Content
stringlengths
229
19.3k
Label
stringlengths
3
3
Hạ nhiệt sau hai quý bùng nổ, Thủy sản Nam Việt (ANV) lãi 120 tỷ quý III. Nhờ giá bán cá tra và hoạt động xuất khẩu tích cực, sau 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của ANV đạt 3.752 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 647 tỷ, lần lượt tăng 54% và gấp 8 lần cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo tài chính quý III/2022 của CTCP Nam Việt (Mã: ANV) cho thấy doanh thu thuần tăng 89% so với cùng kỳ lên hơn 1.238 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu bán thành phẩm tăng 93%, trong khi doanh thu từ bán điện mặt trời giảm 16% về 27 tỷ đồng. Trong quý, biên lãi gộp của ANV cải thiện từ 10,5% của quý cùng kỳ lên 23,2%. Các chi phí đều ghi nhận tăng so với cùng kỳ, trong đó chi phí tài chính gấp 2,3 lần, đạt gần 50 tỷ đồng do chịu chi phí lãi vay tăng 44% và lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh gấp 7,5 lần cùng kỳ. Kết quả quý III, ANV lãi sau thuế gần 120 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 13 tỷ đồng quý III năm ngoái. Kết quả này đã giảm so với hai quý đầu năm, song vẫn ở mức cao so với giai đoạn trước đó. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của ANV đạt 3.752 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 647 tỷ, lần lượt tăng 54% và gấp 8 lần cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch năm 2022 với tổng doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, ANV đã thực hiện được lần lượt 76% và 65% chỉ tiêu sau 9 tháng. Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính chung 9 tháng năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, cá tra vẫn giữ mức tăng trưởng cao nhất, tăng 97% đạt 161 triệu USD. Lạm phát làm giảm nhu cầu nhiều sản phẩm thủy sản, nhưng cá tra vẫn là mặt hàng lợi thế vì có giá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng bình dân. SSI Research đánh giá trong quý IV/2022, các doanh nghiệp sản xuất cá tra kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trở lại nhờ kỳ nghỉ lễ. Trước ANV, Vĩnh Hoàn cũng có báo cáo kết quả quý III vừa qua với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ giá bán tăng, lần lượt đạt 3.261 tỷ và 460 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này đã hạ nhiệt so với ba quý tăng mạnh trước đó. Tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản của ANV là 5.696 tỷ đồng, tăng hơn 800 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng hơn 500 tỷ lên 2.305 tỷ đồng, chiếm 40% tổng tài sản. Tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng đạt hơn 700 tỷ đồng, tăng khoảng 20 tỷ. Tổng nợ phải trả đến cuối kỳ là 2.793 tỷ đồng, bao gồm 2.156 tỷ là đi vay, đa số là vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Trong riêng quý III, ANV đã trả gần 26 tỷ đồng cho chi phí lãi vay. Vốn chủ sở hữu đến cuối quý III là 2.902 tỷ, trong đó vốn góp là 1.275 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.633 tỷ.
ANV
Các hãng hàng không lên lịch khôi phục mạng bay quốc tế. Trên cơ sở dịch bệnh được kiểm soát tại nhiều quốc gia và kết quả đàm phán của nhà chức trách, Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đã lên kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ trong nửa đầu năm 2022. Tàu bay Boeing 787-9 Dreamliner của Vietnam Airlines tại Mỹ. (Ảnh: HVN). Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - Mã: HVN) cho biết việc nối lại các đường bay sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn và phụ thuộc vào việc phê duyệt, triển khai của cơ quan chức năng. Giai đoạn 1 dự kiến bắt đầu từ 1/1/2022, Vietnam Airlines lên kế hoạch khai thác các chuyến bay hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia. Giai đoạn này dự kiến chỉ thực hiện trong khoảng hai tuần. Vietnam Airlines sẽ mở bán vé sau khi có phê duyệt của nhà chức trách. Giai đoạn 2, Vietnam Airlines dự định khôi phục thêm các đường bay hai chiều giữa Việt Nam và Anh, Pháp, Đức, Nga, Australia, Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia. Tần suất khai thác sẽ tuân theo phương án phân bổ của Cục Hàng không Việt Nam. Trong giai đoạn 1, mỗi chặng bay dự kiến từ 1-4 chuyến/tuần và sẽ tăng dần dựa trên nhu cầu khai thác thực tế và yêu cầu phòng chống dịch bệnh. Trong đó, số lượng chuyến bay tập trung trên các đường bay có nhu cầu lớn như Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Các chặng bay đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga, Australia, Mỹ dự kiến sẽ được Vietnam Airlines khai thác bằng các dòng tàu bay thân rộng lớn nhất của hãng là Boeing 787 hoặc Airbus A350. Khu vực tự làm thủ tục của Vietnam Airlines. (Ảnh: Song Ngọc). Vietjet Air dự kiến sẽ khai thác các đường bay kết nối Hà Nội, TP HCM với Tokyo (Narita, Nhật Bản), Seoul (Incheon, Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Singapore, Bangkok (Thái Lan) ngay từ đầu tháng 1/2022. Trong giai đoạn 1 dự kiến bắt đầu từ 1/1/2022, các chặng bay sẽ được khai thác từ một chuyến khứ hồi/tuần và tăng lên theo nhu cầu của người dân, du khách và sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhằm đảm bảo khai thác an toàn, phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Giai đoạn tiếp theo, Vietjet dự kiến sẽ mở lại toàn bộ các đường bay quốc tế mà hãng đã khai thác trước đây đến các quốc gia khác trong khu vực cũng như xa hơn đến Ấn Độ, Nga ... Vietjet cho biết hãng đã chuẩn bị tàu bay Airbus A321 và A330 để phục vụ cho mạng bay quốc tế. (Ảnh minh họa: Vietjet). Bamboo Airways cho biết trong giai đoạn 1, hãng dự kiến khai thác các đường bay Hà Nội – Narita (Tokyo, Nhật Bản), Hà Nội – Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Hà Nội – Seoul (Hàn Quốc) với tần suất một chuyến khứ hồi/chặng/tuần. Ở giai đoạn 2, Bamboo Airways sẽ khai thác tuyến bay thẳng Hà Nội/TP Hồ Chí Minh - Hong Kong với tần suất dự kiến 7 chuyến khứ hồi/tuần, Hà Nội/TP HCM – Frankfurt Đức hai chuyến khứ hồi/tuần, Hà Nội/TP HCM – Munich (Đức) một chuyến khứ hồi/tuần, TP HCM – Melbourne (Australia) hai chuyến khứ hồi/tuần. Tổng Giám đốc Bamboo Airways Đặng Tất Thắng nói: "Chúng tôi đánh giá thị trường hàng không đang chuẩn bị khôi phục mạnh mẽ. Trước bối cảnh lạc quan đó, Bamboo Airways dự kiến mở rộng quy mô mạng bay quốc tế lên 40 đường trong năm 2022". Ông Đặng Tất Thắng (bên phải), Tổng Giám đốc Bamboo Airways. (Ảnh: Đức Quyền). Theo tin từ Báo Giao thông, sáng 23/12, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn vừa có buổi làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao một số nước như Nhật Bản, Singapore, … để trao đổi về các biện pháp thúc đẩy kế hoạch khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ. Đại diện Đại sứ quán các nước cho biết, hiện nay các nước đều đã thực hiện chính sách mở cửa, nối lại các chuyến bay quốc tế để khôi phục kinh tế và bày tỏ mong muốn các cơ quan có thẩm quyền của phía Việt Nam xem xét tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục xuất nhập cảnh, thị thực đối với người nhập cảnh như trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Các nước cũng muốn Việt Nam sớm miễn cách ly đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin phòng chống COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh và có xét nghiệm RT-PCR âm tính. Chuyên gia hàng không, PGS. TS Nguyễn Thiện Tống cũng cho rằng Việt Nam nên bỏ hoàn toàn quy định cách ly và chuyển sang yêu cầu chứng nhận đã tiêm vắc xin và xét nghiệm âm tính.
HVN
Hodeco muốn hợp tác làm Khu du lịch Đại Dương hơn 3.300 tỷ đồng. Sau khi thương vụ chuyển nhượng hơn 11,4 triệu cổ phần tại công ty con hoàn tất, Hodeco cho biết sẽ cùng đối tác phối hợp triển khai dự án Khu du lịch Đại Dương. CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, Mã: HDC) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng hơn 11,4 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu (công ty con do HDC nắm 100% vốn điều lệ tại ngày 30/6/2022), tương ứng gần 56% vốn điều lệ. Các thông tin liên quan khác như giá trị chuyển nhượng, bên mua chưa được công bố. Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Hodeco và đối tác sẽ cùng phối hợp triển khai dự án Khu du lịch Đại Dương trên nguyên tắc phát huy thế mạnh của các bên để sớm đưa vào vận hành, khai thác dự án. Trước đó, tháng 6/2019, Hodeco đã nhận chuyển nhượng dự án Khu du lịch Đại Dương bằng hình thức nhận chuyển nhượng 100% cổ phần của CTCP Đầu tư Xây dựng giải trí Đại Dương Vũng Tàu. Dự án có diện tích khoảng 19,5 ha với tổng vốn đầu tư 3.350 tỷ đồng. Khu du lịch được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2010 và chứng nhận thay đổi lần thứ nhất vào năm 2014 với mục tiêu xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng. Theo kế hoạch, dự án được khởi công xây dựng năm 2014 và dự kiến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động, kinh doanh. Tuy nhiên, tháng 8/2018, nhà đầu tư đã có buổi báo cáo xin giãn tiến độ thực hiện dự án do chưa triển khai được các bước tiếp theo của dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đến ngày 27/5/2022, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng chấp thuận thay đổi nhà đầu tư dự án Khu du lịch Đại Dương tại phường 11, TP Vũng Tàu từ CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương sang CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu (công ty con thuộc Hodeco). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II của Hodeco, tại thời điểm 30/6/2022, doanh nghiệp ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án Khu du lịch Đại Dương hơn 660 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm.
HDC
Họp ĐHĐCĐ Hải Phát bất thành. Đến thời điểm tổ chức, chỉ có số cổ đông đại diện cho 27,03% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tham dự nên cuộc họp ĐHĐCĐ của Hải Phát đã không thể tiến hành theo kế hoạch. CTCP Đầu tư Hải Phát (Mã: HPX) vừa thông báo cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường lần thứ nhất năm 2023 đã không thể diễn ra do không đủ số lượng cổ đông đại diện cho trên 50% lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tham dự theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo kế hoạch, cuộc họp sẽ được diễn ra sáng ngày 4/3. Tuy nhiên, đến thời điểm tổ chức, tổng số cổ đông trực tiếp tham dự và được uỷ quyền tham dự hợp lệ là 63 người, đại diện cho hơn 82,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 27,03% số cổ phiếu có quyền biểu quyết, không đủ điều kiện để tiến hành. Tại cuộc họp, HĐQT doanh nghiệp dự kiến trình ĐHĐCĐ về việc thay đổi đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022. Công ty cho biết do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, các điều chỉnh, thay đổi chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực trái phiếu, ngân hàng,... đã gây ra những khó khăn và thách thức trong quá tình tổ chức hoạt động kinh doanh. Do đó, để thích nghi với tình hình chung và tuân thủ các quy định của pháp luật, điều lệ công ty, HĐQT doanh nghiệp trình ĐHĐCĐ thông qua chủ trương thay đổi đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022. Trước đó, tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, cổ đông công ty đã thông qua việc chọn công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam làm đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022. Hải Phát cũng cho biết sẽ triệu tập ĐHĐCĐ bất thường lần hai, thời gian và địa điểm sẽ được thông báo tới cổ đông sau. Tính từ đầu năm, Hải Phát ghi nhận sự biến động ở nhân sự cấp cao. Trong đó, hai Phó Tổng giám đốc là ông Phạm Huy Thông và ông Đinh Thế Quỳnh đã xin nghỉ việc. Ngày 16/2, HĐQT của công ty cũng đã miễn nhiệm ông Hoàng Việt Anh khỏi chức vụ Giám đốc Ban kiểm toán nội bộ và bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thắng thay thế. Ngoài ra, từ đầu năm, Chủ tịch HĐQT Hải Phát là ông Đỗ Quý Hải đã nhiều lần bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu HPX. Tỷ lệ sở hữu tại Hải Phát của ông Hải đã giảm từ 19,02% tại thời điểm cuối năm 2022 xuống còn 14,73% (tương ứng 44,8 triệu cổ phiếu HPX) theo thông tin công bố vào ngày 3/2. Kết phiên giao dịch sáng ngày 6/3, cổ phiếu HPX tăng trần lên mức 4.410 đồng/cp. Về kết quả kinh doanh năm 2022, Hải Phát có doanh thu thuần 1.635 tỷ đồng và lãi ròng hơn 140 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và giảm 51% so với năm trước. Tổng tài sản vào cuối năm 2022 của doanh nghiệp ở mức 9.293 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tổng tiền và tiền gửi ngắn hạn ghi nhận giảm mạnh xuống còn 167 tỷ đồng so với 965 tỷ đồng ở đầu năm. Công ty có 3.595 tỷ đồng hàng tồn kho tại ngày 31/12/2022, giảm nhẹ so với cuối năm trước. Tổng nợ phải trả của Hải Phát tại thời điểm cuối năm 2022, ghi nhận 5.640 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay tài chính gần 3.318 tỷ đồng với hơn 1.298 tỷ đồng là vay ngắn hạn và 2.019 tỷ đồng vay dài hạn. Vốn chủ sở hữu tại cuối năm của doanh nghiệp đạt 3.653 tỷ đồng, gồm 350 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
HPX
Vietnam Airlines: Doanh thu chở hàng lớn hơn chở khách, tại sao chưa lập hãng chuyên chở hàng hóa?. Chủ tịch Vietnam Airlines cho biết trong tháng 6 vừa qua, doanh thu chở hàng hóa đã lớn hơn nguồn thu từ chở hành khách. Tổng công ty này đang nghiên cứu lập đề án thành lập hãng chuyên chở hàng (freighter) để nắm bắt nhu cầu. Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên sáng 14/7/2021. (Ảnh: Vietnam Airlines). Chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên sáng 14/7, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - Mã: HVN) cho biết các đường bay quốc tế từng chiếm tới 65% cơ cấu doanh thu của tổng công ty trước dịch. Kể từ khi COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã dừng mọi đường bay thường lệ với nước ngoài, chỉ còn lại các chuyến bay chở hàng hóa hoặc đưa công dân hồi hương, đón chuyên gia, ... Đến tháng 6/2021, dịch đợt 4 bùng phát mạnh ở nhiều tỉnh thành khiến ngay cả nhu cầu đi lại trong nước cũng xuống thấp. Trong bối cảnh lượng hành khách giảm sâu, Vietnam Airlines đã chuyển hướng kinh doanh sang vận chuyển hàng hóa. "Tháng 6 vừa qua, doanh thu từ vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines đã lớn hơn doanh thu từ hành khách", Chủ tịch Đặng Ngọc Hòa cho hay. Một phần nguyên nhân là mảng vận tải hành khách sa sút vì dịch nhưng Vietnam Airlines cũng rất chú trọng vào lĩnh vực hàng hóa, ông Hòa nói thêm. Tàu bay Vietnam Airlines chuẩn bị đưa hàng hóa từ Đức về Việt Nam. (Ảnh: Vietnam Airlines). Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà cho biết ngay từ đầu năm 2020, Vietnam Airlines đã xin phép Cục Hàng không để vận chuyển hàng hóa trong khoang hành lý cũng như trên cabin của tàu bay chở khách. Hiện nay, hãng đã tháo hoàn toàn ghế trên 5 tàu bay thân rộng Airbus A350 và hai tàu thân hẹp A321 để tăng công suất chở hàng. Hoạt động vận tải hàng hóa trên các tàu bay chưa tháo ghế cũng được tiếp tục triển khai, Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà cho biết. Cũng theo ông Hà, Vietnam Airlines từ lâu đã nghiên cứu phương án thành lập hãng bay chuyên chở hàng (freighter) nhưng nhận thấy là không khả thi vì việc vận hành freighter đòi hỏi quy mô thị trường, đội bay và mạng bay đủ lớn. Phải có nhu cầu và nguồn hàng ổn định từ các nước đến Việt Nam và từ Việt đến các nước. Ông Hà lấy ví dụ Korean Air (của Hàn Quốc) là hãng lớn, có mạng bay đủ rộng nên giữ được khách có nhu cầu chở hàng. Vietnam Airlines hiện chưa đủ năng lực để lập freighter riêng. Tuy nhiên, lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết hãng đang tích cực hoàn thiện đề án về việc thành lập freighter để tiến tới thực thi sau dịch. Hoạt động vận tải hàng hóa trong hơn một năm qua vừa giúp cải thiện nguồn thu, tối ưu đội bay, vừa là bước tập dượt quan trọng cho bộ phận hàng hóa của Vietnam Airlines, Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà nói. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, các hãng bay Việt Nam khai thác tổng cộng 99.746 chuyến, giảm gần 12% so với cùng kỳ mặc dù mức nền so sánh trong nửa đầu năm 2020 vốn dĩ đã khá thấp. Riêng Vietnam Airlines thực hiện gần 36.000 chuyến bay, giảm gần 18%. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, mỗi ngày Việt Nam ghi nhận tới hàng nghìn ca nhiễm mới, ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines sẽ còn nhiều khó khăn ở phía trước.
HVN
Vingroup sẽ phát hành gần 423 triệu cổ phiếu trả cổ tức. Vingroup dự kiến phát hành cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1.000:125 trong quý III và quý IV năm nay. Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup - CTCP (Mã: VIC) đã công bố nghị quyết thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế luỹ kế chưa phân phối hết năm 2020 với tỷ lệ 12,5% vốn điều lệ (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được nhận thêm 125 cổ phiếu mới). Tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành thêm để trả cổ tức là hơn 422,8 triệu cổ phiếu và vốn điều lệ sau phát hành sẽ tăng lên 38.676 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành cổ phiếu trả cổ tức là trong quý III và quý IV/2021 sau khi kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Cổ phần phát hành thêm này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Theo số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán, toàn bộ số lợi nhuận sau thuế luỹ kế chưa phân phối trên báo cáo riêng lẻ tính đến ngày 31/12/2020 là gần 6.189 tỷ đồng và trên báo cáo hợp nhất là gần 4.360 tỷ đồng. Lần gần nhất doanh nghiệp chia cổ tức là cho năm 2017, cũng là trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1.000:210, tương ứng phát hành thêm gần 554 triệu cổ phiếu. Hai năm 2018 và 2019, ngoài trích 5 tỷ đồng vào quỹ dự trữ theo điều lệ thì tập đoàn đều dành hết số lợi nhuận tích luỹ trong năm để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2020, theo số liệu đã kiểm toán, tập đoàn đạt 110.490 tỷ đồng doanh thu thuần, gần 4.546 tỷ đồng lãi sau thuế; giảm lần lượt 15% và 41% so với năm 2019. Ngày 4/5 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của tập đoàn. Thời gian và địa điểm họp sẽ được tập đoàn thông báo sau.
VIC
Triển vọng ngành điện 2023: Nhóm thủy điện hết thời, điện gió lên ngôi. Năm 2023, nhóm thủy điện sẽ khó có thể ghi nhận tăng trưởng vượt trội như những năm trước do hiện tượng La Nina đã qua đi. Nhóm nhiệt điện khí LNG vẫn sẽ duy trì được mức sản lượng, còn nhóm năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió sẽ được ưu tiên phát triển hơn theo Quy hoạch điện VIII. Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) vừa có báo cáo triển vọng ngành điện năm 2023. Theo dự báo những năm tới, nhu cầu tiêu thụ điện vẫn tăng trưởng ổn định trong dài hạn. Các chuyên gia cho rằng, khi hiện tượng La Nina bắt đầu suy yếu vào nửa đầu năm 2023, El Nino sẽ duy trì trạng thái trung tính vào tháng 3/2023 ở mức 70% nên tình hình thủy văn sẽ bắt đầu kém khả quan hơn cho các doanh nghiệp thủy điện. Các doanh nghiệp nhiệt điện với các nhà máy mới có tuổi đời còn mới, vận hành ổn định được kỳ vọng sẽ được huy động sản lượng cao hơn. Trong khi đó nhóm nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ gặp nhiều thách thức. Việt Nam dự kiến sẽ phát triển hơn 28.400 MW nguồn điện sử dụng khí LNG nhập khẩu và có hơn 14.900 MW nguồn điện khác được chuyển đổi sang sử dụng LNG nhằm bù đắp cho nguồn khí đốt khai thác trong nước và hạn chế phát thải từ nhiệt điện than. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán giá khí đốt chưa thể hạ nhiệt ngay. Nga hiện đang là quốc gia xuất khẩu LNG lớn thứ 4 trên thế giới và xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra từ đầu năm đã đẩy giá LNG tăng vọt sau đó giảm về 30 USD/mmBTU như hiện tại, nhưng mức giá này vẫn rất cao so với mức trung bình 15 - 18 USD/mmBTU trong năm 2021. Báo cáo của VCBS cho biết, giá khí LNG vẫn gây khó khăn cho quá trình đàm phán giá bán diện. Theo tính toán của một số chuyên gia hiện tại để giá bán điện có thể ở mức 7 UScents/kWh thì giá LNG nhập khẩu cần ở mức 12 USD/mmBTU. Ngoài ra, hợp đồng mua bán khí giữa các quốc gia thường sẽ được ký kết trong một khoảng thời gian dài và hạn chế sự tham gia của bên thứ 3. Do đó, quá trình tìm kiếm nguồn cung từ các đối tác và đàm phán 3 bên giữa nhà cung cấp, chủ đầu tư và EVN sẽ có thể mất nhiều thời gian. Với nhóm năng lượng tái tạo, do cơ cấu nguồn điện được phát triển theo hướng xanh hơn theo Quy hoạch điện VIII, điện gió sẽ là nguồn điện được ưu tiên phát triển mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng công suất hàng năm (CAGR) ở mức 29,1%/năm trong giai đoạn 2020 - 2035 và 7,5%/năm trong giai đoạn 2035 - 2050. Ngược lại, điện mặt trời sau giai đoạn tăng trưởng nóng sẽ không được đẩy mạnh đầu tư cho đến năm 2030, tuy nhiên kể từ giai đoạn 2030 - 2050 công suất sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 12%/năm. Theo nhận định của chuyên gia, nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí LNG nhập khẩu cũng sẽ là nguồn điện được ưu tiên phát triển mạnh cho đến năm 2035 với tổng công suất dự kiến ở mức 28.400 MW (chiếm khoảng 15% tổng công suất nguồn điện). Trong khi đó, công suất thủy điện gần như không có sự thay đổi nhiều do tiềm năng thủy điện gần như đã được khai thác hết. Tỷ trọng nhiệt điện than sẽ giảm dần từ 29% (năm 2020) xuống chỉ còn 10% trong tổng cơ cấu nguồn điện vào năm 2050. Nhiệt điện than sẽ không được phát triển mới sau năm 2030. Nhìn chung, sẽ có nguồn vốn đầu tư lớn để phát triển nguồn và lưới điện. Nguồn vốn đầu tư dự kiến cho các công trình lưới điện và nguồn điện trong giai đoạn từ năm 2021 - 2045 lần lượt khoảng 83 tỷ USD và 9,35 tỷ USD. Các doanh nghiệp trong mảng xây lắp, tư vấn như Xâp lắp điện I (Mã: PC1), CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2 (Mã: TV2) sẽ được hưởng lợi nhờ khối lượng hợp đồng lớn. Về các dự án nguồn điện mới, dự kiến sẽ có khoảng ba nhà máy điện khí sử dụng nguồn khí Lô B: Ô Môn II (1.050 MW), Ô Môn III (1.050 MW) và Ô Môn IV (1.050 MW) đi vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2025. Quá trình triển khai các dự án trên hiện đang có những tín hiệu khả quan nhất định. Đối với nhiệt điện than, cả nước có 5 nhà máy điện than mới với tổng công suất 4.592 MW đi vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2025, các dự án dự kiến phát triển trong giai đoạn 2026 - 2030 hiện vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư. Đồng thời sẽ có khoảng 14.120 MW nhiệt điện than không được phát triển mới sau khi QHĐ VIII được rà soát lại.
PC1
Cổ phiếu một doanh nghiệp tôm tăng trần sau khi công bố lãi quý III tăng vọt. Sau Thủy sản Minh Phú, đến lượt Camimex cũng báo lãi quý III tăng trưởng hai chữ số bất chấp những khó khăn trong việc xuất khẩu tôm mùa dịch COVID-19. Phiên hôm nay, cổ phiếu của công ty đã tăng trần lên 15.150 đồng/cp. CTCP Camimex Group (Mã: CMX) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2021 với doanh thu thuần tăng gần 31% so với cùng kỳ lên 527 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 11,4% lên 14,4%. Trừ đi các chi phí hoạt động gấp đôi cùng kỳ, Camimex lãi sau thuế gần 28 tỷ đồng, tăng 67% so với quý III năm ngoái. Đây là kết quả lợi nhuận cao nhất của Camimex tính theo quý kể từ quý I/2020. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Camimex đạt hơn 1.432 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 59 tỷ, lần lượt tăng 28% và tăng 33% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Camimex đã thực hiện được 88% kế hoạch doanh thu thuần và 81% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau ba quý đầu năm. Ngay trong ngày công bố kết quả kinh doanh (22/10), cổ phiếu CMX đã trắng bên bán và tăng kịch trần lên 15.150 đồng/cp. Nguồn: Báo cáo tài chính quý III/2021 của Camimex. Cũng hôm nay, Camimex đã công bố nghị quyết triển khai dự án Đầu tư Xây dựng, nghiên cứu, sản xuất thủy sản công nghệ cao với công suất thiết kế 3.000 tấn/năm. Đồng thời công ty cũng đã phát hành thành công 100 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn hai năm, lãi suất cố định 11,5%/năm. Trái phiếu được đảm bảo tối đa bằng 15 triệu cổ phiếu CMX. Trái chủ của lô trái phiếu này là quỹ ngoại ASAM đến từ Hàn Quốc, trước đây nhà đầu tư này chưa từng đầu tư vào Camimex. Nguồn: Camimex.
CMX
Thế Giới Di Động lãi gần 3.200 tỷ đồng sau 8 tháng, tăng 6%. 8 tháng đầu năm, doanh thu thuần của MWG đạt 92.283 tỷ đồng, trong đó chuỗi Thế giới Di động (gồm Topzone) và Điện Máy Xanh đóng góp lần lượt 24.500 tỷ và 48.800 tỷ đồng, chiếm gần 80% doanh số của MWG và tăng 27% so với cùng kỳ. CTCP Đầu tư Thế giới Di động (Mã: MWG) vừa công bố kết quả lũy kế 8 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 92.283 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tăng 6% lên 3.176 tỷ đồng. Với kết quả này, MWG đã thực hiện được lần lượt 66% và 50% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế cả năm. Tính riêng trong tháng 8, doanh thu thuần của MWG tăng 60% và lợi nhuận sau thuế tăng 33% từ nền thấp vào tháng 8 năm trước do bị ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch COVID-19, ước tính 10.413 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 295 tỷ đồng. 8 tháng đầu năm, chuỗi Thế giới Di động (TGDĐ) (gồm Topzone) và Điện Máy Xanh (ĐMX) đóng góp lần lượt 24.500 tỷ và 48.800 tỷ đồng, chiếm 79,5% doanh số của MWG và tăng 27% so với cùng kỳ. Riêng tháng 8, doanh thu các chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy ghi nhận tăng trưởng là 118%. Bách Hóa Xanh (BHX) mang về 17.600 tỷ đồng, tương đương 19% mức đóng góp vào doanh thu chung, nhưng giảm 15% so với giai đoạn 8 tháng năm ngoái. Riêng doanh số tháng 8 giảm 20% so với tháng 8/2021 - mức cao điểm của dịch nhưng vẫn tăng trưởng dương tháng thứ 6 liên tiếp kể từ tháng 3/2022. MWG cho biết, BHX đã kết thúc quá trình thay đổi layout mới và đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả. Nhờ đó, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng BHX đạt 1,36 tỷ đồng trong tháng 8/2022, tăng 5% so với tháng trước và tăng 24% so với tháng 4/2022 (thời điểm bắt đầu tái cấu trúc). Trong thời gian tới, nhằm hướng tới mục tiêu hòa vốn vào cuối năm, BHX sẽ tập trung tăng doanh thu trên mỗi cửa hàng, trung bình lên 3% - 5%/tháng, cố gắng đạt 1,5 - 1,6 tỷ đồng/cửa hàng vào hai tháng cuối năm. Đối với kênh online, doanh thu tăng trưởng 71% so với cùng kỳ, chiếm 14% trong tổng doanh thu của MWG. Trong đó tỷ trọng đóng góp doanh thu của kênh này đối với TGDĐ/ĐMX là 17%, còn BHX là 3%. Tính đến cuối tháng 8, MWG có 1.086 cửa hàng TGDĐ, 2.222 cửa hàng ĐMX, 1.726 cửa hàng BHX, chuỗi An Khang có 509 nhà thuốc, 80 cửa hàng AVA Kids và 12 AVASport.
MWG
Long Hậu báo lãi quý IV tăng 45% dù hụt thu từ mảng kinh doanh cốt lõi. Quý IV/2020, doanh thu mảng kinh doanh cốt lõi của Long Hậu là cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu ghi nhận hơn 130 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ. CTCP Long Hậu (Mã: LHG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2020 với với doanh thu thuần đạt hơn 183 tỷ đồng, giảm 32% và và LNST đạt hơn 65 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu của LHG, chiếm tỷ trọng lớn nhất (70%) là doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn với hơn 130 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ (gần 220 tỷ đồng). Còn lại là doanh thu cho thuê nhà xưởng, khu lưu trú với hơn 31 tỷ đồng (tăng 19%) và doanh thu các hoạt động khác với hơn 22 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2020, Long Hậu ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 643 tỷ đồng và LNST đạt hơn 199 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 7% và 40% so với năm 2019. Năm 2020, mảng kinh doanh cốt lõi của Long Hậu là cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu. Doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 916 tỷ đồng, lợi nhuận là 122,5 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch đề ra, Long Hậu mới thực hiện được 70% mục tiêu doanh thu nhưng đã vượt 62% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Kết quả kinh doanh 2020 của Long Hậu. (Đvt: Tỷ đồng). Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của Long Hậu hơn 2.599 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu kỳ. Trong đó, tiền và tương đương tiền tăng từ hơn 137 tỷ đồng lên hơn 260 tỷ đồng. Khoản mục hàng tồn kho trong kỳ của LHG chiếm gần 700 tỷ đồng (27%) trong tổng tài sản. Ngoài ra, doanh nghiệp có 205 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn và hơn 524 tỷ đồng đầu tư bất động sản. Phần lớn hàng tồn kho của doanh nghiệp là chi phí đầu tư khu công nghiệp, khu dân cư với hơn 699 tỷ đồng. Trong đó, dự án chiếm giá trị lớn nhất là khu công nghiệp Long Hậu (gần 679 tỷ đồng), còn lại là chi phí đầu tư các khu dân cư. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2020 Long Hậu). Tính đến cuối kỳ, nợ phải trả của doanh nghiệp giảm 9% về hơn 1.315 tỷ đồng. Trong đó, hơn 209 tỷ đồng là nợ vay. Ngày 18/12/2020, Long Hậu đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua 5 nội dung liên quan đến các dự án khu công nghiệp. Trong đó, HĐQT Long Hậu đã thông qua phương án điều chỉnh tiến độ thực hiện và tổng mức đầu tư dự án KCN Long Hậu 3 (giai đoạn 1). Dự án có tổng diện tích hơn 800 ha và tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 1 của dự án có quy mô gần 124 ha với tiến độ thực hiện được điều chỉnh như sau: Giai đoạn 1 (40 ha) đến hết quý IV/2019, giai đoạn 2 (40 ha) đến hết quý IV/2010 và giai đoạn 3 (gần 44 ha) đến hết quý I/2023. Để thực hiện giai đoạn đầu tiên, cuối tháng 11/2019, Long Hậu đã vay 515 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh TP HCM. Đồng thời, công ty đã sử dụng 247 tỷ đồng trong 311 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cổ phiếu 25/8 - 14/11/2017 để làm dự án, số tiền còn lại đang được gửi tại BIDV chi nhánh TP HCM. Tính đến ngày 30/9/2020, công tác bồi thường GPMB KCN Long Hậu 3 (giai đoạn 1) được thực hiện đạt hơn 103 ha. Đồng thời, dự án đã được tỉnh Long An giao đất đợt 5 với tổng diện tích hơn 95 ha. Tổng số vốn đã thực hiện tính đến ngày 30/9 hơn 773 tỷ đồng, đạt 47,2% so với tổng vốn đầu tư dự án.
LHG
Nhiệt điện Hải Phòng (HND) báo lãi sau thuế gần 580 tỷ đồng sau 9 tháng. Nhiệt điện Hải Phòng lãi sau thuế hơn 40,5 tỷ đồng trong quý III, gấp 6,6 lần quý III năm ngoái, dù vậy đây vẫn là kết quả thấp nhất kể từ quý IV/2021 của công ty. Báo cáo tài chính quý III/2022 của CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (Mã: HND) cho thấy doanh thu thuần của công ty tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3.069 tỷ đồng. Nguyên nhân do sản lượng điện thương phẩm thấp hơn cùng kỳ nhưng giá than tăng cao, dẫn tới giá Pc tăng và doanh thu tăng. Lợi nhuận gộp thu về 106 tỷ đồng, biên lãi gộp tăng từ 1,6% cùng kỳ lên 3,4% của quý III vừa qua. Trong quý, công ty ghi nhận thu nhập khác 27,6 tỷ dồng so với mức lỗ 83 triệu đồng cùng kỳ do điều chỉnh theo kiểm toán nhà nước. Kết quả, Nhiệt điện Hải Phòng lãi sau thuế hơn 40,5 tỷ đồng, gấp 6,6 lần quý III năm ngoái, dù vậy đây vẫn là kết quả thấp nhất kể từ quý IV/2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Nhiệt điện Hải Phòng đạt 8.272 tỷ đồng, tăng 21,5% và lợi nhuận sau thuế 578 tỷ, gấp 3,1 lần cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch doanh thu 10.574 tỷ và lợi nhuận trước thuế 596 tỷ, Nhiệt điện Hải Phòng đã thực hiện được lần lượt 78% mục tiêu doanh thu và vượt 2% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Nhiệt điện Hải Phòng ở mức 9.279 tỷ đồng, tăng gần 580 tỷ so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn là 3.660 tỷ, tăng 1.894 tỷ đồng và chiếm hơn 39% tổng tài sản, phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng. Những quý gần đây, Nhiệt điện Hải Phòng thường ghi nhận lượng tiền mặt, tương đương tiền trên nghìn tỷ đồng. Cuối quý I, con số này gần 1.230 tỷ đồng. Đến cuối quý III, lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng của công ty là 238 tỷ đồng, giảm 400 tỷ so với đầu năm và giảm gần một nghìn tỷ đồng sau hai quý. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Nhiệt điện Hải Phòng tăng 18% lên 2.930 tỷ đồng tính tới cuối quý III, phần lớn do chi phí phải trả ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác tăng. Trong đó, nợ đi vay cả ngắn và dài hạn giảm 19% xuống 1.588 tỷ. Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ 6.249 tỷ bao gồm 578 tỷ lợi nhuận chưa phân phối.
HND
Bước đi đầu tiên của Bia Saigon trong năm 2022. Nhãn hàng Bia Saigon thuộc SABECO vừa công bố những bước cải tiến mới đối với Bia Saigon Special. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động được Bia Saigon triển khai trong năm 2022. Sau hơn 20 năm có mặt trên thị trường, Bia Saigon Special đã ghi dấu ấn với nhiều thế hệ người Việt thông qua hình dáng và hương vị đặc trưng. Mới đây nhất, nhãn hàng Bia Saigon thuộc Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO, Mã: SAB) đã công bố những bước cải tiến đối với dòng bia này nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng trẻ hiện đại. Trong đó, Bia Saigon Special cải tiến hương vị bằng việc sử dụng hoa bia Yakima - hoa bia nhập khẩu, được trồng ở thung lũng Yakima tại Washington (vùng trồng hoa bia lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ) - giúp tăng thêm trải nghiệm vị giác. Đồng thời, Bia Saigon Special được ứng dụng công nghệ ủ bia đặc biệt “dry hopping” để tăng thêm một lần hoa bia vào quá trình lên men. Bên cạnh sự đột phá về hương vị, Bia Saigon Special cũng cải tiến diện mạo bao bì mới trên cơ sở kế thừa hình dáng chai đặc trưng đã trở thành hình ảnh huyền thoại quen thuộc với người dùng bao năm qua. Cụ thể, lon Bia Saigon Special 330 ml được cải tiến thành kiểu dáng lon cao hiện đại, giờ đây trên cả chai và lon bia đều có thông tin xuất xứ cùng hình ảnh hoa bia Yakima đặc trưng, thể hiện khí chất mạnh mẽ của Bia Saigon và nhấn mạnh chất lượng ưu việt của một dòng bia huyền thoại. Ông Bennett Neo, Tổng Giám đốc SABECO, chia sẻ: “Trong bối cảnh ngành đồ uống tại Việt Nam và thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, thị hiếu của người tiêu dùng cũng ngày một cao hơn, SABECO cần phải theo kịp thời đại, tiếp tục thích nghi với nhu cầu và thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Trong nhiều năm qua, SABECO không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và công nghệ sản xuất, từng bước chung tay đưa tên tuổi của sản phẩm ‘made in Vietnam’ vươn tầm thế giới. Sự cải tiến của dòng Bia Saigon Special chính là nỗ lực cụ thể bước đầu của chúng tôi trong năm 2022, hướng đến những sáng kiến thiết thực và đột phá hơn nữa, nhằm tạo ra nhiều giá trị tích cực cho người dùng và cộng đồng.” Bà Venus Teoh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Marketing của SABECO, chia sẻ thêm: “So với thời điểm Bia Saigon Special lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường vào năm 1999, thị hiếu và tiêu chuẩn của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Ngày nay, người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm bia không chỉ với mục đích giải khát mà còn tìm kiếm hương vị tươi mới đặc trưng phù hợp với khẩu vị của họ. Thấu hiểu sâu sắc nhu cầu này, đội ngũ chuyên gia nấu bia của SABECO đã trải qua nhiều công đoạn nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra công thức đột phá cho Bia Saigon Special, hội tụ đầy đủ những cải tiến về hương vị, bao bì,...".
SAB
Chủ tịch Đoàn Hồng Việt: Digiworld sẽ M&A một công ty cung cấp thiết bị cho khu công nghiệp và ghi nhận lợi nhuận vào quý IV. Chủ tịch Digiworld hé lộ sắp tới công ty sẽ thực hiện thương vụ M&A một công ty chuyên cung cấp thiết bị cho các khu công nghiệp và có thể bắt tay với họ phát triển các sản phẩm mới. Trong buổi livestream với nhà đầu tư chiều 3/8, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT CTCP Thế giới số (Digiworld - Mã: DGW) cho biết mục tiêu doanh thu quý III là 6.500 tỷ đồng, tăng trưởng 70% so với kết quả năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 200 tỷ đồng, tăng trưởng 87%. Cập nhật mới nhất, trong tháng 7, DGW đã mang về 1.800 tỷ đồng doanh thu, tương ứng với 28% kế hoạch cả quý. Điểm qua tình hình kinh doanh quý II, đại diện công ty cho biết doanh thu thuần đạt 4.910 tỷ, lợi nhuận sau thuế 137 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, mảng điện thoại di động vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 55% và tăng trưởng 26% so với cùng kỳ. Các mảng thiết bị văn phòng đem về 984 tỷ và hàng tiêu dùng 93 tỷ lần lượt tăng 48% và tăng 18%. Mảng laptop và máy tính bảng là mảng duy nhất ghi nhận sụt giảm 15% về 1.130 tỷ đồng. Trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư, ông Việt dự đoán, mảng laptop trong quý III sẽ phục hồi, riêng tháng 7 đã tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý II, DGW đã bắt đầu kinh doanh tivi Xiaomi nhưng hiện tivi đang thiếu hàng. Lãnh đạo DGW cho biết từ nay đến cuối năm tivi sẽ được tung ra nhiều mẫu hơn. Với các hàng của Whirlpool, công ty đã phân phối đến các siêu thị điện máy như Điện máy xanh, Điện máy chợ lớn,... Đối với mảng điện thoại di động, Chủ tịch DGW cho biết sắp tới sẽ ra iPhone 14, đây sẽ là sản phẩm có màn hình to giá rẻ phù hợp với thị hiếu người Việt Nam, do đó nhiều khả năng mảng điện thoại di động tiếp tục tăng trưởng thời gian tới. Với mảng dược phẩm, công ty đang làm việc và tìm kiếm thêm các nhãn hàng mới. Đầu tiên là tìm các sản phẩm có khả năng tiêu thụ, tiếp cận nhà sản xuất rồi xin giấy phép lưu hành. Quy trình này mất khá nhiều thời gian. Song về dài hạn, ông Việt cho rằng dù ngành dược phức tạp hơn ngành ICT nhưng nếu làm liên tục đủ dài thì doanh số sẽ được cải thiện. Hiện quy mô của ngành dược là 7 tỷ USD, trong đó kênh phân phối ETC (kênh bán qua các bệnh viện) chiếm 70%, 30% còn lại là của kênh OTC (bán lẻ qua các nhà thuốc). DGW khẳng định mình đang đi con đường khác với các chuỗi nhà thuốc bán lẻ như Long Châu và An Khang, đây là hai mô hình kinh doanh khác nhau. Nhìn sang quý IV, ông Việt cho rằng doanh thu chung vẫn sẽ có tăng trưởng so với nền cao của cùng kỳ năm ngoái, trừ mảng laptop sẽ tăng không mạnh mẽ hoặc đi ngang so với cùng kỳ. Ngoài ra, tại buổi chia sẻ, ông Đoàn Hồng Việt hé lộ sắp tới sẽ thực hiện thương vụ M&A nhưng sẽ chưa hợp nhất vào báo cáo chung. Trong quý IV, công ty có thể ghi nhận sự kiện này vào khoản mục lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết và sẽ thực sự hợp nhất vào báo cáo năm 2023. Công ty mà DGW M&A là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị cho các khu công nghiệp. Do Việt Nam đang là điểm đến của các nhà sản xuất nên hứa hẹn ngành này sẽ khá tiềm năng. Trong tương lai, DGW có thể hợp lực với họ để phát triển các sản phẩm mới, như thiết bị mạng hoặc thiết bị văn phòng.
DGW
TopZone - bàn đạp giúp Thế Giới Di Động (MWG) có thể đạt mốc 750 triệu USD doanh số bán sản phẩm Apple năm nay. Theo chia sẻ của ông Đoàn Văn Hiểu Em, mục tiêu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) tới cuối tháng 3 có 50 cửa hàng TopZone và tới hết năm có 200 cửa hàng. Riêng doanh số từ TopZone năm nay có thể lên tới 250 triệu USD. Ảnh: Thế Giới Di Động. Tại buổi họp với nhà đầu tư, ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO hai chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) chia sẻ đối với thị trường điện thoại, điện máy, hiện tại MWG có trên 3.000 cửa hàng nên trong các năm tới cơ hội mở thêm ồ ạt như các năm trước là không có. Tuy nhiên MWG sẽ vẫn có mở thêm hoặc mở thay thế tại một số khu vực có tiềm năng hoặc những nơi có mặt bằng khan hiếm. Tập đoàn vẫn còn nhiều cơ hội để nâng cấp các shop hiện tại có thể chuyển đổi từ TGDĐ thành ĐMX hoặc từ các shop mini lên thành ĐMX lớn hoặc từ supermini thành mini. Ông Hiểu Em cho biết hiện phân khúc của ĐMX chỉ tập trung từ tầm trung trở xuống nên vẫn còn phân khúc khách hàng tầm cao cấp. Năm nay, tập đoàn đặt mục tiêu có thể mở những trung tâm ĐMX quy mô tới 2.500 tới 3.500 m2 với đầy đủ các dòng sản phẩm bao gồm cả sản phẩm cao cấp. Về chuỗi TopZone hiện MWG có 20 cửa hàng, mục tiêu tới cuối tháng 3 có 50 cửa hàng và đang làm việc tới Apple tới hết năm có 200 cửa hàng. Doanh số trong mỗi cửa hàng thì có thể lên tới 8 - 10 tỷ/cửa hàng. Với mô hình ĐMX Supermini, các năm trước MWG đặt mục tiêu mở tới 1.000 cửa hàng nhưng do dịch bệnh mới mở được khoảng 800 cửa hàng và dự kiến sẽ mở nốt trong năm nay. Mô hình Bluetronics tại Campuchia, ông Hiểu Em chia sẻ mục tiêu năm nay là đạt điểm hoà vốn và mở thêm một số cửa hàng đồng thời trong năm nay sẽ mở cửa hàng ở Indonesia. Với các dòng sản phẩm máy tính bảng, laptop, tivi, máy lạnh theo đánh giá của ông Hiểu Em thì năm nay sẽ là năm bứt phá của nhóm hàng này do nhu cầu dồn nén bởi thời gian trước, mùa cao điểm của những sản phẩm này đều rơi vào thời gian dịch bệnh. Ảnh: Thế Giới Di Động. Về thị phần của các sản phẩm, ông Hiểu Em thông tin thị phần chung của nhóm điện thoại khoảng 60% với điện thoại và 50% với điện máy. Đối với các sản phẩm của Apple, thị phần của MWG trong năm 2021 dao động khoảng 30 - 35% với doanh số trong năm qua khoảng 500 triệu USD (thị trường Apple ở Việt Nam khoảng 1,5 tỷ USD). Mục tiêu cho 2022, doanh số bán sản phẩm Apple của MWG có thể lên tới 750 triệu USD (tổng quy mô thị trường ở Việt Nam dự kiến là 1,6 tỷ USD), nâng thị phần từ 30 lên 45% và tiếp tục nâng thị phần lên khoảng 60% thời gian tới. Trong đó, mục tiêu 250 triệu USD từ mô hình TopZone trong năm nay. CEO của chuỗi TGDĐ và ĐMX cũng giải thích thêm những năm trước hàng xách tay với sản phẩm Apple rất lớn nhưng do dịch bệnh nên hàng rất khan hiếm và đây chính là cơ hội cho MWG gia tăng thị phần. Với hoạt động online của ĐMX và TGDĐ, mục tiêu doanh thu cho năm nay doanh thu từ 18.000 - 20.000 tỷ. Do đó, MWG có thể nâng cấp website của TGDĐ và ĐMX và ra mắt một website mới thuần về mua/bán nhiều hơn. Đối với việc nâng cấp các cửa hàng, lãnh đạo của MWG cho biết có thể kinh doanh thêm nhiều sản phẩm khác. Trong thời gian tới, MWG sẽ đưa mô hình trang sức vào bên trong cửa hàng TGDĐ. Hiện vào TGDĐ, khách hàng có thể nạp tiền, chuyển tiền, rút tiền thậm chí vay tiền. Trong thời gian tới, MWG sẽ tập trung đưa các dịch vụ vào trong hệ thống để mang tới dịch vụ hoàn chỉnh cho khách hàng để gia tăng giá trị cho TGDĐ và ĐMX. Liên quan tới mô hình chuỗi AVA, ông Hiểu Em cho biết mô hình AVAKids có nhiều cơ hội hơn và đang bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm với phạm vi rộng hơn. Trong tháng 4 tới đây, MWG sẽ mở thêm 10 shop kid nâng tổng số cửa hàng lên 15. Với AVASport hay AVAFashion đang trong giai đoạn làm thương hiệu sản phẩm. Còn hai mô hình AVAJi hay AVACycle, trong thời gian tới sẽ bước vào giai đoạn tăng tốc. Ông Hiểu Em cũng chia sẻ khi mở chuỗi AVA, MWG có lợi thế về việc tận dụng các chuỗi lẫn nhau như khi mua sản phẩm chuỗi này tặng voucher chuỗi khác.
