title
stringlengths
11
125
summary
stringlengths
0
672
content
stringlengths
0
18.1k
url
stringlengths
35
338
metadata
dict
Nhiều nét mới trong Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2
Sáng 23/4, tại Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịchThành phố Hồ Chí Minhtổ chức họp báo thông tin về Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 năm 2024.
Theo đó,Lễ hội Bánh mìViệt Nam lần thứ 2 mang chủ đề “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới” sẽ diễn ra từ ngày 17/5 đến 19/5 tại Công viên Lê Văn Tám đường Hai Bà Trưng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình khai mạc Lễ hội Bánh mì Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2 năm 2024 lúc 18 giờ 30 phút ngày 17/5.Năm nay, Ban Tổ chức sẽ tập trung xây dựng nhiều không gian hấp dẫn nhằm phục vụ công chúng đến tham quan, trải nghiệm. Cụ thể, không gian khu vực cổng chào hình rồng với chất liệu bằng bánh mì, được thực hiện một cách tinh xảo từ tay nghề của những nghệ nhân, thợ làm bánh mì mang ý nghĩa khát vọng vươn xa của bánh mì Việt Nam.Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh công bố thông tin về sự kiện Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2.Không gian trải nghiệm lịch sử hình thành và phát triển bánh mì Việt Nam được trưng bày các dụng cụ làm bánh mì, hình ảnh và bài viết về bánh mì Việt Nam qua các thời kỳ, trưng bày bánh mì xưa và nay, bức tường nguyên liệu gia vị làm bánh mì.Ngoài ra, lễ hội năm nay còn có không gian luống lúa mì dẫn vào sân khấu trung tâm với cối xay gió, không gian vườn cổ tích với các loài vật làm từ bánh mì với các trò chơi dân gian phục vụ cho các cháu thiếu nhi, không gian trải nghiệm quy trình làm bánh mì và thưởng thức bánh mì tại lò, Vinamilk giới thiệu bánh mì chấm sữa ông Thọ.Đặc biệt, không gian các đầu bếp công diễn xác lập kỷ lục 150 món ăn kèm với bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ. Các món ăn thể hiện sự đa dạng được chế biến từ sản vật đặc trưng của các địa phương trên cả nước, từ đó đã làm nên món bánh mì Việt Nam ngon khác biệt.Khách xếp hàng mua bánh mì tại Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 1.Lễ hội Bánh mì năm nay còn có hội thảo chuyên đề “Bánh mì Việt Nam với du lịch và ẩm thực thế giới” xoay quanh các nội dung: Thành quả sáng tạo khác biệt các loại bánh mì Việt đã chinh phục được thế giới, bánh mì Việt với hành trình phát triển khẳng định một món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, vai trò của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ cho bánh mì Việt.Lễ hội với nhiều hoạt động ý nghĩa và có sự tham gia 130-150 gian hàng gồm: các thương hiệu bánh mì nổi tiếng trên 50 năm, các đơn vị nhà hàng phục vụ món ăn kèm bánh mì, tiệm bánh mì, các đơn vị cung cấp nguyên liệu gia vị, thiết bị phục vụ cho công nghệ làm bánh mì. Lễ hội dự kiến đón 100 nghìn lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.Tin liên quanCơ hội để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024Bên cạnh đó, trong 3 ngày diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức còn thực hiện các hoạt động như: chương trình khởi nghiệp từ xe bánh mì dành cho phụ nữ và học viên ngành bánh, các hoạt động văn hóa văn nghệ liên tục diễn ra tại sân khấu, các buổi giới thiệu trải nghiệm chế biến bánh mì từ bột gạo, ngũ cốc, kết hợp với nông sản Việt…Nhiều loại bánh mì được giới thiệu tại Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 1.Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 1 được diễn ra vào năm 2023 đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng, trở thành một sự kiện văn hóa ẩm thực có sức lan tỏa đáng kể, được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao và xác định đây là một trong những Lễ hội lớn được tổ chức hàng năm.
https://nhandan.vn/nhieu-net-moi-trong-le-hoi-banh-mi-viet-nam-lan-2-post806062.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "lễ hội bánh mì", "bánh mì Việt Nam", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Biến niềm tin của độc giả thành động lực phát triển của báo chí
NDO -Trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội hiện nay, sức cạnh tranh của các cơ quan báo chí, truyền thông đang bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo đại biểuQuốc hội, nếu phát huy tính chính thống và chiếm được niềm tin của độc giả, báo chí hoàn toàn có thể tự tin thực hiện tốt các sứ mệnh của mình.
Tăng cường giải pháp kỹ thuật để tăng độ phủ của thông tin chính thốngĐánh giá về vai trò của báo chí nhân kỷ niệm 99 nămNgày Báo chí cách mạng Việt Nam(21/6/1925-21/6/2024), đại biểuVũ Ngọc Long(Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước) cho rằng, vai trò của báo chí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như hoạt động nghị trường nói riêng là cực kỳ quan trọng.Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số và sự quan tâm ngày càng lớn của cử tri và nhân dân đều cho thấy rất rõ vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí, nhất là những kênh quan trọng, chính thống để qua đó, cử tri, nhân dân có thể thấy được các hoạt động của xã hội một cách chính xác và đúng định hướng.Đại biểu Vũ Ngọc Long (Bình Phước) chia sẻ với phóng viên bên lề Kỳ họp thứ 7. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Tuy nhiên, đại biểu Long cũng cho rằng, bên cạnh các mặt đã đạt được, mặt xấu của công nghệ cũng khiến báo chí đối mặt nhiều vấn đề, thí dụ như vấn nạn tin giả.Để phát huy vai trò của báo chí chính thống trongthời đại số, đại biểu cho rằng cần phải tăng cường các giải pháp kỹ thuật để tăng cường độ, mức độ của thông tin chính thống trên các nền tảng, qua đó giúp cử tri tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin chính thống.Khẳng định thông tin chính thống là rất quan trọng, đại biểu cũng cho rằng sự phản ánh thông tin cũng cần phải đa dạng, nhiều chiều theo cách tiếp cận khách quan và khoa học.“Cử tri, nhân dân tiếp cận rất rộng màbáo chíchỉ có thông tin một chiều thì sẽ không đáp ứng được và sẽ làm giảm chất lượng cũng như uy tín của báo chí chính thống đối với cách nhìn và cách tiếp cận của nhân dân”, đại biểu Long nhận định.Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Cũng đánh giá cao vai trò của báo chí, đại biểuHoàng Văn Cường(Hà Nội) cho rằng, báo chí là cầu nối giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội để từ đó có vai trò quan trọng trong phản biện chính sách của Nhà nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời kết nối cộng đồng xã hội nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo đầu ra cho sản phẩm.Theo đại biểu Cường, báo chí phát hiện và tôn vinh những điển hình, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, quản trị tốt. Song song với đó, báo chí cũng phát hiện, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, không vì cộng đồng của một số doanh nghiệp.Đại biểu đoàn Hà Nội cho hay, trong bối cảnh hiện nay, sức cạnh tranh của các cơ quan báo chí đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội. Cũng chính vì vậy, người dân, doanh nghiệp đang rất cần những thông tin chính thống, ý kiến đủ độ tin cậy… được cung cấp từ chính các cơ quan báo chí uy tín.“Nếu được độc giả tin tưởng thìbáo chíchính thống hoàn toàn có thể tự tin thực hiện tốt các sứ mệnh của mình, và điều đó cũng sẽ giúp tạo ra lợi thế cho báo chí, giúp báo chí biến niềm tin của độc giả trở thành nguồn lực phát triển của mình”, đại biểu Cường nhấn mạnh.Xây dựng sức hấp dẫn riêng cho báo chíĐại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Đánh giá cao mối quan hệ tích cực giữa báo chí với Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, đại biểuNguyễn Thị Việt Nga(Hải Dương) cho rằng, các cơ quan báo chí đã thông tin một cách nhanh nhạy, kịp thời, đầy đủ và toàn diện các hoạt động của Quốc hội cũng như của các đại biểu Quốc hội đến với cử tri.Qua những thông tin từ báo chí tổng hợp, các đại biểu Quốc hội cũng nắm bắt được những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, những vấn đề nóng, vấn đề được cử tri và dư luận đặc biệt quan tâm. Từ đó, các đại biểu Quốc hội sẽ có tiếng nói trên nghị trường trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và sửa đổi thể chế.Nhiều vấn đề báo chí đưa tin đã được các đại biểu Quốc hội kịp thời nêu lên trên nghị trường và đề nghị các cơ quan chức năng có các giải pháp để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, gây khó khăn, bức xúc trong cuộc sống của người dân.Chủ đề: 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt NamGiải chạy Press Marathon 2024 - ngày hội thể thao lớn nhất dành cho các phóng viên48 tác phẩm đạt Giải báo chí Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ lần thứ XVIII[Ảnh] Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII: Ấn tượng, hiện đại và sáng tạoTheo đại biểu Nga, trong thời đại Công nghệ 4.0 hiện nay, báo chí đang bị đặt trước thách thức đến từ sự cạnh tranh mạnh mẽ của mạng xã hội cả về chức năng thông tin sớm và nhanh nhạy và cả chức năng định hướng dư luận.“Nhiều khi người dân thường tìm đến những thông tin trên mạng xã hội nhiều hơn thông tin trên báo chí, đặc biệt là những thông tin trái chiều và có nhiều bình luận. Vậy phải làm thế nào để báo chí định hướng được thông tin dư luận”, đại biểu nêu vấn đề.Theo nữ đại biểu Hải Dương, mấu chốt là báo chí phải thực sự nhanh nhạy và phải xây dựng cho mình sức hấp dẫn riêng để có thể định hướng thông tin dư luận chứ không thể chạy theo dư luận.Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) trả lời phỏng vấn bên lề Kỳ họp thứ 7. (Ảnh: TRUNG HƯNG)Cho rằng vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông hiện nay rất quan trọng trong việc đưa tin tức nhanh, trung thực, khách quan tới đông đảo bạn đọc, đại biểuPhạm Văn Hòa(Đồng Tháp) cũng nêu một vấn đề phát sinh đối với báo chí trong quá trình tác nghiệp, đó là những yếu tố bất ngờ như chưa được bảo vệ, hoặc có những trường hợp nhà báo bị hăm dọa, hành hung, bị cản trở tác nghiệp…Theo đại biểu, đây là hiện tượng tiêu cực cá biệt cần phải có những biện pháp để khắc phục và xử lý nghiêm những trường hợp này.Đại biểu cho rằng, hiện nay đã có những quy định cụ thể về những điều báo chí được phép và không được phép làm, cũng như quy định các cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân phải có trách nhiệm hợp tác và bảo vệ báo chí khi tác nghiệp đúng nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.Chủ đề: Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XVTriển khai tốt các luật, nghị quyết vừa được thông quaMong những quyết sách quan trọng sớm đi vào cuộc sốngSớm đưa luật, nghị quyết vào thực tiễn cuộc sốngNhấn mạnh các quy định này là điều rất cần thiết, đại biểu Hòa cũng bày tỏ mong muốn để điều đáng tiếc không xảy ra với báo chí, khâu tổ chức thực hiện các quy định phải được bảo đảm.“Tôi đề nghị đối với báo chí ý chí khi tác nghiệp phải đúng quy định liên quan trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thông tin phải thật sự khách quan, trung thực đối với những vấn đề mà bà con cử tri nêu. Còn trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật là phải bảo vệ báo chí khi tác nghiệp mọi lúc, mọi nơi, miễn sao đúng với những quy định của pháp luật đặt ra”, đại biểu Hòa nêu rõ.
https://nhandan.vn/bien-niem-tin-cua-doc-gia-thanh-dong-luc-phat-trien-cua-bao-chi-post815420.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Nghị trường", "Cử tri", "Đại biểu Quốc hội", "Tác nghiệp", "báo chí", "mạng xã hội" ] }
Giới thiệu Tết Việt trong trường học tại London
NDO -Theo thông tin từ Liên hiệp hội phụ nữ quốc tế Việt Nam-Vương quốc Anh (LOANI VN-UK), sự kiện Lunar New Year Celebration chào mừng Tết Nguyên đán đã được tổ chức tại Trường tiểu học Ark Oval Primary Academy, quận Croydon, London, Anh.
Sự kiện do Liên hiệp hội phụ nữ quốc tế Việt Nam-Vương quốc Anh phối hợp với Trường tổ chức cho học sinh, giáo viên, nhân viên và phụ huynh toàn trường.Ark Oval Primary Academy là ngôi trường trong top đầu của quận Croydon, có bề dày lịch sử hình thành hơn 150 tuổi, với 67 ngôn ngữ được sử dụng từ 40 quốc gia khác nhau của học sinh và giáo viên nhà trường.Đây là năm thứ 2 trường Ark Oval Primary Academy tổ chức chương trình chào mừng Tết Nguyên đán nhằm giới thiệu sự đa dạng của các nền văn hóa và tôn vinh sự khác biệt đặc sắc giữa các lễ hội truyền thống tới 600 học sinh, giáo viên và hàng trăm phụ huynh nhà trường được mời tham dự. Tất cả đều mặc trang phục màu đỏ - vàng, những màu sắc tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng của ngày Tết Nguyên đán.Trò chuyện với các em nhỏ về phong tục ngày Tết của người Việt.Tiến sĩ Thoại Nguyễn - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội phụ nữ quốc tế Việt Nam-Vương quốc Anh (LOANI VN-UK), nhà sáng lập Giải thưởng quốc tế Việt Nam (Vietnam International Awards) mở màn chương trình với lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô và học sinh, phụ huynh đã tham dự sự kiện giới thiệu văn hóa Tết Việt trong khuôn khổ Lunar New Year Celebration và trao tặng thầy hiệu trưởng Shiraz Khan món quà Xuân Như Ý với hộp giấy in hình rồng Giáp Thìn có các sản phẩm bún, phở, mì ngũ sắc.Nhà thiết kế Anna Hoàng giới thiệu về tà áo dài Việt Nam.Nhà thiết kếAnna Hoàng- Đại sứ trẻ LOANI VN-UK và nhóm tài năng nhí British Born Vietnamese Talents đã có phần giới thiệu áo dài truyền thống Việt Nam, những nét đặc trưng của văn hóa Tết Việt với hoa mai, hoa đào, bánh chưng, lì xì, và những câu chúc Tết đầu năm.Các em học sinh được cùng nhau giao lưu, tham gia đố vui, nhảy theo điệu nhạc bài hát Đón xuân trên sân khấu với nhạc Tết vui nhộn, chung tay lan tỏa nét đẹp văn hóa Tết Việt đến bạn bè quốc tế.Các em được tiến sĩ Nguyễn Như Thoại và Anna Hoàng hướng dẫn cách nói lời chúc Tết bằng tiếng Việt, tìm hiểu về cách làm bánh chưng, từ khâu chọn nguyên liệu tới cách gói. Cách trang trí nhà cửa của người Việt khi đón Tết và tục lệ tặng lì xì may mắn đầu năm cho trẻ nhỏ cũng được các em học sinh chăm chú lắng nghe giới thiệu và đặt nhiều câu hỏi.Trước đó, thương hiệu áo dài Love Collection của Anna Hoàng - đại sứ trẻ LOANI VN-UK được sự hỗ trợ của tiến sĩ Nguyễn Như Thoại và các thành viên tổ chức LOANI VN-UK đãgiới thiệubộ sưu tập áo dài Tết Việt vô cùng thành công tại tuần lễ thời trang London được truyền thông khen ngợi.
https://nhandan.vn/gioi-thieu-tet-viet-trong-truong-hoc-tai-london-post797235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Tết Việt tại Anh", "giới thiệu Tết Việt tại trường học ở Anh", "Anna Hoàng", "Liên hiệp hội phụ nữ quốc tế Việt Nam - Vương quốc Anh" ] }
Công bố đề cử chính thức giải thưởng Cống hiến lần thứ 18
NDO -Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã chính thức công bố các đề cử giải thưởng Cống hiến lần thứ 18 cả hai lĩnh vực là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Ban tổ chức cũng đã mở cổng bình chọn cho công chúng để cùng với Hội đồng bầu chọn và báo chí tìm ra các chủ nhân giải thưởng.
Top 5 đề cử chính thức của giải Cống hiến gồm 50 đề cử trên 10 hạng mục, được lựa chọn từTop 10đề cử với 90 tác giả, tác phẩm của năm, Chương trình của năm, Chuỗi chương trình của năm, Album của năm, Nhà sản xuất của năm, Nhạc sĩ của năm, Nghệ sĩ mới của năm, Nữ ca sĩ của năm, và Nam ca sĩ của năm để công chúng bầu chọn.Top 5 đề cử giải Âm nhạc Cống hiến:I. BÀI HÁT CỦA NĂM1. À lôi (Sáng tác: Bùi Xuân Trường; Thể hiện: Double2T ft Masew)2. Cắt đôi nỗi sầu (Sáng tác và thể hiện: Tăng Duy Tân)3. Nếu lúc đó (Sáng tác: tlinh, 2pillz; Thể hiện: tlinh)4. Ngày mai người ta lấy chồng (Sáng tác: Đông Thiên Đức; Thể hiện: Thành Đạt)5. Từng quen (Sáng tác và thể hiện: Wren Evans)II. MUSIC VIDEO CỦA NĂM1. Đại minh tinh (Sáng tác: Hứa Kim Tuyền; Thể hiện: Văn Mai Hương Đạo diễn: Khương Vũ)2. Không còn em (Sáng tác, thể hiện, đạo diễn: Madihu)3. Môi chạm môi (Sáng tác: AUGUST; Thể hiện: Myra Trần ft Binz; Đạo diễn: Đinh Hà Uyên Thư)4.Nấu ăn cho em(Sáng tác: Đen; Thể hiện: Đen ft PiaLinh; Đạo diễn: Phương Vũ)5. Thị Mầu (Sáng tác: Nguyễn Hoàng Phong; Thể hiện: Hòa Minzy; Đạo diễn: Nhu Đặng)III. CHƯƠNG TRÌNH CỦA NĂM1. 1589 (Trung Quân)2. Chúng ta đều muốn một tour (Cá Hồi Hoang)3. Đỗ Bảo & Friends | Một mình bao la (Đỗ Bảo x The Bros)4. Show của Đen (Đen)5. Trần Tiến – Nửa thế kỷ phiêu bạt (Trần Tiến)IV. CHUỖI CHƯƠNG TRÌNH CỦA NĂM1. HAY Festival (HAY Glamping Music Festival)2. GENfest (Cổng âm nhạc đa giác quan)3. Monsoon Music Festival 20234. Rap Việt 20235. Thần tượng Âm nhạc - Vietnam Idol 2023V. ALBUM CỦA NĂM1. A Diary of Melody (Hoàng Quyên)2. ái (tlinh)3. Minh tinh (Văn Mai Hương)4. Ozone (OPlus)5. Vũ trụ cò bay (Phương Mỹ Chi)VI. NHÀ SẢN XUẤT CỦA NĂM1. 2pillz2. Drum73. DTAP4. Kewtiie5. MasewVII. NHẠC SĨ CỦA NĂM1. Đỗ Bảo2. Đông Thiên Đức3. Kai Đinh4. Khắc Hưng5. Hứa Kim TuyềnVIII. NGHỆ SĨ MỚI CỦA NĂM1. Tùng Anh2. Grey D3. Hà An Huy4. Double2T5. Anh TúIX. NỮ CA SĨ CỦA NĂM1. Phương Mỹ Chi2. Văn Mai Hương3. Hòa Minzy4. Orange5. PháoX. NAM CA SĨ CỦA NĂM1. HIEUTHUHAI2. Đen3. Wren Evans4. Trung Quân5. Tăng Duy TânTrên cơ sở Top 5 đề cử chính thức này, từ 15 giờ ngày 5/3, cổng bầu chọn Giải Cống hiến (https://www.yan.vn/conghien2024) tiếp tục mở cho công chúng tham gia vào Vòng bầu chọn chung cuộc, cùng với các nhà báo theo dõi âm nhạc trên toàn quốc. Thời hạn bầu chọn cuối cùng vào 23 giờ 59 ngày 15/3/2024.Theo tình hình thực tiễn hằng năm, BTC và Hội đồng bầu chọn có thể xét trao Giải Ấn tượng Cống hiến nhằm ghi nhận, vinh danh các cá nhân, tập thể tổ chức được các hoạt động âm nhạc có sức lan tỏa, truyền cảm hứng và để lại ấn tượng sâu sắc đối với công chúng và giới chuyên môn, nhưng không nằm trong các hạng mục và không áp dụng các quy trình bầu chọn của Giải Cống hiến.Ở lĩnh vực thể thao, bên cạnh 3 hạng mục như mùa giải năm ngoái gồm Gương mặt thể thao của năm, Chiến tích thể thao của năm, Gương mặt Trẻ thể thao của năm, mùa giải năm nay, Ban tổ chức bổ sung thêm hạng mục giải mới là Khát vọng Cống hiến nhằm tôn vinh cá nhân hoặc tập thể có việc làm, hành động, đóng góp nổi bật trong công tác xã hội hóa thể thao, khơi gợi niềm đam mê, truyền cảm hứng và lan tỏa giá trị tích cực trong cộng đồng, góp phần khích lệ sự phát triển của phong trào thể thao trên toàn quốc.Hạng mục Gương mặt thể thao của năm và Gương mặt trẻ thể thao của năm được khởi động bình chọn trực tuyến cho người hâm mộ và công chúng trên chuyên trang của Giải Cống hiến 2024 ((https://www.yan.vn/conghien2024) từ 15 giờ ngày 5/3 đến 23 giờ 59 ngày 15/3, dựa trên danh sách Top 3 đề cử do Hội đồng bầu chọn tuyển chọn.Top 3 đề cử giải Thể thao Cống hiến:I. CHIẾN TÍCH THỂ THAO CỦA NĂM: (xếp theo ABC)1. Sự kiện “Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu tiên lọt vào tốp 4 châu Á”.2. Sự kiện “Đội tuyển Cầu mây nữ 4 người giành HCV ASIAD 19”.3. Sự kiện “Đội tiếp sức 4x400m nữ giành HCV giải vô địch Điền kinh châu Á”.II. GƯƠNG MẶT THỂ THAO CỦA NĂM: (xếp theo ABC)1. VĐV Nguyễn Huy Hoàng - Môn: Bơi - Đơn vị: Quảng Bình.2. VĐV Phạm Quang Huy - Môn: Bắn súng - Đơn vị: Hải Phòng.3. VĐV Nguyễn Thị Thật - Môn: Xe đạp - Đơn vị: An Giang.III. GƯƠNG MẶT TRẺ THỂ THAO CỦA NĂM: (xếp theo ABC)1. VĐV K’Dương - Năm sinh: 2006 - Môn: Cử tạ - Đơn vị: Lâm Đồng.2. VĐV Lê Khánh Hưng - Năm sinh: 2008 - Môn: Golf - Đơn vị: Thành phố Hồ Chí Minh.3. VĐV Trần Thị Ngọc Yến - Năm sinh: 2005 - Môn: Cầu mây - Đơn vị: Đồng Tháp.
https://nhandan.vn/cong-bo-de-cu-chinh-thuc-giai-thuong-cong-hien-lan-thu-18-post798835.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "giải Cống hiến 2024", "giải Âm nhạc Cống hiến", "giải Thể thao Cống hiến", "Đen Vâu", "Tăng Duy Tân", "Văn Mai Hương", "Báo Thể thao và Văn hóa" ] }
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
NDO -Ngày 17/6, phầnlễ Nghinh ÔngNam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Năm 2024, lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, diễn ra từ ngày 10 đến ngày 17/6. Đây là lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2013.Chánh bái Hội miếu Bà Chúa Xứ thị trấn Mỹ Long Nguyễn Văn Đẹp cho biết, lễ hội cúng biển Mỹ Long được duy trì tổ chức hằng năm từ năm 1920 đến nay, với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của ngư dân đối với biển cả, cầu mong mưa thuận, gió hòa, khai thác nhiều tôm, cá, cuộc sống ngư dân ấm no, hạnh phúc.Hàng trăm năm qua, cư dân thị trấn Mỹ Long, Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam đã bám đất, bám biển, cần cù lao động sáng tạo, hình thành các làng nghề đáy hàng khơi ven biển; khai thác, sơ chế, chế biến thủy, hải sản thị trấn Mỹ Long góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng đất ven biển Trà Vinh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Tiết mục múa lân phục vụ ngư dân tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang.Lễ hội cúng biển Mỹ Long gồm nhiều phần lễ quan trọng gắn với việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian.Tiêu biểu có phần lễ Tế Tiên hiền, cư dân vùng biển tỉnh Trà Vinh ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân khai hoang lập làng, sáng lập nghề đáy hàng khơi. Tiếp theo, lễ Nghinh Ông là nghi thức chính của lễ hội, các vị chức việc, ngư dân cao tuổi lên tàu đánh cá đạt năng suất tốt, ra khơi nghinh Đức ông về ngự trên án thờ cạnh Bà Chúa Xứ trong chánh điện miếu Bà Chúa Xứ thị trấn Mỹ Long…Ngoài các phần lễ, các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao và các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao, đờn ca tài tử Nam Bộ; trưng bày, triển lãm hình ảnh về di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội cúng biển Mỹ Long và không gian ẩm thực với các nhà hàng, cơ sở ăn uống trong và ngoài huyện tham gia giới thiệu, bán các món ăn đặc sản trong tỉnh.Lực lượng chức năng tỉnh Trà Vinh dẫn dắt các tàu cá ra cửa biển Cung Hầu đón Ông về thờ tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Mỹ Long.Lễ hội cúng biển Mỹ Long mang đậm dấu ấn tín ngưỡng tâm linh của ngư dân vùng biển Nam Bộ. Các hoạt động của lễ hội nhằm giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến với du khách trong nước và quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển vùng đất và con người Trà Vinh “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
https://nhandan.vn/ron-rang-le-hoi-cung-bien-my-long-o-tra-vinh-post814743.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "Lễ hội cúng biển Mỹ Long", "nghinh ông", "Bà chúa xứ" ] }
Đưa lọng xưa trở lại cuộc sống hiện đại
Tại sao qua hơn 100 năm, lọng bướm mới xuất hiện trở lại trong cuộc sống hiện đại? Điều thú vị là người khôi phục sản phẩm thủ công từng được in trong bộ sách Technique du peuple Annamite (Kỹ thuật của người An Nam) do cố học giả người Pháp Henri Oger thực hiện vào năm 1908-1909 lại là một chàng trai thế hệ 9x Phùng Nguyễn Anh Khoa.
Ngạc nhiên hơn là công việc chính hiện tại của Anh Khoa hoàn toàn không liên quan đến lọng bướm hay phục dựng sản phẩm thủ công tưởng như chỉ còn là ký ức trong các bộ sách của người Pháp viết về Việt Nam.Lọng bướm của người xưaTheo Anh Khoa, trong một lần xem qua bộ sách Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger năm 2020, anh mơ hồ thấy một hình vẽ về chiếc lọng bướm. Có điều, hình vẽ đó đơn giản và không rõ ràng. Anh cũng tự hỏi liệu một chiếc lọng bướm ngày xưa thật sự thế nào?Những thắc mắc của Khoa phần nào có lời giải khi anh nhận được chia sẻ trên fanpage Việt Phục Hội vào tháng 8/2023 các bức ảnh trắng đen, trong đó xuất hiện hình ảnh chiếc lọng bướm treo trên tường. Lúc này, một người khác cung cấp thêm thông tin về những loại lọng (ô, dù) được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Trong trang sách được chụp lại có ghi rõ “Le Cong Hanh (1606-1661)” được xem là cha đẻ của làm lọng và thêu tại Việt Nam bởi ông đi sứ Trung Quốc và học được cách thêu, làm lọng. Bên cạnh đó là hình ảnh chiếc lọng bướm cùng lời giới thiệu bằng tiếng Anh: “Lọng có thể được làm thành nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là lọng bướm, giúp tăng thẩm mỹ hay để trang trí nhà”.Thêm may mắn nữa cho Anh Khoa là sau đó một người khác cũng đã đưa lên fanpage Việt Phục Hội hình ảnh chiếc lọng bướm trong chùm ảnh được Edgard Imbert chụp Hà Nội giai đoạn 1905-1906 và một chiếc lọng bướm được chụp ở Pháp. Theo Anh Khoa, chiếc lọng bướm được chụp ở Pháp có lẽ là hình ảnh chính xác nhất từ trước đến giờ của hiện vật này. Tuy vậy, hiện vật trông cũng đã khá cũ và hư hại nhiều, vì thế anh mới nảy ra ý định tái hiện lọng bướm ở một hiện trạng tốt hơn.Lại nói về hình ảnh chiếc lọng bướm mà Anh Khoa đã nhìn thấy trong Kỹ thuật của người An Nam và anh cho tôi xem sau đó. Quả thật, hình vẽ này đơn giản và không diễn tả từng chi tiết của chiếc lọng bướm. Tuy nhiên, nếu hình ảnh đấy đã được Oger đưa vào Kỹ thuật của người An Nam thì hẳn đầu thế kỷ 20, đồ vật này gắn liền với cuộc sống và ngành nghề của người An Nam, cụ thể là vùng Bắc Bộ. Nên nói thêm về Kỹ thuật của người An Nam, bộ sách được thể hiện dưới hai hình thức: Một phần “Giới thiệu tổng quát về việc nghiên cứu kỹ thuật của người An Nam” giống như tiểu luận về đời sống vật chất, về nghệ thuật và công nghiệp của người Việt Nam hồi đó và một bộ album gồm 4.000 bản vẽ khắc gỗ nhan đề “Kỹ thuật của người An Nam” mà Oger gọi là một “Bách khoa thư về những dụng cụ, đồ nghề của các cử chỉ trong cuộc sống và nghề nghiệp của người Bắc Bộ”.Đây là tập sách do Oger viết bằng tiếng Pháp, ấn hành 200 bản tại Paris. Mỗi bản dày 159 trang (Oger đánh nhầm số trang, thực tế chỉ có 156 trang), có 32 bản vẽ để minh họa gồm 79 trang nói về phương pháp làm việc, trình bày, xuất bản, một số ngành nghề bản xứ, sinh hoạt; 30 trang gồm các thư mục tham khảo về kỹ thuật tổng quát và kỹ thuật Trung Quốc, về trò chơi và đồ chơi; 40 trang chú thích nội dung ký họa trong từng trang của bộ album và cuối cùng là bảng mục lục chung. Riêng phần giới thiệu về các ngành nghề - một phần nội dung chính của sách - Oger đã mô tả một số nghề như sơn mài, thêu, khảm trai, chạm gỗ, làm giấy và các nghề mà ông gọi là bắt nguồn từ giấy như: làm lọng, quạt, vẽ tô mầu, in sách…Tuy vậy, trong Connaissance du Việt-Nam (Hiểu biết về Việt Nam) xuất bản năm 1954 tại Hà Nội, Pierre Huard và Maurice Durand chỉ nói ngắn gọn chiếc lọng che nắng như là biểu tượng của quyền lực chính trị hoặc địa vị xã hội, ra đời ở Trung Đông, sau đó xuất hiện tại Iran, Trung Quốc, Ấn Độ. Tại Việt Nam, nghề làm lọng được du nhập từ Trung Quốc vào năm 1520 nhờ sứ thần Lê Công Hành (triều đại Lê Chiêu Tông) và làng Hiền Lương độc quyền sản xuất lọng, sau này trở thành một phố nghề của Hà Nội ở gần Hồ Nhỏ - một cách gọi của các tác giả về hồ Hoàn Kiếm…Anh Khoa cho biết, thực tế thì hiện tại, anh chưa tìm được nhiều thông tin về loại lọng bướm. Theo quan điểm của anh thì đây là một đồ vật mang ý nghĩa quà tặng, trang trí trong nhà hơn là sử dụng trong đời sống, kiểu như những tấm khánh mừng thọ, mừng hôn sự…Tái hiện ký ứcChỉ có những bức ảnh tư liệu trắng đen và một số ảnh chụp chi tiết hiện vật ở Pháp, vậy mà Anh Khoa vẫn quyết tâm theo đuổi việc phục dựng chiếc lọng bướm vào tháng 9/2023 với hy vọng hoàn thành đúng dịp Trung thu. Anh đã soi kỹ từng chi tiết để có thể hiểu rõ phần nào hiện vật. Qua những nghiên cứu của mình, Anh Khoa cho rằng, lọng là từ ngày xưa để chỉ các loại ô, dù nói chung và lọng của vua quan hay các loại lọng trong lễ tiết sẽ khác với các loại lọng của người dân. Đúng hơn là lọng sẽ phân ra các mầu vàng, đỏ, đen,... và cách đan nan hay trang trí lọng sẽ chỉ rõ cấp bậc trong xã hội.Nhờ đó, bất chấp những khó khăn về tư liệu và công việc chuyên môn không liên quan gì nghề thủ công như làm lọng, chiếc lọng bướm đầu tiên cũng được Anh Khoa hoàn thành vào tháng 11/2023. Như anh thừa nhận, giữa chiếc lọng anh làm và phiên bản gốc chỉ giống nhau khoảng 70%. Anh đã cố gắng sử dụng mầu sắc và họa tiết hoa văn giống với hiện vật nhất có thể. Điểm khác nhau nằm ở kích thước, như đường kính chiếc lọng bướm của Anh Khoa chỉ khoảng 80 cm, trong khi hiện vật trên ảnh có thể to hơn, khoảng 100 cm. Bên cạnh đó, số lượng nan ở hai chiếc lọng bướm cũng khác nhau, của Anh Khoa là 22 nan, còn hiện vật là 32 nan…Rút kinh nghiệm từ chiếc lọng đầu tiên và nhận thấy công đoạn làm bộ khung dù khá tốn công, Anh Khoa quyết định sử dụng ô đã hoàn thiện ở Trung Quốc để lên khung do bộ khung ô của hai bên cũng gần như giống nhau, chỉ khác ở các chi tiết về cách trang trí hoa văn cũng như cách đan chỉ.Sau khi có bộ khung, chàng trai sinh năm 1995 người gốc Gia Lâm, Hà Nội bắt đầu khoan lỗ trên các nan chống để sau này đan chỉ vào. Tiếp đó, anh tạo hình mặt lọng bằng cách cắt các thanh nan có độ dài ngắn khác nhau theo bản vẽ và lợp giấy bằng cách quét hồ gạo. Sau khi phơi khô thì đã có mặt lọng hình con bướm, anh bắt đầu tô mầu cho lọng, trước tiên là mầu nền trong ngoài, để khô rồi mới vẽ hoa văn lên. Lúc này, anh bắt đầu bắt phần nan chống vào rồi mới kết chỉ trang trí để hoàn thành. Tính ra, Anh Khoa mất khoảng một tuần để xong một chiếc lọng bướm.Mặc dù công việc chính của Anh Khoa là sáng tác tranh, anh vẫn tiếp tục nghiên cứu để thời gian tới có thể hoàn thành chiếc lọng bướm sát với hiện vật hơn. Chẳng hạn như anh sử dụng mầu bột pha keo da trâu để vẽ, phủ dầu chống thấm bằng dầu cây trẩu, nghiên cứu kỹ hơn về các chi tiết…Lần đầu tiên biết Anh Khoa qua fanpage Việt Phục Hội, khi anh nói về việc mặc và phục dựng trang phục truyền thống của người Việt, nhưng khi gặp gỡ, tôi mới biết thêm rằng, Anh Khoa gốc người Gia Lâm, lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh, đang làm việc tại Phan Thiết (Bình Thuận). Tìm hiểu về văn hóa truyền thống là sở thích ngoài giờ của anh, còn nghiên cứu và chuyên môn chính vẫn là lĩnh vực hội họa, cụ thể là chất liệu sơn mài truyền thống, bởi anh tốt nghiệp chuyên ngành sơn mài tại Trường đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.Chợt nhớ những câu thơ cũng nói về lọng, nhưng mang tính châm biếm: Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang/Đứa thì mua tước đứa mua quan/Phen này ông quyết đi buôn lọng/Vừa chửi, vừa la cũng đắt hàng… trong bài Năm mới chúc nhau của Tú Xương, tôi hy vọng những chiếc lọng bướm của Anh Khoa sẽ xuất hiện nhiều hơn trong các triển lãm hay các sự kiện quảng bá văn hóa trong tương lai. Một phần nó tái hiện ký ức của Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20, về sự giỏi giang, khéo léo của cha ông trong nghề sản xuất lọng, một phần việc phục dựng đồ vật xa xưa cho thấy văn hóa truyền thống vẫn được lớp trẻ quan tâm, gìn giữ.
https://nhandan.vn/dua-long-xua-tro-lai-cuoc-song-hien-dai-post797563.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:41", "tags": [ "lọng bướm", "Kỹ thuật của người An Nam", "tái hiện", "văn hóa truyền thống" ] }
Triển lãm sinh vật cảnh các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng mở rộng năm 2024
NDO -Ngày 14/4, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Ninh Bình, Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Ninh Bình và Hội Cổ vật Tràng An-Ninh Bình tổ chức khai mạc Triển lãm Sinh vật cảnh các tỉnh đồng bằng sông Hồng mở rộng năm 2024 với chủ đề “Tinh hoa Cố đô”.
Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014-2024).Tới dự có đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.Chủ tịch Ủy ban thành phố Ninh Bình, Trưởng Ban Tổ chức triển lãm Đinh Văn Thứ phát biểu khai mạc triển lãm.Khai mạc triển lãm, đồng chí Đinh Văn Thứ, Chủ tịch Ủy ban thành phố Ninh Bình, Trưởng Ban Tổ chức triển lãm cho biết, triển lãm sinh vật cảnh lần này có quy mô lớn về số lượng, quy tụ nhiều sản phẩm sinh vật cảnh tinh hoa, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại sản phẩm của các hội, làng nghề, câu lạc bộ, nghệ nhân sinh vật cảnh đến từ 15 tỉnh, thành phố trong cả nước.Triển lãm trưng bày hơn 1.000 tác phẩm chủ yếu là cây cảnh nghệ thuật, cổ vật, đá cảnh, đá quý, gỗ lũa, tiểu cảnh của nhiều nghệ nhân tiêu biểu, các nhà vườn nổi tiếng trên cả nước. Đây là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, góp phần lan tỏa cái đẹp "chân, thiện, mỹ", mang đậm tính nhân văn và triết lý sâu sắc.Đồng chí Trần Song Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phát biểu tại triển lãm.Tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng nhấn mạnh, nghệ thuật cây cảnh là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt từ ngàn xưa, thông qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần sáng tạo, gửi gắm tâm tư, niềm tin, khát vọng có tính nhân văn sâu sắc, góp phần phát triển kinh tế.Đồng chí khẳng định, triển lãm lần này, tỉnh Ninh Bình mong muốn tạo cơ hội cho các hội, làng nghề, câu lạc bộ, nghệ nhân sinh vật cảnh trong và ngoài tỉnh được gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghệ thuật, tay nghề nhằm tạo ra nhiều tác phẩm sinh vật cảnh có giá trị; mở rộng thị trường giao thương, hợp tác và cùng nhau phát triển. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, gìn giữ, bảo tồn, quảng bá, giới thiệu hình ảnh Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đất và người vùng đất cố đô tới bạn bè trong nước và quốc tế; quyết tâm xây dựng tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đến năm 2035 là thành phố Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố trực thuộc Trung ương.Triển lãm thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan.Nhiều tác phẩm cây cảnh nghệ thuật độc đáo được trưng bày tại triển lãm.Triển lãm diễn ra từ ngày 14-24/4.
https://nhandan.vn/trien-lam-sinh-vat-canh-cac-tinh-khu-vuc-dong-bang-song-hong-mo-rong-nam-2024-post804663.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Triển lãm sinh vật cảnh", "Ninh Bình", "đồng bằng sông Hồng" ] }
Nơi hội tụ và lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc tại Ninh Bình
NDO -Nhằm tạo ra một không gian văn hóa nhiều màu sắc, đem đến những giá trị tinh thần, lan tỏa thông điệp tích cực, tôn vinh sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tối 1/3, tại xã Cúc Phương, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nho Quan, tỉnhNinh Bìnhlong trọng tổ chức khai mạc “Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2024”.
Đây là sự kiện thường niên của đồng bào các dân tộc, trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc riêng có của huyện miền núiNho Quangiàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.Tới dự có đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.Đồng chí Hoàng Khắc Tiệp, Chủ tịch UBND huyện Nho Quan phát biểu khai mạc Ngày hội.Phát biểu khai mạc Ngày hội, đồng chí Hoàng Khắc Tiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan, cho biết, Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, nơi hội tụ của 28 dân tộc anh em với số dân hơn 174 nghìn người; trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm 17%. Để những nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên địa bàn không bị mai một theo thời gian, bên cạnh việc phát triển kinh tế, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện luôn quan tâm làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắcvăn hóatruyền thống các dân tộc, nhất là bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.Các công trình di tích lịch sử, văn hóa được huyện quan tâm đầu tư, tôn tạo; các lễ hội truyền thống, văn hóa được duy trì tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Các nghề thủ công truyền thống được quan tâm đầu tư, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, có giá trị cao như: Gốm Gia Thủy, Mộc Quỳnh Phong..; các sản phẩm OCOP, các mặt hàng nông sản như: Mật ong, Nhung hươu Cúc Phương, Trà hoa vàng, Cao đinh lăng, sâm Cúc Phương, khoai sọ Yên Quang… được giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại rộng rãi ở thị trường trong và ngoài tỉnh.Đặc sắc Hội thi ẩm thực các dân tộc huyện miền núi Nho Quan. Ảnh: MINH QUANGChương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được huyện thực hiện có hiệu quả, tổ chức phục dựng, bảo tồn nghi lễ truyền thống như: lễ khai hạ, mừng cơm mới, đám cưới Mường, mo Mường, xuất bản cuốn sách ảnh song ngữ về “Bản sắc văn hóa truyền thống của người Mường huyện Nho Quan”. Việc truyền dạy, sáng tạo các nghề truyền thống được quan tâm thực hiện, qua đó đã từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.Trong thời gian tới, huyện Nho Quan tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc, quyết tâm xây dựng huyện Nho Quan phát triển nhanh, bền vững, ngày càng giàu đẹp, văn minh.Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn tặng hoa chúc mừng Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan.Các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nho Quan đã tặng hoa, cờ lưu niệm cho 11 đoàn tuyển tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan.Tại Ngày hội, các đại biểu và đông đảo nhân dân, du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Nho Quan nơi hội tụ và lan tỏa” gồm 3 chương: Chương I: Nho Quan vào hội với các ca khúc: Dấu chân của mẹ, Xuân về trên rừng núi, Gặp nhau trong mùa lễ hội; Chương II: Sắc màu Nho Quan gồm các ca khúc: Nho Quan khúc hát thanh bình, Mây núi đại ngàn, Đập bông bông dân ca Mường, Xem chân gà, Ấy ơi; Chương III: Nho Quan khát vọng Phát triển với các ca khúc: Nho Quan ngọn lửa núi rừng, Khúc tráng ca Ninh Bình, Nho Quan ngày mới.Nho Quan là nơi hội tụ của 28 dân tộc anh em với số dân hơn 174 nghìn người; trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm 17%.Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 1-3/3 tại sân vận động xã Cúc Phương. Với chủ đề “Nho Quan nơi hội tụ và lan tỏa”, Ngày hội có sự góp mặt của 11 đoàn tuyển, với hơn 2.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng đến từ các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao trong toàn huyện.Đông đảo nhân dân và du khách tham dự Ngày hội.Đến với Ngày hội, nhân dân và du khách sẽ được hòa mình vào không khí sôi động, được tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu bản sắc như: hội diễn nghệ thuật quần chúng; hội trại và ẩm thực; biểu diễn cồng chiêng, múa sạp…; hội chợ triển lãm các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm OCOP của địa phương; không gian trưng bày triển lãm chuyên đề “Trường Sa - Hoàng sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”; hoạt động thi đấu các môn thể thao và các trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném còn, đi cà kheo, bắn nỏ; thưởng thức các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, được đắm mình vào không gian lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc qua phần thể hiện khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân trong các nghi lễ truyền thống…Ngày hội nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng được gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu tinh hoa văn hóa của dân tộc, địa phương.Thông qua Ngày hội là dịp để huyện Nho Quan nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch, từ đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
https://nhandan.vn/noi-hoi-tu-va-lan-toa-nhung-net-van-hoa-dac-sac-cua-dong-bao-cac-dan-toc-tai-ninh-binh-post798337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Nho Quan", "Ninh Bình", "dân tộc Mường", "Ngày hội Văn hóa" ] }
Sôi nổi sự kiện văn hóa đón xuân tại Bắc Giang
NDO -Ngày 20/2, tại Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnhBắc Giangđã diễn ra Khai mạc trưng bày cổ vật, hiện vật tiêu biểu thời Lý-Trần và khai mạc gian trưng bày sản phẩm OCOP, chủ lực, tiềm năng của các địa phương trong tỉnh.
Tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang diễn ra Lễ hội mở cửa rừng, tri ân công đức Bà chúa Then; tại xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn diễn ra Lễ hội hát Sloong hao và phiên chợ Xuân vùng cao.Khai mạc trưng bày chuyên đề “Cổ vật tiêu biểu thời Lý-Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, “Thơ văn Lý-Trần qua thư pháp”, sản phẩm du lịch “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc LâmYên Tử”.Cùng đó, sự kiện trưng bày hệ thống một số di tích lịch sử tiêu biểu bên sườn Tây Yên Tử, nằm trên 8 tuyến điểm du lịch phục dựng "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử". Trưng bày tư liệu những dấu ấn về Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử còn lưu lại ở các văn bia, di vật được phát hiện qua khai quật khảo cổ học tại các di tích như: chùa Vĩnh Nghiêm; hệ thống các chùa Yên Mã, chùa Hòn Tháp, chùa Bình Long, chùa Hồ Bấc, chùa Đám Trì...Người dân tham quan các gian trưng bày cổ vật. Ảnh: THU THỦYKhai mạc gian hàng trưng bàysản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, tiềm năng của các địa phương có gần 400 sản phẩm OCOP, đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương được giới thiệu, trưng bày tại 16 gian hàng của các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, một số địa bàn giáp ranh với Sơn Động như: huyện Ba Chẽ, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh); huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).Nhiều sản phẩm tiêu biểu như: vải thiều sấy khô, mỳ gạo Chũ (Lục Ngạn); nông sản sạch sấy khô Như Hoa (Việt Yên); mật ong Tây Yên Tử, khâu nhục, thịt kho tầu xì Yên Định, miến dong, nem riềng An Bá (Sơn Động); trà hoa vàng, tinh dầu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ (Lục Nam), bánh đa Kế, bún khô Đa Mai (thành phố Bắc Giang), ớt chuông Mỹ Thái, nấm sò Tân Thanh (Lạng Giang)… thu hút đông đảo khách đến tham quan, mua sắm.Đại biểu tham quan, tìm hiểu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của huyện Sơn Động. Ảnh: MAI TOANLễ hội mở cửa rừng, tri ân công đức Bà chúa Then là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống, lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, gắn với tục thờ Mẹ rừng của người Tày, người Nùng cư trú tại tỉnhBắc Giang. Vào dịp đầu xuân năm mới, bà chúa Then thường ban phát cho nhân dân lộc rừng, đó là các sản vật nông nghiệp, hoa quả để nhân dân cấy lúa, gieo trồng.Tại lễ hội diễn ra các nghi lễ cúng Thần rừng, rước kiệu đón Bà chúa Then, nghi lễ Mở cửa rừng, nghi lễ của các làng bản người Tày, người Nùng dâng lễ tạ ơn Bà chúa Then.Hoạt cảnh ca ngợi công đức Bà chúa Then tại lễ hội.Lễ hội hát Sloong hao và phiên chợ Xuân vùng cao Tân Sơn huyện Lục Ngạn là điểm hẹn truyền thống của nhân dân về giao lưu hát dân ca, giao duyên, đối đáp, hát Sloong hao, Sli, Lượn để hẹn hò, vui chơi đầu xuân.Trẩy hội Phiên chợ vùng cao Tân Sơn. Ảnh: THẾ ĐẠIPhiên chợ vùng cao Tân Sơn, Phong Vân từ lâu được người dân quen gọi là “chợ tình”, là nguồn gốc của tên gọi “Chợ tình Tân Sơn” được lưu truyền đến ngày nay. Với nét đẹp riêng có, chợ tình Tân Sơn thu hút ngày càng đông đảo nhân dân các dân tộc, bạn bè, du khách khắp nơi về tham quan, giao lưu, trẩy hội.
https://nhandan.vn/soi-noi-su-kien-van-hoa-don-xuan-tai-bac-giang-post796825.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Khai hội", "Bắc Giang", "Tây Yên Tử" ] }
Hơn 600 quyển sách giáo khoa dành tặng các em nhỏ vùng cao
NDO -Vào ngày 1/6 sắp tới, CLB Sách Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) sẽ có chuyến đi từ thiện đến điểm trường Tiểu học - THCS xã Pù Bin (huyện Mai Châu, Hòa Bình) nhằm mang đến những hoạt động vui chơi, giáo dục về sách cùng những món quà dễ thương và ý nghĩa dành tặng các em nhỏ.
Trường Tiểu học - THCS Pù Bin là một đơn vị trường thuộc vùng khó khăn của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Cô Khà Thị Đào - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học - THCS Pù Bin cho biết 90% học sinh tại đây đều từ các gia đình dân tộc thiểu số sống dựa vào nghề nông, điều kiện sống của nhiều em còn khó khăn. Thấu hiểu được điều đó, trong những năm qua, các thầy cô đang công tác tại nhà trường luôn tâm huyết và có trách nhiệm với nghề.Những khó khăn trong cuộc sống không thể chùn bước được nghị lực học tập của các em nhỏ học sinh tại xã Pù Bin và tấm lòng của thầy cô để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Hơn thế nữa, trong những năm qua thầy và trò nhà trường luôn được đón nhận những tình cảm chia sẻ yêu thương từ các nhà hảo tâm, từ các tấm lòng thiện nguyện.CLB sách Trường chuyên THPT Nguyễn Huệ tặng hơn 600 quyển sách giáo khoa cũ tới Trường Tiểu học - THCS Pù Bin.Đặc biệt, trong sự kiện thiện nguyện mang tên “FIEUNO” vào ngày 1/6, các em học sinh thuộc CLB Sách Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) sẽ traotặnghơn 600 quyển sách giáo khoa/sách tham khảo, cùng cùng 250 cuốn sách truyện, 55kg vở mới và giấy trắng, và một số đồ quyên góp khác như quần áo, gấu bông, các loại dụng cụ học tập đến các em nhỏ tại điểm trường Tiểu học - THCS xã Pù Bin.“Sự kiện của CLB Sách Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ được tổ chức đúng dịp Tết thiếu nhi 1/6 đã mang tới những đầu sách thiết thực, giúp các em học sinh thấu hiểu hơn về sự chia sẻ, lan tỏa yêu thương. Đây cũng là nguồn động viên rất lớn đến thầy và trò nhà trường, đồng thời củng cố niềm tin, khích lệ, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão của các em học sinh trong trường.” - cô Khà Thị Đào chia sẻ.Học sinh đến quyên góp sách tại thư viện Trường chuyên THPT Nguyễn Huệ.Để chuẩn bị cho sự kiện thiện nguyện lần này, các em học sinh thuộc CLB SáchTrường THPT chuyên Nguyễn Huệđã lên lên ý tưởng và chuẩn bị công tác vận động quyên góp xuyên suốt tháng 5. Với thông điệp “Khi trao gửi cũng là một cách để yêu thương”, sự kiện FIEUNO của CLB Sách Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ là cơ hội để mọi người hiểu được giá trị của những cuốn sách tưởng chừng cũ lại vẫn có thể giúp ích được cho người khác. Thay vì vứt bỏ, ta có thể trao gửi những cuốn sách ấy đến với những người có hoàn cảnh khó khăn như một món quà đầy yêu thương, điểm tô thêm hạnh phúc và tinh thần vui tươi, tích cực trong cuộc đời của họ.Đây cũng là dịp để nâng cao ý thức của các bạn trẻ về hạn chế tình trạng lãng phí tài nguyên sách, vừa có thể dọn dẹp nhà cửa gọn gàng hơn bằng việc đem những cuốn sách không còn sử dụng đến sự kiện quyên góp. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng muốn lan tỏa giá trị nhân văn, nêu cao tinh thần “lá lành đùm lá rách” và góp phần thắp sáng ước mơ học tập còn dang dở của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.Sự kiện thu hút đông đảo học sinh THPT chuyên Nguyễn Huệ và một số trường khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội tham gia hưởng ứng. Sau khi biết được thông tin CLB Sách của trường sẽ tổ chức thiện nguyện tại xã Pù Bin, bạn Bùi Minh Anh (17 tuổi, Hà Nội) đã chủ động cẩn thận đóng gói những quyển sách giáo khoa cũ đem đến ủng hộ. Bạn chia sẻ: “Em cảm thấy đây là một hoạt động ý nghĩa và nhân văn. Hiện tại em đã quyên góp được 10 kg sách cũ cho ban tổ chức. Sự kiện cũng là cơ hội để lan tỏa yêu thương trên vùng cao có hoàn cảnh khó khăn”.Chuyến đi từ thiện của CLB Sách Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ sẽ diễn ra ngày 1/6 tại điểm trường Tiểu học - THCS xã Pù Bin (xóm Nà Phặt, xã Pù Bin, Huyện Mai Châu, Hòa Bình). 144 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 cùng các thầy cô trong tổ sư phạm của trường Tiểu học - THCS xã Pù Bin sẽ cùng tham gia sự kiện.
https://nhandan.vn/hon-600-quyen-sach-giao-khoa-danh-tang-cac-em-nho-vung-cao-post811868.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "tặng sách cho trẻ em nghèo vùng cao", "CLB Sách Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ", "Trường Tiểu học - THCS Pù Bin" ] }
Lê Việt Anh “làm mới” nhạc Đỗ Bảo
NDO -Nhạc sĩ Đỗ Bảo chia sẻ, lần đầu tiên có một ca sĩ chọnâm nhạccủa anh để làm album với một ê kíp không phải là Đỗ Bảo. Anh hạnh phúc vì điều đó, vì âm nhạc của Đỗ Bảo được vang lên với một màu sắc mới mẻ, thú vị. Còn với Lê Việt Anh, đó là hành trình hơn 13 năm nỗ lực và tìm kiếm để chinh phục một ngọn núi.
“Khung trời khác” là tên album mà ca sĩ Lê Việt Anh bất ngờ tung ra thị trường vào đầu tháng 4 này. Vẫn là những ca khúc quen thuộc củanhạc sĩ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.“Khung trời khác”, là cảm nhận của một chàng ca sĩ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sĩ Hà Nội sáng tác. Sự đồng điệu về tâm hồn và cảm xúc vì cũng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tràng An, cùng trải qua những miền ký ức tuổi thơ và những năm tháng thanh xuân ở đó, thế nên Lê Việt Anh hát nhạc Đỗ Bảo “ngấm” và “thấm” như chính hơi thở, tự nhiên như vẻ đẹp vốn có của mảnh đất Thủ đô.Album gồm 7 ca khúc do Lê Việt Anh hát, nhưng lại có tới tận 8 track, đó cũng là sự khác biệt. Bởi trong 7 bài hát đó, có 1 bản đơn và một phiên bản Lê Việt Anh song ca với Diva – Nghệ sĩ nhân dân Thanh Lam, bài Cầu vồng đêm mưa. Đó cũng là bài hát mở đầu album (đơn ca) và kết thúc album (song ca), như một thông điệp ý nhị rằng, trong cuộc sống của chúng ta, luôn có những bất ngờ thú vị, giống trong một cơn mưa, cầu vồng thường xuất hiện đơn lẻ, nhưng cũng có lúc có tới tận hai cầu vồng. Và ở trong album này, vẫn là bài hát ấy, nhưng hai phiên bản khác nhau lại mang đến cho khán giả những cảm xúc khác nhau, sự khác lạ ngay trong chính một bài hát, cũng chính là điều mà Lê Việt Anh cùng ekip muốn gửi tới khán giả, về sự khác biệt của âm nhạc Đỗ Bảo qua tiếng hát Lê Việt Anh.Không giống bất kỳ một phiên bản nào trước đó, Lê Việt Anh “cảm” nhạc Đỗ Bảo một cách rất tự nhiên, anh hát giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế. Những bản phối mới lạ, rất hợp xu thế nghe nhạc của giới trẻ hiện tại đã góp phần mang lại sự hứng khởi không chỉ cho ca sĩ mà cho cả khán giả. Bên cạnh sự hấp dẫn ở Cầu vồng đêm mưa, Lê Việt Anh còn rất thành công khi thể hiện Chìm trong muôn thuở, Bức thư tình thứ 2, Mây, Cơn mưa tháng 10, Những mùa đông yêu dấu và đặc biệt là ca khúc Thuỷ Chung - một bài rất khó hát, và trước đó, mới chỉ có Lê Hiếu là người hát thành công ca khúc này. Tuy nhiên trong album này, Lê Việt Anh hát Thuỷ chung đầy năng lượng mới, vẫn có sự lãng mạn, tình tứ của một người đàn ông galant, nhưng lại có cả những dấu ấn suy tư của một người trưởng thành.Việt Anh nói, anh luôn tìm kiếm những điều mới mẻ và thử nghiệm nhiều thể loại, từnhạc trẻ, cổ điển, pop ballad, đến nhạc cách mạng, nhạc kịch sân khấu v..v. Và âm nhạc của Đỗ Bảo là một ngọn núi mới anh muốn chinh phục.Còn nhạc sĩ Đỗ Bảo rất vui và hạnh phúc vì lần đầu tiên có một ca sĩ trẻ chọn âm nhạc của anh để làm album với một ê kíp hoàn toàn mới mẻ. “Phải là một người rất đồng cảm, rất yêu âm nhạc của tôi mới làm ra một sản phẩm kỹ lưỡng, tinh tế và thú vị như thế này. Điều tôi hạnh phúc hơn là Việt Anh không làm ra một phiên bản Đỗ Bảo thứ 2 mà là một thế giới qua lăng kính của những người trẻ. Tôi vui vì đã có thêm một người bạn trong hành trình sáng tạo của mình”.
https://nhandan.vn/le-viet-anh-lam-moi-nhac-do-bao-post803262.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "ca sĩ Lê Việt Anh", "nhạc sĩ Đỗ Bảo", "âm nhạc", "album Khung trời khác" ] }
Viết báo ở Điện Biên Phủ
LTS-Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, các phóng viên chiến trường đã vượt lên rất nhiều khó khăn gian khổ, thiếu thốn và đạn bom của quân thù để có những trang viết chân thực, phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Nhân kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi xin trích đăng bài viết này từ tư liệu của gia đình nhà văn Hữu Mai.
