title
stringlengths 11
125
| summary
stringlengths 0
672
| content
stringlengths 0
18.1k
| url
stringlengths 35
338
| metadata
dict |
---|---|---|---|---|
"Phiêu" cùng 1.001 chú rùa biển | NDO -Sáng 15/6, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), diễn ra khai mạc triển lãm nghệ thuật sắp đặt gốm “Phiêu cùng rùa biển” của nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà cùng sự bảo trợ chuyên môn của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). | Triển lãm trưng bày 1.001chú rùagốm với những tạo hình, màu sắc khác nhau. Được sắp đặt trong tông màu chủ đạo là màu xanh nước biển, không gian triển lãm mang đến cho công chúng cảm giác đang đứng trước bãi biển, nhìn ngắm các chú rùa hòa mình trong cát trắng và dòng nước biển trong xanh, đồng thời truyền cảm hứng mạnh mẽ trong việcbảo vệ môi trường.Khộng gian sắp đặt nghệ thuật tại triển lãmTriển lãm còn trưng bày các cụm điêu khắc với các tên gọi Đại dương tươi đẹp -không gian thực tại - tương lai; dòng hải lưu; xoáy ngầm; bình minh - hoàng hôn - bóng đêm; trở về.Cụm sắp đặt nghệ thuật Xoáy ngầm.Chia sẻ về ý tưởng của triển lãm này, nghệ sĩ Cao Thanh Thà cho biết: “Phiêu” kể về hành trình đầy phiêu lưu của rùa biển, từ khi sinh ra, sống sót, hòa mình vào đại dương, bắt đầu những ngày theo dòng hải lưu lênh đênh trên biển cả.Mô hình mô phỏng rùa trưởng thành.1.000 trứng, con non rùa biển và chỉ một rùa biển trưởng thành trở về nơi được sinh ra để tiếp tục tạo nên một sự sống mới, trải qua những cơn xoáy ngầm trong đại dương và nhiều mối nguy hiểm rình rập. Tỷ lệ sống sót 1/1000 đã nói lên tất cả mức độ phiêu lưu của đời sống rùa biển. Vì vậy, tôi chọn con số 1.001 cho triển lãm bắt nguồn từ tỷ lệ sống rất thấp của loài động vật này.Phiêu cũng là cuộc phiêu lưu của nghệ sĩ Cao Thanh Thà đánh dấu hành trình chạm tay vào gốm. Tham gia chương trình tình nguyện viên của IUCN năm 2018, Cao Thanh Thà có cơ hội trực tiếp tham gia công tác cứu hộ, bảo tồn rùa biển 12 ngày đêm tại Côn Đảo. Những khám phá, trải nghiệm đặc biệt này đã thôi thúc chị thực hiện triển lãm như một sự chung tay với công tác truyền thông bảo tồn rùa biển, môi trường biển và đa dạng sinh học vì mục tiêu phát triển bền vững.Chú rùa làm bằng gốm.Quyết định thực hiện triển lãm 1.001 chú rùa bằng gốm, đặt ra mục tiêu hoàn thành dự án trong 2,5 tháng. Từ khi vẽ phác thảo trên giấy, tạo hình, sửa sang ra hình dáng con rùa, một ngày tôi chỉ nặn được khoảng 5 đến 7 chú rùa, nghệ sĩ Cao Thanh Thà chia sẻ.Để hoàn thành mục tiêu đúng tiến độ, tôi kêu gọi các tình nguyện viên tham gia các công đoạn, đồng thời lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, tìm hiểu thế giới động vật hoang dã, đặc biệt là rùa biển.Bằng nghệ thuật tạo hình, mỗi con rùa biển trong triển lãm là một cá thể độc bản, riêng biệt, được nặn hoàn toàn bằng tay, mang hình dáng, màu sắc, biểu cảm khác biệt.Mỗi con rùa biển trong triển lãm là một sự nhắc nhở về sự mong manh của hệ sinh thái biển và vai trò của con nguồi trong bảo vệ thiên nhiên và động vật.Tạo hình rùa biển tại triển lãm.Phát biểu tại khai mạc, bà Bùi Thị Thu Hiền - Giám đốc Chương trình biển và vùng bờ, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế Việt Nam cho biết: Triển lãm Phiêu cho thấy sự tham gia, đồng hành mạnh mẽ của nghệ sĩ trong lan tỏa thông điệp về bảo tồn, bảo vệ các loài rùa biển nói chung.Bà Bùi Thị Thu Hiền - đại diện Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế Việt Nam phát biểu.Triển lãm là hoạt động hưởng ứng Ngày Rùa biển thế giới (16/6). Rùa biển bơi hàng ngàn dặm đại dương trong suốt cuộc đời dài của mình. Chúng đợi hàng thập kỷ cho đến khi có thể sinh sản, quay trở lại những bãi biển cũ nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng. Con cái có thể đẻ hàng trăm quả trứng trong một mùa làm tổ, nhưng rất ít con non sống sót qua năm đầu đời.Ngoài những thách thức tự nhiên đáng kể này, rùa biển phải đối mặt với nhiều mối đe dọa do con người gây ra, như khai thác không chủ ý, thương mại, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp và biến đổi khí hậu.Trên thế giới hiện ghi nhận bảy loài rùa biển, trong đó Việt Nam có năm loài, đều được xếp vào nhóm động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu.Không chỉ bị khai thác, săn trộm, rùa biển phải đối mặt với suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu tác động đến các khu vực làm tổ của rùa biển; sự thay đổi nhiệt độ của cát ảnh hưởng đến giới tính của con non.Hiện nay, rùa biển tiếp tục bị khai thác một cách không bền vững cho cả mục đích tiêu dùng và buôn bán các bộ phận. Gần như tất cả các loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng.Tạo hình rùa biển bằng gốmCao Thanh Thà là nghệ sĩ tích cực tham gia các dự án nghệ thuật cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường biển. Từ năm 2018, chị tham gia trại sáng tác nghệ thuật từ rác thải và phao xốp tại vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Năm 2019, tham gia sáng tác cụm check-in từ các loại rác thải trong dự án Đại dương nổi trên cạn tại đảo Hòn Cau, Bình Thuận. Năm 2020 tham gia trang trí phố đi bộ dọc bến du thuyền Ana Marina Nha Trang với chủ đề "Đại dương", sử dụng các vật liệu được tái chế từ rác thải nhựa và thân thiện với môi trường.Không gian sắp đặt tại triển lãmTriển lãm kéo dài đến ngày 19/6, với các hoạt động trải nghiệm và tương tác thú vị, là sân chơi thú vị dành cho các em thiếu nhi có sự quan tâm, yêu thích biển và rùa.Các em nhỏ hứng thú tìm hiểu về rùa. | https://nhandan.vn/phieu-cung-1001-chu-rua-bien-post814456.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"phiêu cùng rùa biển",
"rùa biển",
"Cao Thanh Thà",
"gốm",
"Ngày Rùa biển thế giới",
"bảo vệ môi trường"
]
} |
Gian nan hành trình “hồi sinh” tài liệu lưu trữ | Bên cạnh khối lượng lớn những tài liệu quý đang được bảo quản tại các trung tâm lưu trữ nhà nước, địa phương, hiện nước ta có không ít tài liệu giá trị đang được các cá nhân, gia đình, dòng họ, cơ sở thờ tự cất giữ, trong đó có nhiều tài liệu với tuổi đời hàng chục, hàng trăm năm, chứa đựng những ký ức quan trọng với quốc gia, dân tộc. Điều đáng nói là, do chưa được bảo quản đúng cách, nhiều tài liệu bị hư hỏng trầm trọng, đòi hỏi cần có những hỗ trợ kịp thời trong công tác tu bổ, phục chế. | Ông Trần Đăng Phương, Trưởng phòng Xử lý nghiệp vụ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) vẫn nhớ như in hành trình phục chế 6 đạo sắc phong tại đình Thần Mỹ Thọ, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chiều 14/4/2017, Ban Tế tự đình Thần Mỹ Thọ bàn giao cho đoàn cán bộ của Trung tâm một cuộn sắc phong bị hư hỏng nặng, bết dính, đóng cục, không xác định được có bao nhiêu đạo sắc.Theo lời kể của các cụ trong Ban Tế tự, cuộn sắc phong này bị rớt xuống sông khi chạy giặc từ những năm 1940, sau đó được vớt lên cho vào ống quyển bằng đồng và cứ để vậy đến nay. Ông Phương cho biết, đây là trường hợp tài liệu bị hư hỏng nặng nhất mà người dân từng nhờ Trung tâm khắc phục. Các cán bộ của trung tâm đã thận trọng mở, bóc tách cuộn sắc phong từng chút một. Có lúc công việc tưởng chừng bế tắc, mọi người lại động viên nhau kiên trì. Các cán bộ đã tham khảo thêm ý kiến của những chuyên gia hàng đầu Nhật Bản, từ đó đi tới thống nhất cách xử lý về căn bản vẫn thực hiện như với các tài liệu Châu bản triều Nguyễn.Tuy nhiên, chất liệu giấy sắc có nhiều lớp giấy mỏng nghè lại với nhau bị hư hại nặng nên bong rộp, tình trạng đã khó lại càng khó hơn. Giấy yếu, rách thành nhiều mảnh vụn dẫn đến một số công đoạn phải đảo ngược quy trình. Rất may mắn, đến tháng 3/2019, việc bóc tách và xếp các mảnh nhỏ tái hiện hình hài cho các đạo sắc phong đã cơ bản hoàn thành.“Không thể nào quên xúc cảm vỡ òa của những người thực hiện khi các đạo sắc dần hiện lên, cảm giác kỳ diệu như đang trong câu chuyện cổ tích”, ông Phương chia sẻ. Đến ngày 9/7/2020, sau đúng 3 năm 3 tháng, các đạo sắc phong của đình Thần Mỹ Thọ mới được “hồi sinh” với tương đối đầy đủ các thông tin ban đầu.Câu chuyện nêu trên chỉ là một dẫn chứng cho những gian nan muôn hình vạn trạng mà những người làm công tác tu bổ tài liệu phải đối mặt. Dưới tác động của thời gian, chiến tranh, thời tiết cùng nhiều tác nhân gây hại khác, các tài liệu khó tránh khỏi bị hư hỏng nặng ở các dạng: Ố vàng, giòn, rách, mủn, tàn mờ… Chưa kể, tính đa dạng về chất liệu của vật mang tin và phương pháp ghi tin cũng làm nảy sinh vô vàn những trắc trở khác nhau.Nhiều dòng tộc, cá nhân, cơ sở thờ tự coi tài liệu như báu vật cho nên gìn giữ rất kỹ, song lại chưa biết cách bảo quản khiến không ít tài liệu, nhất là các tài liệu Hán-Nôm bị mối mọt hủy hoại đáng tiếc. Thí dụ, với hệ thống sắc phong tại các di tích, Thạc sĩ Điền Thị Hạnh (Viện Bảo tồn di tích) nêu thực trạng: Có nơi cho sắc phong vào khung kính, treo lên tường nên sau vài năm bị mờ chữ do phản ứng quang hóa; có nơi mang sắc phong ra ép plastic khiến toàn bộ bị biến màu do phản ứng hóa học; có nơi cuộn vào túi nilon, cất kỹ vào hòm sắt, hòm gỗ hoặc két sắt, đến khi mở ra thì bị dính bết, vón cục...“Những tác động nêu trên không những gây hậu quả nghiêm trọng là làm hỏng tài liệu mà còn tạo ra khó khăn cho các chuyên gia khi xử lý (mất nhiều thời gian, công sức), thậm chí có trường hợp nặng không thể khắc phục được”, bà Hạnh cho biết.Năm tháng càng lùi xa, tài liệu càng dễ xuống cấp, quá trình tu bổ, phục chế chẳng khác nào cuộc chạy đua với thời gian. Thế nhưng trên thực tế, bên cạnh thách thức trong tìm biện pháp kỹ thuật xử lý tình trạng vật lý của tài liệu, người làm công tác lưu trữ còn phải đối diện những trở ngại xuất phát từ chính tâm lý của những người đang sở hữu, cất giữ tài liệu.Trong đó, trở ngại thường gặp là nỗi lo của người dân khi động chạm vào tài liệu cổ, có tính thiêng. Làm thế nào để người dân yên tâm, tin tưởng cho tiếp cận, tu bổ những tài liệu này là điều không đơn giản. Chia sẻ tại Tọa đàm “Bảo quản phục chế tài liệu lưu trữ - Để ký ức luôn hồi sinh” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I vừa tổ chức, ông Phạm Xuân Phương, nguyên Chủ trì, Chủ nhiệm chương trình hợp tác và đề tài nghiên cứu khoa học sưu tầm, số hóa tài liệu Hán-Nôm làng xã và tư gia ở Thừa Thiên Huế (2009-2021) cho biết: Nguyên tắc của nhiều làng, dòng họ là khi mở hòm bộ sắc phong, tài liệu sẽ phải làm lễ với đầy đủ thành phần chức sắc của làng và đại diện các chi phái. Có dòng họ quy định thời gian mở hòm bộ là 3 năm một lần, có dòng họ là 5 năm một lần, và cũng có những dòng họ nhiều năm không mở. Với hòm bộ nhà thờ họ Tống -dòng họ của bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan, nhóm chuyên gia đã phải qua quá trình vận động, thuyết phục kéo dài suốt nhiều năm thì hòm bộ mới được mở sau 10 năm đặt trong thùng sắt. “Rất may mắn, những sắc phong chất liệu lụa điều của Vua Gia Long ban cho họ Tống vẫn còn. Một số tài liệu bằng giấy long đằng, giấy dó thì bị hỏng đến hơn 60%...”, ông Phương kể.Đứng trước thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh tiếp tục đầu tư nguồn lực để nâng cao kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tu bổ, phục chế tài liệu tại các bảo tàng, thư viện, lưu trữ quốc gia, địa phương, điều quan trọng là cần nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về giá trị của tài liệu lưu trữ cũng như cách bảo quản các tài liệu lưu trữ.Ông Trần Đăng Phương đề xuất các địa phương nên phối hợp các trung tâm lưu trữ tổ chức các lớp tập huấn về bảo quản tài liệu, nhất là tài liệu Hán-Nôm cho các cơ sở thờ tự, cá nhân, gia đình, dòng họ trên địa bàn. Mục đích của lớp tập huấn là trang bị thông tin về tài liệu, về nghiệp vụ bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu, từ đó, giúp người dân nâng cao ý thức giữ gìn và kéo dài tuổi thọ cho các tài liệu quý, hiếm.Liên quan việc bảo quản an toàn tài liệu sau tu bổ trong dân, ông Phương cho rằng cần được thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Bởi tài liệu sau tu bổ dù tình trạng vật lý đã được cải thiện nhưng không thể trở lại như mới, việc bảo quản và sử dụng sau đó cần được thực hiện theo giải pháp phù hợp. Xét về góc độ an ninh, phòng chống cháy nổ thì các cơ sở thờ tự, nhà dân không phải địa chỉ an toàn để bảo quản tài liệu quý hiếm.Thực tế cho thấy, tại nhiều cơ sở thờ tự trên cả nước đã xảy ra mất trộm các đạo sắc phong hoặc bị thiêu hủy khi có hỏa hoạn. Vì thế, theo ông Phương, tài liệu quý nên được bảo quản trong các kho lưu trữ chuyên dụng bằng hình thức ký gửi hoặc hiến tặng như một số cơ sở thờ tự đã thực hiện. Các cơ sở thờ tự có thể sử dụng phiên bản để phục vụ các nghi lễ truyền thống.Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tiềm năng về tài liệu do các cá nhân, gia đình, dòng họ, cơ sở thờ tự lưu trữ là rất lớn. Để phát huy giá trị của khối tài liệu này, các cán bộ làm công tác lưu trữ lịch sử cần tăng cường đi thực địa, tới các hộ dân để tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa của bảo quản, phục chế tài liệu; vận động họ kê khai, hiến tặng hoặc ký gửi các tài liệu quý vào trung tâm lưu trữ để có phương án chống lão hóa, phát huy giá trị tài liệu; cùng với đó cần có những chính sách ghi nhận, khuyến khích kịp thời để người dân tự nguyện ký gửi hoặc hiến tặng. | https://nhandan.vn/gian-nan-hanh-trinh-hoi-sinh-tai-lieu-luu-tru-post809031.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"Phục chế",
"Tu bổ",
"Tài liệu lưu trữ",
"Trung tâm Lưu trữ quốc gia I",
"Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước"
]
} |
Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân sôi nổi hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh” | NDO -Hưởng ứng “Tháng Thanh niên” năm 2024 và chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 10/3, tạiĐà Nẵng, tổ chức Đoàn Thanh niênVùng 3 Hải quânphát động và ra quân thực hiện “Ngày Chủ nhật xanh”. | Ngay sau lễ phát động, hơn 1.650 cán bộ, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ, đoàn viên công đoàn các cơ quan, đơn vị trong toàn Vùng 3 Hải quân cùng hơn 200 đoàn viên thành niên các đơn vị kết nghĩa đã tổ chức tổng dọn vệ sinh doanh trại, khu vực thao trường, bãi tập; xây dựng, củng cố các công trình thanh niên. Trong đó, tổ chức thu gom, phân loại, xử lý gần 23m3rác thải; trồng, chăm sóc 2.340 cây xanh; phát quang, khơi thông 2,7km cống rãnh trong và ngoài đơn vị; vệ sinh làm sạch hơn 8,5km bờ biển và các tuyến đường trên khu vực địa bàn đóng quân.Hoạt động này góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn đóng quân nâng cao ý thức, trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường; phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” và các hoạt động vì cộng đồng.Một số hình ảnh đoàn viên thanh niên Hải quân Vùng 3 hưởng ứng thực hiện “Ngày Chủ nhật xanh”, vệ sinh, làm sạch bờ biển, cơ quan, doanh trại, củng cố tôn tạo công trình thanh niên: | https://nhandan.vn/tuoi-tre-vung-3-hai-quan-soi-noi-hoat-dong-ngay-chu-nhat-xanh-post799478.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"Vùng 3 Hải quân",
"Tháng Thanh niên",
"Ngày thành lập Đoàn",
"vệ sinh môi trường",
"Chương trình hoạt động"
]
} |
65 nghệ nhân và các chuyên gia đầu bếp hội tụ tại Festival Phở 2024 | NDO -Festival Phở 2024 khai mạc vào ngày 15/3 tới đây tại Nam Định có sự tham gia của 65 nghệ nhân đầu bếp và các chuyên gia đầu bếp trên toàn quốc, sẽ mang tới cho du khách trong và ngoài nước những hương vị ẩm thực phở tinh tế của 3 miền. | Diễn ra từ ngày 15-17/3 tại Quảng trường Khách sạn Nam Cường, TP Nam Định,Festival Phở 2024có một chuỗi hoạt động hấp dẫn du khách.Nghệ nhân Lê Thị Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định cho biết, Festival Phở 2024 sẽ có sự tham gia của 65 nghệ nhân đầu bếp và các chuyên gia đầu bếp đến từ Hội Đầu bếp hoàng gia, Hiệp hội đầu bếp Việt Nam, Ban Nghệ nhân VCCA, Chi hội đầu bếp trẻ Việt Nam, Ban cố vấn chuyên môn VCCA Việt Nam, Chi hội Phở Vân Cù, Chi hội Phở xưa Nam Định.Trong ngày đầu tiên diễn ra sự kiện vào 15/3, các quan khách trong và ngoài nước sẽ được tham quan trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực phở truyền thống của làng Vân Cù, Nam Trực, Nam Định; tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của phở theo dòng thời gian; trực tiếp trải nghiệm những công đoạn làm nên món phở truyền thống và thưởng thức phở mang chuẩn hương vị làng Phở Vân Cù trứ danh.Lễ khai mạc chương trình “Con đườngPhở Việt” được diễn ra chiều 15/3 tại Thành phố Nam Định, sẽ giới thiệu với du khách sự đa dạng của phở giữa các vùng miền: Nam Định, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, phở chua Lạng Sơn, phở ngô Hà Giang, Lâm Đồng, Gia Lai….Festival Phở 2024 tại Nam Định sẽ xác lập nồi phở khổng lồ nấu với 2.000 bát phở có định chuẩn về nguyên liệu và chất lượng để phục vụ thực khách. Nhiều chương trình quảng diễn về cách làm sợi phở, chọn nguyên liệu, gia vị nấu nước dùng sẽ được các nghệ nhân cao niên bật mí với du khách…Trong ngày 16/3, tọa đàm “Con đường Phở Việt và sợi Phở” với sự tham gia của các nghệ nhân, các chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực, các nhà văn hóa… sẽ trao đổi, chia sẻ các nội dung phát huy và kế thừa những giá trị truyền thống của nghề phở song hành là sự phát triển của nghề phở, lan tỏa món ăn đến gần hơn với người dân và bạn bè du khách quốc tế…Cùng ngày, nhiều nhà hàng nổi tiếng của thành phố Nam Định và nhà hàng toàn quốc sẽ cùng tham gia chương trình quảng diễn “Hương vị phở Việt”.Các nghệ nhân sẽ quảng diễn hương vị phở Việt tại Festival Phở 2024.Tối 16/3, khán giả sẽ được thưởng thức đêm nhạc trẻ “Phở trong tôi”. Chương trình sẽ có những màn trình diễn kết hợp ẩm thực truyền thống và âm nhạc hiện đại truyền tải câu chuyện, hình thành sự phát triển của nghề phở theo dòng thời gian.Trong ngày cuối cùng của chuỗi sự kiện sẽ là chương trình quảng diễn “Sợi phở Việt”, tái hiện quy trình làm ra sợi phở và ý nghĩa văn hóa sợi phở Việt theo vùng miền. Các nghệ nhân sẽ chế biến các sợi phở khô, tươi đến từ khắp nơi trên tổ quốc: Phở Ngô (Hà Giang), Phở hạt gạo (Hà Nội), Phở hai tô (Gia Lai), Phở sắn (Quảng Nam), Phở sen, Phở bột chuối xanh....Trong suốt 3 ngày lễ, Ban tổ chức có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá văn hóa phở vì cộng đồng. Chương trình “Đi tìm hương vị phở Việt” quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu tham gia trình diễn, thúc đẩy quảng bá hình ảnh và thương hiệu.Ban tổ chức sẽ phát hành chương trình ưu đãi đặc biệt dự kiến từ 15.000 đến 20.000 bát phở cho thực khách theo hình thức coupon. Sau đó, Ban tổ chức sẽ trích số tiền thu được từ 5.000 coupon để trao tặng cho Quỹ trẻ em bại não tại tỉnh Nam Định.Ngoài ra, Festival Phở sẽ có “Không gian giới thiệu văn hóa Phở Việt Nam”; giới thiệu hình thành phở… lấy cảm hứng từ sự đa dạng gia vị phở, tái hiện sự hình thành của phở theo trình tự thời gian.Festival Phở 2024 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, Công Ty TNHH Blue Việt Nam tổ chức. Sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ là Hiệp hội nước mắm Việt Nam, nhãn hàng Chinsu, nhãn hàng nước tinh khiết Bluezone, Phở xưa Nam Định. | https://nhandan.vn/65-nghe-nhan-va-cac-chuyen-gia-dau-bep-hoi-tu-tai-festival-pho-2024-post799681.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"Festival Phở",
"Nam Định",
"quảng diễn Phở Việt",
"quảng diễn sợi phở",
"hoạt động tại Festival Phở 2024",
"THEO DÒNG THỜI SỰ"
]
} |
Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, báo giới có nhiều cống hiến quan trọng trong sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk | NDO -Buổi gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 là dịp đểlãnh đạo tỉnh Đắk Lắkbiểu dương những đóng góp của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo giới về thành quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh năm 2023; đồng thời động viên, cổ vũ đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo giới tiếp tục có nhiều cống hiến hơn nữa trong năm 2024. | Sáng 20/2, trong không khí vui tươi, ấm áp, phấn khởi của những ngày đầuXuân Giáp Thìn 2024, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ và báo giới đang công tác trên địa bàn tỉnh.Dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và 250 đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ và nhà báo, phóng viên, biên tập viên tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.Buổi gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 là dịp để lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk biểu dương những đóng góp của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo giới về thành quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh năm 2023; đồng thời động viên, cổ vũđội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo giớitiếp tục có nhiều cống hiến hơn nữa trong năm 2024.Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung phát biểu tại buổi gặp mặt.Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cho biết, trong năm 2023, tình hình kinh tế-xã hội trong nước chịu nhiều tác động tiêu cực từ hậu quả của đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới; giá cả nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất có nhiều biến động..., Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết sách của Quốc hội, điều hành của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi và đạt được nhiều kết quả quan trọng.Đối với tỉnh Đắk Lắk, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đồng lòng, đoàn kết thống nhất cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả quan trọng.Kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì phát triển; giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 60.800 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Tây Nguyên, tăng 4,39% so năm 2022; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 100.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; ngành nông nghiệp, công nghiệp từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các chương trình mục tiêu quốc gia được tập trung nguồn lực đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Các dự án đầu tư công được tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai, đặc biệt là các công trình dự án trọng điểm.Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục được cải thiện và nâng cao; các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, khoa học-công nghệ, thông tin truyền thông đạt nhiều kết quả tích cực; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; chủ quyền, an ninh biên giới được giữ vững; hệ thống chính trị được kiện toàn, chất lượng hoạt động được nâng lên; khối đại đoàn kết các dân tộc được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ.Hoạt động văn hóa, nghệ thuật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân và du khách. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội được quan tâm và thực hiện tốt. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi, thông thoáng cho việc thu hút, mở rộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư.Đạt được những kết quả trên, ngoài sự cố gắng của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh còn có sự đóng góp hết sức quan trọng của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo giới của tỉnh. Trong những năm qua, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo giới tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần trách nhiệm, tích cực cống hiến tài năng, trí tuệ, đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến, giới thiệu những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến…; tích cực đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học-công nghệ; gìn giữ, phát huy và sáng tạo các giá trị văn hóa, nghệ thuật chất lượng cao…, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), năm tạo đà bứt phá, tăng tốc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, năm đầu tiên triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Vì vậy, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung đề nghị đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo giới tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ, tinh thần, trách nhiệm để cống hiến những tri thức khoa học, cũng như sáng tác những tác phẩm hay, giá trị; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, hình ảnh của tỉnh Đắk Lắk đến với nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như bạn bè quốc tế. Đồng thời, tiếp tục có những sáng tác, tác phẩm sắc bén làm vũ khí để đấu tranh phản bác, chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; quyết tâm cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ và báo giới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm hỗ trợ, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, báo giới của tỉnh phù hợp yêu cầu và thực tiễn của ngành, địa phương.Quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, báo giới của tỉnh phát huy được vai trò, trách nhiệm của bản thân, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tin tưởng và ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp ý kiến, tham gia hoạt động tư vấn, giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.“Với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng vẻ vang, kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả từ thực tiễn, tôi tin tưởng rằng các cấp ủy đảng, chính quyền, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, báo giới và nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ tiếp tục đoàn kết, nâng cao ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, nỗ lực vươn lên, quyết tâm hoàn thành cao nhất những mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 đề ra, tạo nền tảng vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, phấn đấu “Xây dựng Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên”, đồng chí Nguyễn Đình Trung bày tỏ. | https://nhandan.vn/doi-ngu-tri-thuc-van-nghe-si-bao-gioi-co-nhieu-cong-hien-quan-trong-trong-su-phat-trien-cua-tinh-dak-lak-post796780.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"Đắk Lắk",
"văn nghệ sĩ"
]
} |
Những tâm huyết của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền trong “Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” | NDO -“Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” là công trình nghiên cứu tâm huyết cả cuộc đời của nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyềnBùi Trọng Hiền. Dành nhiều năm trời đi lại, ghi chép, thu âm… từ các nghệ nhân cao niên, tâm nguyện lớn nhất của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền là có thể cho ra một bộ “sách giáo khoa” về ca trù, các thể cách, lối hát, âm luật… thật chuẩn mực, để những người trong nghề lấy đó làm quy chuẩn. | Và “Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” chính là kết quả từ rất nhiều năm lăn lộn cùng ca trù như vậy của nhà nghiên cứu. Sách do Omega Plus ấn hành, với 6 phần nội dung và 1 phần phụ lục gồm 14 trang ảnh tư liệu đào kép thế kỷ 20.“Ả Đào - Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” không chỉ ngược dòng lịch sử để xem cha ông ta đã biết cách thương mại hóa một nghệ thuật âm nhạc đỉnh cao như thế nào, mà còn cung cấp những thông tin cụ thể về hệ âm luật của nghệ thuật ca trù.Sách gồm 7 phần nội dung:Phần 1: Không gian văn hóa - chức năng xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật Ả đào: Đem đến cái nhìn toàn diện hơn về thể loại nhạc hơn nghìn năm tuổi này.Phần 2: Khổ phách - khổ đàn: Làm sáng tỏ những khuôn thước trong bài bản bấy lâu nay vẫn được xem như bí truyền của giới nghề. Mọi vấn đề đưa ra đều được minh họa bằng những ví dụ đoạn nhạc ký âm chi tiết.Phần 3: Cung điệu nhạc Ả đào: Với phương pháp tiếp cận mới, hệ thống cung điệu nhạc Ả đào đã được định nghĩa theo cách nhìn khoa học âm nhạc. Từ đó xác định có bao nhiêu loại cung điệu trong thể loại, cấu tạo các cung điệu ứng với hệ thống bài bản Ả đào như thế nào. Đây là một trong những phát hiện mới mẻ, quan trọng của công trình.Phần 4: Hình thức - cấu trúc bài bản: Thông qua phần này, đào kép thế hệ mới hoàn toàn có thể tiếp cận, nhận diện bài bản một cách dễ dàng và khoa học cũng như hiểu thêm về vai trò, chức năng của chúng trong nhạc Ả đào.Phần 5: Nghệ thuật trống chầu: Căn cứ vào lời giảng của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, kết hợp với tài liệu dạy trống chầu ấn hành từ đầu thế kỷ 20 cùng các căn cứ trong tư liệu, đã tổng kết toàn diện và từng phần chi tiết nguyên tắc chơi trống chầu của quan viên Ả đào.Phần 6: Nhà hát Cô đầu - Góc nhìn lịch sử văn hóa: Đưa ra một cách nhìn khác về nhà hát Cô đầu, một cách nhìn nhân văn hơn với thế hệ những nghệ sĩ Ả đào - họ đã trở thành một phần của lịch sử văn hóa dân tộc.Phần7: Phụ lục ảnhNgày 1/10/2009, UNESCO đã chính thức ghi danh nghệ thuật Ca trù của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trước giờ phút đó, trong đời sống âm nhạc, hẳn ít ai biết được rằng trong kho tàng âm nhạc cổ truyền dân tộc có sự tồn tại của một loại hình nghệ thuật mang tên ca trù. Cũng không mấy ai biết rằng nó vốn có tên Ả đào, Cô đầu, Hát Ca công, Hát nhà tơ... Còn trong cung vua phủ chúa danh giá thời xưa, nó được gọi là Hát cửa quyền.Ca trù hồi đầu thế kỷ 20. (Ảnh tư liệu)Ngược dòng lịch sử trở về nửa đầu thế kỷ 20, Ả đào là một thể loại cổ nhạc chuyên nghiệp ở tầng bậc kỹ thuật cao với hệ âm luật phức tạp nhất, bao phủ khắp các vùng từ miền bắc trở vào cho đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sang đến nửa sau của thế kỷ 20, khi lịch sử sang trang, cuộc chơi nghệ thuật nghìn năm tuổi này đã chấm dứt. Khắp các vùng miền, giáo phường Ả đào giải tán, nhà hát Cô đầu chốn thị thành buộc phải đóng cửa, đào kép mai danh ẩn tích, khuất dần theo bóng xế chiều. Và, Ả đào biến mất hoàn toàn khỏi đời sống xã hội.Nhiều năm sau, khi ca trù được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, khi nhìn lại, người ta mới nhận thấy di sản quý giá đó đã mai một không ít. Các nghệ nhân người thì lui về mai danh ẩn tích, người bỏ nghề, người đã về với ông bà, còn lại hầu hết thì đều đã tuổi già sức yếu, gần đất xa trời. Di sản ca trù cứ thế dần theo các cụ về với tiên tổ.Trong giới những nghệ nhân cao tuổi cuối cùng của loại hình này, vẫn thấy lan truyền câu chuyện than phiền, rằng đào kép trẻ theo ca trù hiện nay phần lớn đều “đàn hát không có phách, không đúng khuôn khổ”. Thậm chí có những đào nương tên tuổi, nhưng vẫn gõ phách sai. Điều này dẫn đến một thực tế là nếu các nghệ nhân nhà nghề nói đúng thì hiện trạng của ca trù thế hệ tiếp nối quả là đáng báo động. Có nghĩa, giới trẻ kế thừa đã và đang đàn hát sai hoàn toàn so với chuẩn mực của ca trù trong cổ truyền. Vậy thế nào là chuẩn mực cổ điển của ca trù? Liệu có cách nào giải quyết vấn đề này?Điều đó đã thôi thúc nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền tìm kiếm, sưu tầm và bỏ công viết lại, ghi lại tất cả những kiến thức về âm luật, khổ đàn, khổ phách… trong kho tàng ca trù Việt Nam cả thế kỷ qua. Trong suốt nhiều năm, anh đã đi tìm, sưu tầm, xin hoặc mượn những băng đĩa về ca trù của thế kỷ 20, từ những kiến thức phách của nghệ nhân Quách Thị Hồ, Chu Thị Năm, rồi Đào Mộng Hoàn ở Khâm Thiên từ những năm 20-30…, cho đến các nghệ nhân như các cụ Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Phú Đẹ… Những năm đó, anh tỉ mẩn nghe, lưu lại và số hóa từng chút một những tư liệu, băng cát xét từ những năm 1959, 1976, 1979 của gia đình cụ Đinh Khắc Ban, của nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan. Khi đó, cứ được nửa trang A4, anh lại mang tất cả những câu hỏi, thắc mắc chạy về Hải Dương gặp cụ nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ để hỏi. Cứ như thế, anh đã gom trong tay cả một kho tàng quý giá của cha ông về ca trù.Năm 2014, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền phối hợp Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam ghi lại tất cả những gì giải mã được và chuyển sang hệ thống âm luật bài bản, có thể được coi là hệ thống “sách giáo khoa” của ca trù. Nhóm ả đào Phú Thị, với thành viên gồm các ca nương Thùy Linh, Kim Ngọc, kép đàn Đình Hoằng, trống chầu Minh Vẽ, vốn là những nhà nghiên cứu, giảng viên âm nhạc trẻ, thậm chí là dân tay ngang (họa sĩ) yêu mến bộ môn nghệ thuật truyền thống này được lựa chọn để Bùi Trọng Hiền thực hiện cách truyền dạy bài bản qua hệ thống âm luật hoàn chỉnh.Năm 2017, lần đầu tiên nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền “trình làng”hát cửa đình, một loại hình ca trù tưởng chừng đã thất truyền, cùng với hệ thống âm luật chuẩn.“Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” chính là kết quả của quá trình đó, với các nghiên cứu đi sâu vào các khía cạnh lịch sử, không gian văn hóa và hệ âm luật của chính loại hình nghệ thuật cổ truyền này.Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền nguyên là giảng viên dạy các môn Nhạc lý cơ bản và âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.Từ năm 1996 đến nay, ông chuyển công tác về Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền là người có nhiều cống hiến cho việc phục dựng và nghiên cứu chuyên sâu âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Trong hành trình nghiên cứu và tìm tòi khám phá những ngóc ngách bí ẩn của lịch sử âm nhạc dân tộc, ông đã có những đóng góp đáng kể, đặc biệt là đối với Ả đào và Cồng chiêng Tây Nguyên – cả hai đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Ngoài “Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật”, tác giả Bùi Trọng Hiền còn từng xuất bản cuốn sách chuyên khảo “Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên”. | https://nhandan.vn/nhung-tam-huyet-cua-nha-nghien-cuu-bui-trong-hien-trong-a-dao-mot-khao-cuu-ve-lich-su-va-he-am-luat-post801824.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền",
"“Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật”",
"nghệ thuật ca trù",
"hát cửa đình",
"hệ thống âm luật trong ca trù",
"di sản ca trù",
"sách nghiên cứu về ca trù",
"Omega Plus"
]
} |
Khai mạc trại sáng tác nghiên cứu lý luận, phê bình văn học | NDO -Ngày 25/5, tại Nha Trang, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc Trại sáng tác năm 2024 dành cho 26 tác giả nghiên cứu lý luận, phê bình văn học. | Phát biểu khai mạc Trại sáng tác, Thứ trưởngVăn hóa, Thể thao và Du lịchHồ An Phong cho biết, trại sáng tác là hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; thu hút, phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn.Việc tổ chứcTrại sáng táclà một hoạt động minh chứng cụ thể cho ngành văn hóa thể thao và du lịch đang tích cực triển khai các quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra. Không phải ai khác mà chính đội ngũ văn nghệ sĩ của đất nước với tinh thần yêu nước, với sức sáng tạo không ngừng, với phẩm chất trân quý, sẽ là chủ nhân của các tác phẩm văn học nghệ thuật trong tương lai sắp tới.Đây cũng là chương trình đầu tiên, cụ thể hóa Đề án số 939/QĐ-BVHTTDL ngày 22/4/2022 về Nâng cao năng lực sáng tác và lý luận, phê bình văn học giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.Trong khuôn khổ trại sáng tác, các văn nghệ sĩ có nhiều hoạt động như tọa đàm trao đổi, định hướng nội dung sáng tác; viết đề cương, bản thảo tại Nhà sáng tác; đi thực tế, tham quan tại Học viện Hải quân và Tàu buồm 286, các khu di tích lịch sử, văn hóa tại thành phố Nha Trang…Dự kiến, trại sáng tác bế mạc ngày 31/5. | https://nhandan.vn/khai-mac-trai-sang-tac-nghien-cuu-ly-luan-phe-binh-van-hoc-post811124.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"Văn nghệ sĩ",
"Văn hóa thể thao",
"Sáng tác",
"Đi thực tế",
"Nha Trang"
]
} |
Lan tỏa tinh thần đọc sách từ tuổi mầm non | NDO -Sự kiện đọc sách cuối tuần của CLB Đọc sách First Steps diễn ra tại số 4 Vạn Phúc, Vạn Bảo (Ba Đình, Hà Nội) đã thu hút rất đông các em nhỏ. Chương trình được tổ chức với mục đíchlan tỏaniềm yêu thích đọc sách đối với trẻ em. | Đây là một trong những hoạt động của Chương trình do Hệ thống trường mầm non First Steps Kindergarten tổ chức, với các hoạt động nghe giáo viên đọc sách, trải nghiệm các hoạt động thú vị tại trường học. Chủ đề sách tháng 5 của First Steps giúp các bạn đọc nhỏ tìm hiểu về vòng đời của các bạn động vật, tự do khám phá, trải nghiệm những hoạt động ngoài trời. Ngoài việc nghe cô giáo đọc truyện, các bạn nhỏ còn cùng tương tác xung quanh nội dung câu chuyện.Giáo viên Đặng Thanh Tâm chia sẻ: “Mục đích trường chúng tôi tổ chức CLB Đọc sách tháng 5 là để lan tỏa tình yêu sách đến với các em nhỏ. Đây là chương trình do nhà trường tổ chức hoàn toàn miễn phí nhằm khuyến khích cũng như tạo cơ hội cho các con được tiếp cận tới sách, truyện nhiều nhất có thể. Ở tuổi mẫu giáo, các bé rất hào hứng khám phá những kiến thức mới vì vậy trường luôn cố gắng tổ chức nhiều hoạt động, duy trì CLB đọc sách hàng tháng để tạo cho các con niềm hứng thú với sách vở, thế giới xung quanh. Ngoài các sự kiện thường niên của CLB, mỗi ngày các cô sẽ cùng các con đọc sách với thời gian 30-45 phút/ ngày”.Cô giáo đọc sách cho các bé nghe.Nhận thấy tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đọc sách, CLB của trường được thành lập với mong muốn hình thành cho các bạn nhỏ thói quen đọc sách, làm quen với những hình ảnh, con chữ trước khi các bé bước vào môi trường tiểu học. Để tạo thói quen đọc cho trẻ thì trước hết nhà trường phải hình thành cho bé thói quen thích nghe, thích kể bằng việc lựa chọn những câu chuyện hấp dẫn, gần gũi với môi trường sống của các bạn nhỏ, bởi như vậy các bé mới tiếp nhận sách như một món quà mà trường học mang lại.Trong các giờ học, nhà trường luôn sắp xếp song song giờ kể chuyện, giờ đọc sách cho các bé mỗi ngày và thường xuyên thay đổi môi trường đọc. Dù trong lớp hay khi được ra ngoài hòa mình vào thiên nhiên để khám phá những điều thú vị, các bé đều rất vui vẻ và hào hứng. First Steps luôn hy vọng việc tạo ra CLB đọc sách như một cáchgieo mầmcho các bạn nhỏ có thêm sự ham học, sở thích khám phá cùng những giờ đọc, thực hành bằng tiếng Anh giúp để bé có thêm kỹ năng giao tiếp, vốn từ ngoại ngữ nhất định.Với chương trình đọc sách lần này, các bạn nhỏ được lắng nghe và tương tác cùng giáo viên người nước ngoài với cuốn sách "See how they grow - Frogs" nằm trong series nổi tiếng "See how they grow" từ nhà xuất bản DK. Thông qua cuốn sách, các bạn nhỏ được hiểu thêm về vòng đời của ếch khi khám phá tranh ảnh và video tương ứng.Bên cạnh việc tạo cho các bé thói quen đọc sách, CLB của trường còn muốn trau dồi cũng như tạo cho các bé môi trường trò chuyện, học tập bằng tiếng Anh nhằm phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc của các bé.Quyên góp sách và đồ chơi cho các bạn nhỏ vùng cao còn nhiều khó khăn.Ngoài ra, các em nhỏ còn được giáo dục tinh thần chia sẻ thông qua hoạt động quyên góp sách cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Hòa Bình. Đây là chương trình thiện nguyện nhằm giúp các em có thêm sức mạnh tri thức, học tập tốt hơn và có tương lai tươi sáng hơn.Trong khuôn khổ buổi đọc sách, các bạn nhỏ cùng tham gia thử thách sự khéo tay, sáng tạo với góc hoạt động Art - Crafts dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Bé không cần phải có năng khiếu đặc biệt để tham gia hoạt động này, mà chỉ cần có niềm yêu thích với đối với hội họa, hay đơn giản hơn là thích chơi đùa với màu sắc, thích cầm cọ lên và vẽ những bức tranh của riêng mình. Hoạt động cũng được các cô nghiên cứu rất kỹ để đưa ra trải nghiệm phù hợp với các bé từ tô màu, vẽ, cắt dán đơn giản nhưng cho ra những sản phẩm sinh động, đáng yêu.Khi đưa con đến trải nghiệm, chị Thanh An (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “CLB Đọc sách thật sự ý nghĩa đối với các con, đặc biệt là với độ tuổi 4-6 tuổi. Bé nhà tôi rất háo hức khi được tham gia các hoạt động tại trường cùng các bạn đồng trang lứa. Với những hoạt động của trường vào cuối tuần tôi có thêm thời gian để đồng hành cùng con, nhìn con học tập, vui chơi trong môi trường vui vẻ, sáng tạo khiến tôi rất hài lòng”.Các cô giáo của trường luôn tâm niệm, mỗi cuốn sách truyện, mỗi bức vẽ đều mang những kiến thức, bài học chung quanh cuộc sống. Đó không chỉ là tri thức mà còn là những cánh cửa gợi mở để hướng các con tới những điều tốt đẹp ở thế giới bên ngoài, là bước đầu xây dựng, bồi đắp tâm hồn trong sáng cho các con. | https://nhandan.vn/lan-toa-tinh-than-doc-sach-tu-tuoi-mam-non-post809083.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"giao mầm đọc sách",
"gieo mầm sách từ trẻ mầm non",
"lan tỏa văn hóa đọc"
]
} |
Linh thiêng lễ phát lương Đức Thánh Trần | NDO -Lễ phát lương Đức Thánh Trầnđền Trần Thương năm 2024 sẽ được chính quyền và nhân dân xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tổ chức vào giờ Tý đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng Giêng. | Đây là hoạt động có ý nghĩa tâm linh truyền thống cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà mạnh khỏe, sung túc và bình yên, cũng nhằm nhắc nhở các thế hệ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước cho các thế hệ ngày nay.Lễ hội phát lương năm Giáp Thìn 2024 được mở màn bằng nghi thức rước kiệu Thánh có sự tham dự của Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh Hà Nam, các tăng ni, phật tử cùng nhân dân và du khách thập phương.Trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội có các hoạt động như: lễ rước nước, lễ rước lương, đêm hội Trần thương cùng các hoạt động văn hóa, thể thao phong phú khác. Đặc biệt, điểm nhấn của Lễ hội là nghi thức phát lương Đức Thánh Trần được bắt đầu từ 21 giờ ngày 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng.Nghi lễ rước nước từ giữa sông Hồng về đền để làm lễ.Theo Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Hội Phật giáo tỉnh Hà Nam, việc tái dựng lại lễ phát lương cho nhân dân có ý nghĩa ôn lại những truyền thống mang tính chất giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau về tầm quan trọng, cũng như cần phải chú trọng lương thực để đề phòng những lúc mà đất nước có việc. Túi lương đấy chỉ là những hạt ngũ cốc (đậu,đỗ, ngô, lúa…) nhưng lúc ấy nó đã linh thiêng hóa rồi và trở thành lộc thánh mang lại điều may mắn, nên mọi người về đền Trần Thương xin lương để cầu cả nhà bình yên và cả quốc thái dân an.Nghi thức rước lương từ kho lương về Đền Trần Thương.Trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, vùng đấtHà Namcó vị trí chiến lược quan trọng, là phên dậu phía bắc của hành cung Thiên Trường. Đặc biệt, vùng đất Lý Nhân đã được Hưng Đạo Đại Vương chọn để lập 6 kho lương phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, mà đất Trần Thương-Trung tâm "lục đầu khê" (Đất thôn Miễu Cổ) là kho lương chính và là vị trí ngôi đền Trần Thương ngày nay.Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Lý Nhân, Hà Nam biết ơn sâu sắc công lao to lớn của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng bộ tướng, gia thần của Ngài. Sau khi Đức Thánh Trần rời cõi thế, nhân dân đã khởi dựng ngôi đền để tưởng vọng Ngài. Ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, bề thế, tôn nghiêm, tọa lạc trên nền kho lương chính, có thế đất linh thiêng “hình nhân bái tướng, ngọa nhân mỹ”.Đông đảo du khách và nhân dân về lễ hội phát lương tại Đền Trần Thương.Đền Trần thươnglà một trong 3 địa danh, di tích tiêu biểu thờ Đức Thánh Trần cùng với đền Bảo Lộc (Nam Định), đền Kiếp Bạc (Hải Dương) mà sắc phong còn lưu giữ tại đây có ghi: "Kiếp Bạc, Bảo Lộc, Trần Thương tối linh từ".Năm 2015, Đền Trần Thương đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, và Lễ hội truyền thống Đền Trần Thương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia .Theo sử sách ghi lại, khi thắng giặc Nguyên-Mông lần thứ 3 năm 1288, Hưng Đạo Vương xa giá 2 vua về kinh rồi trở lại nơi đây, mở kho lương khao quân dân, lấy dân làm tạo lệ và ký thác sinh phần ở đây. Với mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, tưởng nhớ công đức của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước cho các thế hệ, từ nhiều năm qua, nhân dân huyện Lý Nhân đã phục dựng lại lễ “Phát lương khao quân, dân” của Đức Thánh Trần vào giờ Tý ngày Rằm tháng Giêng hằng năm.Nghi thức phát lương Đức Thánh Trần năm 2023.Ông Nguyễn Đức Nhương, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân, cho biết: "Lễ hội của nhân dân nên chúng tôi giao cho nhân dân thực hiện là chính. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ phát lương từ bảo đảm môi trường và an ninh trật tự được chúng tôi chuẩn bị hoàn chỉnh. Công tác chuẩn bị nghi thức phát lương được nhân dân trong vùng chuẩn bị đầy đủ, từ làm túi lương, đóng lương rồi thủ tục nhập lương".Đặc biệt, nghi thức phát lương sẽ thực hiện từ giờ Tý ngày Rằm tháng Giêng và được giao cho các cụ cao niên của xã Trần Hưng Đạo thực hiện.Theo lãnh đạo huyện Lý Nhân, năm nay không thực hiện phát lương trong đền mà thực hiện nghi thức hành chính và đêm hội ở ngoài sân tâm linh để đông đảo nhân dân cùng tham gia, nhằm quảng bá và tôn vinh vẻ đẹp cũng như nét truyền thống của lễ phát lương đền Trần Thương.Đền Trần Thương là địa danh lịch sử đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Nơi đây hội tụ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống vô cùng quý giá, trở thành một địa chỉ giáo dục lịch sử truyền thống yêu nước cho các thế hệ người dân Việt Nam.Điểm đến hấp dẫn về du lịch văn hóa tâm linh, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương với mong muốn trong tiềm thức người Việt, đi lễ đầu năm, xin lộc thánh để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân được ấm no, thụ hưởng hạnh phúc, thái bình. | https://nhandan.vn/linh-thieng-le-phat-luong-duc-thanh-tran-post797138.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:48",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:48",
"tags": [
"phát lương",
"Đức Thánh Trần",
"Đền Trần Thương",
"Trần Hưng Đạo",
"Hà Nam",
"Hưng Đạo Đại Vương"
]
} |
Trải nghiệm nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu | NDO -Chiều 8/6, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển, Ứng dụng sản phẩm làng nghề Việt phối hợp các nghệ nhân thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương tổ chức workshop Kỹ thuật khắc và inmộc bản. Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động của dự án "Mộc bản Thanh Liễu-Hành trình hồi sinh một làng nghề". | Theo anhNguyễn Công Đạt, nghệ nhân trẻ thôn Thanh Liễu, nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tồn tại đến nay đã 581 năm. Ông tổ nghề khắc ván in là thám hoa Lương Như Hộc, làm quan thời Hậu Lê.Phụng mệnh triều đình, trong lần đầu đi sứ Trung Quốc, cụ đã học hỏi được kỹ thuật khắc in của người phương Bắc. Kết hợp văn hóa truyền thống Việt Nam, cụ đã truyền dạy nghề khắc in cho hai học trò đầu tiên là Phạm Liên và Phạm Đới. Trong chuyến đi sứ lần hai, cụ Lương Như Hộc hoàn thiện kỹ thuật in ấn và truyền dạy cho nhân dân thôn Hồng Lục, nay là Thanh Liễu.Công đoạn khắc tranhThời bấy giờ, nghề khắc in mộc bản cần đội ngũ nhân lực rất lớn, để khắc mộc bản phục vụ triều đình và đời sống văn hóa, xã hội, cụ Lương Như Hộc tiếp tục truyền dạy nghề cho nhân dân thôn Khuê Liễu và Liễu Tràng. Ba thôn này tạo nên trung tâm in khắc mộc bản của nước Đại Việt và đi vào câu ca: “Đình Sinh, quán Sếu, chùa Tràng/Trong ba làng ấy không làm cũng có ăn”. Sinh, Sếu, Tràng là tên nôm của ba thôn Hồng Lục, Liễu Tràng, Khuê Liễu).Đến nay, ba thôn này đều thuộc phường Tân Hưng, có truyền thống làm nghề in khắc mộc bản.Các nghệ nhân khắc in mộc bản Thanh LiễuQua thời gian hình thành và phát triển, sản phẩm khắc in thôn Thanh Liễu rất đa dạng và phong phú, từ kinh sách, thơ văn, tranh trang trí, phù, ấn, triện, tranh thập vật…Làng nghề không chỉ nổi tiếng với kỹ thuật khắc mộc bản tinh xảo mà còn là nơi tạo ra nhiều ván in mộc bản quý giá. Các chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà (Bắc Giang), Bà Đá… đang lưu giữ các bản in kinh do các nghệ nhân Thanh Liễu thực hiện.Mộc bản trường học Phúc Giangđược UNESCO ghi danhDi sản tư liệu thế giớikhu vực Châu Á - Thái Bình Dương do nghệ nhân Nguyễn Huy Vượng, người làng Hồng Lục thực hiện khắc in vào năm 1758. Ba khối mộc bản được lưu trữ tại chùa Bổ Đà, chùa Trăm Gian và bộ mộc bản Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, chùa Đồng Nhân (Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia đều do người thợ khắc ván in Thanh Liễu đảm nhận.Những người thợ khắc ván in Liễu Tràng, Thanh Liễu còn đảm đương khắc in những bộ sách đồ sộ của đất nước, như bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ sử quan trọng của dân tộc.Kinh sách khoa cúng cổNghề khắc in mộc bản vô cùng công phu và tỉ mỉ, từ công đoạn chọn gỗ đến ra thành phẩm. Để làm được một tấm mộc bản, nghệ nhân phải trải qua khoảng 30 bước, từ chọn gỗ, ngâm gỗ, xẻ gỗ, cắt chà bào, làm phẳng… rồi mới đến khắc, in ấn. Gỗ thường được sử dụng là gỗ thị và gỗ thừng mực, phải có tuổi trên 30 năm đến 50 năm. Giấy thường dùng là giấy dó và giấy xuyến.Công đoạn lăn mựcDụng cụ đặc biệt trong nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu là dao ngang-kỹ thuật truyền thừa từ thời Đức tổ đến nay vẫn được sử dụng. Cán dao làm bằng sừng trâu hoặc gỗ lim, gỗ nghiến tiện tròn, xẻ rãnh giữa, thân dao dài 20-25cm. Lưỡi dao cong khuyết hình lưỡi liềm. Để có những nét chữ, nét mác, nét phẩy, nét sổ… họa tiết tinh xảo, đầu mũi dao phải được mài thật sắc.Dao ngang dùng khắc mộc bản ấn tam bảo90% công đoạn trong khắc mộc bản, khắc tranh, ấn triện đều sử dụng con dao ngang này. Ngoài ra còn các dụng cụ đục, đẩy, tràng… Sau khi khắc xong đến mới công đoạn in.Bộ đồ đục, tràng, đẩy, cưa tay cổTheo thời gian, đến khoảng năm 2000, nghề khắc in mai một dần do máy móc và công nghệ in ấn hiện đại xuất hiện. Các nghệ nhân trong thôn dần chuyển sang làm công việc khác ứng dụng từ nghề truyền thống như khắc dấu, khắc bia mộ…Trong làng chỉ còn ít hộ giữ được nghề truyền thống. Hiện nay, giới trẻ quan tâm đến yếu tố di sản và trân trọng các giá trị truyền thống của dân tộc. Nhiều bạn trẻ tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống, khai thác kho tàng di sản văn hóa dân tộc, ứng dụng công nghệ số hóa làm hồi sinh di sản và sáng tạo nên những sản phẩm đương đại. Nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu cũng được biết rộng rãi hơn.Trao đổi, chia sẻ về nghề khắc in mộc bảnChuỗi sự kiện "Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề" là nỗ lực của các nghệ nhân thôn Thanh Liễu trong bảo tồn di sản, giữ gìn và lan tỏa giá trị làng nghề cũng như văn hóa truyền thống Việt Nam trong nhịp sống đương đại.Đây cũng là cơ hội để quảng bá làng nghề rộng rãi, đồng thời tìm hướng phát triển mới cho làng nghề Thanh Liễu, để nghề mộc bản sẽ tiếp tục được trân trọng, bảo tồn và phát triển trong tương lai.Giới trẻ tìm hiểu nghề truyền thốngThông qua các hoạt động giao lưu, chia sẻ, thảo luận, trưng bày và workshop thực hành, người yêu mến nghề truyền thống sẽ hiểu rõ hơn về sự phong phú và độc đáo của nghề mộc bản Thanh Liễu, cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn nghề truyền thống này.Nghệ nhân Nguyễn Danh Làm thao tác các công đoạn khắc in mộc bảnCác tuần tiếp theo trong tháng 6 sẽ diễn ra các chuyên đề:Ngày 15/6, chuyên đề về mỹ thuật trong mộc bản, thảo luận về mỹ thuật trong các ván in mộc bản cùng workshop in ấn phẩm từ mộc bảnNgày 22/6, chuyên đề về ứng dụng của mộc bản xưa và nay, trình bày ứng dụng của mộc bản trong lịch sử và hiện đại; workshop ứng dụng và thảo luận về việc áp dụng mộc bản.Ngày 30/6, chuyên đề Tổng kết kết quả nghiên cứu đề tài sau 1 tháng thực hiện các chuyên đề diễn ra, giới thiệu dự án hợp tác giữa đội ngũ phường Bách nghệ và các nghệ nhân làng mộc bản Thanh Liễu, kết nối các nhà đầu tư cho dự án hợp tác giữa Phường Bách Nghệ và các nghệ nhân làng mộc bản Thanh Liễu.Triển lãm trưng bày nghề mộc bản diễn ra đến hết ngày 30/6.Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Ứng dụng sản phẩm làng nghề Việt (phường Bách nghệ) là đơn vị đồng hành, hỗ trợ những người thợ thủ công và làng nghề truyền thống để phát huy giá trị tinh hoa của dân tộc Việt. Trong tháng 6, phường Bách nghệ phối hợp các nghệ nhân thôn Thanh Liễu tổ chức chuyên đề "Mộc bản Thanh Liễu-Hành trình hồi sinh một làng nghề". | https://nhandan.vn/trai-nghiem-nghe-khac-in-moc-ban-thanh-lieu-post813397.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Mộc bản",
"mộc bản Thanh Liễu",
"di sản văn hóa",
"Hải Dương"
]
} |
Ngày thơ Việt Nam tại Đắk Lắk: Bản hòa âm trên Cao nguyên | NDO -Ngày 24/2, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnhĐắk Lắkphối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạcNgày thơ Việt Namlần thứ 22 năm 2024 tại Đắk Lắk với chủ đề “Bản hoà âm trên Cao nguyên”. Đây là ngày hội tôn vinh các giá trị của thơ ca Việt Nam và những người làm thơ, tôn vinh cốt cách, tâm hồn dân tộc Việt Nam biểu hiện qua các hoạt động thơ ca. | Với chủ đề “Bản hòa âm trên Cao nguyên”, Ngày Thơ lần thứ 22 tại Đắk Lắk có ý nghĩa hết sức sâu sắc, tôn vinh giá trị văn hoá, tinh thần đoàn kết của các dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Cao nguyên Đắk Lắk hùng vĩ. Đặc biệt, đây là một trong những điểm nhấn văn hóa để thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chuẩn bị cho tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024).Các đại biểu dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 năm 2024 tại Đắk Lắk.Chương trình là bản hoà âm giữa trình diễn thơ, âm nhạc, hội họa; giữa văn hóa các dân tộc Tây Nguyên cùng hoạt động văn học nghệ thuật phong phú như: trình diễn cồng chiêng của các đội chiêng, múa rồng, trình diễn trích đoạn các tác phẩm văn học nhà trường… Nhiều tác phẩm thơ của các nhà thơ trong và ngoài tỉnh được ngân vang qua các tiết mục giao lưu trình diễn thơ của các văn nghệ sĩ và công chúng yêu thơ.Những trích đoạn thơ được Ban tổ chức thiết kế in trên phướn, pano, tranh thư pháp đã giúp công chúng dễ dàng đọc cáctác phẩm thơ ca đặc sắccủa các nhà thơ lớn Việt Nam nói chung và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk nói riêng như: Hồ Chí Minh, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Đình Thi, Lê Thiếu Nhơn, Đặng Bá Tiến, Lê Vĩnh Tài, Phan Hồng, Đỗ Toàn Diện, Nguyễn Duy Xuân, Bích Xoan, Bùi Minh Vũ, Bích Thiêm, Trần Nguyệt Ánh…Các văn nghệ sĩ thể hiện những trích đoạn các tác phẩm thơ ca đặc sắc của các nhà thơ lớn Việt Nam nói chung và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk nói riêng.Tại ngày thơ còn có nhiều hoạt động sôi nổi hưởng ứng như: viết chữ thư pháp nghệ thuật, giới thiệu nghệ thuật đan móc bằng len, sợi; nặn tò he; kí họa chân dung; giới thiệu nhạc cụ truyền thống giao lưu đánh chiêng… đã đem đến cho ngày thơ một không khí náo nhiệt rộn ràng đậm bản sắc.Nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk cho biết: Thơ vẫn luôn có vị trí trong lòng công chúng, với chủ đề của ngày thơ năm nay, Ban tổ chức muốn góp thêm vào hoạt động văn hóa vốn nhiều chiều sâu mà sôi động của tỉnh nhà, đem đến cho công chúng những góc nhìn mới về thơ. Khẳng định thơ ca nói riêng, văn hóa nghệ thuật nói chung có một sức mạnh hết sức to lớn, thắp lên tình yêu Tổ quốc trong mỗi người dân và mang đến cho con người những điều kỳ diệu.Nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 năm 2024 tại Đắk Lắk.Cũng nhân dịp này, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk đã phát động đợt sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk và trao giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải đồng hạng tại cuộc thi Ảnh nghệ thuật Marathon “Mùa xuân trên thành phố Buôn Ma Thuột”; thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã trao tặng bộ chiêng cho đội chiêng Mường, xã Hòa Thắng… | https://nhandan.vn/ngay-tho-viet-nam-tai-dak-lak-ban-hoa-am-tren-cao-nguyen-post797421.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk",
"Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch",
"khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 năm 2024",
"Bản hoà âm trên Cao nguyên",
"ngày hội tôn vinh các giá trị của thơ ca Việt Nam",
"tôn vinh cốt cách",
"tâm hồn dân tộc Việt Nam",
"Cao nguyên Đắk Lắk",
"Nhà văn Niê Thanh Mai"
]
} |