MWG
DIC Corp chốt ngày tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần hai vào tháng 10. Theo Luật Doanh nghiệp, cuộc họp ĐHĐCĐ lần hai sẽ được tiến hành trong trường hợp số cổ đông dự họp đại diện cho 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên. Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - Mã: DIG) vừa thông qua việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường lần hai vào lúc 13h ngày 12/10 tới tại TP Vũng Tàu. Trước đó, ĐHĐCĐ bất thường của DIC Corp diễn ra ngày 14/9 đã không thành công do số cổ đông dự họp không đủ trên 50% tổng số cổ phiếu biểu quyết. Theo Điều 145 Luật Doanh nghiệp, cuộc họp ĐHĐCĐ lần hai sẽ được tiến hành trong trường hợp số cổ đông dự họp đại diện cho 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên. Việc số lượng cổ đông không đủ trong ĐHĐCĐ bất thường của DIG lần 1 diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán chung có xu hướng giảm, đặc biệt giá cổ phiếu DIG cũng rớt từ vùng 100.000 đồng/cổ phiếu từ đầu năm xuống 32.300 đồng/cổ phiếu như hiện tại. Vốn hóa cũng theo đó giảm hơn 41.000 tỷ đồng sau hơn 9 tháng xuống còn khoảng 19.670 tỷ đồng.
DIG
Phát Đạt dự kiến phát hành thêm 300 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 12%. Nguồn vốn này sẽ tài trợ cho các dự án gồm Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội (Bình Định), Astral City (Bình Dương) và Khu Cổ đại (TP HCM). HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) vừa thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu lần thứ 8 trong năm với giá trị 300 tỷ đồng, dự kiến được thực hiện trong tháng 12. Các trái phiếu này sẽ có kỳ hạn hai năm và lãi suất 12%/năm, được đảm bả bằng cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của bên thứ ba. Mục đích phát hành nhằm tài trợ vốn cho ba phân khu 2, 4 và 9 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định; Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Bình Dương (Astral City), tỉnh Bình Dương và dự án Hạ tầng kỹ thuật nội bộ Khu I (Khu Cổ đại) ở TP HCM. Trong đó, Astral City là dự án đầu tiên của Phát Đạt tại thị trường Bình Dương. Dự án có quy mô 3,74 ha, dự kiến mở bán trong quý IV và doanh nghiệp đã cam kết bán sỉ cho Tập đoàn Danh Khôi. Theo kế hoạch, việc giải ngân vốn cho các dự án được thực hiện vào tháng 1 và quý I năm sau. Cách đây không lâu, Phát Đạt cũng vừ công bố kế hoạch phát hành gói trái phiếu 475 tỷ đồng cho ba dự án nói trên. Nếu các đợt phát hành này diễn ra thành công, Phát Đạt huy động 2.155 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm. Trước đó, Phát Đạt đã phát hành 6 lô trái phiếu có cùng lãi suất 13%/năm.
PDR
Thêm một quý khó khăn của ngành xây dựng, lợi nhuận ròng Ricons vượt Coteccons và Xây dựng Hòa Bình. Những áp lực từ chi phí nguyên vật liệu, chi phí lãi vay và sự chững lại của thị trường bất động sản khiến lợi nhuận quý III của các doanh nghiệp xây dựng bị bào mòn. Ricons là đơn vị hiếm hoi có lợi nhuận ròng tăng trưởng so với cùng kỳ, thậm chí bỏ xa hai ông lớn Xây dựng Hòa Bình và Coteccons. Quý III/2022, câu chuyện bão giá vật liệu xây dựng tiếp tục kìm hãm hoạt động kinh doanh các nhà thầu xây dựng. Hơn nữa, thị trường đối mặt với sự chững lại của ngành bất động sản cùng với mặt bằng lãi suất tăng, hạn mức tín dụng bị thu hẹp lại càng đẩy doanh nghiệp ngành xây dựng vào thế khó. Theo khảo sát với 6.799 doanh nghiệp ngành xây dựng được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê (GSO), có tới hơn 38% số doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng quý III/2022 khó khăn hơn quý II/2022. Trong khi chỉ có 26,8% doanh nghiệp nhận định tình hình quý III tốt hơn quý II. Thống kê sơ bộ cho thấy bức tranh kết quả kinh doanh quý III của một số nhà thầu xây dựng xám màu và phân hóa. Quý III, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) ghi nhận 3.778 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 81% so với cùng kỳ. Đây cũng là doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trong nhóm các nhà thầu xây dựng được thống kê. CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) , CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons hay CTCP Hưng Thịnh Incons (Mã: HTN) cũng ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng lần lượt 191%, 84% và 54% so với mức nền thấp của quý III/2021. Quý III/2021 là giai đoạn đỉnh điểm của dịch COVID-19 và giãn cách xã hội ảnh hưởng nhiều tới tiến độ xây dựng các dự án. Ngược lại, những nhà thầu như CTCP Fecon (Mã: FCN), CTCP Xây dựng SCG (Mã: SCG) và CTCP Lizen (Mã: LCG) ghi nhận doanh thu thuần đi lùi so với cùng kỳ. Xét về lợi nhuận, quý III, Ricons lãi ròng 32 tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ, bỏ xa hai ông lớn là Xây dựng Hòa Bình và Coteccons. Bên cạnh nguyên nhân doanh thu được cải thiện, Ricons còn có thêm lãi từ tiền gửi ngân hàng và cổ tức được chia hơn 26 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ. Trong khi đó chi phí lãi vay chưa tới 5 tỷ đồng. Với Xây dựng Hòa Bình, các chi phí đều tăng so với cùng kỳ, đặc biệt là chi phí lãi vay tăng 63% lên 123 tỷ và chi phí quản lý doanh nghiệp đột biến gấp 4,4 lần cùng kỳ lên 153 tỷ do giảm hoàn nhập dự phòng và tăng chi phí khác chính khiến lợi nhuận ròng của tập đoàn này giảm 55% còn 6 tỷ đồng. Tăng mạnh khoản phải thu khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Xây dựng Hòa Bình ghi nhận âm 1.331 tỷ 9 tháng đầu năm, trong khi cùng kỳ dương 896 tỷ. Coteccons cũng không tránh khỏi áp lực khi giá vốn hàng bán lên tới 3.081 tỷ đồng, chiếm 99% doanh thu thuần, khiến lãi gộp thu hẹp còn 32 tỷ. Các chi phí tăng cao song nhờ có khoản lợi nhuận khác do hoàn nhập chi phí công trình phải trả lớn hơn chi phí thực tế phát sinh và một phần từ hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình nên Coteccons chỉ còn lỗ ròng 3,5 tỷ quý III, cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 12 tỷ. Gia tăng khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Coteccons âm 1.990 tỷ 9 tháng đầu năm, cùng kỳ năm ngoái dương 183 tỷ. Giải thích về sự sụt giảm lợi nhuận quý III vừa rồi, CEO Nguyễn Văn Thanh của Fecon thừa nhận kết quả không như ý, do dư âm của bão giá vẫn còn rất mạnh, khiến chi phí thi công tăng vọt. Song song đó, chính sách thắt chặt tiền tệ khiến các chủ đầu tư khó khăn, dẫn đến các dự án đang triển khai ở mức độ cầm chừng, nhiều dự án trong kế hoạch đấu thầu cũng dừng lại. Sản lượng và doanh thu vì thế suy giảm hơn so với năm trước. Lãnh đạo Fecon nhìn nhận đây cũng là thực trạng chung của ngành xây dựng trong giai đoạn qua. Fecon ở lĩnh vực nền móng và hạ tầng ngầm còn “đỡ” hơn các doanh nghiệp trong mảng xây dựng dân dụng – thương mại, vốn đã ít việc lại còn chịu cạnh tranh khốc liệt về giá. Áp lực từ giá vốn hàng bán khiến biên lợi nhuận gộp của những nhà thầu xây dựng co hẹp, ngoại trừ Fecon và Xây dựng Hòa Bình. Quý III, biên lãi gộp của Xây dựng Hòa Bình, đạt 7,48%, cải thiện so với mức 5,5% cùng kỳ năm ngoái. Còn Fecon đã vượt qua Lizen quý này để dẫn đầu nhóm có tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất với 15,4%. Sở dĩ Fecon và Lizen có biên lợi nhuận gộp nhỉnh hơn số còn lại nhờ đóng góp từ các mảng khác với tỷ suất lợi nhuận gộp tốt hơn như bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, biên lãi gộp của Coteccons sụt giảm từ 1,57% cùng kỳ xuống 1,06% quý III/2022, và thấp hơn nhiều so với con số 6,75% quý II trước đó. Kết quả này của Cotecons cũng là mức thấp nhất so với các 6 nhà thầu xây dựng được thống kê.
SCG
Petrolimex sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trực tuyến vào tháng 4. Tuy nhiên, Petrolimex cho biết sẽ có quyết định phù hợp tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của dịch COVID-19. Một cửa hàng Petrolimex tại TP HCM. (Ảnh: Minh Hằng). Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, Mã: PLX) đã quyết định tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 vào ngày 26/4 tới đây theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, Petrolimex cho biết sẽ có quyết định phù hợp tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của dịch COVID-19. ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 này sẽ thông qua định hướng phát triển của tập đoàn giai đoạn 2021 - 2026; báo cáo tài chính năm 2020 đã được kiểm toán; phương án phân chia lợi nhuận năm 2020; và sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong điều lệ, quy chế nội bộ về quản trị doanh nghiệp. Năm 2020, Petrolimex ghi nhận 123.924 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.235 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 34,6% và 73,6% so với năm trước đó. Còn về kế hoạch kinh doanh cụ thể của Petrolimex trong năm 2021 vẫn chưa được chính thức phê duyệt. Tuy nhiên, kế hoạch sơ bộ cho sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước năm 2021 là tăng tối thiểu 3%. Trong đó, sản lượng bán lẻ dự kiến tăng ít nhất 3,5 - 4% so với năm trước. Nhìn chung, lợi nhuận trước thuế hợp nhất được kỳ vọng đạt 3.500 - 4.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 150 - 180% so với năm trước, chưa tính đến thu nhập bất thường từ việc thoái vốn khỏi công ty liên kết như đã đề cập ở trên. CTCP Chứng khoán SSI dự báo lợi nhuận của Petrolimex sẽ tiếp tục phục hồi mạnh trong năm 2021, do sự tăng lên ở cả nhu cầu nhiên liệu và giá dầu. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Petrolimex trong năm 2021 có khả năng đạt lần lượt 162.300 tỷ đồng và 5.070 tỷ đồng, tăng tương ứng 31% và 263% so với năm 2020. Với năm 2022, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của Petrolimex có thể tăng 23% so với năm 2021, đạt 6.250 tỷ đồng và vượt mức năm 2019 nhờ sự phục hồi hoàn toàn của mảng nhiên liệu bay và sự tăng trưởng hữu cơ từ các mảng khác.
PLX
Thagrico của tỷ phú Trần Bá Dương tham vọng thu 350 triệu USD từ xuất khẩu trái cây năm 2022, muốn nâng tổng đàn heo lên 175.000 con. Thagrico - công ty mẹ của HAGL Agrico, đặt mục tiêu doanh số xuất khẩu trái cây gấp đôi trong năm nay lên 350 triệu USD với tổng diện tích hơn 28.000 ha cây ăn trái. Trong thư chúc Tết Nhâm Dần của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT của CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết năm 2021, tập đoàn đã triển khai và hoàn thành chương trình "Tái cấu trúc và nâng cấp quản trị" với hệ sinh thái đa ngành gồm: hai tập đoàn là Thaco Auto (ô tô), Thagrico (nông lâm nghiệp) và 4 tổng công ty là Thaco Industries (cơ khí và công nghiệp hỗ trợ), Thadico (đầu tư xây dựng); Thilogi (logistics) và Thiso (thương mại dịch vụ). Thaco Auto chuyên quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh ô tô trên toàn chuỗi giá trị sản xuất – phân phối – bán lẻ. Năm 2021 là năm đơn vị tiếp tục đứng đầu thị trường trong nước với thị phần trên 35%, tổng doanh số đạt gần 100.000 xe. Phát triển 36 sản phẩm mới, 40 showroom mới, nâng tổng số lên 350 showrom, đại lý. Kế hoạch năm 2022, Thaco Auto đề ra mục tiêu doanh số đạt trên 120.000 xe; phát triển mới 40 showroom, nâng tổng số lên 390 showroom, trong đó có một số mô hình tích hợp: Tổ hợp showroom, tổ hợp showroom auto kết hợp trung tâm thương mại, đồng thời nâng cấp quản trị từ các chi nhánh trở thành các công ty tỉnh thành về mặt pháp lý. Thaco Industries với chiến lược phát triển công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ là một ngành sản xuất kinh doanh chính của Thaco thông qua hợp tác liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài ngành ô tô. Năm 2021, doanh thu của Thaco Industries đạt gần 6.000 tỷ đồng; xuất khẩu đạt hơn 50 triệu USD. Kế hoạch 2022, dự kiến doanh thu trong nước đạt 12.700 tỷ đồng và xuất khẩu đạt trên 260 triệu USD (tăng gấp 5 lần). Ảnh: Thaco. Còn Thagrico - công ty mẹ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HNG), với chiến lược đầu tư, sản xuất nông nghiệp là trồng trọt cây ăn trái; chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, heo giống, heo thịt với quy mô lớn trên nền tảng hữu cơ và quản trị sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Trong năm 2021, Thagrico đã hoàn thiện quy hoạch và đầu tư các vùng trồng cây ăn trái và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; chăm sóc hơn 28.000 ha cây ăn trái, xuất khẩu được hơn 300.000 tấn trái cây các loại với doanh thu đạt hơn 175 triệu USD. Kế hoạch 2022, sản lượng xuất khẩu 620.000 tấn với doanh thu ước đạt hơn 350 triệu USD. Thagrico sẽ tổ chức thực hiện dự án chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt theo mô hình bán chăn thả và vỗ béo tập trung với tổng đàn bò giống lên 26.000 con, đến nay, đã sinh sản được gần 5.000 con bê. Năm 2022, tổng công ty tiếp tục đầu tư chăn nuôi tại các khu liên hợp nông nghiệp, nâng tổng quy mô trang trại lên 84.000 con bò. Năm 2021, Thagrico đã lập và đầu tư các dự án chăn nuôi heo giống, heo thịt tại Bình Định, An Giang với quy mô trại 142.000 con. Năm 2022, tiếp tục đầu tư dự án tại Đắk Lắk với quy mô trang trại lên đến 175.000 con. Ảnh: Thaco. Thadico (Công ty Đại Quang Minh) thực hiện vai trò quản lý đầu tư xây dựng và trực tiếp triển khai đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông, khu công nghiệp (KCN), khu đô thị và bất động sản. Tại TP HCM, Thadico sẽ tiếp tục triển khai dự án cầu Thủ Thiêm 2 và bàn giao, đưa vào sử dụng trước 30/4/2022. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đầu tư, để triển khai dự án các KCN cơ khí ô tô, nông - lâm nghiệp, cảng và hậu cần cảng tại Chu Lai - Quảng Nam, THACO – Thái Bình. Ngoài ra, Thadico cũng thực hiện các dự án bất động sản phức hợp, thương mại theo kế hoạch kinh doanh của các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, phân phối - bán lẻ ô tô và các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp tại An Giang, Bình Định, Tây Nguyên, Lào và Campuchia cho Thagrico. Thiso là tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Trong năm 2021, Thiso và Emart Inc. đã ký kết thỏa thuận chuyển nhượng 100% vốn Công ty TNHH Emart Việt Nam, thỏa thuận nhượng quyền độc quyền để tiếp quản hoạt động siêu thị Emart đồng thời tiếp tục triển khai các dự án mở rộng hệ thống tại thị trường Việt Nam. Mục tiêu năm 2022, Thiso Retail sẽ đưa vào hoạt động ít nhất hai siêu thị Emart trong khu vực TP HCM và triển khai xây dựng thêm ba siêu thị trên cả nước. Cuối cùng là Thilogi là đầu mối tổ chức và cung ứng dịch vụ logistics phục vụ cho Thaco và đối tác bao gồm: dịch vụ vận tải biển quốc tế và nội địa, cảng biển và vận tải đường bộ; tập trung tại Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Lào, Campuchia nhằm phục vụ vận chuyển đối lưu hai chiều bổ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Năm 2021, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 3 triệu tấn, tăng gần 50% so với năm 2020, vận chuyển gần 38.000 container linh kiện ô tô; vận chuyển đường bộ hơn 25.500 container vật tư nông nghiệp đối lưu với các tỉnh Tây Nguyên và Campuchia, Lào. Năm 2022, Thilogi kế hoạch vận chuyển gần 53.000 container linh kiện, hơn 39.000 container trái cây và vật tư nông nghiệp, sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai dự kiến hơn 4,2 triệu tấn.
HNG
Thành viên của Tập đoàn Masan hút thêm 350 triệu USD vốn từ quỹ đầu tư chính phủ Abu Dhabi và Singapore, định giá tăng lên 8,2 tỷ USD. Sau giao dịch, The CrownX được định giá 8,2 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu, tương đương giá mỗi cổ phần xấp xỉ 2,41 triệu đồng. Mức định giá này cho thấy giá trị The CrownX đã tăng 12% so với vòng huy động vốn trước đó. Ảnh minh hoạ: Tập đoàn Masan. CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN) mới công bố ký kết giao dịch với nhóm các nhà đầu tư bao gồm TPG, Platinum Orchid (thuộc sở hữu của Quỹ đầu tư Quốc gia Abu Dhabi) (ADIA) và SeaTown Master Fund (do công ty con của Temasek Holdings - thuộc chính phủ Singapore quản lý) cho khoản đầu tư 350 triệu USD vào CTCP The CrownX (TCX). Giao dịch khép lại vòng huy động vốn cuối cùng vào hệ sinh thái TCX. Được thành lập vào nửa đầu năm 2020, đến nay hệ sinh thái này đã thu hút nguồn vốn hơn 1,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Sau giao dịch, The CrownX được định giá 8,2 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu, tương đương giá mỗi cổ phần là 105 USD (xấp xỉ 2,41 triệu đồng). Mức định giá này cho thấy giá trị The CrownX đã tăng 12% so với vòng huy động vốn trước đó. Tỷ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX sau giao dịch này là 81,4%. Công ty có kế hoạch sử dụng khoản huy động vốn này để đầu tư vào các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng và mua lại cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu. Mini-mall là mô hình độc đáo tích hợp các tiện ích đa dạng, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày từ offline đến online. Mô hình này sẽ giúp The CrownX thu hút khách hàng hiệu quả hơn với chi phí tối ưu. Masan tin rằng yếu tố thay đổi cuộc chơi trong thời gian tới sẽ là cung cấp các giải pháp fin-tech bằng cách tận dụng cơ sở khách hàng thân thiết, trong đó mạng di động Reddi là nền tảng cốt lõi. Hiện nay, các giải pháp fin-tech như "mua trước trả sau" vẫn chưa đáp ứng đúng mức và đầy đủ cho đông đảo người tiêu dùng. Tổng Giám Đốc Masan Group, ông Danny Le cho biết: "Trong hơn 7 năm qua, Masan đã hoạch định tầm nhìn chiến lược Point of Life. Thỏa thuận hợp tác với TPG, ADIA và SeaTown một lần nữa khẳng định khả năng hiện thực hóa chiến lược này của Masan. Hiện nay, chúng tôi đã hoàn tất huy động vốn tại The CrownX và sẽ tập trung tăng tốc mở rộng nền tảng Point of Life tích hợp offline và online trên toàn quốc. Chúng tôi đặt mục tiêu sẽ IPO The CrownX trên sàn chứng khoán quốc tế vào năm 2023 – 2024 với 3 KPIs chủ chốt: Tăng thị phần trong chi tiêu tiêu dùng bằng cách mở rộng hệ thống; Số hóa toàn bộ nền tảng để trở thành công ty tiêu dùng công nghệ; Đạt biên lợi nhuận hai chữ số." Việc thực thi các kế hoạch trên phụ thuộc vào các phê duyệt phù hợp theo điều lệ của doanh nghiệp và quy định pháp luật hiện hành. Credit Suisse (Singapore) Limited đóng vai trò là đơn vị tư vấn tài chính độc quyền cho Masan Group trong Giao dịch này. TPG là quỹ đầu tư thay thế hàng đầu thế giới được thành lập tại San Francisco năm 1992. TPG quản lý và đầu tư khối tài sản trị giá 108 tỷ USD và có đội ngũ vận hành tại 12 văn phòng trên toàn cầu. TPG đầu tư vào năm nền tảng đa sản phẩm gồm: vốn, tăng trưởng, tác động, bất động sản và giải pháp thị trường. Được thành lập vào năm 1976, Quỹ đầu tư Quốc gia Abu Dhabi (ADIA) sở hữu danh mục đầu tư đa dạng trên toàn cầu. Là quỹ đầu tư đại diện cho Chính phủ Tiểu vương quốc Abu Dhabi, ADIA có cách tiếp cận thận trọng thông qua chiến lược đầu tư chú trọng vào giá trị dài hạn. Đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân từ năm 1989, ADIA đã xây dựng một đội ngũ chuyên gia lớn mạnh, giàu kinh nghiệm về các sản phẩm tài sản ở nhiều khu vực địa lý và lĩnh vực khác nhau. Triết lý của ADIA là xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác và đội ngũ quản lý công ty để tối đa giá trị và thúc đẩy thực thi các chiến lược đã đề ra. Còn quỹ đầu tư SeaTown Holdings International (SeaTown) có trụ sở tại Singapore, tập trung vào các chiến lược đầu tư thay thế, lợi nhuận tuyệt đối. Với danh mục tài sản trị giá hơn 6 tỷ USD, SeaTown quản lý các chiến lược đa tài sản và tín dụng công thông qua quỹ mở cũng như chiến lược đầu tư tư nhân vào quỹ đóng. SeaTown là công ty con do Seviora Holdings sở hữu hoàn toàn và thuộc sở hữu gián tiếp của Temasek Holdings.
MSN
Lợi nhuận công ty mẹ Minh Phú tăng gấp 2,5 lần trong quý IV/2022. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ Minh Phú quý IV/2022 tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Giải trình về kết quả này, Minh Phú cho biết, doanh thu tài chính tăng mạnh do được nhận cổ tức từ các công ty thành viên. Bên cạnh đó, công ty kiểm soát tốt dòng tiền và các yếu tố chi phí góp phần làm tăng lợi nhuận. Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) vừa công bố BCTC riêng quý IV/2022 với doanh thu thuần ghi nhận 1.667 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn bán hàng cũng giảm mức tương tự 44% xuống 1.463 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng 1,3 điểm phần trăm lên 12,2%. Trong kỳ công ty ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 410 tỷ đồng, chủ yếu là tiền cổ tức nhận được từ công ty con (324 tỷ đồng, chiếm 77%). Ngoài ra, công ty thu về khoản lãi chênh lệch tỷ giá gần 78 tỷ đồng và lãi tiền gửi ngân hàng gần 8 tỷ. Chi phí tài chính của công ty mẹ Minh Phú tăng gấp 10 lần lên 224; trong đó khoản dự phòng tổn thất đầu vào các công ty con chiếm 67%. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ Minh Phú tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Giải trình về kết quả này, Minh Phú cho biết, doanh thu tài chính tăng mạnh do được nhận cổ tức từ các công ty thành viên. Bên cạnh đó, công ty kiểm soát tốt dòng tiền và các yếu tố chi phí góp phần làm tăng lợi nhuận. Tính chung cả năm 2022, công ty ghi nhuận doanh doanh thu thuần giảm 12% so với năm 2021 xuống 8.925 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế tăng 50% lên 802 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2022, hàng tồn kho của Minh Phú ở mức 2.162 tỷ đồng, cao gấp đôi so với đầu năm, chủ yếu là thành phẩm, hàng hoá (2.112 tỷ đồng). Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo 'Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức & giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng' hồi cuối năm ngoái, ông Lê Bảo Toàn, Giám đốc Tài chính CTCP Thuỷ sản Minh phú - Hậu Giang cho biết trong vài tháng gần đây, lượng hàng xuất khẩu đi Châu Âu, thị trường Mỹ giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng hàng nguyên liệu cũng thiếu hụt. Lãi suất năm nay cũng tăng nhiều so với năm 2021. Nếu như tháng 10/2021, lãi suất tiền vay đồng USD có thể 1,6%/năm thì năm nay đã lên tới 4%/năm. Điều này khiến chi phí tài chính tăng cao hơn so với năm ngoái. Bên cạnh đó, vừa qua tỷ giá tăng nhiều làm cho chênh lệch tỷ giá của doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2022 tăng hơn so với năm trước. Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho rằng “Ngành tôm năm 2023 sẽ khó khăn hơn ngành cá tra rất nhiều. Cá tra giá rẻ hơn, phù hợp với người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Còn tôm giá lại đắt hơn. Bây giờ người dân Mỹ không ăn ở nhà hàng nữa, thắt chặt chi tiêu thì làm sao mà bán được”.
MPC
Novaland muốn niêm yết 300 triệu USD trái phiếu quốc tế. Đây là lần thứ hai Novaland niêm yết trái phiếu quốc tế, kể từ đợt phát hành quy mô vốn 240 triệu USD vào năm 2018. Trong thông báo mới đây, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) cho biết doanh nghiệp đã nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi lên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGD) vào ngày 30/6 vừa qua. Thời gian đáo hạn trái phiếu dự kiến vào năm 2026. Hồi năm 2018, Novaland đã có hai đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế với tổng quy mô vốn 240 triệu USD. Thông tin từ phía doanh nghiệp, các trái chủ của các lô trái phiếu này đã chuyển đổi và trở thành cổ đông của Novaland. Nội dung niêm yết 300 triệu USD trái phiếu lần này nằm trong kế hoạch huy động vốn đã được Novaland đề cập tại ĐHĐCĐ thường niên 2021. Dự kiến trong năm nay, doanh nghiệp sẽ huy động 24.000-48.000 tỷ đồng từ nguồn lực trong nước và quốc tế. Thời gian gần đây, Novaland cùng các đơn vị thành viên cũng liên tục phát hành trái phiếu. Mục tiêu huy động vốn nhằm phục vụ việc phát triển các dự án và mở rộng quỹ đất của doanh nghiệp. Trong đó, Novaland đang dồn lực phát triển NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận), NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Aqua City (Đồng Nai). Các dự án này đều có vốn đầu tư lớn, riêng NovaWorld Phan Thiet có tổng mức đầu tư 5 tỷ USD. Tính đến hiện tại, Novaland là một trong số ít các doanh nghiệp bất động sản thành công trong việc huy động vốn ngoại thông qua trái phiếu quốc tế, bên cạnh Vingroup và BIM Land. Bởi lẽ, "các khoản đầu tư của các định chế quốc tế thường đi kèm với những tiêu chuẩn và yêu cầu rất nghiêm ngặt. Không chỉ vấn đề về tài sản bảo đảm, họ còn xem xét rất kỹ về năng lực và cam kết gắn bó của chủ doanh nghiệp, kèm theo hàng loạt điều kiện ràng buộc về tỷ lệ sở hữu tối thiểu cũng như vị trí chủ chốt trong các hợp đồng", đại diện Novaland từng chia sẻ.
NVL
Dịch bệnh đang bùng phát, doanh nghiệp hàng không nào vẫn có triển vọng đầu tư?. COVID-19 là khắc tinh của ngành hàng không. Khi dịch bệnh được kiểm soát nhờ vắc xin, dự kiến là trong hai quý cuối năm nay, nhiều cổ phiếu hàng không sẽ có cơ hội cất cánh. Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử loài người đang diễn ra. Theo thống kê của Bloomberg, tính đến hôm nay 5/7, gần 3,2 tỷ liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm ở 180 quốc gia trên thế giới. Trung bình mỗi ngày có 39,4 triệu liều vắc xin được tiêm. Số vắc xin nói trên đủ dùng cho 20,8% dân số toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình phân phối diễn ra không đồng đều. Theo Bloomberg, 27 quốc gia giàu nhất thế giới chỉ chiếm 10,4% dân số toàn cầu nhưng đã dùng tới 22,6% số liều vắc xin. Theo nhiều dự báo, phần lớn dân số các nước phát triển sẽ được tiêm chủng vào giữa năm 2022, đây cũng là những thị trường bay quốc tế chính của Việt Nam. Dựa trên lượng vắc xin dự kiến nhận được, Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) kỳ vọng 14,7% - 26% dân số Việt Nam có thể được tiêm đủ liều vào cuối quý III, IV năm 2021. Cùng với tỷ lệ tiêm chủng cao hơn ở các thị trường bay quốc tế chính, Việt Nam có thể mở lại đường bay nước ngoài vào cuối quý III/2021 như dự kiến. Đại dịch bùng phát nhiều lần vào mùa hè 2020, Tết Nguyên đán 2021 và mùa hè 2021 khiến cho lượng hành khách đi máy bay sụt giảm nghiêm trọng, các hãng thua lỗ ngay trong quãng thời gian thường là mùa cao điểm hàng năm. Với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ và quá trình tiêm chủng, VNDirect kỳ vọng lượng khách nội địa và quốc tế sẽ hồi phục kể từ quý IV/2021. Tổng lượng khách nội địa trong năm nay có thể tăng nhẹ 1,4% trong khi lượng khách quốc tế có thể thấp hơn 1,1% so với năm ngoái. Trong trung hạn, lượng khách nội địa của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi về mức trước đại dịch trong năm 2022 (bằng 103,7% mức cơ sở 2019) và trong 2025 sẽ đạt 139,7% mức cơ sở. Với giao thông quốc tế, lượng khách vào Việt Nam năm 2023 có thể sẽ hồi phục về mức trước dịch (bằng 100,9% mức cơ sở năm 2019) và đến năm 2025 có thể đạt 127,5% mức cơ sở. VNDirect dự báo lượng khách hàng không nội địa của Việt Nam hồi phục mạnh từ quý III. Sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không năm 2020 giảm 14,7% so với năm trước. Trong 5 tháng đầu 2021, tổng sản lượng hàng hóa tăng 15% nhờ phục hồi giao thương toàn cầu. VNDirect kỳ vọng đà tăng trưởng được duy trì, giúp sản lượng của cả năm 2021 tăng 15%. Các công ty cảng hàng hóa có dư địa tăng trưởng công suất như SCS có thể sẽ hưởng lợi từ mức tăng trưởng kép 9,7%/năm giai đoạn 2020-2030 theo như dự báo bởi Cục Hàng không Việt Nam. So với mức cơ sở 2019 khi chưa xuất hiện đại dịch, số lượng chuyến bay trong 5 tháng đầu 2021 của Vietnam Airlines giảm 41%, còn của Vietjet Air và Bamboo Airways tăng lần lượt 41% và 273%. Nếu so với cùng kỳ 2020, số chuyến bay của các hãng trong 5 tháng 2021 đều giảm, ngoại lệ duy nhất là Bamboo Airways. Doanh nghiệp tư nhân có lợi thế nhờ ra quyết định nhanh, chủ động thanh lý các loại tài sản để tạo ra doanh thu và thu nhập tài chính, giúp tăng lợi nhuận và dòng tiền đáng kể. Trong khi đó, doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước như Vietnam Airlines vướng nhiều thủ tục nên lợi nhuận và dòng tiền đều giảm mạnh trong quý I/2021. Vietnam Airlines đang rơi vào khó khăn tài chính nghiêm trọng và có quy cơ phá sản. VNDirect cho rằng các hãng bay tư nhân với tiềm lực tài chính có thể tranh thủ cơ hội này để giành thị phần. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (Mã: ACV) đang độc quyền quản lý và vận hành 22 sân bay quốc nội cũng như quốc tế trên cả nước. Ngành hàng không toàn cầu đang trên đà phục hồi nhờ tiêm chủng vắc xin cấp tốc. Vì vậy, VNDirect kỳ vọng Việt Nam sẽ mở lại các đường bay quốc tế an toàn vào cuối quý III/2021 và sẽ giúp kết quả kinh doanh của ACV phục hồi mạnh mẽ kể từ năm 2022. Trong năm 2021, tổng lượng hành khách của ACV có thể tăng nhẹ 1,1% so với 2020. Nhờ lợi nhuận tài chính từ đánh giá lại nợ và nền so sánh năm 2020 ở mức thấp, lợi nhuận ròng ACV có thể tăng 90% và đạt 3.124 tỷ đồng trong năm 2021. Trong năm 2022, giao thông hàng không phục được kỳ vọng phục hồi mạnh và tổng lượng hành khách thông quan có thể tăng 54% so với 2021. Trong đó, lượng hành khách nội địa dự kiến tăng 33% và hành khách quốc tế tăng 264%, giúp lợi nhuận ròng của ACV có khả năng vọt lên 137%. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài do ACV quản lý. (Ảnh: Song Ngọc). Kể từ quý I/2021, ACV đã bắt đầu hợp nhất kết quả kinh doanh khu bay thay vì ghi nhận ở khoản phải thu và phải trả như trước. Với phương thức hạch toán này, VNDirect tin rằng ý kiến nhấn mạnh trong báo cáo kiểm toán của ACV kể từ năm 2021 sẽ được loại bỏ và ACV đang theo đúng lộ trình để có thể được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) trong năm 2022, cổ phiếu nhờ vậy mà sẽ được xác định lại giá trị. Rủi ro lớn đối với ACV bao gồm: (1) dịch bệnh tái bùng phát trong tháng 5 có thể vượt ngoài tầm kiểm soát khiến lượng hành khách nội địa thấp hơn dự báo, (2) đồng Yên Nhật mạnh lên, và (3) tiến độ xây dựng sân bay Long Thành bị chậm hơn dự kiến. CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Mã: SCS) được dự báo nâng thị phần ở Tân Sơn Nhất giai đoạn 2021-30 lên 55%. Hiệu quả hoạt động của SCS có thể duy trì ở mức cao nhờ kiểm soát tốt chi phí, bảng cân đối kế toán mạnh không nợ vay và thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% đến năm 2023. Năm 2020, SCS có lãi sau thuế 464 tỷ đồng. Quý I/2021, công ty tiếp tục lãi ròng 137 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại đại hội cổ đông thường niên 2021 tổ chức đầu tháng 6 này, ban lãnh đạo công ty ước tính sản lượng hàng hóa mà SCS phục vụ 5 tháng đầu năm đạt hơn 98.300 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng quốc tế tăng 15,7%, sản lượng quốc nội tăng 41%. Lợi nhuận trước thuế 5 tháng ước tính khoảng 247 tỷ đồng, tăng 24,7%. Lãnh đạo SCS cũng cho biết dịch COVID-19 có ảnh hưởng tới hoạt động của công ty nhưng mức độ không đáng kể nhờ chính sách vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế của Chính phủ. Công ty tin tưởng rằng nếu việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, sản lượng hàng hóa 6 tháng cuối năm sẽ tăng trưởng khả quan, công ty có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Năm 2021, SCS đặt mục tiêu doanh thu 780 tỷ đồng, lãi sau thuế 540 tỷ, tỷ lệ cổ tức dự kiến 36%. TTM = tổng 4 quý gần nhất. VNDirect dự báo tổng lượng hàng hóa mà SCS phục vụ sẽ tăng 10,3% trong năm nay, doanh thu và lợi nhuận ròng đi lên tương ứng 17,2% và 22%. CTCP Hàng không Vietjet (Mã: VJC) là hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam khi chiếm 40% thị phần nội địa năm 2020. Theo báo cáo thường niên mới nhất, Vietjet đã vận chuyển hơn 15 triệu lượt hành khách trong năm COVID đầu tiên. Tuy thua lỗ vì hoạt động kinh doanh chính nhưng số liệu lợi nhuận và dòng tiền của Vietjet vẫn tương đối khả quan nhờ thanh lý tài sản. Ngoài ra, hãng bay của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo còn đang chuẩn bị ba kế hoạch huy động vốn trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, chào bán cổ phiếu riêng lẻ, và phát hành ESOP. VNDirect dự phóng lượng hành khách quốc tế trong năm 2021 có thể tương đương 2020 và sẽ bật tăng mạnh 650% trong năm 2022. Lợi nhuận ròng có thể đạt 1.165 tỷ trong năm 2021 và 3.387 tỷ trong năm 2022, tương đương lần lượt 30% và 102% so với năm 2019.
VND
Vinhomes làm ra lợi nhuận tỷ USD, ban lãnh đạo nhận thù lao bao nhiêu?. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Vinhomes nhận tổng thù lao 11,1 tỷ đồng trong năm 2020, thấp hơn đáng kể so với ban lãnh đạo ở công ty mẹ là Tập đoàn Vingroup. Khu đô thị Royal City trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc). Năm 2020, Công ty cổ phần Vinhomes (Mã: VHM) có 9 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và ba thành viên Ban kiểm soát (BKS). Trong đó, tổng thù lao cho HĐQT là 10,9 tỷ đồng, tương đương 0,04% lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020. Bình quân mỗi người trong HĐQT được nhận 1,21 tỷ đồng/năm hay 101 triệu đồng/tháng. Tổng thù lao cho BKS là 200 triệu đồng, tương đương 0,001% lợi nhuận sau thuế. Bình quân mỗi người trong BKS nhận 66,7 triệu đồng/năm hay 5,6 triệu đồng/tháng. Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 đã thông qua phương án thù lao cho HĐQT tối đa bằng 0,05% và cho BKS tối đa 0,005% lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy mức thù lao thực tế của các lãnh đạo Vinhomes thấp hơn nhiều so với kế hoạch đã được phê duyệt. Công ty mẹ của Vinhomes là Tập đoàn Vingroup có cùng số thành viên HĐQT và BKS, mức thù lao trong năm 2020 tương ứng là 12,4 tỷ đồng và 2,1 tỷ đồng, bằng 0,27% và 0,05% lợi nhuận sau thuế. Như vậy, thù lao cho lãnh đạo Vinhomes thấp hơn đáng kể so với Tập đoàn Vingroup cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ lợi nhuận. Lương cho 6 người trong Ban Tổng Giám đốc Vinhomes năm 2020 là hơn 37 tỷ đồng, tức là bình quân khoảng 5,3 tỷ đồng/người/năm hay 440 triệu đồng/người/tháng. Lương của 5 người trong Ban Tổng Giám đốc Vingroup năm ngoái là 37,9 tỷ đồng, tương đương khoảng 7,58 tỷ đồng/người/năm hay 630 triệu đồng/người/tháng Vinhomes đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục năm 2021. Năm 2020, Vinhomes ghi nhận lãi sau thuế hơn 28.200 tỷ đồng (tức 1,2 tỷ USD), Vingroup báo lãi 4.516 tỷ. Sang năm 2021, Vinhomes đặt mục tiêu lãi kỷ lục 35.000 tỷ (tương đương 1,3 tỷ USD), cao gấp gần 8 lần mục tiêu 4.500 tỷ của Vingroup. Vinhomes đề xuất trích thù lao năm 2021 cho HĐQT tối đa bằng 0,05%, cho BKS bằng 0,005% lãi sau thuế. Tỷ lệ của trích tối đa của Vingroup cao hơn, tương ứng là 0,4% và 0,1%. HĐQT của Vinhomes hiện có 9 người gồm Chủ tịch là bà Nguyễn Diệu Linh, các thành viên bao gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Cao Thị Hà An, ông Phạm Thiếu Hoa (kiêm Tổng Giám đốc), ông Ashish Jaiprakash Shastry, ông Trần Kiên Cường, ông Varun Kapur, ông Mueen Uddeen và ông Hoang D. Quan. Ban Điều hành gồm Tổng Giám đốc Phạm Thiếu Hoa và 6 Phó Tổng Giám đốc là ông Douglas John Farrell, ông Nguyễn Đức Quang, ông Phạm Văn Khương, ông Nguyễn Vũ Hưng, bà Nguyễn Thu Hằng và bà Mai Thu Thủy.
VIC
Phú Tài (PTB) lên mục tiêu lợi nhuận trước thuế 790 tỷ năm nay. Ngành gỗ và ngành đá tiếp tục là hai ngành chủ lực mang lại phần lớn lợi nhuận cho Phú Tài năm nay. CTCP Phú Tài (Mã: PTB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Theo đó, tổng doanh thu hợp nhất mục tiêu đạt 7.250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 790 tỷ đồng, tương ứng tăng 10% và tăng 21% so với thực hiện năm 2021. Trong đó, ngành gỗ và ngành đá là hai ngành chủ lực mang lại phần lớn lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo kế hoạch, ngành gỗ chiếm tỷ trọng 48%, ngành đá chiếm tỷ trọng 31% trong tổng lợi nhuận trước thuế. Doanh nghiệp lên kế hoạch trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 45% trong đó 5% bằng tiền và 40% bằng cổ phiếu. Vậy với 48,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp phải chi ra 24,3 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2021. Về chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40%, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành là 19,4 triệu cổ phiếu. Thời gian thực hiện chi trả cổ tức dự kiến trong quý II, III/2022. Nguồn thực hiện là từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối theo BCTC kiểm toán 2021. Phú Tài cũng trình ĐHĐCĐ phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ theo hai hình thức sau. Về phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành là 9,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền là 20%. Số cổ phiếu này được tự do chuyển nhượng. Về phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động công ty, số cổ phiếu dự kiến phát hành là 970 nghìn cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền là 2%. Tiêu chuẩn cụ thể và danh sách người lao động giao HĐQT lựa chọn. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng ba năm kể từ khi hoàn thành đợt phát hành. Thời gian thực hiên hai phương án phát hành trên là sau khi được ĐHĐCĐ biểu quyết thông qua và trong vòng 90 ngày kể từ ngày UBCKNN chấp thuận. Giá chào bán cổ phiếu của hai đợt phát hành là 25.000 đồng/cp, chỉ bằng 21% giá thị trường của cổ phiếu PTB kết thúc phiên 13/4. Sau khi hoàn tất cả hai đợt phát hành, vốn điều lệ sẽ tăng từ 486 tỷ đồng lên 593 tỷ đồng. Số tiền hơn 267 tỷ đồng thu được sẽ được dùng để bổ sung vốn lưu động phục vụ ngành gỗ là 100 tỷ và trả nợ vay vốn ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng là 167 tỷ. Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của doanh nghiệp đạt 6.577 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 525 tỷ đồng, tương ứng tăng 16% và tăng 38,5% so với năm 2020.
