Content
stringlengths
229
19.3k
Label
stringlengths
3
3
Vingroup báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng, doanh thu thuần gần 38.500 tỷ đồng. Tập đoàn Vingroup (Mã:VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II cho thấy sự tăng trưởng mạnh cả vể doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, trong quý II vừa qua, tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 38.451 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều tăng trưởng doanh thu. Với sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trước thuế trong quý II của Vingroup đạt 3.618 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Tại ngày 30/6, tổng tài sản Vingroup đạt 417.881 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 144.442 tỷ đồng. Thông tin về từng mảng hoạt động, ở lĩnh vực công nghiệp, VinFast tiếp tục tăng trưởng với doanh số đạt gần 16.000 xe bán ra trong 6 tháng đầu năm 2021. Theo đó, VinFast Fadil đạt doanh số hơn 10.000 xe, trở thành mẫu xe bán chạy nhất thị trường. Lux A2.0 và Lux SA2.0 cũng đều có sản lượng đứng đầu phân khúc. Mẫu xe điện đầu tiên của Việt Nam VF e34 đạt 25.000 lượt đặt cọc tính đến cuối tháng 7. Tính đến ngày 18/7, VinFast chính thức vận hành 35 showroom xe máy điện kết hợp trung tâm trải nghiệm Vin3S tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước, nâng tổng số điểm cung cấp dịch vụ lên hơn 200 showroom và đại lý. Với thị trường quốc tế, VinFast đưa vào hoạt động các chi nhánh tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức và Hà Lan, mở rộng mạng lưới đối tác nhằm chuẩn bị ra mắt thị trường toàn cầu hai mẫu ô tô điện thông minh VF e35 và VF e36 vào năm 2022 với công nghệ hỗ trợ lái tự động (ADAS) và hệ thống thông tin giải trí thông minh (Smart Info-tainment). Ở lĩnh vực bất động sản nhà ở, mô hình kinh doanh O2O (Online to Offline) đã thu hút 16.000 lượt xem tại sự kiện livestream mở bán dự án The Metrolines tại Vinhomes Smart City. Bên cạnh đó, ứng dụng dành cho đại lý bán hàng từ khi đi vào thử nghiệm từ tháng 5 đã ghi nhận hơn 500 giao dịch đặt cọc thành công, với gần 50 đại lý và hơn 6.000 người dùng. Nhằm tiếp tục mục tiêu chuyển đổi số, Vinhomes đã ra mắt ứng dụng dành cho cư dân với nền tảng đồng bộ nhiều chức năng linh hoạt như đặt lịch bàn giao nhà, thanh toán hóa đơn, yêu cầu dịch vụ, xem lịch xe buýt, kiểm soát ra vào căn hộ từ xa, ghi nhận hơn 8.000 lượt đăng ký sử dụng dịch vụ thành công. Trong lĩnh vực bất động sản cho thuê, trong quý II, Vincom Retail tiếp tục chào đón các thương hiệu lớn như Muji và chuẩn bị khai trương 3 trung tâm thương mại đón đầu giai đoạn phục hồi của thị trường bán lẻ sau khi dịch được kiểm soát, bao gồm: Vincom Mega Mall Smart City, Vincom Plaza Mỹ Tho, và Vincom Plaza Bạc Liêu với sự có mặt của các thương hiệu Kohnan, Mango, Nike, FILA, Levi’s, Pizza 4P’s, McDonald’s. Lĩnh vực khách sạn – giải trí chịu ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19 bùng phát khiến nhu cầu du lịch giảm mạnh. Để nhanh chóng thích nghi, Vinpearl đã chuyển hướng sang đón các lượt khách cách ly, giảm công suất hoạt động nhằm tiết kiệm chi phí.
VIC
HAGL Agrico (HNG) lỗ quý thứ 5 liên tiếp. Giá giá mua phân bón, vật tư nông nghiệp, bao bì cùng chi phí vận chuyển leo thang và lỗ tỷ giá khiến HAGL Agrico lỗ ròng quý I. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - Mã: HNG), doanh thu thuần của công ty đạt 214 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái và mới đạt 12,4% mục tiêu năm. Doanh nghiệp cho biết sản lượng trái cây thu hoạch trong quý là 13.087 tấn, giảm 19% so với quý I/2021. Trong đó, sản lượng chuối là 13.013 tấn, dứa 16 tấn. Khai thác mủ cao su đạt 1.149 tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp chưa tới 11 tỷ, trong khi các chi phi ăn mòn hết lợi nhuận gộp đặc biệt là chi phí tài chính (hơn 135 tỷ) nên công ty ghi nhận khoản lỗ ròng 113 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp vẫn có lãi gần 7 tỷ. Trong đó, lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 44,6 tỷ còn hạch toán lỗ do đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ là 68 tỷ. Tới 31/3, HAGL Agrico lỗ luỹ kế 3.539 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của HAGL Agrico. Năm nay, HNG dự kiến ghi nhận doanh thu thuần 1.731 tỷ đồng và thua lỗ trước thuế 2.713 tỷ đồng do chi phí chuyển đổi vườn cây lớn. Giải trình về việc thua lỗ trong quý I, công ty đưa ra ba nguyên nhân. Thứ nhất, giá mua phân bón, vật tư nông nghiệp tiếp tục tăng 130%, bao bì đóng góp trái cây tăng 15% so với đầu năm. Nguyên nhân thứ nhai là về vận chuyển, công ty cho biết tình trạng thiếu hụt container lạnh để xuất khẩu trái cây, chi phí container lạnh tăng cao, thời gian vận chuyển và thông quan tăng từ 12 ngày đến 35 ngày làm ứ hàng, tăng chi phí kho bãi và giảm chất lượng trái cây. Chi phí vận chuyển tiếp tục tăng cao vào đầu năm nay, cụ thể là chi phí vận chuyển đường bộ tăng 26% (từ 19 triệu đồn/container lên 24 triệu đồng/container) và chi phí vận chuyển đường biển tăng 237% (từ 785 USD/container lên 2.650 USD/container) so với cùng kỳ năm ngoái. Thứ ba, tại ngày 31/3, tỷ giá đồng LAK/VND tại Lào giảm 6,6% so với thời điểm cuối năm 2021, vì vậy căn cứ điều 69 Thông tư 200 về chênh lệch tỷ giá hối đoái và Chuẩn mực kế toán số 25 về báo cáo tài chính hợp nhất, công ty hạch toán ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá 68 tỷ đồng. Trong quý II, doanh nghiệp dự kiến sản lượng trái cây thu hoạch đạt 24.621 tấn, trong đó chuối 24.601 tấn, khai thác mủ cao su dự kiến 1.367 tấn mủ. Doanh thu thuần mục tiêu quý II là 331 tỷ đồng. Quý II, công ty dự kiến triển khai trồng mới 100 ha dứa để tiếp tục nhân giống cho năm 2023. Tổng giá trị chi đầu tư dự kiến nửa đầu năm là 405 tỷ đồng. Về tình hình tài chính, tại ngày 31/3, tổng tài sản của HAGL Agrico đạt 13.698 tỷ đồng. Tổng nợ đi vay cuối quý là 5.932 với dư nợ từ ngân hàng là 3.244 tỷ đồng còn lại là vay chủ yếu từ HAGL (Mã: HAG) hơn 2.088 tỷ, 593 tỷ từ Thagrico. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ giảm xuống còn 5.345 tỷ đồng do khoản lỗ luỹ kế 3.539 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá hối đoái 3.371 tỷ.
HNG
Vingroup lãi ròng 1.028 tỷ đồng nửa đầu năm, tổng tài sản vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng. Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 với sự sụt giảm về doanh thu do mảng bất động sản không còn đóng góp lớn. Cụ thể, tổng doanh thu thuần hợp nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 32.083 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do các dự án bất động sản đang trong quá trình xây dựng và sẽ được bàn giao nhiều trong nửa sau năm nay. Trong khi các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt. Hiện việc xây dựng đang được kiểm soát tốt theo đúng tiến độ, đảm bảo việc bàn giao và ghi nhận doanh thu vào cuối năm, qua đó sẽ giúp mảng bất động sản hoàn thành kế hoạch năm đã đề ra, phía tập đoàn cho biết. Bên cạnh đó, các mảng hoạt động khác như cho thuê bất động sản đầu tư (chủ yếu là doanh thu kinh doanh trung tâm thương mại), dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế và giáo dục đều ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau thời gian giãn cách xã hội. Lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3.334 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 1.028 tỷ đồng. Tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản Vingroup đạt 508.609 tỷ đồng, tăng 19% so với thời điểm đầu năm, chủ yếu nhờ tiền cọc từ khách mua bất động sản dành cho các dự án vừa mở bán. Trong hoạt động Công nghệ – Công nghiệp, VinFast ghi nhận doanh số tổng cộng gần 8.000 xe trong Quý II. Đặc biệt, VF e34 đã trở thành mẫu xe điện đầu tiên nằm trong top 10 xe ô tô bán chạy nhất tháng 6 tại Việt Nam. Nhờ ra mắt nhiều dòng xe máy điện mới với mẫu mã đa dạng và giá cả hợp lý, từ đầu năm đến hết tháng 6/2022, doanh số xe máy điện có sự tăng trưởng mạnh 33% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 30.4000 xe, tiếp tục giữ vững vị trí số một trên thị trường xe điện. Tại thị trường nước ngoài, trong tháng 6 VinFast chính thức ra mắt VF 8 và VF 9 tới người tiêu dùng châu Âu tại Hội nghị và Triển lãm Xe điện Quốc tế EVS35 tại Oslo, Na Uy. Trong khuôn khổ sự kiện, VinFast đã công bố kế hoạch mở hơn 50 trung tâm bán hàng và dịch vụ hậu mãi (VinFast Store) tại Đức, Pháp và Hà Lan và công bố chính sách bán hàng dành riêng cho các thị tường. Riêng ở thị trường Mỹ, trong tháng 7, VinFast chính thức khai trương đồng loạt sáu trung tâm bán hàng VinFast Store đầu tiên tại California và nhận khoản ưu đãi 1,2 tỷ đô la Mỹ từ bang Bắc Carolina cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại bang này. Trong hoạt động thương mại Dịch vụ, lĩnh vực bất động sản nhà ở tiếp tục là điểm sáng. Tiếp nối thành công của dự án Vinhomes Ocean Park 1, trong kỳ, Vinhomes chính thức ra mắt dự án Đại đô thị Vinhomse Ocean Park 2 – The Empire.
VIC
Một doanh nghiệp khoáng sản đã vượt 153% mục tiêu lợi nhuận năm. Lãi trước thuế Tổng công ty Khoáng sản TKV 6 tháng đầu năm tăng lên 552 tỷ đồng, vượt mục tiêu năm 153% nhờ đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm như đồng tấm, vàng, bạc, phôi thép, kẽm thỏi khi giá bán của chúng tăng. Tổng Công ty Khoáng sản TKV (Mã: KSV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần tăng 175% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.271 tỷ đồng. Tổng chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 181 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm trước nên kết thúc quý II, lợi nhuận sau thuế của TKV tăng 14 lần, từ 22 tỷ đồng lên 392 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp trong quý được cải thiện lên 25,2%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của TKV đạt 3.751 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 552 tỷ đồng, tăng 1.100%. Năm 2021, TKV đặt mục tiêu doanh thu 8.602 tỷ đồng, LNTT 218 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, công ty đã đạt khoảng 44% mục tiêu doanh thu và vượt kế hoạch LNTT năm 153%. Theo TKV, lợi nhuận sau thuế toàn tổng công ty trong 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ do tổng công ty đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chính (đồng tấm, vàng, bạc, phôi thép, kẽm thỏi) khi giá bán của chúng tăng. Vì vậy, sản lượng tiêu thụ của một số sản phẩm như đồng tấm, bạc, tinh quặng Manhetit, phôi thép đều tăng. Về tình hình tài chính, cuối quý II, tổng tài sản của TKV tăng khoảng 15% so với đầu năm lên 9.860 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho là 2.263 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm, chiếm gần 1/4 tổng tài sản. Tài sản dở dang dài hạn là 2.642 tỷ đồng, toàn bộ là chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Tổng nợ vay của TKV là 3.675 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ vay trên tài sản tính ở thời điểm cuối quý II là 0,37 lần. Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 1,33 lần. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay ở mức khoảng 8,8 lần trong quý II.
KSV
Doanh nghiệp thép từ lớn đến nhỏ đều báo lỗ quý III khi giá bán giảm, nhu cầu yếu. Từ các tập đoàn lớn như Hòa Phát, Nam Kim tới nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn đều báo lỗ trong quý III/2022 khi giá thép sa sút, chi phí đầu vào lên cao, VND mất giá làm tăng lỗ tỷ giá, … Hôm nay 28/10, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cho biết doanh thu thuần quý III vừa qua là 34.103 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lỗ sau thuế là 1.786 tỷ đồng, trái ngược với số lãi kỷ lục 10.351 tỷ của quý III năm ngoái. Đây là lần thua lỗ đầu tiên của Hòa Phát kể từ cuối năm 2008. Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long cho biết kết quả kinh doanh quý III sa sút là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu lên cao - đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh. Năm 2022, Hòa Phát đề ra mục tiêu doanh thu hợp nhất 160.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện năm ngoái và là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế phấn đấu đạt 25.000 – 30.000 tỷ đồng, thấp hơn 13-28% so với năm 2021. Các cổ đông từng coi kế hoạch này là quá thận trọng, tuy nhiên thực tế đã cho thấy điều ngược lại. Tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 24/5 năm nay, Chủ tịch Trần Đình Long đã cảnh báo nhà đầu tư về tình hình “thê thảm” của ngành thép trong nửa sau năm 2022: “Mọi người cứ đợi kết quả kinh doanh quý II, quý III và hết năm rồi sẽ thấy tại sao chúng tôi thận trọng. Kế hoạch năm nay là khó. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi”. Sau 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt 10.443 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, mới thực hiện được 42% kế hoạch cả năm. Doanh thu 9 tháng là 116.559 tỷ đồng, tương đương 73% mục tiêu năm. Ngoài những biến động trên thị trường thép và nguyên liệu sản xuất, việc VND mất giá cũng tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh của Hòa Phát. Chi phí tài chính quý III năm nay là 2.309 tỷ đồng, tăng gần 139% so với quý III/2021. Trong đó, lỗ chênh lệch tỷ giá là hơn 1.400 tỷ đồng, cao gấp 5,6 lần cùng kỳ. Khoản lỗ do tỷ giá này cũng lớn hơn lợi nhuận gộp 1.000 tỷ đồng của Hòa Phát. Tuy kết quả doanh thu và lợi nhuận sút kém nhưng Hòa Phát vẫn chiếm lĩnh thị phần lớn nhất trong mảng thép xây dựng và ống thép, thậm chí có cải thiện so với năm ngoái. Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) ghi nhận doanh thu thuần quý III (tức quý IV theo niên độ tài chính của công ty) đạt 7.939 tỷ đồng, tương đương 50% cùng kỳ năm ngoái. Lỗ gộp và lỗ sau thuế quý vừa qua tương ứng là 231 tỷ và 887 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2021 Hoa Sen có lãi. Lũy kế cả năm tài chính từ 1/10/2021 đến 30/9/2022, tập đoàn của Chủ tịch Lê Phước Vũ ghi nhận doanh thu 49.711 tỷ đồng, hoàn thành 107% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 251 tỷ đồng, thực hiện 17% kế hoạch. Sản lượng tiêu thụ toàn niên độ là gần 1,82 triệu tấn, tương đương 91% mục tiêu. Ở mảng sản phẩm chủ lực là tôn mạ, Hoa Sen vẫn đang dẫn đầu với thị phần 29,1% trong 9 tháng đầu năm dương lịch 2022. CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) cho biết doanh thu thuần quý vừa qua là 4.424 tỷ đồng, giảm hơn 41% so với quý III/2021. Giá vốn hàng bán giảm với tốc độ chậm hơn là 26,5% nên công ty lỗ gộp 159 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi gộp xấp xỉ 1.296 tỷ. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, tập đoàn của Chủ tịch Hồ Minh Quang ghi nhận lỗ sau thuế gần 419 tỷ đồng, trái ngược với số lãi ròng gần 607 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế ba quý đầu năm, Nam Kim báo lãi ròng gần 290 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/6 con số 1.773 tỷ của 9 tháng đầu năm 2021. CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco – Mã: TIS) báo cáo doanh thu thuần và lợi nhuận gộp quý III tương ứng là 2.605 tỷ và 45 tỷ đồng, giảm lần lượt 15,5% và 75,7% so với quý III năm ngoái. Tương tự Hòa Phát và Nam Kim, Tisco cũng lỗ sau thuế 25 tỷ đồng, trái với khoản lãi gần 8 tỷ đồng của một năm trước. Giải trình của Tisco cho biết sản lượng tiêu thụ thép cán quý III giảm gần 22.000 tấn, tương đương 11,4%, so với một năm trước. Giá bán thép cán giảm mạnh hơn giá vốn cũng dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh sa sút. Công ty cổ phần Thép Vicasa – VNSteel (Mã: VCA) báo lỗ gần 24 tỷ đồng trong quý III vừa qua, trái ngược với khoản lãi 2,5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là quý thua lỗ nặng nhất của VCA từ 2010 trở lại đây. Ban lãnh đạo VCA cho biết nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách Zero COVID của Trung Quốc và tình hình lạm phát toàn cầu ảnh hưởng đến ngành thép cũng như hoạt động xây dựng trong nước. Bên cạnh đó, ngân hàng siết room tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản làm giảm nhu cầu sử dụng thép. So với quý III/2021, sản lượng tiêu thụ quý III năm nay rất ít, giá giảm nhanh, hàng tồn kho cao làm cho lợi nhuận gộp giảm 21,6 tỷ đồng, VCA cho hay. Chi phí tài chính tăng gần 1,2 tỷ đồng do hàng hóa chậm luân chuyển, lãi vay tăng. Doanh thu thuần giảm 17,5% còn 477 tỷ đồng. Công ty cổ phần Thép Thủ Đức – VNSteel (Mã: TDS) báo cáo doanh thu thuần quý vừa qua đạt 406 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với con số 402 tỷ trong quý III năm ngoái. Lỗ sau thuế kỳ này là gần 22 tỷ đồng, cao gấp 34 lần số lỗ cùng kỳ 2021. Giải trình của công ty cho biết do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao và các cuộc xung đột trên thế giới nên tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho giá cao, giá cả vật tư thu mua biến động bất thường. Giá bán không bù đắp được giá vốn nên công ty lỗ gộp gần 20,7 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng là gánh nặng cho Thép Thủ Đức khi hàng hóa tiêu thụ chậm và ngân hàng siết room tín dụng khiến lãi suất tăng cao.
HPG
Một doanh nghiệp BĐS chỉ lãi gần 3 tỷ đồng trong quý IV/2021. Do không ghi nhận doanh thu mảng kinh doanh bất động sản, Năm Bảy Bảy ghi nhận lãi sau thuế quý IV/2021 sụt giảm mạnh. CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (Mã: NBB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu thuần hơn 7 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với cùng kỳ (hơn 1.760 tỷ đồng). Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh từ gần 700 triệu lên hơn 40 tỷ đồng, chủ yếu do lãi tiền gửi và cho vay tăng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phát sinh khoản thu gần 20 tỷ đồng từ phí huy động vốn HĐĐT. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng cũng ghi nhận giảm mạnh so với cùng kỳ. Kết quả, Năm Bảy Bảy thoát lỗ và ghi nhận LNST gần 3 tỷ đồng trong quý IV vừa qua. Phía doanh nghiệp cho biết, doanh thu và LNST quý IV giảm mạnh so với cùng kỳ là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng khiến mảng bất động sản không phát sinh doanh thu. Trong năm 2021, Năm Bảy Bảy đạt hơn 565 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 84% so với năm 2020. LNST gần 338 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm ngoái. Năm vừa qua, doanh nghiệp đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 1.400 tỷ đồng, LNST 450 tỷ đồng; lần lượt giảm 60% và tăng hơn 37% so với kết quả thực hiện năm 2020. Với kết quả trên, công ty thực hiện được 40% kế hoạch doanh thu và 75% kế hoạch lợi nhuận năm. Kết quả kinh doanh Năm Bảy Bảy. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2021). Tổng tài sản của Năm Bảy Bảy tại thời điểm cuối năm 2021 gần 4.491 tỷ đồng, không biến động so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm hơn 914 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại một số dự án như Khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi, Khu dân cư De Lagi, Khu đô thị sinh thái Đồn Điền, Khu căn hộ cao tầng NBB1,... Ngoài ra, doanh nghiệp có gần 1.901 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tập trung tại Khu dân cư De Lagi (gần 308 tỷ đồng); lô đất tại phường 16, quận 8, TP HCM (gần 815 tỷ đồng); lô đất tại xã Tân Kiên, Bình Chánh (hơn 770 tỷ đồng). Nợ phải trả hết năm 2021 gần 2.557 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong đó, tổng dư nợ đi vay chiếm hơn 1.189 tỷ đồng. Mặt khác, dòng tiền kinh doanh trong năm 2021 của Năm Bảy Bảy âm hơn 846 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận hơn 418 tỷ đồng.
