyết tâm khổ luyện mới thành công. Lượn Slương là một làn điệu độc đáo, hay trọn vẹn trong cả lời thơ và điệu hát. Tôi mong điệu hát này sẽ ngày càng phổ biến để nhiều người con của quê hương tôi đều biết hát lượn, hát giao duyên, từ đó trân trọng hơn giá trị văn hóa của cha ông để lại”.Còn với chị Ma Thị Hoài ở thôn Đon Nhậu, xã Yên Cư là một trong những người trẻ tham gia học hát khá sôi nổi, chị bộc bạch: “Tôi được sinh ra ở vùng đất có câu hát lượn Slương, nghe các cô bác trong xã cất lên điệu hát, thấy cha ông xưa thật tài hoa trong văn hóa giao tiếp. Đó là lý do tôi đăng ký tham gia học hát lượn Slương. Do công việc đồng áng bận rộn nên tôi chỉ có thể tranh thủ học hát lượn vào buổi tối hoặc giờ giải lao. Hát lượn tuy khó nhưng càng học càng lôi cuốn bởi lời đối đáp của ông cha xưa thật tinh tế, sâu sắc mang nhiều hàm ý. Tôi đã có thể hát được khoảng 50 câu lượn Slương”.Trước đây, không gian sinh hoạt của người Tày ở Yên Cư, Chợ Mới và vùng lân cận chủ yếu là nhà sàn, được làm bằng gỗ, lợp lá cọ, gianh, nứa hoặc ngói. Nơi dựng nhà thường gần nước, gần ruộng, gần rừng, tiện đi lại và sinh hoạt, lao động. Nhà có thể dựa lưng vào núi, hướng rộng mà có thế bao bọc vì những đặc điểm này mà cư dân người Tày luôn có sự giao lưu hòa hợp với nhau, cùng nhau sinh sống, phát triển. Mỗi khi có một ai đó trong bản xây dựng nhà mới, họ đều mừng và chia vui với chủ nhà: “Nhà người dựng nơi đất đẹp quá/Chủ nhà tự ý hay hỏi thầy/Nhà chủ tự ý hay thầy bảo/Nong tằm chỉ một chín tầng mây”.Những câu lượn Slương ấm áp, nghĩa tình, gần gũi phác thảo lên một bức tranh sinh động và đầy màu sắc về đời sống, tình cảm của người miền núi Bắc Kạn phần nào giúp ta hiểu hơn về đời sống, về phong tục tập quán, nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống và quan niệm về cuộc sống của người Tày nơi đây. Họ gắn bó thân thiết với bản làng, quê hương xứ sở, nếp sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Những câu hát đã khỏa lấp những nhọc nhằn để họ vui vẻ và sống lạc quan yêu đời, sáng lên tâm hồn đẹp chân thành và giản dị.Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, đã thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lượn Slương của người Tày huyện Chợ Mới với các nội dung: Tổ chức điền dã, điều tra đánh giá thực trạng di sản Lượn Slương tại 3 xã: Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư. Tổ chức lớp truyền dạy cho 30 nghệ nhân; tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lượn Slương; tổ chức phục dựng và tái hiện di sản; sản xuất phim tài liệu để bảo tồn và quảng bá Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lượn Slương.
https://nhandan.vn/van-vuong-cau-luon-sluong-post799266.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Hát lượn", "Giao duyên", "Hội Lồng tồng", "Người Tày", "Dân ca", "lượn Slương" ] }
Thắp lên tình yêu nghệ thuật truyền thống nơi người trẻ
Giữa guồng quay hối hả của nhịp sống hiện đại cùng sự lên ngôi của công nghệ giải trí, văn hóa-nghệ thuật truyền thống khó tránh khỏi phải đối mặt áp lực cạnh tranh. Đã từng xuất hiện những lo ngại về nguy cơ mai một tinh hoa văn hóa cha ông. Nhưng không, ngọn lửa tình yêu dành cho văn hóa, nghệ thuật dân tộc vẫn luôn âm ỉ cháy và ngày càng được kích hoạt mạnh mẽ trong cộng đồng người trẻ.
Chiều tháng 4, sự oi ả chói chang của nắng hè rực lửa dường như cũng chẳng “nóng” bằng bầu không khí tại Học viện Ngoại giao (Hà Nội), nơi diễn ra workshop “Sinh viên Truyền thông x Tuồng: Đường tới trái tim”. Sau khi được trực tiếp “chạm” vào tuồng với trích đoạn “Ngũ biến” do các diễn viên Nhà hát Tuồng Việt Nam thể hiện, hàng trăm bạn trẻ trong hội trường đã được tìm hiểu về đặc điểm của tuồng lịch sử và tuồng bắc qua phần giao lưu, chia sẻ cùng các nghệ sĩ giàu kinh nghiệm. Những tiếng “ồ”, “à” ngạc nhiên, những tràng pháo tay vang lên không ngớt, nhất là khi các nghệ sĩ sử dụng đạo cụ đơn giản để thị phạm lần lượt các yếu tố đặc trưng của tuồng như tính ước lệ, cách điệu, biểu trưng…Sự kiện được tổ chức khá chuyên nghiệp khiến ai nấy đều bất ngờ khi biết đội ngũ “cầm trịch” phía sau chỉ có Ngô Nguyễn Thanh Thúy và Hà Thị Thanh Huyền - hai sinh viên đang theo học năm thứ 4 Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao. Càng bất ngờ hơn khi biết workshop trên chỉ là một phần trong dự án dài hơi mang tên “Tuồng Date” được hai cô bạn lên ý tưởng thực hiện từ cuối năm 2023. Thúy và Huyền chia sẻ, cả hai đều gặp nhau ở tình yêu nghệ thuật truyền thống cũng như mong muốn có thể lan tỏa vẻ đẹp của di sản cha ông, đặc biệt là nghệ thuật tuồng tới những người cùng trang lứa, nên đã bắt tay nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan và nhiều dự án về tuồng đã vận hành trước đó để tìm hướng đi riêng.Nhận thấy những người trẻ chưa có động lực đi xem tuồng bởi chưa thật sự hiểu tuồng, chưa được khơi lên sự tò mò muốn được khám phá tuồng, Thúy và Huyền đã kỳ công khởi động “Tuồng Date” bằng một chuỗi các bài viết trên fanpage mang tên “Tuồng tích lưu niên”. Các bài viết cung cấp nhiều kiến thức thú vị về sự khác biệt giữa tuồng Việt Nam và kinh kịch Trung Quốc; về đặc điểm riêng của tuồng ba miền bắc-trung-nam; về những làn điệu phổ biến trong tuồng; và cả những gương mặt nghệ sĩ tuồng tiêu biểu… Kế đến, hai cô bạn tạo ra không gian “hẹn hò” cùng tuồng bằng workshop “Sinh viên Truyền thông x Tuồng: Đường tới trái tim”, giúp những người trẻ được tương tác với tuồng, để rồi từ biết chuyển thành thích, yêu và cao hơn là muốn góp sức mình quảng bá vẻ đẹp, giá trị của nghệ thuật tuồng truyền thống. Để hiện thực hóa điều này, “Tuồng Date” đã mạnh dạn triển khai chương trình đặc biệt là tuyển thực tập sinh truyền thông cho Nhà hát Tuồng Việt Nam. Đây là sự kết nối vô cùng ý nghĩa, không chỉ mang đến cơ hội để sinh viên Học viện Ngoại giao có không gian “thực chiến”, tích lũy trải nghiệm và kinh nghiệm về truyền thông văn hóa ở một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp; mà ở chiều ngược lại còn giúp Nhà hát Tuồng Việt Nam nâng cao hiệu quả truyền thông qua góc nhìn, kỹ năng của những người trẻ được đào tạo bài bản.Thanh Thúy cho hay, ngay khi có thông tin tuyển thực tập sinh, “Tuồng Date” đã nhận được đăng ký của hơn 70 sinh viên và lựa chọn được gần 20 bạn vào thực tập tại Nhà hát ở các mảng việc liên quan truyền thông như: viết tin, bài; thiết kế; quay chụp; đối ngoại... Thông qua dự án này, “Tuồng Date” cam kết sẽ cung cấp đội ngũ thực tập sinh truyền thông lâu dài cho Nhà hát Tuồng Việt Nam. Và đây cũng là cách để “Tuồng Date” hình thành một mạng lưới nhân sự có khả năng giúp dự án đi đường dài, đủ năng lực tạo ra những hoạt động quảng bá nghệ thuật truyền thống quy mô hơn.Thanh Huyền tâm sự: “Dù gặp khá nhiều thách thức trong quá trình triển khai nhưng ý tưởng và hoạt động của chúng em đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Khoa cũng như Nhà hát Tuồng Việt Nam. Đây là nguồn động lực to lớn để những người trẻ như chúng em tiếp tục gắn bó và truyền đi tình yêu dành cho văn hóa nghệ thuật dân tộc”.Cùng với “Tuồng Date”, dự án “36 Nét Ngài-Giải mã trang phục diễn xướng hầu đồng” vừa được thực hiện bởi nhóm sinh viên Khoa Viết văn, Báo chí (Trường đại học Văn hóa Hà Nội) cũng để lại ấn tượng đậm nét cho người tham dự. Không chỉ được thăng hoa với những mảng màu rực rỡ trong phần trình diễn vẻ đẹp trang phục 36 giá đồng, khán giả còn được say sưa theo những điệu hát chầu văn, và được giao lưu cùng những chuyên gia trong phần talkshow để hiểu hơn về vẻ đẹp của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là về sự đa dạng, phong phú và ý nghĩa của những hoa văn, họa tiết trên khăn chầu, áo ngự. Dự án cũng mang đến những gợi mở trong sáng tạo trang phục hầu đồng theo xu thế vừa bảo tồn những đặc trưng truyền thống vừa tích hợp những yếu tố đương đại, góp phần đưa văn hóa dân tộc đến gần hơn với giới trẻ.Là diễn giả trong chương trình, cũng là người đầu tiên từng đưa khăn chầu áo ngự lên sàn diễn thời trang quốc tế, Tiến sĩ, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển chia sẻ, khi đồng hành cùng những người trẻ trong các dự án quảng bá vẻ đẹp văn hóa truyền thống, ông luôn cảm nhận được nguồn năng lượng tươi mới và tình yêu họ dành cho di sản dân tộc. Người trẻ luôn biết cách tìm ra “chìa khóa” để lan tỏa những tri thức đã được tiếp cận theo cách rất riêng, nên vấn đề là cần trao cho họ nhiều cơ hội để tiếp thu những kiến thức về văn hóa nghệ thuật truyền thống, đánh thức nơi họ mong muốn bảo vệ, gìn giữ vốn quý cha ông.Đó cũng là lý do vừa qua, phủ Tiên Hương (xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội) của nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển đã trở thành điểm đến của các giảng viên, sinh viên trong nước và quốc tế từ Trường đại học VinUni. Bằng khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, nghệ nhân đã chia sẻ bằng tiếng Anh với những vị khách đặc biệt về vẻ đẹp của di sản, về tính cách, công trạng của các vị thánh tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ Mẫu..., đồng thời trực tiếp diễn xướng một số giá hầu tiêu biểu để các bạn trẻ cảm nhận rõ hơn giá trị, nét đẹp của những thành tố nghệ thuật trong nghi thức hầu đồng. Ông cho biết, thời gian gần đây, có khá nhiều sinh viên trong nước, quốc tế tìm đến ông và Phủ Tiên Hương để thực hiện những nghiên cứu sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu. Đây là tín hiệu tích cực khẳng định sức lan tỏa của giá trị di sản văn hóa Việt Nam, cũng như sự quan tâm của những người trẻ dành cho văn hóa nghệ thuật truyền thống.Thời gian qua, hàng loạt dự án do người trẻ thực hiện và thực hiện cho người trẻ nhằm tạo sự gắn kết với văn hóa-nghệ thuật truyền thống đã được kích hoạt. Bên cạnh “Tuồng Date”, “36 Nét Ngài-Giải mã trang phục diễn xướng hầu đồng”, còn có “Vọng khúc ca trù”, “Bắc điệu tân thời”, “Tuồng kể”, “Di sản trong lòng phố”, “Chèo 48h”..., góp phần hình thành một cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc. Cởi mở, sáng tạo, nhưng vẫn bám sát những giá trị cổ truyền là hướng đi chung đang được những người trẻ áp dụng để “họa” nên dung nhan mới cho văn hóa nghệ thuật truyền thống.Đặc biệt, các sự kiện ngày càng được đầu tư tổ chức bài bản hơn, giàu hàm lượng sáng tạo hơn. Không chỉ dừng lại ở quy mô là sân chơi của riêng những người trẻ, nhiều dự án còn huy động sự tham gia của các nghệ sĩ, nghệ nhân giàu kinh nghiệm. Sự cộng hưởng từ những trải nghiệm, kinh nghiệm của chuyên gia và góc tiếp cận sáng tạo, tươi mới của người trẻ giúp văn hóa, nghệ thuật truyền thống tìm được nhiều con đường đến với cộng đồng và phát huy giá trị.Nói như Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long, là dù đã đạt kỳ vọng hay chưa, dù đã tiếp cận đúng hướng hay chưa, thì việc tham gia gìn giữ, sáng tạo những giá trị mới dựa trên nền tảng truyền thống của người trẻ cũng vô cùng đáng quý, góp phần khẳng định sự trường tồn của văn hóa nghệ thuật dân tộc cũng như trách nhiệm, ý thức của người trẻ hôm nay. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, khi công nghệ số càng phát triển, nhu cầu về giao lưu văn hóa ngày càng tăng thì đòi hỏi về nhận diện văn hóa dân tộc cũng càng trở nên quan trọng.Vì thế, xu hướng tìm về và tái tạo văn hóa nghệ thuật truyền thống theo góc nhìn của người trẻ chính là cách để những giá trị thuộc về quá khứ tiếp tục được nối dài sức sống, cũng là cách để phát huy bền vững giá trị di sản cha ông trong cuộc sống hôm nay.
https://nhandan.vn/thap-len-tinh-yeu-nghe-thuat-truyen-thong-noi-nguoi-tre-post814422.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "workshop", "nghệ thuật truyền thống", "Tuồng Date", "36 Nét Ngài" ] }
Khẳng định dấu ấn di sản văn hóa trong hội nhập và phát triển
NDO -Chiều 9/5, tạiHà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế giới thiệu Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: Qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật, từng bước khẳng định vị thế, củng cốthương hiệu Festivalmang tầm quốc gia và có tính quốc tế, góp phần tạo động lực kích cầu du lịch, bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.Trong nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố Festival mang tầm quốc gia và quốc tế đặc trưng của Việt Nam, Festival Huế 2024 tiếp tục là hoạt động văn hoá đặc sắc, hấp dẫn bởi tính truyền thống, ấn tượng và nhân văn khi đưa người dân và du khách trở thành chủ thể sáng tạo lẫn chủ thể hưởng thụ.Tại đây, không chỉ có các chương trình nghệ thuật mang tính tiêu biểu, đại diện dấu ấn của nhiều nền văn hóa trong nước và quốc tế để du khách cùng tham gia, mà còn có các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian… được dày công tái tạo, giữ gìn, và các lễ hội mới phù hợp xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương phát biểu tại họp báo.Festival Huế góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội, để Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, đóng góp vào việc thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.Theo đó, Festival Huế 2024 định hướngbốn mùasẽ tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm:Lễ hội mùa Xuân - “Xuân Cố đô” (tháng 1 - tháng 3) với các hoạt động Tết cung đình, không gian văn hóa Tết truyền thống, các lễ hội dân gian phong phú, độc đáo.Lễ hội mùa Hạ - “Kinh thành tỏa sáng” (tháng 4 - tháng 6) với điểm nhấn là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 góp phần giới thiệu, quảng bá, hướng đến xây dựng Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.Lễ hội mùa Thu - “Huế vào Thu” (tháng 7 - tháng 9) trọng tâm là Chương trình Tết Trung thu với Hội đèn lồng Huế 2024, kết hợp hoạt động quảng diễn lân – sư – rồng đường phố, trưng bày, sắp đặt, rước đèn, trải nghiệm tết Trung thu truyền thống, giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa chơi Trung thu của người Việt.Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (tháng 10 - tháng 12) điểm nhấn là Tuần lễ Âm nhạc Huế 2024 và kết thúc bằng Chương trình Countdown tạm biệt Festival Huế 2024, chào đón năm mới 2025.Đáng chú ý, điểm nhấn của Festival Huế 2024 là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6, hứa hẹn đem đến cho người tham dự nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Trong đó, có các hoạt động, chương trình chính như:Chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 diễn ra lúc 20 giờ, ngày 7/6, lần đầu tiên tổ chức tại không gian Điện Kiến Trung. Với sự hỗ trợ của các công nghệ trình chiếu hiện đại, chương trình sẽ mang đến những tiết mục hấp dẫn, thể hiện thành phố Huế đang “Bừng sáng miền di sản”, từ đó ngợi ca vùng đất “Cố đô diệu kỳ”, nơi “Hội tụ âm sắc” các vùng miền trong và ngoài nước, phát triển bền vững với khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau”.Chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 là đêm hội của âm thanh và ánh sáng. (Ảnh: Ban tổ chức)Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”, diễn ra vào các buổi chiều 8 và 10/6, khai thác di sản văn hóa Huế, văn hóa các vùng miền và của các quốc gia trên thế giới, tạo nên sự cộng hưởng nghệ thuật đa sắc màu.Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, diễn ra vào 19 giờ 30 phút - 23 giờ từ ngày 8 đến 11/6 tại các sân khấu cộng đồng ở quảng trường Quốc Học và Công viên 3/2, với sự tham gia của 12 đoàn, nhóm nghệ thuật đến từ 7 quốc gia: Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc và các đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ nổi tiếng trong nước.Chương trình âm nhạc “Đối thoại Trịnh Công Sơn - Tình yêu tìm thấy”, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì, phối hợp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và BamBoo Artists Agency thực hiện, diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 9/6 tại sân khấu Điện Kiến Trung, Đại Nội Huế.Lễ hội Ánh sáng, dự kiến tổ chức tại Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương (Đại Nội Huế), mang đến không gian ánh sáng nghệ thuật lấy cảm hứng từ những chất liệu di sản Huế và công nghệ hiện đại phương Tây.Lễ hội Bia do công ty Carlsberg thực hiện, tạo ra bữa tiệc âm nhạc hoành tráng có sự góp mặt của các nghệ sĩ trẻ được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam.Lễ hội Ẩm thực chay và Lễ hội Hoa đăng tổ chức tại Nghinh Lương Đình từ ngày 8-9/6.Ngày hội “Sóng nước Tam Giang”, diễn ra từ ngày 8-10/6, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và hình ảnh vùng quê sông nước Quảng Điền đến du khách trong và ngoài tỉnh.Ngày hội "Sóng nước Tam Giang" khẳng định giá trị, tiềm năng to lớn của hệ đầm phá Tam Giang. (Ảnh: Ban tổ chức)Chương trình nghệ thuật khép lại Tuần lễ Festival Huế 2024, diễn ra lúc 20 giờ ngày 12/6 tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế, hứa hẹn là bữa tiệc nghệ thuật đặc sắc, nơi du khách được trải nghiệm những sắc màu văn hóa của Cố đô Huế, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.Ngoài ra, Festival Huế 2024 còn có các hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa và nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng khác.Tham dự họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định: Xác địnhngoại giao văn hóalà trụ cột quan trọng của công tác đối ngoại, góp phần nâng tầm và làm lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam, thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã đồng hành cùng các địa phương tổ chức nhiều hoạt động, chương trình, lễ hội ở cấp khu vực, quốc tế, góp phần xây dựng thương hiệu cho các địa phương, trong đó không thể không nói đến Festival Huế.Thứ trưởng Ngoại giao cũng thông tin thêm, việc những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới ngay trước thềm Tuần lễ Festival Huế 2024 đã nâng tổng số các di sản của Huế được UNESCO vinh danh lên 8 di sản. Đây là minh chứng khẳng định Thừa Thiên Huế xứng đáng là cố đô, thành phố di sản, cũng là động lực góp phần thúc đẩy tiềm năng thu hút du lịch, hợp tác quốc tế, đóng góp cho việc phát triển bền vững của Thừa Thiên Huế.
https://nhandan.vn/khang-dinh-dau-an-di-san-van-hoa-trong-hoi-nhap-va-phat-trien-post808620.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Festival Huế", "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", "cố đô Huế", "ngoại giao văn hóa" ] }
Nét đẹp phong tục mai mối ở Đạo Trù
NDO -Đối với cộng đồng ngườidân tộc Sán Dìuở xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), những ông mối, bà mối rất được tôn trọng, bởi vì họ không chỉ kết nối các cặp uyên ương thành vợ thành chồng, mà còn là người trung gian hòa giải cho các cặp vợ chồng trẻ khi xảy ra xích mích.
Để trở thành ông mối ở Đạo Trù không dễ dàng. Họ phải là người có uy tín nhất định trong thôn và được nhà trai, nhà gái tin tưởng giao phó việc gia đình. Khi làm mối, ông mối sẽ xem tuổi hai người có hợp không trước khi tiến hành các thủ tục dạm ngõ, cưới xin. Nhà trai sẽ hỏi ý kiến của ông mối về nghi thức, lễ dạm ngõ. Sau đó, ông mối thống nhất nội dung với nhà gái rồi mới chọn ngày đưa nhà trai đến gặp nhà gái.Nghi lễ, bổn phận của ông mối và con mốiNgười được mai mối thành công gọi là con mối. Trước đám cưới, con mối phải mang lễ đến nhà ông mối để nhận làm con. Cưới xong, nhà trai, nhà gái mang 2 thủ lợn đến nhà ông mối để cảm ơn. Ông mối bày lễ lên bàn thờ gia tiên và làm khoảng chục mâm cơm mời họ nhà trai, họ nhà gái cùng họ hàng. Từ đó, ông mối và con mối chính thức nhận nhau như cha và con.Nông sản làng quê của Đạo Trù thu hút nhiều du khách.Ai có nhiều con mối là người hạnh phúc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lý Ngọc Một có 3 con mối. Ngày Tết, các con mối của ông sẽ mang lễ đến cúng tổ tiên như con đẻ. Nhà con mối có việc gì cũng mời ông mối và ông mối coi đó là bổn phận của mình phải tham gia.Lời nói của ông mối có trọng lượng rất lớn đối với các con mối. Khi các đôi vợ chồng có xích mích, cãi vã, họ ít khi nhờ cậy bố mẹ đẻ can thiệp mà tìm đến ông mối để giúp đỡ. Là người ở giữa, ông mối đưa ra ý kiến khách quan, phân tích điều hay lẽ thiệt, khuyên can hòa giải các bên.Ông Một nói, phải có duyên mới được làm ông mối. Ông mối phải có trách nhiệm như người ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi với con mối. Nhờ ông mối mà nhiều cuộc hôn nhân được cứu vãn kịp thời.Tin liên quanLưu truyền bản sắc dân tộc Sán DìuNhờ đó, một thời ở Đạo Trù rất hiếm có chuyện li dị. Nhiều ông mối còn hướng dẫn con mối cách làm ăn, ứng xử, giúp đỡ bằng vật chất như tình cha con. Chính vì thế mà tình cảm giữa ông mối với con mối rất sâu nặng. Đến mức khi một con mối mất đi người vợ yêu quý, khi tái hôn thì người vợ mới sẽ phải mang lễ đến nhà ông mối để nhận làm con mối. Mối quan hệ này kéo dài cho đến tận ngày ông mối qua đời. Hôm đó, các con mối sẽ mang lễ gồm lợn, gà, rượu, tiền đến phúng viếng như con đẻ.Nay thời thế thay đổi, lớp thanh niên tự tìm hiểu nhau. Nhiều gia đình tổ chức cưới xin không có sự chứng kiến của ông mối. Song, số vụ ly hôn cũng tăng so với trước. Thấm thía vai trò của ông mối, bà mối, nhiều gia đình Sán Dìu ở Đạo Trù muốn quay lại phong tục mai mối để giữ gìn hôn nhân hạnh phúc.Ngày Tết của đồng bào dân tộc Sán Dìu.Ông Đỗ Văn Minh, thành viên Câu lạc bộhát Soọngcô thôn Đồng Giếng, có 1 con mối, cho biết: Người Sán Dìu chúng tôi có cả điệu hát Mu-nhin (hát ông mối) trong các đám cưới để chúc mừng ông mối có thêm con dù không sinh ra.Khi nhà trai khiêng lợn đến cổng nhà gái, hai họ cùng hát mừng, hát đố một hồi lâu mới vào nhà. Tối đó, hai bên nhà trai nhà gái uống rượu hát đối đáp giao duyên đến tận sáng. Giờ, phong trào hát Soọng cô tại Đạo Trù rất sôi động. Thôn nào cũng có câu lạc bộ, xã có câu lạc bộ của xã, hoạt động rất quy củ. Thành viên các câu lạc bộ có trách nhiệm xây dựng đời sống văn hóa, hòa giải và giúp nhau việc nhà.Xã có "5 bí thư, 9 cán bộ địa chính"Vùng đất Đạo Trù còn có nhiều chuyện lạ. Rất nhiều gia đình chọn số đếm đặt tên cho con. Khách đến nơi này sẽ nghe những câu đùa vui rằng: Đạo Trù chỉ có 1 Chủ tịch (ông Lý Ngọc Một) nhưng có 5 Bí thư (Bí thư Đảng ủy xã Lưu Xuân Năm), 3 Phó Chủ tịch (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Lưu Xuân Ba), 9 cán bộ địa chính (ông Lê Văn Chín), 5 cán bộ văn hóa (ông Lưu Xuân Năm).Rồi còn 3 Chỉ huy trưởng quân sự (ông Trần Văn Ba), 5 địa chính (bà Dương Thị Năm), 2 chủ tịch Hội phụ nữ (chị Lê Thị Hai) và rất nhiều người khác như ông Đàm Văn Năm, Phó Chủtịch Mặt trận Tổ quốc, Lý Văn Tám, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Lục Liễu ...Hỏi ra mới biết, ngày trước các cụ sinh nhiều con, đặt thế cho dễ nhớ. Nhà Chủ tịch xã Lý Ngọc Một có đến 15 người con, ông là con thứ 11 trong gia đình. Anh em nhà ông có nhiều người được đặt tên theo số đếm như Hai, Ba, Bốn, Năm, Bảy, Tám, Chín, … Ở Đạo Trù rất nhiều người được đặt tên như thế.Chưa hết, đến với vùng đất nằm ở ngã ba của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên này, du khách sẽ ngỡ ngàng trước thiên nhiên tuyệt đẹp, cảnh quan hùng vĩ của dãy núi Tam Đảo. Xã Đạo Trù tiếp giáp với khu danh thắng Tây Thiên, có vườn cò tự nhiên, tài nguyên nước khoáng, có thác Vĩnh Ninh và nhiều phong tục, tập quán rất đặc sắc.Trang phục truyền thống của phụ nữ Sán Dìu.Bên cạnh những điệu múa, điệu hát sôi động, khách sẽ được được mời thưởng thức các món ăn của người Sán Dìu như bánh chưng gù, bánh gio chấm mật, xôi đen, bánh trứng kiến… Đạo Trù còn có làng văn hóa kiểu mẫu Lục Liễu và chuẩn bị có Làng văn hóa cộng đồng dân tộc Sán Dìu.Sự hồi sinh của văn hóa dân tộc đặc sắc dưới chân núi Tam Đảo và sự hiếu khách hiếm có của người dân Đạo Trù tạo nên một điểm đến thú vị trong hành trình du lịch tại Vĩnh Phúc.
https://nhandan.vn/net-dep-phong-tuc-mai-moi-o-dao-tru-post803778.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "phong tục mai mối", "dân tộc Sán Dìu", "văn hóa", "tập tục truyền thống" ] }
Bắc Ninh khai mạc không gian trưng bày tái hiện chợ tranh Đông Hồ
NDO -Ngày 21/4, tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchtỉnh Bắc Ninhtổ chức khai mạc "Không gian trưng bày tái hiện chợ tranh Đông Hồ". Đây là lần thứ hai sau hơn 60 năm gián đoạn, tỉnh Bắc Ninh tái hiện, phục dựng không gian chợ tranh Đông Hồ xưa.
Diễn ra từ ngày 21-23/4, không gian tái hiện chợ tranh gồm 20 gian hàng mang đặc trưng của chợ tranh Đông Hồ xưa.Tại đây, du khách được tham quan các sản phẩm tranh dân gian và nghe giới thiệu về nghề làm tranh, nguyên liệu, quy trình sản xuất và tham gia trải nghiệm một số công đoạn để làm nên một bứctranh Đông Hồ.Đáng chú ý, tại chợ tranh lần này còn diễn ra các hoạt động trình diễn nghệ thuật họa kim sa lấy ý tưởng từ tranh Đông Hồ của các bạn trẻ đến từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Gấm để cảm nhận sức sống của dòng tranh dân gian độc đáo này.Nhiều bức tranh độc đáo của dòng tranh dân gian Đông Hồ được giới thiệu tại chợ tranh.Ông Nguyễn Văn Luyện, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích và xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Ninh khẳng định, "Không gian trưng bày tái hiện chợ tranh Đông Hồ" nhằm góp phần bảo vệ và đưa một di sản văn hóa quý báu của vùng quê Bắc Ninh- Kinh Bắc đến với đông đảo người dân và du khách. Đây cũng là cơ hội để tạo điểm nhấn cho khách du lịch, định hình xây dựng sản phẩm du lịch của Bắc Ninh.Hiện, tỉnh Bắc Ninh đang triển khai Đề án OCOP du lịch và làng nghề tranh dân gian Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành) được chọn là một trong ba địa điểm thí điểm xây dựng điểm du lịch trải nghiệm.Đông đảo người dân, du khách tới thăm, trải nghiệm tại không gian trưng bày.Tranh Đông Hồ, tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ-một dòng tranh dân gian Việt Nam có xuất xứ từ làng Đông Hồ (khu Tú Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).Hiện, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang đối mặt với nhiều thách thức, thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hẹp và có nguy cơ mai một.Năm 2013, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tháng 3/2020, Việt Nam đệ trình UNESCO hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” để được xem xét ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và dự kiến được Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể xem xét trong năm nay.
https://nhandan.vn/bac-ninh-khai-mac-khong-gian-trung-bay-tai-hien-cho-tranh-dong-ho-post805761.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Bắc Ninh", "tranh Đông Hồ", "Chợ tranh", "trưng bày tranh dân gian" ] }
Quảng bá phở Việt qua Festival Phở 2024
NDO -Điểm nổi bật của Festival Phở Việt 2024 là quảng bá về nghề phở Việt Nam thông qua việc giới thiệu những nguyên liệu làm phở đặc trưng, cách làm phở, từ đó, giúp các nghệ nhân có hành trang vững vàng hơn nữa trong việc xây dựng hồ sơ nghề phở là Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 29/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nam Định, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, Công ty TNHH Blue Việt Nam tổ chức buổi họp báo công bố thông tin về Festival Phở với chủ đề Con đường Phở Việt, nhằmtôn vinh, bảo tồn nghề Phở truyền thống, khơi gợi tình yêu nghề Phở tới thế hệ trẻ.Chương trình còn có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ như Hiệp hội nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, nhãn hàng nước Bluezone, Phở xưa Nam Định.Bà Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định cho biết, Festival Phở 2024 sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ 15-17/3 tại quảng trường khách sạn Nam Cường, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).Festival là cầu nối giúp tôn vinh gắn kết doanh nghiệp làng nghề có cơ hội gặp gỡ trao đổi, xúc tiến thương mại. Festival Phở 2024 giới thiệu với du khách về sự đa dạng của phở giữa các vùng miền: Nam Định, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, phở chua Lạng Sơn, phở ngô Hà Giang, Lâm Đồng, Gia Lai…Festival Phở 2024 nhằm tôn vinh nghề phở truyền thống; đồng thời là cơ hội giúp du khách tham quan và người dân tìm hiểu, thưởng thức hương vị phở gắn liền với văn hóa vùng miền của khắp mọi nơi trên cả nước.Bà Lê Thị Thiết giới thiệu về Festival Phở.Sự kiện góp phần lan tỏa phở Việt ra thế giới, quảng bá những giá trị tinh túy của ẩm thực Việt Nam. Chuỗihoạt động tại Festival cũng hướng tới mục tiêu đưa Phở trở thành thương hiệu quốc gia, gắn vớiphát triển du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, Festival là hoạt động quan trọng nhằm hưởng ứng việc tiến tới lập hồ sơ tôn vinh nghề Phở trở thành di sản văn hóa phi vật thể thế giới.Tại Festival, hoạt động trọng tâm mang tên Con đường Phở Việt sẽ quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu tham gia quảng diễn, quảng bá hình ảnh và thương hiệu Phở Việt. Các gian hàng được bố trí riêng tạo điểm nhấn, phân chia thành khu vực gian hàng phở, nguyên liệu, gia vị phở, sản phẩm nguyên liệu đóng gói xuất khẩu.Các gian hàng có sự liên kết về ý tưởng, nội dung, hoạt động từ 9-22 giờ hằng ngày để phục vụ khách tham quan.Bà Lê Thị Thiết cũng cho biết, ngoài việc trực tiếp giới thiệu hương vị phở Việt Nam, Festival Phở còn tổ chức nhiều hoạt động như: sưu tầm hình ảnh “Tôn vinh Phở Việt”, roadshow Festival Phở 2024; quảng diễn với chủ đề Con đường phở Việt; hoạt động xác lập kỷ lục nồi phở khổng lồ nấu tới 2.000 bát phở với định chuẩn về nguyên liệu và chất lượng; buổi tọa đàm về sự phát triển của nghề phở từ quá khứ tới tương lai; không gian trưng bày văn hóa phở, cuộc thi viết về Phở Việt Nam…Nhiều sản phẩm, đặc sản của Nam Định cũng được giới thiệu tại Festival Phở. Ngoài ra còn có một số chương trình bên lề như đêm nhạc "Phở Việt trong tôi", hành trình đạp xe quảng bá phở Việt...Nhiều loại nguyên liệu dành cho phở cũng được giới thiệu tới khách tham quan trong Festival Phở như phở ngô, phở bột chuối, phở hạt sen, phở artichoke...Chương trình còn có hoạt động trải nghiệm những công đoạn làm nên món Phở dành cho các đại sứ, khách mời và du khách tại làng nghề Phở truyền thống Vân Cù.Ngoài ra, Festival còn thiết kế không gian riêng cho từng thương hiệu phở để các nghệ nhân trình diễn cách làm phở đặc trưng của làng nghề mình.Đây là cơ hội tốt để Việt Namgiới thiệuđến thế giới những giá trị văn hóa, ẩm thực đặc sắc; góp phần quảng bá những hình ảnh, tiềm năng kinh tế, du lịch của Việt Nam nói chung thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ở lĩnh vực lương thực-thực phẩm.Họa sĩ Lê Thiết Cương góp ý cho Ban tổ chức Festival Phở.Xuyên suốt Festival sẽ có các khung giờ vàng bán 15.000 bát phở cho thực khách theo hình thức coupon. Với mỗi coupon có giá trị 15.000 đồng, thực khách sẽ được thưởng thức 1 tô phở tại gian hàng tùy chọn. 5.000 coupon trong hoạt động 3 ngày này sẽ được quyên góp cho Quỹ trẻ em bại não tại Nam Định. Dự kiến Festival phục vụ khoảng 20 nghìn bát phở trong thời gian diễn ra lễ hội.Phát biểu trong buổi họp báo, họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng nên đặt phở trong câu chuyện văn hóa ẩm thực bắt nguồn từ lúa nước, cũng là khởi đầu của nhiều loại món ăn khác. Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng chia sẻ về khái niệm phở để ăn no, ăn ngon tùy theo từng địa phương. Ông cũng gợi ý về việc mời các văn nghệ sĩ nổi tiếng hoặc mời những người nước ngoài, những đầu bếp nổi tiếng viết về phở trong một cuốn sách chung.Ông Hà Huy Chiến, Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học chia sẻ, điều quan trọng nhất của Festival Phở là đi tìm nguồn gốc của Phở, cũng như tôn vinh người làm gia vị, từ đó quảng bá giá trị văn hóa của Phở và tôn vinh nghề phở Việt Nam.Ông Hà Huy Chiến phát biểu tại cuộc họp báo."Điểm nổi bật nhất tại Festival chính là các nghệ nhân sẽ nấu nồi phở truyền thống không dùng mì chính mà dùng những nguyên liệu đắt tiền như đầu tôm khô, sá sùng", ông Hà Huy Chiến nói.Ông Hà Huy Chiến cũng cho biết, hiện tại Ban tổ chức đã có một số bài viết của các tác giả về Phở, dự kiến sẽ sớm in thành sách để góp phần quảng bá nghề Phở.Ông Đỗ Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cho biết, với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, ngay từ năm 2023, Sở đã phối hợp với nhiều địa phương xây dựng hồ sơ đề nghị nghề Phở là văn hóa phi vật thể quốc gia và ghi danh lập hồ sơ trình UNESCO. Hiện tại hồ sơ đang trong quá trình xây dựng.Ông Đỗ Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tại buổi họp báo.Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã có những hoạt động hỗ trợ tuyên truyền cho các sản phẩm của làng nghề, các nghệ nhân.
https://nhandan.vn/quang-ba-pho-viet-qua-festival-pho-2024-post798069.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Festival Phở", "Phở Việt Nam", "tôn vinh nghề phở Việt Nam", "Di sản văn hóa phi vật thể", "UNESCO", "hồ sơ UNESCO cho phở Việt", "BẢO TỒN PHỞ", "BẢO TỒN VĂN HÓA PHỞ", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Yêu Sơn Trà qua chương trình nghệ thuật “Voọc ơi, khỉ ơi”
NDO -Nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Môi trường thế giới, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) phối hợp UBND quận Sơn Trà và 3 phường thực hiện chương trình nghệ thuật với thiên nhiên “Voọc ơi, khỉ ơi” đến với hơn 1.200 trẻ em và người dân trên địa bàn quận. Theo đó, chiều 28/5, chương trình đầu tiên được thực hiện tại phường An Hải Bắc.