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động quảng cáo | Cơ quan soạn thảo dự án Luật Quảng cáo (sửa đổi, bổ sung) đang lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện dự thảo Luật, sẽ trình Bộ Tư pháp thẩm định vào giữa tháng 5 tới. Mới nhất (ngày 26/4) tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo lấy ý kiến dự luật này. Đại diện cơ quan soạn thảo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cho rằng, những sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật nhằm tạo điều kiện thông thoáng giúp hoạt động quảng cáo phát triển thành ngành công nghiệp văn hóa. | Quy định pháp luật hiện hành còn chồng chéo, bất cập khiến doanh nghiệp quảng cáo trong nước gặp nhiều khó khăn, dẫn đến những vi phạm trong hoạt động. Vấn đề nổi cộm trong thời gian dài và gây khó khăn cho doanh nghiệp quảng cáo thời quan qua là việc các địa phương chưa phê duyệt quy hoạchquảng cáo ngoài trờitrên địa bàn, mà nguyên nhân một phần do độ “vênh” giữa các luật chuyên ngành liên quan. Từ năm 2013 (khi Luật Quảng cáo có hiệu lực), quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại các thành phố hầu hết bị “treo”. Lý do bởi quy định “vị trí mới đặt quảng cáo ngoài trời phải được đấu thầu” trong Luật không khả thi.Tại nhiều khu vực ở Hà Nội, các biểnquảng cáo ngoài trờiđủ các hình dáng, lộn xộn… gây mất mỹ quan đô thị, do quảng cáo còn lẫn lộn cả biển quảng cáo và biển hiệu (biển hiệu lộn xộn nhiều hơn biển quảng cáo). Song, nhìn nhận công bằng, nguyên nhân là “tại cả đôi bên” - cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.Từ năm 2016 đến nay, Hà Nội tạm dừng chấp thuận nội dung thông báo giới thiệu sản phẩm quảng cáo, không tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo của bất cứ đơn vị nào, dù vị trí đó đã nằm trong quy hoạch cũ hay xin làm mới. Và nhiều doanh nghiệp đã làm liều, đặt biển quảng cáo tùy tiện, lộn xộn, sai vị trí. Năm 2018, Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2050.Nhưng đến nay đã sáu năm, Hà Nội vẫn chưa triển khai cụ thể, cũng chưa xem xét gia hạn màn hình LED khiến doanh nghiệp khó tìm kiếm được khách hàng quảng cáo cũng như giải trình hồ sơ pháp lý với địa phương nơi lắp đặt màn hình. Chưa kể, một vướng mắc khác do một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời (Bộ Xây dựng quy định) đã lạc hậu, không thích hợp với thực tế quảng cáo bằng màn hình LED - một công nghệ mới, khiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản đề nghị điều chỉnh, sửa đổi.Quảng cáo là một phần trong cuộc sống hằng ngày và là ngành đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam kỳ vọng hành lang pháp lý thông thoáng được hoàn thiện để ngành quảng cáo phát triển; đồng thời, tạo công cụ quản lý nhà nước hiệu quả, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến công trình quảng cáo trên hành lang an toàn giao thông, đất nông nghiệp… và thủ tục cấp phép quảng cáo để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch.Đã đến lúc cần thay đổi một số chính sách lớn để cho hoạt động quảng cáo mang tính đồng bộ và thống nhất với các luật chuyên ngành hiện hành. Với quảng cáo ngoài trời, trước hết là quy hoạch quảng cáo; thứ hai là thủ tục hành chính; thứ ba là kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm. Quảng cáo là ngành sáng tạo, là lĩnh vực đa ngành (kinh tế, công nghệ, văn hóa-nghệ thuật và cảnh quan đô thị), buộc chính các doanh nghiệp phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Quảng cáo phải nâng tầm thương hiệu, quảng cáo cần được tiếp cận theo cách mới - là ngành công nghiệp văn hóa. Song, muốn xây dựng bức tranh mới cho ngành quảng cáo thật sự là ngành công nghiệp văn hóa, trước hết cần hoàn thiện hành lang pháp lý. | https://nhandan.vn/hoan-thien-hanh-lang-phap-ly-cho-hoat-dong-quang-cao-post806958.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Công ty quảng cáo",
"Luật Quảng cáo",
"Biển quảng cáo",
"Quy hoạch quảng cáo",
"Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam"
]
} |
Hải Phòng khởi động cuộc thi “Tìm kiếm tài năng nhí THP 2024” | Ngày 5/4,Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng (THP)đã họp báo chính thức công bố khởi động cuộc thi “Tìm kiếm tài năng nhí THP 2024”. | Theo Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng Lê Sỹ Phú, với mục tiêu “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” cho thanh, thiếu niên, trong đó có giáo dục nghệ thuật nói riêng và giáo dục thẩm mỹ nói chung, Đài Phát thanh và Truyền hình đã phối hợp Shining Media tổ chức Chương trình "Tìm kiếm tài năng nhí THP 2024”.Tin liên quanHải Phòng đưa nghệ thuật đến với công nhânChương trình được kỳ vọng sẽ là sân chơi hấp dẫn dành cho lứa tuổi học sinh, để giúp các em cân bằng giữa trí tuệ, cảm xúc, bồi dưỡng và phát triển những năng lực đặc thù, nhất là năng lực thẩm mỹ.Đơn vị tổ chức và đơn vị thực hiện giới thiệu về chương trình.Theo đó, các em học sinh dưới 15 tuổi (sinh từ năm 2009 trở lại đây) là công dân Việt Nam có khả năng đặc biệt về cáclĩnh vực nghệ thuật: hát, nhảy, múa, dẫn chương trình, người mẫu, vẽ tranh, xiếc, ảo thuật… và các tài năng nghệ thuật độc đáo khác đều có thể tham gia chương trình.Các đại biểu tham dự cuộc họp báo tại Trường quay của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.Sau vòng sơ loại, từ ngày 28/4, các thí sinh bắt đầu biểu diễn bài thi. Các em có tiết mục xuất sắc được chọn sẽ tham dự vòng chung kết, được phát trực tiếp trên sóng của THP vào cuối tháng 6/2024.Cáctài năng nhítham gia Cuộc thi có cơ hội nhận được giải thưởng lên tới 100 triệu đồng và nhiều phần thưởng có giá trị khác.Các thí sinh nhí được thỏa sức thể hiện tài năng ở tất cả các loại hình nghệ thuật.Ngay từ khi được truyền thông, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh, thầy, cô giáo và các đơn vị trong và ngoàithành phố Cảngnhư một mong muốn cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp toàn diện cho thế hệ tương lai, với quan điểm: không chỉ đầu tư cho học tập mà còn tạo mọi điều kiện cho các em thể hiện đam mê. | https://nhandan.vn/post-803292.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Hải Phòng",
"Đài Phát thanh và Truyền hình",
"Tài năng nhí",
"Cuộc thi"
]
} |
"Chuyện của Pao" được trình chiếu tại Liên hoan Phim ASEAN ở thủ đô London | Thông qua "Chuyện của Pao", Việt Nam muốn giới thiệu tới công chúng những lát cắt sinh động về cuộc sống của bà convùng cao Tây Bắc, khát khao vươn tới cái đẹp, kiếm tìm tự do và hạnh phúc. | Tối 22/4 (giờ địa phương),Liên hoan Phim ASEAN 2024khai mạc tại London, với sự tham dự của gần 200 khách mời là đại diện các phái đoàn ngoại giao tại Anh, quan chức Bộ Ngoại giao và các cơ quan chính phủ Anh, và khán giả Anh và quốc tế.Là sự kiện do Ủy ban ASEAN London (ALC) tổ chức, Liên hoan Phim ASEAN 2024 diễn ra từ ngày 22-27/4 tại Trường nghiên cứu về Mỹ và phương Đông (SOAS) thuộc Đại học London, trình chiếu các bộ phim của 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.Việt Nam dự sự kiện với bộ phim "Chuyện của Pao" của đạo diễn Ngô Quang Hải, được trình chiếu vào ngày 26/4.Trưởng ban tổ chức Liên hoan phim, Đại sứ Thái Lan tại Anh, Thani Thongphakdi, cho biết đây là lần thứ hai Ủy ban ASEAN London tổ chức Liên hoan Phim ASEAN sau lần đầu vào năm 2019.Đại sứ Thani Thongphakdi cho biết sự kiện là một trong những hoạt động của Ủy ban ASEAN London nhằm nâng cao vị thế củaASEANtại Vương quốc Anh, quảng bá cho ngành công nghiệp sáng tạo của khối đồng thời nâng cao nhận thức hơn nữa về cộng đồng ASEAN tại Anh và thúc đẩy mối quan hệ giữa người dân hai bên.Đại sứ Thongphakdi bày tỏ vui mừng vì tất cả 10 quốc gia thành viên có thể dự Liên hoan phim, trình chiếu những bộ phim làm nổi bật thế mạnh và sự sáng tạo của đất nước mình, đồng thời giới thiệu với công chúng Anh tiềm năng của cộng đồng ASEAN.Đại sứ Thái Lan chia sẻ rất nhiều người dân Anh quan tâm tới Liên hoan Phim ASEAN và muốn thưởng thức tất cả các bộ phim được trình chiếu tại sự kiện, thể hiện mức độ quan tâm của công chúng Anh đối với những gì đang diễn ra ở Đông Nam Á và tại các quốc gia thành viên ASEAN. Ông hy vọng sự kiện góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của cộng đồng ASEAN tại Anh.Tham tán công sứ, Phó Đại sứ Việt Nam tại Anh, Tô Minh Thu, cho biết Liên hoan Phim ASEAN 2024 là hoạt động hết sức ý nghĩa, là nỗ lực chung của 10 cơ quan đại diện các nước ASEAN tại London, trong đó có Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, du lịch ASEAN tới cộng đồng sở tại.Bà Tô Minh Thu cho biết các tác phẩm tham gia chương trình đều được chọn lọc kỹ, mang đến cho công chúng Anh cái nhìn chân thực, sinh động về ASEAN và đưa cộng đồng này đến gần hơn với nước Anh.Về phần mình, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh phối hợp với Viện phim Việt Nam,Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchgiới thiệu bộ phim “Chuyện của Pao” của đạo diễn Ngô Quang Hải.Thông qua bộ phim, Việt Nam mong muốn giới thiệu tới công chúng Anh và bạn bè quốc tế những lát cắt sinh động về cuộc sống của bà con vùng cao Tây Bắc, khát khao vươn tới cái đẹp, kiếm tìm tự do và hạnh phúc trong mỗi con người, qua đó mang đến cho công chúng sở tại vẻ đẹp giản dị và nhân văn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.Đây là một trong những dự án giới thiệu phim Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam tại Anh phối hợp tổ chức trong năm 2024 nhằm phục vụ công tác thông tin, truyền thông, ngoại giao văn hóa và kích cầu du lịch Việt Nam.Bà Julia Sutherland, Phó Giám đốc Vụ Đông Nam Á, Cục Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Anh, bày tỏ vui mừng có mặt trong đêm khai mạc Liên hoan Phim ASEAN.Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Anh, bà Julia Sutherland cho biết sự kiện là một sáng kiến tuyệt vời của các đại sứ quán ASEAN tại London bởi ngoại giao văn hóa luôn đóng vai trò rất quan trọng.Bà Sutherland cho biết sẽ thưởng thức tất cả các bộ phim trình chiếu trong Liên hoan, cho rằng đây là cơ hội tốt để công chúng Anh tìm hiểu về Cộng đồng ASEAN và các quốc gia thành viên thông qua nghệ thuật.Ngay sau lễ khai mạc, bộ phimThái Lan"A time to fly" (Giấc mơ bay) được trình chiếu, thu hút đông đảo khán giả Anh và quốc tế. | https://nhandan.vn/chuyen-cua-pao-duoc-trinh-chieu-tai-lien-hoan-phim-asean-o-thu-do-london-post806191.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Chuyện của Pao",
"Tây Bắc",
"Liên hoan phim ASEAN",
"Asean",
"Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch",
"du lịch",
"văn hoá"
]
} |
Xu hướng phát triển nội dung hoạt hình ở thị trường Việt Nam | NDO -Ngày 7/6, Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) tổ chức diễn đàn với chủ đề "Xu hướng phát triển nội dung hoạt hình ở thị trường Việt Nam", trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế phim và công nghệ truyền hình Việt Nam (Telefilm 2024) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. | Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng cho biết: Những tiến bộ của công nghệ mới và sự bùng nổ của các nền tảng phát hành trực tuyến đã mở ra những cơ hội mới, đồng thời đặt ra không ít thách thức cho các nhà sản xuất, trong đó có nội dung hoạt hình. Để nắm bắt được những cơ hội này đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng, đầu tư bài bản, khả năng thích ứng nhanh chóng và sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành."Trong diễn đàn này, chúng ta lắng nghe diễn giả là các chuyên gia hàng đầu, những người có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ về những thách thức cụ thể mà ngành công nghiệp nội dung hoạt hình phải đối mặt, cũng như các chiến lược hiệu quả để vượt qua thách thức và phát triển bền vững”-ông Nguyễn Minh Hồng nói.Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại Tọa đàm.Về tiềm năng của ngành hoạt hình, bà Trần Thị Lan Chi, Giám đốc phân phối nội dung Sconnect Việt Nam cung cấp những thông tin, số liệu về xu hướng phát triển của hoạt hình quốc tế và Việt Nam trong những năm gần đây. Ngành hoạt hình được đánh giá, dự báo khá lạc quan.Theo trang MarketResearch.biz, năm 2023 thị trường ngành hoạt hình đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ với tổng doanh thu trị giá 412,96 tỷ USD và ước tính sẽ tăng lên 779 tỷ USD vào năm 2032. Riêng hoạt hình 3D ước đạt 47 tỷ USD vào năm 2030.Mới đây nhất, phim hoạt hình “Doraemon: Nobita và bản giao hưởng địa cầu” vừa vượt mốc 110 tỉ đồng, thiết lập kỷ lục của phim hoạt hình chiếu tạp tại Việt Nam, cho thấy chỗ đứng vững chắc và sức hút mạnh mẽ của anime (hoạt hình Nhật Bản) đối với công chúng Việt Nam. Mùa hè cũng là mùa bom tấn hoạt hình Nhật, Mỹ “đổ bộ” các rạp chiếu toàn quốc, với một số tựa phim được quảng bá rầm rộ như “Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ”, “The Garfield Movie: Mèo béo siêu quậy”, “Inside Out 2: Những mảnh ghép cảm xúc 2”...Theo Chủ tịch Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam Tạ Mạnh Hoàng: “Hiện nay nước ta có khoảng 200 công ty, studio lớn nhỏ có thể tham gia hoạt động sản xuất phim hoạt hình ở các mức độ khác nhau. Năng lực sản xuất hoạt hình đạt những thành tựu đáng kể, từ đảm nhiệm khâu gia công cho các studio quốc tế lớn cho đến tựxây dựng và phát triển thương hiệu”. Song doanh thu trăm tỉ đối với hoạt hình Việt Nam chiếu rạp vẫn là ước mơ khá xa vời, bởi 3 thách thức lớn: Một là kinh phí đầu tư rất lớn, không kém so với các phim điện ảnh người đóng; Hai là về nhân sự, có quá nhiều đội ngũ sản xuất nhiều khâu của phim hoạt hình, nên phải phối hợp ăn ý mới có sản phẩm tốt; Ba là phim hoạt hình Việt Nam chưa có thương hiệu có thể gây sốt về doanh thu như phim nước ngoài.Diễn giả Tạ Mạnh Hoàng trình bày tham luận. (Ảnh: Phạm Quyên)Tuy vậy, với sự hỗ trợ của các công nghệ sản xuất phim hoạt hình tiên tiến, cùng các dịch vụ phát trực tuyến trên nền tảng xuyên biên giới đã thay đổi cách thức tiếp cận và thưởng thức nội dung của người dùng, mở ra cơ hội cho cả các nhà sản xuất hoạt hình. “Người xem đang có xu hướng xem các nội dung hoạt hình trên nền tảng trực tuyến, tăng 45% lượng tiêu thụ nội dung trong những năm gần đây. Đồng thời, ngành sản xuất nội dung hoạt hình có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với những nội dung thông thường…”, diễn giả Lan Chi khẳng định.Thời kỳ “nở rộ” của hoạt hình Việt đánh dấu bằng sự ra đời của ngày càng nhiều doanh nghiệp sáng tạo và các sản phẩm chất lượng đang dần chinh phục khán giả thế giới. Nổi bật trong bức tranh lớn là series hoạt hình chú sói nhỏ Wolfoo thu hút sự yêu thích và quan tâm của hàng trăm triệu trẻ em thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam. Wolfoo được mệnh danh là chú sói “tỉ view” với hơn 4.000 tập phim ngắn phát sóng trên YouTube, bình quân 4 tỉ view/tháng, 3 nút kim cương trên YouTube, được dịch ra khoảng 20 ngôn ngữ.Các diễn giả cũng tập trung phân tích, thảo luận về nội dung hoạt hình thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo bùng nổ. Việctích hợp trí tuệ nhân tạo(AI) vào quy trình sản xuất hoạt hình đang cách mạng hóa ngành công nghiệp sáng tạo này. Các thuật toán được hỗ trợ bởi AI có thể giúp đẩy nhanh và hiệu quả việc sản xuất hoạt hình bằng cách lặp đi lặp lại các công việc như tạo khung xương cho nhân vật và biểu cảm khuôn mặt. Các thuật toán của AI cũng cho phép diễn hoạt ảnh thích ứng và phát triển dựa trên tương tác của người dùng, khiến chúng trở nên có tính tương tác và cá nhân hóa hơn.Trong tương lai, công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) sẽ cung cấp cho các nhà làm phim hoạt hình vô số lựa chọn để đa dạng hóa công việc và tham gia vào môi trường năng động của ngành. Công nghệ VR và AR đang phá bỏ rào cản giữa người xem và thế giới hoạt hình, mở ra những khả năng mới trong việc kể chuyện và thu hút khán giả.Sản xuất, phân phối phim hoạt hình và các sản phẩm liên quan là lĩnh vực được quan tâm tại Triển lãm Telefilm 2024. (Ảnh: Phạm Quyên)Hoạt hình ngày nay còn phản ánh sự đa dạng văn hóa và phong phú về nội dung, từ những câu chuyện giáo dục cho trẻ nhỏ đến những tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc dành cho người lớn. Sự thay đổi này không chỉ tạo nên những trải nghiệm phong phú hơn cho khán giả mà còn thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng của các nhà làm phim. Ông Tạ Mạnh Hoàng cho rằng phim hoạt hình phải đồng hành với các nhãn hàng, tạo ra một hệ sinh thái xung quanh thì mới phát triển bền vững được. Cũng như các thương hiệu hoạt hình nổi tiếng thế giới, để đi đường dài, hoạt hình Việt Nam đang chủ trương phát triển các IP – intellectual property (sản phẩm trí tuệ được pháp luật bảo vệ) ghi dấu ấn trong lòng khán giả.Tại diễn đàn, các chuyên gia cũng đã thảo luận chia sẻ về thách thức trong sản xuất nội dung và cách thức xây dựng chiến lược nội dung tại thị trường Việt Nam của các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và hoạt hình đã mở ra những góc nhìn mới mẻ về ngành công nghiệp văn hóa trị giá hàng tỉ đô này. Sự kiện thu hút nhiều sự quan tâm từ các đơn vị phân phối và thu mua nội dung trên thế giới, giải quyết được nhiều khó khăn vướng mắc cho những nhà làm phim cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh nội dung trên các nền tảng phát hành.Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) thành lập tháng 12/2022, trực thuộc Hội truyền thông số Việt Nam. Đến nay DCCA đã kết nạp 51 hội viên trong nước và quốc tế. Năm 2024, DCCA đặt mục tiêu tiếp tục phát triển đạt 100 hội viên mới nhằm củng cố và nâng cao giá trị của ngành sáng tạo nội dung số tại Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển bền vững thông qua việc tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời, DCCA sẽ tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024. | https://nhandan.vn/xu-huong-phat-trien-noi-dung-hoat-hinh-o-thi-truong-viet-nam-post813297.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"hoạt hình Việt Nam",
"Nội dung số",
"Hội truyền thông số Việt Nam",
"công nghiệp văn hoá",
"Teleffilm2024"
]
} |
Khai mạc Tuần lễ Chào hè năm 2024 với chủ đề “Vui hè cùng sách” | NDO -Sáng 31/5, tạiĐường Sáchthành phố Thủ Đức, Ban Chỉ đạo hè thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) và Ban Quản lý Đường Sách thành phố Thủ Đức tổ chức khai mạc Tuần lễ Chào hè năm 2024 với chủ đề “Vui hè cùng sách”. | Theo ban tổ chức, Tuần lễ Chào hè năm 2024 có nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích như: Giới thiệu các tựa sách thiếu nhi nên đọc trong hè; chương trình giao lưu, vui chơi cùng thiếu nhi thông qua sân chơi “Du hành vui cùng sách” với nhiều chuyên đề như “Yêu quê hương đất nước qua từng trang sách”, “Đến thăm thành phố em”; Kể chuyện tương tác với các chủ đề “Thanh thiếu nhi làm theo lời Bác”; Giao lưu Gieo mầm tính cách cho học sinh, giao lưu chuyên đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh vật biển; các sân chơi khoa học, trải nghiệm với mô hình in 3D, tô tượng, đào khảo cổ…Ngoài ra, các em thiếu nhi còn được tham gia sân chơi biểu diễn nghệ thuật đặc sắc vào các ngày cuối tuần như: Giao lưu âm nhạc “Hương mùa hè”, “Thanh âm mùa hạ”, “Âm nhạc và văn chương”.Đặc biệt, Tuần lễ Chào hè 2024 có nhiều sân chơi miễn phí dành cho thiếu nhi như khu đọc sách cộng đồng; tổ hợp các trò chơi dân gian như ô ăn quan, banh đũa, lựa đậu, nhảy lò cò, thảy vòng, lắp gỗ, lắp ráp lego, vẽ chậu, trồng cây, vẽ ký họa chân dung, tò he, bong bóng nghệ thuật cùng chú hề, bé trải nghiệm tô màu chuồn chuồn tre, viết chữ thư pháp…Đây là nét đặc sắc của chuỗi hoạt động Hè tại Đường Sách thành phố Thủ Đức nhằm mang trò chơi dân gian đến với các em thiếu nhi một cách nhẹ nhàng, gần gũi và tạo sân chơi ý nghĩa, bổ ích.Tặng quà cho các em tại lễ khai mạc.Tại lễ khai mạc, Đường Sách thành phố Thủ Đức đã trao 200 đầu sách cho điểm sinh hoạt hè khu phố 3, phường Hiệp Phú và Lớp học tình thương phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức cũng trao 10 triệu đồng kinh phí hỗ trợ tổ chức sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi phường Hiệp Phú.Các em thiếu nhi đọc sách tại Đường Sách thành phố Thủ Đức.Ngoài ra, Đường Sách thành phố Thủ Đức vẫn thường xuyên phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu tri thức của bạn đọc với những sân chơi định kỳ như Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh - nơi học tập, trải nghiệm và tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chương trình Tư vấn pháp luật miễn phí vào cuối tuần; Chuyến tàu công nghệ và Toa tàu Khởi nghiệp thanh niên.Trong khuôn khổ hoạt động hè, các đơn vị tại Đường Sách thành phố Thủ Đức còn giới thiệu đến cho bạn đọc những tựa sách hay nên đọc trong mùa hè này như: Giữ cho rừng mãi xanh, Tuổi thơ của mẹ, Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng qua những tư liệu lịch sử; Người trồng rừng, Tommy cá sấu nhỏ, Nhìn lại cuộc sống đẹp biết bao, Mũ nồi xanh Việt Nam, Chuyện hay sử Việt - Thời cổ không chỉ là huyền sử, Hùm xám qua sông, Chiến binh vì hành tinh xanh, Lời ru của mẹ, Truyện kể một năm vòng quanh thế giới…Các em thiếu nhi tìm sách mới Đường Sách thành phố Thủ Đức trong lễ khai mạc Tuần lễ Chào hè 2024.“Đường Sách thành phố Thủ Đức mong muốn đem đến cho các em thiếu nhi một không gian văn hóa tuyệt vời với những đầu sách hợp lứa tuổi, đồng thời cũng tạo cơ hội để các bậc phụ huynh lựa chọn hàng ngàn tựa sách hay, phong phú như một món quà ý nghĩa dành cho các em thiếu nhi dịp hè 2024”- Bà Nguyễn Ánh Tuyết - Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. | https://nhandan.vn/khai-mac-tuan-le-chao-he-nam-2024-voi-chu-de-vui-he-cung-sach-post811999.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh",
"Thành phố Hồ Chí Minh",
"đường sách",
"Tết Thiếu nhi"
]
} |
1.000 diễn viên, nghệ sĩ tham gia chương trình nghệ thuật “Chuyến tàu huyền thoại” | NDO -Suốt nhiều ngày qua, hơn 1.000 diễn viên, nghệ sĩ cùng ekip gần 500 nhân viên, kỹ thuật, hậu trường… đã làm việc, tập luyện ngày đêm để chuẩn bị cho chương trình nghệ thuật“Chuyến tàu huyền thoại”, show diễn đặc biệt Dòng sông kể chuyện - mùa 2, khai mạc Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024 | Chương trình do đạo diễn Lê Hải Yến đảm nhiệm vai trò Tổng đạo diễn, chị từng thành công rực rỡ với “Dòng sông kể chuyện”mùa đầu tiênnăm 2023. Cùng với Lê Hải Yến là những tên tuổi lớn trong các chương trình nghệ thuật như đạo diễn Phạm Hoàng Nam, đạo diễn âm nhạc Đức Trí, Tổng biên đạo Tấn Lộc, Cố vấn kỹ thuật - nghệ nhân Văn Tòng, được biết đến là bậc thầy về sân khấu và đạo cụ ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thơ Vi Thuỳ Linh tham gia viết lời bình...Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cho biết, thông qua nghệ thuật, vở đại vũ kịch với sự kết hợp các yếu tố sân khấu hiện đại, tối tân vừa mang tính trình diễn nghệ thuật cao, vừa khắc ghi vào trái tim người xem về một câu chuyện lịch sử của TP Hồ Chí Minh, của đất nước dễ hiểu, dễ ghi nhớ và dễ dàng làm lay động trái tim khán giả… Show diễn cũng mang tính giải trí cao, phù hợp mọi đối tượng khán giả, trong đó có khán giả trẻ.Tổng đạo diễn Lê Hải Yến tại hiện trường.Theo Tổng đạo diễn Lê Hải Yến, chương trình gồm nhiều phần trình diễn với ý tưởng độc đáo, táo bạo. Bối cảnh được thay đổi và di chuyển lúc ở trên bờ, lúc ở dưới sông, lúc trên tàu gây bất ngờ.Lần đầu tiên, một sân khấu chuyển động liên tục diễn ra trên bến cảng với những đạo cụ không chỉ lớn về kích thước như những con tàu như tàu thật, những container như thật, rồi các loại máy móc mô phỏng máy đóng tàu… đã phải huy động số lượng nhân viên kỹ thuật hàng trăm người, khớp nối kịch bản chính xác đến từng chi tiết nhỏ.Các mô hình được mô phỏng chân thực.Hệ thống đạo cụ phức tạp được mô phỏng chân thực từ những nghiên cứu lịch sử kỹ lưỡng, sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố lịch sử, giải trí, nghệ thuật trình diễn cao… Chưa kể, hiếm có chương trình nào thiết kế hàng nghìn bộ phục trang cho mỗi màn diễn khác nhau, các trang phục đều đo ni đóng giày cho từng diễn, viên, nhân vật…Ê kíp thực hiện chương trình cùng các nghệ sĩ, diễn viên, nhà sản xuất đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, khi thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường việc thi công các hạng mục sân khấu phức tạp ở ngoài trời gặp nhiều trở ngại… Tuy nhiên, tất cả đều tập trung 100% thời gian, và nói như Tổng đạo diễn Lê Hải Yến là làm việc với đến 500% công lực, sức lực cho chương trình. Mỗi ngày, hàng nghìn nghệ sĩ, diễn viên tập luyện bắt đầu từ đầu giờ chiều đến xuyên đêm, nhiều hôm đến 5 giờ sáng.Hàng nghìn nghệ sĩ, diễn viên tích cực tập luyện.Show diễn Dòng sông kể chuyện - mùa 2 “Chuyến tàu huyền thoại” đan cài giữa nghệ thuật và yếu tố lịch sử, lại biến hoá không ngừng… cho nên đòi hỏi việc tập luyện căng sức, kỹ lưỡng, công phu, chi tiết… Vì vậy mỗi nghệ sĩ, diễn viên, quần chúng đều phải rất nghiêm túc, khổ luyện.Trong vai trò Giám đốc âm nhạc chương trình, nhạc sĩ Đức Trí cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một chương trình đặc biệt về lễ hội. Là một người dân của thành phố, thật lòng tôi thấy mình rất hân hạnh được tham gia chương trình này. Ý nghĩa lịch sử của chương trình là lý do quan trọng để tôi nhận lời”.Con tàu cũng trở thành sàn diễn.Đạo diễn Phạm Hoàng Nam với vai trò đạo diễn sân khấu chia sẻ, chương trình năm nay khó hơn, nhiều thách thức hơn về thể loại khi Tổng đạo diễn Lê Hải Yến lựa chọn nhạc kịch - thể loại thường trình diễn trong nhà hát, âm thanh, hát, diễn và khán giả cần nghe - xem ở cự ly gần, thì ở đây là sân khấu rộng ngoài trời, xa khán giả, phải làm thế nào để người xem vẫn thấy gần gũi, nghe, xem, cảm, hiểu được câu chuyện… Nhưng anh tin với tình yêu thành phố, đất nước, với tài năng và trách nhiệm của toàn bộ ê-kíp, chương trình sẽ để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả.Tổng Biên đạo Tấn Lộc cho biết, ekip quyết định sử dụng nhiều loại hình về biểu diễn trong múa như múa đương đại, jazz, hiphop, ballet… để thể hiện các nội dung, các chương trong chương trình. Ngoài ra, chương trình còn sử dụng ngôn ngữ xiếc, động tác thủ ngữ của người khiếm thính… Dù rất nhiều thách thức nhưng anh bày tỏ niềm tin với quyết tâm của những người yêu nghề và làm nghề, yêu thành phố này, anh và ekip cố cùng nhau thực hiện chương trình hay nhất có thể.Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dòng sông kể chuyện” mùa 2 với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” sẽ diễn ra lúc 20 giờ đến 21 giờ 30 ngày 31/5 tại Khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn. Chương trình sẽ tái hiện và tôn vinh lịch sử hào hùng của sông Sài Gòn thông qua câu chuyện về những chuyến tàu. | https://nhandan.vn/1000-dien-vien-nghe-si-tham-gia-chuong-trinh-nghe-thuat-chuyen-tau-huyen-thoai-post811877.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Dòng sông kể chuyện",
"Chuyến tàu huyền thoại",
"Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh",
"đạo diễn Lê Hải Yến"
]
} |
Độc đáo Lễ hội cầu Ngư truyền thống Đà Nẵng năm 2023 | NDO -Sau thời gian hơn 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sáng nay (10/2), Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng long trọng tổ chức Lễ hội Cầu ngư truyền thống năm 2023. | Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.Lễ hội Cầu ngư gắn với tín ngưỡng thờ cúng Thần Nam Hải, lấy hình tượng cá Ông - vị thần biển hộ mệnh của ngư dân. Đối với đời sống cộng đồng miền biển, Lễ hội Cầu ngư là lễ trọng lớn nhất trong năm, vừa cầu mù-cầu ngư, tế ngư thần, bày tỏ khát vọng một năm “Trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”.Lãnh đạo địa phương dâng hương.Tại thành phố Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.Lễ hội truyền thống quận Thanh Khê diễn ra trong ba ngày tại khu vực bãi biển đường Nguyễn Tất Thành thuộc địa bàn phường Thanh Khê Đông và Xuân Hà.Sáng nay (10/2) là phần chính của Lễ hội với nghi Lễ nghinh thần và khai mạc Lễ hội cầu ngư truyền thống quận theo đúng phong tục, tập quán của cha ông để lại.Các bậc lão thành với phần nghi lễ tôn nghiêm nhất của lễ hội.Phần hội được tổ chức đan xen nhiều hoạt động mang đậm tính dân gian của làng chài như: đan lưới, gánh cá, ngoáy thúng, hát tuồng, hô hội bài chòi… ; những môn thể thao vận động trên biển: biểu diễn dù lượn, mô-tô lướt sóng,...Ngoài ra, Ban Tổ chức tổ chức các gian trưng bày như: mô hình, hình ảnh với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, gian hàng trưng bày sản phẩm thủy hải sản và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản của nhân dân 3 phường ven biển, các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của 10 phường trên địa bàn quận.Tuổi trẻ quận Thanh Khê tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Lễ hội.Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Nguyễn Hữu Công, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thanh Khê, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội cho biết: “Việc bảo tồn và phát huy lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo tồn các giá trị vốn có như giá trị tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật…, đồng thời đề cao giá trị kết nối cộng đồng trong đời sống hiện đại, tạo điểm hẹn văn hóa đặc sắc cho du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương"."Sau lễ hội cầu ngư này, những chiếc thuyền sẽ hanh thông vượt sóng, những mẻ cá bội thu sẽ nườm nượp đổ về, một năm mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân được bình yên, no ấm... Lễ hội là bằng chứng vật chất, tinh thần xác thực về ứng xử với biển đảo của người dân Thanh Khê từ bao đời nay, khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển”, ông Công nhấn mạnh.Các hoạt động sôi nổi diễn ra trên biển.Quận Thanh Khê có chiều dài bờ biển hơn 4,3km, đời sống người dân gắn liền nền kinh tế biển lâu đời. Năm 2006, nhằm phát huy hoạt động lễ hội đúng hướng, lành mạnh, vừa văn minh, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, Ủy ban nhân dân quận và các phường ven biển Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Xuân Hà đã nâng tầm tổ chức lễ hội Cầu ngư lên cấp quận với quy mô, hình thức và nhiều hoạt động phong phú. | https://nhandan.vn/doc-dao-le-hoi-cau-ngu-truyen-thong-da-nang-nam-2023-post738223.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Lễ hội",
"cầu Ngư",
"Đà Nẵng",
"năm 2023"
]
} |
Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam | Tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội), từng có nhiều năm công tác và ghi dấu ấn ở lĩnh vực ngoại giao, giáo dục, xúc tiến thương mại, ít ai nghĩ sau này tiến sĩ, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển lại lựa chọn con đường trở thành người thực hành, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Với ông, đây là lẽ sống, cũng là sứ mệnh của người luôn khao khát quảng bá vẻ đẹp văn hóa truyền thống đất nước đến với bạn bè quốc tế. | Sinh ra tại làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội), trong một gia đình có truyền thống thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, ngay khi còn nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển đã được ông bà, cha mẹ cho đi dự nhiều khóa lễ, giá hầu, cho nên những mảng màu rực rỡ của nghi thức diễn xướng, hình ảnh cao đẹp của những vị thánh nhân đất Việt đã thu hút và in sâu vào tâm trí ông từ những ngày thơ bé.Mỗi lần đến đền, phủ, cậu bé Nguyễn Đức Hiển lại tìm thấy một cảm giác an yên, tĩnh tâm đặc biệt. Hễ cứ rảnh rỗi, cậu lại rủ bạn bè lên phủ Tây Hồ hoặc tới các đền, phủ vãn cảnh. Tình yêu với tín ngưỡng thờ Mẫu cứ thế được hình thành và lớn dần trong nghệ nhân như một lẽ tự nhiên.Ấy cũng là lý do dù tốt nghiệp đại học loại giỏi, đủ điều kiện ở lại trường giảng dạy, tiếp đó có tới 6 năm công tác ở Bộ Ngoại giao với vai trò cán bộ thương vụ ở Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, từng trúng học bổng học thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục và văn hóa tại Thụy Điển, học thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tại Australia, tiếp đó là tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục tại Pháp, thậm chí có cả một công ty riêng chuyên về đào tạo quốc tế và tư vấn du học, ông vẫn quyết định trở thành một đồng thầy từ năm 2005.Điều đáng trân trọng là bên cạnh việc tham gia bảo tồn giá trị văn hóa thờ Mẫu thông qua thực hành tín ngưỡng, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển còn là một trong những gương mặt tích cực nhất trên hành trình đưa vẻ đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu vượt qua biên giới Việt Nam.Với khả năng ngoại ngữ, kỹ năng ngoại giao đã được tôi luyện trong suốt quá trình trưởng thành, ông thường được các tổng lãnh sự, đại sứ quán, tổ chức giao lưu văn hóa quốc tế mời sang các nước giới thiệu về văn hóa thờ Mẫu Việt Nam, đặc biệt từ khi Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.Đến với các quốc gia như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ..., nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển thường trực tiếp chia sẻ bằng tiếng Anh về vẻ đẹp của di sản, về tính cách, công trạng của các vị thánh tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ Mẫu, sau đó cùng các cung văn, hầu dâng diễn xướng nghi thức hầu đồng để bạn bè quốc tế cảm nhận rõ hơn giá trị cũng như vẻ đẹp về cả trang phục, âm nhạc... trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu."Trong không gian vừa mang màu sắc tâm linh, vừa thấm đẫm giá trị nghệ thuật, khoảng cách giữa những con người ở các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau dường như bị xóa nhòa. Những người bạn nước ngoài khi xem diễn xướng tỏ ra đặc biệt thích thú, nhất là với yếu tố âm nhạc trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Đây là điều khiến tôi vô cùng tự hào" - nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển chia sẻ.Ông cũng tham gia nhiều hội thảo, tọa đàm về tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, đóng góp nhiều tham luận, bài báo, bài nghiên cứu liên quan, đồng thời là gương mặt quen thuộc của các kênh truyền hình trong nước, quốc tế với những trao đổi về văn hóa tâm linh.Ông còn là người đầu tiên đưa khăn chầu, áo ngự lên sàn diễn thời trang quốc tế trong chương trình "Tuần lễ thời trang và làm đẹp quốc tế tại Việt Nam". Cảm giác như, ông chưa từng bỏ lỡ bất kỳ một "cánh cửa" nào để quảng bá vẻ đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu. Dù ở bất kỳ "sân chơi" nào, người ta cũng luôn bắt gặp một nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển luôn cháy hết mình với tình yêu di sản văn hóa mà ông đã chọn làm lẽ sống.Đặc biệt, với mong muốn tạo ra một không gian tâm linh ấm cúng để mọi người đến hành lễ có cảm giác như được trở về nhà, cũng là không gian văn hóa để học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, du khách quốc tế có thể đến tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển đã dành tâm huyết xây dựng phủ Tiên Hương (xóm 7, xã Phú Cát, Quốc Oai, Hà Nội) từ năm 2013.Phủ được xây và hoàn thiện trong suốt 3 năm, với cấu trúc ngôi điện hình chữ Đinh và hai nhà ngang thờ thần linh, Thành Hoàng cùng tổ tiên các dòng họ. Khu thờ chính của phủ được xây dựng với hai tầng. Tầng một là nơi trưng bày các đồ đạc tâm linh và phòng tiếp khách, trang trí theo lối cổ điển và hiện đại. Tầng hai là hệ thống điện phủ thờ Thánh và thờ Mẫu Liễu Hạnh, có 5 gian thờ chính, mỗi ban thờ đều có các cửa võng, hoành phi và câu đối theo lối cổ Việt Nam.Năm 2018, khi thực hiện chương trình "Destination Hanoi", kênh truyền hình nổi tiếng CNN của Mỹ đã lựa chọn phủ Tiên Hương cùng phần trình diễn hầu đồng của nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển tại phủ để phát sóng giới thiệu về tín ngưỡng dân gian độc đáo của Việt Nam.Tháng 10/2023, phủ Tiên Hương được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chứng nhận là Di sản văn hóa tâm linh. Và mới đây, tháng 1/2024, phủ vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận xác lập kỷ lục là phủ thờ Mẫu có hệ thống cửa võng độc đáo, trang trí nhiều họa tiết chư Tiên, chư Thần, chư Thánh trong hệ thống Tam phủ, Tứ phủ.Không chỉ là người nổi tiếng trong giới hoằng dương thờ Mẫu, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển còn là nhà nghiên cứu về Phật giáo. Ông hiện đang là nghiên cứu sinh Phật học tại Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội.Ông cho biết, càng nghiên cứu, ông càng nhận thấy sự giao thoa, hòa quyện giữa tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam và đạo Phật. "Bằng chứng cho thấy chùa nào thờ Phật thì hay có ban Mẫu, ngược lại đền nào thờ Thánh Mẫu cũng đều có ban thờ Phật. Đây là nét rất hay và độc đáo của văn hóa Việt Nam" - nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển cho hay. Chưa bao giờ hết tâm huyết với công tác giáo dục, ông là diễn giả quen thuộc được nhiều trường đại học mời chia sẻ về những giá trị cốt lõi của đạo Phật, tín ngưỡng thờ Mẫu, từ đó bồi đắp tâm hồn, lối sống tích cực cho học sinh, sinh viên Việt Nam.Ông thường xuyên có những buổi tư vấn cho đối tượng người trưởng thành là phụ huynh hay doanh nhân về kỹ năng sống, cách nắm bắt tâm lý con cái, cách xây dựng văn hóa, hình ảnh doanh nghiệp... Trước tình trạng xuất hiện những hiện tượng tâm linh mang màu sắc mê tín trên không gian mạng xã hội thời gian qua, nghệ nhân Nguyễn Đức Hiển đang xây dựng kênh YouTube cá nhân để chia sẻ kiến thức về văn hóa tâm linh, góp phần bài trừ những biểu hiện mê tín dị đoan cũng như những cách hiểu sai khi thực hành tín ngưỡng. | https://nhandan.vn/lan-toa-ve-dep-van-hoa-tin-nguong-tho-mau-viet-nam-post798514.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Tín ngưỡng",
"Nghệ nhân",
"Hầu đồng"
]
} |
Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X, Khu vực I | NDO -Tối 8/4, tạiThành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Chính trịQuân đội nhân dân Việt Namtổ chức khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X năm 2024 tại Khu vực I. | Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên Lần thứ X năm 2024, chủ trì khai mạc.Cùng dự có đồng chí Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; các đại biểu lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng năm 2024.Các đại biểu tham dự Chương trình.Phát biểu khai mạc, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết khẳng định: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 nămNgày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, 138 năm Ngày Quốc tế Lao động, 70 nămChiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.Liên hoan Nghệ thuật quần chúng là dịp quy tụ, biểu dương sức mạnh phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng của lực lượng vũ trang, môi trường giáo dục đào tạo và các tổ chức Đoàn thanh niên trong cả nước; nhằm tạo nên một sự kiện giao lưu văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng đến đồng bào, chiến sĩ cả nước về tinh thần đoàn kết quân-dân, về truyền thống vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân, về sức mạnh tổng hợp trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và những cống hiến, thành tựu của lực lượng vũ trang, nhân dân cả nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt NamLiên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X năm 2024 tại Khu vực I quy tụ 24 đoàn tiêu biểu thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang, thanh niên, sinh viên, cơ quan chức năng địa phương phía nam. Liên hoan diễn ra từ nay đến hết ngày 14/4. Ban Tổ chức Liên hoan sẽ tiến hành công diễn, tổng kết, bế mạc và trao giải vào lúc 19h00 đến 22h00 ngày 14/4.Các tiết mục được dàn dựng công phu, sáng tạo, đã nhận được nhiều tình cảm tốt đẹp, sự đánh giá cao của Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, các đơn vị bạn cũng như khán giả Thành phố Hồ Chí Minh.Sau chương trình khai mạc, Đoàn Nghệ thuật quần chúngBộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minhtham gia thi diễn đầu tiên. Với chủ đề “Đất thép nở hoa” gồm 7 tiết mục như múa, tiểu phẩm, đơn ca, song ca, tốp ca, liên khúc… được cán bộ, diễn viên của đoàn phản ánh sâu sắc đặc trưng của văn hóa miền Đông Nam Bộ, mang tính giáo dục, tính Đảng, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; đưa khán giả trở về những ngày tháng hào hùng, miền đông gian lao mà anh dũng.Kế thừa và phát huy những phẩm chất cao đẹp của cha anh, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay đang bồi đắp, hội tụ thêm nhiều giá trị của thời đại mới. | https://nhandan.vn/khai-mac-lien-hoan-nghe-thuat-quan-chung-luc-luong-vu-trang-va-thanh-nien-sinh-vien-lan-thu-x-khu-vuc-i-post803804.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng",
"lực lượng vũ trang",
"Quân đội nhân dân Việt Nam"
]
} |
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu lịch sử Cao Văn Liên | NDO -Dư âm khi đọc "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng" của tác giả Cao Văn Liên đọng lại trong lòng bạn đọc là niềm tự hào vô bờ bến vềChiến thắng Điện Biên Phủ; là chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử vượt tầm thời đại - trở thành biểu tượng cho ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm, trí tuệ thông minh, lối sống trọng nhân nghĩa của người Việt Nam. | Chiến thắng Điện Biên Phủcách đây tròn 70 năm đã đặt dấu chấm hết sự xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và toàn cõi Đông Dương. Chiến dịch kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ với bao hy sinh, gian khổ của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác viết về lịch sử đấu tranh cách mạng. Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng (Nxb Hồng Đức, H.2022) - tập sách thứ tám trong bộ tiểu thuyết nhiều tập diễn giải trường kỳ trải mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc mang tên Việt Nam diễn nghĩa (Nxb Hồng Đức, 2019-2023) của tác giả-nhà nghiên cứu lịch sử Cao Văn Liên không nằm ngoài dòng chảy của nguồn cảm hứng này.Với 11 chương, tác phẩm "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng" đã tái hiện sinh động toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ từ khi mở màn đến khi kết thúc thắng lợi vẻ vang. "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng" được viết với phương thức luận giải vấn đề lịch sử theo cách phi hư cấu. Và đây cũng là phương thức chủ đạo chi phối toàn bộ quá trình phục dựng diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ - một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc.Tác giả Cao Văn Liên đã tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ trong tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử viết văn, chứ không phải là nhà văn viết lịch sử. Có thể coi đây là sự tìm tòi sáng tạo, thể hiện một hướng đi riêng về cách tiếp cận lịch sử của Cao Văn Liên.Vì thế, với văn phong giản dị, khúc chiết, tình tiết rõ ràng, tôn trọng sự thật, lôi cuốn, hấp dẫn, tác phẩm "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng" đã giúp bạn đọc ngược dòng thời gian, xúc động, hồi hộp hòa mình vào không khí những năm tháng hào hùng toàn quân và toàn dân đoàn kết một lòng quyết chiến đấu đến cùng giành độc lập dân tộc.Tác phẩm đã gửi đến bạn đọc những diễn ngôn mang tính giao thoa giữa hai thể loại văn-sử, đây là cách kết hợp vốn khá quen thuộc trong tiến trình văn học dân tộc. Tuy nhiên, những chất liệu lịch sử được công phu sưu tầm, chọn lọc và được diễn giải qua tư duy lý luận lịch sử của tác giả đã khiến tác phẩm vang lên những thông điệp vừa mang ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc."Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng" với số liệu minh chứng phong phú, mang tính chân thực lịch sử tác giả đã phác họa đậm nét một bức tranh hoành tráng của thế trận hai bên trong cuộc giao chiến không cân sức.Xét về mọi phương diện (con người, trang thiết bị, vũ khí, khí tài tác chiến...) quân đội Pháp ở trong thế mạnh và chủ động. Chính phủ Pháp và các tướng lĩnh của họ đã quyết tâm dồn toàn lực cho Điện Biên Phủ: “Xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm kiên cố, vững mạnh với trang bị những vũ khí hiện đại bậc nhất hiện nay, nhử quân đội Việt Minh tới đánh, sập bẫy xuống” (tr.39). Quân đội Việt Minh trang bị vũ khí thô sơ, thiếu thốn, khó khăn, ở thế bất lợi hơn đối phương rất nhiều. Tuy nhiên, trong trận chiến sinh tử mang tính quyết định sự thành bại này quân và dân Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang, ghi một trang vàng chói lọi vào lịch sử của dân tộc-một chiến thắng khiến cả nhân loại phải ngưỡng mộ và khâm phục.Tin liên quanNhiều chương trình ấn tượng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lên sóng VTVCâu hỏi “Vì sao chúng ta chiến thắng” cho đến hôm nay vẫn được đặt ra và câu trả lời bạn đọc có thể tìm thấy một cách thỏa đáng qua "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng".Điện Biên Phủ là một cuộc đấu trí về nghệ thuật quân sự giữa người Pháp và người Việt Nam. Quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ (mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã có đường lối chính trị, chiến lược, chiến thuật quân sự khoa học, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh khách quan của lịch sử lúc đương thời.Sự lựa chọn phương án tác chiến linh hoạt và luôn luôn đúng của người chỉ huy trong cuộc đấu trí căng thẳng, cam go với đối phương chính là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất để quân và dân ta chuyển đổi thế trận từ bị động khó khăn, bế tắc sang thế chủ động, phản công, giáng những đòn sấm sét phá tan toàn bộ hệ thống cứ điểm kiên cố của kẻ thù, đập tan cuồng vọng và huyền thoại về cái gọi là “sức mạnh quân sự tối ưu của Đại Pháp” khiến chúng không kịp trở tay, buộc phải kết thúc chiến tranh.Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của tinh thần yêu nước nồng nàn; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Ý chí quyết chiến quyết thắng, quả cảm, sẵn sàng hy sinh của nhân dân thuộc đủ mọi tầng lớp và chiến sĩ nơi chiến trường đã làm nên một sức mạnh mà không kẻ thù nào có thể kháng cự được.Tác giả Cao Văn Liên đã thành công trong những trang văn tái hiện sức mạnh vĩ đại của chiến tranh nhân dân đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ - chiến thắng kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là trí tuệ minh triết trong chiến lược, chiến thuật quân sự, ý chí chiến đấu, bản lĩnh cách mạng kiên cường và tinh thần đoàn kết, sự dấn thân quên mình cho sự tồn sinh của đất nước của quân-dân Việt Nam anh hùng.Bên cạnh những nội dung trên, những con số “biết nói” được liệt kê trung thực trong "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng" còn mang đến cho bạn đọc nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc.Chiến tranh khốc liệt và hệ lụy của nó thật nặng nề. Về phía Pháp, đó là sự thất bại nhục nhã; 16.000 lính tinh nhuệ của họ luôn chìm trong nỗi sợ hãi, lo âu hoảng loạn và phải bất lực chịu cái chết uổng, phơi thây nơi chiến trường xa xôi đất khách quê người - họ thực chất là nạn nhân đáng thương bởi tham vọng điên cuồng của những kẻ độc tài cho mình quyền được đi thống trị và gây đau khổ cho các dân tộc khác.Về phía quân và dân ta, để giành được chiến thắng, cả một thế hệ người Việt Nam đã vượt qua trùng trùng lớp lớp khó khăn gian khổ, hiểm nguy để sống và chiến đấu kiên cường, bất khuất vì sự nghiệp bảo vệ đất nước. Trên từng mét đất nơi chiến trường Điện Biên Phủ thấm đẫm máu đào của hàng ngàn người đã ngã xuống - đó là sự mất mát đau thương và hy sinh vô bờ bến của những anh hùng đã quả cảm xông pha và sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân vì độc lập dân tộc.Chiến tranh qua đi, vết thương còn lại mãi... Hôm nay, mỗi ngày được sống bình an, hạnh phúc là mỗi ngày thế hệ sau không được phép lãng quên sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa.Dư âm "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng" của tác giả Cao Văn Liên đã đọng lại trong lòng bạn đọc là niềm tự hào vô bờ bến về chiến thắng Điện Biên Phủ; là sự thấm thía và thấu hiểu vì sao chiến dịch Điện Biên Phủ trở thành huyền thoại của quân đội nhân dân Việt Nam, là chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử vượt tầm thời đại - trở thành biểu tượng cho ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm, trí tuệ thông minh, lối sống trọng nhân nghĩa của người Việt Nam.Điện Biên Phủ trở thành bản hùng ca chiến thắng chung cho của tất cả các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới. | https://nhandan.vn/chien-thang-dien-bien-phu-duoi-goc-nhin-cua-nha-nghien-cuu-lich-su-cao-van-lien-post806777.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Điện Biên Phủ",
"Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng",
"Chiến dịch Điện Biên Phủ",
"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ"
]
} |
"Những sắc màu cuộc sống” qua nét vẽ thiếu nhi Hà Nội | NDO -Sáng 20/5, tại Trường phổ thông Liên cấp Alfred Nobel, hàng trăm học sinh tiểu học, trung học cơ sở đã tham gia thể hiện tài năng và niềm yêu thíchhội họatại cuộc thi vẽ tranh và triển lãm, với chủ đề “Những sắc màu cuộc sống” lần thứ hai. | Cuộc thi do Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn hóa Việt Nam phối hợp hệ thống Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel tổ chức thường niên, nhằm khơi dậy và bồi dưỡng năng khiếu, đam mê sáng tạo nghệ thuật của các em thiếu niên, nhi đồng; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện phát triển hoạt động mỹ thuật trong và ngoài nhà trường. Sự kiện thu hút đông đảo học sinh độ tuổi từ 6-13 từ nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô.Phát biểu khai mạc cuộc thi, Trưởng Ban tổ chức, Giám đốc điều hành Alfred Nobel School Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh: “Với chủ đề được đưa ra là “Những sắc màu cuộc sống”, các thí sinh có thể gửi gắm những ý tưởng, những thông điệp tích cực về cuộc sống qua góc nhìn của mình. Những em có bài thi đạt giải sẽ được trao Chứng nhận của Ban Vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn hóa Việt Nam, được lựa chọn và trao các suất học bổng giá trị để tiếp tục phát triểnnăng khiếu nghệ thuật"."Và sau cuộc thi, các tác phẩm đặc sắc nhất sẽ được trưng bày trong không gian triển lãm tại Trường Alfred Nobel để tôn vinh các gương mặt tài năng trong lĩnh vực hội họa, lan tỏa các giá trị tốt đẹp tới các bạn học sinh Hà Nội", Giám đốc điều hành Alfred Nobel School Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh.Cuộc thi vẽ tranh góp phần tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho thiếu nhi Thủ đô.Trong thời gian thi khoảng 90 phút, các bạn nhỏ đã phát huy óc quan sát, trí tưởng tượng để tạo nên những bức vẽ đa dạng màu sắc và đề tài, từ chân dung những người thân yêu như: cha mẹ, thầy cô, gia đình, bạn bè… cho đến phong cảnh Hà Nội, danh lam thắng cảnh các vùng miền đất nước, lễ hội, thi đấu thể thao.Một số thí sinh mạnh dạn thử sức với phong cách khó hơn như tĩnh vật, trừu tượng, hoặc đề tài rộng lớn như bảo vệ môi trường và động vật hoang dã, thế giới giả tưởng trong tương lai...Hoạ sĩ Hải Kiên, giảng viên Trường đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, chủ biên sách giáo khoa Mỹ thuật lớp 2 (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm), Trưởng Ban giám khảo cuộc thi cho biết các tiêu chí chấm giải gồm: nội dung phù hợp với chủ đề và ý nghĩa cuộc thi, bố cục rõ ràng, phối hợp và chuyển đổi hài hòa giữa các sắc màu, ý tưởng mới mẻ gây ấn tượng sâu sắc…Là người tham gia biên soạn sách giáo khoa Mỹ thuật, họa sĩ Hải Kiên cũng chia sẻ rằng môn học mỹ thuật ngày càng được coi trọng đối với học sinh phổ thông thời đại ngày nay. Cùng các môn học khác, môn mỹ thuật góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện, hài hoà trí, đức, thể, mỹ.Đại diện Ban tổ chức trao hai giải Nhất cho em Đoàn Nhã Uyên (bên trái) và Ninh Văn Vũ (bên phải).Các thành viên khác của Ban giám khảo là những họa sĩ, chuyên gia có uy tín như: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Phó trưởng khoa Sư phạm Mỹ thuật, Trường đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; họa sĩ Nguyễn Thị Huyền, tác giả sách giáo khoa Mỹ thuật lớp 2,3,4 (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm); họa sĩ Khương Thị Thu Hiền, giảng viên Mỹ thuật, Hệ thống phổ thông Liên cấp Alfred Nobel.Sau khi đánh giá, trao đổi và chấm điểm, Ban giám khảo đã trao 2 giải Nhất cho các thí sinh Ninh Văn Vũ (10 tuổi, Trường trung học cơ sở Trần Đăng Ninh) và Đoàn Nhã Uyên (9 tuổi, Trường phổ thông Liên cấp Alfred Nobel). Có 3 giải Nhì và 8 giải Ba cũng được trao cho các em có tác phẩm xuất sắc. | https://nhandan.vn/nhung-sac-mau-cuoc-song-qua-net-ve-thieu-nhi-ha-noi-post753747.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"hội họa",
"mỹ thuật",
"họa sĩ nhí",
"thiếu nhi Hà Nội",
"Hà Nội",
"Trường Alfred Nobel",
"sắc màu cuộc sống"
]
} |
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương | Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch. | Từ 7 giờ, đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Phú Thọ, các địa phương và đông đảo người dân khắp mọi miền đất nước đã tề tựu trước sân hành lễ của Khu di tích Đền Hùng chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công khai sơn trị thủy, gây dựng cơ đồ, bảo vệ giang sơn gấm vóc.Hàng triệu con tim hướng về ngày Giỗ TổTrong tiếng nhạc lễ linh thiêng, cùng tiếng chiêng, tiếng trống vang vọng khắp núi Nghĩa Lĩnh hòa vào dòng người khiến cho không khí ngày chính lễ thêm trang nghiêm.Đúng 6 giờ 30 phút, đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước cùng khối nghi thức, đội rước kiệu, lễ vật đã khởi hành từ sân Trung tâmLễ hội Đền Hùng, tiến qua Nghi môn, đền Hạ, đền Trung lên đền Thượng.Đoàn hành lễ lên đỉnh Nghĩa Lĩnh linh thiêng. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)Đi đầu đoàn hành lễ là đội tiêu binh rước Quốc kỳ, cờ hội và vòng hoa mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước". Theo sau là các thiếu nữ mặc áo dài đỏ mang hương, hoa, lễ vật và 100 con Lạc, cháu Hồng trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnh liệt của dòng giống Tiên Rồng, cùng đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương, hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với truyền thuyết về vị hoàng tử Lang Liêu và quan niệm Trời tròn-Đất vuông của cha ông ta.Với mỗi người dân Việt Nam, dù già hay trẻ, dù ở miền ngược hay miền xuôi, câu ca dao "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10/3" đã ăn sâu vào trong tiềm thức.Lễ rước kiệu.Có mặt tại Đền Hùng từ 6 giờ, gia đình bà Trần Thị Cẩm (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) sửa soạn lễ vật được chế biến từ nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà để dâng cúng các Vua Hùng. Bà Cẩm cho biết, hằng năm, con cháu trong gia đình lại sum họp làm mâm cơm giỗ Tổ, năm nay gia đình bà về Đền Hùng để dâng lễ. Theo bà Cẩm đây cũng là dịp để gia đình trở với về cội nguồn dân tộc và ôn lại truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.Còn với ông Dương Đức Tường (thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), đây là lần đầu tiên được về với Đền Hùng, được thắp nén hương thơm tưởng nhớ công đức Tổ tiên. Ông chia sẻ: "Tôi có cảm tưởng như mình là những người con của mẹ Âu Cơ theo cha xuống biển, hôm nay được quay trở về sum vầy tại Đền Hùng”. Rất đông con cháu Lạc Hồng từ khắp mọi miền Tổ quốc cũng đã về đây tham dự lễ Giỗ Tổ, mọi người hòa vào nhau trong bầu không khí thật ấm áp, trang nghiêm và thành kính.Nhiều gia đình 3, 4 thế hệ từ phương xa cũng đã cùng nhau về với đất Tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng và sẽ dừng chân nhiều ngày tại Phú Thọ để tham quan vãn cảnh, tìm hiểu những di sản văn hóa độc đáo, thưởng thức những sản vật của địa phương.Đoàn rước kiệu lên Đền Hùng.Theo Ban Tổ chức, sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), chính quyền và nhân dân tỉnhPhú Thọthay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài tổ chức trọng thể lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Phú Thọ và các địa phương đã thành kính vào Thượng cung dâng hương, hoa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dựng nước để con cháu nối tiếp truyền thống Lạc Hồng xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh.Theo ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, để chuẩn bị chu đáo cho ngày Giỗ Tổ, hướng tới xây dựng một lễ hội mẫu mực cho cả nước, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực chỉ đạo bảo đảm lễ hội được tổ chức chu đáo, an toàn với phần lễ trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc. Phần hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, các sự kiện thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng đất Tổ.Tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua HùngĐoàn hành lễ lên đỉnh Nghĩa Lĩnh linh thiêng.Trong ngày Giỗ Tổ, ở khắp mọi miền đất nước, triệu triệu trái tim người Việt đều hướng về đất Tổ tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công khai sơn trị thủy, gây dựng cơ đồ, bảo vệ giang sơn gấm vóc. Cùng với Phú Thọ, nhiều địa phương trong cả nước, nơi có đền thờ Vua Hùng và hàng ngàn ngôi đền khác trên khắp Việt Nam cũng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ công ơn công đức tổ tiên.Theo các nhà nghiên cứu, tất cả chúng ta, dù người miền Bắc, miền Nam, miền Trung, dù người miền núi, miền xuôi, miền biển đều chung một bọc trứng của Âu Cơ. Đó là một mối quan hệ đặc biệt, chỉ dân tộc Việt Nam mới có. Vì vậy, giá trị sâu xa của tín ngưỡng Hùng Vương là sự gắn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt, những người có chung một cội, cùng chung một nguồn.Với niềm tin thành kính ấy, từ hàng nghìn năm qua, đời nối đời, thế hệ này sang thế hệ khác, cứ đến tháng 3, hàng triệu người dân đất Việt lại nô nức về Giỗ Tổ Hùng Vương, hướng về với lễ hội Đền Hùng tạiKhu di tích lịch sử Đền Hùng(xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước. Và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mãi mãi là biểu tượng của tinh thần dân tộc, cội nguồn sức mạnh, là cầu nối hữu hình cho niềm tin, niềm tự hào của người Việt về quá khứ hào hùng và hướng đến tương lai.Đoàn hành lễ lên đỉnh Nghĩa Lĩnh linh thiêng.Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày Quốc giỗ để nhắc nhở mỗi người con đất Việt về công đức lớn lao của các Vua Hùng đã có công dựng nước. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm được tổ chức cũng là một cách thức nhằm tái tạo tinh thần từ truyền thống, chuyển tải những nét sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ. Đây còn là dịp để mỗi người lắng trong đồng vọng ngàn xưa, cảm nhận sự thiêng liêng mảnh đất cội nguồn, những dấu son lịch sử chói lọi cùng bao dự cảm tốt lành về chặng đường phía trước. Đó chính là sức mạnh, niềm tin mà mỗi người có thể tìm thấy từ mảnh đất cội nguồn dân tộc.Đoàn hành lễ lên đỉnh Nghĩa Lĩnh linh thiêng.Ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, Đền Hùng được xác định là Trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh, lượng du khách hành hương về Đền Hùng bái Tổ ngày một đông. Hằng năm, vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã đón hàng triệu lượt du khách về Đền Hùng tham dự lễ hội.Năm nay, lượng du khách về Giỗ Tổ tăng cao hơn những năm trước, đặc biệt trước ngày chính hội lượng du khách đã tăng đột biến. Đây là thành công lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, là ý thức nguồn cội của hàng triệu người dân đất Việt, minh chứng cho sức sống, sự lan tỏa mạnh mẽ của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.Đoàn rước kiệu lên Đền Hùng. | https://nhandan.vn/khong-khi-linh-thieng-ngay-chinh-le-gio-to-hung-vuong-post805305.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Vua Hùng",