PTB
Vietnam Airlines lỗ ít hơn kế hoạch, quỹ thù lao ban lãnh đạo tăng 20%. Vietnam Airlines đã thua lỗ 12 quý liên tiếp, riêng số lỗ hợp nhất năm 2022 là 10.369 tỷ đồng, thấp hơn 10% so với kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra. Tổng Công ty tin tưởng hoạt động kinh doanh đã từng bước ổn định và đang chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển sắp tới. Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) đề ra kế hoạch lỗ sau thuế hợp nhất 11.465 tỷ đồng, lỗ riêng công ty mẹ 9.335 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý IV được công bố mới đây, Vietnam Airlines thực tế lỗ hợp nhất 10.369 tỷ và lỗ công ty mẹ 8.635 tỷ, tức là đều khả quan hơn mục tiêu đã đề ra. So với số lỗ 13.279 tỷ đồng của năm 2021, kết quả năm 2022 cải thiện khoảng 22%. Quỹ lương và thù lao của các lãnh đạo Vietnam Airlines trong năm vừa qua cũng có cải thiện so với 2021. Cụ thể, các Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Điều hành và Ban Kiểm soát (BKS) nhận về tổng cộng 9,63 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 20% so với năm trước. Vietnam Airlines cho biết thu nhập bình quân của các lãnh đạo là 67,24 triệu đồng/người/tháng. Một số lãnh đạo có thu nhập biến động lớn do mới được bầu, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, dẫn tới khoảng thời gian so sánh không đều nhanh. Ví dụ: Ông Đinh Việt Tùng và ông Trương Việt Phước được bầu làm Thành viên HĐQT từ ngày 14/12/2021 nên thù lao của năm 2021 chỉ là 7,67 triệu đồng cho nửa cuối tháng 12. Sang năm 2022, ông Tùng và ông Phước làm lãnh đạo đủ 12 tháng nên thu nhập tăng lên thành 129 triệu đồng/người/năm (tức 10,75 triệu đồng/người/tháng). Ông Tomoji Ishii được miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT vào giữa năm 2022 nên thù lao giảm quá nửa so với năm 2021. Ông Hiroyuki Kometani thay thế vị trí của ông Tomoji Ishii từ ngày 28/6/2022 và không có số liệu năm 2021 để so sánh. Tổng quỹ lương và thù lao năm vừa qua tăng 1,6 tỷ đồng so với năm 2021, đa phần do có thêm hai Phó Tổng Giám đốc là ông Lê Đức Cảnh và ông Nguyễn Thế Bảo. Mỗi vị lãnh đạo này thu về 561,8 triệu đồng trong năm 2022, ít hơn so với các Phó Tổng Giám đốc khác vì ông Cảnh và ông Bảo mới được bổ nhiệm vào ngày 1/5. Một số lãnh đạo lâu năm của Vietnam Airlines có thu nhập suy giảm trong năm qua như Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa, Thành viên HĐQT Tạ Mạnh Hùng, Trưởng Ban Kiểm soát Nguyễn Thị Thiên Kim. Một số lãnh đạo khác có tiền lương và thù lao tăng lên như Kế toán trưởng Trần Thanh Hiền và Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà. Ông Lê Hồng Hà là người có thu nhập cao nhất trong ban lãnh đạo Vietnam Airlines và là người duy nhất vượt mốc 1 tỷ đồng trong năm qua. Trước khi làm Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, từ tháng 3/2012 đến tháng 10/2016, ông Hà được biệt phái giữ chức Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (nay đã đổi tên thành Pacific Airlines) – một công ty con của Vietnam Airlines. Riêng quý IV vừa qua, Vietnam Airlines lỗ sau thuế hợp nhất gần 2.586 tỷ đồng, gấp 2,3 lần khoản lỗ cùng kỳ năm 2021 và đánh dấu quý thua lỗ thứ 12 liên tiếp của Tổng công ty kể từ khi COVID-19 bùng phát. Tổng số lỗ của Vietnam Airlines trong ba năm đại dịch 2020 – 2021 – 2022 là 34.826 tỷ đồng, gấp hơn ba lần tổng số lãi trong 10 năm trước đó (2010 – 2019) cộng lại. Vì vậy, việc Vietnam Airlines lỗ lũy kế 34.200 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022 là điều không đáng ngạc nhiên. Số lỗ lũy kế này lớn hơn vốn điều lệ 22.144 tỷ đồng của Vietnam Airlines, đồng thời làm cho vốn chủ sở hữu âm 10.200 tỷ. Điểm e Khoản 1 Điều 120 của Nghị định 155/2020 quy định rõ: Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong ba năm liên tục, hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Có thể thấy, Vietnam Airlines nhiều khả năng sẽ vướng vào cả ba kịch bản hủy niêm yết kể trên. Kết quả cuối cùng sẽ được định đoạt sau khi Tổng Công ty công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, hạn chót là vào ngày 31/3/2023. Do vốn chủ sở hữu âm nên tổng nợ phải trả lớn hơn tổng nguồn vốn. Tại ngày cuối năm 2022, Vietnam Airlines đang nợ 70.778 tỷ đồng trong khi giá trị tổng tài sản là 60.579 tỷ. Đây là mức tài sản thấp nhất kể từ khi Vietnam Airlines gia nhập thị trường chứng khoán vào năm 2015 cho đến nay. Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines từng rơi xuống dưới 0 vào cuối quý II/2021 nhưng sau đó quay lại mức dương nhờ phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu, riêng Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã góp gần 6.900 tỷ đồng. Vì Vietnam Airlines tiếp tục thua lỗ, vốn chủ sở hữu đã quay xuống dưới 0 trong năm 2022.
HVN
Tập đoàn C.P muốn đưa người vào HĐQT của Sao Ta (FMC) sau khi nắm gần 25% cổ phần. Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào ngày 15/4 tới, Sao Ta sẽ bổ sung thêm một thành viên HĐQT và phía C.P Việt Nam - tập đoàn đang nắm gần 25% cổ phần của công ty thủy sản này đã đề cử một nhân sự vào HĐQT. CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam vừa có đơn đề cử người vào Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát của CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) với tư cách là cổ đông đang nắm 24,9% cổ phần tại Sao Ta. Cụ thể, C.P Việt Nam đề cử ông Adisak Torsakul (quốc tịch Thái Lan) vào HĐQT, đề cử bà Lý Thị Kim Yến (quốc tịch Việt Nam) vào Ban Kiểm soát của Sao Ta. Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên, Sao Ta sẽ trình cổ đông số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025 nâng từ 5 lên 6 người. Còn đối với Ban Kiểm soát, do một thành viên đã xin từ nhiệm nên công ty cũng sẽ bầu bổ sung thêm một nhân sự thay thế. Tính đến hiện tại, HĐQT của Sao Ta bao gồm ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Trà My; ông Nguyễn Văn Khải; ông Tô Minh Chẳng và ông Phạm Hoàng Việt. Việc ông lớn ngành chăn nuôi C.P muốn đưa người vào ban quản trị của Sao Ta diễn ra sau khi Tập đoàn này chi hơn 327 tỷ đồng để mua lại cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Sao Ta, nâng tỷ lệ nắm giữ từ 16,56% vốn trước đó lên 24,9% vào cuối tháng 12/2021, là cổ đông trực tiếp lớn thứ hai của doanh nghiệp thủy sản sau Tập đoàn PAN.
FMC
Những người con nắm giữ khối cổ phiếu khủng trong tập đoàn của cha: Techcombank, Hòa Phát, SHB. Ở nhiều doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Ngân hàng SHB hay Techcombank, không chỉ các chủ tịch mà cả con của những vị lãnh đạo này cũng sở hữu số cổ phiếu trị giá hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Trong 5 phiên giao dịch giữa tháng 7 vừa qua, bà Hồ Thủy Anh – con gái của Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh – đã mua xấp xỉ 22,5 triệu cổ phiếu TCB, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0 lên 0,64%. Giao dịch được thực hiện hoàn toàn theo phương thức thỏa thuận và kết thúc sớm hơn ba tuần so với đăng ký ban đầu. Tính theo giá bình quân 52.000 đồng/cp, bà Thủy Anh đã phải chi khoảng trên 1.100 tỷ đồng. Hiện nay ông Hùng Anh đang nắm 39,3 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 1,12% vốn điều lệ của Techcombank. Tổng cộng, hai cha con ông Hùng Anh sở hữu gần 61,8 triệu đơn vị TCB với giá trị thị trường trên 3.200 tỷ đồng. Vợ, con trai và em dâu của ông Hùng Anh cũng đang có trong tay lượng lớn cổ phần Techcombank. Ông Đỗ Quang Hiển (hay gọi là bầu Hiển) là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Mã: SHB). Con trai cả của bầu Hiển là ông Đỗ Vinh Quang hiện đang sở hữu hơn 57 triệu cổ phiếu SHB, tương đương 2,96% vốn điều lệ tại ngân hàng của cha. Con trai thứ là ông Đỗ Quang Vinh cũng nắm giữ 500.000 cổ phiếu, tương ứng gần 0,03% vốn. Ông Vinh đang làm Phó Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ kiêm Giám đốc Dự án CRM tại SHB. Tổng số cổ phiếu mà hai con của bầu Hiển nắm giữ có giá trị gần 1.600 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp khác do bầu Hiển làm Chủ tịch là Tập đoàn T&T và Chứng khoán SHS cũng đang sở hữu lượng lớn cổ phiếu SHB. Tại Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG), Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đang là cổ đông lớn nhất khi sở hữu 1,166 tỷ cổ phiếu, tương đương 26,08% vốn điều lệ. Vợ ông Long cũng đang nắm hơn 328 triệu cổ phiếu, ứng với 7,34% vốn. Ông Trần Vũ Minh, con trai của Chủ tịch Long, mua 40 triệu cổ phiếu HPG khi giá giảm xuống đáy trong đợt dịch COVID-19 đầu năm ngoái. Sau hai lần Hòa Phát trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% và 35%, sở hữu của ông Minh "nở ra" thành 64,8 triệu đơn vị, tương đương 1,45% vốn. Tổng cộng Chủ tịch Trần Đình Long và các thành viên trong gia đình đang sở hữu khoảng 34,96% vốn của Hòa Phát. Tại đại hội cổ đông thường niên hồi tháng 4 năm nay, ông Trần Vũ Minh đã bày tỏ ý định nâng tỷ lệ sở hữu vượt các ngưỡng 35%, 45%, 55%, 65% và 75% mà không cần chào mua công khai. Đề xuất này đã được cổ đông thông qua. Sau đó, ông Minh liền đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu nhưng đột ngột phải dừng lại vì vướng thủ tục pháp lý. Hòa Phát đang xin lại ý kiến cổ đông bằng văn bản để ông Minh có thể bắt đầu giao dịch. Tính theo thị giá hiện nay là 47.500 đồng/cp, ông Minh sẽ cần chi khoảng 237,5 tỷ đồng để mua 5 triệu cổ phiếu HPG. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng ông Minh ban đầu đăng ký giao dịch khi Hòa Phát chưa trả cổ tức 35% bằng cổ phiếu. Hiện nay tập đoàn đã phát hành thêm, giá đã điều chỉnh, nên số cổ phiếu mà ông Minh muốn mua có thể sẽ tăng lên tương ứng. Lượng cổ phần mà ông Minh đang sở hữu có giá trị thị trường khoảng 3.000 tỷ đồng, con số của Chủ tịch Trần Đình Long là hơn 55.400 tỷ. Cũng tại Hòa Phát, ba người con của Phó Chủ tịch HĐQT Trần Tuấn Dương đã mua tổng cộng 12 triệu cổ phiếu HPG trong tháng 5 vừa qua, mỗi người 4 triệu. Tính theo thị giá khi đó, các con của ông Dương đã phải chi khoảng 780 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Dương cũng bán ra 12 triệu cổ phiếu cùng thời gian trên nên tổng sở hữu của gia đình không thay đổi. Giao dịch hoàn tất chỉ ít ngày trước khi Hòa Phát chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức 35% cổ phiếu và 5% tiền mặt. Sau đợt cổ tức, mỗi người con của ông Dương đang nắm 5,4 triệu đơn vị HPG, trị giá trên 250 tỷ. Vẫn tại Hòa Phát trong những ngày cuối tháng 5, một lãnh đạo khác là Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Tuấn đã bán 12 triệu cổ phiếu HPG theo phương thức thỏa thuận cho hai con trai, mỗi người 6 triệu đơn vị, tổng trị giá cũng khoảng 780 tỷ đồng. Hôm nay 4/8, bà Đoàn Hoàng Anh – con gái lớn của Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG) Đoàn Nguyên Đức – đã đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu HAG theo phương thức khớp lệnh từ 9/8 đến 7/9. Tính theo thị giá 5.150 đồng/cp, bà Hoàng Anh sẽ cần chi 20,6 tỷ đồng để hoàn tất mua vào, nâng tỷ lệ sở hữu lên 0,43%. Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cũng đang sở hữu xấp xỉ 320 triệu cổ phiếu HAG, tương đương tỷ lệ 34,5% và có giá trị thị trường hơn 1.600 tỷ đồng.
HAG
Hưởng lợi từ đầu tư công, Vinaconex kỳ vọng doanh thu tăng 70% năm 2023. Theo nhận định của Vinaconex, trong lĩnh vực xây dựng, nhóm xây dựng hạ tầng và công nghiệp sẽ phát triển trọng điểm hơn so với nhóm dân dụng, nhờ sự dẫn dắt của các dự án đầu tư công. Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – Mã: VCG) đã vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14/4 tới. Vinaconex sẽ trình cổ đông mục tiêu năm 2023 với tổng doanh thu hợp nhất 16.340 tỷ đồng, tăng 70% so với năm ngoái. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến giảm 8% xuống còn 860 tỷ đồng. Trong đó tổng doanh thu công ty mẹ kỳ vọng đạt 10.270 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 345 tỷ, tăng lần lượt 25% và 22% so với năm 2022. Về kế hoạch cổ tức, Vinaconex dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu cho năm 2022, tương ứng với việc công ty sẽ phát hành hơn 48,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Sau phát hành, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng lên hơn 5.344 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2023 và sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Đối với năm 2023, công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 10% (không nêu rõ là cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu). Năm 2023, Vinaconex dự kiến nền kinh tế thế giới sẽ đối mặt với nhiều thách thức như tăng trưởng kinh tế chậm dần, nguồn vốn FDI toàn cầu sẽ suy giảm do khủng hoảng kinh tế và xung đột địa chính trị. Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2023 không chỉ nằm trong khó khăn chung nêu trên mà còn phải đối mặt những vấn đề bất cập, hạn chế kéo dài như năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh và khả năng đổi mới sáng tạo chưa cao... Riêng trong lĩnh vực xây dựng được dự báo sẽ có sự phân hoá mạnh giữa các nhóm doanh nghiệp, trọng điểm phát triển được kỳ vọng ở nhóm xây dựng hạ tầng và công nghiệp, trong đó các dự án đầu tư công vẫn mang tính dẫn dắt. Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn về nguồn cung bởi những ảnh hưởng về nguồn vốn, pháp lý, siết chặt tín dụng, thanh khoản thị trường được dự báo ở mức trung bình – thấp. Những kỳ vọng về sự ổn định kinh tế vĩ mô trong nước và việc giải quyết những nút thắt về pháp lý, thủ tục, trái phiếu bất động sản... sẽ tạo động lực phát triển mới cho các doanh nghiệp ngành xây dựng. Năm nay, đối với hoạt động xây dựng, Vinaconex sẽ cố gắng gia tăng thị phần trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, công nghiệp, nhất là các dự án có vốn đầu tư công,... Về hoạt động đầu tư, tổng công ty sẽ hoàn thành bán hàng và bàn giao các căn hộ tại các dự án: Green Diamond số 93 Láng hạ; dự án khu dân cư đô thị tại Km3, Km4 phường Hải Yên, TP Móng Cái, Quảng Ninh; triển khai bán hàng tại Dự án khu đô thị Đại lộ Hoà Bình (Móng Cái), khu đô thị mới Cái Giá Cát Bà Amatina…. Bên cạnh đó, công ty sẽ hoàn thiện các thủ tục và triển khai thực hiện các dự án khác: Khu đô thị mới Thiên Ân; dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Tuy Hoà, Phú Yên… Đồng thời sẽ khai thác có hiệu quả các dự án đã hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động: Dự án thủy điện Đăkba, Dự án Trung tâm thương mại chợ Mơ,... Nhìn lại năm 2022, Vinaconex là một trong những công ty trong nhóm xây dựng hạ tầng có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng vượt bậc, chủ yếu nhờ triển khai thi công xây dựng một số gói thầu tại các dự án trọng điểm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp có nguồn vốn từ ngân sách, vốn FDI. Theo báo cáo của VNDirect, Vinaconex sở hữu năng lực thi công tốt, là một trong những đơn vị tham gia nhiều gói thầu nhất tại Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (5 gói) và mới giành thêm 3 gói thầu lớn tại Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2. Ước tính tổng giá trị các hợp đồng đã ký của tổng công ty tại cao tốc Bắc Nam cả hai giai đoạn lên tới 6.419 tỷ đồng. Năm ngoái, mảng xây lắp đóng góp 70% cơ cấu doanh thu của Vinaconex, đạt 5.992 tỷ đồng (tăng 70% so với cùng kỳ), tiếp đó là sản xuất công nghiệp (giảm 11%), kinh doanh bất động sản (tăng 11 lần) và cuối cùng là mảng giáo dục (giảm 12%). Theo dự báo của các công ty chứng khoán, các dự án đầu tư hạ tầng nhiều khả năng sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vật liệu đắp (đặc biệt tại đồng bằng Sông Cửu Long). Giá vật liệu đắp tại các dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2 dự báo sẽ cao hơn giai đoạn 1. Môi trường biến động giá nguyên vật liệu xây dựng có thể đe dọa đến biên lợi nhuận gộp của các nhà thầu xây lắp. Bên cạnh đó, các gói thầu xây lắp mới trong chu kì đầu tư 2021 – 2025 sẽ tập trung nhiều hơn cho các doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực tài chính lớn, nhất là khi giai đoạn trước, nhiều nhà thầu đã chịu thiệt hại về lợi nhuận và nguồn lực tài chính khi tham gia các gói thầu cao tốc do chi phí lãi vay và giá nguyên vật liệu leo thang. Đây sẽ là động lực tăng trưởng cho những công ty như Vinaconex vốn sở hữu năng lực thi công tốt và đã chứng minh khả năng qua các dự án thi công trước đó.
VCG
Thực phẩm Sao Ta (FMC) đạt doanh số gần 100 triệu USD sau 5 tháng, tăng 31% so với cùng kỳ. Sao Ta cho biết tình hình nuôi tôm năm nay có chút khó khăn do dịch bệnh, nhưng kết quả khá khả quan, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận tốt ở quý II. Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex, mã: FMC) đã công bố tình hình kinh doanh trong tháng 5/2022. Theo đó, sản lượng tôm thành phẩm của Sao Ta sản xuất đạt 2.000 tấn, giảm 7 tấn so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng sản xuất nông sản đạt 317 tấn, tăng 173% so với cùng kỳ. Doanh số tiêu thụ của công ty đạt khoảng 22,2 triệu USD (khoảng 510,6 tỷ đồng), tăng 35% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng, doanh số tiêu thụ đạt 99,8 triệu USD (khoảng 2.295 tỷ đồng), tăng 31% so với cùng kỳ. Về sản phẩm tôm nuôi, công ty đang thu hoạch, dự kiến hoàn tất trong tháng 6, sau đó sẽ tiến hành thả nuôi vụ II. Tình hình nuôi tôm năm nay có chút khó khăn do dịch bệnh, nhưng kết quả khá khả quan, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận tốt ở quý II. Khu nuôi mới đang làm ao, có chậm trễ do mưa nhiều, dự kiến sẽ hoàn tất và thả giống cho vụ II. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chia sẻ thông tin về tình hình kinh doanh quý II với hoạt động chế biến xuất khẩu và nuôi tôm đều đang diễn ra suôn sẻ với nhiều tín hiệu tốt, cho dù tháng 5 và vài tháng tới, có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn vì thời tiết và nguồn nguyên liệu không được khả quan. Doanh nghiệp ước tính quý II mức lợi nhuận ít nhất cũng vượt 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý II/2021, Sao Ta đạt khoảng 81 tỷ lợi nhuận trước thuế, gần 82 tỷ lãi sau thuế. Dù không nói chi tiết song ước tính lợi nhuận trước thuế quý II/2022 có thể đạt khoảng 97 tỷ đồng. Về tổng quan thị trường, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 5 đạt 416 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021 trong khi tháng 4 tăng nóng 47%. Tính chung 5 tháng, xuất khẩu tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
FMC
Hòa Phát chốt ngày trả cổ tức hơn 1.600 tỷ đồng tiền mặt và 1,16 tỷ cổ phiếu. Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cho biết ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt và cổ phiếu là 1/6/2021. Hòa Phát sắp chốt quyền trả cổ tức năm 2020. (Ảnh minh họa: Đức Quyền). Tập đoàn Hòa Phát vừa thông báo sẽ chốt quyền nhận cổ tức năm 2020 vào ngày 1/6 tới đây, ngày giao dịch không hưởng quyền là 31/5/2021. Nếu nhà đầu tư chưa là cổ đông của Hòa Phát và muốn nhận cổ tức thì cần khớp lệnh mua cổ phiếu HPG trước ngày 31/5. Cổ tức năm 2020 của Tập đoàn Hòa Phát gồm hai phần: 5% mệnh giá bằng tiền mặt và 35% bằng cổ tức. Cổ tức tiền mặt sẽ được thanh toán vào ngày 11/6, nhà đầu tư sở hữu một cổ phiếu HPG sẽ được nhận 500 đồng. Số cổ phiếu HPG đang lưu hành là hơn 3,31 tỷ đơn vị, tức là Hòa Phát sẽ cần thanh toán 1.657 tỷ đồng cho cổ đông. Cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được phát hành vào tháng 5-7/2021 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Cổ đông nắm giữ 20 cổ phiếu HPG sẽ được nhận thêm 7 cổ phiếu mới. Tổng số cổ phần HPG dự kiến phát hành là xấp xỉ 1,16 tỷ đơn vị. Sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng lên thành 44.730 tỷ đồng. Gia đình Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đang nắm giữ 34,95% vốn điều lệ của Hòa Phát. Tính theo tỷ lệ này, nhà ông Long sẽ được nhận khoảng 405 triệu cổ phiếu HPG và gần 580 tỷ đồng tiền mặt trong đợt cổ tức sắp tới. Tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức ngày 22/4 vừa qua, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết Hòa Phát sẽ phấn đấu duy trì tỷ lệ cổ tức 40% trong năm 2021, cụ thể bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu bao nhiêu sẽ được quyết định sau. Từ khi lên sàn vào năm 2007 đến nay, Hòa Phát trả cổ tức đều đặn hàng năm, thấp nhất là 20% và cao nhất là 60%.
HPG
Vingroup sắp ra mắt 'thành phố không ngủ' 1.000 ha ở Phú Quốc. Dự án này là "siêu quần thể không ngủ" đầu tiên tại Việt Nam, có quy mô 1.000 ha, nằm tại Bắc đảo Ngọc, TP Phú Quốc. Thông tin từ Tập đoàn Vingroup - CTCP (Mã: VIC), dự kiến ngày 21/4 tới đây, Vingroup sẽ chính thức khai trương Trung tâm giải trí nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center tại Bắc đảo Ngọc. Dự án này có quy mô hơn 1.000 ha với hàng nghìn hạng mục vui chơi giải trí, hệ sinh thái nghỉ dưỡng, mua sắm hoạt động 24/7. Đây cũng là "siêu quần thể không ngủ" đầu tiên tại Việt Nam. Vingroup sẽ ra mắt Trung tâm giải trí nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center vào ngày 21/4/2021. (Ảnh: Vingroup). Phú Quốc United Center có tổng vốn đầu tư hơn 66.000 tỷ đồng, gồm hệ thống các thương hiệu khách sạn từ Mini Hotel đến các thương hiệu 5 sao như Vinpearl, VinOasis, VinHoliday, Radison Blue… với hơn 10.000 phòng. Bên cạnh đó, dự án còn có công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam VinWonders Phú Quốc; công viên chủ đề Vinpearl Safari (55 ha); sân golf 18 lỗ Vinpearl Golf; Corona Casino 5 sao, thành phố mua sắm giải trí không ngủ Grand World; quảng trường biển 19.500 m2;... Trong đó, thành phố không ngủ Grand World có quy mô 85 ha, tọa lạc tại vị trí trung tâm, hoạt động không ngừng nghỉ suốt 24 giờ mỗi ngày và 365 ngày mỗi năm. Còn sòng bài 5 sao Corona Casino có 1.000 máy và 100 bàn chơi chuyên nghiệp, tích hợp nhà hát 600 chỗ. Trung tâm giải trí nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ trở thành siêu phẩm nghỉ dưỡng - kinh doanh - đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam.
VIC
Bamboo Capital sẽ phát hành thêm 517 triệu cổ phiếu mới, tăng vốn lên 10.500 tỷ đồng. Bamboo Capital dự kiến sẽ phát hành tổng cộng hơn 516,7 triệu cổ phiếu theo hai hình thức đấu giá và phát hành cho cổ đông hiện hữu. Nếu phát hành thành công, số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty sẽ tăng từ 503 triệu cổ phiếu lên 1.050 cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 10.500 tỷ đồng. CTCP Bamboo Capital (Mã: BCG) vừa lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và thông qua phương án chào bán thêm hơn 516,7 triệu cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ lên 10.500 tỷ đồng. Cụ thể, công ty dự kiến phát hành 250 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư công chúng theo hình thức bán đấu giá cổ phần. Giá khởi điểm bằng tối thiểu 70% giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán của cổ phiếu BCG tính đến ngày HĐQT công ty ra quyết định chào bán. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ phát hành hơn 266,7 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1 (sở hữu cứ 100 cổ phiếu sẽ được mua thêm 50 cổ phiếu mới). Giá chào bán là 10.000 đồng/cp, tổng số tiền thu được dự kiến là hơn 2.667 tỷ đồng. Theo BCG, sau khi hoàn thành hai đợt chào bán trên và các đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, phát hành cổ phiếu thưởng theo chương trình ESOP, số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty sẽ tăng từ 503 triệu cổ phiếu lên 1.050 cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ của công ty tăng từ 5.033 tỷ đồng lên khoảng 10.500 tỷ đồng. Trước đó tại ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo BCG cho biết số tiền thu được hơn 5.000 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu nói trên sẽ được góp vốn vào BCG Finanical nhằm tăng vốn cho Bảo hiểm AAA; đầu tư thêm mảng fintech của Công ty Bamboo ID để phát triển ứng dụng ngân hàng số; đầu tư dài hạn vào mảng ngân hàng và M&A các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Những năm gần đây, BCG liên tục huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để thực hiện chiến lược M&A, đầu tư bất động sản, năng lượng tái tạo, dược phẩm và dịch vụ taxi,... Chẳng hạn từ tháng 9/2020, BCG đã đẩy mạnh tăng vốn từ 1.360 tỷ đồng gấp 3,7 lần lên 5.033 tỷ tính đến hiện tại. Song song đó, công ty cũng huy động vốn thông qua kênh trái phiếu. Năm 2022, bên cạnh triển khai các dự án bất động sản và năng lượng tái tạo, BCG xác định đây cũng sẽ là năm bùng nổ để IPO loạt công ty thành viên là BCG Energy, BCG Land và Nguyễn Hoàng. Ngoài ra, BCG còn đang tìm hiểu các cơ hội trong lĩnh vực mới là hydrogen và lĩnh vực năng lượng của Siemens Gamesa Renewable Energy nhằm phát triển các dự án. Song song đó tập đoàn đang tìm hiểu các dự án về lưu trữ tích điện (energy savings). Trong năm 2022, công ty dự định bắt đầu thực hiện dự án hydrogen. Tính đến hiện tại, BCG chưa công bố báo cáo tài chính quý II/2022. Trước đó, vào cuối quý I/2022, tổng tài sản của BCG đã lên đến 41.505 tỷ đồng, trong đó, khoản phải thu ngắn hạn hơn 12.003 tỷ đồng, tăng khoảng 1.800 tỷ. Ở phía nguồn vốn, tổng nợ đi vay của BCG hơn 15.100 tỷ đồng, chiếm một nửa tổng nợ phải trả, tăng khoảng 12% so với đầu năm, chủ yếu là nợ vay dài hạn. Trong đó, dư nợ trái phiếu ngắn hạn và dài hạn của tập đoàn hơn 9.097 tỷ đồng.
BCG
Ocean Group đặt mục tiêu lãi sau thuế năm 2021 chưa tới 94 tỷ đồng. Năm 2021, Ocean Group đưa ra kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm tới 55% so với kế hoạch năm 2020 còn 93,5 tỷ đồng. Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, mã: OGC) vừa ra nghị quyết thông qua các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2021. Trong đó, Ocean Group dự kiến doanh thu hợp nhất năm nay đạt 1.003 tỷ đồng, không biến động đáng kể so với mục tiêu năm 2020. Tổng chi phí cả năm ước hơn 868 tỷ đồng, cao hơn chỉ tiêu năm 2020 12%. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của doanh nghiệp dự kiến giảm mạnh 55% còn 93,5 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ, doanh thu và lãi sau thuế cả năm 2021 dự kiến lần lượt đạt 90,1 tỷ đồng và 23,8 tỷ đồng. Trong năm, Ocean Group ước tính chi phí hoạt động của công ty mẹ là 116 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản hoàn nhập dự phòng 49 tỷ đồng sẽ kéo tổng chi phí của công ty còn 67 tỷ đồng. Nguồn: Ocean Group Mới đây, Ocean Group thông tin đã nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an về việc tạm dừng mọi biến động đối với số cổ phiếu OCH của CTCP Khách sạn và dịch vụ OCH do Ocean Group đang nắm giữ cho đến khi có ý kiến của Cơ quan Cảnh sát điều tra. Trong khi đó, HĐQT Ocean Group đang chủ trương chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu OCH để tạo nguồn tiền thanh toán công nợ cho Ocean Group đã được thông tin hồi đầu tháng 9/2020. Như vậy, kế hoạch chuyển nhượng cổ phần tại OCH của Ocean Group phải tạm dừng để phục vụ công tác điều tra.
OGC
Louis Land (BII) có Chủ tịch mới sau hơn 3 tháng bỏ trống. Ông Ngô Hữu Nghĩa sẽ giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Louis Land từ ngày 14/9. Theo Nghị quyết HĐQT của CTCP Louis Land (Mã: BII), ông Ngô Hữu Nghĩa giữ chức Chủ tịch HĐQT từ ngày 14/9 thay cho ông Hoàng Xuân Hạnh. Đồng thời, Louis Land cũng bổ nhiệm thêm hai nhân sự mới cho vị trí Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán là ông Nguyễn Phước Du Phong và người phụ trách quản trị công ty là bà Lê Thị Mỹ Hạnh. Trước đó, ngày 1/6, ông Hạnh nộp đơn từ nhiệm, rút khỏi HĐQT và rời ghế Chủ tịch công ty. Như vậy, ông Hạnh mới ngồi trên “ghế nóng” 2 tháng (nhận chức Chủ tịch HĐQT từ ngày 4/4) thay cho ông Lục Tấn Huy (bổ nhiệm từ ngày 24/2). Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng, Louis Land đã thay tới 4 Chủ tịch HĐQT và hai Tổng Giám đốc. HĐQT của Louis Land hiện có 4 người là ông Ngô Hữu Nghĩa, Dương Hùng Biện, Nguyễn Phước Du Phong, Hà Phương Bắc. Các cá nhân trong HĐQT của Louis Land vừa được bổ nhiệm trong buổi họp ĐHĐCĐ thường niên lần 3 diễn ra ngày 12/9. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, Louis Land thông báo sẽ đổi tên thành Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Bảo Thư - đây chính là tên cũ của doanh nghiệp trước khi đổi sang CTCP Louis Land vào tháng 3/2021. Trụ sở công ty sẽ di dời từ TP HCM về lô DH-DV, đường số 1 Cụm Công nghiệp Tân Bình 1, xã Tân Bình, Thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Theo BCTC hợp nhất chưa soát xét, 6 tháng đầu năm, Louis Land ghi nhận doanh thu thuần hơn 152 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm hơn 9,4 tỷ đồng.Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu hơn 320 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 50,8 tỷ đồng. Như vậy, công ty mới đạt 24,5% mục tiêu doanh thu và còn cách xa mục tiêu có lãi. Cuối quý II, tổng tài sản của Louis Land đạt hơn 1.044 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu chiếm 44% tài sản. Khoản tiền, tương đương tiền chỉ có hơn 287 triệu đồng. Tổng nợ vay của doanh nghiệp tại ngày 30/6 là hơn 98 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 609 tỷ đồng với khoản lỗ luỹ kế 20 tỷ tính tới cuối quý II. Về tình hình thực hiện các dự án, Louis Land cho biết đang ưu tiên hoàn thiện cơ sở vật chất của khu công nghiệp (KCN) Thắng Hải 1 cho các đơn vị trực thuộc CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar) thuê để sản xuất dược liệu. Về phía cụm công nghiệp Tân Bình, dự án này đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng để cho các đối tác thuê.
BII
KQKD nhóm bất động sản KCN: Lợi nhuận doanh nghiệp còn quỹ đất cho thuê tăng trưởng mạnh. Trong khi các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất sẵn sàng cho thuê báo lãi quý II tăng trưởng mạnh thì nhóm doanh nghiệp có KCN đã lấp đầy ghi nhận lợi nhuận sụt giảm. Thống kê sơ bộ từ một số doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh quý II/2022 cho thấy, tất cả đều có lãi. Tuy nhiên, bức tranh lợi nhuận có sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm doanh nghiệp còn diện tích thương phẩm lớn và nhóm doanh nghiệp đã lấp đầy. Trong đó, nhiều doanh nghiệp lãi lớn nhờ mảng KCN. Tổng Công ty Viglacera (Mã: VGC) báo LNST quý này đạt xấp xỉ 691 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận nửa đầu năm đạt 1.443 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần 6 tháng đầu năm ngoái. Viglacera cho biết, một trong những nhân tố giúp kết quả kinh doanh quý này cải thiện là do mảng bất động sản KCN tiếp tục có đóng góp lớn, ngoài ra còn có lĩnh vực vật liệu xây dựng. Cụ thể, dịch vụ cho thuê bất động sản và hạ tầng KCN trong nửa đầu năm nay hơn 2.352 tỷ đồng, tăng trưởng gần 40% so với cùng kỳ năm 2021. Công ty mẹ Tổng công ty IDICO - CTCP (Mã: IDC) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý II đột biến với doanh thu thuần xấp xỉ 2.197 tỷ đồng và LNST xấp xỉ 1.416 tỷ đồng, cao gấp hơn 23 lần và 6 lần cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, doanh thu công ty đạt 2.889 tỷ đồng, gấp hơn 15 lần và lãi sau thuế 1.627 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần nửa đầu năm 2021. Toàn bộ nguồn thu trong nửa đầu năm nay của IDICO đến từ hoạt động cho thuê hạ tầng KCN trong khi mảng kinh doanh điện không phát sinh do nhà máy thủy điện Đak Mi 3 tạm ngưng vận hành đến 30/9/2022. Một ông lớn khác là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC - Mã: BCM) báo lãi quý II gần 979 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp chính cho kết quả này là doanh thu kinh doanh bất động sản và bất động sản đầu tư với 1.512 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, Becamex IDC đạt tổng doanh thu 3.358 tỷ đồng, tăng 7%; LNST đạt xấp xỉ 1.370 tỷ đồng, tăng gần 3% so với cùng kỳ. Quý này, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã: ITA) ghi nhận doanh thu thuần gần 310 tỷ đồng, gấp 2 lần và LNST xấp xỉ 118 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ năm trước. Hết nửa năm, doanh thu thuần công ty tăng 16% lên hơn 373 tỷ đồng và LNST xấp xỉ 134 tỷ đồng, tăng trưởng 77%. Tân Tạo cho biết, đóng góp chính cho sự tăng trưởng 6 tháng đầu năm chủ yếu là nhờ nguồn thu từ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng với gần 246 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng CTCP Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi, UPCoM: SNZ) cũng vừa báo lãi quý II tăng 41% lên gần 424 tỷ đồng nhờ doanh thu kinh doanh một số lĩnh vực tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh KCN của công ty đạt gần 337 tỷ đồng, tăng gần 47%. Nhờ kết quả kinh doanh quý II khả quan, LNST 6 tháng đầu năm của Sonadezi tăng trưởng 10% so với cùng kỳ lên 671 tỷ đồng. "Ông lớn" lãi đột biến nhờ thu nhập khác Quán quân lợi nhuận quý này thuộc về Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) với gần 1.934 tỷ đồng, cao gấp gần 24 lần cùng kỳ. Đây là khoản lãi kỷ lục của Kinh Bắc kể từ khi lên sàn. Tuy nhiên, đóng góp chính cho kết quả này không phải là mảng bất động sản KCN mà là nhờ khoản thu nhập khác lên tới gần 1.913 tỷ đồng. Theo thuyết minh của doanh nghiệp, đây là “chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng”. Trong khi đó, hoạt động cho thuê đất và cơ sở hạ tầng quý này chỉ ghi nhận doanh thu hơn 592 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ năm trước. Sau 6 tháng đầu năm, Kinh Bắc đem về gần 1.087 tỷ doanh thu thuần và gần 2.457 tỷ LNST, giảm 61% về doanh thu nhưng tăng 210% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Còn với nhóm các doanh nghiệp có KCN đã lấp đầy, không còn nhiều diện tích cho thuê như Long Hậu, Thống Nhất, Tín Nghĩa, D2D vẫn ghi nhận doanh thu đều đặn, lượng tiền mặt và “của để dành” khá lớn. Trong đó, CTCP Long Hậu (Mã: LHG) ghi nhận lợi nhuận quý II giảm mạnh 81% còn gần 41 tỷ đồng. Nguyên nhân do doanh thu mảng kinh doanh cốt lõi là cho thuê lại đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và nhà xưởng giảm 65% so với cùng kỳ từ xấp xỉ 494 tỷ về 173 tỷ đồng. Công ty chỉ còn đất công nghiệp thương phẩm tại KCN Long Hậu 3 (khai thác từ năm 2019). Kết quả, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt gần 348 tỷ đồng, giảm gần 48% và LNST đạt gần 90 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ. Với CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (Mã: TIP), công ty ghi nhận doanh thu và LNST quý II đạt lần lượt hơn 38 tỷ và gần 12 tỷ đồng, giảm gần 35% và 42% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận nửa đầu năm cũng giảm 71% về gần 18 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý II, doanh nghiệp đang có hơn 898 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. CTCP Thống Nhất (Mã: BAX) chỉ đem về hơn 24 tỷ đồng doanh thu và gần 9 tỷ đồng lợi nhuận trong quý này, giảm 29% và 54% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp đạt 189 tỷ đồng doanh thu và 57 tỷ đồng LNST, tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2021. Đáng chú ý, Thống Nhất hiện có hơn 486 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Đây là doanh thu nhận trước tiền cho thuê đất và cơ sở hạ tầng. CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã: D2D) báo lợi nhuận quý II giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái về hơn 767 triệu đồng. Lợi nhuận nửa năm cũng giảm mạnh từ hơn 108 tỷ về gần 7 tỷ đồng. Doanh thu chưa thực hiện tại ngày 30/6 của D2D lên tới gần 617 tỷ đồng, chủ yếu là tiền khách hàng trả trước thuê đất KCN Nam Tân Uyên 2. Trong báo cáo cập nhật ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) mới đây, SSI Research cho rằng, nhu cầu thuê đất KCN sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2023 nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn tiếp tục. Bên cạnh đó là các chính sách thu hút FDI cũng thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào Việt Nam như ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo, và nhiều ưu đãi khác. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng sẽ được thúc đẩy phát triển trong thời gian tới như các dự án đường vành đai 3 và đường vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Dầu Giây - Phan Thiết, đường cao tốc Bắc - Nam, cảng Cái Mép Thị Vải và cảng Gemalink sẽ tạo ra kết nối thuận tiện hơn giữa các KCN . Do đó, nhóm phân tích kỳ vọng, trong nửa cuối năm 2022, lợi nhuận sau thuế (LNST) của một số doanh nghiệp trong ngành này sẽ tăng trưởng so với cùng kỳ. “Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp KCN niêm yết trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ có mức tăng trưởng hơn 24% chủ yếu đến từ việc ghi nhận từ diện tích đất cho thuê tăng mạnh trên nền thấp của 6 tháng cuối năm 2021. Đồng thời cũng có một số KCN chuyển đổi cách ghi nhận đều sang ghi nhận một lần dẫn đến lợi nhuận tăng khá mạnh so với cùng kỳ”, bà Ngô Thị Kim Thanh, Chuyên gia cao cấp chiến lược đầu tư SSI Research nhận định. Cụ thể, LNST của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC - Mã: BCM) dự kiến tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9 ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CaptaLand. SSI Research dự báo, doanh thu hợp nhất năm 2022 của Becamex IDC đạt 10.568 tỷ đồng, tăng 51% và LNST đạt 3.594 tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận công ty liên doanh liên kết dự kiến đạt mức 1.320 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ nhờ vào tăng trưởng 20% tại VSIP nhờ vận hành KCN mới là VSIP3 và liên doanh Warburg Pincus sẽ không còn lỗ. Nhóm phân tích cũng dự phóng LNST của Tổng công ty IDICO - CTCP (Mã: IDC) trong nửa cuối năm nay sẽ tăng 266% so với cùng kỳ nhờ thay đổi phương pháp hạch toán từ ghi nhận đều sang ghi nhận một lần tại KCN Phú Mỹ mở rộng và cho thuê mới tại KCN Hựu Thạnh. Giá thuê tại KCN Phú Mỹ 2 đã có mức tăng 20% trong những tháng đầu năm 2022, KCN Hựu Thạnh cũng có giá thuê đạt mức 130-140 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 8% so với cùng kỳ). Theo đơn vị này, với lợi thế phần lớn diện tích đất đã được đền bù giải tỏa tại KCN Phú Mỹ II mở rộng và Hựu Thạnh sẽ giúp IDICO cải thiện biên lợi nhuận khi giá thuê tăng. Với Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC), công ty chứng khoán này dự báo, nếu thương vụ mua bán 30 ha tại Khu đô thị Tràng Cát thành công, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này khuyến nghị, nhà đầu tư cần thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản công nghiệp sau các mùa báo lãi đột biến. Nguyên nhân theo SSI Research cảnh báo là tỷ lệ lấp đầy hiện nay của các trung tâm công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh đều đã đạt trên 80%. Trong khi thời gian đền bù giải phóng mặt bằng của nhiều dự án đầu tư mới đang chậm, dẫn đến nguồn cung đất ở các KCN còn lại ít, ảnh hưởng đến việc cho thuê với diện tích lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận các doanh nghiệp trong các kỳ báo cáo sau. “Xu hướng dòng vồn FDI tiếp tục hỗ trợ nhu cầu thuê và giá thuê tăng sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận các doanh nghiệp KCN đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong nửa cuối năm 2022 – 2023, cổ phiếu nhóm bất động sản KCN vẫn là nhóm khá được quan tâm. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hóa trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể quan tâm đến các cổ phiếu mà vẫn còn quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn”, bà Thanh khuyến nghị.
VGC
Ocean Group (OGC) lỗ ròng 14 tỷ đồng quý II. Sau 6 tháng đầu năm, Ocean Group mới đạt 27% kế hoạch doanh thu và cách khá xa mục tiêu lợi nhuận khi lỗ sau thuế 6 tháng 59 tỷ đồng. CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, mã: OGC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với doanh thu thuần 154 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán ghi nhận khoảng 103 tỷ đồng, tăng 20% nên biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 33% so với 28% cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, OCG ghi nhận khoản lợi nhuận khác âm 4,4 tỷ đồng so với mức 58,7 tỷ đồng cùng kỳ. Công ty giải trình chủ yếu là do quý II/2021 ghi nhận các khoản công nợ phải trả Công ty Tài Chính Cổ phần Điện lực sau khi có phán quyết của toà án nhân dân có thẩm quyền về tranh chấp giữa hai bên liên quan giao dịch đặt mua cổ phần OCH phát sinh từ năm 2014. Trong kỳ, các chi phí bào mòn lợi nhuận gộp nên OGC ghi nhận khoản lỗ sau thuế 21 tỷ đồng, so với mức lãi 42 tỷ đồng quý II/2021. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 14 tỷ. Lũy kế 6 tháng, công ty ghi nhận doanh thu thuần 257 tỷ đồng , tăng 17% so với cùng kỳ nhưng lỗ sau thuế 59 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 16 tỷ đồng. Lỗ ròng 6 tháng gần 36 tỷ. Trong năm nay, OGC đặt chỉ tiêu đạt 937 tỷ đồng doanh thu và 18 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau nửa năm, công ty đã đạt 27% kế hoạch doanh thu và còn cách xa mục tiêu lợi nhuận năm. Tính tới cuối tháng 6, tổng tài sản của công ty giảm nhẹ gần 2% so với đầu kỳ, đạt khoảng 2.881 tỷ đồng. Trong đó lượng tiền và các khoản đương tiền của công ty là 236 tỷ đồng. Ngoài ra, OGC có 318,6 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trong nước. Cuối kỳ, OGC có 6,5 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn và 151 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Tổng nợ vay chỉ chiếm 5% cơ cấu nguồn vốn của công ty. Quý II vừa qua, OGC phải trả 4,2 tỷ đồng lãi vay. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 956 tỷ đồng, lỗ sau thuế chưa phân phối là 2.725 tỷ đồng tính tới 30/6.
OGC
Kỳ lân VNG dự kiến lỗ hơn 500 tỷ đồng năm 2023, lên kế hoạch không chia cổ tức năm 2022. Phía VNG cho biết do nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh chiến lược và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, Hội đồng quản trị công ty đề nghị ĐHĐCĐ thông qua việc giữ lại nguồn tiền và không chia cổ tức cho năm 2022. CTCP VNG (Mã: VNZ) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến lần lượt là 9.281 tỷ đồng và âm 572 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ là âm khoảng 378 tỷ đồng. Quý đầu năm 2023, VNG báo lỗ sau thuế hơn 90 tỷ đồng, trong đó lỗ ròng hơn 40 tỷ đồng. Doanh thu thuần đạt 1.852 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, kết thúc quý I, VNG mới thực hiện được gần 20% mục tiêu doanh thu cho năm 2023. Phần lớn nguyên nhân dẫn tới việc VNG vẫn báo lỗ trong quý I/2023 đến từ việc công ty vẫn chịu áp lực từ chi phí hoạt động lớn với 544 tỷ đồng chi phí bán hàng và 337 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Dẫu vậy tính đến cuối tháng 3/2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty lên đến 5.052 tỷ đồng. Trong tương lai, VNG sẽ tiếp tục phát triển các ngành nghề kinh doanh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và mở rộng thị trường. Ngoài việc tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ thế mạnh như trò chơi điện tử, quảng cáo, dịch vụ media, trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, ví điện tử, VNG đồng thời sẽ tăng cường đầu tư vào các sản phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ mới khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mang đến tiện ích hơn cho khách hàng và đối tác. Cũng theo tài liệu được công bố, phía VNG cho biết do nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh chiến lược và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, Hội đồng quản trị công ty đề nghị ĐHĐCĐ thông qua việc giữ lại nguồn tiền và không chia cổ tức cho năm 2022. Trước đó, trong năm 2022, VNG ghi nhận doanh thu đạt khoảng 7.800 tỷ đồng, lãi sau thuế cho công ty âm khoảng 1.315 tỷ đồng. Lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm khoảng 858 tỷ đồng. Sau đó, VNG đã công bố báo cáo tài chính năm 2022 do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam kiểm toán với mức lỗ sau thuế kỷ lục là 1.534 tỷ đồng, tăng 220 tỷ đồng so với báo cáo tự lập là 1.315 tỷ đồng. Theo giải trình, khoản lỗ sau thuế tăng lên là do kỳ lân công nghệ này ghi nhận thêm các khoản chi phí liên quan đến thuế, tài sản cố định vô hình và dự phòng cho các hoạt động đầu tư tài chính. VNG đặt mục tiêu năm 2022 với doanh thu 10.178 tỷ đồng và dự báo lỗ sau thuế 993 tỷ đồng. Như vậy, đơn vị chủ quản Zalo mới thực hiện được gần 77% kế hoạch doanh thu và lỗ sau thuế vượt xa dự báo. Cũng liên quan tới VNG, trong tháng 5, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã đưa cổ phiếu VNZ vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 25/5 do chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với quy định. Cổ phiếu sẽ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hằng tuần.