Năm 1946, tôi là tự vệ thành tham gia chiến đấu ở Hà Nội, rồi vào bộ đội. Từ lúc đó, đã có ý nghĩ nếu mình sống sót qua cuộc chiến tranh, sẽ cố viết lại những gì mình đã sống và đã biết.Năm 1948, mới ngoài hai mươi tuổi, tôi được điều về làm “chủ bút” tờ báo Quân tiên phong của Đại đoàn 308 đang chuẩn bị thành lập. Khi còn ở đơn vị, tôi bị gắn chặt với trung đội, đại đội của mình. Bây giờ thì có thể đi nhiều nơi, những đơn vị của đại đoàn thường ở rất rộng, tham gia những chiến dịch ở khắp miền bắc. Lại còn được dự cả những hội nghị mà ở cấp của chúng tôi đáng lẽ không được tham dự. Đơn vị nào có chuyện gì hay là chúng tôi có mặt. Chúng tôi viết mọi chuyện về bộ đội. Viết càng nhiều càng tốt. Và cuộc sống chiến đấu của bộ đội có biết bao điều đáng viết.Trong một số chiến dịch mở ở xa hậu phương, như chiến dịch Thượng Lào, chiến dịch Điện Biên Phủ, vì vấn đề tiếp tế cực kỳ khó khăn, nên số người không trực tiếp chiến đấu ra mặt trận được quy định rất chặt. Riêng tôi không vắng mặt một chiến dịch nào. Ở hậu phương, tờ báo có thời kỳ ra nhiều trang, in máy. Nhưng ở mặt trận, chúng tôi làm báo in đá.Chiến dịch Điện Biên Phủ, tòa soạn chỉ có mình tôi và bộ phận ấn loát. Tất cả phóng viên lúc này, người xuống đơn vị chiến đấu, người đi với hậu cần, dân công, người ở lại phía sau. Tôi vừa là biên tập, vừa là phóng viên. Bộ phận ấn loát gồm một người viết chữ ngược và trình bày, mấy chiến sĩ chuyên mài đá và in. Vật liệu là một phiến đá li-tô, giấy in, mực in và con lăn.Đi gần tới mặt trận thì gặp một sự cố. Đồng chí mang phiến đá li-tô, chúng tôi đã chọn người cẩn thận nhất, bị ngã ở suối, miếng đá vỡ làm đôi. Cố vớt vát được một mảng lớn nhất, chỉ to hơn trang giấy học trò. Khi báo in ra, chính ủy đại đoàn mới gọi tôi tới. Chiến dịch này, chính ủy đại đoàn bị ốm, người thay thế là đồng chí Lê Quang Đạo.Anh Đạo đã có nhiều năm làm báo Cứu quốc. Anh để trước mặt tờ báo của đại đoàn 312 và tờ báo của đại đoàn tôi, rồi hỏi tại sao hai tờ báo lại khác nhau thế này? Tôi trình bày nỗi khổ tâm của mình. Và bây giờ, cử người về phía sau đưa một phiến đá lên, nếu đi thoát chặng đường máy bay địch đánh phá, thì khi trở lại có lẽ chiến dịch đã kết thúc. Anh Đạo không nói gì. Nhưng một tuần sau đó, bỗng nhiên một phiến đá li-tô được đưa tới hầm chúng tôi.Sau này tôi mới biết, anh Đạo vốn là Cục trưởng Tuyên huấn, có quan hệ với tất cả các đơn vị, nên đã xin được ở đại đoàn nào đó một phiến đá dự bị. Tòa soạn lại phơi phới. Chúng tôi có “vũ khí” chiến đấu. Tờ báo trở lại như xưa, với nội dung phong phú hơn, vì chiến dịch này không thiếu chuyện để viết. Báo thời đó được làm để phát tới trung đội, và trao đổi với các đại đoàn bạn.Tất cả các đại đoàn ở mặt trận Điện Biên Phủ, kể cả nhiều trung đoàn ngày đó đều có báo in đá. Nó truyền đạt kịp thời những chỉ thị của cấp trên, làm công tác tư tưởng, động viên bộ đội. Có những bài tường thuật trận đánh, những gương chiến đấu, những bút ký, thơ, tranh biếm họa. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với chiến sĩ.Các đơn vị chỉ được đọc tờ báo Quân đội nhân dân xuất bản tại mặt trận. Nhưng sát với họ nhất vẫn là tờ báo của đại đoàn, trung đoàn. Trong đó tất cả những điều viết ra đều gần gũi, thiết thực đối với họ, từ chuyện đồng đội đã làm được trong các trận đánh, những khó khăn của địch ở Điện Biên Phủ, đến cách đào hầm sao cho có năng suất, cách làm giá sống thay rau như thế nào...Trong chiến dịch, những gì thu thập được mà có thể viết ngay, tôi đều viết nhanh trên báo, từ trận đồi Độc Lập, trận phòng ngự trên Đồi 75 (của Đại đoàn 312), trận A1, trận sân bay... đều được viết thành tường thuật, mẩu chuyện hoặc gương chiến đấu. Gần như số báo nào cũng phải có đôi bài thơ hoặc những câu ca dao.Đã viết bao nhiêu bài, tôi không còn nhớ. Những bài báo này không đâu sưu tầm, và thực tế cũng khó chọn ra một số bài có thể đưa vào những tuyển tập. Nhưng cũng cần phải nói, nhiều khi nó đã có tác dụng thực sự, không ít lần đã đi vào tâm hồn các chiến sĩ trong chiến đấu.Trong dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà báo kiêm nhà văn Lê Kim đã giới thiệu trên báo Cựu chiến binh một bài thơ tôi viết tại mặt trận Điện Biên Phủ, kể lại cảm xúc một chiến sĩ trước giờ ra trận nhận được thư mẹ từ hậu phương gửi tới. Đây chỉ là một bài “thơ công tác”, nhưng nó đã mang cảm xúc của tôi, và chắc cũng gây xúc động cho người đọc, nên đã được một đồng nghiệp ghi lại trong sổ tay.Tòa soạn tuy chật hẹp, nhưng vẫn là nơi đón tiếp khách văn nghệ. Tôi còn nhớ họa sĩ Nguyễn Sáng đã tới tòa soạn buổi trưa sát ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi tận dụng ngay khả năng của anh, nhờ anh vẽ một bức tranh cổ động để kịp phát cho bộ đội trước giờ nổ súng (trước khi ta quyết định kéo pháo ra củng cố lại trận địa).Anh đã vẽ ngay bằng mực in trên đá bức tranh một chiến sĩ bộ đội cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng trên nóc sở chỉ huy Trần Đình(1)(khi đó ta chưa biết bên trên nóc hầm có những vòm sắt uốn cong). Nguyễn Sáng vẽ rất say sưa. Bức tranh khá đẹp. Khi tranh vừa in xong, thì pháo địch bắn ngay vào khe suối Hồng Lếch, nơi chúng tôi ở, chưa kịp đào công sự. Chỉ còn cách nấp giữa những hòn đá. May sao không ai việc gì. Ngay sau đó, đại đoàn được lệnh lên đường sang Thượng Lào đánh địch dọc phòng tuyến sông Nậm Hu.Niềm vui của những người làm báo ở mặt trận là thấy mình gắn bó với cuộc chiến đấu, gắn bó với cái vui, cái buồn của cán bộ, chiến sĩ. Lúc đó chưa ai nghĩ, chính là nhờ công tác này mà khi chiến dịch kết thúc, Thủ đô giải phóng, nhiều người đã được đưa về Tạp chí Văn nghệ quân đội, một số trở thành hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam, không ít người sau này trở thành những nhà văn. Hai mươi năm sau đó, những nhà văn trong quân đội vẫn tiếp tục làm báo.(1) Bí danh của chiến dịch Điện Biên Phủ lúc đó.
https://nhandan.vn/viet-bao-o-dien-bien-phu-post801000.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "In đá", "Đại đoàn 312", "Ấn loát", "Chiến dịch Điện Biên Phủ", "nhà văn Hữu Mai" ] }
Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 là sự kiện văn hóa-kinh tế-xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế, đặc biệt gắn với kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954 - 7/5/2024).
Theo tin từ Tổng cục Du Lịch, ngày 13/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3462/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024.Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia nhằm góp phần nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội.Đây là cơ hội giới thiệu, quảng bá các nét đẹp về giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của con người, đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.Tỉnh Điện Biên phấn đấu năm 2024 đón 1,3 triệu lượt khách du lịch; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 2.200 tỷ đồng; góp phần phát triển đột phá về du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên trong những năm tiếp theo.Thông qua việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 cũng nhằm nâng cao chất lượng các chương trình du lịch, đồng thời khai thác các điểm du lịch, tuyến du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch tỉnh Điện Biên hướng đến.Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 sẽtăng cường sự liên kết phát triển du lịchgiữa các tỉnh, thành phố trong nước và các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực để phát triển du lịch, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.Theo kế hoạch, Lễ Khai mạc “Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024” và Lễ hội hoa Ban dự kiến diễn ra trong tháng 3/2024 tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình dự kiến được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên Đài Phát thanh-Truyền hình một số tỉnh, thành phố.Lễ Bế mạc “Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024” dự kiến diễn ra vào cuối tháng 12/2024 tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, gồm chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật; bàn giao cờ luân lưu cho địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025.Dự kiến, Ban Tổ chức sẽ họp báo giới thiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 vào Quý I/2024 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để cung cấp thông tin về chương trình và công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 đến các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.Theo chương trình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì, phối hợp tổ chức 13 hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch. Tỉnh Điện Biên sẽ chủ trì tổ chức 28 hoạt động, sự kiện. Bên cạnh đó sẽ có nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức hưởng ứng.Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có vị trí địa lý, quốc phòng, an ninh đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, Điện Biên có địa hình đa dạng, khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, lịch sử hào hùng, nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc... Với những đặc điểm trên, tỉnh Điện Biên có nhiều tiềm năng để xây dựng và phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch phong phú như du lịch lịch sử-tâm linh; du lịch văn hóa, sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và chăm sóc sức khỏe.Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng với những dấu mốc lịch sử đối với Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), 115 năm thành lập tỉnh (28/6/1909-28/6/2024), 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (10/10/1949-10/10/2024); 20 năm chia tách, thành lập tỉnh Điện Biên (1/01/2004-1/01/2024) và 270 năm ngày nghĩa quân Hoàng Công Chất giải phóng Mường Thanh.Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 sẽ tạo động lực quan trọng đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc và di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 cũng góp phần kích cầu du lịch nội địa và quốc tế, phục hồi hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, tạo bước phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng tỉnh Điện Biên thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
https://nhandan.vn/nam-du-lich-quoc-gia-dien-bien-2024-gan-voi-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post784244.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024", "Điện Biên", "Du lịch Tây Bắc" ] }
Ấn tượng chương trình "Thắm mãi tình quân dân"
NDO -Trong khuôn khổ các hoạt động về nguồn chào mừng kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối 5/3, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dântỉnh Điện Biêntổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Thắm mãi tình quân dân”.
Dự chương trình có cácđồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.Đại biểu cùng nhân dân địa phương tham dự chương trình.Về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, cùng đông đảo đại diện lãnh đạo các sở, ngành; nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.Phát biểu tại chương trình, đồng chí Hà Thị Nga nêu rõ: 70 năm trước, cả dân tộc đoàn kết một lòng làm nênchiến thắng Điện Biên Phủ, năm 2024, cả nước lại hướng về Điện Biên với một niềm tin Điện Biên sẽ phát triển mạnh mẽ, xứng tầm là thành phố miền Tây Bắc của Tổ quốc.Hòa chung tinh thần đó, phụ nữ cả nước luôn dành cho phụ nữ và đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên tình cảm sâu sắc nhất. Nhân dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trân trọng trao tặng những món quà tri ân tới các cựu chiến sĩ Điện Biên và vợ chiến sĩ Điện Biên.Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cũng gửi tặng hơn 70 nhà Đại đoàn kết, gần 500 suất quà, tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng với tình cảm sâu nặng như món quà tri ân sâu sắc của hội viên, hội phụ nữ 63 tỉnh, thành phố đến nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.
https://nhandan.vn/an-tuong-chuong-trinh-tham-mai-tinh-quan-dan-post798778.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Điện Biên", "chiến thắng Điện Biên Phủ", "về nguồn", "tình quân dân" ] }
Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024
NDO -Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật “TừLàng Senđến Thành phố Hồ Chí Minh”. Chương trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, nhân dịp kỷ niệm134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2024).
Chương trình nghệ thuật gồm 3 phần: “Tháng Năm nhớ Bác”; “Hội làng bên sông Lam” và “Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên, đã giúp khán giả được nghe, được chứng kiến những câu chuyện kể về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, để tưởng nhớ đến Bác, vị lãnh tụ vĩ đại, cả cuộc đời đã dành trọn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng một Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc.Hằng năm, vào mỗi dịp sinh nhật Người,Lễ hội Làng Senlại được tổ chức để nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã dành trọn cả cuộc đời vì nước, vì dân.Với sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ, đây là ngày hội lớn không chỉ của người dân xứ Nghệ mà còn có sức ảnh hưởng trong cả nước. Lễ hội được xác định là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Nghệ An mỗi dịp tháng 5 về.Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Lễ hội Làng Sen nay đã trở thành một ngày hội lớn không chỉ của người dân xứ Nghệ, mà còn là của cả nước.Lễ hội Làng Sennăm 2024 được tổ chức quy mô cấp tỉnh, khai mạc từ ngày 11/5, với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, phong phú, tập trung tại huyện Nam Đàn và thành phố Vinh, thu hút hàng triệu lượt người tham gia.Nổi bật là lễ dâng hoa dâng hương, báo công, tưởng niệm Bác Hồ; Liên hoan Tiếng hát Làng Sen; Lễ hội quảng diễn đường phố; Giải bóng chuyền và giải võ cổ truyền toàn tỉnh; Giải Marathon “Hành trình về Làng Sen”…Hòa chung không khí Lễ hội Làng Sen, nhân dịp sinh nhật Bác, xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm với quê hương Bác Hồ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng tham dự và giới thiệu đến Lễ hội Làng Sen những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất phương nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.Với những tiết mục văn nghệ đặc sắc, được dàn dựng công phu, đầy cảm xúc, Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh” cũng chính là lời chào, khép lại Lễ hội Làng Sen năm 2024.Chủ đề: Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024)Biểu tượng về hòa bình của nhân dân Việt Nam và thế giớiKỷ niệm 100 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến thành phố VladivostokSôi nổi các hoạt động Tuần Việt Nam tại thành phố Saint Petersburg
https://nhandan.vn/chuong-trinh-nghe-thuat-dac-biet-be-mac-le-hoi-lang-sen-nam-2024-post810136.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Nghệ An", "Lễ hội Làng Sen", "134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh" ] }
Kenny G chia sẻ MV quảng bá du lịch Việt Nam của Báo Nhân Dân
NDO -Ngay sau khi Báo Nhân Dân và IB Group phát hành MV Going Home nhằm quảng bá du lịch Việt Nam, nghệ sĩ saxophone Kenny G đã chia sẻ lại trên fanpage cá nhân của mình.
Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chứcra mắt MV “Going Home”- một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.Chỉ vài tiếng sau khi được công bố, fanpage của nghệ sĩ Kenny G đã chính thức đăng tải lại một phần MV kèm theo đường dẫn tới địa chỉ kênh Youtube của IB Group. Ngay lập tức, bài đăng của ông đã thu hút được sự chú ý từ công chúng. Tính tới thời điểm 3 giờ sáng ngày 20/4, post đã thu hút được hơn 3.000 lượt tương tác, hơn 200 bình luận, 13.000 lượt xem cùng hàng trăm lượt chia sẻ.Bài đăng trên fanpage chính thức của Kenny G đã thu hút được một lượng lớn tương tác, bình luận và chia sẻ.Nhiều người bày tỏ sự thích thú với Going Home "phiên bản MV được thực hiện tại Việt Nam".Tài khoản Rodger Griffin chia sẻ: "Thông qua MV, tôi được biết tới một Việt Nam thật tươi đẹp". Trong khi đó, người dùng có tên Robin Cook-Hurt viết: "Chúng tôi đã biết đến một Việt Nam trong chiến tranh và giờ hiểu thêm về đất nước thanh bình và xinh đẹp".Nhiều người dùng tới từ Qatar, Brasil thậm chí còn đặt câu hỏi: Khi nào ông sẽ tới biểu diễn tại đất nước chúng tôi như ông đã làm tại Việt Nam?Trước đó, vào tháng 11/2023, sau chuyến biểu diễn mang tênKenny G Live in Vietnamdo Báo Nhân Dân và IB Group Việt Nam phối hợp tổ chức, Kenny G đã tiếp tục hợp tác để thực hiện MV Going Home. Ông đã xuất hiện tại nhiều địa danh nổi tiếng của Hà Nội như cầu Long Biên, Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám… Thời điểm quay MV, nghệ sĩ Kenny G đã viết lời nhắn để biểu thị tình cảm với Thủ đô Hà Nội và khán giả Việt Nam."Hà Nội là thành phố tuyệt diệu cùng với những con người tuyệt vời. Cảm ơn vì sự chào đón nồng nhiệt của các bạn đã dành cho tôi. Thân ái, Kenny G".Kenny G trong cuộc biểu diễn tại Việt Nam tháng 11/2023.Tại buổi giới thiệu chính thức MV, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, MV hướng tới mục tiêu quảng bá du lịch Việt Nam ra với thế giới.Trong khi đó, ông Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch IB Group Việt Nam nhận định: Việc thực hiện quảng bá du lịch thông qua MV "Going Home" sẽ giúp tối ưu hóa chi phí, đồng thời bảo đảm được hiệu quả truyền thông khi "những người yêu âm nhạc của Kenny G chắc chắn sẽ xem ngay tức khắc".Bản nhạc “Going Home” nằm trong album “Kenny G Live”, sản xuất năm 1989, đoạt giải Grammy cho tác phẩm trình diễn nhạc cụ thể loại Pop hay nhất. Đây là tác phẩm phổ biến nhất, được biết đến nhiều nhất của Kenny G, thậm chí được phát hằng ngày trên loa đài, siêu thị, nhà ga, trường học… ở nhiều thành phố của châu Á trong suốt gần 30 năm qua.Theo The New York Times, bản nhạc đã truyền cảm hứng cho nhiều sinh viên âm nhạc theo học bộ môn kèn saxophone. “Going Home” cũng là một trong những bản nhạc được yêu thích nhất của Kenny G trên toàn thế giới.Bạn đọc thưởng thức MV ca nhạc đặc biệt Going Hometại đây
https://nhandan.vn/kenny-g-chia-se-mv-quang-ba-du-lich-viet-nam-cua-bao-nhan-dan-post805589.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "MV Going Home", "Kenny G", "Báo Nhân Dân", "Ra mắt MV Going Home" ] }
Người đẹp Czech đăng quang Hoa hậu Thế giới 2024
NDO -Thí sinh đến từ CH Czech Krystyna Pyszková đã xuất sắc vượt qua đại diện nhan sắc của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để giành chiếc vương miện danh giá Miss World 2024.
Krystyna Pyszkova sinh năm 1999, cao 1,81m, hiện là người mẫu. Cô đăng quang Miss World CH Czech hồi tháng 5/2022, được ví là có vẻ đẹp như búp bê sống. Krystyna Pyszkova thích thổi sáo, chơi violin và vẽ tranh, đặc biệt có niềm đam mê với cưỡi ngựa. Cô có nhiều nét tương đồng với người tiền nhiệm, Hoa hậu Thế giới 2022 làKarolina Bielawska(người Ba Lan).Krystyna Pyszkova là đại diện của nhiều thương hiệu và từng cộng tác với nhiều ngôi sao lớn. Cô cũng rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và thường xuyên đến Tanzania để dạy học cho trẻ em kém may mắn.Hoa hậu Krystyna Pyszkova.Tân Hoa hậu Thế giới đã tốt nghiệp ngành Luật tại Đại học Karl, Praha và tiếp tục theo học thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại MCI Innsbruck, Áo.Cuộc thi Hoa hậu Thế giới (Miss World) 2024 diễn ra tại Mumbai (Ấn Độ) từ cuối tháng 2 với nhiều nội dung thi như phỏng vấn kín, hùng biện trực tiếp, thời trang, các dự án từ thiện hoặc vì cộng đồng, xã hội, tài năng, thể thao....Hoa hậu Thế giới Việt NamHuỳnh Nguyễn Mai Phươngmặc dù được đánh giá là thí sinh xuất sắc nhất của Việt Nam cử đi thi tại cuộc thi này, nhưng đã dừng chân tại Top 40. Mai Phương lọt vào Top 40 nhờ thành tích cao nhất trong nội dung thi truyền thông Multimedia Challenge.Nhan sắc đời thường của Tân Hoa hậu Thế giới.Top 4 chung cuộc gồm Hoa hậu Trinidad và Tobago (đại diện châu Mỹ), Hoa hậu Botswana (đại diện châu Phi), Hoa hậu Czech (châu Âu) và Hoa hậu Lebanon (đại diện châu Á). Bốn thí sinh đã lần lượt trình bày trước Ban giám khảo lý do tại sao họ lại xứng đáng trở thành Hoa hậu Thế giới thông qua dự án Beauty with a purpose (Sắc đẹp có mục đích) của mình.Ngôi vị Á hậu 1 thuộc về Hoa hậu Lebanon Yasmina Zaytoun.
https://nhandan.vn/nguoi-dep-czech-dang-quang-hoa-hau-the-gioi-2024-post799333.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Krystyna Pyszkova", "Karolina Bielawska", "Huỳnh Nguyễn Mai Phương", "Hoa hậu Thế giới", "Miss World 2024" ] }
[Ảnh] Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Trong khuôn viên Báo Nhân Dân tại số 71 Hàng Trống, Hà Nội, công chúng lần đầu được chiêm ngưỡng bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bao quanh hình tròn có đường kính 5,5m, cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường (AR) với mô hình tranh panorama 360 độ.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Việc ra mắt chuyên trang điện tử với ý tưởng đi theo diễn tiến chiến dịch suốt 56 ngày là một sự sáng tạo độc đáo. Nhưng chúng tôi vẫn chưa hài lòng vì báo in hằng ngày mới là sản phẩm cốt lõi của Báo Nhân Dân. Ý tưởng về một chuyên trang đặc biệt và bức tranh panorama bản in ra đời sau đó, nhưng chúng tôi còn muốn tạo sự bất ngờ hơn cho độc giả khi tích hợp các tính năng tương tác để trải nghiệm nội dung mở rộng”. (Ảnh: NHẬT QUANG)Toàn cảnh lễ Khai mạc Triển lãm. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm. (Ảnh: NHẬT QUANG)Chương trình văn nghệ mở màn Lễ khai mạc. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Các đại biểu tương tác với phụ trương đặc biệt của Báo Nhân Dân. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Điểm nhấn trong Đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân là số ra ngày 7/5/2024 được tăng thêm 12 trang thông tin đặc biệt. Phụ trương gồm 4 trang nội dung, 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh và 4 trang in toàn bộbức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Bạn đọc có thể cắt các trang Báo Nhân Dân số đặc biệt, ghép thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài tới 3,21m (kỷ lục đối với sản phẩm báo in) rồi treo trong phòng khách, nơi công cộng hoặc chụp ảnh check-in trên mạng xã hội cùng các hashtag #chienthangdienbienphu #dienbienphu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Tổng Biên tập Lê Quốc Minh cùng các đại biểu và công chúng tham quan bức tranh panorama bao quanh hình tròn đường kính 5,5m, chiều cao hơn 3m. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Du khách nước ngoài thích thú tham quan bức tranh panorama. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Những người yêu thích công nghệ có thể trải nghiệm tương tác bằng cách dùng điện thoại quét các mã QR trên tranh hoặc tải ứng dụng xem hình ảnh chuyển động bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR). (Ảnh: ĐĂNG KHOA)Triển lãm sẽ mở cửa tự do từ 9 giờ đến 17 giờ từ ngày 7/5 đến 12/5/2024.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/anh-trien-lam-tuong-tac-tranh-panorama-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post808086.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "chiến thắng Điện Biên Phủ", "Điện Biên Phủ" ] }
Thành phố Hưng Yên và những di tích, lễ hội đậm đà bản sắc Việt
Thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) sở hữu hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khá phong phú, đa dạng với điểm nhấn là quần thể Khu di tích đặc biệt quốc gia Phố Hiến gắn với lễ hội dân gian Phố Hiến đã tạo nên nét văn hóa mang đậm bản sắc Việt.
Trưởng Ban Quản lý Khu di tích đặc biệt quốc gia Phố Hiến (tỉnh Hưng Yên) Nguyễn Thị Hòa cho biết, Khu di tích đặc biệt quốc gia Phố Hiến ngày nay vẫn gìn giữ được nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, minh chứng cho thời kỳ phát triển rực rỡ của một "tiểu Tràng An" xưa, là di sản vô giá của kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại.Tiêu biểu là Văn Miếu Hưng Yên, xưa kia thường tổ chức những kỳ thi Hương để lựa chọn những người đỗ đầu để tham gia thi Hội, thi Đình. Cho nên, Văn Miếu đã trở thành một biểu tượng cho nền học vấn ở Hưng Yên, nơi hội tụ những tinh hoa, trí tuệ của đất Hưng Yên hưng thịnh, an yên và văn hiến. Hiện nay, Văn Miếu Hưng Yên còn lưu giữ được 8 bia đá có niên hiệu Đồng Khánh triều Nguyễn năm thứ 3 (năm 1888), 1 bia đá có niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 (năm 1943) ghi danh 138 vị khoa bảng ngày xưa.Hàng năm, vào dịp đầu xuân, Văn Miếu Hưng Yên diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục rất sôi nổi nhằm khơi dậy truyền thống hiếu học và khoa bảng của vùng đất Hưng Yên văn hiến. Đồng thời, vinh danh những cá nhân và tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, giảng dạy. Qua đó, thể hiện được truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo của người dân Phố Hiến - Hưng Yên, khuyến khích mọi thế hệ ra sức học tập, rèn luyện noi theo các bậc tiền nhân.Bên cạnh đó, Khu di tích đặc biệt quốc gia Phố Hiến còn có những công trình kiến trúc thuần Việt nổi bật như: chùa Chuông, chùa Nễ Châu, đình chùa Hiến, đền Trần, đền Mẫu, đền Mây, đền Kim Đằng... Phố Hiến còn có những công trình kiến trúc của người Việt kết hợp với kiến trúc Trung Hoa và phương Tây như: Đông đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu, chùa Phố, Võ Miếu… Chính những nét độc đáo này đã tạo nên quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến in sâu trong lòng du khách.Lễ hội dân gian Phố Hiến tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.Phố Hiến xưa - thành phố Hưng Yên ngày nay, vùng đất “địa linh, nhân kiệt” được bồi lắng và hưởng thụ dòng nước đỏ nặng phù sa sông Hồng đã tạo nên nền văn minh lúa nước từ lâu đời, với không gian văn hóa của Phố Hiến mang đậm dấu ấn một thời vàng son từng nổi danh với câu ca “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, nơi vẫn bảo tồn, lưu giữ 182 di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật. Trong số đó, có Khu di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 25 di tích xếp hạng cấp tỉnh, trên 100 bia ký và hàng nghìn cổ vật có giá trị với nhiều phong cách kiến trúc độc đáo đan xen của phương Đông và phương Tây.Trong quần thể di tích Phố Hiến hiện có rất nhiều di tích vẫn được bảo tồn, lưu giữ được toàn bộ tính nguyên gốc từ nghệ thuật kiến trúc đến các giá trị lịch sử thể hiện đầy đủ các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê, Hậu Lê, Nguyễn như: đền Mây thời Đinh; chùa Hiến thời Lý; đền Tân La, đền Kim Đằng thời Lê; đền Thiên Hậu thời Hậu Lê; đền Trần, đền Mẫu thời Nguyễn… Sự đậm đặc về di tích gắn với tâm linh, tín ngưỡng đã tạo cho thành phố Hưng Yên một bản sắc văn hóa đặc trưng.Đặc biệt, mỗi công trình tôn giáo, tín ngưỡng cổ kính ở thành phố Hưng Yên lại ẩn chứa trong đó một câu chuyện riêng của lịch sử đầy ly kỳ và triết lý. Từ đó, tạo nên những nét riêng độc đáo của mỗi lễ hội tại di tích khiến không gian văn hóa của thành phố Hưng Yên vừa đa dạng về hình thức song cũng vô cùng đặc sắc tạo thành dòng chảy của lịch sử văn hóa tâm linh, với 40 lễ hội truyền thống dân gian được diễn ra hằng năm tại các di tích.Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến được xem là điểm nhấn, cũng là lễ hội lớn ở thành phố Hưng Yên được tổ chức vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến là hoạt động mở màn cho một chuỗi lễ hội tại các di tích khiến không gian lễ hội như một dòng chảy liên tục kéo dài tới tận tháng 11 âm lịch.Trong không gian linh thiêng của các di tích, các hoạt động văn hóa cộng đồng được tái hiện phần nào khắc họa sống động, giúp nhân dân và du khách hình dung về cảnh tấp nập “trên bến dưới thuyền” của Phố Hiến xưa với những giá trị tinh thần, mang đậm nét lịch sử về cội nguồn của mảnh đất Phố Hiến, cùng thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà những giá trị của tự nhiên và kiến trúc, nghệ thuật của lịch sử đã để lại cho mảnh đất Phố Hiến.Màn múa lân tại Lễ hội dân gian Phố Hiến, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.Với nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật phong phú, được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, có tính bổ ích và mang yếu tố giáo dục cao kết hợp hoạt động nghệ thuật gắn với quảng bá du lịch; đặc biệt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống là sự tham gia của đông đảo nhân dân thành phố Hưng Yên kết hợp với du khách thập phương thể hiện sự phát triển không ngừng của lễ hội hướng về cội nguồn về truyền thống văn hóa, khám phá những nét độc đáo về ẩm thực, âm nhạc và các trò chơi dân gian.Hiện nay, thành phố Hưng Yên quyết tâm xây dựng thành phố hướng tới đô thị văn minh, hiện đại, sinh thái và văn hiến. Đặc biệt công tác bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử-văn hóa, khôi phục nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố nhằm xây dựng giá trị văn hiến của mảnh đất Phố Hiến xưa. Đồng thời, hướng tới mục tiêu thực hiện phục dựng lại những giá trị tinh hoa của đô thị Phố Hiến cổ theo tinh thần Nghị quyết số 21 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về phát triển thành phố Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2045.
https://nhandan.vn/thanh-pho-hung-yen-va-nhung-di-tich-le-hoi-dam-da-ban-sac-viet-post803359.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [] }
[Ảnh] Khai mạc Festival Phở 2024 tại thành phố Nam Định
NDO -Lễ khai mạcFestival Phở 2024với chủ đề “Con đường phở Việt” đã diễn ra chiều 15/3, tại thành phố Nam Định (tỉnhNam Định). Sự kiện thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan, tìm hiểu và thưởng thức các loại phở Việt Nam.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Festival Phở 2024.Không gian Festival Phở 2024 được thiết kế đa dạng và bắt mắt với những hình ảnh bát phở truyền thống.Điểm nhấn tại Lễ khai mạc Festival Phở 2024 chính là hoạt động của 20 nghệ nhân và 30 người phụ giúp cùng tạo nồi phở khổng lồ thơm ngon, đậm vị, phục vụ khoảng 2.000 bát phở.Nồi nước dùng 300 lít được ninh từ xương và bột gia vị với nguyên liệu ước chừng gồm 40kg thịt bò tái, chín; 20kg rau, ớt ăn kèm, và các gia vị mang đậm hương vị Việt như: muối, thảo mộc như quế khô, thảo quả, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò… Sau đó được chia đều vào những bát phở phục vụ người dân tham quan Festival.Người dân thích thú tham quan các gian hàng với đa dạng các loại phở đến từ mọi miền đất nước.Gian hàng Phở sắn Quế Sơn với những sản phẩm được làm từ sắn gây ấn tượng độc đáo.Phở bột chuối xanh với các nguyên liệu mới lạ, tốt cho sức khoẻ thu hút các thực khách.Xuyên suốt trong 3 ngày diễn ra Festival Phở 2024, Ban tổ chức sẽ phát hành 15.000-20.000 coupon ưu đãi (mỗi coupon có giá trị 15.000 đồng) để thực khách thưởng thức phở tại các gian hàng tùy chọn.Những bát phở tươi ngon, nóng hổi mang các hương vị đặc trưng của các vùng miền trên tổ quốc được chế biến trực tiếp và phục vụ khách hàng tại Festival Phở 2024.Phở ngô là món ăn độc đáo, đậm tính sáng tạo của người dân vùng cao nguyên đá Hà Giang với sợi phở có màu vàng óng đặc trưng.Khách hàng có thể thưởng thức các bát phở thơm ngon trực tiếp tại sự kiện.Trong 3 ngày (15-17/3), Festival Phở năm 2024 tổ chức rất nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá văn hóa phở như: Chương trình “Đi tìm hương vị phở Việt” quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu tham gia trình diễn, thúc đẩy quảng bá hình ảnh và thương hiệu; Tọa đàm “Con đường Phở Việt và sợi Phở”; 2 hoạt động quảng diễn hấp dẫn du khách với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt”: quảng diễn “Hương vị phở Việt”, quảng diễn “Sợi phở Việt”; đêm nhạc trẻ “Phở trong tôi”,…Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo và Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, Phở Story, Nước tinh khiết Bluezone, Phở xưa Nam Định.
https://nhandan.vn/anh-khai-mac-festival-pho-2024-tai-thanh-pho-nam-dinh-post800174.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Festival Phở 2024", "khai mạc", "phở Việt", "con đường phở Việt", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }
Đề xuất hình thành liên minh bảo vệ bản quyền báo chí
NDO -Chiều 16/3, tại phiên thảo luận chuyên đề Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đã đưa ra đề xuất về việc thành lập Liên minh bảo vệ bản quyền báo chí.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh điều phối phiên thảo luận. Các diễn giả bao gồm: bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền, Tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên; nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo Dân trí, nhà báo Dương Quang, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động; ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số, Hội Truyền thông số Việt Nam và bà Huỳnh Thị Hoàng Lan, Phó Trưởng Ban Ca nhạc HTV.Đề dẫn phiên thảo luận, nhà báo Nguyễn Đức Hiển cho hay, hiện nay,chuyển đổi sốđã, đang là xu thế tất yếu diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Ngày 6/4/2023 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số.Nhà báo Nguyễn Đức Hiển phát biểu đề dẫn phiên tọa đàm."Để thực hiện tốt chiến lược này, một trong những thách thức lớn với chuyển đổi số báo chí là vấn nạn vi phạm bản quyền nội dung số", nhà báo Nguyễn Đức Hiển thông tin.Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: Nếu không bảo vệ được bản quyền báo chí, không thể khuyến khích nhà báo và các cơ quan báo chí đầu tư vào phát triển nội dung. Bảo vệ bản quyền báo chí còn giúp ngăn chặn hiện tượng ăn cắp các chất liệu báo chí, giả mạo báo chí để lan truyền các thông tin sai lệch, xuyên tạc. Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.Phiên thảo luận tập trung phân tích thực trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí; kiến giải những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bản quyền báo chí trong môi trường số; nâng cao năng lực bảo vệ và khai thác bản quyền; đóng góp vào quá trình sửa đổi Luật báo chí nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền báo chí và thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển...ĐỀ XUẤT HÌNH THÀNH LIÊN MINH BẢO VỆ BẢN QUYỀN BÁO CHÍTại phiên thảo luận, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đã trình bày tham luận Sự cần thiết của một "liên minhbảo vệ bản quyền báo chí" trong tình hình hiện nay.Theo ông Toàn, bản quyền báo chí không phải là vấn đề mới. Vấn đề càng trở nên nhức nhối khi các báo điện tử, trang tin điện tử ra đời, sau đó là sự bùng nổ của mạng xã hội.Người đứng đầu Báo Thanh Niên đồng thời cũng bày tỏ lo ngại tình trạng vi phạm bản quyền sẽ nghiêm trọng hơn trong làn sóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khi "sự chiếm đoạt nằm trong các dòng code, câu lệnh của những cỗ máy tự tổng hợp, tự viết, tự đăng".Việc bảo vệ chống lại vi phạm bản quyền yếu ớt khiến cho doanh thu của các cơ quan báo chí đàng hoàng cũng sa sút; từ đó dẫn đến vòng luẩn quẩn: Báo chí bị vi phạm bản quyền dẫn đến suy yếu về kinh tế, từ đó phải chạy theo thị hiếu cơ bản của bạn đọc và phụ thuộc thêm vào quảng cáo, dẫn đến giảm nguồn lực đầu tư cho báo chí chất lượng, hệ quả là hầu hết các cơ quan báo chí đều chạy một hướng dễ dãi, dẫn đến nhu cầu bảo vệ bản quyền trở nên “không cần thiết”."Bản quyền không chỉ là một vấn đề đơn lẻ, mà nó là một phần của hệ sinh thái báo chí-truyền thông, có quan hệ đến sức mạnh của mọi cơ quan báo chí", ông Toàn nhấn mạnh.Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đưa ra đề xuất cần sớm hình thành Liên minh bảo vệ bản quyền báo chí.Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn cũng đề xuất việc hình thành một liên minh bản quyền báo chí.Đầu tiên, đây phải là liên minh của tất cả các cơ quan báo chí để hiệu lực thực tế của nó mang tính bao trùm.Thứ hai, liên minh phải kết nối với cả các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý báo chí - truyền thông cũng như các doanh nghiệp, tổ chức có lợi ích trong ngành báo chí - truyền thông.Thứ ba, liên minh phải thống nhất được những “luật chơi” có tính bắt buộc với tất cả các bên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “bảo chứng” cũng như đứng ra làm “trọng tài” phân xử khi cần đưa ra những quyết định chế tài.Thứ tư, cần phát huy tính chất “hiệp hội” của liên minh để một số chế tài không nhất thiết thông qua cơ quan quản lý nhà nước mà vẫn đạt được hiệu quả răn đe.Thứ năm, hoạt động của liên minh không chỉ mang tính “hướng nội” giữa các thành viên mà cần bao gồm mục tiêu giáo dục, nâng cao nhận thức và vận động chính sách về bản quyền báo chí.Ông Toàn cho rằng, việc hình thành liên minh phải bắt đầu ngay, bắt đầu bằng việc xây dựng đội ngũ chuyên gia am hiểu luật pháp, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và đề xuất lộ trình khả thi.Diễn giả Hoàng Đình Chung, Hội Truyền thông số Việt Nam trình bày tham luận tại phiên làm việc.Đồng tình với ý tưởng của Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định, trong bối cảnh công nghệ 4.0, vấn đề bản quyền đang ngày càng trở nên cấp bách.Trình bày hệ thống pháp lý liên quan đến vấn đề bảo hộ bản quyền tác phẩm báo chí, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền cho rằng, điều tiên quyết là bản thân các cơ quan báo chí cần có biện pháp rà soát dữ liệu đầu vào, bảo đảm dữ liệu đó phải "sạch và minh bạch" để tránh rủi ro về pháp lý về sau. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần phải quyết liệt trong việc áp dụng các luật bảo vệ bản quyền trong việc tự bảo vệ chính mình.Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trình bày tham luận tại phiên thảo luận.KHIẾU KIỆN VI PHẠM BẢN QUYỀN BÁO CHÍ: CƠ QUAN BÁO CHÍ GIỮ THẾ CẦN CHỦ ĐỘNGNhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo Dân trí cho rằng, thời gian gần đây, còn xuất hiện tình trạng các nền tảng mạng xã hộivi phạm bản quyền báo chí."Rất nhiều bài do phóng viên chúng tôi thực hiện rất kỳ công nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội mà không hề dẫn nguồn", ông Tuấn Anh dẫn chứng.Hành vi vi phạm nêu trên đã phát triển theo hướng tinh vi hơn, đặc biệt trên các nền tảng sử dụng video ngắn như Tiktok, Facebook Reels và Youtube."Nghiêm trọng hơn, nhiều trang mạng còn làm giả nội dung báo chí, cắt xén, thêm thắt nội dung sau đó mạo danh các cơ quan báo chí uy tín, gây hoang mang dư luận", Tổng Biên tập Báo Dân trí nói.Nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo Dân trí cho rằng, đối mặt với nạn vi phạm bản quyền hiện nay, các cơ quan báo chí cần phải phát huy tinh thần chủ động.Ông Tuấn Anh cũng đưa ra các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, bao gồm: Ý thức của người đứng sau các trang mạng, độc giả và những người lấy cắp thông tin thiếu kiến thức về bản quyền và đặc biệt chưa có trường hợp bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.Nhà báo Phạm Tuấn Anh cũng đưa ra 4 nhóm giải pháp để hạn chế tình trạng các nền tảng mạng xã hội vi phạm bản quyền báo chí trong đó nhấn mạnh vào tinh thần chủ động của các cơ quan báo chí, bao gồm:Thứ nhất,chủ động áp dụng các giải pháp công nghệ để tự bảo vệ và cảnh báo khi tin, bài của bên mình bị lấy mà chưa được sự đồng ý.Thứ hai,chủ động đấu tranh công khai, trực diện các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền trên báo chí.Thứ ba,ủy quyền cho bên thứ 3 (luật sư, tổ chức hành nghề luật, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được cấp phép) nhằm bảo vệ quyền lợi của mình theo cách chuyên nghiệp nhất.Thứ tư, hình thành trung tâm bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí có sự tham gia của các bên báo chí, công nghệ và cơ quan quản lý Nhà nước.Đồng tình với quan điểm trên, nhà báo Dương Quang, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động khẳng định: Trong vài năm gần đây, các cơ quan báo chí đã bắt đầu chủ động ứng phó với nạn vi phạm bản quyền, như thành lập Tổ Bản quyền, xây dựng mạng lưới cảnh giới và báo tin rộng khắp trên các nhóm mạng xã hội, phát hành thông tin cảnh báo chống ăn cắp, báo cáo kịp thời với Sở Thông tin và Truyền thông địa phương về các trường hợp vi phạm, sử dụng phần mềm để rà soát, phát hiện nạn lấy cắp tác phẩm…Nhà báo Dương Quang, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động chia sẻ về kinh nghiệm bảo vệ bản quyền tại phiên thảo luận."Hiện Báo Người Lao Động đã thành lập Tổ Pháp lý, chuyên trách 8 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ bản quyền, chống xâm phạm và xử lý xâm phạm bản quyền tác phẩm báo chí", ông Quang thông tin.Ông Quang cũng đề nghị cần đưa vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí vào các chương trình dạy và học của các cơ sở đào tạo báo chí trên phạm vi cả nước.Theo nhà báo Dương Quang, trước năm 2020, Báo Người Lao động có khoảng 8.000-10.000 tin, bài bị khai thác trái phép mỗi năm. Báo Người Lao động cũng sẵn sàng tâm thế khởi kiện bất cứ cá nhân, tổ chức nào ăn cắp bản quyền tác phẩm ra tòa để đòi lại quyền lợi chính đáng.Đặt ra vấn đề về liên quan đến bản quyền truyền hình, bà Huỳnh Thị Hoàng Lan, Phó trưởng ban Ca nhạc Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thẳng thắn cho rằng, hiện nay pháp luật về sở hữu trí tuệ vẫn trên đường hoàn thiện, chưa có quy định chi tiết nên "đôi khi gây mơ hồ trong cách hiểu và áp dụng".Do đó, bà Lan kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục cụ thể hóa các quy định về sở hữu trí tuệ, tạo cơ sở cho việc thực thi bản quyền trên hạ tầng truyền hình và hạ tầng số; bảo đảm quyền lợi cho các cơ quan báo chí trong khi thực hiện nhiệm vụ chính trị.Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ năng cho đội ngũ bảo vệ bản quyền tại báo đài, xây dựng quy trình bảo vệ bản quyền chặt chẽ.Trong phần tham luận của mình, ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số (Hội Truyền thông số Việt Nam) cho rằng, hiện nay, tài sản số trong lĩnh vực báo chí đã được hình thành.Ông Chung cho biết, các hình thức đánh cắp tài sản trên nền tảng số điển hình bao gồm: Chiếm đoạt quyền tác giả; mạo danh tác giả; phân phối, xuất bản tác phẩm giả mạo; sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm không có sự đồng ý của tác giả; sao chép tác phẩm không có sự đồng ý; làm tác phẩm phái sinh không có sự đồng ý; sử dụng tác phẩm nhưng không trả tiền bản quyền với chủ sở hữu.Việc ứng dụng công nghệ sẽ có khả năng hỗ trợ đăng ký bản quyền, kiểm duyệt và phân phối nội dung tự động, liên kết truyền thông nội dung số; hỗ trợ pháp lý, phát hiện và cảnh báo vi phạm."Thời gian qua Trung tâm bản quyền số đã xây dựng Trục bản quyền số quốc gia giúp các đơn vị có thể tham gia vào các hoạt động bảo vệ bản quyền", ông Chung thông tin.
https://nhandan.vn/de-xuat-hinh-thanh-lien-minh-bao-ve-ban-quyen-bao-chi-post800278.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số", "Diễn đàn báo chí Việt Nam", "Bản quyền" ] }
Sắc mầu văn hóa ở trường vùng cao Tủa Chùa
Ở huyện vùng cao biên giớiTủa Chùa, tỉnhÐiện Biên, Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông (PTDTNT THPT) là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, nhà trường nỗ lực thực hiện bốn mục tiêu: Dạy tốt- nuôi tốt-học tốt và nhất là giữ gìn bản sắc văn hóa tốt.
Hiệu trưởng Trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa Nguyễn Văn Huynh cho biết, đây là một ngôi trường chuyên biệt, tất cả học sinh đều nội trú. Là trường đa dân tộc với những nét văn hóa bản sắc và độc đáo, ngay từ năm học đầu cấp, nhà trường đã chủ động tổ chức các buổi trao đổi, các chương trình ngoại khóa để học sinh trong trường hiểu và nắm rõ mục tiêu chung xây dựng văn hóa nhà trường.Là trường đa dân tộc với những nét văn hóa bản sắc và độc đáo, ngay từ năm học đầu cấp, nhà trường đã chủ động tổ chức các buổi trao đổi, các chương trình ngoại khóa để học sinh trong trường hiểu và nắm rõ mục tiêu chung xây dựng văn hóa nhà trường.Bên cạnh truyền dạy kiến thức văn hóa phổ thông, Trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa tổ chức nhiều hoạt động lao động, phong trào, chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ để các em tham gia, từ đó lưu giữ và lan tỏa giá trị bản sắc văn hóa của từng dân tộc.Ðiểm mạnh của nhà trường là tổ chức và duy trì các câu lạc bộ ngôn ngữ, câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc và câu lạc bộ thêu dành cho học sinh nữ, thu hút nhiều học sinh tham gia.Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường thành lập câu lạc bộ thêu dành cho học sinh nữ, cô giáo Vì Thị Ái, là con em đồng bào dân tộc H’Mông, người xuyên suốt đồng hành cùng học sinh giữ gìn văn hóa dân tộc H’Mông cho biết: Trẻ em nữ người H’Mông đến 5 tuổi đều được bà, được mẹ hướng dẫn thêu các hoa văn họa tiết của dân tộc mình. Khi sinh hoạt và học tập dưới mái trường nội trú, việc tham gia câu lạc bộ sẽ tạo sân chơi để các em có cùng sở thích thêu giao lưu, trao đổi với nhau. Không chỉ học thêu những họa tiết, hoa văn trên váy áo, các em nhanh nhẹn cập nhật xu hướng thêu mới, sáng tạo mẫu hoa văn mới trên nền họa tiết truyền thống, ứng dụng trên trang phục mặc hằng ngày.Ðối với nam sinh, câu lạc bộ sáo H’Mông, khèn H’Mông được các em tham gia nhiệt tình. Là con út trong gia đình có 5 anh chị em, Mùa A Tâm, học sinh lớp 11B5 tâm sự, nhà em ở xã Tả Phìn, bố mẹ em làm nông, em được bố dạy khèn từ năm lớp 9. Tham gia câu lạc bộ khèn, Tâm hướng dẫn cho các bạn làm quen với khèn, ngược lại cũng học được cách chơi khèn từ các thành viên khác.Sôi nổi nhất, đông thành viên tham gia nhất là câu lạc bộ ngôn ngữ với sự tham gia của thầy cô và học sinh toàn trường. Ở câu lạc bộ tiếng Thái và H’Mông, các thành viên học chữ, học nói, học hát bằng tiếng dân tộc.Em Lò Thị Hiền, lớp 11B4, dân tộc Thái, là thành viên câu lạc bộ tiếng Thái đã dạy các bạn phát âm tiếng Thái và những câu thường ngày hay sử dụng, đồng thời em cũng được hướng dẫn học viết chữ dân tộc mình. Song song, thầy cô giáo và học trò tham gia giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông kết hợp ngôn ngữ dân tộc, học tiếng nói các dân tộc qua các bài hát song ngữ Việt-H’Mông hoặc Việt-Thái, từ đó vừa truyền dạy và lưu giữ được chữ viết, vừa lan tỏa bản sắc văn hóa các dân tộc đến học sinh toàn trường, gắn kết tình thầy trò khăng khít, gần gũi hơn.Cũng từ các câu lạc bộ, nhiều tiết mục tham dự các hội thi Giai điệu tuổi hồng, Phù Ðổng, dân vũ đều dành các giải cá nhân và tập thể. Hằng năm, trước khi học sinh về nghỉ Tết Nguyên đán với gia đình, nhà trường sẽ tổ chức chương trình Vui Tết dân tộc. Dịp này, thêm lần nữa các em được trình diễn trang phục truyền thống, được giới thiệu văn hóa dân tộc mình qua các bài dân ca, dân vũ, các trò chơi truyền thống cũng như các món ăn…Ðưa tôi tham quan phòng truyền thống, cô giáo Vì Thị Ái, Bí thư Ðoàn trường chia sẻ: Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Ban Chấp hành Ðoàn trường đã phát động cuộc thi trong toàn trường. Tuy chủ đề Ðiện Biên Phủ - Khát vọng non sông khá rộng, nhưng cuộc thi là dịp để học sinh hiểu hơn về truyền thống vẻ vang của dân tộc cũng như lịch sử anh hùng của mảnh đất Ðiện Biên. Trong 346 bài dự thi có chất lượng tốt, nhiều bài trình bày sạch sẽ, nét chữ ngay ngắn, gọn gàng. Các em đầu tư về thời gian, công sức để tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, minh hoạ cho bài dự thi bằng những nét vẽ mộc mạc, đơn giản nhưng sống động về Chiến thắng Ðiện Biên Phủ. Nhà trường sẽ lựa chọn những bài xuất sắc gửi dự thi cấp tỉnh.
https://nhandan.vn/sac-mau-van-hoa-o-truong-vung-cao-tua-chua-post805828.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Điện Biên", "Tủa Chùa", "học sinh dân tộc nội trú" ] }
Triển lãm 120 tác phẩm gốm Dáng xuân
NDO -Chiều 26/2, tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền,Hà Nội, Câu lạc bộ gốm Nghệ thuật - Hội Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc Triển lãm gốm "Dáng Xuân 2024", giới thiệu 120 tác phẩm của 45 nghệ sĩ.
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn nhận định: Các tác phẩm đã thể hiện bước chuyển quan trọng cho gốm Việt. Câu chuyện sáng tạo đã được các họa sĩ thực hiện thành công, mang lại sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật truyền thống.Các tác phẩm gốm nghệ thuật xuất hiện trong triển lãm lần này với mỹ cảm mới trở thành khởi đầu tốt đẹp củaCâu lạc bộ Gốm Nghệ thuật, để gốm xuất hiện lan tỏa nhiều hơn tại các địa phương trong cả nước, hình thành đội ngũ sáng tạo mới của loại hình này.Một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm.Chủ nhiệm Câu lạc bộ Gốm Nghệ thuật, nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân chia sẻ: Triển lãm gốm "Dáng Xuân 2024" hội tụ những thế hệ khác nhau cả tuổi đời, tuổi nghề, nhưng chung đam mê, sáng tạo với gốm. Từ những đại thụ trong làng điêu khắc đến lớp nghệ sĩ trung tuổi và tác giả trẻ xấp xỉ tuổi 30.Chung tình yêu gốm, mọi lứa tuổi gắn bó bên nhau trong công việc, trao đổi về kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về kỹ thuật trong mỗi đợt sáng tác. Tất cả đều hòa mình với vẻ đẹp của đất, nhào trộn trong suy tưởng và cho ra đời những tác phẩm gốm độc đáo.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Thu Trang giới thiệu tác phẩm "Sen xanh" của mình.Là một gương mặt quen thuộc với gốm và triển lãm "Dáng xuân" trong nhiều năm, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: "Tại không gian này, người xem có thể cảm nhận được những tác phẩm gốm đẹp, mang tính sáng tạo về tạo hình và đa dạng về phong cách.Mỗi tác phẩm đều mang đậm dấu ấn của cá nhân, từ cách tạo hình tỉ mỉ chau chuốt đến những tạo hình phóng khoáng đầy ngẫu hứng, mang theo hơi thở của nghệ thuật đương đại. Những bức tượng căng tràn sức sống được đan xen những mảng tranh, gốm ứng dụng màu sắc rực rỡ mang sức sống tươi trẻ của mùa xuân đến với mọi người..."Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo tham quan triển lãm.Trong khuôn khổ Triển lãm, cùng với hoạt động trưng bày, một cuộc tọa đàm về Gốm Việt sẽ diễn ra vào 9 giờ sáng thứ Tư, ngày 6/3 với sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu, nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ sĩ...Triển lãm đón khách tham quan đến hết ngày 6/3/2024.
https://nhandan.vn/trien-lam-120-tac-pham-gom-dang-xuan-post797720.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Triển lãm gốm Dáng xuân", "Dáng xuân 2024", "Triển lãm gốm" ] }
Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024
NDO -Tối 16/3, trên quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức trọng thể Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hộiHoa Ban2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”.
Chương trình là sự kiện thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn:70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/2024); 115 năm Ngày thành lập tỉnh Điện Biên (28/6/2024) và 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/2024); đồng thời là hoạt động cụ thể tiếp tục thực hiện mục tiêu “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển” mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.Dự Lễ khai mạc, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm du lịch Quốc gia; đồng chí Trần Quốc Cường, Bí Thư tỉnh ủy Điện Biên..Phát biểu khai mạc, đồng chí Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, khẳng định Lễ khai mạc “Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024” là sự kiện văn hóa đặc sắc trong chuỗi gần 170 chương trình, sự kiện hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quy mô quốc gia và quốc tế. Qua sự kiện này sẽ quảng bá rộng hơn, sâu sắc hơn hình ảnh về vùng đất, con người Điện Biên đến đông đảo bạn bè, du khách, trong nước và quốc tế.Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên phát biểu chào mừng khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024.Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường nhấn mạnh: Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng trí tuệ và bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Kế thừa truyền thống cách mạng anh hùng của quân và dân ta, trong chặng đường 70 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương; sự ủng hộ, phối hợp của các địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã giành nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Điện Biên trở thành điểm đến thân thiện, hấp dẫn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè, du khách.Qua các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức tại Điện Biên trong năm 2024, Điện Biên mong muốn được đón tiếp nhiều hơn nhân dân, bạn bè, du khách trong nước, quốc tế về Điện Biên tham quan, trải nghiệm, hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế… xây dựng Điện Biên ngày càng phát triển; đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất và người Điện Biên trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao và biểu dương sáng kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Điện Biên tổ chức Năm Du lịch Quốc gia năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”.Vinh quang Điện Biên Phủ” cùng hàng nghìn địa chỉ đỏ trong cả nước không chỉ có ý nghĩa to lớn giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, ý chí quật cường của các thế hệ cha anh đã “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, mà còn khẳng định giá trị lịch sử vĩ đại đối với phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới; là lời nhắc nhở lương tri của nhân loại về hòa bình, độc lập, tự do.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng HàKhẳng định chủ đề Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 được xây dựng trên âm hưởng hào hùng của Chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng với sự kết tinh văn hóa đặc sắc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Vinh quang Điện Biên Phủ” cùng hàng nghìn địa chỉ đỏ trong cả nước không chỉ có ý nghĩa to lớn giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, ý chí quật cường của các thế hệ cha anh đã “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, mà còn khẳng định giá trị lịch sử vĩ đại đối với phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới; là lời nhắc nhở lương tri của nhân loại về hòa bình, độc lập, tự do".Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị "mỗingười dân cần trở thành một sứ giả về văn hóa; có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan...".Để đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn của núi rừng Tây Bắc và những nét văn hóa hoang sơ, mộc mạc, giản dị trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, đưa du lịch Điện Biên thực sự “cất cánh”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Điện Biên cần quan tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp.Một là,cần có những giải pháp tổng thể, đồng bộ về quy hoạch, thu hút đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt và đẳng cấp gắn kết với hệ sinh thái du lịch cộng đồng nhằm khai thác giá trị hấp dẫn của đời sống lao động đầy sắc màu văn hóa.Hai là,chú trọng xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và bền vững. Thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển du lịch dựa vào hệ sinh thái; du lịch khám phá, trải nghiệm. Phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa để thúc đẩy kinh tế du lịch, lấy kinh tế du lịch làm nền tảng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa. Mà trước nhất, mỗi người dân cần trở thành một sứ giả về văn hóa; có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan, bởi đó chính là nguồn sống của hôm nay và mai sau.Ba là,cần nhanh chóng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để truyền thông, quảng bá hiệu quả du lịch Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung ra thế giới; tạo ra không gian mới cho phát triển du lịch, giảm thiểu tác động đến môi trường, thiên nhiên, cảnh quan, các hệ sinh thái, các di sản.Bốn là,đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các địa phương, tạo thành chuỗi điểm đến, trong đó Điện Biên Phủ phải là động lực, thu hút du khách đến với các điểm đến trên tuyến, và ngược lại.Năm là,đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch đặc biệt là trang bị kỹ năng, hình thành tư duy làm du lịch chuyên nghiệp cho đồng bào các dân tộc, bởi chính họ làm nên sức hút và sự đặc sắc của du lịch.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; bằng sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, du lịch Điện Biên sẽ trở thành điểm đến của “lịch sử, thiên nhiên, bản sắc văn hóa hàng đầu Việt Nam và khu vực”; nơi du khách sẽ có được những trải nghiệm khác biệt và đích thực vượt cả sự mong đợi với những cảm xúc đặc biệt trên mỗi hành trình.Tiếp thu phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo Năm du lịch Quốc gia đã cam kết tiếp thu toàn diện những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa vào các chiến lược, kế hoạch hành động của ngành, có trọng tâm, trọng điểm theo phương châm“Liên kết chặt chẽ - Phối hợp nhịp nhàng - Hợp tác sâu rộng - Bao trùm toàn diện - Hiệu quả bền vững”; tích cực phối hợp với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, vị thế, năng lực cạnh tranh của du lịch quốc gia; phát triển sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ du khách, hình thành nhiều điểm đến đẳng cấp quốc tế.Chương trình văn nghệ đặc sắc tại Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 thu hút hàng nghìn người dân, du khách từ khắp mọi miền về với Điện Biên.Để hoàn thành mục tiêu năm 2024 đón 17 đến 18 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa, phấn đấu đến năm 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tăng tốc phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững.Chương trình nghệ thuật tại lễ Khai mạc Năm du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban Điện Biên 2024 có chủ đề “Về miền Hoa Ban”. Chương trình gồm 3 chương với 19 cảnh diễn đem đến cho người xem vẻ đẹp về thiên nhiên, con người mọi vùng miền trong cả nước. Trong đó, chương 1 với chủ đề “Điện Biên - miền đất huyền thoại” khắc họa không gian văn hóa đa dạng về vẻ đẹp phong cảnh, truyền thống, lịch sử tâm linh và huyền thoại về các anh hùng giữ nước bảo vệ quê hương; chương 2 có chủ đề “Điện Biên - Du lịch theo những cánh bay”, giới thiệu du lịch Việt Nam theo các tuyến du lịch hàng không mà khách du lịch có thể lựa chọn theo những cánh bay tới khắp vùng miền để thưởng thức, trải nghiệm văn hóa, khám phá lịch sử các vùng đất lịch sử; trong đó có du lịch theo những cánh bay về với Điện Biên lịch sử, anh hùng.Chương 3 có chủ đề “Điện Biên - kết nối những mùa hoa” đem đến cho người xem, nhân dân, du khách khắp mọi miền trong nước, thế giới về hình ảnh Điện Biên ngày mới với khát vọng hòa bình, phát triển và kết nối muôn phương cùng nhau gìn giữ thái bình thịnh vượng.Đặc biệt, sau chương trình nghệ thuật đặc sắc là màn bắn pháo hoa tầm thấp, trình diễn nghệ thuật ánh sáng bằng máy bay không người lái.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/khai-mac-nam-du-lich-quoc-gia-dien-bien-va-le-hoi-hoa-ban-2024-post800312.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Điện Biên", "Năm du lịch quốc gia", "Lê hội Hoa Ban", "du lịch" ] }
Phát huy thói quen đọc sách tại Đất sen hồng
NDO -Ngày sách là dịp tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc, quảng bá và nối tiếp niềm tự hào về truyền thống hiếu học của quê hương Đất sen hồng, nơi có 2 thành phố được UNESCO công nhận làthành phố học tập toàn cầu.
Tối 20/4, tại Thành phố Cao Lãnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chứckhai mạc Ngày sách và văn hóa đọctỉnh Đồng Tháp lần thứ 3 năm 2024.Ngày sách và văn hóa đọc được tổ chức tại Đường sách Thành phố Cao Lãnh được hình thành từ năm 2022. Từ đó, Ngày hội sách hằng năm thu hút nhiều gian hàng sách của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, với số lượng sách triển lãm, trưng bày khá đa dạng và phong phú về chủng loại, cách sắp xếp đẹp, khoa học và sáng tạo, thu hút nhiều khách khắp nơitham quan và tìm hiểu về sách.Với thông điệp chính “Sách hay cần bạn đọc”, Ngày sách và văn hóa đọc tỉnh Đồng Tháp diễn ra từ ngày 15/4-1/5, trên phạm vi toàn tỉnh. Trong đó, các sự kiện hưởng ứng cấp tỉnh được tổ chức tại Đường sách Thành phố Cao Lãnh trong 2 ngày 20-21/4 với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc.Cụ thể, các hoạt động gồm: không gian trưng bày, triển lãm sách; giao lưu tác giả, tác phẩm; các hội thi, hoạt động tìm hiểu về sách dành cho đoàn viên, thanh niên; tặng chữ thư pháp cho khách tham quan và không gian trà đạo…Hoạt động tặng chữ thư pháp cho khách tham quan nhân Ngày sách và văn hóa đọc tỉnh Đồng Tháp lần thứ 3 năm 2024.Năm nay, bên cạnh không gian trưng bày, triển lãm, các hoạt động tặng sách, tặng chữ thư pháp cho khách tham quan và không gian trà đạo cùng các gian hàng của nhiều nhà xuất bản hứa hẹn mang đến cho người dân nhiều đầu sách hay,không gian trải nghiệm ấn tượng.Hoạt động nhằm tôn vinh giá trị của sách, phát huy hơn nữa thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức và cộng đồng, góp phần tuyên truyền những giá trị văn hóa dân tộc, quảng bá và nối tiếp niềm tự hào về truyền thống hiếu học của quê hương Đất sen hồng, nơi có 2 thành phố được UNESCO công nhận là thành phố học tập toàn cầu.Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tham quan các hoạt động tại Ngày sách và văn hóa đọc.Đồng hành phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, tại lễ khai mạc, nhiều doanh nghiệp, đơn vị xuất bản đã tài trợ 20 “Tủ sách khuyến học” với giá trị 200 triệu đồng cho các trường học vùng biên giới, địa phương còn nhiều khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn.Tin liên quanNhiều hoạt động trong Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt NamSong song đó, các đơn vị đã tài trợ 550 quyển sách dành tặng bạn đọc tham quan tại Đường sách Thành phố Cao Lãnh, góp phần làm cho Ngày sách càng thêm ý nghĩa.
https://nhandan.vn/phat-huy-thoi-quen-doc-sach-tai-dat-sen-hong-post805702.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Triển lãm sách", "Đồng Tháp", "Đất sen hồng", "Ngày sách và văn hóa đọc", "Thành phố học tập toàn cầu" ] }
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2
NDO -Tối 20/5, tại thành phố Pleiku,tỉnh Gia Lai, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2.
Đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2; đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội sinh viên Việt Nam; Trung tướng Trịnh Đình Thạch, Chính ủy Quân khu 5; đại diện lãnh đạo tỉnh Gia Lai, lãnh đạo Binh đoàn 15; chỉ huy các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Bộ Giáo dục & đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đại biểu Thủ trưởng các cơ quan chính trị, các đơn vị tham gia liên hoan, chính quyền ban, ngành đoàn thể, các già làng, trưởng thôn trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum và đông đảo người dân thành phố Pleiku đã đến dự.Các đại biểu dự Liên hoan.Phát biểu khai mạc liên hoan Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan cho biết, Liên hoan nghệ thuật quần chúng lần này là dịp quy tụ, biểu dương phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng của lực lượng vũ trang, thanh niên, sinh viên, nhằm tạo nên sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng đến đồng bào, chiến sĩ cả nước về tinh thần đoàn kết quân dân, về truyền thống vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống của Công an nhân dân về sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những nét đẹp văn hóa trong thanh niên, sinh viên Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.Đông đảo các già làng, trưởng thôn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum về dự Liên hoan.Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2 có 22 đoàn đến từ các đơn vị:Sư đoàn 324/QK 4, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh; Sư đoàn 2/QK5- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk; Quân đoàn 3- Binh Đoàn 15; Cơ quan Tổng cục Chính trị- Cục 2/Tổng cục 2; Học viện Hải quân-Trường Sĩ quan Không quân; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai; Binh chủng Thông tin liên lạc-Binh đoàn 11; Tổng Công ty 319-Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng yên; Đoàn Công An, Nhân Dân 3- Đoàn Công An Nhân Dân 4; Tỉnh Đoàn Đắk Lắk; Tỉnh đoàn Lâm Đồng; Trường Đại học Đà Lạt; Trường Đại học Đông Á tham gia biểu diễn với hàng trăm tiết mục, chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân...Liên hoan diễn ra từ ngày 20-26/5.
https://nhandan.vn/khai-mac-lien-hoan-nghe-thuat-quan-chung-luc-luong-vu-trang-va-thanh-nien-sinh-vien-lan-thu-10-nam-2024-khu-vuc-2-post810309.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "liên hoan nghệ thuật quần chúng", "lực lượng vũ trang", "thanh niên", "khu vực 2" ] }
Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”
NDO -Được kiến tạo cách đây khoảng 250 triệu năm, Tràng An (Ninh Bình) là khu vực có lịch sử tiến hóa địa chất nhiều biến động, trải qua nhiều đợt biển tiến, biển thoái. Khối đá vôi Tràng An được các nhà khoa học đánh giá là một trong những khu vực cảnh quan đá vôi dạng nón, tháp cổ điển đẹp nhất thế giới. Hòa giữa những khu rừng nguyên sinh là các thung lũng, hang động, sông nước và đình, đền, chùa, miếu, phủ.
Khu vực di sản quần thể danh thắngTràng Anhiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo.Nơi đây còn là cái nôi lưu giữ những nét văn hóa lúa nước, khởi đầu cho khai thác nguồn sinh dưỡng săn bắt, hái lượm từ rừng và biển, con người bắt đầu biết canh tác nông nghiệp. Qua thời gian, các lớp cư trú của cư dân cổ Tràng An cùng nhau bồi đắp nên các giá trị truyền thống trong quá trình lao động sản xuất, tạo ra những đặc trưng độc đáo của nền văn minh lúa nước.Sau 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An đượcUNESCOghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Tràng An đã khẳng định được là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam và trên toàn thế giới; là nơi kết hợp một cách hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên và những giá trị lịch sử, văn hóa, thể hiện những câu chuyện của lịch sử cổ xưa và là một cuốn biên niên sử nguyên vẹn ghi lại sự biến đổi môi trường và những ứng phó của con người trong quá khứ xa xôi, lưu giữ một truyền thống cư trú của con người, truyền thống sử dụng vùng đất, vùng biển của người tiền sử với nhiều nền văn hóa tiếp nối liên tục, kéo dài tới 30.000 năm.Lễ hội Tràng An năm 2024. (Ảnh: MINH ĐƯỜNG)Được biết, tỉnh Ninh Bình đang triển khai đề án đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Theo đó, cố đô Hoa Lư chứa đựng cả một hệ sinh thái thiên niên kỷ, bao gồm di sản tự nhiên, di sản định cư, các di tích khảo cổ, lịch sử, bản sắc văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị.Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cho biết, Tràng An đang mang sứ mệnh mới, trở thành trung tâm của Đô thị di sản thiên niên kỷ, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh.Những năm gần đây, Tràng An là địa điểm nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, được UNESCO ghi danh. Đó là cơ sở để tỉnh Ninh Bình đầu tư và đón ngày càng đông khách du lịch. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng tỉnh tiếp tục được nhiều chuyên trang du lịch uy tín như TripAdvisor, Telegraph, Business Insider... đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn.Năm 2022, du lịch Ninh Bình phục hồi mạnh mẽ, đón 3,7 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần cùng kỳ năm trước; doanh thu tăng gấp 5 lần cùng kỳ năm 2021. Đến năm 2023, toàn tỉnh đón 6,6 triệu lượt khách, riêng quần thể danh thắng Tràng An đón khoảng 4,6 triệu lượt, doanh thu gần 6.500 tỷ đồng.Trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón 3,9 triệu lượt khách, trong đó có gần 340.000 lượt khách quốc tế, đạt 52% chỉ tiêu đề ra của cả năm 2024. Danh thắng Tràng An chiếm đa số lượng khách.Những dấu tích, di tích tại Hoa Lư đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ, truyền tải các giá trị văn hóa từ xa xưa để lại.Nhiều năm liền, Ninh Bình cũng giữ vững vị trí trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh thu hút lượng khách cao nhất cả nước.Để luôn giữ chân được khách du lịch trong và ngoài nước, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm chú trọng đến việc nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường sống tại khu vực Tràng An. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt biệt, riêng có của Tràng An.Đến nay, nơi đây được ghi nhận là một trong số ít di sản chịu sự tác động của con người, thậm chí con người và thiên nhiên hòa thuận, mang lại lợi ích cho nhau. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững đã phát huy sức sống, tiềm năng và giá trị di sản, để di sản thực sự là của cộng đồng, do cộng đồng bảo vệ và gìn giữ.Nhờ đó, số lao động trực tiếp tại khu vực quần thể danh thắng Tràng An khoảng hơn 10.000 người, lao động gián tiếp hơn 20.000 người, thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương được nâng cao rõ rệt qua từng năm. Các khu, điểm du lịch trong khu di sản thực sự đóng vai trò là hạt nhân, thúc đẩy phát triển du lịch Ninh Bình.Việc phát triển các sản phẩm du lịch di sản tại Quần thể danh thắng Tràng An không chỉ là phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của khách du lịch và phát triển kinh tế du lịch, mà quan trọng hơn là thể hiện trách nhiệm trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và lịch sử, diễn giải các giá trị di sản một cách khoa học để bảo đảm rằng những giá trị quý báu này sẽ được lưu truyền cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
https://nhandan.vn/ninh-binh-xay-dung-trang-an-la-trung-tam-do-thi-di-san-thien-nien-ky-post806704.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Ninh Bình", "di sản", "Tràng An", "Ðô thị di sản thiên niên kỷ", "đá vôi", "UNESCO" ] }
Đưa Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô vào hoạt động
NDO -Đèo Lũng Lôthuộc bản Dạ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đèo còn có tên gọi khác là Đèo Đao. Lũng Lô là một địa danh đã đi vào sử sách trong cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc như một huyền thoại. Nơi nhà thơ Tố Hữu ghi lại những câu ca vang dội và hào hùng của quân và dân cả nước, dốc sức tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ qua đèo.
Sáng 24/4, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức khánh thành công trình tu bổ khu di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn vào hoạt động phục vụ các hoạt động kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ.Tin liên quanKhởi động tu bổ di tích quốc gia đèo Lũng Lô và dự án “Mắt sáng học đường”Đèo Lũng Lô thuộc bản Dạ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đèo còn có tên gọi khác là Đèo Đao. Lũng Lô là một địa danh đã đi vào sử sách trong cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc như một huyền thoại.Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại khu di tích (Ảnh:THANH SƠN)Nơi nhà thơ Tố Hữu ghi lại những câu ca vang dội và hào hùng của quân và dân cả nước, dốc sức tiếp tế chochiến trường Điện Biên Phủqua đèo Lũng Lô, huyện Văn Chấn khiến thực dân Pháp phải bất ngờ, khiếp sợ:Dốc Pha Đin chị gánh anh thồĐèo Lũng Lô anh hò chị hátDù bom đạn xương tan thịt nátKhông sờn lòng không tiếc tuổi xanh.Nhằm ghi nhận đóng góp to lớn của quân và dântỉnh Yên Báitham gia xây dựng tuyến đường 13A trong chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 2011 công trình đèo Lũng Lô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.Đèo Lũng Lô được cải tạo mới. (Ảnh: THANH SƠN).Hiện, đèo Lũng Lô đã góp phần thông thương kinh tế-xã hội của tỉnh Yên Bái và Sơn La. Thời gian qua, công trình tu bổ khu di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô được tuổi trẻ Yên Bái khởi công xây dựng vào tháng 3/2024 với nhiều hạng mục như: làm mới lan can và lư hương; san tạo mặt bằng và đổ bê tông mới sân để xe; làm mới 4 cột đèn năng lượng mặt trời; bảng mã quét QR và bảng hướng dẫn… với tổng mức đầu tư hơn 400 triệu đồng.Gặp gỡ các cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại khu di tích. (Ảnh: THANH SƠN)Đây là công trình văn hóa-lịch sử quan trọng của tuổi trẻ Yên Bái nhằm tri ân công lao, đóng góp to lớn của quân và dân ta trong việc thông suốt tuyến đường huyết mạch nối chiến khu Việt Bắc và các tỉnh Tây Bắc, nhờ có tuyến đường qua đèo Lũng Lô mà hàng vạn tấn quân lương, quân trang vũ khí đạn dược, hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm tập kết ở khu vực Thượng Bằng La bảo đảm tiếp ứng đầy đủ, kịp thời cho chiến trường Điện Biên Phủ.Tái hiện vận chuyển lương thực qua đèo Lũng Lô. (Ảnh: THANH SƠN)Dịp này, tại khu di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô, Đoàn xã Thượng Bằng La, Đoàn trường trung học phổ thông huyện Văn Chấn, Đoàn trường trung học cơ sở xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới cho 70 thanh niên ưu tú. Huyện đoàn Văn Chấn tổ chức hoạt động tuyên truyền nhằm tái hiện hành trình của những chiếc xe đạp thồ lương thực, vũ khí tham gia trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
https://nhandan.vn/dua-di-tich-lich-su-quoc-gia-deo-lung-lo-vao-hoat-dong-post806242.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Di tích lịch sử Quốc gia", "đèo Lũng Lô", "khánh thành", "tu bổ", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" ] }
Huyện Thường Tín gắn biển tuyến đường mang tên danh nhân Từ Giấy và Dương Chính
Chiều 18/2, UBND huyệnThường Tín(Hà Nội) tổ chức Lễ gắn biển tuyến đường mang tên hai danh nhân Từ Giấy và Dương Chính.
Theo UBND huyện Thường Tín, thực hiện Quyết định số 4136/QĐ-UBND ngày 11/01/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố trên địa bàn thành phố năm 2023, huyện Thường Tín tổ chức gắn biển 2 tuyến đường mang tên hai danh nhân Từ Giấy và Dương Chính.Tên của GS Từ Giấy được đặt cho tuyến đường từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Phi Khanh tại tổ dân phố Nguyễn Du, thị trấn Thường Tín, (cạnh Trường mầm non Hoa Sen) đến ngã ba giao cắt đường bao phía tây thị trấn Thường Tín, giáp xã Văn Phú (cạnh Trường cao đẳng Truyền hình). Tuyến đường có độ dài 580m, rộng 5,5-7m (lòng đường 5m, vỉa hè mỗi bên từ 0,5-1m).Tên của danh nhân Dương Chính được đặt cho tuyến đường từ ngã ba giao cắt đường Lý Tử Tấn, tại tổ dân phố Nguyễn Du, thị trấn Thường Tín đến ngã ba giao cắt đường quy hoạch dự án đường Danh Hương giai đoạn 3. Tuyến đường có chiều dài 406m, rộng 9m (lòng đường 6m, vỉa hè mỗi bên 1,5m).GS Từ Giấy (1921-2009) quê ở làng Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín. Ông là một nhà khoa học hàng đầu và danh tiếng của ngành dinh dưỡng Việt Nam. Ông là Viện trưởng sáng lập Viện Dinh dưỡng Quốc gia ngày nay và có công đầu trong xây dựng Viện Dinh dưỡng trở thành một viện đầu ngành, đóng góp thiết thực, to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Danh nhân Dương Chính sinh ra và lớn lên tại huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín (nay là xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín). Ông thi đỗ Đệ nhị giáp, khoa thi Thái học sinh năm Mậu Thìn, niên hiệu Trinh Khánh thứ 3 vua Lý Huệ Tông (1213). Ông được mệnh danh là người "Khai khoa truyền thế” tức là "Khai khoa truyền lại cho đời sau".
https://nhandan.vn/huyen-thuong-tin-gan-bien-tuyen-duong-mang-ten-danh-nhan-tu-giay-va-duong-chinh-post796640.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Thường Tín", "GS Từ Giấy", "danh nhân Dương Chính" ] }
Hải Phòng khích lệ và lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh
NDO -Chiều 17/4, tại thành phốHải Phòngđã diễn ra chung khảo cuộc thi kể chuyện theo sách với chủ đề “Sách và Khát vọng tương lai”, với sự tham dự của đông đảo học sinh các trường học trên địa bàn thành phố Cảng.
Cuộc thi do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục-Đào tạo Hải Phòng tổ chức .Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng Phạm Văn Tuấn cho biết, cuộc thi là hoạt động nỗ lực góp phần phát triển, động viên, khích lệ văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.Tin liên quanTuyên Quang phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024Đây cũng là sân chơi bổ ích, giúp các học sinh không chỉ tự tin thể hiện khả năng cảm nhận về cuốn sách hay đã đọc, mà còn giúp các em xây dựng ước mơ, khát khao của bản thân trong tương lai, cũng như thay đổi nhận thức và điều chỉnh hành vi để trở thành con người có ích cho xã hội…Sau khi sơ tuyển, Ban giám khảo lựa chọn 10 tác phẩm tiêu biểu của 10 trường trung học cơ sở thuộc 10 quận, huyện trên địa bàn thành phố tham dự vòng chung khảo.Đông đảo học sinh các trường học trên địa bàn thành phố tham dự và cổ vũ cuộc thi.Các tác phẩm được các em học sinh thể hiện khá sinh động với hình thức kể chuyện, kết hợp sân khấu hóa, cùng hình ảnh màn hình LED đã tạo sự truyền cảm, hấp dẫn, lôi cuốn người nghe…Nhiều tiết mục được đầu tư công phu, các thí sinh tham gia hội thi để lại nhiều cảm xúc với người xem như: phần dự thi của Trường trung học cơ sở Lương Khánh Thiện (quận Kiến An) với tác phẩm “Búp Sen xanh”; phần dự thi của Trường trung học cơ sở thị trấn Cát Hải (huyện Cát Hải) với tác phẩm “Võ Thị Sáu-con người và huyền thoại”; phần dự thi của Trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Cừ (huyện Thủy Nguyên) với tác phẩm “50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”…Kết quả, Trường trung học cơ sở Trần Phú (quận Lê Chân) đoạt giải Nhất; Trường trung học cơ sở thị trấn Tiên Lãng (huyện Tiên Lãng) và Trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Cừ (huyện Thuỷ Nguyên) đoạt giải Nhì; Ban tổ chức còn trao 3 giải Ba và nhiều giải Khuyến khích…Tiết mục kể chuyện về anh hùng Võ Thị Sáu.Tiết mục kể chuyện về Anh hùng Phạm Ngọc Đa.
https://nhandan.vn/hai-phong-khich-le-va-lan-toa-van-hoa-doc-trong-hoc-sinh-post805234.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Hải Phòng", "Cuộc thi kể chuyện", "văn hóa đọc", "trung học cơ sở", "học sinh Hải Phòng" ] }
Khắc họa nét Huế qua “Trước nhà có cây hoàng mai”
NDO -“Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép vềHuế- xứ sở phong rêu kiêu sa” là tập ghi chép về xứ Huế phong rêu kiêu sa của nhà báo Minh Tự. Sách do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành, tập hợp những bài viết của tác giả trong khoảng 2 năm, khắc họa những nét tính cách, lối sống, văn hóa của người Huế dưới nhiều góc nhìn.
Hơn 30 bài viết của tác giả trong cuốn sách hầu hết được viết vào những năm 2000 - 2002, khi anh từ Đà Lạt trở về quê hương sau gần 10 năm tha phương. Sách từng ra mắt năm 2016 và được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.Trong lần tái bản này, tác giả đã cập nhật, chỉnh sửa các bài viết cho hoàn thiện thêm, cùng hình ảnh minh họa sinh động.Đặc biệt, trong lần tái bản này, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành Trước nhà có cây hoàng mai bản tiếng Anh với tựa “Ochna in the front yard: Fascinating stories about Huế - an ancient, poetic and glamorous land” để có thể giới thiệu với bạn đọc ngoại quốc vẻ đẹp kiêu sa, cổ kính của Huế. Phần chuyển ngữ do dịch giả Khưu Ngô thực hiện.Tập ghi chép đã khắc họa đậm nét văn hóa, lối sống của người Huế dưới các góc nhìn khác nhau, từ chuyện ăn theo lối Huế, chuyện cơm hến, mè xửng, tô bún bò đến đường kim mũi chỉ, vành nón bài thơ, gốc mai lão trượng hay phiên chợ khuya... mà với tác giả, đó là “lối Huế”. Còn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì cho rằng lối sống ấy là “tính cách Huế”, với biểu hiện: “thích sống văn hóa hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có”.Nhà văn Vĩnh Quyền nói: “Trước nhà có cây hoàng mai của Minh Tự mang dấu ấn một thời sống bên ngoài Huế và cách nhìn - nghĩ của nghề báo, làm nên sự khác biệt với nhữngtác giảviết về Huế – khúc ruột của mình – bằng tinh thần cực đoan đáng yêu kiểu ‘không nơi nào có được’ hoặc ‘chẳng thể nào đổi khác’.”Chia sẻ về đứa con tinh thần của mình, tác giả Minh Tự nói: “Những tháng năm tôi được làm một người Huế sống ngoài Huế, và nhờ vậy mới hiểu rõ hơn, một cách khách quan hơn, về bản sắc riêng biệt của xứ sở này... Cuốn sách này xin cùng khám phá nghệ thuật sống của người Huế, dù không thể nói hết muôn màu muôn vẻ của ‘lối Huế’. Nó chỉ là những trạng thái của Huế được chúng tôi ‘đọc’ được và thuật lại bằng cách của một người viết báo.”Về tác giả: Nhà báo Minh Tự tên thật là Lê Văn Minh Tự (sinh năm 1968), hiện sống và làm việc ở Thừa Thiên Huế.
https://nhandan.vn/khac-hoa-net-hue-qua-truoc-nha-co-cay-hoang-mai-post813593.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Trước nhà có cây hoàng mai", "Minh Tự", "Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam", "sách về Huế" ] }
Tái hiện Tết Chôl Chnam Thmay 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
NDO -Trong khuôn khổ các hoạt độngtháng 4với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”, TếtChôl Chnăm Thmâycủa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng đã được tái hiện tại Chùa Khmer Kh'léang thuộc Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội).
Lễ hội tái hiện Tết cổ truyền của người Khmer với nhiều hoạt động đa dạng như mang lễ vật đến chùa làm lễ rước Đại Lịch; dâng trai tăng đến chư tăng, ni; lễ đắp núi cát; lễ tắm tượng Phật;...Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 (Dương lịch) hằng năm. Theo tiếng Khmer, “Chôl” có nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là năm mới. Gần đến Tết, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer như A-Cha tổ chức quy tụ Phật tử để trang trí, sơn phết lại ngôi chùa.Các gia đình Khmer cũng tập trung sửa sang nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn, thức uống và bánh trái cho những ngày Tết. Bánh tét, bánh ít và bánh gừng là biểu tượng cho sự no ấm và thịnh vượng, được cúng trên bàn thờ ông bà tổ tiên, sử dụng trong lễ vật và tiếp khách trong những ngày Tết.Đêm giao thừa, mọi nhà đều thắp nhang và cúng trên bàn thờ để tiễn vị thần Têu-va-đa cũ và chào đón vị mới với hy vọng được ban phước trong năm mới.Tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, thay vì tổ chức 3 ngày như Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, chùa Khmer Kh'léang tổ chức gói gọn trong một ngày với đầy đủ các nghi thức tín ngưỡng quan trọng.Đầu tiên là nghi thức mang lễ vật đến chùa làm lễ rước Đại Lịch, dâng trai tăng đến chư tăng, ni. Với nghi thức này, mọi người tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đẹp, đem theo nhang, đèn, phẩm vật đến chùa rước Đại Lịch (Maha sang-kran). Maha sang-kran được đặt trên kiệu vàng, mọi người đứng xếp hàng đi quanh chánh điện ba vòng, sau đó vào bên trong chánh điện Tụng kinh lễ bái Tam bảo để chào mừng năm mới.Lễ tắm Phật tại chùa.Tiếp theo là lễ tắm tượng Phật, gột rửa điều xấu ác trong tâm, nguyện cầu sự mát mẻ, an lành, hạnh phúc. Các vị chư tăng và bà con phật tử tắm tượng Phật bằng nước ướp hương thơm để thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ đức Phật. Sau đó, họ chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn và rửa sạch điều không may của năm cũ, hy vọng năm mới vạn sự như ý.Nghi thức đắp núi cát.Ở nghi thức thứ ba, phật tử tham gia lễ đắp núi cát cầu phúc duyên, tránh kiếp nạn, cầu cho mưa thuận gió hòa. Mọi người dâng lễ cho chư tăng và đắp núi cát thành tám ngọn núi nhỏ và một núi trung tâm, đây là biểu tượng cho sự bền vững của vũ trụ. Các phật tử thắp hương để cầu cho thời tiết thuận lợi với những ước nguyện của mình.Cuối cùng là nghi thức cúng dường trai Tăng. Với nghi thức này, các phật tử thể hiện tấm lòng hiếu thảo và biết ơn với sự giảng dạy của các vị thầy trong việc tu tập để áp dụng những giá trị Phật pháp vào cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, nghi thức này cũng là cơ hội để các phật tử thể hiện lòng thành kính và mong muốn nhận được sự chúc phúc, chỉ dẫn từ các vị chư Tăng trong quá trình tu tâm, tiến bộ trên con đường tu học.Sư cô Ngọc Liên chia sẻ: “Thực ra đây là nghi lễ để nhớ ơn đến bậc ông bà cha mẹ, Tết Chôl Chnăm Thmây nói đến vị Phạm Thiên 4 mặt thường được các chùa chiền đúc làm tượng. Phạm Thiên ở đây có nghĩa là cha mẹ, họ là người có ân với các con, những người con cháu cho dù đi xa đến đâu vẫn phải quay về, tụ họp các anh chị em rồi sau đó đảnh lễ ông bà, cha mẹ và bày tỏ lòng sám hối. Sau đó, cha mẹ sẽ chúc phúc cho các con với sự an vui và khỏe mạnh. Vị tượng 4 mặt đó với tâm từ là Từ - Bi - Hỷ - Xả, đây chính là tấm lòng của cha mẹ dành cho các con.”Tết Chol ChnămThmây thu hút đông đảo Phật tử tham dự.Tết cổ truyền mang lại những cảm nhận sâu sắc và ý nghĩa với các phật tử. Chị Vi Nhã Lý (Sóc Trăng) chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào khi Tết cổ truyền được tái hiện tại miền bắc. Sự kiện này không chỉ là dịp để kỷ niệm năm mới mà còn là cơ hội để tôi kết nối với truyền thống văn hóa của dân tộc mình và cảm nhận sự linh thiêng và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng”.Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ là dịp kỷ niệm chu kỳ năm mới của người Khmer, mà còn là cơ hội giáo dục về lòng hiếu thảo, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Đây là thời điểm để mọi người gặp gỡ, chia sẻ niềm vui, kinh nghiệm và dự định cho tương lai. Đồng thời cũng là dịp để người Khmer truyền đạt ước mơ hạnh phúc và lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ của mình.
https://nhandan.vn/tai-hien-tet-chol-chnam-thmay-2024-tai-lang-van-hoa-du-lich-cac-dan-toc-viet-nam-post804786.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Tết Chôl Chnăm Thmây", "Tết năm mới của người Khmer", "Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam", "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam", "chùa Kh'léang" ] }
Lan tỏa những giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo
NDO -Ngày 19/5, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam phối hợp với chùa Tam Chúc tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024.
Tại Đại lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Tam Chúc đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2568-Dương lịch 2024 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Thượng tọa Thích Minh Quang, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trụ trì chùa Tam Chúc đọc diễn vănPhật đảnPhật lịch 2568-Dương lịch 2024.Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Tam Chúc đọc thông điệp của Đại lễ Phật Đản 2024 đến tất cả các cấp giáo hội, tăng ni, phật tử.Phát biểu tại Đại lễ, bà Trần Thị Ngân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam gửi đến toàn thể các vị chư tôn đức, tăng ni, phật tử và toàn thể nhân dân những lời chúc tốt đẹp nhất; chúcĐại lễ Phật đảnPhật lịch 2568 thành tựu viên mãn.Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam nhấn mạnh, Lễ Phật đản đã trở thành ngày lễ hội lớn của tăng ni, phật tử, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức trang trọng, nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo; tiếp nối truyền thống “Hộ quốc, an dân”, “phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, góp phần khơi dậy trách nhiệm, tình cảm tương thân, tương ái của toàn xã hội, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân.Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo các ban, ngành dự buổi lễ.Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Quản lý Chùa Tam Chúc đã tổ chức nhiều hoạt động Phật sự. Trong đó, Lễ khai hội Xuân chùa Tam Chúc với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút hàng vạn lượt khách tham quan.Các sự kiện giao lưu văn hóa mang tầm quốc tế Việt Nam-Nhật Bản, Việt Nam-Ấn Độ đã góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người Hà Nam đến đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế, qua đó bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nam gắn với phát triển du lịch bền vững.Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam tặng hoa chúc mừng Hòa thượng trụ trì Chùa Tam Chúc, cùng toàn thể tăng, ni, phật tử nhân Đại lễ Phật đản.Cùng với đó, các phật tử tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế; chăm lo cho người nghèo, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, an sinh xã hội, phòng, chống dịch bệnh.Các phật tử cũng xây dựng đoàn kết giữa các tôn giáo, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam phát biểu tại buổi lễ.Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam mong muốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Quản lý chùa Tam Chúc và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam, cùng quý Thượng tọa, Đại đức, tăng ni trong tỉnh luôn đoàn kết, hòa hợp, thực hiện mục tiêu “Hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh”.Đồng thời tiếp tục vận động phật tử và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động, thực hiện theo đúng phương châm “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội” và chủ đề Đại hội của Giáo hội “Kỷ cương-Trách nhiệm-Đoàn kết-Phát triển”; tiếp tục xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân ngày càng bền vững; chung sức xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.Chùa Tam Chúc tặng quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn của huyện thị trấn Ba Sao vượt khó, vươn lên trong học tập.Nhân dịpĐại lễ Phật đản, Ban quản lý chùa Tam Chúc đã trao tặng 100 suất quà trị giá 100 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập của thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng.
https://nhandan.vn/lan-toa-nhung-gia-tri-van-hoa-tinh-than-hoa-binh-cua-phat-giao-post810106.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Dương lịch 2024", "Phật đản", "Giáo hội Phật giáo Việt Nam", "Đại lễ", "Hà Nam", "chùa Tam Chúc" ] }
Hội nghị Triển khai công tác Xuất bản và Phát hành xuất bản phẩm năm 2024
NDO -Sáng 22/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai công tácXuất bản và Phát hành xuất bản phẩmnăm 2024.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam, các cơ quan chủ quản, nhà xuất bản và doanh nghiệp kinh doanh phát hành sách trên toàn quốc.Trong báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành năm 2024, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên đã nêu ra những chỉ số phát triển chính của hoạt động xuất bản.Hiện cả nước có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản. Tính đến hết ngày 31/12/2023, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 37.487 đầu sách (giảm 1,4%).Các đại biểu tham dự hội nghị.Tổng doanh thu toàn ngành đạt 4.105,35 tỷ đồng (tăng 4,98%). Trong đó, 6 nhà xuất bản có doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng; 1 nhà xuất bản có doanh thu từ 50-100 tỷ đồng; 18 nhà xuất bản có doanh thu từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng; 27 nhà xuất bản có doanh thu từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng; 6 nhà xuất bản có doanh thu dưới 1 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2023, có 24/57 nhà xuất bản tham gia xuất bản và phát hành sách điện tử (tăng 26,3%), chiếm 42,1% tổng số nhà xuất bản.Bên cạnh thành tựu, ngành xuất bản vẫn tồn tại một số hạn chế như sai sót, vi phạm về mặt chính trị, tư tưởng trong nội dung xuất bản phẩm còn chưa được khắc phục, dẫn đến việc cơ quan chức năng phải xử lý các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, những đầu sách có giá trị và sức lan tỏa chưa nhiều, đặc biệt là thể loại chính trị, khoa học công nghệ.Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên báo cáo tổng kết.Về nguồn nhân lực, tình trạng thiếu hụt chức danh lãnh đạo tại một số nhà xuất bản đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và sự ổn định hoạt động chung của nhà xuất bản, đặc biệt là công tác quản lý nội dung xuất bản phẩm. Việc thu hút, đào tạo nguồn nhân lực trẻ có chất lượng, có kỹ năng về công nghệ thông tin còn chưa tốt; thiếu các vị trí công việc nắm bắt thị hiếu của bạn đọc, xây dựng thương hiệu, marketing, phát hành…Vấn đề chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản cũng đặt ra nhiều thách thức, như: việc đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng xu hướng xuất bản điện tử trong các nhà xuất bản nhìn chung còn hạn chế. Dù đã có 4 nền tảng xuất bản điện tử dùng chung và đang triển khai nền tảng thứ 5, nhưng việc ứng dụng công nghệ tích hợp, đưa AI vào hỗ trợ quy trình xuất bản triển còn khai chậm, kết quả chưa rõ nét.Hoạt động liên kết xuất bản bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hiện tượng bỏ lọt nội dung không chính xác, không phù hợp. Sự buông lỏng quản lý của lãnh đạo nhà xuất bản, quy trình biên tập đã dẫn đến sai phạm của một số đầu sách liên kết. Đây là vấn đề cần được cơ quan chủ quản, lãnh đạo nhà xuất bản nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá và nghiêm khắc hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành; cần tăng cường giám sát chặt chẽ hơn nữa quy trình biên tập và đọc duyệt.Toàn cảnh hội nghị.Các ý kiến phát biểu tại Hội nghị đã chỉ ra những khó khăn, phân tích các nguyên nhân, hạn chế của ngành xuất bản trong năm 2023, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2024, trong đó nhấn mạnh các cơ quan quản lý cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực xuất bản, phát hành.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật- đơn vị hàng đầu về xuất bản sách lý luận, chính trị của Đảng và Nhà nước - nhấn mạnh, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, cần xác định những quan điểm, định hướng trong công tác xây dựng đề tài sách, gắn kết giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế.Đại diện Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam chia sẻ, khai thác bản quyền trong lĩnh vực xuất bản không chỉ là việc mua bán quyền dịch và phát hành tác phẩm từ quốc gia này sang quốc gia khác mà còn là nền tảng quyết định đến sự bền vững và phát triển của ngành xuất bản.Nhà xuất bản Trẻ đưa ra một số đề xuất theo hướng hệ sinh thái tích hợp giữa truyền thống và công nghệ số, trong đó sớm có chiến lược quốc gia về xuất bản sách điện tử, tận dụng được nguồn lực và lợi ích to lớn của công nghệ; đẩy mạnh hoàn thiện các chính sách, cơ chế để bảo vệ bản quyền trên không gian mạng; quan tâm, hỗ trợ đầu tư công nghệ cho các đơn vị xuất bản; tăng cường đào tạo nhân lực làm xuất bản theo hướng tích hợp có chất lượng cao, am hiểu về xuất bản lẫn công nghệ, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động xuất bản, để có thể hỗ trợ cho việc phát triển hệ sinh thái xuất bản.
https://nhandan.vn/hoi-nghi-trien-khai-cong-tac-xuat-ban-va-phat-hanh-xuat-ban-pham-nam-2024-post801075.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Hội nghị triển khai công tác xuất bản 2024", "Ngành xuất bản", "Xuất bản", "Cục Xuất bản" ] }
Phát động Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất tại Đà Nẵng
NDO -Sáng nay, 7/6, tại thành phốĐà Nẵng, Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, Hội Nhà văn thành phố Đà Nẵng tổ chức buổi gặp gỡ các tác giả viết cho thiếu nhi và sơ kết 1 năm phát động Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ I.
Sau 1 năm phát động, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức các cuộc gặp mặt trực tiếp các tác giả ở các vùng miền khác nhau, thông qua các hội văn học nghệ thuật tại các địa phương để giới thiệu về Giải thưởng và vận động các tác giả tham giasáng táccho các em.Các cuộc vận động sáng tác là cơ hội để những người làm sách và tác giả, độc giả được giao lưu, chia sẻ chuyên môn cũng như tạo nguồn cảm hứng sáng tác.Chương trình với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và nhiều tác giả trẻ đã và đang đầu tư nhiều tác phẩm có giá trị cho văn học thiếu nhi.Tại buổi gặp gỡ, bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, cho hay: Ngày 30/5/2023, Nhà xuất bản Kim Đồng công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng và phát động cuộc vận động sáng tác lần thứ nhất từ năm 2023 đến năm 2025. Sau 1 năm phát động,Giải thưởngVăn học Kim Đồng lần thứ I đã có những tín hiệu vui.Ban tổ chức kỳ vọng sẽ sớm đón nhận nhiều bản thảo của các nhà văn, tác giả tại Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam gửi tham gia Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ I. (Ảnh: ANH ĐÀO)Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ I (2023-2025) đã nhận được gần 300 tác phẩm của các tác giả từ mọi miền Tổ quốc và tác giả sinh sống tại nước ngoài. Bên cạnh các tác giả mới, có rất nhiều nhà văn chuyên nghiệp tham gia giải thưởng, trong đó tác giả lớn tuổi nhất sinh năm 1932 và tác giả nhỏ tuổi nhất sinh năm 2015.Các tác phẩm gửi về tham dự Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ I thuộc nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tự truyện…Song song với việc nhận bản thảo dự thi, Ban Thư ký Giải thưởng Văn học Kim Đồng đã tiến hành đọc thẩm định và chọn lọc những tác phẩm đạt chất lượng đưa ngay vào kế hoạch xuất bản. Cho đến nay, đã có gần 20 tác phẩm dự Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ I đã được in thành sách.Nhà thơ Thanh Quế, tác giả của nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi, chia sẻ tại buổi gặp gỡ. (Ảnh: ANH ĐÀO)Tại buổi gặp gỡ, các nhà văn lão thành có rất nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi như nhà văn Thanh Quế, nhà văn Quế Hương, nhà thơ Nguyễn Kim Huy, nhà thơ-dịch giả Bùi Xuân, nhà văn Trần Đức Tiến, nhà văn Nguyễn Bá Hòa, Nhà văn Tiêu Đình... đã có những chia sẻ tâm huyết về mạch nguồn viết cho văn học thiếu nhi, cũng như chất lượng các tác phẩm văn học thiếu nhi do Nhà xuất bản Kim Đồng in ấn, phát hành trong những năm qua.Các nhà văn cũng đặt nhiều kỳ vọng thông qua Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ I, sẽ có nhiềutác phẩm chất lượngviết cho thiếu nhi được chọn lọc, in ấn, mang lại nhiều hơn những giá trị về văn hóa, văn học đối với lớp trẻ.Nhà văn Quế Hương chia sẻ nhiều cảm xúc, trăn trở của bản thân khi đặt bút viết các tác phẩm cho thiếu nhi. (Ảnh: ANH ĐÀO)Trong khi đó, những tác giả trẻ nhiều triển vọng cho văn học thiếu nhi tại Đà Nẵng, Quảng Nam như Trần Hạnh Nguyên, Đoàn Hạo Lương... đều gửi gắm những tình cảm quý báu đối với Nhà xuất bản Kim Đồng về việc đã đón nhận, biên tập và chọn lọc xuất bản những cuốn sách, bản thảo mới nhất của mình."Khép lại một chặng đường, Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ I đã có được những kết quả khả quan đúng với mục tiêu “phát hiện thêm những cây bút tài năng viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam”, bà Vũ Thị Quỳnh Liên đánh giá.Nhà thơ - dịch giả Bùi Xuân với nhiều tác phẩm văn học dịch do Nhà xuất bản Kim Đồng in, phát hành trong những năm qua. (Ảnh: ANH ĐÀO)Sơ kết Giải thưởng Văn học Kim Đồng được tổ chức cùng với buổi gặp gỡ các tác giả viết cho thiếu nhi tại Đà Nẵng và Quảng Nam thêm một lần nữa thể hiện mong mỏi được các tác giả chuyên và không chuyên tại Đà Nẵng, Quảng Nam cũng như cả nước, hướng về thiếu nhi khơi lên từ đây một nguồn cảm hứng dồi dào.Giải thưởng Văn học Kim Đồng dành cho tất cả các cây bút chuyên và không chuyên, với 3 thể loại: truyện ngắn, truyện dài và thơ. Các tác phẩm dự thi hướng tới đối tượng nhi đồng (6-10 tuổi) và lứa tuổi thiếu niên (11-15 tuổi).Tổng trị giá giải thưởng lên tới 360 triệu đồng. Thời hạn nhận tác phẩm từ 17/6/2023 đến hết ngày 31/3/2025.Hội đồng Chung khảo gồm các nhà văn nổi tiếng có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng, nhà văn Trần Đức Tiến và các thành viên: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Nhà văn Lý Lan, Nhà thơ - Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh và Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng Vũ Thị Quỳnh Liên.
https://nhandan.vn/phat-dong-giai-thuong-van-hoc-kim-dong-lan-thu-nhat-tai-da-nang-post813229.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "văn học thiếu nhi", "Đà Nẵng", "NXB Kim Đồng", "nhà văn", "Giải thưởng Văn học Kim Đồng" ] }
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu sách mới tại Ngày Sách và Văn hóa đọc lần 3
NDO -Ngày 19/4, tại sân khấu chính củaNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Namlần 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tỏa sáng ngàn năm văn hóa Việt” nhằm giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.
Buổi tọa đàm được tổ chức vào dịp cả nước đang phấn khởi chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) nên càng có ý nghĩa đặc biệt.Cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” được hình thành từ ý tưởng với mong muốn đem đến cho độc giả cơ hội được “thưởng lãm” những báu vật trên khắp đất nước ta, từ đó, có được những hiểu biết một cách hệ thống, xuyên suốt, sâu sắc về 265 bảo vật của đất nước, góp phần tôn vinh, lan tỏa những giá trị vô cùng quý giá của nghìn năm văn hiến qua những bảo vật này.Tin liên quanKỳ vọng phát triển văn học và văn hóa đọcNhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách song ngữ Việt-Anh Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam - Thousand Years of Viet Nam National Civilization.Bìa cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam".Cuốn sách sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu theo hành trình niên đại của các bảo vật quốc gia, bắt đầu từ giai đoạn trước Công nguyên cho đến thời kỳ chiến tranh cách mạng, đánh dấu bằng bước ngoặt vĩ đại là cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.Cuốn sách giới thiệu, về các bảo vật một cách súc tích, ngắn gọn nhất, nhưng cũng đủ để bạn đọc có cái nhìn cơ bản, khái quát về nguồn gốc, thời đại, đặc điểm cùng những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của bảo vật. Kèm theo những thông tin cô đọng là hình ảnh sắc nét của từng bảo vật.Được xuất bản bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, cuốn sách sẽ giúp đông đảo công chúng trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về những giá trị lịch sử, văn hóa được “dệt” nên bởi bàn tay và khối óc con người Việt Nam, được liên tục bồi đắp suốt hàng nghìn năm qua, để tạo nên một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Bìa cuốn "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam".Đối với “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”, cuốn sách này sẽ giúp độc giả hiểu sâu hơn về nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa, giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ nhiều góc độ, cũng như việc khai thác, phát huy các giá trị của loại hình tín ngưỡng này ở trong và ngoài nước hiện nay. Mỗi bài viết đều thể hiện sự tâm huyết, thành kính của tác giả đối với Quốc Tổ, Quốc lễ của dân tộc.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là dạng thức độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt Nam từ xa xưa, mà còn là biểu tượng văn hóa thiêng liêng của lòng yêu nước, nghĩa đồng bào được phát triển, nâng cao thành chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam.Xuyên suốt dòng chảy của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng này ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.Chính vì những giá trị đó, ngày 6/12/2012 UNESCO đã công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tặng Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh bộ sách quý về Chiến thắng Điện Biên Phủ.“Việc xuất bản hai cuốn sách Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam góp phần tôn vinh nền văn hiến của dân tộc Việt Nam.Đặc biệt, cuốn sách song ngữ Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam được đầu tư rất lớn về hình thức trình bày cũng như in ấn; qua đó, càng góp phần tôn vinh các giá trịvăn hóa độcđáo của Việt Nam.Với ý nghĩa đó, cuốn sách sẽ được lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam dùng làm quà tặng cho nguyên thủ các nước trên thế giới trong các hoạt động đối ngoại”, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tạiThành phố Hồ Chí Minhcho biết.
https://nhandan.vn/nha-xuat-ban-chinh-tri-quoc-gia-su-that-gioi-thieu-sach-moi-tai-ngay-sach-va-van-hoa-doc-lan-3-post805445.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật", "Thành phố Hồ Chí Minh", "Ngày Sách và Văn hóa đọc", "Giỗ tổ Hùng Vương", "văn hiến", "Ngày sách", "Tỏa sáng ngàn năm văn hóa Việt", "văn hóa Việt Nam" ] }
“Đêm Văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc” đầy màu sắc tại Paris
NDO -Tối 31/5, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp ở Paris, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức “Đêm Văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc” nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (2009-2024), đồng thời giới thiệu tranh dân gian Đông Hồ.
Đêm diễn thu hút gần 150 đại biểu gồm Đại sứ, Trưởng phái đoàn các quốc gia bên cạnh UNESCO, cùng lãnh đạo các cơ quan, tổ chức của Pháp, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Paris và các hội đoàn người Việt - Pháp.Phát biểu khai mạc chương trình, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh khẳng định tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện có hiệu quả cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO trong công tácbảo tồn và phát triển Di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại - Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Thời gian qua, tỉnh dành nhiều nguồn lực để giới thiệu và quảng bá Dân ca Quan họ Bắc Ninh với bạn bè quốc tế.Nhân dịp này, ông Trịnh Hữu Hùng giới thiệu một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam - tranh dân gian Đông Hồ. Dòng tranh này đã xuất hiện từ lâu đời nhưng phát triển phồn thịnh nhất ở thế kỷ 17 và 18. Hồn quê và phong vị cuộc sống của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều được tái hiện một cách hài hòa, độc đáo và đặc sắc qua từng nội dung, đường nét, sắc màu và cả kỹ thuật sản xuất trong loại hình tranh dân gian này.Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh giới thiệu tranh dân gian Đông Hồ tới cộng đồng quốc tế.(Ảnh: MINH DUY)Nghề làm tranh Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công và các nguyên liệu từ tự nhiên. Kỹ thuật sản xuất giấy dó, màu vẽ cũng chứa đựng tư duy, lịch sử tìm tòi và nghiên cứu của nhiều thế hệ các nghệ nhân.Màu xanh được chiết xuất từ lá chàm, màu đỏ từ sỏi son, màu vàng từ hoa hòe kết hợp cùng quả dành dành, màu trắng từ bột sò điệp, màu đen từ tro lá tre pha cùng rơm nếp. Các màu được in theo nguyên tắc màu đỏ in trước, tiếp đến màu xanh, màu trắng, màu vàng, màu đen. Ván nét màu đen in cuối cùng để hoàn thiện bức tranh.Không rực rỡ, tinh vi như nhiều dòng tranh khắc gỗ của một vài quốc gia châu Á khác, nhưng tranh dân gian Đông Hồ mang dáng vẻ mộc mạc, chân chất, giản dị, khỏe khoắn và tươi sáng.Chia sẻ với phóng viênBáo Nhân Dânthường trú tại Pháp, ông Trịnh Hữu Hùng cho biết, trong nỗ lực bảo vệ, duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trước nguy cơ bị mai một, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ ngày nay thu hút được sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành.Chính phủ Việt Nam đã quyết định trình UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách đề cử Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cũng mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế để “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” được UNESCO ghi danh vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại” trong năm 2025.Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh khẳng định Việt Nam luôn chú trọng công tác bảo vệ di sản.(Ảnh: KHẢI HOÀN)Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Nguyễn Thị Vân Anh đã đề cao vai trò của di sản văn hóa phi vật thể trong tăng cường sự đa dạng văn hóa, gắn kết cộng đồng, thúc đẩy hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa phi vật thể còn là một động lực quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh nhấn mạnh, Việt Nam tự hào có 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, trong đó có Dân ca Quan họ Bắc Ninh, mong muốn các nước tiếp tục ủng hộ các hồ sơ đề cử khác của Việt Nam.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh cũng khẳng định Việt Nam luôn chú trọng công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đồng thờiphát huy giá trị di sản văn hóagắn với phát triển bền vững đất nước. Với vai trò thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026 và hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban, Việt Nam đã và sẽ tăng cường hợp tác với các quốc gia thành viên và các bên liên quan khác nhằm thúc đẩy việc thực hiện Công ước.Trong khuôn khổ chương trình, đêm diễn mang tới cho đại biểu quốc tế và khán giả kiều bào xa quê hình ảnh mái chùa, cây đa, bến nước và các làn điệu da diết của Dân ca Quan họ Bắc Ninh, để cộng đồng thế giới hiểu rõ hơn vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc, mảnh đất địa linh nhân kiệt, với truyền thống văn hóa độc đáo tiêu biểu của người Việt.Một số đại biểu được trực tiếp thực hiện bức tranh dân gian Đông Hồ theo sự hướng dẫn của nghệ nhân.(Ảnh: MINH DUY)Dân ca Quan họ Bắc Ninhlà một loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và tiêu biểu trong các loại hình thức diễn xướng dân gian của Việt Nam.Ngày 30/9/2009, tại kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước 2003 của UNESCO đã vinh danh Dân ca Quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Hoạt động được các đại biểu mong chờ nhất trong “Đêm Văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc” là trải nghiệm cầm trên tay những vuông giấy dó và trực tiếp thực hiện các công đoạn tạo nên một bức tranh dân gian Đông Hồ, theo sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Oanh.Trưởng phái đoàn thường trực Nhật Bản bên cạnh UNESCO, Đại sứ Kano Takehiro bày tỏ: "Sự kiện này rất tuyệt vời. Tôi đã từng có vài lần được tới Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được trực tiếp tự tay mình thực hiện một bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng của Việt Nam".“Tại đất nước Nhật Bản của chúng tôi cũng có một dòng tranh truyền thống với những kỹ thuật tương tự. Quá trình sản xuất giấy dó và tạo màu vẽ của các nghệ nhân Việt Nam rất độc đáo và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nên chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn nghề truyền thống dân gian này”, Đại sứ Kano Takehiro cho biết thêm.Cầm trên tay tác phẩm “Chăn trâu thổi sáo” vừa tự tay thực hiện, bà Aleksandra Popovic, Đại biện lâm thời Phái đoàn thường trực Cộng hòa Serbia bên cạnh UNESCO, bày tỏ sự thích thú khi tới dự “Đêm Văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc,” trải nghiệm và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ cùng những người bạn Việt Nam, những nghệ sĩ, nghệ nhân Việt Nam, từ đó càng hiểu và thêm yêu hơn đất nước, con người Việt Nam.Sau chương trình, tất cả đại biểu tham dự đều mang theo về những bức tranh Đông Hồ của Việt Nam cho chính tay mình thực hiện.(Ảnh: MINH DUY)Cũng trong dịp này, các đại biểu đã tham quan Triển lãm “Hồ Chí Minh - Khát vọng độc lập dân tộc” tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp. Triển lãm trưng bày những bức ảnh tư liệu lịch sử quý báu về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước củaChủ tịch Hồ Chí Minhdo Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch giới thiệu. Năm 1987, UNESCO đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất.“Đêm Văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc” để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.(Ảnh: KHẢI HOÀN)Chương trình đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế đối với văn hóa và con người Bắc Ninh và với đất nước và dân tộc Việt Nam.
https://nhandan.vn/dem-van-hoa-bac-ninh-kinh-bac-day-mau-sac-tai-paris-post812217.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Đêm Văn hoá Bắc Ninh - Kinh Bắc", "Paris", "Pháp", "Việt Nam", "tranh dân gian Đông Hồ", "UNESCO", "Di sản văn hóa", "Phái đoàn thường trực bên cạnh UNESCO", "Bắc Ninh" ] }
[Ảnh] Đặc sắc Ngày hội Văn hóa và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tại Hà Nội
NDO -Sáng 20/4, tại làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra buổi lễ khai mạc ngày hội Văn hóa-Du lịchtỉnh Sóc Trăng. Trong khuôn khổ ngày hội, người dân và du khách được trải nghiệmvăn hóa ẩm thực, sản phẩm và nghề thủ công truyền thống đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng.
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phát biểu khai mạc ngày hội Văn hóa-Du lịch tỉnh Sóc Trăng lần thứ nhất. Phát biểu khai mạc, bà Ngọc bày tỏ niềm vui khi được đem nét đặc sắc văn hóa, con người và ẩm thực của Sóc Trăng đến với nhiều nơi trên cả nước và được người dân lẫn du khách nhiệt tình ủng hộ.Các vị đại biểu tham gia buổi lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa và Du lịch tỉnh Sóc Trăng.Trong ngày hội quảng bá, du khách được trải nghiệm và thưởng thức những nét đặc sắc của văn hóa người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt là phong tục viết thư pháp của người Hoa thu hút sự quan tâm nhiều người dân và du khách.Ngoài ra du khách còn được trực tiếp ngắm nhìn nghệ nhân làm những sản phẩm thủ công đan lát. Được biết, nghề thủ công đan đát không phải là nguồn thu nhập chính của người dân Sóc Trăng nhưng đây cũng là công việc giúp cho người dân có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.Đến với ngày hội, du khách không khỏi trầm trồ khi được chiêm ngưỡng những sản phẩm đan thủ công được thực hiện tỉ mỉ bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân Sóc Trăng.Một số sản phẩm thủ công đan lát sau khi được hoàn thiện.Ngoài ra, nghề vẽ tranh kính là một loại hình nghệ thuật dân gian được người dân Nam Bộ ưa chuộng được quảng bá và trình diễn tại ngày hội.Để hoàn thành một bức tranh trên kiếng không phải chuyện đơn giản, người vẽ cần trải qua nhiều công đoạn khó nhằn, đòi hỏi sự khéo léo trong từng nét bút, tay nghề cao, mắt thẩm mỹ trong việc chọn lựa và phối màu nhằm giúp tranh có hồn. Đề tài vẽ tranh cũng khá phong phú, đặc biệt thể loại được ưa chuộng chính là tái hiện câu chuyện kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, tả lại phong cảnh chùa hay những địa danh nổi tiếng,...Tranh kính thường được treo và trưng bày trong các ngôi chùa.Bức tranh kính vẽ Đức Phật vừa được nghệ nhân hoàn thành.Nhắc đến tỉnh Sóc Trăng, không thể không nhắc đến đặc sản bánh pía sầu riêng. Tại đây, bánh pía sầu riêng được làm thủ công tại chỗ và đồng thời cũng trưng bày sản phẩm bánh pía giới thiệu tới du khách thập phương.Trưng bày và quảng bá bánh pía tới du khách thập phươngĐặc sản ẩm thực của Sóc Trăng không chỉ có bánh pía mà còn có món bánh cống được góp mặt trong ngày hội. Bánh cống hay còn được nhiều người gọi với cái tên là bánh cóng. Đây là món ăn đã được xuất hiện từ lâu đời, chế biến bởi bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc Khmer. Bánh cống còn được vinh dự là một trong 50 món ăn đặc sản nổi tiếng tại Việt Nam.Văn hoá Sóc Trăng còn có nét đặc sắc đó là “Lễ hội Đấu Đèn”. Dịp tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng), lễ Đấu đèn tại Chùa ông Bổn, Sóc Trăng, là cơ hội để người Hoa đấu giá những chiếc đèn lồng mang ý nghĩa tốt lành. Mỗi chiếc đèn lồng không chỉ là hiện vật trang trí, mà còn là niềm tin vào một năm mới may mắn, thịnh vượng. Giá trị của từng chiếc đèn có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, khi chúng mang theo những câu chúc như: “Hợp gia bình an”, “Sanh ý hưng long”, “Tài nguyên quản tấn”, “Kim ngọc mãn đường”.Đến với ngày hội, người dân và du khách sẽ được trực tiếp trải nghiệm văn hóa của tỉnh Sóc Trăng thông qua những hoạt động như vẽ tranh, khám phá ẩm thực, tận hưởng những tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm nét cổ truyền của người dân tộc Khmer,... Ngày hội diễn ra từ 20-21/4/2024 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội).
https://nhandan.vn/anh-dac-sac-ngay-hoi-van-hoa-va-du-lich-tinh-soc-trang-tai-ha-noi-post805654.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "tỉnh Sóc Trăng", "Văn hóa-Du lịch", "văn hóa ẩm thực", "nghề thủ công", "Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam" ] }
Ra mắt sách “Giáo sư Đặng Hùng Võ và những người bạn nhà báo”
NDO -Hưởng ứng không khí sôi nổi của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), tại Phố Sách 19/12 (Hà Nội), nhà sách Alpha Books vừa tổ chức buổi tọa đàm, giới thiệu cuốn sách “Giáo sư Đặng Hùng Võ và những người bạn nhà báo” - ấn phẩm phác họa chân dung một trí thức có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng là người bạn thân quý của giới báo chí.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Hùng Võ (sinh năm 1946), nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học-Công nghệ năm 2005 và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cùng năm.Ông được biết đến như một chuyên gia với nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, từ khi còn là một nhà trắc địa bản đồ, tới dấu ấn với công nghệ định vị GPS, cho đến khi về hưu nhưng vẫn luôn trăn trở với những vấn đề “nóng" về chính sách đất đai, nhà ở. Bên cạnh đó, Giáo sư Đặng Hùng Võ còn là giảng viên đại học, MC truyền hình, tham gia nhiều hoạt động xã hội.Ở tuổi 78, Giáo sư Đặng Hùng Võ vẫn đam mê nghiên cứu, viết lách và quan tâm đến chuyển đổi số.Cuốn sách “Giáo sư Đặng Hùng Võ và những người bạn nhà báo” do Nhà xuất bản Thế giới và Alpha Books phát hành, tuyển chọn 37 bài chân dung và phỏng vấn Giáo sư Đặng Hùng Võ trong vòng 30 năm qua, đăng trên các báo: Nhân Dân, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thể thao Văn hóa, VnExpress, VietnamNet, VTC News…3 nội dung chính của cuốn sách gồm: Quá trình trưởng thành, học tập và lao động của Giáo sư Đặng Hùng Võ; Đời thường của ông bên gia đình, tình yêu văn chương nghệ thuật; Giáo sư Đặng Hùng Võ thử sức với nhiều lĩnh vực mới mẻ.Tại sự kiện, Giáo sư Đặng Hùng Võ và các đồng nghiệp, các nhà báo từng viết bài về ông đã có buổi giao lưu, chia sẻ cởi mở với độc giả yêu sách nói chung và quan tâm đến các khía cạnh củacâu chuyện đất đai, nhà ởtrong đời sống xã hội.Cuốn sách cung cấp cho người đọc nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về một "người của công chúng".Với kinh nghiệm 17 năm làm công tác lãnh đạo, quản lý và cả cuộc đời không ngừng nghiên cứu khoa học, Giáo sư Đặng Hùng Võ dành nhiều thời gian phân tích, cảnh báo những vấn đề trong pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên, hạ tầng thông tin, phát triển đô thị,bất động sản du lịch…, giúp người dân hiểu hơn về các quyền lợi chính đáng cũng như nghĩa vụ của mình, tham vấn cho các nhà hoạch định chính sách...Nhờ quan niệm “khoa học cần báo chí cũng như báo chí cần khoa học”, ông là một trong số không nhiều nhà khoa học tích cực, chủ động hợp tác chặt chẽ với báo giới. Hàng trăm bài báo, đối thoại của Giáo sư Đặng Hùng Võ với các nhà báo là kho tư liệu dồi dào, bổ ích, trong đó không ít bài xuất hiện trên báo cách đây nhiều năm nhưng vẫn nguyên tính thời sự.Dự kiến trong năm 2024, ông sẽ tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách nữa về các bài viết, bút ký của mình đã đăng trên các báo, tạp chí.
https://nhandan.vn/ra-mat-sach-giao-su-dang-hung-vo-va-nhung-nguoi-ban-nha-bao-post805942.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Giáo sư Đặng Hùng Võ", "ra mắt sách", "GPS", "bản đồ" ] }
Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Thông qua các tác phẩm điện ảnh nhằm tuyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng và phát huy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường của nhân dân ta; đồng thời nêu cao vai trò, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử vẻ vang của chiến dịchĐiện Biên Phủvà cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thực hiện Quyết định số 508/QĐ-BVHTTDL ngày 5/3/2024 của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Cổ phần Phim truyện I, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên tổ chức “Tuần phim kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954-7/5/2024)” từ ngày 24 đến ngày 30/4/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.Tin liên quanGiới thiệu hai bộ phim hoạt hình dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ“Tuần phim kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).Thông qua các tác phẩm điện ảnh nhằm tuyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng và phát huy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường của nhân dân ta; đồng thời nêu cao vai trò, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử vẻ vang của Chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống Pháp; khẳng định những thành tựu của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó ,khơi dậy lòng yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đối với các liệt sĩ đã hy sinh, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.Bộ phim tài liệu“Đồng hành cùng lịch sử” được chiếu tại Tuần phim.Lễ khai mạc Tuần phim sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút, ngày 24/4/2024 tại Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ với 2 bộ phim do Nhà nước đặt hàng: phim truyện“Đào, phở và piano”- Biên kịch, Đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn do Công ty Cổ phần Phim truyện I sản xuất năm 2023 và bộ phim tài liệu“Đồng hành cùng lịch sử”- Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Quang Tuấn-Nguyễn Ánh Ngọc do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất năm 2024.Từ ngày 25-30/4/2024 tại Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ sẽ trình chiếu phim truyện “Tiểu đội hoa hồng” (Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2021) và phim tài liệu “Ký ức những người truyền lửa” (Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2019) cùng 2 bộ phim“Đào, phở và piano”, “Đồng hành cùng lịch sử”.Từ ngày 18/4-30/4, chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân tại các địa điểm: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (ngày 19, 20/4); Trung đoàn 82-Sư đoàn 355-Quân khu II (ngày 18, 22/4); xã Ảng Cang (huyện Mường Ảng), xã Tả Phìn (huyện Tủa Chùa); các xã: Nà Hỳ, Mường Mươn, Na Sang, Nà Bủng (huyện Mường Chà); Chà Nưa (huyện Nậm Pồ); Pá Mỳ (huyện Mường Nhé); Phình Giàng (huyện Điện Biên Đông); Núa Ngam (huyện Điện Biên).Bộ phim tài liệu“Ký ức những người truyền lửa" được chiếu tại Tuần phim.Trong khuôn khổ Tuần phim, Cục Điện ảnh sẽ tổ chức chương trình giao lưu giữa các nghệ sĩ điện ảnh của đoàn phim“Đào, phở và piano”và phim“Tiểu đội hoa hồng”với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 82, Sư đoàn 355-Quân khu II vào 19 giờ 30 phút ngày 25/4/2024 và các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn vào 19 giờ 30 phút ngày 26/4/2024.Đặc biệt, trong chuỗi các hoạt động tại Tuần phim, Cục Điện ảnh sẽ giới thiệu và trưng bày một số ảnh tư liệu về đoàn làm phim tài liệu và nhiếp ảnh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tại sảnh Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ; đồng thời, trao tặngBảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủbộ ảnh tư liệu này. Đây là hoạt động ý nghĩa, ghi nhận những đóng góp lịch sử quý giá của các cán bộ, nghệ sĩ thế hệ đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc bằng hình ảnh, đóng góp vào chiến thắng vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/tuan-phim-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post806149.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Điện Biên Phủ", "Cục Điện ảnh", "tỉnh Điện Biên", "Tuần phim", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Tái hiện không gian âm nhạc xưa
NDO -Sáng 6/4, tại Bích Câu Đạo Quán (Cát Linh -Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Chương trình Cổ nhạc kinh kỳ. Chương trình đặc sắc với những tiết mụchát truyền thống(diễn xướng, ả đào, hát chèo, hát xẩm) và nhiều hoạt động khác, thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Cổ nhạc kinh kỳ là chuỗi các hoạt động biểu diễn, trải nghiệm nhiều thể loại âm nhạc, giúp khách tham quan khám phánghệ thuật cổ truyềnmiền bắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chương trình có sự góp mặt các Nghệ nhân ưu tú Vân Mai, Văn Trúc; Nghệ sĩ ưu tú Tuyết Mai, Quốc Nha...Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Kim Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic bày tỏ niềm vui và mong muốn sẽ có thêm nhiều hoạt động, sự kiện về gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc do các bạn trẻ tổ chức như chương trình này.Bà Nguyễn Thị Kim Phương, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng FPT Polytechnic phát biểu khai mạc sự kiện. (Ảnh: Uyển Nhi)Trong chương trình, không chỉ được thưởng thức những điệu hát cổ như các làn điệu ca trù, hát xẩm, hát chèo,... mà du khách sẽ được trải nghiệm thêm nhiều hoạt động khác như mặcViệt Phục, chơi các trò chơi dân gian (nhảy dây, ô ăn quan, chơi que chuyền,...), workshop học hát với ca nương, xin chữ thư pháp, thưởng trà Shan Tuyết được hướng dẫn trực tiếp bởi các nghệ nhân.Đặc biệt, với mong muốn mang lại trải nghiệm chân thực cho du khách thưởng nhạc, không gian trưng bày, trình diễn tại “Cổ nhạc Kinh Kỳ” được tái hiện với các hiện vật cổ truyền, không có sự xuất hiện của thiết bị điện tử, thiết bị âm thanh.Sự kiện thu hút nhiều bạn trẻ tới tham quan, trải nghiệm. (Ảnh: Uyển Nhi)Cổ nhạc kinh kỳ là chương trình do các sinh viên khối ngành truyền thông và tổ chức sự kiện của Trường cao đẳng FPT Polytechnic tổ chức. Đây là đơn vị luôn khuyến khích sinh viên tham gia và tổ chức các hoạt động giữ gìn nét đẹp và hoạt động truyền thống dân tộc.Hình ảnh trải nghiệm tại sự kiện:Trải nghiệm mặc Việt Phục trong sự kiện. (Ảnh: Uyển Nhi)Du khách được trải nghiệm học hát cùng ca nương. (Ảnh: Uyển Nhi)Trong quá trình tham gia trải nghiệm học hát, du khách sẽ được hướng dẫn tận tình bởi những ca nương lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm.Trải nghiệm thưởng trà Shan Tuyết thượng hạng. (Ảnh: Uyển Nhi)Thầy đồ viết chữ thư pháp cho khách tham quan. (Ảnh: Uyển Nhi)
https://nhandan.vn/tai-hien-khong-gian-am-nhac-xua-post803456.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Cổ Nhạc Kinh Kỳ", "hát truyền thống", "diễn xướng", "nghệ nhân ưu tú", "trải nghiệm" ] }
Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
NDO -Ngày 22/3, Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều của các địa phương ở phía bắc tỉnh.