"Giỗ Tổ Hùng Vương",
"Đền Hùng",
"Hành lễ",
"Giang sơn gấm vóc",
"Núi Nghĩa Lĩnh",
"Dựng nước"
]
} |
Đêm nhạc thính phòng tại Pháp vì trẻ em mồ côi Việt Nam | NDO -Tối 7/6, tại Nhà hát Cortot ở thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp), diễn ra đêm nhạc thiện nguyện nhằm gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi ở Việt Nam, với sự tham gia trình diễn của nhiều nghệ sĩ, nhạc công thính phòng Pháp. | Tới hưởng ứng sự kiện có Tham tán Công sứĐại sứ quán Việt Nam tại PhápPhạm Thị Kim Yến, cùng đông đảo bà conkiều bào Việt Namvà công chúng Pháp.Phát biểu tại đêm nhạc, Tham tán Công sứ Phạm Thị Kim Yến bày tỏ sự xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Hội “Những người tài năng vì trẻ mồ côi Việt Nam” dành cho những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam.Những hành động ý nghĩa mà các thành viên trong hội, dù là bạn bè quốc tế hay người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, góp phần mang lại thêm nhiều hy vọng hơn cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là là trẻ em mồ côi tại Việt Nam.Bà Phạm Thị Kim Yến khẳng định, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để Hội “Những người tài năng vì trẻ mồ côi Việt Nam” và các hiệp hội có thể lan tỏa được những giá trị nhân văn tốt đẹp thông qua những chương trình đầy ý nghĩa hướng về Việt Nam.Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn ủng hộ các công tác thiện nguyện của kiều bào xa xứ hướng về quê hương. (Ảnh: KHẢI HOÀN)Đây là đêm nhạc thính phòng đầu tiên được tổ chức bởi Hội “Những người tài năng vì trẻ mồ côi Việt Nam,” do bà Susan Trần, một nữ doanh nhân Pháp gốc Việt, khởi xướng với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi của Pháp và Việt Nam như Eric Zorgniotti, Glen Roussel, Serge Hoffmann, Alain Hoàng Vũ...Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp, bà Susan Trần mong muốn đêm nhạc thính phòng thiện nguyện sẽ góp phần lan tỏa quy mô và hình thức hoạt động của các nhà hảo tâm.Hội “Những người tài năng vì trẻ mồ côi Việt Nam” ra đời từ sự thấu hiểu của bà Susan Trần, vốn lớn lên trong trại trẻ mồ côi tại Pháp từ năm 6 tuổi, trước sự khó khăn, vất vả của nhiều đứa trẻ đồng cảnh ngộ.Giám đốc nghệ thuật của đêm diễn, nhạc công violoncelle người Pháp Eric Zorgniotti bày tỏ niềm hạnh phúc khi được mời tham gia vào một chương trình nghệ thuật từ thiện đầy ý nghĩa cho các trẻ em mồ côi tại Việt Nam.“Với tư cách là một nghệ sĩ, tôi luôn mong muốn được làm những điều có ích cho cộng đồng và xã hội. Bằng âm nhạc, chúng tôi muốn chia sẻ niềm đam mê với các khán giả của mình, truyền tải thông điệp về hoà bình và tình thương giữa con người. Thông qua những hoạt động gây quỹ từ thiện này, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần giúp đỡ nhỏ bé để trẻ em mồ côi của Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển tốt hơn,” ông Eric Zorgniotti cho biết.Theo Giám đốc dự án của chương trình, ông Raymond Lê, tiết mục “Bài ca hy vọng” của nhạc sĩ Văn Ký khép lại đêm diễn đã nói lên tất cả những mong muốn, hy vọng những người nghệ sĩ, cũng như của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những trẻ mồ côi và người có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam. | https://nhandan.vn/dem-nhac-thinh-phong-tai-phap-vi-tre-em-mo-coi-viet-nam-post813403.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Đêm nhạc thính phòng",
"trẻ em mồ côi",
"trẻ em có hoàn cảnh khó khăn",
"Việt Nam",
"Nhà hát Cortot",
"Paris",
"Cộng hòa Pháp",
"đêm nhạc thiện nguyện",
"gây quỹ từ thiện",
"người Việt xa xứ"
]
} |
Ra mắt sách “Bản lĩnh Blouse trắng” | NDO -Ngày 26/2, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm 69 nămNgày Thầy thuốc Việt Namvà ra mắt sách “Bản lĩnh Blouse trắng”. | “Bản lĩnh Blouse trắng” (Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành) là ấn phẩm đặc biệt được chắp bút bởi đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên thuộcBệnh viện Dã chiến thu dung và Điều trị Covid-19 số 6.Cuốn sách không chỉ là tập văn ghi chép giàu tính thời sự mà đó còn là miền ký ức, là góc nhìn, tâm tư của những “người trong cuộc”, viết về những câu chuyện của một thời dã chiến khốc liệt nhưng anh dũng và giàu nghĩa tình đồng bào.Với độ dày gần 400 trang, “Bản lĩnh Blouse trắng” được chia thành 2 phần. Phần một - “Trái tim thầy thuốc” là những mảnh ghép ký ức của 30 tác giả đã tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 6 và Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp.Phần hai - “Ngòi bút và ống nghe” chính là những tác phẩm báo chí viết về Bệnh viện Dã chiến số 6, là góc nhìn của những người làm báo gắn bó, đồng hành cùng công cuộc chống dịch của thành phố.Giao lưu với các bác sĩ tại chương trình.Quay trở về những ngày tháng 4/2021, đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát với biến chủng Delta lây lan nhanh và diễn biến phức tạp đã đem đến nhiều thách thức cho ngành Y. Tổng cộng Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 32 Bệnh viện Dã chiến. Trong đó có bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 với quy mô 5.500 giường bệnh.Khi ấy lực lượng y tế được ví như những người lính cảm tử nơi tuyến đầu, họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người bệnh trong cơn thập tử nhất sinh. Sau tất cả những nỗ lực, dịch bệnh đã được đẩy lùi. Thế nhưng ký ức về những ngày “đỏ lửa” vẫn in sâu trong tâm trí của từng chiến sĩ blouse trắng. Và đó cũng chính là lý do ấn phẩm “Bản lĩnh Blouse trắng” ra đời.Phát biểu tại sự kiện, TS, BS CKII Phan Minh Hoàng, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, với phương châm “Lấy chuyên môn làm tình nguyện, lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng”, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ để hội viên cùng nhau phát huy tiềm lực.Ở thời điểm ngành y tế vươn mình phát triển để tạo vị thế quan trọng và trở thành “trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN”, Hội Thầy thuốc trẻ thành phố phải là lực lượng “xung kích”, “đi đầu sáng tạo” đóng góp một cách thiết thực và chiến lược hơn nữa cho sự phát triển của ngành. | https://nhandan.vn/ra-mat-sach-ban-linh-blouse-trang-post797638.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"ngành y",
"Hội thầy thuốc trẻ",
"Thành phố Hồ Chí Minh",
"blouse trắng",
"Ngày Thầy thuốc Việt Nam"
]
} |
Tottochan bên cửa sổ : Mới hoàn toàn | NDO -NDĐT - Cuốn sách Tottochan bên cửa sổ đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam, lần này trong một diện mạo hoàn toàn mới. Đây là bản dịch chính thức từ tiếng Nhật đầu tiên tại Việt Nam, do Nhã Nam đàm phán với phía giữ bản quyền bên Nhật Bản là NXB Kodansha. Bìa và tranh minh hoạ của truyện được in từ toàn bộ tranh gốc của hoạ sĩ Iwasaki Chihiro. | Cuốn truyện thiếu nhi đình đám của văn học Nhật BảnNữ tác giả Kuroyanagi Tetsuko, ngoài vai trò là nhà văn, còn là nữ diễn viên, người dẫn chương trình truyền hình, vận động viên, và là Đại sứ thiện chí của UNESCO... Hiện nay, dù đã 77 tuổi, bà vẫn là một người dẫn chương trình được yêu thích ở Nhật.Cuốn sách kể về thời thơ ấu của chính Tetsuko, với cá tính nghịch ngợm, mà ngày nay các bác sĩ tâm lý thường gọi là chứng tăng động ở trẻ em. Những trò nghịch ngợm không bao giờ chấm dứt của Tottochan (tên gọi thân mật của Tetsuko – nghĩa là bé xíu) đã khiến cho các giáo viên không thể chịu đựng được, và mẹ buộc phải chuyển con gái mình sang một ngôi trường đặc biệt. Ngôi trường đó với những phương pháp giáo dục khác biệt, dạy và học khá tự do, đã tạo nên một thế giới kỳ diệu cho Tottochan và các bạn học của mình. Đáng lưu ý, nghe mô tả trong truyện thì đầy vẻ hoang đường, nhưng thực tế, Tomoe lại là ngôi trường hoàn toàn có thật, và chỉ bị đóng cửa khi chiến tranh xảy ra.Ông Takeji Yoshikawa, Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản cho biết, khi lần đầu ra mắt bạn đọc, với thiết kế bìa minh họa của họa sĩ Iwasaki Chihiro, cuốn sách chỉ thu hút các độc giả nữ chứ chưa được độc giả nam chú ý đến. Về sau, một số độc giả nam đã đọc cuốn sách này từ bạn gái của mình và truyền tai nhau về một nội dung kỳ lạ và hấp dẫn của cuốn sách. Cuốn sách ngày càng được phổ biến trong giới trẻ Nhật Bản và bán ngày một chạy.Tính đến năm 2001, Tottochan bên cửa sổ đã bán được khoảng 9,1 triệu bản, là một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Nhật Bản, chỉ sau Rừng Nauy và No one’s perfect. Sách được dịch ra 33 thứ tiếng trên thế giới, thậm chí còn được đưa vào trong sách giáo khoa tiểu học của Nhật Bản.Là một cuốn tự truyện, nhưng cuốn sách cũng đưa ra một phương thức tiếp cận rất tốt đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ mắc chứng tăng động, hiếu động quá mức. Tất cả những chuyện được kể trong Tottochan ngồi bên cửa sổ đều nhằm nói rằng, người lớn cần phải biết lắng nghe con trẻ, phải tạo một bầu không khí vui vẻ để trẻ em có thể nói ra những gì chúng nghĩ. Cũng chính vì lý do này, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã lựa chọn nghề dẫn chương trình truyền hình để được gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người, và để lắng nghe mọi người nói. Trong chuyện, Tottochan cũng là cô bé nói rất nhiều, trong buổi gặp gỡ đầu tiên, cô đã nói chuyện với thầy hiệu trưởng tới 4 tiếng đồng hồ. Và ngôi trường cũng là nơi cô bé học cách lắng nghe người khác.Một diện mạo mới hoàn toànBản dịch đầu tiên của cuốn sách được phát hành ở Việt Nam năm 1989, với tên gọi Tottochan – cô bé ngồi bên cửa sổ. Bản này được dịch từ tiếng Anh, dưới sự cho phép của UNICEF, nơi mà nữ tác giả đã từng tặng tiền bản quyền cuốn sách.Bản dịch mới nhất này là bản đầu tiên và duy nhất được dịch từ nguyên bản tiếng Nhật của Nhà xuất bản Kodansha, cùng với toàn bộ tranh minh họa nguyên gốc rất dễ thương của họa sĩ Iwasaki Chihiro, một họa sĩ rất nổi tiếng ở Nhật Bản, trong đó có 8 bức in màu. Việc sử dụng những bức tranh minh họa này cũng nằm trong yêu cầu của phía đối tác đối với Nhã Nam khi trao bản quyền cuốn sách.Toàn bộ quá trình đàm phán mua bản quyền cuốn sách diễn ra trong vòng khoảng gần 2 năm, trong đó lâu nhất là đàm phán quyền sử dụng số tranh minh họa gốc của họa sĩ Chihiro với Bảo tàng Mỹ thuật Chihiro, kéo dài tới 1 năm, do một vài trục trặc trong liên lạc. Kết quả là cuốn sách với một diện mạo mới hoàn toàn đã ra mắt độc giả, với những ưu ái đặc biệt từ phía các đối tác Nhật Bản để cuốn sách được xuất bản đúng thời hạn, như được mua bản quyền tranh minh họa với một số tiền tượng trưng, và được sử dụng tranh qua một ghi nhớ giữa hai bên, trước khi làm hợp đồng chính thức….Người chuyển ngữ tác phẩm từ bản gốc sang tiếng Việt là dịch giả Trương Thùy Lan, một dịch giả nữ còn rất trẻ. Câu chuyện về cô bé cá tính, nghịch ngợm Tottochan được kể bằng một giọng văn rất dễ thương và gần gũi, và sát với bản gốc nhất. Trương Thùy Lan cho biết, cô vốn mê câu chuyện về Tottochan từ bé, sau này học tiếng Nhật và có điều kiện sang Nhật Bản, cô đã mày mò đi tìm bằng được cuốn sách bằng tiếng Nhật. Khi Nhã Nam đề nghị dịch, Trương Thùy Lan đã bắt tay vào công việc luôn mà không cần chờ đến ngày ký hợp đồng. Toàn bộ cuốn sách hơn 350 trang được cô dịch trong vòng hơn một tháng, một tốc độ đáng nể đối với một dịch giả trẻ. Phần khó nhất đối với Thùy Lan trong cuốn sách là những vần thơ haiku, thơ ngụ ngôn, vè… phải làm sao để chuyển ngữ thật thanh thoát, vừa sát nghĩa lại vừa có vần, điệu.Đối với Trương Thùy Lan, hai lần đến với Tottochan đã đem lại cho cô những cảm nhận khác nhau. Hồi nhỏ khi đọc sách, cô chỉ thấy đó là một câu chuyện ngộ nghĩnh, và mơ ước giá như mình được học tại một ngôi trường tiểu học như Tomoe, không phải học nhiều, có những người thầy không mắng học trò. Khi đã trưởng thành, được trực tiếp dịch cuốn sách từ tiếng Nhật, nữ dịch giả mới cảm nhận được những bài học đầy tính nhân văn trong câu chuyện, từ tình bạn cho đến việc chia sẻ tình yêu thương đối với những trẻ em có sự khác biệt đối với các bạn trong cuộc sống, cũng như những bài học về tính tự giác, tinh thần trách nhiệm dành cho trẻ em trong mỗi câu chuyện của Tottochan.Nổi tiếng từ cách đây hơn hai thập kỷ, Tottochan đã để lại dấu ấn cho một thế hệ bạn đọc Việt Nam. Lần này trở lại, vẫn với những điều thú vị hấp dẫn như trước, ngoài những bài học trong mỗi câu chuyện, Tottochan còn là một cánh cửa mở rộng để bạn đọc khám phá thêm nhiều điều thú vị của đất nước Nhật Bản. | https://nhandan.vn/tottochan-ben-cua-so-moi-hoan-toan-post538893.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": []
} |
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến: “Tôi cảm nhận được năng lượng từ khán giả của chương trình ‘Chuyến tàu huyền thoại’” | NDO -Chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” mùa 2 - “Chuyến tàu huyền thoại” khép lại với những nỗ lực vượt mọi khó khăn của thời tiết, trang thiết bị, kỹ thuật… của Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ê kíp. Với nữ đạo diễn, chị cho biết đã cảm nhận được năng lượng từ hàng nghìn khán giả tham dự chương trình. | Nối tiếp thành công của “Dòng sông kể chuyện” mùa đầu tiên, mùa 2 với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” là vở đại nhạc kịch do Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cùng ê-kíp là những tên tuổi hàng đầu Việt Nam thực hiện, kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn cùng các thủ pháp sân khấu hiện đại, tái hiện và tôn vinhlịch sửhào hùng của sông Sài Gòn, của đất nước thông qua câu chuyện về những chuyến tàu.“Chuyến tàu huyền thoại” có những màn trình diễn cao trào, hào hứng với đại cảnh hàng nghìn diễn viên tham gia, đồng thời có nhiều điểm nhấn chiều sâu cảm xúc, xoáy sâu vào nội tâm nhân vật, khai thác từ những câu chuyện lịch sử và giai thoại về những nhân vật lịch sử trong các bối cảnh lịch sử trọng đại.Tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ê kíp gồm đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam, Giám đốc âm nhạc Đức Trí, Tổng biên đạo Tấn Lộc đã giải “bài toán khó” là đưa nhạc kịch ra không gian rộng lớn theo kiểu lễ hội.Tái hiện hình ảnh xưởng đóng tàu Ba Son.Thủ pháp sân khấu kể cả ước lệ và công nghệ đều được ekip sử dụng triệt để, để khán giả có thể cảm nhận từ mọi góc nhìn. Sân khấu rộng lớn hàng nghìn m2 diễn ra trên bến cảng, bối cảnh chuyển động liên tục với những đạo cụ không chỉ lớn về kích thước như những con tàu như tàu thật, những container như thật, các loại máy móc mô phỏng máy đóng tàu…Cảnh hạ thủy chiếc tàu đầu tiên thời Nguyễn.Bên cạnh đó, còn có rất nhiều màn diễn gây ấn tượng mạnh với khán giả không chỉ bởi đại cảnh hoàng tráng, mà còn bởi sự kết hợp hiệu ứng sân khấu hiện đại như cảnh hạ thuỷ chiếc tàu đầu tiên được đóng trong thời Nguyễn, hiệu ứng visual mặt nước kết hợp mapping khiến khán giả không ngớt trầm trồ trước hình ảnh con tàu lướt sóng ra khơi…Tái hiện hình ảnh con tàu cổ.Nhạc sĩ Đức Trí trong vai trò Giám đốc Âm nhạc đã làm điều tưởng chừng như không thể là đem nhạc kịch từ sân khấu lớn ra ngoài trời. Cùng với việc phối khí làm mới những bài hát cách mạng quen thuộc, nhạc sĩ còn viết thêm một số bài mới theo phong cách nhạc kịch để dàn dựng vở diễn với sự tham gia của dàn nghệ sĩ đông đảo cùng dàn hợp xướng hàng trăm người tham gia.Các em nhỏ tại chương trình.Với gần1.000 nghệ sĩ, diễn viên, diễn viên quần chúng từ em bé 5 tuổi đến người cao niên 86 tuổi, Tổng biên đạo Tấn Lộc đã sử dụng nhiều loại hình về biểu diễn trong múa như múa đương đại, jazz, hiphop, ballet… để thể hiện đầy sinh động, chân thực và sáng tạo các nội dung trong chương trình.Ngoài ra, chương trình còn sử dụng ngôn ngữ xiếc, động tác thủ ngữ của người khiếm thính… để có những màn biểu diễn hấp dẫn và xúc động. Đây là thành quả của chuỗi ngày dài tập luyện xuyên đêm của các nghệ sĩ, diễn viên và ekip bất kể mưa nắng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên một chương trình lễ hội thực hiện thiết kế mới 3.000 bộ trang phục cho hơn 1.000 diễn viên, với yêu cầu khắt khe là phải bám sát yếu tố lịch sử, đúng với bối cảnh lịch sử nhưng vẫn có tính đương đại, tính sân khấu, đẹp mắt, ghi dấu ấn sâu đậm với khán giả.Màn trình diễn drone trên bầu trời Thành phố.Phần cuối chương trình là bữa tiệc ánh sáng đặc sắc trên sông Sài Gòn, với hàng nghìn Drone xếp thành hình ảnh lá cờ Việt Nam rực rỡ, xếp thành những con tàu, những biểu tượng của Thành phố…Sân khấu rộng hàng nghìn m2 với màn trình diễn trên tàu.Với “Người kể chuyện bằng trái tim” Lê Hải Yến, thành công của “Dòng sông kể chuyện mùa 1”, Lễ hội như vinh danh nghệ thuật Xòe Thái, cho đến “Dòng sông kể chuyện” mùa 2- “Chuyến tàu huyền thoại” đã thực sự đưa cô trở thành đạo diễn Lễ hội tiên phong trong xu hướng edu-tainment (kết hợp giữa giáo dục và giải trí) nhằm tôn vinh giá trị lịch sử và văn hoá, tự tôn dân tộc trong cộng đồng giới trẻ bằng các hình thức nghệ thuật hiện đại.Nữ đạo diễn chia sẻ: “Chúng tôi đã gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và trước khi chương trình diễn ra, trời mưa to gió lớn. Với đại kịch bản quá nhiều chương, màn, cảnh, chúng tôi nỗ lực thực hiện mọi thứ trong sự tính toán cực kỳ khoa học. Và quả thực là những ngày qua chúng tôi đã làm việc với 500% sức lực. Thật tuyệt vời là hôm nay chúng tôi đã được ủng hộ bởi các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.Màn cháy nổ trên sông Sài Gòn.Nữ đạo diễn cũng chia sẻ, mọi người đều tập trung, diễn viên diễn rất tốt và đặc biệt ê kíp đã thực hiện những màn kỹ thuật cháy nổ thành công mà trong quá trình tập luyện chưa có điều kiện làm. “Màn cháy nổ trên sông quá nhiều rủi ro và thách thức, hơn nữa, đó lại là cảnh chuyển động. Có quá nhiều cảnh chuyển động trên sông nước, rất khó, chúng tôi chưa luyện tập được nhiều nhưng trong đêm diễn, mọi thứ diễn ra gần như hoàn hảo” – nữ đạo diễn chia sẻ.Hình ảnh con tàu với hiệu ứng công nghệ.Lê Hải Yến cảm thấy vỡ òa hạnh phúc vì đã thực hiện được một ước mơ mà cô ấp ủ rất lâu: “Tôi mơ được kể về những nhân vật lịch sử vĩ đại. Tôi muốn kể những câu chuyện đó đầy cảm xúc, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để họ cũng yêu lịch sử như là mình đã yêu, đã ngấm vào trong máu. Tôi đã dành thời gian cả năm trời nghiên cứu lịch sử, viết kịch bản, tìm kiếm những thủ pháp, cách thức để kể câu chuyện đủ hấp dẫn vì đây là đề tài khó”.Màn pháo hoa rực rỡ trong chương trình.Tổng đạo diễn Lê Hải Yến cũng bày tỏ lòng biết ơn những đồng nghiệp đã đồng hành, dành tâm huyết thời gian quý báu của mình làm ngày làm đêm giúp cô thực hiện giấc mơ này. Cô biết ơn họ cũng đã yêu giấc mơ này như giấc mơ của chính mình. Với cô, đây không chỉ là câu chuyện của Thành phố Hồ Chí Minh, của dòng sông Sài Gòn, mà là câu chuyện của cả dân tộc, với rất nhiều những dấu mốc lịch sử lớn.Nữ đạo diễn nhấn mạnh: “Tôi cảm ơn khán giả Thành phố Hồ Chí Minh, khán giả rất tuyệt vời, tôi cảm nhận được năng lượng của mọi người khi từng màn diễn diễn ra”.Chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện mùa 2 - “Chuyến tàu huyền thoại” khai mạc Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Newday Media thực hiện.Chương trình thu hút 10.000 người dân, du khách trong và ngoài nước tham dự trực tiếp và hàng triệu khán giả theo dõi trực tuyến trên các kênh truyền hình, mạng xã hội và truyền thông. | https://nhandan.vn/tong-dao-dien-le-hai-yen-toi-cam-nhan-duoc-nang-luong-tu-khan-gia-cua-chuong-trinh-chuyen-tau-huyen-thoai-post812502.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"chương trình nghệ thuật \"Dòng sông kể chuyện\"",
"“Chuyến tàu huyền thoại”",
"Tổng đạo diễn Lê Hải Yến",
"Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh"
]
} |
[Ảnh] Toàn cảnh phiên thảo luận Mô hình hợp tác hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo | NDO -Chiều 16/3, trong khuôn khổDiễn đàn Báo chí toàn quốc 2024đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Mô hình hợp tác hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo”. | Nhà báo Nguyễn Bá, Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnamnet trình bày tham luận tại phiên thảo luận.Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và đối ngoại Unilever Việt Nam trình bày tham luận tại phiên.Quang cảnh phiên thảo luận.Quang cảnh phiên thảo luận.Các đại biểu tham dự buổi thảo luận.Ông Nguyễn Khoa Mỹ, Chủ tịch Mạng lưới Quan hệ công chúng Việt Nam (VNPR) trình bày tham luận tại phiên.Tại phần trao đổi, các diễn giả, khách mời thẳng thắn chỉ ra những vấn đề còn bất cập trong hợp tác giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo.Ảnh: Thành Đạt. | https://nhandan.vn/anh-toan-canh-phien-thao-luan-mo-hinh-hop-tac-hieu-qua-giua-bao-chi-doanh-nghiep-va-dai-ly-quang-cao-post800299.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024",
"Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí",
"Nhà báo Lê Quốc Vinh"
]
} |
Thắp sáng 7 đóa sen mừng Đại lễ Phật đản trên sông Hương | NDO -Tối 15/5 (mồng 8/4 năm Giáp Thìn), tại Nghinh Lương Đình (thành phố Huế), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2024 - Phật lịch 2568 long trọng tổ chức lễ thắp sáng7 đóa sentrên sông Hương. Đây là một trong những hoạt động Phật sự tiêu biểu nằm trong Chương trình tuần lễ mừng Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2568 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. | Tham dự lễ có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh cùng các vị Trưởng lão thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Đại lễ Phật đản tạiThừa Thiên Huế; cùng chư tôn Ban Thường trực Ban Trị sự; đại diện chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và ban, ngành liên quan cùng đông đảo tăng - ni, Phật tử các giới.Phát biểu khai mạc buổi lễ, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Hòa thượng Thích Khế Chơn chia sẻ: “Kể từ Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008, dòng sông Hương thơ mộng đã trở thành vườn Lâm-tỳ-ni với 7 đóa sen cung đón 7 bước đi thanh tịnh của Đức Thế Tôn. Thời khắc 7 đóa sen được thắp sáng trên sông Hương chính là dấu hiệu cho biết Tuần lễ Phật đản chính thức bắt đầu”.Bảy đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật.“Khi 7 đóa sen được thắp sáng trên sông Hương, chính thức báo hiệu mùa Phật Đản - Phật lịch 2568 đã về, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức, nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi và trí tuệ để có những suy nghĩ, lời nói và hành động hiền thiện, thiết thực xây dựng nếp sống thiện lành ngay trong gia đình, khu dân cư, làng xóm, để hiệp cùng tất cả, cúng dường lên Đức Phật, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, thân thiện, văn minh. Đó chính là ý nghĩa của lễ thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương hôm nay”, Hòa thượng Thích Khế Chơn nhấn mạnh.Trong không khí trang nghiêm thanh tịnh, nghi thức dâng trầm hương cúng dường mười phương chư Phật được cử hành, Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thanh, chứng minh buổi lễ đã tuyên bố: “Giờ phút linh thiêng, tất cả tăng-ni, phật tử hãy lắng lòng cung đón ánh sáng từ 7 bước chân thị hiện của Đức Thế Tôn”.Trên dòng sông Hương huyền diệu giữa tháng 4 âm lịch, ca khúc "Trầm hương đốt" ngân vang, tất cả Tăng ni, Phật tử trang nghiêm cử hành nghi lễ thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương, đón mừng một mùa Phật đản đang về trên đất Cố đô. Từng đóa sen được thắp sáng như tái hiện ngày đản sanh của Đức Thế Tôn hơn 2.500 năm trước trong niềm hân hoan của những người con Phật.“7 đóa sen nâng gót tịnh” là bộ tác phẩm sắp đặt về đề tài văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam do các Tăng - Ni, phật tử trẻ ở Huế thực hiện, được trưng bày trên sông Hương, đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Dã Viên (phía trước Nghinh Lương Đình) tạo nên một cảnh tượng vừa lung linh vừa lắng đọng trong mùa Phật đản ở Huế. Bảy đóa sen được thắp sáng về đêm, lung linh trên sông Hương từ đêm 15 đến 22/5 (ngày mồng 8 đến Rằm tháng 4 năm Giáp Thìn).Tin liên quanHạ thủy 7 đóa sen mừng Đại lễ Phật đản năm 2024 tại Huế7 đóa sen “nở” trên sông Hương với ý nghĩa cung nghinh bảy bước chân thị hiện đản sanh của Đức Phật. Mỗi đóa sen đặt trên một chiếc phao lớn với đường kính 7,6m, cao gần 4m, trọng lượng 3 tạ, được định vị trên dòng sông Hương. Hoa sen được làm bằng khung kim loại, cánh hoa cao, rộng chừng 2m, được làm từ vải lụa hồng.Khoảng cách giữa hai đóa hoa sen là 20m ở trung tâm dòng Hương, bên trong mỗi đóa sen có gắn các bóng đèn chiếu sáng, có máy phát điện độc lập, bảo đảm nguồn sáng, an toàn và không ảnh hưởng đến giao thông đường thủy.Kể từ Đại lễ Vesak năm 2008, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đến nay, 7 đóa sen trên sông Hương đã trở thành biểu tượng văn hóa du lịch đặc sắc trong mùa Phật đản hằng năm tại Huế.Một số hình ảnh buổi lễ thắp sáng 7 đóa sen trên sông Hương:Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hòa thượng Thích Khế Chơn phát biểu khai mạc.Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng thành kính cung đón 7 bước chân của Đức Từ phụ.Tăng sinh thực hiện nghi thức dâng trầm cúng dường.Tăng ni, Phật tử trang nghiêm cử hành nghi lễ thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương.Kể từ Đại lễ Vesak năm 2008, 7 đóa sen trên sông Hương đã trở thành biểu tượng văn hóa du lịch đặc sắc trong mùa Phật đản tại Huế.Một mùa Phật đản đang về trên đất Cố đô. | https://nhandan.vn/thap-sang-7-doa-sen-mung-dai-le-phat-dan-tren-song-huong-post809550.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Đại lễ Phật đản",
"Thừa Thiên Huế",
"Thắp sáng 7 đóa sen",
"Bảy đóa sen nâng gót tịnh",
"sông Hương"
]
} |
Hoa hậu Đào Kim Thư: Tôi sẽ quảng bá văn hoá Việt đến bạn bè trên toàn thế giới | NDO -Đăng quang ngôi vị Hoa hậu Áo dài Phu nhân toàn châu Âu, người đẹp Đào Kim Thư, hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh cho biết, với danh hiệu này, chị sẽ vững bước hơn trên hành trình quảng bá áo dài Việt Nam tới bạn bè quốc tế. | Chung kết cuộc thi Hoa hậu Áo dài Phu nhân toàn châu Âu lần thứ III đã diễn ra tại Khách sạn Sofitel ở Warszawa - thủ đô Cộng hòa Ba Lan, với sự tham gia của 24 phu nhân đến từ 11 quốc gia khu vực châu Âu (Áo, Anh, Ba Lan, Đức, Italia, Hà Lan, Séc, Slovakia, Thụy Sĩ và Romania). Những thí sinh tham dự Cuộc thi là những người phụ nữ thành đạt trong kinh doanh, tham gia tích cực trong công tác hội đoàn và các dự án thiện nguyện.Được tổ chức thường niên từ năm 2018, cuộc thi Hoa hậu Áo dài Phu nhân toàn châu Âu đã trở thành hoạt động văn hóa tiêu biểu và được mong chờ của cộng đồng người Việt trên toàn châu Âu. Không chỉ là một cuộc thi nhan sắc, đây còn là nơi tôn vinh tà áo dài Việt, góp phầnquảng bá văn hóa Việttrong cộng đồng kiều bào và với bạn bè quốc tế.Qua hai lần tổ chức tại Cộng hòa Séc (2018) và CHLB Đức (2022), chương trình đã thu hút đông đảo các kiều bào, phụ nữ Việt thành công tại châu Âu ủng hộ và tham dự. Năm nay, cuộc thi đã mang đến nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn thú vị cùng với sự chuyên nghiệp, quy mô hơn các năm trước. Kết quả chung cuộc, Hoa hậu Nguyễn Thị Thành Huế (Ba Lan) đăng quang nhóm 46-60 tuổi, Hoa hậu Đào Kim Thư (Anh) đăng quang nhóm 30-45 tuổi.Tân Hoa hậu Đào Kim Thư hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội phụ nữ và trẻ em Việt Nam tại Anh. Cô là người tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ và quảng bá văn hóa Việt Nam tại Anh, là giáo viên tình nguyện đào tạo về múa và hát truyền thống cho nhóm tài năng trẻ BBVTALENTS. Tân Hoa hậu tốt nghiệp Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học Surrey, Anh.Bà Hoàng Thị Hải Hà, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam tại châu Âu đồng thời là trưởng đoàn Anh cho biết: “Chúng tôi đánh giá rất cao về công tác tổ chức và chất lượng của cuộc thi năm nay. Sự quan tâm chu đáo và nhiệt huyết của ban tổ chức trong suốt những năm qua cùng sự đồng lòng giúp sức của các hội đoàn phụ nữ, hội đoàn người Việt Nam ở các nước châu Âu đã khẳng định và đưa cuộc thi trở thành thương hiệu uy tín là chương trình tôn vinh văn hoá và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam hội tụ đầy đủ tâm-tài-sắc có sức lan tỏa ra thế giới.Hoa hậu Đào Kim Thư chia sẻ khi đảm nhận vị trí và nhiệm vụ mới: “Với danh hiệu cao quý, tôi sẽ vững bước hơn trên hành trìnhquảng bá áo dài Việtđến bạn bè trên toàn thế giới, gìn giữ và bảo tồn truyền thống lịch sử của Việt Nam trong cộng đồng Việt kiều tại nước ngoài, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Để thành công trong sứ mệnh của mình, tôi rất cần những cánh tay chung sức từ cả cộng đồng. Bằng sự đoàn kết, chia sẻ yêu thương, chúng ta sẽ ngày càng vững mạnh trên con đường đưa áo dài trở thành di sản văn hoá phi vật thể quốc gia”. | https://nhandan.vn/hoa-hau-dao-kim-thu-toi-se-quang-ba-van-hoa-viet-den-ban-be-tren-toan-the-gioi-post815505.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"quảng bá áo dài Việt Nam",
"Hoa hậu Áo dài Phu nhân toàn châu Âu",
"Liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam tại châu Âu"
]
} |
Diện mạo mới vùng đồng bào Khmer Nam Bộ | Năm nay, vựa lúa, trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa, được giá, càng làm tăng gấp bội niềm vui của đồng bào Khmer Nam Bộ trong từng phum, sóc đang tưng bừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. | Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống luôn chăm lo đời sống vật chất, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho bà con. Cùng với đó, việc triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước càng thắt chặt thêm khối đại đoàn kết toàn dân tộc…Phum, sóc no ấm, hạnh phúcTỉnh Trà Vinh hiện có hơn một triệu dân, với cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm cùng chung sống; trong đó, đồng bào Khmer có 318.231 người, chiếm 31,53% dân số toàn tỉnh. Nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, cùng với sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer của tỉnh đã kéo giảm từ hơn 50% năm 1992 hiện còn 2,03%.Năm 2023, tăng trưởng GRDP của Trà Vinh đạt 8,25%, vốn đầu tư toàn xã hội đạt 32.011 tỷ đồng, quy mô nền kinh tế đạt 83.375 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 81,7 triệu đồng; tổng thu ngân sách của tỉnh đạt 17.175 tỷ đồng.Công tác giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn tỉnh Trà Vinh hiện còn 1,19% hộ nghèo, 2,35% hộ cận nghèo; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong đồng bào Khmer giảm còn 2,03% và 3,25%; số hộ có mức sống trung bình, thu nhập khá, giàu ngày càng tăng.Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; các chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo luôn được thực hiện tốt. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer được giữ gìn và phát huy. Đến nay, 100% xã của tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.Tỉnh Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer, với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Kiên Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân của đồng bào Khmer trong tỉnh tăng hơn hai lần so với năm 2020; hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 1,5-2%/năm. Đến nay, Kiên Giang có 19/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7/15 huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.Xã Định Hòa, huyện Gò Quao được Trung ương và tỉnh Kiên Giang chọn làm xã điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Toàn xã Định Hòa có hơn 15.300 dân, trong đó, 63,6% là đồng bào dân tộc Khmer.Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn xã hội, từ một xã có xuất phát điểm thấp, từng bước, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã được đầu tư hoàn thiện, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Năm 2015, xã Định Hòa được tỉnh Kiên Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người của Định Hòa năm 2023 là 68,9 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chỉ còn 3,07%.Ông Danh Hiệp, sinh năm 1960, ở ấp Hòa Hớn, xã Định Hòa cho biết, nhiều năm qua, Nhà nước đã ưu đãi nhiều chính sách như điện, nước sinh hoạt, vốn vay để phát triển kinh tế hộ, từ đó tạo động lực cho đồng bào Khmer vượt khó, vươn lên. Giao thông thuận lợi, thương lái đến tận ruộng thu mua lúa của nông dân với giá hợp lý. Có tiền, bà con sắm sửa, chăm lo con cái ăn học đàng hoàng. Giờ ở đây không thiếu thứ gì. Bà con muốn mua gì cứ lên xe máy chạy tới chợ là có mọi thứ.Theo ông Võ Minh Mạnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Định Hòa, địa phương đang rà soát, thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025. Hiện, xã còn 9/19 tiêu chí chưa đạt. Địa phương đang huy động các nguồn lực đầu tư để nâng thu nhập bình quân đầu người từ 68,9 triệu đồng lên 72 triệu đồng/năm, giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%; phấn đấu đến cuối năm 2024 đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao…Đầu tư hạ tầng nông thôn hiện đại, văn minhThực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 8/10/2021 của Tỉnh ủy Trà Vinh về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay, tỉnh Trà Vinh đã xây dựng 146 nhà hỏa táng cho 140 điểm chùa, cụm dân cư; thực hiện hỗ trợ sản xuất, nhà ở, đất ở và đất sản xuất cho hơn 43 nghìn hộ; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, vốn ưu đãi để phát triển sản xuất cho hàng chục nghìn lao động, lượt hộ với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng.Tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án cung cấp điện cho 20 nghìn hộ dân chưa có điện, chủ yếu là hộ đồng bào Khmer tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành với tổng mức đầu tư hơn 227 tỷ đồng; qua đó, nâng tỷ lệ hộ đồng bào Khmer sử dụng điện đến nay lên 97,4%.Tiếp tục nâng cao đời sống đồng bào Khmer, giai đoạn 2022-2025, tỉnh Trà Vinh đầu tư các dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống cho người dân; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch... với tổng nguồn vốn hơn 271 tỷ đồng.Tỉnh Sóc Trăng hiện có gần 1,2 triệu dân, trong đó, gần 36% là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua,Sóc Trăngđã triển khai đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer từng bước được cải thiện, hộ nghèo giảm còn 7.132 hộ, tỷ lệ 7,01%. Hạ tầng nông thôn ở vùng dân tộc thiểu số từng bước được đầu tư hiện đại, văn minh.Đến nay, 100% ấp, khóm trong tỉnh Sóc Trăng có điện lưới quốc gia; 99,6% hộ dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 93,42% khóm, ấp có nhà sinh hoạt cộng đồng. Mạng lưới y tế cơ sở phát triển, chất lượng công tác khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên.Bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt, các lễ hội Oóc Om Bóc, đua ghe Ngo được tỉnh quan tâm tổ chức ngày càng quy mô, mang nhiều dấu ấn đậm nét hơn so với trước.Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 509 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 373 hộ, đào tạo nghề cho 2.280 lao động với kinh phí hơn 8,6 tỷ đồng.Bên cạnh đó, từ nguồn vận động xã hội hóa, tỉnh đã xây dựng 3.496 căn nhà cho hộ nghèo, với kinh phí hơn 174,8 tỷ đồng. Hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 128.788 lượt hộ nghèo, 184.601 lượt hộ cận nghèo, bảo đảm 100% người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đều có thẻ bảo hiểm y tế.Dự án cung cấp điện cho đồng bào dân tộc thiểu số đã triển khai được 8.500 hộ, nâng tổng số hộ có điện là 377.580 hộ. Tỉnh hiện có 70/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; hai xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có ba đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho biết: Cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, văn minh tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận môi trường sống an toàn, bền vững… | https://nhandan.vn/dien-mao-moi-vung-dong-bao-khmer-nam-bo-post804106.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"đồng bào Khmer",
"đồng bào dân tộc thiểu số",
"giảm nghèo"
]
} |
Góc nhìn mới từ một người Mỹ về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam | NDO -Để bạn đọc có thêm một góc nhìn mới từ một người Mỹ về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, về một Sài Gòn trong những thời khắc lịch sử của dân tộc,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thậtđã tổ chức dịch và xuất bản cuốn sáchSài Gòncủa Ralph Pezzullo. | Cuốn sách là những hồi ức sống động và dữ dội của cậu bé Michael (chính là tác giả của cuốn sách) vềSài Gòn, Việt Nam trong những năm 1963-1965. Theo cha là nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, Michael cùng mẹ và hai em đã trải nghiệm một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ và đầy nguy hiểm tại đây.Khác xa với nước Mỹ, quê hương cậu, Sài Gòn đẹp nhưng không êm đềm. Đó là một bức tranh tương phản mạnh mẽ với nhiều mảng sáng tối đối lập, luôn ám ảnh tâm trí cậu. Cậu chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng do chiến tranh mà Mỹ gây ra, trong đó có sự tham gia của cha cậu, như vụ đánh bom vào sân bóng mềm, vào một đám cưới của hai người bạn Việt Nam của cậu, vào rạp chiếu phim của binh lính Mỹ…Dần dần cậu hiểu hơn về cuộc khủng hoảng chính trị, về cuộc chiến tranh đang bao trùm đất nước mà cậu vừa đặt chân đến. Cậu thấy được khao khát tự do và hoà bình của người dân Việt Nam. Và Sài Gòn còn cất giữ những kỷ niệm ngọt ngào của tình yêu tuổi mới lớn giữa cậu và cô bạn học Samantha.Sài Gòngồm 21 chương với cốt truyện đơn giản, nhưng là sự pha trộn giữa đời sống chính trị, đời sống con người đầy xáo trộn và biến động khi đó.Để bạn đọc có thêm một góc nhìn mới từ một người Mỹ về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, về một Sài Gòn trong những thời khắc lịch sử của dân tộc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức dịch và xuất bản cuốn sách này.Nhà xuất bản cho biết, viết dưới dạng hồi ký dựa theo trí nhớ và cảm xúc thời niên thiếu của tác giả, nên cuốn sách có nhiều thông tin, địa danh, tên người chưa được kiểm chứng, nhiều đánh giá, nhận định khá cảm tính, chủ quan.Tôn trọng ý kiến của tác giả, đồng thời bảo đảm mạch chuyện xuyên suốt, trong quá trình biên dịch, Nhà xuất bản cố gắng giữ nguyên những cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm cá nhân của tác giả trong cuốn sách này, và đó không phải là quan điểm của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. | https://nhandan.vn/goc-nhin-moi-tu-mot-nguoi-my-ve-cuoc-chien-tranh-cua-my-tai-viet-nam-post806553.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:49",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:49",
"tags": [
"Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật",
"Sài Gòn",
"Ralph Pezzullo"
]
} |
Trao tâm tình qua câu ca Soóng cọ | NDO -Tới Bình Liêu (Quảng Ninh) đúng dịp 16/3 âm lịch hằng năm, du khách sẽ may mắn được trải nghiệm không gian lễ hội Soóng cọ của bà con dân tộcSán Chỉnơi đây. | Soóng cọ theo tiếng địa phương chỉ lối hát giao duyên giữa những người con trai và người con gái dân tộcSán Chỉ. Những câu hát ngân nga, đu đưa theo tiếng gió rừng, tiếng suối chảy. Lối diễn xướng dân gian biểu đạt tình cảm giữa đôi bên khi trao nhau lời ca da diết, lãng mạn, nửa như muốn níu giữ ngập ngừng, nửa e thẹn của cô gái trẻ: "Chàng đến muộn, em mong đợi chàng. Chàng đến muộn hoa đẹp không còn. Phượng hoàng bay qua đỉnh đầu rừng. Trăng lặn phía tây sao mọc lại…".Người Sán Chỉ quan niệm, khúc hát Soóng cọ mang ý nghĩa kết nối tình cảm, cấu kết cộng đồng, nên tục hát Soóng cọ có thể diễn ra bất kể khi nào như đến chúc Tết, mừng hạnh phúc mới, mừng nhà mới, hay đơn giản là trao nhau khúc tâm tình.Mỗi khi hát đối, các nam thanh, nữ tú người Sán Chỉ có dịp kết bạn, gửi gắm những mong ước điều tốt đẹp, may mắn hay chia sẻ tâm tư trong cuộc sống.Qua bao đời, giá trị của bộ môn nghệ thuật truyền thống đã được lưu truyền trong cộng đồng người dân tộc Sán Chỉ như sợi dây kết nối bền chặt. Câu hát đã kết mối lương duyên cho nhiều đôi trái gái nên duyên vợ chồng.Năm nay, tại xã Húc Động, huyệnBình Liêu, lễ hội Soóng cọ được tổ chức cùng dịp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đón nhận quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh Quảng Ninh, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.Cùng với các màn hát múa truyền thống, ban tổ chức lễ hội đã mang đến không gian lễ hội tục cúng cầu may cũng là cách để giới thiệu nét văn hóa bản địa tới du khách thập phương (Lễ cầu may thường chỉ diễn ra 2 lần trong năm vào dịp tháng giêng và tháng 7 âm lịch).Dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi cũng được tổ chức tại đây như, giao lưu đánh quay, đá bóng nữ, trưng bày các sản phẩm truyền thống và nhiều trò chơi dân gian khác, thu hút đông đảo bà con người dân tộc Sán Chỉ giao lưu cùng bà con các dân tộc khác trong vùng.Đặc biệt, giải bóng đá nữ dân tộc Sán Chỉ đã trở thành thương hiệu du lịch của Bình Liêu. Những trận cầu vừa sôi động, đẹp mắt được các cô gái vùng cao trình diễn như màn vũ đạo giữa núi rừng.Bình Liêu đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách yêu thích du lịch trải nghiệm bởi những cung đường tuần biên tuyệt đẹp, những điểm mốc biên giới với cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa phiêu diêu, có mùa lau phủ khắp sống lưng khủng long lên mốc 1305, mốc 1297 …; có những đồi cỏ xanh mướt mùa mưa, khô vàng mùa gió; có mùa hoa sở nở trắng núi rừng, thôn bản. Và rồi có cả điệu hát giao duyên, khiến du khách ghé qua và du khách muốn dừng .Các cô gái Sán Chỉ chuẩn bị trang phục vào hội.Nô nức đi hội.Giải bóng đá nữ Sán Chỉ đã trở thành thương hiệu thu hút du khách đến Bình Liêu.Những pha tranh bóng vừa quyết liệt nhưng thật đẹp mắt.Giao lưu cùng du khách.Các nhiếp ảnh gia cũng là các cổ động viên nhiệt tình.Giao lưu cùng đội bạn đến từ Móng Cái (Quảng Ninh).Cổ động viên "nhí".Đánh quay cũng là trò chơi dân gian đặc sắc của người dân bản địa. Con quay được làm từ gỗ dẻ, có hình dáng khác và kích thước lớn hơn con quay ở các vùng miền khác.Nhiều "quay thủ" nữ tỏ ra rất điệu nghệ trong điều khiển quay sao cho xoay được lâu nhất, có thể hơn 15 phút mỗi lần.Trò chơi bịt mắtbắt vịt.Du khách tìm hiểu nghi lễ cầu may tại thôn Pò Đán, xã Húc Động, huyện Bình Liêu. | https://nhandan.vn/trao-tam-tinh-qua-cau-ca-soong-co-post806793.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Bình Liêu",
"văn hóa",
"Soóng Cọ",
"lễ hội",
"Quảng Ninh",
"dân tộc Sán Chỉ",
"Sán Chỉ"
]
} |
“Con đường văn sĩ” – Chân dung văn và đời của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng | NDO -“Con đường văn sĩ” - cuốn nhật ký bắt đầu từ năm 1938 của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, với những suy tư, trăn trở của ông về nghiệp viết và về cuộc sống, được nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng, con trai ông, biên soạn, Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. | Nhà vănNguyễn Huy Tưởnglà một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: “Vũ Như Tô”, “Đêm hội Long Trì”, “Bắc Sơn”, “Sống mãi với thủ đô”. Ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, “Tìm mẹ”, “An Tư công chúa”, “Cô bé gan dạ”… Ông là một trong những người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên củaNhà xuất bản Kim Đồng.Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từng tích cực tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng; hoạt động Truyền bá quốc ngữ... Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Tháng 8/1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Sau 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành.Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từng được trao nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 1996.Buổi giao lưu tác giả - tác phẩm có sự tham gia của đông đảo các độc giả trẻ.Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến nhưng cũng đầy băn khoăn tìm đường đó, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật ký là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật ký được viết trong suốt những năm 1938 đến 1945 thời điểm trước Cách mạng tháng Tám bùng nổ là những trang tư liệu chân thực để tìm hiểu về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan để trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội, nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.Những trang nhật ký của nhà văn cũng phần nào phác họa chân thực một thế hệ nhà văn tiền chiến, những trang sử quý giá về các hoạt động cách mạng và yêu nước trước Cách mạng tháng Tám của trí thức tiểu tư sản thành thị.Những trang nhật ký của nhà văn cũng phần nào phác họa chân thực một thế hệ nhà văn tiền chiến, những trang sử quý giá về các hoạt động cách mạng và yêu nước trước Cách mạng tháng Tám của trí thức tiểu tư sản thành thị.Cuốn sách gồm 3 phần, phần 1 là những trang nhật ký từ 1938 - 1939 với các nội dung chính: “Đời công chức”, “Mộng văn chương”, “Em bé Hàng Vôi”, “Truyền bá quốc ngữ và hôn nhân. Phần 2, nhật ký những năm 1940 - 1943 với các nội dung: “Đổi xuống Hải Phòng”, “Hướng đạo”, “Tri tân”, “Đêm hội Long Trì và mẹ mất”. Phần 3 là những trang nhật ký từ 1943 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ với các nội dung chính: “Vũ Như Tô”, “An Tư”, “Văn hóa Cứu quốc”, “Tiên Phong”. Giữa phần 1 và phần 2 là “Một thiên kí sự” những trang nhật ký về một tháng tân hôn cũng rất đặc sắc của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.“Con đường văn sĩ” cho thấy “con đường văn sĩ” của Nguyễn Huy Tưởng với mộng văn chương ở phần 1 khi chàng trai Nguyễn Huy Tưởng luôn bị “con ma văn chương ám ảnh”, cho đến phần 2 là khi ông có tác phẩm đầu tay “Đêm hội Long Trì” được in thành sách và phần 3 khi ông cho ra đời tác phẩm lớn trong sự nghiệp của mình: “Vũ Như Tô”. Bên cạnh “con đường văn sĩ”, với bố cục 3 phần này, độc giả cũng có thể biết được hành trình tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động yêu nước trước cách mạng của ông với phong trào Truyền bá quốc ngữ đến Hướng đạo rồi Văn hóa cứu quốc.Mẹ con tôi cũng thấy ấm lòng khi biết cha lo cho mình như thế nào, điều này đã cho tôi một điểm tựa trong suốt cuộc đời mình. Khi gặp những chuyện buồn hay khó khăn, tôi thường nhớ lại tình cảm của cha dành cho mình, và vượt qua được.Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy ThắngTác giả Nguyễn Huy Thắng cho biết, cha ông mất sớm, ông bắt đầu đọc các trang nhật ký của cha từ khi bắt đầu đọc và hiểu, vào khoảng 9, 10 tuổi. Khi đó, mặc dù cuốn nhật ký mang nhiều nội dung riêng tư, nhưng mẹ ông vẫn để cho ông đọc mà không ngăn cản. “Cha xa tôi từ khi tôi còn rất bé, mới 5 tuổi và những ký ức về ông trong tôi rất mờ mịt. Nhờ những trang nhật ký của ông mà tôi hiểu thêm được rất nhiều điều về ông, từ tính cách, con người, những hoài bão, mong muốn cho đến tình yêu thương mà ông dành cho mấy mẹ con tôi” – tác giả chia sẻ.Tôi luôn có hình ảnh cha bên mình. Đó là chỗ dựa vô giá đối với tôi.Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy ThắngCũng nhờ những trang nhật ký, mà những bạn văn, bạn thơ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, như nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, nhạc sĩ Hoàng Quý, các nhà văn, nhà thơ Tô Hoài, Nguyên Hồng, Trần Huyền Trân… được mô tả với những hoạt động văn thơ sôi nổi thời bấy giờ.Cùng với những trang viết về cảm xúc cá nhân và các bạn văn thơ, những trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng còn cho thấy những hình dung về hoàn cảnh, đời sống xã hội và con người những năm 1930-1945, những cảm nhận về nhân tình thế thái cũng như những mong muốn thay đổi trong cuộc sống của bản thân nhà văn.Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ chia sẻ, cách đây 3 năm, toàn bộ nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã từng được xuất bản với 3 tập đồ sộ, gồm khoảng hơn 1.500 trang sách. “Con đường văn sĩ” có thể coi như một phiên bản rút gọn của bộ nhật ký đồ sộ này, với cách tiếp cận bạn đọc gần gũi hơn và dễ tiếp nhận hơn với bạn đọc trẻ.Cuốn "Con đường văn sĩ". (Ảnh: NXB Kim Đồng)Chia sẻ về cuốn nhật ký, Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ cũng cho rằng, ở nhiều tác giả, việc viết tự truyện hay hồi ký thường được thực hiện khi tuổi đã ở lúc xế chiều, vì thế có những sự mờ nhạt nhất định. Nhưng ở cuốn nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, luôn có sự tươi mới, khi chúng ta biết được đây là những dòng văn ông viết hằng ngày. Bạn đọc cũng có thể rút ra những chiêm nghiệm của riêng mình khi suy ngẫm, so sánh với những gì đã biết trong thực tế về lịch sử, về xã hội và về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn.Tiến sĩ văn học Đỗ Thanh Nga cho rằng, cuốn nhật ký không chỉ cung cấp cho người đọc chân dung văn học của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, mà còn cho thấy ông là một con người đầy trăn trở, với những phẩm chất của một nhà văn trước hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống. “Con đường văn sĩ” chính là tác phẩm cho thấy cách ông gạn lọc công phu để chọn những gì tinh hoa nhất trong cuộc đời làm văn của mình, cách một nhà văn rèn giũa ngòi bút của mình, những khát vọng văn chương, khát vọng bộc lộ mình, cũng như những trăn trở trước cuộc sống.Bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết, mục tiêu hướng tới bạn đọc trẻ là lý do để tác giả Nguyễn Huy Thắng biên soạn lại bộ nhật ký đồ sộ thành cuốn “Con đường văn sĩ”. Nhà xuất bản Kim Đồng hy vọng rằng, cuốn sách sẽ được đông đảo bạn đọc trẻ đón nhận, để hiểu thêm về các thế hệ đi trước đã dành tuổi trẻ, thanh xuân của mình cho những hoài bão, trăn trở như thế nào. | https://nhandan.vn/con-duong-van-si-chan-dung-van-va-doi-cua-nha-van-nguyen-huy-tuong-post806387.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"nhà văn Nguyễn Huy Tưởng",
"Nhà xuất bản Kim Đồng",
"nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng",
"\"Con đường văn sĩ\"",
"văn học Việt Nam 1930-1945"
]
} |
“Bản hòa âm đất nước” cuốn hút trong Ngày thơ Việt Nam tại Hải Phòng | NDO -Ngày 22/2, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng tổ chứcNgày thơ Việt Namlần thứ 22 với chủ đề “Bản hòa âm đất nước” với sự tham dự của lãnh đạothành phố Hải Phòng, cùng các sở, ban, ngành, các nhà văn, nhà thơ và đông đảo khán giả yêu thơ của thành phố Cảng. | Nghệ sĩ ưu tú Lê Hải, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng cho biết, là địa phương đầu tiên ở miền bắc thành lập Hội Văn học Nghệ thuật (tháng 1/1964), đội ngũ văn nghệ sĩ thành phố nói chung, đội ngũ các nhà thơ nói riêng luôn có nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.“Bản hòa âm đất nước” là chương trình của các văn nghệ sĩ thành phố Cảng mong muốn góp phần tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho Ngày thơ Việt Nam, tạo thêm sức lan tỏa thi ca đến với đông đảo mọi người, cho người yêu thơ được đắm mình trong thơ…Tin liên quanKhai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21Đồng thời, chương trình cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu và khơi nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ cũng như công chúng yêu văn chương, nghệ thuật thêm nhiều cảm xúc mới mẻ trong sáng tác; cho người chưa yêu thơ được cảm nhận, hiểu và yêu thơ hơn; cũng như đồng cảm và trân trọng hơn những giá trị lao động sáng tạo của các nhà thơ và văn nghệ sĩ đối với đời sống xã hội.Các nhà thơ trình diễn tác phẩm thơ của mình.Nghệ sĩ Nhân dân Lê Chức, là một người con của thành phố Hải Phòng hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội cùng 24 hội viên, 9 hội chuyên ngành văn học nghệ thuật của thành phố đã nhận quyết định kết nạp hội viên mới.Nghệ sĩ Nhân dân Lê Chức đã thể hiện xuất thần bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt mở đầu buổi trình diễn thơ và gửi đến khán giả bài thơ “Hải Phòng-Tôi” của mình.Cùng với đó, 28 tác phẩm thơ của các tác giả trình diễn trong chương trình Ngày thơ Việt Nam thực sự là bữa tiệc thơ đa sắc màu thể hiện tình yêu đối với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Hải Phòng trên mọi lĩnh vực, như: “Thành phố vào xuân” của Nguyễn Thúy Ngoan, “Xuân về trên đất cảng” của Vũ Nhang, “Bến cảng quê hương tôi” của Sơn Thủy...Các tác giả trẻ thuộc Ban Văn trẻ Hội Nhà văn Hải Phòng mang đến Ngày thơ nhiều tác phẩm thơ hay, giàu cảm xúc, tươi mới như mùa xuân, như: “Ký ức” của Trần Ngọc Mỹ, “Mưa xuân” của Lê Nhi, “Chợ quê” của Dương Thắng, “Tiếng xuân” của Thy Nguyên…Nghệ sĩ Nhân dân Lê Chức trình diễn bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt tại Ngày thơ Việt Nam.Trong dịp này, nhiều bài thơ về đề tài biên giới, hải đảo, giữ gìn biên cương, kết quả của Trại sáng tác thơ ca về đề tài “Biên giới và Bộ đội Biên phòng” do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng phối hợp với Bộ đội Biên phòng Hải Phòng tổ chức, cũng được giới thiệu.Đó là các tác phẩm: “Binh đoàn đá” của Nguyễn Quốc Hùng, “Em yêu màu xanh” của Bùi Thu Hằng, “Những vần thơ trên biển” của Minh Quyền, “Chúng tôi viết thơ tình trên đảo” của Bùi Hùng, “Tâm sự lính biên phòng” của Ánh Nguyệt…Trước đó, tại Cung Văn hóa Thiếu nhi thành phố Hải Phòng đã tổ chức trưng bày, triểm lãm, giao lưu và giới thiệu sách của 12 quán thơ các Câu lạc bộ thơ ca tại Hải Phòng và Ban Văn trẻ Hội Nhà văn Hải Phòng.Cùng với đó là chương trình giao lưu thơ nhạc diễn ra tối 21/2 với hàng trăm nhà thơ, ca sĩ, diễn viên múa không chuyên của Hải Phòng tham gia trình diễn thu hút đông đảo người xem và cổ vũ cho phong trào thơ đang phát triển mạnh mẽ tại thành phố Cảng. | https://nhandan.vn/ban-hoa-am-dat-nuoc-cuon-hut-trong-ngay-tho-viet-nam-tai-hai-phong-post797166.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Hải Phòng",
"Ngày thơ Việt Nam",
"Hội Liên hiệp Văn học Nghê thuật Hải Phòng",
"Bản hòa âm đất nước"
]
} |