“Voọc ơi, khỉ ơi” có 4 tiểu phẩm kịch: Vẻ đẹpSơn Trà, Gia đình Voọc, Khám phá Sơn Trà và người hùng Sơn Trà. Nội dung tiểu phẩm mô tả về hành trình khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, về đời sống của loài Voọc Chà vá chân nâu, loài khỉ Vàng ở núi Sơn Trà.Thông qua hình thức kịch nghệ, các nhân vật sẽ hóa thân và kể câu chuyện các thành viên trong gia đình voọc, khỉ, về đời sống, các mối đe dọa mà loài phải đối diện… Cùng với cách kể chuyện và đố vui, giúp các em học sinh, người dân tiếp cận các kiến thức, câu chuyện sinh động, lý thú.Các học sinh cũng cùng tham gia nhảy “Vũ điệu voọc” - một điệu dân vũ mô phỏng hoạt động trong đời sống của loàiVoọc Chà vá chân nâu, các em cùng chơi, nhảy và được hóa thân vào những chú voọc.Nhờ đó, các em hiểu rằng các loài động vật hoang dã cũng có nhà, cũng có gia đình, có bố, có mẹ và anh em và mong muốn cuộc sinh vui vẻ bình an như loài người. Qua đó giúp em nhỏ, người dân hiểu, yêu, thêm tự hào và chung tay bảo vệ kho báu thiên nhiên Sơn Trà nơi mình đang sinh sống.Tương tác cùng các em nhỏ.Chương trình diễn ra trong 4 ngày từ 28 đến 31/5, được thực hiện tại Nhà văn hóa quận Sơn Trà và 3 phường Thọ Quang, Mân Thái, An Hải Bắc.Tại 4 chương trình hưởng ứngTháng hành động vì trẻ em, các đơn vị tổ chức cũng trao tặng 700 suất quà cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Sơn Trà.Chương trình nghệ thuật “Voọc ơi, khỉ ơi” nằm trong khuôn khổ chương trình giáo dục thiên nhiên của Trung tâm GreenViet với sự tham gia của đạo diễn Tony Lê Nguyễn và hơn 20 diễn viên là tình nguyện viên, sinh viên Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, học sinh Trung tâm mồ côi Hoa Mai, Đà Nẵng.Chương trình được xây dựng và thực hiện trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn rừng, hệ sinh thái biển và các loài nguy cấp tại bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” do Quỹ bảo tồn động thực vật hoang dã Việt Nam tài trợ.
https://nhandan.vn/yeu-son-tra-qua-chuong-trinh-nghe-thuat-vooc-oi-khi-oi-post811531.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Đà Nẵng", "Nghệ thuật với thiên nhiên", "Voọc ơi", "khỉ ơi", "thiên nhiên Sơn Trà" ] }
Lan tỏa sắc màu văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Đắk Lắk
NDO - Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc đúng với chủ đề “Hội tụ sắc màu”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023 đã kết thúc thành công, để lại nhiều dấu ấn đặc sắc trong lòng người dân và du khách, thật sự trở thành sự kiện văn hóa lớn của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Thông qua Ngày hội góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cácdân tộc thiểu sốtrên địa bàn, cổ vũ đồng bào các dân tộc trong tỉnh thi đua thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Phát biểu bế mạc ngày hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh Đắk LắkH’Yim Kđoh, Trưởng Ban Tổ chức ngày hội cho biết, Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm nay có sự tham gia của tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố với hơn 600 nghệ nhân, diễn viên và thu hút đông đảo nhân dân cùng du khách tham gia.Trình diễn y phục của dân tộc Mảng.Với 10 hoạt động chính và 2 hoạt động hưởng ứng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023 đã trở thành sự kiện văn hóa lớn của đồng bào 49 dân tộc trong tỉnh, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.Nhân dân và du khách hào hứng tham gia các hoạt động của Ngày hội như: Chương trình thi trình diễn các đặc trưng văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu, truyền thống với nhiều tiết mục đặc sắc thu hút được sự tham gia của nhiều nghệ nhân, người dân từ già đến trẻ; trình diễn nghi thức rước rể củangười Ê-Đê; trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hóa-du lịch đặc trưng; trưng bày ảnh nghệ thuật chủ đề về “Voi”; trình diễn nghề gốm nung lộ thiên của dân tộc M’nông xã Yang Tao (huyện Lắk), thưởng thức ẩm thực các dân tộc…Lễ bế mạc với màn trình diễn trang phục đặc sắc của 49 dân tộc anh em sinh sống tại Đắk Lắk. Đây là điểm nhấn trong chương trình để giới thiệu, quảng bá, tôn vinh giá trị trang phục và văn hóa truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại Đắk Lắk, đồng thời khơi dậy khát vọng, lòng tự hào về bản sắc văn hóa quý báu của mỗi dân tộc.Trình diễn trang phục của dân tộc Hà Nhì.Ngày hội góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh để thu hút đầu tư phát triển du lịch; lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Ban Tổ chức đã trao tặng giải A, B, C cho các đơn vị đoạt giải ở hai nội dung: “Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa-du lịch đặc trưng, tiêu biểu, ẩm thực truyền thống của các dân tộc” và “Trình diễn các đặc trưng văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu, truyền thống của các dân tộc”. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng Bằng khen cho 20 tập thể vì đã có thành tích trong tổ chức và tham gia Ngày hội.Một tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023.Thông qua Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023, góp phần lan tỏa sắc màu văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho các tập thể vì đã có thành tích trong tổ chức và tham gia Ngày hội.
https://nhandan.vn/lan-toa-sac-mau-van-hoa-truyen-thong-cac-dan-toc-tinh-dak-lak-post783659.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Ngày hội Văn hóa các dân tộc", "tỉnh Đắk Lắk", "đồng bào các dân tộc" ] }
Triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”
NDO -Ngày 11/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030.
Hội nghị đã công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy là Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên; thông qua quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ các thành viên. Đề xuất thành lập tổ tư vấn, tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.Sau khi Ủy ban nhân dântỉnh Hòa Bìnhban hành Đề án bảo tồn, đến nay đã có 10 huyện, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện: Chuẩn bị đầu tư xây dựng khu Bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại huyện Tân Lạc. Bảo tàng tỉnh đã phục chế được 9/74 trống đồng có giá trị tại Bảo tàng tỉnh để bảo quản và phục vụ trưng bày giới thiệu về di sản trống đồng của Hòa Bình. Phối hợp Viện Âm nhạc hoàn thiện bộ Hồ sơ khoa học di sản văn hóa Mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ đệ trình tổ chức UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp…Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030 dựa trên 3 quan điểm.Thứ nhất là coi trọng, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, dưới sự quản lý của chính quyền, nhân dân là chủ thể thực hiện.Thứ hai là phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường phải gắn với xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp, đặc sắc, gắn với xây dựng văn hóa Mường, con người Mường, giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp cho thế hệ trẻ.Thứ ba là coi giá trị văn hóa dân tộc là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển kinh tế do đó phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường phù hợp với thời đại, với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương.Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu thực hiện Đề án phải có ít nhất 4 huyện Mường là Bi, Vang, Thàng, Động (từ các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kim Bôi) thành lập ban chỉ đạo. Khẳng định việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ lâu dài.Các thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các ngành, huyện, thành phố cần xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Việc thành lập Tổ tư vấn lựa chọn các thành viên có chuyên môn sâu, kinh nghiệm ở cả Trung ương và địa phương, nghệ nhân, người có uy tín. Tổ giúp việc nắm vững chuyên môn trong công tác tham mưu thực hiện Đề án. Có cơ chế, chính sách phù hợp đầu tư triển khai thực hiện Đề án.
https://nhandan.vn/trien-khai-thuc-hien-de-an-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-dan-toc-muong-va-nen-van-hoa-hoa-binh-post813796.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Hòa Bình", "Dân tộc Mường", "Đề án bảo tồn văn hóa", "Văn hóa Hòa Bình", "văn hóa dân tộc Mường" ] }
“Công viên kỷ Jura” phần 4 khởi động, hứa hẹn một “kỷ nguyên Jura mới”
NDO -Phần mới nhất của loạt phim khủng long ăn khách “Công viên kỷ Jura” sắp tới sẽ được quay tại Thái Lan, Malta và Anh. Tại Thái Lan, cơ quan chức năng yêu cầu trước các nhà làm phim tránh làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên trong quá trình quay.
Nhà sản xuất phim cho biết, bộ phim của hãng Universal Pictures sẽ được thực hiện cả ở trong trường quay và ngoại cảnh. Phim do đạo diễn Gareth Edwards thực hiện, Steven Spielberg, Frank Marshall và Patrick Crowley là nhà sản xuất, có sự tham gia của ngôi sao Scarlett Johansson cùng các diễn viên Jonathan Bailey, Manuel Garcia-Rulfo, Mahershala Ali, Rupert Friend, Luna Blaise và David Iacono.Loạt phim “Công viên kỷ Jura” được khởi đầu từ năm 1993, do đạo diễn Steven Spielberg thực hiện, và sau đó tiếp tục ra mắt hai phần tiếp theo vào các năm 1997 và 2001. Phim dựa trên nguyên tác là tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Michael Crichton, và cũng do Michael Crichton và David Koepp viết kịch bản. Đây cũng là khởi nguồn cho bộ 3 phim “Jurassic World” ra mắt năm 2015 và phần mới nhất công chiếu năm 2018.Phần 4 của bộ phim do David Koepp viết kịch bản, được quảng cáo là một tác phẩm hoàn toàn mới mẻ, mở đầu kỷ nguyên Jura mới, theo chân 3 người lớn và 3 thiếu niên trong chuyến mắc kẹt trên hòn đảo”. Bộ phim mới cũng được dán nhãn “Thế giới khủng long 4” và “Thành phố kỷ Jura”.Bộ trưởng Du lịch Thái Lan Jaturon Phakdeewanit đã xác nhận bộ phim dự kiến sẽ được ghi hình tại Thái Lan trong khoảng hơn 1 tháng, tại các địa điểm Bangkok, Trang, Phang Nga, Phuket và Chiang Mai. Trong đó, thác Huai To, nằm trong Công viên quốc gia Khao Phanom Bencha là nơi đoàn làm phim dự kiến sẽ quay khoảng 1 tuần.Bộ trưởng Jaturon Phakdeewanit cũng cho biết, việc Thái Lan trở thành bối cảnh của bộ phim dự kiến sẽ mang lại khoản lợi nhuận khoảng 650 triệu bath (tương đương với khoảng 18 triệu USD) cho nền kinh tế nước này, thông qua các dịch vụ cho thuê thiết bị, cư trú, cho thuê địa điểm, phương tiện đi lại và dịch vụ vận chuyển. Bộ trưởng cho biết, ông hy vọng hãng phim sẽ được giảm khoảng 20% chi phí sản xuất theo chính sách của chính phủ Thái Lan cho các đoàn phim quốc tế khi chi trả hơn 100 triệu bath (2,75 triệu USD) ở đất nước này.Hiện vẫn chưa rõ các diễn viên nào sẽ có mặt tại Thái Lan.Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Phatcharavat Wongsuwan cho biết, Thái Lan rất vinh hạnh được chọn là bối cảnh cho bộ phim. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo quá trình quay phim cần tránh những tác động đến môi trường. “Đoàn làm phim được yêu cầu tuân thủ chặt chẽ các quy định và luật liên quan, đồng thời không được làm gì tổn hại đến môi trường và nguồn tài nguyên” - Bộ trưởng Phatcharavat Wongsuwan tuyên bố trên trang Facebook của Bộ.Cảnh trong phim "The Beach". (Ảnh: Internet)Cách đây 25 năm, miền nam Thái Lan từng được chọn làm bối cảnh cho bộ phim “The Beach” của đạo diễn Danny Boyle, với sự tham gia của ngôi saoLeonardo DiCaprio. Bộ phim này sau khi công chiếu đã thu hút một số lượng khách du lịch đông đảo đến với hòn đảo Phi Phi, dẫn đến việc vịnh Maya phải đóng cửa trong nhiều năm để các đảo và bãi biển hồi phục lại.Quá trình quay phim tại Malta của đoàn làm phim do Latina Productions và Malta Film Studios hỗ trợ, được lên kế hoạch vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 9. Bộ phim do Kennedy/Marshall, Amblin Entertainment và Universal Pictures sản xuất, dự kiến phát hành vào ngày 2/7/2025.
https://nhandan.vn/cong-vien-ky-jura-phan-4-khoi-dong-hua-hen-mot-ky-nguyen-jura-moi-post814690.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Công viên kỷ Jura", "bối cảnh quay phim", "phát triển du lịch từ điện ảnh", "Universal Pictures" ] }
Ngày thơ Việt Nam: Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ
NDO -Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ là chủ đề tọa đàm văn học được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sáng ngày 24/2 (tức rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn) trong khuôn khổ chuỗi sự kiệnNgày thơViệt Nam lần thứ 22 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Tọa đàm có sự tham dự của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, đoàn đại biểu nhà thơ Hàn Quốc, cùng đông đảo các nhà phê bình văn học, các nhà văn, nhà thơ và công chúng yêu thơ khắp mọi miền đất nước.Đồng chủ trì tọa đàm là các nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học: Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Trần Anh Thái, Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình (Hội Nhà văn Việt Nam).Một tác phẩm cần sự thăng hoa về cảm xúc, hoàn hảo về cấu trúc, ngữ nghĩa, thi ảnh và cả sự may mắn.Tọa đàm có 12 tham luận của các nhà thơ, nhà phê bình văn học xoay quanh chủ đề nhằm phân tích, đánh giá về bản lĩnh và bản sắc của nhà thơ các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, nhà thơ Nguyễn Bình Phương chia sẻ: Kiến tạo văn học hiển nhiên là các nhà thơ. Nhắc đến thơ ca là nhắc đến diện mạo tâm hồn thể hiện qua toàn bộ hệ thống tác phẩm. Ở đó, có những nét riêng biệt giá trị gọi là bản sắc. Bản sắc không có sẵn, không hình thành trong chốc lát mà cả một quá trình. Một tác phẩm cần sự thăng hoa về cảm xúc, hoàn hảo về cấu trúc, ngữ nghĩa, thi ảnh và cả sự may mắn. Hình thành kỳ khu thế thì hình thành một nhà thơ càng không đơn giản. Đó phải là một chặng đường gian truân, khởi đầu từ bản lĩnh, để từ đó có thể đi tới cái kết là bản sắc.Dù vậy, không phải cứ có bản lĩnh là có bản sắc. Nhiều người thừa bản lĩnh mà không kiến tạo được bản sắc. Như vậy, chứng tỏ điểm cuốn hút đến mê dụ của thơ ca chính là sự nghiệt ngã. Muốn chinh phục, người viết phải biết mình, từ đó tự tin để dẫn tới can đảm. Nhiều can đảm có thể tạo ra bản lĩnh...Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Bình Phương phát biểu đề dẫn.“Bản lĩnh là khả năng biết khước từ cái cũ, cái mòn mỏi, cái không còn phù hợp với mình và khả năng biết chấp nhận cái khác. Trường tiếp thụ mở rộng thì trường sáng tác sẽ mở rộng. Con đường này phù hợp với người sáng tác chuyên nghiệp. Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng là phục vụ cho con người với trách nhiệm, nghĩa vụ, sứ mệnh riêng vì chân lý, vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của con người. Nhà thơ có thể là người đầu tiên đưa ra tính “tiên báo” và “cảnh báo” cho đời sống, đạt được như thế thì thật giá trị, nhưng đôi khi cũng thật mạo hiểm bởi có thể họ bị đẩy vào thế chênh vênh. Lịch sử thơ ca thế giới và Việt Nam không ít những ví dụ như thế”, nhà thơ Nguyễn Bình Phương nhấn mạnh.Nhà thơ Nguyễn Kiến Thọ (Thái Nguyên) trong tham luận về thơ dân tộc thiểu số đã chỉ ra sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu của các tác giả trong khoảng 20 năm trở lại đây. Nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số đã định vị được tên tuổi của mình trong sự mến mộ của người đọc, tiêu biểu như: Y Phương (dân tộc Tày), Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy), Mã A Lềnh (dân tộc Mông), Triệu Kim Văn (dân tộc Dao), Lò Cao Nhum (dân tộc Thái), Pờ Sảo Mìn (dân tộc Pa Dí)...Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu là vô vàn nỗi lo cho hành trình đến tương lai của các nhà thơ, liên quan đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Có thể điểm danh một số nguy cơ hàng đầu: Đội ngũ không còn nhiều người thông thạo tiếng mẹ đẻ, càng ít người sáng tác được bằng song ngữ; chất dân tộc miền núi ngày càng mờ đi; những nét bản sắc văn hóa của các tộc người thiểu số như phong tục tập quán, đời sống tinh thần, tâm linh... ngày càng nhạt.Đông đảo các nhà thơ, nhà phê bình văn học và công chúng tham dự tọa đàm.Về bản lĩnh trongsáng tạo thơ ca, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng (Báo Nhân Dân) cho rằng có thể nhìn nhận hai khái niệm này ở trạng thái động. Nghĩa là không thể có bản lĩnh hay cá tính ngay từ ban đầu mà phải qua quá trình học hỏi, thử sức, rèn luyện, tìm đường, đối thoại, đối diện với những thành quả thơ ca đã có, những tác giả thành công đi trước.Một chặng đường gian truân mà nhiều khi, bản lĩnh, cá tính nhà thơ còn được bồi đắp thêm trong những cuộc đối mặt với sự nghi ngờ, chê cười, xem thường, tẩy chay, lạnh lùng…Đặc biệt trong bối cảnh mà những sự viết buông thả, dễ dãi, nhàn nhạt hay mòn sáo trong cách kể, tả, liên tưởng có xu hướng lạm phát, tràn lan, thì những vẻ lấp lánh và nỗ lực đổi mới cũng dễ bị vây bủa, ghì nén, chìm lấp. Chính bởi thế, những cá tính sáng tạo, những giá trị của nhiều sự nghiệp đã thành danh, những gương mặt đang tiếp tục vượt lên, càng cần được chú trọng...Thực tế sáng tác và thẩm bình những năm qua, người làm nghề chứng kiến không ít trường hợp từng đột khởi, vụt sáng một chặng đường. Nhưng trên tiến trình đi tìm rõ nét hơn khuôn mặt mình, thì lại dần thỏa hiệp với trạng thái đam mê, bay bổng và những lấp lánh ban đầu mà mình đã có được.Cũng như mối quan tâm đối với sự cách tân, đổi mới, biến đổi chính bản thân mình dần lại trở nên thứ yếu so với việc quan trọng nhất lúc này là giành giữ ngôi vị, so bì hơn kém, chiếm lĩnh giải thưởng, danh hiệu, tận dụng báo chí và xúc tiến truyền thông cho tên tuổi bản thân… Những điều đó vô hình chung khiến cho thi ca hồn nhiên, hưng phấn và góc cạnh dần chững lại, đều đều, bình bình và lâu dần trở nên mòn mỏi, quen thuộc trong những sáng tác mới.Nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) nhận định: Thơ là tự sự của tâm hồn. Hãy tự do tự tin tự chủ viết câu chuyện của tâm hồn mình theo cách của mình. Bản lĩnh thơ là đây mà bản sắc thơ cũng là đây. Tuy nhiên, cả bản lĩnh và bản sắc đều phải luôn được cài đặt ở chế độ động và mở, tức là nói không với cứng nhắc và bảo thủ. Bản lĩnh còn là biết tự xoá tẩy mình để làm mới mình, tức kiến tạo một phiên bản mới, một bản sắc mới. Bản lĩnh còn là biết độ lượng với chính mình, bởi cuộc thơ thì vô cùng, người thơ thì thường khi lực bất tòng tâm. Và bản lĩnh còn là vừa biết tận tâm tận lực với thơ, vừa biết xem thơ chỉ là một nghề chơi, dẫu lắm công phu (Lê Đạt gọi nhà thơ là “phu chữ”) thì nghề chơi này cũng vô tăm tích, giữa lễ hội của vô nghĩa.Lý Hữu Lương - nhà thơ người Dao cũng là một người lính cho rằng nhà thơ chân chính đều có tinh thần tâm linh. Quá trình sáng tác là nhận thức về không gian bên trong bằng những tưởng tượng trải nghiệm của “cái tôi sâu thẳm” đầy lý tính nhằm khám phá ra cách thể hiện cá tính riêng của mình. Việc khôi phục, chuyển hoá diễn tả bằng từ ngữ thơ để diễn đạt tinh thần, tư duy trong không gian, thời gian đó ở điều kiện hiện tại sẽ tạo thành bản sắc. Thật ra, đó là một quá trình hết sức khó khăn với người sáng tác.
https://nhandan.vn/ngay-tho-viet-nam-tu-ban-linh-den-ban-sac-nha-tho-post797369.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Ngày thơ Việt Nam", "Ngày thơ", "Hội Nhà văn Việt Nam", "Nhà thơ", "Bản lĩnh", "Bản sắc" ] }
Lắng đọng chương trình nghệ thuật Tây Ninh - Khúc hát tự hào
NDO -Tối 30/3, chương trình nghệ thuật "Tây Ninh - Khúc hát tự hào" đã chính thức diễn ra tại Quảng trường Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen. Chương trình do Báo Nhân Dân và tỉnh Tây Ninh phối hợp tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh.Cùng dự có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và đại diện các nhà tài trợ...Các đại biểu tham dự chương trình Tây Ninh - Khúc hát tự hào.TỰ HÀO MỘT DẢI BIÊN CƯƠNGPhát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân tổ chức một chương trình nghệ thuật ý nghĩa tại miền nam thân yêu.Nhắc lại lịch sử cách mạng hào hùng của mảnh đất "đi trước về sau", đồng chí đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội mà Tây Ninh đã đạt được trong thời gian qua.Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2015,GRDP của Tây Ninhtăng bình quân hằng năm 10,5%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Quan hệ hợp tác đối ngoại được duy trì thường xuyên và có hiệu quả; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới.Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình.Sang giai đoạn 2016-2020, GRDP của tỉnh đạt 7,2%, cao hơn mức của cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.135 USD, cao gấp 1,5 lần so năm 2015. Từ một tỉnh thuần nông, Tây Ninh đã tăng trưởng công nghiệp khá, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về điện mặt trời.Đến 2020, toàn tỉnh có 350 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 7,8 tỷ USD. Diện mạo từ thành thị đến nông thôn khang trang, sạch đẹp hơn trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.Từ một tỉnh thuần nông, Tây Ninh đã tăng trưởng công nghiệp khá, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về điện mặt trời. Đến 2020, toàn tỉnh có 350 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 7,8 tỷ USD. Diện mạo từ thành thị đến nông thôn khang trang, sạch đẹp hơn trước.Đồng chí Lê Quốc MinhSau nửa nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Tây Ninh đã đạt nhiều thành quả quan trọng về kinh tế-xã hội, đúng như Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đề ra. Đặc biệt, hệ thống thương mại phát triển nhanh và rộng khắp. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng bình quân 9,8%/năm, trong đó, ngành bán lẻ chiếm tỷ trọng bình quân trên 80%. Công tác phân giới, cắm mốc đạt kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành 84% khối lượng công tác phân giới, cắm mốc toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia.Các đồng chí Trần Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân tặng hoa cho đại diện các nhà tài trợ: Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Thaco Trường Hải, Ngân hàng Eximbank."Từ vùng đất khó khăn và liên tục chịu đựng chiến tranh, bằng nghị lực đôi tay và khối óc của mình, Đảng bộ và chính quyền, quân dân Tây Ninh đã đưa địa phương thành điểm đến ấn tượng được nhiều người yêu thích, với nhiều di tích lịch sử văn hóa như Căn cứ Trung ương Cục miền nam, Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam, Căn cứ Ban An ninh Trung ương cục miền nam, Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam, Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền nam, Đài phát thanh Giải phóng, Hãng phim Giải phóng, Nhà in Trần Phú, Thông tấn xã Giải phóng, nhiều danh lam thắng cảnh, các khu du lịch sinh thái như Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, núi Bà Đen, chùa Linh Sơn Tiên Thạch, chùa Gò Kén, Hồ Dầu Tiếng...", đồng chí nhấn mạnh.Đồng chí khẳng định, chương trình nghệ thuật chính luậnTây Ninh - Khúc hát tự hàodo Báo Nhân Dân và Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức nhằm kể lại lịch sử bi tráng nhưng rất đỗi hào hùng; những khó khăn thách thức cũng như sức bật vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và quân dân Tây Ninh trong giai đoạn mới.XÚC ĐỘNG, LẮNG ĐỌNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT TÂY NINH - KHÚC HÁT TỰ HÀOChương trình nghệ thuật mở đầu với chương 1Tây Ninh chiến khu lịch sử, nhằm tái hiện lại quá khứ "gian lao mà anh dũng" của mảnh đất "đi trước về sau".Trong suốt hành trình đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, Tây Ninh là địa bàn có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp trên vùng Bắc Tây Ninh, Xứ ủy và Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Đông Nam Bộ được thành lập và mở rộng trên vùng đất Tân Biên - Tân Châu ngày nay.Các nghệ sĩ biểu diễn tác phẩm "Xuân chiến khu", mở màn chương đầu tiên của chương trình.Suốt 21 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tây Ninh là căn cứ địa kháng chiến đầu não của cách mạng miền nam, nơi trú đóng của Trung ương Cục miền nam, Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam...Lịch sử đã hai lần chọn Tây Ninh làm căn cứ địa cách mạng. Sự lựa chọn ấy hoàn toàn có cơ sở đúng đắn dựa trên thế đất, lòng dân, hội đủ các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Để rồi, Căn cứ địa Trung ương Cục miền nam ở chiến khu Bắc Tây Ninh, cơ quan đầu não của cách mạng miền nam mãi mãi là biểu tượng chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện giá trị tinh hoa về tư tưởng “thà hy sinh tất cả, chứ nhất quyết không chịu làm nô lệ”.Là nơi chia tay những cán bộ cách mạng trung kiên ra miền bắc tập kết, cũng là nơi đón những người con anh dũng của mình về lại căn cứ địa, mảnh đất Tây Ninh còn là biểu tượng của sự hy sinh và chở che đối với những chiến sĩ cách mạng suốt đời tận hiến cho Tổ quốc và nhân dân.Nghệ sĩ Ưu tú Thiên Hoa biểu diễn ca khúc Bông huệ đỏ.Đặc biệt, sau năm 1975, vết thương chiến tranh chưa kịp hàn gắn, Tây Ninh lại bước vào cuộc chiến chống Pol Pot, bảo vệ chủ quyền biên giới Tây Nam của Tổ quốc, một cuộc chiến không kém phần khó khăn, gian khổ và hy sinh. Thế nhưng, quê hương Tây Ninh trung dũng, quân dân Tây Ninh kiên cường đã vượt lên tất cả, đạp bằng mọi khó khăn để giữ đất quê hương.Bước qua chiến tranh, để đi tới hôm nay, có những thời điểm khó khăn đến mức tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng với truyền thống bất khuất, trung dũng, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, với sự năng động, sáng tạo và bề dày văn hóa sẵn có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tây Ninh đã đoàn kết một lòng viết nên trang sử mới của miền đất Đông Nam Bộ anh dũng, kiên cường.Chương 1 gồm những ca khúc ca ngợi lịch sử hào hùng của mảnh đất Tây Ninh, ghi nhớ công ơn những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho hòa bình và tự do cho dân tộc. Các tác phẩmXuân chiến khu, Vàm Cỏ Đông, Bông huệ đỏ, Tự nguyện... đưa khán giả như được sống lại không khí cách mạng sôi nổi, đầy tự hào.Ca sĩ Đức Tuấn với ca khúc Vàm Cỏ Đông.Trong chương 2“Rạng rỡ Tây Ninh”, khán giả được nghe câu chuyện kể về vùng đất Tây Ninh nghĩa tình, năng động, đầy khát vọng phát triển hôm nay. Mở đầu bằng màn dân vũ được thể hiện bởi hơn 100 nghệ nhân, nghệ sĩ và những người dân, chương 2 ngay lập tức mở ra bối cảnh về một Tây Ninh giàu truyền thống văn hóa-lịch sử với những nét đặc trưng nhất các dân tộc Tây Ninh như múa trống Chhay dăm, biểu diễn đàn cò, đàn kim...Những nhạc phẩm:Về giữa đồi vàng(ca sĩ Đức Tuấn và vũ đoàn Phương Việt trình diễn),Ai về Tây Ninh(ca sĩ Như Ý),Đôi mắt Tây Ninh(ca sĩ Phúc Bồ và vũ đoàn Phương Việt),Nam quốc sơn hà(ca sĩ Erik cùng vũ đoàn Erik),Tôi là một ngôi sao,Việt Nam ơi(Noo Phước Thịnh) đã để lại dư âm đặc biệt trong lòng khán, thính giả.Màn biểu diễn dân vũ của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.Đặc biệt, xuyên suốt 2 chương, công nghệ trình chiếu Mapping 3D được sử dụng, góp phần tái hiện những khoảnh khắc lịch sử dưới chân núi Bà Đen hùng vĩ. Những điểm đến nổi tiếng tại Tây Ninh như núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh được tái hiện sống động. Sự kết hợp ngẫu hứng và sáng tạo giữa các lớp trầm tích văn hóa truyền thống với công nghệ hiện đại, tạo nên các hiệu ứng thị giác mới lạ và choáng ngợp là điểm nhấn độc đáo của chương trình.Cảm xúc của tất cả vỡ òa khi màn bắn pháo hoa tầm cao được thực hiện. Trên nền trời Tây Ninh, ánh sáng của pháo hoa như đại diện cho hy vọng, niềm tin về một Tây Ninh anh dũng trong quá khứ, năng động, sáng tạo và không ngừng phát triển trong tương lai.Ca sĩ Noo Phước Thịnh "đốt cháy" sân khấu Tây Ninh.Ảnh: Thành ĐạtẢnh: Thành ĐạtMàn bắn pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút mang lại những cảm xúc đặc biệt cho khán giả và người dân Tây Ninh.Tại chương trình, Ban tổ chức đã trao 10 căn nhà đại đoàn kết gửi tới người dân Tây Ninh; và trao đồ dùng học tập và quà trị giá 500 triệu đồng tặng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Bé (huyện Gò Dầu, Tây Ninh).Ảnh: Thành Đạt
https://nhandan.vn/lang-dong-chuong-trinh-nghe-thuat-tay-ninh-khuc-hat-tu-hao-post802363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Tây Ninh khúc hát tự hào", "Báo Nhân Dân", "Tỉnh Tây Ninh" ] }
Sống lại tuổi thơ với dự án nhạc kịch “Disney 101 in Hanoi: The Ultimate Showdown”
NDO -Sau hai đêm diễn thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 1 vừa qua, vào ngày 8 và 9/3 dự án nhạc kịch Disney 101: The Ultimate Showdown thực hiện bởi Impact Theatre Saigon (ITS) sẽ được mang đến cho 1.500 khán giả tại thủ đô Hà Nội.
Đây là một sự kiện dành cho tất cả những fan cứng đã theo dõi hành trình 101 năm đầy nhiệm màu của Disney, cũng là một “lớp học 101” cho những ai muốn tìm hiểu vì sao cái tên Disney lại có tầm ảnh hưởng và sức hút mãnh liệt đến vậy.Impact Theatre Saigon là một tập hợp các nghệ sĩnhạc kịch Việt Namchuyên nghiệp và đầy đam mê, với nhiều kinh nghiệm trình diễn nhạc kịch trong và ngoài nước. Trong gần một năm thành lập từ tháng 5/2023, ITS đã thực hiện và cộng tác trong hơn 23 dự án trình diễn-giáo dục-kết nối cộng đồng, thành công giới thiệu nhạc kịch tới hơn 10.000 khán giả tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,...Để tiếp nối chuỗi chương trình trình diễn nghệ thuật nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn và sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả, ITS đã quay trở lại vào tháng Một vừa qua với dự án Disney 101: The Ultimate Showdown đầy màu sắc tại Sân khấu Nghệ thuật Thiên Đăng.Bên cạnh những bản phối mới của các tác phẩm Disney nổi tiếng và quen thuộc; sự đầu tư chỉn chu từ âm thanh, ánh sáng, cách biên tập chương trình mới lạ độc đáo, khán giả còn được chiêu đãi một bữa tiệc Disney đúng nghĩa với những phần trò chơi tương tác khán giả, đặc biệt có những khán giả đã đến chương trình trong những bộ trang phục của những nhân vật Disney gắn liền với tuổi thơ.Trong lần quay trở lại Hà Nội này, Impact Theatre Saigon sẽ giữ nguyên format của hai đêm diễn thành công tạiThành phố Hồ Chí Minh. Như một gameshow đậm chất nhạc kịch, với phần đối đầu giữa hai đội Disney Classics (những bộ phim Disney kinh điển như The Little Mermaid, The Lion King, Frozen…) và Disney Channel (những bộ phim đến từ Kênh truyền hình Disney như Hannah Montana, High School Musical, Phineas and Ferb…). Qua những vòng thi đấu kịch tính, các nghệ sĩ tái hiện trên sân khấu các nhân vật và bài hát Disney mang tính biểu tượng trong lòng khán giả, tạo nên một không khí hào hứng, gay cấn, mang tới một trải nghiệm lôi cuốn cho người xem.Phần trình diễn ca hát-vũ đạo-diễn xuất nhạc kịch của dàn diễn viên và các nhạc công, với con số lên đến 28 nghệ sĩ đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Singapore. Trong đó bao gồm những nghệ sĩ có hoạt động nổi bật trong lĩnh vực nhạc kịch trong và ngoài nước như Jay - Thiện Nguyễn, Timmy, Thảo Ngọc, Tony Tống, Sevinch Orujova, Linh An, và sự dẫn dắt tài tình của Host Uy Lê (Sài Gòn Tếu),...Ngoài ra, vở diễn còn có các trò chơi tương tác khán giả vui nhộn như phần bình chọn cho các phần thi, phần đố vui Disney Trivia hay cuộc thi hoá trang với các khán giả là fan cứng Disney,...Bên cạnh đó, phần giao lưu và phần đọc những chia sẻ (confession) cũng để lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ và xúc động với những tâm tư, câu chuyện và kỷ niệm tuổi thơ lớn lên cùng Disney của khán giả.Đến với Disney 101, khán giả rất đa dạng độ tuổi. Từ những người trẻ yêu mến Disney, các cặp đôi, các nhóm bạn, các gia đình, từ người lớn đến các bạn nhỏ. Nhưng đến độ giữa chương trình, tất cả khán giả đều không nhận ra mình đều đã biến thành những đứa trẻ từ lúc nào. Tất cả đều hào hứng, hát, nhún nhảy, khóc, cười theo những nhân vật và những kỷ niệm ấu thơ đầy màu sắc.Disney 101: The Ultimate Showdown hứa hẹn sẽ là một tấm vé quay trở về tuổi thơ thật thỏa mãn các giác quan và tràn ngập cảm xúc cho 1.500 khán giả tại Hà Nội, cho tất cả mọi người, từ trẻ em đến những đứa trẻ ‘không chịu lớn'.
https://nhandan.vn/song-lai-tuoi-tho-voi-du-an-nhac-kich-disney-101-in-hanoi-the-ultimate-showdown-post799084.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "Nhạc kịch", "The Little Mermaid", "Disney 101: The Ultimate Showdown" ] }
Khai mạc lễ hội và khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đền Núi Sưa
NDO -Ngày 28/2 (tức 19 tháng Giêng âm lịch), tại di tích lịch sử- nghệ thuật đền Núi Sưa, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình tổ chức khai mạc Lễ hội đền Núi Sưa kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế và khánh thành công trình tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa.