Hát Kiều là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo gắn bó với đời sống tinh thần của người dân vùng tả ngạn sông Gianh thuộc các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn.Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những câu hát và diễn xướng Kiều vẫn có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng. Từ kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, nhiều loại hình nghệ thuật được hình thành như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều nhưng nghệ thuật Hát Kiều thể hiện tính độc đáo và giàu sức sáng tạo hơn cả.Tin liên quanHát kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaHát Kiều bao gồm hát, diễn xuất và làm trò... tập trung ở các xã Quảng Kim, Quảng Phương (Quảng Trạch) và Châu Hóa (Tuyên Hóa) và Quảng Minh, Quảng Thủy (Ba Đồn)...Với những nỗ lực bền bỉ trong bảo tồn loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này của ngành Văn hóa, cấp ủy, chính quyền và nhất là nhân dân các địa phương, ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3426 đưa nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Các nghệ nhân trình diễn Hát Kiều.Để tiếp tục phát huy giá trị di sản, Sở Văn hóa-Thể thao tỉnh Quảng Bình tiếp tục phối hợp với các địa phương trong công tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Hát Kiều, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản.Mỗi người dân vừa là chủ thể bảo tồn, diễn xướng vừa là đối tượng thụ hưởng những giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa truyền thống.Trước mắt, các địa phương tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và thành lập các câu lạc bộ Hát Kiều, nhất là quan tâm ưu tiên đào tạo các học viên trẻ. Chính quyền quan tâm đầu tư kinh phí để hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ Hát Kiều; đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch.
https://nhandan.vn/nghe-thuat-trinh-dien-dan-gian-hat-kieu-nhan-bang-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post801122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Quảng Bình", "Hát Kiều", "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia", "bảo tồn văn hóa", "nghệ thuật dân gian" ] }
Đặc sắc lễ hội Đền Mẫu Trịnh Tường năm 2024
NDO -Lễ hội này sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 16 đến 18/4 (tức ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch) tại Đền Mẫu Trịnh Tường, thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm: ngày 16/4tổ chức lễcáo yết, lễ cầu an tại Đền Mẫu Trịnh Tường. Sau đó là triển lãm các gian hàng, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa; nông sản chế biến; hàng thủ công mỹ nghệ; ẩm thực địa phương; các sản phẩm OCOP của huyện; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...Ngày 17/4: thi đấu các môn: bóng chuyền hơi nam-nữ phối hợp, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ; Thi trưng bày, chấm điểm, bán các loại bánh, món ăn truyền thống của 21 xã, thị trấn. Và phần trình diễn trang phục dân tộc.Trong ngày cuối 18/4, sẽ diễn ra lễ rước kiệu, dâng hương, chúc văn, lễ tế và màn múa lân-sư-rồng, biểu diễn võ thuật, thi giã bánh dày...Đây là lễ hội văn hóa tâm linh đậm chất dân gian của đồng bào các dân tộc ở Bát Xát nói riêng và Lào Cai nói chung.Lễ hội Đền Mẫu Trịnh Tường năm 2024 chắc chắn sẽ là ngày hội văn hóa, tâm linh lớn rất được bà con ở đây và du khách thập phương mong đợi...
https://nhandan.vn/dac-sac-le-hoi-den-mau-trinh-tuong-nam-2024-post804330.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:42", "tags": [ "Lễ hội Đền Mẫu" ] }
Nguyễn Tư Nghiêm - nhân vật đồ sộ và sâu sắc của hội họa
"Cánh chim hồng hộc đã mất dạng trong cao xanh ở cuối trời để lại trên đó đường bay bất tận huyền diệu và lòng ngưỡng mộ”. Một tứ thơ bất chợt về sự ra đi (hay trở về) của Nguyễn Tư Nghiêm. Thi nhân, nghệ sĩ có mấy loại thần họa, thánh họa, tâm họa và ngôn họa thì ông thuộc hạng thứ nhất chăng.
Xuất thân từ gia đình trí thức khoa bảng, theo cách mạng từ rất trẻ và làm nghệ sĩ thuần túy triệt để đến cùng, (đời) hội họa của Nguyễn Tư Nghiêm đầy đủ hài hòa cả ba phẩm chất ấy. Mỹ thuật Việt Nam thường mang tiếng ít chất triết, trí tuệ, nặng cảm và tình cho đến khi gặp “tranh Nghiêm”. Có thể không nặng nho học như Nguyễn Phan Chánh, không giỏi Tây học như Tô Ngọc Vân, nhưng tranh ông, con người ông tự nhiên hội đủ hai thứ học ấy, mà chúng không phải đối đầu, kết hôn hay sàng lọc lẫn nhau. Cảm thức tâm linh tam giáo bàng bạc trong miên man các bức tranh sơn mài, giấy dó, càng làm chất trí tuệ nhuốm mầu huyền ảo, có thể khiến người ta sùng kính khi thưởng thức kiểu như các tranh thờ đã thành cổ điển của dân gian.Phong cách tân tả chân và ấn tượng của Trường Mỹ thuật Đông Dương, mà ông là sinh viên giỏi từ năm 1941 đến 1945, được khắc phục khá cực đoan ngay trong những tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa đầu tiên của ông, mà Con nghé quả thực và Giao thừa bên Hồ Gươm là đỉnh cao khó với tới. Liền sau đó từ những năm 1960 đến 1970 ông tự khai hoang, tạo dựng một lãnh địa nghệ thuật rộng lớn với loạt tranh theo các chủ đề Trẻ em chơi - Điệu múa cổ - Thánh Gióng - Kiều và Những con giống trên chất liệu sơn mài và giấy dó. Dấu ấn hiện đại chủ nghĩa cụ thể là lập thể và trừu tượng rõ rệt nhất. Nhưng rõ hơn, sâu hơn là dấu triện vàng son và dung dị của nghệ thuật Đông Sơn, nghệ thuật Đình Chùa Làng và nghệ thuật dân gian từ Bắc Bộ đến Tây Nguyên. Họa sĩ đi con đường hiện đại hóa của hầu hết các danh họa hiện đại là: trở về càng sâu càng xa càng tốt với quá khứ, kỷ niệm, di sản biểu hiện thị giác của dân tộc, cộng đồng, miền đất, khí hậu, tâm và thần địa phương…Vấn đề là sự trở về đó phải được nội giới hóa, để nó từ trong người mình mà đi ra, chứ không phải đứng ngoài mà nhìn vào dò xét, đứng trong hiện tại mà nuối tiếc quá vãng. Tính chất cách mạng trong hội họa Nguyễn Tư Nghiêm hấp dẫn ít nhất ba thế hệ họa sĩ Việt Nam. Vẽ giống ông thì lộ ngay, bắt chước ông rất khó, nhưng ảnh hưởng từ ông rất khó tránh. Trẻ em chơi - bất tận các phương án khác nhau với vô số nhân vật khác nhau, nhưng không ai để ý chúng là ai, chơi ở đâu, chơi cái gì (như phần lớn tranh tả chân đèm đẹp cùng thời). Nó là một biểu tượng hạnh phúc bình dị, sự tự do và hồn nhiên, là những thứ người lớn đều khao khát. Những người trong chiến tranh càng khao khát hơn.Điệu múa cổ không là giấc mộng thiên thai như Nguyễn Gia Trí, liêu trai như Lê Phổ hay duyên dáng điệu đà kiểu Tô Ngọc Vân. Nó là điệu múa của đường nét, mầu sắc của các nàng tiên - thôn nữ, tức các cô gái biến thành ngọc nữ trong hội hè và trên ban thờ. Nó thành biểu tượng khái quát của cái đẹp như Thánh Gióng vung roi trên tuấn mã trong không gian cổ kính Đông Sơn, là biểu tượng của tính anh hùng, là bản hùng ca chiến thắng. Kiều và nhất là các con giống từ con thật như chó, dê tới con rồng huyền hoặc, đều biểu trưng của thân phận, số phận. Các con giống là vòng luân chuyển bất tận của các thế lực tự nhiên xã hội, mà chi phối mỗi người như siêu nhiên. “Tranh Nghiêm” hầu như luôn tượng trưng, khiến mỗi loại/loạt có tính thể loại, mà không thể xếp vào thể loại vốn có nào trong hội họa (như lịch sử, tĩnh vật, sinh hoạt, phong cảnh…).Vượt sang bên kia đường viền của sự mô tả, kể chuyện hay trình bày một nhân vật, một sự kiện, một tình huống hay một nét tâm lý, tính cách cụ thể hội họa của ông, tự mỗi tác phẩm là một trạng thái, một quá trình mà người xem tham dự. Bức tranh không phải là đại diện, mô phỏng hay tấm gương phản ánh cái gì. Nó là một vật được sáng tạo ra như một cái cây, một sinh vật có sự sống của tự nó. Điều này khiến nghệ thuật của ông có thể được xếp gọn trong triết lý của chủ nghĩa hiện đại. Tính Việt Nam tiêu biểu trong tranh của ông đã vượt qua biên giới địa lý, trở thành quốc tế đúng nghĩa.Ở tầm cỡ không biên giới ấy, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm hiện ra như một họa sĩ độc đáo, với ngôn ngữ nghệ thuật không thể lẫn. Đó là sự độc đáo về mầu sắc: vừa vẽ ra đã thành cổ kính, rất thân quen như cánh sen, cổ vịt, hoa hòe, huyết dụ, cánh chả, bã trầu, thanh thiên… trong dân ca; vừa lộng lẫy hoàng cung, uy nghi đình chùa tháp. Hệ thống nét cũng độc nhất vô nhị, với các nét thẳng và cong, ngắn và dài luôn đổi hướng, luồn lách, chồng lấp hô ứng lẫn nhau, như các bè nhạc cụ của dàn giao hưởng. Và cái hấp dẫn nhất là kết cấu tác phẩm luôn chặt chẽ, để biến hóa, khiến trong hàng trăm bức tranh cùng một loại, một chủ đề, một mô-típ, mỗi bức đều riêng biệt, khác nhau. Có lẽ trong lịch sử ngôn ngữ nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nguyễn Tư Nghiêm là nhân vật đồ sộ và sâu sắc sẽ còn được nghiên cứu và viện dẫn lâu dài nhất.Suốt cuộc đời dài gần trọn một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm luôn vẽ, chỉ vẽ với nội lực phi thường. Ông hầu như không xuất hiện, không tuyên ngôn, không vướng bận gia đình, mà sống với tranh như thiền sư với vườn thiền, như bậc cao tăng với lâm tuyền. Sự chăm sóc đối với con người và di sản nghệ thuật Nguyễn Tư Nghiêm của bà Thu Giang (con gái người bạn văn chương Nguyễn Tuân của ông) là món quà tặng, niềm an ủi đáng quý để họa sĩ thanh thản “hành đạo” đến tận những ngày giờ cuối. Ông chỉ ngự trong “lãnh địa” của mình, nhưng xã hội và không gian nghệ thuật của cả ba trào lưu Mỹ thuật Đông Dương, Hiện thực xã hội chủ nghĩa và Đổi mới đều luôn chịu tác động từ mọi hành vi nhất cử nhất động, mỗi thành tựu và thông điệp, quan niệm nghệ thuật qua mỗi loạt tranh của họa sĩ. Di sản của Nguyễn Tư Nghiêm là con đường xa với những đỉnh cao mà phong cảnh luôn đổi thay ngoạn mục. Báu vật của thời gian.Kính ngưỡng hương hồn danh họa đã trở về ngôi!
https://nhandan.vn/nguyen-tu-nghiem-nhan-vat-do-so-va-sau-sac-cua-hoi-hoa-post265053.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [] }
Lễ hội truyền thống 996 năm Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
NDO -Hàng trăm người dân tại phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã tham gia lễ thề đề cao giá trị "trung" và "hiếu" trong Lễ hội đền Đồng Cổ.
Sáng 11/5, tại di tích đền Đồng Cổ, Ủy ban nhân dân phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm 996 năm Hội thề Trung hiếu. Sự kiện thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến tham dự.Theo các nhà khoa học, Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ là lễ hội duy nhất, độc đáo và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nét đặc sắc của Hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian.Đây là một lễ hội đặc biệt, bởi theo các nhà khoa học, toàn miền Bắc hiện chỉ có hai Hội thề là Lễ hội Minh thệ ở Hải Phòng và Hội thề Trung hiếu ở đền Ðồng Cổ, Hà Nội.Hội thề Trung hiếu không chỉ mang ý nghĩa văn hoá lịch sử mà còn là một dịp để nhắc nhở về giá trị đoàn kết và tình yêu thương. Nét đẹp nhân văn của lễ hội này đã khắc sâu trong tâm thức của người dân, tạo nên một nguồn cảm hứng vô cùng quý báu cho cộng đồng.Đền Đồng Cổ đã gắn bó với Thăng Long - Hà Nội suốt hàng nghìn năm lịch sử. Năm 1020, Thái tử Lý Phật Mã đã lập đền thờ tại xóm Đông, phường Yên Thái. Được kế vị vua cha, lên ngôi là vua Lý Thái Tông và văn võ bá quan về đền Đồng Cổ làm lễ tạ thần và tiến hành nghi lễ thề Trung hiếu vào ngày 25 tháng 3 âm lịch, sau do trùng với ngày kỵ nên đổi sang ngày mùng 4 tháng 4 âm lịch.Từ đó hàng năm, người dân vẫn tổ chức lễ kỷ niệm Hội thề Trung hiếu tại đây, nhằm thể hiện lòng trung thành với đất nước và lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.Nhân dân địa phương dâng lễ lên thần Đồng Cổ.Ông Nguyễn Minh Hoài - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bưởi cho biết, lễ hội không chỉ giữ gìn và tôn vinh lịch sử mà còn thể hiện sự tự hào và lòng biết ơn của người Việt Nam đối với tổ tiên và đất nước, nhắc lại một truyền thống - một nguyên nhân của sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam ta là “Đoàn kết - thương yêu”.Đền Đồng Cổ là một địa điểm đặc biệt và trọng yếu trong việc duy trì và phát huy giá trị truyền thống này. Hội thề Trung hiếu tại đền Đồng Cổ trường tồn và truyền cảm hứng cho những thế hệ tương lai.Tại buổi lễ, đại diện chính quyền, các đoàn thể và nhân dân phường Bưởi đã thực hiện lễ thề truyền thống: “Làm con bất hiếu/ Làm tôi bất trung/ Thần minh tru diệt”.Lễ hội diễn ra trong ba ngày. Ngày 10/5 (tức ngày 3/4 âm lịch) là nghi thức cúng lễ cáo yết, văn nghệ chào mừng lễ hội.Ngày 11/5 là nghi thức các dòng họ và nhân dân dâng lễ, khai mạc lễ hội, dâng hương, lễ thề, tế tửu Đại Vương. Ngày 12/5 lễ tạ kết thúc lễ hội.Đền Đồng Cổ đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1992 và Hội thề Trung Hiếu tại đây đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2023.
https://nhandan.vn/le-hoi-truyen-thong-996-nam-hoi-the-trung-hieu-den-dong-co-post808886.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "hội thề trung hiếu", "đền đồng cổ" ] }
Nguyễn Bích Lan: Mong văn trẻ hãy mở rộng hơn…
NDO -NDĐT – Đón tôi ở đầu cầu thang tầng 5 của khu tập thể cũ kỹ, giản dị là một cô gái mảnh dẻ và “trong suốt” ngoài sức tưởng tượng. Cô là tác giả của hàng chục đầu sách dịch, giải thưởng văn học dịch của Hội Nhà văn năm 2010 và là khách mời tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc vào ngày 7-9 tới.
Đón tôi ở cầu thang tầng 5 khu tập thể cũ kỹ là một cô gái mảnh dẻ đến "trong suốt" ngoài sức tưởng tượng. Nguyễn Bích Lan chầm chậm di chuyển cơ thể bé nhỏ chỉ có 28kg của mình. Cô nói rất nhẹ,em chỉ có thể đón chị ở đây thôi. Vừa bước từng bước một theo cô dọc hành lang để vào căn hộ nhỏ mà cô đang sống cùng mẹ và vợ chồng người em trai, trong đầu tôi vừa nghĩ đến rất nhiều những đầu sách và giải thưởng cô đã đạt được trong mấy năm qua. 23 đầu sách dịch - một con số đáng nể, kể cả với những người sức khoẻ bình thường, trong đó Triệu phú khu ổ chuột là tác phẩm nổi tiếng nhất. Cũng chính với cuốn sách này, Bích Lan nhận được Giải thưởng Hội Nhà văn dành cho tác phẩm dịch năm 2010. Tác phẩm sáng tác đầu tiên của Lan cũng vừa cho ra mắt bạn đọc trong tháng 7-2011.Bích Lan kể, thời gian gần đây mệt nhiều hơn, nên cô không làm việc được mấy.Em cũng không nói chuyện nhiều được. Là khách mời của Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc, nhưng lịch trình hội nghị lại qua mấy tỉnh, nên Lan không dám mạo hiểm vì sức khoẻ của mình. Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn nói rằng, BCH hội rất trân trọng tài năng và sức làm việc của Lan, tạo mọi điều kiện để Lan có thể tham dự, kể cả bố trí người chăm sóc và nhân viên y tế…Lan bảo, cô rất cảm động vì điều đó. Nhưng cô chỉ có thể đến vào đêm trước, khi mọi người đang ở Hà Nội, để có thể gặp gỡ, chuyện trò một lúc… Lan nói từng chữ một, nhẹ như gió thoảng, đôi khi cũng như tiếng gió, dừng lại ở quãng nào đó xa xăm tôi không thể nào nắm bắt được. Chỉ còn đôi mắt to và sâu thẳm với ánh nhìn ấm áp.Lan bị loạn dưỡng cơ từ năm 13 tuổi và sau đó còn bị thêm bệnh suy tim. Cơ thể cô gầy mảnh như một chiếc lá. Đôi tay Lan gần như trong suốt, gương mặt cũng hanh hao. Vậy nhưng Lan là người thực tế, không lấy làm quá phiền lòng vì hoàn cảnh số phận mình, cũng không quá mộng mơ ảo tưởng những chuyện xa xôi. Bình thường thì Lan làm việc nhiều lắm, dịch mỗi ngày chín, mười tiếng. Năm 2010, cô cho in bốn đầu sách, ba cuốn dịch và một cuốn sáng tác. Nhưng năm nay thì Lan mệt hơn, mỗi ngày chỉ có thể làm việc vài tiếng, còn lại thì ngồi chơi với đứa cháu. Lan không nghĩ tới những điều mình không có được như những người bình thường, không nghĩ tới những việc mà mình không thể làm được. Cuộc sống là vô cùng quý giá và Lan cho rằng không việc gì phải phí thời gian vào việc ngồi nghĩ ngợi về những thiệt thòi mất mát mà mình phải chịu đựng.Tôi hỏi, khi em mệt nhiều như vậy thì làm sao. Lan nói, thật đơn giản, em sẽ nằm xuống và đợi. Chờ đợi cho cơn mệt sẽ qua đi. Có khi, mẹ em rất lo lắng, nhưng em luôn trấn an cả nhà bằng cách đó. Không lo lắng không hoảng hốt, cứ nằm xuống và chờ đợi… Lan hiểu cô bị bệnh tim, và người bị bệnh tim thì luôn phải được nương nhẹ . Lan luôn luôn nương nhẹ với chính mình.Khi bác sĩ thông báo tình trạng bệnh tật với cô vào năm 13 tuổi, việc cô bị sốc, hay buồn, hay tuyệt vọng… như mọi người thường nói, diễn ra rất ngắn ngủi. Từ khi bắt đầu tự mày mò học tiếng Anh, rồi dạy một lớp tiếng Anh trẻ em tại nhà… Lan đã không bao giờ còn thời gian để buồn hay nghĩ ngợi hay tuyệt vọng nữa.Lan học chuyên văn từ bé. Nhưng nếu không bị suy tim, công việc dạy học không bị bắt buộc phải dừng lại thì Lan sẽ không bước sang con đường văn chương dịch thuật. Bây giờ, thì Lan đã dịch xong 23 cuốn sách, hiện đang dịch tập truyện ngắn của Tagore, và đang viết dở cuốn tự truyện. Khi cuốn thơ -truyện ngắn của cô vừa ra đời, một số nhà phê bình đã cho rằng, người đọc có thể đọc cô mà không cần nghĩ đến việc cô là một người bị bệnh nan y. Cô thực sự có tố chất của một tài năng văn chương.Trong công việc dịch thuật, Lan luôn là người nghiêm túc và cẩn trọng. Đọc tác phẩm của cô, có thể thấy cô bình đẳng với những dịch giả chuyên nghiệp, chứ không phải là một người biết ngoại ngữ “rẽ tay ngang” hoặc vì số phận đưa đẩy. Rất nhiều đầu sách của Lan dịch đều là những tác phẩm “đinh” của một số công ty, nhà sách, bán chạy. Riêng Triệu phú ổ chuột thì đã được tái bản nhiều lần và được khẳng định bằng một giải dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam, cũng đủ để nói lên điều đó.Lan nói, Lan luôn là người chọn tác giả và tác phẩm. Bằng cách này, cô cũng liên lạc với nhiều tác giả lớn trên thế giới. Cô thích những cuốn sách viết sâu về một nền văn hóa. Không dịch những cuốn sách chỉ viết về những chuyện thường ngày. Cô chọn những tác phẩm mà đằng sau những câu chuyện riêng tư, những nhân vật, số phận, là cả một xã hội, là tầng sâu văn hóa, chính trị. Vì vậy, công việc dịch thuật cũng đã đưa Lan đi rất xa. Mặc dù giới văn chương đánh giá Lan là người sống khép kín, ít tiếp xúc và cô cũng không muốn nói nhiều về số phận đặc biệt của mình.Tôi hỏi Bích Lan, nếu em đến hội nghị thì em có tham luận hay bày tỏ mong muốn gì không. Cô nhìn xa xăm, cô không mong muốn gì cho riêng mình cả. Văn chương dịch thuật đều là tự thân, Lan chưa bao giờ mong đợi có sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Những ghi nhận và đón đợi của bạn đọc là phần thưởng lớn nhất của cô. Tuy nhiên, nếu có thể có lời nói giữa hội nghị, thì Lan mong các nhà văn trẻ hãy cứ viết câu chuyện riêng nhưng hãy mở rộng “cái phông” của mình, xa hơn sâu hơn, để bạn đọc thấy giới trẻ trong đó, xã hội trong đó, thấy được những vấn đề chung của nhiều người, của dân tộc . Chứ bây giờ Lan thấy cái “phông” trong câu chuyện mà văn trẻ kể chưa được rộng lắm. Mở rộng được “phông” thì sẽ dẫn được chính mình và bạn đọc đi xa hơn.Nguyễn Bích Lan sinh năm 1976 tại Hưng Hà, Thái Bình. Bắt đầu dịch sách văn học từ năm 2002, cho đến nay, Lan đã có 23 đầu sách được xuất bản trong đó có nhiều tiểu thuyết được độc giả yêu thích: Từ sông Nile đến sông Jordan, Nghìn khuôn mặt của đêm, Hứa yêu, Vũ điệu của trái tim, Mạch buồn, Người đàn ông hoàn hảo, Triệu phú khu ổ chuột… Với Triệu phú khu ổ chuột, Nguyễn Bích Lan đã được trao Giải thưởng Văn học năm 2010 về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm sáng tác đầu tiên của Lan có tiêu đề “Sống trong chờ đợi” vừa được NXB Trẻ ấn hành, đã nhận được nhiều khen ngợi của các nhà phê bình. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Bích Lan tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc.Tạo diễn đàn và lắng nghe văn trẻNhà thơ Nguyễn Việt Chiến: Gánh nặng tương lai trên vai văn trẻ
https://nhandan.vn/nguyen-bich-lan-mong-van-tre-hay-mo-rong-hon-post554292.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [] }
Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt
NDO -Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội” tại Mimosa Gallery.
Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Tháiphối hợp Mimosa Gallery giới thiệu các tác phẩm hội họa, điêu khắc của chồng - cố họa sĩ, điêu khắc gia Lê Công Thành và tác phẩm của bà với công chúng yêu nghệ thuật ở xứ ngàn hoa Đà Lạt.Với chủ đề “Nguồn cội”, triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 45 tác phẩm hội họa và điêu khắc, được tuyển chọn từ hàng nghìn tác phẩm của vợ chồng họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái.Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái chia sẻ tại triển lãm "Nguồn cội".Chia sẻ tại triển lãm, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái nói ngắn gọn: “Chúng tôi luôn mong muốn kết nối nghệ thuật với đời sống”.Đại diện Mimosa Gallery cho biết, đây là lần đầu tiên tác phẩm hội họa,điêu khắc của Lê Công Thànhvà Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng Đà Lạt. Tuy vậy, đây không hẳn là “đến”, mà “trở về” với “Nguồn cội”, với khởi nguyên tình yêu và nghệ thuật.Một góc không gian triển lãm "Nguồn cội" tại Mimosa Gallery.Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Công Thành (1932-2019) nằm trong số những nhà điêu khắc xuất sắc tại Việt Nam. Thời gian đầu sự nghiệp, ông hào hứng với đề tài chiến tranh cách mạng. Sau đó ông chuyển hướng, phần lớn sáng tác tượng kích thước nhỏ nhưng có tính biểu tượng cao. Tác phẩm của ông từ giai đoạn này cho đến cuối đời, gần như xoay quanhvẻ đẹp nguyên sơ, tinh khiết và quyến rũ của phụ nữ.Tác phẩm của họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Công Thành.Sau những giờ cật lực với điêu khắc, Lê Công Thành quay sang thư giãn với giá vẽ. Tuy vậy, tác phẩm hội họa của ông lại thành một mảng đặc biệt, rất đẹp, giàu ý niệm và cá tính; dụng hình dứt khoát, chắc khỏe, tối giản đường nét và khoáng đạt. Sự quyện hòa giữa hội họa và điêu khắc, với sự sắc ngọt đường nét, vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ trong tác phẩm của ông có sựthu hút riêng biệt.Tác phẩm "Tình yêu" và "Cô gái miền núi" của Lê Công Thành.Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái sinh năm 1943 tại Hà Nội, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật công nghiệp Việt Nam. Tại ngôi trường này, bà gặp gỡ, trở thành học trò và sau đó nên duyên vợ chồng với nhà điêu khắc Lê Công Thành.Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và những nghệ sĩ tại Đà Lạt.Nguyễn Thị Kim Thái cũng thường nhấn vào vẻ đẹp phụ nữ, là họa sĩ nữ thành công với đề tài nude (khỏa thân). Trong hành trình hơn nửa thế kỷ đi cùng hội họa, bà nổi trội với thiên tính nữ vượt trội của mình và để lại cho hội họa hiện đại những tác phẩm tràn đầy cảm hứng tình yêu lứa đôi, tình mẫu tử.Không gian giới thiệu tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái" tại triển lãm.“Thoảng qua hời hợt, dễ cảm giác tranh Nguyễn Thị Kim Thái là phiên bản giá vẽ của tượng Lê Công Thành. Nhưng nhẩn nha bên chúng, lắng nghe chúng mới tỏ tường sức cám dỗ thiên tính nữ bẩm sinh trong từng nét vẽ. Càng ngó nghiêng tìm hiểu, càng thấm tư duy nghệ thuật sớm phá cách, không nệ cổ, không bị áp đặt bởi các lý lẽ thường tình trong thế giới hội họa khiêm nhường, bí ẩn mà lại rỡ ràng diễm lệ của họa sĩ lão thànhNguyễn Thị Kim Thái”, nhà báo Ngô Hương Sen, Báo Nhân Dân, viết.Tác phẩm chủ đề tình yêu của họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái.Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái chia sẻ, thời gian đầu đến với hội họa, bà chỉ biết nghệ thuật truyền thống. Sau này được học mới biết thêm nghệ thuật các nước. Xem, biết và yêu thích, những điều đó đến tự nhiên và hòa quyện. Bà kể: “Ông (điêu khắc gia Lê Công Thành) nặn tượng khỏa thân từ lâu lắm rồi, mình cũng vẽ mấy chục năm nay. Nhưng giai đoạn chưa “mở” với dòng tranh này nên cứ để ở nhà… Đôi khi ông vẽ chơi rồi để đó, mình lại hoàn chỉnh tranh cho ông, cứ thế rồi ảnh hưởng nhau. Mình không theo khuynh hướng, tự nhiên nó đến”.Du khách nước ngoài đến với triển lãm "Nguồn cội".Theo nữ hoạ sĩ, bà vẽ nude - khỏa thân nghệ thuật một cách tự nhiên, vì yêu vẻ đẹp nguyên thủy của phụ nữ.Với Lê Công Thành, chính công chúng đã thực tế hóa ước mơ của ông lúc sinh thời - phóng to những bức tượng tràn đầy triết lý về tình yêu, nhân sinh, về nguồn cội, về sự giao hòa giữa tự nhiên và con người… để đặt chúng vào giữa đời sống.Tác phẩm của họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Công Thành.Nhiều người đến với triển lãm cho rằng, tác phẩm củaLê Công Thành- Nguyễn Thị Kim Thái đã tác động tích cực tới thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật của nhiều người. Cả khi tuổi đã cao, nghệ thuật của cặp đôi nghệ sĩ vẫn tươi trẻ, cá tính và hiện đại.Những năm gần đây, tác phẩm của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái được nhiều người yêu cái đẹp tìm kiếm, săn đón, trân trọng, bởi đó là những biểu tượng của đẹp, cái đẹp phồn thực, nguyên sơ, rạo rực, dễ dàng len lỏi vào tận thẳm sâu nội tâm người xem.Một góc không gian triển lãm "Nguồn cội" tại Mimosa Gallery.Triển lãm “Nguồn cội” tại Mimosa Gallery (17 Phù Đổng Thiên Vương,thành phố Đà Lạt), diễn ra đến ngày 27/5.
https://nhandan.vn/hoa-si-nguyen-thi-kim-thai-va-le-cong-thanh-voi-nguon-coi-tai-da-lat-post808422.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Lâm Đồng", "Đà Lạt", "Lê Công Thành", "Nguyễn Thị Kim Thái", "Triển lãm" ] }
Người đẹp Quyên Qui và hành trình vào vai tiểu thư trong “Quý cô thừa kế 2”
NDO -Bộ phim dự kiến ra mắt vào ngày 8/3 “Quý cô thừa kế 2” đang nhận được sự quan tâm của khán giả, trong đó có vai nữ chính Kim do người đẹp Top 11 Miss Earth 2023 Quyên Qui đảm nhận.
Quyên Qui tên thật là Nguyễn Lê Diệp Quyên, sinh năm 1998 tại Gia Lai.Trước khi tham gia “Quý cô thừa kế 2”,Quyên Quitừng góp mặt trong web-drama “Xóm Trọ” với vai Hiền - vợ Long đẹp trai. Cô cũng từng tham gia đấu trường sắc đẹp, trong đó cóMiss Earth 2023và dừng chân ở Top 11. Với ngoại hình khả ái và khả năng diễn xuất tốt mặc dù chưa qua trường lớp đào tạo nào, Quyên Qui từng lọt mắt xanh một số đạo diễn các dự án phim như web-drama “Xóm Trọ”, phim "Sugar Daddy & Sugar Baby", cùng một số phim sitcom khác…Vai Kim trong “Quý cô thừa kế 2” là vai chính đầu tiên trong sự nghiệp của Quyên Qui. Có thể nói đây là cái duyên của Quyên Qui khi cô từng rất yêu thích “Quý cô thừa kế 1” và đã ra rạp xem đến 3 lần. Chính vì thế, cô đã rất bất ngờ và vui mừng khi được casting vào vai chính của phim, và dành những nỗ lực cao nhất cho vai diễn.Quyên Qui trong một cảnh quay dưới mưa.Khi vào vai Kim, điều mà Quyên Qui lo lắng nhất chính là làm sao thể hiện ra thần thái của một tiểu thư đỏng đảnh được nuông chiều. Nữ diễn viên chia sẻ cô đã phải theo dõi, quan sát từng hành vi, cử chỉ lẫn cách ăn nói của rất nhiều bạn bè được sinh ra trong gia đình đã giàu có sẵn để có thể hóa thân thành một “nàng công chúa” đúng nghĩa.Trong phim, Quyên Qui vào vai Kim, một cô nàng cả đời chỉ biết ăn sung mặc sướng, nhưng đó chỉ là ở phần mở đầu. Suốt hành trình sau đó, Kim cũng phải trải qua những biến cố và và đau khổ, khi đó Quyên Qui cũng đã phải căng mình cho những phân cảnh khó và vất vả để hoàn thành vai diễn.Ở cảnh nhảy từ tòa nhà cao 3 tầng, mặc dù đã có đồ bảo hộ nhưng để vượt qua nỗi sợ mà diễn được sự bất lực là cả một quá trình đối với bản thân Quyên Qui cùng sự động viên và hỗ trợ từ ê-kip để nữ diễn viên có thể hoàn thành cảnh quay này.Quyên Qui phải chịu lạnh khi dầm mưa và nằm trên mặt đường.Ngoài ra, ở đoạn Kim bị chơi xấu và “hội đồng” trong phim, đó là một cảnh dưới mưa và phải diễn sao cho thật đau đớn, tới mức ngất xỉu. Bối cảnh lúc đó quá lạnh vì quay ngoài trời, nước dội xối xả, Quyên Qui phải nằm dưới mặt đường rét run và cố gắng giữ mình tỉnh táo. Vì không chịu được, ngất xỉu thì toàn bộ cảnh quay sẽ hỏng hết, khiến công sức của cả đoàn phim đổ sông đổ bể nên Quyên Qui phải dùng hết sức bình sinh của mình để nén lại cơn đau lẫn cái lạnh thấu xương để vào vai trọn vẹn nhất có thể.Thậm chí, cơn lạnh bên ngoài còn chưa dứt thì đêm đó, Quyên Qui lại chia tay với bạn trai khiến nỗi đau nhân đôi Dù rất đau đớn nhưng Quyên Qui cố nhìn nhận điều này theo một hướng khác tích cực hơn và biến nỗi đau của mình thành nỗi đau của nhân vật Kim, giúp vai diễn chân thực hơn, dễ dàng chạm tới khán giả hơn.Là một nữ diễn viên năng động, sau dự án “Quý cô thừa kế 2”, Quyên Qui có lẽ sẽ sớm gặp lại khán giả qua những dự án mới với các nhân vật khác lạ hơn, thú vị hơn. Đây cũng là điều nữ diễn viên hướng tới - là một diễn viên thực lực, có chiều sâu trong diễn xuất hơn là chỉ đóng đinh mình vào một dạng vai. Cô cũng mong khán giả sẽ tiếp tục đón nhận những vai diễn mới đầy nỗ lực của mình.“Quý cô thừa kế 2” kể về gia đình tưởng chừng như đầm ấm và hạnh phúc của ông bà Cao Minh, Hải Đường và cô con gái Kim. Tuy nhiên, mọi thứ ngày càng trở nên kỳ lạ khi ông Cao Minh càng lúc càng thô bạo và có xu hướng kiểm soát đầy độc hại lên cả vợ và con gái mình. Trong khi đó, Kim cũng bất mãn và nổi loạn nhiều hơn, thậm chí chống đối lại cha mẹ mình vì họ không đáp ứng được yêu cầu đi du học của cô.Sự căng thẳng trong ngôi nhà chợt lên đến đỉnh điểm khi mọi mâu thuẫn trong gia đình dường như đang được bàn tay của ai đó sắp xếp, thậm chí gây ra những tai nạn vô cùng ác ý với Kim khiến cô nghi ngờ chính cha mẹ ruột của mình. Liệu gia đình Cao Minh, Hải Đường và Kim có tìm lại được hạnh phúc trở lại hay sẽ vỡ tan và hủy hoại lẫn nhau?Phim do Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Trăng Xanh sản xuất, Thiên Ngân Galaxy phát hành.
https://nhandan.vn/nguoi-dep-quyen-qui-va-hanh-trinh-vao-vai-tieu-thu-trong-quy-co-thua-ke-2-post797053.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "“Quý cô thừa kế 2”", "Quyên Qui", "Trăng Xanh", "Thiên Ngân Galaxy" ] }
Sắc thắm thổ cẩm Lào
Trong bức tranh văn hóa đa sắc của 19 dân tộc anh em tỉnh Điện Biên, dân tộc Lào đóng góp một phần rực rỡ. Người Lào cư trú tập trung tại 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Những năm qua, khi đời sống ngày càng phát triển và hội nhập, cộng đồng người Lào vẫn duy trì được việc sản xuất và sử dụng trang phục truyền thống, coi đó là một nét đặc trưng và niềm tự hào của dân tộc mình.
Nhắc đến người Lào ở Điện Biên, những người yêu văn hóa, du lịch dù ở phương xa cũng ít nhiều biết đến Tết té nước (Bun Huột Nặm), một lễ hội độc đáo và hấp dẫn diễn ra vào tháng 4 hằng năm. Hình ảnh đồng bào Lào trong trang phục truyền thống tham gia nghi lễ, múa điệu lăm vông uyển chuyển, rộn ràng té nước cầu may... đã để lại ấn tượng tốt đẹp với du khách trong và ngoài nước.Càng ý nghĩa hơn khi biết rằng gần như mọi công đoạn tạo nên bộ trang phục đều được làm thủ công từ những nguyên vật liệu của núi rừng, đồng ruộng, khắc họa những hoa văn gắn với cuộc sống và một phần tín ngưỡng dân gian. Trang phục dân tộc Lào ở từng địa phương khác nhau cũng có một số đặc điểm thay đổi, cải biên. Đối với người Lào ở Điện Biên, phụ nữ luôn có chiếc khăn thổ cẩm quấn trên đầu, mặc áo dài tay lửng thân với hàng khuy bạc, trước ngực quàng chéo chiếc khăn "phạ biêng". Chân váy là điểm nhấn với hàng nghìn chi tiết đủ màu, cân đối, sắc nét, tôn thêm sự duyên dáng cho người mặc.Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào ở huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) mới đây đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong khi cách trang trí hoa văn trên trang phục của nhiều dân tộc khác được tạo hình bằng cách vẽ sáp ong rồi in nhuộm, hoặc thêu thùa, khâu đính... thì các họa tiết trên thổ cẩm Lào được dệt trực tiếp ngay trong quá trình hình thành tấm vải, do đó để dệt tấm thổ cẩm hoàn chỉnh cần có tư duy hình ảnh tốt và sự kiên trì, tỉ mẩn.Theo nghệ nhân Lò Thị Bua (bản Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông) thì hoa văn thổ cẩm dân tộc Lào rất đa dạng, mỗi người dệt có thể tự tưởng tượng và phối màu theo sở thích cá nhân. Bản thân bà thường dệt 8 loại là hoa văn hình rồng, chim công, con voi, con hươu, hình tháp, hạt gấc, lá cây, quả trám...Ngoài 70 tuổi, bà Bua vẫn ngày ngày ngồi bên khung cửi dưới hiên nhà để dệt vải, đồng thời tham gia truyền dạy nghề cho thanh niên trong bản. Lớp nghệ nhân cao niên giàu kinh nghiệm như các bà, các mẹ vừa hướng dẫn kỹ thuật dệt, vừa giải thích cho con em mình hiểu rõ từng hoa văn, họa tiết gắn với những câu chuyện cổ hay ước mơ, quan niệm nhiều đời của dân tộc Lào. Chẳng hạn như hình người cưỡi voi và hình chùa tháp nhiều tầng là những biểu tượng của người Lào, hình đôi rắn quấn vào nhau nghĩa là điều may mắn…Còn nghệ nhân Lò Thị Viên (bản Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên) thì kể rằng, từ lúc 9 tuổi bà đã biết xe bông theo chỉ dạy của mẹ. Rồi sau đó mới đến tập nhuộm sợi, tập dệt trơn, thành thạo mới dệt hoa văn. Người nào học nhanh thì mất 1 năm mới thạo nghề. "Cô gái nào dệt được vải đẹp thì trong mắt mọi người cô ấy càng xinh đẹp. Chúng tôi làm ruộng, chăn nuôi, sinh con đẻ cái, nhưng lúc rảnh rỗi, nông nhàn vẫn tranh thủ dệt vải" - bà Viên chia sẻ.Bà là người phụ nữ đi đầu của Hợp tác xã thổ cẩm Na Sang 2 với gần 30 xã viên, trong việc thực hiện mô hình hỗ trợ bảo tồn và phát huy nghề truyền thống điển hình ở Điện Biên. Hợp tác xã được thành lập từ năm 2009 song hoạt động khá cầm chừng, đến năm 2014 mới khởi sắc nhờ đổi mới nếp nghĩ, cách làm.Chủ nhiệm Hợp tác xã Lò Văn Thoong cho biết, trung bình mỗi tháng chị em có thêm thu nhập khoảng 3 triệu đồng nhờ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong tỉnh, một số tỉnh bạn và gửi về Hà Nội. Đơn đặt hàng từ nước ngoài cũng dần nhiều lên, hiện đang có đối tác ở Lào và ở Pháp.Một thương hiệu thổ cẩm Lào khác cũng bước đầu tạo được dấu ấn, mang đến cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều gia đình là Hợp tác xã dệt thổ cẩm Pa Thơm (bản Pa Xá Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên). Thành lập cuối năm 2020 với 15 xã viên, hợp tác xã được chính quyền địa phương và Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên tạo điều kiện tham gia nhiều hội chợ làng nghề, triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOP trong các sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch trong và ngoài tỉnh.Không chỉ dệt nên những tấm vải mềm mại, hoa văn tinh xảo, phụ nữ Lào nơi đây còn nỗ lực học hỏi, sáng tạo thêm nhiều mẫu mã trang phục cập nhật xu hướng hiện đại, may thành túi và khăn phù hợp cho khách du lịch mua làm quà. Sản phẩm thổ cẩm Lào có giá dao động từ 800 nghìn đồng cho tới vài triệu đồng tuỳ kích cỡ, mức giá hợp lý với nguyên liệu tự nhiên và quá trình làm thủ công kéo dài từ 15-30 ngày.Hiện nay, người Lào ở huyện Điện Biên và Điện Biên Đông đã có 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận, bao gồm: Nghệ thuật múa dân gian, Tết té nước (Bun Huột Nặm) và Nghệ thuật trang trí trên trang phục. Đó là sự tôn vinh, động viên để đồng bào các dân tộc thiểu số thêm yêu văn hóa truyền thống cũng như có trách nhiệm gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc mình. Tuy giá trị của thổ cẩm Lào đã được khẳng định, việc mở rộng quy mô hay tìm đầu ra ổn định lâu dài vẫn là mục tiêu cần sự chung tay của nhiều con người, nhiều tập thể, cơ quan hữu quan.
https://nhandan.vn/sac-tham-tho-cam-lao-post807547.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Té nước", "Người Lào", "Thổ cẩm" ] }
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Tham dự buổi lễ tại Hà Nội có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; các đồng chí Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân: Đinh Như Hoan, Quế Đình Nguyên, Phan Văn Hùng; đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam...Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Báo Nhân Dân đã tổ chức đợt thông tin đặc biệt về sự kiện với sự chuẩn bị công phu, bài bản, kỹ lưỡng trong gần nửa năm, mở đầu bằng việc ra mắt chuyên trang điện tử Chiến thắng Điện Biên Phủ (tại địa chỉ dienbienphu.nhandan.vn) vào ngày 13/3. Điểm nhấn trong Đợt thông tin đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ là số Báo Nhân Dân hằng ngày 7/5/2024 được tăng thêm 8 trang thông tin đặc biệt, gồm 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh và 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” với hơn 4.500 nhân vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu tại Lễ khai mạc triển lãm.Phát biểu tại Lễ khai mạc, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Việc ra mắt chuyên trang điện tử với ý tưởng đi theo diễn tiến chiến dịch suốt 56 ngày là một sự sáng tạo độc đáo. Nhưng chúng tôi vẫn chưa hài lòng vì báo in hằng ngày mới là sản phẩm cốt lõi của Báo Nhân Dân. Ý tưởng về một chuyên trang đặc biệt và bức tranh panorama bản in ra đời sau đó, nhưng chúng tôi còn muốn tạo sự bất ngờ hơn cho độc giả khi tích hợp các tính năng tương tác để trải nghiệm nội dung mở rộng”.Việc ra mắt chuyên trang điện tử với ý tưởng đi theo diễn tiến chiến dịch suốt 56 ngày là một sự sáng tạo độc đáo. Nhưng chúng tôi vẫn chưa hài lòng vì báo in hằng ngày mới là sản phẩm cốt lõi của Báo Nhân Dân. Ý tưởng về một chuyên trang đặc biệt và bức tranh panorama bản in ra đời sau đó, nhưng chúng tôi còn muốn tạo sự bất ngờ hơn cho độc giả khi tích hợp các tính năng tương tác để trải nghiệm nội dung mở rộng.Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc MinhBạn đọc có thể cắt các trang báo Nhân Dân số đặc biệt, ghép thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài tới 3,21m (kỷ lục đối với sản phẩm báo in) rồi treo trong phòng khách, nơi công cộng hoặc chụp ảnh check-in trên mạng xã hội cùng các hashtag #chienthangdienbienphu #dienbienphu. Những người yêu thích công nghệ có thể trải nghiệm tương tác bằng cách dùng điện thoại quét các mã QR trên tranh hoặc tải ứng dụng xem hình ảnh chuyển động bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).Cùng với các sản phẩm báo chí đặc biệt, Báo Nhân Dân quyết định đưa bức tranh panorama bản in thành triển lãm để ngay cả những người không có trong tay số báo Nhân Dân ngày 7/5/2024 cũng có cơ hội trải nghiệm tương tự. Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ khai mạc vào chiều 6/5/2024 đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân Dân - 71 Hàng Trống, Hà Nội và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Triển lãm mở cửa tự do từ 9h-17h từ ngày 7/5/2024 đến 12/5/2024.Họa sĩ Lương Xuân Đoàn chia sẻ cảm xúc tại triển lãm.Đồng chí Lê Quốc Minh chia sẻ: “Từ nay đến ngày 12/5, lần đầu tiên Báo Nhân Dân mở cửa tự do cho công chúng vào tham quan triển lãm tương tác tranh panorama. Chúng tôi mong đợi triển lãm này sẽ giúp khán giả không những có cơ hội xem những hình ảnh ấn tượng mà còn tương tác với hình ảnh, đọc thêm nhiều thông tin về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây sẽ là cơ hội để người dân hiểu thêm về lịch sử hào hùng của đất nước. Chúng tôi hy vọng các em học sinh, sinh viên thông qua triển lãm này cũng như các sự kiện, hoạt động khác của báo chí trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hiểu thêm về lịch sử đất nước và hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai”.Khách tham quan có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama bao quanh hình tròn đường kính 5,5m, chiều cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường với mô hình tranh panorama 360 độ. Tại ngày khai mạc triển lãm, Báo Nhân Dân đã tặng phụ trương đặc biệt kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ cho khách tham quan tại cả hai địa điểm triển lãm tại Hà Nội và Điện Biên.“Chúng tôi nhận thức rằng đây là nỗ lực đổi mới sáng tạo nhưng cũng là trách nhiệm của tờ báo Đảng hàng đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong công tác tuyên truyền về những sự kiện quan trọng của đất nước”, đồng chí Lê Quốc Minh cho biết.Chúng tôi nhận thức rằng đây là nỗ lực đổi mới sáng tạo nhưng cũng là trách nhiệm của tờ báo Đảng hàng đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong công tác tuyên truyền về những sự kiện quan trọng của đất nước.Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc MinhCác đại biểu trải nghiệm thực tế tăng cường tại triển lãm tương tác ảnh panorama "chiến dịch Điện Biên Phủ".Tham dự triển lãm, nhiều đại biểu rất ấn tượng khi xem bức tranh nổi tiếng "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được thể hiện dưới hình thức mới, hiện đại. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho rằng, đây là món quà đặc biệt của Báo Nhân Dân trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Thượng tá Đàm Đình Hòa, đại diện Cục Tuyên huấn, Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng, triển lãm tranh panorama là một sự sáng tạo của Báo Nhân Dân trong việc góp phần lan tỏa những ý nghĩa, giá trị của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tới toàn dân, đặc biệt là giới trẻ.Ngay sau lễ khai mạc, triển lãm đã thu hút rất đông khách tham quan, trong đó có nhiều khách quốc tế. Chị Natasha (người Pháp) vừa đến Việt Nam ngày hôm qua và hồ Hoàn Kiếm là điểm đến đầu tiên của gia đình. Khi biết tin triển lãm tranh panorama về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Báo Nhân Dân, chị háo hức đến tham quan.Du khách nước ngoài tham quan triển lãm sau lễ khai mạc.“Tôi rất ấn tượng với việc Báo Nhân Dân tổ chức triển lãm giới thiệu chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện cả thế giới biết đến và người Pháp chúng tôi tương đối hiểu rõ nhưng cách thế hiện của triển lãm rất mới mẻ, trực quan, hiện đại. Tôi nghĩ triển lãm sẽ thu hút rất nhiều khách, trong đó có khách nước ngoài”, chị Natasha nói.Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Điện BiênChiều 6/5, tại khuôn viên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, lễ khai mạc tương tự cũng đồng thời được tổ chức tại trụ sở Báo Nhân Dân tại Hà Nội.Tham dự buổi lễ tại Điện Biên có các đồng chí: Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng ban Chính trị-Xã hội, Báo Nhân Dân; Phạm Ngọc Hân, Tổng Biên tập báo Điện Biên Phủ; Lò Thị Thời, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên; Nguyễn Viết Cường, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên; Mùa Chiến Thắng, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Điện Biên.Cùng dự còn có bà Vũ Thị Tuyết Nga, Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và họa sĩ Nguyễn Văn Mạc, người chủ trì thực hiện bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Phát biểu tại lễ khai mạc tại Điện Biên, họa sĩ Nguyễn Văn Mạc bày tỏ sự xúc động và cảm kích khi Báo Nhân Dân đã thực hiện một dự án đặc biệt, qua đó quảng bá rộng rãi tới đông đảo công chúng cả nước; đồng thời mong muốn triển lãm thành công tốt đẹp.Thay mặt tập thể các tác giả, ông Mạc khẳng định, qua tác phẩm, các họa sĩ muốn truyền tải thông điệp về lòng tự hào dân tộc, tinh thần quả cảm và tình đoàn kết của dân tộc. Đây cũng chính là những yếu tố tạo nên Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại 70 năm về trước.Cũng tại sự kiện, Báo Nhân Dân đã tặng 1.000 phụ trang đặc biệt tới đại diện các đơn vị tại tỉnh Điện Biên bao gồm: Báo Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh đoàn tỉnh Điện Biên.
https://nhandan.vn/khai-mac-trien-lam-tuong-tac-tranh-panorama-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post808074.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "triển lãm tranh panorama Điện Biên Phủ", "tranh panorama Điện Biên Phủ", "số báo Nhân Dân ngày 7/5", "Tổng Biên tập Lê Quốc Minh", "chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Bí quyết lưu giữ hương vị truyền thống của “Phở Xưa” Nam Định
NDO -Chắt lọc bí kíp gia truyền nấu nước cốt phở từ nhiều nghệ nhân cao niên, cân bằng tỷ lệ các gia vị truyền thống trong nồi nước xương được ninh 30-50 tiếng, sử dụng nước mắm ngon nhất vùng Thái Bình, Nam Định và muối phơi trên cát… tạo nên nét tinh túy của hương vị Phở Xưa của tỉnh Nam Định.
Đi tìm “hồn” của phởBận rộn với vai trò Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, thường xuyên tham gia các hoạt động trao truyền kiến thức cho thế hệ trẻ, dạy nấu ăn trên truyền hình, tham gia vào Ban tổ chức Festival ẩm thực trong và ngoài nước… nghệ nhân Lê Thị Thiết còn nhiều ấp ủ cho hành trình phát triển thương hiệu Phở Xưa vươn tầm thế giới.“Phở là món tôi mê từ tấm bé và không bao giờ quên được hương vị thời ấy. Nhưng giờ để tìm lại hương vị phở xưa thật sự không dễ”, nghệ nhân Lê Thị Thiết kể về hành trình đi tìm lại hương vị phở xưa.May mắn trên hành trình ấy, nghệ nhân Lê Thị Thiết đã được giới thiệu theo học công thức nấu phở của cụ Lữ - một đầu bếp lão thành của vùng Giao Tiến. Dành một tình yêu đặc biệt cho phở, cùng với tinh thần ham học hỏi, mỗi lần, chị lại tích lũy cho mình thêm kinh nghiệm.Chúng tôi chắt lọc được tinh túy, nét đặc trưng của mỗi một nghệ nhân, các bậc cao nhiên nấu phở xây dựng công thức chung về chất lượng nước cốt phở.Nghệ nhân Lê Thị ThiếtNghệ nhân Lê Thị Thiết giới thiệu hương vị Phở Xưa Nam Định.“Hồn của phở là nước dùng. Điều đặc biệt làm nên hương vị phở chuẩn xưa lại từ những nguyên liệu hết sức đơn giản. Có những chi tiết rất nhỏ, nhưng nó lại là mấu chốt để người đầu bếp nấu được nồi phở ngon, đúng hương vị xưa”, chị Thiết chia sẻ.Sau những năm tháng tích lũy cho mình kinh nghiệm, người con thành Nam nung nấu sẽ phải xây dựng một thương hiệu phở đặc trưng Nam Định để lưu giữ giá trị phở vùng quê mình. Phở Xưa – một thương hiệu tập thể của tỉnh Nam Định ra đời như vậy. Đề án này do Hiệp hội văn hóa ẩm thực tỉnh Nam Định thành lập hồ sơ, thành lập câu lạc bộ để nộp hồ sơ công nhận phở Xưa Nam Định là thương hiệu tập thể.Bí quyết của Phở Xưa, theo nghệ nhân Lê Thị Thiết chính là đã quy tụ công thức các cố nghệ nhân và các đầu bếp, lão thành trong ngành ẩm thực phở tại các địa phương, đặc biệt tại vùng Nam Trực, Vân Cù, Giao Cù, Hải Hậu, Giao Thủy. “Đó là những vùng có đầu bếp, có những bậc cao niên nấu phở 3-4 đời nên chúng tôi chắt lọc được tinh túy, nét đặc trưng của mỗi một người nấu phở để xây dựng công thức chung về chất lượng”.Phở Xưa được giới thiệu tại nhiều Festival trong và ngoài nước.Loại xương ống phải được lấy từ những con bò già, sau đó tiến hành lọc sạch thịt, mỡ và nướng qua để giảm mùi gây. Để lấy được độ ngọt, thơm từ xương, cần ninh trong khoảng thời gian từ 36 đến 50 tiếng tùy vào độ già. Trong thời gian đó, người nấu cần vớt bọt trong nồi để tạo được độ trong cho nước dùng, để nước xương có được chất béo, ngậy, ngọt mà không cần dùng mì chính. Các nghệ nhân chọn 7 loại gia vị, cân bằng các vị thuốc bắc để tạo hương vị tốt nhất.Một nét đặc trưng đặc biệt của hương vị Phở Xưa là các nghệ nhân sử dụng gia vị muối phơi trên cát của tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nam Định. Đây là loại muối chứa nhiều vi chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, có vị nấu rất ngọt hậu.“Bí quyết của chúng tôi, chính là có thêm nước mắm”, nghệ nhân Lê Thị Thiết tiết lộ. Đặc biệt, nước mắm được khử mùi tránh độ nồng, được gia giảm phù hợp để tạo vị ngọt, làm hài lòng những người khó tính nhất.Nghệ nhân Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định. Ảnh: NHẬT QUANGĐưa Phở Xưa vươn tầm thế giớiDành cả đời tâm huyết để gây dựng thương hiệu phở Nam Định, nghệ nhân Lê Thị Thiết chia sẻ, phở Việt Nam trải dài 63 tỉnh, thành phố, do đó để phở Nam Định phát triển và có thể hội nhập tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều điểm du lịch cần phải nhiều hoạt động quảng bá.Tỉnh Nam Định có nhiều người theo nghề phở, có gia đình 3-4 đời đều sống bằng nghề phở, hiện hữu nhiều làng nghề và hiện nay người Nam Định cũng mở cửa hàng phở trên khắp toàn quốc.Nghệ nhân Lê Thị Thiết chia sẻ kinh nghiệm nấu phở ngon.Do đó, để khẳng định thương hiệu và hương vị phở Nam Định, nhiều năm qua, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định cũng có nhiều hoạt động đồng hành, tư vấn với các nghệ nhân tỉnh để góp phần phát triển nghề phở, tôn vinh những nguyên liệu quý.Đặc biệt, khi đưa phở Việt, trong đó có Phở Xưa ra thế giới, nghệ nhân Lê Thị Thiết rất cảm động khi thấy sự đón nhận nhiệt tình của bạn bè quốc tế khi họ trân trọng món ăn quốc hồn, quốc túy của mình. “Đặc biệt những người con xa xứ khi thấy xuất hiện gánh phở mà gánh phở Nam Định tại thị trường quốc tế thì ai cũng xúc động. Khi đó, họ thấy tâm hồn và hình ảnh quê hương của họ vì với họ, ở đâu có phở, ở đó có tổ quốc Việt Nam”, bà Thiết nói.Để giúp bà con trong và ngoài nước được thưởng thức đúng hương vị phở xưa của tỉnh Nam Định, Phở Xưa đã đóng gói nước cốt phở đặc biệt không có chất bảo quản, chất tạo ngọt nhưng giữ được hương vị truyền thống.Những người con xa xứ khi thấy xuất hiện gánh phở mà gánh phở Nam Định tại thị trường quốc tế thì ai cũng xúc động. Khi đó, họ thấy tâm hồn và hình ảnh quê hương của họ vì với họ, ở đâu có phở, ở đó có tổ quốc Việt Nam.Nghệ nhân Lê Thị ThiếtĐây cũng là giải pháp cho các nhà hàng không phải lo lắng khi các đầu bếp có xáo trộn hoặc giúp cho các những gia đình để nấu ăn được một bát phở chuẩn tại nhà.Đến nay, thương hiệu Phở Xưa hiện đã xuất khẩu được nước cốt phở ra thị trường nước ngoài như Malaysia. Ngoài ra, các sản phẩm đóng gói là Phở Xưa Nam Định cũng đã được đưa ra thị trường nội địa, xuất khẩu một số nước như Campuchia, Lào, Malaysia.Nước cốt Phở Xưa Nam Định đặc biệt đã xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài.Trong câu chuyện bảo tồn hương vị Phở Xưa, nghệ nhân Lê Thị Thiết cho biết, để bảo tồn và lưu giữ phở là một trong những nét ẩm thực đặc sắc của tỉnh Nam Định và là định hướng của Hiệp hội thì các nghệ nhân tích cực trao truyền cho các thế hệ trẻ.“Chúng tôi có những buổi chia sẻ cách lựa chọn gia vị cho nấu nước dùng, trau dồi bí quyết làm xương, tẩy xương, hầm xương, chọn gia vị, cân bằng gia vị trên bát phở”, chị Thiết nói.Là người nỗ lực quảng bá thương hiệu phở Việt, đặc biệt là Phở Xưa, nghệ nhân Lê Thị Thiết bày tỏ, hiện nay, với những điều kiện khó khăn về đầu tư cũng như nguồn nguyên liệu chưa được dồi dào nên sự phát triển xuất khẩu gói Phở Xưa Nam Định đang bị hạn chế."Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như Festival Phở, tôi mong nhà đầu tư, những người nghệ nhân làm nghề, các nhà máy, các nguồn cung ứng sẽ có những kết nối với nhau để tạo dựng nên gói phở thuận lợi xuất khẩu ra nước ngoài. Thông qua gói phở tiện ích, nước cốt phở tiện ích giúp người dân được thưởng thức đúng hương vị phở xưa, khẳng định món ăn quốc hồn, quốc túy trên đất nước bạn”, nghệ nhân Lê Thị Thiết bày tỏ.Phở Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế khen ngợi.
https://nhandan.vn/bi-kip-luu-giu-huong-vi-truyen-thong-cua-pho-xua-nam-dinh-post798200.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Phở Xưa", "Nam Định", "nghệ nhân Lê Thị Thiết", "Festival Phở", "nước cốt phở", "BẢO TỒN PHỞ", "BẢO TỒN VĂN HÓA PHỞ", "BẢO TỒN NGHỀ PHỞ" ] }
Công bố mở bán vé “Đào, Phở và Piano”, website của Cinestar quá tải
NDO -Vừa công bố mở bán vé bộ phim lịch sử đình đám “Đào, Phở và Piano”, Cinestar đã phải chuyển sang bán vé trực tiếp tại quầy vì trang web của hệ thống rạp chiếu này đã bị quá tải.