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024 | NDO -Tối 17/4, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chứcLễ khai mạcNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024. | Đến dự có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, Hội Xuất bản Việt Nam cùng đông đảo bạn đọc.Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam, và năm 2021 đổi thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Việc lựa chọn Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 gắn liền với thời điểm ra mắt cuốn sách “Đường Kách Mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng”.Đồng chí cho rằng, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền ban, bộ ngành đã tích cực quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách trong quần chúng nhân dân. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức sâu rộng, thiết thực, giàu ý nghĩa với sự hưởng ứng, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương và địa phương, cùng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn cao.Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham quan các gian hàng sách.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đánh giá cao những mô hình hay, sáng tạo trong việc thúc đẩy phong trào đọc sách, đặc biệt là mô hình Đường sách ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các chương trình khuyến đọc tạo nên không gian văn hóa, thu hút sự chú ý của người dân, tạo nên những nét đẹp văn hóa, thúc đẩy thói quen đọc sách, nuôi dưỡng tình yêu sách và qua đó nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của sách…Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đưa ra các nhiệm vụ mà các cơ quan, ban, bộ, ngành… cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam cần quan tâm triển khai tốt hơn nữa để nâng cao văn hóa đọc gồm: Thứ nhất, đẩy mạnh quán triệt, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc đối với việc bồi đắp tri thức, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và hình thành nhân cách con người. Cần nâng cao tính tự giác trong việc đọc sách, coi việc đọc sách là phương pháp tự học, giúp chúng ta nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức làm người, từ đó có cách nhìn, tâm thế tích cực hơn trong cuộc sống.Bạn đọc tìm mua và đọc sách trong buổi tối khai mạc sự kiện.Thứ hai, chú trọng đầu tư, hỗ trợ thành lập các thiết chế, hoạt động khuyến đọc trong nhà trường, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương, tạo thói quen đọc sách trong các tầng lớp nhân dân, quan tâm phát triển, cổ vũ những mô hình hay trong việc đọc, nghiên cứu, áp dụng những tri thức từ sách vào cuộc sống. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động có liên quan đến sách và văn hóa đọc đến hệ thống các trường học, nhà văn hóa, điểm văn hóa, buôn làng, cộng đồng dân cư, các địa bàn cơ sở…Thứ ba, phải tăng cường vận động sáng tác các tác phẩm, công trình… có giá trị cao về tư tưởng, khoa học, giáo dục, văn hóa… phục vụ nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Khuyến khích xuất bản các sách hay, có giá trị, bảo đảm tính đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của công chúng, bạn đọc và các tầng lớp nhân dân. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển ngành xuất bản, quảng bá sách và văn hóa đọc.Mô hình trưng bày biểu tượng Khuê Văn Các.Thứ tư, đẩy mạnhchuyển đổi sốtrong công tác xuất bản, in và phát hành sách, gắn phát triển văn hóa đọc với chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới, chú trọng phát triển văn hóa đọc trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nền tảng công nghệ, mạng xã hội. Khai thác và sử dụng các loại hình, phương thức xuất bản điện tử, sách nói, sách tinh gọn… tạo sức lan tỏa rộng rãi mạnh mẽ hơn nữa trong các tầng lớp nhân dân.Thứ năm, mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về sách, nhất là sự kiện Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4 hằng năm. Tổ chức các hội sách quốc tế và tham gia các hội sách nước ngoài để thu hút các đơn vị xuất bản lớn trong khu vực và thế giới. Tăng cường các hoạt động giới thiệu, quảng bá các tác phẩm, tác giả Việt Nam tới bạn bè quốc tế…, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín của Việt Nam đối với khu vực và quốc tế.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đã đánh trống khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.Phát biểu khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề cập đến 4 thông điệp của năm nay “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe” giản dị nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Ngày Sách năm nay hướng đến mục tiêu không chỉ tôn vinh sách, những người viết sách, làm sách, mà còn tôn vinh bạn đọc, chấn hưng văn hóa đọc, với mong muốn ngành xuất bản góp sức vào xây dựng nền tri thức nhân dân, phát triển đội ngũ tri thức, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đông đảo người đọc tới tham quan và mua sách ngay trong tối khai mạc sự kiện.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị toàn ngành cần đổi mới, sáng tạo hơn nữa, trên tinh thần xuất bản trước hết là lĩnh vực văn hóa chính trị, nhưng đồng thời cũng là một ngành kinh tế. Chính trị có sự trợ giúp của Nhà nước, văn hóa có sự trợ giúp của nhân dân, và kinh tế có sự trợ giúp của thị trường. Kết hợp hài hòa 3 yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa là chìa khóa giúp xuất bản đi đến thành công.Trước đó, các đại biểu đã tham quan các gian trưng bày sách quý, các gian hàng bán và giới thiệu sách của các đơn vị xuất bản, cũng như trải nghiệm không gian văn hóa trà trong Hội sách.Các chuỗihoạt độngcủa Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức trong suốt tháng 4/2024, trong đó trọng tâm từ ngày 17/4 đến ngày 1/5 với các sự kiện tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội); Triển lãm, Hội Sách chào mừng với chủ đề về đất nước con người Việt Nam trên các phiên bản điện tử hiện đại và các ấn bản trực tiếp.Khoảng 60 đơn vị tham gia, trưng bày, giới thiệu và cung cấp cho bạn đọc trên 40.000 đầu sách có giá trị tại không gian Hội chợ chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. | https://nhandan.vn/khai-mac-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-3-2024-post805255.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024",
"các hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc",
"phát triển văn hóa đọc",
"khai mạc"
]
} |
Sân khấu Hồng Hạc tái diễn vở “Thiên thần nhỏ của tôi” | NDO -Sân khấu Hồng Hạc (Thành phố Hồ Chí Minh) sẽ tái diễn vở “Thiên thần nhỏ của tôi” theo yêu cầu của đông đảo khán giả. Vở kịch thiếu nhi này từng tạo ấn tượng đẹp cho khán giả khi ra mắt cách nay hơn 5 năm. | Thiên thần nhỏ của tôi (đạo diễn-biên kịch Việt Linh) là vở kịch được chuyển thể từ truyện dài cùng tên củanhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Vở diễn là câu chuyện đượm buồn về cuộc gặp gỡ và chia tay của đôi bạn Kha – Hồng Hoa, khi Kha cùng bố mẹ và anh trai chuyển đến ngôi nhà mới. Nếu câu chuyện tình yêu trong hai hình hài bé thơ khiến trẻ em thú vị bắt gặp tuổi thần tiên, thì người lớn cũng lâng lâng hồi tưởng tuổi thơ của chính mình…Tin liên quanNgười trẻ làm kịch cho thiếu nhiBản dựng sân khấu Thiên thần nhỏ của tôi đầu tiên năm 2016 do đạo diễn Lan Phương đảm trách với bé Hà My, Trọng Khang thủ vai Kha, Hồng Hoa khi nhỏ đã tạo nên cảm tình lớn trong công luận.Vở "Thiên thần nhỏ của tôi" trong lần ra mắt khán giả năm 2018.Từ nhiều thay đổi, trong đó có việc các bé lớn nhanh khỏi nhân vật, bản dựng hai năm sau đó do đạo diễn Việt Linh-Võ Cẩm Tiên điều phối; Hồng Hoa được thay thế bằng bé Ngân Chi, Kha lần lượt là bé Gia Bảo, Thuận Phát, Minh Nhựt.Cùng với gia đình Hồng Hạc, các bé đã lao động xuất sắc trong nhiều buổi diễn, cho đến khi đành phải chia tay vì… quá lớn so với nhân vật. Đó là đặc điểm đáng yêu lẫn đáng tiếc, một thực trạng khó khăn của chínhkịch thiếu nhido chính các bé thiếu nhi thủ vai.Vở kịch "Thiên thần nhỏ của tôi" từng gây ấn tượng với khán giả Thành phố Hồ Chí Minh.So với buổi diễn sau cuối năm 2019, lần trở lại này Thiên thần nhỏ của tôi sẽ do ba diễn viên mới thủ vai. Đó là bé An Nhiên 6 tuổi trong vai Hồng Hoa, Trọng Minh 7 tuổi trong vai Kha và Gia Khánh 8 tuổi trong vai Khánh. Các bé đã và đang tận sức tập luyện để không làm phụ lòng khán giả. Ngoài ra, vì nội dung cảm động, vui tươi và sâu sắc của tác phẩm, rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đồng ý tham gia cùng các bé, như: Nghệ sĩ Ưu tú Võ Minh Lâm, diễn viên Lê Hồng Thắm, Lê Chi Na, Kỳ Thảo…Thiên Thần nhỏ của tôi công diễn ngày 23/5 hứa hẹn sẽ là “gia sản” đặc biệt của sân khấu Hồng Hạc và là món quà đáng yêu cho khán giả trong dịphè 2024. Còn nhớ, vào dịp hè 2023, sân khấu Hồng Hạc đã mang đến cho khán giả món quà đặc biệt bằng vở kịch “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” cũng chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. | https://nhandan.vn/san-khau-hong-hac-tai-dien-vo-thien-than-nho-cua-toi-post808693.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Sân khấu Hồng Hạc",
"Thành phố Hồ Chí Minh",
"Thiên thần nhỏ của tôi",
"kịch thiếu nhi"
]
} |
Tôn vinh những cây bút miền Đông | Các nhà báo và những tác giả có tác phẩm đoạt giải lần này không chỉ là sự công nhận cá nhân mà còn là khẳng định về chất lượng tác phẩm và tầm ảnh hưởng của lao động sáng tạo. Đây là giải báo chí hết sức ý nghĩa cho những người làm báo miền Đông Nam Bộ, một khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước, một khu vực mà báo chí hoạt động tích cực và sáng tạo. | Tỉnh ủy Tây Ninh và Hội Nhà báo Việt Nam vừa tổ chức lễ trao giải báo chí miền Đông Nam Bộ lần thứ nhất. Theo nhà báo, TS Trần Thị Lan, Quyền Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo, Trưởng Ban Tổ chức, đây là giải được tổ chức với mục tiêu tuyên truyền về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh-quốc phòng vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là sự ghi nhận và tôn vinh các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc trong hoạt động tuyên truyền về vùng.Qua đó, phát huy vai trò chủ lực của báo chí trong công tác truyền thông, đồng thời góp thêm tiếng nói quan trọng thúc đẩy hành động thiết thực và thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Sau gần một năm phát động, mặc dù đây là lần đầu tổ chức, Ban Tổ chức đã nhận được sự hưởng tích cực của các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước khu vực miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh... Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm gửi đến từ các cơ quan báo chí, nhà báo, hội viên của khu vực miền Đông Nam Bộ.Ban Tổ chức đã lựa chọn các thành viên của Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo là những nhà báo uy tín, giàu kinh nghiệm như nhà báo Nguyễn Khắc Văn (Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng), Tô Đình Tuân (Tổng Biên tập Báo Người Lao Động), Lý Việt Trung (Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh),... Sau một thời gian làm việc với tinh thần khẩn trương, khách quan, công tâm, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 61 tác phẩm vào vòng chung khảo. Trong 61 tác phẩm, hội đồng chung khảo đã lựa chọn 22 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải gồm: hai giải nhất; bốn giải nhì; sáu giải ba và 10 giải khuyến khích.Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng nhận xét, các tác phẩm gửi về chủ yếu xoay quanh những vấn đề đang được quan tâm như: công tác quy hoạch; cơ chế điều phối phát triển vùng; xúc tiến thương mại đầu tư; kết nối giao thông, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng dịch vụ; hợp tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác trên lĩnh vực khoa học-công nghệ, chuyển đổi số. Giải nhất (thể loại báo in-báo điện tử) là loạt bài 5 kỳ: “Bất cập trong tuyển sinh lớp 6” của Báo Bà Rịa-Vũng Tàu (tác giả Lục Thị Khánh Chi); đồng giải nhất (thể loại Phát thanh-Truyền hình) là tác phẩm phim tài liệu “Sự sống chẳng bao giờ chán nản” của Đài Phát thanh-Truyền hình Bình Dương (nhóm tác giả Đặng Ngọc Quý, Vũ Văn Vương).Ở giải nhì (thể loại báo in - báo điện tử) là loạt bài 3 kỳ: “Kiên quyết chống giặc nội xâm” của tác giả Lê Thị Liên (Đài Phát thanh-Truyền hình và Báo Bình Phước); loạt bài 5 kỳ: “Phát triển vùng Đông Nam Bộ xứng tầm” của tác giả Trần Quốc Hải (Báo Điện tử Dân Việt). Cùng giải nhì (thể loại Phát thanh-Truyền hình) là phim tài liệu 3 kỳ: “Hành trình tương lai” của tác giả Trần Ngọc Thuyết, NSƯT Đào Quang Tuệ, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Trung Dũng, Trịnh Quốc Thái (Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh); tác phẩm “Xây dựng văn hóa liêm chính - Vấn đề cấp bách hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Oanh, Thổ Thanh, Phan Thị Hoa, Trần Đức Hiến (Đài Phát thanh-Truyền hình và Báo Bình Phước).Ban Tổ chức cũng trao thưởng cho các tác giả đoạt giải ba, thể loại báo in và điện tử gồm: loạt bài 5 kỳ: “Vén màn dịch vụ quái đản núp bóng quán karaoke” của tác giả Nguyễn Sỹ Hưng, Nguyễn Thị Thảo (Báo Người Lao Động); loạt bài 3 kỳ: “Phá thế “co cụm” trong liên kết vùng Đông Nam Bộ” của tác giả Phạm Văn Tùng, Nguyễn Thị Hương Giang, Phan Thị Kim Ngân (Báo Đồng Nai); loạt bài 3 kỳ: “Gian nan đi làm giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất” của tác giả Vũ Thị Nguyệt (Báo Tây Ninh). Cùng giải ba, thể loại Phát thanh-Truyền hình là: phim tài liệu “Giấc mơ” của tác giả Hồ Minh Hải, Phạm Đức Thuận, Lê Hồng Phúc (Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); phóng sự “Giải hạn”, tác giả Triệu Quang Khải (Đài Phát thanh-Truyền hình Tây Ninh); phóng sự “Tạo chuyển biến có tính đột phá cho vùng Đông Nam Bộ”, tác giả Nguyễn Huệ Như (Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến cho biết, các nhà báo và các cơ quan truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và phát triển. Qua việc phản ánh, báo chí không chỉ là những người truyền tải thông tin mà còn là những người góp phần định hình ý thức và tư duy của xã hội.Qua các bài viết và thông tin truyền tải, báo chí đã giúp lãnh đạo các địa phương nắm bắt được những thách thức và cơ hội, từ đó có thể phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững và toàn diện hơn. Chúng ta tin tưởng rằng, “Giải báo chí về miền Đông Nam Bộ” tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo với sự tham gia của nhiều tác giả, các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí nhằm khẳng định mạnh mẽ vai trò chủ lực của báo chí trong công tác truyền thông về miền Đông Nam Bộ. | https://nhandan.vn/ton-vinh-nhung-cay-but-mien-dong-post756098.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": []
} |
Tiếp tục khẳng định thương hiệu của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật | NDO -Sáng 5/1, tại Hà Nội,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thậttổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến tổng kết công tác chuyên môn, công tác Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024. Đến dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, cơ quan Trung ương. | Báo cáo hội nghị nêu rõ, năm 2023, Nhà xuất bản tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và sự hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả của Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, sự tin cậy của cán bộ, đảng viên, của bạn đọc và đông đảo cộng tác viên trên cả nước.Trong năm, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Nhà xuất bản được kiện toàn, bổ sung kịp thời đã giúp các hoạt động của đơn vị tiếp tục giữ vững ổn định, phát triển, hoàn thành kế hoạch biên tập-xuất bản đề ra. Nhà xuất bản tập trung biên tập, xuất bản một số sách trọng tâm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các sách của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ấn phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Nhà xuất bản đã chủ độngphối hợpcác bộ, ban, ngành và tỉnh, thành phố tổ chức tốt các hội nghị, tọa đàm khoa học, sự kiện liên quan việc giới thiệu, tuyên truyền về cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư.Cùng với đó, tổ chức giới thiệu, trao tặng các tủ sách điện tử của Nhà xuất bản như: Tủ sách điện tử Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Tủ sách Chi bộ điện tử, Tủ sách điện tử học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tặng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước.Nhà xuất bản đã xuất bản 923 đề tài (gồm sách in, sách điện tử và văn hóa phẩm). Sản lượng in và gia công của Nhà in Sự thật đạt 558,42 triệu trang quy đổi, bằng 104,53% so năm 2022. Xuất bản và phát hành 7 số Tạp chí Chính trị và Phát triển; nâng cấp và cải tiến giao diện, đăng tải 12 kỳ Tạp chí điện tử với 474 bài trên Tạp chí điện tử. Công tác phát hành có nhiều đổi mới, đạt kết quả tốt.Năm qua, tổng doanh thu của Nhà xuất bản ước đạt 110 tỷ đồng; đóng góp 5,4 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, bảo đảm ổn định thu nhập và không ngừng cải thiện đời sống mọi mặt của người lao độngBên cạnh những kết quả đạt được, hội nghị cũng tập trung chỉ rõ những khó khăn, tồn tại, hạn chế, phân tích những nguyên nhân, đưa ra các dự báo, xác định phương hướng và đề ra những giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.Chiều cùng ngày, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức năm 2024.Hội nghị đánh giá, năm qua, phong trào thi đua của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tiếp tục được tổ chức thực hiện tốt.Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể tiếp tục được phát huy; xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần động viên cán bộ, viên chức, người lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Tổng doanh thu của Nhà xuất bản ước đạt 110 tỷ đồng; đóng góp 5,4 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, bảo đảm ổn định thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống người lao động.Tại hội nghị, đồng chí Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản đã dành nhiều thời gian giải đáp thỏa đáng cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp của cán bộ, viên chức, người lao động.Ban Chấp hành Công đoàn phát động phong trào thi đua hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà xuất bản năm 2024. | https://nhandan.vn/tiep-tuc-khang-dinh-thuong-hieu-cua-nha-xuat-ban-chinh-tri-quoc-gia-su-that-post790786.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Nhà xuất bản",
"Chính trị quốc gia Sự thật"
]
} |
Khai mạc Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất 2023 | NDO -Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất 2023 (Da Nang Asian Film Festival - DANAFF I) với chủ đề DANAFF - Nhịp cầu châu Á chính thức khai mạc tối nay (9/5) tại Nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng. | Chương trình do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ đạo, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng cùng các sở ngành, các tổ chức thực hiện.Tham gia sự kiện có hơn 1.000 đại biểu, khách mời là lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các nghệ sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên, các nhà hoạt động điện ảnh…Các tiết mục trình diễn tại lễ khai mạc.Phát biểu tại lễ khai mạc, Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Giám đốc Liên hoan phim, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, nhấn mạnh: “Với khẩu hiệu “DANAFF - Nhịp cầu châu Á”, Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng hướng tới sự trẻ trung, năng động, sẽ lựa chọn và vinh danh các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, giàu giá trị nhân văn, có khám phá mới mẻ, nghệ thuật thể hiện độc đáo. Khích lệ những tài năng mới của điện ảnh Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương; giới thiệu rộng rãi đến công chúng những tác phẩm điện ảnh mới, có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật của các nền điện ảnh châu Á và Việt Nam.Tin liên quanLiên hoan phim châu Á Đà Nẵng: Điểm hẹn mới của điện ảnhÔng Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, khẳng định: “Qua Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất, thành phố Đà Nẵng mong muốn tạo dựng sự kiện thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh, góp phần thúc đẩy sự hội nhập và hợp tác của điện ảnh Việt Nam nói chung và điện ảnh Đà Nẵng nói riêng.Đây là cơ hội trao đổi nghề nghiệp giữa các nhà điện ảnh chuyên nghiệp trong và ngoài nước; tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, mở rộng thị trường điện ảnh, cũng như góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thành phố Đà Nẵng. Sự kiện cũng sẽ góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện, một điểm đến văn minh, hiện đại và đầy sức sống”.Qua Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất, thành phố Đà Nẵng mong muốn tạo dựng sự kiện thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh, góp phần thúc đẩy sự hội nhập và hợp tác của điện ảnh Việt Nam nói chung và điện ảnh Đà Nẵng nói riêng.Ông Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà NẵngBan Tổ chức tặng hoa tri ân Ban Giám khảo.Chủ tịch Ban Giám khảo hạng mục Phim châu Á dự thi - bà Moon So-ri - diễn viên điện ảnh, đạo diễn và biên kịch người Hàn Quốc.Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng ra mắt lần đầu tiên nhưng tiệm cận được với mô hình của nhiều liên hoan phim quốc tế trên thế giới về các chương trình và tính chất, quy mô của liên hoan phim.DANAFF 1 gồm hai hạng mục phim dự thi: phim châu Á và phim Việt Nam. Với các giải thưởng do các Ban Giám khảo gồm các nhà điện ảnh chuyên nghiệp, có uy tín quyết định.Liên hoan phim cũng dành cho mỗi khán giả vai trò Ban Giám khảo khi đến xem các phim Việt Nam trong chương trình “Phim Việt Nam đương đại”. Mỗi khán giả xem phim và trực tiếp bình chọn cho phim Việt Nam mình yêu thích. Phim Việt Nam có số phiếu bình chọn của khán giả cao nhất sẽ được trao Giải thưởng do khán giả bình chọn.Các khách mời tham gia thảm đỏ tại lễ khai mạc.Lễ khai mạc DANAFF I với chương trình đặc sắc chủ đề “Mang Đà Nẵng đến châu Á & mang châu Á đến Đà Nẵng", các tiết mục tập trung giới thiệu về văn hóa, tinh thần hiếu khách của người dân Đà Nẵng cũng như những nét đặc trưng của điện ảnh châu Á; đề cao tinh thần “Việt Nam hội nhập” và quảng bá hình ảnh Việt Nam năng động, nhộn nhịp thông qua cầu nối là thành phố Đà Nẵng, bằng lăng kính điện ảnh để giới thiệu sự phát triển của Việt Nam với nhiều điểm đến cho bạn bè quốc tế biết đến.Các tiết mục đặc sắc tại lễ khai mạc.Tại chương trình này, bà Nguyễn Phương Hòa - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam và ông Edward Neubronner - Phó Chủ tịch cấp cao của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát biểu khởi động cuộc thi clip trực tuyến "Tôi yêu Việt Nam" nhằm lan tỏa tình yêu đất nước Việt Nam, đồng thời giới thiệu quảng bá với bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, mến khách. | https://nhandan.vn/khai-mac-lien-hoan-phim-chau-a-da-nang-lan-thu-nhat-2023-post751879.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng",
"DANAFF I"
]
} |
Trẩy hội chùa Dâu, chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia | Bao đời này, lễ hội chùa Dâu được nhân dân phường Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cùng tham gia tổ chức với các nghi thức độc đáo, thể hiện đặc trưng tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp vùng Dâu. Năm nay, đến với lễ hội tổng Dâu, người dân, chính quyền địa phương và bà con Phật tử có thêm niềm vui khi chính thức đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia đối vớimộc bản chùa Dâu. | Lễ hội tổng Dâu năm 2024 được tổ chức từ ngày 13-15/5 (tức ngày 6-8/4 Âm lịch) với các nghi thức tế lễ truyền thống tại chùa Dâu và các chùa trong hệ thống thờ Tứ pháp. Ngày 13/5, tại chùa Dâu đã diễn ra Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia đối với mộc bản chùa Dâu và khai mạc lễ hội tổng Dâu.Ngôi chùa cổ bậc nhất lịch sử Phật giáo Việt Nam“Dù ai đi đâu về đâuHễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.Dù ai buôn bán trăm nghềTháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”Theo câu ca xưa, chúng tôi hòa cùng người dân vùng Dâu, Luy Lâu, Thuận Thành về trẩy hội chùa Dâu-ngôi cổ tự xứ Kinh Bắc.Một góc chùa Dâu.Chùa Dâu thuộc tổng Dâu xưa, nay thuộc phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được biết đến là ngôi chùa cổ hình thành sớm nhất, một trong những công trình di tích lịch sử tín ngưỡng tôn giáo đánh dấu sự khởi nguồn củađạo Phật ở Việt Nam.Chùa Dâu còn là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), và chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là sự biểu hiện của tục thờ Mẫu, một tôn giáo bản địa thuần Việt.Theo các nguồn tư liệu, chùa Dâu được khởi dựng từ thế kỷ II, là tinh hoa của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt cổ thờ các lực lượng tự nhiên đã tạo nên một trung tâm tôn giáo tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Từ trung tâm Dâu, Phật giáo đã phát quang, lan tỏa ra khắp các vùng miền trong cả nước, tạo thành một tôn giáo lớn, chính thống của nước ta.Đông đảo người dân và du khách tham dự lễ khai hội chùa Dâu.Trong quá trình tồn tại chùa Dâu đã được các triều đại phong kiến trùng tu mở rộng với quy mô lớn. Vào thời Trần, chùa được Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho xây dựng với quy mô “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”. Trải qua các thăng trầm của lịch sử đến nay, chùa Dâu vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ kính và là nơi lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa quý giá của dân tộc gồm hệ thống gần 100 pho tượng thờ, 22 bia đá, chuông đồng, khánh đồng được tạo tác vào các thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn.Và lễ hội chùa Dâu là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân vùng Dâu. Bởi nó không chỉ là nhu cầu tìm về Phật tổ và hòa mình trong hoạt động văn hóa cộng đồng dân gian sôi động và tiêu biểu mà còn với ý nghĩa quan trọng cầu mong mọi điều tốt lành, cầu cho mưa thuận gió hòa- một ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.Bác Nguyễn Thanh Thảo, ở phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành chia sẻ: Từ đêm qua dù trời mưa nhưng người dân chúng tôi vẫn tổ chức chương trình ca nhạc ''cây nhà lá vườn'' đón chào hội Dâu. Hội năm nay quy mô lớn hơn, vui hơn vì được đón nhận Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với các bộ mộc bản vẫn bày trong chùa. Không chỉ người dân trong tổng Dâu xưa, mà con cháu khắp nơi đều thu xếp về chung vui, chơi hội.Chuông và khánh được treo trong tháp Hòa Phong.Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Thuận Thành cho biết: Được biết đến như danh lam bậc nhất xứ kinh Bắc, với giá trị nổi bật độc đáo về lịch sử kiến trúc nghệ thuật, chùa Dâu đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Tiếp đó, năm 2017, Bộ tượng Phật Tứ pháp vùng Dâu được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Bên cạnh đó, chùa Dâu còn lưu giữ nhiều tài liệu, cổ vật quý giá, tiêu biểu như bia đá, khánh đá, chuông đồng. Và đặc biệt hiện còn lưu giữ 107 tấm mộc bản cổ, ghi lại truyền thuyết lịch sử chùa Dâu cách đây gần 3 thế kỷ.Bảo vật gốc duy nhất, độc bảnChị Lê Thị Thanh Thư, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ cơ sở, Trung tâm Bảo tồn và Xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Ninh giới thiệu: Bảo vật Quốc gia-Mộc bản chùa Dâu vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận tháng 1/2024 gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực.Chị Lê Thị Thanh Thư giới thiệu về Bảo vật quốc gia-Mộc bản chùa Dâu.Đáng chú ý, mộc bản chùa Dâu được hình thành từ ý tưởng của các vị tổ chùa muốn truyền đạt lại cho mai sau các bộ Kinh để truyền dạy đạo Phật, sự tích Man Nương cùng hệ thống Phật Tứ pháp và các bài văn cúng, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, nghi lễ cúng các vị Phật tổ thiêng liêng của chùa. Vì lẽ đó, các mộc bản đều được chính các nhà sư trụ trì tại chùa qua các thời kỳ đứng ra san khắc từ thời Lê Trung Hưng và Tây Sơn kéo dài đến thời Nguyễn. Chữ trên mộc bản đều là chữ Hán cổ và chữ Nôm được khắc âm bản, đường nét mềm mại, có tính thẩm mĩ cao nên khi in ra giấy dó rất sắc nét.Mộc bản chùa Dâu là nguồn di sản tư liệu phong phú giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự ra đời của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp vùng Dâu, về sự ra đời và phát triển của Phật giáo Việt Nam, về các nghi thức cầu mưa, cầu tạnh, lịch sử nghề khắc in mộc bản và nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống của Việt Nam-chị Lê Thị Thanh Thư chia sẻ.Một ván khắc đang được lưu giữ tại chùa Dâu.Cùng với mộc bản chùa Dâu được công nhận là Bảo vật quốc gia, hiện toàn tỉnh Bắc Ninh đã có 18 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào của người dân vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc, qua đó cũng khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc gìn giữ, trùng tu, tôn tạo các bảo vật, góp phần xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. | https://nhandan.vn/tray-hoi-chua-dau-chiem-nguong-bao-vat-quoc-gia-post809136.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Bắc Ninh",
"lễ hội",
"bảo vật",
"Chùa Dâu",
"Mộc bản"
]
} |
Đắk Lắk bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân biên phòng chuyên nghiệp | Ngày 17/4, Bộ Chỉ huyBộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắktổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân Biên phòng chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào dân tộc thiểu số. | Trong thời gian 5 ngày, các học viên tập trung nghiên cứu các nội dung về tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc; chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và biên phòng; truyền thống văn hoá của các dân tộc; chính sách dân tộc và kết quả thực hiện chính sách dân tộc; gương người tốt việc tốt; những điển hình tiên tiến trong thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước, nhất là lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề về dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chống phá cách mạng Việt Nam; những vấn đề nổi lên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Đại tá Đỗ Quang Thấm, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnhĐắk Lắknhấn mạnh: Lớp bồi dưỡng lần này nhằm nâng cao, cập nhật những kiến thức mới về công tác dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ sĩ quan, quân nhân Biên phòng chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh. | https://nhandan.vn/dak-lak-boi-duong-kien-thuc-dan-toc-cho-si-quan-quan-nhan-bien-phong-chuyen-nghiep-post805240.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Đắk Lắk bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan",
"quân nhân biên phòng chuyên nghiệp"
]
} |
Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024 | NDO -Tối 26/3,Lễ hội Quán Thế ÂmNgũ Hành Sơn năm 2024 chính thức khai mạc tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm – Danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. | Lễ hội Quán Thế Âm năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ 26 đến 29/3 (từ ngày 17 đến 20/2 năm Giáp Thìn), với kết cấu bao gồm 2 phần lễ và hội hòa quyện với nhau.Phần lễ với các nghi thức tôn giáo, cầu Quốc thái dân an; phần hội, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ, thể thao phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trong đó có sự tham gia của các Đoàn nghệ thuật dân tộc đến từ các nước như: Nhật Bản, Thái Lan…Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phốĐà NẵngTrần Chí Cường nhấn mạnh, năm nay là năm thứ hai Lễ hội được triển khai với quy mô cấp thành phố.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường phát biểu khai mạc lễ hội. (Ảnh: ANH ĐÀO)Lễ hộiQuán Thế Âm là một trong những nét văn hóa độc đáo nhất của vùng đất Ngũ Hành Sơn và của thành phố, đây chính là sự kết tinh những giá trị của văn hóa Phật giáo và miền di sản Ngũ Hành Sơn, biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hòa giữa Đạo pháp với Dân tộc, Dân tộc với Đạo pháp.Lễ hội luôn là điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách thập phương trong nước mà còn là dịp để du khách quốc tế trải nghiệm và tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam.Đồng thời, đây cũng là cơ hội để thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật văn hóa dân tộc; là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024. (Ảnh: ANH ĐÀO)Là dịp để du khách chiêm ngưỡng những vẻ đẹp kỳ thú mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng, đó là Danh thắng Ngũ Hành Sơn với nhiều Di sản văn hóa có giá trị đang trường tồn cùng với thời gian và ngày càng được phát huy hiệu quả.“Tôi hy vọng trong những ngày diễn ra Lễ hội, các vị khách quý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các đoàn cao tăng các nước trong khu vực Đông Nam Á hành hương về chiêm bái và tham dự lễ hội sẽ lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng và tốt đẹp về một Lễ hội văn hóa tâm linh mang đậm tính nhân văn của một vùng Non Nước sơn thủy hữu tình của thành phố Đà Nẵng”, ông Trần Chí Cương nhấn mạnh.Nghệ sĩ ưu tú Quang Hào và các nghệ sĩ Nhà hát Trưng Vương biểu diễn khai mạc lễ hội. (Ảnh: ANH ĐÀO)Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2024 với các hoạt động chính diễn ra tại Lễ hội năm nay gồm Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm (Lễ Chính thức) diễn ra lúc 7 giờ ngày 28/3; Lễ dâng hương Tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, Lễ tế Xuân cầu Quốc thái – Dân an…Đặc biệt, Lễ hội năm nay có nhiều điểm mới như hội thi đua thuyền truyền thống trên sông Cổ Cò kèm tái diễn hoạt cảnh lịch sử trên sông, thi trực họa về Lễ hội Quán Thế Âm; thi viết cảm nhận về các tác phẩm của thư viện Vạn Hạnh; chạy bộ Olympic "Vì hòa bình" và nhiều hoạt động nghệ thuật, trò chơi dân gian…Ca sĩ Manayo Kyano đến từ Đoàn nghệ thuật dân tộc Nhật Bản biểu diễn giao lưu tại chương trình khai mạc. (Ảnh: ANH ĐÀO)Năm nay, Ban Tổ chức đưa vào chương trình lễ hội Tọa đàm “Giải pháp nâng tầm Lễ hội Quán Thế Âm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” và Chùa Quán Thế Âm cũng sẽ mở cửa Bảo tàng Văn hóa Phật giáo để đón du khách đến tham quan, nghiên cứu.Bên cạnh việc đó, ban tổ chức Lễ hội tập trung cho công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm góp phần tổ chức Lễ hội đặc sắc, văn minh.Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là một trong những Lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của đạo Phật, là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, cũng như thể hiện nỗ lực của người dân địa phương trong việc phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 Lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ năm 2023, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với quy mô cấp thành phố. | https://nhandan.vn/khai-mac-le-hoi-quan-the-am-ngu-hanh-son-nam-2024-post801738.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn",
"Đà Nẵng",
"Danh thắng Ngũ Hành Sơn",
"khai mạc Lễ hội"
]
} |
Triển lãm “Giấy Giang”: Sáng tạo hội họa với chất liệu giấy thủ công truyền thống | NDO -Triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 2 đến 8/4, đem đến cho công chúng cái nhìn sáng rõ hơn về vẻ đẹp của giấy giang trong hội họa. | Triển lãm đang trưng bày 25 bức tranh khổ lớn, vẽ bằng chất liệu tổng hợp trên giấy giang bồi trên vải toan, mang phong cách biểu hiện trừu tượng với bút pháp gần với một thế giới không vật thể, tự do và phóng khoáng kết nối vô tận.Đối với họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh, vẽ là tình yêu, là đời sống được trải nghiệm. Hội họa giúp họa sĩ thể hiện được phần bản năng vô thức sâu kín nhất. Hiện nay, “Giang” là triển lãm tiên phong ở Việt Nam sử dụng giấy giang như một vật liệu chính làm nền tảng cho các sáng tạo.Tại buổi toạ đàm trong khuôn khổ Triển lãm diễn ra sáng 6/4, họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh chia sẻ về những ấn tượng sâu sắc ngay từ lần đầu được tiếp xúc và những quan điểm nghệ thuật khi sáng tạo tác phẩm trên giấy giang. Đây là loại giấy đóng vai quan trọng với đời sống tinh thần người Mông ở Pà Cò (Hòa Bình), do thường được sử dụng trong hoạt động tín ngưỡng, trang trí nhà cửa các dịp lễ tết truyền thống.Họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh cho biết mỗi đường nét tỉ mỉ trên các tác phẩm nghệ thuật đều là tâm sức 4 năm ròng rã để am hiểu hơn về giấy giang. Nội dung của những tác phẩm giấy giang được người nghệ sĩ lấy cảm hứng từ đời sống đồng bào dân tộc Mông như quan hệ giữa con người và thiên nhiên, thần linh, vũ trụ, nhà cửa... Tuy những sự vật ấy có phần giản dị nhưng đều hài hòa với thiên nhiên, từ đó thể hiện nét phóng khoáng trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả.Là một trong những khách mời tham gia tọa đàm, họa sĩ Đinh Quang Tỉnh đã nhận định vai trò của việc đưa chất liệu truyền thống trong hội họa như sau: “Để tìm được nguồn chất liệu dân tộc với cái hiện đại là một điều rất khó. Phải yêu lắm cái chất liệu dân tộc, để đưa nghệ thuật hiện đại vào trong đó. Từ một chất liệu giấy giang, có thể coi họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh là cầu nối thúc đẩy giữa nghệ thuật và phát triển nghề thủ công truyền thống.”Triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh đã thu hút đông đảo giới nghệ thuật và công chúng đến thưởng lãm vẻ đẹp độc đáo của không gian nghệ thuật giấy giang. Bạn Trịnh Hoàng Long (21 tuổi,Hà Nội) cảm thấy vô cùng ấn tượng bởi chất liệu giấy giang được sử dụng trong hội họa: “Trước đó, mình tìm hiểu sâu về các chất liệu truyền thống. Nhưng sau khi nghe những chia sẻ của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh, mình đã biết thêm nhiều thông tin thú vị về giấy giang và ý nghĩa của những bức tranh được trưng bày tại đây”.Triển lãm mở cửa đến hết ngày 8/4 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. | https://nhandan.vn/trien-lam-giay-giang-sang-tao-hoi-hoa-voi-chat-lieu-giay-thu-cong-truyen-thong-post803466.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"hội họa từ giấy giang",
"họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh",
"Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam",
"giấy giang"
]
} |
Xuất bản cuốn sách “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” | NDO -Với kết cấu 4 phần, nội dung cuốn sách chọn lọc một số bài viết, bài phát biểu, bài nói chuyện củaChủ tịch Hồ Chí Minhnhằm định hướng xây dựng nền văn hóa của nước Việt Nam độc lập, tự chủ, sánh vai cùng với các quốc gia khác trên thế giới. | Nhân kỷ niệm134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024),Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sáchVăn hóa phải soi đường cho quốc dân đinhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựngnền văn hoá Việt Namhiện nay.Với kết cấu 4 phần, nội dung cuốn sách chọn lọc một số bài viết, bài phát biểu, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm định hướng xây dựng nền văn hóa của nước Việt Nam độc lập, tự chủ, sánh vai cùng với các quốc gia khác trên thế giới; đồng thời là những chỉ dẫn cụ thể về các lĩnh vực của văn hóa, như: văn hóa nghệ thuật, báo chí, xuất bản; đạo đức, lối sống, thực hành đời sống mới; cách tuyên truyền, huấn luyện, cách nói, cách viết; giáo dục nền văn hóa mới; nâng cao kiến thức văn hóa cho nhân dân,…Người khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng”, “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.Đối với văn hóa nghệ thuật, Người chỉ rõ: “Văn hóa nghệ thuật cũng làmột mặt trận”; “Anh chị em làchiến sĩtrên mặt trận ấy”. Trên lĩnh vực văn hóa giáo dục, Người nhấn mạnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, do vậy cần phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà.Theo Người, những giáo viên “chịu cực khổ khó nhọc, hy sinh phấn đấu, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây đắp nền văn hoá sơ bộ cho dân tộc” là những “anh hùng vô danh” của đất nước. Người yêu cầu cán bộ, giáo viên, học sinh nắm vững quan điểm: “Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế” và lưu ý: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”.Đối với báo chí, xuất bản, Người yêu cầu cán bộ viết báo và xuất bản cần “phải có lập trường vững vàng: ta, bạn, thù thì viết mới đúng”. “Viết đểnêunhững cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời đểphê bìnhnhững khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt, thì phải cóchừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy”.Người đặt ra câu hỏi: “Viết cho ai xem?”, “Viết để làm gì?”, “Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”. Theo Người, viết sách, viết báo cũng cần phải lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân.Cuốn sách là tài liệu giá trị, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; đồng thời là cẩm nang để mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập đạo đức, văn hóa, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh và anh hùng.Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cũng tái bản một số ấn phẩm quý:Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi; Vừa đi đường vừa kể chuyện; Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh(2 tập).Bạn đọc có thể tìm thấy rất nhiều những câu chuyện cảm động, những phác họa chân thực, những phẩm chất cao đẹp, đáng học tập từ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nhiều tác phẩm khác của Người và các tác phẩm viết về Người do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản trên Trang thông tin điện tử Nhà xuất bản,sachquocgia.vnhoặc các chi nhánh, trung tâm phát hành của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trên toàn quốc.Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành:1. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả: Hồ Chí Minh.2. Nhật ký trong tù (bản phỏng dịch của nhà thơ Quách Tấn), tác giả: Hồ Chí Minh.3. Truyện về Hồ Chí Minh, tác giả: Trần Dân Tiên.4. 5 tác phẩm bảo vật quốc gia (Đường cách mệnh, Nhật ký trong tù, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Di chúc), tác giả: Hồ Chí Minh.5. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tác giả: Hồ Chí Minh6. Về văn hóa, tác giả: Hồ Chí Minh.7. Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, tác giả: Hồ Chí Minh.8. Bông sen vàng, tác giả: Sơn Tùng.9. Trái tim quả đất, tác giả: Sơn Tùng.10. Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, tác giả: GS. Trần Văn Giàu.11. Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, tác giả: GS. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên).12. Đạo đức Bác Hồ - Tấm gương soi muôn đời, tác giả: TS.Trần Viết Hoàn.13. Đi theo con đường của Bác, tác giả: Đại tướng Văn Tiến Dũng.14. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả: Trần Dân Tiên.15. Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học, tác giả: TS. Chu Đức Tính.16. Bác Hồ trong trái tim bạn bè quốc tế, tác giả: Bùi Phúc Hải (Sưu tầm, tổ chức biên soạn).17. Hồ Chí Minh - Quá khứ, hiện tại và tương lai, tác giả: Phạm Văn Đồng.18. Bác Hồ với các tổng thống Mỹ, tác giả: Võ Văn Lộc. | https://nhandan.vn/xuat-ban-cuon-sach-van-hoa-phai-soi-duong-cho-quoc-dan-di-post810007.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"xuất bản sách",
"văn hóa soi đường cho quốc dân đi",
"Chủ tịch Hồ Chí Minh",
"kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh",
"Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật"
]
} |
Triển lãm “Câu chuyện đầu năm”: Thổi hồn vào nghệ thuật màu nước, tranh lụa | NDO -Chiều tối 29/3, Triển lãm tranh “Câu chuyện đầu năm” đã khai mạc tại Nhà triển lãm số 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu 67 tác phẩm của 5 hoạ sĩ Phạm Thanh Sơn, Nguyễn Lâm, Hoàng Quốc Tuấn, Lương Bình, Cường Nguyễn thuộc nhóm Urban Sketchers. | Diễn ra từ nay đến hết 4/4, triển lãm trưng bày các tác phẩm được vẽ từ chất liệu màu nước, lụa, sơn dầu với chủ đề đa dạng từ phong cảnh, chân dung đến tĩnh vật.Từ những trải nghiệm cá nhân của mình, 5 họa sĩ đã tái hiện cuộc sống qua các tác phẩm với mỗi bức tranh là một câu chuyện riêng biệt.Họa sĩ Phạm Thanh Sơn, sinh ra và lớn lên tại Thủ đô, anh vẽ những tác phẩm với màu sắc và cái nhìn độc đáo vềHà Nội, gửi gắm những suy tư của mình.Họa sĩ Hoàng Quốc Tuấn từ nhỏ đã đam mê nghệ thuật, thường tham gia các vở kịch ở làng xã. Bằng tài năng của mình, anh tạo ra những tác phẩm trên chất liệu lụa, mang đậm chất lãng tử.Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Lâm.Những bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Lâm, thông qua sự sắp xếp khéo léo và yếu tố thiên nhiên, tạo ra cảm giác thực và ảo đan xen, để lại ấn tượng sâu sắc.Họa sĩ trẻ Cường Nguyễn với nhiều cảm xúc khác nhau trong nét vẽ, kết hợp giữa sự trầm lắng của Hà Nội và sự lãng mạn củaĐà Lạt.Họa sĩ Lương Bình, cũng giống như Hoàng Quốc Tuấn, từ nhỏ đã tham gia các buổi biểu diễn kịch ở làng xã, lớn lên chuyển sang ngành hội họa. Anh thường khai thác toàn bộ các khía cạnh cảm xúc khác nhau trong tranh, sử dụng sơn dầu và màu nước để truyền đạt.Một số tác phẩm của các họa sĩ:Các tác phẩm về Hà Nội của họa sĩ Phạm Thanh Sơn.Các tác phẩm của họa sĩ Cường Nguyễn.Thành phố Hà Nội 02, họa sĩ Phạm Thanh Sơn.Vu quy, họa sĩ Hoàng Quốc Tuấn. | https://nhandan.vn/trien-lam-cau-chuyen-dau-nam-thoi-hon-vao-nghe-thuat-mau-nuoc-tranh-lua-post802344.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Triển lãm “Câu chuyện đầu năm”",
"triển lãm tranh",
"Urban Sketchers"
]
} |
NSND Quốc Hưng làm Phó Giám đốc Phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam | NDO -Sáng 13/5 tại Hà Nội, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Hội đồng TrườngHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Namchính thức trao Quyết định giao nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách cho Tiến sĩ âm nhạc – NSND Quốc Hưng. | Theo Quyết định số 588/QĐ-HVANQGVN, NSND Đỗ Quốc Hưng nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từ ngày 1/5/2024. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã chúc mừng và trao Quyết định cho NSND Quốc Hưng.Tiến sĩ âm nhạc -NSND Quốc Hưngsinh năm 1970 tại Đông Anh, Hà Nội, hoạt động nổi bật trong hai lĩnh vực biểu diễn và sư phạm. Ông sở hữu giọng bass (nam trầm) đặc biệt và là một trong những giọng ca opera, chính ca hàng đầu Việt Nam.Trong lĩnh vực biểu diễn, năm 2000, ông đoạt giải Nhất cuộc thi Hát thính phòng Nhạc kịch toàn quốc lần II. Năm 2004 ông được cúp Vàng Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng (Triều Tiên).Dù sở hữu giọng hát được xếp vào loại giọng nam trầm nhưng khung độ (nốt thấp nhất và cao nhất) của giọng hát rộng, cũng vì thế NSND Quốc Hưng có thể thể hiện tốt cả những tác phẩm dành cho các loại giọng nam trung và nam cao. Bên cạnh đó, vốn xuất thân là nghệ sĩ chèo, sự uyển chuyển, mềm mại và linh hoạt trong cách hát cũng như cách thể hiện diễn tiến nhân vật trong chèo cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện tác phẩm khi ông dấn thân vào nghệ thuật thanh nhạc nói chung, opera nói riêng.Những tác phẩm nước ngoài ấn tượng gắn liền với tên tuổi Quốc Hưng có thể kể đến aria “Đám cưới Figaro” trích trong vở nhạc kịch cùng tên của Mozart. Quốc Hưng gây ấn tượng mạnh khi thể hiện aria “Vous qui Faites L’endormie” trích trong vở opera Faust của C.Gound. Ở aria này NSND Quốc Hưng hóa thân vào hình hài một chàng hoàng tử với tâm hồn thánh thiện nhưng lại bị quỷ xâm nhập vào tâm hồn, để rồi, sự đấu tranh trong diễn biến tâm lý nhân vật giữa tâm hồn đẹp và những lúc bị quỷ chiếm ngự đã được ông thể hiện thành công, đặc biệt là phần thể hiện tiếng cười của quỷ với những kỹ thuật rất khó.NSND Quốc Hưng.Năm 1998, ông đi tập huấn tại Nhà hát Opera Hannover (Đức) để chuẩn bị cho việc công diễn vở opera “Viên đạn thần”. Sau khi kết thúc đợt thực tập ông nhận được lời mời ở lại làm nghệ sĩ của nhà hát. Ngoài “Viên đạn thần”, NSND Quốc Hưng còn tham gia các vở nhạc kịch “Cây sáo thần” và vở opera hiện đại “Vụ án tình yêu”.Trong ca khúc Việt Nam, Quốc Hưng thể hiện thành công những ca khúc chính ca mang màu sắc hào sảng đan xen tình cảm như “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam”, “Tổ quốc gọi tên mình”…Trong quá trình biểu diễn cũng như giảng dạy thanh nhạc, NSND Quốc Hưng luôn nghiên cứu, tìm tòi nghệ thuật ca hát dân tộc, đặc biệt là chèo, để áp dụng vào nội dung giảng dạy thanh nhạc cho bản thân và cho khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Việc nghiên cứu này nhằm góp phần đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế trong đặc thù giọng hát người Việt khi thể hiện opera phương Tây cũng như cách thể hiện ca khúc ở thể loại chính ca.Thành quả là công trình nghiên cứu “Đào tạo ca sĩ opera tại Việt Nam” đã được xuất bản thành sách và phổ biến rộng rãi trên cả nước. Trước đó, cũng lấy nội dung đề tài đào tạo opera tại Việt Nam, NSND Quốc Hưng đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ âm nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, ông cũng đào tạo ra nhiều học trò hiện là những gương mặt quen thuộc như: NSƯT Hoàng Tùng (giải Nhất Sao Mai 2003), NSƯT Trường Bắc (PGĐ Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), ca sĩ Quang Hà, ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân…Trong suốt thời gian đảm nhiệm công tác lãnh đạo Khoa Thanh nhạc, NSND Đỗ Quốc Hưng cũng đã quyết tâm chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nâng cao tính khoa học đối với đội ngũ giảng viên của khoa, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc phù hợp với xu hướng phát trong nước cũng như thế giới. Cho tới nay, Khoa đã có 6 cán bộ giảng viên có trình độ Tiến sĩ và 2 giảng viên là đang nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ luận án.NSND Quốc Hưng còn là thành viên hội đồng nghệ thuật của nhiều hội diễn chuyên nghiệp, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp uy tín hàng đầu đất nước. Mặt khác, ông cũng thành công trong vai trò Tổng đạo diễn nhiều chương trình nghệ thuật lớn kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước trong nhiều năm qua.Năm 2017 Quốc Hưng bảo vệ luận án Tiến sĩ; năm 2019 được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Trước khi đảm nhận cương vị Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Quốc Hưng từng giữ các cương vị Phó Chủ nhiệm sau đó là Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc, tiếp đến là Phó Giám đốc cũng tại đơn vị này.NSND Quốc Hưng phát biểu khi nhận nhiệm vụ.Chia sẻ trong buổi nhận nhiệm vụ mới, NSND Quốc Hưng cho biết, ông cảm thấy rất xúc động và vinh dự. Năm 1991, ông bắt đầu bước chân vào Nhạc viện Hà Nội (tiền thân của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) để học tập. Hơn 30 năm qua, cái nôi đào tạo âm nhạc lớn nhất Việt Nam này chính là nơi đã chứng kiến cả quá trình phấn đấu, trưởng thành của ông, từ khi học trung cấp, đại học, cao học rồi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Giờ đây, được giao nhiệm vụ quản lý chính ngôi trường mà bản thân coi như ngôi nhà của mình, ông rất hạnh phúc.Là một nghệ sĩ, nhưng đồng thời cũng là một nhà quản lý nhiều năm, việc nhận trọng trách tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không khiến NSND Quốc Hưng cảm thấy áp lực. Khoa Thanh nhạc nơi ông quản lý hơn 10 năm qua có thể coi là nơi hội tụ của những ngôi sao hàng đầu giới ca nhạc Việt Nam, và các tài năng thì luôn rất cá tính. Để hài hòa được những cá tính mạnh, người đứng đầu cần phải có sự mềm mại, linh hoạt và sự tâm huyết, vì lợi ích chung. Với 8 giảng viên đã và đang chuẩn bị bảo vệ luận án Tiến sĩ, nhiều NSND và NSƯT cùng rất nhiều học viên tài năng, khoa Thanh nhạc với sự dẫn dắt của NSND Quốc Hưng là một tập thể đi đầu tại ngôi trường âm nhạc lớn nhất nước.Tiếp đó, khi nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách mảng đào tạo và nghiên cứu của Học viện, ông càng hiểu rõ, nắm bắt tốt hơn về quản lý. Ở vị trí này, ông cũng gặp không ít thử thách. Nhưng bằng bản lĩnh và quan trọng nhất là sự chân thành, đặt tập thể lên hàng đầu, ông đã làm tốt vai trò của mình. Đó là những tiền đề quan trọng để ông thêm tự tin khi nhận nhiệm vụ phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.Tại buổi trao Quyết định bổ nhiệm cho NSND Quốc Hưng, các đồng nghiệp của ông như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Phương, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, NSND Bùi Công Duy, bà Dương Thị Thanh Bình… đều có chung nhận định: Việc nhận nhiệm vụ phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong bối cảnh âm nhạc toàn cầu hóa là một thách thức lớn cho người đứng đầu, nhưng với tài năng và tâm huyết của NSND Quốc Hưng, mọi người có thể tin tưởng về sự phát triển mới của cái nôi đào tạo âm nhạc lớn nhất nước. Về phần NSND Quốc Hưng, ông cũng hứa sẽ cố gắng học tập và nghiên cứu sâu hơn nữa để ngôi trường mình quản lý luôn xứng đáng là con chim đầu đàn của âm nhạc đất nước. | https://nhandan.vn/nsnd-quoc-hung-lam-pho-giam-doc-phu-trach-hoc-vien-am-nhac-quoc-gia-viet-nam-post809139.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"NSND Quốc Hưng",
"Phó Giám đốc Phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam"
]
} |
Ứng phó với du lịch “xấu xí” | NDO -Giữa năm 2023, Italy áp dụng nhiều hình thức xử phạt, thậm chí là bỏ tù với những du khách làm hư hại các tác phẩm nghệ thuật, cảnh quan ở nước này. Vừa qua, Nhật Bản cũng tiến hànhdựng rào chắn đặc biệt trước núi Phú Sĩđể hạn chế những khách du lịch thiếu ý thức. Đại diện Tamtravel, doanh nghiệp lữ hành chuyên xây dựng tour chokhách quốc tếcho biết: “Ở Việt Nam, không thiếu tình trạng du khách cư xử thiếu văn minh khi du lịch”. | Hành xử phản cảm của khách du lịchCuối tháng 4, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ngắn kèm tiêu đề “bán 3 quả dứa với giá 500 nghìn cho khách nước ngoài trên phố cổ Hà Nội” gây xôn xao dư luận. Hàng loạt lời chỉ trích của cộng đồng mạng nhằm vào người bán hàng - bà N.T.T với suy nghĩ người phụ nữ này đã “chặt chém” khách nước ngoài.Ngay sau đó, bà N.T.T được “giải oan” khi cơ quan chức năng đã thông tin cụ thể về vụ việc, rằng, bà N.T.T. bán 1 quả dứa đã gọt sẵn với giá 50 nghìn đồng/túi và giơ 5 ngón tay để báo giá. Sau khi 2 nữ khách nước ngoài đưa tờ 500 nghìn đồng để trả tiền dứa và được trả lại 450 nghìn đồng, không hiểu vì lý do gì mà họ đòi thêm 2 quả dứa chưa gọt. Thấy vậy, bà T. không đồng ý dẫn đến lời qua tiếng lại. Một trong hai nữ du khách đã hất văng sạp hàng hoa quả của bà T. xuống đất.Từ câu chuyện trên cho thấy, đứng trước một sự việc, đặc biệt là những mâu thuẫn, tranh cãi trong quá trình cung cấp dịch vụ, cộng đồng cần có cái nhìn khách quan và công tâm khi đánh giá về đối tượng nào đó. Với bất cứ trường hợp xung đột nào, việc có những hành động gây gổ, phá hoại đồ đạc trong lúc du lịch là lối ứng xử thiếu văn minh.Nhiều năm qua, cùng với việc các hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng có thêm nhiều câu chuyện du khách hành xử “xấu xí” khi đến các cơ sở du lịch ở Việt Nam.Tại các hang động củaVịnh Hạ Long- một trong những kỳ quan thiên nhiên thu hút khách du lịch bậc nhất ở Việt Nam, xuất hiện nhiều bút tích, ký tự cả mới lẫn cũ, tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài bị khắc vẽ, bôi bẩn. Có những chữ đã in sâu dấu vết vào đá, cũng có nét được viết bằng mực, sơn rất khó tẩy xóa.Là đơn vị lữ hành thường xuyên tiếp đón khách quốc tế đến Việt Nam, xây dựng tour cho khách trong nước ra nước ngoài, Tamtravel cũng chứng kiến nhiều hình ảnh tiêu cực của khách du lịch. Đại diện đơn vị này cho biết, ở Việt Nam, không thiếu tình trạng du khách cư xử thiếu văn minh khi đặt chân đến các địa phương.Trước khác biệt về văn hóa, bất đồng về ngôn ngữ, nhiều trường hợp mâu thuẫn trong khi cung cấp dịch vụ du lịch đã xảy ra. Một số du khách cố ý làm trái quy định của các điểm đến dù đã được nhắc nhở trước đó.Theo bà Võ Thị Kim Ngân, Giám đốc bán hàng Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Vina Phú Quốc, tình trạng du lịch “xấu xí” xảy ra ở du khách nước ngoài lẫn du khách nội địa. “Nhiều người xả rác bừa bãi, hút thuốc lá nơi công cộng, ăn nói thô tục, thiếu chấp hành quy định của đoàn du lịch”, bà Ngân thông tin.Có thể kể thêm một số thói xấu thường gặp của người Việt khi đi du lịch như: mặc trang phục tùy tiện, không phù hợp với địa điểm tham quan, đi vệ sinh sai quy định… Những thói quen này đã xảy ra không chỉ ở trong nước mà còn trên nước bạn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và uy tín quốc gia, tác động không nhỏ đến cộng đồng du lịch Việt Nam.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững thuộc Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, việc du khách hành xử phản cảm, thiếu tôn trọng gây ảnh hưởng tới điểm đến và cộng đồng địa phương là câu chuyện chung của ngành du lịch toàn cầu. “Một trong những giải pháp đã được áp dụng chính là đưa ra các bộ quy tắc ứng xử đối với du khách. Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa được như mong đợi”, Phó Giáo sư Vân Hạnh nói.Hậu quả mà những hành vi “xấu xí” này mang lại là sự tổn hại đối với các danh lam, thắng cảnh, điểm đến. Việc không kiểm soát chặt chẽ tại các điểm khai thác du lịch, bỏ qua cho sự vô ý thức của một số du khách đã tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và hủy hoại cảnh quan thiên nhiên. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn các những địa điểm lịch sử, không gian đẹp và việc khai thác du lịch.Theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, trước nhiều nỗ lực của các quốc gia để xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh sẽ không thể tránh khỏi các trường hợp du khách vô tình hay cố ý làm trái những quy định mà các điểm đến, địa phương đã đề ra. Lúc này, mỗi đất nước cần có cách xử lý riêng để tránh sự xung đột giữa du khách và những người làm dịch vụ.Thúc đẩy xây dựng môi trường du lịch văn minhTrước thực tế nhiều du khách “vô tư” vi phạm các quy định tại những điểm đến, địa phương, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn, ứng phó với du lịch “xấu xí”.Ở Indonesia, sau hàng loạt báo cáo về việc công dân nước ngoài vi phạm pháp luật tại hòn đảo Bali, từ tháng 3/2023, các nhà chức trách nước này đã quyết định thành lập đội đặc nhiệm chuyên giải quyết các vi phạm của người ngoại quốc trên đảo. Lực lượng này sẽ kiểm tra và nhắc nhở những du khách không tuân thủ chuẩn mực về trang phục khi đi lại trên đường phố, bao gồm cả việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.Một tháng sau đó, vào tháng 4 năm ngoái, chính phủ Italy đã đưa ra dự luật cho khách du lịch. Theo đó, Italy sẽ áp dụng nhiều hình phạt khác nhau, kể cả bỏ tù với những người làm hư hại các tác phẩm nghệ thuật, làm hỏng các cảnh quan. Trước đó, người dân đã vô cùng phẫn nộ khi khách nước ngoài ngang nhiên bơi lội trong các dòng kênh được UNESCO bảo vệ. Một số khác đột nhập vào các di tích lịch sử, lái xe lao xuống những cầu thang nổi tiếng nhất thế giới, đập vỡ các tác phẩm điêu khắc.Ở Việt Nam, kể từ năm 2017,Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchđã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, nhằm quy định rõ về hành vi, thái độ, thói quen và cách thức xử sự của các tổ chức, cá nhân kể cả khách trong nước và ngoại quốc khi tham gia hoạt động trong ngành này.Xây dựng một môi trường du lịch văn minh cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan trong ngành du lịch.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển du lịch bền vữngĐối với khách du lịch, Bộ Quy tắc yêu cầu du khách văn minh, tự trọng và trách nhiệm khi tham gia các hoạt động du lịch. Khi đặt chân đến các cơ sở du lịch, họ cần tuân thủ các nội quy, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cộng đồng địa phương. Đồng thời, ứng xử văn minh, thân thiện và vui chơi lành mạnh.Xét về khía cạnh ngược lại, cá nhân kinh doanh lĩnh vực này cũng cần bảo đảm thực hiện các quy định của nhà nước như: tuân thủ pháp luật, thực hiện các yêu cầu của địa phương trong kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, niêm yết công khai và bán đúng giá dịch vụ, tư vấn trung thực về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Giữa các doanh nghiệp cần cạnh tranh lành mạnh, không chèo kéo, đeo bám, nài ép khách và không có thái độ phân biệt đối xử với khách du lịch.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh chia sẻ: “Xây dựng một môi trường du lịch văn minh cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan trong ngành du lịch”. Các quy định sẽ chỉ phát huy hiệu quả nếu có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành liên quan, cùng sự chung tay từ các cơ sở kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, ẩm thực, vận tải, mua sắm và ý thức của du khách lẫn cộng đồng dân cư địa phương.Cùng quan điểm ấy, Thạc sĩ Vũ Thanh Ngọc, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay: “Văn hóa du lịch là làm hài hòa tất cả các bên: du khách, người dân, người kinh doanh, điểm đến và thực hiện đúng quy định của nhà nước. Hiện nay, đa số khách du lịch sẽ có thói quen tìm hiểu, tham khảo các quốc gia mình sẽ đến. Họ cần cẩn trọng trước các bẫy thông tin chưa xác đáng, dẫn tới việc cư xử cực đoan và cảnh giác với người dân địa phương”.Nhìn từ phía trách nhiệm của những đơn vị làm dịch vụ, theo ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, du lịch là dịch vụ đòi hỏi sự tinh tế, giúp cho người thụ hưởng sở hữu tâm thế thoải mái, vui vẻ và hài lòng. Kể cả với những du khách cư xử không đúng mực, những người làm dịch vụ vẫn cần khéo léo để giữ được sự hài hòa giữa quyền lợi của các bên, tránh xô xát, xung đột làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh địa phương.“Trước tình trạng du lịch ‘xấu xí’, tùy vào bối cảnh, câu chuyện, mâu thuẫn mà mỗi quốc gia sẽ có các cách làm phù hợp, hướng xử lý riêng. Đối với Việt Nam, để xây dựng môi trường du lịch thực sự văn minh cần xây dựng, bổ sung các nguyên tắc, quy định cụ thể hơn đối với nhóm đối tượng này”, ông Phùng Quang Thắng cho biết thêm. | https://nhandan.vn/ung-pho-voi-du-lich-xau-xi-post810724.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Du lịch xấu xí",