NBB
Quốc Cường Gia Lai giải thể công ty Phước Kiển. Quốc Cường Gia Lai vừa công bố giải thể hai công ty, trong đó có một công ty từng dự kiến tham gia vào dự án ở Bình Dương. Mới đây, CTCP Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG) công bố thông tin HĐQT đã thông qua việc giải thể Công ty TNHH Bất động sản Quốc Cường Phước Kiển - công ty con do Quốc Cường Gia Lai sở hữu 80% vốn. Tính đến ngày 31/3/2021, Quốc Cường Phước Kiển có vốn điều lệ 6 tỷ đồng. Trong khi tại thời điểm thành lập năm 2015, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 999 tỷ đồng. Thông tin do công ty mẹ công bố, giai đoạn 2016-2020, Quốc Cường Phước Kiển không phát sinh doanh thu. Đồng thời, Quốc Cường Gia Lai cũng công bố giải thể CTCP Bất động sản Quốc Cường Thuận An, công ty liên kết do Quốc Cường Gia Lai sở hữu 31% vốn và dự kiến tham gia vào một dự án ở Bình Dương. Thông tin về việc giải thể các công ty nói trên diễn ra trong bối cảnh các dự án đang đầu tư của công ty vẫn chưa có chuyển biến tích cực về mặt pháp lý và kết quả kinh doanh liên tục đi xuống. Gần đây nhất, báo chí trong nước thông tin quá trình chuyển nhượng khu đất 32 ha tại dự án Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai có nhiều dấu hiệu sai phạm và đang trong quá trình điều tra. Từ năm 2007, Quốc Cường Gia Lai đã bắt đầu lên kế hoạch phát triển dự án Phước Kiển có quy mô 91,6 ha, nằm ở huyện Nhà Bè, TP HCM. Dự án này đã có đã có quy hoạch chi tiết 1/500 và được chấp thuận đầu tư từ năm 2017, tuy nhiên đến nay đã hết hạn. Cuối năm 2016, Quốc Cường Gia Lai đã biên bản ghi nhớ với CTCP Đầu tư Sunny Island nhằm hợp tác phát triển dự án Phước Kiển. Theo thỏa thuận, Sunny Island sẽ chuyển cho Quốc Cường Gia Lai 50 triệu USD để doanh nghiệp trả khoản vay 1.600 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ở phía ngược lại, Quốc Cường Gia Lai sẽ chuyển nhượng cho Sunny Island 100% vốn ở một công ty do Quốc Cường Gia Lai góp vốn bằng toàn bộ dự ánPhước Kiển. Trong trường hợp đến hết tháng 10/2017, Quốc Cường Gia Lai không hoàn tất giải tỏa mặt bằng, không được giao đất sạch ở dự án thì Quốc Cường Gia Lai phải đền bù 100 triệu USD hoặc giao toàn bộ dự án cho Sunny Island. Thông tin từ bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai, dự án này có tổng mức đầu tư 63.000 tỷ đồng. Năm 2019, công ty đã góp từ tất cả các nguồn lực cộng với vay mượn để thực hiện ký quỹ 10% theo Nghị định 71 (năm 2015), tương đương 6.300 tỷ đồng. Với việc chậm trễ trong pháp lý khiến dự án chưa thể triển khai trong nhiều năm liền, phía Sunny Island đã từng nhiều lần muốn rút lui khỏi dự án này. Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021 của Quốc Cương Gia Lai ghi nhận, công ty có khoản phải trả gần 2.883 tỷ đồng. Đây là số tiền Quốc Cường Gia Lai đã nhận từ đối tác Sunny cho việc phát triển dự án Phước Kiển từ năm 2017. Hồi đầu tháng 1 vừa qua, Quốc Cường Gia Lai công bố đã khởi kiện Sunny Island ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và đã được VIAC thụ lý, liên quan đến hợp đồng với đối tác tại dự án Phước Kiển nói trên.
QCG
Hơn 1.000 tỷ đồng được huy động đầu tư Khu công nghiệp Quế Võ 3. Khu công nghiệp Quế Võ 3, thuộc địa phận các xã Việt Hùng, Quế Tân, Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh minh họa: Báo Bắc Ninh). Ngày 25/6, CTCP Chứng khoán An Bình đã thu xếp cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp EIP phát hành 1.010 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm với lãi suất 9,5%/năm cho ba tháng đầu tiên. Lãi suất trái phiếu những kỳ sau đó bằng tổng 3,8%/năm và lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất do Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) Hội sở công bố. Toàn bộ trái phiếu được mua lại bởi một tổ chức tín dụng trong nước. Trước thời điểm phát hành một ngày, EIP đã thế chấp toàn bộ quyền tài sản phát sinh và liên quan từ dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quế Võ 3 (giai đoạn 1) tại ABBank. Với hàng nghìn tỷ đồng huy động được, EIP đầu tư dự án Khu công nghiệp Quế Võ 3, thuộc địa phận các xã Việt Hùng, Quế Tân, Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Khu công nghiệp Quế Võ 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển theo văn bản số 2349/TTg-KTN ngày 31/12/2008. Ban đầu dự án này do CTCP Tập Đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC) làm chủ đầu tư thông qua EIP do doanh nghiệp thành lập. Tuy nhiên, Dabaco đã chính thức rút khỏi dự án và chuyển nhượng EIP lại cho CTCP Đầu tư Phát triển VID Thanh Hóa vào giữa tháng 4/2016. Đến năm 2018, EIP được sở hữu bởi VID Thanh Hóa (49%) và CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Thái Bình (51%). Gần đây nhất vào đầu tháng 4, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quế Võ 3 - phân khu 2 với quy mô hơn 108,5 ha và tổng mức đầu tư trên 2.779 tỷ đồng. Nhà đầu tư thực hiện là Công ty Mạnh Đức - (TNHH).
DBC
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế bị khởi tố liên quan tới Dược Cửu Long (DCL), doanh nghiệp nói gì?. Dược Cửu Long khẳng định "đây là các vấn đề pháp lý của giai đoạn cũ, không liên quan đến hoạt động hiện nay của công ty". Ngày 11/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng với bị can Cao Minh Quang, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng khởi tố hai bị can khác nguyên là cán bộ của Bộ Y tế. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có đủ căn cứ xác định một số cán bộ liên quan tại Bộ Y tế đã không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng đặt hàng sản xuất Oseltamivir với CTCP Dược phẩm Cửu Long (Mã: DCL). Các cá nhân này cũng không kiểm tra làm rõ việc Dược Cửu Long chưa trả nhà cung cấp nguyên liệu số tiền 3.848.000 USD, để Dược Cửu Long giữ lại, sử dụng hết 3.848.000 USD được giảm giá mua nguyên liệu có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, không trả lại Bộ Y tế, gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Ngay sau đó, phía Dược Cửu Long đã lên tiếng về thông tin trên và khẳng định "đây là các vấn đề pháp lý của giai đoạn cũ, không liên quan đến hoạt động hiện nay của công ty". Giải thích rõ hơn, doanh nghiệp cho biết đây là sự việc liên quan đến hợp đồng sản xuất thuốc Oseltamivir của Dược Cửu Long với Bộ Y tế, đã diễn ra từ giai đoạn 2005-2007, khi doanh nghiệp vừa cổ phần hóa và chưa niêm yết. Thời điểm đó, cổ đông nhà nước vẫn nắm quyền chi phối và vụ việc xảy ra trước khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tiếp nhận Dược Cửu Long. Ở thời điểm diễn ra sự việc, CTCP Tập đoàn F.I.T (Mã: FIT) vẫn chưa là công ty mẹ của Dược Cửu Long và cũng chưa đầu tư sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại đây. Liên quan đến khoản tiền 3.848.000 USD, doanh nghiệp cho biết hiện tại cơ quan chức năng vẫn đang thực hiện điều tra. Tuy nhiên, dữ liệu tài chính của công ty cho thấy khoản tiền này không liên quan đến hiện trạng tài chính của doanh nghiệp các giai đoạn sau này. Cuối năm 2008, khi cổ phiếu DCL niêm yết chính thức trên HOSE, khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty nhỏ hơn mức lợi nhuận sau thuế phát sinh năm 2008 (giai đoạn sau khi xảy ra sự kiện pháp lý nói trên). Do đó, các khoản này đã được phân phối từ trước khi cổ đông Nhà nước SCIC hoàn tất thoái vốn. Dược Cửu Long cũng cho biết hiện tại hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và Ban tổng giám đốc đề ra. Về Dược Cửu Long, doanh nghiệp có ba dòng sản phẩm chính, trong đó chủ đạo là dược phẩm với hơn 250 loại đã được phê duyệt. Dòng sản phẩm thứ hai là dụng cụ y tế với hơn 20 loại khác nhau và dòng sản phẩm viên nang cứng rỗng với nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau. Năm 2021, công ty ghi nhận 715 tỷ đồng doanh thu và gần 88 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt gần 3,5% và 27,5% so với năm 2020. Quy mô tổng tài sản hết năm 2021 của Dược Cửu Long là 1.781 tỷ đồng với gần 1.022 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hết năm ngoái gần 375 tỷ. Hết năm 2021, vốn điều lệ của công ty là 588 tỷ. Chốt phiên 16/3, cổ phiếu DCL dừng ở mốc 36.200 đồng/cp, tương đương với vốn hoá 2.130 tỷ đồng.
DCL
Masan lên mục tiêu doanh thu gần 100.000 tỷ đồng, đã chuẩn bị đủ nguồn vốn thanh toán trái phiếu đáo hạn năm nay. Năm 2023, Masan nhận định The CrownX tiếp tục sẽ là động lực tăng trưởng khi chiếm đến 70% doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục lên kế hoạch mở rộng hệ thống bán lẻ của Wincommerce và Phúc Long Henritage. Theo báo cáo thường niên vừa được công bố, năm 2023, CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất có thể đạt từ 90.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 18% - 31% so với cùng kỳ và lợi nhuận thuần sau thuế cho cổ đông (không bao gồm lãi/lỗ một lần) nằm trong khoảng 4.000 - 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 4% - 30% so với năm 2022. Trong trường hợp, tình hình vĩ mô khó khăn hơn dự kiến và tâm lý tiêu cực của người tiêu dùng vẫn tồn tại, ban điều hành dự kiến doanh thu sẽ tăng từ 10% đến 15%, tương ứng đạt khoảng 83.807 - 87.617 tỷ đồng. Năm 2023, Masan dự đoán 6 tháng đầu năm sẽ là giai đoạn rất khó khăn khi lạm phát, lãi suất và rủi ro suy thoái vẫn ở mức cao. Những làn sóng vĩ mô sẽ làm giảm tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như tạm thời làm chậm lại các động lực tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, công ty kỳ vọng nền kinh tế phục hồi trở lại nhờ vào lãi suất thấp hơn, tín hiệu tích cực từ vốn FDI giải ngân, khách du lịch quốc tế và giải ngân đầu tư công. Doanh nghiệp, sẽ giám sát chặt chẽ những yếu tố tác động để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, vận hành nhằm đảm bảo về dòng tiền và lợi nhuận. Trong dài hạn, Masan nhận định mức tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ bộ phận người tiêu dùng trẻ, thuộc tầng lớp trung lưu và thành thạo công nghệ. Bộ phận người tiêu dùng này đang thúc đẩy tạo ra những hành vi mới với sản phẩm, địa điểm và cách thức mua sắm hàng hóa của mình. Bên cạnh đó, công ty còn cho biết đã chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để thanh toán các trái phiếu bằng VND sẽ đáo hạn trong năm 2023. Tập đoàn cũng đã giải ngân thành công toàn bộ khoản vay hợp vốn 600 triệu USD vào quý IV/2022 và đã ký các thỏa thuận huy động gói tín dụng hợp vốn 650 triệu USD vào đầu năm 2023. Năm 2023, công ty cho biết The CrownX (TCX) vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng doanh thu chính khi đóng góp hơn 70% vào doanh thu thuần. TCX kỳ vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng cả về doanh thu thuần và lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông thiểu số nhờ hiệu quả hoạt động tốt hơn tại Wincommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings (MCH). Đối vớiWincommerce, trong năm 2022, công ty đã mở thêm 730 cửa hàng WinMart+ và 8 siêu thị WinMart mới, đến cuối năm có tất cả 3.268 cửa hàng WinMart+ và 130 siêu thị WinMart đang hoạt động. Năm 2023, ban điều hành công ty đặt mục tiêu mở rộng thêm khoảng 800 - 1.200 số lượng cửa hàng WinMart+. WCM đặt mục tiêu mở rộng biên lợi nhuận gộp bằng cách hợp tác với các nhà cung cấp để đưa ra thị trường các nhãn hàng riêng, có giá thành phải chăng dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn. WCM dự kiến sẽ mang lại doanh thu thuần trong khoảng 36.000 - 40.500 tỷ đồng ở năm nay, tăng 16% - 29% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng doanh thu tại các cửa hàng hiện có và mở rộng số lượng cửa hàng. Năm 2023, doanh thu thuần củaMasan Consumer Holdings dự kiến đạt từ 30.500 - 33.500 nghìn tỷ đồng, tăng 15% - 30% so với doanh thu năm 2022 (không bao gồm doanh thu thịt chế biến). Đơn vị sẽ tập trung phục hồi doanh thu của các sản phẩm mới và giành thị phần ở những khu vực đạt hiệu quả thấp hơn trung bình của hệ thống. Thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc cá nhân, gia đình dự kiến sẽ là động lực tăng trưởng chính của MCH trong năm nay. Đối với CTCP Masan MEATLife (Mã: MML), công ty kỳ vọng doanh thu thuần đạt từ 8.500 - 9.000 tỷ đồng nhờ vào việc mở rộng danh mục sản phẩm thịt heo và thịt gà, cũng như tăng cường phân phối qua mạng lưới của WCM. Lợi nhuận của MML dự kiến sẽ tăng cao nhờ tỷ lệ tiêu thụ cao hơn, tăng trưởng doanh số bán thịt chế biến và kiểm soát chi phí nghiêm ngặt. Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục nỗ lực tối ưu hóa chi phí logistic và bán hàng gián tiếp trong năm 2023. Trong khi đó, Phúc Long Heritage (PLH) đạt doanh thu 1.579 tỷ đồng trong năm 2022. Đơn vị đã mở thêm 23 cửa hàng flagship mới và 2 cửa hàng mini trong quý IV/2022, nâng tổng số lên 111 cửa hàng đại diện thương hiệu và 21 cửa hàng mini vào cuối năm 2022. Quá trình thử nghiệm mô hình kiosk đã không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu, do đó, Masan đã quyết định đóng cửa 150 kiosk trong 6 tháng cuối năm 2022 và đang điều chỉnh mô hình này trong nửa đầu năm 2023 trước khi tiếp tục mở rộng quy mô. Năm 2023, PLH sẽ bắt đầu xây dựng các quy trình và hệ thống vận hành tiêu chuẩn để sẵn sàng mở rộng trên phạm vi toàn cầu trong vòng 2-3 năm tới. Dự kiến năm 2023, đơn vị kinh doanh trà và cà phê của Masan sẽ mang về 2.500 - 3.000 tỷ đồng doanh thu nhờ vào nhiều cửa hàng đại diện được khai trương, đổi mới thực đơn trong nửa cuối năm và triển khai tích hợp chương trình khách hàng thân thiết vào hội viên WIN của Masan. Công ty cũng đặt mục tiêu mở thêm 75 -90 cửa hàng đại diện thương hiệu trong năm nay. Với CTCP Masan High-Tech Materials (Mã: MSR), năm 2022, lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông chỉ đạt 69 tỷ đồng so với 196 tỷ đồng cho năm 2021 do những bất lợi về mặt tỷ giá, chi phí lãi vay và điều kiện kinh tế vĩ mô. Năm 2023, đơn vị này dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 16.500 - 18.200 tỷ đồng, tăng 6 - 17% so với cùng kỳ do các yếu tố cơ bản về thị trường vonfram tiếp tục được cải thiện và doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm các thị trường quớc tế, trong nước để bán đồng tồn kho. Ngoài ra, Masan cũng đã gia nhập lĩnh vực viễn thông vào tháng 9/2021 bằng cách mua lại cổ phiếu và nắm quyền kiểm soát Mobicast. Năm 2022, công ty cho biết việc thí điểm các chương trình tặng sim tại các cửa hàng bán lẻ WIN và WinMart+ đã đạt được chỉ tiêu về số lượng thuê bao chỉ sau một nửa thời gian đề ra. Trong năm 2023, Mobicast đặt mục tiêu tiếp cận tập thuê bao từ 1 đến 1,5 triệu người dùng thông qua các gói ưu đãi viễn thông mới. Masan đặt mục tiêu tích hợp các gói ưu đãi viễn thông với hệ sinh thái tiêu dùng của Tập đoàn, tận dụng tập người tiêu dùng lớn hiện có và mạng lưới 3.400 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc của WinCommerce để rút ngắn lộ trình tiếp cận thị trường.
MSN
PVD có tân chủ tịch HĐQT. Danh sách HĐQT của PV Drilling nhiệm kỳ 2021 - 2025 đã có thêm hai cái tên mới. Trong đó, ông Mai Thế Toàn được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Phạm Tiến Dũng. Ngày 4/8, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling - Mã: PVD) đã thông qua danh sách thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) PV Drilling nhiệm kỳ 2021 - 2025 gồm ông Mai Thế Toàn, ông Đỗ Đức Chiến, ông Nguyễn Xuân Cường, ông Vũ Thụy Tường, các thành viên độc lập gồm có ông Văn Đức Tờng, ông Nguyễn Văn Toàn và ông Hoàng Xuân Quốc. Trong đó, ông Mai Thế Toàn được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2025. So với HĐQT nhiệm kỳ trước, hai cái tên mới là ông Mai Thế Toàn và ông Vũ Thụy Tường đã lần lượt thay thế cho ông Phạm Tiến Dũng và bà Nguyễn Thị Thủy. Nguồn: PV Drilling. Theo tìm hiểu, ông Mai Thế Toàn (sinh năm 1968) có trình độ chuyên môn là thạc sỹ cơ khí, kỹ sư khai thác máy tàu biển. Hiện ông Mai Thế Toàn đang là Phó Tổng Giám đốc Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans - Mã: PVT) từ năm 2011 và là Thành viên HĐQT PVTrans từ năm 2012 đến nay. Bên cạnh đó, từ tháng 9/2020, ông Toàn là Ủy viên phụ trách HĐQT của PVTrans. Ngoài ra, ông Toàn còn đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (PV Trans Pacific - Mã: PVP) từ năm 2016.
PVD
Tân Tạo (ITA) gửi đơn kêu cứu vì thông tin thanh tra thuế đột xuất. Trước thông tin trên báo chí xuất hiện nội dung yêu cầu thanh tra thuế đột xuất khiến cổ phiếu ITA bị bán tháo, Tân Tạo đã có đơn kêu cứu gửi lên các lãnh đạo nhà nước. Ngày 12/9, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã: ITA) đã có đơn kêu cứu khẩn cấp trình bày về đến những thông tin bất lợi đối với cổ phiếu ITA thời gian vừa qua. Nội dung văn bản kêu cứu của Tân Tạo nêu: "Ban lãnh đạo công ty nhận được nhiều kiến nghị của cổ đông và cổ đông yêu cầu ban lãnh đạo công ty phải gửi đơn kêu cứu khẩn cấp về "âm mưu và hành động phá hoại, bức tử, thâu tóm Tân Tạo, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, quyền lợi của các nhà đầu tư, các cổ đông và đặc biệt ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và môi trường đầu tư của Việt Nam". Tân Tạo trình bày, ngày 6/9, trên báo chí xuất hiện nội dung yêu cầu thanh tra thuế đột xuất Tân Tạo, chuyển công an nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm. Tuy nhiên công ty này cho biết là vẫn chưa nhận định quyết định thanh tra của cơ quan thuế. Đồng thời công ty cũng khẳng định việc cơ quan thuế thanh tra đột xuất doanh nghiệp là việc bình thường, xử lý kết quả sau thanh tra như thế nào thì phụ thuộc kết quả thanh tra và quy định pháp luật. Tuy nhiên, thông tin bất lợi này cùng với việc dấy lên tin đồn "ITA đang bị đánh" nên cổ đông đã bán tháo dẫn tới cổ phiếu nằm sàn. Ngoài ra từ tháng 5 tới nay, ITA và công ty thành viên đều bị ngân hàng từ chối cho vay tín dụng dù có đủ phương án vay và tài sản thế chấp. "Phải chăng đang có chiến lược bao vây, bóp ghẹt hoạt động kinh doanh của tập đoàn để từ đó thâu tóm công ty", trích đơn kêu cứu của doanh nghiệp. Thực tế trong vòng 4 tháng trở lại đây, Tân Tạo đối mặt nhiều lùm xùm khiến cho giá cổ phiếu ITA rơi từ vùng 18.000 đồng/cổ phiếu xuống 5.600 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 12/9). Đầu tiên là việc liên quan đến cáo buộc phá sản, đến việc hạch toán nhầm gần 1.300 tỷ đồng tạm ứng cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến. Mới đây nhất, Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam từ chối cung cấp dịch vụ cho Tân Tạo. Ngày 30/8, Tân Tạo đã gửi đơn lên Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) để xin gia hạn nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022, với lý do thay đổi công ty kiểm toán đột ngột vào cuối tháng 7 trong khi thời hạn nộp báo cáo là ngày 30/8. Công ty TNHH DV Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía Nam (Công ty kiểm toán AASCS) sẽ là đơn vị mới tiến hành kiểm toán báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2022 của Tân Tạo. Ngày 7/9, HOSE đã thông báo về khả năng cổ phiếu ITA của Tân Tạo rơi vào diện kiểm soát vì chậm công bố thông tin báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022. Trước đó, cổ phiếu ITA đã bị HOSE đưa vào diện cảnh báo do Tân Tạo vi phạm quy định công bố thông tin từ 4 lần trở lên trong vòng một năm và sẽ nâng diện xử lý cổ phiếu ITA sang kiểm soát nếu công ty tiếp tục chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Tân Tạo gần 373 tỷ đồng, tăng 15,8%, lợi nhuận sau thuế gần 134 tỷ đồng, tăng 76,3 % so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thu chính của Tân Tạo đến từ doanh thu cho thuê đất khu công nghiệp đã phát triển hạ tầng, kinh doanh phân lô bán nền, cung cấp dịch vụ, cho thuê hoạt động, tiền lãi, cổ tức. Tổng tài sản cuối quý II của Tân Tạo gần 13.246 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm. Khoản tiền và tương đương tiền là hơn 20 tỷ đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay của doanh nghiệp chỉ có 24 tỷ. Vốn chủ sở hữu đạt 11.162 tỷ đồng tại ngày cuối tháng 6.