Đền Núi Sưa toạ lạc trên đỉnh núi Sưa thuộc khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long của vùng đất “Thập Tam trại”, nay thuộc công viên Bách Thảo, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền thờ Đức Thánh - Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế, vị thần có công trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc thời vua Lý Thánh Tông.Khi ấy, quân xâm lược quấy nhiễu biên cương phía nam, vua Lý Thánh Tông mộng thấy thần phù trợ đánh dẹp giặc và quả nhiên trận ấy quân ta đại thắng. Trở về, nhà vua cho xây lại miếu trên núi Sưa, phong cho thần là Huyền Thiên Hắc Đế Thượng đẳng phúc thần.Đền Núi Sưa đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật vào năm 2015 và giao quận Ba Đình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.Lễ hộidiễn ra với các nghi thức trang nghiêm, thành kính, có rước lễ vật lên đền và khóa lễ cúng Phật cầu Quốc Thái dân an tại Chùa Một Cột gần đó cùng nghi thức cung nghinh, rước Đức Thánh tuần du bản lý và dâng hương Đức Thánh với sự tham gia của hơn 120 phật tử và dân cư trên địa bàn phường Ngọc Hà, trước đây là ba làng cổ Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hà. Phần Hội có Hội thi bày mâm lễ đẹp, biểu diễn văn nghệ của nhân dân trong phường Ngọc Hà…Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến phát biểu khai mạc lễ hội.Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế nhằm góp phần giáo dục truyền thống lịch sử và niềm tự hào về vùng đất nghìn năm văn hiến, đưa di tích lịch sử văn hóa đền Núi Sưa trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tham quan của nhân dân và khách du lịch.Cũng trong chương trình, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đền Núi Sưa đã được triển khai trong hơn hai năm qua. Dự án được thực hiện với nguồn vốn ngân sách và huy động xã hội hóa, có tổng mức đầu tư 26,4 tỷ đồng. Quy mô đầu tư dự án bao gồm: tu bổ tôn tạo đền chính, nghi môn, bình phong; xây mới nhà Tả vu; nhà Hữu vu, Phương đình, nhà Thủ từ; am hóa sớ… với nguyên tắc tôn trọng và giữ nguyên các yếu tố di tích gốc, không gian cảnh quan kiến trúc.Cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đền Núi Sưa
https://nhandan.vn/khai-mac-le-hoi-va-khanh-thanh-cong-trinh-tu-bo-ton-tao-den-nui-sua-post797981.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "đền Núi Sưa", "lễ hội xuân" ] }
Triển lãm, hòa nhạc và chiếu phim nhân kỷ niệm Ngày sinh Đại thi hào A.S. Pushkin
NDO -Theo thông tin từ Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (Cơ quan Hợp tác Rossotrudnichestvo tại Việt Nam), từ ngày 4 đến 11/6, Trung tâm tổ chức chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 225 năm Ngày sinh Đại thi hào A.S. Pushkin.
Chương trình gồm: triển lãm tranh, các buổi chiếu phim, lễ dâng hoa tại tượng đài Pushkin, chương trình hòa nhạc, hội nghị Bàn tròn, seminar, giờ học mở nhằm giúp các em học sinh, sinh viên Việt Nam cũng như những người yêu nước Nga và văn hóa Nga hiểu rõ hơn về văn học, nghệ thuật Nga…Triển lãm ảnh “Cuộc đời và số phận của Alexander Pushkin” (từ bộ sưu tập của V. Belikov) bắt đầu từ ngày 4/6, mở cửa tự do cho công chúng tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (501 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).Hai bộ phim được trình chiếu trong Tuần lễ kỷ niệm 225 năm Ngày sinh Đại thi hào A.S. Pushkin là “Người cai ngục” của đạo diễn S. Solovyova (chiếu ngày 4/6) và “Bão tuyết” chiếu ngày 8/6.Ngày 7/6, diễn ra Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tếTiếng Nga“Ngày của Nhà Nga ngữ học tại Khoa học và Văn hóa Nga” và Hội nghị Bàn tròn “Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên “Chúng ta nên lựa chọn thế nào?”, làm quen với hệ thống trắc nghiệm tâm lý - sư phạm của thanh thiếu niên Đại học Sư phạm Tâm lý Quốc gia Matxcơva (tại tầng 4, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga). Hội nghị có sự tham dự của Đại học Sư phạm Tâm lý Quốc gia Matxcơva.Ngoài ra, còn có chương trình hòa nhạc nhân kỷ niệm Ngày sinh A.S. Pushkin do Ban nhạc Bạch dương biểu diễn, lễ dâng hoa tạiTượng đàiA.S. Pushkin tại Công viên Hòa Bình (đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), chương trình ca nhạc và lễ ra mắt tuyển tập các tác phẩm của A.S. Pushkin dịch sang tiếng Việt.
https://nhandan.vn/trien-lam-hoa-nhac-va-chieu-phim-nhan-ky-niem-ngay-sinh-dai-thi-hao-as-pushkin-post813125.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:40", "tags": [ "kỷ niệm Ngày Quốc tế Tiếng Nga", "Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội", "Đại thi hào Pushkin", "văn hóa Nga" ] }
Căng và Đồn Nghĩa Lộ, một di tích lịch sử văn hóa
NDO -Khu di tích lịch sử văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ, tỉnhYên Bái, nơi đã từng diễn ra cuộc bạo động phá Căng của các chiến sĩ cộng sản chốn lao tù ngày 17/3/1945, nơi ghi nhận chiến công của quân và dân ta trong trận đánh Phân khu quân sự Nghĩa Lộ của thực dân Pháp năm 1952, mở đường tiến vàochiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn Tây Bắc.
Từ “Căng” tiếng Pháp có nghĩa là “tập trung tù chính trị”. Vào thời điểm năm 1944, phong trào cách mạng vùng căn cứ địa Việt Bắc dâng cao. Các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong nhà tù đế quốc luôn tìm cách vượt ngục ra ngoài hoạt động.Trước tình hình đó, chính quyền thực dân có ý định chuyển số tù chính trị ở Căng Bá Vân (Thái Nguyên) đi nơi khác. Vì vậy, đầu tháng 2/1944 thực dân Pháp xây dựng kiên cố lại nơi giam tù ở đồi Pú Chạng (Nghĩa Lộ) thành “Căng”. Căng xây vững chắc gồm 3 dãy nhà dài, 2 dãy để giam tù chính trị nam, 1 dãy để giam các chiến sĩ nữ. Ba dãy nhà đó bị vây chặn bằng 3 lớp rào bằng cây tre, nứa cắm chéo nhau, có hàng rào sâu bao quanh, dưới hào có cắm chông. Bên ngoài là trạm gác lính khố xanh, vũ khí luôn sẵn sàng, do đích thân đồn trưởng người Pháp là Xi-vê (Civet) chỉ huy. Trung đội lính khố xanh này còn có viên Quản Nhượng, Đội Mai, Cai Trúc cai quản.Đầu năm 1945, gần 100 chiến sĩ cộng sản bị thực dân Pháp xiềng xích, giải từ Căng Bá Vân (Thái Nguyên) về Căng Nghĩa Lộ, nói là đi “an trí" thực chất là chuyển đi giam cầm, đầy ải rất dã man ở nơi xa xôi, hẻo lánh Nghĩa Lộ. Trong thời gian ngắn, nhiều đảng viên cộng sản bị tra tấn, đánh đập, có bệnh tật không được cứu chữa…Đồn Nghĩa Lộ được xây bằng gạch nung, có hệ thống hào sâu. (Ảnh: THANH SƠN)Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái, thời kỳ này dù trong ngục tù, bị địch kiểm soát chặt chẽ, nhưng các tù chính trị vẫn thành lập Chi bộ Đảng trong Căng, thành lập Ban lãnh đạo tối cao (gọi là Ủy ban nhà tù) gồm: Phạm Quang Thẩm, Nguyễn Sỹ Nghiêm, Nguyễn Văn Đối (sau này lấy tên hoạt động là Vương Thừa Vũ, là trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam), Trần Huy Liệu, Trần Đức Sắc. Ngoài ra, Căng còn có Ban tuyên truyền, ấn loát, Ban địch vận-binh lương, Ban tham mưu, Ban y tế… Các tù chính trị chọn các chiến sĩ trẻ, khỏe thành lập trung đội thường trực. Chi bộ ra một tờ báo lấy tên “Đường nghĩa” do đồng chí Trần Huy Liệu phụ trách.Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp. Lính Pháp bại trận lũ lượt kéo nhau từ Yên Bái qua Nghĩa Lộ, đi Gia Hội, Tú Lệ tìm đường sang Vân Nam, Trung Quốc. Nắm lấy thời cơ, Ủy ban nhà tù quyết định đấu tranh vũ trang, kết hợp với binh lính người Việt đã được giác ngộ thoát khỏi nơi giam cầm, trở về hoạt động.Chi bộ nhà tù đã họp bàn, nhất trí lấy đêm 15/3/1945 tổ chức phá Căng. Theo kế hoạch cai Sinh, đã được các chiến sĩ cách mạng giác ngộ, chờ cho đội Quản Nhượng ngủ, sẽ khóa cửa, nhốt lại. Cai Sinh cùng binh sĩ nội ứng sẽ mở cửa Căng cho anh em ra nhận súng, rồi cùng nhau chiếm đồn. Nhưng đến đêm hẹn, cai Sinh bị điều đi công cán vắng. Chi bộ quyết định lui đến đêm 18/3/1945 mới khởi sự.Đến chiều ngày 17/3/1945, viên Phó sứ Yên Bái là Pen-li-ê (Penlie) qua Nghĩa Lộ, vào kiểm tra Căng. Khi hắn vào, bất ngờ một tù chính trị ôm lấy, quật ngã. Thấy vậy, Quản Nhượng ra lệnh nổ súng. Tranh thủ lúc hỗn loạn, các chiến sĩ ta phá rào chạy ra ngoài. Nhiều người đã thoát, được nhân dân cưu mang giúp đỡ, trở về được chiến khu Vần tham gia cách mạng. Một số người bị bắt lại, trong đó có đồng chí Nguyễn Phúc (sau này là Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Yên Bái tháng 8/1945).Một số chiến sĩ hy sinh, được ghi trên bia thờ gồm 9 người: Ngô Gia Bảy, 40 tuổi, dân tộc Kinh, quê Phủ Lý, Hà Nam; Nguyễn Doãn Duyệt, 38 tuổi, dân tộc Kinh, quê Hải Dương; Nguyễn Văn Hiếu, 40 tuổi, dân tộc Tày, quê Lạng Sơn; Nguyễn Văn Hưng, 58 tuổi, dân tộc Tày, quê Lạng Sơn; Nguyễn Đăng Kim, 25 tuổi, dân tộc Kinh, quê Vĩnh Phúc; Nhạc sĩ Đinh Nhu, 42 tuổi, dân tộc Kinh, quê Hải Phòng; Nguyễn Văn Phùng, 26 tuổi, dân tộc Tày, quê Lạng Sơn; Phạm Quang Thẩm, 42 tuổi, dân tộc Kinh, quê Vũ Thư, Thái Bình; Phạm Văn Uy, 28 tuổi, dân tộc Kinh, quê Hà Nam.Theo một số nhân chứng, khi khai quật mộ tập thể, đội quy tập thấy 9 bộ xương quấn vào nhau và một bộ xương người nước ngoài. Do không xác định được AND, nên số người hy sinh được quy tập mộ tập thể, riêng bộ xương nước ngoài đã thông qua Đại sứ quán Pháp đưa về nước.Khu mộ tập thể nơi an nghỉ của 9 chiến sĩ cách mạng hy sinh trong lúc vượt Căng Nghĩa Lộ. (Ảnh: THANH SƠN)Tháng 10/1947, Pháp chiếm lại Mường Lò, đóng Sở chỉ huy Phân khu Nghĩa Lộ ở đây. Phân khu quân sự Nghĩa Lộ gồm có: Cứ điểm Pú Chạng (còn gọi là Nghĩa Lộ đồn cao) nằm trên đồi Pú Chạng cao 250 mét án ngữ đầu phố trông xuống Nghĩa Lộ phố có 300 quân, gồm 8 lô cốt, 15 ụ súng, có hầm kiên cố, có 3 đến 4 lớp hàng rào dây thép gai, xen kẽ là bãi mìn dày đặc; Cứ điểm Nghĩa Lộ (còn gọi là Nghĩa Lộ đồn thấp), nằm ở Nghĩa Lộ phố kiểm soát con người trong phố và cánh đồng Mường Lò rộng lớn nối với các vùng đất của huyện Văn Chấn, sân bay Nghĩa Lộ có 500 quân đồn trú.Tháng 9/1951, Đại đoàn 312 phối hợp tỉnh Yên Bái mở chiến dịch Lý Thường Kiệt. Đúng 4 giờ sáng ngày 3/10/1951 đánh vào Nghĩa Lộ, ta và địch đều bị thiệt hại. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở ngay ngã tư gốc đa, ta diệt 2 sĩ quan Pháp và một trung đội địch, bên ta bị hy sinh 23 chiến sĩ.Ngày 14/10/1952, chiến dịch Tây Bắc bắt đầu. Ngay đêm đó, Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) tiến công diệt vị trí Sài Lương, Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) diệt vị trí đồn Ca Vịnh. Địch vội vàng rút khỏi các đồn Thượng Bằng La, Ba Khe hòng cứu nguy cho Nghĩa Lộ.17 giờ 5 phút ngày 17/10, Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) tiến công cứ điểm Pú Chạng, Sở chỉ huy phân khu của địch. Sau hơn 3 giờ chiến đấu quyết liệt quân ta xóa sổ cứ điểm này, diệt và bắt toàn bộ gần 400 tên địch, trong đó có tên trung tá Ti-ri-ông (Tirillon), Chỉ huy trưởng phân khu, thu toàn bộ vũ khí, quân trang quân dụng.3 giờ sáng ngày 18/10, Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) tiến công cứ điểm Nghĩa Lộ phố. Địch điên cuồng chống cự. Sau 3 giờ đồng hồ chiến đấu, ta diệt và bắt toàn bộ khoảng 500 tên địch, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh khác trong đó có 2 khẩu pháo 105mm và hàng nghìn viên đạn.Chỉ trong vòng 10 ngày quân ta giải phóng được một vùng rộng lớn bên tả ngạn sông Đà gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên (Yên Bái), Phù Yên và một phần huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Đến cuối tháng 12/1952 giải phóng phần lớn Tây Bắc (trừ cứ điểm Nà Sản và thị xã Lai Châu), diệt và bắt gọn hơn 6.000 tên địch.Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại khu di tích. (Ảnh: THANH SƠN)Chiến thắng Tây Bắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những giải phóng một vùng chiến lược, phần lớn đồng bào Tây Bắc thoát khỏi ách thống trị của giặc Pháp mà còn xóa bỏ sự uy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc từ phía tây. Âm mưu thâm độc của thực dân Pháp lập “xứ Thái tự trị” nhằm chia rẽ người Thái với người Kinh và người Thái với đồng bào các dân tộc thiểu số khác bị phá sản hoàn toàn, mở cánh cửa thép cho bộ đội ta tiến vào tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc.Tin liên quanChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn MinhĐể tôn vinh chiến thắng Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đã xây dựng cụm tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ trên đồi Pú Chạng (nơi xưa kia là hệ thống đồn bốt thuộc đồn cao Pú Chạng của giặc Pháp). Là một phần trong cụm di tích lịch sử-văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia. Vào ngày 18/10 hằng năm, trở thành ngày truyền thống, ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc của thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.Thắp nến tri ân tại khu mộ tập thể trong quần thể di tích. (Ảnh: THANH SƠN)Em Nguyễn Khánh Ngân, học sinh lớp 6A, Trường tiểu học và trung học cơ sở Lý Tự Trọng, thị xã Nghĩa Lộ, cho hay, nhà trường vào các dịp lễ và ngày kỷ niệm thường tổ chức các buổi ngoại khóa như kết nạp đội viên, đoàn viên mới, tham quan di tích tại di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ, để giáo dục truyền thống cho lớp trẻ.
https://nhandan.vn/cang-va-don-nghia-lo-mot-di-tich-lich-su-van-hoa-post806027.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Yên Bái", "Di tích Căng", "Đồn Nghĩa Lộ", "di tích lịch sử" ] }
Khai mạc Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024
NDO -Tối 11/6, Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2024 đã chính thức khai mạc tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc tổ chức.
Phát biểu khai mạc Liên hoan, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định: Từ lâu, sân khấukịch nóiđã được coi là một trong những loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Trong nhiều năm qua, cùng với sự nỗ lực sáng tạo của đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên kịch nói thuộc các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển của ngành nghệ thuật biểu diễn nói chung và nghệ thuật kịch nói riêng.Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024” nhằm phát hiện, tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật kịch nói; cũng là dịp để các đơn vị nghệ thuật kịch nói bồi dưỡng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên kế cận; mang đến cơ hội để nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật kịch nói phục vụ nhân dân.Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu. (Ảnh: Ban tổ chức)“Bên cạnh đó, Liên hoan còn là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đánh giá đúng thực trạng hoạt động của nghệ thuật kịch nói, kịp thời đưa ra những phương thức hoạt động mới, tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, thúc đẩy nghệ thuật kịch nói phát triển phù hợp thực tế đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trong thời đại mới của nhân dân cả nước”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.Liên hoan Kịch nói toàn quốc-2024quy tụ sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 19 đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp trong và ngoài công lập.Đại diện Ban tổ chức tặng hoa Hội đồng nghệ thuật Liên hoan. (Ảnh: Ban tổ chức)“Cầm cân nảy mực” trong Liên hoan là Hội đồng nghệ thuật gồm: Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng; cùng các thành viên: Nghệ sĩ Nhân dân Minh Hòa - Nguyên Phó giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội; Nghệ sĩ Nhân dân, Nhạc sĩ Trọng Đài; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Hoài Phương; Tiến sĩ, đạo diễn Lê Mạnh Hùng - Nguyên Trưởng khoa Sân khấu (Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội); Nhà viết kịch Chu Thơm; Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Đạt Tăng.Hình ảnh trong vở diễn "Bến nước thời gian" của Nhà hát Tuổi Trẻ. (Ảnh: Ban tổ chức)Ngay sau lễ khai mạc là phần trình diễn mở màn của Nhà hát Tuổi trẻ với vở "Bến nước thời gian".Liên hoan diễn ra đến ngày 26/6, mang tới 23 vở diễn tại Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, hứa hẹn đem đến nhiều trải nghiệm nghệ thuật đặc sắc cho những người yêu sân khấu kịch nói nước nhà.
https://nhandan.vn/khai-mac-lien-hoan-kich-noi-toan-quoc-2024-post813860.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Liên hoan kịch nói toàn quốc", "Bến nước thời gian", "Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc", "kịch nói" ] }
Lung linh sắc màu trong đêm khai hội đền Trần tỉnh Thái Bình
NDO -Một chương trình nghệ thuật bán thực cảnh ấn tượng kéo dài hơn 1 tiếng được hàng trăm nam, nữ diễn viên trình diễn trong đêm khai mạcLễ hội đền Trầntổ chức ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần, thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình).
Dự lễ có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; đại biểu đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dântỉnh Thái Bìnhcùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần.Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nổi trống khai hội.Sau đại dịch Covid-19, đây là lần thứ 2 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức khai mạc Lễ hội đền Trần. Qua mỗi năm, việc đầu tư cho lễ hội quan trọng nhất trong năm ở địa phương ngày càng được quan tâm, chú trọng và từng bước được nâng tầm.Tin liên quanẤn tượng trước giờ khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024Tại buổi lễ, bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo tổ chức Lễ hội đền Trần cho biết, đây là nơi phát tích, dựng nghiệp Vương triều Trần, nơi chứa đựng những dấu ấn lịch sử, gắn chặt với Triều đại nhà Trần, là nơi gia tộc nhà Trần dấy nghiệp, cũng là nơi yên nghỉ của các liệt tổ nhà Trần.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Trần Thị Bích Hằng cho biết, qua nhiều năm Lễ hội đền Trần được tổ chức ngày càng quy mô, thắm đượm bản sắc dân tộc.Lễ hội đền Trần Thái Bình là hoạt động văn hóa tâm linh đầu xuân tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, mang đậm giá trị nhân văn, dấu ấn văn hóa, có ý nghĩa lịch sử lớn lao, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất, con người Thái Bình và vùng đất Long Hưng, Hưng Hà.Sân khấu chính rộng hơn 1.000m2 tái hiện những giai đoạn dựng nước, giữ nước của quân, dân nhà Trần.Vở diễn bán thực cảnh "Hào khí Đông A-Tiếng vọng ngàn năm" với gần 400 nam nữ diễn viên tham gia, kết hợp công nghệ trình chiếu 3D Mapping gây ấn tượng với người xem.Kể từ khi di tích được phục dựng và tôn tạo, Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình đã được khôi phục và duy trì vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm theo đúng định lệ cổ truyền.Năm 2014, Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ hội đền Trần đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tháng 9/2021, quần thể Khu di tích đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tổng thể với diện tích 195,01ha.Các đại biểu dự khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình.Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 22 đến ngày 26/2/2024 (tức ngày 13 đến ngày 17 tháng Giêng).Trong sáng 22/2, đã diễn ra lễ tế mở cửa đền; sau đó là lễ rước nước được tổ chức với quy mô lớn. Trong các ngày tiếp theo sẽ có nhiều hoạt động phong phú, đa sắc màu gắn liền với nét văn hóa truyền thống của nhà Trần.Điểm nhấn chính là tổ chứcthi cỗ cá, đây là một nét văn hóa riêng có tại lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình để nhắc nhớ đến nguồn cội của nhà Trần làm nghề chài lưới.
https://nhandan.vn/lung-linh-sac-mau-trong-dem-khai-hoi-den-tran-tinh-thai-binh-post797227.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Lễ hội đền Trần", "Thái Bình", "khai hội", "thi cỗ cá" ] }
Hoài niệm về sự nghiệp của cố họa sĩ Nguyễn Cương qua những tác phẩm
NDO -Ngày 24/5, tại Hà Nội,Bảo tàng Mỹ thuật Việt Namtổ chức triển lãm "10 năm hoài niệm Nguyễn Cương (1943-2014)".
Nhân dịp tròn 10 năm ngày mất của cố họa sĩ Nguyễn Cương, gia đình cố họa sĩ quyết định tổ chức buổi triển lãm "10 năm hoài niệm Nguyễn Cương (1943-2014)" với các sản phẩm sưu tầm, tư liệu cố họa sĩ để lại.Tại triển lãm, 84 tác phẩm được trưng bày thuộc nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, ký họa chì, màu nước… Đây là những tác phẩm khi sinh thời tác giả yêu thích, góp phần đánh dấu những thành công trong sự nghiệp của cố họa sĩ Nguyễn Cương, được sáng tác từ năm 1970 đến 2014.Bà Nguyễn Thị Lâm (vợ của cố họa sĩ Nguyễn Cương) xúc động chia sẻ tại buổi lễ.Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Lâm (vợ của cố họa sĩ Nguyễn Cương) xúc động chia sẻ, trước khi mất, tâm nguyện của cố họa sĩ Nguyễn Cương là có một buổi triển lãm, trưng bày những tác phẩm ông yêu thích. Bà cảm ơn Bộ tư lệnh Thông tin, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam… đã đến chia sẻ cùng gia đình.Tại buổi lễ, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện Ảnh, Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho biết, những bức tranh của cố họa sĩ Nguyễn Cương còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. “Những tác phẩm trưng bày tại đây là những tác phẩm tiêu biểu, khẳng định tài năng và tư duy đổi mới của họa sĩ Nguyễn Cương vào thời điểm những người cùng thế hệ như ông chưa có tư duy như vậy. Ông là người tiên phong và đạt được hiệu quả khi thay đổi tư duy về tạo hình trongtranh sơn màiViệt Nam”.Khách tham quan triển lãm.Các tác phẩm của cố họa sĩ Nguyễn Cương chủ yếu khắc họa về chủ đề hình ảnh người chiến sĩ trong chiến đấu và lao động sản xuất, bên cạnh đó là một số tác phẩm thể hiện nhân sinh quan của tác giả về cuộc sống, một số tranh tĩnh vật và trừu tượng.Họa sĩ Nguyễn Cương sinh ngày 2/1/1943 tại thành phố Hải Phòng. Năm 19 tuổi (1962), ông vào bộ đội. Từ năm 1968 đến 1969, ông là Đài trưởng vô tuyến, hoạt động ở Khu 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã cống hiến gần 30 năm phục vụ trong quân đội.Thời gian đó, ông vẫn song hành sáng tác nghệ thuật. Năm 1974, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó tốt nghiệp cao học tại Đại học Mỹ thuật Budapest (Hungary).TạiTây Ninh(1979) ông vẽ tại chiến trường, rồi theo các đơn vị hải quân đi chiến trường Campuchia, tiếp tục cùng bộ đội hải quân về phía đông đảo Phú Quốc, vẽ một số tranh tặng các đơn vị.Khoảng thời gian sau, ông là Giám đốc Xưởng Mỹ thuật Quân đội (1988-1989). Khi nghỉ hưu năm 1991, ông bắt đầu chuyên tâm sáng tác hội họa, các đề tài lực lượng vũ trang và tranh cách mạng… và một số bố cục siêu thực, bán trừu tượng hoặc trừu tượng,Trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật dài 45 năm của mình, họa sĩ Nguyễn Cương đã vẽ khoảng 500 bức tranh. Ngoài hội họa giá vẽ, ông còn sáng tác nhiều tranh tường khổ lớn và ít nhiều thực hành cả điêu khắc. Ông đã có một quá trình lao động nghệ thuật liên tục cho đến khi đột ngột qua đời vào năm 2014, ở tuổi 71.Triển lãm sẽ mở cửa đến hết ngày 30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
https://nhandan.vn/hoai-niem-ve-su-nghiep-cua-co-hoa-si-nguyen-cuong-qua-nhung-tac-pham-post811066.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam", "họa sĩ Nguyễn Cương", "tranh sơn mài" ] }
Chiến thắng 30/4 là nguồn cảm hứng cho các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do
Đại diện Venezuela khẳng định, chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 đã, đang và sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh vì độc lập, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội.
Ngày 30/4 theo giờ Nam Mỹ, Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 49 năm ngàygiải phóng miền nam, thống nhất đất nước, đồng thời phối hợp cùng Thông tấn xã Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh về quan hệ song phương.Tham dự buổi lễ có ông Rander Peña, Phó Chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) cầm quyền, Chủ tịch Đảng Cộng sản Venezuela (PCV) Henry Parra, bà Érika Farías Peña, Chủ tịch Mặt trận Francisco Miranda cùng đại diện chính quyền, các bộ, ngành củaVenezuela.Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Venezuela Vũ Trung Mỹ nhấn mạnhđại thắng mùa Xuân 1975là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, thống nhất, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Tin liên quanĐảng cầm quyền Venezuela ca ngợi vai trò của Đảng Cộng sản Việt NamTheo Đại sứ, chiến thắng 30/4/1975 là kết quả từ nỗ lực phi thường của nhân dân Việt Nam, dưới ánh sáng soi đường của Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam; là tình cảm đoàn kết chân thành, sự ủng hộ, giúp đỡ vô tư, to lớn của các lực lượng tiến bộ, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó bao gồm các nước Mỹ Latinh và Venezuela.Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Đảng PSUV cầm quyền Rander Peña nêu bật ý nghĩa trọng đại của ngày 30/4, nhấn mạnh đây là thắng lợi của công lý, của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Venezuela.Khẳng định chiến thắng vĩ đại ngày 30/4 gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Peña nêu rõ sự kiện lịch sử này đã, đang và sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh vì độc lập, tự do, quyền tự quyết, công bằng và tiến bộ xã hội.Trong khi đó, phát biểu tại buổi lễ, bà Érika Farías Peña, Chủ tịch Mặt trận Francisco Miranda nhấn mạnh, Việt Nam là minh chứng sống động của một dân tộc anh hùng, quật cường, đã vượt qua nhiều khó khăn để bảo vệ bằng được độc lập, và ngày nay, Việt Nam tiếp tục là hình mẫu trong phát triển kinh tế-xã hội.Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ Hữu nghịVenezuela-Việt NamSaúl Ortega đã chia sẻ kỷ niệm thời tuổi trẻ, khi ông cùng các lực lượng tiến bộ Venezuela trong những năm 60-70 của thế kỷ trước xuống đường ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.Ông Ortega cho biết đến nay tình cảm của ông dành cho Việt Nam vẫn vẹn nguyên, ông luôn quan tâm, dõi theo và vui mừng trước sự phát triển của Việt Nam, nhất là những thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm, Thông tấn xã Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã phối hợp tổ chức Triển lãm ảnh “35 năm quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác toàn diện Việt Nam-Venezuela” nhằm mang đến cho người xem những hình ảnh chân thực nhất, sống động nhất về mối quan hệ thân tình giữa hai nước.Tại buổi lễ, các đại biểu cũng thưởng thức một số tiết mục văn nghệ truyền thống của Việt Nam và Venezuela, cũng như các món ăn đặc sắc của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.
https://nhandan.vn/chien-thang-304-la-nguon-cam-hung-cho-cac-dan-toc-dau-tranh-vi-doc-lap-tu-do-post807353.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Việt Nam-Venezuela", "Triển lãm ảnh", "Đại thắng mùa Xuân 1975", "Mỹ Latinh" ] }
Tu sửa, nâng cấp sân vận động Điện Biên để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Được lựa chọn tổ chức Lễ kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/2024), sân vận động Điện Biên đang được tu sửa, nâng cấp một số hạng mục với tổng kinh phí 14 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Ban tổ chức Lễ kỷ niệm, do sân vận động tỉnh Điện Biên được đầu tư xây dựng từ rất lâu, không bảo đảm quy mô, diện tích và các điều kiện cần thiết nên các xe thiết giáp cỡ lớn sẽ không tập kết tại sân vận động khi diễn ra lễ diễu binh.Ông Nguyễn Anh Đạo, Giám đốc Ban quản lý di tích tỉnh Điện Biên (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên - chủ đầu tư dự án), cho biết, dự án sửa chữa Sân vận động tỉnh Điện Biên được đầu tư 14 tỷ đồng. Gồm các hạng mục: sửa lại mặt sân; sửa tường rào; nhà tập; khán đài A; vệ sinh ghế; nhà vận động viên...Đây là loại công trình dân dụng, nhóm C, công trình cấp 2 được triển khai sửa chữa từ tháng 10/2023 và dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2024.Đến thời điểm hiện tại (28/2), nhà thầu đã thi công cơ bản hoàn thiện; còn một số việc do thay đổi thiết kế để bảo đảm diễu binh, diễu hành thì đang được khẩn trương thi công, dự kiến chục ngày nữa sẽ hoàn thành toàn bộ..Nhà thầu đang tiếp tục thực hiện công trình.Hàng rào ngăn trong sân vận động đã được hoàn thiện.Dự kiến ngày 10/3 sẽ hoàn thiện các phần việc cải tạo, sửa chữa sân vận động.Khu vực đại biểu ở khán đài A đã được thay thế 30% số ghế; số còn lại được gia cố, làm mới.
https://nhandan.vn/tu-sua-nang-cap-san-van-dong-dien-bien-de-chuan-bi-cho-le-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post797929.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Điện Biên", "diễu binh", "kỷ niệm", "sân vận động Điện Biên", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Gỡ “điểm nghẽn” cho thiết chế văn hóa, thể thao
Thuật ngữ “thiết chế văn hóa, thể thao” được ghi tạiQuyết định số 2164/QÐ-TTg(ngày 11/11/2013) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Thiết chế văn hóa, thể thao ở nhiều địa phương vừa thừa, vừa thiếu.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác quy hoạch cũng như sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, vừa thừa, vừa thiếu ở nhiều địa phương. Kinh phí đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao còn hạn chế, được tiến hành theo lối “nhỏ giọt, ăn đong”, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất ở một số nơi còn lạc hậu, quỹ đất ít ỏi, chưa đáp ứng yêu cầu.Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, pháp luật hiện hành về văn hóa, thể thao có tới 274 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó, lĩnh vực văn hóa có 180 văn bản; thể thao có 94 văn bản) đã định hình cơ bản hệ thống pháp luật về “thiết chế văn hóa, thể thao”.Các thiết chế văn hóa, thể thao có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao của đất nước.Gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã xây dựng và phát triển được một hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tương đối toàn diện và đồng bộ, từ đô thị cho đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới hải đảo.Các thiết chế văn hóa, thể thao mới góp phần kiến tạo nên những cảnh quan phát triển vừa hiện đại, vừa mang bản sắc của các địa phương.Nơi đây đã trở thành không gian hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa, thể thao phù hợp với cơ chế thị trường; nơi ươm mầm cho những ý tưởng sáng tạo, tài năng biểu diễn, thi đấu thành tích cao; nơi tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể thao, các sự kiện chính trị-xã hội.Tuy nhiên, sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; tồn tại những nghịch lý, vướng mắc kéo dài. Kinh phí đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao còn rất hạn chế, tiến hành theo kiểu “nhỏ giọt, ăn đong”.Trong khi nhiều thiết chế văn hóa, thể thao có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, quỹ đất ít ỏi, thì một số thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư rất tốn kém nhưng lại hoạt động kém hiệu quả, thậm chí “bỏ hoang”, gây lãng phí lớn (nhiều rạp hát, sân tập và nhà thi đấu thể thao được đầu tư khá hiện đại nhanh chóng xuống cấp và hầu như phải đóng cửa, ít có thời gian “sáng đèn”)...Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công chưa có quy định chi tiết về tài sản kết cấu hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao (thí dụ, sân vận động Mỹ Ðình chưa được quy định là tài sản kết cấu hạ tầng thể thao, do đó chưa bị điều chỉnh của quy định về tài sản công như các tài sản thông thường khác).Suốt 10 năm qua, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam dù đã hết sức mời gọi nhưng không có nhà đầu tư nào đổ vốn vào. Lý do chính là bởi những vướng mắc về thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ của Làng (được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 39/QÐ-TTg ngày 15/7/2014) bất cập với các luật hiện hành.Theo Quyết định này, Thủ tướng cho phép Trưởng ban Quản lý Làng được phép phê duyệt quy hoạch, được cho thuê đất, giao đất cho doanh nghiệp và cấp chứng nhận đầu tư.Tuy nhiên, Luật Ðầu tư (năm 2015), và Luật Ðất đai, Luật Xây dựng ban hành sau đó đều không cập nhật Làng vào các luật này. Vì thế, khi thu hút đầu tư, Làng gặp nhiều vướng mắc.Có một thực tế là, chủ trương của Ðảng về các thiết chế văn hóa, thể thao đã rõ, nhất là những chủ trương về xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; phát triển đồng bộ các loại hình thiết chế văn hóa, thể thao; đổi mới nội dung, phương thức quản lý hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao từ trung ương đến cơ sở; đẩy mạnh công nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa và các lĩnh vực kinh tế thể thao phù hợp với cơ chế thị trường…Vậy nhưng, nhiều địa phương, đơn vị khi tổ chức thực hiện, vẫn không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào(!) Một số nội dung, hình thức hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao chưa được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật.Không ít chính sách, quy định pháp luật vẫn mang tính hướng dẫn chung chung, thiếu cụ thể dẫn đến tình trạng “mạnh ai, nấy làm”, cả trong đầu tư nguồn lực và tổ chức hoạt động. Các chính sách hiện hành thiếu sự liên thông, đồng bộ; chưa thật sự chú ý tới tính đặc thù của một số lĩnh vực văn hóa, thể thao (như: văn hoá tinh hoa, bác học, thể thao thành tích cao...).Việc tháo gỡ những “điểm nghẽn”, nút thắt cho thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách.Cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về văn hóa, thể thao theo hướng đồng bộ với các pháp luật liên quan như xây dựng Luật Nghệ thuật biểu diễn, sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), xem xét thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035...Ðồng thời, rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để làm rõ khái niệm và nội hàm “thiết chế văn hóa, thể thao”, “cơ sở văn hóa, thể thao”; hoàn thiện “quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao” theo hướng đồng bộ, hiện đại, bản sắc, hiệu quả, bảo đảm công bằng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; coi trọng xã hội hóa nguồn lực đầu tư theo hình thức hợp tác công-tư.