"Ứng xử văn minh",
"Bộ Văn hóa",
"Thể thao và Du lịch",
"Khách quốc tế"
]
} |
Dấu ấn Điện Biên Phủ trong dòng chảy mỹ thuật | Dịp kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(1954-2024), cùng nhiều loại hình nghệ thuật khác, các triển lãm hội họa và điêu khắc diễn ra sôi nổi, góp phần đưa công chúng tìm hiểu và trải nghiệm những tháng ngày lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời tôn vinh các nghệ sĩ tạo hình đã và đang đóng góp tài năng sáng tạo của mình trên mặt trận văn hóa. | Triển lãm mỹ thuật “Đường lên Điện Biên” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) diễn ra đến hết ngày 15/5, là một trong những địa chỉ hấp dẫn với người dân và du khách với việc trưng bày truyền thống kết hợp ứng dụng công nghệ trình chiếu cinemagraph và không gian tương tác.Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp-phích của 34 tác giả trong giai đoạn từ năm 1949-2009, trong đó có nhiều tác phẩm đặc biệt quý giá được sáng tác khi người họa sĩ tham gia các đoàn quân chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ghi lại chân thực những ngày tháng khoét núi, ngủ hầm oanh liệt của quân và dân ta, tạo nên “thiên sử vàng” chói lọi của thế kỷ 20.Có thể kể đến tác phẩm bảo vật quốc gia “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng, chùm ký họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân, ký họa “Bộ đội họp” của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp, tranh bột mầu “Gặp nhau” của họa sĩ Mai Văn Hiến…Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp-phích của 34 tác giả trong giai đoạn từ năm 1949-2009, trong đó có nhiều tác phẩm đặc biệt quý giá được sáng tác khi người họa sĩ tham gia các đoàn quân chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ghi lại chân thực những ngày tháng khoét núi, ngủ hầm oanh liệt của quân và dân ta, tạo nên “thiên sử vàng” chói lọi của thế kỷ 20.Qua ngôn ngữ tạo hình phong phú của các họa sĩ, nhà điêu khắc bậc thầy, khí thế Điện Biên Phủ được tái hiện, gian khổ mà oai hùng. Người xem được chiêm ngưỡng, hình dung những giai đoạn chiến đấu ác liệt, những lực lượng góp sức cho chiến dịch.Chẳng hạn như công cuộc vận chuyển những khẩu pháo khổng lồ trèo đèo lội suối vào trận địa được thể hiện qua bức “Kéo pháo Điện Biên Phủ” và “Chèn pháo” của tác giả Dương Hướng Minh, “Kéo pháo Điện Biên” của tác giả Trần Đình Thọ; sự hỗ trợ và gắn bó khăng khít của hàng chục nghìn dân công trong tác phẩm “Việt Bắc” của tác giả Đào Đức, “Tiễn nhau đi dân công” của tác giả Lưu Văn Sìn, “Tình quân dân” của tác giả Nguyễn Sáng…; hay những người lính quyết tử xung phong giữa mặt trận khói lửa như trong tranh “Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ” của tác giả Nguyễn Thế Vị, “Điện Biên năm ấy” của tác giả Cao Trọng Thiềm…Bên cạnh đó, triển lãm trưng bày nhiều hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng hình ảnh chiến sĩ, đồng bào các dân tộc tham gia kháng chiến thể hiện sự đoàn kết một lòng của toàn quân, toàn dân hướng về Điện Biên. Trong khuôn khổ triển lãm còn có hai buổi trò chuyện nghệ thuật được tổ chức để làm rõ hơn và truyền tải thêm cảm xúc cho khán giả, đó là “Đường lên Điện Biên” (ngày 27/4) và “Những kỷ niệm về họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân” (ngày 11/5).Tuyển chọn 70 tác phẩm-con số ý nghĩa tương ứng với 70 năm, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Trung tâm Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (Hà Nội) đến hết ngày 9/5. Các tác phẩm hội họa, điêu khắc của 57 tác giả được tập hợp từ nhiều nguồn: Bộ sưu tập của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam và một số tác giả đương đại.Đáng chú ý, triển lãm không chỉ giới thiệu các tác phẩm về Điện Biên mà còn mở rộng với đề tài chiến tranh cách mạng, thành tựu của đất nước kể từ sau chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Điện Biên Phủ năm 1954. Tại đây, công chúng được thưởng lãm tác phẩm của các họa sĩ kỳ cựu, như “Thăm đồi A1” (Lê Vinh), “Tô Vĩnh Diện” (Dương Hướng Minh), “Kéo pháo Điện Biên” (Nguyễn Trọng Cát)…Để rồi những cảm xúc, những góc nhìn về Điện Biên Phủ tiếp tục được mở rộng qua những sáng tác gần đây của các họa sĩ trẻ. Có thể kể đến tác phẩm “Hào khí Điện Biên” (điêu khắc đồng của Nguyễn Xuân Thành, 1979), “Mường Thanh 7-5-1954” (tranh sơn dầu của Đoàn Văn Thân, 2001), “Vượt núi băng ngàn” (tranh sơn mài của Phạm Hoàng Văn), “Phía sau là hầm Đờ Cát” (tranh sơn dầu của Bùi Tuyết Mai, 2018), “Trường ca Điện Biên Phủ” (tranh acrylic của Trần Thị Thanh Hòa, 2024)…Theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn, có tác phẩm vừa hoàn thành trong năm, có bức đã sáng tác từ hàng chục năm trước, song các nghệ sĩ đều cố gắng truyền tải tới người xem không khí hào hùng của mặt trận Điện Biên Phủ, tình cảm của người hậu phương dành cho người lính. Các họa sĩ, nhà điêu khắc thế hệ sau tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng cũng được tiếp nhận mạch nguồn tự hào và có sự nghiên cứu, tìm tòi để kể lại câu chuyện lịch sử theo nhiều chất liệu, hình thức phong phú, mới mẻ.Với những người yêu hội họa, ngưỡng mộ phong cách và tài năng của cố họa sĩ, Đại tá Lê Huy Toàn (1930-2007), đây là dịp tận mắt ngắm nhìn những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông về chiến dịch Điện Biên Phủ trong triển lãm “Ký ức Điện Biên” tại Aqua Art (Hà Nội) mở cửa đến hết ngày 19/5.Triển lãm được Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam phối hợp gia đình họa sĩ Lê Huy Toàn thực hiện, trưng bày 70 tác phẩm ký hoạ chì đen trắng và tranh bột mầu của người họa sĩ-chiến sĩ gắn bó sâu sắc với đề tài Điện Biên Phủ, để lại cho đời kho sử liệu bằng tranh quý giá. Những tác phẩm nổi tiếng, gắn liền tên tuổi ông được trưng bày, như các bức tranh: “Lịch sử Điện Biên Phủ” (dài 8 mét), “Việt Nam anh hùng ca”, “Thắng hai đế quốc to”, “Mừng chiến thắng Điện Biên Phủ”…Bên cạnh hình ảnh chiến hào khốc liệt, ông cũng vẽ nhiều tác phẩm sống động về đất và người miền Tây Bắc, như “Góc chợ Điện Biên”, “Trăng Điện Biên”, “Đèo Pha Đin”, “Cầu phao qua sông Đà”, “Hành quân qua Mai Châu”… Triển lãm cũng dành một không gian trang trọng cho các kỷ vật đã theo họa sĩ Lê Huy Toàn đi khắp các chiến trường và giúp ông hoàn thành các sáng tác bất kể đêm ngày, như sổ, sách, bút chì, bút mực, compa, thước kẻ, đèn dầu.Chủ đề: Triển lãm tương tác tranh Panorama Chiến dịch Điện Biên PhủHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợiHuy động gần 7 tỷ đồng thực hiện các công trình, phần việc trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè ở Sơn LaNhiều giáo viên, học sinh ở Bạc Liêu phấn khởi được tặng tranh "Chiến thắng Điện Biên Phủ"Tiếp nối các sự kiện mỹ thuật đầy ý nghĩa và giàu cảm xúc đó, Báo Nhân Dân tổ chứcTriển lãm tương tác tranh panoramakỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), mở cửa tự do đón khách đến hết ngày 12/5. Triển lãm trưng bày mô hình 360 độ thu nhỏ của bức tranh đại cảnh nổi tiếng “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do hơn 200 họa sĩ nhiều thế hệ kỳ công hoàn thiện trong vòng 9 năm.Triển lãm bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” theo cách 4.0 là một sáng kiến thiết thực của Báo Nhân Dân trong công tác trưng bày, quảng bá và tuyên truyền lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi gợi lòng biết ơn, tình yêu hòa bình tự do cho thế hệ trẻ, đồng thời tiếp tục khẳng định tầm vóc của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong lịch sử Việt Nam.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi | https://nhandan.vn/dau-an-dien-bien-phu-trong-dong-chay-my-thuat-post808670.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"mỹ thuật",
"Điện Biên Phủ",
"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"dấu ấn Điện Biên Phủ"
]
} |
Thiếu úy, ca sĩ Phạm Kiều Huyền: Mỗi lần đến biên cương, lòng tôi như thắt lại… | NDO -Trở về từ cuộc thi“Tiếng hát Hà Nội 2023”với giải thưởng “Giọng hát ấn tượng nhất”, Thiếu úy, ca sĩ Phạm Kiều Huyền (Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng) đang tràn đầy sự tự tin, niềm hứng khởi với con đường âm nhạc phía trước. Thời gian công tác tại Đoàn Văn công Văn công Bộ đội Biên phòng chưa dài, nhưng đã cho chị những trải nghiệm quý giá để nhân thêm tình yêu, niềm tin với công việc ca hát đầy thử thách phía trước. | Thiếu úy Phạm Kiều Huyền sinh năm 1999, tại một miền quê êm đềm bên dòng sông Mã. Nếu như Thanh Hóa đã cho chị ý chí, mạnh mẽ thì Cần Thơ - nơi chị trưởng thành - đã cho chị sự mộc mạc, chân thành. Từ những yếu tố đó đã tạo nên một Phạm Kiều Huyền đầy cá tính, luôn cháy hết mình với những sáng tạo bất tận. Hơn nữa, lớn lên được đắm chìm trong những câu hò, điệu lý của miền sông nước đã thôi thúc chị đến với âm nhạc dân gian một cách mê đắm. Chị khát khao được theo đuổi dòng nhạc này, bởi qua những câu hát chị thấy hình ảnh của quê hương, của mẹ cha, người thân và gia đình.Để thực hiện ước mơ với con đường âm nhạc chuyên nghiệp, chị vào học thanh nhạc (hệ dân sự) tại Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội dưới sự giảng dạy trực tiếp của cô giáo Tăng Quỳnh Nga.Có năng khiếu, lại được học hành, rèn giũa bài bản trong môi trường nghệ thuật hàng đầu là nền tảng vững chắc để Kiều Huyền có động lực, niềm tin và con đường phía trước. Và “quả ngọt” đã đến khi với 4 năm miệt mài, chị tốt nghiệp loại xuất sắc. Nhiều cơ hội mở ra trước mắt nhưng may mắn được học tập dưới mái trường quân đội, chị luôn khao khát được tuyển dụng vào Quân đội, trở thành nữ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.Điều ước đó đã được hiện thực hóa vào dịp cuối năm 2023, khi chị trở thành Thiếu úy của Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng. Tại Đoàn, chị đã hiểu hơn đời sống của người chiến sĩ và cảm thấy yêu hơn, trân trọng hơn những chuyến biểu diễn tại khắp mọi miền biên giới.Là ca sĩ có tuổi đời còn rất trẻ, kinh nghiệm đường đời chưa nhiều nên mỗi khi đến với những đồn biên phòng, được cảm nhận những sự khó khăn, vất vả của người chiến sĩ và bà con dân bản nơi đồnbiên phòngđóng quân, chị đã không ít lần rơi nước mắt.“Quãng đường đến các đồn là đồi núi chập trùng, cheo leo, nguy hiểm. Đời sống của người chiến sĩ và bà con còn rất khó khăn. Có nơi còn không có điện, không có nước, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn đủ bề. Thế nhưng, bao trùm lên tất cả là tình yêu thương, sự trân trọng của bà con với văn công. Họ nhường giường, nhường nhà của mình cho văn công nằm. Họ thết đãi văn công những món đặc sản của vùng”, chị xúc động nhớ lại.Cũng theo ca sĩ Kiều Huyền, nhiều lần biểu diễn tại các vùng biên, bà con không biết nói tiếng Kinh nhưng qua gương mặt, cử chỉ của họ, chị hiểu những tiết mục của mình đã mang lại “đời sống tinh thần” vô cùng quý giá cho họ.“Đợt vừa qua, đoàn chúng tôi có chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nguyên ròng rã trong suốt 15 ngày. Có những hôm ngồi xe nhiều quá, chúng tôi cảm thấy rất mệt mỏi nhưng đến điểm biểu diễn thì ai nấy đều rạng rỡ, vui mừng. Đời sống tinh thần của các chiến sĩ biên phòng ở các đồn và bà con vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, bởi thế họ đón nhận những tiết mục của chúng tôi một cách nồng nhiệt, say đắm. Cứ nghĩ đến những khuôn mặt háo hức của trẻ thơ, sự mòn mỏi chờ mong của bà con…, chúng tôi lại mong muốn được đi biểu diễn nhiều hơn nữa”, chị kể.Theo đuổi dòng nhạc cách mạng, dòng nhạc dân gian, Phạm Kiều Huyền xác định công sức, thời gian bỏ ra phải rất nhiều, phải rất nỗ lực.Là Thiếu úy của Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng, Phạm Kiều Huyền luôn nhắc nhớ bản thân phải chuyên nghiệp, trưởng thành hơn trong từng buổi biểu diễn. Dù sở hữu một giọng hát đẹp, nhưng ngày ngày chị vẫn ra sức luyện tập để có giọng hát ngày càng trong trẻo, da diết hơn. Để tiếp cận nhiều hơn với khán giả, chị cũng đã lập kênh Youtube để thường xuyên đăng tải những MV ca nhạc.Ở mỗi MV, chị luôn chú tâm đến vấn đề chất lượng âm thanh, hình ảnh và đặc biệt là trong cách chọn bài hát. Chị không chỉ chọn biểu diễn những ca khúc về người lính nói chung, người lính Biên phòng nói riêng mà còn không ngừng “làm mới” mình khi thể hiện các bài hát về tình yêu quê hương, đất nước. Vào dịp Tết Giáp Thìn vừa qua, chị đã giới thiệu nhiều MV ca nhạc trên kênh Youtube thu hút được sự quan tâm của khán giả, trong đó có ca khúc về Tết và tục lệ ngày Tết kết hợp tập với dòng nhạc điện tử.Theo đuổi dòng nhạc cách mạng, dòng nhạc dân gian, Phạm Kiều Huyền xác định công sức, thời gian bỏ ra phải rất nhiều, phải rất nỗ lực. Bởi, dòng nhạc này đã có nhiều “cây đa, cây đề”, hơn nữa, đây là dòng nhạc khó, đòi hỏi không chỉ là giọng hát mà còn “phông” văn hóa rất rộng. “Là chiến sĩ Biên phòng, tôi mong muốn mang những giai điệu mới, trẻ trung, sáng tạo đến gần hơn với những vùng biên giới xa xôi. Bởi nhu cầu nghe nhạc của công chúng ngày càng thay đổi và người ca sĩ phải bắt kịp xu thế đó để làm tốt nhiệm vụ của người mang lại “món ăn tinh thần” cho họ”, chị chia sẻ.Trong tương lai, Thiếu úy Phạm Kiều Huyền muốn trở thành một giọng ca có thể hát được nhiều dòng nhạc, với nhiều phong cách khác nhau. “Thời gian tới, tôi sẽ phấn đấu để xứng đáng là người nghệ sĩ, chiến sĩ Biên phòng, đó không chỉ qua giọng hát mà còn là trong tác phong, tâm thế, trách nhiệm. Để khẳng định bản thân, tôi sẽ đăng ký tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc để lan tỏa hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Biên phòng đến với đông đảo nhân dân, để họ hiểu hơn về nhiệm vụ, sứ mệnh của người chiến sĩ Biên phòng với sự nghiệp gìn giữ biên cương tươi đẹp của Tổ quốc thân yêu”, chị trải lòng. | https://nhandan.vn/thieu-uy-ca-si-pham-kieu-huyen-moi-lan-den-bien-cuong-long-toi-nhu-that-lai-post802024.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Phạm Kiều Huyền",
"Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng",
"cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội 2023”",
"bộ đội biên phòng"
]
} |
Trình diễn nghệ thuật thể thao Jetski & Flyboards trong đêm khai mạc DIFF 2024 | NDO -Ngày 28/5, Ban tổ chứcLễ hội pháo hoa quốc tế Đà NẵngDIFF 2024 (DIFF 2024) cho biết, lần đầu tiên show trình diễn nghệ thuật thể thao Jetski & Flyboards sẽ có tại đêm khai mạc DIFF 2024 vào tối ngày 8/6 tới. | Chính thức diễn ra vào tối 8/6, đêm khai mạc DIFF 2024 sẽ được mở màn bằng một màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao trên mặt nước lần đầu tiên có tạiĐà Nẵng, cùng sự góp mặt của những ca sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam.Đây là màn trình diễn đáng mong đợi nhất và chưa từng có trong các mùa DIFF trước đây. Show trình diễn nghệ thuật thể thao Jetski & Flyboards là sự kết hợp điêu luyện giữa các vũ điệu trên mặt nước, trên không trung, cùng biểu diễn thể thao mạo hiểm kết hợp với bắn pháo hoa, show diễn được thực hiện bởi các vận động viên Jetski và Flyboards Tốp 1 thế giới nổi tiếng với các kỹ năng nhào lộn trên không trung.Tin liên quanDIFF 2024: Xuất hiện nhiều “ẩn số” thú vị trong đội hình thi đấuMàn trình diễn đỉnh cao này do nhà sản xuất H2O đình đám của Australia thực hiện. Đây là đơn vị sản xuất show trình diễn nước kết hợp pháo hoa hàng đầu thế giới, với hơn 30 năm kinh nghiệm tổ chức các show tại hàng chục công viên chủ đề ở Mỹ, Australia, Trung Quốc... và từng có kinh nghiệm làm việc trong những bộ phim bom tấn như: James Bond, Mission Impossible. Sự góp mặt của màn trình diễn đầy bất ngờ này hứa hẹn sẽ tạo điểm nhấn khác biệt hoàn toàn của DIFF 2024.Chương trình nghệ thuật đặc sắc được đầu tư công phu luôn là điểm nhấn đặc biệt trong các đêm DIFF. Đêm khai mạc năm nay,DIFF 2024sẽ bùng nổ với chương trình nghệ thuật vô cùng sôi động, với sự góp mặt của nhiều ca sĩ tên tuổi như ca sĩ Tùng Dương với danh xưng Divo của làng nhạc Việt, hay Trang Pháp - cô gái vừa xuất sắc trở thành quán quân của “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023”...Các ca sĩ tên tuổi góp mặt tại chương trình khai mạc DIFF 2024. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp)Với những ca khúc hùng tráng về một Việt Nam đầy tự hào và một Đà Nẵng xinh đẹp, hay những bản tình ca bất hủ của nước Pháp trong chương trình nghệ thuật sẽ mở màn cho đêm thi đầy kịch tính giữa hai đội ArtEventia từ Pháp và đội chủ nhà Đà Nẵng đại diện cho Việt Nam.Đặc biệt, chương trình nghệ thuật sẽ được trình diễn trên sân khấu được đầu tư quy mô lớn hơn và cải tiến nhiều công nghệ hiện đại hơn năm 2023, rộng hơn 20% so với năm 2023. Sân khấu được thiết kế với cảm hứng bàn tay đầy sáng tạo nhằm truyền tải thông điệp về thế giới hòa bình, nhân văn đúng với chủ đề của DIFF 2024: “MADE IN UNITY: Kết nối toàn cầu, Rạng rỡ năm châu”.Với chủ đề “Tinh hoa văn hóa”, cuộc chạm trán giữa ArtEventia đến từ Pháp và đội chủ nhà Đà Nẵng trong đêm khai mạc DIFF 2024 hứa hẹn một trận “đấu pháo” đầy kịch tính. Đây là cuộc đối đầu giữa chủ nhà và đương kim vô địch DIFF 2023.ArtEventia là đương kim vô địch “trẻ” nhất tại DIFF với chuỗi chiến thắng liên tiếp tại những cuộc thi pháo hoa danh tiếng như: Quán quân DIFF 2023; Quán quân Lễ hội pháo hoa quốc tế Knokke-Heist (Bỉ) 2022; Hạng nhất Lễ hội pháo hoa quốc tế Szczecin (Ba Lan) 2019… Được khai sinh bởi hai chuyên gia kỹ thuật và chỉ đạo biểu diễn pháo hoa, màn trình diễn ánh sáng của Arteventia mang hơi thở văn hóa lửa, văn hóa Latin kết hợp cùng dấu ấn Pháp.DIFF 2024 hứa hẹn mang lại nhiều cảm xúc thăng hoa cho người thưởng lãm.Đại diện của đội ArtEventia, ông Edouard Gregoire, Giám đốc nghệ thuật của ArtEventia “tiết lộ” rằng màn trình diễn của nước Pháp trong đêm khai mạc sẽ mang tên "Vũ điệu của Rồng". “Nguồn cảm hứng cho màn trình diễn này đến từ hình ảnh một con rồng huyền thoại, oai vệ và lấp lánh. Từ miệng rồng, màu sắc và cảm xúc sẽ phun trào để chúng ta đón nhận tình yêu, niềm vui, sức khỏe và sự dũng cảm để đối mặt với biết bao khó khăn của cuộc sống. Thông qua màu sắc, hiệu ứng và âm nhạc, chúng tôi muốn chạm đến trái tim các bạn. Bạn sẽ thấy, màn trình diễn của chúng tôi mạnh mẽ nhưng cũng rất dịu dàng và tinh tế”, ông Edouard Gregoire cho hay.Trong khi đó, đại diện Việt Nam với lợi thế “sân nhà” và bề dày kinh nghiệm qua các mùa DIFF đã chuẩn bị một kịch bản trình diễn ánh sáng vô cùng công phu, với “bản hòa tấu” của hơn 4.000 quả pháo các loại kết hợp cùng hàng trăm hiệu ứng sắc màu khác nhau. “Vũ điệu bầu trời” là chủ đề của đội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tại lễ hội DIFF 2024. Kịch bản gồm 3 phần là sự kết hợp những giai điệu nhẹ nhàng, tươi mới, khơi gợi cảm xúc với âm hưởng sôi động, hiện đại như một lời mời du khách đến với Việt Nam”, đại diện đội Đà Nẵng cho biết.DIFF 2024 diễn ra từ ngày 8/6 đến ngày 13/7 tại sân khấu pháo hoa bên sông Hàn, với sự tham gia của 8 đội pháo, gồm 7 đội quốc tế (Pháp, Italia, Mỹ, Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Phần Lan) và đội đại diện Việt Nam đến từ Đà Nẵng. Đặc biệt, DIFF 2024 chứng kiến sự góp mặt của 3 “tân binh” đến từ Đức, Trung Quốc và Mỹ, hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều bất ngờ qua những màn trình diễn mãn nhãn.Với chủ đề “Made in Unity - Kết nối toàn cầu - Rạng rỡ năm châu”, DIFF 2024 ghi dấu ấn 12 năm tổ chức, đạt nhiều thành công rực rỡ và được bạn bè năm châu yêu mến. Chủ đề này cũng truyền tải thông điệp về một thế giới hòa bình, hữu nghị, nhân văn và tôn vinh những giá trị truyền cảm hứng cho cộng đồng. Năm nay, đội Quán quân sẽ nhận được 20.000 USD, cúp và giấy chứng nhận. Đội Á quân nhận 10.000 USD, cúp và giấy chứng nhận. Tiếp nối sự yêu mến của khán giả từ DIFF 2023, DIFF 2024 sẽ tiếp tục có thêm giải Yêu thích nhất (do khán giả bình chọn), với giải thưởng 5.000 USD, cúp và giấy chứng nhận. | https://nhandan.vn/trinh-dien-nghe-thuat-the-thao-jetski-flyboards-trong-dem-khai-mac-diff-2024-post811486.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Pháo hoa quốc tế 2024",
"nghệ thuật thể thao",
"DIFF 2024",
"Đà Nẵng",
"nghệ thuật thể thao Jetski & Flyboards"
]
} |
Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định công bố nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng thị xã Mường Lay được đưa vàoDanh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy, Điện Biên đã có 20 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. | Dân tộc Lào là một trong 19 dân tộc trên địa bàn tỉnh, sinh sống tập trung ở 23 bản thuộc 9 xã của hai huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông. Phần lớn thổ cẩm người Lào làm ra để sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, như: váy, áo, khăn, đệm… Những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt thổ cẩm, trang trí trên trang phục không chỉ là bản sắc văn hóa, còn mang lại nguồn thu nhập ổn định nên những người phụ nữ Lào ở bản Na Sang, xã Núa Ngam đã cùng giữ gìn, phát huy nghề truyền thống của dân tộc.Với người Thái trắng thị xã Mường Lay, bánh khẩu xén, bánh chí chọp là món ăn cổ truyền thường bày trên mâm cỗ ngày Tết, là một phần trong văn hóa ẩm thực đặc sắc của thị xã Mường Lay nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung. Bánh chí chọp được làm từ gạo nếp, đồ thành xôi. Khi xôi nguội đem cán mỏng, phơi khô, sau đó cho vào rán. Bánh chí chọp thường có 3 màu chính là trắng, tím, cam, đây là màu của gấc và lá nếp.Các hội viên Hợp tác xã Lay Nưa làm bánh khẩu chí chọp. Ảnh: Xuân Tư/TTXVNBánh khẩu xén làm từ gạo nếp hoặc sắn, sau khi xay thành bột, ngâm ủ vài tiếng cho bột mềm, rồi đưa vào chõ đồ. Khi xôi chín, cho thêm vừng, trứng gà ta, đường hoặc muối rồi đưa vào cối giã nhuyễn, dùng con lăn để dàn bánh thành miếng mỏng, phơi cho bánh se lại, cắt theo hình thù tùy thích, sau đó đem hong gió hoặc phơi trong nắng nhẹ. Hiện nay, bánh khẩu xén, bánh chí chọp ở Điện Biên không chỉ là món ăn trong những ngày lễ Tết, đã trở thành hàng hóa bán trên thị trường, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.Với 19 cộng đồng dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc củaĐiện Biêncó một kho tàng văn hóa, tín ngưỡng, tập quán đậm sắc thái bản địa tạo nên sự đa dạng, đa sắc của văn hóa địa phương. Việc tiếp tục được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh và phát triển du lịch. | https://nhandan.vn/dien-bien-co-them-2-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post804539.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Di sản văn hóa phi vật thể",
"Điện Biên",
"Bảo tồn văn hóa Điện Biên"
]
} |
Xúc động chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn” | NDO -Nhân kỷ niệm 134 nămNgày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2024), tối 8/5, tại làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) và Trường trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế (thành phố Huế, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra cầu truyền hình chương trình nghệ thuật đặc biệt “Làng Sen nuôi chí lớn”. | Trong 79 mùa Xuân, Bác Hồ có 10 năm sống ở quê hương Nam Đàn (Nghệ An) và 10 năm sống ở cố đô Huế (từ năm 1895-1901 và từ năm 1906-1909).Nếu Nam Đàn là nơi chôn nhau cắt rốn với truyền thống yêu nước, khoa bảng, đạo nghĩa nhân văn và khát vọng vươn lên, thì Huế là mảnh đất lưu dấu bao hoài niệm của tuổi ấu thơ gian truân, khó nhọc, cũng là nơi Người được gặp gỡ nhiều thầy giáo và các bậc trí giả lớn của thời đại.Hoạt cảnh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh về sự ra đi của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.Những tiết mục văn nghệ mang đậm âm hưởng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Ảnh: NTVCác đại biểu dự chương trình ở điểm cầu Nghệ An.Với tổng thời lượng khoảng 110 phút, “Làng sen nuôi chí lớn” gồm 3 phần: Phần 1 “Nếp nhà” tái hiện sự tác động của quê hương, gia đình trong việc hình thành nhân cách và chí hướng cách mạng của Người; phần 2 “Nỗi đau nước mất nhà tan” tập trung giới thiệu thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế, mà ở đó nỗi đau mất người thân, nỗi đau mất nước cộng hưởng; phần 3 “Khởi nguồn chí lớn” kể về giai đoạn năm 1901-1909 là khoảng thời gian quan trọng tạo nên sự phát triển nhận thức, hình thành nên bước chuyển trong tư tưởng cứu nước của Người, thông qua việc tiếp xúc với nhiều nhà nho yêu nước, các nhân sĩ tiến bộ.Sân khấu ở 2 điểm cầu không dàn dựng quy mô, rực rỡ mà là một không gian phù hợp với phong cách bình dị, những năm tháng lặng thầm, đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu ở quê hương Nam Đàn và thành phố Huế.Chương trình do Đài Phát thanh-Truyền hình Nghệ An cùng Đài Phát thanh-Truyền hình Thừa Thiên Huế phối hợp thực hiện, được tiếp sóng trên hơn 40 đài Phát thanh-Truyền hình trong cả nước.“Làng Sen nuôi chí lớn” là mạch câu chuyện về thủa ấu thơ và thời niên thiếu được kể bằng âm nhạc và dữ liệu lịch sử, chúng ta hiểu rõ hơn những ảnh hưởng, đã tác động sâu sắc đến nhân cách, chí hướng và hoài bão to lớn trong chàng thanh niênNguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốcsau này. | https://nhandan.vn/xuc-dong-chuong-trinh-nghe-thuat-lang-sen-nuoi-chi-lon-post808499.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Nghệ An",
"sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh",
"Nam Đàn",
"Huế",
"Kim Liên",
"Hoàng Trù",
"Chủ tịch Hồ Chí Minh",
"chương trình nghệ thuật"
]
} |
Nhiều chương trình ấn tượng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ lên sóng VTV | NDO -Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV. | Chủ trì buổi họp báo diễn ra sáng 26/4 tại Hà Nội thông tin về chùm chương trình trọng điểm kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà báo Đỗ Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết: Với tầm vóc và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Đài Truyền hình Việt Nam xác định tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng. Đài đã triển khai xây dựng kế hoạch tuyên truyền tổng thể từ sớm, mang tính quy mô với nhiều chương trình trọng điểm và thực hiện đồng bộ trên các nền tảng.Từ ngày 13/3/2024, VTV đã chính thức khởi động hoạt động tuyên truyền về sự kiện lịch sử này với mũ chương trình “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” trong bản tinThời sự 19h,từ đó mở ra hàng loạt chương trình khác trên sóng và các nền tảng số.Nhà báo Đỗ Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu về các chương trình. (Ảnh: VTV)Các chương trình được đầu tư công phu, kỹ lưỡng, bảo đảm nội dung trang trọng, ý nghĩa sâu sắc, được triển khai đồng loạt với nhiều thể loại đa dạng như: phim tài liệu (Voi sắt Điện Biên, Điện Biên – Điểm hẹn quá khứ và tương lai), ký sự (Âm vang Điện BiênPhủ), chương trình giao lưu-tọa đàm (Bài ca Điện Biên), sân khấu, phim truyền hình, ca nhạc (Nhà hát truyền hình – Điện Biên vẫy gọi,phimĐường lên Điện Biên, Cây đàn Điện Biên…)…Một trong những chương trình trọng điểm của đợt tuyên truyền làCầu truyền hình “Dưới lá cờ quyết thắng”,truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ ngày 5/5/2024 trên kênh VTV1, từ 5 điểm cầu: Khu vực Sân hành lễ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1 (Điện Biên); Quảng trường Ba Đình (Hà Nội); Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa); Nhà rông Kon Klor (Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (thành phố Hồ Chí Minh).Đặc biệt, điểm cầu Điện Biên Phủ được thiết kế tại không gian của Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, dựa trên 56 bậc thang tượng trưng cho 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm để làm nên chiến thắng lịch sử.Để chuẩn bị cho chương trình, ê-kíp Ban Sản xuất các chương trình giải trí đã nghiên cứu các nguồn tư liệu, tìm kiếm các nhân chứng lịch sử để thực hiện các phóng sự nhằm mang tới bức tranh tổng thể về chiến thắng Điện Biên Phủ với góc nhìn mới, giàu cảm xúc. Trong chương trình, âm nhạc và thơ cũng có sự giao hòa tạo nên mạch nối nghệ thuật xuyên suốt, góp phần lan tỏa lòng yêu nước, tinh thần và sức mạnh Điện Biên Phủ.Hình ảnh hậu trường chương trình "Dưới lá cờ quyết thắng". (Ảnh: VTV)Trong dịp này, VTV còn mang đến “món quà” đặc biệt dành tặng khán giả làVTV đặc biệt “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”, phát sóng lúc 20 giờ 10 phút ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1.Chỉ có 4 tháng để nghiên cứu và thực hiện ghi hình, nhưng nhóm sản xuất Ban Truyền hình Đối ngoại đã khai thác được từ khối tư liệu đồ sộ về chiến dịch tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp, Quốc hội Pháp nhiều tài liệu mới được giải mật, nhiều thông tin chưa hoặc ít được nhắc tới về sự kiện lịch sử này.Trong quá trình thực hiện, nhóm sản xuất đã gặp gỡ với các nhân chứng lịch sử của Pháp và Việt Nam, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, xử lý khối lượng thông tin khổng lồ, đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh tái hiện sinh động kết hợp đồ họa ấn tượng để thể hiện nội dung một cách chân thực nhưng vẫn cuốn hút người xem.Hình ảnh hậu trường chương trình VTV đặc biệt "Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp". (Ảnh: VTV)Đáng chú ý, còn có hai chương trình trọng điểm do Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện:Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ 10 phút ngày 6/5/2024 trên kênh VTV1 với sự tham gia của gần 1.000 người tại Quảng trường 7/5, Điện Biên. Bên cạnh các ca sĩ đang được yêu thích, chương trình còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ từng là văn công biểu diễn trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.“Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”được tổ chức tại Sân vận động tỉnh Điện Biên, tường thuật trực tiếp lúc 7 giờ 30 phút ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1. Chương trình có sự tham gia của 5 thành phần lực lượng: lực lượng Pháo lễ; lực lượng Không quân bay chào mừng; lực lượngdiễu binh, diễu hành; lực lượng làm nền trên sân; lực lượng xếp hình, xếp chữ.Với nỗ lực của những người làm truyền hình VTV và nhiều đơn vị phối hợp thực hiện, các chương trình trọng điểm Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần lan toả tinh thần, sức mạnh, giá trị của một thế hệ sống mãi cùng lịch sử hào hùng của đất nước, khơi gợi lòng tự hào dân tộc tôi là người Việt Nam. | https://nhandan.vn/nhieu-chuong-trinh-an-tuong-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-len-song-vtv-post806678.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"Dưới lá cờ quyết thắng",
"VTV đặc biệt",
"Điện Biên Phủ-Nhìn từ nước Pháp"
]
} |
Ra mắt cuốn sách “Danh nhân-Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành” | NDO -Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, sáng 21/4, Viện Nhân học Văn hóa cùng Liên hiệp Hợp tác xã Liên minh quốc gia Việt Nam phối hợp Thư viện quốc gia Việt Nam tổ chức lễ ra mắt và trao tặng sách “Danh nhân-Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành”. | Cuốn sách gồm 5 chương lớn và 41 chương nhỏ, tập trung viết về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Lê Công Hành.Lê Công Hành sinh năm 1606, là người làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).Ông đỗ Tiến sĩ đời Vua Lê Thần Tông, được triều đình bổ nhiệm nhiều chức quan, sau được phong tới Thượng thư Bộ Công.Nhà văn Phùng Văn Khai, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, chia sẻ về cuốn sách.Danh xưng “ông Tổ nghề thêu” của Lê Công Hành xuất phát từ câu chuyện đi sứ ở Trung Hoa.Sau khi đi sứ trở về, ông đã truyền dạy cho người làng Quất Động những kỹ thuật thêu và làm lọng tân tiến hơn mà ông đã học hỏi được trong chuyến đi sứ. Đến nay, nghề thêu Quất Động đã vang danh khắp nơi.Nói về ý nghĩa của cuốn sách, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn, một trong những tác giả của cuốn sách chia sẻ: "Lê Công Hành là một nhân vật lịch sử không chỉ đóng góp cho sự phát triển của đất nước, mà còn có công lao cho sự phát triển nghề thêu của Việt Nam. Chính vì thế qua cuốn sách này chúng tôi mong muốn giúp thế hệ hậu nhân hiểu hơn về công lao của người đã làm rạng danh nghề thêu Việt Nam, từ đó gửi gắm những thông điệp từ quá khứ đến hiện tại để lưu giữ cho muôn đời sau".Nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn chia sẻ về những phát hiện mới xoay quanh thân thế, cuộc đời của "Ông tổ nghề thêu".Không chỉ là lời tri ân sâu sắc của nhóm tác giả, cuốn sách với gần 500 trang còn là những tìm tòi, phát hiện để cung cấp cho độc giả hàm lượng kiến thức chuyên sâu, mang ý nghĩa khoa học, nhằm phục dựng và làm sáng tỏ những nhân vật lịch sử ít nhiều còn chưa tường minh.“Sau một lần đi nghiên cứu ở châu Âu và một số nước trên thế giới, một số học giả đã nghiên cứu và nhận ra rằng ông Lê Công Hành chính là người đầu tiên tạo lập ra một hiệp hội về kinh doanh, về tư vấn phát triển kinh tế-xã hội. Đây chính là điều đặc biệt của cuốn sách này” - nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn nhấn mạnh.Cuốn sách không chỉ là một tài liệu quý giá mà còn là việc làm thiết thực góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của nghề thêu truyền thống Việt Nam, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam ra thế giới.Đại diện Ban Tổ chức trao tặng sách cho huyện Thường Tín (quê hương của danh nhân Lê Công Hành).Nhân dịp này, Viện Nhân học Văn hóa cùng Liên hiệp Hợp tác xã Liên minh Quốc gia Việt Nam đã tổ chức trao tặng hàng trăm cuốn sách cho các cơ quan, đơn vị liên quan. | https://nhandan.vn/ra-mat-cuon-sach-danh-nhan-ong-to-nghe-theu-le-cong-hanh-post805718.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Lê Công Hành",
"Ông tổ nghề thêu Việt Nam",
"ra mắt sách",
"Ngày Sách và Văn hóa đọc"
]
} |
Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người Ninh Bình qua chương trình “Rực rỡ Hoa Lư” | Tối 30/4, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình,tỉnh Ninh Bìnhdiễn ra chương trình âm nhạc đặc sắc với chủ đề “Rực rỡ Hoa Lư”, thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong nước và quốc tế tham dự. | Đây là chương trình đặc sắc và ý nghĩa nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đức Đinh Tiên Hoàng Đế; 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 nămNgày Giải phóng miền nam, ngày Quốc tế lao động 1/5 và Kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014-2024).Chương trình đem tới cho khán giả những trải nghiệm sống động khi vừa ngồi thuyền vừa thưởng thức các tiết mục nghệ thuật đặc sắc đất Cố đô.Diễn ra trong không gian văn hóa đa sắc màu và sân khấu độc nhất giữa lòng hồ Kỳ Lân “trên bến dưới thuyền”, chương trình âm nhạc đặc sắc với chủ đề “Rực rỡ Hoa Lư” được tổ chức với quy mô lớn, quy tụ hơn 100 nghệ sĩ như: ca sĩ Mỹ Tâm, nhóm nhạc Chillies, Rapper Gill, ca sĩ Quách Mai Thy, ca sĩ Yến Lê, MC Khánh Vy, ….Đây là sự kiện văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng nhằm đẩy mạnh các hoạt động du lịch về đêm, giới thiệu sản phẩm độc đáo, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Ngoài xem nhạc hội, du khách đến phố cổ Hoa Lư có thể chiêm ngưỡng cảnh đêm rực rỡ, đủ sắc màu, trải nghiệm đi thuyền ở giữa lòng hồ Kỳ Lân, ngắm phố cổ lung linh về đêm.Kết thúc chương trình là màn bắn pháo hoa đặc sắc.Chương trình có sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng.Đông đảo du khách trong nước và quốc tế tham dự chương trình.Bà Trần Thị Diệp Anh, Ban Quản lý Phố cổ Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình cho biết, tự hào Ninh Bình là nơi tụ linh, tụ đức, tụ sinh khí đất trời, hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt "đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần". Tỉnh Ninh Bình nói chung và doanh nghiệp nói riêng đang nỗ lực gắn kết các giá trị văn hóa tâm linh làm nổi bật tài nguyên du lịch đa dạng phong phú cả về tự nhiên, lẫn nhân văn và nâng cao ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi thể.Hàng nghìn khán giả đến với chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Hoa Lư".Với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, Phố cổ Hoa Lư không chỉ là một điểm đến văn hoá du lịch mà còn là một nơi giao thương, đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế đêm tại Ninh Bình; đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của đông đảo du khách, góp phần quảng bá hình ảnh, con người Cố đô Ninh Bình ngàn năm văn hiến. | https://nhandan.vn/lan-toa-ve-dep-van-hoa-con-nguoi-ninh-binh-qua-chuong-trinh-ruc-ro-hoa-lu-post807343.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:50",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:50",
"tags": [
"Rực rỡ Hoa Lư",
"Ninh Bình",
"Phố cổ Hoa Lư"
]
} |
Khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bên bờ sông Hương | NDO -Lễ khánh thành bức tượng nghệ thuật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người con tài hoa của xứ Huế được đặt tại Công viên Trịnh Công Sơn bên bờ Sông Hương (phường Gia Hội, thành phố Huế) đúng dịp kỷ niệm 85 năm Ngày sinh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/2/1939-28/2/2024). | Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn (phường Gia Hội), Ủy ban nhân dân thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuậtcố nhạc sĩ Trịnh Công Sơnvà chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.Tham dự có các đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhThừa Thiên HuếNguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch Thường trực Thừa Thiên Huế tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các vị lãnh đạo tỉnh, thành phố Huế và các sở, ban, ngành liên quan và đại diện gia đình,bạn bè, thân hữu gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Lãnh đạo tỉnh, thành phố Huế và các ban ngành, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tham dự tại chương trình.Sau một thời gian xây dựng, thiết kế và lắp đặt, công trình tượng nghệ thuật Trịnh Công Sơn kết hợp với không gian cảnh quan công viên đường Trịnh Công Sơn đã được Ủy ban nhân dân thành phố Huế triển khai lắp đặt và chỉnh trang hoàn thiện.Tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tác phẩm điêu khắc do cố điêu khắc gia Trương Đình Quế sáng tác và được ông Lê Hùng Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Xây dựng-Kinh doanh Nhà Gia Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh) là chủ sở hữu dành tặng cho thành phố Huế.Tượng có chất liệu bằng đồng, chiều cao 1,7m, chiều rộng 1,6m, chiều dài 2,3m, trọng lượng 500kg, được kiến trúc sư Hồ Viết Vinh và nhóm cộng sự Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế tư vấn thiết kế, lắp đặt, kết hợp hài hòa với cảnh quan công viên Trịnh Công Sơn tại phường Gia Hội, thành phố Huế.Tượng có chất liệu bằng đồng, chiều cao 1,7m, chiều rộng 1,6m, chiều dài 2,3m, trọng lượng 500 kg.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế Trương Đình Hạnh cho biết, sự kiện được tổ chức nhằm tưởng nhớ, ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người con tài hoa của xứ Huế dành cho nền tân nhạc Việt Nam nói chung và cho Huế nói riêng; đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh quan, du lịch cho thành phố Huế.Nơi đặt tượng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng sẽ là điểm dừng chân để những người mến mộ tài năng cố nhạc sĩ có dịp hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn, nơi ông đã sáng tác những ca khúc đầu tay. Thành phố cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện công viên Trịnh Công Sơn theo quy hoạch, để tiếp tục bố trí những kỷ vật lưu niệm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Theo ông Hạnh, thời gian qua thành phố Huế đã nỗ lực chỉnh trang công viên Trịnh Công Sơn để góp phần tôn tạo cảnh quan chung của đô thị Huế và không gian bờ sông Hương - những hình ảnh không thể thiếu trong nhạc Trịnh, để nơi đây phù hợp và tương xứng với vị thế, ý nghĩa khi đặt tượng Trịnh Công Sơn.Du khách và người yêu nhạc Trịnh cũng tham gia sự kiện đặc biệt này.Nhân dịp khánh thành bức tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cũng trong chiều tối 28/2, Ủy ban nhân dân thành phố Huế phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức Chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.Chương trình nghệ thuật này đã hội tụ đông đảo các ca sĩ đến từ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Huế với sự các ca sĩ nổi tiếng như Đức Tuấn, Giang Trang, Tấn Sơn, Lã Anh Thư, Đội Kèn Huế,… Các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gợi nhớ về những tháng năm sinh sống và sáng tác nghệ thuật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa và được tổ chức đúng vào dịp 85 năm Ngày sinh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/02/1939-28/02/2024).Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001) đã để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ với hơn 600 ca khúc, trong đó có hơn 200 bài hát phổ biến. Ông còn được xem là một nhà thơ, họa sĩ, diễn viên và ca sĩ. Ông từng là hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ san Thế giới Âm nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).Một số hình ảnh tại lễ khánh thành tượng nghệ thuật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:Du khách và người dân bên tượng Trịnh Công Sơn.Du khách và công chúng Huế xem triển lãm ảnh về cố nhạc sĩ Trịnh Công SơnCác nghệ sỹ, bạn bè, thân hữu gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chụp ảnh lưu niệm bên tượng Trịnh Công Sơn.Chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn "Chiều trên quê hương tôi".Trí thức, văn nghệ sỹ Huế cũng có mặt tham dự chương trình.Bạn bè, thân hữu gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đông đảo công chúng Huế đã tham dự chương trình.Du khách nước ngoài và người dân Huế đến với chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn "Chiều trên quê hương tôi".Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức đúng dịp 85 năm Ngày sinh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/02/1939-28/02/2024). | https://nhandan.vn/khanh-thanh-tuong-nghe-thuat-co-nhac-si-trinh-cong-son-ben-bo-song-huong-post797988.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn",
"tượng nghệ thuật",
"Chiều trên quê hương tôi",
"thành phố Huế",
"bên bờ sông Hương"
]
} |
“Biệt đội săn ma” trở lại, cán mốc 61 triệu USD doanh thu vé rạp | NDO -“Ghostbusters”- loạt phim hài siêu nhiên có “tuổi đời” lâu nhất nhưng vẫn giữ được sức hút với khán giả đương đại. Cuối tháng 3 vừa qua, tập mới nhất của loạt phim mang tên “Biệt đội săn ma: Kỷ nguyên băng giá” đã ra mắt và nhanh chóng cán mốc 62 triệu doanh thu từ vé rạp, góp phần đưa tổng doanh thu của loạt phim chạm mức 1 tỷ USD. | “Ghostbusters” ra đời từ năm 1984, là một trong thương hiệu phim có tuổi đời lâu nhất mà vẫn giữ được sức hút cho đến thời điểm hiện tại. Phim mang cả tính hài hước duyên dáng, kết hợp với những tình huống hù dọa, giật mình, chú trọng vào tình cảm gia đình, đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả.Sau tròn 40 năm, phần mới nhất mang tên “Ghostbusters: Frozen Empire” do đạo diễn Gil Kenan thực hiện đã gây bão tại phòng vé Bắc Mỹ với vị trí quán quân, đồng thời giúp loạt phim cán mốc1 tỷ USD, sánh ngang với nhiều thương hiệu bom tấn khác.Phim quy tụ các thế hệ diễn viên.Phim khởi chiếu tại các rạp Bắc Mỹ ngày 22/3 và nhanh chóng vượt qua hai đối thủ nặng ký là “Dune: Part II” và “Kung Fu Panda 4” để trở thành quán quân phòng vé. Sau cuối tuần đầu tiên, phim đạtdoanh thu45,2 triệu USD, vượt mức dự đoán 42 triệu USD của giới phê bình cũng như thành tích 44 triệu USD của “Ghostbusters: Afterlife” hồi năm 2021.Phim cũng ra mắt tại 25 thị trường quốc tế với doanh thu 16,4 triệu USD. Tổng doanh thu mở màn toàn cầu của “Ghostbusters: Frozen Empire” đạt 61,6 triệu USD. Thành tích này đã giúp thương hiệu Ghostbusters vượt mốc 1 tỷ USD, sánh ngang với những bom tấn như “Dune”, “The Matrix”…“Ghostbusters: Frozen Empire” lấy bối cảnh 3 năm sau các sự kiện của “Ghostbusters: Afterlife”. Callie Spengler (Carrie Coon) cùng bạn trai Gary Grooberson (Paul Rudd), Trevor (Finn Wolfhard), Phoebe (Mckenna Grace), Lucky Domingo (Celeste O'Connor) và Podcast (Logan Kim) đã chuyển đến New York để giúp Winston Zeddemore (Ernie Hudson) và Ray Stantz (Dan Aykroyd) tiếp nối sự nghiệp bắt ma.Các diễn viên trẻ nay đã trưởng thành trong loạt phim.Cuộc chiến ngày càng khó khăn khi số lượng ma quá đông khiến họ trở nên quá tải. Không những thế, nhóm còn vô tình giải phóng sức mạnh cổ xưa của Garraka - con quỷ có khả năng triệu hồn đạo quân âm binh và khiến mặt đất trở lại thời kỳ băng hà. Garraka chính là một bước nâng cấp đáng giá cho bộ phim khi sở hữu quyền năng bá đạo có thể hủy diệt cả nhân loại.Do đó mà phim quy tụ hai thế hệ biệt đội săn ma với toàn bộ dàn diễn viên quen thuộc gồm Paul Rudd, Carrie Coon, Finn Wolfhard, Mckenna Grace, Celeste O'Connor, Logan Kim, Bill Murray, Dan Aykroyd, Ernie Hudson, Annie Potts… Đây sẽ là tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành rõ rệt của Finn Wolfhard, Mckenna Grace từ những vai diễn “nhí” quen thuộc.Ngoài ra, “Ghostbusters: Frozen Empire” còn bổ sung thêm nhiều cái tên mới như Kumail Nanjiani, Patton Oswalt, Emily Alyn Lind trong các vai trò bí ẩn. Phim do đạo diễn Gil Kenan thực hiện. Anh là người đứng sau hai phim kinh dị nổi tiếng là “Monster House” (2006) và “Poltergeist” (2015).Phim dự kiến công chiếu ngày 12/4 tại các rạp trên toàn quốc. | https://nhandan.vn/biet-doi-san-ma-tro-lai-can-moc-61-trieu-usd-doanh-thu-ve-rap-post803035.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"“Biệt đội săn ma: Kỷ nguyên băng giá”",
"doanh thu vé rạp",
"doanh thu phòng vé 1 tỷ USD",
"phim bom tấn",
"thị trường rạp phim Bắc Mỹ"
]
} |
Giới thiệu 10 đầu sách kỹ năng và kinh doanh được độc giả quan tâm nhiều nhất của Sbooks | NDO -Cùng với sách văn học, dòng sách kỹ năng, khởi nghiệp, kinh doanh cũng được nhiều bạn đọc quan tâm. Có thể điểm qua 10 đầu sách kỹ năng, kinh doanh bán chạy của Sbooks trong thời gian qua, trong đó có cuốn xuất bản tới hàng chục nghìn bản, của tác giả trẻ. Điều này cho thấy dòng sách kỹ năng, kinh doanh, khởi nghiệp luôn được nhiều độc giả trẻ quan tâm. | “38 bức thư RockeFeller viết cho con trai”: Kim chỉ nam cho những người trẻ đang mơ hồ trên đường đời38 bức thư củaRockeFeller- ông trùm kinh doanh đồng thời là nhà từ thiện lớn người Mỹ với những bức thư gửi con trai mình đã gửi gắm cả tinh thần, tư duy, cách nhìn nhận cuộc sống và ước mong của ông trong đó. Được xuất bản từ thế kỷ 19, đến nay cuốn sách vẫn được độc giả yêu thích. Cuốn sách bán chạy hàng đầu được Sbooks chuyển ngữ và ấn hành, có thể coi là kim chỉ nam cho những người trẻ đang tìm hướng phát triển tương lai.“Để thế giới biết bạn là ai”: Cuốn cẩm nang tiếp thị đỉnh cao vượt mọi thời đạiĐã quá xa rồi thời của “hữu xạ tự nhiên hương” khi bạn sẽ nhận phần thua thiệt nếu không có khả năng định vị và tiếp thị chính mình. Thuật ngữ ngày nay gọi sự định vị giá trị cá nhân và phô bày trước đối tượng mục tiêu là hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Nhưng từ rất lâu trước kia, Napoleon Hill đã sớm nhắc đến tầm quan trọng của tiếp thị bản thân. Chỉ khi bạn tiếp thị chính mình thành công, bạn mới có thể nâng tầm sản phẩm theo giá trị của bạn.Cuốn sách cung cấp đầy đủ và thiết thực những kiến thức về định vị giá trị bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân, tiếp thị bản thân… những kiến thức không thể thiếu trong thời đại 4.0.“Khéo ăn nói, được thiên hạ”: Nghệ thuật nói chuyện và chiến lược giao tiếpCuốn sách gồm nhiều tình huống thực tế trong cuộc sống như sự nghiệp, gia đình và tình yêu, sử dụng một lượng lớn các tình huống, câu chuyện thú vị để trình bày cho người đọc từng kỹ năng diễn đạt. Sách cũng cung cấp một số lượng lớn kỹ năng diễn đạt thực tế, giúp độc giả biến việc diễn đạt thành một bộ môn nghệ thuật và một dạng năng lực.“Đắc nhân tâm”: Cuốn sách chỉ đường dẫn hướng“Đắc nhân tâm” là một trong những cuốn sách tiêu biểu nhất của dòng sách kỹ năng, được coi như tài liệu giáo dục cuộc sống cần thiết cho bất cứ ai muốn “thành công” làm chủ cuộc đời mình.Điều gì khiến “Đắc nhân tâm” khác biệt với những cuốnsách kỹ năngkhác? Đó là với bất cứ quan điểm nào được đề cập, Dale Carnegie đều cho độc giả cái nhìn cụ thể, ở người thiếu nó và người có nó, khác biệt của họ ra sao. Mục đích của ông là khơi dậy ở con người sự tự nhận thức và động lực thay đổi đến từ trong tiềm thức, biến thành khao khát mãnh liệt, mục tiêu quan trọng trong mọi hành vi.“Tư duy ngược”: Khuyến khích vượt qua lối mòn“Tôi biết, không phải ai cũng đang sống cuộc đời của mình, không phải ai cũng dám vượt qua mọi lối mòn để sáng tạo và thành công… Dựa trên việc nghiên cứu, tìm hiểu, chắt lọc, tìm kiếm, ghi chép từ các câu chuyện trong đời sống, cũng như trải nghiệm của bản thân, tôi viết cuốn sách này” - tác giả cuốn sách, nhà sáng lập Sbooks Nguyễn Anh Dũng chia sẻ.Cuốn sách sẽ giải mã bạn là ai, bạn cần “Tư duy ngược để thành công” và hạnh phúc như thế nào và các phương pháp giúp bạn dũng cảm sống cuộc đời mà bạn muốn.“Mặt dày, tâm đen”: Bài học về sự linh hoạt trong ứng xửCuốn sách của Hàn Băng Vũ biên soạn được viết lại bằng tư duy của một nhà văn trẻ nên có sự trẻ trung, gần gũi với độc giả hiện nay. Cuốn sách thu hút bởi sự thiết thực khi chỉ ra những bài học về sự linh hoạt trong ứng xử với thiện ý còn tốt đẹp hơn sự thành thật…“Thao túng tâm lý đám đông”: Nghệ thuật làm chủ mọi cuộc diễn thuyếtĐây là tác phẩm xuất sắc của Dale Carnegie. Sách chỉ cho chúng ta rằng, nghệ thuật giao tiếp không phải bạn nói được bao nhiêu mỹ từ, vẽ ra được bao nhiêu viễn cảnh, mà quan trọng là nếu bạn muốn lấy được nước mắt của người nghe thì bạn phải cho họ thấy được sự đau khổ chân thực, nếu bạn muốn thuyết phục ai đó tin vào luận điểm của bạn thì bạn phải sử dụng hệ thống dữ kiện thực tế và gần gũi với những người nghe ấy.“Nghĩ giàu & Làm giàu”: Khi suy nghĩ quyết định thành công cuộc sốngCuốn sách được viết bởi Napoleon Hill - một “cố vấn” đáng tin cậy đã thay đổi cuộc đời của hàng triệu người, dạy chúng ta cách “suy nghĩ”. Vật chất quyết định ý thức nhưng đồng thời để có được kết quả thực tế, chúng ta phải tạo ra những năng lượng từ ý nghĩ để thúc đẩy hành vi hoàn thiện vật chất mong muốn. Với cuốn sách, bạn sẽ được dạy cách điều khiển và vận dụng món quà trời ban ấy một cách tốt nhất để khai thác “mỏ vàng” cuộc sống.“Chiến thắng con quỷ trong bạn”: Cuộc chiến với phần “Con” trong mỗi ngườiCuốn sách của Napoleon Hill sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm khác biệt về việc đối diện, đấu trí đấu dũng và chiến thắng phần “Con” luôn hăm hở thống trị phần “Người”. Tác giả sẽ dẫn bạn đi vào vùng tối sâu thẳm của tâm thức, nơi những cuộc thú tội sẽ diễn ra, nơi quý ngài Ác quỷ hả hê vì những trò tiêu khiển như buộc một con người trở nên yếu hèn và mê hoặc, cám dỗ bằng sự lười biếng, sự cuồng tín… Nhưng cũng từ trong cuộc đối thoại với cái ác, Napoleon Hill tiết lộ cho bạn biết bạn phải vận dụng nghịch cảnh như thế nào, xây dựng kỷ luật tự nhân và các đức tính quan trọng để làm chủ tốt bản thân mình.“Biến mọi thứ thành tiền”: Vấn đề tài chính cá nhânCuốn sách định hướng người đọc về cách kiếm tiền, tư duy làm giàu, cách áp dụng những phương pháp làm giàu vào cuộc sống và phát triển bản thân. Tác giả cuốn sách Nguyễn Anh Dũng chia sẻ cách không chỉ “biến” những trang sách tri thức thành tiền mà còn mang lại giá trị tốt đẹp. | https://nhandan.vn/gioi-thieu-10-dau-sach-ky-nang-va-kinh-doanh-duoc-doc-gia-quan-tam-nhieu-nhat-cua-sbooks-post797775.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"sách kỹ năng",
"sách tâm lý",
"sách khởi nghiệp",
"sách kinh doanh",
"Sbooks",
"độc giả trẻ"
]
} |
Dân tộc Lào | NDO -Đồng bào dân tộc Lào sinh sống chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ. Người Lào thích ca múa và có vốn văn học dân gian phong phú với nhiều huyền thoại, cổ tích, dân ca... | 1. Nguồn gốc lịch sử:Dân tộc Lào ở nước ta vốn di cư từ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.2. Phân bố địa lý:Đồng bào dân tộc Lào sinh sống chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Tĩnh… và một số di chuyển tới cao nguyên Nam Trung Bộ.3. Dân số:Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, có 8.991 nam và 8.541 nữ.4. Ngôn ngữ:Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái – Kađai).Phụ nữ dân tộc Lào. (Ảnh: KHIẾU MINH)5. Đặc điểm chính:- Nhà ở:Ngôi nhà của người Lào thường được chia làm hai phần chính. Phía ngoài là nơi ăn uống, bếp núc và sinh hoạt của toàn gia đình. Phía trong là một dãy buồng riêng - nơi nghỉ ngơi của cha mẹ, con cái. Nếu nhà của trưởng họ hay thầy cúng thì còn có thêm một buồng riêng để thờ cúng.-Trang phục:Phụ nữ Lào thường mặc áo ngắn (chỉ che ngang ngực) và mặc thân váy dài thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng rực rỡ như hình cây lá, chim muông... Ngoài áo ngắn ra, loại áo dài của phụ nữ Lào cũng được may bằng vải nhuộm chàm, theo kiểu tứ thân, mở ngực, cài cúc, phía sau có đường nối giữa lưng. Ngoài váy và áo, phụ nữ Lào thường có thêm phụ kiện như: khăn piêu đội đầu, trâm bạc cài tóc…Trang phục nam giới dân tộc Lào. (Ảnh: KHIẾU MINH)Bộ trang phục truyền thống của nam giới người Lào gồm: khăn đội đầu, khăn quàng, áo may bằng vải chàm hoặc vải thồi, kiểu lá tọa không có dây rút, khi mặc dùng dây lưng thắt bên ngoài.- Ẩm thực: Người Lào ăn gạo nếp là chính. Cá, ốc, ếch, lươn, tôm, tép... đánh bắt được là những thực phẩm ưa thích trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài nguồn rau xanh trồng được quanh vườn, trên nương rẫy, người Lào còn khai thác, hái lượm các loại rau, củ, quả từ rừng. Họ thích ăn các loại rau quả có vị đắng, chua, chát.Ngoài muối, họ thường dùng “pa-đẹc” (mắm cá) để nêm thức ăn. Những ngày lễ hội hay bữa cơm khách ở nông thôn lẫn thành thị thường có món gỏi cá hoặc gỏi thịt trâu, thịt bò, gọi là “lạp”.Phụ nữ dân tộc Lào. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)-Nghệ thuật:Người Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Người Lào có vốn văn học dân gian phong phú với nhiều huyền thoại, cổ tích, dân ca... Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, kạp, ăn nẳng xử... mang sắc thái riêng của từng miền, từng địa phương. Trong đó, lăm sử dụng nhiều thể loại thơ được quần chúng ưa thích và phổ biến trong cả nước.Phụ nữ Lào không chỉ hát hay mà còn rất giỏi các điệu dân vũ. Các điệu múa của người Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc. Họ thường sử dụng những nhạc cụ như khèn bè, trống, trống cơm, các loại đàn, sáo...- Thiết chế xã hội:Ngày nay, hệ thống tổ chức chính quyền đến tận thôn, bản, ở mỗi thôn, bản đều có bí thư chi bộ thôn, bản và trưởng thôn, bản là những người đứng đầu lãnh đạo thôn, bản. Ngoài ra, còn có những bậc già làng là những người lớn tuổi, có uy tín trong thôn, bản có ảnh hưởng lớn đến từng cá nhân trong cộng đồng. Người dân tuân thủ theo điều hành về hành chính của cấp thôn, bản.- Tôn giáo, tín ngưỡng:Người Lào có tín ngưỡng đa thần, trong đó, việc thờ cúng tổ tiên đối với họ rất quan trọng. Mỗi bản làng có một thầy cúng chuyên việc cúng lễ khi có người đau ốm, tang ma..Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội người Lào. Người Lào theo Phật lịch và ăn Tết vào tháng 4 âm lịch hằng năm.Một điệu múa của người dân tộc Lào. (Ảnh: TRẦN THÀNH ĐẠT)- Điều kiện kinh tế:Người Lào ở Việt Nam chủ yếu làm ruộng nước kết hợp với nương rẫy. Người Lào có nông lịch rõ ràng, chặt chẽ về thời vụ và những việc liên quan đến xen canh gối vụ, thu hoạch. Đồng bào canh tác được 2 vụ lúa/năm; vụ chiêm cấy vào tháng 11, tháng 12 hoặc đầu tháng 1, vụ mùa cấy vào tháng 6, tháng 7. Ngoài ra, bà con còn trồng các loại hoa màu, rau củ cho đến các loại rau thơm... Một số nơi trồng ngô, sắn và hoa màu khác. Bà con cũng chăn nuôi gia súc, gia cầm.Nghề phụ của người Lào rất phong phú. Họ làm gốm bằng bàn xoay với các sản phẩm như chum vại, vò, ché, nồi. Nghề dệt nổi tiếng với các kỹ thuật như: dệt trơn, dệt khuýt, dệt cát, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mỹ tinh tế. Nghề rèn, nghề chạm bạc... cũng góp phần cho thu nhập đáng kể đối với nhiều gia đình.-Điều kiện giáo dục:Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 71,1%; tỷ lệ đi học chung của trẻ em ở cấp tiểu học: 100,5%; ở cấp trung học cơ sở là 96%; ở cấp trung học phổ thông: 48,9%. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết chữ dân tộc mình là 1,39%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc Lào trên 5 tuổi được đi học chiếm 99,63%.(Nguồn:- Các dân tộc ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật)- Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 (Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê)- Website Ủy ban Dân tộc- Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc Việt Nam)● English:Lao ethnic minority group● Français:L’ethnie Lào | https://nhandan.vn/dan-toc-lao-post723942.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": []