VNG
Lợi nhuận Gemadept vượt nghìn tỷ năm 2022. Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Gemadept là 1.157 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2021 và vượt 16% mục tiêu năm. BCTC hợp nhất quý IV/2022 của CTCP Gemadept (Mã: GMD) ghi nhận doanh thu thuần 1.066 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 216 tỷ đồng; cùng tăng 3% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp đạt 43%, cải thiện so với con số 29% của quý IV/2021. Luỹ kế cả năm 2022, doanh thu thuần của công ty khoảng 3.916 tỷ đồng tăng 22%, lợi nhuận sau thuế là 1.157 tỷ đồng tăng 60% so với năm 2021. Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động khai thác cảng vẫn là nguồn thu chính, chiếm 79% khoảng 3.104 tỷ đồng còn lại là doanh thu từ hoạt động logistic, cho thuê văn phòng với 812 tỷ đồng. Năm 2022, công ty lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.000 tỷ đồng. Như vậy, Gemadept vượt 3% kế hoạch doanh thu, vượt 16% mục tiêu lợi nhuận. EPS cả năm là 3.037 đồng. Về tình hình tài chính, tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Gemadept đạt 13.190 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn khoảng 1.428 tỷ đồng. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là tài sản cố định với 3.262 tỷ đồng, tiếp đó là khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết với giá trị gần 3.032 tỷ đồng. Tính đến cuối quý IV/2022, Gemadept rót 2.471 tỷ đồng vào 8 công ty liên doanh, liên kết. Trong số đó, phần góp vốn vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link (chủ đầu tư của Cảng Gemalink - cảng có quy mô lớn nhất trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải) có giá trị lớn nhất với số tiền 1.477 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2022, cảng Gemalink đã đem về cho Gemadept gần 84 tỷ đồng lợi nhuận, gấp nhiều lần con số 2 tỷ đồng ghi nhận vào đầu năm. Song, CTCP Dịch vụ Hàng Hóa Sài Gòn (Mã: SCS) mới là đơn vị đem về cho Gemadept lợi nhuận lớn nhất với hơn 244 tỷ đồng. Tiếp theo là Công ty TNHH CJ Gemadepts Logistics Holdings khi mang về số tiền lãi 193 tỷ đồng. Cuối quý IV/2022, tổng nợ vay của công ty là 2.029 tỷ đồng, trong đó dư nợ vay dài hạn với ngân hàng là 1.463 tỷ đồng và nợ vay ngắn hạn của ngân hàng là 177 tỷ đồng. Còn lại là khoản vay đến từ các tổ chức khác. Trong năm 2022, tổng chi phí lãi vay của Gemadept là 131 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Gemadept là 7.944 tỷ đồng với 1.228 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022.
GMD
Tập đoàn Masan lãi ròng gần 1.600 tỷ đồng quý I, gấp 8 lần cùng kỳ. Quý I chứng kiến sự mở rộng, tăng tốc của tất cả các ngành hàng của Masan tạo nên các kết quả tích cực, trong đó The CrownX, nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp WinCommerce và Masan Consumer Holdings tăng trưởng EBITDA trên 35% so với cùng kỳ. Tập đoàn đoàn Masan (Mã: MSN) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2022 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 18.189 tỷ đồng, giảm 8,9% so với quý I/2021 do tác động của việc ngừng hợp nhất thức ăn chăn nuôi. Ngoại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu thuần tăng trưởng 11,9% so với cùng kỳ nhờ vào tốc độ tăng trưởng hai chữ số tại Masan Consumer Holdings (MCH) và Masan High-Tech Materials (MHT) cũng như doanh thu tăng nhẹ tại WinCommerce (WCM). Kết quả quý I, lãi sau thuế của Masan Group tăng 452%, lên 1.895 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng đạt 1.596 tỷ đồng, gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch cả năm 2022 là 90.000 – 100.000 doanh thu và 6.900 – 8.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, ước tính tập đoàn đã thực hiện được 18% - 20% chỉ tiêu doanh thu và 22% - 27% chỉ tiêu lợi nhuận sau một quý. Đối với The CrownX, nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp WinCommerce và Masan Consumer Holdings), đạt doanh thu thuần 13.450 tỷ đồng, tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ vào nỗ lực tăng trưởng doanh thu của MCH và việc gia tăng số lượng cửa hàng tại WCM. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của The CrownX đạt 1.643 tỷ đồng, tăng 35,1%. Cụ thể trong quý I, WinCommerce được mở mới 109 điểm bán, trở thành chuỗi bán lẻ quy mô lớn duy nhất có số lượng cửa hàng gia tăng đáng kể trong 4 tháng đầu năm 2022. Kết quả, doanh thu WCM tăng 0,8% so với cùng kỳ và tăng 5,7% so với quý IV/2021. EBITDA của WinCommerce đạt 164 tỷ đồng, tương đương biên EBITDA 2,2%, tăng 40 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận cải thiện trong giai đoạn hàng trăm cửa hàng vừa mới khai trương đã cho thấy năng lực vận hành vượt trội của WinCommerce để đạt mục tiêu kép cả về mở rộng quy mô và tăng trưởng lợi nhuận. Với kế hoạch mở mới 300 cửa hàng trong quý II và kỳ vọng phát triển doanh thu tại các điểm bán hiện hữu, WCM dự kiến doanh thu trong quý tới sẽ tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021 và dự kiến đà tăng trưởng cao về cuối năm 2022. Còn với Masan Consumer Holdings (MCH), doanh thu thuần đạt 6.448 tỷ đồng, tăng trưởng 17,4% so với cùng kỳ với hầu hết các ngành hàng đều đạt tăng trưởng hai chữ số. Đơn vị này gia tăng biên lợi nhuận gộp và biên EBITDA lần lượt ở mức 40,7% và 22,7%, tăng lần lượt 100 điểm cơ bản và 80 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ vậy, EBITDA của MCH đạt 1.466 tỷ đồng, tăng trưởng 28,4%. Dù giá nguyên vật liệu cao dự kiến gây áp lực nhẹ lên biên lợi nhuận trong quý II, ban điều hành giữ vững mục tiêu biên EBITDA đạt trên 20% cho cả năm 2022 nhờ vào các sáng kiến gia tăng năng suất và tiết giảm chi phí (tối ưu các chương trình tiếp thị và khuyến mãi) cũng như việc tối ưu chiến lược định giá sản phẩm. MCH dự kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu trong quý II đạt 30% nhờ vào việc cho mắt các sản phẩm mới cũng như gia tăng quy mô doanh thu của các sản phẩm hiện hữu. Đối với Masan MEATLife’s (MML), do tác động của việc chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu của MML giảm 80,2% so với cùng kỳ, đạt 931 tỷ đồng trong quý I/2022, chỉ bao gồm doanh thu từ mảng kinh doanh thịt. Hiện tại, trên cơ sở so sánh tương đương (“like-for-like” hoặc “LFL”), loại trừ doanh thu đến từ mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu thuần của MML chỉ giảm nhẹ 5,4% do giá bán thịt heo giảm trong khi khối lượng bán ra tăng cao. Bất chấp giá nguyên hàng hóa tăng, biên EBITDA thịt heo có thương hiệu (MEATDeli) và thịt gà (3F VIET) lần lượt tăng1.540 điểm cơ bản và 670 điểm cơ bản trong quý I/2022 so với cùng kỳ năm 2021. Công ty dự kiến xu hướng tăng giá thịt trên toàn thị trường sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận, cùng lúc đó việc mở rộng các dòng sản phẩm và gia tăng điểm bán (trong hệ thống WCM và các kênh bán hàng khác) sẽ đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu từ quý II trở đi. Tại Masan High-Tech Materials (MHT), với giá hàng hóa tăng mạnh và nhu cầu toàn cầu ở mức cao, MHT đạt doanh thu thuần 3.930 tỷ đồng, tăng trưởng 32,6%, EBITDA đạt 878 tỷ đồng, tăng trưởng 83,7% và lợi nhuận sau thuế 126 tỷ đồng. Giá hàng hóa sẽ tiếp tục là động lực giúp tăng trưởng doanh thu trong quý II này với mức trên 30% so với cùng kỳ. Ban quản trị đang nghiên cứu các phương án giúp MHT tiếp tục nâng cao hàm lượng công nghệ của thành phẩm, giúp cải thiện biên lợi nhuận và nâng cao giá trị gia tăng. Đặc biệt, Phúc Long Heritage sau khi 2 tháng về với tập đoàn đã ghi nhận doanh thu thuần 257 tỷ đồng, trong đó 70% đến từ các cửa hàng lớn (“flagship”), 14% từ các kiosk và còn lại từ các cửa hàng nhỏ và kênh bán hàng qua doanh nghiệp (“B2B”). Đến cuối quý I, Phúc Long Heritage vận hành 78 cửa hàng flagship, 760 kiosk và 13 cửa hàng nhỏ. Biên lợi nhuận gộp đạt 68,6%, biên EBITDA 18,3%. Trong năm 2022, Phúc Long Heritage sẽ mở rộng hệ thống thông qua việc mở mới 100 cửa hàng flagship, 400 kiosk tại các điểm bán của WCM. Phúc Long tiếp tục chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu tại các thành phố lớn cũng như đẩy nhanh việc mở kiosk tại các đô thị loại 2. Danh mục sản phẩm được bổ sung thêm các dòng sản phẩm cà phê giúp nâng cao giá trị thương hiệu tại các cửa hàng flagship. Đối với các kiosk, Phúc Long Heritage dự kiến xây dựng thực đơn mới với mức giá phải chăng giúp tăng lưu lượng khách hàng tại các điểm bán của WCM.
MSN
Kinh Bắc muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu KBC, hủy kế hoạch phát hành thêm. Kinh Bắc lên phương án chi tối đa là 3.400 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ. Tại ngày 30/9, Kinh Bắc ghi nhận khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trị giá 1.323 tỷ đồng; tổng nợ vay ngắn và dài hạn xấp xỉ 7.000 tỷ đồng, nợ vay ngắn hạn chiếm 50% tổng nợ vay. HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (Mã: KBC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 lần 2. Trong đó có tờ trình về việc hủy kế hoạch huy động vốn bằng cổ phiếu, ngược lại công ty dự kiến trình cổ đông thông qua mua phương án mua lại cổ phiếu quỹ. Cụ thể, HĐQT Kinh Bắc muốn xin ý kiến cổ đông thông qua việc hủy phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 để huy động vốn, tái cấu trúc nợ và đầu tư vào các đơn vị thành viên theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 10/2/2022. Công ty cho rằng, do diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 bị sụt giảm mạnh khiến các cổ phiếu bị giảm giá nghiêm trọng. Trong đó có cổ phiếu KBC, điều này không thuận lợi cho việc phát hành riêng cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Đồng thời, HĐQT Kinh Bắc dự kiến sẽ trình cổ đông về việc thông qua mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành để giảm vốn điều lệ. Phương thức giao dịch là thoả thuận hoặc khớp lệnh. CTCP Chứng khoán Navibank sẽ là đại lý thực hiện giao dịch mua cổ phiếu. Giá mua sẽ được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng không cao hơn 34.000 đồng/cp, tương ứng với số tiền chi tối đa là 3.400 tỷ đồng. Chốt phiên ngày 6/12, cổ phiếu KBC giao dịch tại 22.100 đồng/cp. Thời gian dự kiến giao dịch là sau khi UBCKNN thông báo về việc nhận được tài liệu báo cáo đăng ký mua cổ phiếu và công ty đã thực hiện công bố thông tin theo quy định. Thời gian giao dịch tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch. Kinh Bắc cho biết nguồn vốn thực hiện mua lại từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện. Theo BCTC hợp nhất quý III, tại ngày 30/9, tổng nguồn vốn của Kinh Bắc là 33.338 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 16.841 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ 7.676 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần có 2.743 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển là 2,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5.834 tỷ đồng. Tại ngày 30/9, Kinh Bắc ghi nhận khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trị giá 1.323 tỷ đồng. Tổng nợ vay ngắn và dài hạn xấp xỉ 7.000 tỷ đồng, nợ vay ngắn hạn chiếm 50% tổng nợ vay. Năm 2023, Kinh Bắc đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất à 4.000 tỷ đồng. Theo tờ trình, Kinh Bắc muốn chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền cho các cổ đông với tỷ lệ là 20% (1 cổ phiếu nhận được 2.000 đồng). Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2023. Công ty có thể chi trả, tạm ứng cho cổ đông thành một đợt hoặc nhiều đợt trong năm. Nguồn vốn thực hiện trả cổ tức cho cổ đông được xác định căn cứ vào nguồn lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2022 của công ty. Ngoài ra, HĐQT công ty còn dự kiến trình cổ đông thông qua việc niêm yết các trái phiếu cần phải niêm yết theo quy định của pháp luật do Tổng công ty đã phát hành và phát hành mới trong năm 2023 cho đến thời điểm của kỳ họp ĐHĐCĐ gần nhất năm 2024 (bao gồm cả các trái phiếu do HĐQT thông qua phương án phát hành). Và ủy quyền cho HĐQT thực hiện các thủ tục cần thiết để niêm yết các trái phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật.
KBC
Hòa Phát đẩy mạnh tiêu thụ HRC, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ. Lũy kế hai tháng đầu năm 2022, bán hàng thép xây dựng, phôi thép, thép cuộn cán nóng (HRC) của Tập đoàn Hòa Phát đạt 1,34 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ. Một tòa nhà của Hòa Phát tại Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc). Tháng 2/2022, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) sản xuất 693.000 tấn thép thô, tăng 10% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 708.000 tấn, tăng 39%. Trong đó, lượng thép cuộn cán nóng đã cung cấp cho thị trường trong tháng qua là gần 240.000 tấn, tăng 5% so với tháng 1/2022 và 36% so với cùng kỳ 2021. Đầu tháng 2/2022, Hòa Phát đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italy với khối lượng 35.000 tấn. Ngày 26/2 vừa qua, toàn bộ lô hàng đã được giao cho đối tác tại cảng Hòa Phát Dung Quất. Về thép xây dựng, sản lượng bán hàng thép xây dựng Hòa Phát đạt khoảng 450.000 tấn, cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ 2021 và tăng 17% so với tháng 1/2022. Biểu đồ bên dưới cho thấy đây là kết quả bán hàng cao thứ 3 trong lịch sử kinh doanh thép xây dựng của Hòa Phát. Trong đó, lượng thép xây dựng xuất khẩu đạt 60.000 tấn, gấp gần hai lần cùng kỳ. Thép xây dựng Hòa Phát đã nhận đơn hàng xuất khẩu đến tháng 5/2022 với 720.000 tấn. Ngoài sản lượng thép xây dựng, phôi thép và HRC kể trên, các sản phẩm thép hạ nguồn của HRC như ống thép và tôn mạ của Hòa Phát cũng ghi nhận kết quả khả quan trong tháng 2. Ống thép đạt 78.000 tấn, tôn mạ là 27.000 tấn, lần lượt tăng trưởng 48% và 61% so với tháng 2/2021. Lũy kế 2 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 1,4 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với cùng kỳ. Bán hàng thép xây dựng, phôi thép, thép cuộn cán nóng đạt 1,34 triệu tấn, tăng 32%. Con số này chưa bao gồm gần 200.000 tấn ống thép và tôn mạ do đây là những mặt hàng được sản xuất từ HRC. Dự kiến từ cuối năm nay, Hòa Phát sẽ cung cấp một sản phẩm hạ nguồn HRC nữa là vỏ container. Năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát hiện đạt trên 8 triệu tấn/năm, tức khoảng 700.000 tấn/tháng. Kết quả sản lượng thể hiện trong biểu đồ dưới đây cho thấy các khu liên hợp sản xuất thép của Tập đoàn tại Quảng Ngãi, Hải Dương, Hưng Yên đã vận hành tối đa công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Hòa Phát tiêu thụ 708.000 tấn thép trong tháng 2/2022. Kết phiên sáng nay 7/3, giá cổ phiếu HPG tăng 4% lên 51.800 đồng/cp, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
HPG
Mưa cổ tức tiền mặt từ hơn 30 doanh nghiệp, cao nhất 100%. Trong tuần từ 10/5 đến 16/5, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 35 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức, đa phần dự kiến trả bằng tiền mặt. Một số doanh nghiệp đáng chú ý trong đợt này gồm: Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (Mã: BMP) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 13,5%, tức là nhà đầu tư nắm giữ một cổ phần sẽ được nhận 1.350 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) và ngày thanh toán lần lượt là 11/5 và 13/6. Công ty hiện có 81,86 triệu cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi 110,5 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông. Công ty mẹ của Nhựa Bình Minh là đại gia Thái Lan Nawaplastic Industries với tỷ lệ sở hữu 54,39%. Vì vậy, Nawaplastic sẽ được nhận 60 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ từ 20% trở lên gồm CTCP Lưới thép Bình Tây (Mã: VDT), CTCP Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin (Mã: CLM), CTCP Bao bì và In Nông nghiệp (Mã: INN), CTCP Thủy điện Điện lực Đắk Lắk (Mã: EAD), CTCP Xây dựng Số 5 (Mã: SC5). Hai doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả tiền mặt trên 30% là Công ty cổ phần 397 (Mã: BCB) và Tổng Công ty May Hưng Yên (Mã: HUG). Một doanh nghiệp khác trong ngành dệt may là CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (Mã: PTG) có kế hoạch trả cổ tức đợt 2 năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 100% mệnh giá, tương đương 10.000 đồng/cp. Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 13/5 và 31/5. Trong đợt 1/2021, PTG đã trả cổ tức tiền mặt 2.000 đồng/cp. Tổng tỷ lệ hai đợt là 120%. Năm 2020, công ty trả 2.000 đồng/cp, năm 2019 trả 12.000 đồng/cp. Cổ phiếu PTG hiện có giá tham chiếu 200 đồng/cp. Do doanh nghiệp thường xuyên trả cổ tức tiền mặt cao nên cổ đông không muốn bán PTG, cổ phiếu này hoàn toàn không có thanh khoản trong nhiều năm qua.
BMP
Lợi nhuận quý I của Thép Tiến Lên (TLH) giảm 28%, biên lãi gộp thu hẹp mạnh. Mặc dù trước đó Thép Tiến Lên dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay sẽ diễn ra thuận lợi khi nhu cầu trong nước khôi phục, các chính sách hỗ trợ của chính phủ và giá tăng mạnh song lợi nhuận quý đầu năm 2022 lại không mấy khả quan. Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (Mã: TLH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I năm 2022. Doanh thu thuần đạt 1.796 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù doanh thu thuần tăng cao song lợi nhuận gộp giảm 19% xuống còn gần 140 tỷ đồng do giá vốn hàng hóa tăng hơn gấp đôi. Trước đó, Thép Tiến Lên cho biết, tình hình chính trị căng thẳng giữa Nga – Ukraine và các chính sách cấm vận giữa các nước khiến giá nguyên, nhiên liệu sản xuất thép sẽ tiếp tục tăng ở mức cao. Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm từ 17,7% quý I năm 2021 xuống còn 7,7% quý I năm 2022. Tổng các chi phí biến động không nhiều. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ và chỉ đạt 28,7% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2022. Lợi nhuận ròng đạt 84,8 tỷ đồng, EPS là 831 đồng. Về tình hình tài chính, quy mô tài sản cuối kỳ của Thép Tiến Lên đạt 4.326 tỷ đồng trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 59% với giá trị là 2.571 tỷ đồng. Tiếp đó là các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 14,8% với tổng giá trị là 641 tỷ đồng, tăng 54% so với đầu kỳ. Phải thu tăng chủ yếu từ phía khách hàng và các khoản phải thu khác. Tiền và tương đương tiền đạt 91 tỷ đồng, tăng 46,7% so với đầu kỳ. Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả là 2.321 tỷ đồng, chiếm gần 54% tổng nguồn vốn. Trong đó, khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn với 1.854 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu thời điểm cuối kỳ là 2.005 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/4, thị giá của cổ phiếu TLH là 16.100 đồng/cp, vốn hóa thị trường đạt 1.644 tỷ đồng.
TLH
Đất Xanh khẳng định tin đồn về các lãnh đạo cấp cao là thất thiệt. Đất Xanh vừa phát đi thông cáo báo chí liên quan đến các tin đồn về các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn. CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG) vừa có thông cáo báo chí khẳng định “các tin đồn lan truyền nhắm đến các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn là thất thiệt. Đồng thời, công ty cũng sẽ phối hợp cùng cơ quan chức năng làm rõ nguồn tin lan truyền này”. Thông tin chi tiết về tin đồn không được doanh nghiệp đề cập. Hồi cuối tháng 4, CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, Mã: DXS) công bố thông tin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Lương Trí Thìn. Thông báo của Đất Xanh cho biết, “theo thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp theo mô hình holdings, một nhân sự không kiêm nhiệm quá nhiều vị trí, việc Chủ tịch HĐQT tập đoàn lại kiêm thành viên HĐQT công ty thành viên gây bất cập trong công tác quản lý. Do đó, ông Lương Trí Thìn sẽ không tiếp tục giữ vị trí thành viên HĐQT DXS, kể từ ngày 23/04, để tập trung công tác chiến lược phát triển Tập đoàn Đất Xanh”. Trong cùng ngày, ông Hà Đức Hiếu cũng có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT kiêm thành viên ủy ban kiểm toán Đất Xanh Services vì lý do cá nhân. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Đất Xanh Services diễn ra vào ngày 23/4 vừa, Chủ tịch Nguyễn Trường Sơn khẳng định việc hai nhân sự từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT trước thềm đại hội nằm trong chiến lược và lộ trình của Đất Xanh Services. Trên thị trường, cổ phiếu DXG của Đất Xanh đã có nhiều phiên giảm sàn kể từ đầu tháng 5, trong bối cảnh “down rend” chung của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến hết phiên 16/5, cổ phiếu DXG đóng cửa tại 25.000 đồng/cp, giảm hơn 33% trong một tháng qua.
DXG
Thế Giới Di Động (MWG): Lãi 1.445 tỷ đồng quý I, doanh số chuỗi nhà thuốc An Khang gấp 3,7 lần so với cùng kỳ. Trong quý I, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu cao kỷ lục và lợi nhuận quý cao thứ hai trong lịch sử hoạt động. Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) đã công bố kết quả kinh doanh quý I ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế ba tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 36.467 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế (LNST) 1.445 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu online đạt 5.935 tỷ đồng, tăng 138% so với cùng kỳ, chiếm 16% tổng doanh thu của MWG. Như vậy, công ty đã đạt 26% kế hoạch doanh thu và 23% mục tiêu LNST cả năm. MWG đạt kỷ lục doanh thu mới trong quý I, tăng 18% so với cùng kỳ và tăng 2% so với quý IV/2021. Trong quý này, công ty ghi nhận LNST cao thứ hai trong lịch sử hoạt động, tăng trưởng 8% từ nền so sánh rất cao của quý I/2021. So với quý trước, LNST của MWG không chênh lệch nhiều trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành đã giảm 30-40%. Biên lợi nhuận ròng đạt xấp xỉ 4%, giảm so với mức 4,34% của cùng kỳ năm trước và mức 4,32% của quý IV/2021. Cuối tháng 3, MWG vận hành 5.497 cửa hàng, bao gồm 985 cửa hàng Thế Giới Di Động (TGDĐ), 2.077 cửa hàng Điện Máy Xanh (ĐMX), 29 cửa hàng Topzone, 2.127 cửa hàng Bách Hoá Xanh (BHX), 211 nhà thuốc An Khang, 44 cửa hàng Bluetronics và 24 cửa hàng AVA độc lập. Trong quý I, TGDĐ, ĐMX và Topzone ghi nhận hơn 30.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, ĐMX supermini (ĐMS) đóng góp hơn 2.700 tỷ đồng, gấp đôi doanh thu quý I/2021. Với 874 điểm bán, ĐMS tiếp tục là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho chuỗi Điện Máy Xanh. Chuỗi Topzone đóng góp gần 470 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng đầu năm, với 28 cửa hàng ủy quyền AAR và 1 cửa hàng cao cấp APR. Doanh thu online đạt hơn 5.700 tỷ đồng, tăng gần 150% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 19% tổng doanh số của các chuỗi. Đối với Bách Hoá Xanh, chuỗi ghi nhận doanh thu lũy kế 6.040 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và tăng 8% so với quý IV/2021. Mục tiêu của MWG là đưa BHX trở thành lựa chọn đầu tiên khi khách hàng nghĩ tới thực phẩm tươi sống. Do đó, chuỗi đã triển khai nhiều chương trình hấp dẫn để khuyến khích khách hàng đến mua sắm và điều này ảnh hưởng ngắn hạn tới doanh thu và biên lợi nhuận của chuỗi. Tính riêng tháng 3, sản lượng hàng tươi sống bán ra tăng gấp đôi, lượt khách tới cửa hàng tăng gần 40% so với trung bình hai tháng đầu năm. Doanh thu BHX trong tháng 3 đã quay lại mức trước đợt bùng phát dịch COVID-19. Trong quý I, doanh thu BHX online tăng 12% so với cùng kỳ và chiếm 3% tổng doanh thu của BHX. Doanh nghiệp cho biết từ đầu tháng 4, BHX triển khai diện rộng việc thay đổi layout cửa hàng. Đối với một số cửa hàng đã hoạt động ổn định hai tháng với mô hình mới này, doanh thu đã tăng trưởng 15%-30% tùy nhóm hàng. BHX hướng tới tăng trưởng doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng tối thiểu 30% vào cuối năm từ mức hiện tại. Với chuỗi nhà thuốc An Khang ghi nhận doanh số trong ba tháng đầu năm gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2022, An Khang cũng sẽ triển khai layout mới và nhân rộng mô hình, tăng tốc cả về doanh thu cũng như số lượng cửa hàng, hướng tới cột mốc 400 cửa hàng trước quý III/2022. Trong những mảng kinh doanh thử nghiệm, AVA Kids đang có kết quả ban đầu khá khả quan với doanh thu trung bình khoảng 2 tỷ đồng/cửa hàng/tháng. Chuỗi này sẽ thử nghiệm giai đoạn 2 ở quy mô 50 cửa hàng dự kiến vào cuối tháng 6/2022.
MWG
'NT2 sẽ hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao'. Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng trong bối cảnh các nhà máy nhiệt điện sẽ được huy động với công suất cao hơn trong mùa nắng nóng, NT2 sẽ được hưởng lợi khi giá nguyên liệu khí đầu vào có xu hướng giảm trong khi giá bán điện toàn phần vẫn neo ở mức cao. Theo báo cáo mới nhất của Chứng khoán KB Việt Nam (KSBV), CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (Mã: NT2) sẽ hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Tại ngày 6/5, theo công bố của Tập đoàn Điện lực (EVN), nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia đã tăng lên mức kỷ lục mới, tương đương 895 triệu kWh (tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái). Công suất tiêu thụ cực đại đạt 43.030 MW (tăng hơn 9%), cao nhất kể từ đầu năm. Nhu cầu phụ tải điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Trong khi đó, mức nước tại các nhà máy thuỷ điện không còn dồi dào như năm 2022. Vì vậy, nhà máy nhiệt điện sẽ được huy động với mức cao hơn nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện. Trong quý I/2023, giá điện toàn phần bình quân đạt 1.689 đồng/kWh (tăng 11%) do nguyên liệu đầu vào (khí, than) của các nhà máy nhiệt điện neo cao kéo theo giá bán điện đi lên. Giá điện toàn phần tháng 4/2023 đã đạt mức 1.964 đồng/kWh (tăng 10%), đạt đỉnh 10 năm do tiêu thụ tăng cao khi thời tiết bước vào mùa nắng nóng. Bên cạnh đó, giá khí đầu vào có xu hướng đi xuống kể từ tháng 4/2022. Điều này đồng nghĩa NT2 sẽ có lợi thế khi tham gia phát điện nhờ giá khí đầu vào giảm xuống nhưng giá bán điện toàn phần neo ở mức cao. Các nhà phân tích giữ dự phóng giá phát điện trên thị trường phát điện cạnh tranh sẽ đạt trung bình 1.569 đồng/kWh (tăng 2%) vào năm 2023 và có thể vẫn tăng vào các năm tiếp theo do dự báo nhu cầu điện tiếp tục leo thang. Dựa trên các yếu tố này, KBSV dự phóng sản lượng điện thương phẩm cả năm 2023 của NT2 sẽ đạt 4.032 triệu kWh (giảm 0,8%). Nguyên nhân là trong 2023, NT2 sẽ tiến hành đại tu nhà máy định kỳ sau 100.000 giờ EOH (giờ vận hành tương đương) các tổ máy, hệ thống, thiết bị phụ trợ. Nhưng nhận thấy nhu cầu sẽ tăng cao, sản lượng điện tiêu thụ chỉ giảm nhẹ so với 2022 do khả năng nhà máy sẽ được huy động với công suất cao để đảm bảo cung ứng điện trong nước. Sản lượng hợp đồng Qc cũng sẽ cao hơn so với năm 2022. Chuyên gia dự phóng giá khí đầu vào của NT2 trung bình đạt 9.09 USD/MMBTU (giảm 2% YoY) do giả định giá dầu Brent giảm nhẹ so với 2022 về mức 85 USD/thùng. Do đó, giá bán điện trung bình sẽ giảm nhẹ 2.122 đồng/kWh. Tựu chung lại, KBSV dự phóng doanh thu năm 2023 của NT2 sẽ đạt 8.556 tỷ đồng, lãi sau thuế 720 tỷ đồng, giảm lần lượt 2,6% và 18,5% so với năm ngoái. Dự phóng này cao hơn so với kế hoạch đặt ra của doanh nghiệp là 8.299 tỷ đồng doanh thu và 473 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
NT2
Viconship đưa kịch bản lợi nhuận giảm 12% năm 2021 nếu dịch bệnh và thiếu container rỗng vẫn tiếp diễn. Viconship vừa đưa ra hai kịch bản về kế hoạch kinh doanh năm 2021. Trong đó, chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2021 dự kiến tương đương hoặc cùng giảm 12% so với thực hiện năm 2020. Hội đồng quản trị CTCP Container Việt Nam (Viconship - Mã: VSC) vừa thông qua kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 trước khi kiểm toán với doanh thu ước đạt 1.688,47 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 334,91 tỷ đồng, lần lượt vượt 9% và 26% kế hoạch năm. Còn so với năm 2019, công ty thực hiện được 94% kết quả doanh thu và 98% lợi nhuận trước thuế. Năm 2021, Vinconship đặt mục tiêu doanh thu 1.700 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 335 tỷ đồng, tương đương so với kết quả năm 2020. Tuy nhiên HĐQT cũng cân nhắc trong trường hợp dịch COVID-19 có diễn biến xấu bất thường và container tiếp tục thiếu hụt nghiệm trọng thì mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cùng giảm 12% về 1.485 tỷ đồng và 296 tỷ đồng. Ngoài ra, HĐQT cũng đã thông qua mức chi trả cổ tức bằng tiền năm 2020 với tỷ lệ 20% và năm 2021 cũng tỷ lệ 20% (mỗi cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Trong năm 2021, HĐQT đã chấp thuận tăng vốn điều lệ của công ty lên 1.100 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu tỷ lệ 1:1, nội dung sẽ được trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên xem xét. Dự kiến nửa cuối tháng 3/2021, Viconship sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp là 23/2. Trên thị trường, cổ phiếu VSC được giao dịch tại 53.300 đồng/cp, mức giá sàn trong phiên 28/1, gấp hai lần so với ngày đầu năm 2020. Diễn biến giá VSC. (Nguồn: TradingView)
VSC
Vinhomes sắp phát hành 1 tỷ cổ phiếu và chi gần 5.000 tỷ trả cổ tức. Vinhomes sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 16/9 tới đây để phát hành 1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức và thanh toán 4.934 tỷ đồng cổ tức tiền mặt cho năm 2020. CTCP Vinhomes (Mã: VHM) vừa thông báo ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức năm 2020 bằng tiền và cổ phiếu là ngày 16/9 tới đây. Ngày thanh toán dự kiến là ngày 1/10. Trước đó, ĐHĐCĐ công ty vào tháng 6 đã thông qua việc chia cổ tức 2020 với 15% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu, dự kiến thanh toán 4.934 tỷ đồng và phát hành là gần 987 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, từ ngày 26/7 đến 11/8, Vinhomes đã bán toàn bộ 60 triệu cổ phiếu quỹ, điều này làm tăng lượng cổ phiếu đang lưu hành dẫn tới phải điều chỉnh phương án trả cổ tức. Phương án trả cổ tức điều chỉnh đã được HĐQT công ty thông tin mới đây. Cụ thể, Vinhomes giữ nguyên tỷ lệ cổ tức chia 45% gồm 15% tiền mặt (1.500 đồng/cp) và 30% cổ phiếu. Tuy nhiên, số tiền chia cổ tức tiền mặt tăng lên thành 5.024 tỷ đồng và số lượng cổ phiếu phát hành thêm tăng lên thành 1 tỷ cổ phiếu. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Vinhomes dự kiến tăng từ 33.495 tỷ đồng lên gần 43.543 tỷ đồng. Các cổ phiếu phát hành thêm không bị hạn chế chuyển nhượng. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2020. Tính tới 31/12/2020, báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Vinhomes ghi nhận lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối là 56.259 tỷ đồng. Giá trị chênh lệch dương giữa lợi nhuận với tổng giá trị cổ phiếu thực tế phân phối cho các cổ đông hiện hữu để chia cổ tức sẽ được giữ lại làm lợi nhuận chưa phân phối của Vinhomes.
VHM
Vingroup lập công ty con chuyên về lĩnh vực tư vấn quản lý, đầu tư. Vingroup rót vốn thành lập công ty con là CTCP Đầu tư Phát triển VS với tỷ lệ sở hữu gần 100%. HĐQT của Tập đoàn Vingroup – CTCP (Mã: VIC) đã thông qua nghị quyết góp vốn thành lập công ty con là CTCP Đầu tư Phát triển VS (Công ty VS) chuyên về lĩnh vực tư vấn quản lý, đầu tư. Công ty VS có vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng, có trụ sở chính tại số 7, đường Bằng Lăng 1, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội; đây cũng là trụ sở chính của Vingroup. Tỷ lệ vốn góp của Vingroup trong công ty này là 99,98%, tương ứng 99,98 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/3/2022, Vingroup có tổng cộng 97 công ty con ở các lĩnh vực khác nhau như dịch vụ thương mại, giải trí – du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ, công nghiệp, nông nghiệp, bán lẻ,... Sau khi lập công ty này thì tổng số công ty con của Vingroup đã tăng lên 98. Kết quý I/2022, tập đoàn đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất 18.229 tỷ đồng, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.928 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 512 tỷ đồng. Năm 2022, doanh nghiệp lên kế hoạch đạt 140.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 6.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, Vingroup đã thực hiện được 13% mục tiêu doanh thu và 8,5% mục tiêu lãi sau thuế.
VIC
Âm vốn chủ hàng trăm tỷ đồng, Vietravel chuyển nhượng 55,58% vốn tại Vietravel Airlines để tái cơ cấu. Nếu giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 100% Vietravel Airlines như hiện nay thì toàn bộ khoản lỗ của Vietravel Airlines sẽ được hợp nhất trên báo cáo tài chính của Vietravel, cộng với kết quả quả kinh doanh còn thấp của công ty mẹ sẽ ảnh hưởng mạnh đến kết quả chung của toàn công ty. Mới đây, Hội đồng quản trị CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel - Mã: VTR) đã ra quyết định chuyển nhượng 55,58% cổ phần đang sở hữu tại CTCP Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) cho nhà đầu tư. Theo đó, Vietravel Airlines sẽ không còn là công ty con của Vietravel. Tại đại hội thường niên hồi tháng 5, cổ đông Vietravel đã thống nhất kế hoạch chuyển nhượng vốn góp tại Vietravel Airlines trên cơ sở tái cấu trúc theo mô hình holdings. Cụ thể, Vietravel Airlines sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, Vietravel Holdings trở thành công ty mẹ, sở hữu cổ phần chi phối tại Vietravel và Vietravel Airlines. Nói về nguyên nhân tái cấu trúc, Vietravel cho biết Vietravel Airlines bắt đầu đi vào hoạt động và dự kiến sẽ lỗ trong những năm đầu hoạt động. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh mảng lữ hành của công ty mẹ chưa hồi phục như dự kiến, dẫn đến kết quả kinh doanh tương đối thấp, không đủ bù lỗ từ các mảng đầu tư khác như Vietravel Airlines. Vietravel cho rằng nếu giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 100% Vietravel Airlines như hiện nay thì toàn bộ khoản lỗ của Vietravel Airlines sẽ được hợp nhất trên báo cáo tài chính của Vietravel, cộng với kết quả quả kinh doanh còn thấp của công ty mẹ sẽ ảnh hưởng mạnh đến kết quả chung của toàn công ty. Do đó, thông qua việc tái cấu trúc, Vietravel sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi khoản lỗ của Vietravel Airlines. Vào cuối tháng 11 vừa qua, Vietravel Holdings đã nhận chuyển nhượng hơn 7 triệu cổ phiếu VTR, tương đương với 42,24% vốn điều lệ công ty, từ các cổ đông chủ chốt. Vietravel Airlines được thành lập vào cuối năm 2020 với số vốn điều lệ 700 tỷ đồng và sở hữu 100% bởi Vietravel. Vào tháng 11, HĐQT Vietravel đã quyết định góp vốn thêm hơn 595 tỷ đồng vào công ty con. Về Vietravel, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19, lũy kế 6 tháng đầu năm nay, công ty đã lỗ hơn 290 tỷ đồng, gấp gần 3 lần mức lỗ cả năm ngoái; doanh thu sụt giảm nặng nề. Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của Vietravel ở mức 1.950 tỷ đồng, tăng 5% so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả là hơn 2.067 tỷ đồng tại cùng thời điểm, vốn chủ sở hữu âm gần 117 tỷ đồng. (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). Vì lý do trên, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã ra quyết định hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu VTR trên thị trường UPCoM. Theo đó, cổ phiếu này chỉ còn được giao dịch vào thứ Sáu hàng tuần. Tính tới kết phiên sáng 17/12, giá cổ phiếu VTR dừng ở mức 30.100 đồng/cp, giảm 22,4% kể từ đầu năm đến nay. Diễn biến giá cổ phiếu VTR từ đầu năm đến nay. (Ảnh: TradingView).
VTR
Cienco 4 dự kiến chào bán hơn 112 triệu cổ phiếu, tăng gấp đôi vốn điều lệ. Cienco 4 dự kiến chào bán 112,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 với giá 10.000 đồng/cp, thấp hơn 45% thị giá cổ phiếu C4G hiện tại. Tại đại hội cổ đông bất thường dự kiến vào ngày 3/12 tới, CTCP Tập đoàn Cienco 4 (Mã: C4G) sẽ trình cổ đông thông qua điều chỉnh về phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ. Cụ thể, Cienco 4 dự kiến chào bán gần 112,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 với giá 10.000 đồng/cp, thấp hơn 45% thị giá cổ phiếu C4G hiện tại. Cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền mua một lần trong thời gian quy định. Toàn bộ số cổ phiếu mới được mua bởi các cổ đông hiện hữu sẽ được tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên, lượng cổ phần bị cổ đông hiện hữu từ chối mua và được chào bán cho đối tượng khác sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt chào bán. Sau đợt chào bán này, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng gấp đôi lên 2.247 tỷ đồng. Với số vốn tăng thêm, công ty có kế hoạch sử dụng 500 tỷ đồng cho việc thanh toán các khoản vay ngân hàng; 130 tỷ đồng thanh toán các khoản vay cá nhân; 100 tỷ đồng thanh toán các khoản công nợ dự kiến phải trả cho thầu phụ và nhà cung cấp; gần 394 tỷ đồng thanh toán vốn lưu động khác. Ngoài ra, Cienco 4 cũng sẽ trình cổ đông về chủ trương thành lập Công ty TNHH MTV BOT tuyến tránh TP Vinh. Công ty dự kiến có vốn điều lệ là 220 tỷ đồng. Việc thành lập một doanh nghiệp có pháp nhân đầy đủ nhằm thực hiện Hợp đồng dự án BOT Tuyến tránh TP Vinh, Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 đoạn Nam cầu Bến Thủy - Tuyến tránh TP Hà TĨnh và các hạng mục bổ sung theo hình thức BOT theo quy định của Luật Đầu tư. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý, vận hành, khả năng huy động vốn, đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế... Trạm BOT cầu Bến Thủy II. (Ảnh: Báo Giao thông). Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Cienco 4 đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 56 tỷ đồng, tăng 4,2%. Trong đó, phần lỗ từ các công ty liên doanh, liên kết đã giảm mạnh từ 17,9 tỷ đồng xuống còn 5,4 tỷ đồng. Các công ty liên doanh, liên kết được Cienco 4 bỏ nhiều vốn nhất có thể kể đến như CTCP Thiết bị Giáo dục 2, Công ty TNHH BOT Thái Nguyên Chợ Mới, Công ty TNHH HTV BOT Quốc lộ 1A CIENCO4 - TCT319... Tính đến cuối quý III/2021, tổng tài sản của công ty đạt 7.993 tỷ đồng, tăng 7,9% so với đầu năm. Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng 7,6% lên 6.721 tỷ đồng, chủ yếu đến từ khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn; vốn chủ sở hữu tăng 9,6% lên 1.272 tỷ đồng.
C4G
FLC Faros hủy ngày chốt danh sách cổ đông, lùi ngày họp đại hội thường niên. FLC Faros gia hạn thời gian tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 tới chậm nhất ngày 30/6. Ngày 14/3 năm nay, bà Hương Trần Kiều Dung - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) đã ký nghị quyết về việc chốt danh sách cổ đông vào ngày 5/4 để tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Thời gian, địa điểm và nội dung họp chưa được công bố cụ thể. Ngày hôm nay 22/4, tân Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bình Phương đã ra nghị quyết mới về việc hủy ngày 5/4 là ngày chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội. Đồng thời, FLC Faros cũng gia hạn thời gian tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022 chậm nhất tới ngày 30/6. Theo Khoản 2, Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông phải họp hàng năm trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Như vậy, FLC Faros vừa gia hạn thời gian tổ chức đại hội từ chậm nhất vào cuối tháng 4 tới chậm nhất vào cuối tháng 6. Bà Hương Trần Kiều Dung bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 8/4 năm nay với cáo buộc giúp sức Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán. Ông Trịnh Văn Quyết đã bị bắt tạm giam trước đó vào ngày 29/3. Ngoài vị trí Chủ tịch FLC Faros, bà Dung còn là Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn FLC, Chủ tịch Chứng khoán BOS. Ngày 21/4 vừa qua, Hội đồng quản trị FLC Faros đã miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với bà Nguyễn Bình Phương để bà Phương đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT thay cho bà Hương Trần Kiều Dung. Theo quy định của Nghị định 71/2017, từ ngày 1/8/2020, "Chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) của cùng một công ty đại chúng". Tại Tập đoàn FLC, Phó Chủ tịch HĐQT Đặng Tất Thắng đã được bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT thay cho ông Trịnh Văn Quyết kể từ ngày 31/3. FLC cũng đã hủy danh sách cổ đông lập ngày 23/3 và gia hạn thời gian tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022 chậm nhất tới ngày 30/6. Thay vào đó, FLC sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 9/5 để chuẩn bị tổ chức đại hội bất thường. Thời gian và địa điểm diễn ra đại hội bất thường chưa được công bố. Đại hội dự kiến sẽ bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2021 – 2026 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội. Ngoài hai thành viên HĐQT là ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung đã bị bắt tạm giam như đã nói ở trên, hai thành viên Ban Kiểm soát của Tập đoàn FLC cũng đã xin từ nhiệm vào tuần trước.