https://nhandan.vn/go-diem-nghen-cho-thiet-che-van-hoa-the-thao-post810161.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Quyết định số 2164/QÐ-TTg", "thiết chế văn hóa", "thiết chế thể thao", "thu hút đầu tư", "Phát triển văn hoá trong thời kỳ mới" ] }
Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới biểu diễn các tác phẩm âm hưởng dân ca Việt Nam
NDO -Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng khách mời Trần Nhật Minh, Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới đã mang đến nhiều dấu ấn nghệ thuật khi biểu diễn nhiều tác phẩm mang âm hưởng dân ca Việt Nam trong chương trình hòa nhạc “Đêm Thăng Long” diễn ra tối 6/4 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Những tràng pháo tay cổ vũ vang lên không ngớt khi nhạc trưởng Trần Nhật Minh dẫn dắt dàn nghệ sĩ quốc tế chơi các bản giao hưởng chuyển soạn từ dân ca Việt Nam nhưRa ngó vào trông, Se chỉ luồn kim, Trống cơm. Khán giả yêu nhạc được đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, lúc sâu lắng với những làn điệu quan họ, lúc lại bùng nổ với những thanh âm mang sắc mầu Tây Bắc nhưPhiên chợ vùng cao, Điệu múa.Ngoài các tiết mục sử dụng chất liệu dân tộc, nhạc trưởng tài năng Trần Nhật Minh còn gây ấn tượng với phần dạo đầu bàiThe Barber of Sevillecủa Gioachino Rossini, vàNormacủa Vincenzo Bellini - hai nhà soạn nhạc vĩ đại của nước Ý.Nhạc trưởng Trần Nhật Minh dẫn dắt các nghệ sĩ quốc tế chơi các bản giao hưởng chuyển soạn từ dân ca Việt Nam. (Ảnh: Hòa Nguyễn)Nhạc trưởng Trần Nhật Minh cho biết, khi nhận lời mời của nghệ sĩ Bùi Công Duy - Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, anh lập tức sắp xếp thời gian để có bốn buổi tập luyện cùngDàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới. “Mọi việc diễn ra tự nhiên, tất cả đều ăn ý, bởi âm nhạc chính là sợi dây kết nối tốt nhất. Đây là cơ hội đáng quý, là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời tôi" - Trần Nhật Minh chia sẻ.Trong phần hai của chương trình, nhạc trưởng Damiano Giuranna cùng Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới gây ấn tượng mạnh mẽ với các tác phẩmSymphony No.5 in E minor Op.64; Andante - Allegro con anima - Molto più traiquillo; Andante Cantabile, con alcuna licenza; Valse. Allegro moderato… của tác giả Pyotr Ilyich Tchaikovsky.Theo dõi chương trình, ông Honna Tetsuji - chỉ huy chính Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam bày tỏ: "Buổi diễn là cơ hội tuyệt vời để những người bạn đến từ nhiều quốc gia cùng thưởng thức âm nhạc, tìm hiểu về văn hoá Việt Nam. Tôi thực sự ấn tượng với các bản dân ca được chơi bởi dàn giao hưởng".Chương trình mang đến cơ hội để các sinh viên trẻ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được giao lưu với các nghệ sĩ quốc tế để rèn luyện, nâng cao kỹ năng chuyên môn. (Ảnh: Hòa Nguyễn)Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh khẳng định đây là cơ hội tốt để các sinh viên trẻ được rèn luyện, nâng cao cả về kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm thực chiến, khả năng thẩm mỹ và tinh thần đồng đội. Thông qua hoạt động ý nghĩa này, khán giả sẽ yêu thíchnhạc giao hưởnghơn, có niềm tin vào thế hệ trẻ của Học viện hơn.Được biết, sau buổi diễn ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới sẽ biểu diễn Gala“Opera Puccini” ngày 10/4. Nhạc trưởng Damiano Giuranna và các học trò sẽ biểu diễn tôn vinh nhà soạn nhạc Ý Puccini (1858 - 1924).Chuyến lưu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới ở Hà Nội nằm trong dự án “Âm thanh của tình anh em”, kết hợp cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, do nghệ sĩ Bùi Công Duy khởi xướng.Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới do nhạc trưởng người Italy Damiano Giuranna thành lập năm 2001, mục đích xây dựng dự án ngoại giao văn hóa và lan tỏa âm nhạc. Trong 23 năm, tổ chức đã chào đón hơn 2000 nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia. Dàn nhạc xây dựng quỹ hỗ trợ, mở hội thảo về âm nhạc tại các vùng sâu, vùng xa thuộc nhiều quốc gia, nhằm tìm ra giải pháp giúp trẻ em tiếp cận nghệ thuật trong hoàn cảnh khó khăn. Dàn nhạc từng được UNICEF đề cử làm Đại sứ thiện chí, từng nhận huân chương danh dự từ lãnh đạo Ý.
https://nhandan.vn/dan-nhac-giao-huong-tre-the-gioi-bieu-dien-cac-tac-pham-am-huong-dan-ca-viet-nam-post803544.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới", "Đêm Thăng Long", "giao hưởng", "âm nhạc hàn lâm" ] }
Nghệ thuật tạo hình không chỉ để trang trí hay phản ánh thời sự
Triển lãm điêu khắc toàn quốc từng được xem là nơi hội tụ nghề nghiệp quan trọng của giới điêu khắc Việt Nam. Nhưng trước những vận động mới của đời sống đất nước ít nhất là trong 10 năm qua, triển lãm có còn giữ được vị thế quan trọng trong giới nghề nghiệp này và nghệ thuật điêu khắc Việt Nam có những thay đổi nào đáng kể? Nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm, giảng viên khoa Điêu khắc-Đại học Mỹ thuật Việt Nam có cuộc trò chuyện cùng chúng tôi:
Hoài phí nhiều thông điệp nghệ thuậtLà người đã tham gia cả ba kỳ Triển lãm điêu khắc toàn quốc gần đây nhất, anh có thể chia sẻ nhận xét bao quát của anh về kỳ Triển lãm lần này?Điểm đáng chú ý trong lần này là sự hiện diện của chất liệu bền vững, chất liệu thật sự của điêu khắc, như đá, gỗ, các loại kim loại (đồng, sắt, inox) cùng một số cách làm mới để thể hiện không gian và nhịp điệu tác phẩm một cách đa dạng, qua mảng, khối và nét. Kỹ thuật xử lý chất liệu tốt, tạo hình đẹp.Nhưng bên cạnh đó, nội dung thể hiện nhìn chung còn đơn điệu và có phần nhàm chán. Vẫn tượng chân dung tả thực, vẫn các gợi tả gia đình hạnh phúc, tình mẫu tử, tình yêu nam nữ, vẻ phồn thực của cơ thể người nữ hay những khắc khoải đời sống cá nhân... Một số khác lại đi chọn chủ đề thời sự xã hội với tạo hình điêu khắc khá thô mộc. Tôi nghĩ, xu thời cũng tốt thôi nhưng đó không phải là mục đích của nghệ thuật đích thực.Từ kỳ Triển lãm năm 2003 đến nay, một số sáng tác mang hình thức của nghệ thuật sắp đặt cũng đã được đưa vào trong triển lãm chuyên ngành điêu khắc, trong khi nghệ thuật sắp đặt không đơn giản chỉ là chiếm lĩnh không gian ba chiều như điêu khắc mà còn cần nhiều yếu tố khác trong cách thức thể hiện. Từng có nhiều năm tham gia thực hành với nghệ thuật sắp đặt, anh có cho rằng có một sự khiên cưỡng nhất định khi xếp loại hình nghệ thuật này vào một triển lãm điêu khắc?Cá nhân tôi cho rằng, trong bối cảnh mới hiện nay của nghệ thuật, không nên bó hẹp triển lãm điêu khắc chỉ bao gồm các tác phẩm đơn lẻ mà có thể bao gồm cả những thể nghiệm về hình thức trình hiện tác phẩm song hành với ý tưởng biểu đạt mới. Chẳng hạn, một tác phẩm có thể choán một thể tích không gian nhất định, trong đó, tác giả dùng hình khối và tạo hình của điêu khắc để biểu đạt ý đồ, ý tưởng nào đó. Nhưng điều quan trọng là phải dành cho nó một không gian thích hợp kèm theo các điều kiện phụ trợ (ánh sáng, âm thanh) tương ứng.Việc thiếu chú trọng trong giới thiệu và trưng bày tác phẩm điêu khắc hay sắp đặt ở kỳ Triểnlãm này có thểdẫn đến hệ quả gì?Nhiều sắp đặt không đạt tới được như mong muốn của tác giả. Nhiều thông điệp nghệ thuật bị hoài phí do không đến được với người xem.Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm là tại kỳ Triển lãm lần này, có vẻ như công tác trưng bày tác phẩm chưa được quan tâm đầy đủ. Ở không gian trong nhà, chỗ thì các tác phẩm được dàn đều ra, chỗ lại co cụm đến bất hợp lý; hệ thống chiếu sáng không phù hợp. Hay một số tác phẩm phù hợp với bày trong phòng thì lại được đặt ở ngoài trời và ngược lại. Nhiều tác phẩm có tạo hình đẹp nhưng do không gian trưng bày không phù hợp nên giá trị của chúng không được phát huy tối đa.Như anh chia sẻ, nhiều đồng nghiệp khác có tác phẩm tốt nhưng họ không tham gia kỳ Triển lãm này, vì cách thức tổ chức không thay đổi gì dẫu đã có nhiều đổi mới trong đời sống nghệ thuật đất nước. Vậy sự thay đổi như thế nào thì mới thu hút được họ tham gia?Tôi tham gia lần này cũng vì nổi hứng phong trào một chút và cũng để bản thân có được cái nhìn thực tế, rằng điêu khắc nước nhà đổi mới được những gì sau 10 năm. Nhưng đúng là nếu các phiên sau cũng vẫn cách thức tổ chức như thế này, tôi sẽ không tham gia nữa.Để trả lời câu hỏi của chị về công tác thực hiện, cần đề cao trách nhiệm cá nhân thông qua việc mời giám tuyển/nhóm giám tuyển chịu trách nhiệm chuyên môn nghệ thuật cho một triển lãm tầm quốc gia như vậy. Họ sẽ là cầu nối đưa thông điệp nghệ thuật của tác phẩm đến với công chúng để không bị hoài phí. Với uy tín của mình, họ sẽ chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn tác giả, tác phẩm cho phiên triển lãm và việc này cần phải được lên kế hoạch hoặc phát động từ rất sớm để có nhiều thời gian chuẩn bị. Nhờ đó, các tác giả sẽ tham dự với một tinh thần khác, chất lượng nghệ thuật chắc chắn sẽ tốt hơn. Cách làm này không có gì mới so với các triển lãm nghệ thuật hiện nay ở khu vực chứ chưa dám nói tầm quốc tế. Một số triển lãm do tư nhân ở Việt Nam thực hiện đã áp dụng cách thức này từ lâu rồi.Nghệ sĩ đừng tự triệt tiêu sự mơ mộngNguyễn Ngọc Lâm, Kén 06, Giải Khuyến khích, tại Cuộc thi và Triển lãm điêu khắc toàn quốc 2013-2023.Nhân đây, anh có thể chia sẻ thêm về một số biểu hiện đáng được quan tâm của điêu khắc Việt Nam, theo quan sát của cá nhân mình?Trong vài năm trở lại đây, điêu khắc đã xuất hiện trong các gallery tư nhân, được một số nhà sưu tập nội địa quan tâm, có giao dịch thị trường. Đó là tín hiệu rất đáng mừng. Chất lượng tác phẩm nhìn chung có tiến bộ hơn về chất liệu và kỹ thuật thể hiện.Tuy nhiên điều đáng tiếc là ở nhiều tác phẩm, ý tưởng lại không đồng hành với hình thức, chất liệu và kỹ thuật thể hiện. Một số tác giả quan tâm đến hình thức thể hiện nhiều hơn là làm giàu có ý tưởng nghệ thuật, lại đặt những cái tên tác phẩm quá cao siêu hoặc quá mỹ miều, nhắm tới khách hàng có tiền và muốn trang trí nội ngoại thất theo cách khác biệt với số đông...Từ phía người làm, tôi thấy buồn vì có một số nghệ sĩ mới vào nghề và cả người đã trưởng thành rồi cũng đều chủ đích đi theo hướng “thị trường”. Như vậy, nếu ý tưởng thể hiện mà mang tính cá nhân hoặc những ý tưởng hay nhưng nhiều kịch tính thì tác phẩm chắc chắn khó bán hơn nên họ chọn câu chuyện nhẹ nhàng, an toàn, hình thức đẹp đẽ kiểu “chim, hoa, cá, gái” như hội họa hồi mới có thị trường để khai triển. Hệ quả của việc này là rất lớn, nó có thể dẫn dắt thẩm mỹ của xã hội đi xuống, không còn đất sống cho nghệ thuật chân thành và cao đẹp nữa.Người mới vào nghề hẳn là có cựu sinh viên của anh, vì anh đã giảng dạy ở khoa Điêu khắc-Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ khoảng 10 năm qua. Từ khi giảng dạy, việc chia sẻ với sinh viên về ý thức và danh dự nghề nghiệp được anh và các giảng viên khác quan tâm như thế nào?Cái này thì không có trong giáo trình (cười) nên tùy vào từng giảng viên thôi. Tôi thường hay chia sẻ với các em về việc sau khi ra trường sẽ làm nghệ sĩ điêu khắc hay dừng lại ở thợ điêu khắc? Làm thợ thì chỉ cần khéo tay, chăm chỉ và cần tính toán một chút thôi. Làm nghệ sĩ thì phải dấn thân, dám sống và làm việc với đam mê của mình, và cần phải có nền tảng văn hóa, kiến thức, luôn học hỏi, tích lũy vốn sống và tư duy...Hiện nay môi trường đào tạo tại khoa Điêu khắc nói riêng và ngôi trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam nói chung rất cởi mở, luôn khuyến khích các em sáng tạo. Nhưng có một thực tế là trong vòng 5-7 năm trở lại đây, khá đông sinh viên nhập học khoa Điêu khắc đến từ các làng nghề truyền thống. Các em có mong muốn học hỏi kiến thức điêu khắc cơ bản để về phát triển nghề ở làng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, một số em khác không đến từ làng nghề nhưng cũng mong học được một nghề để đơn giản là kiếm sống.Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, trong hoàn cảnh xã hội thay đổi từng ngày như hiện nay, nếu trong cả dăm khóa đào tạo có được một vài nhân tố nghệ sĩ, theo đuổi đam mê thì đã là điều may mắn và đóng góp nhiều cho điêu khắc đất nước rồi. Đời sống vật chất phát triển dễ cuốn trôi khát khao, đam mê của con người, không cho phép người ta theo đuổi việc làm những thứ đầy mơ mộng điên rồ nữa chăng?Cảm ơn anh về một cuộc trò chuyện cởi mở!Nguyễn Ngọc Lâm có tác phẩm được sưu tập bởi Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Flamingo và một số nhà sưu tập tư nhân trong nước.Anh được mời tham gia nhiều dự án nghệ thuật quy mô ở trong và ngoài nước, nhưKohler and the Artscủa tập đoàn Kohler dành cho nghệ sĩ 6 nước Đông Nam Á (năm 2015), Triển lãmMở cửa-giới thiệu thành tựu mỹ thuật Việt Nam sau 30 năm Đổi mới (năm 2016), các phiên triển lãm điêu khắc Hà Nội-Sài Gòn của nhóm các nhà điêu khắc tên tuổi ở hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, định kỳ hai năm, từ năm 2010 đến nay.Triển lãm điêu khắc toàn quốc định kỳ 10 năm diễn ra từ năm 1973, đã qua sáu phiên. Phiên thứ sáu, định kỳ 2013-2023 (từ 15/9 đến 10/10/2023 tại Hà Nội) cũng là phiên đầu tiên của định kỳ mới: 5 năm, chọn trưng bày 225 tác phẩm của 164 tác giả.
https://nhandan.vn/nghe-thuat-tao-hinh-khong-chi-de-trang-tri-hay-phan-anh-thoi-su-post779566.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Điêu khắc", "Nguyễn Ngọc Lâm", "Triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ 6" ] }
"Chuyện của Pao" đoạt giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo
Liên hoan phim (LHP) châu Á - Thái Bình Dương lần 51 đã bế mạc vào đêm 24-11 tại Tòa thị chính Đài Bắc, với ba giải thưởng dành cho đoàn Việt Nam, trong đó phim "Chuyện của Pao" - kịch bản và đạo diễn Quang Hải đã dành giải đặc biệt của ban giám khảo.Ngoài ra, Việt Nam còn đoạt hai giải:  giải phim tài liệu hay nhất ("Còn lại với thời gian" - kịch bản: Lại Văn Sinh, đạo diễn: Lê Hồng Chương) và giải thưởng lớn của Ban giám khảo ("Sống trong sợ hãi" - kịch bản: Nguyễn Thị Minh Ngọc - Bùi Thạc Chuyên, đạo diễn: Thạc Chuyên).Đề tài hậu chiến mà phim tài liệu Việt Nam thường khai thác vẫn cuốn hút giám khảo của LHP châu Á - Thái Bình Dương ("Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai", "Trở lại Ngư Thủy", "Chị Năm khùng"… từng giành giải).Áp phích phim“Sống trong sợ hãi”.Đạo diễn Lê Hồng Chương và biên kịch Lại Văn Sinh (Hãng phim tài liệu và khoa học TƯ) lần này tập trung vào đề tài những người con miền Bắc vào Nam chiến đấu và hy sinh, những gì họ để lại là những lá thư, dòng nhật ký (tiêu biểu Đặng Thùy Trâm…).Tuy nhiên ở hạng mục phim tài liệu tranh giải tại LHP châu Á-Thái Bình Dương năm nay số lượng phim dự thi quá ít, ngoài hai phim Việt Nam (Thời gian còn lại, Làng đàn ông) thì chỉ còn một đối thủ nước ngoài cạnh tranh đó làTreasure from the ocean(tạm dịch: Kho báu đại dương) của Malaysia.Ở thể loại phim truyện nhựa, Việt Nam gửi hai phim xuất sắc nhất năm qua là “Sống trong sợ hãi” và “Chuyện của Pao” , kết quả cả hai đều giành Giải của Ban giám khảo. Cụ thể: “Sống trong sợ hãi” đoạt Giải thưởng lớn, “Chuyện của Pao” cùng hai phim nước ngoài khác đoạt Giải đặc biệt.Nếu như hạng mục phim tài liệu chỉ có ba phim dự thi, nghĩa là "Thời gian còn lại" không vất vả cạnh tranh lắm thì phim truyện nhựa ngược lại, phim Việt Nam phải đối mặt với quá nhiều đối thủ nặng ký như “Dạ yến”, “Có lẽ yêu” (Hồng Kông), “Người chủ”, “Tuyết tháng tư” (Hàn Quốc), “Chuyện cổ tích về giày” (Đài Loan), “Người phụ nữ không mong muốn” (Iran)…Cảnh trong phim"Chuyện của Pao".Giành giải của BGK là thắng lợi đáng kể của “Sống trong sợ hãi” và “Chuyện của Pao”, tuy nhiên việc BGK trao cùng lúc giải thưởng lớn và giải thưởng đặc biệt dễ tạo cảm giác giá trị bị… đổ đồng cả làng.Phim giành giải nhất (Best Picture) thuộc về bộ phim Iran mang tên “The Unwanted Woman” (tạm dịch: Người đàn bà không mong muốn) của đạo diễn Tahmineh Milani.Phim kể về một người phụ nữ phát hiện chồng yêu người khác nên đã cảm thông và giúp đỡ cho một tên giết người (giết vợ và người tình của vợ) thoát khỏi sự truy lùng của cảnh sát…Trở về từ LHP châu Á - Thái Bình Dương 2006, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho biết lễ trao giải được tổ chức như một show truyền hình cho nên chương trình liên tục bị gián đoạn để phục vụ phát quảng cáo!Tham gia đêm trao giải có khá nhiều nhân vật nổi tiếng như đạo diễn người Đài Loan Hầu Hiếu Hiền, đạo diễn John Woo (được mệnh danh là Martin Scorsese của châu Á), nữ diễn viên Châu Tấn…Hiện tại đạo diễn Bùi Thạc Chuyên vẫn chưa nhận được Cúp giải thưởng bởi BTC còn phải khắc tên sau đó sẽ chuyển sang.Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương năm sau sẽ được tổ chức tại Jakarta (Indonesia).Danh sách một số giải thưởng chính tại LHP châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 51-Giải truyện phim hay nhất: The unwanted Woman (Người phụ nữ không mong muốn) của Iran.-Đạo diễn xuất sắc nhất:Tahmineh Milani (phim Người phụ nữ không mong muốn).-Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất:Son Ye Jin (phim Tuyết tháng tư - Hàn Quốc).-Nam diễn viên chính xuất sắc nhất:Lee Jae Eung (phim Hoan hô, cuộc đời tôi - Hàn Quốc).-Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất:Byun Hee Bong (phim Người chủ - Hàn Quốc).-Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất:Lu Yi-Jing (phim Blue Cha Cha - Đài Loan).
https://nhandan.vn/chuyen-cua-pao-doat-giai-thuong-dac-biet-cua-ban-giam-khao-post591684.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [] }
Trình chiếu chùm phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024
NDO -Theo thông tin từ Ban tổ chứcLiên hoan phimchâu Á Đà Nẵng 2024 (DANAFF II), đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh được đặc biệt vinh danh tại Liên hoan phim với một chương trình phim chọn lọc gồm nhiều tác phẩm để đời của ông.
Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 2 (The 2nd Da Nang Asian Film Festival - DANAFF II) với chủ đề “DANAFF - Nhịp cầu châu Á” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến hết ngày 6/7 tại thành phố Đà Nẵng.Chương trình DANAFF II bao gồm nhiều sự kiện và hoạt động đặc sắc. Trong đó, Lễ Khai mạc và Lễ Bế mạc - Trao giải, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam; các chương trình phim phục vụ công chúng gồm Chương trình Phim Châu Á dự thi và Phim Việt Nam dự thi; Chương trình “Điện ảnh Việt Nam hôm nay”; “Tiêu điểm Điện ảnh Pháp”; chương trình Phim chọn lọc của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh.Ngoài ra, trong khuôn khổ Liên hoan phim cũng có các hoạt động nghiệp vụ như Hội thảo “Điện ảnh Pháp và mối quan hệ với điện ảnh Việt Nam”; Tọa đàm “Phong cách sáng tác của đạo diễn Đặng Nhật Minh”; Hội thảo “Hợp tác sản xuất phim – kinh nghiệm quốc tế và giải pháp phát triển”; Workshop “Ươm mầm tài năng”; Gala Giao lưu Nghệ sĩ với khán giả... Đặc biệt, lần đầu tiên tại Việt Nam, DANAFF II sẽ trao giải Thành tựu điện ảnh cho một nhà làm phim xuất sắc.Trong chương trình Phim chọn lọc của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh, nhiều tác phẩm nổi tiếng, từng giành nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế của ông sẽ được trình chiếu lại cho khán giả, như “Bao giờ cho đến tháng 10” (1984), “Cô gái trên sông” (1987), “Thương nhớ đồng quê” (1995), “Hà Nội mùa đông năm 46” (1997), “Mùa ổi” (2000),“Đừng đốt”(2009),“Hoa nhài”(2022).Ngoài ra, Ban tổ chức cũng bước đầu công bố một số phim tham gia Liên hoan phim trong các chương trình gồm “Người tình” (The Lover - 1992) - đạo diễn Jean-Jacques Annaud (Tên gốc: L'amant), “Yves Saint Laurent” (YSL – 2014) - đạo diễn Jalil Lespert, “Tôm lấp lánh” (The Shiny Shrimps - 2019) – đạo diễn Maxime Govare, Cédric Le Gallo (Tên gốc: Les crevettes pailletées), “Kẻ cắp nhân dạng” (Simon’s Got a Gift - 2019) - đạo diễn Léo Karmann (Tên gốc: La dernière vie de Simon), “Muôn vị nhân gian” (The Taste of Things - 2023) – đạo diễn Trần Anh Hùng (Tên gốc: La passion de Dodin Bouffant), “Kỳ án trên đồi tuyết” (Anatomy Of A Fall - 2023) - đạo diễn Justine Triet (Tên gốc: Anatomie d'une chute)Ban tổ chức cũng cho biết, các phim châu Á và phim Việt Nam dự thi cũng như phim tham gia các hạng mục khác sẽ được lần lượt công bố sau ngày 20/5.
https://nhandan.vn/trinh-chieu-chum-phim-cua-dao-dien-dang-nhat-minh-tai-lien-hoan-phim-chau-a-da-nang-2024-post808861.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh", "Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2024", "“DANAFF - Nhịp cầu châu Á”" ] }
Chương trình nghệ thuật Giai điệu Việt Nam với “Khát vọng xanh” về nông nghiệp
NDO -Chương trình nghệ thuật Giai điệu Việt Nam với chủ đề “Khát vọng xanh” do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) thực hiện là bài ca về nông nghiệp Việt Nam với những tấm gương cần cù, sáng tạo, những con người thầm lặng, bền bỉ ngày đêm xây dựng và giữ gìn khát vọng về một nềnnông nghiệphiện đại, bền vững.
“Khát vọng xanh” sẽ đưa khán giả khám phá bức tranh “Nông nghiệp xanh” Việt Nam thông qua các phần nội dung “Trao xanh”, “Nhận lành”, “Tự nhiên là bền vững”.Những nhân vật là nhà khoa học, người nông dân nhiều năm qua đã lặng lẽ làm nên màu xanh trên những vùng đất nơi mình đang sống, với những sáng tạo và nỗ lực của mình.Các vị khách mời trong chương trình.Đó là một“nhà khoa học nông dân”, Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước, nguyên giảng viên Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, một mình dấn thân lên vùng đất chết, không điện, không nước, quyết tâm hồi sinh cả đồi đá bằng phương pháp tự nhiên thuần khiết để hệ sinh thái nơi đây tốt tươi, màu mỡ như hàng trăm năm trước. Nơi đây, đồi ca cao sạch, không thuốc bảo vệ thực vật đã mang đến kế sinh nhai chất lượng cao cho biết bao người.Đó là người phụ nữ nông dânĐặng Thị Cuối, xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) với nội lực mạnh mẽ, mang từng con ốc vít từ nước ngoài về để hoàn thiện hệ thống trồng rau hữu cơ nổi danh cả nước.Bên cạnh những câu chuyện đem lại nhiều cảm xúc là những ca khúc được làm mới với các chất liệu âm nhạc phong phú cùng sự kết hợp thú vị của nhiều giọng ca từ nhiều thế hệ như Thái Thùy Linh, Anh Duy, Lâm Phúc Idol, Hoàng Hồng Ngọc, Rapper Rica, Sen Hoàng Mỹ Lam, Dương Trần Nghĩa…Chương trình nghệ thuật Giai điệu Việt Nam với chủ đề “Khát vọng xanh” phát sóng trên kênh VTV1 ngày 24/3 vào khung giờ 14 giờ 30.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-nghe-thuat-giai-dieu-viet-nam-voi-khat-vong-xanh-ve-nong-nghiep-post800571.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Giai điệu Việt Nam", "Khát vọng xanh", "ca ngợi nông nghiệp bền vững", "Đài Truyền hình Việt Nam", "nông dân Đặng Thị Cuối", "Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước" ] }
Beta Media và Cinestar nhận phát hành “Đào, Phở và Piano”
NDO -Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã có hai doanh nghiệp tư nhân nhận phát hành “Đào, Phở và Piano” là Beta Media và Cinestar. Đây là bộ phim hiện đang cháy vé và nhận được sự quan tâm lớn nhất của khán giả hiện nay.
Tại Công văn gửi Cục Điện ảnh ngày 19/2, Công ty CP Beta Media cho biết, với sức lan tỏa của các bộ phim điện ảnh Việt Nam hiện nay, trong đó “Đào, Phở và Piano” là một bộ phim mang nhiều ý nghĩa lịch sử, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, Công ty CP Beta Media rất muốn đóng góp cho nền điện ảnh và giải trí nước nhà, mang những bộ phim có nội dung tốt và chất lượng đến với khách hàng. Toàn bộ chi phí trong quá trình chiếu phim sẽ do Beta Media chịu trách nhiệm.Sau khi ký hợp đồng với Cục Điện ảnh về việc phát hành phim và nhận bản phim, “Đào, Phở và Piano” sẽ được Beta Media và Cinestar phát hành tại các cụm rạp của mình trong thời gian sớm nhất.Được biết,“Đào, Phở và Piano”được Nhà nước đầu tư kinh phí sản xuất, nhưng không bao gồm kinh phí phát hành. Đây cũng là khó khăn chung của các phim được Nhà nước đầu tư. Chính vì vậy, việc các đơn vị tư nhân chung tay chia sẻ, chiếu phim với mục đích phi lợi nhuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khuyến khích và đánh giá cao.“Đào, Phở và Piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, được Nhà nước đầu tư kinh phí 20 tỷ đồng sản xuất phim. Phim có sự tham gia của các diễn viên Doãn Quốc Đam, Thùy Linh, NSND Trung Hiếu, NSƯT Trần Lực, Anh Tuấn, Thiện Hùng, ca sĩ Tuấn Hưng…“Đào, Phở và Piano” cùng với “Hồng Hà nữ sĩ” và 6 phim hoạt hình khác được thí điểm khai thác thương mại tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia theo dự ánthí điểm phổ biến phimdo Nhà nước đầu tư kinh phí trong hai năm 2024 và 2025.Phim đang được khán giả đặc biệt chú ý và trở thành hiện tượng khi“cháy vé”liên tục và Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cũng liên tục phải tăng suất chiếu, từ 3 suất lên đến 18 suất mỗi ngày. Trước nhu cầu tăng cao của khán giả, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã giảm số suất chiếu phim “Mai” để tăng thêm suất chiếu cho “Đào, Phở và Piano”, đồng thời mởbán vétrực tiếp tại quầy.
https://nhandan.vn/beta-media-va-cinestar-nhan-phat-hanh-dao-pho-va-piano-post796820.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "đạo diễn Phi Tiến Sơn", "phim chiếu rạp", "phim Nhà nước cháy vé", "thí điểm chiếu rạp phim Nhà nước", "Đào Phở và Piano", "Trung tâm Chiếu phim Quốc gia" ] }
Lễ hội cầu ngư-bơi trải Sầm Sơn năm 2024
NDO -Ngày 20/6, tại khu vực Cảng cá, lạch Hới ở phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hóatrang trọng tổ chức Lễ hội cầu ngư-bơi trải năm 2024.
Lễ hội cầu ngư-bơi trải được tổ chức theo nghi thức truyền thống như rước kiệu, dâng hương, tế lễ, tế thần sông, thần biển.Sau phần đọc chúc văn cầu mưa thuận, gió hòa, trời yên biển lặng, tàu thuyền thuận buồm, xuôi gió vươn khơi, bám biển đánh bắt thủy sản bội thu, nhân dân ấm no, hạnh phúc, lãnh đạothành phố Sầm Sơntrình bày diễn văn và nổi trống khai mạc lễ hội.Trình bày chúc văn tại lễ hội cầu ngư-bơi trải.Ngoài biểu diễn văn nghệ, lễ hội cầu ngư-bơi trải ở Sầm Sơn có nội dung thi đan lưới thu hút các phụ nữ ở các xã, phường tham gia thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo của những nghệ nhân có trình độ tay nghề cao.Tin liên quanLễ hội Cầu phúc-Đền Độc Cước ở Sầm SơnSôi động, hào hứng, hấp dẫn đông đảo nhân dân, khách thập phương là nội dung thi bơi trải truyền thống với sự tham gia của 84 vận động viên đến từ 4 đội bơi của 11 phường, xã trên địa bàn thành phố.Các phụ nữ vùng duyên hải Sầm Sơn thi đan lưới.Kết thúc các nội dung thi, Ban Tổ chức trao thưởng cho các đội đạt điểm cao phần thi rước kiệu, các nghệ nhân thi đan lưới xuất sắc, các đội đua thuyền giành thứ hạng cao ở nội dung thi bơi trải.Lễ hội cầu ngư-bơi trải thành phố Sầm Sơn tôn vinh tín ngưỡng cổ truyền, tình yêu lao động, cùng đoàn kết vươn khơi, bám biển đánh bắt thủy sản gắn với chống khai thác bất hợp pháp, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Thi bơi trải trên sông Mã ở phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn.Lễ hội cầu ngư-bơi trải thuộc chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch ở Sầm Sơn nói riêng và trong tỉnh Thanh Hóa năm 2024 nói chung, tạo thêm điểm đến hấp dẫn, thu hút khách thập phương, lan tỏa “Du lịch xứ Thanh-hương sắc 4 mùa”.
https://nhandan.vn/le-hoi-cau-ngu-boi-trai-sam-son-nam-2024-post815332.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Thanh Hóa", "Sầm Sơn", "bơi trải", "Lễ hội cầu ngư" ] }
Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53
NDO -Ngày 17/5, tại Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức Tổng kết và trao giải quốc gia cuộc thiViết thư quốc tếUPU lần thứ 53, năm 2024.
Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức với chủ đề "Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính thế giới đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để nói về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa".Tại Việt Nam, đây là Cuộc thi lần thứ 36 được tổ chức. Cuộc thi được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 5/1/2024 đến 31/3/2024. Chủ đề cuộc thi gắn với kỷ niệm 150 năm thành lậpLiên minh Bưu chính thế giới(1874-2024) nhưng không chỉ tập trung nói về lịch sử, hay vai trò của ngành bưu chính trong việc phục vụ thế giới mà chủ đề năm nay khuyến khích giới trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình về thế giới chúng ta đang sống trước những thách thức toàn cầu và đề xuất các giải pháp để thay đổi.Các đại biểu tham dự tổng kết và trao giải cuộc thi.Năm nay, Ban Tổ chức đã nhận được gần 1,5 triệu bức thư dự thi từ các em học sinh trong cả nước. Các địa phương có nhiều bài dự thi chất lượng là Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa... Các bài dự thi được chọn lựa, đầu tư kỹ lưỡng từ nhà trường, nhiều bức thư được đầu tư theo chiều sâu.Những bức thư được chọn vào chung khảo và được đánh giá cao là những bức thư có sự sáng tạo, có cảm xúc riêng biệt, tạo ấn tượng. Có nhiều bức thư viết chỉn chu, nổi bật với những ý tưởng và thông điệp lớn lao nhưng cũng có nhiều bức thư được viết bằng giọng hồn nhiên, dễ thương, phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh. Sau 5 vòng chấm, Ban Giám khảo quốc gia đã chọn 130 bài vào vòng chung khảo.Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba, 30 giải Khuyến khích, 61 giải Cây bút triển vọng; 12 giải dành cho các thí sinh là người khuyết tật; các em đạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.Trong đó, bức thư giành giải Nhất của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 thuộc về em Nguyễn Đỗ Quang Minh (lớp 9/1 Trường trung học cơ sở-trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng)-bức thư được dịch sang tiếng Pháp và gửi đi thi quốc tế.Đồng chí Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi diễn ra gần ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một hoạt động ý nghĩa để báo cáo với Bác về các kết quả đạt được và thành tích của cuộc thi.Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Bùi Hoàng Phương cho biết, thời gian qua, cuộc thi Viết thư quốc tế UPU nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tham gia hưởng ứng tích cực của các nhà trường và các em học sinh trong cả nước. Các em học sinh Việt Nam đã và đang tham gia nhiệt tình vào cuộc thi, giành được nhiều giải cao quốc tế.Tin liên quanPhát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 52Đồng chí cũng nhấn mạnh, để chuẩn bị cho hành trình tiếp theo của cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU, các cơ quan tổ chức cuộc thi ở Trung ương, ở địa phương, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, cán bộ Đoàn, cán bộ Đội cần tiếp tục phối hợp với Ban Tổ chức cuộc thi để hướng dẫn tổ chức tốt hơn nữa để các em học sinh Việt Nam tham gia có chất lượng và đạt được những thành công mới; đồng thời, đẩy mạnh nhiều hoạt động giáo dục, tích cực tuyên truyền theo các chủ đề chung của thế giới, gắn với vấn đề xã hội của Việt Nam.
https://nhandan.vn/trao-giai-quoc-gia-cuoc-thi-viet-thu-quoc-te-upu-lan-thu-53-post809916.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "UPU", "Liên minh Bưu chính thế giới", "viết thư quốc tế" ] }
[Ảnh] Toàn cảnh phiên thảo luận "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số"
NDO -Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn báo chí Việt Nam, phiên thảo luận chuyên đề Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số đã chính thức diễn ra.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập Thường trực báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu đề dẫn phiên thảo luận.Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trình bày tham luận tại phiên.Ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số, Hội Truyền thông số Việt Nam chia sẻ một số giải pháp công nghệ để bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số.Chia sẻ kinh nghiệm xử lý các vi phạm bản quyền liên quan đến các nền tảng mạng xã hội, nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập báo Dân trí cho rằng, bản thân các cơ quan báo chí phải phát huy tinh thần chủ động.Trong khi đó, nhà báo Dương Quang, Phó Tổng Biên tập báo Người Lao Động đề xuất thêm việc đưa việc đào tạo kiến thức về bảo vệ bản quyền báo chí vào trong chương trình đào tạo của các trường đại học.Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Hoàng Lan, Phó trưởng ban Ca nhạc Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thẳng thắn cho rằng, hiện nay pháp luật về sở hữu trí tuệ vẫn trên đường hoàn thiện, chưa có quy định chi tiết nên "đôi khi gây mơ hồ trong cách hiểu và áp dụng".Do đó, bà Lan kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục cụ thể hóa các quy định về sở hữu trí tuệ, tạo cơ sở cho việc thực thi bản quyền trên hạ tầng truyền hình và hạ tầng số; bảo đảm quyền lợi cho các cơ quan báo chí trong khi thực hiện nhiệm vụ chính trị.Quang cảnh phiên làm việcQuang cảnh phiên làm việc
https://nhandan.vn/anh-toan-canh-phien-thao-luan-bao-ve-ban-quyen-bao-chi-trong-ky-nguyen-so-post800279.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số", "Bản quyền báo chí", "Diễn đàn báo chí toàn quốc" ] }
Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Pháp
NDO -Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Pháp tham dự Hội nghị đồng Bộ trưởng OECD, ngày 3/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã tới dâng hoa trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công viên Montreau ở thành phố Montreuil thuộc ngoại ô Paris nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người và tham dự cuộc gặp gỡ kỷ niệmChiến thắng Điện Biên Phủ.