} |
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Gắn với chuyển đổi số | NDO -Năm nay, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra từ 15/4 đến hết 1/5 trên phạm vi cả nước với các thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”. Đặc biệt, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay gắn liền với chuyển đổi số, với mục tiêu đưa sách đến với nhiều người đọc hơn. | Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024; Hội Sách chào mừngNgày Sáchvà Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 sẽ diễn ra tại thành phố Hà Nội, từ ngày 17 đến ngày 21/4. Các địa phương, các cơ quan, ban, bộ, ngành tổ chức các chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ ngày 15/4.Chuyển đổi số là một trong những hướng đi quan trọng mà ngành xuất bản, in và phát hành hướng tới trong thời gian tới. Năm nay, các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cũng được chú trọng trong khuôn khổ Ngày Sách vàVăn hóa đọcViệt Nam.Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mới đây đã phát biểu trong Hội nghị Triển khai công tác Xuất bản và Phát hành xuất bản phẩm năm 2024: “Xuất bản sẽ phải hoạt động đồng thời ở cả 2 không gian. Không gian cũ với sự trợ giúp của công nghệ mới sẽ được mở rộng, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Còn không gian mới – không gian mạng sẽ giúp cho xuất bản mở rộng thị trường, tạo ra các sản phẩm mới, tạo ra sự phát triển trong dài hạn. Nhưng 2 không gian này không hoạt động độc lập mà bổ trợ: chỗ nào, cái nào online tốt hơn thì hãy online và ngược lại”.Bạn đọc tham gia kín chỗ một sự kiện giới thiệu sách tại Thư viện Quốc gia.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh, một nền tảng số mở sẽ thu hút được nhiều nguồn lực để làm sách, có thể là vô hạn. Xây dựng một nền tảng số làm sách cho các nhà xuất bản, cung cấp các công cụ tự động và thông minh cho người làm sách, từ khâu sáng tác, biên tập, sản xuất, giới thiệu và phân phối đa nền tảng, làm ra nhiều phiên bản đa hình tướng của sách, rồi đến thu thập phản hồi của người đọc, tương tác với người đọc, rồi người đọc cũng tham gia vào các công đoạn của sách, phân tích dữ liệu để phục vụ riêng từng khách hàng theo hướng đối tượng, phân tích dữ liệu để phát hiện xu thế thị trường... Hợp tác với các công ty công nghệ số là lời giải chính cho ngành Xuất bản.Chính vì thế, một trong những nội dung quan trọng của các hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay là kết hợp với chuyển đổi số.Theo kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông, các hoạt động năm nay theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; đổi điểm thưởng tích lũy của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại lấy quà tặng bằng sách; kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử, mạng xã hội.Các sự kiện giảm giá, khuyến mãi, tri ân khách hàng của các đơn vị xuất bản luôn thu hút đông đảo bạn đọc tham gia.Năm nay, ngoài các hoạt động truyền thống như tổ chức các tuần lễ sách, hội sách, tháng phát hành hành sách trọng tâm tri ân khách hàng, các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành còn được khuyến khích tổ chức các kênh phát hành trực tuyến, kết hợp với các nền tảng công nghệ, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sách, song hành cùng các chương trình tặng sách đến các đối tượng yếu thế; các chương trình khuyến mại hỗ trợ bạn đọc, phát triển văn hóa đọc.Năm nay là năm thứ 3 Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam diễn ra, với mục tiêu đưa sách tới càng nhiều người đọc càng tốt. Và công tác quảng bá cả trực tiếp và trực tuyến đều được chú trọng. Không chỉ giới thiệu, quảng bá sách, mà còn quảng bá, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nền tảng công nghệ, mạng xã hội nhằm lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng; kết nối bạn đọc trong nước và nước ngoài.Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương giao lưu với các bạn đọc trẻ.Hằng năm, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được coi như một ngày hội của những người yêu sách. Với số lượng độc giả trẻ đang ngày càng tăng như hiện nay, việc triển khai các hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cũng góp phần thu hút bạn đọc trẻ, phù hợp với thói quen đọc sách thời đại công nghệ số, bên cạnh những phương thức tiếp cận sách truyền thống. | https://nhandan.vn/ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-2024-gan-voi-chuyen-doi-so-post802783.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam",
"chú trọng chuyển đổi số trong xuất bản",
"phát triển văn hóa đọc",
"văn hóa đọc",
"khuyến khích đọc sách"
]
} |
Ứng phó du lịch “xấu xí”, thị trấn Nhật Bản dựng rào chắn ngăn du khách chụp ảnh núi Phú Sĩ | NDO -Trước tình trạng khách du lịch “có hành vi xấu” khi đến ngắm cảnh núi Phú Sĩ, chính quyền thị trấn Fujikawaguchiko gần ngọn núi nổi tiếng này đang tiến hành dựng một rào chắn đặc biệt để hạn chế du khách chụp ảnh thắng cảnh nổi tiếng nhất Nhật Bản. | Tin liên quanNhật Bản: Dự kiến tăng phí với người leo núi Phú SĩKhung cảnhnúi Phú Sĩphía sau cửa hàng tiện lợi Lawson ở Fujikawaguchiko là quang cảnh không thể bỏ qua đối với nhiều khách du lịch khi đến với thị trấn nhỏ ở miền trung Nhật Bản.Tuy nhiên, trước những phàn nàn của người dân địa phương về hành vi xấu của nhiều khách du lịch nước ngoài ùn ùn kéo đến và cư xử không đúng mực, chính quyền địa phương buộc lòng phải hành động.Nhà chức trách Fujikawaguchiko đã bắt đầu dựng các tấm lưới lớn tại cửa hàng tiện lợi Lawson trong thị trấn - địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài ghé thăm mỗi ngày để chụp ảnh ngọn núi hùng vĩ hiện lên phía sau.Các công nhân dựng rào chắn gần cửa hàng tiện lợi Lawson, thị trấn Fujikawaguchiko, tỉnh Yamanashi, miền trung Nhật Bản, ngày 30/4/2024. (Ảnh: AP)Dự kiến đến giữa tháng này, việc xây dựng rào chắn cao 2,5m và dài hơn 20m tại khu vực này sẽ hoàn thành, gần như chắn hoàn toàn tầm nhìn ra ngọn núi biểu tượng củaNhật Bản.Các quan chức và người dân địa phương cho biết, mặc dù thị trấn luôn sẵn lòng chào đón du khách, song họ cần ngăn chặn tình trạng khách du lịch liên tục băng qua đường mà phớt lờ đèn đỏ, xả rác bừa bãi, xâm phạm tài sản của người dân, đỗ xe trái phép và hút thuốc ngoài khu vực quy định.Động thái này đã gây nhiều ý kiến trái chiều cả trong nước và quốc tế khi Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề ngày càng gia tăng về tình trạng quá tải du lịch, đặc biệt là tại các địa điểm nổi tiếng như những con hẻm nhỏ ở Kyoto và thậm chí cả những con đường mòn trên chính Núi Phú Sĩ, nơi thường xuyên thu hút đông đảo du khách thích chụp ảnh.Nhân viên bảo vệ hướng dẫn khách du lịch rời khỏi công trường xây dựng rào chắn gần cửa hàng tiện lợi Lawson tại thị trấn Fujikawaguchiko, ngày 30/4/2024. (Ảnh: AP)Đại diện văn phòng nha sĩ nằm đối diện với cửa hàng Lawson cho biết: “Không có gì lạ khi du khách la mắng chúng tôi khi được yêu cầu di chuyển ô-tô và dừng việc hút thuốc nơi công cộng”.Trong khi đó, Tòa thị chính Fujikawaguchiko thường xuyên nhận được các cuộc điện thoại từ người dân Nhật Bản, nhiều người trong số đó không phải người địa phương, chỉ trích động thái xây rào chắn của thị trấn.Một quan chức thị trấn nói với hãng tin AFP: “Không phải là chúng tôi không muốn mọi người ngắm núi Phú Sĩ. Vấn đề là có rất nhiều du khách không thể tuân thủ các quy tắc cơ bản”.Các du khách khi đến đây đều cố gắng không bỏ lỡ cơ hội chụp một bức ảnh từ đoạn vỉa hè hẹp xuyên qua con đường đông đúc đối diện cửa hàng Lawson, với hậu cảnh là ngọn núi Phú Sĩ sừng sững phía sau. (Ảnh: AFP)Nhiều người dân địa phương cho rằng, việc xây rào chắn lưới là điều đáng tiếc nhưng có lẽ là cần thiết để ứng phó với tình trạng quá tải du khách.Trả lời phỏng vấn AFP, một người dân 60 tuổi cho hay: “Chúng tôi hoan nghênh du khách nước ngoài vì sự ‘hồi sinh’ của du lịch cộng đồng, nhưng có quá nhiều vi phạm liên quan ứng xử cơ bản, như bất chấp băng qua đường mà phớt lờ biển báo, xả rác bừa bãi và xâm phạm tài sản của người dân”.Bà Watanabe, một người dân địa phương khác cho biết: “Suy cho cùng, họ đến đây vì núi Phú Sĩ nên việc xây rào chắn này là điều rất đáng tiếc. Có thể có nhiều cách khác để giải quyết vấn đề nhưng hiện tại đây là biện pháp cực chẳng đã”.Khách du lịch chụp ảnh núi Phú Sĩ từ đối diện cửa hàng Lawson ở thị trấn Fujikawaguchiko, Nhật Bản, ngày 3/5/2024. (Ảnh: AFP)Một số khách du lịch bày tỏ sự chia sẻ và hy vọng thị trấn sẽ mở thêm một số địa điểm chụp ảnh được chỉ định khác. Song cũng có du khách cho rằng rào chắn có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.Như một giải pháp khả thi, một cư dân địa phương khác - anh Ama, 37 tuổi, đã kêu gọi du khách đến khám phá các danh lam thắng cảnh khác trong khu vực."Khung cảnh núi Phú Sĩ nhìn từ đây (gần cửa hàng Lawson) thật tuyệt vời. Nhưng còn có rất nhiều địa điểm khác quanh đây mà du khách có thể ghé thăm và ngắm nhìn những cảnh đẹp", anh Ama nói. | https://nhandan.vn/ung-pho-du-lich-xau-xi-thi-tran-nhat-ban-dung-rao-chan-ngan-du-khach-chup-anh-nui-phu-si-post807804.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Thị trấn Fujikawaguchiko",
"Cửa hàng Lawson",
"Núi Phú Sĩ",
"Rào chắn",
"Du khách nước ngoài",
"quá tải du khách",
"du lịch xấu xí",
"Thông tin chung về Nhật Bản"
]
} |
Dịch giả Nguyễn Bích Lan: Dùng nỗi buồn như một loại năng lượng để vượt lên | NDO -Nguyễn Bích Lanlà cái tên quen thuộc với nhiều độc giả qua hàng trăm tác phẩm văn học dịch hư cấu và phi hư cấu. Tính đến nay, chị đã có khoảng 65 cuốn sách dịch đã và đang chuẩn bị xuất bản. Chị chia sẻ, mình đã sử dụng nỗi buồn như một loại năng lượng để học ngoại ngữ, để dịch sách, để vượt qua chính mình. | Dịch giả Nguyễn Bích Lan và diễn giả Phan Đăng đã có buổi trò chuyện với độc giả trong dịp ra mắt cuốn sách “Sống mãnh liệt - Chúng ta có thể học được gì từ những người khuyết tật thành công?” của tác giả Rainer Zitelmann, do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành.“Sống mãnh liệt” xây dựng chân dung 20 người khuyết tật đạt được những điều phi thường trong cuộc sống và đặt ra những cột mốc mà dường như ngay cả với hầu hết những người không khuyết tật cũng không dễ thực hiện được. Ở vào những điều kiện hết sức bất lợi, nhưng tất cả đều đạt được thành tích cao hơn nhiều so với mức trung bình, thường gần như là siêu nhân, mặc dù việc khuyết tật của họ được cho là mang lại ít cơ hội cho họ và khiến họ, ở nhiều khía cạnh, phụ thuộc vào những người chung quanh.Cuốn "Sống mãnh liệt".Tác giả Zitelmann biết cách kết hợp tài năng kép của một nhà báo kể chuyện thú vị và khả năng phân tích nhạy bén của một nhà khoa học để cung cấp những hiểu biết quan trọng về câu chuyện thành công của những người đàn ông và phụ nữ này, những người đã phải đạt được nhiều thành tích hơn so với những người không bị khuyết tật - nhưng không bao giờ muốn để được đối xử khác với những người bình thường.Tuy nhiên, cuốn sách của Zitelmann không chỉ là một bộ sưu tập tiểu sử truyền cảm hứng của những người thành công. Mỗi câu chuyện cũng nêu bật những đặc điểm tính cách cho phép những người thành công phi thường (có hoặc không có khuyết tật) vượt qua những rào cản thường ghê gớm. Cuốn sách hướng đến bất cứ ai không muốn an phận với một sự tồn tại trung bình. Đối với tất cả những ai muốn tận dụng cuộc sống của mình nhiều hơn, thậm chí có thể tạo ra một kiệt tác, kỳ tích.Dịch giả Nguyễn Bích Lan chia sẻ, chị bị căn bệnh hiếm gặp và bắt đầu mất dần khả năng đi lại từ năm 13 tuổi. “Khi đó tôi đang ở tuổi bắt đầu dậy thì, biết xấu hổ. Khi bắt đầu bị bệnh, tôi cứ ngã dúi dụi trước mặt mọi người một cách không thể kiểm soát được. Khỏi phải nói là tôi đã nhận được những tràng cười nhạo như thế nào với tình trạng như vậy” - Bích Lan kể lại.Lúc thấy được tình trạng của mình, cũng là lúc nữ dịch giả tự buộc mình phải vượt lên. Chị cảm thấy mình không thể sống vô ích, không thể tiếp tục với một cuộc sống như thế, và phải tìm ra được một con đường. “Tôi đã dùng nỗi buồn mãnh liệt của mình để miệt mài tự học ngoại ngữ trong 6 năm. Và tôi cũng dùng nỗi buồn ấy để dịch sách, tính đến nay là 65 cuốn kể cả những sách chưa xuất bản” - dịch giả chia sẻ.Bạn đọc xin chữ ký dịch giả Bích Lan.Diễn giả Phan Đăng nhận xét, dịch giả Bích Lan đã học được cách chuyển hóa năng lượng, biến những năng lượng tiêu cực thành những điều rất tích cực. “Stephen Hawking nói: ‘Hãy ngửa mặt lên trời để biết được còn có những ngôi sao’. Chúng ta thường ít khi ngửa mặt lên trời mà thường hay úp mặt vào những nỗi sân hận của chính mình”. Diễn giả Phan Đăng cũng chỉ ra rằng, nhiều thiên tài trên thế giới đã sử dụng chính khiếm khuyết của mình để thành công, thí dụ như Beethoven đã sử dụng tật điếc của mình để đào sâu vào thế giới bên trong, phát triển và trở thành một tài năng âm nhạc.Chia sẻ về những năm tháng đầy khó khăn, tự mình phải vượt qua tất cả, dịch giả Bích Lan kể, thời đó chị học ngoại ngữ rất khó khăn, không có nhiều tài liệu, phương tiện hiện đại như bây giờ, không có internet, chỉ có sách cũ và radio. Có những lúc chị tưởng chừng bỏ cuộc vì thấy khó khăn quá. Nhưng niềm vui học và niềm khát khao được “bước tiếp” đã cho chị động lực để vượt qua tất cả.“Tôi có niềm say mê mãnh liệt với sách và công việc dịch sách. Cuốn gần đây nhất tôi dịch dài tới 640 trang, tính trên máy tính là khoảng 240 nghìn từ. Khi nhìn lại những gì mình đạt được, tôi thấy mình hạnh phúc. Đó cũng là một niềm hạnh phúc khi bạn trải qua khó khăn bằng một niềm tin mãnh liệt” – Bích Lan chia sẻ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi vào năm chị mắc bệnh, bác sĩ từng bảo chị chỉ sống được tới 18 tuổi.Độc giả tham dự buổi trò chuyện với dịch giả Bích Lan rất đông, nhiều người đứng nghe vì không còn chỗ ngồi.Đối với một người ở trong hoàn cảnh đặc biệt như Bích Lan, điểm tựa lớn nhất mà chị có thể dựa vào và tự vực dậy mình là chính bản thân mình: “Tôi không có điểm tựa nào ở bên ngoài đủ vững chắc cho trường hợp của mình. Điểm tựa bên ngoài lớn nhất chính là gia đình tôi, là nơi hỗ trợ cho tôi. Còn điểm tựa vững chắc cho bản thân tôi chính là điểm tựa bên trong, chỉ có thể dựa vào chính mình. Khi buồn hoặc gặp nghịch cảnh, phải gọi được lên tất cả những nỗi khao khát được sống để làm điểm tựa tinh thần”.Mục tiêu của tôi là cố gắng mỗi ngày tạo ra một cái mới và giúp được một ai đó.Dịch giả Nguyễn Bích LanChính vì thế, như nữ dịch giả chia sẻ, hiện tại cuộc sống của chị và gia đình không có sự tồn tại của khái niệm về một người bệnh ở trong nhà. “Cuộc sống của chúng tôi diễn ra hết sức bình thường. Tôi vẫn làm việc nhà, vẫn giúp đỡ mọi người, mỗi tối vẫn dành ra ít nhất là 30 phút cho bạn nhỏ nhất trong nhà để đọc sách. Cô con gái lớn nhất trong gia đình tôi Tô Yến Ly năm nay đã 22 tuổi, đã đồng hành cùng tôi trong nhiều dự án sách dịch, trong đó có “Cây cam ngọt của tôi”. Cháu cũng bày tỏ nguyện vọng muốn được theo công việc của tôi” - nữ dịch giả cho biết.Mục tiêu của Nguyễn Bích Lan là mỗi ngày cố gắng tạo ra một điều mới và giúp được một ai đó. Với chị, niềm hạnh phúc không chỉ đến từ việc mình vượt qua được nghịch cảnh, mà còn từ việc mình đã tạo nên được những trái ngọt từ trồng cây. | https://nhandan.vn/dich-gia-nguyen-bich-lan-dung-noi-buon-nhu-mot-loai-nang-luong-de-vuot-len-post805922.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"dịch giả Nguyễn Bích Lan",
"vượt lên nghịch cảnh",
"văn học dịch",
"người khuyết tật",
"\"Sống mãnh liệt\"",
"Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam"
]
} |
[Ảnh] Đặc sắc Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa | NDO -Ngày 24/2 (tức 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Đàn Tịch Điền, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa, nhằm tri ân công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công khai sáng nghề nông trong buổi đầu dựng nước. | Mở đầu là màn rước các lễ vật của người dân phường Minh Nông về Đàn Tịch Điền.Phần lễ được tổ chức trang trọng với các nghi thức như Cáo yết, cúng Thần Nông thể hiện lòng biết ơn vô hạn với các Vua Hùng đã có công khai sáng ra nghề trồng lúa nước của dân tộc ta.Bánh chưng, bánh giầy là hai vật phẩm không thể thiếu, được người dân phường Minh Nông dâng lên để tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng đã có công dựng nước.Những bó mạ tươi tốt được người dân lựa chọn để tái hiện cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa.Nghi lễ Vua Hùng dạy dân cấy lúa được tổ chức trang nghiêm. Tương truyền xưa kia người dân chưa biết cấy cày, ăn lúa gạo mà chỉ biết ăn rễ cây, thịt thú rừng. Khi đi qua nơi này, Vua Hùng thấy đất đai phì nhiêu, màu mỡ liền gọi người dân đắp bờ giữ nước bày cách cho người dân gieo mạ, cấy lúa.Lúc đầu người dân không biết cấy, tìm hỏi vua. Vua Hùng bèn nhổ mạ lên đem xuống những tràn ruộng lội xuống cấy cho dân xem. Các Mị Nương và nhân dân thấy vậy cũng làm theo. Kể từ đó, cứ vào đầu vụ hằng năm, người dân Minh Nông làm lễ tịch điền để tri ân công đức các Vua Hùng.Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa được tổ chức trang trọng hằng năm với 2 đội thi. Đội giành giải nhất được trao thưởng nhằm khích lệ người dân tích cực lưu giữ nghề trồng lúa nước.Trước đó, phường Minh Nông đã tổ chức thi gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các Vua Hùng. | https://nhandan.vn/anh-dac-sac-le-hoi-vua-hung-day-dan-cay-lua-post797401.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Phú Thọ",
"Vua Hùng",
"cấy lúa",
"trồng lúa nước"
]
} |
Hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả | NDO -Ngày 8/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức tọa đàm nhằm trao đổi, thảo luận, góp ý trực tiếp đối với dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi). | Phát biểu tại cuộc tọa đàm, TS Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định: Qua hơn 12 năm thực hiện, Luật các Tổ chức tín dụng đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo khung pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật cũng phát sinh những vướng mắc, bất cập cần sửa đổi để thống nhất, phù hợp với các quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động ngân hàng.Theo TS Nguyễn Quốc Hùng, Luật Các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.Đặcbiệt là việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017 đã bổ sung những quy định xử lý các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bổ sung các quy định nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành của tổ chức tín dụng, cảnh báo, can thiệp sớm nhằm hạn chế rủi ro, vi phạm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, làm rõ quy định người có liên quan, bổ sung quy định về trường hợp không được/không cùng đảm nhiệm chức vụ…Cùng với các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, thi hành, triển khai Luật các tổ chức tín dụng được ban hành, đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, ổn định, cho hoạt động ngân hàng.Nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được, đến nay các Luật liên quan đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và cùng với việc phát triển, thay đổi mạnh mẽ của công nghệ, Luật Các tổ chức tín dụng đã phát sinh một số hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa phù hợp.Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm cho hoạt động của các tổ chức tín dụng phát triển an toàn, bền vững thông qua việc lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng.Đồng thời, xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tín dụng; tạo lập nền tảng pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số của tổ chức tín dụng.Đặc biệt, trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH 14 sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023, việc luật hóa các chính sách xử lý nợ xấu có ý nghĩa quan trọng, qua đó, tạo được khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng một cách đồng bộ, có hiệu lực pháp lý cao, áp dụng ổn định, lâu dài.Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan khẩn trương xây dựng dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để trình Chính phủ.Hiệp hội Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hội viên cũng đã tích cực tham gia tổng kết Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, tổng kết Nghị quyết 42/2017/QH 14 và góp ý đối với dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).“Do đó, chúng tôi hy vọng, qua buổi Tọa đàm này, Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ được lắng nghe các ý kiến góp ý, các đề xuất, kiến nghị xác đáng của các đại biểu tham dự, qua đó giúp Luật ban hành thực sự phù hợp và đi vào được thực tiễn cuộc sống”, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng bày tỏ.Tại cuộc tọa đàm, đại diện các ngân hàng và các tổ chức hội viên trong Hiệp hội cũng đã tập trung trao đổi, thảo luận vào một số nội dung hiện đang vướng mắc như:Vướng mắc các quy định liên quan đến hoạt động và hạn chế bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay; về nghiệp vụ đại lý; hoạt động ngân hàng điện tử; về nắm giữ bất động sản…).Vướng mắc các quy định liên quan tổ chức quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng.Vướng mắc các quy định liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém.Vướng mắc các quy định liên quan xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu… | https://nhandan.vn/hoan-thien-khung-phap-ly-bao-dam-hoat-dong-ngan-hang-an-toan-hieu-qua-post741978.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)",
"góp ý",
"Tọa đàm",
"Hoạt động ngân hàng"
]
} |
Quảng bá áo dài tại Khu du lịch Tam Chúc | NDO -Chương trình trình diễn bộ sưu tập áo dài cùng một số trang phục khác mang tên “Nguyện ước chốn thiêng” do nhà thiết kế trẻ Thạch Linh thực hiện đã đem đến một bức tranh xuân tạiKhu du lịch Tam Chúc(Hà Nam). | Fashion show “Nguyện ước chốn thiêng” là hoạt động mở màn cho Hội xuân Tam Chúc 2024, hội tụ 6 bộ sưu tập của 5 nhà thiết kế trẻ Thạch Linh, Thanh Thanh Nguyễn, Nguyễn Minh Công, Nguyễn Hùng Bảo, Nguyễn Việt Hùng.Chương trình có sự góp mặt của dàn người mẫu, hoa hậu nổi tiếng như Võ Hoàng Yến, Hương Giang, Lê Nguyễn Ngọc Hằng, Huỳnh Thanh Thủy, Lê Hoàng Phương, Nông Thúy Hằng, Ngọc Châu, Hương Ly, Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Bùi Khánh Linh, Nguyễn Hà Dịu Thảo… MC Hạnh Phúc cùng Á hậu Chế Nguyễn Quỳnh Châu dẫn dắt chương trình.Cùng với thời trang, show “Nguyện ước chốn thiêng” còn có sự kết hợp độc đáo với âm nhạc qua phần trình diễn của những giọng ca tên tuổi, được khán giả yêu thích. Đó là các ca sĩ Tân Nhàn, Hòa Minzy, Phương Mỹ Chi, Anh Tú “Voi Bản Đôn”, Double2T, Nhật Huyền, Hà Myo, Sao Mai Bích Ngọc, Tiến Hưng, Lohan…Hoa hậu Nông Thúy Hằng trong một thiết kế của bộ sưu tập "Nguyện ước chốn thiêng".Trong chương trình, nhà thiết kế Thạch Linh mang đến 2 bộ sưu tập, 1 trong số đó là “Nguyện ước chốn thiêng”. Mỗi thiết kế là một câu chuyện, một nguyện ước được thể hiện công phu, tỉ mỉ, rất truyền thống nhưng cũng rất hiện đại, dẫn dắt khán giả bước vào một không gian thiêng, yên bình.Nhà thiết kế Thạch Linh (giữa) cùng các người mẫu.Không chỉ là hiện thân của nghệ thuật thời trang, bộ sưu tập còn là hành trình tìm kiếm sự thanh tao và tâm linh qua những đường nét tinh tế, họa tiết lôi cuốn.Các người mẫu Hương Giang và Võ Hoàng Yến trình diễn bộ sưu tập "Việt quốc phi thiên".Bộ sưu tập còn lại là “Việt quốc phi thiên”, gồm cổ phục, yếm, tứ thân lấy ý tưởng từ hoa sen và rồng.Trong đó, các họa tiết rồng được thể hiện thông qua các chi tiết rất tỉ mỉ với hình ảnh rồng uốn giữa mây trời.Nhà thiết kế Thạch Linh (áo đen) và các người mẫu nhí cùng siêu mẫu Võ Hoàng Yến giới thiệu bộ sưu tập "Việt quốc phi thiên".Bộ sưu tập sử dụng các chất liệu truyền thống như lụa kết hợp với các vật liệu hiện đại, tạo ra sự thoải mái và phong cách hiện đại mà vẫn giữ được vẻ trang nhã và quý phái của trang phục “Việt quốc phi thiên” không chỉ là sự biểu tượng hóa về văn hóa truyền thống mà còn là sự hiện đại hóa tinh tế, tôn lên vẻ đẹp và giá trị của thời trang cổ phục Việt trong thời đại ngày nay.Màn pháo hoa rực rỡ trong chương trình.“Nguyện ước chốn thiêng” là show diễn nằm trong dự án quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam thông qua lăng kính thời trang do nhà thiết kế Thạch Linh khởi xướng và tổ chức. Theo đó, tại mỗi tỉnh thành trên toàn quốc sẽ diễn ra một Fashion Show mang đặc trưng riêng, gắn liền với danh lam thắng cảnh và văn hóa của vùng đất đó.Trước “Nguyện ước chốn thiêng”, Thạch Linh đã gây tiếng vang lớn với 2 chương trình nghệ thuật“Tinh hoa cố đô”(diễn ra tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình vào tháng 9/2023) và“Ký họa quê hương”(diễn ra tại Thành phố Chí Linh, Hải Dương vào tháng 11/2023). Với góc nhìn của một người làm nghệ thuật thế hệ 9x, cô đã “trẻ hóa” các chương trình tôn vinh văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa tâm linh, thổi một làn gió mới cho các show diễn, thu hút đông đảo khán giả trẻ. | https://nhandan.vn/quang-ba-ao-dai-tai-khu-du-lich-tam-chuc-post796993.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"“Nguyện ước chốn thiêng”",
"Thạch Linh",
"\"Việt quốc phi thiên\"",
"quảng bá văn hóa du lịch Việt Nam qua áo dài",
"áo dài Việt Nam",
"Khu du lịch Tam Chúc"
]
} |
Bên Người những sáng tháng 5… | Tháng 5, dòng người hội tụ về cụm di tích lịch sử Ba Đình luôn đông hơn thường lệ. Với người dân Việt Nam, dù ở phương trời nào, trong hành trình về với Thủ đô, được vào Lăng viếng Bác, thăm nơi Bác ở và làm việc những năm tháng cuối đời, nghe những câu chuyện cảm động từ những kỷ vật được bảo quản trong không gian đặc biệt, luôn là mong mỏi thiết tha. | Còn với nhiều du khách quốc tế tới Việt Nam, tiếp xúc với người dân bản địa và trải nghiệm những điều này, họ đã lý giải được, vì sao người Việt Nam mến yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thế, vì sao họ luôn gọi vị lãnh tụ của mình thật thân thương hai tiếng Bác Hồ.Di tích, hiện vật “kể” chuyệnMột buổi sáng, ngoài trời đổ mưa, nhiều đoàn khách tham quan, đủ mọi lứa tuổi, trong nước và nước ngoài vẫn nhẹ bước vàoLăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh.Trong khuôn viên Khu di tích, mỗi địa điểm, con đường, mỗi nhành cây, ngọn cỏ đều gợi nhớ những kỷ niệm sâu sắc về Người.Dừng bên đường Xoài, trong tán cây rợp mát, chuyện kể của thuyết minh viên Nguyễn Thị Lệ Thủy về cuộc gặp gỡ cảm động giữa Bác Hồ với đoàn đại biểu anh hùng, dũng sĩ miền nam ra thăm miền bắc năm 1965, làm sống lại khung cảnh đường Xoài của buổi sáng cách đây gần 60 năm.Ngay tại con đường nhỏ này, Bác đã ân cần hỏi thăm nữ Anh hùng Tạ Thị Kiều đến từ Mỏ Cày, Bến Tre; Anh hùng Hồ Vai, đại diện tiêu biểu của đồng bào Pa Kô kiên cường, bất khuất và nhiều người con ưu tú của miền nam.Tình cảm Bác dành cho các đại biểu như người Cha đón những đứa con thân yêu lâu ngày trở về. Bức ảnh chụp Bác Hồ bình dị giữa đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ miền nam trên đường Xoài hôm đó, đã trở thành kỷ vật, ghi lại khoảnh khắc đẹp, làm xúc động hàng triệu trái tim đồng bào miền nam hướng về miền bắc.Những ngày này, khi tham quan triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Bản hùng ca bất diệt” đang trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, du khách cảm nhận sinh động và sâu sắc về trận quyết chiến chiến lược, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Ở đó, nhiều kỷ vật quý giá đã theo Bác khắp nẻo đường Việt Bắc, được giữ gìn, bảo quản gần như nguyên trạng, gợi lên hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại mà khiêm nhường, giản dị và gần gũi biết bao.Đứng lặng hồi lâu trước chiếc võng và mũ cát đã ngả màu Bác đã dùng ở chiến khu, ba người lính già đến từ Hội Cựu chiến binh xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cảm thấy vinh dự, tự hào được là người lính Cụ Hồ. Ông Vũ Đức Nhan cho biết, ông cùng hai đồng đội chọn dịp tháng 5 để lên Hà Nội, vào Lăng viếng Bác.Sau gần 40 năm trở lại nơi này, ông và đồng đội vẫn vẹn nguyên cảm xúc như lần đầu tiên được cúi đầu trước anh linh của Người. Nhìn những vật dụng đơn sơ của Bác, ông xúc động nhớ lại những năm tháng chiến đấu ở chiến trường để tự hứa với lòng mình, dù cuộc sống, cảnh vật có đổi thay nhưng tấm lòng sắt son hướng về Người, về sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước không bao giờ thay đổi…Tìm hiểu về những tư liệu, hiện vật trưng bày trong Bảo tàng, ông Tống Văn Sao, đến từ xã Đông Quan, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ngắm nghía rất lâu bộ lễ phục mà Bác đã sử dụng trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp năm 1946.Theo cán bộ Bảo tàng, hiện vật này được Văn phòng Phủ Chủ tịch lưu giữ đến năm 1970, sau đó giao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp tục bảo quản và phát huy giá trị. Đây là lần đầu tiên bộ lễ phục được trưng bày phục vụ công chúng.Bày tỏ ngạc nhiên, sau gần 80 năm, bộ lễ phục Bác mặc cùng đôi giày vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn, ngoại trừ chiếc cổ áo đã sờn cũ, bạc màu, ông Tống Văn Sao chia sẻ, càng hiểu về Bác, càng kính yêu và trân trọng di sản Bác để lại cho đất nước và nhân dân nhiều hơn.Từ đó thêm tự hào về truyền thống gia đình, có cha là chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Pháp. Bản thân là thương binh từng chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc. Hai con ông hiện đều công tác trong lực lượng vũ trang.Học và làm theo Bác là sứ mệnh của mỗi ngườiĐiều dễ dàng cảm nhận được qua gặp gỡ và trao đổi với cán bộ, nhân viên làm việc tại Khu Di tích và Bảo tàng Hồ Chí Minh, đó là sự ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ.Tình cảm đó được nhân lên cùng năm tháng gắn bó với không gian đặc biệt và công việc đặc biệt của mỗi người. Học và làm theo Bác để làm tốt nhất công tác bảo quản, giữ gìn, phát huy giá trị của di tích, tài liệu, hiện vật cho đời sau là điều họ luôn nhắc nhớ bản thân mỗi ngày.Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Phạm Thị Thanh Mai chia sẻ, chị cũng như cán bộ, nhân viên làm việc tại Bảo tàng luôn cảm thấy tự hào được gắn bó với nghề mình đã chọn.Với lòng kính yêu Bác, tri ân tình cảm của đồng bào trong nước cũng như bạn bè quốc tế hướng về Người, mỗi cán bộ ở từng vị trí khác nhau đều tâm niệm phải làm tốt nhất công việc của mình, góp phần giữ gìn di sản của Người để lại.Từ thông tin ban đầu, cán bộ sưu tầm nghiên cứu sâu, kỹ về hiện vật, rồi quay trở lại làm phong phú thêm thông tin, bổ sung hồ sơ tư liệu hiện vật.Tất cả khối tài liệu, hiện vật, thước phim, hình ảnh… được sưu tầm, bảo quản, lưu giữ tại đây là minh chứng sinh động về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động trọn vẹn vì dân, vì nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trách nhiệm của cán bộ Bảo tàng là làm sao để những tài liệu, hiện vật sống động trong đời sống, trong lòng nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là Di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm những di tích và di vật nguyên gốc, gắn bó với thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt 15 năm cuối đời (1954-1969).Theo ông Nguyễn Văn Dương - Phó Giám đốc Khu di tích, mỗi điểm di tích đều ghi dấu những sự kiện quan trọng gắn với từng thời điểm lịch sử quan trọng: Nhà 54 nơi Bác ở 4 năm khi vừa về Thủ đô; Nhà sàn, nơi Bác đã ở suốt 11 năm cuối cùng (1958-1969); Nhà H67, nơi họp Bộ Chính trị từ 1967-1969 cũng là nơi Bác chữa bệnh trong những tháng cuối đời và ra đi từ đây…Sau ngày Bác đi xa, công tác bảo tồn di tích, các tài liệu, hiện vật trong nhà cũng như ngoài trời, luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được cán bộ, nhân viên Khu di tích tận tâm, nỗ lực, âm thầm thực hiện trong suốt nhiều thập kỷ qua.Đang chăm chút, cắt tỉa hàng cây trong khuôn viên Khu di tích, chị Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng phòng Bảo quản môi trường dừng tay để cảm ơn khách tham quan khi họ tấm tắc khen vườn cây sai quả, hàng cây xanh đẹp quá. Làm việc ở đây đã hơn 20 năm, chị luôn được khích lệ như thế.Tự hào với công việc của mình, chị tâm sự, mỗi nhánh cây, ngọn cỏ nơi đây đều thấm đẫm tình cảm của Bác. Từ câu chuyện “cây đa kiên trì”, kể về việc Bác hướng dẫn anh chị em làm vườn hồi đó, cách kéo rễ đa xuống đất để tạo thành nhánh cây mới, đến cách làm thế nào để trị sâu cho cây bụt mọc… Đó đều là những bài học sâu sắc để mỗi người như chị Hà học và làm theo Bác chăm sóc cây luôn xanh, đơm hoa kết trái bốn mùa.Với chị Nguyễn Thị Xuân, hơn 30 năm thầm lặng với công việc bảo quản, giữ gìn kỷ vật của Bác. Ngày làm việc thường bắt đầu khoảng 5 giờ sáng, và tiếp tục sau 5 giờ chiều, chị chăm chút, nâng niu từng vật dụng nhỏ trong không gian ngôi nhà sàn của Bác. Mọi công tác bảo quản vệ sinh hiện vật và di tích đều được hoàn tất trước giờ mở cửa đón khách vào tham quan.Chị chia sẻ rằng, ngày nào cũng từng ấy công việc, nhưng chị luôn cảm thấy mỗi ngày là một ngày mới! Với chị, làm tốt công việc là làm sao để mỗi du khách đến thăm ngôi nhà sàn đều cảm nhận như Bác mới chỉ đi đâu vắng vài hôm, trang sách để ngỏ vẫn ở đó chờ Người.Lan tỏa giá trị Di sản Hồ Chí MinhNhững cống hiến thầm lặng của mỗi người đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác, nhân lên giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lòng du khách trong nước cũng như quốc tế. Họ đã đến, cảm nhận và để lại những tình cảm, sự ngưỡng mộ vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam.Một du khách Canada, vào ngày 3/5/2018 đã ghi trong Sổ lưu niệm tại Khu Di tích: “Tôi ngưỡng mộ và kính trọng dân tộc Việt Nam. Bây giờ tôi đã hiểu vì sao họ lại tốt đẹp và đáng được tôn trọng như vậy. Đó chính là vì có một vị lãnh tụ như Hồ Chí Minh, người đã cống hiến trọn đời vì dân tộc Việt Nam. Các nhà lãnh đạo chính phủ cần học tập từ con người vĩ đại này”.“Xin kính cẩn nghiêng mình trước vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Một con người quả cảm và khát vọng được nhìn thấy nhân dân và đất nước phát triển thành một quốc gia ngang tầm thế giới, nơi mà mọi người dân đều được chăm sóc… Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Việt Nam chính là Mahatma Gandhi đối với Ấn Độ. Chúng tôi cầu chúc may mắn và hạnh phúc tốt lành tới mọi người dân Việt Nam. Tình hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ muôn năm” - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ, Đại tướng Bipin Rowat, đã viết.Và biết bao thế hệ người Việt Nam, từ mọi miền Tổ quốc, là người Việt Nam xa xứ đã tụ hội về đây, với tấm lòng thành kính dâng Người, tri ân Người đã dành trọn đời tận tụy với nước, với dân, và nguyện hứa, tiếp tục sự nghiệp của Người, phấn đấu trọn nghĩa, vẹn tình, xây dựng Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, phồn vinh như Bác hằng mong ước.Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động phong phú đã phát huy, lan tỏa giá trị di sản Người để lại. Bảo tàng phối hợp nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng.Nhiều tổ chức đảng lựa chọn Bảo tàng là địa chỉ sinh hoạt chuyên đề. Sự giáo dục trực quan kết hợp những câu chuyện cảm động về hành trình của kỷ vật sẽ khắc sâu hơn giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Việc ứng dụng công nghệ để trưng bày 3D, trưng bày online, trưng bày 360 độ các hiện vật giúp công chúng có cách tiếp cận mới nhất, có thể nhìn thấy những chi tiết nhỏ nhất mà mắt thường không thể thấy được, góp phần tăng hiệu ứng trong cảm nhận đa chiều cả không gian, thời gian và độ sâu cảm xúc.Nhằm đa dạng hóa hình thức giáo dục, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, nhiều năm qua, Phòng Giáo dục, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục trải nghiệm như: “Một ngày hoạt động của em tại Bảo tàng Hồ Chí Minh”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với không gian văn hóa xứ Nghệ”, “80 mùa hoa-Đội ta tiến lên”,... tiếp nối thành công của những chương trình trước, chương trình giáo dục trải nghiệm “Lời ru từ người mẹ Làng Sen” là một trong những chương trình gây ấn tượng và ý nghĩa đối với lứa tuổi học trò.Theo Phó Giám đốc Phạm Thị Thanh Mai, với sứ mệnh là bảo tàng lưu niệm danh nhân hàng đầu ở Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn tích cực trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, lưu giữ và trưng bày, giáo dục, quảng bá, phát huy lâu dài giá trị di sản văn hóa, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Bảo tàng Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút ngày càng đông đảo công chúng đến nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm và hưởng thụ không gian văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh. | https://nhandan.vn/ben-nguoi-nhung-sang-thang-5-post809739.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Bảo tàng Hồ Chí Minh",
"Chủ tịch Hồ Chí Minh",
"Nhà H67",
"Di sản Hồ Chí Minh"
]
} |
[Ảnh] Hàng nghìn du khách đội mưa, trắng đêm dự lễ khai ấn đền Trần | NDO -Đêm 23/2, (tức 14 tháng Giêng âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần-chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn raLễ khai ấn đền TrầnXuân Giáp Thìn 2024. | Đêm 23/2, (tức 14 tháng Giêng âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Trần-chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đã diễn ra Lễ khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.22 giờ 50 phút, đoàn rước tiến vào sân đền Thiên Trường.Nghi lễ rước kiệu ấn được cử hành trang trọng theo đúng nghi thức truyền thống. Ấn được rước từ đền Cố Trạch, nơi thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn sang đền Thiên Trường, nơi đặt bài vị của 14 vị vua Trần để làm lễ khai Ấn.Sau khi kiệu rước ấn được rước từ đến Cố Trạch về đến đền Thiên Trường, lực lượng Cảnh sát cơ động đã quây kín bảo vệ. Tại lễ khai Ấn năm nay không còn tình trạng ném tiền lẻ lên kiệu rước ấn.Quang cảnh phía trước đền Thiên Trường trước giờ khai ấn.Lễ khai ấn xuất phát từ thời nhà Trần, sau khi đánh bại giặc Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi.Thủ từ Trần Minh Chiến làm nghi lễ dâng hương trước giờ khai ấn.Cận cảnh kiệu rước ấn.Phía bên ngoài đền Trần, lượng người dân, du khách thập phương đổ về đền Trần càng lúc càng đông. Do không được vào bên trong đền, nhiều người đứng bên ngoài chờ đợi.Những du khách đầu tiên bước vào đền Trần sau giờ khai ấn.Khoảng sân trước đền Thiên Trường nhanh chóng đông kín người.Hai nữ du khách tranh thủ ghi lại khoảnh khắc tại lễ khai ấn đền Trần năm nay.Cặp đôi du khách nước ngoài cũng hồ hởi theo dòng người vào đền.Du khách và người dân bày tỏ lòng thành tâm với Đức Thánh Trần, cầu mong một năm may mắn. Anh Nguyễn Văn Định, tới từ Thanh Hóa cho biết, dù mưa lớn, nhưng anh sẽ nán lại khu vực sân đền tới giờ phát ấn để xin được cánh ấn lộc đầu năm.Đúng 5 giờ sáng ngày 24/2, tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn du khách đã có mặt tại các điểm phát ấn để nhận cánh ấn lộc đầu năm.Mặc dù trời mưa rất to, nhưng lượng du khách đợi đến lượt nhận ấn vẫn rất đông. Nhiều người trong số này thậm chí đã ở lại đợi qua đêm.Theo đại diện Ban tổ chức, năm nay, việc phát ấn sẽ diễn ra trong suốt tháng Giêng và có thể kéo dài sang cả tháng Hai. Hơn 30 vạn bản ấn đã được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách thập phương.Kiểm đến lại ấn đền Trần trước khi phát cho du khách.Để bảo đảm an ninh, việc phát ấn sẽ do đại diện Hội người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh địa phương thực hiện.Trao ấn đền Trần đầu năm...Niềm vui của một du khách khi xin được những lá ấn may mắn đầu năm tại đền Trần rạng sáng ngày 24/2.Sau khi xin được ấn, các du khách sẽ tiến hành dâng lễ, cầu khấn tại bên trong các đền trước khi được mang về nhà.Theo quan niệm, ấn đền Trần sẽ mang lại cho du khách thập phương sự may mắn, phúc lộc và bình an. | https://nhandan.vn/anh-hang-nghin-du-khach-doi-mua-trang-dem-du-le-khai-an-den-tran-post797344.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Khai ấn đền Trần Nam Định",
"Ấn đền Trần",
"Nam Định"
]
} |
Hoạt hình Stop motion - Cơ hội mới cho các nhà làm phim Việt | NDO -Stop motion (hoạt hình tĩnh vật) là một kỹ thuật làm phim truyền thống có lịch sử hơn 100 năm và đã chinh phục khán giả khắp thế giới. Tại Việt Nam thời gian qua, thể loạistop motionngày càng phổ biến và có nhiều bước tiến đáng kể, như: MV ca nhạc stop motion; loạt phim hoạt hình đạt trăm triệu lượt xem trên nền tảng số... và đang hướng tới dự án phim điện ảnh stop motion đầu tiên... | Tiềm năng của hoạt hình stop motion Việt NamStop motion được xem là cuộc chơi không hề đơn giản ngay cả với những xưởng phim lâu đời, những đạo diễn lừng danh đến từ các nền điện ảnh phát triển. Sản xuất hoạt hình theo công nghệ stop motion đòi hỏi kinh phí lớn, thời gian dài, bởi đó là quá trình lặp đi lặp lại của việc ghép hàng nghìn bức ảnh tĩnh để tạo ra chuyển động cho nhân vật.Để làm được điều đó, toàn bộ bối cảnh và nhân vật được tạo hình thủ công và từng thay đổi nhỏ nhất đều được ghi lại thành một hình ảnh riêng biệt. Tuy vậy, việc ghép các hình ảnh này với nhau cùng quá trình hậu kỳ video dường như đã thổi vào đó một sức sống kỳ diệu, sự sống động trong từng khung hình, tạo nên chiều sâu cảm xúc và sự độc đáo cho stop motion mà cho đến hiện nay vẫn chưa cócông nghệ hoạt hìnhnào có thể vượt qua được.Nhắc đến stop motion, không chỉ trẻ em mà cả nhiều người lớn cũng từng biết đến series phim “Shaun the Sheep” (2007) từ nước Anh, một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất của công nghệ làm phim này.Bộ phim đã tạo ra sức ảnh hưởng đáng kinh ngạc với 151 tập, năm mùa phim, hai bản điện ảnh, một sân khấu kịch, năm tựa game (trò chơi điện tử) và vô số sản phẩm ăn theo được ưa chuộng, phổ biến trong văn hóa đại chúng nhiều quốc gia.Một số bộ phim hoạt hình stop motion nổi tiếng thế giới (từ trên xuống, từ trái sang): Shaun the Sheep; Chicken Run; Coraline; Guillermo del Toro's Pinocchio. (Ảnh: Internet)Khẳng định sức hấp dẫn của những bộ phim thực hiện bằng công nghệ stop motion, đạo diễn trẻ Phạm Duy Anh (đạo diễn series phim Clay Mixer vừa đoạt giải Bộ nhân vật hoạt hình xuất sắc tạiGiải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam(VCA) năm 2023) cho biết: “Stop motion là một công nghệ làm phim độc đáo từ chất liệu đến cách thể hiện. Việc khán giả được nhìn những đồ vật thật, tương tác bởi ánh sáng thật và chụp bởi camera sẽ tạo ra những hiệu ứng hình ảnh mà công nghệ 2D hay 3D rất khó tái hiện được dù với trình độ công nghệ cao như Hollywood. Stop motion mang đến cho người xem cảm giác như từng nhân vật, sự vật đều có sức sống riêng mà không bị can thiệp quá nhiều bởi yếu tố con người.”Nhận thấy tiềm năng đó, ngay từ năm 2016 khi stop motion còn rất mới mẻ tại thị trường Việt Nam, Sconnect Việt Nam là một trong trong số ít đơn vị tiên phong đầu tư nghiên cứu và sản xuất hoạt hình tĩnh vật. Dù sở hữu sức hút độc đáo nhưng thể loại này khi đó chỉ mới manh nha, thiếu toàn bộ nhân lực lẫn công nghệ, để đi vào sản xuất doanh nghiệp đã vấp phải không ít khó khăn.Theo nhà sáng lập Sconnect Tạ Mạnh Hoàng, vào thời điểm đó đội ngũ nhân sự của Sconnect đã phải tìm kiếm và nghiên cứu các kênh nước ngoài bởi ở Việt Nam chưa có một đơn vị nào áp dụng công nghệ này. Vừa học mẫu vừa cải tiến, sự sáng tạo cùng kiên trì là quá trình để Sconnect tạo ra những sản phẩm đầu tiên của mình.Hiện nay, các bộ phim stop motion nằm trong số những sản phẩm chủ lực của Sconnect như Luka hay Tiny. Điển hình với bộ nhân vật Tiny hiện sở hữu hệ thống kênh phân phối đa dạng trên các nền tảng mạng xã hội, truyền hình và các nền tảng OTT/IPTV tại nhiều quốc gia.Số liệu thống kê năm 2023 của Sconnect cho biết loạt hoạt hình này đã thu về hơn 300 triệu lượt xem chỉ tính riêng trên nền tảng YouTube. Tính đến nay, Tiny Series đã có hơn 2.000 tập phim và được biên dịch bằng 6 ngôn ngữ.Thách thức của hoạt hìnhthủ côngtrong cuộc đua công nghệMới đây, đại diện Sconnect Việt Nam đã công bố dự định thực hiện phim dài chiếu rạp stop motion đầu tiên của Việt Nam. Thông thường, một tập phim ngắn (8-10 phút) cần khoảng hơn 3 tháng sản xuất liên tục và gối đầu các khâu. Như vậy, để hoàn thiện phim dài 90 phút trở lên phải gấp nhiều lần.Tuy nhiên, việc ra mắt phim điện ảnh stop motion sẽ là dấu ấn quan trọng không chỉ với hãng mà còn với hoạt hình Việt Nam nói chung, chứng minh khả năng sánh vai với các đơn vị làm phim tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.Do đặc thù sản xuất nên để một bộ phim stop motion ra đời đòi hỏi sự đầu tư lớn gấp nhiều lần các công nghệ 2D, 3D cả về thời gian, công sức và chi phí. Trong lịch sử hơn 100 năm của công nghệ làm phim này, đã có nhiều cải tiến như sự xuất hiện của máy ảnh kỹ thuật số thay thế máy ảnh chụp phim, hay sự ra đời của khung xương nhân vật giúp tạo ra các chuyển động mượt mà... và mang đến những bước tiến dài cho stop motion.Tuy nhiên, những công đoạn tiêu tốn nhiều công sức nhất như tạo hình, diễn hoạt hay hậu kỳ vẫn gần như không có máy móc nào có thể thay thế được.Sản xuất hoạt hình stop motion bao gồm nhiều công đoạn hoàn toàn làm bằng tay. (Ảnh: Sconnect Việt Nam).Chia sẻ thêm về điều này, đạo diễn Phạm Duy Anh cho biết: “Hiện nay công nghệ tiên tiến nhất được áp dụng trong sản xuất phim stop motion là công nghệ in 3D, người làm phim có thể thiết kế các nhân vật, biểu cảm trên máy tính rồi sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các mô hình mang tính chính xác cao hơn, giúp gia tăng thẩm mỹ cũng như hiệu suất làm phim.”Bên cạnh đó, xu hướng đang dẫn đầu và can thiệp vào mọi lĩnh vực của đời sống con người là sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng chưa thể đóng vai trò tối ưu, rút ngắn quy trình làm phim stop motion. Nếu như ở các thể loại khác như hoạt hình 2D, 3D, AI đã và đang chứng minh khả năng trở thành trợ thủ đắc lực, tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất, thì với stop motion AI mới chỉ có thể đưa ra gợi ý cho kịch bản, bối cảnh.Có thể nói, với những thành tựu mà công nghệ đạt được đến hiện tại và tầm nhìn trong tương lai gần, vẫn chưa thể tìm ra giải pháp giúp giảm thiểu mức độ phức tạp và vai trò của con người trong quy trình sản xuất hoạt hình stop motion. Đó là còn chưa kể tới những yếu tố như khan hiếm nhân sự lành nghề, các chất liệu và công cụ hỗ trợ đa dạng khác.Tuy vậy, sự kỳ công trong từng khuôn hình vẫn tạo nên giá trị trường tồn cho hoạt hình tĩnh vật, trở thành một lợi thế riêng trong thị trường phim hoạt hình đầy cạnh tranh và liên tục biến đổi. | https://nhandan.vn/hoat-hinh-stop-motion-co-hoi-moi-cho-cac-nha-lam-phim-viet-post809468.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Hoạt hình Stop motion",
"nhà làm phim Việt Nam",
"hoạt hình Việt Nam"
]
} |
Ra mắt truyện ký về Tổng Bí thư Trần Phú | NDO -Kỷ niệm120 nămngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bảnKim Đồngcho ra mắt tập truyện ký đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương, phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931). | Sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước, khi mới 4 tuổi cậu bé Trần Phú đã tận mắt chứng kiến cha mình - quan huyện Trần Văn Phổ treo cổ tuẫn tiết để chống lại sự ép bức của thực dân Pháp lên đầu lên cổ dân ta. Cha mất, mẹ cậu bươn chải nuôi đàn con.Lên 6 tuổi sau khi mẹ mất, Trần Phú được họ hàng đưa về Huế nuôi ăn học. Ở trường anh không chỉ được bạn bè và thầy giáo yêu quý bởi thông minh, hiếu học mà còn ở tính tình thẳng thắn, khảng khái, dám bênh vực kẻ yếu, đấu tranh cho công bằng, đặc biệt là tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc. Những năm tháng ở Huế anh cũng được chứng kiến những năm lụi tàn của triều đình nhà Nguyễn, suy nghĩ về các phong trào yêu nước còn chưa có lý tưởng nào dẫn dắt và anh khao khát được tìm kiếm con đường đi khác.Tốt nghiệp thủ khoa năm 18 tuổi, Trần Phú trở về quê cha làm nghề dạy học và bắt đầu tham gia cách mạng. Anh được cử sang Hương Cảng gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc, rồi đến Mạc Tư Khoa học trường Đại học Đông Phương của Quốc tế Cộng sản. Tại quê hương Cách mạng tháng Mười, Trần Phú nhận ra “Danh hiệu Con Người đang được hoàn thiện mà bước đầu khẳng định từ một biểu hiện: Người đứng thẳng trước người; sự khom lưng, quỳ gối, uốn lưỡi sẽ loại trừ khỏi tính cách con người.”Giữa mùa đông nước Nga, đồng chí Trần Phú đọc Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đến thuộc lòng. “Từ trên bình diện lớn lao của học thuyết Mác-Lênin, Trần Phú thu nhận những nguyên lý cơ bản để rồi vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam”.Tháng 4/1930, đồng chí đồng chí Trần Phú từ Pháp về Hồng Kông gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc sau Hội nghị thành lập Đảng, rồi nhận được lệnh trở về nước hoạt động. Tháng 8/1930, đồng chí Trần Phú hoàn thành Luận cương chính trị, tháng 10/1930 tại Hội nghị thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua bản Luận cương và bầu đồng chí Trần Phú là Bí thư của Đảng.Trong gần 200 trang truyện ký,nhà văn Sơn Tùngđã kể lại những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời 27 mùa xuân sáng chói của đồng chí Trần Phú. Đương thời, khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1980, nhà văn Sơn Tùng có chia sẻ rằng, trong lúc tìm kiếm tư liệu về cuộc đời của Hồ Chủ tịch, ông đồng thời cũng tìm hiểu về những nhà cách mạng cùng thời đã từng được gặp, từng cộng tác với Bác. Đó chính là lý do ông nắm được nhiều tư liệu, tích lại đầy đủ để viết về Trần Phú, người mà ông gọi là “Ánh Sao Băng ở hàng đầu đội ngũ”.Nhà văn Sơn Tùng đã kiên trì sưu tầm tư liệu, tìm gặp nhân chứng… kết nối các chi tiết xây dựng một chân dung chân thực và hoàn chỉnh về đồng chí Trần Phú. Những thông tin về thời thơ ấu của đồng chí Trần Phú cũng như cuộc đời hoạt động của ông là những tư liệu quý giá mà nhà văn Sơn Tùng đã tìm thấy và cung cấp cho độc giả và giới nghiên cứu lịch sử Đảng. | https://nhandan.vn/ra-mat-truyen-ky-ve-tong-bi-thu-tran-phu-post807337.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": []
} |
Hình ảnh Hà Nội tuyệt đẹp trong MV Kenny G 'Going Home' | NDO -Trong MV “Going Home”, khán giả vừa được nghe tiếng kèn saxophone của nghệ sĩ Kenny G, vừa được chiêm ngưỡng các địa danh nổi tiếng của Hà Nội. Đây là sản phẩm âm nhạc đặc biệt do Báo Nhân Dân phối hợp IB Group thực hiện, nhằm quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam. | https://nhandan.vn/hinh-anh-ha-noi-tuyet-dep-trong-mv-going-home-cua-nghe-si-kenny-g-post805497.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Kenny G",
"ra mắt MV going home",
"Going Home",
"Kenny G live in Viet Nam"
]
} |
|
Gấp rút chuẩn bị các điều kiện tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình | Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 sẽ được tổ chức mang tầm quốc gia, vươn tầm quốc tế, là sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Tỉnh Quảng Trị đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt để tổ chức lễ hội một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất. | Lần đầu được tổ chức tại Quảng Trị cũng như cả nước,Lễ hội Vì Hòa bình2024 có nội dung độc đáo, đặc sắc, với nhiều điểm nhấn sẽ diễn ra trong tháng 7 tri ân trên đất thiêngQuảng Trị.Nhân lên giá trị hòa bình, phát triểnLễ hội Vì Hòa bình được lên ý tưởng và chuẩn bị từ năm 2019 bằng việc tỉnh Quảng Trị đề xuất tổ chức một lễ hội mang thông điệp hòa bình và được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương nhất trí cao; đồng thời nhận được sự quan tâm, ủng hộ, khích lệ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.Du khách tham quan bờ nam Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Nam, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình cho biết, là chương trình có quy mô quốc gia, vươn tầm quốc tế, đây là lễ hội lớn nhất từ trước đến nay được tỉnh tổ chức, góp phần lan tỏa hình ảnh Quảng Trị ở trong nước và quốc tế; đồng thời nâng tầm lễ hội tri ân tháng 7 hằng năm.Đến nay, những nội dung quan trọng của công tác chuẩn bị cơ bản hoàn thành. Lễ hội nhằm tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc; tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra.Lễ hội góp phầnxây dựng Quảng Trịtừng bước trở thành không gian văn hóa vì hòa bình, biểu tượng sức sống mãnh liệt của nhân loại ngay trên mảnh đất từng bị tàn phá khốc liệt do chiến tranh; điểm đến vì hòa bình của du khách.Các hoạt động trong khuôn khổ của lễ hội bám sát chủ đề tôn vinh hòa bình, có sự quy tụ các giai tầng, tôn giáo, người dân, du khách, chính khách trong và ngoài nước.Đêm khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 được tổ chức tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị (tháng 8/2019) đã đến thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.Khi thăm Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, ông đánh giá cao và cho rằng, Lễ hội Vì Hòa bình tại tỉnh Quảng Trị là một ý tưởng tuyệt vời. Vừa qua, Đại sứ Mỹ đương nhiệm tại Việt Nam Knapper đã đến thắp hương, đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 có chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” góp phần xây dựng nền hòa bình lâu dài, hướng đến phát triển bền vững. Xuyên suốt lễ hội là các chương trình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phản ánh những nét văn hóa truyền thống và đương đại mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.Đêm khai mạc Lễ hội là chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 6/7 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải có chủ đề “Gắn kết những nhịp cầu”, đây là chương trình “đinh” của lễ hội. Những nhịp cầu của chương trình đêm khai mạc lấy cảm hứng từ di tích cầu Hiền Lương, chứng nhân lịch sử cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.Cầu Hiền Lương không chỉ là biểu trưng cho khát vọng thống nhất, còn thể hiện tinh thần gắn kết những giá trị của quá khứ, hôm nay và mai sau tại mảnh đất lịch sử này.Lần đầu tiên đêm khai mạc sẽ có sân khấu âm nhạc kết hợp không gian đa chiều-tạo nên chương trình nghệ thuật đa điểm chạm trong một không gian diễn xướng với điểm nhấn là màn trình diễn với số lượng lớn thiết bị bay không người lái (drone). Ý tưởng nghệ thuật của chương trình là những điểm chạm cảm xúc kết nối quá khứ và tương lai, chuyên chở tinh thần chủ động hội nhập của Quảng Trị.Kỳ vọng tạo nên dấu ấn đặc sắcKhu di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị, nơi diễn ra chương trình “Ước nguyện hòa bình” vào tối 26/7.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Nam cho biết, chưa đầy hai tháng nữa lễ hội sẽ diễn ra, vì vậy công tác chuẩn bị phải chi tiết, chu đáo, cẩn thận từng nội dung. Lễ hội diễn ra trong cao điểm mùa du lịch, trùng với tháng 7, là mùa tri ân nên dự báo lượng khách đến trải nghiệm rất lớn.Các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước về du lịch, kịp thời chấn chỉnh, nếu có những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh lưu trú; chuẩn bị đầy đủ phòng lưu trú, phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình Lê Minh Tuấn cho biết, tỉnh có hơn 3.000 phòng khách sạn với khoảng 5.000 giường.Hiệp hội Du lịch tỉnh đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị đánh giá lại tình trạng cơ sở vật chất lưu trú, cũng như cần có sự đầu tư, tôn tạo, sửa chữa lại các phòng nghỉ chất lượng hơn, sẵn sàng đón khách du lịch.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã làm việc với các huyện, thị, thành phố đề nghị chủ động thông báo với các cơ sở du lịch, các chủ homestay đăng ký số lượng phòng, khả năng tiếp đón khách lưu trú để ngành sớm nắm được con số cụ thể nhằm chủ động thông báo cho du khách.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã phối hợp bổ sung hiện vật, chỉnh trang, sửa chữa một di tích lịch sử, địa điểm tổ chức lễ hội.Tỉnh Quảng Trị đồng ý tiếp nhận máy bay C-119 được Bộ Quốc phòng tặng để làm hiện vật trưng bày tại Di tích quốc gia sân bay Tà Cơn, huyện Hướng Hóa. Máy bay C-119 là loại phương tiện chiến tranh của quân đội Mỹ từng tham chiến tại chiến trường Quảng Trị trước năm 1975.Tỉnh đang tôn tạo một số hạng mục tại các di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc; khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải; di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị để phục vụ lễ hội.Bộ nhận diện Lễ hội Vì Hòa bình.Tỉnh Quảng Trị kỳ vọng Lễ hội Vì Hòa bình có tầm ảnh hưởng không chỉ trong nước, mà còn trên thế giới. Mục tiêu lớn nhất của lễ hội là quảng bá hình ảnh Quảng Trị lên bản đồ du lịch thế giới, tạo sức hút lớn cho du lịch phát triển.Trong chương trình lễ hội có các hoạt động: Ngày hội đạp xe vì hòa bình diễn ra từ ngày 29 đến 30/6 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải; Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng” từ ngày 12-14/7 tại Khu Dịch vụ-du lịch Cửa Việt, huyện Gio Linh; Giao lưu âm nhạc “Giai điệu hòa bình”- đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Công viên Fidel ở thành phố Đông Hà vào lúc 20 giờ ngày 13/7; Chương trình nghệ thuật chính luận do Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức có chủ đề “Vĩ tuyến 17-khát vọng hòa bình” diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 19/7; Giao lưu âm nhạc quốc tế “Giai điệu hòa bình” vào lúc 20 giờ ngày 20/7 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh; Chương trình “Ước nguyện hòa bình” vào lúc 20 giờ ngày 26/7 tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị. | https://nhandan.vn/gap-rut-chuan-bi-cac-dieu-kien-to-chuc-le-hoi-vi-hoa-binh-post811288.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Lễ hội Vì Hòa bình",