ITA
'Anh cả' ngành phát điện Genco 3 báo lãi kỷ lục năm 2021. Với lợi nhuận hơn 3.400 tỷ đồng, Genco 3 là doanh nghiệp tiếp theo đóng góp tên mình vào danh sách những công ty báo lãi kỷ lục năm 2021. Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP (Genco 3 - Mã: PGV) vừa ước tính kết quả kinh doanh năm 2021 với tổng lợi nhuận trước thuế 3.414 tỷ đồng, tăng gần 49% so với năm 2020 và vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra. Đây đồng thời là kết quả lợi nhuận cao nhất kể từ khi công ty công bố báo cáo tài chính (năm 2015). Trong năm qua, sản lượng điện sản xuất của Genco 3 đạt 29,608 tỷ kWh, trong đó nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản lượng điện (47%). Bên cạnh đó, Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Mông Dương 1 và MNNĐ Ninh Bình đã tiêu thụ 100% lượng trong xỉ phát sinh; NMNĐ Vĩnh Tân 2 tỷ lệ tiêu thụ đạt 62,67%, cao nhất tính từ khi vận hành thương mại. Sang năm 2022, Genco 3 đặt mục tiêu đảm bảo đủ nhiên liệu, sẵn sàng các tổ máy để vận hành sản xuất điện an toàn với sản lượng điện sản xuất công ty mẹ là 27,4 tỷ kWh. Cùng với đó, tổng công ty sẽ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; phối hợp các đối tác triển khai đầu tư dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn - giai đoạn 1; nghiên cứu xúc tiến đầu tư dự án nguồn điện mới khác khi quy hoạch điện VIII được phê duyệt; thúc đẩy các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ tro xỉ ổn định, dài hạn cho các nhà máy nhiệt điện. Genco 3 xác định năm 2022 sẽ gặp thách thức rất lớn và khó dự đoán hơn năm 2021. Công ty sẽ chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện; đảm bảo độ sẵn sàng các tổ máy, nhất là vào mùa khô. Tổng công ty cũng tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm suất tiêu hao nhiên liệu, giảm điện tự dùng, giảm chi phí sửa chữa lớn, tiết kiệm chi phí trong công tác đầu tư xây dựng… Thông tin thêm, vào đầu năm, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã có quyết định chấp thuận niêm yết đối với hơn 1,1 tỷ cổ phiếu PGV của Genco 3, tương đương vốn điều lệ hơn 11.234 tỷ đồng. Với mức vốn hoá hiện đạt trên 44.039 tỷ đồng (1,92 tỷ USD), Genco 3 đang nằm trong top 50 cổ phiếu có giá trị thị trường lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng dẫn đầu trong nhóm các doanh nghiệp sản xuất điện trên sàn. Genco 3 hiện là nhà phát điện lớn nhất trên thị trường (nếu không tính công ty mẹ EVN) với tổng công suất đạt 6.559 MW tại thời điểm cuối tháng 11. Con số này chiếm khoảng 11% tổng công suất trên hệ thống điện cả nước với nhiều loại hình phát điện từ nhiệt điện khí, nhiệt điện than, thủy điện cho đến điện mặt trời. Trong đó, Nhiệt điện Phú Mỹ là doanh nghiệp lõi trong hệ sinh thái của Genco 3 khi đóng góp tới 46% vào tổng sản lượng điện sản xuất. Theo kế hoạch, dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,39 tỷ USD. Đây là dự án sử dụng khí LNG để phát điện với quy mô công suất 3.600 MW tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu. Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ bổ sung thêm 21 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện quốc gia và nộp ngân sách khoảng 4.130 tỷ đồng/năm.
PGV
PV OIL lỗ ròng 319 tỷ quý III, biên lãi gộp thấp nhất 10 quý. Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý III làm cho lãi gộp của PV OIL giảm sâu, trong khi các chi phí gia tăng khiến công ty lỗ ròng 319 tỷ đồng quý III. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL - Mã: OIL) ghi nhận doanh thu thuần đạt 25.962 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá dầu thế giới liên tục tăng, đặc biệt kể từ khi xảy ra chiến sự giữa Nga-Ukraine. Tuy nhiên từ cuối tháng 6/2022 đến cuối tháng 9/2022, giá dầu thế giới đảo chiều giảm liên tục do lo ngại suy thoái kinh tế, lạm phát. Phù hợp với diễn biến giá thế giới, Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý III làm cho lãi gộp của PV OIL giảm sâu, trong khi các chi phí gia tăng khiến công ty lỗ sau thuế 373 tỷ đồng quý III, cùng kỳ có lãi gần 57 tỷ. Lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 319 tỷ sau quý lãi kỷ lục. Quý lỗ gần nhất của PV OIL là quý III/2020 với con số 24 tỷ. Biên lãi gộp của PV OIL trong quý III chỉ còn hơn 1,2%, về mức thấp nhất 10 quý qua. Luỹ kế 9 tháng, PV OIL đạt 79.617 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2,1 lần và lãi sau thuế 431 tỷ, giảm 17,2% so với ba quý đầu 2021. Năm 2022, tổng công ty đề ra kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 45.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng. Như vậy, sau ba quý, PV OIL đã vượt 77% chỉ tiêu doanh thu và vượt gần 8% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Về tình hình tài chính, quy mô tài sản cuối quý III của PV OIL là 27.365 tỷ đồng. Chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn với 9.474 tỷ đồng tại ngày 30/9. Ba quý đầu năm, PV OIL thu về 315 tỷ đồng lãi tiền gửi. Chỉ tiêu hàng tồn kho ghi nhận 3.453 tỷ đồng cuối kỳ, giảm 35% sau một quý nhưng tăng 34% so với đầu năm. Trong đó, tổng công ty đã phải trích lập dự phòng 150 tỷ giảm giá hàng tồn kho, tăng 133 tỷ so với cuối quý II. Trong cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả tại ngày 30/9 của PV OIL là 16.192 tỷ, trong đó nợ đi vay là 4.095 tỷ, chủ yếu là ngắn hạn. Ba quý đầu năm, PV OIL đi vay thêm 16.565 tỷ đồng thời trả nợ gốc17.207 tỷ. Chi phí lãi vay ba quý là 136 tỷ. Chính nghiệp vụ huy động vốn lãi suất thấp và đem gửi tiền tại các ngân hàng với lãi suất cao hơn đã giúp PV OIL có thêm khoản lãi 179 tỷ đồng ba quý sau khi trừ đi chi phí lãi vay. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 11.173 tỷ, trong đó khoản lỗ luỹ kế chưa phân phối gần 443 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của PV OIL ghi nhận âm 495 tỷ 9 tháng do gia tăng khoản tồn kho và phải thu,cùng kỳ âm 873 tỷ. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là 511 tỷ 9 tháng trong khi dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 1.013 tỷ khiến lưu chuyển tiền thuần trong 9 tháng âm 996 tỷ đồng.
OIL
Gas Shipping vượt kế hoạch lợi nhuận 8 tháng, chuẩn bị nhận tàu trọng tải 20.000 DWT. Sau 8 tháng đầu năm, Gas Shiping đã thực hiện được 72% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm. Ảnh minh họa: Gas Shipping. CTCP Vận tải Sản Phẩm Khí Quốc tế (Gas Shipping - Mã: GSP) vừa công bố kết quả 8 tháng đầu năm 2021 với tổng doanh thu hơn 1.130 tỷ đồng, đạt 138% kế hoạch 8 tháng. Lợi nhuận trước thuế ước hơn 47 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch. Với kết quả trên, Gas Shipping đã thực hiện được 87% kế hoạch doanh thu và 72% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm. Trong 8 tháng đầu năm, đội tàu Gas Shipping đã vận chuyển được 682 chuyến hàng với tổng khối lượng vận chuyển hơn 770.000 tấn LPG. Trong đó, vận chuyển cho Công ty Kinh doanh sản phẩm khí KDK - đơn vị thuộc PV GAS là 564 chuyến, đạt khối lượng hơn 540.000 tấn; vận chuyển cho CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) 38 chuyến nội địa, đạt khối lượng 68.400 tấn và vận chuyển 167.000 tấn cho khách hàng khác, tương đương 85 chuyến quốc tế. Mới đây, nhằm tận dụng giá cước vận tải biển lên cao, Hội đồng quản trị (HĐQT) Gas Shipping đã thông báo chào bán 20 triệu cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp nhằm mua hai tàu chở dầu. Theo thông báo mới nhất, HĐQT đã có quyết định gia hạn thời gian chuyển nhượng quyền mua, đăng ký và nộp tiền mua cổ phần GSP thêm khoảng 25 ngày. Cụ thể, thời gian chuyển nhượng quyền mua cổ phần sau điều chỉnh từ ngày 30/8 đến 12/10; thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu là ngày 30/8 - 15/10. Nguyên nhân gia hạn là để đảm bảo đợt phát hành được thành công trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp, các thành phố lớn đang thực hiện giãn cách nghiêm ngặt khiến việc đăng ký chuyển nhượng quyền mua cổ phần và nộp tiền mua cổ phiếu trong giai đoạn này khá khó khăn. Công ty cho biết, trong tháng 8, Gas Shipping đã triển khai các bước để đầu tư tàu dầu/hóa chất trọng tải khoảng 20.000 DWT số 1 dự kiến nhận tàu vào đầu tháng 9. Công ty cũng đã hoàn thành thủ tục vay vốn tại Woori Bank với mức lãi suất ở mức tốt và sẵn sàng cho việc khai thác ngay tàu tại thị trường châu Mỹ. Nguồn: Bản cáo bạch công bố chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Gas Shipping. Hiện giá cổ phiếu GSP đang ở mức cao nhất lịch sử với 15.000 đồng/cp chốt phiên 6/9, khối lượng khớp lệnh hơn 681.000 đơn vị. Giá cổ phiếu GSP đang ở mức cao nhất lịch sử với 15.000 đồng/cp. (Nguồn: TradingView).
GSP
PNJ rót thêm 320 tỷ đồng vào hai công ty con. Hình thức góp vốn của PNJ vào hai công ty con là tiền mặt, nhằm mục đích tăng vốn điều lệ. HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) vừa thông qua việc tăng vốn điều lệ vào hai công ty con. Theo đó, PNJ dự kiến rót thêm 300 tỷ đồng vào công ty TNHH Một thành viên Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ (PNJP), qua đó, nâng tổng vốn điều lệ của công ty từ 200 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Công ty cũng dự định góp thêm 20 tỷ đồng vào công ty TNHH Một thành viên Thời trang CAO, qua đó, nâng tổng vốn điều lệ của công ty từ 130 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng. Hình thức góp vốn của PNJ vào hai công ty là bằng tiền mặt. Thời gian thực hiện dự kiến vào ngày 23/12. Theo tìm hiểu, cuối tháng 9, PNJ sở hữu ba công ty con và đều nắm 100% vốn điều lệ. Trong đó, công ty TNHH Một thành viên Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ (PNJP) được thành lập năm 2018, công ty TNHH Một thành viên Thời trang CAO được thành lập năm 2009. Mới đây, PNJ đã công bố kết quả kinh doanh 11 tháng với 31.063 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.640 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 85,4%, 96,1% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo cơ cấu doanh thu, kênh bán lẻ tiếp tục đóng góp chủ yếu với 60,7%, tiếp theo là vàng 24K chiếm 25,6%, mảng bán sỉ đóng góp 12,2%. Còn lại phần nhỏ đến từ hoạt động khác. Tính đến cuối tháng 11, toàn hệ thống PNJ ghi nhận 362 cửa hàng tại 55 tỉnh, thành phố. Trong đó, từ đầu năm, PNJ đã mở mới 33 cửa hàng và đóng cửa 13 cửa hàng nhằm tái cấu trúc. Chốt phiên giao dịch ngày 22/12, cổ phiếu PNJ đóng cửa tại 109.000 đồng/cp, giảm khoảng 16% so với mức đỉnh ở đầu tháng 6 nhưng tăng nhẹ so với mức giá 96.500 đồng/cp vào đầu năm.
PNJ
FLC Faros có nữ Chủ tịch HĐQT mới. Bà Nguyễn Bình Phương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của FLC Faros thay cho bà Hương Trần Kiều Dung từ ngày 21/4. Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) vừa công bố loạt nghị quyết HĐQT về vấn đề nhân sự. Cụ thể, bà Nguyễn Bình Phương thôi giữ chức Tổng Giám đốc từ ngày 21/4 để đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT thay cho bà Hương Trần Kiều Dung. Bà Nguyễn Bình Phương sinh năm 1973, tốt nghiệp cử nhân tiếng Pháp – Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Hiện nay bà Phương đang thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Giai đoạn 1996 – 2010, bà Phương làm việc tại Công ty cổ phần Tập đoàn T&T đến vị trí Chánh văn phòng. Năm 2011, bà Phương gia nhập Tập đoàn FLC và đảm nhận chức Trưởng Ban Tổ chức hành chính. Từ tháng 6/2018, bà Phương được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC và nắm giữ vị trí này đến 31/1/2020 thì từ nhiệm vì lý do cá nhân. Cùng ngày 31/1/2020, một Phó Tổng Giám đốc khác của FLC cũng từ nhiệm là ông Nguyễn Thiện Phú. Ngoài ra, bà Phương còn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF (nay đã đổi tên thành Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu KFS) từ cuối năm 2018 đến khi từ nhiệm ngày 5/2/2020 - tức 5 ngày sau khi thôi chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC. Tại CTCP Nông dược HAI, bà Phương làm Thành viên HĐQT trong nhiều năm. Tại FLC Faros, bà Phương làm Phó Tổng Giám đốc trong nhiều năm cho đến khi từ nhiệm ngày 17/6/2019. Sau đó, Chủ tịch FLC Faros Trịnh Văn Quyết bổ nhiệm bà Nguyễn Bình Phương một lần nữa giữ chức Phó Tổng Giám đốc từ ngày 5/11/2019. Đến 30/11/2020, bà Phương được thắng chức Tổng Giám đốc FLC Faros và giữ vị trí này cho đến khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT ngày 21/4/2022 vừa qua. Bà Hương Trần Kiều Dung - người giữ chức Chủ tịch FLC Faros ngay trước bà Phương - bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 8/4 với cáo buộc giúp sức Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán. Ngoài vị trí Chủ tịch FLC Faros, bà Dung còn là Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn FLC, Chủ tịch Chứng khoán BOS. Cùng ngày 21/4/2022, Hội đồng quản trị của FLC Faros còn thay đổi chức danh đối với ông Lê Tuấn Hùng từ Phó Tổng Giám đốc Thường trực thành Phó Tổng Giám đốc. Đồng thời, FLC Faros bổ nhiệm ông Trần Thế Anh làm Phó Tổng Giám đốc Thường trực kể từ ngày 21/4. Ông Trần Thế Anh sinh năm 1978, từng có thời gian làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty cổ phần Liên doanh Đầu tư quốc tế KLF (nay đã đổi tên thành Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS), Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (Mã: GAB). Trong ngày 21/4, FLC Faros đã gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh bản công bố thông tin bổ sung báo cáo tình hình quản trị 6 tháng và cả năm 2021. Công ty cho biết do sai sót trong quá trình trao đổi thông tin giữa các bộ phận, FLC Faros đã công bố thông tin không thống nhất với nội dung báo cáo tài chính bán niên 2021. Vì vậy, FLC Faros bổ sung loạt thông tin liên quan tới giao dịch giữa FLC Faros và 14 doanh nghiệp có liên quan với người nội bộ, bao gồm Tập đoàn FLC, các công ty con của Tập đoàn FLC, CTCP Hàng không Tre Việt, CTCP Đầu tư Khoáng sản FLC Stone (Mã: AMD), CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (Mã: FHH), …
ROS
Một công ty sản xuất gỗ ước lãi quý III cao kỷ lục. Đây là quý đầu tiên Phú Tài báo lãi trước thuế vượt trên mốc 200 tỷ đồng. Nhờ đó công ty đã thực hiện 76% kế hoạch lợi nhuận năm sau ba quý. CTCP Phú Tài (Mã: PTB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với doanh thu hợp nhất hơn 4.792 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 493 tỷ đồng, tăng 56%. Kết quả, doanh nghiệp đã thực hiện được 70% kế hoạch doanh thu và 76% kế hoạch lợi nhuận năm sau sau ba quý. Trước đó công ty đã công bố doanh thu 6 tháng đầu năm với 3.016 tỷ đồng và 284 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy tính riêng quý III, doanh nghiệp ghi nhận hơn 1.776 tỷ đồng doanh thu cùng khoản lãi trước thuế 209 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và gần 58% so với quý III năm ngoái. Đây cũng là kết quả lợi nhuận cao kỷ lục kể từ khi Phú Tài được niêm trên HOSE vào năm 2011. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Phú Tài. Sang quý IV, Phú Tài đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất hơn 1.871 tỷ đồng và lãi khoảng 164 tỷ. Nếu hoàn thành kế hoạch này, Phú Tài sẽ đạt được 95% chỉ tiêu doanh thu và vượt 1% kế hoạch lợi nhuận năm.
PTB
Bamboo Capital chốt ngày phát hành hơn 148 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp. Hiện thị giá cổ phiếu BCG đang cao hơn 2,2 lần so với giá dự kiến phát hành cho cổ đông hiện hữu. Ngày 23/11, CTCP Bamboo Capital (Mã: BCG) đã công bố giấy chứng nhận đăng ký chào bán hơn 148,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp, bằng 43% so với giá cổ phiếu BCG chốt phiên 23/11 là 27.450 đồng/cp. Với mức giá này, ước tính số tiền tập đoàn thu về hơn 1.785 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1 (tức cứ 100 cổ phiếu được quyền mua thêm 50 cổ phiếu mới). Ngày đăng ký cuối cùng là 7/12, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/12. Sau đợt chào bán này, vốn điều lệ BCG dự kiến tăng từ 2.975 tỷ lên 4.463 tỷ đồng. BCG cho biết mục đích phát hành thêm nhằm nâng cao năng lực tài chính, đồng thời bổ sung nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đó đại diện doanh nghiệp này cho biết đã có lộ trình tăng vốn lên hơn 5.000 tỷ đồng. Vốn tăng lên chủ yếu để phát triển dự án mới và sẽ cân đối tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu. Đầu năm nay, BCG đã phát hành xong 68 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu cũng với tỷ lệ 2:1 để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và bất động sản. Liên quan đến tình hình kinh doanh quý III của BCG, doanh thu thuần giảm 41,5% về 457 tỷ đồng. Biên lãi gộp của doanh nghiệp có sự cải thiện từ 29% ở cùng kỳ lên 46%. Lợi nhuận sau thuế tăng 186% lên 218 tỷ đồng nhờ nguồn thu đột biến từ hoạt động tài chính với hơn 596 tỷ đồng.