Chiều 22/2, hệ thống rạp Cinestar công bố khởi chiếu “Đào, Phở và Piano” tại tất cả các rạp trong hệ thống kể từ ngày 23/2 với mức vé đồng giá 45 nghìn đồng cho tất cả các suất chiếu. Một số rạp chiếu sớm từ chiều 22/2 như Cinestar Quốc Thanh, Cinestar Hai Bà Trưng và Cinestar Sinh viên. Sớm nhất là Cinestar Hai Bà Trưng với suất chiếu từ 16 giờ 30, một nỗ lực thần tốc của rạp.Ngay lập tức, “Đào, Phở và Piano” tiếp tục tạo nên cơn sốt trong khán giả phía nam với số lượng truy cập và cả web lẫn ứng dụng đều rất cao. Sau khi mở bán vé online 2 tiếng đồng hồ, hệ thống rạp buộc phải đóng web và ứng dụng, chuyển sang bán vé trực tiếp tại quầy. “Với lượng truy cập quá lớn, web/app Cinestar hiện tại tạm ngưng việc bán vé online Đào, Phở và Piano. Cinestar chân thành xin lỗi khách hàng vì lỗi đặt vé và tình trạng tại rạp. Kính mong quý khách hàng thông cảm” - Hệ thống Cinestar thông báo.Sơ đồ ghế ngồi của suất chiếu 10 giờ sáng 23/2 tại rạp Cinestar Quốc Thanh đã gần như kín chỗ (ghế đã được mua có màu xanh lá).Cinestar cùng với Beta Cinema và trước đó là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia là 3 cụm rạp đang chiếu bộ phim lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Nhu cầu xem phim này của khán giả những ngày gần đâytăng đột biếnkhiến Trung tâm Chiếu phim Quốc gia mặc dù đã nhiều lần tăng số suất chiếu nhưng vẫn không thể đáp ứng nổi.Cinestar và Beta Cinema là hai đơn vị tư nhân đầu tiên ký hợp đồngphát hànhbộ phim rộng rãi trong cả nước với Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Và cả ba đơn vị phát hành này hiện nay đều chịu chung tình trạngquá tảiweb và ứng dụng, phải bán vétrực tiếp. Kể từ ngày 26/2, số suất chiếu của "Đào, Phở và Piano" tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã được tăng lên 28 suất mỗi ngày.“Đào, Phở và Piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, có sự tham gia của các diễn viên Doãn Quốc Đam, Thùy Linh, NSND Trung Hiếu, NSND Trần Lực, Anh Tuấn, Thiện Hùng, ca sĩ Tuấn Hưng… Phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng, Công ty cổ phần Phim truyện 1 thực hiện với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng, xoay quanh những người Hà Nội cuối cùng ở lại trong cuộc chiến bảo vệ Thủ đô cuối năm 1946, đầu năm 1947.
https://nhandan.vn/cong-bo-mo-ban-ve-dao-pho-va-piano-website-cua-cinestar-qua-tai-post797158.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "phim Nhà nước đầu tư", "phim chiếu rạp", "phim Tết", "thí điểm chiếu rạp phim Nhà nước", "Đào Phở và Piano", "Trung tâm Chiếu phim Quốc gia", "Cinestar", "trang web bán vé quá tải" ] }
Khai mạc Trại sáng tác điêu khắc với chủ đề Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng
NDO -Ngày 15/3, tạithành phố Vũng Tàu, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Trại sáng tác điêu khắc mỹ thuật với chủ đề Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng năm 2024.
Chủ đề trong cuộc thi sáng tác lần này tập trung phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Quân đội, truyền thống vẻ vang của Lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nét đẹp hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”.Qua đó, góp phần tuyên truyền những đóng góp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị.Thượng tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, Trại sáng tác điêu khắc mỹ thuật năm 2024 tại thành phố Vũng Tàu là lần thứ tư trong Cuộc vận động sáng tác mỹ thuật đề tàiLực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạnggiai đoạn 2021-2025.Thượng tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phát biểu tại Lễ khai mạc.“Đây cũng là dịp để các nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội, các nhà điêu khắc có bề dày cống hiến với mỹ thuật và các nhà điêu khắc trẻ được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về nghệ thuật tạo hình, sáng tác thêm nhiều tác phẩm mới, có giá trị nghệ thuật cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, cổ động về đời sống văn hóa tinh thần của bộ đội và nhân dân”, Thượng tá Lê Vũ Huy nói.Trước đó, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội tổ chức 3 trại sáng tác mỹ thuật tại Hà Nội (2021), Nha Trang (2022) và Đà Lạt (2023), thu được gần 100 tác phẩm mỹ thuật có giá trị về nội dung, phong phú về chất liệu và ngôn ngữ tạo hình.Tin liên quanSáng tác mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạngTham gia Trại sáng tác năm nay có sự tham dự của 15 nhà điêu khắc là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, trong đó có 6 nhà điêu khắc là giảng viên các trường Mỹ thuật Quốc gia.Nhiều nhà điêu khắc đã có bề dày thời gian gắn bó, cống hiến với hoạt động mỹ thuật Quân đội, có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng trong sáng tác mỹ thuật về đề tài Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng.Trại sáng tác năm nay dự kiến kéo dài trong 2 tuần, khai mạc từ ngày 15 đến ngày 28/3/2024 tại Nhà Sáng tác Vũng Tàu.
https://nhandan.vn/khai-mac-trai-sang-tac-dieu-khac-voi-chu-de-luc-luong-vu-trang-chien-tranh-cach-mang-post800142.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Trại sáng tác", "điêu khắc mỹ thuật", "Lực lượng vũ trang", "Chiến tranh cách mạng" ] }
Công bố Top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 5-2024
NDO -Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 5-2024 vừa công bốTop 10 chung khảocủa mùa giải năm nay với một tập thơ, một bộ truyện tranh, một series phim hoạt hình cùng 7 tác phẩm/chùm tác phẩm văn xuôi, trong đó có một tác giả là thiếu nhi.
Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèndo Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) sáng lập và tổ chức thường niên từ năm 2020 nhằm trao cho các sáng tác, trình diễn nghệ thuật xuất sắc "của thiếu nhi" (thiếu nhi là chủ thể sáng tạo) hoặc "vì thiếu nhi" (thiếu nhi là đối tượng phục vụ), bao gồm một giải thưởng lớn mang tên Hiệp sĩ Dế Mèn (Cricket Knight) và một số tặng thưởng mang tên Khát vọng Dế Mèn (Cricket Desire).Hội đồng giám khảo do nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, làm Chủ tịch Hội đồng, cùng các thành viên: họa sĩ Thành Chương; nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhà phê bình Văn Giá và nhà báo Lê Xuân Thành, Tổng biên tập Báo Thể thao và Văn hóa.Trải qua 4 mùa giải đã có 2 giải Hiệp sĩ Dế Mèn lần lượt được trao cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (2020), Trần Đức Tiến (2023) cùng 18 giải Khát vọng Dế Mèn, 2 tặng thưởng được trao cho các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, trong đó có 6 tác giả là thiếu nhi.Mùa giải thứ 5 năm 2024 được khởi động từ 15/3/2024, đã xem xét, thẩm định 135 tác phẩm thiếu nhi tiêu biểu được sáng tác, hoàn thiện trong khoảng thời gian từ 1/1/2023 đến hết ngày 20/4/2024 (hạn chót nhận tác phẩm dự thi).Các tác phẩm này đến từ 2 nguồn, một là từ các tác giả trực tiếp gửi dự thi, hai là từ sự đề cử của các nhà xuất bản và lực lượng cộng tác viên thân thiết của Báo Thể thao và Văn hóa - những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, những người yêu mến nghệ thuật thiếu nhi và luôn theo dõi sát sao những sáng tác mới nhất.Từ 135 tác phẩm này, qua 2 vòng chấm, Ban sơ khảo giải thưởng đã chọn ra Top 10 tác phẩm xuất sắc nhất lọt vào vòng chung khảo.Top 10 chung khảo được đánh giá là khá phong phú, trong đó có tác phẩm mới nhất của nhà văn gạo cội (Tự truyện một con heocủa Lý Lan), có tác phẩm của thiếu nhi (Thư viện kỳ bícủa Lê Sinh Hùng, 14 tuổi), có tác phẩm của tác giả sống ở nước ngoài ngoài (bộ 6 tậpMật hiệu OGOcủa nhà văn Kiều Bích Hương, hiện đang sống ở Bỉ), có thơ (tậpVương quốc nhỏ bí mậtcủa Hà mã đi bộ - bút danh của Lã Thanh Hà), có truyện tranh (Cuộc phiêu lưu của Dế Útcủa LinhRab), có loạt tác phẩm tranh truyện, tranh thơ của nhà văn May (bút danh khác là Tịnh Tâm, tên thật là Nguyễn Hồng Phượng).Từ Top 10 tác phẩm xuất sắc, Hội đồng giám khảo do nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng, sẽ bắt đầu quy trình chấm chung khảo trong tuần này để chọn ra một giải Hiệp sĩ Dế Mèn (nếu có) và các giải Khát vọng Dế Mèn. Bên cạnh đó, Hội đồng giám khảo có thể trao thêm các Tặng thưởng.Kết quả cuối cùng sẽ được công bố tại lễ trao giải, dự kiến diễn ra vào dịp 1/6 tới tại Hà Nội.DANH SÁCH TOP 10 CHUNG KHẢO GIẢI DẾ MÈN LẦN THỨ 5 – 2024(xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác phẩm)1.Chùm sách thiếu nhi trong bộ “Vun đắp tâm hồn”(của nhà văn May, NXB Kim Đồng)2.Con khỉ vàng Bắp ở Rú Mò(bản thảo truyện dài của Đặng Chương Ngạn)3.Cuộc phiêu lưu của Dế Út(bộ truyện tranh 4 tập của LinhRab, NXB Kim Đồng)4.Dưới khung trời ngát xanh(bản thảo truyện dài của Lữ Mai)5.Kho báu trong thành phố(truyện dài của Nguyễn Khắc Cường, NXB Trẻ)6.Mật hiệu OGO(truyện dài, 6 tập của Kiều Bích Hương, NXB Kim Đồng)7.Thư viện kỳ bí(bản thảo tranh truyện của Lê Sinh Hùng, 14 tuổi)8.Trạng Quỳnh thời nhí nhố(series phim hoạt hình 3D của Sconenect Việt Nam; Alpha Animation Studio)9.Tự truyện một con heo(truyện dài của Lý Lan, NXB Trẻ)10.Vương quốc nhỏ bí mật(thơ của Lã Thanh Hà, minh họa Như Quỳnh, NXB Hà Nội, Crabit Kidbooks)
https://nhandan.vn/cong-bo-top-10-chung-khao-giai-thuong-thieu-nhi-de-men-lan-5-2024-post809438.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Top 10 chung khảo", "Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn" ] }
Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024
NDO -Ngày 12/3, tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông-Cặp Tiên, Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả tổ chứclễ khai hộiĐền Cửa Ông năm 2024.
Lễ hội Đền Cửa Ông được mở hằng năm vào ngày mồng 3 và 4/2 và mồng 3 và 4/8 (Âm lịch), mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và tái hiện lịch sử, công lao to lớn của các bậc “khai quốc công thần”, những người có công với dân, với nước; tôn vinh nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc thời nhà Trần đó là Đức Ông - Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.Lễ rước kiệu Đức Ông - Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết, Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa thời nhà Trần, có lịch sử lâu đời gắn liền với thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải của Tổ quốc. Để ghi nhớ công đức, nhân dân lập đền thờ tại Cửa Ông. Cuộc đời và sự nghiệp cao đẹp của ngài sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và muôn đời con cháu. Năm 2017, Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.Đặc biệt, trong lễ khai hội Đền Cửa Ông năm nay, thành phố Cẩm Phả đón nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa, 9 cây nhãn và 1 cây long não trong khuôn viên Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông-Cặp Tiên.Trao Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho các cây tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông-Cặp Tiên.Lễ hội Đền Cửa Ông là dịp giới thiệu và quảng bá các giá trị tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, vùng đất, con người Cẩm Phả “Hội tụ văn hóa thợ mỏ - Lan tỏa tình người vùng than” với bạn bè trong nước và quốc tế; đây cũng là dịp để mỗi người dân thành phố Cẩm Phả và du khách thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và cầu mong cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm công dân đối với quê hương, đất nước.Lễ Hội Đền Cửa Ông được mở hằng năm vào ngày mồng 3 và 4/2 và mồng 3 và 4/8 âm lịch.Trong khuôn khổ lễ hội có các trò chơi dân gian và thể thao dân tộc như: thi kéo co, đẩy gậy, dâng soạn lễ, bịt mắt đánh trống, đua thuyền...
https://nhandan.vn/quang-ninh-khai-hoi-den-cua-ong-nam-2024-post799668.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Quảng Ninh", "Đền Cửa Ông", "Trần Quốc Tảng" ] }
Công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
NDO -Theo thông tin từBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Thành phố Hà Nội, các tỉnh Điện Biên, Ninh Bình mỗi nơi có 2 di sản, hai di sản còn lại thuộc về Thanh Hóa và Bình Định.
Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được bổ sung lần này gồm Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng, thị xã Mường Lay; Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.Hai di sản của Hà Nội gồm Lễ hội truyền thống Hội làng Văn Giang – Nam Dương, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Hòa Nam, và Nghề thủ công truyền thốngNghề mayTrạch Xá, xã Hòa Lâm đều của huyện Ứng Hòa.Các nghệ nhân làng thêu Văn Lâm.Hai di sản của tỉnh Ninh Bình gồm Nghề thủ công truyền thốngNghề thêu - renNinh Hải, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư và Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường.Hai di sản còn lại là Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Quang Trung ở Lạch Bạng và Cù Lao Biện (Biện Sơn) phường Hải Thanh và xã Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Nghề thủ công truyền thống Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.Theo các Quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
https://nhandan.vn/cong-bo-them-8-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post804556.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Nghề làm bánh Khẩu xén", "Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào", "nghề may Trạch Xá", "nghề thêu Ninh Hải", "Lễ hội đền Quang Trung", "Nghề chằm nón ngựa Phú Gia", "Hội làng Văn Giang", "tín ngưỡng Mo Mường", "di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" ] }
Khởi động cuộc thi sáng tác ca khúc về thanh niên Thủ đô
NDO -Cuộc thi có 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba kèm theo Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội. Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi kéo dài từ nay đến ngày 30/4 tới đây.
Ngày 4/4,Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nộiphát động Cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề và thiết kế biểu trưng tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024-2029.Cuộc thi dành cho công dân sinh sống, làm việc, học tập và lao động trên địa bàn Thủ đô, không phân biệt độ tuổi, ngành nghề, với số lượng tác phẩm dự thi không hạn chế.Chủ đề, nội dung các tác phẩm cần bám sát, thể hiện được chủ đề và tinh thần, tầm vóc, ý nghĩa của Đại hội; vị trí, vai trò, những đóng góp của tổ chức Hội và tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; khát vọng, sức trẻ của thanh niên Thủ đô tiên phong, đoàn kết, sáng tạo, phát triển, đi đầu, góp phần xây dựng thành phố Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.Tin liên quanCó gì đặc biệt ở Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên cấp cơ sở duy nhất của Thủ đô?Ban tổ chức sẽ trao 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba. Tất cả các giải thưởng đều kèm theo Bằng khen của Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội và các phần thưởng khác, với tổng giá trị 22 triệu đồng.Tác phẩm dự thi gửi về Thành đoàn Hà Nội, số 14A, phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hoặc email: hoilienhiepthanhnienhanoi@gmail.com; trong thời gian từ nay đến ngày 30/4/2024.Dự kiến, kết quả Cuộc thi sẽ được công bố vào khoảng giữa tháng 5 tới đây.Theo Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến, Cuộc thi được tổ chức nhằm lựa chọn sản phẩm truyền thông hiệu quả trong tuyên truyền tới đông đảo thanh niên, nhân dân Thủ đô hiểu hơn về ý nghĩa, tinh thần của Đại hội; khẳng định vai trò của tổ chức Hội cũng như sự đóng góp của thế hệ trẻ vào công cuộcxây dựng Thủ đôvà bảo vệ Tổ quốc.
https://nhandan.vn/khoi-dong-cuoc-thi-sang-tac-ca-khuc-ve-thanh-nien-thu-do-post803113.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam", "tuổi trẻ Thủ đô", "thanh niên Thủ đô", "xây dựng Thủ đô" ] }
Gần 2.000 tờ phụ trương Báo Nhân Dân trao đến tay độc giả trong ngày cuối Triển lãm tranh panorama
NDO -Ngày 12/5, ngày cuối cùng Báo Nhân Dân mở cửatriển lãm tương tác tranh panoramakỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, thu hút rất đông độc giả Hà Nội và các tỉnh, thành phố Nam Định, Thái Bình, Yên Bái, Thành phố Hồ Chí Minh… đến tham quan triển lãm.
Xếp hàng dài chờ tặng báo Nhân Dân có phụ trương in tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Mỗi độc giả đến tham quan triển lãm sẽ được tặng một tờ phụ trương in tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ".Khoảng gần 2.000 tờ phụ trương in tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" đã được trao đến tay độc giả trong ngày cuối cùng của triển lãm.Độc giả quét các mã QR trên tranh ngay khi nhận được báo để xem hình ảnh chuyển động bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).Hai bạn Đàm Hiểu Phương, Nguyễn Lan Anh, ở Thanh Trì Hà Nội bất ngờ về những thông tin sống động được trải nghiệm trên nền tảng ảo.Bạn Nguyễn Lan Anh (bên trái) chia sẻ: Dù xem đi xem lại nhiều lần nhưng mỗi lần xem đến đoạn lá cờ giải phóng phất lên em cũng cảm thấy trong mình có một niềm vui mãnh liệt y như mình đang được sống ở thời khắc của lịch sử của dân tộc vậy.Ông Trần Ngọc Quyên sống tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội rất tâm đắc với bức tranh panorama thu nhỏ được trưng bày tại triển lãm. Ông cho biết mình cũng là một người yêu và đam mê về tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Theo ông Quyên những thông tin được chia sẻ tại triển lãm và trên bức tranh rất ngắn gọn nhưng vẫn bao hàm đầy đủ thông tin về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nước ta.Độc giả hào hứng quét mã QR trên tranh panorama.Nhóm lớp học của cô Kim vượt một chặng đường dài từ Mỹ Đức (Hà Nội) đến Báo Nhân Dân để tham quan triển lãm tranh tương tác panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Các bạn học sinh lớp cô Kim khá hào hứng với tiết học Tiếng Anh bằng hình ảnh trực quan sinh động thông qua thông tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ được chuyển thể bằng tiếng Anh tại triển lãm.Độc giả đọc báo Nhân Dân dưới gốc đa Báo Nhân Dân tại Trụ sở 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Tin liên quanKhai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
https://nhandan.vn/gan-2000-to-phu-truong-bao-nhan-dan-trao-den-tay-doc-gia-trong-ngay-cuoi-trien-lam-tranh-panorama-post808983.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Báo Nhân Dân", "tranh panorama", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "tham quan triển lãm" ] }
Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc - Rước khai xuân” năm Giáp Thìn 2024 tại đền Voi Phục
Sáng 23/2, tại Di tích quốc gia đặc biệtđền Voi Phục, quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc - Rước khai xuân” năm Giáp Thìn 2024, khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng”.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, đền Voi Phục với gần nghìn năm phụng thờ Đức Thánh - Hoàng tử Linh Lang - Người anh hùng có công cùng quân dân thời vua Lý đánh tan giặc Tống xâm lược thế kỷ thứ 11.Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến trình bày diễn văn khai mạc Lễ hội. (Ảnh: Phạm Linh)Hoàng tử Linh Lang sinh thời giúp Lý, khi hóa hiển linh phù Trần-hộ Lê, nghìn thu hộ quốc, an dân”; được người đời suy tôn là bậc Thánh nhân, đại diện tinh hoa, khí phách của dân tộc Đại Việt.Năm nay, bên cạnh nghi thức rước chân nhang đức Thánh và Thánh Mẫu, trong lễ hội truyền thống “Tế khai sắc - Rước khai xuân” Giáp Thìn 2024 thực hiện nghi thức khai ấn.Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến thực hiện nghi thức khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng”. (Ảnh: Phạm Linh)Nghi thức khai ấn nhằm tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống chống giặc ngoại xâm; tưởng nhớ công đức của tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn củavương triều Lýtrong việc khai đô Thăng Long, trong việc phá Tống bình Chiêm, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương Nam; đồng thời cầu cho quốc thái, dân an, thái bình thịnh trị.Tin liên quanĐền Voi Phục và đền Quán Thánh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệtChủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, với hai di tích Đền Voi Phục và Đền Quán Thánh được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình luôn quyết tâm thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống các di tích nói chung và di tích quốc gia đặc biệt nói riêng.Người dân các phường của quận Ba Đình thực hiện các nghi lễ của lễ hội. (Ảnh: Phạm Linh)Quận tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giá trị các di tích quốc gia đặc biệt tới bạn bè trong và ngoài nước, nhân dân Thủ đô… , tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.Từ đó nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo tồn, giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn.
https://nhandan.vn/le-hoi-truyen-thong-te-khai-sac-ruoc-khai-xuan-nam-giap-thin-2024-tai-den-voi-phuc-post797264.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "lễ hội", "Đền Voi Phục", "quận Ba Đình" ] }
Chia sẻ kinh nghiệm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sách trong hoạt động nghiên cứu khoa học
NDO -Ngày 19/4, tại Hà Nội, Trung tâm thông tin-tư liệu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”.
Sự kiện diễn ra từ ngày 19/4-20/5 với nhiều hoạt động phong phú như tọa đàm, triển lãm nhằm tôn vinh giá trị của sách; khuyến khích, nhân rộng việc đọc sách trong cộng đồng xã hội, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sách với người đọc.Tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Vân Nga, Giám đốc Trung tâm thông tin-tư liệu cho biết, những năm qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn quan tâm chỉ đạo triển khai các hoạt động nhânNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Namnhằm gìn giữ và bảo vệ tài nguyên sách, khơi dậy niềm đam mê đọc sách của mỗi người trong thời đại công nghệ thông tin, bảo đảm hiệu quả, thiết thực và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.Đây là dịp để các nhà khoa học, các đơn vị trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam gặp gỡ trao đổi, chia sẻ về nguồn tài nguyên sách, thông tin khoa học, công nghệ, kinh nghiệm khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này trong hoạt động nghiên cứu khoa học.Nhiều nhà khoa học tham dự tọa đàm.Dịp này, Trung tâm thông tin-tư liệu trưng bày hàng nghìn đầu sách phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh.Trong khuôn khổ sự kiện, Trung tâm thông tin-tư liệu đã trao tặng sách cho các bạn trẻ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Tại Tọa đàm “Giới thiệu những cuốn sách đạt giải tại Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia", các đại biểu tham dự đã được nghe những chia sẻ của các tác giả đạt giải thưởng về các nội dung: Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc 1982 vềLuật Biển; công nghệ tạo vaccine cúm gia cầm từ thực vật; thanh niên với việc đọc sách hiện nay...Trung tâm Thông tin-Tư liệu tặng sách cho các bạn trẻ.Là một trong số các tác giả của cuốn sách đạt Giải A Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 năm 2023, Tiến sỹ Đỗ Huy Cường, Viện trưởng Viện Địa chất và Địa vật lý biển chia sẻ, cuốn sách "Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển" thuộc thể loại sách chuyên khảo, tổng hợp kết quả của cụm công trình điều tra nghiên cứu vùng biển Việt Nam trong hơn 20 năm qua về chủ đề quản lý biển và xác định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.Đó là một dự án và 3 đề tài khoa học, công nghệ cấp quốc gia được thực hiện, hoàn thành tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với sự phối hợp của Ủy ban Biên giới quốc gia và các bộ, ngành.Cuốn sách này còn có giá trị khoa học và thực tiễn vì lần đầu tiên xây dựng được một cơ sở khoa học duy nhất, cập nhật và hiện đại, phù hợp với các quy chuẩn quốc tế để theo đó xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam được Liên hợp quốc chính thức công nhận làm cơ sở để sử dụng rộng rãi, hiệu quả trong quản lý biển, đảo, phục vụ khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên vùng biển Việt Nam.Tiến sĩ Đỗ Huy Cường bày tỏ mong muốn, cuốn sách được sử dụng như là một trong những tài liệu cơ bản phục vụ sự nghiệp tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền quốc gia trong Chiến lược biển Việt Nam.
https://nhandan.vn/chia-se-kinh-nghiem-khai-thac-su-dung-hieu-qua-nguon-tai-nguyen-sach-trong-hoat-dong-nghien-cuu-khoa-hoc-post805526.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam", "Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam", "giới thiệu sách" ] }
Trao tặng những ký ức về phụ nữ
NDO -PGS, TS Đinh Thị Ngọc Phượng, Phó Trưởng bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội lần đầu chia sẻ về những trang nhật ký của mình thời chiến, khi người chồng ra chiến trường. Những trang nhật ký mang tính riêng tư, nhưng khi được trao lại cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, sẽ trở thành tài sản quốc gia, sống mãi trong ký ức chung của mọi người. Cuốn nhật ký của bà Đinh Thị Ngọc Phượng cũng là một trong những kỷ vật được các cá nhân trao lại cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trong chương trình “Ký ức Di sản” vừa diễn ra tại Bảo tàng.
Đây là một trong những hoạt động chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8-3-1910 – 8-3-2021), hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài", và nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ và phát huy di sản văn hóa Việt Nam của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết, chuỗi sự kiện "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2020 gồm nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sôi nổi khắp cả nước đã góp phần khẳng định và tôn vinh vị thế, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội của người Việt Nam.Mỗi cá nhân có cảm nhận về vẻ đẹp, về giá trị di sản một cách khác nhau và cách gìn giữ, phát huy những di sản của dân tộc cũng mỗi người mỗi vẻ; họ dùng tâm huyết và óc sáng tạo của mình để thể hiện qua những nét vẽ cách điệu trong tà áo dài, hay ghi lại hình ảnh người phụ nữ trong lao động và cuộc sống thường ngày qua những bức ảnh; trân trọng và mặc áo dài với sự tự hào về bản sắc văn hóa trong những dịp lễ trọng... Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận hình ảnh, tài liệu hiện vật của 23 cá nhân gồm nhà hoạt động ngoại giao, phóng viên ảnh, nữ bác sĩ và các nhà thiết kế thời trang áo dài... Đây cũng là hoạt động tôn vinh người phụ nữ trong tháng 3 của Bảo tàng.Các hiện vật được trao tặng rất phong phú và mang nhiều ý nghĩa, không chỉ mang dấu ấn cá nhân mà còn gắn với những sự kiện đặc biệt. Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao tặng hai chiếc áo dài được bà mặc trong Lễ trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ, đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc và tại Lễ trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon năm 2014.Cũng là áo dài, 20 nhà thiết kế từ bắc vào nam, trong đó có những tên tuổi nổi bật như Hà Duy, nhà thiết kế người Tây Ban Nha Chula, Hoa hậu Ngọc Hân, nhà thiết kế Huệ Thi từ Cần Thơ… đã trao tặng Bảo tàng 20 bộ áo dài đặc biệt gắn với những di sản từ bắc vào nam, từ miền núi xuống đồng bằng, từ đồng quê đến kinh đô cổ… Từ Kinh đô Huế, Cao nguyên đá Đồng Văn, Phong Nha – Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long…, cho đến thành Nhà Hồ, Phố cổ Hội An, Tín ngưỡng thờ Mẫu, Tín ngưỡng thờ Hùng Vương, ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, hát xoan, ví dặm, bài chòi… đều được các nhà thiết kế thể hiện trên các sáng tạo của mình.Bộ áo dài từ khăn rằn và lãnh Mỹ A của nhà thiết kế Huệ Thi.Nhà thiết kế Huệ Thi (Cần Thơ) cho biết, chị sử dụng chất liệu lãnh Mỹ A đặc trưng của Nam Bộ và hình tượng chiếc khăn rằn để tạo nên bộ áo dài. Chị chia sẻ: “Chỉ cần nhìn vào màu đen nhánh đặc trưng của lãnh Mỹ A và kẻ sọc của chiếc khăn rằn, ai cũng có thể nhận ra bộ áo dài này đến từ vùng đất Nam Bộ”…Nghệ nhân ưu tú Lan Hương, đại diện cho các nhà thiết kế cho biết: "Gắn bó với áo dài truyền thống Việt Nam, tôi không chỉ dành cho tà áo dài tình yêu, mà luôn có sự tự hào về trang phục truyền thống này. Áo dài đối với tôi không đơn giản là trang phục mà nó là biểu tượng của bản sắc Việt, tinh thần Việt, văn hóa Việt...".Bộ áo dài Nhã nhạc cung đình Huế của Ngọc Hân.Với hoa hậu Đặng Ngọc Hân, hiện đang theo đuổi nghiệp thiết kế thời trang, bộ áo dài kỳ công với họa tiết Nhã nhạc cung đình Huế với các nét vẽ từ tranh của họa sĩ Phạm Trinh là niềm tự hào của cô về một trong những di sản văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Ngọc Hân cho biết: "Từ đầu năm 2019, Hân có dịp tìm hiểu sâu về Nhã nhạc cung đình Huế, một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận. Hân mong muốn đưa những bức tranh của họa sĩ nổi tiếng người Huế này lên tà áo dài để giới thiệu nét đẹp văn hóa đến với bạn bè quốc tế. BST áo dài “Nhã nhạc cung đình Huế” khai thác các chất liệu truyền thống như voan, lụa, gấm. Ngoài ra, kỹ thuật in chuyển nhiệt được Hân sử dụng, giúp các nét vẽ của họa sĩ Phạm Trinh trở nên sống động hơn trên nền vải. Tất cả đã khắc họa một cách rõ nét những chuẩn mực văn hóa, phong cách sống cùng những giá trị nhân văn đậm chất cung đình Huế".Nhiếp ảnh gia Đinh Quang Thành trao tặng Bảo tàng tác phẩm của mình.Ngoài các bộ áo dài đặc biệt, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn nhận những hiện vật quý khác, gồm 355 bức ảnh của nhiếp ảnh gia Đinh Quang Thành, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nguyên phóng viên TTXVN và tập nhật ký của PGS.TS Nguyễn Thị Phượng, nguyên Phó Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội.Bộ ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành ghi lại những hình ảnh về người phụ nữ trong thời bình, về cuộc sống đời thường của họ, vẻ đẹp quê hương đất nước Việt Nam... Ông cho biết: "Tôi có một tình cảm đặc biệt đối với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, nó hơn cả mức yêu quý nên đã thôi thúc tôi tìm đến Bảo tàng. Vì vậy mặc dù đã tặng hàng trăm bức hình quý giá ghi lại chiến thắng của cả dân tộc về chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử cho Bảo tàng, tôi vẫn tiếp tục muốn gửi gắm tài sản còn lại của mình vào nơi đây. Tôi tin rằng, với cách làm việc chuyên nghiệp, với uy tín của mình, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ trân trọng, lưu giữ và phát huy được giá trị của những bức hình đó".PGS, TS Nguyễn Thị Phượng tặng Bảo tàng tập Nhật ký.Tập nhật ký của PGS,TS Nguyễn Thị Phượng, nguyên Phó Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội gồm ba cuốn từ năm 1960-1976, viết về cuộc sống thời là học sinh phổ thông, khi là sinh viên và thời gian công tác tại bệnh viện đại học Y Hà Nội. Bà giữ những cuốn nhật ký này đến nay để luôn nhớ về những kỷ niệm, lý tưởng sống của một thời tuổi trẻ. PGS, TS Nguyễn Thị Phượng cho rằng, nhật ký là những dòng ghi chép riêng của mỗi cá nhân, nhưng mang ý chí, lý tưởng của cả một thế hệ thanh niên thời bấy giờ. Khi được trao lại cho Bảo tàng, tập nhật ký sẽ trở thành tài sản Quốc gia, bà mong chúng sẽ phần nào giúp được thế hệ hôm nay hiểu được cuộc sống, suy nghĩ và lý tưởng của những thế hệ đi trước.Những tác phẩm, những ký ức của cá nhân, khi mang hình ảnh chung của đất nước, của thế hệ, được lưu giữ và truyền nối, sẽ trở thành những di sản sống.
https://nhandan.vn/trao-tang-nhung-ky-uc-ve-phu-nu-post637474.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam", "trao tặng hiện vật cho Bảo tàng", "Phụ nữ trong lịch sử" ] }
Đến hẹn lại lên, đông đảo du khách trẩy hội Lim
NDO -Sáng 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Hội Lim - lễ hội lớn nhất vùng Kinh Bắc đã chính thức khai hội. Đông đảo người dân và du khách đã trẩy hội, để được đắm chìm trong những làn điệu quan họ thiết tha, trữ tình.
Ngay từ sáng sớm, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủyBắc Ninhcùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện làm lễ dâng hương tại chùa Hồng Ân, lăng Tướng công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim. Đây cũng là nơi ghi dấu ấn lịch sử quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh, vào ngày 4/8/1929 đã diễn ra Hội nghị thành lập Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên của 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh dâng hương tại chùa Hồng Ân.Hội Limlà hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương (huyện Tiên Du), được tổ chức thường niên, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.Bà Nguyễn Thị Hào, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Lim 2024 cho biết: Lễ hội Lim được tổ chức trong 2 ngày 21 và 22/2, tức ngày 12, 13 tháng Giêng, tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão. Trong đó trung tâm lễ hội là núi Hồng Vân (núi Lim) ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du.Đông đảo du khách tới tham dự lễ hội.Vào ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng), lễ hội sẽ tiến hành rước sắc từ đình làng Đình Cả sang đình làng Lộ Bao và tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống tại các đình, đền, chùa ở các làng thuộc xã Nội Duệ, xã Liên Bão, thị trấn Lim. Cùng với phần lễ, phần hội diễn ra tại trung tâm đồi Lim và khu vực Hồ điều hòa Vân Tương với nhiều trò chơi dân gian như: hát đối đáp quan họ, hát canh quan họ, đu tiên, vật truyền thống, múa rồng, múa lân…Đáng chú ý, việc lựa chọn các câu lạc bộ quan họ biểu diễn tại lễ hội rất chu đáo. Năm nay, Ban Tổ chức lựa chọn các câu lạc bộ quan họ, các liền anh, liền chị ở các làng quan họ gốc, làng quan họ thực hành, quan họ ngoài tỉnh; các nghệ nhân tham gia hát giao lưu quan họ tại các lán trại tại 12 lán vào ngày và tối 12, 13 tháng Giêng.Thành viên Câu lạc bộ quan họ Măng non Hoàng Sơn biểu diễn tại hội Lim.Đặc biệt, điểm mới tại lễ hội Lim năm nay, ngoài các câu lạc bộ quan họ gốc, quan họ thực hành trong huyện, còn có hai câu lạc bộ quan họ măng non của huyện và một câu lạc bộ quan họ Mười nhớ tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia giao lưu, biểu diễn.Hội Lim là lễ hội lớn, được tổ chức vào dịp đầu Xuân, mang đậm bản sắc văn hóa vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc và cũng là một trong những lễ hội quan họ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim năm nay, huyện Tiên Du tiếp tục tổ chức với quy mô cấp huyện nhằm phát huy, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc và quảng bá hình ảnh, con người, quê hương huyện Tiên Du. Huyện cũng đang làm hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận hội Lim là lễ hội cấp quốc gia.Du khách tới hội hát giao lưu cùng các liền anh, liền chị quan họ.Thông qua lễ hội, người dân cũng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn những danh nhân văn hóa, lịch sử và những anh hùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đồng thời lan tỏa, quảng bá rộng rãi làn điệu dân ca quan họ-di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, vẻ đẹp của Bắc Ninh-Kinh Bắc đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.
https://nhandan.vn/den-hen-lai-len-dong-dao-du-khach-tray-hoi-lim-post796919.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Bắc Ninh", "hội Lim", "Quan họ", "Tiên Du" ] }
Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang: Tôi đã chạm vào nét tinh túy của âm nhạc cổ truyền
Ngô Hồng Quang dành 10 năm học và nghiên cứu về âm nhạc dân tộc để tạo ra một không gian âm nhạc riêng của mình. Quang chia sẻ: "Mỗi lần đưa những tác phẩm hoặc chất liệu âm nhạc của Việt Nam vào một không gian âm nhạc mới như jazz, world music, hoặc nhạc đương đại phương Tây, tôi thấy mình như được hồi sinh. Âm nhạc Việt Nam lại có cơ hội được trò chuyện, chia sẻ với những nền văn hóa khác".Phóng viên (PV):Đây là một năm khá đặc biệt đối với tất cả mọi người, khi đại dịch Covid-19 làm ngưng trệ mọi hoạt động. Nhưng có lẽ, với các nghệ sĩ thì đây là một năm tĩnh lặng để trở về với chính mình và sáng tạo. Anh từng chia sẻ với tôi giấc mơ đi thu gom chất liệu dân gian khắp các vùng miền. Hành trình đó đã đến đâu rồi?Nhạc sĩ: Ngô Hồng Quang (NHQ):Tôi vẫn đang trên hành trình thu gom tinh hoa âm nhạc các vùng miền và tạo ra một không gian khác của Ngô Hồng Quang. Một năm qua, tôi ở lại Việt Nam, có khoảng thời gian tĩnh lặng để đi và khám phá. Hành trình đó có sự liên kết tới việc hướng về Việt Nam trong âm nhạc của tôi. Tôi ấp ủ dự định này từ rất lâu rồi. Tôi muốn kể cho khán giả nghe một câu chuyện khác về văn hóa dân gian các vùng miền bằng một ngôn ngữ mới, có dấu ấn đương đại. Tôi đã gom những sáng tác đó trong album "Tình đàn" sẽ giới thiệu với công chúng trong thời gian tới, một album âm nhạc dân tộc mộc mạc, giản dị và rất thú vị. Nó được phối rất mới, gồm các nhạc cụ dân tộc: nhị, đàn môi, đàn tính, đàn bầu, vừa độc tấu vừa hòa tấu. Tôi muốn trở về với những thứ nguyên bản, mộc mạc và hồn hậu nhất của âm nhạc, không phải với âm nhạc điện tử nữa. Đó cũng chính là hành trình trở về bản thể của chính mình, cội nguồn của mình.PV:"Tình đàn" - đó cũng là cách anh tri ân các nhạc cụ đã cùng anh rong ruổi khắp nơi trên thế giới và tạo ra một không gian âm nhạc riêng của mình?NHQ:“Tình Đàn” vừa là lời tri ân tới khán giả, vừa giống như một cuốn nhật kí ghi lại hành trình mang âm nhạc dân tộc Việt Nam vươn ra thế giới của tôi. Sự giao thoa và song hành vô cùng tự nhiên của âm nhạc dân tộc cùng thanh âm đa dạng từ âm nhạc quốc tế, sự tổng hòa của truyền thống và hiện đại, cùng niềm hoài cổ, sự tương tác và môi trường âm nhạc không biên giới chính là nguồn cảm hứng vô tận tôi muốn gửi đến khán giả.Tôi muốn tạo ra một không gian âm nhạc không chỉ của riêng người Kinh hay một nhóm người nào mà là cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Âm nhạc vùng miền rất thú vị, đa dạng, nó như một suối nguồn chảy không bao giờ cạn nếu ta yêu và biết cách đào sâu, tìm hiểu.PV:Thật ra có nhiều nghệ sĩ yêu âm nhạc cổ truyền và đắm đuối với nó, còn Quang, không chỉ yêu, đắm đuối mà anh còn đưa âm nhạc cổ truyền lên một tầm cao mới. Điều gì ở âm nhạc dân tộc hấp dẫn anh đến thế?NHQ:Vì sự khác biệt của nó. Ngoài ngũ cung ra (ngũ cung là bình thường và phổ biến) thì khác biệt đó chính là sự hoa mỹ, luyến láy cung quãng rất lạ. Như âm nhạc Tày Nùng có kiểu hát nghịch, đối, theo kiểu không gian âm nhạc truyền thống lâu đời, đó là lối hát Si (tức hát thi - thơ, hát đối đáp, hát giao duyên). Họ hát ứng tác lời, đối đáp hàng giờ với nhau, hai nam, hai nữ chứ không phải một nam một nữ. Nó ấn tượng ở chỗ, hai nữ mỗi người một bè, không phải bè thường mà rất nghịch, thậm chí rất chênh phô, nhưng không phải họ hát chênh phô mà âm nhạc của họ thế, mộc mạc, tự nhiên. Tôi đi Hà Giang khám phá âm nhạc người Mông, rồi Tuyên Quang, Lạng Sơn, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long,... Lên miền núi thấy người Tày hát then, chơi đàn tính và họ rất yêu âm nhạc của tôi, họ cảm ơn tôi đã mang nhạc cụ của họ ra thế giới. Đàn tính tuy ra một không gian khác lạ nhưng họ vẫn tìm thấy mình trong đó, vẫn có sự kết nối chặt chẽ với họ. Công việc sáng tạo luôn vất vả, nhọc nhằn nhưng nó mang lại cho tôi niềm hạnh phúc.PV:Trong sự kết nối đó làm sao anh có thể giữ được bản sắc Việt Nam của mình?NHQ:Đó là điều tôi luôn trăn trở, làm âm nhạc thế nào để vẫn giữ được chất Việt Nam trong sự kết nối với thế giới, thế giới mà vẫn rất Việt Nam. Tôi nghĩ, đó chính là linh hồn của âm nhạc ngũ cung. Ngũ cung Việt Nam hoa mỹ, luyến láy, đậm chất riêng không trộn lẫn, mỗi vùng miền có một âm sắc khác nhau. Tôi sáng tạo và thoải mái vẫy vùng trong đó. Âm nhạc châu Phi, châu Mỹ La-tinh, ở một số vùng miền cũng là âm nhạc ngũ cung, nhưng ở Việt Nam hoàn toàn khác. Tôi cảm nhận mình đang chạm tới vẻ đẹp tinh túy đó. Nó rất Việt Nam và vô cùng giá trị. Chúng ta cần quan tâm hơn tới những giá trị mình đang có và đưa nó vào không gian âm nhạc của mình. Đưa thế nào là câu chuỵện khác. Bởi thực tế, chơi âm nhạc truyền thống như nguyên bản đã khó khăn, chơi được và đưa vào không gian mới còn khó khăn hơn nữa.Quang và nhóm nghệ sĩ nước ngoài trong dự án "Tình Đàn".PV:Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng từng chia sẻ với tôi những trăn trở về khoảng trống của nhạc dân tộc trong đời sống đương đại và cho rằng chúng ta đang vọng ngoại trong khi sở hữu những thứ rất có giá trị mà không biết nâng tầm. Quang nghĩ sao về điều này?NHQ:Tôi là người tiên phong trên con đường gian nan này. Và con đường ấy khá đơn độc. Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng nói rất đúng, chúng ta đang thiếu những người dám dấn thân, kết nối truyền thống với đương đại.Chúng ta phải dám bứt ra khỏi vùng an toàn thì âm nhạc mới đa dạng và phong phú được. Tôi nghĩ, chúng ta nên duy trì theo hướng nhìn vào cốt lõi và tinh thần của âm nhạc truyền thống, cần bảo tồn những gì Việt Nam nhất. Còn những nhạc sĩ vừa chơi nguyên bản vừa chơi đương đại, nếu họ đầu tư thời gian, tư duy và tình yêu, họ sẽ làm được.PV:Có một thực tế hiện nay, không chỉ là câu chuyện truyền thống trong dòng chảy đương đại mà ngay truyền thống cũng đang bị phai màu?NHQ:Đúng thế, truyền thống đang phai màu và ngày càng có ít người chơi nhạc dân tộc. Những người còn lại không nhiều, người trẻ không kế tiếp. Điều đáng quan tâm là cách nhìn nhận về vấn đề đó. Làm thế nào để giữ được nguyên bản ấy một cách đúng nghĩa. Giữ không phải bảo thủ mà trên tinh thần là cái của tôi, tôi giữ ở góc này, góc khác tôi đưa lên, giao thoa, kết nối với các chất liệu, vùng văn hóa khác. Đó mới đúng tinh thần của cộng đồng thế giới cùng hòa nhịp sống chung trên trái đất này. Tương lai thế giới sẽ không có biên giới về văn hóa, khoảng cách về biên giới sẽ thu hẹp dần, con người sẽ sống thoải mái hơn, tự do sáng tạo hơn. Tính bản địa đương nhiên là có, nhưng bản địa của mình sẽ sống cùng bản địa khác chứ không phải sống độc lập, đó là câu chuyện con người chúng ta sẽ trở thành một cộng đồng chung trong tương lai. Điều tôi nhấn mạnh là sự kết nối, bằng nhiều hình thức. Kết nối sẽ mở ra nhiều cơ hội lan tỏa âm nhạc của mình thay vì đóng cửa. Chúng ta không nên bảo thủ và cực đoan, vì mọi thứ đều chuyển động và mình cũng phải chuyển động, cần lắng nghe xem thế giới thế nào để cùng hòa vào dòng chảy đó.PV:Như anh nói, có vẻ mọi người đang quá cầu toàn, không dám mạnh dạn bứt phá khỏi bờ ao nhà mình? Và âm nhạc dân tộc, nhiều năm nay vẫn chủ yếu ra nước ngoài bằng con đường giao lưu văn hóa?NHQ:Đó là một khoảng trống. Tôi nghĩ, chơi nhạc truyền thống cũng tốt, nhưng sẽ tốt hơn khi có những sáng tạo mới. Tôi thích làm nghệ sĩ tự do sáng tạo và được vùng vẫy trong không gian âm nhạc riêng của mình. Vùng vẫy ở đây có nghĩa là mình được chơi âm nhạc theo nhiều chiều hướng khác nhau, nhiều góc độ khác nhau và hấp dẫn người nghe.PV:Mười năm để có một dấu ấn Ngô Hồng Quang, anh có thấy vất vả và đơn độc?NHQ:Tôi may mắn xác định từ rất sớm rằng con đường của mình đầy rẫy chông gai và mệt mỏi, nhưng tôi luôn kiên định với lựa chọn riêng.Tôi không thể lao đầu vào thị trường ồn ào ngoài kia. Tôi thích có sự kết nối chân thật với khán giả. Tôi nghĩ quan trọng là mình tìm được con đường mình đi, hiểu mình là ai và mình muốn gì? Khi hiểu rõ điều đó thì mình cứ làm việc và sáng tạo, thực hiện những dự án, ý tưởng và tiếp tục cho hành trình âm nhạc của Ngô Hồng Quang đầy lên, phong phú hơn.Cảm ơn cuộc trò chuyện của anh!Ngày xuất bản: 8-2-2021Tổ chức thực hiện:HỒNG MINHNội dung:VIỆT LINHTrình bày:ĐỨC DUY
https://nhandan.vn/nhac-si-ngo-hong-quang-toi-da-cham-vao-net-tinh-tuy-cua-am-nhac-co-truyen-post634931.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [] }
Tổ chức lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hình nghệ thuật tuồng
NDO -Từ ngày 10 đến 19/5, Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan tổ chức “Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hìnhnghệ thuật tuồng truyền thống- 2024” tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, thành phố Đà Nẵng.
Trước sự cạnh tranh của các loại hình giải trí hiện đại, hoạt động của các bộ môn nghệ thuật truyền thống như tuồng gặp khá nhiều khó khăn. Để tồn tại và phát triển, các cơ quan quản lý văn hóa, các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ, diễn viên đã và đang nỗ lực thực hiện nhiềugiải phápđể vừa không làm mai một các giá trị truyền thống, vừa đổi mới, nâng cao chất lượng về mọi mặt đáp ứng yêu cầu của khán giả.Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hình nghệ thuật tuồng truyền thống - 2024 là hoạt động ý nghĩa, thiết thực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật tuồng truyền thống, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; cụ thể hóa Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.Đối tượng tham gia lớp tập huấn là các diễn viên, nhạc công thuộc các đơn vị nghệ thuật tuồng công lập trên cả nước. Thông qua chương trình tập huấn, các diễn viên được bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ thuật diễn xuất, hát, múa tuồng truyền thống, các nhạc công được bồi dưỡng chuyên sâu về phương pháp thể hiện những làn điệu tuồng cổ, phương pháp biểu diễn các nhạc cụ dân tộc trong dàn nhạc và xử lý các tình huống sân khấu.Giảng viên tham gia giảng dạy tại lớp tập huấn là các diễn viên, nhạc công, đạo diễn, nhà lý luận sân khấu có chuyên môn cao, có uy tín và có nhiều đóng góp cho sân khấu tuồng.Nội dung lớp tập huấn tập trung vào các chuyên đề đánh giá tình hình hoạt động của nghệ thuật tuồng trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay. Đặc biệt, các học viên của lớp sẽ được học các trích đoạn mẫu với các vai như: Nguyệt Cô trong trích đoạn “Nguyệt Cô hóa cáo” (vở Võ Tam Tư); Đào Tam Xuân trong trích đoạn “Đào Tam Xuân đề cờ” (vở Nữ tướng Đào Tam Xuân); Châu Sáng trong trích đoạn “Châu sáng qua sông” (vở Ngũ Viên Thiệu); Kỷ Lan Anh và Hồ Nô trong trích đoạn “Kỷ Lan Anh lạc đẻ” (vở Hộ Sanh Đàn); Đồng Kim Lân và Khương Linh Tá trong trích đoạn “Kim Lân qua đèo” (vở Sơn Hậu); Phương Cơ trong trích đoạn “Phương Cơ qua ải” (vở Ngọn lửa Hồng Sơn).Các nhạc công sẽ được nâng cao kỹ thuật diễn tấu một số bài bản truyền thống của các nhạc cụ trong dàn nhạc tuồng, cách phối hợp giữa dàn nhạc với nghệ thuật diễn xuất của diễn viên.Thông qua nâng cao hơn một bước vềchuyên môncho các diễn viên, nhạc công tuồng, việc tập huấn hướng tới từng bước khắc phục tình trạng thiếu hụt đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn tài năng tại các đơn vị nghệ thuật tuồng hiện nay.Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, các đơn vị nghệ thuật và đội ngũ nghệ sĩ nghệ thuật tuồng đánh giá đúng thực trạng của loại hình nghệ thuật tuồng hiện nay, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm kế thừa, phát huy, góp phần bảo tồn, phát triển nghệ thuật tuồng truyền thống trong thời kỳ mới.
https://nhandan.vn/to-chuc-lop-tap-huan-dien-vien-nhac-cong-loai-hinh-nghe-thuat-tuong-post808698.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "tập huấn tuồng", "diễn viên tuồng", "nhạc công tuồng", "đà nẵng" ] }
Cảm nhận văn hóa - chuyển động mạnh, thách thức lớn
Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc cuối năm 2021 và năm khởi động 2022, văn hóa nước nhà trong năm 2023 có một sự chuyển động mạnh, đa dạng, khởi sắc và cả sự phức tạp.
Trước một thực tiễn như vậy, trong khả năng và điều kiện của mình, bài viết này chỉ xin dừng lại một vài cảm nhận mà không thể đi tới một đánh giá hay một tổng kết. Cảm nhận của người yêu văn hóa, “đắm đuối” với văn hóa nhiều năm và có ít nhiều những trải nghiệm văn hóa năm 2023.Tưởng như là công thức, nhưng đó là sự thật của năm 2023, cần phải nhấn mạnh rằng, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa từ Trung ương đến địa phương đã có sự biến đổi, phát triển rõ rệt.Tư tưởng “vừa lòng” ít nhiều đã bị “đóng băng” trong những năm qua cho rằng sau những nỗ lực phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội… thì sự quan tâm đến văn hóa là đủ, tư tưởng đó đã bắt đầu tan băng! Một cao trào đòi nhận thức lại vai trò của văn hóa lan rộng trong cả nước, từ Trung ương đến các ngành, các địa phương.Thực tiễn đòi hỏi như vậy. Hàng trăm cuộc hội thảo, tọa đàm, thảo luận, tranh luận được tổ chức (tôi có vài chục cuốn kỷ yếu hội thảo về văn hóa như vậy).Từ vi mô đến vĩ mô đều phát hiện ra còn rất nhiều tiềm năng văn hóa đang “ngủ yên”, còn không ít khoảng trống chưa có sự có mặt của văn hóa, lý thuyết sách vở nhiều, song chỉ đạo, tổ chức thực tiễn còn nhiều hạn chế, bất cập. Quyết tâm mới, nhận thức mới được khẳng định, phải chăng đó là cội nguồn tạo nên bước chuyển động mạnh của văn hóa 2023.Chuyển động mạnhHầu như lĩnh vực nào của văn hóa cũng khởi sắc. Các địa phương, các ngành… đều nỗ lực tìm ra cái đặc sắc văn hóa của riêng mình để phát huy, để khẳng định. Đặc điểm nổi bật của năm 2023 là sự tham gia tự nguyện, chủ động, sáng tạo của đại đa số quần chúng nhân dân trong các hoạt động văn hóa.Những hoạt động văn hóa mang tầm vóc toàn quốc được tổ chức với sự “vào cuộc” của người dân tạo nên sự lan tỏa rộng rãi, sâu sắc như Hội diễn nghệ thuật quần chúng về Ca khúc cách mạng toàn quốc, Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc “Biển và Hải đảo Việt Nam”, “Văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống, con người Việt Nam”, Ngày hội văn hóa các dân tộc miền trung lần thứ IV tại Bình Định, Ngày hội sách và văn hóa đọc toàn quốc…Ở đây, người dân vừa là người tiếp nhận, thụ hưởng, vừa là người sáng tạo văn hóa. Duy trì và phát triển bền vững các hoạt động, các phong trào này là một đòi hỏi cao của công tác quản lý văn hóa những năm sắp tới.Năm 2023 cũng là năm “đánh thức” các di sản, di tích lịch sử - văn hóa rất có hiệu quả để các giá trị văn hóa đó “sống” trong hiện tại, vừa làm phong phú đời sống tinh thần, tình cảm, niềm tự hào của người dân vừa trở thành nguồn tài nguyên cực kỳ phong phú, độc đáo của du lịch Việt Nam. Nhiều di tích được xếp hạng các cấp: quốc gia đặc biệt, quốc gia…Đến nay cả nước có 534 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Với việc “đánh thức” đó, vẻ đẹp đa dạng của truyền thống văn hóa dân tộc ở từng vùng, miền trở nên ngời sáng, hấp dẫn, kể cả các vùng quê xa xôi, hẻo lánh, còn nhiều khó khăn.Cùng với các vùng miền đã nổi tiếng lâu nay như: Hạ Long, Hội An, Phong Nha-Kẻ Bàng… người ta có cảm giác ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ thú của Cao Bằng, Điện Biên, Ninh Bình, Bình Thuận, Tiền Giang, Phú Quốc… Chưa bao giờ văn hóa lại trở thành một nguồn lực dồi dào, tưởng như không vơi cạn cho phát triển du lịch như năm 2023.Năm 2023, hầu hết các lĩnh vực văn hóa đều nỗ lực tự vượt mình để góp phần xứng đáng vào sự chuyển động, phát triển chung. Do thói quen, ý thích và công việc, năm 2023, tôi đã đọc khoảng 90 tác phẩm văn hóa, văn học, nghiên cứu nghệ thuật và xem nhiều chương trình nghệ thuật…Số lượng đó còn quá ít so với tổng số sách, chương trình nghệ thuật, lễ hội văn hóa… đã có trong năm 2023, song cảm nhận của tôi là, văn học, nghệ thuật đang nỗ lực bám sát đời sống, phát hiện, khám phá đa chiều cuộc sống và số phận con người, tìm tòi cách thể hiện mới, kể cả những “thể nghiệm” mới để vươn lên hiện đại, bước đầu tạo được một số tác phẩm, công trình có sự thống nhất hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.Đặc điểm đó cũng thể hiện rõ trong các loại hình nghệ thuật khác như sân khấu, nhiếp ảnh, ngay cả đối với điện ảnh đang căng mình vượt qua những khó khăn nghiệt ngã. Ngành công nghiệp văn hóa đã bước đầu khởi động, tuy nhiều nơi chưa làm rõ nội hàm của ngành công nghiệp sáng tạo này ở nước ta.Như là sự nối tiếp một truyền thống của văn hóa-văn nghệ thời chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, văn hóa-văn nghệ năm 2023 đã bám sát các sự kiện chính trị-lịch sử lớn của đất nước, tổ chức sáng tạo, xây dựng và sản xuất nhiều tác phẩm, chương trình văn hóa-văn nghệ lớn góp phần tạo niềm tin, lòng tự hào, niềm vui cho nhân dân cả nước.Nhiều chương trình cấp nhà nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, do các ngành, các bộ, trong đó, đặc biệt quân đội, công an và các địa phương tổ chức đã đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân trong các dịp kỷ niệm lớn, như các chương trình, nghệ thuật kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, 78 năm Ngày Quốc khánh và các triển lãm, các cuộc thi, các lễ hội… được tổ chức trong cả nước.Vượt lên những công thức ít nhiều mòn cũ và tính minh họa như một số chương trình những năm trước, một số chương trình nghệ thuật năm 2023 đã có dấu hiệu tìm tòi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghệ thuật của các chương trình kỷ niệm này.Một vài thí dụ cụ thể như Điện Biên tổ chức Lễ hội Hoa Ban, Thanh Hóa tổ chức Lễ hội Lam Kinh kỷ niệm 605 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, Lào Cai tổ chức Lễ hội kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Lào Cai và 120 năm du lịch Sa Pa, quân đội tổ chức hòa nhạc “Bài ca không quên” nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội “Non sông thống nhất”...Thành tựu chưa nhiều, song nhu cầu đổi mới sáng tạo đối với các chương trình này là một thách thức lớn để nghệ thuật phải thực sự là nghệ thuật, dù nó đang và cần bám sát và đồng hành cùng dân tộc và đất nước.Thách thức lớnNăm 2023, văn hóa đang trên chặng đường phát triển đáng mừng, song, đối với lĩnh vực có nhiều đặc thù này, giữ cho nó phát triển vững chắc là một thách thức thường trực. Nhiệm vụ văn hóa không chỉ thuộc ngành văn hóa mà thâm nhập, bao trùm tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp và toàn xã hội và luôn nảy sinh những vấn đề mới.Theo tin từ báo chí, truyền thông, trong một thống kê về văn hóa năm 2023, cùng với những kết quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa, có đến 48 nhiệm vụ không hoàn thành và bỏ, không thực hiện, tổng hợp ý kiến từ các địa phương, có đến 74 kiến nghị với Chính phủ và ngành văn hóa, thể thao và du lịch cần tiếp tục giải quyết.Có thể có những sai số nào đó hoặc chất lượng các kiến nghị, đề xuất, song chắc chắn rằng, đó là tiếng nói từ thực tiễn, đòi hỏi của thực tiễn văn hóa. Đó là thách thức cần vượt qua những năm tiếp theo.Dư luận xã hội có lý khi đặt câu hỏi: năm 2023, văn hóa phát triển, khởi sắc nhưng tác dụng, hiệu quả của nó đối với việc xây dựng con người ra sao và liệu có khả năng, sức mạnh ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực, thoái hóa, biến chất, tham nhũng, lừa đảo, tội ác vốn có nguy cơ lan tràn trong xã hội.Tất nhiên, không thể “quy” tất cả cho văn hóa. Song, nếu chỉ thống kê đầu việc hoạt động văn hóa và liệt kê các văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn... mà không đánh giá tác động, tác dụng thực tế của nó trong đời sống xã hội thì xét cho cùng, chưa phải là văn hóa với ý nghĩa là sức mạnh mềm góp phần trực tiếp làm cho cuộc sống và con người trở nên tốt đẹp hơn.Phải chăng, tính giải trí đơn thuần, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng đang có dấu hiệu đáng lo ngại trong một số hoạt động văn hóa-văn nghệ? Phải chăng, đang có sự né tránh, lảng tránh những vấn đề lớn của đất nước, chạy vào cái “tôi nội cảm” tưởng là mới, nhưng đang có dấu hiệu mòn cũ, rất dễ rơi vào “công thức” mới?Khi xác định nhiệm vụ “xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam”, văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng chỉ ra nội dung đầu tiên là tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với gìn giữ, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.Hai năm qua, từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành, các cơ quan khoa học đang nỗ lực nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị.Vấn đề lớn được “bung” ra sôi nổi, hào hứng, tâm huyết, song đến nay, hầu như chưa có một hướng “gói” lại để chuẩn hóa, pháp lý hóa các kết quả nghiên cứu, từ đó đưa vào thực tiễn.Chúng ta đang sống trong thời kỳ quá độ, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xác định, đặc điểm nổi bật của nó là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì vậy, nếu không định hướng và khẳng định nội hàm của các hệ giá trị trên thì rất có thể rơi vào tình trạng lệch chuẩn, loạn chuẩn, “chuyển động brao nơ” trong đời sống xã hội.Văn kiện Đại hội chỉ ra ba khâu không tách rời nhau, từ kết quả nghiên cứu đến xác định nội hàm của các hệ giá trị trên và tổ chức triển khai trong thực tiễn. Đến nay, gần nửa nhiệm kỳ đã qua, cả ba khâu đó chưa đạt được vì khâu đầu tiên chưa đi tới kết quả được đồng thuận.Thách thức lớn đó không chỉ đối với văn hóa mà liên quan đến sự phát triển và ổn định của toàn xã hội, đặc biệt đối với con người Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.Văn hóa vốn là một lĩnh vực rộng lớn và bao trùm toàn xã hội. Xử lý quan hệ vừa phát triển toàn diện vừa biết tập trung cho trọng tâm, trọng điểm là một thách thức lớn trong lãnh đạo, quản lý, phát triển văn hóa.Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Phải chăng, thành tựu, kết quả công tác văn hóa năm 2023 có tính toàn diện, chiều rộng, song còn thiếu chiều sâu dẫn tới tác dụng hạn chế đối với một số vấn đề lớn trong nhiệm vụ của văn hóa.Thử lấy một số nhiệm vụ được chỉ ra trong văn kiện mà năm 2023 công tác văn hóa chưa thực hiện có hiệu quả, thậm chí còn “khoảng trống”.Thí dụ, “thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội”.Thí dụ, “Rà soát toàn bộ hệ thống” các trường đào tạo văn hóa, văn nghệ, đổi mới và hiện đại hóa quy trình, nội dung, phương thức đào tạo để trong 5-10 năm tới khắc phục về cơ bản sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.Thí dụ, “có cơ chế, chính sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh...” .Những thách thức như vậy đặt ra cho công tác văn hóa những năm tiếp theo những yêu cầu và nhiệm vụ nặng nề. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định văn hóa là một nội dung quan trọng trong ba đột phá chiến lược tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.Văn hóa năm 2022 đã vượt qua những thử thách khốc liệt do đại dịch Covid-19 gây ra và đã trụ vững. Văn hóa năm 2023 là sự khởi động đầu tự tin và hiệu quả để trở thành sức mạnh bước đầu có ý nghĩa đột phá vì sự phát triển của đất nước.Thực tiễn đó cho chúng ta niềm tin vào sự phát triển mới của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn lịch sử trọng đại của đất nước từ nay đến năm 2030 và 2045.