"Hiền Lương-Bến Hải",
"Cầu Hiền Lương",
"Quảng Trị",
"Chiến trường Quảng Trị",
"Thành cổ Quảng Trị",
"lễ hội tri ân",
"khát vọng hòa bình"
]
} |
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc thu hút đông đảo ngư dân và khách thập phương | NDO -Lễ hội Nghinh Ông ở Cà Mau là một trong những lễ hội dân gian đặc thù và lớn nhất trong năm của ngư dân miền biển, cầu mong mưa thuận gió hòa, khai thác thủy sản trúng mùa, được nhiều tôm, cá... | Chiều 18/3, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) Võ Quốc Thống cho biết, lễ hội Nghinh Ông của ngư dân miền biển địa phương diễn ra thành công tốt đẹp và sẽ kết thúc vào tối cùng ngày.Ở Cà Mau, lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 âm lịch hằng năm (năm nay từ 16-18/3 dương lịch), tại miền biển Sông Đốc của huyện Trần Văn Thời, thu hút đông đảo ngư dân và khách thập phương. Linh vật được suy tôn trong lễ hội là cá Ông, còn gọi là cá voi (ngư dân suy tôn là Đại tướng quân Nam Hải), loài cá thường cứu giúp ngư dân vượt qua cơn hoạn nạn lúc gặp hiểm nguy trên biển.Cũng như nhiều tỉnh, thành phố có biển khu vực Nam Bộ, lễ hội Nghinh Ông ở Cà Mau là một trong những lễ hội dân gian đặc thù và lớn nhất trong năm của ngư dân miền biển, mong ước mưa thuận gió hòa, khai thác thủy sản trúng mùa... Phần quan trọng nhất của lễ hội là lễ rước Ông (thỉnh Ông), diễn ra vào ngày 15/2 âm lịch.Vào ngày này, hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân được trang hoàng cờ hoa, neo đậu dưới bến sông từ từ tiến ra khơi. Trên đường ra biển, nếu gặp cá Ông phun nước (Ông dội) thì đoàn tàu quay trở về ngay. Nếu không gặp thì đoàn tàu tiếp tục đọc lời cầu nguyện rồi “xin Keo”. Khi xin được keo tức là đã gặp “Ông” để rước “Ông” về đất liền, sau đó tiếp tục diễn ra các nghi lễ, cúng bái tại Vạn Lăng Ông.Lễ hội Nghinh Ông của ngư dân miền biển địa phương diễn ra thành công tốt đẹp.Theo ghi chép còn lưu giữ tại Vạn Lăng Ông Nam Hải, nơi thờ cá Ông tại miền biển Sông Đốc, vào năm 1925, ngư dân địa phương phát hiện xác cá Ông trôi dạt vào bờ, sau đó cất giữ xương cốt thờ trong lăng, nay gọi là Vạn Lăng Ông Nam Hải. Ngoài bộ xương cá Ông trên, Vạn Lăng Ông Nam Hải hiện đang trưng thờ các bộ xương sườn, cốt những cá Ông trôi dạt vào bờ các năm 1951, 1953, 1963. Cạnh đó là hai bộ xương cá Đao, được xem là cá thần bảo vệ cá Ông không bị cá dữ tấn công.Lăng thờ cá Ông nêu trên ở Cà Mau đã được Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật trao bằng bảo trợ vào tháng 3/2013. Riêng lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2021. Đây cũng là 1 trong 9 sự kiện lớn của chương trình “Cà Mau-Điểm đến 2022”.Theo chính quyền địa phương, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh nên lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc năm 2022 chỉ tổ chức phần lễ mà không tổ chức các phần hội (các trò chơi dân gian, hội thi, hội diễn văn nghệ…) như mọi năm. Dù vậy, Nghinh Ông Sông Đốc vẫn thu hút đông đảo ngư dân về tham gia rước Ông. | https://nhandan.vn/le-hoi-nghinh-ong-song-doc-thu-hut-dong-dao-ngu-dan-va-khach-thap-phuong-post689744.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"Cà Mau",
"Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc"
]
} |
“Văn minh Trà Việt”: Một cuốn “biên niên sử” về trà | NDO -Dày hơn 800 trang cùng gần 20 trang ảnh tư liệu, 10 năm sưu tầm tài liệu, tư liệu, 12 năm tái bản sau lần ra mắt đầu tiên, cuốn “Văn minh Trà Việt” của nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng thực sự là một bộ biên niên sử về trà với những câu chuyện hết sức thú vị. | Với người đọc sách thì “Văn minh Trà Việt” là một cuốn sách khá nặng về trọng lượng và “nặng” cả về hàm lượng tri thức. Một thức uống, món giải khát hết sức quen thuộc, hiện diện ở khắp các ngõ ngách từ thành phố đến nông thôn, từ miền núi đến biển đảo, được nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng đưa vào “mổ xẻ” từ lịch sử, qua các thời kỳ, cho đến cách thưởng trà của từng dân tộc, các loại trà, các loại trà cụ qua các thời kỳ lịch sử, trà dân gian, trà cung đình, các loại nước pha trà, nghề trà, kinh doanh trà, lễ hội trà…Sách ra mắt lần đầu năm 2012, đây là lần tái bản đầu tiên sau 12 năm, với nhiều nội dung được bổ sung sau 10 năm sưu tầm, tích lũy thêm tư liệu của tác giả. Sách do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành.“Văn minh Trà Việt” gồm 4 phần: “Minh triết cội nguồn Trà Việt”, “Nghệ thuật thưởng thức Trà Việt”, “Hành trình trà cụ Việt Nam” và “Nghiệp chè Việt”.Chân dung Trà Việt hiện ra từ văn hóa trà Bách Việt, trải qua hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5.000 năm của người Việt.Lịch sử trà được tác giả dựng nên từ những cứ liệu quý giá, chắt lọc, truy xét kỹ lưỡng, khai thác qua nhiều nguồn thông tin: dữ liệu lịch sử, tư liệu khảo cổ, tác phẩm văn học, các truyền thuyết, phả lục và trên hết từ những nhân chứng, vật chứng sống còn đang hiển hiện quanh ta.Những minh chứng về một nền văn hóa trà có từ rất sớm tại Việt Nam được tác giả đưa vào, như “Người Bách Việt miền nam có lối sống, tiếng nói, phong tục, tập quán, ăn uống riêng… Dân Bách Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước nấu bằng thứ lá cây lấy trong rừng gọi là trà” – Khổng Tử.Lịch sử, cội nguồn trà Việt được phân tích từ góc độ cương thổ, địa lý, từ các truyền thuyết, tư liệu lịch sử, di chỉ khảo cổ, thư tịch, các tập tục và diễn xướng dân gian về trà… Nền văn hóa trà hình thành với những tinh hoa được bảo tồn và theo chân người Việt đi khắp nơi, hình thành nên những vùng trà, những trung tâm văn hóa trà…Không gian thưởng trà dành cho độc giả.Cùng với lịch sử lànghệ thuật thưởng tràđộc đáo Việt với sự song hành của hai phong thái: uống trà dân gian giải khát và nghệ thuật thưởng trà bác học - cung đình kiêu sa và tinh tế. Trà dân gian, hay còn gọi là chè, đi từ thứ đồ uống nguyên thủy nhất là chè tươi, cho đến các loại chè của từng vùng, từng địa phương, như chè nụ, chè vối, chè vằng…, và đến nay là “trà chanh chém gió”…Còn nghệ thuật trà cung đình thì được “bóc tách” từ phong cách trà, nghệ thuật thưởng trà, cho đến cácthú chơithưởng ngoạn trà cung đình…Để tôn vinh nghệ thuật và văn hóa trà Việt không gì khác hơn chính là nền trà cụ Việt độc đáo với hình thái đa dạng: trà cụ dân gian bản địa, trà cụ cung đình. Nếu như trà cụ dân gian không chỉ gắn liền với hơi thở làng quê mà ăn sâu bén rễ vào tất cả mọi tầng lớp: từ cộng đồng cư dân nghèo khó đến tầng lớp trên giàu sang quyền quý, thậm chí cả ở giới tinh hoa thì trà cung đình lại mang hơi hướng khác biệt hẳn. Loại trà cụ cung đình chẳng những thể hiện sự tinh tế, độc đáo, chuyên biệt hóa cao, mà còn luôn ẩn chứa nét sáng tạo, sang trọng, kiêu sa của giới quý tộc Việt.Lịch sử trà Việt cũng gắn với bề dày về nghề khai thác, canh tác trà trải hơn 5.000 năm của tộc Việt, vượt qua bao bão tố của lịch sử, được tái hiện thông qua những vùng trà huyền thoại, những đặc sản trà tinh khiết, cao sang chinh phục lòng người, khắc dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế, từng bước đưa trà trở thành một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh, còn gọi là “mỏ vàng xanh”.Đông đảo các nhà nghiên cứu, nghệ nhân trà, bạn đọc nhiều lứa tuổi đã đến dự giao lưu và trò chuyện về trà Việt.Tại buổi giao lưu ra mắt sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, tác giả Trịnh Quang Dũng chia sẻ, những tư liệu về trà trong lịch sử rất hiếm. “Tôi đã tìm kiếm tư liệu về trà và nhận thấy rằng, trong suốt 10 thế kỷ, toàn bộ những gì viết về trà đều là thơ, chỉ duy nhất có 3 bài ký của cụ Phạm Đình Hổ là văn xuôi”.Tác giả Trịnh Quang Dũng cũng đề cập đến những câu chuyện thú vị, như tại sao các cụ lại gọi là trà tàu, trà dân gian như thế nào, trà cung đình như thế nào, chuyện cụ Phạm Đình Hổ gọi trà Việt là Nam trà, trà Trung Hoa là Bắc trà, còn nhà vua Minh Mạng gọi món đồ uống phổ biến của Pháp là Dương trà, chính là cà-phê.Những tên gọi của trà theo từng vùng miền cũng gợi những câu chuyện thú vị, từ trà mạn, trà đá cho đến chè tươi…Chia sẻ những câu chuyện về trà, nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng, việc giữ gìn văn hóa trà Việt không chỉ giữ một thứ để uống, mà chính là giữ gìn hồn cốt của dân tộc. Văn minh văn hóa trà trải dài từ tầng lớp cung đình, thượng lưu quý tộc cho đến tầng lớp bình dân, dân dã đều tạo ra văn hóa của riêng mình để trà “sống” trong đời sống.Gói gọn “lịch sử trà” trong “Văn minh Trà Việt”, tác giả Trịnh Quang Dũng không chỉ khiến bạn đọc ngạc nhiên vì sự công phu, đồ sộ trong sưu tầm, tìm kiếm tư liệu, mà còn vì tình yêu ông dành cho ẩm thực Việt Nam, qua rất nhiều công trình, cuốn sách và sức viết của ông, mặc dù đã ở độ tuổi 72. | https://nhandan.vn/van-minh-tra-viet-mot-cuon-bien-nien-su-ve-tra-post805378.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:51",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:51",
"tags": [
"\"Văn minh trà Việt\"",
"nghệ thuật trà Việt",
"nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng",
"Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024"
]
} |
Nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo | NDO -Bắt đầu từ sáng 27/4, một loạt các sự kiện văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức tạichùa Keo(huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Đây là sự kiện mở đầu cho các hoạt động văn hóa ý nghĩa nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trên địa bàn. | Theo đó, ngày 27/4, buổi sáng diễn ra lễ dâng hương, biểu diễn múa trải cạn, sanh tiền mõ lộn; buổi chiều có chương trình du thuyền hát hội. Ngày 28/4, trong buổi sáng tổ chức trò chơi bắt vịt dưới hồ và buổi chiều tiếp tục diễn ra hoạt động du thuyền hát hội.Tin liên quanLễ hội chùa Keo mùa xuân đón hơn 120 nghìn lượt du kháchĐây là lần đầu tiênhuyện Vũ Thưtổ chức các hoạt động tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo vào dịp lễ 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5. Thông qua các hoạt động này, nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, phát triển du lịch của huyện.Với việc tổ chức các hoạt động tại di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, người dân trên địa bàn và du khách thập phương sẽ có thêm sự lựa chọn mới mẻ cho kỳ nghỉ lễ 5 ngày cùng người thân và gia đình.Gác chuông chùa Keo - một biểu tượng văn hóa của tỉnh Thái Bình.Trong những năm gần đây, chùa Keo đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với mọi người, nhất là giới trẻ bởi việc di chuyển rất dễ dàng, thuận tiện. Không gian chùa khoáng đạt, yên bình với lối kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa phương Đông.Chùa Keo là 1 trong 10 công trìnhkiến trúc cổtiêu biểu của Việt Nam có quy mô lớn với tổng diện tích gần 58 nghìn m2. Với những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, năm 2012, quần thể chùa Keo được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và trở thành điểm đến du lịch quốc gia từ năm 2013. | https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-van-hoa-hap-dan-tai-di-tich-quoc-gia-dac-biet-chua-keo-post806866.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"chùa Keo",
"di tích Quốc gia đặc biệt",
"huyện Vũ Thư",
"múa trải cạn"
]
} |
Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia | NDO -Tối 22/4, trong khuôn khổ lễ hội Thập niên sự lệ 2024, ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhậnDi sản văn hóa phi vật thể quốc giacho Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. | Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (Thập niên sự lệ) diễn ra tại đền thờ Đức Thánh Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).Đây là lễ hội bắt nguồn từ văn hóa dân gian, tôn vinh, tưởng nhớ công lao của Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan và nhiều thế hệ con cháudòng họ Nguyễn Cảnhcó công lớn trong lịch sử dân tộc.Kể từ năm 1604, vào ngày 15/3 âm lịch hằng năm, con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh cùng nhân dân trong vùng tề tựu về Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan để cử hành lễ hội, gọi là “Lễ hội chay” hay “Thập niên sự lệ”. Từ một hoạt động lễ nghi của dòng họ, lễ hội Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan đã dần có sức lan tỏa, trở thành một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng.Cứ 10 năm một lần, lễ hội được tổ chức quy mô lớn với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như lễ hành hương về nguồn cội, lễ dâng cỗ chay và lễ cáo yết tại đền.Lễ rước các bậc Tiên Tổ về nhà thờ Đức Thánh Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan.Tại lễ hội cũng có lễ rước các bậc tiên tổ về nhà thờ Đức Thánh Thái phó Tấn Quốc công được tổ chức quy mô, hoành tráng, cùng lễ cầu siêu cho các vong linh chiến sĩ và chúng sinh trong họ Nguyễn Cảnh và của các thời đại được siêu thoát, đàn lễ cầu an cho quốc thái dân an.Dòng họ Nguyễn Cảnh có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.Với 25 đời con, cháu hậu duệ, dòng họ Nguyễn Cảnh không chỉ góp phần xây dựng cơ nghiệp mà còn sản sinh ra những danh tướng, danh nhân, nhà văn hóa và lương y nổi tiếng tài năng, có những đóng góp ý nghĩa trong lịch sử dân tộc.Dòng họ Nguyễn Cảnh từng có 18 người được phong quận công, 72 người được phong tước hầu. Trong đó, có nhiều trọng thần như Thái bảo Tả Tư không Thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên, Thiếu phó Đô Úy Tả Tư mã Thắng quận công Nguyễn Cảnh Hà, Tả đô đốc Phó tướng Liêu quận công Nguyễn Cảnh Quế… Dòng họ Nguyễn Cảnh từng được vua Lê ban 8 chữ vàng “Trung cần nhân nghĩa – Bảo hộ quốc dân”.Nguyễn Cảnh Hoan thuộc đời thứ 5 của dòng họ Nguyễn Cảnh, là con thứ hai của Phúc khánh Quận công Nguyễn Cảnh Huy. Năm 14 tuổi, ông đã thi đậu hương cống, 15 tuổi cùng cha và ba người anh em ruột đi yết kiến vua Lê Trang Tông ở Sầm Châu, được Vua phong tước Dương Đường hầu và trở thành một trong những cận thần quan trọng của nhà Lê.Trong sự nghiệp cầm quân, phò Lê diệt Mạc, Nguyễn Cảnh Hoan đã cùng các tùy tướng nhiều lần lập chiến công hiển hách, góp phần đánh đuổi quân nhà Mạc ở địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Ông được Thái sư Trịnh Kiểm trọng thị, được coi là vị tướng mưu trí, dũng lược, đánh đâu thắng đó và ban cho quốc tính là Trịnh Mô, thuộc dòng dõi của chúa Trịnh.Để tưởng nhớ công đức lớn lao của Thái phó Tấn Quốc công, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn ngài là Đức Thánh Thái Phó Nguyễn Cảnh Hoan.Sắc chỉ triều đình nhà Lê lập đền thờ chính của Ngài ở thôn Chân Ngọc, xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương. Năm 1991, đền thờ được công nhận Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.Ngoài đền thờ chính ở Tràng Sơn, Ngài còn được thờ ở đền Phú Thọ thuộc xã Lưu Sơn (Đô Lương), đền Hữu ở xã Thanh Yên, phủ thờ ở xã Thanh Văn (Thanh Chương), đền thờ tại Hồ Nón (Nam Đàn)... Phần mộ của Ngài hiện thuộc Rú Cấm, xã Tràng Sơn huyện Đô Lương. | https://nhandan.vn/le-hoi-den-nguyen-canh-hoan-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post805962.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"dòng họ Nguyễn Cảnh",
"lễ hội Thập niên sự lệ",
"Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia",
"Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan"
]
} |
Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh-đường Trường Sơn huyền thoại | NDO -Ngày 17/5, tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch,tỉnh Quảng Bình, Trung ương Đoàn và Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-đường Trường Sơn huyền thoại (19/5/1959- 19/5/2024). | Tham dự có lãnh đạo Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, tỉnh Quảng Bình và 200 đại biểu là cựu thanh niên xung phong, đoàn viên, thanh niên 11 tỉnh gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Bình Phước.Trong không khí trang nghiêm trước tượng đài thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước ở thị trấn Phong Nha, các đại biểu cùng nhau đã ôn lại kỷ niệm và tôn vinh công lao to lớn của Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khai sinh rađường Trường Sơnhuyền thoại và dành cho bộ đội Trường Sơn sự quan tâm to lớn. Đồng thời, tri ân Tư lệnh Đồng sĩ Nguyên và hàng vạn liệt sĩ đã mãi mãi nằm lại trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương nêu rõ: "Năm tháng trôi qua nhưng đường Hồ Chí Minh-đường Trường Sơn mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một con đường huyền thoại, mãi mãi là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam và đi vào lịch sử như một kỳ tích, có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay và trở thành biểu tượng để giáo dục lý tưởng cách mạng, ý chí vượt khó cho thế hệ trẻ hôm nay".Đồng chí Ngô Văn Cương nhấn mạnh, tiếp nối tinh thần anh dũng đó, các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, hy sinh, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; là đội quân xung kích trong tham gia phát triển kinh tế-xã hội, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Các đại biểu trao quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèoTại chương trình, Trung ương Đoàn đã trao tặng kỷ niệm chương thanh niên xung phong cho gần 200 đại biểu là cựu thanh niên xung phong nhằm ghi nhận những đóng góp quan trọng và ý nghĩa trong các giai đoạn kháng chiến, xây dựng phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc."Năm tháng trôi qua nhưng đường Hồ Chí Minh-đường Trường Sơn mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một con đường huyền thoại, mãi mãi là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam và đi vào lịch sử như một kỳ tích".Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn CươngDịp này, ban tổ chức và các đơn vị tài trợ đã trao tặng Tỉnh đoàn Quảng Bình dự án mô hình hỗ trợ giảm nghèo từ nuôi bò trị giá 1 tỷ đồng; nguồn vốn vay giải quyết việc làm trị giá 1 tỷ đồng; trao tặng các công trình thanh niên, chương trình an sinh xã hội trị giá hơn 1 tỷ đồng.Đây là những phần quà ý nghĩa, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ tri ân các liệt sĩ, thương binh, bộ đội Trường Sơn và cựu thanh niên xung phong đã cống hiến cho đất nước.Tin liên quanGiới thiệu nhiều tư liệu quý về đường Trường Sơn huyền thoạiTrong khuôn khổ chương trình theo "Hành trình trên cung đường huyền thoại", các đại biểu đã dâng hương, hoa tại tượng đài thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn tại bến phà Long Đại, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, hang Tám thanh niên xung phong xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch và đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn đường 20 Quyết thắng ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch. | https://nhandan.vn/post-809860.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Quảng Bình",
"kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh",
"đường Trường Sơn huyền thoại",
"thanh niên xung phong",
"đoàn thanh niên",
"tuổi trẻ"
]
} |
Mèo béo Garfield trở lại với khán giả Việt Nam | NDO -Chú mèo béo siêu quậy ham ănGarfieldtrở lại và đang là một trong những phim được khán giả nhỏ tuổi yêu thích ngoài rạp trong kỳ nghỉ hè này. | Chú mèo mướp lông vàng Garfield nghịch ngợm đã có 50 năm tuổi đời và hơn 15 năm kể từ bộ phim màn ảnh rộng đầu tiên của riêng mình, nhưng vẫn có sức hấp dẫn với nhiều thế hệ khán giả ngày nay. Nhắc đến Garfield là nhắc đến một chú mèo mê pizza, mỳ Ý, lasagna, tinh ranh và “nghịch dại” một cách có chủ đích.Hè năm nay, bộ phim “Garfield - Mèo Béo Siêu Quậy” được công chiếu vào đúng dịp nghỉ hè của các em nhỏ, mang đến sự vui vẻ, thích thú cùng những tiếng cười sảng khoái cho các em.Cặp bài trùng mèo Garfield và chó Odie trước khi bị bắt cóc.Bộ phim mở đầu với một phi vụ bắt cóc đầy bất ngờ. Trong khi cả hai chú “boss” mèo Garfield và chó Odie đang tận hưởng cuộc sống như thiên đường với bữa ăn đêm với ông chủ dễ thương Jon thì một băng chó và chuột hoang xông vào nhà, uy hiếp, bắt cả hai đi mất.Ba cha con dấn thân vào cuộc phiêu lưu.Những tưởng sẽ chẳng ai biết được chuyện gì đã xảy ra, và từ đây cuộc sống hưởng thụ sẽ kết thúc. Nhưng có một nhân vật bí ẩn đã theo dõi và cứu được Garfield và Odie - không ai khác chính là chú mèo Vic, người cha thất lạc từ lâu của Garfield.Nhưng cuộc phiêu lưu của cha con nhà Garfield chưa kết thúc ở đó. Những "ân oán giang hồ" thời trẻ của cha Garfield đã khiến cả hai cha con lâm vào rắc rối. Cùng với đó là những khúc mắc trong lòng Garfield từ rất lâu về việc tại sao cha không quay lại với mình đã dần dần được giải đáp.Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Jon và Garfield.Bộ phim “Garfield - Mèo Béo Siêu Quậy” có một kịch bản đầy bất ngờ, nhịp phim nhanh và luôn đưa nhân vật vào những tình huống dở khóc dở cười, khiến khán giả liên tục được cười sảng khoái, đặc biệt là các khán giả nhí rất thích.Bên cạnh đó, bộ phim còn khai thác thêm về quá khứ và kết nối giữa Garfield cùng cha mình, và Garfield cùng John. Qua đó, người xem sẽ hiểu tại sao John lại yêu Garfield đến như thế, dù cho cậu chàng là con mèo lười nhác, ham ăn và cáu kỉnh nhất quả đất.Garfield ham ăn từ bé.Phim thu hút các diễn viên hạng A lồng tiếng cho phim, trong đó nổi bật nhất là Chris Pratt - chàng “Vệ binh dải Ngân Hà” lồng tiếng cho Mèo béo. Được biết, nam diễn viên là lựa chọn số 1 cho giọng nói của nhân vật này, sau thành công của anh với các phim “The Lego Movie”, “Onward”, và mới nhất chính là bom tấn bất ngờ nhất năm ngoái: “The Super Mario Bros”.Chris Pratt cho biết, đạo diễn Mark Dindal đã chọn anh đầu tiên cho vai chính mèo béo Garfield. Khi thảo luận lần đầu về vai diễn này, đạo diễn Dindal cho biết ông đã nhắm tới Pratt cho vai này từ lâu lắm rồi.Garfield quậy tung quán ăn.Đặc biệt hơn nữa, Chris Pratt không phải ngôi sao Marvel duy nhất xuất hiện trong “Garfield - Mèo Béo Siêu Quậy”. Samuel L. Jackson cùng nhiều diễn viên nổi tiếng khác như Nicholas Hoult, Snoop Dogg, Hannah Waddingham, Ving Rhames đều cùng lồng tiếng cho phim, trong đó Samuel L. Jackson đảm nhiệm nhân vật người cha đã thất lạc từ lâu của Garfield.Mặc dù vừa mới ra mắt nhưng tại các thị trường điện ảnh lớn, “Garfield - Mèo Béo Siêu Quậy” đã nhanh chóng đạt top 1 doanh thu phòng vé với doanh thu tính đến cuối tuần qua trên toàn cầu lên đến 152 triệu USD, trong đó riêng thị trường Bắc Mỹ là 51,5 triệu USD. Đáng chú ý, kinh phí sản xuất của bộ phim chỉ khoảng 60 triệu USD.Mèo Garfield và chó Odie bị bắt cóc.Điều này không quá khó hiểu khi cái tên thương hiệu Garfield đã là một biểu tượng văn hóa, gắn bó với ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ, cũng như mang đến những kỷ niệm mới cho thế hệ trẻ. Mặc dù đã gần 50 tuổi, nhưng chú mèo béo Garfield vẫn chiếm trọn cảm tình của khán giả với những tính xấu khó ai chịu được. Điều thú vị là chính sự lười biếng, ham ăn đi cùng với gương mặt cau có lại khiến Garfield trở thành chú mèo được yêu thích nhất nhì thế giới.Chính vì thế, những sản phẩm, tác phẩm liên quan tới Garfield đều được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Bên cạnh đó, đạo diễn Mark Dindal cũng là người từng đứng sau thành công của “The Great Mouse Detective”, “The Little Mermaid”, “Aladdin”...Hai cha con Garfield đã hiểu nhau hơn.Những điểm sáng khác của “Garfield - Mèo Béo Siêu Quậy” là hình ảnh và âm nhạc. Ngoài ra, ở các rạp Việt Nam, bản lồng tiếng phim rất chất lượng và hài hước với những câu thoại được Việt hóa vô cùng “trend” khiến cả trẻ con lẫn người lớn phải cười nắc nẻ vì rất hài và duyên dáng.Hình ảnh của phim cũng vô cùng tươi sáng và chỉn chu, chú mèo Garfield và những nhân vật chính trong phim vẫn giữ được dáng hình nguyên thủy nhưng hợp thời hơn, linh hoạt hơn và gần gũi hơn.Sau gần 20 năm vắng mặt khỏi rạp chiếu, giờ đây, mèo béo Garfield đã quay trở lại với một chuyến phiêu lưu mới - đầy trắc trở nhưng cũng thú vị, lôi cuốn vô cùng. | https://nhandan.vn/meo-beo-garfield-tro-lai-voi-khan-gia-viet-nam-post812606.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"mèo Garfield",
"“Garfield - Mèo Béo Siêu Quậy”",
"phim chiếu rạp",
"phim thiếu nhi"
]
} |
Phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong thúc đẩy bình đẳng giới | Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số luôn được Ðảng, Nhà nước và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp quan tâm đặc biệt. Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong duy trì, quảng bá, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số đã góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, đời sống tinh thần của phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương và đất nước. | Tỉnh Gia Lai hiện có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 46%. Trong những năm gần đây, việc duy trì các phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên đã được các cấp, ngành và người dân bản địa quan tâm bảo tồn và phát huy.Nhằm thay đổi quan niệm, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, năm 2014, Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ đầu tiên của tỉnh Gia Lai được thành lập với 60 thành viên, đến nay toàn tỉnh Gia Lai đã phát triển được 33 mô hình, câu lạc bộ, đội cồng chiêng nữ với hơn 1.610 thành viên. Ðặc biệt, trong vùng triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025, có 18 mô hình, câu lạc bộ cồng chiêng với 680 chị là hội viên phụ nữ tham gia.Chị Ðinh Thị Khóp, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang cho biết, với mục đích bảo tồn, lưu giữ và truyền dạy cồng chiêng cho các thế hệ trong làng, những người phụ nữ làng Leng cùng tập hợp để hướng dẫn nhau cách đánh cồng chiêng, tập luyện những bài múa xoang uyển chuyển, cùng chuẩn bị váy áo trình diễn trong những đêm hội làng. Thời gian đầu khi mới làm quen với điệu chiêng, nhịp trống, chị em không khỏi bỡ ngỡ, nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân cùng với sự đam mê, chăm chỉ luyện tập, các thành viên trong câu lạc bộ có sự tiến bộ rõ rệt. Trẻ em nữ tại làng cũng vì thế mà có cơ hội đến gần hơn với văn hóa cồng chiêng.Qua hơn 10 năm thành lập Câu lạc bộ, phụ nữ đánh cồng chiêng không còn là hình ảnh mới mẻ trong các làng đồng bào người dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Sự xuất hiện của Câu lạc bộ cồng chiêng nữ đem đến bất ngờ lớn, dần thay đổi quan niệm từ lâu đã in đậm trong tâm trí đồng bào nơi đây rằng đánh cồng chiêng là việc của đàn ông, cần sự khỏe khoắn, mạnh mẽ.Sự cộng hưởng của bản sắc văn hóa với vẻ đẹp của người phụ nữ Gia Lai đã tạo nên sự độc đáo riêng cho những bản hòa tấu cồng chiêng. Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ không chỉ góp phần sôi động, độc đáo trong các buổi trình diễn ngày hội, ngày lễ của địa phương, mà còn tạo sức sống mới, một giải pháp hữu hiệu trong công tác gìn giữ và phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và văn hóa cồng chiêng Gia Lai nói riêng.Tuy nhiên, trong quá trình duy trì hoạt động các đội, Câu lạc bộ cồng chiêng nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn chị em đều chưa có kinh nghiệm, thời gian tham gia chưa nhiều cho nên còn khó khăn trong việc luyện tập; kinh phí duy trì hoạt động của mô hình cồng chiêng nữ còn hạn chế...Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai Rơ Chăm H’Hồng cho biết: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường vận động người dân tộc thiểu số nói chung, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là đánh cồng chiêng; bên cạnh đó, tổ chức nhiều hoạt động, sân chơi để đội Cồng chiêng nữ có cơ hội tham gia học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm".Tỉnh Tuyên Quang có 22 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng, tạo nên những bản sắc vùng miền độc đáo. Toàn tỉnh có hơn 13.600 hội viên phụ nữ là người dân tộc Dao, chiếm 22,6% trong tổng số hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số.Trong thời gian qua, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Ðảng về công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có dân tộc Dao nói riêng, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và có sự tham gia tích cực của các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh.Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Thị Thanh Xuân cho biết, nhận thức được vai trò và trách nhiệm của phụ nữ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Nội dung quan trọng nữa là quan tâm giáo dục, vận động hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức, ý thức trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc Dao, của phụ nữ Dao; tham gia xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian, mô hình về bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ Nôm Dao, khôi phục nghề truyền thống, các phong tục, các làn điệu dân ca, dân vũ…Xác định quan tâm xây dựng và phát triển phong trào thể thao, dân vũ, văn nghệ quần chúng là một trong những việc làm đem lại hiệu quả thiết thực trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa, các cấp hội đã chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ, mô hình tại cơ sở, kết quả 100% các cơ sở hội có đội văn nghệ, đội bóng chuyền, dân vũ; thành lập và duy trì hoạt động hơn 200 câu lạc bộ "Xây dựng gia đình hạnh phúc", cùng với đó tại các xã có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống thành lập được 33 câu lạc bộ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao với gần 1.000 thành viên là hội viên, phụ nữ tham gia.Nội dung, hình thức hoạt động của các đội văn nghệ, câu lạc bộ này đều hướng tới việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Dao, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phát triển du lịch tại địa phương. Ngoài ra, các cấp hội phối hợp, hướng dẫn thành lập năm tổ, nhóm cùng sở thích thêu dệt trang phục dân tộc Dao với gần 100 chị tham gia làm sản phẩm, vừa góp phần phát triển kinh tế cho gia đình, vừa giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Thôn Phai Ðá, xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn có hơn 110 hộ đều là dân tộc Dao. Ðể giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, thôn đã thành lập Câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao. Từ hoạt động của mô hình đã giúp chị em phụ nữ dân tộc Dao nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, hành động, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, của hội triển khai, phát động, thu hút đông đảo phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn tham gia.Chị Bàn Thị Hà, Chủ nhiệm Câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao thôn Phai Ðá cho biết: "Câu lạc bộ được thành lập năm 2022, đến nay thu hút hơn 47 thành viên tham gia. Các thành viên đều nỗ lực vận động chị em lưu giữ những nét đẹp của dân tộc mình trong việc chuẩn bị trang phục; tham gia luyện tập các điệu múa, tiếng hát, nhạc cụ truyền thống; biểu diễn những tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc. Với phương châm: "Người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người chưa biết", nhiều thành viên ban đầu chưa biết may, thêu dệt, múa, hát dân ca Dao, đến nay các chị đã có thể may, thêu dệt trang phục truyền thống, hát Páo dung, múa những điệu múa truyền thống trong các dịp lễ, Tết".Theo đánh giá của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, việc xây dựng và duy trì các mô hình, hoạt động phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số giúp các cơ sở hội triển khai các hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số theo hướng phù hợp, thiết thực hơn; kịp thời, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, đặc thù đời sống văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống, ngôn ngữ, đời sống, sản xuất... của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số.Tại nhiều địa phương, hoạt động của các mô hình về văn hóa, văn nghệ góp phần quan trọng giúp phụ nữ dân tộc thiểu số được tăng mức độ hưởng thụ, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của bản thân, tăng cơ hội, tần suất tham gia các hoạt động hội hè, tôn giáo, câu lạc bộ dân ca, dân vũ...; góp phần loại bỏ dần những hủ tục, bất bình đẳng giới. Chị em có cơ hội để thể hiện tài năng, vẻ đẹp, năng lực, sở trường và giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết, mặc dù đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, song các mô hình, hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ các cấp nhằm phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại địa bàn dân tộc thiểu số miền núi, biên giới vẫn còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập mạnh mẽ, giá trị văn hóa truyền thống có nhiều nguy cơ mai một. Việc thực thi chính sách, đầu tư nguồn lực có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ. Trình độ, nhận thức một bộ phận không nhỏ đồng bào, phụ nữ và cán bộ, lãnh đạo các ngành, các cấp về văn hóa các dân tộc thiểu số còn hạn chế."Cần căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, hội liên hiệp phụ nữ các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, nâng cao chất lượng nhóm loại mô hình, hoạt động trong triển khai công tác hội; chú trọng đầu tư các mô hình mới liên quan các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số; tăng cường vận động, kết nối xã hội hóa nguồn lực trong triển khai thúc đẩy các hoạt động bình đẳng giới gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống", Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền nhấn mạnh. | https://nhandan.vn/phat-huy-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-trong-thuc-day-binh-dang-gioi-post805820.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Cồng chiêng",
"Người Dao",
"Dân tộc thiểu số",
"Bình đẳng giới",
"Bản sắc"
]
} |
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Liên hoan tiếng hát, các hình thức nghệ thuật “Gia đình gắn kết yêu thương” | NDO -Theo thông tin từ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trong dịp cuối tuần này, nhiều hoạt động đặc sắc đã diễn ra tại Liên hoan tiếng hát, các hình thức nghệ thuật “Gia đình gắn kết yêu thương”, tổ chức tại Sầm Sơn, Thanh Hóa. | Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ với chủ đề hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng, chống bạo lực gia đình cho các gia đình dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời là hoạt động ý nghĩa kỷ niệmNgày Gia đình Việt Nam28/6; tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; tháng hành động vì trẻ em.Tham dự sự kiện có Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà Trần Tuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa và các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Trung Bộ.Đặc biệt có sự tham gia của 24 gia đình dân tộc thiểu số như dân tộc Thái, Mường, Mông, Chứt...; gia đình mẹ đơn thân; gia đình có người khuyết tật, gia đình sinh con một bề là gái.... đến từ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.Trong khuôn khổ chương trình, các gia đình đã tham gia các hoạt động game show tìm hiểu kiến thức về gia đình; phòng chống bạo lực gia đình; tham gia các trò chơi team building gắn kết các thành viên trong gia đình và được biểu diễn đồng thời được thưởng thức các tiết mục ca hát, tiểu phẩm về chủ đề hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng,chống bạo lực gia đình.Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng quà các em nhỏ mồ côi.Đây là hình thức truyền thông sáng tạo, huy động sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, qua đó tăng cường tuyên truyền về gắn kết giữa các thành viên tronggia đình. Cũng tại chương trình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã trao 24 suất quà cho trẻ mồ côi đến từ ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà tĩnh.Chủ đề “Gia đình gắn kết yêu thương” hướng tới thúc đẩy mỗi thành viên trong gia đình cùng đồng hành để thắp sáng ngọn lửa ấm thiêng liêng trong chính gia đình mình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. | https://nhandan.vn/nhieu-hoat-dong-dac-sac-trong-lien-hoan-tieng-hat-cac-hinh-thuc-nghe-thuat-gia-dinh-gan-ket-yeu-thuong-post815639.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam",
"Phụ nữ Việt Nam",
"Ngày Gia đình Việt Nam",
"phòng chống bạo lực gia đình",
"xây dựng gia đình hạnh phúc"
]
} |
Gần 100 chương trình diễn ra tại Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 | Chiều 31/5, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạcHội sách thiếu nhiThành phố Hồ Chí Minh lần V, năm 2024 tạiĐường SáchThành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Vui hè cùng sách hay”. | Hội sách thiếu nhi đã trở thành một trong những điểm đến quen thuộc trong dịp hè về, là chương trình dành riêng cho thanh thiếu nhi, thể hiện sự quan tâm của ngành thông tin và truyền thông thành phố.Qua 5 lần tổ chức (từ năm 2019 đến 2024), mỗi năm Hội sách thiếu nhi triển lãm, trưng bày hơn 20.000 tựa sách hay, gắn với chủ đề năm với các hoạt động trải nghiệm từ truyền thống, dân gian đến trải nghiệm công nghệ mới. Trong các Hội sách, Ban Tổ chức cũng đã chăm lo cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt tại Hội sách Thiếu nhi năm 2022 chăm lo cho 2400 cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trị giá 500 triệu đồng, trao tặng riêng 300 phần quà dành cho 300 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với giá trị là 150 triệu đồng…Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh Lâm Đình Thắng phát biểu khai mạc.Phát biểu khai mạc, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết năm 2024, Hội Sách thiếu nhi được đầu tư tổ chức tại Đường Sách Thành phố hồ Chí Minh và Đường sách thành phố Thủ Đức với nhiều điểm mới, hoạt động sôi nổi nhằm chăm lo cho thanh thiếu nhi bên cạnh các chuỗi hoạt động chăm lo trẻ em của thành phố trong dịp hè.Hội sách được tổ chức với nhiều hoạt động bổ ích, với những tựa sách hay, ý nghĩa được chọn lọc và giới thiệu với bạn đọc, đáp ứng nhu cầu đọc sách của thanh thiếu nhi và quý phụ huynh diễn ra xuyên suốt 10 ngày.Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Hội sách.Trong thời gian này, có gần 100 chương trình diễn ra trong đó 59 chương trình tại Đường sách Thành phố (tăng 50% so với Hội sách thiếu nhi năm 2023) và gần 30 chương trình tại Đường sách Thủ Đức, giới thiệu hơn 40.000 tựa sách đa dạng thể loại, phong phú về nội dung dành cho thiếu nhi, hoạt động trải nghiệm hệ thống thiết bị kính thực tế ảo với các nội dung kiến thức về khoa học kỹ thuật, thư viện sách; các chương trình tọa đàm, giới thiệu sách của các đơn vị tham gia; trình diễn trống kèn của các trường học trên địa bàn thành phố.Các đại biểu tặng hoa cho các thành viên Hội đồng chuyên môn Giải thưởng Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.“Điểm mới của Hội sách năm nay, lần đầu tiên Robot AI sẽ được đưa vào không gian ngày hội để phục vụ đón tiếp, hỗ trợ bạn đọc. Đây là nét mới nhằm tạo điều kiện cho các em được tiếp cận với các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo, khơi dậy niềm đam mê khoa học, công nghệ ở thanh thiếu nhi, hướng đến thực hiện hiệu quả chủ đề năm của Thành phố Hồ Chí Minh về quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội” - ông Lâm Đình Thắng cho hay.Tại Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần IV, năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã công bố Giải thưởng Sách Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần 1. Qua một năm, Sở Thông tin và Truyền thông đã nhận được sự quan tâm, gửi tác phẩm tham dự của nhiều tác giả, Nhà xuất bản và đơn vị phát hành sách.Các đại biểu trao tặng các bảng tượng trưng cho các đơn vị thuộc 5 huyện ngoại thành được tặng tủ sách.Tại buổi lễ khai mạc, Ban Tổ chức công bố danh sách thành viên Hội đồng chuyên môn Giải thưởng gồm 5 thành viên: Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Trẻ; Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch Hội đồng Lý luận-Phê bình của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh; Nhà thơ Cao Xuân Sơn, Ủy viên Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyên Giám đốc Chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nhà thơ Lê Minh Quốc, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh...Các em thiếu nhi đọc sách tại Hội Sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần V.Tại lễ khai mạc, Ban Tổ chức trao tặng 15 tủ sách cho các trường của 5 huyện ngoại thành với trị giá 500 triệu đồng, cùng với 1.000 cuốn sách thiếu nhi miễn phí dành cho các em. | https://nhandan.vn/gan-100-chuong-trinh-dien-ra-tai-hoi-sach-thieu-nhi-thanh-pho-ho-chi-minh-nam-2024-post812134.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"hội sách thiếu nhi",
"sách thiếu nhi",
"Thành phố Hồ Chí Minh",
"Đường sách"
]
} |
Yên Bái phát hiện hóa thạch hơn 5 triệu năm | NDO -Yên Bái phát hiệnhóa thạchthuộc hệ tầng Cổ Phúc, có mặt cách ngày nay 23 đến 5 triệu năm, chúng lộ ra ở các huyện Trấn Yên, Văn Yên (Yên Bái). | Ông Hoàng Tiến Long, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, thực hiện công tác khảo cổ, ngày 24/5, Bảo tàng Yên Bái phối hợp cùng Bảo tàng Địa chất tiến hành khảo cổ tại khu vực Minh Long, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái. Qua đó, phát hiện nhiều hiện vậthóa thạchcó niên đại từ 23 đến 5 triệu năm.Cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái trao đổi nghiệp vụ tại hiện trường tìm thấy hóa thạch (Ảnh: THANH SƠN).Các hóa thạch có tầng phát lộ dễ nhìn nhận, do khu vực này trước đây đã được múc đất, phục vụ làm gạch thủ công nhiều năm trước.Ông Trương Quang Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Bảo tàng Địa chất đánh giá, hóa thạch trên thuộc hệ tầng Cổ Phúc, có mặt cách ngày nay 23 đến 5 triệu năm, chúng lộ ra ở các huyện Trấn Yên, Văn Yên (Yên Bái).Ông Trương Quang Quý, Bảo tàng Địa chất trước hiện vật được tìm thấy (Ảnh: THANH SƠN).Các thành tạo Neogen được xếp vào hệ tầng này chỉ phân bố dọc theo hai bên bờ sông Hồng. Chúng nằm không chỉnh hợp lên các trầm tích Đevon và bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ.Các hóa thạch tìm thấy là các lá cây, nhuyễn thể trai trai cùng nhiều hiện vật khác.Hóa thạch nhuyễn thể trai trai được phát hiện (Ảnh: THANH SƠN).Hiện, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đang tiến hành các thủ tục cần thiết để khoanh vùng bảo vệ, lập phương án mở rộng tìm kiếm, nhằm góp phần phục vụ công tác khảo cổ trong thời gian tới. | https://nhandan.vn/yen-bai-phat-hien-hoa-thach-hon-5-trieu-nam-post811377.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Hoá thạch",
"Bảo tàng tỉnh"
]
} |
Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP vào năm 2035 | NDO -Sáng 14/5, tại Phiên họp thứ 33,Ủy ban Thường vụ Quốc hộicho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (gọi tắt là Chương trình). | Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần với chỉ tiêu chi tiết và nhiệm vụ cụ thể về phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp; nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; phát triển nguồn nhân lực văn hóa; lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới...Chương trình phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 100% việc xây dựng và ban hành các bộ quy tắc ứng xử, phù hợp với đặc điểm địa phương và nguyên tắc bình đẳng giới về môi trường văn hóa; 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa; ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước...Đến năm 2035, phấn đấu 90% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã; 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; 100% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 80% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước...Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập; tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)Đối tượng thụ hưởng của Chương trình gồm người dân, cộng đồng dân cư tại các vùng miền của Tổ quốc; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa, công chúng, khán giả, đặc biệt là công chúng trẻ; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.Bên cạnh đó là các di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và di tích cấp quốc gia; các di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO, di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và một số di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu thuộc loại hình tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một...Về thời gian thực hiện Chương trình, Chính phủ đề xuất thực hiện trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm các giai đoạn:Năm 2025:thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.Giai đoạn 2026-2030:tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến 2030.Giai đoạn 2031-2035:tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam; triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến 2035.Tham gia thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết trình Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.Góp ý kiến vào một số nội dung cụ thể, các đại biểu cho rằng nội dung chương trình cần thể hiện rõ hơn về công nghiệp văn hóa; nhiệm vụ không nên dàn trải mà phải có trọng tâm, trọng điểm, đột phá, điểm nhấn; đồng thời cũng cần lý giải rõ hơn việc đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa tại một số quốc gia...Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến. (Ảnh: DUY LINH)Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, đây là chương trình rất quan trọng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc vào cuối năm 2021.Việc thực hiện chương trình sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước, xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội.Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, hồ sơ chương trình đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.Về quy trình xin ý kiến Quốc hội, trước mắt cơ quan trình và cơ quan thẩm tra tích cực, quyết tâm chuẩn bị, tùy thuộc vào quá trình thảo luận của đại biểu Quốc hội sẽ quyết định thông qua chủ trương đầu tư chương trình trong một kỳ hay hai kỳ họp.Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ chương trình, lưu ý bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có quy định của pháp luật về đầu tư công. Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 theo quy định. | https://nhandan.vn/phan-dau-cac-nganh-cong-nghiep-van-hoa-dong-gop-8-gdp-vao-nam-2035-post809226.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa",
"phát triển văn hóa",
"công nghiệp văn hóa",
"phiên họp 33",
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội"
]
} |
Hiểu con để làm mẹ tốt hơn | NDO -Bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột” doCrabit Kidbooksấn hành, giúp những người mẹ hiểu con hơn và đồng hành cùng con thật hiệu quả. | Việc làm mẹ trong thời đại mới không chỉ đơn thuần là một trải nghiệm cá nhân, mà còn là một phần quan trọng trong cuộc sống xã hội. Người mẹ ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, từ áp lực công việc đến việc cân bằng giữa cuộc sống gia đình và sự nghiệp. Niềm vui của việc nhìn thấy con lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc thường xen lẫn với những khó khăn của việc quản lý thời gian và căng thẳng. Kỳ vọng từ xã hội, từ chính bản thân đôi khi tạo ra áp lực không cần thiết, khiến mẹ cảm thấy nghi ngờ và lo lắng liệu mình có đang làm điều tốt nhất cho con.Hiểu được hành trình làm mẹ ấy, bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột” mang đến những gợi ý để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn vàđồng hànhmột cách hiệu quả.Bộ sách gồm 3 cuốn.Mỗi cuốn sách tương ứng với từng giai đoạn phát triển của trẻ, là cẩm nang giúp mẹ tự tin hơn trong giao tiếp, tương tác với con. Từ bước đầu tiên, khi trẻ còn phụ thuộc chủ yếu vào mẹ, mẹ sẽ là người giúp trẻ khám phá thế giới và tương tác thông qua chỉ dẫn và bảo vệ. Cho đến khi trẻ bắt đầu phát triển tính tự lập và tự chủ, mẹ phải đối mặt với sự thay đổi ngay từ những giao tiếp hằng ngày. Mẹ phải học cách để tạo sự tin tưởng và trở thành chỗ dựa vững chắc cho con. Trẻ càng lớn, mối quan hệ giữa mẹ và con càng trở nên sâu sắc hơn, khi cả hai bắt đầu muốn chia sẻ và đối thoại với nhau về những vấn đề phức tạp trong cuộc sống.Bộ sách gồm 3 cuốn "Bạch tuộc phụt mực phi phàm” kể về mối quan hệ đáng yêu giữa một bà mẹ bạch tuộc và con trai. Người mẹ dạy con cách tự vệ quan trọng là phương pháp phụt mực để xua đuổi kẻ thù. Tuy nhiên, chú bạch tuộc con lại tìm ra cách sáng tạo hơn khi khám phá tiềm năng của mực như công cụ biểu đạt nghệ thuật. Với trí tưởng tượng phong phú, chú sử dụng mực để vẽ tranh, tạo ra tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thay vì chỉ dùng để phòng vệ. Câu chuyện truyền tải thông điệp khuyến khích sự sáng tạo của trẻ em, bên cạnh việc học kỹ năng sinh tồn từ cha mẹ.Trong "Chuyến hải trình phi thường của mẹ", một cậu bé miêu tả mẹ mình như một vị cướp biển dũng cảm, đang vượt muôn trùng khơi cùng các chiến hữu trên con tàu “Càng Cua Cứng Cựa” để tìm kiếm hòn đảo châu báu. Chuyến hải trình chính là cách thể hiện cuộc chiến sinh tử chống lại bệnh tật của mẹ. Đây là một câu chuyện ẩn dụ đầy tinh tế, vừa tôn vinh lòng dũng cảm của người mẹ, vừa đưa ra một góc nhìn lạc quan để người lớn có thể giải thích cho trẻ về chủ đề khó khi người thân mắc bệnh hiểm nghèo."Con biết tuốt tuồn tuột" sẽ mang lại nhiều bất ngờ khi dẫn dắt độc giả từng bước khám phá một phiên bản mới của mẹ, khiến cả con gái cũng phải ngỡ ngàng ngạc nhiên. Cô bé trong câu chuyện luôn đoán trước được mẹ mình định nói những gì. Sáng thì mẹ sẽ bảo chải răng, dọn giường, ăn hết bữa sáng, soạn đủ sách vở vào ba lô. Tối thì mẹ sẽ bảo rửa tay, ăn tối, làm bài tập về nhà, tắt tivi ngủ sớm. Ngày nào mà chẳng như vậy cơ chứ! Vậy mà hôm nay mẹ nói một điều khiến cô bé vô cùng bất ngờ! Câu chuyện hóm hỉnh nhắc nhớ rằng không chỉ trẻ nhỏ, mà cha mẹ cũng có những hành động làm con cái ngạc nhiên trong cuộc sống đầy bất ngờ này!Ba cuốn sách vừa giúp mẹ hiểu về sự phát triển tâm lý của con, vừa là chỉ dẫn để mẹ tương tác hiệu quả hơn với con. Thông qua những câu chuyện dí dỏm nhưng cũng đầy cảm xúc, mẹ và con có thể cùng thủ thỉ, rúc rích với nhau không biết chán, qua đó hiểu nhau hơn và giao tiếp với nhau cởi mở chân thành hơn.Bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột” không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn đưa ra hướng dẫn giúp mẹ trở thành người đồng hành tốt nhất, người bạn thân nhất của con, tạo ra một mối quan hệ sâu sắc và lòng tin vững chắc. | https://nhandan.vn/hieu-con-de-lam-me-tot-hon-post813459.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Crabit Kidbooks",
"Bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”",
"sách giúp mẹ hiểu con",
"học làm mẹ"
]
} |
Thúc đẩy quan hệ văn hóa, ngoại giao giữa Việt Nam, Azerbaijan và Kazakhstan | NDO -Ngày 19/3, Đại sứ quánAzerbaijanvà Đại sứ quánKazakhstantại Việt Nam lần đầu tiên cùng trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức lễ hội “Tết Novruz” – ngày Tết truyền thống của Azerbaijan. | Novruz Bayram là một ngày lễ rất quan trọng đối với người Azerbaijan, bắt nguồn từ lịch sử xa xưa. Theo truyền thống, “Novruz” có nghĩa là “Ngày mới”, một ngày lễ chính thức rơi vào các ngày thứ Ba của tháng 3 hằng năm. Đó là các ngày thứ Ba của Đất, của Nước, của Lửa và của Gió, cũng được coi là 4 yếu tố hình thành sự sống của con người. Năm nay, Lễ hội diễn ra từ ngày 20-24/3 tại Azerbaijan.Đến dự sự kiện có đại diện các cơ quan nhà nước Việt Nam, Đại sứ một số nước tại Việt Nam như Campuchia, Australia, Canada, Palestine, Ukraine, Panama, đại diện Hội Hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, công chúng, doanh nhân, đại diện truyền thông, các cựu sinh viên từng học tập tại Azerbaijan và người Azerbaijan sinh sống tại Việt Nam.Sự kiện thu hút đông đảo khách mời.Mở đầu sự kiện, ông Shovgi Mehdizada, Đại sứ nước Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam đã chuyển lời chúc mừng nhân dịp ngày lễ và cho biết Novruz có một vị trí đặc biệt trong lịch sử hàng thế kỷ của Azerbaijan, được người dân Azerbaijan trên toàn thế giới đón nhận nhiệt tình hàng năm và cho rằng ngày lễ này có nhiều nét tương đồng vớiTết Nguyên đáncủa nhân dân Việt Nam. Đại sứ nhấn mạnh năm 2024 là một năm có ý nghĩa quan trọng, kỷ niệm 65 năm chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Azerbaijan và Kazakhstan, đồng thời lưu ý rằng chuyến thăm nêu trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ba nước.Tại sự kiện, ông Kanat Tumysh, Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam, bà Trình Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội và ông Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan đã gửi lời chúc mừng và cho biết sự kiện này thúc đẩy quan hệ văn hóa, ngoại giao giữa Việt Nam, Azerbaijan và Kazakhstan cũng như quan hệ hữu nghị truyền thống giữa ba nước.Các đại biểu tham dự sự kiện đã được nếm thử những món ăn ngon trong kho tàng ẩm thực dân tộc Azerbaijan.Các món ăn đặc sắc của Azerbaijan được chuẩn bị bởi ông David Israfilov, đầu bếp người Azerbaijan và là đại diện của Hiệp hội Thịt nướng Thế giới. Các đại biểu tham dự sự kiện đã được nếm thử những món ăn ngon trong kho tàng ẩm thực dân tộc Azerbaijan như pilaf, dolma và kebab.Đồng thời, các thực khách được thưởng thức nhiều loại bánh kẹo Novruz và khonchas được trang trí bằng samani (lúa mì non), cũng như xem các video về kỳ nghỉ Novruz, tiềm năng du lịch của Azerbaijan, trang phục truyền thống của Azerbaijan phản ánh rõ nét văn hóa của Azerbaijan.Sinh viên Việt Nam thích thú tham gia nhảy múa quanh lửa trại Novruz.Sau đó, chương trình được tiếp tục với chương trình văn nghệ. Các bài hát tiếng Azerbaijan và tiếng Việt do ca sỹ Sevinj Orujova, một người Azerbaijan sống ở Việt Nam, các cựu sinh viên và sinh viên của Trường biểu diễn, lửa trại Novruz được thắp lên và các vị khách nhảy múa trong điệu nhạc vui tươi. | https://nhandan.vn/thuc-day-quan-he-van-hoa-ngoai-giao-giua-viet-nam-azerbaijan-va-kazakhstan-post800936.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Việt Nam",
"Azerbaijan",
"Kazakhstan",
"Tết Novruz",
"Tết truyền thống của Azerbaijan",
"Novruz Bayram"
]
} |