Tham dự có đại diện chính quyền thành phố Montreuil, Đảng Cộng sản Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Nguyễn Thị Vân Anh,Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam,các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp, cộng đồng người Việt và bạn bè Pháp.Phát biểu tại lễ dâng hoa, ông Philippe Lamarch, Phó Thị trưởng Montreuil, khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa thành phố này với đất nước Việt Nam. Hơn thế nữa, tình hữu nghị giữa nhân dân Pháp với Việt Nam không ngừng được vun đắp trong suốt một thế kỷ qua và bắt nguồn từ việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920 với sự tham gia của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đóng góp tích cực vào việc thay đổi suy nghĩ của những người cộng sản Pháp về cuộc đấu tranh chống thực dân thời kỳ đó.Phó Thị trưởng Philippe Lamarch: Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng là dịp để tri ân những chiến sĩ đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam. (Ảnh: Khải Hoàn)Tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với những người cộng sản và người Pháp yêu chuộng hòa bình được ghi dấu mạnh mẽ nhất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại Pháp, những chiến sĩ vì hòa bình của Việt Nam gồm Raymonde Dien, Henri Martin, Raymond Aubrac, Madeleine Riffaud... là những tấm gương sáng trong phong trào đấu tranh chống cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam.Ông Philippe Lamarch nhấn mạnh: "Trên tinh thần tiếp tục đấu tranh vì hòa bình trong một thế giới đầy biến động, phức tạp và tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với cuộc đấu tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Việt Nam, chúng ta hãy theo dấu chân củaChủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là lời kêu gọi vì hòa bình, tình đoàn kết".Bày tỏ xúc động tới thăm thành phố Montreuil, nơi có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Không gian Hồ Chí Minh và những người bạn Pháp gắn bó với Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao ý nghĩa của hoạt động này được tổ chức vào đúng dịp chuẩn bị kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam (19/5/1890-19/5/2024).Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Những giá trị chung về hòa bình, hữu nghị và hợp tác đã tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp ngày nay. (Ảnh: Khải Hoàn)Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và sự ủng hộ mà chính quyền và nhân dân thành phố Montreuil luôn dành cho Việt Nam và cho quan hệ giữa hai nước, nhất là việc lưu giữ những tài liệu và kỷ vật quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Lịch sử sống trong công viên Montreau.Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Việt Nam và Pháp có sự gắn kết đặc biệt về nhiều mặt, từ lịch sử, chính trị, kinh tế đến văn hóa, kiến trúc và con người… Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp ngày càng phát triển tốt đẹp, trong đó có những đóng góp không nhỏ từ những người bạn Pháp có mặt ở đây hôm nay. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao những kết quả tích cực trong hợp tác nhiều mặt giữa thành phố và người dân Montreuil với Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.Sắp tới, hai nước sẽ có những sự kiện kỷ niệm có ý nghĩa lịch sử gồm 79 năm ngày Chiến thắng Chiến tranh thế giới lần thứ II (8/5/1945-8/5/2024) đối với Pháp và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và ký kết Hiệp định Geneva (20/7/1954-20/7/2024) đối với VIệt Nam. Những sự kiện này được hai bên tổ chức với mong muốn tôn vinh lịch sử, “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.”Nhà sử học Alain Ruscio nhấn mạnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đạitrong thế kỷ 20 được UNESCO ghi nhận và vinh danh. (Ảnh Minh Duy)Nhân dịp này, chính quyền thành phố phối hợp Bảo tàng Lịch sử sống Montreuil tổ chức không gian trưng bày về chủ đề Điện Biên Phủ, trong đó có các ấn phẩm về Điện Biên Phủ của nhà sử học Alain Ruscio.Chia sẻ cảm xúc tham dự sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà sử học Alain Ruscio cho rằng đây là một cuộc gặp gỡ cảm động để tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tặng bức tranh thêu "Nhàcủa gia đình Chủ tịchHồChí Minh"cho ông Eric Lafon, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử sống. (Ảnh: Khải Hoàn)Đề cập đến việc kỷ niệm hai sự kiện lịch sử gồm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 và ký kết Hiệp định Geneva vào ngày 20/7/1954, ông Alain Ruscio cho rằng việc ký kết hiệp định là thành quả to lớn của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau nhiều năm kháng chiến. Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội rồi tới hòa bình cho khu vực Đông Dương có phần đóng góp quan trọng từ sự phản đối và hành động mạnh mẽ của những người yêu chuộng hòa bình ở Pháp.Theo nhà sử học Alain Ruscio, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa vào ngày 2/9/1969, không được chứng kiến thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, Người biết rõ và có niềm tin không thể lay chuyển được rằng chiến thắng cuối cùng chắc chắn sẽ thuộc về Việt Nam được đánh dấu bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền nam và thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975.Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm Không gian Hồ Chí Minh trong Bảo tàng Lịch sử sống. Ảnh: Minh Duy.Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam và tấm gương sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ sâu sắc. Đó là lý do để họa sĩ Georg Esco (gốc Rumani) tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam, rồi dành hẳn 5 tháng để tạo nên một bức chân dung khổ lớn rất ấn tượng về Người.Họa sĩ Georg Esco chia sẻ lý do và quá trình vẽ bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (khổ lớn: 126 x 103cm). (Ảnh: Minh Duy)Sau gần hai năm chờ đợi có dịp đặc biệt để giới thiệu bức tranh, họa sĩ Georg Esco chia sẻ: Tôi quyết định vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bởi đây là con người vì hòa bình, một danh nhân văn hóa kiệt xuất, người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một người bạn mẫu mực của cộng đồng quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, mà còn có đóng góp đặc biệt trong việc truyền cảm hứng cho nhân dân thế giới, nhất là các chiến sĩ cách mạng và những người yêu chuộng hòa bình. Tôi rất vui vì bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu vào dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người và Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy của Việt Nam.
https://nhandan.vn/ky-niem-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh-va-chien-thang-dien-bien-phu-tai-phap-post807761.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn", "Montreau", "Philippe Lamarch", "Điện Biên Phủ", "họa sĩ Georg Esco" ] }
Cùng ngắm một Hà Nội thân quen và tràn đầy cảm xúc qua hình ảnh trong MV Going Home
NDO -MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt của Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam, mang đến cho người xem những hình ảnh dù rất quen mà chưa bao giờ vơi cảm xúc của Thủ đô Hà Nội trong một nỗ lực đưa du lịch Việt Nam tiếp tục bay cao.
Trong MV, ca khúc Going Home cùng bước chân của nghệ sĩ saxophone Kenny G đưa người xem dạo quanh một vòng Thủ đô Hà Nội, với những địa điểm nổi tiếng như cầu Long Biên, Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám...Ánh bình minh trên cầu Long Biên mở đầu cho chuyến "trở về ngôi nhà Hà Nội" của Kenny G. Nơi đây là địa chỉ yêu thích của rất nhiều người và nhiều thế hệ. Cây cầu 120 tuổi cũng là chứng nhân lịch sử của nhiều biến động của Hà Nội.Chuyến tàu đưa người ta đi giữa những dấu cũ của ký ức và ngày hiện tại.Tháp Rùa nằm giữa mảng xanh của thành phố,vọng nghe tiếng kèn saxophone từ người nghệ sĩ yêu Hà Nội.Dải lụa đỏ Thê Húc, điểm nhấn giữa những mảng xanh trầm mặc.Cùng ghé Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Namvà nghe tiếng kèn vang lên giữa nơi lưu giữ nét đẹp về đạo học, truyền thống hiếu học của dân tộc.Nét xuân thì của người con gái Việt trên đường phố Thủ đô.Tiếng kèn cũng đưa người xem tới với Cột cờ Hà Nộimột trong những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội được giữ lại nguyên vẹn đến nay.Và không thể thiếu điểm đến là chùa Trấn Quốc, tọa lạc trên đường Thanh Niên, nằm giữa hồ Tây để ngắm ánh chiều tà buông xuống.
https://nhandan.vn/cung-ngam-mot-ha-noi-than-quen-va-tran-day-cam-xuc-qua-hinh-anh-trong-mv-going-home-post805816.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Kenny G", "Going home", "du lịch Hà Nội", "Báo Nhân Dân" ] }
Vinh danh Văn Miếu Mao Điền, Hải Dương
Ngày 12-3, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khai hội mùa xuân Văn Miếu Mao Điền; khánh thành hệ thống bia Tiến sĩ và công bố quyết định của Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam, công nhận Văn Miếu Mao Điền là một trong năm địa chỉ khuyến học lớn nhất Việt Nam.
Hệ thống bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Mao Điền gồm 14 bia, có chiều cao 2,65 m, rộng 1,25 m, dày 25 cm; văn bia biên soạn bằng song ngữ, mặt trước bằng Hán văn, gồm 40 nghìn chữ, là văn bia tiến sĩ dài nhất Việt Nam. Văn bia vinh danh 637 Tiến sĩ của trấn Hải Dương, được dựng trong hai nhà bia. Bên cạnh đó, Văn Miếu Mao Điền còn có phòng trưng bày truyền thống dạy và học của tỉnh Hải Dương, tôn vinh các thầy giáo, cô giáo và học sinh xuất sắc.Dừng việc vinh danh, cấp bằng hoạt động văn hóa, di sản không đúng thẩm quyềnBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT và DL) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quản lý việc chứng nhận tôn vinh “Nghệ nhân”; công nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự” và “Cây di sản”.Theo báo cáo từ các địa phương và phản ánh của các báo, đài về việc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật, Liên hiệp các Hội UNESCO và Hội Sinh vật cảnh Việt Nam tổ chức vinh danh, công nhận “Cây di sản”; cấp các bằng cho hệ thống đền đạt chuẩn hóa đền thờ Tam, Tứ phủ theo nghi lễ văn hóa truyền thống Việt Nam, công nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”, chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian” và tôn vinh “Nghệ nhân”, Bộ VHTT và DL có ý kiến: Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích theo ba cấp thuộc Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng VHTT và DL và Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố; Điều 77 Luật Thi đua, Khen thưởng quy định việc phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước thuộc thẩm quyền Chủ tịch nước. Vì vậy những việc làm nêu trên là trái với thẩm quyền của các tổ chức hội. Bộ đề nghị các địa phương và cơ quan chức năng không tổ chức các hoạt động này; hướng dẫn lập hồ sơ xếp hạng di tích và đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân theo đúng quy định của pháp luật.230 kỳ thủ dự Giải cờ vua quốc tế HDBank 2017Ngày 12-3, tại TP Hồ Chí Minh, Liên đoàn Cờ Việt Nam tổ chức khai mạc Giải cờ vua quốc tế HDBank 2017 với sự tham gia của 230 kỳ thủ đến từ 25 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 92 kỳ thủ đẳng cấp quốc tế. Các kỳ thủ sẽ thi đấu ở hai bảng: dành cho các kỳ thủ đẳng cấp cao (Masters) và dành cho kỳ thủ có elo dưới 2.100 (Challengers). Đội tuyển cờ vua Việt Nam dự giải với đội hình mạnh, trong đó có các kỳ thủ nam hàng đầu: Lê Quang Liêm, Đào Thiên Hải, Trần Tuấn Minh, Nguyễn Anh Khôi... và các kỳ thủ nữ xuất sắc nhất: Phạm Lê Thảo Nguyên, Võ Thị Kim Phụng, Nguyễn Thị Mai Hưng... Được biết, tổng mức giải thưởng năm nay lên tới 45 nghìn USD, riêng chức vô địch bảng Masters có giá trị 13 nghìn USD. Giải sẽ kết thúc và trao thưởng vào ngày 17-3.Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh Thanh HóaNgày 12-3, tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Thanh Hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức chương trình Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2017.Đông đảo học sinh đến từ các trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa được đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp những thông tin chính thức, mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia và việc tuyển sinh vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2017, những lưu ý về thời gian đăng ký dự thi THPT quốc gia, xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017, thời điểm phải có mặt tại địa điểm thi, học quy chế thi; số lượng các môn thi, nguyên tắc làm bài thi; phạm vi, trật tự câu hỏi của bộ đề thi, thang điểm, cơ cấu điểm của các môn thi. Đại diện Tổng dục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, ngoài xét tuyển ĐH, CĐ, học sinh còn có nhiều cơ hội vừa học văn hóa, vừa học nghề, lựa chọn ngành nghề theo khả năng, điều kiện của mình để vững bước trên bước đường lập thân, lập nghiệp.
https://nhandan.vn/post-287521.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [] }
Trải nghiệm “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” tại Hoàng thành Thăng Long
NDO -Nhân dịpTết Đoan Ngọ(5/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa" trong chuỗi hoạt động nhân dịp tết Đoan Ngọ 2024 và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Chương trình gồm có các hoạt động: Trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ trong cung đình ngày Tết Đoan Ngọ, thực hành hai nghi lễ đặc sắc ngày Tết Đoan Ngọ trong cung đình (nghi lễ cúng tế tổ tiên và nghi lễ ban quạt), thực hành phong tục dân gian “giết sâu bọ” và trình diễn, giao lưu nghệ thuật thưởng trà.Những phong tục ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, xương bồ để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm; tục hái thảo mộc làm thuốc và làm trà vào giờ ngọ; tục đeo chỉ ngũ sắc, đeo túi thơm có đựng hạt mùi, bột hùng hoàng để xua đuổi côn trùng… trong dịp Tết Đoan Ngọ được tái hiện tại không gian thờ cúng và không gian trưng bày các loại thảo mộc, túi thơm.Khu trưng bày đã làm gợi nhớ đến hình ảnh 2 khu phố cổ quen thuộc là Thuốc Bắc và Hàng Mụn. Vào mỗi dịp tết Đoan Ngọ, người dân kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ con; đi mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống hàng, mua thảo dược về phòng bệnh…Bên cạnh không gian trưng bày các phong tục dân gian truyền thống, các nghi lễ cúng tế tổ tiên, lễ thiết triều, lễ ban quạt trong cung đình cũng được diễn giải qua tranh vẽ và mô hình hiện vật phỏng dựng.Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội còn phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long, Công ty CP Ỷ Vân Hiên và Trung tâm bảo tồn phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam thực hành nghi lễ tiến phẩm dâng hương lên các vị tiên đế và nghi lễban quạt. Đây là những nghi lễ mang tính cung đình được thực hiện dưới triều Lê Trung hưng.Công chúng cũng sẽ được trải nghiệm thực hành phong tục dân gian "giết sâu bọ" và phần giao lưu, trò chuyện cùng Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết về phong tục này vào 9 giờ ngày 6/6/2024 (ngày 1/5 âm lịch) tại Lầu Bát giác, cổng Đông, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.Cùng với những hoạt động này, để khách tham quan hiểu thêm về phong tục uống trà giải nhiệt phòng chữa bệnh cho đến nghệ thuật thưởng trà cung đình, Trung tâm phối hợp với các nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng, nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn tổ chức các buổi trình diễn, giao lưu cùng du khách. Các nghệ nhân sẽ chia sẻ những câu chuyện hay, những bí quyết ướp trà, pha trà, thưởng trà đặc sắc…Chương trình diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9/6 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
https://nhandan.vn/trai-nghiem-tet-doan-ngo-thang-long-xua-tai-hoang-thanh-thang-long-post811806.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Tết Đoan Ngọ", "phong tục Thăng Long xưa", "Khu di tích Hoàng thành Thăng Long", "tái hiện phong tục cổ", "lễ ban quạt" ] }
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử
NDO -Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á,Bảo tàng Chiến thắnglịch sử Điện Biên Phủ trở thành điểm đến hấp dẫn khó bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn tham quan, lượng khách ghé thăm bảo tàng ngày càng tăng
Phát huy giá trị tài liệu, hiện vậtTrước khi là hướng dẫn viên bảo tàng, Cao Thị Nữ là cô giáo dạy môn tự nhiên nhưng đam mê lịch sử. Cô tìm tòi, sưu tầm những câu chuyện cảm động từ sách báo, nhân chứng để nội dung thuyết minh phong phú, sinh động, dốc bầu nhiệt huyết khơi gợi cảm xúc, tâm nguyện lan tỏa những năm tháng hào hùng của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa với khách tham quan.Tự hào về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thấm thía hy sinh, mất mát của các thế hệ cha ông trong chiến dịch Điện Biên Phủ là cảm nhận chung của mỗi con dân đất Việt tới bảo tàng. Các cựu chiến binh trào dâng niềm xúc động qua từng bức ảnh, hiện vật, hào hứng kể lại những tháng ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Một đoàn khách từ thành phố mang tên Bác từng biết vềchiến thắng lịch sử Điện Biên Phủqua sách báo, khi nghe hướng dẫn viên kể câu chuyện tấm gương anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo, lá thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng có con là liệt sĩ, những giọt nước mắt đã tuôn rơi.“Cảm tưởng như đang hòa mình, chứng kiến trước mắt những năm tháng chiến đấu cam go mà hào hùng của ông cha ta, các họa sĩ khắc họa rất chân thực, sống động giúp tôi trân trọng hơn giá trị của hòa bình”, bà Nghiêm Thị Vân ở Kim Bảng (Hà Nam) thốt lên khi xem bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Đến thăm bảo tàng nhiều lần, một vị khách người Pháp chia sẻ lần này vẫn vẹn nguyên cảm xúc, thấu cảm những tổn thất trong chiến tranh và bình yên của vùng đất hoa ban tươi đẹp đậm đà bản sắc cùng những con người thân thiện bảy thập kỷ sau cuộc chiến lùi xa.Thay đổi tư duy, phong cách phục vụ, đón tiếp tận tụy, chu đáo, thân thiện để mỗi khách tới bảo tàng luôn cảm thấy hài lòng là điều tâm niệm với mỗi cán bộ, nhân viên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Nếu như trước đây, khi đoàn khách đông đăng ký mới bố trí hướng dẫn viên, nay chỉ một vài người có nhu cầu cũng được đáp ứng, không để “khách vào xem ra bảo không biết gì”, Giám đốc Vũ Thị Tuyết Nga nhấn mạnh.Để hoạt động bảo tàng đáp ứng kịp thời xu thế phát triển, hội nhập trong giai đoạn mới, tập thể viên chức, người lao động nỗ lực đổi mới sáng tạo, học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, làm tốt công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị các tài liệu, hiện vật đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập, hưởng thụ văn hóa của công chúng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kỹ năng quảng bá, chuyển đổi số… được chú trọng cùng nhiều giải pháp, sáng kiến được áp dụng, mang lại giá trị, hiệu quả thực tiễn. Để đáp ứng và huy động tối đa nguồn nhân lực phục vụ chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm Du lịch quốc gia Điện Biên-2024, Bảo tàng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, thuyết minh, tăng cường lực lượng tham gia phục vụ đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan.Nhằm tạo sự đa dạng, phong phú thu hút khách tham quan, hằng năm Bảo tàng sưu tầm, trưng bày, bổ sung các tài liệu, hiện vật tiêu biểu (hiện có gần 7 nghìn tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, hiếm), nổi bật trong năm 2023 trưng bày hai sưu tập “Súng của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Pháp sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Vỏ đầu đạn pháo 105mm", tổ chức và phối hợp tổ chức một số cuộc triển lãm ảnh chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”; “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”; “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, văn hóa và du lịch”, “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972”…Khách tham quan triển lãm ảnh tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Xác định ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số là phương thức hữu hiệu để kiểm kê khoa học, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài liệu hiện vật, nâng cao chất lượng phục vụ và quảng bá hữu hiệu, bảo tàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Từ ngày 5/3, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối wifi, quét mã QR, khách tham quan Bảo tàng có thể nắm bắt toàn bộ thông tin giới thiệu nội dung bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp.Tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm kiên cường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc được triển khai với nhiều hình thức: trưng bày triển lãm lưu động trong và ngoài tỉnh, tại các trường học, đa dạng hóa các hoạt động tương tác, trải nghiệm phục vụ các đối tượng khách tham quan giúp hoạt động bảo tàng gần hơn với đời sống. Nhiều học sinh tham gia chương trình trải nghiệm “Chúng em làm chiến sĩ Điện Biên” bày tỏ phấn khởi khi được mặc quần áo bộ đội, đẩy xe đạp thồ, tự nấu các món ăn thời xưa, nắm cơm, giã lạc…; các thầy cô giáo đánh giá cao cách làm hay, sáng tạo, tạo hứng thú trong tiếp cận, học tập môn lịch sử. Với sự hỗ trợ tích cực của bảo tàng, cán bộ, nhân viên Tập đoàn Masan từ thành phố Hồ Chí Minh về Điện Biên hào hứng tham gia trải nghiệm đào hào giao thông, nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm, sống lại năm tháng gian khổ mà tràn đầy khí thế lạc quan.Học sinh tham gia chương trình trải nghiệm “Chúng em làm chiến sĩ Điện Biên”.Dịch Covid-19 cũng tạo cú hích cho bảo tàng chủ động tăng cường quảng bá, “tiếp thị” rộng rãi, không thụ động chờ khách tới tham quan. Những thông tin, hình ảnh, video về hoạt động của bảo tàng, các sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đếnChiến thắng Điện Biên Phủxuất hiện không chỉ trên phương tiện thông tin đại chúng mà còn qua fanpage, mạng xã hội: facebook, zalo, youtube... Hiệu quả phối hợp tổ chức chương trình tham quan trực tuyến (tourday online), các triển lãm ảnh chuyên đề lưu động tại một số tỉnh, thành phố bước đầu mang lại tín hiệu tích cực, nhiều bảo tàng đăng ký triển lãm chuyên đề tại xứ sở hoa ban trong năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024.Trong khi không ít bảo tàng còn vắng khách, trầm lắng, lượng khách tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tăng hằng năm, từ 2018 đến 2022 thu hút 1.532.070 lượt người, năm 2023 có 155.686 lượt khách, thu phí hơn 6 tỷ đồng. Đó là những con số ấn tượng minh chứng cho hiệu quả hoạt động. Cao điểm nhất ngày Quốc khánh, Bảo tàng đón tới 22.000 lượt người, phải nhờ lực lượng công an trợ giúp phân luồng, cán bộ tăng ca, căng sức làm việc.Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tham quan Bảo tàng.Nỗ lực đổi mới, thu hút khách tham quanTận dụng thế mạnh, phát huy tối đa nội lực, thẳng thắn nhìn nhận tồn tại, hạn chế nhằm chủ động khắc phục, đưa bảo tàng trở thành trung tâm sinh hoạt chính trị, công trình văn hóa trọng điểm, điểm du lịch hấp dẫn, vui chơi giải trí tích cực trên địa bàn tỉnh Điện Biên là hướng đi trong thời gian tới. Nhiều nội dung trưng bày đã cũ, không bắt kịp với xu thế trưng bày hiện đại, chưa tạo sự hấp dẫn, mới mẻ đòi hỏi sớm nâng cấp, hiện đại hóa; cần đầu tư nâng cấp hệ thống điện, quan tâm bố trí nhân lực chuyên môn điều hành hệ thống công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử, âm thanh, ánh sáng… phục vụ quản lý, vận hành, phát huy giá trị bức tranh panorama sau thời gian hoạt động thử nghiệm.Tăng cường quảng bá, truyền thông, trưng bày triển lãm lưu động trong và ngoài tỉnh; mở rộng địa bàn sưu tầm trong cả nước, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, trải nghiệm tại bảo tàng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng ban đêm tòa nhà bảo tàng làm nổi bật kiến trúc độc đáo, chủ động phục vụ cả ban đêm khi lượng khách đông là những nỗ lực của bảo tàng hướng tới đổi mới, đa dạng hóa hoạt động. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trưng bày như thuyết minh tự động (autoguide), cây tra cứu thông tin hiện vật theo các phần trưng bày chủ đề, tham quan Bảo tàng 3D (tham quan ảo), chiếu phim 3D về “Chiến dịch Điện Biên Phủ” và “Điện Biên - Đất và người” kết hợp với 3D mapping giúp công chúng tiếp cận mới mẻ hơn.Theo lộ trình trong 5 năm tới, Bảo tàng tăng dần mức tự chủ, vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị vừa khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách, góp phần tăng nguồn thu và đóng góp ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên. Trên tinh thần cầu thị học hỏi, tiếp thu, lắng nghe để điều chỉnh phù hợp, nhiều ý tưởng đã được đề xuất như xây dựng phòng đọc sách cho các đối tượng nghiên cứu sâu, phòng vẽ tranh dành cho thiếu nhi, tại sân bảo tàng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tương tác, giao lưu văn hóa văn nghệ, bố trí không gian check in phục vụ du khách, tăng cường giới thiệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho khách nước ngoài…Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vừa được xếp hạng II, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba là niềm vinh dự, động lực to lớn để tập thể cán bộ, viên chức, người lao động quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới đông đảo khách tham quan trong nước và quốc tế.Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được xây dựng từ năm 2012 và khánh thành, đưa vào phục vụ khách tham quan từ ngày 5/5/2014 nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Không chỉ là một thiết chế văn hóa, công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh Điện Biên, nơi lưu giữ, trưng bày phát huy những giá trị của các tài liệu, hiện vật liên quan đến Chiến thắng Điện Biên Phủ, bảo tàng là công trình văn hóa tiêu biểu, địa chỉ đỏ tổ chức các sự kiện, hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và là điểm du lịch của tỉnh Điện Biên. Hoạt động của bảo tàng luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Điện Biên, các cấp các ngành, sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
https://nhandan.vn/bao-tang-chien-thang-dien-bien-phu-dia-chi-do-giao-duc-truyen-thong-lich-su-post803811.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Địa chỉ đỏ", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "bảo tàng", "bức tranh panorama", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
10 cuốn sách về nghề giáo và giá trị của giáo dục
NDO -Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chọn lọc và giới thiệu những cuốn sách về nghề giáo, về những triết lý giáo dục đã làm nên những cường quốc trên thế giới, làm nên những nền giáo dục lấy con người làm trung tâm, lấy Chân-Thiện-Mỹ làm giá trị cơ bản và về những người thầy mãi mãi là ngôi sao sáng cho các thế hệ học trò, dù ở màu da nào, mang quốc tịch nào.
“Được học” – Educated (Tự truyện của Tara Westover, Nguyễn Bích Lan dịch)Được học là câu chuyện về một cô gái người Mỹ phải đợi đến năm 17 tuổi mới được tiếp cận nền giáo dục. Nhưng chỉ 10 năm sau, cô đã giành học vị Tiến sĩ tại một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới: Đại học Cambridge.Cuốn tự truyện nói rất nhiều về con đường tự học của Tara Westover nhưng không thể quên vai trò của những người thầy, những vị Tiến sĩ, Giáo sư từng khuyến khích, giúp đỡ cô. Tiến sĩ Kerry: “Em có thể sẽ không được nhận nhưng nếu em được nhận thì nó có thể cho em một ý niệm nào đó về các khả năng của em”; Giáo sư Steinberg: “Tôi đã dạy ở Cambridge 30 năm…”, “Và đây là một trong những bài luận xuất sắc nhất mà tôi từng đọc”, “Cứ để chuyện học phí tôi lo”...Có lẽ bản thân những người thầy, những vị Giáo sư, Tiến sĩ đó cũng không ngờ rằng với cô sinh viên mang đầy mặc cảm và ám ảnh đó, chỉ một ánh mắt ủi an, một lời khuyên ân cần đã đủ tạo ra bước ngoặt cuộc đời…“Màu của nước” (Tác giả: James Mc Bride, người dịch: Nguyễn Bích Lan)Màu của nước là cuốn tự truyện của nhà văn Mỹ James McBride viết để tưởng nhớ người mẹ của mình, một phụ nữ gốc Do Thái da trắng kết hôn với người những người đàn ông da đen.Vượt lên bi kịch cá nhân, sự thiếu thốn về vật chất, sự ngược đãi về tinh thần và mọi sự phân biệt đối xử, bà đã nuôi dạy mười hai đứa con trở thành các bác sĩ, giáo sư, giáo viên, nhà khoa học.Cách bà chọn trường lớp cho các con cho thấy vai trò của giáo viên và việc giáo dục trong nhà trường đã ảnh hướng không nhỏ tới cuộc đời của mỗi con người: “Hơn bất cứ ai khác, mẹ tôi, với sự ý thức cao về giáo dục… (đã cho chúng tôi)… học ở một số trường nhất định, được dạy bởi những giáo viên luôn khép học trò vào sự kỷ luật và khích lệ việc học tập, và mẹ tuân theo sự dẫn dắt của họ (những người thầy).“Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản: Giáo dục và giáo dục lịch sử trong cái nhìn so sánh Việt Nam – Nhật Bản” (Tác giả: Nguyễn Quốc Vương)Là một người quan tâm đến giáo dục và mong muốn đóng góp vào công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam, trong thời gian du học tại Nhật Bản, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương đã tìm tòi nghiên cứu và có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu có tính phản biện và đưa ra các phân tích mang tính độc lập về các vấn đề nóng của giáo dục Việt Nam.Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy hầu hết các vấn đề của giáo dục Việt Nam hiện nay còn đang tranh cãi thì ở Nhật đã gặp phải cũng như đã giải quyết được cách đây hơn 70 năm.Và để có được một xã hội Nhật Bản thịnh vượng như ngày nay, Nhật Bản đã phải trải qua công cuộc cải cách giáo dục một cách toàn diện, thậm chí chấp nhận xóa bỏ toàn bộ nền giáo dục trước đó.Chương trình giáo dục phổ thông Nhật Bản đã đổi mới thành công bởi các nhà quản lý giáo dục Nhật Bản: Chú trọng “cải cách giáo dục từ dưới lên”, “được tiến hành bởi các giáo viên ở các trường học và bằng các “thực tiễn giáo dục”; coi chương trình chỉ là tham khảo; các môn học và phương pháp kiểm tra, đánh giá mới hoàn toàn mới so với trước.“Kỷ luật tích cực trong lớp học - Xây dựng sự tôn trọng, tinh thần hợp tác và trách nhiệm trong lớp học” (Tác giả: Tiến sĩ Jane Nelsen, Thạc sĩ Lynn Lott và H. Stephen Glenn, người dịch: Max Bình)Đây là một cuốn sách best-seller với hơn hai triệu bản được bán ra trên toàn thế giới. Ấn bản này được cập nhật với những công cụ mới nhất dành cho người giáo viên hiện đại “Thay đổi hoàn toàn cách giáo viên nghĩ về bản thân và học sinh của mình. Những hoạt động trong cuốn sách này cho chúng ta thấy việc học đã đi từ trí não tới trái tim như thế nào…”.Thay vì phải chăm chăm kiểm soát hành vi của trẻ, giáo viên sẽ thực sự có thời gian dạy và truyền đạt kiến thức cho trẻ. Thay vì phải đối mặt với sự thờ ơ, bàng quan của trẻ, giáo viên sẽ tận hưởng sự hào hứng, tích cực và đầy động lực từ các em.“Maria Montessori: Cuộc đời và sự nghiệp” (Tác giả: E.M. Standing, người dịch: Nguyễn Bảo Trung)Cuốn sách cung cấp cho độc giả những kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất thế kỷ XX - Maria Montessori. Bà đã khởi đầu với một ngôi trường mang tên Casa dei Bambini (Ngôi nhà Trẻ thơ) ở Roma năm 1907, sau hơn một thế kỷ đã có hơn 25.000 trường học mang tên Montessori với đầy hấp lực từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi... Những ghi chép của bà được gọi với tên Phương pháp Montessori ngày nay đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng trên toàn cầu.Từ một bác sĩ tâm thần chuyên giúp đỡ những trẻ em chậm phát triển trí tuệ, một cơ duyên tình cờ đã đưa bà đến với sự nghiệp giáo dục trẻ thơ và bản thân bà đã không ngừng khám phá, nghiên cứu và tự hoàn thiện một triết lý giáo dục: hãy tôn trọng trẻ em và tìm cách cư xử với trẻ em một cách tự nhiên nhất có thể.Tác giả Standing ví khám phá của Maria Montessori cũng vĩ đại ngang với Columbus khám phá ra châu Mỹ. Chỉ có điều, thế giới mà Columbus khám phá ra là bên ngoài; còn Montessori đã khám phá ra một thế giới bên trong - bên trong tâm hồn của trẻ em.“Đời giáo dở khóc dở cười” (Tác giả: Colm Cuffe, dịch giả: Ngô Hà Thu)Tác giả người Ireland, Colm Cuffe hiện vừa là một giáo viên tiểu học trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, vừa là một họa sĩ với phong cách vẽ hóm hỉnh, đáng yêu và rất thông minh.Tác phẩm là tập truyện tranh hài hước tái hiện cuộc sống thường nhật của một người giáo viên điển hình: yêu nghề, hết lòng vì trẻ. Bên cạnh những phút giây được hưởng trái ngọt (khá là hiếm hoi) khi học trò ngoan, đáng yêu, hiếu học..., là (vô vàn) những câu hỏi trái khoáy rất đỗi hồn nhiên, nhưng người thầy chỉ biết “câm nín” hay “thở dài đánh thượt” với nét mặt khiến ai nhìn vào cũng phải bật cười (đặc biệt là khi nhìn vào đôi mắt của thầy).Chắc chắn rằng, với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt, Đời giáo dở khóc dở cười sẽ là món quà tri ân của những cô cậu học trò tới các thầy cô; và cuốn sách cũng sẽ là cây “cầu kiều” mà các bậc phụ huynh gửi tới những người thầy, người cô thay lời cảm ơn vì đã dành bao tâm sức trong sự nghiệp trồng người.“Tro tàn của Angela” (Tác giả: Frank McCourt, người dịch: Nguyễn Bích Lan–Hoàng Nguyên)Cuốn sách từng đoạt giải Pulitzer năm 1997 và là hồi ký của nhà văn người Mỹ gốc Ireland, cũng là giáo viên tiêu biểu được cả nước Mỹ kính trọng (với danh hiệu “Nhà giáo của năm) - Frank McCourt, dựa trên những ký ức thời thơ ấu của ông, Angela chính là tên của mẹ ông.Tuổi thơ của McCourt là những ngày dài sống trong cảnh nghèo túng, bệnh tật, rác rưởi và thiếu thốn. Sự nghèo đói đeo đuổi lại thêm một người cha nghiện rượu khiến cho gia đình họ phải đi ăn xin từng bữa, nhặt nhạnh mọi thứ.Cuốn hồi ký là sự trưởng thành của những đứa trẻ, trong đó có ảnh hưởng từ người thầy, điển hình là thầy O’Halloran, hiệu trưởng, đồng thời là người “dạy một lúc ba lớp trong cùng một phòng, lớp sáu, lớp bảy và lớp tám” tại ngôi trường mà Frank McCourt theo học.“Ước vọng cho học đường - Những bài viết về giáo dục” (Tác giả: GS Huỳnh Như Phương)GS. Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học, đồng thời là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Với tư cách một nhà giáo dạy văn, ông luôn ưu tư về nền giáo dục nước nhà, không ngừng trăn trở về văn học và nghề dạy học của bản thân. Trong hơn 40 năm làm việc, tác giả đã viết nhiều bài báo nhằm đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng dạy và học.“Ước vọng cho học đường” bao gồm 20 bài được lựa chọn trong hơn 100 bài viết về giáo dục của tác giả đã được đăng trên các báo và tạp chí hơn 40 năm qua. GS. Huỳnh Như Phương chủ ý chọn ra những bài viết mà ông tâm huyết để góp ý về nhiều vấn đề “nóng” trong giáo dục, như vai trò của người thầy, đổi mới giáo dục đại học, cải cách chương trình giáo dục phổ thông, biên soạn sách giáo khoa, tăng học phí ở bậc trung học… - những vấn đề đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bằng lối viết điềm tĩnh nhưng sáng rõ, các bài viết bóc tách từng lớp sự kiện để tìm ra gốc rễ và kiến nghị giải pháp“Trộm” (Tác giả: Kim Ryeo Ryeong, dịch giả: Nguyễn Ngọc Quế)Hae-il - nhân vật chính trong “Trộm” là cậu bé biết mình có thể gọi bằng cái tên "thằng trộm vặt", nhưng không phải vì ham tiền, cũng không phải do túng thiếu hay đói khát. Chỉ đơn giản là bởi cậu có thể trộm, với đôi bàn tay linh hoạt đến không ngờ mà đôi khi nó tự nhận là không nghe theo những gì não nó chỉ đạo.Lối viết truyện chồng truyện trong “Trộm” không chỉ cho chúng ta thấy những góc khuất trong tâm lý của những thiếu niên tuổi cận trưởng thành mà còn phản ánh nhiều thực trạng đa chiều khác nhau trong xã hội Hàn Quốc.Ở tác phẩm này, tác giả Kim Ryeo Ryeong không đặt ra những chuẩn mực đạo đức, thước đo nơi trường lớp. Thay vào đó, cô đặt ra những câu hỏi cho giáo dục gia đình và trường học, mong muốn một cái nhìn sâu hơn từ người lớn và hy vọng sẽ bóc tách được dần những nút thắt trong lòng mỗi thiếu niên. Trong đó, sự thấu hiểu và sát sao của một người thầy luôn nhẹ nhàng, tế nhị với học trò, kể cả khi học trò là đứa ăn trộm: “Thầy biết việc trả đồ là một việc hết sức khó khăn. Dù sao cũng sẽ hồi hộp hơn cả lúc mang đi”… Cách thầy đồng hành và cổ vũ cậu học trò ấp trứng nuôi gà… đã đưa thầy trò xích lại gần nhau, với thông điệp “Mọi tổn thương đều có thể chữa lành, và trái tim yêu thương vô điều kiện chính là nguồn gốc của sự chữa lành đó”.“Học thế nào bây giờ - Vận dụng 8 loại hình thông minh để giúp trẻ học tập tốt hơn” (Tác giả: Bruno Hourst, dịch giả: Nguyễn Khánh Trung)Bruno Hourst là kỹ sư, nhà đào tạo và giáo viên người Pháp. Sau khi được đào tạo ở Úc và Mỹ, ông phát triển nền tảng cho “học tốt”. Ông chỉ ra những nghịch lý nơi trường học, như: Tại sao và nhân danh cái gì mà chúng ta đối xử với đứa trẻ trước khi đến trường và khi đến trường khác biệt đến vậy? Trong tình trạng hoàn toàn có ý thức, tại sao chúng ta bắt những đứa trẻ phải chịu đựng những điều mà chúng ta từ chối áp đặt cho các bé (trước khi đến trường), những điều mà chính người lớn chúng ta cũng không thể kham nổi? Tại sao trẻ mang chứng cận thị ngày càng sớm và càng nhiều, trong khi chúng được sinh ra với một đôi mắt hoàn hảo? Làm thế nào để chúng ta đã biến một đứa trẻ tò mò về mọi mặt, có khả năng học những điều cực kỳ phức tạp một cách dễ dàng đến kinh ngạc, thành một đứa trẻ lãnh đạm, chán ghét học tập và thường học tập sa sút, phải thường xuyên đe dọa (dưới hình thức này hoặc hình thức khác), và đôi khi trở thành nạn nhân của bệnh tật mà lạ lùng thay không có ai quan tâm đến cả? Tại sao người ta chấp nhận quá dễ dàng xem những đứa trẻ bị xếp loại như những đứa trẻ tăng động? Từ đâu ra điều nghịch lý tồi tệ cho là cần phải chịu đựng để học tập, cần phải ép buộc để học tập, trong khi việc học là một quá trình tự nhiên?Trên cơ sở chỉ ra các nghịch lý nơi trường học, ông phân tích kỹ 8 loại hình trí thông minh giúp phát huy thế mạnh, tiềm năng của trẻ, đồng thời cung cấp các phương pháp giúp trẻ luôn tò mò, hứng thú với việc học…
https://nhandan.vn/10-cuon-sach-ve-nghe-giao-va-gia-tri-cua-giao-duc-post725583.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11", "10 cuốn sách về nghề giáo", "NXB Phụ nữ Việt Nam" ] }
Tôn vinh các nghệ nhân làng phở Vân Cù
NDO -Trong khuôn khổ sự kiệnFestival Phở Việt Nam 2024, sáng 15/3, Lễ hội Phở Vân Cù đã diễn ra tại làng phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, tôn vinh các nghệ nhân cao niên và trao chứng nhận cho hơn 50 hội viên Chi hội Phở Vân Cù.