ROS
Bức tranh ngành VLXD quý đầu năm: Xi măng trong thế 'vừa thừa vừa thiếu', doanh nghiệp nhựa duy trì nhịp tăng trưởng. Quý I/2022, các doanh nghiệp xi măng vẫn đối mặt với tình trạng dư cung và phụ thuộc vào xuất khẩu. Còn tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp thép đã giảm nhiệt khi không còn tồn kho giá rẻ, trong khi đó những công ty ngành nhựa vẫn âm thầm báo lãi tăng đều. Ngành xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng (VLXD) nói riêng đã và đang trải qua một giai đoạn đầy khó khăn do những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, và hiện nay là cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Các yếu tố bất ổn mang tính địa chính trị toàn cầu, thiên tai,… vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, ảnh hưởng đến giá VLXD trong quý đầu năm. Xi măng là nguyên vật liệu quan trọng trong xây dựng công trình. Theo đó, nhờ hưởng lợi từ các dự án đầu tư hạ tầng trong giai đoạn quý I đầu năm nên sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước tăng trưởng đáng kể, đạt 13,5 triệu tấn. Trong đó, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) chiếm 34,5% tổng sản lượng tiêu thụ trong gian đoạn này. Dù không công bố cụ thể nhưng doanh thu và lợi nhuận quý đầu năm của VICEM đều tăng so với cùng kỳ từ 15% - 34% và vượt kế hoạch quý 5% - 79%. Việc nhu cầu trong nước phục hồi song giá nguyên liệu đầu vào (phần lớn là giá than) tăng cao đang gây áp lực cho các doanh nghiệp xi măng trong nước. Riêng trong quý đầu năm, giá xi măng tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn, tăng 1-3% so với quý IV/2021. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong ngành xi măng có kết quả quý I không mấy khả quan, nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng giá cùng với sự cạnh tranh trên thị trường đã khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này suy giảm. Điển hình là CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (Mã: HT1) – đơn vị dẫn đầu thị phần miền Nam cho biết, giá nguyên, nhiên liệu tăng vọt đã bào mòn hiệu quả kinh doanh của đơn vị, khiến lợi nhuận giảm sút 74% so với cùng kỳ năm trước và là kết quả thấp nhất kể từ quý I/2018. Biên lãi gộp cũng thu hẹp từ 13,7% xuống 8%. Trong khi đó, đơn vị Xi măng Bỉm Sơn (Mã: BCC) có lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc hơn 850% nhờ thu nhập khác và các chi phí được tiết giảm. Dẫu vậy, Chứng khoán VNDirect cho rằng, ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” khi nhu cầu xi măng nội địa hiện nay chỉ đạt dưới 65 triệu tấn, mặt khác quy mô công suất toàn ngành đã lên tới gần 107 triệu tấn. Việc dư cung xảy ra đặc biệt tại khu vực miền Bắc và ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu của xi măng Việt Nam. Theo thống kê một số doanh nghiệp thép lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG), Hoa Sen (Mã: HSG), Thép Nam Kim (Mã: NKG) hay Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel - Mã: TVN), tất cả đều ghi nhận doanh thu quý I/2022 tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Giá thép và sản lượng tiêu thụ cùng đi lên là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong quý vừa qua. Doanh thu bán thép tăng cao nhưng giá vốn hàng bán còn đi lên mạnh hơn, dẫn tới lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp đi xuống. Nguyên nhân là vào quý I/2022, các doanh nghiệp thép không còn nguyên liệu tồn kho giá rẻ như năm ngoái. Lãi gộp sa sút đã kéo theo theo lãi sau thuế của nhiều doanh nghiệp thép trượt dốc. Trong nhóm thống kê thì chỉ có Thép Nam Kim, Hòa Phát và Thép Việt Đức ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng. Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành nhựa Việt Nam đang được hưởng lợi từ nhu cầu dịch chuyển đầu tư, kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia, được dự báo sẽ tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng doanh thu cao, khoảng 15%/năm trong những năm tới. Cơ hội của các doanh nghiệp nhựa còn đến từ các hiệp định thương mại FTA, song họ vẫn bị hạn chế về vốn và nguồn nguyên liệu so với các đối thủ nước ngoài. Trong khi các công ty nước ngoài, doanh nghiệp FDI đã có sẵn nguồn cung cấp, thì những đơn vị nhựa nội địa lại có tới 80% nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên ảnh hưởng đến việc cạnh tranh về giá thành. Kết quả quý đầu năm 2022, cả hai doanh nghiệp Nhựa Bình Minh (Mã: BMP) - dẫn đầu thị trường ống nhựa miền Nam và Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã: NTP) - chiếm lĩnh thị trường miền Bắc đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng, lần lượt 51% và 15% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp đầu ngành trong mảng nhựa đường là CTCP Hóa dầu Petrolimex (Mã: PLC) được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ câu chuyện đầu tư công. Trong quý đầu năm 2022, dù doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận giảm sút do chi phí bán hàng và chi phí tài chính tăng mạnh và do lỗ công ty liên kết. Với các nhóm doanh nghiệp đá xây dựng, do đặc thù của ngành, chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thành phẩm. Vì vậy, theo nhận định của Chứng khoán VNDirect, ngoại trừ dự án sân bay Long Thành - Đồng Nai ở khu vực gần các mỏ đá khai thác của các công ty khai thác thì các khu vực khác đều có những công ty tư nhân khác cung ứng cho các cao tốc. Do đó tiềm năng tác động của hoạt động đầu tư công lên kết quả kinh doanh của các công ty khai thác đá xây dựng được đánh giá là không cao. Trong các đơn vị được thống kê, mức tăng trưởng lợi nhuận có sự phân hóa rõ rệt. Trong đó, CTCP Đá Núi Nhỏ (Mã: NNC) chỉ ghi nhận lãi khoảng 80 triệu đồng, giảm đến 99% so với cùng kỳ. Sở dĩ có sự giảm sút mạnh do lượng đá tiêu thụ quý I giảm 53%, mỏ Núi Nhỏ có lãi đi xuống trong khi chi nhánh Bình Phước chưa thể bù đắp được. Trong khi đó, CTCP Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (Mã: KSB) thì có mức lợi nhuận theo quý thấp nhất kể từ quý III/2019 do chi phí nguyên vật liệu đầu vào gây áp lực lên lợi nhuận.
HT1
CenLand đặt mục tiêu lãi hơn 1.000 tỷ năm 2022. Năm 2022, CenLand đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt trên 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận vượt mức 1.000 tỷ đồng. Trong Báo cáo thường niên năm 2021 vừa công bố, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, Mã: CRE) cho biết, năm 2022 được kỳ vọng sẽ là một năm phục hồi của toàn ngành bất động sản với những nút thắt trong thủ tục pháp lý được gỡ bỏ và những chính sách quy hoạch đất xây dựng dự án của Chính phủ. Bên cạnh đó, lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp kích thích người dân vay mua nhà; nguồn cung trên thị trường bất động sản tăng trở lại và hoạt động mở bán các dự án mới được đẩy mạnh. Do đó, năm 2022, CenLand đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt trên 10.000 tỷ đồng (tăng trưởng hơn 78%) và lợi nhuận vượt mức 1.000 tỷ đồng. Kế hoạch đến năm 2023 doanh thu của Công ty có thể cán mốc 1 tỷ USD. Năm nay, doanh nghiệp cho biết sẽ triển khai phân phối hơn 100 dự án trên cả nước với tổng giá trị lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Trong đó phải kế đến một loạt các dự án với các đối tác lớn như Vinhomes, Ecopark, The Manor Central Park, Hinode Royal Park, Gamuda Central, Tuần Châu, Nova World,... Trước đó, tại ĐHĐCĐ bất thường 2022 diễn ra vào chiều ngày 10/1, các cổ đông của CenLand đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2021 và phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ. Theo kế hoạch, doanh nghiệp sẽ phát hành thêm hơn 262 triệu cổ phiếu, gồm 60,5 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 30% và 201,6 triệu cổ phiếu được chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 và giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi các đợt phát hành hoàn tất, vốn điều lệ của CenLand sẽ tăng từ 2.016 tỷ đồng lên hơn 4.637 tỷ đồng. Với số tiền huy động được, doanh nghiệp dự kiến dùng 500 tỷ đồng thanh toán khoản nợ gốc các trái phiếu đã phát hành và 216 tỷ dùng để thanh toán nợ vay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dự chi 500 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng một phần các sản phẩm bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án Khu dịch vụ và nhà nghỉ Xuân Thành và 800 tỷ đồng nhận chuyển nhượng một phần các sản phẩm bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án Khu dân cư Khe Cát tại phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên.
CRE
Nông nghiệp BaF (BAF) báo lãi đi lùi ba tháng đầu năm. Kết thúc quý I, lãi sau thuế của BAF đạt 87,7 tỷ đồng, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo BCTC quý I/2022 của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (Mã: BAF), doanh thu thuần đạt 1.539 tỷ đồng, tương ứng giảm 38%. Phần lớn doanh thu của doanh nghiệp đến từ mảng bán nông sản, với cơ cấu là trên 80%, còn lại là từ hoạt động chăn nuôi. Doanh thu thuần giảm 38% nhưng lợi nhuận gộp lại tăng 5,2%, đạt 141 tỷ đồng kỳ này nhờ việc kiểm soát tốt giá vốn hàng bán khi giảm 40% chỉ còn 1.398 tỷ đồng kỳ này. Biên lợi nhuận gộp nhờ đó mà cũng được cải thiện từ 5,4% lên 9,1%. Mặc dù lợi nhuận gộp tăng nhưng do trong kỳ các chi phí phát sinh tăng so với kỳ trước dẫn đến lãi sau thuế kỳ này chỉ đạt 87,7 tỷ đồng, giảm 5,7%. Năm 2022, BAF đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với doanh thu thuần ở mức 5.950 tỷ đồng, giảm 43% so với kết quả năm ngoái. Với kết quả như trên, doanh nghiệp đã đạt 26% kế hoạch năm. Năm nay, doanh nghiệp đạt mục tiêu giảm dần tỷ trọng mảng kinh doanh nông sản và tập trung tối đa nguồn lực cho mảng chăn nuôi. BAF sẽ tăng cường bán lẻ thịt tại các siêu thị, hệ thống cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và bán thông qua kênh trực tiếp nhà phân phối, lò mổ để đạt giá bán cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Đồng thời, năm nay dự kiến khởi công nhà máy giết mổ, chế biến tại miền Nam (BaF Meat Bình Phước) với công suất 240 con/ giờ và miền Bắc (BaF Meat Hòa Bình) với công suất 240 con/giờ. Bên cạnh đó, với lợi thế về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và con giống, năm 2022 chiến lược của BAF sẽ bán cám kèm con giống để tối ưu công suất nhà máy cám cũng như đưa con giống chất lượng của BAF ra thị trường. Quy mô tài sản cuối kỳ là 4.149 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu kỳ chủ yếu do giảm các khoản phải thu ngắn hạn. Khoản mục này cuối kỳ là 1.303 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% tổng tài sản. Phần lớn nợ của doanh nghiệp là phải trả cho người bán, tuy nhiên trong kỳ doanh nghiệp cũng tiến hành nghĩa vụ thanh toán cho các bên bán với số tiền 1.732 tỷ đồng. Hiện số tiền còn lại mà doanh nghiệp phải trả cho các bên cung cấp tại thời điểm 31/3 là 2.042 tỷ đồng. Nợ vay cuối kỳ là 266 tỷ đồng, chiếm 6,4% cơ cấu nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 1.542 tỷ đồng, lãi lũy kế là 475 tỷ đồng.
BAF
ĐHĐCĐ Nam Kim: Doanh thu quý II ước tính đạt 8.100 tỷ, đã chuẩn bị đủ hàng tồn kho cho một quý hoạt động. Năm nay, Nam Kim có mục tiêu phát triển sản phẩm hợp kim nhắm tới phân khúc cao cấp. Công ty đang có kế hoạch đầu tư nhà máy tại Bà Rịa-Vũng Tàu công suất 1,2 triệu tấn/năm, dự kiến năm 2027 sẽ hoàn thành. Sáng 22/4, CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 với 219 cổ đông, đại diện cho 112,8 triệu cổ phần, tương ứng với 51,43% số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại hội kết thúc với tất cả tờ trình được thông qua. Năm nay, NKG lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 28.000 tỷ đồng, tương đương năm ngoái và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.600 tỷ đồng, giảm 28% so với năm kỷ lục 2021, nhưng vẫn cao hơn so với kết quả năm 2020 trở về trước. Mức sản lượng thép dự kiến năm nay đạt 1,12 triệu tấn, tăng 3,7% so với năm 2021. Về cổ tức, NKG đặt mục tiêu mức cổ tức tối ta 10% bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu cho năm nay. Doanh nghiệp cũng đã được ĐHĐCĐ thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2021 với tổng 30% (10% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu). Sau khi hoàn tất đợt phát hành để trả cổ tức, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng lên 2.632 tỷ đồng. Năm nay, NKG sẽ đưa vào vận hành kho hàng tập trung cho thị trường nội địa và nhà máy ống thép hàn trên diện tích 5 ha tại Bình Dương. Việc đầu tư này giúp cho một số hoạt động phụ trợ, logistics, sản xuất ống thép được di dời ra khỏi nhà máy tôn mạ, tăng không gian cho hoạt động sản xuất, luân chuyển bán thành phẩm và thành phẩm trong nhà máy. Tổng Giám đốc Võ Hoàng Vũ cho biết trong quý II này, công ty sẽ xong kho hàng và nâng được công suất mạ nguyên liệu, từ đó tăng được sản lượng ống thép. Song song đó, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm mới hướng đến phân khúc chất lượng cao. Ngoài ra là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tập trung thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Cũng trong năm nay, NKG sẽ sáp nhập Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam do NKG đang sở hữu 100% vốn điều lệ. Chia sẻ thêm, ông Võ Hoàng Vũ nói công ty này chỉ là điểm sản xuất và kho hàng của công ty thôi. Việc sáp nhập chỉ là thủ tục hành chính, và muốn đơn giản hóa hoạt động quản lý, chuyển nó thành phân xưởng sản xuất. Về nhân sự, cổ đông đã thông qua việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) với ông Nguyễn Hữu Kinh Luân. Thảo luận: Câu hỏi: Kế hoạch, tiến độ triển khai dự án Nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng tại Bà Rịa - Vũng Tàu? NKG đang có kế hoạch đầu tư dự án trên diện tích 33 ha với tổng công suất 1,2 triệu tấn. Trong đó chia thành 3 giai đoạn, giai đoạn 1 (từ đây đến năm 2024) sẽ hoàn thành 400.000 tấn. Một năm tiếp theo sẽ đưa vào sản xuất 400.000 tấn, khoảng 1-1,5 năm tiếp đó, tức năm 2027 thì sẽ hoàn thành tổng công suất 1,2 triệu tấn. Dự án này với mục tiêu nghiên cứu sản phẩm mới về hợp kim chất lượng cao. Ông Hồ Minh Quang, Chủ tịch HĐQT bổ sung thêm NKG sẽ tập trung vào sản xuất và khi mở rộng ra thì nhấn vào phân khúc cao cấp hơn. Ông cho rằng khi đất nước phát triển thì người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng cao hơn. Nhìn chung, khi đầu tư chúng tôi cũng thận trọng, giá đất để đầu tư hiện nay đã tăng rất cao nhưng NKG đã mua từ trước với giá tốt. Tổng mức đầu tư dự án 4.500 tỷ đồng sẽ lấy từ nguồn nào? Năm 2022 - 2023, công ty trích từ nguồn khấu hao và nguồn lợi nhuận giữ lại. Nếu không đủ thì sẽ liên hệ các tổ chức tín dụng như BIDV, Vietcombank, Vietinbank,… Hiện chúng tôi thấy chưa cần thiết để vay sớm. Cơ cấu xuất khẩu sang Mỹ, EU, ASEAN? Mỗi thị trường có biến chuyển khác nhau với từng giai đoạn. Trong quý II, III năm ngoái, các thị trường này xuất khẩu chiếm đến 70 – 80%. Hiện thị trường châu Âu vẫn tốt, chiếm 50% sản lượng chốt hàng. Còn thị trường Mỹ đang chững lại. Nguồn nguyên liệu HRC có bị ảnh hưởng vì chính sách Zero COVID của Trung Quốc? Từ 2021 đến nay, cơ cấu nguyên liệu NKG nhập từ Trung Quốc giảm rất nhiều và tỷ lệ này hiện không lớn. Đến hiện tại, NKG nhận thấy chính sách này của Trung Quốc không có ảnh hưởng gì lớn đến công ty. Vì sao tháng 2, sản lượng xuất khẩu của NKG lại thấp? Ông Võ Hoàng Vũ giải thích do liên quan đến hoạt động logistics khiến tàu bị thiếu cộng với Tết Nguyên đán nên sản lượng giảm. Nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành đều giảm. Đến tháng 3, sản lượng xuất khẩu 62.000 tấn, đã trở lại mức bình thường. Tổng 3 tháng đầu năm, sản lượng của NKG đạt 245.000 tấn. Ông Vũ cũng cho biết quý I, doanh thu đạt 7.100 tỷ đồng, sang quý II, hoạt động sẽ trở lại bình thường nên dự kiến doanh thu trên 8.000 tỷ đồng. Năm ngoái, NKG ghi nhận 4.860 tỷ đồng doanh thu trong quý I và 7.016 tỷ đồng trong quý II. Nga dự kiến xuất khẩu thép sang châu Á, NKG có ý định mua từ Nga không? Chúng tôi chưa xác định mua thép từ Nga hay không. Khi nhập khẩu, chúng tôi quan tâm đến tính hợp pháp, hợp lệ. Công ty đã chuẩn bị nguyên liệu cho những tháng sắp tới ra sao? Tại 31/3, lượng tồn kho về nguyên liệu, thành phẩm khoảng 8.500 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với ngày 31/12 năm ngoái. Số lượng này đáp ứng đủ cho một quý hoạt động bán hàng của công ty. Hiện lượng chốt hàng của NKG đã chốt đến giữa tháng 7. Định hướng đầu tư của NKG hướng tới thị trường nào? Hiện công suất của NKG đã khai thác tối đa. Công ty sẽ mở rộng và hướng tới cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Song ông Vũ định hướng xuất khẩu sẽ tăng trưởng. Dựa trên nhiều yếu tố, với sản phẩm cao cấp hợp kim mới, NKG trước mắt chưa tham gia vào phân khúc cung cấp sản phẩm ứng dụng cho xe hơi nhưng có định hướng ứng dụng cho hàng gia dụng, Công ty cũng sẽ nghĩ đến mảng rộng hơn trong ngành công nghiệp hỗ trợ. "Dĩ nhiên chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm cho xe hơi, nhưng với loại xe dễ tính hơn. Khi đủ lực đủ lớn rồi thì chúng tôi sẽ mạnh dạn hơn và sẽ đáp ứng được với thị trường yêu cầu", Chủ tịch NKG nói. Chu kỳ ngành thép có quay lại? Thị trường quốc tế vẫn là thị trường lớn, công ty có tính tới kịch bản giá thép tăng/giảm. Dự án Chu Lai khi nào tiếp tục? Tại Chu Lai, NKG đã mua đất với diện tích 4 ha, khoảng 1 triệu USD. Trong 2- 3 năm trước khi có quyết định đầu tư, công ty muốn mở kho hàng ống thép ở miền Trung. Nhưng tại thị trường miền Nam còn dư địa và xuất khẩu cũng tốt nên Nam Kim ưu tiên, đến lúc nào đó sẽ nghĩ đến đầu tư kho tại Chu Lai. Hiện dự án đang tạm ngưng.
NKG
DIC Group, Becamex TDC, Phát Đạt, Yeah1 nói gì khi cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp?. DIC Group, Becamex TDC, Phát Đạt, Yeah1 giải trình việc cổ phiếu giảm sản 5 phiên liên tiếp do tác động tiêu cực của yếu tố vĩ mô và niềm tin của nhà đầu tư. Theo thông báo mới nhất, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group, Mã: DIG), CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR), CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (BecamexTDC, Mã: TDC), CTCP Tập đoàn Yeah1 (YEG) đã giải trình về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tục từ ngày 4 - 10/11. Cụ thể, DIC Group giải trình cổ phiếu DIG giảm những phiên gần đây đều do tác động tiêu cực của yếu tố vĩ mô và niềm tin của nhà đầu tư suy giảm. Đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh của DIC Group vẫn đang diễn ra bình thường. HĐQT và Ban Điều hành DIC Group vẫn đang nỗ lực tối đa để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, xung đột quân sự, tình hình địa chính trị ở một số khu vực đang diễn biến phức tạp nhất từ trước đến nay, lạm phát ở mức cao, xu hướng tăng lãi suất, chính sách thắt chặt tiền tệ và sự truyền thông liên tục về nguy cơ suy thoái toàn cầu. Trong nước, thị trường vốn suy giảm, giới hạn room tín dụng cho các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước cấp hàng năm đã được sử dụng hết, lãi suất tăng cao với tốc độ nhanh, tỷ giá có xu hướng tăng, các chính sách liên quan chưa được tháo gỡ... dẫn đến tâm lý lo ngại về cổ phiếu và nhóm ngành hoạt động của DIC Group, giá cổ phiếu suy giảm liên tục dẫn đến hiện tượng nhà đầu tư mất kiên nhẫn và bán tháo trên diện rộng với cả nhiều mã cổ phiếu khác thuộc cùng nhóm ngành hoạt động. Để hạn chế sự giảm giá cổ phiếu bất thường, một mặt, DIC Group tiếp tục nỗ lực trong hoạt động để gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiều biện pháp hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, DIC Group cũng kiến nghị Chính phủ, các cơ quan ban ngành có chính sách, giải pháp hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chứng khoán nhằm lấy lại niềm tin của nhà đầu tư. Về phía Becamex TDC, công ty này giải trình giá giao dịch cổ phiếu TDC bị ảnh hưởng và chi phối trực tiếp bởi tình hình chung của thị trường chứng khoán và tâm lý của các nhà đầu tư cộng thêm những ảnh hưởng gián tiếp bởi các chính sách điều hành vĩ mô liên quan tới lĩnh vực công ty đang kinh doanh. Vì vậy việc cổ phiếu TDC bị giảm sàn 5 phiên liên tiếp là việc nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Tương tự, Phát Đạt giải trình về việc giá cổ phiếu PDR giảm sàn 5 phiên liên tục là do cung cầu của thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Giá mua bán cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường, cũng như các tác động của chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến ngành hàng doanh nghiệp đang kinh doanh. Hiện tại Phát Đạt vẫn hoạt động bình thường, hiệu quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 vẫn đang tăng trưởng tốt, hoàn toàn không có biến động gì xấu làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Yeah1 cũng giải trình giá cổ phiếu phụ thuộc vào lượng cung cầu của cổ phiếu đó trên thị trường. Lượng cung cầu của cổ phiếu trên thị trường thay đổi là do quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tham gia thị trường và việc này nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế kém thuận lợi đang tạo nên xu hướng giảm chung của thị trường chứng khoán hiện nay, cổ phiếu YEG cũng không nằm ngoài xu hướng này, vì vậy việc cổ phiếu giảm giá liên tục là điều không thể tránh khỏi.
DIG
Vietnam Airlines dự kiến lỗ hơn 14.500 tỷ, phấn đấu giảm chi phí 6.800 tỷ bằng loạt giải pháp. Sau khi lỗ kỷ lục gần 11.200 tỷ đồng trong năm 2020, Vietnam Airlines dự kiến sẽ lỗ thêm 14.526 tỷ trong năm 2021 do nhiều yếu tố bất lợi liên quan tới COVID-19. Một tàu bay Vietnam Airlines tại Chu Lai, Quảng Nam. (Ảnh: Song Ngọc). Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2021 tổ chức vào sáng 14/7. Ban lãnh đạo công ty đánh giá môi trường vĩ mô năm 2021 có một số yếu tố thuận lợi như nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng, tỷ giá hối đoái ổn định và diễn biến theo hướng tích cực cho các hãng hàng không. Tuy vậy, các khó khăn là rất lớn. Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với các đợt bùng phát mới và các biến thể của virus SARS-CoV-2. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên thế giới cũng chậm hơn so với kỳ vọng ban đầu. Kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu suy thoái, thu nhập người dân bị ảnh hưởng sẽ khiến nhu cầu đi lại sa sút trong dài hạn. Tại Việt Nam, hai đợt bùng phát dịch bệnh xuất hiện đúng vào các giai đoạn cao điểm Tết và trước kỳ nghỉ 30/4 – 1/5 rồi kéo dài sang cả cao điểm hè đã tác động hết sức tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng hàng không. Việt Nam có những ngày ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm mới. Giá dầu năm 2021 dự kiến tăng cao, trung bình cả năm khoảng 70,4 USD/thùng, khiến cho chi phí của Vietnam Airlines tăng thêm 700 tỷ so với năm 2020. Vietnam Airlines cho biết tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp hơn rất nhiều so với dự báo đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của hãng. Trong 6 tháng đầu năm, lỗ công ty mẹ dự kiến khoảng 9.823 tỷ đồng, lỗ hợp nhất khoảng 10.788 tỷ, chỉ số tài chính thay đổi theo hướng tiêu cực và rủi ro. Trong quý I, Vietnam Airlines đã ghi nhận lỗ sau thuế hợp nhất 4.975 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn 1.030 tỷ. Như vậy, trong quý II, tổng công ty ước tính lỗ thêm khoảng 5.800 tỷ và âm vốn chủ. Cả năm 2021, Vietnam Airlines lên kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 37.364 tỷ đồng, giảm gần 12% so với năm ngoái, lỗ sau thuế hợp nhất 14.526 tỷ đồng, tăng 30% so với số lỗ kỷ lục 11.178 tỷ của năm 2020. Giả sử Vietnam Airlines hoàn thành kế hoạch tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng trong năm nay thì với số lỗ khổng lồ như trên, vốn chủ sở hữu cuối năm vẫn sẽ âm. KH = Kế hoạch; TH = Thực hiện. Các mục tiêu kinh doanh nói trên được Vietnam Airlines đặt ra dựa trên các giả định: 1. Hoàn thành kế hoạch bán 11 tàu bay A321 sản xuất năm 2004 và 2007-2008. 2. Cải thiện doanh thu trung bình trên các chuyến bay nội địa, khai thác chuyến bay hàng hóa, hồi hương, bán combo cách ly tự nguyện. 3. Chính phủ cho phép mở cửa cho khách du lịch đến Phú Quốc, áp dụng thí điểm hộ chiếu vắc xin. 4. Hoàn thành giải ngân gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng của Chính phủ. 5. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ về chi phí cất hạ cánh, điều hành bay, thuế bảo vệ môi trường, điều chỉnh khấu hao và phân bổ chi phí sửa chữa bảo dưỡng theo đề xuất, các loại thuế, phí khác. 6. Hoàn thành mục tiêu đàm phán đối tác thuê mua tàu bay, cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, động cơ, các giải pháp cắt giảm chi phí tự thân năm 2021 dự kiến sẽ giúp tiết kiệm khoảng 6.800 tỷ đồng. Trả lời câu hỏi của cổ đông tại đại hội sáng 14/7, Kế toán trưởng Trần Thanh Hiền cho biết riêng mảng sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, động cơ có thể cắt giảm chi phí khoảng 5.300 tỷ theo hướng đàm phán với đối tác, giảm giá, giãn thanh toán ... mà không để ảnh hưởng tới an toàn bay. Một hãng hàng không khác của nước ta là Vietjet Air từng đặt mục tiêu lãi sau thuế hợp nhất cả năm 2021 khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi bùng phát dịch đợt 4, công ty phấn đấu hòa vốn. Ước tính kết quả kinh doanh nửa đầu năm và kế hoạch kinh doanh cả năm 2021 của Vietnam Airlines không gây nhiều bất ngờ. Từ giữa tháng 6, một dự thảo báo báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình các doanh nghiệp đã cho biết Vietnam Airlines nhiều khả năng lỗ 10.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm và đang đứng bên bờ vực phá sản. Quốc hội và Chính phủ đã phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 12.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines nhưng đến hết tháng 6, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, tổng công ty này chưa nhận được tiền. Sang đầu tháng 7, Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Mã: SHB), và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) với tổng số tiền cho vay 4.000 tỷ đồng. Hiện tại, Vietnam Airlines đang chuẩn bị phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động thêm 8.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thủ tục phát hành vào cuối quý III năm nay. Quốc hội đã đồng ý cho Vietnam Airlines chào bán cổ phiếu ngay cả khi kết quả kinh doanh năm liền trước là thua lỗ. Đại hội cổ đông bất thường ngày 29/12/2020 dự kiến phát hành xong trong nửa đầu năm 2021 nhưng thực tế không hoàn thành.
HVN
Lợi nhuận quý IV/2022 phục hồi, PVD vẫn ko thể thoát lỗ cả năm. Lợi nhuận quý IV/2022 của PVD phục hồi nhờ đơn giá cho thuê và hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng sở hữu tăng so với cùng kỳ. Dù vậy cả năm 2022, PVD vẫn không thể thoát lỗ do kết quả của ba quý trước đó. Báo cáo tài chính quý IV/2022 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (Mã: PVD) cho thấy doanh thu thuần đạt 1.458 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tăng 7,5% lên 53 tỷ đồng. PVD cho biết, kết quả trên có được nhờ đơn giá cho thuê và hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng sở hữu tăng so với cùng kỳ và đóng góp doanh thu của giàn khoan PV DRILLING VI đang thực hiện chiến dịch khoan tại Brunei. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 10,1% cùng kỳ lên 17,9% quý này. Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của PVD đạt 5.431 tỷ, tăng 36% so với năm 2021. Công ty lỗ sau thuế 151 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 37 tỷ. Năm 2022, PV Drilling đặt kế hoạch doanh thu 4.700 tỷ đồng và không đưa kế hoạch lợi nhuận. Như vậy công ty đã vượt 16% chỉ tiêu doanh thu năm. Theo dự báo của Chứng khoán Bảo Việt, với việc triển vọng dịch vụ khoan và cho thuê giàn khoan trên thế giới được dự báo sẽ có sự tăng trưởng tích cực trong thời gian tới, được hỗ trợ bởi yếu tố giá cho thuê và tỷ suất sử dụng gia tăng, kết quả kinh doanh của PVD trong những năm tới sẽ có sự khởi sắc, phục hồi tích cực. Theo công bố, PV Drilling đã chốt các hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan giàn PV Drilling I, II, VI cho năm 2023. Chia sẻ từ phía doanh nghiệp, giá cho thuê các giàn tự nâng của PVD tăng trưởng từ mức bình quân 61.000 USD/ngày trong năm 2022 lên ít nhất 75.000 USD/ngày (có thể cao hơn) trong năm 2023. Đồng thời, tỷ suất hoạt động các giàn khoan của PVD trong năm 2023 sẽ có sự cải thiện so với năm 2022. Được sự hỗ trợ tích cực đến từ việc giá cho thuê giàn khoan bình quân tăng 23% và tỷ suất hoạt động của các giàn khoan có sự cải thiện so với năm 2022, doanh thu của PVD trong năm 2023 được dự báo sẽ đạt 6.906,6 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt 1.087 tỷ đồng. Đối với câu chuyện tỷ giá, việc FED được dự báo sẽ ngừng đà tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2023 và có thể đảo chiều chính sách trong nửa còn lại của năm, kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đối với chi phí tài chính của PVD. Năm 2022, chi phí lãi vay của PVD ở mức 168 tỷ, tăng 54% so với năm 2021. Tính đến hết năm 2022, quy mô tài sản của PVD ở mức 20.680 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm, chiếm phần lớn là tài sản cố định. Công ty sở hữu 2.368 tỷ đồng tiền mặt, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng. Công ty còn ghi nhận 169 tỷ đồng nợ xấu, đa số đến từ công ty KrisEnergy Cambodia Company Limited. Tính đến hết năm 2022, nợ vay của PVD ở mức 3.834 tỷ, phần lớn là nợ vay dài hạn, chiếm 58% nợ phải trả, trong đó nợ đến hạn trả là 760 tỷ đồng. Tính riêng quý IV/2022, với lượng tiền gửi hơn 2.300 tỷ đồng nói trên, công ty chỉ lãi gần 12 tỷ đồng. Trong khi đó phải trả chi phí lãi vay xấp xỉ 61 tỷ. Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ là 14.082 tỷ đồng, bao gồm 5.563 tỷ đồng vốn góp, quỹ đầu tư hơn 3.590 tỷ đồng. Những tháng cuối năm 2022, nhóm quỹ Dragon Capital liên tục mua vào cổ phiếu PVD với số lượng hơn 4 triệu cổ phiếu. Gần nhất, ngày 30/12, nhóm này mua vào 1,1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu tại PVD từ 10,99% lên 11,19% vốn điều lệ. Cũng giai đoạn này, cổ phiếu PVD ghi nhận nhiều phiên tăng điểm. Hiện PVD đang giao dịch quanh vùng giá 21.000 đồng/cp, tăng 61% so với mức đáy ghi nhận giữa tháng 11 năm ngoái.
PVD
Hòa Phát dự định sản xuất vỏ container, đón sóng cước vận tải biển tăng cao. Trong bối cảnh tình trạng thiếu thiếu hụt container đang hết sức trầm trọng, giá cước vận tải biển tăng gấp nhiều lần, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang tuyển dụng nhân sự để phục vụ việc sản xuất vỏ container. Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) dự định sản xuất vỏ container trong bối cảnh cước vận tải biển tăng cao. (Ảnh minh họa: Song Ngọc). Tập đoàn Hòa Phát mới đây đã tăng tin tuyển dụng nhân sự cho dự án sản xuất vỏ container. Cụ thể, Hòa Phát cần tuyển 4 vị trí là kỹ sư cơ khí, hàn; kỹ sư điện, điện điều khiển; kỹ sư hóa; và kỹ thuật viên sơn. Mỗi vị trí cần tuyển 10 người. Địa điểm làm việc ở Hải Phòng hoặc Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây đều là hai địa phương giáp biển và có nhiều cảng lớn như cảng Lạch Huyện, Tân Cảng Hải Phòng, cảng Nam Hải Đình Vũ, cảng Đình Vũ, cảng Bà Rịa Vũng Tàu, cảng Cái Mép, … Ứng viên cần tốt nghiệp đại học các chuyên ngành cơ khí chế tạo, thi công kết cấu, hàn và công nghệ kim loại, sơn, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học, … Ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa container. Hòa Phát dự kiến nhà máy sản xuất container sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên vào quý II/2022 với công suất 500.000 TEU/năm (TEU là đơn vị đo tương đương một container loại 20 feet). Thép dùng để sản xuất container phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về chịu lực, chống ăn mòn, thời tiết ... Trên các tàu chở hàng cỡ lớn, nhiều khi 10 container được xếp chồng lên nhau, container ở dưới cùng phải chịu được trọng lượng tới khoảng 100 tấn. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) từng cho biết loại thép dùng cho sản xuất container rất chuyên biệt và khó kiếm, nên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Việc sản xuất container sẽ giúp Hòa Phát tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), qua đó cải thiện biên lợi nhuận của công ty. Dự kiến mỗi năm, nhà máy container của Hòa Phát sẽ sử dụng khoảng 1 triệu tấn HRC. Trong tháng 1 vừa qua, Hòa Phát cho ra lò 189.000 tấn HRC, tiêu thụ trên 252.000 tấn (do tồn kho từ các tháng trước cũng được mang ra bán), còn tồn kho cuối tháng 1 là gần 47.000 tấn. Cả năm 2021, Hòa Phát dự kiến sản xuất 2,7 triệu tấn HRC, cao gấp 4 lần năm ngoái. Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vỏ container rỗng, dẫn tới giá thuê container nói riêng và giá cước vận tải biển nói chung tăng vọt. Nhiều nước không có container để phục vụ xuất khẩu, hàng hóa bị bỏ phí. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021, giá cước tàu đi EU cảng chính tăng 145%, từ 2.850 lên 7.000 USD/container, một số hãng còn tăng 275%, từ 2.800 lên 10.550 USD/container. Giá cước vận tải tăng mạnh trong tháng 1/2021 vì thiếu container. Theo CNBC, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới chấp nhận trả giá cao nhưng cũng phải chờ nhiều tuần mới có container để sử dụng. Ông Mark Yeager - CEO công ty giao vận Redwood Logistics cho biết: So với mức đáy hồi tháng 3/2020, cước vận chuyển từ Trung Quốc đi Mỹ và châu Âu vào tháng 1/2021 đã tăng 300%. Chỉ tính tại các cảng Los Angeles, Long Beach, New York và New Jersey, doanh nghiệp Mỹ thiếu 177.938 container loại 20 feet, tương đương với 632 triệu USD hàng nông sản không được xuất khẩu. Các doanh nghiệp ở Đức, Áo, Hungary cũng đang gặp phải cuộc khủng hoảng thiếu container tương tự.
HPG
VNDirect: Bách Hoá Xanh lỗ hơn 2.000 tỷ năm 2022 và có thể có lãi vào quý II/2023. Với kỳ vọng doanh thu hàng tháng trên mỗi cửa hàng Bách Hoá Xanh sẽ tăng lên mức 1,45 tỷ đồng trong quý IV năm nay và 1,52 tỷ đồng trong 2023, VNDirect dự phóng Bách Hoá Xanh có thể có lãi trong quý II/2023. Sau khi thay đổi layout cửa hàng Bách Hoá Xanh trong quý II/2022, Thế Giới Di Động (Mã: MWG) tiếp tục đóng cửa hơn 400 cửa hàng hoạt động kém hiệu quả để tối ưu hóa chi phí vận hành, vì thế số lượng cửa hàng Bách Hoá Xanhgiảm 19% so với cuối năm 2021 xuống còn 1.727 cửa hàng vào cuối quý III. Chứng khoán VNDirect ước tính doanh thu hàng tháng trên mỗi cửa hàng của Bách Hoá Xanh đạt 1,37 tỷ đồng trong quý III, cao hơn 26,8% so với quý II, điều này chứng tỏ sự thành công bước đầu của quá trình tái cơ cấu. Đơn vị phân tích này cũng ước tính MWG vẫn duy trì biên lợi nhuận gộp khoảng 25% cho chuỗi Bách Hóa Xanh trong 9 tháng và mức này sẽ tiếp tục được duy trì trong giai đoạn 2022-2024 trong bối cảnh lạm phát gia tăng và MWG vẫn muốn đẩy mạnh doanh thu chuỗi Bách Hóa Xanh. Theo VNDirect, Bách Hoá Xanh tiếp tục ghi nhận khoản lỗ 814 tỷ đồng trong quý III, bao gồm chi phí thanh lý tài sản 229 tỷ đồng và một số chi phí phát sinh khác trong quá trình tái cấu trúc chuỗi Bách Hóa Xanh như chi phí hợp đồng cho thuê. Do đó, ước tính khoản lỗ hoạt động của Bách Hóa Xanh vào khoảng 400 tỷ đồng, giảm mạnh so với quý I/2022 với khoản lỗ khoảng 600 tỷ đồng. Với kỳ vọng doanh thu hàng tháng trên mỗi cửa hàng Bách Hoá Xanh sẽ tăng lên mức 1,45 tỷ đồng trong quý IV năm nay và 1,52 tỷ đồng trong 2023, các chuyên gia phân tích ước tính khoản lỗ của Bách Hoá Xanh sẽ đạt khoảng 250 tỷ đồng quý IV (tức tổng lỗ khoảng 2.003 tỷ cả năm 2022) và tiến tới có lãi trong quý II/2023. Như vậy, theo VNDirect, từ năm 2023 trở đi, MWG có thể sử dụng khoản "chuyển lỗ" từ năm 2018 - 2022 với giá trị lên tới 6.300 tỷ đồng để giảm thuế doanh nghiệp áp dụng cho MWG từ năm 2023 trở đi. Vì thế, theo dự phóng, thuế suất của MWG trong năm 2022 sẽ ở mức 28,3% trong khi thuế suất áp dụng cho năm 2023 sẽ chỉ ở mức 19,1%.
MWG
Vietjet phát hành trái phiếu trong ba tháng liên tiếp, huy động 3.000 tỷ đồng. Từ đầu năm 2021 đến nay, Vietjet đã ba lần phát hành trái phiếu trong các tháng 5, 6 và 7, giá trị mỗi lần 1.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: Vietjet). CTCP Hàng không Vietjet (Mã: VJC) thông báo đã hoàn thành đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Ngày phát hành là 22/7/2021, ngày đáo hạn là 22/7/2026. Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm. Tiền lãi được thanh toán 6 tháng một lần. Lãi suất thực tế cho hai kỳ tính lãi đầu tiên là 9,5%/năm, cho các kỳ tính lãi còn lại bằng biên độ 3%/năm cộng tham chiếu là lãi suất tiền gửi bình quân năm được công bố bởi 4 ngân hàng là Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV. Tất cả lô trái phiếu nói trên đều được mua bởi một tổ chức trong nước (không phải ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư). Nguồn vốn thu về sẽ được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, thiết bị, công cụ dụng cụ, … nhằm tăng cường năng lực khai thác vận tải hàng không và phát triển các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Vietjet. Trước đợt phát hành này, Vietjet đã hai lần huy động vốn thông qua kênh trái phiếu trong năm 2021. Đợt đầu vào ngày 24/5 và đợt sau vào ngày 9/6, kỳ hạn đều là 5 năm. Giá trị phát hành mỗi lần là 1.000 tỷ đồng, tất cả đều do tổ chức trong nước mua. Tháng 12 năm ngoái, Vietjet phát hành 650 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 36 tháng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, tính đến ngày 30/6/2021, Vietjet có tổng nguồn vốn 48.621 tỷ đồng, tăng 7,6% so với ngày đầu năm. Trong đó, giá trị nợ phải trả là 31.615 tỷ đồng, chiếm 65%. Giá trị vay ngắn hạn là 8.118 tỷ đồng, vay và trái phiếu dài hạn là 3.648 tỷ. Do dịch COVID-19 lan rộng, các địa phương phải tăng cường biện pháp giãn cách nên số chuyến bay của Vietjet nói riêng và ngành hàng không nói chung sụt giảm mạnh trong tháng 7.
VJC
Vietjet lỗ gộp gần 2.000 tỷ đồng nhưng vẫn có lãi ròng năm 2021. Từ khi COVID-19 bùng phát đầu năm 2020 đến nay, Vietjet đã có ba quý thua lỗ, nhưng khi tính cả năm, hãng bay này luôn có lãi. Ngày 1/4, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Mã: VJC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 sau một thời gian dài trì hoãn do COVID-19 gây nhiều khó khăn trong tổng hợp số liệu, khiến công ty không thể nộp báo cáo đúng hạn chót 30/1 như thông thường. Theo đó, doanh thu thuần quý IV năm ngoái đạt 2.779 tỷ đồng, giảm hơn 37% so với cùng kỳ 2020. Lãi gộp giảm 25% còn 370 tỷ đồng. Chi phí tài chính kỳ này lên tới 298 tỷ đồng, trái ngược với con số âm 29 tỷ của quý IV/2020. Nguyên nhân là chi phí lãi vay tăng hơn gấp đôi lên 274 tỷ đồng, lỗ chênh lệch tỷ giá cũng vọt lên gần 119 tỷ, trong khi khoản hoàn nhập dự phòng chứng khoán kinh doanh giảm từ 185 tỷ còn 145 tỷ. Khoản mục “Thu nhập khác” cũng giảm còn 7,8 tỷ đồng, chỉ bằng 1% cùng kỳ 2020. Kết quả là Vietjet lỗ sau thuế 93 tỷ trong quý IV/2021, trái với khoản lãi hơn nghìn tỷ của một năm trước đó. Lũy kế cả năm 2021, hãng bay của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo ghi nhận doanh thu thuần giảm 29% còn 12.998 tỷ đồng. Lỗ gộp tăng 38% lên 1.953 tỷ đồng. Nhờ có doanh thu hoạt động tài chính hơn 3.900 tỷ tích lũy trong các quý trước, Vietjet ghi nhận lãi thuần 100 tỷ đồng cả năm 2021, tăng 46% so với 2020. Từ khi COVID-19 bùng phát đến nay, Vietjet đã có ba quý thua lỗ. Tuy nhiên khi tính cả năm, hãng bay này vẫn có lãi. Thống kê trên đây cho thấy Vietjet có lợi nhuận dương liên tục từ 2013 đến nay. Trong hai năm gần đây, hoạt động của Vietjet nói riêng và các hãng hàng không nói chung bị ảnh hưởng nặng nề do COVID-19 hoành hành và các đợt phong tỏa kéo dài. Biểu đồ sau đây cho thấy doanh thu năm 2021 của Vietjet chỉ bằng khoảng 1/4 trước dịch. Ở cả hai năm 2020 và 2021, Vietjet đều lỗ gộp, nhưng nhờ có doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập bất thường khác, hãng bay này vẫn có lãi sau thuế. Trong năm 2021, Vietjet đã thực hiện gần 42.000 chuyến bay và vận chuyển 5,4 triệu lượt khách. Hoạt động vận chuyển hàng hóa đạt 2.954 tỷ đồng. Doanh thu vận chuyển hàng hóa theo chuyến đạt 2.654 tỷ đồng, tăng trên 200% so với năm trước. Chính sách của Nhà nước trong việc giảm 50% chi phí hạ cất cánh, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay đến hết năm 2022, giảm chi phí cảng và phục vụ mặt đất đã giúp Vietjet và các doanh nghiệp hàng không khác tiết giảm chi phí hoạt động.