BCG
Năm 2021 của Tập đoàn FLC: Cổ phiếu tăng 300%, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết có thêm 3.000 tỷ. Năm 2021 có nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và Tập đoàn FLC nói riêng nhưng cổ phiếu FLC vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, giúp nhiều cổ đông "về bờ". Trong cả ba quý đầu năm 2021, Tập đoàn FLC đều báo lãi. Tỷ suất lợi nhuận tuy không cao nhưng cũng là tín hiệu khả quan khi so với hàng nghìn doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí phải giải thể vì COVID-19 hoành hành. Kết quả kinh doanh của 9 tháng đầu năm 2021 cũng tích cực hơn nhiều so với số lỗ nghìn tỷ của cùng kỳ 2020. Đến nay FLC chưa công bố báo cáo tài chính hay ước tính lợi nhuận của quý IV. Năm 2021, FLC đặt mục tiêu tổng doanh thu 15.250 tỷ đồng, lãi sau thuế 800 tỷ. Sau 9 tháng, tập đoàn của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đã thực hiện 37% kế hoạch doanh thu và 8,6% kế hoạch lợi nhuận. Việc dự báo kết quả hoạt động của FLC là không hề dễ dàng. Trong quý IV/2020, FLC bất ngờ thông báo lãi gần 2.400 tỷ đồng nhờ thoái vốn các khoản đầu tư, qua đó giúp lợi nhuận cả năm đạt 308 tỷ. Liệu FLC có bất ngờ nào trong báo cáo tài chính quý IV/2021 hay không? Các cổ đông sẽ phải đợi đến hạn chót nộp báo cáo vào cuối tháng 1 để có câu trả lời. Cổ phiếu FLC vượt mệnh giá vào ngày 25/3/2021, lời hứa của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết hồi tháng 11/2019 đã trở thành hiện thực. Những tháng giữa và cuối năm, cổ phiếu FLC có nhiều biến động nhưng không bao giờ đóng cửa dưới 10.000 đồng/cp. Kết phiên 31/12, giá cổ phiếu này dừng ở 18.000 đồng/cp, tăng 296% so với ngày đầu 2021 và ở vùng cao nhất kể từ đầu năm 2012 trở lại đây. Tại đỉnh 19.000 đồng/cp thiết lập vào ngày 28/12, FLC cao hơn đầu năm tới 318%. Diễn biến của FLC vượt trội so với mức tăng gần 36% của chỉ số thị trường VN-Index trong năm vừa qua. Cổ phiếu FLC lên đỉnh hơn 9 năm, nhiều nhà đầu tư "về bờ". Trong năm 2021, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết chỉ báo cáo một giao dịch cổ phiếu FLC duy nhất, đó là lần mua 15 triệu đơn vị trong giai đoạn 4/2 – 3/3. Sau giao dịch, ông Quyết nắm giữ 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn điều lệ của tập đoàn. Diễn biến tích cực của FLC trong năm vừa qua giúp tài sản chứng khoán của ông Quyết tăng thêm khoảng 3.000 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác liên quan tới ông Quyết cũng diễn biến khả quan trong năm 2021 là ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros. Phiên 15/12, ROS tăng kịch trần và vượt mệnh giá. Kết phiên 31/12, ROS dừng ở 13.600 đồng/cp, tăng 438% so với đầu năm. Mức giá kỷ lục của cổ phiếu ROS trong lịch sử là hơn 178.000 đồng/cp thiết lập vào tháng 11/2017 (giá đã điều chỉnh cổ tức). Ông Trịnh Văn Quyết từng có nhiều năm làm Chủ tịch HĐQT của FLC Faros nhưng đã từ chức vào tháng 4/2020. Sau đó, ông Quyết liên tục bán 267,5 triệu cổ phiếu ROS và không còn là cổ đông lớn kể từ ngày 10/6/2020. Tại ngày 31/12/2020, ông Quyết đang sở hữu 23,72 triệu đơn vị ROS, tương đương 4,18% vốn của FLC Faros. Ngày 14/4/2021, FLC Faros cho biết ông Quyết có ý định mua 20 triệu cổ phiếu ROS. Vào thời điểm đó, ông Quyết không còn nắm giữ chức vụ gì tại FLC Faros và cũng không phải bên liên quan của người nội bộ nên không có nghĩa vụ công bố thông tin trước giao dịch. Nếu mua 20 triệu cổ phiếu đúng như thông báo, ông Quyết sẽ nâng sở hữu lên thành 43,72 triệu đơn vị, tương đương với 7,7% vốn. Nói cách khác, ông Quyết sẽ trở thành cổ đông lớn của FLC Faros và phải công bố thông tin. Từ tháng 4 đến nay ông Quyết không báo cáo kết quả giao dịch, vậy nên có thể khẳng định ông chưa mua 20 triệu cổ phiếu ROS nói trên. Nếu mua vào, ông Quyết đã được hưởng lợi lớn hơn nhiều từ diễn biến tích cực của ROS. Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. (Ảnh: FLC). Không chỉ ông Quyết, nhiều nhà đầu tư khác cũng lãi đậm nhờ đà tăng của cổ phiếu FLC và ROS. Trên các diễn đàn chứng khoán nổi tiếng, nhiều thành viên đã gọi Chủ tịch Tập đoàn FLC với tên gọi trìu mến là "anh Quyết" hoặc "anh tôi". Ngoài các cổ phiếu niêm yết như FLC hay ROS, ông Quyết còn sở hữu cổ phần của nhiều doanh nghiệp khác, bao gồm hơn 52% vốn của FLCHomes hay 51% vốn của Bamboo Airways. Nếu tính cả các cổ phiếu chưa lên sàn này, tổng tài sản chứng khoán của ông Quyết có thể lên tới 48.000 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD. Đại hội cổ đông thường niên của FLC tổ chức ngày 12/4/2021 đã thông qua kế hoạch chào bán 497 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 70%. Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của FLC sẽ tăng từ 7.100 tỷ đồng hiện nay lên 12.070 tỷ đồng. Giá chào bán là 10.000 đồng/cp, tức là tập đoàn có thể thu về khoảng 4.970 tỷ đồng. Đến hết năm 2021, FLC chưa chốt danh sách cổ đông để thực hiện đợt chào bán nói trên. Dự kiến Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết sẽ được quyền mua thêm 151 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 1.510 tỷ đồng. Tại ngày cuối năm 2020, Tập đoàn FLC đang sở hữu 51,29% vốn điều lệ của hãng hàng không Bamboo Airways. Sau khi Bamboo tăng vốn từ 7.000 tỷ đồng lên thành 10.500 tỷ vào ngày 5/2/2021, tỷ lệ sở hữu của FLC giảm còn 39,4%. Nói cách khác, từ quý I/2021, Bamboo Airways không còn là công ty con của Tập đoàn FLC mà là công ty liên kết. Tập đoàn FLC không thoái bớt vốn khỏi Bamboo mà thậm chí còn góp thêm 550 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn mà các cổ đông khác góp vào lớn hơn nên tỷ lệ sở hữu của FLC tại Bamboo bị giảm xuống. Trong năm 2021, Bamboo Airways còn ba lần tăng vốn nữa, lên lần lượt 12.500 tỷ, 16.000 tỷ và 18.500 tỷ. Sở hữu của Tập đoàn FLC tại Bamboo Airways vào ngày 1/6 năm nay là 25,8%. Việc Bamboo Airways không còn là công ty con đồng nghĩa với việc Tập đoàn FLC sẽ không hợp nhất toàn bộ bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo lãi/lỗ của hãng hàng không này. Trong 11 tháng đầu năm 2021, Bamboo Airways khai thác 22.465 chuyến bay, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi toàn ngành hàng không giảm tới 41%. Tỷ lệ cất cánh đúng giờ (OTP) 11 tháng đạt 96,8%, cao nhất Việt Nam. Trong năm 2019 và 2020, Bamboo có lãi trước thuế lần lượt khoảng 300 tỷ và 400 tỷ đồng nhờ có doanh thu tài chính. Ngày 17/1/2021, Tập đoàn FLC khởi công giai đoạn 2 của quần thể nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình. Dự án bao gồm Tổ hợp khách sạn hơn 500 phòng tiêu chuẩn 5 sao cùng Trung tâm hội nghị quốc tế 1.200 chỗ. Quần thể FLC Quảng Bình có tổng diện tích gần 2.000 ha và tổng vốn đầu tư 20.000 tỷ đồng. Giai đoạn một với club house, sân golf... đã được đưa vào vận hành trước đó. Ngày 20/3, Tập đoàn FLC khởi công Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Hà Giang, dự kiến có nhiều hạng mục cao cấp như khách sạn 5 sao, bể bơi vô cực, trung tâm hội nghị quốc tế, ... đáp ứng khoảng 2.000 du khách mỗi ngày. Trong nhiều tháng của quý II và quý III, dịch bệnh hoành hành khiến nhiều hoạt động của tập đoàn bị ảnh hưởng. Cụ thể, FLC từng dự định khánh thành khách sạn 1.500 phòng FLC City Hotel Beach Quy Nhon vào ngày 22/8 nhưng thực tế sự kiện phải đến 24/10 mới diễn ra. Khách sạn cao 27 tầng và sở hữu gần 250 phòng khách sạn 5 sao hướng biển, cách sân bay Phù Cát cũng như quần thể FLC Quy Nhơn khoảng 20 – 25 phút di chuyển bằng ô tô. Trước đó vào tháng 11/2020, cũng tại Quy Nhơn, FLC đã khánh thành khách sạn 1.500 phòng FLC Grand Hotel Quy Nhon. Mới đây nhất ngày 23/12/2021, Tập đoàn FLC khánh thành Tổ hợp Khách sạn & Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Vĩnh Phúc sau khoảng 10 tháng thi công. Tổ hợp có sức chứa 2.000 khách và gần 200 phòng khách sạn 5 sao. Lễ khánh thành Tổ hợp Khách sạn & Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Vĩnh Phúc. (Ảnh: Đức Quyền). Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cho biết các khu chức năng của FLC Vinh Phuc Convention Center được đặt tên theo những địa danh nổi tiếng của tỉnh, như phòng hội nghị lớn Tam Đảo, phòng khánh tiết Tây Thiên, hay phòng họp VIP Bình Sơn .... Tỉnh Vĩnh Phúc cũng là quê hương của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết.
FLC
Doanh nghiệp casino duy nhất trên sàn thay cả chủ tịch và tổng giám đốc sau 8 quý lỗ liên tiếp. Trước khi có sự biến động nhân sự cấp cao, loạt cổ đông lớn lâu năm của CTCP Quốc tế Hoàng Gia cũng đã bán hết số cổ phiếu nắm giữ. CTCP Quốc tế Hoàng Gia (Mã: RIC) là doanh nghiệp duy nhất trên sàn chứng khoán kinh doanh casino tại Quảng Ninh. Mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) RIC đã ra nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với bà Juan Hsiao Mei. Ông Lin Yi Huang được ngồi vào vị trí thay thế. Cùng lúc, HĐQT RIC cũng bổ nhiệm ông Kua Ta Wei thay cho vị trí của ông Đỗ Trí Vỹ, người giữ chức Tổng Giám đốc công ty. Ông Vỹ làm Tổng Giám đốc tại RIC từ năm 2000 trong khi vị trí Chủ tịch HĐQT của bà Juan Hsiao Mei bắt đầu từ tháng 6/2016. Tính đến cuối tháng 9, bà Juan Hsiao Mei sở hữu 2,52% vốn tại RIC. Việc thay thế nhân sự chủ chốt của công ty trong bối cảnh doanh nghiệp casino liên tục báo lỗ 8 quý kể từ quý IV/2019 do thường xuyên kinh doanh dưới giá vốn. Tính đến cuối tháng 9, số lỗ lũy kế lên tới gần 380 tỷ đồng, chiếm 54% vốn góp chủ sở hữu. RIC kinh doanh thua lỗ nhiều quý liên tiếp. (Nguồn: MH tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty). Trong diễn biến gần đây nhất, Kai Chieh International Investment Ltd (Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Khải Tiệp) đã chuyển quyền sở hữu hơn 36,9 cổ phiếu sang cho KaiViet Investment Co., Ltd, chiếm 52,49% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của RIC, theo thông báo của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Vào cuối tháng 8, một cổ đông lớn là ông Lê Quốc Thắng đã bán ra toàn bộ hơn 6,76 triệu cổ phiếu và chính thức không là cổ đông lớn của công ty sau hơn 6 năm đầu tư vào đây. Trong quý I, cổ phiếu RIC gây chú ý khi đột ngột tăng trần 34 phiên liên tục, từ vùng 5.130 lên 46.150 đồng/cp, tức tăng hơn 8 lần. Sau đó thị giá đã giảm sâu và hiện về vùng 20.700 đồng/cp chốt phiên 25/11. Diễn biến giá cổ phiếu RIC trong vòng một năm qua. (Nguồn: TradingView).
RIC
Tiêu thụ thép Hòa Phát tăng 4 tháng liên tiếp, đạt gần 1 triệu tấn trong tháng 10. Sau 10 tháng, Hòa Phát đã tiêu thụ tổng cộng 7,3 triệu tấn thép các loại. Sản phẩm thép xây dựng Hòa Phát. (Ảnh: HPG). Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cho biết sản lượng bán hàng trong tháng 10 vừa qua đạt 968.000 tấn thép các loại, tăng 64% so với cùng kỳ. Trong đó, thép xây dựng đóng góp nhiều nhất với 467.000 tấn, tăng 87%. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt trên 200.000 tấn, tăng 16% so với tháng 9. Tiêu thụ ống thép cũng tăng 85% so với tháng liền trước, ghi nhận 72.000 tấn. Hòa Phát cho biết tình hình kinh doanh của tập đoàn diễn biến khả quan nhờ vào việc Chính phủ áp dụng chiến lược chống dịch theo hướng thích ứng linh hoạt, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất trở lại trạng thái bình thường mới, các dự án đầu tư công được đẩy mạnh tiến độ giải ngân, ... Cũng trong tháng 10, sản lượng xuất khẩu thép cuộn thành phẩm tăng mạnh khi đạt 147.000 tấn, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất từ trước đến nay. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia,... Lũy kế 10 tháng đầu năm 2021, Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 7,3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 38% so với cùng kỳ. Thép xây dựng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 19%, trong đó xuất khẩu đóng góp 810.000 tấn, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước. Thép cuộn cán nóng đạt hơn 2,1 triệu tấn. Tôn Hòa Phát đạt tổng sản lượng 318.000 tấn, gấp 2,5 lần cùng kỳ, chủ yếu nhờ lượng hàng xuất khẩu tăng cao. Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á với sản lượng thép thô 8 triệu tấn/năm. Trong quý III vừa qua, Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận sau thuế 10.351 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử tập đoàn và đứng thứ 2 thị trường chứng khoán Việt Nam.
HPG
Hòa Phát trả cổ tức trong tháng 6-8, gia đình Chủ tịch Trần Đình Long sắp nhận 782 tỷ đồng và 470 triệu cổ phiếu HPG. Tập đoàn Hòa Phát sẽ chi tổng cộng 2.236 tỷ đồng tiền mặt và phát hành thêm 1,34 tỷ cổ phiếu HPG trong đợt cổ tức tới. Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa thông báo sẽ trả cổ tức năm 2021 trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 sắp tới. Phương án cổ tức đã được đại hội cổ đông thường niên ngày 24/5 vừa qua phê duyệt với tỷ lệ trên 99% số phiếu đồng ý. Ngày chốt danh sách cổ đông chưa được công bố. Tổng tỷ lệ cổ tức chi trả là 35%, bao gồm 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Như vậy, nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu HPG tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 50.000 đồng tiền mặt (chưa trừ thuế, phí) và 30 cổ phiếu HPG mới. Hòa Phát hiện nay có hơn 4,47 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi ra khoảng 2.236 tỷ đồng tiền mặt và phát hành 1,34 tỷ cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu sau khi chia cổ tức là hơn 5,8 tỷ đơn vị, ứng với vốn điều lệ 58.147 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Đình Long đang sở hữu 26,08% vốn điều lệ của Hòa Phát. Vợ và con trai của ông Long cũng là cổ đông của tập đoàn, như thể hiện trong biểu đồ bên dưới. Tổng cộng cả gia đình ông Long nắm giữ 35% vốn. Trong đợt cổ tức tới, gia đình Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát sẽ được nhận khoảng 782 tỷ đồng tiền mặt và 470 triệu cổ phiếu HPG. HPG là “cổ phiếu quốc dân” được nhiều nhà đầu tư quan tâm và sở hữu. Tại ngày chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự đại hội thường niên 2022, Hòa Phát ghi nhận 161.205 cổ đông, nhiều nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) dưới đây, HPG là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất toàn thị trường với thanh khoản 336.300 tỷ đồng. Xét về khối lượng giao dịch, HPG xếp thứ 2 với 6,64 tỷ cổ phiếu được sang tay trong năm ngoái. Tại đại hội cổ đông ngày 24/5 vừa qua, Chủ tịch Trần Đình Long tái khẳng định cam kết không bán số cổ phiếu HPG mà ông đang sở hữu. Tuy nhiên, nếu cổ đông muốn ông dùng tiền từ cổ tức và các nguồn khác để mua thêm HPG thì sau này ông sẽ cần bán bớt đi để có “tiền ra, tiền vào” vì ông không có tiền để gia tăng sở hữu mãi. Nếu ông Long dùng toàn bộ số tiền cổ tức tiền mặt 782 tỷ đồng mà cả gia đình sắp nhận được để mua cổ phiếu HPG thì có thể mua được hơn 22 triệu đơn vị, tính theo mức giá hiện nay khoảng 35.000 đồng/cp.
HPG
KIDO lãi 121 tỷ đồng quý I, nhà máy bánh kẹo 12.735 m2 chính thức đi vào hoạt động. Bất chấp giá vận chuyển tăng cao do sự biến động của giá dầu thế giới trước tình hình chiến sự Nga - Ukraina, biên lợi nhuận gộp quý I của KIDO vẫn duy trì ở mức 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (Mã: KDC) đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thuần quý I của KIDO đạt 2.879 tỷ đồng, đạt 21% kế hoạch năm và tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ 1,3% lên 152 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý I đạt 121 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp quý I đạt 548 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ trọng lợi nhuận gộp ngành hàng dầu ăn chiếm 63% và ngành hàng thực phẩm chiếm 37%. Biên lợi nhuận gộp là 19% tương đồng so với cùng kỳ năm trước dù giá vận chuyển tăng cao do sự biến động của giá dầu thế giới trước tình hình chiến sự Nga - Ukraina. Tập đoàn KIDO cho hay trong quý đầu năm, tập đoàn đã đẩy mạnh bán hàng cho toàn bộ danh mục các sản phẩm của từng ngành hàng và phát triển mạnh chuỗi F&B theo định hướng chiến lược đã đề ra trước đó, khiến các chi phí hoạt động có liên quan đều gia tăng. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng 26% lên 296 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 100 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Là ngành kinh doanh cốt lõi của tập đoàn, ngành dầu ăn tiếp tục đóng góp tích cực vào doanh thu chung của KIDO trong quý I/2022. Mặc dù mùa Tết 2022 đến sớm hơn mọi năm khiến doanh thu ngành dầu trong quý I của KIDO bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thông qua hàng loạt hoạt động kích hoạt thương hiệu vào mùa lễ hội lớn của năm như Tết Nguyên Đán và việc mở cửa trở lại của Chính phủ cũng đã giúp sức mua ngành dầu gia tăng. Bên cạnh đó, việc cho ra mắt thị trường những sản phẩm phù hợp với tình hình mới cùng các chính sách mở rộng ngành, mở rộng sang thị trường sang các nước trong khu vực như Campuchia, Lào… đã góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu chung của ngành dầu. Đối với ngành kem, tập đoàn cho biêt bước vào dịp Tết Nguyên Đán, khu vực Bắc Bộ chịu ảnh hưởng bởi những đợt rét đậm, rét hại cùng mưa tuyết, băng giá kéo dài, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ ngành kem ở khu vực trọng điểm phía Bắc. Từ sau Tết, khi các lệnh giãn cách lần lượt được gỡ bỏ, các kênh trọng điểm của ngành kem là điểm du lịch và trường học bắt đầu mở cửa trở lại, KIDO đẩy mạnh thực thi những chiến lược phát triển, mở rộng thị trường bù lại cho thời gian ảnh hưởng bởi COVID. Theo đó, bước vào giai đoạn cao điểm mùa hè nhu cầu thưởng thức kem tăng nhanh, hai nhãn hàng kem Merino và Celano đã và đang kích hoạt các chiến dịch khuyến mãi. Bên cạnh sự phát triển của hai ngành hàng chủ chốt nêu trên thì trong những tháng đầu năm, ngành hàng bánh và chuỗi F&B Chuk Chuk cũng được Tập đoàn KIDO chú trọng. Trong đó, KIDO đã hoàn thành xây dựng và chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy bánh kẹo KIDO’s Bakery với diện tích 12.735 m2, công suất hoạt động lên đến 19.044 tấn/năm đặt tại TP HCM từ ngày 17/4, đặt mục tiêu chiếm vị trí thứ hai trong ngành bánh tươi tại Việt Nam. Với chuỗi F&B Chuk Chuk, Tập đoàn đã mở thành công nhiều cửa hàng offline bao phủ xung quanh các quận, huyện trực thuộc TP HCM và đang chuẩn bị Bắc tiến trong thời gian tới.
KDC
Thành viên HĐQT Viettel Post làm phó TGĐ Bảo hiểm Quân đội (MIC). MIC bổ nhiệm ông Đinh Như Tuynh, Thành viên HĐQT Viettel Post, giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực kiêm Chủ tịch Ủy ban điều hành. Ông Đinh Như Tuynh. (Ảnh: Quân đội Nhân dân). Hội đồng quản trị Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC, Mã: MIG) vừa có quyết định bổ nhiệm ông Đinh Như Tuynh giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực kiêm Chủ tich Ủy ban điều hành trong thời hạn 3 năm. Ông Tuynh sinh năm 1976, có bằng cử nhân tài chính ngân hàng, cử nhân luật và thạc sỹ quản trị kinh doanh. Hiện ông đang làm Thành viên HĐQT Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post, Mã: VTP) và Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Trước đó, ông từng giữ các vị trí Phó Tổng Giám đốc GP Bank và Giám đốc chi nhánh Ngô Quyền VPBank. Bên cạnh đó, HĐQT MIC cũng có quyết định tái bổ nhiệm ông Phạm Trung Dũng (sinh năm 1981) giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc với thời hạn 3 năm. Cả hai quyết định trên cùng có hiệu lực từ ngày 4/1/2021. Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khóa TP HCM (HOSE) đã có quyết định chấp thuận niêm yết đối với cổ phiếu MIG. Số lượng cổ phiếu niêm yết là 130 triệu đơn vị, tương ứng vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng. Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế của MIC giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước xuống gần 123 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 98 tỷ đồng. Tính tới 30/9/2020, tổng tài sản của MIC đạt 5.289 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cuối năm 2019. Trong đó, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng đột biến từ 13 tỉ đồng vào cuối tháng năm 2019 lên 185 tỉ đồng. Các khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 9,4% xuống 2.428 tỷ đồng, trong khi đầu tư tài chính dài hạn tăng gấp gần 3 lần lên hơn 378 tỷ đồng.
MIG
Doanh thu của Thế Giới Di Động đạt 11.000 tỷ đồng trong tháng 7. Chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đóng góp tổng cộng 8.400 tỷ đồng, tăng trưởng 63% so với cùng kỳ, còn chuỗi Bách Hóa Xanh là 2.350 tỷ đồng, giảm 45% do đã đóng một loạt cửa hàng không hoạt động hiệu quả. CTCP Đầu tư Thế giới Di động (Mã: MWG) vừa đưa ra ước tính sơ bộ kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 16% so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng, MWG ghi nhận 81.700 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. Trong đó chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) đóng góp tổng cộng 8.400 tỷ đồng trong tháng 7, tăng 63% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng, cả hai chuỗi bán lẻ này thu về 65.300 tỷ và tăng 21% so với giai đoạn năm ngoái. Cuối tháng 7, MWG có 1.070 cửa hàng chuỗi TGDĐ (bao gồm 50 cửa hàng Topzone) và 2.185 cửa hàng chuỗi ĐMX (đã bao gồm 972 ĐMX Supermini). Trong khi đó, chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) thu về 2.350 tỷ đồng trong tháng 7, nâng mức lũy kế doanh thu 7 tháng là 15.200 tỷ đồng. MWG cho biết, so với mức đỉnh cao nhất của tháng 7/2021, doanh thu tháng 7 vừa rồi của BHX giảm 45% nhưng vẫn tiếp tục đà tăng trưởng dương qua từng tháng kể từ tháng 3/2022 đến nay. Từ đầu năm đến nay, BHX đã đóng tổng cộng khoảng 400 cửa hàng và hoàn tất việc thay đổi layout mới cho gần như toàn bộ các cửa hàng hiện hữu. Tại ngày cuối tháng 7, công ty có 1.735 cửa hàng BHX với doanh thu bình quân 1 cửa hàng đạt khoảng 1,3 tỷ đồng. Trong bản tin cập nhật tình hình kinh doanh nửa đầu năm mới công bố, MWG cho biết trong quý II, doanh thu bình quân của các nhà thuốc thương hiệu An Khang đã hoạt động tròn tháng đạt 500 - 550 triệu đồng/tháng (mô hình độc lập) và 350 - 400 triệu đồng/tháng (mô hình bên cạnh cửa hàng BHX). Theo kế hoạch, An Khang kỳ vọng đạt mức doanh thu lên 600 triệu đồng/tháng, đạt điểm hòa vốn và bắt đầu có lời khi khép lại năm 2022. Cụ thể trong quý II, doanh thu của các nhà thuốc trở lại bình thường, giảm 20% - 30% từ mức đỉnh ghi nhận trong quý I khi dịch COVID bùng phát mạnh và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cao. Biên lợi nhuận gộp của An Khang trong hai quý đầu năm ở mức trên 20%, MWG thông tin.