https://nhandan.vn/cam-nhan-van-hoa-chuyen-dong-manh-thach-thuc-lon-post797000.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "phát triển văn hóa", "đa dạng văn hóa", "di tích lịch sử - văn hóa" ] }
Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam
LTS - Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), ngày 16/4 tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài phát biểu khai mạc và Đề dẫn Hội thảo của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.Kính thưa các đồng chí!Đồng chí Trần Phúsinh ngày 1/5/1904 tại xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trong một gia đình nhà Nho giàu lòng yêu nước, có nguyên quán là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.Từ một thanh niên trí thức yêu nước nhiệt thành, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đồng chí đã trở thành người cộng sản ưu tú và là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta. Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang và những cống hiến hết sức to lớn của đồng chí Trần Phú là di sản quý báu, dệt kết nên pho sử vàng vinh quang của Đảng.Tấm gương đạo đức cách mạng, khí phách người chiến sĩ cộng sản cao đẹp, kiên trung, bất khuất của đồng chí mãi tỏa sáng, để lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ta học tập, noi theo.Để tôn vinh và tiếp tục làm sáng rõ những đóng góp to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, trong cuộc Hội thảo khoa học hôm nay, tôi đề nghị các quý vị đại biểu và các nhà khoa học tập trung thảo luận, làm sâu sắc thêm những nội dung chủ yếu sau:1. Đồng chí Trần Phú - từ một thanh niên trí thức yêu nước nhiệt thành, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, trở thành người cộng sản ưu túTừ khi còn là học sinh Trường Quốc học Huế, đồng chí Trần Phú đã thấu hiểu, sẻ chia tình cảnh bần cùng, cuộc sống lầm than của những người dân mất nước và sớm tham gia phong trào đấu tranh yêu nước. Năm 1922, đồng chí đỗ đầu kỳ thi Thành chung Trường Quốc học và được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An).Trên vai trò của người thầy giáo, đồng chí đã đem tất cả lòng nhiệt thành yêu nước và khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho dân tộc để truyền bá cho lớp trẻ.Tháng 7/1925, đồng chí Trần Phú tham gia sáng lập Hội Phục Việt - một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cách mạng. Từ đây, đồng chí có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với sách báo tiến bộ; và thông qua các hoạt động vận động quần chúng, đồng chí đã góp phần tích cực khơi dậy tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp xâm lược cho nhân dân.Cuối năm 1926, đồng chí Trần Phú đã được tổ chức cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bắt liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên; và đặc biệt, được dự lớp huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy.Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú, chính thức trở thành người chiến sĩ dấn thân trên con đường cứu nước, giải phóng dân tộc do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vạch ra. Chính lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đã trực tiếp giới thiệu đồng chí Trần Phú sang học tập tại Trường đại học Phương Đông, Mátxcơva trong giai đoạn 1927-1929.Được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và việc tiếp thu một cách có hệ thống đường lối cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa của Quốc tế Cộng sản đã tạo nên hành trang rất quan trọng về lý luận và thực tiễn để nhà yêu nước, người chiến sĩ cộng sản ưu tú Trần Phú trở về Tổ quốc tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân.2. Đồng chí Trần Phú khởi thảo Luận cương chính trị tháng 10/1930 và trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của ĐảngĐầu tháng 11/1929, nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Trần Phú rời Mátxcơva bắt đầu hành trình trở về Tổ quốc hoạt động cách mạng.Tháng 4/1930, đồng chí trở về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng (tháng 7/1930). Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về việc thành lập một chi bộ Đảng Cộng sản ở Đông Dương, đồng chí Trần Phú đã nhanh chóng bắt tay vào dự thảo bản Luận cương chính trị.Được đúc kết từ tâm huyết, trí tuệ, tư duy lý luận mang tầm chiến lược kết hợp với việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đánh giá sâu sắc các phong trào công nhân ở Nam Định, Hải Phòng, vùng mỏ Quảng Ninh và phong trào nông dân ở Thái Bình, Hải Dương, bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú chuẩn bị đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, kế thừa những luận điểm, tư tưởng cơ bản trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930.Được đúc kết từ tâm huyết, trí tuệ, tư duy lý luận mang tầm chiến lược kết hợp với việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đánh giá sâu sắc các phong trào công nhân ở Nam Định, Hải Phòng, vùng mỏ Quảng Ninh và phong trào nông dân ở Thái Bình, Hải Dương, bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú chuẩn bị đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, kế thừa những luận điểm, tư tưởng cơ bản trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930.Đồng chí Nguyễn Xuân ThắngTrên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, Luận cương nêu ra phương hướng chiến lược, tính chất cách mạng Đông Dương là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền… cách mạng chỉ có tánh chất thổ địa… bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”(1).Về mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng, Luận cương xác định: cách mạng Việt Nam phải tập trung giải quyết hai mâu thuẫn chính là mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, hai nhiệm vụ chính của cách mạng là đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ địa chủ, phong kiến mang lại ruộng đất cho nhân dân.Về lực lượng cách mạng, Luận cương chỉ rõ, công-nông là động lực chính; đồng thời, phân tích sâu sắc về địa vị, thái độ chính trị của các giai tầng khác trong xã hội Việt Nam, để từ đó định ra sách lược đấu tranh cho Đảng.Về phương pháp cách mạng, Luận cương nhấn mạnh trong lúc hoạch định chiến lược, Đảng phải căn cứ tình hình cụ thể trong nước và thế giới, tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, thái độ chính trị của các giai cấp đối với cách mạng mà định ra phương thức đấu tranh thích hợp.Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và quốc tế, Luận cương xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Luận cương xác định: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành”(2).Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi Đảng ta mới ra đời, bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo đã vạch ra đường lối cơ bản, đúng đắn, toàn diện cho cách mạng Việt Nam; trở thành văn kiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Đảng; và đã được Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (tháng 10/1930) nhất trí thông qua và vẫn còn vẹn nguyên giá trị chỉ đạo cách mạng Việt Nam cho đến ngày nay.Với vai trò tiên phong, tài năng kiệt xuất, tầm tư duy lý luận sắc bén, am hiểu thực tiễn sâu sắc cùng với nhiều công lao và đóng góp, đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta.Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu tại hội thảo.3. Những đóng góp to lớn, quan trọng của Tổng Bí thư Trần Phú cho Đảng và cách mạng Việt NamTháng 3/1931, trước những diễn biến nhanh chóng của cao trào cách mạng Việt Nam, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Trần Phú cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã tổ chức thành công Hội nghị Trung ương lần thứ hai nhằm kiểm điểm những hoạt động của Đảng từ Hội nghị Trung ương lần thứ nhất; từ đó, đề ra những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của Đảng; tập trung điều chỉnh một số xu hướng trong tập hợp lực lượng cách mạng, nhất là giải quyết vấn đề trọng tâm về công tác tổ chức và công tác tư tưởng của Đảng.Nhờ vậy, lần đầu tiên hệ thống tổ chức của Đảng ta được kiện toàn, thống nhất và thông suốt từ Trung ương tới các xứ ủy, tỉnh ủy, thành ủy, cấp ủy địa phương và cơ sở.Cùng với Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Trần Phú đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống địch khủng bố trắng, giữ gìn lực lượng, xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng; từ đó, dấy lên cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh - một cuộc quật khởi biểu thị sức mạnh hùng hậu của quần chúng nhân dân.Đây là cuộc tổng diễn tập khởi nghĩa đầu tiên có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng; mãi là mốc son chói lọi, ngọn lửa thiêng thắp sáng con đường đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc của nhân dân.Trong những thời điểm có tính bước ngoặt của lịch sử, khi Đảng ta vừa mới được thành lập, lực lượng chưa đông, tổ chức chưa mạnh, nhưng bằng bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn xa và tài năng sáng tạo của người đứng đầu, Tổng Bí thư Trần Phú cùng Ban Chấp hành Trung ương đã xác định được quan điểm, đường lối cách mạng hết sức đúng đắn, phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, khẳng định Đảng ta tuy mới ra đời nhưng hoàn toàn đủ sức lãnh đạo cách mạng, được nhân dân ủng hộ, đi theo và sẽ vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi cuối cùng.Từ đó, Đảng ta đã được Quốc tế Cộng sản đánh giá cao, công nhận là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản, một bộ phận của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.4. Đồng chí Trần Phú - tấm gương người cộng sản kiên trung, bất khuất, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam và quê hương Hà TĩnhAnh dũng hy sinh khi mới 27 tuổi đời, cuộc đời cách mạng của đồng chí Trần Phú tuy không dài nhưng đã trở thành biểu tượng cao đẹp của lý tưởng, niềm tin, chí khí cách mạng và tinh thần kiên trung, bất khuất của người cộng sản.Từ một thanh niên trí thức yêu nước nhiệt thành, với ý chí, quyết tâm, nghị lực kiên cường vượt khó, học tập và rèn luyện không ngừng để trở thành người cộng sản chân chính, cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đến lúc hy sinh vì lý tưởng cách mạng cao cả, cuộc đời của đồng chí Trần Phú là một bản anh hùng ca bất tử, luôn truyền cảm hứng sâu sắc cho các thế hệ mai sau.Sớm đồng cảm với nỗi thống khổ của người dân mất nước, đồng chí Trần Phú đã dứt khoát khước từ con đường hưởng thụ vinh hoa phú quý, chọn nghề dạy học nhằm truyền thụ và lan tỏa cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, thương dân.Bằng hoài bão cao cả, khát vọng cứu nước, cứu dân, đồng chí đã dấn thân đi theo con đường cách mạng của người thày vĩ đại - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trở thành người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất; sống, chiến đấu và hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi bị địch bắt tù đày, đối mặt với sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, trước sau như một, đồng chí Trần Phú vẫn không hề nao núng, “gan vàng, dạ sắt”, nêu cao khí tiết của người cộng sản, giữ vững niềm tin, lời thề son sắt hết mực trung thành với Đảng, với cách mạng.Lời căn dặn “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của Tổng Bí thư Trần Phú trước lúc hy sinh là khí phách kiên cường, biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, thể hiện niềm tin tất thắng vào lý tưởng và con đường cách mạng đã lựa chọn.Khí tiết lẫm liệt, tấm gương hy sinh anh dũng của đồng chí Trần Phú và biết bao chiến sĩ cách mạng ưu tú khác đã kết nên vành hoa đỏ chiến thắng của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.Tạp chí Quốc tế Cộng sản số ra tháng 5/1932 đã viết: “Đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú của chúng ta đã hy sinh, nhưng tên tuổi của đồng chí sẽ vĩnh viễn sống mãi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đông Dương, cũng như sống mãi trong trái tim của những người lao động Đông Dương các thế hệ hôm nay và mai sau. Sự nghiệp cách mạng, lòng trung thành và thái độ bất khuất của đồng chí trong nhà tù đế quốc mãi mãi là tấm gương cho những người cộng sản ở tất cả các nước và nhất là cho những người cộng sản Đông Dương”.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Các đồng chí ta như đồng chí Trần Phú (…) và trăm nghìn đồng chí khác đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay. Tất cả chúng ta phải noi theo các gương anh dũng, gương chí công vô tư ấy, mới xứng đáng là người cách mạng”(3).Biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh.Đồng chí Trần Phú cùng với biết bao người con ưu tú của dân tộc ta và của mảnh đất Hà Tĩnh đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng, làm rạng danh pho sử vàng của Đảng ta và lịch sử của quê hương, đất nước.Kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Tổng Bí thư Trần Phú và các thế hệ cách mạng tiền bối với những chiến công hào hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước và thống nhất Tổ quốc trước đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực đạt được nhiều thành tựu phát triển to lớn, quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.Từ một tỉnh nghèo của miền trung và cả nước, Hà Tĩnh đã không ngừng vượt khó vươn lên; phát triển toàn diện, bao trùm các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, con người; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế; tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện; từng bước tạo lập nền tảng vững chắc để trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung.Trên nền tảng phát triển mới, nêu cao phương châm “Đoàn kết-dân chủ-kỷ cương-sáng tạo-phát triển”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh hiện nay đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 trở thành tỉnh nông thôn mới; đến năm 2030 trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước; đến năm 2050, là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.Để tỏ lòng biết ơn và thiết thực kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, tiếp nối xứng đáng di sản cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị tiền bối cách mạng tiêu biểu đã tạo dựng, chúng ta tiếp tục phát huy những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chung sức đồng lòng quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.(1)Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 93-94.(2)Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 100.(3)Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, tr.25.
https://nhandan.vn/tong-bi-thu-tran-phu-chien-si-cong-san-kien-trung-bat-khuat-nguoi-con-uu-tu-cua-dan-toc-viet-nam-post805087.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Tổng Bí thư Trần Phú", "Đảng Cộng sản Việt Nam", "NGUYỄN XUÂN THẮNG" ] }
Chia sẻ thú vị về tranh sơn mài
Khép lại triển lãm “Hào khí Thăng Long” của hai họa sĩ Nguyễn Anh Thường và Vũ Hồng Ngọc, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa diễn ra buổi trò chuyện, gặp gỡ họa sĩ Vũ Hồng Ngọc. Tham gia trao đổi, đặt câu hỏi có TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc bảo tàng, nhà phê bình mỹ thuật Phạm Quốc Trung, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến cùng nhiều phu nhân các đại sứ một số nước tại Việt Nam.
Các khách mời đã đặt ra những câu hỏi về việc phân chia các trường phái trong tranh sơn mài cũng như cách thức bảo tồn, lưu giữ các tác phẩm. Theo nhà phê bình Phạm Quốc Trung, sử dụng nghệ thuật trừu tượng trong cách tạo hình, đặc biệt đối với tranh sơn mài là cách tốt giúp khơi mở sự cảm thụ nghệ thuật riêng của mỗi người. TS Nguyễn Anh Minh cho biết thêm, hiện bảo tàng đang lưu giữ hơn 20.000 tác phẩm nghệ thuật với nhiều chất liệu và nội dung khác nhau làm kho tàng nghệ thuật lưu truyền cho các thế hệ sau. Buổi nói chuyện đã cung cấp nhiều thông tin về tiến trình hình thành, phát triển nghệ thuật vẽ tranh sơn mài, tranh trừu tượng ở Việt Nam. Cùng với đó, cho thấy nét đặc sắc của những bức tranh sơn mài tại triển lãm không chỉ nằm ở nội dung mà còn là cách sử dụng chất liệu, sự kết hợp khéo léo và uyển chuyển giữa những gam mầu khác nhau. Các tác phẩm đều có độ bền cao. Với thông điệp giàu mầu sắc tươi sáng và tinh thần lãng mạn, bay bổng, triển lãm “Hào khí Thăng Long” tiếp thêm tình yêu nước, yêu thiên nhiên cho người xem.Nhiều hoạt động tại Hội báo 2023Triển lãm “Xuân xưa trên báo Tết” vào sáng 17/3, sẽ là hoạt động mở đầu cho Hội báo 2023, tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội. Tiếp đó là lễ khai mạc hội báo, sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV, VOV.Trong ba ngày Hội báo, sẽ có nhiều hoạt động, sự kiện diễn ra như: Trưng bày các gian báo, phát động “Giải thưởng Báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng và tiết kiệm hiệu quả năm 2023”, triển lãm ảnh “Những nẻo đường xuân”… Ba cuộc tọa đàm lần lượt diễn ra trong ba ngày Hội báo gồm: “Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay”, “Văn hóa báo chí”, “Thanh niên sáng tạo, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay”.Hội báo sẽ có nhiều hoạt động sôi nổi khác như: Hội trại Đoàn thanh niên, chương trình giao lưu văn nghệ “Bước nhảy thanh niên”, chung kết “Giải bóng đá Cúp Nhà báo & Công luận lần thứ II”, chung kết và lễ trao giải cuộc thi “Tiếng hát người làm báo mở rộng - năm 2023”, sự kiện Hội ngộ giải A báo chí quốc gia.Chiều 19/3, lễ bế mạc và trao các giải thưởng trong khuôn khổ Hội báo sẽ được phát trực tiếp trên sóng đài PTTH Hà Nội. Sau thời gian dịch Covid-19 không thuận lợi cho việc tổ chức, Hội báo năm nay được kỳ vọng thu hút đông đảo giới nghề và công chúng, bạn đọc tham dự.
https://nhandan.vn/chia-se-thu-vi-ve-tranh-son-mai-post743235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [] }
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”
NDO -Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nướcCao Bằng”.
Các hoạt động có sự tham gia của hơn 100 người của 16 dân tộc đang hoạt động hằng ngày và 45 đồng bào dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (tỉnh Cao Bằng).Trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng và quốc tế lao động dịp 30/4-1/5, các hoạt động được tổ chức với chủ đề “Ngày hội non sông thống nhất”, gồm tái hiện chợ phiên vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng", giới thiệu đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian tại chợ vùng cao do chính những cộng đồng dân tộc thực hiện, giới thiệu phục vụ du khách.Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (Cao Bằng)... Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của địa phương điểm nhấn (Cao Bằng)... trưng bày giới thiệu các sản vật dân tộc: (rau củ quả: rau cải, măng khô, măng tươi, su su, các loại gia vị đặc trưng..., ẩm thực (các món ăn đặc trưng của dân tộc Mông: thắng cố, rượu ngô, xôi nếp màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng...), giới thiệu văn hóa - du lịch của tỉnh Cao Bằng (trưng bày triển lãm ảnh, sách, tờ rơi quảng bá du lịch…), giới thiệu lịch sử, quy trình, nguyên liệu, chế biến một số món ăn dân tộc đặc trưng độc đáo như nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, quy trình dệt vải, làm hương, nghề in sáp ong...Bên cạnh đó còn có hoạt động tái hiệnLễ cầu mưacủa dân tộc Lô Lô với sự tham gia của khoảng 15 nghệ nhân Lô Lô (Cao Bằng).Đồng thời các dân tộc cư trú tại Làng cũng có các hoạt động hằng ngày giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, trò chơi dân gian, các hoạt động trải nghiệm… đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
https://nhandan.vn/kham-pha-sac-mau-phien-cho-non-nuoc-cao-bang-post806945.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "lễ cầu mưa của dân tộc Lô Lô Cao Bằng", "“Ngày hội non sông thống nhất”", "“Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng\"", "Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam", "không gian văn hóa vùng cao" ] }
Sức sống của di sản làng nghề
Nghề truyền thống làm nhà hoàn toàn bằng vật liệu từ tre và cây dừa nước của người dân xã Cẩm Thanh (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) vừa được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mang lại niềm tự hào cho cộng đồng thực hành di sản; đồng thời tiếp thêm động lực bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương.
Không chỉ trực tiếp mang lại giá trị kinh tế cho người dân, nghề làm nhà bằng vật liệu từ tre và cây dừa nước còn là một nét văn hóa đặc sắc góp phần thu hút du khách, quảng bá hình ảnh Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung đến đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.Xã Cẩm Thanh nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, có địa thế gần như một bán đảo với bốn bề sông nước. Vị trí cửa sông ven biển cùng khí hậu đặc trưng tạo điều kiện thuận lợi cho cây dừa nước phát triển, quanh năm xanh tốt. Theo một số tài liệu lịch sử như địa bạ làng Thanh Châu, tư liệu làng Minh Hương, hiện được lưu trữ tại Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, thì cây dừa nước xuất hiện ở Cẩm Thanh khoảng đầu thế kỷ 18. Còn theo nhiều giai thoại trong dân gian, rừng dừa nước Cẩm Thanh có nguồn gốc từ các tỉnh miền nam, cư dân ở làng quê này trong quá trình giao thương bằng tàu bè trên sông, biển, đã đem giống cây này về trồng.Tận dụng nguyên liệu tự nhiên cộng với sự sáng tạo, khéo léo của những người thợ, nghề làm nhà bằng tre và cây dừa nước đã hình thành và phát triển, gắn liền với làng quê Cẩm Thanh. Ngôi nhà làm bằng vật liệu tre và dừa nước có giá thành rẻ mà thời gian sử dụng lên đến 15-20 năm; mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát và luôn sạch sẽ, khô ráo trong khí hậu cửa biển mặn mòi. Ông Trần Bừa (thôn Thanh Tam, xã Cẩm Thanh) cho biết, từ năm 12 tuổi, ông được học nghề làm nhà tre và dừa nước từ ông nội. Đến nay, lão nông 84 tuổi này lại đang truyền nghề cho các con, các cháu và những người trẻ trong thôn có nhu cầu học.Sau Cẩm Thanh, nghề làm nhà bằng tre và dừa nước cũng lan dần sang các vùng lân cận như Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Kim... Để tạo dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh thì khâu xử lý, gia công nguyên vật liệu là quan trọng hàng đầu. Bởi dù cho nhiều công đoạn có thể được máy móc hỗ trợ, thì tính thẩm mỹ và độ bền của thành phẩm hoàn toàn được quyết định bởi kinh nghiệm và tâm huyết của người thợ qua những thao tác thủ công nhất. Chẳng hạn như, tàu dừa phải được thu hoạch vào tháng 3 hoặc tháng 8 để đạt độ già tiêu chuẩn, tách ra sau đó ngâm nước rồi phơi khô. Tre phải được thu hoạch khi không ở mùa đẻ măng, thường là thu mua ở các huyện miền núi sau đó vận chuyển bằng đường sông xuống Cẩm Thanh... Tri thức dân gian được trao truyền qua nhiều đời, kinh nghiệm tích lũy theo thời gian và trở thành nghề truyền thống của một cộng đồng. Để sản phẩm hoàn chỉnh và đạt chất lượng, những người thợ không những phải kiên nhẫn, chăm chỉ mà còn có sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, nghề làm nhà từ vật liệu tre và cây dừa nước cũng phản ánh lịch sử, văn hóa làng quê ở Cẩm Thanh và cả đô thị - thương cảng Hội An (Faifo) trong tiến trình phát triển.Khi đời sống khấm khá hơn, người dân ở các vùng nông thôn ưa chuộng các kiểu nhà hiện đại với vật liệu xây dựng mới thì nghề làm nhà bằng tre và cây dừa nước cũng từng có giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình vẫn duy trì việc dùng tre, cây dừa nước để dựng hàng quán, điểm dừng chân phục vụ du khách. Cho đến những năm gần đây, nghề truyền thống này ở Cẩm Thanh có cơ hội phục hồi và vươn xa hơn khi số khách tham quan, du lịch ngày càng đông cũng như xu hướng du lịch xanh, du lịch sinh thái ngày càng thịnh hành. Rất nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng quà tặng trên địa bàn Hội An giờ đây ưu tiên vật liệu bản địa thân thiện với môi trường, chú trọng xây dựng và tạo cảnh quan bằng tre và cây dừa nước. Hàng thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất làm hoàn toàn bằng tre, bằng cây dừa nước cũng là một dòng sản phẩm tiềm năng, mang lại giá trị gia tăng gấp nhiều lần nguyên liệu thô, được khách hàng đánh giá cao nhờ chất lượng và bản sắc văn hóa Việt Nam.Hiện ở Cẩm Thanh có gần 200 thợ lành nghề, tạo sinh kế ổn định. Một số cơ sở sản xuất vật liệu từ tre và dừa nước còn trở thành điểm du lịch hấp dẫn, như xưởng tre của anh Võ Tấn Tân, xưởng tranh giấy dừa của anh Trương Tấn Thọ... Điểm chung của các nghệ nhân này là sinh ra và lớn lên tại chính xứ dừa nước Cẩm Thanh, được thừa hưởng kỹ năng và được trao truyền tình cảm, sự tâm huyết từ các thế hệ ông cha. Nghề truyền thống vẫn được họ chung tay giữ gìn và phát triển theo hướng nâng cao cả tính nghệ thuật lẫn tính ứng dụng; như các sản phẩm bằng tre, nứa đa dạng và hữu ích trong mọi gia đình: Các loại bình, giỏ, kệ, ghế, bát, cốc, ống hút, đồ chơi trẻ em...; hay tranh trang trí làm từ giấy dừa độc đáo và tinh xảo, hiếm nơi có được.Song song với việc bảo tồn nghề truyền thống, chính quyền và người dân Hội An cũng nỗ lực khơi mở, phát huy giá trị nội tại để phát triển du lịch làng nghề theo hướng xanh và bền vững. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân xã Cẩm Thanh đã triển khai và kêu gọi cư dân tham gia dự án phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh, chăm sóc và trồng mới để tăng diện tích cây, phục vụ phát triển du lịch và tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho nghề truyền thống làm nhà tre, dừa. Trong các tour tham quan rừng dừa nước bằng thuyền thúng, người lái thuyền và hướng dẫn viên thường hướng dẫn khách tự làm một số món đồ đơn giản từ lá dừa như mũ, nhẫn, vòng, con rối... và được đón nhận tích cực. Việc được ghi nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là một dấu mốc quan trọng trong việc nhận diện, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cư dân làng nghề tre, dừa Cẩm Thanh. Với 6 nghề thủ công truyền thống được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tổng số gần 50 nghề thủ công truyền thống đang duy trì, thành phố Hội An có nguồn lực khá dồi dào khi tham gia vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ■
https://nhandan.vn/suc-song-cua-di-san-lang-nghe-post800040.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "bảo tồn nghề truyền thống", "di sản làng nghề", "vật liệu từ tre", "giá trị văn hóa truyền thống" ] }
Tác giả bestseller manga Nhật Bản Ono Eriko đến Việt Nam
NDO -Sáng 20/4, tại Nhà xuất bản Trẻ, tác giả bestseller manga Nhật Bản Ono Eriko đã có buổi thông tin đến báo chí nhân chuyến sang Việt Nam, giao lưu và ký tặng sách cho bạn đọc. Đây cũng là một trong những sự kiện nổi bật trong khuôn khổNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Namlần thứ 3 đang diễn ra sôi nổi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Trẻ, đơn vị đã hợp tác để mang bộ truyện “Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh” về Việt Nam nói rằng, Nhà xuất bản Trẻ đã xuất bản bộ sách từ năm 2008 và đến nay đã là tập 37.“Đây là bộ truyện mà ở Việt Nam, đối tượng đọc đa dạng hơn, từ các bé gái bé trai hay cả khi các bạn đã trưởng thành vẫn đọc rất phù hợp.Bên cạnh đó, tính giáo dục của bộ truyện là bởi vì mỗi một mẫu chuyện trong sách đều xoay quanh cuộc sống của Miko, khi Miko đi học lớp 1 đến khi học lớp 7 (ở tập 37), cộng thêm hình ảnh đẹp dễ thương sẽ chuyển tải thông điệp về tình bạn, về kiến thức trong cuộc sống, và rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi của mình”, ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ.Việc tác giả Ono Eriko sang Việt Nam nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 là một tín hiệu vui cho việc khuyến đọc, khẳng định vai trò của xuất bản Việt Nam với đối tác nước ngoài.Tác giả Ono Eriko.Các nhà xuất bản của Nhật có tiếng là nhiều yêu cầu nghiêm ngặt đối với đối tác nước ngoài, đặc biệt về mặt tác quyền. Từ khi tham gia Công ước Berne, Nhà xuất bản Trẻ là đơn vị mua tác quyền sách nước ngoài đầu tiên (bộ Harry Potter), và dần dần chinh phục các đối tác quốc tế với uy tín của mình, trong đó có đối tác Nhật.Cũng nhân dịp sang Việt Nam lần này, tác giả Ono Eriko đã vẽ riêng tranh “Miko mặc áo dài” với nền xa xa là chợ Bến Thành. Tranh này đã dùng làm bìa boxset Miko selection 5 tập và các quà tặng dành cho bạn đọc.Bộ truyện “Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh” lấy bối cảnh về cuộc sống thường ngày của những cô cậu bé học sinh tại Tokyo, Nhật Bản, với nhân vật trung tâm là cô bé Yamada Miko học cấp 1 (đến tập 36 thì nhân vật lên cấp 2).Các tập truyện xoay quanh cuộc sống cùng những câu chuyện xảy ra hằng ngày của cô bé học sinh Miko và các bạn, mà chúng ta đều bắt gặp mình trong hình ảnh Miko, bạn của cô, cha mẹ, thầy cô…Nhà xuất bản Trẻ tặng quà cho tác giả Ono Eriko.Tác giả Ono Eriko sáng tác bộ truyện này suốt hơn 30 năm, từ khi cô chưa có con, đến khi có con gái và nuôi dạy con lớn lên. Có lẽ chính vì vậy mà bộ truyện bám sát những vấn đề rất cập thời của xã hội, kể cả những chuyện ba mẹ muốn chia sẻ cùng con nhưng khó nói: Tình yêu tuổi mới lớn, dậy thì sớm, LGBT, con cái trong gia đình ly hôn, gia đình đơn thân…Cũng chính vì vậy, ngoài yếu tố giải trí, thư giãn, thì có thể xembộ truyện tranh“Nhóc Miko - Cô bé nhí nhảnh” là một loại “sổ tay” hướng dẫn cho các bé gái và thiếu nữ cách ứng xử văn minh và cởi mở trước các vấn đề này.Trong quá trình tổ chức các cuộc thi viết, vẽ dành cho cộng đồng fan Nhóc Miko vừa qua, nhiều bạn đọc đã bày tỏ mình được truyền cảm hứng mỹ thuật từ những nét vẽ của Ono Eriko, hoặc chia sẻ kỷ niệm về thời học sinh tươi sáng, lãng mạn, dễ thương.Cuộc thi “Nhóc Miko và tôi” vừa qua do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức đã thu hút 119 bài viết và 297 bức vẽ của bạn đọc thuộc nhiều độ tuổi. Trong đó, các bạn dự thi đã chia sẻ sự đồng hành của bộ truyện với những giai đoạn thăng trầm trong cuộc đời mình.
https://nhandan.vn/tac-gia-bestseller-manga-nhat-ban-ono-eriko-den-viet-nam-post805645.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "truyện tranh", "Nhật Bản", "Miko", "Ono Eriko", "Ngày Sách và Văn hóa đọc" ] }
Khai mạc Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 10
NDO -Tối 7/3, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạcLễ hội Áo dàiThành phố Hồ Chí Minh lần thứ 10 với chủ đề “Tôi yêu Áo dài Việt Nam”.
Đánh dấu 10 năm phát triển, Lễ hội Áo dài năm nay có nhiều điểm mới, không gian triển lãm và nhiều hoạt động tương tác với chiếc áo dài được mở ra.Thông điệp của sự kiện Lễ hội Áo dài được mở rộng quy mô với chuỗi hoạt động hấp dẫn, mang tính trải nghiệm cao nhằm tiếp tục đưa Lễ hội trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách.Lễ hội năm nay cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong việc kết hợp với nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop nhằm tạo điều kiện cho các nhà thiết kế, nhà may trong việc thực hiện quảng bá cũng như giới thiệu các sản phẩm áo dài đến gần hơn tới công chúng.Các đại biểu tặng hoa cho các đại sứ Lễ hội Áo dài năm nay.Phát biểu tại sự kiện khai mạc, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy sự đột phá vượt trội về quy mô và chất lượng khi lần đầu tiên được tổ chức tại trung tâm thành phố với chuỗi 11 hoạt động phong phú, đa dạng.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng phát biểu khai mạc.Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm, sau thời gian tổ chức tại một số địa điểm như Nhà Văn hóa Thanh niên, Bảo tàng Lịch sử... thì đến nay, Lễ hội Áo dài thành phố đã được tổ chức định kỳ thường niên vào mỗi đầu tháng 3 hằng năm tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh vàđường đi bộ Nguyễn Huệ.Trình diễn hoạt cảnh "Vinh quy bái tổ về làng".Năm nay, Lễ hội Áo dài thành phố đã nhận được sự hưởng ứng của hàng trăm nhà may, cửa hàng, đơn vị kinh doanh áo dài trong các hoạt động.“Chính những làn sóng lan tỏa này, không chỉ khơi dậy tình yêu dành cho tà áo dài mà còn là niềm vinh dự của những tinh thần tự hào dân tộc, tự hào một nét đẹp quê hương Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.Các em thiếu nhi biểu diễn trong chương trình khai mạc.Chương trình nghệ thuật trong đêm khai mạc gồm 2 chương: Chương 1 với chủ đề “Áo dài - Tâm hồn Việt, văn hóa Việt” và chương 2 với chủ đề “Áo dài ra thế giới”.Công chúng đồng thời được chiêm ngưỡng 800 mẫu áo dài nổi bật của 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng.Các mẫu áo dài này không chỉ mang đậm niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt Nam.Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu biểu diễn trong chương trình khai mạc.Đặc biệt, tiết mục biểu diễn trang phục Áo dài “Nét đẹp Áo dài Việt” do các Tổng lãnh sự nữ và phu nhân Tổng lãnh sự trình diễn không chỉ góp phần thắt chặt tình hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia mà còn lan tỏa nét đẹp Áo dài đến bạn bè quốc tế.Trình diễn các bộ sưu tập áo dài trong đêm khai mạc.Các hoạt động chính của Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 10 năm 2024 gồm: đồng diễn áo dài, cuộc thi vẽ tranh cho áo dài thiếu nhi, triển lãm về sự hình thành áo dài từ nam giới đến nữ giới cùng nhiều hoạt động trải nghiệm từ may đo đến trình diễn với các Đại sứ áo dài, các hoạt động hướng đến cộng đồng như tặng áo dài cho công nhân, gian hàng áo dài 0 đồng và giao lưu văn hóa; đồng thời, hoạt động truyền thông trên các trang mạng xã hội tạo xu hướng về áo dài, tăng trưởng cung cầu, thúc đẩy phát triển về kinh tế cũng được đẩy mạnh.Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng và người dẫn chương trình Quỳnh Hoa trình diễn thời trang áo dài trong đêm khai mạc.Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc mà còn là động lực phát triển kinh tế quan trọng của thành phố.Lễ hội còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch và mang lại doanh thu đáng kể cho các doanh nghiệp địa phương.Ca sĩ Kyo York và Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Kim Chi biểu diễn trong đêm khai mạc.Được biết, Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 10 sẽ diễn từ ngày 7/3 đến ngày 17/3 với nhiều hoạt động đặc sắc tại các điểm di tích lịch sử, di tích văn hóa, điểm đến du lịch, các công trình của Thành phố Hồ Chí Minh.Tại chương trình khai mạc, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu đã đồng hành phát triển và gắn bó cùng Lễ hội Áo dài trong hành trình 10 năm nhằm tri ân những đóng góp nhiệt tình và tích cực; trao kỷ lục Việt Nam: “Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh - Lễ hội tôn vinh và quảng bá Áo dài Việt Nam được tổ chức thường niên liên tục nhiều nhất (10 lần từ năm 2014 đến năm 2024).
https://nhandan.vn/khai-mac-le-hoi-ao-dai-thanh-pho-ho-chi-minh-lan-thu-10-post799094.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Lễ hội Áo dài", "Thành phố Hồ Chí Minh", "đại sứ", "kỷ lục Việt Nam", "áo dài" ] }
Quan hệ quốc tế trong hai thập niên chuyển giao cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
NDO -Mỗi câu chuyện trong cuốn sách “Thế giới nhìn nghiêng… Bang giao kể chuyện” là một góc nhìn mới, chân thực, sắc sảo về lịch sử hình thành, sự vận động, biến đổi của quốc gia, tổ chức quốc tế, hay các mối bang giao, những vấn đề quốc tế cách đây vài chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại…
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thậtvừa xuất bản cuốn sách“Thế giới nhìn nghiêng… Bang giao kể chuyện” của tác giả Vũ Sơn Thủy - Đại sứ, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam, Bộ Ngoại giao.Cuốn sách gồm 2 phần:Thế giới nhìn nghiêng trong thập niên cuối của thế kỷ XX; Kể chuyện bang giao trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.Trong đó, tác giả đã chia sẻ, phân tích những câu chuyện sinh động từ châu Âu đến châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ…Mỗi câu chuyện là một góc nhìn mới, chân thực, sắc sảo về lịch sử hình thành, sự vận động, biến đổi của quốc gia, tổ chức quốc tế, hay các mối bang giao, những vấn đề quốc tế cách đây vài chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại…Qua ngôn từ sống động, giàu hình ảnh, những vấn đề được nhìn nhận, phân tích một cách thấu đáo, đi sâu vào bản chất trong mối liên hệ, so sánh với quá khứ và những dự báo tương lai.Tác giả cũng đã phác họa bức tranhngoại giao Việt Namthời đại Hồ Chí Minh, đồng thời gửi gắm tình cảm sâu đậm trong những trang ký ức về một số nhà lãnh đạo của đất nước.Theo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, các bài viết trong cuốn sách đến nay vẫn mang đậm tính thời sự, cung cấp những tri thức quý về lịch sử quan hệ quốc tế, là một nguồn thông tin giúp người đọc nhìn nhận đầy đủ hơn về hiện tại, sẽ là tài liệu bổ ích cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về quan hệ quốc tế, lịch sử và kinh nghiệm đối ngoại, ngoại giao.Tác giả cuốn sách cho biết không có tham vọng viết một cuốn sách kể mọi chuyện bang giao mà chỉ lựa chọn một số bài báo đã đăng, có chỉnh sửa một vài câu chữ, để xuất bản thành một cuốn sách nhằm kỷ niệm cuộc đời làm báo của mình và chia sẻ thông tin cho những độc giả quan tâm đến các vấn đề trong quan hệ quốc tế.
https://nhandan.vn/quan-he-quoc-te-trong-hai-thap-nien-chuyen-giao-cuoi-the-ky-xx-dau-the-ky-xxi-post796986.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "xuất bản sách", "quan hệ quốc tế", "Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật", "thế giới nhìn nghiêng", "bang giao kể chuyện" ] }
Người dân Thủ đô hòa mình vào Lễ hội ẩm thực Pháp 2024
NDO -Từ ngày 5-7/4, tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Đại sứ quán Pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chứcLễ hội ẩm thực Pháp"Balade en France" với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Lễ hội thu hút hàng nghìn người đến tham gia và trải nghiệm ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng gắn liền với Pháp như thịt nguội, bánh mì, rượu vang, táo đỏ...Lễ hội ẩm thực Pháp Balade En France là một sự kiện thường niên được tổ chức bởi Đại sứ quán Pháp và Hà Nội, diễn ra hai năm một lần. Sự kiện này diễn ra lần đầu vào năm 2018, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng tích cực từ đông đảo người dân Hà Nội yêu thích ẩm thực và văn hóa Pháp.Với gần 80 gian hàng, người tham gia sự kiện được tận hưởng một trải nghiệm ẩm thực Pháp đích thực với các món ăn truyền thống của Pháp, cùng những đặc sản nông nghiệp và thực phẩm chất lượng cao đến từ những nhà hàng danh tiếng và lâu đời của Pháp.Bên cạnh việc thưởng thức ẩm thực, người tham gia còn có cơ hội trải nghiệm với các hoạt động như nếm thử món ăn, chiêm ngưỡng màn trổ tài độc đáo của các đầu bếp... Đây không chỉ là một dịp để khám phá và trải nghiệm văn hóa Pháp mà còn là cơ hội tuyệt vời để giao lưu và chia sẻ kiến thức về ẩm thực.Chị Nguyễn Thùy Trang (Hà Nội) chia sẻ: “Đối với mình, chocolate Pháp không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm mà còn là một phần của văn hóa và nghệ thuật ẩm thực. Mình thực sự ấn tượng với sự tinh tế và chất lượng của chocolate Pháp, từ cách chọn lựa nguyên liệu đến quy trình sản xuất. Mỗi viên chocolate không chỉ mang lại là hương vị tuyệt vời mà còn là một trải nghiệm thú vị”.Không chỉ người dân Hà Nội thích thú vớilễ hội ẩm thực Pháp, khách du lịch nước ngoài cũng rất hào hứng với sự kiện này. “Chúng tôi cảm thấy rất phấn khích và tự hào khi thấy ẩm thực của quốc gia mình được đón nhận tại Việt Nam. Điều này cho thấy sự đa dạng và mở cửa của Việt Nam đối với các nền văn hóa khác nhau. Đồng thời, lễ hội này đã giúp người Việt Nam thưởng thức và hiểu hơn về ẩm thực, con người và lịch sử đất nước Pháp. Đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời”, anh Mickael Gueydon (Marseille, Pháp) chia sẻ.Các loại rượu vang Pháp.Ngoài ra, khách tham quan còn được mời nếm thử hương vị của rượu vang, một trong những đồ uống biểu tượng cho lịch sử và văn hóa Pháp. Những chuyên gia rượu vang giới thiệu cho khách tham quan về các loại nho, nghệ thuật làm rượu và trồng nho. Đồng thời, khách tham quan còn được thưởng thức hương vị đặc biệt của các loại rượu vang Pháp, từ vang trắng dịu ngọt cho đến vang đỏ đậm đà.Một tiết mục nghệ thuật trong buổi khai mạc.Bên cạnh thưởng thức các món ăn đặc sắc của đất nước Pháp, người tham gia còn được hòa mình vào không gian âm nhạc với các màn giao lưu nghệ thuật giữa các nghệ sĩ đến từ Pháp và Việt Nam.Liên hoan nhảy đường phố "Balade En France - All in Once 2024" đem đến những màn biểu diễn đặc sắc, đầy sáng tạo từ các Bboy & Bgirl kỳ cựu tại Việt Nam, cũng như các trường thuộc khối Pháp ngữ tại Hà Nội.Ngoài ra, còn có sự góp mặt của ca sĩ Hoàng Dũng và những người nổi tiếng trên mạng xã hội như Ninh Dương story và nhà sáng tạo nội dung hài hước Việt Anh Pí Po & Butin. Các đội bóng rổ Hanoi Buffaloes và Celine Nhã Nguyễn - người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest cũng tham gia giao lưu và thi đấu tại khu vực Làng thể thao, tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho du khách tham dự.
https://nhandan.vn/nguoi-dan-thu-do-hoa-minh-vao-le-hoi-am-thuc-phap-2024-post803469.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Liên hoan nhảy đường phố", "lễ hội ẩm thực Pháp", "thưởng thức món ăn Pháp tại Việt Nam", "Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam" ] }
Khám phá ý nghĩa đằng sau bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
NDO -Bao gồm 4 mẫu,bộ tem Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủđã tạo nên một câu chuyện liên hoàn bằng hình ảnh, xuyên suốt từ quá khứ hào hùng tới tương lai tươi sáng của tỉnh Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Ngày 5/5 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)” tại tỉnh Điện Biên.Với phong cách thiết kế đồ họa, nội dung cô đọng, đổi mới, không lặp lại những hình ảnh được thể hiện trên các bộ tem đã phát hành, 4 mẫu tem được sắp xếp liên hoàn tạo thành câu chuyện bằng hình ảnh, bối cảnh xuyên suốt là lòng chảo Điện Biên từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng, phát triển của tỉnh Điện Biên nói riêng và của đất nước nói chung.Mẫu 1: “CHẮC THẮNG MỚI ĐÁNH”Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mởChiến dịch Điện Biên Phủvới quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm của Pháp. Nhờ sự chỉ huy đúng đắn, chuyển phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”, cùng sự đồng lòng của quân và dân mà chúng ta đã giành thắng lợi.Hình ảnh chính trên mẫu tem là đoàn quân đang kéo pháo vào trận. Nền tem thể hiện hình ảnh Sở chỉ huy tại Mường Phăng được bố trí bên trái nhằm minh họa cho mẫu tem (đây là hình ảnh lần đầu tiên được nhắc đến và thể hiện trên tem bưu chính).Bên cạnh đó là hình ảnh máy bay địch đang đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên để tạo nên một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất lúc bấy giờ nhằm chi phối chiến trường Đông Dương, chính vì vậy mà màu sắc khung cảnh đang thanh bình trở nên u ám.Mẫu 2: “CẢ NƯỚC RA TRẬN”Để huy động mọi nguồn lực, sức người, sức của, tất cả vì tiền tuyến, vì sự nghiệp chống ngoại xâm, từng đoàn dân công hỏa tuyến, người dân trên toàn quốc, cùng đồng bào các dân tộc Điện Biên, Tây Bắc đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Hình ảnh chính trên mẫu tem là đoàn dân quân hỏa tuyếntải đạn,lương thực…phục vụ chiến trường. Nền tem là hình ảnh Bộ đội ta đánh chiếm và kéo cờ trên nóc hầm Chỉ huy của Pháp thể hiện kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ. Màu sắc trên nền mẫu tem được thể hiện tối sẫm, cây cối bị từng đợt bom đạn dội xuống… nhưng không cản được ý chí quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta.Hình ảnh sở chỉ huy của 2 bên được thể hiện trên mẫu 1 và mẫu 2 nhằm miêu tả tính đối lập, đấu trí cam go… và kết quả phần thắng thuộc về chính nghĩa, thuộc về sự anh dũng kiên cường của quân và dân Việt Nam.Mẫu 3: “BÀI CA KHÔNG QUÊN”Khắc ghi và biết ơn các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc thể hiện bằng truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo chăm sóc cho thương bệnh binh, quân nhân chế độ chính sách…Sự tri ân này được thể hiện qua hình ảnh nhóm cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa, thăm Bảo tàng lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ, tượng đài chiến thắng; lấy đó làm động lực và tấm gương để thế hệ trẻ noi theo, quyết tâm giữ vững thành quả cha ông để lại, duy trì nền hòa bình, tự do, tiếp bước cha ông xây dựng tổ quốc Việt Nam.Nền tem là hình ảnh Lễ ký Hiệp định Geneva đánh dấu thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó quan trọng nhất là nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam được các nước, kể cả Pháp phải cam kết tôn trọng.Mẫu 4: “PHỒN VINH, HẠNH PHÚC”Sự hy sinh xương máu của thế hệ đi trước để đem lại độc lập, hòa bình cho con em ngày nay và mai sau. Ý tưởng này được thể hiện qua hình ảnh chính là Cô gái dân tộc Thái đang chào đón các em thiếu nhi các dân tộc tung tăng tới trường với niềm hân hoan, hạnh phúc.Nền tem là hoa ban nở rợp trời trên vùng đất chiến trường Điện Biên xưa, nay đã mọc lên các công trình phục vụ dân sinh, phục vụ sự phát triển kinh tế, du lịch như trường học, nương lúa chín vàng, xe năng lượng xanh, cảng hàng không hiện đại, máy bay cất cánh… Tất cả nhằm truyền tải thông điệp về sự đổi mới của Điện Biên nói riêng và của đất nước nói chung trong quá trình hội nhập và phát triển sánh vai với các nước trên thế giới.Đặc biệt, trên cả 4 mẫu tem đều có họa tiết dân tộc Thái được bố trí phía dưới làm nền, qua đó tôn vinh tính đa dạng văn hóa của đồng bào dân tộc.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/kham-pha-y-nghia-dang-sau-bo-tem-dac-biet-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post808036.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Bộ tem đặc biệt", "Cả nước ra trận" ] }
Giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn Mai Quốc Liên qua đời
NDO -Ngày 10/3, theo Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn Mai Quốc Liên vừa qua đời vào lúc 1 giờ 5 phút sáng nay, hưởng thọ 85 tuổi.
Theo thông tin từ gia đình cho biết, do tuổi cao sức yếu, lại bị bệnh tai biến mạch máu não và viêm phổi cấp, nên dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng nhà văn Mai Quốc Liên đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Thống Nhất.Nhà văn, nhà Hán học, Giáo sư, Tiến sĩ Mai Quốc Liên, sinh ngày 8/6/1940, tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Ông tốt nghiệp Đại học Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam), Tiến sĩ Văn học.Về quá trình công tác, ông từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tổng Biên tập tạp chí Hồn Việt (thuộc Hội Nhà văn Việt Nam), chuyên nghiên cứu văn học cổ điển Việt Nam và Trung Hoa.Ông cũng viết tiểu luận, phê bình văn học, từng là Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học; từng là Ủy viên Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh của Bộ Khoa học và Công nghệ (ngành Văn-Ngữ-Sử) của Hội Nhà văn Việt Nam vào 2006.Trong quá trình sáng tác, ông đã xuất bản hơn 10 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm tiểu luận, nghiên cứu, phê bình có giá trị như: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa (phê bình, 1979); Ngô Thì Nhậm tuyển tập (đồng tác giả, dịch, khảo cứu, 1980); Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn (chuyên luận, 1985); Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ (tiểu luận, 1986); Trước đèn (tiểu luận, 1992); Khảo luận Văn chiêu hồn (1991); Nguyễn Du toàn tập (chủ biên, 1996); Phê bình và tranh luận văn học (1998); Tạp luận (1998); Nguyễn Trãi toàn tập (chủ biên, và dịch, phiên âm, 2002); Cao Bá Quát toàn tập (chủ biên, dịch, giới thiệu, 2003); Vị mặn biển đời (thơ, 2003)… Năm 2012, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.Linh cửu nhà văn Mai Quốc Liên quàn tại Nhà tang lễ quốc gia phía nam, số 5 đường Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.Lễ viếng bắt đầu từ lúc 10 giờ, ngày 11/3. Lễ động quan vào lúc 14 giờ 30 phút, ngày 12/3. Sau đó, linh cửu được đưa đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.
https://nhandan.vn/giao-su-tien-si-nha-van-mai-quoc-lien-qua-doi-post799407.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "Giáo sư Mai Quốc Liên", "Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Chuyện bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi giữa Thủ đô
Nhiều năm qua, người dân và du khách đã quen ngắm nhìn bức tranh cổ động khổ lớn vẽ Bác Hồ bế em bé được treo trang trọng trên mặt tiền tòa nhà Thông tin-Triển lãm thành phố Hà Nội ở khu vực ngã tư phố Đinh Tiên Hoàng-Tràng Tiền (ngay góc Hồ Hoàn Kiếm). Song, ít người biết rằng, bức họa ấy đã hiện diện ở đó gần nửa thế kỷ.
Tác giả bức tranh là một tên tuổi trong giới mỹ thuật, có phong cách giản dị, khiêm nhường. Ông là họa sĩ, nhà giáo Trần Từ Thành (sinh năm 1944 tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), nguyên Phó Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.Sinh ra và trưởng thành khi đất nước vẫn còn chiến tranh, có nhiều người thân trong gia đình tham gia kháng chiến hoặc qua đời vì bom đạn, họa sĩ Trần Từ Thành say mê với đề tài chiến tranh cách mạng, khát vọng hòa bình.Ông được yêu mến với nhiều tác phẩm vẽ quê hương Hà Tĩnh, đồng thời sở hữu nhiều giải thưởng cao trong nước và quốc tế cho thể loại tranh cổ động.Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như: “Hòa bình hữu nghị” (Giải thưởng đồ họa quốc tế 1985), “Truông Bồn”, “Đèo Ngang”, “Ngã ba Đồng Lộc” (Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1995), “Trăng quan họ” (Giải thưởng của UNESCO năm 2011)...Nhưng có lẽ tác phẩm thành công nhất của ông, để lại ấn tượng và cảm xúc sâu đậm nhất với công chúng dù bao năm tháng qua đi chính là bức tranh cổ động nổi tiếng nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm.Bức tranh ban đầu được tác giả đặt tên là “1976”, sau đổi thành “Độc lập Thống nhất - Hòa bình Hạnh phúc”, còn công chúng thường gọi là bức “Bác Hồ với thiếu nhi”.Kể về tác phẩm để đời của mình, lão họa sĩ đã ở tuổi bát thập vẫn nhớ từng chi tiết. Sau ngày 30/4/1975 lịch sử, đất nước thống nhất, non sông nối liền một dải, họa sĩ Trần Từ Thành lúc đó là giảng viên Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đã ấp ủ một tác phẩm mừng đất nước bước sang trang sử mới.Một phần ý tưởng của ông được hình thành khi nhớ đến mong muốn của Bác Hồ trong Di chúc của Người, trong đó Bác nhắc nhiều đến thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, nhắc đến hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước...Sau nhiều tháng suy nghĩ, cho đến một ngày ông tìm được cảm hứng từ những câu thơ trong bài “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu: Lòng ta chung một cụ Hồ/Lòng ta chung một Thủ đô/Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam.Lựa chọn hình thức tranh cổ động, dễ hiểu và dễ phổ biến đến đại chúng, họa sĩ Trần Từ Thành bắt tay phác họa bức tranh bằng bột màu trên giấy, khổ 79x54cm, kiệm màu, kiệm nét. Tranh vẽ Bác Hồ tươi cười trìu mến ôm một em bé, phía sau nền là chú chim bồ câu ngậm cành ô-liu tượng trưng cho hòa bình.Dáng hình bồ câu sải cánh tựa như bản đồ Việt Nam, còn con mắt mang màu cờ đỏ sao vàng nằm ở vị trí Thủ đô Hà Nội. Tranh có bố cục hài hòa và chặt chẽ, từng đường nét mềm mại và gọn gàng, tuy đơn giản mà thể hiện sâu sắc niềm vui độc lập, thống nhất của toàn dân tộc Việt Nam, cũng như hy vọng gửi gắm vào thế hệ mai sau.Năm 1976, tác phẩm được gửi tham dự Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc tổ chức lần đầu và giành giải nhì. Danh họa Trần Văn Cẩn lúc bấy giờ là giám khảo chấm thi, đã nhận xét bức tranh cô đọng, ấn tượng, bao quát được những ý lớn: Bác Hồ với nhân dân, Bác Hồ với thiếu nhi và Bác Hồ với sự nghiệp thống nhất đất nước.Sau khi được trưng bày cùng tác phẩm của họa sĩ khắp ba miền tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ (Hà Nội), bức tranh được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho in 50.000 bản, phát hành cả nước chào mừng Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất.Năm 1978, bức tranh được thành phố Hà Nội in khổ lớn và treo trước tòa nhà 93 Đinh Tiên Hoàng, trở thành một trong những biểu tượng không thể tách rời của Hà Nội-Thành phố vì hòa bình suốt 46 năm qua.Bên cạnh đó, bức tranh được tái hiện nhiều lần trên bưu thiếp, trong các công trình mỹ thuật công cộng khắp cả nước. Bản in tác phẩm được trưng bày ở các bảo tàng tại Nga, Cuba...Thành tựu ấy, niềm tự hào lớn lao ấy có lẽ là điều họa sĩ Trần Từ Thành không dám hình dung khi còn là một thanh niên 16 tuổi mê vẽ, rời quê ra Hà Nội thi vào Trường cao đẳng Mỹ thuật (nay là Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam).Vượt qua 2.000 người dự thi năm đó, ông trở thành một trong số 46 thí sinh thi đỗ. Đặc biệt, khi còn là sinh viên, họa sĩ Trần Từ Thành vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảm nhận sự uyên bác và tình cảm ấm áp của Người với mọi tầng lớp nhân dân.Lời Bác Hồ căn dặn “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” theo suốt cuộc đời làm nghệ thuật của ông, thôi thúc ông nỗ lực và cống hiến. Năm 1969, họa sĩ Trần Từ Thành tiếp tục theo học chuyên ngành Đồ họa tại Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội rồi làm công tác giảng dạy và trở thành nhà quản lý.Hơn 40 năm đứng trên bục giảng, ông góp phần đào tạo nhiều thế hệ nhà thiết kế, họa sĩ cho các cơ sở đào tạo mỹ thuật ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Họa sĩ Trần Từ Thành chính là người thiết kế mẫu thẻ Đảng được hàng triệu đảng viên sử dụng trong 20 năm qua.Ngoài bức vẽ “Bác Hồ với thiếu nhi”, ông còn sáng tác hơn 20 tác phẩm đặc sắc khác về Bác, có thể kể đến như: Bức tranh lụa “Bác đi chiến dịch ở Việt Bắc” (lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia); tranh sơn mài “Nhật ký Khuổi Nậm”; tranh sơn dầu “Ngày về”...Năm 2019, bản gốc bức tranh “Bác Hồ với thiếu nhi” được tác giả trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, để di sản được tôn vinh và lan tỏa tinh thần yêu tự do, yêu chuộng hòa bình, chăm lo cho thế hệ tương lai của Bác.Hằng năm, vào các dịp kỷ niệm trọng đại của đất nước như sinh nhật Bác (19/5), Quốc khánh (2/9), giữa dòng người tấp nập qua lại trung tâm Thủ đô, họa sĩ Trần Từ Thành đều dành thời gian đến và lặng lẽ đứng một góc Bờ Hồ để ngắm nhìn bức tranh.Ông thổ lộ, đời người nghệ sĩ không gì hãnh diện hơn khi tác phẩm của mình gắn liền với góc phố lớn của Hà Nội, được nhiều người yêu mến, du khách nước ngoài thích thú chụp ảnh. Bức tranh “Bác Hồ với thiếu nhi” đã đi vào cuộc sống thường nhật như một điều giản dị, tự nhiên không thể thay thế.
https://nhandan.vn/chuyen-buc-tranh-bac-ho-voi-thieu-nhi-giua-thu-do-post809752.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Bác Hồ với thiếu nhi", "UNESCO", "nhà giáo Trần Từ Thành", "họa sĩ Trần Từ Thành" ] }
Từ những kỳ Festival Huế đã qua
NDO -Những chùm pháo hoa bế mạcFestival Huế 2024thổi những ngày rộn rã lên trời, cũng là lúc những người gắn mình với các kỳ Festival Huế tìm nhau. Qua 12 kỳ festival diễn ra ở Huế, đã có những lễ hội khép lại trong niềm vui, nhưng cũng có đôi lần họ kêu gọi cần sự cảm thông, chia sẻ.