Đến dự buổi lễ có ông Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định; ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định; lãnh đạo huyện Nam Trực, lãnh đạo xã Đồng Sơn; bà Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định; các thành viên Câu lạc bộ phở Vân Cù cùng đông đảo người dân địa phương và khách tham quan.Vân Cù là làng nghề nấu phở và làm bánh phở lâu năm ở Nam Định. Được biết, nghề phở đã có ở đây từ đầu thế kỷ 20, khi nhà máy dệt được xây dựng và đi vào hoạt động, người dân ở đây đã chế biến phở từ các món ăn quen thuộc như bún xáo, bánh đa… đem bán ở những nơi có nhà máy, bến tàu, bến cảng, ga xe lửa… Nghề phở ở Vân Cù hình thành và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Đến nay, nhiều gia đình ở Vân Cù đã có tới 3-4 thế hệ theo nghề truyền thống.Các đầu bếp chuẩn bị phở cho khách dự lễ.Trải qua hơn 100 năm, Phở Vân Cù đã trở thành thương hiệu và là món ăn tiêu biểu cho nền văn hoá ẩm thực Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung. Đó là niềm tự hào của không chỉ người dân làng Vân Cù mà còn của cả tỉnh Nam Định.Tại Vân Cù, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định đã tôn vinh các nghệ nhân cao tuổi ở làng gồm cụ Cồ Việt Hùng, Cồ Hữu Chênh, Cồ Hữu Chênh, Cồ Huy Kiên, Cồ Huy Nghi, Cồ Năng Vân, Vũ Quang Lê.Nhằm tạo điều kiện cho Phở Vân Cù được phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận cho hơn 50 người làng Vân Cù được sử dụng logo Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định và Chi hội phở Vân Cù, khẳng định các hội viên sẽ phải hoạt động trong khuôn khổ điều lệ của hội và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt di sản văn hóa ẩm thực.Trao giấy chứng nhận cho hơn 50 người làng Vân Cù.Phát biểu tại buổi lễ, ông Cồ Như Đồi, Chủ tịch Chi hội phở Vân Cù cho biết, năm 2022 Chi hội phở Vân Cù được thành lập, là tổ chức xã hội nghề nghiệp trực thuộc Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định.Chi hội được thành lập với tôn chỉ mục đích quy tụ, đoàn kết nhữngngười đang làm nghề phởvà yêu mến món ăn truyền thống tinh túy của quê hương để cùng hỗ trợ, học hỏi, sáng tạo, giúp đỡ nhau bảo vệ nghề truyền thống của cha ông, để mang đến cho người dân và du khách những bát phở ngon nhất, đúng gốc thương hiệu “Phở Vân Cù”.Chia sẻ tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thư, nguyên Giám đốc Bảo tàng Nam Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định cho biết: Phở bò, cùng với kẹo Sìu Châu, nem nắm Giao Thủy, nước mắm… là những món ăn có trong danh sách được tôn vinh trong top 50 món ăn đặc sản của Việt Nam."Sức sống của phở rất mãnh liệt, lan tỏa và phát sinh thành các loại hình phở khác nhau. Phở Vân Cù mang trong đó cả một câu chuyện về lịch sử, kinh nghiệm tri thức dân gian, bí quyết nghề nghiệp, tập quán xã hội…, phản ánh bản sắc của cộng đồng, có giá trị văn hóa tiêu biểu để trở trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại", ông Thư bày tỏ.Do đó, ông Nguyễn Văn Thư cũng cho rằng, phở cần được nhìn nhận không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là một di sản văn hóa ẩm thực. Ngoài việc làm ra một bát phở thơm ngon bảo đảm chất lượng, và an toàn vệ sinh thực phẩm…, cần có văn hóa trong bán phở để thương hiệu phở Vân Cù bay cao, bay xa.Lễ tế Thánh tại đình Vân Cù.Trong khuôn khổ chương trình, đã diễn ra lễ rước của người dân làng Vân Cù và lễ tế Thánh tại đình làng, thể hiện mong muốn một năm mới với nhiều thành công cho những người con của làng, những người vẫn đang tiếp tục mang phở Vân Cù đi khắp Việt Nam và thế giới.Cuối chương trình đã diễn ra lễ ký kết giữa Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan và Chi hội phở Vân Cù trong việc đồng hành thực hiện chương trình di sản phở Vân Cù, góp phần đưa phở trở thành thương hiệu quốc gia, gắn với phát triển du lịch trong và ngoài nước.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở Xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/ton-vinh-cac-nghe-nhan-lang-pho-van-cu-post800030.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Festival Phở", "phở Vân Cù", "THEO DÒNG THỜI SỰ", "BẢO TỒN NGHỀ PHỞ" ] }
Câu chuyện Hội An
Trên một số báo đầu năm 2024 của tờ USA Today, Christopher Elliott, một blogger nổi tiếng người Mỹ, chia sẻ rằng, Hội An (Việt Nam) là bất ngờ lớn nhất của ông trong chuyến du hành vòng quanh thế giới trong năm 2023… Quả thực, đô thị cổ di sản thế giới luôn thu hút khách muôn phương và cũng là điều mà chính quyền và người dân phố Hội luôn trân trọng, giữ gìn.
Theo hành trình chiếm trọn 365 ngày của năm 2023, C.Elliott đã đến nhiều thành phố ở các quốc gia như Qatar, New Zealand, Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Australia, Việt Nam và vùng Nam Cực. Trải nghiệm đô thị cổ Hội An vào dịp tháng 5/2023, trên trang Elliott Confidential, nhà du hành chia sẻ: “Tôi đã dành một ngày cuối tuần dài ở Hội An, miền trung Việt Nam và đến giờ tôi vẫn ấn tượng bởi vẻ đẹp tự nhiên của nơi này, với những ngọn núi tươi xanh và bãi biển đẹp như tranh vẽ.Hội An là thành phố cổ có nhiều đền chùa với lịch sử phong phú và chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây. Du khách tới đây đừng bỏ qua trải nghiệm xuống chợ và ra sông Thu Bồn vào lúc hoàng hôn, khi những con thuyền trôi xuôi với những chiếc đèn lồng rực rỡ mầu sắc...”.Trước đó, năm 2020, thành phố Hội An đã được tạp chí du lịch nổi tiếng Travel and Leisure của Mỹ vinh danh là một trong 10 thành phố tuyệt vời nhất thế giới.Đáng chú ý, theo ghi nhận của bạn đọc tạp chí này, Hội An đứng thứ ba, chỉ sau hai thành phố của Mexico. Travel and Leisure đánh giá: “Hội An được mệnh danh là viên ngọc nhỏ. Nếu thích mua sắm, bạn có thể dễ dàng đặt hàng. Với những người thích ẩm thực, Hội An có nhiều đầu bếp giỏi có thể đáp ứng các sở thích về ăn uống. Một điều tuyệt vời là nội vùng phố cổ hạn chế xe cộ đi lại, vì vậy người ta có thể đi bộ trên các con phố đến các cửa hàng và chợ. Thành phố có bầu không khí đẹp, nằm ngay bên một con sông”.Từ trần thuật của Travel and Leisure, tôi nhớ lại sự ghi nhận của nhà báo Same Weuter về Hội An trên tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Conde Nast Traveler hồi mấy năm trước: “Du khách yêu mến những ngôi nhà đầy mầu sắc và những dinh thự cổ kính, chúng tạo cho họ cảm giác như đang đi trong phim...”. Năm 2023, Hội An cũng được một tạp chí của Hồng Kông (Trung Quốc) đưa vào danh sách là một trong 9 điểm đến tuyệt vời. Lý do chọn Hội An, theo tạp chí này là điểm đến rất phù hợp với nhu cầu của khách, từ tham quan, mua sắm đến nghỉ dưỡng, tắm nắng trên bãi biển…Đến Hội An lần đầu, nhà du hành Christopher Elliott tỏ ra bất ngờ, nhưng chúng ta thì không bất ngờ với những khảo sát, những cảm nhận, đánh giá tốt đẹp của bạn bè quốc tế đối với Hội An. Bởi Hội An là một tên gọi ấn tượng đã được lưu vào trí nhớ của những người đam mê trải nghiệm, khám phá.Thời hiện đại, khi mà đời sống có những biến động mới mẻ, những thay đổi làm cho ta choáng ngợp thì hành trình trở về với những giá trị xưa cũ, được sống trong không gian hoài niệm, thả trí tưởng tượng về những thời đã qua ở một nơi chốn nào đó bỗng nhiên bắt gặp sẽ cho mọi người cảm giác thú vị.Đô thị cổ này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lãm. Giá trị ấy được người phố Hội tạo dựng bằng một thương hiệu du lịch nổi tiếng, nhưng trước hết, lịch sử của đô thị vốn là một thương cảng quốc tế từ hàng trăm năm trước được giữ lại hiện trạng khá nguyên vẹn chính là sức hấp dẫn không thể cưỡng nổi...Trở lại lịch sử. Tiền nhân nước ta đã chọn vùng đất có hình thế tuyệt đẹp bên cửa Đại Chiêm làm nơi đón làn gió ngoại vào xứ sở nhiệt đới bên bờ đại dương từ sớm. Hơn năm thế kỷ trước, Hội An đã là một thương cảng sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong. Thương thuyền Á-Âu vào ra tấp nập, các dịch vụ giao thương sôi động trên “con đường tơ lụa” của hải trình xuyên Á. Năm 1535, thuyền trưởng Antonie de Farie của tàu Albuquenque xứ Bồ Đào Nha đã ghé vào vùng duyên hải này và thấy: “Một thành phố có tường bao quanh gần 10.000 nóc nhà, có 40 thuyền buồm lớn, đến hai hay ba cầu tàu và chung quanh có khoảng 2.000 thuyền buồm với nhiều kích thước khác nhau”.Antonie de Farie chưa phải là lớp thương nhân phương Tây đầu tiên đến Hội An để mua tổ yến, trầm hương, vải lụa, tơ, gỗ, quế, đường... và trao đổi sành sứ, bạc thoi, diêm sinh, lưu huỳnh, chì, kẽm, vải nỉ... Trước đó, người Hà Lan đã có hiệp định buôn bán với chúa Nguyễn qua thương cảng Hội An. Pháp, Anh cũng đặt các văn phòng, mở các thương điếm để quản lý hoạt động ngoại thương ở cửa biển này. Dấu ấn rõ nét nhất tại cảng thị Hội An là của thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản.Christoforo Borri, một nhà truyền giáo dòng Tên quê xứ Milan nước Ý đã cập cảng Hội An năm 1618 và ghi chép trong cuốn “Xứ Đàng Trong năm 1621”: “Chúa Nguyễn đã cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỷ lệ với số người của họ để dựng lên một đô thị. Đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng ta có thể nói có hai thành phố, một của Trung Quốc, một của Nhật Bản. Họ sống riêng biệt, đặt quan cai trị riêng và theo phong tục tập quán của mỗi nước”.Đó là kết quả của chính sách mở mà chúa Nguyễn đã áp dụng tại cảng thị Hội An. Quá khứ ấy đã tạo nên một Hội An - vùng đất của hội nhập, giao thoa và tiếp biến văn hóa vô cùng độc đáo ở một đất nước từng trải qua chiều dài lịch sử theo chế độ phong kiến với chính sách “bế quan tỏa cảng” đặc trưng.Quả đúng vậy. Hình ảnh Hội An hôm nay vẫn lưu dấu rõ nét về một thời gặp gỡ của các nền văn hóa Đông-Tây. Có thể thấy ở đô thị này hôm nay còn lưu dấu bóng hình của người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Trung Hoa, Nhật Bản... qua sự hiện diện của các công trình kiến trúc, những sắc màu văn hóa, những làng nghề và cả sự ảnh hưởng trong phép xử thế và lối sống cư dân. Trên vài cây số vuông của khu phố cổ, bắt gặp biết bao hình ảnh bến cảng, cầu, đình, chùa, nhà thờ, hội quán, lăng mộ, phố xá, các chứng tích văn hóa Việt, Chăm cùng Trung Hoa, Nhật Bản và các nước phương Tây.Lịch sử đã tạo cho Hội An một bản sắc đô thị đặc biệt, giúp cho xứ sở này hôm nay tự tin trên hành trình phát triển bằng một gương mặt cũ và phong cách mới. Phố Hội thu hút du khách bởi sự bình thản cố hữu, bởi rêu phong, u hoài như ẩn chứa những trầm tích, những thông điệp xa xăm.Người khám phá sẽ ngập chìm trong vô vàn trạng thái cảm xúc vừa lạ vừa quen khi xuôi ngược dọc ngang phố cổ. Đối diện với đô thị cổ là đang tự cởi mở tâm hồn để đối thoại với đa chiều biểu hiện của các nền văn hóa cổ-kim, Đông-Tây.Đến với phố Hội, khách được níu giữ những khoảnh khắc nhân văn từ thời quá vãng. Cùng đó là hình ảnh sống động của cư dân thành phố đang tích cực đón làn gió mới với đường nét hiện đại, cởi mở. Cơ duyên gặp gỡ từ lịch sử đã giúp Hội An tinh thần hội nhập hết sức tự nhiên. Bởi vậy cho nên, “Hội An càng già đi lại càng có giá”. Đó là lời nói ngẫu hứng của một đồng nghiệp sau khi anh mô tả những dòng suy tưởng rất sâu về những mảng tường rêu mang sắc màu hoài niệm đặc trưng của đô thị cổ...Tôi đã đến và trải nghiệm với Hội An không biết bao nhiêu lần và được ghi nhận về nơi chốn này rất nhiều điều khác lạ. Những mùa cao điểm du lịch, nếu đến với đô thị này sẽ có cảm nhận ở đây như một thế giới khác mà hình ảnh đặc trưng là mật độ đông đảo du khách nước ngoài mỗi ngày trên phố. Khách và chủ giao lưu trong một mối thân thiện. Khách chủ động, tự nhiên tham gia vào các hoạt động văn hóa, dân sinh của người địa phương. Không ít khách từng đến và trở lại nhiều lần.Có người không cưỡng nổi tình yêu thành phố bên bờ sông Hoài cho nên đã ở lại làm con dân của phố. Tôi đã từng hân hạnh làm quen với một họa sĩ người Pháp, một doanh nhân người Ý và một nhạc công người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc ở đây. Họ từng là khách du lịch nhưng bây giờ đã trở thành cư dân Hội An khi tham gia họp tổ dân phố hằng tháng và cùng những người hàng xóm cúng lễ Tất niên hằng năm. Họ đến và đã ở lại để tận hưởng những cung bậc cảm xúc thú vị của phố cổ. Thế mới biết, Hội An hấp dẫn đến mức nào…Điều rất đáng ghi nhận là từ lâu, người phố Hội đã nhận thức được giá trị của quê hương mình-một đô thị di sản được thế giới vinh danh. Họ cũng tiếp nhận tiến trình hội nhập một cách tự nhiên như lịch sử vốn dĩ đã kiến tạo từ mấy thế kỷ trước. Khác với một số nơi khác, khách du lịch quốc tế đến Hội An ít khi va phải những cú sốc văn hóa và người địa phương cũng ứng xử với khách bằng một sự hòa hợp tự nhiên.Bãi biển Cửa Đại, Hội An (Quảng Nam).Với Hội An, du khách không chỉ là người ghé qua mà là ân nhân, cả chính quyền và người dân ở đây đều nhận thức như vậy. Khách luôn được đón tiếp bằng tất cả tấm lòng chứ không theo kiểu “ăn xổi, ở thì” thường thấy nhiều nơi khác. Làm du lịch ở Hội An, người dân là chủ thể. Quyền lợi của họ không mâu thuẫn mà gắn kết hữu cơ với lợi ích chung; niềm tự hào về quê hương đồng hành với đời sống ngày càng được cải thiện thì người dân chính là chủ thể chính trong việc bảo vệ thương hiệu xứ sở của mình.Một thành công mới, năm 2023, Hội An là một trong hai đại diện tiếp theo của Việt Nam (cùng thời điểm với thành phố Đà Lạt), chính thức được UNESCO công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian. Đây là một sự ghi nhận công tâm. Ở đô thị cổ này hiện có năm làng nghề với gần 50 ngành nghề truyền thống đang được bảo tồn, phát triển cùng với những giá trị nghệ thuật đa sắc màu được người dân nơi đây lưu giữ và cống hiến cho công chúng thưởng lãm như đàn hát, dân vũ đường phố, hò khoan, dân ca-bài chòi, truyền dạy hát tuồng, các phòng tranh, triển lãm và các chương trình nghệ thuật như biểu diễn thực cảnh Ký ức Hội An, Đêm phố cổ, Hành trình di sản...Thành phố hiện có tới 658 doanh nghiệp nhỏ và 1.710 hộ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian. Ước tính có khoảng 4.000 người lao động trực tiếp có thu nhập 3.500-4.000 USD mỗi năm từ các lĩnh vực này.Việc trở thành thành viên chính thức của Mạng lưới sáng tạo toàn cầu của UNESCO là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế, thương hiệu Hội An, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và Hội An-Quảng Nam đến với bạn bè trên khắp năm châu.Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội AnNhững danh hiệu và sự ghi nhận đã và sẽ góp phần cổ vũ và tạo động lực cho Hội An mãi mãi là một điểm đến hấp dẫn, một nơi chốn luôn níu chân du khách bởi những giá trị đã được bồi đắp. Mọi nỗ lực từng có và hiện có của Hội An đều hướng đến mục đích giữ gìn tốt nhất quần thể kiến trúc đô thị cổ, cảnh quan, môi trường, các làng nghề, bãi biển, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; đó là những cơ sở để phát triển ngành dịch vụ du lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.Điều quyết định, chính là bảo đảm môi trường phát triển và an sinh cho người dân, chủ nhân của thương hiệu. Nếu người dân buông bỏ ý thức, trách nhiệm, có dấu hiệu thực dụng, tiêu cực trong kinh doanh thì mọi sự nỗ lực của chính quyền đều rất khó thành công...
https://nhandan.vn/cau-chuyen-hoi-an-post796882.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Travel and Leisure", "Hội An", "Cảng thị Hội An", "Chúa Nguyễn", "Phố Hội", "Khu phố cổ", "Mầu sắc", "Thương cảng", "phát triển", "UNESCO", "du lịch" ] }
Bế mạc chuỗi hoạt động ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An
NDO -Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơntỉnh Nghệ An.
Tham dự lễ bế mạc có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, lãnh đạo huyện Tân Kỳ; đại diện các huyện, thị, thành phố trong tỉnh cùng đông đảo người dân địa phương.Các đại biểu tham dự lễ bế mạc.Phát biểu tại sự kiện, bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An khẳng định: Nghệ An là tỉnh giàu truyền thống với những di sản vô giá của các dân tộc anh em; được kết tinh trong tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán hằng ngày của nhân dân.Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện, Ban tổ chức đã khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động; triển lãm tranh cổ động tấm lớn nhằm hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).Kết quả, tại hội thi tuyên truyền lưu động, 23 Đội tuyên truyền lưu động đến từ các vùng miền của đất nước đã mang tới cho công chúng huyện Tân Kỳ những phần trình diễn đa sắc màu, kết nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh phát biểu tại lễ bế mạc.Trong khi đó, Triển lãm tranh cổ động tấm lớn do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) tổ chức cũng đã giới thiệu tới nhân dân huyện Tân Kỳ 80 bức tranh với tổng diện tích hơn 5.000m2.Bên cạnh đó, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cũng đã tổ chức thành công Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An. Với 6 môn thi đấu, Hội thi đã thu hút được 300 vận động viên trên địa bàn tỉnh tham gia tranh tài.Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An nhận định: Chuỗi sự kiệnNgày văn hóa các dân tộc Việt Nam; Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh; Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn là ngày hội của bà con các dân tộc ở khắp mọi miền hướng về những sự kiện lịch sử của đất nước.Đặc biệt, chương trình nghệ thuật bế mạc hội tụ nhiều tiết mục biểu diễn đặc sắc của văn hóa miền tây xứ Nghệ chính là dịp để tỉnh Nghệ An giới thiệu, tôn vinh bản sắc văn hóa, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và để "văn hóa thực sự soi đường cho quốc dân đi".Tại lễ bế mạc, đông đảo nhân dân huyện Tân Kỳ đã được thưởng thức nhiều màn trình diễn đặc sắc như các tác phẩm:Tân Kỳ miền xanh yêu thương, Tiếng sáo mùa yêu, Về bản Ơ Đu cùng em, Mùa xuân xuống đồng, Phiên chợ vùng cao, Cõng chữ về bản, 54 dân tộc anh em...Các tiết mục đã tái hiện sắc màu văn hóa độc đáo, riêng có của nhiều dân tộc tại Nghệ An nói riêng, Việt Nam nói chung.Một số hình ảnh tại lễ bế mạcMàn dân vũ với chủ đề Hương sắc miền Tây mở màn cho lễ bế mạc.Các nghệ sĩ thể hiện màn trình diễn đặc sắc với tác phẩm Phiên chợ vùng cao.Các nghệ sĩ thể hiện màn trình diễn đặc sắc với tác phẩm Phiên chợ vùng cao.Màn trình diễn độc đáo của đông đảo các nghệ sĩ tại sự kiện.Đông đảo nhân dân huyện Tân Kỳ tới tham dự lễ bế mạc.
https://nhandan.vn/be-mac-chuoi-hoat-dong-ngay-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-tai-nghe-an-post806143.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Nghệ An", "Ngày văn hóa các đân tộc Việt Nam", "65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh" ] }
Làm clip về trang phục truyền thống, nữ sinh Bố Y về nhất cuộc thi "Tinh hoa Việt Nam"
NDO -Thống kê từ ban tổ chức cho thấy, vòng sơ loại của cuộc thi ghi nhận gần 12 nghìn tác phẩm từ đoàn viên, thanh niên cả nước gửi tham dự, tăng tới hơn 9.000 tác phẩm so với lần triển khai trước.
Chiều 24/5, tại Hà Nội,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi "Tinh hoa Việt Nam" năm 2024.Triển khai từ cuối tháng 11/2023, cuộc thi nằm trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của tổ chức Đoàn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ.Cuộc thi dành cho cá nhân, nhóm cá nhân là học sinh, sinh viên Việt Nam các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng trong và ngoài nước.Tin liên quanCuộc thi “Tinh hoa Việt Nam” thu hút gần 36 triệu lượt xem trên nền tảng sốThí sinh tham gia tranh tài bằng cách làm video clip, phóng sự ngắn hoặc phim ngắn khắc họa, giới thiệunét đẹp văn hóa dân tộc, bản sắc truyền thống Việt Nam qua các nội dung như nét đẹp đời sống, danh lam thắng cảnh, ẩm thực, trang phục, âm nhạc, nhạc cụ truyền thống…Theo các báo cáo, đã có gần 12 nghìn tác phẩm tham dự cuộc thi, hơn 679 nghìn lượt bình chọn trên trang web chính thức của cuộc thi. Tính đến ngày 5/5 vừa qua, các tác phẩm dự thi đã thu hút hơn 56 triệu lượt xem trên các nền tảng số và mạng xã hội.Kết quả, tác phẩm “Trang phục truyền thống của người Bố Y” do thí sinh Lồ Phà Tú Anh (lớp 12A2, Trường Trung học phổ thông số 1 huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) thực hiện đã xuất sắc giành ngôi đầu Cuộc thi với phần thưởng 15 triệu đồng.Ban tổ chức cũng đã trao một giải Nhì tặng tác phẩm "Tinh hoa miền Quan họ" của nhóm tác giả Tạ Quốc An Vũ, Phạm Trần Nhật Anh (Trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội); trao một giải Ba, 2 giải Khuyến khích tặng các thí sinh xuất sắc khác.Đại diện Ban tổ chức, các bộ, ngành, đơn vị cùng thí sinh, nhóm thí sinh giành giải của cuộc thi.Ngoài ra, tác phẩm "Sen quê Bác - Nâng tầm sen Việt" của thí sinh Vương Thúy Quỳnh (Trường Trung học phổ thông Kim Liên, tỉnh Nghệ An) đã giành giải bình chọn nhiều nhất với phần thưởng trị giá 3 triệu đồng.Dịp này, Trung ương Đoàn cũng đã trao Bằng khen cùng phần thưởng 5 triệu đồng tặng Tỉnh đoàn Quảng Bình và Đoàn Trường Trung học phổ thông Lê Thành Phương (tỉnh Phú Yên) với thành tích đạt số lượng sản phẩm dự thi nhiều nhất.Chia sẻ tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịchHội Sinh viên Việt NamNguyễn Minh Triết cho biết: Trung ương Đoàn và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thí sinh giành giải cao trong các khâu hoàn thiện sản phẩm như lên ý tưởng kịch bản, cải thiện kỹ năng quay, dựng clip, truyền thông…Đồng chí Nguyễn Minh Triết phát biểu ý kiến tại buổi lễ."Chúng tôi mong những giá trị tinh thần, tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc trong sản phẩm của các bạn sẽ tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng. Việc này sẽ góp phần không nhỏ xây dựng một lớp học sinh, sinh viên có kỹ năng và tư duy sáng tạo trong quảng bá về văn hóa, con người, đất nước Việt Nam, gìn giữ và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc", đồng chí Nguyễn Minh Triết nói.
https://nhandan.vn/lam-clip-ve-trang-phuc-truyen-thong-nu-sinh-bo-y-ve-nhat-cuoc-thi-tinh-hoa-viet-nam-post810954.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Trung ương Đoàn", "Cuộc thi Tinh hoa Việt Nam" ] }
NSND Quốc Hưng làm Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam
NDO -Ngày 23/5, tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, PGS,TS Nguyễn Huy Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ, NSND Quốc Hưng làm Phó Giám đốcHọc viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Tiến sĩ, NSND Quốc Hưng là một nghệ sĩ, một người thầy thanh nhạc xuất sắc nhiều năm nay.Từ một diễn viên chèo của Nhà hát Chèo Hà Nội, anh theo học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội nay là Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và dần trưởng thành, không chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn tên tuổi, gặt hái được nhiều huy chương, phần thưởng thưởng nghệ thuật trong nước và ngoài nước, mà còn trở thành một người thầy, một giảng viên xuất sắc của Học viện Âm nhạc quốc gia.Khoa thanh nhạc do Tiến sĩ Quốc Hưng làm chủ nhiệm những năm qua, dù gặp phải nhiều khó khăn như dịch Covid-19 kéo dài nhưng thầy và trò vẫn kiên tâm học hành, đạt nhiều kết quả tốt.Với nhiều thành tích nghệ thuật cũng như quản lý xuất sắc, Tiến sĩ, NSND Quốc Hưng đã giành được sự tín nhiệm cao của lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng như của các đồng nghiệp nghệ thuật trong và ngoài Học viện. Đây cũng là cơ sở để anh được tin tưởng giao vị trí công tác quan trọng.Tại buổi lễ trao nhận quyết định, Tiến sĩ, NSND Quốc Hưng đã rất xúc động và trân trọng cảm ơn lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Học viện, cùng các đồng nghiệp và cán bộ, sinh viên nhà trường.Trước nhiệm vụ mới đương nhiên có nhiều khó khăn, thách thức nặng nề, Tiến sĩ, NSND Quốc Hưng hứa sẽ phấn đấu hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
https://nhandan.vn/nsnd-quoc-hung-lam-pho-giam-doc-hoc-vien-am-nhac-quoc-gia-viet-nam-post754274.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "NSND Quốc Hưng", "Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam" ] }
Ra mắt bộ sách Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Ngày 16/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) tổ chức ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024). Đây cũng là một trong những sự kiện chính nhằm hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, thời gian qua, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã phối hợp Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị và các cơ quan, đơn vị, các cộng tác viên trong và ngoài quân đội, đặc biệt là phối hợp VIETNAMBOOK hoàn thành và ra mắt bạn đọcbộ sách kỷ niệm70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với hơn 30 cuốn (trong đó liên kết xuất bản với VIETNAMBOOK 17 cuốn).Theo đó, có thể chia bộ sách đồ sộ thành ba nhóm nội dung chính. Nội dung đầu tiên là nhữnghồi ký, hồi ức của các tướng lĩnh nổi tiếng đã từng trực tiếp tham gia chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ 70 năm trước. Đó là những cuốn sách được tái bản (nhiều lần), đến nay vẫn còn nguyên giá trị và sức hút lớn bởi những tác phẩm kinh điển này được viết bằng tư duy và tầm nhìn của những nhà chiến lược quân sự mà tên tuổi của họ gắn liền với Chiến dịch Điện Biên Phủ, như: Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Hoàng Văn Thái với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Lê Trọng Tấn với Chiến dịch Điện Biên Phủ...Các đại biểu tham dự lễ ra mắt sách.Nhóm thứ hai là sáchnghiên cứu, tổng kết, phân tích làm sáng tỏ đường lối lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ; vai trò chỉ đạo của Tổng Quân ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch, nổi bật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; nghệ thuật quân sự Việt Nam qua tác chiến chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, những thống kê, con số, sự kiện, nhận định đánh giá cả ở trong nước và ngoài nước, sự ủng hộ to lớn của các nước anh em và bạn bè trên thế giới.Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu, như: Chiến dịch Điện Biên Phủ - Thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, Sức mạnh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ - Đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sự kiện - Con số, Võ Đại tướng với Điện Biên Phủ, Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 dưới góc nhìn của người nước ngoài…Bên cạnh đó, một mảng sách quan trọng nữa chính là những ký sự, câu chuyện gắn liền với kỷ vật, ký ức của các cựu chiến binh đã trực tiếp tham gia chiến đấu hay những sáng tác văn học (thơ, văn xuôi) góp phần tái hiện thông qua chi tiết và xây dựng hình tượng nhân vật bằng ngôn ngữ chân thực, sinh động, giản dị, dễ hiểu. Các tác phẩm đồng thời góp phần nêu bật những chiến công, sự hy sinh to lớn của quân và dân ta để có được chiến thắng vẻ vang trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, như: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ký sự (2 tập), Chuyện kể chiến thắng Điện Biên Phủ (2 tập), Kỷ vật chiến sĩ Điện Biên, Điện Biên Phủ không thể nào quên, Lũ mường…Toàn cảnh lễ ra mắt bộ sách Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan xuất bản chuyên ngành tổng hợp về quân sự của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trung tâm xuất bản của toàn quân, do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp quản lý, chỉ đạo, trong suốt mấy chục năm qua, nhất là khi có những sự kiện lớn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã thường xuyên tổ chức xuất bản nhiều tác phẩm của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà văn, các cựu chiến binh, trong đó có rất nhiều tác phẩm quý về Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mà trong đó, nhiều tác phẩm được viết bằng chính sự trải nghiệm của các nhân chứng lịch sử.Quá trình tổ chức xuất bản Bộ sách về Chiến thắng Điện Biên Phủ lần này, trước hết để kế thừa, tiếp nối, phát triển các bộ sách đã xuất bản ở những lần kỷ niệm trước, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đặc biệt chú trọng việc chọn lựa kỹ lưỡng để tái bản những cuốn sách có giá trị cao, trong đó, dành nhiều công sức, trí tuệ để đối chiếu, tra cứu, biên tập, chỉnh sửa một số câu từ cho phù hợp và chuẩn xác hơn.Bộ sách đồ sộ thu hút độc giả trong và ngoài quân đội.Quá trình biên tập, Nhà xuất bản cũng phát hiện những sự trùng lặp ngay trong một cuốn sách hay nội dung chưa thống nhất giữa các sách đã xuất bản, và cả trong bản thảo mới, nhất là về một số mốc thời gian, tên nhân vật, diễn tiến sự kiện, do trí nhớ mỗi người, hoặc tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Bộ sách xuất bản lần này đã góp phần chuẩn hóa nhiều tư liệu quý và chính xác hơn, có phần chú thích, dẫn giải thêm cho người đọc dễ hiểu khi có những tư liệu còn khác nhau (phần chú thích độc lập với phần nội dung nên không ảnh hưởng đến nội dung).Bên cạnh đó, đơn vị đã chủ động, tích cực mời các cộng tác viên tâm huyết, trách nhiệm, nhất là những chuyên gia, nhà văn, nhà báo ở cả trong và ngoài quân đội để có được những công trình nghiên cứu mới, sáng tác mới sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, khách quan hơn do có “độ lùi” về mặt thời gian. Cho nên có thể nói, đây là một bộ sách đồ sộ không chỉ về số lượng lớn mà cả về sự phong phú về bộ loại, đa dạng về nội dung, cùng với đó là tổ chức lực lượng cộng tác viên đông đảo, tổ chức biên tập xuất bản công phu, nghiêm túc và đồng thời được Thư viện Quân đội phát hành toàn quân, Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) phát hành trên toàn quốc nhanh, sớm nhất từ trước đến nay.Ngoài việc đầu tư công phu về các nội dung nêu trên, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân và VIETNAMBOOK cũng hết sức chú trọng đến hình thức của cuốn sách, từ việc chọn khổ sách, thiết kế bìa, trình bày phần nội dung đều mang phong cách hiện đại, in ấn đẹp, gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc; tổ chức truyền thông kịp thời và tạo sức lan tỏa rộng rãi trên toàn quốc.Đại diện Nhà xuất bản và đơn vị liên kết hy vọng thông qua bộ sách này sẽ giúp bạn đọc hiểu biết sâu sắc, chính xác, khách quan, đa dạng hơn về Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, đồng thời cũng gợi mở để các nhà khoa học, giới văn nghệ sĩ, các cựu chiến binh… tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo cho ra đời những công trình mới, tác phẩm mới, bởi chiến thắng Điện Biên Phủ được ví như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ 20, thì việc nghiên cứu, sáng tạo các tác phẩm mới về đề tài này sẽ không bao giờ kết thúc.Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, việc hoàn thành bộ sách quý về Chiến thắng Điện Biên Phủ càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, càng khẳng định và tự hào rằng, Điện Biên Phủ mãi mãi là một chiến công hiển hách, khơi dậy khát vọng và niềm tin vào sức mạnh của cuộc đấu tranh chính nghĩa, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức vùng lên phá tan xiềng xích, giải phóng dân tộc trên thế giới.Ngay sau bộ sách này, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan, đơn vị, cộng tác viên, các công ty phát hành sách, tổ chức xuất bản và phát hành bộ sách kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12).
https://nhandan.vn/ra-mat-bo-sach-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post804961.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Nhà xuất bản Quân đội", "Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "ra mắt sách" ] }
Trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
NDO -Triển lãm "Thăng Long-Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ" và Tọa đàm "Bắc Kinh-Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản" là hai hoạt động thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai thành phố.
Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, chiều 17/5, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữaHà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm "Thăng Long-Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ" và Tọa đàm "Bắc Kinh-Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản" tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh).Đây là hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội, do đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn, thăm thành phố Bắc Kinh và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai thành phố.Phát biểu tại Lễ khai mạc, đồng chí Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá, đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 30 năm quan hệ hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh. Đồng chí mong muốn thông qua triển lãm, giới thiệu tới nhân dân thành phố Bắc Kinh và bạn bè quốc tế những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của Thăng Long-Hà Nội, với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng.Đồng chí Hà Minh Hải bày tỏ hy vọng, công chúng thủ đô Hà Nội cũng được tiếp cận, chiêm ngưỡng các di sản văn hóa đặc sắc của Bắc Kinh, qua hoạt động triển lãm tại Hà Nội vào tháng 9 tới đây; hy vọng triển lãm sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị bền chặt giữa hai thành phố, từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.Đồng chí Trương Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, khẳng định Triển lãm “Thăng Long-Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” được tổ chức tại Khu di sản thế giớiDi Hòa Viênvà Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh-Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” chính là thành quả cụ thể của việc ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội nhằm phát huy giá trị di sản, trao đổi nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn về bảo tồn, quản lý di sản văn hóa nhân loại.Tiếp theo Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Hoàng thành Thăng Long cũng sẽ tổ chức triển lãm, giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của Bắc Kinh tới nhân dân Việt Nam và thủ đô Hà Nội.Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội tham dự lễ khai mạc Triển lãm “Thăng Long-Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”.Triển lãm “Thăng Long-Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” giới thiệu gần 100 tài liệu, hình ảnh với nội dung về 2 chủ đề:Chủ đề "Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến" giới thiệu tới du khách những nét văn hóa đặc sắc của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến-nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa giá trị văn hóa của mọi miền đất nước; chủđề "Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội" giới thiệu Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là mảng màu rực rỡ nhất trong tổng thể bức tranh di sản của thủ đô Hà Nội, trở thành niềm tự hào to lớn của người dân thủ đô và cả nước.Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội tham dự lễ khai mạc Triển lãm “Thăng Long-Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”.Triển lãm mở cửa phục vụ du khách tham quan từ ngày 17/5 tại Cung điện Di Hòa Viên (Trung Quốc).Cùng với Triển lãm, Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh-Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” là diễn đàn để các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn trao đổi các vấn đề bảo vệ, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa ở hai thành phố Hà Nội và Bắc Kinh.Tọa đàm tập trung thảo luận các nội dung chính: Giới thiệu về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; Chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng các cung điện và phát huy các giá trị nhiều mặt của các di sản ở Bắc Kinh và Hà Nội; Tham vấn khoa học về định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.Trong khuôn khổ chuyến công tác, cũng trong ngày 17/5, đoàn đại biểu cấp cao của Thành phố Hà Nội đến thăm, làm việc với quận Đông Thành, thủ đô Bắc Kinh. Tiếp đoàn có đồng chí Tôn Tân Quân, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Đông Thành và các đồng chí lãnh đạo quận.Đồng chí Tôn Tân Quân đã cung cấp thông tin cho đoàn về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của quận trong thời gian qua. Đông Thành xếp hàng đầu trong các quận của thành phố Bắc Kinh, thu nhập bình quân 73.000 USD/người/năm. Quận có 70 trung tâm văn hóa, hơn 30 bệnh viện trong đó có những bệnh viện nổi tiếng tại Bắc Kinh. Quận cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động lớn của cả trong nước và quốc tế. Đồng chí Tôn Tân Quân bày tỏ mong muốn được kết nghĩa với một quận của Hà Nội, đồng thời triển khai hợp tác nhiều mặt với thành phố Hà Nội.Buổi sáng cùng ngày, Đoàn đã đi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về phát triển công nghiệp văn hoá, đổi mới sáng tạo tại Long Phúc Tự, thuộc quận Đông Thành. Đoàn đã được giới thiệu, tìm hiểu một số mô hình phát triển công nghiệp văn hoá, thiết kế sáng tạo mà quận Đông Thành đã triển khai trong thời gian qua.
https://nhandan.vn/trao-doi-ve-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-giua-ha-noi-va-bac-kinh-post809991.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Trung Quốc", "Hà Nội", "Bắc Kinh", "hợp tác Hà Nội-Bắc Kinh", "quan hệ Việt-Trung", "di sản văn hoá", "Giao lưu hữu nghị" ] }
Hấp dẫn sợi phở "mềm, mỏng, dai" của làng Vân Cù
NDO -Gạo làm ra sợiphởphải được chọn kỹ lưỡng bảo đảm khô, dẻo, ngon nhất là gạo thu hoạch dài ngày vào khoảng tháng 5. Sợi phở muốn mềm, mỏng, dai, không làm bát phở đục nước cho tới phút cuối đòi hỏi người tráng phở phải biết cách kiểm tra bột gạo và tùy thời tiết nắng, nồm hay hanh mà cho ra mẻ bánh tráng chín vừa tới.
Quyết giữ nghề tráng bánh phở truyền thốngSở hữu tới gần 10 cửa hàng tráng bánh phở tại Hà Nội, ông Vũ Văn Đê (69 tuổi, làng Vân Cù, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) vừa bàn giao lại các cửa hàng cho các cháu, các học trò, về quê từ 4 năm trước để vui vầy tuổi già.Nghề tráng bánh phở vất vả, nhưng đó là cái nôi giúp ông đưa được cả gia đình lên Hà Nội, gây dựng từng cơ sở tráng bánh phở, mở cửa hàng phở Ngọc Vượng ở Hà Nội…Nhưng để đứng vững và theo nghề suốt 45 năm qua, thì nghề tráng bánh phở đòi hỏi ông và các con phải rất chỉn chu và có tâm huyết với nghề.Sinh ra trong gia đình có truyền thống bánphởgánh, cả tuổi thơ 7 anh em ông Đê sống nhờ vào gánh phở của bố Vũ Văn Kình ở Hải Phòng. Nối tiếp nghề của bố, ông Đê hai bàn tay trắng lên Hà Nội xin học tráng bánh phở ở Khâm Thiên.“Tôi nhìn người làng cũng có người thành đạt về nghề phở, mình không đủ kinh tế để mở hàng phở, thì phải đi từ những thứ nhỏ nhất. Lúc ấy Nam Định có vài lò tráng bánh, nhưng tôi nghĩ, muốn làm lớn, muốn tìm đường cứu gia đình thoát khỏi cảnh nông nghiệp thì phải lên Hà Nội”.Bánh phở truyền thống làng Vân Cù được tráng thủ công.Trước khi làm thuần thục nghề tráng bánh phở, ông Đê cũng như nhiều người thợ khác trong lò bánh làm từ những việc nhỏ nhất như nắm than, chọc lò, canh lửa. Khi chủ nhà tin tưởng mình theo nghề, ông mới được dạy cách kiểm tra chất lượng bột gạo, cách xay bột, dần dà có kinh nghiệm thử bột xem đạt tiêu chuẩn để tráng hay chưa.“Bấy giờ lóng ngóng lắm, mẻ đầu không thành công. Những miếng bánh ban đầu cũng có lúc không chín, bánh phở bị đứt gẫy. Nhưng dần dần 3 tháng, chủ mới tin cho lên tráng bánh chính. Nhưng sức khỏe tôi kém, cũng chỉ dám nhận việc tráng bánh ban ngày”, ông Đê kể.Làm bánh phở khó hơn bán phở vì làm theo thời tiết. Thời tiết nắng, nồm, hanh thì bánh phải tráng khác nhau. Bánh ngon đạt tiêu chuẩn thì 1 tấn gạo được 2,3 tấn bánh.Dần rồi thấy mình thích hợp với nghề, thấy nghề này có thể giúp cả gia đình thoát nông nghiệp, ông Vũ Văn Đê quyết tâm theo nghề. Thời gian đầu tráng tay thủ công 2 bếp thì một tiếng làm được 50 cân bánh. Dần dần có thêm bếp, một tiếng, ông có thể tráng được tạ rưỡi bánh.Ông Vũ Văn Đê chia sẻ về cách tạo ra sợi phở ngon đặc trưng làng Vân Cù.Trong hành trình vừa học, vừa làm, mỗi lần về quê, ông lại lân la hỏi thăm các bô lão trong làng để có thêm kinh nghiệm thử bột, nhận biết bánh ngon qua sờ bề mặt bánh. Khi đã có số vốn kha khá cả về kinh tế và kinh nghiệm, sau 15 năm đi làm thuê, ông Vũ Văn Đê có tiền để mở lò bánh tráng vào năm 1994 ở Trung Tự.Những năm 2010, ông được các thương lái ở Bắc Ninh mời chào loại bột gạo nhập từ Trung Quốc. Giá thành rẻ, không mất công xay gạo, rút ngắn công đoạn để sản xuất bánh phở là nhiều chủ lò bánh tráng lựa chọn, nhưng ông Đê nhất quyết từ chối. Muốn làm bánh phở ngon, phải tinh tế từ khâu lựa chọn gạo, nhìn hạt gạo và phải tự xay.Ông hỏi: “Các cô biết bí quyết bánh phở Vân Cù là gì không?”, nói rồi ông chậm rãi chỉ cho chúng tôi cách nhận biết thế nào là bánh tráng ngon. Để bánh phở ngon, gạo phải ngon. Gạo ngon nhất là thu hoạch vào tháng 5 vì đó là gạo thu hoạch dài ngày, khô, dẻo.Sợi phở truyền thống của làng Vân Cù đạt đủ 3 tiêu chí “mềm, mỏng, dai”, để người ăn phở khi húp tới giọt nước cuối cùng, nước bát phở cũng không bị đục. “Sợi phở nát, tức là bánh tráng bị loãng hoặc gạo bị dính. Nếu sợi phở gẫy, tức là bột xay không tơ hoặc bị tráng sống làm đục nước phở. Thí dụ một phút tráng, bánh sẽ chín, nhưng với thời gian ấy mà bánh chưa chín thì do bột chưa tơ”, ông Đê chia sẻ.Việc lựa chọn gạo ngon rất quan trọng.Do đó, người làm cần phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong quá trình xay gạo, tráng bánh. Nếu nước bột rơi giọt thẳng nghĩa là bột đạt, nếu bột rơi xuống mà cong, tức là bột quá khô hoặc quá loãng, sẽ không thể cho ra bánh tráng ngon.Trong cuộc đời làm nghề, có không ít lần ông phải bỏ cả vài yến gạo tráng bánh chỉ vì mua vội gạo không đạt chất lượng. Bởi vậy, ông Đê bộc bạch, chất lượng gạo sẽ quyết định lớn đến mẻ bánh phở có ngon hay không. “Nếu trong một tạ gạo mà dính 5 cân gạo nếp, thì coi như mẻ gạo đó vất đi. Nếu gạo không nhập từ nơi tin tưởng, thì cũng dễ hỏng cả vài yến gạo”, ông Đê chia sẻ.Sợi phở truyền thống của làng Vân Cù đạt đủ 3 tiêu chí “mềm, mỏng, dai”, để người ăn phở khi húp tới giọt nước cuối cùng, nước bát phở cũng không bị đục. Sợi phở nát, tức là bánh tráng bị loãng hoặc gạo bị dính. Nếu sợi phở gẫy, tức là bột xay không tơ hoặc bị tráng sống làm đục nước phở.Ông Vũ Văn ĐêMong con cháu lưu giữ thương hiệu phở làng Vân CùNhững năm 95, lò bánh tráng đông khách nhưng thu nhập không bằng bán phở nên ông Vũ Văn Đê bàn với hai con quyết tâm mở cửa hàng bán phở. Phở Ngọc Vượng (tên con trai cả của ông) ra đời chỉ sau đó một thời gian ngắn tại phố Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1998, phở Ngọc Vượng mở tại Thái Hà và Tây Sơn. “Lúc ấy tôi mới có điều kiện mua nhà ở Hà Nội tại phố Huỳnh Thúc Kháng. Phở Ngọc Vượng ở đó suốt mấy chục năm nay”. Song song đó, hàng chục lò tráng bánh vẫn đỏ lửa để sản xuất bánh phở. Đến nay, 90% bánh phở phục vụ ở Hà Nội là bánh phở làng Vân Cù.Sau 45 năm gây dựng và truyền nghề, ông Đê và các con cháu trong họ cũng đã mở 10 lò tráng bánh phở ở Văn Chương, Thịnh Hào, Khương Trung, Mỹ Đình…Ông Vũ Văn Đê.Bàn giao cửa hàng cho con cháu để vui hưởng tuổi già, ông Vũ Văn Đê vẫn luôn mang theo niềm tự hào người con của làng phở Vân Cù khi con trai gây dựng được thương hiệu Phở Ngọc Vượng tại Hà Nội và con gái lấy chồng trong làng, mở hàng phở Cồ Túc ở trên phố Yên Phụ. Ông cũng từng vào Sài Gòn, giúp cháu họ gây dựng một lò bánh tráng, truyền nghề. “Trung bình mỗi ngày cháu tôi khoe cũng làm một tấn rưỡi bánh phở”.Ông Đê tâm sự, nếu chỉ tráng bánh đơn thuần, chỉ cần học một tháng biết tráng, nhưng để biết đủ kỹ thuật, phải cần một năm. Có rất nhiều thế hệ thợ học việc từ lò bánh tráng nhà ông, giờ đã làm chủ nhiều lò bánh tráng khác. Và trong hành trình ấy, cũng có không ít người bỏ nghề vì thấy quá vất vả."Kiếm thợ theo nghề tráng bánh cũng là một thách thức vì đứng cả đêm, nhưng thu nhập chỉ chừng 10 triệu/tháng. Giờ có ít người theo nghề bánh tráng phở", ông Đê tâm sự. Bởi vậy, ông vẫn luôn khuyến khích con cháu trong nhà và làng Vân Cù, nếu không có điều kiện học tiếp làm nghề khác thì các con cháu hãy duy trì nghề cha ông để lại và phải làm thật sự có tâm vì khách hàng, không vì cái lợi trước mắt mà làm mất đi thương hiệu của làng Vân Cù.
https://nhandan.vn/hap-dan-soi-pho-mem-mong-dai-cua-lang-van-cu-post799933.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Festival Phở 2024", "Vũ Văn Đê", "tráng bánh phở", "làng Vân Cù", "BẢO TỒN NGHỀ PHỞ" ] }
Linh thiêng sóng nước Trường Sa
Những ngày cuối tháng 4/2024, trên tàu Trường Sa 571, Đoàn công tác số 10 rời quân cảng Cam Ranh với chuyến hải trình đến với Trường Sa thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1. Khi hồi còi dài kéo lên, những cánh tay của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 955 Vùng 4, Quân chủng Hải quân vẫy chào tạm biệt, chúc chuyến hải lộ bình an, thì giai điệu ngọt ngào đong đầy trong bài hát “Gần lắm Trường Sa” còn vang mãi...
Háo hức, mong chờ giờ khởi hànhKhông ai trong đoàn công tác muốn bỏ lỡ bất kỳ một khoảnh khắc nào, bởi chuyến đi này hầu hết là lần đầu đối với các thành viên trong đoàn. Ai cũng háo hức, mong chờ tới giờ khởi hành.Khởi đầu chuyến hải trình đến Trường Sa, Đoàn công tác số 10 do Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hoàng Hồng Hà - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Để bảo vệ từng tấc đất, chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, những cán bộ, chiến sĩ ấy đã chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng. Sự hy sinh đó mãi mãi được khắc ghi trong tim của người dân Việt Nam và tạc thành những tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc.Trong chuyến hành trình này, Đoàn công tác có nhiều hoạt động ý nghĩa, đó là: Tổ chức Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại khu vực biển Cô Lin, Len Đao; dâng hương đài Liệt sĩ, nhà tưởng niệm Bác Hồ... trên các điểm đảo mà đoàn đến thăm; dự Lễ chào cờ, duyệt đội ngũ tại đảo Trường Sa lớn; tổ chức trồng cây xanh trên các đảo; khởi công xây dựng Nhà Văn hóa đa năng tại đảo Đá Tây C.Đến thăm các điểm đảo, phóng viên được gặp gỡ, tiếp xúc nhiều cán bộ, chiến sĩ, người dân tại các đảo và Nhà giàn DK1, qua đó thấu hiểu hơn những khó khăn của họ khi thực hiện nhiệm vụ. Thiếu tá Tôn Vũ Cường, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/8 chia sẻ: Khi đứng trên nhà giàn, mỗi khi có một tàu sắp cập bến lên thăm, cảm xúc của mình mừng vui khó tả, giống như có người thân ra thăm vậy. Ở đây anh em tăng gia, sản xuất như: trồng rau, câu cá, chăn nuôi... bảo đảm đời sống sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ. So với điều kiện sinh hoạt trên các đảo ở đây chật hẹp hơn, diện tích sinh hoạt cũng khó khăn hơn, nhưng anh em nhanh chóng làm quen. Nhiều người trước đó đã công tác tại nhà giàn khác, nên có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cho nhau để khắc phục khó khăn, tăng gia, nuôi trồng hiệu quả.Tại đảo Trường Sa lớn, phóng viên đã gặp gỡ Thượng úy Phạm Viết Khương Duy, Phân đội trưởng Phân đội 2, Cụm 3 đảo Trường Sa và được nghe anh chia sẻ. Ngày 27/12/2023, anh vào Cam Ranh để nhận nhiệm vụ công tác tại huyện đảo Trường Sa cũng là ngày vợ sinh con. Anh chỉ kịp ôm con tại bệnh viện rồi vội vã lên đường làm nhiệm vụ. Đến nay, đó cũng là lần duy nhất được gặp và bế con. Anh chia sẻ, vợ, con và gia đình chính là nguồn động viên, tiếp thêm sức mạnh để anh an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ nơi biển, đảo tiền tiêu của Tổ quốc.Cả nước vì Trường SaĐoàn công tác đã đến thăm, trao quà tặng quân, dân tại 8 điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1/8, Trung tâm dịch vụ Hậu cần nghề cá (đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa); các trạm hải đăng, trạm khí tượng, tàu trực, Đồn Biên phòng Trường Sa (đảo Trường Sa lớn, thị trấn Trường Sa).Đoàn công tác đã tổ chức nhiều buổi giao lưu, biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo, nhà giàn; phát động cuộc thi “Biển, đảo trong trái tim tôi” với nhiều cảm xúc sâu sắc, lắng đọng và ý nghĩa; sáng tác nghệ thuật, viết nhạc, làm video clip, xây dựng phóng sự, làm báo tường, thi chạy việt dã (tại đảo Trường Sa lớn)... Các cuộc thi có sức lan tỏa rộng rãi, thu hút nhiều đại biểu tham gia. Các bài dự thi và các hoạt động được đầu tư về ý tưởng, nội dung, chứa đựng tình cảm sâu sắc của các đại biểu được đến với Trường Sa. Ban tổ chức đã trao 72 giải thưởng tặng các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong các hội thi. Đoàn công tác đã tổ chức đấu giá 5 bức tranh được các họa sĩ sáng tác ngay trong hải trình. Cùng sự ủng hộ của các đại biểu, Ban tổ chức đã thu được 1 tỷ 116 triệu đồng góp vào Quỹ khuyến học của huyện đảo Trường Sa.Trong chuyến đi, thành phố Hà Nội và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia đoàn công tác đã trao nhiều phần quà mang ý nghĩa thiết thực tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1/8. Quân chủng Hải quân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phóng viên báo chí, văn nghệ sĩ thâm nhập, quay phim, chụp ảnh, sáng tác, lấy tin phục vụ công tác tuyên truyền; phối hợp chặt chẽ, triển khai toàn diện kế hoạch xây dựng phim “Trường Sa - bến bờ trong nhau”...Chuyến đi giúp các thành viên Đoàn công tác nhận thức sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn về biển, đảo của Tổ quốc; chia sẻ những khó khăn gian khổ, vinh dự lớn, trách nhiệm cao, sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Chuyến đi là bài học thực tế quý giá, để lại trong lòng mỗi thành viên trong đoàn nhiều ấn tượng sâu sắc. Các thành viên trong đoàn đều cảm nhận “Mang ra tình cảm, mang về niềm tin; chủ quyền thiêng liêng, niềm tin và trách nhiệm”. Đoàn công tác và các đại biểu đã dành cho Bộ đội Hải quân nói chung, quân, dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 nói riêng sự quan tâm đặc biệt với tinh thần “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước”, góp phần xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, thật sự là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc ■
https://nhandan.vn/linh-thieng-song-nuoc-truong-sa-post810876.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Linh thiêng Trường Sa", "Trường Sa", "Nhà giàn DK1/8", "huyện đảo Trường Sa", "Hải quân nhân dân Việt Nam" ] }
Công nhân, người lao động Bắc Ninh vui cùng sân chơi “Giờ thứ 9”
NDO -Những màn trình diễn tài năng đặc sắc, không khí sôi nổi hào hứng và cả những phút giây suy tư lắng đọng... vừa được các công nhân, người lao động Công ty TNHH Điện tử Foster Bắc Ninh (Từ Sơn,Bắc Ninh) mang đến mùa mới của chương trình gameshow “Giờ thứ 9” do VTV3 (Đài Truyền hình Việt Nam) sản xuất.
Ngày 17/4, hơn 140 đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster Bắc Ninh đã đại diện tập thể cán bộ, người lao động Công đoàn các Khu công nghiệp Bắc Ninh tham gia ghi hình cho sân chơi truyền hình"Giờ thứ 9"năm 2024. “Giờ thứ 9” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, nhằm giới thiệu hình ảnh người công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường, nhiều ước mơ, khát vọng, làm việc giỏi, có lối sống đẹp.Năm nay, sân chơi truyền hình dành cho công nhân, người lao động trên mọi miền đất nước trở lại với diện mạo mới mẻ, hứa hẹn mang đến người chơi cùng khán giả nhiều kiến thức bổ ích về chế độ, chính sách lao động và những trò chơi vui tươi mang đậm tính gắn kết.Các nghệ sĩ, MC giàu kinh nghiệm và được khán giả mến mộ đồng hành cùng người chơi.Chương trình được chia thành 3 phần: Phần 1 – Khởi hành rực rỡ, Phần 2 – Chuyến xe cảm xúc và Phần 3 – Về đích rinh quà. Ba giám khảo trong buổi ghi hình đầu tiên là Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung, ca sĩ Lều Phương Anh và bà Bùi Thị Thỏa – đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Trong phần mở đầu Khởi hành rực rỡ, hai đội chơi “Âm thanh cuộc sống” và “Vượt mong đợi” đã cống hiến cho người xem những tiết mục nghệ thuật dàn dựng công phu là “Mời anh về Tây Bắc” và “Gặp nhau giữa rừng mơ”. Các chàng trai, cô gái thường ngày gắn bó với bộ đồng phục và không gian nhà máy tại Foster Bắc Ninh đã cùng nhau hát, múa, đồng diễn phối hợp nhịp nhàng, đẹp mắt, khiến các giám khảo ngạc nhiên và phải rất cân nhắc mới lựa chọn được đội nhỉnh hơn.Công nhân, người lao động thể hiện tài năng nghệ thuật.Đến với phần thi thứ hai “Chuyến xe cảm xúc”, để giành danh hiệu “Người truyền cảm hứng”, anh Lê Xuân Trung và chị Nguyễn Thị Huệ đã đại diện hai đội chơi chia sẻ những kỷ niệm, cảm xúc, nỗ lực trong quá trình làm việc thực tế. Câu chuyện cuộc đời của họ cũng phần nào phản ánh hoàn cảnh, tâm tư, phẩm chất và khát vọng của các đoàn viên, người lao động tại các Khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và trên cả nước nói chung. Qua đó, không chỉ đoàn viên, thanh niên của Công ty Foster Bắc Ninh mà cả khán giả truyền hình cũng có dịp hiểu hơn về đời sống lao động sản xuất, văn hóa doanh nghiệp...Những người lao động có thâm niên và thành tích của đơn vị lan tỏa năng lượng tích cực tới chương trình.Xen kẽ giữa chương trình là thử thách thú vị với phần thưởng hấp dẫn dành cho các khán giả tại trường quay, mang tên “Trạm dừng vui nhộn”. 6 người chơi được lựa chọn ngẫu nhiên đã tham gia một trò chơi tương tác hài hước liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp, mang lại những tiếng cười sảng khoái cho tất cả mọi người.Khán giả nhiệt tình cổ vũ các đội chơi.Và ở phần cuối “Về đích rinh quà”, trí tuệ và bản lĩnh cùng sự khéo léo của các thành viên hai đội chơi tiếp tục được phát huy qua các câu hỏi, tình huống về Luật lao động, các chế độ, chính sách dành cho người lao động.Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp Bắc Ninh Trần Văn Hiệu chia sẻ: “Mặc dù thời gian chuẩn bị khá ngắn, sự thể hiện của các đoàn viên Công đoàn Foster, củangười lao động Bắc Ninhrất tuyệt vời. Chúng tôi ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của các bạn, xứng đáng là những người đại diện Bắc Ninh tham gia sân chơi của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chương trình rất ý nghĩa bởi sau những giờ làm việc tập trung, căng thẳng, anh chị em có điều kiện tham gia để vừa giải trí, vừa tìm hiểu kiến thức pháp luật cơ bản, nâng cao đời sống tinh thần đồng thời lan tỏa tới người xem”.Ông Trần Văn Hiệu đại diện lãnh đạo địa phương động viên, ủng hộ các đoàn viên Công đoàn.Được khởi động trong không khí hướng tới Tháng Công nhân (tháng 5/2024), buổi ghi hình kết thúc tốt đẹp với kết quả xứng đáng dành cho toàn thể công nhân, người lao động tham gia. Dự kiến, số đầu tiên của “Giờ thứ 9” năm 2024 sẽ lên sóng ngày 28/4.
https://nhandan.vn/cong-nhan-nguoi-lao-dong-bac-ninh-vui-cung-san-choi-gio-thu-9-post805226.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "gameshow", "công nhân", "người lao động", "Tháng Công nhân", "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam", "Foster Bắc Ninh" ] }
Phê duyệt mẫu biểu trưng chính thức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Quyết định nêu rõ, mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của tác giả Tô Minh Trang (Hà Nội) được phê duyệt để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ.Mẫu logo được thiết kế từ con số 70 cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều từ hai nét thể hiện ý tưởng về quá trình gian khổ vượt qua mọi khó khăn và lòng quyết tâm của quân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.Trong nét con số 70 được đổ màu theo đa hướng để tạo cảm giác thị giác lung linh huyền ảo thể hiện tinh thần hân hoan mừng vui chiến thắng của cả dân tộc. Nền con số 0 là hình tượng chiến thắng củachiến sĩ Điện Biên. Toàn bộ nội dung chữ có màu xanh dương thể hiện cho hòa bình và ý tưởng ngợi ca chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng và đặc trưng cho núi rừng Tây Bắc.Mẫu biểu trưng (logo) được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ kể từ ngày Quyết định này được ban hành.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các tổ chức, cá nhân sử dụng mẫu biểu trưng (logo) này theo đúng thông số thiết kế để đảm bảo tính chuẩn xác và thống nhất.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/phe-duyet-mau-bieu-trung-chinh-thuc-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post804926.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "logo 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "chiến sĩ Điện Biên", "kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch" ] }
Nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị truyền thống gia đình
NDO -Từ ngày 25 đến 29/6, Ngày hội Gia đình Việt Nam 28/6 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh thành phố Hải Phòng với sự tham gia của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa, Bình Định, Đắk Lắk, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu.
Với chủ đề Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng,Ngày hội Gia đình Việt Namlà hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về vai trò, vị trí của công tác gia đình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp để các địa phương giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác gia đình, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Ngày hội Gia đình Việt Nam năm nay gồm các hoạt động: Trưng bày tư liệu, hình ảnh, hiện vật giới thiệu nét đẹp văn hóa trong gia đình; truyền thông về công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình; công tác phụ nữ và bình đẳng giới; bảo vệ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi; thành tựu phát triển kinh tế gia đình và quảng bá, giới thiệu nghề và sản phẩm thủ công truyền thống.Hình ảnh trưng bày tại triển lãm.Triển lãm trưng bày tư liệu, hình ảnh, hiện vật thể hiện sự quan tâm chăm lo, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các cấp, ngành và toàn xã hội; khẳng định truyền thống văn hóa gia đình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã được hun đúc từ hàng nghìn năm lịch sử, là cái nôi nuôi dưỡng hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, là cơ sở nền tảng để phát triển xã hội. Trải qua nhiều thế hệ, những nét đẹp văn hóa truyền thống trong các gia đình, dòng họ, khu dân cư được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị. Giữa những biến đổi của cuộc sống đương đại, những giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn luôn được trân trọng, giữ gìn như nền tảng cho sự phát triển bền vững.Hình ảnh trưng bày tại triển lãm.Nội dung trưng bày hình ảnh Nét đẹp trong văn hóa gia đình Việt Nam phản ánh đời sống sinh hoạt đời thường của các gia đình trên các vùng, miền đất nước. Ở đâu cũng ấm áp tình yêu thương, hòa thuận, vui vẻ sự hiếu thảo, ngoan hiền trong gia đình, tình tương thân, tương ái trong cộng đồng; nét đẹp trong việc cưới hỏi, lễ hội, nét đẹp văn hóa nơi cộng đồng…Nội dung trưng bày “Mẹ yêu con” kể những câu chuyện về tình mẫu tử, sự gắn bó giản dị và thiêng liêng của các bà, các mẹ trên những bản làng xa xôi, nơi rẻo cao mờ sương đến những nơi đồng bằng đầy ấm áp yêu thương.Cụm trưng bày “Phụ nữ với gia đình biên cương và hải đảo” giới thiệu hình ảnh và tài liệu hiện vật về cuộc sống gia đình nơi biên cương, hải đảo; đề cao vai trò của phụ nữ và nỗ lực vươn lên mọi khó khăn trong cuộc sống.Khu vực trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống, sản phẩm thiết yếu, đặc sản vùng, miền giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân đến từ làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc), dệt đũi Nam Cao (Thái Bình), đan móc (Hải Phòng), nón làng Chuông, gốm Bát Tràng, nghệ thuật họa kim sa (Hà Nội), áo dài truyền thống (Thừa Thiên Huế)…Các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao gắn kết gia đình gồm khu trải nghiệm, lập trình đấu trường robot,triển lãm ảnh về môi trường, thiên nhiên…Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm vàgiao lưu văn hóa tràThái Nguyên, trà shan tuyết, ô long… các dụng cụ pha trà, thưởng trà của công ty cổ phần Gốm Việt, thương hiệu trà cụ An Thổ Túc của làng nghề Bát Tràng…Góp phần làm cho không khí của ngày hội thêm đặc sắc và ý nghĩa, tại Ngày hội sẽ diễn ra các chương trình giao lưu, văn hóa nghệ thuật sôi nổi như gặp mặt thần tượng với chủ đề "Thể thao trong Gia đình Việt”; Liên hoan nghệ thuật "Niềm vui gia đình" với sự tham dự của các đội đến từ Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh lân cận; chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian truyền thống; chương trình thời trang "Ươm mầm hạnh phúc"; chương trình giao lưu nghệ thuật "Mùa hè tuổi thơ", Dạ hội "Vũ điệu hạnh phúc"…
https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-van-hoa-ton-vinh-gia-tri-truyen-thong-gia-dinh-post814956.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Ngày hội Gia đình Việt Nam", "tôn vinh giá trị truyền thống gia đình", "Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng" ] }
[Ảnh] Thời trang của dàn sao trên thảm đỏ Oscar 2024
NDO -Lễ trao giải thưởng điện ảnh danh giá Oscar hằng năm là cơ hội để công chúng chiêm ngưỡng những ngôi sao trang phục ấn tượng nhất, sáng tạo nhất được các ngôi sao diện trên thảm đỏ.
Diễn viên Zendaya đếnlễ trao giải Oscar lần thứ 96trong bộ váy của hãng Armani Privé. (Ảnh: Getty Images)Diễn viên Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh) gây ấn tượng mạnh với bộ váy Balenciaga và đôi găng tay opera đen bóng. (Ảnh: Getty Images)Da'Vine Joy Randolph, chủ nhân của giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, lựa chọn thiết kế của Louis Vuitton. (Ảnh: Getty Images)Ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên người Mỹ Ariana Grande gây ấn tượng với chiếc váy hồng bồng bềnh. (Ảnh: Getty Images)Carey Mulligan là một trong số ít ngôi sao đeo găng tay dạ hội màu đen tới dự lễ trao giải. (Ảnh: AP)Ngôi sao của phim “American Fiction” Erika Alexander lần đầu tiên xuất hiện trên thảm đỏ Oscar trong chiếc váy quây Christian Siriano cùng váy đen trang trí bằng vải tuyn màu pastel. (Ảnh: Getty Images)Taylor Zakhar Perez xuất hiện trên thảm đỏ với bộ vest Prada màu xanh do nhà tạo mẫu nổi tiếng hàng đầu Jason Bolden thiết kế. Anh ấy kết hợp bộ đồ này với một chiếc đồng hồ Vacheron Constantin. (Ảnh: Getty Images)Marlee Matlin, người trở thành người trẻ nhất từng đoạt giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất vào năm 1987, rạng ngời trong chiếc váy Rodarte màu tím với những hạt sequin lấp lánh. (Ảnh: Getty Images)Đạo diễn của phim “Past Lives” - Celine Song, trong thiết kế thanh lịch của hãng thời trang Loewe. (Ảnh: Reuters)Vẻ đẹp mơ mộng của Leah Lewis, ngôi sao trong Phim hoạt hình xuất sắc nhất “Elemental”, trong chiếc váy nhiều tầng của Lever Couture. (Ảnh: Getty Images)Diễn viên Quan Kế Huy mặc bộ suit của thương hiệu Giorgio Armani bước trên thảm đỏ Oscar. (Ảnh: AP)"Mẹ bầu" Vanessa Hudgens mặc chiếc váy bó sát của Vera Wang và đeo trang sức của Chopard tự tin bước lên thảm đỏ Oscar. (Ảnh: Reuters)
https://nhandan.vn/anh-thoi-trang-cua-dan-sao-tren-tham-do-oscar-2024-post799492.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Oscar 2024", "trao giải Oscar" ] }
Dấu ấn nghệ thuật từ vở nhạc kịch Carmen phiên bản mới
Công diễn từ ngày 14/3 ở không gian Nhà hát Lớn Hà Nội, vở nhạc kịch Carmen - một trong những kiệt tác opera kinh điển được khán giả nhiều thế hệ trên toàn thế giới mê đắm - phiên bản mới nhất được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam dàn dựng, đã mang đến nhiều xúc cảm nghệ thuật, ghi dấu ấn về phong cách dàn dựng và trình diễn.