MWG
Ocean Group nói gì sau khi bị kiểm toán tiếp tục nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục?. Mặc dù ghi nhận nhiều kì có lãi gần đây, kiểm toán vẫn nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Ocean Group liên quan tới khoản lỗ luỹ kế, khả năng thu hồi nợ. CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - Mã: OGC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét với doanh thu thuần đạt 220 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 16 tỷ đồng, lần lượt giảm 16% và 87% so với cùng kỳ năm trước. So với kết quả kinh doanh trên báo cáo công ty tự lập, lợi nhuận sau soát xét tăng 0,78 tỷ đồng. Ocean Group cho biết nguyên nhân tăng chủ yếu là sự điều chỉnh tăng phần lợi nhuận kế toán hợp nhất từ khoản đầu tư vào công ty liên kết, sau khi công ty thu thập được báo cáo kiểm toán giữa kỳ của công ty liên kết. Tuy lợi nhuận sau kiểm toán ghi nhận tăng thêm, lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm vẫn giảm 87% so với cùng kỳ năm trước. Theo Ocean Group, năm 2020 công ty có phát sinh lợi nhuận từ việc thoái vốn tại một số đơn vị thành viên còn lợi nhuận năm nay phát sinh do ghi nhận kết quả giải quyết tranh chấp liên quan đến các giao dịch trước đây. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị thành viên trong tập đoàn. Trong báo cáo tài chính bán niên đã soát xét của Ocean Group, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc công ty có các khoản nợ phải thu, khoản góp vốn cho các đối tác để triển khai dự án đầu tư và khoản cho vay, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản đầu tư khác với tổng số dư nợ gốc hơn 1.039 tỷ đồng, số dự phòng gần 296 tỷ đồng, giá trị thuần của tài sản sau bù trừ số dư nợ phải trả và trích lập dự phòng hơn 408 tỷ đồng. Kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để đánh giá khả năng thu hồi hay khả năng tiếp tục thực hiện và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai của các khoản trên cũng như không thể thực hiện được các thủ tục thay thế để đánh giá giá trị dự phòng cần phải trích lập. Giải trình cho vấn đề này, Ocean Group cho biết công ty và các đơn vị thành viên vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp để đôn đốc, thu hồi các khoản phải thu. Công ty đã trích lập dự phòng cho các khoản công nợ phải thu dựa trên thời gian quá hạn thanh toán quy định, đánh giá dự phòng dựa trên các thông tin tài chính khác mà công ty có thể thu thập được. Ocean Group cho rằng việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng các khoản đầu tư tài chính là thận trọng và phù hợp với các thông tin mà công ty có được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Kiểm toán còn đưa ra ý kiến nhấn mạnh về việc CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH, công ty con của Ocean Group, nhận được văn bản của cơ quan chức năng về việc "tạm dừng mọi biến động" đối với thửa đất số Lô 45-1, khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Theo Ocean Group, CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH đang làm việc và giải trình các nội dung giao dịch các bên liên quan. Công ty thực hiện giao dịch hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Kiểm toán còn nhấn mạnh khoản lỗ lũy kế của Ocean Group đến ngày 30/6 khoảng 2.624 tỷ đồng. Những yếu tố này, cùng những vấn đề kết luận ngoại trừ đã được nêu và các vấn đề khác, cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Trước ý kiến đó, Ocean Group cho biết mặc dù có những yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty mẹ do có lỗ lũy kế lớn trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, nhưng công ty đang thực hiện tái cơ cấu các khoản đầu tư cổ phần, cổ phiếu, dự án bất động sản và đang tích cực thu hồi, bán các khoản công nợ từ hỗ trợ vốn ngắn hạn cho đối tác và các khoản phải thu khác. Mặt khác trong thời gian từ năm 2018 đến nay, công ty liên tục ghi nhận các khoản lợi nhuận trên báo cáo tài chính. Vì vậy, Ocean Group đánh giá báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là phù hợp. Lãi sau thuế của Ocean Group kể từ năm 2012 đến 2021. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán của Ocean Group). Ngoài ra, kiểm toán còn lưu ý khoản nợ tiềm tàng đối với hợp đồng hợp tác đầu tư năm 2014 giữa Ocean Group và Công ty TNHH Gió Hát, trong đó ghi nhận việc phạt vi phạm bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng. Tập đoàn đã tạm ghi nhận khoản phạt 140 tỷ vào năm 2014. Tới nay, hai bên chưa thống nhất được mức phạt bồi thường cụ thể và công ty vẫn đang đánh giá các tài sản và nợ tiềm tàng có thể phát sinh. Ocean Group cho biết các khoản công nợ tiềm tàng đã được công ty đánh giá một cách thận trọng và ghi nhận các khoản chi phí tiềm tàng có thể phát sinh. Công ty đang làm việc với các đối tác để xác định các quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên.
OGC
Thuduc House công bố chiến lược phát triển BĐS hậu khủng hoảng. Sau nhiều lần được các cổ đông liên tục nhắc nhở về việc tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, có thể nói đến nay Thuduc House mới thực sự để tâm khi ban điều hành chính thức công bố chiến lược phát triển và có định hướng rõ ràng hơn sau cơn khủng hoảng. Tại ba kỳ ĐHĐCĐ thường niên gần nhất của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, Mã: TDH), các cổ đông lớn liên tục chất vấn và yêu cầu ban điều hành công ty thoái vốn các mảng kinh doanh ngoài ngành, không mang lại lợi nhuận để tập trung cho bất động sản. Lý do các cổ đông đưa ra là công ty đang phung phí nguồn lực, cả về vốn, nhân lực và chi phí cơ hội. Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành quyết liệt trong việc phát triển quỹ đất giai đoạn 2018-2019 thì Thuduc House dậm chân tại chỗ và tìm kiếm lợi nhuận ở các công ty kinh doanh khoáng sản. Chưa kể, phần lớn các dự án đang triển khai lại chậm tiến độ, làm ảnh hưởng chung đến kết quả kinh doanh của công ty. Sau chuỗi khủng hoảng kéo dài từ năm ngoái và đỉnh điểm là sự kiện hàng loạt lãnh đạo cấp cao bị bắt vừa qua, ban điều hành đương nhiệm của Thuduc House thừa nhận doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử hơn 30 năm phát triển. Song, đây cũng là cơ hội để công ty tiến hành tái cấu trúc, từ nhân sự đến tài sản, hoạt động kinh doanh và tầm nhìn, chiến lược trong tương lai. Theo chia sẻ của ông Đàm Mạnh Cường, Tổng Giám đốc Thuduc House, định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển mảng kinh doanh lõi là bất động sản, với tỷ trọng đóng góp 60% doanh thu và khởi động lại mảng quản lý chợ - lĩnh vực đã tạo nên tên tuổi cho Thuduc House. Cũng theo thông tin từ Tổng Giám đốc Thuduc House, phía doanh nghiệp đang trong quá trình thương thảo với một số đối tác có quỹ đất lớn và vị trí đẹp tại TP HCM, Vũng Tàu, Bình Thuận và Cần Thơ. Các dự án công ty đang theo đuổi có quy mô khá lớn với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Riêng việc nhận chuyển nhượng một dự án cần khoảng 3.000-5.000 tỷ đồng. Về thông tin chi tiết từng dự án, ban lãnh đạo công ty không thể chia sẻ vào thời điểm này bởi thương vụ chưa hoàn tất. "Sau khi đàm phán thành công, chúng tôi sẽ tiến hành đặt cọc để được nhận chuyển nhượng dự án và có văn bản lấy ý kiến cổ đông thông qua, bao gồm các thông tin chi tiết về dự án, tổng mức đầu tư, doanh thu, lợi nhuận dự kiến,... Nếu những dự án này thành công có thể tạo tiền đề tài chính mạnh cho Thuduc House trong 3-5 năm tới", ông Đàm Mạnh Cường chia sẻ. Hồi cuối tháng 9, Thuduc House từng công bố thông tin về việc hợp tác với CTCP Louis Land (Mã: BII) phát triển 4 dự án. Tuy nhiên, cái bắt tay này chính thức dừng lại vào cuối tháng 10, sau sự kiện cổ phiếu TDH của Thuduc House bị đưa vào diện kiểm soát và Louis Land có động thái thoái vốn sau đó. Cách đây không lâu, Thuduc House đã chuyển nhượng Khu nhà ở Golden Hill 8,68 ha (Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu) và Cao ốc hỗn hợp Aster Garden Towers 1,98 ha (Bình Dương). Hiện nay, Thuduc House đang trong quá trình hoàn tất giao dịch thoái vốn tại CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP HCM (Fideco, Mã: FDC) - chủ đầu tư Khu dân cư Cần Giờ 29,8 ha. Dự án này khởi động từ năm 2019 nhưng đến nay chủ đầu tư đã xin gia hạn thời gian thực hiện thêm 24 tháng và đang chờ quyết định chính thức của UBND TP HCM. Đối với tòa nhà văn phòng số 28 Phùng Khắc Khoan (quận 1, TP HCM), công trình đang tạm dừng và cần điều chỉnh lại tiến độ. Thuduc House dự kiến xin giấy phép thiết kế xây dựng trong quý II/2022. Riêng Khu phức hợp Centum Wealth (quận 9) do Công ty TNHH Bách Phú Thịnh, thành viên của Thuduc House làm chủ đầu tư đã bắt đầu bàn giao cho khách hàng và ghi nhận doanh thu, lợi nhuận từ cuối năm ngoái. Dự án này có tổng mức đầu tư 50 triệu USD và khoảng 544 sản phẩm. Hiện công ty đang xin giấy phép bán hàng 104 căn hộ còn lại. Ngoài ra, công ty đang tìm kiếm thêm các quỹ đất quy mô 1-10 ha để xây dựng nhà ở giá rẻ cho công nhân, người lao động, hợp tác đầu tư văn phòng vừa và nhỏ. Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào sáng ngày 22/12, Tổng Giám đốc Thuduc House cho biết công ty có kế hoạch quay lại mảng quản lý chợ. Công ty đang xúc tiến với các đối tác để gia tăng hình ảnh của Thuduc House ở mảng này, không chỉ tại TP HCM mà còn ở các địa phương khác có nhu cầu phát triển mô hình chợ nông sản. Thuduc House bắt đầu xây dựng Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vào năm 2003 thông qua Công ty Quản lý và Kinh doanh Chợ Nông sản Thủ Đức có vốn điều lệ 37 tỷ đồng. Khởi đầu doanh thu của chợ từ vài trăm triệu đồng tăng lên vài trăm tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2016-2018, đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của Thuduc House. Năm 2018, Thuduc House bán 51% vốn tại công ty quản lý chợ theo hình thức ESOP để đủ điều kiện hạch toán lợi nhuận vào kết quả kinh doanh theo quy định. Giữa năm ngoái, Thuduc House bất ngờ công bố sẽ thoái hết phần vốn còn lại, mặc dù ban lãnh đạo từng cam kết với cổ đông sau lần công ty bán vốn vào năm 2018 và trong bối cảnh công ty lỗ lũy kế. Để hiện thực hóa các kế hoạch nói trên, Thuduc House cần nguồn vốn tương đối lớn. Trước mắt công ty sẽ phát hành riêng lẻ để huy động 1.440 tỷ đồng và kỳ vọng việc này sẽ hoàn tất trong quý II năm sau. Đồng thời, công ty sẽ tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ khác từ ngân hàng, quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng khác,... Sau khi xóa được lỗ lũy kế, công ty đủ điều kiện và sẽ tiến hành huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu. Tính đến cuối tháng 9, công ty còn lỗ lũy kế hơn 213 tỷ đồng và dự kiến lợi nhuận sau thuế vẫn âm đến hết năm nay.
TDH
Cổ đông Nhật Bản không mua 70 triệu cổ phiếu HVN, Vietnam Airlines bán lại cho người lao động. Vietnam Airlines sắp chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN, trong đó cổ đông chiến lược ANA Holdings được quyền mua 70 triệu đơn vị nhưng đã chuyển nhượng lại quyền mua này. Tiếp viên Vietnam Airlines được quyền mua cổ phiếu HVN với giá 10.000 đồng/cp. (Ảnh minh họa: Vietnam Airlines). Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - Mã: HVN) sắp chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN với giá 10.000 đồng/cp với mục đích bổ sung thanh khoản 8.000 tỷ đồng. Cổ đông chiến lược ANA Holdings đến từ Nhật Bản đang nắm giữ 8,77% vốn điều lệ của Vietnam Airlines nên được quyền mua hơn 70 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, ANA Holdings đã chuyển nhượng toàn bộ quyền mua này cho người lao động của Vietnam Airlines. Đoàn Tiếp viên Vietnam Airlines mới đây đã ra thông báo về việc phân phối số quyền mua nói trên "theo nguyên tắc công khai, khách quan, minh bạch; phân bổ đều cho các đối tượng được mua". Cụ thể, cán bộ nhân viên văn phòng và tiếp viên cơ hữu có hệ số phân bổ là 1, mỗi người được dự kiến mua tối đa 5.737 cổ phiếu, trị giá hơn 57 triệu đồng. Tiếp viên ALS (lao động thời vụ ký hợp đồng qua CTCP Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không Alsimexco) có hệ số phân bổ là 0,5; tức là mỗi người được dự kiến mua tối đa 2.868 cổ phiếu, trị giá gần 29 triệu đồng. Tổng cộng, 70 triệu cổ phiếu thuộc quyền mua của ANA Holdings sẽ được phân phối cho trên 15.100 người lao động. Giá phát hành 10.000 đồng/cp tương đương khoảng 41% giá cổ phiếu HVN hiện nay trên thị trường chứng khoán. Người lao động muốn mua cổ phiếu phát hành đợt này cần mở tài khoản tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB (Mã: MBS). Nếu có khó khăn về tài chính, người lao động của Vietnam Airlines có thể liên hệ với các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), để được hỗ trợ khoản vay theo nhu cầu và điều kiện thực tế. Dịch COVID-19 tái bùng phát khiến cho hoạt động hàng không bị thiệt hại nghiêm trọng. Chủ tịch Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, khoảng 9.700 lao động của tổng công ty không có công ăn việc làm. Khoảng 30% lao động phải tạm ngừng việc trong 6-12 tháng, mỗi người được tổng công ty hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng. Ngoài kế hoạch phát hành 800 triệu cổ phiếu để huy động 8.000 tỷ đồng nói trên, Vietnam Airlines còn được bổ sung thanh khoản bằng gói vay ưu đãi lãi suất 4.000 tỷ đồng từ ba ngân hàng là MSB, SHB và SeABank. ANA Holdings là tập đoàn sở hữu hãng hàng không 5 sao All Nippon Airways của Nhật Bản. Trong xu thế khó khăn chung của ngành hàng không toàn cầu, Vietnam Airlines đã báo lỗ kỷ lục gần 11.200 tỷ đồng trong năm 2020, dự kiến lỗ thêm 14.500 tỷ trong năm 2021. ANA Holdings cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm tài khóa kết thúc vào 31/3/2021, tập đoàn Nhật Bản này ghi nhận lỗ ròng kỷ lục gần 405 tỷ yen, tương đương 3,7 tỷ USD. Doanh thu giảm 63% còn gần 730 tỷ yen. Vì vậy, ANA Holdings cũng không dồi dào tiềm lực tài chính để "bơm vốn" cho Vietnam Airlines trong đợt chào bán cổ phần này.
HVN
Victory Capital (PTL) sắp chào bán 100 triệu cổ phiếu với giá cao hơn 49% thị giá. Victory Capital (PTL) chuẩn bị chào bán 100 triệu cổ phiếu để góp vốn vào công ty con và bổ sung vốn lưu động. CTCP Victory Capital (Mã: PTL) vừa được thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ bằng hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Theo đó, PTL sẽ chào bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, cao hơn 49% giá cổ phiếu PTL chốt phiên 27/9 (6.700 đồng/cp). Sau chào bán, vốn điều lệ của PTL dự kiến tăng từ 1.000 tỷ lên 2.000 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong quý IV/2022, quý I/2023 sau khi được UBCKNN chấp thuận. Đối tượng phát hành là nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo đó, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ không giới hạn số lượng và dưới 100 nhà đầu tư chiến lược không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đồng thời, cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Tổng số tiền dự kiến thu về là 1.000 tỷ đồng. PTL sẽ dùng số tiền để góp vốn vào công ty con là CTCP Đầu tư Bất động sản Tiến Phát Đạt (700 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Bất động sản Phúc Khang Gia (250 tỷ đồng) nhằm mở rộng quỹ đất và bổ sung nguồn vốn lưu động (50 tỷ đồng). Tiền thân của Victory Capital là CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland) được thành lập năm 2007, hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và bất động sản. Năm 2021, công ty chính thức niêm yết trên sàn HOSE. Tháng 3/2022, công ty đổi tên thành Victory Capital. Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm, PTL ghi nhận doanh thu là 34 tỷ đồng tăng 64%, lợi nhuận sau thuế âm gần 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi 17 tỷ. Năm 2022, PTL đặt mục tiêu doanh thu là 664,1 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 86,2 tỉ đồng. Như vậy, doanh nghiệp mới hoàn thành 5% chỉ tiêu doanh thu năm sau 6 tháng. Về tình hình tài chính, cuối quý II, tổng tài sản của PTL là hơn 927 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu (34%). Hàng tồn kho hơn 89 tỷ đồng, chủ yếu từ dự án chung cư cao tầng Mỹ Phú, chung cư Petroland quận 2 và dự án quận 12. Khoản tiền, khoản tiền tương đương với tiền và khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn cuối quý II là 246 tỷ đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn, tại ngày 30/6, nợ phải trả của doanh nghiệp là 332 tỷ đồng, doanh nghiệp không sử dụng nợ vay. Vốn chủ sở hữu là 595 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 431 tỷ đồng tính tới hết quý II.