Năm 2000, lần đầu tiên Huế tổ chức festival. Thời điểm này thế giới không còn lạ với festival, nhưng ở Việt Nam, nó vẫn chưa phổ biến. Và với người Huế, festival vẫn còn là cái gì đó rất lạ, mơ hồ.Chỉ hai năm sau, trên tạp chí sông Hương, một đạo diễn đã hồ hởi cập nhật: Từ nay từ điển tiếng Việt có thêm từ mới. Đó là festival.Vui, hồ hởi là phải. Vì Huế lúc đó vừa tổ chức 2kỳfestival quốc tế thành công. Hơn thế, còn được Trung ương xác định đầu tư để xây dựng trở thành thành phố festival đặc trưng của Việt Nam, vươn tầm quốc tế. Đi kèm với quyết định này, Bộ Nội vụ lúc đó cũng cho phép Thừa Thiên Huế lập mới một đơn vị cấp tỉnh chuyên lo tổ chức festival. So với cả nước, mô hình Festival Huế lúc này chỉ có một, là duy nhất.*Dưới sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ tổ chức festival của người bạn Pháp, Huế sớm qua những bước chập chững để khẳng định mình. Festival Huế đầu những năm 2010 đã thực sự bùng nổ khi đáp lại lời mời của Huế, các đại sứ quán lần lượt có thư giới thiệu các nghệ sĩ, đại sứ văn hóa của quốc gia đến biểu diễn. Trong số này có những nghệ sĩ quốc tế mà riêng tên của họ xuất hiện cũng đủ để hình thành một đại nhạc hội.Hẳn những người yêu nhạc vẫn còn nhớ sự xuất hiện của tay guitar huyền thoại người Mexico Paco Renteria - người được đích thân Tổng thống Mexico Felipe Calderon phong là Đại sứ âm nhạc Mexico tại nước ngoài. Người này đã khiến sân khấu trong Đại Nội chao đảo với chất Mỹ Latinh rực lửa trong 2 kỳ Festival Huế liên tiếp. Chiếc đàn guitar trong tay Paco Renteria lúc đó vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ. Nó được xoay, lật và có lúc là dựng thẳng mỗi khi nghệ sĩ thu tay về chơi nhạc ở cung 12, khiến những người có mặt như nín thở.Hoặc ở Festival Huế 2012, nữ ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ Mary Mc Bride đã làm khán giả đắm đuối khi thể hiện giọng ca ở cả ba thể loại country, Rock & Roll, Blues đậm chất Mỹ. Những ca khúc “No one’s gonna love you like me”, “That thing you do to me”, “Tricky tricky would” “When will we know” thịnh hành thập niên 1960-1970 dưới sự thể hiện của Mary Mc Bride đã sống lại, “hút hồn” những khán giả trẻ tuổi.Cùng năm 2012, sự xuất hiện của ca sĩ người Senegal tên Naby đã làm khán đài Cung An Định bùng nổ. Hay DJ Tim Exile đã khiến toàn bộ khán giả tham gia biến đêm nhạc thành một tiệc EDM đúng nghĩa, Năm 2016, ngay trên sân Hàm Nghi chú rối Lideo của L'Homme Debout đã để lại ấn tượng lớn với màn trình diễn kết hợp ánh sáng.Có lẽ, mà có thể là chắc chắn tôi đã để sót nhiều cái tên trong phần liệt kê. Bởi thời điểm này số lượng đoàn nghệ sĩ quốc tế tham gia Festival Huế không bao giờ dưới 2 con số. Những sân khấu nối sân khấu trong Đại Nội, Cung An Định, một số tuyến đường trong thành phố thực sự là thử thách đối với những khán giả không muốn bỏ sót bất kỳ chương trình nào, Đối với những người làm báo, việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin về các đoàn, nghệ sĩ lúc này rất phong phú. Bởi đơn giản, họ là nghệ sĩ tầm quốc tế với ngồn ngộn thông tin ở trên mạng.*Sự thành công của những kỳ Festival Huế đầu thập niên 2010 đã tạo hưng phấn, dẫn đến tình trạng loạn chương trình hưởng ứng, biểu diễn ở các kỳ festival tiếp đó. Những lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống, cùng những màn diễn ít hấp dẫn cũng đã được phục hồi, đưa vào chương trình khiến Festival Huế của những năm cuối thập niên 2010 vừa nhạt, vừa ôm đồm. Tính địa phương lúc này có phần át cả tính quốc tế mà các kỳ Festival Huế trước đó đã gây dựng. Trường Cao đẳng Du lịch Huế lúc này có hẳn đề tài nghiên cứu về Festival Huế, kêu gọi cần thay đổi…Festival Huế của những năm đầu 2020 là festival của phép thử mới khi những người lãnh đạo ở địa phương muốn nâng tầm các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo thành các chương trình của festival.Với mong muốn thành phố luôn có không khí hội hè, Huế đã chủ động xây dựng festival 4 mùa. Điểm hay của festival 4 mùa là tránh được tình trạng bội thực văn hóa, và bất kỳ mùa nào Huế cũng có lễ hội để phục vụ khách du lịch.Tuy nhiên, trong sự phân kỳ này, kỳ Festival Huế có tầm quốc tế đã bị lẫn trong cụm festival mùa hạ. Điều này có nghĩa, trong mắt du khách, nó được xếp tương đồng với festival mùa xuân, mùa thu, mùa đông.*Trở về với kỳ festival mùa hạ, mà bản chất là kỳ Festival Huế 2024 vừa bế mạc. Đây là kỳ Festival Huế có thời gian chuẩn bị cho lễ khai mạc ít nhất trong các kỳ được tổ chức.Theo thành viên Ban tổ chức, ngày 23/5, Thừa Thiên Huế đấu thầu tìm kịch bản, đơn vị tổ chức, thì đến ngày 7/6, Festival Huế được bấm nút khai mạc, Với khoảng thời gian chuẩn bị quá ngắn, lễ khai mạc đã để xảy ra những điều không mong muốn. Đơn cử như chương trình khai mạc nặng về tính truyền thống. Sự kết nối giữa chủ đề truyền thống, hòa nhập chưa liền mạch. Sự xuất hiện của hai tiết mục hip hop liền nhau cùng tiết mục rap chiếm gần 40 % thời lượng trên sân khấu khai mạc Festival Huế cũng đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi liệu có phù hợp với một festival văn hóa có tính chất nghiêm túc?Trên một số diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng sân khấu Lầu Kiến Trung đã cứu chương trình khai mạc, bế mạc. Tuy nhiên, với nhiều người khác thì không hẳn. Lầu Kiến Trung không phải là công trình đẹp về đường nét kiến trúc. Nó hấp dẫn người xem bằng những họa tiết, modul trang trí được đắp nổi bằng sành sứ. Chọn Lầu Kiến Trung làm sân khấu, nếu để giới thiệu một công trình vừa phục dựng thì không sao. Nhưng nếu để phô diễn vẻ đẹp thì chưa hẳn, vì ánh sáng sân khấu đã lấn át, che mờ điểm hấp dẫn nhất của công trình này.Một điểm nữa cần nhắc đến là so các kỳ Festival Huế thì lần này có ít đoàn quốc tế tham dự nhất. Hơn nữa, một phần trong số này là các đoàn được chọn ở những tỉnh, thành phố có quan hệ kết nghĩa với thành phố Huế. Điều đó cho thấy, Festival Huế 2024 dù bảo đảm tính quốc tế, nhưng tầm và chất lượng có đạt đến đó hay không là điều cần tiếp tục suy nghĩ.Kết thúc một kỳ festival, cũng là lúc nhìn lại, chuẩn bị cho bước đi xa hơn.
https://nhandan.vn/tu-nhung-ky-festival-hue-da-qua-post814199.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "festival Huế", "Thừa Thiên Huế", "lễ hội truyền thống", "lễ hội dân gian" ] }
Làn gió mới cho đời sống âm nhạc Việt
Thời gian gần đây, đời sống âm nhạc có dấu hiệu rộn rã trở lại khi một số nhóm nhạc nữ nối tiếp nhau ra mắt.
Sau thành công của chương trình "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng", các thành viên nhận được sự quan tâm của công chúng đã tụ lại thành nhóm nhạc LUNAS. Tài năng - hay nói cách khác là giá trị giải trí của những gương mặt như Ninh Dương Lan Ngọc, Diệp Lâm Anh, Trang Pháp, Huyền Baby - phần nào được chứng minh qua chương trình.Những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của làn sóng âm nhạc Hàn Quốc, ở Việt Nam nhiều nhóm nhạc ra mắt theo chuẩn Hàn Quốc như 365daband, La Thăng, Monstar, Zero9, Uni5, Lip B, LIME... Tuy nhiên, họ thường giống nhau ở cái kết chóng vánh. Thực tế, các nhóm này chỉ tung được một vài sản phẩm rồi mất tăm, sau đó tan rã.LUNAS hứa hẹn là làn gió mới cho thị trường âm nhạc, bởi rất lâu rồi hoạt động âm nhạc vắng bóng các nhóm nhạc thị trường, giàu tính giải trí. Cùng công bố dự án ra mắt với LUNAS còn có SLAYDIES với sự góp mặt của Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2022 Lê Nguyễn Ngọc Hằng. Không chỉ Ngọc Hằng, một số hoa hậu, á hậu và người đẹp cũng bộc lộ khả năng ca hát. Sự gia nhập của họ trên thị trường ít nhiều đã đem đến màu sắc trẻ trung, phong phú. Các nhóm nhạc đua nhau ra sản phẩm, cạnh tranh để làm nên bữa tiệc âm nhạc đa dạng, khán giả vì thế cũng thêm nhiều lựa chọn.Đời sốngnhạc Việttừ sau năm 1975 từng sôi động với hàng chục nhóm nhạc đáp ứng thị hiếu của đông đảo công chúng. Thời điểm đó, khán giả được thưởng thức nhiều thể loại âm nhạc đến từ những cái tên như nhóm rock nữ 3 Con Mèo (1988-2001), Tik Tik Tak (1998-2003) với phong cách nhạc pop, nhóm 5 Dòng kẻ (5DK), Quả dưa hấu, ban nhạc rock Bức tường... hay gần đây như các ban nhạc DaLAB, Chillies, Ngọt.Sự tan rã của Ngọt làm khán giả có chút băn khoăn về "lời nguyền" cho các ban nhạc, nhóm nhạc, bởi thực tế, nhóm nhạc Việt vẫn ở thế khó nếu muốn tồn tại, phát triển ở Việt Nam. Các nhóm hoạt động theo nguyên lý bổ khuyết cho nhau qua các sản phẩm âm nhạc và trình diễn trên sân khấu. Vì vậy, họ cần sự hòa hợp về tính cách, lối sống, phong cách âm nhạc, sự chia sẻ, đoàn kết. "Khi các thành viên tìm được sự cân bằng, hỗ trợ, hòa hợp thì mới cho ra đời được những sản phẩm âm nhạc chất lượng.Thông thường trong nhóm được phân chia các giọng hát: cao, trung, trầm. Mỗi thành viên đều quan trọng như nhau, không phân biệt người hát chính, người hát bè. Ban nhạc cũng vậy, các tay đàn đều quan trọng như nhau", nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội phân tích.Những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của làn sóng âm nhạc Hàn Quốc, ở Việt Nam nhiều nhóm nhạc ra mắt theo chuẩn Hàn Quốc như 365daband, La Thăng, Monstar, Zero9, Uni5, Lip B, LIME... Tuy nhiên, họ thường giống nhau ở cái kết chóng vánh. Thực tế, các nhóm này chỉ tung được một vài sản phẩm rồi mất tăm, sau đó tan rã.Nguyên nhân đến từ việc thiếu kinh phí và sự đầu tư bài bản, không có kế hoạch dài hơi và chuyên nghiệp. "Kinh phí đầu tư cho ra mắt các sản phẩm âm nhạc đáp ứng nhu cầu biểu diễn khá tốn kém từ đầu tư cho sáng tác, hòa âm phối khí, phòng thu, trang phục, làm đẹp... thậm chí nhiều nhóm nhạc phải nợ tiền các nhà đầu tư khi các công ty, bầu sô ứng tiền để sản xuất MV, album... Trong khi đó, các hợp đồng biểu diễn không thường xuyên", nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh nêu.Không thể không nhắc tới yếu tố quyết định sự thành bại của một nhóm nhạc ở Việt Nam, đó là nhu cầu của công chúng. "Biên độ để phát triển thị trường giải trí ở Việt Nam còn rất lớn với dân số đông và trẻ, sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm giải trí chất lượng", chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh nêu. Nhu cầu thì thế, nhưng trên thực tế, quá trình tìm kiếm tài năng và đào tạo của Việt Nam chưa thể cung cấp cho thị trường những nghệ sĩ có năng lực tốt nhất. Nhiều nghệ sĩ ở tình thế vừa biểu diễn vừa học hỏi, trau dồi chứ xuất phát điểm thiếu nhiều yếu tố, chưa qua đào tạo khắt khe, bài bản. Chút lợi thế về giọng hát chưa phải yếu tố then chốt để các nhóm nhạc đứng vững trên thị trường.Chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh cho rằng, vấn đề chung của nhiều nghệ sĩ tại Việt Nam thời điểm này là thiếu một quy trình xây dựng hình ảnh và triển khai kế hoạch truyền thông bài bản. Hàn Quốc là tấm gương cho nhiều quốc gia khi nói về nền công nghiệp văn hóa. Nền công nghiệp văn hóa ở Hàn Quốc khởi nguồn từ những nhóm nhạc thần tượng. Việt Nam đang từng bước tiếp cận với công nghiệp âm nhạc.Tuy nhiên, muốn đạt được thành tích như vậy, cần có một chiến lược cụ thể và sự đầu tư đồng bộ của các đơn vị, kết hợp với nhà tài trợ tiềm năng. Nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh khẳng định, có thể học các bước cơ bản từ Hàn Quốc nhưng phải cân nhắc, ứng dụng cho phù hợp với tình hình và điều kiện tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/lan-gio-moi-cho-doi-song-am-nhac-viet-post805829.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "âm nhạc Việt Nam", "nhóm nhạc", "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" ] }
Phát hiện hầm mộ cổ thời nhà Minh được bảo tồn tốt ở Trung Quốc
Theo Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa ở thành phố Tân Châu (Trung Quốc), các công nhân xây dựng đã phát hiện hầm mộ trên trong quá trình khởi công một dự án xây dựng vào tháng 7/2023 tại huyện Hãn Phủ.
Theo Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa ở thành phố Tân Châu, các công nhân xây dựng đã phát hiện hầm mộ trên trong quá trình khởi công một dự án xây dựng vào tháng 7/2023 tại huyện Hãn Phủ.Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) đã được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.Theo Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa ở thành phố Tân Châu, các công nhân xây dựng đã phát hiện hầm mộ trên trong quá trình khởi công một dự án xây dựng vào tháng 7/2023 tại huyện Hãn Phủ.Tin liên quanPhát hiện hóa thạch bò sát ăn cỏ thời tiền sử tại Trung QuốcHầm mộ cổ này có kích thước dài 25m, rộng 6,4m, sâu 6,2m; có cổng, đường vào, một gian chính và gian phía sau cùng các hốc ở các bức tường phía Bắc và phía Nam. Cổng vào hầm mộ được làm bằng đá và trong mộ có những hoa văn chạm khắc tinh xảo.Tại gian chính có 2 quan tài. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy trong hầm mộ các đồ sứ, bàn gỗ, ghế gỗ, chân nến, chân đèn, lư hương, ấm trà bằng thiếc, cốc, đĩa, tượng nhỏ bằng gỗ sơn màu, cùng đá mài mực, bút lông và giá đựng bút.Giới chức Viện nghiên cứu khảo cổ và di tíchvăn hóacho biết theo văn bia và chữ ghi trên giấy mua bán đất, chủ nhân của hầm mộ tên là Vương Lạc (Wang Luo).Người này qua đời năm 1588, thọ 55 tuổi. Hầm mộ được bảo tồn tốt, cung cấp bằng chứng tư liệu có giá trị cho việc nghiên cứu phong tục mai táng và bài trí đồ đạc thời nhà Minh.
https://nhandan.vn/phat-hien-ham-mo-co-thoi-nha-minh-duoc-bao-ton-tot-o-trung-quoc-post807842.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:43", "tags": [ "Trung Quốc", "hầm mộ cổ thời nhà Minh", "hầm mộ cổ", "nhà Minh" ] }
Bảo tàng: Cẩm nang lịch sử, di sản-Kết nối cộng đồng
NDO -Sáng 17/5, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra tọa đàm "Hoạt động giáo dục bảo tàng-Kết nối cộng đồng" nhân kỷ niệmNgày Quốc tế Bảo tàng(18/5).
Tham gia toạ đàm, các chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động trong lĩnh vực bảo tàng đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đưa cáchoạt động giáo dục, trải nghiệmvào các chương trình hoạt động của bảo tàng, từ đó góp phần đưa chương trình giáo dục trải nghiệm về di sản văn hoá đến gần hơn công chúng.Bà Lê Thị Liên, cán bộ Phòng Giáo dục-Công chúng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia chia sẻ: Giáo dục là hoạt động thế mạnh của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Hằng ngày, bảo tàng đón tiếp công chúng, cộng đồng đến với bảo tàng với mong muốn tìm hiểu về di sản.Hiện nay, bảo tàng xây dựng ba gói sản phẩm cung cấp cho từng đối tượng khách tham quan: Tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp cho nhóm gia đình, bố mẹ con cái cùng tham gia hoạt động tương tác, trải nghiệm; kết nối các đơn vị du lịch xây dựng chương trình dành cho nhà trường thông qua các hoạt động ngoại khoá; chương trình hoạt động giáo dục mang tính chuyên ngành, chuyên sâu thông qua tổ chức các workshop, giao lưu, toạ đàm hướng đến đối tượng công chúng đặc thù.Với khẩu hiệu "Công chúng là đối tượng bảo tàng hướng tới", các hoạt động giáo dục, trải nghiệm của bảo tàng luôn phải thu hút được công chúng, để lại ấn tượng và làm cho công chúng muốn quay lại bảo tàng. Với đặc thù củaBảo tàngLịch sử quốc gia, 60%-70% khách tham quan là thế hệ trẻ học đường, Bảo tàng là cuốn cẩm nang sách giáo khoa lịch sử để học sinh các trường học đến tìm hiểu, là bước đệm cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hoá, di sản dân tộc.Diễn giả tham gia toạ đàm.Chia sẻ kinh nghiệm từ góc độ của người tổ chức chương trình, sự kiện, đạo diễn, MC Ninh Quang Trường nhìn nhận, để bảo tàng thu hút công chúng, cần khai thác nền tảng sản phẩm, hiện vật cũng như thế mạnh không gian bảo tàng đang có, từ đó “tạo trend” thu hút cộng đồng tìm đến không gian đó.Với phương châm “Thời điểm nào nói câu chuyện gì”, với từ khóa “dành cho cả gia đình”, cùng sự thiết kế chương trình thú vị tăng cường sự tham gia của mọi người tại bảo tàng, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5,Bảo tàng Hà Nộiđã thu hút hơn 10 nghìn lượt khách đến tham quan.Ông Đặng Minh Vệ - Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội - nhấn mạnh: Đối tượng khách tham quan chính của Bảo tàng Hà Nội phần lớn là học sinh, sinh viên. Đây là nhóm đối tượng chính, trọng tâm của bảo tàng. Bảo tàng Hà Nội luôn chú trọng xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp các đối tượng.Bảo tàng Hà Nội tổ chức các hoạt động giáo dục gắn liền với di sản văn hoá phi vật thể, với sự tham gia của nghệ nhân trong trực tiếp giới thiệu, trình diễn…Cùng cộng đồng chia sẻ khó khăn với người khuyết tật, Bảo tàng Hà Nội dành nhiều chương trình giáo dục có sự tham gia của người khuyết tật, với vai trò vừa là người trực tiếp hướng dẫn, giáo dục trải nghiệm…Tính đến tháng 4/2024, bảo tàng đã đón 17 nghìn lượt khách tham gia các hoạt động giáo dục trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm giữ vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục, cũng là hoạt động góp phần tạo nên thành công cho các cuộc trưng bày tại bảo tàng.Năm 2024, Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) lựa chọn chủ đề Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu, nhấn mạnh về vai trò của bảo tàng trong việc khuyến khích học tập; thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tư duy phê phán từ công chúng nhằm cung cấp trải nghiệm giáo dục toàn diện hơn.
https://nhandan.vn/bao-tang-cam-nang-lich-su-di-san-ket-noi-cong-dong-post809832.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "bảo tàng", "Cẩm nang lịch sử", "di sản", "Kết nối cộng đồng", "Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5" ] }
"Lật mặt 7" – Điểm chạm tới những giá trị nhân văn và kết nối văn hóa truyền thống
NDO -Bộ phim “Lật mặt 7 – Một điều ước” của Lý Hải đã đạt doanh thu 300 tỷ đồng (theo thống kê từ trang Box Office Vietnam) vào ngày 7/5 sau hơn 10 ngày công chiếu, trở thành bộ phimăn kháchnhất thương hiệu“Lật mặt”của Lý Hải.
Phim cũng nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau phản ánh sự tương tác độc lập với đời sống của sản phẩm điện ảnh. Một trong những yếu tố làm nên thành công của bộ phim là việc làm mới những điều không mới và chạm tới những giá trị nhân văn và văn hóa truyền thống.Bài toán khó với những điều đã cũBộ phim xoay quanh những vấn đề thường gặp trong đời sống như chuyện con cái đùn đẩy nhau việc nuôi cha mẹ, cuộc sống của những người già cô đơn trong viện dưỡng lão, nhịp sống chóng mặt cùng áp lực kinh tế đè nặng lên mọi gia đình dù thành thị hay làng quê.Đã lâu lắm rồi mới có một phim Việt lan toả như nước nguồn, như gió đồng, như tình thương, sáng nhân văn, đằm thắm Việt.Nhà văn Dạ NgânBắt đầu từ chuyện bà Hai, một bà già sống ở Đà Lạt bằng nghề trồng và bán những bông hoa bất tử bị xe tông gẫy chân, phải bó bột và cần người chăm sóc. Những người con bận rộn không thể về chăm sóc mẹ nên quyết định mỗi người sẽ thay nhau nuôi mẹ một tuần. Bà Hai được đón ra bắc vào nam, lên rừng xuống bể, tới nhà những đứa con. Theo chân bà, bộ phim mở ra những số phận, tính cách khác nhau để gửi gắm thông điệp về vai trò của gia đình.Với cốt truyện giản dị, gần như không có biến cố, với hình tượng người mẹ truyền thống tảo tần, suốt đời hy sinh vì con dường như đã mòn, đạo diễn kiêm nhà viết kịch Lý Hải đã tự chọn cho mình một bài toán hóc búa. Làm sao có thể giữ được khán giả ở lại trong suốt 2 giờ 18 phút của bộ phim với những vấn đề hết sức quen thuộc của đời thường? Tuy nhiên, bộ phim lại mang đến thành công lớn mà lý giải điều này, có lẽ là do sự tròn vẹn của bộ phim như nhà văn Dạ Ngân đánh giá “Đã lâu lắm rồi mới có một phim Việt lan toả như nước nguồn, như gió đồng, như tình thương, sáng nhân văn, đằm thắm Việt” và tay nghề của đạo diễn “lên theo thang đẳng cấp”.Mỗi cá nhân đều là diễn viên chính trên sân khấu cuộc đời mìnhTrên nền của những vấn đề tưởng chừng hết sức quen thuộc, bộ phim mang tới nhiều phát hiện mới mẻ. Trước hết là nét mới trong quan niệm về con người. Phim không tập trung làm nổi bật một hai nhân vật chính, mà nhân vật chính là tất cả các nhân vật của bộ phim.Có thể thấy, đạo diễn không ưu ái nhân vật nào hơn nhân vật nào. Từ nhân vật bà mẹ của đại gia đình bà Hai, tới năm đứa con, năm đứa cháu nội ngoại, tất cả đều có đất diễn, có tính cách riêng và để lại dấu ấn. Vì thế, bộ phim khiến người xem nhận thấy một thông điệp nhân văn và mới lạ: không có ai đóng vai phụ - mỗi cá nhân đều là diễn viên chính trên sân khấu cuộc đời mình.Màu sắc thành phố, cuộc sống sang trọng, tiện nghi cũng như đầy áp lực hiện ra qua những cảnh quay về gia đình người con cả (Hai Khôn). Cao nguyên với suối, đồi, cà phê, cuộc sống lam lũ hiện ra qua cuộc sống của người con gái tên Ba Lành sống bằng nghề mò cua bắt cá và rang xay cà phê. Mùi biển và cuộc sống của những người dân chài hiện ra khi bà Hai đến nhà Tư Khôn ở Phan Rang. Người con gái thứ tư làm rẫy và trông coi biệt thự cho một gia đình giàu có. Sài Gòn sôi động với xóm trọ của người lao động nghèo hiện ra khi bà Hai đến nhà người con út. Không gia đình nào giống gia đình nào, mỗi nhân vật đều là một lát cắt tươi mới của đời sống, cùng nhau tạo nên thành công chung của bộ phim.Lật mặt đã “lật” một quan niệm mới về nhân vật và con người.Mượn câu chuyện của bà Hai và các con, đạo diễn đã kể câu chuyện chung về con người - những con người bé mọn trong phận riêng của đời mình. Từ lựa chọn này có thể thấy bộ phim gửi tới một thông điệp nhân văn: mọi con người đều bình đẳng trước thời gian, trước số phận và đều là diễn viên chính trên sân khấu đời mình. Vì vậy, phải sống cho trọn vẹn cũng như diễn cho trọn vai. Có lẽ, thông điệp nhân văn này đã chạm vào trái tim diễn viên cũng như khán giả. Với tất cả diễn viên đều là “diễn viên chính” – Lật mặt đã “lật” một quan niệm mới về nhân vật và con người.Phép màu của mẹCác diễn viên trong phim.Tiến sĩ Hà Thanh Vân trên báo Giao thông có nhận xét rằng nhân vật bà mẹ giống như một bà tiên, đi đến đâu “mọi việc đều được bà giải quyết dễ dàng” và đó là điều chưa thật hợp lý của nhân vật. Tuy nhiên, nhìn sâu vào hình tượng bà Hai, sẽ thấy sự “có lý” giản dị của “phép màu”. Phim không cường điệu hoá vai trò của người mẹ, ngược lại đã làm một phép "lật” để bà mẹ không còn ở vị thế “trên cao” tức là mẹ của đàn con và cháu cần được kính trọng, một người bệnh cần được nâng niu, chăm sóc. Ngược lại, không một lời oán thán, trách cứ, không một phút giây nào đòi hỏi, bà Hai quan sát, tìm hiểu và nhanh chóng bắt nhịp với lối sống khác nhau của gia đình mỗi đứa con mà bà đến.Bà thay quần áo, thay dép mới, dùng đũa riêng để gắp thức ăn ở đĩa chung theo nếp của gia đình người con cả. Bà trò chuyện, bầu bạn với ông sui ngoài tám mươi đã lẫn lộn, cùng con dâu ra biển đưa và đón anh con trai Tư Khôn đi biển và trở về. Bà ở lại căn chòi chật hẹp, gió lùa ở nhà con gái hay sẵn sàng ngủ cùng giường bà chủ nhà to béo trong căn nhà thuê chật hẹp của vợ chồng cậu con trai út. Đi tới đâu bà lặng lẽ quan sát, tìm hiểu và “hoà” nhịp vào gia đình các con, vui cùng những đứa cháu nơi bà đến. Tình thương con sâu sắc, vô điều kiện, không chấp nhặt, không phán xét khiến bà mẹ luôn nhìn sâu vào hoàn cảnh éo le của gia đình mỗi đứa con, tìm cách hiểu và giúp đỡ thật tự nhiên.Một thí dụ về sự “vô lý” mà có lý là tình huống bà Hai chứng kiến “cơn bão” ở nhà người con cả. Cô cháu gái hành hung bạn học, clip lan truyền trên mạng xã hội khiến cha mẹ mất mặt. Người chồng lớn tiếng quát vợ “Em dạy dỗ con kiểu gì thế?”. Người vợ đỗ lỗi sang chồng và con. Đứa con gái khóc, lý giải nguyên nhân là do: bố mẹ toàn mắng chửi, chì chiết, những bữa cơm gia đình thường chan nước mắt. Không khí căng thẳng bị đẩy lên cao trào khi người này đổ lỗi cho người kia.Đúng lúc đó, bà Hai lên tiếng: “Cho nội xin lỗi, là lỗi tại nội!”. Tình tiết này làm người xem như vỡ oà vì bất ngờ. Bà Hai nói là do ông mất sớm, nên “cha các cháu” từ bé đã phải cùng nội gánh vác gia đình thay ông. Tâm lý thoát nghèo khiến “cha các cháu” luôn phải cố gắng nên không có đủ thời gian cho gia đình. “Mẹ xin lỗi! Nội xin lỗi!”. Những lời nói chứa chan yêu thương và thấu hiểu của bà Hai như dòng nước mát lành tưới tắm những tâm hồn đang sôi lên trong bế tắc và giận dữ. Phim chuyển nhịp ngọt và xúc động khi người chồng xin lỗi vợ, xin lỗi con, người vợ xin lỗi con và chồng, hai đứa con xin lỗi bố mẹ.Tình yêu thương, sự hiểu biết, bao dung cũng như việc “làm gương” của bà Hai đã giúp con và cháu nhận ra: không thể giải quyết bất cứ vấn đề gì nếu tìm cách đổ lỗi cho người khác. Bà Hai không có phép màu mà chính tình thương mát lành từ bà đã đánh thức nhận thức về ý nghĩa của gia đình, về việc mỗi người phải tự chịu trách nhiệm và cùng vun đắp cho hạnh phúc gia đình cho các con và các cháu.Bà Hai cũng mang đến “phép màu” khi nhờ những tấm áo phao bà đưa tiền cho cháu gái đi mua mà Tư Khôn và bạn bè đã sống sót trong cơn bão dữ. Nhờ cách sống tốt đẹp, sẵn sàng cho đi với những người xung quanh của bà Hai mà người con út thoát khỏi bế tắc tột cùng.Bộ phim cho thấy những “phép màu” mà bà Hai mang đến cho các con, bà mẹ nào yêu thương con cũng đều có thể làm được. Qua nhân vật người mẹ, bộ phim gửi tới một thông điệp rất “ngọt”: những điều kì diệu luôn có mặt trong đời sống, chỉ cần thực lòng sống với yêu thương và cảm thông, sẻ chia sẽ có thể trở thành người mang đến những “phép màu”. Được sống mỗi ngày, thực ra cũng đã là một phép màu kì diệu mà không phải ai cũng nhận ra. Triết lý ấy, là điều bà mẹ có lẽ hiểu và ý thức sâu sắc nên bà nâng niu, trân trọng mỗi phút giây được bên con, bên cháu.Bộ phim cho thấy những “phép màu” mà bà Hai mang đến cho các con, bà mẹ nào yêu thương con cũng đều có thể làm được.Những phép màu đồng thời thể hiện triết lý quen thuộc của dân gian như “ở hiền gặp lành”, “phúc đức tại mẫu”. Triết lý cũ nhưng được nhìn theo cách mới: phúc đức của người mẹ được tạo nên bởi lối sống giản dị, nhân hậu, sẻ chia. Sự yêu thương tận đáy, không điều kiện sẽ dẫn tới tha thứ, bao dung và thấu hiểu. Đó là chìa khoá giải quyết những vấn đề giữa con người với con người.Cảnh quay đẹp như mơ cùng những ẩn dụ sâu sắcBộ phim được chau chuốt kỹ lưỡng về màu sắc, ánh sáng, hình ảnh. Những góc máy bao quát và cận cảnh đều được quay kĩ lưỡng và tinh tế với nhiều cảnh quay đẹp như mơ khiến người xem nhận ra: cuộc sống bình thường hoá ra chứa đựng những vẻ đẹp diệu kì.Điểm nhấn của phim là ba hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: cây hồng đỏ trước sân, dòng suối chảy cạnh nhà, những đồi hoa bất tử vàng rực trong nắng. Lý Hải không dùng hình ảnh chuối ba hương, xôi nếp mật, đường mía lau để nói về người mẹ mà dùng một hình ảnh đặc trưng của Đà Lạt: cây hồng đỏ. Cây hồng lá rụng gần hết với những trái ngọt đỏ rực như “nở hoa” là ẩn dụ cho người mẹ có tuổi nhưng tuổi tác càng làm chín đỏ và rực rỡ vẻ đẹp nội tâm. Màu đỏ của quả hồng gợi tình yêu thương ngọt ngào, nồng ấm của mẹ đã nuôi dưỡng các con, gắn kết gia đình và nhắc nhở mỗi người dù đi đâu xa cũng đừng quên, cũng nhớ đường trở về nhà.Dòng suối trước nhà là biểu tượng cho tình yêu thương không vơi cạn, luôn mát lành mang tính chất nuôi dưỡng của mẹ gợi nhắc câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.Những đồi hoa bất tử là biểu tượng cho tình yêu bất tử của mẹ dành cho các con, cho cuộc đời. Nó không thể nào mất đi, không thể nào chết. Phim kết rất ngọt khi nhờ những bông hoa bất tử được trồng trong nhà dưỡng lão mà các con tìm được bà Hai, gia đình lại sum vầy. Giờ đây, điều ước về một bức ảnh có đủ mọi thành viên trong gia đình của bà Hai đã được thực hiện.Những bông hoa bất tử có lẽ cũng là biểu tượng cho điều ước của bộ phim: tình yêu, sự bao dung, sẻ chia là bất tử giữa cha mẹ và con cái, giữa con người và con người, cần nuôi dưỡng, giữ gìn. Đó mới là điều có sức sống bất tử trước thời gian.
https://nhandan.vn/lat-mat-7-diem-cham-toi-nhung-gia-tri-nhan-van-va-ket-noi-van-hoa-truyen-thong-post808621.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "“Lật mặt 7 – Một điều ước”", "Lý Hải", "doanh thu vé rạp", "phim chiếu rạp", "phim thương mại", "phim Lật mặt" ] }
Ngày quốc tế hạnh phúc: Đừng để tổ ấm nhiễm lạnh!
Ngày Quốc tế Hạnh phúc(20/3) năm nay được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch truyền đi các thông điệp: Hạnh phúc cho mọi người;gia đìnhhạnh phúc là nền tảng của quốc gia thịnh vượng; xây dựng nhân cách con người Việt Nam bắt đầu từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực; tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình; bảo vệ trẻ em bằng gia đình hạnh phúc, bình yên; hệ giá trị gia đình là hạt nhân của hệ giá trị quốc gia...
Thế nhưng, có một thực tế đã trở thành một thách thức: Đó là cần phải ngăn chặn và chống lại “sự nhiễm lạnh của tổ ấmgia đình” thì không thể chỉ là một đợt hưởng ứng hay một chiến dịch ngắn hạn. Chống sự nhiễm lạnh và làm mới tổ ấm gia đình là một quá trình cần sự nỗ lực và cố gắng bền bỉ của mỗi thành viên trong tổ ấm...Guồng quay của cuộc sống đương đại ngày một nhanh hơn. Không chỉ người nghèo mà ngay cả người khá giả cũng mải miết lao theo cơn gió bụi của sinh nhai, sự nghiệp. Có những người bố sáng lên đường sớm, đêm về muộn, vì sợ tắc đường, vì công việc bề bộn. Có những người vợ chỉ kịp hôn chồng lúc rạng sáng. Với những người cha không nhìn thấy mặt trời, với những người mẹ có nụ hôn vội vã, như vậy, phần của các con họ sẽ còn lại được gì? Có còn thời gian để thấu hiểu, để thương yêu?Có một thực tế đã trở thành một thách thức: Đó là cần phải ngăn chặn và chống lại “sự nhiễm lạnh của tổ ấm gia đình” thì không thể chỉ là một đợt hưởng ứng hay một chiến dịch ngắn hạn. Chống sự nhiễm lạnh và làm mới tổ ấm gia đình là một quá trình cần sự nỗ lực và cố gắng bền bỉ của mỗi thành viên trong tổ ấm...Báo chí từng đưa thông tin về những người mẹ của những can phạm vị thành niên bị bắt vì hành vi giết người. Họ bán bánh khoai, bánh chuối, lang thang qua các vỉa hè. Nơi tá túc thuê được cũng lênh đênh theo chiếc bếp lò đỏ lửa trong đêm, đậu nhờ vào các ngõ phố. Những cuốn sách dạy về kỹ năng sống ngày càng nhiều trên giá sách. Những lớp học mở ra ngày càng nhiều hơn để dạy người ta sống sót sau công việc, kiểm soát thời gian và hạnh phúc hơn mỗi ngày. Nhưng có cuốn sách nào cho những người mẹ như thế? Lớp học nào tái sinh được cuộc mưu sinh thường nhật của người mẹ vật lộn đến tận quá nửa đêm, qua năm qua tháng? Để rồi khi mọi chuyện xảy ra, người mẹ chỉ biết khóc vì tủi cực và luôn miệng hỏi một câu bất lực: Tôi biết làm sao bây giờ?!Gia đình đang nhiễm lạnh khi những thành tố đang rời xa nhau. Và đôi khi nhìn vào những tổ ấm bình thường là vậy nhưng bên trong, tổ ấm không còn ấm. Có những con thuyền phiêu dạt là trẻ bụi đời đường phố. Có những con thuyền đang ở trong bến nhưng không hề neo đậu, là những trẻ em trong các gia đình đang... nhiễm lạnh. Một khi bão táp ập đến, có thể là cơn bão của cạm bẫy đường phố, cũng có thể là cơn bão của sự đảo lộn các giá trị làm rối hành vi của các em, mà cũng có thể đơn giản đó là bão tố từ “thế giới” cõi mạng hoang dã, nhiều hoa thơm trái ngọt nhưng cũng lắm nấm độc, cỏ dữ, đủ sức làm co rút đến tê dại những em bé ngác ngơ.Với tổ ấm gia đình trẻ, thường dăm ba năm sau khi kết hôn, khá nhiều đã không duy trì được hạnh phúc như thuở ban đầu. Sự nhiễm lạnh và dần nguội lạnh đến từ nhiều lý do, đặc biệt là khi có những sự việc không được như ý ập đến bất ngờ, dễ xuất hiện rạn nứt, mâu thuẫn, bất đồng. Ngăn và chống nhiễm lạnh cho tổ ấm chính là việc mang đến sức sống mới, bền chặt cho mối quan hệ giữa vợ chồng và con cái, để mọi thành viên cảm thấy yêu thương và gắn kết hơn. Với vợ chồng - hai thành tố cột trụ và mái nhà của tổ ấm - có thể đó chỉ là những khoảnh khắc dành cho nhau sự riêng tư ít ỏi giữa quỹ thời gian bận rộn vì con cái. Song “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”- bao nhiêu gia đình là từng ấy thế giới riêng với những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Không thể học hỏi nhau hay áp dụng tư vấn của sách vở, thậm chí là chuyên gia tâm lý, theo kiểu rập khuôn, máy móc.Để giữ cho tổ ấm không bị nhiễm lạnh, yếu tố chính là sự tin tưởng, vun đắp, thấu hiểu và thương yêu từ mọi thành viên. Chống nhiễm lạnh cho tổ ấm là một hành trình dài, bền bỉ và luôn bắt đầu bằng những hành động nhỏ mỗi ngày và cần sự cố gắng từ mọi thành viên. Điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn, tỉnh thức của mỗi cá nhân con người, để sống sao cho ít đau đớn và an toàn hơn.
https://nhandan.vn/ngay-quoc-te-hanh-phuc-dung-de-to-am-nhiem-lanh-post800320.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "tổ ấm", "gia đình", "Ngày Quốc tế hạnh phúc" ] }
Cuộc đối thoại giữa những lăng kính xanh
NDO -Mỗi bộ phim được công chiếu tại Tuần lễ phim quốc tế về thiên nhiên là một cuộc đối thoại đặc sắc về môi trường, mang đến những góc nhìn mới mẻ trong công cuộcphát triển bền vững, cùng mục tiêu truyền tải mạnh mẽ những thông điệp vềbảo vệ trái đấtvà thôi thúc hành động vì một tương lai xanh.
Chiều 22/3, Đại sứ quánHoa Kỳtại Hà Nội phối hợp với Keep Vietnam Clean tổ chức buổi chiếu phim và Tọa đàm "Cuộc đối thoại giữa những lăng kính xanh” nhằm khám phá sức mạnh của điện ảnh trong việc hành động vì môi trường và truyền cảm hứng cho những thay đổi tích cực, hướng đến lối sống xanh, hòa hợp với thiên nhiên.Tham dự sự kiện, bà Holly Lindquist Thomas, Giám đốc Văn phòng các vấn đề đa phương thuộc Vụ Đông Á và Thái Bình Dương (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) cho biết: “Việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ thành Đối tác chiến lược toàn diện là một cột mốc lịch sử. Điều này được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của hai nước về việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2010-2019, rác thải sinh hoạt tại Việt Nam tăng 46%, từ 44.000 tấn/ngày lên 64.458 tấn/ngày. Tình trạng này đã dẫn đến lượng lớn chất thải bị rò rỉ ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm biển và đại dương trầm trọng. Việc phá rừng để lấy gỗ, đất trồng trọt, khai thác khoáng sản cũng gây suy thoái rừng, khiến nhiều loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Bà Holly Lindquist Thomas, Giám đốc Văn phòng các vấn đề đa phương thuộc Vụ Đông Á và Thái Bình Dương (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: NGỌC KHÁNHVới chủ đề “Thiên nhiên thì thầm, nảy mầm hành động”, Tuần lễ phim quốc tế về thiên nhiên lần thứ 2 mang đến cho khán giả các bộ phim tài liệu hấp dẫn về những chủ đề liên quan đến thiên nhiên, sản xuất tại các quốc gia trên khắp thế giới.Đa phần, các bộ phim được giới thiệu đều phản ánh rõ thực trạng về môi trường hiện nay và những thách thức lớn mà con người đang phải đối mặt như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.Nổi bật trong các tác phẩm được công chiếu tại Tuần lễ phim, có “Chiến tranh thời tiết” của bộ đôi đạo diễn Lars Bergstrom và Mats Bigert sản xuất vào năm 2012, tại Thụy Điển. Đây là sản phẩm phim tài liệu đề cập đến nỗ lực của con người trong việc điều khiển và tận dụng thời tiết cho mục đích của mình.Kết hợp giữa trình diễn nghệ thuật và dạng thức thuật lại cuộc hành trình, Lars Bergstrom và Mats Bigert đã di chuyển đến vành đai lốc xoáy bằng một cỗ máy đặc biệt, có thể chuyển hướng vòi rồng. Phim xoay quanh nỗ lực của con người trong việc kiểm soát thời tiết và khai thác sức mạnh của những cơn lốc xoáy.Theo bà Holly Lindquist Thomas, hoạt động công chiếu và thảo luận phim lần này nhằm hưởng ứng Tuần lễ phim quốc tế về thiên nhiên nói riêng và mục tiêu của hai quốc gia về gìn giữ trái đất nói chung. Sự hợp tác của Việt Nam và Hoa Kỳ được thực hiện dựa trên cam kết về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và thúc đẩy năng lượng sạch. Các mục tiêu này đều không thể thiếu trong tầm nhìn của hai nước về một tương lai bền vững, nơi mà sự phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ môi trường sống.Bên cạnh việc trình chiếu phim, các sự kiện tại Tuần lễ phim quốc tế về thiên nhiên lần thứ 2 còn có những hoạt động thú vị như: thảo luận đề tài phim và giao lưu với nhà làm phim, tọa đàm cung cấp thông tin về thực trạng thiên nhiên, cùng các trò chơi tương tác nhằm thúc đẩy hiểu biết sâu sắc hơn về việc hành động vì môi trường, hướng tới một tương lai xanh.
https://nhandan.vn/cuoc-doi-thoai-giua-nhung-lang-kinh-xanh-post801146.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "Tuần lễ phim quốc tế về thiên nhiên", "Phim về môi trường", "Bảo vệ môi trường" ] }
Hiểu thêm về giá trị và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
NDO -Cuốn sách do GS, TS Tạ Ngọc Tấn và PGS, TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên cung cấp thêm thông tin về những giá trị và ý nghĩa củaTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngcũng như cách thức gìn giữ và phát huy những giá trị độc đáo của loại hình tín ngưỡng này.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thậtvừa xuất bản cuốn sách “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”, hứa hẹn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hoặc độc giả muốn tìm hiểu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với những giá trị đặc sắc, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Theo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là dạng thức độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt Nam từ xa xưa mà còn là biểu tượng văn hóa thiêng liêng của lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, được phát triển, nâng cao thành chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam.Xuyên suốt dòng chảy của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng này giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Chính vì những giá trị đó, ngày 6/12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận làDi sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử, nếu như các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác có nhiều thay đổi, thì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với những giá trị đặc trưng độc đáo vẫn được bảo tồn, phát huy và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.Với truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, các Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương luôn được nhân dân cả nước thành kính tôn thờ. Hằng năm, người dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đều hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mồng 10/3 âm lịch) vàLễ hội Đền Hùng- một dạng thức cụ thể sinh động nhất của tín ngưỡng này.Mỗi năm, Khu di tích lịch sử Đền Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ đón 6-8 triệu lượt du khách tham dự Lễ hội và thăm Khu di tích. Đây được xem là yếu tố tiềm năng để tiếp tục khai thác, phát huy các giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và phát triển du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của địa phương.Nhằm cung cấp thêm thông tin về những giá trị và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng như cách thức gìn giữ và phát huy những giá trị độc đáo của loại hình tín ngưỡng này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam do GS, TS Tạ Ngọc Tấn và PGS, TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên.Cuốn sách gồm hai phần: Phần I: Lịch sử và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam; Phần II: Bảo tồn và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện nay.Nội dung các bài viết trong mỗi phần đi sâu trình bày, phân tích, nhận định và đánh giá về nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa, giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ nhiều góc độ, cũng như việc khai thác, phát huy các giá trị của loại hình tín ngưỡng này ở trong và ngoài nước hiện nay. Mỗi bài viết đều thể hiện sự tâm huyết, thành kính của các tác giả đối với Quốc Tổ, Quốc lễ của dân tộc.
https://nhandan.vn/hieu-them-ve-gia-tri-va-y-nghia-cua-tin-nguong-tho-cung-hung-vuong-post802702.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "tín ngưỡng", "thờ cúng Hùng Vương", "Nhà xuất bản Chính trị quốc gia", "di sản UNESCO", "Lễ hội Đền Hùng" ] }
[Ảnh] Vẻ đẹp sặc sỡ của trang phục dân tộc Lô Lô
NDO -Bộ trang phục là niềm tự hào của người Lô Lô dưới chân núi Rồng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Không chỉ thể hiện nét độc đáo của bản sắc dân tộc, bộ trang phục Lô Lô còn thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Đến bản Lô Lô Chải (nằm dưới chân núi Rồng, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), nơi sinh sống tập trung của người Lô Lô Hoa. Nơi đây còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa rất riêng biệt và đặc sắc của tộc người Lô Lô nơi địa đầu Tổ quốc.Vẻ đẹp trang phục của người Lô Lô Hoa ở chân núi Rồng, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang bên kiến trúc nhà trình tường lợp ngói đặc trưng.Vẻ đẹp rực rỡ của các thiếu nữ người Lô Lô Hoa bên ruộng bậc thang vàng ươm của cao nguyên đá Đồng Văn.Y phục nữ của dân tộc Lô Lô có khăn, áo, quần, tạp dề, dây lưng, xà cạp, váy, giày. Phụ nữ Lô Lô thường dùng khăn quấn đầu. Khăn của phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang có màu đen hoặc chàm với nhiều họa tiết, màu sắc khác nhau ở cuối mỗi đầu khăn và chính giữa khăn.Khi mặc trang phục, người Lô Lô Hoa thường kết hợp với đồ trang sức bằng bạc hoặc nhôm làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ.Khách đến thăm Cột cờ Lũng Cú sẽ được giới thiệu vào thăm bản Lô Lô Chải. Đến đây có thể bắt gặp những cô gái trẻ và cả những phụ nữ trung niên diện những bộ trang phục của dân tộc mình. Trong các nhánh người Lô Lô, trang phục đẹp mắt và sặc sỡ nhất chính là của người Lô Lô Hoa.Trang phục của người Lô Lô đen thì có màu đen làm chủ đạo.Đối với người Lô Lô đen, phụ nữ mặc áo ngắn, màu đen chàm để hở bụng, xẻ ngực, hai ống tay hẹp nối từ bả vai xuống cổ tay bằng những khoanh vải màu xanh, đỏ, tím, vàng (thường là 9 vòng màu khác nhau). Hai vạt áo trước được trang trí bởi một diềm vải hoa đỏ, khuy áo bằng vải, cài bằng cúc đồng có hình tròn. Ngày nay, phần bụng hở được mặc thêm một áo lót mỏng màu trắng hồng hoặc xanh da trời bằng vải phin.Trang phục của những người phụ nữ Lô Lô dù thuộc nhóm nào vẫn luôn hiện diện và tỏa sáng như tâm hồn và cốt cách của người Lô Lô sinh sống nơi cao nguyên đá suốt hàng trăm năm nay.
https://nhandan.vn/anh-ve-dep-sac-so-cua-trang-phuc-dan-toc-lo-lo-post727145.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "dân tộc thiểu số", "người Lô Lô", "trang phục dân tộc", "Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống" ] }
Những người giữ gìn di sản truyền thống
NDO -Hà Namlà mảnh đất hiền hòa, nơi còn nhiều nghệ nhân hết lòng với các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, hát dậm, chầu văn, xẩm, Trống quân, Lải lèn… Nhiều thế hệ, gia đình nghệ nhân đã tích cực gìn giữ, trao truyền kinh nghiệm, bồi đắp cho di sản văn hóa truyền thống của tỉnh nhà nói riêng, di sản văn hóa đất nước nói chung.
Kỳ 1: Hết lòng với câu caHai chị em gìn giữ điệu hát dậmHát dậm là một “đặc sản” văn hóa độc nhất vô nhị mà đến nay vẫn được các nghệ nhân, người dân và các em học sinh xã Thi Sơn (Kim Bảng) gìn giữ.Theo các tài liệuhát dậmgắn với truyền thuyết về Thái úy Lý Thường Kiệt. Năm 1069, Lý Thường Kiệt đem quân đánh Chiêm Thành, đến đoạn sông Đáy gần trại Canh Dịch (thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn ngày nay) thì gặp gió lớn nên đã dừng lại hạ trại, cho quân nghỉ. Sớm hôm sau Lý Thường Kiệt cho quân sửa soạn lễ vật tế trời đất rồi cùng đoàn quân lên đường. Thắng giặc trở về qua Quyển Sơn, ngài cho quân làm lễ tạ ơn trời đất, khao thưởng quân sĩ và dân làng. Trong thời gian ngắn lưu lại ngài cho tuyển những cô gái trẻ trong làng đến và dạy múa hát. Ngài còn dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Những điệu múa, lời ca được gọi là hát “dậm”.Để ghi nhớ công lao, dân làng lập đền thờ tại đền Trúc, hằng năm tổ chức hội từ mồng một đến mồng mười tháng Giêng. Từ đó hát dậm trở thành nét sinh hoạt văn hóa trong những ngày lễ hội và sinh hoạt văn hóa của vùng quê này…Trước đây, giọng hát của bà trùm Trịnh Thị Răm đã khiến biết bao nhà văn hóa, người dân say mê tìm đến chỉ để được nghe bà hát. Tìm hiểu, bà Răm biết hát từ năm 12 tuổi và mau chóng thuộc 38 điệu hát cổ. Từ năm 2010 trở đi, bà hướng dẫn cho em gái là bà Trịnh Thị Phẩm với mong muốn hát dậm được phát triển bền vững. Từ năm 1974 cho đến năm 2014, bà Răm làm trùm phường hát dậm Quyển Sơn, sau năm 2014 bà Răm trao trọng trước trùm phường hát dậm cho bà Phẩm.Điều đáng nói, bà Răm là người đã mang điệu hát dậm đi quảng bá, biểu diễn ở 14 quốc gia trên thế giới. Những nơi bà đã được đặt chân đến là Đan Mạch, Na-uy, Anh, Bỉ, Đức và Mỹ…Bà Phẩm chia sẻ: “Bây giờ, chị gái tôi không còn. Nhưng tôi cũng mong có điều kiện thuận lợi để đi biểu diễn ở nước ngoài, giúp quảng bá vẻ đẹp và văn hóa Việt Nam”.Cùng với chị, bà Phẩm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì có công gìn giữ hát dậm, tích cực truyền dạy cho hàng trăm em nhỏ ở quê hương, từ lớp này qua lớp khác.Bà Phẩm cho hay: Đội múa hát dậm có khoảng 12-24 con dậm, với độ tuổi từ 14-20, là những cô gái chưa lập gia đình. Trong những ngày diễn ra lễ hội, trước bàn thờ Thánh khi diễn xướng bà trùm mặc áo lụa vàng, đội khăn vàng đứng giữa. Dọc hai bên là các thiếu nữ duyên dáng trong tà áo, đầu đội khăn vấn màu đỏ, thắt lưng màu đỏ, đứng thẳng hàng quay mặt vào ban thờ và cùng hát xướng.“Hát dậm có 38 bài, là những bài thơ, văn có làn điệu. Bài dài tới cả trăm, bài ngắn chỉ có ba, bốn câu thơ. Hát dậm không chia thành chặng, phường dậm vừa hát vừa múa từ bài này sang bài khác. Trong 38 làn điệu ấy có một nửa là nhạc múa, còn lại là hát. Ngày nay không phải kỳ hội xuân, thì trong sinh hoạt thường, phường chúng tôi để cả chị em lớn tuổi cùng hát”, bà Phẩm nhấn mạnh.Hiện nay, sum vầy bên bà Phẩm là hơn 30 học sinh nữ, quây quần để được bà truyền dạy điệu hát, đến kỳ lễ, ngày hội thì đi phục vụ. Bà Phẩm bảo, cần nhiều cách để khích lệ các em yêu câu hát truyền thống, một trong những cách dễ dàng là thương lấy các em, rồi làm cho các em tự hào khi hát hay và giỏi múa.Nghệ nhân Hoàng Văn Hởi (bên trái) chia sẻ về một ngón đàn.Gia đình 4 thế hệ hát chèoGia đình Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Hởi ở thôn Phương Thượng, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng thật đặc biệt. Hiện ông cùng các thành viên Câu lạc bộ Chèo Lê Hồ vẫn tích cực gây dựng phong trào văn hóa, nghệ thuật, giúp nghệ thuật chèo ở vùng quê lúa luôn có sức sống.Căn nhà của Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Hởi luôn có khách và ngân nga câu hát bởi đây là một trong những địa điểm họp bàn, tập vở của các thành viên Câu lạc bộ Chèo Lê Hồ. Điều đặc biệt, hiện con trai, con gái, cháu nội của ông Hởi đều biết hát chèo.Ông Hởi kể rằng, mẹ ông, bố ông đều là những người biết hát chèo, nhưng bà cô họ Nguyễn Thị Đại mới nắm vững kỹ thuật hát điêu luyện và đã dạy cho ông Hởi nhiều làn điệu cổ và cách diễn vai chèo cổ.“Từ năm 1955, lúc đó mới 9 tuổi, tôi được dạy hát, học nhạc lý và từ đó tham gia hoạt động đội chèo của xã, biểu diễn các vở chèo ngắn phục vụ cho địa phương, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, như các vởĐi đôi ngả, Con trâu hai nhà, Bụi tre gai, Gặp gỡ nàng tiên, Câu thơ thêu dở…Năm 1963, tôi tham gia hội diễn các đội văn nghệ không chuyên của tỉnh và đã đạt giải Nhất vởCô đội trưởng. Thời bấy giờ chưa có huy chương chỉ có giải Nhất, Nhì, Ba”.Năm 1966, ông Hởi nhập ngũ, phục vụ trong quân đội và là hạt nhân văn nghệ của đơn vị. Trong chiến trường, ông tham gia tích cực và sáng tác những bài hát chèo động viên tinh thần chiến đấu cho đồng đội.Sau ngày đất nước thống nhất, ông trở về địa phương lao động, sản xuất, tiếp tục phát triển nghệ thuật chèo ở quê nhà. Cũng phải nói thêm, từ năm 1986, nghệ thuật chèo ở nhiều làng chèo tại Hà Nam Ninh (khi chưa tái lập tỉnh) bị rơi vào thoái trào. Nhiều làng chèo gần như không hoạt động.Ông Hởi tâm sự: “Tuy thế, chúng tôi vẫn cố gắng duy trì làng chèo. Cụ Trùm Bách khi đó là chủ nhiệm, vẫn vực chèo và tiếng hát chèo vẫn vang ngân trong các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn của dân tộc… Chúng tôi vẫn được mời phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện, địa phương”.Tác giả (bên trái) cùng nghệ nhân Nguyễn Đình Lâu.Tạo sức sống cho Trống quânỞ thôn Lau, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, ông Nguyễn Đình Lâu lại nổi tiếng là người cần mẫn gìn giữ điệuhát Trống quânđộc đáo.Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, tuổi thơ của ông Lâu đã gắn bó với những câu hát Trống quân do các bà, các mẹ, từ những nông dân chân lấm, tay bùn thể hiện, nên ngay từ nhỏ đã thuộc các làn điệu hát. Với tình yêu nghệ thuật và sự ham học hỏi, năm 1959 ông Lâu đã được các nghệ nhân trong xã Liêm Thuận, đặc biệt là cụ Nguyễn Văn Xuyên - một người giỏi về hát Trống quân ở thôn Sông, xã Liêm Thuận, truyền dạy các bài hát và cách làm, đánh Trống quân. Song năm 1965, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông làm đơn tham gia lực lượng thanh niên xung phong, cùng toàn quân và dân ta chống đế quốc Mỹ.Ông Lâu nhớ lại: “Năm 1985 sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, tôi trở về quê công tác. Lúc này tôi nhận thấy các làn điệu hát Trống quân đã bị mai một, không còn nhiều người biết đến. Trong tôi luôn suy nghĩ rằng nếu không có ai đứng lên sưu tầm, truyền dạy cho thế hệ mai sau thì chẳng mấy chốc các làn điệu hát Trống quân do cha ông bao đời sáng tác và truyền lại sẽ bị mất và chẳng còn ai biết đến. Muốn để người dân mai sau biết đến thì trước tiên phải đi sưu tầm các bài hát cổ sau đó mới truyền dạy”.Nghĩ và làm, ông Lâu thu xếp việc nhà, bắt tay vào đi sưu tầm các bài hát cổ từ những nghệ nhân trong thôn, xã. Khi đã thu lượm được một số vốn khá lớn các bài hát Trống quân, ông mạnh dạn đề đạt với lãnh đạo thôn Sông, thôn Chảy, thôn Lau cho phép xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ và là người trực tiếp hướng dẫn, truyền dạy các bài hát, cách làm và đánh trống cho người dân địa phương. Sau khi được chấp thuận ông đã trực tiếp đến từng nhà động viên các chị, các mẹ, các anh tham gia những buổi sinh hoạt văn nghệ và mọi người tham gia nhiệt tình. Từ làng quê hồn hậu, những buổi sinh hoạt, ngày xuân, ngày hội thôn làng, những điệu hát vang lên.Còn nhớ, năm 2006, Bảo tàng tỉnh Hà Nam phối hợp Viện nghiên cứu Văn hóa về khôi phục và bảo tồn điệu hát Trống quân Liêm Thuận. Ông Lâu được mời tuyển chọn nghệ nhân, đồng thời tiếp tục biên soạn, truyền dạy các làn điệu hát Trống quân cho nhóm hoạt động văn nghệ.Được sự cổ vũ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Liêm Thuận, hiểu được tầm quan trọng của các làn điệu hát Trống quân đối với đời sống của người dân nơi đây và nhằm bảo tồn các giá trị của các làn điệu hát Trống quân cho các thế hệ trẻ mai sau, cũng trong năm 2006 ông Lâu đã mạnh dạn đề xuất và được sự nhất trí của lãnh đạo UBND xã Liêm Thuận, thành lập Câu lạc bộ Hát Trống quân Liêm Thuận.“Ban đầu Câu lạc bộ có 15 người, nhưng với sự hướng dẫn, dìu dắt của tôi, Câu lạc bộ dần hoạt động sôi nổi và đã phát triển ngày càng lớn mạnh và được nhân dân địa phương và các tỉnh bạn lân cận nhiệt tình đón nhận. Từ năm 2007 đến nay chúng tôi đã tham dự liên hoan các di tích tiêu biểu tỉnh Hà Nam do Bảo tàng tỉnh Hà Nam tổ chức, được mời tham gia biểu diễn tại các Liên hoan Dân ca và Chèo tại Trung tâm văn hóa tỉnh Hà Nam; tham gia biểu diễn tại các lễ hội, các sự kiện chính trị tiêu biểu của tỉnh, huyện...”, ông Lâu chia sẻ.Với sự nhiệt tình, chịu khó, chịu nghe và nghĩ, tính đến nay ông Lâu đã sưu tầm được gần 300 bài hát cổ, trong đó 98 bài hát đối đáp giao duyên, 146 bài hát đúm, 18 bài hát địch vận trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp… ngoài ra ông còn tham gia viết sách, báo nhằm tuyên truyền, quảng bá các làn điệu hát trống quân đến nhân dân.(Còn nữa...)
https://nhandan.vn/nhung-nguoi-giu-gin-di-san-truyen-thong-post787631.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "nghệ nhân", "di sản văn hóa truyền thống", "Hà Nam", "hát dậm", "hát chèo" ] }
Phát động Giải thưởng Văn học Kim Đồng
NDO -Sáng 30/5, tại trụ sở 55 Quang Trung, Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức Lễ công bố thành lập Giải thưởng văn học Kim Đồng và phát động Cuộc vận độngsáng tác cho thiếu nhi2023-2025.
Đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nghiên cứu văn học tên tuổi của nền văn học nước nhà ở nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ đã đến tham dự lễ trao giải, cổ vũ cho giải thưởng cũng như cho người sáng tác.Các tác phẩm trong các cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi đã được xuất bản tại Kim Đồng.Giải thưởng văn học Kim Đồng dành cho tất cả các cây bút chuyên và không chuyên, với ba thể loại: truyện ngắn, truyện dài và thơ. Các tác phẩm dự thi hướng tới đối tượng nhi đồng (6-10 tuổi) và lứa tuổi thiếu niên (11-15 tuổi). Tổng trị giá giải thưởng lên tới 360 triệu đồng. Thời hạn nhận tác phẩm từ 17/6/2023 đến hết ngày 31/3/2025.Hội đồng Chung khảo gồm các nhà văn nổi tiếng có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng, nhà văn Trần Đức Tiến và các thành viên: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Nhà văn Lý Lan, Nhà thơ-Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh và Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng Vũ Thị Quỳnh Liên.Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng Vũ Thị Quỳnh Liên cho biết, Giải thưởng được thành lập với mong muốn phát hiện thêm những cây bút mới viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, có chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam.Đây là giải thưởng dành cho các sáng tác văn học cho thiếu nhi mang tên Kim Đồng. Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ nhất được gắn với Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023-2025 do Nhà xuất bản tổ chức.Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Vũ Thị Quỳnh Liên cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ của các nhà văn, nhà thơ, các tác giả chuyên và không chuyên để chặng đường tiếp theo đây Nhà xuất bản có thêm nhiều tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc giới thiệu đến bạn đọc.Nhà xuất bản Kim Đồng là đơn vị đã góp phần đưa các tác phẩm văn học nuôi dưỡng những giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp cũng như bồi đắp tâm hồn, nhân cách đến với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam trong suốt hơn 65 năm qua.Phát biểu tại Lễ phát động, bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương chia sẻ, sáng tác văn học cho thiếu nhi chính là nguồn dưỡng khí nuôi tâm hồn hướng thiện, lành mạnh, vị tha, giàu lòng nhân ái, đồng thời hun đúc ý chí, nghị lực vươn lên của con người ngay từ lứa tuổi nhỏ.Bà Nguyễn Phạm Duy Trang cũng đề nghị, những tác phẩm văn học cho trẻ em hôm nay cần được viết dưới góc nhìn mới, cách viết và hình thức mới, nhận được sự đồng cảm, hưởng ứng của các em, truyền tải được những bài học, giá trị nhân văn.Bà Nguyễn Phạm Duy Trang cũng nhắn gửi tới các nhà văn, nhà thơ, các tác giả trong và ngoài nước hãy cũng quan tâm viết cho các em thiếu nhi hôm nay, “giống như ươm những hạt mầm, để có một vụ mùa bội thu…”.
https://nhandan.vn/phat-dong-giai-thuong-van-hoc-kim-dong-post755285.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "sáng tác văn học thiếu nhi", "vận động sáng tác cho thiếu nhi", "Giải thưởng Văn học Kim Đồng", "sách Kim Đồng", "Nhà xuất bản Kim Đồng" ] }
Khai mạc lễ hội đền Vua Mai năm 2024
NDO -Sáng 23/2, tại thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội đềnVua Mainăm 2024. Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống, được chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức hằng năm.