VJC
Tổ chức xếp hạng cảnh báo rủi ro trái phiếu của 3 công ty có tên xây dựng nhưng bản chất là bất động sản. FiinRatings cho rằng, đây là điểm quan trọng nhà đầu tư cần quan tâm khi được các tổ chức phân phối thứ cấp ra thì trường thì cần đánh giá doanh nghiệp phát hành này và các rủi ro của dự án một cách kỹ lưỡng, nhất là trong bối cảnh thông tin về các tổ chức phát hành và mục đích sử dụng vốn không được công bố rõ ràng. Trong báo cáo mới phát hành, FiinRatings (thuộc FiinGroup) cho biết, trong tháng 8 vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt trong khối lượng phát hành. Cụ thể, giá trị phát hành trong tháng chỉ đạt 9.400 tỷ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ và 58% so với tháng trước đó. Đây cũng là tháng phát hành thấp nhất cả năm trên thị trường TPDN và còn thấp hơn cả tháng 2, thời điểm Tết vốn có tính chu kỳ với khối lượng thấp. Nhóm phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do sự cẩn trọng và chờ đợi các chính sách mới từ cả phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành. Trong khi nhà phát hành chờ đợi những thay đổi về chính sách để có phương án phù hợp, nhà đầu tư cá nhân cũng không mấy mặn mà với các lô trái phiếu đang được chào bán bởi chưa thể nắm rõ các quy định và hướng dẫn trong trường hợp như nếu không được xác định là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì có được giao dịch thứ cấp với trái phiếu đang nắm giữ hay không. Tháng này, nhóm bất động sản được đánh giá có diễn biến tích cực trên thị trường TPDN khi giá trị phát hành tăng gấp 4,3 lần so với tháng trước. Theo đó, những doanh nghiệp có hồ sơ tín dụng tốt và minh bạch vẫn huy động được trái phiếu. Đơn cử, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) đã thành công trong hoạt động huy động thành công lô trái phiếu 800 tỷ đồng có kỳ hạn 3 năm và lãi suất cố định 12%/năm. Mục đích huy động nhằm tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế, qua đó góp vốn vào Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng, đơn vị sở hữu dự án Clarita Khang Điền Bình Trưng. Trong khi đó, CTCP Fuji Nutri Food ghi nhận khối lượng phát hành đột biến trong tháng. Mặc dù thông tin về mục đích sử dụng vốn không được công bố, nguồn vốn lớn huy động trong kỳ hạn ngắn (một năm) có thể được sử dụng cho các hoạt động triển khai dự án. “Các doanh nghiệp có rủi ro pháp lý dự án thấp, với dự án chuẩn bị hoàn thành và mở bán cùng sự tham gia của các đối tác nước ngoài và vị trí mở bán hấp dẫn vẫn có nhiều cơ hội và động lực để thu hút nguồn vốn trên thị trường TPDN”, chuyên gia FiinRatings nhận định. Một điểm đáng lưu ý trong thời gian qua là một số doanh nghiệp có tên ngành xây dựng bao gồm CTCP Đầu tư Xây dựng Tường Khải, CTCP Xây dựng Minh Trường Phú và CTCP Xây dựng Kiến Hưng Thịnh nhưng về bản chất theo FiinRatings là các doanh nghiệp bất động sản và mục đích của trái phiếu phát hành nhằm phục vụ trực tiếp vào việc phát triển các dự án bất động sản. Các tổ chức tín dụng là bên mua và/hoặc quản lý tài sản đảm bảo. “Đây là điểm quan trọng nhà đầu tư cần quan tâm khi được các tổ chức phân phối thứ cấp ra thì trường thì cần đánh giá doanh nghiệp phát hành này và các rủi ro của dự án một cách kỹ lưỡng, nhất là trong bối cảnh thông tin về các tổ chức phát hành và mục đích sử dụng vốn không được công bố rõ ràng”, nhóm phân tích khuyến nghị. Trước đó, trong cùng ngày 7/1/2022, CTCP Xây dựng Minh Trường Phú, CTCP Đầu tư Xây dựng Tường Khải lần lượt phát hành các lô trái phiếu có giá trị 2.950 tỷ đồng và 2.990 tỷ đồng. Ngày 30/3/2022, CTCP Xây dựng Kiến Hưng Thịnh đã phát hành hai lô trái phiếu trị giá 3.600 tỷ đồng. Tất cả các lô trái phiếu này đều có kỳ hạn một năm, tức đáo hạn trong năm 2023. Cả ba doanh nghiệp này đều mới được thành lập từ năm 2020 và có địa chỉ tại TP HCM. FiinRatings cho rằng, áp lực đáo hạn của các doanh nghiệp đang tăng cao trong thời gian qua khi ngành bất động sản gặp nhiều sóng gió, đã làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng nghĩa vụ nợ vay. Thực tế này có thể sẽ còn xảy ra với một số trường hợp khác khi mà phần đông tổ chức phát hành trong 2-3 năm trước là các doanh nghiệp chưa niêm yết bao gồm công ty dự án có sức khỏe tài chính yếu, chưa có lịch sử kinh doanh và dòng tiền ổn định. Do đó, hồ sơ tín dụng chưa được tốt hoặc chưa đáp ứng tiêu chí vay tín dụng ngân hàng hoặc huy động nguồn vốn khác trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo nhóm phân tích, nếu nhìn nhận vấn đề này một cách thực tế và công bằng, các trường hợp được gọi là “vỡ nợ” cũng tương tự như nợ xấu nhóm 3 của các ngân hàng thương mại. Đơn cử, ở Trung Quốc, thị trường TPDN có quy mô gần 7.800 tỷ USD và tương đương gần 44% GDP và tỷ lệ nợ có vấn đề ở mức 1,4% trên tổng quy mô thị trường TPDN. Tỷ lệ nợ xấu TPDN này là không quá lớn nhưng nếu chỉ tính nhóm trái phiếu có tính đầu cơ thì tỷ lệ có vấn đề đã tăng lên 28,6% vào năm 2021 và được Goldman Sachs dự báo sẽ tăng lên 31,6% vào cuối năm 2022 sau những biện pháp cứng rắn của Chính phủ Trung Quốc trong hai năm qua,… "Mặc dù thị trường TPDN tiếp tục trạng thái thanh khoản sụt giảm trong nhiều tháng qua khi chờ đợi định hướng từ chính sách mới, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì kỳ vọng vào một sự hồi phục và tăng trưởng của thị trường khi các yếu tố vĩ mô vẫn đang tích cực và có nhiều triển vọng. Mới đây, Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, Ngân hàng Nhà nước cũng đã điều chính nới room tín dụng cho 15 ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho tín dụng vào sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, cũng là yếu tố hỗ trợ cần thiết để có thể duy trì dòng vốn cho các doanh nghiệp trước khi quy định mới về TPDN được ban hành và có hiệu lực", chuyên gia FiinRatings cho hay.
KDH
Hòa Phát cán mốc 1 triệu tấn HRC trong 9 tháng. Sáng nay 20/2/2021, Tập đoàn Hòa Phát đã cho ra lò tấn thép cuộn cán nóng (HRC) thứ 1 triệu tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi). Hòa Phát sản xuất 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) sau 9 tháng. (Ảnh: hoaphat.com.vn). Năm 2020, Hòa Phát cho ra lò 686.000 tấn HRC, tiêu thụ 577.000 tấn, đứng thứ 2 về thị phần sau Formosa Hà Tĩnh. Năm 2021 này, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đặt mục tiêu 2,7 triệu tấn HRC, trên 5 triệu tấn phôi thép và thép xây dựng. Trong đó, Khu liên hợp tại Dung Quất dự kiến đóng góp toàn bộ HRC và một nửa kế hoạch sản lượng phôi và thép xây dựng Hòa Phát. Trong tháng 1/2020, Hòa Phát sản xuất kỷ lục 670.000 tấn phôi thép, trong đó có 252.000 tấn HRC. Hiện nay Khu liên hợp tại Dung Quất là cơ sở duy nhất của Hòa Phát có khả năng sản xuất HRC. Phôi thép và thép xây dựng được Hòa Phát sản xuất ở cả Khu liên hợp Dung Quất và Hải Dương. Sản lượng thép của Hòa Phát trong năm 2020. (Nguồn: Song Ngọc tổng hợp từ Hiệp hội Thép Việt Nam; Đồ hoa: Đức Bùi). Hòa Phát bắt đầu sản xuất HRC từ tháng 5/2020 nhưng chủ yếu để sử dụng nội bộ. Từ tháng 11/2020, tập đoàn mới bắt đầu bán HRC ra bên ngoài. Dự kiến vào đầu năm 2022, Hoà Phát sẽ khởi công xây dựng dự án Dung Quất giai đoạn 2 với công suất 5 triệu tấn/năm, tập trung sản xuất HRC với công nghệ hiện đại hơn dây chuyền hiện tại. Trong báo cáo phân tích mới đây, CTCP Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) dự báo kết quả kinh doanh quý I/2021 của Hòa Phát sẽ rất khả quan nhờ đóng góp mới của sản phẩm HRC và giá bán ở tất cả dòng sản phẩm thép ở mức cao. Vào ngày 12/1, Hòa Phát đã nâng giá bán thêm 300.000 đồng đối với thép thanh lên 14,39 triệu đồng/tấn và thêm 500.000 đồng đối với thép cuộn lên 14,65 triệu đồng/tấn. Giá bán bình quân hiện cao hơn 27% so với giá bán bình quân quý I/2020. Ngoài ra, sản phẩm HRC hiện có giá bán 15,5 đến 16 triệu đồng/tấn đối với đơn hàng giao vào tháng 3. HRC là sản phẩm thép cuộn cán nóng có độ dày thông dụng từ 1,2 đến 14 mm, kích thước chiều ngang từ 1,2 đến 1,5 m. Hiện tại nhu cầu thị trường trong nước mỗi năm khoảng 12 triệu tấn HRC, Việt Nam đang phải nhập khẩu khoảng 60% số này. Toàn bộ dây chuyền đúc cán liên tục thép cuộn cán nóng HRC của Hòa Phát do Tập đoàn Danieli (Italy) cung cấp. (Ảnh: hoaphat.com.vn). HRC là nguyên liệu cho các ngành sản xuất ống thép, tôn mạ, kết cấu thép, chế tạo cơ khí, ôtô, sản phẩm gia dụng. Các doanh nghiệp thép hạ nguồn như Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) hay Nam Kim (Mã: NKG) phải mua HRC về để cán ra tôn, ống thép.
HPG
FLC Faros giải trình việc cổ phiếu bị hạn chế giao dịch: Chưa tìm được công ty kiểm toán không phải lý do duy nhất. FLC Faros đang tìm công ty kiểm toán phù hợp để kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021, giống như Tập đoàn FLC. Ngoài ra, công ty còn chưa hoàn tất thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ngày 27/5, Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) cho biết doanh nghiệp này chưa tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp, đây là một trong những lý do khiến công ty chưa thể nộp và công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 theo đúng quy định. “Hiện nay, công ty vẫn đang gấp rút tìm kiếm đơn vị kiểm toán mới trong danh sách các đơn vị kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021”, công văn giải trình của FLC Faros có đoạn viết. Ngoài ra, FLC Faros cũng chưa hoàn tất thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật do chưa nhận được phản hồi của Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Bộ Công an và Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội. Công ty sẽ tiếp tục gửi công văn đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Bộ Công an và Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội để xin ý kiến. Trước đó vào ngày 25/5, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã đưa ba mã cổ phiếu gồm FLC, ROS và HAI từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch, cụ thể là chỉ được mua bán vào phiên chiều từ ngày 1/6/2022 . Lý do mà HOSE đưa ra là cả ba doanh nghiệp Tập đoàn FLC, Xây dựng FLC Faros, và Nông dược HAI đều chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời hạn quy định. Theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán, FLC Faros có lãi sau thuế 95,2 tỷ đồng trong năm 2021, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây. Mức lợi nhuận này cao gấp hơn 100 lần so với kết quả năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn so với trước dịch COVID-19. Theo quy định tại Thông tư 96/2020 của Bộ Tài chính, hạn chót để nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 là 31/3/2022. Ban đầu, FLC Faros đã chọn Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt làm đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021. Tuy nhiên vào ngày 30/3 năm nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho doanh nghiệp niêm yết của Công ty Đất Việt. Từ đó đến nay, FLC Faros chưa tìm được đơn vị kiểm toán mới phù hợp. Tập đoàn FLC ban đầu cũng chọn Công ty Đất Việt làm đơn vị kiểm toán, sau đó phải đi tìm đơn vị kiểm toán mới và cho đến nay vẫn chưa tìm được. Công ty cổ phần Nông dược HAI (Mã: HAI) chưa giải trình lý do và nêu phương án khắc phục tình trạng cổ phiếu bị hạn chế giao dịch. Người đại diện theo pháp luật của FLC Faros trước đây là Chủ tịch Hội đồng quản trị Hương Trần Kiều Dung, người đồng thời giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC. Ngày 8/4 năm nay, bà Hương Trần Kiều Dung bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc giúp sức cho Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán. Ngày 21/4, Hội đồng quản trị FLC Faros đã bầu bà Nguyễn Bình Phương làm Chủ tịch HĐQT thay cho bà Hương Trần Kiều Dung. Ngày 22/4, công ty đã nộp hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hương Trần Kiều Dung sang tân Chủ tịch Nguyễn Bình Phương. Tuy nhiên đến nay, thủ tục này vẫn chưa hoàn thành. Khoản 2d Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định: “Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo”. Do chưa hoàn tất thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật nên FLC Faros chưa thể nộp báo cáo tài chính kiểm toán cả năm 2021 cũng như báo cáo tài chính quý I/2022. Phiên gần đây nhất (27/5), cả ba mã cổ phiếu FLC, ROS và HAI đều đóng cửa trong sắc đỏ, giảm lần lượt 3,7%, 4,9% và 5,4%. Thị trường chung diễn biến tích cực với VN-Index tăng gần 17 điểm, tương đương 1,33%, và đóng cửa ở 1.285 điểm. Thống kê bên dưới cho thấy các cổ phiếu FLC, ROS và HAI hiện nay thấp hơn từ 63% đến 71% so với ngày đầu năm 2022.
FLC
VCSC lo ngại về triển vọng tăng trưởng của Coteccons. VCSC cho rằng dịch COVID-19 và quá trình tái cơ cấu nội bộ đang diễn ra của Coteccons sẽ tạo thêm áp lực cho giá trị hợp đồng kí mới trong năm 2020. CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có báo cáo dự phóng kết quả kinh doanh năm 2020 và 2021 của CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD). VCSC giảm dự báo lợi nhuận giai đoạn 2020-2024 trung bình 10% do giả định giá trị hợp đồng kí mới thấp hơn. Theo đó, sau khi công bố giá trị hợp đồng kí mới đạt 5.000 tỉ đồng, Coteccons đã không công bố con số này trong quí II và quí III/2020. Tuy nhiên, VCSC cho rằng dịch COVID-19 và quá trình tái cơ cấu nội bộ đang diễn ra sẽ tạo thêm áp lực cho giá trị hợp đồng kí mới trong năm 2020, trong khi điều này có thể dẫn đến khả năng trì hoãn hoặc hủy các hợp đồng đã được tính trong lượng backlog (các công việc còn tồn đọng cần thực hiện) của CTD. Do đó, VSCS đã điều chỉnh giảm dự phóng giá trị hợp đồng kí mới năm 2020 còn 10.000 tỉ đồng, tương ứng với mức giảm 22% so với năm ngoái, dẫn đến điều chỉnh giảm 10% trong doanh thu 2020 đạt 15.200 tỉ đồng, tương ứng giảm 36%. Trong năm 2021, VCSC kì vọng doanh thu của Coteccons sẽ đạt 12.000 tỉ đồng, dựa theo giả định giá trị hợp đồng kí mới đạt 15.000 tỉ đồng. Theo nhận định của VCSC, chi phí bán hàng, hành chính và quản lí (SG&A) tăng mạnh trong năm 2020 của CTD là bất thường, trong khi biên lợi nhuận gộp duy trì ổn định. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của Coteccons đạt 6,1% trong quí III/2020, tương ứng với con số quí II/2020 nhưng cải thiện so với con số 4,4% của cùng kì năm 2019, phần nào được dẫn dắt bởi quá trình tái cơ cấu hoạt động của Coteccons bao gồm giảm chi phí hành chính, giảm hao hụt tại các công trình xây dựng và gia tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, tỉ lệ chi phí SG&A trên doanh thu vẫn tăng 3,7% trong quí III/2020 so với 2,4% trong 6 tháng 2020 và tăng 1,9% trong năm 2019. Theo nhận định của VCSC, mức tăng này chủ yếu đến từ mức tăng 11% trong chi phí nhân công quí III/2020 do quá trình tái cơ cấu vừa qua của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, theo nhận định của VCSC, bối cảnh cạnh tranh hiện tại sẽ hạn chế khả năng gia tăng biên lợi nhuận của Coteccons. Do đó, VCSC dự báo biên lợi nhuận gộp năm 2020 - 2021 của Coteccons đạt 5,8% so với mức 5,9% trong 9 tháng năm 2020.
CTD
Bức tranh kinh doanh doanh nghiệp bất động sản quý II: Hơn một nửa lợi nhuận ngành đã bốc hơi. Kết quả kinh doanh quý II của nhóm bất động sản niêm yết tiếp tục có sự phân hóa. Dù vậy, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản trong năm nay chưa phản ánh đúng thực trạng thị trường dưới áp lực chính sách kiểm soát tín dụng, bởi kết quả được ghi nhận từ các sản phẩm đã bán trong quá khứ. Theo thống kê của chúng tôi, tính đến ngày 2/8, 60 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) niêm yết đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II với doanh thu đạt hơn 32.000 tỷ đồng và 7.680 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt giảm 43% và 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này có 28 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng. Trong bối cảnh ngành bán lẻ dần hồi phục sau đại dịch COVID-19, CTCP Vincom Retail (Mã: VRE) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý II với doanh thu thuần gần 1.850 tỷ đồng (tăng 22,5%) và lãi ròng 773 tỷ đồng (tăng 99,5%). Trong đó, hoạt động cho thuê tại các trung tâm thương mại tăng trưởng 33%, đóng góp hơn 1.800 tỷ đồng doanh thu. Trong khi đó, hai ông lớn nhất trên thị trường BĐS hiện nay là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) và CTCP Vinhomes (Mã: VHM) đều ghi nhận lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, Novaland ghi nhận gần 2.660 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 1.651 tỷ đồng doanh tài chính, lần lượt tăng 4,5% và 24% so với cùng kỳ. Lãi ròng của doanh nghiệp giảm trên 43% so với cùng kỳ về 749 tỷ đồng (cùng kỳ doanh nghiệp có khoản lợi nhuận khác đột biến hàng nghìn tỷ đồng). Kết quả kinh doanh quý II của Vinhomes ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2018. Trong đó, doanh thu thuần đạt trên 10.232 tỷ đồng và lãi ròng xấp xỉ 509 tỷ đồng, lần lượt giảm 84% và 95% so với cùng kỳ. Riêng doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản đạt hơn 2.000 tỷ đồng (cùng kỳ trên 15.300 tỷ đồng). Song, cả Vinhomes và Novaland là hai doanh nghiệp ghi nhận tiền khách hàng mua dự án đã thanh toán trước cao nhất ngành tính đến ngày 30/6, lần lượt hơn 48.975 tỷ đồng và 12.562 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được hạch toán vào doanh thu khi các doanh nghiệp hoàn thành và bàn giao nhà cho khách hàng. Tăng trưởng kết quả kinh doanh của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) đến từ việc tăng biên lãi gộp và tiết giảm chi phí, trong khi doanh thu mảng bất động sản giảm. Bên cạnh đó, dòng tiền kinh doanh của Khang Điền mất cân đối khi ghi nhận âm hơn 2.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm, nhất là quý II âm hơn 1.500 tỷ đồng, do tồn kho và phải trả tăng mạnh. Doanh nghiệp vừa mua lại dự án Đoàn Nguyên Bình Trưng Đông hồi quý I, qua đó ghi nhận hơn 3.100 tỷ đồng tại dự án này. Nhơn Hội New City tiếp tục giúp CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) tăng trưởng 59% doanh thu và gần 64% lãi ròng so với cùng kỳ khi lần lượt đạt 853 tỷ đồng và 413 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6, Phát Đạt ghi nhận 2.700 tỷ đồng phải thu từ nhóm Danh Khôi Holdings - các công ty phân phối đã nhận chuyển nhượng sản phẩm tại một số dự án của Phát Đạt. Hai vị trí top đầu lợi nhuận toàn ngành bất ngờ thuộc về nhóm bất động sản công nghiệp gồm Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, Mã: BCM), trong khi cùng kỳ các doanh nghiệp này lần lượt xếp ở vị trí 29/60 và 3/60. Mặc dù doanh thu từ mảng kinh doanh chính là bất động sản giảm 47% so với cùng kỳ nhưng Kinh Bắc có nhiều nguồn thu khác bù đắp. Đặc biệt, nguồn thu nhập khác 1.913 tỷ đồng đã giúp Kinh Bắc lãi ròng gần 1.900 tỷ đồng trong quý, gấp 3-4 lần lợi nhuận của Novaland và Vinhomes - hai doanh nghiệp dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành trong nhiều năm qua. Nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường này, lợi nhuận thuần của Kinh Bắc giảm 72% về 62 tỷ đồng. Đối với Becamex IDC, bên cạnh nguồn thu chính khoảng 441 tỷ đồng từ nhóm liên doanh VSIP trong nhiều năm nay, BCTC của doanh nghiệp còn cho thấy mảng bất động sản dân cư đang trên đà tăng trưởng khi biên lãi gộp đạt 54% trong quý, tương đương với lãi gộp 818 tỷ đồng. Cộng với khoản lãi 100 tỷ đồng từ hoạt động chuyển nhượng, bán tài sản, bất động sản đầu tư, Becamex IDC lãi ròng gần 919 tỷ đồng trong quý II, tăng trưởng 94% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong quý II nhưng không đến từ hoạt động kinh doanh chính như CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (Mã: HQC) lãi đột biến từ chuyển nhượng cổ phần tại 3 đơn vị. Hay như CTCP Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG) có nguồn thu lớn từ mảng năng lượng (thủy điện, điện mặt trời và điện gió). Tính chung trong 6 tháng đầu năm, nhóm bất động sản niêm yết đạt gần 98.800 tỷ đồng doanh thu thuần và 27.150 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 36% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 28 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận giảm và 7 doanh nghiệp lỗ. Theo ông Vũ Ngọc Quang, Chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research), việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản có độ trễ so với các ngành khác. Theo thông lệ, các doanh nghiệp bất động sản thường bàn giao sản phẩm cho người mua nhà vào quý III-IV. Đây cũng là thời điểm thị trường diễn biến sôi động hơn và kỳ vọng lợi nhuận hai quý cuối năm sẽ có khác biệt, còn quý II cũng chưa có nhiều đột biến. Lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản trong năm nay chưa có ảnh hưởng rõ rệt bởi kết quả được ghi nhận từ các sản phẩm đã bán trong quá khứ. “Ảnh hưởng nếu có sẽ vào 2023. Nếu năm nay doanh số bán hàng bị ảnh hưởng bởi room tín dụng yếu thì người mua cũng khó tiếp cận vốn và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các doanh nghiệp trong năm 2023. Thêm nữa, một số yếu tố như dự án đó được xây dựng vào cuối năm 2021 và đầu 2022 – thời điểm giá nguyên vật liệu tăng cao có thể tính vào chi phí, giá thành, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp và năm 2023 sẽ phản ánh rõ hơn câu chuyện này”, chuyên gia SSI phân tích. Theo như ước tính của nhóm chuyên gia SSI Research, lợi nhuận toàn ngành bất động sản tăng trưởng 12% trong năm 2023 do một số cái doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn tiếp tục dẫn dắt và có mức tăng nhất định so với mức thấp ở giai đoạn trước đó. Chuyên gia cũng đưa ra lưu ý, nhà đầu tư khi xem báo cáo tài chính của các công ty bất động sản cần hiểu rõ bản chất doanh thu và lợi nhuận hiện tại đến từ các dự án đã bán trước đó, bây giờ là thời điểm bàn giao và ghi nhận. “Muốn tìm cơ hội đầu tư thì chúng ta nên tìm hiểu thêm các khoản mục khác trên báo cáo tài chính như người mua trả tiền trước vì đó là sản phẩm đã bán, đã thu tiền từ người mua nhà và chờ đủ điều kiện ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Đây là một trong các chỉ báo xem tiềm năng tăng trưởng ghi nhận lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp có tốt không. Thứ hai là tồn kho, thông tin này cho biết danh mục cũng như tiến độ dự án được triển khai đến đâu”, chuyên gia SSI Research lưu ý.
VRE
Chủ tịch Hoàng Quân (HQC): Khó khăn của doanh nghiệp những năm qua đã phản ánh trong giá cổ phiếu. Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Hoàng Quân, cho biết sau khi gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng kết thúc, doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn và đã phản ánh qua giá cổ phiếu HQC, cũng như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm qua. Phát biểu tại Hội nghị nhằm góp ý Thông tư về phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030 diễn ra vào ngày 2/3, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (Mã: HQC), cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi làm nhà ở xã hội là quỹ đất. Tại TP HCM, quỹ đất công không còn nhiều nên gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào phân khúc này. Bên cạnh đó, quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội hiện nay cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Chủ tịch Hoàng Quân cho biết, tính đến hiện tại, doanh nghiệp đã hoàn thành 10 dự án với khoảng 10.000 căn và tính riêng tại TP HCM đã hoàn thành 4.000 căn nhà ở xã hội. Doanh nghiệp đang phát triển 15 dự án khác, trong đó có 12 dự án đã triển khai xây dựng và 3 dự án còn lại đang xin giấy phép xây dựng. Tổng số nhà ở xã hội dự kiến của các dự án này là 15.000 căn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã đăng ký xây dựng 50.000 căn để hưởng ứng mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Với 15.000 căn (của 15 dự án trên) đã có quỹ đất và đang triển khai, Chủ tịch Hoàng Quân cho biết đến năm 2030 sẽ hoàn thành được 35.000 căn còn lại. Mặt khác, Chủ tịch Hoàng Quân cho biết doanh nghiệp cũng gặp khó khăn về vốn trong quá trình triển khai các dự án nhà ở xã hội kể từ khi doanh nghiệp tham gia phân khúc này đến nay (2002 - 2022). "Sau khi gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng năm 2013 kết thúc, thị trường nhà ở xã hội đi xuống và doanh nghiệp đã gặp khá nhiều khó khăn. Sự khó khăn đó đã phản ánh qua giá cổ phiếu, doanh thu, lợi nhuận những năm qua của doanh nghiệp", Chủ tịch Hoàng Quân nói. Ngoài ra, theo Chủ tịch Hoàng Quân, "80% người mua nhà ở xã hội đi hết sau hai năm, chỉ còn ở lại 20%, tức là nhà ở xã hội đang giao cho không đúng đối tượng. Điều này làm mất đi ý nghĩa của nhà ở xã hội". Ông cho rằng chính quyền cần quyết liệt hơn để giải quyết vấn đề này. Đồng thời, kiến nghị chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cần là người điều hành quản lý chung cư đó suốt đời, chứ không thể thuộc về ban quản trị chung cư như hiện nay. "Để doanh nghiệp mặn mà hơn trong việc phát triển nhà ở xã hội, cần nới lợi nhuận định mức của chủ đầu tư thêm 10-15%. Nhà nước đừng quá lo việc doanh nghiệp thực hiện nhà ở xã hội sẽ lời nhiều, do quy luật cạnh tranh sẽ bù trừ lại", ông Tuấn nói. Ngoài ra, Chủ tịch Hoàng Quân mong muốn các cơ chế chính sách sớm được tháo gỡ, chính sách mới sớm được ban hành và đưa vào thực tiễn. Sau cuộc họp thúc đẩy thị trường bất động sản do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vào giữa tháng 2 vừa qua, Bộ Xây dựng đã đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.Tuy nhiên, đề xuất này đã được Bộ Xây dựng rút lại sau đó. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã họp và thống nhất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, do 4 ngân hàng thương mại ((Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) thực hiện, được áp dụng ở lĩnh vực nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.
HQC
Chuỗi Long Châu giảm lỗ trong quý II nhờ mở thêm hơn 130 cửa hàng thuốc. FPT Retail cho biết chuỗi nhà thuốc Long Châu đã mở thêm 133 cửa hàng mới so với thời điểm cuối tháng 6 năm ngoái, làm giảm lỗ cho chuỗi này trong quý II/2021. CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần đạt 4.359 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh nhờ lãi tiền gửi, tiền cho vay. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp đều tăng đáng kể. Tuy nhiên, FPT Retail vẫn báo lợi nhuận sau thuế 30 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước âm. Biên lãi gộp trong quý II đạt 13,9%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất quý II của FPT Retail. FPT Retail cho biết quý II/2020 bị ảnh hưởng từ dịch bệnh nặng nề hơn, đồng thời quý II năm nay có lợi thế từ chuỗi bán lẻ laptop, bán hàng Apple, doanh thu hai mảng này tăng lần lượt tăng 31% và 50%. Bên cạnh đó, công ty con của FPT Retail là CTCP Dược phẩm FPT Long Châu đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng doanh thu, trong đó doanh thu Long Châu tăng thêm hơn 500 tỷ đồng so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu dùng thuốc, các sản phẩm y tế tăng cao trong mùa dịch. Công ty cho biết thêm rằng chuỗi này cũng mở thêm 133 cửa hàng mới so với thời điểm cuối tháng 6/2020, làm giảm lỗ cho Long Châu trong quý II/2021. Trước đó, đại diện FPT Retail cho biết công ty kỳ vọng chuỗi này sẽ có lãi vào cuối năm nay. FPT Long Châu được thành lập năm 2018, đến nay vốn điều lệ theo đăng ký thay đổi ngày 27/7 là gần 264,5 tỷ đồng. Trong đó, FPT Retail góp 75 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 28%. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần hợp nhất của FPT Retail đạt 9.024 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lãi trước thuế đạt 76 tỷ đồng, gấp gần hai lần so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, FPT Retail đã thực hiện 55% kế hoạch doanh thu năm và 63% mục tiêu lợi nhuận năm. Về tình hình tài chính, tại ngày 30/6, tổng tài sản của FPT Retail đạt gần 7.715 tỷ đồng, tăng 43% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho đạt 2.469 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm. Tổng nợ vay cuối quý II là 5.044 tỷ đồng, tăng 103% so với đầu năm và đều là ngắn hạn. Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản là 0,65 lần, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 3,92 lần. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay ở mức khoảng 2,05 lần trong quý II.
FPT
Kết quả kinh doanh lao dốc quý III, cổ phiếu xây dựng vẫn tăng mạnh. Dịch bệnh bùng phát trong quý III khiến nhiều dự án xây dựng tạm dừng thi công, chưa kể giá vật liệu xây dựng đắt đỏ đã đẩy các công ty trong xây dựng bị sụt giảm mạnh về doanh thu cả về lợi nhuận. Ông lớn số 1 ngành xây dựng cũng lần đầu báo lỗ. Theo nhận định của Chứng khoán Mirae Asset, giá thép tăng quá cao khiến ngành xây dựng và đầu tư công chững lại. Ngành xây dựng năm 2021 dự phóng tăng trưởng rất nhẹ hoặc trong trường hợp xấu nhất là suy giảm. Thực tế rất nhiều doanh nghiệp xây dựng đã quyết định tạm hoãn thi công để chờ quyết định bù trừ giá vật tư, vốn có thể khiến tiến độ chậm hơn từ 6-18 tháng. Riêng trong quý III, làn sóng thứ tư của dịch COVID-19 bùng phát mạnh và giá vật liệu xây dựng leo thang tiếp tục khiến các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn. Nhiều nhà thầu cũng cho biết, dịch bệnh đang khiến tình hình kinh doanh rủi ro hơn bao giờ hết khi nhiều chủ đầu tư trì hoãn thanh quyết toán, làm giảm doanh thu lẫn dòng tiền kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. Doanh thu thuần và biên lãi gộp quý III/2021 của các công ty xây dựng. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính quý III/2021). Tác động nặng nề nhất trong nhóm xây dựng phải kể đến ông lớn đầu ngành Coteccons. Trong quý III, doanh thu CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) tiếp tục lao dốc, đánh mất vị trí đầu ngành xây dựng vào doanh nghiệp khác. Cụ thể, doanh thu thuần của Coteccons giảm 61% còn 1.070 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp chưa tới 17 tỷ, tương ứng biên lợi nhuận gộp giảm còn hơn 1,6%. Dù doanh thu tài chính tăng 57% nhưng khoản chi phí quản lý doanh nghiệp đã ăn mòn lợi nhuận khiến Coteccons lỗ ròng gần 12 tỷ đồng quý III. Coteccons cho biết năm 2021, giá cả nguyên vật liệu xây dựng leo thang cùng với diễn biến dịch bệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lĩnh vực bất động sản nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Coteccons đạt 6.189 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng gần 88 tỷ đồng; giảm lần lượt 40% về doanh thu và 76% về lợi nhuận. Trong khi đó, báo cáo tài chính quý III/2021 của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) công bố cho thấy hoạt động kinh doanh xây dựng tiếp tục gặp khó khăn lớn trong đợt giãn cách xã hội kéo dài vừa qua trên nhiều tỉnh thành, dù vậy, mức sụt giảm tương đối thấp so với Coteccons. Doanh thu quý III của Hoà Bình là 2.092 tỷ đồng, tiếp tục ghi nhận mức giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2020, và giảm tới 55% so với cùng kỳ năm 2019. Biên lãi gộp giảm nhẹ còn 5,5%. Một dự án tại quận 7, TP HCM do Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình làm tổng thầu. (Ảnh minh họa: Minh Hằng). Dù vậy, Hoà Bình trước nguy cơ thua lỗ nếu các chi phí không được tiết giảm so với các kỳ trước. Trong kỳ, Hoà Bình ghi nhận chi phí quản lý 35 tỷ đồng so với con số 90 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, tương ứng mức giảm 60% do hoàn nhập các khoản dự phòng. Nhờ vậy, Hoà Bình vẫn có lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng và lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty đạt 14 tỷ đồng do hạch toán phần lỗ thuộc về cổ đông không kiểm soát. 9 tháng đầu năm, Hoà Bình đạt 7.536 tỷ đồng doanh thu, giảm 6,3%; lãi gộp 502 tỷ đồng, giảm 12,2%; lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty đạt 81 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Khả quan hơn so với hai ông lớn xếp trên, CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2021 với doanh thu 1.948 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ. Trừ chi phí, Ricons ghi nhận lãi ròng 5,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 54,3 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Ricons vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ lên gần 5.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 62,5 tỷ đồng, giảm sâu so với con số 147 tỷ đồng đạt được trong cùng kỳ năm ngoái do chi phí tăng mạnh. Tương tự, CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) cũng báo lãi sau thuế sụt giảm 86%, từ khoảng 1,35 tỷ còn 188 triệu đồng. Theo giải trình của FLC Faros, dịch COVID-19 bùng phát lần 4 và các biện pháp giãn cách chống dịch đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Biên lãi gộp đạt 2,6%, giảm từ mức 4,2% cùng kỳ. Trường hợp của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) báo doanh thu thuần, tương đương cùng kỳ năm ngoái với 1.269 tỷ đồng, nguồn thu xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn một nửa tổng doanh thu. Dưới tác động của dịch bệnh, lợi nhuận sau thuế của Vinaconex chỉ đạt gần 109 tỷ đồng, bằng 10,5% cùng kỳ năm ngoái. Sau 9 tháng, công ty mới đạt 29,5% chỉ tiêu doanh thu và 35,5% kế hoạch lợi nhuận năm. Báo cáo tài chính của CTCP Hưng Thịnh Incons (Mã: HTN) - doanh nghiệp xây dựng trong hệ sinh thái của Hưng Thịnh Group cũng cho thấy doanh thu và lợi nhuận giảm sâu so với cùng kỳ. Doanh thu thuần trong quý III của Hưng Thịnh Incons giảm 63,7% so với cùng kỳ năm nay công ty chỉ ghi nhận doanh thu từ hoạt động xây dựng, trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận doanh thu hợp nhất từ hoạt động bất động sản dự án Richmond City thuộc công ty Bình Triệu. Theo đó, Hưng Thịnh Incons chỉ lãi sau thuế 22 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 200 tỷ đồng ghi nhận trong quý III năm ngoái. Sau 9 tháng, Hưng Thịnh Incons ghi nhận 3.508 tỷ đồng doanh thu và 143 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 45% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm 2020. Ở diễn biến khác, một công ty xây dựng là CTCP Xây dựng SCG (Mã: SCG) - công ty xây dựng thuộc hệ sinh thái Sunshine Group ghi nhận kết quả ngược dòng so với các doanh nghiệp xây dựng cùng ngành. Doanh thu thuần quý III của Xây dựng SCG đạt 559 tỷ đồng, tăng 132% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý, bên cạnh doanh thu từ hợp đồng xây dựng, công ty có thêm doanh thu thiết kế, gần 95 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng hơn 4 lần, chủ yếu do lãi ứng trước hợp đồng và đầu tư trái phiếu. Kết quả, doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Sunshine Group báo lãi sau thuế 22 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của các công ty xây dựng. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính quý III/2021). Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đây cũng là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý tới nay. Do đó áp lực tăng trưởng vì vậy sẽ đè nặng lên quý cuối năm. Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Một khi đầu tư công đẩy mạnh sẽ kéo nền kinh tế đi lên, bởi tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành. Trong đó, Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo ba nhóm ngành sẽ đón sóng, bên cạnh nhóm vật liệu xây dựng (thép, xi măng, đá cát, nhựa, nhựa đường); ngành bất động sản (gồm bất động sản dân cư và bất động sản công nghiệp), còn là ngành thi công (xây dựng, ETC, giao thông thông minh, xây dựng điện, vật liệu điện). Khoảng thời gian đầu quý III, khi TP HCM dần nới lỏng giãn cách, nhiều nhà thầu cũng liên tiếp công bố khởi công dự án. Đây có thể là cơ sở để các doanh nghiệp kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khả quan hơn trong giai đoạn tới. Đơn cử, đầu tháng 10, Hòa Bình thông báo đã nhận được gói thầu hai dự án mới tại Hà Nội, với tổng giá trị hơn 2.000 tỷ đồng, nâng tổng lũy kế giá trị trúng thầu từ đầu năm lên 16.054 tỷ, vượt 14,6% kế hoạch của năm. Trước đó vào lần Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng Giám đốc cũng đã dự báo 6 tháng cuối năm công ty có khả quan hơn về khả năng trúng thầu. Hay mới đây, CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (Mã: PHC) thông báo trúng gói thầu 200 tỷ đồng tại Hà Nội. Từ tháng 6 đến nay, công ty đã trúng thầu các hợp đồng với tổng giá trị 1.050 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng cho biết đang lấn sân sang mảng đầu tư công, bước đầu tham gia đấu thầu một số dự án của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc Phòng, TP Hà Nội… Bất chấp kết quả kinh doanh kém khả quan vừa công bố trong quý III, nhóm cổ phiếu xây dựng vẫn hút dòng tiền vài phiên gần đây nhưng kết thúc phiên hôm nay (3/11) nhóm cổ phiếu ngành này đã qua đầu và thi nhau nằm sàn như HBC, FCN, HTN, LCG. Diễn biến giá nhóm cổ phiếu xây dựng ba tháng qua. (Nguồn: TradingView).
ROS
Một doanh nghiệp môi giới BĐS báo lãi gần 500 tỷ năm 2021. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong 5 năm gần đây của CenLand. Doanh nghiệp này đã vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, Mã: CRE) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu thuần đạt gần 1.009 tỷ đồng, tăng gần 35% và LNST đạt hơn 122 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tài chính quý này ghi nhận tăng đột biến, gấp gần 8 lần cùng kỳ lên gần 43 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng mạnh từ hơn 640 triệu đồng lên hơn 47 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cao gần gấp 4 lần và 3 lần. Theo giải trình của CenLand, doanh thu và lợi nhuận quý IV tăng là do công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Lũy kế cả năm 2021, CenLand đem về gần 5.615 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp gần 3 lần và LNST đạt gần 451 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ. Riêng lãi của công ty mẹ gần 458 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu cả năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là doanh thu đầu tư bất động sản với hơn 4.234 tỷ đồng (gấp gần 4 lần cùng kỳ). Doanh thu môi giới ghi nhận gần 1.440 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Năm 2021, CenLand đặt mục tiêu doanh thu thuần 5.000 tỷ đồng và LNST đạt 408 tỷ đồng. Theo đó, công ty đã vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Kết quả kinh doanh CenLand. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2021) Tổng tài sản của CenLand tính đến cuối năm hơn 6.289 tỷ đồng, tăng 65% so với đầu năm. Chủ yếu tăng ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Cụ thể, công ty có hơn 1.460 tỷ đồng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, cao gấp gần 7 lần so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp có gần 2.013 tỷ đồng phải thu ngắn hạn và hơn 1.754 tỷ đồng phải thu dài hạn, tăng lần lượt 25% và 19%so với đầu năm. Ngoài ra, giá trị hàng tồn kho ghi nhận tăng mạnh từ gần 32 tỷ đồng đầu năm lên gần 502 tỷ đồng. Trong đó, chiếm đa số là hàng hóa bất động sản (bao gồm các căn hộ, đất nền công ty mua từ chủ đầu tư để thực hiện kinh doanh bán lại), còn lại là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nợ phải trả của doanh nghiệp thời điểm cuối năm gần 2.851 tỷ đồng, tăng 61% so với đầu năm, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong đó, tổng dư nợ đi vay ghi nhận gần 1.716 tỷ đồng. Dòng tiền kinh doanh trong năm của CenLand tiếp tục âm hơn 355 tỷ đồng (cùng kỳ âm hơn 461 tỷ đồng), biến động mạnh ở các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tại ĐHĐCĐ bất thường 2022 diễn ra vào chiều ngày 10/1 vừa qua, các cổ đông của CenLand đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2021 và phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ. Theo kế hoạch, CenLand sẽ phát hành thêm hơn 262 triệu cổ phiếu, gồm 60,5 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 30% và 201,6 triệu cổ phiếu được chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 và giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi các đợt phát hành hoàn tất, vốn điều lệ của CenLand sẽ tăng từ 2.016 tỷ đồng lên hơn 4.637 tỷ đồng. Trong năm 2022, CenLand đặt mục tiêu doanh thu 10.000 tỷ đồng và nếu thị trường tốt có thể đạt 12.000 - 14.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nhiều dự án, thông qua việc hợp tác với Tuần Châu, Xuân Cầu, FLC,…
CRE
Vinalines Logistics (VLG) lãi quý IV/2020 tăng 6,5 lần. Quý IV/2020, Vinalines Logistics (VLG) đã thương thảo thành công việc điều chỉnh giảm giá dịch vụ và giá thuê cơ sở hạ tầng nhằm giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận cho công ty. Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam (Mã: VLG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với doanh thu hơn 79 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận hơn 4,4 tỷ đồng, gấp 13 lần quý IV/2019 khi chỉ đạt hơn 326 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp của VLG đồng loạt giảm đã cùng kéo lãi ròng của VLG tăng lên hơn 7 tỷ đồng, gấp gần 6,5 lần cùng kỳ. Theo giải trình của VLG do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hoạt động dịch vụ logistics, giao nhận, vận tải, đại lý hãng tàu, kho bãi… gặp nhiều khó khăn và giảm sút về doanh thu. Tuy vậy, quý IV/2020 VLG đã thương thảo thành công việc điều chỉnh giảm giá dịch vụ và giá thuê cơ sở hạ tầng nhằm giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, trong kỳ, VLG còn ghi nhận khoản thu nhập cổ tức hơn 4,2 tỷ đồng từ góp vốn liên doanh đã giúp lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với cùng kỳ năm ngoái Tính chung cả năm 2020, VLG ghi nhận doanh thu thuần gần 275,6 tỷ đồng, giảm 70% so với năm ngoái. Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2020 đạt hơn 5 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm ngoái còn giá vốn bán hàng giảm mạnh 33%, xuống còn 6,4 tỷ đồng đã giúp lãi ròng cả năm của VLG tăng gần 87%, lên gần 4,3 tỷ đồng. Nguồn: BCTC quý IV/2020 của VLG. Trong năm 2020, VLG dự kiến mang về 286 tỷ đồng doanh thu và 8 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy, khép lại năm 2020, VLG thực hiện được 97% kế hoạch doanh thu và 54% kế hoạch lãi trước thuế. Tính đến hết năm 2020, tổng tài sản của VLG gần 268 tỷ đồng, gần như tương đương so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 25,5 tỷ đồng, giảm khoảng 5% so với cuối năm ngoái. Nợ phải trả của VLG ghi nhận đến 31/12/2020 hơn 100 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 3% so với đầu năm. Trong đó, nợ đi vay của công ty hơn 43,3 tỷ đồng, giảm gần 15% so với cuối năm ngoái và đều là nợ ngắn hạn từ ngân hàng.
VLG
Nguyễn Hoàng - công ty kinh doanh gỗ của Bamboo Capital muốn giao dịch trên UPCoM. Trước Nguyễn Hoàng, Bamboo Capital có một công ty ty thành viên là Tracodi cũng đã được niêm yết trên HOSE vào năm 2017. ĐHĐCĐ bất thường Nguyễn Hoàng đã kiện toàn HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021 - 2026. (Ảnh: Bamboo Capital). Ngày 10/12, CTCP Phát triển Nguyễn Hoàng, thành viên của CTCP Bamboo Capital (Mã: BCG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, trong đó đáng chú ý là kế hoạch đăng ký đại chúng và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM. Ông Nguyễn Thế Tài, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị (trước đó vị trí này thuộc về ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT BCG) cho biết, Nguyễn Hoàng nhận thấy việc thị trường chứng khoán đang tăng trưởng tốt là cơ hội để Nguyễn Hoàng huy động vốn với tham vọng trở thành tổng công ty sản xuất quy mô lớn. "Đây là thời điểm phù hợp mà Nguyễn Hoàng cần đại chúng hóa và niêm yết. . Dự kiến, giai đoạn đầu, cổ phiếu Nguyễn Hoàng sẽ được giao dịch trên sàn Upcom. Chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao các tiêu chuẩn quản trị, điều hành để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư và hướng tới niêm yết chính thức trên HNX hoặc HoSE", Chủ tịch Nguyễn Thế Tài nói. Ngoài ra, ĐHĐCĐ Nguyễn Hoàng cũng kiện toàn nhân sự HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, ông Nguyễn Hồ Nam thôi nhiệm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng để tập trung cho nhiệm vụ Chủ tịch HĐQT tại BCG. Ông Nguyễn Thế Tài (đang là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BCG) được bầu làm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng. Bà Hoàng Thị Minh Châu được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Bà Lê Thị Mai Loan được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT. Thành viên HĐQT độc lập là bà Trần Thị Kiều Tiên và bà Huỳnh Thị Kim Tuyến. Nguyễn Hoàng được thành lập năm 2000 và được BCG M&A vào năm 2015. Công ty đang đặt trụ sở tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tính đến 30/9, BCG đang nắm tỷ lệ kiểm soát tại Nguyễn Hoàng là 69,83%. Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ tại khu vực miền Trung. Đồ gỗ nội và ngoại thất của Nguyễn Hoàng được xuất sang các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Úc, Singapore,… Tính đến ngày 26/11/2021, Nguyễn Hoàng có 145 cổ đông, vốn điều lệ 400 tỷ đồng. Sau khi được ĐHĐCĐ thông qua việc đăng ký đại chúng và giao dịch cổ phiếu, HĐQT Nguyễn Hoàng sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký công ty đại chúng, đăng ký cổ phiếu tập trung tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán (VSD) và đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2022, Nguyễn Hoàng đặt mục tiêu doanh thu 650 tỷ đồng, lợi nhuận 60 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản của Nguyễn Hoàng đạt 459 tỷ đồng, trong đó 274 tỷ đồng là tài sản dài hạn, 185 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn. BCG có một công ty thành viên đã niêm yết năm 2017 là CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD). Hiện cả TCD và BCG đều đang phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. TCD đang phát hành 1:1 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian chuyển nhượng quyền mua là từ 6/12 đến 31/12. Thời gian đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu TCD là từ 6/12 đến 5/1. Nếu đợt phát hành này thành công, vốn điều lệ của Tracodi sẽ tăng từ 872 tỷ đồng như hiện tại lên hơn 1.744 tỷ đồng. BCG đang phát hành 2:1 với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 14/12/2021 đến ngày 10/01/2022. Thời gian đăng ký mua và nộp tiền mua cổ phiếu BCG từ ngày 14/12/2021 đến ngày 14/01/2022. Sau đợt chào bán này, vốn điều lệ BCG dự kiến sẽ tăng lên 4.463 tỷ đồng.