PTL
Tân Tạo (ITA) dự kiến thoái toàn bộ vốn tại 5 công ty thành viên, kỳ vọng có lãi thuần gần 260 tỷ đồng năm 2023. Thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của ITA ở mức 12.221 tỷ đồng, trong đó lượng tiền và tương đương chỉ còn 17,5 tỷ đồng. Hầu hết tài sản của công ty đang tập trung ở các khoản phải thu ngắn hạn (3.590 tỷ), hàng tồn kho (3.561 tỷ) và tài sản dở dang dài hạn (3.210 tỷ). CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã: ITA) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, đại hội dự kiến diễn ra ngày 28/4 tại Long An. Năm nay, ITA đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập là 774,4 tỷ đồng, lợi nhuận thuần đạt 257,3 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức tùy theo tình hình hoạt động của công ty và sẽ ủy quyền cho Hội đồng quản trị (HĐQT) quyết định. Théo báo cáo đã kiểm toán, năm 2022, ITA ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 608 tỷ đồng, lỗ thuần 217 tỷ đồng và lỗ sau thuế gần 258 tỷ. Đại hội tới, HĐQT trình cổ đông thống nhất phê chuẩn và ủy quyền cho HĐQT thực hiện các thủ tục đầu tư của dự án Khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo - Long An (diện tích 414,7 ha) tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Về kế hoạch xây dựng cơ bản, công ty dự kiến sửa chữa 46.857 m2 nhà xưởng cho khách hàng thuê; cho thuê 30 ha đất KCN Tân Đức; xây dựng 50.000 m2 hệ thống hạ tầng giao thông KCN giai đoạn 2, san lắp mặt bằng tổng khối lượng ước tính 350.000 m2 trong KCN Tân Đức giai đoạn 2 để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, công ty sẽ hoàn thiện 7.000 m2 hạ tầng Khu dân cư Tân Đức giai đoạn 2 để bàn giao nền tái định cư; tiếp tục hoàn thiện 23 căn biệt thự khu Hạnh phúc; sửa chữa Block 1,3, hoàn thiện pháp lý cụm chung cư Tân Đức Plaza đưa vào kinh doanh theo chương trình nhà ở xã hội của tỉnh Long An. Ngoài ra, HĐQT ITA trình cổ đông phương án thoái toàn bộ vốn đầu tư tại CTCP Sài Gòn Đà Lạt, CTCP Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC), CTCP Năng lượng Tân Tạo 2 (TEC2), CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Tân Tạo, CTCP Khu công nghiệp Cơ khí – Năng lượng Agrimeco Tân Tạo. Song song đó, thực hiện thủ tục thoái vốn, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đối với các dự án do ITA làm chủ đầu tư hoặc các dự án do ITA liên kết đầu tư. Đồng thời công ty sẽ thực hiện giải thể CTCP Bầu trời Tân Tạo Mê Kông, CTCP Đầu tư Kinh doanh Đô thị Tân Tạo Mê Kông. Tính đến cuối năm 2022, ITA đang đầu tư vào 9 đơn vị khác với giá trị gốc là 1.452 tỷ đồng, trong đó phải trích lập dự phòng là 163 tỷ. HĐQT cũng sẽ trình cổ đông thống nhất phê chuẩn các nghị quyết của HĐQT về các hợp đồng cho vay/mượn dài hạn đối với CTCP Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC), Công ty CP Năng Lượng Tân Tạo 2 (TEC2), CTCP Năng Lượng Tân Tạo (TEC) và các công ty liên quan đến dự án xây dựng Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương bị Thủ tướng Chính phủ loại ra khỏi danh sách các dự án sẽ vận hành trước năm 2030 do nguyên nhân bất khả kháng. Bên cạnh đó, đại hội sẽ tiến hành bầu cử về việc thanh lý hợp đồng cho thuê đất dài hạn xây dựng Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương được ký giữa CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và CTCP Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC). Liên quan đến việc huy động vốn, HĐQT trình cổ đông thống nhất phê chuẩn và ủy quyền cho HĐQT được quyết định giữ lại một phần hoặc hoàn toàn lợi nhuận của năm 2022 để bổ sung nguồn vốn lưu động và/hoặc nâng vốn điều lệ thay vì chi trả cổ tức. Đồng thời, ủy quyền cho HĐQT chủ động tìm kiếm các tổ chức tài chính trong nước hoặc quốc tế để thực hiện vay vốn hoặc phát hành trái phiếu nhằm tái cấu trúc nợ và bổ sung vốn kinh doanh cho hoạt động của công ty. Thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của ITA ở mức 12.221 tỷ đồng, trong đó lượng tiền và tương đương còn 17,5 tỷ đồng. Hầu hết tài sản của công ty đang tập trung ở các khoản phải thu ngắn hạn (3.590 tỷ), hàng tồn kho (3.561 tỷ) và tài sản dở dang dài hạn (3.210 tỷ). Cuối năm 2022, tổng nợ phải trả của ITA là 2.125 tỷ đồng, trong đó công ty chỉ đi vay hơn 32 tỷ đồng. Bên cạnh đó công ty còn có các khoản chi phí phải trả ngắn hạn là 1.268 tỷ đồng. Cuối quý, vốn chủ sở hữu ở mức 10.095 tỷ. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tới cuối quý IV của ITA là 366 tỷ đồng. Ngoài ra, trên báo cáo kiểm toán năm 2022, Công ty Kiểm toán AASCS còn nhấn mạnh đến nhiều vấn đề của ITA liên quan đến thuyết minh các khoản mục như nợ tiềm tàng, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, quyết định của Toà án và thông tin về hoạt động liên tục…
ITA
Đình chỉ đơn vị kiểm toán cho công ty thành viên của Tân Hoàng Minh. UBCKNN đã ban hành quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán của đơn vị thực hiện kiểm toán cho báo cáo tài chính năm 2021 của CTCP Tổng Bách Hóa. Ngày 19/5, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định đình chỉ tư cách công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán với Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội). Thời gian đình chỉ từ ngày 19/5 đến hết ngày 31/12. Đồng thời, hai Kiểm toán viên của CPA Hà Nội là Nguyễn Thị Lệ Hồng Thu và Nguyễn Trần Phương Hằng cũng bị UBCKNN đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán từ ngày 19/5 đến ngày 31/12. CPA Hà Nội chính là đơn vị kiểm toán cho (báo cáo tài chính) BCTC năm 2021 của Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa (Mã: TBH). Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng Thu và Nguyễn Trần Hằng Phương cũng là những cá nhân đã ký báo cáo kiểm toán của Tổng Bách Hóa. Theo kết luận tại buổi làm việc ngày 28/4 của UBCKNN và CPA Hà Nội, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Tổng Bách Hóa không đạt yêu cầu do công ty kiểm toán chưa thực hiện đầy đủ thủ tục và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần về BCTC hợp nhất và BCTC riêng năm 2021 của công ty. Vì vậy, UBCKNN yêu cầu công ty thực hiện kiểm toán lại BCTC riêng và hợp nhất năm 2021 theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và công bố thông tin theo quy định. Theo BCTC năm 2021 đã được công bố trước đó của Tổng Bách Hoá, doanh thu thuần hợp nhất đạt được là 4,5 tỷ đồng, chỉ bằng 1/5 doanh thu năm 2020 và lãi sau thuế là 709 tỷ đồng trong khi lỗ sau thuế năm 2020 là 40 tỷ đồng. Giải trình về mức lãi đột biến, doanh nghiệp cho biết năm 2021, công ty đã đầu tư tài chính và chuyển nhượng cổ phần cho CTCP Ngọc Viễn Đông và CTCP Cung Điện Mùa Đông. Do vậy, công ty thu được cổ tức từ CTCP Cung Điện Mùa Đông là hơn 257 tỷ đồng và khoản lãi từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần là 495 tỷ đồng. Cả hai doanh nghiệp này đều là thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Công ty Cổ phần Tổng Bách Hoá tiền thân là Tổng công ty Bách Hoá được thành lập năm 1954 thuộc Bộ Công Thương. Năm 2004, Tổng Bách Hoá trở thành công ty cổ phần, sau nhiều lần tăng vốn, đến tháng 2/2021, Tổng Bách Hoá được chấp thuận phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược tăng vốn điều lệ lên 931,17 tỷ đồng. Hiện nay, công ty có cổ đông lớn duy nhất sở hữu 96,65% vốn là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Thanh, cũng là một thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
TBH
Chủ tịch FPT Telecom nói về Thế Giới Di Động: Không ai dám cười chê nữa, Bách Hóa Xanh sẽ đem về 30.000 tỷ đồng doanh thu năm nay. Chủ tịch FPT Telecom chia sẻ nhiều người đã cười và ngạc nhiên khi Thế Giới Di Động mở chuỗi Bách Hóa Xanh. Tuy nhiên, hiện chuỗi trở thành trụ cột chính giữ đà tăng trưởng cho Thế Giới Di Động trong thời buổi dịch bệnh. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước suy thoái do đại dịch COVID-19. Chỉ trong 7 tháng đầu năm nay đã có gần 80.000 công ty phá sản, đóng cửa do COVID-19, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê. Nhiều doanh nghiệp còn trụ vững dù cố gắng nhưng vẫn gặp nhiều rào cản và thách thức. Trước bối cảnh này, tại toạ đàm "Vắc xin cho doanh nghiệp - Khách hàng là trung tâm hay Bán hàng là trung tâm?" do Học viện Kingsman tổ chức, Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến đã chia sẻ câu chuyện thực tế về Thế Giới Di Động và chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) để giúp những người đứng đầu doanh nghiệp có cái nhìn lạc quan hơn về những khó khăn hiện tại. Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom. (Ảnh: FPT Education). Ông Tiến nói đa số người đều biết CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) có hàng nghìn cửa hàng bán điện thoại di động, máy tính, các sản phẩm điện máy. Nhưng, khi tập đoàn bán lẻ đồ công nghệ mở chuỗi kinh doanh đồ thực phẩm, nhiều người tỏ ra nghi hoặc về quyết định này. "Rất nhiều người đã cười, kể cả những người làm việc trong doanh nghiệp quy mô lớn đều vô cùng ngạc nhiên khi Thế Giới Di Động mở chuỗi BHX. Ngày hôm nay, không ai dám cười nữa, Thế Giới Di Động đã có gần 2.000 cửa hàng BHX trên toàn quốc. Mọi người có thể chê bai về hệ thống vận hành, về đủ thứ nhưng không thể phủ nhận 2.000 cửa hàng BHX này đang phát huy được tác dụng, sự cần thiết của nó trong mùa dịch. Tôi xin tiết lộ một con số, 2.000 cửa hàng này năm nay sẽ mang lại cho Thế Giới Di Động 30.000 tỷ đồng doanh thu", ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ câu chuyện với cộng đồng lãnh đạo doanh nghiệp trong toạ đàm. Con số 30.000 tỷ doanh thu trong năm nay của BHX do ông Tiến ước tính có thể khiến nhiều người giật mình, nhưng Chủ tịch của FPT Telecom nhận định rằng BHX, Điện Máy Xanh và gần đây là các chuỗi nhà thuốc của Thế Giới Di Động đều có chung một chính sách. Chính sách này thể hiện sự nhìn xa trông rộng của những người lãnh đạo, đó là họ dựa vào nền tảng công nghệ về hệ thống quản trị và phân phối để xây dựng cho mình trụ cột kinh doanh với các hướng kinh doanh khác nhau, đa dạng hóa sản phẩm. Thế Giới Di Động đã chứng minh được là họ đã tồn tại và sẽ tồn tại vững chắc, còn tiếp tục phát triển, ông Hoàng Nam Tiến khẳng định. Tuyên bố này không phải là không có cơ sở bởi trên thực tế ngay cả trong thời đại dịch chuỗi BHX không ngừng lớn mạnh và mở rộng quy mô. Trong một báo cáo gần đây của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), đơn vị này dự báo năm nay Bách Hoá Xanh sẽ đem về khoảng 31.538 tỷ đồng doanh thu cho công ty, cao hơn con số dự báo của Chủ tịch FPT Telecom. Hiện chuỗi BHX đã ghi nhận mức hòa vốn EBITDA. Do đó, các chuyên gia đánh giá BHX có thể hòa vốn và đóng góp lợi nhuận cho toàn công ty từ năm 2022. Theo kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm của BHX, tổng doanh thu của chuỗi đạt 17.600 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 7, BHX xác nhận kỷ lục mới với doanh thu gần 4.240 tỷ đồng, tăng 55% so với tháng 6 và gấp 2,33 lần so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã đẩy tỷ lệ đóng góp của BHX trong tổng doanh thu của Thế Giới Di Động lên tới 45%, trở thành trụ cột chính giữ đà tăng trưởng cho Thế Giới Di Động. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tháng của Thế Giới Di Động. Doanh thu tăng đột biến nhờ nhu cầu thực phẩm tăng mạnh, song BHX cho biết biên lợi nhuận gộp của công ty giảm so với tháng 6. Việc này do nguồn cung và cách thức cung ứng hàng hóa thay đổi đột ngột, dẫn tới nhiều chi phí mới phát sinh. Công ty cũng phải đối mặt với việc nhiều ngày chuỗi hoạt động với số lượng nhân sự dưới 50% so với điều kiện bình thường. Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư trực tuyến ngày 20/8, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, cho biết tuỳ theo tình hình dịch bệnh, kết quả kinh doanh của Thế Giới Di Động sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Quý III và quý IV tình hình kinh doanh sẽ không tốt bằng nửa đầu năm. Sang năm 2022, nếu dịch bệnh được kiểm soát tương đối, giãn cách giảm đi thì tình hình kinh doanh sẽ phục hồi. Chủ tịch Thế Giới Di Động chia sẻ công ty sẽ không điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm nay. Nếu quý IV, việc giãn cách được nới lỏng thì công ty sẽ nỗ lực về đích. Nếu giãn cách vẫn căng thẳng như hiện nay thì khả năng không về đích là hiện hữu nhưng công ty cũng khó có thể lỗ trong quý III.
MWG
Hoạt động cho thuê đất KCN giúp nhiều doanh nghiệp lãi lớn. Bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc bất động sản có nhiều lợi thế trong thời gian gần đây. Nhiều doanh nghiệp như IDICO, Becamex, Viglacera,… cũng thu lớn từ mảng này. Thống kê từ 9 doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp (KCN) niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2022, đa số đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều ông lớn báo lãi tăng bằng lần nhờ doanh thu mảng bất động sản KCN. Đơn cử, quý III, Tổng công ty IDICO - CTCP (Mã: IDC) ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tăng 128% và LNST 610 tỷ đồng, cao gấp 3 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, IDICO đạt 7.034 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2 lần và LNST 2.365 tỷ đồng, gấp 4,4 lần cùng kỳ năm 2021. Đóng góp chính cho kết quả này là doanh thu từ dịch vụ KCN với 4.084 tỷ đồng, gấp 7,5 lần so với con số 541 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC - Mã: BCM) báo lãi quý III đạt 259 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái (hơn 50 tỷ). Kết quả này có được chủ yếu là do doanh thu kinh doanh bất động sản và bất động sản đầu tư tăng gấp 3 so với cùng kỳ, đạt 1.843 tỷ đồng. Trong 9 tháng, doanh thu thuần và LNST của Becamex IDC lần lượt đạt 5.628 tỷ và 1.665 tỷ, tăng 46% và 60% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận của ông lớn Tổng Công ty Viglacera (Mã: VGC) quý này đạt xấp xỉ 265 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp cho biết, mức tăng trưởng lợi nhuận này đến từ bất động sản khu công nghiệp. Đồng thời, lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng cải thiện nhờ hợp nhất kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ. 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 11.313 tỷ doanh thu thuần và 1.710 tỷ LNST, tăng lần lượt 51% và 104% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu mảng dịch vụ cho thuê bất động sản và hạ tầng KCN đạt 2.759 tỷ, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Do phát sinh từ cho thuê lại đất KCN gần 119 tỷ đồng, LNST quý III của CTCP Long Hậu (Mã: LHG) đạt hơn hơn 82 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh thu của công ty đạt 526 tỷ đồng, LNST đạt 172 tỷ đồng, lần lượt giảm 28% và 36% so với cùng kỳ. Quán quân lợi nhuận quý này thuộc về Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) với khoản lãi kỷ lục lên tới 1.936 tỷ đồng, trong khi quý III năm ngoái lỗ hơn 59 tỷ đồng. Tuy nhiên, đóng góp chính cho kết quả này không phải là mảng bất động sản KCN mà là nhờ khoản lợi nhuận từ công ty liên kết gần 2.000 tỷ đồng (được chuyển từ quý II sang sau khi soát xét). Nếu không có khoản thu nhập bất thường này, Kinh Bắc ghi nhận lỗ hơn 30 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Lũy kế 9 tháng, Kinh Bắc đạt 1.289 tỷ doanh thu thuần, giảm 58% so với cùng kỳ 2.137 tỷ LNST, tăng 192% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, mặc dù chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng doanh thu từ cho thuê đất và cơ sở hạ tầng KCN của doanh nghiệp này chỉ ghi nhận gần 662 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ. Trong khi đó, hai doanh nghiệp báo lợi nhuận sụt giảm quý này là Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi, UPCoM: SNZ) và Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã: ITA). Cụ thể, Sonadezi đạt 261 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ. Còn Tân Tạo đạt 24 tỷ đồng, giảm 76% so với quý III/2021. Doanh thu từ cho thuê đất KCN trong quý III của Sonadezi ghi nhận 354 tỷ, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Trong khi đó, Tân Tạo sụt giảm mạnh chỉ còn 15 tỷ đồng (9 tháng đầu năm sụt giảm một nửa còn 261 tỷ). Còn với CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (Mã: TIP) và CTCP Thống Nhất (Mã: BAX), do không còn nhiều diện tích đất cho thuê nên doanh thu và lợi nhuận duy trì ở mức khá thấp so với các doanh nghiệp lớn cùng ngành. Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, ngành bất động sản khu công nghiệp sẽ có triển vọng tích cực trong quý cuối năm, bên cạnh việc hưởng lợi nhờ đẩy mạnh đầu tư công, việc đứt gãy nguồn cung do xung đột và thiên tai cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Ngoài ra, dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi nhờ việc mở cửa lại hoàn toàn và nối lại các chuyến bay quốc tế. Nhóm phân tích đánh giá, Kinh Bắc (KBC), Cao su Phước Hòa (PHR), Nam Tân Uyên (NTC), IDICO (IDC) là những doanh nghiệp trong ngành được hưởng lợi nhờ quỹ đất thương phẩm lớn hay có KCN nằm tại các tỉnh trọng điểm là vệ tinh sản xuất quanh Hà Nội và TP HCM. Về triển vọng trung vài dài hạn, KBSV cho rằng, ngành bất động sản KCN Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ các hợp đồng thương mại tự do (FTAs) được ký kết cũng như Việt Nam là điểm đến tiềm năng cho các công ty muốn rời khỏi Trung Quốc nhờ chi phí nhân công, giá cho thuê đất và chi phí đầu tư thấp hơn so với khu vực. Đồng thời, đầu tư công được đẩy mạnh với nhiều dự án hạ tầng tăng kết nối giữa các vùng, kết nối Việt Nam với quốc tế, cũng là yếu tố thu hút FDI trong tương lai. KBSV Theo dự phóng trước đó của SSI Research, lợi nhuận trong nửa cuối năm 2022 của một số doanh nghiệp trong ngành này sẽ tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, LNST của Becamex IDC dự kiến tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9 ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CapitaLand. LNST của Tổng công ty IDICO - CTCP (Mã: IDC) trong nửa cuối năm nay được dự phóng tăng 266% so với cùng kỳ nhờ thay đổi phương pháp hạch toán từ ghi nhận đều sang ghi nhận một lần tại KCN Phú Mỹ mở rộng và cho thuê mới tại KCN Hựu Thạnh. Với Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC), công ty chứng khoán này dự báo, nếu thương vụ mua bán 30 ha tại Khu đô thị Tràng Cát thành công, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Sau giai đoạn tăng mạnh, SSI Research dự phóng lợi nhuận ròng của các công ty phát triển KCN niêm yết sẽ chậm lại trong năm 2023 nhưng vẫn tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ nhờ tổng diện tích đất cho thuê và giá thuê đất tiếp tục tăng trưởng.
IDC
Thế Giới Di Động lên tiếng về các tin đồn liên quan đến khoản đầu tư trái phiếu. Thông báo mới nhất trên chuyên trang quan hệ cổ đông của mình, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) cho biết gần đây đã nhận được một số câu hỏi của cổ đông liên quan đến các tin đồn trên mạng xã hội về các khoản đầu tư ngắn hạn của MWG. Cụ thể, trên BCTC hợp nhất quý III/2022 được Thế Giới Di Động công bố ngày 28/10/2022, Công ty có khoản mục “đầu tư tài chính ngắn hạn” với giá trị 8.846 tỷ đồng. Khoản mục này không được thuyết minh chi tiết trong các báo cáo gần đây. Trước các tin đồn, thông tin cập nhật của MWG cho biết khoản mục trên bao gồm 7.235 tỷ đồng là các khoản tiền gửi tại các ngân hàng và không có vấn đề về thanh khoản, có thời hạn còn lại từ 1 - 6 tháng và 1.611 tỷ đồng là các khoản đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn. Trong 1.611 tỷ trái phiếu ngắn hạn mà MWG đầu tư, 100% sẽ đến hạn thanh toán trong 1 - 3 tháng tới. MWG khẳng định: "Đây là những trái phiếu có tài sản đảm bảo và cam kết mua lại từ đơn vị bảo lãnh theo hợp đồng. Danh mục đầu tư đa dạng từ hơn 10 tổ chức phát hành. Trong đó, 80% không liên quan đến ngành bất động sản, đây là trái phiếu của các ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực tài chính, sản xuất, dịch vụ. 100% trái phiếu hoàn toàn không có mối quan hệ nào với các doanh nghiệp/tập đoàn và các ngân hàng/công ty chứng khoán đang được điều tra hay nhắc đến gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến các sai phạm trong phát hành trái phiếu". "Công ty sẽ xử lý các hành vi tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc, bịa đặt gây thiệt hại cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật", phía MWG thông tin. Báo cáo tài chính quý III vừa công bố cũng cho thấy hoạt động tài chính của MWG đã không còn đạt hiệu quả như giai đoạn trước . Trong 9 tháng, công ty đã trả lãi hơn 1.000 tỷ đồng tiền lãi vay, cao hơn nhiều lãi so với khoản lãi tiền gửi 737 tỷ đồng. Báo cáo cho thấy công ty đang vay nợ tổng cộng 22.825 tỷ đồng tại ngày 30/9, bao gồm khoản vay dài hạn mới 5.968 tỷ đồng. Tổng vay nợ tại ngày 30/9 giảm so với mức 24.647 tỷ đồng hồi đầu năm. MWG trước đó cũng cho biết đã thực hiện tái cơ cấu nợ chuyển một phần nguồn tài trợ vốn lưu động từ nợ ngắn hạn sang dài hạn. Các khoản vay dài hạn đến hạn phải trả trong quý IV đã được công ty chuẩn bị sẵn sàng nguồn tiền để trả. Khoản vay dài hạn mới (đáo hạn năm 2025) đã hoàn tất giải ngân cuối quý III.
MWG
VEF được chấp thuận tăng vốn thêm 11.000 tỷ đồng đầu tư 4 đại dự án. Dù cổ đông nhà nước phủ quyết nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm 10% và phương án phát hành thêm 1,1 tỷ cổ phiếu VEF vẫn được thông qua. CTCP Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC, mã: VEF) vừa công bố quyết nghị Đại hội đồng cổ đông qua lấy ý kiến bằng văn bản và đã được thông qua phương án phát hành thêm 1,1 tỷ cổ phiếu chia thành hai đợt cho cổ đông hiện hữu. Mục đích để tăng vốn điều lệ lên 12.691 tỷ đồng. Số tiền thu được qua hai đợt phát hành nhằm thực hiện 4 dự án Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc Gia, dự án Đông Anh, dự án Mễ Trì và dự án Tổ hợp trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở và bổ sung vốn lưu động. Cụ thể, cổ đông đã thông qua việc phát hành hơn 753 triệu cổ phiếu, tỷ lệ phát hành là 1: 4,52 (cứ 100 cổ phiếu sẽ được mua 452 cổ phiếu mới). Đợt hai, VEFAC sẽ phát hành thêm 349,4 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 1:0,38 (100 cổ phiếu được mua 38 cổ phiếu mới). Với giá phát hành là 10.000 đồng/cp cho cả hai đợt chào bán, vốn điều lệ của VEFAC dự kiến sẽ tăng từ 1.666 tỷ đồng lên 12.691 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến trong vòng một năm kể từ ngày ban hành nghị quyết và được Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Chi tiết sử dụng 7.530 tỷ đồng thu được cho các dự án của VEFAC. (Nguồn: VEFAC). Chi tiết sử dụng 3.494,6 tỷ đồng thu được cho dự án của VEFAC. (Nguồn: VEFAC). Theo kết quả kiểm phiếu, trong 590 phiếu được gửi lấy ý kiến, có 28 phiếu có ý kiến là hợp lệ, đại diện cho hơn 163,7 triệu cổ phần, chiếm 98,28% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Trong số 28 cổ phiếu hợp lệ, có một phiếu không tán thành đại diện cho 16,6 triệu cổ phần, tương ứng với 10% tổng số có quyền biểu quyết. Kết quả biểu quyết phương án phát hành hơn 753 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. (Nguồn: VEFAC). Trong cơ cấu cổ đông của VEFAC, cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Vingroup - CTCP (Mã: VIC) nắm giữ 83,32% vốn. Cổ đông lớn còn lại là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở hữu 10% cổ phần. Đáng chú ý, khối lượng phủ quyết trên đúng bằng lượng cổ phần cổ đông nhà nước nắm giữ, do đó khả năng lớn là nhà nước đã không chấp thuận cho VEFAC tăng vốn. Trên thị trường, cổ phiếu VEF đã tăng mạnh 88% kể từ đầu tháng 2/2021 kèm thanh khoản tăng. Chốt phiên ngày 18/3, cổ phiếu VEF tạm dừng ở 155.000 đồng/cp. Mức giá này gấp hơn 15 lần so với giá dự kiến phát hành thêm cổ phiếu VEF. Diễn biến giá VEF. (Nguồn: TradingView).