Mai Thúc Loan, vị Anh hùng dân tộc và có công khởi xướng, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Đường. Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa ở Hoan Châu. Để hiệu triệu nhân dân, Mai Thúc Loan đã lên ngôi vua (xưng là Mai Hắc Đế), đóng đô ở Vạn An.Từ Hoan Châu, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra nhiều nơi, nghĩa quân đã chiếm được thành Tống Bình, giải phóng một vùng rộng lớn và giữ được nền độc lập trong 10 năm (713-722).Lễ Đại tế ở đền thờ Vua Mai.Nhân dân các địa phương của huyện Nam Đàn tổ chức hội thi làm “Cỗ xôi gà” tươm tất để dâng lên Vua Mai và nghĩa quân.Năm 722, trong cuộc chiến bảo vệ Kinh đô Vạn An, Vua Mai đã anh dũng hy sinh dưới chân núi Đụn. Sau khi Vua băng hà, con trai thứ ba là Mai Thúc Huy (tức Mai Thiếu Đế) lên kế vị và tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, sau đó không lâu, cuộc khởi nghĩa đã bị nhà Đường đàn áp dã man.Sau này, để tưởng nhớ công lao của Vua Mai, nhân dân đã xây lăng mộ và lập miếu thờ. Các triều đại phong kiến đều có sắc phong truy tôn mỹ hiệu cho Mai Hắc Đế và liệt vào hàng quốc tế.Trải qua hơn 13 thế kỷ tồn tại, lăng mộ của Vua Mai luôn được nhân dân giữ gìn chu đáo. Hiện nay, di tích gồm các hạng mục công trình: Nghi môn, Bái đường, Tả vu, Hữu vu, Hậu cung, Lăng Mai Đại Đế, Lăng Mai Thiếu Đế,…Lễ hội Vua Mai là hoạt động văn hóa truyền thống, được chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức hằng năm.Dù trời mưa nhưng người dân vẫn nhiệt tình tham gia Lễ hội.Để tưởng nhớ và tri ân công đức Vua Mai Hắc Đế, Mai Thiếu Đế và các tướng lĩnh, hằng năm, chính quyền và nhân dân huyện Nam Đàn long trọng tổ chức lễ hội tại di tích đền Vua Mai vào ngày 13-15 tháng Giêng âm lịch.Hoạt động góp phần phát huy các giá trị lịch sử-văn hóa của di tích đền Vua Mai; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các tầng lớp nhân dân, tăng thêm niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, nhất là thế hệ trẻ.Lễ dâng hương tưởng niệm Vua Mai ở khu Lăng miếu Vua Mai.Các thanh niên địa phương biểu diễn màn đấu vật ấn tượng. Tương truyền, cứ vào mùa xuân hằng năm, Vua Mai cho các vùng tổ chức thi vật, chọn lấy những đô vật khỏe mạnh, bổ sung cho đội quân tiên phong. Đấu vật từ đó trở thành một tập quán trong các kỳ hội làng, thể hiện tinh thần thượng võ của người dân xứ Nghệ.Năm nay, phần hội gồm nhiều hoạt động sôi nổi mang đậm bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh thần thượng võ, đoàn kết như: đua thuyền, đấu vật, cờ thẻ và các trò chơi dân gian, đấu bóng chuyền, đêm hội hoa đăng,…
https://nhandan.vn/khai-mac-le-hoi-den-vua-mai-nam-2024-post797255.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "Nghệ An", "Nam Đàn", "Vua Mai", "Mai Thúc Loan", "Mai Hắc Đế", "Lễ hội đền Vua Mai" ] }
[Ảnh] Người dân hào hứng cắt, dán tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” trên số báo Nhân Dân đặc biệt
NDO -Ngay sau khi Báo Nhân Dân phát hành số 7/5/2024 có phụ trương in tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ", người dân ở nhiều địa phương hào hứngcắt dántranh và tìm hiểu thông tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Điểm nổi bật trong đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ là số Báo Nhân Dân ra ngày 7/5/2024 được tăng thêm 12 trang phụ trương gồm 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh và 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Cô giáo Nguyễn Thu Hòa hướng dẫn các cháu học sinh cắt dán bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Các hội viên Chi hội phụ nữ tổ dân phố 32, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội thực hiện cắt dán bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được dán tại nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư.Việc cắt dán và tương tác với bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” như một việc làm có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Những người yêu thích công nghệ có thể trải nghiệm tương tác bằng cách dùng điện thoại quét các mã QR trên tranh hoặc tải ứng dụng xem hình ảnh chuyển động bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).Bạn đọc có thể cắt các trang Báo Nhân Dân số đặc biệt, ghép thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài tới 3,21m (kỷ lục đối với sản phẩm báo in) rồi treo trong phòng khách, nơi công cộng hoặc chụp ảnh check-in trên mạng xã hội cùng các hashtag #chienthangdienbienphu #dienbienphu.Báo Nhân Dân quyết định đưa bức tranh panorama bản in thành triển lãm để ngay cả những người không có trong tay số báo Nhân Dân ngày 7/5/2024 cũng có cơ hội trải nghiệm tương tự. Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ khai mạc vào chiều 6/5/2024 đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân Dân - 71 Hàng Trống, Hà Nội và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện.Du khách quốc tế ngắm bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Trụ sở Báo Nhân Dân.
https://nhandan.vn/anh-nguoi-dan-hao-hung-cat-dan-tranh-panorama-chien-dich-dien-bien-phu-tren-so-bao-nhan-dan-dac-biet-post808245.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "triển lãm tranh panorama Điện Biên Phủ", "tranh panorama Điện Biên Phủ", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "số báo Nhân Dân ngày 7/5", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Báo Nhân Dân", "cắt dán" ] }
“Totto-chan bên cửa sổ” lên phim hoạt hình, khởi chiếu ở Việt Nam ngày 31/5
NDO -Cuốn tự truyện nổi tiếng thế giới“Totto-chan bên cửa sổ”của nhà văn Kuroyanagi Tetsuko được tái hiện sống động với phiên bản hoạt hình cùng tên, dự kiến khởi chiếu tại các rạp Việt Nam vào ngày 31/5 này.
“Totto-chan bên cửa sổ” là cuốn tự truyện của nhà văn Nhật Bản Kuroyanagi Tetsuko viết vào năm 1981.Cuốn sách kể về cô bé Totto-chan sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, có cha là nghệ sĩ vĩ cầm, mẹ là vận động viên bóng rổ. 6 tuổi, Totto-chan đã bị đuổi học chỉ vì tính cách lạ lùng và hiếu động.Trong giờ học, cô bé đã gọi cả gánh hàng rong vào lớp biểu diễn, thậm chí còn đứng ở cửa sổ gọi và nói chuyện với mấy chú chim khiến các bạn xung quanh không thể học. Giáo viên đã kết luận cô bé "thật là phiền phức lắm".Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi Totto-chan chuyển đến ngôi trường mới Tomoe. Đấy là một ngôi trường "kỳ lạ", lớp học ở trong toa xe điện cũ, học sinh được thỏa thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được. Chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo.Ở Tomoe, học sinh sẽ được phát triển tự nhiên vì "ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô".Ở Tomoe, các em được lắng nghe, được thấu hiểu, bằng những phương pháp thú vị, qua các bậc nhà giáo tuyệt vời… Thầy Kobayashi đã nói với Totto-chan, cô nhóc từng bị "đuổi học", từng bị đánh giá là "hư hỏng, phá phách" rằng: "Em thật là một cô bé ngoan".Chính nhờ Tomoe và thầy Kobayashi mà các học sinh dưới mái trường ấy đều trở thành người tốt và thành công trong xã hội.“Totto-chan bên cửa sổ” đã trở thành tác phẩm kinh điển dành cho cả thiếu nhi lẫn người lớn. Những quan điểm và tư tưởng tiến bộ về giá trị giáo dục của cuốn sách vẫn mang tính thời sự cho đến ngày nay.Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới.Cuốn tự truyện của tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã bán được hơn 25 triệu bản trên toàn thế giới (tính đến cuối tháng 9/2023) và được dịch sang hơn 20 thứ tiếng. Năm 2023, cuốn sách “Totto-chan bên cửa sổ” đã lập kỷ lục Guinness là cuốn tự truyện do một tác giả chấp bút được xuất bản nhiều nhất."Totto-chan bên cửa sổ" được dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau. Khi bản tiếng Anh của tác phẩm được xuất bản tại Mỹ, tờ New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một "vinh dự" hầu như không tác phẩm nào có được.Nữ tác giả Tesuko Kuroyanagi cùng trở thành một trong những người nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Bà cũng từng là một đại sứ Thiện chí của UNICEF kể từ năm 1984.Tại Việt Nam, “Totto-chan bên cửa sổ” cũng đã được nhiều nhà xuất bản phát hành, và tiếp tục tái bản. Cuốn sách cũng đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam.Câu chuyện hồn nhiên nhưng cũng đầy suy ngẫm của cô bé Totto-chan đã được đưa lên màn ảnh và dự kiến được công chiếu tại Việt Nam từ ngày 31/5/2024.Phim do đạo diễn Shinnosuke Yakuwa thực hiện, với sự tham gia của các diễn viên Liliana Ohno, Koji Yakusho, Shun Oguri, Anne Watanabe, Karen Takizawa trong vai trò lồng giọng cho các nhân vật. Đạo diễn Shinnosuke Yakuwa là người đứng sau thành công của loạt phim điện ảnh Doraemon đình đám như “Nobita thám hiểm vùng đất mới” (2014), “Doraemon: Nước Nhật thời nguyên thủy” (2016), “Nobita và Mặt trăng phiêu lưu ký” (2019),... Khi công chiếu tại Nhật Bản, phim giành được 8.2/10 điểm IMDB do khán giả đánh giá, nhận được nhiều khen ngợi từ giới phê bình.Không chỉ tái ngộ khán giả với bộ phim hoạt hình mới, cô bé Totto-chan tinh nghịch còn trở lại vớiphần 2của cuốn sách, khi nữ tác giả năm nay đã ngoài 90 tuổi, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu của bạn đọc muốn biết thêm về quãng đời sau này của cô bé.Phần 2 của cuốn sách kể về Totto-chan khi được sơ tán đến tỉnh Aomori ở phía bắc sau khi Tokyo bị ném bom nguyên tử năm 1945. Ở đây, cô tốt nghiệp trường âm nhạc và trở thành một nữ nghệ sĩ của đài NHK, trước khi bay đến New York học tập.Được biết, phần 2 của sách đã được Nhã Nam mua bản quyền.Trailer phim:
https://nhandan.vn/totto-chan-ben-cua-so-len-phim-hoat-hinh-khoi-chieu-o-viet-nam-ngay-315-post811642.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "“Totto-chan bên cửa sổ”", "Totto-chan", "phim hoạt hình Totto-chan", "tác giả Kuroyanagi Tetsuko" ] }
Lễ hội xuân Giáp Thìn 2024 bớt lộn xộn hơn
Việc tổ chức các lễ hội đầu xuân Giáp Thìn 2024 có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng quy củ, nền nếp hơn, bớt phiền hà, lộn xộn so với những năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, vẫn còn một số hạn chế cần được chấn chỉnh.
Những ngày này, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang trong cao điểm của mùa lễ hội. Không chỉ những ngày chính hội, mà trong suốt tháng Giêng, hầu như ngày nào các di tích lịch sử, văn hóa cũng đông khách.Quy củ và nền nếp hơnTừ ngày mồng 1 đến mồng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, Phú Thọ) đón khoảng 500 nghìn du khách về dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Bà Bùi Lan Anh ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, nhiều năm qua, gia đình bà đều về đây. Năm nay, mặc dù lượng người về Đền Hùng khá đông, nhưng an ninh trật tự khá tốt, không xảy ra chen lấn xô đẩy. Hàng quán không chèo kéo khách, ép giá. Đặc biệt, việc giữ gìn vệ sinh chung được thực hiện tốt, không khí khu di tích rất trong lành, thoải mái.Kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại đền Và (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: Chí Dũng.Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng Lê Trường Giang cho biết, đơn vị đã triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, phân luồng giao thông, phòng chống cháy, nổ; bổ sung các biển chỉ dẫn, hướng dẫn trong khu vực di tích; bố trí vị trí bán hàng cho nhân dân quanh khu vực di tích, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát người bán hàng đúng nơi quy định, đúng giá đã niêm yết.Hai tuần đầu xuân Giáp Thìn, khu di tích lịch sử và quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã đón khoảng 300 nghìn lượt khách. Năm nay, lễ hội chùa Hương có nhiều đổi mới khiến việc mua vé tiện lợi hơn và không bị ùn tắc thuyền đò. Lễ hội Đống Đa, lễ hội đền Sóc, lễ hội Hai Bà Trưng, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh... đều diễn ra an toàn, văn minh, tạo sự yên tâm cho người dân đi lễ. Tại khu vực nội thành, những di tích đông người đi lễ nhất là phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Hà...Lễ hội Cổ Loa diễn ra trong không khí trang nghiêm trong dịp xuân Giáp Thìn. Ảnh: Chí Dũng.Tại phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ), trong ngày rằm tháng Giêng, lượng khách đến lễ tăng đột biến, nhưng tình trạng chen chúc trước khu vực thờ tự, hay “rải tiền lẻ”, tình trạng đốt vàng mã giảm đáng kể. Nhiều người bất ngờ khi các hàng quán ở tuyến phố Tô Ngọc Vân chung quanh phủ là tuyến phố không thanh toán tiền mặt, cho nên tình trạng chặt chém giá hàng hóa, dịch vụ hầu như không xuất hiện.Bí thư Đảng ủy phường Quảng An (Tây Hồ) cho biết: “Các phương án chuẩn bị đón khách sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã được phường chuẩn bị từ cuối năm 2023. Không chỉ trong phủ mà các tuyến đường ngoài phủ cũng được vận động thực hiện văn minh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thanh toán không dùng tiền mặt, phân luồng giao thông...”.Màn trống nữ làng Đọi Tam biểu diễn tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Ảnh: Đào Phương.Tại tỉnh Hà Nam, các lễ hội: Tịch điền Đọi Sơn; xuân Tam Chúc; phát lương Đức Thánh Trần đều được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức truyền thống và mang những dấu ấn đặc trưng. Năm nay lễ hội Tịch điền ngoài những nghi lễ chính như lễ cáo yết, rước nước, sái tịnh, cầu an..., phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa thể hiện nét đặc trưng của vùng, như hội thi cấy, thi vẽ trâu; thi làm bánh dầy giữa các dòng họ trong làng Đọi Tam...Lễ phát lương Đức Thánh Trần tại Đền Trần Thương được tỉnh Hà Nam tổ chức vào đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng. Năm nay, Ban tổ chức đã phối hợp nhà đền chuẩn bị gần 20 nghìn túi lương tại 19 cửa phát lương ở phía đông và phía tây thuộc Nghi môn ngoại của Đền, bảo đảm nhân dân và du khách về dự lễ ai cũng nhận được lương cầu may đầu xuân.Nghi thức cày tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024. Ảnh: Đào Phương.Công an tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo Công an huyện Lý Nhân phối hợp các phòng nghiệp vụ triển khai kế hoạch, phương án tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông; bố trí các bình chữa cháy tại các nơi diễn ra lễ thắp hương...Tại Nam Định, lễ khai ấn Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách thập phương. Đồng chí Nguyễn Đức Bình, Trưởng ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp cho biết, du khách về dự lễ năm nay được thưởng thức màn biểu diễn lân sư rồng, hát văn, hát xẩm, múa rối nước... lần đầu được tổ chức tại Quảng trường Đông A, công trình thuộc dự án khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử-văn hóa thời Trần.Hội thi trang trí trâu tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024. Ảnh: Đào Phương.Không gian chung quanh Đền Trần được trưng bày các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Nam Định; triển lãm “Hành cung Thiên Trường-Dấu ấn vàng son”... Về công tác tổ chức lễ hội, cơ quan chức năng huy động hơn 2.800 cán bộ, chiến sĩ, chia làm năm vòng và 70 chốt làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong và ngoài Đền Trần.Tại lễ hội năm nay, những hình ảnh phản cảm như người dân xô đẩy, ném tiền vào kiệu ấn hay tranh cướp lộc ấn không còn tái diễn. Ngoài ra, với sự túc trực của các đoàn kiểm tra liên ngành, hoạt động dịch vụ chung quanh Đền Trần cũng đã đi vào quy củ, nền nếp, chấm dứt cảnh “chặt chém”, chèo kéo khách, ăn xin... từng một thời là nỗi khiếp sợ của du khách.Các đơn vị chức năng của Khu di tích lịch sử Đền Hùng kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cửa hàng bảo đảm đúng quy định. (Ảnh NGỌC LONG)Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những hạn chếTừ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã họp bàn với các địa phương có lễ hội lớn về công tác chuẩn bị, trong đó, yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương và thành phố về tổ chức lễ hội, không để xảy ra hành vi mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình; không làm sai lệch các tục lệ truyền thống...Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động trước và trong thời gian tổ chức lễ hội. Nhờ đó, các lễ hội diễn ra trật tự, văn minh. Tại lễ hội chùa Hương, mặc dù tình trạng rải tiền lẻ ở các ban chưa chấm dứt hẳn, nhưng hầu như không có tình trạng xem bói, đốt vàng mã bừa bãi. Chùa Hương là nơi có lượng khách tham quan lớn, dịch vụ ăn uống phát triển. Mùa lễ hội năm nay, có 97 cơ sở kinh doanh ăn uống.Nhờ làm tốt công tác tổ chức, Lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định) xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra an toàn, trang nghiêm, thành kính. Ảnh: Trần Khánh.Đến thời điểm này, chưa xuất hiện hiện tượng “chặt chém” trong các hoạt động dịch vụ. Chiều 24/2, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại lễ hội chùa Hương. Tại thời điểm kiểm tra, các nhà hàng đã tuân thủ các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết công khai giá các mặt hàng thực phẩm. Qua xét nghiệm nhanh các bát ăn đều đạt tiêu chuẩn.Sau khi kiểm tra đột xuất công tác tổ chức lễ hội tại một số di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội vào ngày 23/2, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lương Đức Thắng đánh giá, qua kiểm tra thực tế, công tác quản lý, tổ chức lễ hội, quản lý di tích trên địa bàn Hà Nội nói chung và tại các di tích nêu trên khá tốt và bài bản.Ngay sau khi các ngành chức năng tỉnh Nam Định quyết liệt vào cuộc, hoạt động “đóng ấn, thu tiền” và đổi tiền lẻ tại di tích đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc đã được kịp thời chấn chỉnh. Ảnh: Trần Khánh.Đối với công tác tổ chức lễ hội Đền Hùng và Tuần văn hóa du lịch đất Tổ tổ chức vào đầu tháng 3 (âm lịch), Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ Nguyễn Đắc Thủy cho biết, Sở đã xây dựng kế hoạch để tổ chức tốt các hoạt động phần lễ, bảo đảm an toàn phần hội; phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, các điểm bán hàng, trông giữ xe..., kiên quyết xử lý nghiêm minh các vi phạm tại lễ hội, các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi, hành nghề mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình để bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, văn minh.Tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng công tác quản lý và tổ chức lễ hội không tránh khỏi những khó khăn, bất cập. Theo đồng chí Doãn Sinh Nam, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, một số lễ hội còn có biểu hiện lãng phí, tình trạng thương mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ hội, bán hàng rong, bán sách ngoài luồng, xem tướng số, nâng giá dịch vụ, đặt tiền công đức, giọt dầu tùy tiện, hành khất... còn xuất hiện. Cá biệt còn một số nơi coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng của địa phương, cho nên nặng về khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình hoạt động dịch vụ.Ngay sau khi các ngành chức năng tỉnh Nam Định quyết liệt vào cuộc, hoạt động “đóng ấn, thu tiền” và đổi tiền lẻ tại di tích đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc đã được kịp thời chấn chỉnh. Ảnh: Trần KhánhTrước ngày rằm tháng Giêng, mặc dù lễ khai ấn Đền Trần chưa diễn ra, nhưng tại đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định), những lá ấn đã được “bán” công khai. Hàng trăm người xếp hàng, chen chân để chờ được tự tay đóng ấn trong cung cấm với nhiều mức giá từ 50 nghìn đồng đến 250 nghìn đồng, cao nhất lên đến 500 nghìn đồng/lá ấn.Bên cạnh đó, hoạt động đổi tiền lẻ cũng diễn ra ngang nhiên, giao dịch ngay trước cửa đền. Người cần đổi tiền phải chịu mức “lãi suất” lên đến 25%, thí dụ, đổi 100 nghìn đồng tiền lẻ thì phải mất 125 nghìn đồng. Trước sự việc này, Ủy ban nhân dân và ngành văn hóa tỉnh Nam Định đã quyết liệt vào cuộc chấn chỉnh, chấm dứt ngay những hoạt động phản cảm làm xấu hình ảnh di tích, lễ hội.Khách du xuân thăm Chợ Viềng và làm lễ tại Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định). Ảnh: Trần Khánh
https://nhandan.vn/le-hoi-xuan-bot-lon-xon-hon-post797565.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "lễ hội xuân", "quy củ", "chuyển biến tích cực", "tăng cường giám sát", "lập tức chấn chỉnh", "đảm bảo an ninh trật tự", "an toàn thực phẩm", "\"chặt chém\"", "chèo kéo khách" ] }
Giới thiệu văn hóa Việt Nam quy mô lớn tại thành phố Nantes
NDO -Trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến 19/6, tại thành phố Nantes thuộc tỉnh Loire Atlantique ở phía tây nước Pháp, diễn ra “Tuần lễ Việt Nam tại Nantes”. Đây là chuỗi sự kiện đặc biệt quảng bávăn hóa Việt Namtại Pháp, nằm trong khuôn khổ dự án cộng đồng và giao lưu văn hóa quốc tế Toucher Arts, được tổ chức thường niên vào tháng 6 hằng năm bởi Hiệp hội Art Space.
Các hoạt động bao gồm: ra mắt bộ phim tài liệu về chủ đề văn hóa Việt Nam tại rạp chiếu phim Lutétia, dạy văn hóa Việt và tổ chức các buổi khám phá về Việt Nam cho các trường học Pháp, rất nhiều hoạt động như múa lân, triển lãm ảnh “Di sản Việt Nam”, các workshop trải nghiệm văn hóa Việt như: kể chuyện cổ tích song ngữ Việt-Pháp, viết thư pháp, làm tranh Đông Hồ… tại công viên Parcs des Chantiers.Tin liên quan[Ảnh] "Đêm Văn hóa Việt Nam" tôn vinh bản sắc Việt và quan hệ gắn bó Việt Nam-PhápĐặc biệt, chuỗi sự kiện của “Tuần lễ Việt Nam tại Nantes” năm nay được Art Space hợp tác với Hiệp hội Tissé Métisse và có sự tham gia của 33 bạn học sinh người Việt và gốc Việt tới từ Canada, Anh, Australia, Pháp, Nhật Bản và Việt Nam.Bộ phim đặc biệt về văn hóa Việt“Trà, Áo dài và Việt Nam” được chiếu tại rạp chiếu phim Lutétia (Saint Herblain, Pháp), là bộ phim tài liệu 60 phút kể về các cuộc gặp gỡ với các nhân vật người Việt, Việt kiều, người nước ngoài yêu Việt Nam ở khắp thế giới, trong đó họ chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ về hai biểu tượng văn hóa Việt là “trà” và “áo dài."Khán giả bày tỏ sự ấn tượng với văn hóa Việt qua thước phim “Trà, Áo dài và Việt Nam”.Đó là tâm sự mộc mạc của cậu bé Tjin 9 tuổi mang 2 dòng máu Việt Nam và Hà Lan, những ấn tượng của nhiếp ảnh gia người Pháp Scott Mathieu về văn hóa trà Việt, và cả câu chuyện giản dị của một người con gái Huế kể về cách Áo dài đã trở thành một phần của truyền thống gia đình như thế nào.Trong số các nhân vật được phỏng vấn còn có nhà thiết kế áo dài người Huế Ella Phan, người đã mang áo dài Việt tới giới thiệu ở nhiều sàn diễn thời trang ở nước ngoài, và bà cụ Dần 100 tuổi rất nổi tiếng với “Trà Sen bà Dần” ở Quảng Bá, Tây Hồ Hà Nội, được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà".Không chọn đi sâu vào khai thác những yếu tố lịch sử, “Trà, Áo dài và Việt Nam” là những cuộc trò chuyện bình dị nhưng không kém phần sâu sắc, nơi các nhân vật tự do bộc bạch cảm xúc và cách họ nhìn nhận về trà và áo dài như một phần không thể thiếu trong văn hóa tinh thần và trong cuộc sống thường ngày của ngườiViệt Nam.Bộ phim nhấn mạnh Trà và Áo dài được xem như những “di sản” văn hóa tinh thần mà người Việt rất coi trọng, không chỉ là với thế hệ cha anh mà còn cả với thế hệ trẻ ngày nay. Từ những câu chuyện xoay quanh các nhân vật nói về Trà và Áo dài, bạn bè quốc tế sẽ hiểu thêm được về phong tục tập quán, về văn hóa và đất nước Việt Nam, cũng như cảm nhận được sự dung dị, gần gũi, mến khách và những phẩm chất tốt đẹp khác của người Việt.Con em các gia đình Việt kiều thế hệ thứ hai và thứ ba thích thú khi khoác trên mình bộ áo dài truyền thống của dân tộc.Một điều đặc biệt là bộ phim được thực hiện bởi đội ngũ trẻ trong đó đa số là các bạn thiếu niên người Việt 13 đến 17 tuổi, đến từ khắp thế giới và đam mê giới thiệu văn hóa Việt. Các em đã đảm nhiệm hầu hết các khâu quan trọng, như: quay phim, phiên dịch, làm phụ đề, timing thời gian, chụp ảnh quảng bá và làm truyền thông giới thiệu bộ phim tại Pháp.Bà Cécile Lancien, Giám đốc Carré International, thành phố Saint-Herblain chia sẻ: “Tôi đã có những giây phút đáng nhớ với bộ phim được thực hiện bởi dự án Toucher Arts. Tôi không có quá nhiều hiểu biết về văn hoá Việt Nam, cũng chưa có cơ hội du lịch tại đây, nhưng lại có nhiều trao đổi với tổ chức Art Space để hiểu thêm về văn hoá Việt. Tối nay, nhờ bộ phim này, tôi đã có cơ hội được thêm về văn hoá trà Việt, về thói quen chia sẻ khi thưởng thức trà, và cả truyền thống về Áo dài, một nét đặc trưng của văn hoá Việt Nam, một thứ gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ Việt. Và thật may mắn vì tôi đã có cơ hội được hiểu thêm về điều đó. Cách dẫn dắt câu chuyện trong bộ phim rất cảm động, những nhân vật được phỏng vấn vô cùng cởi mở. Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi xem bộ phim này”.Ông Aziz Abdouss cho biết: “Đúng là một bộ phim tài liệu đáng nhớ. Bộ phim khiến tôi rung động đến tận phút cuối cùng. Chúng tôi cảm thấy như mình đang ở tại Việt Nam. Ngay trước buổi chiếu, chúng tôi đã được thưởng thức trà Việt, được sắp xếp cực kì chu đáo. Buổi thưởng trà khiến chúng tôi được đắm mình trong không khí Việt Nam, bước chân vào một chuyến du lịch Việt Nam khó quên. Không chỉ về trà, mà phần tiếp theo đó về Áo dài còn thú vị hơn nhiều. Từng nhân vật, từng buổi phỏng vấn đều khiến tôi vô cùng xúc động! Cảm ơn toàn bộ những người đã thực hiện bộ phim này. Tôi không hề thất vọng vì đã đến đây”.Triển lãm ảnh về đất nước, con người Việt Nam để lại nhiều cảm xúc ấn tượng cho quan khách tham dự “Tuần lễ Việt Nam tại Nantes”.Công chúng Pháp trải nghiệm văn hóa Việt NamTrong tuần lễ này, người dân Pháp tại thành phố Nantes đã có cơ hội tham gia rất nhiều hoạt động để tìm hiểu và khám phá văn hóa Việt Nam một cách đa dạng và nhiều màu sắc, trong đó phải kể đến buổi kể chuyện cổ tích Việt Nam bằng song ngữ Việt-Pháp tại thư viện Tissé Métisse ở trung tâm thành phố Nantes.Trẻ em Pháp tò mò khi được khám phá phong tục cổ truyền lì xì đầu năm của người Việt Nam.Với mong muốn truyền tải vẻ đẹp của tiếng Việt cùng các truyền thống văn hóa của Việt Nam tới bạn bè quốc tế, các thành viên dự án Toucher Arts đã chọn câu chuyện quen thuộc về ngày Tết là “Sự tích bánh chưng bánh dày", kết hợp với hình thức kịch rối, khiến cho hàng trăm khán giả tham gia vô cùng thích thú. Các em nhỏ ngườiPhápvà gia đình còn hào hứng trả lời câu hỏi về văn hóa Việt để nhận quà tặng, hay tự trang trí mẹt tre, làn tre chủ đề ngày Tết với bánh chưng, hoa mai, hoa đào… để hiểu thêm về các truyền thống phong tục của Việt Nam.Toàn bộ phần kịch bản, chuyển ngữ, dựng và vẽ sân khấu kịch rối, điều khiển nhân vật, dẫn chuyện, hướng dẫn workshop…đều được hoàn thành bởi các bạn trẻ thanh thiếu niên gốc Việt của dự án Toucher Arts tới từ khắp thế giới. Được biết các thành viên đã mất 3 tháng để chuẩn bị cho dự án này trước khi đến Pháp.Bạn bè Pháp và quốc tế nhanh chóng làm quen với những trò chơi dân gian của Việt Nam.Em Quidiza, 15 tuổi phát biểu cảm nghĩ: “Mình vừa được xem một buổi giới thiệu về văn hoá truyền thống Việt Nam. Mình thấy rất ấn tượng và mình đã học được rất nhiều điều thú vị ở đây, từ đồ ăn đến trang phục truyền thống và các ngày lễ hội. Mình rất yêu thích văn hoá Việt Nam!”Anh Alexis, khán giả, chia sẻ: “Tôi tên là Alexis. Hôm nay, tôi đã được nghe về sự tích Bánh chưng bánh dày của Việt Nam mà tôi chưa hề biết đến trước đây. Buổi diễn kịch rối cũng rất đáng yêu và thú vị, và tôi rất thích”.Nhiều hoạt động đậm chất văn hóa dân gian truyền thống nhân dịp đầu xuân thu hút sự thích thú của bạn bè quốc tế và các gia đình kiều bào tại Nantes.Bà Hélène Grandhomme, quản lý Thư viện Tài liệu Tissé Métisse hào hứng cho biết: “Ngày hôm nay, chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác tổ chức ngày Việt Nam tại Tissé Métisse, cùng với các gia đình đang sinh sống tại thành phố Nantes để thực hiện buổi diễn kịch rối, các hoạt động thủ công, thư pháp, tranh Đông Hồ. Thật là một khoảnh khắc đáng nhớ đầy thú vị và các gia đình tham gia đều rất hài lòng và vô cùng vui vẻ. Tôi cũng giới thiệu thêm cả những cuốn sách truyện về Việt Nam. Và tôi cũng rất vui khi đã có cơ hội làm việc cùng với tổ chức Art Space để quảng bá về văn hóa Việt”.Khám phá quy trình thực hiện một bức tranh dân gian Đông Hồ thu hút sự quan tâm của người dân địa phương.Học sinh Việt Nam tự tin chia sẻ văn hóa Việt cho học sinh PhápTrong khuôn khổ của tuần lễ Việt Nam, các trường học ở Pháp đã mời dự án Toucher Arts tới để chia sẻ và nói chuyện, giúp học sinh Pháp hiểu thêm về văn hóa Việt. Các thành viên đã có buổi dạy về văn hóa Việt Nam cho học sinh khối lớp 4 của trường tiểu học Sainte Madeleine de la Joliverie, cũng như biểu diễn âm nhạc Việt Nam và tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa Việt cho hơn 2.000 phụ huynh và học sinh của trường trung học Loquidy trong dịp lễ hội kết thúc năm học.Không gian khuyến khích khám phá và học tập ngôn ngữ tiếng Việt thông qua hoạt động kể chuyện cổ tích bằng hình thức song ngữ Việt-Pháp.Em Agnès chia sẻ: “Xin chào, mình tên là Agnès, học sinh lớp 7F Trường Loquidy. Mình cảm thấy văn hoá Việt Nam rất hấp dẫn, ngôn ngữ tiếng Việt cũng rất thú vị. Mình đã học được rất nhiều điều hay nhờ những câu hỏi trong trò chơi mà mình đã tham gia”.Em Coutance, học sinh lớp 7F Trường Loquidy cho biết: “Với mình, gian hàng Việt Nam tại sự kiện cuối năm hôm nay rất tuyệt vời. Tất cả các điệu nhảy và trang phục mà các bạn mặc đều rất đẹp và đầy màu sắc”.Theo bà Hoàng Thu Trang, Chủ tịch Hiệp hội Art Space, "Tuần lễ Việt Nam tại Nantes" nhằm khuyến khích thế hệ trẻ lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm chia sẻ văn hóa quê hương với thế giới.Bà Hoàng Thu Trang, Chủ tịch Hiệp hội Art Space và dự án Toucher Arts cho biết: “Tuần lễ Việt Nam tại Nantes đã thu hút hàng nghìn người Pháp tới tham gia. Ai cũng hào hứng tìm hiểu về Việt Nam cũng như các phong tục tập quán, các lễ hội thú vị mà chúng tôi giới thiệu. Tôi nghĩ lý do là vì chúng tôi đã kể câu chuyện văn hóa Việt Nam một cách khác biệt dưới góc nhìn của những người trẻ và do chính các bạn trẻ thực hiện"."Không chỉ có vậy, chúng tôi cũng mong muốn những bạn thiếu niên Việt Nam, những người thực hiện chính của dự án, sẽ cảm nhận được lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm chia sẻ văn hóa quê hương với thế giới. Chính thế hệ trẻ hôm nay sẽ trở thành những đại sứ văn hóa của Việt Nam trong tương lai, là cầu nối giúp cho bạn bè quốc tế sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn", bà Hoàng Thu Trang nhấn mạnh.Art Space (www.artspaceedu.fr) là tổ chức xúc tiến giáo dục và giao thoa đa văn hóa tại Pháp, có thành viên và cộng tác viên tại 14 quốc gia trên thế giới. Được sáng lập và điều hành bởi nhạc sĩ Hoàng Thu Trang, Art Space đã thực hiện gần 50 sự kiện giới thiệu văn hóa Việt Nam tại Pháp và quốc tế, cũng như được mời tới giảng dạy văn hóa Việt cho 20 trường học tại nhiều thành phố ở Pháp.Năm 2023, dự án Toucher Arts (www.toucherarts.com) mùa thứ nhất do Art Space khởi xướng và thực hiện đã kêu gọi được 120 triệu từ cộng đồng quốc tế để giúp đỡ 4 trại trẻ mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam. Tháng 4/2024, dự án cộng đồng Global Culture do Art Space khởi xướng cũng đã giúp 2.500 trẻ em Việt Nam và gốc Việt được học hỏi và tìm hiểu về 9 nền văn hóa nổi tiếng ở 9 quốc gia. Dự án này được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh, phi lợi nhuận và đã thu hút được người tham gia từ 11 quốc gia.
https://nhandan.vn/gioi-thieu-van-hoa-viet-nam-quy-mo-lon-tai-thanh-pho-nantes-post815365.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "văn hóa Việt Nam", "thành phố Nantes", "Pháp", "Hiệp hội Art Space" ] }
Hà Giang tổ chức Lễ hội văn hóa, du lịch, ẩm thực quốc tế lần thứ nhất
NDO -Tối 29/3, tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang đã tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế lần thứ nhất năm 2024.
Đến dự có lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương; Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnhHà Giang.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn khai mạc lễ hội.Phát biểu khai mạc lễ hội, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang nhấn mạnh, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em. Với sự đa dạng về văn hóa dân tộc, lại được thiên nhiên ưu đãi về sản vật địa phương, người dân nơi đây sáng tạo nên kho tàng văn hóa ẩm thực phong phú, hấp dẫn với nhiều món ăn hiện được vinh danh trong các chương trình bình chọn ẩm thực tiêu biểu cấp quốc gia như: Cháo ấu tẩu, mèn mén, mật ong Bạc Hà, chè Shan tuyết, phở ngô...Chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc.Ngoài ra, còn nhiều món ngon khác được chế biến dựa trên nguyên liệu, gia vị đặc trưng của vùng miền gắn liền với văn hóa địa phương.Từ lâu, ẩm thực Hà Giang đã trở thành đặc sản, quà tặng thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến thưởng thức và trải nghiệm.Du khách thưởng thức món phở ngô Hà Giang.Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế là sự kiện nhằm nâng tầm thương hiệu, đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước và các quốc gia; tăng cường xúc tiến giới thiệu điểm đến du lịch, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gặp gỡ, giao lưu, trưng bày giới thiệu các sản phẩm, đặc sản, ẩm thực địa phương.Gian hàng giới thiệu ẩm thực của tỉnh Hà Tĩnh được trình bày đẹp mắt.Đây cũng là dịp tôn vinh giá trịvăn hóa ẩm thựctrong phát triển du lịch của mỗi địa phương, tiếp tục có những giải pháp hiệu quả để bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và ẩm thực nói riêng, góp phần phát triển du lịch xanh và bền vững.Lễ hội có 65 gian hàng, trong đó có sự tham gia của 22 tỉnh, thành phố trong nước và một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…Trong thời gian 3 ngày diễn ra sự kiện, du khách đến với Hà Giang sẽ được tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn, tìm hiểu văn hóa, điểm đến du lịch các vùng miền, thưởng thức các món ăn ngon.
https://nhandan.vn/ha-giang-to-chuc-le-hoi-van-hoa-du-lich-am-thuc-quoc-te-lan-thu-nhat-post802263.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "lễ hội ẩm thực", "Hà Giang", "ẩm thực địa phương" ] }
Liên hoan sân khấu kịch nói Công an Thủ đô, lần thứ II-năm 2024
NDO -“Liên hoan sân khấu kịch nóiCông an Thủ đô, lần thứ II-năm 2024” là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ của lực lượng Công an Thủ đô năm 2024 hướng tới chào mừng 70 nămNgày Giải phóng Thủ đô(10/10/1954-10/10/2024); hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2024).
Trong 3 ngày, từ ngày 19, 20 đến tối 21/6, tại sân khấu Rạp Công nhân, khán giả Thủ đô được chứng kiến tài năng, sự sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô và cảm nhận một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về những công việc thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô, những con người đang từng ngày từng giờ không ngơi nghỉ để bảo vệ sự bình yên của Thủ đô thân yêu được tái hiện qua Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô.Đây là một hoạt động hết sức ý nghĩa tiếp nối thành công của Liên hoan sân khấu Kịch nói Công an Thủ đô lần thứ nhất-năm 2017.Với chủ đề “Phía sau những chiến công”, Liên hoan có sự tham gia của 26 đội thi. Đây là ngày hội để cán bộ, chiến sĩ công an các đơn vị trong Công an thành phố gặp mặt giao lưu, thể hiện tài năng, khơi dậy lòng nhiệt tình, đam mê nghệ thuật của các tập thể, cá nhân tham gia vào phong trào văn hóa văn nghệ Công an Thủ đô.Đồng thời, Liên hoan cũng là dịp để ôn lại những giá trị truyền thống, những bài học quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những chiến công của lực lượng Công an Thủ đô trong suốt 78 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Qua đó, bồi đắp cho cán bộ, chiến sĩ công an thành phố về truyền thống, niềm tự hào và tình yêu nghề, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.Một cảnh trong vở kịch " Đằng sau những chiến công".Bên cạnh đó, Liên hoan sân khấu Kịch nói cũng là dịp động viên, tôn vinh sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ cán bộ chiến sĩ Công an Thủ đô trong công tác, chiến đấu. Điều đặc biệt là, Liên hoan sẽ là chiếc cầu nối giữa các tầng lớp nhân dân với lực lượng Công an, để nhân dân thêm hiểu và động viên, chia sẻ những khó khăn, vất vả, những hy sinh thầm lặng của cán bộ chiến sĩ Công an Thủ đô.Qua 2 ngày diễn ra Liên hoan, cán bộ, chiến sĩ và công chúng Thủ đô đã được thưởng thức 26 tác phẩm kịch mang đậm bản sắc của lực lượng Công an Thủ đô. Trong đó, nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao về tư tưởng và nội dung nghệ thuật, nêu bật được hình tượng người chiến sĩ Công an Thủ đô hôm nay trong công tác và chiến đấu.Mỗi tác phẩm dự thi mang đến Hội thi một màu sắc riêng, một câu chuyện riêng với những cách biểu đạt khác nhau song đã làm nên bức tranh sinh động nhưng cũng rất chân thực về sự cống hiến, hy sinh của người chiến sĩ Công an nhân dân.Ban Giám khảo đánh giá cao tính chuyên nghiệp, hàm lượng nghệ thuật của các vở diễn và khả năng diễn xuất của các diễn viên không chuyên tham gia liên hoan lần này.Trao giải tặng các vở kịch xuất sắc đoạt giải trong Liên hoan kịch.Phát biểu tại Lễ bế mạc, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an thành phố nhận xét, Công an Thủ đô tự hào khi có một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, mà còn có chiều sâu về văn hóa, giàu lòng nhân ái, tâm huyết và tài năng.Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho phong trào văn nghệ quần chúng của Công an thành phố. Đồng chí Giám đốc Công an thành phố cũng đánh giá cao sự cố gắng, trách nhiệm trong việc tập luyện biểu diễn của cán bộ, chiến sĩ.Đồng thời, cũng nhìn nhận lại những tồn tại thiếu sót, từ đó rút kinh nghiệm để Công an Thủ đô có thêm những hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa chất lượng cao hơn trong thời gian tới, tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ có ý nghĩa thiết thực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Công an thành phố.Ban tổ chức Liên hoan đã trao 1 Giải Đặc biệt cho vở kịch "Đằng sau những chiến công" của Cụm thi Số 2 gồm các Phòng Cảnh sát điều tra; 4 giải A, 6 giải B, 8 giải C, 7 giải Khuyến khích và 16 giải chuyên đề cho các diễn viên xuất sắc nhất tại các hạng mục.
https://nhandan.vn/lien-hoan-san-khau-kich-noi-cong-an-thu-do-lan-thu-ii-nam-2024-post815564.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "Công an Thủ đô", "sân khấu kịch nói" ] }
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10
Sáng 6/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,Chủ tịch nước Võ Văn Thưởngđã dự Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức.
Cùng dự, có các đồng chí; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương.Theo công bố từBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có 389 nghệ sĩ được trao tặng và truy tặng các danh hiệu cao quý trong đợt này, trong đó có 125 Nghệ sĩ nhân dân và 264 Nghệ sĩ ưu tú. Đây là những gương mặt tinh hoa, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, nhiều cống hiến trong phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc. Các nghệ sĩ được phong tặng thuộc năm lĩnh vực nghệ thuật: sân khấu, phát thanh, truyền hình, âm nhạc và múa. Gần 400 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú là những gương mặt nghệ sĩ tài năng, thuộc nhiều lĩnh vực, như: âm nhạc, điện ảnh, múa, phát thanh-truyền hình, sân khấu… của các tỉnh, thành phố trong cả nước.Về Nghệ sĩ nhân dân, cao tuổi nhất là Nghệ sĩ nhân dân Hùng Minh - Diễn viên cải lương Thành phố Hồ Chí Minh, sinh năm 1930 (94 tuổi); trẻ tuổi nhất là Nghệ sĩ nhân dân Hoài Thu - Diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội, Nghệ sĩ nhân dân Hồ Ngọc Trinh - Diễn viên Nhà hát Cải lương Long An, sinh năm 1984 (40 tuổi).Về Nghệ sĩ ưu tú, cao tuổi nhất đối với nam là Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Quý Hải, Nhà hát Kịch nói Quân đội, sinh năm 1932 (92 tuổi); đối với nữ là Nghệ sĩ ưu tú Lê Mai, Nhà hát Kịch Hà Nội sinh năm 1939 (85 tuổi). Trẻ tuổi nhất đối với nam là Nghệ sĩ ưu tú Vũ Thanh Tuấn, Diễn viên Liên đoàn Xiếc Việt Nam sinh năm 1990 (34 tuổi); đối với nữ là Nghệ sĩ ưu tú Phạm Khánh Ngọc, Diễn viên Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh, sinh năm 1988 (36 tuổi).Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: TTXVNTại buổi lễ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Lịch sử dựng nước, giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam cũng có thể được xem là lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa nghệ thuật, bởi lẽ chính thông qua lao động, dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa tốt đẹp và các loại hình nghệ thuật độc đáo để phản ánh những nhịp điệu của lao động, của đoàn kết, của tình yêu thương, lòng dũng cảm trong chống lại thiên tai, địch họa và những ước mơ tươi đẹp về cuộc sống.Chủ tịch nước nêu rõ, sự nghiệp đổi mới gần 40 năm qua và những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước chính là nguồn cảm hứng bất tận và là động lực lớn lao cho đội ngũ nghệ sĩ tài năng, mẫn cảm, luôn tìm tòi, đổi mới, sáng tạo nghệ thuật phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, chinh phục được nhiều đối tượng công chúng.Chủ tịch nướcVõ Văn Thưởngnhấn mạnh: Các nghệ sĩ ở mỗi loại hình nghệ thuật với ngôn ngữ, phương thức biểu đạt riêng đã tạo nên nhiều tác phẩm hay làm cho đời sống văn hóa nghệ thuật ngày càng giàu màu sắc, phản ánh sinh động thực tiễn đổi mới vĩ đại của đất nước, nuôi dưỡng tâm hồn, hướng con người đến các giá trị tốt đẹp chân, thiện mỹ, góp phần quan trọng xây dựng nền tảng tinh thần xã hội. Các Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú thực sự là “vốn quý của đất nước”, dù ở lứa tuổi nào, thành phần dân tộc nào cũng đều đã đóng góp quý báu cho nền văn hóa Việt Nam, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.Đất nước đang trong giai đoạn phát triển mới với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao, tầm nhìn và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam. Văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần xã hội, là một trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững mà nghệ thuật là “lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam .Chủ tịch nước Võ Văn ThưởngChủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: Đất nước đang trong giai đoạn phát triển mới với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao, tầm nhìn và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam. Văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần xã hội, là một trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững mà nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.Theo Chủ tịch nước: Bối cảnh mới, thời cơ mới đan xen nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao cho các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất chính là: Phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa con người Việt Nam, bồi đắp phẩm chất công dân, phẩm chất con người Việt Nam trong thời đại mới, cổ vũ khát vọng và ý chí vươn lên, khơi dậy tinh thần lạc quan, niềm say mê lao động, trách nhiệm, kỷ luật, sáng tạo; nêu cao niềm tự hào dân tộc, tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.Đội ngũ hoạt động văn hóa nghệ thuật phải không ngừng đổi mới sáng tạo, tìm tòi thử nghiệm các phương thức biểu đạt mới phù hợp với văn hóa Việt Nam, vươn tầm khu vực và thế giới, có nhiều tác phẩm hay, truyền tải những giá trị nhân văn, tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của người.Chủ tịch nước đề nghị, các cơ quan, tổ chức, bộ, ngành, địa phương, tiếp tục nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa, nghệ thuật và các nghệ sĩ; tiếp tục quan tâm, động viên, khích lệ đội ngũ hoạt động văn hóa nghệ thuật nước nhà phát huy tài năng, sáng tạo nghệ thuật, say mê cống hiến với ý thức đầy đủ về khó khăn, thách thức và cơ hội trong phát triển, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có chính sách phù hợp để chăm lo các nghệ sĩ, bảo đảm để các nghệ sĩ có thể sống được bằng nghề. Coi trọng công tác bồi dưỡng tài năng trẻ, nhất là ở các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống đang thiếu hụt lớp kế cận.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lưu ý, các cơ quan chức năng cần tôn trọng đặc trưng sáng tạo nghệ thuật, tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, khuyến khích nghệ sĩ thâm nhập thực tế, dấn thân vào thực tiễn rộng lớn, sinh động của đời sống xã hội, khám phá, khai thác các giá trị, vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, đưa nghệ thuật truyền thống tiến cùng thời đại, lan tỏa tình yêu cuộc sống và những khát vọng đẹp đẽ, lớn lao của toàn dân tộc.Khuyến khích nghệ sĩ tham gia các hoạt động văn hóa đối ngoại, đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới, nâng cao sức hấp dẫn của văn hóa dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bồi đắp thêm sự giàu có của nền văn hóa Việt Nam. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng xứng đáng với cống hiến, lao động của người nghệ sĩ. Rà soát kỹ lưỡng để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú đối với các nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, xứng đáng nhưng chưa được vinh danh.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã trao danh hiệu tặng các Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.Chương trình nghệ thuật chào mừng. Ảnh: TTXVNLễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú là sự kiện thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với văn nghệ sĩ, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đồng thời là sự tôn vinh các nghệ sĩ , từ đó thúc đẩy năng lực sáng tạo, khát vọng cống hiến của văn nghệ sĩ…Tại Chương trình, các đại biểu đã thưởng thức các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, do chính các nghệ sĩ được vinh danh trong dịp này biểu diễn.
https://nhandan.vn/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-du-le-trao-tang-danh-hieu-nghe-si-nhan-dan-nghe-si-uu-tu-lan-thu-10-post798820.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng", "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" ] }
Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc tại Điện Biên
NDO -Chiều 27/4, tại trung tâm thành phốĐiện Biên Phủ(tỉnh Điện Biên), Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cùng Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc lần thứ 23, năm 2024.
Chào mừng các đại biểu, nhiếp ảnh gia về dự Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc lần thứ 23, đồng chí Trần Thị Thu Đông, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, cho biết: Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc được tổ chức lần này tại Điện Biên là hoạt động hướng vềkỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủcủa Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Từ đó, khẳng định ý nghĩa và nguồn cảm hứng sáng tạo to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ với văn học nghệ thuật, trong đó có nhiếp ảnh.Đồng chí Nguyễn Việt Phương, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Điện Biên trao giải Bạc tặng các tác giả có tác phẩm xuất sắc.Thay mặt lãnh đạo tỉnh Điện Biên, đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng khẳng định, việc Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc lần thứ 23 tại tỉnh Điện Biên hôm nay là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa. Mỗi cán bộ, nhân dân Điện Biên coi Liên hoan lần này của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ 15 tỉnh khu vực miền núi phía bắc là hoạt động sáng tạo ý nghĩa, góp phần quảng bá du lịch, đất và người tỉnh Điện Biên đến đông đảo bạn bè, du khách trong nước, quốc tế.Đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cũng mong rằng, bằng tài năng và tâm huyết, các nghệ sĩ nhiếp ảnh với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo sẽ tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quê hương, con người, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng tới bạn bè trong và ngoài nước. Qua đó, đẩy mạnh xúc tiến các hoạt động thương mại, du lịch của địa phương, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao.Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc lần thứ 23 đã nhận được hơn 2.200 tác phẩm, gồm: ảnh bộ, ảnh đơn của hơn 300 tác giả trong khu vực tham gia. Hội đồng giám khảo đã tuyển chọn được 137 tác phẩm của 97 tác giả trưng bày triển lãm và đề cử 20 tác phẩm để trao giải.Tin liên quanGiới thiệu 17 ấn phẩm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủTại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam” cho các cá nhân; trao cờ lưu niệm cho các tỉnh tham gia liên hoan; trao 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng và 8 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc tham gia liên hoan; Ban Tổ chức cũng tặng quà, tri ân chiến sĩ Điện Biên và trao cờ đăng cai liên hoan lần thứ 24 cho tỉnh Cao Bằng.
https://nhandan.vn/lien-hoan-anh-nghe-thuat-khu-vuc-mien-nui-phia-bac-tai-dien-bien-post806926.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "Điện Biên", "ảnh nghệ thuật", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Kết nối Hoàng thành Thăng Long và phố cổ Hà Nội bằng phương tiện xanh
Hai di sản văn hóa quan trọng bậc nhất của Hà Nội là Hoàng thành Thăng Long, Phố cổ Hà Nội chính thức được kết nối bằng dịch vụxe điện. Tuyến xe điện nối hai di sản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để du khách khám phá phần “thành” và phần “thị” của kinh đô Thăng Long xưa.
Sáng 5/2, tại Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức khai trương tuyến xe điện kết nối khu vực hồ Hoàn Kiếm với Hoàng thành Thăng Long.Với thông điệp “Vì một Hà Nội xanh”, dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ô-tô điện” sẽ đưa du khách khám phá những nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô Hà Nội theo lộ trình tham quan tuyến hồ Hoàn Kiếm-khu phố cổ Hà Nội và Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.Tin liên quan[Infographic] Thêm tuyến xe điện hồ Hoàn Kiếm-Hoàng thành Thăng Long dịp TếtTuyến xe điện sẽ đi qua 24 con phố cổ, phố cũ với lộ trình chiều đi gồm: Phố Đinh Tiên Hoàng (điểm đầu)-Hàng Đào-Hàng Ngang-Hàng Buồm-Mã Mây-Hàng Bạc-Hàng Ngang-Hàng Đường-Đồng Xuân-Hàng Giấy-Quán Thánh-Nguyễn Biểu-Hoàng thành Thăng Long (điểm cuối)Chiều về gồm: Hoàng thành Thăng Long (điểm đầu - cổng số 9 phố Hoàng Diệu)-Hoàng Diệu-Hoàng Văn Thụ-Hùng Vương-Phan Đình Phùng-Hàng Cót-Hàng Lược-Hàng Mã-Hàng Chiếu-Đào Duy Từ-Mã Mây-Hàng Bạc-Hàng Bồ-Lương Văn Can-Lê Thái Tổ-Hàng Khay-Đinh Tiên Hoàng.Toàn bộ chiều dài của cung đường cả lượt đi, lượt về là 10km.Trên lộ trình này, với tốc độ di chuyển chậm, khách tham quan sẽ cảm nhận rõ nét về những vẻ đẹp của các công trình kiến trúc cổ kính tại khu phố cổ, thưởng ngoạn vẻ đẹp củahồ Hoàn Kiếmtrên địa bàn quận Hoàn Kiếm; tiếp đó là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thành Thăng Long và các công trình kiến trúc Pháp, trên những con phố được người Pháp quy hoạch trên địa bàn quận Ba Đình.Phát biểu tại lễ khai trương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết: “Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội nghiên cứu tổ chức tuyến xe điện và giao cho Công ty Cổ phần Đồng Xuân triển khai. Dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ô-tô điện” kết nối giữa Hoàng thành, nơi sinh hoạt và làm việc của vua, hoàng gia và triều đình và thị thành - tức khu vực phố phường của kinh thành xưa sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến hai di sản này nói riêng và đến Hà Nội nói chung”.Hiện nay, Công ty cổ phần Đồng Xuân bố trí 20 xe điện phục vụ cho tuyến du lịch xe điện này. Mức giá 245 nghìn đồng/7 khách cho mỗi chiều di chuyển được đánh giá là phải chăng, phù hợp với túi tiền của mọi người.Ngoài ý nghĩa kết nối di sản, việc khai trương tuyến du lịch xe điện kết nối Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và Hoàng thành Thăng Long góp phần thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của thành phố Hà Nội.Ngay sau lễ khai trương, nhiều du khách đã tham gia trải nghiệm những chuyến xe điện đầu tiên kết nối hai khu di sản quan trọng bậc nhất của Hà Nội.
https://nhandan.vn/ket-noi-hoang-thanh-thang-long-va-pho-co-ha-noi-bang-phuong-tien-xanh-post795319.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "xe điện phố cổ", "Hoàng thành Thăng Long", "phố cổ Hà Nội", "du lịch Hà Nội", "ô-tô điện" ] }
Triển lãm chuyên đề “Độc đáo Lễ cấp sắc người Dao Thanh Y, tỉnh Quảng Ninh”
NDO -Ngày 25/4, Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức Triển lãm chuyên đề “Độc đáo Lễ cấp sắc người Dao Thanh Y, tỉnh Quảng Ninh”.
Tại không gian triển lãm, Bảo tàng Quảng Ninh đã trưng bày gần 100 ảnh tư liệu, hiện vật và 1 tổ hợp tượng tái hiện trích đoạn nghi lễ cấp sắc, 4 video, 2 trích đoạn múa trong lễ cấp sắc nhằm giới thiệu những nét độc đáo nhất trong các nghi thức chính thực hiệnlễ cấp sắcngười Dao Thanh Y tỉnh Quảng Ninh.Phát biểu khai mạc triển lãm, Ông Đỗ Quyết Tiến, Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh nhấn mạnh: Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y làtập quán xã hội và tín ngưỡng dân giando chính cộng đồng người Dao Thanh Y sáng tạo gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tộc người, được truyền từ đời này sang đời khác, luôn song hành và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh, đời sống tinh thần của đồng bào người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh.Ông Đỗ Quyết Tiến, Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh phát biểu khai mạc Triển lãm.Lễ cấp sắc là tổng hợp các loại hình nghệ thuật như văn, thơ, âm nhạc, vũ điệu, nghệ thuật tạo hình, tranh thờ…Lời ca trong mỗi nghi lễ sử dụng hình ảnh ví von, trong sáng kể về những vị thần linh sẵn lòng giúp đỡ con người, những vùng đất trù phú làm ăn thuận lợi.Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.Đặc biệt, qua lễ cấp sắc cho thấy tính cộng đồng rất cao, luôn đóng vai trò là cầu nối, tăng cường tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong cộng đồng người Dao Thanh Y.Quảng Ninh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Dao có số lượng lớn với gần 74.000 người, chiếm tỷ lệ 5,57% dân số toàn tỉnh và chiếm 45,3% dân tộc thiểu số của tỉnh với 3 nhóm gồm Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y và Dao Lô Gang.Các thiếu nữ trong trang phục người Dao Thanh Y tham quan Triển lãm.Triển lãm chuyên đề “Độc đáo Lễ cấp sắc người Dao Thanh Y, tỉnh Quảng Ninh” diễn ra từ ngày 25/4 đến ngày 25/5/2024 và cũng là hoạt động văn hóa nằm trong chuỗi hoạt động các sự kiện chào mừng Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh năm 2024.
https://nhandan.vn/trien-lam-chuyen-de-doc-dao-le-cap-sac-nguoi-dao-thanh-y-tinh-quang-ninh-post806421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "Quảng Ninh", "Người Dao Thanh Y", "Lễ cấp sắc" ] }
Nhạc sĩ Doãn Nho tặng ca khúc Tiến bước dưới quân kỳ cho Bộ Quốc phòng
NDO -Tại cuộc gặp mặt báo chí do Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức sáng 9/11 tại Hà Nội, nhạc sĩ Doãn Nho tuyên bố tặng ca khúc Tiến bước dưới quân kỳ cho Bộ Quốc phòng.
Cuộc gặp này để làm rõ các vấn đề liên quan đến đơn kiến nghị gửi đến Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) của các nhạc sĩ Giáng Son, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ngọc Khuê và nhóm M6 về các sản phẩm âm nhạc của họ bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền trên kênh Youtube; trả lời các vấn đề liên quan đến trường hợp các tác giả Trần Thanh Tùng, Hoàng Sông Hương về việc ký hợp đồng chuyển nhượng tác phẩm với BH Media; và việc 76 đĩa CD do Hội Nhạc sĩ Việt Nam đầu tư sản xuất nhưng BH Media nhận chủ sở hữu bản quyền trên Youtube.Nhạc sĩ Doãn Nho xin tặng bản quyền ca khúc Tiến bước dưới quân kỳ cho Bộ Quốc phòng.Nhạc sĩ Doãn Nho tâm sự: Chúng tôi là văn nghệ sĩ quân đội, là những người lính sống ở chiến trường, trong số đó không ít người đã hy sinh. Thành ra những việc vi phạm bản quyền (nếu có) không chỉ chà đạp lên mồ hôi mà cả xương máu của người lính nữa. Nhân danh một nhạc sĩ quân đội lão thành, tôi đề nghị cần phải làm rõ trắng đen việc này cho đến nơi đến chốn.Câu chuyện bài hát Tiến quân ca - Quốc ca nay do BH Media nắm giữ bản quyền ghi âm trên mạng khiến tôi rất bất bình. Từ lâu trong quân đội, Tiến quân ca luôn luôn đi cùng với Tiến bước dưới quân kỳ - bài hát này là từ sự hy sinh của đồng đội khiến tôi có cảm xúc mà viết nên. Tôi viết để trả ơn Đảng, Bác Hồ, Chính phủ và đồng đội. Vì vậy, là người lính gần 50 tuổi quân tôi xin  nhờ qua VCPMC chuyển giao bản quyền bài hát Tiến bước dưới quân kỳ cho Bộ Quốc phòng.Như vậy, sau bản quyền tác phẩm Tiến quân ca được gia đình nhạc sĩ Văn Cao trao tặng Tổ quốc và nhân dân, nơi tiếp nhận quản lý là Nhà nước Việt Nam thì nay Tiến bước dưới quân kỳ sẽ được trao tặng cho quân đội và do Bộ Quốc phòng quản lý.
https://nhandan.vn/nhac-si-doan-nho-tang-ca-khuc-tien-buoc-duoi-quan-ky-cho-bo-quoc-phong-post673229.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "Nhạc sĩ Doãn Nho", "Tiến bước dưới quân kỳ", "Bộ Quốc phòng" ] }
[Video] Hàng nghìn bát phở được bán trong ngày "hội phở" tại Nam Định
NDO -Sáng 16/3, ngày thứ hai trong chuỗi hoạt độngFestival Phở 2024, tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định), hàng nghìn người dân và du khách xếp hàng mua vé chờ được trải nghiệm hương vị phở của các vùng miền. Hàngnghìn bát phở đặc sắc đã được phục vụ tới người dân yêu ẩm thực. Dù là món ăn đã rất đỗi quen thuộc, nhưng điều này cũng không làm giảm đi tình yêu của người dân với một trong những món ăn đặc sắc nhất của ẩm thực Việt Nam.
https://nhandan.vn/video-hang-nghin-bat-pho-duoc-ban-trong-ngay-hoi-toan-dan-an-pho-post800262.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:12:44", "crawled_date": "2024-07-03T16:12:44", "tags": [ "Phở", "Vân cù", "đặc sản VIệt Nam", "THEO DÒNG THỜI SỰ" ] }