BCG
Lãi ròng Dabaco giảm 145 tỷ, còn hơn 5 tỷ đồng sau kiểm toán. Hụt nguồn thu từ bất động sản do sự thay đổi về các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng khiến lợi nhuận ròng Dabaco "bốc hơi" 97% sau kiểm toán. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Sau kiểm toán, báo cáo kết quả kinh doanh của Dabaco ghi nhận nhiều sự thay đổi lớn ở các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, lợi nhuận. Doanh thu thuần ở báo cáo kiểm toán ghi nhận giảm 6% còn 11.558 tỷ, lãi ròng giảm 97% còn hơn 5 tỷ đồng. Giải trình nguyên nhân, doanh thu và lợi nhuận ròng giảm sâu sau kiểm toán, Dabaco cho biết do có sự thay đổi về các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Theo thuyết minh báo cáo kiểm toán, doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản và dịch vụ xây lắp của Dabaco đạt 247 tỷ năm 2022, giảm 75% so với báo cáo tự lập (977 tỷ). Bên cạnh đó, doanh thu bán thành phẩm là 10.853 tỷ, giảm 267 tỷ so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận "bốc hơi" sau kiểm toán cộng với việc chi trả cổ tức khiến khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Dabaco tại ngày 31/12/2022 còn hơn 8 tỷ, đầu năm là 595 tỷ đồng. EPS cả năm đạt 21 đồng. Lãi ròng năm 2022 của Dabaco giảm 824 tỷ so với năm 2021 (gần 830 tỷ đồng). Doanh thu năm 2022 sau kiểm toán tăng 6,6% so với năm 2021. Giải trình về nguyên nhân lợi nhuận giảm sâu so với năm 2021, Dabaco cho hay năm ngoái tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, xung đột Nga - Ukraine, nguy cơ suy thoái toàn cầu. Ngành chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do giá nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng mạnh. Chưa kể, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi chậm, giá bán thấp khiến người chăn nuôi thu hẹp hoặc dừng sản xuất, đã tác động đến kết quả kinh doanh của tập đoàn. Về tài chính, quy mô tài sản tính tới cuối năm 2022 của Dabaco là 12.974 tỷ, tăng 448 tỷ so với báo cáo tự lập. Trong đó, chỉ tiêu biến động lớn nhất là hàng tồn kho ghi nhận tăng 444 tỷ so với báo cáo tự lập lên 5.207 tỷ đồng bên cạnh chỉ tiêu phải thu cũng ghi nhận tăng nhẹ. Ở phía nguồn vốn, nợ ngắn hạn tăng 613 tỷ lên 7.213 tỷ đồng thời vốn chủ sở hữu giảm 145 tỷ còn 4.641 tỷ đồng.
DBC
Thuduc House đã nộp 365 tỷ đồng cho Nhà nước, doanh thu từ 'bán hàng và thành phẩm' giảm sâu. Dù doanh thu quý II giảm mạnh nhưng nhờ phát sinh doanh thu từ việc thoái vốn các công ty con nên Thuduc House báo lãi sau thuế gần 155 tỷ đồng, gấp 13,7 lần cùng kỳ năm ngoái. CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House - Mã: TDH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần giảm 71% so với cùng kỳ về 119 tỷ đồng. Lãi gộp đạt gần 26 tỷ đồng, gấp 4,3 lần số của quý II/2020. Đặc biệt, doanh thu tài chính của Thuduc House tăng 1,75 lần lên 216 tỷ đồng. Đây là lãi từ thanh lý các khoản đầu tư vào Công ty Song Hỷ Quốc tế, Công ty Đầu tư Khoáng sản VICO Quảng Trị. Các khoản lãi này giá trị thu về khoảng 206 tỷ đồng, gấp 4 lần quý II/2020 đến từ bán tài sản của Thuduc House nhằm gia tăng nguồn thu cho doanh nghiệp sau nghi án chiếm đoạt tiền thuế hàng trăm tỷ đồng vào cuối năm ngoái. Trừ đi các chi phí hoạt động, Thuduc House báo lãi gần 155 tỷ đồng, gấp 13,7 lần con số 11 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 439 tỷ đồng, bằng 44% cùng kỳ. Điều này đến từ việc "doanh thu từ bán hàng và thành phẩm" sụt giảm mạnh, từ mức 780 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái xuống còn 96 tỷ đồng trong kỳ này. TDH từ trạng thái lỗ gần 18 tỷ đồng năm ngoái sang có lãi gần 183 tỷ đồng trong quý này. Lãi ròng đạt 140 tỷ đồng. Nhờ khoản lãi đột biến, Thuduc House đã xoá sạch lỗ luỹ kế. Với kế hoạch tổng doanh thu năm 2021 là 1.715 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế là 275 tỷ đồng, sau 6 tháng, công ty đã thực hiện được lần lượt gần 26% và 66% kế hoạch năm. Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 của TDH. Về tình hình tài chính, tổng tài sản của Thuduc House vào cuối tháng 6 là 4.317 tỷ đồng, giảm 23% so với ngày đầu năm chủ yếu do hàng tồn kho và các khoản phải thu dài hạn giảm. Trong đó, hàng tồn kho giảm một phần do hai dự án khu phức hợp Centum Wealth ở TP HCM và dự án Aster Gardent Towers ở Bình Dương đã được bàn giao. Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 577 tỷ đồng so với mức âm 115 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước. Trong đó, các khoản phải trả của TDH ghi nhận mức tăng thêm 568 tỷ đồng so với mức 98 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Dù ghi nhận khoản thu từ hoạt động thanh lý tài sản, lượng tiền nhàn rỗi của công ty trong 6 tháng qua đã giảm hơn một nửa về 107 tỷ đồng. Một phần nguyên nhân là do TDH đã chi và ghi nhận khoản phải thu đối với các khoản tạm nộp cho cơ quan nhà nước hơn 365 tỷ đồng trong quý II/2021. Nguồn: Báo cáo tài chính quý II/2021 của TDH. Tổng nợ vay của TDH còn 390 tỷ đồng, tương ứng giảm 640 tỷ so với đầu năm và giảm 141 tỷ đồng so với cuối quý I.
TDH
Nông dược HAI nói gì về khu đất hơn 3.000 m2 bị ngân hàng siết nợ?. HAI cho biết, công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và cần phải thanh toán khoản vay nên bàn giao khu đất hơn 3.000 m2 cho Agribank chi nhánh Sài Gòn. CTCP Nông dược HAI (Mã: HAI) vừa có công văn giải trình các thông tin liên quan đến việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đấu giá khu đất dự án cao tốc của công ty. HAI cho biết, công ty có vay vốn tại Agribank để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất 3.048 m2 tại số 358 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Sau hai năm diễn ra dịch COVID-19, công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cần phải thanh toán khoản vay để đảm bảo giảm dư nợ vay và chi phí lãi vay. Do vậy, Agribank đã thực hiện xử lý đấu giá tài sản đảm đảo để tất toán dư nợ nêu trên. “Trong quá trình thực hiện các thủ tục, do thiếu sót nên công ty xin được công bố thông tin bổ sung Nghị quyết 05/NQ-HĐQT-HAI ngày 22 tháng 7 năm 2022 về việc chấp thuận bàn giao tài sản đảm bảo để Agribank tiến hành bán đấu giá thu hồi nợ vay”, HAI giải trình. Mới đây, HAI đã công khai nghị quyết HĐQT thông qua ngày 27/7 về việc bàn giao tài sản cho Agribank chi nhánh Sài Gòn. Theo đó, HAI đã bàn giao quyền sử dụng đất tại thửa đất số 90, 93 tờ bản đồ số 27 cho cho Agribank Sài Gòn. Khu đất có diện tích 3.048 m2, mục đích sử dụng là làm cơ sở sản xuất, kinh doanh (xây dựng trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng). Thời hạn sử dụng là 50 năm kể từ ngày 24/1/2008 Lý do HAI bàn giao khu đất cho Agribank Sài Gòn là để xử lý, thu hồi khoản nợ xấu của HAI và CTCP Khoa Học và Công Nghệ AOS. Trước đó, HAI cũng công bố nghị quyết HĐQT thông qua ngày 9/8 về việc bàn giao quyền sử dụng 4 khu đất và tài sản gắn liền với đất tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho Agribank chi nhánh Phú Nhuận. Lý do bàn giao tài sản được HAI đưa ra là để xử lý, thu hồi khoản nợ xấu của công tại Agribank chi nhánh Phú Nhuận. Thời gian bàn giao dự kiến trước ngày 31/8.
HAI
Trữ kho hàng 1.400 tỷ đồng cá tra giá rẻ, IDI đặt mục tiêu lãi sau thuế gấp 6,3 lần năm ngoái. IDI lên kế hoạch tăng 45% doanh thu thuần và gấp 6,3 lần lợi nhuận sau thuế trong năm 2022. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia (Mã: IDI) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2022, dự kiến tổ chức ngày 10/4, tại hội trường khách sạn Đông Xuyên, số 9 đường Lương Văn Cù, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Theo tờ trình, trong năm nay, IDI đặt kế hoạch doanh thu thuần 8.300 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 900 tỷ đồng, tăng gấp 6,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp cũng lên kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 30% (tương ứng 3.000 đồng/cổ phiếu) trong năm 2022. Đồng thời, công ty sẽ tiến hành bầu bổ sung thành viên độc lập Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 – 2024 là ông Đinh Văn Thép, sinh năm 1961 làm việc trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn – du lịch. Việc thông qua hủy phương án phát hành trái phiếu năm 2021 cũng sẽ được đề cập trong đại hội lần này. Nguyên nhân do trong năm 2021, công ty đã huy động được các nguồn vốn phù hợp cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư nên công ty chưa thực hiện việc phát hành trái phiếu mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 đã thông qua. Năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 143 tỷ đồng, tăng 42,6% so với năm trước. Công ty lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021, với tỷ lệ dự kiến 15% bằng tiền mặt tương ứng với số tiền dự chi là 341 tỷ. Thời gian chi trả dự kiến trong quý II hoặc III. Theo dự báo của bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy sản (VASEP), giá xuất khẩu cá tra ở tất cả thị trường đều tăng, xuất khẩu cá tra trong năm 2022 tăng từ 20-25% so với năm 2021; giá cá tra xuất khẩu dự báo sẽ tăng khoảng 5%. Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch I.D.I cho biết nhu cầu tiêu dùng phục hồi mạnh ở các thị trường chính đẩy doanh nghiệp vào tình huống sản xuất không kịp trả đơn hàng. Doanh nghiệp phải tính toán tăng công suất hoạt động để đáp ứng các đơn hàng tăng mạnh trong năm nay. Ông Tuấn cũng thông tin rằng công ty đã ký đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II năm nay. Đồng thời, đơn vị cũng đã chuẩn bị kho hàng dự trữ lên đến 1.400 tỷ đồng cá tra giá rẻ (17.000 – 18.000 đồng/kg) cho đợt nhu cầu thị trường phục hồi này, đặc biệt là Mexico và Brazil – nơi IDI chiếm thị phần lớn.
IDI
Doanh nghiệp môi giới làm ăn ra sao giữa lúc thị trường BĐS khó khăn?. Không doanh nghiệp môi giới bất động sản nào báo lỗ trong quý II, thậm chí có doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2022 chứng kiến nguồn cung mới hạn chế ở hầu hết các phân khúc trong khi lượng giao dịch ảm đạm. Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung mới bị hạn chế chủ yếu là do việc siết chặt các thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản, cùng với đó là việc dòng vốn cho thị trường bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sự suy giảm của thị trường trái phiếu,… Tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi các chính sách quản lý của Nhà nước khiến thanh khoản sụt giảm mạnh trong khoảng 3 tháng vừa qua. Đây cũng là giai đoạn khó khăn của nhiều môi giới bất động sản. Còn với các nhà phân phối, hoạt động kinh doanh ít nhiều cũng sẽ có sự ảnh hưởng từ sự ảm đạm chung của thị trường. CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, Mã: DXS) quý II/2022 đạt xấp xỉ 1.296 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 19% nhưng lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái về gần 258 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 53,6%. Doanh thu quý này của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu bán căn hộ, nhà phố và đất nền tăng gấp 4 lần lên hơn 545 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu dịch vụ bất động sản giảm 12% về hơn 712 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận quý II giảm là do công ty mở rộng quy mô, thành lập thêm một số công ty con khiến chi phí hoạt động tăng cao. Bên cạnh đó là do ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động bán hàng của công ty. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Đất Xanh Services đem về hơn 2.159 tỷ đồng doanh thu thuần, không biến động nhiều so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu mảng môi giới đạt hơn 1.505 tỷ đồng, giảm 17%. LNST đạt hơn 476 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Quý này, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, Mã: CRE) đạt hơn 624 tỷ đồng doanh thu thuần và 89 tỷ đồng LNST, giảm lần lượt 62% và 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh thu môi giới quý này vẫn tăng 26% so với cùng kỳ năm trước lên 587 tỷ đồng và tăng gấp 2 lần doanh thu môi giới quý I. Biên lãi gộp của doanh nghiệp cũng được cải thiện, tăng từ 18,1 % cùng kỳ lên 40,7%. Theo giải trình của doanh nghiệp, do tình hình thị trường bất động sản trong quý II có nhiều biến động không thuận lợi, hầu hết các ngân hàng đều siết chặt hơn các điều kiện cho vay mua bất động sản như bổ sung các điều kiện cho vay, kiểm soát chặt về hạn mức cho vay đối với mua bất động sản và chính sách tăng cường kiểm soát thị trường trái phiếu, bất động sản. Điều này dẫn tới nhu cầu đầu tư bất động sản giảm mạnh, cùng với việc một số dự án đầu tư thứ cấp không kịp ra hàng trong quý II dẫn đến doanh thu đầu tư thứ cấp giảm, kéo theo lợi nhuận giảm. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, CenLand ghi nhận gần 2.567 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 30% và LNST đạt gần 231 tỷ đồng, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu đầu tư bất động sản giảm 44% về 1.650 tỷ đồng, doanh thu môi giới bất động sản giảm nhẹ so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 883 tỷ đồng. Trong khi đó, hai doanh nghiệp khác cùng ngành báo lợi nhuận tăng trưởng mạnh, song đóp góp chính không hoàn toàn từ mảng môi giới. CTCP Bất động sản Khải Hoàn Land (Mã: KHG) ghi nhận doanh thu thuần quý II đạt hơn 264 tỷ đồng, LNST gần 88 tỷ đồng, tăng 18% và 81% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 48,4%. Khác với Đất Xanh Service và CenLand, doanh thu của Khải Hoàn Land gần như toàn bộ đến từ dịch vụ môi giới bất động sản. Tuy nhiên, nhân tố chính khiến lợi nhuận quý này của công ty tăng mạnh đó là doanh thu hoạt động tài chính với 74 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cùng kỳ. Sau 6 tháng, Khải Hoàn Land đạt gần 463 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 137 tỷ đồng LNST, lần lượt tăng gần 53% và 147% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ môi giới bất động sản gần 376 tỷ đồng. Với CTCP Tập đoàn Danh Khôi (Mã: NRC), quý II vừa qua là một quý kinh doanh khởi sắc của doanh nghiệp này. Cụ thể, Danh Khôi đạt hơn 106 tỷ đồng doanh thu thuần trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt gần 2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lên tới gần 106 tỷ trong khi quý II/2021 lỗ gần 46 tỷ đồng. Theo đó, biên lãi gộp đạt 84,3%. Nguyên nhân là do quý này, doanh nghiệp phát sinh hơn 105 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động hợp tác đầu tư và doanh thu từ dịch vụ tư vấn quản lý bất động sản. Ở chiều ngược lại, doanh thu từ dịch vụ môi giới giảm từ hơn 1,8 tỷ về gần 897 triệu đồng. Kết quả, trong 6 tháng đầu năm nay, Danh Khôi đạt hơn 157 tỷ đồng doanh thu thuần (gần 26 tỷ là doanh thu môi giới), gấp 33 lần cùng kỳ và gần 109 tỷ đồng LNST (cùng kỳ lỗ hơn 69 tỷ). Xét về tổng tài sản (tại ngày 30/6), Đất Xanh Services có quy mô lớn nhất với gần 17.066 tỷ đồng. Trong đó, hơn 1.373 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, gần 1.781 tỷ khoản phải thu của khách hàng và có tới 8.358 tỷ khoản phải thu ngắn hạn khác. Ngoài ra, hàng tồn kho tăng mạnh từ gần 1.986 tỷ lên gần 3.707 tỷ đồng. CenLand đứng thứ hai gần 7.037 tỷ đồng, trong đó, hơn 5.255 tỷ đồng là các khoản phải thu. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn xấp xỉ 125 tỷ đồng. Tổng tài sản của Khải Hoàn Land gần 6.841 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu chiếm hơn 5.878 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp có hơn 254 tỷ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và gần 476 tỷ hàng tồn kho. Danh Khôi có quy mô nhỏ nhất với hơn 2.194 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, chiếm gần 80% là các khoản phải thu (gần 1.753 tỷ đồng). Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chỉ hơn 2 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6, tổng nợ phải trả của DXS gần 8.696 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm (chiếm gần 51% nguồn vốn), hệ số nợ/vốn chủ sở hữu (D/E) là 1,03. Trong đó, tổng dư nợ đi vay ghi nhận hơn 2.416 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với đầu kỳ. Tổng nợ phải trả của CRE hơn 3.402 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm (hệ số D/E là 0,93). Trong đó, dư nợ đi vay hơn 2.140 tỷ đồng. KHG có tổng nợ phải trả hơn 2.006 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm (hệ số D/E là 0,41). Trong đó, tổng dư nợ đi vay gần 1.060 tỷ đồng, tăng 61%. Còn tổng nợ phải trả của NRC ghi nhận gần 881 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm (hệ số D/E là 0,67). Trong đó, dư nợ vay chiếm 611 tỷ đồng. Cả 4 doanh nghiệp đều âm dòng tiền kinh doanh trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, Đất Xanh Service âm hơn 1.507 tỷ đồng (cùng kỳ ghi nhận hơn 91 tỷ), CenLand tiếp tục âm hơn gần 388 tỷ đồng (cùng kỳ âm 634 tỷ), Khải Hoàn Land tiếp tục âm hơn 773 tỷ đồng (cùng kỳ âm hơn 399 tỷ), Danh Khôi tiếp tục âm hơn 64 tỷ đồng (cùng kỳ âm hơn 521 tỷ). Chia sẻ tại Talkshow “Chọn danh mục” do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, ông Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat xanh Services cho biết, để đối phó với tình hình tín dụng bị kiểm soát thì một năm trước, DXG và DXS đã tăng tốc trong việc đa dạng nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài, nên việc huy động vốn của tập đoàn khá ổn định. Ngoài ra, ông Khôi cho biết thêm, hai quý đầu năm thường không nói lên quá nhiều về kết quả kinh doanh trong năm của doanh nghiệp bất động sản. Chủ đầu tư và môi giới thường sẽ tập trung ra hàng trong quý III – quý IV, ghi nhận dần từ quý IV và quý I năm sau. “Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ở Việt Nam thời gian này không nhất thiết có sự phản ánh song hành trên thị trường chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư có thể lọc tìm được các cơ hội tốt, chủ đầu tư tốt. Hiện nay nhiều chủ đầu tư đang tích cực thu gom quỹ đất với giá vốn rẻ, đây là yếu tố mà các nhà đầu tư cần quan tâm, vì đây là động lực tăng trưởng tốt cho năm 2023 và sau này”, ông Khôi nói. Còn ông Phùng Quang Hải, Phó Tổng giám đốc Khải Hoàn Land cho biết, KHG là nhà phát triển bất động sản sử dụng vốn tín dụng rất hạn chế. Hiện tại, tỷ trọng vốn vay trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Ông Hải cho biết thêm, Khải Hoàn Land với nền tảng là môi giới bất động sản nên có đặc thù ghi nhận doanh thu và lợi nhuận riêng. Kết quả 6 tháng đầu năm không phản ánh hết nội tại của doanh nghiệp mà chỉ mang tính thời điểm. Trong những năm vừa qua, doanh nghiệp chú trọng gia tăng nội lực thông qua tăng vốn hơn là huy động vốn vay. Theo ông Hải, nguồn vốn này Khải Hoàn Land sử dụng để bao tiêu các dự án từ các chủ đầu tư uy tín và thực hiện các thương vụ như mua sỉ bán lẻ, các dự án M&A cũng đang thực hiện và đặc biệt là các dự án đang phân phối. Doanh nghiệp đang là đối tác chiến lược của các chủ đầu tư lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay. Điều này đã giúp công ty có giỏ hàng đa dạng và có sự cạnh tranh trong bối cảnh thị trường khan hiếm nguồn cung. “Tình hình vĩ mô gần đây ảnh hưởng tới thị trường chung, gây khó khăn cho việc bán hàng, nhất là tâm lý e dè của nhà đầu tư. Nhưng với nền giá tốt, yếu tố pháp lý ổn định, rõ ràng, thì những dự án chúng tôi chọn triển khai luôn giữ được sức cầu tốt so với những dự án mà mình phân phối. Vì vậy, mục tiêu lợi nhuận và doanh thu năm 2022 đến thời điểm hiện tại, Khải Hoàn Land hoàn toàn tự tin khẳng định có thể hoàn thành kết quả kinh doanh”, ông Hải cho hay.
DXS
Những doanh nghiệp vượt bão COVID-19, báo lãi cao kỷ lục năm 2021. Năm 2021 - năm khó khăn chưa từng có đối với các doanh nghiệp Việt dưới tác động của dịch COVID-19 song nhiều nhóm ngành vẫn tận dụng thời thế để ghi nhận lợi nhuận thăng hoa. Bước qua năm COVID-19 thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách thậm chí khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên sau khi "vượt bão" qua quý II và III, như chiếc lò xo bị nén, nhiều công ty đã báo lợi nhuận tăng vượt bậc trong quý IV, đẩy kết quả lợi nhuận cả năm vừa rồi cao kỷ lục. Hiện tại CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) chưa công bố báo cáo tài chính quý IV nhưng công ty ước lượng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ BSR đạt 6.026 tỷ đồng, đây là mức lãi theo năm cao nhất kể từ sau cổ phần hóa, trong khi cùng kỳ 2020 lỗ ròng gần 2.819 tỷ đồng. Tính riêng quý IV, mức lợi nhuận tăng trưởng 60% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh nghiệp cho biết trong quý IV, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, sức tiêu thụ của thị trường tăng lên đáng kể. Do đó BSR đã tăng công suất nhà máy, có thời điểm Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động ở công suất 108% - ngang bằng công suất trước khi các đợt dịch xảy ra. Cùng ngành, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV OIL - Mã: OIL) cũng báo cáo lợi nhuận năm cao nhất lịch sử hoạt động bất chấp tác động của dịch COVID-19. Nhân tố chính tạo nên thành quả này là giá dầu tăng nóng. Kết quả, doanh thu hợp nhất năm của PV OIL ước đạt 55.000 tỷ đồng, thực hiện 98,7% kế hoạch năm và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước 884 tỷ đồng, vượt 121% mục tiêu năm trong khi năm 2020 lỗ gần 111 tỷ đồng. Ngành nổi bật trong năm qua còn kể đến là ngành phân bón khi hai công ty đầu ngành là Đạm Cà Mau (Mã: DCM) và cả Đạm Phú Mỹ (Mã: DPM) đồng loạt ghi nhận lợi nhuận đạt đỉnh lịch sử nhờ giá phân bón tăng chóng mặt. Tổng doanh thu năm 2021 của Đạm Cà Mau vào khoảng 10.011 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.823 tỷ, lần lượt tăng 32% và gấp 2,74 lần so với năm 2020. Ban đầu công ty đặt kế hoạch năm khá thận trọng, song vào cuối năm đã phải nâng chỉ tiêu lên thêm 1.329 tỷ đồng về doanh thu và thêm 670 tỷ đồng cho lợi nhuận. Kết quả, Đạm Cà Mau vượt 9% về mục tiêu doanh thu và vượt 110% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đã điều chỉnh. Tương tự, sản xuất kinh doanh hiệu quả cộng hưởng với giá phân bón thế giới tăng đã giúp Đạm Phú Mỹ lãi trước thuế kỷ lục 3.600 tỷ đồng năm 2021, tăng 324%. Nếu tính riêng quý IV, lãi trước thuế của công ty này gấp 16,3 lần so với quý IV/2020, đạt 1.810 tỷ đồng. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đối với ngành thủy sản, nhờ thời tiết thuận lợi cho nuôi trồng và nhu cầu nhập khẩu tăng trưởng nên CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) đã có lãi thăng hoa trong 26 năm hoạt động với 280 tỷ đồng, tăng trên 15% so năm 2020. Sao Ta cho biết năm 2021 là năm nuôi tôm thành công nhất trong lịch sử 10 năm theo đuổi nuôi tôm, góp phần bù đắp cho mảng chế biến nông sản của công ty trong năm qua. Năm 2021 không thể không kể đến ngành vận tải biển khi giá cước nóng hơn bao giờ hết, giúp các doanh nghiệp trong ngành báo cáo lợi nhuận đầy tích cực. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines - Mã: MVN) ghi nhận một năm kinh doanh đại thắng khi doanh thu toàn tổng công ty ước đạt 19.604 tỷ đồng, bằng 124% cùng kỳ. Lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng, trong khi năm trước đó lỗ 145 tỷ. Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm thua lỗ kéo dài, Vinalines có lãi hàng nghìn tỷ. Trong đó, khối vận tải biển từ lỗ sâu 874 tỷ đồng trong năm 2020, năm vừa rồi cũng lãi hơn 1.000 tỷ đồng. Một số cảng có mức lợi nhuận cao như Cảng Sài Gòn đạt 852 tỷ đồng (vượt hơn 214% so với kế hoạch 2021), Cảng Hải Phòng đạt hơn 732 tỷ đồng (vượt 9% so với kế hoạch), Cảng Quy Nhơn lãi 420 tỷ đồng (vượt hơn 162% so với kế hoạch),… Tương tự, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH) - doanh nghiệp thu hút giới đầu tư vì cổ phiếu liên tục tăng nóng cũng báo kết quả năm vừa qua cao nhất lịch sử với 1.900 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế 389 tỷ đồng; tăng lần lượt 59% và gần 165% so với năm 2020. So với kế hoạch đề ra, HAH đã vượt 14% chỉ tiêu doanh thu và vượt 146% mục tiêu lợi nhuận năm. Nguyên nhân tăng trưởng đến từ việc HAH có lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi dẫn đầu thị trường vận tải container, tổng công suất gần 11.000 Teus. Nhờ đó công ty được hưởng lợi khi giá cho thuê tàu tăng, sản lượng vận tải tăng và giá cước vận tải biển lên cao. CTCP Licogi 14 (Mã: L14) - đơn vị sở hữu cổ phiếu đắt đỏ nhất trên thị trường chứng khoán, năm vừa qua cũng báo lãi trước thuế 436 tỷ đồng, gấp hơn chục lần năm trước đó. Đây đồng thời là kết quả cao nhất của công ty kể từ khi công bố báo cáo tài chính (năm 2008). Hằng năm, lợi nhuận của Licogi 14 vào khoảng vài chục tỷ đồng. Kết quả năm 2021 này cũng đã giúp doanh nghiệp họ Licogi vượt tới 1.145% về chỉ tiêu lợi nhuận năm. Sau khi công bố kết quả kinh doanh, cổ phiếu L14 phiên 14/1 cuối tuần rồi đã tăng kịch trần lên 435.600 đồng/cp và tiếp tục giữ ngôi vương về thị giá trên thị trường chứng khoán.
BSR
Coteccons lấy ý kiến cổ đông, xin gia hạn phát hành cổ phiếu ESOP và cổ phiếu quỹ. Coteccons xin điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu ESOP trong năm 2023 và cổ phiếu quỹ trong năm 2023 - 2024 hoặc theo quyết định của HĐQT. Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) vừa thông báo tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc gia hạn việc phát hành 554.785 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) từ nguồn cổ phiếu quỹ. Thời gian gia hạn trong năm 2023 hoặc thời gian khác theo quyết định của HĐQT. Theo kế hoạch ban đầu được thông qua, Coteccons sẽ phát hành 554.785 cổ phiếu ESOP, chiếm 0,75% số cổ phiếu đang lưu hành, tương đương 11,1% tổng số cổ phiếu quỹ. Giá phát hành dự kiến là 10.000 đồng/cp và hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm. Chốt phiên 13/2, cổ phiếu CTD giảm kịch sàn xuống 33.000 đồng/cp. HĐQT Coteccons cũng xin cổ đông đồng ý gia hạn việc phát hành 792.550 cổ phiếu quỹ sau khi công ty kết thúc giao dịch bán 554.785 cổ phiếu quỹ cho người lao động nêu trên. Thời gian dự kiến thay đổi sang năm 2023 - 2024 hoặc thời gian khác theo quyết định của HĐQT. Ngoài ra, công ty cũng lấy ý kiến cổ đông chấp nhận điều chỉnh đối tượng được mua cổ phiếu quỹ là Thành viên Ban Tổng Giám đốc, các Cán bộ Quản lý chủ chốt và các cán bộ nhân viên khác của công ty và các công ty con. Đối tượng được bổ sung thêm là "công ty con". Tính đến cuối năm 2022, Coteccons sở hữu hơn 4,97 triệu cổ phiếu quỹ, giảm 424.200 cổ phiếu so với đầu năm. Thông tin tại buổi gặp gỡ cổ đông hồi tháng 1/2023, các lãnh đạo người Việt Nam hầu như không nắm giữ cổ phiếu CTD, trong khi đó ông Bolat Duisenov, Chủ tịch Coteccons lại muốn mua vào nhưng đã full room ngoại. Ông Bolat khẳng định giá cổ phiếu của CTD hiện nay trên thị trường hoàn toàn không phản ánh đúng năng lực và giá trị công ty. Coteccons hiện nay cũng có một số tập đoàn tài chính đầu tư vào công ty, mỗi quỹ đó có hơn 5% cổ phần công ty. Coteccons cũng có một số cổ đông chiến lược, và ngay trong đội ngũ của Coteccons cũng có cổ đông công ty, Chủ tịch nói. “Và không ai trong số những đối tượng tôi kể trên muốn bán cổ phiếu của công ty. Thanh khoản của cổ phiếu CTD rất nhỏ, không có cổ đông đầu tư ngắn hạn ở thời điểm này, đây là tín hiệu rất tốt. Chúng ta thấy rằng rõ ràng giá cổ phiếu đang không được phản ánh đúng và chúng ta có cái nhìn dài hạn”, ông Bolat khuyên cổ đông.
CTD
Đằng sau khoản lãi đột biến của HAGL. Thực tế nhờ nguồn thu tài chính, hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư vào HNG và chi phí quản lý doanh nghiệp âm mới giúp HAGL lãi sau thuế quý III gấp 17 lần cùng kỳ năm ngoái. CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với 1.441 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu trái cây chiếm 40% với 577 tỷ, mảng heo đem về 357 tỷ doanh thu và đóng góp gần 25% vào tổng doanh thu. Còn lại là nguồn thu từ bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Thực tế lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 281 tỷ quý III. Nhờ nguồn thu tài chính, hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư vào HNG và chi phí quản lý doanh nghiệp âm mới giúp HAGL lãi sau thuế 370 tỷ quý III, gấp 17 lần cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 361 tỷ. Trong kỳ, chi phí tài chính giảm 76% so với quý III/2021 còn 166 tỷ do được hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư vào nhóm Công ty HAGL Agrico (Mã: HNG). Còn chi phí quản lý doanh nghiệp âm 181 tỷ do trong kỳ được hoàn nhập dự phòng 220 tỷ song vẫn giảm so với mức âm 457 tỷ cùng kỳ năm ngoái do tập đoàn đã giảm khoản hoàn nhập dự phòng khoản phải thu. Luỹ kế 9 tháng, HAGL ghi nhận 3.471 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 154% và lãi ròng 890 tỷ gấp 21 lần cùng kỳ năm ngoái. Riêng khoản chi phí tài chính đã ăn mòn lợi nhuận gộp và doanh thu tài chính của HAGL trong 9 tháng. Song nhờ khoản chi phí quản lý doanh nghiệp âm 1.137 tỷ do hoàn nhập dự phòng không những giúp doanh nghiệp thoát lỗ mà còn lãi đột biến ba quý đầu năm. Về tình hình tài chính, quy mô tổng tài sản của HAGL cuối quý III là 19.338 tỷ đồng. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là khoản phải thu với 7.176 tỷ ngắn hạn và 1.727 tỷ dài hạn. Trong đó 6.057 tỷ là phải thu từ cho vay bao gồm 1.512 tỷ từ nhóm HAGL Agrico, còn lại là các công ty và cá nhân có liên quan. Công ty đã phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ngắn hạn 336 tỷ đồng. Khoản tiền mặt tại ngày 30/9 là gần 132 tỷ đồng, tăng 54 tỷ so với đầu năm. Cuối quý III, với khoản đầu tư góp vốn 1.049 tỷ vào các đơn vị khác, chủ yếu nằm ở HAGL Agrico (1.041 tỷ), HAGL phải trích lập dự phòng tới 455 tỷ đồng. Đầu năm, công ty gần như không phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào HAGL Agrico và chỉ xuất hiện từ báo cáo tài chính quý II. Tính tới nay, HAGL còn sở hữu 9,44% cổ phần của HAGL Agrico. Tổng nợ phải trả cuối tháng 9 là 14.403 tỷ, trong đó nợ vay là 8.623 tỷ với 5.880 tỷ vay dài hạn và 2.743 tỷ vay ngắn hạn. 9 tháng đầu năm, HAGL vay thêm 2.058 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay gần 2.000 tỷ. Chi phí lãi vay ba quý tốn 553 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu gồm 5.148 tỷ vay dài hạn và 693 tỷ đến hạn phải trả trong vòng một năm. Còn lại chủ yếu là vay từ các ngân hàng và phần nhỏ của tổ chức và cá nhân. Công ty vẫn còn lỗ luỹ kế 3.578 tỷ đồng tính tới ngày 30/9, vốn chủ sở hữu là 4.934 tỷ đồng. Xét về dòng tiền, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HAGL âm 479 tỷ 9 tháng do tăng mạnh khoản phải trả, cùng kỳ là 2.551 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư ghi nhận dương 453 tỷ, dòng tiền từ hoạt động tài chính là 79 tỷ và lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là 53 tỷ đồng.
HAG
Giá heo hơi duy trì ở mức thấp trong thời gian dài, lợi nhuận nhiều ông lớn ngành chăn nuôi giảm sút. Qua giai đoạn đỉnh cao của giá heo hơi, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng dần đi xuống và cách xa so với kế hoạch kinh doanh. Chỉ trong vòng hai năm, thị trường heo hơi của Việt Nam đã chứng kiến nhiều cú trồi sụt lớn trong lịch sử. Sau khi lập đỉnh 100.000 đồng/kg vào giai đoạn tháng 5 - 6/2021, giá heo hơi liên tục giữ mặt bằng hơn 70.000 đồng/kg trong vòng 12 tháng liên tiếp. Giai đoạn này đã được coi như thời "vượng" của các ông lớn chăn nuôi. Mới đây, Dabaco đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu thuần 2.930 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021. Biên lãi gộp thu hẹp từ 12% xuống 5%, công ty ghi nhận lỗ sau thuế 79 tỷ đồng trong khi quý IV/2021 lãi gần 112 tỷ đồng. Trong văn bản giải trình, Dabaco cho biết quý IV/2022, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá heo hơi giảm trong thời gian dài và nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng yếu khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm mạnh. Tính chung năm 2022, tổng doanh thu của Dabaco đạt 12.269 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế ở mức150 tỷ đồng, giảm 82%. Với kết quả này, Dabaco mới hoàn thành được 54% chỉ tiêu doanh thu, 16% kế hoạch lợi nhuận năm. Tương tự như Dabaco, một ông lớn trong ngành chăn nuôi cũng ghi nhận lỗ trong quý IV/2022 là CTCP Masan MEATLife (Mã: MML). Công ty này cũng ghi nhận doanh thu thuần quý này đạt 1.553 tỷ đồng, giảm 58% so cùng kỳ năm 2021. Masan MEATLife lỗ sau thuế khoảng 170 tỷ đồng, trong khi quý IV/2021 lãi 883 tỷ. Kết quả kinh doanh của Masan MEATLife giảm do công ty không còn doanh thu từ mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi, chỉ tập trung vào mảng thịt mát. Masan MEATLife cho biết trên cơ sở so sánh tương đương, doanh thu của doanh nghiệp này vẫn tăng lần lượt 34,3% trong quý IV/2022 và 6,7% trong năm 2022 nhờ sản lượng thịt mát bán ra tăng. Doanh số bán hàng cao nhờ vào chiến lược thu hẹp khoảng cách về giá giữa thịt mát MEATDeli và thịt tại chợ truyền thống từ mức 40% vào đầu năm 2022 xuống chỉ còn 20% từ tháng 5/2022. Nhờ đó, sản lượng thịt mát bán ra trong nửa cuối năm 2022 tăng 30% so với nửa đầu năm, biên lợi nhuận gộp mảng thịt heo có thương hiệu tăng từ âm 5,1% trong quý III/2022 lên 7,8% trong quý IV/2022. Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của Masan MEATLife đạt 4.785 tỷ đồng, giảm 75% so với năm 2021. Công ty lỗ sau thuế 234 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 1.254 tỷ. Với kết quả này, Masan MEATLife đã hoàn thành 96% mục tiêu doanh thu và không đạt được kế hoạch lợi nhuận. Ra mắt sản phẩm “heo ăn chay” đúng thời điểm giá heo ở mức thấp, kết quả kinh doanh của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) cũng không mấy khả quan. Theo đó doanh thu thuần của doanh nghiệp này trong quý IV/2022 đạt 2.158 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn, chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp cùng tăng mạnh khiến công ty ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh khoảng 6 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ khoản thu 42 tỷ đồng từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, BaF thoát lỗ trong quý này. Sau khi trừ các chi phí, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý IV/2022 khoảng 6,7 tỷ đồng, giảm 91% so với cùng kỳ năm 2021. Trong văn bản giải trình, công ty cho biết quý IV/2022, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn liên quan đến dịch bệnh và ảnh hưởng đứt gãy nguồn chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào từ diễn biến vĩ mô khó lường. Giá bán heo trung bình trong quý này giảm so với năm trước, đồng thời giá thành nguyên vật liệu leo thang và các trại mới đi vào hoạt động nên chưa kịp đều đàn. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Luỹ kế cả năm 2022, BaF ghi nhận doanh thu thuần 7.047 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 293 tỷ đồng, lần lượt giảm 32% và 9% so với năm 2021. Với kết quả này, BaF đã vượt 18% mục tiêu doanh thu, song lợi nhuận sau thuế mới đạt 73% kế hoạch. Trong các doanh nghiệp chăn nuôi, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) là một trong số ít doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng dương. Cụ thể trong quý IV/2022, HAGL ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.610 tỷ đồng, tăng 120% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó mảng heo đạt 676 tỷ đồng, tăng 488% và đóng góp 42% trong tổng doanh thu. Biên lợi nhuận gộp mảng chăn nuôi 16%, trong khi biên lợi nhuận mảng trái cây là 53%. Các chi phí tài chính cao nhưng nhờ khoản chi phí quản lý doanh nghiệp âm 265 tỷ quý IV do hoàn nhập dự phòng đã giúp HAGL không những thoát lỗ, mà còn lãi sau thuế 288 tỷ đồng, tăng 195% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung năm 2022, doanh thu thuần của HAGL đạt 5.081 tỷ đồng, tăng 142% so với 2021. Khoản hoàn nhập dự phòng 1.561 tỷ đồng tiếp tục giúp lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này gấp 9,2 lần năm 2021 với 1.181 tỷ đồng. Với kết quả này, HAGL đã vượt 5% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2022. Thông thường, Tết Nguyên đán là thời điểm kinh doanh sôi động nhất của các doanh nghiệp chăn nuôi, giá heo hơi cũng nhích lên khoảng 10-15%. Tuy nhiên điểm bất thường trong dịp Tết năm nay là nhu cầu tiêu thụ khá yếu, nguồn cung dồi dào khiến giá heo đi ngang, thậm chí giảm nhẹ. Ông Nguyễn Văn Trọng, Nguyên Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Chưa năm nào, thị trường heo hơi dịp Tết Nguyên đán lại kém sôi động như năm nay. Sức tiêu thụ yếu, một số doanh nghiệp ghi nhận tình trạng ứ đọng một phần nhỏ đàn heo quá cân. So với mọi năm, giá heo hơi thời điểm này được xem là bất thường vì lịch sử hầu như không có hiện tượng ứ đọng, giá thấp như thế”. Kết thúc kỳ nghỉ Tết 2023, giá heo hơi ba miền vẫn tiếp tục đi ngang so với cuối năm 2022, ở mức 51.000 – 53.000 đồng/kg. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng trong quý I/2023, mức tiêu thụ thịt nhiều khả năng không cao theo thông lệ hàng năm, do vậy giá heo dự báo vẫn ở mức thấp. Còn theo quan điểm bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), với tổng đàn khoảng 28,6 triệu con trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, nguồn cung heo hơi khó có thể thiếu hụt trong năm 2023, giá heo hơi cũng sẽ không tăng đột biến, dao động 60.000 đồng/kg, nhích lên 10% so với mặt bằng năm 2022. Tuy nhiên, điểm sáng trong các báo cáo của công ty chứng khoán là giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang có xu hướng hạ nhiệt. Đây được coi là điểm tựa giúp cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp chăn nuôi. Cụ thể trong báo cáo triển vọng ngành nông nghiệp, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng giá hàng hóa có khả năng giảm trong 2023 do lo ngại ban đầu về tình trạng thiếu lương thực đã lắng xuống, các nước tăng nguồn cung, ngũ cốc của Ukraine cũng được vận chuyển trở lại sau thỏa thuận chấm dứt việc phong tỏa các cảng của nước này. Bên cạnh đó, giá phân bón hạ nhiệt, góp phần thúc đẩy sản lượng thu hoạch nhờ tăng năng suất cây trồng. Theo quan điểm của VNDirect, giá thức ăn chăn nuôi trong nước có độ trễ hơn so với giá nông sản thế giới. Vì vậy, chi phí thức ăn chăn nuôi sẽ giảm dần vào năm 2023. Trong năm 2023, nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ không giảm khi thu nhập thực tế tăng nhờ kế hoạch tăng lương cơ bản của chính phủ và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi 84% trong quý II và 100% trong quý IV, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của dịch vụ giải trí, lưu trú và ăn uống. Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi đầu vào giảm và giá bán heo hơi tăng nhẹ, VNDirect nhận định biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ cải thiện trong năm 2023.
MML
Cao su Đà Nẵng đạt lợi nhuận cao nhất trong 6 năm. Năm 2022, Cao su Đà Nẵng lãi trước thuế 386 tỷ đồng, vượt 21% mục tiêu lợi nhuận năm, đồng thời là kết quả cao nhất của công ty kể từ năm 2017. CTCP Cao su Đà Nẵng (Mã: DRC) vừa công bố ước tính kết quả kinh doanh quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 1.114 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 104 tỷ, đều giảm 5% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế cả năm 2022, Cao su Đà Nẵng ước tính doanh thu thuần khoảng 4.898 tỷ đồng, tăng 12% so năm trước đó. Công ty lãi trước thuế 386 tỷ đồng, tăng 6%, là kết quả cao nhất của công ty kể từ năm 2017. Với kết quả này, công ty đã vượt 11% chỉ tiêu doanh thu và vượt 21% mục tiêu lợi nhuận năm 2022. Quý I/2023, Cao su Đà Nẵng đặt mục tiêu giá trị sản xuất thực tế 1.150 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng 1.150 tỷ, lãi trước thuế 70 tỷ đồng, cùng giảm 15% so với kết quả quý I/2022. Theo báo cáo của SSI Research, thời gian qua, Cao su Đà Nẵng đã chuyển một số nguồn lực (bao gồm một số dây chuyền sản xuất nhất định và nhân công) từ nhà máy lốp bias (sản xuất dòng lốp bố vải truyền thống) sang nhà máy radial (dòng lốp bố kẽm, lốp bố thép) để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với lốp radial. Về thị trường xuất khẩu, lốp bias được xuất khẩu sang các thị trường kém phát triển hơn như Lào, Myanmar và một số quốc gia ở Trung Đông. Sản lượng tiêu thụ lốp bias tại các thị trường này bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu cao, quá trình chuyển đổi từ lốp bias sang lốp radial và nhu cầu yếu trong bối cảnh áp lực lạm phát. Trong khi đó, lốp radial của Cao su Đà Nẵng được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nơi mà sự cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc không quá gay gắt do thời gian phong tỏa kéo dài ở Trung Quốc. Do đó, xuất khẩu lốp radial của Cao su Đà Nẵng vẫn tăng trưởng tốt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, chuyên gia SSI nhận định. Về xu hướng nguyên vật liệu, SSI Research dự báo Trung Quốc sẽ khôi phục sản xuất săm lốp khi dần dần nới lỏng giãn cách xã hội, do đó làm tăng nhu cầu về cao su tự nhiên và giá cao su tự nhiên trên thị trường. Tuy nhiên, với xu hướng giảm giá dầu, các chuyên gia SSI cho rằng giá cao su tự nhiên có thể chỉ tăng trong biên độ 1% - 5% trong năm 2023. Đồng thời, giá than đen và hóa chất trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023 nhiều khả năng sẽ giảm cùng với giá dầu, ở mức 15% - 20% vào năm 2023.