VEF
Lợi nhuận KCN Nam Tân Uyên năm 2021 đi ngang. Dù báo cáo lợi nhuận tương đương với năm 2020 song thành quả này đã giúp Nam Tân Uyên vượt 30% mục tiêu lợi nhuận năm. CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã: NTC) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần 106 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ mảng bất động sản đầu tư. Giá vốn tương đương 1/4 tổng doanh thu. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 47,8% cùng kỳ lên 74,8% quý này. Ngoài ra công ty còn ghi nhận thêm cổ tức, lợi nhuận được chia hơn 27 tỷ, gấp 3,8 lần cùng kỳ. Kết quả cả qúy, Nam Tân Uyên lãi sau thuế hơn 82 tỷ, tăng 59%. Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần đạt 271 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 295 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 1,3% so với 2020. Năm 2021, Nam Tân Uyên đặt kế hoạch doanh thu 472 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 226 tỷ đồng. Với kết quả trên, công ty mới thực hiện được 57,4% chỉ tiêu doanh thu song đã vượt 30% mục tiêu lợi nhuận năm. Nguồn: Báo cáo ài chính quý IV/2021 của Nam Tân Uyên. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản Nam Tân Uyên đạt hơn 4.210 tỷ đồng, giảm 5% so với hồi đầu năm. Trong đó chiếm 31% là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới một năm với 1.329 tỷ đồng. Cả năm qua, hoạt động tài chính đem về cho Nam Tân Uyên doanh thu 203 tỷ đồng. Ở phía nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tới 85% với 3.577 tỷ đồng, tập trung ở khoản nợ dài hạn. Trong đó, doanh thu chưa thực hiện dài hạn ghi nhận gần 2.994 tỷ đồng. Đây là doanh thu cho thuê hạ tầng khu công nghiệp, sẽ được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo, căn cứ theo thời gian thuê đất còn lại mà khách hàng đã trả tiền trước. Tổng nợ vay của doanh nghiệp hơn 200 tỷ, trong khi vốn góp chủ sở hữu là 239 tỷ đồng. NTC từng là cổ phiếu đắt đỏ nhất thị trường chứng khoán, song vị thế này giờ thuộc về L14 của CTCP Licogi 14. Chốt phiên 19/1, NTC hồi phục 4% lên 213.000 đồng/cp. Diễn biến giá cổ phiếu NTC trong những năm qua. (Nguồn: TradingView).
NTC
Tổng Giám đốc VinaCafé Biên Hòa xin từ nhiệm. Hiện tại, ban giám đốc của VinaCafé Biên Hòa chỉ gồm ông Lê Hữu Thăng và ông vừa có đơn xin từ nhiệm. Ngày 24/6, CTCP Vinacafé Biên Hòa (Mã: VCF) đã nhận được đơn xin từ nhiệm Tổng Giám đốc của ông Lê Hữu Thăng kể từ ngày 30/6. Theo thông tin công bố, ông Lê Hữu Thăng (sinh năm 1966) có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và từng giữ các vị trí quan trọng về nghiên cứu và phát triển, vận hành các tổ hợp sản xuất, chế biến cà phê tại các công ty đa quốc gia hoạt động ở Mỹ, Thụy Sỹ, Úc, Nga, Thái Lan và Việt Nam. Ông Thăng chính thức nắm giữ chức Tổng Giám đốc của công ty cà phê này từ tháng 4/2021. Tính đến hiện tại, ban giám đốc của VinaCafé Biên Hòa chỉ gồm mỗi ông Thăng. Còn Hội đồng quản trị có 4 người, trong đó ông Phạm Hồng Sơn là Chủ tịch. Về tình hình kinh doanh trong 3 tháng đầu năm, VinaCafé Biên Hòa ghi nhận doanh thu thuần đạt 426 tỷ đồng tăng 6,8% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế 82,5 tỷ đồng tăng 8,6% so với quý I/2021. Năm 2022 VinaCafe Biên Hoà đặt mục tiêu doanh thu thuần từ 2.500 tỷ đồng đến 2.900 tỷ đồng và mục tiêu lãi sau thuế cao nhất 600 tỷ đồng, thấp nhất về 500 tỷ đồng. VinaCafe Biên Hoà cũng cho biết, tình hình bất ổn của thế giới, đặc biệt khu vực Trung Đông sẽ làm giá cả đầu vào tăng cao như giá dầu, giá nguyên liệu, bao bì… gây ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của người tiêu dùng. Do đó mục tiêu kinh doanh năm 2022 cũng có thể bị ảnh hưởng. Hiện trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCF vẫn đang nằm trong top các cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn và tạm dừng ở 237.500 đồng/cp chốt phiên 27/6.
VCF
Tracodi có tân Tổng Giám đốc. HĐQT Tracodi vừa bổ nhiệm một Tổng Giám đốc mới trong thời hạn 6 tháng do người tiền nhiệm là ông Bùi Thiện Phương Đông sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ mới theo chỉ đạo điều động từ công ty mẹ. CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi - Mã: TCD) cho biết đã nhận được đơn đề nghị của bà Lê Thị Mai Loan về việc thôi nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2027 để tập trung làm nhiệm vụ mới. Bên cạnh đó, HĐQT của Tracodi cũng vừa thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Bùi Thiện Phương Đông. Lý do ông Đông sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ mới theo chỉ đạo điều động từ công ty mẹ. Thời gian có hiệu lực từ ngày 3/10. Thay vào đó, ông Nguyễn Hoàng Hiểu lên làm Tổng Giám đốc của Tracodi, thời hạn bổ nhiệm trong vòng 6 tháng kể từ ngày 3/10 đến ngày 31/3/2023. Đồng thời, HĐQT cũng thông qua việc ủy quyền cho ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tracodi làm người đại diện theo pháp luật công ty, thay cho ông Bùi Thiện Phương Đông trước đó. Cũng liên quan đến vấn đề nhân sự, ngày 16/9, HĐQT cũng đã thông qua việc thôi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng đầu tư hạ tầng của Tracodi đối với ông Đặng Ngọc Sáng kể từ ngày 1/10. Song song đó là việc tái bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng Quản lý xây dựng hạ tầng và công nghiệp của Tracodi đối với ông Phạm Thanh Sơn kể từ ngày 1/10. Như vậy, Ban Tổng Giám đốc của Tracodi sẽ gồm có, ông Nguyễn Hoàng Hiểu làm Tổng Giám đốc, ông Thân Thế Hanh, Nguyễn Đức Thái và Phạm Thanh Sơn.
TCD
Nếu điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu thép, Hòa Phát, Formosa sẽ chịu ảnh hưởng ra sao?. Các doanh nghiệp xuất khẩu phôi thép lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng nếu đề xuất thay đổi thuế xuất nhập khẩu thép được áp dụng. Bộ Tài chính mới đây công bố dự thảo nghị định về tăng thuế xuất khẩu phôi thép và giảm thuế nhập khẩu thép xây dựng nhằm kiểm soát lạm phát trong nước, khuyến khích doanh nghiệp hạ giá thép thành phẩm. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc điều chỉnh thuế như dự thảo sẽ làm gia tăng thách thức cho các nhà sản xuất thép trong nước, một số công ty có thể phá sản. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, xu hướng bảo hộ ngành thép gia tăng trên toàn thế giới, bao gồm cả những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký với các quốc gia và khu vực, bao gồm các cường quốc về thép như Trung Quốc và Nhật Bản, là một nguy cơ với ngành thép Việt Nam. Nếu nước ta tăng thuế xuất khẩu và hạ thuế nhập khẩu, thép từ bên ngoài sẽ tràn vào, đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp trong nước, VSA cho hay. Theo số liệu của VSA, năm 2020, các thành viên hiệp hội sản xuất 19,9 triệu tấn thép, tăng gần 14% so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng tăng 28% so với cùng kỳ, đạt hơn 10 triệu tấn. Xuất khẩu phôi thép năm ngoái là khoảng 4 triệu tấn, nửa đầu năm nay đạt 1,7 triệu tấn, giảm 9% so với cùng kỳ. Với thép thành phẩm, sản xuất 6 tháng vừa qua đạt gần 16 triệu tấn, tiêu thụ hơn 14 triệu tấn. Trong đó, bán hàng trong nước là hơn 10 triệu tấn, còn lại là xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất cũng như xuất khẩu thép lớn nhất tại Việt Nam hiện nay là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) và Formosa Hà Tĩnh. Trong nửa đầu năm nay, hai ông lớn này cho ra lò lần lượt 4,05 triệu và 3,24 triệu tấn phôi thép. Formosa xuất khẩu hơn 511.000 tấn còn Hòa Phát là gần 592.000 tấn. Số liệu của VSA và Chứng khoán VNDirect cho thấy, trong 5 tháng đầu 2021, Hòa Phát xuất khẩu 560.000 tấn phôi thép, toàn bộ là phôi vuông. Formosa bán 128.300 tấn phôi vuông. Đây là loại sản phẩm mà Bộ Tài chính đang đề xuất nâng thuế xuất khẩu từ 0% lên 5%. Do nguồn cung thép toàn cầu thiếu hụt, Hòa Phát đã duy trì sản lượng xuất khẩu phôi thép ở mức cao trong 4 tháng đầu năm nhằm tận dụng giá bán và biên lợi nhuận tốt của sản phẩm. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu phôi thép của Hòa Phát đã giảm mạnh trong tháng 5 và 6, chỉ còn chiếm dưới 8% tổng sản lượng tiêu thụ toàn công ty, thấp hơn đáng kể so với mức 23,2% trong tháng 1/2021 và 26% của trung bình năm 2020, VNDirect cho hay. Định hướng của Hòa Phát trong dài hạn là giảm dần bán phôi thép và tập trung tiêu thụ thép xây dựng với biên lợi nhuận cao hơn tại thị trường nội địa. Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long cũng đang chạy thử nhà máy cán thép số 3 tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất với công suất 1 triệu tấn/năm, dự kiến sẽ đi vào vận hành thương mại trong năm nay. Nhờ vậy, Hòa Phát có thể giảm áp lực phải bán phôi thép khi năng lực sản xuất thép thành phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu. VNDirect cho cho biết Hòa Phát có dây chuyền sản xuất linh hoạt nên có thể điều chỉnh sản lượng phôi vuông và phôi dẹt tùy theo tình hình thị trường. Phôi dẹt được dùng để sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC), là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tôn mạ và ống thép. VNDirect cho rằng nếu thuế xuất khẩu phôi thép tăng lên, Hòa Phát sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn nhưng tác động không quá lớn. Trong kịch bản xấu, Hòa Phát sẽ tiếp tục xuất khẩu khoảng 100.000 tấn phôi thép/tháng trong nửa cuối năm 2021 và chịu hoàn toàn 5% chi phí thuế xuất khẩu, khi đó lợi nhuận trước thuế của tập đoàn sẽ giảm khoảng 435 tỷ đồng, tương đương 1,3% lợi nhuận dự phóng cả năm 2021. Việc tăng thuế xuất khẩu phôi vuông lên 5% có thể sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu (Formosa, Hòa Phát, Posco Yamato Vina và TungHo) chuyển sang tiêu thụ ở trong nước, khiến giá phôi thép giảm trong thời gian tới. VNDirect nhận định Thép Pomina (Mã: POM) và Thép Việt Ý (Mã: VIS) có thể được hưởng lợi từ mức giá phôi nội địa thấp hơn, do hai công ty có thể lựa chọn nhập phôi từ bên ngoài hoặc tự sản xuất phôi trong bối cảnh giá thép phế liệu đầu vào đang ở mức cao. Tuy nhiên, công ty xuất khẩu phôi vuông lớn nhất là Hòa Phát sẽ giảm sản lượng tiêu thụ phôi trong nửa cuối năm 2021 và 2022, do đó sản lượng phôi thép bán ở thị trường nội địa sẽ tăng không đáng kể trong thời gian này. Dự thảo điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính không đề cập đến các sản phẩm đầu ra cũng như nguyên liệu đầu vào (HRC) của các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép như Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) và Thép Nam Kim (Mã: NKG), vì vậy các công ty này sẽ không bị ảnh hưởng. Tác động của việc giảm 5-10% thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép xây dựng lên các doanh nghiệp thép niêm yết được cho là không đáng kể Tình từ đầu năm 2020, giá thép xây dựng nội địa của Việt Nam thường xuyên thấp hơn so với Trung Quốc, hiện tại đang thấp hơn 8%. Các doanh nghiệp xuất khẩu thép vào Việt Nam sẽ phải chịu thêm chi phí vận chuyển cũng như thuế tự vệ 7,9% trong giai đoạn 22/3/2021- 21/3/2022 và 6,4% trong giai đoạn 22/3/2022- 31/3/2023. Như vậy, nếu mức thuế nhập khẩu được giảm 5-10% thì giá thép xây dựng Việt Nam vẫn đang rẻ hơn khoảng 20% so với giá thép nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu đối với các sản phẩm thép dài được đề xuất giảm thuế nhập khẩu lần này cũng không quá lớn. Do đó, VNDirect cho rằng tác động của việc giảm thuế nhập khẩu đến các doanh nghiệp thép nội địa là không đáng kể. Chứng khoán SSI cũng có chung kết luận. SSI ước tính sản lượng nhập khẩu trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 chỉ chiếm dưới 1,5% tổng nhu cầu trong nước. Nếu loại trừ tất cả thuế nhập khẩu, giá thép xây dựng trong nước vẫn thấp hơn giá nội địa của Trung Quốc khoảng 10%, từ đó thể hiện khả năng cạnh tranh của các công ty sản xuất thép của Việt Nam.
HPG
Siêu cảng Gemalink đem về bao nhiêu lợi nhuận cho Gemadept?. Được đưa vào khai thác từ đầu năm 2021, đến quý II/2021 Cảng Gemalink bắt đầu kinh doanh có lãi. Đến tháng 6/2022, cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam này đem về hơn 70 tỷ đồng lợi nhuận cho Gemadept. Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của CTCP Gemadept (Mã: GMD) cho thấy doanh thu thuần tăng 30% so với cùng kỳ lên 978 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hoạt động khai thác cảng. Trong kỳ, biên lãi gộp nhích từ 42,4% cùng kỳ lên 44,5% quý này. Bên cạnh đó, Gemadept còn ghi nhận lãi 100 tỷ đồng từ công ty liên doanh liên kết, tăng 43%. Trừ các chi phí, Gemadept lãi sau thuế 334 tỷ đồng, tăng gần 88%. Đây cũng là quý có lợi nhuận cao nhất kể từ quý II/2018. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Gemadept tăng 29% lên gần 1.858 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ hoạt động khai thác cảng chiếm 82,7% với 1.536 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Còn lại là doanh thu đóng góp từ hoạt động logistics, cho thuê văn phóng, tăng 62% lên 322 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm là 653 tỷ đồng, tăng trưởng 86% so với 6 tháng 2021. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 49% mục tiêu doanh thu và 72% chỉ tiêu lợi nhuận năm sau 6 tháng. Tổng tài sản của Gemadept tính tới cuối quý II là 11.378 tỷ đồng, tăng khoảng 600 tỷ so với đầu năm. Trong đó, các khoản mục hầu như không biến động quá nhiều, trừ các khoản phải thu ngắn hạn tăng 32% lên 1.109 tỷ đồng. Bảng cân đối cho thấy Gemadept đang đầu tư 45 tỷ đồng để mua cổ phiếu của CTCP Thép Thủ Đức (Mã: TDS) và CTCP Khoáng sản Mangan (Mã: MMC), tuy nhiên phải trích lập gần 22 tỷ đồng, tức gần một nửa số tiền rót vào chứng khoán. Trong đó công ty dự phòng toàn bộ giá trị 14 tỷ đã đầu tư vào Khoáng sản Mangan. Trong gần 2.500 tỷ đồng đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết, Gemadept rót tiền nhiều nhất vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link (chủ đầu tư của Cảng Gemalink - cảng có quy mô lớn nhất trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải) với số tiền 1.477 tỷ đồng. Tính đến nay, cảng này đã đem về cho Gemadept gần 71 tỷ đồng, so với ngày đầu năm là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên trong tất cả các công ty liên kết, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Mã: SCS) mới là doanh nghiệp đem về cho Gemadept lợi nhuận lớn nhất với 230 tỷ đồng, so với giá gốc khoản đầu tư là 405 tỷ. Tổng nợ vay của Gemadept tính đến cuối tháng 6 là 1.980 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với ngày 1/1, chiếm 55% tổng nợ phải trả.
GMD
Tập đoàn FLC phấn đấu lãi kỷ lục 2.100 tỷ đồng năm 2022. Tập đoàn FLC đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 ước tính 2.100 tỷ đồng, cao gấp gần hai lần kế hoạch 2021. Bà Bùi Hải Huyền, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC phát biểu tại sự kiện sáng 25/1/2022. (Ảnh: FLC). Ngày 25/1, Tập đoàn FLC cho biết mục tiêu doanh thu trong năm 2022 là gần 27.000 tỷ đồng, với lợi nhuận ước tính 2.100 tỷ. Đây đều là những con số cao chưa từng thấy trong lịch sử của FLC. Năm 2021, tập đoàn của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đề ra kế hoạch doanh thu hợp nhất 15.250 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.100 tỷ. Như vậy, mục tiêu của năm 2022 cao hơn lần lượt 77% và 91% kế hoạch năm 2021. Cơ cấu doanh thu lớn nhất năm 2022 thuộc về lĩnh vực bất động sản, với mục tiêu hơn 18.000 tỷ đồng; chiếm hơn 67% tổng doanh thu. Các lĩnh vực thương mại, sản xuất, du lịch và các dịch vụ khác dự tính đóng góp gần 33% doanh thu. Nếu tính thêm các lĩnh vực bổ trợ như hàng không và mảng đầu tư thi công, kế hoạch doanh thu của toàn hệ thống ước tính là 42.000 tỷ đồng. Năm 2021, hai đợt dịch bùng phát trên quy mô lớn và thời gian giãn cách xã hội kéo dài trong quý III đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của FLC. Trong 9 tháng đầu năm, tập đoàn ghi nhận doanh thu 5.694 tỷ đồng, lãi trước thuế gần 111 tỷ, thực hiện lần lượt 37% và 10% kế hoạch cả năm. Số liệu năm 2021 và 2022 là kế hoạch. Kết phiên hôm nay 25/1, giá cổ phiếu FLC giảm kịch sàn còn 11.200 đồng/cp. Thanh khoản khớp lệnh cả phiên đạt gần 26 triệu đơn vị được khớp lệnh. Nhiều cổ phiếu có liên quan đến Tập đoàn FLC như ROS, HAI, AMD và KLF cũng giảm hết biên độ.