Khuyến khích các đơn vị tham gia phát hành phim “Đào, Phở và Piano” | NDO -Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, Bộ khuyến khích các đơn vị tham gia phát hành phim Đào, Phở, Piano cũng như những phim nhà nước đặt hàng và phim Việt nói chung. | Khởi chiếu từ ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn, bộ phim “Đào, Phở và Piano” đã tạo nên một cơn sốt khi liên tụccháy vé. Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã phải liên tục tăng các suất chiếu trong ngày để phục vụ khán giả nhưng vẫn không đáp ứng kịp.Trước hiện tượng đông đảo khán giả mong muốn được xem “Đào, Phở và Piano”, Cục Điện ảnh đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phát hành phim do nhà nước đặt hàng trên toàn quốc.Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, Bộ khuyến khích các đơn vị tham gia phát hành phim "Đào, Phở và Piano" cũng như những phim Nhà nước đặt hàng và phim Việt nói chung. Những bộ phim Việt Nam, hàm chứa những giá trị văn hóa của Việt Nam, được phát hành rộng rãi, được khán giả đón nhận nhiệt tình càng thể hiện điện ảnh Việt đã đi đúng hướng trong tiếp cận được khán giả và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.Doanh thu của "Đào, Phở và Piano" trên trang Box Office Việt Nam.Theo trang web thống kê doanh thu vé rạp Việt Nam Box Office Việt Nam, tính đến 12 giờ trưa 20/2, số vé của “Đào, Phở và Piano” bán ra là 3.322 vé từ 16 suất chiếu tại 1 địa điểm chiếu, thu về hơn 166 triệu đồng, đưa bộ phim lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng phòng vé tại Việt Nam.Doanh thucủa phim tính đến tối 19/2 là hơn 505 triệu đồng. Doanh thu của ngày 20/2 thống kê vào cuối ngày.Sau 10 ngày khởi chiếu, bộ phim Đào, Phở và Piano có lượng đặt vé tăng đột biến. Đến trưa 20/2, trang web của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vẫn chưa thể truy cập bình thường do số lượng khán giả mua vé quá đông. Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã phải mở bán vé trực tiếp tại quầy phục vụ công chúng.“Đào, Phở và Piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, được Nhà nước đầu tư kinh phí 20 tỷ đồng sản xuất phim. Phim có sự tham gia của các diễn viên Doãn Quốc Đam, Thùy Linh, NSND Trung Hiếu, NSƯT Trần Lực, Anh Tuấn, Thiện Hùng, ca sĩ Tuấn Hưng…“Đào, Phở và Piano” cùng với “Hồng Hà nữ sĩ” và 6 phim hoạt hình khác được thí điểm khai thác thương mại tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia theo dự ánthí điểm phổ biếnphim do Nhà nước đầu tư kinh phí trong hai năm 2024 và 2025. | https://nhandan.vn/khuyen-khich-cac-don-vi-tham-gia-phat-hanh-phim-dao-pho-va-piano-post796792.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"khuyến khích phổ biến phim Nhà nước",
"phim chiếu rạp",
"dự án thí điểm phổ biến phim Nhà nước",
"Đào Phở và Piano",
"phim do Nhà nước đầu tư kinh phí"
]
} |
Việt Nam và UNESCO quyết tâm đưa quan hệ hợp tác tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất | NDO -Nhân dịp mới sang nhận nhiệm vụ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của UNESCO đã đến chào và làm việc với lãnh đạo UNESCO để trao đổi về việc tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. | Trong các ngày 27 và 28/2/2024, nhân dịp mới sang nhận nhiệm vụ,Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đến chào và làm việc với lãnh đạo UNESCO để trao đổi về việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, thông tin và truyền thông.Tại các cuộc gặp, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh đề cao chủ nghĩa đa phương và vai trò, đóng góp của UNESCO trong việc tìm giải pháp cho các thách thức toàn cầu đang ngày càng gia tăng, qua đó góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển bền vững trên thế giới.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ trương của Việt Nam đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương; đề cao chính sách của Việt Nam coi văn hóa, khoa học và giáo dục là những động lực quan trọng phát triển đất nước nhanh và bền vững; đồng thời khẳng định Việt Nam nỗ lực thực hiện các cam kết theo các Công ước của UNESCO mà Việt Nam đã tham gia.Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh cảm ơn sự ủng hộ và hỗ trợ của UNESCO, nhất là trong việc triển khai Bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2021-2025, đồng thời bày tỏ mong muốn UNESCO tăng cường hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, thông tin và truyền thông.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh đề nghị UNESCO tiếp tục quan tâm ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam xây dựng và tư vấn các hồ sơ di sản mới, bảo tồn, phát huy các di sản đã được UNESCO ghi danh, trong đó có Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh gặp và làm việc với ông Esnesto Ottone Ramirez, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Văn hóa.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh khẳng định sẽ nỗ lực nhằm góp phần đảm nhiệm một cách chủ động, tích cực vai trò, trách nhiệm của quốc gia thành viên UNESCO và đưa quan hệ hợp tác giữaViệt Nam và UNESCOtiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, qua đó đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của UNESCO cũng như phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và đất nước. Đại sứ chuyển lời mời các nhà lãnh đạo UNESCO vào thăm Việt Nam.Về phần mình, Phó Tổng Giám đốc và các Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO chúc mừng Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh sang nhận nhiệm vụ, đề cao và cảm ơn vai trò, sự tham gia, ủng hộ và những đóng góp hết sức tích cực, hiệu quả và trách nhiệm của Việt Nam tại UNESCO.Lãnh đạo UNESCO đánh giá cao việc Việt Nam đang cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai trò hết sức quan trọng như Phó Chủ tịch Đại hội đồng và thành viên Hội đồng Chấp hành, thành viên Ủy ban Di sản thế giới...Ghi nhận sự quan tâm, coi trọng và ủng hộ của Việt Nam đối với sứ mệnh và mục tiêu của UNESCO, các nhà lãnh đạo UNESCO cũng vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO đang phát triển rất tốt đẹp, coi đây là hình mẫu hợp tác cần tiếp tục phát huy, đồng thời đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các nước thành viên khác, nhất là các nước châu Phi.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh gặp và làm việc với ông Anthony Kwaku Ohemeng-Boamah, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Ưu tiên châu Phi và Quan hệ đối ngoại.Nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, khoa học và văn hóa, các nhà lãnh đạo UNESCO mong muốn Việt Nam tham gia thúc đẩy hợp tác và đoàn kết quốc tế về các nội dung này trong quản trị toàn cầu về phát triển bền vững, tham gia thúc đẩy để văn hóa trở thành một mục tiêu riêng trong chương trình nghị sự phát triển bền vững giai đoạn sau năm 2030.Lãnh đạo UNESCO khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam, đồng hành và hỗ trợ Việt Nam triển khai các chính sách về giáo dục, khoa học và văn hóa, trong đó có tư vấn xây dựng các hồ sơ mới trình UNESCO ghi danh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản gắn với phát triển bền vững, và hứa sẽ thu xếp thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp. | https://nhandan.vn/viet-nam-va-unesco-quyet-tam-dua-quan-he-hop-tac-tiep-tuc-di-vao-chieu-sau-hieu-qua-thuc-chat-post798078.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh",
"UNESCO",
"ông Xing Qu",
"ông Esnesto Ottone Ramirez",
"ông Anthony Ohemeng Boamah",
"Việt Nam và UNESCO"
]
} |
Những kỷ niệm và trải nghiệm từ 100 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Văn Chiến | NDO -Nổi tiếng với những tác phẩmtranh sơn màimang phong cách riêng độc đáo, luôn tìm tòi và thể nghiệm những hướng đi, họa sĩ Văn Chiến vừa ra mắt loạt tác phẩm mới sáng tác của ông tại triển lãm “Kỷ niệm và trải nghiệm; 100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến” tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (16 Ngô Quyền, Hà Nội), diễn ra từ ngày 20-25/4. | Đến với triển lãm 100 tác phẩm của Văn Chiến mới thấy hết sức lao động sáng tạo của người họa sĩ đã bước vào tuổi 73. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1984, ông đã vẽ nhiều thể loại, trên nhiều chất liệu, nhưng thành công và nổi tiếng nhất là với sơn mài. Điều đó thể hiện trong loạt tranh sơn mài của ông tạitriển lãmlần này.Nét độc đáo của sơn mài Văn Chiến là kỹ thuật xử lý cốt vóc và gắn vỏ trứng để tạo nên màu bạc sáng theo nhiều sắc độ bền vững. Mỗi tác phẩm sơn mài trứng của ông là sự kết hợp đa dạng với vàng, bạc và các chất liệu màu then, màu cánh gián hay sắc đỏ của son để tạo hiệu ứng độ sâu huyền ảo, vừa mộc mạc, vừa sang trọng.Hoạ sĩ Văn Chiến bên một tác phẩm sơn mài trứng khổ lớn mang phong cách riêng của ông. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)Để trở thành một bậc thầy trong lĩnh vực hội họa sơn mài trứng là cả một quá trình tìm hiểu và sáng tạo không ngừng nghỉ. Cho đến nay, họa sĩ Văn Chiến đã có một kho tàng đồ sộ các sáng tác sơn mài trứng mang một phong cách riêng độc đáo, tỉ mỉ, chi tiết và đầy biến hóa trong từng tác phẩm và cũng bởi vậy, cái biệt danh “Chiến trứng” đã gắn với ông từ ấy.Từ những thành công của mình, họa sĩ Văn Chiến còn thử nghiệm kết hợp những chất liệu ông sử dụng trong sơn mài với sơn khắc. Hướng đi mới này đã phát huy thế mạnh của từng thể loại trong đường nét tinh tế, hình khối chắc khỏe và màu sắc rực rỡ, sâu lắng, mang đến những hiệu ứng thị giác và cảm nhận nghệ thuật mới lạ, đầy thú vị.Toàn cảnh không gian trưng bày tại triển lãm.Họa sĩ Văn Chiến là người yêu thích sự dịch chuyển với nhiều chuyến đi thực tế để trải nghiệm và đưa những cảm nhận của mình vào trong các sáng tác. Chính vì vậy, cách nhìn con người, sự vật của ông rất sắc sảo, mang tính triết lý mà vẫn tràn ngập sự lãng mạn, hào hoa trong một phong cách hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng bởi sự đa dạng và sắc màu trong biểu cảm nghệ thuật.100 tác phẩm tại triển lãm của ông lần này như một ghi dấu chặng đường sáng tác mới của ông. Các tác phẩm đa dạng về chủ đề, giàu cá tính, vừa mang đậm chất cổ điển, đồng thời lấp lánh trong đó phong cách đương đại và xu thế thể hiện mới của hội họa đương đại. Có thể nói, mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng biệt, thể hiện tài năng và trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ.Một số tác phẩm sơn mài của hoạ sĩ Văn Chiến tại triển lãm.Theo họa sĩ Văn Chiến, những tác phẩm tại triển lãm giống như dòng hồi ức, chứa đựng những kỷ niệm và cả trải nghiệm của cuộc đời sáng tác gắn với quê hương, đất nước cùng những cảm nhận các giá trị văn hóa, tâm linh dân tộc. Trước đây, ông đã từng giới thiệu đến công chúng nhiều tác phẩm ấn tượng được công chúng yêu nghệ thuật biết đến như: Nhà tôi, Quê nội, Phong cảnh Bắc Giang, Đền Bảo Lộc Nam Định, Đình làng Tây Tựu, Tây Bắc tháng Ba... thì lần này nổi bật vẫn là những hình ảnh gần gũi, thân quen của: Chợ quê, Làng quê, Hà Nội phố, Ngoại ô, Vùng cao, Lễ hội, Tâm linh, Chân dung...Các tác phẩm sơn mài tại triển lãm mang đậm nét đặc trưng của phong cảnh, văn hóa, những phong tục, đời sống sinh hoạt của các vùng miền, được chắt lọc và phóng tác bằng đường nét, hình khối và sắc màu sơn mài bay bổng. Đó là thành quả của tư duy sáng tạo từ hàng nghìn bức ký họa trong những chuyến đi thực tế khắp các miền đất nước. Còn với Văn Chiến, ông chỉ chia sẻ một cách bình dị: “Tôi tìm hiểu và nghiên cứu rất kỹ về sơn mài và kỹ thuật làm sơn mài thời xưa, học hỏi kinh nghiệm và chắt lọc tinh hoa từ các nghệ nhân, các danh họa để từ đó tìm cho mình một hướng đi riêng”.Hoạ sĩ Văn Chiến và nhà nghiên cứu, sưu tập tranh Nguyễn Đức Tiến.Họa sĩ Văn Chiến từng tham gia vào nhiều triển lãm mỹ thuật toàn quốc và đã có nhiều triển lãm cá nhân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần mang lại sự đa dạng và đổi mới trong phong cách hội họa Việt Nam. Các tác phẩm của ông cũng đã có mặt tại không ít triển lãm quốc tế và trong các bộ sưu tập của bảo tàng các nước. Đã có nhiều thành công, nhưng ở độ tuổi “thất thập” ông vẫn luôn đau đáu mong muốn làm việc và sáng tạo nhiều hơn nữa để chung tay đưa sơn mài Việt Nam lan tỏa, vươn xa và nổi danh ở tầm quốc tế. | https://nhandan.vn/nhung-ky-niem-va-trai-nghiem-tu-100-tac-pham-nghe-thuat-cua-hoa-si-van-chien-post805760.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"tranh sơn mài",
"họa sĩ Văn Chiến",
"100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến”",
"triển lãm"
]
} |
Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024: Gìn giữ nét văn hóa linh thiêng từ nghìn đời | Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Đền Thánh Nguyễn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã khai mạcLễ hội Đền Thánh Nguyễnnăm 2024. | Tới dự có đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủyNinh Bình.Lễ hội Đền Thánh Nguyễn là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Ninh Bình, được tổ chức hằng năm, nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức của Thiền sưNguyễn Minh Không.Ngài là một vị thiền sư tài năng, có nhiều công lao đóng góp đối với đời sống chính trị, tư tưởng văn hóa của Đại Việt thời Lý; là một trong số ít các thiền sư được Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại. Đặc biệt, năm 1136, sư chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, được phong làm Quốc sư; có vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo thời Lý nói riêng và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung; được coi là ông tổ y dược và ông tổ nghề đúc đồng.Chung quanh cuộc đời và sự nghiệp của Thiền sư Nguyễn Minh Không là một không gian văn hóa đậm chất lịch sử và huyền tích. Ngài là một trong số rất ít những nhân vật lịch sử được dân gian phong Thánh và có vị trí đặc biệt trong lòng người dân cũng như văn hóa Việt Nam.Sau khi Thiền sư mất, để tưởng nhớ công ơn, Vua Lý đã ban sắc thần dân thiên hạ, gia thần trong ấp, tất cả dân Đàm Xá hành lễ ở nơi Minh Không hóa, rước thần hiệu của ngài về lập thần miếu để thờ phụng ... từ trên Sơn Tây đến Ái Châu đều thờ phụng ngài, lấy Đàm Xá làm nơi thờ chính. Đến nay có hơn 570 nơi phụng thờ Đức Thánh Nguyễn tại các địa phương trong cả nước.Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024.Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 16/4 đến ngày 18/4 (tức ngày mùng 8/3 đến mùng 10/3 âm lịch).Trong phần lễ chính gồm có: lễ mở cửa đền, lễ mộc dục, lễ cáo yết, lễ rước bách thần, lễ tế yên vị, lễ dâng hương, lễ tế chính; hát Chầu kệ…; phần hội tổ chức các trò chơi dân gian, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và khu ẩm thực nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm dân dã, độc đáo của huyện Gia Viễn đến nhân dân và du khách.Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn Phạm Văn Tam phát biểu tại buổi lễ.Đồng chí Phạm Văn Tam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Thánh Nguyễn năm 2024 cho biết, bản sắc văn hóa trong lễ hội Đền Thánh Nguyễn đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân huyện Gia Viễn và du khách thập phương. Những năm gần đây, để gìn giữ nét văn hóa độc đáo, phát huy giá trị lịch sử truyền thống, lễ hội Đền Thánh Nguyễn được nâng tầm về quy mô và nội dung, không gian tổ chức.Đặc biệt, năm nay, bên cạnh việc duy trì không gian văn hóa tâm linh độc đáo của 13 nghi lễ truyền thống thể hiện sự tôn kính đối với Đức Thánh Nguyễn Minh Không còn có 20 nội dung phần hội dân gian đặc sắc, hấp dẫn.Đây là những nét văn hóa phi vật thể quý báu đang được khôi phục, kế thừa và phát triển mà huyện đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền công nhận lễ hội Đền Thánh Nguyễn là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.Chương trình nghệ thuật mang đậm màu sắc sử thi với nội dung "Theo dấu chân Đức Thánh Nguyễn".Gìn giữ và phát huy giá trị tốt đẹp của lễ hội Đền Đức Thánh Nguyễn như gìn giữ hồn cốt linh thiêng của mảnh đất Gia Viễn giàu truyền thống lịch sử văn hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Gia Viễn nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung luôn trân trọng, tự hào và tạo mọi điều kiện để lễ hội diễn ra trang trọng, vui tươi, thực sự trở thành một sinh hoạt tinh thần giàu bản sắc văn hóa dân tộc, là nơi chốn đi về của đông đảo nhân dân và du khách.Qua đó, góp phần khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa. | https://nhandan.vn/le-hoi-den-thanh-nguyen-nam-2024-gin-giu-net-van-hoa-linh-thieng-tu-nghin-doi-post805071.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Thiền sư Nguyễn Minh Không",
"tỉnh Ninh Bình",
"Đền Thánh Nguyễn",
"Lễ hội đền Thánh Nguyễn"
]
} |
Khai mạc Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tại Thái Lan | NDO -Hôm nay, ngày 25/3, chương trình Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam dành cho học sinh cấp 3 khai mạc tại tỉnh Nong Khai thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan. Chương trình tổ chức trong hai ngày 25 và 26/3 với sự tham dự của đại diện một số sở giáo dục, trung tâm giáo dục của một số tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khon Kaen (Thái Lan) Chu Đức Dũng tham dự sự kiện. | Đây là năm đầu tiên, chương trình Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt được tổ chức tại vùngĐông Bắc Thái Lan. Chương trình sẽ góp phần làm tăng sự hiểu biết của học sinh và giới trẻ Thái Lan đối với Việt Nam. Trong khuôn khổ trại hè, học sinh hai nước Việt Nam và Thái Lan sẽ có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sống và học tập lẫn nhau, góp phần tăng cường mối đoàn kết, gắn bó của học sinh, sinh viên hai nước, cũng như vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Thái Lan.Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Chalieo Sorasith, Hiệu trưởng Trường Pathumthep Wittayakarn tại khu vực Đông Bắc Thái Lan cho biết, Trung tâm phát triển dạy và học tiếng Việt thuộc trường Pathumthep Wittayakarn rất vinh dự được Bộ Giáo dục Thái Lan cho phép tổ chức chương trình Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Đây là cơ hội để học sinh Thái Lan đang theo học các chương trình tiếng Việt Nam có thể hiểu biết về văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử của người Việt Nam đang sinh sống tại Thái Lan. Đây cũng là dịp để các em có thể gặp và giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt, qua đó có được những trải nghiệm thực tế về việc sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống, giao tiếp và các hoạt động thực tiễn khác.Ông Chalieo Sorasith cho biết, lần tổ chức này có quy mô khá lớn khi có tới 14 trường thuộc 10 tỉnh và thủ đô Bangkok tham dự chương trình. Ban tổ chức hy vọng sự kiện này sẽ tạo động lực cho các học sinh Thái Lan học tiếng Việt cũng như một phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai đối với các em biết tiếng Việt.Trại hè thu hút sự tham gia của đông đảo các học sinh ở các tỉnh và thủ đô Bangkok của Thái Lan. (Ảnh: CTV)Phát biểu tại lễ khai mạc chương trình Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng đánh giá cao ý tưởng tổ chức Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cho học sinh cấp 3 vùng Đông Bắc Thái Lan; hy vọng đây sẽ là sân chơi bổ ích, có ý nghĩa đối với các bạn học sinh Thái Lan. Qua đó, các bạn không những tham gia các chuyên đề nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt mà còn giao lưu với nhau, giúp nhau hiểu biết hơn về nét đẹp văn hóa, lịch sử, đất nước và con người Việt Nam.Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng cho rằng, Việt Nam vàThái Lanluôn là đối tác thương mại lớn và quan trọng của nhau, đặc biệt, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam ngày càng lớn và hiện đứng thứ hai trong ASEAN. Chính vì vậy, việc nắm vững ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam sẽ là hành trang rất tốt cho các bạn khi tìm kiếm các công việc liên quan đến Việt Nam.Tổng Lãnh sự hy vọng rằng, các bạn học sinh sẽ được các thầy cô trong trường trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết có thể giao tiếp thành thạo tiếng Việt, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội để đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng trong các cơ quan chính quyền, các tổ chức doanh nghiệp hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam, trong công tác giảng dạy, làm ăn buôn bán, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch với Việt Nam.Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khon Kaen Chu Đức Dũng khẳng định sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các hoạt động dạy và học tiếng Việt. (Ảnh: CTV)Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng mong muốn trong thời gian tới, các chương trình trại hè tương tự sẽ được tổ chức dài ngày hơn để học sinh Thái Lan có thời gian đến Việt Nam, giao lưu tiếng Việt trực tiếp với các bạn Việt Nam. Tổng lãnh sự Chu Đức Dũng khẳng định, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kean sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ ở mức cao nhất các hoạt động đào tạo, giáo dục tiếng Việt cũng như các chương trình nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa giới trẻ hai nước Việt Nam và Thái Lan. | https://nhandan.vn/khai-mac-trai-he-ngon-ngu-va-van-hoa-viet-nam-tai-thai-lan-post801546.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Thái Lan",
"tiếng Việt",
"quan hệ Việt Nam-Thái Lan",
"Trại hè ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tại Thái Lan",
"Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng",
"trường Pathumthep Wittayakarn",
"Đông Bắc Thái Lan",
"tìm hiểu văn hóa Việt Nam"
]
} |
Phố và người Hà Nội qua “Chuyện phố” | NDO -“Chuyện phố” là cuốn tiểu thuyết thứ 6 của PGS, TS Phạm Quang Long. Với những trăn trở xoay quanh tầng lớp trí thức Hà Nội những năm trước thời kỳ Đổi mới, tác phẩm được nhận xét là “cuốn sách gợi cho người đọc rất nhiều cảm xúc” (PGS, TS Phạm Xuân Thạch). | Sau khi về hưu,PGS, TS Phạm Quang Longdành nhiều thời gian cho niềm đam mê viết lách của mình. Bắt đầu từ tập kịch bản “Nợ non sông” năm 2014, ban đầu bạn đọc ngỡ đây chỉ là một cuộc “dạo chơi” với thú vui chữ nghĩa của ông. Nhưng liên tiếp nhiều năm sau đó, PGS, TS Phạm Quang Long cho ra đời liên tiếp 5 tiểu thuyết “Lạc giữa cõi người”, “Bạn bè một thủa”, “Cột cờ”, “Chuyện làng”, “Mùa rươi”, và nay là “Chuyện phố”. Điều đó không chỉ chứng tỏ sức viết của ông, mà còn minh chứng cho sự quan sát tinh tế, sự tích lũy, chiêm nghiệm về đời sống và cách xây dựng, đầu tư cho cấu trúc của mỗi cuốn tiểu thuyết.“Chuyện phố” vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành, và nhận được sự đón đợi, đánh giá cao của bạn đọc, cùng những người trong nghề, đồng nghiệp, bạn bè của PGS, TS Phạm Quang Long.PGS, TS Phạm Quang Long nhận hoa chúc mừng của các thế hệ học trò trong buổi ra mắt sách.Xoay quanh chuyện gia đình ông Mưu, “Chuyện phố” tái hiện cảnh quan sinh động về cuộc sống của một gia đình “gốc”Hà Nộiở nơi tản cư; đặc biệt là sau khi ông “dinh tê” về thành, gà trống nuôi con xoay xở qua hai cuộc chiến. Thái độ sống của ông Mưu - một nhà buôn chân chính, âm thầm biết trước biết sau mà lánh được những bão táp thời cuộc, rồi cả những mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ những hằn học và mưu toan giữa các con ông khiến cho tảng văn hóa truyền thống gia đình ngày một rạn nứt,... tất cả những điều đó đã tạo ra những nút thắt tự sự, đồng thời khiến điểm nhìn về “Phố”, về “Hà Nội” trong tác phẩm của PGS, TS Phạm Quang Long trở nên mới lạ và bao trọn nhiều lớp nghĩa hàm ẩn.Chia sẻ về “Chuyện phố”, GS Trần Nho Thìn cho biết, ông đọc cuốn tiểu thuyết trên vai trò là một nhà phê bình. Tiểu thuyết bắt nguồn từ những day dứt về con người, về cuộc sống của tác giả, mỗi phát ngôn trong đó đều là một diễn ngôn về những vấn đề bức thiết của đời sống, đề cập đến việc xã hội phải thay đổi.“Những điều anh Phạm Quang Long viết về phố cổ Hà Nội đã được bảo chứng, chiêm nghiệm. Trong tiểu thuyết có hình bóng những người bạn của chúng tôi. Nếu chúng ta đọc với vị trí một người học hỏi, chiêm nghiệm về đời sống sẽ thấy hứng thú, còn nếu đọc giải trí thì sẽ thấy hơi khó đọc.” – GS Trần Nho Thìn nói.PGS, TS Phạm Xuân Thạch đánh giá cao cách xây dựng cấu trúc của tiểu thuyết “Chuyện phố”. Ông nhận xét, cuốn sách gợi cho người đọc rất nhiều cảm xúc, và trước hết đó là một cuốn tiểu thuyết đẹp: “Tác giả đã đầu tư rất nhiều về tư duy tiểu thuyết, với cấu trúc khá phức tạp. Mỗi nhân vật đều là một cái nhìn về Hà Nội, không trùng nhau, tạo nên tính đa dạng về tư tưởng của tiểu thuyết. Các cuộc đối thoại trong tiểu thuyết làm ta liên tưởng đến không gian, thời gian của “Gặp gỡ cuối năm” của nhà văn Nguyễn Khải và “Mùa lá rụng trong vườn” của nhà văn Ma Văn Kháng”.GS Trần Đình Sử cho rằng, tiểu thuyết có “lời văn như vẫy gọi người đọc”. Chính những vấn đề của cuộc sống được nêu trong sách là điều hấp dẫn người đọc. Sách là một chuỗi những lời tự bạch, tự vấn, tranh cãi, có sự táo bạo, có cả nhận thức riêng của tác giả. Các câu chuyện mở ra và cảm giác không bao giờ kết thúc được, nhưng tác giả đã chọn một một cái kết rất có hậu.Cũng chung ý kiến này, PGS, TS Trần Văn Toàn cho rằng, trong “Chuyện phố”, nhiều thế hệ đã đi qua nhưng Hà Nội vẫn ở đó, cuốn tiểu thuyết mang trong nó rất nhiều cuộc tranh luận, có nhiều sức gợi để suy nghĩ, có những bài học về sự thay đổi của cuộc đời cũng rất thú vị.Nói về “tính Hà Nội” trong tiểu thuyết, TS Trần Ngọc Hiếu cho biết, khi đọc sách, anh thường liên hệ đến một nhà văn Hà Nội khác là Nguyễn Việt Hà, cũng hay viết về phố cổ. “Con người thị dân của Phạm Quang Long và Nguyễn Việt Hà đều sinh ở phố cổ và mang trong mình sự tài hoa, kiêu bạc của phố cổ. Tác giả cũng quan sát được sự tinh tế của Hà Nội nằm ở đâu: cách ăn như thế nào, mô tả văn hóa vật chất của đời sống thị dân, cách người Hà Nội chăm chút cho cuộc sống một cách cầu kỳ và đầy tính thẩm mỹ” – TS Trần Ngọc Hiếu nhận xét.Nói về tác phẩm của mình, PGS, TS Phạm Quang Long cho biết, ông may mắn được làm rể trong một gia đình Hà Nội gốc, từ đó ông có cái nhìn về cuộc sống và con người Hà Nội gốc có nhiều tinh hoa, học được ở những người Hà Nội gốc nhiều điều và yêu quý những điều đó. Ông cũng hiểu được đời sống xã hội, con người, và sau này bắt tay vào viết những trang sách đầu tiên của mình với những cảm nhận đó. Ông cũng cho biết, đây là cuốn sách ông viết tri ân đồng nghiệp, bạn bè. “Mọi người đọc cho tôi, đó là điều khiến tôi thấy hạnh phúc” – PGS, TS Phạm Quang Long nói.PGS, TS Phạm Quang Long nguyên là Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.Trong thời gian công tác và giảng dạy tại Khoa Văn học, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), ông được nhiều thế hệ học trò mến mộ qua các bài giảng lý luận văn học đặc sắc.Là người “đọc nhiều, quan sát rộng, nghĩ sâu sắc”, ông đã viết hàng chục vở kịch, trong đó nhiều vở đã được dàn dựng biểu diễn trên sân khấu, như:Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nợ non sông, Những khoảnh khắc Hồ Chí Minh... | https://nhandan.vn/pho-va-nguoi-ha-noi-qua-chuyen-pho-post802614.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"tiểu thuyết \"Chuyện phố\"",
"PGS TS Phạm Quang Long",
"tiểu thuyết về Hà Nội",
"văn học về Hà Nội"
]
} |
Hà Tĩnh tưởng niệm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác | NDO -Ngày 22/2, huyện Hương Sơn,tỉnh Hà Tĩnhlong trọng tổ chức lễ tưởng niệm 233 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Lễ tưởng niệm là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2024. | Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trácsinh năm Giáp Thìn 1724, tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương, nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, cuộc đời ông chủ yếu gắn bó với quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là danh y lỗi lạc nhất trong lịch sử y học dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn có nhiều đóng góp với nền văn hóa dân tộc.Ông để lại cho đời sau sự nghiệp trước tác đồ sộ trên nhiều lĩnh vực như: y học, văn học, triết học, dân tộc học… Ông thật sự là một nhà khoa học lớn của dân tộc ta trong thế kỷ 18, người đã cống hiến cả đời mình cho nền văn hóa, khoa học dân tộc, cho sức khỏe nhân dân.Tại phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 được tổ chức ngày 21/11/2023 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025,” trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác của Việt Nam.Năm 2024 là tròn 300 năm Ngày sinh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Việc UNESCO vinh danh ông là một sự ghi nhận to lớn đối với những công lao, đóng góp, cống hiến của ông cho nền y học, văn học, văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như thế giớiVới những đóng góp to lớn cho dân tộc, sau khi Lê Hữu Trác mất, hằng năm, vào dịp ngày giỗ của ông, người dân Hương Sơn tề tựu dâng hương, hoa làm lễ tế bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức của vị danh y.Về sau, người dân cũng tổ chức nhiều hoạt động hội với các trò chơi dân gian nhằm tạo không khí sôi nổi, vui chơi trong dịp đầu xuân.Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng từ đó mà hình thành, phát triển, trở thành nét văn hóa không thể thiếu mỗi dịp xuân về của người dân vùng lân cận nói riêng và Hương Sơn nói chung.Năm 2015, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận làDi sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.Lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn gọi là Lễ hội cầu sức khỏe được diễn ra từ ngày 17- 24/2 (tức ngày 8-15 tháng Giêng năm Giáp Thìn) với 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra vào ngày 13 và 14 tháng Giêng hằng năm với lễ dâng hương tại khu mộ, nhà thờ; lễ rước từ khu mộ về nhà thờ; lễ cầu an, cầu sức khỏe tại chùa Tượng Sơn.Bên cạnh phần lễ là phần hội, gồm nhiều trò chơi dân gian, hội thi như: đua thuyền trên sông Ngàn Phố, Giải việt dã leo núi tại Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông Trác, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ ở các địa phương trên địa bàn…Nằm trong chương trình của lễ hội, nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2024), sáng 22/2, Bộ Y tế và tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. | https://nhandan.vn/ha-tinh-tuong-niem-ngay-mat-dai-danh-y-hai-thuong-lan-ong-le-huu-trac-post797130.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Hải Thượng Lãn Ông",
"Lê Hữu Trác",
"Hà Tĩnh",
"Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông"
]
} |
Khánh thành Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro tại Đồng Nai | NDO -Chiều 28/4, tại phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh,tỉnh Đồng Naiđã diễn ra lễ khánh thành Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro thuộc dự án xây dựng làng văn hóa đồng bào dân tộcChơ Rogiai đoạn 1 và khai mạc Lễ hội Sayangva. Đồng Nai hiện là địa bàn có đông người đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống nhất cả nước. | Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro thuộc Dự án xây dựng làng văn hóa đồng bào dân tộc Chơ Ro giai đoạn 1 tại phường Bảo Vinh do Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 28/12/2022 đến nay hoàn thành và đưa vào sử dụng.Công trình có tổng diện tích xây dựng 2,57ha, trong đó Nhà văn hóa quy mô 1 tầng với gần 600m2, được bố trí các khu chức năng gồm: phòng truyền thống, phòng làm việc, phòng hội họp, nhà kho... với tổng kinh phí đầu tư gần 73 tỷ đồng. Ngoài ra, công viên cây xanh, đường và điện chiếu sáng cũng được đầu tư đồng bộ.Nhà văn hoá dân tộc Chơ Ro được xây dựng tại phường Bảo Vinh nhằm phục vụ sinh hoạt văn hóa cộng đồng tập trung của đồng bào dân tộc, đồng thời góp phần duy trì, bảo tồn nét đẹp văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Chơ Ro. Đây là nơi hàng năm đồng bào dân tộc Chơ Ro tại địa phương sẽ tổ chứcLễ hội Sayangva(Lễ cúng thần lúa) hàng năm.Công trình Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro tại phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh.Chiều cùng ngày, tại công trình Nhà văn hóa dân tộc Chơ Ro vừa được khánh thành đã diễn ra Lễ hội Sayangva. Lễ hội Sayangva còn gọi là cúng thần lúa hay là mừng lúa mới được tổ chức hàng năm từ ngày 15/ 2 đến ngày 15/3 Âm lịch. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất lại mang những nét độc đáo riêng, đề cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng của người dân tộc Chơ Ro.Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2019, người Chơ Ro có dân số 29.520 người, cư trú tại 36/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, nhiều nhất tại tỉnh Đồng Nai, chiếm khoảng 56,5%, tiếp đến là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 28,4%. Tại Đồng Nai, người Chơ Ro được xem là một trong 4 tộc người tại chỗ (bản địa). | https://nhandan.vn/khanh-thanh-nha-van-hoa-dan-toc-cho-ro-tai-dong-nai-post807004.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Bảo tồn văn hóa Chơ Ro",
"dân tộc Chơ Ro",
"Đồng Nai",
"Nhà văn hóa"
]
} |
Điện Biên long trọng tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ | NDO -Nhân dịp kỷ niệm 270 năm Chiến thắng của nghĩa quân Hoàng Công Chất giải phóng Mường Thanh (1754-2024); 255 năm Ngày mất của vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất (1769-2024), ngày 2/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) long trọng tổ chức Lễ hội Thành Bản Phủ. | Đây cũng là sự kiện văn hóa tiêu biểu trong chuỗi 169 sự kiện hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia-Điện Biên 2024 gắn với kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ.Thành kính tưởng nhớ công ơn thủ lĩnh Hoàng Công Chất và tướng Ngải, tướng Khanh đã cùng nhân dân các dân tộc Mường Thanh chiến đấu anh dũng đánh tan giặc Phẻ bảo vệ bản mường núi rừng Tây Bắc, giữ vững biên cương bờ cõi 270 năm về trước, phát biểu tại lễ khai hội, đồng chí Bùi Hải Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên cho biết, hằng năm, vào ngày 24-25 tháng 2 (âm lịch), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên đều long trọng tổ chứclễ hội Thành Bản Phủ. Qua đó nhằm giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.Nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên rước trống khai hội Thành Bản Phủ.Tại Di tích lịch sử Thành Bản Phủ, hiện có tấm bia ghi rõ: Hoàng Công Chất có tên thật là Hoàng Công Thư; quê ở thôn Hoàng Xá, xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra vào năm 1739 ở vùng Sơn Nam (Nam Định-Thái Bình-Hưng Yên). Đến năm 1748 nghĩa quân về vùng thượng du Thanh Hóa, theo đường rừng núi tiến lên Hưng Hóa (Tây Bắc). Tại đây Hoàng Công Chất đã cùng tướng Ngải, tướng Khanh là 2 vị thủ lĩnh người dân tộc Thái ở Điện Biên, đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc đánh đuổi giặc Phẻ giải phóng Mường Thanh (Điện Biên) vào tháng 5/1754.Người có uy tín ở địa phương chủ trì các nghi thức dâng lễ.Để có căn cứ hoạt động lâu dài, Hoàng Công Chất cho xây dựng Thành Bản Phủ. Từ đó căn cứ hoạt động của nghĩa quân đã phát triển ra khắp mười Châu của Phủ An Tây, phía bắc giáp biên giới Trung Quốc, phía nam mở rộng xuống Hòa Bình-Ninh Bình-Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất lãnh đạo kéo dài suốt 30 năm (1739-1769).Hoàng Công Chất đã tập hợp nhân dân các dân tộc vùng Hưng Hóa thành một khối thống nhất, xây dựng mối tình đoàn kết ngược xuôi để cùng nhau đánh giặc giữ nước bảo vệ núi rừng vùng biên cương của Tổ quốc. Tên tuổi và sự nghiệp của ông được nhân dân luôn khắc ghi.Tin liên quanKhai hội Thành Bản Phủ tại Điện BiênNăm 1981, Di tích lịch sử Thành Bản Phủ có Đền thờ Hoàng Công Chất đã được nhà nước xếp hạng công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.Tiết mục múa hát chào mừng Lễ khai hội Thành Bản Phủ do nhân dân, nghệ nhân huyện Điện Biên trình diễn. | https://nhandan.vn/dien-bien-long-trong-to-chuc-le-hoi-thanh-ban-phu-post802763.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:52",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:52",
"tags": [
"Điện Biên",
"Thành Bản Phủ",
"Hoàng Công Chất",
"Chiến thắng Điện Biên Phủ",
"Năm Du lịch Quốc gia"
]
} |
Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Cao Bằng | NDO -Trong tháng 4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”, với sự tham gia của các dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (tỉnh Cao Bằng) cùng các dân tộc đang sinh sống và hoạt động tại Làng. | Trong tháng, 4, hoạt động điểm nhấn là sự kiện“Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, các hoạt động kỷ niệm 30/4 và 1/5 với chủ đề “Ngày hội non sông thống nhất”.Tại Làng, chợ phiên vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng” được tái hiện với không gian văn hóa chợ vùng cao, giới thiệu ẩm thực, đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian với sắc màu của các dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (Cao Bằng)... Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của địa phương điểm nhấn (Cao Bằng)... trưng bày giới thiệu các sản vật dân tộc: (rau củ quả: rau cải, măng khô, măng tươi, su su, các loại gia vị đặc trưng..., ẩm thực (các món ăn đặc trưng của dân tộc Mông: Thắng cố, rượu ngô, xôi nếp màu, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng...), giới thiệu văn hóa - du lịch của tỉnh Cao Bằng (trưng bày triển lãm ảnh, sách, tờ rơi quảng bá du lịch…)Tại không gian chợ, khách tham quan cũng được trải nghiệm văn hóa chợ của người Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao... như trao đổi mua bán, chế biến các món ăn truyền thống, uống rượu ngô, ăn thắng cố, múa khèn, hát sli, lượn, hát giao duyên khi chơi chợ, được tìm hiểu lịch sử, quy trình, nguyên liệu, chế biến một số món ăn dân tộc đặc trưng độc đáo như nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, quy trình dệt vải, làm hương, nghề in sáp ong...Chợ gồm 50 gian hàng giới thiệu sản vật tỉnh Cao Bằng gồm: rau củ quả, thịt trâu treo gác bếp, lạp sườn, gạo nếp, thảo quả, sản phẩm đan lát, mật ong..., không gian giới thiệu ẩm thực: Bánh cuốn, xôi màu, gà nướng, dao của làng nghề Phúc Sen.. do chính những chủ thể văn hóa - đồng bào dân tộc tỉnh Cao Bằng trình diễn. Ngoài ra còn có các gian hàng quảng bá du lịch với chủ đề “Vẻ đẹp non nước Cao Bằng”, và khoảng 20 gian hàng là giới thiệu các sản vật địa phương của các tỉnh khác với các sản vật đặc trưng địa phương như thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu dân tộc, thuốc nam, măng khô, miến dong, mật ong…Trong khuôn khổ chợvùng cao, còn có triển lãm với khoảng 80 bức ảnh được trưng bày giới thiệu dọc tuyến đường vào chợ vùng cao.Bên cạnh đó, khách tham quan còn có cơ hội tham gia chương trình dân ca dân vũ “Sắc màu chợ phiên” và trò chơi dân gian tại chợ vùng cao phía bắc, thưởng thức và trải nghiệm các hoạt động giới thiệu nghệ thuật khèn Mông, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc tỉnh Cao Bằng, nghề thủ công truyền thống làm hương của dân tộc Nùng, tái hiện Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô…Cùng với các sự kiện trong tháng 4, vào các ngày cuối tuần, còn có các hoạt động như chương trình dân ca dân vũ “Rực rỡ sắc màu tự hào con cháu Rồng Tiên” của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày, tái hiện tục làm vía của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, chương trình giao lưu “Hoa của núi” của đồng bào các dân tộc phía bắc, chương trình giao lưu “Tình ca Tây Nguyên” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên…Cầu an đầu xuân tại chùa Kh'mer ở Làng.Đặc biệt trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch tức ngày 18/4/2024), Làng tăng cường các hoạt động hướng tới ngày Giỗ Tổ và các hoạt động điểm nhấn tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4.Đồng thời, hằng ngày vẫn có các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm như giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc, giới thiệu tri thức dân gian,ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian, hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... | https://nhandan.vn/kham-pha-sac-mau-van-hoa-cac-dan-toc-cao-bang-post802513.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:53",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:53",
"tags": [
"Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam",
"“Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”",
"các dân tộc tỉnh Cao Bằng",
"giới thiệu văn hóa các dân tộc vùng cao phía bắc",
"văn hóa truyền thống dân tộc",
"giới thiệu tri thức dân gian",
"trình diễn nghề thủ công truyền thống"
]
} |
'Anora' giành giải Cành cọ Vàng của Liên hoan phim Cannes 2024 | Bộ phim "Anora" của đạo diễn người Mỹ Sean Baker đã nhận được giải Cành cọ Vàng (Palme d'Or) - giải thưởng danh giá nhất của Liên hoan phim Cannes. | Bộ phim "Anora" của đạo diễn người Mỹ Sean Baker đã nhận đượcgiải Cành cọ Vàng(Palme d'Or) - giải thưởng danh giá nhất của Liên hoan phim Cannes.Cành cọ Vàng (Palme d'Or) - giải thưởng danh giá nhất của Liên hoan phim Cannes năm nay đã được trao cho bộ phim "Anora" của đạo diễn người Mỹ Sean Baker trong lễ trao giải diễn ra vào tối 25/5 theo giờ địa phương.Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, sau 11 ngày tranh tài, Ban giám khảo Liên hoan phim Cannes lần thứ 77, do đạo diễn, biên kịch và diễn viên người Mỹ Greta Gerwig chủ trì, đã công bố các tác phẩm đạt những giải thưởng năm nay.Trong buổi công chiếu tạiCannes, bộ phim của đạo diễn Baker đã nhận được tràng pháo tay dài 10 phút từ người xem.Trong khi đó, Giải thưởng Lớn (Grand Prix) đã được trao cho bộ phim "All We Imagine as Light" của đạo diễn người Ấn Độ Payal Kapadia.Một bất ngờ khác nữa tại Liên hoan phim Cannes năm nay đó là phim "Emilia Perez" của đạo diễn người Pháp Jacques Audiard được trao giải Ban giám khảo (Prix du Jury) và giải Nữ chính xuất sắc nhất được trao cho toàn bộ dàn cast nữ của phim gồm Karla Sofía Gascón, Selena Gomez, Karla Sofia Gascon, Zoe Saldaña và Adriana Paz.Giải Nam chính xuất sắc nhất lại thuộc về nam tài tử Jesse Plemons với vai diễn trong "Kinds of Kindness" của đạo diễn Yórgos Lánthimos.Giải Đạo diễn xuất sắc nhất thuộc về Miguel Gomes với bộ phim "Grand Tour." Đạo diễn người Bồ Đào Nha kể về chuyến tham quan của một công chức người Anh đến Đông Nam Á vào năm 1917 thông qua những cảnh đen trắng, đại diện cho những năm 1910, được xen kẽ với những cảnh quay màu, diễn ra vào năm 2020, tạo nên sự hấp dẫn độc đáo thu hút người xem từ đầu đến cuối phim.Giải Kịch bản hay nhất được trao cho bộ phim "The Substance" của Coralie Fargeat.Giải Ống kính Vàng (Camera d'Or) đã thuộc về đạo diễn người Na Uy Halfdan Ullmann Tondel với tác phẩm đầu tay "Armand."Ngoài ra, Giải thưởng dành cho phim ngắn được trao cho phim "The Man Who Could Not Remain Silent" của đạo diễn người Croatia Nebojša Slijpeceviec và giải Un Certain Regard được trao cho tác phẩm "Black Dog" của đạo diễn Guan Hu.Cannes là một trong những liên hoan phim uy tín nhất thế giới, được tổ chức lần đầu vào năm 1946. Kể từ đó, sự kiện luôn được tổ chức vào tháng Năm hàng năm tại thành phố xinh đẹp nằm ở Đông Nam nước Pháp, bên bờ biển Địa Trung Hải.Liên hoan phimthường thu hút sự tham gia của nhiều minh tinh điện ảnh, là nơi gặp gỡ ưa thích của các nhà sản xuất phim để giới thiệu những bộ phim mới nhất và chào bán tác phẩm của họ cho các nhà phân phối đến từ khắp nơi trên thế giới. | https://nhandan.vn/anora-gianh-giai-canh-co-vang-cua-lien-hoan-phim-cannes-2024-post811190.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:53",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:53",
"tags": [
"Cành cọ vàng",
"Liên hoan phim Cannes",
"Pháp",
"Anora"
]
} |
Lan tỏa tình yêu sách đến mọi người | NDO -Sáng 22/2, Phiên chợ khuyến đọc lần thứ 5 do Thái Hà Books và Câu lạc bộ yêu sách Thái Hà tổ chức, chính thức diễn ra tại Phố sáchHà Nội. | Lấy cảm hứng từ những nét đặc trưng của các phiên chợ truyền thống ở Việt Nam, cùng thông điệp “Từ yêu sách đến yêu Lành", mục tiêu của Phiên chợ khuyến đọc lần này không chỉ nhằm tôn vinhvăn hóa đọcmà còn để khám phá và lan tỏa tình yêu với thiên nhiên.Không gian phiên chợ được kết hợp hài hoà giữa nét truyền thống và hiện đại, đem đến một trải nghiệm mới mẻ và độc đáo cho người tham gia.Bà Phạm Thủy, Trưởng dự án Phiên chợ khuyến đọc chia sẻ về thông điệp của phiên chợ năm nay: “Với thông điệp “Từ yêu sách đến yêu Lành", Thái Hà Books mong muốn các độc giả yêu sách tìm được sự an lành từ trong nội tâm. Các gian hàng đồng hành với Thái Hà Books trong phiên chợ đều là các gian hàng sản phẩm thủ công, hoặc các sản phẩm tự nhiên, nhằm lan toả lối sống lành mạnh, gần gũi và thuận tự nhiên.”“Thái Hà Books hy vọng ngày càng có thể mở rộng và phát triển quy mô phiên chợ khuyến đọc, thực hiện được mong muốn ban đầu là lan truyền tình yêu sách đến mọi người”- bà Phạm Thủy chia sẻ.Với sự đồng hành của hơn 20 gian hàng chia thành nhiều trạm, sự kiện mang đến nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng và phong phú.Cụ thể, Trạm Tri thức là nơi tập trung các hoạt động trưng bày, giới thiệu và trao đổi sách, tạo điều kiện cho người tham gia có cơ hội khám phá và chia sẻ về những tác phẩm văn học yêu thích. Trạm Thiên nhiên là điểm trưng bày và trao đổi các sản phẩm thủ công. Trạm Nghỉ chân là khu vực nghỉ ngơi với nhiều hoạt động giải trí.Thể lệ chương trình trao đổi sách “Trạm sách trao em”.Bà Phong Linh, chủ gian hàng Hoa Nắng Handmade cho biết, dù đã tham gia nhiều phiên chợ và hội sách, đây là năm đầu tiên chị tham gia Phiên chợ khuyến đọc của Thái Hà Books. Một trong những điểm hấp dẫn của phiên chợ lần này theo chị là mục tiêu lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng và việc đóng góp cho Quỹ khuyến đọc và các quỹ phúc lợi động vật.Một trong những hoạt động chính của phiên chợ lần này là “Trạm sách trao em". Đây là hoạt động thu sách cũ nhằm xây dựng tủ sách cho dự án “Sách đến tay em" của Câu lạc bộ yêu sách Thái Hà.Không ít bạn trẻ đã đến tham gia trao tặng sách, góp phần lan toả văn hoá đọc cho những hoàn cảnh kém may mắn hơn. Ngoài ra, 20% doanh thu các gian hàng tại phiên chợ cũng sẽ được sử dụng để đóng góp cho “ATM Tủ sách” và dự án “Sách đến tay em".Bên cạnh các gian hàng trưng bày và bán sách, phiên chợ cũng bao gồm chương trình giao lưu trực tuyến "Khuyến đọc - hành trình lan toả văn hoá đọc", diễn ra vào tối ngày 22/2 với sự tham gia của các khách mời nổi tiếng và một số sự kiện khác như chương trình "Mừng tuổi sách" và buổi ra mắt sách "Hành trình trở về của bầy chó" vào ngày 25/2 tại Phố sách Hà Nội.Trong những năm qua, Thái Hà Books và Câu lạc bộ yêu sách Thái Hà đã tổ chức 4 Phiên chợ khuyến đọc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của hàng chục đơn vị và cá nhân, đóng góp tổng số tiền hơn 95 triệu đồng cho Quỹ khuyến đọc. Câu lạc bộ yêu sách Thái Hà đã sử dụng số tiền này để triển khai dự án "Sách đến tay em", mang sách đến với các em nhỏ trên nhiều tỉnh thành. | https://nhandan.vn/lan-toa-tinh-yeu-sach-den-moi-nguoi-post797115.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:53",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:53",
"tags": [
"khuyến đọc lần thứ 5",
"Thái Hà Books",
"Phố sách Hà Nội",
"Phiên chợ khuyến đọc"
]
} |
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên tham gia dự án phim linh dị dân gian “Linh Miêu” | NDO -Đạo diễn Lưu Thành Luân đã chính thức giới thiệu dàn diễn viên tham gia bộ phim linh dị dân gian “Linh Miêu”, trong đó có sự góp mặt của Hoa hậu Hòa bình Thế giới 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên, diễn viên gạo cội Hồng Đào, các diễn viên Văn Anh, Thiên An… | “Linh Miêu” là bộ phim thứ hai trong chuỗi phim linh dị dân gian mang đậm màu sắc văn hóa bản địa của từng địa phương. Bộ phim đầu tiên “Quỷ Cẩu”ra rạp hồi tháng 12/2023, gặt hái thành công ngoài mong đợi với hơn 108 tỷ đồng.Nội dung của “Linh Miêu” dựa trênchất liệu dân gianliên quan đến quỷ nhập tràng, từ đó xoáy sâu vào bi kịch của một gia đình sinh sống tại Huế vào những năm 1960 với những nút thắt - mở, những tư tưởng bất bình đẳng giới, những lề thói và cả những bất hạnh bám sâu vào từng con người chọn sinh sống trong gia đình.Theo Giám đốc sáng tạo - đạo diễn Võ Thanh Hòa: “Đây là câu chuyện hoàn toàn mới, tách rời với “Quỷ Cẩu”. Trong khi “Quỷ Cẩu” thấm nhuần văn hóa Bắc Bộ, “Linh Miêu” lại khắc họa màu sắc văn hóa Huế xưa. Mỗi nét văn hóa đều mang một giá trị đặc trưng và tinh thần khác nhau, nên trong một không gian mới, bối cảnh mới, chúng tôi nghĩ chọn một dàn diễn viên mới sẽ phù hợp hơn, mang đến sức sống mới, màu sắc mới cho bộ phim thứ 2 trong chuỗi phim linh dị dân gian”.Thùy Tiên và Thiên An là hai cái tên thu hút sự chú ý nhiều nhất trong dàn diễn viên khi ê-kíp công bố.Giám đốc sáng tạo Võ Thanh Hòa cho biết: “Việc chọn Nguyễn Thúc Thùy Tiên hay Thiên An trong vai diễn đòi hỏi nhiều thử thách về diễn xuất không phải là bài toán mạo hiểm của ê-kíp, cũng không phải là “chiêu bài thương mại”. Chúng tôi tin rằng Phượng là dành cho Tiên và Mỹ Kim phải do Thiên An thể hiện. Điểm chung của hai người chính là sự tự nhiên, chân thật trong nét diễn lẫn biểu cảm. Sau hai vòng casting kỹ lưỡng, Tiên và An đã thuyết phục được ê-kíp chúng tôi về thực lực của hai bạn”.Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên rất hào hứng với dự án này. Cô chia sẻ: “Điều Tiên thực sự thích ở nhân vật của mình là nhân vật mang một thông điệp rõ ràng và giúp Tiên mang đến sự đa dạng trong diễn xuất”.Phim cũng có sự tham gia của nghệ sĩ Hồng Đào và nghệ sĩ Văn Anh, vốn được biết đến qua nhiều dự án phim điện ảnh và truyền hình.Ngoài ra, ê-kíp cũng giới thiệu nhiều gương mặt mới, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều bất ngờ.Chia sẻ về các diễn viên tham gia bộ phim, đạo diễn Lưu Thành Luân bày tỏ: “Tôi biết ơn mỗi diễn viên lựa chọn tham gia bộ phim này, mỗi người đều đã tạo nên một “Linh Miêu” đúng như những gì mà kịch bản, anh Võ Thanh Hòa và tôi mong muốn. Thiếu ai cũng không được, mỗi người đều có vai trò riêng. Ở đây cũng sẽ có những diễn viên trẻ, những người lần đầu chạm ngõ điện ảnh nhưng họ đều làm việc hết mình và mang đến một bức tranh đậm chất Huế đặt trong một câu chuyện linh dị dân gian”.Đạo diễn Lưu Thành Luân cũng công bố ngày ra rạp của “Linh Miêu” là 22/11/2024.Phim do F35 Studio - 89S Group sản xuất, với một ê-kíp Giám đốc sản xuất hùng hậu gồm những gương mặt quen thuộc như Võ Thanh Hòa, Mai Bảo Ngọc, Hồ Xuân Phú, Đỗ Thành Chung. | https://nhandan.vn/hoa-hau-nguyen-thuc-thuy-tien-tham-gia-du-an-phim-linh-di-dan-gian-linh-mieu-post815531.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:53",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:53",
"tags": [
"phim linh dị dân gian",
"Quỷ Cẩu",
"Linh Miêu",
"đạo diễn Võ Thanh Hòa",
"đạo diễn Lưu Thành Luân",
"Galaxy Studio",
"F35 Studio - 89S Group"
]
} |
Lễ khai mạc và Hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ diễn ra tại Văn Miếu | NDO -Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, lễ khai mạc và Hội sách chào mừngNgày Sách và Văn hóa đọc Việt Namsẽ diễn ra tại khu Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội, vào lúc 20 giờ ngày 17/4. Lễ khai mạc dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài PT&TH Hà Nội. | Lễ khai mạc sẽ bao gồm Chương trình nghệ thuật, phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng/Nhà nước; phát biểu chào mừng của Lãnh đạo thành phố Hà Nội và nghi thức đánh trống khai mạc.Hội Sách Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024 tại Hà Nội diễn ra tại khu vực Hồ Văn, gồm không gian giới thiệu, quảng bá sách của các Nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp công nghệ. Dự kiến 60 đơn vị tham gia, với khoảng 40.000 đầu sách cùng các hình thức ưu đãi, chiết khấu, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, lan tỏa văn hóa đọc và cổ vũ thói quen đọc sách. Hội sách dự kiến diễn ra từ ngày 17 đến hết ngày 21/4.Trong thời gian diễn ra các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, khu Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám được bài trí với các thiết kế về chủ đề Sách. Tại khu vực đường dẫn, trưng bày mô hình 6 cuốn sách Quốc Sử của Việt Nam qua các thời kỳ.Tại khu vực đường dẫn vào Khuê Văn Các, công nghệ ánh sáng được sử dụng để trình diễn, giới thiệu về Văn Miếu-Quốc Tử Giám.Tại khu vực sân nhà Bái Đường là không gian giới thiệu sách điện tử và trưng bày một số cuốn sách tiêu biểu.Tại khu vực sân khấu chính, ngoài không gian Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024, còn trưng bày mô hình 2 bộ sách “Tổng tập Văn học Việt Nam thế kỷ XX” và “Tổng tập Thăng Long Hà Nội”.Các hoạt động giới thiệu sách; giao lưu tác giả, tác phẩm; Chương trình nghệ thuật; tọa đàm diễn ra tại khu vực Thủy đình ởHồ Văn.Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng diễn ra nhiều hoạt động hưởng ứng, chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đặc biệt là tại Phố Sách Hà Nội.Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Xuất bản Việt Nam; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, Cục Xuất bản, In và Phát hành phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội tổ chức.Các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành Thành phố đối với việc phát triển văn hóa đọc; xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng xã hội học tập, tạo nét đẹp trong đời sống xã hội của Thủ đô, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của xuất bản điện tử; đưa ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”. | https://nhandan.vn/le-khai-mac-va-hoi-sach-chao-mung-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-se-dien-ra-tai-van-mieu-post803703.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:53",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:53",
"tags": [
"Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam",
"khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám",
"Hội sách chào mừng",
"phát triển sách điện tử"
]
} |
Tri ân những người tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ | Sáng 6/4, tại thành phố Thanh Hóa, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham giaChiến dịch Điện Biên Phủ. | Tham dự có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Văn Rón, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa; đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh bạn, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cùng 163 đại biểu đại diện cho các cựu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.Ôn lại bối cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta một lần nữa, những kết quả đạt được trong thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính đã làm thay đổi cục diện chiến trường. Trước nguy cơ phá sản Kế hoạch Nava, thực dân Pháp chiếm Điện Biên Phủ, tăng cường lực lượng, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, rêu rao về pháo đài "bất khả xâm phạm".Cựu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến cùng các đại biểu tham dự chương trình.Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, huy động sức người, sức của cho trận quyết chiến chiến lược.Cùng với đồng bào cả nước, quân và dân các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tích cực hưởng ứng, tham gia chiến dịch với tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Phối hợp tác chiến trên các mặt trận, sau 56 ngày đêm “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.Một cảnh trong chương trình nghệ thuật sân khấu hóa " Bản hùng ca Điện Biên Phủ".Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và sự lớn mạnh, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam; tạo cơ sở quyết định việc ký kết Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, chấm dứt đô hộ của thực dân Pháp ở 3 nước Đông Dương, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại Chương trình gặp mặt, tri ân.Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của chính nghĩa, của dân tộc Việt Nam anh hùng, chiến thắng của sự đoàn kết “quân với dân một ý chí”. Tổ quốc đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta mãi khắc ghi công lao của các đồng chí thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến.Tôn vinh, tri ân các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động ủng hộ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tại tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc với chủ đề “Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc” và đã hoàn thành 5.000 căn nhà cho các hộ nghèo ở tỉnh Điện Biên, 500 căn nhà cho hộ nghèo thuộc các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái.Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.Đồng thời vận động nguồn lực xã hội cùng Nhà nước tổ chức gặp mặt, tri ân các gia đình có công, anh hùng liệt sĩ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ với quy mô toàn quốc và khu vực.Tin liên quanTiếp nhận hàng chục tỷ đồng tri ân người có công trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên PhủBí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và toàn xã hội tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 42-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, chính sách xã hội, đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới: “Bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm lo toàn diện cả vật chất và tinh thần, có mức sống trung bình khá trở lên, so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú”.Đồng chí trân trọng đề nghị người có công và gia đình người có công trong phạm vi cả nước tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của gia đình, động viên con cháu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trở thành cán bộ tốt, công dân gương mẫu, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; đóng góp công sức xây dựng cơ quan, đơn vị nơi công tác, nơi cư trú ngày càng phát triển.Đại diện Ban Tổ chức tặng quà cho những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.Tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao tặng quà cho các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. | https://nhandan.vn/tri-an-nhung-nguoi-tham-gia-chien-dich-dien-bien-phu-post803455.html | {
"published_date": "2024-07-03T16:12:53",
"crawled_date": "2024-07-03T16:12:53",
"tags": [
"Chiến dịch Điện Biên Phủ",
"thanh niên xung phong",
"dân công hỏa tuyến",
"chiến sĩ Điện Biên"
]
} |