DRC
Tracodi dự kiến chào bán hơn 87 triệu cp bằng 30% thị giá, bổ sung vốn cho hai dự án. Tracodi (TCD) thông báo ngày 1/12 tới đây là ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ 1:1. CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi - Mã: TCD) mới đây đã công bố phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn nhằm nâng cao năng lực về vốn, tương xứng với tổng giá trị tài sản hiện có và bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể về phương án tăng vốn, Tracodi dự kiến chào bán hơn 87,2 triệu cổ phiếu thông qua phương thức thực hiện quyền mua, tương ứng tỷ lệ phát hành 1:1. Nếu hoàn tất, công ty sẽ nâng vốn điều lệ lên gấp đôi, đạt 1.744 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 1/12 tới đây. Cổ đông có thể chuyển nhượng quyền mua 1 lần từ ngày 6/12 đến ngày 31/12. Thời gian đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu trong khoảng từ 6/12 đến ngày 5/1/2022. Số cổ phiếu phát hành lần này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp. So với giá đóng cửa phiên 19/11 là 33.600 đồng/cp, mức giá này gần bằng 30% so với thị giá trên sàn. Số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành khoảng 872 tỷ đồng sẽ được công ty sử dụng thi công dự án King Crown Infinity (khoảng 530 tỷ đồng) và thi công dự án Khu du lịch sinh thái Cồn Bắp (giá trị 342 tỷ đồng) trong quý IV và năm 2022. Trước đó trong tháng 2, Tracodi đã phát hành riêng lẻ thành công 35 triệu cổ phiếu để bổ sung nguồn vốn lưu động thi công các dự án lớn King Crown Infinity, D'or Hội An, Casa Marina Premium. Được biết, Tracodi là công y con của CTCP Bamboo Capital (Mã: BCG) với tỷ lệ sở hữu và biểu quyết tính đến 31/8/2021 là 51,54%. Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT tại Tracodi đồng thời cũng giữ vai trò Chủ tịch HĐQT tại Bamboo Capital. Điểm qua về kết quả kinh doanh quý III, Tracodia ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 80 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2020. Công ty giải trình kết quả này chủ yếu do hoạt động kinh doanh công ty mẹ tốt hơn cùng kỳ, đồng thời hoạt động liên doanh liên kết của các đơn vị thành viên mang lại lợi nhuận gần 57 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 9 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.101 tỷ đồng tăng 30% so với cùng kỳ. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế đạt 280 tỷ đồng cao gấp hơn 5 lần cùng kỳ 2020. Năm 2021, Tracodi đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 3.203 tỷ đồng và 280 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 12,3% và 92,4% so với kết quả thực hiện năm 2020. Như vậy, kết thúc 9 tháng, doanh nghiệp thực hiện được 65,6% mục tiêu doanh thu nhưng đã hoàn thành 100% mục tiêu lợi nhuận sau thuế. Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 19/11, cổ phiếu TCD dừng tại mức 33.600 đồng/cp, giảm hơn 12% so với mức đỉnh ngày 10/11. Tuy nhiên, thị giá này vẫn tăng gấp 3 lần mức giá thời điểm đầu năm và cao gấp 3,3 lần mức giá chào bán cho cổ đông hiện hữu.
BCG
5/7 nhà máy không đạt kế hoạch sản lượng, doanh thu tháng 7 của PV Power giảm 10%. Chỉ có hai nhà máy đạt và vượt sản lượng tháng đề ra nên doanh thu tháng 7 của PV Power giảm 10% so với cùng kỳ năm trước còn hơn 2.300 tỷ đồng. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power - Mã: POW) vừa công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm. PV Power cho biết trong tháng 7 nhu cầu phụ tải trên hệ thống tiếp tục thấp do tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên khắp cả nước. Nhiều tỉnh thành phố đã tiến hành cách ly xã hội và các nhà máy điện năng lượng mặt trời vẫn đang được huy động tối đa công suất dẫn đến giá thị trường không cao. Các nhà máy điện chỉ phát điện khi có giá thị trường cao, đủ bù đắp đủ chi phí và đảm bảo hiệu quả tối ưu. Chỉ có 2/7 nhà máy điện là thuỷ điện Đakđrink và Vũng Áng 1 là vượt kế hoạch sản lượng. Còn các nhà máy điện như Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1 thậm chí chỉ đạt trên 50% tới 52% sản lượng kế hoạch đề ra. Nguồn: PV Power Tháng 7, PV Power ước đạt 2.302 tỷ đồng doanh thu, đạt 86% kế hoạch và giảm 10% so với tháng 7 năm trước. Luỹ kế 7 tháng, PV Power ước tính tổng doanh thu khoảng 17.688 tỷ, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 8, tổng công ty đặt mục tiêu sản lượng gần 1,39 tỷ kWh và doanh thu dự kiến 2.036 tỷ đồng. Về tình hình kinh doanh nửa đầu năm, PV Power đạt 890 tỷ đồng lãi sau thuế quý II, tăng gần 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Lãi nhuận sau thuế 6 tháng là 1.456 tỷ đồng, tăng gần 7% và vượt gần 10% mục tiêu lợi nhuận năm. Quy mô tổng tài sản cuối quý II là 56.708 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kì hạn cuối kì là 8.446 tỷ đồng, giảm 588 tỷ so với đầu năm. Tổng nợ đi vay tại ngày 30/6 là 11.824 tỷ đồng, giảm 4,7% so với đầu năm và chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn. Diễn biến giá cổ phiếu POW nửa năm qua. (Nguồn: TradingView).
POW
TTF giải trình về việc không báo cáo giao dịch bán cổ phiếu quỹ. Theo lãnh đạo TTF, doanh nghiệp không nhận thức được phải công bố thông tin trong trường hợp này và cũng không tìm thấy trường hợp tương tự để có cơ sở tham chiếu. CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Mã: TTF) vừa có văn bản giải trình về việc không công bố thông tin giao dịch bán hơn 12,6 triệu cổ phiếu quỹ trong khoảng thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021. TTF cho biết trong năm 2020, doanh nghiệp nhận hơn 12,6 triệu cp TTF từ gia đình ông Võ Trường Thành nhằm mục đích khắc phục một phần thiệt hại. Sau khi hoàn tất quá trình chuyển giao, TTF đã có văn bản gửi đến các cơ quan quản lý để xin hướng dẫn hạch toán số cổ phiếu này. Theo Tổng giám đốc TTF Nguyễn Trọng Hiếu cho biết, "sau khi nhận được hơn 12,6 triệu cp từ gia đình ông Võ Trường Thành, chúng tôi cũng không biết phải hạch toán số lượng cổ phiếu này như thế nào, khi bán phải thực hiện thủ tục gì hay không". TTF sau đó đã có văn bản xin UBCKNN và Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán thuộc Bộ Tài chính hướng dẫn việc hạch toán số cổ phiếu nói trên. Đến ngày 15/1/2021, Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán thuộc Bộ Tài chính đã hướng dẫn TTF hạch toán số cổ phiếu nhận bồi thường vào cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp. "Số cổ phiếu quỹ nhận từ gia đình ông Võ Trường Thành đã được TTF bán hết và TTF đã có văn bản giải trình với UBCKNN về việc này", phía doanh nghiệp thông tin. Nói về việc bán hơn 12.6 triệu cp quỹ nhưng không báo cáo HOSE và công bố thông tin, TTF cho rằng bản chất của việc chuyển giao cổ phiếu từ gia đình ông Võ Trường Thành là sự bồi thường thiệt của cổ đông cho công ty, nhằm khắc phục thiệt một phần hại. "Chúng tôi cho rằng nghiệp vụ này không phải là mua bán cổ phiếu giữa hai bên theo giao dịch mua bán cổ phiếu thông thường. Công ty chúng tôi chỉ nghĩ rằng đây là tài sản mà gia đình ông Võ Trường Thành chuyển giao nhằm khắc phục, bồi thường thiệt hại cho công ty. Do đó, công ty chủ trương sẽ bán các tài sản nêu trên để khắc phục thiệt hại. Công ty không có chủ trương mua lại cổ phiếu quỹ và giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Công ty không nhận thức được khi bán số cổ phiếu chuyển giao này phải báo cáo và công bố thông tin. Ngoài ra, chúng tôi cũng không tìm thấy trường hợp tương tự trước đó để có cơ sở tham chiếu", Tổng giám đốc TTF giải trình. Từ tháng 8 đến tháng 12/2020, TTF đã bán gần 8,9 triệu cp TTF nhận được từ gia đình ông Võ Trường Thành. Đến tháng 3/2021, doanh nghiệp tiếp tục bán hơn 3,7 triệu cp còn lại từ số cổ phiếu được bồi thường. Tất cả giao dịch đều được thực hiện khớp lệnh trên sàn. Ngày 3/6, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã có văn bản gửi đến TTF về việc doanh nghiệp không công bố thông tin liên quan đến việc bán lượng cổ phiếu quỹ nói trên.
TTF
Vinasun muốn tăng mức cổ tức tiền mặt năm 2023 từ 12% lên 45%. ĐHĐCĐ thường niên vào cuối tháng 4, cổ đông của Vinasun đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 ở mức 12%. Song, để chia sẻ với cổ đông vì đã đồng hành với công ty trong thời gian khó khăn vừa qua, lãnh đạo công ty muốn điều chỉnh tỷ lệ này lên thành 45%. Ngày 13/7, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Corp – Mã: VNS) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2023 để biểu quyết về việc thay đổi tỷ lệ chia cổ tức năm 2023. Theo đó, tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức ngày 25/4 của công ty đã thông qua tỷ lệ chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 12% bằng tiền mặt, tương ứng 1.200 đồng/cổ phiếu. Với gần 68 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vinasun dự kiến chi hơn 81 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2023. Tuy nhiên, theo HĐQT công ty, hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước cùng với đó là khủng hoảng hậu COVID-19, rủi ro suy thoái kinh tế, suy giảm tiêu dùng và các chính sách tài khoá nhằm kiềm chế lạm phát để ổn định vĩ mô đã tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, tới cộng đồng doanh nghiệp, tới cổ đông của công ty. Do đó, để đảm bảo quyền lợi và chia sẻ khó khăn với cổ đông đã đồng hành với công ty trong suốt các giai đoạn vừa qua. Trên cơ sở cân đối nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế tính đến cuối năm 2022 (cuối năm 2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty là gần 346 tỷ đồng), HĐQT công ty trình ĐHĐCĐ bất thường thông qua điều chỉnh mức chi trả cổ tức bằng tiền năm 2023 từ 12% lên 45%, tương ứng 4.500 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm nay và công ty có thể thực hiện chi trả thành một hoặc nhiều đợt. Như vậy, với lượng cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến công ty sẽ chi khoảng 306 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2023, gấp 3,8 lần kế hoạch trước đó. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, cổ đông công ty cũng đã biểu quyết thông qua việc không chia cổ tức năm 2022. Tuy nhiên, tại ĐHĐCĐ năm nay, HĐQT công ty đã trình và được cổ đông thông qua phương án chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 8% bằng tiền mặt. Năm nay, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 1.345 tỷ đồng, tăng 23% so với kết quả năm 2022 và lợi nhuận sau thuế 209 tỷ đồng, tăng 13%. Theo lãnh đạo công ty, kế hoạch trên được đặt ra dựa trên cơ sở thận trọng và công ty tin rằng chỉ tiêu này là phù hợp. Bên cạnh đó, công ty còn cho biết việc nghiên cứu, tiếp cận và kinh doanh xe điện là một trong những nội dung được công ty chú trọng. Song, cần phải đánh giá tính khả thi ở mọi phương diện khi đưa một phương tiện vào kinh doanh và Vinasun quan tâm đến các yếu tố gồm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng, phụ tùng và giá xe khi thanh lý cùng với tính thanh khoản. Do đó, công ty đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả thi và tìm kiếm cơ hội.
VNS
Hụt thu từ bất động sản, lợi nhuận 6 tháng Hà Đô giảm 35%. Hết nửa đầu năm 2021, Hà Đô mang về gần 1.832 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 502 tỷ đồng, tương ứng giảm 39% và 35% so với cùng kỳ năm ngoái. CTCP Tập đoàn Hà Đô (Hà Đô, Mã: HDG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần đạt gần 478 tỷ đồng, giảm 75% và so với cùng kỳ. Biên lãi gộp có sự cải thiện, tăng từ gần 41% lên hơn 63%. Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 51% lên hơn 39 tỷ đồng. Chi phí tài chính không biến động nhiều trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ. Kết quả, LNST của Hà Đô quý này đạt gần 101 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ. Trong đó, LNST của cổ đông công ty mẹ gần 33 tỷ đồng, giảm mạnh gần 93%% so với cùng kỳ năm ngoái. Về hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu mảng kinh doanh bất động sản giảm 54% so với cùng kỳ về 981 tỷ đồng. Doanh thu xây lắp cũng giảm 62% về gần 140 tỷ đồng. Ngược lại, doanh thu cung cấp dịch vụ, cho thuê bất động sản và doanh thu từ thủy điện, điện mặt trời ghi nhận tăng lần lượt 29% và 47% so với cùng kỳ lên hơn 131 tỷ đồng và 502 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt gần 1.832 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 502 tỷ đồng LNST, lần lượt giảm gần 39% và 35% so với cùng kỳ. Năm 2021, Hà Đô đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang so với năm 2020. Cụ thể, mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 4.863 tỷ đồng và LNST 1.254 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện được 37% mục tiêu doanh thu và 40% mục tiêu lợi nhuận cả năm. kết quả kinh doanh của Hà Đô. Đvt: Tỷ đồng. (Nguồn: H.L tổng hợp). Tính đến hết tháng 6, tổng tài sản của Hà Đô tăng 6% so với đầu năm lên hơn 14.774 tỷ đồng. Chủ yếu là tăng giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Hàng tồn kho giảm hơn 32% về hơn 1.198 tỷ đồng, chủ yếu giảm bất động sản đang xây dựng (từ hơn 1.655 tỷ đồng về 936 tỷ đồng). Ngoài ra, doanh nghiệp còn gần 5.935 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tập trung chủ yếu tại ba dự án là Thủy điện Dắc Mi (gần 2.822 tỷ đồng), Thủy điện Sông Tranh 4 (hơn 1.332 tỷ đồng) và Dự án điện gió 7A (gần 1.027 tỷ đồng). Tổng nợ phải trả của Hà Đô tính đến hết quý II tăng gần 6% lên hơn 10.457 tỷ đồng (chiếm gần 71% nguồn vốn, gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu). Trong đó, tổng dư nợ đi vay chiếm 63%, ghi nhận hơn 6.588 tỷ đồng.
HDG
Doanh thu tháng 10 của NT2 gấp đôi cùng kỳ. Kết quả doanh thu tháng 10/2021 của NT2 cao hơn cùng kỳ do năm ngoái lịch trung tu mở rộng nhà máy nhiệt điện tập trung vào tháng 10. Nhưng nhìn chung kết quả này vẫn không đạt kế hoạch tháng do nhu cầu phụ tải đi xuống. CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (Mã: NT2) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10 với doanh thu bán điện đạt 517,63 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và tương đương gần 84% kế hoạch tháng. Kết quả cùng kỳ thấp hơn do lịch trung tu mở rộng nhà máy nhiệt điện phần lớn vào tháng 10. Sản lượng điện tháng 10 năm nay theo đó cũng gấp đôi năm ngoái với 261,22 triệu kWh, đạt 73% kế hoạch tháng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm cho nhu cầu phụ tải thấp. Giá khí bình quân tháng vừa rồi là 8,09 USD/tr.BTU, tăng gần 50%. Lũy kế 10 tháng, NT2 ghi nhận doanh thu 4.969,05 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ và sản lượng điện đạt hơn 2.631 triệu kWh, giảm 20%. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 64,42% kế hoạch doanh thu năm và 57% kế hoạch sản lượng. Sang tháng 11, NT2 đặt kế hoạch sản lượng là 430 triệu kWh, trong đó đến ngày 16/11 công ty đã sản xuất 103,68 triệu kWh. Sản lượng điện thực hiện thấp do công ty tiểu tu nhà máy (ngày 8/11 đã hoàn thành xong) và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu phụ tải thấp, huy động điện khí bị ảnh hưởng. Trong báo cáo hồi tháng 10, Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định kết quả kinh doanh của NT2 sẽ hồi phục từ quý IV sau khi chạm đáy vào quý III với dự báo sản lượng điện sẽ tăng 63,5% trong quý IV khi các tỉnh phía Nam dần dỡ bỏ chỉ thị giãn cách. PSI cũng dự đoán NT2 sẽ nâng cổ tức dự kiến năm nay lên 20% khi công ty có lượng tiền mặt dồi dào và đã thanh toán xong nợ vay bằng ngoại tệ. Tính đến cuối tháng 9, NT2 có hơn 436 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, gấp 3,5 lần ngày đầu năm.
NT2
CII lãi 10,6 tỷ đồng trong quý III, dư nợ trái phiếu trên 13.000 tỷ. Việc tạm ngừng các dự án giao thông và thi công các dự án hạ tầng cơ sở đã ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của CII trong quý III. Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (Mã: CII) cho thấy hầu hết các chỉ số đều giảm so với cùng kỳ, chủ yếu do việc tạm ngừng các dự án giao thông và thi công các dự án hạ tầng cơ sở, bất động sản vì COVID-19. Tuy nhiên CII nhận định sự suy giảm này không ảnh hưởng đến kết quả dài hạn của công ty. Cụ thể, doanh thu thuần của CII giảm 85,8% xuống còn 259 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp còn 70 tỷ so với 337 cùng kỳ năm ngoái. Nhờ doanh thu hoạt động tài chính 374 tỷ đồng, chủ yếu từ chuyển nhượng quyền tham dự dự án đầu tư và lãi tiền gửi đã giúp công ty báo lãi sau thuế 10,6 tỷ đồng, giảm 87% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của CII đạt 2.223 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 126 tỷ, lần lượt giảm gần 25% và 73%. Với kế hoạch doanh thu 6.700 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 615 tỷ đồng cho cả năm, ước tính CII đã thực hiện được 33% chỉ tiêu doanh thu và 5,5% mục tiêu lợi nhuận ròng sau 9 tháng. Xét về dòng tiền trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh của CII tiếp tục âm 1.083,8 tỷ đồng, trong khi dòng tiền tài chính dương gần 1.055 tỷ đồng. Tính đến cuối quý, tổng tài sản của CII tăng 3,4% so với đầu năm lên 30.549 tỷ đồng. Trong đó chiếm chính vẫn là tài sản cố định hơn 9.549 tỷ đồng, tăng 76%. Mức tăng này do trong kỳ, công ty đã ghi nhận tăng thêm quyền thu phí giao thông có được từ dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội và dự án mở rộng 4 đoạn tuyến Quốc lộ 60 - Cầu Rạch Miễu. Các dự án dở dang của CII tại ngày 30/9. (Nguồn: Báo cáo tài chính quý III/2021). Tổng nợ đi vay của CII so với đầu năm tăng 6,5% lên 17.661 tỷ đồng, đa số vẫn là đi vay dài hạn từ các ngân hàng trong nước và thông qua phát hành trái phiếu. Còn so với cuối quý II, tổng nợ đi vay chỉ tăng khoảng 161 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu tính đến cuối tháng 9 là 13.039 tỷ đồng.
CII
Đạm Cà Mau đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 gấp 2,6 lần năm nay. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm sau do Đạm Cà Mau công bố gấp 2,6 lần kế hoạch thận trọng năm nay song vẫn ở mức thấp so với những năm trước. Hội đồng quản trị CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) vừa thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu hợp nhất là 9.059 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 513 tỷ đồng. So với kế hoạch của năm 2021, chỉ tiêu năm 2022 Đạm Cà Mau đưa ra đang lần lượt cao hơn 15,5% về tổng doanh thu và gấp 2,6 lần về lợi nhuận sau thuế. Con số kế hoạch lợi nhuận mặc dù tăng bằng lần so với kế hoạch năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thực tế của các năm trước. Chỉ tiêu sản lượng năm 2022 của DCM. (Nguồn: DCM). Trong năm 2021, Đạm Cà Mau đã đặt kế hoạch rất thận trọng với tổng doanh thu hợp nhất 7.839 tỷ đồng; lãi sau thuế 197 tỷ đồng, đây là kế hoạch thấp kỷ lục của công ty kể từ khi hoạt động. Tuy nhiên nhờ giá bán phân bón tăng cao nên riêng 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Đạm Cà Mau đã gấp gần 4 lần kế hoạch năm. Nguồn: MH tổng hợp từ báo cáo tài chính của DCM. Công ty cũng dự kiến mức chia cổ tức cho năm sau là 5%, tương đương con số cho năm 2021. Về việc đầu tư, Đạm Cà Mau sẽ đẩy mạnh khi dự kiến chi gần 930 tỷ cho việc đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị, gấp 8 lần năm nay, trong đó gần 291 tỷ đồng là vốn tự có.
DCM
Doanh nghiệp BĐS đem tiền đầu tư chứng khoán lãi hàng chục tỷ đồng. Mảng bất động sản của DRH Holdings trong 6 tháng đầu năm không phát sinh nguồn thu, trái lại, doanh nghiệp này đã đẩy mạnh đầu tư chứng khoán và đem về khoản lãi lớn. CTCP DRH Holdings (Mã: DRH) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2022 với doanh thu thuần đạt gần 18 tỷ đồng, cap gấp 6 lần cùng kỳ và LNST đạt gần 1,6 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp chính vào doanh thu của doanh nghiệp trong quý này không phải là mảng bất động sản mà toàn bộ là doanh thu cung cấp dịch vụ. Doanh thu tài chính trong quý tăng mạnh từ hơn 1,3 tỷ đồng lên gần 14 tỷ đồng (chủ yếu là lãi đầu tư chứng khoán và lãi cho vay), song chi phí tài chính cũng tăng từ gần 17 tỷ đồng lên hơn 27 tỷ đồng. Công ty tiết giảm được chi phí bán hàng nhưng chi phí doanh nghiệp cũng tăng mạnh lên hơn 4 tỷ. Khoản lãi hơn 11 tỷ đồng từ công ty liên kết (Bimico) tiếp tục giúp DRH Holdings thoát lỗ trong quý này và đem về cho doanh nghiệp hơn 8 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt tổng doanh thu hơn 27 tỷ đồng, tăng gấp 3; LNST đạt hơn 5 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Năm 2022, DRH đặt mục tiêu doanh thu đạt 800 tỷ đồng và 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, công ty còn cách rất xa kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Đáng chú ý, trong quý II năm nay, DRH Holdings đã đẩy mạnh đầu tư chứng khoán. Bằng chứng là tại thời điểm cuối quý I, giá trị gốc chứng khoán kinh doanh của doanh nghiệp này chỉ hơn 4,1 tỷ đồng nhưng tại ngày 30/6, giá trị của khoản đầu tư này lên tới 8,5 tỷ đồng. Quý này, doanh nghiệp đem về khoản lãi hơn 6,3 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán trong khi cùng kỳ chỉ lãi hơn 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, danh mục đầu tư cổ phiếu không được DRH thuyết minh. Nếu cộng cả khoản lãi tại thời điểm 31/3/2022 (14,7 tỷ đồng) thì nửa năm nay, doanh nghiệp này đã lãi tới 21 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, công ty không có nguồn thu từ bất động sản. Tính đến 30/6, DRH có quy mô tổng tài sản hơn 3.775 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ so với đầu năm. Chủ yếu do tăng giá trị chứng khoán kinh doanh và các khoản phải thu. Hàng tồn kho ghi nhận hơn 935 tỷ đồng, toàn bộ là bất động sản dở dang. Ngoài ra, giá trị đầu tư vào CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (Bimico, Mã: KSB) tại cùng thời điểm ghi nhận gần 835 tỷ đồng, tăng hơn 151 tỷ so với đầu năm. Tính đến cuối kỳ, nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức hơn 2.155 tỷ đồng, chiếm 57% nguồn vốn, gấp 1,3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, tổng dư nợ đi vay hơn 834 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với đầu năm do doanh nghiệp phát sinh thêm khoản vay dài hạn. Tại ngày 30/6, DRH Holdings có hơn 112 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Ở một diễn biến khác, dòng tiền kinh doanh trong 6 tháng vừa qua của DRH Holdings âm tới 784 tỷ đồng (cùng kỳ âm hơn 33 tỷ đồng).
DRH
Vincom Retail lãi hơn 2.700 tỷ đồng năm 2022, gấp đôi năm ngoái. CTCP Vincom Retail (Mã: VRE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với tăng trưởng ấn tưởng về lợi nhuận. Tổng doanh thu thuần hợp nhất quý IV/2022 của Vincom Retail đạt 2.084 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại ghi nhận doanh thu 1.906 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, Vincom Retail ghi nhận 791 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, tăng hơn 549% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2022, Vincom Retail ghi nhận 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.735 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước và đạt 114% kế hoạch cả năm. Năm 2022, Vincom Retail là chủ đầu tư duy nhất mở mới 3 trung tâm thương mại là Vincom Mega Mall Smart City, Vincom Plaza Mỹ Tho, Vincom Plaza Trần Huỳnh, Bạc Liêu. Ngày 28/10, thương hiệu quốc tế Uniqlo khai trương 03 cửa hàng tại hệ thống Vincom. Cũng trong ba tháng cuối năm 2022, Maison mở rộng hệ thống với 08 cửa hàng của các thương hiệu Pedro, MLB, Puma, Mujosh, Chales & Keith…, chuỗi Trung Nguyên Legend đồng loạt khai trương 26 cửa hàng tại các Vincom Plaza và Vincom+ toàn quốc… Thông tin thêm, với 83 TTTM, hiện diện tại 44 tỉnh, thành phố, Vincom Retail được vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng tại giải thưởng APEA (Asia Pacific Enterprise Award) và lọt Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Brand Finance chọn. Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Vincom Retail là 42.659 tỷ đồng, tăng so với quy mô 37.873 tỷ đồng thời điểm đấu năm.
VRE
Nền tảng bán lẻ - tiêu dùng The CrownX mang về 58.000 tỷ đồng doanh thu cho Masan trong năm 2021. Trong đó, Wincommerce - đơn vị sở hữu chuỗi WinMart/WinMart+ đóng góp 30.900 tỷ đồng doanh thu, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Ngày 19/1, CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN) đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 và năm tài chính 2021 dựa theo số liệu sơ bộ của ban điều hành, chưa kiểm toán. Doanh thu thuần quý IV đạt 23.828 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi tháng 12/2020 để so sánh tương đương, doanh thu thuần của Masan trong quý IV/2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt 88.629 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% so với mức 77.218 tỷ đồng năm 2020 nhờ doanh thu hầu hết các mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, theo đơn vị công bố. Trong đó The CrownX (TCX), nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp của Masan (hợp nhất WinCommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings (MCH) đạt doanh thu thuần 58.000 tỷ đồng năm 2021, tăng trưởng 6,9% so với năm 2020. WCM - đơn vị sở hữu hai chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích WinMart/WinMart+, đạt doanh thu 30.900 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ dù có số lượng điểm bán đầu năm 2021 ít hơn 618 cửa hàng so với đầu năm 2020. Trong năm qua, đơn vị này cũng đã mở mới 388 cửa hàng WinMart+, trong số đó có 284 cửa hàng mở mới tại quý IV. Doanh thu thuần MCH trong quý IV và cả năm 2021 lần lượt đạt 10.070 tỷ đồng và 28.764 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 32,3% và 20% so với cùng kỳ. Mảng thịt có thương hiệu Masan MEATLife năm 2021 tăng trưởng 17,2% so với năm 2020, hoặc 26,9% nếu chỉ tính đến doanh thu bán thức ăn chăn nuôi 11 tháng đầu tiên trong năm 2020. Đáng chú ý, doanh thu thuần mảng thịt theo hình thức nhượng quyền thương mại của MML đã tăng 71% so với cùng thời điểm trong năm 2021. Masan High-Tech Materials (MHT) đạt doanh thu thuần 13.564 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 86%. Hiện có gần 3.000 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ trên cả nước. (Ảnh: MSN). Về lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA): EBITDA hợp nhất của Masan năm 2021 tăng 57,7% so với năm 2020, đạt mức 16.280 tỷ đồng. EBITDA của TCX năm 2021 đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 73,1% so với cùng kỳ năm trước. EBITDA của WCM năm 2021 đã cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng trong cả năm từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng năm 2020. EBITDA được cải thiện liên tục trong cả năm 2021 đã giúp lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông đạt điểm hòa vốn vào nửa cuối năm 2021. EBITDA của MCH năm 2021 đạt 6.845 tỷ đồng, tăng trưởng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. EBITDA năm 2021 của MML giảm 2,8% so với cùng kỳ, chủ yếu do biên lợi nhuận thấp hơn của thức ăn chăn nuôi, được bù đắp nhờ biên lợi nhuận của mảng thịt tích hợp (thịt heo). EBITDA của MHT tăng 111,6% so với cùng kỳ năm trước đạt 3.032 tỷ với đà sinh lời mạnh trong năm. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của Masan năm 2021 tăng trưởng 593,8% đạt mức 8.561 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông ở mảng kinh doanh cốt lõi (không bao gồm lãi/lỗ một lần và khấu hao do điều chỉnh giá trị hợp lý và lợi thế thương mại) năm 2021 tăng 256,3% so với năm 2020, đạt 4.400 tỷ đồng. Trên bảng cân đối kế toán, nợ ròng/ EBITDA là 2,2 lần vào cuối năm 2021, cải thiện mạnh mẽ so với mức 5,2 lần vào cuối năm 2020. Tăng trưởng EBITDA 57,7% so với cùng kỳ và tổng kết tiền và các khoản tương đương tiền đạt mức 22.600 tỷ đồng vào cuối năm 2021 là các yếu tố thúc đẩy cải thiện bảng cân đối kế toán. Mới đây, Bank of America (BofA) đã ra báo cáo về Masan Group, trong đó đơn vị này nhận định Masan là một trong những công ty sở hữu nền tảng tại Việt Nam có khả năng tiếp cận 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt. Bank of America kỳ vọng EBITDA 27%/lợi nhuận ròng CAGR 47% trong giai đoạn 2021-2025. BofA dự báo ROE sẽ cải thiện từ 8% vào năm 2019 lên 18% năm 2025, khi công ty tiến hành giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi. 71% tăng trưởng EBITDA được thúc đẩy bởi hoạt động kinh doanh với mục tiêu "đặt người tiêu dùng làm trọng tâm" của The CrownX. Bank of America đánh giá, nền tảng bán lẻ The CronwnX mang lại gần một nửa mức tăng trưởng EBITDA cho Masan. Do đó, tổ chức này kỳ vọng CAGR EBITDA 83% cho WCM giai đoạn 2021-2025 do tỷ suất lợi nhuận tăng, công ty đã có lãi kể từ quý III/2021. WCM đi đầu trong việc gia tăng tỷ lệ thâm nhập thương mại hiện đại (từ 13% lên 25% theo ước tính của Bank of America) cũng như bán hàng trực tuyến (thị phần hàng bán lẻ trực tuyến tăng từ 1% đến 2% lên 7%-8% vào 2025), được thúc đẩy bởi hợp tác chiến lược với Lazada (thuộc sở hữu của Alibaba - đơn vị nắm 2,75% cổ phần CrownX) và các kênh khác của riêng mình. Trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của The CrownX (dự kiến sẽ IPO trong 3-5 năm tới) Masan sẽ mở rộng quy mô các cửa hàng theo mô hình mini-mall trên nền tảng"Point of Life" cho WinCommerce - một hệ sinh thái tích hợp bán lẻ, hàng tiêu dùng, dịch vụ ngân hàng, dược phẩm, viễn thông. Điều này, theo Bank of America sẽ cải thiện doanh số bán hàng/mét vuông và tỷ suất lợi nhuận.
MSN
Vilico lên kế hoạch chuyển sàn qua HOSE, muốn chào bán 24 triệu cổ phiếu giá 25.000 đồng/cp. Tại đại hội thường niên sắp tới, Vilico dự kiến trình cổ đông kế hoạch chuyển từ sàn UPCOM sang sàn HOSE. Thời gian thực hiện sẽ trong năm 2022 hoặc 2023. Tổng công ty Cổ phần Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, mã: VLC) dự kiến tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 vào ngày 8/6/2022 tại TP HCM theo hình thức trực tuyến. Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, doanh thu thuần dự kiến là 3.247,7 tỷ đồng, tăng 10,9% so với kết quả thực hiện được năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến là 242 tỷ đồng, bằng 74,8% kết quả thực hiện được năm 2021. Cổ tức năm 2022 cũng sẽ được Hội đồng quản trị quyết định mức tạm ứng cụ thể, nhưng không quá 600 đồng/ cổ phần, tùy theo kết quả kinh doanh và thời gian tạm ứng. Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021, Vilico dự kiến trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%, tương đương 600 đồng/cổ phiếu. Thời gian chi trả sẽ không quá 6 tháng từ ngày kết thúc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Về các dự án đầu tư của Vilico trong năm nay, Vilico dự kiến trình cổ đông thông qua việc góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) và chuyển nhượng dự án Tam Đảo cho JVL. Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật là công ty liên doanh giữa VLC và Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản, thành lập ngày 27/9/2021, vốn điều lệ là 46 tỷ đồng, trong đó 51% là của VLC. Hoạt động sản xuất chính là nhập khẩu và phân phối thịt bò và các sản phẩm chế biến từ thịt bò. VLC và Sojitz quyết định đầu tư dự án bò thịt với quy mô 30.000 con ở Huyện Tam Đảo và Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, công suất giết mổ - chế biến- đóng gói 100 con/ngày với tổng vốn đầu tư 2.985 tỷ đồng. Trong đó, VLC góp 51% vốn, tương ứng 1.522,4 tỷ đồng. Để có thể triển khai dự án bò thịt như trên, JVL sẽ tăng vốn điều lệ từ 46 tỷ đồng lên 3.031 tỷ đồng, cụ thể số vốn điều lệ tăng thêm là 2.985 tỷ đồng. Theo đó, VLC sẽ góp 1.522,4 tỷ đồng (tương đương 51%) và Sojitz sẽ góp 1.462,6 tỷ đồng (tương đương 49%). Bên cạnh đó, JVL dự kiến trình cổ đông thông qua chuyển nhượng Dự Án Tam Đảo (quy mô 1.800 tỷ) là dự án bò thịt cho JVL với giá chuyển nhượng dự kiến là 1.644 tỷ đồng chưa bao gồm thuế GTGT (giá bao gồm thuế GTGT dự kiến là 1.800 tỷ). Vilico sẽ triển khai xây dựng Dự Án Tam Đảo theo Quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp cho đến khi Dự Án Tam Đảo đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. VLC sẽ sử dụng nguồn vốn tạm ứng từ JVL để đầu tư xây dựng và hoàn thành Dự Án Tam Đảo. Để tăng vốn góp của VLC tại JVL, công ty dự kiến chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tối đa 24 triệu cổ phiếu, tương đương xấp xỉ 13,9% lượng cổ phần đang lưu hành. Giá chào bán là 25.000/cổ phần, không hạn chế chuyển nhượng. Tổng giá trị huy động khoảng 600 tỷ đồng. Thời gian triển khai dự kiến trong năm 2022 hoặc không chậm hơn 30/6/2023. Tại đại hội, Vilico dự kiến trình cổ đông kế hoạch chuyển từ sàn UPCOM sang sàn HOSE. Thời gian thực hiện sẽ trong năm 2022 hoặc 2023. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/5/2022, cổ phiếu VLC được chốt ở mức giá 29.300 đồng/cổ phiếu.
VLC
Xây dựng Hòa Bình trúng thầu thêm ba dự án. Đầu tháng 7, Xây dựng Hòa Bình đã trúng thầu ba dự án mới với tổng giá trị hơn 1.124 tỷ đồng. Dự án HT - Pearl đang được Xây dựng Hòa Bình thi công phầm hầm. (Ảnh: Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình). CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) vừa công bố thông tin ba gói thầu mới trúng trong đầu tháng 7/2021. Cụ thể, tại Bình Dương, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng nhà HT – Pearl tiếp tục giao Xây dựng Hòa Bình là tổng thầu thi công xây dựng phần thân dự án Khu căn hộ HT – Pearl tại TP Dĩ An. Dự án có quy mô gồm hai block, cao 36 tầng, thời gian thi công dự kiến 451 ngày, tổng giá trị gói thầu 871,2 tỷ đồng. Hiện tại, Xây dựng Hòa Bình đang là nhà thầu thi công phần hầm của dự án này. Tại Bình Thuận, Xây dựng Hòa Bình đã trúng gói thầu thi công Khách sạn H5 thuộc dự án Novaworld Bình Thuận. Đây là dự án do Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận (thuộc Novaland Group) làm chủ đầu tư. Giá trị gói thầu khoảng 145 tỷ đồng và thời gian thi công dự kiến trong 444 ngày. Còn tại Hà Nội, Xây dựng Hòa Bình được Tập đoàn Vingroup tiếp tục giao làm nhà thầu chính gói thầu cơ điện và phòng cháy chữa cháy của Tòa nhà V9 thuộc tổ hợp Lô F3, dự án Vinhomes Smart City. Dự án có quy mô một tầng hầm và 39 tầng cao, tổng giá trị gói thầu hơn 108 tỷ đồng. Trước đó vào cuối tháng 6, Xây dựng Hòa Bình đã trúng hai gói thầu tại TP HCM và Phú Quốc với tổng giá trị hơn 760 tỷ đồng, lần lượt do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Gia Cư (thuộc Tập đoàn Pigroup) và CTCP BĐS Tập đoàn Tân Á Đại Thành làm chủ đầu tư. Như vậy, trong khoảng cuối tháng 6 và đầu tháng 7, Xây dựng Xây dựng Hòa Bình đã trúng tổng cộng 5 dự án với tổng giá trị hơn 1.884 tỷ đồng.
HBC
Nhiều cổ phiếu dầu khí tăng hơn 20% trong tháng qua, triển vọng năm 2023 có gì tích cực?. Chứng khoán SSI cho rằng giá dầu năm 2023 có thể giảm từ mức đỉnh năm 2022 nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức cao khoảng 80 - 90 USD/thùng. Chất xúc tác hỗ trợ giá dầu có thể là việc Trung Quốc mở cửa trở lại cùng với việc Fed giảm tiến độ nâng lãi suất trong nửa cuối năm tới. CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) là một trong những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất ngành dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay (chỉ sau PV GAS), đồng thời có cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành trong tháng qua. Kết phiên 27/1, tức ngày giao dịch đầu tiên của năm Quý Mão, BSR bật tăng 6,9% lên 17.000 đồng/cp, tương ứng với giá trị thị trường 52.708 tỷ đồng. So với một tháng trước đó, BSR đã tăng 26,7%. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – PLX) hiện có vốn hóa 48.410 tỷ đồng, giá cổ phiếu PLX cũng đã tăng 24,5% trong một tháng gần đây. Cổ phiếu OIL của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) cũng khởi sắc khi đi lên 25,5% trong một tháng, vốn hóa đạt trên 9.900 tỷ đồng. Cổ phiếu GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) có mức tăng khiêm tốn hơn là 4,9% trong tháng qua. Tuy nhiên trong năm 2022, GAS đã chứng tỏ sự vượt trội khi tăng 8,4%, trái ngược với mức giảm 16% của ngành dầu khí và 18% của VN-Index. Hiện nay, GAS là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 5 thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau VCB của Vietcombank, VIC của Vingroup, VHM của Vinhomes, và BID của Ngân hàng BIDV. Trong báo cáo phân tích công bố ngày 27/1 vừa qua, Chứng khoán SSI cho rằng giá dầu có thể giảm từ đỉnh của năm 2022 nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức cao khoảng 80 - 90 USD/thùng trong năm 2023. Nhân tố hỗ trợ giá dầu có thể là việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau ba năm phong tỏa Zero COVID, cùng với việc Fed giảm tiến độ nâng lãi suất trong nửa cuối năm. Ngành khoan dầu có thể hưởng lợi từ hoạt động khoan tích cực hơn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông, mang đến triển vọng tốt hơn cho giá thuê ngày. Nhu cầu chính đến từ các thị trường quốc tế như Indonesia, Malaysia và Trung Đông. Tại Đông Nam Á, tổng hiệu suất hoạt động của giàn khoan JU trên thị trường đạt 90% vào tháng 8/2022, trong khi giá thuê theo ngày ổn định ở khoảng 90.000 USD/ngày trong ba tháng qua, với một số hợp đồng trên 100.000 USD/ngày, theo IHS Markit. Chứng khoán SSI cho rằng hoạt động E&P (thăm dò và khai thác) của Việt Nam trong những năm tới có thể được hỗ trợ bởi Luật Dầu khí sửa đổi. Vào tháng 11/2022, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi (có hiệu lực từ tháng 7/2023), Luật này được kỳ vọng sẽ tạo khung pháp lý rõ ràng hơn cho các hoạt động dầu khí, bao gồm cả việc đầu tư mới vào các dự án E&P. Những thay đổi chính của luật bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi hơn về thuế đối với các nhà đầu tư trong các dự án thăm dò, kéo dài thời gian thực hiện dự án và quá trình thăm dò trong 5 năm, và phân bổ vai trò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thành nhà quản lý và nhà đầu tư dự án, giúp rút ngắn quy trình phê duyệt dự án. Về triển vọng lợi nhuận, SSI cho rằng tác động tích cực của việc giá dầu tăng lên các cổ phiếu thượng nguồn thường có độ trễ so với các cổ phiếu khác. Do đó trong năm 2023, những cổ phiếu thượng nguồn có thể cho thấy diễn biến tích cực sau khi giá dầu lên cao trong năm 2022. Ví dụ, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling – Mã: PVD) có khả năng sẽ bắt đầu có lãi sau khi chịu lỗ vào năm 2022, nhờ giá thuê ngày của giàn khoan tự nâng và hiệu suất sử dụng cao hơn. Những doanh nghiệp xây lắp như Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (Mã: PVS) có thể phải chờ thêm một thời gian nữa để các dự án dầu khí lớn trong nước khởi động. Những mã cổ phiếu tập trung vào trung nguồn như PVT có thể ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong năm 2023 chậm hơn so với cùng kỳ, nhưng vẫn duy trì triển vọng lợi nhuận ổn định do nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường. Mặt khác, GAS và BSR sẽ chứng kiến lợi nhuận giảm do giá dầu bình quân đi xuống mặc dù sản lượng khí bán cho các nhà máy điện có thể vẫn tăng trưởng trong năm 2023. Những mã cổ phiếu hạ nguồn như PLX cũng có thể có một năm bứt phá mạnh từ mức đáy năm 2022 nhờ chuỗi cung ứng và giá dầu ổn định hơn, tránh được tình trạng lỗ hàng tồn kho trầm trọng như năm 2022. Về quan điểm đầu tư, Chứng khoán SSI cho rằng PLX và PVD là những lựa chọn hàng đầu khi xét đến khả năng phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ vào năm 2023 từ mức đáy vào năm 2022 và triển vọng dài hạn được cải thiện.
PVD
Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1) thế chấp cao ốc Sailing Tower huy động 2.650 tỷ cho loạt dự án. Cao ốc Sailing Tower sở hữu hai mặt tiền 51 Nguyễn Thị Minh Khai và 111A Pasteur, quận 1, TP HCM. Quyền sở hữu, quản lý vận hành, khai thác dự án được định giá 3.650 tỷ đồng. Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP (Mã: CC1) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu đợt 3 trong năm 2021 với giá trị 850 tỷ đồng, nâng tổng giá trị trái phiếu phát hành trong năm lên 2.650 tỷ đồng, như kế hoạch đã được doanh nghiệp công bố vào tháng 9 năm ngoái. Với số tiền thu được, CC1 dùng 350 tỷ đồng phục vụ hoạt động làm tổng thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch; 100 tỷ đồng thi công xây lắp, cung cấp hệ thống thiết bị, hệ thống kỹ thuật dự án Bệnh viện đa khoa ở Bình Dương 1.500 giường; 50 tỷ đồng thi công xây lắp dự án SimCity giai đoạn 2 - khu nhà ở công ty Nhật Hoàng; 140 tỷ đồng thi công xây lắp tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng; 60 tỷ đồng thi công xây lắp, cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường DT363 – đoạn kênh Hòa Bình; 100 tỷ đồng thi công xây lắp dự án Khu tái định cư Đông Hội; 50 tỷ đồng thi công gói A1 dự án Đường Cao tốc Đà nẵng – Quảng Ngãi. Các dự án đang triển khia cuả CC1. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2021 của CC1). Trước đó vào ngày 22/10/2021, CC1 phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư dự án Điện gió Hàm Kiệm 2 (400 tỷ đồng) và dự án Chung cư lô số 2 - giai đoạn 1 tại khu dân cư Hạnh Phúc (600 tỷ). Đến ngày 6/12/2021, CC1 tiếp tục hoàn tất phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư thi công xây lắp Tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình (250 tỷ) và làm tổng thầu EPC cho dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch (550 tỷ). Trong đó, tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình có chi phí xây dựng dở dang gần 812 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2021. Tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu gồm quyền sở hữu, quản lý vận hành, khai thác cao ốc Sailing Tower và một số tài sản khác. Theo chứng thư thẩm định giá ngày 12/6/2021, giá trị quyền sở hữu, quản lý vận hành, khai thác cao ốc Sailing Tower là 3.650 tỷ đồng. Cao ốc Sailing Tower gồm ba tầng hầm và 22 tầng nổi với diện tích sàn xây dựng (không kể tầng hầm) trên 34.181 m2. Trong đó, các tầng 1-15 làm văn phòng cho thuê, tầng 16-21 gồm các căn hộ cao cấp. Tính đến hết năm 2021, tổng dư nợ vay của CC1 trên 5.900 tỷ đồng (đầu năm trên 4.100 tỷ đồng). Trong đó, nợ trái phiếu gần 2.261 tỷ đồng (đầu năm là 298 tỷ đồng). Về tình hình kinh doanh năm 2021, doanh thu thuần của CC1 đạt 5.670 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2020. Lãi ròng của doanh nghiệp gấp hơn 11 lần cũng kỳ khi đạt 573 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận trong năm tăng trưởng cao nhờ chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp đang nắm giữ, cổ tức được chia và các khoản lãi chậm thanh toán của khách hàng.
CC1