FLC
Vì sao doanh nghiệp du lịch niêm yết giảm lỗ?. Với sự "tàn phá" của dịch COVID-19, các doanh nghiệp du lịch niêm yết đều bị ảnh hưởng rất nặng nề, nhưng không ít doanh nghiệp đã linh hoạt đẩy mạnh tái cơ cấu và đạt kết quả tích cực. Nhân viên của Vietravel tham gia sản phẩm Biking Tour Saigon-Hình thức du lịch bằng xe đạp mang ý nghĩa “Xanh”. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN Trong 2 năm qua, với sự "tàn phá" của dịch COVID-19, hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp du lịch niêm yết đều bị ảnh hưởng rất nặng nề, thua lỗ kéo dài, cổ phiếu nằm trong diện bị cảnh báo, thậm chí có nguy cơ bị hủy niêm yết. Trong bối cảnh đó, không ít các doanh nghiệp đã linh hoạt đẩy mạnh tái cơ cấu, qua đó ghi nhận kết quả tích cực. Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á (Mã: DAH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với kết quả khá tích cực bất chấp đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch, lữ hành thời gian qua. Cụ thể, trong quý IV/2021, DAH ghi nhận mức doanh thu thuần lên gần 376 tỷ đồng, trong khi ở cùng kỳ năm 2020, con số này chỉ vỏn vẹn hơn 43 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt gần 25 tỷ đồng, tăng hơn 178% so với cùng kỳ (quý IV/2020, công ty âm gần 31,5 tỷ đồng). Theo giải trình của lãnh đạo công ty, sở dĩ doanh thu bán hàng quý IV của công ty tăng đột biến so với cùng kỳ là nhờ doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu mở thêm ngành nghề kinh doanh. Qua đó, giúp công ty ký được nhiều hợp đồng kinh tế đem lại lợi nhuận cao, dù dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh lữ hành, du lịch. Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào giữa tháng 5/2021, Hội đồng quản trị công ty đã xin ý kiến cổ đông về việc sẽ bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh là xây dựng, san lấp mặt bằng và kinh doanh thương mại, vật liệu xây dựng. Với tiền thân từ một đơn vị thi công xây lắp đã thi công nhiều công trình quan trọng, sự thay đổi này rõ ràng đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2021. Bên cạnh đó, kể từ quý III/2021, khách sạn Đông Á Plaza (đặt tại tỉnh Thái Nguyên) cũng được lãnh đạo công ty tăng cường đẩy mạnh lượng khách lưu trú đến từ chuyên gia tại các khu công nghiệp, qua đó đóng góp không nhỏ cho doanh thu của công ty. Nhờ việc tái cơ cấu mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm, lợi nhuận sau thuế của DAH trong năm 2021 ghi nhận chuyển biến rất tích cực, đạt trên 39 tỷ đồng, trong khi năm 2020 âm hơn 33 tỷ đồng và nửa đầu năm 2021, DAH vẫn trong trạng thái bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 khi lợi nhuận chỉ ở mức 465 triệu đồng. Mới đây, DAH tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu hoạt động doanh nghiệp khi công bố tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH Đông Á Nha Trang kể từ ngày 16/1 đến 31/12/2022 do kinh doanh không hiệu quả. Công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An (mã: HOT) cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với một số điểm đáng chú ý. Dù lợi nhuận sau thuế vẫn ghi nhận lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý IV, song đã giảm lỗ hơn 4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020. Theo lãnh đạo công ty, với mục tiêu giảm lỗ, năm 2021, công ty đã chuyển sang khai thác thị trường đón công dân từ nước ngoài hồi hương và cách ly có thu phí tại 2 khách sạn trực thuộc. Theo đó, doanh thu quý IV/2021 tăng hơn so với cùng kỳ hơn 5 tỷ đồng, tăng 170%. Mặt khác, HOT cũng luôn tăng cường các biện pháp giám sát và cắt giảm các khoản chi phí nên phần nào giảm lỗ từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động bán thanh lý tài sản cố định tại các đơn vị thành viên cũng đã góp phần giảm lỗ toàn công ty. Nhờ các giải pháp trên, tính chung cả năm 2021, công ty lỗ gần 21 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 4 tỷ đồng so với năm 2020. Tuy nhiên, “tình hình dịch COVID-19 hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt xuất hiện chủng mới với tốc độ lây lan nhanh nên khả năng khai thác đối đa doanh thu vẫn không đảm bảo đạt được ngưỡng hòa vốn. Thêm vào đó, các khoản chi phí thường xuyên như bảo trì, vệ sinh… và các khoản định phí không thể giảm nên hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn trong tình trạng lỗ, dù tất cả khoản chi phí này công ty đang kiểm soát rất tốt”, lãnh đạo HOT cho biết. Tại Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành (mã: BTV), báo cáo tài chính quý IV/2021 cũng cho thấy công ty giảm lỗ tới 44% so với cùng kỳ nhờ việc cắt giảm chi phí bán hàng cũng như chi phí doanh nghiệp. Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công (mã: VNG) tuy chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021, song lãnh đạo công ty cũng cho biết, để thích ứng với tình hình dịch bệnh, công ty đã tìm kiếm các giải pháp tăng doanh thu trong mùa dịch từ việc chuyển đổi công năng khách sạn sang cung cấp dịch vụ cách ly và phát triển các sản phẩm mới. Đồng thời, tiến hành tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như củng cố lại cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự chuẩn bị mùa du lịch mới. Là công ty đầu ngành, Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – Vietravel (mã: VTR) cũng không nằm ngoại xu hướng bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. Tại hội thảo trực tuyến tổ chức tháng 12/2021, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings cho biết, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên phụ thuộc vào tâm lý xã hội và hoạt động kinh tế. Do đó, Vietravel đã xây dựng kế hoạch chuyển công ty sang trạng thái "ngủ đông tích cực", giữ nền tảng cơ bản nhất của hệ thống để vẫn hoạt động, tập trung vào công tác xã hội, giải quyết vấn đề marketing để khách du lịch không quên doanh nghiệp. Đồng thời, kỳ vọng du lịch có thể phục hồi trở lại từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khi nhu cầu di chuyển tăng lên. Theo thống kê của Fiinpro, trong năm 2021, du lịch và giải trí là một trong 3 nhóm ngành có mức tăng điểm thấp nhất trên thị trường chứng khoán khi chỉ tăng 6,3%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng 36% của chỉ số chứng khoán chung VN-Index. Xét về thanh khoản, giao dịch của nhóm cổ phiếu du lịch còn mờ nhạt hơn rất nhiều khi hầu hết đều nằm trong trạng thái nằm im hoặc giao dịch với khối lượng khớp lệnh chỉ vài nghìn đơn vị. Hầu hết các cổ phiếu du lịch có vốn hóa nhỏ đều nằm trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế trong năm 2020 là số âm. Diễn biến ảm đạm của nhóm cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán cũng tương quan với ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 lên nhóm ngành này. Báo cáo tài chính quý IV/2021 của các công ty du lịch niêm yết đang công bố cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn trong tình trạng thua lỗ do sức tàn phá nặng nề của dịch COVID-19. Tuy bức tranh chung của ngành vẫn rất ảm đạm, song trong nghịch cảnh COVID-19, hầu hết các doanh nghiệp du lịch đã phải chật vật tìm kiếm các giải pháp thích ứng, tăng doanh thu. Đặc biệt, không ít doanh nghiệp ghi nhận tín hiệu tích cực hơn trong quý IV/2021 nhờ việc tái cơ cấu, tiết giảm chi phí tối đa. Theo nhận định của các chuyên gia Công ty cổ phần Chứng khoán KB (KBSV), tuy chưa thể như giai đoạn trước dịch, song ngành dịch vụ nhà hàng và du lịch được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại trong năm 2022. Lĩnh vực này mới đây cũng cho những tín hiệu tích cực hơn nhờ các yếu tố như các đường bay nội địa và quốc tế đang được mở lại theo lộ trình của Bộ Giao thông Vận tải. Cụ thể, Thủ tướng đồng ý khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao gồm: Bắc Kinh/Quảng Châu, Tokyo, Seoul, Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), Bangkok, Singapore, Vientiane, Phnom Penh, San Francisco/Los Angeles) từ 1/1/2022. Nhiều nước cũng đã đồng ý nối lại đường bay quốc tế với Việt Nam. Chính sách này không chỉ giúp ngành du lịch được hưởng lợi mà còn có nhiều lĩnh vực khác, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia nước ngoài được hưởng lợi theo. Bên cạnh đó, du lịch nội địa hoạt động trở lại từ quý IV/2021, tương ứng với chỉ số Google Mobility (các chỉ số về tính di động của Google áp dụng cho Việt Nam) đang nhích tăng so với mức thấp cuối tháng 9/2021. Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Quốc hội đã thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 - 2023; đồng thời, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã có công văn tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiến nghị một số giải pháp để khôi phục du lịch quốc tế. Với những giải pháp khôi phục kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, các công ty du lịch niêm yết kỳ vọng sẽ hồi phục trở lại. Cổ phiếu ngành du lịch theo đó có thể sôi động trở lại. Hiện giá cổ phiếu của các công ty du lịch đều rất thấp. Đây sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư dài hạn mua vào để đón đầu cơ hội phục hồi của ngành trong thời gian tới.
DAH
Bức tranh u ám năm 2023, loạt doanh nghiệp dự báo lợi nhuận giảm sâu. Với môi trường lãi suất cao, lạm phát kéo dài, kinh tế bất ổn, nhiều doanh nghiệp đã thận trọng trong việc đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023. Ngành thép năm 2022 vấp phải nhiều khó khăn khi nhu cầu suy yếu, sản lượng tiêu thụ giảm sút và giá bán đi xuống. Sang năm 2023, SSI Research dự báo, lượng tiêu thụ thép trong nước tiếp tục “đi xuống” do xuất khẩu giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong ngành đặt mục tiêu tăng trưởng thận trọng. Cụ thể, Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) đưa ra hai phương án kinh doanh trong thời gian tới. Phương án 1, công ty dự kiến đạt 34.000 tỷ đồng doanh thu giảm 32%, lợi nhuận sau thuế khoảng 100 tỷ đồng giảm 60% so với niên độ trước. Tại phương án 2, doanh thu dự báo đạt 36.000 tỷ đồng, lãi sau thuế là 300 tỷ đồng, lần lượt giảm 28% và tăng 20% so với kết quả thực hiện trong năm tài chính 1/10/2021 – 30/9/2022. Hoa Sen cho rằng, thị trường xuất khẩu thép năm 2023 tiềm ẩn nhiều bất ổn về cạnh tranh và rào cản thương mại, còn thị trường nội địa vẫn cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép nói chung. Tương tự, một “ông lớn” khác trong ngành thép là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cũng đặt kế hoạch kinh doanh an toàn trong năm 2023 với 150.000 tỷ đồng doanh thu tăng 6%, lợi nhuận sau thuế là 8.000 tỷ đồng giảm 5% so với cùng kỳ. Trải qua một năm khó khăn, năm 2023, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, lĩnh vực xây dựng dân dụng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản. Hoạt động triển khai các dự án nhà ở và khối lượng thi công của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng có thể ở mức thấp. Thêm vào đó, các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp áp lực lớn từ đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong năm nay khiến chủ đầu tư có thể thiếu hụt về dòng tiền, ảnh hưởng đến khả năng và tiến độ thanh toán cho nhà thầu. Trước dự báo không mấy khả quan, một số doanh nghiệp xây dựng vẫn đặt "ngôi sao hy vọng" về khả năng tăng trưởng. Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) đặt mục tiêu doanh thu 12.500 tỷ đồng, giảm 12% so với thực hiện năm 2022. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 125 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 1.141 tỷ đồng. Mức lợi nhuận kỳ vọng năm 2023 đã cao hơn giai đoạn 2020 - 2021 song vẫn thấp hơn thời kỳ 2016 - 2019, giai đoạn hưng thịnh của ngành xây dựng. Năm 2022, Xây dựng Hoà Bình thua lỗ nghìn tỷ trong bối cảnh ngành xây dựng khó khăn và thị trường bất động sản gần như nguội lạnh. Khó khăn không chỉ xuất phát từ bên ngoài mà nội tại doanh nghiệp cũng xảy ra cuộc nội chiến giữa nhóm ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú xoay quanh chiếc ghế Chủ tịch. Một cái tên khác trong ngành xây dựng là CTCP Licogi 14 (Mã: L14) cũng đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 cao hơn năm trước với 195 tỷ đồng doanh thu (tăng 13% so với cùng kỳ) và lãi sau thuế 20 tỷ đồng (tăng 5%) so với cùng kỳ. Nửa cuối năm 2022, cơn “khát” phân bón toàn cầu đã hạ nhiệt, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cũng qua thời kỳ đỉnh cao, có xu hướng chậm lại trong quý III/2022 và giảm sâu trong quý IV/2022. Sang năm 2023, Chứng khoán BSC dự báo, các doanh nghiệp phân bón có thể đối mặt với áp lực tăng trưởng âm trong năm 2023 do nguồn cung dư thừa, giá ure giảm nhanh hơn nguyên liệu. Nhất là khi Trung Quốc nới lỏng xuất khẩu phân bón và Ấn Độ có xu hướng tăng cường sản xuất nội địa, giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Sau năm 2022 lãi đột biến, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ - Mã: DPM) đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 với 17.372 tỷ đồng doanh thu, 2.670 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm lần lượt 13%, 58% so với cùng kỳ. Trước đó, Đạm Phú Mỹ đã công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu đạt gần 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 6.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 55% và tăng 68% so với năm ngoái, là kết quả kỷ lục của tổng công ty. Tương tự Đạm Phú Mỹ, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) cũng là một trong những doanh nghiệp phân bón có mức lãi kỷ lục vào năm trước khi giá ure tăng cao. Cụ thể, năm 2022, doanh thu thuần của công ty đạt 15.924 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 4.281 tỷ đồng, lần lượt tăng 61% và tăng 134% so với cùng kỳ. Sang năm 2023, Đạm Cà Mau lên mục tiêu doanh thu còn 13.458 tỷ đồng giảm 15%, 1.383 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế giảm 68% so với cùng kỳ. Nhận định về ngành bán lẻ năm 2023, Chứng khoán BSC cho rằng, mức nền cao của năm 2022 cùng với áp lực từ lãi vay và sức mua suy giảm đã khiến tình hình cạnh tranh trong ngành trở nên gay gắt, đặt thách thức tăng trưởng chung đối với của nhóm ngành này trong năm nay (đặc biệt đối với nhóm ngành điện thoại - điện máy vốn đã có mức nền rất cao trong năm 2022). CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu thuần từ 135.000 - 150.000 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng kỳ vọng 4.200 tỷ - 4.700 tỷ đồng. Năm ngoái, doanh thu thuần của MWG lập kỷ lục mới với 133.405 tỷ đồng, tăng gần 8,5% so với năm 2021. Lãi ròng cả năm 2022 còn 4.100 tỷ, giảm 16% so với mức kỷ lục của 2021. Như vậy, kế hoạch năm 2023 của MWG tăng 1% - 12% về doanh thu và tăng 2% - 15% về lợi nhuận ròng. Theo MWG, kế hoạch năm 2023 dựa trên nhận định tình hình vĩ mô không thuận lợi, sức cầu yếu, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm cũng như chi phí doanh nghiệp tăng cao sẽ khó thay đổi nhanh chóng trong năm nay. Một doanh nghiệp khác trong ngành bán lẻ là CTCP Thế giới số (Digiworld - Mã: DGW) đã đưa ra hai kịch bản về tình hình kinh doanh năm 2023. Ở kịch bản cơ sở, công ty đặt mục tiêu doanh thu 25.109 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước và lợi nhuận ròng tăng 15% đạt 787 tỷ đồng. Ban lãnh đạo công ty cho biết, kịch bản này được đặt ra trong giả định các yếu tố vĩ mô sẽ cải thiện trong nửa cuối năm nay. Bên cạnh đó, doanh thu toàn thị trường di động đi ngang, chủ yếu bởi giá bán bình quân gia tăng nhờ xu hướng cao cấp hóa của sản phẩm. Ở kịch bản thứ hai, kém tích cực, Digiworld vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ròng hai con số, đạt 10%, tương đương lãi ròng 752 tỷ đồng trong năm 2023. Dự báo sức cầu yếu, doanh nghiệp phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam - CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico - Mã: SVC) cũng đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng trong năm 2023 với 29.673 tỷ đồng doanh thu, tăng 39% so với cùng kỳ song lợi nhuận sau thuế giảm 25% còn 439 tỷ đồng Theo SSI Research, thị trường vận tải container đã kết thúc chu kỳ tăng và bước vào giai đoạn điều chỉnh. Các chuyên gia phân tích dự báo nhu cầu vận tải container sẽ đối mặt nhiều khó khăn trong năm 2023. Đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng sẽ tiếp tục yếu khi lạm phát cao. Ngoài ra, việc giải phóng hàng tồn kho cần ít nhất hai quý nên nhu cầu vận tải có thể phục hồi từ nửa cuối năm 2023. Trung Quốc mở cửa trở lại và khôi phục các chuyến bay quốc tế là yếu tố tích cực đáng kể đối với ngành. Nguồn cung tàu mới gia tăng cũng là áp lực cho ngành trong năm 2023. SSI Research ước tính, xu hướng giá cước giảm sẽ tiếp diễn trong nửa đầu năm 2023 và phục hồi nhẹ trong nửa cuối năm nếu nhu cầu tăng. Trong bối cảnh đó, HĐQT CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với 2.698 tỷ đồng doanh thu thuần, 300 tỷ đồng lãi ròng, thấp hơn thực hiện năm 2022 lần lượt là 15%, 64%. Tương tự, CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship – Mã: VSC), một doanh nghiệp về vận hành khai thác cảng biển cũng dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2023 giảm 46% so với cùng kỳ xuống 260 tỷ đồng. Còn doanh thu tăng 12% so với năm trước lên 2.250 tỷ đồng. Lý giải về kế hoạch kinh doanh, Viconship cho rằng, chỉ tiêu tài chính năm nay của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi vay ngân hàng để thực hiện chương trình đầu tư nhận chuyển nhượng đạt tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển (dự kiến khoảng 200 tỷ đồng) và lỗ khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết (dự kiến khoảng 40 tỷ đồng). Sang năm 2023, một số doanh nghiệp trong ngành dược khá dè dặt, thận trong khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng. Ví dụ, CTCP Dược phẩm Imexpharm (Mã: IMP) đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với 1.620 tỷ đồng doanh thu và 305 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. So với năm trước, kế hoạch này thấp hơn 1,4% về kết quả doanh thu và cao hơn 1,1% về kết quả lợi nhuận. Khả quan hơn, CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG) đặt ra mục tiêu 5.000 tỷ đồng doanh thu, 1.130 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023, cao hơn thực hiện năm 2022 lần lượt là 7%, 3%. Nhận định về ngành dược, SSI Research cho rằng, tăng trưởng của ngành sẽ hạn chế trong năm nay, lợi nhuận có thể ghi nhận mức thấp hơn trước khi khá dần lên. Trong bối cảnh sau đại dịch sẽ ổn định ở hầu hết các khía cạnh nhưng suy thoái kinh tế có thể làm đình trệ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Nửa đầu năm 2023 sẽ là khoảng thời gian khó lường đối với nguồn cung hoạt chất (API) và tá dược. Các công ty có thể sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ giành được vị thế tốt hơn. Ngoài ra, cuộc đua về nâng cấp chất lượng đang diễn ra tại các công ty dược phẩm lớn. Nhiều công ty có mã DHG, IMP, DBD, TRA và Dược Cửu Long (DCL) đang đặt mục tiêu đạt tiêu chuẩn EU GMP cho các cơ sở sản xuất của họ. Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn EU GMP sẽ được xét vào nhóm thuốc chất lượng cao nhất trong đấu thầu ở bệnh viện công (nhóm 1). Thêm vào đó, các công ty trong nước hy vọng sẽ đấu thầu được sản phẩm với giá cao hơn trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều loại thuốc nhập khẩu thuộc nhóm này. Theo SSI Reasearch, tình trạng thiếu vật tư và nhân lực tại các bệnh viện công dự kiến sẽ được cải thiện từ quý II/2023. Bộ Y tế đang đề xuất Luật Khám chữa bệnh sửa đổi để giải quyết những bất cập về khung pháp lý mà các bệnh viện công đang gặp phải, đặc biệt là vấn đề giá khám chữa bệnh thấp và quy trình đấu thầu đã nêu trên. Trong năm 2023, mức phí khám chữa bệnh ở bệnh viện công sẽ tăng lên và hoạt động bán thuốc kê đơn qua kênh bệnh viện sẽ phục hồi. Bất chấp dự báo về tình hình kinh tế ảm đạm ở trong nước và quốc tế, ban lãnh đạo CTCP FPT (Mã: FPT) vẫn lạc quan về khả năng tăng trưởng của công ty vào năm nay. Cụ thể, FPT đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 với 52.289 tỷ đồng doanh thu tăng 19%, lợi nhuận trước thuế khoảng 9.055 tỷ đồng tăng 18% so với cùng kỳ.
HSG
Kinh Bắc lãi kỷ lục gần 1.900 tỷ, bao gồm 1.913 tỷ từ đánh giá lại tài sản đã mua trước ngày chốt sổ quý II. Kinh Bắc đã thực hiện tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng vào sát ngày chốt sổ kế toán quý II và ghi nhận thu nhập hơn 1.900 tỷ đồng từ đánh giá lại tài sản. Nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường, lãi thuần của Kinh Bắc giảm 72% chỉ còn 62 tỷ đồng trong quý II. BCTC hợp nhất quý II/2022 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) cho thấy doanh thu thuần trong quý của doanh nghiệp giảm 47% so với cùng kỳ về 395 tỷ đồng. Biên lãi gộp của doanh nghiệp cũng giảm từ 50% ở cùng kỳ về 40% trong quý II. Song, Kinh Bắc có nhiều khoản doanh thu khác bù đắp, bao gồm khoảng 90 tỷ đồng lãi tiền gửi và cho vay, 31 tỷ đồng lãi từ công ty liên doanh liên, liên kết. Đặc biệt, khoản thu nhập khác gần 1.913 tỷ đồng đã giúp Kinh Bắc lãi đột biến trong quý II với gần 1.900 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng, Kinh Bắc đã ghi nhận 2.400 tỷ đồng từ thu nhập khác. Nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường, lãi thuần của Kinh Bắc giảm 72% chỉ còn 62 tỷ đồng trong quý II. Theo thuyết minh của doanh nghiệp, đây là “chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng”. Trên thực tế, Sài Gòn Đà Nẵng (SDN) là doanh nghiệp có liên quan đến ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc. Cụ thể, ông Tâm từng là Tổng Giám đốc Sài Gòn Đà Nẵng từ năm 2005, sau đó giữ chức Chủ tịch HĐQT tại doanh nghiệp này đến giữa năm 2014. Hiện nay, Sài Gòn Đà Nẵng được giới thiệu là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group - SGI) - doanh nghiệp do ông Tâm làm Chủ tịch HĐQT từ năm 2006. Saigon Invest Group gồm nhóm những công ty hoạt động ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông, du lịch, khách sạn, resort,... và điều hành 18 khu công nghiệp vào năm 2008. Một số công ty thuộc nhóm này như Kinh Bắc, Saigontel (Mã: SGT),... hiện cũng do ông Tâm làm Chủ tịch. Giao dịch giữa Kinh Bắc và Sài Gòn Đà Nẵng được thực hiện vào sát ngày chốt sổ kế toán quý II, khi Kinh Bắc công bố quyết định của HĐQT thông qua việc nhận chuyển nhượng thêm 5,7 triệu cổ phiếu tại Sài Gòn Đà Nẵng, tăng tỷ lệ sở hữu từ 19,5% lên 48%. Giá chuyển nhượng được HĐQT giao Ban Tổng Giám đốc đàm phán, quyết định và thời gian hoàn thành trong ngày 30/6. Sau giao dịch này, Sài Gòn Đà Nẵng được chuyển từ đơn vị được góp vốn sang công ty liên kết của Kinh Bắc, đồng thời Kinh Bắc được phép đánh giá lại tài sản đầu tư. Tại thời điểm 31/3, Kinh Bắc ghi nhận đầu tư 39 tỷ đồng vào đơn vị này. Sài Gòn Đà Nẵng là chủ đầu tư loạt dự án: Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây (658 ha, Thừa Thiên Huế); Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng (133 ha, Đà Nẵng); Khu công nghiệp Liên Chiểu (289 ha, Đà Nẵng); Khu đô thị Xanh Bàu Tràm Lakeside; Khu đô thị Xanh Dragon City Park;… Ngoài ra, Sài Gòn Đà Nẵng còn sở hữu 8 triệu cổ phiếu WEB của Ngân hàng TMCP Phương Tây. Tài sản này được thế chấp tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Nam tại Đà Nẵng từ năm 2011. Trước đó trong quý I, Kinh Bắc cũng ghi nhận khoản thu nhập khác đột biến gần 500 tỷ, được doanh nghiệp giải thích là chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua (CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn Nhơn Hội) và giá phí hợp nhất kinh doanh. Nhờ giao dịch này mà Kinh Bắc lãi ròng gần 481 tỷ trong quý đầu năm. Về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm, Kinh Bắc đạt gần 1.087 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.374 tỷ đồng lãi ròng, giảm 61% về doanh thu nhưng tăng 271% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm nay, Kinh Bắc đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. Tại báo cáo phân tích được công bố vào cuối tháng 3, BSC đưa ra hai kịch bản kết quả kinh doanh 2022 cho Kinh Bắc. Đối với kịch bản 1, Kinh Bắc bán buôn thành công 50 ha KĐT Tràng Cát trong 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế (LNST) của doanh nghiệp có thể đạt lần lượt 15.719 tỷ đồng và 5.576 tỷ đồng, tương ứng tăng 265% và 484% so với kết quả 2021. Ở kịch bản 2, Kinh Bắc chưa thể triển khai bán buôn 50 ha KĐT Tràng Cát trong năm 2022, doanh thu thuần và và LNST của doanh nghiệp có thể đạt lần lượt 7.719 tỷ đồng và 2.282 tỷ đồng, tăng 79% và 139% so với kết quả 2021. Theo dự báo của BSC, kết quả kinh doanh của Kinh Bắc sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong giai đoạn 2022-2023 nhờ vào giá cho thuê duy trì ở mức cao và quỹ đất liên tục được mở rộng tại các vị trí thuận lợi. Song, BSC cũng lưu ý một số rủi ro đối với doanh nghiệp như các dự án mới chậm phê duyệt, triển khai và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tại các dự án mới cao sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
KBC
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card