Vở nhạc kịch Carmen (của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp thế kỷ 19 Georges Bizet) là một kiệt tác vượt thời gian. Đây là một trong những tác phẩm opera được yêu thích nhất trên thế giới, dù đã được biểu diễn ở nhiều quốc gia trong khoảng 150 năm qua, nhưng cho đến nay, chất men của tình yêu và đam mê thấm đẫm trong tác phẩm vẫn làm say đắm bất cứ ai yêu mến loại hình nghệ thuật này. Lấy bối cảnh tại Seville (Tây Ban Nha), vở diễn gồm bốn màn kể câu chuyện xoay quanh Carmen - một thiếu nữ Digan có tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do và khao khát sống. Sở hữu vẻ đẹp quyến rũ cùng giọng hát mê hoặc, Carmen có sức hút mãnh liệt với đàn ông. Nhưng, không chịu sự ràng buộc của bất kỳ chuẩn mực nào, tình yêu của Carmen mãnh liệt và nồng nàn như chính con người cô, song cũng lại chóng vánh và dễ đổi thay. Trong lần gặp Don José- một hạ sĩ trẻ tuổi hiền lành, Carmen đã khiến anh yêu say đắm đến mức chối bỏ tình yêu cũ của mình, thậm chí nổi loạn chống lại chỉ huy và trở thành một thành viên của một nhóm buôn lậu. Nhưng rồi sau đó, Carmen lại phải lòng một đấu sĩ bò tót là Escamillo - một người nổi tiếng, hào hoa, mang vẻ đẹp nam tính cùng sự tự tin của một chiến binh. Điều này khiến Don José rơi vào ghen tuông mù quáng. Bản năng chiếm hữu khiến Don José phẫn nộ và tuyệt vọng cực điểm, xuống tay đâm chết Carmen. Vở diễn kết thúc bằng cảnh Don José quỳ xuống ôm lấy thân thể Carmen để thú nhận: “Chính tôi là người đã giết nàng, Carmen yêu quý của tôi!”.Được cô đọng trong thời lượng hai giờ đồng hồ, vở opera Carmen của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của một tác phẩm nhạc kịch kinh điển, song đã được lồng ghép những yếu tố sáng tạo mang tính hiện đại, gần gũi hơn với công chúng hôm nay. Sau bảy lần dàn dựng Carmen cho các đơn vị nghệ thuật trên thế giới, nhận lời mời của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, bà Leung Siu Kwan (nghệ danh Cindy) - một trong những đạo diễn opera hàng đầu của Hồng Kông (Trung Quốc) đã sáng tạo phiên bản Carmen thứ tám với nhiều điểm nhấn nghệ thuật khác biệt.Nữ đạo diễn cho biết, với mong muốn đưa Carmen đến gần hơn nữa với dòng chảy nghệ thuật đương đại, cho nên bên cạnh những yếu tố nghệ thuật truyền thống của kiệt tác opera được tạo dựng hàng trăm năm nay, vở diễn phiên bản mới lần này có sự xuất hiện của những điệu nhảy Tap dance sôi động cùng tiết tấu trẻ trung của K-pop đang được giới trẻ ưa chuộng. Bên cạnh đó, phiên bản Carmen của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cũng mang đến góc nhìn mới về hình tượng nàng Carmen. Cô hiện lên là người phụ nữ xinh đẹp, tự tin, quyền lực, được nhiều đàn ông mê đắm chứ không phải hạng đàn bà lẳng lơ, chuyên tán tỉnh, phá nát sự nghiệp, cuộc đời đàn ông. Theo nữ đạo diễn Leung Siu Kwan, trong nguyên tác, Carmen vốn đã là một cô gái có cá tính mạnh mẽ, và bà muốn đẩy sự mạnh mẽ này lên cao hơn trong phiên bản lần thứ tám của mình, thể hiện ở những cảnh cuối vở nhạc kịch, khi Carmen có màn đối đầu đầy thách thức với Don José, ngay trước lúc chàng hạ sát nàng trong sự uất ức, phẫn nộ tột cùng.Xuyên suốt vở diễn, người xem luôn bắt gặp sự xuất hiện của dàn hợp xướng trên sân khấu. Đây là một điểm nhấn nghệ thuật đáng ghi nhận bởi nó tạo ra sự tương tác thú vị trên sàn diễn, và cách sắp đặt sáng tạo này góp phần tái hiện rõ nét hơn bối cảnh, tình huống kịch. Theo dõi câu chuyện đầy kịch tính của Carmen cùng những lời thoại, aria dày đặc bằng tiếng nước ngoài, ít ai nghĩ, đây là thành quả của dàn nghệ sĩ, diễn viên Việt Nam với chỉ ba tháng tập luyện. Với Carmen, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã “khoe” được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa dàn nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm như Nghệ sĩ Ưu tú Huy Đức, giọng Mezzo Soprano Hương Diệp, chất giọng nam cao đầy nội lực Anh Vũ... cùng sức trẻ của các nghệ sĩ tài năng: Lan Nhung (Giải nhất Cuộc thi hát Thính phòng-Nhạc kịch-Hợp xướng toàn quốc 2023); Trường Linh (Giải nhì); Đức Hiếu (Giải nhất Tài năng Múa 2022).Đảm nhận các vai Carmen (Lan Nhung, Hương Diệp), Don José (Trường Linh, Anh Vũ), Escamillo (Kiều Thẩm, Nghệ sĩ Ưu tú Huy Đức), các nghệ sĩ đã làm khá tròn vai. Đặc biệt, dù là lần đầu thủ vai chính trong một vở opera lớn, nhưng hai nghệ sĩ trẻ Lan Nhung, Trường Linh đã vượt qua được áp lực để thể hiện ra được “chất” của nhân vật. Hay chỉ với vai diễn phụ Micaela - người yêu chốn quê nhà của Don José, ngôi sao opera Đào Tố Loan cũng đã để lại nhiều ấn tượng đẹp cho người xem với lối diễn nhẹ nhàng cùng giọng ca đẹp và hiếm của mình. Một số ý kiến cho rằng, nếu một số tình tiết thể hiện bước chuyển cảm xúc của Carmen từ dành tình yêu cho Don José sang Escamillo được khai thác kỹ hơn thì vở diễn sẽ thuyết phục hơn nữa. Bên cạnh đó, sẽ là thiếu sót nếu nói tới thành công của vở diễn mà không đề cập phần đóng góp của những giai điệu kịch tính, sôi động, mang âm hưởng Tây Ban Nha được các nghệ sĩ Dàn Hợp xướng quốc tế Hanoi Voices thể hiện dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh. Góp phần gia tăng hiệu ứng nghệ thuật cho “Carmen”, bên cạnh màn hình led lớn cùng công nghệ trình chiếu hiện đại, còn có sự đầu tư về mặt phục trang, đạo cụ cho vở diễn. Được biết, hơn 120 bộ trang phục phong cách Gatsby đã được thiết kế riêng cho các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu thay đổi theo từng màn, kết hợp sự dụng công trong xử lý ánh sáng, vũ điệu đã tạo nên một vở opera lộng lẫy, giàu màu sắc.Sau thành công từ các vở ballet Giselle, nhạc kịch Những người khốn khổ..., opera Carmen được xem là dấu ấn mới trên hành trình đưa nghệ thuật hàn lâm đến gần hơn với công chúng đương đại Việt Nam. Nghệ sĩ Ưu tú Phan Mạnh Đức, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam chia sẻ: “Lựa chọn tác phẩm opera kinh điển để đưa đến với khán giả đòi hỏi sự tính toán rất kỹ. Ở Việt Nam, Carmen từng được dàn dựng, biểu diễn nhưng các phiên bản trước đây còn khá đơn sơ. Với Carmen lần này, Nhà hát mong muốn mang đến cho khán giả cảm nhận thật sự về một kiệt tác phẩm opera kinh điển của thế giới, với kỹ thuật opera điêu luyện cùng khả năng diễn xuất của các nghệ sĩ, tạo nên một không gian lãng mạn, quyến rũ và đậm chất nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của công chúng” ■
https://nhandan.vn/dau-an-nghe-thuat-tu-vo-nhac-kich-carmen-phien-ban-moi-post800042.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam", "Ô-pê-ra", "Nhạc kịch", "Nhạc vũ kịch Việt Nam" ] }
[Ảnh] Toàn cảnh phiên thảo luận Phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích cho xã hội
NDO -Tại phiên thảo luận liên quan đếnPhóng sự điều tratrong khuôn khổHội Báo toàn quốc năm 2024, các diễn giả đã thẳng thắn chia sẻ những vấn đề liên quan đến kinh nghiệm tác nghiệp, hành lang pháp lý bảo vệ nhà báo.
Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong thẳng thắn chỉ ra những thách thức đối với thể loại báo chí điều tra trong bối cảnh hiện nay.Nhà báo Lê Anh Đạt, Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo Đại Đoàn Kết chia sẻ những kinh nghiệm "xương máu" trong quá trình thực hiện các tác phẩm điều tra.Phiên thảo luận thu hút được rất đông báo giới và công chúng báo chí.Ảnh: Thành ĐạtTại phần thảo luận, các nhà báo tới từ nhiều cơ quan khác nhau đã thẳng thắn chia sẻ về những khó khăn, nguy hiểm cũng như nỗi cô đơn trên hành trình điều tra làm điều có ích cho xã hội.Dẫn chứng loạt bài điều tra về Câu lạc bộ tình người, Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo Đại Đoàn Kết cho rằng, người làm điều tra cần có bản lĩnh, kiến thức và cần được bảo vệ về mặt pháp lý.Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tại phiên thảo luận.Tới dự toạ đàm, nhà báo lão thành Hồng Vinh, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân đánh giá cao các ý kiến tham luận; đồng thời khẳng định, điều cả xã hội quan tâm là nhà báo sẽ mang lại điều gì có ích cho nhân dân.Đồng tình với nhà báo lão thành Hồng Vinh, nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là khả năng tác nghiệp của các nhà báo để tự bảo vệ mình.
https://nhandan.vn/anh-toan-canh-phien-thao-luan-phong-su-dieu-tra-va-hanh-trinh-lam-dieu-co-ich-cho-xa-hoi-post800271.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Hội Báo toàn quốc", "Diễn đàn Báo chí Việt Nam năm 2024", "Phóng sự điều tra" ] }
Xuân Dương, tìm về duyên xưa...
Chợ tình Xuân Dương(huyện Na Rì, tỉnhBắc Kạn) tương truyền, đã có lịch sử hơn một trăm năm. Ðây là nơi gặp gỡ, giao lưu và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao. Hiện nay, những người dân nơi đây vẫn bền bỉ giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của cha ông, tạo nên một không gian văn hóa độc đáo, giàu bản sắc…
Sau trận mưa đêm, dòng suối Bắc Sen vẫn êm ả, hiền hòa. Người đi hội chật kín con đường, câu sli ngân lên từ lối vào hội như lời thương mến, chào hỏi thân thiện của người bản xứ dành cho nhau cũng như du khách thập phương.Người già hồi ức, người trẻ đợi mong......Dân gian kể rằng, ở thôn Bắc Sen, xã Xuân Dương, huyện Na Rì (Bắc Kạn) xưa kia có hai vợ chồng thương yêu nhau đắm đuối. Một ngày, vợ chồng cùng nhau ra đồng, chồng thì cuốc ở cuối ruộng, vợ phát cỏ nơi đầu ruộng. Khi đã thấm mệt, người chồng gọi vợ về thì đáp lại chỉ là tiếng vọng của rừng núi. Người chồng chạy tới đầu ruộng chỉ thấy cán dao gãy, cỏ cây nát, chứng tích của một cuộc vật lộn, xô đẩy. Mãi sau, chàng mới hay người vợ của mình đã bị bắt đi, nàng đã chống trả, kêu cứu nhưng vì ruộng dài quá nên chàng không nghe thấy để đến cứu vợ. Biết chuyện, dân làng ai cũng thương cảm. Thửa ruộng của vợ chồng nhà ấy được gọi là ruộng dài. Sau này, gặp lại chồng cũ, nàng mừng mừng tủi tủi, nhưng cũng chỉ biết ôm nhau khóc chứ không thể hàn gắn lại tình xưa vì mỗi người đều đã yên bề gia thất. Dân làng cảm động nên đồng ý để họ có một ngày ôn lại chuyện xưa, đó là ngày 25/3 âm lịch. Từ đó, hằng năm cứ vào ngày này, nam nữ trong vùng, những người lỡ duyên được gặp nhau ôn lại tình cũ, du khách thập phương cũng về đây hòa vào ngày hội…Năm nay, lễ hội chợ tình Xuân Dương được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 3 âm lịch, chính lễ nhằm ngày 25. Từ sáng sớm, những bước chân đã rậm rịch, tiếng ô-tô, xe máy hối hả dồn về phía trung tâm xã Xuân Dương để vào khu đất rộng nhất ở thôn Bắc Sen-nơi diễn ra ngày hội.Chợ không chỉ có cảnh bán-mua hàng hóa giữa người dân mà còn là nơi để kết giao, hò hẹn, gặp gỡ, hoài niệm. Tình người, tình đời, bà con chung quanh, khách du lịch tất thảy đã làm nên tình chợ.Năm nay, lễ hội chợ tình Xuân Dương được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 3 âm lịch, chính lễ nhằm ngày 25.Từ ngày đầu tiên của phiên "chợ chiều", dòng người từ trong xã, trong huyện nô nức rủ nhau đi chợ; người từ thành phố vào, người từ các huyện khác lên, có cả những du khách từ Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn cùng góp mặt. Chợ tình Xuân Dương - ngày hội không chỉ dành cho người Nùng mà còn thu hút sự tham gia của đồng bào các dân tộc Tày, Dao, H’Mông, Kinh trong vùng…Chợ tình Xuân Dương chỉ có duy nhất phần hội với dấu ấn đặc biệt là phần hát giao duyên-đối đáp của nam thanh, nữ tú. Vẻ đẹp bắt mắt, kiêu sa trên váy áo ngày hội cuốn hút bao nhiêu thì ánh mắt ngời lên niềm vui của những người đi chợ càng rộn ràng bấy nhiêu. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng mời rượu, tiếng hát then, sli, lượn hòa quyện. Trong sự nhộn nhịp, náo nức đó có những đôi mắt kiếm tìm, phấp phỏng chờ cuộc hạnh ngộ. Trước đây, nhiều cặp đã nên vợ nên chồng, họ gặp gỡ, tìm hiểu nhau qua những câu hát sli, hát lượn.Gác lại công việc đồng áng, anh Triệu Văn Khánh (47 tuổi) ở xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) hãnh diện khoác bộ quần áo chàm của dân tộc Nùng, cùng người dân trong xã đến hội từ rất sớm.Anh Khánh cho biết: "Chợ tình Xuân Dương năm nay vui quá, thời tiết mát mẻ, không khí nhộn nhịp và nhiều cảnh đẹp, có nơi nghỉ chân, chụp ảnh nữa. Năm nào tôi cũng đến chợ tình, năm nay đặc biệt hơn, tôi được tham gia màn hát sli cùng hơn 100 người".Còn chị Ðặng Thị Nhung, người dân tộc Dao ở thôn Nà Dăm, xã Xuân Dương, chia sẻ: "Cả năm có một phiên chợ tình Xuân Dương, được mặc trang phục dân tộc mình đi chơi hội, cùng chị em, bạn bè nên rất háo hức. Năm nay, tôi được gặp gỡ, chuyện trò cùng nhiều bạn học cũ sau nhiều năm".Hòa vào dòng người ở phiên chợ, mọi giác quan của du khách như được đánh thức bởi mùi thảo dược của núi rừng, hương vị gọi mời của những món ẩm thực đặc sản xứ núi tỏa ra từ các gian hàng. Những sản vật địa phương như miến dong, bánh quẩy, bánh khảo, xôi ngũ sắc, rượu men lá, chuối sấy dẻo... bày biện trên quầy thật hấp dẫn. Những gian hàng bày bán trang phục truyền thống của người Tày, Nùng, Dao, H’Mông... góp thêm những sắc màu tươi tắn.Ngày nay chợ tình Xuân Dương vừa là nơi bà con vùng cao giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời cũng là nơi thể hiện sự vươn mình mạnh mẽ nền kinh tế mới ở miền núi.Người nông dân miền rẻo cao giờ đã và đang năng động, sáng tạo dịch chuyển từ mô hình kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hóa, đa thu nhập, nâng cao đời sống. Mỗi nơi mang đến chợ một vài sản phẩm đặc trưng để giới thiệu, quảng bá. Những nông sản OCOP được công nhận đạt 3 sao, 4 sao do chính bàn tay người nông dân trong huyện, tỉnh sản xuất với bao bì đẹp mắt, thu hút khách tham quan. Không gian chợ gần gũi đến lạ! Ở đâu cũng gặp nụ cười thân thiện, lời mời chào dễ mến. Tình người, tình núi đậm đà và ấm áp, thân thương.Ngày nay chợ tình Xuân Dương vừa là nơi bà con vùng cao giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời cũng là nơi thể hiện sự vươn mình mạnh mẽ nền kinh tế mới ở miền núi.Câu sli cho lòng người thêm gần lạiCái chất làm nên chợ tình có lẽ là điệu hát sli của người Nùng xã Xuân Dương. Năm 2021, điệu sli được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia. Hát sli là hình thức giao tiếp ý nhị, tinh tế, là câu hát giao duyên mà các đôi nam thanh-nữ tú khéo léo trao nhau; là niềm vui và cũng là kho báu tinh thần, truyền từ đời này qua đời khác.Bên bến sông Bắc Sen, những câu sli theo dòng nước chảy qua mùa màng, thấm đẫm nhịp điệu quê hương. Ngày xưa, cha ông gửi gắm ý nghĩ, tình cảm, ước mong qua câu sli. Người hát đối đáp lại cũng phải khéo léo, tế nhị đầy trí tuệ và văn hóa. Cách giao tiếp giàu tính nhân văn ấy ngày nay vẫn được sử dụng nhưng đang dần hiếm đi. Chỉ đến ngày hội ở chợ tình mới thỏa lòng mong mỏi được nghe lại.Ðất trời tháng 3 cuối xuân, cỏ miên man dưới gót chân, từng tốp người không ngớt qua lại trên chiếc cầu nhỏ vắt ngang suối. Họ dừng lại thong thả trò chuyện, chụp ảnh. Những câu sli ngân dài, vang vọng khắp lòng thung. Một du khách thắc mắc, những người đàn ông, đàn bà hát sli bên bến sông, liệu còn mấy ai hiểu, ai nghe? Tưởng chừng chỉ có những người già, trung niên mới biết hát sli, hiểu sli, nhưng di sản văn hóa này không dễ gì mai một khi những người cao tuổi trong bản vẫn đau đáu tìm cách trao truyền điệu hát cho lớp con, lớp cháu.Chợt bắt gặp hai em học sinh trong trang phục truyền thống người Nùng đang hồn nhiên vui đùa trên chiếc xích-đu dưới vòm cây xanh mát. Em Nông Ðại Hiệp (10 tuổi) và Nông Anh Tuấn (12 tuổi) cùng ở thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương, được theo chân ông bà đến chợ tình và hát điệu sli thân thuộc. Ðây là năm thứ hai các em cất lên câu sli tại chợ tình, lời hát bay bổng, ngân nga thể hiện những lời chúc tốt lành, lời chào thân thiện đến với mọi người. Các em là hai trong số các hậu duệ của Nghệ nhân Ưu tú Nông Văn Hồ, người say mê, tâm huyết gìn giữ và bảo tồn làn điệu sli của quê hương Na Rì.Chợ tình Xuân Dương năm nay bước sang năm thứ 129, bên cạnh ý nghĩa về bảo tồn di sản, quảng bá văn hóa, các sự kiện, hội chợ truyền thống trở thành sản phẩm du lịch ấn tượng, thu hút du khách.Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Na Rì Nguyễn Ngọc Cương, Trưởng ban Tổ chức lễ hội chợ tình Xuân Dương cho biết: "Chợ tình Xuân Dương ngày càng được quan tâm. Trước đây quy mô tổ chức ở cấp xã, những năm gần đây huyện trực tiếp chỉ đạo và năm 2024 nằm trong lễ hội tỉnh chỉ đạo, huyện trực tiếp tổ chức. Thời gian tới, lễ hội sẽ mở rộng quy mô đến những điểm tham quan quanh khu vực lễ hội nhằm thu hút và giữ chân du khách khi đến với Na Rì".Suốt chiều dài hơn một thế kỷ của chợ tình Xuân Dương, những ánh đèn hoa đăng thả trên dòng suối Bắc Sen chở theo biết bao ước mơ, khát vọng và cả những hứa hẹn về những mùa chợ tình say đắm. Nơi đây không chỉ dành cho tình yêu đôi lứa mà còn là một nét đời sống văn hóa tinh thần đặc sắc, tình người của những người con xứ núi dành cho nhau, góp phần tạo nên một bức tranh đa sắc màu văn hóa của đất nước.
https://nhandan.vn/xuan-duong-tim-ve-duyen-xua-post812175.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "chợ tình Xuân Dương", "Bắc Kạn", "nét đẹp truyền thống" ] }
Những trang sử về Điện Biên Phủ qua phim tài liệu
NDO -Phim tài liệu là những trang sử ghi lại chặng đường hào hùng của quân và dân ta tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều bộ phim đặc sắc, có giá trị về tư liệu, lịch sử được công chiếu rộng rãi cho công chúng, góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về các thế hệ cha anh.
Trong đợt chiếu “Những ngàyphim tài liệu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương công chiếu bộ phim “Điện Biên Phủ” của các tác giả: đạo diễn, NSƯT Nguyễn Tiến Lợi; đạo diễn, NSND Nguyễn Hồng Nghi và quay phim Nguyễn Phụ Cấn, sản xuất năm 1954.Bộ phim ra đời đến nay là vừa tròn 60 năm, được thực hiện từ những ngày đầu của chiến dịch Điện Biên Phủ, là một trong những phim tài liệu đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ.Hình ảnh trong phim tài liệu "Điện Biên Phủ".Phim được quay trực tiếp tại chiến trường. Những người làm phim đã theo chân các chiến sĩ Điện Biên từ trận đánh đồi Him Lam đến trận đánh cuối cùng. Họ đã trực tiếp cùng sống, chiến đấu với các chiến sĩ, cảm nhận không khí trận đánh, ghi nhận và làm phim bằng những cảm xúc thực tế của mình ngay tại chiến trường.Cố đạo diễn, NSƯT Nguyễn Tiến Lợi (1918-2008) sau này được trao 2 Giải thưởng Nhà nước: năm 2007 cho tác phẩm ảnh “Xung phong” (chụp năm 1947) và năm 2012 với bộ phim tài liệu “Điện Biên Phủ” (1954). Bộ phim “Điện Biên Phủ” cũng được trao giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2.Phim “Hồi ức Điện Biên” của các nhà làm phim Lò Minh, Hồ Trí Phổ, Trần Quý Lục, Trần Văn Thủy, Đỗ Khánh Toàn và Nguyễn Thước, được sản xuất năm 1994.Phim khái quát lại quá trình vận động của cuộc kháng chiến chống Pháp và kết thúc bằng chiến dịch lịch sử mùa hè năm 1954, lập lại hòa bình ở miền bắc Việt Nam. Thông qua lời kể của các sĩ quan cao cấp quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một chân lý đã được khẳng định: Khi có lý tưởng thì con người không ngại hy sinh chính bản thân để giành chiến thắng.Cảnh trong phim "Điện Biên Phủ - Niềm hy vọng".Bộ phim “Điện Biên Phủ - Niềm hy vọng” của đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh, cùng các nhà làm phim Lưu Xuân Thư, Lưu Hà. Phim có thời lượng 20 phút, được sản xuất năm 1984.Bộ phim “Chuyện những người lính già” của đạo diễn Dương Ngọc Hòa, sản xuất năm 2017. Phim là những dòng hồi ức của những cựu chiến binh, những người lính can trường trong chiến dịch Điện Biên Phủ 70 năm về trước.Những người cựu chiến binh Điện Biên Phủ trong phim "Chuyện những người lính già".Phim được kể bằng một cách kể chuyện khá mới mẻ, qua câu chuyện 3 trong số 6 chiến sĩ của chiến trường Điện Biên Phủ được cử về báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1954 là Hoàng Đăng Vinh, Bạch Ngọc Giáp và Nguyễn Xuân Mai.Lời dẫn được rút gọn, thay vào đó là lời kể của những nhân vật trong phim, và từ đó người xem hình dung ra được những câu chuyện của mỗi người, từ chuyện lấy cục sắt ở lò rèn nhét vào áo cho tăng cân để xin nhập ngũ, chuyện được gặp Bác Hồ, trò chuyện với Bác…, cho đến chuyện đối diện với tướng De Castries trong căn cứ của quân Pháp tại Điện Biên Phủ…Những thế hệ quân đội trong phim.Chính vì thế, “Chuyện những người lính già” trở nên hấp dẫn, sinh động, hóm hỉnh và rất gần gũi với câu chuyện bắt sống tướng De Castrie của người chiến sĩ Điện Biên Hoàng Đăng Vinh.Điện Biên hôm nay trong "Đồng hành cùng lịch sử".Phim “Đồng hành cùng lịch sử” của đạo diễn Nguyễn Quang Tuấn thực hiện, vừa sản xuất năm 2024. Bộ phim khái quát lại diễn biến chiến dịch, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Điện Biên nhìn từ trên cao.Sau chiến thắng, những chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến đã chọn Điện Biên làm quê hương mới. Họ cùng nhau chung sức góp phần hồi sinh mảnh đất chiến trường năm xưa.Hoa ban, đặc trưng của Điện Biên.Bảy mươi năm chiến tranh đã lùi xa, Điện Biên hôm nay khởi sắc về mọi mặt. Tiếp tục phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ toàn Đảng, toàn quân và dân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, khơi dậy và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.Đoàn làm phim "Chia lửa cùng Điện Biên" gặp gỡ nhân chứng, cựu chiến binh tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Một bộ phim mới khác về Điện Biên Phủ là “Chia lửa cùng Điện Biên” của đạo diễn Nguyễn Sỹ Bằng, sản xuất năm 2024. Đây là bộ phim hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Phim ca ngợi những đóng góp của quân và dân Liên khu V đối với cuộc kháng chiến của dân tộc, đặc biệt là hỗ trợ cho trận đánh cuối cùng của quân đội ta trên chiến trường Điện Biên.Gia đình cựu chiến binh Lê Ngọc Du xem lại hình ảnh tư liệu về những chiến thắng tại Liên khu V.Phim cho thấy một góc nhìn đặc biệt về tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghệ thuật quân sự tài tình của Quân ủy Trung ương và các cấp lãnh đạo Liên khu V trong hai năm cuối của cuộc kháng chiến (1953-1954) khi sử dụng góp phần làm giảm sức mạnh của quân Pháp tại Điện Biên Phủ.Ông Trịnh Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương cho biết, vào thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, mới chỉ có các tổ làm phim của Hãng ra chiến trường, xông pha mọi mặt trận, ăn cùng, ở cùng, sát cánh cùng các chiến sĩ Điện Biên, ghi lại những hình ảnh chân thực nhất, nóng bỏng nhất nơi chiến trường. Chính vì thế, hầu hết những thước phim tư liệu về chiến trường Điện Biên Phủ từ phía quân ta đều là do các nhà làm phim của Hãng thực hiện.Tôi vô cùng xúc động khi xem lại những thước phim tư liệu quý giá từ chiến trường của các thế hệ đi trước. Sự hy sinh, đóng góp, cống hiến của họ đối với sự nghiệp điện ảnh tài liệu là vô cùng lớn lao.Phó Tổng Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương Trịnh Quang TùngÔng Trịnh Quang Tùng cho biết, khi xem lại những thước phim quý giá của các thế hệ trước, ông cảm thấy vô cùng xúc động, bởi vì sự hy sinh, đóng góp, cống hiến của các thế hệ nhà làm phim, quay phim, kỹ thuật… của Hãng đối với sự nghiệp điện ảnh tài liệu là vô cùng lớn lao.Ông Trịnh Quang Tùng bày tỏ mong muốn rằng, những bộ phim về chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tới khán giả trong dịp này không chỉ là dịp nhìn lại những trang sử hào hùng của dân tộc đã được chính các nhà làm phim ghi lại bằng xương máu của mình, mà còn giúp thế hệ trẻ ngày nay hiểu hơn về các thế hệ đi trước.
https://nhandan.vn/nhung-trang-su-ve-dien-bien-phu-qua-phim-tai-lieu-post807743.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "phim tài liệu về Điện Biên Phủ", "kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ", "phim tài liệu", "Điện Biên Phủ" ] }
Đắk Lắk trao giải và khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk hội nhập và phát triển” năm 2023
NDO -Ngày 27/9, tạithành phố Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ trao giải cuộc thi và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật“Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk hội nhập và phát triển”năm 2023.
Cuộc thi vàtriển lãm ảnh nghệ thuật“Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk hội nhập và phát triển” năm 2023 là một hoạt động văn học nghệ thuật nhằm thông tin, tuyên truyền về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Kế hoạch số 12665/KH-UBND ngày 23/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.Dù là lần đầu Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk chủ trì tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, mở rộng cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh cả nước tham gia, nhưng cuộc thi đã thu hút được số lượng tác phẩm dự thi đáng kể với 1.326 tác phẩm của 102 tác giả ở 21 tỉnh, thành phố trong cả nước.Các tác giả đoạt giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk hội nhập và phát triển”.Hầu hết các tác phẩm gửi đến dự thi lần này đã bám sát nội dung chủ đề của cuộc thi “Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk hội nhập và phát triển”. Ảnh gửi đến tham gia khá đa dạng, phong phú về các đề tài như phong cảnh, chân dung, sinh hoạt con người, văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, đặc biệt là thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật, quốc phòng-an ninh, hội nhập quốc tế... tại thành phố Buôn Ma Thuột và các địa phương trong tỉnh.Bộ ảnh được chọn triển lãm tương đối khá tốt về nội dung và hình thức thể hiện, tập hợp tương đối khá đầy đủ các đề tài, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, văn hóa-xã hội, các thể loại nhiếp ảnh...Ban Tổ chức cuộc thi trao học bổng cho 2 em sinh viên người dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, Ban Giám khảo chấm độc lập và những cuộc hội ý rất khách quan, nghiêm túc. Kết quả, Ban giám khảo đã chọn được 13 tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc nhất để trao giải. Đây là những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật và nội dung tốt. Bộ ảnh “Qui trình chế biến cà-phê” với thể loại ảnh bộ có kỹ thuật thể hiện tốt, sắp xếp trình tự và bố cục ảnh hợp lý, phản ảnh khá đầy đủ về qui trình chế biến cà-phê quy mô lớn, hiện đại của một doanh nghiệp hàng đầu trong hoạt động xuất khẩu cà-phê của tỉnh. Vì là ảnh bộ nên đã chuyển tải được nhiều thông tin cần thiết đến với người xem, có hiệu quả về công tác truyền thông.Ngoài ra, một số tác phẩm khác như “Quy trình chế biến rượu cần”, “Bảo tồn văn hóa cồng chiêng”, “Vũ điệu lửa thiêng”, “Bản sắc Tây Nguyên”... là những tác phẩm không những có kỹ thuật, nghệ thuật thể hiện tốt mà còn có nội dung phản ảnh khá hiệu quả về nét đặc trưng và bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người ở Đắk Lắk, góp phần quảng bá về hoạt động khai thác du lịch cho địa phương.Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm nghệ thuật “Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk hội nhập và phát triển”.Cùng ngày, Ban Tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk hội nhập và phát triển”. Triển lãm giới thiệu đến công chúng 92 tác phẩm ảnh nghệ thuật xuất sắc nhất của 43 tác giả được tuyển chọn từ Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk hội nhập và phát triển”, là những góc nhìn đầy cảm xúc khác nhau nhưng đều chung tình cảm với vùng đất Đắk Lắk huyền thoại và không ngừng phát triển.Các đại biểu tham quan triển lãm nghệ thuật.Triển lãm sẽ được giới thiệu đến công chúng trong thời gian một tháng và có thể kéo dài hơn, giúp công chúng cảm nhận sâu sắc hơn về văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh cũng như tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn và đầy đủ hơn về đời sống, sự vận động không ngừng của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung.
https://nhandan.vn/dak-lak-trao-giai-va-khai-mac-trien-lam-anh-nghe-thuat-buon-ma-thuot-dak-lak-hoi-nhap-va-phat-trien-nam-2023-post774695.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk", "trao giải", "cuộc thi", "khai mạc", "triển lãm ảnh nghệ thuật", "Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk hội nhập và phát triển" ] }
Vang mãi bản hùng ca
NDO -Tối 29/4, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 49 nămNgày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước(30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) với chủ đề “ Bản hùng ca vang mãi” .
Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca vang mãi” gồm 3 chương (Thống nhất non sông, Dựng xây ngày mới, Việt Nam - khát vọng hùng cường) đã khái quát con đường cách mạng vẻ vang của đất nước ta từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cho đến những năm tháng trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ để kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân 1975, mở ra thời kỳ độc lập, tự do, thống nhất cho dân tộc.Sau ngày chiến thắng 30/4/1975, miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội với 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Mặc dù đất nước không còn chiến tranh xâm lược, bước vào thời bình khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, nhưng một môi trường hòa bình và ổn định để xây dựng đất nước chưa được bảo đảm.Ca sĩ Duyên Huyền biểu diễn trong chương trình.Với bầu máu nóng và trái tim rực lửa, lớp lớp thanh niên đã dũng cảm xông pha để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thân yêu. Một thời sôi nổi của lớp lớp thanh niên “đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép” đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền,Thành phố Hồ Chí Minhkhông ngừng đổi mới đi lên, phát triển và hội nhập, từng bước tiếp cận những thành tựu của khoa học, công nghệ vững bước tiên phong trên con đường đổi mới.Tiết mục Chiến thắng Điện Biên.Truyền thống nhân ái, nghĩa tình là những giá trị truyền thống tốt đẹp, nét văn hóa đặc trưng của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đấu tranh gian khổ hay trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố, truyền thống tốt đẹp ấy luôn đồng hành và tạo nên sức mạnh nội sinh mạnh mẽ.Sức mạnh ấy có nguồn cội là những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, vượt khó, nhân ái, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam, để mảnh đất này luôn là nơi hội tụ, dung nạp, yêu thương và lan tỏa những giá trị văn hóa khác nhau, một thành phố luôn “vì cả nước, cùng cả nước”.Ca sĩ Hiền Thục trình bày ca khúc Áo bà ba (sáng tác Trần Kiết Tường).Trong chương trình, khán giả được thưởng thức các ca khúc nổi tiếng như:Đường lên Tây Bắc, Hò kéo pháo, Hành quân xa, Chiến thắng Điện Biên, Áo bà ba, Tổ quốc ơi ta đã nghe, Bài ca hy vọng, Con đường huyền thoại, Tình ca, Tiến về Sài Gòn, Đất nước trọn niềm vui,… cùng các nhạc cảnh, hoạt cảnh đặc sắc.Chương trình có sự tham gia của các văn, nghệ sĩ: Nghệ sĩ Nhân dân Mỹ Uyên, Nghệ sĩ Nhân dân Hữu Quốc, Nghệ sĩ Ưu tú Hạnh Thúy, Nghệ sĩ Ưu tú Thế Vĩ, Đan Trường, Võ Hạ Trâm, Hồ Trung Dũng, Hiền Thục, Duyên Huyền, nhóm Lạc Việt, nhóm Mắt Ngọc, nhóm 135…
https://nhandan.vn/vang-mai-ban-hung-ca-post807148.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "chương trình nghệ thuật", "kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam", "30/4", "thống nhất đất nước", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Ngày Giải phóng miền nam" ] }